SlideShare a Scribd company logo
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----------------------------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
Họ và tên học viên: Nguyễn Ngọc Giang
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN THỊ LƯƠNG BÌNH
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
HÀ NỘI - 2017
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ PHÁI SINH
NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.................5
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của NHTM5
1.1.1.Khái niệm Ngân hàng thương mại.................................................................5
1.1.2.Đặc điểm và chức năng của Ngân hàng thương mại ....................................6
1.1.3.Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại................10
1.2.Nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại.......................15
1.2.1.Khái niệm nghiệp vụ phái sinh.....................................................................15
1.2.2.Phân loại nghiệp vụ phái sinh.......................................................................16
1.3.Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại .....29
1.3.1.Khái niệm phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại NHTM.................30
1.3.2.Điều kiện để phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại NHTM.............30
1.3.3.Các tiêu chí đánh giá sự phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối của
NHTM.....................................................................................................................33
1.3.4.Ý nghĩa của việc phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại NHTM......37
1.4.Kinh nghiệm ứng dụng và phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại
một số nước trên thế giới và bài học cho các NHTM tại Việt Nam ...............39
1.4.1.Kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới .......................................39
1.4.2.Bài học đối với các NHTM Việt Nam.........................................................43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ PHÁI SINH
NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM..................................................................................................45
2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.45
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam ...............................................................................................45
2.1.2.Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam.......................................................................................47
2.1.3.Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.............................................................48
2.2. Thực trạng phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2013-2016...........................53
2.2.1.Cơ sở pháp lý liên quan đến phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối......53
2.2.2.Quy trình giao dịch phái sinh ngoại hối đã áp dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.............................................................55
2.2.3.Thực trạng phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.............................................................58
2.2.4.Đánh giá tình hình phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ..................................................74
CHƯƠNG 382 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ
PHÁI SINH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.......................................................................82
3.1. Định hướng chiến lược phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam...........................................82
3.1.1.Định hướng chung về phát triển sản phẩm dịch vụ trên toàn hệ thống của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam...............................82
3.1.2.Định hướng phát triển cho nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ..................................................85
3.2. Cơ hội và thách thức để thúc đẩy và hoàn thiện phát triển các nghiệp vụ phái
sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.....88
3.2.1.Sự phát triển của thị trường phái sinh ngoại hối toàn cầu ..........................88
3.2.2.Sự phát triển của thị trường phái sinh ngoại hối Việt Nam........................91
3.2.3.Cơ hội và thách thức để phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam .......................................100
3.3. Đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam..............................102
3.3.1.Đa dạng hóa các công cụ phái sinh ngoại hối ...........................................102
3.3.2.Nâng cao chất lượng nghiệp vụ phái sinh ngoại hối và khả năng quản trị
rủi ro hối đoái........................................................................................................103
3.3.3.Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong kinh doanh ngoại hối.......................105
3.3.4.Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nghiệp vụ ...................................................106
3.3.5.Phổ biến rộng rãi công cụ ngoại hối phái sinh cho khách hàng...............107
3.3.6.Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực..............................................................107
3.3.7.Một số giải pháp hỗ trợ khác nhằm thúc đẩy và hoàn thiện phát triển
nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Agribank........................................................108
3.4. Một số kiến nghị để phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ..................................................109
3.4.1.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ..........................................................109
3.4.2.Kiến nghị với các Bộ ban ngành có liên quan...........................................112
KẾT LUẬN............................................................................................................116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................117
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ “Phát triển nghiệp vụ phái sinh
ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” là công
trình do chính tác giả nghiên cứu và soạn thảo. Các số liệu, thông tin sử dụng trong
luận văn này là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Giang
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, người viết luận văn này xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban
Giám hiệu trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa
Sau đại học – những người thầy tâm huyết đã dìu dắt, giảng dạy và tạo điều kiện
thuận lợi để tác giả học tập và hoàn thành tốt khóa học.
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô giáo – Tiến sĩ Trần Thị Lương
Bình, người hướng dẫn khoa học đã nhiệt tâm và tận tình hướng dẫn tác giả trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tác giả cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ Trung tâm vốn –
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, cán bộ Thư viện trường
Đại học Ngoại thương, cán bộ Thư viện Quốc gia đã giúp đỡ tác giả trong quá trình
thu thập tài liệu cho luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè, đặc biệt là gia
đình tác giả, những người đã luôn kịp thời động viên, cổ vũ, giúp đỡ và tạo điều
kiện tốt nhất để tác giả có thể hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, sưu tầm tài liệu nhưng do thời gian
có hạn cũng như trình độ người viết còn hạn chế, luận văn chắc chắn không thể
tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của
quý thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Giang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên văn
AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
ATM Automated Teller Machine – Máy rút tiền tự động
BIS Bank for International Settlements – Ngân hàng Thanh toán Quốc tế
CCPS Công cụ phái sinh
CHDCNH Cộng hòa dân chủ nhân dân
CSTT Chính sách tiền tệ
CTCP Công ty cổ phần
FOREX Foreign Exchange – Thị trường ngoại hối
IPCAS Interbank Payment and Customer Accounting System – Hệ
thống thanh toán và kế toán khách hàng
KBNN Kho bạc Nhà nước
KDNH Kinh doanh ngoại hối
KDNT Kinh doanh ngoại tệ
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHNo và PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTƯ Ngân hàng Trung ương
OCC Office of the Comptroller of the Currency– Cơ quan kiểm soát tiền tệ
OTC Over-the-counter – Chứng khoán giao dịch phi tập trung
PSNH Phái sinh ngoại hối
QLNH Quản lý ngoại hối
SPDV Sản phẩm dịch vụ
SWIFT Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication
– Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng toàn thế giới
TCKT Tổ chức kinh tế
TCTD Tổ chức tín dụng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTNH Thị trường ngoại hối
TTQT Thanh toán quốc tế
VAMC Vietnam Asset Management Company – Công ty quản lý tài
sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam
WTO World Trade Organization – Tổ chức Thương mại Thế giới
XNK Xuất nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân biệt NHTM và TCTD phi ngân hàng ................................................6
Bảng 1.2: Công thức xác định tỷ giá kỳ hạn.............................................................18
Bảng 1.3: So sánh giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai .............................22
Bảng 1.4: So sánh giữa hợp đồng hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn..............................26
Bảng 2.1: Doanh số thanh toán quốc tế của Agribank từ năm 2013-2016 ...............51
Bảng 2.2: Doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank từ năm 2013-2016 .................52
Bảng 2.3: Tỷ trọng doanh số mua và bán ngoại tệ theo loại ngoại tệ tại Agribank..63
Bảng 2.4: Doanh số mua, bán ngoại tệ theo loại hình từ năm 2013-2016................65
Bảng 2.5: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank.......................68
Bảng 3.1: Thị trường OTC các công cụ phái sinh toàn cầu......................................90
Bảng 3.2: Doanh số trên thị trường phái sinh ngoại hối phi tập trung phân theo
ngoại tệ......................................................................................................................91
Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng doanh số phái sinh giai đoạn 2005 - 2013 ................96
Bảng 3.4: Tỷ trọng giao dịch ngoại hối phái sinh (%)..............................................97
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng doanh số mua và bán ngoại tệ theo loại tiền tệ tại Agribank.64
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng đóng góp của các loại hình giao dịch trong tổng doanh số ...66
Biểu đồ 2.3: Doanh số mua bán ngoại tệ theo loại hình từ 2013-2016.....................67
Biểu đồ 3.1: Giá trị giao dịch danh nghĩa của thị trường phi tập trung và SGD chứng
khoán tính theo tài sản cơ sở năm 2010....................................................................89
Biểu đồ 3.2: Doanh số giao dịch phái sinh của NHTM Việt Nam ...........................95
DANH MỤC HÌNH
Sơ đồ 1.1: Chức năng của ngân hàng thương mại ......................................................7
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức của Agribank ......................................................47
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ giao dịch hối đoái giữa Hội sở và Chi nhánh................................55
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Công cụ tài chính phái sinh nói chung và công cụ phái sinh ngoại hối nói riêng
là những công cụ hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa rủi ro, đầu cơ và kinh doanh
kiếm lợi nhuận. Trên thế giới, rất nhiều quốc gia đã triển khai áp dụng thành công
loại hình nghiệp vụ này. Tại Việt Nam, tuy đã triển khai từ lâu nhưng số lượng các
NHTM thực hiện nghiệp vụ phái sinh ngoại hối vẫn còn rất hạn chế cả về loại hình
và doanh số thực hiện. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn với đề tài
“Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam”, tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
Ở chương 1, bằng phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý thuyết, luận văn đã hệ
thống hóa cơ sở lý luận về Ngân hàng thương mại cùng các hoạt động kinh doanh
chính của nó trong đó có bao gồm nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Đồng thời, luận
văn tập trung tìm hiểu về các loại hình nghiệp vụ phái sinh ngoại hối, đặc điểm và
ứng dụng của nó và việc phát triển nghiệp vụ này tại các NHTM. Ngoài ra, luận văn
cũng đề cập đến tình hình thực hiện nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại một số NHTM
trên thế giới như tại Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
cho các NHTM ở Việt Nam đặc biệt là cho Agribank.
Tiếp theo ở chương 2, thông qua điều tra, tổng hợp số liệu, luận văn phân tích
thực trạng sử dụng và phát triển các loại hình nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại
Agribank, từ đó đưa ra nhận xét đánh giá về những kết quả đã đạt được trên cả hai
mặt định tính và định lượng cũng như chỉ ra các tồn tại và nguyên nhân của tồn tại
đó. Tuy rằng kết quả đạt được là khá khiêm tốn so với tầm vóc một trong những
NHTM hàng đầu Việt Nam như Agribank nhưng qua phân tích có thể thấy những
chuyển biến đáng khích lệ trong việc phát triển các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối
nói riêng và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói chung của toàn hệ thống Agribank.
Ở chương cuối cùng, thông qua việc đánh giá và nhận xét kết quả đạt được và
những tồn tại kể trên cùng với việc đề cập đến xu hướng phát triển của thị trường
phái sinh ngoại hối trên thế giới và tại Việt Nam cũng như định hướng phát triển
nghiệp vụ đó tại Agribank, luận văn sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm để
đề xuất giải pháp và đưa ra kiến nghị tới các bên liên quan nhằm thúc đẩy phát triển
nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Agribank trong giai đoạn tới.
Nhìn chung, tuy còn nhiều hạn chế và bất cập trong công tác phát triển nghiệp
vụ phái sinh ngoại hối tại Agribank nhưng với xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng
của Việt Nam trong thời gian tới, các NHTM đặc biệt là Agribank phải không
ngừng cố gắng, đổi mới quy trình, quy cách làm việc để nâng cao và đẩy mạnh việc
phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối của mình nhằm cạnh tranh với các ngân
hàng khác.
Với những kết quả nghiên cứu sơ lược như trên, tác giả hy vọng có thể góp
một phần nhỏ nhằm thúc đẩy sự phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại
Agribank nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung hướng đến triển vọng
kinh doanh ngân hàng ngày hiệu quả và ưu việt, đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của
khách hàng trong thời gian tới.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Từ khi bắt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVII cho đến nay, các công cụ
phái sinh và các giao dịch dựa trên những công cụ này đã trải qua một khoảng thời
gian dài hình thành và phát triển. Nhờ có các công cụ này mà không chỉ các doanh
nghiệp trên thế giới có khả năng phòng vệ tốt hơn trước nhiều biến động cũng như
các cuộc khủng hoảng trên thị trường, mà còn giúp cho những định chế tài chính và
nhà kinh doanh chênh lệch phòng ngừa rủi ro và thu được các khoản lợi nhuận
khổng lồ từ việc kết hợp hiệu quả các công cụ phái sinh này với nhau. Chính vì
những lợi ích to lớn như vậy nên thị trường tài chính phái sinh nói chung và thị
trường phái sinh ngoại hối nói riêng không chỉ phát triển bùng nổ tại các quốc gia
hàng đầu như Anh, Mỹ, Nhật Bản mà ngay tại các quốc gia mới nổi như Hàn Quốc,
Ấn Độ, Hồng Kông, Singapore, các công cụ này cũng không hề xa lạ.
Trên thị trường ngoại hối thế giới, các công cụ phái sinh được triển khai từ lâu và
đang phát triển rất mạnh mẽ, nhưng tại Việt Nam, dù đã bắt đầu hình thành từ cuối
những năm 90 của thế kỷ trước, số lượng Ngân hàng thương mại thực hiện và giao dịch
thông qua các công cụ phái sinh ngoại hối vẫn còn rất khiêm tốn và hạn chế. Là một
trong những Ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn – Agribank đã và đang triển khai thực hiện ngày càng sâu rộng
các hoạt động kinh doanh ngoại hối, đi kèm với nó là kết hợp các công cụ phái sinh
nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh và quản lý rủi ro tiền tệ cho các tổ chức, doanh
nghiệp. Tuy nhiên, cũng như phần lớn các ngân hàng khác tại Việt Nam, nghiệp vụ
phái sinh ngoại hối tại Agribank vẫn còn sơ khai, chậm phát triển, thể hiện ở doanh số
giao dịch thấp và số lượng công cụ được sử dụng còn chưa nhiều, có những công cụ dù
đã được triển khai nhưng hầu như không có giao dịch. Thêm vào đó, tuy rằng chính
sách ngoại hối của nước ta đã có nhiều thay đổi quan trọng, một số quy định liên quan
đến các nghiệp vụ mới như nghiệp vụ phái sinh ngoại hối đã thông thoáng hơn so với
trước kia, nhưng trong quá trình hoàn thiện các quy định, văn bản, chính sách quản lý
vẫn còn tồn tại những bất cập và hạn chế, khiến cho thị trường ngoại hối phái sinh nói
chung và hoạt động phái sinh ngoại hối nói riêng tại các ngân hàng trong đó có
Agribank còn gặp nhiều khó khăn, phát triển không đồng bộ. Xuất phát từ thực tế kể
2
trên, ý tưởng nghiên cứu về các biện pháp “Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” đã hình thành để góp
một tiếng nói vào công tác xây dựng và phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại
Agribank nói riêng và tại các ngân hàng thương mại nói chung, giúp cho hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng ngày càng hiệu quả và vững mạnh hơn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay trên thế giới, các công cụ tài chính phái sinh nói chung và các công
cụ phái sinh ngoại hối nói riêng đã phát triển không ngừng cả về quy mô và sự đa
dạng. Chính vì thế đã có rất nhiều những ấn phẩm, tạp chí, công trình nghiên cứu
của các học giả trong và ngoài nước viết về mảng đề tài khá rộng này, có thể kể đến
như một số công trình nghiên cứu sau đây:
Đầu tiên, không thể không nhắc đến tác phẩm “Options, Futures, and Other
Derivatives” xuất bản năm 2009 tại NXB Prentice Hall của tác giả John C.Hull – đây
được coi như quyển sách “gối đầu giường” giới thiệu về lý thuyết và thực tiễn áp dụng
các sản phẩm phái sinh và các biện pháp quản trị rủi ro tài chính. Ngoài ra, trên thế giới
còn các tác phẩm tiêu biểu khác về các công cụ phái sinh như “All About Derivatives”
xuất bản năm 2005 của tác giả Michael Durbin, “Derivatives demystified” xuất bản
năm 2005 của tác giả Andrew M. Chisholm hay “Exchange traded derivatives” xuất
bản năm 2003 của tác giả Erik Banks…
Còn tại Việt Nam, các sản phẩm phái sinh ngoại hối cũng được các tác giả
tìm tòi nghiên cứu và trình bày qua các ấn phẩm, tiêu biểu như:
Sách “Thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ phái sinh” do GS.TS Nguyễn
Văn Tiến chủ biên xuất bản năm 2010 của NXB Thống kê là một trong những tác
phẩm đầy đủ và chi tiết nhất đề cập đến nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam.
Nội dung sách giới thiệu về thị trường ngoại hối; những vấn đề cơ bản trong kinh
doanh ngoại hối; nghiệp vụ ngoại hối giao ngay và nghiệp vụ phái sinh ngoại hối;
chính sách quản lý ngoại hối quốc gia và thị trường ngoại hối Việt Nam.
Sách “Thị Trường Ngoại Hối Và Các Giải Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro” của TS.
Nguyễn Minh Kiều xuất bản năm 2008 tại NXB Thống kê lại giới thiệu về thị
trường ngoại hối và các công cụ phái sinh ngoại hối, đồng thời phân tích quyết định
và giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá của Doanh nghiệp và của các NHTM.
3
Bài viết trên Tạp chí Tài Chính ngày 11/07/2013 của Tiến sĩ Nguyễn Thị
Loan, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh về “Phát triển công cụ tài chính phái
sinh tiền tệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” có nội dung chủ yếu đề cập
đến thực trạng phát triển các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại các Ngân hàng
Thương mại Việt Nam, thông qua những đánh giá, phân tích, nhận xét về thực trạng
đó, bài viết đề xuất các biện pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển các công cụ tài
chính phái sinh tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam không chỉ về phía
các Ngân hàng thương mại mà còn định hướng cho các Hiệp hội ngân hàng, Ngân
hàng Nhà Nước Việt Nam và Bộ Tài chính.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu và các bài viết vừa kể trên chỉ mới đề
cập đến tổng quan chung về thị trường tài chính phái sinh và các công cụ tài chính phái
sinh chứ chưa đi sâu vào hoạt động cụ thể của các công cụ này trong các Ngân hàng
thương mại. Trong luận văn này, tác giả mong muốn trình bày một khía cạnh khác mà
các công trình trên chưa đề cập tới, với hy vọng đem lại một cái nhìn riêng biệt hơn, đó
là đánh giá cụ thể về hoạt động ứng dụng các công cụ phái sinh ngoại hối tại các Ngân
hàng thương mại Việt Nam, mà cụ thể ở đây là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam, để góp một phần nhỏ trong việc thúc đẩy sự phát triển và nâng
cao chất lượng của các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn nói riêng và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích và đánh giá thực trạng triển khai, áp
dụng nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam hiện nay để tìm ra những mặt tích cực và hạn chế, những điểm còn thiếu sót
hay yếu kém. Dựa trên cơ sở đó, luận văn đưa ra các giải pháp và đề xuất nhằm thúc
đẩy sự phát triển của nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Agribank trong giai đoạn tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động phái sinh ngoại hối và các công cụ của nó;
các giải pháp và kiến nghị để phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu lý luận, thực tiễn áp
dụng và tìm kiếm các giải pháp đẩy mạnh nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân
4
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, thời gian nghiên cứu là từ
năm 2013 đến năm 2016.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Ngân hàng thương mại, hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng thương mại và nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh tại các
Ngân hàng thương mại.
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích thực trạng triển khai và phát triển nghiệp vụ
phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam,
từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá kết quả đạt được.
- Đề xuất các biện pháp và kiến nghị để phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong giai đoạn tới.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau đây:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích và
tổng hợp lý thuyết; Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp tổng hợp thống
kê; Phương pháp so sánh kết hợp với đối chiếu tài liệu, bảng biểu đồ thị để phân
tích; phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
7. Kết cấu đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ
viết tắt, mục lục và các phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở ba
chương sau đây:
Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam
Chương II: Thực trạng phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Chương III: Giải pháp đẩy mạnh và phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ PHÁI SINH NGOẠI HỐI
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của NHTM
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại
Để đưa ra được một khái niệm chính xác và tổng quát nhất về Ngân hàng
thương mại (NHTM), người ta thường phải dựa vào tính chất và mục đích hoạt
động của nó trên thị trường tài chính, và đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và
đối tượng hoạt động. Ví dụ: Theo Peter S.Rose trong tác phẩm Quản trị Ngân hàng
thương mại (2007) thì: ''NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh
mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và các dịch
vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức
kinh doanh nào trong nền kinh tế.''
Theo Luật Ngân hàng của Pháp (1941) định nghĩa: “Ngân hàng là những xí
nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký
thác hay hình thức khác số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu,
tín dụng hay dịch vụ tài chính”. Hay theo như Luật Ngân hàng của Ấn Độ (1959) đã
nêu: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư”.
Tại Việt Nam, theo Luật các tổ chức tín dụng (2010), NHTM là tổ chức tín
dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín
dụng và các quy định khác của pháp luật.
Theo Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010): Hoạt động ngân hàng là
hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là
nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.
Như vậy, mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau về định nghĩa NHTM, nó
tuỳ thuộc vào tập quán pháp luật của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ nhưng khi
đi sâu phân tích, khai thác nội dung của từng định nghĩa đó, người ta dễ dàng nhận
thấy rằng: Tất cả các NHTM đều có chung một tính chất đó là việc nhận tiền ký
6
thác - tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay,
chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của chính Ngân hàng. Ngân hàng thương
mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế
thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy
động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế.
Bảng 1.1: Phân biệt NHTM và TCTD phi ngân hàng
NHTM TCTD phi ngân hàng
- Là tổ chức tín dụng
- Được thực hiện toàn bộ hoạt
động ngân hàng
- Là tổ chức nhận tiền gửi
(deposit institution)
- Cung cấp dịch vụ thanh toán
- Là tổ chức tín dụng
- Được thực hiện một số hoạt động
ngân hàng
- Là tổ chức không nhận tiền gửi
(nondeposit institution)
- Không cung cấp dịch vụ thanh toán
Nguồn: Bài giảng NHTM – Đại học Nha Trang, 2012
1.1.2. Đặc điểm và chức năng của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Đặc điểm của Ngân hàng Thương mại
Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ hơn khái niệm về ngân hàng thương mại chúng ta
cần xem xét đặc điểm của ngân hàng thương mại.
Trước hết, hoạt động NHTM là hình thức kinh doanh kiếm lời, theo đuổi mục
tiêu lợi nhuận là chủ yếu. Ngân hàng thực hiện hai hình thức hoạt động là kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Trong đó, hoạt động kinh doanh tiền tệ được
biểu hiện thông qua nghiệp vụ huy động vốn dưới các hình thức khác nhau, để cấp
tín dụng cho khách hàng có yêu cầu về vốn với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.
NHTM là người “đi vay để cho vay” nhằm mục đích kiếm lời. Các hoạt động dịch
vụ ngân hàng được biểu hiện thông qua các nghiệp vụ sẵn có về tiền tệ, thanh toán,
ngoại hối, chứng khoán, để cam kết thực hiện công việc nhất định cho khách hàng
trong một thời gian nhất định nhằm mục đích thu phí dịch vụ hoặc hoa hồng.
Hai là, hoạt động NHTM phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, nghĩa là chỉ
khi NHTM thoả mãn đầy đủ các điều kiện khắt khe do pháp luật quy định như điều
kiện về vốn, phương án kinh doanh...thì mới được phép hoạt động trên thị trường.
7
Ba là, hoạt động NHTM là hình thức kinh doanh có độ rủi ro cao hơn nhiều so
với các hình thức kinh doanh khác và thường có ảnh hưởng sâu sắc tới các ngành
khác và cả nền kinh tế. Sở dĩ như vậy là do trong hoạt động ngân hàng đặc biệt là
hoạt động kinh doanh tiền tệ khi các ngân hàng tiến hành huy động vốn của người
khác rồi đem vốn đó để cấp tín dụng cho khách hàng theo nguyên tắc hoàn trả vốn
và lãi trong một thời gian nhất định, nên đã tạo rủi ro cho các hoạt động NHTM.
Rủi ro đến từ phía ngân hàng, khách hàng vay tiền và đến từ những yếu tố khách
quan. Do đó, ngân hàng thương mại phải đối mặt với rủi ro cao, kéo theo là rủi ro
đối với những người gửi tiền ở NHTM cũng như rủi ro đối với nền kinh tế. Để tránh
rủi ro đáng tiếc xảy ra, nhằm kiểm soát, làm giảm nhẹ những tổn hại do ngân hàng
vỡ nợ gây ra, chính phủ các quốc gia đặt ra những đạo luật riêng, nhằm đảm bảo
cho hoạt động này được vận hành an toàn, hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2.2. Chức năng của ngân hàng thương mại
a) Chức năng trung gian tín dụng
Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai
trò là cầu nối giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn.
Sơ đồ 1.1: Chức năng của ngân hàng thương mại
Nguồn: Đặng Thị Việt Đức, Vũ Quang Kết, Phan Anh Tuấn, 2016
Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền
kinh tế, ngân hàng thương mại hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng
cho nền kinh tế. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là
người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay.
Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi
ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng
thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
8
 Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của
mình dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa, ngân hàng còn
đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán khác.
 Đối với người đi vay, họ sẽ thoả mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi
tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm
nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.
 Đối với NHTM, họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình
từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lợi
nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại.
 Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất
được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, ngân
hàng thương mại đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích
thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của
ngân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của ngân hàng thương mại là đi vay
để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời nó cũng
là cơ sở để thực hiện các chức năng khác.
b) Chức năng trung gian thanh toán
Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán
theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh
toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền
thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Ở đây ngân hàng thương mại
đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ
tài khoản của họ.
Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở
thực hiện chức năng trung gian tín dụng vì tiền đề để khách hàng thực hiện thanh
toán qua ngân hàng chính là một phần tiền gửi trước đó. Việc các ngân hàng thương
mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ
9
nền kinh tế. Với chức năng này, các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách
hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi. Nhờ đó, các chủ thể kinh tế sẽ tiết
kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian đi tới gặp chủ nợ, người phải thanh toán và
lại đảm bảo được việc thanh toán an toàn. Qua đó, chức năng này thúc đẩy lưu
thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp
phần phát triển kinh tế. Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân
hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu
thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền...
Đối với NHTM, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân
hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán. Thêm nữa, nó còn làm tăng nguồn vốn
cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách
hàng. Chức năng này cũng chính là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của NHTM.
c) Chức năng tạo tiền
Khi có sự phân hoá trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân hàng phát
hành và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian không còn thực hiện
chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa. Nhưng với chức năng trung gian tín
dụng và trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra tiền tín
dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại
NHTM. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch.
Ban đầu từ những khoản tiền dự trữ tăng lên, ngân hàng thương mại sử dụng
để cho vay bằng chuyển khoản, sau đó những khoản tiền này sẽ được quay lại ngân
hàng thương mại một phần khi những người sử dụng tiền gửi vào dưới dạng tiền gửi
không kỳ hạn. Quá trình này tiếp diễn trong hệ thống ngân hàng và tạo nên một
lượng tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức
mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này chịu tác động bởi
các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với
tiền gửi thanh toán của công chúng.
Với chức năng "tạo tiền", hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng phương
tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Rõ
10
ràng khái niệm về tiền hay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do ngân hàng trung
ương phát hành ra mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng là lượng tiền ghi sổ do
các ngân hàng thương mại tạo ra.
Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông
tiền tệ. Một khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cho vay ra làm tăng khả
năng tạo tiền của ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng.
Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung,
hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất,
tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời khi ngân hàng thực hiện
tốt chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăng
nguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng.
1.1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng giống như một doanh nghiệp
thương mại, đều hướng đến mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Ngân hàng
thương mại tìm kiếm lợi nhuận bằng cách đi vay và cho vay lại. So với các doanh
nghiệp thương mại dịch vụ khác thì hàng hoá của Ngân hàng thương mại là một loại
hàng hoá đặc biệt, đó là tiền vốn. Giá cả của loại hàng hoá này biểu hiện ra bên
ngoài là các mức lãi suất huy động hoặc lãi suất cho vay, nó chịu tác động bởi quan
hệ cung - cầu vốn trên thị trường và trên cơ sở khoản lợi nhuận đạt được khi đưa
vốn vay vào sản xuất kinh doanh. Vì vậy lợi nhuận chủ yếu của hoạt động ngân
hàng sẽ là khoản chênh lệch giữa chi phí trả lãi huy động với thu nhập từ lãi cho
vay. Để có hàng hoá kinh doanh, ngân hàng phải đưa ra một giá mua hợp lý cũng
như đa dạng các hình thức huy động.
Đồng thời ngân hàng cũng đa dạng hoá các hình thức cho vay nhằm phân tán
giảm thiểu rủi ro. Với vị thế kinh doanh Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch
vụ trung gian hưởng hoa hồng. Ngày nay, hệ thống Ngân hàng thương mại phát
triển mạnh mẽ, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội. Sự đa dạng
và phong phú các nghiệp vụ kinh doanh đã làm cho Ngân hàng thương mại trở
thành một tổ chức kinh doanh không thể thiếu trong tiến trình phát triển kinh tế.
11
1.1.3.1. Nghiệp vụ nhận tiền gửi
Đây là một hoạt động cơ bản của NHTM. Ngân hàng nhận được các khoản
tiền gửi của khách hàng dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ
hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Ngân hàng nhận tiền gửi của cá nhân,
của tổ chức và các doanh nghiệp. Ngân hàng phải hoàn trả gốc và lãi cho khách
hàng khi đến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu sử dụng đến rút tiền ở ngân hàng.
1.1.3.2. Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng
Nguồn vốn huy động sau khi đã thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ (nghiệp vụ liên
quan đến việc điều hành ngân quỹ của ngân hàng nhằm duy trì năng lực thanh toán
bình thường), sẽ được sử dụng để cho vay. Nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ đặc
trưng nhất của NHTM. Nó tạo ra hình thức tín dụng ngân hàng và ngân hàng sẽ tiến
hành phân phối có trọng điểm nguồn vốn đã hình thành trong nghiệp vụ huy động,
điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh. Đối
với ngân hàng, đây là nghiệp vụ quan trọng nhất, sử dụng phần lớn nguồn vốn và
tạo ra thu nhập chủ yếu.
Dựa vào tính chất và hình thức cho vay nghiệp vụ tín dụng được phân thành:
 Căn cứ vào mục đích:
- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây
dựng bất động sản nhà ở, đất đai.
- Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn
lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
- Cho vay nông nghiệp.
- Thuê mua và các loại khác.
 Căn cứ vào thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng, chủ yếu
được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn
của các doanh nghiệp.
12
- Cho vay trung hạn: Theo quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam thì loại cho vay này có thời hạn từ 1 đến 3 năm.
Tín dụng trung hạn thường sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến
hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, xây dụng các dự án mới có quy
mô nhỏ với thời hạn thu hồi vốn nhanh.
- Cho vay dài hạn: Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 3 năm
(theo quy định của NHNN Việt Nam).
Loại tín dụng này thường để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà
ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.
 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
- Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba mà chỉ dựa vào sự uy tín của bản thân khách hàng.
- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay được ngân hàng cung ứng nhưng phải
có tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba.
 Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng
- Cho vay bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được
cung cấp bằng tiền. Đây là loại cho vay chủ yếu của các ngân hàng và được thực
hiện bằng các kỹ thuật như tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng thời vụ,...
- Cho vay bằng tài sản: là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến và đa
