SlideShare a Scribd company logo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
NGUYỄN TUẤN ANH
KẾT QUẢ THỞ MÁY XÂM NHẬP Ở TRẺ SƠ SINH
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN BÁC SỸ NỘI TRÚ
THÁI NGUYÊN - NĂM 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
NGUYỄN TUẤN ANH
KẾT QUẢ THỞ MÁY XÂM NHẬP Ở TRẺ SƠ SINH
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số: NT 62.72.16.55
LUẬN VĂN BÁC SỸ NỘI TRÚ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Nguyễn Đình Học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
THÁI NGUYÊN - NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về công bố
của mình.
Tác giả
Nguyễn Tuấn Anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi
xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các Phòng ban
chức năng, các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên đã
giúp đỡ và tạo nhiều điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương
Thái Nguyên, Ban lãnh đạo Trung tâm Nhi khoa, các Anh, Chị, các bạn đồng
nghiệp đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến TS. Nguyễn Đình Học, Giám đốc
Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn, người Thầy đã trực tiếp, tận tình, hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu từ khi hình thành ý tưởng nghiên cứu,
xây dựng đề cương và quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Nguyễn Thành Trung,
Nguyên giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, PGS.TS Nguyễn Trọng
Hiếu, Trưởng phòng Đào tạo; PGS.TS Hoàng Hà, Trưởng phòng Công nghệ
thông tin; TS.Nguyễn Thị Xuân Hương, Phó trưởng Bộ môn Nhi của Trường
Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên cùng TS. Nguyễn Bích Hoàng, Giám
đốc Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã đóng góp,
hướng dẫn nhiều ý kiến quí báu để tôi có thể hoàn thiện luận văn này.
Tôi cũng xin được chân thành gửi lời biết ơn tới tất cả các bệnh nhi và
gia đình người thân các cháu đã tham gia và góp một phần quan trọng trong
quá trình thực hiện nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và các
đồng nghiệp của tôi đã động viên, ủng hộ rất nhiều trong quá trình học tập cũng
như hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 12 năm 2019
Học viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Nguyễn Tuấn Anh
A/C Phương thức thở hỗ trợ/kiểm soát. Assist/Control Ventilation.
ALI Tổn thương phổi cấp. Acute Lung Injury
CPAP Áp lực dương đường thở liên tục. Continuous Positive
Airway Pressure.
CMV Thông khí cơ học kiểm soát. Controlled Mechanical
Ventilation.
FRC Dung tích khí cặn chức năng. Functional residual
capacity.
MAP Áp lực trung bình đường thở. Mean Airway Pressure.
NRDS Hội chứng suy hô hấp sơ sinh Neonatal Respiratory
Distress Syndrome.
PaO2 Phân áp Oxy máu động mạch. Partial Pressure of
Oxygen.
PaCO2 Phân áp Carbonic máu động mạch. Partial Pressure of Carbon
dioxide.
PCV Thông khí kiểm soát áp lực. Pressure Controlled
Ventilation.
PEEP Áp lực dương cuối thì thở ra. Positive End Expiratory
Pressure.
PIP Áp lực đỉnh thì thở vào. Peak Inspiration Pressure.
PI Áp lực hít vào. Inspiration Pressure.
PSV Thông khí hỗ trợ áp lực. Pressure Supported
Ventilation.
SIMV Thông khí bắt buộc ngắt quãng
đồng thì.
Synchronized Intermittent
Mandatory Ventilation.
VAP Viêm phổi liên quan đến thở máy. Ventilator Associated
Pneumonia.
VCV Thông khí kiểm soát thể tích. Volume Controlled
Ventilation.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WOB Công thở Work of Breathing.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................3
1.1. Suy hô hấp sơ sinh ...............................................................................................3
1.2. Điều trị suy hô hấp sơ sinh...................................................................................7
1.3. Thở máy sơ sinh...................................................................................................9
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị suy hô hấp sơ sinh.....................15
1.5. Một nghiên cứu có liên quan ...............................................................................18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................26
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................................................26
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................26
2.3. Đạo đức nghiên cứu ...........................................................................................39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ...........................................................................................41
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu. ......................................................41
3.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả thở máy ....................................................47
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả thở máy ................................................... 47
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN........................................................................................62
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .......................................................62
4.2. Kết quả thở máy.................................................................................................64
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị thở máy........................................70
KẾT LUẬN...............................................................................................................84
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................85
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH SÁCH BỆNH NHI NGHIÊN CỨU
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Bảng điểm Silverman ..................................................................... 5
Bảng 1.2. Liên quan giữa các thông số máy thở và khí máu động mạch ....... 12
Bảng 1.3. Điều chỉnh thông số máy thở theo khí máu................................... 12
Bảng1.4. Đích khí máu dành cho trẻ sơ sinh .................................................. 14
Bảng 1.5.Phân loại bệnh lý theo Compliance và Resistance......................... 16
Bảng 2.1.Chỉ số Apgar.................................................................................... 34
Bảng 3.1. Phân bố phương pháp sinh và tuyến y tế nơi trẻ sinh..................... 41
Bảng 3.2. Phân bố về tuổi và nghề nghiệp mẹ................................................ 42
Bảng 3.3. Đặc điểm tuổi thai và cân nặng lúc sinh......................................... 42
Bảng 3.4. Thay đổi biểu hiện suy hô hấp........................................................ 43
Bảng 3.5.Biến chứng trong quá trình thở máy................................................ 45
Bảng 3.6. Kết quả điều trị chung .................................................................... 45
Bảng 3.7. Khí máu động mạch trước và sau thở máy..................................... 45
Bảng 3.8.Sự biến đổi các chỉ số máy thở........................................................ 46
Bảng 3.9. Thông số máy thở của 5 nguyên nhân SHH thường gặp................ 46
Bảng 3.10. Mối liên quan với giới tính bệnh nhi............................................ 47
Bảng 3.11. Mối liên quan với cân nặng lúc sinh, tuổi thai ............................. 47
Bảng 3.12. Mối liên quan với tuyến y tế nơi sinh........................................... 48
Bảng 3.13. Mối liên quan với cách sinh.......................................................... 48
Bảng 3.14. Mối liên quan với tuổi mẹ ............................................................ 49
Bảng 3.15. Liên quan với nghề nghiệp của mẹ............................................... 49
Bảng 3.16. Mối liên quan với tuổi nhập viện.................................................. 50
Bảng 3.17. Liên quan với hỗ trợ hô hấp trước nhập khoa .............................. 50
Bảng 3.18. Liên quan với phương pháp hỗ trợ hô hấp trước thở máy............ 51
Bảng 3.19. Liên quan với nguyên nhân suy hô hấpkê (p>0,05)..................... 51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.20. Liên quan với thời gian cần thở máy sau nhập viện..................... 52
Bảng 3.21. Liên quan với rối loạn thân nhiệt trước thở máy.......................... 52
Bảng 3.22. Liên quan với rối loạn tri giác trước thở máy............................... 53
Bảng 3.23. Liên quan với nhịp thở của trẻ trước thở máy.............................. 53
Bảng 3.24. Liên quan với nhịp tim trước thở máy.......................................... 54
Bảng 3.25. Liên quan với ngày tuổi khởi đầu thở máy................................... 54
Bảng 3.26. Mối liên quan với thời gian thở máy............................................ 55
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa thời gian thở máy và viêm phổi thở máy...... 55
Bảng 3.28. Mối liên quan với số lần cấp cứu ngừng tuần hoàn...................... 55
Bảng 3.29. Liên quan với số lần đặt nội khí quản .......................................... 56
Bảng 3.30. Liên quan giữa số lần đặt nội khí quản và viêm phổi thở máy .... 56
Bảng 3.31. Liên quan với phương pháp nuôi dưỡng ...................................... 57
Bảng 3.32. Liên quan giữa phương pháp nuôi dưỡng và viêm phổi thở máy........57
Bảng 3.33. Liên quan với biến chứng thở máy............................................... 58
Bảng 3.34. Mối liên quan với đường máu trước thở máy............................... 58
Bảng 3.35. Liên quan với Kali máu trước thở máy ........................................ 59
Bảng 3.36. Liên quan với Albumin máu trước thở máy................................. 59
Bảng 3.37. Mối liên quan với các chỉ số khí máu động mạch trước thở máy........60
Bảng 3.38. Liên quan với khí máu động mạch sau thở máy 6 giờ ................. 61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU................................................................................... 40
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ về sự phân bố giới tính.................................................. 41
Biểu đồ 3.2. Mối tương quan giữa biểu hiện suy hô hấp với FiO2 và PIP...... 44
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy hô hấp là biểu hiện của sự thích nghi chưa hoàn thiện và hệ quả của
nó trên hệ hô hấp, tuần hoàn, chuyển hóa,… khi trẻ làm quen với môi trường
bên ngoài tử cung lúc chào đời. Hiện nay, suy hô hấp sơ sinh vẫn là nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh non
tháng. Theo thống kê của WHO và UNICEF, năm 2016 trên toàn thế giới có
khoảng 2,6 triệu trẻ sơ sinh tử vong, trung bình 7.000 trẻ tử vong mỗi ngày,
chiếm 75% số trường hợp tử vong ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi, với nguyên nhân là
các vấn đề của trẻ non tháng (16%), trong đó chủ yếu là suy hô hấp sơ sinh
[91]. Theo Suzanne Reuter và các cộng sự, suy hô hấp là một trong những lý
do phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh được nhận vào đơn vị chăm sóc tích cực sơ
sinh (NICU), có khoảng 15% trẻ đủ tháng và 29% trẻ non tháng [73]. Tại Việt
Nam, theo Vũ Thị Thu Nga (2017) nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương
cho thấy tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh non tháng là 58,2%, trong đó tử vong do
suy hô hấp chiếm 14,8% [17].
Ngày nay với những tiến bộ trong hồi sức cấp cứu, nhiều kỹ thuật tiên
tiến, nhiều phương pháp điều trị mới như thở CPAP, điều trị Surfactant, ECMO,
dùng thuốc đóng ống động mạch và điều trị tăng áp phổi đã góp phần giảm
đáng kể tỉ lệ tử vong sơ sinh. Trong đó thở máy là một phương pháp thông khí
hỗ trợ ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các trung tâm hồi sức sơ sinh và được
coi như một phương pháp điều trị then chốt quyết định sự sống còn cho bệnh
nhi sơ sinh suy hô hấp nặng. Theo G. K. Singh từ khi sinh lý máy thở và sinh
lý sơ sinh được hiểu biết rõ, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh do suy hô hấp tại Hoa Kỳ
đã giảm thiểu đáng kể, từ khoảng 268 trong 100.000 ca sinh sống năm 1971
đến 98 trong 100.000 ca sinh sống năm 1985 và đến 17 trong 100.000 ca sinh
sống trong năm 2007 [81]. Tỷ lệ sống ở trẻ sơ sinh suy hô hấp phải thở máy
được báo cáo là 64% bởi Trotman [83] và 67,9% của Karthikeyan [59]. Tuy
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
nhiên thở máy cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu không chỉ đối với hệ thống
hô hấp mà còn trên các cơ quan khác của cơ thể, thậm chí những biến chứng của
thở máy có thể làm tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhi điều trị.
Tại Khoa sơ sinh – cấp cứu nhi, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã
áp dụng máy thở trong điều trị sơ sinh từ năm 2008và cho đến nay đây vẫn là
phương pháp điều trị cuối cùng áp dụng cho những trẻ suy hô hấp nặng và nguy
kịch, tuy nhiên tỷ lệ tử vong sơ sinh vẫn còn ở mức cao, theo nghiên cứu của
Nguyễn Thị Xuân Hương và cộng sự (2008 – 2010), tỷ lệ tử vong sơ sinh
chiểm 74,74% số tử vong chung, và tỷ lệ tử vong của sơ sinh non tháng là
46,29% [4]. Trước thực trạng đó, những năm gần đây Khoa đã trang bị thêm
một loạt các máy thở hiện đại như GE Healthcare CareScape R860 và Fabian
HFO Acutronic,... Qua đó đã góp phần rất lớn trong công tác điều trị, cải thiện
tình trạng bệnh và cứu sống được rất nhiều bệnh nhi trong giai đoạn nguy kịch.
Tuy nhiên, thực sự để cải thiện tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh suy hô hấp cần phải
có một đánh giá rõ ràng về hiệu quả của điều trị thở máy, xác định các yếu tố
liên quan, ảnh hưởng đến kết quả điều trị nhằm đưa ra các biện pháp can thiệp
giúp cải thiện tiên lượng bệnh nhi. Đồng thời tại Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên tính đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được tiến hành một cách đầy
đủ về kết quả thở máy và các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị trên nhóm
trẻ sơ sinh suy hô hấp. Vậy nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với những
mục tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả thở máy xâm nhập điều trị suy hô hấp sơ sinh tại
Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên trong thời gian
từ 07/2018 – 07/2019.
2. Phân tích các yếu tố liên quan đến kết quả thở máy xâm nhập.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Suy hô hấp sơ sinh
1.1.1. Đại cương
Suy hô hấp cấp là sự rối loạn khả năng trao đổi khí giữa phế nang và mao
mạch dẫn đến giảm O2 và/hoặc tăng CO2 trong máu động mạch, cụ thể hơn là
PaCO2> 60 mmHg, PaO2<50 mmHg hoặc độ bão hòa SaO2<80% với FiO2
100% và pH <7,25 hay được xác định khi PaO2/FiO2< 200mmHg, không có
tình trạng suy tim và quá tải tuần hoàn [2], [31], [45].
1.1.2. Nguyên nhân
Tình trạng suy hô hấp sơ sinh có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến:
● Tắc nghẽn đường hô hấp trên:
Tắc lỗ mũi sau.
Dò thực quản – khí quản.
Hội chứng Pierre – Robin.
Phì đại lưỡi bẩm sinh.
Polyp họng.
Phù nề, mềm sụn thanh quản.
●Bệnh đường hô hấp dưới:
Bất sản phổi, thiểu sản phổi
Kén hơi tại phổi.
Phổi chưa trưởng thành.
Hội chứng hít phân su.
Chậm hấp thu dịch phổi.
Bệnh màng trong.
●Bệnh tim bẩm sinh:
Chuyển gốc các động mạch lớn.
Thiểu năng thất trái.
Hẹp động mạch chủ.
Fallot 4 có thiểu năng thất trái.
●Bệnh lý thần kinh:
Cơn ngừng thở ở trẻ sơ sinh non.
Phù não.
Xuất huyết não – màng não.
Viêm não – màng não.
Trẻ bị sang chấn sản khoa.
Bệnh não bẩm sinh.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Xuất huyết phổi.
Nhiễm khuẩn phổi.
Xẹp phổi.
Tràn khí màng phổi, trung thất.
Mẹ được gây mê, an thần, giãn cơ.
● Các rối loạn chuyển hóa:
Hạ Glucose, Calcium, Magnesium.
Toan máu.
● Nguyên nhân khác:
Porak – Durank Syndrome.
Thoát vị hoành.
Nhược cơ tiên phát hoặc thứ phát.
Thiếu máu nặng, đa hồng cầu.
Rối loạn đông máu.
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ
Những yếu tố nguy cơ của suy hô hấp sơ sinh có thể xác định sớm từ thời
kỳ thai nghén. Các bệnh lý nền của người mẹ có từ trước thời gian mang thai
(tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý thận, bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý tuyến
giáp, bệnh hệ thống,….), các vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai (đái
tháo đường thai kỳ, xuất huyết trong tử cung, dọa sảy thai, mắc các bệnh lý
nhiễm trùng, không khám thai và được chăm sóc thai nghén đầy đủ,…), các
yếu tố quanh cuộc đẻ (sản giật, tiền sản giật, nhiễm độc thai nghén, mổ lấy thai
chủ động, viêm buồng ối – màng ối, rau bong non, sa dây rau, kẹp rốn
muộn,…Con của những bà mẹ này khi sinh đều có nguy cơ rất cao gây suy thai,
ngạt, đẻ non, thai chậm phát triển trong buồng tử cung,…, nhiều khi là tử vong
do suy hô hấp nặng. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm, xử lý đúng đắn và kịp
thời sẽ giảm thiểu được tỷ lệ tử vong và các biến chứng có liên quan đến suy
hô hấp sơ sinh.
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
● Các yếu tố thường gặp [44].
Đẻ non.
Trẻ giới tính nam.
Mắc bệnh lý di truyền.
Mổ lấy thai chủ động.
Ngạt chu sinh.
Suy tim thai.
Chủng tộc da trắng.
Mẹ đái tháo đường thai kỳ.
Viêm buồng ối – màng ối.
● Các yếu tố nguy cơ ít gặp [44],
64].
Mẹ chuyển dạ kéo dài.
Mẹ cao tuổi (>35 tuổi).
Xuất huyết trong buồng tử cung.
Sa dây rau.
Mẹ không đi khám thai đầy đủ.
Cao huyết áp thai kỳ.
Nhiễm độc thai nghén.
Chậm phát triển trong tử cung.
Hạ thân nhiệt sơ sinh.
Mẹ sử dụng chất gây nghiện.
Mẹ sử dụng các thuốc giãn cơ.
Tan máu sơ sinh.
Kẹp rốn muộn sau sinh.
1.1.4. Triệu chứng suy hô hấp sơ sinh
1.1.4.1 Đặc điểm lâm sàng
Các dấu hiệu suy hô hấp: Thở nhanh trên 60 lần/phút hoặc thở chậm <
30lần/ phút. Ngừng thở > 20 giây hoặc < 20 giây, kèm nhịp tim giảm < 100
lần/phút. Rút lõm ngực. Phập phồng cánh mũi. Thở rên (thì thở ra). Tím trung
tâm. SaO2 (hoặc SpO2) < 90% [2], [49], [64]
Phân loại suy hô hấp: Dựa theo bảng điểm Silverman.
Bảng 1.1.Bảng điểm Silverman [69]
Điểm
Dấu hiệu
0 1 2
Di động ngực bụng Cùng chiều Ngực< bụng Ngược chiều
Co kéo cơ liên sườn Không Co kéo Co kéo rõ
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Rút lõm hõm ức Không Rút lõm nhẹ Rút lõm rõ
Đập cánh mũi Không Nhẹ Rõ
Thở rên Không Rõ qua ống nghe Nghe rõ bằng tai
Điểm: 0 – 3: Không suy hô hấp; 4 – 5: Suy hô hấp nhẹ; >5: Suy hô hấp nặng.
Bình thường nhịp thở của trẻ sơ sinh là 40 – 60 lần/phút, không rút lõm
lồng ngực, không thở rên ở thì thở ra; tuy nhiên ở trẻ sinh non/nhẹ cân (trẻ sơ
sinh sinh ra dưới 37 tuần tuổi hoặc cân nặng khi đẻ dưới 2500 g) đôi khi có thể
có rút lõm lồng ngực nhẹ và thỉnh thoảng có khoảng ngừng thở khoảng vài giây
cũng là dấu hiệu bình thường. Khi đếm nhịp thở thì phải đếm đủ trong vòng 1
phút, vì trẻ có thể thở không đều trong vài khoảng khắc ngắn (có thể lên tới 80
lần/phút) [2].Nếu không chắc chắn cần đếm lại lần nữa.
Nếu nhịp thở trên 60 lần/phút, tím tái trung tâm (ngay cả khi trẻ vẫn đang
thở oxy liều cao) nhưng không có rút lõm lồng ngực hoặc thở rít ở thì thở ra thì
cần nghĩ tới bệnh lý tim bẩm sinh.
1.1.4.1. Đặc điểm cận lâm sàng
Huyết học:
Số lượng bạch cầu và tỷ lệ đa nhân trung tính tăng, cấy máu: nếu nghi
nhiễm khuẩn huyết.
Nồng độ huyết sắc tố, số lượng hồng cầu, HCT giảm nặng (tan máu, mất
máu, ...) hoặc tăng cao trong đa hồng cầu.
Tiểu cầu giảm: Thường thứ phát do nhiễm khuẩn huyết, ....
Rối loạn đông cầm máu trong các trường hợp xuất huyết não- màng não.
Sinh hóa:
Hạ Glucose, Calcium, Magnesium máu.
Nồng độ K+
tăng, Lactat và LDH (Lactat dehydrogenase) tăng, giảm
Albumin trong trường hợp nhiễm khuẩn huyết nặng hoặc shock, suy đa tạng.
CRP, Procalcitonin tăng cao trong những trường hợp nhiễm trùng, nhất là
nhiễm trùng huyết.
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Xquang tim phổi:
Phát hiện những tổn thương phổi (tràn khí màng phổi, viêm phổi), thoát
vị hoành, kén phổi bẩm sinh, mức độ của bệnh màng trong.
Khí máu động mạch:
PaO2 giảm <50mmHg, PaCO2 tăng >60 mmHg.
Kiềm dư (BE), pH và HCO3
–
giảm do nhiễm toan.
Tỷ lệ oxy hóa máu (PaO2/FiO2), bình thường >300 mmHg, là tiêu chuẩn xác
định tình trạng suy hô hấp và mức độ nặng nhẹ của suy hô hấp, loại trừ trường hợp
có suy tim hoặc quá tải tuần hoàn.
Siêu âm tim:
Là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán các trường hợp suy hô hấp do tim bẩm sinh
và tăng áp lực động mạch phổi.
1.2. Điều trị suy hô hấp sơ sinh
1.2.1. Nguyên tắc điều trị suy hô hấp sơ sinh
Trẻ suy hô hấp thường tím do giảm oxy máu, thở nhanh nông (giảm thông
khí) dẫn đến ứ đọng CO2 làm tăng chuyển hóa yếm khí gây toan máu, lâu dẫn
sẽ mất cân bằng nội môi, tăng tính thấm thành mạch, phù và xuất huyết,...Suy
hô hấp làm tăng WOB vào giai đoạn đầu để bù trừ lại tình trạng thiếu O2, giảm
thông khí, lâu dần sẽ có hiện tượng suy kiệt cơ hô hấp do mỏi trẻ thở chậm dần
và cuối cùng là ngưng thở. Do vậy mục tiêu là phải nâng chỉ số PaO2 và giảm
PaCO2 bằng cách sử dụng các biện pháp hỗ trợ hô hấp và hồi sức tích cực từ
ngay sau sinh như kích thích hô hấp, thở oxy, CPAP/BiLevel (BIPAP) và nặng
hơn sẽ phải đặt nội khí quản và thở máy xâm nhập với các chiến lược thông khí
phù hợp (A/C, SIMV, VTPC, HFO,...), Surfactant liệu pháp. Kết hợp với đó là
đảm bảo năng lượng, thân nhiệt, dự phòng và điều trị tình trạng nhiễm trùng.
Theo một số khuyến cáo của tác giả trong Nước và Quốc tế, nên sử dụng kháng
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
sinh ngay từ ban đầu cho những trẻ sơ sinh được chẩn đoán suy hô hấp [2],
[14], [64]
Điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh cần được thực hiện ngay lập tức dựa
trên các nguyên tắc:
Chống suy hô hấp
Chống toan máu
Chống nhiễm khuẩn
Chống kiệt sức
Điều trị nguyên nhân
1.2.2. Điều trị cụ thể
1.2.2.1. Điều trị nguyên nhân
Tìm và điều trị nguyên nhân khi đã giải quyết tạm thời được các triệu
chứng cấp tính đe dọa tính mạng.
1.2.2.2. Điều trị hổ trợ
Cải thiện lưu lượng máu đến phổi:
Sốc: Bồi hoàn thể tích tuần hoàn (NaCl 0,9% 10 – 20 ml/kg/giờ) [63].
Điều trị thiếu máu.
Điều trị đa hồng cầu: HCT> 65% (máu tĩnh mạch): Đa hồng cầu làm độ
nhớt máu tăng làm tắc mao mạch phổi dẫn đến suy hô hấp, có chỉ định thay
máu một phần [2]
Giảm tiêu thụ Oxy:
Đảm bảo thân nhiệt: Trẻ nên đặt trong môi trường nhiệt độ > 25o
C (lồng
ấp, giường sưởi).
Cung cấp Oxy ẩm ấm.
Cung cấp đủ năng lượng: 50 - 100 kcal/kg/ngày. Trẻ suy hô hấp nên tạm
nhịn ăn đường tiêu hóa, truyền tĩnh mạch theo nhu cầu. Theo dõi đường huyết
và giữ ở mức > 50mg/dl (2,75 mmol/l) [2].
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Kháng sinh liệu pháp:
Áp dụng cho các trường hợp suy hô hấp kèm vỡ ối sớm, nước ối hôi, mẹ
sốt trước sinh hoặc đang mắc các bệnh lý nhiễm trùng khi chuyển dạ,...
1.3. Thở máy sơ sinh
1.3.1. Chỉ định thở máy
1.3.1.1. Thở ngáp, ngừng thở
Những trẻ có dấu hiệu thở ngáp hoặc ngưng thở luôn có chỉ định tuyệt đối
đặt nội khí quản và bóp bóng hoặc thở máy ngay sau khi được tiếp cận.
1.3.1.2. Thất bại với thông khí không xâm nhập
Có cơn ngừng thở kéo dài > 15 giây kèm nhịp tim < 100/phút hay tím hoặc
xuất hiện 3 cơn/giờ dù đã dùng Caffein/Theophyllin; hoặc SpO2 < 85% hay
PaO2< 50 mmHg khi đã thở CPAP với FiO2> 60% (trừ bệnh tim bẩm sinh tím
sớm); hoặc kết quả khí máu PaCO2 > 60 mmHg kèm pH < 7,2, không cải thiện
với thở CPAP với FiO2>60% [2], [20], [45].
1.3.1.3. Suy hô hấp hậu phẫu
Trong các trường hợp trẻ mắc các bệnh lý phải can thiệp phẫu thuật, cần
gây mê qua nội khí quản, khi chưa thoát mê (vẫn còn tác dụng của thuốc giãn
cơ và an thần) hoặc vẫn cần hỗ trợ thông khí xâm nhâp trong hồi sức (phẫu
thuật thần kinh hay các đại phẫu khác) .
1.3.2. Các phương thức thở máy thông thường áp dụng cho trẻ sơ sinh
Những bệnh nhi sơ sinh bị suy hô hấp hầu như luôn cần được hỗ trợ thông
khí đầy đủ. Các phương thức cài đặt máy thở ban đầu được đề nghị cho trẻ sơ
là: thông khí kiểm soát hỗ trợ/điều khiển (A/C) hoặc thông khí điều khiển ngắt
quãng đồng thì (SIMV) [43], [62]
1.3.2.1. Kiểu thở kiểm soát hỗ trợ A/C
Máy kiểm soát toàn bộ tần số thở, tỷ lệ I/E, áp lực (Pressure control) hoặc
thể tích khí hít vào (Volume control), và khi bệnh nhi tự thở quá mức trigger
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
cài đặt, sẽ kích hoạt máy bơm thêm một nhịp thở mới tương tự nhịp thở kiểm
soát cho bệnh nhi.
Thông khí hỗ trợ /kiểm soát: được coi là phương thức kinh điển và cần
được tiến hành ngay khi có chỉ định thở máy ở trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng.
Đây là biện pháp sống còn góp phần duy trì chức năng thông khí trẻ trong
khi chờ giải quyết nguyên nhân [43], [72].
1.3.2.2. Thông khí điều khiển ngắt quãng đồng thì
Là phương pháp phối hợp hô hấp nhân tạo tần số thấp với nhịp thở tự nhiên.
Máy đẩy một thể tích nhất định bắt buộc đồng thì với một nhịp thở tự
nhiên của trẻ.
Thông khí hỗ trợ điều khiển ngắt quãng đồng thì ở trẻ sơ sinh là thông khí áp
lực, nếu trẻ không có nhịp thở gắng sức thì máy sẽ chủ động điều khiển trở lại.
Kiểu thở này tránh được tình trạng tăng thông khí quá mức của phương thức
hỗ trợ kiểm soát, phát huy được hoạt động của cơ hô hấp trong hoạt động tự thở.
Máy giúp trẻ thở tự nhiên trong phần lớn thời gian, tần số thở điều khiển
sẽ được giảm dần để chuyển thành thở tự nhiên. Giúp cho việc cai thở máy
được dễ dàng hơn, giảm bớt tác hại về huyết động.
Tuy nhiên nếu máy đáp ứng chậm hoặc không đủ áp lực, bệnh nhi phải
gắng sức và tốn công thở (WOB) và nếu có auto – PEEP kiểu thở này sẽ làm
cho tình trạng bệnh nhi nặng hơn [43], [52].
1.3.3. Các thông số máy và nguyên tắc điều chỉnh
1.3.3.1. Các thông số cơ bản của thở máy
Thể tích khí lưu thông (Volume Tidal – VT):
Trong hô hấp tự nhiên thể tích khí lưu thông sinh lý bằng 5 - 7ml/kg, trong
thông khí nhân tạo do tính chất cơ học của máy và những mục đích điều trị
khác nhau dẫn đến những quan niệm mức thể tích khí lưu thông khác nhau.
Mức thể tích khí lưu thông thông thường từ 7 -10 ml/kg.
