SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
…………***…………
HOÀNG THỊ NHƯ HẠNH
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT
TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ CỦA CÂY TỐC
THẰNG CÁNG (ANODENDRON PANICULATUM
(WALL. EX ROXB.) A.DC.)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
HUẾ, NĂM 2018
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
…………***…………
HOÀNG THỊ NHƯ HẠNH
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT
TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ CỦA CÂY TỐC
THẰNG CÁNG (ANODENDRON PANICULATUM
(WALL. EX ROXB.) A.DC.)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
Chuyên ngành: Hóa học hữu cơ
Mã số: 62.44.01.14
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài
HUẾ, NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài. Các kết quả thu được trong luận án hoàn toàn trung
thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Hoàng Thị Như Hạnh
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình và quý báu của nhiều cá nhân và tập
thể.
Trước hết, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất
đến PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Khoa học -
Đại học Huế, Ban Chủ nhiệm Khoa Hóa học, Bộ môn Hóa hữu cơ và Ban Giám
Hiệu Trường THPT Đặng Trần Côn đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Phòng Thử nghiệm sinh học,
Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã
giúp đỡ tôi hoàn thành các nghiên cứu về hoạt tính sinh học.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn tập thể cán bộ phòng Dược liệu – Dược
cổ truyền – Thực vật dược, Khoa Dược – Trường Đại học Y Dược Huế đã hỗ trợ
tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn cổ vũ,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Huế, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án
Hoàng Thị Như Hạnh
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC...............................................................................................................i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT...........................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................vii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC...............................................................................x
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................3
1.1. Giới thiệu sơ lược về họ Trúc đào (Apocynaceae).....................................3
1.2. Giới thiệu về chi Anodendron.....................................................................3
Vị trí phân loại.....................................................................................3
Đặc điểm thực vật và phân bố .............................................................4
Các nghiên cứu về thành phần hóa học...............................................6
Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học................................................18
1.3. Giới thiệu sơ lược về loài Tốc thằng cáng................................................21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................23
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................24
Phương pháp phân lập, tinh chế các hợp chất ...................................24
Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất................24
Phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học .........................................26
Chương 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ......................................................29
3.1. Xử lý mẫu và chuẩn bị các cao chiết ........................................................29
3.2. Quá trình phân lập các hợp chất ...............................................................30
3.3. Tính chất vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất đã phân lập .................33
3.4. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư của một số chất tinh khiết....................36
Chương 4. BÀN LUẬN .......................................................................................38
4.1. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất đã phân lập .........................38
Hợp chất AP1: Cycloartenol..............................................................38
Hợp chất AP2: Anopaniester (Chất mới) ..........................................40
Hợp chất AP3: (E)-Phytol .................................................................49
Hợp chất AP4: Desmosterol..............................................................50
Hợp chất AP5: Ursolic acid...............................................................52
Hợp chất AP6: Vanillin.....................................................................54
Hợp chất AP7: Esculentic acid..........................................................55
Hợp chất AP8: Kaempferol-3-O-rutinoside......................................57
Hợp chất AP9: Rutin .........................................................................60
Hợp chất AP10: Anopanin A (Chất mới)........................................62
Hợp chất AP11: Anopanin B (Chất mới)........................................71
ii
Hợp chất AP12: Anopanin C (Chất mới)........................................79
Hợp chất AP13: Sargentol...............................................................87
Hợp chất AP14: 4-O-β-D-Glucopyranosyl-3-prenylbenzoic acid ..89
Hợp chất AP15: Inugalactolipid A..................................................90
Hợp chất AP16: Gingerglycolipid A...............................................94
Hợp chất AP17: Gingerglycolipid B ...............................................97
Hợp chất AP18: Gingerglycolipid C ...............................................99
Hợp chất AP19: (2S)-1-O-Palmitoyl-3-O-[-D-galactopyranosyl-
(1→6)-O-β-D-galactopyranosyl]glycerol .................................................101
Hợp chất AP20: (2R)-1-O-Palmitoyl-3-O-α-D-(6-
sulfoquinovopyranosyl)glycerol................................................................102
4.2. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào in vitro của các hợp chất tinh khiết..105
KẾT LUẬN........................................................................................................112
KIẾN NGHỊ .......................................................................................................113
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ..........................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................115
iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Các phương pháp sắc ký
CC Column Chromatography Sắc ký cột
GC-MS Gas Chromatography-Mass Spectrometry Sắc ký khí ghép khối phổ
TLC Thin Layer Chromatography Sắc ký bản mỏng
Các phương pháp phổ
1
H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance
Spectroscopy
Phổ cộng hưởng từ hạt
nhân proton
13
C-NMR Carbon-13 Nuclear Magnetic
Resonance Spectroscopy
Phổ cộng hưởng từ hạt
nhân carbon 13
COSY Correlation Spectroscopy Phổ tương tác hai chiều
1
H-1
H
DEPT Distortionless Enhancement by
Polarisation Transfer
Phổ DEPT
EIMS Electron Impact Mass Spectrometry Phổ khối va đập điện tử
ESIMS Electrospray Ionization Mass
Spectrometry
Phổ khối ion hóa phun
mù điện tử
HMBC Heteronuclear Multiple Bond
Correlation
Phổ tương tác dị hạt nhân
qua nhiều liên kết
HRESIMS High Resolution - Electrospray
Ionization - Mass Spectrometry
Phổ khối phân giải cao
ion hóa phun mù điện tử
HSQC Heteronuclear Single Quantum
Coherence Phổ tương tác dị hạt nhân
qua một liên kếtHMQC Heteronuclear Multiple Quantum
Coherence
IR Infrared Spectroscopy Phổ hồng ngoại
J (Hz) J coupling constant Hằng số tương tác tính
bằng Hz
NOESY Nuclear Overhauser Effect
Spectroscopy
Phổ NOESY
ROESY Rotating frame nuclear Overhauser
Effect Spectroscopy
Phổ ROESY
UV Ultraviolet Spectroscopy Phổ tử ngoại
δ (ppm) δ (ppm = part per million) Độ dịch chuyển hóa học
tính bằng phần triệu
s singlet q quartet dt double triplet
d doublet quint quintet br broad
t triplet dd double doublet m multiplet
iv
Các dòng tế bào
A549
Human bronchogenic carcinoma Ung thư phổi
H522
LU-1
H460
Bcap-37
Human breast adenocarcinoma Ung thư vú
MCF-7
BGC
Human gastrocarcinoma Ung thư dạ dàyMCG
MKN-7
Bel-7402
Human hepatoma Ung thư gan
Hep-G2
DU145
Human prostate adenocarcinoma Ung thư tuyến tiền liệtLNCaP
PC-3
HeLa
Human cervical adenocarcinoma Ung thư cổ tử cung
ME-180
HL-60 Human promyelocytic leukemia Ung thư máu cấp tính
P-388 Lymphocytic leukemia Ung thư máu lympho
HT-29
Human colon carcinoma Ung thư ruột kết
SW-480
K562 Chronic myelogenous leukemic Ung thư bạch cầu tủy
KB Human epidermoid carcinoma Ung thư biểu mô
M-14 Melanoma Khối u ác tính
NBT-T2 Rat bladder epithelial Ung thư bàng quang chuột
Các ký hiệu viết tắt khác
CTPT Công thức phân tử
DBE Double Bond Equivalent Số tương đương nối đôi
ED50 Effective Dose 50% Liều có tác dụng đối với
50% cá thể
FAME Fatty Acid Methyl Ester Dẫn xuất methyl ester của
acid béo
FRAP Ferric Reducing Antioxidant Power Lực chống oxy hóa được
đo bằng khả năng khử ion
sắt (III)
IC50 Inhibitory Concentration 50% Nồng độ ức chế 50%
MBC Minimum Bactericidal Concentration Nồng độ diệt khuẩn tối
thiểu
v
MFC Minimum Fungicidal Concentration Nồng độ diệt nấm tối
thiểu
MIC Minimum Inhibitory Concentration Nồng độ ức chế tối thiểu
mp Melting point Điểm chảy
OD Optical Density Mật độ quang
CHCl3 Chloroform SRB Sulforhodamine B
DMSO Dimethylsulfoxide Ac Acetyl
EtOAc Ethyl acetate Me Methyl
MeOH Methanol TMS Tetramethylsilane
Ghi chú: Tên các hợp chất, lớp chất, nhóm thế, chức hóa học được viết theo
nguyên bản Tiếng Anh để đảm bảo tính thống nhất và chính xác.
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các tên loài thuộc chi Anodendron đã được chấp nhận .......................4
Bảng 1.2. Sự phân bố các loài thuộc chi Anodendron ở Việt Nam .......................5
Bảng 1.3. Hoạt tính kháng khuẩn của các hợp chất phân lập từ A. formicinum.19
Bảng 1.4. Hoạt tính ức chế sự phát triển của ấu trùng Bombyx mori của
cardenolide từ A. affine........................................................................................20
Bảng 3.1. Hoạt tính gây độc của các hợp chất đã phân lập trên các dòng tế bào
ung thư....................................................................................................................1
Bảng 4.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP1 và hợp chất tham khảo ..............39
Bảng 4.2. Số liệu phổ NMR hợp phần triterpenoid của hợp chất AP2................41
Bảng 4.3. Số liệu phổ NMR hợp phần acid béo của hợp chất AP2 .....................42
Bảng 4.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP3 và hợp chất tham khảo ..............49
Bảng 4.5. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP4 và hợp chất tham khảo ..............51
Bảng 4.6. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP5 và hợp chất tham khảo ..............53
Bảng 4.7. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP6 và hợp chất tham khảo ..............55
Bảng 4.8. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP7 và hợp chất tham khảo ..............56
Bảng 4.9. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP8 và hợp chất tham khảo ..............58
Bảng 4.10. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP9 và hợp chất tham khảo ............61
Bảng 4.11. Số liệu phổ NMR phần aglycone của hợp chất AP10........................70
Bảng 4.12. Số liệu phổ NMR phần đường của hợp chất AP10 và chất tham khảo
..............................................................................................................................71
Bảng 4.13. Số liệu phổ NMR phần aglycone của hợp chất AP11........................77
Bảng 4.14. Số liệu phổ NMR phần đường của hợp chất AP11............................78
Bảng 4.15. Số liệu phổ NMR phần aglycone của hợp chất AP12........................84
Bảng 4.16. Số liệu phổ NMR phần đường của hợp chất AP12............................85
Bảng 4.17. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP13 và hợp chất tham khảo ..........88
Bảng 4.18. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP14 và hợp chất tham khảo ..........90
Bảng 4.19. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP15................................................92
Bảng 4.20. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP16 và hợp chất tham khảo ..........95
Bảng 4.21. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP17 và hợp chất tham khảo ..........97
Bảng 4.22. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP18 và hợp chất tham khảo ........100
Bảng 4.23. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP19 và hợp chất tham khảo ........102
Bảng 4.24. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP20 và hợp chất tham khảo ........104
Bảng 4.25. Thống kê các hợp chất phân lập từ cây Tốc thằng cáng.................105
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc chung (a) và vị trí dễ bị oxy hóa (b) của cardenolide...........15
Hình 1.2. Con đường sinh tổng hợp của cardenolide..........................................15
Hình 1.3. Hệ thống vòng ngưng tụ kiểu cis-trans-cis của cardenolide aglycone 16
Hình 1.4. Phần đường của các cardenolide glycoside phân lập từ họ
Apocynaceae.........................................................................................................17
Hình 2.1. Loài Tốc thằng cáng: a. Phần trên mặt đất, b. Lá và quả, c. Đại bổ đôi,
d. Hạt mang chùm lông ........................................................................................23
Hình 3.1. Sơ đồ chiết các phân đoạn từ phần trên mặt đất của cây Tốc thằng
cáng......................................................................................................................29
Hình 3.2. Sơ đồ phân lập các chất từ phân đoạn chloroform của cây Tốc thằng
cáng......................................................................................................................31
Hình 3.3. Sơ đồ phân lập các chất từ phân đoạn nước của cây Tốc thằng cáng 32
Hình 4.1. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP1....................................................38
Hình 4.2. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP2....................................................43
Hình 4.3. Tương tác HMBC và COSY chính của hợp chất AP2..........................44
Hình 4.4. Tương tác NOESY chính của hợp chất AP2 ........................................44
Hình 4.5. Phổ HRESIMS của hợp chất AP2 ........................................................44
Hình 4.6. Phổ UV của hợp chất AP2 ...................................................................45
Hình 4.7. Phổ IR của hợp chất AP2.....................................................................45
Hình 4.8. Phổ 1
H-NMR của hợp chất AP2...........................................................46
Hình 4.9. Phổ 13
C-NMR của hợp chất AP2 .........................................................46
Hình 4.10. Phổ HMQC của hợp chất AP2...........................................................47
Hình 4.11. Phổ HMBC của hợp chất AP2 ...........................................................47
Hình 4.12. Phổ COSY của hợp chất AP2.............................................................48
Hình 4.13. Phổ NOESY của hợp chất AP2 ..........................................................48
Hình 4.14. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP3..................................................50
Hình 4.15. Tương tác HMBC chính của hợp chất AP3 .......................................50
Hình 4.16. Cấu trúc hóa học (a) và tương tác HMBC, COSY chính (b) của hợp
chất AP4...............................................................................................................52
Hình 4.17. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP5..................................................54
Hình 4.18. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP6..................................................54
Hình 4.19. Cấu trúc hóa học (a) và tương tác HMBC, COSY chính (b) của hợp
chất AP7...............................................................................................................57
Hình 4.20. Tương tác NOESY chính của hợp chất AP7 ......................................57
viii
Hình 4.21. Cấu trúc hóa học (a) và tương tác HMBC, COSY chính (b) của hợp
chất AP8...............................................................................................................59
Hình 4.22. Cấu trúc hóa học (a) và tương tác HMBC, COSY chính (b) của hợp
chất AP9...............................................................................................................60
Hình 4.23. Phổ HRESIMS của hợp chất AP10....................................................63
Hình 4.24. Phổ IR của hợp chất AP10.................................................................63
Hình 4.25. Phổ 1
H-NMR của hợp chất AP10.......................................................64
Hình 4.26. Phổ 13
C-NMR của hợp chất AP10 .....................................................64
Hình 4.27. Phổ DEPT của hợp chất AP10...........................................................65
Hình 4.28. Phổ HMQC của hợp chất AP10.........................................................65
Hình 4.29. Phổ HMBC của hợp chất AP10 .........................................................66
Hình 4.30. Phổ COSY của hợp chất AP10...........................................................66
Hình 4.31. Phổ ROESY của hợp chất AP10.........................................................67
Hình 4.32. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP10................................................68
Hình 4.33. Tương tác HMBC và COSY chính của hợp chất AP10......................68
Hình 4.34. Tương tác ROESY chính của hợp chất AP10.....................................69
Hình 4.35. Sắc ký đồ GC-MS của dẫn xuất alditol hexaacetate của hợp chất
AP10.....................................................................................................................69
Hình 4.36. Phổ HRESIMS của hợp chất AP11....................................................72
Hình 4.37. Phổ IR của hợp chất AP11.................................................................72
Hình 4.38. Phổ 1
H-NMR của hợp chất AP11.......................................................73
Hình 4.39. Phổ 13
C-NMR của hợp chất AP11 .....................................................73
Hình 4.40. Phổ DEPT của hợp chất AP11...........................................................74
Hình 4.41. Phổ HMQC của hợp chất AP11.........................................................74
Hình 4.42. Phổ HMBC của hợp chất AP11 .........................................................75
Hình 4.43. Phổ COSY của hợp chất AP11...........................................................75
Hình 4.44. Phổ ROESY của hợp chất AP11.........................................................76
Hình 4.45. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP11................................................76
Hình 4.46. Tương tác HMBC và COSY chính của hợp chất AP11......................78
Hình 4.47. Tương tác ROESY chính của hợp chất AP11.....................................79
Hình 4.48. Phổ HRESIMS của hợp chất AP12....................................................80
Hình 4.49. Phổ IR của hợp chất AP12.................................................................80
Hình 4.50. Phổ 1
H-NMR của hợp chất AP12.......................................................81
Hình 4.51. Phổ 13
C-NMR của hợp chất AP12 .....................................................81
ix
Hình 4.52. Phổ DEPT của hợp chất AP12...........................................................82
Hình 4.53. Phổ HMQC của hợp chất AP12.........................................................82
Hình 4.54. Phổ HMBC của hợp chất AP12 .........................................................83
Hình 4.55. Phổ COSY của hợp chất AP12...........................................................83
Hình 4.56. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP12................................................85
Hình 4.57. Tương tác HMBC và COSY chính của hợp chất AP12......................86
Hình 4.58. Phổ ROESY của hợp chất AP12.........................................................86
Hình 4.59. Tương tác ROESY chính của hợp chất AP12.....................................86
Hình 4.60. Cấu trúc hóa học (a) và tương tác HMBC, COSY (b) chính của hợp
chất AP13.............................................................................................................88
Hình 4.61. Cấu trúc hóa học (a) và tương tác HMBC, COSY chính (b) của hợp
chất AP14.............................................................................................................89
Hình 4.62. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP15................................................93
Hình 4.63. Tương tác HMBC và COSY chính của hợp chất AP15......................93
Hình 4.64. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP16................................................96
Hình 4.65. Sự tạo thành sản phẩm oxy hóa sơ cấp của hợp chất AP16..............96
Hình 4.66. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP17................................................98
Hình 4.67. Sự tạo thành sản phẩm oxy hóa sơ cấp của hợp chất AP17..............99
Hình 4.68. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP18..............................................100
Hình 4.69. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP19..............................................101
Hình 4.70. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP20..............................................103
Hình 4.71. Tương tác HMBC và COSY chính của hợp chất AP20....................103
x
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Các phổ của hợp chất AP1 ...............................................................PL1
Phụ lục 2. Các phổ của hợp chất AP2 ...............................................................PL3
Phụ lục 3. Các phổ của hợp chất AP3 ...............................................................PL6
Phụ lục 4. Các phổ của hợp chất AP4 ...............................................................PL9
Phụ lục 5. Các phổ của hợp chất AP5 .............................................................PL13
Phụ lục 6. Các phổ của hợp chất AP6 .............................................................PL17
Phụ lục 7. Các phổ của hợp chất AP7 .............................................................PL20
Phụ lục 8. Các phổ của hợp chất AP8 .............................................................PL24
Phụ lục 9. Các phổ của hợp chất AP9 .............................................................PL29
Phụ lục 10. Các phổ của hợp chất AP10 .........................................................PL34
Phụ lục 11. Các phổ của hợp chất AP11 .........................................................PL37
Phụ lục 12. Các phổ của hợp chất AP12 .........................................................PL39
Phụ lục 13. Các phổ của hợp chất AP13 .........................................................PL41
Phụ lục 14. Các phổ của hợp chất AP14 .........................................................PL46
Phụ lục 15. Các phổ của hợp chất AP15 .........................................................PL50
Phụ lục 16. Các phổ của hợp chất AP16 .........................................................PL56
Phụ lục 17. Các phổ của hợp chất AP17 .........................................................PL58
Phụ lục 18. Các phổ của hợp chất AP18 .........................................................PL60
Phụ lục 19. Các phổ của hợp chất AP19 .........................................................PL62
Phụ lục 20. Các phổ của hợp chất AP20 .........................................................PL64
Phụ lục 21. Biên bản giám định tên khoa học của cây Tốc thằng cáng ..........PL69
Phụ lục 22. Biên bản thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư các chất phân lập từ
cây Tốc thằng cáng ..........................................................................................PL70
1
MỞ ĐẦU
Sự gia tăng nhanh chóng của nhiều căn bệnh nguy hiểm có khả năng lan rộng
như HIV/AIDS, ung thư, viêm đường hô hấp cấp SARS, cúm gia cầm H5N1, cúm
lợn H1N1, dịch Ebola, chứng đầu nhỏ do virus Zika… đang là một cuộc khủng
hoảng thực sự cho sức khỏe cộng đồng và là thách thức không nhỏ cho hệ thống y
tế trên toàn thế giới. Nhằm bảo vệ con người trước những nguy cơ về bệnh tật, các
nhà khoa học đang không ngừng nghiên cứu để tìm ra các loại thuốc mới, các
phương thức điều trị mới vừa hiệu quả vừa an toàn với cơ thể. Một xu hướng quan
trọng trong quá trình này là tìm kiếm các hoạt chất có nguồn gốc thiên nhiên bởi
chúng thường phù hợp với cơ thể sống, ít độc, thân thiện với môi trường, đa dạng
về cấu trúc, có thể sử dụng trực tiếp để làm thuốc, hoặc làm các mô hình để nghiên
cứu tổng hợp thuốc mới. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước cho
thấy thực vật là nguồn tài nguyên có giá trị trong việc khám phá và phát triển thuốc.
Có thể kể một vài ví dụ điển hình như taxol từ cây Thông đỏ (Taxus brevifolia);
vinblastine, vincristine từ cây Dừa cạn (Catharanthus roseus); camptothecin từ cây
Hỉ thụ (Camptotheca acuminata); podophyllotoxin từ cây Khoai ma Mỹ
(Podophyllum peltatum)…
Trong quá trình sàng lọc hoạt tính diệt tế bào ung thư một số cây thuốc của
đồng bào Pako, Vân Kiều ở Quảng Trị mà chúng tôi đã khảo sát, 10 cây thuốc chữa
bệnh liên quan đến tác dụng chống ung thư đã được đưa vào sàng lọc hoạt tính gây
độc tế bào in vitro. Trong đó, cây Tốc thằng cáng (Anodendron paniculatum Roxb.
A.DC. – Apocynaceae) thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tốt
trên 5 dòng tế bào ung thư thử nghiệm với giá trị IC50 thấp, đặc biệt là trên các dòng
tế bào LU-1 (ung thư phổi), Hep-G2 (ung thư gan) và MKN-7 (ung thư dạ dày) [4].
Tuy nhiên cho đến nay, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về thành phần hóa học
và tác dụng sinh học của loài này. Việc sử dụng cây Tốc thằng cáng để chữa các bệnh
liên quan đến khối u chủ yếu dựa vào tri thức bản địa của đồng bào Pako, Vân Kiều.
Điều này cho thấy loài cây này cần được nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học
cũng như hoạt tính sinh học.
2
Từ những lí do trên, chúng tôi đề xuất đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa
học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng (Anodendron
paniculatum (Wall. ex Roxb.) A.DC.)”
Mục tiêu của luận án:
1. Nghiên cứu để làm rõ thành phần hóa học chính của loài Anodendron
paniculatum (Roxb.) A.DC.
2. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các hợp chất phân lập được
từ loài này
Nội dung nghiên cứu của luận án:
1. Chiết tách, phân lập, tinh chế các hợp chất từ loài Anodendron
paniculatum (Roxb.) A.DC.
2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất đã phân lập
3. Thử hoạt tính gây độc các dòng tế bào ung thư của các hợp chất đã phân lập.
3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu sơ lược về họ Trúc đào (Apocynaceae)
Họ Trúc đào (Apocynaceae) là họ lớn, được chia thành 5 phân họ
(Plumerioideae, Apocynoideae, Periplocoideae, Secamonoideae và Asclepiadoideae)
với gần 200 chi, hơn 2000 loài, phân bố rộng ở vùng nhiệt đới [2], [8].
Họ Trúc đào gồm các đại diện là thân cỏ hoặc thân gỗ to hay nhỏ, phần lớn là
dây leo hay bụi đứng. Cây có nhựa mủ trắng, thường độc. Lá đơn, nguyên, mọc đối,
đôi khi mọc cách hoặc mọc vòng, không có lá kèm. Hoa đơn độc hoặc tập hợp
thành cụm hoa vô hạn hoặc hình xim, ở nách lá hay ở ngọn. Hoa đều, lưỡng tính,
mẫu 5, đài 5 thường hợp. Tràng hình ống thường có phần phụ ở trong ống tràng,
giống như lông hay vảy hoặc tạo thành tràng phụ. Tiền khai hoa vặn [2].
Bộ nhị gồm 5 nhị đính trên ống tràng. Chung đới có thể kéo dài thành mũi