dạng, ví dụ như tài trợ thuê mua.
 Căn cứ vào phương pháp hoàn trả
- Cho vay trả góp: là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi
theo định kỳ.
- Cho vay hoàn trả theo yêu cầu.
Ngoài các loại cho vay trên, ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh
cho khách hàng bằng uy tín của mình. Đối với loại nghiệp vụ này, ngân hàng không
phải cung cấp tiền, nhưng khi người được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ
13
theo hợp đồng thì ngân hàng phải thay thế để thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Vì thế,
nghiệp vụ này còn được gọi là tín dụng bằng chữ ký. Tín dụng bằng chữ ký bao
gồm: tín dụng chấp nhận, tín dụng chứng từ, bảo lãnh của ngân hàng.
1.1.3.3. Nghiệp vụ đầu tư
Ngân hàng tham gia vào đầu tư, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng
khoán nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ lợi tức chứng khoán và từ chêch lệch
thị giá chứng khoán mua bán trên thị trường.
Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện hùn vốn, liên doanh qua đó trực tiếp góp
vốn vào các doanh nghiệp để thành lập công ty, xí nghiệp mới.
1.1.3.4. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối (KDNH) của NHTM là việc mua bán các loại
ngoại tệ khác nhau nhằm đảm bảo cân đối các nhu cầu về ngoại tệ cho ngân hàng và
tìm cách thu lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ giá và lãi suất giữa các loại tiền tệ
khác nhau.
Ngoại hối là hàng hóa mua bán trên thị trường ngoại hối (TTNH), nhưng trên
thực tế tại Việt Nam chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ, còn các loại hình khác của
ngoại hối như giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ và vàng không được giao dịch trực
tiếp trên TTNH. Chính vì vậy, TTNH Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp là thị
trường mua bán và kinh doanh ngoại tệ, và nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại các
NHTM có thể được hiểu là kinh doanh ngoại tệ.
So với các nghiệp vụ kinh doanh khác của NHTM, nghiệp vụ kinh doanh
ngoại hối có những đặt trưng riêng, đó là :
- Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối được phân thành hai loại là nghiệp vụ KDNH
sơ cấp (hay còn gọi là nghiệp vụ KDNH gốc) và nghiệp vụ phái sinh ngoại hối.
- Nghiệp vụ KDNH là một trong những loại hình kinh doanh chứa đựng
nhiều rủi ro nhất, có thể kể đến như rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,
rủi ro hoạt động,…
14
- Nghiệp vụ KDNH là một nghiệp vụ phức tạp, đặc trưng cho sự phát triển
của một ngân hàng hiện đại. Nghiệp vụ này đòi hỏi phải có đầy đủ cơ sở vật chất,
các thiết bị hiện đại, các phương tiện thông tin và hệ thống công nghệ tân tiến mới
mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
- Nghiệp vụ KDNH là một hoạt động đòi hỏi các nhà kinh doanh cũng như
các giao dịch viên phải có đủ chuyên môn về nhiều lĩnh vực, phải có những kỹ năng
nhất định, phải có trình độ quản lý, tiếp cận thông tin và khả năng nắm bắt thị
trường một cách linh hoạt để theo kịp những biến động tức thời từ thị trường và các
nhân tố ngoại lai khác.
Các ngân hàng có thể tham gia mua bán ngoại tệ, huy động vốn ngoại tệ nhằm
đáp ứng nhu cầu của đầu tư cho vay cũng như kiếm lời. Việc kinh doanh ngoại tệ
còn góp phần thúc đẩy trong công tác thanh toán quốc tế, tài trợ cho xuất nhập
khẩu, v.v…
1.1.3.5. Các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng
- Dịch vụ chuyển tiền: Ngân hàng theo sự uỷ nhiệm của khách hàng sẽ chuyển
tiền để đáp ứng nhu cầu chi dùng của họ. Có hai phương thức chuyển tiền là chuyển
tiền bằng điện và chuyển tiền bằng thư.
- Thu chi hộ tiền hàng: là nghiệp vụ ngân hàng sẽ tiến hành trích tiền trên tài
khoản tiền gửi của khách hàng theo lệnh ủy nhiệm chi hoặc ủy nhiệm thu để chuyển
trả tiền hàng hoá, dịch vụ đã nhận hoặc thực hiện thu hộ tiền hàng khi nhận được
chứng từ khách hàng nhờ thu hộ...
- Nghiệp vụ uỷ thác: là nghiệp vụ mà ngân hàng thực hiện theo sự uỷ thác của
khách hàng trong việc quản lý tài sản, chuyển giao tài sản thừa kế, bảo quản chứng
khoán, vàng bạc, giấy tờ có giá... để hưởng hoa hồng.
- Mua bán hộ: theo sự uỷ nhiệm của khách hàng, ngân hàng thực hiện nghiệp
vụ phát hành hộ trái phiếu hoặc chứng khoán cho các công ty, hoặc phát hành trái
phiếu Chính phủ. Thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng có được một khoản thu nhập
dưới hình thức hoa hồng phát hành.
15
1.2. Nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm nghiệp vụ phái sinh
Công cụ phái sinh là những công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc
(hoặc bắt nguồn từ) giá trị của những biến số cơ sở (John Hull, 2009). Ở đây, biến
số cơ sở là những yếu tố (như giá trị, mức độ biến động giá…) của một tài sản cơ sở
(underlying asset) được giao dịch trong hợp đồng phái sinh (hay còn gọi là tài sản
gốc). Tài sản gốc có thể là bất cứ thứ gì (hàng hóa, cổ phiếu, USD…). Giá trị của tài
sản gốc là giá trị của tài sản được giao dịch, giá trị này luôn biến động. Như vậy,
công cụ phái sinh gắn kết người thực hiện nó với những rủi ro và lợi nhuận của một
tài sản cơ sở nào đó mà họ không cần phải trực tiếp sở hữu tài sản cơ sở đó.
Nghiệp vụ tài chính phái sinh là nghiệp vụ sử dụng các công cụ tài chính phái
sinh nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán, phòng ngừa rủi ro về lãi suất,
chứng khoán, ngoại tệ…; kinh doanh, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận; lợi dụng
chênh lệch giá và đầu cơ.
Nghiệp vụ phái sinh ngoại hối (hay còn gọi là nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
phái sinh) là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ dựa trên tỷ giá bắt nguồn từ tỷ giá giao
ngay và mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền chứ không phải hình thành trực
tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường (Nguyễn Văn Tiến, 2005). Nghiệp vụ phái
sinh ngoại hối chính là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp
đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn và đương nhiên, lợi nhuận của
các giao dịch cùng được chia sẻ cho các bên tham gia.
Từ các định nghĩa trên, có thể thấy, nghiệp vụ phái sinh ngoại hối của NHTM
là việc mua bán các loại ngoại tệ khác nhau thông qua các công cụ phái sinh nhằm
đảm bảo cân đối về nhu cầu ngoại tệ cho ngân hàng và tìm cách thu lợi nhuận thông
qua chênh lệch tỷ giá và lãi suất giữa các loại tiền tệ khác nhau, đồng thời phòng vệ
rủi ro cho khách hàng và cho ngân hàng. Đây là những công cụ tài chính có thể đem
lại lợi nhuận rất cao cho NHTM, nhưng nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro, vì khi tham
gia hoạt động kinh doanh tiền tệ này, ngân hàng sẽ tạo ra trạng thái ngoại tệ mở và
dẫn đến rủi ro về tỷ giá cho ngân hàng (Nguyễn Thị Loan, 2013).
16
1.2.2. Phân loại nghiệp vụ phái sinh
Trên thị trường ngoại hối và tại các ngân hàng thương mại hiện nay có năm
nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phổ biến là: giao ngay, kỳ hạn, tương lai, hoán đổi
và quyền chọn, trong đó, nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ gốc (hay còn gọi là
nghiệp vụ sơ cấp), còn các nghiệp vụ khác là phái sinh, tức là được bắt nguồn từ
nghiệp vụ giao ngay. Nghiệp vụ giao ngay được gọi là nghiệp vụ gốc bởi vì tỷ giá
áp dụng cho các hợp đồng giao ngay được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu
trên thị trường, trong khi đó, bốn nghiệp vụ phái sinh còn lại áp dụng tỷ giá không
được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường mà được bắt nguồn từ
tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền. Sau đây ta sẽ đi vào
nghiên cứu cụ thể từng loại nghiệp vụ phái sinh ngoại hối đó.
1.2.2.1. Nghiệp vụ kỳ hạn (Forward)
Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) là một thỏa thuận mua hoặc bán một tài
sản tại một thời điểm ấn định trong tương lai, với mức giá đã được định trước
(Eugene F. Brigham, Joel F. Houston, 2009).
Trong thực tế kinh doanh, ngày giá trị (tức ngày thanh toán) có thể là bất cứ
khi nào kể từ ngày ký kết hợp đồng cho đến vài năm sau trong tương lai. Ví dụ, đó
có thể là ngày giá trị hôm nay (today value date), ngày mai (tomorrow value date),
ngày kia (spot value date), hay kỳ hạn (forward value date). Trong đó, ngày giá trị
giao ngay là quan trọng nhất, nó được xem là cơ sở để xác định các ngày giá trị
khác. Căn cứ vào mốc là ngày giá trị giao ngay, ta định nghĩa: “Những giao dịch có
ngày giá trị xa hơn ngày giá trị giao ngay được gọi là giao dịch kỳ hạn (Forward
Transaction)” (Nguyễn Văn Tiến, 2008).
Trên thị trường ngoại hối, hợp đồng kỳ hạn được định nghĩa là một giao dịch
trong đó hai bên cam kết sẽ mua hoặc bán một đồng tiền cụ thể với khối lượng xác
định, vào một thời điểm xác định trong tương lai, tại mức giá được ấn định ở hiện
tại (Jeff Madura, 2006). Tại NHTM, các hợp đồng ngoại hối kỳ hạn được ký kết và
giao dịch giữa các ngân hàng và khách hàng, hay giữa hai ngân hàng với nhau.
Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên (Ngân hàng với
17
tổ chức kinh tế hoặc định chế tài chính khác) cam kết mua, bán với nhau một số
lượng ngoại tệ theo một tỷ giá cụ thể được xác định vào thời điểm cam kết mua bán
và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai.
Ngày nay, giao dịch kỳ hạn đã phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng
trên thị trường ngoại hối. Giao dịch kỳ hạn rất hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi
ro tỷ giá hối đoái đối với công ty khi tham gia xuất nhập khẩu, vay nợ nước ngoài
hay thực hiện đầu tư nước ngoài. Thị trường kỳ hạn còn là nơi hoạt động tích cực
của các nhà đầu cơ để kiếm lời.
Thị trường ngoại hối kỳ hạn có liên quan chặt chẽ với thị trường giao ngay.
Hai thị trường này có những đặc điểm chung về: phạm vi nhân sự tham dự và tổ
chức thị trường, kỹ thuật ký kết các hợp đồng, đồng USD được chấp nhận là đồng
tiền quy đổi, là đơn vị hạch toán. Tuy nhiên, hai thị trường này cũng có những đặc
tính khác nhau và chúng bị tách ra độc lập do thời hạn thực hiện hợp đồng khác
nhau. Điểm khác biệt sâu sắc nhất giữa chúng thể hiện ở chỗ, trên thị trường kỳ hạn
tỷ giá giao dịch ít phụ thuộc vào mức độ cung cầu thời hạn, mà phụ thuộc lớn vào
mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền giao dịch.
 Đặc điểm
- Giao dịch ngoại hối kỳ hạn không diễn ra trên sở giao dịch mà được thực
hiện trên thị trường ngoại hối phi tập trung (OTC).
- Đây là giao dịch không hủy ngang, không thể chuyển giao hay bán lại hợp
đồng trước hạn. Các bên tham gia phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng khi đáo hạn.
- Tỷ giá áp dụng trong mua bán ngoại tệ kỳ hạn được gọi là tỷ giá kỳ hạn. Tỷ
giá kỳ hạn (Forward Rate) là tỷ giá được thỏa thuận hôm nay làm cơ sở cho việc
trao đổi tiền tệ tại một ngày xác định xa hơn ngày giá trị giao ngay. Thông thường,
giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay luôn có một độ lệch nhất định được gọi là
điểm kỳ hạn (Forward Points) (Nguyễn Văn Tiến, 2008).
18
Bảng 1.2: Công thức xác định tỷ giá kỳ hạn
Theo lãi kép:
F = S x
(1+RT.t)
(1+RC.t)
Trong đó:
- F: Tỷ giá kỳ hạn
- S: Tỷ giá giao ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng
- RT: Lãi suất của đồng tiền định giá tính theo năm
- RC: Lãi suất của đồng tiền yết giá tính theo năm
- t: Kỳ hạn quy định trong hợp đồng tính theo năm
Theo dạng phân tích từ công thức trên:
Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + Điểm kỳ hạn
 F = S + P = S x
(1+RT.t)
(1+RC.t)
= S + S
(RT−RC).t
(1+RC.t)
 Điểm kỳ hạn: P = S
(RT−RC).t
(1+RC.t)
Trong đó:
- Nếu RT > RC : Điểm kỳ hạn > 0 được gọi là mức điểm kỳ hạn gia tăng
- Nếu RT < RC : Điểm kỳ hạn < 0 được gọi là điểm kỳ hạn khấu trừ
Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2011
- Kỳ hạn hợp đồng ngoại hối kỳ hạn thường là bội số của 30 ngày: 1; 2; 3; 4;
5; 6; 9; 12 tháng. Tuy nhiên, hai bên có thể thỏa thuận các kỳ hạn lẻ hay kỳ hạn
nhiều hơn 1 năm. Thông thường kỳ hạn tối thiểu của hợp đồng kỳ hạn đối với các
cá nhân và doanh nghiệp (khách hàng bán lẻ) là 1 tháng, và từ 7 đến 15 ngày đối với
thị trường liên ngân hàng. Ngoài ra cũng có một số ít hợp đồng với thời hạn không
phải là bội số của 30 ngày nhưng loại hợp đồng này thường khó thỏa thuận hơn loại
hợp đồng có thời hạn là bội số của 30 ngày.
Đối với hợp đồng mua kỳ hạn, người mua sẽ có lãi khi mà giá giao ngay khi đáo
hạn lớn hơn mức giá đã ký kết trong hợp đồng đúng một khoản bằng mức chênh lệch
giữa hai loại giá đó trừ đi phí thực hiện hợp đồng. Ngược lại, đối với hợp đồng bán
kỳ hạn, nếu giá giao ngay khi đáo hạn lớn hơn giá trong hợp đồng thì người mua sẽ bị
lỗ bằng với mức chênh lệch giữa hai mức giá cộng với phí thực hiện hợp đồng.
 Các ứng dụng của giao dịch ngoại hối kỳ hạn
- Bảo hiểm rủi ro tỷ giá
19
Hợp đồng kỳ hạn được sử dụng phổ biến để bảo hiểm rủi ro tỷ giá trong kinh
doanh quốc tế. Nếu doanh nghiệp có một khoản phải thu, một tài sản hay một thu
nhập trong tương lai định giá bằng ngoại tệ (gọi tắt là tài sản định giá bằng ngoại
tệ), giá ngoại tệ đang có xu hướng giảm xuống, doanh nghiệp có thể bảo hiểm rủi ro
này bằng cách tạo ra một tình trạng đóng (offsetting) cho tài sản này thông qua thị
trường kỳ hạn. Cụ thể là doanh nghiệp sẽ bán kỳ hạn tài sản này. Do tỷ giá trên hợp
đồng kỳ hạn được xác định vào ngày ký kết hợp đồng nên dù tỷ giá hối đoái trên thị
trường giao ngay thay đổi như thế nào, giá trị của tài sản tính bằng đồng bản tệ vẫn
không thay đổi. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có một khoản nợ định giá bằng ngoại
tệ, doanh nghiệp sẽ mua kỳ hạn ngoại tệ để tạo ra một trạng thái đóng bằng đồng
bản tệ cho khoản nợ của mình. Nếu sự biến động của tỷ giá giao ngay đúng như dự
đoán của doanh nghiệp, doanh nghiệp đã bảo hiểm được cho tài sản (nợ) của mình.
Nếu ngược lại, sự thiệt hại trên hợp đồng kỳ hạn được xem như là chi phí bảo hiểm.
- Đầu cơ
Hoạt động đầu cơ không thể thiếu được trong kinh doanh tiền tệ và là một yếu
tố giúp làm tăng tính thanh khoản của thị trường ngoại hối. Ở các quốc gia có thị
trường ngoại hối kém phát triển, chưa đủ điều kiện để áp dụng các nghiệp vụ phức
tạp như tương lai hay quyền chọn, ban đầu có thể thực hiện đầu cơ thông qua
nghiệp vụ kỳ hạn. Việc đầu cơ có thể được tiến hành như sau: Nếu một nhà đầu tư
cho rằng tỷ giá kỳ hạn trong tương lai sẽ tăng, họ sẽ mua một hợp đồng kỳ hạn với
tỷ giá cố định thỏa thuận ngày hôm nay. Đến ngày hợp đồng đáo hạn, nếu tỷ giá
giao ngay cao hơn tỷ giá kỳ hạn của hợp đồng có nghĩa là nhà đầu tư đã mua rẻ hơn
giá thị trường tại thời điểm đó, như vậy là anh ta có lãi.
- Kinh doanh chênh lệch lãi suất có bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
 Nhược điểm của giao dịch kỳ hạn
Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn thỏa mãn nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng
mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên, do giao
dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn
phải thực hiện hợp đồng.
20
Một điểm hạn chế nữa là hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào
khách hàng mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn ở hiện tại không có nhu cầu
mua hoặc bán ngoại tệ. Đôi khi trên thực tế khách hàng vừa có nhu cầu mua hoặc
bán ngoại tệ ở hiện tại đồng thời vừa có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ ở tương lai.
1.2.2.2. Nghiệp vụ tương lai (Future)
Hợp đồng tương lai (Future Contract) là một thỏa ước pháp lý giữa một bên là
người mua (hoặc bán) và một bên là sở giao dịch hoặc một trung tâm thanh toán
(Clearing House) về việc giao và nhận một khối lượng tài sản xác định tại một thời
điểm nhất định trong tương lai với một mức giá đã được ấn định sẵn (Jeff Madura,
2006). Về bản chất, giao dịch tương lai chính là một giao dịch kỳ hạn được thực
hiện tại Sở giao dịch và đối tượng giao dịch là các hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa
về loại, số lượng các đơn vị tài sản cơ sở, phương thức và thời gian thanh toán…
Từ định nghĩa trên, có thể nói giao dịch ngoại hối tương lai (hay còn gọi là
giao dịch ngoại hối giao sau) là một thỏa thuận giữa hai đối tác mua bán một số
lượng tiền ngoại tệ định sẵn vào thời điểm hợp đồng được ký kết và ngày giao hàng
được ấn định sẵn trong tương lai được thực hiện tại sở giao dịch. Thực chất của giao
dịch ngoại hối giao sau chính là giao dịch có kỳ hạn nhưng được chuẩn hoá về: Loại
ngoại tệ giao dịch, thời hạn giao dịch và trị giá hợp đồng.
Tại Việt Nam, nghiệp vụ giao dịch ngoại hối tương lai hiện vẫn chưa được các
NHTM sử dụng như các nghiệp vụ phái sinh khác trong mục đích phòng vệ. Tuy
nhiên, sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, dịch vụ ngân hàng
đã được cam kết mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài, đồng thời xuất phát từ yêu
cầu của các NHTM trong nước, các doanh nghiệp về nâng cao hiệu quả kinh doanh
và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh, loại hình giao dịch này sẽ sớm được đưa
vào thực hiện. Nhận thức về giao dịch tương lai đã rõ ràng hơn, trình độ của các nhà
kinh doanh được nâng lên, cơ sở hạ tầng công nghệ và pháp lý cho giao dịch tương
lai đang được hoàn thiện và mức độ hiệu quả của giao dịch tương lai đã được khẳng
định là cơ sở để đưa giao dịch tương lai vào thực hiện (Trần Văn Hòe, 2009).
21
 Đặc điểm
Hợp đồng tương lai là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ có giá là được thỏa
thuận, mỗi hợp đồng đều được quy định một số lượng hàng hóa nhất định (contract
size), ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không
có sự đàm phán giữa hai bên tham gia vào hợp đồng.
Hợp đồng tương lai được giao dịch trên các thị trường tương lai (sàn của Sở
giao dịch): người mua và người bán đặt lệnh (place order) thông qua nhà môi giới
(broker) hay các thành viên của sàn giao dịch (exchange members). Giá của một số
lượng nhất định hợp đồng tương lai được xác định qua phương pháp đấu giá công
khai (open outery), phản ánh mức cân bằng trạng thái Long và Short trên thị trường.
Khả năng bị phá vỡ hợp đồng trong hợp đồng tương lai thấp hơn nhiều so với
hợp đồng kỳ hạn, thậm chí nó còn bằng không. Các trung tâm thanh toán bù trừ
(Clearing House) sẽ đóng vai trò như là một bên trung gian cho cả người bán và
người mua. Nghĩa là, nếu bên A muốn mua một hợp đồng tương lai, anh ta có thể
mua nó từ trung tâm thanh toán bù trừ; nếu bên B muốn bán một hợp đồng tương
lai, anh ta có thể bán nó cho trung tâm thanh toán bù trừ. Trung tâm thanh toán bù
trừ là một bên trong hợp đồng tương lai, nó luôn công bằng cho cả người bán và
người mua theo những quy tắc đã được đặt ra.
Chỉ khoảng từ 1-5% số hợp đồng tương lai trên thị trường thực sự được giao dịch
(tức là diễn ra việc giao hàng giữa hai bên), còn lại hầu như chỉ diễn ra việc thanh toán
lãi lỗ giữa các bên. Hợp đồng tương lai được tái thanh toán hàng ngày, và được ấn
định, ghi nhận trên thị trường, nên các khoản lời lỗ được nhận biết hàng ngày.
Yêu cầu về ký quỹ (margin requirement): đây là yêu cầu mà người đặt lệnh
phải ký quỹ một số tiền ban đầu (intial margin) theo tỷ lệ ký quỹ nhất định vào tài