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bệnh lý thần kinh:Vt từ 10 - 15ml/kg.
Trong các trường hợp có bệnh lý phổi hay tắc nghẽn đường thở: (VT) thấp
từ 6 – 8ml/kg nhằm hạn chế tai biến do áp lực cao [4], [38].
Tần số thở (Frequency – f ):
Trong hô hấp tự nhiên, tần số thở là 40 - 60 nhịp/phút
Với phương thức thông khí hỗ trợ / kiểm soát :40 nhịp /phút
Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ sơ sinh suy hô hấp không đáp ứng
với kiểu thở thông thường, tại khoa hồi sức sơ sinh có trường hợp phải áp dụng
thở máy tần số cao (HFO) là 600-900 nhịp/phút [3], [45].
Nồng độ Oxy khí thở vào (FiO2 ):
Thường đặt 40 – 60%, ngoại trừ trẻ tím tái nặng đặt FiO2 100%, sau đó
giảm dần để giữ SaO2 vào khoảng 90 – 95%.
Áp lực dương cuối thì thở ra (PEEP):
Thông thường đặt 2 - 4 cmH2O để tránh nguy cơ xẹp phổi.
Đặt PEEP cao 5 - 7 cmH2O trong những bệnh lý ở phổi (ARDS).
Thể tích thông khí phút (Vmin) :
Được tính theo công thức : Vmin = VT x f.
Chọn thể tích phút thấp ở trẻ bệnh phổi tắc nghẽn hoặc hạn chế.
Thể tích phút cao ở bệnh nhi phù não cần tăng thông khí kiểm soát.
Lưu lượng khí (Flow – rate):
Chọn Flow-rate thường gấp 3 - 4 lần thể tích phút, thường trẻ sơ sinh Flow
– rate là 3 – 6lít /phút.
Thời gian hít vào (Ti) và tỉ lệ thời gian hít vào/thở ra (I/E):
Thời gian hít vào tối đa 0,5 giây, tỉ lệ I/E bình thường là 1/2 tỉ lệ I/E kéo
dài (1/3 - 1/4) trong các bệnh lý tắc nghẽn đường thở. Tỉ lệ I/E đảo ngược
(1/1,5 - 1/1) trong các bệnh lý có shunt phổi cao như bệnh màng trong [22],
[62].
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Áp lực hít vào (PIP):
Đặt PIP khởi đầu bằng với áp lực đo được khi bóp bóng có hiệu quả hoặc
bắt đầu với áp lực thấp khoảng 10cmH2O tăng dần lên từ từ cho đến khi lồng
ngực trẻ nhô lên đều trong thì hít vào và VT đạt yêu cầu, thường PIP không quá
30cmH2O.
Mức trigger:
Trigger áp lực thường đặt ở mức – 2cmH2O.
Flow trigger thường đặt ở mức 1 – 2lít / phút.
1.3.3.2. Nguyên tắc điều chỉnh thông số máy thở
Mục đích điều chỉnh thông số máy thở là nhằm đưa giá trị khí máu của
bệnh nhi về mức bình thường với FiO2< 60% và PIP < 30cmH2O, cụ thể là:
PaCO2 trong khoảng 35 – 55 mmHg và pH > 7,25 và PaO2 trong khoảng 50-80
mmHg [20], [40], [62].
Bảng 1.2. Liên quan giữa các thông số máy thở và khí máu động mạch [20]
Mục đích
Các thông số
Tăng PaO2
PaCO2
Tăng Giảm
FiO2 Tăng
PEEP Tăng Tăng
Ti Tăng
PIP Tăng Tăng
RR Tăng
Te Tăng
Bảng 1.3. Điều chỉnh thông số máy thở theo khí máu [20], [62]
PaO2 PaCO2
<50mmHg
(SpO2< 85%)
>80mmHg
(SpO2 >
95%)
> 55mmHg 35-55mmHg < 35mmHg
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
↑FiO2
và/hoặcPEEP
↓FiO2 dần
chođến <
40%
↑RR
và/hoặc PIP
↓PIP mỗi 1
cmH20
↓PIP mỗi 2
cmH2O
Nếu PaCO2>
50mmHg:
↑PIP
Sau đó
↓PEEP đến 4
cmH2O
Mode A/C
thay đổi RR
không hiệu
quả vì BN
có nhịp tự
thở
Khi PIP <12 –
15cmH2O:↓Tần
số hoặc đổi
sang SIMV
Thử lại khí
máu sau 30
phút
Ưu tiên điều chỉnh rối loạn nặng đe dọa đến tính mạng bệnh nhân, mỗi lần
chỉ nên điều chỉnh một thông số.
Theo dõi và điều chỉnh các thông số tùy theo đáp ứng lâm sàng và khí
trong máu sau 30 phút, trong trường hợp khó điều chỉnh, cần thử khí máu nhiều
lần.
Điều chỉnh PaO2 :
Mục tiêu: giữ PaO2 ở mức 80 - 100 mmHg hoặc SaO2 92 - 96%. Trường
hợp suy hô hấp nặng như ARDS chỉ cần PaO2> 60 mmHg hoặc SaO2> 90%.
Nguyên tắc:
• Không nên tăng FiO2 quá 60 %, I/E đảo ngược quá 1/1 hay PIP quá 30
cmH2O, nếu còn thông số khác có thể điều chỉnh thay thế để đạt mục tiêu điều
trị.
• Sau khi có kết quả khí máu hoặc SaO2 trở về bình thường: giảm FiO2 để
giữ FiO2< 60%.
• Nếu phải cần FiO2> 60% sẽ tăng PEEP mỗi lần 2 cmH2O cùng lúc giảm
FiO2 xuống dần đến 60% với PaO2> 70%mmHg, mức PEEP tối đa an toàn là
10 cmH2O.
• Nếu chưa cải thiện PaO2 ở mức PEEP tối đa, sẽ đặt I/E=1/1,5 - 1/1. FiO2
chỉ đặt > 80% nếu không còn biện pháp nào để tăng PaO2 lên.
Điều chỉnh PaCO2:
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
• Điều chỉnh theo từng trường hợp cụ thể:
Giữ PaCO2 khoảng 35 - 45 mmHg, ngoại trừ trường hợp suy hô hấp mãn
PaCO2 có thể cao hơn và trường hợp tăng thông khí để điều trị tăng áp lực nội
sọ PaCO2 ở mức 25 - 35mmHg.
Khi PaCO2 tăng > 45mmHg kèm pH máu < 7,2: tăng thông khí bằng cách
tăng thể tích khí lưu thông hoặc tăng tần số thở, ngoại trừ bệnh lý co thắt phế
quản xem lại I/E, nên đặt thời gian thở ra kéo dài (I/E=1/3).
Khi PaCO2 giảm xuống < 35mmHg, thường do đặt tần số cao hoặc bệnh
nhân tự thở, cần cho thuốc ức chế hô hấp thêm, nếu do tăng tần số thở cao sẽ
giảm bớt tần số thở theo công thức.
• Điều chỉnh PaCO2 theo công thức:
Vt (mới) = (PaCO2 đo được x Vt ban đầu)/ PaCO2 mong muốn.
Hoặc RR (mới)= (PaCO2 đo được x RR ban đầu) / PaCO2 mong muốn.
Bảng 1.4.Đích khí máu dành cho trẻ sơ sinh [8]
Giá trị < 28 tuần
28 - 40
tuần thai
Trẻ đủ tháng
+ tăng áp
phổi
Trẻ loạn
sản phế
quản phổi
pH ≥ 7,25 ≥7,25 7,30 - 7,50 7,35 - 7,45
PaO2 45 - 65 50 - 70 80 - 120 50 - 80
PaCO2
45 - 55
(có thể chấp
nhận 60 )
45 - 55
(có thể chấp
nhận 60)
30 - 40 55 - 65
1.3.4. Biến chứng của thở máy
1.3.4.1. Tràn khí màng phổi (Pneumothorax)
Yếu tố nguy cơ:
Trẻ đẻ non: Hội chứng màng trong, thở máy, nhiễm trùng và viêm phổi.
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Trẻ đủ tháng: Hội chứng hít phân su hoặc nước ối, viêm phổi, bất thường
bẩm sinh tại phổi (kén hơi bẩm sinh).
Lâm sàng: Lồng ngực mất cân đối, rì rào phế nang mất một bên, mỏm tim
lệch sang bên lành, bụng chướng.
Chẩn đoán: chụp Xquang hoặc chọc dò khí màng phổi [56].
1.3.4.2. Viêm phổi thở máy (Ventilator associated pneumonia - VAP)
Trẻ được đặt nội khí quản tại khoa kèm kết quả nuôi cấy dịch nội khí quản lúc
đầu (-) và (+) sau khi thở máy từ 48 giờ trở lên hoặc có tổn thương phổi mới sau thở
máy tối thiểu 48 giờ… (áp dụng tiêu chuẩn xác định viêm phổi thở máy theo hướng
dẫn của US-CDC2008 áp dụng cho trẻ ≤ 1 tuổi) [58].
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị suy hô hấp sơ sinh
1.4.1. Ảnh hưởng từ bệnh lý người mẹ
Tình trạng bệnh lý của bà mẹ mang thai làm tăng nguy cơ tử vong của trẻ
sơ sinh sau đẻ, chủ yếu là tình trạng suy hô hấp sơ sinh nhất là khi trẻ đẻ non.
Theo báo cáo của J. Leperecp và cộng sự trong nghiên cứu về các yếu tố liên
quan tới tình trạng đẻ non của bà mẹ bị đái tháo đường type I, thấy có sự gia
tăng từ 3 – 6 lần tình trạng suy hô hấp và hạ đường huyết sơ sinh tại khoa điều
trị tích cực sơ sinh [54]. Theo Warunpitikul và cộng sự (2014) tại Thái Lan trên
các bà mẹ có đái tháo đường và không bị đái tháo đường có sự gia tăng nguy cơ
tiền sản giật ở bà mẹ đái tháo đường và trẻ được sinh ra từ các bà mẹ này có tỷ lệ
cao bị hạ đường huyết và suy hô hấp sơ sinh hơn nhóm bà mẹ còn lạ [75]. Theo
Paul Khairy, các bà mẹ có bệnh lý tim bẩm sinh mang thai và chuyển dạ, ngoài
các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình còn có nhiều tác động đến
trẻ sơ sinh sau đẻ, trong đó chủ yếu là tình trạng đẻ non và suy hô hấp sơ sinh
[53]. Walsh và cộng sự (2004) đã đưa ra các yếu tố nguy cơ của hội chứng hít
phân su ở trẻ sơ sinh bao gồm: mẹ bị tăng huyết áp, đái tháo đường thai kỳ, mẹ
bị các bệnh lý tim mạch mạn tính [74].
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.4.2. Ảnh hưởng tử tình trạng bệnh lý của trẻ sơ sinh
Mức độ nặng nhẹ của tình trạng suy hô hấp sơ sinh và hiệu quả điều trị
còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây suy hô hấp, tuổi mẹ, tuổi thai và một số
tình trạng bệnh lý nền của trẻ.
Theo Nguyễn Thị Xuân Hương và cộng sự trong một nghiên cứu được
tiến hành trong 3 năm (2008 – 2010), tại Khoa Nhi – Bệnh viện Trung ương
Thái Nguyên, trên 2821 trẻ sơ sinh, cho thấy: Số tử vong là 216 trẻ, trong đó
các nguyên nhân thường gặp là: Phổi non/bệnh màng trong là 87 trẻ (40,28%),
ngạt có 45 trẻ(21,83%), viêm phổi là 22 trẻ(10,19%), vàng da nhân 12
trẻ(5,55%), xuất huyết phổi 12 trẻ(5,55%) [5].
Theo nghiên cứu của Diệp Loan và cộng sự (04/2006 – 04/2008) tại Bệnh
viện Nhi Đồng 1, trên 35 trẻ sơ sinh suy hô hấp được hỗ trợ thở máy cao tần
HFO sau thất bại với thở máy thông thường: Số là trẻ bị viêm phổi nặng
(51,4%), kế đến là bệnh màng trong (20%) và viêm phổi hít phân su (14,2%),
thoát vị hoành bẩm sinh (8,6%), nguyên nhân khác (5,8%) [11].
Ngoài ra bệnh lý nền cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thở và
các chỉ số máy thở, điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp lên kết quả khí máu động
mạch và hiệu quả điều trị: Thăm khám lâm sàng sẽ xác định được nhóm bệnh có
tổn thương phổi hay không, nếu có tổn thương thì thuộc loại tăng kháng lực đường
thở (Resistance) hay giảm độ đàn hồi (Compliance) của phổi.
Bảng 1.5.Phân loại bệnh lý theo Compliance và Resistance [22].
Resiatance và Compliance
bình thường
Resistance tăng Compliance giảm
Chấn thương sọ não
Viêm não – màng não
Xuất huyết não
Ngộ độc thuốc ngủ
Viêm tiểu phế quản
Hen suyễn
COPD
Hít phân su (MAS)
Bệnh màng trong
Viêm phổi
Ngạt nước
Phù phổi cấp
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hội chứng Guilian–Barre
Sốc nhiễm trùng
Hậu phẫu
Ho gà ARDS/ALI
Chấn thương ngực
1.4.3. Ảnh hưởng từ quá trình điều trị
1.4.3.1. Tình trạng nhiễm khuẩn
Theo Lê Kiến Ngãi và cộng sự (2016), nghiên cứu trên 151 trẻ có viêm
phổi thở máy tại Khoa hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương: Số ngày
nằm viện trung bình là 39,9 ± 27,8 ngày. Số trường hợp tử vong là 101 trường
hợp (tử vong tại bệnh viện và được gia đình xin về để tử vong tại nhà) chiếm
66,9% [16].
1..4.3.2. Thời gian thở máy
Thời gian thở máy tác động đến trẻ rất lớn, thở máy càng dài ngày nguy
cơ nhiễm khuẩn càng lớn, việc nuôi dưỡng, chăm sóc sơ sinh thở máy cũng gặp
nhiều vấn đề khó khăn, chưa kể đến các biến chứng: Tổn thương phổi do thở
máy gây nên (Ventilatorinduced lung injury – VILI) gây ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe bệnh nhi như: Chấn thương áp lực (Barotrauma), chấn thương thể
tích (Volutrauma), chấn thương xẹp phổi (Atelectrauma), chấn thương sinh học
(Biotrauma); hay các tình trạng bệnh lý thứ phát : Viêm phổi thở máy (
Ventilator Associated Pneumonia – VAP), loạn sản phế quản phổi
(Bronchopulmonary Dysplasia – BPD), ngộ độc oxy (Oxygen toxicity) và bệnh
lý võng mạc ở trẻ sinh non (Retinopathy of Prematurity – ROP), tràn khí
khoang màng phổi (Pneumothorax),...
Theo nghiên cứu của Nguyễn Lê Nhật Trung và cộng sự (2014): Nguy cơ
tử vong tăng cao theo thời gian thở máy và số ngày điều trị, trung bình sau 50
– 80 ngày điều trị tỷ lệ tử vong tăng thêm 50% [24].
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1..4.3.3. Các chỉ số máy thở
Các chỉ số máy thở có ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình điều trị thở máy
của bệnh nhi sơ sinh, các biến chứng thở máy đều xuất phát do cài đặt phương
thức thở và các chỉ số máy thở không hợp lý.
1.4.3.4. Các yếu tố khác
Còn rất nhiều các yếu tố khác tác động đến kết quả điều trị và tiên lượng
về sau của trẻ sơ sinh. Theo Clark và cộng sự (2005) nghiên cứu trên 1011 trẻ
sơ sinh có tuổi thai ≥ 34 tuần vào điều trị tại NICU, thấy có 43% suy hô hấp,
kết quả điều trị chung cũng như những trẻ có can thiệp thở máy đều phụ thuộc
vào các yếu tố như điều trị đặc hiệu (bơm Surfactant,...), điều trị hỗ trợ (truyền
dịch, truyền máu và các chế phẩm của máu, cách thức nuôi dưỡng, hay sử dụng
NaHCO3,...), sự biến đổi các chỉ số huyết học, sinh hóa trong quá trình điều trị
[41].
Vấn đề dinh dưỡng hợp lý trên bệnh nhi thở máy cũng rất quan trọng, bệnh
nhi thở máy thường chướng bụng do tình trạng rò rỉ khí, đồng thời do tình trạng
suy hô hấp dẫn đến tình trạng giảm tưới máu tại các mao mạch ruột mà trẻ khi
được nuôi ăn qua sonde thường dễ bị nôn trớ, viêm ruột hoại tử. Tuy nhiên khi
nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn, nếu lượng dịch không đủ trẻ dễ mất nước qua hô hấp,
nếu thừa dịch sẽ làm tăng kháng lực mao mạch phổi (tăng Resistance), tăng áp lực
thất phải và mở lại ống động mạch [42].
1.5. Một nghiên cứu có liên quan
1.5.1. Các nghiên cứu Quốc tế
Theo Ravi Sharma (2017) nghiên cứu trên 72 trẻ sơ sinh phải thở máy xâm
nhập, kết quả cho thấy: Trong số bệnh nhi suy hô hấp, nam giới chiếm tỷ lệ cao
hơn nữ giới (63,88% so với 36,12%). Bệnh lý cần thông khí nhiều nhất là bệnh
màng trong (52,77%) sau đó là hội chứng ít phân su (22,22%), bệnh lý não do
thiếu oxy (12,5%) và tăng áp phổi dai dẳng (4,16%) ở trẻ sơ sinh. Đa số thời
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
gian thở máy là 4 – 7 ngày và bệnh màng trong có thời gian thở máy dài nhất
[79] [68].
Theo Iqbal (2015), nghiên cứu trong số 300 trẻ sơ sinh phải thở máy: Tỷ
lệ nam so với nữ chênh lệch không đáng kể (52% so với 48 %). Tỷ lệ tử vong
chung của trẻ sơ sinh thở máy là 43%, trong đó tỷ lệ bệnh nhi nhiễm trùng
huyết, viêm phổi, RDS hoặc ngạt sinh lần lượt là 64,7%, 60%, 44,6% và 33,3%.
Các yếu tố như cân nặng <2500 g, tuổi thai <34 tuần, pH ban đầu <7.1, sự hiện
diện của nhiễm trùng huyết, ngưng thở, sốc, xuất huyết phổi, hạ đường huyết,
giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu có liên quan đáng kể với tỷ lệ tử vong (P <0,05)
[51].
Theo Trotman (2006), nghiên cứu trên 138 trẻ sơ sinh thở máy: Kết quả
thở máy chung có tỷ lệ thành công là 64% và thất bại là 36%. Tuổi trung bình
tại thời điểm tử vong là 72 giờ và trong số tử vong có 72% tử vong trong vòng
một tuần sau khi sinh. Những lý do chính để nhập viện là bệnh màng trong
(63%), tiếp theo là bệnh não thiếu oxy máu cục bộ (11%), thở máy hậu phẫu
(9%) và hội chứng hít phân su (8%). Trẻ mắc hội chứng hít và trẻ thở máy hậu
phẫu có tỷ lệ sống sót cao nhất, tương ứng là 82% và 85%. Tỷ lệ sống tăng lên
khi tăng cân và tuổi thai. Biến chứng thường thấy nhất là rò rỉ khí [71].
Nghiên cứu của Anantharaj A và cộng sự (2011) trên 100 trẻ sơ sinh phải
thở máy cho thấy: Tỷ lệ thở máy thành công chung là 58%. Nguyên nhân thở
máy thường gặp nhất là hội chứng hít phân su ở trẻ đủ tháng và bệnh màng
trong ở trẻ non tháng. Tỷ lệ thở máy thành công cao nhất ở nhóm viêm phổi và
thấp nhất ở nhóm trẻ nhiễm khuẩn huyết. Khả năng sống sót tăng lên theo tỷ lệ
thuận với tuổi thai và cân nặng lúc sinh. Chỉ số Apgar và giá trị pH lúc sinh
không liên quan rõ rệt đến kết quả điều trị. PIP (Áp lực đỉnh) ở nhóm thất bại
cao hơn rõ rệt so với nhóm thành công. Tình trạng đông máu nội mạch
(Disseminated intravascular coagulation – DIC), xuất huyết phổi và tràn khí màng
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
phổi chiếm tỷ lệ cao hơn đáng kể ở nhóm thở máy thất bại, tuy nhiên, không có
yếu tố nào trong số này là yếu tố dự đoán độc lập về tỷ lệ tử vong [35].
Theo nghiên cứu Yadav (2018) : Tỷ lệ trẻ nam: nữ là 2,1: 1. Tuổi thai phổ
biến nhất là 28–36 tuần (60%). Tỷ lệ thở máy thành công là 40% và có tỷ lệ
thuận với tuổi thai và mức độ tăng trưởng trong tử cung ( P <0,01). Tỷ lệ sống
sót cao nhất ở nhóm trẻ có hội chứng hít phân su (54,5%). Biến chứng phổ biến
nhất là nhiễm trùng huyết, và tỷ lệ sống sót khi có biến chứng này là 60%, trong
khi các tình trạng khác gặp phải trong quá trình điều trị như sốc, xuất huyết não
thất, đông máu nội mạch rải rác (DIC), hội chứng rò rỉ khí và xuất huyết phổi
có tỷ lệ tử vong 100% [79].
Theo nghiên cứu của Nayana Prabha (2014): Tuổi thai và cân nặng trung
bình của nhóm thở máy thành công và thất bại lần lượt là 34.5 ± 3.5 tuần, 2.06
± 0.79 kg và 32.4 ± 5.1 tuần, 1.62 ± 0.88 kg. Khả năng thở máy thành công tỷ
lệ thuận theo cân nặng lúc sinh và tuổi thai, tỷ lệ thành công cao nhất đã được
quan sát thấy ở trẻ có ngạt lúc sinh (100%) tiếp theo là bệnh màng trong
(82,6%), hội chứng hít phân su (50%), nhiễm khuẩn huyết (37,5%) [61].
1.5.2. Các nghiên cứu trong Nước
Nghiên cứu của Nguyễn Thành Nam (2017) trên 139 bệnh nhi sơ sinh suy
hô hấp tại Phòng điều trị tích cực sơ sinh, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho
thấy: Tỷ lệ trẻ nam: nữ > 1. Nguyên nhân suy hô hấp chủ yếu do các bệnh lý
của hệ hô hấp, chiếm tỷ lệ 39%. Tỷ lệ mắc suy hô hấp ở nhóm trẻ nhẹ cân chiếm
tới 65,5%, cân nặng càng thấp nguy cơ suy hô hấp nặng càng cao. Nhóm trẻ
được mổ lấy thai khi chưa chuyển dạ có tỷ lệ suy hô hấp cao hơn các nhóm
khác (42,4%), đồng thời tỷ lệ trẻ suy hô hấp ở nhóm này là 44,1%. Tiền sử thai
nghén của mẹ và tiền sử bệnh lý của mẹ trước khi có thai không thấy ảnh hưởng
đến tỷ lệ suy hô hấp sau sinh (p = 0,896 và 0,384), tuy nhiên tỷ lệ trẻ sơ sinh
suy hô hấp ở nhóm có mẹ mắc bệnh lý khi mang thai thì chiếm tỷ lệ 52,5% và
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
thường gặp nhất ở những trường hợp mẹ có bệnh lý trong lúc chuyển dạ. Nhóm
trẻ có mẹ >35 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn nhưng không có ý nghĩa thống kê
(p=0,217). Nhóm trẻ có mẹ có công việc phải lao động nặng khi sinh con có tỷ
lệ suy hô hấp cao hơn, chiếm 26,6%. Tỷ lệ suy hô hấp ở nhóm trẻ có đường
huyết lúc vào thấp <3 mmol/l cao hơn 54,7% tuy nhiên khác biệt này không có
ý nghĩa thống kê (p=0,123). Tỷ lệ tử vong ở nhóm trẻ suy hô hấp nặng phải thở
máy là 31%, trong đó bệnh màng trong (hội chứng suy hô hấp sơ sinh – NRDS
hay HDM) chiếm tỷ lệ cao nhất (42,9%) sau đó là ngạt lúc sinh (23,8%). Tỷ lệ
trẻ suy hô hấp ở nhóm có hạ thân nhiệt lúc vào (<360
C), chiếm 55,9% và tỷ lệ
phải thở máy ở nhóm này là 40,24%, tuy nhiên hạ thân nhiệt không ảnh hưởng
đến tỷ lệ tử vong của nhóm (p = 0,231). Thời điểm phải thở máy sau nhập viện
càng sớm thì nguy cơ tử vong càng cao. Với những trẻ chỉ thở máy <3 ngày thì
tỷ lệ tử vong là 66,7% và ra viện là 23,4%, thở máy > 10 ngày tử vong chiếm
23,4% còn ra viện chỉ là 19,0% (p = 0,01). Nhóm trẻ có PaO2< 50mmHg có tỷ
lệ tử vong cao hơn so với nhóm được ra viện (p = 0,009), tuy nhiên chỉ số
PaCO2 và tình trạng rối loạn toan kiềm không có sự khác biệt giữa nhóm tử
vong và ra viện (tương ứng p = 0,556 và 0,236). Chỉ số OI (Oxygen Index) có
giá rị tiên lượng tử vong với diện tích dưới đường cong là 69,8% và p = 0,013,
trong đó điểm cắt giá trị OI có khả năng tiên lượng là OI = 7,069 với độ nhạy
là 68,4% và độ đặc hiệu là 71,1%. Ở nhóm tử vong tỷ lệ Oxy hóa máu
(PaO2/FiO2) < 200 mmHg tỷ lệ tử vong chiếm 84,2%. Chỉ số thông khí VI
(Ventilator Index) > 40 ở nhóm tử vong chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm ra
viện nhưng khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Tỷ lệ phải sử
dụng thuốc vận mạch ở nhóm tử vong là 95,2%, cao hơn rất nhiều so với nhóm
được ra viện (23,4%) với p < 0,001. Nhóm trẻ phải nuôi dưỡng hoàn toàn đường
tĩnh mạch có tỷ lệ tử vong chiếm 43,9% [17].
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Nga (2017), trong 1053 trẻ sơ sinh phải
thở máy tại Khoa hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung Ương: Tuổi thai trung
bình là 32,94 ± 4,38 tuần, cân nặng trung bình là 2295,69 ± 874,04 gram. Ngày
tuổi nhập viện trung bình là 5,92 ± 7,71 ngày, trong đó nhóm tuổi từ 1 – 7 ngày
chiếm đa số (37,4%). Thời gian can thiệp thở máy sau nhập viện phần lớn là
nhóm dưới 1 giờ (77,7%). Thời gian thở máy xâm nhập trung bình là 9,614 ±
11,765 ngày. Nguyên nhân thở máy thường gặp nhất là viêm phổi sơ sinh
(24,7%), bệnh màng trong (23,6%). Nguyên nhân thở máy lần 2 thường gặp
nhất là nhiễm khuẩn bệnh viện (73,5%). Kết quả thở máy thường có tỷ lệ thành
công là 70,7% và thất bại là 29,3%. Nhóm bệnh lý tim mạch có kết quả thở
máy với tỷ lệ thành công thấp nhất là 34,9%, cao nhất là nhóm chậm tiêu dịch
phổi thành công đến 93,8%. Nhóm sơ sinh tuổi thai < 28 tuần và cân nặng lúc
sinh thấp < 1000 gram có tỷ lệ tử vong cao nhất (74,6% và 84,9% tương ứng).
Tỷ lệ biến chứng khi thở máy chiến tỷ lệ cao nhất ở nhóm viêm phổi thở máy/
nhiễm khuẩn huyết. Nhóm có dị tật bẩm sinh có tỷ lệ thở máy thất bại tương
đối cao (34,7%) [19].
Theo Lê Kiến Ngãi và cộng sự (2016), nghiên cứu trên 602 trẻ sơ sinh
suy hô hấp phải thở máy tại Khoa hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương:
Tỷ số trẻ gái: trẻ trai trong nghiên cứu này tương đương 1:2. Phần lớn trẻ nhập
viện trong tuần tuổi đầu tiên (tuổi trung bình 6,24± 8,7ngày), không có sự
khác biệt về phân bố ngày tuổi ở nhóm trẻ gái và trẻ trai (OR=1,36; p=
0,09).Có 69,6% đối tượng nghiên cứu có tuổi thai <37 tuần và 66,9% có cân
nặng lúc sinh <2500 gram. Không có trường hợp nào cótuổi thai > 36 tuần mà
cân nặng <1500 gam, và cũng không có được trường hợp cócân nặng ≥ 2500
gam mà tuổi thai <28 tuần. Toàn bộ 602 đối tượng nghiên cứu cótuổi thai
trung bình là 33,5 ±0,2 tuần và cân nặng trung bình 2077,4 ± 32,8 gam. Trong
số 151 trường hợp viêm phổi thở máy: Số ngày nằm viện trung bình là 39,9 ±
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
27,8 ngày. Số trường hợp tử vong là 101 trường hợp (tử vong tại bệnh viện và
được gia đình xin về để tử vong tại nhà) chiếm 66,9%. Trong 151 ca bệnh
VAP ở trẻ sơ sinh được xác định trong nghiên cứu này, tỷ số trẻ gái: trẻ trai
tương đương 1:3. Có 70,9% trẻbệnh viêm phổi thở máy nhập viện trong tuần
tuổi đầu tiên [16].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Lê Nhật Trung và cộng sự (2014) tại Bệnh
viện Nhi Đồng 2 trên 215 trẻ sinh non 26 – 34 tuần tuổi thai cho thấy: Tỷ lệ tử
vong (10,2%), tỷ lệ tử vong của các nhóm tuổi thai sinh non 26 – 28 tuần, 29 –
31 tuần và 32 đến 34 tuần lần lượt là 48,3%, 8,1% và 1%, Tỷ lệ viêm phổi bệnh
viện là 40,5%, tỷ lệ bệnh càng cao ở nhóm trẻ càng non. Viêm phổi bệnh viện
ở nhóm 26 – 28 tuần, 29 – 31 tuần và 32 – 34 tuần lần lượt là 79,3%,
47,1%,23,2% khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) [24].
Theo Phạm Việt Thanh và cộng sự (2007) nghiên cứu ở 159 trẻ sơ sinh có
biểu hiện suy hô hấp phải thở máy tại Bệnh viện Từ Dũ cho thấy: Số trẻ trai
thở máy nhiều hơn chiếm 67.92% tổng số thở máy. Tỉ lệ dùng trưởng thành
phổi là 6,92% và surfactant sau sanh là 9,43%. Khả năng sống sót tăng dần theo
cân nặng với 43,90% ở cân nặng ≤1500 gr và 80,85% cho cân nặng >2500gr.
Tuổi đời sau sanh khi bắt đầu thở máy của trẻ có cân nặng > 2500 gr là thấp
nhất (0,66 ±1,02 ngày) và cao nhất ở trẻ cân nặng ≤1500 gr (4,45 ± 8,36 ngày).
Ngạt nặng (15,09%) kế tiếp là chậm hấp thu dịch phổi (9,04%) và cơn ngưng
thở kéo dài của trẻ non tháng (4,40%), cuối cùng là hội chứng hít ối phân su
chiếm tỉ lệ 4,40%. Năm bệnh này chiếm 87,42% trong tổng số trẻ thở máy.
Trong nghiên cứu này, bệnh có tỉ lệ sống sót cao nhất là chậm hấp thu dịch phổi
(100%). Kế đó là hội chứng hít ối phân su (71,43%), ngạt nặng (70,83%) và cuối
cùng là bệnh màng trong (64,20%). Trẻ thở máy sanh tại viện có 152 trường hợp
chiếm 5,60% và ngoại viện là 7 case chiếm 4,40%. Tỉ lệ sống sót cho trẻ sanh nội
viện là 66,45% và ngoại viện là 57,14%. Về thông số thở máy áp lực hít vào đỉnh
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
(PIP) và FiO2 trong bệnh hít ối phân su là lớn nhất (18 ± 2,58 cm H2O). PEEP, Ti,
nhịp thở tương tự nhau giữa các loại bệnh. Ngạt nặng sử dụng FiO2 thấp nhất
(54,33 ± 29,57%). Tỉ lệ cai máy thành công cao nhất và tỉ lệ tử vong thấp nhất ở
nhóm đủ tháng (chậm hấp thu dịch phổi và hít phân su là 100% và 74,3% tương
ứng). Nhóm non tháng có tỉ lệ thở máy lại và tử vong cao nhất. Trong các lý do
thở máy lại cơn ngưng thở kéo dài chiếm 65% và thở khó (thở nhanh nông, co kéo
liên sườn và SpO2 giảm) chiếm 25% các trường hợp. Không có sự khác biệt mang
ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm thở máy thành công và thất bại về các thông số: Số
ngày nằm viện và số ngày thở máy và tỉ lệthở máy lại [25].
Theo Nguyễn Trọng Nơi và cộng sự (07/2005 – 12/2007), nghiên cứu trên 530
trẻ sơ sinh suy hô hấp tại Bệnh viện Nhi Đồng Nai: Nhóm ngưng thở từng cơn ở trẻ
sinh non có tỉ lệ tử vong cao hơn các nhóm bệnh khác 33,3% so với 20,8% (viêm
phổi/ nhiễm khuẩn huyết); 21,3% (bệnh màng trong) và 17,5% (MAS/sinh ngạt).
Trẻ có cân nặng lúc sinh< 1000g có tỉ lệ tử vong cao nhất (60%). Tuổi thai < 28
tuần tuổi có tỉ lệ tử vong cao nhất (44%) với. Nguy cơ tử vong của trẻ trước khi thở
máy là 46%. Nhóm trẻ nhịp thở < 40 lần/phút có tỉ lệ tử vong cao nhất 39,3% so
với 16,2% của nhóm 40 – 60 lần/phút, và 23,8% ở nhóm thở > 60 lần/phút. Nhóm
mạch chậm có tỷ lệ tử vong 80%. Nhóm trẻ có SpO2< 60% khi bắt đầu thở máy có
tỉ lệ tử vong cao hơn nhóm SpO2> 60% (42,1% so với 20,1%). Nhóm có mức
Glucose huyết thanh thấp tỷ lệ tử vong khoảng 37% và nhóm Glucose tăng cao là
30%. Các nhóm trẻ có PaO2<50 mmHg, PaCO2>70 mmHg, pH <7 và HCO3
–
< 15
mmol/l, lượng kiềm dư (BE) < -3 mmol/lcó nguy cơ tử vong cao hơn hẳn các nhóm
khác và đều có ý nghĩa thống kê [18].
Theo Võ Đức Trí và Cam Ngọc Phượng (2007), nghiên cứu tại Bệnh viện
Nhi Đồng 1, trên 64 trẻ sơ sinh thất bại với thở máy thông thường phải chuyển
thở thở máy rung tần số cao (HFO): Độ tuổi trung bình là 12,2 ngày, đa số là
trẻ nam, nhẹ cân. Các nguyên nhân gây suy hô hấp nặng là viêm phổi nặng,
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
bệnh màng trong và thoát vị hoành bẩm sinh. Những bệnh nhi này được thở
máy thông thường với các thông số thở máy rất cao: FiO2> 90%, tần số trên
70lần/phút, tỉ lệ I:E 1:1 đến 2:1, áp lực trung bình đường thở (MAP) 18,1± 5,21
cmH2O, PIP 25,8 ± 5,1 cmH2O, PEEP 6 ± 1,3 cmH2O. Dù vậy bệnh nhi vẫn
không cải thiện tình trạng oxy hóa máu: PaO2 58,8 ± 38,14 mmHg, SpO2 80,5
± 15,99%, PaCO2 49,6 ± 20,07 mmHg, pH 7,2308 ± 0,2031, OI 196,67 ± 738,7
mmHg [26].
Theo Nguyễn Thị Ngọc Phượng và cộng sự (2002), nghiên cứu trên 54
trường hợp suy hô hấp sơ sinh phải thở máy tại Bệnh viện Từ Dũ: Các đối
tượng nghiên cứu được phân ngẫu nhiên vào hai lô: Lô 1 gồm 24 trẻ được thở
máy theo kiểu thở SIMV (Synchronised intermittent mandatory ventilation), lô
2 có 30 trẻ áp dụng kiểu thở IMV (Intermittent mandatory ventilation). Ở nhóm
thở SIMV: Cân nặng lúc sinh và tuổi thai trung bình tương ứng là 2775 ± 730,84
gram và 36,20 ± 3,10 tuần. Tỷ lệ trẻ trai: gái là 2:1. Tuổi khởi đầu thở máy, thời
gian thở máy và số liều an thần trung bình tương ứng lần lượt là 18,2 ± 17,23
giờ tuổi, 84,21 ±78,52 giờ và 1,54 ± 1,14 liều. Với các thông số máy thở: Tần
