SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HUẾ - NĂM 2016
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 62.62.01.15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHAN THỊ MINH LÝ
HUẾ - NĂM 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận án tiến sĩ kinh tế này do chính tôi nghiên cứu và thực
hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận án này hoàn toàn trung thực và
chính xác. Tất cả sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận án này đã được cảm ơn và các
thông tin trong Luận án đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Nguyễn Thị Hải Yến
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế - Đại
học Huế.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Cô giáo PGS.TS Phan Thị Minh
Lý là người định hướng và hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ tôi trưởng
thành trong công tác nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của tập thể các Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh
tế - Đại học Huế, Phòng Sau đại học - Trường đại học Kinh tế Huế, Ban Đào tạo
Sau đại học- Đại học Huế. Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự đóng góp quý báu của các
Thầy, Cô.
Tôi xin trân trọng cám ơn Lãnh đạo các phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn huyện CưMgar, huyện KrôngPắk, huyện CưKuin, Lãnh đạo các Ngân
hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắk Lắk đã nhiệt tình hợp tác và
giúp đỡ tôi thực hiện Luận án.
Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và
giúp đỡ tận tình từ Lãnh đạo Khoa Kinh tế và Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây
Nguyên, tôi xin trân trọng cám ơn.
Để hoàn thành Luận án, tôi đã nhận được một phần kinh phí từ Đề án 911,
tôi xin chân thành cảm ơn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình, đặc biệt là chồng và các con tôi, đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo
điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành Luận án của mình.
Huế, ngày tháng năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Hải Yến
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Diễn giải
1 Agribank Đak Lak Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đắk Lắk
2 BIDV Đak Lak Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Đắk Lắk
3 CNC Hội đồng cà phê quốc gia
4 CPR Cedula Produto Rural
5 CT-UBND Chỉ thị - Uỷ ban nhân dân
6 CTV Cộng tác viên
7 DN Doanh nghiệp
8 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
9 Đông Á Bank Dak Lak Ngân hàng TMCP Đông Á Đắk Lắk
10 DS Doanh số
11 FCN Liên đoàn cà phê Quốc gia Colombia
12 HTX Hợp tác xã
13 ICO Tổ chức cà phê quốc tế
14 IFAD Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế
15 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
16 KT – XH Kinh tế xã hội
17 MMTB Máy móc thiết bị
18 NGOs Các tổ chức phi chính phủ
19 NH CSXH Ngân hàng chính sách xã hội
20 NHNN Ngân hàng Nhà nước
21 NHTM Ngân hàng thương mại
22 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
23 NQ/TW Nghị quyết/ trung ương
24 PTNT Phát triển nông thôn
25 QĐ/BNN Quyết định/Bộ nông nghiệp
26 QĐ/UBND Quyết định/Uỷ ban nhân dân
27 QĐ-TTg Quyết định - Thủ tướng chính phủ
28 QĐ-TTg Quyết định - Thủ tướng chính phủ
29 QH Quốc hội
30 QTD Quỹ tín dụng
31 Sacombank Dak Lak Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Đắk Lắk
32 TCTD Tổ chức tín dụng
33 TCVM Tài chính vi mô
34 UBND Uỷ ban nhân dân
35 USD Đô la Mỹ
36 Vietinbank Dak Lak Ngân hàng TMCP Công thương Đắk Lắk
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung Trang
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk ........52
Bảng 2.2: Mô tả các biến tác động đến năng suất cà phê nhân .........................63
Bảng 2.3: Đánh giá trình độ kiến thức nông nghiệp của hộ sản xuất cà phê ..........64
Bảng 2.4: Mô tả các biến trong mô hình ...........................................................66
Bảng 2.5: Ý nghĩa của các giá trị trung bình.....................................................67
Bảng 2.6: Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................68
Bảng 3.1: Điểm giao dịch của các NHTM được khảo sát trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk năm 2014....................................................................................70
Bảng 3.2: Thông tin về người được khảo sát tại các Ngân hàng thương mại tỉnh
Đắk Lắk.............................................................................................72
Bảng 3.3: Tình hình vay tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk
Lắk giai đoạn 2010 – 2014................................................................76
Bảng 3.4: Nợ xấu và tỷ lê nợ xấu cho vay hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk giai
đoạn 2010 - 2014...............................................................................79
Bảng 3.5: Mục đích vay vốn của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn ................80
Bảng 3.6: Vốn tự có của các hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk .........................81
Bảng 3.7: Các hình thức đảm bảo nợ vay của hộ sản xuất cà phê.....................83
Bảng 3.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng..........................87
Bảng 3.9: Đặc điểm nhân khẩu học các nhóm hộ khảo sát ...............................88
Bảng 3.10: Số lượng hộ sản xuất cà phê có vay vốn tại các NHTM...................90
Bảng 3.11: Kết quả phân tích bước một về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân
hàng của hộ sản xuất cà phê..............................................................93
Bảng 3.12: Kết quả phân tích bước hai mô hình Heckman.................................95
Bảng 3.13: Hình thức tiếp cận vốn tín dụng của nhóm hộ khảo sát....................97
Bảng 3.14: Phương thức tiếp cận vốn tín dụng của nhóm hộ khảo sát ...............98
v
Bảng 3.15: Tỷ lệ vốn vay trên vốn đầu tư của các hộ sản xuất cà phê..............100
Bảng 3.16: Hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê............101
Bảng 3.17: So sánh hiệu quả sử dụng vốn tín dụng theo nhu cầu.......................103
Bảng 3.18: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê nhân 103
Bảng 3.19: Biến động lao động cà phê trong nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk...106
Bảng 3.20: Tình hình sản xuất cà phê chứng chỉ bền vững tại Đắk Lắk...........107
Bảng 3.21: Ý kiến về khả năng hạch toán và quản lý vốn tín dụng của chủ hộ111
Bảng 3.22: Hiệu quả sản xuất cà phê theo quy mô diện tích.............................112
Bảng 3.23: Kết quả tạm trữ cà phê tỉnh Đắk Lắk..............................................118
Bảng 3.24: Kết quả cho vay tái canh cà phê của tỉnh Đắk Lắk.........................119
Bảng 3.25: Chất lượng đất trồng cà phê năm 2013 ...........................................120
Bảng 3.26: Số lượt vay vốn của các hộ sản xuất cà phê năm 2014...................125
vi
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Quá trình tiếp cận tín dụng của hộ ....................................................31
Sơ đồ 1.1: Nội dung nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất
cà phê ................................................................................................32
Sơ đồ 1.2: Những nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng đối với hộ
sản xuất cà phê. .................................................................................38
Sơ đồ 2.1: Khung phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê .....55
Sơ đồ 2.2: Kích cỡ mẫu khảo sát NHTM tỉnh Đắk Lắk.....................................57
Sơ đồ 2.3: Kích cỡ mẫu khảo sát hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk ...................58
Sơ đồ 2.4: Quy trình nghiên cứu luận án............................................................60
Biểu đồ 3.1: Tình hình hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk vay tín dụng ngân hàng
giai đoạn 2010 – 2014.......................................................................75
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu cho vay hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk ....................78
Biểu đồ 3.3: Nhu cầu vay vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê năm 2014.............91
Biểu đồ 3.4: Các lý do hộ sản xuất không nộp hồ sơ vay vốn.................................91
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ số tiền được vay/Nhu cầu vay của hộ sản xuất cà phê ..............92
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ hộ sản xuất cà phê được tập huấn qua các chương trình .........109
Biểu đồ 3.7: Cơ cấu lao động của hộ sản xuất cà phê theo trình độ văn hóa ......110
Biểu đồ 3.8: Hộ sản xuất cà phê tiếp cận với các nguồn tín dụng khác ..............112
Biểu đồ 3.9: Những khó khăn của hộ sản xuất cà phê khi vay vốn.....................116
Biểu đồ 3.10: Giá cà phê tăng khi có chính sách tín dụng hỗ trợ..........................122
Hộp 4.1: Vai trò của kinh tế hộ còn lớn nhưng cần đặt trong sự liên kết......140
vii
MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Danh mục các chữ viết tắt......................................................................................... iii
Danh mục các bảng ....................................................................................................iv
Danh mục sơ đồ, hình, biểu đồ...................................................................................vi
Mục lục.......................................................................................................................vi
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
3.Các câu hỏi nghiên cứu............................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4
5. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ..........................................................7
1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê.........................7
1.1.1. Khái niệm tín dụng, tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê................7
1.1.2. Đặc điểm của ngành cà phê ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng
đối với hộ sản xuất cà phê ........................................................................................23
1.1.3. Nội dung tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê...............................26
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê..35
1.2. Cơ sở thực tiễn hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê .......38
1.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản
xuất cà phê ở một số nước trên thế giới....................................................................38
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam và tỉnh Đắk Lắk .........................46
Kết luận chương 1 .....................................................................................................47
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....50
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk..............................50
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sông ngòi........................................................50
viii
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.................................................................51
2.2. Tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản
xuất cà phê ................................................................................................................54
2.2.1.Tiếp cận nghiên cứu.........................................................................................54
2.2.2.Khung phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ....................55
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................56
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu ....................................................................................56
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu......................................................60
2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu...........................................................61
2.3.4. Phương pháp phân tích....................................................................................61
Kết luận chương 2 .....................................................................................................68
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN
XUẤT CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK.........................................................................70
3.1. Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk .........70
3.1.1. Tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng....................................................................70
3.1.1.1. Cung ứng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk 70
3.1.1.2. Tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê...............................88
3.1.2. Sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk .................................................................................................................................99
3.1.2.1. Về mặt kinh tế ..................................................................................................99
3.1.2.2. Về mặt xã hội .................................................................................................105
3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ
sản xuất cà phê ........................................................................................................109
3.2.1. Nhóm nhân tố về đặc điểm của hộ sản xuất cà phê ......................................110
3.2.2. Nhóm nhân tố về đặc điểm của NHTM .......................................................114
3.2.3. Nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ.................................................116
3.2.4. Các nhân tố khác..........................................................................................120
3.3. Đánh giá chung thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh
Đắk Lắk...................................................................................................................122
ix
3.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản
xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk ........................................................................................122
3.3.2. Những mặt tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà
phê tỉnh Đắk Lắk.....................................................................................................126
3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với
hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk.............................................................................128
Kết luận chương 3 ...................................................................................................129
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ
NĂNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI
HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK ......................................................131
4.1. Những căn cứ của định hướng và đề xuất giải pháp........................................131
4.2. Định hướng nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng đối
với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk.......................................................................132
4.3. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng cho
hộ sản xuất cà phê Đắk Lắk ....................................................................................133
4.3.1. Từ phía các hộ sản xuất cà phê .....................................................................133
4.3.2.Từ phía các NHTM ........................................................................................138
4.3.3.Từ phía Chính phủ, Nhà nước........................................................................139
Kết luận chương 4 .......................................................................................................140
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................142
KẾT LUẬN.............................................................................................................142
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN
ĐÃ CÔNG BỐ .......................................................................................................148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................149
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đắk Lắk là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng của khu vực Tây Nguyên [43],
với diện tích tự nhiên 1.312.537 ha, tổng số dân năm 2014 hơn 1,8 triệu người, trong
đó tỷ lệ dân số và lao động trong khu vực nông nghiệp - nông thôn chiếm trên 75% [3],
có thể thấy Đắk Lắk có lợi thế so sánh vượt trội trong sản xuất các sản phẩm nông sản
nói chung và sản xuất cà phê nói riêng.
Chỉ riêng đối với cây cà phê, Đắk Lắk chiếm 40% diện tích cà phê của cả
vùng Tây Nguyên và 30% diện tích cà phê của cả nước, với sản lượng trên 450.000
tấn cà phê nhân/năm [43]. Cây cà phê không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế – xã hội mà
còn có ý nghĩa to lớn về văn hóa du lịch. Quá trình phát triển ngành cà phê kết hợp với
phát triển du lịch sinh thái, văn hóa bản địa, đã thu hút ngày càng tăng lượng du khách
đến thăm quan du lịch tại Đắk Lắk. Cây cà phê đã thực sự tạo ra hiệu quả kinh tế, xã
hội quan trọng và to lớn cho người dân Đắk Lắk. Hàng năm, cà phê đóng góp trên 60%
tổng thu ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm cho khoảng 600.000 lao động trực tiếp
và khoảng 200.000 lao động gián tiếp [43]. Trên địa bàn tỉnh, tổ chức sản xuất cà phê
chủ yếu là doanh nghiệp và các hộ, trong đó chỉ có khoảng 15% diện tích cà phê do 18
Công ty thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam quản lý và 08 Công ty thuộc tỉnh và
doanh nghiệp khác quản lý là tương đối tập trung thành vùng chuyên canh. Còn lại hơn
85% diện tích cà phê là của người dân tự trồng và quản lý [40],[41] với tổng số hộ sản
xuất cà phê là 227.490 hộ sản xuất cà phê. Mặc dù có 26 công ty tham gia vào sản xuất
cà phê, nhưng các công ty không trực tiếp sản xuất cà phê mà giao khoán cho các hộ
sản xuất là cán bộ công nhân của công ty đang làm việc và đã về hưu, là các hộ sản
xuất đang cư trú hợp pháp trên địa bàn công ty quản lý. Do đó trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk, hoạt động trực tiếp sản xuất cà phê liên quan tới các hộ sản xuất là chủ yếu. Còn
doanh nghiệp cà phê tham gia với tư cách là kinh doanh kỹ thuật đầu vào, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nhận khoán và các hộ nông dân trong vùng.
2
Gắn bó với cây cà phê, đời sống của các hộ được nâng lên đáng kể, song Đắk
Lắk vẫn là tỉnh nghèo, gồm nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao, cùng
với cơ sở hạ tầng và trình độ phát triển kinh tế yếu kém đã làm cho hộ sản xuất đã khó
khăn lại càng khó khăn hơn, đặc biệt là các yếu tố nguồn lực, trong đó vốn tín dụng để
phát triển cà phê quy mô hộ. Vốn tín dụng ngân hàng được xem như là một công cụ
mạnh để giúp các hộ sản xuất thoát khỏi nghèo đói. Theo Boucher và CS, (2007)
vốn tín dụng ngân hàng do các NHTM cung ứng đóng một vai trò rất quan trọng
trong việc tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc đầu tư vào tư liệu sản xuất
[53] trong khi đó theo Diagne,A., Zeller, M., & Sharma M (2000) cho rằng vốn tín
