SlideShare a Scribd company logo
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ LIÊN
¶NH H¦ëNG CñA C¤NG GI¸O TRONG PH¸T TRIÓN
BÒN V÷NG ë T¢Y NGUY£N HIÖN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 60 22 03 08
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. BÙI THỊ NGỌC LAN
2. PGS.TS. NGUYỄN HỒNG DƯƠNG
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Lê Thị Liên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6
1.2. Giá trị tham khảo và vấn đề đặt ra luận án cần tập trung nghiên cứu 23
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA
CÔNG GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TÂY
NGUYÊN HIỆN NAY 27
2.1. Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền
vững ở Tây Nguyên 27
2.2. Đặc điểm Công giáo ở Tây Nguyên và những yếu tố tác động đến
ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây
Nguyên hiện nay 58
Chương 3: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO TRONG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 77
3.1. Thực trạng ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở
Tây Nguyên hiện nay 77
3.2. Những vấn đề đặt ra đối với ảnh hưởng của Công giáo trong phát
triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay 107
Chương 4: DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH
HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC
CỦA CÔNG GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở
TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 118
4.1. Dự báo xu hướng ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền
vững ở Tây Nguyên 118
4.2. Những yêu cầu cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn
chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở
Tây Nguyên hiện nay 123
4.3. Giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực
của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay 130
KẾT LUẬN 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
PHỤ LỤC 172
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Đánh giá về sự khuyên bảo của chức sắc, tu sĩ đối với tín đồ 167
Bảng 3.2: Đánh giá về sự giúp đỡ của chức sắc, tu sĩ đối với tín đồ 167
Bảng 3.3: Đánh giá về lý do theo đạo của tín đồ 168
Bảng 3.4: Đánh giá về một số hoạt động kinh tế, xã hội của tín đồ ở
địa phương 168
Bảng 3.5: Đánh giá về đời sống của tín đồ ở địa phương 169
Bảng 3.6a: Đánh giá về việc tiếp cận các chủ trương, chính sách, pháp
luật về tôn giáo của tín đồ ở địa phương 169
Bảng 3.6b: Đánh giá về việc tín đồ tham gia các tổ chức chính trị, xã
hội ở địa phương 169
Bảng 3.7: Tín đồ tham gia các sinh hoạt động ở địa phương 170
Bảng 3.8: Đánh giá về việc tín đồ tham gia các hoạt động văn hóa, xã
hội do chính quyền địa phương tổ chức 170
Bảng 3.9: Đánh giá về mức độ tham gia các sinh hoạt tôn giáo của tín
đồ hiện nay 171
Bảng 3.10: Đánh giá những nguyên nhân cản trở người Công giáo
trong phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương 171
Bảng 3.11: Biến động cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn
giáo cấp tỉnh các tỉnh Tây Nguyên 172
Bảng 3.12: Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã các tỉnh Tây Nguyên
tính đến tháng 9/2014 172
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất
nước, kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã
hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an
toàn xã hội [139]. Tây Nguyên là một trong những vùng ưu tiên phát triển bền
vững nhằm tạo ra sự cân đối, từng bước thu hẹp khoảng cách về xã hội và tiến
tới giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế giữa các địa phương, vùng miền.
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm
Đồng, có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và
an ninh - quốc phòng của Việt Nam. Ở Tây Nguyên có 54 dân tộc, khoảng 5,3
triệu người, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 36,85%, trong đó đồng bào
dân tộc tại chỗ chiếm 25,52% [2]. Bên cạnh tín ngưỡng đa thần, Tây Nguyên có
4 tôn giáo chính: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài và một số tôn giáo
khác, với số lượng tín đồ đến năm 2014 là 2,04 triệu, chiếm 36% dân số [2].
Công giáo truyền lên Tây Nguyên từ năm 1848, với hơn 01 triệu tín đồ,
đông nhất trong số các tôn giáo hiện nay ở Tây Nguyên, trong đó gần một nửa
triệu tín đồ là người dân tộc thiểu số. Hoạt động truyền giáo vào vùng dân tộc
thiểu số đã, đang là chiến lược lâu dài của Giáo hội Công giáo. Trong quá trình
truyền giáo và phát triển, Công giáo đã trở thành nhân tố ảnh hưởng sâu rộng
đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa và an ninh - quốc phòng ở
Tây Nguyên. Cùng với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và những
nỗ lực của chính quyền địa phương, nhất là hệ thống chính quyền cơ sở vùng dân
tộc thiểu số trong phát triển kinh tế, xã hội bền vững ở Tây Nguyên nhằm nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân thì Công giáo đã góp phần: làm
chuyển biến đời sống tín đồ người dân tộc thiểu số, từ khép kín sang cởi mở, hòa
nhập; loại bỏ một số hủ tục lạc hậu ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế của người
dân, giữ gìn và phát triển văn hóa các dân tộc; thay đổi thói quen từ du canh, du
cư sang định canh, định cư, biết tổ chức cuộc sống hợp lý, bảo vệ môi trường,
đoàn kết cộng đồng và đảm bảo an ninh trong các giáo xứ, giáo họ; tích cực
trong các hoạt động từ thiện xã hội và hưởng ứng chủ trương xã hội hóa y tế,
2
giáo dục của Đảng và Nhà nước ở Tây Nguyên. Trong quá trình phát triển bền
vững đất nước Đảng và Nhà nước đã chủ trương phát huy những giá trị văn hóa,
đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo cho quá trình phát triển đất nước [23],
do vậy, Công giáo ở Tây Nguyên cũng sẽ là nhân tố trong việc tham gia vào quá
trình phát triển bền vững khu vực.
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, Công giáo khi truyền vào Tây Nguyên
cũng có ảnh hưởng tiêu cực. Là tôn giáo nhất thần, Công giáo đã gây ra xung đột
văn hóa với truyền thống đa thần và từng bước Công giáo hóa văn hóa, tín
ngưỡng một số dân tộc thiểu số theo đạo. Quan niệm trong sinh sản của Công
giáo không giới hạn số con đã mâu thuẫn và làm cho việc thực hiện chính sách
dân số của Đảng và Nhà nước trong vùng Công giáo gặp khó khăn. Trong lịch sử
truyền giáo ở Việt Nam, dưới thời thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược Công
giáo đã bị lợi dụng để can thiệp vào Việt Nam. Điều này một mặt để lại những
hệ lụy tiêu cực trong quan hệ giữa Công giáo và chính quyền cũng như người
dân không theo Công giáo, mặt khác tạo cớ để các phần tử cực đoan tiếp tục lợi
dụng Công giáo vào hoạt động chống phá gây bất ổn ở Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, khoảng cách giàu - nghèo
còn cao, trình độ dân trí thấp, bản sắc văn hóa đang có xu hướng mai một, an
ninh - quốc phòng còn nhiều bất ổn, những hạn chế trong quản lý xã hội, quản lý
hoạt động tôn giáo chưa tốt khiến cho không ít tín đồ, chức sắc Công giáo mất
niềm tin vào Đảng, Nhà nước. Những bất cập trên nếu không được nghiên cứu
và có giải pháp giải quyết thỏa đáng, thì những giá trị và ảnh hưởng tích cực của
Công giáo sẽ khó được phát huy, mặc khác những mặt tiêu cực của Công giáo sẽ
là nhân tố tiềm ẩn những bất ổn, ảnh hưởng trực tiếp đến đồng thuận xã hội trong
phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề
"Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện
nay" làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.2. Mục đích
Trên cơ sở những vấn đề lý luận, kế thừa các công trình nghiên cứu trước
đó, luận án làm rõ thực trạng ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền
3
vững, luận án đề xuất giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn
chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của Công giáo trong phát
triển bền vững ở Tây Nguyên và những yếu tố tác động đến ảnh hưởng của Công
giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay.
- Phân tích thực trạng ảnh hưởng và những vấn đề đặt ra của Công giáo
trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay.
- Đề xuất một số yêu cầu và giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực,
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây
Nguyên hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là vấn đề lý luận và thực tiễn về
ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: thế giới và Việt Nam đều thống nhất đánh giá về phát triển
bền vững trên 3 tiêu chí: kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, từ tính đặc
thù địa - chính trị - văn hóa ở Tây Nguyên, nên nghiên cứu về ảnh hưởng của
Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên, luận án thấy cần thiết tách
lĩnh vực văn hóa và an ninh - quốc phòng trong tiêu chí xã hội thành những tiêu
chí riêng để phân tích làm sáng tỏ vấn đề, bởi: Công giáo là vấn đề thuộc về tâm
linh, là yếu tố cấu thành văn hóa, ảnh hưởng của Công giáo trên các lĩnh vực chủ
yếu là niềm tin tôn giáo, Tây Nguyên là không gian văn hóa đặc thù của các dân
tộc thiểu số, quá trình truyền giáo Công giáo có những tiếp biến và ảnh hưởng
trực tiếp đến văn hóa các tộc người nơi đây; Tây Nguyên là khu vực có vị trí
chiến lược về an ninh - quốc phòng, biên giới lãnh thổ tiếp giáp với nhiều nước,
là hành lang mà bọn phản động, cực đoan liên tục hoạt động chống phá để thực
hiện ý đồ tách Tây Nguyên khỏi Việt Nam. Trong chiến lược này, chúng sử dụng
tôn giáo như một phần của kế hoạch "diễn biến hòa bình tại Tây Nguyên". Với
4
những lý do đó, luận án nghiên cứu về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển
bền vững ở Tây Nguyên trên 5 tiêu chí: kinh tế; chính trị, xã hội; văn hóa; môi
trường, an ninh - quốc phòng.
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của Công giáo trên
địa bàn 3 tỉnh: Kon Tum, Đắk Lắk và Lâm Đồng, vì đây là 3 tỉnh có đông tín đồ
Công giáo và là nơi đặt trụ sở 3 Tòa Giám mục của Công giáo.
- Về thời gian: từ khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ban hành
Nghị quyết số 25, ngày 12/3/2003 về công tác tôn giáo trong tình hình mới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp phân tích, tổng
hợp, tổng kết thực tiễn và một số phương pháp liên ngành, cụ thể:
Luận án sử dụng phương pháp thống kê, điều tra xã hội học, so sánh: thu
thập, thống kê số liệu thực tiễn về các nội dung nghiên cứu. Đồng thời luận án tổ
chức điều tra xã hội học với 3 mẫu phiếu ở 3 tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk và Lâm Đồng
với số lượng phiếu thu về là 399 phiếu cho 3 đối tượng cụ thể: 159 phiếu dành cho
cán bộ làm công tác tôn giáo thuộc các ngành: tôn giáo, dân vận, công an, Mặt trận
Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, dân tộc [Phụ lục 1.1]; 132 phiếu dành cho tín
đồ Công giáo [Phụ lục 1.2]; 108 phiếu dành cho chức sắc, tu sĩ Công giáo [Phụ lục
1.3]. Từ kết quả thu thập, tổng hợp, luận án phân tích các vấn đề cần nghiên cứu,
làm rõ tính đặc thù về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây
Nguyên và đưa ra những đánh giá, nhận định, kết luận có cơ sở khoa học.
Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia, tọa đàm khoa học:
Tọa đàm, trao đổi với các giám mục, linh mục, tu sĩ ở 3 giáo phận: Kon Tum,
Ban Mê Thuột và Đà Lạt để làm rõ hơn vấn đề cần nghiên cứu. Trao đổi với cán bộ
làm công tác tôn giáo các tỉnh: Kon Tum, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Ban Chỉ
đạo Tây Nguyên về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển ở địa phương.
5. Những đóng góp mới của luận án
Một là, luận án làm rõ các tiêu chí đánh giá ảnh hưởng của Công giáo trong
phát triển bền vững trên 05 tiêu chí: kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và an
ninh - quốc phòng.
5
Hai là, luận án làm rõ đặc điểm và ảnh hưởng của Công giáo trong phát
triển bền vững ở Tây Nguyên; đề xuất các yêu cầu, giải pháp nhằm phát huy ảnh
hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền
vững ở Tây Nguyên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Những kết quả của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học để các bộ,
ngành và cán bộ, đảng viên nhận thức khách quan về vai trò, ảnh hưởng của
Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Góp phần cung cấp thêm
luận cứ khoa học cho việc đề xuất chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan
đến Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong nghiên cứu giảng dạy chuyên ngành Chủ nghĩa Xã hội khoa học, chuyên
ngành Tôn giáo học và là tài liệu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về
Công giáo.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án của tác giả nước ngoài
- Francis, LAUDATO SI’ of the Holy Father Francis on care for our
common home (Thông điệp về việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta) [58].
Cuốn sách là Thông điệp của người đứng đầu Giáo hội Công giáo thế giới về
việc bảo vệ môi trường. Việc quan tâm đến bảo vệ môi trường là một trong
những hoạt động quan trọng của Tòa thánh Vatican trong nhiều thập kỷ qua. Từ
thời Giáo hoàng Phaolo VI đã ban hành Tông thư "Bát thập niên" năm 1967 kêu
gọi tín đồ trên toàn thế giới có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường tự
nhiên. Các Giáo hội châu Á, trong đó có Việt Nam, năm 2011 đã ra lời kêu gọi
một lối sống mới, một nền văn hóa mới tôn trọng thiên nhiên. Quan điểm của
Giáo hội cho rằng tài nguyên thiên nhiên không phải là nguồn nguyên liệu vô
hạn, thậm chí có một số tài nguyên không thể tái tạo được, do đó không thể khai
thác thiên nhiên một cách thái quá, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn dự
trữ tài nguyên cho thế hệ hiện tại cũng như tương lai. Tiếp nối quan điểm đó,
Giáo hoàng Phanxicô thúc đẩy vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ bằng những
lời kêu gọi, thuyết giảng ở các diễn đàn lớn mà còn được đúc kết thành Thông
điệp về Bảo vệ môi trường "Laudato Si’" ban hành ngày 17/6/2015 tại Vatican.
Đây được xem như một văn kiện quan trọng của Giáo hội mà toàn thể các tín đồ
có nghĩa vụ phải thực hiện. Đây không chỉ là tiếp nối hành trình bảo vệ môi
trường của các Giáo hoàng trước, mà còn là chủ trương, thể hiện trách nhiệm của
Giáo hội đối với vấn đề môi trường trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Thông điệp gồm 6 chương với 246 đoạn, đề cập đến các khía cạnh khác
nhau của cuộc khủng hoảng môi trường hiện nay. Từ đó tác giả kêu gọi mọi
người hãy hành động vì môi trường trên tinh thần đối thoại và đề ra các giải
pháp để bảo vệ môi trường sống và xem đó như "một hành trình giáo dục", mà
khởi đầu là trường học, gia đình và các phương tiện truyền thông.
7
- Francis, Esortazione Apostolica Amoris Laetitia, Tông Huấn hậu thượng
hội đồng về "Tình Yêu trong Gia Đình" của Giáo hoàng Phanxicô [59]. Tông
huấn là tổng hợp kết quả của hai Thượng Hội Đồng về gia đình được Giáo hội đề
ra năm 2014 và 2015. Tông huấn gồm 9 chương và 325 đoạn tổng hợp, trích dẫn
những báo cáo cuối cùng của thượng hội đồng, các văn kiện, giáo huấn của các
Giáo hoàng trước đó và nhiều bài giáo lý về gia đình của chính Giáo hoàng
Phanxicô. Dựa trên nền tảng Kinh thánh, hôn nhân trong Công giáo chỉ được
tiến hành trên cơ sở tự do, tự nguyện, đủ tuổi để yêu thương nhau trọn đời và
cùng nhau sinh con. Tuy nhiên, trong xu thế hiện nay tình trạng hôn nhân gia
đình đang đứng trước nhiều thách thức do các yếu tố tác động từ bên ngoài
như: tình trạng di dân, lựa chọn giới tính khi sinh, sử dụng các biện pháp tránh
thai ngoài tự nhiên để hạn chế việc sinh nhiều con… Trước tình hình đó, Giáo
hoàng kêu gọi tín đồ cần thiết phải củng cố gia đình trên nền tảng hôn nhân
Công giáo để hạn chế tình trạng ly hôn, vì điều này sẽ gây hậu quả xấu cho các
thành viên trong gia đình. Giáo hoàng kêu gọi tín đồ quan tâm đến gia đình
người khuyết tật và đề cao đạo đức gia đình trong việc tôn trọng và noi gương
người già.
Giáo hoàng nhấn mạnh sự cần thiết phải dành thời gian cho việc chuẩn bị
tâm lý và kiến thức, đạo đức nền tảng về gia đình cho tín đồ trước khi kết hôn.
Do vậy, trách nhiệm của Giáo hội là phải trang bị cho tín đồ những giáo lý về
hôn nhân gia đình và phải đồng hành với các gia đình trẻ trong những năm đầu
kết hôn, giáo dục tín đồ về việc làm cha mẹ có trách nhiệm và cách thức để vượt
qua những khủng hoảng, phức tạp trong cuộc sống gia đình nhằm xây dựng gia
đình bền vững.
- Gaudium et Spes 1965 (Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày
nay) [27]. Đây là một trong những văn kiện của Công đồng Vatican II (1962 -
1965), được ban hành ngày 7/12/1962. Hiến chế được gọi là Mục vụ vì dựa trên
nguyên tắc giáo lý để trình bày thái độ của Giáo hội Công giáo với thế giới và
con người ngày nay. Hiến chế đề cập đến nguyên tắc của Giáo hội đối với đời
sống kinh tế, xã hội, đồng thời chỉ ra một số giải pháp trong phát triển kinh tế
như: phát triển kinh tế để phục vụ con người, phát triển kinh tế dưới sự kiểm soát
8
của con người, phải chấm dứt tình trạng bất bình đẳng quá lớn trên bình diện
kinh tế, xã hội. Hiến chế cũng bàn đến các vấn đề khác trong phát triển kinh tế,
xã hội như: việc làm, điều kiện lao động và giải trí; tổ chức kinh tế thế giới,
tranh chấp lao động, vấn đề đầu tư và tiền tệ, sở hữu và quyền tư hữu.
- P. Dourisboure, Dân Làng Hồ [33]. Đây là cuốn hồi ký của một linh mục
người Pháp, ghi lại quá trình truyền giáo thời kỳ đầu ở Kon Tum của các linh
mục nước ngoài (thừa sai Công giáo) khi đến Tây Nguyên. Cuốn sách tái hiện
đời sống của các dân tộc Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng xưa. Cuộc sống của họ được
bao bọc bởi rừng, sống chết với rừng và những huyền thoại về rừng với nhiều
phong tục, kiêng cữ, tạo nên tính cấu kết cộng đồng bền chặt. Đây cũng chính là
những cản trở, thách thức mà các thừa sai Công giáo khi đến đây phải đối diện.
Tác giả đã tái diễn lại những nỗ lực, sự kiên trì của các thừa sai trước những
thách thức từ con người, thiên nhiên, ngôn ngữ và phong tục tập quán của người
dân Tây Nguyên để thành lập được các trung tâm truyền giáo thu hút người dân
theo đạo, đặt nền tảng cho việc truyền giáo vào Tây Nguyên trong những giai
đoạn sau này.
- Libereria Editrice Vaticana Compendium of the Social Doctrine of the
Church (Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo) [74]. Học thuyết
xã hội của Giáo hội Công giáo là cuốn sách tổng hợp giáo lý Công giáo để giải
thích các vấn đề xã hội một cách hệ thống, trên cơ sở hàng nghìn bản văn về:
Kinh thánh, hiến chế, tông thư, tông huấn, thông điệp của Giáo hội và các Giáo
hoàng. Trên cơ sở lý luận của Giáo hội về thần học, triết học, luân lý học, văn
hóa và mục vụ, từng vấn đề cụ thể của xã hội được luận giải trong 12 chương
của Học thuyết với 1232 chú thích cho thấy một cái nhìn tổng lược của toàn bộ
giáo huấn Công giáo về xã hội.
Học thuyết này được coi như phương tiện quan trọng thể hiện trách nhiệm
của Giáo hội trong xã hội hiện nay, là phương thức thể hiện quan hệ giữa Công
giáo với Nhà nước, đồng thời tác động đến nhận thức của tín đồ về đời sống của
họ trước các vấn đề xã hội.
- Jacques Dournes, POTAO (Một lý thuyết về quyền lực ở Jorai Đông
Dương) [32]. Đây là công trình nghiên cứu về sự vận hành của quyền lực giữa
9
những tộc người khác nhau ở khu vực Tây Nguyên. Người Gia Rai gọi những
nhân vật có chức năng đặc biệt là Potao và chia thành: Potao lửa, Potao nước,
Potao gió. Chức năng của các vị này là giữ mối quan hệ giữa xã hội loài người
với các quyền năng vũ trụ được thể hiện trong ba yếu tố trên. Potao là những
người đảm nhận mối quan hệ giữa những người Gia Rai và các thế lực (vũ trụ và
chính trị) nối liền huyền thoại và lịch sử. Dù không đề cập đến ảnh hưởng của
tôn giáo với phát triển tộc người, nhưng tác giả đã chỉ ra nét độc đáo trong nền
văn hóa Gia Rai, đó là hệ thống chính trị - tôn giáo mà đỉnh cao là các Potao.
Các dân tộc khác biết đến Gia Rai như là dân tộc của các Potao. Công trình này
sẽ giúp luận án chú ý hơn đến tính chính trị - tôn giáo khi tiếp cận các nội dung
nghiên cứu về Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số.
1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án của các tác giả
trong nước
1.1.2.1. Những nghiên cứu về tôn giáo và Công giáo liên quan đến đề tài
- Bài: "Xu thế tôn giáo trên thế giới và tác động của chúng đối với các tôn
giáo ở Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập quốc tế" của Lê Tâm Đắc [55]. Tác
giả cho rằng trong xã hội hiện đại các tôn giáo nhanh chóng thâm nhập và tác
động vào hầu khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hình thành rõ
khuynh hướng: dân tộc hóa tôn giáo, phong trào đòi ly khai, khủng bố liên quan
đến tôn giáo, cá thể hóa tôn giáo... Tác động của toàn cầu cũng làm cho hệ thống
tôn giáo trên thế giới trở nên đa dạng, địa - tôn giáo có sự thay đổi mạnh mẽ.
Liên quan trực tiếp đến nội dung luận án, tác giả chỉ rõ: sự xuất hiện và
phát triển của Hà Mòn và Canh Tân Đặc Sủng là những hiện tượng tôn giáo mới
nội sinh xuất phát từ Công giáo. Cả hai loại này phát triển khá rộng ở khu vực
Tây Nguyên thu hút nhiều tín đồ Công giáo người dân tộc thiểu số tin theo và
gây bất ổn xã hội. Qua sự tác động này cho thấy, Công giáo ở Tây Nguyên đã
mất đi một số tín đồ do chuyển sang theo Tin lành, Phật giáo và các "hiện tượng
tôn giáo mới", nên Công giáo sẽ tích cực truyền giáo vào vùng dân tộc, củng cố
và phát triển đức tin theo hướng bền vững.
- Công trình: "Phát huy vai trò tôn giáo trong phát triển kinh tế, văn hóa -
xã hội và an ninh - quốc phòng ở Tây Nguyên" của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên [4].
10
Bài viết cho thấy, trong công cuộc đổi mới đất nước, đa số tín đồ các tôn giáo ở
Tây Nguyên đoàn kết, gắn bó, sáng tạo trong lao động, đang góp phần bảo vệ và
xây dựng, phát triển bền vững Tây Nguyên. Để phát huy vai trò của các tôn giáo
trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên, bài viết cũng chỉ rõ cần tiếp tục quan
tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho các tôn giáo tham gia đóng góp vào đời sống,
kinh tế, văn hóa, xã hội. Việc đa dạng hóa các loại hình văn hóa, xã hội còn để
người dân có quyền lựa chọn, có điều kiện hưởng lợi. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn
thiện chính sách pháp luật bảo đảm cho các tôn giáo sinh hoạt bình thường, cải
cách thủ tục hành chính trong giải quyết các nhu cầu hợp pháp của tôn giáo để
chức sắc, tín đồ yên tâm đóng góp cho công tác an sinh xã hội. Trong bối cảnh
mở cửa và hội nhập, cần nhìn nhận và phát huy những giá trị tích cực về đạo
đức, văn hóa các tôn giáo. Thực hiện quyền bình đẳng tôn giáo để phát huy tinh
thần đoàn kết, khoan dung, vai trò của các tôn giáo trong việc tham gia giải
quyết những vấn đề chung của xã hội.
- Công trình: "Tập tư liệu kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên 2001 - 2015"
của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên [10]. Đây là tập tư liệu tổng quan về tình hình kinh
tế - xã hội Tây Nguyên phản ánh từ thực trạng dân số và lao động, tăng trưởng
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư cũng như từng lĩnh vực cụ thể về: nông
nghiệp - nông thôn, thương mại, vận tải, giáo dục và đào tạo, y tế và mức sống
của dân cư nơi đây. Đặc biệt, tập tài liệu đưa ra một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội
vùng Tây Nguyên giai đoạn 2001 - 2015 với các số liệu rất tin cậy phản ánh từng
lĩnh vực cụ thể và có sự so sánh giữa các tỉnh trong khu vực trên các lĩnh vực.
- Công trình: "Những nẻo đường Phúc âm hóa Công giáo ở Việt Nam" của
Nguyễn Hồng Dương [44]. Cuốn sách tiếp cận vấn đề Công giáo dưới góc độ
chính trị - xã hội phản ánh những chiều cạnh của Công giáo đối với dân tộc Việt
Nam. Tác giả đã khai thác ý thức, trách nhiệm chính trị của người Công giáo với
dân tộc qua những giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước. Liên quan đến đề
tài luận án tác giả đã khai thác trách nhiệm chính trị của người Công giáo đối với
việc tổ chức giáo xứ, giáo họ Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số thuộc giáo
phận Kon Tum, nhất là 3 dân tộc có tín đồ Công giáo đông nhất là Gia Rai, Ba
Na và Xê Đăng. Tác giả cho rằng các làng/giáo họ Công giáo người Kinh thành
11
lập trong giai đoạn này có vai trò quan trọng là chỗ dựa cho các làng/giáo họ
Công giáo người dân tộc thiểu số. Cùng với việc lập làng là việc đào tạo Giáo
phu người dân tộc thiểu số hoạt động theo Hội các chú Giáo phu và Luật Chú
Giáo phu phục vụ cho mục đích truyền giáo. Tác giả khai thác trách nhiệm chính
trị của người Công giáo trong việc hội nhập văn hóa các dân tộc thiểu số.
- Công trình: "Công tác tôn giáo từ quan điểm Mác - Lênin đến thực tiễn
Việt Nam" của Ngô Hữu Thảo [136]. Tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ những
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và
công tác tôn giáo. Vận dụng những quan điểm đó vào thực tiễn công tác tôn
giáo trong hệ thống chính trị ở Việt Nam. Tác giả cho rằng hiện nay thế giới
đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa và Việt Nam cũng nằm trong xu
thế đó, vì thế công tác tôn giáo phải tiếp tục đặt ra nhiệm vụ mới. Bên cạnh
việc hoàn thiện chính sách, pháp luật thì việc phát huy những giá trị đạo đức,
văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo, động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín
đồ sống tốt đời, đẹp đạo, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ
tổ quốc là hết sức cần thiết.
- Công trình: "Nhà nước tôn giáo và pháp luật" của Đỗ Quang Hưng [88].
Theo tác giả "Nhà nước - tôn giáo - luật pháp" có mối quan hệ mật thiết với nhau
biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Niềm tin tôn giáo hàm chứa cả những ngụ ý xã hội
và đạo đức, vì thế các tín đồ luôn thể hiện niềm tin tôn giáo qua các hoạt động
của công dân trong hệ thống chính trị. Tác giả đã đi sâu phân tích mối quan hệ
giữa Nhà nước và giáo hội ở các phương diện: mối quan hệ giữa tôn giáo và thể
chế xã hội, đưa ra các mô hình nhà nước thế tục, điểm mấu chốt giải quyết mối
quan hệ giữa nhà nước và giáo hội. Phân tích về chính sách tôn giáo ở Việt Nam,
tác giả cho rằng Việt Nam theo mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
về tôn giáo, trong đó vấn đề thể nhân và pháp nhân tôn giáo là vấn đề rất cần
được tính đến trong luật pháp tôn giáo ở Việt Nam và là vấn đề pháp lý quan
trọng bậc nhất hiện nay. Cũng theo tác giả, đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện
nay đã hội đủ những điều kiện để xuất hiện một "thị trường tôn giáo" tương đồng
với nhiều nước trong khu vực. Sự thức tỉnh tôn giáo ở Việt Nam thể hiện rõ nét
trong đời sống tinh thần, xã hội của cá nhân, cộng đồng.
12
- Công trình: "Khoan dung tôn giáo với dân chủ, đoàn kết và đồng thuận xã
hội - Trường hợp Việt Nam" của Đỗ Lan Hiền [66]. Về lịch sử hình thành tư
tưởng khoan dung tác giả cho rằng ở phương Tây xuất hiện rất sớm trong các tôn
giáo, tiêu biểu là giáo huấn của trong Công giáo (Kitô) "bỏ gươm vào vỏ, vì ai
dùng gương sẽ chết vì gươm" [66, tr.12]. Quan niệm về khoan dung tôn giáo, tác
giả cho rằng "phạm trù dùng để chỉ một thái độ, ứng xử tôn trọng, hòa hợp đối
với cái khác biệt, khác lạ, thậm chí là đối lập lại với mình. Là sự chế ngự, xóa bỏ
được thói loại trừ, khai trừ, kỳ thị, lo sợ cái khác lạ, cái khác mình, cái đối lập
với mình. Khoan dung không phải là sự nhượng bộ, sự hạ mình hay nhận đặc ân,
mà khoan dung còn là trách nhiệm, là sự duy trì mọi quyền con người" [66,
tr.24]. Tác giả cho rằng Việt Nam chịu ảnh hưởng khá sớm và sâu sắc tư tưởng
của Nho, Phật, Đạo từ Trung Hoa và Ấn Độ, nên tinh thần khoan dung của người
Việt Nam thể hiện rất rõ trong đời sống tôn giáo (tam giáo đồng nguyên). Từ
nghiên cứu về khoan dung cho thấy, người dân Việt Nam đã thể hiện rõ nét tính
khoan dung trong ứng xử với Công giáo, một tôn giáo khá xa lạ, có lúc còn xung
đột với truyền thống văn hóa Việt Nam nhưng cũng được chấp nhận, tạo đồng
thuận xã hội, đoàn kết tôn giáo để cùng phát triển.
- Công trình: "Tôn giáo và văn hóa" của Đỗ Quang Hưng [84]. Nghiên cứu
về mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hóa đối với trường hợp Công giáo tác giả
cho rằng: những nỗ lực hội nhập văn hóa của người Công giáo Việt Nam hiện
nay là đặt ra những vấn đề mới trong quan hệ với văn hóa dân tộc. Theo tác giả
đây là xu hướng tiến bộ phù hợp với thời đại và với dân tộc tạo cầu nối văn hóa
để người Công giáo thuận lợi hơn trong việc thực hiện đường hướng "sống phúc
âm giữa lòng dân tộc". Chục năm trở lại đây đường hướng hội nhập văn hóa của
người Công giáo đã thu được nhiều kết quả trên hai phương diện thần học và đời
sống tôn giáo mà nổi bật là hội nhập văn hóa Công giáo vào nền văn hóa bản địa.
- Công trình: "Giá trị di sản của đa dạng tôn giáo ở Việt Nam và những
đóng góp đối với xã hội Việt Nam" [123]. Công trình gồm những bài viết từ hội
thảo quốc tế cùng tên với sự tham gia của nhiều tác giả. Trong đó bài Sự hòa
nhập của tôn giáo với văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc
thiểu số Tây Nguyên của tác giả H’Ngăm Niê K’dăm, tác giả đã chỉ ra sự phong
13
phú, đa dạng của đời sống văn hóa, tinh thần các dân tộc Tây Nguyên, nhất là
kho tàng văn học dân gian, những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các
dân tộc thiểu số. Khi các tôn giáo truyền vào và phát triển ở Tây Nguyên đã
không tránh khỏi những đụng chạm, những xung đột về văn hóa, nhưng về sau
các tôn giáo đã thực hiện hội nhập văn hóa trong truyền giáo, tạo nên sự thích
nghi hòa hợp giữa tôn giáo và tập tục truyền thống giữa các dân tộc. Đây là cơ sở
để các tôn giáo ý thức và thực hiện việc gìn giữ văn hóa các dân tộc, vận dụng
luật tục của đồng bào vào đời sống tôn giáo, làm cho tôn giáo tiệm cận hơn với
văn hóa dân tộc, nhưng cũng là cơ sở để tôn giáo xác lập vị trí của mình một
cách vững chắc ở khu vực này.
- Công trình: "Chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam:
25 năm nhìn lại" [122]. Công trình với sự tham gia của nhiều tác giả, trong đó
bài Xây dựng hệ thống chính sách pháp luật nhằm phát huy nguồn lực - Sức
mạnh mềm của các tôn giáo trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc của ThS. Nguyễn
Văn Thanh và ThS. Hà Thị Xuyên, tác giả nhận định cần nhìn nhận vai trò của
tôn giáo trong thời đại ngày nay dưới tác động của toàn cầu hóa, các tôn giáo sẽ
khai thác cơ hội này, nhất là những thành tựu của cách mạng khoa học công
nghệ để đẩy mạnh các hoạt động truyền giáo và phát triển tín đồ; đồng thời xu
thế này cũng làm cho các tôn giáo khó có thể giữ được tín đồ theo lối truyền
thống, mà sự đổi đạo, cải đạo tiếp tục diễn ra giữa tín đồ các tôn giáo. Tôn giáo
thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế cũng như tham dự vào nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội. Trước bối cảnh đó đòi hỏi, Đảng, Nhà nước cần có
những ứng xử phù hợp với tôn giáo và công tác tôn giáo để vừa quản lý, vừa
phát huy được nguồn lực của tôn giáo trong phát triển xã hội.
- Bài: "Thái độ của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam trong tiếp nhận và
thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay" của Bùi Thanh Hà [62],
theo tác giả, việc tiếp nhận pháp luật về tôn giáo của các tổ chức, cá nhân tôn
giáo còn ở mức độ khác nhau. Bên cạnh đa số các tổ chức tôn giáo có nhận thức
đúng đắn về chính sách, pháp luật của nhà nước; thực hiện các hoạt động tôn
giáo theo quy định của pháp luật, còn một bộ phận nhỏ chức sắc, nhà tu hành
chưa hiểu rõ hoặc bị các phần tử xấu lợi dụng nên cố tình không hiểu hoặc xuyên
14
tạc các quy định pháp luật. Do đó, quản lý xã hội bằng pháp luật là phương thức
quản lý cơ bản, tuy nhiên nếu chỉ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật chưa
đủ, để pháp luật đi vào cuộc sống cần có phương pháp cách thức để thực hiện
pháp luật. Đối với lĩnh vực tôn giáo, kết quả của việc thực hiện pháp luật sẽ là
minh chứng thực tiễn tiếp nhận tích cực hay tiêu cực các quy định pháp luật.
- Công trình: "Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về
tôn giáo" của Nguyễn Hồng Dương [43]. Tác giả đã làm rõ quan điểm, chính
sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo theo các vấn đề sau: quan điểm
về bản chất tôn giáo, về tự do, tín ngưỡng tôn giáo, về đoàn kết tôn giáo trong
chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, về chống lợi dụng tôn giáo và quan điểm về
công tác vận động tôn giáo. Tác giả cũng đã phân tích sự biến động của từng tôn
giáo như Công giáo, Tin lành, Phật giáo sau giải phóng và trong giai đoạn đổi
mới, để thấy được xu hướng vận động thích nghi của các tôn giáo trong từng giai
đoạn cách mạng. Đây chính là cơ sở thực tiễn để Đảng, Nhà nước Việt Nam tiếp
tục đổi mới trong nhận thức và hoạch định chủ trương, chính sách, pháp luật phù
hợp với một đất nước đa dạng tôn giáo như Việt Nam.
1.1.2.2. Những nghiên cứu về tôn giáo và Công giáo trong phát triển bền
vững nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng
- Công trình: "Vấn đề Tôn giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên"
của Viện Nghiên cứu Tôn giáo [164]. Đề tài đã tiếp cận vấn đề tôn giáo trong
phát triển bền vững ở Tây Nguyên trên 5 trụ cột chính là: kinh tế, văn hóa, xã
hội, môi trường và an ninh - quốc phòng. Đề tài đã đánh giá tác động của thực
thể tôn giáo tới phát triển bền vững ở Tây Nguyên trên ba phương diện: niềm tin
tôn giáo, các thực hành lễ nghi và việc tạo ra các cộng đồng tôn giáo khác nhau
có ảnh hưởng, chi phối gì với phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Đề tài đã cung
cấp cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về ảnh hưởng tích cực của tôn giáo trong phát
triển bền vững ở Tây Nguyên và đưa ra các nhóm giải pháp về tôn giáo trong
phát triển bền vững ở Tây Nguyên.
- Bài: "Tác động của tôn giáo đối với xã hội ở Tây Nguyên" của Chu Văn
Tuấn [153]. Tác giả đã khái quát 5 đặc điểm nổi bật phản ánh xã hội Tây Nguyên
qua các vấn đề: nghèo đói, bất bình đẳng và phân hóa giàu nghèo; tính phức tạp
15
và sự biến động lớn của các tộc người; biến động của tôn giáo, từ tín ngưỡng đa
thần truyền thống đến việc các tôn giáo nhất thần truyền vào làm phá vỡ cấu trúc
tôn giáo truyền thống, ảnh hưởng đến xã hội và an ninh khi bị các thế lực cực
đoan lợi dụng; thiết chế xã hội truyền thống bị phá vỡ khi các tôn giáo truyền
vào, cùng với đó là vai trò của già làng, trưởng buôn giảm, tính cộng đồng giảm;
vấn đề đất đai là nguyên nhân gây mâu thuẫn phức tạp trong hoạt động tôn giáo
trên địa bàn Tây Nguyên. Cùng với năm đặc điểm, tác giả trình bày khái lược
tình hình tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay, trong đó nhấn mạnh đến các tôn giáo
lớn là: Công giáo, Tin lành, Phật giáo, đồng thời làm rõ những tác động tích cực,
tiêu cực của tôn giáo đối với xã hội Tây Nguyên trên các phương diện: xã hội,
kinh tế, văn hóa. Đối với tác động tích cực, tác giả khẳng định: tôn giáo đã góp
phần làm thay đổi tâm lý, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số; tác
động tới việc xóa đói, giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội cho người dân; góp
phần thúc đẩy nâng cao dân trí khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao chất
lượng cuộc sống, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hình thành nên những cộng
đồng dân tộc tôn giáo mới, đan xen với những cộng đồng truyền thống tạo nên
sự đa dạng tính cộng đồng của xã hội Tây Nguyên. Tác động tiêu cực đó là việc
các tôn giáo truyền vào đã tạo nên những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội, nhất
là xung đột văn hóa dẫn đến phức tạp về an ninh chính trị khi tôn giáo bị các
phần tử cực đoan lợi dụng vào mục đích chống phá Nhà nước. Theo tác giả, để
phát triển bền vững Tây Nguyên thì một trong những lĩnh vực quan trọng là phải
giữ được sự ổn định chính trị - xã hội, trong đó có vai trò của tôn giáo.
- Bài: "Mối quan hệ giữa tôn giáo với kinh tế ở Tây Nguyên từ góc nhìn vốn
xã hội trong đời sống xã hội" của Nguyễn Thị Minh Ngọc [121]. Tác giả đã tiếp
cận vốn xã hội từ những khái niệm cơ bản của hai tác giả Cohen và Prusak "Vốn
xã hội bao gồm toàn bộ những kết nối có tính chủ động của con người: sự tin
tưởng, hiểu biết lẫn nhau, các giá trị chung và các hành vi ứng xử nhằm liên kết
con người và các cộng đồng, tạo ra sự hợp tác mong muốn". Theo tác giả vốn xã
hội chính là con người, vấn đề cốt lõi của vốn xã hội là niềm tin. Với trường hợp
các hệ phái Tin lành ở Mỹ, tác giả cho rằng những người di cư đầu tiên đến Mỹ
chỉ có thể thông qua tôn giáo mới giữ được văn hóa truyền thống và hòa nhập
16
vào xã hội. Đạo đức và quan niệm giá trị, mối quan hệ xã hội, sự hợp tác và tín
nhiệm giữa mọi người, sự trao đổi và giúp đỡ giữa các hội đoàn, sự kế thừa
truyền thống văn hóa của người dân di cư đều được thực hiện thông qua mạng
lưới tôn giáo và lấy tôn giáo làm hạt nhân. Trên cơ sở đó, tác giả đã luận giải vốn
xã hội của tôn giáo tại Tây Nguyên và tác động của nó đến hoạt động kinh tế.
Theo tác giả, vốn xã hội của tôn giáo là một lĩnh vực khẳng định vai trò và ảnh
hưởng của tôn giáo. Tôn giáo tham gia vốn xã hội nhờ quá trình hình thành niềm
tin qua tương tác trong và ngoài cộng đồng tôn giáo.
- Bài: "Tác động tôn giáo tới nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của
tín đồ các tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay" của Ngô Quốc Đông [57]. Tác giả đã
phân tích quan điểm của các tôn giáo về môi trường, trong đó đi sâu phân tích
quan điểm của Công giáo về môi trường trên nền tảng Kinh thánh và các văn
kiện của Giáo hội. Với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã dẫn
đến những phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường và nhiều tác nhân khác, nên Giáo hội đã có những quan điểm
nhìn nhận lại ứng xử của con người với môi trường theo các quan điểm: Giáo hội
không chống lại khoa học, nhưng con người cần có trách nhiệm với thiên nhiên;
thiên nhiên là "quà tặng" của Thiên Chúa ban cho con người nên không vì động
cơ cá nhân mà khai thác cạn kiệt theo ý chủ quan của con người, nên bảo vệ môi
trường trước tiên phải điều chỉnh từ chính hành vi con người. Như vậy, quan
điểm về môi trường của Công giáo là quy hướng về Thiên Chúa, sự phá hoại
thiên nhiên là trái với ý định Thiên Chúa. Điểm chung giữa quan niệm của các
tôn giáo về môi trường là lấy con người làm trung tâm để xem xét. Bảo vệ môi
trường phải bắt đầu bằng việc giáo dục con người qua các nguyên tắc luân lý của
từng tôn giáo.
- Bài: "Quan niệm về bảo vệ môi trường của các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên hiện nay" của Nguyễn Thị Quê Hương [89]. Tác giả cho rằng đồng bào
dân tộc thiểu số có đời sống tinh thần tâm linh mang tính đặc thù, phụ thuộc vào
đức tin của từng loại hình tín ngưỡng mà họ tôn thờ. Việc bảo vệ rừng, nguồn
nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nội dung quan
trọng được quy định cụ thể trong luật tục của một số dân tộc. Vùng Tây Nguyên
17
có tính đặc thù về địa lý, rừng nên việc bảo vệ môi trường càng phải có các giải
pháp tuyên truyền, vận động, nhất là việc phát huy những kinh nghiệm của các
dân tộc thiểu số được ghi trong luật tục sẽ góp phần xã hội hóa công tác bảo vệ
môi trường, góp phần phát triển bền vững vùng Tây Nguyên.
- Bài: "Một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cơ
sở ở Tây Nguyên đối với việc thực hiện công tác tôn giáo" của Nguyễn Nguyệt
Oanh [126]. Tác giả cho rằng hệ thống chính trị cơ sở là cấp thấp nhất trong hệ
thống chính trị ở nước ta hiện nay, song đây cũng là cấp quan trọng nhất, vì mọi
chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam, trong đó có
chính sách, pháp luật về tôn giáo có đưa được vào cuộc sống hay không phụ
thuộc rất nhiều vào cấp cơ sở. Trong hệ thống chính trị, cấp cơ sở là cấp trực tiếp
chịu sự chi phối, đối mặt với tất cả mọi vấn đề của nhân dân, là nơi gắn bó trực
tiếp với tín đồ và chức sắc tôn giáo. Trong những năm qua, hệ thống này ở Tây
Nguyên đã được củng cố, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ những hạn chế trong nhận
thức và quản lý, hoạt động nặng về hình thức, mang tính hành chính, không có
cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo. Theo tác giả, tôn giáo là vấn đề phức
tạp nên cần bố trí cán bộ chuyên trách về vấn đề tôn giáo ở cấp xã đồng thời cần
có chương trình đào tạo cán bộ có tính chất chiến lược và lâu dài.
- Công trình: "Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo" của Hội
đồng Giám mục Việt Nam [74]. Học thuyết tiếp cận vấn đề kinh tế, xã hội dưới
nhãn quan Thần học và Luân lý học. Về thần học, Học thuyết tiếp cận đến "con
người, sự nghèo nàn và giầu có", những người nghèo, túng thiếu được coi là một tai
họa, nhưng mặt khác hoàn cảnh nghèo nàn là một biểu tượng của tình trạng con
người trước mặt Chúa, là nguồn gốc của mọi điều tốt lành, được xem như ân huệ
Chúa ban để con người chia sẻ và được Chúa quan tâm. Về mặt luân lý, học thuyết
cho rằng: hoạt động kinh tế phải là hoạt động hướng tới mọi người và mọi dân tộc;
giúp con người được phát triển toàn diện trong sự liên đới và trách nhiệm xã hội.
- Công trình: "Công giáo Việt Nam đối với phát triển bền vững đất nước"
của Nguyễn Hồng Dương [46]. Tác giả đã tiếp cận vấn đề trên cơ sở lý luận đó
là: quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo làm cơ
sở cho Công giáo tham gia vào phát triển bền vững đất nước; đường hướng của
18
Vatican tác động đến việc Công giáo ở Việt Nam tham gia phát triển bền vững.
Về cơ sở thực tiễn tác giả đã phân tích Công giáo tham gia vào việc giải quyết
phát triển bền vững trên ba nội dung: Công giáo với chính trị; Công giáo với hội
nhập văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống; Công giáo đối với đời sống xã
hội được thể hiện qua lối sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng; qua thực hiện
vai trò kép đạo - đời và các hoạt động an sinh xã hội. Tác giả đã chỉ ra những
vấn đề cần quan tâm trong nghiên cứu về vai trò của Công giáo ở Việt Nam đối
với phát triển bền vững. Tác giả cho rằng tiến trình Công giáo tham gia vào
phát triển bền vững đất nước không diễn ra thuận chiều như Phật giáo mà đa
dạng và khó khăn hơn.
- Luận án: "Lịch sử truyền bá đạo Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số tại
giáo phận Kon Tum" của Đặng Luận [104]. Tác giả đã khái quát đặc điểm truyền
giáo và quá trình du nhập, phát triển Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số tại giáo
phận Kon Tum. Phân tích tác động của Công giáo đối với đời sống tín đồ người dân
tộc thiểu số ở giáo phận Kon Tum trên các mặt: về chính trị, sự hiện diện của Công
giáo đã làm thay đổi diện mạo của tổ chức và thiết chế buôn, làng truyền thống, phá
vỡ tính tự trị, khép kín của buôn, làng truyền thống, thay thế thiết chế buôn, làng và
tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa vùng có đạo và không có đạo. Về kinh tế, hình
thành những làng "Công giáo kiểu mẫu" trong vùng dân tộc thiểu số với mục đích
như một "mô hình" tốt để giữ và thu hút tín đồ, từ đó làm chuyển biến nhận thức và
đời sống của người dân theo hướng có lợi cho sản xuất. Về đạo đức lối sống và tín
ngưỡng, truyền thống đó là việc "phá thần" rồi "tạo thần" trên nền tảng là các thần
đã có bằng cách khoác cho các vị một tên gọi mới hoặc nội hàm Công giáo, tạo tình
cảm gần gũi và tương hợp trong nhận thức của tín đồ. Theo tác giả, Công giáo ở
Kon Tum hiện nay không chỉ đối mặt với những khó khăn nội tại do thiết chế tổ
chức, cơ chế quyền lực mang tính bảo thủ, mà còn đứng trước những khó khăn mới
trong phương thức truyền đạo, phát triển tín đồ người dân tộc thiểu số trước sự cạnh
tranh của Tin lành, Phật giáo.
- Báo cáo: "Hoạt động Caritas tại giáo phận Kon Tum" của Đặng Luận
[105]. Tác giả đã hệ thống lại hoạt động Caritas (bác ái xã hội) của Công giáo ở
Kon Tum từ khi giáo phận chưa được thành lập. Một trong những hoạt động
19
mạnh nhất của Caritas giáo phận là lĩnh vực giáo dục, hướng tới người dân tộc
thiểu số bằng việc mở trường, trung tâm dạy học. Tác giả cho rằng việc thành lập
những cơ sở đào tạo dành cho người dân tộc thiểu số vừa góp phần nâng cao dân
trí nhưng đồng thời cũng nhằm đáp ứng nhân lực cho truyền giáo ở giáo phận
Kon Tum. Sau giáo dục, các vấn đề xã hội khác cũng được quan tâm như mở cơ
sở chữa bệnh, nuôi trẻ mồ côi, người tàn tật. Thời kỳ thuộc địa hoạt động của
Caritas tập trung chủ yếu ở lĩnh vực giáo dục một cách hệ thống và đối tượng ưu
tiên là người dân tộc thiểu số với sự bảo trợ của thực dân Pháp. Hoạt động của
Caritas giáo phận Kon Tum hiện nay trên các lĩnh vực sau: chăm sóc bệnh nhân
phong, nồi cơm tình thương, xây nhà nội trú cho học sinh, sinh viên dân tộc,
thành lập nhà trẻ, tiếp sức mùa thi, tiết kiệm tín dụng phát triển phụ nữ dân tộc
nghèo, nuôi dạy trẻ em khuyết tật, dạy nghề, nhà mồ côi, nước sạch cho người
nghèo. Tác giả nhận định hoạt động xã hội của Công giáo hướng đến mục tiêu
phát triển tín đồ và mở rộng địa bàn truyền giáo, nhưng cũng đã góp phần cải
thiện đáng kể đời sống người nghèo.
- Bài: "Giải pháp nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về hoạt
động của tổ chức tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay" của Nguyễn Văn Bắc [20].
Tác giả cho rằng, để làm tốt công tác tôn giáo thì các tỉnh Tây Nguyên cần bám
sát tình hình thực tế và huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị
của địa phương nhằm thực hiện công tác tôn giáo có hiệu quả. Các bộ phận của
hệ thống chính trị có trách nhiệm chung tay tích cực tuyên truyền, vận động, phổ
biến đến cán bộ, công chức, viên chức từ cấp tỉnh, đến cấp xã, các chức sắc,
chức việc, tín đồ các tôn giáo về chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước
về tôn giáo. Đồng thời giải quyết tốt các yêu cầu chính đáng của các tổ chức tôn
giáo theo quy định của pháp luật.
- Công trình: "Một số vấn đề cơ bản của xã hội Tây Nguyên trong phát
triển bền vững" của Bùi Minh Đạo [50]. Tác giả đã khái quát về xã hội Tây
Nguyên trước năm 1975, thời kỳ này, ở Tây Nguyên các dân tộc thiểu số tại chỗ
sinh sống là chủ yếu với các đặc thù mang nhiều dấu ấn của xã hội tiền giai cấp.
Thực dân Pháp chủ trương tôn trọng thiết chế buôn làng truyền thống nên ít
nhiều đã lợi dụng thiết chế này vào việc bình định Tây Nguyên. Trong khi chính
20
thể Ngô Đình Diệm phủ nhận thiết chế xã hội truyền thống nên thất bại và phải
đối đầu với sự phản kháng của các dân tộc thiểu số. Chính thể Nguyễn Văn
Thiệu đã rút kinh nghiệm và học theo cách của Pháp nên đã hạn chế được khó
khăn trong việc bình định vùng này. Trên cơ sở phân tích lịch sử, tác giả đã luận
giải thực trạng xã hội Tây Nguyên hiện tại trên 3 lĩnh vực cơ bản: cơ cấu xã hội,
tổ chức xã hội và hệ thống giá trị xã hội. Từ đó tác giả nhận định, sự gia tăng dân
số và dân tộc từ nhiều vùng khác của cả nước đã làm cho Tây Nguyên thay đổi
theo hướng đa dạng và phức tạp. Tác giả đã phân tích những lĩnh vực đang hạn
chế, cản trở sự phát triển Tây Nguyên trên các góc độ kinh tế, chính trị, xã hội,
văn hóa, tộc người. Theo tác giả để phát triển bền vững Tây Nguyên cần: xác
định đúng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội với ổn định an ninh chính
trị; quán triệt quan điểm người dân là chủ thể nên cần tôn trọng văn hóa, phong
tục của họ; đảm bảo tính hệ thống, hòa hợp giữa giữ gìn văn hóa, phát triển kinh
tế và bảo vệ môi trường.
- Công trình: "Tổ chức và hoạt động buôn làng trong phát triển bền vững
vùng Tây Nguyên" của Bùi Minh Đạo [51]. Tác giả đã phân tích tổ chức và hoạt
động buôn làng Tây Nguyên từ truyền thống đến trước năm 1975 gắn với các
giai đoạn: dưới thời Pháp thuộc, dưới chính thể Ngô Đình Diệm, dưới chính thể
Nguyễn Văn Thiệu và vùng căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến của
các dân tộc Tây Nguyên. Phân tích biến đổi và tổ chức hoạt động buôn làng Tây
Nguyên từ sau năm 1975 đến nay trên các chiều cạnh: không gian sinh tồn kinh
tế, xã hội, văn hóa. Trên cơ sở đó tác giả chỉ ra những tác động của biến đổi tổ
chức hoạt động buôn làng đến phát triển kinh tế - xã hội là: mâu thuẫn giữa sở
hữu toàn dân với sở hữu tập thể buôn làng về đất rừng; tình trạng thiếu đất sản xuất;
mất rừng, suy giảm môi trường sống và sinh kế truyền thống; hoạt động kém hiệu
quả của hệ thống chính trị cơ sở; đứt gãy và mai một văn hóa truyền thống; lòng
dân và một số vấn đề xây dựng buôn làng Tây Nguyên trong phát triển bền vững.
- Bài: "Quan điểm phát triển bền vững của Ph.Ăngghen và ý nghĩa thời đại"
của Bùi Thị Ngọc Lan [92]. Tác giả cho rằng với sự hiểu biết sâu sắc những qui luật
của tự nhiên và xã hội, với tầm nhìn mang tính thời đại, Ph.Ăngghen chỉ rõ: nếu để
cho những lợi ích trực tiếp trước mắt chi phối mà khai thác giới tự nhiên theo kiểu
21
"tước đoạt", con người không chỉ phải trả giá về những hành động của mình do sự
"trả thù của giới tự nhiên" mà còn phải hứng chịu những "hậu quả xã hội" không
kém phần khủng khiếp do chính mình tạo ra. Tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân của
những bất công xã hội này là từ việc tước đoạt giới tự nhiên một cách vô thức của
con người, mặt khác có nguồn gốc sâu xa từ trong chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất do giai cấp thống trị xác lập và sử dụng trong quá trình lao động sản xuất
tư bản chủ nghĩa. Do đó, hướng tới một thế giới phát triển bền vững giờ đây trở
thành mục tiêu thiên niên kỷ cấp bách của loài người. Để đạt được mục tiêu này đòi
hỏi những nỗ lực to lớn và sự chung sức, đồng thuận của cả cộng đồng thế giới. Vì
vậy, những quan điểm cơ bản của Ph.Ăngghen về vấn đề này có giá trị thời đại và ý
nghĩa phương pháp luận to lớn để trên cơ sở đó mỗi nước có thể vận dụng và phát
triển sáng tạo hướng tới mục tiêu phát triển bền vững hiện nay và mai sau; đồng
thời là cơ sở lý luận và phương pháp luận để nhận thức và phát huy ảnh hưởng tích
cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên.
- Bài: "Phát triển bền vững và nỗi ám ảnh tăng trưởng kinh tế" của Denis
Goulet [61]. Tác giả cho rằng tất cả mọi định nghĩa xác đáng về phát triển bền
vững phải đảm bảo những nội dung sau: (1) Một tổng thể điều phối một cách
công bằng việc tạo ra của cải và việc cải thiện điều kiện sống cho mọi người; (2)
Một cơ chế xã hội đo lường vai trò của mình qua các lĩnh vực y tế, giáo dục, nhà
ở và việc làm; (3) Một thể chế chính trị bao gồm những giá trị như là nhân