số thở, PIP và PEEP trung bình tương ứng là 58,42 ± 4,17 nhịp/phút ; 21,13 ±
1,62 cmH2O và 2,79 ± 0,98 cmH2O. Tỷ lệ tử vong chung là 32%. Không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 lô về tỷ lệ tử vong cũng như các biến
chứng khác như nhiễm khuẩn, tràn khí màng phổi, xuất huyết não – màng não
[21].
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhi sơ sinh suy hô hấp nặng có chỉ định thở máy xâm nhập
điều trị tại Khoa Sơ sinh và cấp cứu Nhi – Bệnh viện TƯ Thái Nguyên trong
thời điểm nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Thở máy không đủ 24 giờ.
Không được làm xét nghiệm khí máu tối thiểu 2 lần.
Suy hô hấp do bệnh lý tim bẩm sinh hoặc suy tim.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Đơn vị ICU (Intensive Care Unit), Khoa
Sơ sinh – Cấp cứu nhi, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung Ương Thái
Nguyên.
2.1.4. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 07/2018 đến hết tháng 07/2019
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên: mô tả
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
2.2.3. Cỡ mẫu
Toàn thể bệnh nhân phải thở máy xâm nhập có bệnh án đủ theo tiêu chuẩn
nghiên cứu.
2.2.4. Chọn mẫu
Áp dụng cách chọn mẫu thuận tiện, kết quả thu được 82 bệnh nhi đủ tiêu
chuẩn lựa chọn đưa vào nghiên cứu.
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập từ bệnh án nghiên cứu thông qua khai thác tiền sử,
bệnh sử (từ gia đình, từ Khoa Sản, …), thông qua việc thăm khám và theo dõi
hằng ngày từ lúc đặt nội khí quản đến sau 24 giờ rút ống nội khí quản hoặc
bệnh nhi tử vong, xin thôi điều trị, chuyển tuyến trên.
Ngoài ra còn có các phương tiện và công cụ khác phục vụ nghiên cứu:
Máy thở:
Model: Newport E360
Hãng sản xuất: Medtronic
Xuất xứ: Mỹ
Đặc điểm nổi bật: 4 phương thức thở và 11 kiểu thở
Địa điểm: Đơn vị ICU, Khoa Sơ sinh – Cấp cứu nhi, Trung tâm Nhi khoa,
Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên.
Máy khí máu:
Model: GEM Primer 3000
Hãng sản xuất: Instrument Laboratory
Xuất xứ: Mỹ
Địa điểm: Đơn vị ICU, Khoa Sơ sinh – Cấp cứu nhi, Trung tâm Nhi khoa,
Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên.
Máy xét nghiệm sinh hóa:
Model: OLYMPUS AU5800
Hãng sản xuất: Beckman coulter.
Xuất xứ: Mỹ.
Địa điểm: Khoa Sinh hóa Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên.
2.2.6. Biến số và cách định nghĩa các biến số
2.2.6.1. Các biến về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Giới tính: Nam; Nữ.
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Địa chỉ: Thành thị; Khác: Nông thôn, miền núi, …
Cách sinh: Sinh thường; Sinh mổ có chuyển dạ; Sinh mổ chủ động.
Tuổi thai: Dựa vào thang điểm New Ballard để xác định: ≥37 tuần; 32 –
36 tuần; 28 – 31 tuần; <28 tuần.
Cân nặng lúc sinh: Cân trực tiếp hoặc tham khảo giấy chứng sinh nếu đã
≥ 24 giờ tuổi (≥ 2500 g; 1500 – 2499 g; 1000 – 1499 g; <1500 g).
Nơi sinh :Tuyến Trung ương; Tuyến tỉnh; Tuyến Huyện; Trạm Y tế địa
phương; Khác: Tại nhà, đẻ rơi, ….
Ngày tuổi khi nhập viện: Tính từ lúc sinh đến khi vào viện:(<1 ngày; Từ 1
– 7 ngày; > 7 ngày).
Tuổi mẹ: Tình tuổi mẹ lúc bắt đầu mang thai (< 20 tuổi; Từ 20 – 30 tuổi;
Từ 31 – 40 tuổi; > 40 tuổi).
Nghề nghiệp của mẹ: Viên chức, công chức; Công nhân; Nông dân; Học
sinh, sinh viên; Tự do.
2.2.6.2. Các biến số về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Các biến về lâm sàng:
Nguyên nhân gây suy hô hấp: Phổi non/Bệnh màng trong (NRDS); Chậm
tiêu dịch phổi; Ngạt lúc sinh; Viêm phổi sơ sinh; Xuất huyết não; Nhiễm khuẩn
huyết; Hội chứng hít phân su.
Các phương pháp hỗ trợ hô hấp trước khi nhập khoa : Thở oxy; Thở
NCPAP; Đã được đặt NKQ (Bóp bóng, thở máy, …).
Các phương pháp hỗ trợ hô hấp trước khi thở máy xâm nhập : Thở oxy;
Thở NCPAP; Đã được đặt NKQ (Bóp bóng, thở máy, …).
Nhịp thở: Thở nhanh (>60 lần/phút); Thở chậm (<40 lần/phút)
Nhịp tim: Nhịp nhanh (>160 l/ph); Nhịp chậm (<120 l/ph); Bình thường.
Tri giác: U/AVPU: Không đáp ứng; P/AVPU: Đáp ứng với kích thích
đau; V/AVPU: Đáp ứng với tiếng động; A/AVPU: Tỉnh táo, mở mắt.
29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Nhiệt độ: Bình thường:Từ 36,5 – 37,4o
C; Hạ thân nhiệt: <36,5o
C ;Sốt:
≥37,5o
C.
Rút lõm lồng ngực: Có; Không.
Tím tái: Có; Không.
SpO2: Theo dõi trên monitor và được theo dõi và ghi lại trên bảng theo dõi
thở máy.
Thời gian cần can thiệp thở máy sau nhập khoa: Số ngày (giờ) tính từ thời
điểm trẻ nhập khoa đến khi đặt ống nội khí quản và thở máy (<1giờ; 1 – 24 giờ;
> 24 giờ).
Ngày tuổi khởi đầu thở máy: Số ngày (giờ) tuổi trẻ bắt đầu thở máytính từ
khi trẻ sinh (<1ngày sau sinh; 1 – 7 ngày sau sinh; >7 ngày sau sinh).
Thời gian thở máy: Số giờ trẻ cần thở máy xâm nhập trong quá trình điều
trị (<48 giờ; ≥48 giờ).
Số lần cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp trong quá trình thở máy: ≥ 1 lần;
Không dùng lần nào.
Cách thức nuôi dưỡng trẻ trong quá trình điều trị: Dinh dưỡng tĩnh mạch
toàn phần (Trẻ được nuôi dưỡng bằng dịch pha chế và truyền qua đường tĩnh
mạch toàn toàn); Dinh dưỡng tĩnh mạch bán phần (Kết hợp giữa dịch pha chế
truyền qua đường tĩnh mạch ngoại vi và nuôi dưỡng bằng bơm sữa qua sonde
dạ dày).
PIP: Áp lực đỉnh hít vào
PEEP: Áp lực dương cuối thì thở ra
PS: Áp lực hỗ trợ
FiO2: Nồng độ Oxy hít vào
MAP: Áp lực trung bình đường thở. Máy thở sẽ tự đo hoặc xác định theo
công thức: MAP = Tần số thở (f) x (PIP-PEEP) x Ti/60 + PEEP.
30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Biến chứng của thở máy trong quá trình điều trị: Không có biến chứng;
Tràn khí màng phổi; Viêm phổi thở máy.
Kết quả điều trị: Là kết quả sau khi trẻ hoàn tất quá trình điều trị: Thành
công (Bệnh nhi cai máy thành công rút ống nội khí quản và ổn định > 24 giờ);
Thất bại: Bệnh nhi tử vong trong quá trình điều trị, gia đình xin thôi điều trị
hoặc chuyển tuyến trên.
Các biến về cận lâm sàng
Glucose máu: Tăng;>5,0 mmol/l; Giảm:<2,2 mmol/l; Bình thường: 2,2-5
mmol/l.
K+
máu: Tăng:>6 mmol/l; Không tang:≤ 6 mmol/l.
Albumin: Giảm:<30g/l; Không giảm: ≥30g/l.
PaO2: Không giảm: ≥50 mmHg; Giảm:< 50mmHg.
PaCO2: Không tăng:<60 mmHg; Tăng: ≥60mmHg.
BE: Không giảm: ≥ -3mEq/l; Giảm:< -3mEq/l.
pH máu: Không giảm: ≥7,25; Giảm< 7,25.
HCO3
–
: Không giảm: ≥22 mmol/l; Giảm nhẹ: 15-21 mmol/l; Giảm
nặng:<15mmol/l.
2.2.7. Chỉ số nghiên cứu
2.2.7.1. Các chỉ số phục vụ mục tiêu số 1
Kết quả về mặt lâm sàng: Sự thay đổi về các biểu hiện suy hô hấp trên lâm
sàng, đánh giá vào các thời điểm: lúc bắt đầu thở máy, 1 – 3giờ, 3 – 6 giờ, 6–
24 giờ, >24 giờ (Tím tái; Rút lõm lồng ngực; SpO2); Mối liên quan giữa sự thay
đổi các triệu chứng suy hô hấp với thông số máy thở; Biến chứng trong quá
trình thở máy; Kết quả điều trị chung.
Kết quả về mặt cận lâm sàng: Sự thay đổi kết quả khí máu động mạch tại
thời điểm trước thở máy và sau thở máy 6 giờ (PaO2; PaCO2; BE; pH; HCO3).
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Kết quả về các thông số máy thở: Sự thay đổi các thông số tại các thời
điểm trước thở máy và sau thở máy, đánh giá tại các thời điểm: bắt đầu thở
máy, sau 1 – 6 giờ, 6 – 24 giờ, >24 giờ. Thở máy thường quy đối với trẻ sơ sinh
thường là thở áp lực, bao gồm các thông số: (PIP; PEEP; PS; FiO2;
MAP);Thông số máy thở theo các nguyên nhân gây suy hô hấp thường gặp.
2.2.7.2. Các chỉ số phục vụ mục tiêu số 2
Mối liên quan với các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: Giới tính
của trẻ; Tuổi thai và cân nặng lúc sinh của trẻ; Tuổi mẹ; Nghề nghiệp của mẹ;
Bệnh viện nơi trẻ sinh.
Mối liên quan với các đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu:
Nguyên nhân suy hô hấp; Hỗ trợ hô hấp trước nhập Khoa; Hỗ trợ hô hấp trước
thở máy xâm nhập; Đặc điểm lâm sàng trước thời điểm thở máy (Nhịp thở;
Nhịp tim; Tri giác; Thân nhiệt); Ngày tuổi nhập viện;Thời gian cần can thiệp
thở máy sau nhập khoa;Ngày tuổi khởi đầu thở máy; Thời gian thở máy; Số lần
cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp trong quá trình thở máy; Số lần đặt nội khí
quản; Cách thức nuôi dưỡng trẻ trong quá trình điều trị; Phương pháp hỗ trợ hô
hấp trước thở máy; Biến chứng thở máy.
Mối liên quan với các đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu:
Kết quả xét nghiệm sinh hóa trước thở máy (Đường máu; K+ máu; Albumin
máu); Kết quả khí máu động mạch trước và sau thở máy 6 giờ (PaO2; PaCO2;
BE; pH; HCO3-).
2.2.8. Một số tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu
2.2.8.1. Chẩn đoán suy hô hấp sơ sinh
Theo Khu Thị Khánh Dung [2], suy hô hấp sơ sinh được xác định:
Dựa vào lâm sàng: nhịp thở nhanh > 60 lần hoặc chậm < 40 lần/phút, co
kéo cơ hô hấp, thở rên, thở ngực bụng ngược chiều, tím quanh môi, đầu chi,
toàn thân.
32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dựa vào chỉ số Silverman: chia 3 mức độ (< 3 điểm: không SHH, 3 – 5
điểm: SHH nhẹ, > 5 điểm: SHH nặng).
Dựa vào SpO2: suy hô hấp khi SpO2 < 85%
Dựa vào khí máu: suy hô hấp khi: pH máu giảm < 7,25, PaO2 giảm< 60
mmHg và/hoặc PaCO2 tăng > 50 mmHg.
2.2.8.2. Chẩn đoán nguyên nhân thở máy
Xác định qua khai thác tiền sử và bệnh sử, thăm khám và theo dõi trên lâm
sàng, kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng, dựa trên đặc trưng của từng
bệnh theo phân loại ICD10 [23].
Bệnh màng trong
Yếu tố nguy cơ:
Sinh non: Tần suất mắc tỷ lệ nghịch với tuổi thai và cân nặng lúc sinh: <
28 tuần tỷ lệ gặp khoảng 60 – 80%, 32 – 36 tuần là 15 – 30 %, ≥ 37 tuần là 5%
[64].
Cân nặng lúc sinh thấp: Có khoảng 10 – 15% sơ sinh có cân nặng lúc sinh
< 2500 gram [44].
Giới tính: Trẻ trai thường gặp hơn trẻ gái.
Ngoài ra còn có những yếu tố khác: Sinh ngạt, sinh mổ, mẹ mắc đái tháo
đường thai kỳ, song thai (thai thứ 2 thường có nguy cơ mắc HMD).
Chẩn đoán:
Lâm sàng: Suy hô hấp xảy ra sớm trong vòng 6 giờ sau sinh và thường
diễn biến nặng sau 24 – 72 giờ: Thở nhanh trên 60 lần/phút, co kéo cơ hô hấp
rõ, cánh mũi phập phồng, tiếng thở rên thì thở ra, rì rào phế nang yếu, tím tái,
chỉ số Silverman nhanh chóng tăng > 7 điểm [2], [10].
Rối loạn khí máu động mạch: PaO2 giảm <50mmHg, PaCO2 tăng
>60mmHg, pH giảm <7,25.
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Xquang phổi thấy những nốt mờ nhỏ khắp hai phế trường và hệ thống
phế quản ứ khí quá sáng (Khí phế quản đồ) trên phim. Có 4 độ. (Độ 1: Nốt
mờ nhỏ khắp 2 phế trường; Độ 2: Độ 1 + nhìn rõ hệ thống phế quản bên
ngoài bóng tim; Độ 3: Độ 2 + còn phân định rõ ranh giới tim – phổi; Độ 4:
Phổi trắng hoàn toàn, không còn phân định được ranh giới giữa cung tim –
phổi) [64].
Chậm tiêu dịch phổi
Yếu tố nguy cơ:
Mổ đẻ chủ động khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ.
Trẻ sinh quá nhanh do thai bé, non tháng hoặc do khung chậu của mẹ rộng.
Mẹ sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm,…
Chẩn đoán:
Do dịch màng phổi không được tống ra ngoài hoặc hấp thu kém, gây nên
các biểu hiện khó thở và suy hô hấp như: trẻ thở nhanh, thở rên, co kéo cơ hô
hấp, tím.
Hình ảnh X-quang phổi kém sáng do phế nang còn chứa nhiều dịch, có
thể thấy ít dịch ở góc màng phổi, dày rãnh liên thùy [29], [31]
Ngạt lúc sinh (Perinatal asphyxia)
Yếu tố nguy cơ:
Người mẹ quá trẻ hay quá già.
Chuyển dạ kéo dài.
Nước ối nhuốm phân su.
Đa thai.
Trẻ sơ sinh cân nặng thấp.
Hỗ trợ chuyển dạ với oxytocin.
34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Xuất huyết trong buồng tử cung hoặc thiếu máu trong khi sinh (rau tiền
đạo xuất huyết, rau bong non, HELP, …).
Sản giật nặng và tiền sản giật.
Chẩn đoán:
Ghi nhận từ bảng điểm Apgar ngay tại phòng sinh vào phút thứ 1 và phút
thứ 5 sau sinh.
Bảng 2.1.Chỉ số Apgar [2]
Điểm
Dấu hiệu
0 1 2
Nhịp tim Không có <100 lần/phút >100 lần/phút
Nhịp thở Không thở Yếu, không đều Tốt, khóc to
Trương lực cơ Mềm nhũn Co gập chi ít Co gập tốt
Đáp ứng với kích thích Không đáp ứng Nhăn mặt Ho hoặc hắt hơi
Màu da Xanh, tái Tím ở chi Hồng hào
Tổng số điểm: Bình thường: > 7 điểm; Có ngạt: 4 - 7 điểm; Ngạt nặng: 0 - 3
điểm.
Hội chứng hít phân su
Yếu tố nguy cơ :
Sơ sinh đủ tháng quá to, già tháng.
Có những bất thường về dây rau (dây rau quấn cổ, sa dây rau, ...).
Chuyển dạ kéo dài.
Đẻ thường khi ngôi thai bất thường.
Đa thai, suy thai trong buồng tử cung.
Chẩn đoán:
Lâm sàng: Nước ối thường bẩn, xanh; Trẻ suy hô hấp sớm sau đẻ, trên da
có thể nhuốm phân su. Có thể tìm thấy phân su trong mũi, miệng, nước tiểu.
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Trường hợp nặng nghe phổi thấy ran ẩm to hạt hoặc phổi giảm thông khí một
bên, có thể gây suy thận, tăng áp lực động mạch phổi [78].
Xquang: Nhu mô phổi thông khí không đều, nhiều nốt đậm bờ không rõ,
tập trung ở rốn phổi, có thể có các vùng xẹp ở phân thùy phổi [2].
Viêm phổi sơ sinh
Yếu tố nguy cơ:
Nhiễm trùng bào thai (Mẹ có hội chứng nhiễm trùng trong thời gian chuyển
dạ, nhất là các nhiễm trùng đường sinh dục, TORCH, nước ối hôi bẩn, …).Mẹ vỡ
ối sớm hoặc ối vỡ non, khả năng nhiễm trùng ối tỷ lệ thuận theo giờ gian: Ối
vỡ < 6 giờ có tỷ lệ nhiễm trùng ối là 3,3%, từ 12 – 24 giờ là 51,7%, >24 giờ là
90% [70].
Chẩn đoán:
Lâm sàng: Biểu hiện ho, khó thở, bú kém, nhịp thở nhanh, nghe phổi có
thể thấy ran ẩm nhỏ hạt, có thể nằm trong bệnh cảnh chung của nhiễm trùng
toàn thân như da nổi vân tím, thở rên, giảm trương lực cơ.
Xét nghiệm: Bạch cầu và tỷ lệ đa nhân trung tính tăng cao hoặc giảm thấp
hơn so với lứa tuổi tương ứng; Nồng độ Procalcitonin, C – Reactive Protein
(CRP) huyết thanh tăng; Xquang thấy hình ảnh thâm nhiễm nhu mô phổi; Nuôi
cấy dịch nội khí quản xác định được vi khuẩn gây bệnh.
Xuất huyết não (Hemorrhagic)
Yếu tố nguy cơ:
Sang chấn trong cuộc đẻ (đẻ khó, can thiệp bằng Forcep, ngôi thai bất lợi,
chuyển dạ kéo dài hoặc đẻ quá nhanh, ...).
Thai già tháng, suy dinh dưỡng bào thai.
Thời kỳ giảm Prothrombin sinh lý (2 - 5 ngày sau khi đẻ); Sử dụng quá
nhiều NaHCO3.
Chẩn đoán:
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Lâm sàng:Da xanh hoặc tìm tái, bú kém, khóc thét hoặc khóc the thé, co
giật, giảm trương lực cơ, thóp căng và phồng. Có thể xuất huyết võng mạc, liệt
vận nhãn, giảm phản xạ đồng tử với ánh sáng, rung giật nhãn cầu. Trường hợp
nặng ý thức có thể lơ mơ hoặc hôn mê sâu, ức chế hô hấp, cơn ngừng thở do
chảy máu não nhiều, giãn to não thất. Chọc dò dịch não tủy thấy có máu hoặc
dịch hồng để không đông [48].
Cận lâm sàng:Huyết sắc tố và Hematocrit giảm; Rối loạn đông cầm máu:
PT (%) giảm, INR kéo dài; Khí máu động mạch: Toan chuyển hóa; Dịch não
tủy xét nghiệm thấy protein tăng và có nhiều hồng cầu; CT – Scanner: Xác định
khối máu tụ cùng mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn
Yếu tố nguy cơ:
Sơ sinh non tháng; Nhiễm trùng (viêm phổi, viêm ruột, ...).
Chẩn đoán
Nhiễm khuẩn huyết: Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân hoặc ghi nhận có
sự hiện diện của nhiễm trùng từ hai cơ quan hệ thống trở lên kết hợp với cấy
máu cho kết quả dương tính với vi khuẩn.
Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (Systemic inflammatory response
syndrome – SIRS): hiện diện ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn sau (trong đó ít nhất
có một tiêu chuẩn về nhiệt độ hay số lượng bạch cầu) [50], [63], [67].
● Sốt ≥ 38,5o
C hoặc hạ thân nhiệt < 36o
C (theo dõi nhiệt độ trung tâm)
● Nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim chậm so với tuổi
● Thở nhanh theo tuổi
● Bạch cầu tăng hoặc giảm theo tuổi hay bạch cầu non > 10%
Shock nhiễm khuẩn: Có dấu hiệu sốc và hội chứng đáp ứng viêm toàn thân
kèm cấy máu dương tính.
* Dấu hiệu sốc:
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tay chân lạnh; Tim nhanh, mạch nhanh, huyết áp tụt, kẹt; Thời gian đổ
đầy mao mạch ≥ 3 giây; Lừ đừ, bứt rứt; Tiểu ít (nước tiểu < 1 ml/kg/giờ);
Huyết áp tụt khi huyết áp tâm thu: < 60 mmHg
* Dấu hiệu sốc nặng:
Tay chân lạnh, có hoặc không có nổi bông; Mạch = 0 mmHg, huyết
áp = 0 mmH; Vật vã, hôn mê; Thiểu niệu (<1ml/kg/giờ) hoặc vô niệu
(<0,5ml/kg/giờ).
2.2.8.3. Tiêu chuẩn viêm phổi thở máy
Áp dụng tiêu chuẩn xác định viêm phổi thở máy theo hướng dẫn của CDC
2008 áp dụng cho trẻ ≤ 1 tuổi) [58]:
Bệnh nhân được thông khí hỗ trợ ≥ 48 giờ.
Có ≥ 2 phim X quang ngực bất thường (thâm nhiễm tiến triển hoặc thâm
nhiễm mới xuất hiện, đông đặc phổi, sang thương hang, bóng khí).
Tuy nhiên chỉ cần 1 phim X quang bất thường ở trẻ có bệnh nền (ARDS,
loạn sản phổi, phù phổi). Kèm theo, bệnh nhân có ít nhất một trong các triệu
chứng sau:
• Sốt > 380
C mà không có nguyên nhân khác (ngoài viêm phổi).
• Bạch cầu < 4000 tế bào/mm3
hoặc ≥ 12000 tế bào/mm3
Và ≥ 2 trong số các tiêu chuẩn sau:
• Đàm mủ mới xuất hiện.
• Thay đổi tính chất đàm.
• Tăng xuất tiết đàm/tăng hút đàm nhớt.
• Triệu chứng xấu dần đi: Ho, khó thở, thở nhanh, ran phổi.
2.2.8.4. Tiêu chuẩn chỉ định thở máy
Dựa theo Quy trình kỹ thuật Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (2019)
[4]:
38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Trẻ suy hô hấp có cơn ngừng thở kéo dài > 15 giây kèm nhịp tim <
100/phút hay tím hoặc xuất hiện 3 cơn/giờ dù đã dùng Caffein/Theophyllin;
hoặc SpO2 < 85% hay PaO2< 50 mmHg khi đã thở CPAP với FiO2> 60%.
Kết quả khí máu PaCO2 > 60 mmHg kèm pH < 7,2, không cải thiện với
thở CPAP với FiO2>60%.
2.2.8.5. Tiêu chuẩn cai máy [4], [20]:
Bệnh nhân không tổn thương phổi:
Sinh hiệu ổn định.
Tỉnh, có nhịp tự thở.
Cai máy sau 1-2 giờ và rút nội khí quản sau vài giờ hay 1-2 ngày.
Bệnh có tổn thương phổi:
Thông số máy thở ở chế độ kiểm soát: thông số máy thở: FiO2 < 50%, PIP
<20 cmH2O mà VT > 6 ml/kg, MV > 300 ml/kg/phút.
Bệnh nền đã điều trị ổn định.
Được cung cấp đủ năng lượng.
Đã kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng: viêm phổi, nhiễm trùng huyết.
Điều chỉnh thiếu máu: Hct > 36 – 45%.
Không rối loạn nước điện giải kiềm toan.
Khí máu ổn định: pH > 7,25; PaCO2 < 60 mmHg; PaO2 > 50 mmHg.
Không xẹp phổi
2.2.8.6. Tiêu chuẩn đặt lại nội khí quản
Nội khí quản được đặt lại trong một số trường hợp sau:
Tuột ống nội khí quản do cố định không tốt.
Tắc nghẽn nội khí quản do đờm hoặc dịch xuất tiết.
Nội khí quản ở sai vị trí: Thường là đặt sâu vào một bên phổi hoặc đặt quá
nông.
39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.2.8.7. Các tiêu chuẩn cận lâm sàng
Các xét nghiệm cận lâm sàng về sinh hóa trước thở máy được lấy từ kết
quả xét nghiệm gần nhất với thời điểm thở máy, kết quả khí máu được lấy tại
hai thời điểm trước thở máy và sau thở máy 6 giờ. Các chỉ số xét nghiệm này
được xây dựng dựa trên định nghĩa suy hô hấp sơ sinh, các thang điểm tiên
lượng bệnh nặng hoặc nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em: PRISM – III
[60], CRIB II [46], PRISA – II [39]. Các giá trị được so sánh với bảng tham
chiếu cận lâm sàng của Bệnh viện Nhi Trung ương [27].
2.2.9. Cách thức vận hành máy thở
(Mô tả phần tổng quan)
2.2.10. Phương pháp phân tích số liệu
Các số liệu thu thập được của nghiên cứu được xử lý thống kê y học trên
máy vi tính bằng các chương trình phần mềm Microsoft Office Excel 2010, Epi
Info 6.03 và SPSS 20.
2.3. Đạo đức nghiên cứu
Được Hội đồng Y đức của Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên thông
qua và chấp thuận.
Tại BVTƯ Thái Nguyên thở máy xâm nhậpvẫn là phương pháp điều trị
cuối cùng cho trẻ sơ sinh suy hô hấp nặng,nên việc thực hiện phương pháp thở
máy này đã góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh suy hô hấp nặng.
Mọi gia đình bệnh nhi đều được giải thích rõ sự cần thiết trước khi chỉ
định thở máy xâm nhập và đồng ý tham gia.
40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả
Bệnh nhi đủ tiêu chuẩn nghiên cứu
(n = 82)
Mô tả thông tin chung
và đặc điểm lâm sàng
KẾT LUẬN
Phân tích mối liên quan
Kết quả thở máy
41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ
Tiến hành nghiên cứu trên 82 bệnh nhi thở máy xâm nhập, chúng tôi thu
được các kết quả như sau:
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ về sự phân bố giới tính
Nhận xét: Tỷ lệ trẻ nam là 63,4% và nữ 36,6%, tỷ lệ Nam/Nữ = 1,73.
Bảng 3.1. Phân bố phương pháp sinh và tuyến y tế nơi trẻ sinh
Phương pháp sinh
Sinh tại bệnh viện
Sinh
thường
Mổ chủ
động
Mổ có
chuyển dạ
Tổng
Tuyến TƯ 44 8 6
58
(70,7%)
Tuyến tỉnh
8 4 1
13
(15,9%)
Tuyến huyện
7 3 1
11
(13,4%)
Tổng
59
(72,0%)
15
(18,2%)
8
(9,8%)
82
(100,0%)
Nhận xét:
Trẻ được sinh thường 72,0%, sinh mổ chủ động 18,2%, sinh mổ có
chuyển dạ 9,8%.
Trẻ được sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 70,7%, tại bệnh
viện tuyến tỉnh 15,9% và tuyến huyện 13,4%.
63.4
36.6
Nam Nữ
42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.2. Phân bố về tuổi và nghề nghiệp mẹ
Nghề nghiệp
Tuổi mẹ
Viên
chức,
công
chức
Công
nhân
Nông
dân
Học
sinh,
sinh
viên
Tự do Tổng
< 20 0 0 1 1 0 2(2,4%)
20 – 30 8 21 23 1 12 65(79,3%)
31 - 40 2 3 9 0 1 15(18,3%)
> 40 0 0 0 0 0 0(0,0%)
Tổng
10
(12,2%)
24
(29,3%)
33
(40,2%)
2
(2,4%)
13
(15,9%)
82
(100,0%)
Nhận xét:
Trẻ bà mẹ nằm trong độ tuổi 20 -30 tuổi 79,3%, nhóm mẹ 31 – 40 tuổi
18,3% và nhóm mẹ < 20 tuổi 2,4%.
Nhóm trẻ có mẹ làm nông dân 40,2%, mẹ làm công nhân 29,3%, tự do
15,9%, viên chức công chức 12,2%, nhóm học sinh sinh viên 2,4%.
Bảng 3.3. Đặc điểm tuổi thai và cân nặng lúc sinh
Đặc điểm
Số lượng
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tuổi thai
(tuần)
≥37 24 29,3
32 – 36 24 29,3
70,7
28 – 31 30 36,5
<28 4 4,9
Cân nặng lúc sinh
(gram)
≥ 2500 27 32,9
1500 – 2499 28 34,2
67,1
1000 – 1499 22 26,8
<1000 5 6,1
43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Nhận xét:
Số trẻ sinh non (<37 tuần) là 70,7%, cụ thể: Nhóm nhóm 32 – 36 tuần
29,3%, nhóm 28 – 31 tuần 36,5% và nhóm <28 tuần 4,9%. Nhóm đủ tháng≥37
tuần chiếm 29,3%.
Trẻ có cân nặng lúc sinh ≥ 2500 gram 32,9%, nhóm cân nặng thấp là
67,1%, trong đó :1500 – 2499 gram 34,2%, nhóm 1000 – 1499 gram 26,8%,
nhóm <1000 gram 6,1%.
3.2. Kết quả thở máy
3.2.1. Kết quả về lâm sàng
Bảng 3.4. Thay đổi biểu hiện suy hô hấp
Thời
gian
SHH
Trước thở
máy
Bắt đầu
thở máy
Sau thở
máy 1 – 6
giờ
Sau thở
máy 6 – 24
giờ
Sau thở
máy >24 giờ
Tím 82(100%) 76(92,7%) 33(40,2%) 18(22%) 18(22%)
RLLN 76(92,7%) 76(92,7%) 69(84,1%) 42(51,2%) 31(37,8%)
SpO2 70,87±15,28 82,09±9,91 88,16±9,92 89±12,96 88,01±18,88
Nhận xét:
Trước thời điểm thở máy 100,0% bệnh nhi đều có biểu hiện tím tái,
92,7% có biểu hiện RLLN và SpO2 trung bình là 70,87 ± 15,28%. Sau thở máy
1 – 6 giờ SpO2 lên 88,16±9,92%. Triệu chứng tím cải thiện rõ trong khoảng 6
– 24 giờ thở máy (còn 22%). Biểu hiện RLLN đến khi thở máy >24 giờ tỉ lệ
này vẫn còn 37,8%.
44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Biểu đồ 3.2. Mối tương quan giữa biểu hiện suy hô hấp với FiO2 và PIP
Nhận xét:
Tại thời điểm bắt đầu thở máy 100,0% bệnh nhi đều có biểu hiện tím tái,
92,7% có biểu hiện rút lõm lồng ngực (RLLN) và SpO2 trung bình là 70,84 ±
15,28%. Sau thở máy 1 – 6 giờ SpO2 có sự thay đổi rõ rệt lên 88,16±9,92%.
Triệu chứng tím cả thiện rõ trong khoảng 6 – 24 giờ thở máy (giảm còn 22%).
Biểu hiện RLLN cải thiện chậm nhất, đến khi thở máy >24 giờ tỉ lệ này vẫn
còn 37,8%.
Tại thời điểm bắt đầu thở máy SpO2 trung bình của bệnh nhi là 82,09 ±
9,91%, với mức PIP, FiO2 tương ứng là 17,33 ± 1,17 cmH2O và 76,46 ±
18,28%, nhưng sau đó SpO2 có xu hướng tăng dần theo chiều tăng của PIP
trong khi FiO2 có xu hướng giảm dần.
77.06
76.46
74.88
75.06
17.33 18.46
19.13 19.3
82(100%)
76(92,7%)
33
18 18
76(92,7%)
76(92,7%)
69(84,1%)
42(51,2%)
31(37,8%)
70.87
82.09 88.16 89 88.01
Trước TM Bắt đầu TM 1-6 giờ 6-24 giờ >24 giờ
FiO2(%) PIP(cmH2O) Tím (n/%) RLLN (n/%) SPO2 (%)
45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.5.Biến chứng trong quá trình thở máy
Biến chứng
Số lượng
(n)
Tỷ lệ
(%)
Tổng
(%)
Tràn khí màng phổi 3 3,7
53,7
Viêm phổi thở máy 41 50,0
Không biến chứng 38 46,3 -
Nhận xét :
Tỷ lệ gặp biến chứng trong quá trình thở máy chiếm 53,7%, trong đó
viêm phổi thở máy chiếm 50,0%, tràn khí màng phổi chiếm 3,7%.
Bảng 3.6. Kết quả điều trị chung
Kết quả
Số lượng
(n)
Tỷ lệ
(%)
Thành công 32 39,0
Thất bại (n = 50)
Chuyển tuyến 20 24,4
61,0
Xin về 11 13,4
Tử vong 19 23,2
Nhận xét :
Tỷ lệ thở máy thành công 39,0%, thất bại 61,0%, trong đó: chuyển tuyến
là 24,4%, xin thôi điều trị là 13,4% và tử vong là 23,2%.
3.2.2. Kết quả về cận lâm sàng
Bảng 3.7. Khí máu động mạch trước và sau thở máy
Thời gian
Chỉ số
Trước thở
máy
Sau thở
máy 6 giờ
T-Test p
PaO2 (mmHg) 38,10±6,73 67,8±26,53 -10,1 <0,01
PaCO2 (mmHg) 61,15±9,62 55,13±10,67 5,4 <0,01
HCO3
-
(mEq/l) 17,98±2,69 19,24±3,82 -3,43 <0,01
pH 7,24±0,92 7,28±0,98 -4,52 <0.01
Nhận xét :
Sau 6 giờ thở máy các giá trị PaO2, PaCO2, pH và HCO3- đều đã đạt được
cải thiện và đạt giá trị đích [8]. Sự thay đổi các chỉ số khí máu động mạch giữa
hai thời điểm trước và sau thở máy đều có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3.2.3. Kết quả về các thông số máy thở
Bảng 3.8. Sự biến đổi các chỉ số máy thở
Thời điểm
Chỉ số
Bắt đầu thở
máy
Sau thở máy
1 – 6 giờ
Sau thở máy
6 – 24 giờ
Sau thở máy
> 24 giờ
PIP (cmH2O) 17,33±1,17 18,46±1,23 19,13±0,91 19,3±1,22
PEEP (cmH2O) 4,43±0,49 4,93±0,26 4,94±0,24 4,88±0,33
RR (bpm) 50,37±5,92 52,01±6,18 52,93±6,62 51,40±7,59
FiO2 (%) 77,20±21,85 76,46±18,28 74,88±24,91 75,06±19,06
MAP (cmH2O) 9,16±0,43 9,69±0,33 9,79±0,42 9,78±0,53
Nhận xét:
Áp lực đỉnh hít vào (PIP) có xu hướng tăng dần trong quá trình thở máy.
Áp lực dương cuối thì thở ra (PEEP) không có sự thay đổi đáng kể. Tần số thở
(RR) không có sự thay đổi đáng kể. Nồng độ oxy hít vào (FiO2) có xu hướng
giảm dần. Áp lực trung bình đường thở (MAP) tăng dần theo từng giai đoạn
thở máy.
Bảng 3.9.Thông số máy thở của 5 nguyên nhân SHH thường gặp
Thông số
Nguyên nhân
PIP
(cmH2O)
PEEP
(cmH2O)
RR
(bpm)
FiO2
(%)
MAP
(cmH2O)
Bệnh màng trong
19,18
±0,8
4,79
± 0,3
51
± 5,96
66,86
±23,4
9,56
±0,4
Ngạt lúc sinh
19,90
±0,9
4,88
±0,2
54,69
±5,1
87,50
±16,9
9,80
±0,2
Viêm phổi sơ
sinh
19,91
±0,6
4,78
±0,4
49,44
±4,5
71,95
±20,8
9,77
±0,3
Chậm tiêu dịch
phổi
19,25
±0,6
4,75
±0,3
47,81
±6,1
53,75
±16,4
9,59
±0,3
Nhiễm khuẩn
huyết
20,50
±0,8
4,81
±0,1
56,25
±2,5
97,50
±2,0
10,0
±0,3
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên

More Related Content

What's hot

CẤP CỨU NGƯNG HÔ HẤP TUẦN HOTHIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO NÂNG CAO ACLS (Final).pptx
CẤP CỨU NGƯNG HÔ HẤP TUẦN HOTHIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO NÂNG CAO ACLS (Final).pptxCẤP CỨU NGƯNG HÔ HẤP TUẦN HOTHIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO NÂNG CAO ACLS (Final).pptx
CẤP CỨU NGƯNG HÔ HẤP TUẦN HOTHIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO NÂNG CAO ACLS (Final).pptx
SoM
 
Cau tao va nguyen ly hoat dong cua may tho
Cau tao va nguyen ly hoat dong cua may thoCau tao va nguyen ly hoat dong cua may tho
Cau tao va nguyen ly hoat dong cua may tho
SoM
 
Nghien cuu ve cac model may tho HAMILTON MEDICAL AG
Nghien cuu ve cac model may tho HAMILTON MEDICAL AGNghien cuu ve cac model may tho HAMILTON MEDICAL AG
Nghien cuu ve cac model may tho HAMILTON MEDICAL AG
SMBT
 
Mẫu báo cáo tiến độ và tự đánh giá hoạt động nhóm
Mẫu báo cáo tiến độ và tự đánh giá hoạt động nhómMẫu báo cáo tiến độ và tự đánh giá hoạt động nhóm
Mẫu báo cáo tiến độ và tự đánh giá hoạt động nhóm
Vi Hà
 
RỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢI VÀ TOAN KIỀM
RỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢI VÀ TOAN KIỀMRỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢI VÀ TOAN KIỀM
RỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢI VÀ TOAN KIỀM
SoM
 
Sốc tim
Sốc timSốc tim
Cap nhat-2018-ve-benh-co-tim-phi-dai-pham-nguyen-vinh
Cap nhat-2018-ve-benh-co-tim-phi-dai-pham-nguyen-vinhCap nhat-2018-ve-benh-co-tim-phi-dai-pham-nguyen-vinh
Cap nhat-2018-ve-benh-co-tim-phi-dai-pham-nguyen-vinh
Vinh Pham Nguyen
 
Thuốc tim mạch
Thuốc tim mạchThuốc tim mạch
Thuốc tim mạch
SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
VIÊM MÀNG NGOÀI TIM
VIÊM MÀNG NGOÀI TIMVIÊM MÀNG NGOÀI TIM
VIÊM MÀNG NGOÀI TIM
SoM
 
RỐI LOẠN NHỊP CHẬM
RỐI LOẠN NHỊP CHẬMRỐI LOẠN NHỊP CHẬM
RỐI LOẠN NHỊP CHẬM
SoM
 
NGHIỆM PHÁP GẮNG SỨC ĐIỆN TÂM ĐỒ
NGHIỆM PHÁP GẮNG SỨC ĐIỆN TÂM ĐỒNGHIỆM PHÁP GẮNG SỨC ĐIỆN TÂM ĐỒ
NGHIỆM PHÁP GẮNG SỨC ĐIỆN TÂM ĐỒ
SoM
 
TẬP BÀI GIẢNG HỒI SỨC CẤP CỨU
TẬP BÀI GIẢNG HỒI SỨC CẤP CỨUTẬP BÀI GIẢNG HỒI SỨC CẤP CỨU
TẬP BÀI GIẢNG HỒI SỨC CẤP CỨU
SoM
 
CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH
CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNHCẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH
CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH
SoM
 
Phân tích thống kê cơ bản với stata
Phân tích thống kê cơ bản với stataPhân tích thống kê cơ bản với stata
Phân tích thống kê cơ bản với stata
SoM
 
CHUYỂN HÓA NƯỚC - ĐIỆN GIẢI
CHUYỂN HÓA NƯỚC - ĐIỆN GIẢICHUYỂN HÓA NƯỚC - ĐIỆN GIẢI
CHUYỂN HÓA NƯỚC - ĐIỆN GIẢI
Phạm Ngọc Thạch Hospital
 
Tiếp cận chẩn đoán suy tim 2021
Tiếp cận chẩn đoán suy tim 2021Tiếp cận chẩn đoán suy tim 2021
Tiếp cận chẩn đoán suy tim 2021
TBFTTH
 
CÁC MODE THỞ CƠ BẢN
CÁC MODE THỞ CƠ BẢNCÁC MODE THỞ CƠ BẢN
CÁC MODE THỞ CƠ BẢN
SoM
 
Thay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdf
Thay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdfThay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdf
Thay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdf
SoM
 
Thuốc tim mạch trong thực hành lâm sàng.pdf
Thuốc tim mạch trong thực hành lâm sàng.pdfThuốc tim mạch trong thực hành lâm sàng.pdf
Thuốc tim mạch trong thực hành lâm sàng.pdf
SoM
 
TỈ LỆ ĐIỀU TRỊ THUỐC KHÁNG ĐÔNG THEO THANG ĐIỂM CHA2DS2-VAS Ở NGƯỜI CAO TUỔI ...
TỈ LỆ ĐIỀU TRỊ THUỐC KHÁNG ĐÔNG THEO THANG ĐIỂM CHA2DS2-VAS Ở NGƯỜI CAO TUỔI ...TỈ LỆ ĐIỀU TRỊ THUỐC KHÁNG ĐÔNG THEO THANG ĐIỂM CHA2DS2-VAS Ở NGƯỜI CAO TUỔI ...
TỈ LỆ ĐIỀU TRỊ THUỐC KHÁNG ĐÔNG THEO THANG ĐIỂM CHA2DS2-VAS Ở NGƯỜI CAO TUỔI ...
SoM
 

What's hot (20)

CẤP CỨU NGƯNG HÔ HẤP TUẦN HOTHIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO NÂNG CAO ACLS (Final).pptx
CẤP CỨU NGƯNG HÔ HẤP TUẦN HOTHIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO NÂNG CAO ACLS (Final).pptxCẤP CỨU NGƯNG HÔ HẤP TUẦN HOTHIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO NÂNG CAO ACLS (Final).pptx
CẤP CỨU NGƯNG HÔ HẤP TUẦN HOTHIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO NÂNG CAO ACLS (Final).pptx
 
Cau tao va nguyen ly hoat dong cua may tho
Cau tao va nguyen ly hoat dong cua may thoCau tao va nguyen ly hoat dong cua may tho
Cau tao va nguyen ly hoat dong cua may tho
 
Nghien cuu ve cac model may tho HAMILTON MEDICAL AG
Nghien cuu ve cac model may tho HAMILTON MEDICAL AGNghien cuu ve cac model may tho HAMILTON MEDICAL AG
Nghien cuu ve cac model may tho HAMILTON MEDICAL AG
 
Mẫu báo cáo tiến độ và tự đánh giá hoạt động nhóm
Mẫu báo cáo tiến độ và tự đánh giá hoạt động nhómMẫu báo cáo tiến độ và tự đánh giá hoạt động nhóm
Mẫu báo cáo tiến độ và tự đánh giá hoạt động nhóm
 
RỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢI VÀ TOAN KIỀM
RỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢI VÀ TOAN KIỀMRỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢI VÀ TOAN KIỀM
RỐI LOẠN NƯỚC ĐIỆN GIẢI VÀ TOAN KIỀM
 
Sốc tim
Sốc timSốc tim
Sốc tim
 
Cap nhat-2018-ve-benh-co-tim-phi-dai-pham-nguyen-vinh
Cap nhat-2018-ve-benh-co-tim-phi-dai-pham-nguyen-vinhCap nhat-2018-ve-benh-co-tim-phi-dai-pham-nguyen-vinh
Cap nhat-2018-ve-benh-co-tim-phi-dai-pham-nguyen-vinh
 
Thuốc tim mạch
Thuốc tim mạchThuốc tim mạch
Thuốc tim mạch
 
VIÊM MÀNG NGOÀI TIM
VIÊM MÀNG NGOÀI TIMVIÊM MÀNG NGOÀI TIM
VIÊM MÀNG NGOÀI TIM
 
RỐI LOẠN NHỊP CHẬM
RỐI LOẠN NHỊP CHẬMRỐI LOẠN NHỊP CHẬM
RỐI LOẠN NHỊP CHẬM
 
NGHIỆM PHÁP GẮNG SỨC ĐIỆN TÂM ĐỒ
NGHIỆM PHÁP GẮNG SỨC ĐIỆN TÂM ĐỒNGHIỆM PHÁP GẮNG SỨC ĐIỆN TÂM ĐỒ
NGHIỆM PHÁP GẮNG SỨC ĐIỆN TÂM ĐỒ
 
TẬP BÀI GIẢNG HỒI SỨC CẤP CỨU
TẬP BÀI GIẢNG HỒI SỨC CẤP CỨUTẬP BÀI GIẢNG HỒI SỨC CẤP CỨU
TẬP BÀI GIẢNG HỒI SỨC CẤP CỨU
 
CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH
CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNHCẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH
CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH
 
Phân tích thống kê cơ bản với stata
Phân tích thống kê cơ bản với stataPhân tích thống kê cơ bản với stata
Phân tích thống kê cơ bản với stata
 
CHUYỂN HÓA NƯỚC - ĐIỆN GIẢI
CHUYỂN HÓA NƯỚC - ĐIỆN GIẢICHUYỂN HÓA NƯỚC - ĐIỆN GIẢI
CHUYỂN HÓA NƯỚC - ĐIỆN GIẢI
 
Tiếp cận chẩn đoán suy tim 2021
Tiếp cận chẩn đoán suy tim 2021Tiếp cận chẩn đoán suy tim 2021
Tiếp cận chẩn đoán suy tim 2021
 
CÁC MODE THỞ CƠ BẢN
CÁC MODE THỞ CƠ BẢNCÁC MODE THỞ CƠ BẢN
CÁC MODE THỞ CƠ BẢN
 
Thay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdf
Thay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdfThay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdf
Thay huyết tương thể tích cao trong điều trị suy gan cấp- Vuong Xuan Toan.pdf
 
Thuốc tim mạch trong thực hành lâm sàng.pdf
Thuốc tim mạch trong thực hành lâm sàng.pdfThuốc tim mạch trong thực hành lâm sàng.pdf
Thuốc tim mạch trong thực hành lâm sàng.pdf
 
TỈ LỆ ĐIỀU TRỊ THUỐC KHÁNG ĐÔNG THEO THANG ĐIỂM CHA2DS2-VAS Ở NGƯỜI CAO TUỔI ...
TỈ LỆ ĐIỀU TRỊ THUỐC KHÁNG ĐÔNG THEO THANG ĐIỂM CHA2DS2-VAS Ở NGƯỜI CAO TUỔI ...TỈ LỆ ĐIỀU TRỊ THUỐC KHÁNG ĐÔNG THEO THANG ĐIỂM CHA2DS2-VAS Ở NGƯỜI CAO TUỔI ...
TỈ LỆ ĐIỀU TRỊ THUỐC KHÁNG ĐÔNG THEO THANG ĐIỂM CHA2DS2-VAS Ở NGƯỜI CAO TUỔI ...
 