nhọn, đôi khi có mang lông dài hoặc úp lên mặt trên của đầu nhụy. Chỉ nhị rời hoặc
dính liền thành một ống bao quanh bầu. Bao phấn thường chụm vào nhau tạo như
một cái mái che trên đầu nhụy và có thể đính vào đầu nhụy (phân họ Echitoideae)
hoặc đính vào 5 mặt của đầu nhụy 5 góc. Phía ngoài bộ nhị có thể mang những phụ
bộ, tạo thành một tràng phụ thứ nhì do nhị sinh ra. Hạt phấn rời hay dính thành tứ tử
hoặc phấn khối [2].
Bộ nhụy gồm 2 lá noãn (ít khi 3-5), tự do ở phần đầu, dính nhau ở phần vòi,
một vòi duy nhất. Đầu nhụy hình trụ ngắn hoặc hình mâm 5 góc. Mỗi lá noãn có
nhiều noãn tạo thành bầu 2 ô, đính noãn trung trụ hay bầu 1 ô, đính noãn bên. Đáy
bầu thường có đĩa mật. Quả đại, quả nang, đôi khi gặp quả mọng. Hạt có cánh hay có
chùm lông và nội nhũ. Các cây trong họ Trúc đào thường có ống nhựa mủ thật, libe
quanh tủy. Trong thân có hai vòng libe. Mạch thủng lỗ đơn, một số có mạch thang
ngắn. Ở Việt Nam, họ Apocynaceae có khoảng 100 chi với khoảng 280 loài [2], [8].
1.2. Giới thiệu về chi Anodendron
Vị trí phân loại
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan [116], chi Anodendron A.DC. có vị
trí phân loại như sau: Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), lớp Ngọc lan
4
(Magnoliopsida), phân lớp Hoa môi (Lamiidae), bộ Long đởm (Gentianales), họ
Trúc đào (Apocynaceae), chi Anodendron.
Dự án “The plant list” khởi động từ năm 2010 đã thống kê được 38 tên loài
thuộc chi Anodendron thu thập từ nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau trên thế giới, trong
đó chỉ có 17 tên loài được chấp nhận (Bảng 1.1) [52].
Bảng 1.1. Các tên loài thuộc chi Anodendron đã được chấp nhận
STT Tên khoa học
1 Anodendron affine (Hook. &Arn.) Druce
2 Anodendron axillare Merr.
3 Anodendron benthamianum Hemsl.
4 Anodendron borneense (King & Gamble) Mabb.
5 Anodendron candolleanum Wight
6 Anodendron coriaceum (Blume) Miq.
7 Anodendron gracile (King & Gamble) Mabb.
8 Anodendron howii Tsiang
9 Anodendron nervosum Kerr
10 Anodendron oblongifolium Hemsl.
11 Anodendron paniculatum (Roxb.) A.DC.
12 Anodendron pauciflorum Hook.f.
13 Anodendron punctatum Tsiang
14 Anodendron seramense Mabb.
15 Anodendron tubulosum (Ridl. ex Burkill&M.R.Hend.) Mabb.
16 Anodendron whitmorei Mabb.
17 Anodendron wrayi King & Gamble
Đặc điểm thực vật và phân bố
Các loài trong chi Anodendron chủ yếu ở dạng dây leo gỗ. Lá mọc đối, nách
lá có nhiều tuyến nâu. Cụm hoa ở đầu cành, kiểu xim kép, ít khi ở nách kiểu xim
nhiều ngả, 5 lá đài bé và hẹp, gốc đài có nhiều tuyến mọc cách với lá đài, rất ít khi
không có tuyến (các loài ở Việt Nam đều có tuyến). Ống tràng dạng ống ngắn.
Họng tràng không có vảy và tràng phụ. Cánh tràng thường dạng lưỡi dài hơn rộng,
phủ nhau phải, dài hơn ống tràng, đối xứng hai bên, không có phần phụ và không
gặp trong nụ. Nhị đính nửa ống tràng phía dưới hoặc ở đáy. Chỉ nhị rất ngắn. Bao
5
phấn hình mũi tên, lưng nhẵn, triển hình vòng nguyên hoặc xẻ thùy nông, nhẵn. Bầu
trên gồm 2 lá noãn rời, đỉnh bầu nhẵn. Noãn nhiều. Vòi nhụy ngắn. Đầu nhụy hình
nón dài. Quả gồm 2 đại rời nhau, phình to ở gốc, đầu nhọn, mỗi đại không có cuống
riêng, vỏ quả nhẵn. Giá noãn hóa gỗ. Hạt nhiều dạng thuôn, đầu thu hẹp thành mỏ
dài mang chùm lông, vỏ hạt nhẵn, chùm lông tồn tại, khó rụng [3], [8], [79].
Theo Phạm Hoàng Hộ [3], chi Anodendron ở Việt Nam gồm 3 loài:
 A. affine (Hook. & Arn.) Druce.
 A. paniculatum (Roxb.) A.DC.
 A. nervosum Kerr
Năm 2004, Phan Kế Lộc và cộng sự bổ sung loài A. howii Tsiang vào hệ
thực vật Việt Nam [7].
Các loài thuộc chi Anodendron phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á: Ấn
Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia,
Indonesia, Philippin, Việt Nam [3], [8], [79]. Ở Việt Nam, chi này phân bố rải rác khắp
cả nước. Dưới đây là bảng phân bố các loài thuộc chi Anodendron ở Việt Nam [8].
Bảng 1.2. Sự phân bố các loài thuộc chi Anodendron ở Việt Nam
STT Loài Tên Việt Nam Phân bố
1 A. paniculatum Tốc thẳng, Tốc
thằng cáng, Ngà
voi, Dây duy tù,
Đay nhui
Quảng Trị, Thừa thiên Huế (Phú Lộc,
Bạch Mã), Đắc Lắc, Khánh Hòa (Nha
Trang), Đồng Nai (Biên Hòa), Bến Tre,
Kiên Giang (Phú Quốc)
2 A. affine Ngà voi, Dây duy Hà Giang (Yên Minh), Bắc Giang, Hòa
Bình (Lạc Thủy), Hải Dương (Chí Linh),
Hà Nam (Ninh Thái), Ninh Bình (Cúc
Phương)
3 A. howii Ngà voi sang, Dây
duy sang
Hà Tây (Ba Vì)
4 A. nervosum Ngà voi thái, Dây
duy thái
Đồng Nai (Biên Hòa)
6
Các nghiên cứu về thành phần hóa học
Cho đến nay, các nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Anodendron ở
trong nước còn khá hạn chế. Trong khi đó, nghiên cứu về hóa thực vật của chi này
trên thế giới đã được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1969 bởi Sasaki và Hirata
[103]. Tính đến nay, chỉ có 3 loài của chi này là A. affine, A. paniculatum và A.
formicinum được nghiên cứu về thành phần hóa học với khoảng 88 hợp chất được
phân lập.
1.2.3.1. Thành phần hóa học loài A. affine
Hầu hết các nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Anodendron chủ yếu
tập trung vào loài này và được thực hiện bởi các nhà hóa học Nhật Bản trong giai
đoạn 1969-1994. Tính đến nay, hơn 70 hợp chất đã được phân lập từ loài này trong
đó chủ yếu là các cardenolide glycoside.
Năm 1969, Sasaki và Hirata đã phân lập được 2 alkaloid mới khung
pyrrolizidine, anodendrine (1), alloanodendrine (2), cùng với một amine bậc bốn,
choline (3). Cả hai hợp chất mới (1–2) đều tồn tại ở dạng muối amoni bậc bốn
[103]. Cấu trúc hóa học của chúng được thiết lập thông qua các chuyển hóa hóa
học. Hydro hóa anodendrine (1), xúc tác Pd thu được (+)-laburninic acid trong khi
đó tiến hành tương tự với alloanodendrine (2) lại dẫn đến sản phẩm (+)-
isoretronecanolic acid (đồng phân C-1 epimer của (+)-laburninic acid). Các cấu trúc
này cũng được củng cố thông qua tổng hợp toàn phần [104].
Năm 1971, Shima và cộng sự đã phân lập 2 flavonoid là kaempferol (4),
astragalin (5) từ lá [108], [111] và một glycoside của syringic acid là glucosyringic
acid (6) từ thân cây A. affine. Hợp chất 6 cũng được tổng hợp từ syringic acid và -
acetobromo-D-glucose nhằm chứng minh cấu trúc [109]. Nhóm này tiếp tục phân
lập β-sitosterol (7), daucosterol (8), sucrose (9), dambonitol (10) và một cardenolide
mới chưa xác định được cấu trúc từ thân cây. Ngoài ra, các tác giả cũng thu được
ursolic acid (11) từ hoa của loài này [107], [111]. Tiếp đó, một benzopyran mới là
2,2-dimethyl-2H-1-benzopyran-6-carboxylic (12) (hay còn được gọi là anofinic
acid) được xác định thông qua các dữ kiện phổ và tổng hợp hóa học [110]. Hợp chất
này sau đó được tìm thấy ở nhiều nguồn khác nhau như nấm Lactarius deliciosus
7
(Russulaceae), Curvularia fallax (Hyphomycetes), hoặc thân gỗ cây Bhesa
paniculata (Celastraceae) [115]. Một nghiên cứu khác của nhóm Shima dẫn đến
việc phân lập và xác định 2 hợp chất mới từ dịch chiết ether của thân cây gồm 4-
hydroxy-3-(3-methyl-2-butenyl)benzoic acid (13) và anodendroic acid (14) [112].
Năm 1979, Yamauchi và cộng sự tách được 4 steroid khung prenane chứa
nhóm chức 4,16-diene-3-one và 4,6,16-triene-3-one gồm 12β-hydroxyprena-4,6,16-
triene-3,20-dione (15), 12β-hydroxyprena-4,16-diene-3,20-dione (16), pregna-
4,6,16-triene-3,12,20-trione (17), pregna-4,16-diene-3,12,20-trione (18). Trong đó,
hợp chất 15 còn được gọi là nerolidone A cũng được tách ra từ thân rễ loài Nerium
indicum, các hợp chất 15–17 với nồng độ rất nhỏ (không quá 20 ppm) có tác dụng
làm ngưng chuyển động của cá vàng [133]. Cũng trong thời gian này, hai cardiac
glycoside mới gồm affinoside A (19), affinoside B (20) được xác định từ vỏ cây.
8
Đáng ghi nhận là cấu trúc của affinoside B (20) được xác định lại bằng phương
pháp nhiễu xạ tia X [134].
Các nghiên cứu của Abe, Hanada, Fukuyama và cộng sự trong những năm
1982-1994 đã đóng góp rất lớn trong việc hoàn thiện hóa thực vật của loài A. affine.
Năm 1982, Abe và cộng sự phân lập được 7 cardenolide glycoside mới, affinoside
C–H (21–26), affinoside J (27) cùng với affinoside A (19). Phần đường của các hợp
chất này giống với phần đường của affinoside B (20), đều là 4,6-dideoxy-3-O-
methyl-2-hexosulopyranose. Phần đường này liên kết với vòng A của nhân steroid
tại C-2 và C-3 [10]. Cũng trong năm này, Abe và cộng sự tiếp tục công bố một loạt
cardenolide aglycone gồm affinogenin C (28), affinogenin D-I–D-V (29–33), cùng
với affinoside S-I–S-IX (34–42) từ thân và lá [11]. Sự hiện diện của cả 3 dạng đồng
phân của 2,3-dihydroxy có thể được hiểu dưới góc độ sinh tổng hợp là do sự tồn tại
đồng thời các 2-oxo-3-hydroxy-cardenolide.
9
Năm 1985, hai cardenolide glycoside khác, có cấu trúc tương tự affinoside A
là affinoside M (43), affinoside K (44) đã được phát hiện từ hạt [13]. Cấu trúc của
hai hợp chất này giống với các glycoside được phân lập từ thân cây (có phần đường
là 4,6-dideoxy-3-O-methyl-2-hexosulopyranose) hơn so với các glycoside được
phân lập từ lá cây (có phần đường là 6-deoxy-3-O-methyl-2-hexosulopyranose).
Tiếp đó, các ester của p-O-glucosyl- và p-O-primverosylnervogenic acid với
carbohydrat (glucose, sucrose, dambonitol) được phân lập dưới tên gọi
anodendrosin A–I (45–53) [14]. Ngoài ra, affinoside La–Le (54–58) cũng được
nhóm nghiên cứu của Abe thông báo trong năm này [12]. Điểm nổi bật của chúng là
sự hiện diện của các nhóm chức mang oxy (oxo, hydroxyl, acetyl) tại C-11 hoặc C-
12 trong khi vẫn bảo lưu kiểu liên kết giữa nhóm 2,3-dihydroxy của aglycone với
phần đường như các cardenolide glycoside trước đó.
10
Năm 1986, ba glycoside lượng nhỏ là affinoside O (59), affinoside N (60),
affinoside I (61) được phân lập từ lá cây cùng với affinogenin D-VI (62) [16].
Trong cấu trúc của affinoside O (59), do sự tồn tại của liên kết đôi tại C-3 nên kiểu
liên kết qua 2 cầu oxy với C-2, C-3 của aglycone bị ngăn cản. Trong khi đó,
affinogenin D-VI (62) là 16-O-acetyl cardenolide duy nhất được phát hiện từ loài
này mặc dù 16
cardenolide hiện diện khá phổ biến ở dạng tự do cũng như dạng
glycoside. Năm 1992, Hanada công bố hai hợp chất diester của 4-O-glucosyl-3,5-
diprenyl-4-hydroxybenzoic acid với sucrose dưới tên thông thường là anodendrosin
J (63), anodendrosin K (64) [45]. Cấu trúc hóa học của chúng được thiết lập thông
qua các phương pháp phổ đồng thời kết hợp thủy phân từng phần với KHCO3 0,2%
trong MeOH. Các glycoside khác gồm affinoside S-X (65), affinoside S-XI (66),
affinoside P–T (67–71) cũng được thông báo trong năm này [46].
11
Năm 1993, Abe và Yamauchi tách được affinoside Lf (72), affinoside Lg (73)
có nhóm mang oxy tại C-11, C-12 từ lá cây tươi cùng với 11 hợp chất đã biết [15].
Sự đa dạng các cardenolide glycoside trong các nghiên cứu về loài A. affine được
giải thích là do sự khác biệt trong điều kiện thu thập mẫu và chiết xuất. Cùng năm
này, Fukuyama và cộng sự thông báo phân lập được các chất mới, 4,5-dehydro-12-
12
oxo-affinoside E (74), 12-oxo-affinoside E (75), 16β-hydroxyaffinoside A (76)
cùng với các affinoisde A, E, M đã biết [38]. Trong công trình này, các phổ 2D-
NMR (COSY, NOESY) đã được áp dụng để thiết lập cấu trúc cardenolide glycoside
thay cho các phương pháp chuyển hóa hóa học trước đây. Fukuyama và cộng sự còn
phát hiện thêm một cardenolide mới khác là 2α,3β,5,11α,14-pentahydroxy-12-oxo-
5β,14β-card-20(22)-enolide (77) khi nghiên cứu thân và vỏ cây A. affine [39].
1.2.3.2. Thành phần hóa học loài A. paniculatum
Trên thế giới hiện có rất ít nghiên cứu về thành phần hóa học của loài này.
Năm 1970, Polonia và cộng sự đã tách được 5 cardiac glycoside là anodendroside A
(78), E1 (79), E2 (80), F (81) và G (82) [94]. Tuy nhiên, với các dữ kiện phổ (UV,
IR) ít ỏi, các tác giả chỉ có thể dự đoán phần genin của anodendroside E1, F chứa
vòng D bão hòa và mạch nhánh butenolide có cấu trúc thông thường, anodendroside
A, E2, G có thể chứa nối đôi 16
. Tín hiệu phổ IR cũng ghi nhận sự hiện diện nhóm
carbonyl trong phân tử các anodendroside. Cấu trúc của các chất này sau đó được
xác nhận bởi Lichtia và cộng sự vào năm 1972 dựa vào phổ NMR, HRMS [73].
Riêng nhóm methylendioxy bất thường trong cấu trúc của anodendroside A (78), E1
13
(79), E2 (80) được khẳng định thông qua sự giải phóng 1 đương lượng mol của
formaldehyde khi thủy phân trong môi trường acid.
O O
O
O
O
R
O OH
HO
O
O
O
O O
O
O
O
OH
O
OH
HO
O
O
O
78 R = H
80 R = OH
79
O O
O
H
OH
HO
O
O
O
OCH3
H
81 R1 = OH, R2 = H (R1 = H, R2 = OH)
O O
O
H
OH
HO
O
O
O
OCH3
H
R1 R1
R2 R2
82 R1 = OH, R2 = H (R1 = H, R2 = OH)
1.2.3.3. Thành phần hóa học loài A. formicinum
Trong khoảng 20 năm (1994-2014), hầu như không có một nghiên cứu nào
về hóa thực vật của chi Anodendron. Cho đến gần đây, loài A. formicinum được
quan tâm nghiên cứu bởi các nhà hóa học Trung Quốc trong nỗ lực tìm kiếm các
chất có hoạt tính kháng khuẩn từ thực vật [96]. Theo đó, 8 dẫn xuất của
prenylbenzoic acid đã được tách ra, trong đó có 3 chất mới tại thời điểm công bố là
formicinuoside A–C (83–85) và 5 chất đã biết gồm 4-hydroxy-3-prenylbenzoic acid
(13), anodendrosin E (49) , 4-(O-β-D-glucopyranosyl)-3,5-diprenylbenzoic acid
methyl ester (86), 4-(O-β-glucopyranosyl)-3,5-diprenylbenzoic acid (87) và
canthoside C (88) [96].
14
Nhìn chung, lớp chất chính được tách ra từ chi này có khung cardenolide.
Đây là nhóm hợp chất có trong nhiều loài thực vật, chúng thường đóng vai trò là
chất độc giúp cây chống lại các loài sâu bọ và động vật ăn cỏ. Cardenolide có cấu
trúc hóa học rất đa dạng, hiện diện ở 12 họ thực vật. Riêng với họ Apocynaceae,
hơn 30 chi được phát hiện sở hữu các chất chuyển hóa thứ cấp khung cardenolide
với khoảng 109 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc [19], [127].
Về mặt cấu trúc, cardenolide là nhóm hợp chất có khung steroid C23 với các
nhóm methyl gắn ở C-10, C-13 và một vòng -lactone bất bão hòa gắn ở C-17. Sự
đa dạng của lớp chất này đến từ sự khác biệt cấu hình ở các trung tâm C-3, C-5, C-
17 cũng như sự có mặt, hoặc mất đi của các nhóm thế, nối đôi trong phân tử (Hình
1.1) [114]. Theo quan điểm sinh tổng hợp, cardenolide có nguồn gốc từ cholesterol.
Theo đó, mạch nhánh của cholesterol bị hydroxyl hóa dần ở C-20, C-22, sau đó
phân cắt liên kết C-20/22 tạo thành pregnenolone. Vòng A của pregnenolone bị
epoxy hóa thành progesterone. Sau quá trình khử hóa đặc thù lập thể, progesterone
chuyển thành 3β-hydroxy-5β-pregnan-20-one với kiểu ngưng tụ A/B cis. Quá trình
14β-hydroxyl hóa gây ra sự đảo ngược cấu hình C-14 và góp phần tạo nên kiểu
ngưng tụ C/D cis. Tiếp đó 3β,14β,21-trihydroxy-5β-pregnan-20-one phản ứng với
malonate ester theo sau bởi phản ứng cộng aldol cho phép xây dựng vòng -lactone
(Hình 1.2) [127].
15
Hình 1.1. Cấu trúc chung (a) và vị trí dễ bị oxy hóa (b) của cardenolide
Hình 1.2. Con đường sinh tổng hợp của cardenolide
Về mặt hóa lập thể, vòng lactone tại C-17 định hướng β trong hầu hết trường
hợp. Nhân steroid của phần aglycone có hệ thống vòng ngưng tụ khác biệt so với
các hệ thống vòng steroid nói chung. Cụ thể, có 2 dạng: vòng A/B và C/D ngưng tụ
16
dạng cis, vòng B/C ngưng tụ dạng trans (cis-trans-cis), kiểu vòng ngưng tụ này làm
cho phần aglycone có dạng chữ “U” (Hình 1.3), hoặc vòng A/B và B/C ngưng tụ
dạng trans, vòng C/D ngưng tụ dạng cis (trans-trans-cis). Trên thực tế, các
cardenolide có kiểu ngưng tụ trans-trans-cis thường không phổ biến, có thể được
tạo ra thông qua sự khử trực tiếp (xúc tác enzyme) của liên kết đôi 5
của
cholesterol. Kiểu ngưng tụ này chỉ có hoạt tính yếu hoặc thậm chí không có hoạt
tính.
Hình 1.3. Hệ thống vòng ngưng tụ kiểu cis-trans-cis của cardenolide aglycone
Đối với các cardenolide glycoside phân lập từ họ Apocynaceae, phần đường
thường có từ 1 đến 3 đơn vị monosaccharide liên kết với aglycone tại C-3, với cấu
hình β là chủ yếu. Khoảng 17 loại đường được tìm thấy gồm D-glucose,
gentiobiose, gentiotriose, 6-deoxy-hexose (ví dụ: 6-deoxyallose), 2,6-dideoxy-
hexose (ví dụ: L-oleandrose, D-sarmentose), các dẫn xuất 3-methyl ether (ví dụ: L-
acofriose, L-thevetose, D-digitalose, D-diginose), 2-methyl ether (ví dụ: 2-O-methyl-
D-digitalose), 2-acetyl ester (ví dụ: 2-O-acetyl-L-thevetose) [127] (Hình 1.4). Trật tự
liên kết của các đơn vị đường thường theo quy luật aglycone–(đường hiếm)m–
(glucose)n [114].
Cardenolide glycoside thuộc nhóm cardiac glycoside, thường được dùng để
chữa bệnh tim mạch. Các nghiên cứu gần đây cho thấy lớp chất này còn có hoạt tính
kháng ung thư. Trong tổng số 109 cardenolide glycoside từ họ Apocynaceae có
17
khoảng ¼ hợp chất thể hiện tác dụng ức chế sự tăng sinh, gây ra sự tự chết của
nhiều dòng tế bào ung thư [127]. Người ta nhận thấy, hoạt tính của cardenolide
glycoside thường mạnh hơn dạng aglycone tương ứng của chúng. Về cơ chế tác
dụng, cardenolide glycoside liên kết và ức chế enzyme Na+
/K+
-ATPase. Sự thay đổi
cấu dạng của Na+
/K+
-ATPase đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, vận động
và tự chết của tế bào. Ngoài ra còn có một số cơ chế khác đã được ghi nhận như:
làm thay đổi tính lưu động của màng tế bào; giảm hoạt các yếu tố sao mã NF-B,
JNK, AP-1; tăng canxi nội bào; tăng sản sinh ROS, tổn thương ti thể; ức chế FGF-2;
làm suy yếu receptor IL-8…
Hình 1.4. Phần đường của các cardenolide glycoside phân lập từ họ Apocynaceae
18
Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học
1.2.4.1. Hoạt tính kháng ung thư
Một trong những con đường để tìm kiếm các tác nhân kháng ung thư đó là
sàng lọc theo định hướng tác dụng chỉnh sửa DNA của nấm men. Áp dụng phương
pháp này, Baldoqui và cộng sự đã phát hiện hợp chất 2,2-dimethyl-2H-1-
benzopyran-6-cacboxylic acid (12) (phân lập lần đầu tiên từ loài A. affine và cũng
được tìm thấy trong lá của loài Piper aduncum) có khả năng ức chế sự tăng trưởng
của chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae nhờ sự phá hủy cấu trúc DNA [24].
Cụ thể, hợp chất này ức chế các chủng đột biến RS 321N và RS 322YK với giá trị
IC12 tương ứng là 120 và 100 g/mL.
Năm 2007, Bai và cộng sự phân lập được hợp chất 12β-hydroxyprena-
4,6,16-triene-3,20-dione (15) với tên gọi neridienone A từ cây Trúc đào (Nerium
oleander – Apocynaceae) [23]. Hợp chất này có khả năng gây độc tế bào khối u ác
tính (VA-13) gây ra từ nguyên bào sợi WI-38 và tế bào ung thư gan ở người (Hep-
G2) với giá trị IC50 lần lượt là 0,68 và 2,5 g/mL. Đáng lưu ý là 12β-hydroxyprena-
4,6,16-triene-3,20-dione (15) ít độc hơn trên tế bào WI-38 bình thường (IC50 = 4,5
g/mL).
Hợp chất affinoside T (71) phân lập từ loài A. affine cũng được tìm thấy
trong loài Elaeodendron orientale và đã được tiến hành thử hoạt tính trên một số
dòng tế bào ung thư. Affinoside T (71) ức chế các dòng tế bào ung thư thử nghiệm
gồm ung thư cổ tử cung (HeLa), ung thư phổi (A-549), ung thư vú (MCF-7), ung
thư máu cấp tính (HL-60) với các giá trị IC50 lần lượt là 0,02; 0,02; 0,034 và 0,01
µM. Hoạt tính này được đánh giá tương đương đến mạnh hơn so với chất đối chứng
được sử dụng trong cùng thí nghiệm là digoxin và digitoxigenin. Đặc biệt, tác dụng
của affinoside T (71) trên dòng tế bào MCF-7 mạnh gấp 4 lần so với digoxin, gấp
29 lần so với digitoxigenin và có độ chọn lọc cao hơn so với chất đối chứng [91].
Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Hoài và cộng sự đã tiến hành sàng lọc hoạt tính
gây độc tế bào in vitro của dịch chiết methanol cây Tốc thằng cáng (A.
paniculatum) trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ “Nghiên cứ u các cây thuốc của đồng
19
bào dân tộc thiểu số Pako, Vân Kiều ở Miền Trung theo hướng tác dụng chống oxy
hoá, diệt tế bào ung thư”. Kết quả cho thấy dịch chiết methanol thể hiện hoạt tính ức
chế đối với 5/6 dòng tế bào thử nghiệm và có tính hướng đích tốt, với các giá trị
IC50 thấp, đặc biệt là trên các dòng tế bào ung thư phổi (LU-1, IC50 = 14,24 µg/mL),
ung thư gan (Hep-G2, IC50 = 11,78 µg/mL) và ung thư dạ dày (MKN-7, IC50 = 4,03
µg/mL) [5].
1.2.4.2. Hoạt tính kháng khuẩn
Năm 2014, các nhà hóa học Trung Quốc đã tiến hành phân lập và thử hoạt
tính kháng khuẩn của các chất phân lập được từ loài A. formicinum. Kết quả nghiên
cứu cho thấy 4-hydroxy-3-prenylbenzoic acid (13), anodendrosin E (49) và 4-(O-β-
glucopyranosyl)-3,5-diprenylbenzoic acid (87) có hoạt tính ức chế mạnh chủng vi
khuẩn Providensia smartii với các giá trị MIC đều bằng 0,781 µg/mL (Bảng 1.3)
[96]. Bên cạnh đó, anodendrosin E (49) còn cho thấy khả năng kháng khuẩn rất
mạnh đối với chủng Escherichia coli với giá trị MIC là 0,781 µg/mL, tương đương
với chất đối chiếu là gentamycin [96].
Bảng 1.3. Hoạt tính kháng khuẩn của các hợp chất phân lập từ A. formicinum
Hợp chất MIC (μg/mL)
S. aureus
ATCC 25922
P. aeruginosa
ATCC 27853
P. smartii
ATCC 29916
E. coli
ATCC 11775
13 > 100 > 100 0,781 3,125
49 > 100 50 0,781 0,781
83 50 50 25 50
84 50 100 > 100 100
85 100 100 25 25
86 25 100 100 100
87 1,56 25 0,781 6,25
88 100 100 12,5 1,56
Gentamycin 0,195 0,781 0,195 0,781
1.2.4.3. Hoạt tính kháng viêm
Hợp chất glucosyringic acid (6) phân lập từ loài A. affine cũng đã được
Wangensteen và cộng sự chứng minh khả năng ức chế enzyme 15-lipoxygenase
(15-LO), một loại enzyme xúc tác cho quá trình oxy hóa của lipoprotein tỉ trọng
thấp [126]. Sự ức chế 15-LO có ảnh hưởng đến quá trình viêm trong cơ thể. Theo
20
nghiên cứu này, tại nồng độ 167 M, glucosyringic acid (6) có tác dụng ức chế 15-
LO ở mức 38±4%.
1.2.4.4. Hoạt tính khác
Hợp chất dambonitol (10) có trong lá của loài A. affine cũng được phân lập
từ mủ cây Dyera costulata (Apocynaceae). Theo Sakurai và cộng sự, dambonitol
(10) cho thấy khả năng chống dị ứng dựa trên phản ứng phản vệ thụ động da, một
mô hình cho phản ứng dị ứng loại I [101].
Các hợp chất phân lập được từ loài A. affine như affinoside A (19),
affinoside M (43) và 4,5-dehydro-12-oxo-affinoside E (74) đều cho thấy khả năng
ức chế sự phát triển ấu trùng loài tằm bướm (Bombyx mori) với các giá trị ED50 lần
lượt là 1,0; 7,5 và 3,0 ppm (Bảng 1.4) [38].
Bảng 1.4. Hoạt tính ức chế sự phát triển của ấu trùng Bombyx mori của
cardenolide từ A. affine
Hợp chất ED50 (ppm)
Affinoside A (19) 1
Affinoside E (23) > 10
Affinoside M (43) 7,5
4,5-Dehydro-12-oxo-affinoside E (74) 3
12-Oxo-affinoside E (75) > 10
16β-Hydroxyaffinoside A (76) > 10
Hai hợp chất 2,2-dimethyl-2H-1-benzopyran-6-cacboxylic acid (12), 4-
hydroxy-3-prenylbenzoic acid (13) được Elsebai và cộng sự nghiên cứu khả năng ức
chế enzyme HLE (Human Leukocyte Elastase) – enzyme chịu trách nhiệm cho sự
phân chia elastin (protein đàn hồi trong các mô liên kết). Enzyme này nằm trong bạch
cầu đa nhân và liên quan đến sự di chuyển của bạch cầu từ máu sang các mô khác
[85], [137]. Hoạt động quá mức của enzyme này có thể dẫn đến các bệnh như khí phế
thủng phổi, viêm khớp dạng thấp, và xơ nang [9], [66]. Kết quả nghiên cứu cho thấy
hợp chất 2,2-dimethyl-2H-1-benzopyran-6-cacboxylic acid (12) thể hiện hoạt tính ức
chế yếu (IC50 = 22,9±4,4 µM) trong khi 4-hydroxy-3-prenylbenzoic acid (13) thể hiện
tác dụng ức chế rất mạnh đối với enzyme HLE (IC50 = 8,1 µM) [36].
21
Nhận xét chung: Hóa học của chi Anodendron còn khá sơ khai với chỉ 3
trong tổng số 17 loài được nghiên cứu, 88 hợp chất đã được phân lập và xác định
cấu trúc. Trong đó, cardenolide là thành phần hóa học chính, chiếm 2/3 tổng số chất
đã phân lập. Đây là lớp hợp chất thiên nhiên chứa nhiều đặc điểm lý thú về mặt cấu
trúc do sở hữu nhiều trung tâm lập thể, nhiều cấu dạng, nhiều loại nhóm thế khác
nhau trong cấu trúc khung steroid. Hơn nữa, chính sự phức tạp về hóa học của hợp
phần đường cũng góp phần mang lại tính đa dạng về cấu trúc của cardenolide
glycoside. Các nghiên cứu về hoạt tính cho thấy chi Anodendron có một số tác dụng
sinh học rất đáng quan tâm như kháng khuẩn, kháng viêm, ức chế ấu trùng, ức chế
enzyme HLE…, đặc biệt là kháng u và ung thư mạnh. Vì vậy, hoá thực vật và hoạt
tính sinh học của chi này cần được tiếp tục nghiên cứu nhằm khám phá các cấu trúc
và hoạt tính mới, làm sáng tỏ cơ chế tác dụng cũng như mối quan hệ cấu trúc - hoạt
tính của các hoạt chất; góp phần làm giàu tri thức về hợp chất thiên nhiên, cung cấp
các chất tiềm năng cho quá trình nghiên cứu và phát triển thuốc mới từ tự nhiên.
1.3. Giới thiệu sơ lược về loài Tốc thằng cáng
Tên khoa học: Anodendron paniculatum (Roxb.) A.DC.
Tên đồng nghĩa: A. lanceolatum King & Gamble, A. moluccanum Miq., A.
rhinosporum Thwaites., A. manubriatum (Wall. ex Steud.) Merr, A. parviflorum
(Roxb) IM Turner, Echites paniculatus Roxb., E. manubriatus Wall. ex Steud.
[79], [86].
Tên Việt Nam: Tốc thẳng, Tốc thằng cáng, Ngà voi, Dây duy tù, Đay nhui
Đặc điểm thực vật: Dây leo dài 15m, thân to 5–7cm, chứa nhựa mủ màu
trắng, cành vuông, không lông. Lá có phiến dài 10–20cm, dai, không lông, gân bên
12–14 đôi, cuống dài 1–2cm, xim tam phân ở nách lá và ngọn nhánh. Hoa trắng hay
ngà; dài 1mm; vành có ống dài 2mm, có lông mặt trong, tai 3mm; tiểu nhụy gắn
dưới giữa ống; dĩa mật có 5 răng cao. Quả đại nhọn, dài 10–15cm, rộng 2cm, vỏ quả
dày 2–2,5mm, hạt dài 1,5–2cm, dẹp, mỏ dài mang lông mào dài đến 9cm. Ra hoa
quả từ tháng 2 đến tháng 8 [3], [8].
22
Phân bố và sinh thái: Ở nước ta loài Tốc thằng cáng chủ yếu phân bố ở
Quảng Trị, Thừa thiên Huế (Phú Lộc, Bạch Mã), Đắc Lắc, Khánh Hòa (Nha Trang),
Đồng Nai (Biên Hòa), Bến Tre, Kiên Giang (Phú Quốc) [8].
Thành phần hóa học: Tính đến nay, chỉ 5 cardenolide glycoside đã được
phân lập và xác định cấu trúc từ loài Tốc thằng cáng bao gồm anodendroside A
(78), E1 (79), E2 (80), F (81) và G (82) [94].
Công dụng: Theo “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, rễ của loài Tốc thằng cáng
có tác dụng kích thích mạnh niêm mạc và da. Do đó, rễ cây được dùng làm thuốc gây
nôn và trị ho [1]. Theo tài liệu nghiên cứu cây thuốc bản địa của Pankaj Oudhia, loài
Tốc thằng cáng được Y học cổ truyền Ấn Độ xếp vào đông dược chữa các bệnh hầu
họng và miệng, cụ thể là chữa khó thở, khó nuốt, gây nôn, chỉ ho. Liều dùng với rễ và
vỏ cây khô khoảng 5g/ngày, dùng riêng, không phối hợp với các thuốc khác. Ngoài
ra, ở Ấn Độ người ta còn dùng loài này trong các phương thuốc phối hợp điều trị biến
chứng tiểu đường, teo tinh hoàn ở nam giới, các bệnh phù (họng, phổi và tim), chữa
rối loạn thần kinh [51]. Ở Andhra Pradesh, Ấn Độ, loài Tốc thằng cáng đã được tổ
chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN) đưa vào danh sách các cây thuốc có nguy
cơ tuyệt chủng hoặc bị đe doạ [129]. Ở Papuasia, người dân sử dụng mủ cây để giải
độc rắn cắn [37]. Ngoài ra, cao chiết methanol từ phần trên mặt đất của cây Tốc thằng
cáng thu hái ở Việt Nam thể hiện hoạt tính ức chế từ trung bình đến mạnh đối với 5/6
dòng tế bào thử nghiệm và có tính hướng đích tốt [5].
23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Phần trên mặt đất của loài Tốc thằng cáng (A. paniculatum (Roxb.) A.DC.)
được thu hái tại huyện Đăkrông, tỉnh Quảng Trị vào tháng 6 năm 2014 (Hình 2.1).
Tên khoa học được xác định (Phụ lục 21) bởi TS Nguyễn Thế Cường, Viện Sinh
thái và tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam. Tiêu bản được lưu
giữ tại Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược Huế.
Mẫu nguyên liê ̣u sau khi thu hái được rử a sa ̣ch, thái nhỏ, phơi, sấy khô ở 50-
60o
C, sau đó xay thành bột thô và bảo quản ở nơi khô thoáng.
Hình 2.1. Loài Tốc thằng cáng: a. Phần trên mặt đất, b. Lá và quả,
c. Đại bổ đôi, d. Hạt mang chùm lông
a b
c d
24
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân lập, tinh chế các hợp chất
Sắc ký bản mỏng (TLC) được thực hiện trên bản mỏng trắng sẵn DC-
Alufolien 60 F254 (Merck 1.05715) và RP-18 F254s (Merck). Các chất được phát hiện
bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm và 366 nm hoặc dùng thuốc thử H2SO4 10%
phun đều lên bản mỏng rồi sấy ở nhiệt độ cao trong vài phút cho đến khi hiện màu.
Sắc ký cột (CC) được thực hiện trên chất hấp phụ pha thường (Silica gel
(40–63 µm, Merck, Đức) và (40-50 µm, Kanto, Nhật Bản)); pha đảo Cosmosil
75C18-OPN (Nacalai Tesque Inc., Nhật Bản), YMC RP-18 (30–50 µm, Fuji Silysia
Chemical, Nhật Bản); Sephadex LH-20 (Sigma-Aldrich, Mỹ); nhựa trao đổi ion
Diaion HP-20 (Sigma-Aldrich, Mỹ).
Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất
Phương pháp chung để xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất là kết hợp