quyền, tự do chính trị, quyền bầu cử và dân chủ; (4) Một nền văn hóa biết nhìn
nhận thực tế này là văn hóa hình thành nên bản sắc và sự tự tin của các cá nhân;
(5) Các hệ thống tư tưởng, các biểu tượng và những niềm tin liên quan đến ý
nghĩa thâm sâu của cuộc sống và của lịch sử.
- Đề tài: "Công giáo Việt Nam gắn bó đồng hành cùng dân tộc" của Phạm
Dũng [35]. Tác giả đã phân tích những đặc trưng cơ bản của Công giáo ở Việt
Nam. Phân tích sự tác động và mối liên kết giữa Công giáo Việt Nam với
Vatican và Công giáo các nước. Trên cơ sở đó tác giả chỉ ra những biến đổi của
Công giáo ở Việt Nam trong các hoạt động tôn giáo và hoạt động xã hội, củng cố
đức tin và phát triển tôn giáo theo hướng bền vững, tham gia sâu vào các hoạt
động an sinh xã hội. Đề án cũng đã phân tích, làm rõ chủ trương, chính sách,
22
pháp luật về tôn giáo của Việt Nam, cũng như nhận thức ứng xử với Công giáo
của Nhà nước Việt Nam trước mắt và lâu dài theo phương châm vừa quản lý vừa
tận dụng các nguồn lực của Công giáo cho phát triển xã hội. Đề án đã đề ra các
giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Công giáo và tiếp tục
khích lệ đường hướng hoạt động gắn bó đồng hành cùng dân tộc của Công giáo.
- Bài: "Công giáo các tỉnh Tây Nguyên gắn bó đồng hành cùng dân tộc - khó
khăn, thuận lợi. Kiến nghị về chủ trương, giải pháp" của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên
[5]. Đề tài cho rằng con đường phát triển lên Tây Nguyên của Công giáo trải qua
khá nhiều biến cố và tốc độ chậm hơn Tin lành, nhưng nhịp độ truyền giáo vẫn
không ngừng phát triển nếu không muốn nói là nhanh hơn nhiều so với các giáo
phận khác. Giáo phận Kon Tum vẫn là trung tâm truyền giáo lớn và là giáo phận có
đông tín đồ là người dân tộc thiểu số nhất, giáo phận Đà Lạt là nơi có lực lượng
truyền giáo hùng hậu và giáo phận Ban Mê Thuột là giáo phận trẻ, nhưng tốc độ
truyền giáo cũng rất nhanh. Trong bối cảnh cạnh tranh với Tin lành, Công giáo vẫn
luôn chủ trương xây dựng tổ chức Giáo hội quy củ, bài bản ở các buôn làng và thực
hiện các luật lệ, lễ nghi nghiêm ngặt. Tác giả đã nhận định: Công giáo luôn tiến
những bước vững chắc và ngày càng khẳng định vai trò "thực thể" trong đời sống
xã hội Tây Nguyên; không những đã thiết lập được một hệ thống tổ chức Giáo hội
rộng rãi trên nhiều địa bàn dân cư mà còn xây dựng được đội ngũ tín đồ có niềm tin
sâu sắc. Điều đó cho thấy càng về sau Công giáo càng chinh phục được "số lượng"
tín đồ người dân tộc thiểu số không thua kém Tin lành mà "chất lượng" cũng cao
hơn. Đề tài đã phản ánh thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với Công giáo ở
Tây Nguyên thời gian qua, đồng thời đề xuất giải pháp quản lý trong thời gian tới
nhằm hướng đến sự ổn định lâu dài của Công giáo ở Tây Nguyên.
- Báo cáo: "Báo cáo hoạt động bác ái xã hội 26 caritas giáo phận năm 2016"
của Hội đồng Giám mục Việt Nam [80]. Mặc dù chỉ là báo cáo nhưng là tư liệu khá
đầy đủ, chi tiết về các hoạt động bác ái xã hội của 26 giáo phận Công giáo Việt
Nam, trong đó có ba giáo phận ở Tây Nguyên. Mỗi một giáo phận có cách thức tổ
chức hoạt động khác nhau, tùy theo điều kiện kinh tế và đặc điểm của từng miền,
nhưng tựu chung là lấy người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn làm đối tượng
phục vụ. Các hoạt động bác ái tập trung vào 4 lĩnh vực chính: y tế, giáo dục, cứu trợ
23
thiên tai và bảo vệ môi trường. Điểm nhấn đáng chú ý của báo cáo là công khai
nguồn lực tài chính và kết quả hoạt động trong từng lĩnh vực.
- Bài: "Những vấn đề đặt ra đối với vấn đề dân tộc và tôn giáo ở nước ta
hiện nay" của Bùi Thị Ngọc Lan [94]. Tác giả cho rằng mặc dù đã đạt được
những kết quả quan trọng, nhưng việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo
đang đặt ra một số vấn đề cần quan tâm giải quyết, trong đó tác giả nhấn mạnh
đến giải quyết mối quan hệ dân tộc - tôn giáo - nhân quyền nhiều nơi còn hạn
chế. Việc giải quyết tốt mối quan hệ này là nhằm đảm bảo cho con người những
quyền cơ bản về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng. Quyền phải
gắn liền với pháp luật, bởi vì bản thân quá trình xây dựng các quyền của con
người phải căn cứ trên cơ sở pháp luật, đồng thời pháp luật chỉ có ý nghĩa tiến bộ
và có giá trị khi nó phản ánh và bảo vệ các quyền chính đáng của con người.
Pháp luật không chỉ là công cụ chủ yếu để quản lý nhà nước, mà đồng thời là
điều kiện và giới hạn để đảm bảo cho quá trình thực thi các quyền của con người
không bị biến dạng hoặc lạm dụng. Đảm bảo quyền của các dân tộc, quyền tự do
tôn giáo, tín ngưỡng cũng chính là đảm bảo thực hiện những nội dung cốt yếu
của quyền con người trong khuôn khổ của pháp luật.
Ngoài một số công trình tiêu biểu, liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên
cứu mà luận án đã đề cập, còn nhiều công trình nghiên cứu về Tây Nguyên của
các tác giả trong và ngoài nước, nhưng do giới hạn phạm vi nghiên cứu nên luận
án sẽ tham khảo trong quá trình triển khai nội dung ở các chương.
1.2. GIÁ TRỊ THAM KHẢO VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN CẦN TẬP
TRUNG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Giá trị tham khảo từ các nghiên cứu liên quan đến luận án
Qua đọc và tổng thuật các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề luận
án, cho thấy:
- Các tác giả đều thừa nhận: cùng với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của
Nhà nước, vai trò của hệ thống chính trị các cấp và sự tham gia tích cực của
người dân trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, an ninh - quốc
phòng thì tôn giáo, trong đó có Công giáo là một trong các yếu tố không thể
thiếu góp phần vào phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Vai trò của tôn giáo trong
24
đời sống xã hội cũng như trong đóng góp vào phát triển bền vững được thể hiện
ở "niềm tin tôn giáo", ở "nguồn vốn xã hội". Khi con người có niềm tin sẽ thúc
đẩy các hoạt động mang tính tích cực hơn, có tác dụng làm phong phú đạo đức
xã hội. Tuy nhiên, niềm tin tôn giáo khi bị thế lực xấu lợi dụng nó sẽ trở thành
lực cản cho quá trình phát triển bền vững ở Tây Nguyên, làm ảnh hưởng đến sự
ổn định chính trị, đồng thuận xã hội và an ninh - quốc phòng. Quá trình phát
triển bền vững ở Tây Nguyên không chỉ đòi hỏi ổn định tình hình tôn giáo, tạo
đồng thuận xã hội mà phải tận dụng được nguồn lực tôn giáo.
- Tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, các tác giả đã phản ánh khá cơ bản đời
sống tôn giáo ở Tây Nguyên. Lịch sử hình thành và phát triển của 4 tôn giáo chính
trên địa bàn hiện nay: Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài. Các tôn giáo này
khi truyền vào Tây Nguyên đã góp phần làm biến đổi đời sống của người dân Tây
Nguyên trên các phương diện kinh tế, văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo. Cụ thể là làm
cho người dân từ bỏ tín ngưỡng truyền thống để theo một tôn giáo nào đó, hoặc dẫn
đến tình trạng tín đồ chuyển đổi niềm tin giữa các tôn giáo. Các công trình cũng
thừa nhận những đóng góp trong hoạt động từ thiện, đạo đức văn hóa, phát triển
kinh tế và an ninh xã hội của các tôn giáo, đồng thời cũng chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực
của Công giáo trong đồng thuận xã hội và là đối tượng dễ bị các phần tử cực đoan
lợi dụng vào hoạt động gây mất ổn định xã hội và an ninh - quốc phòng.
- Các tác giả đều có chung nhận định về những thuận lợi và khó khăn khi
các tôn giáo, nhất là Công giáo truyền đến Tây Nguyên. Ngoài sự khác biệt giữa
tín ngưỡng đa thần của các dân tộc thiểu số đối lập với tôn giáo thờ nhất thần; sự
khác biệt giữa văn hóa buôn, làng, văn hóa tộc người gắn với các vị "thần" mang
đậm những kiêng kỵ khác với văn hóa châu Âu, văn hóa lấy "Chúa Trời" làm
tâm điểm thì mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội trong lịch sử và hiện tại
cũng là những yếu tố tác động đến nhận thức và lối ứng xử của cả hai phía trong
việc khai thác những điểm tương đồng của Công giáo trong phát triển bền vững.
Những khác biệt, xung đột về văn hóa không được nhận thức đúng và giải quyết
triệt để dễ bị các thế lực cực đoan lợi dụng gây mất ổn định chính trị - xã hội, an
ninh - quốc phòng. Khi đó nó sẽ là những yếu tố kìm hãm sự phát triển bền vững
ở Tây Nguyên. Trên thực tế, lịch sử truyền giáo gắn với thực dân Pháp, đế quốc
25
Mỹ trong hai cuộc kháng chiến ở Việt Nam đã làm cho mối quan hệ giữa Nhà
nước và Giáo hội còn những vấn đề chưa đồng thuận.
- Nhiều nghiên cứu đã đề xuất các nhóm giải pháp chung về kinh tế, chính
trị, xã hội, tuy nhiên các giải pháp liên quan đến tôn giáo như: giải quyết tốt mối
quan hệ dân tộc và tôn giáo; nhìn nhận tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức
xã hội mà còn là một tổ chức xã hội làm cơ sở để phát huy nội lực của tôn giáo
trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên thì ít được đề cập.
Những kết quả nghiên cứu trên là tài liệu rất quý để tham khảo trong quá
trình thực hiện luận án. Chúng tôi trân trọng kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kết quả
nghiên cứu trên để thực hiện mục tiêu của luận án.
Những vấn đề liên quan đến luận án mà các nghiên cứu chưa tiếp cận
- Nhìn chung, các công trình nghiên cứu thiên về góc độ lịch sử truyền
giáo, hình thành tổ chức Giáo hội, quan điểm về mối quan hệ giữa thần học
Công giáo với các vấn đề xã hội, mối quan hệ dân tộc - tôn giáo và đồng thuận
xã hội. Phạm vi nghiên cứu này khá rộng so với chủ đề của luận án, trong khi
Công giáo có đặc thù riêng trong phát triển bền vững nhưng do cách tiếp cận và
giới hạn phạm vi nghiên cứu nên các công trình này chưa nghiên cứu sâu vai trò
của Công giáo trong phát triển bền vững.
- Một số nghiên cứu đã tiếp cận về tôn giáo ảnh hưởng đến phát triển bền
vững ở Tây Nguyên, hoặc tác động của các tôn giáo trên từng lĩnh vực cụ thể,
nhưng chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về ảnh hưởng của
Công giáo trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và an ninh -
quốc phòng trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Các nghiên cứu chưa khai
thác những chuyển biến trong hoạt động của Công giáo để thích ứng với chuyển
biến của xã hội và các yếu tố của phát triển bền vững có tính chất hệ thống liên
quan đến chủ đề luận án; chưa chỉ ra những đặc điểm cơ bản của Công giáo ở
Tây Nguyên ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển bền vững. Đây chính là những
vấn đề mà luận án sẽ tập trung làm rõ.
1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án,
những giá trị của các công trình đã đạt được và những vấn đề chưa được tiếp
26
cận, nghiên cứu về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây
Nguyên, luận án sẽ tập trung làm rõ những nội dung cơ bản sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của Công giáo trong phát
triển bền vững ở Tây Nguyên. Phân tích đặc điểm và những yếu tố tác động đến
ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên.
- Đánh giá thực trạng ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở
Tây Nguyên trên 5 nội dung: kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và an ninh -
quốc phòng; làm rõ những vấn đề đang đặt ra đối với việc phát huy ảnh hưởng
tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở
Tây Nguyên hiện nay.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích làm rõ, luận án đưa ra các dự
báo xu hướng phát triển của Công giáo ảnh hưởng đến phát triển bền vững ở Tây
Nguyên và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích
cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây
Nguyên hiện nay.
27
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG
CỦA CÔNG GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO TRONG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TÂY NGUYÊN
2.1.1. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo
2.1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò và phương pháp
ứng xử đối với tôn giáo
Với phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, C.Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ tôn giáo là một hình thái ý thức xã
hội, thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội, có quan hệ mật thiết và chịu sự chi phối
của tồn tại xã hội, nên sự biến đổi của nó luôn gắn liền với sự biến đổi của lịch
sử nhân loại dựa trên những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định.
Nói đến vai trò xã hội của tôn giáo C.Mác chỉ rõ:
Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện
thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo
là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không
có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh
thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân [106, tr.570].
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về quan điểm này, song có thể thấy tôn giáo
đã mang đến cho con người sự hy vọng ở một thế giới tốt đẹp để con người có
thể tồn tại, vượt qua những bất trắc trong cuộc sống. V.I. Lênin khẳng định:
"Câu nói của Mác là hòn đá tảng của toàn bộ quan điểm của Mác về vấn đề tôn
giáo" [95, tr.511]. Trong cuốn: "Fiden và tôn giáo", Fiden Cartro cho rằng: xét từ
quan điểm chính trị, tôn giáo tự nó không phải là thuốc phiện hoặc một phương
thuốc diệu kỳ. Nó có thể là thuốc phiện hoặc một phương thức diệu kỳ theo
người ta dùng nó hay ứng dụng nó để bênh vực những kẻ áp bức, những kẻ bóc
lột, hoặc để bảo vệ những người bị áp bức và bị bóc lột, tùy theo cái cách người
28
ta đề cập đến những vấn đề chính trị, xã hội hay vật chất của con người, sinh ra
và phải sống trên đời này, không lệ thuộc vào thần học và niềm tin tôn giáo [156,
tr.103]. Nghiên cứu về tôn giáo, PGS.TS Nguyễn Đức Lữ đã tìm hiểu bối cảnh
lịch sử khi ra đời câu nói của C.Mác, đó là đời sống người dân cùng cực dưới
nền quân chủ chuyên chế Đức, gắn với lực lượng bảo thủ là Giáo hội Công giáo
La Mã thì tôn giáo - thuốc phiện chính là "niềm tin" của người dân vào một thế
giới hư ảo, có tác dụng tích cực là xoa dịu, giảm đau trước những khó khăn, đề
nặng lên số phận con người.
Nghiên cứu sự tồn tại và phát triển của tôn giáo trong lịch sử nhận loại, các
nhà kinh điển đã lưu ý đến vai trò phê phán, phản bác và thậm chí cách mạng
của tôn giáo. Tôn giáo không chỉ phản ánh sự nghèo nàn hiện thực mà còn chống
lại sự nghèo nàn hiện thực ấy, chống lại sự áp bức bất công trong xã hội. Sự
khốn cùng ấy chính là những bất hợp lý trong mối quan hệ giữa con người với
con người, giữa con người với tự nhiên, là vấn nạn của xã hội, mặt trái của cơ
chế thị trường, sự hạn chế của khoa học và nhận thức của con người. Nó tạo ra
khoảng trống trong đời sống tâm linh của con người nên họ cần đến tôn giáo như
một liều thuốc an thần để xoa dịu những nỗi đau, sự bất hạnh của họ.
Từ chỗ khẳng định quan điểm duy vật lịch sử trong việc nhận thức vai trò
của tôn giáo, C.Mác đã chỉ ra phương thức ứng xử với tôn giáo trong từng thời
kỳ lịch sử, mà quan trọng nhất là muốn thay đổi ý thức xã hội thì trước hết phải
thay đổi tồn tại xã hội: "Không thể đả kích vào tôn giáo dưới mọi hình thức thù
địch cũng như dưới hình thức khinh bạo chung cũng như riêng, nghĩa là nói
chung không được đả kích tôn giáo" [106, tr.23]. Như vậy, trong công tác đối
với tôn giáo không thể sử dụng bạo lực để đàn áp tôn giáo, mà chỉ có thể sử dụng
phương pháp giáo dục, tuyên truyền, thuyết phục để người có đạo và người
không có đạo hiểu và xây dựng xã hội tốt đẹp ngay tại trần thế. Điều quan trọng
khắc phục những mặt tiêu cực của tôn giáo là phải kiến tạo được một xã hội
không có áp bức, bất công, nghèo đói, phải làm cho người dân có cuộc sống ấm
no, hạnh phúc. Đồng thời nhìn nhận những giá trị đạo đức hướng thiện, tinh thần
yêu thương bác ái của tôn giáo ở mọi thời đại luôn có tác dụng giáo dục, đạo
đức, nhân cách con người góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp.
29
Kế thừa và phát triển quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen, V. I
Lênin khẳng định rõ thái độ, lập trường, phương pháp giải quyết vấn đề tôn
giáo của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng: "Bất kì ai cũng được hoàn toàn tự
do theo tôn giáo mình thích hoặc không thừa nhận một tôn giáo nào" [95,
tr.171]. Người có hay không có tín ngưỡng tôn giáo đều bình đẳng về quyền
lợi "Mọi sự phân biệt quyền lợi giữa những công dân có tín ngưỡng tôn giáo
khác nhau đều hoàn toàn không thể dung thứ được" [95, tr.171]. Như vậy, từ
chỗ cải tạo xã hội để xây dựng một xã hội có cơm ăn, áo mặc nhằm hạn chế
mặt tiêu cực của tôn giáo, thì V.I Lênin đã tiến thêm một bước trong việc tôn
trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân, lên án những ai phân biệt, đối
xử và xúc phạm đến niềm tin tôn giáo của người khác. Đây chính là sợi chỉ
đỏ xuyên suốt trong giải quyết vấn đề tôn giáo mà Đảng, Nhà nước Việt
Nam đã và đang kế thừa.
Như vậy, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của tôn giáo và
phương pháp ứng xử với tôn giáo chính là cơ sở lý luận, phương pháp luận cho
việc nghiên cứu ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững. Đó là:
- Cần nhận thức giá trị của Công giáo chính là niềm tin, là nhu cầu của một
bộ phận người dân, có tác dụng "thỏa mãn" đời sống tâm linh của họ và hướng
họ đến những điều tốt đẹp.
- Giá trị đạo đức, văn hóa của Công giáo chính là bệ đỡ tinh thần cho tín đồ
Công giáo trong việc điều chỉnh hành vi của mình khi tham gia các hoạt động
tôn giáo và hoạt động xã hội, có tác dụng góp phần làm lành mạnh xã hội.
- Để phát huy ảnh hưởng tích cực của Công giáo chính là phải tôn trọng
quyền tự do tôn giáo của công dân và những giá trị đạo đức văn hóa tôn giáo.
Đồng thời muốn hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo thì phải xây dựng một
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, không phải là đấu tranh, xóa bỏ tôn giáo.
Trong xã hội ấy người dân không những có cơm ăn, áo mặc mà còn nâng cao
chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần và để đạt mục tiêu đó cần trân trọng,
khơi dậy những đóng góp của Công giáo cho phát triển xã hội.
30
2.1.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt
Nam về tôn giáo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và phương pháp ứng xử với tôn giáo
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn
giáo vào hoàn cảnh xã hội Việt Nam, nhằm mục tiêu dân tộc độc lập và tôn giáo
tự do. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo xuất phát
từ nhận thức đúng đắn về vai trò xã hội và đạo đức của tôn giáo đối với một bộ
phận người dân: "Chúa Giêsu dạy: đạo đức là bác ái, Phật Thích ca dạy: đạo đức
là từ bi, Khổng tử dạy: đạo đức là nhân nghĩa" [112, tr.225], "Khổng Tử, Giêsu,
Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những điểm chung đó sao ? họ đều muốn mưu phúc
lợi cho loài người, mưu hạnh phúc cho xã hội… Tôi cố gắng làm người học trò
nhỏ của các vị ấy" [112, tr.225]. Người đã chỉ ra rằng mặc dù thế giới quan của
những người cách mạng khác với thế giới quan tôn giáo, song không vì thế mà
đối đầu, nghi kỵ, ngược lại phải tôn trọng niềm tin của mỗi người. Chủ tịch Hồ
Chí Minh không khai thác những khác biệt, trái ngược về thế giới quan giữa
chủ nghĩa duy vật và tôn giáo mà đi tìm những giá trị nhân văn nơi các tôn giáo
để cổ vũ, khích lệ đồng bào các tôn giáo phát huy những giá trị đó vào xây
dựng đất nước.
Tư tưởng tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Chủ tịch Hồ Chí Minh không dừng
lại ở chủ trương mà hiện thực hóa thành hành động ứng xử với tôn giáo. Ngay
trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3/9/1945, Người đã đề
nghị Chính phủ tuyên bố: tín ngưỡng tự do và Lương - Giáo đoàn kết. Theo
Người, tự do tín ngưỡng chỉ có giá trị đích thực khi nó gắn với độc lập dân tộc
và chỉ rõ, nước không được độc lập thì tôn giáo không được tự do, nên chúng ta
phải làm cho nước được độc lập, thì tôn giáo mới được tự do [113, tr.333]. Chủ
tịch Hồ Chí Minh cố gắng làm cho đồng bào hiểu đức tin tôn giáo và lý tưởng
cộng sản không hề mâu thuẫn và chỉ ra âm mưu của kẻ thù nhằm gây ra những
mối hiềm nghi giữa dân tộc và tôn giáo. Cơ sở đoàn kết lương giáo theo tư tưởng
Hồ Chí Minh là sự đồng thuận với nhau về mẫu số chung vì mục tiêu độc lập
dân tộc. Người cho rằng, đồng bào lương hay giáo đều là con Lạc cháu Hồng,
đều là người lao động, sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp lớn,
31
lâu dài. Vì thế lương và giáo, người có đạo và người không có đạo phải đoàn kết,
toàn dân tộc phải đoàn kết thì cách mạng mới thành công.
Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ cần phải chăm lo đời sống vật chất
và tinh thần của đồng bào có đạo thì mới đoàn kết được nhân dân. Người nhấn
mạnh: đoàn kết của ta không những rộng rãi, mà còn lâu dài. Đoàn kết là một
chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu
tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta cũng phải đoàn kết để xây dựng
nước nhà: Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân
dân thì ta phải đoàn kết với họ [116, tr.438]. Đoàn kết tôn giáo là nội dung quan
trọng trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc của Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, kẻ địch có nhiều hình thức lợi dụng tôn
giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước để tranh thủ và lôi kéo tín đồ chống lại cách
mạng. Để chống âm mưu lợi dụng tôn giáo của địch, phải làm cho quần chúng
hiểu rõ thái độ của Đảng, Nhà nước: không chống tôn giáo, mà chỉ chống bọn lợi
dụng tôn giáo, chống chế độ người bóc lột người; bản chất tín đồ là tốt, có ai
thiếu kiên định không đi cùng dân tộc, thì chỉ là do bọn xấu lôi kéo.
Đối với Công giáo, một tôn giáo có lịch sử truyền giáo khá phức tạp ở Việt
Nam, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cố gắng làm cho đồng bào hiểu đức tin
Công giáo và lý tưởng cộng sản không hề mâu thuẫn. Người chỉ ra âm mưu của
kẻ thù nhằm gây ra những mối hiềm nghi giữa Dân tộc và Công giáo. Người
đánh giá cao lòng bác ái, đức hy sinh của Chúa Giêsu: cách một nghìn chín trăm
bốn mươi nhăm năm trước, cũng ngày hôm nay một vị thánh nhân là Đức Jêsu
đã ra đời. Suốt đời Ngài chỉ hy sinh phấn đấu cho tự do, cho dân chủ. Từ ngày
Ngài giáng sinh đến nay, đã gần 2000 năm, nhưng tinh thần thân ái của Ngài
chẳng những không phai nhạt mà toả ra đã khắp, thấm vào lại sâu [113, tr.121].
Theo Người, lòng yêu nước và đức tin Công giáo không mâu thuẫn nhau, trái lại
gắn bó chặt chẽ với nhau trên tinh thần: "Thượng đế và Tổ quốc muôn năm". Hồ
Chí Minh coi việc "Phụng sự Đức Chúa. Phụng sự Tổ quốc" là "nhiệm vụ thiêng
liêng" [113, tr.701] của người Công giáo. Mười điều răn của Chúa quy lại thành
hai điều Kính Chúa - Yêu Người, được Hồ Chí Minh cụ thể hóa tinh thần yêu
32
người thành yêu nước một cách tài tình, để người Công giáo gắn bó với quê
hương, đưa đạo vào đời mà không cảm thấy mình phản bội lại đức tin và Giáo
hội: "Đồng bào ta, lương cũng như giáo, đoàn kết kháng chiến, ủng hộ chính
sách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, tức là làm đúng lời dạy của chúa
Giêsu, tức là thật thà tôn kính Chúa Giêsu" [trích theo 118, tr.46].
Trong ứng xử với Công giáo, người chỉ rõ cần tranh thủ sự ủng hộ của hàng
giáo sĩ, đặc biệt hàng ngũ giáo sĩ cao cấp, như giám mục, linh mục bằng các biện
pháp: mời họ tham gia cách mạng với một thái độ thực sự cầu thị, chân tình, tin
cậy lẫn nhau; tạo điều kiện để các giáo sĩ vừa hoàn thiện sứ mệnh với đạo vừa
hoàn thành nghĩa vụ của người công dân, khơi dạy tinh thần dân tộc của người
Công giáo. Phải coi công tác vận động chức sắc tôn giáo là công tác trí thức, bởi
đội ngũ chức sắc Công giáo vừa là người có thần quyền, vừa có "phẩm cách và
phương pháp" của một người trí thức.
Mặc dù, tôn giáo trong cách mạng Việt Nam có "dòng trong, dòng đục",
nhưng thấm nhuần quan điểm về tôn giáo từ chủ nghĩa Mác, nên tư tưởng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh là khai thác giá trị tốt đẹp, khuyến khích dòng tư tưởng
tiến bộ của tôn giáo, xem đó như một động lực cho sự phát triển, cho chủ trương
đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
tôn giáo không chỉ đáp ứng nhu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam, mà còn
là những nguyên tắc nền tảng xuyên suốt trong chính sách của Đảng, Nhà nước
ta đối với tôn giáo. Hồ Chí Minh đã kết hợp sự tiếp cận chính trị với sự tiếp cận
văn hóa trong vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo [118, tr.82] để giải quyết vấn đề tôn
giáo tại Việt Nam.
- Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo
Trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về tôn giáo, qua các giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có
sự nhìn nhận, đánh giá về vai trò của tôn giáo đối với xã hội và xác định công tác
tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa quan trọng. Chủ trương, chính sách về tôn
giáo thời kỳ sau luôn có sự kế thừa thời kỳ trước và luôn có những đổi mới để phù
hợp với tình hình thực tế cũng như ngày một đáp ứng tốt hơn quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của người dân, đưa hoạt động tôn giáo vào quản lý theo luật.
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên
Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên

More Related Content

What's hot

Luận án: Vai trò đội ngũ trí thức TPHCM trong giai đoạn hiện nay
Luận án: Vai trò đội ngũ trí thức TPHCM trong giai đoạn hiện nayLuận án: Vai trò đội ngũ trí thức TPHCM trong giai đoạn hiện nay
Luận án: Vai trò đội ngũ trí thức TPHCM trong giai đoạn hiện nay
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao BằngĐề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân đội
Luận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân độiLuận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân đội
Luận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân đội
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niênLuận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAYĐề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về chứng thực tại quận Gò Vấp, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về chứng thực tại quận Gò Vấp, 9đ Luận văn: Quản lý Nhà nước về chứng thực tại quận Gò Vấp, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về chứng thực tại quận Gò Vấp, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XXLuận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đ
Luận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đLuận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đ
Luận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAYLuận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
tuanpro102
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Thanh Hải
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nghệ thuật Tuồng Đào Tấn trong ngoại khóa cho sinh viên
Đề tài: Nghệ thuật Tuồng Đào Tấn trong ngoại khóa cho sinh viênĐề tài: Nghệ thuật Tuồng Đào Tấn trong ngoại khóa cho sinh viên
Đề tài: Nghệ thuật Tuồng Đào Tấn trong ngoại khóa cho sinh viên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao BằngLuận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận án: Vai trò đội ngũ trí thức TPHCM trong giai đoạn hiện nay
Luận án: Vai trò đội ngũ trí thức TPHCM trong giai đoạn hiện nayLuận án: Vai trò đội ngũ trí thức TPHCM trong giai đoạn hiện nay
Luận án: Vai trò đội ngũ trí thức TPHCM trong giai đoạn hiện nay
 
