SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÂM THỊ THANH THẢO
B¶O §¶M QUYÒN CON NG¦êI TRONG THùC HµNH
QUYÒN C¤NG Tè CñA VIÖN KIÓM S¸T NH¢N D¢N
(Trªn c¬ së sè liÖu t¹i ®Þa bµn tØnh Hµ Giang)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÂM THỊ THANH THẢO
B¶O §¶M QUYÒN CON NG¦êI TRONG THùC HµNH
QUYÒN C¤NG Tè CñA VIÖN KIÓM S¸T NH¢N D¢N
(Trªn c¬ së sè liÖu t¹i ®Þa bµn tØnh Hµ Giang)
Chuyên ngành: Luâ ̣t hình sựvà tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướ ng dẫn khoa ho ̣c: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn chưa được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong Luận văn đảm bảo tính chín xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị khoa luật xem xét để
cho tôi có thể bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lâm Thị Thanh Thảo
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN
CON NGƯỜI TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ
CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN.............................................. 9
1.1. Quyền con người và bảo đảm quyền con người trong tố tụng
hình sự ................................................................................................ 9
1.1.1. Quyền con người và quyền con người trong tố tụng hình sự.............. 9
1.1.2. Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự..............................14
1.2. Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự liên quan
đến thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát..........................16
1.2.1. Các quyền con người liên quan đến hoạt động công tố ....................16
1.2.2. Đặc điểm của quyền con người trong tố tụng hình sự liên quan
đến thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát...............................23
1.3. Khái niệm về thực hành quyền công tố và bảo đảm quyền
con người trong hoạt động thực hành quyền công tố của
Viện kiểm sát....................................................................................27
1.3.1. Khái niệm về thực hành quyền công tố.............................................27
1.3.2. Vai trò của thực hành hành quyền công tố trong việc bảo đảm
quyền con người ................................................................................28
1.4. Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố
của một số nước trên thế giới .........................................................30
1.4.1. Trung Quốc........................................................................................30
1.4.2. Liên bang Nga ...................................................................................34
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ BẢO
ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT
ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ CỦA VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN.................................................................39
2.1. Quy định của các nguyên tắc tố tụng bảo đảm quyền con
người liên quan đến hoạt động công tố .........................................39
2.1.1. Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân
(Điều 4 BLTTHS 2003) ....................................................................39
2.1.2. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước
pháp luật (Điều 5)..............................................................................40
2.1.3. Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ
ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
(Điều 6; Điều 8).................................................................................40
2.1.4. Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,
tài sản của công dân (Điều 7)............................................................41
2.1.5. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo (Điều 11) .........................................................................42
2.1.6. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án (Điều 19)........42
2.1.7. Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi
danh dự, quyền lợi của người bị oan (Điều 29); nguyên tắc bảo đảm
quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra (Điều 30)..........43
2.1.8. Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình
sự (Điều 31).......................................................................................44
2.1.9. Nguyên tắc đảm bảo thực hành quyền công tố và kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự..........................................44
2.2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 liên quan đến
việc bảo đảm quyền con người thông qua các nội dung của
hoạt động thực hành quyền công tố...............................................46
2.2.1. Bảo đảm quyền con người thông qua các nội dung thực hành
quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án
hình sự ...............................................................................................46
2.2.2. Bảo đảm quyền con người thông qua các nội dung thực hành
quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án
hình sự ...............................................................................................57
2.2.3. Quy định về thủ tục các hoạt động tố tụng........................................71
Chương 3: THỰC TIỄN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ BẢO ĐẢM
QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ...75
3.1. Khái quát về tổ chức, bộ máy hoạt động của Viện kiểm sát
nhân ở dân tỉnh Hà Giang ..............................................................75
3.2. Thực tiễn bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền
công tố của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang ....................76
3.2.1. Đánh giá chung về những kết quả đạt được về đảm bảo quyền
con người trong hoạt động thực hành quyền công tố của Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang ......................................................76
3.2.2. Một số bất cập trong về đảm bảo quyền con người trong công tác
thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang....83
3.2.3. Nguyên nhân dẫn đến bất cập, hạn chế của việc bảo đảm quyền
con người trong thực hành quyền công tố ở tỉnh Hà Giang..............87
3.3. Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả
bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố
trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát .......................................91
3.3.1. Những quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước đối với
việc bảo đảm quyền con trong hoạt động công tố.............................91
3.3.2. Hoàn thiện pháp luật..........................................................................92
3.3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người
trong thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự của Viện
kiểm sát..............................................................................................98
KẾT LUẬN..................................................................................................102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................104
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
BLTTHS: Bộ luật Tố tụng hình sự
CAT: Công ước về chống tra tấn và các hình thức
đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc
hạ thấp nhân phẩm
CHND: Cộng hòa nhân dân
CPPCG: Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt
chủng năm 1948
CQĐT: Cơ quan điều tra
CQTHTTHS: Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
ĐTV: Điều tra viên
HĐXX: Hội đồng xét xử
ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị
KSV: Kiểm sát viên
QCN: Quyền con người
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
THQCT: Thực hành quyền công tố
THTT: Tiến hành tố tụng
TTHS: Tố tụng hình sự
UDHR: Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm1948
VKS: Viện kiểm sát
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân Tối cao
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
Bảng 3.1: Tình hình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm trên địa
bàn tỉnh Hà Giang 76
Bảng 3.2: Tỉ lệ bị can áp dụng biện pháp tạm giam được thay thế
bằng biện pháp ngăn chặn khác 79
Bảng 3.3: Tỉ lệ bị can áp dụng biện pháp tạm giam so với bị can
đã bị khởi tố từ năm 2010 - 2014 84
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo đảm quyền con người (QCN) là một trong những nội dung và cũng
là mục đích của xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta
được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và pháp luật Nhà nước những năm
gần đây. Văn kiện Đại hội X của Đảng đặt ra nhiệm vụ: “Xây dựng nền tư
pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền
con người”. Định hướng này tiếp tục được thể hiện trong văn kiện Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng: “Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch vững mạnh,
bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”. Trên tinh thần đó,
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ chính trị “Về chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020” khẳng định:
Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với cơ quan tư pháp ngày
càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân
trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công
cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu
tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm [23, tr.1 - 2].
Hiến pháp 2013 đề cao QCN và bảo đảm QCN, bằng việc quy định một
chương về QCN, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân (chương 2 Hiến pháp).
Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) 2003 và các văn bản pháp luật tố tụng hình
sự (TTHS) khác đã quy định việc bảo đảm QCN trong hoạt động TTHS, trong
đó có hoạt động công tố của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND). Theo đó, bảo
vệ QCN là trách nhiệm của các cơ quan thực hành quyền công tố (THQCT)
và người tiến hành tố tụng (THTT). Với chức năng, nhiệm vụ của mình Viện
2
kiểm sát nhân dân (VKSND) có vai trò bảo vệ, bảo đảm thực hiện QCN quá
trình giải quyết vụ án, một mặt không để lọt tội phạm, đồng thời phải bảo đảm
không làm oan người vô tội, phát hiện và xử lý mọi hành vi vi phạm trong
hoạt động tố tụng. Những quy định của pháp luật tạo ra cơ sở pháp lý cho việc
bảo đảm QCN trong hoạt động TTHS nói chung và trong hoạt động công tố
của Viện kiểm sát (VKS) nói riêng, đồng thời còn góp phần đấu tranh xử lý
tội phạm có hiệu quả.
Thực tiễn hoạt động TTHS trong những năm vừa qua ở tỉnh Hà Giang
cho thấy, vai trò của VKSND trong việc bảo đảm QCN của người khi thực
hiện chức năng, nhiệm vụ công tố đã có những thành tựu nhất định. Các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân về cơ bản đã được bảo đảm, đã hạn
chế được tình trạng oan, sai. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn có nhiều hạn chế với
những biểu hiện sau: a. Các cơ quan THTT chưa bảo đảm thực hiện đầy đủ
các QCN mà cụ thể là quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong hoạt
động TTHS, chưa giải thích các QCN được pháp luật quy định đối với họ và
do vậy cũng không có biện pháp bảo đảm để thực hiện những quyền này từ
phía các cơ quan THTT; b. Người THTT trong các cơ quan THTT còn có
biểu hiện xâm phạm QCN trong quá trình tố tụng, như việc bức cung, dùng
nhục hình… gây ra hậu quả đáng tiếc; c. Các cơ quan tố tụng và những người
THTT lạm dụng việc bắt, giữ, giam người hoặc có hành vi phạm QCN trong
quá trình thực hiện các biện pháp ngăn chặn trong TTHS; d. Hiện tượng bỏ
lọt tội phạm và làm oan người vô tội vẫn còn diễn ra do đó đã xâm phạm đến
QCN; e. Việc thực hiện trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn xử lý các hành vi
xâm phạm QCN trong hoạt động TTHS của VKSND chưa cao dẫn đến tình
trạng vi phạm...
Những hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên
nhân thuộc về quy định của pháp luật tố tụng chưa phù hợp với thực tiễn đấu
3
tranh xử lý tội phạm và việc bảo vệ QCN trong TTHS, những nguyên nhân về
cán bộ, tổ chức, cơ chế vận hành, phối hợp giữa các cơ quan THTT…Vì vậy
để góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm QCN trong hoạt động công tố - một
chức năng quan trọng của VKS trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án, tác
giả đã chọn đề tài “Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công
tố của Viện kiểm sát nhân dân (Trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Hà
Giang)" để làm Luận văn Thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề bảo QCN nói chung, QCN trong hoạt động TTHS đã được
nhiều tác giả nghiên cứu từ các góc độ và với các mức độ khác nhau.
Ở góc độ nghiên cứu về bảo vệ QCN nói chung trong Nhà nước pháp
quyền, đã có các công trình "Quyền con người trong thế giới hiện đại" của
PGS. PTS Hoàng Văn Hảo và PGS. Phạm Khiêm Ích, được Viện thông tin
khoa học và xã hội cùng Trung tâm nghiên cứu quyền con người xuất bản
năm 1995; công trình "Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của GS.TS. Trần Ngọc Đường, do
nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2004; chuyên khảo "Quyền lực
Nhà nước và quyền con người" của PGS. TS. Đinh Văn Mậu, do nhà xuất bản
Tư pháp xuất bản năm 2003; Chuyên khảo “Quyền con người và luật quốc tế
về quyền con người” của TS. Chu Hồng Thanh, do nhà xuất bản Chính trị
quốc gia xuất bản năm 1997; giáo trình “Lý luận và pháp luật về quyền con
người” của PGS. TS. Nguyễn Đăng Dung, Ths. Vũ Công Giao, Ths. Lã
Khánh Tùng (đồng chủ biên), do nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội xuất
bản năm 2009 v.v...
Ở góc độ pháp luật chuyên ngành nghiên cứu về những vấn đề bảo vệ
QCN trong hoạt động tư pháp cũng như trong hoạt động tố tụng sự có các
công trình nghiên cứu sau:
4
Về sách chuyên khảo, bài báo, đề tài khoa học có các công trình sau:
Đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia năm 2006 “Bảo vệ quyền con người
bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam” do TSKH. PGS. Lê Văn Cảm, TS. Nguyễn
Ngọc Chí, TS. Trịnh Quốc Toản đồng chủ trì; Tài liệu "Bảo đảm quyền con
người trong tố tụng hình sự trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam" tại Hội thảo về Quyền con người trong tố tụng
hình sự (do Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân quyền Australia tổ
chức tháng 3-2010) của PGS. TS. Nguyễn Thái Phúc; Chuyên khảo "Bảo vệ
quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam" của TS.
Trần Quang Tiệp, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2004; bài
báo "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với việc bảo đảm
quyền con người" của TS. Tường Duy Kiên, được công bố trên Tạp chí Nghề
luật năm 2004; bài báo của TSKH. PGS. Lê Cảm "Những vấn đề lý luận về
bảo vệ quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự", được
công bố trên Tạp chí Tòa án nhân dân năm 2006 v.v...
Cấp độ luận án tiến sĩ luật học có đề tài: "Bảo vệ quyền con người
trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Quang Hiền,
luận án tiến sĩ Luật học, Viện nhà nước và pháp luật, Hà Nội, năm 2008...
Cấp độ luận văn thạc sĩ các đề tài: “Bảo vệ quyền của người chưa thành
niên trong tư pháp hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh, luận
văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2008; đề tài:
"Bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình
sự Việt Nam" của tác giả Trần Thị Thùy Lương, luận văn thạc sĩ Luật học,
Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011; đề tài: "Quyền của người bị
tạm giam trước khi xét xử - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" của tác giả
Tiêu Phương Thúy, luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật - Đại học Quốc gia
Hà Nội năm 2014...
5
- Ở nước ngoài cũng đã nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề bảo đảm QCN
trong Nhà nước pháp quyền nói chung (The Rule of law của M. Hager); bảo
đảm quyền con người trong hệ thống tư pháp (Saudi Arabia, human rights:
Judicial system); bảo đảm quyền con người trong các nguyên tắc tố tụng hình
sự (Principle of Criminal procedure của Neil Andrews); bảo đảm quyền con
người trong xét xử vụ án hình sự (Human rights in the English criminal trial -
Human rights in criminal procedure của K.W. Lidstone) hoặc nghiên cứu vấn
đề bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội (The guarantees for
accused persons under Article 6 of the European Convention on Human
Rights của Stephanos Stavros)...
Trên cơ sở kết quả khảo sát trên đây cho thấy, ở nước ta đã có một số
công trình nghiên cứu cơ bản và trực tiếp về bảo đảm QCN nói chung, bảo
đảm QCN trong tư pháp hình sự nói riêng. Các công trình nghiên cứu trên đề
cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về các quy định của pháp luật áp dụng đối
với một số đối tượng bị hạn chế quyền tự do, nhưng chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về bảo đảm QCN trong hoạt
động THQCT của VKSND, nhất là gắn với hoạt động THQCT trên địa bàn
tỉnh Hà Giang, một tỉnh biên giới phía Đông Bắc của Tổ Quốc. Điều này cho
thấy việc nghiên cứu đề tài: "Bảo đảm quyền con người trong hoạt động
thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân (Trên cơ sở số liệu
tại địa bàn tỉnh Hà Giang)" là cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực
tiễn trong việc bảo đảm QCN ở nước ta hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về QCN mà cụ
thể là quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, luận chứng vai trò của VKS
trong bảo đảm QCN trong hoạt động THQCT. Đồng thời nghiên cứu thực
6
trạng quy định của pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động THQCT của VKS
theo luật TTHS trên cơ sở số liệu của VKSND tỉnh Hà Giang làm sáng tỏ
những bất cập, hạn chế để đưa ra những kiến nghị và giải pháp tăng cường
bảo đảm QCN trong hoạt động THQCT của VKS.
3.2. Nhiệm vụ
a. Phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: các
khái niệm QCN liên quan đến hoạt động quyền công tố; vị trí, ý nghĩa của
việc quy định QCN trong TTHS liên quan đến hoạt động công tố của luật
TTHS; đặc điểm QCN trong TTHS liên quan đến hoạt động công tố của luật
TTHS; các tiêu chí quốc tế về QCN và bảo đảm QCN trong hoạt động công
tố; bảo đảm QCN trong hoạt động công tố ở một số nước; cơ sở xác định vai
trò của VKSND và các điều kiện bảo đảm vai trò của VKSND trong việc đảm
bảo QCN trong THQCT của VKS.
b. Phân tích các quy định của BLTTHS liên quan đến bảo đảm QCN;
tìm ra những hạn chế và bất câp về bảo đảm QCN trong hoạt động THQCT
của VKS trên cơ sở số liệu của VKSND tỉnh Hà Giang. Từ đó tìm ra những
hạn chế và bất cập về bảo đảm QCN trong hoạt động THQCT của VKS.
c. Đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định
của pháp luật TTHS nhằm nâng cao vai trò của VKSND trong việc bảo đảm
bảo QCN trong THQCT.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu
Luận văn có đối tượng và phạm vi nghiên cứu là các văn bản pháp luật
quốc tế và quốc gia về QCN trong hoạt động THQCT của VKSND trên cơ sở số
liệu trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Qua đó, tìm ra những nguyên nhân của những