dụng cũng cho phép các hộ nông dân đầu tư vào cải tiến kỹ thuật và áp dụng công
nghệ mới trong nông nghiệp như hạt giống cho năng suất cao, phân bón làm tăng
hiệu quả và thu nhập của họ [64]. Vì vậy, vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan
trọng đối với phát triển sản xuất cà phê. Năm 2014, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã huy
động được 20.360 tỷ đồng vốn từ chính sách tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp
nông thôn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước, tăng 6,5% so với đầu năm; tổng
dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 36.751 tỷ đồng, tăng 5,9% so với đầu năm. Các tổ
chức tín dụng trên địa bàn đã đẩy mạnh cho vay đối với 05 lĩnh vực ưu tiên theo
quy định của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là cho vay lĩnh vực nông nghiệp - nông
thôn. Đến cuối năm 2014, dư nợ cho vay nông nghiệp - nông thôn theo Nghị định
41 của Chính phủ đạt 17.451 tỷ đồng (chiếm 47,5% tổng dư nợ tín dụng), tăng
20,5% so với cùng kỳ năm trước, tăng 8,9% so với đầu năm 2013 [22]. Tuy nhiên,
việc triển khai và thực hiện các chính sách tín dụng tới các hộ vẫn chưa đồng bộ,
việc cung ứng vốn tín dụng ngân hàng chưa kịp thời và đặc biệt là chưa sát với tình
hình thực tế của địa phương, đối tượng được hưởng lợi vẫn chưa công bằng, hiệu
quả đem lại chưa cao, việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn.
Chủ đề về tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng luôn
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và quản lý trong nước và quốc tế.
Aliou Diagne Manfred Zeller (1999) cho rằng tín dụng có những lợi ích thiết thực
đối với người nông dân sản xuất nhỏ, có tác động đến phúc lợi và xoá đói giảm
nghèo cho người dân nhưng tiếp cận tín dụng không phải là thuốc chữa bách bệnh
3
mà phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố [63]. Hoff & Stiglitz (1993) đã nêu lên được
quy trình đánh giá mức độ tín nhiệm của người đi vay [69]. Tuy nhiên các nghiên
cứu mới dừng lại ở phân tích thống kê mô tả để đưa ra kết luận, đồng thời, các
nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tuấn (2012), Bùi Thị Hiền (2012) mới chỉ đứng ở
một phía, hoặc người cho vay là các NHTM [13], [35] hoặc nghiên cứu của Phạm
Ngọc Dưỡng (2011), Nguyễn Thị Phương Thảo (2014) tập trung nghiên cứu từ phía
các hộ sản xuất cà phê [6], [32]. Do đó việc đưa ra các khuyến nghị vẫn chưa xuất
phát từ phía cung và cầu. Đây là những lý do chính đáng để thực hiện nghiên cứu luận
án này. Xuất phát từ yêu cầu đó, việc nghiên cứu luận án “Tín dụng ngân hàng đối
với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk” là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh
Đắk Lắk và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngân
hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng
ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê.
- Đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê trên các
góc độ tiếp cận vốn và sử dụng vốn của hộ sản xuất cà phê.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín
dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
3.Các câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:
1. Cơ sở khoa học về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê?
2. Thực trạng về tiếp cận vốn và sử dụng vốn tín dụng của các ngân hàng
thương mại đối với hộ sản xuất cà phê đang diễn ra như thế nào?
3. Những nhân tố nào tác động đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với các
hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk?
4
4. Giải pháp nào để nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng
ngân hàng cho các hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và các nhân tố
ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất
cà phê ở tỉnh Đắk Lắk. Đối tượng khảo sát về phía người cho vay là các ngân hàng
thương mại, về phía người đi vay là các hộ sản xuất cà phê.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Nội dung nghiên cứu
Luận án tập trung đánh giá thực trạng tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn
tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Trên cơ
sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín
dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Các nội dung
phân tích và đánh giá tập trung vào các ngân hàng thương mại và chủ thể sử dụng
vốn là các hộ sản xuất cà phê. Luận án tập trung nghiên cứu các hộ sản xuất vì trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk có tới hơn 85% diện tích cà phê do người dân trồng và quản
lý, 15% diện tích còn lại do các doanh nghiệp sản xuất cà phê khai thác, tuy nhiên
hiện nay 26 doanh nghiệp cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đều áp dụng hình thức
khoán gọn cho các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn, các doanh nghiệp tham gia với
tư cách là người hỗ trợ về công nghệ, vật tư, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ sản xuất,
do đó luận án tập trung nghiên cứu về hộ sản xuất cà phê.
4.2.2. Thời gian nghiên cứu
Các số liệu thứ cấp từ năm 2000 đến năm 2014; Số liệu khảo sát tập trung vào
năm 2014; Định hướng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn và sử dụng vốn tín
dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.
5
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tín
dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê thông qua hai khía cạnh là tiếp cận vốn
tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê. Về khía
cạnh tiếp cận vốn tín dụng được xem xét trong việc cung ứng vốn tín dụng và tiếp
cận vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê. Về khía cạnh sử dụng vốn tín dụng được
đề cập ở khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội.
Trên cơ sở tiếp cận và hệ thống hoá lý thuyết về tín dụng ngân hàng đối với
hộ sản xuất cà phê, luận án đã xây dựng khung phân tích về tín dụng ngân hàng đối
với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk. Khung phân tích được thiết kế theo hai nội dung
nghiên cứu là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng tín dụng ngân hàng đối
với hộ sản xuất cà phê, đồng thời chỉ rõ bốn nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân
hàng đối với hộ sản xuất cà phê bao gồm nhân tố thuộc về đặc điểm của hộ sản xuất,
nhân tố thuộc về đặc điểm của các NHTM, nhân tố thuộc chính sách của Chính phủ
và các nhân tố khác.Từ đó luận án xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá và
phương pháp phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk,
ngoài các phương pháp nghiên cứu như thống kê kinh tế, chuyên gia, cho điểm, luận
án còn sử dụng mô hình hồi quy tương quan như Heckman để đánh giá việc tiếp cận
vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê và mô hình Cobb-Douglas để đánh giá việc
sử dụng vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê.
Luận án đã phân tích những thực trạng, chỉ rõ những mặt được và tồn tại
trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, trong đó nêu rõ việc
tiếp cận vốn tín dụng là thật sự cần thiết cho các hộ sản xuất cà phê, việc tiếp cận
vốn tín dụng còn nhiều bất cập và việc sử dụng vốn tín dụng thật sự chưa hiệu quả.
Giữa tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà
phê có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu tiếp cận vốn thuận lợi và hợp lý thì việc
sử dụng vốn sẽ hiệu quả và ngược lại nếu sử dụng vốn tín dụng ngân hàng tốt thì
việc trả nợ và vay lại vốn tín dụng sẽ dễ dàng hơn cho các hộ sản xuất cà phê. Luận
án đi sâu vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn và sử dụng
6
vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk. Ngoài các nhân
tố vĩ mô như Chính sách của Chính phủ, NHTM thì nhân tố thuộc về đặc điểm của
hộ sản xuất cà phê đóng vai trò quyết định đến tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng
ngân hàng.
Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản
xuất cà phê, luận án đã xác định các căn cứ và định hướng từ để đề xuất giải
pháp và chính sách phù hợp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín
dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê trong thời gian tới.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ
1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê
1.1.1. Khái niệm tín dụng, tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê
1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về tín dụng. Theo nguồn gốc từ La tinh
cổ xưa thì tín dụng là "credese", có nghĩa là "tín nhiệm" hoặc "tin tưởng". Qua nhiều
thế kỷ, ý nghĩa của thuật ngữ này vẫn còn gần với bản gốc đó là “cho vay” hoặc "tín
dụng" , dựa trên niềm tin rằng người vay có thể được giao phó hoàn trả số tiền cùng với
lãi suất, theo các điều khoản đã thoả thuận, niềm tin này nhất thiết phải đặt trên hai
nguyên tắc cơ bản, cụ thể là, các chủ nợ tin tưởng rằng:
- Có thời hạn vay và sẵn sàng trả các khoản tiền tạm ứng.
- Có hoàn trả lại các quỹ
Tiền đề đầu tiên thường dựa vào các chủ nợ, cụ thể là kiến thức của người
vay (hoặc danh tiếng của người vay), thứ hai thường được dựa trên sự hiểu biết của
các chủ nợ về tình trạng tài chính của người vay, hoặc một bên đáng tin cậy.
Theo tác giả John Lock (2010) cho rằng “Tín dụng không phải là tiền mà là
sự kỳ vọng về tiền và không giới hạn bởi thời gian” [93]. Điều này có nghĩa là khi
quan hệ vay mượn được diễn ra giữa người cho vay và người đi vay, cả hai chủ thể
đều kỳ vọng trong tương lai mình sẽ nhận được nhiều hơn những gì mình có, trong
mối quan hệ tín dụng là sự vận động của tiền tệ, được biểu hiện qua T – T’, T là số
tiền ban đầu trước khi cho vay và T’ là số tiền sau khi đã cho vay. Nếu số tiền được
sử dụng có hiệu quả thì T’> T và ngược lại.
Theo Jonothan Golin (2010): “Định nghĩa về tín dụng là niềm tin hoặc kỳ
vọng thực tế, khi đó người cho vay sẵn sàng cho vay và sẽ được hoàn trả đầy đủ
theo quy định của thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay vốn và rủi ro tín dụng là
khả năng có thể xảy ra” [93].
8
Xét trên góc độ Quỹ cho vay, thì tín dụng là việc chuyển dịch vốn bằng tiền
từ người cho vay sang người đi vay. Với chức năng trung gian điều phối vốn trong
nền kinh tế của ngân hàng, quan hệ tín dụng làm cho vai trò ngân hàng vừa là người
cho vay, vừa là người đi vay. Do đó, tín dụng ngân hàng là quan hệ vay vốn giữa
ngân hàng với các chủ thể đang có vốn nhàn rỗi hoặc đang cần vốn, giải quyết cân
bằng cung vốn bù đắp cầu vốn.
Mác đã viết về bản chất của tín dụng như sau: "Tiền chẳng qua chỉ rời khỏi tay
người sở hữu trong một thời gian và chẳng qua chỉ tạm thời chuyển từ tay người sở
hữu sang tay nhà tư bản hoạt động, cho nên tiền không phải được bỏ ra để thanh toán,
cũng không phải tự đem bán đi mà cho vay, tiền chỉ đem nhượng lại với một điều
kiện là nó sẽ quay trở về điểm xuất phát sau một kỳ hạn nhất định". Đồng thời Mác
cũng đã vạch rõ yêu cầu của việc tiền quay trở về điểm xuất phát là phải: "Vẫn giữ
nguyên vẹn giá trị của nó và đồng thời lại lớn thêm trong quá trình vận động" [16].
Tín dụng được định nghĩa là "một hợp đồng pháp lý giữa người cho vay và
người đi vay, nơi mà sau này nhận được các nguồn lực hay sự giàu có với một lời
hứa trả nợ trong tương lai". Tín dụng liên quan đến các điều khoản và điều kiện liên
quan đến việc thanh toán chậm. Theo Schumpeter (1934) "Tín dụng về cơ bản là tạo
ra sức mua cho mục đích chuyển nó vào doanh nhân" [93].
Từ những quan điểm trên, chúng ta thấy: “Tín dụng chính là sự chuyển giao
quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác, giá trị cho vay có
thể dưới hình thức tiền tệ hay hình thái vật chất, sự chuyển giao được xác định có
thời hạn nhất định và khi lượng giá trị được hoàn trả cho người chủ sở hữu phải
kèm theo một lượng giá trị dôi thêm, gọi là lợi tức tín dụng”.
1.1.1.2. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng được cung ứng bởi các chủ thể cho vay khác nhau, với các tổ chức
tín dụng được được cung cấp bởi các NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, quỹ tín
dụng, công ty tài chính được hiểu là tín dụng chính thức hay tín dụng ngân hàng.
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ đề cập đến tín dụng được cung ứng
bởi các ngân hàng thương mại. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng bị ảnh hưởng bởi các
nhân tố: diện tích đất, trình độ học vấn của chủ hộ, giá trị sản lượng, số lao động và
9
số người còn phụ thuộc độ tuổi, giới tính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối
với tín dụng phi chính thức hay còn gọi là các hình thức tín dụng khác được dùng ở
đây với nghĩa tương đối, phản ảnh một thực trạng tài chính ở nông thôn nước ta
hiện nay. Thuật ngữ tín dụng khác được dùng để chỉ những quan hệ tín dụng ngầm
hoặc nửa công khai (nhiều trường hợp là công khai), ở đó có một hoặc một số hoặc
tất cả các yếu tố vượt ra ngoài khuôn khổ của thể chế pháp lý hiện hành (mà yếu tố
cơ bản nhất là lãi suất), như: vay nặng lãi, huê, hụi. Tuy nhiên, trong thực tế, nó
cũng có thể bao gồm cả những quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các cư dân nông thôn
mà yếu tố lãi suất hoàn toàn bình thường, thậm chí thấp hơn so với lãi suất thị
trường chính thức. Những quan hệ này phát sinh trên cơ sở những quan hệ tình cảm
(họ tộc, bạn bè) hoặc nhiều thứ quan hệ đa dạng khác.
Với các hình thức tín dụng trên, thì tín dụng ngân hàng cũng khẳng định
được vai trò của mình trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển và một nền kinh tế
muốn phát triển lâu dài và bền vững thì hệ thống tín dụng ngân hàng phải hoạt động
mạnh mẽ. Tín dụng ngân hàng là chủ thể cung cung vốn đặc biệt quan trọng, bởi
các lý do sau:
Ngân hàng là định chế tài chính trung gian lớn nhất trong nền kinh tế, mạng
lưới rộng khắp. Ngân hàng đóng 2 vai trò trong nền kinh tế, vừa là người đi vay và
vừa là người cho vay, do đó ngân hàng có thể tận dụng nguồn vốn huy động được
để cho vay và sinh lời từ nguồn tiền này.
Ngân hàng có các hình thức cho vay đa dạng và phong phú, không hạn chế
về mặt thời gian và quy mô tín dụng, có thể thoả mãn nhu cầu của tất cả các chủ thể
có nhu cầu về vốn.
Hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng về các loại hình dịch vụ, ngoài hoạt
động cấp tín dụng cho vay thì ngân hàng còn có các hoạt động dịch vụ khác như là
bảo lãnh, chiết khấu, thanh toán, do đó đáp ứng tốt nhu cầu của các chủ thể cần vốn
trong nền kinh tế [18].
Qua phân tích trên, có thể hiểu tín dụng ngân hàng là sự chuyển giao quyền
sử dụng một lượng giá trị từ phía người cho vay là các NHTM sang các chủ thể sử
dụng vốn có thời hạn và mục đích nhất định.
10
Trong nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung tìm hiểu tín dụng dưới khía cạnh
hoạt động cho vay là chủ yếu, ngoài ra các hoạt động khác của tín dụng như là bảo
lãnh, chiết khấu, thuê mua tài chính của NHTM tác giả không nghiên cứu sâu.
Tín dụng ngân hàng có một số đặc điểm sau:
- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang
người khác. Lượng giá trị cho vay có thể dưới hình thái tiền tệ (cho vay bằng tiền)
hoặc dưới hình thái vật chất (cho vay bằng hàng hoá).
- Sự chuyển giao này xác định thời gian nhất định.
- Khi lượng giá trị được hoàn trả cho người sở hữu phải kèm theo một lượng
giá trị dôi thêm, tức là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc gọi là lợi
tức tín dụng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá là sự phát triển của
thị trường vốn năng động và đa dạng. Quá trình hình thành và phát triển của tín
dụng là một thể thống nhất của nhiều hình thức, mỗi hình thức tín dụng đều gắn
liền với một điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, bổ sung cho nhau và có thể phủ nhận
nhau trong tiến trình phát triển.
Bản chất của tín dụng ngân hàng được diễn đạt bằng nhiều cách, nhưng đều đề
cập đến mối quan hệ, một bên là người cho vay là các NHTM và một bên là người đi
vay. Trong mối quan hệ này nó được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, chính sách lãi
suất và pháp luật hiện hành. Sự hoàn trả là đặc trưng thuộc về bản chất của tín dụng,
là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác [7], [19].
1.1.1.3. Khái niệm hộ sản xuất cà phê
Hiện nay, có nhiều quan điểm và nghiên cứu khác nhau về “Hộ”. Theo quan
điểm của Liên hợp quốc: “Hộ” gồm những người sống chung dưới một ngôi nhà,
cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân quỹ [44].
Nhóm các học giả lý thuyết phát triển cho rằng: “Hộ là một hệ thống các
nguồn lực tạo thành một nhóm các chế độ kinh tế riêng nhưng lại có mối quan hệ
chặt chẽ và phục vụ hệ thống kinh tế lớn hơn” [44].
11
Nhóm “Hệ thống thế giới” cho rằng: “Hộ là một nhóm người có cùng chung
sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh. Hộ là một đơn vị kinh tế giống
như các công ty, xí nghiệp khác” [44].
Mối quan hệ giữa gia đình và nông hộ đã được các nhà nhân chủng học
(Harris; Mackintosh; Barett; Whitehead) đề cập khá chi tiết, nông hộ là một đơn vị
và gia đình là nhóm người có quan hệ huyết thống. Hộ là đơn vị đảm bảo quá trình
tái sản xuất lao động tiếp theo qua quá trình tổ chức thu nhập nhằm đảm bảo cho
các cá nhân chi tiêu và giúp họ đầu tư vào sản xuất [44]
Các nhà nghiên cứu kinh tế nông hộ đề cập đến khái niệm nông hộ dựa trên
thành phần, cấu trúc, các hoạt động và hành vi của nông hộ trong sản xuất và tiêu
dùng. Họ cho rằng hộ là một đơn vị hay là một nhóm các thành viên sở hữu chung
các nguồn lực, trong đó tất cả các thành viên được quyền lợi chia sẻ lợi ích từ việc
sử dụng nguồn lực đó. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng cần làm rõ thuật ngữ đơn vị
(unit) được sử dụng trong định nghĩa hộ: Đơn vị sản xuất, đơn vị tiêu dùng, đơn vị
đầu tư, đơn vị sở hữu hay đơn vị cư trú. Chúng ta cần thừa nhận sự khác nhau về
thành phần và cấu trúc của hộ theo mỗi khái niệm.
Khi đề cập về khái niệm “Hộ”, các đặc điểm đặc trưng của đơn vị kinh tế mà
chúng phân biệt hộ nông dân với những người làm kinh tế khác trong một nền kinh
tế thị trường là đất đai, lao động, tiền vốn và sự tiêu dùng [66].
Những nghiên cứu kinh tế trong các lĩnh vực khác nhau, sẽ đưa ra cách tiếp
cận và định nghĩa khác nhau về nông hộ. Trong thời gian qua, có ba xu hướng phát
triển chính trong phân tích kinh tế nông hộ. Thứ nhất, việc dịch chuyển mô hình
nông hộ chia sẻ và hợp tác phát sinh mô hình nông hộ có khả năng đàm phán, thâm
chí là xung đột. Thứ hai, chuyển từ nông hộ như một đơn vị khép kín sang một đơn
vị mở trong nhiều đơn vị của xã hội, có khả năng quyết định việc sản xuất, tiêu
dùng và đầu tư và cuối cùng là quan điểm xem nông hộ là nhóm người trong xã hội
chia sẻ nguồn lực, ra quyết định và hưởng lợi ích từ quyết định đó [66].
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam, hộ được xem như một
chủ thể trong các quan hệ dân sự do pháp luật quy định và được định nghĩa là một
đơn vị mà các thành viên có hộ khẩu chung, tài sản chung và hoạt động kinh tế
12
chung. Một số thuật ngữ khác được dùng để thay thế thuật ngữ "hộ sản xuất" là
"hộ", "hộ gia đình".
Trong nền kinh tế, hộ gia đình hay hộ sản xuất được hiểu như sau: Hộ sản
xuất (nông hộ) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế. Các nguồn lực
chung của hộ sản xuất được góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách, cùng
sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung, mọi người trong cùng một hộ được
hưởng phần thu nhập và mọi quyết định được đưa ra bởi những thành viên lớn tuổi
trong hộ [44].
Trên góc độ ngân hàng: "Hộ sản xuất cà phê" là một thuật ngữ được dùng
trong hoạt động cung ứng vốn tín dụng cho hộ gia đình để làm kinh tế chung của cả
hộ, kinh tế chung ở đây được hiểu là hoạt động sản xuất cà phê. Hộ sản xuất cà phê
