SlideShare a Scribd company logo
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được luật hình
sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết
là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và tự do của họ, vì
đó là điều có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con người.
Trong các khách thể nói trên tính mạng của con người là một trong
những khách thể quan trọng nhất, vì lẽ đó không chỉ pháp luật của các quốc
gia mà pháp luật quốc tế đều coi quyền sống con người là thiêng liêng không
ai được xâm phạm. Luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay đều xác định
hành vi xâm phạm tính mạng con người là hành vi có tính nguy hiểm rất cao
và quy định những khung hình phạt rất nghiêm khắc. Tuy vậy, các hành vi
xâm phạm tới tính mạng con người cũng có mức độ nguy hiểm cho xã hội
khác nhau. Có những hành vi xâm phạm tính mạng con người có một số tình
tiết làm giảm đi một cách đáng kể mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội, giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là một trong những trường
hợp đó. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tội
danh mới được quy định tại Điều 95, BLHS 1999. Tuy tội phạm được thực
hiện trong hoàn cảnh khả năng nhận thức và kiềm chế hành vi của người
phạm tội bị hạn chế và chính nạn nhân cũng là người có lỗi nhưng vì tội phạm
đã xâm hại đến khách thể quan trọng được luật hình sự bảo vệ đó là tính mạng
con người mà nguyên nhân xuất phát từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng
của nạn nhân dẫn đến hành vi giết người của người phạm tội.
Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, phân tích rõ những
dấu hiệu pháp lý, phát hiện, đồng thời đề xuất các kiến nghị giải quyết những
vướng mắc trong thực tiễn có liên quan đến tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh luôn luôn là vấn đề cần thiết và có nhiều ý nghĩa.
Chính vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài: “Tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh theo Luật hình sự Việt Nam – một số vấn đề lý
luận và thực tiễn” làm để tài cho khóa luật tốt nghiệp của mình.
1
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu của khóa luận này là làm rõ những dấu hiệu
pháp lý, đường lối xử lý và phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn cùng
với những hạn chế, vướng mắc xung quanh tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh từ đó góp phần hoàn thiện những quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam về tội phạm này.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận:
Về lý luận: Nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý, đường lối xử lý của tội
giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đồng thời phân biệt tội
này với một số tội phạm khác.
Về thực tiễn: phát hiện những vướng mắc, phân tích những cơ sở lý
luận và thực tiễn đồng thời đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện quy định luật
hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Khóa luận nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dưới góc độ của luật hình sự.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài:
Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích, tổng hợp,
phương pháp lịch sử...
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì khóa
gồm 2 chương và 8 mục:
Chương 1: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
theo Bộ luật hình sự Việt Nam
Chương 2: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
2
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
CHƯƠNG 1
TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH
ĐỘNG MẠNH THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Là một trường hợp đặc biệt của tội giết người, vì vậy, để hiểu rõ khái
niệm của “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” (Điều 95
BLHS) thì trước hết chúng ta tìm hiểu về khái niệm “tội giết người”.
Về khái niệm của tội giết người hiện nay có nhiều quan điểm khác
nhau. Cụ thể:
Theo bản chuyên đề tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết người ban
hành kèm theo Công văn số 452-HS2 ngày 10/08/1970 của Tòa án nhân dân
tối cao thì: “Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người
khác một cách trái pháp luật”(1)
Tuy nhiên cũng có quan điểm khác cho rằng “tội giết người là hành vi
trái pháp luật của người đủ năng lực trách nhiệm hình sự cố ý tước bỏ quyền
sống của người khác”.(2)
Cả hai quan điểm đưa ra đều chưa hợp lý ở chỗ: Chưa đề cập đến dấu
hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và dấu hiệu độ tuổi của chủ thể “tội giết
người” (quan điểm thứ nhất) hoặc chỉ đề cập đến dấu hiệu năng lực trách
nhiệm hình sự mà không đề cập đến dấu hiệu độ tuổi (quan điểm thứ hai), để
khắc phục những hạn chế này, quan điểm thứ ba cho rằng: “Tội giết
người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp
luật, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định
thực hiện”(3)
.
1()
“Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự”, phần các tội phạm của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Nhà xuất
bản Pháp lý, năm 1992, trang 83; Đinh Văn Quế “Trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm tính mạng,
sức khỏe của con người”, nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 1994, trang 12
2()
Thạc sĩ Trần Văn Luyện, “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người”,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Năm 2000,tr67
3()
Đỗ Đức Hồng Hà, Luận án tiến sĩ luật học “Tội giết người trong Bộ luật hình sự Việt Nam”,tr38
3
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
“Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” được quy
định tại Điều 95, BLHS năm 1999 như sau:
“1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc
đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Giết nhiều người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thì bị
phạt tù từ ba năm đến bảy năm”
Từ quy định tại Điều 95 BLHS cho thấy “tội giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh” đòi hỏi người phạm tội khi thực hiện hành bi
phạm tội phải ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh là tình trạng ý thức bị hạn chế tức thời ở mức độ cao
do không chế ngự được tình cảm dẫn đến sự hạn chế đáng kể khả năng kiểm
soát và điều khiển hành vi. Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh có thể là
tình tiết làm giảm nhẹ một cách đáng kể mức độ của tính nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội. Do vậy tình tiết này có thể được quy định là tình tiết
định khung hình phạt giảm nhẹ hoặc có thể là tình tiết định tội cho tội nhẹ
hơn so với tội của trường hợp bình thường. BLHS 1985 quy định tình trạng
tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp định khung hình phạt giảm nhẹ của
“tội giết người” và “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác”. Trong BLHS năm 1999 các trường hợp này được tách ra
thành các tội danh riêng, đó là “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh” và “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”(1)
Theo Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán
TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định phần các tội phạm của BLHS
năm 1985 thì “tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người
phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của
mình. Sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm
1()
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa; PGS.TS. Lê Thị Sơn -“Từ Điển Pháp luật Hình sự” tr247,248.
4
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
trọng của nạn nhân gây nên”. Cá biệt, có trường hợp, do hành vi trái pháp
luật của nạn nhân có tính chất đè nén áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại,
sự kích động đó đã âm ỉ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật
của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế
được, nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh
nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc thì lại được coi là mạnh hoặc
rất mạnh.
Từ những phân tích ở trên có thể đưa ra định nghĩa về tội giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau:
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi
cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác trong trạng thái
người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội
của mình do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người
phạm tội hoặc người thân thích của người đó.
1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1.2.1. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong
Luật hình sự Việt Nam trước khi ban hành BLHS năm 1999
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, để kịp thời đáp ứng yêu cầu
đấu tranh phòng chống tội phạm, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời
cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật số 03/SL ngày
15/03/1976 quy định về tội phạm và hình phạt (sau tháng 12/1976 văn bản
này được áp dụng cho các nước). Tại Điều 5 của Sắc luật này có quy định các
tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Tuy
nhiên Sắc luật này cũng chỉ dừng lại ở việc nêu tội danh chứ chưa phân biệt
cụ thể tội giết người với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh. Để nhận thức Sắc luật được đúng đắn và để việc áp dụng được thống
nhất, ngày 15/04/1976 Bộ tư pháp ban hành Thông tư số 03/BTP-TT hướng
5
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
dẫn thi hành Sắc luật số 03-SL/1976 trong đó hướng dẫn cụ thể tội giết người.
Điểm 2 mục B của Thông tư này xác định:
“...Cố ý giết người là một tội đặc biệt nghiêm trọng do đó được quy định
hình phạt cao hơn các tội phạm cùng loại quy định ở Điều 5 Sắc luật này:
Cố ý giết người thì bị phạt từ 15-20 năm tù, tù chung thân hoặc tử
hình. Trường hợp ít nghiêm trọng hoặc có những tình tiết giảm nhẹ thì bị xử
dưới 15 năm tù. Trường hợp ít nghiêm trọng hoặc có những tình tiết giảm
nhẹ thì bị xử dưới 15 năm tù. Trường hợp ít nghiêm trọng hoặc có những tình
tiết giảm nhẹ là:
- Giết người trong trường hợp tinh thần bị kích động quá mạnh...”
Như vậy, ở thời điểm này, trường hợp giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh được coi là phạm tội ít nghiêm trọng và là một tình
tiết giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người, có thể bị xử dưới 15 năm tù.
Trong BLHS năm 1985, “tội giết người” được quy định tại Điều 101 và
“tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” được quy định
tại Khoản 3 Điều này như một trường hợp phạm tội có tình tiết giảm nhẹ
đặc biệt của tội giết người : “...Phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với
người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị phạt tù từ 6
tháng đến 5 năm”
1.2.2. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong
BLHS năm 1999
Trong BLHS năm 1999, “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh” được quy định thành một tội danh độc lập tại Điều 95 với
nội dung:
“1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc
đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù tứ sáu tháng đến ba năm.
6
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
2. Giết nhiều người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thì bị
phạt tù từ ba năm đến bảy năm”.
So với BLHS năm 1985 thì quy định về “tội giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh” tại Điều 95 BLHS năm 1999 có những điểm
mới:
- Thứ nhất, BLHS năm 1999 đã tách trường hợp giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh ra khỏi tội giết người và quy định thành một
tội danh độc lập với các khung hình phạt riêng.
- Thứ hai, trên cơ sở quy định thành một tội danh độc lập, BLHS năm
1999 tiếp tục phân hóa trách nhiệm hình sự các trường hợp giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có các mức độ nguy hiểm cho xã hội
khác nhau. Nếu như trước đây BLHS năm 1985 quy định trường hợp “giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” chỉ có một khung hình
phạt là bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm thì trong BLHS năm 1999 với tư
cách là một tội danh độc lập “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh” quy định hai khung hình phạt là: khung cơ bản có hình phạt tù từ
sáu tháng đến ba năm còn khung tăng nặng với trường hợp giết nhiều người
thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
1.3. Dấu hiệu pháp lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh
Theo quy định tại Điều 95 BLHS “tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh có những dấu hiệu pháp lý đặc trưng như sau:
1.3.1. Khách thể của tội phạm
Trong bất cứ chế độ xã hội có giai cấp nào, Nhà nước cũng đều xác lập,
bảo vệ, củng cố và thúc đẩy sự phát triển của những quan hệ xã hội, phù hợp
với lợi ích của giai cấp thống trị bằng sự hỗ trợ của các quy phạm pháp luật,
trong đó có các quy phạm pháp luật hình sự. Trong Luật Hình sự Việt Nam,
những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và có thể bị tội phạm xâm hại
7
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
là những quan hệ được xác định trong khái niệm tội phạm, đó là: “Độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi
ích hợp pháp khác của công dân, những lĩnh vực khác trật tự pháp luật xã hội
chủ nghĩa” (khoản 1 Điều 8 BLHS 1999). Trong số những quan hệ xã hội đã
được xác định này tính mạng con người là một trong những khách thể có tầm
quan trọng đặc biệt. Hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh là một trong những hành vi xâm phạm trực tiếp đến tính mạng của con
người, đến quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của người
khác từ đó có thể xác định khách thể của tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh đó là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ
tính mạng của con người. Đây là một trong những khách thể quan trọng nhất
được luật hình sự bảo vệ.
* Về đối tượng tác động của tội phạm:
Cũng như tội giết người, đối tượng tác động của tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là chủ thể của các quan hệ xã hội. Đó
là những người đang sống, những người đang tồn tại trong thế giới khách
quan. Tuy vậy, đối tượng tác động của hai tội này cũng có điểm khác nhau.
Nếu đối tượng của tội giết người (Điều 93) là bất kì ai thì đối tượng của tội
giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95) chỉ có thể là
người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng xâm hại tới các lợi ích của người
phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Việc xác định đúng
khách thể và đối tượng của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc xác
định tội danh, xử lý tội phạm phù hợp với mức độ phạm tội.
1.3.2. Mặt khách quan của tội phạm
Cũng giống như các tội phạm khác khi được thực hiện đều có những
biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại ra bên ngoài thế giới khách quan mà con người
có thể nhận biết được. “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
8
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
mạnh” cũng có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại ở ngoài thế giới khách
quan, đó là:
- Hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác;
- Hậu quả chết người;
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi tước đoạt trái pháp luật tính
mạng của người khác và hậu quả chết người.
Ngoài ra còn có các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi
phạm tội như: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa
điểm phạm tội… Những dấu hiệu này không được quy định là dấu hiệu bắt
buộc trong mặt khách quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh nhưng việc xác định nó có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá
tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
* Hành vi khách quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh:
Hành vi khách quan của tội phạm là xử sự của con người gây ra hoặc
đe doạ gây ra cho xã hội, hành vi phạm tội chỉ có thể được biểu hiện qua hai
hình thức đó là hành động hoặc không hành động. Theo quy định của BLHS
1999, hành vi khách quan của “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh” là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác.
Hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác được hiểu là
hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của con
người. Hành vi đó có thể được thực hiện bằng những cách thức khác nhau
như bắn, đâm, chém...
Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác được coi là hành vi khách
quan của “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” khi
người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh. Đặc điểm này vừa phản ánh tính nguy hiểm của hành vi phạm tội
đồng thời cũng là đặc điểm cho phép chúng ta phân biệt tội này với các tội
khác mà trước hết là tội giết người (Điều 93 BLHS)
9
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
Theo hướng dẫn của Nghị quyết 04/HĐTP, ngày 29/11/1986 của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì người bị kích động mạnh về tinh
thần là người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình
thường nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó họ mất khả năng tự
chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi của mình. Trạng thái tinh thần này của họ chỉ xẩy ra trong chốc lát.
Người phạm tội khi thực hiện tội phạm trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh thường xuất hiện cơn bùng phát về tinh thần, thường biểu hiện các trạng
thái tâm lý như: Quá lo sợ, quá hốt hoảng, quá kinh hãi, quá căm tức và quá
phẫn nộ. Nguyên nhân dẫn tới trạng thái tâm lý này xuất phát từ những hành
vi trái pháp luật của nạn nhân, dưới đây, chúng tôi xin phân tích một số hành
vi chủ yếu để thấy rõ biểu hiện tâm lý của người phạm tội khi có hành vi trái
pháp luật của nạn nhân dối với họ hoặc người thân thích của họ:
- Hành vi sỉ nhục hay vu khống người khác: Đây là dạng hành vi xúc
phạm tới nhân phẩm, danh dự của người khác, tác động mạnh tới trạng thái
tâm lý của của người phạm tội. Ví dụ, trường hợp A và B là bạn của nhau, A
vu khống cho rằng B lấy cắp tiền của A, B đã nhiều lần đính chính là B không
làm điều đó nhưng A vẫn một mực nghi ngờ và đi nói với nhiều người khác
và B cũng đã nhắc nhở A nhiều lần. Một lần, B đang đi chơi với bạn gái thì A
nói bóng gió rằng B là thằng ăn trộm, ai yêu B thì khổ, quá tức giận, B liền
nhặt đá ném vào đầu A làm A chết. Như vậy, hành vi vu khống của A đã tác
động vào tâm lý của B, đỉnh điểm là khi B đi với người yêu làm cho B cảm
thấy bị xúc phạm, căm phẫn dẫn tới hành vi ném đá vào A.
- Hành vi dùng bạo lực một cách thô bạo với người khác: Đây là dạng
hành vi tác động vào tính mạng, sức khoẻ người khác một cách trái pháp luật.
Ví dụ, trường hợp của anh Nguyễn Văn Phương (người phạm tội) là công
nhân của Hợp tác xã nhựa Song Long Gia Lâm khi đang trên đường tới nhà
chị gái chơi vào buổi tối thì bị anh Điệp (nạn nhân) bất ngờ từ trong hẻm nhảy
ra chặn đánh (do anh Điệp nhầm lẫn, nhận sai người). Do bị đánh đau nên anh
10
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
rút dao ra đâm vào ngực trái của nạn nhân làm nạn nhân chết trên đường đi
cấp cứu (1)
. Hành vi của anh Điệp là quá bất ngờ lại vào đêm khuya nên đã
làm cho anh Phương hoảng sợ dẫn tới tinh thần bị kích động mạnh nên đã
dùng dao châm chết anh Điệp.
- Những mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân và gia đình: Trong thực
tế, có rất nhiều vụ giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
xuất phát từ mâu thuẫn gia đình, chồng hoặc vợ ngoại tình, chồng đánh đập
vợ, đánh đập con cái, người vợ không làm tròn trách nhiệm làm mẹ, làm vợ…
Ví dụ, trường hợp của bà Hoàng Thị Chai (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái),
do bị ông Lò Văn Ngàn (chồng) đánh đập thường xuyên nên phải về nhà con
gái ở nhờ và sau đó được con xây cho riêng 1 nhà ở gần nhà chồng, sau đó bà
vẫn tiếp tục bị chồng hành hạ, doạ giết. Một lần khi bị chồng cầm dao doạ
đâm chết thì bà đã chống trả và dùng cây củi tròn dài 1,14m đánh liên tiếp
vào người ông Ngàn làm ông chết tại chỗ. Hành vi thường xuyên hành hạ,
đánh đập vợ của ông Ngàn đã làm cho bà Chai tức giận dồn nén lâu ngày đặc
biệt là khi ông dùng dao doạ đâm chết làm cho bà Chai căm phẫn, hoảng sợ
nên đã dùng cây củi đập liên tiếp vào người ông Ngàn. TAND tỉnh Yên Bái
cũng đã xác định bà Hoàng Thị Chai do sự dồn nén, ức chế và sợ hãi lâu ngày
trong quá trình chung sống vì thường xuyên bị ông Ngàn chửi bới, đánh đập
nên khi thấy ông Ngàn cầm dao doạ giết mình bà đã bị kích động mạnh mà
dùng gậy đánh ông Ngàn tới chết (2)
.
- Hành vi xâm phạm tới tài sản của người khác như đốt cháy, cướp giật,
đập phá. Đây là hành vi xâm phạm tới tài sản của người phạm tội của nạn
nhân, tài sản ở đây thường là tài sản có giá trị lớn về vật chất hoặc tình thần.
Ví dụ, trường hợp do mâu thuẫn trong quan hệ xóm giềng nên một lần, nhân
lúc thấy xe ô tô của A dựng ngoài sân mà không có người nên B đã lấy một
thanh sắt đập vào kính, vào gương và cốp xe của A, A đi bên nhà C về thì
thấy B đang đập phá ô tô của mình nên tức giận nhảy vào đánh B làm cho B
1()
Xem thêm bản án số 1147/HSST ngày 2/10/2002 Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.
2()
Xem thêm bản án số 41/2009/HSST ngày 16/12/2009 của Toà án nhân dân tỉnh Yên Bái.
11
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
chết trên đường đi cấp cứu. Hành vi phá hoại tài sản có giá trị lớn của B đã
làm cho A tức giận và có hành động nhảy vào đánh B.
Trường hợp người phạm tội có bị kích động về tinh thần nhưng chưa
đến mức mất khả năng tự chủ thì không gọi là tinh thần bị kích động mạnh,
không thuộc trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh, đối với trường hợp này người phạm tội chỉ được giảm nhẹ hình phạt
theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 46 BLHS.
Trên thực tế việc xác định một người có bị kích động mạnh về tinh thần
hay không là một vấn đề phức tạp. Bởi trạng thái tâm lý của mỗi người là
khác nhau, cùng một sự việc nhưng người này xử sự khác người kia, có người
bị kích động mạnh về tinh thần nhưng có người lại không bị kích động mạnh.
Ví dụ: Cùng một sự việc là thấy vợ có quan hệ bất chính với người khác, anh
A lao tới giết tình nhân của vợ, anh B đệ đơn ly hôn.
Như vậy, không có “thước đo” cụ thể nào để xác định một người bị
kích động hay kích động mạnh mà chúng ta phải căn cứ vào từng vụ án cụ
thể, xem xét từng tình tiết của vụ án, nhân thân người phạm tội, điều kiện
sống, quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội…
Nạn nhân của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội
hoặc người thân thích của người phạm tội: Hành vi trái pháp luật của nạn
nhân đối với người phạm tội phải là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng. Hành
vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là những hành vi vi phạm pháp
luật hình sự, xâm phạm tới lợi ích của người phạm tội hoặc đối với những
người thân thích của người phạm tội. Thông thường, những hành vi trái pháp
luật của nạn nhân xâm phạm tới sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự như hành vi sỉ
nhục hay vu khống người khác, hành vi dùng bạo lực thô bạo đối với người
khác, những mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân và gia đình, hành vi xâm
12
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
phạm tới tài sản của người khác như đập phá tài sản, đốt cháy, cướp giật hay
những hành vi khác trái với đạo đức xã hội(1)
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể vi phạm pháp
luật hình sự, hành chính, lao động, hôn nhân và gia đình… Hành vi trái pháp
luật nghiêm trọng ở đây có thể cấu thành tội phạm hoặc chưa cấu thành tội
phạm nhưng dù trường hợp nào thì hành vi đó cũng phải có tính chất trái pháp
luật nghiêm trọng. Nếu hành vi của nạn nhân tuy là trái pháp luật nhưng
không nghiêm trọng, có tính chất nhỏ nhặt thì không thuộc trường hợp này.
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể chỉ là một
hành vi cụ thể và tức thì dẫn đến tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của
người phạm tội. Nhưng cũng có trường hợp hành vi trái pháp luật nghiêm
trọng của nạn nhân là chuỗi những hành vi khác nhau diễn ra có tính lặp đi,
lặp lại trong suốt thời gian dài và liên tiếp tác động đến tinh thần người phạm
tội làm cho họ bị dồn nén về mặt tâm lý. Đến thời điểm nào đó khi có hành vi
trái pháp luật cụ thể xảy ra thì trạng thái tinh thần của người phạm tội bị đẩy
đến cao độ và người phạm tội lâm vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Trong trường hợp này, nếu chỉ xét hành vi cụ thể ngay liền trước trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh sẽ không thấy được sự nghiêm trọng của hành vi
trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân(2)
.
Ví dụ, trường hợp A mở quán nước trước nhà B, thường xuyên vứt rác