tồn tại, hạn chế đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện luật thực
định và nâng cao hiệu quả việc bảo đảm QCN trong THQCT của VKSND.
7
- BLTTHS năm 2003;
- Phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến
bảo đảm QCN trong THQCT của VKSND. Trên cơ sở số liệu địa bàn tỉnh Hà
Giang giai đoạn (2010 - 2014).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước và pháp luật, về QCN, các quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, về
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương
pháp cụ thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so
sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương
pháp thống kê, điều tra xã hội học, thảo luận, trực tiếp khảo sát, kết hợp
giữa lý luận và thực tiễn.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Đây là công trình chuyên khảo ở cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu về
vấn đề bảo đảm QCN trong hoạt động THQCT của VKS theo pháp luật
TTHS hiện hành. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng bảo đảm QCN của
VKSND trên địa bàn tỉnh Hà Giang và kiến nghị các giải pháp tăng cường
bảo đảm QCN trong TTHS.
Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có giá trị tham khảo cho cán bộ
cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung cũng như ngành Kiểm sát nói
riêng. Đồng thời, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích
dành cho không chỉ các nhà lập pháp, mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán
bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên
thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật, trang bị những
8
kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các CQĐT,
VKS, Tòa án và cơ quan Thi hành án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, mục lục.
Nội dung của Luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền con người trong
thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân.
Chương 2: Quy định của Luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền con
người liên quan đến thực hành quyền công tố của Viện
kiểm sát nhân dân.
Chương 3: Thực tiễn và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành
quyền công tố bảo đảm quyền con người của Viện kiểm
sát nhân dân.
9
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI
TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN
1.1. Quyền con người và bảo đảm quyền con người trong tố tụng
hình sự
1.1.1. Quyền con người và quyền con người trong tố tụng hình sự
QCN là một khái niệm mang tính chất toàn cầu và được sử dụng ngày
càng phổ biến trong các quan hệ quốc tế. QCN được tiếp cận dưới các góc độ
khác nhau, nên QCN là một phạm trù đa diện và quan điểm về QCN phụ
thuộc vào từng góc độ tiếp cận đó. QCN gắn liền với việc bảo đảm QCN, bởi
bảo đảm QCN trong những tiêu chí để đánh giá bản chất của một Nhà nước
pháp quyền và mức độ dân chủ của một quốc gia.
Phải đến thế kỷ thứ XVII, XVIII QCN mới được phát triển thành học
thuyết với những quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, QCN mang tính tự nhiên. Bởi QCN là
những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng... Các
quyền con người không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn
hóa hay ý thức của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay
Nhà nước nào. Vì vậy, không một chủ thể nào, kể cả Nhà nước có thể ban phát
hay tước bỏ các quyền con người bẩm sinh, vốn có của các cá nhân [14, tr.39].
Quan điểm thứ hai cho rằng, QCN được đặt trong tổng hòa các mỗi
quan hệ xã hội. Quan điểm này nhấn mạnh đến yếu tố lịch sử - xã hội của
QCN. Bởi QCN là một giá trị nhân loại, đồng thời là một khái niệm có tính
lịch sử, hình thành trong cuộc đấu tranh giai cấp và được bổ sung những nội
dung mới qua các thời đại khác nhau. QCN không phải là khái niệm trừu
10
tượng, cũng không chỉ là quyền cá nhân con người mang tính tự nhiên bẩm
sinh mà luôn gắn liền với đấu tranh giai cấp, gắn liền với sự phát triển của cơ
sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Quan điểm này cho rằng QCN chỉ có
trong xã hội có đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống bất công trong xã hội;
gắn với trình độ phát triển và tiến bộ xã hội; chịu sự hạn định của chế độ kinh
tế, đặc biệt của chế độ chính trị - Nhà nước [29, tr.16].
Sự khác nhau đó đã dẫn đến có nhiều quan điểm khác nhau về khái
niệm QCN và sự đa dạng về cách hiểu, cách tiếp cận QCN là nguyên nhân
của những tranh luận.
Ở cấp độ quốc tế, Văn phòng cao ủy Liên Hợp Quốc cho rằng: “Quyền
con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân
và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến
nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người” [61, tr.1].
Như vậy, quan điểm này đã nhấn mạnh chỉ có pháp luật và pháp luật phải ghi
nhận, bảo đảm QCN như những bảo đảm toàn cầu.
Ở cấp độ quốc gia, TS. Trần Quang Tiệp cho rằng: “Quyền con người
là những đặc lợi vốn có tự nhiên mà chỉ con người mới được hưởng trong
những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định” [48, tr.14].
TSKH. PGS Lê Cảm có quan điểm:
Quyền con người - một phạm trù lịch sử cụ thể, là giá trị xã
hội cao quý nhất được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại
và là đặc trưng tự nhiên vốn có cần được tôn trọng và không thể bị
tước đoạt của bất kỳ cá nhân con người nào sinh ra trên trái đất,
đồng thời phải được bảo vệ bằng pháp luật bởi các quốc gia - thành
viên Liên Hợp Quốc, cũng như bởi cộng đồng quốc tế [2, tr. 15].
Như vậy, hai quan điểm này ngoài việc nhấn mạnh đến yếu tố lịch sử,
tự nhiên và xã hội của QCN, còn nhấn mạnh đến pháp luật - một công cụ để
11
bảo đảm QCN. Mỗi quan điểm đều có cách tiếp cận dưới các khía cạnh khác
nhau và đều có tính hợp lý của nó. Như vậy, có thể nêu ra một số đặc trưng cơ
bản của QCN như sau:
Thứ nhất, QCN là những giá trị bất biến, vĩnh cửu và không thể phân
chia hoặc xâm phạm (tước đoạt). Các giá trị đó gắn bó chặt chẽ đối với mỗi
con người cả ở cấp độ cá nhân lẫn cấp độ xã hội.
Thứ hai, QCN là những giá trị mang tính đa quốc gia (quốc tế), được sự
quan tâm của toàn nhân loại, tất cả các quốc gia và mỗi cá nhân trong xã hội.
Luôn luôn phổ biến, hiện hữu và được thừa nhận chung, phải được thực hiện
và bảo đảm ở mọi nơi. Phải được cụ thể hóa bằng các thế chế thành các quyền
năng cụ thể và phải có cơ chế kiểm tra việc thực thi nó trong thực tế ở mọi
cấp độ (quốc tế và quốc gia). Song bên cạnh tính phổ biến chung, thì QCN
còn có tính đặc trưng riêng biệt, do con người chỉ được thụ hưởng quyền
trong những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, trong từng giai đoạn khác
nhau của xã hội loài người và trong từng quốc gia.
Thứ ba, QCN vừa mang tính chất tự nhiên vừa mang tính chất xã hội.
Do đó, QCN phải được thể chế hóa thành các quy định pháp luật, ghi nhận nó
thành các quyền, bảo đảm thực thi và bảo đảm quyền đó nếu bị vi phạm. Bởi
con người sinh ra tự thân sẽ có những QCN nhưng chỉ trong xã hội có pháp
luật, thì con người mới được hưởng quyền và được bảo đảm quyền. Có thể
thấy, chỉ thông qua pháp luật và cùng với thiết chế giám sát, kiểm tra việc
thực hiện nó thì những giá trị QCN mang tính chất tự nhiên và xã hội mới bền
vững và hiệu quả được.
Với các đặc trưng về QCN trên, có thể khẳng định QCN luôn là mục
đích chung phải hướng đến và đạt được của nhân loại, đồng thời khẳng định
rõ tính lịch sử, tính chính trị - xã hội với hai cơ sở tự nhiên và xã hội của
QCN. Như vậy, tác giả cho rằng: Quyền con người là sự kết hợp giữa quyền
12
tự nhiên và quyền xã hội, được ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật ở cấp độ
quốc tế và quốc gia, đồng thời được bảo đảm thực thi và giám sát trong thực
tế bởi các cơ chế khác nhau.
QCN trong TTHS được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm do ở lĩnh
vực này liên quan đến những quyền cơ bản thiết thân, những tự do cá nhân tối
thiểu cần phải có trong đời sống hằng ngày của con người. Ở bình diện khái
quát nhất, QCN trong TTHS được thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, trừng
trị người phạm tội gây ra những thiệt hại cho các quyền và lợi ích hợp pháp
của con người, của các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần bảo vệ quyền con
người; Thứ hai, khi THTT giải quyết vụ án, các cơ quan THTT có trách
nhiệm tôn trọng và bảo đảm QCN của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Các cơ
quan THTT, người THTT không được lợi dụng quyền tiến hành giải quyết vụ
án xâm phạm đến quyền của những người nêu trên. Tuy nhiên, phạm vi QCN
trong TTHS liên quan đến thực hành quyền công tố hẹp hơn không bao gồm
cả hai khuynh hướng trên mà chỉ là sự ghi nhận và bảo đảm quyền của những
người yếu thế trong xã hội, bao gồm người bị bắt, bị tạm giữ, bị tình nghi
phạm tội hoặc người bị kết án tránh sự lạm dụng người tiến hành tố tụng trong
quá trình giải quyết vụ án. [8, tr.34].
QCN trong tố tụng hình sự có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, đối tượng của quyền con người trong TTHS là quyền của
nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội, bao gồm: (a) Người bị tình nghi
phạm tội đang trong quá trình giải quyết vụ án, đang bị các cơ quan THTT
áp dụng biện pháp cưỡng chế của TTHS nhằm xác định sự thật khách quan
vụ án. Những người này có thể là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo và theo quy định của pháp luật họ chưa bị coi là người phạm tội mà mới
chỉ là người bị tình nghi phạm tội; (b) Người phạm tội bị kết án và phải chấp
hành hình phạt do Tòa án tuyên. Khác với người tình nghi phạm tội, đây là
13
người đã được các cơ quan THTT chứng minh và phán quyết là có tội, bị
tuyên áp dụng hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ phạm tội của họ
phù hợp với quy định của pháp luật và được phán quyết bởi thủ tục TTHS
công bằng, khách quan; (c) Nhóm người tham gia tố tụng do có quyền và lợi
ích liên quan đến vụ án: Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người bào chữa…. Những người
này ngoài việc tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho mình, họ còn góp
phần làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án và góp phần bảo đảm cho sự công
bằng trong quá trình giải quyết vụ án.
Thứ hai, QCN trong TTHS được quy định trong pháp luật quốc gia dựa
trên các tiêu chí quốc tế về quyền con người trong các văn bản pháp luật quốc tế.
QCN nói chung và trong TTHS nói riêng được ghi nhận trong các văn
bản pháp luật là tiền đề để quyền con người được bảo đảm thực thi trong đời
sống. Thông qua các quy định của luật TTHS, Nhà nước trao cho con người
những phương tiện cần thiết để bảo vệ các quyền của mình và thiết lập các cơ
chế để giải quyết cũng như bảo đảm các quyền của các chủ thể tham gia tố
tụng. QCN được quy định trong pháp luật TTHS bởi các lý do sau: (1) Pháp
luật TTHS là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong việc thực hiện, bảo vệ
QCN, quyền công dân trong các hoạt động TTHS; (2) Pháp luật TTHS chi
phối hoạt động của các cơ quan THTT, người THTT trong việc bảo đảm các
QCN, quyền công dân trong các hoạt động TTHS. Do đó, QCN trong THHS
là tập hợp các quyền thuộc nhóm quyền dân sự, chính trị nhằm mục đích
khẳng định danh dự nhân phẩm của con người trong mọi hoàn cảnh, bảo vệ
các cá nhân khỏi sự tùy tiện và sự lạm quyền của các cơ quan và nhân viên
Nhà nước trong các hoạt động tố tụng hình sự. Theo các văn bản pháp lý quốc
tế về QCN thì QCN trong TTHS về cơ bản thuộc hai lĩnh vực sau: (1) Các
quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm… của cá nhân khi họ tham gia tố
14
tụng với tư cách người bị tình nghi phạm tội, người bị kết án phải chấp hành
hình phạt hoặc người có tư cách khác khi tham gia tố tụng; (2) Quyền được
xét xử công bằng bởi một tòa án độc lập. Các quyền này được ghi nhận trong
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966) (ICCPR - Việt
Nam là thành viên từ năm 1982), trong các Bình luận chung của cơ quan giám
sát Công ước này, cũng như trong một số hướng dẫn, nguyên tắc đã được
cộng đồng quốc tế thừa nhận liên quan.
Từ sự phân tích trên, tác giả luận văn chia sẻ và tán đồng với khái niệm
QCN trong giáo trình Luật TTHS Việt Nam, nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội, đó là:
Quyền con người trong TTHS là tổng hợp các quyền thuộc
nhóm quyền dân sự, chính trị nhằm mục đích khẳng định việc bảo vệ
tính mạng, sức khỏe, tôn trọng danh dự nhân phẩm của con người
trong mọi hoàn cảnh cũng như bảo đảm việc xét xử công bằng bởi
một tòa án độc lập khách quan đối với những người yếu thế (người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án và những người tham gia tố
tụng khác) khỏi sự tùy tiện và sự lạm quyền của các cơ quan và nhân
viên nhà nước trong các hoạt động TTHS [8, tr.43].
1.1.2. Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự
Bảo đảm QCN trong TTHS là một trong những hợp phần có tính đặc
thù của bảo đảm QCN nói chung. Ở mức độ khái quát nhất, bảo đảm QCN
trong TTHS là những yếu tố để QCN được ghi nhận, thực thi trong quá trình
giải quyết vụ án nhằm tôn trọng phẩm giá con người trong mọi hoàn cảnh.
Thực hiện tốt bảo đảm QCN trong TTHS góp phần tích cực, có hiệu quả trong
việc bảo đảm QCN nói chung.
Bảo đảm QCN trong TTHS là chức năng của nhà nước với cơ chế phù
hợp trong điều kiện kinh tế - xã hội, pháp lý của mình. Do đặc điểm của hoạt
15
động TTHS là chức năng của nhà nước hướng tới sự kết hợp địa vị pháp lý và
địa vị thực tế của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bi cáo và những người tham
gia tố tụng khác. Nói cách khác các quy phạm pháp luật về QCN chỉ trở thành
hiện thực khi có những bảo đảm ràng buộc của nhà nước. Với ý nghĩa đó thì
bảo đảm QCN trong TTHS là thước đo, là biểu hiện tự do xã hội, trách nhiệm
và tính tích cực của công dân. Tự thân các tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội
chưa phải là cơ sở để thực hiện quyền và tự do của con người trong TTHS.
Chúng chỉ trở thành những bảo đảm QCN trong TTHS qua hình thức pháp lý
và những nỗ lực tổ chức của nhà nước.
Bảo đảm QCN trong TTHS có vai trò quan trọng trong việc biến những
nỗ lực, những ý tưởng tiến bộ của nhân loại ở các điều luật trở thành hiện
thực trong thực tiễn giải quyết vụ án. Nói cách khác, bản thân các quy phạm
pháp luật về QCN trong TTHS đã là một thành tố quan trọng trong việc bảo
đảm QCN nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, QCN trong TTHS sẽ không có trong
thực tế và những quy phạm pháp luật sẽ trở thành vô nghĩa. Vì vậy, hình
thành cơ chế đảm bảo QCN trong TTHS đòi hỏi khách quan mang tính quyết
định mà nhà nước nào cũng cần quan tâm.
Bảo đảm QCN trong TTHS mang tính chất đặc thù xuất phát từ những
đặc điểm của TTHS là một lĩnh vực hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước
mà ở đó việc hạn chế các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là không
thể tránh khỏi và các quyền, lợi ích đó có thể bị xâm phạm một cách nghiêm
trọng bởi những người đại diện công quyền.
Việc bảo đảm QCN trong TTHS phải được vận hành bởi một cơ chế có
hiệu quả của các yếu tố hợp thành, đó là: xây dựng được hệ thống pháp luật
TTHS trên cơ sở các tiêu chí quốc tế về QCN, phù hợp với yêu cầu bảo đảm
QCN ở mỗi quốc gia; Có các giải pháp thực thi có hiệu quả các QCN được
quy định trong pháp luật TTHS của tất cả các chủ thể TTHS trong quá trình
16
giải quyết vụ án; Hình thành cơ chế giám sát bảo đảm QCN trong TTHS được
thực thi nghiêm chỉnh. Ba yếu tố nêu trên tạo thành cơ chế bảo đảm QCN ở
mỗi quốc gia và ở cấp độ khu vực cũng như ở phạm vi quốc tế.
Từ những phân tích nêu trên có thể đưa ra khái niệm về đảm bảo QCN
trong TTHS như sau: “Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự là sự
vận hành của các yếu tố khách quan nhằm mục đích công bố, ghi nhận về mặt
pháp lý các quyền con người trong tố tụng hình sự và bảo vệ và thực thi các
quyền đó trong quá trình giải quyết vụ án hình sự” [8, tr.43 - 45].
1.2. Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự liên quan đến
thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát
1.2.1. Các quyền con người liên quan đến hoạt động công tố
Công tố là hoạt động có ảnh hưởng quan trọng, mang tính quyết định
đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự, nên nó liên quan, tác động đến tất
cả các QCN trong TTHS, cụ thể là:
- Quyền sống
Quyền sống được quy định tại Điều 3 của Tuyên ngôn thế giới về
quyền con người năm 1948 (UDHR), các điều 3, 4, 5, 7 của Công ước về
ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chung năm 1948 (CPPCG), Điều 6 của ICCPR
năm 1966 và Điều 1 Công ước về không áp dụng thời hiệu tố tụng đối với tội
ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại năm 1968. Theo đó, tại Điều 6 thì:
"Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp
luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện". Theo đó,
các quốc gia thành viên cần tiến hành các biện pháp phòng chống và trừng trị
việc tuỳ tiện tước đoạt tính mạng con người do bất kỳ chủ thể nào gây ra.
Quyền sống và bảo đảm các điều kiện tồn tại của con người đối với người bị
tạm giam, luật nhân quyền quốc tế quy định phải bảo đảm những điều cần
thiết về ăn, ở, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe… đối với những người
này trong thời gian họ bị giam giữ.
17
- Quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị tước tự do
Điều 1 của UDHR tuyên bố "Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do
và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi con người đều được tạo hoá ban
cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau trong tình bằng hữu".
UDHR năm 1948, Điều 3 khẳng định: "Mọi người đều có quyền sống, quyền
tự do và an toàn cá nhân". Tiếp theo đó, UDHR, Điều 5 khẳng định "Không
ai bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ
thấp nhân phẩm".
Tinh thần này tiếp tục được khẳng định tại các Điều 7 và 17 của
ICCPR, theo đó, không ai bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín.
Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những xâm phạm
như vậy. Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác,
vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Đặc biệt, không ai có thể bị sử dụng
để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện
của người đó.
Điều 10 ICCPR quy định: “Những người bị tước tự do phải được đối
xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người”. Theo đó thì
việc đối xử với bị can, bị cáo trong hệ thống trại tạm giam nhằm mục đích
chính yếu là làm sáng tỏ vụ việc chứ không phải nhằm mục đích trừng phạt
hay hành hạ họ. Khoản 2 Điều này quy định:
Trừ những hoàn cảnh đặc biệt, bị can, bị cáo phải được giam
giữ tách biệt với những người đã bị kết án và phải được đối xử theo
chế độ riêng, phù hợp với quy chế dành cho những người bị tạm
giam. Những bị can chưa thành niên phải được giam giữ tách riêng
khỏi người lớn và phải được đưa ra xét xử càng sớm càng tốt.
Ủy ban giám sát ICCPR cho rằng việc đối xử nhân đạo và tôn trọng
nhân phẩm của những người bị tạm giam là một nguyên tắc cơ bản về nhân
18
quyền trong tố tụng hình sự mà các quốc gia thành viên phải áp dụng như một
yêu cầu tối thiểu, không phụ thuộc vào nguồn lực sẵn có của quốc gia và