được hiểu là kinh tế tự chủ độc lập, có tư cách pháp nhân, đảm bảo quyền lợi và
nghĩa vụ trước pháp luật, bảo vệ quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp từ
sản xuất cà phê hộ. Với chính sách của Đảng, Chính phủ cũng như ngân hàng tạo
điều kiện thuận lợi cho họ chủ động trong quá trình sản xuất cà phê .
Từ những phân tích trên, trong phạm vi luận án có thể hiểu Hộ sản xuất cà phê
như sau: “Hộ sản xuất cà phê là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp sản xuất cà
phê, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản
xuất cà phê của mình.
1.1.1.4. Lý luận về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê
a. Tổng quan các quan điểm của các tác giả nước ngoài
Xuất phát từ việc nghiên cứu các lý luận về tín dụng ngân hàng, hộ sản xuất
cà phê, hiện nay có nhiều tổ chức, cá nhân, các nghiên cứu đưa ra các quan điểm
khác nhau về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê dưới các giác độ tiếp
cận khác nhau.
Các nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất tập trung trên hai
khía cạnh là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng giữa hai chủ thể là
NHTM và các hộ sản xuất. Trong nhiều nghiên cứu, các tác giả tập trung nghiên
cứu về tiếp cận tín dụng của các hộ sản xuất. Đối với khía cạnh tiếp cận vốn tín
dụng, Mamo Girma et al (2015) khẳng định tiếp cận vốn tín dụng không chỉ bị chi
13
phối bởi thu nhập và tài sản mà các yếu tố về đặc điểm kinh tế - xã hội của các chủ
hộ sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng [72].
Duong và Inzumida (2002) khi phân tích về tín dụng ngân hàng đối với các
nông hộ, bằng phân tích hồi quy Tobit nhóm tác giả đã nghiên cứu về tiếp cận tín
dụng của nông hộ ở 3 tỉnh của Việt Nam và có kết luận về các yếu tố chủ yếu tác
động tới lượng tín dụng ngân hàng của nông hộ là: tổng diện tích đất canh tác, giá
trị đàn gia súc và địa phương. Các yếu tố tác động đến hạn mức tín dụng khác là: Tỷ
lệ khẩu phụ thuộc, tổng diện tích đất canh tác [61].
Theo Paul Mpuga (2008), có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu tín
dụng, từ đó tác động trực tiếp đến tiếp cận tín dụng của hộ:
Thứ nhất: Đặc điểm của cá nhân và hộ gia đình
Các đặc điểm của cá nhân có ý nghĩa lớn đến nhu cầu tín dụng gồm tuổi tác,
giới tính, giáo dục, nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân. Người trẻ thường có xu
hướng vay mượn nhiều hơn để đầu tư do bản thân họ có sức khỏe, thời gian để tích
lũy và làm giàu hơn so với người già. Nhu cầu chi tiêu phi nông nghiệp của người
trẻ cũng phong phú hơn so với nông nghiệp. Sự thay đổi của tuổi tác có thể làm thay
đổi nhu cầu tín dụng theo thời gian.
Giới tính cũng là yếu tố quyết định đến nhu cầu tín dụng của cá nhân. Ở khu
vực nông thôn, người phụ nữ thường làm những công việc nhà, chăm sóc con cái
trong khi người đàn ông làm những công việc tạo ra thu nhập chính trong gia đình
kèm theo những quyết định chi tiêu với số tiền lớn. Quyền kiểm soát tài sản, sở hữu
đất đai cũng có sự phân biệt giữa nam và nữ trong khi đây là những tài sản thế chấp
cơ bản để có được những món vay tương đối lớn. Phụ nữ có ít nhu cầu tín dụng hơn
so với nam giới, trong trường hợp có nhu cầu thì lượng vốn vay họ nhận được cũng
ít hơn. Cá nhân có trình độ giáo dục càng cao thì càng có nhiều khả năng để tạo ra
thu nhập ổn định và cao hơn những người không được giáo dục,tạo ra nhiều tài sản
hơn, có thể tiến hành nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thêm một năm được giáo dục làm tăng nhu cầu tín dụng khoảng 0,3% và làm
tăng cơ hội cho việc tiếp cận tín dụng thành công lên đến 17%. Tình trạng hôn nhân
14
cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng do cá nhân đã lập gia đình sẽ có nhu cầu chi
tiêu gia tăng hơn so với người chưa lập gia đình. Nghề nghiệp, tình trạng nhà ở hiện
tại, sự giàu có của hộ gia đình cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng.
Thứ hai là các thuộc tính của tổ chức tài chính có thể ảnh hưởng đến quyết
định vay hay không vay của cá nhân hộ gia đình là mức lãi suất và các điều
khoản cho vay. Khi thay đổi mức lãi suất cho vay hay điều chỉnh nội dung cho
vay sẽ có tác dụng kích thích hay hạn chế khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các
hộ sản xuất [75].
Trong khi đó, công trình nghiên cứu của nhóm nghiên cứu thuộc ICARD,
Oxfam Anh và Oxfam Hồng Kông (2002) về “Ảnh hưởng của thương mại cà phê
toàn cầu đến người trồng cà phê ở Đắk Lắk: cũng đề cập đến hoạt động tín dụng
cho hộ sản xuất bằng các khuyến nghị chính sách, nhóm chỉ rõ đối với hộ sản xuất
cà phê có vay vốn ngân hàng, nếu sử dụng vốn sai mục đích thì khó có thể trả
được nợ cho ngân hàng, vì năng suất cà phê sẽ giảm thấp. Công trình nghiên cứu
này cũng cho thấy một kết quả quan sát rất quý đó là: Kinh tế hộ sản xuất cà phê
thuần “dễ bị lao đao bởi giá cả cà phê xuống thấp”. Bên cạnh đó, đời sống các hộ
sản xuất cà phê “đa dạng hóa không bị ảnh hưởng nhiều, khi giá cà phê đi xuống”.
Trong phân tích, nhóm tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu về tác động của
thương mại cà phê toàn cầu tới giá cà phê, chưa đi sâu vào nghiên cứu vốn tín dụng
ảnh hưởng tới người trồng cà phê ra sao.
Nghiên cứu của Ammar Siamwalla và các cộng sự (1990) khi nghiên cứu về
hệ thống tín dụng nông thôn ở Thái Lan đã chỉ ra rằng muốn tăng sự tiếp cận của các
hộ nông dân với tín dụng thì phải có sự can thiệp của Chính phủ. Năm 1966, hình
thành ra một hệ thống ngân hàng nông nghiệp của Chính phủ và chỉ cho vay hộ gia
đình và đến cuối những năm 1970, không chỉ có Ngân hàng nông nghiệp của Chính
phủ Thái Lan mà các ngân hàng thương mại trong hệ thống cũng phải tăng các khoản
cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Kết quả là có sự mở rộng lớn của tín dụng trong
lĩnh vực nông thôn. Đó chính là hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên không vì
thế mà hoạt động tín dụng khác không phát triển, đây là hoạt động tín dụng có lãi suất
khá cao lại đang ngày càng có xu hướng tăng lên. Bài viết đã có các cuộc khảo sát đối
15
với các hộ gia đình và các hộ có vay vốn và cung cấp một cách chi tiết về cách thức
mà người cho vay trong lĩnh vực tín dụng khác. Tác giả đã kết luận rằng, khu vực cho
vay khác ngoài tín dụng ngân hàng là cạnh tranh mặc dù với lãi suất cho vay cao và
qua đó phản ánh chi phí thông tin tín dụng vẫn còn cao, đây không phải là do khan
hiếm các quỹ cho vay mà là phương thức và cách tiếp cận với các nguồn tín dụng
chính thức từ phía các NHTM vẫn còn khó khăn [49].
Đối với các nghiên cứu của Diagne Manfred Zeller (1999), tác giả nghiên
cứu về tín dụng ngân hàng với nông hộ cũng bằng cách tiếp cận tín dụng của nông
hộ tại Malawi, bằng phân tích hồi quy OLS, tác giả đã đưa ra được các yếu tố tác
động tới mức độ tiếp cận tín dụng của người dân gồm giá trị đất đai, quy mô lao
động, giá phân bón. Tác giả đã phân tích tác động nghịch và tác động thuận của các
yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của các nông hộ [64].
Cũng bằng mô hình định lượng với hàm hồi quy Tobit, Duong và Inzumida
(2002) đã kết luận các yếu tố chủ yếu tác động đến lượng tín dụng ngân hàng của
nông hộ là: tác động thuận gồm tổng diện tích đất canh tác, giá trị đàn gia súc và địa
phương, tỷ lệ khẩu phụ thuộc, số lượng xin vay, tác động nghịch là danh tiếng của
hộ. Tuy nhiên các nghiên cứu mới tập trung vào khả năng tiếp cận tín dụng của các
nông hộ, gần như chưa có đề tài nào tập trung vào hiệu quả sử dụng vốn vay của các
nông hộ, đây chính là khe hở trong bức tranh tổng thể về thị trường tín dụng nông
thôn hiện nay [61].
Theo Mikkel Barslund và Finn Tarp (2003) đã khảo sát 932 hộ gia đình tại 4
tỉnh của Việt Nam là Long An, Quảng Nam, Hà Tây (cũ) và Phú thọ trong giai đoạn
từ 1997 – 2002, để xem xét và đánh giá về thị trường tín dụng nông thôn tại Việt
Nam. Kết quả bài viết cho thấy, các hộ gia đình có được nguồn vốn tín dụng thông
qua 2 con đường, đó là tín dụng chính thức từ phía các NHTM và tín dụng thay thế
hay là tín dụng khác. Các khoản vay từ NHTM gần như hoàn toàn dùng cho sản
xuất và tích luỹ tài sản, trong khi các khoản vay khác thì chủ yếu dùng cho hoạt
động tiêu dùng. Lãi suất cho vay giảm mạnh vào giai đoạn từ năm 1997 – 2002,
phản ánh xu thế hội nhập của thị trường tín dụng trong nước. Các yếu tố quyết định
16
đến nhu cầu vay từ NHTM và từ nguồn khác là khác biệt. Nghiên cứu đã cho thấy
bức tranh khá rộng về thị trường tín dụng nông thôn ở Việt Nam và đã khẳng định
rằng không phải một hình thức cho vay của các NHTM tại Việt Nam là phù hợp với
tất cả người dân, do đó cần có những NHTM mang tính đặc thù cho thị trường nông
thôn như Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, tuy nhiên nghiên cứu này vẫn
chưa tính đến đặc thù cho vùng Tây Nguyên và cho lĩnh vực chuyên biệt đó là sản
xuất cà phê [76].
Khía cạnh sử dụng vốn tín dụng ngân hàng được các tác giả đề cập đến dưới
khía cạnh hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cà phê. Việc tăng hiệu quả kỹ thuật sẽ
góp phần tăng hiệu quả kinh tế và sử dụng vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê.
Nghiên cứu của Joachim Nyemeck Binam và CS (2003) đã đề cập đến các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân sản xuất cà phê ở
Côte d’Ivoire bằng cách sử dụng hàm hồi quy Tobit, nhóm tác giả đã chỉ ra cách
thức giảm chi phí, tăng sản lượng cho các hộ sản xuất cà phê. Đồng thời khuyến cáo
các chính sách liên quan đến việc thúc đẩy xây dựng các câu lạc bộ, các hiệp hội
nông dân sản xuất cà phê, qua đó xây dựng năng lực cho hộ nông dân sản xuất cà
phê, mặt khác khuyến khích có sự tham gia của khu vực công trong việc cung cấp
thông tin và quản lý lực lượng lao động được tốt hơn [88].
Theo tác giả Amadou Nchare (2007) khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kỹ thuật của người sản xuất cà phê Arabica tại Cameroon, cho rằng lợi
nhuận của người sản xuất cà phê ngày càng tăng bằng cách mở rộng quy mô sản
xuất cà phê. Kết quả cho thấy chỉ số hiệu quả kỹ thuật được ước tính là 0,896, và
32% nông dân được khảo sát có chỉ số hiệu quả kỹ thuật dưới 0,91. Các phân tích
cũng cho thấy rằng trình độ học vấn của người nông dân và tiếp cận tín dụng được
hay không là các biến kinh tế xã hội quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
của nông dân. Cuối cùng, kết quả chứng minh rằng muốn năng suất cao hơn nữa
cần cải thiện hiệu quả kỹ thuật và việc này có thể thực hiện trong sản xuất cà phê ở
Cameroon [51].
17
Trong khi đó, Mamo Girma (2015) lại phân tích các yếu tố quyết định chính
thức tham gia thị trường tín dụng nông thôn bởi các hộ gia đình ở Ethiopia cho rằng
tiếp cận tín dụng nông thôn là một trong những yếu tố quan trọng cho việc chuyển
đổi kinh tế nông thôn đặc biệt đối với một nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu là tự
cung tự cấp. Tác giả đề cập đến các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến nông thôn. Kết quả
ước lượng cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ, tham gia tích cực trên thị trường
tín dụng quyết định sự thành công của hộ gia đình nông thôn [72].
Thong Quoc Ho et al. (2013) cho rằng đánh giá hiệu quả sản xuất canh tác cà
phê có thể làm nổi bật yếu tố nâng cao hiệu quả kỹ thuật. Nghiên cứu đã ước lượng
hiệu quả kỹ thuật của sản xuất cà phê và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả kỹ thuật của nông dân sản xuất cà phê ở huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Dựa
trên việc sản xuất ngẫu nhiên, kết quả cho thấy yếu tố trình độ của chủ hộ, số lượng
tín dụng tài chính thu được, dân tộc, kinh nghiệm canh tác cà phê của chủ hộ, và
dịch vụ nông nghiệp các là yếu tố quan trọng có thể làm tăng hiệu quả kỹ thuật
trong sản xuất cà phê [84].
O.L. Balogun and S.A. Yusuf, (2011) khi phân tích các yếu tố quyết định
nhu cầu tín dụng trong các hộ gia đình nông thôn ở Tây Nam, Nigeria cho thấy kết
quả của mô hình đa biến và yếu tố vốn xã hội trong gia đình phụ thuộc vào tiếp cận
tín dụng và các biến khác (hạn mức tín dụng & lãi suất) giải thích ý nghĩa các hộ gia
đình có nhu cầu về tiếp cận tín dụng. Tác giả khẳng định yếu tố vốn xã hội ảnh
hưởng đáng kể việc tiếp cận tín dụng có sẵn từ các nguồn khác nhau. Vì vậy, chính
sách các nhà sản xuất cần quan tâm trong việc cải thiện điều kiện sống của các hộ
gia đình, và đây có thể được xem là điều kiện để thúc đẩy nguồn vốn xã hội [78].
Tóm lại, các nghiên cứu được đề cập trên đây mới chỉ nghiên cứu về hoạt
động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất ở các lĩnh vực nghiên cứu cụ thể, vì
vậy để bức tranh về sản xuất nông thôn Việt Nam được hoàn chỉnh, cũng như có
những đánh giá nhất định về tình hình tiếp cận vốn và sử dụng vốn tín dụng ngân
hàng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Việc nghiên cứu về tín
dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là cần thiết.
18
b. Tổng quan các nghiên cứu của các tác giả trong nước
Các nghiên cứu về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất thông qua việc
đánh giá khả năng tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các
nông hộ.
Đối với khía cạnh tiếp cận vốn tín dụng, phần lớn các tác giả nghiên cứu về
tiếp cận vốn tín dụng chính thức từ phía các NHTM của các hộ sản xuất trên các
lĩnh vực khác nhau trong nông nghiệp nông thôn. Đối với sản xuất lúa, tác giả Thái
Anh Hoà, (1997) đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bị giới hạn tín dụng
của các nông hộ, bao gồm hiện giá tài sản, nguyên giá tài sản lưu động, trình độ học
vấn và địa bàn nơi nông hộ sản xuất [14].
Thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy OLS và mô hình Logit Trần Ái Kết
(2009) đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng ngân hàng của
trang trại nuôi trồng thuỷ sản ở Trà Vinh, các yếu tố tác động thuận như tuổi, trình
độ học vấn của chủ trang trại, tỷ lệ diện tích mặt nước nuôi thực tế, tín dụng thương
mại và thu nhập chi phí sản xuất của trang trại [18].
Bằng phân tích mô hình Heckman nhị phân, Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị
Mỹ Dung (2010) đã xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng ngân hàng
của hộ nông dân ở ngoại thành Hà Nội, tác giả đã kết luận rằng tuổi, địa vị xã hội
của chủ hộ, tín dụng khác, thủ tục vay vốn là những yếu tố tác động tới khả năng
tiếp cận tín dụng của các hộ [24].
Bên cạnh những yếu tố nêu trên, bằng chứng thực nghiệm cũng đã chỉ ra một
số yếu tố khác ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình Việt Nam như cú
sốc thu nhập của hộ, thành viên của các Hội. Tỷ lệ những hộ gặp phải cú sốc thu nhập
trong năm có một khoản vay nhất định thường lớn hơn tỷ lệ này ở những hộ không
gặp cú sốc nào. Tương tự như với các hộ có thành viên tham gia vào Hội Phụ nữ, Hội
Nông dân. Điều này tương xứng với những nỗ lực không ngừng của Hội Phụ nữ
trong thời gian gần đây nhằm đem lại nguồn vốn và kinh nghiệm phát triển kinh tế
cho các thành viên. Nguồn tín dụng chảy về nông thôn Việt Nam hiện nay thông qua
các kênh Hội, nhóm, Đoàn thể cũng khá phổ biến và được người dân ưa chuộng.
19
Theo Nguyễn Ngọc Tuấn (2012), trong giải pháp về tín dụng đối với hộ sản
xuất cà phê tỉnh Đắk Nông cho rằng: Trong số hộ sản xuất cà phê ở Đắk Nông,
có70% hộ thiếu từ 40 - 60% số vốn đầu tư”. Theo tác giả, thời hạn cho vay vốn sản
xuất của ngân hàng như hiện nay là quá ngắn, không phù hợp với vòng quay vốn
của hộ gia đình ở nông thôn; mặt khác, có nhiều trường hợp hộ nông dân không
được quan tâm bảo lãnh tín chấp của các hội đoàn chính trị, gây khó khăn về vốn
cho nông dân. Bên cạnh đó tác giả đã chỉ ra rằng tín dụng ngân hàng là kênh phân
phối tiền tệ quan trọng đối với hộ sản xuất cà phê ở nông thôn. Tác giả đã chỉ ra
được trên địa bàn Đắk Nông việc cho vay qua hộ vẫn chủ yếu là hình thức cho vay
trực tiếp nên dẫn đến quá tải cho hoạt động tín dụng, tăng chi phí cho vay và hạn
chế mở rộng tín dụng. Kết quả của Nguyễn Ngọc Tuấn chỉ ra rằng cầu vốn tín
dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê rất cao, nhưng cung vẫn đáp ứng không
đủ, do đó trong sản xuất cà phê của hộ vẫn gặp nhiều khó khăn, việc vận dụng
chính sách cho vay còn nhiều bất cập, áp dụng phương thức cho vay chưa đa dạng.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả mới chỉ tập trung nghiên cứu về phía
người cho vay là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông,
chưa đi sâu về phía người sử dụng vốn và xem xét vốn tác động như thế nào đến
thu nhập và đời sống của các hộ trồng cà phê [35].
Từ Thái Giang (2012) nghiên cứu về phát triển cà phê bền vững cũng đề
cập đến chính sách tín dụng của ngân hàng đối với sản xuất cà phê và cho rằng đối
với hoạt động cho vay hộ sản xuất, thì món vay nhỏ lẻ, chi phí cao, do đó cần liên
kết với các tổ chức chính trị - xã hội để cho vay, nâng cao trách nhiệm của người
vay. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách cho vay của ngân hàng đối với phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn khu vực Tây Nguyên, phần xây dựng chính
sách đầu tư liên quan đến hộ sản xuất [10].
Tương tự khi đề cập đến hộ sản xuất cà phê, tác giả Nguyễn Văn Hoá
(2014) cho rằng hiện nay có 61,4% hộ sản xuất cà phê có nhu cầu vay vốn để sản
xuất và tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn còn gặp
nhiều khó khăn như thủ tục vay phức tạp, hạn mức cho vay thấp, mất thời gian
nhiều, tài sản thế chấp phải đảm bảo, chưa kể đến thái độ làm việc của nhân viên
20
ngân hàng, gặp cò ngân hàng tốn kém nhiều chi phí. Sau khi có vốn rồi, khó khăn
tiếp theo của các hộ sản xuất là việc hạch toán và sử dụng vốn vẫn chưa đem lại
hiệu quả cho người dân, dẫn đến mất khả năng trả nợ cho ngân hàng [11].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Phận (2008) về mở rộng tín dụng ngân hàng
để phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn tỉnh Đắk Lắk có liên quan đến
nhiều lĩnh vực và đối tượng. Liên quan đến hộ sản xuất cà phê, tác giả cho rằng
tình hình phát triển trang trại cần tránh làm theo phong trào, cần đảm bảo sự phát
triển tự nhiên của hộ sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, tín dụng cho nông nghiệp
rủi ro lớn dễ dẫn đến nợ xấu. Cũng theo tác giả, cần thiết phải đẩy mạnh mối quan
hệ với các tổ chức chính trị xã hội để cho vay qua tổ, qua đó nông dân tiếp cận
vốn ngân hàng dễ dàng hơn [28].
Đánh giá về “Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế trang
trại ở Việt Nam” Tạ Thị Lệ Yên (2003) cho rằng vai trò của tín dụng ngân hàng có
tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế trang trại trong những năm qua, đó là: i)
mở rộng quy mô, tăng diện tích đất cho trang trại; ii) đưa khoa học kỹ thuật, đưa
giống mới vào sản xuất, góp phần khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng về đất,
lao động; iii) đưa trang trại phát triển theo hướng chuyên môn hoá; Và tác giả
khẳng định vốn tín dụng đóng vai trò quan trọng đến phát triển kinh tế trang trại,
trong đó có các trang trại cà phê [45].
Nguyễn Thị Tằm (2006) nghiên cứu về “Giải pháp tín dụng ngân hàng
nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Tây Nguyên” đã đánh giá được vai
trò quan trọng của vốn tín dụng ngân hàng với sự phát triển kinh tế trang trại, tìm
ra những tồn tại, vướng mắc trong chính sách tín dụng đối với kinh tế trang trại.
Bà khẳng định tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết
đất đai và nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Tuy nhiên việc
cung ứng vốn tín dụng ngân hàng vẫn tồn tại nhiều bất cập như vốn hiện nay vẫn
tập trung chủ yếu là vốn ngắn hạn trong khi đó vốn tín dụng đầu tư cho sản xuất