khoản ký quỹ trước khi tiến hành giao dịch và phải duy trì một số dư tối thiểu trong
kỳ hạn hợp đồng (maintance margin).
Để phân biệt giữa hai loại hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai, ta có thể
theo dõi trong bảng sau:
22
Bảng 1.3: So sánh giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai
Đặc điểm Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai
Nơi trao đổi,
giao dịch
Được giao dịch ở thị trường
phi tập trung (OTC).
Được giao dịch trên các sàn giao
dịch tập trung (Sở giao dịch).
Khối lượng,
ngày giá trị,
loại hàng, đơn
vị hàng hóa…
Do hai bên tự thỏa thuận và
quy định trong hợp đồng,
mang tính cá nhân và riêng
biệt.
Được tiêu chuẩn hóa theo quy
định của sàn giao dịch, hàng hóa
được phân lô, đánh số, ký mã hiệu
đầy đủ.
Thanh toán
Thường được thanh toán trực
tiếp bằng tiền mặt một lần khi
hợp đồng đáo hạn tại mức giá
đã ấn định trước.
 Phải thanh toán lúc đáo
hạn hợp đồng
Được thanh toán qua trung tâm
thanh toán bù trừ, và các khoản
lãi/lỗ được điều chỉnh hàng ngày
theo điều kiện của thị trường.
 Có thể đóng vị thế mua hoặc
bán trước hạn
Yêu cầu ký quỹ
Thường không yêu cầu ký
quỹ, một số trường hợp sẽ đòi
hỏi từ 5-10%.
Bắt buộc phải ký quỹ một số
lượng nhất định, điều chỉnh theo
thị trường hàng ngày.
Chi phí mua bán Không có Có
Mục tiêu
Chủ yếu là để phòng vệ: diễn
ra việc trao đổi hàng hóa thật
Chủ yếu là đầu cơ: hầu như không
giao hàng
Nhà đảm bảo Không có Trung tâm thanh toán bù trừ
Rủi ro đối tác
Người tham gia phải đối mặt
với rủi ro phía đối tác không
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
hợp đồng
Ít rủi ro hơp khi được giao dịch
thông qua các sàn giao dịch, một
bên của hợp đồng là trung tâm
thanh toán bù trừ, luôn đảm bảo
uy tín. Việc yêu cầu ký quỹ cũng
giúp làm giảm rủi ro thanh toán.
Tính thanh
khoản
Tính thanh khoản thấp, không
có thị trường thứ cấp tập
trung, hợp đồng được mua
bán trên thị trường OTC.
Tính thanh khoản rất cao, tồn tại
thị trường thứ cấp tập trung, hợp
đồng được mua bán trên sàn giao
dịch.
Rủi ro dòng tiền Không có Có
Nguồn: Lưu Thu Hương, Đại học Duy Tân, 2013
 Các ứng dụng của giao dịch ngoại hối tương lai
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Cũng giống như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai cũng được xem là một
công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hiệu quả. Với hợp đồng tương lai, người mua phòng
23
ngừa được các rủi ro tỷ giá một cách hiệu quả hơn, đặc biệt là loại bỏ hoàn toàn được
rủi ro đối tác nhờ vào tài khoản ký quỹ. Người ta thường tiến hành nghiệp vụ này để
phòng ngừa rủi ro khi cần mua bán một số lượng ngoại tệ nhất định, vào một thời
điểm cố định trong tương lai phù hợp với tiêu chuẩn của Sở giao dịch.
Công cụ để đầu cơ
So với công dụng phòng ngừa rủi ro tỷ giá thì công dụng thứ hai này của hợp
đồng tương lai có xu hướng được các nhà đầu cơ ưa chuộng hơn bởi vì:
- Các khoản lãi phát sinh từ hợp đồng tương lai nhận được trong ngày, có
nghĩa là chốt lãi và cắt lỗ được nhanh chóng.
- Chi phí giao dịch thấp hơn nhiều so với hợp đồng kỳ hạn.
- Hợp đồng tương lai không đòi hỏi người tham gia phải thực hiện giao dịch
vào ngày đáo hạn, mà họ có thể thanh lý nó vào bất cứ thời điểm nào mà họ cho
rằng có lợi nhất. Và không phải mất thời gian cho việc giao hàng vì mục đích chính
của họ là đầu tư kiếm lời chứ không nhằm giao dịch và nhận hàng hóa thực sự.
Hợp đồng tương lai còn là công cụ để các nhà đầu tư nhận biết được tín
hiệu tỷ giá trong tương lai
Giá của hợp đồng tương lai phán ánh dự đoán của thị trường về giá giao ngay
trong tương lai. Trong một thị trường hiệu quả thì giá tương lai sẽ tiến tới xấp xỉ với
giá giao ngay tại thời điểm đáo hạn. Vì thế, giá tương lai sẽ giúp các nhà sản xuất có
được những quyết định đúng đắn trong việc phân bổ nguồn lực.
 Nhược điểm của giao dịch tương lai
Rủi ro tỷ giá không được triệt tiêu một cách hoàn toàn bởi các khoản lãi từ tài
khoản ký quỹ không phải lúc nào cũng đủ bù đắp cho sự tăng giá giao ngay một
cách hoàn hảo. Đây gọi là rủi ro điều chỉnh giá trị hợp đồng theo điều kiện thị
trường. Nếu xét theo góc độ này thì hợp đồng tương lai có độ rủi ro cao hơn so với
hợp đồng kỳ hạn.
Do số lượng, thời gian và địa điểm trong mỗi hợp đồng tương lai là cố định
nên việc sử dụng hợp đồng tương lai làm công cụ phòng ngừa rủi ro bị cản trở vì
24
nhiều khi nhu cầu của doanh nghiệp về số lượng hay thời gian không khớp với quy
định trên hợp đồng.
1.2.2.3. Nghiệp vụ hoán đổi (Swap)
Để khắc phục những hạn chế của các giao dịch kỳ hạn về thời gian thực hiện
giao dịch, các ngân hàng đã cung cấp các hợp đồng hoán đổi cho phép các nhà kinh
doanh dễ dàng luân chuyển trạng thái tiền tệ, kéo dài hoặc rút ngắn thời hạn hợp
đồng kỳ hạn cho phù hợp với nhu cầu thu chi ngoại tệ hoặc cung cầu vốn thực tế
trong kinh doanh.
Hợp đồng hoán đổi (Swaps contract) là một thỏa thuận trong đó hai bên đồng
ý thực hiện các thanh toán định kỳ. Hợp đồng hoán đổi có hai loại chính là hợp
đồng hoán đổi lãi suất và hợp đồng hoán đổi ngoại hối.
Trong đó, hợp đồng hoán đổi ngoại hối là hợp đồng diễn ra việc đồng thời mua
vào và bán ra một tiền tệ nhất định đối với mỗi bên, trong đó ngày giá trị mua vào và
ngày giá trị bán ra là khác nhau. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là loại hợp đồng hoán đổi
ngoại hối có thời hạn dài (thường từ vài năm trở lên) và lãi suất phát sinh được thanh
toán định kỳ trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, khoản gốc chỉ được hoán đổi khi
hợp đồng đáo hạn (David A.Dubofsky và Thomas W.Miller, 2003). Sự khác nhau
giữa hai loại hợp đồng này là: trong hợp đồng hoán đổi ngoại hối, gốc và lãi được
thanh toán một lần tại thời điểm hợp đồng đến hạn, còn trong hợp đồng hoán đổi tiền
tệ, lãi được thanh toán định kỳ còn gốc được thanh toán một lần tại thời điểm hợp
đồng đến hạn. Ngoài ra, hợp đồng hoán đổi ngoại hối được giao dịch trên FOREX,
còn hợp đồng hoán đổi tiền tệ được giao dịch trên thị trường hoán đổi (Swap Market).
Tại các NHTM, nghiệp vụ giao dịch ngoại hối hoán đổi là giao dịch đồng thời
mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao
dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao
dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Giao dịch hoán đổi ngoại hối có
thể thực hiện trên thị trường liên ngân hàng hoặc giữa ngân hàng với một khách hàng
(cá nhân hoặc doanh nghiệp). Giao dịch hoán đổi ngoại tệ điển hình nhất là hoán đổi
giao ngay với có kỳ hạn (Spot againt forward) (Trần Văn Hòe, 2009).
25
 Đặc điểm
Phân loại: Hợp đồng hoán đổi ngoại hối gồm hai loại:
- Spot – Forward Swap: gồm một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn.
- Forward – Forward Swap: gồm hai giao dịch đều là giao dịch kỳ hạn được ký
kết đồng thời tại ngày hôm nay nhưng có ngày giá trị khác nhau.
Còn một cách phân loại khác là hoán đổi đồng nhất (Pure Swap) và hoán đổi
ghép (Engineered Swap):
- Hoán đổi đồng nhất là giao dịch trong đó vế giao ngay và vế kỳ hạn thuộc một
hợp đồng hoán đổi.
- Hoán đổi ghép là giao dịch trong đó vế giao ngay và vế kỳ hạn thuộc hai hợp
đồng độc lập.
Tỷ giá hoán đổi: Là tỷ giá được yết trong giao dịch nghiệp vụ hoán đổi và
thường được yết là số điểm kỳ hạn (swap/forward rate/points), phản ánh mức chênh
lệch lãi suất của hai đồng tiền tham gia giao dịch.
Tỷ giá giao ngay trong giao dịch hoán đổi thường được ngân hàng yết giá quy
định và thường là tỷ giá trung bình giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra.
Tỷgiá kỳhạn hoán đổi mua vào = Tỷgiá giao ngaytrung bình + Điểm kỳhạn mua vào
Tỷ giá kỳ hạn hoán đổi bán ra = Tỷ giá giao ngay trung bình + Điểm kỳ hạn bán ra
 Các ứng dụng của giao dịch hoán đổi
- Phòng ngừa rủi ro hối đoái
Nếu không sử dụng nghiệp vụ hoán đổi, các doanh nghiệp tham gia thị trường
ngoại hối buộc phải mua hoặc bán các loại ngoại tệ để có được loại tiền tệ đáp ứng
nhu cầu kinh doanh và do đó phải gánh chịu hai khoản thiệt hại là chênh lệch giá
mua, giá bán và khi cần lại loại ngoại tệ ban đầu lại phải tiếp tục bán mua trên thị
trường. Nghiệp vụ hoán đổi sẽ cho phép tránh được thiệt hại này do các bên tham
gia sẽ cho phép tránh được thiệt hại là chênh lệch giá mua, giá bán và khi cần lại
loại ngoại tệ ban đầu lại phải tiếp tục bán mua trên thị trường.
26
- Kiểm soát nguồn vốn khả dụng.
- Kéo dài thời hạn trạng thái ngoại hối.
- Kinh doanh chênh lệch lãi suất có bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
Nếu tỷ giá hoán đổi không nhất quán với tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị
trường thì có thể tận dụng giao dịch hoán đổi để kinh doanh chênh lệch lãi suất mà
không chịu rủi ro.
Bảng 1.4: So sánh giữa hợp đồng hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn
Tiêu chí Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng hoán đổi
Khái
niệm
Là hợp đồng mua hay bán
ngoại tệ mà việc chuyển giao
sẽ được thực hiện sau một
khoản thời gian nhất định.
Là hợp đồng mua hay bán ngoại tệ
diễn ra theo hướng ngược chiều
trong đó một giao dịch là giao ngay
và 1 giao dịch là kỳ hạn.
Tỷ giá
thực hiện
Tỷ giá thực hiện là tỷ giá kỳ
hạn.
Tỷ giá thực hiện là tỷ giá giao ngay
và tỷ giá kỳ hạn.
Mục đích
Sử dụng để đáp ứng nhu cầu
mua hay bán ngoại tệ trong
tương lai nhằm phòng ngừa
rủi ro tỷ giá.
Sử dụng để đáp ứng nhu cầu mua hay
bán ngoại tệ ở hiện tại đồng thời hoán
đổi ngược lại ở tương lai nhằm đáp
ứng nhu cầu thanh toán vừa đáp ứng
nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Chuyển
giao
ngoại tệ
Không có việc chuyển giao
ngoại tệ ở hiện tại, chỉ chuyển
giao ngoại tệ khi đáo hạn.
Có chuyển giao ngoại tệ giao ngay ở
hiện tại và chuyển giao ngoại tệ kỳ
hạn khi đáo hạn.
Nguồn: Lưu Thu Hương, Đại học Duy Tân, 2013
1.2.2.4. Nghiệp vụ quyền chọn (Option)
Như đã đề cập ở trên, các hợp đồng kỳ hạn, tương lai và hoán đổi luôn phải
được thực hiện hoặc thanh lý khi trước hoặc tại thời điểm hợp đồng đến hạn nên đôi
khi nó đánh mất cơ hội kinh doanh nếu như giá cả biến động thuận lợi. Để khắc
phục nhược điểm này, hợp đồng quyền chọn đã ra đời.
Hợp đồng quyền chọn (Options Contract) là một thỏa thuận trong đó người
bán hợp đồng cho phép người mua có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua từ
hoặc bán cho người bán hợp đồng một tài sản tại một mức giá nhất định trong một
khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm (Jeff Mandura, 2006).
27
Hợp đồng quyền chọn ngoại hối là một công cụ tài chính, cho phép người mua
hợp đồng có quyền (chứ không phải nghĩa vụ), mua hoặc bán một đồng tiền này với
một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước tại một thời gian nhất định
trong tương lai (Nguyễn Văn Tiến, 2008).
Người mua hợp đồng quyền chọn có quyền quyết định thực hiện hay không thực
hiện “quyền chọn” của mình. Người bán hợp đồng quyền chọn phải thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng nếu người mua yêu cầu. Bởi vì quyền chọn là một loại tài sản tài chính nên
nó có giá trị và người mua phải trả một khoản chi phí nhất định khi mua nó.
Tại Việt Nam, NHNN đã ban hành quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN (ngày
10/11/2004) “không cho phép các TCTD mua quyền chọn từ các tổ chức kinh tế, tổ
chức khác và cá nhân” và công văn 1820/NHNN-QLNH (ngày 18/03/2009) quy
định "Các tổ chức tín dụng không được phép cung cấp sản phẩm quyền chọn VND
và ngoại tệ kể từ ngày 23/03/2009" cho nên có thể nói, nghiệp vụ quyền chọn ngoại
hối tại các NHTM Việt Nam là giao dịch diễn ra giữa bên bán quyền chọn là Ngân
hàng và bên mua quyền chọn là khách hàng về việc mua bán hai loại ngoại tệ khác
nhau (không liên quan đến VND).
 Phân loại
Căn cứ vào đặc điểm giao dịch: có hai loại hợp đồng quyền chọn như sau:
Hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ (Call option) là thỏa thuận cho phép người
mua hợp đồng có quyền (chứ không phải nghĩa vụ) mua một tiền tệ (mua tiền tệ yết
giá) tại một tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước trong một khoảng thời gian nhất định.
Hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ (Put option) là thỏa thuận cho phép người
mua hợp đồng có quyền (chứ không phải nghĩa vụ) bán một tiền tệ (bán tiền tệ yết
giá) tại một tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước trong một khoảng thời gian nhất định.
Căn cứ vào thời điểm thanh toán: có hai hình thức của hợp đồng quyền chọn
là hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ và hợp đồng quyền chọn kiểu châu Âu.
Hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu (European option) là hợp đồng chỉ cho phép
thực hiện giao dịch tại thời điểm đáo hạn. Việc thanh toán thực tế xảy ra sau khi hợp
28
đồng đến hạn tự một đến hai ngày làm việc giống như trường hợp ngày giá trị trong các
giao dịch giao ngay. Mục đích chính của loại hợp đồng này là để phòng ngừa rủi ro.
Hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ (American option) là hợp đồng cho phép thực
hiện quyền chọn vào ngày làm việc trong thời gian hiệu lực của hợp đồng và trước
khi hợp đồng đáo hạn. Việc thanh toán thực tế xảy ra sau khi tiến hành quyền chọn từ
một đến hai ngày làm việc giống như trường hợp ngày giá trị trong các giao dịch giao
ngay. Mục đích chính của hợp đồng quyền chọn kiểu này là nhằm đầu cơ tỷ giá.
 Đặc điểm
Hợp đồng quyền chọn được giao dịch tại Sở giao dịch hoặc trên thị trường phi
tập trung OTC, cho nên hợp đồng có thể được chuẩn hóa hoặc được thiết kế riêng
cho phù hợp với các bên trong hợp đồng.
Người mua hợp đồng quyền chọn không bị bắt buộc phải thực hiện nó nhưng
bắt buộc phải trả một khoản tiền cho người bán hợp đồng quyền chọn để có được
quyền chọn, đó được gọi là phí quyền chọn. Phí quyền chọn, chính là giá của hợp
đồng quyền chọn, phải là lượng tiền hợp lý, sao cho đủ bù đắp rủi ro xét từ góc độ
người bán và không quá đắt xét từ góc độ người mua. Nếu hợp đồng đáo hạn mà
không xảy ra giao dịch, thì chỉ có một dòng tiền duy nhất dịch chuyển, đó là khoản
phí quyền chọn mà người mua trả cho người bán. Phí quyền chọn là khoản tiền không
truy đòi và thông thường được thanh toán một lần tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Thời hạn hợp đồng quyền chọn cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến phí quyền
chọn bởi vì thời hạn hợp đồng càng dài, ảnh hưởng của yếu tố chênh lệch lãi suất
càng lớn và xác suất thay đổi đến tỷ giá càng cao.
Mục đích chính của hợp đồng quyền chọn là nhằm phòng ngừa rủi ro bất cân
xứng thông tin hoặc đầu cơ, kinh doanh chênh lệch giá.
 Ứng dụng
- Một quyền chọn có thể mang lại lợi nhuận cho người nắm giữ khi thực hiện
hợp đồng với tỷ giá hiện thời thì được gọi là sinh lời (in the money).
29
- Một quyền chọn không có khả năng mang lại lợi nhuận cho người nắm giữ
khi thực hiện hợp đồng với tỷ giá hiện thời thì được gọi là lỗ vốn (out of the money).
- Một quyền chọn không đem lại lợi nhuận nhưng cũng không đem lại khoản
lỗ cho người nắm giữ khi thực hiện hợp đồng được gọi là hòa vốn (at the money).
Cụ thể: Gọi E là tỷ giá thực hiện (niêm yết trực tiếp), St là tỷ giá giao ngay, ta có:
Đối với Quyền chọn Mua (Call option)
- Khi St > E: Hợp đồng ở trạng thái In the money
- Khi St = E: Hợp đồng ở trạng thái At the money
- Khi St < E: Hợp đồng ở trạng thái Out of the money
Đối với Quyền chọn Bán (Put option)
- Khi St > E: Hợp đồng ở trạng thái Out of the money
- Khi St = E: Hợp đồng ở trạng thái At the money
- Khi St < E: Hợp đồng ở trạng thái In of the money
Khi hợp đồng ở trạng thái In the money, nhà đầu tư nên thực hiện hợp đồng và
ngược lại khi ở trạng thái Out of the money, nhà đầu tư không nên thực hiện hợp đồng.
Đối với trường hợp hợp đồng ở trạng thái At the money, nhà đầu tư có thể thực hiện
hoặc không thực hiện hợp đồng, nhưng thông thường nhà đầu tư sẽ thực hiện vì như
thế sẽ giảm thời gian giao dịch so với việc mua ngoại tệ giao ngay trên thị trường.
1.3. Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại
Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, xu hướng hội nhập nền kinh tế thế giới
một cách rộng rãi, các NHTM cũng như các doanh nghiệp có nhiều cơ hội thực hiện
các giao dịch tài chính hết sức đa dạng để nâng cao khả năng cạnh tranh, tối đa hóa
lợi nhuận. Nhưng mặt khác, họ phải đối diện với rất nhiều rủi ro về các vấn đề như lãi
suất, diễn biến thị trường tiền tệ và đặc biệt là các rủi ro do biến động của tỷ giá hối
đoái. Vấn đề đặt ra cho TTNH nói chung và các NHTM nói riêng là phải đưa vào sử
dụng rộng rãi và hoàn thiện các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối để đáp ứng kịp thời với
nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá, kinh doanh kiếm lời của các ngân hàng, các doanh
nghiệp cũng như nhiều thành viên khác tham gia vào thị trường ngoại hối.
30
1.3.1. Khái niệm phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại NHTM
Trước hết cần làm rõ khái niệm “phát triển”, phát triển là phạm trù triết học khái
quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện. Như vậy, sự phát triển là quá trình không ngừng gia tăng
về trình độ, về kết cấu phức tạp của sự vật và do đó làm nảy sinh những quy định mới
cao hơn về chất, hay nói cách khác chính là sự gia tăng cả về chiều rộng và chiều sâu.
Căn cứ theo khái niệm về phát triển, có thể nói phát triển nghiệp vụ phái sinh
ngoại hối tại NHTM cũng đi vào hai hướng chính là phát triển theo chiều rộng và
theo chiều sâu của nghiệp vụ phái sinh ngoại hối, hay nói cách khác chính là sự gia
tăng việc triển khai, sử dụng, mở rộng và hoàn thiện các nghiệp vụ phái sinh ngoại
hối cả về số lượng và chất lượng.
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối về số lượng được hiểu là việc gia tăng và
sử dụng các sản phẩm phái sinh trong hoạt động KDNH và phòng ngừa rủi ro của
NHTM. Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối về chất lượng bao gồm: điều kiện giao
dịch thuận lợi, giá cả ưu đãi, tạo thêm nhiều tiện ích, đơn giản quy trình nghiệp vụ, cơ
chế thực hiện linh hoạt, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Ngoài ra, NHTM có thể
kết hợp sản phẩm phái sinh ngoại hối với các sản phầm dịch vụ khác như cho vay, bảo
hiểm tỷ giá, lãi suất tạo tiện ích cho khách hàng. Bên cạnh việc đa dạng danh mục sản
phẩm phái sinh ngoại hối, ngân hàng cần tuyên truyền, hướng dẫn và tư vấn khách
hàng về nội dung, tác dụng và cách thức sử dụng các sản phẩm phái sinh ngoại hối.
Nhìn chung, phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại NHTM là việc
NHTM mở rộng triển khai và thực hiện các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối nhằm
đảm bảo cân đối các nhu cầu về ngoại hối của ngân hàng và tìm cách thu lợi nhuận
trực tiếp thông qua chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau
trên cơ sở kiểm soát rủi ro và phục vụ chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
1.3.2. Điều kiện để phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại NHTM
Thực tế, để ứng dụng và phát triển công cụ phái sinh tại các NHTM Việt Nam
cần phải có các điều kiện sau:
Thứ nhất, về các nhân tố khách quan.
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