không mang tính phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào.
- Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo,
vô nhân đạo hoặc hạ nhục
Quyền này đầu tiên được đề cập trong Điều 5 Tuyên ngôn quốc tế nhân
quyền (UDHR), trong đó nêu rằng:
Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân
đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Điều 7 ICCPR cụ thể hóa, trong đó
nêu rõ, không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô
nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; không ai có thể bị sử dụng để
làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự
nguyện của người đó.
Bên cạnh các quy định trên của UDHR và ICCPR, vấn đề chống tra tấn
còn được đề cập trong một số điều ước quốc tế khác về quyền con người, đặc
biệt là "Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn
bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (CAT, 1984"). Tuy nhiên, một
điều cần lưu ý là, chống tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo
hoặc hạ nhục được coi là một quy phạm tập quán quốc tế (international
custom law) về quyền con người, bởi vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều
có nghĩa vụ phải tuân thủ, bất kể quốc gia đó có là thành viên của ICCPR,
CAT hay bất cứ điều ước quốc tế nào khác có liên quan hay không.
Định nghĩa về hành động tra tấn được đã được nêu ở Điều 1 của CAT.
Tuy nhiên, như Điều này cũng nêu rõ, khái niệm tra tấn không bao gồm
những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với hoặc có liên quan đến
các biện pháp trừng phạt hợp pháp. Định nghĩa về tra tấn trong Điều 1 CAT
hiện được sử dụng như một quy định tham chiếu chung trong luật quốc tế về
19
quyền con người và luật hình sự quốc tế khi đề cập đến vấn đề tra tấn, tuy nó
bị phê phán là đã loại trừ những đối tượng và hoàn cảnh mà hành động tra tấn
được thực hiện bởi những thủ phạm phi công chức (ví dụ, việc một nhóm
phiến quân bắt cóc con tin và tra tấn họ hay việc một người chồng đánh đập
vợ mình sẽ không thuộc nội hàm của hành động tra tấn theo định nghĩa này).
- Quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện
Quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện, trái pháp luật là một
trong những quyền cơ bản, cốt lõi của tự do và an toàn cá nhân, đã được toàn
nhân loại ghi nhận. Để đảm bảo quyền này, các quốc gia thành viên, một mặt
phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ, ngăn chặn sự vi phạm quyền tự do thân thể,
mặt khác, phải đảm bảo rằng, trong những trường hợp vì mục đích duy trì trật
tự xã hội, bảo vệ lợi ích nhà nước, cộng đồng, quyền và lợi ích của cá nhân,
việc bắt, giam, giữ một người phải được tiến hành theo quy tắc nhất định,
trong những trường hợp nhất định, do những người có thẩm quyền quyết định
và tuân thủ trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Quyền tự do thân thể, không bị bắt, giam giữ tùy tiện, trái pháp luật là
một trong những quyền cơ bản nhất của con người, được nhân loại thừa nhận
tại UDHR năm 1948 Điều 9 nêu rõ: “Không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày
một cách tùy tiện”. Quy định này được cụ thể và chi tiết hóa tại Điều 9 của
ICCPR năm 1966. Ngoài ra, tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những
người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào được Đại hội đồng
Liên hợp quốc thông qua năm 1988 theo Nghị quyết 43/173 cũng đưa ra một
loạt các nguyên tắc trong việc bảo đảm quyền không bị bắt giam giữ trái phép
- Quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những
người bị tước tự do
Quyền này được quy định trong Điều 10 ICCPR. Theo Điều này,
những người bị tước tự do phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân
20
phẩm vốn có của con người. Khoản 2 Điều này quy định trừ những hoàn
cảnh đặc biệt, bị can, bị cáo phải được giam giữ tách biệt với những người đã
bị kết án và phải được đối xử theo chế độ riêng, phù hợp với quy chế dành
cho những người bị tạm giam. Những bị can chưa thành niên phải được giam
giữ tách riêng khỏi người lớn và phải được đưa ra xét xử càng sớm càng tốt.
Đặc biệt, khoản 3 Điều này đề cập đến một nguyên tắc định hướng việc đối
xử với những người bị tước tự do, theo đó, việc đối xử với tù nhân trong hệ
thống trại giam nhằm mục đích chính yếu là cải tạo và đưa họ trở lại xã hội,
chứ không phải nhằm mục đích chính là trừng phạt hay hành hạ họ. Những
văn kiện của Liên hợp quốc được sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá việc
thực hiện quyền được đối xử nhân đạo khi bị tước tự do và để lập báo cáo
quốc gia về việc thực hiện quyền này bao gồm: Các tiêu chuẩn tối thiểu của
Liên hợp quốc về việc đối xử với tù nhân (1955); Tập hợp các nguyên tắc bảo
vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào (1988)
… Các chuẩn mực quốc tế khuyến nghị các quốc gia nên xác định dưới 18 là
độ tuổi được coi là vị thành niên trong tố tụng hình sự. Việc đối xử phù hợp
với lứa tuổi và tư cách pháp lý của người chưa thành niên nêu ở khoản 3 Điều
10 ICCPR phải thể hiện ở những yếu tố như: điều kiện giam giữ tốt hơn phạm
nhân đã thành niên; giờ lao động ngắn hơn; được liên lạc với người thân...
Văn kiện của Liên hợp quốc được sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá việc
thực hiện và để lập báo cáo quốc gia trong vấn đề này là Các quy tắc tiêu
chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về hoạt động tư pháp với người chưa thành
niên (Các quy tắc Bắc Kinh, 1985) (đoạn 5).
- Quyền thông tin, liên lạc với bên ngoài
Tập hợp nguyên tắc đặc biệt quan tâm bảo vệ quyền của người bị tước
tự do phải được liên lạc với thế bên ngoài, với thân nhân và đặc biệt là luật sư.
Theo Nguyên tắc 15 của Tập hợp nguyên tắc: Mặc dù có những trường hợp
21
ngoại lệ (theo khoản 4 Nguyên tắc 16 và khoản 3 Nguyên tắc 18), việc liên
lạc của người bị giam hay bị cầm tù với thế giới bên ngoài, đặc biệt là với gia
đình hay luật sư của người đó đều không bị khước từ vì bất cứ lý do gì ngoài
vấn đề số ngày. Các Nguyên tắc 17 và 18 (được cung cấp luật sư, được liên
lạc với luật sư), Nguyên tắc 19 (trao đổi thư tín, được người đến thăm)...
- Quyền có cơ chế khiếu nại, tố cáo hữu hiệu
Do vị thế bị hạn chế các quyền căn bản, những người bị tước tự do cần
được bảo đảm quyền khiếu kiện bất kỳ lúc nào về tính hợp pháp của việc
giam, quyền khiếu nại, tố cái khi bị đối xử tàn tệ, bị tra tấn (Nguyên tắc 32, 33
của Tập hợp nguyên tắc).
- Đối với người chưa thành niên
“Các quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị
tước tự do” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết
45/113 ngày 14/12/1990 và “Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về hoạt động tư
pháp đối với người vị thành niên” (Các quy tắc Bắc Kinh) được thông qua
theo Nghị quyết 40/33 ngày 29/11/1985 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Theo các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu thì biện pháp tạm giam chờ xét xử
chỉ nên là hình thức “được sử dụng đến như một phương kế cuối cùng và chỉ
trong thời gian ngắn nhất có thể” (khoản 1 đoạn 13). Và “Bất cứ khi nào có
thể, hình thức tạm giam chờ xét xử cần được thay thế bằng những phương
pháp khác như giám sát chặt chẽ, chăm sóc đặc biệt hoặc đưa về sống với gia
đình hay tại một trung tâm giáo dục hoặc tại nhà” (13.2). Người chưa thành
niên, trong thời gian bị tạm giam chờ xét xử phải được hưởng tất cả các quyền
và sự bảo đảm của Các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân do
Liên Hợp Quốc thông qua. (13.3).
Người chưa thành niên bị tạm giam chờ xét xử phải được giam giữ tách
riêng khỏi người lớn, giam giữ trong một trại giam riêng biệt hay trong một
22
khu riêng của một trại giam có giam cả người lớn. (13.4.) Trong khi bị giam
giữ, người chưa thành niên phải được bảo vệ, chăm sóc và được nhận tất cả
những sự giúp đỡ riêng cần thiết về mặt xã hội, giáo dục dạy nghề, tâm lý, y tế
và thể chất mà các em có thể cần tuỳ theo tuổi tác, giới tính và cá tính. (13.5.)
- Quyền được xét xử công bằng
“Quyền được xét xử công bằng” (right to a fair trial) là một nhân quyền
cơ bản và có tính phổ quát cao, tồn tại trong cả các vụ án hình sự và phi hình
sự. Pháp luật nhiều quốc gia quy định quyền này với quan niệm rằng nó là
quyền thiết yếu (essential) trong mọi quốc gia pháp trị [65]. Việc đối xử với
một người khi họ bị buộc tội phản ánh rõ nhà nước tôn trọng nhân quyền đến
mức nào, bởi vậy, quyền được xét xử công bằng đã được coi là một hòn đá
tảng (a cornerstone) của các xã hội dân chủ [66]. Giống như đặc tính của mọi
nhân quyền là phụ thuộc lẫn nhau, quyền được xét xử công bằng với các quyền
khác có mối quan hệ hai chiều. Một phiên toà công bằng là yếu tố thiết yếu để
bảo đảm các quyền cơ bản khác của con người như quyền sống, quyền được an
toàn về thân thể, tự do ngôn luận... Ngược lại, trong một xã hội không dân chủ,
các quyền cơ bản của con người không được tôn trọng thì khó có thể có chuyện
mọi người đều được xét xử công bằng. Quan hệ chặt chẽ giữa quyền được xét
xử công bằng với pháp trị và dân chủ cũng đã được khẳng định chính thức
trong: Tuyên ngôn Dakar về quyền được xét xử công bằng tại châu Phi.
Quyền được xét xử công bằng, như đã đề cập, được ghi nhận trong
nhiều điều ước quốc tế và khu vực. Trước hết phải kể đến Công ước quốc tế
về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), trong đó, quyền được xét xử công
bằng được ghi nhận một chi tiết tại Điều 14 và một số điều luật khác. Mặc
dù Điều 14 không gọi trực tiếp bằng tên “quyền được xét xử công bằng”
nhưng quyền này đã được Uỷ ban Nhân quyền (Human rights Committee),
cơ quan được thiết lập nhằm giám sát việc thi hành ICCPR, sử dụng khi
23
phân tích các nội dung của điều luật. Đồng thời, nội hàm của Điều 14 cũng
trùng với các quy định về “quyền được xét xử công bằng” trong nhiều điều
ước quốc tế về nhân quyền. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền cũng đã bảo vệ
quyền này khi khẳng định tại Điều 10 rằng mọi người đều được hưởng
quyền bình đẳng hoàn toàn trong việc xem xét công khai và công bằng bởi
một tòa án “có năng lực, độc lập và không thiên vị”. Theo các điều ước quốc
tế thì quyền được xét xử công bằng bao gồm các quyền: 1) bình đẳng trước
tòa án, được xét xử bởi tòa án độc lập, không thiên vị và việc xét xử công
khai trừ các trường hợp đặc biệt; 2) được suy đoán vô tội; 3) được bảo đảm
tối thiểu liên quan đến quyền được biết lý do buộc tội, quyền bào chữa, được
trợ giúp pháp lý, được xét xử nhanh chóng, được đối chất với người làm
chứng; 4) đối với người chưa thành niên dược áp dụng thủ tục áp dụng
riêng; 5) được xét xử phúc thẩm; 6) được bồi thường khi bị kết án oan; 7)
không bị xét xử hai lần về cùng một tội danh.
1.2.2. Đặc điểm của quyền con người trong tố tụng hình sự liên quan
đến thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát
QCN liên quan đến hoạt động công tố có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, quyền con người trong TTHS liên quan đến THQCT là những
giá trị gắn với mỗi người vừa với tư cách cá nhân, vừa với tư cách là thành
viên xã hội.
Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa
và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định
trong Hiến pháp và pháp luật”. Theo quy định trên của Hiến pháp, QCN
được gắn liền với quyền công dân và không có sự tách biệt hoàn toàn. QCN
trong TTHS liên quan đến THQCT là một bộ phận cấu thành của QCN.
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng có những phẩm chất và giá trị con
24
người. Không phải vì bị tước tự do mà các giá trị con người của họ bị mất
hết và không còn là con người. Vì vậy họ cũng phải có các QCN cơ bản -
những quyền mà tạo hóa ban cho và không ai có thể tước đoạt.
Ngày nay với sự phát triển của giá trị nhân đạo, cộng đồng quốc tế
ngày càng quan tâm và có ảnh hưởng nhiều hơn trên lĩnh vực QCN nói chung
và QCN trong TTHS liên quan đến THQCT của VKSND nói riêng. Quyền
của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không chỉ tồn tại với tư cách là quyền
công dân của một quốc gia mà còn là thành viên “công dân” của cộng đồng
quốc tế. Ở một mức độ nhất định thì trong mỗi nước, việc ghi nhận và bảo vệ
quyền công dân tức là đã ghi nhận và bảo vệ quyền con người được pháp luật
quốc gia và quốc tế ghi nhận [35]. Điều 1 của UDHR khẳng định mọi người
đều tự do và bình đằng về “phẩm giá và các quyền”. Lời nói đầu của hai công
ước ICCPR và ICESCR đều khẳng định QCN “bắt nguồn từ phẩm giá vốn có
của con người”. Việc ghi nhận và bảo vệ các QCN nói chung, quyền của con
người trong TTHS liên quan đến hoạt động công tố nói riêng, do đó là nhằm
đáp ứng những đòi hỏi tất yếu về bảo vệ phẩm giá con người. Nhân phẩm là
những phẩm chất, giá trị chỉ con người mới có và tạo nên tư cách, vị thế, sự
khác biệt của con người trong thế giới động vật. Phẩm giá là như nhau và tồn
tại bên trong đời sống của mỗi người. Trong bản thân khái niệm phẩm giá có
chứa tư tưởng về giá trị của mỗi con người, về tính độc nhất vô nhị và bản sắc
của mỗi cá nhân mà đươc mọi người, mọi thiết chế và toàn xã hội tôn trọng.
Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng được hưởng các quyền con người
cơ bản trên cương vị bình đẳng như bất cứ cá nhân nào khác. Bên cạnh đó, họ
còn được hưởng những quyền đặc thù, mà bản chất là những ưu tiên hoặc cơ
chế bảo vệ đặc biệt dành cho nhóm người này dựa trên những đặc điểm, tính
chất và hoàn cảnh của họ. Đó là các quyền như quyền không bị tra tấn, quyền
được đối xử nhân đạo, quyền được thông tin về lý do bắt giữ và các quyền
25
được có khi bị bắt giữ, các quyền thuộc nhóm quyền xét xử công bằng…Việc
quy định những ưu tiên này không phải bởi vì các quyền được ưu tiên thực
hiện có giá trị cao hơn, mà bởi vì các quyền đó trong thực tế có nguy có bị đe
dọa hoặc bị vi phạm nhiều hơn các quyền khác.
Thứ hai, quyền con người trong TTHS liên quan đến THQCT vừa là
thuộc tính tự nhiên của con người, vừa là những giá trị trong đời sống, gắn
liền với một nhà nước cụ thể.
Ngay từ thời cổ đại đã có sự bàn luận về các QCN. Tuy nhiên, phải đến
thế kỷ 17, 18, QCN mới được các nhà tư tưởng bàn đến như một học thuyết.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, QCN bao gồm cả quyền của người bị tạm giữ,
bị can, bị cáo là đặc quyền tự nhiên, vốn có thuộc về con người mà ai cũng
được hưởng, đơn giản bởi họ là thành viên của đại gia đình nhân loại. Tuyên
ngôn độc lập của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ năm 1776 đã khẳng định: "Tất cả
mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền
không ai có thể chối cãi được. Trong những quyền ấy có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" [31].
Về mặt xã hội, thuyết quyền tự nhiên mang ý nghĩa phản kháng. Nó là
tư tưởng của các lực lượng tiến bộ chống lại trật tự xã hội bất công, bất bình
đẳng (xã hội chiếm hữu nô lệ và xã hội phong kiến sau này). Vì thế, không
chỉ trong quá khứ, mà cả ngày nay thuyết này vẫn có ý nghĩa nhất định. Học
thuyết này có điểm tích cực là đề cao con người với tư cách là sản phẩm cao
nhất, tinh tuý nhất của sự phát triển tự nhiên. Nhưng nhược điểm là ở chỗ đã
che lấp nguồn gốc xã hội của QCN và do đó, không thấy tính lịch sử, tính giai
cấp, sự phát triển. Quan điểm thứ hai cho rằng QCN nói chung, quyền của
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói riêng mang tính pháp lý. Có nghĩa là các
QCN phải được quy định trong pháp luật. Chỉ có thông qua pháp luật thì các
giá trị của con người với tư cách là tự nhiên và xã hội mới trở thành quyền
được xác định và mới bảo đảm trở thành hiện thực trong thực tiễn.
26
Pháp luật là công cụ hữu hiệu của nhà nước trong việc thực hiện, bảo
vệ quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Những nhu cầu vốn có, tự
nhiên của con người không thể được đảm bảo đầy đủ nếu không được pháp
luật thừa nhận và bảo vệ. Thông qua pháp luật, nghĩa vụ tôn trọng và thực thi
các quyền trở thành những quy tắc cư xử chung, có hiệu lực bắt buộc và
thống nhất cho tất cả mọi chủ thể trong xã hội, chứ không phải chỉ tồn tại
dưới dạng những quy tắc đạo đức. Vai trò của pháp luật đối với việc thúc đẩy
các quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thể hiện rõ ở hai khía cạnh là
thừa nhận và bảo đảm các quyền cho nhóm người trên. Trước hết, pháp luật là
phương tiện chính thức hóa, pháp lý hóa giá trị xã hội của các quyền tự nhiên.
Ngay cả khi được thừa nhận, các quyền tự nhiên của người bị tạm giữ, bị can,
bị can, bị cáo cũng không được mặc định áp dụng ở nhiều xã hội. Mà chỉ khi
được pháp luật thừa nhận và bảo vệ thì những quyền của người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo mới mang đầy đủ giá trị hiện thực. Pháp luật có sứ mệnh cao cả là
biến những nghĩa vụ đạo đức về tôn trọng và thực hiện các quyền tự nhiên
thành các nghĩa vụ pháp lý. Khía cạnh thứ hai thể hiện vai trò của pháp luật,
đó là phương tiện bảo đảm các giá trị thực tế của các quyền của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo. Khi được quy định trong pháp luật, việc tuân thủ và thực
hiện các quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mới mang tính cưỡng chế,
bắt buộc với mọi chủ thể trong xã hội. Lúc này, pháp luật là công cụ giúp nhà
nước bảo đảm sự tuân thủ, thực thi các quyền của người bị tạm giữ, tạm giam,
bị can, bị cáo của các chủ thể khác nhau trong xã hội. Hơn nữa, đó cũng là
công cụ để các cá nhân bảo vệ các quyền của mình thông qua việc vận dụng
các quy phạm pháp lý. Sự bảo vệ đối với nhóm người tạm giữ, bị can, bị cáo
không chỉ được quy định trong luật pháp quốc tế mà trong pháp luật của tất cả
các quốc gia, tuy với những mức độ khác nhau, cách thức khác nhau.
27
1.3. Khái niệm về thực hành quyền công tố và bảo đảm quyền con
người trong hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát
1.3.1. Khái niệm về thực hành quyền công tố
Ở Việt Nam, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, VKS là
cơ quan duy nhất được giao THQCT. Không cơ quan nào có thể thay VKS
THQCT, bởi lẽ: a. VKS là cơ quan duy nhất về mặt pháp lý có quyền độc lập
phát động quyền công tố. Các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can
của CQĐT chỉ thực sự có ý nghĩa phát động quyền công tố sau khi sau khi
được VKS xem xét. Nếu quyết định khởi tố vụ án của CQĐT không có căn
cứ, trái pháp luật thì VKS có quyền hủy bỏ. Nếu quyết định không khởi tố vụ
án của CQĐT không có căn cứ VKS cũng có quyền hủy bỏ quyết định đó và
ra quyết định khởi tố vụ án. Tòa án (Hội đồng xét xử) cũng có quyền khởi tố
vụ án hình sự nếu qua việc xét xử phát hiện có tội phạm bị bỏ lọt, tuy nhiên
nếu quyết định của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì VKS vẫn có quyền
kháng nghị lên Tòa án cấp trên. b.VKS có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ
biện pháp ngăn chặn, CQĐT chỉ có quyền đề nghị. c. Trong quá trình điều tra
vụ án hình sự, VKS có trách nhiệm đảm bảo đủ các chứng cứ để truy tố bị
can. CQĐT có quyền thu thập chứng cứ, nhưng VKS chịu trách nhiệm về việc
chứng cứ đó có đủ để truy tố bị can một cách có căn cứ. Trường hợp không
đủ căn cứ để buộc tội, VKS có quyền yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung tài liệu