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao BằngĐề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
 
Luận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân đội
Luận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân độiLuận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân đội
Luận án: Rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ Hậu cần Quân đội
 
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niênLuận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
Luận văn: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh niên
 
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAYĐề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
 
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về chứng thực tại quận Gò Vấp, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về chứng thực tại quận Gò Vấp, 9đ Luận văn: Quản lý Nhà nước về chứng thực tại quận Gò Vấp, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về chứng thực tại quận Gò Vấp, 9đ
 
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XXLuận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
Luận án: Hội quán người Hoa ở Nam Bộ từ cuối XVIII đến giữa XX
 
Luận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đ
Luận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đLuận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đ
Luận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đ
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề truyền thống ở quận Hà Đông
 
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
Luận án: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (1998 - 2014)
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
 
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAYLuận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay, HAY
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 
Đề tài: Nghệ thuật Tuồng Đào Tấn trong ngoại khóa cho sinh viên
Đề tài: Nghệ thuật Tuồng Đào Tấn trong ngoại khóa cho sinh viênĐề tài: Nghệ thuật Tuồng Đào Tấn trong ngoại khóa cho sinh viên
Đề tài: Nghệ thuật Tuồng Đào Tấn trong ngoại khóa cho sinh viên
 
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao BằngLuận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
 

Similar to Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên

Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào  Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình DươngQuản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOTCông tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công an
Luận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công anLuận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công an
Luận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công an
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công anCông tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt NamẢnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đLuận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAYLuận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
nataliej4
 
Đề tài: Quản lý hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, HAYĐề tài: Quản lý hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý về hoạt động tôn giáo tại huyện Đô Lương, 9đ
Luận văn: Quản lý về hoạt động tôn giáo tại huyện Đô Lương, 9đLuận văn: Quản lý về hoạt động tôn giáo tại huyện Đô Lương, 9đ
Luận văn: Quản lý về hoạt động tôn giáo tại huyện Đô Lương, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáoẢnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Man_Ebook
 
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnLuận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Similar to Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên (20)

Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào  Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đến đời sống tinh thần của người đồng bào
 
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình DươngQuản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
 
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOTCông tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an, HOT
 
Luận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công an
Luận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công anLuận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công an
Luận văn: Công tác vận động đồng bào công giáo của lực lượng công an
 
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công anCông tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an
Công tác vận động đồng bào Công giáo của lực lượng Công an
 
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt NamẢnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đLuận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
 
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
 
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
 
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAYLuận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
 
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh Ni...
 
Đề tài: Quản lý hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, HAYĐề tài: Quản lý hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, HAY
 
Luận văn: Quản lý về hoạt động tôn giáo tại huyện Đô Lương, 9đ
Luận văn: Quản lý về hoạt động tôn giáo tại huyện Đô Lương, 9đLuận văn: Quản lý về hoạt động tôn giáo tại huyện Đô Lương, 9đ
Luận văn: Quản lý về hoạt động tôn giáo tại huyện Đô Lương, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
 
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáoẢnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công AnLuận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
Luận Văn Thạc Sĩ Công Tác Vận Động Đồng Bào Công Giáo Của Lực Lượng Công An
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 

Recently uploaded (19)

bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 

Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ LIÊN ¶NH H¦ëNG CñA C¤NG GI¸O TRONG PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG ë T¢Y NGUY£N HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA Xà HỘI KHOA HỌC Mã số: 60 22 03 08 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. BÙI THỊ NGỌC LAN 2. PGS.TS. NGUYỄN HỒNG DƯƠNG HÀ NỘI - 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Lê Thị Liên
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6 1.2. Giá trị tham khảo và vấn đề đặt ra luận án cần tập trung nghiên cứu 23 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 27 2.1. Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên 27 2.2. Đặc điểm Công giáo ở Tây Nguyên và những yếu tố tác động đến ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay 58 Chương 3: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 77 3.1. Thực trạng ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay 77 3.2. Những vấn đề đặt ra đối với ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay 107 Chương 4: DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA CÔNG GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 118 4.1. Dự báo xu hướng ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên 118 4.2. Những yêu cầu cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay 123 4.3. Giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay 130 KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154 PHỤ LỤC 172
  • 4. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Đánh giá về sự khuyên bảo của chức sắc, tu sĩ đối với tín đồ 167 Bảng 3.2: Đánh giá về sự giúp đỡ của chức sắc, tu sĩ đối với tín đồ 167 Bảng 3.3: Đánh giá về lý do theo đạo của tín đồ 168 Bảng 3.4: Đánh giá về một số hoạt động kinh tế, xã hội của tín đồ ở địa phương 168 Bảng 3.5: Đánh giá về đời sống của tín đồ ở địa phương 169 Bảng 3.6a: Đánh giá về việc tiếp cận các chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo của tín đồ ở địa phương 169 Bảng 3.6b: Đánh giá về việc tín đồ tham gia các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương 169 Bảng 3.7: Tín đồ tham gia các sinh hoạt động ở địa phương 170 Bảng 3.8: Đánh giá về việc tín đồ tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội do chính quyền địa phương tổ chức 170 Bảng 3.9: Đánh giá về mức độ tham gia các sinh hoạt tôn giáo của tín đồ hiện nay 171 Bảng 3.10: Đánh giá những nguyên nhân cản trở người Công giáo trong phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương 171 Bảng 3.11: Biến động cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh các tỉnh Tây Nguyên 172 Bảng 3.12: Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã các tỉnh Tây Nguyên tính đến tháng 9/2014 172
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước, kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội [139]. Tây Nguyên là một trong những vùng ưu tiên phát triển bền vững nhằm tạo ra sự cân đối, từng bước thu hẹp khoảng cách về xã hội và tiến tới giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế giữa các địa phương, vùng miền. Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và an ninh - quốc phòng của Việt Nam. Ở Tây Nguyên có 54 dân tộc, khoảng 5,3 triệu người, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 36,85%, trong đó đồng bào dân tộc tại chỗ chiếm 25,52% [2]. Bên cạnh tín ngưỡng đa thần, Tây Nguyên có 4 tôn giáo chính: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài và một số tôn giáo khác, với số lượng tín đồ đến năm 2014 là 2,04 triệu, chiếm 36% dân số [2]. Công giáo truyền lên Tây Nguyên từ năm 1848, với hơn 01 triệu tín đồ, đông nhất trong số các tôn giáo hiện nay ở Tây Nguyên, trong đó gần một nửa triệu tín đồ là người dân tộc thiểu số. Hoạt động truyền giáo vào vùng dân tộc thiểu số đã, đang là chiến lược lâu dài của Giáo hội Công giáo. Trong quá trình truyền giáo và phát triển, Công giáo đã trở thành nhân tố ảnh hưởng sâu rộng đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa và an ninh - quốc phòng ở Tây Nguyên. Cùng với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và những nỗ lực của chính quyền địa phương, nhất là hệ thống chính quyền cơ sở vùng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế, xã hội bền vững ở Tây Nguyên nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân thì Công giáo đã góp phần: làm chuyển biến đời sống tín đồ người dân tộc thiểu số, từ khép kín sang cởi mở, hòa nhập; loại bỏ một số hủ tục lạc hậu ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế của người dân, giữ gìn và phát triển văn hóa các dân tộc; thay đổi thói quen từ du canh, du cư sang định canh, định cư, biết tổ chức cuộc sống hợp lý, bảo vệ môi trường, đoàn kết cộng đồng và đảm bảo an ninh trong các giáo xứ, giáo họ; tích cực trong các hoạt động từ thiện xã hội và hưởng ứng chủ trương xã hội hóa y tế,
  • 6. 2 giáo dục của Đảng và Nhà nước ở Tây Nguyên. Trong quá trình phát triển bền vững đất nước Đảng và Nhà nước đã chủ trương phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo cho quá trình phát triển đất nước [23], do vậy, Công giáo ở Tây Nguyên cũng sẽ là nhân tố trong việc tham gia vào quá trình phát triển bền vững khu vực. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, Công giáo khi truyền vào Tây Nguyên cũng có ảnh hưởng tiêu cực. Là tôn giáo nhất thần, Công giáo đã gây ra xung đột văn hóa với truyền thống đa thần và từng bước Công giáo hóa văn hóa, tín ngưỡng một số dân tộc thiểu số theo đạo. Quan niệm trong sinh sản của Công giáo không giới hạn số con đã mâu thuẫn và làm cho việc thực hiện chính sách dân số của Đảng và Nhà nước trong vùng Công giáo gặp khó khăn. Trong lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, dưới thời thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược Công giáo đã bị lợi dụng để can thiệp vào Việt Nam. Điều này một mặt để lại những hệ lụy tiêu cực trong quan hệ giữa Công giáo và chính quyền cũng như người dân không theo Công giáo, mặt khác tạo cớ để các phần tử cực đoan tiếp tục lợi dụng Công giáo vào hoạt động chống phá gây bất ổn ở Tây Nguyên. Bên cạnh đó, Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, khoảng cách giàu - nghèo còn cao, trình độ dân trí thấp, bản sắc văn hóa đang có xu hướng mai một, an ninh - quốc phòng còn nhiều bất ổn, những hạn chế trong quản lý xã hội, quản lý hoạt động tôn giáo chưa tốt khiến cho không ít tín đồ, chức sắc Công giáo mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước. Những bất cập trên nếu không được nghiên cứu và có giải pháp giải quyết thỏa đáng, thì những giá trị và ảnh hưởng tích cực của Công giáo sẽ khó được phát huy, mặc khác những mặt tiêu cực của Công giáo sẽ là nhân tố tiềm ẩn những bất ổn, ảnh hưởng trực tiếp đến đồng thuận xã hội trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề "Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay" làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.2. Mục đích Trên cơ sở những vấn đề lý luận, kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó, luận án làm rõ thực trạng ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền
  • 7. 3 vững, luận án đề xuất giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên và những yếu tố tác động đến ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay. - Phân tích thực trạng ảnh hưởng và những vấn đề đặt ra của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay. - Đề xuất một số yêu cầu và giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: thế giới và Việt Nam đều thống nhất đánh giá về phát triển bền vững trên 3 tiêu chí: kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, từ tính đặc thù địa - chính trị - văn hóa ở Tây Nguyên, nên nghiên cứu về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên, luận án thấy cần thiết tách lĩnh vực văn hóa và an ninh - quốc phòng trong tiêu chí xã hội thành những tiêu chí riêng để phân tích làm sáng tỏ vấn đề, bởi: Công giáo là vấn đề thuộc về tâm linh, là yếu tố cấu thành văn hóa, ảnh hưởng của Công giáo trên các lĩnh vực chủ yếu là niềm tin tôn giáo, Tây Nguyên là không gian văn hóa đặc thù của các dân tộc thiểu số, quá trình truyền giáo Công giáo có những tiếp biến và ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa các tộc người nơi đây; Tây Nguyên là khu vực có vị trí chiến lược về an ninh - quốc phòng, biên giới lãnh thổ tiếp giáp với nhiều nước, là hành lang mà bọn phản động, cực đoan liên tục hoạt động chống phá để thực hiện ý đồ tách Tây Nguyên khỏi Việt Nam. Trong chiến lược này, chúng sử dụng tôn giáo như một phần của kế hoạch "diễn biến hòa bình tại Tây Nguyên". Với
  • 8. 4 những lý do đó, luận án nghiên cứu về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên trên 5 tiêu chí: kinh tế; chính trị, xã hội; văn hóa; môi trường, an ninh - quốc phòng. - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của Công giáo trên địa bàn 3 tỉnh: Kon Tum, Đắk Lắk và Lâm Đồng, vì đây là 3 tỉnh có đông tín đồ Công giáo và là nơi đặt trụ sở 3 Tòa Giám mục của Công giáo. - Về thời gian: từ khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ban hành Nghị quyết số 25, ngày 12/3/2003 về công tác tôn giáo trong tình hình mới. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn và một số phương pháp liên ngành, cụ thể: Luận án sử dụng phương pháp thống kê, điều tra xã hội học, so sánh: thu thập, thống kê số liệu thực tiễn về các nội dung nghiên cứu. Đồng thời luận án tổ chức điều tra xã hội học với 3 mẫu phiếu ở 3 tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk và Lâm Đồng với số lượng phiếu thu về là 399 phiếu cho 3 đối tượng cụ thể: 159 phiếu dành cho cán bộ làm công tác tôn giáo thuộc các ngành: tôn giáo, dân vận, công an, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, dân tộc [Phụ lục 1.1]; 132 phiếu dành cho tín đồ Công giáo [Phụ lục 1.2]; 108 phiếu dành cho chức sắc, tu sĩ Công giáo [Phụ lục 1.3]. Từ kết quả thu thập, tổng hợp, luận án phân tích các vấn đề cần nghiên cứu, làm rõ tính đặc thù về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên và đưa ra những đánh giá, nhận định, kết luận có cơ sở khoa học. Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia, tọa đàm khoa học: Tọa đàm, trao đổi với các giám mục, linh mục, tu sĩ ở 3 giáo phận: Kon Tum, Ban Mê Thuột và Đà Lạt để làm rõ hơn vấn đề cần nghiên cứu. Trao đổi với cán bộ làm công tác tôn giáo các tỉnh: Kon Tum, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển ở địa phương. 5. Những đóng góp mới của luận án Một là, luận án làm rõ các tiêu chí đánh giá ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững trên 05 tiêu chí: kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và an ninh - quốc phòng.
  • 9. 5 Hai là, luận án làm rõ đặc điểm và ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên; đề xuất các yêu cầu, giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Những kết quả của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học để các bộ, ngành và cán bộ, đảng viên nhận thức khách quan về vai trò, ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Góp phần cung cấp thêm luận cứ khoa học cho việc đề xuất chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy chuyên ngành Chủ nghĩa Xã hội khoa học, chuyên ngành Tôn giáo học và là tài liệu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về Công giáo. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
  • 10. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án của tác giả nước ngoài - Francis, LAUDATO SI’ of the Holy Father Francis on care for our common home (Thông điệp về việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta) [58]. Cuốn sách là Thông điệp của người đứng đầu Giáo hội Công giáo thế giới về việc bảo vệ môi trường. Việc quan tâm đến bảo vệ môi trường là một trong những hoạt động quan trọng của Tòa thánh Vatican trong nhiều thập kỷ qua. Từ thời Giáo hoàng Phaolo VI đã ban hành Tông thư "Bát thập niên" năm 1967 kêu gọi tín đồ trên toàn thế giới có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Các Giáo hội châu Á, trong đó có Việt Nam, năm 2011 đã ra lời kêu gọi một lối sống mới, một nền văn hóa mới tôn trọng thiên nhiên. Quan điểm của Giáo hội cho rằng tài nguyên thiên nhiên không phải là nguồn nguyên liệu vô hạn, thậm chí có một số tài nguyên không thể tái tạo được, do đó không thể khai thác thiên nhiên một cách thái quá, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn dự trữ tài nguyên cho thế hệ hiện tại cũng như tương lai. Tiếp nối quan điểm đó, Giáo hoàng Phanxicô thúc đẩy vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ bằng những lời kêu gọi, thuyết giảng ở các diễn đàn lớn mà còn được đúc kết thành Thông điệp về Bảo vệ môi trường "Laudato Si’" ban hành ngày 17/6/2015 tại Vatican. Đây được xem như một văn kiện quan trọng của Giáo hội mà toàn thể các tín đồ có nghĩa vụ phải thực hiện. Đây không chỉ là tiếp nối hành trình bảo vệ môi trường của các Giáo hoàng trước, mà còn là chủ trương, thể hiện trách nhiệm của Giáo hội đối với vấn đề môi trường trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Thông điệp gồm 6 chương với 246 đoạn, đề cập đến các khía cạnh khác nhau của cuộc khủng hoảng môi trường hiện nay. Từ đó tác giả kêu gọi mọi người hãy hành động vì môi trường trên tinh thần đối thoại và đề ra các giải pháp để bảo vệ môi trường sống và xem đó như "một hành trình giáo dục", mà khởi đầu là trường học, gia đình và các phương tiện truyền thông.
  • 11. 7 - Francis, Esortazione Apostolica Amoris Laetitia, Tông Huấn hậu thượng hội đồng về "Tình Yêu trong Gia Đình" của Giáo hoàng Phanxicô [59]. Tông huấn là tổng hợp kết quả của hai Thượng Hội Đồng về gia đình được Giáo hội đề ra năm 2014 và 2015. Tông huấn gồm 9 chương và 325 đoạn tổng hợp, trích dẫn những báo cáo cuối cùng của thượng hội đồng, các văn kiện, giáo huấn của các Giáo hoàng trước đó và nhiều bài giáo lý về gia đình của chính Giáo hoàng Phanxicô. Dựa trên nền tảng Kinh thánh, hôn nhân trong Công giáo chỉ được tiến hành trên cơ sở tự do, tự nguyện, đủ tuổi để yêu thương nhau trọn đời và cùng nhau sinh con. Tuy nhiên, trong xu thế hiện nay tình trạng hôn nhân gia đình đang đứng trước nhiều thách thức do các yếu tố tác động từ bên ngoài như: tình trạng di dân, lựa chọn giới tính khi sinh, sử dụng các biện pháp tránh thai ngoài tự nhiên để hạn chế việc sinh nhiều con… Trước tình hình đó, Giáo hoàng kêu gọi tín đồ cần thiết phải củng cố gia đình trên nền tảng hôn nhân Công giáo để hạn chế tình trạng ly hôn, vì điều này sẽ gây hậu quả xấu cho các thành viên trong gia đình. Giáo hoàng kêu gọi tín đồ quan tâm đến gia đình người khuyết tật và đề cao đạo đức gia đình trong việc tôn trọng và noi gương người già. Giáo hoàng nhấn mạnh sự cần thiết phải dành thời gian cho việc chuẩn bị tâm lý và kiến thức, đạo đức nền tảng về gia đình cho tín đồ trước khi kết hôn. Do vậy, trách nhiệm của Giáo hội là phải trang bị cho tín đồ những giáo lý về hôn nhân gia đình và phải đồng hành với các gia đình trẻ trong những năm đầu kết hôn, giáo dục tín đồ về việc làm cha mẹ có trách nhiệm và cách thức để vượt qua những khủng hoảng, phức tạp trong cuộc sống gia đình nhằm xây dựng gia đình bền vững. - Gaudium et Spes 1965 (Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay) [27]. Đây là một trong những văn kiện của Công đồng Vatican II (1962 - 1965), được ban hành ngày 7/12/1962. Hiến chế được gọi là Mục vụ vì dựa trên nguyên tắc giáo lý để trình bày thái độ của Giáo hội Công giáo với thế giới và con người ngày nay. Hiến chế đề cập đến nguyên tắc của Giáo hội đối với đời sống kinh tế, xã hội, đồng thời chỉ ra một số giải pháp trong phát triển kinh tế như: phát triển kinh tế để phục vụ con người, phát triển kinh tế dưới sự kiểm soát
  • 12. 8 của con người, phải chấm dứt tình trạng bất bình đẳng quá lớn trên bình diện kinh tế, xã hội. Hiến chế cũng bàn đến các vấn đề khác trong phát triển kinh tế, xã hội như: việc làm, điều kiện lao động và giải trí; tổ chức kinh tế thế giới, tranh chấp lao động, vấn đề đầu tư và tiền tệ, sở hữu và quyền tư hữu. - P. Dourisboure, Dân Làng Hồ [33]. Đây là cuốn hồi ký của một linh mục người Pháp, ghi lại quá trình truyền giáo thời kỳ đầu ở Kon Tum của các linh mục nước ngoài (thừa sai Công giáo) khi đến Tây Nguyên. Cuốn sách tái hiện đời sống của các dân tộc Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng xưa. Cuộc sống của họ được bao bọc bởi rừng, sống chết với rừng và những huyền thoại về rừng với nhiều phong tục, kiêng cữ, tạo nên tính cấu kết cộng đồng bền chặt. Đây cũng chính là những cản trở, thách thức mà các thừa sai Công giáo khi đến đây phải đối diện. Tác giả đã tái diễn lại những nỗ lực, sự kiên trì của các thừa sai trước những thách thức từ con người, thiên nhiên, ngôn ngữ và phong tục tập quán của người dân Tây Nguyên để thành lập được các trung tâm truyền giáo thu hút người dân theo đạo, đặt nền tảng cho việc truyền giáo vào Tây Nguyên trong những giai đoạn sau này. - Libereria Editrice Vaticana Compendium of the Social Doctrine of the Church (Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo) [74]. Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo là cuốn sách tổng hợp giáo lý Công giáo để giải thích các vấn đề xã hội một cách hệ thống, trên cơ sở hàng nghìn bản văn về: Kinh thánh, hiến chế, tông thư, tông huấn, thông điệp của Giáo hội và các Giáo hoàng. Trên cơ sở lý luận của Giáo hội về thần học, triết học, luân lý học, văn hóa và mục vụ, từng vấn đề cụ thể của xã hội được luận giải trong 12 chương của Học thuyết với 1232 chú thích cho thấy một cái nhìn tổng lược của toàn bộ giáo huấn Công giáo về xã hội. Học thuyết này được coi như phương tiện quan trọng thể hiện trách nhiệm của Giáo hội trong xã hội hiện nay, là phương thức thể hiện quan hệ giữa Công giáo với Nhà nước, đồng thời tác động đến nhận thức của tín đồ về đời sống của họ trước các vấn đề xã hội. - Jacques Dournes, POTAO (Một lý thuyết về quyền lực ở Jorai Đông Dương) [32]. Đây là công trình nghiên cứu về sự vận hành của quyền lực giữa
  • 13. 9 những tộc người khác nhau ở khu vực Tây Nguyên. Người Gia Rai gọi những nhân vật có chức năng đặc biệt là Potao và chia thành: Potao lửa, Potao nước, Potao gió. Chức năng của các vị này là giữ mối quan hệ giữa xã hội loài người với các quyền năng vũ trụ được thể hiện trong ba yếu tố trên. Potao là những người đảm nhận mối quan hệ giữa những người Gia Rai và các thế lực (vũ trụ và chính trị) nối liền huyền thoại và lịch sử. Dù không đề cập đến ảnh hưởng của tôn giáo với phát triển tộc người, nhưng tác giả đã chỉ ra nét độc đáo trong nền văn hóa Gia Rai, đó là hệ thống chính trị - tôn giáo mà đỉnh cao là các Potao. Các dân tộc khác biết đến Gia Rai như là dân tộc của các Potao. Công trình này sẽ giúp luận án chú ý hơn đến tính chính trị - tôn giáo khi tiếp cận các nội dung nghiên cứu về Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số. 1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án của các tác giả trong nước 1.1.2.1. Những nghiên cứu về tôn giáo và Công giáo liên quan đến đề tài - Bài: "Xu thế tôn giáo trên thế giới và tác động của chúng đối với các tôn giáo ở Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập quốc tế" của Lê Tâm Đắc [55]. Tác giả cho rằng trong xã hội hiện đại các tôn giáo nhanh chóng thâm nhập và tác động vào hầu khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hình thành rõ khuynh hướng: dân tộc hóa tôn giáo, phong trào đòi ly khai, khủng bố liên quan đến tôn giáo, cá thể hóa tôn giáo... Tác động của toàn cầu cũng làm cho hệ thống tôn giáo trên thế giới trở nên đa dạng, địa - tôn giáo có sự thay đổi mạnh mẽ. Liên quan trực tiếp đến nội dung luận án, tác giả chỉ rõ: sự xuất hiện và phát triển của Hà Mòn và Canh Tân Đặc Sủng là những hiện tượng tôn giáo mới nội sinh xuất phát từ Công giáo. Cả hai loại này phát triển khá rộng ở khu vực Tây Nguyên thu hút nhiều tín đồ Công giáo người dân tộc thiểu số tin theo và gây bất ổn xã hội. Qua sự tác động này cho thấy, Công giáo ở Tây Nguyên đã mất đi một số tín đồ do chuyển sang theo Tin lành, Phật giáo và các "hiện tượng tôn giáo mới", nên Công giáo sẽ tích cực truyền giáo vào vùng dân tộc, củng cố và phát triển đức tin theo hướng bền vững. - Công trình: "Phát huy vai trò tôn giáo trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng ở Tây Nguyên" của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên [4].
  • 14. 10 Bài viết cho thấy, trong công cuộc đổi mới đất nước, đa số tín đồ các tôn giáo ở Tây Nguyên đoàn kết, gắn bó, sáng tạo trong lao động, đang góp phần bảo vệ và xây dựng, phát triển bền vững Tây Nguyên. Để phát huy vai trò của các tôn giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên, bài viết cũng chỉ rõ cần tiếp tục quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho các tôn giáo tham gia đóng góp vào đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội. Việc đa dạng hóa các loại hình văn hóa, xã hội còn để người dân có quyền lựa chọn, có điều kiện hưởng lợi. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật bảo đảm cho các tôn giáo sinh hoạt bình thường, cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết các nhu cầu hợp pháp của tôn giáo để chức sắc, tín đồ yên tâm đóng góp cho công tác an sinh xã hội. Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập, cần nhìn nhận và phát huy những giá trị tích cực về đạo đức, văn hóa các tôn giáo. Thực hiện quyền bình đẳng tôn giáo để phát huy tinh thần đoàn kết, khoan dung, vai trò của các tôn giáo trong việc tham gia giải quyết những vấn đề chung của xã hội. - Công trình: "Tập tư liệu kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên 2001 - 2015" của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên [10]. Đây là tập tư liệu tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội Tây Nguyên phản ánh từ thực trạng dân số và lao động, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư cũng như từng lĩnh vực cụ thể về: nông nghiệp - nông thôn, thương mại, vận tải, giáo dục và đào tạo, y tế và mức sống của dân cư nơi đây. Đặc biệt, tập tài liệu đưa ra một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên giai đoạn 2001 - 2015 với các số liệu rất tin cậy phản ánh từng lĩnh vực cụ thể và có sự so sánh giữa các tỉnh trong khu vực trên các lĩnh vực. - Công trình: "Những nẻo đường Phúc âm hóa Công giáo ở Việt Nam" của Nguyễn Hồng Dương [44]. Cuốn sách tiếp cận vấn đề Công giáo dưới góc độ chính trị - xã hội phản ánh những chiều cạnh của Công giáo đối với dân tộc Việt Nam. Tác giả đã khai thác ý thức, trách nhiệm chính trị của người Công giáo với dân tộc qua những giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước. Liên quan đến đề tài luận án tác giả đã khai thác trách nhiệm chính trị của người Công giáo đối với việc tổ chức giáo xứ, giáo họ Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số thuộc giáo phận Kon Tum, nhất là 3 dân tộc có tín đồ Công giáo đông nhất là Gia Rai, Ba Na và Xê Đăng. Tác giả cho rằng các làng/giáo họ Công giáo người Kinh thành
  • 15. 11 lập trong giai đoạn này có vai trò quan trọng là chỗ dựa cho các làng/giáo họ Công giáo người dân tộc thiểu số. Cùng với việc lập làng là việc đào tạo Giáo phu người dân tộc thiểu số hoạt động theo Hội các chú Giáo phu và Luật Chú Giáo phu phục vụ cho mục đích truyền giáo. Tác giả khai thác trách nhiệm chính trị của người Công giáo trong việc hội nhập văn hóa các dân tộc thiểu số. - Công trình: "Công tác tôn giáo từ quan điểm Mác - Lênin đến thực tiễn Việt Nam" của Ngô Hữu Thảo [136]. Tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo. Vận dụng những quan điểm đó vào thực tiễn công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị ở Việt Nam. Tác giả cho rằng hiện nay thế giới đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa và Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó, vì thế công tác tôn giáo phải tiếp tục đặt ra nhiệm vụ mới. Bên cạnh việc hoàn thiện chính sách, pháp luật thì việc phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo, động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc là hết sức cần thiết. - Công trình: "Nhà nước tôn giáo và pháp luật" của Đỗ Quang Hưng [88]. Theo tác giả "Nhà nước - tôn giáo - luật pháp" có mối quan hệ mật thiết với nhau biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Niềm tin tôn giáo hàm chứa cả những ngụ ý xã hội và đạo đức, vì thế các tín đồ luôn thể hiện niềm tin tôn giáo qua các hoạt động của công dân trong hệ thống chính trị. Tác giả đã đi sâu phân tích mối quan hệ giữa Nhà nước và giáo hội ở các phương diện: mối quan hệ giữa tôn giáo và thể chế xã hội, đưa ra các mô hình nhà nước thế tục, điểm mấu chốt giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội. Phân tích về chính sách tôn giáo ở Việt Nam, tác giả cho rằng Việt Nam theo mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về tôn giáo, trong đó vấn đề thể nhân và pháp nhân tôn giáo là vấn đề rất cần được tính đến trong luật pháp tôn giáo ở Việt Nam và là vấn đề pháp lý quan trọng bậc nhất hiện nay. Cũng theo tác giả, đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đã hội đủ những điều kiện để xuất hiện một "thị trường tôn giáo" tương đồng với nhiều nước trong khu vực. Sự thức tỉnh tôn giáo ở Việt Nam thể hiện rõ nét trong đời sống tinh thần, xã hội của cá nhân, cộng đồng.