phải là vốn trung và dài hạn. Chính sách tín dụng khi triển khai còn chậm, ảnh
hưởng đến tiến độ giải ngân [29].
21
Trong khi đó, nghiên cứu của Nguyễn Quốc Oánh (2012) về hệ thống tín
dụng nông thôn ở ngoại thành Hà Nội, đã nêu được sự khác nhau giữa hệ thống tín
dụng nông thôn ở ngoại thành Hà Nội với các vùng nông thôn khác, đồng thời
luận án đã chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn của các tổ
chức và cá nhân cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống tín dụng nông thôn
ở ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ tập trung về đặc điểm của
hệ thống tín dụng nông thôn ở ngoại thành Hà Nội, chưa đi sâu về cách thức tiếp
cận và sử dụng vốn của các nông hộ ở ngoại thành Hà Nội [24].
Phạm Ngọc Dưỡng (2011) nghiên cứu về thu nhập của hộ gia đình trồng cà
phê trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đã xác định được các yếu tố
tác động đến thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê và lượng hoá được các yếu tố
đó, gồm năng suất, trình độ kiến thức nông nghiệp, chi phí, vốn vay. Tuy nhiên tác
giả lại chưa đi sâu vào phân tích và làm rõ vốn vay có ảnh hưởng cụ thể như thế
nào đến thu nhập và phương thức tiếp cận với vốn có quan trọng hay không [6].
Gần đây nhất là nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo (2014) về tiếp
cận tín dụng ngân hàng của hộ đồng bào dân tộc Êđê tại Đắk Lắk, trong nghiên
cứu, tác giả đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận vốn tín dụng
ngân hàng đó là: tổng số thành viên trong hộ, số lao động chính, số lao động phụ
thuộc, giá trị tài sản, giá trị đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu nhập, cú
sốc hộ gặp phải, chức vụ xã hội và đặc điểm địa bàn hộ sinh sống. Bên cạnh đó,
tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong việc tiếp cận tín dụng của hộ đồng bào
dân tộc Êđê, bao gồm: quy định cho vay của các NHTM, lực cản xuất phát từ
chính bản thân hộ như tâm lý e ngại, sợ rủi ro hay lực cản từ môi trường đó là cơ
sở hạ tầng kém phát triển, khoảng cách địa lý từ hộ đến các NHTM, thiếu thông
tin. Hay yếu tố thị trường cũng là lực cản trong việc tiếp cận vốn tín dụng như lãi
suất, chi phí giao dịch. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả mới chỉ dừng ở các hộ
đồng bào dân tộc ít người, đánh giá dưới khía cạnh kinh tế là chủ yếu, chưa mang
tính đại diện cho tổng thể các hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk [32].
Các nghiên cứu mới chỉ tập trung ở một góc độ hộ sản xuất hoặc đứng từ
phía người cho vay là các NHTM, hoặc mới chỉ tập trung trong việc tiếp cận vốn
22
tín dụng của hộ sản xuất, gần như chưa có nghiên cứu nào phân tích việc sử dụng
vốn trên khía cạnh kinh tế và xã hội, do đó việc nghiên cứu tín dụng ngân hàng
trên hai khía cạnh là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng sẽ làm cho bức
tranh về tín dụng nông thôn, đặc biệt là tín dụng sản xuất cà phê được hoàn chỉnh.
c. Quan điểm trong đề tài về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê
Các công trình nghiên cứu nước ngoài đã đưa ra nhiều quan điểm khác
nhau về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất, tín dụng ngân hàng đối với hộ sản
xuất được xem xét dưới góc độ tiếp cận vốn tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng
đến tiếp cận tín dụng của nông hộ. Việc tiếp cận tín dụng được xem xét dưới khía
cạnh là các nông hộ có vay được vốn tín dụng hay không, hoặc trong quá trình vay
vốn các nông hộ có gặp rào cản nào từ phía chính bản thân các nông hộ hay là từ
phía các NHTM.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn tín dụng của các nông hộ xuất phát
chủ yếu từ hai phía là các nông hộ và phía người cho vay. Về phía các nông hộ đó
chính là các đặc điểm của chính bản thân các nông hộ như là tài sản thế chấp, trình
độ, giới tính, nhân khẩu. Về phía người cho vay cũng có ảnh hưởng đến việc tiếp
cận của các nông hộ như là thủ tục, quy trình vay vốn, lãi suất, hạn mức tín dụng.
Vì vậy, việc nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất chủ yếu tập
trung ở khía cạnh tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ
sản xuất cà phê.
Các nghiên cứu trong nước là những công trình quan trọng đóng góp chính
trong việc phân tích thực trạng về việc tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng của các
nông hộ, đặc biệt là các nông hộ sản xuất cà phê. Các nghiên cứu đã chỉ ra nhưng
hạn chế trong việc tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất nói chung
và sản xuất cà phê nói riêng của Tây Nguyên và Đắk Lắk, đã đề xuất các giải pháp
cơ bản cho hoạt động sản xuất cà phê trong thời gian qua.
Các nghiên cứu đã đề cập đến một phần cơ sở lý luận, phương pháp và nhân
tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập của hộ trồng cà phê. Tuy nhiên, những nghiên cứu này được thực hiện trong
23
phạm vi và thời gian khác nhau, đồng thời đề cập đến các khía cạnh khác nhau. Hầu
như chưa có một nghiên cứu, bài viết nào đề cập một cách chi tiết và hoàn chỉnh về
tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất dưới hai góc độ là tiếp cận và sử dụng vốn
tín dụng từ phía các hộ sản xuất và từ phía người cho vay là các NHTM.
Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khác nhau có liên quan đến tín dụng
ngân hàng và hộ sản xuất cà phê, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tín dụng
ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê được hiểu như sau: “Tín dụng ngân hàng đối
với hộ sản xuất cà phê là quá trình tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng trên khía
cạnh kinh tế và xã hội nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn có hiệu
quả cho các hộ sản xuất cà phê trong tương lai”
Quan điểm trên cho thấy, tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê
được xem xét trên 2 phương diện là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng
của hộ sản xuất cà phê. Việc tiếp cận vốn tín dụng chính là xem xét việc cung ứng
vốn tín dụng cho hộ sản xuât của các NHTM và những hạn chế, rào cản trong tiếp
cận vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê, còn sử dụng vốn tín dụng được đánh giá
trên 2 khía cạnh kinh tế và xã hội, lợi nhuận của các hộ sản xuất cũng như giải
quyết công ăn việc làm, nâng cao trình độ, khả năng ứng dụng công nghệ kỹ thuật
vào trong sản xuất cà phê. Góp phần đưa sản phẩm cà phê tỉnh Đắk Lắk đảm bảo
chất lượng, đời sống của các hộ sản xuất cà phê được nâng cao.
1.1.2. Đặc điểm của ngành cà phê ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân
hàng đối với hộ sản xuất cà phê
1.1.2.1. Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê gắn liền với
những đặc thù kinh tế - kỹ thuật của ngành
Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với sản xuất cà phê gắn liền với những đặc
thù kinh tế kỹ thuật của ngành. Ngành sản xuất cà phê có những đặc thù riêng biệt,
đó là mang tính chất mùa vụ, nhu cầu vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài và mang
tính rủi ro cao, những đặc thù này ảnh hưởng lớn đến hoạt động cấp tín dụng cho
vay của các NHTM hiện nay.
24
Thứ nhất, vốn tín dụng mang tính chất thời vụ
Sản xuất cà phê là một hoạt động sản xuất mang tính thời vụ, đối tượng sản xuất
là cây trồng, là cơ thể sống do đó nhu cầu vốn tín dụng cũng mang tính thời vụ.[5],
[10], [11], [34], [35].
Thu nhập của người sản xuất cà phê không đồng đều trong năm, thông
thường người sản xuất cà phê có thu nhập hoặc thu nhập tăng khi đến thời điểm thu
hoạch cà phê và thu nhập của người sản xuất cà phê lại giảm khi đến thời kỳ cần
vốn chăm sóc cà phê, trong khi đó nhu cầu cần vốn đầu tư của người sản xuất cà
phê lại tăng nhanh khi vào vụ, đó là khoảng giữa tháng 5 và tháng 6, lúc này vào
thời điểm cần trang trải các khoản chi phí như tưới nước, bón phân, làm cành, múc
bồn, do đó nếu người sản xuất cà phê không biết lên kế hoạch hợp lý trong chi tiêu
sẽ dẫn đến luôn ở trong tình trạng thiếu hụt vốn. Do đó hoạt động tín dụng của
ngân hàng cũng phải xác định các mốc thời gian cụ thể để việc luân chuyển vốn vào
các mùa vụ phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho người sản xuất cà phê. Đồng
thời các NHTM cũng phải bố trí nguồn nhân lực hợp lý để đảm bảo việc thu hồi vốn
đúng tiến độ và tránh rủi ro cho ngân hàng mình [10], [35].
Thứ hai, nhu cầu vốn vay thường lớn và thời gian vay tương đối dài
Cà phê là cây công nghiệp lâu năm, có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, từ 20
đến 25 năm. Chu kỳ sống của cây cà phê chia ra làm 2 giai đoạn, giai đoạn kiến thiết và
giai đoạn kinh doanh. Năng suất và sản lượng của cây cà phê phụ thuộc lớn vào việc
đầu tư, chăm sóc cà phê. Ngay từ giai đoạn chọn giống, làm bồn, bón phân, tỉa cành,
thu hoạch, nếu không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến năng suất thu được và việc đảm
bảo vốn là vấn đề quan trọng trong việc đầu tư cho cây cà phê [10], [11], [35].
Hầu hết các chủ thể sản xuất đều phải vay vốn ngân hàng để đầu tư cho
việc sản xuất cà phê vì giai đoạn kiến thiết cơ bản thường kéo dài từ 2 – 3 năm,
và tổng vốn cho đầu tư thường lớn, trong khi đó nguồn thu thì chưa có. Đến tận
khi thời kỳ cà phê cho trái lúc đó các chủ thể sản xuất cà phê mới bắt đầu có
nguồn thu từ việc sản xuất cà phê, do đó ngân hàng phải xác định hạn mức cấp
tín dụng, phương thức trả lãi, thời gian cho vay phù hợp thì mới đem lại hiệu quả
cho chủ thể sản xuất và NHTM [11], [13], [34].
25
Thứ ba, vốn đầu tư vào sản xuất cà phê mang tính rủi ro cao
Rủi ro trong hoạt động cho vay sản xuất cà phê thường do những nguyên
nhân sau: sản xuất cà phê phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như là thời tiết, khí hậu,
thiên tai, dịch bệnh; Ngoài ra việc trả nợ của người sản xuất cà phê còn phụ thuộc
vào trình độ hạch toán sản xuất của người dân trong khi đó phần lớn người dân trình
độ còn hạn chế, lại không có nhiều kinh nghiệm trong phân tích biến động thị
trường, giá cả nên sản xuất kém hiệu quả, năng suất và chất lượng không cao do đó
tiềm ẩn rủi ro cao. Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ đầu ra cà phê cũng ảnh hưởng
đến việc trả nợ của người sản xuất cà phê, thị trường tiêu thụ không ổn định, trong
nước thì người dân chưa có thói quen sử dụng sản phẩm cà phê còn thị trường nước
ngoài thì việc xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu qua khâu trung gian do đó hiệu
quả của việc sản xuất cà phê chưa cao [11], [13], [34].
1.1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê
Thứ nhất, đảm bảo việc cung ứng vốn tín dụng cho các hộ sản xuất cà phê,
nâng cao khả năng hạch toán kinh tế, thu nhập cho các hộ sản xuất cà phê giúp
khai thác có hiệu quả các nguồn lực của các hộ sản xuất.
Việc sản xuất cà phê đòi hỏi thời gian dài và nguồn vốn luôn sẵn sàng đáp
ứng tại mọi thời điểm trong năm, trong khi đó hiện nay trên thị trường có nhiều
nguồn vốn cung ứng với mức lãi suất khác nhau, tromg đó chủ yếu là nguồn vốn
không chính thống với mức lãi suất quá cao, người sản xuất cà phê không thể chịu
nổi, vì vậy họ luôn tìm đến ngân hàng. Với mạng lưới hoạt động hiện nay, tín dụng
ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn với quy mô và thời gian phù hợp cho hoạt
động sản xuất cà phê.
Với việc cung ứng vốn của các NHTM dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả
gốc và lãi trong một khoảng thời gian nhất định thì buộc các hộ sản xuất cà phê phải
tính toán làm sao để sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân
hàng, vì vậy trước khi vay vốn, các hộ sản xuất cà phê phải lên phương án kỹ lưỡng,
có các biện pháp cải tiến trong sản xuất, lựa chọn thời điểm bán sản phẩm phù hợp,
đảm bảo sản xuất kinh doanh có lợi, từ đó cũng góp phần nâng cao thu nhập giúp
khai thác có hiệu quả các nguồn lực của hộ sản xuất [10], [11], [13], [34].
26
Thứ hai, góp phần chuyển giao công nghệ trong sản xuất cà phê, góp phần
gia tăng giá trị ngành cà phê
Việc sản xuất cà phê đòi hỏi phải có cơ sở vật chất phải đảm bảo, đó chính là
hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng đường xá và cơ sở chế biến sản phẩm. Cây cà phê
có đặc thù là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phải phù hợp, đảm bảo lượng nước tưới
hàng năm, khí hậu phải mát mẻ. Vì vậy các chủ thể sản xuất cà phê phải trang bị
đầy đủ máy móc thiết bị, hạ tầng nông thôn đảm bảo thì mới phục vụ tốt quá trình
sản xuất cà phê.
Tuy nhiên, để xây dựng được cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất
cà phê thì đòi hỏi nguồn vốn lớn, huy động từ nhiều nguồn khác nhau, có từ ngân
sách Nhà nước, có từ nhân dân và không thể không kể đến nguồn vốn từ ngân
hàng, với quy mô hoạt động của mình thì ngân hàng cung ứng vốn tín dụng để
phát triển cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc thiết bị, phục vụ việc sản xuất cà phê
đạt chất lượng cao hơn và tiêu thụ sản phẩm cà phê được hiệu quả hơn, khẳng
định được thương hiệu cà phê của Đắk Lắk, đủ sức cạnh tranh trên thị trường từ
đó cũng góp phần phục vụ đời sống văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nông
nghiệp nông thôn nói chung [11], [35].
Thứ ba, giúp ổn định thị trường tiêu thụ cà phê
Thị trường tiêu thụ cà phê rộng lớn không chỉ bao gồm thị trường tiêu thụ nội
địa mà nó có thị trường rộng khắp thế giới. Tuy nhiên, do biến động bởi thời tiết, thị
trường, giá cả nên người dân hoặc doanh nghiệp sẽ không bán được mức giá như
mình mong muốn, vì vậy với vai trò của vốn tín dụng giúp ổn định thị trường cà
phê, người dân có kế hoạch trong việc tạm trữ, thu mua, chế biến cà phê có hiệu
quả, từ đó giúp thị trường tiêu thụ ổn định hơn [11], [34], [35].
1.1.3. Nội dung tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê
Nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là xem xét dưới
hai góc độ, đó là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các
hộ sản xuất cà phê.
27
Tiếp cận vốn tín dụng được xem xét theo hai hướng từ phía cung ứng vốn tín
dụng chính là các NHTM và tiếp cận vốn tín dụng từ phía hộ sản xuất cà phê.
1.1.3.1. Cung ứng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê
Cung ứng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê được thể hiện ở
nội dung chính sách cho vay với hộ sản xuất cà phê của các NHTM, bao gồm:
(1) Nguyên tắc cho vay
Việc vay vốn là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội để ngân hàng
cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hợp đồng của mình. Tuy nhiên, cấp tín dụng liên
quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên phải tuân theo những
nguyên tắc nhất định. Đối với khách hàng là các hộ sản xuất cà phê khi vay vốn
của NHTM cần phải đảm bảo hai nguyên tắc:
- Sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
Mục đích sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê bao gồm:
+ Mục đích chăm sóc, chế biến cà phê phát sinh trong giai đoạn cây cà phê
trong thời kỳ kinh doanh. Bao gồm: tưới nước, bón phân, thu hoạch, nhân công, vật
tư, nhiên liệu, chế biến, dự trữ và tiêu thụ trên thị trường Mục đích đầu tư mua sắm
máy móc, thiết bị nông cụ canh tác, sản xuất cà phê, chế biến cà phê từ quả cà phê
tươi thành cà phê nhân.
+ Mục đích xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở vật chất để phơi cà phê, bảo
quản, cất trữ nhân như sân phơi, nhà kho.
+ Mục đích kiến thiết cơ bản cây cà phê, bao gồm tất cả các khâu chuẩn
bị đất, giống, chăm sóc cây cà phê non trở thành cây cà phê trưởng thành, sẵn
sàng cho quả cà phê để thu hoạch, hoặc tái canh lại vườn cà phê già cỗi.
Trong hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê của ngân hàng, mục đích sử
dụng vốn tín dụng chủ yếu là cho vay chăm sóc cà phê vì đối tượng này chiếm tỷ
trọng cao. Mặt khác, hầu hết hộ sản xuất cà phê vay ngân hàng để mua sắm máy
móc thiết bị, xây dựng cơ bản hoặc trồng mới, mở rộng diện tích cà phê đều trên cơ
sở năng lực sản xuất từ diện tích cà phê kinh doanh hiện có. Bên cạnh đó, hộ sản
28
xuất cà phê còn có những hoạt động đa dạng hóa thu nhập; do đó, đối tượng cho
vay hộ sản xuất cà phê còn bao gồm các đối tượng khác của các hoạt động sản xuất,
kinh doanh ngành nghề phụ [2], [7], [9], [19].
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng
tín dụng
Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt
động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà
ngân hàng sử dụng để cho vay. Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho
vay là vốn huy động từ khách hàng tiền gửi, do đó, sau khi cho vay trong một thời
hạn nhất định khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng
hoàn trả cho khách hàng gửi tiền. Hơn nữa, bản chất của quan hệ tín dụng là quan
hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định
vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi [2], [7], [9], [19].
(2) Điều kiện cho vay
Để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét
cho vay khi khách hàng thoả mãn một số điều kiện vay nhất định.
-Về mặt pháp luật: Ngân hàng thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực
hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự, mục đích vay vốn và sử dụng vốn
vay phải hợp pháp của hộ sản xuất cà phê.
- Về mặt tài chính: Ngân hàng thẩm định đồng thời trên cả hai phương diện:
Vốn tự có của hộ và Khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng.
+ Vốn tự có của hộ sản xuất cà phê chủ yếu là công lao động, trong đó, lao
động gia đình chiếm tỷ trọng lớn; giá trị chi phí sản xuất cà phê tự lực khác như
chi phí cơ giới, vận chuyển, chăm sóc và bảo vệ thực vật… Vốn tự có của hộ sản
xuất cà phê còn là vốn tích lũy bằng tiền hoặc cà phê nhân dự trữ.
+ Khả năng hoàn trả nợ vay: được thể hiện thông quan phương án vay vốn
của hộ sản xuất cà phê phải đảm bảo tính khả thi [2], [7], [9], [19].
29
(3) Bảo đảm an toàn cho nợ vay
Bảo đảm an toàn cho nợ vay là biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở
kinh tế và pháp lý để thu hồi được vốn đã cho vay hộ sản xuất cà phê. Có các hình
thức bảo đảm nợ vay đối với hộ sản xuất cà phê vay vốn ngân hàng:
- Bảo đảm trực tiếp: hộ sản xuất cà phê dùng tài sản của mình để thế
chấp, cầm cố khi vay vốn ngân hàng.
- Bảo đảm gián tiếp: là áp dụng các hình thức bảo lãnh của bên thứ ba.
Bảo đảm gián tiếp có hai loại: Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và Bảo
lãnh bằng uy tín của các tổ chức chính trị - xã hội, còn gọi là tín chấp
(Nguyễn Minh Kiều, 2012), (Hồ Diệu, 2001).
(4) Hạn mức cho vay
Hạn mức cho vay là mức vốn dư nợ tín dụng tối đa của ngân hàng được duy
trì trong một thời hạn nhất định mà ngân hàng và hộ sản xuất cà phê đã thoả thuận
trong hợp đồng tín dụng [2], [7], [9], [19], [35].
(5) Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa phần lãi sử dụng vốn vay và vốn
gốc đã cho vay tính trên một đơn vị thời gian. Về nguyên tắc thương mại, lãi
suất cho vay nông nghiệp là loại lãi suất cao, bởi những lý do chủ yếu sau đây:
- Cho vay hộ nông dân có tính chất nhỏ lẻ, ngân hàng phải đến từng hộ
gia đình để thực hiện cho vay trong địa bàn nông thôn rộng lớn, dẫn đến chi phí
cho vay hộ nông dân cao.
- Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chịu nhiều rủi ro từ điều kiện tự nhiên,
ngoài các rủi ro khác từ thị trường, dẫn đến ngân hàng phải chi phí dự phòng rủi
ro nhiều hơn cho vay các ngành khác.
- Tình hình huy động nguồn vốn tự lực tại vùng nông nghiệp, nông thôn
thường không đủ so với nhu cầu vay vốn, phải tăng cường đi vay ở khu vực đô
thị, lãi suất đi vay lại luôn là lãi suất cao [2], [7], [9], [19], [35].
(6) Thời hạn cho vay
Nói chung, thời hạn cho vay hộ sản xuất cà phê tương ứng với các thể loại
cho vay gắn với đối tượng vay vốn như sau:
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY

More Related Content

What's hot

Đề tài: Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VietcombankĐề tài: Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ
Luận văn: Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành BồLuận văn: Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ
Luận văn: Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombankTieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombank
Hải Finiks Huỳnh
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại VietinbankLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Vietinbank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện...Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản lý dịch vụ kinh doanh karaoke tại quận Lê Chân, HAY
Đề tài: Quản lý dịch vụ kinh doanh karaoke tại quận Lê Chân, HAYĐề tài: Quản lý dịch vụ kinh doanh karaoke tại quận Lê Chân, HAY
Đề tài: Quản lý dịch vụ kinh doanh karaoke tại quận Lê Chân, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tổng quan thị trường tổ chức sự kiện ở Việt Nam
Tổng quan thị trường tổ chức sự kiện ở Việt NamTổng quan thị trường tổ chức sự kiện ở Việt Nam
Tổng quan thị trường tổ chức sự kiện ở Việt Nam
sukiennong.vn
 
Thực trạng nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TM...
Thực trạng nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TM...Thực trạng nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TM...
Thực trạng nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TM...
anh hieu
 
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
PinkHandmade
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Luận văn: Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương m...
Luận văn: Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương m...Luận văn: Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương m...
Luận văn: Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương m...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...hoangnhuthinh
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đ
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đLuận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đ
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân TP Hải Phòng, HAY
Luận văn: Quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân TP Hải Phòng, HAYLuận văn: Quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân TP Hải Phòng, HAY
Luận văn: Quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân TP Hải Phòng, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề tài: Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VietcombankĐề tài: Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietcombank
 
Luận văn: Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ
Luận văn: Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành BồLuận văn: Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ
Luận văn: Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ
 
Tieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombankTieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombank
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại VietinbankLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Vietinbank
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện...Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện...
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
 
Đề tài: Quản lý dịch vụ kinh doanh karaoke tại quận Lê Chân, HAY
Đề tài: Quản lý dịch vụ kinh doanh karaoke tại quận Lê Chân, HAYĐề tài: Quản lý dịch vụ kinh doanh karaoke tại quận Lê Chân, HAY
Đề tài: Quản lý dịch vụ kinh doanh karaoke tại quận Lê Chân, HAY
 
Tổng quan thị trường tổ chức sự kiện ở Việt Nam
Tổng quan thị trường tổ chức sự kiện ở Việt NamTổng quan thị trường tổ chức sự kiện ở Việt Nam
Tổng quan thị trường tổ chức sự kiện ở Việt Nam
 
Thực trạng nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TM...
Thực trạng nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TM...Thực trạng nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TM...
Thực trạng nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TM...
 
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
LUẬN ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH_102409...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
 
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
 
Luận văn: Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương m...
Luận văn: Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương m...Luận văn: Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương m...
Luận văn: Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương m...
 
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
Khóa Luận Tốt Nghiệp - Bản Chính Thức - Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hà...
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đ
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đLuận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đ
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân TP Hải Phòng, HAY
Luận văn: Quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân TP Hải Phòng, HAYLuận văn: Quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân TP Hải Phòng, HAY
Luận văn: Quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân TP Hải Phòng, HAY
 

Similar to Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY

Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh HóaLuận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tr...
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tr...Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tr...
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tr...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOTLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&ptnt việt nam chi...
Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&ptnt việt nam chi...Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&ptnt việt nam chi...
Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&ptnt việt nam chi...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà NộiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAYLuận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
đáNh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông q...
đáNh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông q...đáNh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông q...
đáNh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông q...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
Chau Duong
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
Nguyễn Công Huy
 
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAMNGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Đề tài  phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8Đề tài  phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Đề tài phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY (20)

Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hiệu quả kinh tế mô hình cao su tiểu điền, 9 ĐIỂM!
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh HóaLuận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
 
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tr...
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tr...Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tr...
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát tr...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOTLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
 
Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&ptnt việt nam chi...
Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&ptnt việt nam chi...Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&ptnt việt nam chi...
Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&ptnt việt nam chi...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà NộiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
 
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAYLuận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
 
đáNh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông q...
đáNh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông q...đáNh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông q...
đáNh giá chương trình cho vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội thông q...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
 
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAMNGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
 
Đề tài phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Đề tài  phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8Đề tài  phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Đề tài phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG C...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
gorse871
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
Luận Văn Uy Tín
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docxLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
Luận Văn Uy Tín
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VNKhí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
ThaiTrinh16
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
NhNguynTQunh
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
nnguyenthao204
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 

Recently uploaded (20)

Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docxLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VNKhí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 

Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HẢI YẾN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HUẾ - NĂM 2016
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HẢI YẾN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 62.62.01.15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHAN THỊ MINH LÝ HUẾ - NĂM 2016
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận án tiến sĩ kinh tế này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận án này hoàn toàn trung thực và chính xác. Tất cả sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trong Luận án đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Thị Hải Yến
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Cô giáo PGS.TS Phan Thị Minh Lý là người định hướng và hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ tôi trưởng thành trong công tác nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của tập thể các Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, Phòng Sau đại học - Trường đại học Kinh tế Huế, Ban Đào tạo Sau đại học- Đại học Huế. Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự đóng góp quý báu của các Thầy, Cô. Tôi xin trân trọng cám ơn Lãnh đạo các phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện CưMgar, huyện KrôngPắk, huyện CưKuin, Lãnh đạo các Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắk Lắk đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi thực hiện Luận án. Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình từ Lãnh đạo Khoa Kinh tế và Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Nguyên, tôi xin trân trọng cám ơn. Để hoàn thành Luận án, tôi đã nhận được một phần kinh phí từ Đề án 911, tôi xin chân thành cảm ơn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình, đặc biệt là chồng và các con tôi, đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành Luận án của mình. Huế, ngày tháng năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Hải Yến
  • 5. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải 1 Agribank Đak Lak Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đắk Lắk 2 BIDV Đak Lak Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Đắk Lắk 3 CNC Hội đồng cà phê quốc gia 4 CPR Cedula Produto Rural 5 CT-UBND Chỉ thị - Uỷ ban nhân dân 6 CTV Cộng tác viên 7 DN Doanh nghiệp 8 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ 9 Đông Á Bank Dak Lak Ngân hàng TMCP Đông Á Đắk Lắk 10 DS Doanh số 11 FCN Liên đoàn cà phê Quốc gia Colombia 12 HTX Hợp tác xã 13 ICO Tổ chức cà phê quốc tế 14 IFAD Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế 15 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 16 KT – XH Kinh tế xã hội 17 MMTB Máy móc thiết bị 18 NGOs Các tổ chức phi chính phủ 19 NH CSXH Ngân hàng chính sách xã hội 20 NHNN Ngân hàng Nhà nước 21 NHTM Ngân hàng thương mại 22 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 23 NQ/TW Nghị quyết/ trung ương 24 PTNT Phát triển nông thôn 25 QĐ/BNN Quyết định/Bộ nông nghiệp 26 QĐ/UBND Quyết định/Uỷ ban nhân dân 27 QĐ-TTg Quyết định - Thủ tướng chính phủ 28 QĐ-TTg Quyết định - Thủ tướng chính phủ 29 QH Quốc hội 30 QTD Quỹ tín dụng 31 Sacombank Dak Lak Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Đắk Lắk 32 TCTD Tổ chức tín dụng 33 TCVM Tài chính vi mô 34 UBND Uỷ ban nhân dân 35 USD Đô la Mỹ 36 Vietinbank Dak Lak Ngân hàng TMCP Công thương Đắk Lắk
  • 6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Nội dung Trang Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk ........52 Bảng 2.2: Mô tả các biến tác động đến năng suất cà phê nhân .........................63 Bảng 2.3: Đánh giá trình độ kiến thức nông nghiệp của hộ sản xuất cà phê ..........64 Bảng 2.4: Mô tả các biến trong mô hình ...........................................................66 Bảng 2.5: Ý nghĩa của các giá trị trung bình.....................................................67 Bảng 2.6: Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................68 Bảng 3.1: Điểm giao dịch của các NHTM được khảo sát trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2014....................................................................................70 Bảng 3.2: Thông tin về người được khảo sát tại các Ngân hàng thương mại tỉnh Đắk Lắk.............................................................................................72 Bảng 3.3: Tình hình vay tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 – 2014................................................................76 Bảng 3.4: Nợ xấu và tỷ lê nợ xấu cho vay hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2014...............................................................................79 Bảng 3.5: Mục đích vay vốn của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn ................80 Bảng 3.6: Vốn tự có của các hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk .........................81 Bảng 3.7: Các hình thức đảm bảo nợ vay của hộ sản xuất cà phê.....................83 Bảng 3.8: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng..........................87 Bảng 3.9: Đặc điểm nhân khẩu học các nhóm hộ khảo sát ...............................88 Bảng 3.10: Số lượng hộ sản xuất cà phê có vay vốn tại các NHTM...................90 Bảng 3.11: Kết quả phân tích bước một về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê..............................................................93 Bảng 3.12: Kết quả phân tích bước hai mô hình Heckman.................................95 Bảng 3.13: Hình thức tiếp cận vốn tín dụng của nhóm hộ khảo sát....................97 Bảng 3.14: Phương thức tiếp cận vốn tín dụng của nhóm hộ khảo sát ...............98
  • 7. v Bảng 3.15: Tỷ lệ vốn vay trên vốn đầu tư của các hộ sản xuất cà phê..............100 Bảng 3.16: Hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê............101 Bảng 3.17: So sánh hiệu quả sử dụng vốn tín dụng theo nhu cầu.......................103 Bảng 3.18: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cà phê nhân 103 Bảng 3.19: Biến động lao động cà phê trong nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk...106 Bảng 3.20: Tình hình sản xuất cà phê chứng chỉ bền vững tại Đắk Lắk...........107 Bảng 3.21: Ý kiến về khả năng hạch toán và quản lý vốn tín dụng của chủ hộ111 Bảng 3.22: Hiệu quả sản xuất cà phê theo quy mô diện tích.............................112 Bảng 3.23: Kết quả tạm trữ cà phê tỉnh Đắk Lắk..............................................118 Bảng 3.24: Kết quả cho vay tái canh cà phê của tỉnh Đắk Lắk.........................119 Bảng 3.25: Chất lượng đất trồng cà phê năm 2013 ...........................................120 Bảng 3.26: Số lượt vay vốn của các hộ sản xuất cà phê năm 2014...................125
  • 8. vi DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Quá trình tiếp cận tín dụng của hộ ....................................................31 Sơ đồ 1.1: Nội dung nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ................................................................................................32 Sơ đồ 1.2: Những nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê. .................................................................................38 Sơ đồ 2.1: Khung phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê .....55 Sơ đồ 2.2: Kích cỡ mẫu khảo sát NHTM tỉnh Đắk Lắk.....................................57 Sơ đồ 2.3: Kích cỡ mẫu khảo sát hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk ...................58 Sơ đồ 2.4: Quy trình nghiên cứu luận án............................................................60 Biểu đồ 3.1: Tình hình hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk vay tín dụng ngân hàng giai đoạn 2010 – 2014.......................................................................75 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu cho vay hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk ....................78 Biểu đồ 3.3: Nhu cầu vay vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê năm 2014.............91 Biểu đồ 3.4: Các lý do hộ sản xuất không nộp hồ sơ vay vốn.................................91 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ số tiền được vay/Nhu cầu vay của hộ sản xuất cà phê ..............92 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ hộ sản xuất cà phê được tập huấn qua các chương trình .........109 Biểu đồ 3.7: Cơ cấu lao động của hộ sản xuất cà phê theo trình độ văn hóa ......110 Biểu đồ 3.8: Hộ sản xuất cà phê tiếp cận với các nguồn tín dụng khác ..............112 Biểu đồ 3.9: Những khó khăn của hộ sản xuất cà phê khi vay vốn.....................116 Biểu đồ 3.10: Giá cà phê tăng khi có chính sách tín dụng hỗ trợ..........................122 Hộp 4.1: Vai trò của kinh tế hộ còn lớn nhưng cần đặt trong sự liên kết......140
  • 9. vii MỤC LỤC Lời cam đoan................................................................................................................i Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii Danh mục các chữ viết tắt......................................................................................... iii Danh mục các bảng ....................................................................................................iv Danh mục sơ đồ, hình, biểu đồ...................................................................................vi Mục lục.......................................................................................................................vi PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3 3.Các câu hỏi nghiên cứu............................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4 5. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ..........................................................7 1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê.........................7 1.1.1. Khái niệm tín dụng, tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê................7 1.1.2. Đặc điểm của ngành cà phê ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ........................................................................................23 1.1.3. Nội dung tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê...............................26 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê..35 1.2. Cơ sở thực tiễn hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê .......38 1.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ở một số nước trên thế giới....................................................................38 1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam và tỉnh Đắk Lắk .........................46 Kết luận chương 1 .....................................................................................................47 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....50 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk..............................50 2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sông ngòi........................................................50
  • 10. viii 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.................................................................51 2.2. Tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ................................................................................................................54 2.2.1.Tiếp cận nghiên cứu.........................................................................................54 2.2.2.Khung phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ....................55 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................56 2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu ....................................................................................56 2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu......................................................60 2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu...........................................................61 2.3.4. Phương pháp phân tích....................................................................................61 Kết luận chương 2 .....................................................................................................68 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK.........................................................................70 3.1. Thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk .........70 3.1.1. Tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng....................................................................70 3.1.1.1. Cung ứng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk 70 3.1.1.2. Tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê...............................88 3.1.2. Sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .................................................................................................................................99 3.1.2.1. Về mặt kinh tế ..................................................................................................99 3.1.2.2. Về mặt xã hội .................................................................................................105 3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ........................................................................................................109 3.2.1. Nhóm nhân tố về đặc điểm của hộ sản xuất cà phê ......................................110 3.2.2. Nhóm nhân tố về đặc điểm của NHTM .......................................................114 3.2.3. Nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ.................................................116 3.2.4. Các nhân tố khác..........................................................................................120 3.3. Đánh giá chung thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk...................................................................................................................122
  • 11. ix 3.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk ........................................................................................122 3.3.2. Những mặt tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk.....................................................................................................126 3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk.............................................................................128 Kết luận chương 3 ...................................................................................................129 CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK ......................................................131 4.1. Những căn cứ của định hướng và đề xuất giải pháp........................................131 4.2. Định hướng nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk.......................................................................132 4.3. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng cho hộ sản xuất cà phê Đắk Lắk ....................................................................................133 4.3.1. Từ phía các hộ sản xuất cà phê .....................................................................133 4.3.2.Từ phía các NHTM ........................................................................................138 4.3.3.Từ phía Chính phủ, Nhà nước........................................................................139 Kết luận chương 4 .......................................................................................................140 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................142 KẾT LUẬN.............................................................................................................142 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ .......................................................................................................148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................149 PHỤ LỤC
  • 12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đắk Lắk là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng của khu vực Tây Nguyên [43], với diện tích tự nhiên 1.312.537 ha, tổng số dân năm 2014 hơn 1,8 triệu người, trong đó tỷ lệ dân số và lao động trong khu vực nông nghiệp - nông thôn chiếm trên 75% [3], có thể thấy Đắk Lắk có lợi thế so sánh vượt trội trong sản xuất các sản phẩm nông sản nói chung và sản xuất cà phê nói riêng. Chỉ riêng đối với cây cà phê, Đắk Lắk chiếm 40% diện tích cà phê của cả vùng Tây Nguyên và 30% diện tích cà phê của cả nước, với sản lượng trên 450.000 tấn cà phê nhân/năm [43]. Cây cà phê không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế – xã hội mà còn có ý nghĩa to lớn về văn hóa du lịch. Quá trình phát triển ngành cà phê kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, văn hóa bản địa, đã thu hút ngày càng tăng lượng du khách đến thăm quan du lịch tại Đắk Lắk. Cây cà phê đã thực sự tạo ra hiệu quả kinh tế, xã hội quan trọng và to lớn cho người dân Đắk Lắk. Hàng năm, cà phê đóng góp trên 60% tổng thu ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm cho khoảng 600.000 lao động trực tiếp và khoảng 200.000 lao động gián tiếp [43]. Trên địa bàn tỉnh, tổ chức sản xuất cà phê chủ yếu là doanh nghiệp và các hộ, trong đó chỉ có khoảng 15% diện tích cà phê do 18 Công ty thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam quản lý và 08 Công ty thuộc tỉnh và doanh nghiệp khác quản lý là tương đối tập trung thành vùng chuyên canh. Còn lại hơn 85% diện tích cà phê là của người dân tự trồng và quản lý [40],[41] với tổng số hộ sản xuất cà phê là 227.490 hộ sản xuất cà phê. Mặc dù có 26 công ty tham gia vào sản xuất cà phê, nhưng các công ty không trực tiếp sản xuất cà phê mà giao khoán cho các hộ sản xuất là cán bộ công nhân của công ty đang làm việc và đã về hưu, là các hộ sản xuất đang cư trú hợp pháp trên địa bàn công ty quản lý. Do đó trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, hoạt động trực tiếp sản xuất cà phê liên quan tới các hộ sản xuất là chủ yếu. Còn doanh nghiệp cà phê tham gia với tư cách là kinh doanh kỹ thuật đầu vào, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nhận khoán và các hộ nông dân trong vùng.
  • 13. 2 Gắn bó với cây cà phê, đời sống của các hộ được nâng lên đáng kể, song Đắk Lắk vẫn là tỉnh nghèo, gồm nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao, cùng với cơ sở hạ tầng và trình độ phát triển kinh tế yếu kém đã làm cho hộ sản xuất đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, đặc biệt là các yếu tố nguồn lực, trong đó vốn tín dụng để phát triển cà phê quy mô hộ. Vốn tín dụng ngân hàng được xem như là một công cụ mạnh để giúp các hộ sản xuất thoát khỏi nghèo đói. Theo Boucher và CS, (2007) vốn tín dụng ngân hàng do các NHTM cung ứng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc đầu tư vào tư liệu sản xuất [53] trong khi đó theo Diagne,A., Zeller, M., & Sharma M (2000) cho rằng vốn tín dụng cũng cho phép các hộ nông dân đầu tư vào cải tiến kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới trong nông nghiệp như hạt giống cho năng suất cao, phân bón làm tăng hiệu quả và thu nhập của họ [64]. Vì vậy, vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển sản xuất cà phê. Năm 2014, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã huy động được 20.360 tỷ đồng vốn từ chính sách tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước, tăng 6,5% so với đầu năm; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 36.751 tỷ đồng, tăng 5,9% so với đầu năm. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã đẩy mạnh cho vay đối với 05 lĩnh vực ưu tiên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là cho vay lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn. Đến cuối năm 2014, dư nợ cho vay nông nghiệp - nông thôn theo Nghị định 41 của Chính phủ đạt 17.451 tỷ đồng (chiếm 47,5% tổng dư nợ tín dụng), tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước, tăng 8,9% so với đầu năm 2013 [22]. Tuy nhiên, việc triển khai và thực hiện các chính sách tín dụng tới các hộ vẫn chưa đồng bộ, việc cung ứng vốn tín dụng ngân hàng chưa kịp thời và đặc biệt là chưa sát với tình hình thực tế của địa phương, đối tượng được hưởng lợi vẫn chưa công bằng, hiệu quả đem lại chưa cao, việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn. Chủ đề về tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng luôn được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và quản lý trong nước và quốc tế. Aliou Diagne Manfred Zeller (1999) cho rằng tín dụng có những lợi ích thiết thực đối với người nông dân sản xuất nhỏ, có tác động đến phúc lợi và xoá đói giảm nghèo cho người dân nhưng tiếp cận tín dụng không phải là thuốc chữa bách bệnh
  • 14. 3 mà phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố [63]. Hoff & Stiglitz (1993) đã nêu lên được quy trình đánh giá mức độ tín nhiệm của người đi vay [69]. Tuy nhiên các nghiên cứu mới dừng lại ở phân tích thống kê mô tả để đưa ra kết luận, đồng thời, các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tuấn (2012), Bùi Thị Hiền (2012) mới chỉ đứng ở một phía, hoặc người cho vay là các NHTM [13], [35] hoặc nghiên cứu của Phạm Ngọc Dưỡng (2011), Nguyễn Thị Phương Thảo (2014) tập trung nghiên cứu từ phía các hộ sản xuất cà phê [6], [32]. Do đó việc đưa ra các khuyến nghị vẫn chưa xuất phát từ phía cung và cầu. Đây là những lý do chính đáng để thực hiện nghiên cứu luận án này. Xuất phát từ yêu cầu đó, việc nghiên cứu luận án “Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk” là cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê. - Đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê trên các góc độ tiếp cận vốn và sử dụng vốn của hộ sản xuất cà phê. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 3.Các câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau: 1. Cơ sở khoa học về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê? 2. Thực trạng về tiếp cận vốn và sử dụng vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với hộ sản xuất cà phê đang diễn ra như thế nào? 3. Những nhân tố nào tác động đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk?
  • 15. 4 4. Giải pháp nào để nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng cho các hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk. Đối tượng khảo sát về phía người cho vay là các ngân hàng thương mại, về phía người đi vay là các hộ sản xuất cà phê. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Nội dung nghiên cứu Luận án tập trung đánh giá thực trạng tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Các nội dung phân tích và đánh giá tập trung vào các ngân hàng thương mại và chủ thể sử dụng vốn là các hộ sản xuất cà phê. Luận án tập trung nghiên cứu các hộ sản xuất vì trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có tới hơn 85% diện tích cà phê do người dân trồng và quản lý, 15% diện tích còn lại do các doanh nghiệp sản xuất cà phê khai thác, tuy nhiên hiện nay 26 doanh nghiệp cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đều áp dụng hình thức khoán gọn cho các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn, các doanh nghiệp tham gia với tư cách là người hỗ trợ về công nghệ, vật tư, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ sản xuất, do đó luận án tập trung nghiên cứu về hộ sản xuất cà phê. 4.2.2. Thời gian nghiên cứu Các số liệu thứ cấp từ năm 2000 đến năm 2014; Số liệu khảo sát tập trung vào năm 2014; Định hướng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.
  • 16. 5 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê thông qua hai khía cạnh là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê. Về khía cạnh tiếp cận vốn tín dụng được xem xét trong việc cung ứng vốn tín dụng và tiếp cận vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê. Về khía cạnh sử dụng vốn tín dụng được đề cập ở khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội. Trên cơ sở tiếp cận và hệ thống hoá lý thuyết về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, luận án đã xây dựng khung phân tích về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk. Khung phân tích được thiết kế theo hai nội dung nghiên cứu là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, đồng thời chỉ rõ bốn nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê bao gồm nhân tố thuộc về đặc điểm của hộ sản xuất, nhân tố thuộc về đặc điểm của các NHTM, nhân tố thuộc chính sách của Chính phủ và các nhân tố khác.Từ đó luận án xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp phân tích tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk, ngoài các phương pháp nghiên cứu như thống kê kinh tế, chuyên gia, cho điểm, luận án còn sử dụng mô hình hồi quy tương quan như Heckman để đánh giá việc tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê và mô hình Cobb-Douglas để đánh giá việc sử dụng vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê. Luận án đã phân tích những thực trạng, chỉ rõ những mặt được và tồn tại trong hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, trong đó nêu rõ việc tiếp cận vốn tín dụng là thật sự cần thiết cho các hộ sản xuất cà phê, việc tiếp cận vốn tín dụng còn nhiều bất cập và việc sử dụng vốn tín dụng thật sự chưa hiệu quả. Giữa tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu tiếp cận vốn thuận lợi và hợp lý thì việc sử dụng vốn sẽ hiệu quả và ngược lại nếu sử dụng vốn tín dụng ngân hàng tốt thì việc trả nợ và vay lại vốn tín dụng sẽ dễ dàng hơn cho các hộ sản xuất cà phê. Luận án đi sâu vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn và sử dụng