More Related Content

Similar to Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...
Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...
Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng VIB
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng VIBLuận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng VIB
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng VIB
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
 Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại  Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
Đề tài  phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,Đề tài  phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
Đề tài phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà NộiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149
NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149
NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp...
Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp...Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp...
Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc TếLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoạt động chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng Techcombank, 9đ
Hoạt động chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng Techcombank, 9đHoạt động chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng Techcombank, 9đ
Hoạt động chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng Techcombank, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng BIDV, HAY, 9d
Luận văn: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng BIDV, HAY, 9dLuận văn: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng BIDV, HAY, 9d
Luận văn: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng BIDV, HAY, 9d
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO  THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO  THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOTLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (20)

Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...
Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...
Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng VIB
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng VIBLuận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng VIB
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng VIB
 
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
 Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại  Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
 
Đề tài phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
Đề tài  phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,Đề tài  phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
Đề tài phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
 
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà NộiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
 
NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149
NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149
NÂNG CAO NÂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG - TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457 3149
 
Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp...
Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp...Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp...
Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp...
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc TếLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
 
Hoạt động chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng Techcombank, 9đ
Hoạt động chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng Techcombank, 9đHoạt động chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng Techcombank, 9đ
Hoạt động chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng Techcombank, 9đ
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng BIDV, HAY, 9d
Luận văn: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng BIDV, HAY, 9dLuận văn: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng BIDV, HAY, 9d
Luận văn: Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng BIDV, HAY, 9d
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO  THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO  THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
 
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOTLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...
Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...
Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai Châu
Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai ChâuĐánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai Châu
Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai Châu
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...
Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...
Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...
Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...
Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...
Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...
Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Business report plan Globex International Operations
Business report plan Globex International OperationsBusiness report plan Globex International Operations
Business report plan Globex International Operations
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogic
Tổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogicTổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogic
Tổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogic
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý nâng cao c...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý nâng cao c...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý nâng cao c...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý nâng cao c...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu thành phần hóa học cặn hexan của loài sao biển đỏ Anthenea aspera
Nghiên cứu thành phần hóa học cặn hexan của loài sao biển đỏ Anthenea asperaNghiên cứu thành phần hóa học cặn hexan của loài sao biển đỏ Anthenea aspera
Nghiên cứu thành phần hóa học cặn hexan của loài sao biển đỏ Anthenea aspera
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi mùn cưa hấp thu hợp chất DDD trong dịch...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi mùn cưa hấp thu hợp chất DDD trong dịch...Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi mùn cưa hấp thu hợp chất DDD trong dịch...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi mùn cưa hấp thu hợp chất DDD trong dịch...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi hấp thu hợp chất DDE trong dịch chiết đ...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi hấp thu hợp chất DDE trong dịch chiết đ...Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi hấp thu hợp chất DDE trong dịch chiết đ...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi hấp thu hợp chất DDE trong dịch chiết đ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetate cây Viễn chí (Pol...
Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetate cây Viễn chí (Pol...Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetate cây Viễn chí (Pol...
Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetate cây Viễn chí (Pol...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...
Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...
Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...
 
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...
 
Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai Châu
Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai ChâuĐánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai Châu
Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai Châu
 
Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...
Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...
Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...
 
Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...
Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...
Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...
 
Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...
Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...
Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...
 
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...
 
Business report plan Globex International Operations
Business report plan Globex International OperationsBusiness report plan Globex International Operations
Business report plan Globex International Operations
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...
 
Tổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogic
Tổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogicTổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogic
Tổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogic
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý nâng cao c...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý nâng cao c...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý nâng cao c...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu và đề xuất công nghệ xử lý nâng cao c...
 
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
 
Nghiên cứu thành phần hóa học cặn hexan của loài sao biển đỏ Anthenea aspera
Nghiên cứu thành phần hóa học cặn hexan của loài sao biển đỏ Anthenea asperaNghiên cứu thành phần hóa học cặn hexan của loài sao biển đỏ Anthenea aspera
Nghiên cứu thành phần hóa học cặn hexan của loài sao biển đỏ Anthenea aspera
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi mùn cưa hấp thu hợp chất DDD trong dịch...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi mùn cưa hấp thu hợp chất DDD trong dịch...Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi mùn cưa hấp thu hợp chất DDD trong dịch...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi mùn cưa hấp thu hợp chất DDD trong dịch...
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi hấp thu hợp chất DDE trong dịch chiết đ...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi hấp thu hợp chất DDE trong dịch chiết đ...Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi hấp thu hợp chất DDE trong dịch chiết đ...
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu gốc PANi hấp thu hợp chất DDE trong dịch chiết đ...
 
Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetate cây Viễn chí (Pol...
Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetate cây Viễn chí (Pol...Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetate cây Viễn chí (Pol...
Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetate cây Viễn chí (Pol...
 

Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ----------------------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 Họ và tên học viên: Nguyễn Ngọc Giang NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN THỊ LƯƠNG BÌNH
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net HÀ NỘI - 2017
  • 3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ PHÁI SINH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.................5 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của NHTM5 1.1.1.Khái niệm Ngân hàng thương mại.................................................................5 1.1.2.Đặc điểm và chức năng của Ngân hàng thương mại ....................................6 1.1.3.Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại................10 1.2.Nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại.......................15 1.2.1.Khái niệm nghiệp vụ phái sinh.....................................................................15 1.2.2.Phân loại nghiệp vụ phái sinh.......................................................................16 1.3.Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại .....29 1.3.1.Khái niệm phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại NHTM.................30 1.3.2.Điều kiện để phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại NHTM.............30 1.3.3.Các tiêu chí đánh giá sự phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối của NHTM.....................................................................................................................33 1.3.4.Ý nghĩa của việc phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại NHTM......37 1.4.Kinh nghiệm ứng dụng và phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại một số nước trên thế giới và bài học cho các NHTM tại Việt Nam ...............39 1.4.1.Kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới .......................................39 1.4.2.Bài học đối với các NHTM Việt Nam.........................................................43
  • 4. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ PHÁI SINH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM..................................................................................................45 2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.45 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ...............................................................................................45 2.1.2.Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.......................................................................................47 2.1.3.Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.............................................................48 2.2. Thực trạng phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2013-2016...........................53 2.2.1.Cơ sở pháp lý liên quan đến phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối......53 2.2.2.Quy trình giao dịch phái sinh ngoại hối đã áp dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.............................................................55 2.2.3.Thực trạng phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.............................................................58 2.2.4.Đánh giá tình hình phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ..................................................74 CHƯƠNG 382 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ PHÁI SINH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.......................................................................82 3.1. Định hướng chiến lược phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam...........................................82 3.1.1.Định hướng chung về phát triển sản phẩm dịch vụ trên toàn hệ thống của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam...............................82 3.1.2.Định hướng phát triển cho nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ..................................................85 3.2. Cơ hội và thách thức để thúc đẩy và hoàn thiện phát triển các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.....88 3.2.1.Sự phát triển của thị trường phái sinh ngoại hối toàn cầu ..........................88 3.2.2.Sự phát triển của thị trường phái sinh ngoại hối Việt Nam........................91 3.2.3.Cơ hội và thách thức để phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam .......................................100
  • 5. 3.3. Đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam..............................102 3.3.1.Đa dạng hóa các công cụ phái sinh ngoại hối ...........................................102 3.3.2.Nâng cao chất lượng nghiệp vụ phái sinh ngoại hối và khả năng quản trị rủi ro hối đoái........................................................................................................103 3.3.3.Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong kinh doanh ngoại hối.......................105 3.3.4.Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nghiệp vụ ...................................................106 3.3.5.Phổ biến rộng rãi công cụ ngoại hối phái sinh cho khách hàng...............107 3.3.6.Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực..............................................................107 3.3.7.Một số giải pháp hỗ trợ khác nhằm thúc đẩy và hoàn thiện phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Agribank........................................................108 3.4. Một số kiến nghị để phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ..................................................109 3.4.1.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ..........................................................109 3.4.2.Kiến nghị với các Bộ ban ngành có liên quan...........................................112 KẾT LUẬN............................................................................................................116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................117
  • 6. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ “Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” là công trình do chính tác giả nghiên cứu và soạn thảo. Các số liệu, thông tin sử dụng trong luận văn này là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, tháng 05 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Giang
  • 7. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, người viết luận văn này xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Sau đại học – những người thầy tâm huyết đã dìu dắt, giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả học tập và hoàn thành tốt khóa học. Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô giáo – Tiến sĩ Trần Thị Lương Bình, người hướng dẫn khoa học đã nhiệt tâm và tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tác giả cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ Trung tâm vốn – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, cán bộ Thư viện trường Đại học Ngoại thương, cán bộ Thư viện Quốc gia đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập tài liệu cho luận văn. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè, đặc biệt là gia đình tác giả, những người đã luôn kịp thời động viên, cổ vũ, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả có thể hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã rất cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, sưu tầm tài liệu nhưng do thời gian có hạn cũng như trình độ người viết còn hạn chế, luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 05 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Giang
  • 8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên văn AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ATM Automated Teller Machine – Máy rút tiền tự động BIS Bank for International Settlements – Ngân hàng Thanh toán Quốc tế CCPS Công cụ phái sinh CHDCNH Cộng hòa dân chủ nhân dân CSTT Chính sách tiền tệ CTCP Công ty cổ phần FOREX Foreign Exchange – Thị trường ngoại hối IPCAS Interbank Payment and Customer Accounting System – Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng KBNN Kho bạc Nhà nước KDNH Kinh doanh ngoại hối KDNT Kinh doanh ngoại tệ NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNo và PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHTM Ngân hàng thương mại NHTƯ Ngân hàng Trung ương OCC Office of the Comptroller of the Currency– Cơ quan kiểm soát tiền tệ OTC Over-the-counter – Chứng khoán giao dịch phi tập trung PSNH Phái sinh ngoại hối QLNH Quản lý ngoại hối SPDV Sản phẩm dịch vụ SWIFT Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication – Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng toàn thế giới TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTNH Thị trường ngoại hối TTQT Thanh toán quốc tế VAMC Vietnam Asset Management Company – Công ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam WTO World Trade Organization – Tổ chức Thương mại Thế giới XNK Xuất nhập khẩu
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân biệt NHTM và TCTD phi ngân hàng ................................................6 Bảng 1.2: Công thức xác định tỷ giá kỳ hạn.............................................................18 Bảng 1.3: So sánh giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai .............................22 Bảng 1.4: So sánh giữa hợp đồng hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn..............................26 Bảng 2.1: Doanh số thanh toán quốc tế của Agribank từ năm 2013-2016 ...............51 Bảng 2.2: Doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank từ năm 2013-2016 .................52 Bảng 2.3: Tỷ trọng doanh số mua và bán ngoại tệ theo loại ngoại tệ tại Agribank..63 Bảng 2.4: Doanh số mua, bán ngoại tệ theo loại hình từ năm 2013-2016................65 Bảng 2.5: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank.......................68 Bảng 3.1: Thị trường OTC các công cụ phái sinh toàn cầu......................................90 Bảng 3.2: Doanh số trên thị trường phái sinh ngoại hối phi tập trung phân theo ngoại tệ......................................................................................................................91 Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng doanh số phái sinh giai đoạn 2005 - 2013 ................96 Bảng 3.4: Tỷ trọng giao dịch ngoại hối phái sinh (%)..............................................97 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng doanh số mua và bán ngoại tệ theo loại tiền tệ tại Agribank.64 Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng đóng góp của các loại hình giao dịch trong tổng doanh số ...66 Biểu đồ 2.3: Doanh số mua bán ngoại tệ theo loại hình từ 2013-2016.....................67 Biểu đồ 3.1: Giá trị giao dịch danh nghĩa của thị trường phi tập trung và SGD chứng khoán tính theo tài sản cơ sở năm 2010....................................................................89 Biểu đồ 3.2: Doanh số giao dịch phái sinh của NHTM Việt Nam ...........................95 DANH MỤC HÌNH Sơ đồ 1.1: Chức năng của ngân hàng thương mại ......................................................7 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức của Agribank ......................................................47 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ giao dịch hối đoái giữa Hội sở và Chi nhánh................................55
  • 10. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Công cụ tài chính phái sinh nói chung và công cụ phái sinh ngoại hối nói riêng là những công cụ hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa rủi ro, đầu cơ và kinh doanh kiếm lợi nhuận. Trên thế giới, rất nhiều quốc gia đã triển khai áp dụng thành công loại hình nghiệp vụ này. Tại Việt Nam, tuy đã triển khai từ lâu nhưng số lượng các NHTM thực hiện nghiệp vụ phái sinh ngoại hối vẫn còn rất hạn chế cả về loại hình và doanh số thực hiện. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn với đề tài “Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Ở chương 1, bằng phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý thuyết, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về Ngân hàng thương mại cùng các hoạt động kinh doanh chính của nó trong đó có bao gồm nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Đồng thời, luận văn tập trung tìm hiểu về các loại hình nghiệp vụ phái sinh ngoại hối, đặc điểm và ứng dụng của nó và việc phát triển nghiệp vụ này tại các NHTM. Ngoài ra, luận văn cũng đề cập đến tình hình thực hiện nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại một số NHTM trên thế giới như tại Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM ở Việt Nam đặc biệt là cho Agribank. Tiếp theo ở chương 2, thông qua điều tra, tổng hợp số liệu, luận văn phân tích thực trạng sử dụng và phát triển các loại hình nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Agribank, từ đó đưa ra nhận xét đánh giá về những kết quả đã đạt được trên cả hai mặt định tính và định lượng cũng như chỉ ra các tồn tại và nguyên nhân của tồn tại đó. Tuy rằng kết quả đạt được là khá khiêm tốn so với tầm vóc một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam như Agribank nhưng qua phân tích có thể thấy những chuyển biến đáng khích lệ trong việc phát triển các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối nói riêng và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói chung của toàn hệ thống Agribank. Ở chương cuối cùng, thông qua việc đánh giá và nhận xét kết quả đạt được và những tồn tại kể trên cùng với việc đề cập đến xu hướng phát triển của thị trường phái sinh ngoại hối trên thế giới và tại Việt Nam cũng như định hướng phát triển nghiệp vụ đó tại Agribank, luận văn sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm để
  • 11. đề xuất giải pháp và đưa ra kiến nghị tới các bên liên quan nhằm thúc đẩy phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Agribank trong giai đoạn tới. Nhìn chung, tuy còn nhiều hạn chế và bất cập trong công tác phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Agribank nhưng với xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam trong thời gian tới, các NHTM đặc biệt là Agribank phải không ngừng cố gắng, đổi mới quy trình, quy cách làm việc để nâng cao và đẩy mạnh việc phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối của mình nhằm cạnh tranh với các ngân hàng khác. Với những kết quả nghiên cứu sơ lược như trên, tác giả hy vọng có thể góp một phần nhỏ nhằm thúc đẩy sự phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Agribank nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung hướng đến triển vọng kinh doanh ngân hàng ngày hiệu quả và ưu việt, đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong thời gian tới.
  • 12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Từ khi bắt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVII cho đến nay, các công cụ phái sinh và các giao dịch dựa trên những công cụ này đã trải qua một khoảng thời gian dài hình thành và phát triển. Nhờ có các công cụ này mà không chỉ các doanh nghiệp trên thế giới có khả năng phòng vệ tốt hơn trước nhiều biến động cũng như các cuộc khủng hoảng trên thị trường, mà còn giúp cho những định chế tài chính và nhà kinh doanh chênh lệch phòng ngừa rủi ro và thu được các khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc kết hợp hiệu quả các công cụ phái sinh này với nhau. Chính vì những lợi ích to lớn như vậy nên thị trường tài chính phái sinh nói chung và thị trường phái sinh ngoại hối nói riêng không chỉ phát triển bùng nổ tại các quốc gia hàng đầu như Anh, Mỹ, Nhật Bản mà ngay tại các quốc gia mới nổi như Hàn Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, Singapore, các công cụ này cũng không hề xa lạ. Trên thị trường ngoại hối thế giới, các công cụ phái sinh được triển khai từ lâu và đang phát triển rất mạnh mẽ, nhưng tại Việt Nam, dù đã bắt đầu hình thành từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, số lượng Ngân hàng thương mại thực hiện và giao dịch thông qua các công cụ phái sinh ngoại hối vẫn còn rất khiêm tốn và hạn chế. Là một trong những Ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Agribank đã và đang triển khai thực hiện ngày càng sâu rộng các hoạt động kinh doanh ngoại hối, đi kèm với nó là kết hợp các công cụ phái sinh nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh và quản lý rủi ro tiền tệ cho các tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng như phần lớn các ngân hàng khác tại Việt Nam, nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Agribank vẫn còn sơ khai, chậm phát triển, thể hiện ở doanh số giao dịch thấp và số lượng công cụ được sử dụng còn chưa nhiều, có những công cụ dù đã được triển khai nhưng hầu như không có giao dịch. Thêm vào đó, tuy rằng chính sách ngoại hối của nước ta đã có nhiều thay đổi quan trọng, một số quy định liên quan đến các nghiệp vụ mới như nghiệp vụ phái sinh ngoại hối đã thông thoáng hơn so với trước kia, nhưng trong quá trình hoàn thiện các quy định, văn bản, chính sách quản lý vẫn còn tồn tại những bất cập và hạn chế, khiến cho thị trường ngoại hối phái sinh nói chung và hoạt động phái sinh ngoại hối nói riêng tại các ngân hàng trong đó có Agribank còn gặp nhiều khó khăn, phát triển không đồng bộ. Xuất phát từ thực tế kể
  • 13. 2 trên, ý tưởng nghiên cứu về các biện pháp “Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” đã hình thành để góp một tiếng nói vào công tác xây dựng và phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Agribank nói riêng và tại các ngân hàng thương mại nói chung, giúp cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng ngày càng hiệu quả và vững mạnh hơn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hiện nay trên thế giới, các công cụ tài chính phái sinh nói chung và các công cụ phái sinh ngoại hối nói riêng đã phát triển không ngừng cả về quy mô và sự đa dạng. Chính vì thế đã có rất nhiều những ấn phẩm, tạp chí, công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước viết về mảng đề tài khá rộng này, có thể kể đến như một số công trình nghiên cứu sau đây: Đầu tiên, không thể không nhắc đến tác phẩm “Options, Futures, and Other Derivatives” xuất bản năm 2009 tại NXB Prentice Hall của tác giả John C.Hull – đây được coi như quyển sách “gối đầu giường” giới thiệu về lý thuyết và thực tiễn áp dụng các sản phẩm phái sinh và các biện pháp quản trị rủi ro tài chính. Ngoài ra, trên thế giới còn các tác phẩm tiêu biểu khác về các công cụ phái sinh như “All About Derivatives” xuất bản năm 2005 của tác giả Michael Durbin, “Derivatives demystified” xuất bản năm 2005 của tác giả Andrew M. Chisholm hay “Exchange traded derivatives” xuất bản năm 2003 của tác giả Erik Banks… Còn tại Việt Nam, các sản phẩm phái sinh ngoại hối cũng được các tác giả tìm tòi nghiên cứu và trình bày qua các ấn phẩm, tiêu biểu như: Sách “Thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ phái sinh” do GS.TS Nguyễn Văn Tiến chủ biên xuất bản năm 2010 của NXB Thống kê là một trong những tác phẩm đầy đủ và chi tiết nhất đề cập đến nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam. Nội dung sách giới thiệu về thị trường ngoại hối; những vấn đề cơ bản trong kinh doanh ngoại hối; nghiệp vụ ngoại hối giao ngay và nghiệp vụ phái sinh ngoại hối; chính sách quản lý ngoại hối quốc gia và thị trường ngoại hối Việt Nam. Sách “Thị Trường Ngoại Hối Và Các Giải Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro” của TS. Nguyễn Minh Kiều xuất bản năm 2008 tại NXB Thống kê lại giới thiệu về thị trường ngoại hối và các công cụ phái sinh ngoại hối, đồng thời phân tích quyết định và giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá của Doanh nghiệp và của các NHTM.
  • 14. 3 Bài viết trên Tạp chí Tài Chính ngày 11/07/2013 của Tiến sĩ Nguyễn Thị Loan, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh về “Phát triển công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” có nội dung chủ yếu đề cập đến thực trạng phát triển các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, thông qua những đánh giá, phân tích, nhận xét về thực trạng đó, bài viết đề xuất các biện pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam không chỉ về phía các Ngân hàng thương mại mà còn định hướng cho các Hiệp hội ngân hàng, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và Bộ Tài chính. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu và các bài viết vừa kể trên chỉ mới đề cập đến tổng quan chung về thị trường tài chính phái sinh và các công cụ tài chính phái sinh chứ chưa đi sâu vào hoạt động cụ thể của các công cụ này trong các Ngân hàng thương mại. Trong luận văn này, tác giả mong muốn trình bày một khía cạnh khác mà các công trình trên chưa đề cập tới, với hy vọng đem lại một cái nhìn riêng biệt hơn, đó là đánh giá cụ thể về hoạt động ứng dụng các công cụ phái sinh ngoại hối tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, mà cụ thể ở đây là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, để góp một phần nhỏ trong việc thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng của các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích và đánh giá thực trạng triển khai, áp dụng nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay để tìm ra những mặt tích cực và hạn chế, những điểm còn thiếu sót hay yếu kém. Dựa trên cơ sở đó, luận văn đưa ra các giải pháp và đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Agribank trong giai đoạn tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động phái sinh ngoại hối và các công cụ của nó; các giải pháp và kiến nghị để phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu lý luận, thực tiễn áp dụng và tìm kiếm các giải pháp đẩy mạnh nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân
  • 15. 4 hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, thời gian nghiên cứu là từ năm 2013 đến năm 2016. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Ngân hàng thương mại, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại và nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh tại các Ngân hàng thương mại. - Điều tra, nghiên cứu, phân tích thực trạng triển khai và phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá kết quả đạt được. - Đề xuất các biện pháp và kiến nghị để phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong giai đoạn tới. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp tổng hợp thống kê; Phương pháp so sánh kết hợp với đối chiếu tài liệu, bảng biểu đồ thị để phân tích; phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm 7. Kết cấu đề tài Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, mục lục và các phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở ba chương sau đây: Chương I: Cơ sở lý luận về phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Chương II: Thực trạng phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chương III: Giải pháp đẩy mạnh và phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
  • 16. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ PHÁI SINH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của NHTM 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại Để đưa ra được một khái niệm chính xác và tổng quát nhất về Ngân hàng thương mại (NHTM), người ta thường phải dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính, và đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động. Ví dụ: Theo Peter S.Rose trong tác phẩm Quản trị Ngân hàng thương mại (2007) thì: ''NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và các dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.'' Theo Luật Ngân hàng của Pháp (1941) định nghĩa: “Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”. Hay theo như Luật Ngân hàng của Ấn Độ (1959) đã nêu: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư”. Tại Việt Nam, theo Luật các tổ chức tín dụng (2010), NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. Theo Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010): Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán. Như vậy, mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau về định nghĩa NHTM, nó tuỳ thuộc vào tập quán pháp luật của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ nhưng khi đi sâu phân tích, khai thác nội dung của từng định nghĩa đó, người ta dễ dàng nhận thấy rằng: Tất cả các NHTM đều có chung một tính chất đó là việc nhận tiền ký