  • 16. 12 - Công trình: "Khoan dung tôn giáo với dân chủ, đoàn kết và đồng thuận xã hội - Trường hợp Việt Nam" của Đỗ Lan Hiền [66]. Về lịch sử hình thành tư tưởng khoan dung tác giả cho rằng ở phương Tây xuất hiện rất sớm trong các tôn giáo, tiêu biểu là giáo huấn của trong Công giáo (Kitô) "bỏ gươm vào vỏ, vì ai dùng gương sẽ chết vì gươm" [66, tr.12]. Quan niệm về khoan dung tôn giáo, tác giả cho rằng "phạm trù dùng để chỉ một thái độ, ứng xử tôn trọng, hòa hợp đối với cái khác biệt, khác lạ, thậm chí là đối lập lại với mình. Là sự chế ngự, xóa bỏ được thói loại trừ, khai trừ, kỳ thị, lo sợ cái khác lạ, cái khác mình, cái đối lập với mình. Khoan dung không phải là sự nhượng bộ, sự hạ mình hay nhận đặc ân, mà khoan dung còn là trách nhiệm, là sự duy trì mọi quyền con người" [66, tr.24]. Tác giả cho rằng Việt Nam chịu ảnh hưởng khá sớm và sâu sắc tư tưởng của Nho, Phật, Đạo từ Trung Hoa và Ấn Độ, nên tinh thần khoan dung của người Việt Nam thể hiện rất rõ trong đời sống tôn giáo (tam giáo đồng nguyên). Từ nghiên cứu về khoan dung cho thấy, người dân Việt Nam đã thể hiện rõ nét tính khoan dung trong ứng xử với Công giáo, một tôn giáo khá xa lạ, có lúc còn xung đột với truyền thống văn hóa Việt Nam nhưng cũng được chấp nhận, tạo đồng thuận xã hội, đoàn kết tôn giáo để cùng phát triển. - Công trình: "Tôn giáo và văn hóa" của Đỗ Quang Hưng [84]. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hóa đối với trường hợp Công giáo tác giả cho rằng: những nỗ lực hội nhập văn hóa của người Công giáo Việt Nam hiện nay là đặt ra những vấn đề mới trong quan hệ với văn hóa dân tộc. Theo tác giả đây là xu hướng tiến bộ phù hợp với thời đại và với dân tộc tạo cầu nối văn hóa để người Công giáo thuận lợi hơn trong việc thực hiện đường hướng "sống phúc âm giữa lòng dân tộc". Chục năm trở lại đây đường hướng hội nhập văn hóa của người Công giáo đã thu được nhiều kết quả trên hai phương diện thần học và đời sống tôn giáo mà nổi bật là hội nhập văn hóa Công giáo vào nền văn hóa bản địa. - Công trình: "Giá trị di sản của đa dạng tôn giáo ở Việt Nam và những đóng góp đối với xã hội Việt Nam" [123]. Công trình gồm những bài viết từ hội thảo quốc tế cùng tên với sự tham gia của nhiều tác giả. Trong đó bài Sự hòa nhập của tôn giáo với văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên của tác giả H’Ngăm Niê K’dăm, tác giả đã chỉ ra sự phong
  • 17. 13 phú, đa dạng của đời sống văn hóa, tinh thần các dân tộc Tây Nguyên, nhất là kho tàng văn học dân gian, những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số. Khi các tôn giáo truyền vào và phát triển ở Tây Nguyên đã không tránh khỏi những đụng chạm, những xung đột về văn hóa, nhưng về sau các tôn giáo đã thực hiện hội nhập văn hóa trong truyền giáo, tạo nên sự thích nghi hòa hợp giữa tôn giáo và tập tục truyền thống giữa các dân tộc. Đây là cơ sở để các tôn giáo ý thức và thực hiện việc gìn giữ văn hóa các dân tộc, vận dụng luật tục của đồng bào vào đời sống tôn giáo, làm cho tôn giáo tiệm cận hơn với văn hóa dân tộc, nhưng cũng là cơ sở để tôn giáo xác lập vị trí của mình một cách vững chắc ở khu vực này. - Công trình: "Chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam: 25 năm nhìn lại" [122]. Công trình với sự tham gia của nhiều tác giả, trong đó bài Xây dựng hệ thống chính sách pháp luật nhằm phát huy nguồn lực - Sức mạnh mềm của các tôn giáo trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc của ThS. Nguyễn Văn Thanh và ThS. Hà Thị Xuyên, tác giả nhận định cần nhìn nhận vai trò của tôn giáo trong thời đại ngày nay dưới tác động của toàn cầu hóa, các tôn giáo sẽ khai thác cơ hội này, nhất là những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ để đẩy mạnh các hoạt động truyền giáo và phát triển tín đồ; đồng thời xu thế này cũng làm cho các tôn giáo khó có thể giữ được tín đồ theo lối truyền thống, mà sự đổi đạo, cải đạo tiếp tục diễn ra giữa tín đồ các tôn giáo. Tôn giáo thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế cũng như tham dự vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trước bối cảnh đó đòi hỏi, Đảng, Nhà nước cần có những ứng xử phù hợp với tôn giáo và công tác tôn giáo để vừa quản lý, vừa phát huy được nguồn lực của tôn giáo trong phát triển xã hội. - Bài: "Thái độ của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam trong tiếp nhận và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay" của Bùi Thanh Hà [62], theo tác giả, việc tiếp nhận pháp luật về tôn giáo của các tổ chức, cá nhân tôn giáo còn ở mức độ khác nhau. Bên cạnh đa số các tổ chức tôn giáo có nhận thức đúng đắn về chính sách, pháp luật của nhà nước; thực hiện các hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật, còn một bộ phận nhỏ chức sắc, nhà tu hành chưa hiểu rõ hoặc bị các phần tử xấu lợi dụng nên cố tình không hiểu hoặc xuyên
  • 18. 14 tạc các quy định pháp luật. Do đó, quản lý xã hội bằng pháp luật là phương thức quản lý cơ bản, tuy nhiên nếu chỉ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật chưa đủ, để pháp luật đi vào cuộc sống cần có phương pháp cách thức để thực hiện pháp luật. Đối với lĩnh vực tôn giáo, kết quả của việc thực hiện pháp luật sẽ là minh chứng thực tiễn tiếp nhận tích cực hay tiêu cực các quy định pháp luật. - Công trình: "Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo" của Nguyễn Hồng Dương [43]. Tác giả đã làm rõ quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo theo các vấn đề sau: quan điểm về bản chất tôn giáo, về tự do, tín ngưỡng tôn giáo, về đoàn kết tôn giáo trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, về chống lợi dụng tôn giáo và quan điểm về công tác vận động tôn giáo. Tác giả cũng đã phân tích sự biến động của từng tôn giáo như Công giáo, Tin lành, Phật giáo sau giải phóng và trong giai đoạn đổi mới, để thấy được xu hướng vận động thích nghi của các tôn giáo trong từng giai đoạn cách mạng. Đây chính là cơ sở thực tiễn để Đảng, Nhà nước Việt Nam tiếp tục đổi mới trong nhận thức và hoạch định chủ trương, chính sách, pháp luật phù hợp với một đất nước đa dạng tôn giáo như Việt Nam. 1.1.2.2. Những nghiên cứu về tôn giáo và Công giáo trong phát triển bền vững nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng - Công trình: "Vấn đề Tôn giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên" của Viện Nghiên cứu Tôn giáo [164]. Đề tài đã tiếp cận vấn đề tôn giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên trên 5 trụ cột chính là: kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và an ninh - quốc phòng. Đề tài đã đánh giá tác động của thực thể tôn giáo tới phát triển bền vững ở Tây Nguyên trên ba phương diện: niềm tin tôn giáo, các thực hành lễ nghi và việc tạo ra các cộng đồng tôn giáo khác nhau có ảnh hưởng, chi phối gì với phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Đề tài đã cung cấp cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về ảnh hưởng tích cực của tôn giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên và đưa ra các nhóm giải pháp về tôn giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên. - Bài: "Tác động của tôn giáo đối với xã hội ở Tây Nguyên" của Chu Văn Tuấn [153]. Tác giả đã khái quát 5 đặc điểm nổi bật phản ánh xã hội Tây Nguyên qua các vấn đề: nghèo đói, bất bình đẳng và phân hóa giàu nghèo; tính phức tạp
  • 19. 15 và sự biến động lớn của các tộc người; biến động của tôn giáo, từ tín ngưỡng đa thần truyền thống đến việc các tôn giáo nhất thần truyền vào làm phá vỡ cấu trúc tôn giáo truyền thống, ảnh hưởng đến xã hội và an ninh khi bị các thế lực cực đoan lợi dụng; thiết chế xã hội truyền thống bị phá vỡ khi các tôn giáo truyền vào, cùng với đó là vai trò của già làng, trưởng buôn giảm, tính cộng đồng giảm; vấn đề đất đai là nguyên nhân gây mâu thuẫn phức tạp trong hoạt động tôn giáo trên địa bàn Tây Nguyên. Cùng với năm đặc điểm, tác giả trình bày khái lược tình hình tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay, trong đó nhấn mạnh đến các tôn giáo lớn là: Công giáo, Tin lành, Phật giáo, đồng thời làm rõ những tác động tích cực, tiêu cực của tôn giáo đối với xã hội Tây Nguyên trên các phương diện: xã hội, kinh tế, văn hóa. Đối với tác động tích cực, tác giả khẳng định: tôn giáo đã góp phần làm thay đổi tâm lý, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số; tác động tới việc xóa đói, giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội cho người dân; góp phần thúc đẩy nâng cao dân trí khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hình thành nên những cộng đồng dân tộc tôn giáo mới, đan xen với những cộng đồng truyền thống tạo nên sự đa dạng tính cộng đồng của xã hội Tây Nguyên. Tác động tiêu cực đó là việc các tôn giáo truyền vào đã tạo nên những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội, nhất là xung đột văn hóa dẫn đến phức tạp về an ninh chính trị khi tôn giáo bị các phần tử cực đoan lợi dụng vào mục đích chống phá Nhà nước. Theo tác giả, để phát triển bền vững Tây Nguyên thì một trong những lĩnh vực quan trọng là phải giữ được sự ổn định chính trị - xã hội, trong đó có vai trò của tôn giáo. - Bài: "Mối quan hệ giữa tôn giáo với kinh tế ở Tây Nguyên từ góc nhìn vốn xã hội trong đời sống xã hội" của Nguyễn Thị Minh Ngọc [121]. Tác giả đã tiếp cận vốn xã hội từ những khái niệm cơ bản của hai tác giả Cohen và Prusak "Vốn xã hội bao gồm toàn bộ những kết nối có tính chủ động của con người: sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau, các giá trị chung và các hành vi ứng xử nhằm liên kết con người và các cộng đồng, tạo ra sự hợp tác mong muốn". Theo tác giả vốn xã hội chính là con người, vấn đề cốt lõi của vốn xã hội là niềm tin. Với trường hợp các hệ phái Tin lành ở Mỹ, tác giả cho rằng những người di cư đầu tiên đến Mỹ chỉ có thể thông qua tôn giáo mới giữ được văn hóa truyền thống và hòa nhập
  • 20. 16 vào xã hội. Đạo đức và quan niệm giá trị, mối quan hệ xã hội, sự hợp tác và tín nhiệm giữa mọi người, sự trao đổi và giúp đỡ giữa các hội đoàn, sự kế thừa truyền thống văn hóa của người dân di cư đều được thực hiện thông qua mạng lưới tôn giáo và lấy tôn giáo làm hạt nhân. Trên cơ sở đó, tác giả đã luận giải vốn xã hội của tôn giáo tại Tây Nguyên và tác động của nó đến hoạt động kinh tế. Theo tác giả, vốn xã hội của tôn giáo là một lĩnh vực khẳng định vai trò và ảnh hưởng của tôn giáo. Tôn giáo tham gia vốn xã hội nhờ quá trình hình thành niềm tin qua tương tác trong và ngoài cộng đồng tôn giáo. - Bài: "Tác động tôn giáo tới nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của tín đồ các tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay" của Ngô Quốc Đông [57]. Tác giả đã phân tích quan điểm của các tôn giáo về môi trường, trong đó đi sâu phân tích quan điểm của Công giáo về môi trường trên nền tảng Kinh thánh và các văn kiện của Giáo hội. Với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã dẫn đến những phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và nhiều tác nhân khác, nên Giáo hội đã có những quan điểm nhìn nhận lại ứng xử của con người với môi trường theo các quan điểm: Giáo hội không chống lại khoa học, nhưng con người cần có trách nhiệm với thiên nhiên; thiên nhiên là "quà tặng" của Thiên Chúa ban cho con người nên không vì động cơ cá nhân mà khai thác cạn kiệt theo ý chủ quan của con người, nên bảo vệ môi trường trước tiên phải điều chỉnh từ chính hành vi con người. Như vậy, quan điểm về môi trường của Công giáo là quy hướng về Thiên Chúa, sự phá hoại thiên nhiên là trái với ý định Thiên Chúa. Điểm chung giữa quan niệm của các tôn giáo về môi trường là lấy con người làm trung tâm để xem xét. Bảo vệ môi trường phải bắt đầu bằng việc giáo dục con người qua các nguyên tắc luân lý của từng tôn giáo. - Bài: "Quan niệm về bảo vệ môi trường của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay" của Nguyễn Thị Quê Hương [89]. Tác giả cho rằng đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống tinh thần tâm linh mang tính đặc thù, phụ thuộc vào đức tin của từng loại hình tín ngưỡng mà họ tôn thờ. Việc bảo vệ rừng, nguồn nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nội dung quan trọng được quy định cụ thể trong luật tục của một số dân tộc. Vùng Tây Nguyên
  • 21. 17 có tính đặc thù về địa lý, rừng nên việc bảo vệ môi trường càng phải có các giải pháp tuyên truyền, vận động, nhất là việc phát huy những kinh nghiệm của các dân tộc thiểu số được ghi trong luật tục sẽ góp phần xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. - Bài: "Một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên đối với việc thực hiện công tác tôn giáo" của Nguyễn Nguyệt Oanh [126]. Tác giả cho rằng hệ thống chính trị cơ sở là cấp thấp nhất trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, song đây cũng là cấp quan trọng nhất, vì mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam, trong đó có chính sách, pháp luật về tôn giáo có đưa được vào cuộc sống hay không phụ thuộc rất nhiều vào cấp cơ sở. Trong hệ thống chính trị, cấp cơ sở là cấp trực tiếp chịu sự chi phối, đối mặt với tất cả mọi vấn đề của nhân dân, là nơi gắn bó trực tiếp với tín đồ và chức sắc tôn giáo. Trong những năm qua, hệ thống này ở Tây Nguyên đã được củng cố, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ những hạn chế trong nhận thức và quản lý, hoạt động nặng về hình thức, mang tính hành chính, không có cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo. Theo tác giả, tôn giáo là vấn đề phức tạp nên cần bố trí cán bộ chuyên trách về vấn đề tôn giáo ở cấp xã đồng thời cần có chương trình đào tạo cán bộ có tính chất chiến lược và lâu dài. - Công trình: "Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo" của Hội đồng Giám mục Việt Nam [74]. Học thuyết tiếp cận vấn đề kinh tế, xã hội dưới nhãn quan Thần học và Luân lý học. Về thần học, Học thuyết tiếp cận đến "con người, sự nghèo nàn và giầu có", những người nghèo, túng thiếu được coi là một tai họa, nhưng mặt khác hoàn cảnh nghèo nàn là một biểu tượng của tình trạng con người trước mặt Chúa, là nguồn gốc của mọi điều tốt lành, được xem như ân huệ Chúa ban để con người chia sẻ và được Chúa quan tâm. Về mặt luân lý, học thuyết cho rằng: hoạt động kinh tế phải là hoạt động hướng tới mọi người và mọi dân tộc; giúp con người được phát triển toàn diện trong sự liên đới và trách nhiệm xã hội. - Công trình: "Công giáo Việt Nam đối với phát triển bền vững đất nước" của Nguyễn Hồng Dương [46]. Tác giả đã tiếp cận vấn đề trên cơ sở lý luận đó là: quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo làm cơ sở cho Công giáo tham gia vào phát triển bền vững đất nước; đường hướng của
  • 22. 18 Vatican tác động đến việc Công giáo ở Việt Nam tham gia phát triển bền vững. Về cơ sở thực tiễn tác giả đã phân tích Công giáo tham gia vào việc giải quyết phát triển bền vững trên ba nội dung: Công giáo với chính trị; Công giáo với hội nhập văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống; Công giáo đối với đời sống xã hội được thể hiện qua lối sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng; qua thực hiện vai trò kép đạo - đời và các hoạt động an sinh xã hội. Tác giả đã chỉ ra những vấn đề cần quan tâm trong nghiên cứu về vai trò của Công giáo ở Việt Nam đối với phát triển bền vững. Tác giả cho rằng tiến trình Công giáo tham gia vào phát triển bền vững đất nước không diễn ra thuận chiều như Phật giáo mà đa dạng và khó khăn hơn. - Luận án: "Lịch sử truyền bá đạo Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số tại giáo phận Kon Tum" của Đặng Luận [104]. Tác giả đã khái quát đặc điểm truyền giáo và quá trình du nhập, phát triển Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số tại giáo phận Kon Tum. Phân tích tác động của Công giáo đối với đời sống tín đồ người dân tộc thiểu số ở giáo phận Kon Tum trên các mặt: về chính trị, sự hiện diện của Công giáo đã làm thay đổi diện mạo của tổ chức và thiết chế buôn, làng truyền thống, phá vỡ tính tự trị, khép kín của buôn, làng truyền thống, thay thế thiết chế buôn, làng và tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa vùng có đạo và không có đạo. Về kinh tế, hình thành những làng "Công giáo kiểu mẫu" trong vùng dân tộc thiểu số với mục đích như một "mô hình" tốt để giữ và thu hút tín đồ, từ đó làm chuyển biến nhận thức và đời sống của người dân theo hướng có lợi cho sản xuất. Về đạo đức lối sống và tín ngưỡng, truyền thống đó là việc "phá thần" rồi "tạo thần" trên nền tảng là các thần đã có bằng cách khoác cho các vị một tên gọi mới hoặc nội hàm Công giáo, tạo tình cảm gần gũi và tương hợp trong nhận thức của tín đồ. Theo tác giả, Công giáo ở Kon Tum hiện nay không chỉ đối mặt với những khó khăn nội tại do thiết chế tổ chức, cơ chế quyền lực mang tính bảo thủ, mà còn đứng trước những khó khăn mới trong phương thức truyền đạo, phát triển tín đồ người dân tộc thiểu số trước sự cạnh tranh của Tin lành, Phật giáo. - Báo cáo: "Hoạt động Caritas tại giáo phận Kon Tum" của Đặng Luận [105]. Tác giả đã hệ thống lại hoạt động Caritas (bác ái xã hội) của Công giáo ở Kon Tum từ khi giáo phận chưa được thành lập. Một trong những hoạt động
  • 23. 19 mạnh nhất của Caritas giáo phận là lĩnh vực giáo dục, hướng tới người dân tộc thiểu số bằng việc mở trường, trung tâm dạy học. Tác giả cho rằng việc thành lập những cơ sở đào tạo dành cho người dân tộc thiểu số vừa góp phần nâng cao dân trí nhưng đồng thời cũng nhằm đáp ứng nhân lực cho truyền giáo ở giáo phận Kon Tum. Sau giáo dục, các vấn đề xã hội khác cũng được quan tâm như mở cơ sở chữa bệnh, nuôi trẻ mồ côi, người tàn tật. Thời kỳ thuộc địa hoạt động của Caritas tập trung chủ yếu ở lĩnh vực giáo dục một cách hệ thống và đối tượng ưu tiên là người dân tộc thiểu số với sự bảo trợ của thực dân Pháp. Hoạt động của Caritas giáo phận Kon Tum hiện nay trên các lĩnh vực sau: chăm sóc bệnh nhân phong, nồi cơm tình thương, xây nhà nội trú cho học sinh, sinh viên dân tộc, thành lập nhà trẻ, tiếp sức mùa thi, tiết kiệm tín dụng phát triển phụ nữ dân tộc nghèo, nuôi dạy trẻ em khuyết tật, dạy nghề, nhà mồ côi, nước sạch cho người nghèo. Tác giả nhận định hoạt động xã hội của Công giáo hướng đến mục tiêu phát triển tín đồ và mở rộng địa bàn truyền giáo, nhưng cũng đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống người nghèo. - Bài: "Giải pháp nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động của tổ chức tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay" của Nguyễn Văn Bắc [20]. Tác giả cho rằng, để làm tốt công tác tôn giáo thì các tỉnh Tây Nguyên cần bám sát tình hình thực tế và huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị của địa phương nhằm thực hiện công tác tôn giáo có hiệu quả. Các bộ phận của hệ thống chính trị có trách nhiệm chung tay tích cực tuyên truyền, vận động, phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức từ cấp tỉnh, đến cấp xã, các chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo về chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo. Đồng thời giải quyết tốt các yêu cầu chính đáng của các tổ chức tôn giáo theo quy định của pháp luật. - Công trình: "Một số vấn đề cơ bản của xã hội Tây Nguyên trong phát triển bền vững" của Bùi Minh Đạo [50]. Tác giả đã khái quát về xã hội Tây Nguyên trước năm 1975, thời kỳ này, ở Tây Nguyên các dân tộc thiểu số tại chỗ sinh sống là chủ yếu với các đặc thù mang nhiều dấu ấn của xã hội tiền giai cấp. Thực dân Pháp chủ trương tôn trọng thiết chế buôn làng truyền thống nên ít nhiều đã lợi dụng thiết chế này vào việc bình định Tây Nguyên. Trong khi chính
  • 24. 20 thể Ngô Đình Diệm phủ nhận thiết chế xã hội truyền thống nên thất bại và phải đối đầu với sự phản kháng của các dân tộc thiểu số. Chính thể Nguyễn Văn Thiệu đã rút kinh nghiệm và học theo cách của Pháp nên đã hạn chế được khó khăn trong việc bình định vùng này. Trên cơ sở phân tích lịch sử, tác giả đã luận giải thực trạng xã hội Tây Nguyên hiện tại trên 3 lĩnh vực cơ bản: cơ cấu xã hội, tổ chức xã hội và hệ thống giá trị xã hội. Từ đó tác giả nhận định, sự gia tăng dân số và dân tộc từ nhiều vùng khác của cả nước đã làm cho Tây Nguyên thay đổi theo hướng đa dạng và phức tạp. Tác giả đã phân tích những lĩnh vực đang hạn chế, cản trở sự phát triển Tây Nguyên trên các góc độ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tộc người. Theo tác giả để phát triển bền vững Tây Nguyên cần: xác định đúng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội với ổn định an ninh chính trị; quán triệt quan điểm người dân là chủ thể nên cần tôn trọng văn hóa, phong tục của họ; đảm bảo tính hệ thống, hòa hợp giữa giữ gìn văn hóa, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. - Công trình: "Tổ chức và hoạt động buôn làng trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên" của Bùi Minh Đạo [51]. Tác giả đã phân tích tổ chức và hoạt động buôn làng Tây Nguyên từ truyền thống đến trước năm 1975 gắn với các giai đoạn: dưới thời Pháp thuộc, dưới chính thể Ngô Đình Diệm, dưới chính thể Nguyễn Văn Thiệu và vùng căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến của các dân tộc Tây Nguyên. Phân tích biến đổi và tổ chức hoạt động buôn làng Tây Nguyên từ sau năm 1975 đến nay trên các chiều cạnh: không gian sinh tồn kinh tế, xã hội, văn hóa. Trên cơ sở đó tác giả chỉ ra những tác động của biến đổi tổ chức hoạt động buôn làng đến phát triển kinh tế - xã hội là: mâu thuẫn giữa sở hữu toàn dân với sở hữu tập thể buôn làng về đất rừng; tình trạng thiếu đất sản xuất; mất rừng, suy giảm môi trường sống và sinh kế truyền thống; hoạt động kém hiệu quả của hệ thống chính trị cơ sở; đứt gãy và mai một văn hóa truyền thống; lòng dân và một số vấn đề xây dựng buôn làng Tây Nguyên trong phát triển bền vững. - Bài: "Quan điểm phát triển bền vững của Ph.Ăngghen và ý nghĩa thời đại" của Bùi Thị Ngọc Lan [92]. Tác giả cho rằng với sự hiểu biết sâu sắc những qui luật của tự nhiên và xã hội, với tầm nhìn mang tính thời đại, Ph.Ăngghen chỉ rõ: nếu để cho những lợi ích trực tiếp trước mắt chi phối mà khai thác giới tự nhiên theo kiểu
  • 25. 21 "tước đoạt", con người không chỉ phải trả giá về những hành động của mình do sự "trả thù của giới tự nhiên" mà còn phải hứng chịu những "hậu quả xã hội" không kém phần khủng khiếp do chính mình tạo ra. Tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân của những bất công xã hội này là từ việc tước đoạt giới tự nhiên một cách vô thức của con người, mặt khác có nguồn gốc sâu xa từ trong chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất do giai cấp thống trị xác lập và sử dụng trong quá trình lao động sản xuất tư bản chủ nghĩa. Do đó, hướng tới một thế giới phát triển bền vững giờ đây trở thành mục tiêu thiên niên kỷ cấp bách của loài người. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi những nỗ lực to lớn và sự chung sức, đồng thuận của cả cộng đồng thế giới. Vì vậy, những quan điểm cơ bản của Ph.Ăngghen về vấn đề này có giá trị thời đại và ý nghĩa phương pháp luận to lớn để trên cơ sở đó mỗi nước có thể vận dụng và phát triển sáng tạo hướng tới mục tiêu phát triển bền vững hiện nay và mai sau; đồng thời là cơ sở lý luận và phương pháp luận để nhận thức và phát huy ảnh hưởng tích cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên. - Bài: "Phát triển bền vững và nỗi ám ảnh tăng trưởng kinh tế" của Denis Goulet [61]. Tác giả cho rằng tất cả mọi định nghĩa xác đáng về phát triển bền vững phải đảm bảo những nội dung sau: (1) Một tổng thể điều phối một cách công bằng việc tạo ra của cải và việc cải thiện điều kiện sống cho mọi người; (2) Một cơ chế xã hội đo lường vai trò của mình qua các lĩnh vực y tế, giáo dục, nhà ở và việc làm; (3) Một thể chế chính trị bao gồm những giá trị như là nhân quyền, tự do chính trị, quyền bầu cử và dân chủ; (4) Một nền văn hóa biết nhìn nhận thực tế này là văn hóa hình thành nên bản sắc và sự tự tin của các cá nhân; (5) Các hệ thống tư tưởng, các biểu tượng và những niềm tin liên quan đến ý nghĩa thâm sâu của cuộc sống và của lịch sử. - Đề tài: "Công giáo Việt Nam gắn bó đồng hành cùng dân tộc" của Phạm Dũng [35]. Tác giả đã phân tích những đặc trưng cơ bản của Công giáo ở Việt Nam. Phân tích sự tác động và mối liên kết giữa Công giáo Việt Nam với Vatican và Công giáo các nước. Trên cơ sở đó tác giả chỉ ra những biến đổi của Công giáo ở Việt Nam trong các hoạt động tôn giáo và hoạt động xã hội, củng cố đức tin và phát triển tôn giáo theo hướng bền vững, tham gia sâu vào các hoạt động an sinh xã hội. Đề án cũng đã phân tích, làm rõ chủ trương, chính sách,