trước cổng nhà B, B đã rất nhiều lần nhắc nhở nhưng A không thay đổi. Một
lần, cả nhà B đang ngồi ăn cơm ngoài sân thì A lại tiếp tục vứt rất nhiều rác
bẩn trước cổng nhà B, B ra mắng A thì bị A cãi lại, thách thức làm B tức giận
lấy thanh sắt ở sân đánh vào đầu A, làm A chết. Nếu xét từng hành vi cụ thể
của A thì sẽ không thấy được sự nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật mà A
đã thực hiện nhưng hành vi này đã diễn ra thường xuyên, liên tục trong một
thời gian dài mặc dù đã được B nhắc nhở, đến thời điểm cả nhà B đang ăn
cơm, A lại vứt rác bẩn vào cổng, bị B mắng A lớn tiếng cãi lại, thách thức
1()
Đinh Văn Quế, “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tập 1”, Nxb TP.HCM, tr57,58
2()
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, năm 2008, tr380.
13
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
thì B thực sự tức giận, bị kích động mạnh về tinh thần và dùng thanh sắt
đánh A chết.
Một người bị kích động mạnh về tinh thần ngoài trường hợp nạn nhân
có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với họ còn có những trường hợp bị
kích động mạnh về tinh thần khi có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng với
người thân thích của người đó. Hiện nay chưa có văn bản nào giải thích chính
thức thế nào là người thân thích của người phạm tội nhưng theo thực tiễn xét
xử có thể hiểu những người thân thích với người phạm tội là những người có
quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng như: Vợ
chồng, cha mẹ - con cái, anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng
mẹ khác cha với nhau, ông bà nội ngoại đối với các cháu, trong thực tiễn xét
xử Tòa án cũng đã công nhận một số trường hợp tuy không phải là quan hệ
huyết thống hay quan hệ hôn nhân mà chỉ là quan hệ thân thuộc giống như
anh chị em ruột, cha mẹ ruột cũng được xác định là người thân thích của
nhau(1)
. Như trong trường hợp mẹ và con nuôi với nhau mặc dù không có
quan hệ huyết thống nhưng cũng có quan hệ nuôi dưỡng, tình cảm với nhau:
Bố mẹ A chết sớm, A được bà C nhận làm con nuôi từ nhỏ, một hôm đang đi
làm đồng thì có người gọi “Về nhà ngay! Mẹ của mày bị người ta đánh cho
què chân rồi”. A vội cầm dao chạy về nhà và biết mẹ mình bị M đánh đang
nằm bất tỉnh ở sân trước, A liền chạy sang nhà M chém liên tiếp vào đầu M
làm M chết ngay tại chỗ. Tuy A và bà C không phải có quan hệ huyết thống
nhưng có quan hệ nuôi dưỡng, tình cảm với nhau nên bà C có thể được xem là
người có quan hệ thân thích với A.
Nguyên nhân của trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người
phạm tội là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người
phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Không có hành vi trái
pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc người thân
thích của người đó thì không có trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của
1()
Xem thêm Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tập1, Nxb
TP.HCM,tr58.
14
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
người phạm tội. Ví dụ trường hợp A đánh B (con của C) bị thương, C nghe
tin cầm gậy chạy đi tìm A để đánh nhưng không gặp A mà gặp bà M (mẹ của
A) nên C dùng gậy đánh bà M, do vết thương quá nặng nên bà M đã chết trên
đường đi cấp cứu. Trường hợp này, A mới là người có hành vi trái pháp luật
nghiêm trọng đối với người thân của C làm cho C bị kích động mạnh về tinh
thần chứ không phải bà M, nên hành vi giết người của C không phải là giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Trường hợp người phạm tội tự mình gây nên tình trạng tinh thần bị
kích động mạnh rồi giết người cũng không thuộc trường hợp giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Ví dụ, A và B cãi nhau, B tức giận đi
uống rượu, say rồi về cầm dao đi giết A, trường hợp này B sẽ bị xử lý theo
Điều 93 BLHS chứ không áp dụng Điều 95 BLHS, vì hành vi giết A của B là
do B bị say rượu dẫn tới không nhận thức và điều khiển được hành vi chứ
không phải do A và B cãi nhau mà B bị kích động mạnh.
* Hậu quả của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh
Hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP của tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, đó là hậu quả chết người,
cụ thể là nạn nhân phải chết thì người thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng
của nạn nhân mới bị coi là phạm tội này. Theo đó, tội giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh chỉ được coi là hoàn thành khi có hậu quả
chết người xảy ra. Nếu nạn nhân không chết mà chỉ bị thương tích hoặc tổn
hại cho sức khỏe mà thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” được quy
định tại điều 105 BLHS. Cũng theo quy định của BLHS, tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội,
vì trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chỉ có khi có hành vi trái pháp luật
nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân
15
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
thích của người đó, sự kích động đó phải có tính đột xuất, nó đến rất nhanh và
cũng qua đi rất nhanh.
* Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả của
tội phạm
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tội phạm
có cấu thành vật chất nên hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của cấu
thành tội phạm. Một người chỉ phải chịu TNHS về tội “Giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh” nếu giữa hành vi khách quan và hậu quả
chết người đó có mối quan hệ nhân quả với nhau.
Hành vi giết người phải xảy ra tức thời, ngay lúc có hành vi trái pháp
luật nghiêm trọng của nạn nhân. Bởi vì: “Nếu giữa lỗi của nạn nhân và hành
động của bị cáo có một khoảng thời gian nhất định thì không thể nói bị cáo
đang ở trong tình trạng đột xuất bị kích động tinh thần mạnh mẽ đến nỗi họ
không tự chủ được mình nữa”(1)
Như vậy, để xác định người phạm tội có ở trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh hay không chúng ta cần xem xét giữa hành vi giết người và
hậu quả chết người có mối quan hệ nhân quả hay không. Nếu giữa chúng
không có mối quan hệ nhân quả thì bị cáo không bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà phạm
một tội khác. Ví dụ, trường hợp A đánh con của B bị thương nặng, tức giận B
chạy sang đánh A bị thương, sau đó A được mọi người đưa đi bệnh viện, trên
đường đi A bị tai nạn giao thông mà chết thì trường hợp này B không phạm
tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh vì giữa hành vi
đánh A bị thương của B và hậu quả A bị chết không có mối quan hệ nhân quả.
1.3.3. Chủ thể của tội phạm
Theo Luật hình sự Việt Nam, chủ thể của tội phạm được hiểu là con
người cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội ở thời điểm họ có năng lực TNHS
1()
Toà án nhân dân tối cao, Hệ thống hóa luật lệ hình sự Việt Nam, năm 1979, tập 1 tr346
16
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
và đạt độ tuổi chịu TNHS theo quy định của pháp luật. Cũng như các tội
phạm khác, chủ thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh là chủ thể thường, chỉ cần là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi
luật định.
Năng lực TNHS là năng lực nhận thức và điều khiển hành vi. Năng lực
TNHS là điều kiện cần thiết để có thể xác định một người có lỗi hay không
khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ có người có năng lực
TNHS mới có thể là chủ thể của tội phạm. Người có năng lực TNHS là người
khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính
chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, có khả năng điều khiển được hành vi
ấy. Người có năng lực TNHS theo luật Hình sự Việt Nam là người đạt độ tuổi
chịu TNHS (Điều 12 BLHS năm 1999) và không thuộc trường hợp ở trong
tình trạng không có năng lực TNHS (Điều 13 BLHS năm 1999)(1)
.
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đòi hỏi
người phạm tội cũng phải là người có năng lực TNHS, tức là khi thực hiện
hành vi phạm tội họ có khả năng nhận thức được hành vi tước đoạt trái pháp
luật tính mạng của người khác là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật ngăn cấm
và họ có khả năng điều khiển, kiềm chế hành vi của mình để không thực hiện
hành vi nguy hiểm đó nhưng họ vẫn thực hiện hành vi phạm tội.
Bên cạnh năng lực TNHS, chủ thể của tội giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh cũng phải là người đạt tới độ tuổi nhất định. Điều
12 BLHS năm 1999 quy định về tuổi chịu TNHS như sau: “1. Người từ đủ 16
tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm; 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên,
nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Đồng thời cũng theo quy định tại
Khoản Điều 8 BLHS năm 1999 thì “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm
gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối
với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại
1()
Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, năm 2008, tr115
17
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy
năm tù”…
Căn cứ vào tại Điều 12, khoản 2, khoản 3 Điều 8 và Điều 95 BLHS thì
chủ thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là
người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Như vậy,
những người chưa đạt đến độ tuổi này thực hiện hành vi được quy định tại
Điều 95 BLHS gây ra hậu quả chết người thì cũng không phải chịu TNHS.
1.3.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi là dấu hiện bắt buộc thuộc mặt chủ quan của tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cũng như trong mặt chủ quan của mọi
cấu thành tội phạm.
Lỗi trong cấu thành tội phạm của tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Căn
cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 9 BLHS thì lỗi cố ý trực tiếp của tội
giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp người
phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
hậu quả chết người có thể hoặc tất yếu xảy ra và vì mong muốn hậu quả chết
người nên đã thực hiện tội phạm. Lỗi cố ý gián tiếp của tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp người phạm tội nhận
thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết
người có thể xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu
quả đó xảy ra.
Đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì
người phạm tội thực hiện tội phạm khi có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm
trọng của nạn nhân đối với họ hoặc người thân thích của họ làm tinh thần của
họ bị kích động mạnh dẫn tới hành vi phạm tội. Người phạm tội không hề có
sự chuẩn bị trước về tinh thần cũng như công cụ, phương tiện phạm tội. Do
vậy, lỗi của người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dù là
18
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp đều có đặc điểm chung là lỗi cố ý đột xuất. Cố
ý đột xuất là trường hợp người phạm tội vừa có ý định phạm tội đã thực hiện
ngay ý định đó, chưa có sự cân nhắc kỹ. Thực tiễn xét xử đã xác nhận “nếu
can phạm đã có ý nghĩ và có kế hoạch giết người từ trước, nhưng lúc hành
động vì một duyên cớ nào đó có bị kích động hơn lúc bình thường và hành
động một cách quyết liệt hơn thì đó cũng không phải là giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”(1)
. Ví dụ, trường hợp A và H là 2 vợ
chồng đã có với nhau một con 4 tuổi thì giữa hai vợ chồng phát sinh mâu
thuẫn nên A bỏ nhà đi làm thuê, còn H thì buôn bán chung với M và giữa họ
phát sinh tình cảm. A đã nhiều lần can ngăn nhưng không được. Một hôm A
thấy H vào nhà M đến tối chưa về nên A lấy con dao giấu trong người sang
nhà M, thấy M đứng ở cổng, A hỏi: Có H trong nhà mày không?”. M đáp:
“tao không biết”. A đứng ở cổng nhà M chửi. H không chịu được đi từ trong
nhà M ra đừng sau lưng M vẻ thách thức. A lập tức rút dao đâm ngực M, làm
M chết. Trường hợp này A đã có ý thức và chuẩn bị phạm tội từ trước, có sự
chuẩn bị công cụ, có tính toán trước, A đã lấy dao giấu trong người và sang
nhà M. Vì vậy, hành vi giết người của A trong trường hợp này không phải là
giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà A sẽ bị xử theo
tội giết người theo Điều 93 BLHS.
Khi thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp thì lý trí của người phạm
tội biểu hiện như sau: người phạm tội thấy rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội
của hành vi của mình và thấy trước hậu quả của hành vi đó. Người phạm tội
thấy trước tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình là sự nhận thức
được tính chất gây thiệt hại cho xã hội của hành vi đang thực hiện trên cơ sở
nhận thức được những tình tiết khách quan của nó. Người phạm tội thấy trước
hậu quả của hành vi là sự dự kiến của người phạm tội về sự phát triển của
hành vi đó.
1()
Toà án nhân dân tối cao, Hệ thống hóa luật lệ Hình sự Việt Nam, năm 1979, tập 1, tr346
19
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mặc dù
người phạm tội bị hạn chế trong việc thấy trước hậu quả của hành vi giết
người, vì khi thực hiện hành vi giết người họ đang trong tình trạng tinh thần
bị kích động mạnh nhưng không phải vì thế mà người phạm tội không bị truy
cứu trách nhiệm hình sự vì lúc đó họ chưa mất hẳn khả năng nhận thức và vẫn
còn có thể lựa chọn xử sự khác chứ không phải là hành vi giết người. Khi
thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp thì ý chí của người phạm tội được
biểu hiện là mong muốn hậu quả chết người xảy ra. Hậu quả chết người xảy
ra phù hợp với mong muốn của người phạm tội.
Khi thực hiện tội phạm với lỗi với lỗi cố ý gián tiếp thì lý trí của người
phạm tội biểu hiện như sau: người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm
cho xã hội của hành vi của mình và thấy trước hậu quả có thể xảy ra. Người
phạm tội không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra, ở
đây người phạm tội có thể thấy trước hậu quả chết người nhưng nằm ngoài
mục đích và sự quan tâm của họ, người phạm tội không hướng vào hậu quả
chết người mà hướng vào mục đích khác, mục đích của hành vi. Bởi lẽ khi có
hành vi giết người, người phạm tội đang ở trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh có thể người phạm tội chỉ mong muốn trút bỏ được cơn thù tức do
hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với mình hoặc người
thân thích của mình.
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, mục đích
và động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của
tội phạm.
1.4. Đường lối xử lý tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh
Nghiên cứu đường lối xử lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu đường lối xử lý chung và
đường lối xử lý cụ thể.
20
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
Tại Điều 3 BLHS có quy định về nguyên tắc xử lý phần các tội phạm,
theo đó việc xử lý các hành vi xâm phạm tính mạng sức khỏe con người cũng
như các hành vi phạm tội khác đều phải tuân theo những nguyên tắc nhất
định. Những nguyên tắc này được Bộ luật hình sự quy định ở phần chung và
được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội cụ thể quy định ở phần tội phạm.
Trong thực tiễn xét xử, khi xác định TNHS Tòa án xem xét tất cả tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 48 và
Điều 46 BLHS năm 1999. Nhưng cần phải lưu ý là: “các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chỉ làm thay đổi mức độ nguy hiểm trong một
khung hình phạt chứ không làm thay đổi tính chất của tội phạm”(1)
và nếu các
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đã được quy định là dấu
hiệu định tội rồi thì không được coi là tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự cho chính tội đó nữa.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS, khi áp dụng hình phạt đối
với người phạm tội, Tòa án không được tự ý xác định thêm những tình tiết
tăng nặng quy định tại Điều 48 nhưng Tòa án có thể coi các tình tiết khác
chưa được quy định trong Bộ luật hình sự là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự nhưng phải được ghi rõ trong bản án. Vấn đề này được hướng dẫn tại
Nghị quyết 01/HĐTP, ngày 19/04/1989 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao. Những tình tiết sau đây được coi là những tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự khác:
- Bị cáo hoặc vợ, chồng, cha, mẹ, con bị cáo là người có công có nước
hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong những danh hiệu
vinh dự như: Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, nghệ sĩ nhân
dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân,
thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác;
- Bị cáo là người có nhiều thành tích trong sản xuất, chiến đấu, công tác
đã được nhận huân chương, bằng lao động sáng tạo, bằng khen của chính phủ
1()
Đinh Văn Quế , “TNHS đối với các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, nhân phẩm của con người”, Nxb
chính trị - Quốc gia 1999
21
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
hoặc có sáng chế phát minh có giá trị lớn hoặc nhiều năm được công nhận là
chiến sĩ thi đua;
- Bị cáo là thương binh hoặc người thân thích như vợ, chồng, bố, mẹ
hoặc con (con đẻ hoặc con nuôi) là liệt sĩ;
- Bị cáo là người tàn tật bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác;
- Bị cáo sau khi phạm tội đã lập công chuộc tội;
- Người bị hại cũng có lỗi.
Khi quyết định hình phạt, Tòa án cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau
đây: khi xét xử phải xem xét đầy đủ các dấu hiệu thuộc cấu thành tội phạm
của tội; chỉ áp dụng hình phạt đối với người phạm một tội mà Bộ luật hình sự
quy định; chỉ áp dụng những hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự;
không xử phạt quá mức cao nhất của khung hình phạt; đối với hành vi xâm
phạm tính mạng, sức khỏe con người không được áp dụng hình phạt tiền dù
đó là hình phạt chính hay là hình phạt bổ sung vì hình phạt tiền sẽ gây tâm lý
coi thường pháp luật, coi thường tính mạng con người, gây rồi loạn trật tự xã
hội.
Trên đây là đường lối xử lý chung được áp dụng trong quá trình xét xử
tất cả các tội phạm, là cơ sở để chúng ta xác định đường lối xử lý cụ thể cho
tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh một cách chính xác
và đầy đủ.
Điều 95 BLHS quy định hai khung hình phạt áp dụng đối với người
phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, cụ thể như sau:
Khoản 1 Điều 95 quy định: “người nào giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân
đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ
sáu tháng đến ba năm”. Khung hình phạt cơ bản của tội phạm áp dụng đối
với trường hợp người phạm tội có hành vi giết một người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh với khung hình phạt từ sáu tháng đến ba năm. Trong
giới hạn của khung hình phạt này khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ
22
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
Điều 45 BLHS cân nhắc để lượng hình chính xác. Khi có ít nhất hai tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS Tòa
án có thể quyết định hình phạt nhẹ hơn so với người phạm tội theo quy định
tại Điều 47 BLHS. Khi có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc có
nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 BLHS và
không có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Tòa án có thể quyết định
hình phạt cho người phạm tội đến ba năm tù và không được quá ba năm.
Khoản 2 Điều 95 quy định: “giết nhiều người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm”. Giết nhiều
người theo quy định của Điều luật là trường hợp giết từ hai người trở lên và
giết nhiều người ở đây có thể là cùng một lần hoặc trong nhiều lần khác nhau
và các lần phạm tội đó phải chưa bị xét xử bằng một bản án đã có hiệu lức
pháp luật của Tòa án. Nếu hai người bị giết chỉ có một người có hành vi trái
pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích
của người phạm tội còn những người khác không có hành vi trái pháp luật
nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc những người thân thích của người
phạm tội thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội: “Tội
giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Điều 95 và tội giết
người theo Điều 93 BLHS. Ví dụ sau sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về vấn đề
này: A đang ngồi uống rượu thì nghe hàng xóm báo là vợ A bị B đánh trọng
thương, A liền chạy cầm dao chạy sang nhà B hỏi B tại sao đánh vợ mình thì
nghe B nói với giọng thách thức, tức giận, A lao vào đòi chém B thì C là hàng
xóm của B chạy ra can ngăn, sẵn dao trong tay, A đâm chết C rồi đâm liên
tiếp nhiều nhát vào người B. C và B đều chết tại chỗ. Trong trường hợp này,
B mới là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với vợ A chứ
không phải C, C chỉ là người can ngăn hành vi phạm tội của A mà thôi. Nên
A sẽ bị xử lý hai tội là tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh (Điều 95) đối với hành vi giết B và tội giết người (Điều 93) đối với
hành vi giết C.
23
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
Tuy nhiên nếu có nhiều người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng
đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội,
nhưng chỉ có một người bị giết chết, còn những người khác bị thương và có tỉ
lệ thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về hai tội: “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”
(khoản 1 Điều 95) và “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” theo
Điều 105 BLHS.
Như vậy, theo quy định của Điều 95 BLHS thì cả hai khung hình phạt
áp dụng đối với “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”
là tù có thời hạn. Khi xử lý “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh” các cơ quan tiến hành tố tụng cần xem xét và cân nhắc thật chính
xác tinh thần của Điều luật để có quyết định đúng đắn, đảm bảo mục đích của
hình phạt.
1.5. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
với một số tội khác trong BLHS
1.5.1. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh (Điều 95 BLHS) với tội giết người (Điều 93 BLHS)
“Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” và “Tội
giết người” đều là tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng con người,
hai tội phạm này có nhiều điểm giống nhau về các yếu tố cấu thành tội phạm.
Về khách thể, hai tội này có khách thể trực tiếp giống nhau là đều xâm phạm
đến quyền sống của con người và gây ra cái chết cho nạn nhân. Về mặt khách
quan, hai tội đều là tội phạm có cấu thành vật chất, đều đòi hỏi hậu quả chết
người xảy ra. Về mặt chủ quan, cả hai tội phạm đều có thể thực hiện với lỗi
cố ý. Chủ thể của tội phạm đều là chủ thể thường. Tuy nhiên, về cơ bản hai
tội này có sự khác nhau. Cụ thể:
24
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
Thứ nhất, ở tội giết người trạng thái tinh thần của người phạm tội
không phải là dấu hiệu bắt buộc nhưng đối với tội giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh trạng thái tinh thần của người phạm tội (đang bị
kích động mạnh) lại là dấu hiệu bắt buộc
Thứ hai, nếu nạn nhân của tội giết người là bất kỳ người nào thì nạn
nhân của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh phải là
người đã thực hiện hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội
hoặc người thân thích của người phạm tội.
Ngoài hai đặc điểm cơ bản trên thì hai tội phạm này còn có sự khác
nhau về độ tuổi của chủ thể, ở tội giết người tuổi của người phạm tội là từ đủ
14 tuổi trở lên còn ở tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh tuổi của người phạm tội là từ đủ 16 tuổi trở lên và khác nhau về mục
đích của người phạm tội, ở tội giết người thì mục đích phạm tội luôn được xác
định còn ở tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mục
đích tội phạm thường khó xác định.
Tóm lại, nếu tội phạm thỏa mãn đồng thời cả hai dấu hiệu trên trong
dấu hiệu pháp lý thì chúng ta có thể xác định được đó là tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Còn nếu tội phạm xảy ra chỉ có một
trong hai đặc điểm trên thì chúng ta có thể xác định đó là tội giết người ( Điều
93 BLHS). Hai đặc điểm cơ bản của trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
của người phạm tội và hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có
mối quan hệ nhân quả với nhau. Do vậy, khi xác định tội phạm chúng ta phải
xem xét một cách chính xác để có kết luận đúng đắn tránh tình trạng xác định
sai tội danh(1)
.
1()
Xem thêm Đố Đức Hồng Hà, luận án tiến sĩ “Tội giết người trong Bộ luật hình sự Việt Nam”, tr53, 54.
25
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
1.5.2. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh (Điều 95) với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng (Điều 96)
Căn cứ vào quy định tại Điều 96, Khoản 2 Điều 15 BLHS , từ khái
niệm và các điều kiện của phòng vệ chính đáng cũng như khái niệm và các
dấu hiệu pháp lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh, chúng ta có thể phân biệt hai tội phạm này qua những đặc điểm cơ bản
sau đây:
- Thứ nhất, về nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội, trong tội giết
người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là xuất phát từ người có
hành vi nguy hiểm đang xâm hại đến lợi ích chính đáng của chính người
phạm tội hoặc xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể vì họ muốn bảo vệ
các lợi ích đó mà có hành vi chống trả một cách quá mức cần thiết và gây hậu
quả chết người; với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
thì nguyên nhân dẫn đến việc giết người là do người phạm tội bị kích động
mạnh về tinh thần do họ không tự chủ, tự kiềm chế được hành vi của mình do
nạn nhân đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật xâm phạm đến lợi ích
của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Ở tội giết
người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì lợi ích bị xâm hại còn có
lợi ích của Nhà nước, của tập thể còn trong tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh thì lợi ích bị xâm hại chỉ là người phạm tội hoặc
người thân thích của người phạm tội. Người phạm tội theo Điều 96 có thể bị
kích động hoặc không bị kích động nhưng người phạm tội theo Điêu 95 thì
bắt buộc tinh thần phải bị kích động(1)
.
- Thứ hai, về mục đích phát sinh hành vi phạm tội, trong trường hợp tội
giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, mục đích của hành vi
được thực hiện là tích cực chống trả lại sự xâm hại gây cho mình, cho Nhà
nước hoặc cho người khác, gạt bỏ tinh sự đe dọa với lợi ích bảo vệ, đẩy lùi sự
1()
Xem thêm, Lê Văn Hoè, Luận văn tốt nghiệp đại học, năm 2002, tr38
26
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
tấn công của nạn nhân còn trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh chủ yếu do họ không tự chủ được bản thân, trong hoàn cảnh
bị kích động họ không điều khiển được hành vi của mình và dẫn tới hành vi
phạm tội.
- Thứ ba, về cường độ tấn công của nạn nhân, trong trường hợp giết
người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, hành vi nguy hiểm của nạn
nhân xâm hại lợi ích của người phạm tội nó phải “ngay tức khắc”, sự gây thiệt
hại và đe dọa gây thiệt hại phải là thực sự, nhưng trong trường hợp giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi trái pháp luật của nạn
nhân có thể là một hành vi cụ thể và tức thì dẫn tới tình trạng tinh thần bị
kích động mạnh nhưng cũng có trường hợp hành vi trái pháp luật của nạn
nhân là chuỗi các hành vi khác nhau, diễn ra có tính lặp đi lặp lại… Hành vi
trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong tội giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh có thể bằng lời nói, có thể bằng hành động nhưng
hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong tội giết người do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng chỉ có thể là hành động xâm hại đến lợi ích
của Nhà nước, của tổ chức, của người phạm tội hoặc của người khác.
- Thứ tư, về trách nhiệm hình sự, tội giết người do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng thì người có hành vi giết người chỉ phải chịu trách
nhiệm hình sự khi họ phòng vệ quá mức cần thiết; còn trường hợp tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chúng ta phải xem xét
trạng thái tinh thần của người phạm tội có bị “kich động mạnh” hay chỉ bị
“kích động” nếu giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì họ
phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 95 BLHS.
- Thứ năm, động cơ của tội phạm, ở tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc
trong cấu thành tội phạm và không được coi là dấu hiệu định tội nhưng ở tội
giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng động cơ phạm tội được
coi là dấu hiệu định tội, đó là động cơ phòng vệ.
27
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
Ngoài ra, trong cả hai tội đều có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng,
nhưng ở trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì
hành vi trái pháp luật đang xảy ra và chưa kết thúc; còn ở trường hợp giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi trái pháp luật
nghiêm trọng của nạn nhân đã kết thúc(1)
. Trong thực tiễn, việc phân biệt giữa
hai điều luật này có ý nghĩa rất thiết thực đối với việc định tội danh. Bởi hai
tội phạm này có một số dấu hiệu giống nhau về chủ thể, khách thể, mặt chủ
quan, mặt khách quan như đều là chủ thể thường, xâm phạm tính mạng con
người, lỗi là cố ý… đều là trường hợp giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người.
1.5.3. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh Điều 95 với trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh dẫn đến chết người (điểm b khoản 2 Điều 105 BLHS)
Hai tội phạm này thuộc hai nhóm tội khác nhau là nhóm tội xâm phạm
tính mạng và nhóm tội xâm phạm sức khỏe của người khác. Tuy nhiên hai tội
phạm này có một số điểm giống nhau. Về mặt chủ quan, hai trường hợp phạm
tội này chủ thể của tội phạm đều thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh và đều có hậu quả chết người xảy ra.
Trong thực tiễn áp dụng việc phân biệt giữa hai tội này là rất khó khăn
bởi đối với người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
không thể hoặc khó xác định được mục đích của người phạm tội, họ hành
động trong phút giây nóng giận, nên hậu quả đến đâu họ phải chịu trách
nhiệm hình sự đến đó. Trong khi họ phạm tội, họ không đủ bình tĩnh để giới
hạn hành vi phạm tội ở mức gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
người bị hại. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cũng có những trường hợp sau khi bị
đánh, nạn nhân chưa chết ngay mà phải sau một thời gian nhất định mới bị
chết(2)
. Nếu như không ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì
1()
Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tập 1, Nxb TP.HCM, tr65
2()
Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tập 1, Nxb TP.HCM, tr66
28
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương
tích dẫn đến chết người (khoản 3, 4 Điều 104 BLHS) nhưng vì người phạm
tội bị kích động mạnh về tinh thần nên họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn đến chết người theo điểm b khoản
2 Điều 105 BLHS. Còn nếu nạn nhân bị chết ngay hoặc sau một thời gian rất
ngắn nạn nhân chết thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS).
Do vậy, chúng ta chỉ có thể phân biệt sự khác nhau của hai tội này căn
cứ vào hậu quả chết người và khoảng thời gian giữa hành vi thuộc mặt khách
quan của cấu thành tội phạm và hậu quả của hành vi đó gây ra cho nạn nhân.
Tuy nhiên trong thực tiễn việc xác định này không phải là vấn đề đơn giản vì
chưa có sự thống nhất về cách hiểu như thế nào là sau một thời gian nhất định
mới chết và xác định khoảng thời gian như thế nào là ngắn. Điều này có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tội danh cho tội phạm đã thực hiện.
1.5.4. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh Điều 95 BLHS với trường hợp giết người được áp dụng tình
tiết giảm nhẹ điểm đ khoản 1 Điều 46 BLHS
Căn cứ quy định của Điều 95 và điểm đ khoản 1 Điều 46 BLHS, chúng
ta thấy cả hai trường hợp người phạm tội đều bị kích động về tinh thần di
hành vi trái pháp luật của người khác gây nên nhưng sự khác nhau cơ bản là
mức độ bị kích động và mức độ trái pháp luật của nạn nhân.
- Thứ nhất, về mức độ kích động về tinh thần: nếu như ở trường hợp
giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS)
người phạm tội phải bị kích động mạnh thì ở trường hợp phạm tội quy định
tại điểm đ khoản 1 Điều 46 thì người phạm tội tuy tinh thần có bị kích động
nhưng chưa mạnh, chưa tới mức không nhận thức được hành vi của mình.
29
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
- Thứ hai, về mức độ của hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra
tình trạng kích động của người phạm tội: Nếu ở Điều 95 hành vi trái pháp luật
của nạn nhân phải là nghiêm trọng thì ở trường hợp phạm tội quy định tại
điểm đ khoản 1 Điều 46 hành vi trái pháp luật của nạn nhân chưa phải là
nghiêm trọng, hành vi trái pháp luật ở Điều 95 phải là của chính nạn nhân thì
ở điểm đ khoản 1 Điều 46 không nhất thiết phải là hành vi của nạn nhân mà là
hành vi của bất kỳ người nào khác.
- Thứ ba, về đối tượng tác động của hành vi trái pháp luật: ở tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hành vi trái pháp luật của
nạn nhân phải đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm
tội nhưng ở điểm đ khoản 1 Điều 46 thì không nhất thiết phải như thế.
30
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN TỘI
GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH
ĐỘNG MẠNH
2.1. Một số vấn đề lý luận
Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ chính xác, hiệu quả, thể hiện đúng vai
trò, ý nghĩa cũng như mục đích mong muốn khi Nhà nước ban hành một quy
phạm pháp luật khi hoạt động nhận thức pháp luật đúng đắn, đầy đủ. Trải qua
quá trình hình thành và hoàn thiện, các quy định của pháp luật về tội Giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ngày càng được quy định
một cách đầy đủ và thống nhất hơn. Tuy nhiên, về mặt lý luận, chế định này
còn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để và còn gây nhiều tranh
cãi.
Thứ nhất, pháp luật hình sự hiện nay chưa có những căn cứ để xác định
mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân đối với người
phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Chính thiếu sót này đã
dẫn tới tình trạng gây nhiều tranh cãi giữa những nhà nghiên cứu luật học và
bất đồng quan điểm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Có thể lấy dẫn chứng
trong vụ án Nông Văn Lanh bị truy tố về tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có những quan
điểm, nhận định trái ngược nhau liên quan đến việc xác định “hành vi trái
pháp luật nghiêm trọng”.
Diễn biến vụ án cụ thể như sau: Sau khi uống rượu, Hứa Văn Yên đến
nhà chị Hồng để chơi bi – a, nhưng không có ai chơi với Yên, nên Yên bực
tức, vứt gậy bi – a ra đường. Thấy vậy chị Hồng chạy ra nhặc gậy và nói
không cho Yên chơi nữa. Yên lại tiếp tục ném quả bi – a ra đường, rồi quay
lại dùng tay đập vào vai chị Hồng, tiếp đến Yên hất đổ bàn bi – a và dẫm chân
31
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
lên mặt bàn làm mặt bàn bị vỡ, rồi Yên tiếp tục dùng tay đánh vào đầu chị
Hồng. Anh Hải vào can ngăn cũng bị Yên đánh. Nông Văn Lanh đang bế con
cách nhà khoảng 20m nghe tin vợ bị đánh, nên đã về nhà lấy súng AK (Lanh
là dân quân nên được trang bị súng) chĩa vào người Yên bắn ba phát, làm Yên
bị chết. Sau đó, Lanh cầm súng chạy đến đồn biên phòng tự thú. Toà án cấp
sơ thẩm kết án Nông Văn Lanh về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh. Sau khi xét xử sơ thẩm, đại diện người bị hại kháng cáo, yêu
cầu xét xử bị cáo về tội giết người, tăng hình phạt và tăng mức bồi thường.
Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS
năm 1999 kết án bị cáo về tội giết người. Tại quyết định số 57, ngày 5/9/2002,
Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã huỷ án phúc thẩm và giữ
nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm đối với Nông Văn Lanh với nhận
định Yên vô cớ đập phá tài sản, đánh vợ Lanh, đánh cả người can ngăn, là
hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đã tác động mạnh đến tinh thần của Lanh,
nên phải kết án Lanh phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (1)
.
Trong tình huống trên ta thấy, cùng là những hành vi phạm tội của Lanh
nhưng do không có những hướng dẫn cụ thể để xác định hành vi xâm hại của
nạn nhân Yên như thế nào thì được coi là “hành vi trái pháp luật nghiêm
trọng”, nên toà án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm đã có những nhận
định khác nhau trong vấn đề định tội danh đối với Lanh. Theo chúng tôi,
những hành vi của Yên vừa xâm phạm tới quyền được bảo vệ sức khoẻ của
người thân người phạm tội, vừa xâm phạm tới quan hệ tài sản của người
phạm tội – những khách thể được luật hình sự bảo vệ nên có thể xác định là
hành vi của Yên hành vi trái pháp luật nghiêm trọng.
Cần phải xác định rằng: Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng trước hết
phải là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, xâm hại đến tính mạng, sức
khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người phạm tội hoặc người thân thích của
người phạm tội, cũng có trường hợp hành vi đó xâm phạm đến tài sản của
1()
Báo cáo công tác Ngành Toà án năm 2002, báo cáo của Toà án hình sự, tr4
32
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
người phạm tội. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể
CTTP hoặc chưa tới mức CTTP nhưng nó phải làm nguyên nhân trực tiếp làm
cho tinh thần của người phạm tội bị kích động mạnh.
Thứ hai, trong nhiều trường hợp, việc xác định ranh giới giữa tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với một số tội phạm khác
(tội giết người (Điều 93 BLHS), tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng (Điều 96 BLHS), tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105 BLHS)…) gặp nhiều
khó khăn dẫn tới tình trạng có những quan điểm khác nhau trong cùng một vụ
án. Ví dụ về vụ án sau sẽ cho chúng ta thấy rõ về vấn đề này:
Tạp chí Tòa án nhân dân số 11/2002 có đăng bài “Phạm Văn Toản
phạm tội giết người hay giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh?” của tác giả Huy Anh với nội dung vụ án như sau: Vào khoảng 19 giờ
ngày 31/7/2002, Phạm Văn Toản, Nguyễn Văn Giáp, Phạm Tân Phong và Lê
Thanh Hải đều là sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắc Lắc rủ nhau ra
quán ở ngã ba EaKao, phường EaTam, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc
Lắc đánh bi - a. Lúc đó, bàn bi da bên cạnh có Đinh Văn Khoa và Toản đã có
lời qua tiếng lại dẫn đến cãi nhau và định đánh nhau, được mọi người can
ngăn nên Toản, Hải và Giáp ra về nhà trọ ở đường Oi Ắt để nghỉ và học bài.
Một lát sau, Toản xuống bếp lấy một con dao Thái Lan (loại dao nhỏ, nhọn để
dùng gọt hoa quả) và đi ra ngoài, đến gần đường Lê Duẩn thì dừng lại ở đó.
Giáp và Hải ở nhà thấy Toản đi lâu về nên lấy xe Honda đi tìm. Khi đến ngã
ba đường Lê Duẩn rẽ vào đường Oi Ắt thì thấy Toản đứng ở đó. Cùng lúc
này, Đinh Văn Khoa đang đứng ở trước nhà 431 Lê Duẩn (khu vực Khoa
đang ở) cùng với Phạm Văn Phượng, Thiều Quang Khoa, Lê Văn Thuận và
Phạm Anh Tuấn. Thấy mấy người đi xe máy dừng lại ở đường Oi Ắt, Đinh
Văn Khoa nói với các bạn là: “Bọn kia vừa mới gây sự với Khoa ở bàn bi da,
bây giờ qua xem mặt tụi nó ra sao”. Nói xong Khoa đi trước, Phượng, Tuấn,
Thuận và Thiều Quang Khoa đi sau. Khi vừa đi đến chỗ Toản, Giáp và Hải
33
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
đứng thì Khoa và Toản to tiếng với nhau. Khoa cầm cổ áo đấm vào mắt Toản
và kéo Toản xuống làm Toản bị ngã. Khoa rút một vật nhọn dài chừng 30 -
40cm màu đen trong người đâm sướt vai phải của Toản. Lúc đó, Toản liền
dùng dao dấu sẵn trong người ra đâm Khoa một nhát vào mạn sườn bên trái
làm Khoa gục xuống. Tuấn đứng gần đó thấy vậy cầm gậy đuổi đánh Toản và
Toản quăng dao bỏ chạy. Tuấn quay lại cùng với các bạn đưa Khoa đi cấp
cứu nhưng Khoa đã chết.
Tác giả bài viết có đưa ra hai quan điểm xung quanh việc xác định tội
danh đối với bị cáo Phạm Văn Toản. Quan điểm thứ nhất, Phạm Văn Toản
phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo quy
định tại khoản 1 Điều 95 BLHS 1999. Quan điểm thứ hai lại cho rằng Phạm
Văn Toản phạm tội giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS 1999(1)
.
Chúng tôi không đồng ý với quan điểm của tác giả bài viết đưa ra, có
nghĩa Phạm Văn Toản không phạm tội giết người và không phạm tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, mà Phạm Văn Toản phạm
tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định tại
Điều 96 BLHS 1999.
Thứ nhất, về quan điểm Phạm Văn Toản phạm tội giết người: giết
người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp
luật, nạn nhân có thể là bất kì ai. Tuy nhiên, ở đây Toản tước đoạt tính mạng
của nạn nhân trong trường hợp nạn nhân có hành vi trái pháp luật nghiêm
trọng: Khi vừa đi đến chỗ Toản, Khoa đã cầm cổ áo đấm vào mắt Toản và kéo
Toản xuống làm Toản bị ngã, đồng thời Khoa rút một vật nhọn dài chừng 30 -
40cm màu đen trong người đâm sướt vai phải của Toản. Như vậy, xuất phát
từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân mà Toản đã có hành vi
chống trả bằng cách rút dao trong người đâm Khoa một nhát vào mạn sườn
bên trái làm Khoa gục xuống. Nên việc cho rằng Toản phạm tội giết người là
không hợp lý.
1()
Xem thêm “Phạm Văn Toản phạm tội giết người hay giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh, Tạp chí Toà án nhân dân Số 11/2002, tr. 20
34
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
Thứ hai, về quan điểm Phạm Văn Toản phạm tội giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh: giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh là trường hợp người phạm tội giết nạn nhân trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân,
nhưng hành vi trái pháp luật nghiêm trọng này của nạn nhân đã kết thúc (1)
(trong trường hợp hành vi trái pháp luật nghiêm trọng xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe). Đây là dấu hiệu để phân biệt tội này với tội giết người do
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, ở hai tội nạn nhân đều có hành vi trái
pháp luật nghiêm trọng, nhưng ở tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng thì hành vi trái pháp luật đang xảy ra nhưng chưa kết thúc, còn ở
tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi trái
pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đã kết thúc. Trong vụ án trên, hành vi
trái pháp luật của Khoa tấn công Toản (đấm, đâm) vẫn đang xảy ra và chưa
kết thúc. Ngoài ra, Khoa lại là người đã chủ động đến phía Toản, hai bên to
tiếng với nhau, Khoa đã cầm cổ áo đấm vào mắt Toản và kéo Toản xuống làm
Toản bị ngã, đồng thời Khoa rút một vật nhọn dài chừng 30 - 40cm màu đen
trong người đâm sướt vai phải của Toản và hai bên đánh nhau, nên việc cho
răng Toản phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là
không hợp lý.
Trong trường hợp trên căn cứ vào tình tiết của vụ án thì Phạm Văn
Toản phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng(2)
.
Trên đây là một số vấn đề còn gặp phải trong việc áp dụng các dấu hiệu
pháp lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại
Điều 95 BLHS năm 1999 để định tội danh. Để có thể áp dụng thống nhất và
tránh những vướng mắc gặp phải trong quá trình áp dụng pháp luật thì cần có
một hướng dẫn cụ thể đối với từng tình tiết nói trên đồng thời đòi hỏi các cơ
quan tiến hành tố tụng phải xem xét cụ thể, toàn diện từng tình tiết của vụ án
tránh đưa ra những quyết định sai lầm.
1()
Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội phạm, tập 1, Nxb TP.HCM, tr65.
2
Xem thêm Việt Quỳnh , “bình luận tội danh qua một vụ án”, khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội.
35
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
2.2. Một số vấn đề thực tiễn.
Qua thực tiễn xét xử, thì ta có thể thấy tội giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 95 BLHS năm 1999 xẩy ra với tỷ lệ
thấp trong số những tội xâm phạm đến tính mạng con người. Theo thống kê
của Tòa án nhân dân tối cao thì trong 3 năm gần đây, tình hình tội giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau:
Năm Thụ lý Xét xử
Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo
2007 72 104 54 69
2008 49 65 38 48
2009 35 40 24 29
(Số liệu do phòng tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao cung cấp)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy trong 3 năm gần đây, số vụ giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động được đưa ra xét xử là rất ít và có
dấu hiệu giảm dần, cả nước trong năm 2009 chỉ có 24 vụ án với 29 bị cáo,
trong đó có 1 số tỉnh như Yên Bái, Hà Tĩnh chỉ có 1 vụ án với 3 bị cáo được
đưa ra xét xử.
Bên cạnh những số liệu nói lên diễn biến tình hình tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong những năm gần đây thì khi nói
đến thực tiễn của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
còn phải nhắc đến thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố
tụng. Các cơ quan tiến hành tố tụng còn lúng túng trong việc xác định mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân
với trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thời điểm hoàn thành của tội
phạm này.
* Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng
của nạn nhân với trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội
36
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân phải là nguyên nhân
dẫn tới trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội nói cách
khác trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội phải xuất phát
từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Trường hợp trạng thái
tinh thần của người phạm tội bị kích động mạnh do nhiều lý do khác như say
rượu, dùng chất kích thích hoặc hành vi trái pháp luật nghiêm trọng dẫn tới
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đó không do nạn nhân gây ra mà do
người khác gây ra thì sẽ không áp dụng Điều 95 BLHS năm 1999 để xử lý.
Như vậy, để xác định một người có giết người trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh hay không cần phải xác định nạn nhân là người đã có hành
vi trái pháp luật nghiêm trọng và chính hành vi đó đã làm cho tinh thần của
người phạm tội bị kích động mạnh dẫn tới hành vi giết người.
Tại khoản 1 Điều 95 BLHS năm 1999 cũng đã quy định rất rõ mối quan
hệ này “người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc
người thân thích của người đó…”. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trường
hợp các cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định không đúng mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân với trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh của người phạm tội dẫn tới việc định sai tội danh,
không đúng với tinh chất mức độ phạm tội ví dụ như trường hợp xét xử bị cáo
Nguyễn Đức Trường về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh tại bản án HSST số 105 ngày 24/09/2003 của TAND thành phố Đà
Nẵng(1)
. Cụ thể như sau: Khoảng 23h30’ ngày 25/5/2003, Nguyễn Đức
Trường đi chơi bằng xe mô tô về khu nhà trọ số 449/58 Ngô Quyền, Thành
phố Đà Nẵng, lúc này ở phòng số 1 có chị Phan Thị Phương Thanh và các anh
Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Xuân Phương và vợ chồng anh Ngô Thanh Đông
đang ngồi uống rượu nói chuyện, thấy Trường đi vào nhầm phòng nên chị
1()
TS. Dương Thanh Biểu (chủ biên), Thông báo rút kinh nghiệm, kiến nghị nghiệp vụ của các viện phúc
thẩm, Nxb Tư pháp; Xem thêm bản án hình sự sơ thẩm số 105 ngày 24/09/2003 của TAND thành phố Đà
Nẵng.
37
Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương
Thanh có nói: “Khuya đóng cửa hết rồi, anh tìm ai?” thì Trường trả lời “nhà
tao thuê, tao vào, bọn bay muốn gì?”. Nghe vậy, anh Nguyễn Văn Phú dùng
tay xô Trường ra khỏi phòng và hai bên có xô xát với nhau, Phú cầm một cái
chén ăn cơm đập vào đầu Trường làm rách da đầu và chảy máu. Trường kêu
la thì Nguyễn Xuân Liên, Võ Văn Thìn ở cùng phòng trọ với Trường chạy ra.
Sau đó, Trường, Thìn, Liên về phòng trọ của mình (số 5) thì Phú đuổi theo
vào trong phòng Trường thách đố đòi đánh, Nguyễn Xuân Phương chạy theo
Phú và đừng ngoài ném ly thủy tinh trúng vào mặt Trường làm Trường bị mẻ
2 cái răng và rách môi (thương tích 5%). Trường quay xuống bếp lấy con dao
thái để tại bàn cầm lên đâm Phú 2 nhát. Nhát thứ nhất trúng vào vùng thượng
vị cách dưới vú trái 9cm làm thủng da và cơ. Nhát thứ 2 khi anh Phú quay
người chạy ra thì Trường đâm trúng vào khoang liên sườn phải, làm thủng da
và cơ. Giám định pháp y kết luận: anh Nguyễn Văn Phú chết do bị một vật
sắc nhọn xuyên thấu bụng gây đứt tĩnh mạch chủ dưới, gây đứt cuống thận
phải dẫn đến choáng mất máu không hồi phục và tử vong.
Cáo trạng của VKSND Thành phố Đà Nẵng truy tố bị cáo Trường về
“tội giết người” theo khoản 2 Điều 93 BLHS và đề nghị áp dụng các tình tiết
giảm nhẹ được quy định tại điểm b, đ, p Khoản 1 Điều 46 BLHS xử phạt bị
cáo Trường từ 6 đến 8 năm tù. Tại bản án HSST số 105 ngày 24/09/2003 của
TAND Thành phố Đà Nẵng áp dụng khoản 1 Điều 95, Điểm b, p khoản 1,
khoản 2 Điều 46 BLHS xử phạt Nguyễn Đức Trường 3 năm tù về tội “giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”. Theo chúng tôi, việc
TAND thành phố Đà Nẵng kết án bị cáo Trường về tội giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh là không hợp lý. Bởi lẽ:
- Xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng
của nạn nhân và trạng thái tinh thần kích động mạnh của người phạm tội: Rõ
ràng, hành vi của Phú là chỉ vào phòng thách đố Trường không mang theo
hung khí gì và cũng chưa có hành vi gì, nếu không bị Phương ném ly trúng
vào mặt thì Trường chưa đến mức phải lấy dao đâm Phú. Tại toà phúc thẩm,
38
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