  • 17. 6 thác - tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của chính Ngân hàng. Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế. Bảng 1.1: Phân biệt NHTM và TCTD phi ngân hàng NHTM TCTD phi ngân hàng - Là tổ chức tín dụng - Được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng - Là tổ chức nhận tiền gửi (deposit institution) - Cung cấp dịch vụ thanh toán - Là tổ chức tín dụng - Được thực hiện một số hoạt động ngân hàng - Là tổ chức không nhận tiền gửi (nondeposit institution) - Không cung cấp dịch vụ thanh toán Nguồn: Bài giảng NHTM – Đại học Nha Trang, 2012 1.1.2. Đặc điểm và chức năng của Ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Đặc điểm của Ngân hàng Thương mại Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ hơn khái niệm về ngân hàng thương mại chúng ta cần xem xét đặc điểm của ngân hàng thương mại. Trước hết, hoạt động NHTM là hình thức kinh doanh kiếm lời, theo đuổi mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu. Ngân hàng thực hiện hai hình thức hoạt động là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Trong đó, hoạt động kinh doanh tiền tệ được biểu hiện thông qua nghiệp vụ huy động vốn dưới các hình thức khác nhau, để cấp tín dụng cho khách hàng có yêu cầu về vốn với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. NHTM là người “đi vay để cho vay” nhằm mục đích kiếm lời. Các hoạt động dịch vụ ngân hàng được biểu hiện thông qua các nghiệp vụ sẵn có về tiền tệ, thanh toán, ngoại hối, chứng khoán, để cam kết thực hiện công việc nhất định cho khách hàng trong một thời gian nhất định nhằm mục đích thu phí dịch vụ hoặc hoa hồng. Hai là, hoạt động NHTM phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, nghĩa là chỉ khi NHTM thoả mãn đầy đủ các điều kiện khắt khe do pháp luật quy định như điều kiện về vốn, phương án kinh doanh...thì mới được phép hoạt động trên thị trường.
  • 18. 7 Ba là, hoạt động NHTM là hình thức kinh doanh có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các hình thức kinh doanh khác và thường có ảnh hưởng sâu sắc tới các ngành khác và cả nền kinh tế. Sở dĩ như vậy là do trong hoạt động ngân hàng đặc biệt là hoạt động kinh doanh tiền tệ khi các ngân hàng tiến hành huy động vốn của người khác rồi đem vốn đó để cấp tín dụng cho khách hàng theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi trong một thời gian nhất định, nên đã tạo rủi ro cho các hoạt động NHTM. Rủi ro đến từ phía ngân hàng, khách hàng vay tiền và đến từ những yếu tố khách quan. Do đó, ngân hàng thương mại phải đối mặt với rủi ro cao, kéo theo là rủi ro đối với những người gửi tiền ở NHTM cũng như rủi ro đối với nền kinh tế. Để tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra, nhằm kiểm soát, làm giảm nhẹ những tổn hại do ngân hàng vỡ nợ gây ra, chính phủ các quốc gia đặt ra những đạo luật riêng, nhằm đảm bảo cho hoạt động này được vận hành an toàn, hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. 1.1.2.2. Chức năng của ngân hàng thương mại a) Chức năng trung gian tín dụng Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Sơ đồ 1.1: Chức năng của ngân hàng thương mại Nguồn: Đặng Thị Việt Đức, Vũ Quang Kết, Phan Anh Tuấn, 2016 Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng thương mại hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay. Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
  • 19. 8  Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của mình dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa, ngân hàng còn đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán khác.  Đối với người đi vay, họ sẽ thoả mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.  Đối với NHTM, họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lợi nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại.  Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, ngân hàng thương mại đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác. b) Chức năng trung gian thanh toán Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Ở đây ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của họ. Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng vì tiền đề để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng chính là một phần tiền gửi trước đó. Việc các ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ
  • 20. 9 nền kinh tế. Với chức năng này, các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi. Nhờ đó, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian đi tới gặp chủ nợ, người phải thanh toán và lại đảm bảo được việc thanh toán an toàn. Qua đó, chức năng này thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền... Đối với NHTM, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán. Thêm nữa, nó còn làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng này cũng chính là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của NHTM. c) Chức năng tạo tiền Khi có sự phân hoá trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân hàng phát hành và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian không còn thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa. Nhưng với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại NHTM. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch. Ban đầu từ những khoản tiền dự trữ tăng lên, ngân hàng thương mại sử dụng để cho vay bằng chuyển khoản, sau đó những khoản tiền này sẽ được quay lại ngân hàng thương mại một phần khi những người sử dụng tiền gửi vào dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn. Quá trình này tiếp diễn trong hệ thống ngân hàng và tạo nên một lượng tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này chịu tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng. Với chức năng "tạo tiền", hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Rõ
  • 21. 10 ràng khái niệm về tiền hay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành ra mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng là lượng tiền ghi sổ do các ngân hàng thương mại tạo ra. Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ. Một khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cho vay ra làm tăng khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng. Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời khi ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng. 1.1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng giống như một doanh nghiệp thương mại, đều hướng đến mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Ngân hàng thương mại tìm kiếm lợi nhuận bằng cách đi vay và cho vay lại. So với các doanh nghiệp thương mại dịch vụ khác thì hàng hoá của Ngân hàng thương mại là một loại hàng hoá đặc biệt, đó là tiền vốn. Giá cả của loại hàng hoá này biểu hiện ra bên ngoài là các mức lãi suất huy động hoặc lãi suất cho vay, nó chịu tác động bởi quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường và trên cơ sở khoản lợi nhuận đạt được khi đưa vốn vay vào sản xuất kinh doanh. Vì vậy lợi nhuận chủ yếu của hoạt động ngân hàng sẽ là khoản chênh lệch giữa chi phí trả lãi huy động với thu nhập từ lãi cho vay. Để có hàng hoá kinh doanh, ngân hàng phải đưa ra một giá mua hợp lý cũng như đa dạng các hình thức huy động. Đồng thời ngân hàng cũng đa dạng hoá các hình thức cho vay nhằm phân tán giảm thiểu rủi ro. Với vị thế kinh doanh Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ trung gian hưởng hoa hồng. Ngày nay, hệ thống Ngân hàng thương mại phát triển mạnh mẽ, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội. Sự đa dạng và phong phú các nghiệp vụ kinh doanh đã làm cho Ngân hàng thương mại trở thành một tổ chức kinh doanh không thể thiếu trong tiến trình phát triển kinh tế.
  • 22. 11 1.1.3.1. Nghiệp vụ nhận tiền gửi Đây là một hoạt động cơ bản của NHTM. Ngân hàng nhận được các khoản tiền gửi của khách hàng dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Ngân hàng nhận tiền gửi của cá nhân, của tổ chức và các doanh nghiệp. Ngân hàng phải hoàn trả gốc và lãi cho khách hàng khi đến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu sử dụng đến rút tiền ở ngân hàng. 1.1.3.2. Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng Nguồn vốn huy động sau khi đã thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ (nghiệp vụ liên quan đến việc điều hành ngân quỹ của ngân hàng nhằm duy trì năng lực thanh toán bình thường), sẽ được sử dụng để cho vay. Nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ đặc trưng nhất của NHTM. Nó tạo ra hình thức tín dụng ngân hàng và ngân hàng sẽ tiến hành phân phối có trọng điểm nguồn vốn đã hình thành trong nghiệp vụ huy động, điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh. Đối với ngân hàng, đây là nghiệp vụ quan trọng nhất, sử dụng phần lớn nguồn vốn và tạo ra thu nhập chủ yếu. Dựa vào tính chất và hình thức cho vay nghiệp vụ tín dụng được phân thành:  Căn cứ vào mục đích: - Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai. - Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. - Cho vay nông nghiệp. - Thuê mua và các loại khác.  Căn cứ vào thời hạn cho vay - Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng, chủ yếu được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các doanh nghiệp.
  • 23. 12 - Cho vay trung hạn: Theo quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì loại cho vay này có thời hạn từ 1 đến 3 năm. Tín dụng trung hạn thường sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, xây dụng các dự án mới có quy mô nhỏ với thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Cho vay dài hạn: Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 3 năm (theo quy định của NHNN Việt Nam). Loại tín dụng này thường để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.  Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng - Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba mà chỉ dựa vào sự uy tín của bản thân khách hàng. - Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay được ngân hàng cung ứng nhưng phải có tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba.  Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng - Cho vay bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cung cấp bằng tiền. Đây là loại cho vay chủ yếu của các ngân hàng và được thực hiện bằng các kỹ thuật như tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng thời vụ,... - Cho vay bằng tài sản: là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến và đa dạng, ví dụ như tài trợ thuê mua.  Căn cứ vào phương pháp hoàn trả - Cho vay trả góp: là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ. - Cho vay hoàn trả theo yêu cầu. Ngoài các loại cho vay trên, ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng bằng uy tín của mình. Đối với loại nghiệp vụ này, ngân hàng không phải cung cấp tiền, nhưng khi người được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ
  • 24. 13 theo hợp đồng thì ngân hàng phải thay thế để thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Vì thế, nghiệp vụ này còn được gọi là tín dụng bằng chữ ký. Tín dụng bằng chữ ký bao gồm: tín dụng chấp nhận, tín dụng chứng từ, bảo lãnh của ngân hàng. 1.1.3.3. Nghiệp vụ đầu tư Ngân hàng tham gia vào đầu tư, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ lợi tức chứng khoán và từ chêch lệch thị giá chứng khoán mua bán trên thị trường. Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện hùn vốn, liên doanh qua đó trực tiếp góp vốn vào các doanh nghiệp để thành lập công ty, xí nghiệp mới. 1.1.3.4. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối (KDNH) của NHTM là việc mua bán các loại ngoại tệ khác nhau nhằm đảm bảo cân đối các nhu cầu về ngoại tệ cho ngân hàng và tìm cách thu lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ giá và lãi suất giữa các loại tiền tệ khác nhau. Ngoại hối là hàng hóa mua bán trên thị trường ngoại hối (TTNH), nhưng trên thực tế tại Việt Nam chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ, còn các loại hình khác của ngoại hối như giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ và vàng không được giao dịch trực tiếp trên TTNH. Chính vì vậy, TTNH Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp là thị trường mua bán và kinh doanh ngoại tệ, và nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại các NHTM có thể được hiểu là kinh doanh ngoại tệ. So với các nghiệp vụ kinh doanh khác của NHTM, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối có những đặt trưng riêng, đó là : - Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối được phân thành hai loại là nghiệp vụ KDNH sơ cấp (hay còn gọi là nghiệp vụ KDNH gốc) và nghiệp vụ phái sinh ngoại hối. - Nghiệp vụ KDNH là một trong những loại hình kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro nhất, có thể kể đến như rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động,…
  • 25. 14 - Nghiệp vụ KDNH là một nghiệp vụ phức tạp, đặc trưng cho sự phát triển của một ngân hàng hiện đại. Nghiệp vụ này đòi hỏi phải có đầy đủ cơ sở vật chất, các thiết bị hiện đại, các phương tiện thông tin và hệ thống công nghệ tân tiến mới mang lại hiệu quả kinh doanh cao. - Nghiệp vụ KDNH là một hoạt động đòi hỏi các nhà kinh doanh cũng như các giao dịch viên phải có đủ chuyên môn về nhiều lĩnh vực, phải có những kỹ năng nhất định, phải có trình độ quản lý, tiếp cận thông tin và khả năng nắm bắt thị trường một cách linh hoạt để theo kịp những biến động tức thời từ thị trường và các nhân tố ngoại lai khác. Các ngân hàng có thể tham gia mua bán ngoại tệ, huy động vốn ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu của đầu tư cho vay cũng như kiếm lời. Việc kinh doanh ngoại tệ còn góp phần thúc đẩy trong công tác thanh toán quốc tế, tài trợ cho xuất nhập khẩu, v.v… 1.1.3.5. Các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng - Dịch vụ chuyển tiền: Ngân hàng theo sự uỷ nhiệm của khách hàng sẽ chuyển tiền để đáp ứng nhu cầu chi dùng của họ. Có hai phương thức chuyển tiền là chuyển tiền bằng điện và chuyển tiền bằng thư. - Thu chi hộ tiền hàng: là nghiệp vụ ngân hàng sẽ tiến hành trích tiền trên tài khoản tiền gửi của khách hàng theo lệnh ủy nhiệm chi hoặc ủy nhiệm thu để chuyển trả tiền hàng hoá, dịch vụ đã nhận hoặc thực hiện thu hộ tiền hàng khi nhận được chứng từ khách hàng nhờ thu hộ... - Nghiệp vụ uỷ thác: là nghiệp vụ mà ngân hàng thực hiện theo sự uỷ thác của khách hàng trong việc quản lý tài sản, chuyển giao tài sản thừa kế, bảo quản chứng khoán, vàng bạc, giấy tờ có giá... để hưởng hoa hồng. - Mua bán hộ: theo sự uỷ nhiệm của khách hàng, ngân hàng thực hiện nghiệp vụ phát hành hộ trái phiếu hoặc chứng khoán cho các công ty, hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ. Thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng có được một khoản thu nhập dưới hình thức hoa hồng phát hành.
  • 26. 15 1.2. Nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm nghiệp vụ phái sinh Công cụ phái sinh là những công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc (hoặc bắt nguồn từ) giá trị của những biến số cơ sở (John Hull, 2009). Ở đây, biến số cơ sở là những yếu tố (như giá trị, mức độ biến động giá…) của một tài sản cơ sở (underlying asset) được giao dịch trong hợp đồng phái sinh (hay còn gọi là tài sản gốc). Tài sản gốc có thể là bất cứ thứ gì (hàng hóa, cổ phiếu, USD…). Giá trị của tài sản gốc là giá trị của tài sản được giao dịch, giá trị này luôn biến động. Như vậy, công cụ phái sinh gắn kết người thực hiện nó với những rủi ro và lợi nhuận của một tài sản cơ sở nào đó mà họ không cần phải trực tiếp sở hữu tài sản cơ sở đó. Nghiệp vụ tài chính phái sinh là nghiệp vụ sử dụng các công cụ tài chính phái sinh nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán, phòng ngừa rủi ro về lãi suất, chứng khoán, ngoại tệ…; kinh doanh, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận; lợi dụng chênh lệch giá và đầu cơ. Nghiệp vụ phái sinh ngoại hối (hay còn gọi là nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phái sinh) là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ dựa trên tỷ giá bắt nguồn từ tỷ giá giao ngay và mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền chứ không phải hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường (Nguyễn Văn Tiến, 2005). Nghiệp vụ phái sinh ngoại hối chính là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn và đương nhiên, lợi nhuận của các giao dịch cùng được chia sẻ cho các bên tham gia. Từ các định nghĩa trên, có thể thấy, nghiệp vụ phái sinh ngoại hối của NHTM là việc mua bán các loại ngoại tệ khác nhau thông qua các công cụ phái sinh nhằm đảm bảo cân đối về nhu cầu ngoại tệ cho ngân hàng và tìm cách thu lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ giá và lãi suất giữa các loại tiền tệ khác nhau, đồng thời phòng vệ rủi ro cho khách hàng và cho ngân hàng. Đây là những công cụ tài chính có thể đem lại lợi nhuận rất cao cho NHTM, nhưng nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro, vì khi tham gia hoạt động kinh doanh tiền tệ này, ngân hàng sẽ tạo ra trạng thái ngoại tệ mở và dẫn đến rủi ro về tỷ giá cho ngân hàng (Nguyễn Thị Loan, 2013).
  • 27. 16 1.2.2. Phân loại nghiệp vụ phái sinh Trên thị trường ngoại hối và tại các ngân hàng thương mại hiện nay có năm nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phổ biến là: giao ngay, kỳ hạn, tương lai, hoán đổi và quyền chọn, trong đó, nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ gốc (hay còn gọi là nghiệp vụ sơ cấp), còn các nghiệp vụ khác là phái sinh, tức là được bắt nguồn từ nghiệp vụ giao ngay. Nghiệp vụ giao ngay được gọi là nghiệp vụ gốc bởi vì tỷ giá áp dụng cho các hợp đồng giao ngay được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường, trong khi đó, bốn nghiệp vụ phái sinh còn lại áp dụng tỷ giá không được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường mà được bắt nguồn từ tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền. Sau đây ta sẽ đi vào nghiên cứu cụ thể từng loại nghiệp vụ phái sinh ngoại hối đó. 1.2.2.1. Nghiệp vụ kỳ hạn (Forward) Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) là một thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm ấn định trong tương lai, với mức giá đã được định trước (Eugene F. Brigham, Joel F. Houston, 2009). Trong thực tế kinh doanh, ngày giá trị (tức ngày thanh toán) có thể là bất cứ khi nào kể từ ngày ký kết hợp đồng cho đến vài năm sau trong tương lai. Ví dụ, đó có thể là ngày giá trị hôm nay (today value date), ngày mai (tomorrow value date), ngày kia (spot value date), hay kỳ hạn (forward value date). Trong đó, ngày giá trị giao ngay là quan trọng nhất, nó được xem là cơ sở để xác định các ngày giá trị khác. Căn cứ vào mốc là ngày giá trị giao ngay, ta định nghĩa: “Những giao dịch có ngày giá trị xa hơn ngày giá trị giao ngay được gọi là giao dịch kỳ hạn (Forward Transaction)” (Nguyễn Văn Tiến, 2008). Trên thị trường ngoại hối, hợp đồng kỳ hạn được định nghĩa là một giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua hoặc bán một đồng tiền cụ thể với khối lượng xác định, vào một thời điểm xác định trong tương lai, tại mức giá được ấn định ở hiện tại (Jeff Madura, 2006). Tại NHTM, các hợp đồng ngoại hối kỳ hạn được ký kết và giao dịch giữa các ngân hàng và khách hàng, hay giữa hai ngân hàng với nhau. Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên (Ngân hàng với
  • 28. 17 tổ chức kinh tế hoặc định chế tài chính khác) cam kết mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một tỷ giá cụ thể được xác định vào thời điểm cam kết mua bán và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai. Ngày nay, giao dịch kỳ hạn đã phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trên thị trường ngoại hối. Giao dịch kỳ hạn rất hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái đối với công ty khi tham gia xuất nhập khẩu, vay nợ nước ngoài hay thực hiện đầu tư nước ngoài. Thị trường kỳ hạn còn là nơi hoạt động tích cực của các nhà đầu cơ để kiếm lời. Thị trường ngoại hối kỳ hạn có liên quan chặt chẽ với thị trường giao ngay. Hai thị trường này có những đặc điểm chung về: phạm vi nhân sự tham dự và tổ chức thị trường, kỹ thuật ký kết các hợp đồng, đồng USD được chấp nhận là đồng tiền quy đổi, là đơn vị hạch toán. Tuy nhiên, hai thị trường này cũng có những đặc tính khác nhau và chúng bị tách ra độc lập do thời hạn thực hiện hợp đồng khác nhau. Điểm khác biệt sâu sắc nhất giữa chúng thể hiện ở chỗ, trên thị trường kỳ hạn tỷ giá giao dịch ít phụ thuộc vào mức độ cung cầu thời hạn, mà phụ thuộc lớn vào mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền giao dịch.  Đặc điểm - Giao dịch ngoại hối kỳ hạn không diễn ra trên sở giao dịch mà được thực hiện trên thị trường ngoại hối phi tập trung (OTC). - Đây là giao dịch không hủy ngang, không thể chuyển giao hay bán lại hợp đồng trước hạn. Các bên tham gia phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng khi đáo hạn. - Tỷ giá áp dụng trong mua bán ngoại tệ kỳ hạn được gọi là tỷ giá kỳ hạn. Tỷ giá kỳ hạn (Forward Rate) là tỷ giá được thỏa thuận hôm nay làm cơ sở cho việc trao đổi tiền tệ tại một ngày xác định xa hơn ngày giá trị giao ngay. Thông thường, giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay luôn có một độ lệch nhất định được gọi là điểm kỳ hạn (Forward Points) (Nguyễn Văn Tiến, 2008).
  • 29. 18 Bảng 1.2: Công thức xác định tỷ giá kỳ hạn Theo lãi kép: F = S x (1+RT.t) (1+RC.t) Trong đó: - F: Tỷ giá kỳ hạn - S: Tỷ giá giao ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng - RT: Lãi suất của đồng tiền định giá tính theo năm - RC: Lãi suất của đồng tiền yết giá tính theo năm - t: Kỳ hạn quy định trong hợp đồng tính theo năm Theo dạng phân tích từ công thức trên: Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + Điểm kỳ hạn  F = S + P = S x (1+RT.t) (1+RC.t) = S + S (RT−RC).t (1+RC.t)  Điểm kỳ hạn: P = S (RT−RC).t (1+RC.t) Trong đó: - Nếu RT > RC : Điểm kỳ hạn > 0 được gọi là mức điểm kỳ hạn gia tăng - Nếu RT < RC : Điểm kỳ hạn < 0 được gọi là điểm kỳ hạn khấu trừ Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2011 - Kỳ hạn hợp đồng ngoại hối kỳ hạn thường là bội số của 30 ngày: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 9; 12 tháng. Tuy nhiên, hai bên có thể thỏa thuận các kỳ hạn lẻ hay kỳ hạn nhiều hơn 1 năm. Thông thường kỳ hạn tối thiểu của hợp đồng kỳ hạn đối với các cá nhân và doanh nghiệp (khách hàng bán lẻ) là 1 tháng, và từ 7 đến 15 ngày đối với thị trường liên ngân hàng. Ngoài ra cũng có một số ít hợp đồng với thời hạn không phải là bội số của 30 ngày nhưng loại hợp đồng này thường khó thỏa thuận hơn loại hợp đồng có thời hạn là bội số của 30 ngày. Đối với hợp đồng mua kỳ hạn, người mua sẽ có lãi khi mà giá giao ngay khi đáo hạn lớn hơn mức giá đã ký kết trong hợp đồng đúng một khoản bằng mức chênh lệch giữa hai loại giá đó trừ đi phí thực hiện hợp đồng. Ngược lại, đối với hợp đồng bán kỳ hạn, nếu giá giao ngay khi đáo hạn lớn hơn giá trong hợp đồng thì người mua sẽ bị lỗ bằng với mức chênh lệch giữa hai mức giá cộng với phí thực hiện hợp đồng.  Các ứng dụng của giao dịch ngoại hối kỳ hạn - Bảo hiểm rủi ro tỷ giá