Similar to Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên

đáNh giá kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh non tháng bằng thở áp ...
đáNh giá kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh non tháng bằng thở áp ...đáNh giá kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh non tháng bằng thở áp ...
đáNh giá kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh non tháng bằng thở áp ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidsNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại th...
Kết quả sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại th...Kết quả sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại th...
Kết quả sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại th...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phầnđáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Sự thay đổi oxy máu và cơ học phổi trong thông khí nhân tạo, HAY
Sự thay đổi oxy máu và cơ học phổi trong thông khí nhân tạo, HAYSự thay đổi oxy máu và cơ học phổi trong thông khí nhân tạo, HAY
Sự thay đổi oxy máu và cơ học phổi trong thông khí nhân tạo, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ
Kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏKết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ
Kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Can Thiệp Trong Quản Lý Tăng Huyết Áp Tại Huyện Hạ...
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Can Thiệp Trong Quản Lý Tăng Huyết Áp Tại Huyện Hạ...Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Can Thiệp Trong Quản Lý Tăng Huyết Áp Tại Huyện Hạ...
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Can Thiệp Trong Quản Lý Tăng Huyết Áp Tại Huyện Hạ...
tcoco3199
 
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Nghiên cứu giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp,...
Đề tài: Nghiên cứu giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp,...Đề tài: Nghiên cứu giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp,...
Đề tài: Nghiên cứu giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp,...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận án: Giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp
Luận án: Giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giápLuận án: Giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp
Luận án: Giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...
Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...
Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên (20)

đáNh giá kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh non tháng bằng thở áp ...
đáNh giá kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh non tháng bằng thở áp ...đáNh giá kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh non tháng bằng thở áp ...
đáNh giá kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh non tháng bằng thở áp ...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidsNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
 
Kết quả sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại th...
Kết quả sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại th...Kết quả sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại th...
Kết quả sử dụng surfactant điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại th...
 
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
 
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
 
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phầnđáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
 
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
 
Sự thay đổi oxy máu và cơ học phổi trong thông khí nhân tạo, HAY
Sự thay đổi oxy máu và cơ học phổi trong thông khí nhân tạo, HAYSự thay đổi oxy máu và cơ học phổi trong thông khí nhân tạo, HAY
Sự thay đổi oxy máu và cơ học phổi trong thông khí nhân tạo, HAY
 
Kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ
Kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏKết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ
Kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ
 
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Can Thiệp Trong Quản Lý Tăng Huyết Áp Tại Huyện Hạ...
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Can Thiệp Trong Quản Lý Tăng Huyết Áp Tại Huyện Hạ...Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Can Thiệp Trong Quản Lý Tăng Huyết Áp Tại Huyện Hạ...
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Can Thiệp Trong Quản Lý Tăng Huyết Áp Tại Huyện Hạ...
 
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...
 
Đề tài: Nghiên cứu giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp,...
Đề tài: Nghiên cứu giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp,...Đề tài: Nghiên cứu giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp,...
Đề tài: Nghiên cứu giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp,...
 
Luận án: Giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp
Luận án: Giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giápLuận án: Giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp
Luận án: Giá trị sinh thiết hạch cửa trong bệnh ung thư tuyến giáp
 
Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...
Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...
Một số biểu hiện bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợ...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

NGHIÊN CỨU RẮN (SQUAMATA SERPENTES) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA, TỈNH SƠN...
NGHIÊN CỨU RẮN (SQUAMATA SERPENTES) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA, TỈNH SƠN...NGHIÊN CỨU RẮN (SQUAMATA SERPENTES) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA, TỈNH SƠN...
NGHIÊN CỨU RẮN (SQUAMATA SERPENTES) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA, TỈNH SƠN...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
NGHIÊN CỨU ỐC (Gastropoda Mollusca) NƯỚC NGỌT Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ SƠN LA.pdf
NGHIÊN CỨU ỐC (Gastropoda Mollusca) NƯỚC NGỌT Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ SƠN LA.pdfNGHIÊN CỨU ỐC (Gastropoda Mollusca) NƯỚC NGỌT Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ SƠN LA.pdf
NGHIÊN CỨU ỐC (Gastropoda Mollusca) NƯỚC NGỌT Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ SƠN LA.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ...
Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ...Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ...
Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ...
Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ...Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ...
Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
NGHIÊN CỨU KHU HỆ ỐC (GASTROPODA) Ở CẠN KHU VỰC XÃ MƯỜNG BÀNG.pdf
NGHIÊN CỨU KHU HỆ ỐC (GASTROPODA) Ở CẠN KHU VỰC XÃ MƯỜNG BÀNG.pdfNGHIÊN CỨU KHU HỆ ỐC (GASTROPODA) Ở CẠN KHU VỰC XÃ MƯỜNG BÀNG.pdf
NGHIÊN CỨU KHU HỆ ỐC (GASTROPODA) Ở CẠN KHU VỰC XÃ MƯỜNG BÀNG.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (HDI) TẠI XÃ TÂN MỸ, HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH ...
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (HDI) TẠI XÃ TÂN MỸ, HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH ...NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (HDI) TẠI XÃ TÂN MỸ, HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH ...
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (HDI) TẠI XÃ TÂN MỸ, HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (HDI) TẠI XÃ NÀ NHẠN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈ...
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (HDI) TẠI XÃ NÀ NHẠN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈ...NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (HDI) TẠI XÃ NÀ NHẠN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈ...
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (HDI) TẠI XÃ NÀ NHẠN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG CÁC LOÀI BÒ SÁT (REPTILIA) Ở PHƯỜNG CHIỀN CƠI, THÀNH PH...
NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG CÁC LOÀI BÒ SÁT (REPTILIA) Ở PHƯỜNG CHIỀN CƠI, THÀNH PH...NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG CÁC LOÀI BÒ SÁT (REPTILIA) Ở PHƯỜNG CHIỀN CƠI, THÀNH PH...
NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG CÁC LOÀI BÒ SÁT (REPTILIA) Ở PHƯỜNG CHIỀN CƠI, THÀNH PH...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA GIUN ĐẤT Ở KHU VỰC XÃ CHIỀNG MUNG, HU...
THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA GIUN ĐẤT Ở KHU VỰC XÃ CHIỀNG MUNG, HU...THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA GIUN ĐẤT Ở KHU VỰC XÃ CHIỀNG MUNG, HU...
THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA GIUN ĐẤT Ở KHU VỰC XÃ CHIỀNG MUNG, HU...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera) t...
Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera) t...Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera) t...
Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera) t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Sao T...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Sao T...Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Sao T...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Sao T...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích và đề xuất một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng l...
Phân tích và đề xuất một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng l...Phân tích và đề xuất một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng l...
Phân tích và đề xuất một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng l...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...Luận văn tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
quản trị tiền mặt - thực trang và giải pháp ở công ty việt hà.pdf
quản trị tiền mặt - thực trang và giải pháp ở công ty việt hà.pdfquản trị tiền mặt - thực trang và giải pháp ở công ty việt hà.pdf
quản trị tiền mặt - thực trang và giải pháp ở công ty việt hà.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tìm hiểu quá trình sản xuất may công nghiệp.doc
Tìm hiểu quá trình sản xuất may công nghiệp.docTìm hiểu quá trình sản xuất may công nghiệp.doc
Tìm hiểu quá trình sản xuất may công nghiệp.doc
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế - Đầu tư sả...
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế - Đầu tư sả...Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế - Đầu tư sả...
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế - Đầu tư sả...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdf
Ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdfỨng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdf
Ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần dịch ...
Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần dịch ...Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần dịch ...
Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần dịch ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

NGHIÊN CỨU RẮN (SQUAMATA SERPENTES) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA, TỈNH SƠN...
NGHIÊN CỨU RẮN (SQUAMATA SERPENTES) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA, TỈNH SƠN...NGHIÊN CỨU RẮN (SQUAMATA SERPENTES) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA, TỈNH SƠN...
NGHIÊN CỨU RẮN (SQUAMATA SERPENTES) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA, TỈNH SƠN...
 
NGHIÊN CỨU ỐC (Gastropoda Mollusca) NƯỚC NGỌT Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ SƠN LA.pdf
NGHIÊN CỨU ỐC (Gastropoda Mollusca) NƯỚC NGỌT Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ SƠN LA.pdfNGHIÊN CỨU ỐC (Gastropoda Mollusca) NƯỚC NGỌT Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ SƠN LA.pdf
NGHIÊN CỨU ỐC (Gastropoda Mollusca) NƯỚC NGỌT Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ SƠN LA.pdf
 
Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ...
Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ...Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ...
Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ...
 
Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ...
Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ...Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ...
Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ...
 
NGHIÊN CỨU KHU HỆ ỐC (GASTROPODA) Ở CẠN KHU VỰC XÃ MƯỜNG BÀNG.pdf
NGHIÊN CỨU KHU HỆ ỐC (GASTROPODA) Ở CẠN KHU VỰC XÃ MƯỜNG BÀNG.pdfNGHIÊN CỨU KHU HỆ ỐC (GASTROPODA) Ở CẠN KHU VỰC XÃ MƯỜNG BÀNG.pdf
NGHIÊN CỨU KHU HỆ ỐC (GASTROPODA) Ở CẠN KHU VỰC XÃ MƯỜNG BÀNG.pdf
 
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (HDI) TẠI XÃ TÂN MỸ, HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH ...
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (HDI) TẠI XÃ TÂN MỸ, HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH ...NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (HDI) TẠI XÃ TÂN MỸ, HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH ...
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (HDI) TẠI XÃ TÂN MỸ, HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH ...
 
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (HDI) TẠI XÃ NÀ NHẠN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈ...
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (HDI) TẠI XÃ NÀ NHẠN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈ...NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (HDI) TẠI XÃ NÀ NHẠN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈ...
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (HDI) TẠI XÃ NÀ NHẠN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈ...
 
NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG CÁC LOÀI BÒ SÁT (REPTILIA) Ở PHƯỜNG CHIỀN CƠI, THÀNH PH...
NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG CÁC LOÀI BÒ SÁT (REPTILIA) Ở PHƯỜNG CHIỀN CƠI, THÀNH PH...NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG CÁC LOÀI BÒ SÁT (REPTILIA) Ở PHƯỜNG CHIỀN CƠI, THÀNH PH...
NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG CÁC LOÀI BÒ SÁT (REPTILIA) Ở PHƯỜNG CHIỀN CƠI, THÀNH PH...
 
THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA GIUN ĐẤT Ở KHU VỰC XÃ CHIỀNG MUNG, HU...
THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA GIUN ĐẤT Ở KHU VỰC XÃ CHIỀNG MUNG, HU...THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA GIUN ĐẤT Ở KHU VỰC XÃ CHIỀNG MUNG, HU...
THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA GIUN ĐẤT Ở KHU VỰC XÃ CHIỀNG MUNG, HU...
 
Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera) t...
Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera) t...Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera) t...
Nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera) t...
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Sao T...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Sao T...Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Sao T...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Sao T...
 
Phân tích và đề xuất một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng l...
Phân tích và đề xuất một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng l...Phân tích và đề xuất một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng l...
Phân tích và đề xuất một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng l...
 
Luận văn tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...Luận văn tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
Luận văn tốt nghiệp Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩ...
 
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu ...
 
quản trị tiền mặt - thực trang và giải pháp ở công ty việt hà.pdf
quản trị tiền mặt - thực trang và giải pháp ở công ty việt hà.pdfquản trị tiền mặt - thực trang và giải pháp ở công ty việt hà.pdf
quản trị tiền mặt - thực trang và giải pháp ở công ty việt hà.pdf
 
Tìm hiểu quá trình sản xuất may công nghiệp.doc
Tìm hiểu quá trình sản xuất may công nghiệp.docTìm hiểu quá trình sản xuất may công nghiệp.doc
Tìm hiểu quá trình sản xuất may công nghiệp.doc
 
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế - Đầu tư sả...
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế - Đầu tư sả...Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế - Đầu tư sả...
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Quan hệ quốc tế - Đầu tư sả...
 
Ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdf
Ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdfỨng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdf
Ứng dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng để giải một số dạng toán ở Tiểu học.pdf
 
Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần dịch ...
Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần dịch ...Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần dịch ...
Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần dịch ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
 

Recently uploaded

kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
Luận Văn Uy Tín
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
nnguyenthao204
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
NhNguynTQunh
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
gorse871
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docxLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
Luận Văn Uy Tín
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VNKhí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
ThaiTrinh16
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
linhlevietdav
 

Recently uploaded (20)

kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docxLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VNKhí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
Khí huyết và tân dịch - Y học cổ truyền VN
 