giữa các thông số vật lý, các dữ kiện phổ và các chuyển hóa hóa học cùng với việc
phân tích, so sánh với các tài liệu tham khảo.
a) Điểm nóng chảy (mp)
Điểm nóng chảy được đo trên máy Buchi B-545 tại Khoa Hóa học, Trường
Đại học Khoa học Huế.
b) Góc quay cực ([α]D)
Góc quay cực được đo trên máy Autopol III polarimeter tại Trung tâm kiểm
nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Thừa Thiên Huế và máy JASCO P-2100
polarimeter tại Đại học Toyama (Nhật Bản).
c) Phổ hồng ngoại (IR)
Phổ hồng ngoại được đo trên máy FT-IR Prestige spectrometer (Shimadzu,
Japan) tại Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Huế.
d) Phổ tử ngoại (UV)
Phổ tử ngoại được đo trên máy UV-1800 spectrophotometer (Shimadzu,
Japan) tại Khoa Hóa, Trường Đại học Sư phạm Huế.
e) Phổ khối lượng (MS)
Phổ khối phun mù điện tử (ESIMS) được đo trên máy Agilent 6310 Ion Trap
25
tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam.
Phổ khối phân giải cao (HRESIMS) được đo trên máy micrOTOF-Q 10187
tại Phòng thí nghiệm phân tích trung tâm, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; máy LTQ Orbitrap XL mass spectrometer
(Thermo Scientific, Massachusetts, USA) tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội và máy LCMS-IT-TOF (Shimadzu, Nhật Bản) tại Đại học
Toyama.
f) Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều (1
H-NMR, 13
C-NMR, DEPT) và hai
chiều (HSQC, HMQC, HMBC, COSY, NOESY, ROESY) được đo trên máy Bruker
AM500 FT-NMR Spectrometer (với TMS là chất chuẩn nội) tại Viện Hoá học, Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và máy Varian Union 600 spectrometer
(Varian, California, Mỹ) (với TMS là chất chuẩn nội) tại Đại học Toyama.
Phương pháp xác định thành phần monosaccharide
Các dẫn xuất alditol per-acetate được điều chế theo phương pháp được mô tả
bởi Pettolino và cộng sự [93] với một vài chỉnh sửa nhỏ. Mẫu saponin được thủy
phân bằng dung dịch trifluoroactetic acid 4 M ở 105o
C trong 4 giờ. Monosaccharide
sau đó được khử thành alditol bằng NaBH4 và được acetyl hóa bằng hỗn hợp acetic
anhydride–pyridine (1:1, v/v) ở 110o
C trong 2 giờ. Các alditol per-acetate tạo thành
được phân tích bằng phương pháp GC-MS trên hệ thống GCMS-QP2010 Plus
(Shimadzu, Kyoto, Nhật) với cột mao quản DB-5 (30 m x 0,25 mm). Khí mang He
với tốc độ dòng 1,2 mL/phút. Chương trình nhiệt độ lò GC: nhiệt độ đầu 80o
C trong
2 phút, tăng 10o
C/phút đến 180o
C và giữ ở 180o
C trong 2 phút, , tăng 2o
C/phút đến
220o
C và giữ ở 220o
C trong 5 phút, tiếp tục tăng 2o
C/phút đến 240o
C và giữ trong 5
phút ở nhiệt độ này. Nhiệt độ buồng tiêm, đầu dò được đặt lần lượt ở 220 và 230o
C.
Thành phần monosaccharide được xác định thông qua việc so sánh thời gian lưu và
dữ kiện phổ EIMS của các dẫn xuất alditol per-acetate của chúng với các giá trị
tương ứng của monosaccharide chuẩn (Sigma-Aldrich, Mỹ) trong cùng điều kiện
phân tích.
26
Phương pháp xác định hợp phần acid béo của các glycolipid
a) Methanol phân các glycolipid
Glycolipid được hòa tan trong toluene sau đó bổ sung thêm lần lượt MeOH,
dung dịch HCl 8% (pha trong MeOH). Hỗn hợp được ủ ở 45o
C khoảng 2h (để thủy
phân một phần) hoặc qua đêm (để thủy phân hoàn toàn). Quá trình phản ứng được
kiểm tra bằng TLC. Sau khi làm lạnh đến nhiệt độ phòng, thêm n-hexane và nước
để chiết lấy dẫn xuất methyl ester của acid béo (FAME) tạo thành [55]. Các dẫn
xuất FAME được phân tích bằng phương pháp GC-MS.
b) Phân tích GC-MS đối với các FAME
Các dẫn xuất FAME được phân tích trên máy Shimadzu QP2010 Plus [Cột
Equity®
-5 (Supelco) (0,25 mm x 30 m)] cùng với đầu dò khối phổ MS QP2010
Plus. Chế độ ion hóa va đập điện tử được sử dụng với năng lượng 70 eV. Khí mang
He với tốc độ dòng 1,5 mL/phút. Nhiệt độ buồng tiêm, giao diện MS, buồng ion hóa
lần lượt là 250, 250 và 300o
C. Điện thế đầu dò 0,82 kV, dải quét 15÷350 amu.
Chương trình nhiệt độ lò GC: nhiệt độ đầu 100o
C, tăng 5o
C/phút đến 185o
C (giữ
đẳng nhiệt trong 10 phút), tăng 5o
C/phút đến 220o
C (giữ đẳng nhiệt trong 5 phút)
(CT1) hoặc nhiệt độ đầu 80o
C (giữ đẳng nhiệt trong 2 phút), tăng 5o
C/phút đến
185o
C (giữ đẳng nhiệt trong 10 phút), tăng 10o
C/phút đến 250o
C (giữ đẳng nhiệt
trong 5 phút) (CT2).
Việc nhận dạng các hợp chất được thực hiện bằng cách so sánh dữ kiện phổ
EIMS của chúng với giá trị tương ứng đã được liệt kê trong các thư viện NIST 11,
WILEY 7. Hàm lượng của các FAME được tính toán thông qua diện tích của píc
tương ứng trên sắc ký đồ GC.
Phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học
a) Vật liệu
+ Hóa chất: các hóa chất cần thiết khác của các hãng Sigma, Gibco,
Invitrogen bao gồm: L-glutamine, sodium bicarbonate, glucose, HEPES (4-(2-
hydroxyethyl)-1-piperazineethanesulfonic acid), sodium pyruvate, fetal bovine
serum, sulforhodamine B, DMSO 10%, trichloroacetic acid, 5% acetic acid,
tris(hydroxymethyl)aminomethane.
27
+ Mẫu thử: các chất tinh khiết được phân lập từ cây Tốc thằng cáng.
+ Các dòng tế bào thử nghiệm: HL-60 (ung thư máu cấp tính), LNCaP (ung
thư tiền liệt tuyến), MCF-7 (ung thư vú), LU-1 (ung thư phổi), Hep-G2 (ung thư
gan), KB (ung thư biểu mô), MKN-7 (ung thư dạ dày), SW-480 (ung thư ruột kết)
do GS. J. M. Pezzuto, Trường Đại học Hawaii (Mỹ) và GS. Jeanette Maier, Trường
Đại học Milan (Italia) cung cấp.
b) Phương pháp nuôi cấy tế bào in vitro
Các dòng tế bào ung thư được nuôi cấy dưới dạng đơn lớp trong môi trường
nuôi cấy DMEM (Dulbecco’s Modified Eagle Medium) với thành phần kèm theo
gồm 2 mM L-glutamine, 1,5 g/L sodium bicarbonate, 4,5 g/L glucose, 10 mM
HEPES, và 1,0 mM sodium pyruvate, ngoài ra bổ sung 10% fetal bovine serum-
FBS (Gibco). Tế bào được cấy chuyển sau 3-5 ngày với tỉ lệ (1:3) và nuôi trong tủ
ấm CO2 ở điều kiện 37o
C, 5% CO2.
c) Phương pháp thử tác dụng gây độc tế bào ung thư
Phương pháp thử độ độc tế bào in vitro được Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ
(National Cancer Institute - NCI) xác nhận là một trong những phép thử độ độc tế
bào chuẩn nhằm sàng lọc, phát hiện các chất có khả năng kìm hãm sự phát triển
hoặc diệt tế bào ung thư ở điều kiện in vitro. Phép thử này được thực hiện theo
phương pháp của Monks [81]. Phép thử tiến hành xác định hàm lượng protein tế
bào tổng số dựa vào mật độ quang học (Optical Density - OD) đo được khi thành
phần protein của tế bào được nhuộm bằng Sulforhodamine B (SRB). Giá trị OD
máy đo được tỉ lệ thuận với lượng SRB gắn với phân tử protein, do đó lượng tế bào
càng nhiều (lượng protein càng nhiều) thì giá trị OD càng lớn. Phép thử được thực
hiện trong điều kiện cụ thể như sau:
- Chất thử (10 µL) pha trong DMSO 10% (trong nước cất vô trùng) được đưa
vào các giếng của khay 96 giếng để có nồng độ sàng lọc là 100 µg/mL. Chất thử có
hoạt tính được xác định IC50 nhờ dải nồng độ 100, 20, 4, 0,8 và 0,16 µg/mL. Mỗi
nồng độ của mẫu thử được chuẩn bị thành 3 giếng.
- Trypsin hóa tế bào thí nghiệm để làm rời tế bào và đếm trong buồng đếm để
điều chỉnh mật độ cho phù hợp với thí nghiệm.
28
- Thêm vào các giếng thí nghiệm lượng tế bào phù hợp (trong 190 µL môi
trường) và để chúng phát triển trong vòng 3-5 ngày.
- Một khay 96 giếng khác không có chất thử nhưng có tế bào ung thư (190 µL)
được chuẩn bị thành 3 cột để làm đối chứng ngày 0. Sau 1 giờ, đĩa đối chứng ngày 0
sẽ được cố định tế bào bằng Trichloroacetic acid - TCA.
- Sau giai đoạn phát triển trong tủ ấm CO2, tế bào được cố định vào đáy giếng
bằng TCA trong 30 phút, được nhuộm bằng SRB trong 1 giờ ở 37o
C. Đổ bỏ SRB và
các giếng thí nghiệm được rửa 3 lần bằng 5% acetic acid rồi để khô trong không khí
ở nhiệt độ phòng.
- Cuối cùng, sử dụng dung dịch tris(hydroxymethyl)aminomethane 10 mM để
hòa tan lượng SRB đã bám và nhuộm các phân tử protein, đưa lên máy lắc đĩa lắc
nhẹ trong 10 phút và sử dụng máy ELISA Plate Reader (Bio-Rad) để đọc kết quả về
hàm lượng màu của chất nhuộm SRB thông qua phổ hấp thụ ở bước sóng 515 nm.
Khả năng sống sót của tế bào khi có mặt chất thử sẽ được xác định thông qua công
thức sau:
[OD (chất thử) – OD (ngày 0)] x 100
% Tế bào sống sót =
[OD (đối chứng âm) – OD (ngày 0)]
% Tế bào bị ức chế = 100% - % Tế bào sống sót
Các phép thử được lặp lại 3 lần để đảm bảo tính chính xác. Ellipticine
(Sigma-Aldrich, Mỹ) luôn được sử dụng làm chất đối chứng dương và được thử
nghiệm ở các nồng độ 10, 2, 0,4 và 0,08 µg/mL. DMSO 10% luôn được sử dụng
như đối chứng âm. Giá trị IC50 sẽ được xác định nhờ vào phần mềm máy tính
TableCurve 2Dv4 (System software Inc., San Jose, California, Mỹ).
29
Chương 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
3.1. Xử lý mẫu và chuẩn bị các cao chiết
Phần trên mặt đất của cây Tốc thằng cáng sau khi thu hái được loại bỏ phần
hư hỏng, rửa sạch, thái nhỏ, phơi trong bóng râm rồi sấy ở 50–60o
C cho đến khô.
Bột nguyên liệu khô (2,5 kg) được chiết với MeOH (10,0 lít x 3 lần) ở nhiệt độ
phòng (72 giờ/lần), cất loại dung môi dưới áp suất thấp thu được cao chiết MeOH
(105 g). Cao chiết này được phân tán vào nước rồi lần lượt chiết với CHCl3 (2 lít x
3 lần), EtOAc (2 lít x 3 lần). Cất loại dung môi dưới áp suất thấp thu được các phân
đoạn tương ứng là phân đoạn CHCl3 (AC, 50,7 g), phân đoạn EtOAc (AE, 10,2 g)
và phân đoạn nước (AW, 27,5 g) (Hình 3.1).
Hình 3.1. Sơ đồ chiết các phân đoạn từ phần trên mặt đất của cây Tốc thằng cáng
Phần trên mặt đất của cây
Tốc thằng cáng (2,5 kg)
Cao chiết MeOH
(105 g)
AC (50,7 g)
Phân đoạn CHCl3
AE (10,2 g)
Phân đoạn EtOAc
AW (27,5 g)
Phân đoạn nước
1. Ngâm chiết bằng MeOH (10 lít x 3)
2. Cất loại dung môi dưới áp suất thấp
1. Bổ sung nước (2 lít)
2. Chiết lần lượt với CHCl3 (2 lít x 3),
EtOAc (2 lít x 3)
3. Cất loại dung môi dưới áp suất thấp
30
3.2. Quá trình phân lập các hợp chất
Phân đoạn AC được tách bằng cột pha thường, rửa giải theo gradient nồng
độ bằng hệ CHCl3–MeOH (100:0; 40:1; 20:1; 10:1; 5:1; 2:1; 1:1; 0:100, v/v) thu
được 8 phân đoạn tương ứng, AC1–AC8. Phân đoạn AC2 (8,3 g) được tách trên cột
pha thường, rửa giải theo gradient nồng độ bằng hệ n-hexane–acetone lần lượt với
các tỉ lệ 100:0; 60:1; 40:1; 20:1; 10:1; 4:1 (v/v) thu được 6 phân đoạn, AC2.1–
AC2.6. Phân đoạn AC2.2 (1,2 g) tiếp tục được tách trên cột pha thường, rửa giải
bằng hệ n-hexane–EtOAc (10:1, v/v) thu được hợp chất AP2 (4,5 mg) và AP3
(100,5 mg). Phân đoạn AC2.3 (0,75 g) được cho qua cột pha đảo với pha động là hệ
MeOH–acetone–H2O (10:5:1, v/v) thu được hợp chất AP1 (7,5 mg) và AP4 (45,7
mg). Phân đoạn AC2.4 (1,32 g) được tinh chế trên cột pha thường, rửa giải bằng hệ
n-hexane–acetone (5:1, v/v) thu được hợp chất AP5 (156,5 mg) và AP6 (15,8 mg).
Hợp chất AP7 (27,0 mg) thu được từ phân đoạn AC2.5 (0,64 g) bằng cột pha
thường với pha động là hệ CHCl3–MeOH (20:1, v/v) (Hình 3.2).
Phân đoạn AW được tách bằng cột diaion HP-20, rửa giải theo gradient nồng
độ bằng hệ MeOH–H2O (0:1, 1:3, 1:1, 3:1, 1:0, v/v) thu được 4 phân đoạn, AW1–
AW4. Phân đoạn AW1 (4,5 g) được tách trên cột pha đảo, rửa giải bằng hệ MeOH–
H2O (1:1, v/v) thu được 3 phân đoạn, AW1.1–AW1.3. Phân đoạn AW1.1 (1,05 g)
được tinh chế cột pha thường, rửa giải bằng hệ CHCl3–MeOH–H2O (4:1:0,1, v/v)
thu được hợp chất AP8 (20,5 mg), AP9 (38,6 mg).
Phân đoạn AW2 (10,5 g) được tách trên cột silica gel, rửa giải bằng hệ
CHCl3–MeOH–H2O (3:1:0,1, v/v) thu được 7 phân đoạn, AW2.1–AW2.7. Phân
đoạn AW2.4 (0,55 g) tiếp tục được tinh chế trên cột Sephadex LH-20, rửa giải bằng
hệ MeOH–H2O (4:1, v/v), theo sau bởi cột YMC RP-18 với dung môi giải ly là
MeOH–MeCN–H2O (3:2:3, v/v) thu được hợp chất AP10 (32,2 mg), AP11 (10,8
mg) và AP12 (25,6 mg).
Phân đoạn AW3 (1,25 g) được tách trên cột sephadex LH-20 với dung môi
rửa giải là MeOH, thu được 3 phân đoạn, AW3.1–AW3.3. Phân đoạn AW3.3 (0,6
g) được tách tiếp trên cột pha thường, rửa giải bằng hệ CHCl3–MeOH–H2O
(3:1:0,1, v/v) thu được 5 phân đoạn, AW3.3.1–AW3.3.5. Phân đoạn AW3.3.3 (230
31
mg) được tách tiếp trên cột pha thường, rửa giải bằng hệ CHCl3–MeOH–H2O
(3:1:0,1, v/v) thu được hợp chất AP13 (132 mg). Phân đoạn AW3.3.4 (104 mg)
được tách trên cột pha đảo, rửa giải bằng hệ MeOH–H2O (3:2, v/v) thu được hợp
chất AP14 (15,5 mg).
Phân đoạn AW4 (4.2 g) được tách trên cột silica gel, giải li bằng hệ CHCl3–
MeOH–H2O (5:1:0,1, v/v) thu được 4 phân đoạn, AW4.1–AW4.4. Phân đoạn
AW4.3 (0,7 g) được tinh chế trên cột YMC RP-18 với hệ dung môi rửa giải là
MeOH–H2O (6:1, v/v) thu được hợp chất AP15 (18,7 mg), AP16 (12,5 mg), AP17
(10,7 mg), AP18 (13,8 mg) và AP19 (9,6 mg). Phân đoạn AW4.4 (75 mg) được
tách trên cột pha thường, rửa giải bằng hệ EtOAc–MeOH–H2O (3:1:0,1, v/v) thu
được hợp chất AP20 (17,3 mg) (Hình 3.3).
Pha tĩnh Pha động
(1) Silica gel Gradient CHCl3–MeOH (100:00:100, v/v)
(2) Silica gel Gradient n-hexan–acetone (100:04:1, v/v)
(3) Silica gel n-hexan–EtOAc (10:1, v/v)
(4) YMC RP-18 MeOH–acetone–H2O (10:5:1, v/v)
(5) Silica gel n-hexan–acetone (5:1, v/v)
(6) Silica gel CHCl3–MeOH (20:1, v/v)
Hình 3.2. Sơ đồ phân lập các chất từ phân đoạn chloroform của cây Tốc thằng cáng
AC2.4
(1,32 g)
AC2.3
(0,75 g)
(2)
AC
Phân đoạn CHCl3 (50,7 g)
AC2.2
(1,2 g)
AC2
(8,3 g)
AP2 AP3 AP1 AP4 AP5 AP6 AP7
(1)
(3) (4) (5)
AC2.5
(0,64 g)
(6)
32
Pha tĩnh Pha động
(1) Diaion HP-20 Gradient MeOH−H2O (0:1, 1:3, 1:1, 3:1, 1:0, v/v)
(2) YMC RP-18 MeOH–H2O (1:1, v/v)
(3) Silica gel CHCl3–MeOH–H2O (3:1:0,1, v/v)
(4) Sephadex LH-20 MeOH
(5) Silica gel CHCl3–MeOH–H2O (5:1:0,1, v/v)
(6) Silica gel CHCl3–MeOH–H2O (4:1:0,1, v/v)
(7) Sephadex LH-20 MeOH–H2O (4:1, v/v),
(8) YMC RP-18 MeOH–MeCN–H2O (3:2:3, v/v)
(9) Silica gel CHCl3–MeOH–H2O (3:1:0,1, v/v)
(10) Silica gel CHCl3–MeOH–H2O (3:1:0,1, v/v)
(11) YMC RP-18 MeOH–H2O (3:2, v/v)
(12) YMC RP-18 MeOH–H2O (6:1, v/v)
(13) Silica gel EtOAc–MeOH–H2O (3:1:0,1, v/v)
Hình 3.3. Sơ đồ phân lập các chất từ phân đoạn nước của cây Tốc thằng cáng
(1)
AW
Phân đoạn nước (27,5 g)
AW1
(4,5 g)
AW1.1
(1,05 g)
AW2
(10,5 g)
AW2.4
(0,55 g)
AW3
(1,25 g)
AW3.3
(0,6 g)
AW4
(4,2 g)
AW4.3
(0,7 g)
AP8
AW4.4
(75 mg)
AP9
AP10
AP11
AP12
AP13
AW3.3.3
(230 mg)
AW3.3.4
(104 mg)
AP14
AP15 AP16 AP17 AP18 AP19
AP20
(2) (3) (4)
(5)
(6) (9)
(10) (11)
(7)
(8) (12)
(13)
33
3.3. Tính chất vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất đã phân lập
Hợp chất AP1: Cycloartenol
Chất bột màu trắng; mp 101–103o
C, IR (KBr) max (cm-1
): 3418, 2928, 1670,
1443, 1377; CTPT C30H50O; M = 426; 1
H- và 13
C-NMR: xem Bảng 4.1 và Phụ lục 1.
Hợp chất AP2: Anopaniester (Chất mới)
Chất dầu không màu; IR (KBr) max (cm-1
): 3443, 2922, 2853, 1736, 1630,
1466, 1377, 1260, 1180, 1094; UV (MeOH) max (nm): 201, 231; HRESIMS: m/z
725,5805 [M+Na]+
(tính toán lý thuyết cho công thức C48H78O3Na, 725,5849);
CTPT: C48H78O3; M = 702; 1
H- và 13
C-NMR: Bảng 4.2, 4.3 và Phụ lục 2.
Hợp chất AP3: (E)-Phytol
Chất dầu không màu; IR (KBr) max (cm-1
): 3449, 2932, 1636, 1462, 1381,
1003; HRESIMS: m/z 319,2931 [M+Na]+
(tính toán lý thuyết cho công thức
C20H40ONa, 319,2977); CTPT C20H40O; M = 296; 1
H- và 13
C-NMR: xem Bảng 4.4
và Phụ lục 3.
Hợp chất AP4: Desmosterol
Chất bột màu trắng; mp 122–124o
C; IR (KBr) max (cm-1
): 3445, 2936, 1636,
1462, 1377, 1053; HRESIMS: m/z 385,3513 [M+H]+
(tính toán lý thuyết cho công
thức C27H45O, 385,3470); CTPT C27H44O; M = 384; 1
H- và 13
C-NMR: xem Bảng
4.5 và Phụ lục 4.
Hợp chất AP5: Ursolic acid
Chất bột màu trắng; 20
[ ]D +65 (c 0,5, EtOH), mp 284–286o
C, UV (MeOH) λmax
(nm): 201, 230; IR (KBr) νmax (cm-1
): 3433, 2870, 1690; ESIMS: m/z 479,2 [M+Na]+
,
455,2 [M-H]-
; CTPT C30H48O3; M = 456; 1
H-NMR và 13
C-NMR: xem Bảng 4.6 và
Phụ lục 5.
Hợp chất AP6: Vanillin
Chất bột màu trắng; mp 82–84o
C, UV (MeOH) λmax (nm): 204, 231, 278, 309; IR
(KBr) νmax (cm-1
): 3310, 1674, 1589, 1512, 1026, ESIMS: m/z 175,0 [M+Na]+
; CTPT
C8H8O3; M = 152; 1
H-NMR và 13
C-NMR: xem Bảng 4.7 và Phụ lục 6.
Hợp chất AP7: Esculentic acid
Chất bột màu trắng; mp 267–268o
C; IR (KBr) νmax (cm-1
): 3425, 2927, 2363,
1690, 1458, 1038; HRESIMS: m/z 511,3390 [M+Na]+
(tính toán lý thuyết cho công
34
thức C30H48O5Na, 511,3399); CTPT: C30H48O5; M = 488; 1
H-NMR và 13
C-NMR:
xem Bảng 4.8 và Phụ lục 7.
Hợp chất AP8: Kaempferol-3-O-rutinoside
Chất bột màu vàng; [ ] +11 (c 0,8, MeOH); mp 188–190o
C, UV (MeOH)
λmax (nm): 203, 267, 351; IR (KBr) νmax (cm-1
): 3410, 1659, 1605, 1497, 1566, 1180,
1065; ESIMS: m/z 617,1 [M+Na]+
, 593,1 [M-H]-
; CTPT C27H30O15; M = 594; 1
H-
NMR và 13
C-NMR: xem Bảng 4.9 và Phụ lục 8.
Hợp chất AP9: Rutin
Chất bột màu vàng; [ ] +4 (c 0,5, MeOH), mp 193–195o
C, UV (MeOH) λmax
(nm): 204, 257, 357; IR (KBr) νmax (cm-1
): 3418, 1651, 1605, 1504 , 1204, 1065;
ESIMS: m/z 633,1 [M+Na]+
, 609,1 [M-H]-
; CTPT C27H30O16; M = 610; 1
H-NMR và
13
C-NMR: xem Bảng 4.10 và Phụ lục 9.
Hợp chất AP10: Anopanin A (Chất mới)
Chất bột trắng; mp 213–215o
C; 22
[ ]D -19,9 (c 0.1, MeOH); IR (KBr) max
(cm-1
): 3418, 2932, 1713, 1632, 145, 1383, 1265, 1070, 1030; HRESIMS: m/z
1025,5294 [M+Na]+
(tính toán cho C50H82O20Na, 1025,5297); CTPT: C50H82O20;
1
H-NMR (600 MHz, C5D5N) và 13
C NMR (150 MHz, C5D5N): xem Bảng 4.11,
4.12, Phụ lục 10.
Hợp chất AP11: Anopanin B (Chất mới)
Chất bột trắng; mp 222–224o
C; 22
[ ]D +77,7 (c 0,1, MeOH); IR (KBr) max
(cm-1
): 3443, 2930, 1730, 1647, 1460, 1377, 1252, 1074, 1028; HRESIMS: m/z
1027,5452 [M+Na]+
(tính toán cho C50H84O20Na, 1027,5454); CTPT: C50H84O20;
1
HNMR (600 MHz, C5D5N) và 13
C NMR (150 MHz, C5D5N): xem Bảng 4.13, 4.14,
Phụ lục 11.
Hợp chất AP12: Anopanin C (Chất mới)
Chất bột trắng; mp 218–219o
C; 22
[ ]D +66,7 (c 0,1, MeOH); IR (KBr) max
(cm-1
): 3428, 2932, 1709, 1630, 1456, 1381, 1261, 1072, 1028; HRESIMS: m/z
1025,5293 [M+Na]+
(tính toán cho C50H82O20Na, 1025,5297); CTPT: C50H82O20;
1
H-NMR (600 MHz, C5D5N) và 13
C NMR (150 MHz, C5D5N): xem Bảng 4.15,
4.16, Phụ lục 12.
35
Hợp chất AP13: Sargentol
Chất bột màu trắng; [ ] –70 (c 0,05, MeOH), mp 271–272o
C, UV (MeOH)
λmax (nm): 207, 273; IR (KBr) νmax (cm-1
): 3387, 1597, 1504, 1466, 1234, 1072; CTPT
C17H24O10, M = 388; 1
H-NMR và 13
C-NMR: xem Bảng 4.17 và Phụ lục 13.
Hợp chất AP14: 4-O-β-D-Glucopyranosyl-3-prenylbenzoic acid
Chất bột màu trắng; UV (MeOH) λmax (nm): 250, 205; IR (KBr) νmax (cm-1
):
3379, 2916, 1694, 1605, 1504, 1250, 1084, 1042; HRESIMS: m/z 391,1398 [M+Na]+
(tính toán lý thuyết cho công thức C18H24O8Na, 391,1369); CTPT C18H24O8, M =
368; 1
H-NMR và 13
C-NMR: xem Bảng 4.18 và Phụ lục 14.
Hợp chất AP15: Inugalactolipid A
Chất bột màu trắng; HRESIMS: m/z 937,5842 [M+Na]+
(tính toán lý thuyết
cho công thức C49H86O15Na, 937,5864); CTPT C49H86O15; M = 914; 1
H-NMR và
13
C-NMR: xem Bảng 4.19 và Phụ lục 15.
Hợp chất AP16: Gingerglycolipid A
Chất bột màu trắng; 22
[ ]D +35,7 (c 0,1, MeOH); CTPT C33H56O14; M = 676;
1
H-NMR và 13
C-NMR: xem Bảng 4.20 và Phụ lục 16.
Hợp chất AP17: Gingerglycolipid B
Chất bột màu trắng; 22
[ ]D +57,0 (c 0,1, MeOH); HRESIMS: m/z 701,3721
[M+Na]+
(tính toán lý thuyết cho công thức C33H58NaO14, 701,3724); CTPT
C33H58O14; M = 678; 1
H-NMR và 13
C-NMR: xem Bảng 4.21 và Phụ lục 17.
Hợp chất AP18: Gingerglycolipid C
Chất bột màu trắng; 22
[ ]D +29,4 (c 0,1, MeOH); HRESIMS: m/z 703,3878
[M+Na]+
(tính toán lý thuyết cho công thức C33H60NaO14, 703,3881); CTPT
C33H60O14; M = 680; 1
H-NMR và 13
C-NMR: xem Bảng 4.22 và Phụ lục 18.
Hợp chất AP19: (2S)-1-O-Palmitoyl-3-O-[-D-galactopyranosyl-(1→6)-
O-β-D-galactopyranosyl]glycerol
Chất bột màu trắng; 22
[ ]D +51,6 (c 0,1, MeOH); HRESIMS: m/z 677,3746
[M+Na]+
(tính toán lý thuyết cho công thức C31H58O14Na, 677,3724); CTPT
C31H58O14; M = 654; 1
H-NMR và 13
C-NMR: xem Bảng 4.23 và Phụ lục 19.
36
Hợp chất AP20: (2R)-1-O-Palmitoyl-3-O-α-D-(6-
sulfoquinovopyranosyl)glycerol
Chất bột màu trắng; IR (KBr) νmax (cm-1
): 3418, 2932, 2367, 1713, 1383, 1265,
1070; HRESIMS: m/z 579,2797 [M+Na]+
(tính toán lý thuyết cho công thức
C25H48O11SNa, 579,2815); CTPT C25H48O11; M = 556; 1
H-NMR và 13
C-NMR: xem
Bảng 4.24 và Phụ lục 20.
3.4. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư của một số chất tinh khiết
Hoạt tính gây độc tế bào in vitro của các hợp chất tinh khiết được thử nghiệm
trên các dòng tế bào ung thư LU-1, Hep-G2, HL-60, KB, LNCaP, MKN-7, SW-480
và MCF-7 theo phương pháp được mô tả ở mục 2.2.3. Kết quả được trình bày ở
Bảng 3.1, Phụ lục 22.
37
Bảng 3.1. Hoạt tính gây độc của các hợp chất đã phân lập trên các dòng tế bào ung thư
STT Hợp chất
IC50 (µg/mL)
LU-1 MKN-7 Hep-G2 KB SW-480 HL-60 MCF-7 LNCaP
1 AP3 >100 >100 – – – – – –
2 AP4 41,41±2,31 38,06±1,18 30,01±2,92 28,11±1,95 40,10±2,39 – – –
3 AP5 44,37±5,40 30,89±3,60 – – – – – –
4 AP7 >100 >100 – – – – – –
5 AP8 >100 >100 – – – – – –
6 AP9 >100 >100 – – – – – –
7 AP10# >100 >100 >100 >100 >100 – – –
8 AP11# >100 >100 >100 >100 >100 – – –
9 AP12# >100 >100 >100 >100 >100 >100 >100 >100
10 AP13 >100 >100 – – – – – –
11 AP14 >100 >100 – – – – – –
12 AP15 >100 >100 – – – – – –
13 AP16 >100 >100 >100 >100 >100 – – –
14 AP17 >100 >100 >100 >100 >100 – – –
15 AP18 >100 >100 >100 >100 >100 – – –
16 AP19 >100 >100 93,95±4,99 >100 >100 – – –
17 AP20 66,66±5,85 72,42±8,05 – – – – – –
18 Ellipticine 0,31±0,07 0,39±0,02 0,39±0,02 0,44±0,07 0,50± 0,04 0,47±0,03 0,33±0,04 0,48±0,05
(-):Không thử nghiệm; #
Chất mới.
38
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất đã phân lập
Hợp chất AP1: Cycloartenol
Hợp chất AP1 được tách ở dạng bột trắng. Phổ 1
H-NMR chỉ ra tín hiệu đặc
trưng của 1 proton olefin tại δH 5,10; proton của 1 nhóm oxymethine tại δH 3,38; 7
nhóm methyl tại δH 0,81 (s, H3-29), 0,88 (d, J = 6,5 Hz, H3-21), 0,89 (s, H3-30),
0,96 (s, H3-18 & H3-28), 1,60 (s, H3-27) và 1,68 (s, H3-26). Đặc biệt, tín hiệu của 2
proton thuộc nhóm methylene tại 0,33 (br.d, J = 3,5 Hz, H-19a), 0,55 (br.d, J = 3,5
Hz, H-19b) chứng minh sự hiện diện của vòng 3 cạnh.
Phổ 13
C-NMR và HMQC chỉ ra tín hiệu của 30 carbon gồm 7 nhóm methyl,
11 nhóm methylene, 6 nhóm methine và 6 carbon không mang hydro. Trong đó, sự
hiện diện của 1 liên kết đôi 3 lần thế được thể hiện qua tín hiệu của 2 carbon olefin
tại δC 125,4 (C-24), 131,1 (C-25). Tín hiệu của carbon oxymethine được quan sát tại
δC 79,0. Sự định hướng của nhóm 3-OH được xác định là β thông qua việc so sánh
giá trị độ dịch chuyển hóa học của C-3 (δC 79,0), C-5 (δC 47,2) với giá trị tương ứng
ở các hợp chất có cấu trúc tương tự như 3-hydroxy-5-cycloart-24-en-23-one,
24(E)-3-hydroxy-5-cycloart-24-en-26-al, 24(E)-3-hydroxy-5-cycloart-24-en-
26-oic acid [3-OH: δC ~ 77 (C-3), ~ 41 (C-5)]; 3β-hydroxy-5-cycloart-24-en-21-
al, 5-cycloart-24-en-3β,21β-diol, 3β-hydroxy-5-cycloart-24-en-21-oic acid [3β-
OH: δC ~ 79 (C-3), ~ 47 (C-5)] [17], [59].
HO
1
3 5
810
13
14
17
20
21 24 26
27
28 29
18
19
30
H
Hình 4.1. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP1
39
Bảng 4.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP1 và hợp chất tham khảo
C δC
#, a
δC
a, b
δH
a, c
(J, Hz)
1 32,06 32,1 1,24*
,
1,60*
2 30,48 30,5 1,55*
,
1,76*
3 78,90 79,0 3,38 (m)
4 40,56 40,6 –
5 47,22 47,2 1,30*
6 21,17 21,3 0,79*
,
1,57*
7 26,07 26,2 1,08*
,
1,32*
8 48,00 48,1 1,50 dd (12,5; 4,5)
9 20,12 20,1 –
10 26,25 26,2 –
11 26,60 26,6 1,06*
, 1,98*
12 33,02 33,0 1,61*
13 45,40 45,4 –
14 48,91 48,9 –
15 35,65 35,7 1,28*
16 28,18 28,3 1,28*
, 1,90*
17 52,38 52,4 1,58*
18 18,05 18,2 0,96 s
19 29,90 30,0 0,33 br.d (3,5)
0,55 br.d (3,5)
20 35,94 36,0 1,38*
21 18,31 18,4 0,88 d (6,5)
22 36,44 36,5 1,04*
, 1,41*
23 25,02 25,1 1,86*
, 2,03*
24 125,35 125,4 5,10 t (6,5)
25 130,84 131,1 –
26 25,70 25,9 1,68 s
27 17,64 17,8 1,60 s
28 25,49 25,6 0,96 s
29 14,04 14,1 0,81 s
30 19,36 19,4 0,89 s
#
δC của cycloartenol [80], a
đo trong CDCl3, b
125 MHz, c
500 MHz, *
tín hiệu chập.
Các dữ kiện phổ 1
H-, 13
C-NMR gợi ý hợp chất AP1 là một triterpene khung
cycloartane. Đối chiếu với chất tham khảo ở tài liệu [80], hợp chất AP1 được xác
định là cycloart-24-en-3β-ol (Hình 4.1). Hợp chất này còn được gọi tên là
cycloartenol.
40
Hợp chất AP2: Anopaniester (Chất mới)
Hợp chất AP2 được tách ở dạng dầu, không màu. Píc ion giả phân tử tại m/z
725,5805 [M+Na]+
(tính toán lý thuyết cho C48H78O3Na là 725,5849) trên phổ
HRESIMS (Hình 4.5) đề nghị CTPT của hợp chất này là C48H78O3 (DBE = 10). Phổ
UV (MeOH) chỉ ra các cực đại hấp thụ tại λ 201 và 231 nm (Hình 4.6). Phổ IR
(KBr) (Hình 4.7) gợi ý sự hiện diện của nhóm hydroxyl (3443 cm-1
), carbonyl (1736
cm-1
) và liên kết đôi (1630 cm-1
).
Phổ 1
H-NMR (Hình 4.8) chỉ ra tín hiệu đặc trưng của 6 nhóm methyl bậc 3
(18H , δH 0,84, 0,89, 0,89, 0,96, 1,60, 1,68), một nhóm methyl bậc 2 [δH 0,88 (d, J =
7,0 Hz, H3-21)] và một nhóm methyl bậc 1 [δH 0,97 (t, J = 7,5 Hz, H3-18)]. Ngoài
ra các tín hiệu của 2 nhóm oxymethine [δH 4,20 (m, H-13); 4,56 (dd, J = 11,0, 4,5
Hz, H-3)] và 7 proton olefin [δH 5,10 (t, J = 6,0 Hz, H-24), 5,36 (td, J = 10,5, 8,0
Hz, H-15), 5,43 (td, J = 10,5, 8,0 Hz, H-9), 5,57 (td, J = 10,5, 7,5 Hz, H-16), 5,69
(dd, J = 15,0, 6,5 Hz, H-12), 5,97 (dd, J = 11,5, 10,5 Hz, H-10), 6,51 (dd, J = 15,0,
11,5 Hz, H-11)] cũng được ghi nhận. Mặc khác, tín hiệu của 2 proton methylene tại
δH 0,33 và 0,57 (br.d, J = 4,0 Hz, H-19) trên phổ 1
H-NMR xác nhận sự tồn tại của
nhóm cyclopropyl trong cấu trúc của AP2.
Phổ 13
C-NMR (Hình 4.9) và HMQC (Hình 4.10) chỉ ra tín hiệu của 48
carbon bao gồm 8 nhóm methyl, 20 nhóm methylene, 13 nhóm methine và 7 carbon
không mang hydro. Ngoài ra, trên phổ 13
C-NMR cũng ghi nhận các tín hiệu tương
ứng của 1 carbon carbonyl [δC 173,1 (C-1)], 8 carbon olefin (δC 123,9–135,3) và 2
carbon oxymethine [δC 72,3 (C-13) và 80,5 (C-3)].
Các dữ kiện phổ 1
H- và 13
C-NMR gợi ý hợp chất AP2 là một ester, tạo thành
từ một triterpenoid khung cycloartane và acid béo không no [122]. Việc gán ghép
đầy đủ cho tất cả proton và carbon được thực hiện qua phân tích chi tiết phổ HMQC
(Hình 4.10), HMBC (Hình 4.11) và COSY (Hình 4.12).
41
Bảng 4.2. Số liệu phổ NMR hợp phần triterpenoid của hợp chất AP2
C δC
a, b
δH
a, c
(J, Hz) HMBC (HC)
1 31,7 1,22*
, 1,60*
3, 5
2 27,0 1,61*
, 1,74*
3 80,5 4,56 dd (11,0; 4,5) 1, 2, 28, 29
4 39,6 –
5 47,3 1,42*
6 21,1 0,79*
, 1,57*
7 26,0 1,08*
, 1,31*
8 48,0 1,52 dd (12,0; 4,5)
9 20,3 –
10 26,1 –
11 26,6 1,11*
, 1,98*
12 33,0 1,61*
13 45,4 –
14 48,9 –
15 35,7 1,28*
16 28,3 1,29*
, 1,92*
17 52,4 1,58*
18 18,1 0,96 s 12, 13, 14, 17
19 29,9 0,33 br.d (4,0);
0,57 br.d (4,0)
5, 8
20 36,0 1,38*
21 18,4 0,88 d (7,0) 17, 20, 22
22 36,5 1,04*
, 1,41*
23 25,1 1,86*
, 2,03*
24 125,3 5,10 t (6,0) 26, 27
25 131,0 –
26 25,9 1,68 s 24, 25, 27
27 17,8 1,60 s 24, 25, 26
28 25,6 0,84 s 3, 4
29 15,4 0,89 s 3, 4, 5
30 19,4 0,89 s 8, 13, 14, 15
a
Đo trong CDCl3, b
125 MHz, c
500 MHz, *
tín hiệu chập.
42
Bảng 4.3. Số liệu phổ NMR hợp phần acid béo của hợp chất AP2
C δC
a, b
δH
a, c
(J, Hz) HMBC (HC)
1′ 173,8 –
2′ 35,0 2,30*
1, 3, 4
3′ 25,2 1,61*
4′ 29,1#
1,30*
5′ 29,2#
1,30*
6′ 29,6#
1,30*
7′ 29,8 1,36*
8′ 27,8 2,17 td (8,0; 7,0) 9, 10
9′ 133,1 5,43 td (10,5; 8,0) 8, 11
10′ 127,9 5,97 dd (11,5; 10,5) 8, 12
11′ 126,0 6,51 dd (15,0; 11,5) 9, 13
12′ 135,2 5,69 dd (15,0; 6,5) 10
13′ 72,3 4,20 m
14′ 35,4 2,33*
13, 15, 16
15′ 123,9 5,36 td (10,5; 8,0) 17
16′ 135,3 5,57 td (10,5; 7,5) 14
17′ 20,9 2,06 m 15, 16
18′ 14,4 0,97 t (7,5) 16, 17
a
Đo trong CDCl3, b
125 MHz, c
500 MHz, *
tín hiệu chập; #
giá trị có thể hoán đổi cho nhau.
Tín hiệu của nhóm oxymethine tại δC 80,5 được gán cho C-3 dựa trên tương
tác HMBC giữa H3-28 (δH 0,84)/H3-29 (δH 0,89) với C-3 (δC 80,5). Tương tự, tương
tác giữa H3-26 (δH 1,68)/H3-27 (δH 1,60) và C-24 (δC 125,4)/C-25 (δC 131,0) trên
phổ HMBC khẳng định vị trí của liên kết đôi tại C-24/C-25 trên mạch carbon. Dựa
vào phổ 1
H-NMR và NOESY (Hình 4.13), cấu trúc tương đối của hợp phần
triterpene ở AP2 đã được xác định. Tương tác NOESY (Hình 4.4) giữa H-3 (δH
4,56) và H3-28 (δH 0,84)/H-5 (δH 1,42) cũng như hằng số tương tác giữa H-2 (δH
1,61, 1,74) và H-3 (J=11,0 Hz, 4,5 Hz) đề nghị định hướng  của H-3 và H-5. Từ
các dữ kiện trên cấu trúc của hợp phần triterpene của AP2 được xác định là
cycloartenol [80].
Dựa vào các tương tác trên phổ COSY và HMBC, vị trí của 3 liên kết đôi
cũng như nhóm hydroxyl của hợp phần acid béo được xác định lần lượt tại C-9/C-
10, C-11/C-12, C-15/C-16 và C-13 (Hình 4.3). Hằng số tương tác J = 10,5 Hz
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng
Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng

More Related Content

What's hot

Hiệu quả thắt giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp propranolol, HAY
Hiệu quả thắt giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp propranolol, HAYHiệu quả thắt giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp propranolol, HAY
Hiệu quả thắt giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp propranolol, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cắt khối tá tụy kèm nạo hạch triệt đ...
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cắt khối tá tụy kèm nạo hạch triệt đ...Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cắt khối tá tụy kèm nạo hạch triệt đ...
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cắt khối tá tụy kèm nạo hạch triệt đ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng siêu âm Doppler tim, HAY, 9đ
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng siêu âm Doppler tim, HAY, 9đLuận án: Nghiên cứu ứng dụng siêu âm Doppler tim, HAY, 9đ
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng siêu âm Doppler tim, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học sinh học 12
Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học sinh học 12  Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học sinh học 12
Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học sinh học 12
Tài liệu sinh học
 
Luận án: Phác đồ hoá xạ trị đồng thời ung thư biểu mô thực quản
Luận án: Phác đồ hoá xạ trị đồng thời ung thư biểu mô thực quảnLuận án: Phác đồ hoá xạ trị đồng thời ung thư biểu mô thực quản
Luận án: Phác đồ hoá xạ trị đồng thời ung thư biểu mô thực quản
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAYĐặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinh
Luận án: Hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinhLuận án: Hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinh
Luận án: Hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Sự tạo phức của Gd(III) với 4-(3-metyl-2-pyridylazo)rezocxin và axit axetic
Sự tạo phức của Gd(III) với 4-(3-metyl-2-pyridylazo)rezocxin và axit axeticSự tạo phức của Gd(III) với 4-(3-metyl-2-pyridylazo)rezocxin và axit axetic
Sự tạo phức của Gd(III) với 4-(3-metyl-2-pyridylazo)rezocxin và axit axetic
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Sự tạo phức của Gd(III) với 4-(3-metyl-2 pyridylazo)rezocxin và axit axetic
Sự tạo phức của Gd(III) với 4-(3-metyl-2 pyridylazo)rezocxin và axit axeticSự tạo phức của Gd(III) với 4-(3-metyl-2 pyridylazo)rezocxin và axit axetic
Sự tạo phức của Gd(III) với 4-(3-metyl-2 pyridylazo)rezocxin và axit axetic
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Dự báo tổ hợp quỹ đạo, cường độ bão trên biển đông, 9đ
Đề tài: Dự báo tổ hợp quỹ đạo, cường độ bão trên biển đông, 9đĐề tài: Dự báo tổ hợp quỹ đạo, cường độ bão trên biển đông, 9đ
Đề tài: Dự báo tổ hợp quỹ đạo, cường độ bão trên biển đông, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của Helicobacter pylori
Nghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của Helicobacter pyloriNghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của Helicobacter pylori
Nghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của Helicobacter pylori
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Dược động học quần thể và PK/PD của kháng sinh carbapenem
Dược động học quần thể và PK/PD của kháng sinh carbapenemDược động học quần thể và PK/PD của kháng sinh carbapenem
Dược động học quần thể và PK/PD của kháng sinh carbapenem
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (14)

Hiệu quả thắt giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp propranolol, HAY
Hiệu quả thắt giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp propranolol, HAYHiệu quả thắt giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp propranolol, HAY
Hiệu quả thắt giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp propranolol, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cắt khối tá tụy kèm nạo hạch triệt đ...
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cắt khối tá tụy kèm nạo hạch triệt đ...Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cắt khối tá tụy kèm nạo hạch triệt đ...
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cắt khối tá tụy kèm nạo hạch triệt đ...
 
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
 
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
Khảo sát thành phần hóa học từ cao ethyl acetate của lá chùm ngây moringa ole...
 
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng siêu âm Doppler tim, HAY, 9đ
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng siêu âm Doppler tim, HAY, 9đLuận án: Nghiên cứu ứng dụng siêu âm Doppler tim, HAY, 9đ
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng siêu âm Doppler tim, HAY, 9đ
 
Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học sinh học 12
Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học sinh học 12  Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học sinh học 12
Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học sinh học 12
 
Luận án: Phác đồ hoá xạ trị đồng thời ung thư biểu mô thực quản
Luận án: Phác đồ hoá xạ trị đồng thời ung thư biểu mô thực quảnLuận án: Phác đồ hoá xạ trị đồng thời ung thư biểu mô thực quản
Luận án: Phác đồ hoá xạ trị đồng thời ung thư biểu mô thực quản
 
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAYĐặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
Đặc điểm kháng kháng sinh ở các chủng salmonella đa kháng, HAY
 
Luận án: Hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinh
Luận án: Hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinhLuận án: Hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinh
Luận án: Hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinh
 
Sự tạo phức của Gd(III) với 4-(3-metyl-2-pyridylazo)rezocxin và axit axetic
Sự tạo phức của Gd(III) với 4-(3-metyl-2-pyridylazo)rezocxin và axit axeticSự tạo phức của Gd(III) với 4-(3-metyl-2-pyridylazo)rezocxin và axit axetic
Sự tạo phức của Gd(III) với 4-(3-metyl-2-pyridylazo)rezocxin và axit axetic
 
Sự tạo phức của Gd(III) với 4-(3-metyl-2 pyridylazo)rezocxin và axit axetic
Sự tạo phức của Gd(III) với 4-(3-metyl-2 pyridylazo)rezocxin và axit axeticSự tạo phức của Gd(III) với 4-(3-metyl-2 pyridylazo)rezocxin và axit axetic
Sự tạo phức của Gd(III) với 4-(3-metyl-2 pyridylazo)rezocxin và axit axetic
 
Đề tài: Dự báo tổ hợp quỹ đạo, cường độ bão trên biển đông, 9đ
Đề tài: Dự báo tổ hợp quỹ đạo, cường độ bão trên biển đông, 9đĐề tài: Dự báo tổ hợp quỹ đạo, cường độ bão trên biển đông, 9đ
Đề tài: Dự báo tổ hợp quỹ đạo, cường độ bão trên biển đông, 9đ
 
Nghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của Helicobacter pylori
Nghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của Helicobacter pyloriNghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của Helicobacter pylori
Nghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của Helicobacter pylori
 
Dược động học quần thể và PK/PD của kháng sinh carbapenem
Dược động học quần thể và PK/PD của kháng sinh carbapenemDược động học quần thể và PK/PD của kháng sinh carbapenem
Dược động học quần thể và PK/PD của kháng sinh carbapenem
 

Similar to Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng

Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
NOT
 
Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...
Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...
Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn Streptomyces
Hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn StreptomycesHoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn Streptomyces
Hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn Streptomyces
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Đặc điểm sinh học và di truyền của heo rừng Tây Nguyên - Gửi miễn ph...
Luận án: Đặc điểm sinh học và di truyền của heo rừng Tây Nguyên - Gửi miễn ph...Luận án: Đặc điểm sinh học và di truyền của heo rừng Tây Nguyên - Gửi miễn ph...
Luận án: Đặc điểm sinh học và di truyền của heo rừng Tây Nguyên - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Tổng hợp các hợp chất lai của một số triterpenoid, HAY
Luận án: Tổng hợp các hợp chất lai của một số triterpenoid, HAYLuận án: Tổng hợp các hợp chất lai của một số triterpenoid, HAY
Luận án: Tổng hợp các hợp chất lai của một số triterpenoid, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Cấu trúc, tính chất của exopolysaccharide sinh tổng hợp từ Lactobacillus ferm...
Cấu trúc, tính chất của exopolysaccharide sinh tổng hợp từ Lactobacillus ferm...Cấu trúc, tính chất của exopolysaccharide sinh tổng hợp từ Lactobacillus ferm...
Cấu trúc, tính chất của exopolysaccharide sinh tổng hợp từ Lactobacillus ferm...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tác dụng ức chế của cao chiết cây Mần lên của Vi khuẩn lam độc
Tác dụng ức chế của cao chiết cây Mần lên của Vi khuẩn lam độcTác dụng ức chế của cao chiết cây Mần lên của Vi khuẩn lam độc
Tác dụng ức chế của cao chiết cây Mần lên của Vi khuẩn lam độc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mác
Thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mácThành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mác
Thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mác
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAY
Luận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAYLuận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAY
Luận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khảo Sát Tác Dụng Hạ Enzym Gan Của Các Loại Cao Chiết Dược Liệu Trên Gan Chuộ...
Khảo Sát Tác Dụng Hạ Enzym Gan Của Các Loại Cao Chiết Dược Liệu Trên Gan Chuộ...Khảo Sát Tác Dụng Hạ Enzym Gan Của Các Loại Cao Chiết Dược Liệu Trên Gan Chuộ...
Khảo Sát Tác Dụng Hạ Enzym Gan Của Các Loại Cao Chiết Dược Liệu Trên Gan Chuộ...
nataliej4
 
Luận án: Thiết kế, sàng lọc một số dẫn xuất flavonoid, HAY
Luận án: Thiết kế, sàng lọc một số dẫn xuất flavonoid, HAYLuận án: Thiết kế, sàng lọc một số dẫn xuất flavonoid, HAY
Luận án: Thiết kế, sàng lọc một số dẫn xuất flavonoid, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tổng hợp một số dẫn xuất naphthoquinon bằng phản ứng domino - Gửi miễn phí qu...
Tổng hợp một số dẫn xuất naphthoquinon bằng phản ứng domino - Gửi miễn phí qu...Tổng hợp một số dẫn xuất naphthoquinon bằng phản ứng domino - Gửi miễn phí qu...
Tổng hợp một số dẫn xuất naphthoquinon bằng phản ứng domino - Gửi miễn phí qu...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đườngNồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnhNồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đột biến của hội chứng động kinh giật cơ với sợi cơ không đều, 9đ
Đột biến của hội chứng động kinh giật cơ với sợi cơ không đều, 9đĐột biến của hội chứng động kinh giật cơ với sợi cơ không đều, 9đ
Đột biến của hội chứng động kinh giật cơ với sợi cơ không đều, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệpLuận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Kháng nguyên phản ứng miễn dịch của bệnh nhân ung thư gan, 9đ
Kháng nguyên phản ứng miễn dịch của bệnh nhân ung thư gan, 9đKháng nguyên phản ứng miễn dịch của bệnh nhân ung thư gan, 9đ
Kháng nguyên phản ứng miễn dịch của bệnh nhân ung thư gan, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng (20)

Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
 
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
Khảo sát thành phần hóa học của cao ethyl acetate lá ô môi cassia grandis l. ...
 
Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...
Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...
Nghiên cứu thành phần hoá học lá ô môi cassia grandis l. họ vang (caesalpinia...
 
Hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn Streptomyces
Hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn StreptomycesHoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn Streptomyces
Hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn Streptomyces
 
Luận án: Đặc điểm sinh học và di truyền của heo rừng Tây Nguyên - Gửi miễn ph...
Luận án: Đặc điểm sinh học và di truyền của heo rừng Tây Nguyên - Gửi miễn ph...Luận án: Đặc điểm sinh học và di truyền của heo rừng Tây Nguyên - Gửi miễn ph...
Luận án: Đặc điểm sinh học và di truyền của heo rừng Tây Nguyên - Gửi miễn ph...
 
Luận án: Tổng hợp các hợp chất lai của một số triterpenoid, HAY
Luận án: Tổng hợp các hợp chất lai của một số triterpenoid, HAYLuận án: Tổng hợp các hợp chất lai của một số triterpenoid, HAY
Luận án: Tổng hợp các hợp chất lai của một số triterpenoid, HAY
 
Cấu trúc, tính chất của exopolysaccharide sinh tổng hợp từ Lactobacillus ferm...
Cấu trúc, tính chất của exopolysaccharide sinh tổng hợp từ Lactobacillus ferm...Cấu trúc, tính chất của exopolysaccharide sinh tổng hợp từ Lactobacillus ferm...
Cấu trúc, tính chất của exopolysaccharide sinh tổng hợp từ Lactobacillus ferm...
 
Tác dụng ức chế của cao chiết cây Mần lên của Vi khuẩn lam độc
Tác dụng ức chế của cao chiết cây Mần lên của Vi khuẩn lam độcTác dụng ức chế của cao chiết cây Mần lên của Vi khuẩn lam độc
Tác dụng ức chế của cao chiết cây Mần lên của Vi khuẩn lam độc
 
Thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mác
Thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mácThành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mác
Thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của cây Mũi mác
 
Luận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAY
Luận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAYLuận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAY
Luận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAY
 
Khảo Sát Tác Dụng Hạ Enzym Gan Của Các Loại Cao Chiết Dược Liệu Trên Gan Chuộ...
Khảo Sát Tác Dụng Hạ Enzym Gan Của Các Loại Cao Chiết Dược Liệu Trên Gan Chuộ...Khảo Sát Tác Dụng Hạ Enzym Gan Của Các Loại Cao Chiết Dược Liệu Trên Gan Chuộ...
Khảo Sát Tác Dụng Hạ Enzym Gan Của Các Loại Cao Chiết Dược Liệu Trên Gan Chuộ...
 
Luận án: Thiết kế, sàng lọc một số dẫn xuất flavonoid, HAY
Luận án: Thiết kế, sàng lọc một số dẫn xuất flavonoid, HAYLuận án: Thiết kế, sàng lọc một số dẫn xuất flavonoid, HAY
Luận án: Thiết kế, sàng lọc một số dẫn xuất flavonoid, HAY
 
Tổng hợp một số dẫn xuất naphthoquinon bằng phản ứng domino - Gửi miễn phí qu...
Tổng hợp một số dẫn xuất naphthoquinon bằng phản ứng domino - Gửi miễn phí qu...Tổng hợp một số dẫn xuất naphthoquinon bằng phản ứng domino - Gửi miễn phí qu...
Tổng hợp một số dẫn xuất naphthoquinon bằng phản ứng domino - Gửi miễn phí qu...
 
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đườngNồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
 
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnhNồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
Nồng độ enzyme myeloperoxidase với bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh
 
Đột biến của hội chứng động kinh giật cơ với sợi cơ không đều, 9đ
Đột biến của hội chứng động kinh giật cơ với sợi cơ không đều, 9đĐột biến của hội chứng động kinh giật cơ với sợi cơ không đều, 9đ
Đột biến của hội chứng động kinh giật cơ với sợi cơ không đều, 9đ
 
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệpLuận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
Luận văn: Xây dựng mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp
 
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trà...
 
Kháng nguyên phản ứng miễn dịch của bệnh nhân ung thư gan, 9đ
Kháng nguyên phản ứng miễn dịch của bệnh nhân ung thư gan, 9đKháng nguyên phản ứng miễn dịch của bệnh nhân ung thư gan, 9đ
Kháng nguyên phản ứng miễn dịch của bệnh nhân ung thư gan, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 

Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC …………***………… HOÀNG THỊ NHƯ HẠNH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ CỦA CÂY TỐC THẰNG CÁNG (ANODENDRON PANICULATUM (WALL. EX ROXB.) A.DC.) LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC HUẾ, NĂM 2018
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC …………***………… HOÀNG THỊ NHƯ HẠNH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ CỦA CÂY TỐC THẰNG CÁNG (ANODENDRON PANICULATUM (WALL. EX ROXB.) A.DC.) LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC Chuyên ngành: Hóa học hữu cơ Mã số: 62.44.01.14 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài HUẾ, NĂM 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài. Các kết quả thu được trong luận án hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Hoàng Thị Như Hạnh
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình và quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Ban Chủ nhiệm Khoa Hóa học, Bộ môn Hóa hữu cơ và Ban Giám Hiệu Trường THPT Đặng Trần Côn đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Phòng Thử nghiệm sinh học, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giúp đỡ tôi hoàn thành các nghiên cứu về hoạt tính sinh học. Tôi cũng xin chân thành cám ơn tập thể cán bộ phòng Dược liệu – Dược cổ truyền – Thực vật dược, Khoa Dược – Trường Đại học Y Dược Huế đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Huế, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Hoàng Thị Như Hạnh
  • 5. i MỤC LỤC MỤC LỤC...............................................................................................................i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT...........................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................vii DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC...............................................................................x MỞ ĐẦU................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................3 1.1. Giới thiệu sơ lược về họ Trúc đào (Apocynaceae).....................................3 1.2. Giới thiệu về chi Anodendron.....................................................................3 Vị trí phân loại.....................................................................................3 Đặc điểm thực vật và phân bố .............................................................4 Các nghiên cứu về thành phần hóa học...............................................6 Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học................................................18 1.3. Giới thiệu sơ lược về loài Tốc thằng cáng................................................21 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................23 2.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................23 2.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................24 Phương pháp phân lập, tinh chế các hợp chất ...................................24 Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất................24 Phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học .........................................26 Chương 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ......................................................29 3.1. Xử lý mẫu và chuẩn bị các cao chiết ........................................................29 3.2. Quá trình phân lập các hợp chất ...............................................................30 3.3. Tính chất vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất đã phân lập .................33 3.4. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư của một số chất tinh khiết....................36 Chương 4. BÀN LUẬN .......................................................................................38 4.1. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất đã phân lập .........................38 Hợp chất AP1: Cycloartenol..............................................................38 Hợp chất AP2: Anopaniester (Chất mới) ..........................................40 Hợp chất AP3: (E)-Phytol .................................................................49 Hợp chất AP4: Desmosterol..............................................................50 Hợp chất AP5: Ursolic acid...............................................................52 Hợp chất AP6: Vanillin.....................................................................54 Hợp chất AP7: Esculentic acid..........................................................55 Hợp chất AP8: Kaempferol-3-O-rutinoside......................................57 Hợp chất AP9: Rutin .........................................................................60 Hợp chất AP10: Anopanin A (Chất mới)........................................62 Hợp chất AP11: Anopanin B (Chất mới)........................................71
  • 6. ii Hợp chất AP12: Anopanin C (Chất mới)........................................79 Hợp chất AP13: Sargentol...............................................................87 Hợp chất AP14: 4-O-β-D-Glucopyranosyl-3-prenylbenzoic acid ..89 Hợp chất AP15: Inugalactolipid A..................................................90 Hợp chất AP16: Gingerglycolipid A...............................................94 Hợp chất AP17: Gingerglycolipid B ...............................................97 Hợp chất AP18: Gingerglycolipid C ...............................................99 Hợp chất AP19: (2S)-1-O-Palmitoyl-3-O-[-D-galactopyranosyl- (1→6)-O-β-D-galactopyranosyl]glycerol .................................................101 Hợp chất AP20: (2R)-1-O-Palmitoyl-3-O-α-D-(6- sulfoquinovopyranosyl)glycerol................................................................102 4.2. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào in vitro của các hợp chất tinh khiết..105 KẾT LUẬN........................................................................................................112 KIẾN NGHỊ .......................................................................................................113 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ..........................................114 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................115
  • 7. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Các phương pháp sắc ký CC Column Chromatography Sắc ký cột GC-MS Gas Chromatography-Mass Spectrometry Sắc ký khí ghép khối phổ TLC Thin Layer Chromatography Sắc ký bản mỏng Các phương pháp phổ 1 H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton 13 C-NMR Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon 13 COSY Correlation Spectroscopy Phổ tương tác hai chiều 1 H-1 H DEPT Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer Phổ DEPT EIMS Electron Impact Mass Spectrometry Phổ khối va đập điện tử ESIMS Electrospray Ionization Mass Spectrometry Phổ khối ion hóa phun mù điện tử HMBC Heteronuclear Multiple Bond Correlation Phổ tương tác dị hạt nhân qua nhiều liên kết HRESIMS High Resolution - Electrospray Ionization - Mass Spectrometry Phổ khối phân giải cao ion hóa phun mù điện tử HSQC Heteronuclear Single Quantum Coherence Phổ tương tác dị hạt nhân qua một liên kếtHMQC Heteronuclear Multiple Quantum Coherence IR Infrared Spectroscopy Phổ hồng ngoại J (Hz) J coupling constant Hằng số tương tác tính bằng Hz NOESY Nuclear Overhauser Effect Spectroscopy Phổ NOESY ROESY Rotating frame nuclear Overhauser Effect Spectroscopy Phổ ROESY UV Ultraviolet Spectroscopy Phổ tử ngoại δ (ppm) δ (ppm = part per million) Độ dịch chuyển hóa học tính bằng phần triệu s singlet q quartet dt double triplet d doublet quint quintet br broad t triplet dd double doublet m multiplet
  • 8. iv Các dòng tế bào A549 Human bronchogenic carcinoma Ung thư phổi H522 LU-1 H460 Bcap-37 Human breast adenocarcinoma Ung thư vú MCF-7 BGC Human gastrocarcinoma Ung thư dạ dàyMCG MKN-7 Bel-7402 Human hepatoma Ung thư gan Hep-G2 DU145 Human prostate adenocarcinoma Ung thư tuyến tiền liệtLNCaP PC-3 HeLa Human cervical adenocarcinoma Ung thư cổ tử cung ME-180 HL-60 Human promyelocytic leukemia Ung thư máu cấp tính P-388 Lymphocytic leukemia Ung thư máu lympho HT-29 Human colon carcinoma Ung thư ruột kết SW-480 K562 Chronic myelogenous leukemic Ung thư bạch cầu tủy KB Human epidermoid carcinoma Ung thư biểu mô M-14 Melanoma Khối u ác tính NBT-T2 Rat bladder epithelial Ung thư bàng quang chuột Các ký hiệu viết tắt khác CTPT Công thức phân tử DBE Double Bond Equivalent Số tương đương nối đôi ED50 Effective Dose 50% Liều có tác dụng đối với 50% cá thể FAME Fatty Acid Methyl Ester Dẫn xuất methyl ester của acid béo FRAP Ferric Reducing Antioxidant Power Lực chống oxy hóa được đo bằng khả năng khử ion sắt (III) IC50 Inhibitory Concentration 50% Nồng độ ức chế 50% MBC Minimum Bactericidal Concentration Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu
  • 9. v MFC Minimum Fungicidal Concentration Nồng độ diệt nấm tối thiểu MIC Minimum Inhibitory Concentration Nồng độ ức chế tối thiểu mp Melting point Điểm chảy OD Optical Density Mật độ quang CHCl3 Chloroform SRB Sulforhodamine B DMSO Dimethylsulfoxide Ac Acetyl EtOAc Ethyl acetate Me Methyl MeOH Methanol TMS Tetramethylsilane Ghi chú: Tên các hợp chất, lớp chất, nhóm thế, chức hóa học được viết theo nguyên bản Tiếng Anh để đảm bảo tính thống nhất và chính xác.
  • 10. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các tên loài thuộc chi Anodendron đã được chấp nhận .......................4 Bảng 1.2. Sự phân bố các loài thuộc chi Anodendron ở Việt Nam .......................5 Bảng 1.3. Hoạt tính kháng khuẩn của các hợp chất phân lập từ A. formicinum.19 Bảng 1.4. Hoạt tính ức chế sự phát triển của ấu trùng Bombyx mori của cardenolide từ A. affine........................................................................................20 Bảng 3.1. Hoạt tính gây độc của các hợp chất đã phân lập trên các dòng tế bào ung thư....................................................................................................................1 Bảng 4.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP1 và hợp chất tham khảo ..............39 Bảng 4.2. Số liệu phổ NMR hợp phần triterpenoid của hợp chất AP2................41 Bảng 4.3. Số liệu phổ NMR hợp phần acid béo của hợp chất AP2 .....................42 Bảng 4.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP3 và hợp chất tham khảo ..............49 Bảng 4.5. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP4 và hợp chất tham khảo ..............51 Bảng 4.6. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP5 và hợp chất tham khảo ..............53 Bảng 4.7. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP6 và hợp chất tham khảo ..............55 Bảng 4.8. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP7 và hợp chất tham khảo ..............56 Bảng 4.9. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP8 và hợp chất tham khảo ..............58 Bảng 4.10. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP9 và hợp chất tham khảo ............61 Bảng 4.11. Số liệu phổ NMR phần aglycone của hợp chất AP10........................70 Bảng 4.12. Số liệu phổ NMR phần đường của hợp chất AP10 và chất tham khảo ..............................................................................................................................71 Bảng 4.13. Số liệu phổ NMR phần aglycone của hợp chất AP11........................77 Bảng 4.14. Số liệu phổ NMR phần đường của hợp chất AP11............................78 Bảng 4.15. Số liệu phổ NMR phần aglycone của hợp chất AP12........................84 Bảng 4.16. Số liệu phổ NMR phần đường của hợp chất AP12............................85 Bảng 4.17. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP13 và hợp chất tham khảo ..........88 Bảng 4.18. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP14 và hợp chất tham khảo ..........90 Bảng 4.19. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP15................................................92 Bảng 4.20. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP16 và hợp chất tham khảo ..........95 Bảng 4.21. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP17 và hợp chất tham khảo ..........97 Bảng 4.22. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP18 và hợp chất tham khảo ........100 Bảng 4.23. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP19 và hợp chất tham khảo ........102 Bảng 4.24. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP20 và hợp chất tham khảo ........104 Bảng 4.25. Thống kê các hợp chất phân lập từ cây Tốc thằng cáng.................105
  • 11. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cấu trúc chung (a) và vị trí dễ bị oxy hóa (b) của cardenolide...........15 Hình 1.2. Con đường sinh tổng hợp của cardenolide..........................................15 Hình 1.3. Hệ thống vòng ngưng tụ kiểu cis-trans-cis của cardenolide aglycone 16 Hình 1.4. Phần đường của các cardenolide glycoside phân lập từ họ Apocynaceae.........................................................................................................17 Hình 2.1. Loài Tốc thằng cáng: a. Phần trên mặt đất, b. Lá và quả, c. Đại bổ đôi, d. Hạt mang chùm lông ........................................................................................23 Hình 3.1. Sơ đồ chiết các phân đoạn từ phần trên mặt đất của cây Tốc thằng cáng......................................................................................................................29 Hình 3.2. Sơ đồ phân lập các chất từ phân đoạn chloroform của cây Tốc thằng cáng......................................................................................................................31 Hình 3.3. Sơ đồ phân lập các chất từ phân đoạn nước của cây Tốc thằng cáng 32 Hình 4.1. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP1....................................................38 Hình 4.2. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP2....................................................43 Hình 4.3. Tương tác HMBC và COSY chính của hợp chất AP2..........................44 Hình 4.4. Tương tác NOESY chính của hợp chất AP2 ........................................44 Hình 4.5. Phổ HRESIMS của hợp chất AP2 ........................................................44 Hình 4.6. Phổ UV của hợp chất AP2 ...................................................................45 Hình 4.7. Phổ IR của hợp chất AP2.....................................................................45 Hình 4.8. Phổ 1 H-NMR của hợp chất AP2...........................................................46 Hình 4.9. Phổ 13 C-NMR của hợp chất AP2 .........................................................46 Hình 4.10. Phổ HMQC của hợp chất AP2...........................................................47 Hình 4.11. Phổ HMBC của hợp chất AP2 ...........................................................47 Hình 4.12. Phổ COSY của hợp chất AP2.............................................................48 Hình 4.13. Phổ NOESY của hợp chất AP2 ..........................................................48 Hình 4.14. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP3..................................................50 Hình 4.15. Tương tác HMBC chính của hợp chất AP3 .......................................50 Hình 4.16. Cấu trúc hóa học (a) và tương tác HMBC, COSY chính (b) của hợp chất AP4...............................................................................................................52 Hình 4.17. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP5..................................................54 Hình 4.18. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP6..................................................54 Hình 4.19. Cấu trúc hóa học (a) và tương tác HMBC, COSY chính (b) của hợp chất AP7...............................................................................................................57 Hình 4.20. Tương tác NOESY chính của hợp chất AP7 ......................................57
  • 12. viii Hình 4.21. Cấu trúc hóa học (a) và tương tác HMBC, COSY chính (b) của hợp chất AP8...............................................................................................................59 Hình 4.22. Cấu trúc hóa học (a) và tương tác HMBC, COSY chính (b) của hợp chất AP9...............................................................................................................60 Hình 4.23. Phổ HRESIMS của hợp chất AP10....................................................63 Hình 4.24. Phổ IR của hợp chất AP10.................................................................63 Hình 4.25. Phổ 1 H-NMR của hợp chất AP10.......................................................64 Hình 4.26. Phổ 13 C-NMR của hợp chất AP10 .....................................................64 Hình 4.27. Phổ DEPT của hợp chất AP10...........................................................65 Hình 4.28. Phổ HMQC của hợp chất AP10.........................................................65 Hình 4.29. Phổ HMBC của hợp chất AP10 .........................................................66 Hình 4.30. Phổ COSY của hợp chất AP10...........................................................66 Hình 4.31. Phổ ROESY của hợp chất AP10.........................................................67 Hình 4.32. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP10................................................68 Hình 4.33. Tương tác HMBC và COSY chính của hợp chất AP10......................68 Hình 4.34. Tương tác ROESY chính của hợp chất AP10.....................................69 Hình 4.35. Sắc ký đồ GC-MS của dẫn xuất alditol hexaacetate của hợp chất AP10.....................................................................................................................69 Hình 4.36. Phổ HRESIMS của hợp chất AP11....................................................72 Hình 4.37. Phổ IR của hợp chất AP11.................................................................72 Hình 4.38. Phổ 1 H-NMR của hợp chất AP11.......................................................73 Hình 4.39. Phổ 13 C-NMR của hợp chất AP11 .....................................................73 Hình 4.40. Phổ DEPT của hợp chất AP11...........................................................74 Hình 4.41. Phổ HMQC của hợp chất AP11.........................................................74 Hình 4.42. Phổ HMBC của hợp chất AP11 .........................................................75 Hình 4.43. Phổ COSY của hợp chất AP11...........................................................75 Hình 4.44. Phổ ROESY của hợp chất AP11.........................................................76 Hình 4.45. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP11................................................76 Hình 4.46. Tương tác HMBC và COSY chính của hợp chất AP11......................78 Hình 4.47. Tương tác ROESY chính của hợp chất AP11.....................................79 Hình 4.48. Phổ HRESIMS của hợp chất AP12....................................................80 Hình 4.49. Phổ IR của hợp chất AP12.................................................................80 Hình 4.50. Phổ 1 H-NMR của hợp chất AP12.......................................................81 Hình 4.51. Phổ 13 C-NMR của hợp chất AP12 .....................................................81
  • 13. ix Hình 4.52. Phổ DEPT của hợp chất AP12...........................................................82 Hình 4.53. Phổ HMQC của hợp chất AP12.........................................................82 Hình 4.54. Phổ HMBC của hợp chất AP12 .........................................................83 Hình 4.55. Phổ COSY của hợp chất AP12...........................................................83 Hình 4.56. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP12................................................85 Hình 4.57. Tương tác HMBC và COSY chính của hợp chất AP12......................86 Hình 4.58. Phổ ROESY của hợp chất AP12.........................................................86 Hình 4.59. Tương tác ROESY chính của hợp chất AP12.....................................86 Hình 4.60. Cấu trúc hóa học (a) và tương tác HMBC, COSY (b) chính của hợp chất AP13.............................................................................................................88 Hình 4.61. Cấu trúc hóa học (a) và tương tác HMBC, COSY chính (b) của hợp chất AP14.............................................................................................................89 Hình 4.62. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP15................................................93 Hình 4.63. Tương tác HMBC và COSY chính của hợp chất AP15......................93 Hình 4.64. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP16................................................96 Hình 4.65. Sự tạo thành sản phẩm oxy hóa sơ cấp của hợp chất AP16..............96 Hình 4.66. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP17................................................98 Hình 4.67. Sự tạo thành sản phẩm oxy hóa sơ cấp của hợp chất AP17..............99 Hình 4.68. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP18..............................................100 Hình 4.69. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP19..............................................101 Hình 4.70. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP20..............................................103 Hình 4.71. Tương tác HMBC và COSY chính của hợp chất AP20....................103
  • 14. x DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Các phổ của hợp chất AP1 ...............................................................PL1 Phụ lục 2. Các phổ của hợp chất AP2 ...............................................................PL3 Phụ lục 3. Các phổ của hợp chất AP3 ...............................................................PL6 Phụ lục 4. Các phổ của hợp chất AP4 ...............................................................PL9 Phụ lục 5. Các phổ của hợp chất AP5 .............................................................PL13 Phụ lục 6. Các phổ của hợp chất AP6 .............................................................PL17 Phụ lục 7. Các phổ của hợp chất AP7 .............................................................PL20 Phụ lục 8. Các phổ của hợp chất AP8 .............................................................PL24 Phụ lục 9. Các phổ của hợp chất AP9 .............................................................PL29 Phụ lục 10. Các phổ của hợp chất AP10 .........................................................PL34 Phụ lục 11. Các phổ của hợp chất AP11 .........................................................PL37 Phụ lục 12. Các phổ của hợp chất AP12 .........................................................PL39 Phụ lục 13. Các phổ của hợp chất AP13 .........................................................PL41 Phụ lục 14. Các phổ của hợp chất AP14 .........................................................PL46 Phụ lục 15. Các phổ của hợp chất AP15 .........................................................PL50 Phụ lục 16. Các phổ của hợp chất AP16 .........................................................PL56 Phụ lục 17. Các phổ của hợp chất AP17 .........................................................PL58 Phụ lục 18. Các phổ của hợp chất AP18 .........................................................PL60 Phụ lục 19. Các phổ của hợp chất AP19 .........................................................PL62 Phụ lục 20. Các phổ của hợp chất AP20 .........................................................PL64 Phụ lục 21. Biên bản giám định tên khoa học của cây Tốc thằng cáng ..........PL69 Phụ lục 22. Biên bản thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư các chất phân lập từ cây Tốc thằng cáng ..........................................................................................PL70
  • 15. 1 MỞ ĐẦU Sự gia tăng nhanh chóng của nhiều căn bệnh nguy hiểm có khả năng lan rộng như HIV/AIDS, ung thư, viêm đường hô hấp cấp SARS, cúm gia cầm H5N1, cúm lợn H1N1, dịch Ebola, chứng đầu nhỏ do virus Zika… đang là một cuộc khủng hoảng thực sự cho sức khỏe cộng đồng và là thách thức không nhỏ cho hệ thống y tế trên toàn thế giới. Nhằm bảo vệ con người trước những nguy cơ về bệnh tật, các nhà khoa học đang không ngừng nghiên cứu để tìm ra các loại thuốc mới, các phương thức điều trị mới vừa hiệu quả vừa an toàn với cơ thể. Một xu hướng quan trọng trong quá trình này là tìm kiếm các hoạt chất có nguồn gốc thiên nhiên bởi chúng thường phù hợp với cơ thể sống, ít độc, thân thiện với môi trường, đa dạng về cấu trúc, có thể sử dụng trực tiếp để làm thuốc, hoặc làm các mô hình để nghiên cứu tổng hợp thuốc mới. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước cho thấy thực vật là nguồn tài nguyên có giá trị trong việc khám phá và phát triển thuốc. Có thể kể một vài ví dụ điển hình như taxol từ cây Thông đỏ (Taxus brevifolia); vinblastine, vincristine từ cây Dừa cạn (Catharanthus roseus); camptothecin từ cây Hỉ thụ (Camptotheca acuminata); podophyllotoxin từ cây Khoai ma Mỹ (Podophyllum peltatum)… Trong quá trình sàng lọc hoạt tính diệt tế bào ung thư một số cây thuốc của đồng bào Pako, Vân Kiều ở Quảng Trị mà chúng tôi đã khảo sát, 10 cây thuốc chữa bệnh liên quan đến tác dụng chống ung thư đã được đưa vào sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào in vitro. Trong đó, cây Tốc thằng cáng (Anodendron paniculatum Roxb. A.DC. – Apocynaceae) thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tốt trên 5 dòng tế bào ung thư thử nghiệm với giá trị IC50 thấp, đặc biệt là trên các dòng tế bào LU-1 (ung thư phổi), Hep-G2 (ung thư gan) và MKN-7 (ung thư dạ dày) [4]. Tuy nhiên cho đến nay, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của loài này. Việc sử dụng cây Tốc thằng cáng để chữa các bệnh liên quan đến khối u chủ yếu dựa vào tri thức bản địa của đồng bào Pako, Vân Kiều. Điều này cho thấy loài cây này cần được nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học.
  • 16. 2 Từ những lí do trên, chúng tôi đề xuất đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cây Tốc thằng cáng (Anodendron paniculatum (Wall. ex Roxb.) A.DC.)” Mục tiêu của luận án: 1. Nghiên cứu để làm rõ thành phần hóa học chính của loài Anodendron paniculatum (Roxb.) A.DC. 2. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các hợp chất phân lập được từ loài này Nội dung nghiên cứu của luận án: 1. Chiết tách, phân lập, tinh chế các hợp chất từ loài Anodendron paniculatum (Roxb.) A.DC. 2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất đã phân lập 3. Thử hoạt tính gây độc các dòng tế bào ung thư của các hợp chất đã phân lập.
  • 17. 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu sơ lược về họ Trúc đào (Apocynaceae) Họ Trúc đào (Apocynaceae) là họ lớn, được chia thành 5 phân họ (Plumerioideae, Apocynoideae, Periplocoideae, Secamonoideae và Asclepiadoideae) với gần 200 chi, hơn 2000 loài, phân bố rộng ở vùng nhiệt đới [2], [8]. Họ Trúc đào gồm các đại diện là thân cỏ hoặc thân gỗ to hay nhỏ, phần lớn là dây leo hay bụi đứng. Cây có nhựa mủ trắng, thường độc. Lá đơn, nguyên, mọc đối, đôi khi mọc cách hoặc mọc vòng, không có lá kèm. Hoa đơn độc hoặc tập hợp thành cụm hoa vô hạn hoặc hình xim, ở nách lá hay ở ngọn. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, đài 5 thường hợp. Tràng hình ống thường có phần phụ ở trong ống tràng, giống như lông hay vảy hoặc tạo thành tràng phụ. Tiền khai hoa vặn [2]. Bộ nhị gồm 5 nhị đính trên ống tràng. Chung đới có thể kéo dài thành mũi nhọn, đôi khi có mang lông dài hoặc úp lên mặt trên của đầu nhụy. Chỉ nhị rời hoặc dính liền thành một ống bao quanh bầu. Bao phấn thường chụm vào nhau tạo như một cái mái che trên đầu nhụy và có thể đính vào đầu nhụy (phân họ Echitoideae) hoặc đính vào 5 mặt của đầu nhụy 5 góc. Phía ngoài bộ nhị có thể mang những phụ bộ, tạo thành một tràng phụ thứ nhì do nhị sinh ra. Hạt phấn rời hay dính thành tứ tử hoặc phấn khối [2]. Bộ nhụy gồm 2 lá noãn (ít khi 3-5), tự do ở phần đầu, dính nhau ở phần vòi, một vòi duy nhất. Đầu nhụy hình trụ ngắn hoặc hình mâm 5 góc. Mỗi lá noãn có nhiều noãn tạo thành bầu 2 ô, đính noãn trung trụ hay bầu 1 ô, đính noãn bên. Đáy bầu thường có đĩa mật. Quả đại, quả nang, đôi khi gặp quả mọng. Hạt có cánh hay có chùm lông và nội nhũ. Các cây trong họ Trúc đào thường có ống nhựa mủ thật, libe quanh tủy. Trong thân có hai vòng libe. Mạch thủng lỗ đơn, một số có mạch thang ngắn. Ở Việt Nam, họ Apocynaceae có khoảng 100 chi với khoảng 280 loài [2], [8]. 1.2. Giới thiệu về chi Anodendron Vị trí phân loại Theo hệ thống phân loại của Takhtajan [116], chi Anodendron A.DC. có vị trí phân loại như sau: Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), lớp Ngọc lan