More Related Content

What's hot

Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt NamĐè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự
Luận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sựLuận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự
Luận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận Văn Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt NamLuận Văn Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận Văn Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo luật hình sự
Luận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo luật hình sựLuận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo luật hình sự
Luận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo luật hình sự
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Các tội phạm liên quan đến đánh bạc theo Luật hình sự
Luận văn: Các tội phạm liên quan đến đánh bạc theo Luật hình sựLuận văn: Các tội phạm liên quan đến đánh bạc theo Luật hình sự
Luận văn: Các tội phạm liên quan đến đánh bạc theo Luật hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCMLuận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đ
Đề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đĐề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đ
Đề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOTLuận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Định tội danh đối với tội tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy, HOT
Định tội danh đối với tội tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy, HOTĐịnh tội danh đối với tội tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy, HOT
Định tội danh đối với tội tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
 
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
 
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt NamĐè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự
Luận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sựLuận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự
Luận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự
 
Luận Văn Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận Văn Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt NamLuận Văn Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận Văn Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
 
Luận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo luật hình sự
Luận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo luật hình sựLuận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo luật hình sự
Luận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo luật hình sự
 
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Các tội phạm liên quan đến đánh bạc theo Luật hình sự
Luận văn: Các tội phạm liên quan đến đánh bạc theo Luật hình sựLuận văn: Các tội phạm liên quan đến đánh bạc theo Luật hình sự
Luận văn: Các tội phạm liên quan đến đánh bạc theo Luật hình sự
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCMLuận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
 
Đề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đ
Đề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đĐề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đ
Đề tài: Định tội danh đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9đ
 
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOTLuận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
 
Định tội danh đối với tội tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy, HOT
Định tội danh đối với tội tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy, HOTĐịnh tội danh đối với tội tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy, HOT
Định tội danh đối với tội tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy, HOT
 
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
 

Viewers also liked

Tham khảo hình thức làm tiểu luận luật sư và nghề luật sư
Tham khảo hình thức làm tiểu luận luật sư và nghề luật sưTham khảo hình thức làm tiểu luận luật sư và nghề luật sư
Tham khảo hình thức làm tiểu luận luật sư và nghề luật sư
Nguyen Trang
 
Bình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự năm
Bình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự nămBình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự năm
Bình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự năm
LÊ Tuấn
 
các tình tiết giảm nhẹ được xem là tình tiết định khung giảm nhẹ, tình tiết đ...
các tình tiết giảm nhẹ được xem là tình tiết định khung giảm nhẹ, tình tiết đ...các tình tiết giảm nhẹ được xem là tình tiết định khung giảm nhẹ, tình tiết đ...
các tình tiết giảm nhẹ được xem là tình tiết định khung giảm nhẹ, tình tiết đ...
Red Sky
 
Bài tiểu luận
Bài tiểu luậnBài tiểu luận
Bài tiểu luận
Đặng Xuân Kính
 
Truyenhinhso
TruyenhinhsoTruyenhinhso
Truyenhinhso
Lâm Phong
 
Dang thi tuyen anh tác động tỷ giá thực đến cán cân thương mại việt nam trong...
Dang thi tuyen anh tác động tỷ giá thực đến cán cân thương mại việt nam trong...Dang thi tuyen anh tác động tỷ giá thực đến cán cân thương mại việt nam trong...
Dang thi tuyen anh tác động tỷ giá thực đến cán cân thương mại việt nam trong...
Khai Hoang Nguyen
 
Mang may tinh
Mang may tinhMang may tinh
Mang may tinh
Lâm Phong
 
đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...
đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...
đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...
Vinh Quang
 
Hoach dinh chien luoc cong ty xi mang va xay dung cong trinh lang Son
Hoach dinh chien luoc cong ty xi mang va xay dung cong trinh lang SonHoach dinh chien luoc cong ty xi mang va xay dung cong trinh lang Son
Hoach dinh chien luoc cong ty xi mang va xay dung cong trinh lang SonNhân Đức
 
How to motivate employees
How to motivate employeesHow to motivate employees
How to motivate employees
Lenise Ngọc Thảo
 
Thuyết trình Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế
Thuyết trình Quan Hệ Kinh Tế Quốc TếThuyết trình Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế
Thuyết trình Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế
Hoa Lê Di
 
Gender and fish aquaculture: A seven country review
Gender and fish aquaculture: A seven country reviewGender and fish aquaculture: A seven country review
Gender and fish aquaculture: A seven country review
WorldFish
 
onecoin
onecoinonecoin
onecoin
thaihoa084
 
Tailieu.vncty.com th s-11(1)
Tailieu.vncty.com th s-11(1)Tailieu.vncty.com th s-11(1)
Tailieu.vncty.com th s-11(1)
Trần Đức Anh
 
he-thong-radar
he-thong-radarhe-thong-radar
he-thong-radar
Lâm Phong
 
Dao duc luat su.doc
Dao duc luat su.docDao duc luat su.doc
Dao duc luat su.docPhan Be
 
379 diem moi bo luat dan su 2015
379 diem moi bo luat dan su 2015379 diem moi bo luat dan su 2015
379 diem moi bo luat dan su 2015
Tóc Rối
 
Lập chiến lược cung ứng nhu cầu thịt heo trên địa bàn tp cần thơ 2009 2013
Lập chiến lược cung ứng nhu cầu thịt heo trên địa bàn tp cần thơ 2009   2013Lập chiến lược cung ứng nhu cầu thịt heo trên địa bàn tp cần thơ 2009   2013
Lập chiến lược cung ứng nhu cầu thịt heo trên địa bàn tp cần thơ 2009 2013
Vinh Quang
 

Viewers also liked (20)

Tham khảo hình thức làm tiểu luận luật sư và nghề luật sư
Tham khảo hình thức làm tiểu luận luật sư và nghề luật sưTham khảo hình thức làm tiểu luận luật sư và nghề luật sư
Tham khảo hình thức làm tiểu luận luật sư và nghề luật sư
 
Bình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự năm
Bình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự nămBình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự năm
Bình luận về chủ thể quan hệ dân sự trong bộ luật dân sự năm
 
các tình tiết giảm nhẹ được xem là tình tiết định khung giảm nhẹ, tình tiết đ...
các tình tiết giảm nhẹ được xem là tình tiết định khung giảm nhẹ, tình tiết đ...các tình tiết giảm nhẹ được xem là tình tiết định khung giảm nhẹ, tình tiết đ...
các tình tiết giảm nhẹ được xem là tình tiết định khung giảm nhẹ, tình tiết đ...
 
Bài tiểu luận
Bài tiểu luậnBài tiểu luận
Bài tiểu luận
 
Truyenhinhso
TruyenhinhsoTruyenhinhso
Truyenhinhso
 
Dang thi tuyen anh tác động tỷ giá thực đến cán cân thương mại việt nam trong...
Dang thi tuyen anh tác động tỷ giá thực đến cán cân thương mại việt nam trong...Dang thi tuyen anh tác động tỷ giá thực đến cán cân thương mại việt nam trong...
Dang thi tuyen anh tác động tỷ giá thực đến cán cân thương mại việt nam trong...
 
Mang may tinh
Mang may tinhMang may tinh
Mang may tinh
 
đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...
đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...
đánh giá một số chỉ tiêu vệ sinh thú y trên thịt heo và sản phẩm chế biến từ ...
 
Hoach dinh chien luoc cong ty xi mang va xay dung cong trinh lang Son
Hoach dinh chien luoc cong ty xi mang va xay dung cong trinh lang SonHoach dinh chien luoc cong ty xi mang va xay dung cong trinh lang Son
Hoach dinh chien luoc cong ty xi mang va xay dung cong trinh lang Son
 
How to motivate employees
How to motivate employeesHow to motivate employees
How to motivate employees
 
Thuyết trình Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế
Thuyết trình Quan Hệ Kinh Tế Quốc TếThuyết trình Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế
Thuyết trình Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế
 
Nltk 2
Nltk 2Nltk 2
Nltk 2
 
Gender and fish aquaculture: A seven country review
Gender and fish aquaculture: A seven country reviewGender and fish aquaculture: A seven country review
Gender and fish aquaculture: A seven country review
 
onecoin
onecoinonecoin
onecoin
 
Tailieu.vncty.com th s-11(1)
Tailieu.vncty.com th s-11(1)Tailieu.vncty.com th s-11(1)
Tailieu.vncty.com th s-11(1)
 
he-thong-radar
he-thong-radarhe-thong-radar
he-thong-radar
 
Dao duc luat su.doc
Dao duc luat su.docDao duc luat su.doc
Dao duc luat su.doc
 
379 diem moi bo luat dan su 2015
379 diem moi bo luat dan su 2015379 diem moi bo luat dan su 2015
379 diem moi bo luat dan su 2015
 
Bìa
BìaBìa
Bìa
 
Lập chiến lược cung ứng nhu cầu thịt heo trên địa bàn tp cần thơ 2009 2013
Lập chiến lược cung ứng nhu cầu thịt heo trên địa bàn tp cần thơ 2009   2013Lập chiến lược cung ứng nhu cầu thịt heo trên địa bàn tp cần thơ 2009   2013
Lập chiến lược cung ứng nhu cầu thịt heo trên địa bàn tp cần thơ 2009 2013
 

Similar to Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam.doc
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam.docTội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam.doc
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam.doc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tội phạm được thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động
Tội phạm được thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích độngTội phạm được thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động
Tội phạm được thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAYĐề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Nguyen Trang
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam.pdf
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam.pdfTội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam.pdf
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam.pdf
TieuNgocLy
 
Luận văn: Tội “Làm nhục người khác” theo Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội “Làm nhục người khác” theo Luật hình sự, HAYLuận văn: Tội “Làm nhục người khác” theo Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội “Làm nhục người khác” theo Luật hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khoá luận trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức kh...
Khoá luận trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức kh...Khoá luận trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức kh...
Khoá luận trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức kh...
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Luận án: Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người
Luận án: Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết ngườiLuận án: Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người
Luận án: Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cươngMột số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
MyLan2014
 
Ve toi la nhuc nguoi khac
Ve toi la nhuc nguoi khacVe toi la nhuc nguoi khac
Ve toi la nhuc nguoi khac
Hung Nguyen
 
Luận văn: Hình phạt đối với tội phạm xâm phạm sức khỏe của con người
Luận văn: Hình phạt đối với tội phạm xâm phạm sức khỏe của con ngườiLuận văn: Hình phạt đối với tội phạm xâm phạm sức khỏe của con người
Luận văn: Hình phạt đối với tội phạm xâm phạm sức khỏe của con người
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long An
Luận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long AnLuận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long An
Luận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long An
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAYLuận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAYLuận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
PinkHandmade
 

Similar to Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (20)

Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam.doc
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam.docTội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam.doc
Tội giết người trong Luật hình Sự Việt Nam.doc
 
Tội phạm được thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động
Tội phạm được thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích độngTội phạm được thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động
Tội phạm được thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động
 
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAYĐề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
 
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
 
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
Cơ Sở Lý Luận Nhân Thân Người Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn H...
 
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
 
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam.pdf
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam.pdfTội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam.pdf
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam.pdf
 
Luận văn: Tội “Làm nhục người khác” theo Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội “Làm nhục người khác” theo Luật hình sự, HAYLuận văn: Tội “Làm nhục người khác” theo Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội “Làm nhục người khác” theo Luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Khoá luận trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức kh...
Khoá luận trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức kh...Khoá luận trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức kh...
Khoá luận trách nhiệm hình sự trong các trường hợp xâm phạm tính mạng, sức kh...
 
Luận án: Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người
Luận án: Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết ngườiLuận án: Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người
Luận án: Thực hành quyền công tố trong điều tra các tội giết người
 
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cươngMột số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
 
Ve toi la nhuc nguoi khac
Ve toi la nhuc nguoi khacVe toi la nhuc nguoi khac
Ve toi la nhuc nguoi khac
 
Luận văn: Hình phạt đối với tội phạm xâm phạm sức khỏe của con người
Luận văn: Hình phạt đối với tội phạm xâm phạm sức khỏe của con ngườiLuận văn: Hình phạt đối với tội phạm xâm phạm sức khỏe của con người
Luận văn: Hình phạt đối với tội phạm xâm phạm sức khỏe của con người
 
Luận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long An
Luận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long AnLuận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long An
Luận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long An
 
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAYLuận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
 
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAYLuận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
 
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
 

Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn

  • 1. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Con người là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được luật hình sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và tự do của họ, vì đó là điều có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con người. Trong các khách thể nói trên tính mạng của con người là một trong những khách thể quan trọng nhất, vì lẽ đó không chỉ pháp luật của các quốc gia mà pháp luật quốc tế đều coi quyền sống con người là thiêng liêng không ai được xâm phạm. Luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay đều xác định hành vi xâm phạm tính mạng con người là hành vi có tính nguy hiểm rất cao và quy định những khung hình phạt rất nghiêm khắc. Tuy vậy, các hành vi xâm phạm tới tính mạng con người cũng có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Có những hành vi xâm phạm tính mạng con người có một số tình tiết làm giảm đi một cách đáng kể mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội, giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là một trong những trường hợp đó. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tội danh mới được quy định tại Điều 95, BLHS 1999. Tuy tội phạm được thực hiện trong hoàn cảnh khả năng nhận thức và kiềm chế hành vi của người phạm tội bị hạn chế và chính nạn nhân cũng là người có lỗi nhưng vì tội phạm đã xâm hại đến khách thể quan trọng được luật hình sự bảo vệ đó là tính mạng con người mà nguyên nhân xuất phát từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân dẫn đến hành vi giết người của người phạm tội. Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, phân tích rõ những dấu hiệu pháp lý, phát hiện, đồng thời đề xuất các kiến nghị giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn có liên quan đến tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh luôn luôn là vấn đề cần thiết và có nhiều ý nghĩa. Chính vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài: “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Luật hình sự Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm để tài cho khóa luật tốt nghiệp của mình. 1
  • 2. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục đích nghiên cứu của khóa luận này là làm rõ những dấu hiệu pháp lý, đường lối xử lý và phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn cùng với những hạn chế, vướng mắc xung quanh tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh từ đó góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm này. - Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận: Về lý luận: Nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý, đường lối xử lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đồng thời phân biệt tội này với một số tội phạm khác. Về thực tiễn: phát hiện những vướng mắc, phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn đồng thời đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện quy định luật hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dưới góc độ của luật hình sự. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài: Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp lịch sử... Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì khóa gồm 2 chương và 8 mục: Chương 1: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Bộ luật hình sự Việt Nam Chương 2: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh 2
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương CHƯƠNG 1 TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Là một trường hợp đặc biệt của tội giết người, vì vậy, để hiểu rõ khái niệm của “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” (Điều 95 BLHS) thì trước hết chúng ta tìm hiểu về khái niệm “tội giết người”. Về khái niệm của tội giết người hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau. Cụ thể: Theo bản chuyên đề tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết người ban hành kèm theo Công văn số 452-HS2 ngày 10/08/1970 của Tòa án nhân dân tối cao thì: “Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật”(1) Tuy nhiên cũng có quan điểm khác cho rằng “tội giết người là hành vi trái pháp luật của người đủ năng lực trách nhiệm hình sự cố ý tước bỏ quyền sống của người khác”.(2) Cả hai quan điểm đưa ra đều chưa hợp lý ở chỗ: Chưa đề cập đến dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và dấu hiệu độ tuổi của chủ thể “tội giết người” (quan điểm thứ nhất) hoặc chỉ đề cập đến dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự mà không đề cập đến dấu hiệu độ tuổi (quan điểm thứ hai), để khắc phục những hạn chế này, quan điểm thứ ba cho rằng: “Tội giết người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định thực hiện”(3) . 1() “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự”, phần các tội phạm của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Nhà xuất bản Pháp lý, năm 1992, trang 83; Đinh Văn Quế “Trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người”, nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 1994, trang 12 2() Thạc sĩ Trần Văn Luyện, “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Năm 2000,tr67 3() Đỗ Đức Hồng Hà, Luận án tiến sĩ luật học “Tội giết người trong Bộ luật hình sự Việt Nam”,tr38 3
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” được quy định tại Điều 95, BLHS năm 1999 như sau: “1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Giết nhiều người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm” Từ quy định tại Điều 95 BLHS cho thấy “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” đòi hỏi người phạm tội khi thực hiện hành bi phạm tội phải ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng ý thức bị hạn chế tức thời ở mức độ cao do không chế ngự được tình cảm dẫn đến sự hạn chế đáng kể khả năng kiểm soát và điều khiển hành vi. Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh có thể là tình tiết làm giảm nhẹ một cách đáng kể mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Do vậy tình tiết này có thể được quy định là tình tiết định khung hình phạt giảm nhẹ hoặc có thể là tình tiết định tội cho tội nhẹ hơn so với tội của trường hợp bình thường. BLHS 1985 quy định tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp định khung hình phạt giảm nhẹ của “tội giết người” và “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”. Trong BLHS năm 1999 các trường hợp này được tách ra thành các tội danh riêng, đó là “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” và “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”(1) Theo Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định phần các tội phạm của BLHS năm 1985 thì “tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm 1() PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa; PGS.TS. Lê Thị Sơn -“Từ Điển Pháp luật Hình sự” tr247,248. 4
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương trọng của nạn nhân gây nên”. Cá biệt, có trường hợp, do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỉ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được, nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh. Từ những phân tích ở trên có thể đưa ra định nghĩa về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác trong trạng thái người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người đó. 1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh 1.2.1. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong Luật hình sự Việt Nam trước khi ban hành BLHS năm 1999 Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, để kịp thời đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật số 03/SL ngày 15/03/1976 quy định về tội phạm và hình phạt (sau tháng 12/1976 văn bản này được áp dụng cho các nước). Tại Điều 5 của Sắc luật này có quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Tuy nhiên Sắc luật này cũng chỉ dừng lại ở việc nêu tội danh chứ chưa phân biệt cụ thể tội giết người với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Để nhận thức Sắc luật được đúng đắn và để việc áp dụng được thống nhất, ngày 15/04/1976 Bộ tư pháp ban hành Thông tư số 03/BTP-TT hướng 5
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương dẫn thi hành Sắc luật số 03-SL/1976 trong đó hướng dẫn cụ thể tội giết người. Điểm 2 mục B của Thông tư này xác định: “...Cố ý giết người là một tội đặc biệt nghiêm trọng do đó được quy định hình phạt cao hơn các tội phạm cùng loại quy định ở Điều 5 Sắc luật này: Cố ý giết người thì bị phạt từ 15-20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Trường hợp ít nghiêm trọng hoặc có những tình tiết giảm nhẹ thì bị xử dưới 15 năm tù. Trường hợp ít nghiêm trọng hoặc có những tình tiết giảm nhẹ thì bị xử dưới 15 năm tù. Trường hợp ít nghiêm trọng hoặc có những tình tiết giảm nhẹ là: - Giết người trong trường hợp tinh thần bị kích động quá mạnh...” Như vậy, ở thời điểm này, trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được coi là phạm tội ít nghiêm trọng và là một tình tiết giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người, có thể bị xử dưới 15 năm tù. Trong BLHS năm 1985, “tội giết người” được quy định tại Điều 101 và “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” được quy định tại Khoản 3 Điều này như một trường hợp phạm tội có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người : “...Phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm” 1.2.2. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong BLHS năm 1999 Trong BLHS năm 1999, “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” được quy định thành một tội danh độc lập tại Điều 95 với nội dung: “1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù tứ sáu tháng đến ba năm. 6
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương 2. Giết nhiều người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm”. So với BLHS năm 1985 thì quy định về “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” tại Điều 95 BLHS năm 1999 có những điểm mới: - Thứ nhất, BLHS năm 1999 đã tách trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ra khỏi tội giết người và quy định thành một tội danh độc lập với các khung hình phạt riêng. - Thứ hai, trên cơ sở quy định thành một tội danh độc lập, BLHS năm 1999 tiếp tục phân hóa trách nhiệm hình sự các trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có các mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Nếu như trước đây BLHS năm 1985 quy định trường hợp “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” chỉ có một khung hình phạt là bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm thì trong BLHS năm 1999 với tư cách là một tội danh độc lập “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” quy định hai khung hình phạt là: khung cơ bản có hình phạt tù từ sáu tháng đến ba năm còn khung tăng nặng với trường hợp giết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm. 1.3. Dấu hiệu pháp lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Theo quy định tại Điều 95 BLHS “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có những dấu hiệu pháp lý đặc trưng như sau: 1.3.1. Khách thể của tội phạm Trong bất cứ chế độ xã hội có giai cấp nào, Nhà nước cũng đều xác lập, bảo vệ, củng cố và thúc đẩy sự phát triển của những quan hệ xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị bằng sự hỗ trợ của các quy phạm pháp luật, trong đó có các quy phạm pháp luật hình sự. Trong Luật Hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và có thể bị tội phạm xâm hại 7
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương là những quan hệ được xác định trong khái niệm tội phạm, đó là: “Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, những lĩnh vực khác trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” (khoản 1 Điều 8 BLHS 1999). Trong số những quan hệ xã hội đã được xác định này tính mạng con người là một trong những khách thể có tầm quan trọng đặc biệt. Hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là một trong những hành vi xâm phạm trực tiếp đến tính mạng của con người, đến quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của người khác từ đó có thể xác định khách thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đó là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Đây là một trong những khách thể quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ. * Về đối tượng tác động của tội phạm: Cũng như tội giết người, đối tượng tác động của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là chủ thể của các quan hệ xã hội. Đó là những người đang sống, những người đang tồn tại trong thế giới khách quan. Tuy vậy, đối tượng tác động của hai tội này cũng có điểm khác nhau. Nếu đối tượng của tội giết người (Điều 93) là bất kì ai thì đối tượng của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95) chỉ có thể là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng xâm hại tới các lợi ích của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Việc xác định đúng khách thể và đối tượng của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội danh, xử lý tội phạm phù hợp với mức độ phạm tội. 1.3.2. Mặt khách quan của tội phạm Cũng giống như các tội phạm khác khi được thực hiện đều có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại ra bên ngoài thế giới khách quan mà con người có thể nhận biết được. “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động 8
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương mạnh” cũng có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại ở ngoài thế giới khách quan, đó là: - Hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác; - Hậu quả chết người; - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác và hậu quả chết người. Ngoài ra còn có các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội như: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội… Những dấu hiệu này không được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nhưng việc xác định nó có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. * Hành vi khách quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh: Hành vi khách quan của tội phạm là xử sự của con người gây ra hoặc đe doạ gây ra cho xã hội, hành vi phạm tội chỉ có thể được biểu hiện qua hai hình thức đó là hành động hoặc không hành động. Theo quy định của BLHS 1999, hành vi khách quan của “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác. Hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của con người. Hành vi đó có thể được thực hiện bằng những cách thức khác nhau như bắn, đâm, chém... Hành vi tước đoạt tính mạng của người khác được coi là hành vi khách quan của “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Đặc điểm này vừa phản ánh tính nguy hiểm của hành vi phạm tội đồng thời cũng là đặc điểm cho phép chúng ta phân biệt tội này với các tội khác mà trước hết là tội giết người (Điều 93 BLHS) 9
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương Theo hướng dẫn của Nghị quyết 04/HĐTP, ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì người bị kích động mạnh về tinh thần là người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Trạng thái tinh thần này của họ chỉ xẩy ra trong chốc lát. Người phạm tội khi thực hiện tội phạm trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thường xuất hiện cơn bùng phát về tinh thần, thường biểu hiện các trạng thái tâm lý như: Quá lo sợ, quá hốt hoảng, quá kinh hãi, quá căm tức và quá phẫn nộ. Nguyên nhân dẫn tới trạng thái tâm lý này xuất phát từ những hành vi trái pháp luật của nạn nhân, dưới đây, chúng tôi xin phân tích một số hành vi chủ yếu để thấy rõ biểu hiện tâm lý của người phạm tội khi có hành vi trái pháp luật của nạn nhân dối với họ hoặc người thân thích của họ: - Hành vi sỉ nhục hay vu khống người khác: Đây là dạng hành vi xúc phạm tới nhân phẩm, danh dự của người khác, tác động mạnh tới trạng thái tâm lý của của người phạm tội. Ví dụ, trường hợp A và B là bạn của nhau, A vu khống cho rằng B lấy cắp tiền của A, B đã nhiều lần đính chính là B không làm điều đó nhưng A vẫn một mực nghi ngờ và đi nói với nhiều người khác và B cũng đã nhắc nhở A nhiều lần. Một lần, B đang đi chơi với bạn gái thì A nói bóng gió rằng B là thằng ăn trộm, ai yêu B thì khổ, quá tức giận, B liền nhặt đá ném vào đầu A làm A chết. Như vậy, hành vi vu khống của A đã tác động vào tâm lý của B, đỉnh điểm là khi B đi với người yêu làm cho B cảm thấy bị xúc phạm, căm phẫn dẫn tới hành vi ném đá vào A. - Hành vi dùng bạo lực một cách thô bạo với người khác: Đây là dạng hành vi tác động vào tính mạng, sức khoẻ người khác một cách trái pháp luật. Ví dụ, trường hợp của anh Nguyễn Văn Phương (người phạm tội) là công nhân của Hợp tác xã nhựa Song Long Gia Lâm khi đang trên đường tới nhà chị gái chơi vào buổi tối thì bị anh Điệp (nạn nhân) bất ngờ từ trong hẻm nhảy ra chặn đánh (do anh Điệp nhầm lẫn, nhận sai người). Do bị đánh đau nên anh 10
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương rút dao ra đâm vào ngực trái của nạn nhân làm nạn nhân chết trên đường đi cấp cứu (1) . Hành vi của anh Điệp là quá bất ngờ lại vào đêm khuya nên đã làm cho anh Phương hoảng sợ dẫn tới tinh thần bị kích động mạnh nên đã dùng dao châm chết anh Điệp. - Những mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân và gia đình: Trong thực tế, có rất nhiều vụ giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh xuất phát từ mâu thuẫn gia đình, chồng hoặc vợ ngoại tình, chồng đánh đập vợ, đánh đập con cái, người vợ không làm tròn trách nhiệm làm mẹ, làm vợ… Ví dụ, trường hợp của bà Hoàng Thị Chai (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái), do bị ông Lò Văn Ngàn (chồng) đánh đập thường xuyên nên phải về nhà con gái ở nhờ và sau đó được con xây cho riêng 1 nhà ở gần nhà chồng, sau đó bà vẫn tiếp tục bị chồng hành hạ, doạ giết. Một lần khi bị chồng cầm dao doạ đâm chết thì bà đã chống trả và dùng cây củi tròn dài 1,14m đánh liên tiếp vào người ông Ngàn làm ông chết tại chỗ. Hành vi thường xuyên hành hạ, đánh đập vợ của ông Ngàn đã làm cho bà Chai tức giận dồn nén lâu ngày đặc biệt là khi ông dùng dao doạ đâm chết làm cho bà Chai căm phẫn, hoảng sợ nên đã dùng cây củi đập liên tiếp vào người ông Ngàn. TAND tỉnh Yên Bái cũng đã xác định bà Hoàng Thị Chai do sự dồn nén, ức chế và sợ hãi lâu ngày trong quá trình chung sống vì thường xuyên bị ông Ngàn chửi bới, đánh đập nên khi thấy ông Ngàn cầm dao doạ giết mình bà đã bị kích động mạnh mà dùng gậy đánh ông Ngàn tới chết (2) . - Hành vi xâm phạm tới tài sản của người khác như đốt cháy, cướp giật, đập phá. Đây là hành vi xâm phạm tới tài sản của người phạm tội của nạn nhân, tài sản ở đây thường là tài sản có giá trị lớn về vật chất hoặc tình thần. Ví dụ, trường hợp do mâu thuẫn trong quan hệ xóm giềng nên một lần, nhân lúc thấy xe ô tô của A dựng ngoài sân mà không có người nên B đã lấy một thanh sắt đập vào kính, vào gương và cốp xe của A, A đi bên nhà C về thì thấy B đang đập phá ô tô của mình nên tức giận nhảy vào đánh B làm cho B 1() Xem thêm bản án số 1147/HSST ngày 2/10/2002 Toà án nhân dân thành phố Hà Nội. 2() Xem thêm bản án số 41/2009/HSST ngày 16/12/2009 của Toà án nhân dân tỉnh Yên Bái. 11
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương chết trên đường đi cấp cứu. Hành vi phá hoại tài sản có giá trị lớn của B đã làm cho A tức giận và có hành động nhảy vào đánh B. Trường hợp người phạm tội có bị kích động về tinh thần nhưng chưa đến mức mất khả năng tự chủ thì không gọi là tinh thần bị kích động mạnh, không thuộc trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, đối với trường hợp này người phạm tội chỉ được giảm nhẹ hình phạt theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 46 BLHS. Trên thực tế việc xác định một người có bị kích động mạnh về tinh thần hay không là một vấn đề phức tạp. Bởi trạng thái tâm lý của mỗi người là khác nhau, cùng một sự việc nhưng người này xử sự khác người kia, có người bị kích động mạnh về tinh thần nhưng có người lại không bị kích động mạnh. Ví dụ: Cùng một sự việc là thấy vợ có quan hệ bất chính với người khác, anh A lao tới giết tình nhân của vợ, anh B đệ đơn ly hôn. Như vậy, không có “thước đo” cụ thể nào để xác định một người bị kích động hay kích động mạnh mà chúng ta phải căn cứ vào từng vụ án cụ thể, xem xét từng tình tiết của vụ án, nhân thân người phạm tội, điều kiện sống, quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội… Nạn nhân của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội: Hành vi trái pháp luật của nạn nhân đối với người phạm tội phải là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, xâm phạm tới lợi ích của người phạm tội hoặc đối với những người thân thích của người phạm tội. Thông thường, những hành vi trái pháp luật của nạn nhân xâm phạm tới sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự như hành vi sỉ nhục hay vu khống người khác, hành vi dùng bạo lực thô bạo đối với người khác, những mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân và gia đình, hành vi xâm 12
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương phạm tới tài sản của người khác như đập phá tài sản, đốt cháy, cướp giật hay những hành vi khác trái với đạo đức xã hội(1) Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, lao động, hôn nhân và gia đình… Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng ở đây có thể cấu thành tội phạm hoặc chưa cấu thành tội phạm nhưng dù trường hợp nào thì hành vi đó cũng phải có tính chất trái pháp luật nghiêm trọng. Nếu hành vi của nạn nhân tuy là trái pháp luật nhưng không nghiêm trọng, có tính chất nhỏ nhặt thì không thuộc trường hợp này. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể chỉ là một hành vi cụ thể và tức thì dẫn đến tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội. Nhưng cũng có trường hợp hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là chuỗi những hành vi khác nhau diễn ra có tính lặp đi, lặp lại trong suốt thời gian dài và liên tiếp tác động đến tinh thần người phạm tội làm cho họ bị dồn nén về mặt tâm lý. Đến thời điểm nào đó khi có hành vi trái pháp luật cụ thể xảy ra thì trạng thái tinh thần của người phạm tội bị đẩy đến cao độ và người phạm tội lâm vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Trong trường hợp này, nếu chỉ xét hành vi cụ thể ngay liền trước trạng thái tinh thần bị kích động mạnh sẽ không thấy được sự nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân(2) . Ví dụ, trường hợp A mở quán nước trước nhà B, thường xuyên vứt rác trước cổng nhà B, B đã rất nhiều lần nhắc nhở nhưng A không thay đổi. Một lần, cả nhà B đang ngồi ăn cơm ngoài sân thì A lại tiếp tục vứt rất nhiều rác bẩn trước cổng nhà B, B ra mắng A thì bị A cãi lại, thách thức làm B tức giận lấy thanh sắt ở sân đánh vào đầu A, làm A chết. Nếu xét từng hành vi cụ thể của A thì sẽ không thấy được sự nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật mà A đã thực hiện nhưng hành vi này đã diễn ra thường xuyên, liên tục trong một thời gian dài mặc dù đã được B nhắc nhở, đến thời điểm cả nhà B đang ăn cơm, A lại vứt rác bẩn vào cổng, bị B mắng A lớn tiếng cãi lại, thách thức 1() Đinh Văn Quế, “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tập 1”, Nxb TP.HCM, tr57,58 2() Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, năm 2008, tr380. 13