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
 

Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN TUẤN ANH KẾT QUẢ THỞ MÁY XÂM NHẬP Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN BÁC SỸ NỘI TRÚ THÁI NGUYÊN - NĂM 2020
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN TUẤN ANH KẾT QUẢ THỞ MÁY XÂM NHẬP Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Nhi khoa Mã số: NT 62.72.16.55 LUẬN VĂN BÁC SỸ NỘI TRÚ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS Nguyễn Đình Học
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn THÁI NGUYÊN - NĂM 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về công bố của mình. Tác giả Nguyễn Tuấn Anh
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các Phòng ban chức năng, các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo nhiều điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Ban lãnh đạo Trung tâm Nhi khoa, các Anh, Chị, các bạn đồng nghiệp đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến TS. Nguyễn Đình Học, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn, người Thầy đã trực tiếp, tận tình, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu từ khi hình thành ý tưởng nghiên cứu, xây dựng đề cương và quá trình hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Nguyễn Thành Trung, Nguyên giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, PGS.TS Nguyễn Trọng Hiếu, Trưởng phòng Đào tạo; PGS.TS Hoàng Hà, Trưởng phòng Công nghệ thông tin; TS.Nguyễn Thị Xuân Hương, Phó trưởng Bộ môn Nhi của Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên cùng TS. Nguyễn Bích Hoàng, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã đóng góp, hướng dẫn nhiều ý kiến quí báu để tôi có thể hoàn thiện luận văn này. Tôi cũng xin được chân thành gửi lời biết ơn tới tất cả các bệnh nhi và gia đình người thân các cháu đã tham gia và góp một phần quan trọng trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp của tôi đã động viên, ủng hộ rất nhiều trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 12 năm 2019 Học viên
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nguyễn Tuấn Anh A/C Phương thức thở hỗ trợ/kiểm soát. Assist/Control Ventilation. ALI Tổn thương phổi cấp. Acute Lung Injury CPAP Áp lực dương đường thở liên tục. Continuous Positive Airway Pressure. CMV Thông khí cơ học kiểm soát. Controlled Mechanical Ventilation. FRC Dung tích khí cặn chức năng. Functional residual capacity. MAP Áp lực trung bình đường thở. Mean Airway Pressure. NRDS Hội chứng suy hô hấp sơ sinh Neonatal Respiratory Distress Syndrome. PaO2 Phân áp Oxy máu động mạch. Partial Pressure of Oxygen. PaCO2 Phân áp Carbonic máu động mạch. Partial Pressure of Carbon dioxide. PCV Thông khí kiểm soát áp lực. Pressure Controlled Ventilation. PEEP Áp lực dương cuối thì thở ra. Positive End Expiratory Pressure. PIP Áp lực đỉnh thì thở vào. Peak Inspiration Pressure. PI Áp lực hít vào. Inspiration Pressure. PSV Thông khí hỗ trợ áp lực. Pressure Supported Ventilation. SIMV Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng thì. Synchronized Intermittent Mandatory Ventilation. VAP Viêm phổi liên quan đến thở máy. Ventilator Associated Pneumonia. VCV Thông khí kiểm soát thể tích. Volume Controlled Ventilation.
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT WOB Công thở Work of Breathing.
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................3 1.1. Suy hô hấp sơ sinh ...............................................................................................3 1.2. Điều trị suy hô hấp sơ sinh...................................................................................7 1.3. Thở máy sơ sinh...................................................................................................9 1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị suy hô hấp sơ sinh.....................15 1.5. Một nghiên cứu có liên quan ...............................................................................18 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................26 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................................................26 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................26 2.3. Đạo đức nghiên cứu ...........................................................................................39 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ...........................................................................................41 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu. ......................................................41 3.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả thở máy ....................................................47 3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả thở máy ................................................... 47 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN........................................................................................62 4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .......................................................62 4.2. Kết quả thở máy.................................................................................................64 4.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị thở máy........................................70 KẾT LUẬN...............................................................................................................84 KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................85 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH SÁCH BỆNH NHI NGHIÊN CỨU
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Bảng điểm Silverman ..................................................................... 5 Bảng 1.2. Liên quan giữa các thông số máy thở và khí máu động mạch ....... 12 Bảng 1.3. Điều chỉnh thông số máy thở theo khí máu................................... 12 Bảng1.4. Đích khí máu dành cho trẻ sơ sinh .................................................. 14 Bảng 1.5.Phân loại bệnh lý theo Compliance và Resistance......................... 16 Bảng 2.1.Chỉ số Apgar.................................................................................... 34 Bảng 3.1. Phân bố phương pháp sinh và tuyến y tế nơi trẻ sinh..................... 41 Bảng 3.2. Phân bố về tuổi và nghề nghiệp mẹ................................................ 42 Bảng 3.3. Đặc điểm tuổi thai và cân nặng lúc sinh......................................... 42 Bảng 3.4. Thay đổi biểu hiện suy hô hấp........................................................ 43 Bảng 3.5.Biến chứng trong quá trình thở máy................................................ 45 Bảng 3.6. Kết quả điều trị chung .................................................................... 45 Bảng 3.7. Khí máu động mạch trước và sau thở máy..................................... 45 Bảng 3.8.Sự biến đổi các chỉ số máy thở........................................................ 46 Bảng 3.9. Thông số máy thở của 5 nguyên nhân SHH thường gặp................ 46 Bảng 3.10. Mối liên quan với giới tính bệnh nhi............................................ 47 Bảng 3.11. Mối liên quan với cân nặng lúc sinh, tuổi thai ............................. 47 Bảng 3.12. Mối liên quan với tuyến y tế nơi sinh........................................... 48 Bảng 3.13. Mối liên quan với cách sinh.......................................................... 48 Bảng 3.14. Mối liên quan với tuổi mẹ ............................................................ 49 Bảng 3.15. Liên quan với nghề nghiệp của mẹ............................................... 49 Bảng 3.16. Mối liên quan với tuổi nhập viện.................................................. 50 Bảng 3.17. Liên quan với hỗ trợ hô hấp trước nhập khoa .............................. 50 Bảng 3.18. Liên quan với phương pháp hỗ trợ hô hấp trước thở máy............ 51 Bảng 3.19. Liên quan với nguyên nhân suy hô hấpkê (p>0,05)..................... 51
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.20. Liên quan với thời gian cần thở máy sau nhập viện..................... 52 Bảng 3.21. Liên quan với rối loạn thân nhiệt trước thở máy.......................... 52 Bảng 3.22. Liên quan với rối loạn tri giác trước thở máy............................... 53 Bảng 3.23. Liên quan với nhịp thở của trẻ trước thở máy.............................. 53 Bảng 3.24. Liên quan với nhịp tim trước thở máy.......................................... 54 Bảng 3.25. Liên quan với ngày tuổi khởi đầu thở máy................................... 54 Bảng 3.26. Mối liên quan với thời gian thở máy............................................ 55 Bảng 3.27. Mối liên quan giữa thời gian thở máy và viêm phổi thở máy...... 55 Bảng 3.28. Mối liên quan với số lần cấp cứu ngừng tuần hoàn...................... 55 Bảng 3.29. Liên quan với số lần đặt nội khí quản .......................................... 56 Bảng 3.30. Liên quan giữa số lần đặt nội khí quản và viêm phổi thở máy .... 56 Bảng 3.31. Liên quan với phương pháp nuôi dưỡng ...................................... 57 Bảng 3.32. Liên quan giữa phương pháp nuôi dưỡng và viêm phổi thở máy........57 Bảng 3.33. Liên quan với biến chứng thở máy............................................... 58 Bảng 3.34. Mối liên quan với đường máu trước thở máy............................... 58 Bảng 3.35. Liên quan với Kali máu trước thở máy ........................................ 59 Bảng 3.36. Liên quan với Albumin máu trước thở máy................................. 59 Bảng 3.37. Mối liên quan với các chỉ số khí máu động mạch trước thở máy........60 Bảng 3.38. Liên quan với khí máu động mạch sau thở máy 6 giờ ................. 61
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU................................................................................... 40 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ về sự phân bố giới tính.................................................. 41 Biểu đồ 3.2. Mối tương quan giữa biểu hiện suy hô hấp với FiO2 và PIP...... 44
  • 11. 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẶT VẤN ĐỀ Suy hô hấp là biểu hiện của sự thích nghi chưa hoàn thiện và hệ quả của nó trên hệ hô hấp, tuần hoàn, chuyển hóa,… khi trẻ làm quen với môi trường bên ngoài tử cung lúc chào đời. Hiện nay, suy hô hấp sơ sinh vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh non tháng. Theo thống kê của WHO và UNICEF, năm 2016 trên toàn thế giới có khoảng 2,6 triệu trẻ sơ sinh tử vong, trung bình 7.000 trẻ tử vong mỗi ngày, chiếm 75% số trường hợp tử vong ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi, với nguyên nhân là các vấn đề của trẻ non tháng (16%), trong đó chủ yếu là suy hô hấp sơ sinh [91]. Theo Suzanne Reuter và các cộng sự, suy hô hấp là một trong những lý do phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh được nhận vào đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh (NICU), có khoảng 15% trẻ đủ tháng và 29% trẻ non tháng [73]. Tại Việt Nam, theo Vũ Thị Thu Nga (2017) nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh non tháng là 58,2%, trong đó tử vong do suy hô hấp chiếm 14,8% [17]. Ngày nay với những tiến bộ trong hồi sức cấp cứu, nhiều kỹ thuật tiên tiến, nhiều phương pháp điều trị mới như thở CPAP, điều trị Surfactant, ECMO, dùng thuốc đóng ống động mạch và điều trị tăng áp phổi đã góp phần giảm đáng kể tỉ lệ tử vong sơ sinh. Trong đó thở máy là một phương pháp thông khí hỗ trợ ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các trung tâm hồi sức sơ sinh và được coi như một phương pháp điều trị then chốt quyết định sự sống còn cho bệnh nhi sơ sinh suy hô hấp nặng. Theo G. K. Singh từ khi sinh lý máy thở và sinh lý sơ sinh được hiểu biết rõ, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh do suy hô hấp tại Hoa Kỳ đã giảm thiểu đáng kể, từ khoảng 268 trong 100.000 ca sinh sống năm 1971 đến 98 trong 100.000 ca sinh sống năm 1985 và đến 17 trong 100.000 ca sinh sống trong năm 2007 [81]. Tỷ lệ sống ở trẻ sơ sinh suy hô hấp phải thở máy được báo cáo là 64% bởi Trotman [83] và 67,9% của Karthikeyan [59]. Tuy
  • 12. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nhiên thở máy cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu không chỉ đối với hệ thống hô hấp mà còn trên các cơ quan khác của cơ thể, thậm chí những biến chứng của thở máy có thể làm tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhi điều trị. Tại Khoa sơ sinh – cấp cứu nhi, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã áp dụng máy thở trong điều trị sơ sinh từ năm 2008và cho đến nay đây vẫn là phương pháp điều trị cuối cùng áp dụng cho những trẻ suy hô hấp nặng và nguy kịch, tuy nhiên tỷ lệ tử vong sơ sinh vẫn còn ở mức cao, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Hương và cộng sự (2008 – 2010), tỷ lệ tử vong sơ sinh chiểm 74,74% số tử vong chung, và tỷ lệ tử vong của sơ sinh non tháng là 46,29% [4]. Trước thực trạng đó, những năm gần đây Khoa đã trang bị thêm một loạt các máy thở hiện đại như GE Healthcare CareScape R860 và Fabian HFO Acutronic,... Qua đó đã góp phần rất lớn trong công tác điều trị, cải thiện tình trạng bệnh và cứu sống được rất nhiều bệnh nhi trong giai đoạn nguy kịch. Tuy nhiên, thực sự để cải thiện tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh suy hô hấp cần phải có một đánh giá rõ ràng về hiệu quả của điều trị thở máy, xác định các yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến kết quả điều trị nhằm đưa ra các biện pháp can thiệp giúp cải thiện tiên lượng bệnh nhi. Đồng thời tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tính đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được tiến hành một cách đầy đủ về kết quả thở máy và các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị trên nhóm trẻ sơ sinh suy hô hấp. Vậy nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với những mục tiêu sau: 1. Đánh giá kết quả thở máy xâm nhập điều trị suy hô hấp sơ sinh tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên trong thời gian từ 07/2018 – 07/2019. 2. Phân tích các yếu tố liên quan đến kết quả thở máy xâm nhập.
  • 13. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Suy hô hấp sơ sinh 1.1.1. Đại cương Suy hô hấp cấp là sự rối loạn khả năng trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch dẫn đến giảm O2 và/hoặc tăng CO2 trong máu động mạch, cụ thể hơn là PaCO2> 60 mmHg, PaO2<50 mmHg hoặc độ bão hòa SaO2<80% với FiO2 100% và pH <7,25 hay được xác định khi PaO2/FiO2< 200mmHg, không có tình trạng suy tim và quá tải tuần hoàn [2], [31], [45]. 1.1.2. Nguyên nhân Tình trạng suy hô hấp sơ sinh có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến: ● Tắc nghẽn đường hô hấp trên: Tắc lỗ mũi sau. Dò thực quản – khí quản. Hội chứng Pierre – Robin. Phì đại lưỡi bẩm sinh. Polyp họng. Phù nề, mềm sụn thanh quản. ●Bệnh đường hô hấp dưới: Bất sản phổi, thiểu sản phổi Kén hơi tại phổi. Phổi chưa trưởng thành. Hội chứng hít phân su. Chậm hấp thu dịch phổi. Bệnh màng trong. ●Bệnh tim bẩm sinh: Chuyển gốc các động mạch lớn. Thiểu năng thất trái. Hẹp động mạch chủ. Fallot 4 có thiểu năng thất trái. ●Bệnh lý thần kinh: Cơn ngừng thở ở trẻ sơ sinh non. Phù não. Xuất huyết não – màng não. Viêm não – màng não. Trẻ bị sang chấn sản khoa. Bệnh não bẩm sinh.
  • 14. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Xuất huyết phổi. Nhiễm khuẩn phổi. Xẹp phổi. Tràn khí màng phổi, trung thất. Mẹ được gây mê, an thần, giãn cơ. ● Các rối loạn chuyển hóa: Hạ Glucose, Calcium, Magnesium. Toan máu. ● Nguyên nhân khác: Porak – Durank Syndrome. Thoát vị hoành. Nhược cơ tiên phát hoặc thứ phát. Thiếu máu nặng, đa hồng cầu. Rối loạn đông máu. 1.1.3. Các yếu tố nguy cơ Những yếu tố nguy cơ của suy hô hấp sơ sinh có thể xác định sớm từ thời kỳ thai nghén. Các bệnh lý nền của người mẹ có từ trước thời gian mang thai (tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý thận, bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý tuyến giáp, bệnh hệ thống,….), các vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai (đái tháo đường thai kỳ, xuất huyết trong tử cung, dọa sảy thai, mắc các bệnh lý nhiễm trùng, không khám thai và được chăm sóc thai nghén đầy đủ,…), các yếu tố quanh cuộc đẻ (sản giật, tiền sản giật, nhiễm độc thai nghén, mổ lấy thai chủ động, viêm buồng ối – màng ối, rau bong non, sa dây rau, kẹp rốn muộn,…Con của những bà mẹ này khi sinh đều có nguy cơ rất cao gây suy thai, ngạt, đẻ non, thai chậm phát triển trong buồng tử cung,…, nhiều khi là tử vong do suy hô hấp nặng. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm, xử lý đúng đắn và kịp thời sẽ giảm thiểu được tỷ lệ tử vong và các biến chứng có liên quan đến suy hô hấp sơ sinh.
  • 15. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ● Các yếu tố thường gặp [44]. Đẻ non. Trẻ giới tính nam. Mắc bệnh lý di truyền. Mổ lấy thai chủ động. Ngạt chu sinh. Suy tim thai. Chủng tộc da trắng. Mẹ đái tháo đường thai kỳ. Viêm buồng ối – màng ối. ● Các yếu tố nguy cơ ít gặp [44], 64]. Mẹ chuyển dạ kéo dài. Mẹ cao tuổi (>35 tuổi). Xuất huyết trong buồng tử cung. Sa dây rau. Mẹ không đi khám thai đầy đủ. Cao huyết áp thai kỳ. Nhiễm độc thai nghén. Chậm phát triển trong tử cung. Hạ thân nhiệt sơ sinh. Mẹ sử dụng chất gây nghiện. Mẹ sử dụng các thuốc giãn cơ. Tan máu sơ sinh. Kẹp rốn muộn sau sinh. 1.1.4. Triệu chứng suy hô hấp sơ sinh 1.1.4.1 Đặc điểm lâm sàng Các dấu hiệu suy hô hấp: Thở nhanh trên 60 lần/phút hoặc thở chậm < 30lần/ phút. Ngừng thở > 20 giây hoặc < 20 giây, kèm nhịp tim giảm < 100 lần/phút. Rút lõm ngực. Phập phồng cánh mũi. Thở rên (thì thở ra). Tím trung tâm. SaO2 (hoặc SpO2) < 90% [2], [49], [64] Phân loại suy hô hấp: Dựa theo bảng điểm Silverman. Bảng 1.1.Bảng điểm Silverman [69] Điểm Dấu hiệu 0 1 2 Di động ngực bụng Cùng chiều Ngực< bụng Ngược chiều Co kéo cơ liên sườn Không Co kéo Co kéo rõ
  • 16. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Rút lõm hõm ức Không Rút lõm nhẹ Rút lõm rõ Đập cánh mũi Không Nhẹ Rõ Thở rên Không Rõ qua ống nghe Nghe rõ bằng tai Điểm: 0 – 3: Không suy hô hấp; 4 – 5: Suy hô hấp nhẹ; >5: Suy hô hấp nặng. Bình thường nhịp thở của trẻ sơ sinh là 40 – 60 lần/phút, không rút lõm lồng ngực, không thở rên ở thì thở ra; tuy nhiên ở trẻ sinh non/nhẹ cân (trẻ sơ sinh sinh ra dưới 37 tuần tuổi hoặc cân nặng khi đẻ dưới 2500 g) đôi khi có thể có rút lõm lồng ngực nhẹ và thỉnh thoảng có khoảng ngừng thở khoảng vài giây cũng là dấu hiệu bình thường. Khi đếm nhịp thở thì phải đếm đủ trong vòng 1 phút, vì trẻ có thể thở không đều trong vài khoảng khắc ngắn (có thể lên tới 80 lần/phút) [2].Nếu không chắc chắn cần đếm lại lần nữa. Nếu nhịp thở trên 60 lần/phút, tím tái trung tâm (ngay cả khi trẻ vẫn đang thở oxy liều cao) nhưng không có rút lõm lồng ngực hoặc thở rít ở thì thở ra thì cần nghĩ tới bệnh lý tim bẩm sinh. 1.1.4.1. Đặc điểm cận lâm sàng Huyết học: Số lượng bạch cầu và tỷ lệ đa nhân trung tính tăng, cấy máu: nếu nghi nhiễm khuẩn huyết. Nồng độ huyết sắc tố, số lượng hồng cầu, HCT giảm nặng (tan máu, mất máu, ...) hoặc tăng cao trong đa hồng cầu. Tiểu cầu giảm: Thường thứ phát do nhiễm khuẩn huyết, .... Rối loạn đông cầm máu trong các trường hợp xuất huyết não- màng não. Sinh hóa: Hạ Glucose, Calcium, Magnesium máu. Nồng độ K+ tăng, Lactat và LDH (Lactat dehydrogenase) tăng, giảm Albumin trong trường hợp nhiễm khuẩn huyết nặng hoặc shock, suy đa tạng. CRP, Procalcitonin tăng cao trong những trường hợp nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng huyết.
  • 17. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Xquang tim phổi: Phát hiện những tổn thương phổi (tràn khí màng phổi, viêm phổi), thoát vị hoành, kén phổi bẩm sinh, mức độ của bệnh màng trong. Khí máu động mạch: PaO2 giảm <50mmHg, PaCO2 tăng >60 mmHg. Kiềm dư (BE), pH và HCO3 – giảm do nhiễm toan. Tỷ lệ oxy hóa máu (PaO2/FiO2), bình thường >300 mmHg, là tiêu chuẩn xác định tình trạng suy hô hấp và mức độ nặng nhẹ của suy hô hấp, loại trừ trường hợp có suy tim hoặc quá tải tuần hoàn. Siêu âm tim: Là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán các trường hợp suy hô hấp do tim bẩm sinh và tăng áp lực động mạch phổi. 1.2. Điều trị suy hô hấp sơ sinh 1.2.1. Nguyên tắc điều trị suy hô hấp sơ sinh Trẻ suy hô hấp thường tím do giảm oxy máu, thở nhanh nông (giảm thông khí) dẫn đến ứ đọng CO2 làm tăng chuyển hóa yếm khí gây toan máu, lâu dẫn sẽ mất cân bằng nội môi, tăng tính thấm thành mạch, phù và xuất huyết,...Suy hô hấp làm tăng WOB vào giai đoạn đầu để bù trừ lại tình trạng thiếu O2, giảm thông khí, lâu dần sẽ có hiện tượng suy kiệt cơ hô hấp do mỏi trẻ thở chậm dần và cuối cùng là ngưng thở. Do vậy mục tiêu là phải nâng chỉ số PaO2 và giảm PaCO2 bằng cách sử dụng các biện pháp hỗ trợ hô hấp và hồi sức tích cực từ ngay sau sinh như kích thích hô hấp, thở oxy, CPAP/BiLevel (BIPAP) và nặng hơn sẽ phải đặt nội khí quản và thở máy xâm nhập với các chiến lược thông khí phù hợp (A/C, SIMV, VTPC, HFO,...), Surfactant liệu pháp. Kết hợp với đó là đảm bảo năng lượng, thân nhiệt, dự phòng và điều trị tình trạng nhiễm trùng. Theo một số khuyến cáo của tác giả trong Nước và Quốc tế, nên sử dụng kháng
  • 18. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn sinh ngay từ ban đầu cho những trẻ sơ sinh được chẩn đoán suy hô hấp [2], [14], [64] Điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh cần được thực hiện ngay lập tức dựa trên các nguyên tắc: Chống suy hô hấp Chống toan máu Chống nhiễm khuẩn Chống kiệt sức Điều trị nguyên nhân 1.2.2. Điều trị cụ thể 1.2.2.1. Điều trị nguyên nhân Tìm và điều trị nguyên nhân khi đã giải quyết tạm thời được các triệu chứng cấp tính đe dọa tính mạng. 1.2.2.2. Điều trị hổ trợ Cải thiện lưu lượng máu đến phổi: Sốc: Bồi hoàn thể tích tuần hoàn (NaCl 0,9% 10 – 20 ml/kg/giờ) [63]. Điều trị thiếu máu. Điều trị đa hồng cầu: HCT> 65% (máu tĩnh mạch): Đa hồng cầu làm độ nhớt máu tăng làm tắc mao mạch phổi dẫn đến suy hô hấp, có chỉ định thay máu một phần [2] Giảm tiêu thụ Oxy: Đảm bảo thân nhiệt: Trẻ nên đặt trong môi trường nhiệt độ > 25o C (lồng ấp, giường sưởi). Cung cấp Oxy ẩm ấm. Cung cấp đủ năng lượng: 50 - 100 kcal/kg/ngày. Trẻ suy hô hấp nên tạm nhịn ăn đường tiêu hóa, truyền tĩnh mạch theo nhu cầu. Theo dõi đường huyết và giữ ở mức > 50mg/dl (2,75 mmol/l) [2].
  • 19. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Kháng sinh liệu pháp: Áp dụng cho các trường hợp suy hô hấp kèm vỡ ối sớm, nước ối hôi, mẹ sốt trước sinh hoặc đang mắc các bệnh lý nhiễm trùng khi chuyển dạ,... 1.3. Thở máy sơ sinh 1.3.1. Chỉ định thở máy 1.3.1.1. Thở ngáp, ngừng thở Những trẻ có dấu hiệu thở ngáp hoặc ngưng thở luôn có chỉ định tuyệt đối đặt nội khí quản và bóp bóng hoặc thở máy ngay sau khi được tiếp cận. 1.3.1.2. Thất bại với thông khí không xâm nhập Có cơn ngừng thở kéo dài > 15 giây kèm nhịp tim < 100/phút hay tím hoặc xuất hiện 3 cơn/giờ dù đã dùng Caffein/Theophyllin; hoặc SpO2 < 85% hay PaO2< 50 mmHg khi đã thở CPAP với FiO2> 60% (trừ bệnh tim bẩm sinh tím sớm); hoặc kết quả khí máu PaCO2 > 60 mmHg kèm pH < 7,2, không cải thiện với thở CPAP với FiO2>60% [2], [20], [45]. 1.3.1.3. Suy hô hấp hậu phẫu Trong các trường hợp trẻ mắc các bệnh lý phải can thiệp phẫu thuật, cần gây mê qua nội khí quản, khi chưa thoát mê (vẫn còn tác dụng của thuốc giãn cơ và an thần) hoặc vẫn cần hỗ trợ thông khí xâm nhâp trong hồi sức (phẫu thuật thần kinh hay các đại phẫu khác) . 1.3.2. Các phương thức thở máy thông thường áp dụng cho trẻ sơ sinh Những bệnh nhi sơ sinh bị suy hô hấp hầu như luôn cần được hỗ trợ thông khí đầy đủ. Các phương thức cài đặt máy thở ban đầu được đề nghị cho trẻ sơ là: thông khí kiểm soát hỗ trợ/điều khiển (A/C) hoặc thông khí điều khiển ngắt quãng đồng thì (SIMV) [43], [62] 1.3.2.1. Kiểu thở kiểm soát hỗ trợ A/C Máy kiểm soát toàn bộ tần số thở, tỷ lệ I/E, áp lực (Pressure control) hoặc thể tích khí hít vào (Volume control), và khi bệnh nhi tự thở quá mức trigger
  • 20. 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn cài đặt, sẽ kích hoạt máy bơm thêm một nhịp thở mới tương tự nhịp thở kiểm soát cho bệnh nhi. Thông khí hỗ trợ /kiểm soát: được coi là phương thức kinh điển và cần được tiến hành ngay khi có chỉ định thở máy ở trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng. Đây là biện pháp sống còn góp phần duy trì chức năng thông khí trẻ trong khi chờ giải quyết nguyên nhân [43], [72]. 1.3.2.2. Thông khí điều khiển ngắt quãng đồng thì Là phương pháp phối hợp hô hấp nhân tạo tần số thấp với nhịp thở tự nhiên. Máy đẩy một thể tích nhất định bắt buộc đồng thì với một nhịp thở tự nhiên của trẻ. Thông khí hỗ trợ điều khiển ngắt quãng đồng thì ở trẻ sơ sinh là thông khí áp lực, nếu trẻ không có nhịp thở gắng sức thì máy sẽ chủ động điều khiển trở lại. Kiểu thở này tránh được tình trạng tăng thông khí quá mức của phương thức hỗ trợ kiểm soát, phát huy được hoạt động của cơ hô hấp trong hoạt động tự thở. Máy giúp trẻ thở tự nhiên trong phần lớn thời gian, tần số thở điều khiển sẽ được giảm dần để chuyển thành thở tự nhiên. Giúp cho việc cai thở máy được dễ dàng hơn, giảm bớt tác hại về huyết động. Tuy nhiên nếu máy đáp ứng chậm hoặc không đủ áp lực, bệnh nhi phải gắng sức và tốn công thở (WOB) và nếu có auto – PEEP kiểu thở này sẽ làm cho tình trạng bệnh nhi nặng hơn [43], [52]. 1.3.3. Các thông số máy và nguyên tắc điều chỉnh 1.3.3.1. Các thông số cơ bản của thở máy Thể tích khí lưu thông (Volume Tidal – VT): Trong hô hấp tự nhiên thể tích khí lưu thông sinh lý bằng 5 - 7ml/kg, trong thông khí nhân tạo do tính chất cơ học của máy và những mục đích điều trị khác nhau dẫn đến những quan niệm mức thể tích khí lưu thông khác nhau. Mức thể tích khí lưu thông thông thường từ 7 -10 ml/kg.