  • 18. 4 (Magnoliopsida), phân lớp Hoa môi (Lamiidae), bộ Long đởm (Gentianales), họ Trúc đào (Apocynaceae), chi Anodendron. Dự án “The plant list” khởi động từ năm 2010 đã thống kê được 38 tên loài thuộc chi Anodendron thu thập từ nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau trên thế giới, trong đó chỉ có 17 tên loài được chấp nhận (Bảng 1.1) [52]. Bảng 1.1. Các tên loài thuộc chi Anodendron đã được chấp nhận STT Tên khoa học 1 Anodendron affine (Hook. &Arn.) Druce 2 Anodendron axillare Merr. 3 Anodendron benthamianum Hemsl. 4 Anodendron borneense (King & Gamble) Mabb. 5 Anodendron candolleanum Wight 6 Anodendron coriaceum (Blume) Miq. 7 Anodendron gracile (King & Gamble) Mabb. 8 Anodendron howii Tsiang 9 Anodendron nervosum Kerr 10 Anodendron oblongifolium Hemsl. 11 Anodendron paniculatum (Roxb.) A.DC. 12 Anodendron pauciflorum Hook.f. 13 Anodendron punctatum Tsiang 14 Anodendron seramense Mabb. 15 Anodendron tubulosum (Ridl. ex Burkill&M.R.Hend.) Mabb. 16 Anodendron whitmorei Mabb. 17 Anodendron wrayi King & Gamble Đặc điểm thực vật và phân bố Các loài trong chi Anodendron chủ yếu ở dạng dây leo gỗ. Lá mọc đối, nách lá có nhiều tuyến nâu. Cụm hoa ở đầu cành, kiểu xim kép, ít khi ở nách kiểu xim nhiều ngả, 5 lá đài bé và hẹp, gốc đài có nhiều tuyến mọc cách với lá đài, rất ít khi không có tuyến (các loài ở Việt Nam đều có tuyến). Ống tràng dạng ống ngắn. Họng tràng không có vảy và tràng phụ. Cánh tràng thường dạng lưỡi dài hơn rộng, phủ nhau phải, dài hơn ống tràng, đối xứng hai bên, không có phần phụ và không gặp trong nụ. Nhị đính nửa ống tràng phía dưới hoặc ở đáy. Chỉ nhị rất ngắn. Bao
  • 19. 5 phấn hình mũi tên, lưng nhẵn, triển hình vòng nguyên hoặc xẻ thùy nông, nhẵn. Bầu trên gồm 2 lá noãn rời, đỉnh bầu nhẵn. Noãn nhiều. Vòi nhụy ngắn. Đầu nhụy hình nón dài. Quả gồm 2 đại rời nhau, phình to ở gốc, đầu nhọn, mỗi đại không có cuống riêng, vỏ quả nhẵn. Giá noãn hóa gỗ. Hạt nhiều dạng thuôn, đầu thu hẹp thành mỏ dài mang chùm lông, vỏ hạt nhẵn, chùm lông tồn tại, khó rụng [3], [8], [79]. Theo Phạm Hoàng Hộ [3], chi Anodendron ở Việt Nam gồm 3 loài:  A. affine (Hook. & Arn.) Druce.  A. paniculatum (Roxb.) A.DC.  A. nervosum Kerr Năm 2004, Phan Kế Lộc và cộng sự bổ sung loài A. howii Tsiang vào hệ thực vật Việt Nam [7]. Các loài thuộc chi Anodendron phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á: Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin, Việt Nam [3], [8], [79]. Ở Việt Nam, chi này phân bố rải rác khắp cả nước. Dưới đây là bảng phân bố các loài thuộc chi Anodendron ở Việt Nam [8]. Bảng 1.2. Sự phân bố các loài thuộc chi Anodendron ở Việt Nam STT Loài Tên Việt Nam Phân bố 1 A. paniculatum Tốc thẳng, Tốc thằng cáng, Ngà voi, Dây duy tù, Đay nhui Quảng Trị, Thừa thiên Huế (Phú Lộc, Bạch Mã), Đắc Lắc, Khánh Hòa (Nha Trang), Đồng Nai (Biên Hòa), Bến Tre, Kiên Giang (Phú Quốc) 2 A. affine Ngà voi, Dây duy Hà Giang (Yên Minh), Bắc Giang, Hòa Bình (Lạc Thủy), Hải Dương (Chí Linh), Hà Nam (Ninh Thái), Ninh Bình (Cúc Phương) 3 A. howii Ngà voi sang, Dây duy sang Hà Tây (Ba Vì) 4 A. nervosum Ngà voi thái, Dây duy thái Đồng Nai (Biên Hòa)
  • 20. 6 Các nghiên cứu về thành phần hóa học Cho đến nay, các nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Anodendron ở trong nước còn khá hạn chế. Trong khi đó, nghiên cứu về hóa thực vật của chi này trên thế giới đã được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1969 bởi Sasaki và Hirata [103]. Tính đến nay, chỉ có 3 loài của chi này là A. affine, A. paniculatum và A. formicinum được nghiên cứu về thành phần hóa học với khoảng 88 hợp chất được phân lập. 1.2.3.1. Thành phần hóa học loài A. affine Hầu hết các nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Anodendron chủ yếu tập trung vào loài này và được thực hiện bởi các nhà hóa học Nhật Bản trong giai đoạn 1969-1994. Tính đến nay, hơn 70 hợp chất đã được phân lập từ loài này trong đó chủ yếu là các cardenolide glycoside. Năm 1969, Sasaki và Hirata đã phân lập được 2 alkaloid mới khung pyrrolizidine, anodendrine (1), alloanodendrine (2), cùng với một amine bậc bốn, choline (3). Cả hai hợp chất mới (1–2) đều tồn tại ở dạng muối amoni bậc bốn [103]. Cấu trúc hóa học của chúng được thiết lập thông qua các chuyển hóa hóa học. Hydro hóa anodendrine (1), xúc tác Pd thu được (+)-laburninic acid trong khi đó tiến hành tương tự với alloanodendrine (2) lại dẫn đến sản phẩm (+)- isoretronecanolic acid (đồng phân C-1 epimer của (+)-laburninic acid). Các cấu trúc này cũng được củng cố thông qua tổng hợp toàn phần [104]. Năm 1971, Shima và cộng sự đã phân lập 2 flavonoid là kaempferol (4), astragalin (5) từ lá [108], [111] và một glycoside của syringic acid là glucosyringic acid (6) từ thân cây A. affine. Hợp chất 6 cũng được tổng hợp từ syringic acid và - acetobromo-D-glucose nhằm chứng minh cấu trúc [109]. Nhóm này tiếp tục phân lập β-sitosterol (7), daucosterol (8), sucrose (9), dambonitol (10) và một cardenolide mới chưa xác định được cấu trúc từ thân cây. Ngoài ra, các tác giả cũng thu được ursolic acid (11) từ hoa của loài này [107], [111]. Tiếp đó, một benzopyran mới là 2,2-dimethyl-2H-1-benzopyran-6-carboxylic (12) (hay còn được gọi là anofinic acid) được xác định thông qua các dữ kiện phổ và tổng hợp hóa học [110]. Hợp chất này sau đó được tìm thấy ở nhiều nguồn khác nhau như nấm Lactarius deliciosus
  • 21. 7 (Russulaceae), Curvularia fallax (Hyphomycetes), hoặc thân gỗ cây Bhesa paniculata (Celastraceae) [115]. Một nghiên cứu khác của nhóm Shima dẫn đến việc phân lập và xác định 2 hợp chất mới từ dịch chiết ether của thân cây gồm 4- hydroxy-3-(3-methyl-2-butenyl)benzoic acid (13) và anodendroic acid (14) [112]. Năm 1979, Yamauchi và cộng sự tách được 4 steroid khung prenane chứa nhóm chức 4,16-diene-3-one và 4,6,16-triene-3-one gồm 12β-hydroxyprena-4,6,16- triene-3,20-dione (15), 12β-hydroxyprena-4,16-diene-3,20-dione (16), pregna- 4,6,16-triene-3,12,20-trione (17), pregna-4,16-diene-3,12,20-trione (18). Trong đó, hợp chất 15 còn được gọi là nerolidone A cũng được tách ra từ thân rễ loài Nerium indicum, các hợp chất 15–17 với nồng độ rất nhỏ (không quá 20 ppm) có tác dụng làm ngưng chuyển động của cá vàng [133]. Cũng trong thời gian này, hai cardiac glycoside mới gồm affinoside A (19), affinoside B (20) được xác định từ vỏ cây.
  • 22. 8 Đáng ghi nhận là cấu trúc của affinoside B (20) được xác định lại bằng phương pháp nhiễu xạ tia X [134]. Các nghiên cứu của Abe, Hanada, Fukuyama và cộng sự trong những năm 1982-1994 đã đóng góp rất lớn trong việc hoàn thiện hóa thực vật của loài A. affine. Năm 1982, Abe và cộng sự phân lập được 7 cardenolide glycoside mới, affinoside C–H (21–26), affinoside J (27) cùng với affinoside A (19). Phần đường của các hợp chất này giống với phần đường của affinoside B (20), đều là 4,6-dideoxy-3-O- methyl-2-hexosulopyranose. Phần đường này liên kết với vòng A của nhân steroid tại C-2 và C-3 [10]. Cũng trong năm này, Abe và cộng sự tiếp tục công bố một loạt cardenolide aglycone gồm affinogenin C (28), affinogenin D-I–D-V (29–33), cùng với affinoside S-I–S-IX (34–42) từ thân và lá [11]. Sự hiện diện của cả 3 dạng đồng phân của 2,3-dihydroxy có thể được hiểu dưới góc độ sinh tổng hợp là do sự tồn tại đồng thời các 2-oxo-3-hydroxy-cardenolide.
  • 23. 9 Năm 1985, hai cardenolide glycoside khác, có cấu trúc tương tự affinoside A là affinoside M (43), affinoside K (44) đã được phát hiện từ hạt [13]. Cấu trúc của hai hợp chất này giống với các glycoside được phân lập từ thân cây (có phần đường là 4,6-dideoxy-3-O-methyl-2-hexosulopyranose) hơn so với các glycoside được phân lập từ lá cây (có phần đường là 6-deoxy-3-O-methyl-2-hexosulopyranose). Tiếp đó, các ester của p-O-glucosyl- và p-O-primverosylnervogenic acid với carbohydrat (glucose, sucrose, dambonitol) được phân lập dưới tên gọi anodendrosin A–I (45–53) [14]. Ngoài ra, affinoside La–Le (54–58) cũng được nhóm nghiên cứu của Abe thông báo trong năm này [12]. Điểm nổi bật của chúng là sự hiện diện của các nhóm chức mang oxy (oxo, hydroxyl, acetyl) tại C-11 hoặc C- 12 trong khi vẫn bảo lưu kiểu liên kết giữa nhóm 2,3-dihydroxy của aglycone với phần đường như các cardenolide glycoside trước đó.
  • 24. 10 Năm 1986, ba glycoside lượng nhỏ là affinoside O (59), affinoside N (60), affinoside I (61) được phân lập từ lá cây cùng với affinogenin D-VI (62) [16]. Trong cấu trúc của affinoside O (59), do sự tồn tại của liên kết đôi tại C-3 nên kiểu liên kết qua 2 cầu oxy với C-2, C-3 của aglycone bị ngăn cản. Trong khi đó, affinogenin D-VI (62) là 16-O-acetyl cardenolide duy nhất được phát hiện từ loài này mặc dù 16 cardenolide hiện diện khá phổ biến ở dạng tự do cũng như dạng glycoside. Năm 1992, Hanada công bố hai hợp chất diester của 4-O-glucosyl-3,5- diprenyl-4-hydroxybenzoic acid với sucrose dưới tên thông thường là anodendrosin J (63), anodendrosin K (64) [45]. Cấu trúc hóa học của chúng được thiết lập thông qua các phương pháp phổ đồng thời kết hợp thủy phân từng phần với KHCO3 0,2% trong MeOH. Các glycoside khác gồm affinoside S-X (65), affinoside S-XI (66), affinoside P–T (67–71) cũng được thông báo trong năm này [46].
  • 25. 11 Năm 1993, Abe và Yamauchi tách được affinoside Lf (72), affinoside Lg (73) có nhóm mang oxy tại C-11, C-12 từ lá cây tươi cùng với 11 hợp chất đã biết [15]. Sự đa dạng các cardenolide glycoside trong các nghiên cứu về loài A. affine được giải thích là do sự khác biệt trong điều kiện thu thập mẫu và chiết xuất. Cùng năm này, Fukuyama và cộng sự thông báo phân lập được các chất mới, 4,5-dehydro-12-
  • 26. 12 oxo-affinoside E (74), 12-oxo-affinoside E (75), 16β-hydroxyaffinoside A (76) cùng với các affinoisde A, E, M đã biết [38]. Trong công trình này, các phổ 2D- NMR (COSY, NOESY) đã được áp dụng để thiết lập cấu trúc cardenolide glycoside thay cho các phương pháp chuyển hóa hóa học trước đây. Fukuyama và cộng sự còn phát hiện thêm một cardenolide mới khác là 2α,3β,5,11α,14-pentahydroxy-12-oxo- 5β,14β-card-20(22)-enolide (77) khi nghiên cứu thân và vỏ cây A. affine [39]. 1.2.3.2. Thành phần hóa học loài A. paniculatum Trên thế giới hiện có rất ít nghiên cứu về thành phần hóa học của loài này. Năm 1970, Polonia và cộng sự đã tách được 5 cardiac glycoside là anodendroside A (78), E1 (79), E2 (80), F (81) và G (82) [94]. Tuy nhiên, với các dữ kiện phổ (UV, IR) ít ỏi, các tác giả chỉ có thể dự đoán phần genin của anodendroside E1, F chứa vòng D bão hòa và mạch nhánh butenolide có cấu trúc thông thường, anodendroside A, E2, G có thể chứa nối đôi 16 . Tín hiệu phổ IR cũng ghi nhận sự hiện diện nhóm carbonyl trong phân tử các anodendroside. Cấu trúc của các chất này sau đó được xác nhận bởi Lichtia và cộng sự vào năm 1972 dựa vào phổ NMR, HRMS [73]. Riêng nhóm methylendioxy bất thường trong cấu trúc của anodendroside A (78), E1
  • 27. 13 (79), E2 (80) được khẳng định thông qua sự giải phóng 1 đương lượng mol của formaldehyde khi thủy phân trong môi trường acid. O O O O O R O OH HO O O O O O O O O OH O OH HO O O O 78 R = H 80 R = OH 79 O O O H OH HO O O O OCH3 H 81 R1 = OH, R2 = H (R1 = H, R2 = OH) O O O H OH HO O O O OCH3 H R1 R1 R2 R2 82 R1 = OH, R2 = H (R1 = H, R2 = OH) 1.2.3.3. Thành phần hóa học loài A. formicinum Trong khoảng 20 năm (1994-2014), hầu như không có một nghiên cứu nào về hóa thực vật của chi Anodendron. Cho đến gần đây, loài A. formicinum được quan tâm nghiên cứu bởi các nhà hóa học Trung Quốc trong nỗ lực tìm kiếm các chất có hoạt tính kháng khuẩn từ thực vật [96]. Theo đó, 8 dẫn xuất của prenylbenzoic acid đã được tách ra, trong đó có 3 chất mới tại thời điểm công bố là formicinuoside A–C (83–85) và 5 chất đã biết gồm 4-hydroxy-3-prenylbenzoic acid (13), anodendrosin E (49) , 4-(O-β-D-glucopyranosyl)-3,5-diprenylbenzoic acid methyl ester (86), 4-(O-β-glucopyranosyl)-3,5-diprenylbenzoic acid (87) và canthoside C (88) [96].
  • 28. 14 Nhìn chung, lớp chất chính được tách ra từ chi này có khung cardenolide. Đây là nhóm hợp chất có trong nhiều loài thực vật, chúng thường đóng vai trò là chất độc giúp cây chống lại các loài sâu bọ và động vật ăn cỏ. Cardenolide có cấu trúc hóa học rất đa dạng, hiện diện ở 12 họ thực vật. Riêng với họ Apocynaceae, hơn 30 chi được phát hiện sở hữu các chất chuyển hóa thứ cấp khung cardenolide với khoảng 109 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc [19], [127]. Về mặt cấu trúc, cardenolide là nhóm hợp chất có khung steroid C23 với các nhóm methyl gắn ở C-10, C-13 và một vòng -lactone bất bão hòa gắn ở C-17. Sự đa dạng của lớp chất này đến từ sự khác biệt cấu hình ở các trung tâm C-3, C-5, C- 17 cũng như sự có mặt, hoặc mất đi của các nhóm thế, nối đôi trong phân tử (Hình 1.1) [114]. Theo quan điểm sinh tổng hợp, cardenolide có nguồn gốc từ cholesterol. Theo đó, mạch nhánh của cholesterol bị hydroxyl hóa dần ở C-20, C-22, sau đó phân cắt liên kết C-20/22 tạo thành pregnenolone. Vòng A của pregnenolone bị epoxy hóa thành progesterone. Sau quá trình khử hóa đặc thù lập thể, progesterone chuyển thành 3β-hydroxy-5β-pregnan-20-one với kiểu ngưng tụ A/B cis. Quá trình 14β-hydroxyl hóa gây ra sự đảo ngược cấu hình C-14 và góp phần tạo nên kiểu ngưng tụ C/D cis. Tiếp đó 3β,14β,21-trihydroxy-5β-pregnan-20-one phản ứng với malonate ester theo sau bởi phản ứng cộng aldol cho phép xây dựng vòng -lactone (Hình 1.2) [127].
  • 29. 15 Hình 1.1. Cấu trúc chung (a) và vị trí dễ bị oxy hóa (b) của cardenolide Hình 1.2. Con đường sinh tổng hợp của cardenolide Về mặt hóa lập thể, vòng lactone tại C-17 định hướng β trong hầu hết trường hợp. Nhân steroid của phần aglycone có hệ thống vòng ngưng tụ khác biệt so với các hệ thống vòng steroid nói chung. Cụ thể, có 2 dạng: vòng A/B và C/D ngưng tụ
  • 30. 16 dạng cis, vòng B/C ngưng tụ dạng trans (cis-trans-cis), kiểu vòng ngưng tụ này làm cho phần aglycone có dạng chữ “U” (Hình 1.3), hoặc vòng A/B và B/C ngưng tụ dạng trans, vòng C/D ngưng tụ dạng cis (trans-trans-cis). Trên thực tế, các cardenolide có kiểu ngưng tụ trans-trans-cis thường không phổ biến, có thể được tạo ra thông qua sự khử trực tiếp (xúc tác enzyme) của liên kết đôi 5 của cholesterol. Kiểu ngưng tụ này chỉ có hoạt tính yếu hoặc thậm chí không có hoạt tính. Hình 1.3. Hệ thống vòng ngưng tụ kiểu cis-trans-cis của cardenolide aglycone Đối với các cardenolide glycoside phân lập từ họ Apocynaceae, phần đường thường có từ 1 đến 3 đơn vị monosaccharide liên kết với aglycone tại C-3, với cấu hình β là chủ yếu. Khoảng 17 loại đường được tìm thấy gồm D-glucose, gentiobiose, gentiotriose, 6-deoxy-hexose (ví dụ: 6-deoxyallose), 2,6-dideoxy- hexose (ví dụ: L-oleandrose, D-sarmentose), các dẫn xuất 3-methyl ether (ví dụ: L- acofriose, L-thevetose, D-digitalose, D-diginose), 2-methyl ether (ví dụ: 2-O-methyl- D-digitalose), 2-acetyl ester (ví dụ: 2-O-acetyl-L-thevetose) [127] (Hình 1.4). Trật tự liên kết của các đơn vị đường thường theo quy luật aglycone–(đường hiếm)m– (glucose)n [114]. Cardenolide glycoside thuộc nhóm cardiac glycoside, thường được dùng để chữa bệnh tim mạch. Các nghiên cứu gần đây cho thấy lớp chất này còn có hoạt tính kháng ung thư. Trong tổng số 109 cardenolide glycoside từ họ Apocynaceae có
  • 31. 17 khoảng ¼ hợp chất thể hiện tác dụng ức chế sự tăng sinh, gây ra sự tự chết của nhiều dòng tế bào ung thư [127]. Người ta nhận thấy, hoạt tính của cardenolide glycoside thường mạnh hơn dạng aglycone tương ứng của chúng. Về cơ chế tác dụng, cardenolide glycoside liên kết và ức chế enzyme Na+ /K+ -ATPase. Sự thay đổi cấu dạng của Na+ /K+ -ATPase đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, vận động và tự chết của tế bào. Ngoài ra còn có một số cơ chế khác đã được ghi nhận như: làm thay đổi tính lưu động của màng tế bào; giảm hoạt các yếu tố sao mã NF-B, JNK, AP-1; tăng canxi nội bào; tăng sản sinh ROS, tổn thương ti thể; ức chế FGF-2; làm suy yếu receptor IL-8… Hình 1.4. Phần đường của các cardenolide glycoside phân lập từ họ Apocynaceae
  • 32. 18 Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học 1.2.4.1. Hoạt tính kháng ung thư Một trong những con đường để tìm kiếm các tác nhân kháng ung thư đó là sàng lọc theo định hướng tác dụng chỉnh sửa DNA của nấm men. Áp dụng phương pháp này, Baldoqui và cộng sự đã phát hiện hợp chất 2,2-dimethyl-2H-1- benzopyran-6-cacboxylic acid (12) (phân lập lần đầu tiên từ loài A. affine và cũng được tìm thấy trong lá của loài Piper aduncum) có khả năng ức chế sự tăng trưởng của chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae nhờ sự phá hủy cấu trúc DNA [24]. Cụ thể, hợp chất này ức chế các chủng đột biến RS 321N và RS 322YK với giá trị IC12 tương ứng là 120 và 100 g/mL. Năm 2007, Bai và cộng sự phân lập được hợp chất 12β-hydroxyprena- 4,6,16-triene-3,20-dione (15) với tên gọi neridienone A từ cây Trúc đào (Nerium oleander – Apocynaceae) [23]. Hợp chất này có khả năng gây độc tế bào khối u ác tính (VA-13) gây ra từ nguyên bào sợi WI-38 và tế bào ung thư gan ở người (Hep- G2) với giá trị IC50 lần lượt là 0,68 và 2,5 g/mL. Đáng lưu ý là 12β-hydroxyprena- 4,6,16-triene-3,20-dione (15) ít độc hơn trên tế bào WI-38 bình thường (IC50 = 4,5 g/mL). Hợp chất affinoside T (71) phân lập từ loài A. affine cũng được tìm thấy trong loài Elaeodendron orientale và đã được tiến hành thử hoạt tính trên một số dòng tế bào ung thư. Affinoside T (71) ức chế các dòng tế bào ung thư thử nghiệm gồm ung thư cổ tử cung (HeLa), ung thư phổi (A-549), ung thư vú (MCF-7), ung thư máu cấp tính (HL-60) với các giá trị IC50 lần lượt là 0,02; 0,02; 0,034 và 0,01 µM. Hoạt tính này được đánh giá tương đương đến mạnh hơn so với chất đối chứng được sử dụng trong cùng thí nghiệm là digoxin và digitoxigenin. Đặc biệt, tác dụng của affinoside T (71) trên dòng tế bào MCF-7 mạnh gấp 4 lần so với digoxin, gấp 29 lần so với digitoxigenin và có độ chọn lọc cao hơn so với chất đối chứng [91]. Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Hoài và cộng sự đã tiến hành sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào in vitro của dịch chiết methanol cây Tốc thằng cáng (A. paniculatum) trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ “Nghiên cứ u các cây thuốc của đồng
  • 33. 19 bào dân tộc thiểu số Pako, Vân Kiều ở Miền Trung theo hướng tác dụng chống oxy hoá, diệt tế bào ung thư”. Kết quả cho thấy dịch chiết methanol thể hiện hoạt tính ức chế đối với 5/6 dòng tế bào thử nghiệm và có tính hướng đích tốt, với các giá trị IC50 thấp, đặc biệt là trên các dòng tế bào ung thư phổi (LU-1, IC50 = 14,24 µg/mL), ung thư gan (Hep-G2, IC50 = 11,78 µg/mL) và ung thư dạ dày (MKN-7, IC50 = 4,03 µg/mL) [5]. 1.2.4.2. Hoạt tính kháng khuẩn Năm 2014, các nhà hóa học Trung Quốc đã tiến hành phân lập và thử hoạt tính kháng khuẩn của các chất phân lập được từ loài A. formicinum. Kết quả nghiên cứu cho thấy 4-hydroxy-3-prenylbenzoic acid (13), anodendrosin E (49) và 4-(O-β- glucopyranosyl)-3,5-diprenylbenzoic acid (87) có hoạt tính ức chế mạnh chủng vi khuẩn Providensia smartii với các giá trị MIC đều bằng 0,781 µg/mL (Bảng 1.3) [96]. Bên cạnh đó, anodendrosin E (49) còn cho thấy khả năng kháng khuẩn rất mạnh đối với chủng Escherichia coli với giá trị MIC là 0,781 µg/mL, tương đương với chất đối chiếu là gentamycin [96]. Bảng 1.3. Hoạt tính kháng khuẩn của các hợp chất phân lập từ A. formicinum Hợp chất MIC (μg/mL) S. aureus ATCC 25922 P. aeruginosa ATCC 27853 P. smartii ATCC 29916 E. coli ATCC 11775 13 > 100 > 100 0,781 3,125 49 > 100 50 0,781 0,781 83 50 50 25 50 84 50 100 > 100 100 85 100 100 25 25 86 25 100 100 100 87 1,56 25 0,781 6,25 88 100 100 12,5 1,56 Gentamycin 0,195 0,781 0,195 0,781 1.2.4.3. Hoạt tính kháng viêm Hợp chất glucosyringic acid (6) phân lập từ loài A. affine cũng đã được Wangensteen và cộng sự chứng minh khả năng ức chế enzyme 15-lipoxygenase (15-LO), một loại enzyme xúc tác cho quá trình oxy hóa của lipoprotein tỉ trọng thấp [126]. Sự ức chế 15-LO có ảnh hưởng đến quá trình viêm trong cơ thể. Theo
  • 34. 20 nghiên cứu này, tại nồng độ 167 M, glucosyringic acid (6) có tác dụng ức chế 15- LO ở mức 38±4%. 1.2.4.4. Hoạt tính khác Hợp chất dambonitol (10) có trong lá của loài A. affine cũng được phân lập từ mủ cây Dyera costulata (Apocynaceae). Theo Sakurai và cộng sự, dambonitol (10) cho thấy khả năng chống dị ứng dựa trên phản ứng phản vệ thụ động da, một mô hình cho phản ứng dị ứng loại I [101]. Các hợp chất phân lập được từ loài A. affine như affinoside A (19), affinoside M (43) và 4,5-dehydro-12-oxo-affinoside E (74) đều cho thấy khả năng ức chế sự phát triển ấu trùng loài tằm bướm (Bombyx mori) với các giá trị ED50 lần lượt là 1,0; 7,5 và 3,0 ppm (Bảng 1.4) [38]. Bảng 1.4. Hoạt tính ức chế sự phát triển của ấu trùng Bombyx mori của cardenolide từ A. affine Hợp chất ED50 (ppm) Affinoside A (19) 1 Affinoside E (23) > 10 Affinoside M (43) 7,5 4,5-Dehydro-12-oxo-affinoside E (74) 3 12-Oxo-affinoside E (75) > 10 16β-Hydroxyaffinoside A (76) > 10 Hai hợp chất 2,2-dimethyl-2H-1-benzopyran-6-cacboxylic acid (12), 4- hydroxy-3-prenylbenzoic acid (13) được Elsebai và cộng sự nghiên cứu khả năng ức chế enzyme HLE (Human Leukocyte Elastase) – enzyme chịu trách nhiệm cho sự phân chia elastin (protein đàn hồi trong các mô liên kết). Enzyme này nằm trong bạch cầu đa nhân và liên quan đến sự di chuyển của bạch cầu từ máu sang các mô khác [85], [137]. Hoạt động quá mức của enzyme này có thể dẫn đến các bệnh như khí phế thủng phổi, viêm khớp dạng thấp, và xơ nang [9], [66]. Kết quả nghiên cứu cho thấy hợp chất 2,2-dimethyl-2H-1-benzopyran-6-cacboxylic acid (12) thể hiện hoạt tính ức chế yếu (IC50 = 22,9±4,4 µM) trong khi 4-hydroxy-3-prenylbenzoic acid (13) thể hiện tác dụng ức chế rất mạnh đối với enzyme HLE (IC50 = 8,1 µM) [36].
  • 35. 21 Nhận xét chung: Hóa học của chi Anodendron còn khá sơ khai với chỉ 3 trong tổng số 17 loài được nghiên cứu, 88 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc. Trong đó, cardenolide là thành phần hóa học chính, chiếm 2/3 tổng số chất đã phân lập. Đây là lớp hợp chất thiên nhiên chứa nhiều đặc điểm lý thú về mặt cấu trúc do sở hữu nhiều trung tâm lập thể, nhiều cấu dạng, nhiều loại nhóm thế khác nhau trong cấu trúc khung steroid. Hơn nữa, chính sự phức tạp về hóa học của hợp phần đường cũng góp phần mang lại tính đa dạng về cấu trúc của cardenolide glycoside. Các nghiên cứu về hoạt tính cho thấy chi Anodendron có một số tác dụng sinh học rất đáng quan tâm như kháng khuẩn, kháng viêm, ức chế ấu trùng, ức chế enzyme HLE…, đặc biệt là kháng u và ung thư mạnh. Vì vậy, hoá thực vật và hoạt tính sinh học của chi này cần được tiếp tục nghiên cứu nhằm khám phá các cấu trúc và hoạt tính mới, làm sáng tỏ cơ chế tác dụng cũng như mối quan hệ cấu trúc - hoạt tính của các hoạt chất; góp phần làm giàu tri thức về hợp chất thiên nhiên, cung cấp các chất tiềm năng cho quá trình nghiên cứu và phát triển thuốc mới từ tự nhiên. 1.3. Giới thiệu sơ lược về loài Tốc thằng cáng Tên khoa học: Anodendron paniculatum (Roxb.) A.DC. Tên đồng nghĩa: A. lanceolatum King & Gamble, A. moluccanum Miq., A. rhinosporum Thwaites., A. manubriatum (Wall. ex Steud.) Merr, A. parviflorum (Roxb) IM Turner, Echites paniculatus Roxb., E. manubriatus Wall. ex Steud. [79], [86]. Tên Việt Nam: Tốc thẳng, Tốc thằng cáng, Ngà voi, Dây duy tù, Đay nhui Đặc điểm thực vật: Dây leo dài 15m, thân to 5–7cm, chứa nhựa mủ màu trắng, cành vuông, không lông. Lá có phiến dài 10–20cm, dai, không lông, gân bên 12–14 đôi, cuống dài 1–2cm, xim tam phân ở nách lá và ngọn nhánh. Hoa trắng hay ngà; dài 1mm; vành có ống dài 2mm, có lông mặt trong, tai 3mm; tiểu nhụy gắn dưới giữa ống; dĩa mật có 5 răng cao. Quả đại nhọn, dài 10–15cm, rộng 2cm, vỏ quả dày 2–2,5mm, hạt dài 1,5–2cm, dẹp, mỏ dài mang lông mào dài đến 9cm. Ra hoa quả từ tháng 2 đến tháng 8 [3], [8].
  • 36. 22 Phân bố và sinh thái: Ở nước ta loài Tốc thằng cáng chủ yếu phân bố ở Quảng Trị, Thừa thiên Huế (Phú Lộc, Bạch Mã), Đắc Lắc, Khánh Hòa (Nha Trang), Đồng Nai (Biên Hòa), Bến Tre, Kiên Giang (Phú Quốc) [8]. Thành phần hóa học: Tính đến nay, chỉ 5 cardenolide glycoside đã được phân lập và xác định cấu trúc từ loài Tốc thằng cáng bao gồm anodendroside A (78), E1 (79), E2 (80), F (81) và G (82) [94]. Công dụng: Theo “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, rễ của loài Tốc thằng cáng có tác dụng kích thích mạnh niêm mạc và da. Do đó, rễ cây được dùng làm thuốc gây nôn và trị ho [1]. Theo tài liệu nghiên cứu cây thuốc bản địa của Pankaj Oudhia, loài Tốc thằng cáng được Y học cổ truyền Ấn Độ xếp vào đông dược chữa các bệnh hầu họng và miệng, cụ thể là chữa khó thở, khó nuốt, gây nôn, chỉ ho. Liều dùng với rễ và vỏ cây khô khoảng 5g/ngày, dùng riêng, không phối hợp với các thuốc khác. Ngoài ra, ở Ấn Độ người ta còn dùng loài này trong các phương thuốc phối hợp điều trị biến chứng tiểu đường, teo tinh hoàn ở nam giới, các bệnh phù (họng, phổi và tim), chữa rối loạn thần kinh [51]. Ở Andhra Pradesh, Ấn Độ, loài Tốc thằng cáng đã được tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN) đưa vào danh sách các cây thuốc có nguy cơ tuyệt chủng hoặc bị đe doạ [129]. Ở Papuasia, người dân sử dụng mủ cây để giải độc rắn cắn [37]. Ngoài ra, cao chiết methanol từ phần trên mặt đất của cây Tốc thằng cáng thu hái ở Việt Nam thể hiện hoạt tính ức chế từ trung bình đến mạnh đối với 5/6 dòng tế bào thử nghiệm và có tính hướng đích tốt [5].
  • 37. 23 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Phần trên mặt đất của loài Tốc thằng cáng (A. paniculatum (Roxb.) A.DC.) được thu hái tại huyện Đăkrông, tỉnh Quảng Trị vào tháng 6 năm 2014 (Hình 2.1). Tên khoa học được xác định (Phụ lục 21) bởi TS Nguyễn Thế Cường, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam. Tiêu bản được lưu giữ tại Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược Huế. Mẫu nguyên liê ̣u sau khi thu hái được rử a sa ̣ch, thái nhỏ, phơi, sấy khô ở 50- 60o C, sau đó xay thành bột thô và bảo quản ở nơi khô thoáng. Hình 2.1. Loài Tốc thằng cáng: a. Phần trên mặt đất, b. Lá và quả, c. Đại bổ đôi, d. Hạt mang chùm lông a b c d
  • 38. 24 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân lập, tinh chế các hợp chất Sắc ký bản mỏng (TLC) được thực hiện trên bản mỏng trắng sẵn DC- Alufolien 60 F254 (Merck 1.05715) và RP-18 F254s (Merck). Các chất được phát hiện bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm và 366 nm hoặc dùng thuốc thử H2SO4 10% phun đều lên bản mỏng rồi sấy ở nhiệt độ cao trong vài phút cho đến khi hiện màu. Sắc ký cột (CC) được thực hiện trên chất hấp phụ pha thường (Silica gel (40–63 µm, Merck, Đức) và (40-50 µm, Kanto, Nhật Bản)); pha đảo Cosmosil 75C18-OPN (Nacalai Tesque Inc., Nhật Bản), YMC RP-18 (30–50 µm, Fuji Silysia Chemical, Nhật Bản); Sephadex LH-20 (Sigma-Aldrich, Mỹ); nhựa trao đổi ion Diaion HP-20 (Sigma-Aldrich, Mỹ). Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất Phương pháp chung để xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất là kết hợp giữa các thông số vật lý, các dữ kiện phổ và các chuyển hóa hóa học cùng với việc phân tích, so sánh với các tài liệu tham khảo. a) Điểm nóng chảy (mp) Điểm nóng chảy được đo trên máy Buchi B-545 tại Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Huế. b) Góc quay cực ([α]D) Góc quay cực được đo trên máy Autopol III polarimeter tại Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Thừa Thiên Huế và máy JASCO P-2100 polarimeter tại Đại học Toyama (Nhật Bản). c) Phổ hồng ngoại (IR) Phổ hồng ngoại được đo trên máy FT-IR Prestige spectrometer (Shimadzu, Japan) tại Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Huế. d) Phổ tử ngoại (UV) Phổ tử ngoại được đo trên máy UV-1800 spectrophotometer (Shimadzu, Japan) tại Khoa Hóa, Trường Đại học Sư phạm Huế. e) Phổ khối lượng (MS) Phổ khối phun mù điện tử (ESIMS) được đo trên máy Agilent 6310 Ion Trap