  • 30. 19 Hợp đồng kỳ hạn được sử dụng phổ biến để bảo hiểm rủi ro tỷ giá trong kinh doanh quốc tế. Nếu doanh nghiệp có một khoản phải thu, một tài sản hay một thu nhập trong tương lai định giá bằng ngoại tệ (gọi tắt là tài sản định giá bằng ngoại tệ), giá ngoại tệ đang có xu hướng giảm xuống, doanh nghiệp có thể bảo hiểm rủi ro này bằng cách tạo ra một tình trạng đóng (offsetting) cho tài sản này thông qua thị trường kỳ hạn. Cụ thể là doanh nghiệp sẽ bán kỳ hạn tài sản này. Do tỷ giá trên hợp đồng kỳ hạn được xác định vào ngày ký kết hợp đồng nên dù tỷ giá hối đoái trên thị trường giao ngay thay đổi như thế nào, giá trị của tài sản tính bằng đồng bản tệ vẫn không thay đổi. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có một khoản nợ định giá bằng ngoại tệ, doanh nghiệp sẽ mua kỳ hạn ngoại tệ để tạo ra một trạng thái đóng bằng đồng bản tệ cho khoản nợ của mình. Nếu sự biến động của tỷ giá giao ngay đúng như dự đoán của doanh nghiệp, doanh nghiệp đã bảo hiểm được cho tài sản (nợ) của mình. Nếu ngược lại, sự thiệt hại trên hợp đồng kỳ hạn được xem như là chi phí bảo hiểm. - Đầu cơ Hoạt động đầu cơ không thể thiếu được trong kinh doanh tiền tệ và là một yếu tố giúp làm tăng tính thanh khoản của thị trường ngoại hối. Ở các quốc gia có thị trường ngoại hối kém phát triển, chưa đủ điều kiện để áp dụng các nghiệp vụ phức tạp như tương lai hay quyền chọn, ban đầu có thể thực hiện đầu cơ thông qua nghiệp vụ kỳ hạn. Việc đầu cơ có thể được tiến hành như sau: Nếu một nhà đầu tư cho rằng tỷ giá kỳ hạn trong tương lai sẽ tăng, họ sẽ mua một hợp đồng kỳ hạn với tỷ giá cố định thỏa thuận ngày hôm nay. Đến ngày hợp đồng đáo hạn, nếu tỷ giá giao ngay cao hơn tỷ giá kỳ hạn của hợp đồng có nghĩa là nhà đầu tư đã mua rẻ hơn giá thị trường tại thời điểm đó, như vậy là anh ta có lãi. - Kinh doanh chênh lệch lãi suất có bảo hiểm rủi ro tỷ giá.  Nhược điểm của giao dịch kỳ hạn Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn thỏa mãn nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên, do giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng.
  • 31. 20 Một điểm hạn chế nữa là hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào khách hàng mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn ở hiện tại không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ. Đôi khi trên thực tế khách hàng vừa có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ ở hiện tại đồng thời vừa có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ ở tương lai. 1.2.2.2. Nghiệp vụ tương lai (Future) Hợp đồng tương lai (Future Contract) là một thỏa ước pháp lý giữa một bên là người mua (hoặc bán) và một bên là sở giao dịch hoặc một trung tâm thanh toán (Clearing House) về việc giao và nhận một khối lượng tài sản xác định tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá đã được ấn định sẵn (Jeff Madura, 2006). Về bản chất, giao dịch tương lai chính là một giao dịch kỳ hạn được thực hiện tại Sở giao dịch và đối tượng giao dịch là các hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa về loại, số lượng các đơn vị tài sản cơ sở, phương thức và thời gian thanh toán… Từ định nghĩa trên, có thể nói giao dịch ngoại hối tương lai (hay còn gọi là giao dịch ngoại hối giao sau) là một thỏa thuận giữa hai đối tác mua bán một số lượng tiền ngoại tệ định sẵn vào thời điểm hợp đồng được ký kết và ngày giao hàng được ấn định sẵn trong tương lai được thực hiện tại sở giao dịch. Thực chất của giao dịch ngoại hối giao sau chính là giao dịch có kỳ hạn nhưng được chuẩn hoá về: Loại ngoại tệ giao dịch, thời hạn giao dịch và trị giá hợp đồng. Tại Việt Nam, nghiệp vụ giao dịch ngoại hối tương lai hiện vẫn chưa được các NHTM sử dụng như các nghiệp vụ phái sinh khác trong mục đích phòng vệ. Tuy nhiên, sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, dịch vụ ngân hàng đã được cam kết mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài, đồng thời xuất phát từ yêu cầu của các NHTM trong nước, các doanh nghiệp về nâng cao hiệu quả kinh doanh và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh, loại hình giao dịch này sẽ sớm được đưa vào thực hiện. Nhận thức về giao dịch tương lai đã rõ ràng hơn, trình độ của các nhà kinh doanh được nâng lên, cơ sở hạ tầng công nghệ và pháp lý cho giao dịch tương lai đang được hoàn thiện và mức độ hiệu quả của giao dịch tương lai đã được khẳng định là cơ sở để đưa giao dịch tương lai vào thực hiện (Trần Văn Hòe, 2009).
  • 32. 21  Đặc điểm Hợp đồng tương lai là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ có giá là được thỏa thuận, mỗi hợp đồng đều được quy định một số lượng hàng hóa nhất định (contract size), ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không có sự đàm phán giữa hai bên tham gia vào hợp đồng. Hợp đồng tương lai được giao dịch trên các thị trường tương lai (sàn của Sở giao dịch): người mua và người bán đặt lệnh (place order) thông qua nhà môi giới (broker) hay các thành viên của sàn giao dịch (exchange members). Giá của một số lượng nhất định hợp đồng tương lai được xác định qua phương pháp đấu giá công khai (open outery), phản ánh mức cân bằng trạng thái Long và Short trên thị trường. Khả năng bị phá vỡ hợp đồng trong hợp đồng tương lai thấp hơn nhiều so với hợp đồng kỳ hạn, thậm chí nó còn bằng không. Các trung tâm thanh toán bù trừ (Clearing House) sẽ đóng vai trò như là một bên trung gian cho cả người bán và người mua. Nghĩa là, nếu bên A muốn mua một hợp đồng tương lai, anh ta có thể mua nó từ trung tâm thanh toán bù trừ; nếu bên B muốn bán một hợp đồng tương lai, anh ta có thể bán nó cho trung tâm thanh toán bù trừ. Trung tâm thanh toán bù trừ là một bên trong hợp đồng tương lai, nó luôn công bằng cho cả người bán và người mua theo những quy tắc đã được đặt ra. Chỉ khoảng từ 1-5% số hợp đồng tương lai trên thị trường thực sự được giao dịch (tức là diễn ra việc giao hàng giữa hai bên), còn lại hầu như chỉ diễn ra việc thanh toán lãi lỗ giữa các bên. Hợp đồng tương lai được tái thanh toán hàng ngày, và được ấn định, ghi nhận trên thị trường, nên các khoản lời lỗ được nhận biết hàng ngày. Yêu cầu về ký quỹ (margin requirement): đây là yêu cầu mà người đặt lệnh phải ký quỹ một số tiền ban đầu (intial margin) theo tỷ lệ ký quỹ nhất định vào tài khoản ký quỹ trước khi tiến hành giao dịch và phải duy trì một số dư tối thiểu trong kỳ hạn hợp đồng (maintance margin). Để phân biệt giữa hai loại hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai, ta có thể theo dõi trong bảng sau:
  • 33. 22 Bảng 1.3: So sánh giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai Đặc điểm Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai Nơi trao đổi, giao dịch Được giao dịch ở thị trường phi tập trung (OTC). Được giao dịch trên các sàn giao dịch tập trung (Sở giao dịch). Khối lượng, ngày giá trị, loại hàng, đơn vị hàng hóa… Do hai bên tự thỏa thuận và quy định trong hợp đồng, mang tính cá nhân và riêng biệt. Được tiêu chuẩn hóa theo quy định của sàn giao dịch, hàng hóa được phân lô, đánh số, ký mã hiệu đầy đủ. Thanh toán Thường được thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt một lần khi hợp đồng đáo hạn tại mức giá đã ấn định trước.  Phải thanh toán lúc đáo hạn hợp đồng Được thanh toán qua trung tâm thanh toán bù trừ, và các khoản lãi/lỗ được điều chỉnh hàng ngày theo điều kiện của thị trường.  Có thể đóng vị thế mua hoặc bán trước hạn Yêu cầu ký quỹ Thường không yêu cầu ký quỹ, một số trường hợp sẽ đòi hỏi từ 5-10%. Bắt buộc phải ký quỹ một số lượng nhất định, điều chỉnh theo thị trường hàng ngày. Chi phí mua bán Không có Có Mục tiêu Chủ yếu là để phòng vệ: diễn ra việc trao đổi hàng hóa thật Chủ yếu là đầu cơ: hầu như không giao hàng Nhà đảm bảo Không có Trung tâm thanh toán bù trừ Rủi ro đối tác Người tham gia phải đối mặt với rủi ro phía đối tác không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng Ít rủi ro hơp khi được giao dịch thông qua các sàn giao dịch, một bên của hợp đồng là trung tâm thanh toán bù trừ, luôn đảm bảo uy tín. Việc yêu cầu ký quỹ cũng giúp làm giảm rủi ro thanh toán. Tính thanh khoản Tính thanh khoản thấp, không có thị trường thứ cấp tập trung, hợp đồng được mua bán trên thị trường OTC. Tính thanh khoản rất cao, tồn tại thị trường thứ cấp tập trung, hợp đồng được mua bán trên sàn giao dịch. Rủi ro dòng tiền Không có Có Nguồn: Lưu Thu Hương, Đại học Duy Tân, 2013  Các ứng dụng của giao dịch ngoại hối tương lai Phòng ngừa rủi ro tỷ giá Cũng giống như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai cũng được xem là một công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá hiệu quả. Với hợp đồng tương lai, người mua phòng
  • 34. 23 ngừa được các rủi ro tỷ giá một cách hiệu quả hơn, đặc biệt là loại bỏ hoàn toàn được rủi ro đối tác nhờ vào tài khoản ký quỹ. Người ta thường tiến hành nghiệp vụ này để phòng ngừa rủi ro khi cần mua bán một số lượng ngoại tệ nhất định, vào một thời điểm cố định trong tương lai phù hợp với tiêu chuẩn của Sở giao dịch. Công cụ để đầu cơ So với công dụng phòng ngừa rủi ro tỷ giá thì công dụng thứ hai này của hợp đồng tương lai có xu hướng được các nhà đầu cơ ưa chuộng hơn bởi vì: - Các khoản lãi phát sinh từ hợp đồng tương lai nhận được trong ngày, có nghĩa là chốt lãi và cắt lỗ được nhanh chóng. - Chi phí giao dịch thấp hơn nhiều so với hợp đồng kỳ hạn. - Hợp đồng tương lai không đòi hỏi người tham gia phải thực hiện giao dịch vào ngày đáo hạn, mà họ có thể thanh lý nó vào bất cứ thời điểm nào mà họ cho rằng có lợi nhất. Và không phải mất thời gian cho việc giao hàng vì mục đích chính của họ là đầu tư kiếm lời chứ không nhằm giao dịch và nhận hàng hóa thực sự. Hợp đồng tương lai còn là công cụ để các nhà đầu tư nhận biết được tín hiệu tỷ giá trong tương lai Giá của hợp đồng tương lai phán ánh dự đoán của thị trường về giá giao ngay trong tương lai. Trong một thị trường hiệu quả thì giá tương lai sẽ tiến tới xấp xỉ với giá giao ngay tại thời điểm đáo hạn. Vì thế, giá tương lai sẽ giúp các nhà sản xuất có được những quyết định đúng đắn trong việc phân bổ nguồn lực.  Nhược điểm của giao dịch tương lai Rủi ro tỷ giá không được triệt tiêu một cách hoàn toàn bởi các khoản lãi từ tài khoản ký quỹ không phải lúc nào cũng đủ bù đắp cho sự tăng giá giao ngay một cách hoàn hảo. Đây gọi là rủi ro điều chỉnh giá trị hợp đồng theo điều kiện thị trường. Nếu xét theo góc độ này thì hợp đồng tương lai có độ rủi ro cao hơn so với hợp đồng kỳ hạn. Do số lượng, thời gian và địa điểm trong mỗi hợp đồng tương lai là cố định nên việc sử dụng hợp đồng tương lai làm công cụ phòng ngừa rủi ro bị cản trở vì
  • 35. 24 nhiều khi nhu cầu của doanh nghiệp về số lượng hay thời gian không khớp với quy định trên hợp đồng. 1.2.2.3. Nghiệp vụ hoán đổi (Swap) Để khắc phục những hạn chế của các giao dịch kỳ hạn về thời gian thực hiện giao dịch, các ngân hàng đã cung cấp các hợp đồng hoán đổi cho phép các nhà kinh doanh dễ dàng luân chuyển trạng thái tiền tệ, kéo dài hoặc rút ngắn thời hạn hợp đồng kỳ hạn cho phù hợp với nhu cầu thu chi ngoại tệ hoặc cung cầu vốn thực tế trong kinh doanh. Hợp đồng hoán đổi (Swaps contract) là một thỏa thuận trong đó hai bên đồng ý thực hiện các thanh toán định kỳ. Hợp đồng hoán đổi có hai loại chính là hợp đồng hoán đổi lãi suất và hợp đồng hoán đổi ngoại hối. Trong đó, hợp đồng hoán đổi ngoại hối là hợp đồng diễn ra việc đồng thời mua vào và bán ra một tiền tệ nhất định đối với mỗi bên, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là loại hợp đồng hoán đổi ngoại hối có thời hạn dài (thường từ vài năm trở lên) và lãi suất phát sinh được thanh toán định kỳ trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, khoản gốc chỉ được hoán đổi khi hợp đồng đáo hạn (David A.Dubofsky và Thomas W.Miller, 2003). Sự khác nhau giữa hai loại hợp đồng này là: trong hợp đồng hoán đổi ngoại hối, gốc và lãi được thanh toán một lần tại thời điểm hợp đồng đến hạn, còn trong hợp đồng hoán đổi tiền tệ, lãi được thanh toán định kỳ còn gốc được thanh toán một lần tại thời điểm hợp đồng đến hạn. Ngoài ra, hợp đồng hoán đổi ngoại hối được giao dịch trên FOREX, còn hợp đồng hoán đổi tiền tệ được giao dịch trên thị trường hoán đổi (Swap Market). Tại các NHTM, nghiệp vụ giao dịch ngoại hối hoán đổi là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Giao dịch hoán đổi ngoại hối có thể thực hiện trên thị trường liên ngân hàng hoặc giữa ngân hàng với một khách hàng (cá nhân hoặc doanh nghiệp). Giao dịch hoán đổi ngoại tệ điển hình nhất là hoán đổi giao ngay với có kỳ hạn (Spot againt forward) (Trần Văn Hòe, 2009).
  • 36. 25  Đặc điểm Phân loại: Hợp đồng hoán đổi ngoại hối gồm hai loại: - Spot – Forward Swap: gồm một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn. - Forward – Forward Swap: gồm hai giao dịch đều là giao dịch kỳ hạn được ký kết đồng thời tại ngày hôm nay nhưng có ngày giá trị khác nhau. Còn một cách phân loại khác là hoán đổi đồng nhất (Pure Swap) và hoán đổi ghép (Engineered Swap): - Hoán đổi đồng nhất là giao dịch trong đó vế giao ngay và vế kỳ hạn thuộc một hợp đồng hoán đổi. - Hoán đổi ghép là giao dịch trong đó vế giao ngay và vế kỳ hạn thuộc hai hợp đồng độc lập. Tỷ giá hoán đổi: Là tỷ giá được yết trong giao dịch nghiệp vụ hoán đổi và thường được yết là số điểm kỳ hạn (swap/forward rate/points), phản ánh mức chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền tham gia giao dịch. Tỷ giá giao ngay trong giao dịch hoán đổi thường được ngân hàng yết giá quy định và thường là tỷ giá trung bình giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra. Tỷgiá kỳhạn hoán đổi mua vào = Tỷgiá giao ngaytrung bình + Điểm kỳhạn mua vào Tỷ giá kỳ hạn hoán đổi bán ra = Tỷ giá giao ngay trung bình + Điểm kỳ hạn bán ra  Các ứng dụng của giao dịch hoán đổi - Phòng ngừa rủi ro hối đoái Nếu không sử dụng nghiệp vụ hoán đổi, các doanh nghiệp tham gia thị trường ngoại hối buộc phải mua hoặc bán các loại ngoại tệ để có được loại tiền tệ đáp ứng nhu cầu kinh doanh và do đó phải gánh chịu hai khoản thiệt hại là chênh lệch giá mua, giá bán và khi cần lại loại ngoại tệ ban đầu lại phải tiếp tục bán mua trên thị trường. Nghiệp vụ hoán đổi sẽ cho phép tránh được thiệt hại này do các bên tham gia sẽ cho phép tránh được thiệt hại là chênh lệch giá mua, giá bán và khi cần lại loại ngoại tệ ban đầu lại phải tiếp tục bán mua trên thị trường.
  • 37. 26 - Kiểm soát nguồn vốn khả dụng. - Kéo dài thời hạn trạng thái ngoại hối. - Kinh doanh chênh lệch lãi suất có bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Nếu tỷ giá hoán đổi không nhất quán với tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường thì có thể tận dụng giao dịch hoán đổi để kinh doanh chênh lệch lãi suất mà không chịu rủi ro. Bảng 1.4: So sánh giữa hợp đồng hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn Tiêu chí Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng hoán đổi Khái niệm Là hợp đồng mua hay bán ngoại tệ mà việc chuyển giao sẽ được thực hiện sau một khoản thời gian nhất định. Là hợp đồng mua hay bán ngoại tệ diễn ra theo hướng ngược chiều trong đó một giao dịch là giao ngay và 1 giao dịch là kỳ hạn. Tỷ giá thực hiện Tỷ giá thực hiện là tỷ giá kỳ hạn. Tỷ giá thực hiện là tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn. Mục đích Sử dụng để đáp ứng nhu cầu mua hay bán ngoại tệ trong tương lai nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Sử dụng để đáp ứng nhu cầu mua hay bán ngoại tệ ở hiện tại đồng thời hoán đổi ngược lại ở tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán vừa đáp ứng nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Chuyển giao ngoại tệ Không có việc chuyển giao ngoại tệ ở hiện tại, chỉ chuyển giao ngoại tệ khi đáo hạn. Có chuyển giao ngoại tệ giao ngay ở hiện tại và chuyển giao ngoại tệ kỳ hạn khi đáo hạn. Nguồn: Lưu Thu Hương, Đại học Duy Tân, 2013 1.2.2.4. Nghiệp vụ quyền chọn (Option) Như đã đề cập ở trên, các hợp đồng kỳ hạn, tương lai và hoán đổi luôn phải được thực hiện hoặc thanh lý khi trước hoặc tại thời điểm hợp đồng đến hạn nên đôi khi nó đánh mất cơ hội kinh doanh nếu như giá cả biến động thuận lợi. Để khắc phục nhược điểm này, hợp đồng quyền chọn đã ra đời. Hợp đồng quyền chọn (Options Contract) là một thỏa thuận trong đó người bán hợp đồng cho phép người mua có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua từ hoặc bán cho người bán hợp đồng một tài sản tại một mức giá nhất định trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm (Jeff Mandura, 2006).
  • 38. 27 Hợp đồng quyền chọn ngoại hối là một công cụ tài chính, cho phép người mua hợp đồng có quyền (chứ không phải nghĩa vụ), mua hoặc bán một đồng tiền này với một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước tại một thời gian nhất định trong tương lai (Nguyễn Văn Tiến, 2008). Người mua hợp đồng quyền chọn có quyền quyết định thực hiện hay không thực hiện “quyền chọn” của mình. Người bán hợp đồng quyền chọn phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nếu người mua yêu cầu. Bởi vì quyền chọn là một loại tài sản tài chính nên nó có giá trị và người mua phải trả một khoản chi phí nhất định khi mua nó. Tại Việt Nam, NHNN đã ban hành quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN (ngày 10/11/2004) “không cho phép các TCTD mua quyền chọn từ các tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân” và công văn 1820/NHNN-QLNH (ngày 18/03/2009) quy định "Các tổ chức tín dụng không được phép cung cấp sản phẩm quyền chọn VND và ngoại tệ kể từ ngày 23/03/2009" cho nên có thể nói, nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối tại các NHTM Việt Nam là giao dịch diễn ra giữa bên bán quyền chọn là Ngân hàng và bên mua quyền chọn là khách hàng về việc mua bán hai loại ngoại tệ khác nhau (không liên quan đến VND).  Phân loại Căn cứ vào đặc điểm giao dịch: có hai loại hợp đồng quyền chọn như sau: Hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ (Call option) là thỏa thuận cho phép người mua hợp đồng có quyền (chứ không phải nghĩa vụ) mua một tiền tệ (mua tiền tệ yết giá) tại một tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước trong một khoảng thời gian nhất định. Hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ (Put option) là thỏa thuận cho phép người mua hợp đồng có quyền (chứ không phải nghĩa vụ) bán một tiền tệ (bán tiền tệ yết giá) tại một tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước trong một khoảng thời gian nhất định. Căn cứ vào thời điểm thanh toán: có hai hình thức của hợp đồng quyền chọn là hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ và hợp đồng quyền chọn kiểu châu Âu. Hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu (European option) là hợp đồng chỉ cho phép thực hiện giao dịch tại thời điểm đáo hạn. Việc thanh toán thực tế xảy ra sau khi hợp
  • 39. 28 đồng đến hạn tự một đến hai ngày làm việc giống như trường hợp ngày giá trị trong các giao dịch giao ngay. Mục đích chính của loại hợp đồng này là để phòng ngừa rủi ro. Hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ (American option) là hợp đồng cho phép thực hiện quyền chọn vào ngày làm việc trong thời gian hiệu lực của hợp đồng và trước khi hợp đồng đáo hạn. Việc thanh toán thực tế xảy ra sau khi tiến hành quyền chọn từ một đến hai ngày làm việc giống như trường hợp ngày giá trị trong các giao dịch giao ngay. Mục đích chính của hợp đồng quyền chọn kiểu này là nhằm đầu cơ tỷ giá.  Đặc điểm Hợp đồng quyền chọn được giao dịch tại Sở giao dịch hoặc trên thị trường phi tập trung OTC, cho nên hợp đồng có thể được chuẩn hóa hoặc được thiết kế riêng cho phù hợp với các bên trong hợp đồng. Người mua hợp đồng quyền chọn không bị bắt buộc phải thực hiện nó nhưng bắt buộc phải trả một khoản tiền cho người bán hợp đồng quyền chọn để có được quyền chọn, đó được gọi là phí quyền chọn. Phí quyền chọn, chính là giá của hợp đồng quyền chọn, phải là lượng tiền hợp lý, sao cho đủ bù đắp rủi ro xét từ góc độ người bán và không quá đắt xét từ góc độ người mua. Nếu hợp đồng đáo hạn mà không xảy ra giao dịch, thì chỉ có một dòng tiền duy nhất dịch chuyển, đó là khoản phí quyền chọn mà người mua trả cho người bán. Phí quyền chọn là khoản tiền không truy đòi và thông thường được thanh toán một lần tại thời điểm ký kết hợp đồng. Thời hạn hợp đồng quyền chọn cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn bởi vì thời hạn hợp đồng càng dài, ảnh hưởng của yếu tố chênh lệch lãi suất càng lớn và xác suất thay đổi đến tỷ giá càng cao. Mục đích chính của hợp đồng quyền chọn là nhằm phòng ngừa rủi ro bất cân xứng thông tin hoặc đầu cơ, kinh doanh chênh lệch giá.  Ứng dụng - Một quyền chọn có thể mang lại lợi nhuận cho người nắm giữ khi thực hiện hợp đồng với tỷ giá hiện thời thì được gọi là sinh lời (in the money).
  • 40. 29 - Một quyền chọn không có khả năng mang lại lợi nhuận cho người nắm giữ khi thực hiện hợp đồng với tỷ giá hiện thời thì được gọi là lỗ vốn (out of the money). - Một quyền chọn không đem lại lợi nhuận nhưng cũng không đem lại khoản lỗ cho người nắm giữ khi thực hiện hợp đồng được gọi là hòa vốn (at the money). Cụ thể: Gọi E là tỷ giá thực hiện (niêm yết trực tiếp), St là tỷ giá giao ngay, ta có: Đối với Quyền chọn Mua (Call option) - Khi St > E: Hợp đồng ở trạng thái In the money - Khi St = E: Hợp đồng ở trạng thái At the money - Khi St < E: Hợp đồng ở trạng thái Out of the money Đối với Quyền chọn Bán (Put option) - Khi St > E: Hợp đồng ở trạng thái Out of the money - Khi St = E: Hợp đồng ở trạng thái At the money - Khi St < E: Hợp đồng ở trạng thái In of the money Khi hợp đồng ở trạng thái In the money, nhà đầu tư nên thực hiện hợp đồng và ngược lại khi ở trạng thái Out of the money, nhà đầu tư không nên thực hiện hợp đồng. Đối với trường hợp hợp đồng ở trạng thái At the money, nhà đầu tư có thể thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng, nhưng thông thường nhà đầu tư sẽ thực hiện vì như thế sẽ giảm thời gian giao dịch so với việc mua ngoại tệ giao ngay trên thị trường. 1.3. Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, xu hướng hội nhập nền kinh tế thế giới một cách rộng rãi, các NHTM cũng như các doanh nghiệp có nhiều cơ hội thực hiện các giao dịch tài chính hết sức đa dạng để nâng cao khả năng cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng mặt khác, họ phải đối diện với rất nhiều rủi ro về các vấn đề như lãi suất, diễn biến thị trường tiền tệ và đặc biệt là các rủi ro do biến động của tỷ giá hối đoái. Vấn đề đặt ra cho TTNH nói chung và các NHTM nói riêng là phải đưa vào sử dụng rộng rãi và hoàn thiện các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối để đáp ứng kịp thời với nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá, kinh doanh kiếm lời của các ngân hàng, các doanh nghiệp cũng như nhiều thành viên khác tham gia vào thị trường ngoại hối.
  • 41. 30 1.3.1. Khái niệm phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại NHTM Trước hết cần làm rõ khái niệm “phát triển”, phát triển là phạm trù triết học khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Như vậy, sự phát triển là quá trình không ngừng gia tăng về trình độ, về kết cấu phức tạp của sự vật và do đó làm nảy sinh những quy định mới cao hơn về chất, hay nói cách khác chính là sự gia tăng cả về chiều rộng và chiều sâu. Căn cứ theo khái niệm về phát triển, có thể nói phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại NHTM cũng đi vào hai hướng chính là phát triển theo chiều rộng và theo chiều sâu của nghiệp vụ phái sinh ngoại hối, hay nói cách khác chính là sự gia tăng việc triển khai, sử dụng, mở rộng và hoàn thiện các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối cả về số lượng và chất lượng. Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối về số lượng được hiểu là việc gia tăng và sử dụng các sản phẩm phái sinh trong hoạt động KDNH và phòng ngừa rủi ro của NHTM. Phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối về chất lượng bao gồm: điều kiện giao dịch thuận lợi, giá cả ưu đãi, tạo thêm nhiều tiện ích, đơn giản quy trình nghiệp vụ, cơ chế thực hiện linh hoạt, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Ngoài ra, NHTM có thể kết hợp sản phẩm phái sinh ngoại hối với các sản phầm dịch vụ khác như cho vay, bảo hiểm tỷ giá, lãi suất tạo tiện ích cho khách hàng. Bên cạnh việc đa dạng danh mục sản phẩm phái sinh ngoại hối, ngân hàng cần tuyên truyền, hướng dẫn và tư vấn khách hàng về nội dung, tác dụng và cách thức sử dụng các sản phẩm phái sinh ngoại hối. Nhìn chung, phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại NHTM là việc NHTM mở rộng triển khai và thực hiện các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối nhằm đảm bảo cân đối các nhu cầu về ngoại hối của ngân hàng và tìm cách thu lợi nhuận trực tiếp thông qua chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau trên cơ sở kiểm soát rủi ro và phục vụ chiến lược kinh doanh của ngân hàng. 1.3.2. Điều kiện để phát triển nghiệp vụ phái sinh ngoại hối tại NHTM Thực tế, để ứng dụng và phát triển công cụ phái sinh tại các NHTM Việt Nam cần phải có các điều kiện sau: Thứ nhất, về các nhân tố khách quan.