  • 26. 22 pháp luật về tôn giáo của Việt Nam, cũng như nhận thức ứng xử với Công giáo của Nhà nước Việt Nam trước mắt và lâu dài theo phương châm vừa quản lý vừa tận dụng các nguồn lực của Công giáo cho phát triển xã hội. Đề án đã đề ra các giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Công giáo và tiếp tục khích lệ đường hướng hoạt động gắn bó đồng hành cùng dân tộc của Công giáo. - Bài: "Công giáo các tỉnh Tây Nguyên gắn bó đồng hành cùng dân tộc - khó khăn, thuận lợi. Kiến nghị về chủ trương, giải pháp" của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên [5]. Đề tài cho rằng con đường phát triển lên Tây Nguyên của Công giáo trải qua khá nhiều biến cố và tốc độ chậm hơn Tin lành, nhưng nhịp độ truyền giáo vẫn không ngừng phát triển nếu không muốn nói là nhanh hơn nhiều so với các giáo phận khác. Giáo phận Kon Tum vẫn là trung tâm truyền giáo lớn và là giáo phận có đông tín đồ là người dân tộc thiểu số nhất, giáo phận Đà Lạt là nơi có lực lượng truyền giáo hùng hậu và giáo phận Ban Mê Thuột là giáo phận trẻ, nhưng tốc độ truyền giáo cũng rất nhanh. Trong bối cảnh cạnh tranh với Tin lành, Công giáo vẫn luôn chủ trương xây dựng tổ chức Giáo hội quy củ, bài bản ở các buôn làng và thực hiện các luật lệ, lễ nghi nghiêm ngặt. Tác giả đã nhận định: Công giáo luôn tiến những bước vững chắc và ngày càng khẳng định vai trò "thực thể" trong đời sống xã hội Tây Nguyên; không những đã thiết lập được một hệ thống tổ chức Giáo hội rộng rãi trên nhiều địa bàn dân cư mà còn xây dựng được đội ngũ tín đồ có niềm tin sâu sắc. Điều đó cho thấy càng về sau Công giáo càng chinh phục được "số lượng" tín đồ người dân tộc thiểu số không thua kém Tin lành mà "chất lượng" cũng cao hơn. Đề tài đã phản ánh thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với Công giáo ở Tây Nguyên thời gian qua, đồng thời đề xuất giải pháp quản lý trong thời gian tới nhằm hướng đến sự ổn định lâu dài của Công giáo ở Tây Nguyên. - Báo cáo: "Báo cáo hoạt động bác ái xã hội 26 caritas giáo phận năm 2016" của Hội đồng Giám mục Việt Nam [80]. Mặc dù chỉ là báo cáo nhưng là tư liệu khá đầy đủ, chi tiết về các hoạt động bác ái xã hội của 26 giáo phận Công giáo Việt Nam, trong đó có ba giáo phận ở Tây Nguyên. Mỗi một giáo phận có cách thức tổ chức hoạt động khác nhau, tùy theo điều kiện kinh tế và đặc điểm của từng miền, nhưng tựu chung là lấy người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn làm đối tượng phục vụ. Các hoạt động bác ái tập trung vào 4 lĩnh vực chính: y tế, giáo dục, cứu trợ
  • 27. 23 thiên tai và bảo vệ môi trường. Điểm nhấn đáng chú ý của báo cáo là công khai nguồn lực tài chính và kết quả hoạt động trong từng lĩnh vực. - Bài: "Những vấn đề đặt ra đối với vấn đề dân tộc và tôn giáo ở nước ta hiện nay" của Bùi Thị Ngọc Lan [94]. Tác giả cho rằng mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo đang đặt ra một số vấn đề cần quan tâm giải quyết, trong đó tác giả nhấn mạnh đến giải quyết mối quan hệ dân tộc - tôn giáo - nhân quyền nhiều nơi còn hạn chế. Việc giải quyết tốt mối quan hệ này là nhằm đảm bảo cho con người những quyền cơ bản về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng. Quyền phải gắn liền với pháp luật, bởi vì bản thân quá trình xây dựng các quyền của con người phải căn cứ trên cơ sở pháp luật, đồng thời pháp luật chỉ có ý nghĩa tiến bộ và có giá trị khi nó phản ánh và bảo vệ các quyền chính đáng của con người. Pháp luật không chỉ là công cụ chủ yếu để quản lý nhà nước, mà đồng thời là điều kiện và giới hạn để đảm bảo cho quá trình thực thi các quyền của con người không bị biến dạng hoặc lạm dụng. Đảm bảo quyền của các dân tộc, quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng cũng chính là đảm bảo thực hiện những nội dung cốt yếu của quyền con người trong khuôn khổ của pháp luật. Ngoài một số công trình tiêu biểu, liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu mà luận án đã đề cập, còn nhiều công trình nghiên cứu về Tây Nguyên của các tác giả trong và ngoài nước, nhưng do giới hạn phạm vi nghiên cứu nên luận án sẽ tham khảo trong quá trình triển khai nội dung ở các chương. 1.2. GIÁ TRỊ THAM KHẢO VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU 1.2.1. Giá trị tham khảo từ các nghiên cứu liên quan đến luận án Qua đọc và tổng thuật các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề luận án, cho thấy: - Các tác giả đều thừa nhận: cùng với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò của hệ thống chính trị các cấp và sự tham gia tích cực của người dân trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, an ninh - quốc phòng thì tôn giáo, trong đó có Công giáo là một trong các yếu tố không thể thiếu góp phần vào phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Vai trò của tôn giáo trong
  • 28. 24 đời sống xã hội cũng như trong đóng góp vào phát triển bền vững được thể hiện ở "niềm tin tôn giáo", ở "nguồn vốn xã hội". Khi con người có niềm tin sẽ thúc đẩy các hoạt động mang tính tích cực hơn, có tác dụng làm phong phú đạo đức xã hội. Tuy nhiên, niềm tin tôn giáo khi bị thế lực xấu lợi dụng nó sẽ trở thành lực cản cho quá trình phát triển bền vững ở Tây Nguyên, làm ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị, đồng thuận xã hội và an ninh - quốc phòng. Quá trình phát triển bền vững ở Tây Nguyên không chỉ đòi hỏi ổn định tình hình tôn giáo, tạo đồng thuận xã hội mà phải tận dụng được nguồn lực tôn giáo. - Tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, các tác giả đã phản ánh khá cơ bản đời sống tôn giáo ở Tây Nguyên. Lịch sử hình thành và phát triển của 4 tôn giáo chính trên địa bàn hiện nay: Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài. Các tôn giáo này khi truyền vào Tây Nguyên đã góp phần làm biến đổi đời sống của người dân Tây Nguyên trên các phương diện kinh tế, văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo. Cụ thể là làm cho người dân từ bỏ tín ngưỡng truyền thống để theo một tôn giáo nào đó, hoặc dẫn đến tình trạng tín đồ chuyển đổi niềm tin giữa các tôn giáo. Các công trình cũng thừa nhận những đóng góp trong hoạt động từ thiện, đạo đức văn hóa, phát triển kinh tế và an ninh xã hội của các tôn giáo, đồng thời cũng chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong đồng thuận xã hội và là đối tượng dễ bị các phần tử cực đoan lợi dụng vào hoạt động gây mất ổn định xã hội và an ninh - quốc phòng. - Các tác giả đều có chung nhận định về những thuận lợi và khó khăn khi các tôn giáo, nhất là Công giáo truyền đến Tây Nguyên. Ngoài sự khác biệt giữa tín ngưỡng đa thần của các dân tộc thiểu số đối lập với tôn giáo thờ nhất thần; sự khác biệt giữa văn hóa buôn, làng, văn hóa tộc người gắn với các vị "thần" mang đậm những kiêng kỵ khác với văn hóa châu Âu, văn hóa lấy "Chúa Trời" làm tâm điểm thì mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội trong lịch sử và hiện tại cũng là những yếu tố tác động đến nhận thức và lối ứng xử của cả hai phía trong việc khai thác những điểm tương đồng của Công giáo trong phát triển bền vững. Những khác biệt, xung đột về văn hóa không được nhận thức đúng và giải quyết triệt để dễ bị các thế lực cực đoan lợi dụng gây mất ổn định chính trị - xã hội, an ninh - quốc phòng. Khi đó nó sẽ là những yếu tố kìm hãm sự phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Trên thực tế, lịch sử truyền giáo gắn với thực dân Pháp, đế quốc
  • 29. 25 Mỹ trong hai cuộc kháng chiến ở Việt Nam đã làm cho mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội còn những vấn đề chưa đồng thuận. - Nhiều nghiên cứu đã đề xuất các nhóm giải pháp chung về kinh tế, chính trị, xã hội, tuy nhiên các giải pháp liên quan đến tôn giáo như: giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc và tôn giáo; nhìn nhận tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một tổ chức xã hội làm cơ sở để phát huy nội lực của tôn giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên thì ít được đề cập. Những kết quả nghiên cứu trên là tài liệu rất quý để tham khảo trong quá trình thực hiện luận án. Chúng tôi trân trọng kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu trên để thực hiện mục tiêu của luận án. Những vấn đề liên quan đến luận án mà các nghiên cứu chưa tiếp cận - Nhìn chung, các công trình nghiên cứu thiên về góc độ lịch sử truyền giáo, hình thành tổ chức Giáo hội, quan điểm về mối quan hệ giữa thần học Công giáo với các vấn đề xã hội, mối quan hệ dân tộc - tôn giáo và đồng thuận xã hội. Phạm vi nghiên cứu này khá rộng so với chủ đề của luận án, trong khi Công giáo có đặc thù riêng trong phát triển bền vững nhưng do cách tiếp cận và giới hạn phạm vi nghiên cứu nên các công trình này chưa nghiên cứu sâu vai trò của Công giáo trong phát triển bền vững. - Một số nghiên cứu đã tiếp cận về tôn giáo ảnh hưởng đến phát triển bền vững ở Tây Nguyên, hoặc tác động của các tôn giáo trên từng lĩnh vực cụ thể, nhưng chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về ảnh hưởng của Công giáo trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và an ninh - quốc phòng trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Các nghiên cứu chưa khai thác những chuyển biến trong hoạt động của Công giáo để thích ứng với chuyển biến của xã hội và các yếu tố của phát triển bền vững có tính chất hệ thống liên quan đến chủ đề luận án; chưa chỉ ra những đặc điểm cơ bản của Công giáo ở Tây Nguyên ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển bền vững. Đây chính là những vấn đề mà luận án sẽ tập trung làm rõ. 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, những giá trị của các công trình đã đạt được và những vấn đề chưa được tiếp
  • 30. 26 cận, nghiên cứu về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên, luận án sẽ tập trung làm rõ những nội dung cơ bản sau: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Phân tích đặc điểm và những yếu tố tác động đến ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên. - Đánh giá thực trạng ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên trên 5 nội dung: kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và an ninh - quốc phòng; làm rõ những vấn đề đang đặt ra đối với việc phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay. - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích làm rõ, luận án đưa ra các dự báo xu hướng phát triển của Công giáo ảnh hưởng đến phát triển bền vững ở Tây Nguyên và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay.
  • 31. 27 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TÂY NGUYÊN 2.1.1. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo 2.1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò và phương pháp ứng xử đối với tôn giáo Với phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, C.Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội, có quan hệ mật thiết và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội, nên sự biến đổi của nó luôn gắn liền với sự biến đổi của lịch sử nhân loại dựa trên những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Nói đến vai trò xã hội của tôn giáo C.Mác chỉ rõ: Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân [106, tr.570]. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về quan điểm này, song có thể thấy tôn giáo đã mang đến cho con người sự hy vọng ở một thế giới tốt đẹp để con người có thể tồn tại, vượt qua những bất trắc trong cuộc sống. V.I. Lênin khẳng định: "Câu nói của Mác là hòn đá tảng của toàn bộ quan điểm của Mác về vấn đề tôn giáo" [95, tr.511]. Trong cuốn: "Fiden và tôn giáo", Fiden Cartro cho rằng: xét từ quan điểm chính trị, tôn giáo tự nó không phải là thuốc phiện hoặc một phương thuốc diệu kỳ. Nó có thể là thuốc phiện hoặc một phương thức diệu kỳ theo người ta dùng nó hay ứng dụng nó để bênh vực những kẻ áp bức, những kẻ bóc lột, hoặc để bảo vệ những người bị áp bức và bị bóc lột, tùy theo cái cách người
  • 32. 28 ta đề cập đến những vấn đề chính trị, xã hội hay vật chất của con người, sinh ra và phải sống trên đời này, không lệ thuộc vào thần học và niềm tin tôn giáo [156, tr.103]. Nghiên cứu về tôn giáo, PGS.TS Nguyễn Đức Lữ đã tìm hiểu bối cảnh lịch sử khi ra đời câu nói của C.Mác, đó là đời sống người dân cùng cực dưới nền quân chủ chuyên chế Đức, gắn với lực lượng bảo thủ là Giáo hội Công giáo La Mã thì tôn giáo - thuốc phiện chính là "niềm tin" của người dân vào một thế giới hư ảo, có tác dụng tích cực là xoa dịu, giảm đau trước những khó khăn, đề nặng lên số phận con người. Nghiên cứu sự tồn tại và phát triển của tôn giáo trong lịch sử nhận loại, các nhà kinh điển đã lưu ý đến vai trò phê phán, phản bác và thậm chí cách mạng của tôn giáo. Tôn giáo không chỉ phản ánh sự nghèo nàn hiện thực mà còn chống lại sự nghèo nàn hiện thực ấy, chống lại sự áp bức bất công trong xã hội. Sự khốn cùng ấy chính là những bất hợp lý trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, là vấn nạn của xã hội, mặt trái của cơ chế thị trường, sự hạn chế của khoa học và nhận thức của con người. Nó tạo ra khoảng trống trong đời sống tâm linh của con người nên họ cần đến tôn giáo như một liều thuốc an thần để xoa dịu những nỗi đau, sự bất hạnh của họ. Từ chỗ khẳng định quan điểm duy vật lịch sử trong việc nhận thức vai trò của tôn giáo, C.Mác đã chỉ ra phương thức ứng xử với tôn giáo trong từng thời kỳ lịch sử, mà quan trọng nhất là muốn thay đổi ý thức xã hội thì trước hết phải thay đổi tồn tại xã hội: "Không thể đả kích vào tôn giáo dưới mọi hình thức thù địch cũng như dưới hình thức khinh bạo chung cũng như riêng, nghĩa là nói chung không được đả kích tôn giáo" [106, tr.23]. Như vậy, trong công tác đối với tôn giáo không thể sử dụng bạo lực để đàn áp tôn giáo, mà chỉ có thể sử dụng phương pháp giáo dục, tuyên truyền, thuyết phục để người có đạo và người không có đạo hiểu và xây dựng xã hội tốt đẹp ngay tại trần thế. Điều quan trọng khắc phục những mặt tiêu cực của tôn giáo là phải kiến tạo được một xã hội không có áp bức, bất công, nghèo đói, phải làm cho người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đồng thời nhìn nhận những giá trị đạo đức hướng thiện, tinh thần yêu thương bác ái của tôn giáo ở mọi thời đại luôn có tác dụng giáo dục, đạo đức, nhân cách con người góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp.
  • 33. 29 Kế thừa và phát triển quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen, V. I Lênin khẳng định rõ thái độ, lập trường, phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng: "Bất kì ai cũng được hoàn toàn tự do theo tôn giáo mình thích hoặc không thừa nhận một tôn giáo nào" [95, tr.171]. Người có hay không có tín ngưỡng tôn giáo đều bình đẳng về quyền lợi "Mọi sự phân biệt quyền lợi giữa những công dân có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau đều hoàn toàn không thể dung thứ được" [95, tr.171]. Như vậy, từ chỗ cải tạo xã hội để xây dựng một xã hội có cơm ăn, áo mặc nhằm hạn chế mặt tiêu cực của tôn giáo, thì V.I Lênin đã tiến thêm một bước trong việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân, lên án những ai phân biệt, đối xử và xúc phạm đến niềm tin tôn giáo của người khác. Đây chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong giải quyết vấn đề tôn giáo mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đã và đang kế thừa. Như vậy, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của tôn giáo và phương pháp ứng xử với tôn giáo chính là cơ sở lý luận, phương pháp luận cho việc nghiên cứu ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững. Đó là: - Cần nhận thức giá trị của Công giáo chính là niềm tin, là nhu cầu của một bộ phận người dân, có tác dụng "thỏa mãn" đời sống tâm linh của họ và hướng họ đến những điều tốt đẹp. - Giá trị đạo đức, văn hóa của Công giáo chính là bệ đỡ tinh thần cho tín đồ Công giáo trong việc điều chỉnh hành vi của mình khi tham gia các hoạt động tôn giáo và hoạt động xã hội, có tác dụng góp phần làm lành mạnh xã hội. - Để phát huy ảnh hưởng tích cực của Công giáo chính là phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo của công dân và những giá trị đạo đức văn hóa tôn giáo. Đồng thời muốn hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo thì phải xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, không phải là đấu tranh, xóa bỏ tôn giáo. Trong xã hội ấy người dân không những có cơm ăn, áo mặc mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần và để đạt mục tiêu đó cần trân trọng, khơi dậy những đóng góp của Công giáo cho phát triển xã hội.
  • 34. 30 2.1.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo - Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và phương pháp ứng xử với tôn giáo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo vào hoàn cảnh xã hội Việt Nam, nhằm mục tiêu dân tộc độc lập và tôn giáo tự do. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo xuất phát từ nhận thức đúng đắn về vai trò xã hội và đạo đức của tôn giáo đối với một bộ phận người dân: "Chúa Giêsu dạy: đạo đức là bác ái, Phật Thích ca dạy: đạo đức là từ bi, Khổng tử dạy: đạo đức là nhân nghĩa" [112, tr.225], "Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những điểm chung đó sao ? họ đều muốn mưu phúc lợi cho loài người, mưu hạnh phúc cho xã hội… Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy" [112, tr.225]. Người đã chỉ ra rằng mặc dù thế giới quan của những người cách mạng khác với thế giới quan tôn giáo, song không vì thế mà đối đầu, nghi kỵ, ngược lại phải tôn trọng niềm tin của mỗi người. Chủ tịch Hồ Chí Minh không khai thác những khác biệt, trái ngược về thế giới quan giữa chủ nghĩa duy vật và tôn giáo mà đi tìm những giá trị nhân văn nơi các tôn giáo để cổ vũ, khích lệ đồng bào các tôn giáo phát huy những giá trị đó vào xây dựng đất nước. Tư tưởng tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Chủ tịch Hồ Chí Minh không dừng lại ở chủ trương mà hiện thực hóa thành hành động ứng xử với tôn giáo. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3/9/1945, Người đã đề nghị Chính phủ tuyên bố: tín ngưỡng tự do và Lương - Giáo đoàn kết. Theo Người, tự do tín ngưỡng chỉ có giá trị đích thực khi nó gắn với độc lập dân tộc và chỉ rõ, nước không được độc lập thì tôn giáo không được tự do, nên chúng ta phải làm cho nước được độc lập, thì tôn giáo mới được tự do [113, tr.333]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cố gắng làm cho đồng bào hiểu đức tin tôn giáo và lý tưởng cộng sản không hề mâu thuẫn và chỉ ra âm mưu của kẻ thù nhằm gây ra những mối hiềm nghi giữa dân tộc và tôn giáo. Cơ sở đoàn kết lương giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh là sự đồng thuận với nhau về mẫu số chung vì mục tiêu độc lập dân tộc. Người cho rằng, đồng bào lương hay giáo đều là con Lạc cháu Hồng, đều là người lao động, sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp lớn,
  • 35. 31 lâu dài. Vì thế lương và giáo, người có đạo và người không có đạo phải đoàn kết, toàn dân tộc phải đoàn kết thì cách mạng mới thành công. Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ cần phải chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào có đạo thì mới đoàn kết được nhân dân. Người nhấn mạnh: đoàn kết của ta không những rộng rãi, mà còn lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta cũng phải đoàn kết để xây dựng nước nhà: Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta phải đoàn kết với họ [116, tr.438]. Đoàn kết tôn giáo là nội dung quan trọng trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc của Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, kẻ địch có nhiều hình thức lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để tranh thủ và lôi kéo tín đồ chống lại cách mạng. Để chống âm mưu lợi dụng tôn giáo của địch, phải làm cho quần chúng hiểu rõ thái độ của Đảng, Nhà nước: không chống tôn giáo, mà chỉ chống bọn lợi dụng tôn giáo, chống chế độ người bóc lột người; bản chất tín đồ là tốt, có ai thiếu kiên định không đi cùng dân tộc, thì chỉ là do bọn xấu lôi kéo. Đối với Công giáo, một tôn giáo có lịch sử truyền giáo khá phức tạp ở Việt Nam, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cố gắng làm cho đồng bào hiểu đức tin Công giáo và lý tưởng cộng sản không hề mâu thuẫn. Người chỉ ra âm mưu của kẻ thù nhằm gây ra những mối hiềm nghi giữa Dân tộc và Công giáo. Người đánh giá cao lòng bác ái, đức hy sinh của Chúa Giêsu: cách một nghìn chín trăm bốn mươi nhăm năm trước, cũng ngày hôm nay một vị thánh nhân là Đức Jêsu đã ra đời. Suốt đời Ngài chỉ hy sinh phấn đấu cho tự do, cho dân chủ. Từ ngày Ngài giáng sinh đến nay, đã gần 2000 năm, nhưng tinh thần thân ái của Ngài chẳng những không phai nhạt mà toả ra đã khắp, thấm vào lại sâu [113, tr.121]. Theo Người, lòng yêu nước và đức tin Công giáo không mâu thuẫn nhau, trái lại gắn bó chặt chẽ với nhau trên tinh thần: "Thượng đế và Tổ quốc muôn năm". Hồ Chí Minh coi việc "Phụng sự Đức Chúa. Phụng sự Tổ quốc" là "nhiệm vụ thiêng liêng" [113, tr.701] của người Công giáo. Mười điều răn của Chúa quy lại thành hai điều Kính Chúa - Yêu Người, được Hồ Chí Minh cụ thể hóa tinh thần yêu
  • 36. 32 người thành yêu nước một cách tài tình, để người Công giáo gắn bó với quê hương, đưa đạo vào đời mà không cảm thấy mình phản bội lại đức tin và Giáo hội: "Đồng bào ta, lương cũng như giáo, đoàn kết kháng chiến, ủng hộ chính sách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, tức là làm đúng lời dạy của chúa Giêsu, tức là thật thà tôn kính Chúa Giêsu" [trích theo 118, tr.46]. Trong ứng xử với Công giáo, người chỉ rõ cần tranh thủ sự ủng hộ của hàng giáo sĩ, đặc biệt hàng ngũ giáo sĩ cao cấp, như giám mục, linh mục bằng các biện pháp: mời họ tham gia cách mạng với một thái độ thực sự cầu thị, chân tình, tin cậy lẫn nhau; tạo điều kiện để các giáo sĩ vừa hoàn thiện sứ mệnh với đạo vừa hoàn thành nghĩa vụ của người công dân, khơi dạy tinh thần dân tộc của người Công giáo. Phải coi công tác vận động chức sắc tôn giáo là công tác trí thức, bởi đội ngũ chức sắc Công giáo vừa là người có thần quyền, vừa có "phẩm cách và phương pháp" của một người trí thức. Mặc dù, tôn giáo trong cách mạng Việt Nam có "dòng trong, dòng đục", nhưng thấm nhuần quan điểm về tôn giáo từ chủ nghĩa Mác, nên tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là khai thác giá trị tốt đẹp, khuyến khích dòng tư tưởng tiến bộ của tôn giáo, xem đó như một động lực cho sự phát triển, cho chủ trương đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo không chỉ đáp ứng nhu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam, mà còn là những nguyên tắc nền tảng xuyên suốt trong chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với tôn giáo. Hồ Chí Minh đã kết hợp sự tiếp cận chính trị với sự tiếp cận văn hóa trong vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo [118, tr.82] để giải quyết vấn đề tôn giáo tại Việt Nam. - Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo Trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, qua các giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có sự nhìn nhận, đánh giá về vai trò của tôn giáo đối với xã hội và xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa quan trọng. Chủ trương, chính sách về tôn giáo thời kỳ sau luôn có sự kế thừa thời kỳ trước và luôn có những đổi mới để phù hợp với tình hình thực tế cũng như ngày một đáp ứng tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, đưa hoạt động tôn giáo vào quản lý theo luật.