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương thì B thực sự tức giận, bị kích động mạnh về tinh thần và dùng thanh sắt đánh A chết. Một người bị kích động mạnh về tinh thần ngoài trường hợp nạn nhân có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với họ còn có những trường hợp bị kích động mạnh về tinh thần khi có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng với người thân thích của người đó. Hiện nay chưa có văn bản nào giải thích chính thức thế nào là người thân thích của người phạm tội nhưng theo thực tiễn xét xử có thể hiểu những người thân thích với người phạm tội là những người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng như: Vợ chồng, cha mẹ - con cái, anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với nhau, ông bà nội ngoại đối với các cháu, trong thực tiễn xét xử Tòa án cũng đã công nhận một số trường hợp tuy không phải là quan hệ huyết thống hay quan hệ hôn nhân mà chỉ là quan hệ thân thuộc giống như anh chị em ruột, cha mẹ ruột cũng được xác định là người thân thích của nhau(1) . Như trong trường hợp mẹ và con nuôi với nhau mặc dù không có quan hệ huyết thống nhưng cũng có quan hệ nuôi dưỡng, tình cảm với nhau: Bố mẹ A chết sớm, A được bà C nhận làm con nuôi từ nhỏ, một hôm đang đi làm đồng thì có người gọi “Về nhà ngay! Mẹ của mày bị người ta đánh cho què chân rồi”. A vội cầm dao chạy về nhà và biết mẹ mình bị M đánh đang nằm bất tỉnh ở sân trước, A liền chạy sang nhà M chém liên tiếp vào đầu M làm M chết ngay tại chỗ. Tuy A và bà C không phải có quan hệ huyết thống nhưng có quan hệ nuôi dưỡng, tình cảm với nhau nên bà C có thể được xem là người có quan hệ thân thích với A. Nguyên nhân của trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Không có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người đó thì không có trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của 1() Xem thêm Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tập1, Nxb TP.HCM,tr58. 14
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương người phạm tội. Ví dụ trường hợp A đánh B (con của C) bị thương, C nghe tin cầm gậy chạy đi tìm A để đánh nhưng không gặp A mà gặp bà M (mẹ của A) nên C dùng gậy đánh bà M, do vết thương quá nặng nên bà M đã chết trên đường đi cấp cứu. Trường hợp này, A mới là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người thân của C làm cho C bị kích động mạnh về tinh thần chứ không phải bà M, nên hành vi giết người của C không phải là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Trường hợp người phạm tội tự mình gây nên tình trạng tinh thần bị kích động mạnh rồi giết người cũng không thuộc trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Ví dụ, A và B cãi nhau, B tức giận đi uống rượu, say rồi về cầm dao đi giết A, trường hợp này B sẽ bị xử lý theo Điều 93 BLHS chứ không áp dụng Điều 95 BLHS, vì hành vi giết A của B là do B bị say rượu dẫn tới không nhận thức và điều khiển được hành vi chứ không phải do A và B cãi nhau mà B bị kích động mạnh. * Hậu quả của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, đó là hậu quả chết người, cụ thể là nạn nhân phải chết thì người thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của nạn nhân mới bị coi là phạm tội này. Theo đó, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chỉ được coi là hoàn thành khi có hậu quả chết người xảy ra. Nếu nạn nhân không chết mà chỉ bị thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe mà thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” được quy định tại điều 105 BLHS. Cũng theo quy định của BLHS, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội, vì trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chỉ có khi có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân 15
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương thích của người đó, sự kích động đó phải có tính đột xuất, nó đến rất nhanh và cũng qua đi rất nhanh. * Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tội phạm có cấu thành vật chất nên hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Một người chỉ phải chịu TNHS về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” nếu giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người đó có mối quan hệ nhân quả với nhau. Hành vi giết người phải xảy ra tức thời, ngay lúc có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Bởi vì: “Nếu giữa lỗi của nạn nhân và hành động của bị cáo có một khoảng thời gian nhất định thì không thể nói bị cáo đang ở trong tình trạng đột xuất bị kích động tinh thần mạnh mẽ đến nỗi họ không tự chủ được mình nữa”(1) Như vậy, để xác định người phạm tội có ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hay không chúng ta cần xem xét giữa hành vi giết người và hậu quả chết người có mối quan hệ nhân quả hay không. Nếu giữa chúng không có mối quan hệ nhân quả thì bị cáo không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà phạm một tội khác. Ví dụ, trường hợp A đánh con của B bị thương nặng, tức giận B chạy sang đánh A bị thương, sau đó A được mọi người đưa đi bệnh viện, trên đường đi A bị tai nạn giao thông mà chết thì trường hợp này B không phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh vì giữa hành vi đánh A bị thương của B và hậu quả A bị chết không có mối quan hệ nhân quả. 1.3.3. Chủ thể của tội phạm Theo Luật hình sự Việt Nam, chủ thể của tội phạm được hiểu là con người cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội ở thời điểm họ có năng lực TNHS 1() Toà án nhân dân tối cao, Hệ thống hóa luật lệ hình sự Việt Nam, năm 1979, tập 1 tr346 16
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương và đạt độ tuổi chịu TNHS theo quy định của pháp luật. Cũng như các tội phạm khác, chủ thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là chủ thể thường, chỉ cần là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định. Năng lực TNHS là năng lực nhận thức và điều khiển hành vi. Năng lực TNHS là điều kiện cần thiết để có thể xác định một người có lỗi hay không khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ có người có năng lực TNHS mới có thể là chủ thể của tội phạm. Người có năng lực TNHS là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, có khả năng điều khiển được hành vi ấy. Người có năng lực TNHS theo luật Hình sự Việt Nam là người đạt độ tuổi chịu TNHS (Điều 12 BLHS năm 1999) và không thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực TNHS (Điều 13 BLHS năm 1999)(1) . Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đòi hỏi người phạm tội cũng phải là người có năng lực TNHS, tức là khi thực hiện hành vi phạm tội họ có khả năng nhận thức được hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật ngăn cấm và họ có khả năng điều khiển, kiềm chế hành vi của mình để không thực hiện hành vi nguy hiểm đó nhưng họ vẫn thực hiện hành vi phạm tội. Bên cạnh năng lực TNHS, chủ thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cũng phải là người đạt tới độ tuổi nhất định. Điều 12 BLHS năm 1999 quy định về tuổi chịu TNHS như sau: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm; 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Đồng thời cũng theo quy định tại Khoản Điều 8 BLHS năm 1999 thì “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại 1() Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, năm 2008, tr115 17
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù”… Căn cứ vào tại Điều 12, khoản 2, khoản 3 Điều 8 và Điều 95 BLHS thì chủ thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Như vậy, những người chưa đạt đến độ tuổi này thực hiện hành vi được quy định tại Điều 95 BLHS gây ra hậu quả chết người thì cũng không phải chịu TNHS. 1.3.4. Mặt chủ quan của tội phạm Lỗi là dấu hiện bắt buộc thuộc mặt chủ quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cũng như trong mặt chủ quan của mọi cấu thành tội phạm. Lỗi trong cấu thành tội phạm của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 9 BLHS thì lỗi cố ý trực tiếp của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người có thể hoặc tất yếu xảy ra và vì mong muốn hậu quả chết người nên đã thực hiện tội phạm. Lỗi cố ý gián tiếp của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì người phạm tội thực hiện tội phạm khi có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với họ hoặc người thân thích của họ làm tinh thần của họ bị kích động mạnh dẫn tới hành vi phạm tội. Người phạm tội không hề có sự chuẩn bị trước về tinh thần cũng như công cụ, phương tiện phạm tội. Do vậy, lỗi của người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dù là 18
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp đều có đặc điểm chung là lỗi cố ý đột xuất. Cố ý đột xuất là trường hợp người phạm tội vừa có ý định phạm tội đã thực hiện ngay ý định đó, chưa có sự cân nhắc kỹ. Thực tiễn xét xử đã xác nhận “nếu can phạm đã có ý nghĩ và có kế hoạch giết người từ trước, nhưng lúc hành động vì một duyên cớ nào đó có bị kích động hơn lúc bình thường và hành động một cách quyết liệt hơn thì đó cũng không phải là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”(1) . Ví dụ, trường hợp A và H là 2 vợ chồng đã có với nhau một con 4 tuổi thì giữa hai vợ chồng phát sinh mâu thuẫn nên A bỏ nhà đi làm thuê, còn H thì buôn bán chung với M và giữa họ phát sinh tình cảm. A đã nhiều lần can ngăn nhưng không được. Một hôm A thấy H vào nhà M đến tối chưa về nên A lấy con dao giấu trong người sang nhà M, thấy M đứng ở cổng, A hỏi: Có H trong nhà mày không?”. M đáp: “tao không biết”. A đứng ở cổng nhà M chửi. H không chịu được đi từ trong nhà M ra đừng sau lưng M vẻ thách thức. A lập tức rút dao đâm ngực M, làm M chết. Trường hợp này A đã có ý thức và chuẩn bị phạm tội từ trước, có sự chuẩn bị công cụ, có tính toán trước, A đã lấy dao giấu trong người và sang nhà M. Vì vậy, hành vi giết người của A trong trường hợp này không phải là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà A sẽ bị xử theo tội giết người theo Điều 93 BLHS. Khi thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp thì lý trí của người phạm tội biểu hiện như sau: người phạm tội thấy rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và thấy trước hậu quả của hành vi đó. Người phạm tội thấy trước tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình là sự nhận thức được tính chất gây thiệt hại cho xã hội của hành vi đang thực hiện trên cơ sở nhận thức được những tình tiết khách quan của nó. Người phạm tội thấy trước hậu quả của hành vi là sự dự kiến của người phạm tội về sự phát triển của hành vi đó. 1() Toà án nhân dân tối cao, Hệ thống hóa luật lệ Hình sự Việt Nam, năm 1979, tập 1, tr346 19
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mặc dù người phạm tội bị hạn chế trong việc thấy trước hậu quả của hành vi giết người, vì khi thực hiện hành vi giết người họ đang trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh nhưng không phải vì thế mà người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì lúc đó họ chưa mất hẳn khả năng nhận thức và vẫn còn có thể lựa chọn xử sự khác chứ không phải là hành vi giết người. Khi thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp thì ý chí của người phạm tội được biểu hiện là mong muốn hậu quả chết người xảy ra. Hậu quả chết người xảy ra phù hợp với mong muốn của người phạm tội. Khi thực hiện tội phạm với lỗi với lỗi cố ý gián tiếp thì lý trí của người phạm tội biểu hiện như sau: người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và thấy trước hậu quả có thể xảy ra. Người phạm tội không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra, ở đây người phạm tội có thể thấy trước hậu quả chết người nhưng nằm ngoài mục đích và sự quan tâm của họ, người phạm tội không hướng vào hậu quả chết người mà hướng vào mục đích khác, mục đích của hành vi. Bởi lẽ khi có hành vi giết người, người phạm tội đang ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có thể người phạm tội chỉ mong muốn trút bỏ được cơn thù tức do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với mình hoặc người thân thích của mình. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, mục đích và động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm. 1.4. Đường lối xử lý tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Nghiên cứu đường lối xử lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu đường lối xử lý chung và đường lối xử lý cụ thể. 20
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương Tại Điều 3 BLHS có quy định về nguyên tắc xử lý phần các tội phạm, theo đó việc xử lý các hành vi xâm phạm tính mạng sức khỏe con người cũng như các hành vi phạm tội khác đều phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc này được Bộ luật hình sự quy định ở phần chung và được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội cụ thể quy định ở phần tội phạm. Trong thực tiễn xét xử, khi xác định TNHS Tòa án xem xét tất cả tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 48 và Điều 46 BLHS năm 1999. Nhưng cần phải lưu ý là: “các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chỉ làm thay đổi mức độ nguy hiểm trong một khung hình phạt chứ không làm thay đổi tính chất của tội phạm”(1) và nếu các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đã được quy định là dấu hiệu định tội rồi thì không được coi là tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho chính tội đó nữa. Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS, khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, Tòa án không được tự ý xác định thêm những tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 nhưng Tòa án có thể coi các tình tiết khác chưa được quy định trong Bộ luật hình sự là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhưng phải được ghi rõ trong bản án. Vấn đề này được hướng dẫn tại Nghị quyết 01/HĐTP, ngày 19/04/1989 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Những tình tiết sau đây được coi là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác: - Bị cáo hoặc vợ, chồng, cha, mẹ, con bị cáo là người có công có nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong những danh hiệu vinh dự như: Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác; - Bị cáo là người có nhiều thành tích trong sản xuất, chiến đấu, công tác đã được nhận huân chương, bằng lao động sáng tạo, bằng khen của chính phủ 1() Đinh Văn Quế , “TNHS đối với các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe, nhân phẩm của con người”, Nxb chính trị - Quốc gia 1999 21
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương hoặc có sáng chế phát minh có giá trị lớn hoặc nhiều năm được công nhận là chiến sĩ thi đua; - Bị cáo là thương binh hoặc người thân thích như vợ, chồng, bố, mẹ hoặc con (con đẻ hoặc con nuôi) là liệt sĩ; - Bị cáo là người tàn tật bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác; - Bị cáo sau khi phạm tội đã lập công chuộc tội; - Người bị hại cũng có lỗi. Khi quyết định hình phạt, Tòa án cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: khi xét xử phải xem xét đầy đủ các dấu hiệu thuộc cấu thành tội phạm của tội; chỉ áp dụng hình phạt đối với người phạm một tội mà Bộ luật hình sự quy định; chỉ áp dụng những hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự; không xử phạt quá mức cao nhất của khung hình phạt; đối với hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người không được áp dụng hình phạt tiền dù đó là hình phạt chính hay là hình phạt bổ sung vì hình phạt tiền sẽ gây tâm lý coi thường pháp luật, coi thường tính mạng con người, gây rồi loạn trật tự xã hội. Trên đây là đường lối xử lý chung được áp dụng trong quá trình xét xử tất cả các tội phạm, là cơ sở để chúng ta xác định đường lối xử lý cụ thể cho tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh một cách chính xác và đầy đủ. Điều 95 BLHS quy định hai khung hình phạt áp dụng đối với người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, cụ thể như sau: Khoản 1 Điều 95 quy định: “người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Khung hình phạt cơ bản của tội phạm áp dụng đối với trường hợp người phạm tội có hành vi giết một người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với khung hình phạt từ sáu tháng đến ba năm. Trong giới hạn của khung hình phạt này khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ 22
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương Điều 45 BLHS cân nhắc để lượng hình chính xác. Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS Tòa án có thể quyết định hình phạt nhẹ hơn so với người phạm tội theo quy định tại Điều 47 BLHS. Khi có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc có nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 BLHS và không có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Tòa án có thể quyết định hình phạt cho người phạm tội đến ba năm tù và không được quá ba năm. Khoản 2 Điều 95 quy định: “giết nhiều người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm”. Giết nhiều người theo quy định của Điều luật là trường hợp giết từ hai người trở lên và giết nhiều người ở đây có thể là cùng một lần hoặc trong nhiều lần khác nhau và các lần phạm tội đó phải chưa bị xét xử bằng một bản án đã có hiệu lức pháp luật của Tòa án. Nếu hai người bị giết chỉ có một người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội còn những người khác không có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc những người thân thích của người phạm tội thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội: “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Điều 95 và tội giết người theo Điều 93 BLHS. Ví dụ sau sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về vấn đề này: A đang ngồi uống rượu thì nghe hàng xóm báo là vợ A bị B đánh trọng thương, A liền chạy cầm dao chạy sang nhà B hỏi B tại sao đánh vợ mình thì nghe B nói với giọng thách thức, tức giận, A lao vào đòi chém B thì C là hàng xóm của B chạy ra can ngăn, sẵn dao trong tay, A đâm chết C rồi đâm liên tiếp nhiều nhát vào người B. C và B đều chết tại chỗ. Trong trường hợp này, B mới là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với vợ A chứ không phải C, C chỉ là người can ngăn hành vi phạm tội của A mà thôi. Nên A sẽ bị xử lý hai tội là tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95) đối với hành vi giết B và tội giết người (Điều 93) đối với hành vi giết C. 23
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương Tuy nhiên nếu có nhiều người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội, nhưng chỉ có một người bị giết chết, còn những người khác bị thương và có tỉ lệ thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội: “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” (khoản 1 Điều 95) và “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” theo Điều 105 BLHS. Như vậy, theo quy định của Điều 95 BLHS thì cả hai khung hình phạt áp dụng đối với “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” là tù có thời hạn. Khi xử lý “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” các cơ quan tiến hành tố tụng cần xem xét và cân nhắc thật chính xác tinh thần của Điều luật để có quyết định đúng đắn, đảm bảo mục đích của hình phạt. 1.5. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với một số tội khác trong BLHS 1.5.1. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS) với tội giết người (Điều 93 BLHS) “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” và “Tội giết người” đều là tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm tính mạng con người, hai tội phạm này có nhiều điểm giống nhau về các yếu tố cấu thành tội phạm. Về khách thể, hai tội này có khách thể trực tiếp giống nhau là đều xâm phạm đến quyền sống của con người và gây ra cái chết cho nạn nhân. Về mặt khách quan, hai tội đều là tội phạm có cấu thành vật chất, đều đòi hỏi hậu quả chết người xảy ra. Về mặt chủ quan, cả hai tội phạm đều có thể thực hiện với lỗi cố ý. Chủ thể của tội phạm đều là chủ thể thường. Tuy nhiên, về cơ bản hai tội này có sự khác nhau. Cụ thể: 24
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương Thứ nhất, ở tội giết người trạng thái tinh thần của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc nhưng đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trạng thái tinh thần của người phạm tội (đang bị kích động mạnh) lại là dấu hiệu bắt buộc Thứ hai, nếu nạn nhân của tội giết người là bất kỳ người nào thì nạn nhân của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh phải là người đã thực hiện hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Ngoài hai đặc điểm cơ bản trên thì hai tội phạm này còn có sự khác nhau về độ tuổi của chủ thể, ở tội giết người tuổi của người phạm tội là từ đủ 14 tuổi trở lên còn ở tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tuổi của người phạm tội là từ đủ 16 tuổi trở lên và khác nhau về mục đích của người phạm tội, ở tội giết người thì mục đích phạm tội luôn được xác định còn ở tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mục đích tội phạm thường khó xác định. Tóm lại, nếu tội phạm thỏa mãn đồng thời cả hai dấu hiệu trên trong dấu hiệu pháp lý thì chúng ta có thể xác định được đó là tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Còn nếu tội phạm xảy ra chỉ có một trong hai đặc điểm trên thì chúng ta có thể xác định đó là tội giết người ( Điều 93 BLHS). Hai đặc điểm cơ bản của trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội và hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có mối quan hệ nhân quả với nhau. Do vậy, khi xác định tội phạm chúng ta phải xem xét một cách chính xác để có kết luận đúng đắn tránh tình trạng xác định sai tội danh(1) . 1() Xem thêm Đố Đức Hồng Hà, luận án tiến sĩ “Tội giết người trong Bộ luật hình sự Việt Nam”, tr53, 54. 25
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương 1.5.2. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95) với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96) Căn cứ vào quy định tại Điều 96, Khoản 2 Điều 15 BLHS , từ khái niệm và các điều kiện của phòng vệ chính đáng cũng như khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, chúng ta có thể phân biệt hai tội phạm này qua những đặc điểm cơ bản sau đây: - Thứ nhất, về nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội, trong tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là xuất phát từ người có hành vi nguy hiểm đang xâm hại đến lợi ích chính đáng của chính người phạm tội hoặc xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể vì họ muốn bảo vệ các lợi ích đó mà có hành vi chống trả một cách quá mức cần thiết và gây hậu quả chết người; với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì nguyên nhân dẫn đến việc giết người là do người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần do họ không tự chủ, tự kiềm chế được hành vi của mình do nạn nhân đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật xâm phạm đến lợi ích của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Ở tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì lợi ích bị xâm hại còn có lợi ích của Nhà nước, của tập thể còn trong tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì lợi ích bị xâm hại chỉ là người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Người phạm tội theo Điều 96 có thể bị kích động hoặc không bị kích động nhưng người phạm tội theo Điêu 95 thì bắt buộc tinh thần phải bị kích động(1) . - Thứ hai, về mục đích phát sinh hành vi phạm tội, trong trường hợp tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, mục đích của hành vi được thực hiện là tích cực chống trả lại sự xâm hại gây cho mình, cho Nhà nước hoặc cho người khác, gạt bỏ tinh sự đe dọa với lợi ích bảo vệ, đẩy lùi sự 1() Xem thêm, Lê Văn Hoè, Luận văn tốt nghiệp đại học, năm 2002, tr38 26