hoặc đình chỉ vụ án, yêu cầu CQĐT khắc phục và xử lý nghiêm các vi phạm
pháp luật trong hoạt động điều tra, kiến nghị với các cơ quan, tổ chức liên quan
xử lý hành vi vi phạm pháp luật. d. Khi có đủ chứng cứ chứng minh hành vi
phạm tội và xét cần thiết phải xử lý người phạm tội trước pháp luật VKS quyết
định truy tố bị can ra Tòa. Tại phiên tòa, VKS có trách nhiệm bảo đảm việc
truy tố, buộc tội bị cáo là có căn cứ, đúng pháp luật. Bản án kết tội của Tòa án
chính là việc chấp nhận lời buộc tội của VKS đối với người phạm tội.
28
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm THQCT trong
TTHS như sau: “Thực hành quyền công tố là việc sử dụng tổng hợp các
quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để thực hiện việc truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong các giai đoạn điều
tra, truy tố và xét xử” [50, tr.57].
Nội dung này được thể hiện khá cụ thể tại các Điều 14, 16,18 Luật tổ
chức VKSND năm 2014; Điều 112 BLTTHS năm 2003.
1.3.2. Vai trò của thực hành hành quyền công tố trong việc bảo đảm
quyền con người
VKSND là cơ quan THTT hình sự, thực hiện chức năng THQCT và
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS, có vị trí và vai trò quan trọng
trong việc bảo vệ pháp luật, pháp chế, bảo vệ quyền con người. Việc bảo vệ
QCN của VKSN trong TTHS được thể hiện trên cả hai phương diện:
Một là, đấu tranh phòng chống tội phạm, phát hiện kịp thời để đưa ra
xử lý nghiêm minh trước pháp luật đối với người phạm tội xâm phạm đến các
quyền và lợi ích hợp pháp trong đó có các quyền của con người.
Hai là, bảo đảm các QCN (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) không bị
pháp luật tước bỏ được tôn trọng.
VKSND thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật thông qua các hoạt động
THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp. Thực chất chức năng THQCT và
kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND là bảo vệ pháp luật, bảo đảm cho
pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, bảo đảm cho mọi tội
phạm và vi phạm pháp luật đều được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lọt
tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, bảo đảm việc giải
quyết các vụ án đúng pháp luật, nghiêm minh, đồng thời bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Trên cơ sở
cụ thể hóa chức năng thành các nhiệm vụ. Khoản 3 Điều 107 Hiến pháp năm
2013 đã quy định:
29
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất [45, Điều 107, Khoản 3].
Bên cạnh đó, nhiệm vụ bảo vệ QCN, quyền công dân được đặt ra là hết
sức cần thiết. Hiến pháp năm 2013 đã có những quy định mới về QCN, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đặc biệt trong lĩnh vực tư pháp Hiến pháp
đã có những điều chỉnh quan trọng nhằm bảo đảm một cách tối đa QCN,
quyền công dân trong lĩnh vực này, cụ thể như:
- Tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Quyền con
người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong
trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Hiến pháp năm 2013 quy định
rõ mọi biện pháp tố tụng có tính chất hạn chế QCN, quyền công dân trong
lĩnh vực tư pháp như: bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín
và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác (Điều 21), khám
xét chỗ ở (Điều 22)… phải do luật định mà không quy định như Hiến pháp
năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 (Điều 73) là theo quy định của pháp
luật. Đây là những quy định thể hiện sâu sắc tư tưởng pháp quyền, dân chủ,
ngăn ngừa sự cắt xén, xâm phạm QCN, quyền công dân từ phía các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, nhiệm vụ của VKSND trong bảo vệ QCN, quyền công dân
phù hợp với chức năng được giao đảm nhiệm. Bởi lẽ, khi tiến hành tố tụng,
VKSND không chỉ đóng vai trò của một bên (bên công tố, buộc tội) như
pháp luật một số nước, mà còn được giao trách nhiệm bảo đảm không bỏ lọt
tội phạm và người phạm tội, chống làm oan người vô tội; không để người
30
nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, hạn chế các quyền công dân, bị
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm một cách
trái pháp luật.
Bằng hoạt động của mình, VKSND ngăn chặn vi phạm QCN, phát hiện
vi phạm, khôi phục quyền, lợi ích vị xâm phạm, áp dụng biện pháp loại trừ
nguyên nhân và điều kiện vi phạm. Pháp luật quy định cho VKS thẩm quyền
trong giai đoạn điều tra mang tính bắt buộc thi hành đối với các chủ thể tham
gia quan hệ tố tụng, nhất là đối với CQĐT và người THTT trong cơ quan này.
Bằng cách đó VKS có thể can thiệp một cách nhanh chóng khi phát hiện vi
phạm pháp luật trong hoạt động điều tra và thực sự là một lá chắn đáng tin
cậy bảo vệ QCN của người tham gia tố tụng mà trước hết là người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo. Ngoài ra hoạt động của VKS còn đảm bảo tính khách
quan và tính hợp pháp cho kết quả của hoạt động điều tra - đối tượng xét xử
của Tòa án ở giai đoạn tiếp theo. Hoạt động THQCT ở giai đoạn xét xử
nhầm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời bảo đảm
tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, bảo đảm QCN của những chủ
thể tham gia phiên tòa
1.4. Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố của
một số nước trên thế giới
1.4.1. Trung Quốc
Trong cấu trúc hệ thống tư pháp hình sự Trung Quốc, mỗi giai đoạn của
một vụ án nằm trong phạm vi hoạt động của mỗi tổ chức thể chế riêng biệt. Các
cuộc điều tra hoàn toàn do cơ quan công an tiến hành, giai đoạn luận tội được
các Kiểm sát viên tiến hành và phiên tòa được tiến hành bởi Tòa án [30, tr.91].
Không có cơ quan nào trong số này phải chịu sự kiểm soát lẫn nhau, với cơ
chế “kiểm tra và cân bằng” (checks and balances) không đáng kể. Khi không
có sự giám sát chéo giữa các cơ quan, mỗi cơ quan có quyền quản lý hoàn
31
toàn trong lĩnh vực hoạt động của cơ quan đó và chỉ tuân theo quyền lực
chính trị bao trùm của Đảng Cộng sản Trung Quốc và các cơ quan hành chính
của Đảng, Nghị viện Nhân dân Toàn quốc. Sự cố hữu của hệ thống chính trị
Trung Quốc đã làm mất đi tính độc lập của tòa án: Tòa án chịu trách nhiệm
trước các ủy ban chính trị nhất định. Việc thiếu sự giám sát chéo giữa các cơ
quan đã làm mất đi trách nhiệm giải trình của tòa án [11, tr.15].
Trong TTHS của nước Cộng hòa nhân dân (CHND) Trung Hoa, các
đối tượng tham gia vào quan hệ tố tụng hình sự đều là chủ thể tham gia tố
tụng. Khoản 2 Điều 82 Luật TTHS nước CHND Trung Hoa quy định “Người
tham gia tố tụng là các bên đương sự bao gồm: người bị hại, tư tố viên, nghi
can, bị cáo, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự…” [47]. Mặc dù luật không
quy định khái niệm người bị tạm giam hay cụ thể hóa người bị tạm giam là
một chủ thể tham gia tố tụng như trong BLTTHS Việt Nam nhưng trên cơ sơ
những quy định của Luật TTHS nước CHND Trung Hoa, trong chương 4 về
các biện pháp ngăn chặn có thể khẳng định người bị tạm giam cũng là một
chủ thể tham gia tố tụng hình sự nước CHND Trung Hoa. Tại Điều 69 Luật
TTHS nước CHND Trung Hoa quy định:
Nếu thấy cần phải bắt giam người đang bị tạm giữ thì trong
vòng 3 ngày sau khi tạm giữ, cơ quan công an phải đề nghị Viện
kiểm sát nhân dân thẩm tra phê chuẩn.
Trong thời hạn 7 ngày sau khi nhận được đề nghị phê chuẩn
bắt giam của cơ quan công an, Viện kiểm sát nhân dân phải ra quyết
định phê chuẩn hay không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát nhân dân
không phê chuẩn việc bắt giam, cơ quan công an phải thả ngay
người bị bắt và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân mà
không được trì hoãn [47, Điều 69].
Theo đó, người bị tạm giam trong TTHS nước CHND Trung Hoa bắt
32
buộc phải có quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát. Trong trường hợp Viện
kiểm sát không phê chuẩn bắt giam thì cơ quan công an phải thả ngay người
bị bắt. Ngay cả trong trường hợp thấy quyết định không phê chuẩn bắt giam
của Viện kiểm sát nhân dân là không chính xác thì cơ quan công an có thể yêu
cầu xem xét lại tuy nhiên vẫn phải thả ngay người đang bị tạm giam. Điều 70
Luật TTHS nước CHND Trung Hoa quy định:
Nếu thấy quyết định không phê chuẩn bắt giam của Viện
kiểm sát nhân dân là không chính xác, cơ quan công an có thể yêu
cầu xem xét lại, nhưng phải thả ngay người đang bị tạm giam. Nếu
đề nghị không được chấp nhận, có thể đề nghị Viện kiểm sát cấp
trên trực tiếp xem xét. Viện kiểm sát nhân dân cấp trên phải kiểm
tra ngay vụ việc và quyết định liệu có thay đổi hay không thay đổi
và thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới và cơ quan công
an thi hành quyết định của mình [47, Điều 70].
Đồng thời, Luật TTHS Trung Hoa cũng quy định một số quyền của
người bị tạm giam như:
Quyền không bị coi là có tội khi chưa có bản án có hiệu lực của tòa án.
Điều 12 Luật TTHS nước CHND Trung Hoa quy định “Không ai bị coi
là có tội nếu không bị xét xử và kết án bởi một Toà án nhân dân theo quy định
của pháp luật” . Đây cũng là điểm tương đồng giữa luật pháp Trung Hoa và
luật pháp Việt Nam.
Quyền được bào chữa. Một người bị tình nghi hình sự có quyền chỉ
định một người bào chữa như luật sư bào chữa vào bất kỳ thời điểm nào kể từ
thời điểm bị cơ quan điều tra thẩm vấn lần đầu hay thời điểm phải chịu các
biện pháp bắt buộc. Trong trường hợp người bị tình nghi hình sự đang bị giam
giữ, luật sư bào chữa có thể do người giám hộ hay người thân chỉ định đại
diện cho họ. Trong trường hợp khó khăn về tài chính hay các lý do khác cản
33
trở người bị tình nghi hình sự chỉ định luật sư bào chữa, người bị tình nghi
hay người thân của họ có thể yêu cầu tổ chức trợ giúp pháp lý để được trợ
giúp pháp lý miễn phí [47]. Trung Quốc và Việt Nam về phân loại các hình
thức bào chữa về cơ bản là giống nhau, nhưng quyền của người bào chữa
trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam nhiều hơn, đóng vai trò quan trọng hơn
người bào chữa của Trung Quốc [27].
Điều 96 Luật TTHS nước CHND Trung Hoa quy định: Sau khi nghi
can bị cơ quan điều tra thẩm vấn lần đầu tiên hoặc từ ngày bị áp dụng các
biện pháp ngăn chặn thì nghi can có thể chỉ định một luật sư tư vấn pháp lý và
thực hiện việc khiếu nại, tố cáo thay mặt mình. Nếu nghi can bị bắt, luật sư
được chỉ định có thể thay mặt họ để yêu cầu có người bảo lĩnh trong giai đoạn
chờ xét xử.
Mục 37, Luật TTHS nước CHND Trung Hoa quy định: Một người bị tình
nghi hình sự hay bị can, bị cáo có quyền trao đổi thư từ và gặp gỡ luật sự bào
chữa của họ. Trong trường hợp luật sư bào chữa yêu cầu trao đổi thư từ hay
gặp gỡ người bị tình nghi hay bị can, bị cáo, cơ sở giam giữ phải thu xếp cuộc
gặp đó trong vòng 48 giờ. Pháp luật nước CHND Trung Hoa cấm việc giám
sát cuộc gặp giữa luật sư bào chữa và thân chủ của họ.
Quyền không bị quá hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn
Điều 124, Điều 126, Luật TTHS nước CHND Trung Hoa quy định:
Thời hạn tạm giam nghi can trong quá trình điều tra sau khi bắt không được
quá hai tháng. Đối với những vụ án phức tạp và không thể kết thúc điều tra
trong thời hạn thì có thể được phép kéo dài thêm một tháng theo phê chuẩn
của VKSND trực tiếp. Nếu vì những lý do đặc biệt, không thích hợp để đưa
một vụ án phức tạp và nghiêm trọng ra xét xử thậm chí trong một thời gian
khá dài, VKSND tối cao phải báo cáo Ủy ban thường vụ của Đại hội đại biểu
nhân dân toàn quốc để phê chuẩn việc hoãn xét xử vụ án.
34
Trong thời hạn một tháng, VKSND phải ra quyết định đối với vụ án
do cơ quan công an chuyển sang cùng với quyết định truy tố hoặc không
truy tố vụ án, thời hạn này có thể gia hạn thêm nửa tháng đối với những vụ
án nghiêm trọng, phức tạp. Trường hợp cần điều tra bổ sung thì phải hoàn
thành trong thời hạn một tháng. Việc điều tra bổ sung có thể tiến hành tối đa
hai lần quy định tại Điều 138, 140.
Điều 75 quy định: Nếu những biện pháp ngăn chặn do Toà án
nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân hoặc cơ quan công an vượt quá
thời hạn quy định trong luật này, nghị can, bị cáo, đại diện theo
pháp luật, họ hàng thân thích hoặc luật sư hoặc người bào chữa
khác do nghị can, bị cáo chỉ định phải có quyền yêu cầu huỷ bỏ các
biện pháp ngăn chặn đó. Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân
hoặc cơ quan công an phải thả nghị can, bị cáo khi các biện pháp
bắt buộc chống lại người này vượt quá thời hạn luật định, huỷ bỏ
thời hạn chờ xét xử sau khi có được người bảo lĩnh hoặc giám sát
nơi cư trú, hoặc tiến hành những biện pháp bắt buộc khác theo quy
định của pháp luật.
Trên cơ sở những phân tích trên, có thể thấy rằng pháp luật Trung Quốc
và pháp luật Việt Nam có nhiều nét tương đồng trong việc quy định quyền của
người bị tạm giam trước xét xử. Trên thực tế, việc áp dụng các quyền này vẫn
bị hạn chế do bản chất không chịu trách nhiệm của các cơ quan bao gồm bộ
máy tư pháp hình sự Trung Quốc, pháp luật không quy định hình phạt cho việc
không thực thi nghĩa vụ công và biện pháp pháp lý đối với việc ngăn chặn việc
tiếp cận pháp lý, đặc biệt khi có cáo buộc liên quan tới “bí mật nhà nước” hay
an ninh quốc gia, khủng bố hay tham nhũng nghiêm trọng [11, tr.20].
1.4.2. Liên bang Nga
BLTTHS Liên bang Nga được DUMA quốc gia thông qua ngày 22 tháng
35
11 năm 2001 và được Quốc hội Nga phê chuẩn ngày 05 tháng 12 năm 2001. Bộ
luật gồm 6 phần, 19 chương, 57 mục. Nhiệm vụ của TTHS Liên bang Nga cũng
thể hiện rõ mục tiêu bảo vệ lợi ích của con người, bảo vệ lợi ích hợp pháp của
các nhân, tổ chức là nạn nhân của tội phạm, không hạn chế các quyền tự do cá
nhân không có căn cứ và trái pháp luật, đồng thời xác định trách nhiệm của
CQĐT, VKS, Tòa án trong khi THTT phải tôn trọng các quyền của người tham
gia tố tụng. Theo quy định tại Điều 6 BLTTHS Liên bang Nga thì TTHS có ba
nhiệm vụ chính: Một là, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ
chức, của những người bị thiệt hại do tội phạm gây ra; hai là, bảo đảm không ai
bị buộc tội, bị kết án, bị hạn chế các quyền tự do một cách không có căn cứ và
trái pháp luật; ba là, việc truy cứu trách nhiệm hình sự, áp dụng hình phạt một
cách công bằng với người phạm tội, đồng thời không được truy cứu trách nhiệm
hình sự và áp dụng hình phạt đối với người không phạm tội, minh oan cho bất cứ
người nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự một cách không có căn cứ [26].
Theo Bộ luật TTHS Liên bang Nga, chủ thể tham gia TTHS gồm: Tòa
án, các chủ thể tham gia tố tụng thuộc bên buộc tội, các chủ thể tham gia tố
tụng thuộc bên bào chữa và những chủ thể khác tham gia TTHS. Trong đó:
người bị tình nghi, bị can, người đại diện hợp pháp của người bị tình nghi và
của bị can là người chưa thành niên, người bào chữa, bị đơn dân sự… thì
thuộc nhóm các chủ thể tham gia TTHS thuộc bên bào chữa. Tùy theo từng
đối tượng sẽ có vai trò khác nhau trong TTHS mà pháp luật Liên bang Nga có
những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của họ tham gia giải quyết vụ án.
Khoản 42, Điều 5 BLTTHS Liên bang Nga đưa ra khái niệm tạm giam:
Tạm giam là tình trạng của một người bị bắt giữ do bị
tình nghi là đã thực hiện tội phạm hoặc là bị can đang áp bị áp
dụng biện pháp ngăn chặn với hình thức là tạm giam tại nhà
cách ly để điều tra hoặc ở một nơi khác theo quy định của Luật
liên bang [26].
36
Điều 108 Bộ luật TTHS Liên bang Nga quy định tạm giam là một biện
pháp ngăn chặn được áp dụng theo quyết định của Tòa án đối với người bị
tình nghi hoặc bị can về tội mà luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm
trong trường hợp không thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khắc ít nghiêm khắc
hơn. Trong những trường hợp đặc biệt, biện pháp ngăn chặn tạm giam có thể
được áp dụng đối với người bị tình nghi, bị can về tội có mức hình phạt tù đến
2 năm, nếu có một trong các tình tiết sau (1) Người bị tình nghi hoặc bị can
không có nơi cư trú thường xuyên trên lãnh thổ Liên bang Nga; (2) Không
xác định được chính xác nhân thân của họ; (3) Họ đã vi phạm biện pháp ngăn
chặn khác áp dụng với họ trước đó; (4) Họ đã trốn tránh Cơ quan điều tra
hoặc Toà án. Việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với người bị tình nghi
hoặc bị can là người chưa thành niên với tư cách là biện pháp ngăn chặn chỉ
có thể được áp dụng trong trường hợp họ bị tình nghi hoặc bị khởi tố về việc
thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trong những trường hợp đặc biệt biện pháp ngăn chặn này có thể được áp
dụng đối với người bị tình nghi hoặc bị can là người chưa thành niên phạm tội
nghiêm trọng.
Pháp luật TTHS Liên bang Nga quy định việc bảo đảm quyền con
người trong đó có quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo dựa trên các
bình diện cơ bản sau:
Thứ nhất, Luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga quy định chức năng,
mục đích, nhiệm vụ của TTHS là (1) bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
của các cá nhân và tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây nên; Bảo vệ cá nhân
tránh khỏi sự buộc tội, sự kết án và sự hạn chế các quyền và tự do một cách
trái pháp luật và vô căn cứ; (2) Không được truy tố hình sự những người vô
tội, miễn hình phạt đối với họ, minh oan cho những người bị truy tố hình sự
một cách vô căn cứ được quy định tại Điều 6.
37
Thứ hai, Luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga quy định mục 2 về những
nguyên tắc của tố tụng hình sự, trong đó quy định một số quyền sau của người
bị tạm giữ, bị can 4, bị cáo:
Quyền được tôn trọng danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Điều 9
BLTTHS Liên bang Nga quy định trong quá trình tố tụng hình sự nghiêm cấm
thực hiện những hành vi và ban hành những quyết định hạ thấp danh dự của
người tham gia tố tụng hình sự cũng như có những xử sự hạ thấp nhân phẩm
của con người hoặc gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của con người.
Quyền bất khả xâm phạm của cá nhân. Điều 10 BLTTHS Liên bang
Nga quy định không ai có thể bị bắt giữ do bị tình nghi thực hiện tội phạm
hoặc bị bắt giam nếu không có những căn cứ hợp pháp do Bộ luật này quy
định. Như vậy, một người chỉ có thể bị bắt giam nếu có quyết định của Tòa
án. Không ai có thể bị tạm giữ quá 48 tiếng trước khi có quyết định của Tòa
án. Trường hợp người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn với hình thức tạm
giam thì phải được giam giữ trong điều kiện tính mạng và sức khỏe của họ
không bị đe dọa.
Quyền bí mật thư tín, điện thoại và các cuộc đàm thoại, bưu phẩm,
điện tín và các hình thức liên lạc khác. Điều 13 BLTTHS Liên bang Nga
quy định việc hạn chế quyền công dân đối với bí mật thư tín, điện thoại và các
cuộc đàm thoại, bưu chính, điện tín và các hình thức liên lạc khác chỉ được
thực hiện trên cơ sở quyết định của Tòa án.
Quyền suy đoán vô tội. Điều 14 BLTTHS Liên bang Nga quy định
một người được coi là không có tội chừng nào tội của họ không được chứng
minh theo đúng trình tự, thủ tục quy định và không bị Tòa án tuyên phạt bằng
bản án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị tình nghi hoặc bị can không có
nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình. Vấn đề chứng minh tôi phạm và bác
bỏ những chứng cứ nhằm bảo vệ cho người bị tình nghi hoặc bị can thuộc
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT
Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT

More Related Content

What's hot

Luận văn: Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự
Luận văn: Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sựLuận văn: Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự
Luận văn: Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạtBảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng quy phạm về biện pháp tha miễn
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng quy phạm về biện pháp tha miễnĐề tài: Bảo vệ quyền con người bằng quy phạm về biện pháp tha miễn
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng quy phạm về biện pháp tha miễn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử, HOT
Luận văn: Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử, HOTLuận văn: Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử, HOT
Luận văn: Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát, HAY
Đề tài: Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát, HAYĐề tài: Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát, HAY
Đề tài: Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM PHẦN CÁC TỘI PHẠM
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM PHẦN CÁC TỘI PHẠM LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM PHẦN CÁC TỘI PHẠM
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM PHẦN CÁC TỘI PHẠM
nataliej4
 
Tội lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
Tội lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợiTội lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
Tội lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dânĐề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền con người
 Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền con người Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền con người
Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền con người
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tội cố ý gây thương tích tổn hại sức khỏe của người khác
Đề tài: Tội cố ý gây thương tích tổn hại sức khỏe của người khácĐề tài: Tội cố ý gây thương tích tổn hại sức khỏe của người khác
Đề tài: Tội cố ý gây thương tích tổn hại sức khỏe của người khác
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người
Trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con ngườiTrách nhiệm hình sự về tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người
Trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
Đề tài: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAYĐề tài: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
Đề tài: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183Nguyen Trang
 
Luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
nataliej4
 
Đề tài: Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm
Đề tài: Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểmĐề tài: Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm
Đề tài: Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (17)

Luận văn: Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự
Luận văn: Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sựLuận văn: Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự
Luận văn: Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự
 
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạtBảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
 
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng quy phạm về biện pháp tha miễn
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng quy phạm về biện pháp tha miễnĐề tài: Bảo vệ quyền con người bằng quy phạm về biện pháp tha miễn
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng quy phạm về biện pháp tha miễn
 
Luận văn: Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử, HOT
Luận văn: Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử, HOTLuận văn: Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử, HOT
Luận văn: Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử, HOT
 
Đề tài: Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát, HAY
Đề tài: Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát, HAYĐề tài: Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát, HAY
Đề tài: Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát, HAY
 
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM PHẦN CÁC TỘI PHẠM
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM PHẦN CÁC TỘI PHẠM LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM PHẦN CÁC TỘI PHẠM
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM PHẦN CÁC TỘI PHẠM
 
Tội lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
Tội lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợiTội lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
Tội lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
 
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dânĐề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
 
Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền con người
 Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền con người Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền con người
Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong bảo vệ quyền con người
 
Đề tài: Tội cố ý gây thương tích tổn hại sức khỏe của người khác
Đề tài: Tội cố ý gây thương tích tổn hại sức khỏe của người khácĐề tài: Tội cố ý gây thương tích tổn hại sức khỏe của người khác
Đề tài: Tội cố ý gây thương tích tổn hại sức khỏe của người khác
 
Luận văn: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người
Trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con ngườiTrách nhiệm hình sự về tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người
Trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người
 
Đề tài: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
Đề tài: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAYĐề tài: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
Đề tài: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
 
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183
 
Luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
 
Đề tài: Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm
Đề tài: Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểmĐề tài: Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm
Đề tài: Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm
 

Similar to Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT

Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOTToà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sựLuận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự doQuyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nguyên tắc hai cấp xét xử với việc bảo vệ quyền con người
Đề tài: Nguyên tắc hai cấp xét xử với việc bảo vệ quyền con ngườiĐề tài: Nguyên tắc hai cấp xét xử với việc bảo vệ quyền con người
Đề tài: Nguyên tắc hai cấp xét xử với việc bảo vệ quyền con người
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giamLuận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
VAI TRÒ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777....
VAI TRÒ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777....VAI TRÒ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777....
VAI TRÒ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777....
OnTimeVitThu
 
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOTLuận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự
Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sựBảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự
Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đ
Luận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đLuận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đ
Luận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOTLuận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án
Đề tài: Quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ ánĐề tài: Quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án
Đề tài: Quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Đề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ ánĐề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Đề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Luận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ ánLuận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Luận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
VAI TRÒ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT
VAI TRÒ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁTVAI TRÒ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT
VAI TRÒ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT
OnTimeVitThu
 
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOTLuận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Định tội danh đối với tội tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy, HOT
Định tội danh đối với tội tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy, HOTĐịnh tội danh đối với tội tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy, HOT
Định tội danh đối với tội tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOT
Đề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOTĐề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOT
Đề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT (20)

Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOTToà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
Toà án với vai trò bảo vệ quyền con người xét xử vụ án, HOT
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sựLuận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
Luận văn: Bảo vệ quyền con người thông qua xét xử vụ án hình sự
 
Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự doQuyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
Quyền con người qua biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
 
Đề tài: Nguyên tắc hai cấp xét xử với việc bảo vệ quyền con người
Đề tài: Nguyên tắc hai cấp xét xử với việc bảo vệ quyền con ngườiĐề tài: Nguyên tắc hai cấp xét xử với việc bảo vệ quyền con người
Đề tài: Nguyên tắc hai cấp xét xử với việc bảo vệ quyền con người
 
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
 
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giamLuận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự, HOT
 
VAI TRÒ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777....
VAI TRÒ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777....VAI TRÒ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777....
VAI TRÒ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777....
 
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOTLuận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
 
Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự
Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sựBảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự
Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự
 
Luận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đ
Luận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đLuận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đ
Luận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đ
 
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOTLuận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
 
Đề tài: Quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án
Đề tài: Quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ ánĐề tài: Quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án
Đề tài: Quyền con người trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án
 
Đề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Đề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ ánĐề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Đề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
 
Luận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Luận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ ánLuận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Luận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
 
VAI TRÒ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT
VAI TRÒ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁTVAI TRÒ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT
VAI TRÒ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT
 
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOTLuận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
Luận văn: Cơ chế bồi thường nhà nước cho người bị oan, HOT
 
Định tội danh đối với tội tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy, HOT
Định tội danh đối với tội tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy, HOTĐịnh tội danh đối với tội tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy, HOT
Định tội danh đối với tội tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy, HOT
 
Đề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOT
Đề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOTĐề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOT
Đề tài: Địa vị pháp lý của người chưa thành niên theo luật, HOT
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 

Recently uploaded (18)

Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 

Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM THỊ THANH THẢO B¶O §¶M QUYÒN CON NG¦êI TRONG THùC HµNH QUYÒN C¤NG Tè CñA VIÖN KIÓM S¸T NH¢N D¢N (Trªn c¬ së sè liÖu t¹i ®Þa bµn tØnh Hµ Giang) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÂM THỊ THANH THẢO B¶O §¶M QUYÒN CON NG¦êI TRONG THùC HµNH QUYÒN C¤NG Tè CñA VIÖN KIÓM S¸T NH¢N D¢N (Trªn c¬ së sè liÖu t¹i ®Þa bµn tØnh Hµ Giang) Chuyên ngành: Luâ ̣t hình sựvà tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướ ng dẫn khoa ho ̣c: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chín xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị khoa luật xem xét để cho tôi có thể bảo vệ luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lâm Thị Thanh Thảo
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN.............................................. 9 1.1. Quyền con người và bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự ................................................................................................ 9 1.1.1. Quyền con người và quyền con người trong tố tụng hình sự.............. 9 1.1.2. Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự..............................14 1.2. Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự liên quan đến thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát..........................16 1.2.1. Các quyền con người liên quan đến hoạt động công tố ....................16 1.2.2. Đặc điểm của quyền con người trong tố tụng hình sự liên quan đến thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát...............................23 1.3. Khái niệm về thực hành quyền công tố và bảo đảm quyền con người trong hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát....................................................................................27 1.3.1. Khái niệm về thực hành quyền công tố.............................................27 1.3.2. Vai trò của thực hành hành quyền công tố trong việc bảo đảm quyền con người ................................................................................28 1.4. Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố của một số nước trên thế giới .........................................................30 1.4.1. Trung Quốc........................................................................................30 1.4.2. Liên bang Nga ...................................................................................34
  • 5. Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN.................................................................39 2.1. Quy định của các nguyên tắc tố tụng bảo đảm quyền con người liên quan đến hoạt động công tố .........................................39 2.1.1. Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân (Điều 4 BLTTHS 2003) ....................................................................39 2.1.2. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật (Điều 5)..............................................................................40 2.1.3. Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân (Điều 6; Điều 8).................................................................................40 2.1.4. Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân (Điều 7)............................................................41 2.1.5. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Điều 11) .........................................................................42 2.1.6. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án (Điều 19)........42 2.1.7. Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan (Điều 29); nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra (Điều 30)..........43 2.1.8. Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự (Điều 31).......................................................................................44 2.1.9. Nguyên tắc đảm bảo thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự..........................................44 2.2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 liên quan đến việc bảo đảm quyền con người thông qua các nội dung của hoạt động thực hành quyền công tố...............................................46 2.2.1. Bảo đảm quyền con người thông qua các nội dung thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ...............................................................................................46
  • 6. 2.2.2. Bảo đảm quyền con người thông qua các nội dung thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự ...............................................................................................57 2.2.3. Quy định về thủ tục các hoạt động tố tụng........................................71 Chương 3: THỰC TIỄN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ...75 3.1. Khái quát về tổ chức, bộ máy hoạt động của Viện kiểm sát nhân ở dân tỉnh Hà Giang ..............................................................75 3.2. Thực tiễn bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang ....................76 3.2.1. Đánh giá chung về những kết quả đạt được về đảm bảo quyền con người trong hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang ......................................................76 3.2.2. Một số bất cập trong về đảm bảo quyền con người trong công tác thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang....83 3.2.3. Nguyên nhân dẫn đến bất cập, hạn chế của việc bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố ở tỉnh Hà Giang..............87 3.3. Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát .......................................91 3.3.1. Những quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo đảm quyền con trong hoạt động công tố.............................91 3.3.2. Hoàn thiện pháp luật..........................................................................92 3.3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát..............................................................................................98 KẾT LUẬN..................................................................................................102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................104
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật Tố tụng hình sự CAT: Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm CHND: Cộng hòa nhân dân CPPCG: Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948 CQĐT: Cơ quan điều tra CQTHTTHS: Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ĐTV: Điều tra viên HĐXX: Hội đồng xét xử ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị KSV: Kiểm sát viên QCN: Quyền con người TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao THQCT: Thực hành quyền công tố THTT: Tiến hành tố tụng TTHS: Tố tụng hình sự UDHR: Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm1948 VKS: Viện kiểm sát VKSND: Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân Tối cao XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1: Tình hình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm trên địa bàn tỉnh Hà Giang 76 Bảng 3.2: Tỉ lệ bị can áp dụng biện pháp tạm giam được thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác 79 Bảng 3.3: Tỉ lệ bị can áp dụng biện pháp tạm giam so với bị can đã bị khởi tố từ năm 2010 - 2014 84
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo đảm quyền con người (QCN) là một trong những nội dung và cũng là mục đích của xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và pháp luật Nhà nước những năm gần đây. Văn kiện Đại hội X của Đảng đặt ra nhiệm vụ: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người”. Định hướng này tiếp tục được thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng: “Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”. Trên tinh thần đó, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” khẳng định: Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với cơ quan tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm [23, tr.1 - 2]. Hiến pháp 2013 đề cao QCN và bảo đảm QCN, bằng việc quy định một chương về QCN, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân (chương 2 Hiến pháp). Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) 2003 và các văn bản pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) khác đã quy định việc bảo đảm QCN trong hoạt động TTHS, trong đó có hoạt động công tố của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND). Theo đó, bảo vệ QCN là trách nhiệm của các cơ quan thực hành quyền công tố (THQCT) và người tiến hành tố tụng (THTT). Với chức năng, nhiệm vụ của mình Viện
  • 10. 2 kiểm sát nhân dân (VKSND) có vai trò bảo vệ, bảo đảm thực hiện QCN quá trình giải quyết vụ án, một mặt không để lọt tội phạm, đồng thời phải bảo đảm không làm oan người vô tội, phát hiện và xử lý mọi hành vi vi phạm trong hoạt động tố tụng. Những quy định của pháp luật tạo ra cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm QCN trong hoạt động TTHS nói chung và trong hoạt động công tố của Viện kiểm sát (VKS) nói riêng, đồng thời còn góp phần đấu tranh xử lý tội phạm có hiệu quả. Thực tiễn hoạt động TTHS trong những năm vừa qua ở tỉnh Hà Giang cho thấy, vai trò của VKSND trong việc bảo đảm QCN của người khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ công tố đã có những thành tựu nhất định. Các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân về cơ bản đã được bảo đảm, đã hạn chế được tình trạng oan, sai. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn có nhiều hạn chế với những biểu hiện sau: a. Các cơ quan THTT chưa bảo đảm thực hiện đầy đủ các QCN mà cụ thể là quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong hoạt động TTHS, chưa giải thích các QCN được pháp luật quy định đối với họ và do vậy cũng không có biện pháp bảo đảm để thực hiện những quyền này từ phía các cơ quan THTT; b. Người THTT trong các cơ quan THTT còn có biểu hiện xâm phạm QCN trong quá trình tố tụng, như việc bức cung, dùng nhục hình… gây ra hậu quả đáng tiếc; c. Các cơ quan tố tụng và những người THTT lạm dụng việc bắt, giữ, giam người hoặc có hành vi phạm QCN trong quá trình thực hiện các biện pháp ngăn chặn trong TTHS; d. Hiện tượng bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội vẫn còn diễn ra do đó đã xâm phạm đến QCN; e. Việc thực hiện trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn xử lý các hành vi xâm phạm QCN trong hoạt động TTHS của VKSND chưa cao dẫn đến tình trạng vi phạm... Những hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về quy định của pháp luật tố tụng chưa phù hợp với thực tiễn đấu
  • 11. 3 tranh xử lý tội phạm và việc bảo vệ QCN trong TTHS, những nguyên nhân về cán bộ, tổ chức, cơ chế vận hành, phối hợp giữa các cơ quan THTT…Vì vậy để góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm QCN trong hoạt động công tố - một chức năng quan trọng của VKS trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án, tác giả đã chọn đề tài “Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân (Trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Hà Giang)" để làm Luận văn Thạc sĩ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề bảo QCN nói chung, QCN trong hoạt động TTHS đã được nhiều tác giả nghiên cứu từ các góc độ và với các mức độ khác nhau. Ở góc độ nghiên cứu về bảo vệ QCN nói chung trong Nhà nước pháp quyền, đã có các công trình "Quyền con người trong thế giới hiện đại" của PGS. PTS Hoàng Văn Hảo và PGS. Phạm Khiêm Ích, được Viện thông tin khoa học và xã hội cùng Trung tâm nghiên cứu quyền con người xuất bản năm 1995; công trình "Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của GS.TS. Trần Ngọc Đường, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2004; chuyên khảo "Quyền lực Nhà nước và quyền con người" của PGS. TS. Đinh Văn Mậu, do nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2003; Chuyên khảo “Quyền con người và luật quốc tế về quyền con người” của TS. Chu Hồng Thanh, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 1997; giáo trình “Lý luận và pháp luật về quyền con người” của PGS. TS. Nguyễn Đăng Dung, Ths. Vũ Công Giao, Ths. Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên), do nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2009 v.v... Ở góc độ pháp luật chuyên ngành nghiên cứu về những vấn đề bảo vệ QCN trong hoạt động tư pháp cũng như trong hoạt động tố tụng sự có các công trình nghiên cứu sau:
  • 12. 4 Về sách chuyên khảo, bài báo, đề tài khoa học có các công trình sau: Đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia năm 2006 “Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam” do TSKH. PGS. Lê Văn Cảm, TS. Nguyễn Ngọc Chí, TS. Trịnh Quốc Toản đồng chủ trì; Tài liệu "Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" tại Hội thảo về Quyền con người trong tố tụng hình sự (do Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân quyền Australia tổ chức tháng 3-2010) của PGS. TS. Nguyễn Thái Phúc; Chuyên khảo "Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam" của TS. Trần Quang Tiệp, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2004; bài báo "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người" của TS. Tường Duy Kiên, được công bố trên Tạp chí Nghề luật năm 2004; bài báo của TSKH. PGS. Lê Cảm "Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự", được công bố trên Tạp chí Tòa án nhân dân năm 2006 v.v... Cấp độ luận án tiến sĩ luật học có đề tài: "Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Quang Hiền, luận án tiến sĩ Luật học, Viện nhà nước và pháp luật, Hà Nội, năm 2008... Cấp độ luận văn thạc sĩ các đề tài: “Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh, luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2008; đề tài: "Bảo vệ quyền con người của người làm chứng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam" của tác giả Trần Thị Thùy Lương, luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011; đề tài: "Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" của tác giả Tiêu Phương Thúy, luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014...
  • 13. 5 - Ở nước ngoài cũng đã nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề bảo đảm QCN trong Nhà nước pháp quyền nói chung (The Rule of law của M. Hager); bảo đảm quyền con người trong hệ thống tư pháp (Saudi Arabia, human rights: Judicial system); bảo đảm quyền con người trong các nguyên tắc tố tụng hình sự (Principle of Criminal procedure của Neil Andrews); bảo đảm quyền con người trong xét xử vụ án hình sự (Human rights in the English criminal trial - Human rights in criminal procedure của K.W. Lidstone) hoặc nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội (The guarantees for accused persons under Article 6 of the European Convention on Human Rights của Stephanos Stavros)... Trên cơ sở kết quả khảo sát trên đây cho thấy, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu cơ bản và trực tiếp về bảo đảm QCN nói chung, bảo đảm QCN trong tư pháp hình sự nói riêng. Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về các quy định của pháp luật áp dụng đối với một số đối tượng bị hạn chế quyền tự do, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về bảo đảm QCN trong hoạt động THQCT của VKSND, nhất là gắn với hoạt động THQCT trên địa bàn tỉnh Hà Giang, một tỉnh biên giới phía Đông Bắc của Tổ Quốc. Điều này cho thấy việc nghiên cứu đề tài: "Bảo đảm quyền con người trong hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân (Trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Hà Giang)" là cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong việc bảo đảm QCN ở nước ta hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về QCN mà cụ thể là quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, luận chứng vai trò của VKS trong bảo đảm QCN trong hoạt động THQCT. Đồng thời nghiên cứu thực
  • 14. 6 trạng quy định của pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động THQCT của VKS theo luật TTHS trên cơ sở số liệu của VKSND tỉnh Hà Giang làm sáng tỏ những bất cập, hạn chế để đưa ra những kiến nghị và giải pháp tăng cường bảo đảm QCN trong hoạt động THQCT của VKS. 3.2. Nhiệm vụ a. Phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: các khái niệm QCN liên quan đến hoạt động quyền công tố; vị trí, ý nghĩa của việc quy định QCN trong TTHS liên quan đến hoạt động công tố của luật TTHS; đặc điểm QCN trong TTHS liên quan đến hoạt động công tố của luật TTHS; các tiêu chí quốc tế về QCN và bảo đảm QCN trong hoạt động công tố; bảo đảm QCN trong hoạt động công tố ở một số nước; cơ sở xác định vai trò của VKSND và các điều kiện bảo đảm vai trò của VKSND trong việc đảm bảo QCN trong THQCT của VKS. b. Phân tích các quy định của BLTTHS liên quan đến bảo đảm QCN; tìm ra những hạn chế và bất câp về bảo đảm QCN trong hoạt động THQCT của VKS trên cơ sở số liệu của VKSND tỉnh Hà Giang. Từ đó tìm ra những hạn chế và bất cập về bảo đảm QCN trong hoạt động THQCT của VKS. c. Đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS nhằm nâng cao vai trò của VKSND trong việc bảo đảm bảo QCN trong THQCT. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Về đối tượng nghiên cứu Luận văn có đối tượng và phạm vi nghiên cứu là các văn bản pháp luật quốc tế và quốc gia về QCN trong hoạt động THQCT của VKSND trên cơ sở số liệu trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Qua đó, tìm ra những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả việc bảo đảm QCN trong THQCT của VKSND.
  • 15. 7 - BLTTHS năm 2003; - Phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến bảo đảm QCN trong THQCT của VKSND. Trên cơ sở số liệu địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn (2010 - 2014). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, về QCN, các quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học, thảo luận, trực tiếp khảo sát, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Đây là công trình chuyên khảo ở cấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề bảo đảm QCN trong hoạt động THQCT của VKS theo pháp luật TTHS hiện hành. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng bảo đảm QCN của VKSND trên địa bàn tỉnh Hà Giang và kiến nghị các giải pháp tăng cường bảo đảm QCN trong TTHS. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có giá trị tham khảo cho cán bộ cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung cũng như ngành Kiểm sát nói riêng. Đồng thời, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích dành cho không chỉ các nhà lập pháp, mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật, trang bị những
  • 16. 8 kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các CQĐT, VKS, Tòa án và cơ quan Thi hành án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, mục lục. Nội dung của Luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân. Chương 2: Quy định của Luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền con người liên quan đến thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân. Chương 3: Thực tiễn và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố bảo đảm quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân.
  • 17. 9 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 1.1. Quyền con người và bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự 1.1.1. Quyền con người và quyền con người trong tố tụng hình sự QCN là một khái niệm mang tính chất toàn cầu và được sử dụng ngày càng phổ biến trong các quan hệ quốc tế. QCN được tiếp cận dưới các góc độ khác nhau, nên QCN là một phạm trù đa diện và quan điểm về QCN phụ thuộc vào từng góc độ tiếp cận đó. QCN gắn liền với việc bảo đảm QCN, bởi bảo đảm QCN trong những tiêu chí để đánh giá bản chất của một Nhà nước pháp quyền và mức độ dân chủ của một quốc gia. Phải đến thế kỷ thứ XVII, XVIII QCN mới được phát triển thành học thuyết với những quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, QCN mang tính tự nhiên. Bởi QCN là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng... Các quyền con người không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa hay ý thức của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay Nhà nước nào. Vì vậy, không một chủ thể nào, kể cả Nhà nước có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người bẩm sinh, vốn có của các cá nhân [14, tr.39]. Quan điểm thứ hai cho rằng, QCN được đặt trong tổng hòa các mỗi quan hệ xã hội. Quan điểm này nhấn mạnh đến yếu tố lịch sử - xã hội của QCN. Bởi QCN là một giá trị nhân loại, đồng thời là một khái niệm có tính lịch sử, hình thành trong cuộc đấu tranh giai cấp và được bổ sung những nội dung mới qua các thời đại khác nhau. QCN không phải là khái niệm trừu
  • 18. 10 tượng, cũng không chỉ là quyền cá nhân con người mang tính tự nhiên bẩm sinh mà luôn gắn liền với đấu tranh giai cấp, gắn liền với sự phát triển của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Quan điểm này cho rằng QCN chỉ có trong xã hội có đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống bất công trong xã hội; gắn với trình độ phát triển và tiến bộ xã hội; chịu sự hạn định của chế độ kinh tế, đặc biệt của chế độ chính trị - Nhà nước [29, tr.16]. Sự khác nhau đó đã dẫn đến có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm QCN và sự đa dạng về cách hiểu, cách tiếp cận QCN là nguyên nhân của những tranh luận. Ở cấp độ quốc tế, Văn phòng cao ủy Liên Hợp Quốc cho rằng: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người” [61, tr.1]. Như vậy, quan điểm này đã nhấn mạnh chỉ có pháp luật và pháp luật phải ghi nhận, bảo đảm QCN như những bảo đảm toàn cầu. Ở cấp độ quốc gia, TS. Trần Quang Tiệp cho rằng: “Quyền con người là những đặc lợi vốn có tự nhiên mà chỉ con người mới được hưởng trong những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định” [48, tr.14]. TSKH. PGS Lê Cảm có quan điểm: Quyền con người - một phạm trù lịch sử cụ thể, là giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại và là đặc trưng tự nhiên vốn có cần được tôn trọng và không thể bị tước đoạt của bất kỳ cá nhân con người nào sinh ra trên trái đất, đồng thời phải được bảo vệ bằng pháp luật bởi các quốc gia - thành viên Liên Hợp Quốc, cũng như bởi cộng đồng quốc tế [2, tr. 15]. Như vậy, hai quan điểm này ngoài việc nhấn mạnh đến yếu tố lịch sử, tự nhiên và xã hội của QCN, còn nhấn mạnh đến pháp luật - một công cụ để
  • 19. 11 bảo đảm QCN. Mỗi quan điểm đều có cách tiếp cận dưới các khía cạnh khác nhau và đều có tính hợp lý của nó. Như vậy, có thể nêu ra một số đặc trưng cơ bản của QCN như sau: Thứ nhất, QCN là những giá trị bất biến, vĩnh cửu và không thể phân chia hoặc xâm phạm (tước đoạt). Các giá trị đó gắn bó chặt chẽ đối với mỗi con người cả ở cấp độ cá nhân lẫn cấp độ xã hội. Thứ hai, QCN là những giá trị mang tính đa quốc gia (quốc tế), được sự quan tâm của toàn nhân loại, tất cả các quốc gia và mỗi cá nhân trong xã hội. Luôn luôn phổ biến, hiện hữu và được thừa nhận chung, phải được thực hiện và bảo đảm ở mọi nơi. Phải được cụ thể hóa bằng các thế chế thành các quyền năng cụ thể và phải có cơ chế kiểm tra việc thực thi nó trong thực tế ở mọi cấp độ (quốc tế và quốc gia). Song bên cạnh tính phổ biến chung, thì QCN còn có tính đặc trưng riêng biệt, do con người chỉ được thụ hưởng quyền trong những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, trong từng giai đoạn khác nhau của xã hội loài người và trong từng quốc gia. Thứ ba, QCN vừa mang tính chất tự nhiên vừa mang tính chất xã hội. Do đó, QCN phải được thể chế hóa thành các quy định pháp luật, ghi nhận nó thành các quyền, bảo đảm thực thi và bảo đảm quyền đó nếu bị vi phạm. Bởi con người sinh ra tự thân sẽ có những QCN nhưng chỉ trong xã hội có pháp luật, thì con người mới được hưởng quyền và được bảo đảm quyền. Có thể thấy, chỉ thông qua pháp luật và cùng với thiết chế giám sát, kiểm tra việc thực hiện nó thì những giá trị QCN mang tính chất tự nhiên và xã hội mới bền vững và hiệu quả được. Với các đặc trưng về QCN trên, có thể khẳng định QCN luôn là mục đích chung phải hướng đến và đạt được của nhân loại, đồng thời khẳng định rõ tính lịch sử, tính chính trị - xã hội với hai cơ sở tự nhiên và xã hội của QCN. Như vậy, tác giả cho rằng: Quyền con người là sự kết hợp giữa quyền