  • 21. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bệnh lý thần kinh:Vt từ 10 - 15ml/kg. Trong các trường hợp có bệnh lý phổi hay tắc nghẽn đường thở: (VT) thấp từ 6 – 8ml/kg nhằm hạn chế tai biến do áp lực cao [4], [38]. Tần số thở (Frequency – f ): Trong hô hấp tự nhiên, tần số thở là 40 - 60 nhịp/phút Với phương thức thông khí hỗ trợ / kiểm soát :40 nhịp /phút Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ sơ sinh suy hô hấp không đáp ứng với kiểu thở thông thường, tại khoa hồi sức sơ sinh có trường hợp phải áp dụng thở máy tần số cao (HFO) là 600-900 nhịp/phút [3], [45]. Nồng độ Oxy khí thở vào (FiO2 ): Thường đặt 40 – 60%, ngoại trừ trẻ tím tái nặng đặt FiO2 100%, sau đó giảm dần để giữ SaO2 vào khoảng 90 – 95%. Áp lực dương cuối thì thở ra (PEEP): Thông thường đặt 2 - 4 cmH2O để tránh nguy cơ xẹp phổi. Đặt PEEP cao 5 - 7 cmH2O trong những bệnh lý ở phổi (ARDS). Thể tích thông khí phút (Vmin) : Được tính theo công thức : Vmin = VT x f. Chọn thể tích phút thấp ở trẻ bệnh phổi tắc nghẽn hoặc hạn chế. Thể tích phút cao ở bệnh nhi phù não cần tăng thông khí kiểm soát. Lưu lượng khí (Flow – rate): Chọn Flow-rate thường gấp 3 - 4 lần thể tích phút, thường trẻ sơ sinh Flow – rate là 3 – 6lít /phút. Thời gian hít vào (Ti) và tỉ lệ thời gian hít vào/thở ra (I/E): Thời gian hít vào tối đa 0,5 giây, tỉ lệ I/E bình thường là 1/2 tỉ lệ I/E kéo dài (1/3 - 1/4) trong các bệnh lý tắc nghẽn đường thở. Tỉ lệ I/E đảo ngược (1/1,5 - 1/1) trong các bệnh lý có shunt phổi cao như bệnh màng trong [22], [62].
  • 22. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Áp lực hít vào (PIP): Đặt PIP khởi đầu bằng với áp lực đo được khi bóp bóng có hiệu quả hoặc bắt đầu với áp lực thấp khoảng 10cmH2O tăng dần lên từ từ cho đến khi lồng ngực trẻ nhô lên đều trong thì hít vào và VT đạt yêu cầu, thường PIP không quá 30cmH2O. Mức trigger: Trigger áp lực thường đặt ở mức – 2cmH2O. Flow trigger thường đặt ở mức 1 – 2lít / phút. 1.3.3.2. Nguyên tắc điều chỉnh thông số máy thở Mục đích điều chỉnh thông số máy thở là nhằm đưa giá trị khí máu của bệnh nhi về mức bình thường với FiO2< 60% và PIP < 30cmH2O, cụ thể là: PaCO2 trong khoảng 35 – 55 mmHg và pH > 7,25 và PaO2 trong khoảng 50-80 mmHg [20], [40], [62]. Bảng 1.2. Liên quan giữa các thông số máy thở và khí máu động mạch [20] Mục đích Các thông số Tăng PaO2 PaCO2 Tăng Giảm FiO2 Tăng PEEP Tăng Tăng Ti Tăng PIP Tăng Tăng RR Tăng Te Tăng Bảng 1.3. Điều chỉnh thông số máy thở theo khí máu [20], [62] PaO2 PaCO2 <50mmHg (SpO2< 85%) >80mmHg (SpO2 > 95%) > 55mmHg 35-55mmHg < 35mmHg
  • 23. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ↑FiO2 và/hoặcPEEP ↓FiO2 dần chođến < 40% ↑RR và/hoặc PIP ↓PIP mỗi 1 cmH20 ↓PIP mỗi 2 cmH2O Nếu PaCO2> 50mmHg: ↑PIP Sau đó ↓PEEP đến 4 cmH2O Mode A/C thay đổi RR không hiệu quả vì BN có nhịp tự thở Khi PIP <12 – 15cmH2O:↓Tần số hoặc đổi sang SIMV Thử lại khí máu sau 30 phút Ưu tiên điều chỉnh rối loạn nặng đe dọa đến tính mạng bệnh nhân, mỗi lần chỉ nên điều chỉnh một thông số. Theo dõi và điều chỉnh các thông số tùy theo đáp ứng lâm sàng và khí trong máu sau 30 phút, trong trường hợp khó điều chỉnh, cần thử khí máu nhiều lần. Điều chỉnh PaO2 : Mục tiêu: giữ PaO2 ở mức 80 - 100 mmHg hoặc SaO2 92 - 96%. Trường hợp suy hô hấp nặng như ARDS chỉ cần PaO2> 60 mmHg hoặc SaO2> 90%. Nguyên tắc: • Không nên tăng FiO2 quá 60 %, I/E đảo ngược quá 1/1 hay PIP quá 30 cmH2O, nếu còn thông số khác có thể điều chỉnh thay thế để đạt mục tiêu điều trị. • Sau khi có kết quả khí máu hoặc SaO2 trở về bình thường: giảm FiO2 để giữ FiO2< 60%. • Nếu phải cần FiO2> 60% sẽ tăng PEEP mỗi lần 2 cmH2O cùng lúc giảm FiO2 xuống dần đến 60% với PaO2> 70%mmHg, mức PEEP tối đa an toàn là 10 cmH2O. • Nếu chưa cải thiện PaO2 ở mức PEEP tối đa, sẽ đặt I/E=1/1,5 - 1/1. FiO2 chỉ đặt > 80% nếu không còn biện pháp nào để tăng PaO2 lên. Điều chỉnh PaCO2:
  • 24. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn • Điều chỉnh theo từng trường hợp cụ thể: Giữ PaCO2 khoảng 35 - 45 mmHg, ngoại trừ trường hợp suy hô hấp mãn PaCO2 có thể cao hơn và trường hợp tăng thông khí để điều trị tăng áp lực nội sọ PaCO2 ở mức 25 - 35mmHg. Khi PaCO2 tăng > 45mmHg kèm pH máu < 7,2: tăng thông khí bằng cách tăng thể tích khí lưu thông hoặc tăng tần số thở, ngoại trừ bệnh lý co thắt phế quản xem lại I/E, nên đặt thời gian thở ra kéo dài (I/E=1/3). Khi PaCO2 giảm xuống < 35mmHg, thường do đặt tần số cao hoặc bệnh nhân tự thở, cần cho thuốc ức chế hô hấp thêm, nếu do tăng tần số thở cao sẽ giảm bớt tần số thở theo công thức. • Điều chỉnh PaCO2 theo công thức: Vt (mới) = (PaCO2 đo được x Vt ban đầu)/ PaCO2 mong muốn. Hoặc RR (mới)= (PaCO2 đo được x RR ban đầu) / PaCO2 mong muốn. Bảng 1.4.Đích khí máu dành cho trẻ sơ sinh [8] Giá trị < 28 tuần 28 - 40 tuần thai Trẻ đủ tháng + tăng áp phổi Trẻ loạn sản phế quản phổi pH ≥ 7,25 ≥7,25 7,30 - 7,50 7,35 - 7,45 PaO2 45 - 65 50 - 70 80 - 120 50 - 80 PaCO2 45 - 55 (có thể chấp nhận 60 ) 45 - 55 (có thể chấp nhận 60) 30 - 40 55 - 65 1.3.4. Biến chứng của thở máy 1.3.4.1. Tràn khí màng phổi (Pneumothorax) Yếu tố nguy cơ: Trẻ đẻ non: Hội chứng màng trong, thở máy, nhiễm trùng và viêm phổi.
  • 25. 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Trẻ đủ tháng: Hội chứng hít phân su hoặc nước ối, viêm phổi, bất thường bẩm sinh tại phổi (kén hơi bẩm sinh). Lâm sàng: Lồng ngực mất cân đối, rì rào phế nang mất một bên, mỏm tim lệch sang bên lành, bụng chướng. Chẩn đoán: chụp Xquang hoặc chọc dò khí màng phổi [56]. 1.3.4.2. Viêm phổi thở máy (Ventilator associated pneumonia - VAP) Trẻ được đặt nội khí quản tại khoa kèm kết quả nuôi cấy dịch nội khí quản lúc đầu (-) và (+) sau khi thở máy từ 48 giờ trở lên hoặc có tổn thương phổi mới sau thở máy tối thiểu 48 giờ… (áp dụng tiêu chuẩn xác định viêm phổi thở máy theo hướng dẫn của US-CDC2008 áp dụng cho trẻ ≤ 1 tuổi) [58]. 1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị suy hô hấp sơ sinh 1.4.1. Ảnh hưởng từ bệnh lý người mẹ Tình trạng bệnh lý của bà mẹ mang thai làm tăng nguy cơ tử vong của trẻ sơ sinh sau đẻ, chủ yếu là tình trạng suy hô hấp sơ sinh nhất là khi trẻ đẻ non. Theo báo cáo của J. Leperecp và cộng sự trong nghiên cứu về các yếu tố liên quan tới tình trạng đẻ non của bà mẹ bị đái tháo đường type I, thấy có sự gia tăng từ 3 – 6 lần tình trạng suy hô hấp và hạ đường huyết sơ sinh tại khoa điều trị tích cực sơ sinh [54]. Theo Warunpitikul và cộng sự (2014) tại Thái Lan trên các bà mẹ có đái tháo đường và không bị đái tháo đường có sự gia tăng nguy cơ tiền sản giật ở bà mẹ đái tháo đường và trẻ được sinh ra từ các bà mẹ này có tỷ lệ cao bị hạ đường huyết và suy hô hấp sơ sinh hơn nhóm bà mẹ còn lạ [75]. Theo Paul Khairy, các bà mẹ có bệnh lý tim bẩm sinh mang thai và chuyển dạ, ngoài các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình còn có nhiều tác động đến trẻ sơ sinh sau đẻ, trong đó chủ yếu là tình trạng đẻ non và suy hô hấp sơ sinh [53]. Walsh và cộng sự (2004) đã đưa ra các yếu tố nguy cơ của hội chứng hít phân su ở trẻ sơ sinh bao gồm: mẹ bị tăng huyết áp, đái tháo đường thai kỳ, mẹ bị các bệnh lý tim mạch mạn tính [74].
  • 26. 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.4.2. Ảnh hưởng tử tình trạng bệnh lý của trẻ sơ sinh Mức độ nặng nhẹ của tình trạng suy hô hấp sơ sinh và hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây suy hô hấp, tuổi mẹ, tuổi thai và một số tình trạng bệnh lý nền của trẻ. Theo Nguyễn Thị Xuân Hương và cộng sự trong một nghiên cứu được tiến hành trong 3 năm (2008 – 2010), tại Khoa Nhi – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, trên 2821 trẻ sơ sinh, cho thấy: Số tử vong là 216 trẻ, trong đó các nguyên nhân thường gặp là: Phổi non/bệnh màng trong là 87 trẻ (40,28%), ngạt có 45 trẻ(21,83%), viêm phổi là 22 trẻ(10,19%), vàng da nhân 12 trẻ(5,55%), xuất huyết phổi 12 trẻ(5,55%) [5]. Theo nghiên cứu của Diệp Loan và cộng sự (04/2006 – 04/2008) tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, trên 35 trẻ sơ sinh suy hô hấp được hỗ trợ thở máy cao tần HFO sau thất bại với thở máy thông thường: Số là trẻ bị viêm phổi nặng (51,4%), kế đến là bệnh màng trong (20%) và viêm phổi hít phân su (14,2%), thoát vị hoành bẩm sinh (8,6%), nguyên nhân khác (5,8%) [11]. Ngoài ra bệnh lý nền cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thở và các chỉ số máy thở, điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp lên kết quả khí máu động mạch và hiệu quả điều trị: Thăm khám lâm sàng sẽ xác định được nhóm bệnh có tổn thương phổi hay không, nếu có tổn thương thì thuộc loại tăng kháng lực đường thở (Resistance) hay giảm độ đàn hồi (Compliance) của phổi. Bảng 1.5.Phân loại bệnh lý theo Compliance và Resistance [22]. Resiatance và Compliance bình thường Resistance tăng Compliance giảm Chấn thương sọ não Viêm não – màng não Xuất huyết não Ngộ độc thuốc ngủ Viêm tiểu phế quản Hen suyễn COPD Hít phân su (MAS) Bệnh màng trong Viêm phổi Ngạt nước Phù phổi cấp
  • 27. 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hội chứng Guilian–Barre Sốc nhiễm trùng Hậu phẫu Ho gà ARDS/ALI Chấn thương ngực 1.4.3. Ảnh hưởng từ quá trình điều trị 1.4.3.1. Tình trạng nhiễm khuẩn Theo Lê Kiến Ngãi và cộng sự (2016), nghiên cứu trên 151 trẻ có viêm phổi thở máy tại Khoa hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương: Số ngày nằm viện trung bình là 39,9 ± 27,8 ngày. Số trường hợp tử vong là 101 trường hợp (tử vong tại bệnh viện và được gia đình xin về để tử vong tại nhà) chiếm 66,9% [16]. 1..4.3.2. Thời gian thở máy Thời gian thở máy tác động đến trẻ rất lớn, thở máy càng dài ngày nguy cơ nhiễm khuẩn càng lớn, việc nuôi dưỡng, chăm sóc sơ sinh thở máy cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn, chưa kể đến các biến chứng: Tổn thương phổi do thở máy gây nên (Ventilatorinduced lung injury – VILI) gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bệnh nhi như: Chấn thương áp lực (Barotrauma), chấn thương thể tích (Volutrauma), chấn thương xẹp phổi (Atelectrauma), chấn thương sinh học (Biotrauma); hay các tình trạng bệnh lý thứ phát : Viêm phổi thở máy ( Ventilator Associated Pneumonia – VAP), loạn sản phế quản phổi (Bronchopulmonary Dysplasia – BPD), ngộ độc oxy (Oxygen toxicity) và bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non (Retinopathy of Prematurity – ROP), tràn khí khoang màng phổi (Pneumothorax),... Theo nghiên cứu của Nguyễn Lê Nhật Trung và cộng sự (2014): Nguy cơ tử vong tăng cao theo thời gian thở máy và số ngày điều trị, trung bình sau 50 – 80 ngày điều trị tỷ lệ tử vong tăng thêm 50% [24].
  • 28. 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1..4.3.3. Các chỉ số máy thở Các chỉ số máy thở có ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình điều trị thở máy của bệnh nhi sơ sinh, các biến chứng thở máy đều xuất phát do cài đặt phương thức thở và các chỉ số máy thở không hợp lý. 1.4.3.4. Các yếu tố khác Còn rất nhiều các yếu tố khác tác động đến kết quả điều trị và tiên lượng về sau của trẻ sơ sinh. Theo Clark và cộng sự (2005) nghiên cứu trên 1011 trẻ sơ sinh có tuổi thai ≥ 34 tuần vào điều trị tại NICU, thấy có 43% suy hô hấp, kết quả điều trị chung cũng như những trẻ có can thiệp thở máy đều phụ thuộc vào các yếu tố như điều trị đặc hiệu (bơm Surfactant,...), điều trị hỗ trợ (truyền dịch, truyền máu và các chế phẩm của máu, cách thức nuôi dưỡng, hay sử dụng NaHCO3,...), sự biến đổi các chỉ số huyết học, sinh hóa trong quá trình điều trị [41]. Vấn đề dinh dưỡng hợp lý trên bệnh nhi thở máy cũng rất quan trọng, bệnh nhi thở máy thường chướng bụng do tình trạng rò rỉ khí, đồng thời do tình trạng suy hô hấp dẫn đến tình trạng giảm tưới máu tại các mao mạch ruột mà trẻ khi được nuôi ăn qua sonde thường dễ bị nôn trớ, viêm ruột hoại tử. Tuy nhiên khi nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn, nếu lượng dịch không đủ trẻ dễ mất nước qua hô hấp, nếu thừa dịch sẽ làm tăng kháng lực mao mạch phổi (tăng Resistance), tăng áp lực thất phải và mở lại ống động mạch [42]. 1.5. Một nghiên cứu có liên quan 1.5.1. Các nghiên cứu Quốc tế Theo Ravi Sharma (2017) nghiên cứu trên 72 trẻ sơ sinh phải thở máy xâm nhập, kết quả cho thấy: Trong số bệnh nhi suy hô hấp, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới (63,88% so với 36,12%). Bệnh lý cần thông khí nhiều nhất là bệnh màng trong (52,77%) sau đó là hội chứng ít phân su (22,22%), bệnh lý não do thiếu oxy (12,5%) và tăng áp phổi dai dẳng (4,16%) ở trẻ sơ sinh. Đa số thời
  • 29. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn gian thở máy là 4 – 7 ngày và bệnh màng trong có thời gian thở máy dài nhất [79] [68]. Theo Iqbal (2015), nghiên cứu trong số 300 trẻ sơ sinh phải thở máy: Tỷ lệ nam so với nữ chênh lệch không đáng kể (52% so với 48 %). Tỷ lệ tử vong chung của trẻ sơ sinh thở máy là 43%, trong đó tỷ lệ bệnh nhi nhiễm trùng huyết, viêm phổi, RDS hoặc ngạt sinh lần lượt là 64,7%, 60%, 44,6% và 33,3%. Các yếu tố như cân nặng <2500 g, tuổi thai <34 tuần, pH ban đầu <7.1, sự hiện diện của nhiễm trùng huyết, ngưng thở, sốc, xuất huyết phổi, hạ đường huyết, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu có liên quan đáng kể với tỷ lệ tử vong (P <0,05) [51]. Theo Trotman (2006), nghiên cứu trên 138 trẻ sơ sinh thở máy: Kết quả thở máy chung có tỷ lệ thành công là 64% và thất bại là 36%. Tuổi trung bình tại thời điểm tử vong là 72 giờ và trong số tử vong có 72% tử vong trong vòng một tuần sau khi sinh. Những lý do chính để nhập viện là bệnh màng trong (63%), tiếp theo là bệnh não thiếu oxy máu cục bộ (11%), thở máy hậu phẫu (9%) và hội chứng hít phân su (8%). Trẻ mắc hội chứng hít và trẻ thở máy hậu phẫu có tỷ lệ sống sót cao nhất, tương ứng là 82% và 85%. Tỷ lệ sống tăng lên khi tăng cân và tuổi thai. Biến chứng thường thấy nhất là rò rỉ khí [71]. Nghiên cứu của Anantharaj A và cộng sự (2011) trên 100 trẻ sơ sinh phải thở máy cho thấy: Tỷ lệ thở máy thành công chung là 58%. Nguyên nhân thở máy thường gặp nhất là hội chứng hít phân su ở trẻ đủ tháng và bệnh màng trong ở trẻ non tháng. Tỷ lệ thở máy thành công cao nhất ở nhóm viêm phổi và thấp nhất ở nhóm trẻ nhiễm khuẩn huyết. Khả năng sống sót tăng lên theo tỷ lệ thuận với tuổi thai và cân nặng lúc sinh. Chỉ số Apgar và giá trị pH lúc sinh không liên quan rõ rệt đến kết quả điều trị. PIP (Áp lực đỉnh) ở nhóm thất bại cao hơn rõ rệt so với nhóm thành công. Tình trạng đông máu nội mạch (Disseminated intravascular coagulation – DIC), xuất huyết phổi và tràn khí màng
  • 30. 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn phổi chiếm tỷ lệ cao hơn đáng kể ở nhóm thở máy thất bại, tuy nhiên, không có yếu tố nào trong số này là yếu tố dự đoán độc lập về tỷ lệ tử vong [35]. Theo nghiên cứu Yadav (2018) : Tỷ lệ trẻ nam: nữ là 2,1: 1. Tuổi thai phổ biến nhất là 28–36 tuần (60%). Tỷ lệ thở máy thành công là 40% và có tỷ lệ thuận với tuổi thai và mức độ tăng trưởng trong tử cung ( P <0,01). Tỷ lệ sống sót cao nhất ở nhóm trẻ có hội chứng hít phân su (54,5%). Biến chứng phổ biến nhất là nhiễm trùng huyết, và tỷ lệ sống sót khi có biến chứng này là 60%, trong khi các tình trạng khác gặp phải trong quá trình điều trị như sốc, xuất huyết não thất, đông máu nội mạch rải rác (DIC), hội chứng rò rỉ khí và xuất huyết phổi có tỷ lệ tử vong 100% [79]. Theo nghiên cứu của Nayana Prabha (2014): Tuổi thai và cân nặng trung bình của nhóm thở máy thành công và thất bại lần lượt là 34.5 ± 3.5 tuần, 2.06 ± 0.79 kg và 32.4 ± 5.1 tuần, 1.62 ± 0.88 kg. Khả năng thở máy thành công tỷ lệ thuận theo cân nặng lúc sinh và tuổi thai, tỷ lệ thành công cao nhất đã được quan sát thấy ở trẻ có ngạt lúc sinh (100%) tiếp theo là bệnh màng trong (82,6%), hội chứng hít phân su (50%), nhiễm khuẩn huyết (37,5%) [61]. 1.5.2. Các nghiên cứu trong Nước Nghiên cứu của Nguyễn Thành Nam (2017) trên 139 bệnh nhi sơ sinh suy hô hấp tại Phòng điều trị tích cực sơ sinh, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho thấy: Tỷ lệ trẻ nam: nữ > 1. Nguyên nhân suy hô hấp chủ yếu do các bệnh lý của hệ hô hấp, chiếm tỷ lệ 39%. Tỷ lệ mắc suy hô hấp ở nhóm trẻ nhẹ cân chiếm tới 65,5%, cân nặng càng thấp nguy cơ suy hô hấp nặng càng cao. Nhóm trẻ được mổ lấy thai khi chưa chuyển dạ có tỷ lệ suy hô hấp cao hơn các nhóm khác (42,4%), đồng thời tỷ lệ trẻ suy hô hấp ở nhóm này là 44,1%. Tiền sử thai nghén của mẹ và tiền sử bệnh lý của mẹ trước khi có thai không thấy ảnh hưởng đến tỷ lệ suy hô hấp sau sinh (p = 0,896 và 0,384), tuy nhiên tỷ lệ trẻ sơ sinh suy hô hấp ở nhóm có mẹ mắc bệnh lý khi mang thai thì chiếm tỷ lệ 52,5% và
  • 31. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thường gặp nhất ở những trường hợp mẹ có bệnh lý trong lúc chuyển dạ. Nhóm trẻ có mẹ >35 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn nhưng không có ý nghĩa thống kê (p=0,217). Nhóm trẻ có mẹ có công việc phải lao động nặng khi sinh con có tỷ lệ suy hô hấp cao hơn, chiếm 26,6%. Tỷ lệ suy hô hấp ở nhóm trẻ có đường huyết lúc vào thấp <3 mmol/l cao hơn 54,7% tuy nhiên khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,123). Tỷ lệ tử vong ở nhóm trẻ suy hô hấp nặng phải thở máy là 31%, trong đó bệnh màng trong (hội chứng suy hô hấp sơ sinh – NRDS hay HDM) chiếm tỷ lệ cao nhất (42,9%) sau đó là ngạt lúc sinh (23,8%). Tỷ lệ trẻ suy hô hấp ở nhóm có hạ thân nhiệt lúc vào (<360 C), chiếm 55,9% và tỷ lệ phải thở máy ở nhóm này là 40,24%, tuy nhiên hạ thân nhiệt không ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong của nhóm (p = 0,231). Thời điểm phải thở máy sau nhập viện càng sớm thì nguy cơ tử vong càng cao. Với những trẻ chỉ thở máy <3 ngày thì tỷ lệ tử vong là 66,7% và ra viện là 23,4%, thở máy > 10 ngày tử vong chiếm 23,4% còn ra viện chỉ là 19,0% (p = 0,01). Nhóm trẻ có PaO2< 50mmHg có tỷ lệ tử vong cao hơn so với nhóm được ra viện (p = 0,009), tuy nhiên chỉ số PaCO2 và tình trạng rối loạn toan kiềm không có sự khác biệt giữa nhóm tử vong và ra viện (tương ứng p = 0,556 và 0,236). Chỉ số OI (Oxygen Index) có giá rị tiên lượng tử vong với diện tích dưới đường cong là 69,8% và p = 0,013, trong đó điểm cắt giá trị OI có khả năng tiên lượng là OI = 7,069 với độ nhạy là 68,4% và độ đặc hiệu là 71,1%. Ở nhóm tử vong tỷ lệ Oxy hóa máu (PaO2/FiO2) < 200 mmHg tỷ lệ tử vong chiếm 84,2%. Chỉ số thông khí VI (Ventilator Index) > 40 ở nhóm tử vong chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm ra viện nhưng khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Tỷ lệ phải sử dụng thuốc vận mạch ở nhóm tử vong là 95,2%, cao hơn rất nhiều so với nhóm được ra viện (23,4%) với p < 0,001. Nhóm trẻ phải nuôi dưỡng hoàn toàn đường tĩnh mạch có tỷ lệ tử vong chiếm 43,9% [17].
  • 32. 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Nga (2017), trong 1053 trẻ sơ sinh phải thở máy tại Khoa hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung Ương: Tuổi thai trung bình là 32,94 ± 4,38 tuần, cân nặng trung bình là 2295,69 ± 874,04 gram. Ngày tuổi nhập viện trung bình là 5,92 ± 7,71 ngày, trong đó nhóm tuổi từ 1 – 7 ngày chiếm đa số (37,4%). Thời gian can thiệp thở máy sau nhập viện phần lớn là nhóm dưới 1 giờ (77,7%). Thời gian thở máy xâm nhập trung bình là 9,614 ± 11,765 ngày. Nguyên nhân thở máy thường gặp nhất là viêm phổi sơ sinh (24,7%), bệnh màng trong (23,6%). Nguyên nhân thở máy lần 2 thường gặp nhất là nhiễm khuẩn bệnh viện (73,5%). Kết quả thở máy thường có tỷ lệ thành công là 70,7% và thất bại là 29,3%. Nhóm bệnh lý tim mạch có kết quả thở máy với tỷ lệ thành công thấp nhất là 34,9%, cao nhất là nhóm chậm tiêu dịch phổi thành công đến 93,8%. Nhóm sơ sinh tuổi thai < 28 tuần và cân nặng lúc sinh thấp < 1000 gram có tỷ lệ tử vong cao nhất (74,6% và 84,9% tương ứng). Tỷ lệ biến chứng khi thở máy chiến tỷ lệ cao nhất ở nhóm viêm phổi thở máy/ nhiễm khuẩn huyết. Nhóm có dị tật bẩm sinh có tỷ lệ thở máy thất bại tương đối cao (34,7%) [19]. Theo Lê Kiến Ngãi và cộng sự (2016), nghiên cứu trên 602 trẻ sơ sinh suy hô hấp phải thở máy tại Khoa hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương: Tỷ số trẻ gái: trẻ trai trong nghiên cứu này tương đương 1:2. Phần lớn trẻ nhập viện trong tuần tuổi đầu tiên (tuổi trung bình 6,24± 8,7ngày), không có sự khác biệt về phân bố ngày tuổi ở nhóm trẻ gái và trẻ trai (OR=1,36; p= 0,09).Có 69,6% đối tượng nghiên cứu có tuổi thai <37 tuần và 66,9% có cân nặng lúc sinh <2500 gram. Không có trường hợp nào cótuổi thai > 36 tuần mà cân nặng <1500 gam, và cũng không có được trường hợp cócân nặng ≥ 2500 gam mà tuổi thai <28 tuần. Toàn bộ 602 đối tượng nghiên cứu cótuổi thai trung bình là 33,5 ±0,2 tuần và cân nặng trung bình 2077,4 ± 32,8 gam. Trong số 151 trường hợp viêm phổi thở máy: Số ngày nằm viện trung bình là 39,9 ±
  • 33. 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 27,8 ngày. Số trường hợp tử vong là 101 trường hợp (tử vong tại bệnh viện và được gia đình xin về để tử vong tại nhà) chiếm 66,9%. Trong 151 ca bệnh VAP ở trẻ sơ sinh được xác định trong nghiên cứu này, tỷ số trẻ gái: trẻ trai tương đương 1:3. Có 70,9% trẻbệnh viêm phổi thở máy nhập viện trong tuần tuổi đầu tiên [16]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Lê Nhật Trung và cộng sự (2014) tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 trên 215 trẻ sinh non 26 – 34 tuần tuổi thai cho thấy: Tỷ lệ tử vong (10,2%), tỷ lệ tử vong của các nhóm tuổi thai sinh non 26 – 28 tuần, 29 – 31 tuần và 32 đến 34 tuần lần lượt là 48,3%, 8,1% và 1%, Tỷ lệ viêm phổi bệnh viện là 40,5%, tỷ lệ bệnh càng cao ở nhóm trẻ càng non. Viêm phổi bệnh viện ở nhóm 26 – 28 tuần, 29 – 31 tuần và 32 – 34 tuần lần lượt là 79,3%, 47,1%,23,2% khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) [24]. Theo Phạm Việt Thanh và cộng sự (2007) nghiên cứu ở 159 trẻ sơ sinh có biểu hiện suy hô hấp phải thở máy tại Bệnh viện Từ Dũ cho thấy: Số trẻ trai thở máy nhiều hơn chiếm 67.92% tổng số thở máy. Tỉ lệ dùng trưởng thành phổi là 6,92% và surfactant sau sanh là 9,43%. Khả năng sống sót tăng dần theo cân nặng với 43,90% ở cân nặng ≤1500 gr và 80,85% cho cân nặng >2500gr. Tuổi đời sau sanh khi bắt đầu thở máy của trẻ có cân nặng > 2500 gr là thấp nhất (0,66 ±1,02 ngày) và cao nhất ở trẻ cân nặng ≤1500 gr (4,45 ± 8,36 ngày). Ngạt nặng (15,09%) kế tiếp là chậm hấp thu dịch phổi (9,04%) và cơn ngưng thở kéo dài của trẻ non tháng (4,40%), cuối cùng là hội chứng hít ối phân su chiếm tỉ lệ 4,40%. Năm bệnh này chiếm 87,42% trong tổng số trẻ thở máy. Trong nghiên cứu này, bệnh có tỉ lệ sống sót cao nhất là chậm hấp thu dịch phổi (100%). Kế đó là hội chứng hít ối phân su (71,43%), ngạt nặng (70,83%) và cuối cùng là bệnh màng trong (64,20%). Trẻ thở máy sanh tại viện có 152 trường hợp chiếm 5,60% và ngoại viện là 7 case chiếm 4,40%. Tỉ lệ sống sót cho trẻ sanh nội viện là 66,45% và ngoại viện là 57,14%. Về thông số thở máy áp lực hít vào đỉnh
  • 34. 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn (PIP) và FiO2 trong bệnh hít ối phân su là lớn nhất (18 ± 2,58 cm H2O). PEEP, Ti, nhịp thở tương tự nhau giữa các loại bệnh. Ngạt nặng sử dụng FiO2 thấp nhất (54,33 ± 29,57%). Tỉ lệ cai máy thành công cao nhất và tỉ lệ tử vong thấp nhất ở nhóm đủ tháng (chậm hấp thu dịch phổi và hít phân su là 100% và 74,3% tương ứng). Nhóm non tháng có tỉ lệ thở máy lại và tử vong cao nhất. Trong các lý do thở máy lại cơn ngưng thở kéo dài chiếm 65% và thở khó (thở nhanh nông, co kéo liên sườn và SpO2 giảm) chiếm 25% các trường hợp. Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm thở máy thành công và thất bại về các thông số: Số ngày nằm viện và số ngày thở máy và tỉ lệthở máy lại [25]. Theo Nguyễn Trọng Nơi và cộng sự (07/2005 – 12/2007), nghiên cứu trên 530 trẻ sơ sinh suy hô hấp tại Bệnh viện Nhi Đồng Nai: Nhóm ngưng thở từng cơn ở trẻ sinh non có tỉ lệ tử vong cao hơn các nhóm bệnh khác 33,3% so với 20,8% (viêm phổi/ nhiễm khuẩn huyết); 21,3% (bệnh màng trong) và 17,5% (MAS/sinh ngạt). Trẻ có cân nặng lúc sinh< 1000g có tỉ lệ tử vong cao nhất (60%). Tuổi thai < 28 tuần tuổi có tỉ lệ tử vong cao nhất (44%) với. Nguy cơ tử vong của trẻ trước khi thở máy là 46%. Nhóm trẻ nhịp thở < 40 lần/phút có tỉ lệ tử vong cao nhất 39,3% so với 16,2% của nhóm 40 – 60 lần/phút, và 23,8% ở nhóm thở > 60 lần/phút. Nhóm mạch chậm có tỷ lệ tử vong 80%. Nhóm trẻ có SpO2< 60% khi bắt đầu thở máy có tỉ lệ tử vong cao hơn nhóm SpO2> 60% (42,1% so với 20,1%). Nhóm có mức Glucose huyết thanh thấp tỷ lệ tử vong khoảng 37% và nhóm Glucose tăng cao là 30%. Các nhóm trẻ có PaO2<50 mmHg, PaCO2>70 mmHg, pH <7 và HCO3 – < 15 mmol/l, lượng kiềm dư (BE) < -3 mmol/lcó nguy cơ tử vong cao hơn hẳn các nhóm khác và đều có ý nghĩa thống kê [18]. Theo Võ Đức Trí và Cam Ngọc Phượng (2007), nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, trên 64 trẻ sơ sinh thất bại với thở máy thông thường phải chuyển thở thở máy rung tần số cao (HFO): Độ tuổi trung bình là 12,2 ngày, đa số là trẻ nam, nhẹ cân. Các nguyên nhân gây suy hô hấp nặng là viêm phổi nặng,
  • 35. 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn bệnh màng trong và thoát vị hoành bẩm sinh. Những bệnh nhi này được thở máy thông thường với các thông số thở máy rất cao: FiO2> 90%, tần số trên 70lần/phút, tỉ lệ I:E 1:1 đến 2:1, áp lực trung bình đường thở (MAP) 18,1± 5,21 cmH2O, PIP 25,8 ± 5,1 cmH2O, PEEP 6 ± 1,3 cmH2O. Dù vậy bệnh nhi vẫn không cải thiện tình trạng oxy hóa máu: PaO2 58,8 ± 38,14 mmHg, SpO2 80,5 ± 15,99%, PaCO2 49,6 ± 20,07 mmHg, pH 7,2308 ± 0,2031, OI 196,67 ± 738,7 mmHg [26]. Theo Nguyễn Thị Ngọc Phượng và cộng sự (2002), nghiên cứu trên 54 trường hợp suy hô hấp sơ sinh phải thở máy tại Bệnh viện Từ Dũ: Các đối tượng nghiên cứu được phân ngẫu nhiên vào hai lô: Lô 1 gồm 24 trẻ được thở máy theo kiểu thở SIMV (Synchronised intermittent mandatory ventilation), lô 2 có 30 trẻ áp dụng kiểu thở IMV (Intermittent mandatory ventilation). Ở nhóm thở SIMV: Cân nặng lúc sinh và tuổi thai trung bình tương ứng là 2775 ± 730,84 gram và 36,20 ± 3,10 tuần. Tỷ lệ trẻ trai: gái là 2:1. Tuổi khởi đầu thở máy, thời gian thở máy và số liều an thần trung bình tương ứng lần lượt là 18,2 ± 17,23 giờ tuổi, 84,21 ±78,52 giờ và 1,54 ± 1,14 liều. Với các thông số máy thở: Tần số thở, PIP và PEEP trung bình tương ứng là 58,42 ± 4,17 nhịp/phút ; 21,13 ± 1,62 cmH2O và 2,79 ± 0,98 cmH2O. Tỷ lệ tử vong chung là 32%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 lô về tỷ lệ tử vong cũng như các biến chứng khác như nhiễm khuẩn, tràn khí màng phổi, xuất huyết não – màng não [21].