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương tấn công của nạn nhân còn trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chủ yếu do họ không tự chủ được bản thân, trong hoàn cảnh bị kích động họ không điều khiển được hành vi của mình và dẫn tới hành vi phạm tội. - Thứ ba, về cường độ tấn công của nạn nhân, trong trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, hành vi nguy hiểm của nạn nhân xâm hại lợi ích của người phạm tội nó phải “ngay tức khắc”, sự gây thiệt hại và đe dọa gây thiệt hại phải là thực sự, nhưng trong trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi trái pháp luật của nạn nhân có thể là một hành vi cụ thể và tức thì dẫn tới tình trạng tinh thần bị kích động mạnh nhưng cũng có trường hợp hành vi trái pháp luật của nạn nhân là chuỗi các hành vi khác nhau, diễn ra có tính lặp đi lặp lại… Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có thể bằng lời nói, có thể bằng hành động nhưng hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trong tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chỉ có thể là hành động xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của người phạm tội hoặc của người khác. - Thứ tư, về trách nhiệm hình sự, tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người có hành vi giết người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi họ phòng vệ quá mức cần thiết; còn trường hợp tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chúng ta phải xem xét trạng thái tinh thần của người phạm tội có bị “kich động mạnh” hay chỉ bị “kích động” nếu giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 95 BLHS. - Thứ năm, động cơ của tội phạm, ở tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm và không được coi là dấu hiệu định tội nhưng ở tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng động cơ phạm tội được coi là dấu hiệu định tội, đó là động cơ phòng vệ. 27
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương Ngoài ra, trong cả hai tội đều có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng, nhưng ở trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì hành vi trái pháp luật đang xảy ra và chưa kết thúc; còn ở trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đã kết thúc(1) . Trong thực tiễn, việc phân biệt giữa hai điều luật này có ý nghĩa rất thiết thực đối với việc định tội danh. Bởi hai tội phạm này có một số dấu hiệu giống nhau về chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan như đều là chủ thể thường, xâm phạm tính mạng con người, lỗi là cố ý… đều là trường hợp giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người. 1.5.3. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Điều 95 với trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn đến chết người (điểm b khoản 2 Điều 105 BLHS) Hai tội phạm này thuộc hai nhóm tội khác nhau là nhóm tội xâm phạm tính mạng và nhóm tội xâm phạm sức khỏe của người khác. Tuy nhiên hai tội phạm này có một số điểm giống nhau. Về mặt chủ quan, hai trường hợp phạm tội này chủ thể của tội phạm đều thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và đều có hậu quả chết người xảy ra. Trong thực tiễn áp dụng việc phân biệt giữa hai tội này là rất khó khăn bởi đối với người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh không thể hoặc khó xác định được mục đích của người phạm tội, họ hành động trong phút giây nóng giận, nên hậu quả đến đâu họ phải chịu trách nhiệm hình sự đến đó. Trong khi họ phạm tội, họ không đủ bình tĩnh để giới hạn hành vi phạm tội ở mức gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người bị hại. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cũng có những trường hợp sau khi bị đánh, nạn nhân chưa chết ngay mà phải sau một thời gian nhất định mới bị chết(2) . Nếu như không ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì 1() Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tập 1, Nxb TP.HCM, tr65 2() Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, tập 1, Nxb TP.HCM, tr66 28
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người (khoản 3, 4 Điều 104 BLHS) nhưng vì người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần nên họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn đến chết người theo điểm b khoản 2 Điều 105 BLHS. Còn nếu nạn nhân bị chết ngay hoặc sau một thời gian rất ngắn nạn nhân chết thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS). Do vậy, chúng ta chỉ có thể phân biệt sự khác nhau của hai tội này căn cứ vào hậu quả chết người và khoảng thời gian giữa hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm và hậu quả của hành vi đó gây ra cho nạn nhân. Tuy nhiên trong thực tiễn việc xác định này không phải là vấn đề đơn giản vì chưa có sự thống nhất về cách hiểu như thế nào là sau một thời gian nhất định mới chết và xác định khoảng thời gian như thế nào là ngắn. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tội danh cho tội phạm đã thực hiện. 1.5.4. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Điều 95 BLHS với trường hợp giết người được áp dụng tình tiết giảm nhẹ điểm đ khoản 1 Điều 46 BLHS Căn cứ quy định của Điều 95 và điểm đ khoản 1 Điều 46 BLHS, chúng ta thấy cả hai trường hợp người phạm tội đều bị kích động về tinh thần di hành vi trái pháp luật của người khác gây nên nhưng sự khác nhau cơ bản là mức độ bị kích động và mức độ trái pháp luật của nạn nhân. - Thứ nhất, về mức độ kích động về tinh thần: nếu như ở trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 BLHS) người phạm tội phải bị kích động mạnh thì ở trường hợp phạm tội quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 46 thì người phạm tội tuy tinh thần có bị kích động nhưng chưa mạnh, chưa tới mức không nhận thức được hành vi của mình. 29
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương - Thứ hai, về mức độ của hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra tình trạng kích động của người phạm tội: Nếu ở Điều 95 hành vi trái pháp luật của nạn nhân phải là nghiêm trọng thì ở trường hợp phạm tội quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 46 hành vi trái pháp luật của nạn nhân chưa phải là nghiêm trọng, hành vi trái pháp luật ở Điều 95 phải là của chính nạn nhân thì ở điểm đ khoản 1 Điều 46 không nhất thiết phải là hành vi của nạn nhân mà là hành vi của bất kỳ người nào khác. - Thứ ba, về đối tượng tác động của hành vi trái pháp luật: ở tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hành vi trái pháp luật của nạn nhân phải đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội nhưng ở điểm đ khoản 1 Điều 46 thì không nhất thiết phải như thế. 30
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH 2.1. Một số vấn đề lý luận Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ chính xác, hiệu quả, thể hiện đúng vai trò, ý nghĩa cũng như mục đích mong muốn khi Nhà nước ban hành một quy phạm pháp luật khi hoạt động nhận thức pháp luật đúng đắn, đầy đủ. Trải qua quá trình hình thành và hoàn thiện, các quy định của pháp luật về tội Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ngày càng được quy định một cách đầy đủ và thống nhất hơn. Tuy nhiên, về mặt lý luận, chế định này còn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để và còn gây nhiều tranh cãi. Thứ nhất, pháp luật hình sự hiện nay chưa có những căn cứ để xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Chính thiếu sót này đã dẫn tới tình trạng gây nhiều tranh cãi giữa những nhà nghiên cứu luật học và bất đồng quan điểm giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Có thể lấy dẫn chứng trong vụ án Nông Văn Lanh bị truy tố về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có những quan điểm, nhận định trái ngược nhau liên quan đến việc xác định “hành vi trái pháp luật nghiêm trọng”. Diễn biến vụ án cụ thể như sau: Sau khi uống rượu, Hứa Văn Yên đến nhà chị Hồng để chơi bi – a, nhưng không có ai chơi với Yên, nên Yên bực tức, vứt gậy bi – a ra đường. Thấy vậy chị Hồng chạy ra nhặc gậy và nói không cho Yên chơi nữa. Yên lại tiếp tục ném quả bi – a ra đường, rồi quay lại dùng tay đập vào vai chị Hồng, tiếp đến Yên hất đổ bàn bi – a và dẫm chân 31
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương lên mặt bàn làm mặt bàn bị vỡ, rồi Yên tiếp tục dùng tay đánh vào đầu chị Hồng. Anh Hải vào can ngăn cũng bị Yên đánh. Nông Văn Lanh đang bế con cách nhà khoảng 20m nghe tin vợ bị đánh, nên đã về nhà lấy súng AK (Lanh là dân quân nên được trang bị súng) chĩa vào người Yên bắn ba phát, làm Yên bị chết. Sau đó, Lanh cầm súng chạy đến đồn biên phòng tự thú. Toà án cấp sơ thẩm kết án Nông Văn Lanh về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Sau khi xét xử sơ thẩm, đại diện người bị hại kháng cáo, yêu cầu xét xử bị cáo về tội giết người, tăng hình phạt và tăng mức bồi thường. Toà án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS năm 1999 kết án bị cáo về tội giết người. Tại quyết định số 57, ngày 5/9/2002, Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã huỷ án phúc thẩm và giữ nguyên các quyết định của bản án sơ thẩm đối với Nông Văn Lanh với nhận định Yên vô cớ đập phá tài sản, đánh vợ Lanh, đánh cả người can ngăn, là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đã tác động mạnh đến tinh thần của Lanh, nên phải kết án Lanh phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (1) . Trong tình huống trên ta thấy, cùng là những hành vi phạm tội của Lanh nhưng do không có những hướng dẫn cụ thể để xác định hành vi xâm hại của nạn nhân Yên như thế nào thì được coi là “hành vi trái pháp luật nghiêm trọng”, nên toà án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm đã có những nhận định khác nhau trong vấn đề định tội danh đối với Lanh. Theo chúng tôi, những hành vi của Yên vừa xâm phạm tới quyền được bảo vệ sức khoẻ của người thân người phạm tội, vừa xâm phạm tới quan hệ tài sản của người phạm tội – những khách thể được luật hình sự bảo vệ nên có thể xác định là hành vi của Yên hành vi trái pháp luật nghiêm trọng. Cần phải xác định rằng: Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng trước hết phải là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội, cũng có trường hợp hành vi đó xâm phạm đến tài sản của 1() Báo cáo công tác Ngành Toà án năm 2002, báo cáo của Toà án hình sự, tr4 32
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương người phạm tội. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể CTTP hoặc chưa tới mức CTTP nhưng nó phải làm nguyên nhân trực tiếp làm cho tinh thần của người phạm tội bị kích động mạnh. Thứ hai, trong nhiều trường hợp, việc xác định ranh giới giữa tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với một số tội phạm khác (tội giết người (Điều 93 BLHS), tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96 BLHS), tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105 BLHS)…) gặp nhiều khó khăn dẫn tới tình trạng có những quan điểm khác nhau trong cùng một vụ án. Ví dụ về vụ án sau sẽ cho chúng ta thấy rõ về vấn đề này: Tạp chí Tòa án nhân dân số 11/2002 có đăng bài “Phạm Văn Toản phạm tội giết người hay giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh?” của tác giả Huy Anh với nội dung vụ án như sau: Vào khoảng 19 giờ ngày 31/7/2002, Phạm Văn Toản, Nguyễn Văn Giáp, Phạm Tân Phong và Lê Thanh Hải đều là sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đắc Lắc rủ nhau ra quán ở ngã ba EaKao, phường EaTam, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc đánh bi - a. Lúc đó, bàn bi da bên cạnh có Đinh Văn Khoa và Toản đã có lời qua tiếng lại dẫn đến cãi nhau và định đánh nhau, được mọi người can ngăn nên Toản, Hải và Giáp ra về nhà trọ ở đường Oi Ắt để nghỉ và học bài. Một lát sau, Toản xuống bếp lấy một con dao Thái Lan (loại dao nhỏ, nhọn để dùng gọt hoa quả) và đi ra ngoài, đến gần đường Lê Duẩn thì dừng lại ở đó. Giáp và Hải ở nhà thấy Toản đi lâu về nên lấy xe Honda đi tìm. Khi đến ngã ba đường Lê Duẩn rẽ vào đường Oi Ắt thì thấy Toản đứng ở đó. Cùng lúc này, Đinh Văn Khoa đang đứng ở trước nhà 431 Lê Duẩn (khu vực Khoa đang ở) cùng với Phạm Văn Phượng, Thiều Quang Khoa, Lê Văn Thuận và Phạm Anh Tuấn. Thấy mấy người đi xe máy dừng lại ở đường Oi Ắt, Đinh Văn Khoa nói với các bạn là: “Bọn kia vừa mới gây sự với Khoa ở bàn bi da, bây giờ qua xem mặt tụi nó ra sao”. Nói xong Khoa đi trước, Phượng, Tuấn, Thuận và Thiều Quang Khoa đi sau. Khi vừa đi đến chỗ Toản, Giáp và Hải 33
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương đứng thì Khoa và Toản to tiếng với nhau. Khoa cầm cổ áo đấm vào mắt Toản và kéo Toản xuống làm Toản bị ngã. Khoa rút một vật nhọn dài chừng 30 - 40cm màu đen trong người đâm sướt vai phải của Toản. Lúc đó, Toản liền dùng dao dấu sẵn trong người ra đâm Khoa một nhát vào mạn sườn bên trái làm Khoa gục xuống. Tuấn đứng gần đó thấy vậy cầm gậy đuổi đánh Toản và Toản quăng dao bỏ chạy. Tuấn quay lại cùng với các bạn đưa Khoa đi cấp cứu nhưng Khoa đã chết. Tác giả bài viết có đưa ra hai quan điểm xung quanh việc xác định tội danh đối với bị cáo Phạm Văn Toản. Quan điểm thứ nhất, Phạm Văn Toản phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo quy định tại khoản 1 Điều 95 BLHS 1999. Quan điểm thứ hai lại cho rằng Phạm Văn Toản phạm tội giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS 1999(1) . Chúng tôi không đồng ý với quan điểm của tác giả bài viết đưa ra, có nghĩa Phạm Văn Toản không phạm tội giết người và không phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, mà Phạm Văn Toản phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 96 BLHS 1999. Thứ nhất, về quan điểm Phạm Văn Toản phạm tội giết người: giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật, nạn nhân có thể là bất kì ai. Tuy nhiên, ở đây Toản tước đoạt tính mạng của nạn nhân trong trường hợp nạn nhân có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng: Khi vừa đi đến chỗ Toản, Khoa đã cầm cổ áo đấm vào mắt Toản và kéo Toản xuống làm Toản bị ngã, đồng thời Khoa rút một vật nhọn dài chừng 30 - 40cm màu đen trong người đâm sướt vai phải của Toản. Như vậy, xuất phát từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân mà Toản đã có hành vi chống trả bằng cách rút dao trong người đâm Khoa một nhát vào mạn sườn bên trái làm Khoa gục xuống. Nên việc cho rằng Toản phạm tội giết người là không hợp lý. 1() Xem thêm “Phạm Văn Toản phạm tội giết người hay giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tạp chí Toà án nhân dân Số 11/2002, tr. 20 34
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương Thứ hai, về quan điểm Phạm Văn Toản phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh: giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp người phạm tội giết nạn nhân trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân, nhưng hành vi trái pháp luật nghiêm trọng này của nạn nhân đã kết thúc (1) (trong trường hợp hành vi trái pháp luật nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe). Đây là dấu hiệu để phân biệt tội này với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, ở hai tội nạn nhân đều có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng, nhưng ở tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì hành vi trái pháp luật đang xảy ra nhưng chưa kết thúc, còn ở tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đã kết thúc. Trong vụ án trên, hành vi trái pháp luật của Khoa tấn công Toản (đấm, đâm) vẫn đang xảy ra và chưa kết thúc. Ngoài ra, Khoa lại là người đã chủ động đến phía Toản, hai bên to tiếng với nhau, Khoa đã cầm cổ áo đấm vào mắt Toản và kéo Toản xuống làm Toản bị ngã, đồng thời Khoa rút một vật nhọn dài chừng 30 - 40cm màu đen trong người đâm sướt vai phải của Toản và hai bên đánh nhau, nên việc cho răng Toản phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là không hợp lý. Trong trường hợp trên căn cứ vào tình tiết của vụ án thì Phạm Văn Toản phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng(2) . Trên đây là một số vấn đề còn gặp phải trong việc áp dụng các dấu hiệu pháp lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại Điều 95 BLHS năm 1999 để định tội danh. Để có thể áp dụng thống nhất và tránh những vướng mắc gặp phải trong quá trình áp dụng pháp luật thì cần có một hướng dẫn cụ thể đối với từng tình tiết nói trên đồng thời đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét cụ thể, toàn diện từng tình tiết của vụ án tránh đưa ra những quyết định sai lầm. 1() Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội phạm, tập 1, Nxb TP.HCM, tr65. 2 Xem thêm Việt Quỳnh , “bình luận tội danh qua một vụ án”, khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. 35
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương 2.2. Một số vấn đề thực tiễn. Qua thực tiễn xét xử, thì ta có thể thấy tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 95 BLHS năm 1999 xẩy ra với tỷ lệ thấp trong số những tội xâm phạm đến tính mạng con người. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao thì trong 3 năm gần đây, tình hình tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau: Năm Thụ lý Xét xử Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo 2007 72 104 54 69 2008 49 65 38 48 2009 35 40 24 29 (Số liệu do phòng tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao cung cấp) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy trong 3 năm gần đây, số vụ giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động được đưa ra xét xử là rất ít và có dấu hiệu giảm dần, cả nước trong năm 2009 chỉ có 24 vụ án với 29 bị cáo, trong đó có 1 số tỉnh như Yên Bái, Hà Tĩnh chỉ có 1 vụ án với 3 bị cáo được đưa ra xét xử. Bên cạnh những số liệu nói lên diễn biến tình hình tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong những năm gần đây thì khi nói đến thực tiễn của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh còn phải nhắc đến thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng. Các cơ quan tiến hành tố tụng còn lúng túng trong việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân với trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thời điểm hoàn thành của tội phạm này. * Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân với trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội 36
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân phải là nguyên nhân dẫn tới trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội nói cách khác trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội phải xuất phát từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Trường hợp trạng thái tinh thần của người phạm tội bị kích động mạnh do nhiều lý do khác như say rượu, dùng chất kích thích hoặc hành vi trái pháp luật nghiêm trọng dẫn tới trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đó không do nạn nhân gây ra mà do người khác gây ra thì sẽ không áp dụng Điều 95 BLHS năm 1999 để xử lý. Như vậy, để xác định một người có giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hay không cần phải xác định nạn nhân là người đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng và chính hành vi đó đã làm cho tinh thần của người phạm tội bị kích động mạnh dẫn tới hành vi giết người. Tại khoản 1 Điều 95 BLHS năm 1999 cũng đã quy định rất rõ mối quan hệ này “người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc người thân thích của người đó…”. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định không đúng mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân với trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội dẫn tới việc định sai tội danh, không đúng với tinh chất mức độ phạm tội ví dụ như trường hợp xét xử bị cáo Nguyễn Đức Trường về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại bản án HSST số 105 ngày 24/09/2003 của TAND thành phố Đà Nẵng(1) . Cụ thể như sau: Khoảng 23h30’ ngày 25/5/2003, Nguyễn Đức Trường đi chơi bằng xe mô tô về khu nhà trọ số 449/58 Ngô Quyền, Thành phố Đà Nẵng, lúc này ở phòng số 1 có chị Phan Thị Phương Thanh và các anh Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Xuân Phương và vợ chồng anh Ngô Thanh Đông đang ngồi uống rượu nói chuyện, thấy Trường đi vào nhầm phòng nên chị 1() TS. Dương Thanh Biểu (chủ biên), Thông báo rút kinh nghiệm, kiến nghị nghiệp vụ của các viện phúc thẩm, Nxb Tư pháp; Xem thêm bản án hình sự sơ thẩm số 105 ngày 24/09/2003 của TAND thành phố Đà Nẵng. 37
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp Trương Thị Cẩm Hương Thanh có nói: “Khuya đóng cửa hết rồi, anh tìm ai?” thì Trường trả lời “nhà tao thuê, tao vào, bọn bay muốn gì?”. Nghe vậy, anh Nguyễn Văn Phú dùng tay xô Trường ra khỏi phòng và hai bên có xô xát với nhau, Phú cầm một cái chén ăn cơm đập vào đầu Trường làm rách da đầu và chảy máu. Trường kêu la thì Nguyễn Xuân Liên, Võ Văn Thìn ở cùng phòng trọ với Trường chạy ra. Sau đó, Trường, Thìn, Liên về phòng trọ của mình (số 5) thì Phú đuổi theo vào trong phòng Trường thách đố đòi đánh, Nguyễn Xuân Phương chạy theo Phú và đừng ngoài ném ly thủy tinh trúng vào mặt Trường làm Trường bị mẻ 2 cái răng và rách môi (thương tích 5%). Trường quay xuống bếp lấy con dao thái để tại bàn cầm lên đâm Phú 2 nhát. Nhát thứ nhất trúng vào vùng thượng vị cách dưới vú trái 9cm làm thủng da và cơ. Nhát thứ 2 khi anh Phú quay người chạy ra thì Trường đâm trúng vào khoang liên sườn phải, làm thủng da và cơ. Giám định pháp y kết luận: anh Nguyễn Văn Phú chết do bị một vật sắc nhọn xuyên thấu bụng gây đứt tĩnh mạch chủ dưới, gây đứt cuống thận phải dẫn đến choáng mất máu không hồi phục và tử vong. Cáo trạng của VKSND Thành phố Đà Nẵng truy tố bị cáo Trường về “tội giết người” theo khoản 2 Điều 93 BLHS và đề nghị áp dụng các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm b, đ, p Khoản 1 Điều 46 BLHS xử phạt bị cáo Trường từ 6 đến 8 năm tù. Tại bản án HSST số 105 ngày 24/09/2003 của TAND Thành phố Đà Nẵng áp dụng khoản 1 Điều 95, Điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 BLHS xử phạt Nguyễn Đức Trường 3 năm tù về tội “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”. Theo chúng tôi, việc TAND thành phố Đà Nẵng kết án bị cáo Trường về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là không hợp lý. Bởi lẽ: - Xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân và trạng thái tinh thần kích động mạnh của người phạm tội: Rõ ràng, hành vi của Phú là chỉ vào phòng thách đố Trường không mang theo hung khí gì và cũng chưa có hành vi gì, nếu không bị Phương ném ly trúng vào mặt thì Trường chưa đến mức phải lấy dao đâm Phú. Tại toà phúc thẩm, 38