  • 20. 12 tự nhiên và quyền xã hội, được ghi nhận và bảo đảm bằng pháp luật ở cấp độ quốc tế và quốc gia, đồng thời được bảo đảm thực thi và giám sát trong thực tế bởi các cơ chế khác nhau. QCN trong TTHS được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm do ở lĩnh vực này liên quan đến những quyền cơ bản thiết thân, những tự do cá nhân tối thiểu cần phải có trong đời sống hằng ngày của con người. Ở bình diện khái quát nhất, QCN trong TTHS được thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, trừng trị người phạm tội gây ra những thiệt hại cho các quyền và lợi ích hợp pháp của con người, của các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần bảo vệ quyền con người; Thứ hai, khi THTT giải quyết vụ án, các cơ quan THTT có trách nhiệm tôn trọng và bảo đảm QCN của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Các cơ quan THTT, người THTT không được lợi dụng quyền tiến hành giải quyết vụ án xâm phạm đến quyền của những người nêu trên. Tuy nhiên, phạm vi QCN trong TTHS liên quan đến thực hành quyền công tố hẹp hơn không bao gồm cả hai khuynh hướng trên mà chỉ là sự ghi nhận và bảo đảm quyền của những người yếu thế trong xã hội, bao gồm người bị bắt, bị tạm giữ, bị tình nghi phạm tội hoặc người bị kết án tránh sự lạm dụng người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. [8, tr.34]. QCN trong tố tụng hình sự có những đặc điểm sau: Thứ nhất, đối tượng của quyền con người trong TTHS là quyền của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội, bao gồm: (a) Người bị tình nghi phạm tội đang trong quá trình giải quyết vụ án, đang bị các cơ quan THTT áp dụng biện pháp cưỡng chế của TTHS nhằm xác định sự thật khách quan vụ án. Những người này có thể là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và theo quy định của pháp luật họ chưa bị coi là người phạm tội mà mới chỉ là người bị tình nghi phạm tội; (b) Người phạm tội bị kết án và phải chấp hành hình phạt do Tòa án tuyên. Khác với người tình nghi phạm tội, đây là
  • 21. 13 người đã được các cơ quan THTT chứng minh và phán quyết là có tội, bị tuyên áp dụng hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ phạm tội của họ phù hợp với quy định của pháp luật và được phán quyết bởi thủ tục TTHS công bằng, khách quan; (c) Nhóm người tham gia tố tụng do có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án: Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người bào chữa…. Những người này ngoài việc tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho mình, họ còn góp phần làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án và góp phần bảo đảm cho sự công bằng trong quá trình giải quyết vụ án. Thứ hai, QCN trong TTHS được quy định trong pháp luật quốc gia dựa trên các tiêu chí quốc tế về quyền con người trong các văn bản pháp luật quốc tế. QCN nói chung và trong TTHS nói riêng được ghi nhận trong các văn bản pháp luật là tiền đề để quyền con người được bảo đảm thực thi trong đời sống. Thông qua các quy định của luật TTHS, Nhà nước trao cho con người những phương tiện cần thiết để bảo vệ các quyền của mình và thiết lập các cơ chế để giải quyết cũng như bảo đảm các quyền của các chủ thể tham gia tố tụng. QCN được quy định trong pháp luật TTHS bởi các lý do sau: (1) Pháp luật TTHS là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong việc thực hiện, bảo vệ QCN, quyền công dân trong các hoạt động TTHS; (2) Pháp luật TTHS chi phối hoạt động của các cơ quan THTT, người THTT trong việc bảo đảm các QCN, quyền công dân trong các hoạt động TTHS. Do đó, QCN trong THHS là tập hợp các quyền thuộc nhóm quyền dân sự, chính trị nhằm mục đích khẳng định danh dự nhân phẩm của con người trong mọi hoàn cảnh, bảo vệ các cá nhân khỏi sự tùy tiện và sự lạm quyền của các cơ quan và nhân viên Nhà nước trong các hoạt động tố tụng hình sự. Theo các văn bản pháp lý quốc tế về QCN thì QCN trong TTHS về cơ bản thuộc hai lĩnh vực sau: (1) Các quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm… của cá nhân khi họ tham gia tố
  • 22. 14 tụng với tư cách người bị tình nghi phạm tội, người bị kết án phải chấp hành hình phạt hoặc người có tư cách khác khi tham gia tố tụng; (2) Quyền được xét xử công bằng bởi một tòa án độc lập. Các quyền này được ghi nhận trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966) (ICCPR - Việt Nam là thành viên từ năm 1982), trong các Bình luận chung của cơ quan giám sát Công ước này, cũng như trong một số hướng dẫn, nguyên tắc đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận liên quan. Từ sự phân tích trên, tác giả luận văn chia sẻ và tán đồng với khái niệm QCN trong giáo trình Luật TTHS Việt Nam, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, đó là: Quyền con người trong TTHS là tổng hợp các quyền thuộc nhóm quyền dân sự, chính trị nhằm mục đích khẳng định việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tôn trọng danh dự nhân phẩm của con người trong mọi hoàn cảnh cũng như bảo đảm việc xét xử công bằng bởi một tòa án độc lập khách quan đối với những người yếu thế (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án và những người tham gia tố tụng khác) khỏi sự tùy tiện và sự lạm quyền của các cơ quan và nhân viên nhà nước trong các hoạt động TTHS [8, tr.43]. 1.1.2. Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự Bảo đảm QCN trong TTHS là một trong những hợp phần có tính đặc thù của bảo đảm QCN nói chung. Ở mức độ khái quát nhất, bảo đảm QCN trong TTHS là những yếu tố để QCN được ghi nhận, thực thi trong quá trình giải quyết vụ án nhằm tôn trọng phẩm giá con người trong mọi hoàn cảnh. Thực hiện tốt bảo đảm QCN trong TTHS góp phần tích cực, có hiệu quả trong việc bảo đảm QCN nói chung. Bảo đảm QCN trong TTHS là chức năng của nhà nước với cơ chế phù hợp trong điều kiện kinh tế - xã hội, pháp lý của mình. Do đặc điểm của hoạt
  • 23. 15 động TTHS là chức năng của nhà nước hướng tới sự kết hợp địa vị pháp lý và địa vị thực tế của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bi cáo và những người tham gia tố tụng khác. Nói cách khác các quy phạm pháp luật về QCN chỉ trở thành hiện thực khi có những bảo đảm ràng buộc của nhà nước. Với ý nghĩa đó thì bảo đảm QCN trong TTHS là thước đo, là biểu hiện tự do xã hội, trách nhiệm và tính tích cực của công dân. Tự thân các tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội chưa phải là cơ sở để thực hiện quyền và tự do của con người trong TTHS. Chúng chỉ trở thành những bảo đảm QCN trong TTHS qua hình thức pháp lý và những nỗ lực tổ chức của nhà nước. Bảo đảm QCN trong TTHS có vai trò quan trọng trong việc biến những nỗ lực, những ý tưởng tiến bộ của nhân loại ở các điều luật trở thành hiện thực trong thực tiễn giải quyết vụ án. Nói cách khác, bản thân các quy phạm pháp luật về QCN trong TTHS đã là một thành tố quan trọng trong việc bảo đảm QCN nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, QCN trong TTHS sẽ không có trong thực tế và những quy phạm pháp luật sẽ trở thành vô nghĩa. Vì vậy, hình thành cơ chế đảm bảo QCN trong TTHS đòi hỏi khách quan mang tính quyết định mà nhà nước nào cũng cần quan tâm. Bảo đảm QCN trong TTHS mang tính chất đặc thù xuất phát từ những đặc điểm của TTHS là một lĩnh vực hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước mà ở đó việc hạn chế các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là không thể tránh khỏi và các quyền, lợi ích đó có thể bị xâm phạm một cách nghiêm trọng bởi những người đại diện công quyền. Việc bảo đảm QCN trong TTHS phải được vận hành bởi một cơ chế có hiệu quả của các yếu tố hợp thành, đó là: xây dựng được hệ thống pháp luật TTHS trên cơ sở các tiêu chí quốc tế về QCN, phù hợp với yêu cầu bảo đảm QCN ở mỗi quốc gia; Có các giải pháp thực thi có hiệu quả các QCN được quy định trong pháp luật TTHS của tất cả các chủ thể TTHS trong quá trình
  • 24. 16 giải quyết vụ án; Hình thành cơ chế giám sát bảo đảm QCN trong TTHS được thực thi nghiêm chỉnh. Ba yếu tố nêu trên tạo thành cơ chế bảo đảm QCN ở mỗi quốc gia và ở cấp độ khu vực cũng như ở phạm vi quốc tế. Từ những phân tích nêu trên có thể đưa ra khái niệm về đảm bảo QCN trong TTHS như sau: “Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự là sự vận hành của các yếu tố khách quan nhằm mục đích công bố, ghi nhận về mặt pháp lý các quyền con người trong tố tụng hình sự và bảo vệ và thực thi các quyền đó trong quá trình giải quyết vụ án hình sự” [8, tr.43 - 45]. 1.2. Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự liên quan đến thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát 1.2.1. Các quyền con người liên quan đến hoạt động công tố Công tố là hoạt động có ảnh hưởng quan trọng, mang tính quyết định đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự, nên nó liên quan, tác động đến tất cả các QCN trong TTHS, cụ thể là: - Quyền sống Quyền sống được quy định tại Điều 3 của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 (UDHR), các điều 3, 4, 5, 7 của Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chung năm 1948 (CPPCG), Điều 6 của ICCPR năm 1966 và Điều 1 Công ước về không áp dụng thời hiệu tố tụng đối với tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại năm 1968. Theo đó, tại Điều 6 thì: "Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện". Theo đó, các quốc gia thành viên cần tiến hành các biện pháp phòng chống và trừng trị việc tuỳ tiện tước đoạt tính mạng con người do bất kỳ chủ thể nào gây ra. Quyền sống và bảo đảm các điều kiện tồn tại của con người đối với người bị tạm giam, luật nhân quyền quốc tế quy định phải bảo đảm những điều cần thiết về ăn, ở, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe… đối với những người này trong thời gian họ bị giam giữ.
  • 25. 17 - Quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị tước tự do Điều 1 của UDHR tuyên bố "Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi con người đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau trong tình bằng hữu". UDHR năm 1948, Điều 3 khẳng định: "Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân". Tiếp theo đó, UDHR, Điều 5 khẳng định "Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm". Tinh thần này tiếp tục được khẳng định tại các Điều 7 và 17 của ICCPR, theo đó, không ai bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những xâm phạm như vậy. Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Đặc biệt, không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó. Điều 10 ICCPR quy định: “Những người bị tước tự do phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người”. Theo đó thì việc đối xử với bị can, bị cáo trong hệ thống trại tạm giam nhằm mục đích chính yếu là làm sáng tỏ vụ việc chứ không phải nhằm mục đích trừng phạt hay hành hạ họ. Khoản 2 Điều này quy định: Trừ những hoàn cảnh đặc biệt, bị can, bị cáo phải được giam giữ tách biệt với những người đã bị kết án và phải được đối xử theo chế độ riêng, phù hợp với quy chế dành cho những người bị tạm giam. Những bị can chưa thành niên phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn và phải được đưa ra xét xử càng sớm càng tốt. Ủy ban giám sát ICCPR cho rằng việc đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tạm giam là một nguyên tắc cơ bản về nhân
  • 26. 18 quyền trong tố tụng hình sự mà các quốc gia thành viên phải áp dụng như một yêu cầu tối thiểu, không phụ thuộc vào nguồn lực sẵn có của quốc gia và không mang tính phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào. - Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục Quyền này đầu tiên được đề cập trong Điều 5 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR), trong đó nêu rằng: Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Điều 7 ICCPR cụ thể hóa, trong đó nêu rõ, không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm; không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó. Bên cạnh các quy định trên của UDHR và ICCPR, vấn đề chống tra tấn còn được đề cập trong một số điều ước quốc tế khác về quyền con người, đặc biệt là "Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm (CAT, 1984"). Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là, chống tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục được coi là một quy phạm tập quán quốc tế (international custom law) về quyền con người, bởi vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều có nghĩa vụ phải tuân thủ, bất kể quốc gia đó có là thành viên của ICCPR, CAT hay bất cứ điều ước quốc tế nào khác có liên quan hay không. Định nghĩa về hành động tra tấn được đã được nêu ở Điều 1 của CAT. Tuy nhiên, như Điều này cũng nêu rõ, khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ, gắn liền với hoặc có liên quan đến các biện pháp trừng phạt hợp pháp. Định nghĩa về tra tấn trong Điều 1 CAT hiện được sử dụng như một quy định tham chiếu chung trong luật quốc tế về
  • 27. 19 quyền con người và luật hình sự quốc tế khi đề cập đến vấn đề tra tấn, tuy nó bị phê phán là đã loại trừ những đối tượng và hoàn cảnh mà hành động tra tấn được thực hiện bởi những thủ phạm phi công chức (ví dụ, việc một nhóm phiến quân bắt cóc con tin và tra tấn họ hay việc một người chồng đánh đập vợ mình sẽ không thuộc nội hàm của hành động tra tấn theo định nghĩa này). - Quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện Quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện, trái pháp luật là một trong những quyền cơ bản, cốt lõi của tự do và an toàn cá nhân, đã được toàn nhân loại ghi nhận. Để đảm bảo quyền này, các quốc gia thành viên, một mặt phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ, ngăn chặn sự vi phạm quyền tự do thân thể, mặt khác, phải đảm bảo rằng, trong những trường hợp vì mục đích duy trì trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích nhà nước, cộng đồng, quyền và lợi ích của cá nhân, việc bắt, giam, giữ một người phải được tiến hành theo quy tắc nhất định, trong những trường hợp nhất định, do những người có thẩm quyền quyết định và tuân thủ trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Quyền tự do thân thể, không bị bắt, giam giữ tùy tiện, trái pháp luật là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, được nhân loại thừa nhận tại UDHR năm 1948 Điều 9 nêu rõ: “Không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tùy tiện”. Quy định này được cụ thể và chi tiết hóa tại Điều 9 của ICCPR năm 1966. Ngoài ra, tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1988 theo Nghị quyết 43/173 cũng đưa ra một loạt các nguyên tắc trong việc bảo đảm quyền không bị bắt giam giữ trái phép - Quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do Quyền này được quy định trong Điều 10 ICCPR. Theo Điều này, những người bị tước tự do phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân
  • 28. 20 phẩm vốn có của con người. Khoản 2 Điều này quy định trừ những hoàn cảnh đặc biệt, bị can, bị cáo phải được giam giữ tách biệt với những người đã bị kết án và phải được đối xử theo chế độ riêng, phù hợp với quy chế dành cho những người bị tạm giam. Những bị can chưa thành niên phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn và phải được đưa ra xét xử càng sớm càng tốt. Đặc biệt, khoản 3 Điều này đề cập đến một nguyên tắc định hướng việc đối xử với những người bị tước tự do, theo đó, việc đối xử với tù nhân trong hệ thống trại giam nhằm mục đích chính yếu là cải tạo và đưa họ trở lại xã hội, chứ không phải nhằm mục đích chính là trừng phạt hay hành hạ họ. Những văn kiện của Liên hợp quốc được sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện quyền được đối xử nhân đạo khi bị tước tự do và để lập báo cáo quốc gia về việc thực hiện quyền này bao gồm: Các tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về việc đối xử với tù nhân (1955); Tập hợp các nguyên tắc bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào (1988) … Các chuẩn mực quốc tế khuyến nghị các quốc gia nên xác định dưới 18 là độ tuổi được coi là vị thành niên trong tố tụng hình sự. Việc đối xử phù hợp với lứa tuổi và tư cách pháp lý của người chưa thành niên nêu ở khoản 3 Điều 10 ICCPR phải thể hiện ở những yếu tố như: điều kiện giam giữ tốt hơn phạm nhân đã thành niên; giờ lao động ngắn hơn; được liên lạc với người thân... Văn kiện của Liên hợp quốc được sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện và để lập báo cáo quốc gia trong vấn đề này là Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về hoạt động tư pháp với người chưa thành niên (Các quy tắc Bắc Kinh, 1985) (đoạn 5). - Quyền thông tin, liên lạc với bên ngoài Tập hợp nguyên tắc đặc biệt quan tâm bảo vệ quyền của người bị tước tự do phải được liên lạc với thế bên ngoài, với thân nhân và đặc biệt là luật sư. Theo Nguyên tắc 15 của Tập hợp nguyên tắc: Mặc dù có những trường hợp
  • 29. 21 ngoại lệ (theo khoản 4 Nguyên tắc 16 và khoản 3 Nguyên tắc 18), việc liên lạc của người bị giam hay bị cầm tù với thế giới bên ngoài, đặc biệt là với gia đình hay luật sư của người đó đều không bị khước từ vì bất cứ lý do gì ngoài vấn đề số ngày. Các Nguyên tắc 17 và 18 (được cung cấp luật sư, được liên lạc với luật sư), Nguyên tắc 19 (trao đổi thư tín, được người đến thăm)... - Quyền có cơ chế khiếu nại, tố cáo hữu hiệu Do vị thế bị hạn chế các quyền căn bản, những người bị tước tự do cần được bảo đảm quyền khiếu kiện bất kỳ lúc nào về tính hợp pháp của việc giam, quyền khiếu nại, tố cái khi bị đối xử tàn tệ, bị tra tấn (Nguyên tắc 32, 33 của Tập hợp nguyên tắc). - Đối với người chưa thành niên “Các quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do” được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết 45/113 ngày 14/12/1990 và “Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về hoạt động tư pháp đối với người vị thành niên” (Các quy tắc Bắc Kinh) được thông qua theo Nghị quyết 40/33 ngày 29/11/1985 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Theo các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu thì biện pháp tạm giam chờ xét xử chỉ nên là hình thức “được sử dụng đến như một phương kế cuối cùng và chỉ trong thời gian ngắn nhất có thể” (khoản 1 đoạn 13). Và “Bất cứ khi nào có thể, hình thức tạm giam chờ xét xử cần được thay thế bằng những phương pháp khác như giám sát chặt chẽ, chăm sóc đặc biệt hoặc đưa về sống với gia đình hay tại một trung tâm giáo dục hoặc tại nhà” (13.2). Người chưa thành niên, trong thời gian bị tạm giam chờ xét xử phải được hưởng tất cả các quyền và sự bảo đảm của Các Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân do Liên Hợp Quốc thông qua. (13.3). Người chưa thành niên bị tạm giam chờ xét xử phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn, giam giữ trong một trại giam riêng biệt hay trong một
  • 30. 22 khu riêng của một trại giam có giam cả người lớn. (13.4.) Trong khi bị giam giữ, người chưa thành niên phải được bảo vệ, chăm sóc và được nhận tất cả những sự giúp đỡ riêng cần thiết về mặt xã hội, giáo dục dạy nghề, tâm lý, y tế và thể chất mà các em có thể cần tuỳ theo tuổi tác, giới tính và cá tính. (13.5.) - Quyền được xét xử công bằng “Quyền được xét xử công bằng” (right to a fair trial) là một nhân quyền cơ bản và có tính phổ quát cao, tồn tại trong cả các vụ án hình sự và phi hình sự. Pháp luật nhiều quốc gia quy định quyền này với quan niệm rằng nó là quyền thiết yếu (essential) trong mọi quốc gia pháp trị [65]. Việc đối xử với một người khi họ bị buộc tội phản ánh rõ nhà nước tôn trọng nhân quyền đến mức nào, bởi vậy, quyền được xét xử công bằng đã được coi là một hòn đá tảng (a cornerstone) của các xã hội dân chủ [66]. Giống như đặc tính của mọi nhân quyền là phụ thuộc lẫn nhau, quyền được xét xử công bằng với các quyền khác có mối quan hệ hai chiều. Một phiên toà công bằng là yếu tố thiết yếu để bảo đảm các quyền cơ bản khác của con người như quyền sống, quyền được an toàn về thân thể, tự do ngôn luận... Ngược lại, trong một xã hội không dân chủ, các quyền cơ bản của con người không được tôn trọng thì khó có thể có chuyện mọi người đều được xét xử công bằng. Quan hệ chặt chẽ giữa quyền được xét xử công bằng với pháp trị và dân chủ cũng đã được khẳng định chính thức trong: Tuyên ngôn Dakar về quyền được xét xử công bằng tại châu Phi. Quyền được xét xử công bằng, như đã đề cập, được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế và khu vực. Trước hết phải kể đến Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), trong đó, quyền được xét xử công bằng được ghi nhận một chi tiết tại Điều 14 và một số điều luật khác. Mặc dù Điều 14 không gọi trực tiếp bằng tên “quyền được xét xử công bằng” nhưng quyền này đã được Uỷ ban Nhân quyền (Human rights Committee), cơ quan được thiết lập nhằm giám sát việc thi hành ICCPR, sử dụng khi
  • 31. 23 phân tích các nội dung của điều luật. Đồng thời, nội hàm của Điều 14 cũng trùng với các quy định về “quyền được xét xử công bằng” trong nhiều điều ước quốc tế về nhân quyền. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền cũng đã bảo vệ quyền này khi khẳng định tại Điều 10 rằng mọi người đều được hưởng quyền bình đẳng hoàn toàn trong việc xem xét công khai và công bằng bởi một tòa án “có năng lực, độc lập và không thiên vị”. Theo các điều ước quốc tế thì quyền được xét xử công bằng bao gồm các quyền: 1) bình đẳng trước tòa án, được xét xử bởi tòa án độc lập, không thiên vị và việc xét xử công khai trừ các trường hợp đặc biệt; 2) được suy đoán vô tội; 3) được bảo đảm tối thiểu liên quan đến quyền được biết lý do buộc tội, quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, được xét xử nhanh chóng, được đối chất với người làm chứng; 4) đối với người chưa thành niên dược áp dụng thủ tục áp dụng riêng; 5) được xét xử phúc thẩm; 6) được bồi thường khi bị kết án oan; 7) không bị xét xử hai lần về cùng một tội danh. 1.2.2. Đặc điểm của quyền con người trong tố tụng hình sự liên quan đến thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát QCN liên quan đến hoạt động công tố có những đặc điểm sau: Thứ nhất, quyền con người trong TTHS liên quan đến THQCT là những giá trị gắn với mỗi người vừa với tư cách cá nhân, vừa với tư cách là thành viên xã hội. Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật”. Theo quy định trên của Hiến pháp, QCN được gắn liền với quyền công dân và không có sự tách biệt hoàn toàn. QCN trong TTHS liên quan đến THQCT là một bộ phận cấu thành của QCN. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng có những phẩm chất và giá trị con
  • 32. 24 người. Không phải vì bị tước tự do mà các giá trị con người của họ bị mất hết và không còn là con người. Vì vậy họ cũng phải có các QCN cơ bản - những quyền mà tạo hóa ban cho và không ai có thể tước đoạt. Ngày nay với sự phát triển của giá trị nhân đạo, cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm và có ảnh hưởng nhiều hơn trên lĩnh vực QCN nói chung và QCN trong TTHS liên quan đến THQCT của VKSND nói riêng. Quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không chỉ tồn tại với tư cách là quyền công dân của một quốc gia mà còn là thành viên “công dân” của cộng đồng quốc tế. Ở một mức độ nhất định thì trong mỗi nước, việc ghi nhận và bảo vệ quyền công dân tức là đã ghi nhận và bảo vệ quyền con người được pháp luật quốc gia và quốc tế ghi nhận [35]. Điều 1 của UDHR khẳng định mọi người đều tự do và bình đằng về “phẩm giá và các quyền”. Lời nói đầu của hai công ước ICCPR và ICESCR đều khẳng định QCN “bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của con người”. Việc ghi nhận và bảo vệ các QCN nói chung, quyền của con người trong TTHS liên quan đến hoạt động công tố nói riêng, do đó là nhằm đáp ứng những đòi hỏi tất yếu về bảo vệ phẩm giá con người. Nhân phẩm là những phẩm chất, giá trị chỉ con người mới có và tạo nên tư cách, vị thế, sự khác biệt của con người trong thế giới động vật. Phẩm giá là như nhau và tồn tại bên trong đời sống của mỗi người. Trong bản thân khái niệm phẩm giá có chứa tư tưởng về giá trị của mỗi con người, về tính độc nhất vô nhị và bản sắc của mỗi cá nhân mà đươc mọi người, mọi thiết chế và toàn xã hội tôn trọng. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng được hưởng các quyền con người cơ bản trên cương vị bình đẳng như bất cứ cá nhân nào khác. Bên cạnh đó, họ còn được hưởng những quyền đặc thù, mà bản chất là những ưu tiên hoặc cơ chế bảo vệ đặc biệt dành cho nhóm người này dựa trên những đặc điểm, tính chất và hoàn cảnh của họ. Đó là các quyền như quyền không bị tra tấn, quyền được đối xử nhân đạo, quyền được thông tin về lý do bắt giữ và các quyền