  • 17. 6 vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk. Ngoài các nhân tố vĩ mô như Chính sách của Chính phủ, NHTM thì nhân tố thuộc về đặc điểm của hộ sản xuất cà phê đóng vai trò quyết định đến tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng. Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê, luận án đã xác định các căn cứ và định hướng từ để đề xuất giải pháp và chính sách phù hợp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê trong thời gian tới.
  • 18. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ 1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê 1.1.1. Khái niệm tín dụng, tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê 1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về tín dụng. Theo nguồn gốc từ La tinh cổ xưa thì tín dụng là "credese", có nghĩa là "tín nhiệm" hoặc "tin tưởng". Qua nhiều thế kỷ, ý nghĩa của thuật ngữ này vẫn còn gần với bản gốc đó là “cho vay” hoặc "tín dụng" , dựa trên niềm tin rằng người vay có thể được giao phó hoàn trả số tiền cùng với lãi suất, theo các điều khoản đã thoả thuận, niềm tin này nhất thiết phải đặt trên hai nguyên tắc cơ bản, cụ thể là, các chủ nợ tin tưởng rằng: - Có thời hạn vay và sẵn sàng trả các khoản tiền tạm ứng. - Có hoàn trả lại các quỹ Tiền đề đầu tiên thường dựa vào các chủ nợ, cụ thể là kiến thức của người vay (hoặc danh tiếng của người vay), thứ hai thường được dựa trên sự hiểu biết của các chủ nợ về tình trạng tài chính của người vay, hoặc một bên đáng tin cậy. Theo tác giả John Lock (2010) cho rằng “Tín dụng không phải là tiền mà là sự kỳ vọng về tiền và không giới hạn bởi thời gian” [93]. Điều này có nghĩa là khi quan hệ vay mượn được diễn ra giữa người cho vay và người đi vay, cả hai chủ thể đều kỳ vọng trong tương lai mình sẽ nhận được nhiều hơn những gì mình có, trong mối quan hệ tín dụng là sự vận động của tiền tệ, được biểu hiện qua T – T’, T là số tiền ban đầu trước khi cho vay và T’ là số tiền sau khi đã cho vay. Nếu số tiền được sử dụng có hiệu quả thì T’> T và ngược lại. Theo Jonothan Golin (2010): “Định nghĩa về tín dụng là niềm tin hoặc kỳ vọng thực tế, khi đó người cho vay sẵn sàng cho vay và sẽ được hoàn trả đầy đủ theo quy định của thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay vốn và rủi ro tín dụng là khả năng có thể xảy ra” [93].
  • 19. 8 Xét trên góc độ Quỹ cho vay, thì tín dụng là việc chuyển dịch vốn bằng tiền từ người cho vay sang người đi vay. Với chức năng trung gian điều phối vốn trong nền kinh tế của ngân hàng, quan hệ tín dụng làm cho vai trò ngân hàng vừa là người cho vay, vừa là người đi vay. Do đó, tín dụng ngân hàng là quan hệ vay vốn giữa ngân hàng với các chủ thể đang có vốn nhàn rỗi hoặc đang cần vốn, giải quyết cân bằng cung vốn bù đắp cầu vốn. Mác đã viết về bản chất của tín dụng như sau: "Tiền chẳng qua chỉ rời khỏi tay người sở hữu trong một thời gian và chẳng qua chỉ tạm thời chuyển từ tay người sở hữu sang tay nhà tư bản hoạt động, cho nên tiền không phải được bỏ ra để thanh toán, cũng không phải tự đem bán đi mà cho vay, tiền chỉ đem nhượng lại với một điều kiện là nó sẽ quay trở về điểm xuất phát sau một kỳ hạn nhất định". Đồng thời Mác cũng đã vạch rõ yêu cầu của việc tiền quay trở về điểm xuất phát là phải: "Vẫn giữ nguyên vẹn giá trị của nó và đồng thời lại lớn thêm trong quá trình vận động" [16]. Tín dụng được định nghĩa là "một hợp đồng pháp lý giữa người cho vay và người đi vay, nơi mà sau này nhận được các nguồn lực hay sự giàu có với một lời hứa trả nợ trong tương lai". Tín dụng liên quan đến các điều khoản và điều kiện liên quan đến việc thanh toán chậm. Theo Schumpeter (1934) "Tín dụng về cơ bản là tạo ra sức mua cho mục đích chuyển nó vào doanh nhân" [93]. Từ những quan điểm trên, chúng ta thấy: “Tín dụng chính là sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác, giá trị cho vay có thể dưới hình thức tiền tệ hay hình thái vật chất, sự chuyển giao được xác định có thời hạn nhất định và khi lượng giá trị được hoàn trả cho người chủ sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm, gọi là lợi tức tín dụng”. 1.1.1.2. Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng được cung ứng bởi các chủ thể cho vay khác nhau, với các tổ chức tín dụng được được cung cấp bởi các NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, quỹ tín dụng, công ty tài chính được hiểu là tín dụng chính thức hay tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ đề cập đến tín dụng được cung ứng bởi các ngân hàng thương mại. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: diện tích đất, trình độ học vấn của chủ hộ, giá trị sản lượng, số lao động và
  • 20. 9 số người còn phụ thuộc độ tuổi, giới tính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với tín dụng phi chính thức hay còn gọi là các hình thức tín dụng khác được dùng ở đây với nghĩa tương đối, phản ảnh một thực trạng tài chính ở nông thôn nước ta hiện nay. Thuật ngữ tín dụng khác được dùng để chỉ những quan hệ tín dụng ngầm hoặc nửa công khai (nhiều trường hợp là công khai), ở đó có một hoặc một số hoặc tất cả các yếu tố vượt ra ngoài khuôn khổ của thể chế pháp lý hiện hành (mà yếu tố cơ bản nhất là lãi suất), như: vay nặng lãi, huê, hụi. Tuy nhiên, trong thực tế, nó cũng có thể bao gồm cả những quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các cư dân nông thôn mà yếu tố lãi suất hoàn toàn bình thường, thậm chí thấp hơn so với lãi suất thị trường chính thức. Những quan hệ này phát sinh trên cơ sở những quan hệ tình cảm (họ tộc, bạn bè) hoặc nhiều thứ quan hệ đa dạng khác. Với các hình thức tín dụng trên, thì tín dụng ngân hàng cũng khẳng định được vai trò của mình trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển và một nền kinh tế muốn phát triển lâu dài và bền vững thì hệ thống tín dụng ngân hàng phải hoạt động mạnh mẽ. Tín dụng ngân hàng là chủ thể cung cung vốn đặc biệt quan trọng, bởi các lý do sau: Ngân hàng là định chế tài chính trung gian lớn nhất trong nền kinh tế, mạng lưới rộng khắp. Ngân hàng đóng 2 vai trò trong nền kinh tế, vừa là người đi vay và vừa là người cho vay, do đó ngân hàng có thể tận dụng nguồn vốn huy động được để cho vay và sinh lời từ nguồn tiền này. Ngân hàng có các hình thức cho vay đa dạng và phong phú, không hạn chế về mặt thời gian và quy mô tín dụng, có thể thoả mãn nhu cầu của tất cả các chủ thể có nhu cầu về vốn. Hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng về các loại hình dịch vụ, ngoài hoạt động cấp tín dụng cho vay thì ngân hàng còn có các hoạt động dịch vụ khác như là bảo lãnh, chiết khấu, thanh toán, do đó đáp ứng tốt nhu cầu của các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế [18]. Qua phân tích trên, có thể hiểu tín dụng ngân hàng là sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ phía người cho vay là các NHTM sang các chủ thể sử dụng vốn có thời hạn và mục đích nhất định.
  • 21. 10 Trong nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung tìm hiểu tín dụng dưới khía cạnh hoạt động cho vay là chủ yếu, ngoài ra các hoạt động khác của tín dụng như là bảo lãnh, chiết khấu, thuê mua tài chính của NHTM tác giả không nghiên cứu sâu. Tín dụng ngân hàng có một số đặc điểm sau: - Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác. Lượng giá trị cho vay có thể dưới hình thái tiền tệ (cho vay bằng tiền) hoặc dưới hình thái vật chất (cho vay bằng hàng hoá). - Sự chuyển giao này xác định thời gian nhất định. - Khi lượng giá trị được hoàn trả cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm, tức là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc gọi là lợi tức tín dụng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá là sự phát triển của thị trường vốn năng động và đa dạng. Quá trình hình thành và phát triển của tín dụng là một thể thống nhất của nhiều hình thức, mỗi hình thức tín dụng đều gắn liền với một điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, bổ sung cho nhau và có thể phủ nhận nhau trong tiến trình phát triển. Bản chất của tín dụng ngân hàng được diễn đạt bằng nhiều cách, nhưng đều đề cập đến mối quan hệ, một bên là người cho vay là các NHTM và một bên là người đi vay. Trong mối quan hệ này nó được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, chính sách lãi suất và pháp luật hiện hành. Sự hoàn trả là đặc trưng thuộc về bản chất của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác [7], [19]. 1.1.1.3. Khái niệm hộ sản xuất cà phê Hiện nay, có nhiều quan điểm và nghiên cứu khác nhau về “Hộ”. Theo quan điểm của Liên hợp quốc: “Hộ” gồm những người sống chung dưới một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân quỹ [44]. Nhóm các học giả lý thuyết phát triển cho rằng: “Hộ là một hệ thống các nguồn lực tạo thành một nhóm các chế độ kinh tế riêng nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ và phục vụ hệ thống kinh tế lớn hơn” [44].
  • 22. 11 Nhóm “Hệ thống thế giới” cho rằng: “Hộ là một nhóm người có cùng chung sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh. Hộ là một đơn vị kinh tế giống như các công ty, xí nghiệp khác” [44]. Mối quan hệ giữa gia đình và nông hộ đã được các nhà nhân chủng học (Harris; Mackintosh; Barett; Whitehead) đề cập khá chi tiết, nông hộ là một đơn vị và gia đình là nhóm người có quan hệ huyết thống. Hộ là đơn vị đảm bảo quá trình tái sản xuất lao động tiếp theo qua quá trình tổ chức thu nhập nhằm đảm bảo cho các cá nhân chi tiêu và giúp họ đầu tư vào sản xuất [44] Các nhà nghiên cứu kinh tế nông hộ đề cập đến khái niệm nông hộ dựa trên thành phần, cấu trúc, các hoạt động và hành vi của nông hộ trong sản xuất và tiêu dùng. Họ cho rằng hộ là một đơn vị hay là một nhóm các thành viên sở hữu chung các nguồn lực, trong đó tất cả các thành viên được quyền lợi chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn lực đó. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng cần làm rõ thuật ngữ đơn vị (unit) được sử dụng trong định nghĩa hộ: Đơn vị sản xuất, đơn vị tiêu dùng, đơn vị đầu tư, đơn vị sở hữu hay đơn vị cư trú. Chúng ta cần thừa nhận sự khác nhau về thành phần và cấu trúc của hộ theo mỗi khái niệm. Khi đề cập về khái niệm “Hộ”, các đặc điểm đặc trưng của đơn vị kinh tế mà chúng phân biệt hộ nông dân với những người làm kinh tế khác trong một nền kinh tế thị trường là đất đai, lao động, tiền vốn và sự tiêu dùng [66]. Những nghiên cứu kinh tế trong các lĩnh vực khác nhau, sẽ đưa ra cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về nông hộ. Trong thời gian qua, có ba xu hướng phát triển chính trong phân tích kinh tế nông hộ. Thứ nhất, việc dịch chuyển mô hình nông hộ chia sẻ và hợp tác phát sinh mô hình nông hộ có khả năng đàm phán, thâm chí là xung đột. Thứ hai, chuyển từ nông hộ như một đơn vị khép kín sang một đơn vị mở trong nhiều đơn vị của xã hội, có khả năng quyết định việc sản xuất, tiêu dùng và đầu tư và cuối cùng là quan điểm xem nông hộ là nhóm người trong xã hội chia sẻ nguồn lực, ra quyết định và hưởng lợi ích từ quyết định đó [66]. Hiện nay, trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam, hộ được xem như một chủ thể trong các quan hệ dân sự do pháp luật quy định và được định nghĩa là một đơn vị mà các thành viên có hộ khẩu chung, tài sản chung và hoạt động kinh tế
  • 23. 12 chung. Một số thuật ngữ khác được dùng để thay thế thuật ngữ "hộ sản xuất" là "hộ", "hộ gia đình". Trong nền kinh tế, hộ gia đình hay hộ sản xuất được hiểu như sau: Hộ sản xuất (nông hộ) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế. Các nguồn lực chung của hộ sản xuất được góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách, cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung, mọi người trong cùng một hộ được hưởng phần thu nhập và mọi quyết định được đưa ra bởi những thành viên lớn tuổi trong hộ [44]. Trên góc độ ngân hàng: "Hộ sản xuất cà phê" là một thuật ngữ được dùng trong hoạt động cung ứng vốn tín dụng cho hộ gia đình để làm kinh tế chung của cả hộ, kinh tế chung ở đây được hiểu là hoạt động sản xuất cà phê. Hộ sản xuất cà phê được hiểu là kinh tế tự chủ độc lập, có tư cách pháp nhân, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, bảo vệ quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp từ sản xuất cà phê hộ. Với chính sách của Đảng, Chính phủ cũng như ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho họ chủ động trong quá trình sản xuất cà phê . Từ những phân tích trên, trong phạm vi luận án có thể hiểu Hộ sản xuất cà phê như sau: “Hộ sản xuất cà phê là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp sản xuất cà phê, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất cà phê của mình. 1.1.1.4. Lý luận về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê a. Tổng quan các quan điểm của các tác giả nước ngoài Xuất phát từ việc nghiên cứu các lý luận về tín dụng ngân hàng, hộ sản xuất cà phê, hiện nay có nhiều tổ chức, cá nhân, các nghiên cứu đưa ra các quan điểm khác nhau về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê dưới các giác độ tiếp cận khác nhau. Các nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất tập trung trên hai khía cạnh là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng giữa hai chủ thể là NHTM và các hộ sản xuất. Trong nhiều nghiên cứu, các tác giả tập trung nghiên cứu về tiếp cận tín dụng của các hộ sản xuất. Đối với khía cạnh tiếp cận vốn tín dụng, Mamo Girma et al (2015) khẳng định tiếp cận vốn tín dụng không chỉ bị chi
  • 24. 13 phối bởi thu nhập và tài sản mà các yếu tố về đặc điểm kinh tế - xã hội của các chủ hộ sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng [72]. Duong và Inzumida (2002) khi phân tích về tín dụng ngân hàng đối với các nông hộ, bằng phân tích hồi quy Tobit nhóm tác giả đã nghiên cứu về tiếp cận tín dụng của nông hộ ở 3 tỉnh của Việt Nam và có kết luận về các yếu tố chủ yếu tác động tới lượng tín dụng ngân hàng của nông hộ là: tổng diện tích đất canh tác, giá trị đàn gia súc và địa phương. Các yếu tố tác động đến hạn mức tín dụng khác là: Tỷ lệ khẩu phụ thuộc, tổng diện tích đất canh tác [61]. Theo Paul Mpuga (2008), có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng, từ đó tác động trực tiếp đến tiếp cận tín dụng của hộ: Thứ nhất: Đặc điểm của cá nhân và hộ gia đình Các đặc điểm của cá nhân có ý nghĩa lớn đến nhu cầu tín dụng gồm tuổi tác, giới tính, giáo dục, nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân. Người trẻ thường có xu hướng vay mượn nhiều hơn để đầu tư do bản thân họ có sức khỏe, thời gian để tích lũy và làm giàu hơn so với người già. Nhu cầu chi tiêu phi nông nghiệp của người trẻ cũng phong phú hơn so với nông nghiệp. Sự thay đổi của tuổi tác có thể làm thay đổi nhu cầu tín dụng theo thời gian. Giới tính cũng là yếu tố quyết định đến nhu cầu tín dụng của cá nhân. Ở khu vực nông thôn, người phụ nữ thường làm những công việc nhà, chăm sóc con cái trong khi người đàn ông làm những công việc tạo ra thu nhập chính trong gia đình kèm theo những quyết định chi tiêu với số tiền lớn. Quyền kiểm soát tài sản, sở hữu đất đai cũng có sự phân biệt giữa nam và nữ trong khi đây là những tài sản thế chấp cơ bản để có được những món vay tương đối lớn. Phụ nữ có ít nhu cầu tín dụng hơn so với nam giới, trong trường hợp có nhu cầu thì lượng vốn vay họ nhận được cũng ít hơn. Cá nhân có trình độ giáo dục càng cao thì càng có nhiều khả năng để tạo ra thu nhập ổn định và cao hơn những người không được giáo dục,tạo ra nhiều tài sản hơn, có thể tiến hành nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm một năm được giáo dục làm tăng nhu cầu tín dụng khoảng 0,3% và làm tăng cơ hội cho việc tiếp cận tín dụng thành công lên đến 17%. Tình trạng hôn nhân
  • 25. 14 cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng do cá nhân đã lập gia đình sẽ có nhu cầu chi tiêu gia tăng hơn so với người chưa lập gia đình. Nghề nghiệp, tình trạng nhà ở hiện tại, sự giàu có của hộ gia đình cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng. Thứ hai là các thuộc tính của tổ chức tài chính có thể ảnh hưởng đến quyết định vay hay không vay của cá nhân hộ gia đình là mức lãi suất và các điều khoản cho vay. Khi thay đổi mức lãi suất cho vay hay điều chỉnh nội dung cho vay sẽ có tác dụng kích thích hay hạn chế khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các hộ sản xuất [75]. Trong khi đó, công trình nghiên cứu của nhóm nghiên cứu thuộc ICARD, Oxfam Anh và Oxfam Hồng Kông (2002) về “Ảnh hưởng của thương mại cà phê toàn cầu đến người trồng cà phê ở Đắk Lắk: cũng đề cập đến hoạt động tín dụng cho hộ sản xuất bằng các khuyến nghị chính sách, nhóm chỉ rõ đối với hộ sản xuất cà phê có vay vốn ngân hàng, nếu sử dụng vốn sai mục đích thì khó có thể trả được nợ cho ngân hàng, vì năng suất cà phê sẽ giảm thấp. Công trình nghiên cứu này cũng cho thấy một kết quả quan sát rất quý đó là: Kinh tế hộ sản xuất cà phê thuần “dễ bị lao đao bởi giá cả cà phê xuống thấp”. Bên cạnh đó, đời sống các hộ sản xuất cà phê “đa dạng hóa không bị ảnh hưởng nhiều, khi giá cà phê đi xuống”. Trong phân tích, nhóm tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu về tác động của thương mại cà phê toàn cầu tới giá cà phê, chưa đi sâu vào nghiên cứu vốn tín dụng ảnh hưởng tới người trồng cà phê ra sao. Nghiên cứu của Ammar Siamwalla và các cộng sự (1990) khi nghiên cứu về hệ thống tín dụng nông thôn ở Thái Lan đã chỉ ra rằng muốn tăng sự tiếp cận của các hộ nông dân với tín dụng thì phải có sự can thiệp của Chính phủ. Năm 1966, hình thành ra một hệ thống ngân hàng nông nghiệp của Chính phủ và chỉ cho vay hộ gia đình và đến cuối những năm 1970, không chỉ có Ngân hàng nông nghiệp của Chính phủ Thái Lan mà các ngân hàng thương mại trong hệ thống cũng phải tăng các khoản cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Kết quả là có sự mở rộng lớn của tín dụng trong lĩnh vực nông thôn. Đó chính là hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên không vì thế mà hoạt động tín dụng khác không phát triển, đây là hoạt động tín dụng có lãi suất khá cao lại đang ngày càng có xu hướng tăng lên. Bài viết đã có các cuộc khảo sát đối
  • 26. 15 với các hộ gia đình và các hộ có vay vốn và cung cấp một cách chi tiết về cách thức mà người cho vay trong lĩnh vực tín dụng khác. Tác giả đã kết luận rằng, khu vực cho vay khác ngoài tín dụng ngân hàng là cạnh tranh mặc dù với lãi suất cho vay cao và qua đó phản ánh chi phí thông tin tín dụng vẫn còn cao, đây không phải là do khan hiếm các quỹ cho vay mà là phương thức và cách tiếp cận với các nguồn tín dụng chính thức từ phía các NHTM vẫn còn khó khăn [49]. Đối với các nghiên cứu của Diagne Manfred Zeller (1999), tác giả nghiên cứu về tín dụng ngân hàng với nông hộ cũng bằng cách tiếp cận tín dụng của nông hộ tại Malawi, bằng phân tích hồi quy OLS, tác giả đã đưa ra được các yếu tố tác động tới mức độ tiếp cận tín dụng của người dân gồm giá trị đất đai, quy mô lao động, giá phân bón. Tác giả đã phân tích tác động nghịch và tác động thuận của các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của các nông hộ [64]. Cũng bằng mô hình định lượng với hàm hồi quy Tobit, Duong và Inzumida (2002) đã kết luận các yếu tố chủ yếu tác động đến lượng tín dụng ngân hàng của nông hộ là: tác động thuận gồm tổng diện tích đất canh tác, giá trị đàn gia súc và địa phương, tỷ lệ khẩu phụ thuộc, số lượng xin vay, tác động nghịch là danh tiếng của hộ. Tuy nhiên các nghiên cứu mới tập trung vào khả năng tiếp cận tín dụng của các nông hộ, gần như chưa có đề tài nào tập trung vào hiệu quả sử dụng vốn vay của các nông hộ, đây chính là khe hở trong bức tranh tổng thể về thị trường tín dụng nông thôn hiện nay [61]. Theo Mikkel Barslund và Finn Tarp (2003) đã khảo sát 932 hộ gia đình tại 4 tỉnh của Việt Nam là Long An, Quảng Nam, Hà Tây (cũ) và Phú thọ trong giai đoạn từ 1997 – 2002, để xem xét và đánh giá về thị trường tín dụng nông thôn tại Việt Nam. Kết quả bài viết cho thấy, các hộ gia đình có được nguồn vốn tín dụng thông qua 2 con đường, đó là tín dụng chính thức từ phía các NHTM và tín dụng thay thế hay là tín dụng khác. Các khoản vay từ NHTM gần như hoàn toàn dùng cho sản xuất và tích luỹ tài sản, trong khi các khoản vay khác thì chủ yếu dùng cho hoạt động tiêu dùng. Lãi suất cho vay giảm mạnh vào giai đoạn từ năm 1997 – 2002, phản ánh xu thế hội nhập của thị trường tín dụng trong nước. Các yếu tố quyết định
  • 27. 16 đến nhu cầu vay từ NHTM và từ nguồn khác là khác biệt. Nghiên cứu đã cho thấy bức tranh khá rộng về thị trường tín dụng nông thôn ở Việt Nam và đã khẳng định rằng không phải một hình thức cho vay của các NHTM tại Việt Nam là phù hợp với tất cả người dân, do đó cần có những NHTM mang tính đặc thù cho thị trường nông thôn như Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, tuy nhiên nghiên cứu này vẫn chưa tính đến đặc thù cho vùng Tây Nguyên và cho lĩnh vực chuyên biệt đó là sản xuất cà phê [76]. Khía cạnh sử dụng vốn tín dụng ngân hàng được các tác giả đề cập đến dưới khía cạnh hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cà phê. Việc tăng hiệu quả kỹ thuật sẽ góp phần tăng hiệu quả kinh tế và sử dụng vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê. Nghiên cứu của Joachim Nyemeck Binam và CS (2003) đã đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân sản xuất cà phê ở Côte d’Ivoire bằng cách sử dụng hàm hồi quy Tobit, nhóm tác giả đã chỉ ra cách thức giảm chi phí, tăng sản lượng cho các hộ sản xuất cà phê. Đồng thời khuyến cáo các chính sách liên quan đến việc thúc đẩy xây dựng các câu lạc bộ, các hiệp hội nông dân sản xuất cà phê, qua đó xây dựng năng lực cho hộ nông dân sản xuất cà phê, mặt khác khuyến khích có sự tham gia của khu vực công trong việc cung cấp thông tin và quản lý lực lượng lao động được tốt hơn [88]. Theo tác giả Amadou Nchare (2007) khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của người sản xuất cà phê Arabica tại Cameroon, cho rằng lợi nhuận của người sản xuất cà phê ngày càng tăng bằng cách mở rộng quy mô sản xuất cà phê. Kết quả cho thấy chỉ số hiệu quả kỹ thuật được ước tính là 0,896, và 32% nông dân được khảo sát có chỉ số hiệu quả kỹ thuật dưới 0,91. Các phân tích cũng cho thấy rằng trình độ học vấn của người nông dân và tiếp cận tín dụng được hay không là các biến kinh tế xã hội quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông dân. Cuối cùng, kết quả chứng minh rằng muốn năng suất cao hơn nữa cần cải thiện hiệu quả kỹ thuật và việc này có thể thực hiện trong sản xuất cà phê ở Cameroon [51].
  • 28. 17 Trong khi đó, Mamo Girma (2015) lại phân tích các yếu tố quyết định chính thức tham gia thị trường tín dụng nông thôn bởi các hộ gia đình ở Ethiopia cho rằng tiếp cận tín dụng nông thôn là một trong những yếu tố quan trọng cho việc chuyển đổi kinh tế nông thôn đặc biệt đối với một nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu là tự cung tự cấp. Tác giả đề cập đến các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến nông thôn. Kết quả ước lượng cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ, tham gia tích cực trên thị trường tín dụng quyết định sự thành công của hộ gia đình nông thôn [72]. Thong Quoc Ho et al. (2013) cho rằng đánh giá hiệu quả sản xuất canh tác cà phê có thể làm nổi bật yếu tố nâng cao hiệu quả kỹ thuật. Nghiên cứu đã ước lượng hiệu quả kỹ thuật của sản xuất cà phê và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông dân sản xuất cà phê ở huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Dựa trên việc sản xuất ngẫu nhiên, kết quả cho thấy yếu tố trình độ của chủ hộ, số lượng tín dụng tài chính thu được, dân tộc, kinh nghiệm canh tác cà phê của chủ hộ, và dịch vụ nông nghiệp các là yếu tố quan trọng có thể làm tăng hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cà phê [84]. O.L. Balogun and S.A. Yusuf, (2011) khi phân tích các yếu tố quyết định nhu cầu tín dụng trong các hộ gia đình nông thôn ở Tây Nam, Nigeria cho thấy kết quả của mô hình đa biến và yếu tố vốn xã hội trong gia đình phụ thuộc vào tiếp cận tín dụng và các biến khác (hạn mức tín dụng & lãi suất) giải thích ý nghĩa các hộ gia đình có nhu cầu về tiếp cận tín dụng. Tác giả khẳng định yếu tố vốn xã hội ảnh hưởng đáng kể việc tiếp cận tín dụng có sẵn từ các nguồn khác nhau. Vì vậy, chính sách các nhà sản xuất cần quan tâm trong việc cải thiện điều kiện sống của các hộ gia đình, và đây có thể được xem là điều kiện để thúc đẩy nguồn vốn xã hội [78]. Tóm lại, các nghiên cứu được đề cập trên đây mới chỉ nghiên cứu về hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất ở các lĩnh vực nghiên cứu cụ thể, vì vậy để bức tranh về sản xuất nông thôn Việt Nam được hoàn chỉnh, cũng như có những đánh giá nhất định về tình hình tiếp cận vốn và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Việc nghiên cứu về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là cần thiết.