  • 36. 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Tất cả các bệnh nhi sơ sinh suy hô hấp nặng có chỉ định thở máy xâm nhập điều trị tại Khoa Sơ sinh và cấp cứu Nhi – Bệnh viện TƯ Thái Nguyên trong thời điểm nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ Thở máy không đủ 24 giờ. Không được làm xét nghiệm khí máu tối thiểu 2 lần. Suy hô hấp do bệnh lý tim bẩm sinh hoặc suy tim. 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại Đơn vị ICU (Intensive Care Unit), Khoa Sơ sinh – Cấp cứu nhi, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. 2.1.4. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 07/2018 đến hết tháng 07/2019 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên: mô tả 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang 2.2.3. Cỡ mẫu Toàn thể bệnh nhân phải thở máy xâm nhập có bệnh án đủ theo tiêu chuẩn nghiên cứu. 2.2.4. Chọn mẫu Áp dụng cách chọn mẫu thuận tiện, kết quả thu được 82 bệnh nhi đủ tiêu chuẩn lựa chọn đưa vào nghiên cứu.
  • 37. 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được thu thập từ bệnh án nghiên cứu thông qua khai thác tiền sử, bệnh sử (từ gia đình, từ Khoa Sản, …), thông qua việc thăm khám và theo dõi hằng ngày từ lúc đặt nội khí quản đến sau 24 giờ rút ống nội khí quản hoặc bệnh nhi tử vong, xin thôi điều trị, chuyển tuyến trên. Ngoài ra còn có các phương tiện và công cụ khác phục vụ nghiên cứu: Máy thở: Model: Newport E360 Hãng sản xuất: Medtronic Xuất xứ: Mỹ Đặc điểm nổi bật: 4 phương thức thở và 11 kiểu thở Địa điểm: Đơn vị ICU, Khoa Sơ sinh – Cấp cứu nhi, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Máy khí máu: Model: GEM Primer 3000 Hãng sản xuất: Instrument Laboratory Xuất xứ: Mỹ Địa điểm: Đơn vị ICU, Khoa Sơ sinh – Cấp cứu nhi, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Máy xét nghiệm sinh hóa: Model: OLYMPUS AU5800 Hãng sản xuất: Beckman coulter. Xuất xứ: Mỹ. Địa điểm: Khoa Sinh hóa Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. 2.2.6. Biến số và cách định nghĩa các biến số 2.2.6.1. Các biến về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Giới tính: Nam; Nữ.
  • 38. 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Địa chỉ: Thành thị; Khác: Nông thôn, miền núi, … Cách sinh: Sinh thường; Sinh mổ có chuyển dạ; Sinh mổ chủ động. Tuổi thai: Dựa vào thang điểm New Ballard để xác định: ≥37 tuần; 32 – 36 tuần; 28 – 31 tuần; <28 tuần. Cân nặng lúc sinh: Cân trực tiếp hoặc tham khảo giấy chứng sinh nếu đã ≥ 24 giờ tuổi (≥ 2500 g; 1500 – 2499 g; 1000 – 1499 g; <1500 g). Nơi sinh :Tuyến Trung ương; Tuyến tỉnh; Tuyến Huyện; Trạm Y tế địa phương; Khác: Tại nhà, đẻ rơi, …. Ngày tuổi khi nhập viện: Tính từ lúc sinh đến khi vào viện:(<1 ngày; Từ 1 – 7 ngày; > 7 ngày). Tuổi mẹ: Tình tuổi mẹ lúc bắt đầu mang thai (< 20 tuổi; Từ 20 – 30 tuổi; Từ 31 – 40 tuổi; > 40 tuổi). Nghề nghiệp của mẹ: Viên chức, công chức; Công nhân; Nông dân; Học sinh, sinh viên; Tự do. 2.2.6.2. Các biến số về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Các biến về lâm sàng: Nguyên nhân gây suy hô hấp: Phổi non/Bệnh màng trong (NRDS); Chậm tiêu dịch phổi; Ngạt lúc sinh; Viêm phổi sơ sinh; Xuất huyết não; Nhiễm khuẩn huyết; Hội chứng hít phân su. Các phương pháp hỗ trợ hô hấp trước khi nhập khoa : Thở oxy; Thở NCPAP; Đã được đặt NKQ (Bóp bóng, thở máy, …). Các phương pháp hỗ trợ hô hấp trước khi thở máy xâm nhập : Thở oxy; Thở NCPAP; Đã được đặt NKQ (Bóp bóng, thở máy, …). Nhịp thở: Thở nhanh (>60 lần/phút); Thở chậm (<40 lần/phút) Nhịp tim: Nhịp nhanh (>160 l/ph); Nhịp chậm (<120 l/ph); Bình thường. Tri giác: U/AVPU: Không đáp ứng; P/AVPU: Đáp ứng với kích thích đau; V/AVPU: Đáp ứng với tiếng động; A/AVPU: Tỉnh táo, mở mắt.
  • 39. 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nhiệt độ: Bình thường:Từ 36,5 – 37,4o C; Hạ thân nhiệt: <36,5o C ;Sốt: ≥37,5o C. Rút lõm lồng ngực: Có; Không. Tím tái: Có; Không. SpO2: Theo dõi trên monitor và được theo dõi và ghi lại trên bảng theo dõi thở máy. Thời gian cần can thiệp thở máy sau nhập khoa: Số ngày (giờ) tính từ thời điểm trẻ nhập khoa đến khi đặt ống nội khí quản và thở máy (<1giờ; 1 – 24 giờ; > 24 giờ). Ngày tuổi khởi đầu thở máy: Số ngày (giờ) tuổi trẻ bắt đầu thở máytính từ khi trẻ sinh (<1ngày sau sinh; 1 – 7 ngày sau sinh; >7 ngày sau sinh). Thời gian thở máy: Số giờ trẻ cần thở máy xâm nhập trong quá trình điều trị (<48 giờ; ≥48 giờ). Số lần cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp trong quá trình thở máy: ≥ 1 lần; Không dùng lần nào. Cách thức nuôi dưỡng trẻ trong quá trình điều trị: Dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần (Trẻ được nuôi dưỡng bằng dịch pha chế và truyền qua đường tĩnh mạch toàn toàn); Dinh dưỡng tĩnh mạch bán phần (Kết hợp giữa dịch pha chế truyền qua đường tĩnh mạch ngoại vi và nuôi dưỡng bằng bơm sữa qua sonde dạ dày). PIP: Áp lực đỉnh hít vào PEEP: Áp lực dương cuối thì thở ra PS: Áp lực hỗ trợ FiO2: Nồng độ Oxy hít vào MAP: Áp lực trung bình đường thở. Máy thở sẽ tự đo hoặc xác định theo công thức: MAP = Tần số thở (f) x (PIP-PEEP) x Ti/60 + PEEP.
  • 40. 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Biến chứng của thở máy trong quá trình điều trị: Không có biến chứng; Tràn khí màng phổi; Viêm phổi thở máy. Kết quả điều trị: Là kết quả sau khi trẻ hoàn tất quá trình điều trị: Thành công (Bệnh nhi cai máy thành công rút ống nội khí quản và ổn định > 24 giờ); Thất bại: Bệnh nhi tử vong trong quá trình điều trị, gia đình xin thôi điều trị hoặc chuyển tuyến trên. Các biến về cận lâm sàng Glucose máu: Tăng;>5,0 mmol/l; Giảm:<2,2 mmol/l; Bình thường: 2,2-5 mmol/l. K+ máu: Tăng:>6 mmol/l; Không tang:≤ 6 mmol/l. Albumin: Giảm:<30g/l; Không giảm: ≥30g/l. PaO2: Không giảm: ≥50 mmHg; Giảm:< 50mmHg. PaCO2: Không tăng:<60 mmHg; Tăng: ≥60mmHg. BE: Không giảm: ≥ -3mEq/l; Giảm:< -3mEq/l. pH máu: Không giảm: ≥7,25; Giảm< 7,25. HCO3 – : Không giảm: ≥22 mmol/l; Giảm nhẹ: 15-21 mmol/l; Giảm nặng:<15mmol/l. 2.2.7. Chỉ số nghiên cứu 2.2.7.1. Các chỉ số phục vụ mục tiêu số 1 Kết quả về mặt lâm sàng: Sự thay đổi về các biểu hiện suy hô hấp trên lâm sàng, đánh giá vào các thời điểm: lúc bắt đầu thở máy, 1 – 3giờ, 3 – 6 giờ, 6– 24 giờ, >24 giờ (Tím tái; Rút lõm lồng ngực; SpO2); Mối liên quan giữa sự thay đổi các triệu chứng suy hô hấp với thông số máy thở; Biến chứng trong quá trình thở máy; Kết quả điều trị chung. Kết quả về mặt cận lâm sàng: Sự thay đổi kết quả khí máu động mạch tại thời điểm trước thở máy và sau thở máy 6 giờ (PaO2; PaCO2; BE; pH; HCO3).
  • 41. 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Kết quả về các thông số máy thở: Sự thay đổi các thông số tại các thời điểm trước thở máy và sau thở máy, đánh giá tại các thời điểm: bắt đầu thở máy, sau 1 – 6 giờ, 6 – 24 giờ, >24 giờ. Thở máy thường quy đối với trẻ sơ sinh thường là thở áp lực, bao gồm các thông số: (PIP; PEEP; PS; FiO2; MAP);Thông số máy thở theo các nguyên nhân gây suy hô hấp thường gặp. 2.2.7.2. Các chỉ số phục vụ mục tiêu số 2 Mối liên quan với các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: Giới tính của trẻ; Tuổi thai và cân nặng lúc sinh của trẻ; Tuổi mẹ; Nghề nghiệp của mẹ; Bệnh viện nơi trẻ sinh. Mối liên quan với các đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu: Nguyên nhân suy hô hấp; Hỗ trợ hô hấp trước nhập Khoa; Hỗ trợ hô hấp trước thở máy xâm nhập; Đặc điểm lâm sàng trước thời điểm thở máy (Nhịp thở; Nhịp tim; Tri giác; Thân nhiệt); Ngày tuổi nhập viện;Thời gian cần can thiệp thở máy sau nhập khoa;Ngày tuổi khởi đầu thở máy; Thời gian thở máy; Số lần cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp trong quá trình thở máy; Số lần đặt nội khí quản; Cách thức nuôi dưỡng trẻ trong quá trình điều trị; Phương pháp hỗ trợ hô hấp trước thở máy; Biến chứng thở máy. Mối liên quan với các đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu: Kết quả xét nghiệm sinh hóa trước thở máy (Đường máu; K+ máu; Albumin máu); Kết quả khí máu động mạch trước và sau thở máy 6 giờ (PaO2; PaCO2; BE; pH; HCO3-). 2.2.8. Một số tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu 2.2.8.1. Chẩn đoán suy hô hấp sơ sinh Theo Khu Thị Khánh Dung [2], suy hô hấp sơ sinh được xác định: Dựa vào lâm sàng: nhịp thở nhanh > 60 lần hoặc chậm < 40 lần/phút, co kéo cơ hô hấp, thở rên, thở ngực bụng ngược chiều, tím quanh môi, đầu chi, toàn thân.
  • 42. 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Dựa vào chỉ số Silverman: chia 3 mức độ (< 3 điểm: không SHH, 3 – 5 điểm: SHH nhẹ, > 5 điểm: SHH nặng). Dựa vào SpO2: suy hô hấp khi SpO2 < 85% Dựa vào khí máu: suy hô hấp khi: pH máu giảm < 7,25, PaO2 giảm< 60 mmHg và/hoặc PaCO2 tăng > 50 mmHg. 2.2.8.2. Chẩn đoán nguyên nhân thở máy Xác định qua khai thác tiền sử và bệnh sử, thăm khám và theo dõi trên lâm sàng, kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng, dựa trên đặc trưng của từng bệnh theo phân loại ICD10 [23]. Bệnh màng trong Yếu tố nguy cơ: Sinh non: Tần suất mắc tỷ lệ nghịch với tuổi thai và cân nặng lúc sinh: < 28 tuần tỷ lệ gặp khoảng 60 – 80%, 32 – 36 tuần là 15 – 30 %, ≥ 37 tuần là 5% [64]. Cân nặng lúc sinh thấp: Có khoảng 10 – 15% sơ sinh có cân nặng lúc sinh < 2500 gram [44]. Giới tính: Trẻ trai thường gặp hơn trẻ gái. Ngoài ra còn có những yếu tố khác: Sinh ngạt, sinh mổ, mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ, song thai (thai thứ 2 thường có nguy cơ mắc HMD). Chẩn đoán: Lâm sàng: Suy hô hấp xảy ra sớm trong vòng 6 giờ sau sinh và thường diễn biến nặng sau 24 – 72 giờ: Thở nhanh trên 60 lần/phút, co kéo cơ hô hấp rõ, cánh mũi phập phồng, tiếng thở rên thì thở ra, rì rào phế nang yếu, tím tái, chỉ số Silverman nhanh chóng tăng > 7 điểm [2], [10]. Rối loạn khí máu động mạch: PaO2 giảm <50mmHg, PaCO2 tăng >60mmHg, pH giảm <7,25.
  • 43. 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Xquang phổi thấy những nốt mờ nhỏ khắp hai phế trường và hệ thống phế quản ứ khí quá sáng (Khí phế quản đồ) trên phim. Có 4 độ. (Độ 1: Nốt mờ nhỏ khắp 2 phế trường; Độ 2: Độ 1 + nhìn rõ hệ thống phế quản bên ngoài bóng tim; Độ 3: Độ 2 + còn phân định rõ ranh giới tim – phổi; Độ 4: Phổi trắng hoàn toàn, không còn phân định được ranh giới giữa cung tim – phổi) [64]. Chậm tiêu dịch phổi Yếu tố nguy cơ: Mổ đẻ chủ động khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Trẻ sinh quá nhanh do thai bé, non tháng hoặc do khung chậu của mẹ rộng. Mẹ sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm,… Chẩn đoán: Do dịch màng phổi không được tống ra ngoài hoặc hấp thu kém, gây nên các biểu hiện khó thở và suy hô hấp như: trẻ thở nhanh, thở rên, co kéo cơ hô hấp, tím. Hình ảnh X-quang phổi kém sáng do phế nang còn chứa nhiều dịch, có thể thấy ít dịch ở góc màng phổi, dày rãnh liên thùy [29], [31] Ngạt lúc sinh (Perinatal asphyxia) Yếu tố nguy cơ: Người mẹ quá trẻ hay quá già. Chuyển dạ kéo dài. Nước ối nhuốm phân su. Đa thai. Trẻ sơ sinh cân nặng thấp. Hỗ trợ chuyển dạ với oxytocin.
  • 44. 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Xuất huyết trong buồng tử cung hoặc thiếu máu trong khi sinh (rau tiền đạo xuất huyết, rau bong non, HELP, …). Sản giật nặng và tiền sản giật. Chẩn đoán: Ghi nhận từ bảng điểm Apgar ngay tại phòng sinh vào phút thứ 1 và phút thứ 5 sau sinh. Bảng 2.1.Chỉ số Apgar [2] Điểm Dấu hiệu 0 1 2 Nhịp tim Không có <100 lần/phút >100 lần/phút Nhịp thở Không thở Yếu, không đều Tốt, khóc to Trương lực cơ Mềm nhũn Co gập chi ít Co gập tốt Đáp ứng với kích thích Không đáp ứng Nhăn mặt Ho hoặc hắt hơi Màu da Xanh, tái Tím ở chi Hồng hào Tổng số điểm: Bình thường: > 7 điểm; Có ngạt: 4 - 7 điểm; Ngạt nặng: 0 - 3 điểm. Hội chứng hít phân su Yếu tố nguy cơ : Sơ sinh đủ tháng quá to, già tháng. Có những bất thường về dây rau (dây rau quấn cổ, sa dây rau, ...). Chuyển dạ kéo dài. Đẻ thường khi ngôi thai bất thường. Đa thai, suy thai trong buồng tử cung. Chẩn đoán: Lâm sàng: Nước ối thường bẩn, xanh; Trẻ suy hô hấp sớm sau đẻ, trên da có thể nhuốm phân su. Có thể tìm thấy phân su trong mũi, miệng, nước tiểu.
  • 45. 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Trường hợp nặng nghe phổi thấy ran ẩm to hạt hoặc phổi giảm thông khí một bên, có thể gây suy thận, tăng áp lực động mạch phổi [78]. Xquang: Nhu mô phổi thông khí không đều, nhiều nốt đậm bờ không rõ, tập trung ở rốn phổi, có thể có các vùng xẹp ở phân thùy phổi [2]. Viêm phổi sơ sinh Yếu tố nguy cơ: Nhiễm trùng bào thai (Mẹ có hội chứng nhiễm trùng trong thời gian chuyển dạ, nhất là các nhiễm trùng đường sinh dục, TORCH, nước ối hôi bẩn, …).Mẹ vỡ ối sớm hoặc ối vỡ non, khả năng nhiễm trùng ối tỷ lệ thuận theo giờ gian: Ối vỡ < 6 giờ có tỷ lệ nhiễm trùng ối là 3,3%, từ 12 – 24 giờ là 51,7%, >24 giờ là 90% [70]. Chẩn đoán: Lâm sàng: Biểu hiện ho, khó thở, bú kém, nhịp thở nhanh, nghe phổi có thể thấy ran ẩm nhỏ hạt, có thể nằm trong bệnh cảnh chung của nhiễm trùng toàn thân như da nổi vân tím, thở rên, giảm trương lực cơ. Xét nghiệm: Bạch cầu và tỷ lệ đa nhân trung tính tăng cao hoặc giảm thấp hơn so với lứa tuổi tương ứng; Nồng độ Procalcitonin, C – Reactive Protein (CRP) huyết thanh tăng; Xquang thấy hình ảnh thâm nhiễm nhu mô phổi; Nuôi cấy dịch nội khí quản xác định được vi khuẩn gây bệnh. Xuất huyết não (Hemorrhagic) Yếu tố nguy cơ: Sang chấn trong cuộc đẻ (đẻ khó, can thiệp bằng Forcep, ngôi thai bất lợi, chuyển dạ kéo dài hoặc đẻ quá nhanh, ...). Thai già tháng, suy dinh dưỡng bào thai. Thời kỳ giảm Prothrombin sinh lý (2 - 5 ngày sau khi đẻ); Sử dụng quá nhiều NaHCO3. Chẩn đoán:
  • 46. 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Lâm sàng:Da xanh hoặc tìm tái, bú kém, khóc thét hoặc khóc the thé, co giật, giảm trương lực cơ, thóp căng và phồng. Có thể xuất huyết võng mạc, liệt vận nhãn, giảm phản xạ đồng tử với ánh sáng, rung giật nhãn cầu. Trường hợp nặng ý thức có thể lơ mơ hoặc hôn mê sâu, ức chế hô hấp, cơn ngừng thở do chảy máu não nhiều, giãn to não thất. Chọc dò dịch não tủy thấy có máu hoặc dịch hồng để không đông [48]. Cận lâm sàng:Huyết sắc tố và Hematocrit giảm; Rối loạn đông cầm máu: PT (%) giảm, INR kéo dài; Khí máu động mạch: Toan chuyển hóa; Dịch não tủy xét nghiệm thấy protein tăng và có nhiều hồng cầu; CT – Scanner: Xác định khối máu tụ cùng mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn Yếu tố nguy cơ: Sơ sinh non tháng; Nhiễm trùng (viêm phổi, viêm ruột, ...). Chẩn đoán Nhiễm khuẩn huyết: Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân hoặc ghi nhận có sự hiện diện của nhiễm trùng từ hai cơ quan hệ thống trở lên kết hợp với cấy máu cho kết quả dương tính với vi khuẩn. Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (Systemic inflammatory response syndrome – SIRS): hiện diện ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn sau (trong đó ít nhất có một tiêu chuẩn về nhiệt độ hay số lượng bạch cầu) [50], [63], [67]. ● Sốt ≥ 38,5o C hoặc hạ thân nhiệt < 36o C (theo dõi nhiệt độ trung tâm) ● Nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim chậm so với tuổi ● Thở nhanh theo tuổi ● Bạch cầu tăng hoặc giảm theo tuổi hay bạch cầu non > 10% Shock nhiễm khuẩn: Có dấu hiệu sốc và hội chứng đáp ứng viêm toàn thân kèm cấy máu dương tính. * Dấu hiệu sốc:
  • 47. 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Tay chân lạnh; Tim nhanh, mạch nhanh, huyết áp tụt, kẹt; Thời gian đổ đầy mao mạch ≥ 3 giây; Lừ đừ, bứt rứt; Tiểu ít (nước tiểu < 1 ml/kg/giờ); Huyết áp tụt khi huyết áp tâm thu: < 60 mmHg * Dấu hiệu sốc nặng: Tay chân lạnh, có hoặc không có nổi bông; Mạch = 0 mmHg, huyết áp = 0 mmH; Vật vã, hôn mê; Thiểu niệu (<1ml/kg/giờ) hoặc vô niệu (<0,5ml/kg/giờ). 2.2.8.3. Tiêu chuẩn viêm phổi thở máy Áp dụng tiêu chuẩn xác định viêm phổi thở máy theo hướng dẫn của CDC 2008 áp dụng cho trẻ ≤ 1 tuổi) [58]: Bệnh nhân được thông khí hỗ trợ ≥ 48 giờ. Có ≥ 2 phim X quang ngực bất thường (thâm nhiễm tiến triển hoặc thâm nhiễm mới xuất hiện, đông đặc phổi, sang thương hang, bóng khí). Tuy nhiên chỉ cần 1 phim X quang bất thường ở trẻ có bệnh nền (ARDS, loạn sản phổi, phù phổi). Kèm theo, bệnh nhân có ít nhất một trong các triệu chứng sau: • Sốt > 380 C mà không có nguyên nhân khác (ngoài viêm phổi). • Bạch cầu < 4000 tế bào/mm3 hoặc ≥ 12000 tế bào/mm3 Và ≥ 2 trong số các tiêu chuẩn sau: • Đàm mủ mới xuất hiện. • Thay đổi tính chất đàm. • Tăng xuất tiết đàm/tăng hút đàm nhớt. • Triệu chứng xấu dần đi: Ho, khó thở, thở nhanh, ran phổi. 2.2.8.4. Tiêu chuẩn chỉ định thở máy Dựa theo Quy trình kỹ thuật Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (2019) [4]:
  • 48. 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Trẻ suy hô hấp có cơn ngừng thở kéo dài > 15 giây kèm nhịp tim < 100/phút hay tím hoặc xuất hiện 3 cơn/giờ dù đã dùng Caffein/Theophyllin; hoặc SpO2 < 85% hay PaO2< 50 mmHg khi đã thở CPAP với FiO2> 60%. Kết quả khí máu PaCO2 > 60 mmHg kèm pH < 7,2, không cải thiện với thở CPAP với FiO2>60%. 2.2.8.5. Tiêu chuẩn cai máy [4], [20]: Bệnh nhân không tổn thương phổi: Sinh hiệu ổn định. Tỉnh, có nhịp tự thở. Cai máy sau 1-2 giờ và rút nội khí quản sau vài giờ hay 1-2 ngày. Bệnh có tổn thương phổi: Thông số máy thở ở chế độ kiểm soát: thông số máy thở: FiO2 < 50%, PIP <20 cmH2O mà VT > 6 ml/kg, MV > 300 ml/kg/phút. Bệnh nền đã điều trị ổn định. Được cung cấp đủ năng lượng. Đã kiểm soát được tình trạng nhiễm trùng: viêm phổi, nhiễm trùng huyết. Điều chỉnh thiếu máu: Hct > 36 – 45%. Không rối loạn nước điện giải kiềm toan. Khí máu ổn định: pH > 7,25; PaCO2 < 60 mmHg; PaO2 > 50 mmHg. Không xẹp phổi 2.2.8.6. Tiêu chuẩn đặt lại nội khí quản Nội khí quản được đặt lại trong một số trường hợp sau: Tuột ống nội khí quản do cố định không tốt. Tắc nghẽn nội khí quản do đờm hoặc dịch xuất tiết. Nội khí quản ở sai vị trí: Thường là đặt sâu vào một bên phổi hoặc đặt quá nông.
  • 49. 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2.2.8.7. Các tiêu chuẩn cận lâm sàng Các xét nghiệm cận lâm sàng về sinh hóa trước thở máy được lấy từ kết quả xét nghiệm gần nhất với thời điểm thở máy, kết quả khí máu được lấy tại hai thời điểm trước thở máy và sau thở máy 6 giờ. Các chỉ số xét nghiệm này được xây dựng dựa trên định nghĩa suy hô hấp sơ sinh, các thang điểm tiên lượng bệnh nặng hoặc nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em: PRISM – III [60], CRIB II [46], PRISA – II [39]. Các giá trị được so sánh với bảng tham chiếu cận lâm sàng của Bệnh viện Nhi Trung ương [27]. 2.2.9. Cách thức vận hành máy thở (Mô tả phần tổng quan) 2.2.10. Phương pháp phân tích số liệu Các số liệu thu thập được của nghiên cứu được xử lý thống kê y học trên máy vi tính bằng các chương trình phần mềm Microsoft Office Excel 2010, Epi Info 6.03 và SPSS 20. 2.3. Đạo đức nghiên cứu Được Hội đồng Y đức của Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên thông qua và chấp thuận. Tại BVTƯ Thái Nguyên thở máy xâm nhậpvẫn là phương pháp điều trị cuối cùng cho trẻ sơ sinh suy hô hấp nặng,nên việc thực hiện phương pháp thở máy này đã góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh suy hô hấp nặng. Mọi gia đình bệnh nhi đều được giải thích rõ sự cần thiết trước khi chỉ định thở máy xâm nhập và đồng ý tham gia.
  • 50. 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu mô tả Bệnh nhi đủ tiêu chuẩn nghiên cứu (n = 82) Mô tả thông tin chung và đặc điểm lâm sàng KẾT LUẬN Phân tích mối liên quan Kết quả thở máy
  • 51. 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ Tiến hành nghiên cứu trên 82 bệnh nhi thở máy xâm nhập, chúng tôi thu được các kết quả như sau: 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Biểu đồ 3.1. Biểu đồ về sự phân bố giới tính Nhận xét: Tỷ lệ trẻ nam là 63,4% và nữ 36,6%, tỷ lệ Nam/Nữ = 1,73. Bảng 3.1. Phân bố phương pháp sinh và tuyến y tế nơi trẻ sinh Phương pháp sinh Sinh tại bệnh viện Sinh thường Mổ chủ động Mổ có chuyển dạ Tổng Tuyến TƯ 44 8 6 58 (70,7%) Tuyến tỉnh 8 4 1 13 (15,9%) Tuyến huyện 7 3 1 11 (13,4%) Tổng 59 (72,0%) 15 (18,2%) 8 (9,8%) 82 (100,0%) Nhận xét: Trẻ được sinh thường 72,0%, sinh mổ chủ động 18,2%, sinh mổ có chuyển dạ 9,8%. Trẻ được sinh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 70,7%, tại bệnh viện tuyến tỉnh 15,9% và tuyến huyện 13,4%. 63.4 36.6 Nam Nữ
  • 52. 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.2. Phân bố về tuổi và nghề nghiệp mẹ Nghề nghiệp Tuổi mẹ Viên chức, công chức Công nhân Nông dân Học sinh, sinh viên Tự do Tổng < 20 0 0 1 1 0 2(2,4%) 20 – 30 8 21 23 1 12 65(79,3%) 31 - 40 2 3 9 0 1 15(18,3%) > 40 0 0 0 0 0 0(0,0%) Tổng 10 (12,2%) 24 (29,3%) 33 (40,2%) 2 (2,4%) 13 (15,9%) 82 (100,0%) Nhận xét: Trẻ bà mẹ nằm trong độ tuổi 20 -30 tuổi 79,3%, nhóm mẹ 31 – 40 tuổi 18,3% và nhóm mẹ < 20 tuổi 2,4%. Nhóm trẻ có mẹ làm nông dân 40,2%, mẹ làm công nhân 29,3%, tự do 15,9%, viên chức công chức 12,2%, nhóm học sinh sinh viên 2,4%. Bảng 3.3. Đặc điểm tuổi thai và cân nặng lúc sinh Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Tuổi thai (tuần) ≥37 24 29,3 32 – 36 24 29,3 70,7 28 – 31 30 36,5 <28 4 4,9 Cân nặng lúc sinh (gram) ≥ 2500 27 32,9 1500 – 2499 28 34,2 67,1 1000 – 1499 22 26,8 <1000 5 6,1
  • 53. 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nhận xét: Số trẻ sinh non (<37 tuần) là 70,7%, cụ thể: Nhóm nhóm 32 – 36 tuần 29,3%, nhóm 28 – 31 tuần 36,5% và nhóm <28 tuần 4,9%. Nhóm đủ tháng≥37 tuần chiếm 29,3%. Trẻ có cân nặng lúc sinh ≥ 2500 gram 32,9%, nhóm cân nặng thấp là 67,1%, trong đó :1500 – 2499 gram 34,2%, nhóm 1000 – 1499 gram 26,8%, nhóm <1000 gram 6,1%. 3.2. Kết quả thở máy 3.2.1. Kết quả về lâm sàng Bảng 3.4. Thay đổi biểu hiện suy hô hấp Thời gian SHH Trước thở máy Bắt đầu thở máy Sau thở máy 1 – 6 giờ Sau thở máy 6 – 24 giờ Sau thở máy >24 giờ Tím 82(100%) 76(92,7%) 33(40,2%) 18(22%) 18(22%) RLLN 76(92,7%) 76(92,7%) 69(84,1%) 42(51,2%) 31(37,8%) SpO2 70,87±15,28 82,09±9,91 88,16±9,92 89±12,96 88,01±18,88 Nhận xét: Trước thời điểm thở máy 100,0% bệnh nhi đều có biểu hiện tím tái, 92,7% có biểu hiện RLLN và SpO2 trung bình là 70,87 ± 15,28%. Sau thở máy 1 – 6 giờ SpO2 lên 88,16±9,92%. Triệu chứng tím cải thiện rõ trong khoảng 6 – 24 giờ thở máy (còn 22%). Biểu hiện RLLN đến khi thở máy >24 giờ tỉ lệ này vẫn còn 37,8%.
  • 54. 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Biểu đồ 3.2. Mối tương quan giữa biểu hiện suy hô hấp với FiO2 và PIP Nhận xét: Tại thời điểm bắt đầu thở máy 100,0% bệnh nhi đều có biểu hiện tím tái, 92,7% có biểu hiện rút lõm lồng ngực (RLLN) và SpO2 trung bình là 70,84 ± 15,28%. Sau thở máy 1 – 6 giờ SpO2 có sự thay đổi rõ rệt lên 88,16±9,92%. Triệu chứng tím cả thiện rõ trong khoảng 6 – 24 giờ thở máy (giảm còn 22%). Biểu hiện RLLN cải thiện chậm nhất, đến khi thở máy >24 giờ tỉ lệ này vẫn còn 37,8%. Tại thời điểm bắt đầu thở máy SpO2 trung bình của bệnh nhi là 82,09 ± 9,91%, với mức PIP, FiO2 tương ứng là 17,33 ± 1,17 cmH2O và 76,46 ± 18,28%, nhưng sau đó SpO2 có xu hướng tăng dần theo chiều tăng của PIP trong khi FiO2 có xu hướng giảm dần. 77.06 76.46 74.88 75.06 17.33 18.46 19.13 19.3 82(100%) 76(92,7%) 33 18 18 76(92,7%) 76(92,7%) 69(84,1%) 42(51,2%) 31(37,8%) 70.87 82.09 88.16 89 88.01 Trước TM Bắt đầu TM 1-6 giờ 6-24 giờ >24 giờ FiO2(%) PIP(cmH2O) Tím (n/%) RLLN (n/%) SPO2 (%)
  • 55. 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.5.Biến chứng trong quá trình thở máy Biến chứng Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Tổng (%) Tràn khí màng phổi 3 3,7 53,7 Viêm phổi thở máy 41 50,0 Không biến chứng 38 46,3 - Nhận xét : Tỷ lệ gặp biến chứng trong quá trình thở máy chiếm 53,7%, trong đó viêm phổi thở máy chiếm 50,0%, tràn khí màng phổi chiếm 3,7%. Bảng 3.6. Kết quả điều trị chung Kết quả Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Thành công 32 39,0 Thất bại (n = 50) Chuyển tuyến 20 24,4 61,0 Xin về 11 13,4 Tử vong 19 23,2 Nhận xét : Tỷ lệ thở máy thành công 39,0%, thất bại 61,0%, trong đó: chuyển tuyến là 24,4%, xin thôi điều trị là 13,4% và tử vong là 23,2%. 3.2.2. Kết quả về cận lâm sàng Bảng 3.7. Khí máu động mạch trước và sau thở máy Thời gian Chỉ số Trước thở máy Sau thở máy 6 giờ T-Test p PaO2 (mmHg) 38,10±6,73 67,8±26,53 -10,1 <0,01 PaCO2 (mmHg) 61,15±9,62 55,13±10,67 5,4 <0,01 HCO3 - (mEq/l) 17,98±2,69 19,24±3,82 -3,43 <0,01 pH 7,24±0,92 7,28±0,98 -4,52 <0.01 Nhận xét : Sau 6 giờ thở máy các giá trị PaO2, PaCO2, pH và HCO3- đều đã đạt được cải thiện và đạt giá trị đích [8]. Sự thay đổi các chỉ số khí máu động mạch giữa hai thời điểm trước và sau thở máy đều có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
  • 56. 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.2.3. Kết quả về các thông số máy thở Bảng 3.8. Sự biến đổi các chỉ số máy thở Thời điểm Chỉ số Bắt đầu thở máy Sau thở máy 1 – 6 giờ Sau thở máy 6 – 24 giờ Sau thở máy > 24 giờ PIP (cmH2O) 17,33±1,17 18,46±1,23 19,13±0,91 19,3±1,22 PEEP (cmH2O) 4,43±0,49 4,93±0,26 4,94±0,24 4,88±0,33 RR (bpm) 50,37±5,92 52,01±6,18 52,93±6,62 51,40±7,59 FiO2 (%) 77,20±21,85 76,46±18,28 74,88±24,91 75,06±19,06 MAP (cmH2O) 9,16±0,43 9,69±0,33 9,79±0,42 9,78±0,53 Nhận xét: Áp lực đỉnh hít vào (PIP) có xu hướng tăng dần trong quá trình thở máy. Áp lực dương cuối thì thở ra (PEEP) không có sự thay đổi đáng kể. Tần số thở (RR) không có sự thay đổi đáng kể. Nồng độ oxy hít vào (FiO2) có xu hướng giảm dần. Áp lực trung bình đường thở (MAP) tăng dần theo từng giai đoạn thở máy. Bảng 3.9.Thông số máy thở của 5 nguyên nhân SHH thường gặp Thông số Nguyên nhân PIP (cmH2O) PEEP (cmH2O) RR (bpm) FiO2 (%) MAP (cmH2O) Bệnh màng trong 19,18 ±0,8 4,79 ± 0,3 51 ± 5,96 66,86 ±23,4 9,56 ±0,4 Ngạt lúc sinh 19,90 ±0,9 4,88 ±0,2 54,69 ±5,1 87,50 ±16,9 9,80 ±0,2 Viêm phổi sơ sinh 19,91 ±0,6 4,78 ±0,4 49,44 ±4,5 71,95 ±20,8 9,77 ±0,3 Chậm tiêu dịch phổi 19,25 ±0,6 4,75 ±0,3 47,81 ±6,1 53,75 ±16,4 9,59 ±0,3 Nhiễm khuẩn huyết 20,50 ±0,8 4,81 ±0,1 56,25 ±2,5 97,50 ±2,0 10,0 ±0,3