  • 33. 25 được có khi bị bắt giữ, các quyền thuộc nhóm quyền xét xử công bằng…Việc quy định những ưu tiên này không phải bởi vì các quyền được ưu tiên thực hiện có giá trị cao hơn, mà bởi vì các quyền đó trong thực tế có nguy có bị đe dọa hoặc bị vi phạm nhiều hơn các quyền khác. Thứ hai, quyền con người trong TTHS liên quan đến THQCT vừa là thuộc tính tự nhiên của con người, vừa là những giá trị trong đời sống, gắn liền với một nhà nước cụ thể. Ngay từ thời cổ đại đã có sự bàn luận về các QCN. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ 17, 18, QCN mới được các nhà tư tưởng bàn đến như một học thuyết. Quan điểm thứ nhất cho rằng, QCN bao gồm cả quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là đặc quyền tự nhiên, vốn có thuộc về con người mà ai cũng được hưởng, đơn giản bởi họ là thành viên của đại gia đình nhân loại. Tuyên ngôn độc lập của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ năm 1776 đã khẳng định: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể chối cãi được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" [31]. Về mặt xã hội, thuyết quyền tự nhiên mang ý nghĩa phản kháng. Nó là tư tưởng của các lực lượng tiến bộ chống lại trật tự xã hội bất công, bất bình đẳng (xã hội chiếm hữu nô lệ và xã hội phong kiến sau này). Vì thế, không chỉ trong quá khứ, mà cả ngày nay thuyết này vẫn có ý nghĩa nhất định. Học thuyết này có điểm tích cực là đề cao con người với tư cách là sản phẩm cao nhất, tinh tuý nhất của sự phát triển tự nhiên. Nhưng nhược điểm là ở chỗ đã che lấp nguồn gốc xã hội của QCN và do đó, không thấy tính lịch sử, tính giai cấp, sự phát triển. Quan điểm thứ hai cho rằng QCN nói chung, quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nói riêng mang tính pháp lý. Có nghĩa là các QCN phải được quy định trong pháp luật. Chỉ có thông qua pháp luật thì các giá trị của con người với tư cách là tự nhiên và xã hội mới trở thành quyền được xác định và mới bảo đảm trở thành hiện thực trong thực tiễn.
  • 34. 26 Pháp luật là công cụ hữu hiệu của nhà nước trong việc thực hiện, bảo vệ quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Những nhu cầu vốn có, tự nhiên của con người không thể được đảm bảo đầy đủ nếu không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Thông qua pháp luật, nghĩa vụ tôn trọng và thực thi các quyền trở thành những quy tắc cư xử chung, có hiệu lực bắt buộc và thống nhất cho tất cả mọi chủ thể trong xã hội, chứ không phải chỉ tồn tại dưới dạng những quy tắc đạo đức. Vai trò của pháp luật đối với việc thúc đẩy các quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thể hiện rõ ở hai khía cạnh là thừa nhận và bảo đảm các quyền cho nhóm người trên. Trước hết, pháp luật là phương tiện chính thức hóa, pháp lý hóa giá trị xã hội của các quyền tự nhiên. Ngay cả khi được thừa nhận, các quyền tự nhiên của người bị tạm giữ, bị can, bị can, bị cáo cũng không được mặc định áp dụng ở nhiều xã hội. Mà chỉ khi được pháp luật thừa nhận và bảo vệ thì những quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mới mang đầy đủ giá trị hiện thực. Pháp luật có sứ mệnh cao cả là biến những nghĩa vụ đạo đức về tôn trọng và thực hiện các quyền tự nhiên thành các nghĩa vụ pháp lý. Khía cạnh thứ hai thể hiện vai trò của pháp luật, đó là phương tiện bảo đảm các giá trị thực tế của các quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Khi được quy định trong pháp luật, việc tuân thủ và thực hiện các quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mới mang tính cưỡng chế, bắt buộc với mọi chủ thể trong xã hội. Lúc này, pháp luật là công cụ giúp nhà nước bảo đảm sự tuân thủ, thực thi các quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo của các chủ thể khác nhau trong xã hội. Hơn nữa, đó cũng là công cụ để các cá nhân bảo vệ các quyền của mình thông qua việc vận dụng các quy phạm pháp lý. Sự bảo vệ đối với nhóm người tạm giữ, bị can, bị cáo không chỉ được quy định trong luật pháp quốc tế mà trong pháp luật của tất cả các quốc gia, tuy với những mức độ khác nhau, cách thức khác nhau.
  • 35. 27 1.3. Khái niệm về thực hành quyền công tố và bảo đảm quyền con người trong hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát 1.3.1. Khái niệm về thực hành quyền công tố Ở Việt Nam, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, VKS là cơ quan duy nhất được giao THQCT. Không cơ quan nào có thể thay VKS THQCT, bởi lẽ: a. VKS là cơ quan duy nhất về mặt pháp lý có quyền độc lập phát động quyền công tố. Các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can của CQĐT chỉ thực sự có ý nghĩa phát động quyền công tố sau khi sau khi được VKS xem xét. Nếu quyết định khởi tố vụ án của CQĐT không có căn cứ, trái pháp luật thì VKS có quyền hủy bỏ. Nếu quyết định không khởi tố vụ án của CQĐT không có căn cứ VKS cũng có quyền hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định khởi tố vụ án. Tòa án (Hội đồng xét xử) cũng có quyền khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử phát hiện có tội phạm bị bỏ lọt, tuy nhiên nếu quyết định của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì VKS vẫn có quyền kháng nghị lên Tòa án cấp trên. b.VKS có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, CQĐT chỉ có quyền đề nghị. c. Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, VKS có trách nhiệm đảm bảo đủ các chứng cứ để truy tố bị can. CQĐT có quyền thu thập chứng cứ, nhưng VKS chịu trách nhiệm về việc chứng cứ đó có đủ để truy tố bị can một cách có căn cứ. Trường hợp không đủ căn cứ để buộc tội, VKS có quyền yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung tài liệu hoặc đình chỉ vụ án, yêu cầu CQĐT khắc phục và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra, kiến nghị với các cơ quan, tổ chức liên quan xử lý hành vi vi phạm pháp luật. d. Khi có đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội và xét cần thiết phải xử lý người phạm tội trước pháp luật VKS quyết định truy tố bị can ra Tòa. Tại phiên tòa, VKS có trách nhiệm bảo đảm việc truy tố, buộc tội bị cáo là có căn cứ, đúng pháp luật. Bản án kết tội của Tòa án chính là việc chấp nhận lời buộc tội của VKS đối với người phạm tội.
  • 36. 28 Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm THQCT trong TTHS như sau: “Thực hành quyền công tố là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử” [50, tr.57]. Nội dung này được thể hiện khá cụ thể tại các Điều 14, 16,18 Luật tổ chức VKSND năm 2014; Điều 112 BLTTHS năm 2003. 1.3.2. Vai trò của thực hành hành quyền công tố trong việc bảo đảm quyền con người VKSND là cơ quan THTT hình sự, thực hiện chức năng THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS, có vị trí và vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật, pháp chế, bảo vệ quyền con người. Việc bảo vệ QCN của VKSN trong TTHS được thể hiện trên cả hai phương diện: Một là, đấu tranh phòng chống tội phạm, phát hiện kịp thời để đưa ra xử lý nghiêm minh trước pháp luật đối với người phạm tội xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp trong đó có các quyền của con người. Hai là, bảo đảm các QCN (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng. VKSND thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật thông qua các hoạt động THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp. Thực chất chức năng THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND là bảo vệ pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, bảo đảm cho mọi tội phạm và vi phạm pháp luật đều được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, bảo đảm việc giải quyết các vụ án đúng pháp luật, nghiêm minh, đồng thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Trên cơ sở cụ thể hóa chức năng thành các nhiệm vụ. Khoản 3 Điều 107 Hiến pháp năm 2013 đã quy định:
  • 37. 29 Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất [45, Điều 107, Khoản 3]. Bên cạnh đó, nhiệm vụ bảo vệ QCN, quyền công dân được đặt ra là hết sức cần thiết. Hiến pháp năm 2013 đã có những quy định mới về QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đặc biệt trong lĩnh vực tư pháp Hiến pháp đã có những điều chỉnh quan trọng nhằm bảo đảm một cách tối đa QCN, quyền công dân trong lĩnh vực này, cụ thể như: - Tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Hiến pháp năm 2013 quy định rõ mọi biện pháp tố tụng có tính chất hạn chế QCN, quyền công dân trong lĩnh vực tư pháp như: bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác (Điều 21), khám xét chỗ ở (Điều 22)… phải do luật định mà không quy định như Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 (Điều 73) là theo quy định của pháp luật. Đây là những quy định thể hiện sâu sắc tư tưởng pháp quyền, dân chủ, ngăn ngừa sự cắt xén, xâm phạm QCN, quyền công dân từ phía các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, nhiệm vụ của VKSND trong bảo vệ QCN, quyền công dân phù hợp với chức năng được giao đảm nhiệm. Bởi lẽ, khi tiến hành tố tụng, VKSND không chỉ đóng vai trò của một bên (bên công tố, buộc tội) như pháp luật một số nước, mà còn được giao trách nhiệm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, chống làm oan người vô tội; không để người
  • 38. 30 nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm một cách trái pháp luật. Bằng hoạt động của mình, VKSND ngăn chặn vi phạm QCN, phát hiện vi phạm, khôi phục quyền, lợi ích vị xâm phạm, áp dụng biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện vi phạm. Pháp luật quy định cho VKS thẩm quyền trong giai đoạn điều tra mang tính bắt buộc thi hành đối với các chủ thể tham gia quan hệ tố tụng, nhất là đối với CQĐT và người THTT trong cơ quan này. Bằng cách đó VKS có thể can thiệp một cách nhanh chóng khi phát hiện vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra và thực sự là một lá chắn đáng tin cậy bảo vệ QCN của người tham gia tố tụng mà trước hết là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Ngoài ra hoạt động của VKS còn đảm bảo tính khách quan và tính hợp pháp cho kết quả của hoạt động điều tra - đối tượng xét xử của Tòa án ở giai đoạn tiếp theo. Hoạt động THQCT ở giai đoạn xét xử nhầm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời bảo đảm tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, bảo đảm QCN của những chủ thể tham gia phiên tòa 1.4. Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố của một số nước trên thế giới 1.4.1. Trung Quốc Trong cấu trúc hệ thống tư pháp hình sự Trung Quốc, mỗi giai đoạn của một vụ án nằm trong phạm vi hoạt động của mỗi tổ chức thể chế riêng biệt. Các cuộc điều tra hoàn toàn do cơ quan công an tiến hành, giai đoạn luận tội được các Kiểm sát viên tiến hành và phiên tòa được tiến hành bởi Tòa án [30, tr.91]. Không có cơ quan nào trong số này phải chịu sự kiểm soát lẫn nhau, với cơ chế “kiểm tra và cân bằng” (checks and balances) không đáng kể. Khi không có sự giám sát chéo giữa các cơ quan, mỗi cơ quan có quyền quản lý hoàn
  • 39. 31 toàn trong lĩnh vực hoạt động của cơ quan đó và chỉ tuân theo quyền lực chính trị bao trùm của Đảng Cộng sản Trung Quốc và các cơ quan hành chính của Đảng, Nghị viện Nhân dân Toàn quốc. Sự cố hữu của hệ thống chính trị Trung Quốc đã làm mất đi tính độc lập của tòa án: Tòa án chịu trách nhiệm trước các ủy ban chính trị nhất định. Việc thiếu sự giám sát chéo giữa các cơ quan đã làm mất đi trách nhiệm giải trình của tòa án [11, tr.15]. Trong TTHS của nước Cộng hòa nhân dân (CHND) Trung Hoa, các đối tượng tham gia vào quan hệ tố tụng hình sự đều là chủ thể tham gia tố tụng. Khoản 2 Điều 82 Luật TTHS nước CHND Trung Hoa quy định “Người tham gia tố tụng là các bên đương sự bao gồm: người bị hại, tư tố viên, nghi can, bị cáo, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự…” [47]. Mặc dù luật không quy định khái niệm người bị tạm giam hay cụ thể hóa người bị tạm giam là một chủ thể tham gia tố tụng như trong BLTTHS Việt Nam nhưng trên cơ sơ những quy định của Luật TTHS nước CHND Trung Hoa, trong chương 4 về các biện pháp ngăn chặn có thể khẳng định người bị tạm giam cũng là một chủ thể tham gia tố tụng hình sự nước CHND Trung Hoa. Tại Điều 69 Luật TTHS nước CHND Trung Hoa quy định: Nếu thấy cần phải bắt giam người đang bị tạm giữ thì trong vòng 3 ngày sau khi tạm giữ, cơ quan công an phải đề nghị Viện kiểm sát nhân dân thẩm tra phê chuẩn. Trong thời hạn 7 ngày sau khi nhận được đề nghị phê chuẩn bắt giam của cơ quan công an, Viện kiểm sát nhân dân phải ra quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát nhân dân không phê chuẩn việc bắt giam, cơ quan công an phải thả ngay người bị bắt và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân mà không được trì hoãn [47, Điều 69]. Theo đó, người bị tạm giam trong TTHS nước CHND Trung Hoa bắt
  • 40. 32 buộc phải có quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát. Trong trường hợp Viện kiểm sát không phê chuẩn bắt giam thì cơ quan công an phải thả ngay người bị bắt. Ngay cả trong trường hợp thấy quyết định không phê chuẩn bắt giam của Viện kiểm sát nhân dân là không chính xác thì cơ quan công an có thể yêu cầu xem xét lại tuy nhiên vẫn phải thả ngay người đang bị tạm giam. Điều 70 Luật TTHS nước CHND Trung Hoa quy định: Nếu thấy quyết định không phê chuẩn bắt giam của Viện kiểm sát nhân dân là không chính xác, cơ quan công an có thể yêu cầu xem xét lại, nhưng phải thả ngay người đang bị tạm giam. Nếu đề nghị không được chấp nhận, có thể đề nghị Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét. Viện kiểm sát nhân dân cấp trên phải kiểm tra ngay vụ việc và quyết định liệu có thay đổi hay không thay đổi và thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới và cơ quan công an thi hành quyết định của mình [47, Điều 70]. Đồng thời, Luật TTHS Trung Hoa cũng quy định một số quyền của người bị tạm giam như: Quyền không bị coi là có tội khi chưa có bản án có hiệu lực của tòa án. Điều 12 Luật TTHS nước CHND Trung Hoa quy định “Không ai bị coi là có tội nếu không bị xét xử và kết án bởi một Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật” . Đây cũng là điểm tương đồng giữa luật pháp Trung Hoa và luật pháp Việt Nam. Quyền được bào chữa. Một người bị tình nghi hình sự có quyền chỉ định một người bào chữa như luật sư bào chữa vào bất kỳ thời điểm nào kể từ thời điểm bị cơ quan điều tra thẩm vấn lần đầu hay thời điểm phải chịu các biện pháp bắt buộc. Trong trường hợp người bị tình nghi hình sự đang bị giam giữ, luật sư bào chữa có thể do người giám hộ hay người thân chỉ định đại diện cho họ. Trong trường hợp khó khăn về tài chính hay các lý do khác cản
  • 41. 33 trở người bị tình nghi hình sự chỉ định luật sư bào chữa, người bị tình nghi hay người thân của họ có thể yêu cầu tổ chức trợ giúp pháp lý để được trợ giúp pháp lý miễn phí [47]. Trung Quốc và Việt Nam về phân loại các hình thức bào chữa về cơ bản là giống nhau, nhưng quyền của người bào chữa trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam nhiều hơn, đóng vai trò quan trọng hơn người bào chữa của Trung Quốc [27]. Điều 96 Luật TTHS nước CHND Trung Hoa quy định: Sau khi nghi can bị cơ quan điều tra thẩm vấn lần đầu tiên hoặc từ ngày bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn thì nghi can có thể chỉ định một luật sư tư vấn pháp lý và thực hiện việc khiếu nại, tố cáo thay mặt mình. Nếu nghi can bị bắt, luật sư được chỉ định có thể thay mặt họ để yêu cầu có người bảo lĩnh trong giai đoạn chờ xét xử. Mục 37, Luật TTHS nước CHND Trung Hoa quy định: Một người bị tình nghi hình sự hay bị can, bị cáo có quyền trao đổi thư từ và gặp gỡ luật sự bào chữa của họ. Trong trường hợp luật sư bào chữa yêu cầu trao đổi thư từ hay gặp gỡ người bị tình nghi hay bị can, bị cáo, cơ sở giam giữ phải thu xếp cuộc gặp đó trong vòng 48 giờ. Pháp luật nước CHND Trung Hoa cấm việc giám sát cuộc gặp giữa luật sư bào chữa và thân chủ của họ. Quyền không bị quá hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn Điều 124, Điều 126, Luật TTHS nước CHND Trung Hoa quy định: Thời hạn tạm giam nghi can trong quá trình điều tra sau khi bắt không được quá hai tháng. Đối với những vụ án phức tạp và không thể kết thúc điều tra trong thời hạn thì có thể được phép kéo dài thêm một tháng theo phê chuẩn của VKSND trực tiếp. Nếu vì những lý do đặc biệt, không thích hợp để đưa một vụ án phức tạp và nghiêm trọng ra xét xử thậm chí trong một thời gian khá dài, VKSND tối cao phải báo cáo Ủy ban thường vụ của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc để phê chuẩn việc hoãn xét xử vụ án.
  • 42. 34 Trong thời hạn một tháng, VKSND phải ra quyết định đối với vụ án do cơ quan công an chuyển sang cùng với quyết định truy tố hoặc không truy tố vụ án, thời hạn này có thể gia hạn thêm nửa tháng đối với những vụ án nghiêm trọng, phức tạp. Trường hợp cần điều tra bổ sung thì phải hoàn thành trong thời hạn một tháng. Việc điều tra bổ sung có thể tiến hành tối đa hai lần quy định tại Điều 138, 140. Điều 75 quy định: Nếu những biện pháp ngăn chặn do Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân hoặc cơ quan công an vượt quá thời hạn quy định trong luật này, nghị can, bị cáo, đại diện theo pháp luật, họ hàng thân thích hoặc luật sư hoặc người bào chữa khác do nghị can, bị cáo chỉ định phải có quyền yêu cầu huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn đó. Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân hoặc cơ quan công an phải thả nghị can, bị cáo khi các biện pháp bắt buộc chống lại người này vượt quá thời hạn luật định, huỷ bỏ thời hạn chờ xét xử sau khi có được người bảo lĩnh hoặc giám sát nơi cư trú, hoặc tiến hành những biện pháp bắt buộc khác theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở những phân tích trên, có thể thấy rằng pháp luật Trung Quốc và pháp luật Việt Nam có nhiều nét tương đồng trong việc quy định quyền của người bị tạm giam trước xét xử. Trên thực tế, việc áp dụng các quyền này vẫn bị hạn chế do bản chất không chịu trách nhiệm của các cơ quan bao gồm bộ máy tư pháp hình sự Trung Quốc, pháp luật không quy định hình phạt cho việc không thực thi nghĩa vụ công và biện pháp pháp lý đối với việc ngăn chặn việc tiếp cận pháp lý, đặc biệt khi có cáo buộc liên quan tới “bí mật nhà nước” hay an ninh quốc gia, khủng bố hay tham nhũng nghiêm trọng [11, tr.20]. 1.4.2. Liên bang Nga BLTTHS Liên bang Nga được DUMA quốc gia thông qua ngày 22 tháng
  • 43. 35 11 năm 2001 và được Quốc hội Nga phê chuẩn ngày 05 tháng 12 năm 2001. Bộ luật gồm 6 phần, 19 chương, 57 mục. Nhiệm vụ của TTHS Liên bang Nga cũng thể hiện rõ mục tiêu bảo vệ lợi ích của con người, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhân, tổ chức là nạn nhân của tội phạm, không hạn chế các quyền tự do cá nhân không có căn cứ và trái pháp luật, đồng thời xác định trách nhiệm của CQĐT, VKS, Tòa án trong khi THTT phải tôn trọng các quyền của người tham gia tố tụng. Theo quy định tại Điều 6 BLTTHS Liên bang Nga thì TTHS có ba nhiệm vụ chính: Một là, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức, của những người bị thiệt hại do tội phạm gây ra; hai là, bảo đảm không ai bị buộc tội, bị kết án, bị hạn chế các quyền tự do một cách không có căn cứ và trái pháp luật; ba là, việc truy cứu trách nhiệm hình sự, áp dụng hình phạt một cách công bằng với người phạm tội, đồng thời không được truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người không phạm tội, minh oan cho bất cứ người nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự một cách không có căn cứ [26]. Theo Bộ luật TTHS Liên bang Nga, chủ thể tham gia TTHS gồm: Tòa án, các chủ thể tham gia tố tụng thuộc bên buộc tội, các chủ thể tham gia tố tụng thuộc bên bào chữa và những chủ thể khác tham gia TTHS. Trong đó: người bị tình nghi, bị can, người đại diện hợp pháp của người bị tình nghi và của bị can là người chưa thành niên, người bào chữa, bị đơn dân sự… thì thuộc nhóm các chủ thể tham gia TTHS thuộc bên bào chữa. Tùy theo từng đối tượng sẽ có vai trò khác nhau trong TTHS mà pháp luật Liên bang Nga có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của họ tham gia giải quyết vụ án. Khoản 42, Điều 5 BLTTHS Liên bang Nga đưa ra khái niệm tạm giam: Tạm giam là tình trạng của một người bị bắt giữ do bị tình nghi là đã thực hiện tội phạm hoặc là bị can đang áp bị áp dụng biện pháp ngăn chặn với hình thức là tạm giam tại nhà cách ly để điều tra hoặc ở một nơi khác theo quy định của Luật liên bang [26].
  • 44. 36 Điều 108 Bộ luật TTHS Liên bang Nga quy định tạm giam là một biện pháp ngăn chặn được áp dụng theo quyết định của Tòa án đối với người bị tình nghi hoặc bị can về tội mà luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm trong trường hợp không thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khắc ít nghiêm khắc hơn. Trong những trường hợp đặc biệt, biện pháp ngăn chặn tạm giam có thể được áp dụng đối với người bị tình nghi, bị can về tội có mức hình phạt tù đến 2 năm, nếu có một trong các tình tiết sau (1) Người bị tình nghi hoặc bị can không có nơi cư trú thường xuyên trên lãnh thổ Liên bang Nga; (2) Không xác định được chính xác nhân thân của họ; (3) Họ đã vi phạm biện pháp ngăn chặn khác áp dụng với họ trước đó; (4) Họ đã trốn tránh Cơ quan điều tra hoặc Toà án. Việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với người bị tình nghi hoặc bị can là người chưa thành niên với tư cách là biện pháp ngăn chặn chỉ có thể được áp dụng trong trường hợp họ bị tình nghi hoặc bị khởi tố về việc thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong những trường hợp đặc biệt biện pháp ngăn chặn này có thể được áp dụng đối với người bị tình nghi hoặc bị can là người chưa thành niên phạm tội nghiêm trọng. Pháp luật TTHS Liên bang Nga quy định việc bảo đảm quyền con người trong đó có quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo dựa trên các bình diện cơ bản sau: Thứ nhất, Luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga quy định chức năng, mục đích, nhiệm vụ của TTHS là (1) bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây nên; Bảo vệ cá nhân tránh khỏi sự buộc tội, sự kết án và sự hạn chế các quyền và tự do một cách trái pháp luật và vô căn cứ; (2) Không được truy tố hình sự những người vô tội, miễn hình phạt đối với họ, minh oan cho những người bị truy tố hình sự một cách vô căn cứ được quy định tại Điều 6.
  • 45. 37 Thứ hai, Luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga quy định mục 2 về những nguyên tắc của tố tụng hình sự, trong đó quy định một số quyền sau của người bị tạm giữ, bị can 4, bị cáo: Quyền được tôn trọng danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Điều 9 BLTTHS Liên bang Nga quy định trong quá trình tố tụng hình sự nghiêm cấm thực hiện những hành vi và ban hành những quyết định hạ thấp danh dự của người tham gia tố tụng hình sự cũng như có những xử sự hạ thấp nhân phẩm của con người hoặc gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của con người. Quyền bất khả xâm phạm của cá nhân. Điều 10 BLTTHS Liên bang Nga quy định không ai có thể bị bắt giữ do bị tình nghi thực hiện tội phạm hoặc bị bắt giam nếu không có những căn cứ hợp pháp do Bộ luật này quy định. Như vậy, một người chỉ có thể bị bắt giam nếu có quyết định của Tòa án. Không ai có thể bị tạm giữ quá 48 tiếng trước khi có quyết định của Tòa án. Trường hợp người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn với hình thức tạm giam thì phải được giam giữ trong điều kiện tính mạng và sức khỏe của họ không bị đe dọa. Quyền bí mật thư tín, điện thoại và các cuộc đàm thoại, bưu phẩm, điện tín và các hình thức liên lạc khác. Điều 13 BLTTHS Liên bang Nga quy định việc hạn chế quyền công dân đối với bí mật thư tín, điện thoại và các cuộc đàm thoại, bưu chính, điện tín và các hình thức liên lạc khác chỉ được thực hiện trên cơ sở quyết định của Tòa án. Quyền suy đoán vô tội. Điều 14 BLTTHS Liên bang Nga quy định một người được coi là không có tội chừng nào tội của họ không được chứng minh theo đúng trình tự, thủ tục quy định và không bị Tòa án tuyên phạt bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị tình nghi hoặc bị can không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình. Vấn đề chứng minh tôi phạm và bác bỏ những chứng cứ nhằm bảo vệ cho người bị tình nghi hoặc bị can thuộc