  • 39. 25 tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phổ khối phân giải cao (HRESIMS) được đo trên máy micrOTOF-Q 10187 tại Phòng thí nghiệm phân tích trung tâm, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; máy LTQ Orbitrap XL mass spectrometer (Thermo Scientific, Massachusetts, USA) tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và máy LCMS-IT-TOF (Shimadzu, Nhật Bản) tại Đại học Toyama. f) Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) Phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều (1 H-NMR, 13 C-NMR, DEPT) và hai chiều (HSQC, HMQC, HMBC, COSY, NOESY, ROESY) được đo trên máy Bruker AM500 FT-NMR Spectrometer (với TMS là chất chuẩn nội) tại Viện Hoá học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và máy Varian Union 600 spectrometer (Varian, California, Mỹ) (với TMS là chất chuẩn nội) tại Đại học Toyama. Phương pháp xác định thành phần monosaccharide Các dẫn xuất alditol per-acetate được điều chế theo phương pháp được mô tả bởi Pettolino và cộng sự [93] với một vài chỉnh sửa nhỏ. Mẫu saponin được thủy phân bằng dung dịch trifluoroactetic acid 4 M ở 105o C trong 4 giờ. Monosaccharide sau đó được khử thành alditol bằng NaBH4 và được acetyl hóa bằng hỗn hợp acetic anhydride–pyridine (1:1, v/v) ở 110o C trong 2 giờ. Các alditol per-acetate tạo thành được phân tích bằng phương pháp GC-MS trên hệ thống GCMS-QP2010 Plus (Shimadzu, Kyoto, Nhật) với cột mao quản DB-5 (30 m x 0,25 mm). Khí mang He với tốc độ dòng 1,2 mL/phút. Chương trình nhiệt độ lò GC: nhiệt độ đầu 80o C trong 2 phút, tăng 10o C/phút đến 180o C và giữ ở 180o C trong 2 phút, , tăng 2o C/phút đến 220o C và giữ ở 220o C trong 5 phút, tiếp tục tăng 2o C/phút đến 240o C và giữ trong 5 phút ở nhiệt độ này. Nhiệt độ buồng tiêm, đầu dò được đặt lần lượt ở 220 và 230o C. Thành phần monosaccharide được xác định thông qua việc so sánh thời gian lưu và dữ kiện phổ EIMS của các dẫn xuất alditol per-acetate của chúng với các giá trị tương ứng của monosaccharide chuẩn (Sigma-Aldrich, Mỹ) trong cùng điều kiện phân tích.
  • 40. 26 Phương pháp xác định hợp phần acid béo của các glycolipid a) Methanol phân các glycolipid Glycolipid được hòa tan trong toluene sau đó bổ sung thêm lần lượt MeOH, dung dịch HCl 8% (pha trong MeOH). Hỗn hợp được ủ ở 45o C khoảng 2h (để thủy phân một phần) hoặc qua đêm (để thủy phân hoàn toàn). Quá trình phản ứng được kiểm tra bằng TLC. Sau khi làm lạnh đến nhiệt độ phòng, thêm n-hexane và nước để chiết lấy dẫn xuất methyl ester của acid béo (FAME) tạo thành [55]. Các dẫn xuất FAME được phân tích bằng phương pháp GC-MS. b) Phân tích GC-MS đối với các FAME Các dẫn xuất FAME được phân tích trên máy Shimadzu QP2010 Plus [Cột Equity® -5 (Supelco) (0,25 mm x 30 m)] cùng với đầu dò khối phổ MS QP2010 Plus. Chế độ ion hóa va đập điện tử được sử dụng với năng lượng 70 eV. Khí mang He với tốc độ dòng 1,5 mL/phút. Nhiệt độ buồng tiêm, giao diện MS, buồng ion hóa lần lượt là 250, 250 và 300o C. Điện thế đầu dò 0,82 kV, dải quét 15÷350 amu. Chương trình nhiệt độ lò GC: nhiệt độ đầu 100o C, tăng 5o C/phút đến 185o C (giữ đẳng nhiệt trong 10 phút), tăng 5o C/phút đến 220o C (giữ đẳng nhiệt trong 5 phút) (CT1) hoặc nhiệt độ đầu 80o C (giữ đẳng nhiệt trong 2 phút), tăng 5o C/phút đến 185o C (giữ đẳng nhiệt trong 10 phút), tăng 10o C/phút đến 250o C (giữ đẳng nhiệt trong 5 phút) (CT2). Việc nhận dạng các hợp chất được thực hiện bằng cách so sánh dữ kiện phổ EIMS của chúng với giá trị tương ứng đã được liệt kê trong các thư viện NIST 11, WILEY 7. Hàm lượng của các FAME được tính toán thông qua diện tích của píc tương ứng trên sắc ký đồ GC. Phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học a) Vật liệu + Hóa chất: các hóa chất cần thiết khác của các hãng Sigma, Gibco, Invitrogen bao gồm: L-glutamine, sodium bicarbonate, glucose, HEPES (4-(2- hydroxyethyl)-1-piperazineethanesulfonic acid), sodium pyruvate, fetal bovine serum, sulforhodamine B, DMSO 10%, trichloroacetic acid, 5% acetic acid, tris(hydroxymethyl)aminomethane.
  • 41. 27 + Mẫu thử: các chất tinh khiết được phân lập từ cây Tốc thằng cáng. + Các dòng tế bào thử nghiệm: HL-60 (ung thư máu cấp tính), LNCaP (ung thư tiền liệt tuyến), MCF-7 (ung thư vú), LU-1 (ung thư phổi), Hep-G2 (ung thư gan), KB (ung thư biểu mô), MKN-7 (ung thư dạ dày), SW-480 (ung thư ruột kết) do GS. J. M. Pezzuto, Trường Đại học Hawaii (Mỹ) và GS. Jeanette Maier, Trường Đại học Milan (Italia) cung cấp. b) Phương pháp nuôi cấy tế bào in vitro Các dòng tế bào ung thư được nuôi cấy dưới dạng đơn lớp trong môi trường nuôi cấy DMEM (Dulbecco’s Modified Eagle Medium) với thành phần kèm theo gồm 2 mM L-glutamine, 1,5 g/L sodium bicarbonate, 4,5 g/L glucose, 10 mM HEPES, và 1,0 mM sodium pyruvate, ngoài ra bổ sung 10% fetal bovine serum- FBS (Gibco). Tế bào được cấy chuyển sau 3-5 ngày với tỉ lệ (1:3) và nuôi trong tủ ấm CO2 ở điều kiện 37o C, 5% CO2. c) Phương pháp thử tác dụng gây độc tế bào ung thư Phương pháp thử độ độc tế bào in vitro được Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute - NCI) xác nhận là một trong những phép thử độ độc tế bào chuẩn nhằm sàng lọc, phát hiện các chất có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc diệt tế bào ung thư ở điều kiện in vitro. Phép thử này được thực hiện theo phương pháp của Monks [81]. Phép thử tiến hành xác định hàm lượng protein tế bào tổng số dựa vào mật độ quang học (Optical Density - OD) đo được khi thành phần protein của tế bào được nhuộm bằng Sulforhodamine B (SRB). Giá trị OD máy đo được tỉ lệ thuận với lượng SRB gắn với phân tử protein, do đó lượng tế bào càng nhiều (lượng protein càng nhiều) thì giá trị OD càng lớn. Phép thử được thực hiện trong điều kiện cụ thể như sau: - Chất thử (10 µL) pha trong DMSO 10% (trong nước cất vô trùng) được đưa vào các giếng của khay 96 giếng để có nồng độ sàng lọc là 100 µg/mL. Chất thử có hoạt tính được xác định IC50 nhờ dải nồng độ 100, 20, 4, 0,8 và 0,16 µg/mL. Mỗi nồng độ của mẫu thử được chuẩn bị thành 3 giếng. - Trypsin hóa tế bào thí nghiệm để làm rời tế bào và đếm trong buồng đếm để điều chỉnh mật độ cho phù hợp với thí nghiệm.
  • 42. 28 - Thêm vào các giếng thí nghiệm lượng tế bào phù hợp (trong 190 µL môi trường) và để chúng phát triển trong vòng 3-5 ngày. - Một khay 96 giếng khác không có chất thử nhưng có tế bào ung thư (190 µL) được chuẩn bị thành 3 cột để làm đối chứng ngày 0. Sau 1 giờ, đĩa đối chứng ngày 0 sẽ được cố định tế bào bằng Trichloroacetic acid - TCA. - Sau giai đoạn phát triển trong tủ ấm CO2, tế bào được cố định vào đáy giếng bằng TCA trong 30 phút, được nhuộm bằng SRB trong 1 giờ ở 37o C. Đổ bỏ SRB và các giếng thí nghiệm được rửa 3 lần bằng 5% acetic acid rồi để khô trong không khí ở nhiệt độ phòng. - Cuối cùng, sử dụng dung dịch tris(hydroxymethyl)aminomethane 10 mM để hòa tan lượng SRB đã bám và nhuộm các phân tử protein, đưa lên máy lắc đĩa lắc nhẹ trong 10 phút và sử dụng máy ELISA Plate Reader (Bio-Rad) để đọc kết quả về hàm lượng màu của chất nhuộm SRB thông qua phổ hấp thụ ở bước sóng 515 nm. Khả năng sống sót của tế bào khi có mặt chất thử sẽ được xác định thông qua công thức sau: [OD (chất thử) – OD (ngày 0)] x 100 % Tế bào sống sót = [OD (đối chứng âm) – OD (ngày 0)] % Tế bào bị ức chế = 100% - % Tế bào sống sót Các phép thử được lặp lại 3 lần để đảm bảo tính chính xác. Ellipticine (Sigma-Aldrich, Mỹ) luôn được sử dụng làm chất đối chứng dương và được thử nghiệm ở các nồng độ 10, 2, 0,4 và 0,08 µg/mL. DMSO 10% luôn được sử dụng như đối chứng âm. Giá trị IC50 sẽ được xác định nhờ vào phần mềm máy tính TableCurve 2Dv4 (System software Inc., San Jose, California, Mỹ).
  • 43. 29 Chương 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 3.1. Xử lý mẫu và chuẩn bị các cao chiết Phần trên mặt đất của cây Tốc thằng cáng sau khi thu hái được loại bỏ phần hư hỏng, rửa sạch, thái nhỏ, phơi trong bóng râm rồi sấy ở 50–60o C cho đến khô. Bột nguyên liệu khô (2,5 kg) được chiết với MeOH (10,0 lít x 3 lần) ở nhiệt độ phòng (72 giờ/lần), cất loại dung môi dưới áp suất thấp thu được cao chiết MeOH (105 g). Cao chiết này được phân tán vào nước rồi lần lượt chiết với CHCl3 (2 lít x 3 lần), EtOAc (2 lít x 3 lần). Cất loại dung môi dưới áp suất thấp thu được các phân đoạn tương ứng là phân đoạn CHCl3 (AC, 50,7 g), phân đoạn EtOAc (AE, 10,2 g) và phân đoạn nước (AW, 27,5 g) (Hình 3.1). Hình 3.1. Sơ đồ chiết các phân đoạn từ phần trên mặt đất của cây Tốc thằng cáng Phần trên mặt đất của cây Tốc thằng cáng (2,5 kg) Cao chiết MeOH (105 g) AC (50,7 g) Phân đoạn CHCl3 AE (10,2 g) Phân đoạn EtOAc AW (27,5 g) Phân đoạn nước 1. Ngâm chiết bằng MeOH (10 lít x 3) 2. Cất loại dung môi dưới áp suất thấp 1. Bổ sung nước (2 lít) 2. Chiết lần lượt với CHCl3 (2 lít x 3), EtOAc (2 lít x 3) 3. Cất loại dung môi dưới áp suất thấp
  • 44. 30 3.2. Quá trình phân lập các hợp chất Phân đoạn AC được tách bằng cột pha thường, rửa giải theo gradient nồng độ bằng hệ CHCl3–MeOH (100:0; 40:1; 20:1; 10:1; 5:1; 2:1; 1:1; 0:100, v/v) thu được 8 phân đoạn tương ứng, AC1–AC8. Phân đoạn AC2 (8,3 g) được tách trên cột pha thường, rửa giải theo gradient nồng độ bằng hệ n-hexane–acetone lần lượt với các tỉ lệ 100:0; 60:1; 40:1; 20:1; 10:1; 4:1 (v/v) thu được 6 phân đoạn, AC2.1– AC2.6. Phân đoạn AC2.2 (1,2 g) tiếp tục được tách trên cột pha thường, rửa giải bằng hệ n-hexane–EtOAc (10:1, v/v) thu được hợp chất AP2 (4,5 mg) và AP3 (100,5 mg). Phân đoạn AC2.3 (0,75 g) được cho qua cột pha đảo với pha động là hệ MeOH–acetone–H2O (10:5:1, v/v) thu được hợp chất AP1 (7,5 mg) và AP4 (45,7 mg). Phân đoạn AC2.4 (1,32 g) được tinh chế trên cột pha thường, rửa giải bằng hệ n-hexane–acetone (5:1, v/v) thu được hợp chất AP5 (156,5 mg) và AP6 (15,8 mg). Hợp chất AP7 (27,0 mg) thu được từ phân đoạn AC2.5 (0,64 g) bằng cột pha thường với pha động là hệ CHCl3–MeOH (20:1, v/v) (Hình 3.2). Phân đoạn AW được tách bằng cột diaion HP-20, rửa giải theo gradient nồng độ bằng hệ MeOH–H2O (0:1, 1:3, 1:1, 3:1, 1:0, v/v) thu được 4 phân đoạn, AW1– AW4. Phân đoạn AW1 (4,5 g) được tách trên cột pha đảo, rửa giải bằng hệ MeOH– H2O (1:1, v/v) thu được 3 phân đoạn, AW1.1–AW1.3. Phân đoạn AW1.1 (1,05 g) được tinh chế cột pha thường, rửa giải bằng hệ CHCl3–MeOH–H2O (4:1:0,1, v/v) thu được hợp chất AP8 (20,5 mg), AP9 (38,6 mg). Phân đoạn AW2 (10,5 g) được tách trên cột silica gel, rửa giải bằng hệ CHCl3–MeOH–H2O (3:1:0,1, v/v) thu được 7 phân đoạn, AW2.1–AW2.7. Phân đoạn AW2.4 (0,55 g) tiếp tục được tinh chế trên cột Sephadex LH-20, rửa giải bằng hệ MeOH–H2O (4:1, v/v), theo sau bởi cột YMC RP-18 với dung môi giải ly là MeOH–MeCN–H2O (3:2:3, v/v) thu được hợp chất AP10 (32,2 mg), AP11 (10,8 mg) và AP12 (25,6 mg). Phân đoạn AW3 (1,25 g) được tách trên cột sephadex LH-20 với dung môi rửa giải là MeOH, thu được 3 phân đoạn, AW3.1–AW3.3. Phân đoạn AW3.3 (0,6 g) được tách tiếp trên cột pha thường, rửa giải bằng hệ CHCl3–MeOH–H2O (3:1:0,1, v/v) thu được 5 phân đoạn, AW3.3.1–AW3.3.5. Phân đoạn AW3.3.3 (230
  • 45. 31 mg) được tách tiếp trên cột pha thường, rửa giải bằng hệ CHCl3–MeOH–H2O (3:1:0,1, v/v) thu được hợp chất AP13 (132 mg). Phân đoạn AW3.3.4 (104 mg) được tách trên cột pha đảo, rửa giải bằng hệ MeOH–H2O (3:2, v/v) thu được hợp chất AP14 (15,5 mg). Phân đoạn AW4 (4.2 g) được tách trên cột silica gel, giải li bằng hệ CHCl3– MeOH–H2O (5:1:0,1, v/v) thu được 4 phân đoạn, AW4.1–AW4.4. Phân đoạn AW4.3 (0,7 g) được tinh chế trên cột YMC RP-18 với hệ dung môi rửa giải là MeOH–H2O (6:1, v/v) thu được hợp chất AP15 (18,7 mg), AP16 (12,5 mg), AP17 (10,7 mg), AP18 (13,8 mg) và AP19 (9,6 mg). Phân đoạn AW4.4 (75 mg) được tách trên cột pha thường, rửa giải bằng hệ EtOAc–MeOH–H2O (3:1:0,1, v/v) thu được hợp chất AP20 (17,3 mg) (Hình 3.3). Pha tĩnh Pha động (1) Silica gel Gradient CHCl3–MeOH (100:00:100, v/v) (2) Silica gel Gradient n-hexan–acetone (100:04:1, v/v) (3) Silica gel n-hexan–EtOAc (10:1, v/v) (4) YMC RP-18 MeOH–acetone–H2O (10:5:1, v/v) (5) Silica gel n-hexan–acetone (5:1, v/v) (6) Silica gel CHCl3–MeOH (20:1, v/v) Hình 3.2. Sơ đồ phân lập các chất từ phân đoạn chloroform của cây Tốc thằng cáng AC2.4 (1,32 g) AC2.3 (0,75 g) (2) AC Phân đoạn CHCl3 (50,7 g) AC2.2 (1,2 g) AC2 (8,3 g) AP2 AP3 AP1 AP4 AP5 AP6 AP7 (1) (3) (4) (5) AC2.5 (0,64 g) (6)
  • 46. 32 Pha tĩnh Pha động (1) Diaion HP-20 Gradient MeOH−H2O (0:1, 1:3, 1:1, 3:1, 1:0, v/v) (2) YMC RP-18 MeOH–H2O (1:1, v/v) (3) Silica gel CHCl3–MeOH–H2O (3:1:0,1, v/v) (4) Sephadex LH-20 MeOH (5) Silica gel CHCl3–MeOH–H2O (5:1:0,1, v/v) (6) Silica gel CHCl3–MeOH–H2O (4:1:0,1, v/v) (7) Sephadex LH-20 MeOH–H2O (4:1, v/v), (8) YMC RP-18 MeOH–MeCN–H2O (3:2:3, v/v) (9) Silica gel CHCl3–MeOH–H2O (3:1:0,1, v/v) (10) Silica gel CHCl3–MeOH–H2O (3:1:0,1, v/v) (11) YMC RP-18 MeOH–H2O (3:2, v/v) (12) YMC RP-18 MeOH–H2O (6:1, v/v) (13) Silica gel EtOAc–MeOH–H2O (3:1:0,1, v/v) Hình 3.3. Sơ đồ phân lập các chất từ phân đoạn nước của cây Tốc thằng cáng (1) AW Phân đoạn nước (27,5 g) AW1 (4,5 g) AW1.1 (1,05 g) AW2 (10,5 g) AW2.4 (0,55 g) AW3 (1,25 g) AW3.3 (0,6 g) AW4 (4,2 g) AW4.3 (0,7 g) AP8 AW4.4 (75 mg) AP9 AP10 AP11 AP12 AP13 AW3.3.3 (230 mg) AW3.3.4 (104 mg) AP14 AP15 AP16 AP17 AP18 AP19 AP20 (2) (3) (4) (5) (6) (9) (10) (11) (7) (8) (12) (13)
  • 47. 33 3.3. Tính chất vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất đã phân lập Hợp chất AP1: Cycloartenol Chất bột màu trắng; mp 101–103o C, IR (KBr) max (cm-1 ): 3418, 2928, 1670, 1443, 1377; CTPT C30H50O; M = 426; 1 H- và 13 C-NMR: xem Bảng 4.1 và Phụ lục 1. Hợp chất AP2: Anopaniester (Chất mới) Chất dầu không màu; IR (KBr) max (cm-1 ): 3443, 2922, 2853, 1736, 1630, 1466, 1377, 1260, 1180, 1094; UV (MeOH) max (nm): 201, 231; HRESIMS: m/z 725,5805 [M+Na]+ (tính toán lý thuyết cho công thức C48H78O3Na, 725,5849); CTPT: C48H78O3; M = 702; 1 H- và 13 C-NMR: Bảng 4.2, 4.3 và Phụ lục 2. Hợp chất AP3: (E)-Phytol Chất dầu không màu; IR (KBr) max (cm-1 ): 3449, 2932, 1636, 1462, 1381, 1003; HRESIMS: m/z 319,2931 [M+Na]+ (tính toán lý thuyết cho công thức C20H40ONa, 319,2977); CTPT C20H40O; M = 296; 1 H- và 13 C-NMR: xem Bảng 4.4 và Phụ lục 3. Hợp chất AP4: Desmosterol Chất bột màu trắng; mp 122–124o C; IR (KBr) max (cm-1 ): 3445, 2936, 1636, 1462, 1377, 1053; HRESIMS: m/z 385,3513 [M+H]+ (tính toán lý thuyết cho công thức C27H45O, 385,3470); CTPT C27H44O; M = 384; 1 H- và 13 C-NMR: xem Bảng 4.5 và Phụ lục 4. Hợp chất AP5: Ursolic acid Chất bột màu trắng; 20 [ ]D +65 (c 0,5, EtOH), mp 284–286o C, UV (MeOH) λmax (nm): 201, 230; IR (KBr) νmax (cm-1 ): 3433, 2870, 1690; ESIMS: m/z 479,2 [M+Na]+ , 455,2 [M-H]- ; CTPT C30H48O3; M = 456; 1 H-NMR và 13 C-NMR: xem Bảng 4.6 và Phụ lục 5. Hợp chất AP6: Vanillin Chất bột màu trắng; mp 82–84o C, UV (MeOH) λmax (nm): 204, 231, 278, 309; IR (KBr) νmax (cm-1 ): 3310, 1674, 1589, 1512, 1026, ESIMS: m/z 175,0 [M+Na]+ ; CTPT C8H8O3; M = 152; 1 H-NMR và 13 C-NMR: xem Bảng 4.7 và Phụ lục 6. Hợp chất AP7: Esculentic acid Chất bột màu trắng; mp 267–268o C; IR (KBr) νmax (cm-1 ): 3425, 2927, 2363, 1690, 1458, 1038; HRESIMS: m/z 511,3390 [M+Na]+ (tính toán lý thuyết cho công
  • 48. 34 thức C30H48O5Na, 511,3399); CTPT: C30H48O5; M = 488; 1 H-NMR và 13 C-NMR: xem Bảng 4.8 và Phụ lục 7. Hợp chất AP8: Kaempferol-3-O-rutinoside Chất bột màu vàng; [ ] +11 (c 0,8, MeOH); mp 188–190o C, UV (MeOH) λmax (nm): 203, 267, 351; IR (KBr) νmax (cm-1 ): 3410, 1659, 1605, 1497, 1566, 1180, 1065; ESIMS: m/z 617,1 [M+Na]+ , 593,1 [M-H]- ; CTPT C27H30O15; M = 594; 1 H- NMR và 13 C-NMR: xem Bảng 4.9 và Phụ lục 8. Hợp chất AP9: Rutin Chất bột màu vàng; [ ] +4 (c 0,5, MeOH), mp 193–195o C, UV (MeOH) λmax (nm): 204, 257, 357; IR (KBr) νmax (cm-1 ): 3418, 1651, 1605, 1504 , 1204, 1065; ESIMS: m/z 633,1 [M+Na]+ , 609,1 [M-H]- ; CTPT C27H30O16; M = 610; 1 H-NMR và 13 C-NMR: xem Bảng 4.10 và Phụ lục 9. Hợp chất AP10: Anopanin A (Chất mới) Chất bột trắng; mp 213–215o C; 22 [ ]D -19,9 (c 0.1, MeOH); IR (KBr) max (cm-1 ): 3418, 2932, 1713, 1632, 145, 1383, 1265, 1070, 1030; HRESIMS: m/z 1025,5294 [M+Na]+ (tính toán cho C50H82O20Na, 1025,5297); CTPT: C50H82O20; 1 H-NMR (600 MHz, C5D5N) và 13 C NMR (150 MHz, C5D5N): xem Bảng 4.11, 4.12, Phụ lục 10. Hợp chất AP11: Anopanin B (Chất mới) Chất bột trắng; mp 222–224o C; 22 [ ]D +77,7 (c 0,1, MeOH); IR (KBr) max (cm-1 ): 3443, 2930, 1730, 1647, 1460, 1377, 1252, 1074, 1028; HRESIMS: m/z 1027,5452 [M+Na]+ (tính toán cho C50H84O20Na, 1027,5454); CTPT: C50H84O20; 1 HNMR (600 MHz, C5D5N) và 13 C NMR (150 MHz, C5D5N): xem Bảng 4.13, 4.14, Phụ lục 11. Hợp chất AP12: Anopanin C (Chất mới) Chất bột trắng; mp 218–219o C; 22 [ ]D +66,7 (c 0,1, MeOH); IR (KBr) max (cm-1 ): 3428, 2932, 1709, 1630, 1456, 1381, 1261, 1072, 1028; HRESIMS: m/z 1025,5293 [M+Na]+ (tính toán cho C50H82O20Na, 1025,5297); CTPT: C50H82O20; 1 H-NMR (600 MHz, C5D5N) và 13 C NMR (150 MHz, C5D5N): xem Bảng 4.15, 4.16, Phụ lục 12.
  • 49. 35 Hợp chất AP13: Sargentol Chất bột màu trắng; [ ] –70 (c 0,05, MeOH), mp 271–272o C, UV (MeOH) λmax (nm): 207, 273; IR (KBr) νmax (cm-1 ): 3387, 1597, 1504, 1466, 1234, 1072; CTPT C17H24O10, M = 388; 1 H-NMR và 13 C-NMR: xem Bảng 4.17 và Phụ lục 13. Hợp chất AP14: 4-O-β-D-Glucopyranosyl-3-prenylbenzoic acid Chất bột màu trắng; UV (MeOH) λmax (nm): 250, 205; IR (KBr) νmax (cm-1 ): 3379, 2916, 1694, 1605, 1504, 1250, 1084, 1042; HRESIMS: m/z 391,1398 [M+Na]+ (tính toán lý thuyết cho công thức C18H24O8Na, 391,1369); CTPT C18H24O8, M = 368; 1 H-NMR và 13 C-NMR: xem Bảng 4.18 và Phụ lục 14. Hợp chất AP15: Inugalactolipid A Chất bột màu trắng; HRESIMS: m/z 937,5842 [M+Na]+ (tính toán lý thuyết cho công thức C49H86O15Na, 937,5864); CTPT C49H86O15; M = 914; 1 H-NMR và 13 C-NMR: xem Bảng 4.19 và Phụ lục 15. Hợp chất AP16: Gingerglycolipid A Chất bột màu trắng; 22 [ ]D +35,7 (c 0,1, MeOH); CTPT C33H56O14; M = 676; 1 H-NMR và 13 C-NMR: xem Bảng 4.20 và Phụ lục 16. Hợp chất AP17: Gingerglycolipid B Chất bột màu trắng; 22 [ ]D +57,0 (c 0,1, MeOH); HRESIMS: m/z 701,3721 [M+Na]+ (tính toán lý thuyết cho công thức C33H58NaO14, 701,3724); CTPT C33H58O14; M = 678; 1 H-NMR và 13 C-NMR: xem Bảng 4.21 và Phụ lục 17. Hợp chất AP18: Gingerglycolipid C Chất bột màu trắng; 22 [ ]D +29,4 (c 0,1, MeOH); HRESIMS: m/z 703,3878 [M+Na]+ (tính toán lý thuyết cho công thức C33H60NaO14, 703,3881); CTPT C33H60O14; M = 680; 1 H-NMR và 13 C-NMR: xem Bảng 4.22 và Phụ lục 18. Hợp chất AP19: (2S)-1-O-Palmitoyl-3-O-[-D-galactopyranosyl-(1→6)- O-β-D-galactopyranosyl]glycerol Chất bột màu trắng; 22 [ ]D +51,6 (c 0,1, MeOH); HRESIMS: m/z 677,3746 [M+Na]+ (tính toán lý thuyết cho công thức C31H58O14Na, 677,3724); CTPT C31H58O14; M = 654; 1 H-NMR và 13 C-NMR: xem Bảng 4.23 và Phụ lục 19.
  • 50. 36 Hợp chất AP20: (2R)-1-O-Palmitoyl-3-O-α-D-(6- sulfoquinovopyranosyl)glycerol Chất bột màu trắng; IR (KBr) νmax (cm-1 ): 3418, 2932, 2367, 1713, 1383, 1265, 1070; HRESIMS: m/z 579,2797 [M+Na]+ (tính toán lý thuyết cho công thức C25H48O11SNa, 579,2815); CTPT C25H48O11; M = 556; 1 H-NMR và 13 C-NMR: xem Bảng 4.24 và Phụ lục 20. 3.4. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư của một số chất tinh khiết Hoạt tính gây độc tế bào in vitro của các hợp chất tinh khiết được thử nghiệm trên các dòng tế bào ung thư LU-1, Hep-G2, HL-60, KB, LNCaP, MKN-7, SW-480 và MCF-7 theo phương pháp được mô tả ở mục 2.2.3. Kết quả được trình bày ở Bảng 3.1, Phụ lục 22.
  • 51. 37 Bảng 3.1. Hoạt tính gây độc của các hợp chất đã phân lập trên các dòng tế bào ung thư STT Hợp chất IC50 (µg/mL) LU-1 MKN-7 Hep-G2 KB SW-480 HL-60 MCF-7 LNCaP 1 AP3 >100 >100 – – – – – – 2 AP4 41,41±2,31 38,06±1,18 30,01±2,92 28,11±1,95 40,10±2,39 – – – 3 AP5 44,37±5,40 30,89±3,60 – – – – – – 4 AP7 >100 >100 – – – – – – 5 AP8 >100 >100 – – – – – – 6 AP9 >100 >100 – – – – – – 7 AP10# >100 >100 >100 >100 >100 – – – 8 AP11# >100 >100 >100 >100 >100 – – – 9 AP12# >100 >100 >100 >100 >100 >100 >100 >100 10 AP13 >100 >100 – – – – – – 11 AP14 >100 >100 – – – – – – 12 AP15 >100 >100 – – – – – – 13 AP16 >100 >100 >100 >100 >100 – – – 14 AP17 >100 >100 >100 >100 >100 – – – 15 AP18 >100 >100 >100 >100 >100 – – – 16 AP19 >100 >100 93,95±4,99 >100 >100 – – – 17 AP20 66,66±5,85 72,42±8,05 – – – – – – 18 Ellipticine 0,31±0,07 0,39±0,02 0,39±0,02 0,44±0,07 0,50± 0,04 0,47±0,03 0,33±0,04 0,48±0,05 (-):Không thử nghiệm; # Chất mới.
  • 52. 38 Chương 4. BÀN LUẬN 4.1. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất đã phân lập Hợp chất AP1: Cycloartenol Hợp chất AP1 được tách ở dạng bột trắng. Phổ 1 H-NMR chỉ ra tín hiệu đặc trưng của 1 proton olefin tại δH 5,10; proton của 1 nhóm oxymethine tại δH 3,38; 7 nhóm methyl tại δH 0,81 (s, H3-29), 0,88 (d, J = 6,5 Hz, H3-21), 0,89 (s, H3-30), 0,96 (s, H3-18 & H3-28), 1,60 (s, H3-27) và 1,68 (s, H3-26). Đặc biệt, tín hiệu của 2 proton thuộc nhóm methylene tại 0,33 (br.d, J = 3,5 Hz, H-19a), 0,55 (br.d, J = 3,5 Hz, H-19b) chứng minh sự hiện diện của vòng 3 cạnh. Phổ 13 C-NMR và HMQC chỉ ra tín hiệu của 30 carbon gồm 7 nhóm methyl, 11 nhóm methylene, 6 nhóm methine và 6 carbon không mang hydro. Trong đó, sự hiện diện của 1 liên kết đôi 3 lần thế được thể hiện qua tín hiệu của 2 carbon olefin tại δC 125,4 (C-24), 131,1 (C-25). Tín hiệu của carbon oxymethine được quan sát tại δC 79,0. Sự định hướng của nhóm 3-OH được xác định là β thông qua việc so sánh giá trị độ dịch chuyển hóa học của C-3 (δC 79,0), C-5 (δC 47,2) với giá trị tương ứng ở các hợp chất có cấu trúc tương tự như 3-hydroxy-5-cycloart-24-en-23-one, 24(E)-3-hydroxy-5-cycloart-24-en-26-al, 24(E)-3-hydroxy-5-cycloart-24-en- 26-oic acid [3-OH: δC ~ 77 (C-3), ~ 41 (C-5)]; 3β-hydroxy-5-cycloart-24-en-21- al, 5-cycloart-24-en-3β,21β-diol, 3β-hydroxy-5-cycloart-24-en-21-oic acid [3β- OH: δC ~ 79 (C-3), ~ 47 (C-5)] [17], [59]. HO 1 3 5 810 13 14 17 20 21 24 26 27 28 29 18 19 30 H Hình 4.1. Cấu trúc hóa học của hợp chất AP1
  • 53. 39 Bảng 4.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất AP1 và hợp chất tham khảo C δC #, a δC a, b δH a, c (J, Hz) 1 32,06 32,1 1,24* , 1,60* 2 30,48 30,5 1,55* , 1,76* 3 78,90 79,0 3,38 (m) 4 40,56 40,6 – 5 47,22 47,2 1,30* 6 21,17 21,3 0,79* , 1,57* 7 26,07 26,2 1,08* , 1,32* 8 48,00 48,1 1,50 dd (12,5; 4,5) 9 20,12 20,1 – 10 26,25 26,2 – 11 26,60 26,6 1,06* , 1,98* 12 33,02 33,0 1,61* 13 45,40 45,4 – 14 48,91 48,9 – 15 35,65 35,7 1,28* 16 28,18 28,3 1,28* , 1,90* 17 52,38 52,4 1,58* 18 18,05 18,2 0,96 s 19 29,90 30,0 0,33 br.d (3,5) 0,55 br.d (3,5) 20 35,94 36,0 1,38* 21 18,31 18,4 0,88 d (6,5) 22 36,44 36,5 1,04* , 1,41* 23 25,02 25,1 1,86* , 2,03* 24 125,35 125,4 5,10 t (6,5) 25 130,84 131,1 – 26 25,70 25,9 1,68 s 27 17,64 17,8 1,60 s 28 25,49 25,6 0,96 s 29 14,04 14,1 0,81 s 30 19,36 19,4 0,89 s # δC của cycloartenol [80], a đo trong CDCl3, b 125 MHz, c 500 MHz, * tín hiệu chập. Các dữ kiện phổ 1 H-, 13 C-NMR gợi ý hợp chất AP1 là một triterpene khung cycloartane. Đối chiếu với chất tham khảo ở tài liệu [80], hợp chất AP1 được xác định là cycloart-24-en-3β-ol (Hình 4.1). Hợp chất này còn được gọi tên là cycloartenol.
  • 54. 40 Hợp chất AP2: Anopaniester (Chất mới) Hợp chất AP2 được tách ở dạng dầu, không màu. Píc ion giả phân tử tại m/z 725,5805 [M+Na]+ (tính toán lý thuyết cho C48H78O3Na là 725,5849) trên phổ HRESIMS (Hình 4.5) đề nghị CTPT của hợp chất này là C48H78O3 (DBE = 10). Phổ UV (MeOH) chỉ ra các cực đại hấp thụ tại λ 201 và 231 nm (Hình 4.6). Phổ IR (KBr) (Hình 4.7) gợi ý sự hiện diện của nhóm hydroxyl (3443 cm-1 ), carbonyl (1736 cm-1 ) và liên kết đôi (1630 cm-1 ). Phổ 1 H-NMR (Hình 4.8) chỉ ra tín hiệu đặc trưng của 6 nhóm methyl bậc 3 (18H , δH 0,84, 0,89, 0,89, 0,96, 1,60, 1,68), một nhóm methyl bậc 2 [δH 0,88 (d, J = 7,0 Hz, H3-21)] và một nhóm methyl bậc 1 [δH 0,97 (t, J = 7,5 Hz, H3-18)]. Ngoài ra các tín hiệu của 2 nhóm oxymethine [δH 4,20 (m, H-13); 4,56 (dd, J = 11,0, 4,5 Hz, H-3)] và 7 proton olefin [δH 5,10 (t, J = 6,0 Hz, H-24), 5,36 (td, J = 10,5, 8,0 Hz, H-15), 5,43 (td, J = 10,5, 8,0 Hz, H-9), 5,57 (td, J = 10,5, 7,5 Hz, H-16), 5,69 (dd, J = 15,0, 6,5 Hz, H-12), 5,97 (dd, J = 11,5, 10,5 Hz, H-10), 6,51 (dd, J = 15,0, 11,5 Hz, H-11)] cũng được ghi nhận. Mặc khác, tín hiệu của 2 proton methylene tại δH 0,33 và 0,57 (br.d, J = 4,0 Hz, H-19) trên phổ 1 H-NMR xác nhận sự tồn tại của nhóm cyclopropyl trong cấu trúc của AP2. Phổ 13 C-NMR (Hình 4.9) và HMQC (Hình 4.10) chỉ ra tín hiệu của 48 carbon bao gồm 8 nhóm methyl, 20 nhóm methylene, 13 nhóm methine và 7 carbon không mang hydro. Ngoài ra, trên phổ 13 C-NMR cũng ghi nhận các tín hiệu tương ứng của 1 carbon carbonyl [δC 173,1 (C-1)], 8 carbon olefin (δC 123,9–135,3) và 2 carbon oxymethine [δC 72,3 (C-13) và 80,5 (C-3)]. Các dữ kiện phổ 1 H- và 13 C-NMR gợi ý hợp chất AP2 là một ester, tạo thành từ một triterpenoid khung cycloartane và acid béo không no [122]. Việc gán ghép đầy đủ cho tất cả proton và carbon được thực hiện qua phân tích chi tiết phổ HMQC (Hình 4.10), HMBC (Hình 4.11) và COSY (Hình 4.12).
  • 55. 41 Bảng 4.2. Số liệu phổ NMR hợp phần triterpenoid của hợp chất AP2 C δC a, b δH a, c (J, Hz) HMBC (HC) 1 31,7 1,22* , 1,60* 3, 5 2 27,0 1,61* , 1,74* 3 80,5 4,56 dd (11,0; 4,5) 1, 2, 28, 29 4 39,6 – 5 47,3 1,42* 6 21,1 0,79* , 1,57* 7 26,0 1,08* , 1,31* 8 48,0 1,52 dd (12,0; 4,5) 9 20,3 – 10 26,1 – 11 26,6 1,11* , 1,98* 12 33,0 1,61* 13 45,4 – 14 48,9 – 15 35,7 1,28* 16 28,3 1,29* , 1,92* 17 52,4 1,58* 18 18,1 0,96 s 12, 13, 14, 17 19 29,9 0,33 br.d (4,0); 0,57 br.d (4,0) 5, 8 20 36,0 1,38* 21 18,4 0,88 d (7,0) 17, 20, 22 22 36,5 1,04* , 1,41* 23 25,1 1,86* , 2,03* 24 125,3 5,10 t (6,0) 26, 27 25 131,0 – 26 25,9 1,68 s 24, 25, 27 27 17,8 1,60 s 24, 25, 26 28 25,6 0,84 s 3, 4 29 15,4 0,89 s 3, 4, 5 30 19,4 0,89 s 8, 13, 14, 15 a Đo trong CDCl3, b 125 MHz, c 500 MHz, * tín hiệu chập.
  • 56. 42 Bảng 4.3. Số liệu phổ NMR hợp phần acid béo của hợp chất AP2 C δC a, b δH a, c (J, Hz) HMBC (HC) 1′ 173,8 – 2′ 35,0 2,30* 1, 3, 4 3′ 25,2 1,61* 4′ 29,1# 1,30* 5′ 29,2# 1,30* 6′ 29,6# 1,30* 7′ 29,8 1,36* 8′ 27,8 2,17 td (8,0; 7,0) 9, 10 9′ 133,1 5,43 td (10,5; 8,0) 8, 11 10′ 127,9 5,97 dd (11,5; 10,5) 8, 12 11′ 126,0 6,51 dd (15,0; 11,5) 9, 13 12′ 135,2 5,69 dd (15,0; 6,5) 10 13′ 72,3 4,20 m 14′ 35,4 2,33* 13, 15, 16 15′ 123,9 5,36 td (10,5; 8,0) 17 16′ 135,3 5,57 td (10,5; 7,5) 14 17′ 20,9 2,06 m 15, 16 18′ 14,4 0,97 t (7,5) 16, 17 a Đo trong CDCl3, b 125 MHz, c 500 MHz, * tín hiệu chập; # giá trị có thể hoán đổi cho nhau. Tín hiệu của nhóm oxymethine tại δC 80,5 được gán cho C-3 dựa trên tương tác HMBC giữa H3-28 (δH 0,84)/H3-29 (δH 0,89) với C-3 (δC 80,5). Tương tự, tương tác giữa H3-26 (δH 1,68)/H3-27 (δH 1,60) và C-24 (δC 125,4)/C-25 (δC 131,0) trên phổ HMBC khẳng định vị trí của liên kết đôi tại C-24/C-25 trên mạch carbon. Dựa vào phổ 1 H-NMR và NOESY (Hình 4.13), cấu trúc tương đối của hợp phần triterpene ở AP2 đã được xác định. Tương tác NOESY (Hình 4.4) giữa H-3 (δH 4,56) và H3-28 (δH 0,84)/H-5 (δH 1,42) cũng như hằng số tương tác giữa H-2 (δH 1,61, 1,74) và H-3 (J=11,0 Hz, 4,5 Hz) đề nghị định hướng  của H-3 và H-5. Từ các dữ kiện trên cấu trúc của hợp phần triterpene của AP2 được xác định là cycloartenol [80]. Dựa vào các tương tác trên phổ COSY và HMBC, vị trí của 3 liên kết đôi cũng như nhóm hydroxyl của hợp phần acid béo được xác định lần lượt tại C-9/C- 10, C-11/C-12, C-15/C-16 và C-13 (Hình 4.3). Hằng số tương tác J = 10,5 Hz