  • 29. 18 b. Tổng quan các nghiên cứu của các tác giả trong nước Các nghiên cứu về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất thông qua việc đánh giá khả năng tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các nông hộ. Đối với khía cạnh tiếp cận vốn tín dụng, phần lớn các tác giả nghiên cứu về tiếp cận vốn tín dụng chính thức từ phía các NHTM của các hộ sản xuất trên các lĩnh vực khác nhau trong nông nghiệp nông thôn. Đối với sản xuất lúa, tác giả Thái Anh Hoà, (1997) đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bị giới hạn tín dụng của các nông hộ, bao gồm hiện giá tài sản, nguyên giá tài sản lưu động, trình độ học vấn và địa bàn nơi nông hộ sản xuất [14]. Thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy OLS và mô hình Logit Trần Ái Kết (2009) đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng ngân hàng của trang trại nuôi trồng thuỷ sản ở Trà Vinh, các yếu tố tác động thuận như tuổi, trình độ học vấn của chủ trang trại, tỷ lệ diện tích mặt nước nuôi thực tế, tín dụng thương mại và thu nhập chi phí sản xuất của trang trại [18]. Bằng phân tích mô hình Heckman nhị phân, Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung (2010) đã xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ nông dân ở ngoại thành Hà Nội, tác giả đã kết luận rằng tuổi, địa vị xã hội của chủ hộ, tín dụng khác, thủ tục vay vốn là những yếu tố tác động tới khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ [24]. Bên cạnh những yếu tố nêu trên, bằng chứng thực nghiệm cũng đã chỉ ra một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình Việt Nam như cú sốc thu nhập của hộ, thành viên của các Hội. Tỷ lệ những hộ gặp phải cú sốc thu nhập trong năm có một khoản vay nhất định thường lớn hơn tỷ lệ này ở những hộ không gặp cú sốc nào. Tương tự như với các hộ có thành viên tham gia vào Hội Phụ nữ, Hội Nông dân. Điều này tương xứng với những nỗ lực không ngừng của Hội Phụ nữ trong thời gian gần đây nhằm đem lại nguồn vốn và kinh nghiệm phát triển kinh tế cho các thành viên. Nguồn tín dụng chảy về nông thôn Việt Nam hiện nay thông qua các kênh Hội, nhóm, Đoàn thể cũng khá phổ biến và được người dân ưa chuộng.
  • 30. 19 Theo Nguyễn Ngọc Tuấn (2012), trong giải pháp về tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Nông cho rằng: Trong số hộ sản xuất cà phê ở Đắk Nông, có70% hộ thiếu từ 40 - 60% số vốn đầu tư”. Theo tác giả, thời hạn cho vay vốn sản xuất của ngân hàng như hiện nay là quá ngắn, không phù hợp với vòng quay vốn của hộ gia đình ở nông thôn; mặt khác, có nhiều trường hợp hộ nông dân không được quan tâm bảo lãnh tín chấp của các hội đoàn chính trị, gây khó khăn về vốn cho nông dân. Bên cạnh đó tác giả đã chỉ ra rằng tín dụng ngân hàng là kênh phân phối tiền tệ quan trọng đối với hộ sản xuất cà phê ở nông thôn. Tác giả đã chỉ ra được trên địa bàn Đắk Nông việc cho vay qua hộ vẫn chủ yếu là hình thức cho vay trực tiếp nên dẫn đến quá tải cho hoạt động tín dụng, tăng chi phí cho vay và hạn chế mở rộng tín dụng. Kết quả của Nguyễn Ngọc Tuấn chỉ ra rằng cầu vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê rất cao, nhưng cung vẫn đáp ứng không đủ, do đó trong sản xuất cà phê của hộ vẫn gặp nhiều khó khăn, việc vận dụng chính sách cho vay còn nhiều bất cập, áp dụng phương thức cho vay chưa đa dạng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả mới chỉ tập trung nghiên cứu về phía người cho vay là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, chưa đi sâu về phía người sử dụng vốn và xem xét vốn tác động như thế nào đến thu nhập và đời sống của các hộ trồng cà phê [35]. Từ Thái Giang (2012) nghiên cứu về phát triển cà phê bền vững cũng đề cập đến chính sách tín dụng của ngân hàng đối với sản xuất cà phê và cho rằng đối với hoạt động cho vay hộ sản xuất, thì món vay nhỏ lẻ, chi phí cao, do đó cần liên kết với các tổ chức chính trị - xã hội để cho vay, nâng cao trách nhiệm của người vay. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách cho vay của ngân hàng đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn khu vực Tây Nguyên, phần xây dựng chính sách đầu tư liên quan đến hộ sản xuất [10]. Tương tự khi đề cập đến hộ sản xuất cà phê, tác giả Nguyễn Văn Hoá (2014) cho rằng hiện nay có 61,4% hộ sản xuất cà phê có nhu cầu vay vốn để sản xuất và tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn còn gặp nhiều khó khăn như thủ tục vay phức tạp, hạn mức cho vay thấp, mất thời gian nhiều, tài sản thế chấp phải đảm bảo, chưa kể đến thái độ làm việc của nhân viên
  • 31. 20 ngân hàng, gặp cò ngân hàng tốn kém nhiều chi phí. Sau khi có vốn rồi, khó khăn tiếp theo của các hộ sản xuất là việc hạch toán và sử dụng vốn vẫn chưa đem lại hiệu quả cho người dân, dẫn đến mất khả năng trả nợ cho ngân hàng [11]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Phận (2008) về mở rộng tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn tỉnh Đắk Lắk có liên quan đến nhiều lĩnh vực và đối tượng. Liên quan đến hộ sản xuất cà phê, tác giả cho rằng tình hình phát triển trang trại cần tránh làm theo phong trào, cần đảm bảo sự phát triển tự nhiên của hộ sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, tín dụng cho nông nghiệp rủi ro lớn dễ dẫn đến nợ xấu. Cũng theo tác giả, cần thiết phải đẩy mạnh mối quan hệ với các tổ chức chính trị xã hội để cho vay qua tổ, qua đó nông dân tiếp cận vốn ngân hàng dễ dàng hơn [28]. Đánh giá về “Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam” Tạ Thị Lệ Yên (2003) cho rằng vai trò của tín dụng ngân hàng có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế trang trại trong những năm qua, đó là: i) mở rộng quy mô, tăng diện tích đất cho trang trại; ii) đưa khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất, góp phần khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng về đất, lao động; iii) đưa trang trại phát triển theo hướng chuyên môn hoá; Và tác giả khẳng định vốn tín dụng đóng vai trò quan trọng đến phát triển kinh tế trang trại, trong đó có các trang trại cà phê [45]. Nguyễn Thị Tằm (2006) nghiên cứu về “Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Tây Nguyên” đã đánh giá được vai trò quan trọng của vốn tín dụng ngân hàng với sự phát triển kinh tế trang trại, tìm ra những tồn tại, vướng mắc trong chính sách tín dụng đối với kinh tế trang trại. Bà khẳng định tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết đất đai và nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Tuy nhiên việc cung ứng vốn tín dụng ngân hàng vẫn tồn tại nhiều bất cập như vốn hiện nay vẫn tập trung chủ yếu là vốn ngắn hạn trong khi đó vốn tín dụng đầu tư cho sản xuất phải là vốn trung và dài hạn. Chính sách tín dụng khi triển khai còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân [29].
  • 32. 21 Trong khi đó, nghiên cứu của Nguyễn Quốc Oánh (2012) về hệ thống tín dụng nông thôn ở ngoại thành Hà Nội, đã nêu được sự khác nhau giữa hệ thống tín dụng nông thôn ở ngoại thành Hà Nội với các vùng nông thôn khác, đồng thời luận án đã chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn của các tổ chức và cá nhân cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống tín dụng nông thôn ở ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ tập trung về đặc điểm của hệ thống tín dụng nông thôn ở ngoại thành Hà Nội, chưa đi sâu về cách thức tiếp cận và sử dụng vốn của các nông hộ ở ngoại thành Hà Nội [24]. Phạm Ngọc Dưỡng (2011) nghiên cứu về thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đã xác định được các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình trồng cà phê và lượng hoá được các yếu tố đó, gồm năng suất, trình độ kiến thức nông nghiệp, chi phí, vốn vay. Tuy nhiên tác giả lại chưa đi sâu vào phân tích và làm rõ vốn vay có ảnh hưởng cụ thể như thế nào đến thu nhập và phương thức tiếp cận với vốn có quan trọng hay không [6]. Gần đây nhất là nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo (2014) về tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ đồng bào dân tộc Êđê tại Đắk Lắk, trong nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng đó là: tổng số thành viên trong hộ, số lao động chính, số lao động phụ thuộc, giá trị tài sản, giá trị đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu nhập, cú sốc hộ gặp phải, chức vụ xã hội và đặc điểm địa bàn hộ sinh sống. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong việc tiếp cận tín dụng của hộ đồng bào dân tộc Êđê, bao gồm: quy định cho vay của các NHTM, lực cản xuất phát từ chính bản thân hộ như tâm lý e ngại, sợ rủi ro hay lực cản từ môi trường đó là cơ sở hạ tầng kém phát triển, khoảng cách địa lý từ hộ đến các NHTM, thiếu thông tin. Hay yếu tố thị trường cũng là lực cản trong việc tiếp cận vốn tín dụng như lãi suất, chi phí giao dịch. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả mới chỉ dừng ở các hộ đồng bào dân tộc ít người, đánh giá dưới khía cạnh kinh tế là chủ yếu, chưa mang tính đại diện cho tổng thể các hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk [32]. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung ở một góc độ hộ sản xuất hoặc đứng từ phía người cho vay là các NHTM, hoặc mới chỉ tập trung trong việc tiếp cận vốn
  • 33. 22 tín dụng của hộ sản xuất, gần như chưa có nghiên cứu nào phân tích việc sử dụng vốn trên khía cạnh kinh tế và xã hội, do đó việc nghiên cứu tín dụng ngân hàng trên hai khía cạnh là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng sẽ làm cho bức tranh về tín dụng nông thôn, đặc biệt là tín dụng sản xuất cà phê được hoàn chỉnh. c. Quan điểm trong đề tài về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê Các công trình nghiên cứu nước ngoài đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất, tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất được xem xét dưới góc độ tiếp cận vốn tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của nông hộ. Việc tiếp cận tín dụng được xem xét dưới khía cạnh là các nông hộ có vay được vốn tín dụng hay không, hoặc trong quá trình vay vốn các nông hộ có gặp rào cản nào từ phía chính bản thân các nông hộ hay là từ phía các NHTM. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn tín dụng của các nông hộ xuất phát chủ yếu từ hai phía là các nông hộ và phía người cho vay. Về phía các nông hộ đó chính là các đặc điểm của chính bản thân các nông hộ như là tài sản thế chấp, trình độ, giới tính, nhân khẩu. Về phía người cho vay cũng có ảnh hưởng đến việc tiếp cận của các nông hộ như là thủ tục, quy trình vay vốn, lãi suất, hạn mức tín dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất chủ yếu tập trung ở khía cạnh tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê. Các nghiên cứu trong nước là những công trình quan trọng đóng góp chính trong việc phân tích thực trạng về việc tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng của các nông hộ, đặc biệt là các nông hộ sản xuất cà phê. Các nghiên cứu đã chỉ ra nhưng hạn chế trong việc tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất nói chung và sản xuất cà phê nói riêng của Tây Nguyên và Đắk Lắk, đã đề xuất các giải pháp cơ bản cho hoạt động sản xuất cà phê trong thời gian qua. Các nghiên cứu đã đề cập đến một phần cơ sở lý luận, phương pháp và nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trồng cà phê. Tuy nhiên, những nghiên cứu này được thực hiện trong
  • 34. 23 phạm vi và thời gian khác nhau, đồng thời đề cập đến các khía cạnh khác nhau. Hầu như chưa có một nghiên cứu, bài viết nào đề cập một cách chi tiết và hoàn chỉnh về tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất dưới hai góc độ là tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng từ phía các hộ sản xuất và từ phía người cho vay là các NHTM. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khác nhau có liên quan đến tín dụng ngân hàng và hộ sản xuất cà phê, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê được hiểu như sau: “Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là quá trình tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng trên khía cạnh kinh tế và xã hội nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng vốn có hiệu quả cho các hộ sản xuất cà phê trong tương lai” Quan điểm trên cho thấy, tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê được xem xét trên 2 phương diện là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê. Việc tiếp cận vốn tín dụng chính là xem xét việc cung ứng vốn tín dụng cho hộ sản xuât của các NHTM và những hạn chế, rào cản trong tiếp cận vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê, còn sử dụng vốn tín dụng được đánh giá trên 2 khía cạnh kinh tế và xã hội, lợi nhuận của các hộ sản xuất cũng như giải quyết công ăn việc làm, nâng cao trình độ, khả năng ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào trong sản xuất cà phê. Góp phần đưa sản phẩm cà phê tỉnh Đắk Lắk đảm bảo chất lượng, đời sống của các hộ sản xuất cà phê được nâng cao. 1.1.2. Đặc điểm của ngành cà phê ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê 1.1.2.1. Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê gắn liền với những đặc thù kinh tế - kỹ thuật của ngành Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với sản xuất cà phê gắn liền với những đặc thù kinh tế kỹ thuật của ngành. Ngành sản xuất cà phê có những đặc thù riêng biệt, đó là mang tính chất mùa vụ, nhu cầu vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài và mang tính rủi ro cao, những đặc thù này ảnh hưởng lớn đến hoạt động cấp tín dụng cho vay của các NHTM hiện nay.
  • 35. 24 Thứ nhất, vốn tín dụng mang tính chất thời vụ Sản xuất cà phê là một hoạt động sản xuất mang tính thời vụ, đối tượng sản xuất là cây trồng, là cơ thể sống do đó nhu cầu vốn tín dụng cũng mang tính thời vụ.[5], [10], [11], [34], [35]. Thu nhập của người sản xuất cà phê không đồng đều trong năm, thông thường người sản xuất cà phê có thu nhập hoặc thu nhập tăng khi đến thời điểm thu hoạch cà phê và thu nhập của người sản xuất cà phê lại giảm khi đến thời kỳ cần vốn chăm sóc cà phê, trong khi đó nhu cầu cần vốn đầu tư của người sản xuất cà phê lại tăng nhanh khi vào vụ, đó là khoảng giữa tháng 5 và tháng 6, lúc này vào thời điểm cần trang trải các khoản chi phí như tưới nước, bón phân, làm cành, múc bồn, do đó nếu người sản xuất cà phê không biết lên kế hoạch hợp lý trong chi tiêu sẽ dẫn đến luôn ở trong tình trạng thiếu hụt vốn. Do đó hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng phải xác định các mốc thời gian cụ thể để việc luân chuyển vốn vào các mùa vụ phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho người sản xuất cà phê. Đồng thời các NHTM cũng phải bố trí nguồn nhân lực hợp lý để đảm bảo việc thu hồi vốn đúng tiến độ và tránh rủi ro cho ngân hàng mình [10], [35]. Thứ hai, nhu cầu vốn vay thường lớn và thời gian vay tương đối dài Cà phê là cây công nghiệp lâu năm, có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, từ 20 đến 25 năm. Chu kỳ sống của cây cà phê chia ra làm 2 giai đoạn, giai đoạn kiến thiết và giai đoạn kinh doanh. Năng suất và sản lượng của cây cà phê phụ thuộc lớn vào việc đầu tư, chăm sóc cà phê. Ngay từ giai đoạn chọn giống, làm bồn, bón phân, tỉa cành, thu hoạch, nếu không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến năng suất thu được và việc đảm bảo vốn là vấn đề quan trọng trong việc đầu tư cho cây cà phê [10], [11], [35]. Hầu hết các chủ thể sản xuất đều phải vay vốn ngân hàng để đầu tư cho việc sản xuất cà phê vì giai đoạn kiến thiết cơ bản thường kéo dài từ 2 – 3 năm, và tổng vốn cho đầu tư thường lớn, trong khi đó nguồn thu thì chưa có. Đến tận khi thời kỳ cà phê cho trái lúc đó các chủ thể sản xuất cà phê mới bắt đầu có nguồn thu từ việc sản xuất cà phê, do đó ngân hàng phải xác định hạn mức cấp tín dụng, phương thức trả lãi, thời gian cho vay phù hợp thì mới đem lại hiệu quả cho chủ thể sản xuất và NHTM [11], [13], [34].
  • 36. 25 Thứ ba, vốn đầu tư vào sản xuất cà phê mang tính rủi ro cao Rủi ro trong hoạt động cho vay sản xuất cà phê thường do những nguyên nhân sau: sản xuất cà phê phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như là thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; Ngoài ra việc trả nợ của người sản xuất cà phê còn phụ thuộc vào trình độ hạch toán sản xuất của người dân trong khi đó phần lớn người dân trình độ còn hạn chế, lại không có nhiều kinh nghiệm trong phân tích biến động thị trường, giá cả nên sản xuất kém hiệu quả, năng suất và chất lượng không cao do đó tiềm ẩn rủi ro cao. Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ đầu ra cà phê cũng ảnh hưởng đến việc trả nợ của người sản xuất cà phê, thị trường tiêu thụ không ổn định, trong nước thì người dân chưa có thói quen sử dụng sản phẩm cà phê còn thị trường nước ngoài thì việc xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu qua khâu trung gian do đó hiệu quả của việc sản xuất cà phê chưa cao [11], [13], [34]. 1.1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê Thứ nhất, đảm bảo việc cung ứng vốn tín dụng cho các hộ sản xuất cà phê, nâng cao khả năng hạch toán kinh tế, thu nhập cho các hộ sản xuất cà phê giúp khai thác có hiệu quả các nguồn lực của các hộ sản xuất. Việc sản xuất cà phê đòi hỏi thời gian dài và nguồn vốn luôn sẵn sàng đáp ứng tại mọi thời điểm trong năm, trong khi đó hiện nay trên thị trường có nhiều nguồn vốn cung ứng với mức lãi suất khác nhau, tromg đó chủ yếu là nguồn vốn không chính thống với mức lãi suất quá cao, người sản xuất cà phê không thể chịu nổi, vì vậy họ luôn tìm đến ngân hàng. Với mạng lưới hoạt động hiện nay, tín dụng ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn với quy mô và thời gian phù hợp cho hoạt động sản xuất cà phê. Với việc cung ứng vốn của các NHTM dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian nhất định thì buộc các hộ sản xuất cà phê phải tính toán làm sao để sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng, vì vậy trước khi vay vốn, các hộ sản xuất cà phê phải lên phương án kỹ lưỡng, có các biện pháp cải tiến trong sản xuất, lựa chọn thời điểm bán sản phẩm phù hợp, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lợi, từ đó cũng góp phần nâng cao thu nhập giúp khai thác có hiệu quả các nguồn lực của hộ sản xuất [10], [11], [13], [34].
  • 37. 26 Thứ hai, góp phần chuyển giao công nghệ trong sản xuất cà phê, góp phần gia tăng giá trị ngành cà phê Việc sản xuất cà phê đòi hỏi phải có cơ sở vật chất phải đảm bảo, đó chính là hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng đường xá và cơ sở chế biến sản phẩm. Cây cà phê có đặc thù là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phải phù hợp, đảm bảo lượng nước tưới hàng năm, khí hậu phải mát mẻ. Vì vậy các chủ thể sản xuất cà phê phải trang bị đầy đủ máy móc thiết bị, hạ tầng nông thôn đảm bảo thì mới phục vụ tốt quá trình sản xuất cà phê. Tuy nhiên, để xây dựng được cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất cà phê thì đòi hỏi nguồn vốn lớn, huy động từ nhiều nguồn khác nhau, có từ ngân sách Nhà nước, có từ nhân dân và không thể không kể đến nguồn vốn từ ngân hàng, với quy mô hoạt động của mình thì ngân hàng cung ứng vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc thiết bị, phục vụ việc sản xuất cà phê đạt chất lượng cao hơn và tiêu thụ sản phẩm cà phê được hiệu quả hơn, khẳng định được thương hiệu cà phê của Đắk Lắk, đủ sức cạnh tranh trên thị trường từ đó cũng góp phần phục vụ đời sống văn hóa, thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung [11], [35]. Thứ ba, giúp ổn định thị trường tiêu thụ cà phê Thị trường tiêu thụ cà phê rộng lớn không chỉ bao gồm thị trường tiêu thụ nội địa mà nó có thị trường rộng khắp thế giới. Tuy nhiên, do biến động bởi thời tiết, thị trường, giá cả nên người dân hoặc doanh nghiệp sẽ không bán được mức giá như mình mong muốn, vì vậy với vai trò của vốn tín dụng giúp ổn định thị trường cà phê, người dân có kế hoạch trong việc tạm trữ, thu mua, chế biến cà phê có hiệu quả, từ đó giúp thị trường tiêu thụ ổn định hơn [11], [34], [35]. 1.1.3. Nội dung tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê Nghiên cứu tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê là xem xét dưới hai góc độ, đó là tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của các hộ sản xuất cà phê.
  • 38. 27 Tiếp cận vốn tín dụng được xem xét theo hai hướng từ phía cung ứng vốn tín dụng chính là các NHTM và tiếp cận vốn tín dụng từ phía hộ sản xuất cà phê. 1.1.3.1. Cung ứng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê Cung ứng vốn tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê được thể hiện ở nội dung chính sách cho vay với hộ sản xuất cà phê của các NHTM, bao gồm: (1) Nguyên tắc cho vay Việc vay vốn là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội để ngân hàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hợp đồng của mình. Tuy nhiên, cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Đối với khách hàng là các hộ sản xuất cà phê khi vay vốn của NHTM cần phải đảm bảo hai nguyên tắc: - Sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Mục đích sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê bao gồm: + Mục đích chăm sóc, chế biến cà phê phát sinh trong giai đoạn cây cà phê trong thời kỳ kinh doanh. Bao gồm: tưới nước, bón phân, thu hoạch, nhân công, vật tư, nhiên liệu, chế biến, dự trữ và tiêu thụ trên thị trường Mục đích đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị nông cụ canh tác, sản xuất cà phê, chế biến cà phê từ quả cà phê tươi thành cà phê nhân. + Mục đích xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở vật chất để phơi cà phê, bảo quản, cất trữ nhân như sân phơi, nhà kho. + Mục đích kiến thiết cơ bản cây cà phê, bao gồm tất cả các khâu chuẩn bị đất, giống, chăm sóc cây cà phê non trở thành cây cà phê trưởng thành, sẵn sàng cho quả cà phê để thu hoạch, hoặc tái canh lại vườn cà phê già cỗi. Trong hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê của ngân hàng, mục đích sử dụng vốn tín dụng chủ yếu là cho vay chăm sóc cà phê vì đối tượng này chiếm tỷ trọng cao. Mặt khác, hầu hết hộ sản xuất cà phê vay ngân hàng để mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ bản hoặc trồng mới, mở rộng diện tích cà phê đều trên cơ sở năng lực sản xuất từ diện tích cà phê kinh doanh hiện có. Bên cạnh đó, hộ sản
  • 39. 28 xuất cà phê còn có những hoạt động đa dạng hóa thu nhập; do đó, đối tượng cho vay hộ sản xuất cà phê còn bao gồm các đối tượng khác của các hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nghề phụ [2], [7], [9], [19]. - Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay. Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ khách hàng tiền gửi, do đó, sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả cho khách hàng gửi tiền. Hơn nữa, bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi [2], [7], [9], [19]. (2) Điều kiện cho vay Để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thoả mãn một số điều kiện vay nhất định. -Về mặt pháp luật: Ngân hàng thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự, mục đích vay vốn và sử dụng vốn vay phải hợp pháp của hộ sản xuất cà phê. - Về mặt tài chính: Ngân hàng thẩm định đồng thời trên cả hai phương diện: Vốn tự có của hộ và Khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng. + Vốn tự có của hộ sản xuất cà phê chủ yếu là công lao động, trong đó, lao động gia đình chiếm tỷ trọng lớn; giá trị chi phí sản xuất cà phê tự lực khác như chi phí cơ giới, vận chuyển, chăm sóc và bảo vệ thực vật… Vốn tự có của hộ sản xuất cà phê còn là vốn tích lũy bằng tiền hoặc cà phê nhân dự trữ. + Khả năng hoàn trả nợ vay: được thể hiện thông quan phương án vay vốn của hộ sản xuất cà phê phải đảm bảo tính khả thi [2], [7], [9], [19].
  • 40. 29 (3) Bảo đảm an toàn cho nợ vay Bảo đảm an toàn cho nợ vay là biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được vốn đã cho vay hộ sản xuất cà phê. Có các hình thức bảo đảm nợ vay đối với hộ sản xuất cà phê vay vốn ngân hàng: - Bảo đảm trực tiếp: hộ sản xuất cà phê dùng tài sản của mình để thế chấp, cầm cố khi vay vốn ngân hàng. - Bảo đảm gián tiếp: là áp dụng các hình thức bảo lãnh của bên thứ ba. Bảo đảm gián tiếp có hai loại: Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và Bảo lãnh bằng uy tín của các tổ chức chính trị - xã hội, còn gọi là tín chấp (Nguyễn Minh Kiều, 2012), (Hồ Diệu, 2001). (4) Hạn mức cho vay Hạn mức cho vay là mức vốn dư nợ tín dụng tối đa của ngân hàng được duy trì trong một thời hạn nhất định mà ngân hàng và hộ sản xuất cà phê đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng [2], [7], [9], [19], [35]. (5) Lãi suất cho vay Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa phần lãi sử dụng vốn vay và vốn gốc đã cho vay tính trên một đơn vị thời gian. Về nguyên tắc thương mại, lãi suất cho vay nông nghiệp là loại lãi suất cao, bởi những lý do chủ yếu sau đây: - Cho vay hộ nông dân có tính chất nhỏ lẻ, ngân hàng phải đến từng hộ gia đình để thực hiện cho vay trong địa bàn nông thôn rộng lớn, dẫn đến chi phí cho vay hộ nông dân cao. - Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chịu nhiều rủi ro từ điều kiện tự nhiên, ngoài các rủi ro khác từ thị trường, dẫn đến ngân hàng phải chi phí dự phòng rủi ro nhiều hơn cho vay các ngành khác. - Tình hình huy động nguồn vốn tự lực tại vùng nông nghiệp, nông thôn thường không đủ so với nhu cầu vay vốn, phải tăng cường đi vay ở khu vực đô thị, lãi suất đi vay lại luôn là lãi suất cao [2], [7], [9], [19], [35]. (6) Thời hạn cho vay Nói chung, thời hạn cho vay hộ sản xuất cà phê tương ứng với các thể loại cho vay gắn với đối tượng vay vốn như sau: