SlideShare a Scribd company logo
1 of 354
1
tµi liÖu häc tËp
kiÓm to¸n NHTM
TS Lê Văn Luyện
2
KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH
I. Tổng quan về Kiểm toán
II. Hệ thống kiểm soát nội bộ
III. Phương pháp và qui trình kiểm toán
IV. Các chuẩn mực Kiểm toán
V. Kiểm toán Nội bộ
VI. Kiểm toán NHTM
3
I. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN
1. Quá trình hình thành & phát triển của kiểm toán
2. Bản chất của Kiểm toán
3. Phân loại hoạt động kiểm toán
4
 Kiểm toán là hoạt động đã có từ rất lâu. Từ gốc của thuật ngữ
“kiểm toán” theo tiếng la tinh là “Audire”, nghĩa là “Nghe” =>
“Audit”
 Từ thế kỷ 20th trở về trước, kiểm toán chủ yếu được thực hiện
để xác nhận tính trung thực, chính xác của các thông tin tài
chính kế toán, và chủ yếu là kiểm toán tuân thủ do KTNN và
KTNB tiến hành.
 Thị trường chứng khoán phát triển, công ty cổ phần ra đời đã
dẫn tới sự tách rời giữa quyền sở hữu của các cổ đông và chức
năng quản lý của các nhà quản lý. Cộng với nhu cầu giải quyết
các mâu thuẫn giữa người cung cấp và người sử dụng thông tin
=> KTĐL đã ra đời.
1. Quá trình hình thành & phát triển của kiểm toán
5
 Kiểm toán hiện đại không chỉ dừng ở vai trò xác nhận
các thông tin mà còn phát huy vai trò tư vấn trong
hoạt động của các doanh nghiệp
 Ở Việt nam, Công ty kiểm toán đầu tiên được thành
lập tháng 05/1991. Đến đầu năm 2005 đã có trên
80 công ty kiểm toán và tư vấn tài chính. Các BIG
FOUR cũng đã có mặt và hoạt động tại Việt nam
1. Quá trình hình thành & phát triển của
kiểm toán (tiếp)
6
2. Khái niệm và bản chất của kiểm toán
Khái niệm:
 Kiểm toán là 1 quá trình do kiểm toán viên có đủ năng lực
và độc lập tiến hành nhằm thu thập bằng chứng về những
thông tin có thể định lượng được của 1 tổ chức và đánh
giá chúng nhằm thẩm định và báo cáo về mức độ phù hợp
giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết
lập.
7
Bản chất của kiểm toán:
* Các thuật ngữ trong khái niệm có thể được hiểu như sau:
 Kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập: là người đã đạt được những
tiêu chuẩn chất lượng nghề nghiệp nhất định, có mức độ độc lập tương ứng
theo từng loại hình kiểm toán, và được bổ nhiệm để thực hiện chức trách
này.
 Bằng chứng: là các tài liệu, các thông tin được KTV thu thập để làm cơ sở
cho những ý kiến, nhận xét của kiểm toán viên
 Thông tin có thể định lượng được: Là các thông tin cần phải đánh giá
và đưa ra nhận xét. Có thể là các báo cáo tài chính, các tờ khai nộp thuế,
hợp đồng tín dụng...
 Báo cáo: là văn bản trình bày ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về mức
độ phù hợp giữa các thông tin với các chuẩn mực đã xây dựng.
 Chuẩn mực để đánh giá: được thiết lập tuỳ theo mục đích của từng loại
kiểm toán, như các chuẩn mực kế toán, các văn bản pháp lý, nội qui cơ
quan...
8
Đối tuợng, chức năng của kiểm toán và mối quan
hệ kế toán – kiểm toán
* Đối tuợng:
 Một cách chung nhất, đối tượng của kiểm toán chính là các
thông tin có thể định lượng được của 1 tổ chức, 1 DN nào đó
cần phải đánh giá và bày tỏ ý kiến nhận xét về tính trung
thực, hợp lý của nó.
 Đối tượng cụ thể của kiểm toán phụ thuộc vào từng cuộc
kiểm toán, từng loại hình kiểm toán, có thể là các thông tin
tài chính (như các BCTC), hoặc thông tin phi tài chính.
9
* Chức năng của kiểm toán:
Là một ngành cung cấp dịch vụ đặc biệt, kiểm toán thực hiện chức
năng:
KIỂM TRA, XÁC NHẬN
và BÀY TỎ Ý KIẾN
về TÍNH TRUNG THỰC, HỢP LÝ
của CÁC THÔNG TIN
trước khi nó đến tay người sử dụng.
Hay, kiểm toán thực hiện chức năng
- Kiểm tra, thẩm định
- Xác nhận và giải toả trách nhiệm
- Tư vấn
10
* Mối quan hệ kế toán - kiểm toán:
Ho¹t ®éng kinh tÕ cña
doanh nghiÖp
Chức năng kế
toán
Th«ng tin kÕ to¸n, tµi
chÝnh
Chức năng kiểm
toán
Những người sử
dụng thông tin:
+ ChÝnh Phñ
+ Nhµ qu¶n lý
+ Nhµ ®Çu t
+ Đối tác
+ Cổ đông…..
2
5
4
3
1
11
3. Phân loại hoạt động kiểm toán.
3.1. Phân loại theo chức năng, mục đích
kiểm toán.
 Căn cứ theo chức năng kiểm toán, có thể chia công
việc kiểm toán thành 3 loại:
+ Kiểm toán hoạt động
+ Kiểm toán tuân thủ
+ Kiểm toán báo cáo tài chính
12
a. Kiểm toán hoạt động (Opperational Audit).
- K/niệm:
 Kiểm toán hoạt động là quá trình kiểm tra và đánh giá về sự hữu hiệu và tính
hiệu quả của một hoạt động để từ đó đề xuất phương án cải tiến.
- Đối tượng: Rất đa dạng, có thể bao gồm:
 Rà soát lại hệ thống kế toán và các qui chế kiểm soát nội bộ để giám sát và tăng
cưởng hiệu quả của hệ thống này.
 Kiểm tra việc huy động, phân phối, sử dụng 1 cách hiệu quả các nguồn lực, như:
nhân, tài, vật lực, thông tin...
 Kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối và sử dụng
thu nhập, bảo toàn và phát triển vốn...
 Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động của từng bộ phận chức năng trong
việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
 Đánh giá hiệu quả của một qui trình sản xuất …
- Chuẩn mực đánh giá:
Chuẩn mực đánh giá được xác định tuỳ theo từng đối tượng cụ thể, vì thế không
có chuẩn mực chung và việc lựa chọn chuẩn mực thường mang tính chủ quan tuỳ
theo nhận thức của kiểm toán viên.
- Chủ thể tiến hành: Thường được thực hiện bởi các kiểm toán viên nội bộ, nhưng
cũng có thể do kiểm toán viên Nhà nước hay kiểm toán viên độc lập tiến hành.
- Kết quả: Chủ yếu phục vụ cho lợi ích của chính bản thân đơn vị được kiểm toán.
13
b. Kiểm toán tuân thủ (Compliance/regulatory Audit)
- K/niệm:
Là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành luật pháp, chính sách,
chế độ quản lý, hay các văn bản, qui định nào đó của đơn vị.
- Đối tượng: là việc tuân thủ pháp luật và các qui định hiện hành, có thể bao
gồm:
 Luật pháp, chính sách, chế độ tài chính kế toán, chế độ quản lý của Nhà
nước,
 Nghị quyết, quyết định, quy chế của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, nội
qui cơ quan.
 Các qui định về nguyên tắc qui trình nghiệp vụ, thủ tục quản lý của toàn bộ
cũng như từng khâu công việc của từng bộ phận.
- Chuẩn mực dùng để đánh giá: là các văn bản có liên quan, như: luật
thuế, các văn bản pháp qui, các nội qui, chế độ, thể lệ...
- Chủ thể tiến hành: Được thực hiện chủ yếu bởi kiểm toán viên nội bộ, kiểm
toán viên nhà nước hay kiểm toán viên độc lập.
- Kết quả: Chủ yếu phục vụ cho các cấp thẩm quyền có liên quan, các nhà
quản lý.
14
c. Kiểm toán báo cáo tài chính (Audit of Financial Statements)
- K/niệm:
Là việc kiểm tra và bày tỏ ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lý của
các báo cáo tài chính của 1 đơn vị.
- Đối tượng kiểm toán: Là các báo cáo tài chính của đơn vị, bao gồm:
+ Bảng cân đối tài khoản
+ Bảng Cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh các báo cáo tài chính
- Chuẩn mực dùng để đánh giá: Kiểm toán báo cáo tài chính lấy các chuẩn
mực kế toán hay chế độ kế toán hiện hành làm thước đo chủ yếu.
- Chủ thể tiến hành: Kiểm toán báo cáo tài chính thường được thực hiện bởi
các kiểm toán viên độc lập
- Kết quả: Để phục vụ cho đơn vị, nhà nước và các bên thứ 3, trong đó chủ
yếu là các nhà đầu tư, các nhà cung cấp
15
3.2. Phân loại theo chủ thể kiểm toán
 Căn cứ theo chủ thể kiểm toán có thể chia hoạt
động kiểm toán thành 3 loại:
+ Kiểm toán nhà nước
+ Kiểm toán độc lập
+ Kiểm toán nội bộ
16
a. Kiểm toán Nhà nước (State Audit)
- K/niệm:
Là hoạt động kiểm toán do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành, chủ yếu
là họ thực hiện kiểm toán tuân thủ và đánh giá hiệu quả hoạt động của các
đơn vị có sử dụng vốn, kinh phí của nhà nước.
 Cơ quan kiểm toán nhà nước là một tổ chức trong bộ máy quản lý của nhà
nước. Kiểm toán viên nhà nước là các viên chức nhà nước.
- Về mặt tổ chức: Kiểm toán Nhà nước có thể trực thuộc Chính phủ, Quốc hội
hoặc Toà án.
 Kiểm toán nhà nước có quyền góp ý và yêu cầu các đơn vị được kiểm toán
sửa chữa những sai phạm và kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý những
sai phạm, đề xuất với Chính phủ sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính,
kế toán cần thiết.
- ở Việt nam: Kiểm toán Nhà nước được thành lập theo Nghị định 70/CP ngày
11/7/1994 của Chính phủ và là một cơ quan của Chính phủ. Năm 2005 thay
đổi mô hình tổ chức, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội
thành lập, hoạt động độc lập CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT -> Nâng
cao năng lực và hiệu quả của KTNN
17
b. Kiểm toán độc lập (Independent Audit).
- K/niệm:
 Là hoạt động kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên độc
lập thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập. Họ chủ yếu thực hiện các
cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, và tuỳ theo yêu cầu của khách
hàng họ còn thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và
cung cấp các dịch vụ tư vấn về kế toán, thuế, tài chính...
 Do sự độc lập trong hoạt động nên kết quả kiểm toán của họ tạo
được sự tin cậy đối với những người sử dụng, do đó họ có vai trò
rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nói khác, những người
sử dụng báo cáo tài chính mà chủ yếu là các bên thứ 3 chỉ tin cậy
vào những báo cáo đã được kiểm toán viên độc lập kiểm toán.
18
c. Kiểm toán nội bộ (Internal Audit)
- K/niệm:
Là hoạt động kiểm toán do các kiểm toán viên nội bộ của đơn vị
tiến hành theo yêu cầu của giám đốc doanh nghiệp hoặc thủ trưởng
đơn vị.
 Để có thể hoạt động hữu hiệu thì bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ
chức độc lập với các bộ phận khác trong đơn vị, thế nhưng sự độc
lập này chỉ mang tính tương đối vì họ vẫn là nhân viên của đơn vị.
Đây chính là sự khác biệt chủ yếu giữa kiểm toán nội bộ và kiểm
toán độc lập và làm cho kết quả của kiểm toán nội bộ khó được sự
tin cậy của những người bên ngoài đơn vị.
=> Kết quả kiểm toán nội bộ chủ yếu để phục vụ cho công tác quản lý
của Ban Giám đốc và HĐQT.
 Kiểm toán nội bộ có thể thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán
tuân thủ, hoặc kiểm toán báo cáo tài chính.
19
1. Khái niệm và mục tiêu,nhiệm vụ của HTKSNB
2. Các bộ phận cấu thành của HTKSNB
3. Những vấn đề cần chú ý khi thiết lập HTKSNB
4. Những hạn chế vốn có của HTKSNB
II. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
(Internal Control System- ICS)
20
1. Khái niệm & mục tiêu, nhiệm vụ
* Khái niệm
(1). Hệ thống kiểm soát nội bộ là toàn bộ những chính sách và
thủ tục kiểm soát do Ban Giám đốc của đơn vị thiết lập nhằm
đảm bảo việc quản lý chặt chẽ và hiệu quả của các hoạt động
trong khả năng có thể. (IAS 400)
(2). Theo COSO: Kiểm soát nội bộ là 1 qui trình chịu ảnh hưởng
bởi Hội đồng Quản trị, các nhà quản lý và các nhân viên khác
của 1 tổ chức, được thiết kế để cung cấp mọi sự đảm bảo
hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu mà Hội đồng quản
trị, các nhà quản lý mong muốn là:
+ Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động
+ Tính chất đáng tin cậy của các báo cáo tài chính
+ Sự tuân thủ các luật lệ và qui định hiện hành
21
 ICS không chỉ là một thủ tục hay một chính sách được thực
hiện ở một vài thời điểm nhất định mà được vận hành liên
tục ở tất cả mọi cấp độ trong Ngân hàng.
 HĐQT và các nhà quản trị cấp cao chịu trách nhiệm cho
việc thiết lập một văn hóa phù hợp nhằm hỗ trợ cho quy
trình KSNB hiệu quả cũng như việc giám sát hiệu quả của
hệ thống này một cách liên tục; tuy nhiên tất cả các thành
viên của tổ chức đều tham gia vào quy trình này.
Giải thích khái niệm:
22
Mục tiêu kết quả hoạt động: Hiệu quả và hiệu
năng hoạt động
Mục tiêu thông tin: Độ tin cậy, tính hoàn thiện và
cập nhật của các thông tin tài chính và quản lý
Mục tiêu tuân thủ: Sự tuân thủ pháp luật và quy
định
Mục tiêu của Hệ thống KSNB
23
Mục tiêu của Hệ thống KSNB (tiếp)
 Mục tiêu kết quả hoạt động: Hiệu quả và hiệu năng hoạt
động
 Sử dụng có hiệu quả các tài sản và các nguồn lực khác
 Hạn chế rủi ro
 Đảm bảo sự phối hợp, cùng làm việc của toàn bộ nhân
viên trong NH để đạt được mục tiêu của NH với hiệu
năng và sự nhất quán.
 Tránh được các chi phí không đáng có/ việc đặt các lợi
ích khác (của nhân viên, của khách hàng...) lên trên lợi
ích của Ngân hàng.
24
Mục tiêu của Hệ thống KSNB (tiếp)
 Mục tiêu thông tin: Độ tin cậy, tính hoàn thiện và
cập nhật của thông tin tài chính và quản lý
 Các báo cáo cần thiết được lập đúng hạn và đáng tin
cậy để ra quyết định trong nội bộ NH
 Thông tin gửi đến Ban TĐ, HĐQT, các cổ đông và
các cơ quan giám sát phải có đủ chất lượng và tính
nhất quán
 BCTC và các báo cáo quản lý khác được trình bày
một cách hợp lý và dựa trên các nguyên tắc kế toán đã
được xác định rõ ràng
25
 Mục tiêu tuân thủ: Sự tuân thủ pháp luật và quy
định. Đảm bảo mọi hoạt động của NH đều tuân
thủ:
 Các luật và quy định
 Các yêu cầu về giám sát
 Các chính sách và quy trình nghiệp vụ của
Ngân hàng.
Mục tiêu của Hệ thống KSNB (tiếp)
26
* Nhiệm vụ:
- Ngăn ngừa các sai phạm trong hệ thống xử lý nghiệp vụ
- Phát hiện kịp thời các sai phạm trong quá trình xử lý
nghiệp vụ
- Bảo vệ đơn vị trước những thất thoát có thể tránh
- Đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh
27
2. Các bộ phận cấu thành của hệ thống
kiểm soát nội bộ
I.C.S
Control
Environment
Accounting
System
Control
Procedures
28
a. Môi trường kiểm soát
 Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ những nhân tố
có ảnh hưởng đến quá trình thiết kế, sự vận hành và
tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ, trong đó, nhân tố
chủ yếu là nhận thức và hành động của các nhà
quản lý đơn vị
29
Một số nhân tố chính thuộc về môi trường
kiểm soát
(1). Trình độ, ý thức, nhận thức, đạo đức, triết lý, phong
cách điều hành của Ban Giám đốc, Hội đồng Quản trị
(2). Cơ cấu tổ chức của đơn vị
(3). Đội ngũ nhân sự
(4). Kế hoạch và dự toán
(5). Kiểm toán nội bộ
(6). Các phương pháp truyền đạt sự phân công quyền hạn
(7). Các yếu tố bên ngoài
30
“Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng rất quan trọng
đến quá trình thực hiện và kết quả của các thủ tục
kiểm soát. Môi trường kiểm soát là nền tảng, là điều
kiện cho các thủ tục kiểm soát phát huy tác dụng.
Một môi trường tốt sẽ có khả năng phát huy hiêụ
quả, hạn chế những thiếu sót của các thủ tục kiểm
soát, ngược lại, một môi trưởng yếu kém sẽ kìm
hãm cảc thủ tục kiểm soát và làm cho nó chỉ còn là
hình thức mà thôi”
31
b. Hệ thống kế toán:
Thông qua việc ghi chép, tính toán, phân loại
các nghiệp vụ, vào sổ sách tổng hợp và lập các
báo cáo tài chính, hệ thống kế toán không
những cung cấp những thông tin cần thiết cho
quá trình quản lý, mà còn đóng vai trò quan
trọng trong việc kiểm soát các mặt hoạt động
của đơn vị, nên nó là một bộ phận quan trọng
của Kiểm soát nội bộ.
32
Các yêu cầu của hệ thống kế toán:
- Tính trung thực (Validity)
- Sự phê chuẩn (Authorization)
- Tính đầy đủ (Completeness)
- Sự đánh giá (Valuation)
- Sự phân loại (Classification)
- Kịp thời (Timline)
- Chuyển sổ và tổng hợp chính xác (Posting &
summarization)
33
c. Các thể thức kiểm soát
* Khái niệm:
“Là những chính sách, thủ tục giúp cho việc thực
hiện các chỉ đạo của người quản lý. Nó đảm bảo
các hoạt động cần thiết để quản lý các rủi ro có
thể phát sinh trong quá trình thực hiện các mục
tiêu của doanh nghiệp“.
34
Rất đa dạng, có thể bao gồm:
+ Kiểm tra, so sánh, phê duyệt các số liệu, tài liệu
+ Kiểm soát sự chính xác của các số liệu kế toán
+ Kiểm tra sự phê duyệt các chứng từ kế toán
+ Đối chiếu số liệu nội bộ với bên ngoài
+ Trong Ngân hàng:
- Thủ tục thẩm định khách hàng trước khi cho vay
- Chữ kỹ kiểm soát, ký hiệu mật trong TTĐT
- Thu trước ghi sau, ghi trước chi sau về tiền mặt, soi tiền, đối
chiếu số liệu tiền mặt cuối ngày…
Ví dụ về các thể thức kiểm soát
35
3. Những vấn đề cần chú ý khi thiết kế Hệ
thống kiểm soát nội bộ (Các nguyên tắc)
 Nguyên tắc toàn diện
 Nguyên tắc “4 mắt”
 Nguyên tắc cân nhắc Lợi ích – Chi phí
 Nguyên tắc phân công phân nhiệm
 Phân chia trách nhiệm thích hợp (nguyên tắc bất kiêm
nhiệm)
 Các thủ tục phê chuẩn đúng đắn
 Chứng từ và sổ sách đầy đủ
 Bảo vệ tài sản vật chất và sổ sách
 Kiểm tra độc lập
 Phân tích rà soát
36
5 yếu tố cơ bản của HTKSNB
1. Giám sát của Ban lãnh đạo và văn hóa
DN
2. Nhận biết và đánh giá rủi ro
3. Các hoạt động kiểm soát và phân nhiệm
4. Thông tin và trao đổi thông tin
5. Giám sát hoạt động và sửa sai
37
5 yếu tố cơ bản đó đã được Ủy ban
Basel về giám sát hoạt động Ngân
hàng cụ thể hóa thành các nguyên
tắc cơ bản trong tài liệu hướng dẫn
của mình về:
Hệ thống Kiểm soát nội bộ của
NHTM
38
A. Giám sát của Ban lãnh đạo và văn hóa DN
Nguyên tắc 1
Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và xem xét định
kỳ các chiến lược kinh doanh chung và các chính sách quan
trọng của ngân hàng; nắm bắt các rủi ro quan trọng đối với
ngân hàng, đặt ra các mức độ có thể chấp nhận được đối
với các rủi ro này và đảm bảo Ban Tổng Giám đốc tiến hành
các bước đi cần thiết để nhận biết, định lượng, theo dõi và
kiểm soát các rủi ro này; phê duyệt cơ cấu tổ chức; và đảm
bảo Ban Tổng Giám đốc theo dõi tính hiệu quả của hệ thống
kiểm soát nội bộ. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cuối
cùng trong việc đảm bảo một hệ thống kiểm soát nội bộ
thích hợp và có hiệu quả được áp dụng và duy trì.
39
Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm thực thi các chiến
lược và chính sách được Hội đồng quản trị phê duyệt; xây
dựng các quy trình để nhận biết, định lượng, theo dõi và
kiểm soát các rủi ro; duy trì một cơ cấu tổ chức phân công
rõ ràng trách nhiệm, thẩm quyền và các quan hệ báo cáo;
đảm bảo các trách nhiệm đã giao phó được thực hiện có
hiệu quả; thiết lập các chính sách kiểm toán nội bộ hợp lý;
và theo dõi sự phù hợp cũng như tính hiệu quả của hệ
thống kiểm soát nội bộ.
Nguyên tắc 2
40
Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc có trách nhiệm
khuyến khích các chuẩn mực đạo đức và phẩm chất trung
thực, cũng như trong việc thiết lập một văn hóa bên trong
ngân hàng, trong đó cần nhấn mạnh và thể hiện tầm quan
trọng của kiểm soát nội bộ tới tất cả các cấp độ cán bộ.
Tất cả các cán bộ ngân hàng cần hiểu về vai trò của họ
trong quá trình kiểm soát nội bộ và tham gia đầy đủ vào
quá trình này.
Nguyên tắc 3
41
B. Nhận biết và đánh giá rủi ro
Nguyên tắc 4
Hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả đặt ra yêu cầu là các
rủi ro chính có thể ảnh hưởng xấu đến việc hoàn thành các
mục tiêu của ngân hàng được nhận biết và đánh giá liên
tục; bao gồm tất cả rủi ro đối với ngân hàng và tổ hợp ngân
hàng (đó là, rủi ro tín dụng, rủi ro quốc gia, rủi ro ngoại hối,
rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro
hoạt động, rủi ro pháp lý và rủi ro danh tiếng). Kiểm soát nội
bộ cần được điều chỉnh để có thể xử lý thỏa đáng các rủi ro
mới phát sinh hoặc các rủi ro trước đó không kiểm soát
được.
42
C. Các hoạt động kiểm soát và phân nhiệm
Hoạt động kiểm soát phải là một phần không tách rời của
các hoạt động thường nhật của ngân hàng. Hệ thống kiểm
soát nội bộ có hiệu quả đòi hỏi một cơ cấu kiểm soát thích
hợp được định ra, cùng với các hoạt động kiểm soát được
xác định tại mỗi cấp độ kinh doanh. Các hoạt động này bao
gồm: đánh giá ở cấp độ cao nhất; các hoạt động kiểm soát
thích hợp cho các phòng ban khác nhau; kiểm soát thực tế;
kiểm tra tuân thủ đối với các hạn mức rủi ro và theo dõi xử
lý sai phạm; có hệ thống phê duyệt và ủy quyền; hệ thống
xác minh và đối chiếu.
Nguyên tắc 5
43
 Các thủ tục kiểm soát được thiết kế và thực thi để xử lý
các rủi ro mà đơn vị NH nhận biết được.
 Thiết lập các chính sách và quy trình kiểm soát hoạt động.
 Xác minh các chính sách và quy trình kiểm soát này có
được tuân thủ hay không.
 Ban lãnh đạo và tất cả các cán bộ xem hoạt động kiểm
soát như một phần không thể tách rời, chứ không phải là
một phần bổ sung của các hoạt động thường ngày của
NH.
 BLĐ phải thường xuyên đảm bảo rằng tất cả mọi lĩnh
vực của NH tuân thủ các chính sách và quy trình. Các
chính sách và quy trình hiện có vẫn còn phù hợp.
44
Hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả đòi hỏi phải phân
nhiệm rõ ràng và mỗi cán bộ không được giao các trách
nhiệm mâu thuẫn nhau. Các lĩnh vực có khả năng mâu
thuẫn phải được nhận biết, giảm thiểu, và được theo dõi
độc lập và cẩn thận.
- Giao các nhiệm vụ mâu thuẫn cho một cá nhân sẽ cho
phép cá nhân đó có thể tiếp cận những tài sản có giá trị và
tác động vào số liệu tài chính nhằm trục lợi cá nhân/ che
dấu thua lỗ.
- Sự giám sát của bên thứ 3 độc lập
- Định kỳ phải rà soát lại về trách nhiệm và chức năng của
các cá nhân chủ chốt để đảm bảo rằng họ không có điều
kiện để che dấu các hoạt động bất hợp pháp.
Nguyên tắc 6
45
D. Thông tin và trao đổi thông tin
Nguyên tắc 7
 Hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả đòi hỏi phải có các số liệu
đầy đủ và toàn diện về tài chính, hoạt động của ngân hàng và sự tuân
thủ các quy định pháp lý của ngân hàng, cũng như các thông tin thị
trường bên ngoài về các sự kiện và điều kiện có liên quan đến việc ra
quyết định. Thông tin cần phải đáng tin cậy, kịp thời, dễ tiếp cận và
được cung cấp ở một dạng thống nhất.
46
Nguyªn t¾c 8
 HÖ thèng kiÓm so¸t néi bé cã hiÖu qu¶ ®ßi hái ph¶i cã
mét hÖ thèng th«ng tin ®¸ng tin cËy ®èi víi tÊt c¶ c¸c ho¹t
®éng quan träng cña ng©n hµng. C¸c hÖ thèng nµy, bao
gåm c¶ hÖ thèng lu giữ vµ sö dông sè liÖu ë d¹ng ®iÖn tö,
ph¶i an toµn, ®îc gi¸m s¸t mét c¸ch ®éc lËp vµ ®îc hç trî
bëi c¸c ph¬ng ¸n dù phßng.
47
Nguyªn t¾c 9
 HÖ thèng kiÓm so¸t néi bé cã hiÖu qu¶ ®ßi hái c¸c
kªnh th«ng tin liªn l¹c hiÖu qu¶ ®Ó ®¶m b¶o r»ng tÊt
c¶ c¸c nh©n viªn hiÓu ®Çy ®ñ vµ tu©n thñ c¸c chÝnh
s¸ch vµ quy trình ®èi víi c¸c nhiÖm vô vµ tr¸ch nhiÖm
cña hä; vµ ®¶m b¶o r»ng c¸c th«ng tin liªn quan kh¸c
®Õn ®óng ngêi.
48
E. Gi¸m s¸t ho¹t ®éng vµ söa sai
Nguyªn t¾c 10
 HiÖu qu¶ tæng thÓ cña ho¹t ®éng kiÓm so¸t néi
bé cÇn ®îc gi¸m s¸t thêng xuyªn. Gi¸m s¸t c¸c rñi ro
chÝnh yÕu lµ mét phÇn trong c¸c ho¹t ®éng thêng
ngµy cña ng©n hµng còng nh viÖc ®¸nh gi¸ ®Þnh
kú cña c¸c phßng, ban nghiÖp vô vµ kiÓm to¸n néi
bé.
49
Nguyên tắc 11
 Cần phải có công tác kiểm toán hiệu quả và toàn diện
đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; việc này phải được
thực hiện bởi các cán bộ có trình độ, được đào tạo bài
bản và hoạt động độc lập. Bộ phận kiểm toán nội bộ, với
tư cách là một phần của việc giám sát hệ thống kiểm
soát nội bộ, phải báo cáo trực tiếp lên HĐQT hoặc Ban
Kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị và tới Ban Tổng
Giám đốc.
50
Nguyªn t¾c 12
 C¸c sai sãt trong kiÓm so¸t néi bé, dï ®îc x¸c ®Þnh
trong ho¹t ®éng kinh doanh, trong kiÓm to¸n néi bé
hay bëi c¸c nh©n viªn kiÓm so¸t kh¸c, cÇn ph¶i ®îc
b¸o c¸o kÞp thêi lªn cÊp l·nh ®¹o vµ ®îc xö lý ngay.
C¸c sai sãt kiÓm so¸t néi bé lín nªn ®îc b¸o c¸o tíi
Ban Tæng Gi¸m ®èc vµ Héi ®ång qu¶n trÞ.
51
3. Những hạn chế vốn có của kiểm soát nội bộ
Hạn chế vốn có của ICS xuất phát từ những nguyên nhân sau:
 1/ Yêu cầu của nhà quản lý là những chi phí cho kiểm tra phải hiệu
quả, nghĩa là phải ít hơn tổn thất do những sai phạm gây ra.
 2/ Hầu hết các biện pháp kiểm tra đều tập trung vào các sai phạm dự
kiến, vì thế thường bỏ qua các sai phạm đột xuất hay bất thường
 3/ Sai phạm của nhân viên xảy ra do thiếu thận trọng, sai lầm trong
xét đoán, hoặc hiểu sai hướng dẫn của cấp trên
 4/ Việc kiểm tra có thể bị vô hiệu hoá do thông đồng với bên ngoài
hoặc giữa các nhân viên trong doanh nghiệp
 5/ Các thủ tục kiểm soát có thể không còn phù hợp do điều kiện thực
tế đã thay đổi ...
52
III. PHƯƠNG PHÁP & QUI TRÌNH KIỂM
TOÁN
1. Một số khái niệm liên quan đến lựa chọn
phương pháp kiểm toán
2. Phương pháp kiểm toán
3. Các công cụ để kiểm toán
4. Qui trình kiểm toán
53
a. K/niệm:
+ Là những giải trình của các nhà quản lý để chứng minh về các
khoản mục được trình bày trên báo cáo tài chính.
+ Cơ sở dẫn liệu được hình thành xuất phát từ trách nhiệm của
các nhà quản lý đối với việc thiết lập, trình bày và công bố các
báo cáo tài chính theo đúng các chuẩn mực kế toán hiện hành.
 Hay khác: Cơ sở dẫn liệu của BCTC là sự khẳng định một cách
công khai hoặc ngầm định của ban quản lý về sự trình bày của
các bộ phận trên BCTC.
1. Một số khái niệm liên quan đến lựa chọn phương
pháp kiểm toán
1.1. Cơ sở dẫn liệu (Assertions)
54
- Hiện hữu (Existence)
- Quyền và nghĩa vụ (Rights and Obligations)
- Chính xác (Accuracy)
- Đánh giá (Valuation)
- Đầy đủ (Completeness)
- Trình bày và thuyết minh (Presentation and
Disclosure)
b. Các yêu cầu của cơ sở dẫn liệu
55
c. Cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán
- KTV phải thu thập được bằng chứng kiểm toán cho từng CSDL của
các khoản mục trên BCTC. Ví dụ: Khi kiểm toán khoản mục Hàng
tồn kho, KTV phải thu thập được đầy đủ bằng chứng chứng minh
rằng khoản mục hàng tồn kho trên BCTC là có thực, đã được phản
ánh đầy đủ, đã được đánh giá đúng, phân loại phù hợp với các
chuẩn mực, qui tắc kế toán.
- Bằng chứng kiểm toán liên quan đến một CSDL không thể bù đắp cho
việc thiếu bckt liên quan đến một csdl khác. Ví dụ: E của hàng tồn
kho và V của hàng tồn kho.
- Các thử nghiệm có thể cung cấp bckt cho nhiều csdl cùng một lúc. Ví
dụ: kiểm tra việc thu hồi các khoản phải thu có thể cung cấp bằng
chứng cho sự hiện hữu và cho giá trị của các khoản phải thu đó.
56
1.2. Gian lận và sai sót (Fraud and Error)
1.2.1 Gian lận (Fraud)
* Khái niệm:
 Là những hành vi chủ ý lừa dối có liên quan đến việc tham ô, biển
thủ tài sản hoặc xuyên tạc các thông tin tài chính hoặc giấu giếm tài
sản.
* Biểu hiện:
+ Giả mạo chứng từ, sửa chữa hoặc xử lý chứng từ theo ý kiến
chủ quan
+ Giấu giếm thông tin, tài liệu
+ Ghi chép các nghiệp vụ không có thật
+ Cố ý áp dụng sai chế độ tài chính kế toán
+ Xảy ra lặp đi lặp lại
+ Gắn với một lợi ích kinh tế nào đó: ăn cắp, làm giả chứng từ;
giấu diếm các khoản nợ xấu
57
* Khái niệm:
Là những lỗi không cố ý nhưng làm ảnh hưởng đến hệ
thống thông tin và báo cáo tài chính.
* Biểu hiện:
+ Lỗi về tính toán số học hay ghi chép sai
+ Bỏ sót hoặc hiểu sai sự việc
+ áp dụng sai chế độ kế toán, tài chính nhưng không
cố ý
1.2.2. Sai sót (Error)
58
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến gian lận
và sai sót
* Các nhân tố bên trong:
+ Hiệu quả của ICS
+ Trình độ và đạo đức của các nhà quản lý
+ Trình độ và ý thức của nhân viên
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy
+ Tính chất của ngành nghề và đơn vị
+ Đặc tính của tài sản
+ Thiếu sót của hệ thống kế toán và KSNB
+ Lương của cán bộ nhân viên…
59
* Các nhân tố bên ngoài:
+ Sức ép bất thường lên doanh nghiệp:
- Khách hàng đầu ra
- Khách hàng đầu vào
- Yêu cầu về thành tích
- Yêu cầu về thời gian
+ Chính sách pháp luật thiếu đồng bộ, nhiều điểm yếu,
nhiều kẽ hở
+ Các biến động kinh tế vĩ mô: lạm phát, lãi suất, tỷ giá…
+ Đối thủ cạnh tranh
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế
+ Môi trường kỹ thuật công nghệ
+ Khi doanh nghiệp nhảy sang kinh doanh 1 lĩnh vực mới
60
Ví dụ:
Khi kiểm toán BCTC 200x của NHTM A, Kiểm toán viên phát hiện
các tình huống sau:
1. Một TSCĐ nguyên giá là 60 triệu đ khi đưa vào sử dụng 15/4/200x
đã bị NH chia nhỏ thành nhiều tài sản để hạch toán là công cụ lao
động. Thời gian sử dụng của TSCĐ ước tính 3 năm.
2. NH đã hạch toán một số khoản bị phạt trong năm do vi phạm chế
độ quản lý về kinh doanh tiền tệ, dịch vụ Ngân hàng (lỗi của tập
thể) vào tài khoản chi bất thường, số tiền 100 triệu đ.
3. Tháng 6/ 200x, Bộ tài chính thay đổi tiêu chuẩn giá trị của TSGĐ, tại
thời điểm này NH có một số TSCĐ: Nguyên giá 50 triệu đ, đã khấu
hao 20 triệu đ, số khấu hao hàng tháng là 2 triệu đ, không còn đủ
tiêu chuẩn là TSCĐ nữa, kế toán đơn vị vẫn chưa xử lý tình hình
trên.
61
1.3. Trọng yếu và rủi ro kiểm toán
(Materiality and Audit risk)
“Trung thực và hợp lý” (True & Fair) nghĩa là:
+ BCTC được lập theo đúng các chuẩn mực kế toán hiện hành, và
+ Trên báo cáo tài chính không có các sai phạm lớn làm bóp méo bản
chất của BCTC.
=> Trọng yếu là ngưỡng (giới hạn) mà theo kiểm toán viên, nếu trên
BCTC có các sai phạm lớn hơn ngưỡng đó thì sai phạm sẽ “bóp méo”
bản chất của BCTC.
Chỉ có thể và có trách nhiệm
bày tỏ ý kiến về tính Trung
thực & Hợp lý
1.3.1 Trọng yếu
a. Khái niệm
Bày tỏ ý kiến về tính
Chính xác và Đầy đủ
KTV
62
“Trọng yếu là một khái niệm để chỉ tầm cỡ, bản chất của
sai phạm (kể cả bỏ sót) thông tin tài chính [hoặc là
đơn lẻ hoặc là từng nhóm] mà trong bối cảnh cụ thể
nếu dựa vào các thông tin này để nhận xét thì sẽ
không chính xác hoặc sẽ đưa đến những kết luận sai
lầm”. (ISA 320 )
 Nói cách khác, thông tin được coi là trọng yếu nếu việc bỏ sót
hoặc sai sót của thông tin đó có thể ảnh hưởng đến quyết
định kinh tế của người sử dụng thông tin được kiểm toán.
 Tính trọng yếu phụ thuộc vào mức độ quan trọng của khoản
mục hay sai sót được đánh giá theo bối cảnh cụ thể tạo ra
việc bỏ sót hay sai sót đó.
63
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định tính trọng yếu:
- Đặc điểm của từng đơn vị và từng loại nghiệp vụ
- Phụ thuộc vào yêu cầu của pháp luật và các quy định cụ
thể
- Việc xét đoán mang tính nghề nghiệp của KTV
64
c. Vận dụng tính trọng yếu
- Trọng yếu là một trong những khái niệm quan trọng nhất,
xuyên suốt quá trình kiểm toán từ khâu lập kế hoạch đến
khâu hoàn tất và lập báo kiểm toán.
- Kiểm toán viên vận dụng tính trọng yếu qua 5 bước có quan hệ
chặt chẽ với nhau sau đây
(1). Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
2). Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các
bộ phận
(3). Ước tính tổng số sai sót trong từng bộ phận
(4). Ước tính sai số kết hợp của toàn báo cáo tài chính
(5). So sánh ước tính sai số tổng hợp với sai số ước
lượng ban đầu (hoặc ước lượng sai số đã được điều
chỉnh lại)
65
(1). Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu (Planned
Materiality - PM)
- Sự ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà
kiểm toán viên tin rằng ở trong mức đó, các BCTC có thể có
những sai phạm nhưng vẫn chưa ảnh hưởng tới quan điểm và
quyết định của người sử dụng thông tin.
- Việc xét đoán và ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu là công việc
xét đoán nghề nghiệp mang tính chủ quan của kiểm toán viên.
- 2 chú ý:
+ Tính trọng yếu là 1 khái niệm tương đối hơn là 1 khái niệm
tuyệt đối
+ Tính 2 mặt của trọng yếu:
 Định lượng: Bao nhiêu là trọng yếu
 Định tính: Bản chất của việc xảy ra sai phạm
66
(2). Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho
các bộ phận
 Số ước tính ban đầu về tính trọng yếu (ở mức độ toàn
bộ BCTC) được phân bổ cho từng bộ phận, khoản mục
trên BCTC, hình thành mức độ trọng yếu cho từng bộ
phận, khoản mục, gọi là TE (Tolerable Error)
 Cơ sở chủ yếu để phân bổ là:
+ Tính chất quan trọng của từng khoản mục trên BCTC
+ Kinh nghiệm của kiểm toán viên về sai sót của các
khoản mục
67
(3). Ước tính tổng số sai sót trong từng bộ phận
 Khi tiến hành kiểm toán từng khoản mục, bộ phận của
BCTC, kiểm toán viên dựa vào những sai sót phát hiện
được trong mẫu để ước tính sai sót của toàn bộ một
khoản mục.
 Sai sót này gọi là sai sót dự kiến PE (projected error)
 Được dùng để so sánh với các TE nhằm quyết định chấp
nhận hay không chấp nhận khoản mục đó hoặc phải tiến
hành thêm các thủ tục kiểm toán thích hợp.
68
(4). Ước tính sai số kết hợp của toàn báo cáo tài chính
 Trên cơ sở sai sót dự kiến của từng khoản
mục, bộ phận, KTV tổng hợp sai sót dự
kiến của tất cả các khoản mục trên BCTC
69
(5). So sánh ước tính sai số tổng hợp với sai số ước lượng
ban đầu (hoặc ước lượng sai số đã được điều chỉnh lại)
 Việc so sánh này sẽ cho phép đánh giá toàn bộ các sai
sót trong các khoản mục có vượt quá giới hạn về mức
trọng yếu chung của toàn bộ BCTC hay không.
 Kết hợp với việc so sánh sai sót dự kiến (PE) và TE
(bước 3), KTV sẽ quyết định lập Báo cáo kiểm toán chấp
nhận toàn bộ, chấp nhận từng phần hoặc ý kiến trái
ngược đối với các BCTC đã được kiểm toán.
70
Chấp nhận toàn bộ
Tổng SSKH < PM, và
PEi < TEi
Chấp nhận từng phần Tổng SSKH < PM, và
PEi > TEi
Không chấp nhận Tổng SSKH > PM
71
1.3.2. Rủi ro kiểm toán (Audit Risk - AR)
a. Khái niệm.
Rủi ro kiểm toán là rủi ro mà chuyên gia kiểm toán đưa ra ý
kiến không xác đáng về các thông tin tài chính và đó là các
sai phạm trọng yếu. (ISA 400)
Ví dụ:
+ KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ các thông tin được
kiểm toán trong khi nó vẫn còn có các sai phạm trọng yếu,
hoặc:
+ KTV đưa ra ý kiến không chấp nhận các thông tin được
kiểm toán trong khi nó không có các sai phạm trọng yếu
=> Hậu quả: Người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định
kinh tế, qđ quản lý.. . sai
72
b. Ba loại rủi ro ảnh hưởng tới Rủi ro kiểm toán
 Rủi ro tiền tàng (Inherent Risk)
 Rủi ro kiểm soát (Control Risk)
 Rủi ro phát hiện (Detection Risk)
73
* Rủi ro tiềm tàng: (Inherent risk - IR)
- Khái niệm:
Là khả năng các thông tin được kiểm toán có chứa đựng những sai
phạm (trọng yếu) khi tính riêng biệt hoặc khi tính gộp với các sai
phạm khác, dù rằng có hay không có kiểm soát nội bộ.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng:
+ Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
+ Bản chất công việc kinh doanh và đặc điểm của đơn vị
+ Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên
+ Qui mô tổng thể, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
+ Qui mô số dư TK…
74
* Rủi ro kiểm soát (Control risk - CR)
- Khái niệm:
Là rủi ro mà sai phạm (trọng yếu) trong các thông tin được kiểm toán
khi tính riêng lẻ hay gộp với các sai phạm khác đã không được hệ
thống kiểm soát nội bộ ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro kiểm soát:
Hiệu quả của ICS ???
+ Môi trường kiểm soát
+ Hệ thống kế toán
+ Vấn đề nhân sự
+ Vấn đề tổ chức: tổ chức chồng chéo, không khoa học
+ Các nghiệp vụ mới
+ Tính thích hợp, đầy đủ của các thủ tục, trình tự kiểm soát
75
* Rủi ro phát hiện: (Detection risk - DR)
- Khái niệm:
Là rủi ro mà kiểm toán viên không phát hiện ra các sai phạm trọng
yếu trong các thông tin được kiểm toán khi chúng nằm riêng biệt
hay khi gộp với các sai phạm khác.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến DR:
+ Do trình độ, năng lực, kinh nghiệm của KTV
+ Sự xét đoán của KTV về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
không chính xác, do đó đã áp dụng các phương pháp, phạm vi
kiểm toán không thích hợp
+ Do sự gian lận: đặc biệt là sự gian lận có hệ thống từ
BGĐ
76
* Mối quan hệ giữa các loại rủi ro:
 Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là những rủi ro gắn
liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nó luôn
tồn tại cho dù có tiến hành hoạt động kiểm toán hay
không. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát có ảnh
hưởng tới rủi ro phát hiện và tới rủi ro kiểm toán.
=> Mối quan hệ này có thể được thể hiện thông qua Mô
hình rủi ro kiểm toán và ma trận rủi ro phát hiện
77
Mô hình rủi ro kiểm toán
AR = IR * CR * DR
AR
DR = ----------------
IR * CR
78
- Ma trận rủi ro phát hiện:
Đánh giá của KTV về rủi ro tiềm
tàng (IR)
Cao
Trung bình
Thấp
Đánh giá của
KTV về rủi ro
kiểm soát (CR)
Cao Trung bình Thấp
Cao
Trung bình
Thấp nhất
Thấp
Thấp Trung bình
Trung bình Cao
Cao nhất
79
1.4. Bằng chứng kiểm toán (Audit evidence)
1.4.1 Khái niệm & phân loại
a. Khái niệm
“Bằng chứng kiểm toán là những thông tin, tài liệu được kiểm
toán viên thu thập trong quá trình kiểm toán để làm cơ sở
cho những ý kiến, nhận xét của mình trên báo cáo kiểm
toán”.
=> Như vậy bằng chứng kiểm toán chính là cơ sở để chứng
minh cho báo cáo kiểm toán, và thực chất của giai đoạn thực
hiện kiểm toán là quá trình thu thập các bằng chứng kiểm
toán.
80
b. Phân loại
- Phân loại theo nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán:
+ Bằng chứng do đơn vị được kiểm toán cung cấp
+ Bằng chứng do bên ngoài cung cấp (có thể có liên quan
hoặc không liên quan): đối thủ cạnh tranh, ngân hàng,
bạn hàng, đối tác của đơn vị được kiểm toán, những người
khác…
+ Bằng chứng thu thập từ các nguồn thông tin đại chúng
+ Bằng chứng do kiểm toán viên tự tính toán
- Phân loại theo hình thức biểu hiện:
+ Bằng chứng vật chất
+ Bằng chứng tài liệu
+ Bằng chứng lời nói
81
1.4.2. Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán.
a. Tính thích hợp. (Competence)
- Là khái niệm để chỉ chất lượng hay độ tin cậy của bằng
chứng kiểm toán.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới tính thích hợp của bằng chứng kiểm
toán:
+ Nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán
+ Dạng của bằng chứng kiểm toán
+ Hệ thống kiểm soát nội bộ
82
b. Tính đầy đủ (Sufficiency):
- Là khái niệm chỉ số lượng của các bằng chững mà kiểm
toán viên phải thu thập để dựa vào đó đưa ra ý kiến của
mình.
Bao nhiêu là đủ ???
---> Đủ “có tính thuyết phục hơn là có tính kết luận
chính xác”.
- Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự xét đoán của kiểm toán
viên về tính đầy đủ:
+ Tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán
+ Tính trọng yếu của thông tin được kiểm toán
+ Mức độ rủi ro của thông tin được kiểm toán
83
1.4.3. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
Để có thể thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy
đủ và thích hợp, kiểm toán viên thường áp dụng các kỹ
thuật sau đây:
1- Kiểm tra đối chiếu
2- Quan sát
3- Xác nhận
4- Phỏng vấn
5- Tính toán
6- Phân tích
84
a. Kiểm tra đối chiếu
- Là việc KTV trực tiếp kiểm tra, đối chiếu xem xét
các tài liệu, sổ sách kế toán và các tài sản hữu
hình để kiểm tra tính đúng đắn của sổ sách kế
toán và sự tồn tại, quyền sở hữu của các TS vật
chất đó.
- Kiểm tra đối chiếu thường bao gồm 2 loại:
Kiểm tra vật chất
Kiểm tra tài liệu
85
* Kiểm tra vật chất (physical inspection):
- KTV trực tiếp tham gia kiểm kê hoặc chứng kiến kiểm kê
tài sản thực tế về hàng hoá, vật tư tồn kho, máy móc
thiết bị, tiền mặt tồn quĩ…. Sau đó đối chiếu với sổ sách
kế toán để đánh giá.
- Cung cấp bằng chứng vật chất => có độ tin cậy cao,
+ Nhược điểm:
 Chỉ cho biết về sự hiện hữu của các tài sản mà không
cho biết về:
 Quyền sở hữu và
 Giá trị của chúng.
=> Vì vậy kiểm kê vật chất phải đi kèm với các bằng chững
khác để xác định quyền sở hữu và giá trị của các tài sản.
86
* Kiểm tra tài liệu (Documentary Inspection):
- Là xem xét, đối chiếu các tài liệu, văn bản, sổ sách, bao
gồm:
+ Chứng từ với sổ kế toán
+ Sổ kế toán với báo cáo kế toán
+ Các báo cáo kế toán với nhau
+ Đối chiếu kỳ này với kỳ trước…
87
b. Quan sát.
- Là việc KTV xem xét, chứng kiến tận mắt các quá trình xử lý
nghiệp vụ do các cán bộ đơn vị thực hiện -> xem qui định về
qui trình nghiệp vụ có được tuân thủ.
“Thử nghiệm kiểm soát”
- Ưu: các bằng chứng thu thập được là các bằng chứng trực
tiếp, khách quan, đáng tin cậy
- Nhược: Bằng chứng mang tính thời điểm, nhất thời, không
khẳng định được sự việc luôn xảy ra như vậy.
88
c. Xác nhận
- Là việc thu thập các xác nhận của bên thứ 3 về các thông tin
liên quan đến đối tượng được kiểm toán
VD: Xác nhận về số dư tiền gửi, về số dư TK cho vay, các khoản
phải thu, phải trả...
- Có 2 cách xác nhận:
+ Bên thứ 3 gửi thư xác nhận bằng văn bản
+ Bên thứ 3 chỉ gửi thư trả lời nếu thông tin đó là thông tin
trái ngược
- Bằng chứng thu thập sẽ rất có giá trị nếu đảm bảo được các yêu
cầu:
+ Xác nhận bằng văn bản
+ Tính độc lập, khách quan và trình độ của người trả lời xác
nhận
-> KTV cần đề phòng: các thông tin xác nhận bị DN đạo diễn
89
d. Phỏng vấn.
- Là việc thu thập thông tin qua việc trao đổi, trò chuyện
với những người trong hoặc ngoài đơn vị được kiểm
toán.
- KTV phải chuẩn bị trước danh mục câu hỏi: hỏi gì? hỏi
ntn -> tạo được niềm tin và khơi được sự sẵn sàng hợp
tác của người được phỏng vấn
- Phải phỏng vấn nhiều người, không tin vào thông tin từ 1
người
- Phỏng vấn những người có trách nhiệm cao, phẩm chất
tốt.
90
e. Tính toán
- Là việc kiểm toán viên trực tiếp tính toán lại các phép
tính trên các sổ sách, chứng từ kế toán hoặc các bảng
biểu… kiểm tra về số lượng, đơn giá, sự chính xác số
học..
VD: Tính lãi cho vay, chi lãi tiền gửi, khấu hao TSCĐ, thuế…
- Các bằng chứng đáng tin cậy. Cần chú ý kiểm tra hệ
thống xử lý thông tin trên máy, các nhân viên có can
thiệp được vào hay không.
91
f. Phân tích
- Là sự đánh giá các thông tin tài chính của đơn vị thông qua
việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với
nhau và với các thông tin phi tài chính, chẳng hạn:
+ So sánh các thông tin tài chính kỳ này với các thông tin tài
chính kỳ truớc
+ So sánh giữa số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán
+ So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu bình quân
ngành.
+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính trong kỳ
+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin
phi tài chính
=> Trên cơ sở đó phát hiện những vấn đề không hợp lý, không
bình thuờng hoặc những vấn đề, những khoản mục tiềm ẩn rủi
ro, sai phạm; phát hiện những mối quan hệ mang tính bản
chất.
92
1.4.4. Xét đoán bằng chứng kiểm toán.
- Một số căn cứ để xét đoán bằng chứng:
+ Những bằng chứng ghi thành văn bản có độ tin cậy cao hơn bằng
chứng bằng lời nói
+ Bằng chứng nguyên bản có giá trị hơn bằng chứng sao chụp
+ Bằng chứng thu thập từ các nguồn bên ngoài có độ tin cậy cao hơn
bằng chứng được cung cấp bởi đơn vị được kiểm toán.
+ Những bằng chứng do KTV tự tính toán, thu thập được có độ tin cậy
cao hơn những bằng chứng do người khác cung cấp.
+ Bằng chứng thu thập từ nhiều nguồn khác nhau ở nhiều dạng khác
nhau cùng chứng minh cho 1 vấn đề có độ tin cậy cao hơn so với các
bằng chứng đơn lẻ.
* Chú ý: Nếu các bằng chứng khác nhau tự các nguồn khác nhau cho
kết quả trái ngược nhau thì KTV phải hết sức thận trọng, phải giải
thích được các sự khác biệt đó
93
1.4.5. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt
- ý kiến của các chuyên gia
- Thư giải trình của các nhà quản lý
- Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên nội bộ
- Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác
- Bằng chứng về các bên hữu quan
94
1.5. Hồ sơ kiểm toán (Audit working paper)
1.5.1. Khái niệm và chức năng
* Khái niệm:
“Hồ sơ kiểm toán là dẫn chứng bằng tài liệu về quá trình
làm việc của kiểm toán viên, về các bằng chứng thu
thập được để hỗ trợ quá trình kiểm toán và làm cơ sở
cho ý kiến của kiểm ktoán viên trên báo cáo kiểm toán.”
95
* Chức năng:
- Phục vụ cho việc phân công và phối hợp công việc kiểm
toán
- Làm cơ sở cho việc giám sát và kiểm tra công việc của
các kiểm toán viên trong đoàn kiểm toán.
- Làm cơ sở cho báo cáo kiểm toán
- Là cơ sở pháp lý cho công việc kiểm toán
- Làm tài liệu cho kỳ kiểm toán sau
96
1.5.2. Yêu cầu của hồ sơ kiểm toán
- Phải có đề mục rõ ràng để nhận dạng, phân biệt dễ dàng cho
từng cuộc kiểm toán, từng khoản mục, nội dung được kiểm
toán.
- Hồ sơ kiểm toán phải có đầy đủ chữ ký của kiểm toán viên
- Hồ sơ kiểm toán phải được chú thích đầy đủ về nguồn gốc dữ
liệu, ký hiệu sử dụng…
- Hồ sơ kiểm toán phải đầy đủ, chính xác, thích hợp
- Hồ sơ kiểm toán cần trình bày dễ hiểu và rõ ràng
- Hồ sơ kiểm toán phải được sắp xếp 1 cách khoa học
97
1.6. Doanh nghiệp hoạt động liên tục
* Khái niệm:
“Doanh nghiệp được gọi là hoạt động liên tục
nếu nó không có ý định hoặc không bị yếu tố
tác động khiến doanh nghiệp phải thu hẹp đáng
kể qui mô hoạt động hoặc phải ngừng hoạt
động trong tương lai gần”.
98
* Trách nhiệm của KTV
- Nếu trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện
doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động không liên tục thì
phải thu thập đầy đủ bằng chứng để chứng minh, xác
nhận, tránh để ảnh hưởng tới quyền lợi của bên thứ 3
- Vì khi doanh nghiệp ngừng hoạt động, các BCTC được lập
ra là vô nghĩa, giá trị của tài sản không còn như được
thể hiện trên BCTC. KTV phải quan tâm đến những sự
kiện phát sinh sau ngày lập BCTC
99
2. Phương pháp kiểm toán & Kỹ thuật
chọn mẫu trong kiểm toán
2.1. Phương pháp kiểm toán:
-> Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên sử dụng HAI
phương pháp kiểm toán sau đây:
 Phương pháp Kiểm toán hệ thống
 Phương pháp kiểm toán cơ bản
100
A. Phương pháp Kiểm toán hệ thống
A.1. Khái niệm:
- Là phương pháp kiểm toán trong đó các thủ tục, kỹ thuật kiểm
toán được thiết lập để thu thập các bằng chứng về tính hiệu
quả (tính thích hợp) của hệ thống ICS của đơn vị được kiểm
toán.
- Hay khác, KTV tiếp cận theo hệ thống ICS để từ đó xây dựng
các thủ tục kiểm toán.
- Thực chất của phương pháp này là KTV đi đánh giá tìm hiểu
ICS của đơn vị, từ đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu,
khoanh vùng rủi ro, xác định trọng tâm, phương hướng kiểm
toán.
101
A.2. Nội dung của PPKT hệ thống:
Bước 1. Khảo sát và mô tả hệ thống:
- Là việc xem xét ICS của đơn vị được kiểm toán căn
cứ vào các văn bản qui định về qui trình nghiệp vụ
của đơn vị, quan sát tận mắt các quy trình nghịêp vụ,
thông qua trao đổi, phỏng vấn các nhân viên
- Mô tả hệ thống là sử dụng lưu đồ hoặc bảng
tường thuật để phác thảo ICS của đơn vị
102
Bước 2. Xác nhận hệ thống:
- Là lấy ý kiến xác nhận của những người quản lý về hệ thống KSNB
mà KTV đã mô tả sau khi kiểm tra đánh giá tính hiệu lực của ICS
trong thực tế: kiểm tra tính tuân thủ trong thực tế:
- Gồm 4 bước sau đây:
(1). Nắm vứng và mô tả rõ ràng, chi tiết qui trình nghiệp vụ hiện hành
được qui định (bằng văn bản)
(2). Kiểm tra, áp dụng các thử nghiệm kiểm soát để biết xem trong
thực tế qui trình nghiệp vụ đó diễn ra ntn
(3). So sánh giữa qui trình nghiệp vụ đã được qui định với qui trình
nghiệp vụ diễn ra trong thực tế
(4). Chỉ ra những khác biệt, Phân tích nguyên nhân và hậu quả của sự
khác biệt
103
Bước 3. Phân tích hệ thống:
Là việc đánh giá tính hiệu quả (thích
hợp) của ICS của đơn vị được kiểm
toán thông qua việc phân tích những ưu,
nhược điểm của ICS. Chỉ ra những chốt
kiểm soát còn thiếu, yếu; những rủi ro
tiềm ẩn chưa được kiểm soát phát hiện
104
- Có 4 bước trong phân tích hệ thống:
(1). Hình dung qui trình nghiệp vụ lý tưởng (tốt nhất) về nghiệp
vụ đang được kiểm toán. (Tính lý tưởng phụ thuộc kiến thức,
trình độ, am hiểu của KTV)
(2). Xem xét qui trình nghiệp vụ hiện tại của đơn vị được kiểm
toán. (Qui trình nghiệp vụ hiện tại được thể hiện bằng văn bản
là các chế độ, qui trình xử lý nghiệp vụ của đơn vị.)
(3). So sánh qui trình nghiệp vụ hiện tại với qui trình nghiệp vụ lý
tưởng,
(4). Trên cơ sở đó tìm ra điểm mạnh, yếu của đơn vị được kiểm
toán, vùng tiềm ẩn rủi ro trong qui trình.
105
* Ưu, nhược điểm của PP kiểm toán hệ thống:
- Ưu điểm:
+ Chi phí thấp
+ Xét đến các rủi ro có thể phát sinh trong mqh giữa các
mảng nghiệp vụ, các hoạt động với nhau -> cung cấp cái
nhìn hệ thống
+ Mang tính định hướng tương lai
- Nhược điểm:
+ Không nhấn mạnh được vào chiều sâu của vấn đề được
kiểm toán
+ AR cao
106
B. Phương pháp kiểm toán cơ bản
(KT riêng lẻ)
B.1. Khái niệm:
Là phương pháp kiểm toán trong đó các thủ tục kiểm toán
được thiết kế nhằm thu thập các bằng chứng có liên
quan đến các dữ liệu do hệ thống kế toán và xử lý thông
tin cung cấp
- Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là việc tiến hành
các thử nghiệm, các đánh giá đều dựa vào các số liệu,
các thông tin trên BCTC và hệ thống kế toán của đơn vị
-> Gọi là phương pháp thử nghiệm theo số liệu.
107
B.2. Nội dung của PPKT cơ bản:
(1). Phân tích số liệu
- Phân tích tổng quát BCTC:
+ Thời điểm: Được tiến hành khi lập kế hoạch kiểm toán và khi
hoàn tất kiểm toán.
+ Tác dụng: Cho phép KTV có cái nhìn khái quát về tình hình
hoạt động và tình hình tài chính của khách hàng, phát hiện
những điều không hợp lý, những điều bất bình thường, những
biến động lớn và những trọng tâm trọng yếu trong kiểm toán.
- Phân tích khi kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài
khoản.
108
(2). Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư TK
- KTV sẽ phải kiểm tra trực tiếp, cụ thể toàn bộ hoặc 1 số
(trên cơ sở chọn mẫu) các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
hay số dư TK
-> Để xem xét, đánh giá mức độ chính xác, hoặc tính hợp
pháp hợp lệ của các nghiệp vụ
109
Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ
* Mục đích của kiểm tra nghiệp vụ:
+ Nghiệp vụ có được phê chuẩn đúng đắn không (trong phát sinh
và hoàn thành)
+ Nghiệp vụ có được ghi sổ theo đúng trình tự (LCCT) và chính
xác vào các sổ sách kế toán không
* Cách thức:
+ Chọn (xác định) nghiệp vụ cần kiểm tra
+ Kiểm tra chứng từ kế toán (nội dung có phù hợp chế độ kế
toán, chế độ quản lý?)
+ Tính toán số liệu
+ Xác định TK đối ứng
+ Thực tế vào sổ kế toán: đúng số tiền, ngày tháng, bản chất
nghiệp vụ
110
* Mục đích kiểm tra số dư TK:
Đánh giá tính có thật và độ chính xác của số dư TK trên bảng
Cân đối tài khoản, Cân đối kế toán
* Cách thức:
+ Xác định những TK kiểm tra
+ Đánh giá số dư:
 Có thật: Lấy xác nhận số dư từ bên thứ 3
 Có đúng về giá trị
+ Số dư là kết quả của quá trình hạch toán nhiều nghiệp vụ ->
phải kiểm tra xem có đầy đủ chứng từ, hạch toán có chính xác
không -> số dư chính xác?
Kiểm tra số dư tài khoản
111
Ưu, nhược điểm của PP kiểm toán cơ bản:
* Ưu điểm:
+ Nhấn mạnh được vào chiều sâu của vấn đề cần được
kiểm toán
+ Giảm thấp AR
* Nhược điểm:
- Rất tốn kém
- Không xét đến các rủi ro có thể xảy ra do mối liên hệ
giữa các mảng hoạt động khác nhau (thiếu tính hệ
thống), do đó, không rút ra được kết luận về tổng thể
hoạt động.
- Định hướng theo quá khứ
112
Hai phương pháp kiểm toán có quan hệ bổ sung
cho nhau, và trên thực tế KTV áp dụng phối
hợp cả hai. Vấn đề là tỷ trọng mỗi phương
pháp là bao nhiêu
-> Tuỳ thuộc vào từng cuộc kiểm toán cụ
thể.
113
C. Mức độ thoả mãn của KTV về ICS và việc vận dụng các
phương pháp kiểm toán
Liệu có dựa vào ICS ???
Nghiên cứu môi trường kiểm soát
Mạnh Yếu
Phân tích qui trình nghiệp vụ
Phân tích rủi ro kiểm soát.
M. độ thoả mãn cao Mức độ thoả mãn thấp
Tìm hiểu tính hiệu lực của các thủ
tục kiểm soát trên thực tế
Cao (chấp nhận được) Thấp
P.P KT cơ bản
phạm vi rất rộng
P.P KT cơ bản
Phạm vi rộng
P.P KT cơ bản
Phạm vi tương
đối rộng
Thử nghiệm số liệu ở mức độ vừa
Tiến hành kiểm toán bình thường
Kỹ thuật chọn mẫu
114
D. Mối quan hệ phương pháp kiểm toán, chi phí kiểm
toán và độ chính xác thông tin (rủi ro kiểm toán)
KT hệ
thống
Thủ tục
phân tích
Kiểm toán
cơ bản Chi phí kiểm toán
(AR = 0) 100%
***
Độ chính xác thông tin (AR)
0
115
- Nếu chỉ dừng ở kiểm toán hệ thống và
thủ tục phân tích -> Không bao giờ vượt
qua ngưỡng giới hạn “***” về độ chính
xác và rủi ro. Nhưng khi thử nghiệm số
liệu, liên quan đến chi phí kiểm toán.
- Tuy nhiên đó là cần thiết để vượt qua
ngưỡng giới hạn về độ chính xác.
116
2.2.1. Khái niệm và sự cần thiết.
2.2.2. Rủi ro chọn mẫu
2.2.3. Các phương pháp lấy mẫu
2.2.4. Kỹ thuật phân tổ
2.2.5. Qui trình lấy và đánh giá mẫu
2.2. Kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán
(Sampling)
117
2.2.1. Khái niệm và sự cần thiết.
“Là việc lựa chọn ra một số phẩn tử gọi là mẫu từ 1 tập hợp các phân
tử gọi là tổng thể, để nghiên cứu và đánh giá mẫu, sau đó dùng các
đặc trưng của mẫu để rút ra các suy đoán về đặc trưng của toàn bộ
tổng thể”.
=> Lấy mẫu kiểm toán (gọi tắt là lấy mẫu): Là áp dụng các thủ tục
kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số
dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho mọi phần tử đều có cơ
hội để được chọn. Lấy mẫu sẽ giúp kiểm toán viên thu thập và đánh
giá bằng chứng kiểm toán về các đặc trưng của các phần tử được
chọn, nhằm hình thành hay củng cố kết luận về tổng thể. Lấy mẫu
có thể tiến hành theo phương pháp thống kê hoặc phi thống kê.
118
2.2.2. Rủi ro trong chọn mẫu
- Tổng thể: phải phù hợp với mục tiêu kiểm toán riêng biệt
- Mẫu: phải đại diện cho tổng thể, nếu không đại diện -> Rủi ro
chọn mẫu
- Rủi ro:
+ Do chọn mẫu không đại diện cho tổng thể, do đánh giá của
KTV phụ thuộc phần lớn vào phương pháp chọn mẫu
+ Phụ thuộc vào kích cỡ (qui mô) mẫu
+ Phụ thuộc vào phương pháp chọn mẫu
+ Phụ thuộc việc xác định tổng thể một các chính xác
- Rủi ro chọn mẫu có HAI xu hướng:
+ Đánh giá rủi ro mẫu > rủi ro thực tế: -> tăng chi phí
+ Đánh giá rủi ro mẫu < rủi ro thực tế: -> rủi ro kiểm toán cao
119
2.2.3. Các phương pháp chọn mẫu kiểm toán
Kỹ thuật chọn mẫu = nghệ thuật của KTV
Chọn mẫu phi
thống kê
Chọn mẫu
thống kê
- Chọn theo bảng số ngẫu
nhiên (Bảng số được xây
dựng trước)
- Chọn ngẫu nhiên có tính hệ
thống
- Chọn mẫu theo chương trình
máy tính
- Lựa chọn các phần tử
đặc biệt
- Chọn mẫu theo khối
120
2.2.4. Kỹ thuật phân tổ
- Khái niệm:
Là việc phân chia tổng thể thành các nhóm có
cùng một tiêu thức hay tính chất kinh tế gọi là
tổ
-> Các phần tử trong cùng một tổ thì có chung với
nhau 1 tiêu thức nào đó
-> Giúp cho việc chọn mẫu: Đảm bảo mẫu chọn sẽ
gồm các phần tử không bị trùng nhau về tiêu
thức -> Tăng khả năng đại diện của mẫu chọn
121
2.2.5. Qui trình lấy mẫu và kiểm tra mẫu trong
kiểm toán
(1) Xác định mục tiêu thử nghiệm
(2) Xác định tổng thể một cách chính xác
(3) Xác định kích cỡ mẫu
(4) Xác định phương pháp chọn mẫu
(5) Thực hiện lấy mẫu
(6) Phân tích và đánh giá mẫu: tỷ lệ sai phạm,
dạng sai phạm -> tổng sai sót mẫu dự kiến
(7) Ghi thành tài liệu về việc lấy mẫu
122
3. Các công cụ kỹ thuật để kiểm toán
- Hồ sơ công tác: Là các ghi chép, lưu giữ tất cả các thông tin,
số liệu thu thập để làm bằng chứng kiểm toán, các biên bản làm
việc, những nhận xét, đánh giá; những theo dõi về các bước công
việc đã tiến hành và những vướng mắc, những lưu ý của KTV.
- Danh mục câu hỏi: Các câu hỏi mà KTV chuẩn bị để phỏng
vấn những người có liên quan trong quá trình kiểm toán
- Các mô hình phân tích: KTV chọn các mô hình phân tích,
thử nghiệm để tiến hành các thử nghiệm, phân tích các mẫu KT
- Phần mềm máy tính: Là các công cụ tiện ích được lập trình
sẵn cho máy tính để chạy các mô hình, tính toán các số liệu phân
tích để tăng độ chính xác và giảm thiểu công việc cho KTV
123
4. Qui trình kiểm toán
4.1. Lập kế hoạch kiểm toán
4.2. Thực hiện kiểm toán
4.3. Hoàn tất và Lập báo cáo kiểm toán
124
4.1. Lập kế hoạch kiểm toán
4.1.1. Khái niệm và mục tiêu:
- Khái niệm:
Là việc phát triển 1 chiến lược tổng thể và 1 phương pháp tiếp
cận với đối tượng kiểm toán trong 1 khuôn khổ nội dung và
thời gian dự tính.
- Mục tiêu:
Là để có thể thực hiện cuộc kiểm toán có hiệu quả và theo
đúng thời gian dự kiến. Đồng thời giúp cho việc phân công
công việc 1 cách hợp lý cho các kiểm toán viên trong đoàn và
đảm bảo sự phối hợp công tác giữa các kiểm toán viên với
nhau và với các chuyên gia khác.
125
4.1.2. Cơ sở để lập kế hoạch
Kế hoạch kiểm toán được xây dựng dựa
trên sự hiểu biết về khách hàng
Tìm hiểu
khách hàng
+ Lĩnh vực hđkd
+ Cơ cấu tổ chức
+ Ban giam đốc
+ Nhân sự
+ Môi trường kiểm soát
+ ICS...
Đánh giá về IR và CR của đơn
vị, nhằm đưa ra dự kiến về DR
126
4.1.3. Thời điểm lập kế hoạch
Lập kế hoạch kiểm toán (KTĐL) được bắt đầu
ngày từ khi nhận được giấy mời và viết thư xác
nhận kiểm toán (HĐKT)
Trở thành chuẩn mực nghề nghiệp:
KTV phải lập kế hoạch kiểm toán để trợ giúp cho cuộc
kiểm toán tiến hành có hiệu quả và đúng thời gian. Kế
hoạch kiểm toán được lập trên cơ sở những hiểu biết về
đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng. (ISA
300)
127
4.1.4. Nội dung của lập kế hoạch
=> Dự kiến chi phí kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán
Nội dung
+ Mục tiêu kiểm toán
+ Khối lượng, phạm vi
công việc
+ Phương pháp kiểm
toán chủ yếu sẽ áp dụng
+ Trình tự các bước kiểm
toán
Nhân sự
+ Số lượng kiểm toán viên
cần thiết tham gia cuộc kiểm
toán
+ Yêu cầu về chuyên môn,
trình độ, năng lực, kinh
nghiệm nghề nghiệp
+ Yêu cầu về mức độ độc lập
của KTV
+ Bố trí KTV theo các đối
tượng kiểm toán cụ thể
+ Mời thêm chuyên gia
Thời gian
+ Số ngày công cần
thiết
+ Thời gian bắt đầu,
thời gian kết thúc
+ Thời gian để phối
hợp các bộ phận, các
KTV riêng lẻ
128
Kế hoạch kiểm toán cần được lập ở 3 mức độ:
Kế hoạch tổng thể
Kế hoạch chi tiết
Chương trình kiểm toán chi tiết
129
4.2. Thực hiện kiểm toán
4.2.1. Khái niệm:
Là giai đoạn thực hiện các kế hoạch, các chương
trình kiểm toán đã được hoạch định sẵn.
=>Thực chất là quá trình kiểm toán viên đi tìm kiếm
các bằng chứng kiểm toán để làm cơ sở cho những
nhận xét của mình trên báo cáo kiểm toán
130
4.2.2. Nội dung
- Ghi nhận hiện trạng hoạt động, hiện trạng về tiình hình số liệu
- Phân tích, đánh giá về hệ thống Kế toán
- Thực hiện những thử nghệm kiểm soát cụ thể
- Thử nghiệm số liệu : về nghiệp vụ, cề chi tiết số dư TK
- Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
- Thực hiện theo các chương trình kiểm toán, ghi chép các bước
kiểm toán và các dữ liệu thành hồ sơ kiểm toán
- Thảo luận, bàn bạc kết quả kiểm toán và thông nhất ý kiến với
các nhà quản lý đơn vị được kiểm toán
- Lập dự thảo báo cáo kiểm toán
131
4.3. Hoàn tất & lập báo cáo kiểm toán
4.3.1. Nội dung công việc ở giai đoạn hoàn tất
- KTV chính, nhóm trưởng kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ công
việc kiểm toán đã thực hiện, nhằm mục đích:
+ Đảm bảo rằng kế hoạch kiểm toán được thực hiện 1 cách có hiệu
quả
+ Xem xét các ý kiến, các phát hiện của KTV là có chính xác, đày đủ
cơ sở, bằng chứng hay không (bằng chứng có thích hợp đầy đủ)
+ Đánh giá mục tiêu kiểm toán đã đạt được hay chưa
- Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập Báo cáo tài chính
- Xem xét lại việc xác định PM, đánh giá về ICS và rủi ro có
gian lận
- Soát xét => Cuối cùng Lập báo cáo kiểm toán
132
4.3.2. Báo cáo kiểm toán
* Khái niệm:
“Báo cáo kiểm toán là văn bản được kiểm toán viên soạn
thảo để trình bày ý kiến nghề nghiệp của mình về tính
trung thực hợp lý của những thông tin được kiểm toán”
=> Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của công
việc kiểm toán và có vai trò hết sức quan trọng
133
* Vai trò:
- Đối với người sử dụng thông tin được kiểm toán:
Báo cáo kiểm toán là căn cứ để đưa ra các quyết định
kinh tế, quyết định quản lý quan trọng
- Đối với kiểm toán viên:
Báo cáo kiểm toán là sản phẩm của họ cung cấp cho xã hội,
vì vậy nó quyết định uy tín, vị thế của KTV và họ phải chịu
trách nhiệm về ý kiến của mình.
- Đối với đơn vị được kiểm toán:
+ Tăng vị thế, uy tín của đơn vị
+ Cung cấp thông tin tin cậy cho các nhà quản lý
134
* Nội dung của báo cáo kiểm toán
- Tiêu đề
- Người nhận báo cáo
- Đối tượng kiểm toán: các thông tin đã được kiểm toán
- Các chuẩn mực kiểm toán và các nguyên tắc được dùng làm
chuẩn mực đánh giá trong cuộc kiểm toán
- Công việc kiểm toán viên đã làm
- Các giới hạn về phạm vi kiểm toán (nếu có)
- ý kiến của KTV về các thông tin được kiểm toán
- Nhận xét và giải pháp cải tiến đối với kiểm soát nội bộ (nếu
cần).
- Ngày, tháng, năm lập báo cáo kiểm toán
- Chữ ký, đóng dấu
135
* Các loại báo cáo kiểm toán:
- Báo cáo chấp nhận toàn bộ
- Báo cáo chấp nhận từng phần
- Báo cáo bày tỏ ý kiến trái ngược
- Báo cáo từ chối đưa ý kiến nhận xét
136
Kiểm toán viên chấp nhận
toàn bộ các thông tin được
kiểm toán trên tất cả các
khía cạnh trọng yếu.
Báo cáo chấp nhận toàn bộ
Tuy nhiên cần chú ý rằng chỉ trên những khía cạnh trọng yếu. Vì
vậy báo cáo kiểm toán không thể là 1 tài liệu có thể bảo đảm hoàn
hảo cho tất cả những người sử dụng không gặp rủi ro gì.
137
Báo cáo chấp nhận từng phần
Với loại báo cáo này, KTV đưa ra ý kiến chỉ chấp
nhận từng phần đối với những thông tin được kiểm
toán, bên cạnh đó còn những thông tin chưa chấp
nhận.
+ Dạng tuỳ thuộc: Phạm vi kiểm toán bị giới hạn hoặc tài liệu
không rõ ràng mà kiểm toán viên chưa nhất trí, chưa diễn đạt
được ý kiến của mình
+ Dạng ngoại trừ: KTV còn có những ý kiến bất đồng với nhà
quản lý đơn vị trong từng phần của đối tượng kiểm toán
Phần chưa chấp nhận này có thể ở 2 dạng:
138
Báo cáo bày tỏ ý kiến trái ngược
Loại báo cáo này được phát hành khi có sự bất
đồng lớn giữa các KTV và các nhà quản lý đơn
vị.
Ví dụ: Các BCTC được lập không đúng theo các
chuẩn mực kế toán hiện hành
KTV bày tỏ ý kiến không chấp nhận đối
với các thông tin được kiểm toán
139
Báo cáo từ chối đưa ý kiến nhận xét
KTV từ chối bày tỏ ý kiến nhận đối với các
thông tin được kiểm toán
Loại báo cáo này được phát hành khi phạm vi kiểm toán
bị gới hạn nghiêm trọng hoặc các tài liệu quá mập mờ,
không rõ ràng khiến KTV không thể tiến hành kiểm toán
theo chương trình đã định.
140
IV. CÁC CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN
1. Khái niệm chuẩn mực kiểm toán
3. Khái quát hệ thống chuẩn mực kiểm toán
141
1. Khái niệm Chuẩn mực kiểm toán
(Standards on Auditing)
- Khái niệm:
Chuẩn mực kiểm toán là những nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ và
về việc xử lý các mối quan hệ phát sinh trong quá trình kiểm toán.
Hiểu theo nghĩa rộng, chuẩn mực kiểm toán bao gồm cả những
hướng dẫn, những giải thích về các nguyên tắc cơ bản để các kiểm
toán viên có thể áp dụng trong thực tế, để đo lường và đánh giá
chất lượng công việc kiểm toán.
IFAC IASC
ISA= International Standards on
Auditing
MoF VSA= Vietnamese Standards on Auditing
www.MoF.gov.vn
www.kiemtoan.com.vn
142
Đợt 1 ban hành 04 chuẩn mực:
1. Chuẩn mực số 200 : Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm
toán báo cáo tài chính;
2. Chuẩn mực số 210 : Hợp đồng kiểm toán;
3. Chuẩn mực số 230 : Hồ sơ kiểm toán;
4. Chuẩn mực số 700 : Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.
Đợt 2 ban hành 06 chuẩn mực:
5. Chuẩn mực số 250 : Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các qui định
trong kiểm toán báo cáo tài chính;
6. Chuẩn mực số 310 : Hiểu biết về tình hình kinh doanh;
7. Chuẩn mực số 500 : Bằng chứng kiểm toán;
8. Chuẩn mực số 510 : Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu năm tài chính
9. Chuẩn mực số 520 : Quy trình phân tích;
10. Chuẩn mực số 580 : Giải trình của Giám đốc.
2. Khái quát Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
đã ban hành
143
Đợt 3 ban hành 06 chuẩn mực:
11. Chuẩn mực số 240 : Gian lận và sai sót;
12. Chuẩn mực số 300 : Lập kế hoạch kiểm toán;
13. Chuẩn mực số 400 : Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ;
14. Chuẩn mực số 530 : Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác;
15. Chuẩn mực số 540 : Kiểm toán các ước tính kế toán;
16. Chuẩn mực số 610 : Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ.
Đợt 4 ban hành 05 chuẩn mực:
17. Chuẩn mực số 220 : Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán;
18. Chuẩn mực số 320 : Tính trọng yếu trong kiểm toán;
19. Chuẩn mực số 501 : Bằng chứng kiểm toán bổ sung đối với các
khoản mục và sự kiện đặc biệt;
20. Chuẩn mực số 560 : Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán
lập báo cáo tài chính;
21. Chuẩn mực số 600 : Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác.
144
Đợt 5 ban hành 06 chuẩn mực:
22. Chuẩn mực số 401 : Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học;
23. Chuẩn mực số 550 : Các bên liên quan;
24. Chuẩn mực số 570 : Hoạt động liên tục;
25. Chuẩn mực số 800 : Báo cáo kiểm toán về những công việc kiểm
toán đặc biệt ;
26. Chuẩn mực số 910 : Công tác soát xét báo cáo tài chính;
27. Chuẩn mực số 920 : Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ
tục thoả thuận trước.
Đợt 6 ban hành 06 chuẩn mực:
28. Chuẩn mực 402 : Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử
dụng dịch vụ bên ngoài
29. Chuẩn mực 620 : Sử dụng tư liệu của chuyên gia
30. Chuẩn mực 710 : Thông tin có tính so sánh
31. Chuẩn mực 720 : Những thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài
chính đã kiểm toán
32. Chuẩn mực 930 : Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính
33. Chuẩn mực 1000 : Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư
hoàn thành.
145
Đợt 7 ban hành 04 chuẩn mực:
34. Chuẩn mực 260: Trao đổi các vấn đề quan trọng phát
sinh khi kiểm toán với Ban lãnh đạo
đơn vị được kiểm toán;
35. Chuẩn mực 330: Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá
rủi ro;
36. Chuẩn mực 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài;
37. Chuẩn mực 545: Kiểm toán việc xác định và trình bày
giá trị hợp lý.
146
V.KIỂM TOÁN NỘI BỘ
1. Khái niệm, bản chất của KTNB
2. Tổ chức của Kiểm toán nội bộ
3. Hoạt động của kiểm toán nội bộ
147
1. Khái niệm, bản chất kiểm toán nội bộ
 Kiểm toán nội bộ là quá trình hoạt động một cách có hệ
thống, có kỷ luật và độc lập của những người có thẩm
quyền nhằm kiểm tra, đánh giá về chất lượng và độ tin
cậy của các thông tin tài chính và phi tài chính của NH,
đồng thời đưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ và quản trị
điều hành của NH.
 Như vậy, Kiểm toán nội bộ là hoạt động tư vấn và đảm
bảo một cách khách quan và độc lập, được thiết lập nhằm
tăng cường và cải thiện chất lượng hoạt động ngân hàng.
148
Mục tiêu hoạt động
 Giúp HĐQT, BLĐ NH thực hiện chức năng giám sát của
mình đối với qui trình báo cáo thông tin tài chính, phi tài
chính nhằm đảm bảo rằng các thông tin được công bố là
trung thực, rõ ràng và không bị lạm dụng
 Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro, hệ
thống kiểm soát tài chính nội bộ. Phát hiện và chỉ ra
nguyên nhân của những sơ hở, yếu kém trong hoạt động
từ đó đề xuất và tư vấn với HĐQT, BLĐ các biện pháp, giải
pháp để cải tiến.
 Giúp nâng cao vị thế của NH thông qua việc hoàn thiện
môi trường quản lý rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ của
NH
149
Chủ tịch HĐQT
Ban TGĐ
Các phòng chức
năng nghiệp vụ
Ủy ban kiểm toán/ Ban
Kiểm soát của HĐQT
Ban KTNB
Cơ cấu tổ chức hệ thống kiểm toán nội bộ NHTM
2. Tổ chức của Kiểm toán nội bộ
150
Điều kiện cần thiết để Ban KTNB hoạt động có hiệu
quả
 Đảm bảo tốt trình độ nghiệp vụ
 Cam kết ủng hộ của Ban lãnh đạo cấp cao nhất và mọi
cấp quản lý: xử lý kịp thời những kiến nghị
 Có quyền tiếp cận mọi thông tin
 Có vị thế độc lập: quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp
lý; tránh xung đột lợi ích kinh tế với bộ phận nghiệp vụ
được kiểm toán; không có quan hệ gia đình thân nhân,
hoặc kiểm toán những nơi trước đây vừa công tác.
 Giải quyết tốt mối quan hệ báo cáo thông tin cũng như
vấn đề lương thưởng, thăng tiến...cho KTV nội bộ
151
Ban Kiểm
toán Nội bộ
Phòng
Phát triển
Kiểm toán
Phòng
KTNB Hệ
thống IT
Phòng
KTNB về
Treasury
Phòng
Đảm bảo
chất
lượng
Phòng
KTNB
n
Phòng
KTNB
1
Kiểm
toán
chung
Kiểm
toán
Tín
dụng
Kiểm
toán
chung
Kiểm
toán
Tín
dụng
Chức năng
thực hiện
nghiệp vụ
Chức năng thiết
lập chính sách và
bảo đảm chất
lượng
. . .
152
Chức năng của kiểm toán nội bộ
 Chức năng kiểm tra: là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để xem
xét, đối chiếu mức độ trung thực của các thông tin, tài liệu và tính
hợp pháp của việc thực hiện các nghiệp vụ hay lập các bản khai tài
chính
 Chức năng đánh giá: Thông qua kiểm tra, KTNB thực hiện đánh giá
tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp của các số liệu, thông tin, tài
liệu được kiểm tra
 Chức năng xác nhận: Thông qua kiểm tra, đánh giá, KTNB xác nhận
thực trạng của thông tin đã kiểm tra về tính đúng đắn, trung thực và
hợp pháp của các thông tin đó
 Chức năng tư vấn: Trên cơ sở những phát hiện trong quá trình kiểm
tra, đánh giá, KTNB đề xuất và tư vấn giải pháp để khắc phục sai
sót, cải tiến và hoàn thiện hệ thống KSNB, giúp NH đạt được mục
tiêu của mình
153
Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ
 Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy, hiệu lực và hiệu quả của hệ
thống KSNB
 Kiểm tra, thẩm định tính xác thực, độ tin cậy của các
thông tin quản lý, thông tin tài chính, bao gồm cả hệ
thống thông tin điện tử và dịch vụ điện tử
 Kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ pháp luật và quy định nội
bộ của NH
 Kiểm tra đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của công tác
quản lý rủi ro, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản và
sử dụng nguồn lực của NH
 Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót, xử
lý các sai phạm, đề xuất biện pháp hoàn thiện hệ thống
KSNB, hệ thống quản lý rủi ro của NH
154
3. Nội dung hoạt động KTNB
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán hàng năm
Giai đoạn 2: Thực hiện cuộc kiểm toán
Giai đoạn 3: Lập báo cáo kiểm toán
Giai đoạn 4: Đảm bảo chất lượng
155
Mong muốn của
các bên hữu quan
Giai đoạn 3
Lập báo cáo
Giai đoạn 1
Lập kế hoạch
hàng năm
Giai đoạn 2
Thực hiện kiểm toán
Lưu tài liệu
Báo cáo chi
tiết
Thăm dò mức độ
thỏa mãn của các
bên hữu quan
Đảm bảo chất lượng
- Bên ngoài
Tổng quan về
doanh nghiệp
Đánh giá
rủi ro
Hoạch định
chiến lược
Kế hoạch Chiến
lược được đánh
giá lại
Triển khai
Kế hoạch
chi tiết
Tóm tắt
báo cáo
Báo cáo
thường kỳ,
BC từng
cuộc KT, BC
khẩn...
Đảm bảo Chất lượng
- Nội bộ
Hoàn thành
Phê duyệt
KH chiến lược
Giai đoạn 4
Đảm bảo chất
lượng (QA)
156
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán năm
 Công tác lập kế hoạch hàng năm rất quan trọng nhằm đảm bảo
KTNB đáp ứng được các mong muốn của các bên hữu quan và
luôn nắm chắc danh mục rủi ro của Ngân hàng.
 Để đạt được những mục tiêu đó, Ban KTNB cần:
 Đánh giá RR một cách thường xuyên (Đánh giá RR tiềm tàng)
 Đánh giá tính tin cậy và tính hiệu quả của các hoạt động kiểm
soát trong việc làm giảm bớt tác động/khả năng xảy ra rủi ro
(Đánh giá rủi ro kiểm soát).
 Từ đó tiến hành phân loại mức độ rủi ro của từng bộ phận, từng
đơn vị để lập kế hoạch kiểm toán năm. Những bộ phận/phòng
kinh doanh có rủi ro cao sẽ được ưu tiên số một trong việc thực
hiện kiểm toán
157
Đánh giá rủi ro là việc quan trọng
đầu tiên của quy trình lập kế
hoạch kiểm toán
158
 Rủi ro được định nghĩa là tập hợp các nhân tố bên
trong và bên ngoài có thể cản trở NH thực hiện các
mục tiêu kinh doanh của mình.
 Như vậy, rủi ro không chỉ bao gồm khả năng xấu có
thể xảy ra (mối nguy hiểm) mà còn là khả năng tốt
đẹp có thể xảy ra (các cơ hội), hoặc khả năng kết
quả thực tế không giống với những gì mong đợi (sự
không chắc chắn) và bất kỳ điều gì có thể ảnh
hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của ngân
hàng.
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH
159
Rủi ro bên trong
Rủi ro bên ngoài
Rủi ro
hoạt
động
kinh
doanh
Business
Risk
Rủi ro
vốn khả
dụng
Liquidity
Risk
Rủi ro giá cả Rủi ro thất thoát do đối
tượng
Rủi
ro
thay
đổi
lãi
suất
Rủi ro
đồng
tiền
(tỷ
giá)
Rủi
ro
giá
cả
khác
Rủi ro
tín
dụng
Rủi ro
ko có
nguồn
bù đắp
Rủi
ro
ứng
trước
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
Rủi
ro
pháp
lý
- BGĐ
- QĐ quản lý
kém
- Nhân sự
- Cạnh tranh
- Đối thủ
- Công nghệ
- Gian lận,
sai sót…
- Thiếu dự
trữ thanh
khoản
- Chênh lệch
kỳ hạn Nợ-
Có
-Chênh lệch
kỳ đáo hạn
Nợ - Có
-Không
tương
đồng cơ
sở lãi suất
- Khe hở
lãi suất
-Chênh
lệch kỳ
hạn
- Trạng
thái ngoại
tệ mở
+ Long
position
+ Short
Position
- Giá cả
TSĐB
- giá cả
khác
-K.H khó
khăn về
TC, phá
sản, sụp
đổ
-D.án
không có
dòng tiền
-KH chây
ỳ ko trả nợ
-Đối tác
phá hợp
đồng
-Quan hệ
ứng
trước cho
khách
hàng
160
Đánh giá rủi ro
 Đánh giá rủi ro là quy trình trong đó NH phát hiện và
phân tích những rủi ro liên quan tới việc thực hiện các
mục tiêu của mình, tạo cơ sở cho việc xác định cách
thức quản lý những rủi ro đó.
 Một việc rất quan trọng đối với Ban KTNB của NH là
xây dựng một phương pháp có hệ thống để phân tích
rủi ro. Bản đánh giá rủi ro cho phép kiểm toán viên
xem xét các sự kiện tiềm ẩn có khả năng ảnh hưởng tới
việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh.
161
Các bước đánh giá rủi ro
 Xác định các mục tiêu chủ yếu của ngân hàng.
 Xác định các rủi ro chủ yếu sẽ tác động tới việc hoàn
thành mục tiêu một cách trọng yếu (rủi ro chiến
lược, tài chính, tác nghiệp và tuân thủ).
 Xác định các trường hợp rủi ro có thể làm phát sinh
một vấn đề hoặc một sự kiện liên quan tới một rủi ro
nhất định.
 Đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của quy trình kiểm
soát nội bộ và những nỗ lực giảm nhẹ rủi ro khác
bằng một phương pháp luận có hệ thống.
 Xây dựng bản đánh giá, phân loại rủi ro trình HĐQT,
Ban lãnh đạo NH.
162
Hệ thống quản lý rủi ro tổng thể
Bộ phận Quản
lý Rủi ro
Các đơn vị
Kinh doanh
Kiểm toán
nội bộ
 Đánh giá rủi ro
 Xây dựng kế
hoạch kiểm toán
 Xây dựng
chương trình
kiểm toán
 Xác định các rủi ro
chính tại các đơn vị
kinh doanh
 Cập nhật danh mục
rủi ro
 Xây dựng hệ thống
quản lý rủi ro
 Tập trung vào các
rủi ro chính của NH
Kiểm soát viên
163
Trình tự đánh giá rủi ro
 Ban kiểm toán nội bộ xây dựng bảng câu hỏi đánh
giá rủi ro và các hướng dẫn để gửi tới các đơn vị
kinh doanh để các lãnh đạo các đơn vị kinh doanh
hoàn thành (khoảng đầu tháng 9).
 Lãnh đạo các đơn vị kinh doanh phải nộp phần trả
lời của mình lên Ban kiểm toán nội bộ trong vòng
một tháng (khoảng đầu tháng 10).
 Ban kiểm toán hình thành bản tổng hợp đánh giá
rủi ro sẽ trở thành nguồn quan trọng được sử dụng
để xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm (vào
cuối tháng 10).
164
Mô hình đánh giá rủi ro
Đầu vào Xử lý Kết
quả
Đánh giá rủi ro tiềm tàng (rủi ro
xuất hiện khi tiến hành các hoạt
động kinh doanh, trước khi tính
đến ảnh hưởng của kiểm soát nội
bộ )
Tổng
hợp,
đánh
giá,
phân
loại
mức
độ
rủi ro
Kế
hoạch
kiểm
toán
năm
Đánh giá rủi ro kiểm soát (rủi ro
vẫn tồn tại từ những rủi ro tiềm
tàng, sau khi tính đến tác động của
hệ thống kiểm soát nội bộ)
165
Cách đánh giá rủi ro
 Các hoạt động của ngân hàng được đánh giá dựa trên
các tiêu chí đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát,
có sử dụng đến trọng số.
 Xây dựng danh mục rủi ro rồi thực hiện tính điểm cho
từng nhân tố độc lập (có tính đến trọng số) rồi tổng hợp
thang điểm cho cả hệ thống.
 Ngân hàng có thể sử dụng phép cộng đơn giản các kết
quả của từng nhân tố để tính rủi ro liên kết trong từng
nghiệp vụ.
166
Danh mục các rủi ro
Trọn
g số
%
Đặc điểm
A. Đánh giá rủi ro tiềm tàng
I. Các rủi ro tài chính 45
Ảnh hưởng đến vị thế tài
chính.
II. Các rủi ro về uy tín 45
Ảnh hưởng đến độ tín
nhiệm và việc thực hiện các
mục tiêu của NH
III. Các rủi ro về nhân
sự
10
Các rủi ro bị xúi giục, cám
dỗ
B. Đánh giá tính đầy đủ của kiểm soát
IV. Chất lượng kiểm
Ảnh hưởng hoặc gia tăng
ĐÁNH GIÁ RỦI RO TIỀM TÀNG TRONG KINH DOANH
CÁC NHÂN TỐ
Trọng số
%
I. Các rủi ro tài chính 45
Liệu sai phạm/lỗi có dẫn đến tổn thất tài chính nghiêm trọng hay
không?
25
Quy trình nghiệp vụ có phức tạp và/hoặc liên quan đến khối lượng
lớn các giao dịch không?
20
II. Các rủi ro về uy tín 45
Các sai phạm/lỗi có ảnh hưởng đến hình ảnh ngân hàng không? 20
Các sai phạm/lỗi có dẫn đến việc NH vi phạm quy định pháp luật
không?
15
Nghiệp vụ này có liên quan trực tiếp hoặc là chức năng, hoạt động
chính của ngân hàng không?
10
III. Các rủi ro về nhân sự 10
Việc thực hiện hoạt động tác nghiệp có chứa đựng các rủi ro tiềm
ẩn hay không:
-Nghiệp vụ có liên quan đến việc tiếp cận các thông tin nhạy cảm
và/hoặc đòi hỏi kiến thức chuyên môn đặc biệt hay không?
168
ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐẦY ĐỦ CỦA HỆ THỐNG KiỂM SOÁT
CÁC NHÂN TỐ
Trọng
số %
IV. Chất lượng kiểm soát nội bộ được thiết lập 100
Có đầy đủ các chốt kiểm soát hệ thống không? (ví dụ:
có hệ thống đánh giá an toàn hệ thống hay không?
Quy trình nghiệp vụ có đảm bảo cho nghiệp vụ diễn
ra hiệu quả và các nguồn lực được sử dụng hợp lý
không?)
25
Có nghiệp vụ/hệ thống nào mới hoặc sửa đổi không? 25
Lần kiểm toán trước tiến hành cách đây có lâu không? 20
Nhân sự có đầy đủ và đáp ứng được yêu cầu quản lý,
số lượng và trình độ nhân viên?
15
Có sai phạm hoặc lỗi nào liên quan đến nghiệp vụ
được phát hiện trong lần kiểm toán trước không?
15
169
Để có thể đánh giá được rủi ro tiềm tàng và
rủi ro kiểm soát mỗi nhân tố sẽ được chấm
điểm từ 0 đến 3 (0 thể hiện không có rủi ro, 1
thể hiện mức độ rủi ro thấp, 2 thể hiện mức
độ rủi ro trung bình và 3 thể hiện mức độ rủi
ro cao). Sau đó sẽ nhân lên với trọng số tương
ứng để có được kết quả tổng điểm của từng
nhân tố. Cuối cùng, tổng điểm của các nhân tố
sẽ được tổng hợp lại và cho ta đánh giá tổng
quát về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
trong kinh doanh của NH.
170
Ví dụ: BẢNG CHẤM ĐIỂM ĐÁNH GIÁ RỦI RO
ST
T
Các vấn đề cần nghiên
cứu
Mức độ
1 điểm
hạng
Nghiệp vụ tín
dụng
Nghiệp vụ TTQT Nghiệp vụ KDNT
Xếp
hạng
Tổng
điểm
Xếp
hạng
Tổng
điểm
Xếp
hạng
Tổng
điểm
1 RR có gây tổn thất lớn về
tài chính không?
15 2 30 1 15 3 45
2 RR có gây tổn hại về uy tín
NH không?
15 1 15 2 30 1 15
3 RR có vi phạm pháp luật
khổng?
15 2 30 1 15 1 15
4 Trước đây có phát sinh sai
phạm không?
10 3 30 0 0 1 10
5 Thủ tục KSNB có được
thiết kế phù hợp không?
10 1 10 1 10 2 20
6 Trình độ phẩm chất CB
ng.vụ
10 2 20 0 0 2 20
Tổng điểm số
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt

More Related Content

Similar to KiemToanNHTM.ppt

Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt NamHoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Namluanvantrust
 
Chuẩn mực kiểm toán việt nam .
Chuẩn mực kiểm toán việt nam .Chuẩn mực kiểm toán việt nam .
Chuẩn mực kiểm toán việt nam .Chu Hoàng
 
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiepPhan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiepxuanduong92
 
5 kiem toan_3605
5 kiem toan_36055 kiem toan_3605
5 kiem toan_3605Nhí Minh
 
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàPhan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàLan Te
 
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính nataliej4
 
Qui định của btc về ktra ksoat
Qui định của btc về ktra ksoatQui định của btc về ktra ksoat
Qui định của btc về ktra ksoatThục Linh
 
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to KiemToanNHTM.ppt (20)

Kiemtoan
KiemtoanKiemtoan
Kiemtoan
 
De kiem toan
De kiem toanDe kiem toan
De kiem toan
 
Tổng Quan Về Kiểm Toán
Tổng Quan Về Kiểm ToánTổng Quan Về Kiểm Toán
Tổng Quan Về Kiểm Toán
 
Tổng quan về kiểm toán
Tổng quan về kiểm toánTổng quan về kiểm toán
Tổng quan về kiểm toán
 
Nckh
NckhNckh
Nckh
 
Chuong 1 Khái niệm kiểm toán
Chuong 1 Khái niệm kiểm toánChuong 1 Khái niệm kiểm toán
Chuong 1 Khái niệm kiểm toán
 
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt NamHoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
 
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đĐề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
 
Chuẩn mực kiểm toán việt nam .
Chuẩn mực kiểm toán việt nam .Chuẩn mực kiểm toán việt nam .
Chuẩn mực kiểm toán việt nam .
 
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiepPhan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
 
5 kiem toan_3605
5 kiem toan_36055 kiem toan_3605
5 kiem toan_3605
 
742 qd bhxh-281884
742 qd bhxh-281884742 qd bhxh-281884
742 qd bhxh-281884
 
Chương 1
Chương 1Chương 1
Chương 1
 
5 kiem toan
5   kiem toan5   kiem toan
5 kiem toan
 
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàPhan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
 
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
 
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính
 
Qui định của btc về ktra ksoat
Qui định của btc về ktra ksoatQui định của btc về ktra ksoat
Qui định của btc về ktra ksoat
 
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...
 
Cơ sở lý luận về dịch vụ kiểm toán và tổ chức kiểm toán độc lập.docx
Cơ sở lý luận về dịch vụ kiểm toán và tổ chức kiểm toán độc lập.docxCơ sở lý luận về dịch vụ kiểm toán và tổ chức kiểm toán độc lập.docx
Cơ sở lý luận về dịch vụ kiểm toán và tổ chức kiểm toán độc lập.docx
 

Recently uploaded

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 

Recently uploaded (20)

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 

KiemToanNHTM.ppt

  • 1. 1 tµi liÖu häc tËp kiÓm to¸n NHTM TS Lê Văn Luyện
  • 2. 2 KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH I. Tổng quan về Kiểm toán II. Hệ thống kiểm soát nội bộ III. Phương pháp và qui trình kiểm toán IV. Các chuẩn mực Kiểm toán V. Kiểm toán Nội bộ VI. Kiểm toán NHTM
  • 3. 3 I. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN 1. Quá trình hình thành & phát triển của kiểm toán 2. Bản chất của Kiểm toán 3. Phân loại hoạt động kiểm toán
  • 4. 4  Kiểm toán là hoạt động đã có từ rất lâu. Từ gốc của thuật ngữ “kiểm toán” theo tiếng la tinh là “Audire”, nghĩa là “Nghe” => “Audit”  Từ thế kỷ 20th trở về trước, kiểm toán chủ yếu được thực hiện để xác nhận tính trung thực, chính xác của các thông tin tài chính kế toán, và chủ yếu là kiểm toán tuân thủ do KTNN và KTNB tiến hành.  Thị trường chứng khoán phát triển, công ty cổ phần ra đời đã dẫn tới sự tách rời giữa quyền sở hữu của các cổ đông và chức năng quản lý của các nhà quản lý. Cộng với nhu cầu giải quyết các mâu thuẫn giữa người cung cấp và người sử dụng thông tin => KTĐL đã ra đời. 1. Quá trình hình thành & phát triển của kiểm toán
  • 5. 5  Kiểm toán hiện đại không chỉ dừng ở vai trò xác nhận các thông tin mà còn phát huy vai trò tư vấn trong hoạt động của các doanh nghiệp  Ở Việt nam, Công ty kiểm toán đầu tiên được thành lập tháng 05/1991. Đến đầu năm 2005 đã có trên 80 công ty kiểm toán và tư vấn tài chính. Các BIG FOUR cũng đã có mặt và hoạt động tại Việt nam 1. Quá trình hình thành & phát triển của kiểm toán (tiếp)
  • 6. 6 2. Khái niệm và bản chất của kiểm toán Khái niệm:  Kiểm toán là 1 quá trình do kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập tiến hành nhằm thu thập bằng chứng về những thông tin có thể định lượng được của 1 tổ chức và đánh giá chúng nhằm thẩm định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.
  • 7. 7 Bản chất của kiểm toán: * Các thuật ngữ trong khái niệm có thể được hiểu như sau:  Kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập: là người đã đạt được những tiêu chuẩn chất lượng nghề nghiệp nhất định, có mức độ độc lập tương ứng theo từng loại hình kiểm toán, và được bổ nhiệm để thực hiện chức trách này.  Bằng chứng: là các tài liệu, các thông tin được KTV thu thập để làm cơ sở cho những ý kiến, nhận xét của kiểm toán viên  Thông tin có thể định lượng được: Là các thông tin cần phải đánh giá và đưa ra nhận xét. Có thể là các báo cáo tài chính, các tờ khai nộp thuế, hợp đồng tín dụng...  Báo cáo: là văn bản trình bày ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về mức độ phù hợp giữa các thông tin với các chuẩn mực đã xây dựng.  Chuẩn mực để đánh giá: được thiết lập tuỳ theo mục đích của từng loại kiểm toán, như các chuẩn mực kế toán, các văn bản pháp lý, nội qui cơ quan...
  • 8. 8 Đối tuợng, chức năng của kiểm toán và mối quan hệ kế toán – kiểm toán * Đối tuợng:  Một cách chung nhất, đối tượng của kiểm toán chính là các thông tin có thể định lượng được của 1 tổ chức, 1 DN nào đó cần phải đánh giá và bày tỏ ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lý của nó.  Đối tượng cụ thể của kiểm toán phụ thuộc vào từng cuộc kiểm toán, từng loại hình kiểm toán, có thể là các thông tin tài chính (như các BCTC), hoặc thông tin phi tài chính.
  • 9. 9 * Chức năng của kiểm toán: Là một ngành cung cấp dịch vụ đặc biệt, kiểm toán thực hiện chức năng: KIỂM TRA, XÁC NHẬN và BÀY TỎ Ý KIẾN về TÍNH TRUNG THỰC, HỢP LÝ của CÁC THÔNG TIN trước khi nó đến tay người sử dụng. Hay, kiểm toán thực hiện chức năng - Kiểm tra, thẩm định - Xác nhận và giải toả trách nhiệm - Tư vấn
  • 10. 10 * Mối quan hệ kế toán - kiểm toán: Ho¹t ®éng kinh tÕ cña doanh nghiÖp Chức năng kế toán Th«ng tin kÕ to¸n, tµi chÝnh Chức năng kiểm toán Những người sử dụng thông tin: + ChÝnh Phñ + Nhµ qu¶n lý + Nhµ ®Çu t + Đối tác + Cổ đông….. 2 5 4 3 1
  • 11. 11 3. Phân loại hoạt động kiểm toán. 3.1. Phân loại theo chức năng, mục đích kiểm toán.  Căn cứ theo chức năng kiểm toán, có thể chia công việc kiểm toán thành 3 loại: + Kiểm toán hoạt động + Kiểm toán tuân thủ + Kiểm toán báo cáo tài chính
  • 12. 12 a. Kiểm toán hoạt động (Opperational Audit). - K/niệm:  Kiểm toán hoạt động là quá trình kiểm tra và đánh giá về sự hữu hiệu và tính hiệu quả của một hoạt động để từ đó đề xuất phương án cải tiến. - Đối tượng: Rất đa dạng, có thể bao gồm:  Rà soát lại hệ thống kế toán và các qui chế kiểm soát nội bộ để giám sát và tăng cưởng hiệu quả của hệ thống này.  Kiểm tra việc huy động, phân phối, sử dụng 1 cách hiệu quả các nguồn lực, như: nhân, tài, vật lực, thông tin...  Kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối và sử dụng thu nhập, bảo toàn và phát triển vốn...  Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động của từng bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.  Đánh giá hiệu quả của một qui trình sản xuất … - Chuẩn mực đánh giá: Chuẩn mực đánh giá được xác định tuỳ theo từng đối tượng cụ thể, vì thế không có chuẩn mực chung và việc lựa chọn chuẩn mực thường mang tính chủ quan tuỳ theo nhận thức của kiểm toán viên. - Chủ thể tiến hành: Thường được thực hiện bởi các kiểm toán viên nội bộ, nhưng cũng có thể do kiểm toán viên Nhà nước hay kiểm toán viên độc lập tiến hành. - Kết quả: Chủ yếu phục vụ cho lợi ích của chính bản thân đơn vị được kiểm toán.
  • 13. 13 b. Kiểm toán tuân thủ (Compliance/regulatory Audit) - K/niệm: Là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành luật pháp, chính sách, chế độ quản lý, hay các văn bản, qui định nào đó của đơn vị. - Đối tượng: là việc tuân thủ pháp luật và các qui định hiện hành, có thể bao gồm:  Luật pháp, chính sách, chế độ tài chính kế toán, chế độ quản lý của Nhà nước,  Nghị quyết, quyết định, quy chế của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, nội qui cơ quan.  Các qui định về nguyên tắc qui trình nghiệp vụ, thủ tục quản lý của toàn bộ cũng như từng khâu công việc của từng bộ phận. - Chuẩn mực dùng để đánh giá: là các văn bản có liên quan, như: luật thuế, các văn bản pháp qui, các nội qui, chế độ, thể lệ... - Chủ thể tiến hành: Được thực hiện chủ yếu bởi kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên nhà nước hay kiểm toán viên độc lập. - Kết quả: Chủ yếu phục vụ cho các cấp thẩm quyền có liên quan, các nhà quản lý.
  • 14. 14 c. Kiểm toán báo cáo tài chính (Audit of Financial Statements) - K/niệm: Là việc kiểm tra và bày tỏ ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lý của các báo cáo tài chính của 1 đơn vị. - Đối tượng kiểm toán: Là các báo cáo tài chính của đơn vị, bao gồm: + Bảng cân đối tài khoản + Bảng Cân đối kế toán + Báo cáo kết quả kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Thuyết minh các báo cáo tài chính - Chuẩn mực dùng để đánh giá: Kiểm toán báo cáo tài chính lấy các chuẩn mực kế toán hay chế độ kế toán hiện hành làm thước đo chủ yếu. - Chủ thể tiến hành: Kiểm toán báo cáo tài chính thường được thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập - Kết quả: Để phục vụ cho đơn vị, nhà nước và các bên thứ 3, trong đó chủ yếu là các nhà đầu tư, các nhà cung cấp
  • 15. 15 3.2. Phân loại theo chủ thể kiểm toán  Căn cứ theo chủ thể kiểm toán có thể chia hoạt động kiểm toán thành 3 loại: + Kiểm toán nhà nước + Kiểm toán độc lập + Kiểm toán nội bộ
  • 16. 16 a. Kiểm toán Nhà nước (State Audit) - K/niệm: Là hoạt động kiểm toán do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành, chủ yếu là họ thực hiện kiểm toán tuân thủ và đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị có sử dụng vốn, kinh phí của nhà nước.  Cơ quan kiểm toán nhà nước là một tổ chức trong bộ máy quản lý của nhà nước. Kiểm toán viên nhà nước là các viên chức nhà nước. - Về mặt tổ chức: Kiểm toán Nhà nước có thể trực thuộc Chính phủ, Quốc hội hoặc Toà án.  Kiểm toán nhà nước có quyền góp ý và yêu cầu các đơn vị được kiểm toán sửa chữa những sai phạm và kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý những sai phạm, đề xuất với Chính phủ sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính, kế toán cần thiết. - ở Việt nam: Kiểm toán Nhà nước được thành lập theo Nghị định 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ và là một cơ quan của Chính phủ. Năm 2005 thay đổi mô hình tổ chức, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT -> Nâng cao năng lực và hiệu quả của KTNN
  • 17. 17 b. Kiểm toán độc lập (Independent Audit). - K/niệm:  Là hoạt động kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên độc lập thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập. Họ chủ yếu thực hiện các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, và tuỳ theo yêu cầu của khách hàng họ còn thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và cung cấp các dịch vụ tư vấn về kế toán, thuế, tài chính...  Do sự độc lập trong hoạt động nên kết quả kiểm toán của họ tạo được sự tin cậy đối với những người sử dụng, do đó họ có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nói khác, những người sử dụng báo cáo tài chính mà chủ yếu là các bên thứ 3 chỉ tin cậy vào những báo cáo đã được kiểm toán viên độc lập kiểm toán.
  • 18. 18 c. Kiểm toán nội bộ (Internal Audit) - K/niệm: Là hoạt động kiểm toán do các kiểm toán viên nội bộ của đơn vị tiến hành theo yêu cầu của giám đốc doanh nghiệp hoặc thủ trưởng đơn vị.  Để có thể hoạt động hữu hiệu thì bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ chức độc lập với các bộ phận khác trong đơn vị, thế nhưng sự độc lập này chỉ mang tính tương đối vì họ vẫn là nhân viên của đơn vị. Đây chính là sự khác biệt chủ yếu giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập và làm cho kết quả của kiểm toán nội bộ khó được sự tin cậy của những người bên ngoài đơn vị. => Kết quả kiểm toán nội bộ chủ yếu để phục vụ cho công tác quản lý của Ban Giám đốc và HĐQT.  Kiểm toán nội bộ có thể thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, hoặc kiểm toán báo cáo tài chính.
  • 19. 19 1. Khái niệm và mục tiêu,nhiệm vụ của HTKSNB 2. Các bộ phận cấu thành của HTKSNB 3. Những vấn đề cần chú ý khi thiết lập HTKSNB 4. Những hạn chế vốn có của HTKSNB II. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ (Internal Control System- ICS)
  • 20. 20 1. Khái niệm & mục tiêu, nhiệm vụ * Khái niệm (1). Hệ thống kiểm soát nội bộ là toàn bộ những chính sách và thủ tục kiểm soát do Ban Giám đốc của đơn vị thiết lập nhằm đảm bảo việc quản lý chặt chẽ và hiệu quả của các hoạt động trong khả năng có thể. (IAS 400) (2). Theo COSO: Kiểm soát nội bộ là 1 qui trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng Quản trị, các nhà quản lý và các nhân viên khác của 1 tổ chức, được thiết kế để cung cấp mọi sự đảm bảo hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu mà Hội đồng quản trị, các nhà quản lý mong muốn là: + Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động + Tính chất đáng tin cậy của các báo cáo tài chính + Sự tuân thủ các luật lệ và qui định hiện hành
  • 21. 21  ICS không chỉ là một thủ tục hay một chính sách được thực hiện ở một vài thời điểm nhất định mà được vận hành liên tục ở tất cả mọi cấp độ trong Ngân hàng.  HĐQT và các nhà quản trị cấp cao chịu trách nhiệm cho việc thiết lập một văn hóa phù hợp nhằm hỗ trợ cho quy trình KSNB hiệu quả cũng như việc giám sát hiệu quả của hệ thống này một cách liên tục; tuy nhiên tất cả các thành viên của tổ chức đều tham gia vào quy trình này. Giải thích khái niệm:
  • 22. 22 Mục tiêu kết quả hoạt động: Hiệu quả và hiệu năng hoạt động Mục tiêu thông tin: Độ tin cậy, tính hoàn thiện và cập nhật của các thông tin tài chính và quản lý Mục tiêu tuân thủ: Sự tuân thủ pháp luật và quy định Mục tiêu của Hệ thống KSNB
  • 23. 23 Mục tiêu của Hệ thống KSNB (tiếp)  Mục tiêu kết quả hoạt động: Hiệu quả và hiệu năng hoạt động  Sử dụng có hiệu quả các tài sản và các nguồn lực khác  Hạn chế rủi ro  Đảm bảo sự phối hợp, cùng làm việc của toàn bộ nhân viên trong NH để đạt được mục tiêu của NH với hiệu năng và sự nhất quán.  Tránh được các chi phí không đáng có/ việc đặt các lợi ích khác (của nhân viên, của khách hàng...) lên trên lợi ích của Ngân hàng.
  • 24. 24 Mục tiêu của Hệ thống KSNB (tiếp)  Mục tiêu thông tin: Độ tin cậy, tính hoàn thiện và cập nhật của thông tin tài chính và quản lý  Các báo cáo cần thiết được lập đúng hạn và đáng tin cậy để ra quyết định trong nội bộ NH  Thông tin gửi đến Ban TĐ, HĐQT, các cổ đông và các cơ quan giám sát phải có đủ chất lượng và tính nhất quán  BCTC và các báo cáo quản lý khác được trình bày một cách hợp lý và dựa trên các nguyên tắc kế toán đã được xác định rõ ràng
  • 25. 25  Mục tiêu tuân thủ: Sự tuân thủ pháp luật và quy định. Đảm bảo mọi hoạt động của NH đều tuân thủ:  Các luật và quy định  Các yêu cầu về giám sát  Các chính sách và quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng. Mục tiêu của Hệ thống KSNB (tiếp)
  • 26. 26 * Nhiệm vụ: - Ngăn ngừa các sai phạm trong hệ thống xử lý nghiệp vụ - Phát hiện kịp thời các sai phạm trong quá trình xử lý nghiệp vụ - Bảo vệ đơn vị trước những thất thoát có thể tránh - Đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh
  • 27. 27 2. Các bộ phận cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ I.C.S Control Environment Accounting System Control Procedures
  • 28. 28 a. Môi trường kiểm soát  Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ những nhân tố có ảnh hưởng đến quá trình thiết kế, sự vận hành và tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ, trong đó, nhân tố chủ yếu là nhận thức và hành động của các nhà quản lý đơn vị
  • 29. 29 Một số nhân tố chính thuộc về môi trường kiểm soát (1). Trình độ, ý thức, nhận thức, đạo đức, triết lý, phong cách điều hành của Ban Giám đốc, Hội đồng Quản trị (2). Cơ cấu tổ chức của đơn vị (3). Đội ngũ nhân sự (4). Kế hoạch và dự toán (5). Kiểm toán nội bộ (6). Các phương pháp truyền đạt sự phân công quyền hạn (7). Các yếu tố bên ngoài
  • 30. 30 “Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng rất quan trọng đến quá trình thực hiện và kết quả của các thủ tục kiểm soát. Môi trường kiểm soát là nền tảng, là điều kiện cho các thủ tục kiểm soát phát huy tác dụng. Một môi trường tốt sẽ có khả năng phát huy hiêụ quả, hạn chế những thiếu sót của các thủ tục kiểm soát, ngược lại, một môi trưởng yếu kém sẽ kìm hãm cảc thủ tục kiểm soát và làm cho nó chỉ còn là hình thức mà thôi”
  • 31. 31 b. Hệ thống kế toán: Thông qua việc ghi chép, tính toán, phân loại các nghiệp vụ, vào sổ sách tổng hợp và lập các báo cáo tài chính, hệ thống kế toán không những cung cấp những thông tin cần thiết cho quá trình quản lý, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các mặt hoạt động của đơn vị, nên nó là một bộ phận quan trọng của Kiểm soát nội bộ.
  • 32. 32 Các yêu cầu của hệ thống kế toán: - Tính trung thực (Validity) - Sự phê chuẩn (Authorization) - Tính đầy đủ (Completeness) - Sự đánh giá (Valuation) - Sự phân loại (Classification) - Kịp thời (Timline) - Chuyển sổ và tổng hợp chính xác (Posting & summarization)
  • 33. 33 c. Các thể thức kiểm soát * Khái niệm: “Là những chính sách, thủ tục giúp cho việc thực hiện các chỉ đạo của người quản lý. Nó đảm bảo các hoạt động cần thiết để quản lý các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp“.
  • 34. 34 Rất đa dạng, có thể bao gồm: + Kiểm tra, so sánh, phê duyệt các số liệu, tài liệu + Kiểm soát sự chính xác của các số liệu kế toán + Kiểm tra sự phê duyệt các chứng từ kế toán + Đối chiếu số liệu nội bộ với bên ngoài + Trong Ngân hàng: - Thủ tục thẩm định khách hàng trước khi cho vay - Chữ kỹ kiểm soát, ký hiệu mật trong TTĐT - Thu trước ghi sau, ghi trước chi sau về tiền mặt, soi tiền, đối chiếu số liệu tiền mặt cuối ngày… Ví dụ về các thể thức kiểm soát
  • 35. 35 3. Những vấn đề cần chú ý khi thiết kế Hệ thống kiểm soát nội bộ (Các nguyên tắc)  Nguyên tắc toàn diện  Nguyên tắc “4 mắt”  Nguyên tắc cân nhắc Lợi ích – Chi phí  Nguyên tắc phân công phân nhiệm  Phân chia trách nhiệm thích hợp (nguyên tắc bất kiêm nhiệm)  Các thủ tục phê chuẩn đúng đắn  Chứng từ và sổ sách đầy đủ  Bảo vệ tài sản vật chất và sổ sách  Kiểm tra độc lập  Phân tích rà soát
  • 36. 36 5 yếu tố cơ bản của HTKSNB 1. Giám sát của Ban lãnh đạo và văn hóa DN 2. Nhận biết và đánh giá rủi ro 3. Các hoạt động kiểm soát và phân nhiệm 4. Thông tin và trao đổi thông tin 5. Giám sát hoạt động và sửa sai
  • 37. 37 5 yếu tố cơ bản đó đã được Ủy ban Basel về giám sát hoạt động Ngân hàng cụ thể hóa thành các nguyên tắc cơ bản trong tài liệu hướng dẫn của mình về: Hệ thống Kiểm soát nội bộ của NHTM
  • 38. 38 A. Giám sát của Ban lãnh đạo và văn hóa DN Nguyên tắc 1 Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt và xem xét định kỳ các chiến lược kinh doanh chung và các chính sách quan trọng của ngân hàng; nắm bắt các rủi ro quan trọng đối với ngân hàng, đặt ra các mức độ có thể chấp nhận được đối với các rủi ro này và đảm bảo Ban Tổng Giám đốc tiến hành các bước đi cần thiết để nhận biết, định lượng, theo dõi và kiểm soát các rủi ro này; phê duyệt cơ cấu tổ chức; và đảm bảo Ban Tổng Giám đốc theo dõi tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc đảm bảo một hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp và có hiệu quả được áp dụng và duy trì.
  • 39. 39 Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm thực thi các chiến lược và chính sách được Hội đồng quản trị phê duyệt; xây dựng các quy trình để nhận biết, định lượng, theo dõi và kiểm soát các rủi ro; duy trì một cơ cấu tổ chức phân công rõ ràng trách nhiệm, thẩm quyền và các quan hệ báo cáo; đảm bảo các trách nhiệm đã giao phó được thực hiện có hiệu quả; thiết lập các chính sách kiểm toán nội bộ hợp lý; và theo dõi sự phù hợp cũng như tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Nguyên tắc 2
  • 40. 40 Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc có trách nhiệm khuyến khích các chuẩn mực đạo đức và phẩm chất trung thực, cũng như trong việc thiết lập một văn hóa bên trong ngân hàng, trong đó cần nhấn mạnh và thể hiện tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ tới tất cả các cấp độ cán bộ. Tất cả các cán bộ ngân hàng cần hiểu về vai trò của họ trong quá trình kiểm soát nội bộ và tham gia đầy đủ vào quá trình này. Nguyên tắc 3
  • 41. 41 B. Nhận biết và đánh giá rủi ro Nguyên tắc 4 Hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả đặt ra yêu cầu là các rủi ro chính có thể ảnh hưởng xấu đến việc hoàn thành các mục tiêu của ngân hàng được nhận biết và đánh giá liên tục; bao gồm tất cả rủi ro đối với ngân hàng và tổ hợp ngân hàng (đó là, rủi ro tín dụng, rủi ro quốc gia, rủi ro ngoại hối, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý và rủi ro danh tiếng). Kiểm soát nội bộ cần được điều chỉnh để có thể xử lý thỏa đáng các rủi ro mới phát sinh hoặc các rủi ro trước đó không kiểm soát được.
  • 42. 42 C. Các hoạt động kiểm soát và phân nhiệm Hoạt động kiểm soát phải là một phần không tách rời của các hoạt động thường nhật của ngân hàng. Hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả đòi hỏi một cơ cấu kiểm soát thích hợp được định ra, cùng với các hoạt động kiểm soát được xác định tại mỗi cấp độ kinh doanh. Các hoạt động này bao gồm: đánh giá ở cấp độ cao nhất; các hoạt động kiểm soát thích hợp cho các phòng ban khác nhau; kiểm soát thực tế; kiểm tra tuân thủ đối với các hạn mức rủi ro và theo dõi xử lý sai phạm; có hệ thống phê duyệt và ủy quyền; hệ thống xác minh và đối chiếu. Nguyên tắc 5
  • 43. 43  Các thủ tục kiểm soát được thiết kế và thực thi để xử lý các rủi ro mà đơn vị NH nhận biết được.  Thiết lập các chính sách và quy trình kiểm soát hoạt động.  Xác minh các chính sách và quy trình kiểm soát này có được tuân thủ hay không.  Ban lãnh đạo và tất cả các cán bộ xem hoạt động kiểm soát như một phần không thể tách rời, chứ không phải là một phần bổ sung của các hoạt động thường ngày của NH.  BLĐ phải thường xuyên đảm bảo rằng tất cả mọi lĩnh vực của NH tuân thủ các chính sách và quy trình. Các chính sách và quy trình hiện có vẫn còn phù hợp.
  • 44. 44 Hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả đòi hỏi phải phân nhiệm rõ ràng và mỗi cán bộ không được giao các trách nhiệm mâu thuẫn nhau. Các lĩnh vực có khả năng mâu thuẫn phải được nhận biết, giảm thiểu, và được theo dõi độc lập và cẩn thận. - Giao các nhiệm vụ mâu thuẫn cho một cá nhân sẽ cho phép cá nhân đó có thể tiếp cận những tài sản có giá trị và tác động vào số liệu tài chính nhằm trục lợi cá nhân/ che dấu thua lỗ. - Sự giám sát của bên thứ 3 độc lập - Định kỳ phải rà soát lại về trách nhiệm và chức năng của các cá nhân chủ chốt để đảm bảo rằng họ không có điều kiện để che dấu các hoạt động bất hợp pháp. Nguyên tắc 6
  • 45. 45 D. Thông tin và trao đổi thông tin Nguyên tắc 7  Hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả đòi hỏi phải có các số liệu đầy đủ và toàn diện về tài chính, hoạt động của ngân hàng và sự tuân thủ các quy định pháp lý của ngân hàng, cũng như các thông tin thị trường bên ngoài về các sự kiện và điều kiện có liên quan đến việc ra quyết định. Thông tin cần phải đáng tin cậy, kịp thời, dễ tiếp cận và được cung cấp ở một dạng thống nhất.
  • 46. 46 Nguyªn t¾c 8  HÖ thèng kiÓm so¸t néi bé cã hiÖu qu¶ ®ßi hái ph¶i cã mét hÖ thèng th«ng tin ®¸ng tin cËy ®èi víi tÊt c¶ c¸c ho¹t ®éng quan träng cña ng©n hµng. C¸c hÖ thèng nµy, bao gåm c¶ hÖ thèng lu giữ vµ sö dông sè liÖu ë d¹ng ®iÖn tö, ph¶i an toµn, ®îc gi¸m s¸t mét c¸ch ®éc lËp vµ ®îc hç trî bëi c¸c ph¬ng ¸n dù phßng.
  • 47. 47 Nguyªn t¾c 9  HÖ thèng kiÓm so¸t néi bé cã hiÖu qu¶ ®ßi hái c¸c kªnh th«ng tin liªn l¹c hiÖu qu¶ ®Ó ®¶m b¶o r»ng tÊt c¶ c¸c nh©n viªn hiÓu ®Çy ®ñ vµ tu©n thñ c¸c chÝnh s¸ch vµ quy trình ®èi víi c¸c nhiÖm vô vµ tr¸ch nhiÖm cña hä; vµ ®¶m b¶o r»ng c¸c th«ng tin liªn quan kh¸c ®Õn ®óng ngêi.
  • 48. 48 E. Gi¸m s¸t ho¹t ®éng vµ söa sai Nguyªn t¾c 10  HiÖu qu¶ tæng thÓ cña ho¹t ®éng kiÓm so¸t néi bé cÇn ®îc gi¸m s¸t thêng xuyªn. Gi¸m s¸t c¸c rñi ro chÝnh yÕu lµ mét phÇn trong c¸c ho¹t ®éng thêng ngµy cña ng©n hµng còng nh viÖc ®¸nh gi¸ ®Þnh kú cña c¸c phßng, ban nghiÖp vô vµ kiÓm to¸n néi bé.
  • 49. 49 Nguyên tắc 11  Cần phải có công tác kiểm toán hiệu quả và toàn diện đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; việc này phải được thực hiện bởi các cán bộ có trình độ, được đào tạo bài bản và hoạt động độc lập. Bộ phận kiểm toán nội bộ, với tư cách là một phần của việc giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ, phải báo cáo trực tiếp lên HĐQT hoặc Ban Kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị và tới Ban Tổng Giám đốc.
  • 50. 50 Nguyªn t¾c 12  C¸c sai sãt trong kiÓm so¸t néi bé, dï ®îc x¸c ®Þnh trong ho¹t ®éng kinh doanh, trong kiÓm to¸n néi bé hay bëi c¸c nh©n viªn kiÓm so¸t kh¸c, cÇn ph¶i ®îc b¸o c¸o kÞp thêi lªn cÊp l·nh ®¹o vµ ®îc xö lý ngay. C¸c sai sãt kiÓm so¸t néi bé lín nªn ®îc b¸o c¸o tíi Ban Tæng Gi¸m ®èc vµ Héi ®ång qu¶n trÞ.
  • 51. 51 3. Những hạn chế vốn có của kiểm soát nội bộ Hạn chế vốn có của ICS xuất phát từ những nguyên nhân sau:  1/ Yêu cầu của nhà quản lý là những chi phí cho kiểm tra phải hiệu quả, nghĩa là phải ít hơn tổn thất do những sai phạm gây ra.  2/ Hầu hết các biện pháp kiểm tra đều tập trung vào các sai phạm dự kiến, vì thế thường bỏ qua các sai phạm đột xuất hay bất thường  3/ Sai phạm của nhân viên xảy ra do thiếu thận trọng, sai lầm trong xét đoán, hoặc hiểu sai hướng dẫn của cấp trên  4/ Việc kiểm tra có thể bị vô hiệu hoá do thông đồng với bên ngoài hoặc giữa các nhân viên trong doanh nghiệp  5/ Các thủ tục kiểm soát có thể không còn phù hợp do điều kiện thực tế đã thay đổi ...
  • 52. 52 III. PHƯƠNG PHÁP & QUI TRÌNH KIỂM TOÁN 1. Một số khái niệm liên quan đến lựa chọn phương pháp kiểm toán 2. Phương pháp kiểm toán 3. Các công cụ để kiểm toán 4. Qui trình kiểm toán
  • 53. 53 a. K/niệm: + Là những giải trình của các nhà quản lý để chứng minh về các khoản mục được trình bày trên báo cáo tài chính. + Cơ sở dẫn liệu được hình thành xuất phát từ trách nhiệm của các nhà quản lý đối với việc thiết lập, trình bày và công bố các báo cáo tài chính theo đúng các chuẩn mực kế toán hiện hành.  Hay khác: Cơ sở dẫn liệu của BCTC là sự khẳng định một cách công khai hoặc ngầm định của ban quản lý về sự trình bày của các bộ phận trên BCTC. 1. Một số khái niệm liên quan đến lựa chọn phương pháp kiểm toán 1.1. Cơ sở dẫn liệu (Assertions)
  • 54. 54 - Hiện hữu (Existence) - Quyền và nghĩa vụ (Rights and Obligations) - Chính xác (Accuracy) - Đánh giá (Valuation) - Đầy đủ (Completeness) - Trình bày và thuyết minh (Presentation and Disclosure) b. Các yêu cầu của cơ sở dẫn liệu
  • 55. 55 c. Cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán - KTV phải thu thập được bằng chứng kiểm toán cho từng CSDL của các khoản mục trên BCTC. Ví dụ: Khi kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho, KTV phải thu thập được đầy đủ bằng chứng chứng minh rằng khoản mục hàng tồn kho trên BCTC là có thực, đã được phản ánh đầy đủ, đã được đánh giá đúng, phân loại phù hợp với các chuẩn mực, qui tắc kế toán. - Bằng chứng kiểm toán liên quan đến một CSDL không thể bù đắp cho việc thiếu bckt liên quan đến một csdl khác. Ví dụ: E của hàng tồn kho và V của hàng tồn kho. - Các thử nghiệm có thể cung cấp bckt cho nhiều csdl cùng một lúc. Ví dụ: kiểm tra việc thu hồi các khoản phải thu có thể cung cấp bằng chứng cho sự hiện hữu và cho giá trị của các khoản phải thu đó.
  • 56. 56 1.2. Gian lận và sai sót (Fraud and Error) 1.2.1 Gian lận (Fraud) * Khái niệm:  Là những hành vi chủ ý lừa dối có liên quan đến việc tham ô, biển thủ tài sản hoặc xuyên tạc các thông tin tài chính hoặc giấu giếm tài sản. * Biểu hiện: + Giả mạo chứng từ, sửa chữa hoặc xử lý chứng từ theo ý kiến chủ quan + Giấu giếm thông tin, tài liệu + Ghi chép các nghiệp vụ không có thật + Cố ý áp dụng sai chế độ tài chính kế toán + Xảy ra lặp đi lặp lại + Gắn với một lợi ích kinh tế nào đó: ăn cắp, làm giả chứng từ; giấu diếm các khoản nợ xấu
  • 57. 57 * Khái niệm: Là những lỗi không cố ý nhưng làm ảnh hưởng đến hệ thống thông tin và báo cáo tài chính. * Biểu hiện: + Lỗi về tính toán số học hay ghi chép sai + Bỏ sót hoặc hiểu sai sự việc + áp dụng sai chế độ kế toán, tài chính nhưng không cố ý 1.2.2. Sai sót (Error)
  • 58. 58 1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến gian lận và sai sót * Các nhân tố bên trong: + Hiệu quả của ICS + Trình độ và đạo đức của các nhà quản lý + Trình độ và ý thức của nhân viên + Cơ cấu tổ chức bộ máy + Tính chất của ngành nghề và đơn vị + Đặc tính của tài sản + Thiếu sót của hệ thống kế toán và KSNB + Lương của cán bộ nhân viên…
  • 59. 59 * Các nhân tố bên ngoài: + Sức ép bất thường lên doanh nghiệp: - Khách hàng đầu ra - Khách hàng đầu vào - Yêu cầu về thành tích - Yêu cầu về thời gian + Chính sách pháp luật thiếu đồng bộ, nhiều điểm yếu, nhiều kẽ hở + Các biến động kinh tế vĩ mô: lạm phát, lãi suất, tỷ giá… + Đối thủ cạnh tranh + Tốc độ tăng trưởng kinh tế + Môi trường kỹ thuật công nghệ + Khi doanh nghiệp nhảy sang kinh doanh 1 lĩnh vực mới
  • 60. 60 Ví dụ: Khi kiểm toán BCTC 200x của NHTM A, Kiểm toán viên phát hiện các tình huống sau: 1. Một TSCĐ nguyên giá là 60 triệu đ khi đưa vào sử dụng 15/4/200x đã bị NH chia nhỏ thành nhiều tài sản để hạch toán là công cụ lao động. Thời gian sử dụng của TSCĐ ước tính 3 năm. 2. NH đã hạch toán một số khoản bị phạt trong năm do vi phạm chế độ quản lý về kinh doanh tiền tệ, dịch vụ Ngân hàng (lỗi của tập thể) vào tài khoản chi bất thường, số tiền 100 triệu đ. 3. Tháng 6/ 200x, Bộ tài chính thay đổi tiêu chuẩn giá trị của TSGĐ, tại thời điểm này NH có một số TSCĐ: Nguyên giá 50 triệu đ, đã khấu hao 20 triệu đ, số khấu hao hàng tháng là 2 triệu đ, không còn đủ tiêu chuẩn là TSCĐ nữa, kế toán đơn vị vẫn chưa xử lý tình hình trên.
  • 61. 61 1.3. Trọng yếu và rủi ro kiểm toán (Materiality and Audit risk) “Trung thực và hợp lý” (True & Fair) nghĩa là: + BCTC được lập theo đúng các chuẩn mực kế toán hiện hành, và + Trên báo cáo tài chính không có các sai phạm lớn làm bóp méo bản chất của BCTC. => Trọng yếu là ngưỡng (giới hạn) mà theo kiểm toán viên, nếu trên BCTC có các sai phạm lớn hơn ngưỡng đó thì sai phạm sẽ “bóp méo” bản chất của BCTC. Chỉ có thể và có trách nhiệm bày tỏ ý kiến về tính Trung thực & Hợp lý 1.3.1 Trọng yếu a. Khái niệm Bày tỏ ý kiến về tính Chính xác và Đầy đủ KTV
  • 62. 62 “Trọng yếu là một khái niệm để chỉ tầm cỡ, bản chất của sai phạm (kể cả bỏ sót) thông tin tài chính [hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm] mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để nhận xét thì sẽ không chính xác hoặc sẽ đưa đến những kết luận sai lầm”. (ISA 320 )  Nói cách khác, thông tin được coi là trọng yếu nếu việc bỏ sót hoặc sai sót của thông tin đó có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin được kiểm toán.  Tính trọng yếu phụ thuộc vào mức độ quan trọng của khoản mục hay sai sót được đánh giá theo bối cảnh cụ thể tạo ra việc bỏ sót hay sai sót đó.
  • 63. 63 b. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định tính trọng yếu: - Đặc điểm của từng đơn vị và từng loại nghiệp vụ - Phụ thuộc vào yêu cầu của pháp luật và các quy định cụ thể - Việc xét đoán mang tính nghề nghiệp của KTV
  • 64. 64 c. Vận dụng tính trọng yếu - Trọng yếu là một trong những khái niệm quan trọng nhất, xuyên suốt quá trình kiểm toán từ khâu lập kế hoạch đến khâu hoàn tất và lập báo kiểm toán. - Kiểm toán viên vận dụng tính trọng yếu qua 5 bước có quan hệ chặt chẽ với nhau sau đây (1). Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu 2). Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận (3). Ước tính tổng số sai sót trong từng bộ phận (4). Ước tính sai số kết hợp của toàn báo cáo tài chính (5). So sánh ước tính sai số tổng hợp với sai số ước lượng ban đầu (hoặc ước lượng sai số đã được điều chỉnh lại)
  • 65. 65 (1). Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu (Planned Materiality - PM) - Sự ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà kiểm toán viên tin rằng ở trong mức đó, các BCTC có thể có những sai phạm nhưng vẫn chưa ảnh hưởng tới quan điểm và quyết định của người sử dụng thông tin. - Việc xét đoán và ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu là công việc xét đoán nghề nghiệp mang tính chủ quan của kiểm toán viên. - 2 chú ý: + Tính trọng yếu là 1 khái niệm tương đối hơn là 1 khái niệm tuyệt đối + Tính 2 mặt của trọng yếu:  Định lượng: Bao nhiêu là trọng yếu  Định tính: Bản chất của việc xảy ra sai phạm
  • 66. 66 (2). Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận  Số ước tính ban đầu về tính trọng yếu (ở mức độ toàn bộ BCTC) được phân bổ cho từng bộ phận, khoản mục trên BCTC, hình thành mức độ trọng yếu cho từng bộ phận, khoản mục, gọi là TE (Tolerable Error)  Cơ sở chủ yếu để phân bổ là: + Tính chất quan trọng của từng khoản mục trên BCTC + Kinh nghiệm của kiểm toán viên về sai sót của các khoản mục
  • 67. 67 (3). Ước tính tổng số sai sót trong từng bộ phận  Khi tiến hành kiểm toán từng khoản mục, bộ phận của BCTC, kiểm toán viên dựa vào những sai sót phát hiện được trong mẫu để ước tính sai sót của toàn bộ một khoản mục.  Sai sót này gọi là sai sót dự kiến PE (projected error)  Được dùng để so sánh với các TE nhằm quyết định chấp nhận hay không chấp nhận khoản mục đó hoặc phải tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán thích hợp.
  • 68. 68 (4). Ước tính sai số kết hợp của toàn báo cáo tài chính  Trên cơ sở sai sót dự kiến của từng khoản mục, bộ phận, KTV tổng hợp sai sót dự kiến của tất cả các khoản mục trên BCTC
  • 69. 69 (5). So sánh ước tính sai số tổng hợp với sai số ước lượng ban đầu (hoặc ước lượng sai số đã được điều chỉnh lại)  Việc so sánh này sẽ cho phép đánh giá toàn bộ các sai sót trong các khoản mục có vượt quá giới hạn về mức trọng yếu chung của toàn bộ BCTC hay không.  Kết hợp với việc so sánh sai sót dự kiến (PE) và TE (bước 3), KTV sẽ quyết định lập Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn bộ, chấp nhận từng phần hoặc ý kiến trái ngược đối với các BCTC đã được kiểm toán.
  • 70. 70 Chấp nhận toàn bộ Tổng SSKH < PM, và PEi < TEi Chấp nhận từng phần Tổng SSKH < PM, và PEi > TEi Không chấp nhận Tổng SSKH > PM
  • 71. 71 1.3.2. Rủi ro kiểm toán (Audit Risk - AR) a. Khái niệm. Rủi ro kiểm toán là rủi ro mà chuyên gia kiểm toán đưa ra ý kiến không xác đáng về các thông tin tài chính và đó là các sai phạm trọng yếu. (ISA 400) Ví dụ: + KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ các thông tin được kiểm toán trong khi nó vẫn còn có các sai phạm trọng yếu, hoặc: + KTV đưa ra ý kiến không chấp nhận các thông tin được kiểm toán trong khi nó không có các sai phạm trọng yếu => Hậu quả: Người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định kinh tế, qđ quản lý.. . sai
  • 72. 72 b. Ba loại rủi ro ảnh hưởng tới Rủi ro kiểm toán  Rủi ro tiền tàng (Inherent Risk)  Rủi ro kiểm soát (Control Risk)  Rủi ro phát hiện (Detection Risk)
  • 73. 73 * Rủi ro tiềm tàng: (Inherent risk - IR) - Khái niệm: Là khả năng các thông tin được kiểm toán có chứa đựng những sai phạm (trọng yếu) khi tính riêng biệt hoặc khi tính gộp với các sai phạm khác, dù rằng có hay không có kiểm soát nội bộ. - Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng: + Lĩnh vực hoạt động kinh doanh + Bản chất công việc kinh doanh và đặc điểm của đơn vị + Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên + Qui mô tổng thể, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp + Qui mô số dư TK…
  • 74. 74 * Rủi ro kiểm soát (Control risk - CR) - Khái niệm: Là rủi ro mà sai phạm (trọng yếu) trong các thông tin được kiểm toán khi tính riêng lẻ hay gộp với các sai phạm khác đã không được hệ thống kiểm soát nội bộ ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa. - Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro kiểm soát: Hiệu quả của ICS ??? + Môi trường kiểm soát + Hệ thống kế toán + Vấn đề nhân sự + Vấn đề tổ chức: tổ chức chồng chéo, không khoa học + Các nghiệp vụ mới + Tính thích hợp, đầy đủ của các thủ tục, trình tự kiểm soát
  • 75. 75 * Rủi ro phát hiện: (Detection risk - DR) - Khái niệm: Là rủi ro mà kiểm toán viên không phát hiện ra các sai phạm trọng yếu trong các thông tin được kiểm toán khi chúng nằm riêng biệt hay khi gộp với các sai phạm khác. - Các yếu tố ảnh hưởng đến DR: + Do trình độ, năng lực, kinh nghiệm của KTV + Sự xét đoán của KTV về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát không chính xác, do đó đã áp dụng các phương pháp, phạm vi kiểm toán không thích hợp + Do sự gian lận: đặc biệt là sự gian lận có hệ thống từ BGĐ
  • 76. 76 * Mối quan hệ giữa các loại rủi ro:  Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là những rủi ro gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nó luôn tồn tại cho dù có tiến hành hoạt động kiểm toán hay không. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát có ảnh hưởng tới rủi ro phát hiện và tới rủi ro kiểm toán. => Mối quan hệ này có thể được thể hiện thông qua Mô hình rủi ro kiểm toán và ma trận rủi ro phát hiện
  • 77. 77 Mô hình rủi ro kiểm toán AR = IR * CR * DR AR DR = ---------------- IR * CR
  • 78. 78 - Ma trận rủi ro phát hiện: Đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tàng (IR) Cao Trung bình Thấp Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát (CR) Cao Trung bình Thấp Cao Trung bình Thấp nhất Thấp Thấp Trung bình Trung bình Cao Cao nhất
  • 79. 79 1.4. Bằng chứng kiểm toán (Audit evidence) 1.4.1 Khái niệm & phân loại a. Khái niệm “Bằng chứng kiểm toán là những thông tin, tài liệu được kiểm toán viên thu thập trong quá trình kiểm toán để làm cơ sở cho những ý kiến, nhận xét của mình trên báo cáo kiểm toán”. => Như vậy bằng chứng kiểm toán chính là cơ sở để chứng minh cho báo cáo kiểm toán, và thực chất của giai đoạn thực hiện kiểm toán là quá trình thu thập các bằng chứng kiểm toán.
  • 80. 80 b. Phân loại - Phân loại theo nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán: + Bằng chứng do đơn vị được kiểm toán cung cấp + Bằng chứng do bên ngoài cung cấp (có thể có liên quan hoặc không liên quan): đối thủ cạnh tranh, ngân hàng, bạn hàng, đối tác của đơn vị được kiểm toán, những người khác… + Bằng chứng thu thập từ các nguồn thông tin đại chúng + Bằng chứng do kiểm toán viên tự tính toán - Phân loại theo hình thức biểu hiện: + Bằng chứng vật chất + Bằng chứng tài liệu + Bằng chứng lời nói
  • 81. 81 1.4.2. Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán. a. Tính thích hợp. (Competence) - Là khái niệm để chỉ chất lượng hay độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán. - Các nhân tố ảnh hưởng tới tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán: + Nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán + Dạng của bằng chứng kiểm toán + Hệ thống kiểm soát nội bộ
  • 82. 82 b. Tính đầy đủ (Sufficiency): - Là khái niệm chỉ số lượng của các bằng chững mà kiểm toán viên phải thu thập để dựa vào đó đưa ra ý kiến của mình. Bao nhiêu là đủ ??? ---> Đủ “có tính thuyết phục hơn là có tính kết luận chính xác”. - Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự xét đoán của kiểm toán viên về tính đầy đủ: + Tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán + Tính trọng yếu của thông tin được kiểm toán + Mức độ rủi ro của thông tin được kiểm toán
  • 83. 83 1.4.3. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán Để có thể thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp, kiểm toán viên thường áp dụng các kỹ thuật sau đây: 1- Kiểm tra đối chiếu 2- Quan sát 3- Xác nhận 4- Phỏng vấn 5- Tính toán 6- Phân tích
  • 84. 84 a. Kiểm tra đối chiếu - Là việc KTV trực tiếp kiểm tra, đối chiếu xem xét các tài liệu, sổ sách kế toán và các tài sản hữu hình để kiểm tra tính đúng đắn của sổ sách kế toán và sự tồn tại, quyền sở hữu của các TS vật chất đó. - Kiểm tra đối chiếu thường bao gồm 2 loại: Kiểm tra vật chất Kiểm tra tài liệu
  • 85. 85 * Kiểm tra vật chất (physical inspection): - KTV trực tiếp tham gia kiểm kê hoặc chứng kiến kiểm kê tài sản thực tế về hàng hoá, vật tư tồn kho, máy móc thiết bị, tiền mặt tồn quĩ…. Sau đó đối chiếu với sổ sách kế toán để đánh giá. - Cung cấp bằng chứng vật chất => có độ tin cậy cao, + Nhược điểm:  Chỉ cho biết về sự hiện hữu của các tài sản mà không cho biết về:  Quyền sở hữu và  Giá trị của chúng. => Vì vậy kiểm kê vật chất phải đi kèm với các bằng chững khác để xác định quyền sở hữu và giá trị của các tài sản.
  • 86. 86 * Kiểm tra tài liệu (Documentary Inspection): - Là xem xét, đối chiếu các tài liệu, văn bản, sổ sách, bao gồm: + Chứng từ với sổ kế toán + Sổ kế toán với báo cáo kế toán + Các báo cáo kế toán với nhau + Đối chiếu kỳ này với kỳ trước…
  • 87. 87 b. Quan sát. - Là việc KTV xem xét, chứng kiến tận mắt các quá trình xử lý nghiệp vụ do các cán bộ đơn vị thực hiện -> xem qui định về qui trình nghiệp vụ có được tuân thủ. “Thử nghiệm kiểm soát” - Ưu: các bằng chứng thu thập được là các bằng chứng trực tiếp, khách quan, đáng tin cậy - Nhược: Bằng chứng mang tính thời điểm, nhất thời, không khẳng định được sự việc luôn xảy ra như vậy.
  • 88. 88 c. Xác nhận - Là việc thu thập các xác nhận của bên thứ 3 về các thông tin liên quan đến đối tượng được kiểm toán VD: Xác nhận về số dư tiền gửi, về số dư TK cho vay, các khoản phải thu, phải trả... - Có 2 cách xác nhận: + Bên thứ 3 gửi thư xác nhận bằng văn bản + Bên thứ 3 chỉ gửi thư trả lời nếu thông tin đó là thông tin trái ngược - Bằng chứng thu thập sẽ rất có giá trị nếu đảm bảo được các yêu cầu: + Xác nhận bằng văn bản + Tính độc lập, khách quan và trình độ của người trả lời xác nhận -> KTV cần đề phòng: các thông tin xác nhận bị DN đạo diễn
  • 89. 89 d. Phỏng vấn. - Là việc thu thập thông tin qua việc trao đổi, trò chuyện với những người trong hoặc ngoài đơn vị được kiểm toán. - KTV phải chuẩn bị trước danh mục câu hỏi: hỏi gì? hỏi ntn -> tạo được niềm tin và khơi được sự sẵn sàng hợp tác của người được phỏng vấn - Phải phỏng vấn nhiều người, không tin vào thông tin từ 1 người - Phỏng vấn những người có trách nhiệm cao, phẩm chất tốt.
  • 90. 90 e. Tính toán - Là việc kiểm toán viên trực tiếp tính toán lại các phép tính trên các sổ sách, chứng từ kế toán hoặc các bảng biểu… kiểm tra về số lượng, đơn giá, sự chính xác số học.. VD: Tính lãi cho vay, chi lãi tiền gửi, khấu hao TSCĐ, thuế… - Các bằng chứng đáng tin cậy. Cần chú ý kiểm tra hệ thống xử lý thông tin trên máy, các nhân viên có can thiệp được vào hay không.
  • 91. 91 f. Phân tích - Là sự đánh giá các thông tin tài chính của đơn vị thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau và với các thông tin phi tài chính, chẳng hạn: + So sánh các thông tin tài chính kỳ này với các thông tin tài chính kỳ truớc + So sánh giữa số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán + So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu bình quân ngành. + Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính trong kỳ + Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính => Trên cơ sở đó phát hiện những vấn đề không hợp lý, không bình thuờng hoặc những vấn đề, những khoản mục tiềm ẩn rủi ro, sai phạm; phát hiện những mối quan hệ mang tính bản chất.
  • 92. 92 1.4.4. Xét đoán bằng chứng kiểm toán. - Một số căn cứ để xét đoán bằng chứng: + Những bằng chứng ghi thành văn bản có độ tin cậy cao hơn bằng chứng bằng lời nói + Bằng chứng nguyên bản có giá trị hơn bằng chứng sao chụp + Bằng chứng thu thập từ các nguồn bên ngoài có độ tin cậy cao hơn bằng chứng được cung cấp bởi đơn vị được kiểm toán. + Những bằng chứng do KTV tự tính toán, thu thập được có độ tin cậy cao hơn những bằng chứng do người khác cung cấp. + Bằng chứng thu thập từ nhiều nguồn khác nhau ở nhiều dạng khác nhau cùng chứng minh cho 1 vấn đề có độ tin cậy cao hơn so với các bằng chứng đơn lẻ. * Chú ý: Nếu các bằng chứng khác nhau tự các nguồn khác nhau cho kết quả trái ngược nhau thì KTV phải hết sức thận trọng, phải giải thích được các sự khác biệt đó
  • 93. 93 1.4.5. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt - ý kiến của các chuyên gia - Thư giải trình của các nhà quản lý - Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên nội bộ - Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác - Bằng chứng về các bên hữu quan
  • 94. 94 1.5. Hồ sơ kiểm toán (Audit working paper) 1.5.1. Khái niệm và chức năng * Khái niệm: “Hồ sơ kiểm toán là dẫn chứng bằng tài liệu về quá trình làm việc của kiểm toán viên, về các bằng chứng thu thập được để hỗ trợ quá trình kiểm toán và làm cơ sở cho ý kiến của kiểm ktoán viên trên báo cáo kiểm toán.”
  • 95. 95 * Chức năng: - Phục vụ cho việc phân công và phối hợp công việc kiểm toán - Làm cơ sở cho việc giám sát và kiểm tra công việc của các kiểm toán viên trong đoàn kiểm toán. - Làm cơ sở cho báo cáo kiểm toán - Là cơ sở pháp lý cho công việc kiểm toán - Làm tài liệu cho kỳ kiểm toán sau
  • 96. 96 1.5.2. Yêu cầu của hồ sơ kiểm toán - Phải có đề mục rõ ràng để nhận dạng, phân biệt dễ dàng cho từng cuộc kiểm toán, từng khoản mục, nội dung được kiểm toán. - Hồ sơ kiểm toán phải có đầy đủ chữ ký của kiểm toán viên - Hồ sơ kiểm toán phải được chú thích đầy đủ về nguồn gốc dữ liệu, ký hiệu sử dụng… - Hồ sơ kiểm toán phải đầy đủ, chính xác, thích hợp - Hồ sơ kiểm toán cần trình bày dễ hiểu và rõ ràng - Hồ sơ kiểm toán phải được sắp xếp 1 cách khoa học
  • 97. 97 1.6. Doanh nghiệp hoạt động liên tục * Khái niệm: “Doanh nghiệp được gọi là hoạt động liên tục nếu nó không có ý định hoặc không bị yếu tố tác động khiến doanh nghiệp phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động hoặc phải ngừng hoạt động trong tương lai gần”.
  • 98. 98 * Trách nhiệm của KTV - Nếu trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động không liên tục thì phải thu thập đầy đủ bằng chứng để chứng minh, xác nhận, tránh để ảnh hưởng tới quyền lợi của bên thứ 3 - Vì khi doanh nghiệp ngừng hoạt động, các BCTC được lập ra là vô nghĩa, giá trị của tài sản không còn như được thể hiện trên BCTC. KTV phải quan tâm đến những sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC
  • 99. 99 2. Phương pháp kiểm toán & Kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán 2.1. Phương pháp kiểm toán: -> Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên sử dụng HAI phương pháp kiểm toán sau đây:  Phương pháp Kiểm toán hệ thống  Phương pháp kiểm toán cơ bản
  • 100. 100 A. Phương pháp Kiểm toán hệ thống A.1. Khái niệm: - Là phương pháp kiểm toán trong đó các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được thiết lập để thu thập các bằng chứng về tính hiệu quả (tính thích hợp) của hệ thống ICS của đơn vị được kiểm toán. - Hay khác, KTV tiếp cận theo hệ thống ICS để từ đó xây dựng các thủ tục kiểm toán. - Thực chất của phương pháp này là KTV đi đánh giá tìm hiểu ICS của đơn vị, từ đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu, khoanh vùng rủi ro, xác định trọng tâm, phương hướng kiểm toán.
  • 101. 101 A.2. Nội dung của PPKT hệ thống: Bước 1. Khảo sát và mô tả hệ thống: - Là việc xem xét ICS của đơn vị được kiểm toán căn cứ vào các văn bản qui định về qui trình nghiệp vụ của đơn vị, quan sát tận mắt các quy trình nghịêp vụ, thông qua trao đổi, phỏng vấn các nhân viên - Mô tả hệ thống là sử dụng lưu đồ hoặc bảng tường thuật để phác thảo ICS của đơn vị
  • 102. 102 Bước 2. Xác nhận hệ thống: - Là lấy ý kiến xác nhận của những người quản lý về hệ thống KSNB mà KTV đã mô tả sau khi kiểm tra đánh giá tính hiệu lực của ICS trong thực tế: kiểm tra tính tuân thủ trong thực tế: - Gồm 4 bước sau đây: (1). Nắm vứng và mô tả rõ ràng, chi tiết qui trình nghiệp vụ hiện hành được qui định (bằng văn bản) (2). Kiểm tra, áp dụng các thử nghiệm kiểm soát để biết xem trong thực tế qui trình nghiệp vụ đó diễn ra ntn (3). So sánh giữa qui trình nghiệp vụ đã được qui định với qui trình nghiệp vụ diễn ra trong thực tế (4). Chỉ ra những khác biệt, Phân tích nguyên nhân và hậu quả của sự khác biệt
  • 103. 103 Bước 3. Phân tích hệ thống: Là việc đánh giá tính hiệu quả (thích hợp) của ICS của đơn vị được kiểm toán thông qua việc phân tích những ưu, nhược điểm của ICS. Chỉ ra những chốt kiểm soát còn thiếu, yếu; những rủi ro tiềm ẩn chưa được kiểm soát phát hiện
  • 104. 104 - Có 4 bước trong phân tích hệ thống: (1). Hình dung qui trình nghiệp vụ lý tưởng (tốt nhất) về nghiệp vụ đang được kiểm toán. (Tính lý tưởng phụ thuộc kiến thức, trình độ, am hiểu của KTV) (2). Xem xét qui trình nghiệp vụ hiện tại của đơn vị được kiểm toán. (Qui trình nghiệp vụ hiện tại được thể hiện bằng văn bản là các chế độ, qui trình xử lý nghiệp vụ của đơn vị.) (3). So sánh qui trình nghiệp vụ hiện tại với qui trình nghiệp vụ lý tưởng, (4). Trên cơ sở đó tìm ra điểm mạnh, yếu của đơn vị được kiểm toán, vùng tiềm ẩn rủi ro trong qui trình.
  • 105. 105 * Ưu, nhược điểm của PP kiểm toán hệ thống: - Ưu điểm: + Chi phí thấp + Xét đến các rủi ro có thể phát sinh trong mqh giữa các mảng nghiệp vụ, các hoạt động với nhau -> cung cấp cái nhìn hệ thống + Mang tính định hướng tương lai - Nhược điểm: + Không nhấn mạnh được vào chiều sâu của vấn đề được kiểm toán + AR cao
  • 106. 106 B. Phương pháp kiểm toán cơ bản (KT riêng lẻ) B.1. Khái niệm: Là phương pháp kiểm toán trong đó các thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm thu thập các bằng chứng có liên quan đến các dữ liệu do hệ thống kế toán và xử lý thông tin cung cấp - Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là việc tiến hành các thử nghiệm, các đánh giá đều dựa vào các số liệu, các thông tin trên BCTC và hệ thống kế toán của đơn vị -> Gọi là phương pháp thử nghiệm theo số liệu.
  • 107. 107 B.2. Nội dung của PPKT cơ bản: (1). Phân tích số liệu - Phân tích tổng quát BCTC: + Thời điểm: Được tiến hành khi lập kế hoạch kiểm toán và khi hoàn tất kiểm toán. + Tác dụng: Cho phép KTV có cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động và tình hình tài chính của khách hàng, phát hiện những điều không hợp lý, những điều bất bình thường, những biến động lớn và những trọng tâm trọng yếu trong kiểm toán. - Phân tích khi kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản.
  • 108. 108 (2). Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư TK - KTV sẽ phải kiểm tra trực tiếp, cụ thể toàn bộ hoặc 1 số (trên cơ sở chọn mẫu) các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hay số dư TK -> Để xem xét, đánh giá mức độ chính xác, hoặc tính hợp pháp hợp lệ của các nghiệp vụ
  • 109. 109 Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ * Mục đích của kiểm tra nghiệp vụ: + Nghiệp vụ có được phê chuẩn đúng đắn không (trong phát sinh và hoàn thành) + Nghiệp vụ có được ghi sổ theo đúng trình tự (LCCT) và chính xác vào các sổ sách kế toán không * Cách thức: + Chọn (xác định) nghiệp vụ cần kiểm tra + Kiểm tra chứng từ kế toán (nội dung có phù hợp chế độ kế toán, chế độ quản lý?) + Tính toán số liệu + Xác định TK đối ứng + Thực tế vào sổ kế toán: đúng số tiền, ngày tháng, bản chất nghiệp vụ
  • 110. 110 * Mục đích kiểm tra số dư TK: Đánh giá tính có thật và độ chính xác của số dư TK trên bảng Cân đối tài khoản, Cân đối kế toán * Cách thức: + Xác định những TK kiểm tra + Đánh giá số dư:  Có thật: Lấy xác nhận số dư từ bên thứ 3  Có đúng về giá trị + Số dư là kết quả của quá trình hạch toán nhiều nghiệp vụ -> phải kiểm tra xem có đầy đủ chứng từ, hạch toán có chính xác không -> số dư chính xác? Kiểm tra số dư tài khoản
  • 111. 111 Ưu, nhược điểm của PP kiểm toán cơ bản: * Ưu điểm: + Nhấn mạnh được vào chiều sâu của vấn đề cần được kiểm toán + Giảm thấp AR * Nhược điểm: - Rất tốn kém - Không xét đến các rủi ro có thể xảy ra do mối liên hệ giữa các mảng hoạt động khác nhau (thiếu tính hệ thống), do đó, không rút ra được kết luận về tổng thể hoạt động. - Định hướng theo quá khứ
  • 112. 112 Hai phương pháp kiểm toán có quan hệ bổ sung cho nhau, và trên thực tế KTV áp dụng phối hợp cả hai. Vấn đề là tỷ trọng mỗi phương pháp là bao nhiêu -> Tuỳ thuộc vào từng cuộc kiểm toán cụ thể.
  • 113. 113 C. Mức độ thoả mãn của KTV về ICS và việc vận dụng các phương pháp kiểm toán Liệu có dựa vào ICS ??? Nghiên cứu môi trường kiểm soát Mạnh Yếu Phân tích qui trình nghiệp vụ Phân tích rủi ro kiểm soát. M. độ thoả mãn cao Mức độ thoả mãn thấp Tìm hiểu tính hiệu lực của các thủ tục kiểm soát trên thực tế Cao (chấp nhận được) Thấp P.P KT cơ bản phạm vi rất rộng P.P KT cơ bản Phạm vi rộng P.P KT cơ bản Phạm vi tương đối rộng Thử nghiệm số liệu ở mức độ vừa Tiến hành kiểm toán bình thường Kỹ thuật chọn mẫu
  • 114. 114 D. Mối quan hệ phương pháp kiểm toán, chi phí kiểm toán và độ chính xác thông tin (rủi ro kiểm toán) KT hệ thống Thủ tục phân tích Kiểm toán cơ bản Chi phí kiểm toán (AR = 0) 100% *** Độ chính xác thông tin (AR) 0
  • 115. 115 - Nếu chỉ dừng ở kiểm toán hệ thống và thủ tục phân tích -> Không bao giờ vượt qua ngưỡng giới hạn “***” về độ chính xác và rủi ro. Nhưng khi thử nghiệm số liệu, liên quan đến chi phí kiểm toán. - Tuy nhiên đó là cần thiết để vượt qua ngưỡng giới hạn về độ chính xác.
  • 116. 116 2.2.1. Khái niệm và sự cần thiết. 2.2.2. Rủi ro chọn mẫu 2.2.3. Các phương pháp lấy mẫu 2.2.4. Kỹ thuật phân tổ 2.2.5. Qui trình lấy và đánh giá mẫu 2.2. Kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán (Sampling)
  • 117. 117 2.2.1. Khái niệm và sự cần thiết. “Là việc lựa chọn ra một số phẩn tử gọi là mẫu từ 1 tập hợp các phân tử gọi là tổng thể, để nghiên cứu và đánh giá mẫu, sau đó dùng các đặc trưng của mẫu để rút ra các suy đoán về đặc trưng của toàn bộ tổng thể”. => Lấy mẫu kiểm toán (gọi tắt là lấy mẫu): Là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho mọi phần tử đều có cơ hội để được chọn. Lấy mẫu sẽ giúp kiểm toán viên thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán về các đặc trưng của các phần tử được chọn, nhằm hình thành hay củng cố kết luận về tổng thể. Lấy mẫu có thể tiến hành theo phương pháp thống kê hoặc phi thống kê.
  • 118. 118 2.2.2. Rủi ro trong chọn mẫu - Tổng thể: phải phù hợp với mục tiêu kiểm toán riêng biệt - Mẫu: phải đại diện cho tổng thể, nếu không đại diện -> Rủi ro chọn mẫu - Rủi ro: + Do chọn mẫu không đại diện cho tổng thể, do đánh giá của KTV phụ thuộc phần lớn vào phương pháp chọn mẫu + Phụ thuộc vào kích cỡ (qui mô) mẫu + Phụ thuộc vào phương pháp chọn mẫu + Phụ thuộc việc xác định tổng thể một các chính xác - Rủi ro chọn mẫu có HAI xu hướng: + Đánh giá rủi ro mẫu > rủi ro thực tế: -> tăng chi phí + Đánh giá rủi ro mẫu < rủi ro thực tế: -> rủi ro kiểm toán cao
  • 119. 119 2.2.3. Các phương pháp chọn mẫu kiểm toán Kỹ thuật chọn mẫu = nghệ thuật của KTV Chọn mẫu phi thống kê Chọn mẫu thống kê - Chọn theo bảng số ngẫu nhiên (Bảng số được xây dựng trước) - Chọn ngẫu nhiên có tính hệ thống - Chọn mẫu theo chương trình máy tính - Lựa chọn các phần tử đặc biệt - Chọn mẫu theo khối
  • 120. 120 2.2.4. Kỹ thuật phân tổ - Khái niệm: Là việc phân chia tổng thể thành các nhóm có cùng một tiêu thức hay tính chất kinh tế gọi là tổ -> Các phần tử trong cùng một tổ thì có chung với nhau 1 tiêu thức nào đó -> Giúp cho việc chọn mẫu: Đảm bảo mẫu chọn sẽ gồm các phần tử không bị trùng nhau về tiêu thức -> Tăng khả năng đại diện của mẫu chọn
  • 121. 121 2.2.5. Qui trình lấy mẫu và kiểm tra mẫu trong kiểm toán (1) Xác định mục tiêu thử nghiệm (2) Xác định tổng thể một cách chính xác (3) Xác định kích cỡ mẫu (4) Xác định phương pháp chọn mẫu (5) Thực hiện lấy mẫu (6) Phân tích và đánh giá mẫu: tỷ lệ sai phạm, dạng sai phạm -> tổng sai sót mẫu dự kiến (7) Ghi thành tài liệu về việc lấy mẫu
  • 122. 122 3. Các công cụ kỹ thuật để kiểm toán - Hồ sơ công tác: Là các ghi chép, lưu giữ tất cả các thông tin, số liệu thu thập để làm bằng chứng kiểm toán, các biên bản làm việc, những nhận xét, đánh giá; những theo dõi về các bước công việc đã tiến hành và những vướng mắc, những lưu ý của KTV. - Danh mục câu hỏi: Các câu hỏi mà KTV chuẩn bị để phỏng vấn những người có liên quan trong quá trình kiểm toán - Các mô hình phân tích: KTV chọn các mô hình phân tích, thử nghiệm để tiến hành các thử nghiệm, phân tích các mẫu KT - Phần mềm máy tính: Là các công cụ tiện ích được lập trình sẵn cho máy tính để chạy các mô hình, tính toán các số liệu phân tích để tăng độ chính xác và giảm thiểu công việc cho KTV
  • 123. 123 4. Qui trình kiểm toán 4.1. Lập kế hoạch kiểm toán 4.2. Thực hiện kiểm toán 4.3. Hoàn tất và Lập báo cáo kiểm toán
  • 124. 124 4.1. Lập kế hoạch kiểm toán 4.1.1. Khái niệm và mục tiêu: - Khái niệm: Là việc phát triển 1 chiến lược tổng thể và 1 phương pháp tiếp cận với đối tượng kiểm toán trong 1 khuôn khổ nội dung và thời gian dự tính. - Mục tiêu: Là để có thể thực hiện cuộc kiểm toán có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến. Đồng thời giúp cho việc phân công công việc 1 cách hợp lý cho các kiểm toán viên trong đoàn và đảm bảo sự phối hợp công tác giữa các kiểm toán viên với nhau và với các chuyên gia khác.
  • 125. 125 4.1.2. Cơ sở để lập kế hoạch Kế hoạch kiểm toán được xây dựng dựa trên sự hiểu biết về khách hàng Tìm hiểu khách hàng + Lĩnh vực hđkd + Cơ cấu tổ chức + Ban giam đốc + Nhân sự + Môi trường kiểm soát + ICS... Đánh giá về IR và CR của đơn vị, nhằm đưa ra dự kiến về DR
  • 126. 126 4.1.3. Thời điểm lập kế hoạch Lập kế hoạch kiểm toán (KTĐL) được bắt đầu ngày từ khi nhận được giấy mời và viết thư xác nhận kiểm toán (HĐKT) Trở thành chuẩn mực nghề nghiệp: KTV phải lập kế hoạch kiểm toán để trợ giúp cho cuộc kiểm toán tiến hành có hiệu quả và đúng thời gian. Kế hoạch kiểm toán được lập trên cơ sở những hiểu biết về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng. (ISA 300)
  • 127. 127 4.1.4. Nội dung của lập kế hoạch => Dự kiến chi phí kiểm toán Kế hoạch kiểm toán Nội dung + Mục tiêu kiểm toán + Khối lượng, phạm vi công việc + Phương pháp kiểm toán chủ yếu sẽ áp dụng + Trình tự các bước kiểm toán Nhân sự + Số lượng kiểm toán viên cần thiết tham gia cuộc kiểm toán + Yêu cầu về chuyên môn, trình độ, năng lực, kinh nghiệm nghề nghiệp + Yêu cầu về mức độ độc lập của KTV + Bố trí KTV theo các đối tượng kiểm toán cụ thể + Mời thêm chuyên gia Thời gian + Số ngày công cần thiết + Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc + Thời gian để phối hợp các bộ phận, các KTV riêng lẻ
  • 128. 128 Kế hoạch kiểm toán cần được lập ở 3 mức độ: Kế hoạch tổng thể Kế hoạch chi tiết Chương trình kiểm toán chi tiết
  • 129. 129 4.2. Thực hiện kiểm toán 4.2.1. Khái niệm: Là giai đoạn thực hiện các kế hoạch, các chương trình kiểm toán đã được hoạch định sẵn. =>Thực chất là quá trình kiểm toán viên đi tìm kiếm các bằng chứng kiểm toán để làm cơ sở cho những nhận xét của mình trên báo cáo kiểm toán
  • 130. 130 4.2.2. Nội dung - Ghi nhận hiện trạng hoạt động, hiện trạng về tiình hình số liệu - Phân tích, đánh giá về hệ thống Kế toán - Thực hiện những thử nghệm kiểm soát cụ thể - Thử nghiệm số liệu : về nghiệp vụ, cề chi tiết số dư TK - Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán - Thực hiện theo các chương trình kiểm toán, ghi chép các bước kiểm toán và các dữ liệu thành hồ sơ kiểm toán - Thảo luận, bàn bạc kết quả kiểm toán và thông nhất ý kiến với các nhà quản lý đơn vị được kiểm toán - Lập dự thảo báo cáo kiểm toán
  • 131. 131 4.3. Hoàn tất & lập báo cáo kiểm toán 4.3.1. Nội dung công việc ở giai đoạn hoàn tất - KTV chính, nhóm trưởng kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ công việc kiểm toán đã thực hiện, nhằm mục đích: + Đảm bảo rằng kế hoạch kiểm toán được thực hiện 1 cách có hiệu quả + Xem xét các ý kiến, các phát hiện của KTV là có chính xác, đày đủ cơ sở, bằng chứng hay không (bằng chứng có thích hợp đầy đủ) + Đánh giá mục tiêu kiểm toán đã đạt được hay chưa - Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập Báo cáo tài chính - Xem xét lại việc xác định PM, đánh giá về ICS và rủi ro có gian lận - Soát xét => Cuối cùng Lập báo cáo kiểm toán
  • 132. 132 4.3.2. Báo cáo kiểm toán * Khái niệm: “Báo cáo kiểm toán là văn bản được kiểm toán viên soạn thảo để trình bày ý kiến nghề nghiệp của mình về tính trung thực hợp lý của những thông tin được kiểm toán” => Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của công việc kiểm toán và có vai trò hết sức quan trọng
  • 133. 133 * Vai trò: - Đối với người sử dụng thông tin được kiểm toán: Báo cáo kiểm toán là căn cứ để đưa ra các quyết định kinh tế, quyết định quản lý quan trọng - Đối với kiểm toán viên: Báo cáo kiểm toán là sản phẩm của họ cung cấp cho xã hội, vì vậy nó quyết định uy tín, vị thế của KTV và họ phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mình. - Đối với đơn vị được kiểm toán: + Tăng vị thế, uy tín của đơn vị + Cung cấp thông tin tin cậy cho các nhà quản lý
  • 134. 134 * Nội dung của báo cáo kiểm toán - Tiêu đề - Người nhận báo cáo - Đối tượng kiểm toán: các thông tin đã được kiểm toán - Các chuẩn mực kiểm toán và các nguyên tắc được dùng làm chuẩn mực đánh giá trong cuộc kiểm toán - Công việc kiểm toán viên đã làm - Các giới hạn về phạm vi kiểm toán (nếu có) - ý kiến của KTV về các thông tin được kiểm toán - Nhận xét và giải pháp cải tiến đối với kiểm soát nội bộ (nếu cần). - Ngày, tháng, năm lập báo cáo kiểm toán - Chữ ký, đóng dấu
  • 135. 135 * Các loại báo cáo kiểm toán: - Báo cáo chấp nhận toàn bộ - Báo cáo chấp nhận từng phần - Báo cáo bày tỏ ý kiến trái ngược - Báo cáo từ chối đưa ý kiến nhận xét
  • 136. 136 Kiểm toán viên chấp nhận toàn bộ các thông tin được kiểm toán trên tất cả các khía cạnh trọng yếu. Báo cáo chấp nhận toàn bộ Tuy nhiên cần chú ý rằng chỉ trên những khía cạnh trọng yếu. Vì vậy báo cáo kiểm toán không thể là 1 tài liệu có thể bảo đảm hoàn hảo cho tất cả những người sử dụng không gặp rủi ro gì.
  • 137. 137 Báo cáo chấp nhận từng phần Với loại báo cáo này, KTV đưa ra ý kiến chỉ chấp nhận từng phần đối với những thông tin được kiểm toán, bên cạnh đó còn những thông tin chưa chấp nhận. + Dạng tuỳ thuộc: Phạm vi kiểm toán bị giới hạn hoặc tài liệu không rõ ràng mà kiểm toán viên chưa nhất trí, chưa diễn đạt được ý kiến của mình + Dạng ngoại trừ: KTV còn có những ý kiến bất đồng với nhà quản lý đơn vị trong từng phần của đối tượng kiểm toán Phần chưa chấp nhận này có thể ở 2 dạng:
  • 138. 138 Báo cáo bày tỏ ý kiến trái ngược Loại báo cáo này được phát hành khi có sự bất đồng lớn giữa các KTV và các nhà quản lý đơn vị. Ví dụ: Các BCTC được lập không đúng theo các chuẩn mực kế toán hiện hành KTV bày tỏ ý kiến không chấp nhận đối với các thông tin được kiểm toán
  • 139. 139 Báo cáo từ chối đưa ý kiến nhận xét KTV từ chối bày tỏ ý kiến nhận đối với các thông tin được kiểm toán Loại báo cáo này được phát hành khi phạm vi kiểm toán bị gới hạn nghiêm trọng hoặc các tài liệu quá mập mờ, không rõ ràng khiến KTV không thể tiến hành kiểm toán theo chương trình đã định.
  • 140. 140 IV. CÁC CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN 1. Khái niệm chuẩn mực kiểm toán 3. Khái quát hệ thống chuẩn mực kiểm toán
  • 141. 141 1. Khái niệm Chuẩn mực kiểm toán (Standards on Auditing) - Khái niệm: Chuẩn mực kiểm toán là những nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ và về việc xử lý các mối quan hệ phát sinh trong quá trình kiểm toán. Hiểu theo nghĩa rộng, chuẩn mực kiểm toán bao gồm cả những hướng dẫn, những giải thích về các nguyên tắc cơ bản để các kiểm toán viên có thể áp dụng trong thực tế, để đo lường và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán. IFAC IASC ISA= International Standards on Auditing MoF VSA= Vietnamese Standards on Auditing www.MoF.gov.vn www.kiemtoan.com.vn
  • 142. 142 Đợt 1 ban hành 04 chuẩn mực: 1. Chuẩn mực số 200 : Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính; 2. Chuẩn mực số 210 : Hợp đồng kiểm toán; 3. Chuẩn mực số 230 : Hồ sơ kiểm toán; 4. Chuẩn mực số 700 : Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. Đợt 2 ban hành 06 chuẩn mực: 5. Chuẩn mực số 250 : Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các qui định trong kiểm toán báo cáo tài chính; 6. Chuẩn mực số 310 : Hiểu biết về tình hình kinh doanh; 7. Chuẩn mực số 500 : Bằng chứng kiểm toán; 8. Chuẩn mực số 510 : Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu năm tài chính 9. Chuẩn mực số 520 : Quy trình phân tích; 10. Chuẩn mực số 580 : Giải trình của Giám đốc. 2. Khái quát Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã ban hành
  • 143. 143 Đợt 3 ban hành 06 chuẩn mực: 11. Chuẩn mực số 240 : Gian lận và sai sót; 12. Chuẩn mực số 300 : Lập kế hoạch kiểm toán; 13. Chuẩn mực số 400 : Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ; 14. Chuẩn mực số 530 : Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác; 15. Chuẩn mực số 540 : Kiểm toán các ước tính kế toán; 16. Chuẩn mực số 610 : Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ. Đợt 4 ban hành 05 chuẩn mực: 17. Chuẩn mực số 220 : Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán; 18. Chuẩn mực số 320 : Tính trọng yếu trong kiểm toán; 19. Chuẩn mực số 501 : Bằng chứng kiểm toán bổ sung đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt; 20. Chuẩn mực số 560 : Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính; 21. Chuẩn mực số 600 : Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác.
  • 144. 144 Đợt 5 ban hành 06 chuẩn mực: 22. Chuẩn mực số 401 : Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học; 23. Chuẩn mực số 550 : Các bên liên quan; 24. Chuẩn mực số 570 : Hoạt động liên tục; 25. Chuẩn mực số 800 : Báo cáo kiểm toán về những công việc kiểm toán đặc biệt ; 26. Chuẩn mực số 910 : Công tác soát xét báo cáo tài chính; 27. Chuẩn mực số 920 : Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước. Đợt 6 ban hành 06 chuẩn mực: 28. Chuẩn mực 402 : Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài 29. Chuẩn mực 620 : Sử dụng tư liệu của chuyên gia 30. Chuẩn mực 710 : Thông tin có tính so sánh 31. Chuẩn mực 720 : Những thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã kiểm toán 32. Chuẩn mực 930 : Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính 33. Chuẩn mực 1000 : Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
  • 145. 145 Đợt 7 ban hành 04 chuẩn mực: 34. Chuẩn mực 260: Trao đổi các vấn đề quan trọng phát sinh khi kiểm toán với Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán; 35. Chuẩn mực 330: Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro; 36. Chuẩn mực 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài; 37. Chuẩn mực 545: Kiểm toán việc xác định và trình bày giá trị hợp lý.
  • 146. 146 V.KIỂM TOÁN NỘI BỘ 1. Khái niệm, bản chất của KTNB 2. Tổ chức của Kiểm toán nội bộ 3. Hoạt động của kiểm toán nội bộ
  • 147. 147 1. Khái niệm, bản chất kiểm toán nội bộ  Kiểm toán nội bộ là quá trình hoạt động một cách có hệ thống, có kỷ luật và độc lập của những người có thẩm quyền nhằm kiểm tra, đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của các thông tin tài chính và phi tài chính của NH, đồng thời đưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ và quản trị điều hành của NH.  Như vậy, Kiểm toán nội bộ là hoạt động tư vấn và đảm bảo một cách khách quan và độc lập, được thiết lập nhằm tăng cường và cải thiện chất lượng hoạt động ngân hàng.
  • 148. 148 Mục tiêu hoạt động  Giúp HĐQT, BLĐ NH thực hiện chức năng giám sát của mình đối với qui trình báo cáo thông tin tài chính, phi tài chính nhằm đảm bảo rằng các thông tin được công bố là trung thực, rõ ràng và không bị lạm dụng  Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát tài chính nội bộ. Phát hiện và chỉ ra nguyên nhân của những sơ hở, yếu kém trong hoạt động từ đó đề xuất và tư vấn với HĐQT, BLĐ các biện pháp, giải pháp để cải tiến.  Giúp nâng cao vị thế của NH thông qua việc hoàn thiện môi trường quản lý rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ của NH
  • 149. 149 Chủ tịch HĐQT Ban TGĐ Các phòng chức năng nghiệp vụ Ủy ban kiểm toán/ Ban Kiểm soát của HĐQT Ban KTNB Cơ cấu tổ chức hệ thống kiểm toán nội bộ NHTM 2. Tổ chức của Kiểm toán nội bộ
  • 150. 150 Điều kiện cần thiết để Ban KTNB hoạt động có hiệu quả  Đảm bảo tốt trình độ nghiệp vụ  Cam kết ủng hộ của Ban lãnh đạo cấp cao nhất và mọi cấp quản lý: xử lý kịp thời những kiến nghị  Có quyền tiếp cận mọi thông tin  Có vị thế độc lập: quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý; tránh xung đột lợi ích kinh tế với bộ phận nghiệp vụ được kiểm toán; không có quan hệ gia đình thân nhân, hoặc kiểm toán những nơi trước đây vừa công tác.  Giải quyết tốt mối quan hệ báo cáo thông tin cũng như vấn đề lương thưởng, thăng tiến...cho KTV nội bộ
  • 151. 151 Ban Kiểm toán Nội bộ Phòng Phát triển Kiểm toán Phòng KTNB Hệ thống IT Phòng KTNB về Treasury Phòng Đảm bảo chất lượng Phòng KTNB n Phòng KTNB 1 Kiểm toán chung Kiểm toán Tín dụng Kiểm toán chung Kiểm toán Tín dụng Chức năng thực hiện nghiệp vụ Chức năng thiết lập chính sách và bảo đảm chất lượng . . .
  • 152. 152 Chức năng của kiểm toán nội bộ  Chức năng kiểm tra: là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật để xem xét, đối chiếu mức độ trung thực của các thông tin, tài liệu và tính hợp pháp của việc thực hiện các nghiệp vụ hay lập các bản khai tài chính  Chức năng đánh giá: Thông qua kiểm tra, KTNB thực hiện đánh giá tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp của các số liệu, thông tin, tài liệu được kiểm tra  Chức năng xác nhận: Thông qua kiểm tra, đánh giá, KTNB xác nhận thực trạng của thông tin đã kiểm tra về tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp của các thông tin đó  Chức năng tư vấn: Trên cơ sở những phát hiện trong quá trình kiểm tra, đánh giá, KTNB đề xuất và tư vấn giải pháp để khắc phục sai sót, cải tiến và hoàn thiện hệ thống KSNB, giúp NH đạt được mục tiêu của mình
  • 153. 153 Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ  Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống KSNB  Kiểm tra, thẩm định tính xác thực, độ tin cậy của các thông tin quản lý, thông tin tài chính, bao gồm cả hệ thống thông tin điện tử và dịch vụ điện tử  Kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ pháp luật và quy định nội bộ của NH  Kiểm tra đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý rủi ro, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản và sử dụng nguồn lực của NH  Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót, xử lý các sai phạm, đề xuất biện pháp hoàn thiện hệ thống KSNB, hệ thống quản lý rủi ro của NH
  • 154. 154 3. Nội dung hoạt động KTNB Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán hàng năm Giai đoạn 2: Thực hiện cuộc kiểm toán Giai đoạn 3: Lập báo cáo kiểm toán Giai đoạn 4: Đảm bảo chất lượng
  • 155. 155 Mong muốn của các bên hữu quan Giai đoạn 3 Lập báo cáo Giai đoạn 1 Lập kế hoạch hàng năm Giai đoạn 2 Thực hiện kiểm toán Lưu tài liệu Báo cáo chi tiết Thăm dò mức độ thỏa mãn của các bên hữu quan Đảm bảo chất lượng - Bên ngoài Tổng quan về doanh nghiệp Đánh giá rủi ro Hoạch định chiến lược Kế hoạch Chiến lược được đánh giá lại Triển khai Kế hoạch chi tiết Tóm tắt báo cáo Báo cáo thường kỳ, BC từng cuộc KT, BC khẩn... Đảm bảo Chất lượng - Nội bộ Hoàn thành Phê duyệt KH chiến lược Giai đoạn 4 Đảm bảo chất lượng (QA)
  • 156. 156 Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán năm  Công tác lập kế hoạch hàng năm rất quan trọng nhằm đảm bảo KTNB đáp ứng được các mong muốn của các bên hữu quan và luôn nắm chắc danh mục rủi ro của Ngân hàng.  Để đạt được những mục tiêu đó, Ban KTNB cần:  Đánh giá RR một cách thường xuyên (Đánh giá RR tiềm tàng)  Đánh giá tính tin cậy và tính hiệu quả của các hoạt động kiểm soát trong việc làm giảm bớt tác động/khả năng xảy ra rủi ro (Đánh giá rủi ro kiểm soát).  Từ đó tiến hành phân loại mức độ rủi ro của từng bộ phận, từng đơn vị để lập kế hoạch kiểm toán năm. Những bộ phận/phòng kinh doanh có rủi ro cao sẽ được ưu tiên số một trong việc thực hiện kiểm toán
  • 157. 157 Đánh giá rủi ro là việc quan trọng đầu tiên của quy trình lập kế hoạch kiểm toán
  • 158. 158  Rủi ro được định nghĩa là tập hợp các nhân tố bên trong và bên ngoài có thể cản trở NH thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình.  Như vậy, rủi ro không chỉ bao gồm khả năng xấu có thể xảy ra (mối nguy hiểm) mà còn là khả năng tốt đẹp có thể xảy ra (các cơ hội), hoặc khả năng kết quả thực tế không giống với những gì mong đợi (sự không chắc chắn) và bất kỳ điều gì có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của ngân hàng. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH
  • 159. 159 Rủi ro bên trong Rủi ro bên ngoài Rủi ro hoạt động kinh doanh Business Risk Rủi ro vốn khả dụng Liquidity Risk Rủi ro giá cả Rủi ro thất thoát do đối tượng Rủi ro thay đổi lãi suất Rủi ro đồng tiền (tỷ giá) Rủi ro giá cả khác Rủi ro tín dụng Rủi ro ko có nguồn bù đắp Rủi ro ứng trước Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Rủi ro pháp lý - BGĐ - QĐ quản lý kém - Nhân sự - Cạnh tranh - Đối thủ - Công nghệ - Gian lận, sai sót… - Thiếu dự trữ thanh khoản - Chênh lệch kỳ hạn Nợ- Có -Chênh lệch kỳ đáo hạn Nợ - Có -Không tương đồng cơ sở lãi suất - Khe hở lãi suất -Chênh lệch kỳ hạn - Trạng thái ngoại tệ mở + Long position + Short Position - Giá cả TSĐB - giá cả khác -K.H khó khăn về TC, phá sản, sụp đổ -D.án không có dòng tiền -KH chây ỳ ko trả nợ -Đối tác phá hợp đồng -Quan hệ ứng trước cho khách hàng
  • 160. 160 Đánh giá rủi ro  Đánh giá rủi ro là quy trình trong đó NH phát hiện và phân tích những rủi ro liên quan tới việc thực hiện các mục tiêu của mình, tạo cơ sở cho việc xác định cách thức quản lý những rủi ro đó.  Một việc rất quan trọng đối với Ban KTNB của NH là xây dựng một phương pháp có hệ thống để phân tích rủi ro. Bản đánh giá rủi ro cho phép kiểm toán viên xem xét các sự kiện tiềm ẩn có khả năng ảnh hưởng tới việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh.
  • 161. 161 Các bước đánh giá rủi ro  Xác định các mục tiêu chủ yếu của ngân hàng.  Xác định các rủi ro chủ yếu sẽ tác động tới việc hoàn thành mục tiêu một cách trọng yếu (rủi ro chiến lược, tài chính, tác nghiệp và tuân thủ).  Xác định các trường hợp rủi ro có thể làm phát sinh một vấn đề hoặc một sự kiện liên quan tới một rủi ro nhất định.  Đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của quy trình kiểm soát nội bộ và những nỗ lực giảm nhẹ rủi ro khác bằng một phương pháp luận có hệ thống.  Xây dựng bản đánh giá, phân loại rủi ro trình HĐQT, Ban lãnh đạo NH.
  • 162. 162 Hệ thống quản lý rủi ro tổng thể Bộ phận Quản lý Rủi ro Các đơn vị Kinh doanh Kiểm toán nội bộ  Đánh giá rủi ro  Xây dựng kế hoạch kiểm toán  Xây dựng chương trình kiểm toán  Xác định các rủi ro chính tại các đơn vị kinh doanh  Cập nhật danh mục rủi ro  Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro  Tập trung vào các rủi ro chính của NH Kiểm soát viên
  • 163. 163 Trình tự đánh giá rủi ro  Ban kiểm toán nội bộ xây dựng bảng câu hỏi đánh giá rủi ro và các hướng dẫn để gửi tới các đơn vị kinh doanh để các lãnh đạo các đơn vị kinh doanh hoàn thành (khoảng đầu tháng 9).  Lãnh đạo các đơn vị kinh doanh phải nộp phần trả lời của mình lên Ban kiểm toán nội bộ trong vòng một tháng (khoảng đầu tháng 10).  Ban kiểm toán hình thành bản tổng hợp đánh giá rủi ro sẽ trở thành nguồn quan trọng được sử dụng để xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm (vào cuối tháng 10).
  • 164. 164 Mô hình đánh giá rủi ro Đầu vào Xử lý Kết quả Đánh giá rủi ro tiềm tàng (rủi ro xuất hiện khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, trước khi tính đến ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ ) Tổng hợp, đánh giá, phân loại mức độ rủi ro Kế hoạch kiểm toán năm Đánh giá rủi ro kiểm soát (rủi ro vẫn tồn tại từ những rủi ro tiềm tàng, sau khi tính đến tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ)
  • 165. 165 Cách đánh giá rủi ro  Các hoạt động của ngân hàng được đánh giá dựa trên các tiêu chí đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, có sử dụng đến trọng số.  Xây dựng danh mục rủi ro rồi thực hiện tính điểm cho từng nhân tố độc lập (có tính đến trọng số) rồi tổng hợp thang điểm cho cả hệ thống.  Ngân hàng có thể sử dụng phép cộng đơn giản các kết quả của từng nhân tố để tính rủi ro liên kết trong từng nghiệp vụ.
  • 166. 166 Danh mục các rủi ro Trọn g số % Đặc điểm A. Đánh giá rủi ro tiềm tàng I. Các rủi ro tài chính 45 Ảnh hưởng đến vị thế tài chính. II. Các rủi ro về uy tín 45 Ảnh hưởng đến độ tín nhiệm và việc thực hiện các mục tiêu của NH III. Các rủi ro về nhân sự 10 Các rủi ro bị xúi giục, cám dỗ B. Đánh giá tính đầy đủ của kiểm soát IV. Chất lượng kiểm Ảnh hưởng hoặc gia tăng
  • 167. ĐÁNH GIÁ RỦI RO TIỀM TÀNG TRONG KINH DOANH CÁC NHÂN TỐ Trọng số % I. Các rủi ro tài chính 45 Liệu sai phạm/lỗi có dẫn đến tổn thất tài chính nghiêm trọng hay không? 25 Quy trình nghiệp vụ có phức tạp và/hoặc liên quan đến khối lượng lớn các giao dịch không? 20 II. Các rủi ro về uy tín 45 Các sai phạm/lỗi có ảnh hưởng đến hình ảnh ngân hàng không? 20 Các sai phạm/lỗi có dẫn đến việc NH vi phạm quy định pháp luật không? 15 Nghiệp vụ này có liên quan trực tiếp hoặc là chức năng, hoạt động chính của ngân hàng không? 10 III. Các rủi ro về nhân sự 10 Việc thực hiện hoạt động tác nghiệp có chứa đựng các rủi ro tiềm ẩn hay không: -Nghiệp vụ có liên quan đến việc tiếp cận các thông tin nhạy cảm và/hoặc đòi hỏi kiến thức chuyên môn đặc biệt hay không?
  • 168. 168 ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐẦY ĐỦ CỦA HỆ THỐNG KiỂM SOÁT CÁC NHÂN TỐ Trọng số % IV. Chất lượng kiểm soát nội bộ được thiết lập 100 Có đầy đủ các chốt kiểm soát hệ thống không? (ví dụ: có hệ thống đánh giá an toàn hệ thống hay không? Quy trình nghiệp vụ có đảm bảo cho nghiệp vụ diễn ra hiệu quả và các nguồn lực được sử dụng hợp lý không?) 25 Có nghiệp vụ/hệ thống nào mới hoặc sửa đổi không? 25 Lần kiểm toán trước tiến hành cách đây có lâu không? 20 Nhân sự có đầy đủ và đáp ứng được yêu cầu quản lý, số lượng và trình độ nhân viên? 15 Có sai phạm hoặc lỗi nào liên quan đến nghiệp vụ được phát hiện trong lần kiểm toán trước không? 15
  • 169. 169 Để có thể đánh giá được rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát mỗi nhân tố sẽ được chấm điểm từ 0 đến 3 (0 thể hiện không có rủi ro, 1 thể hiện mức độ rủi ro thấp, 2 thể hiện mức độ rủi ro trung bình và 3 thể hiện mức độ rủi ro cao). Sau đó sẽ nhân lên với trọng số tương ứng để có được kết quả tổng điểm của từng nhân tố. Cuối cùng, tổng điểm của các nhân tố sẽ được tổng hợp lại và cho ta đánh giá tổng quát về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát trong kinh doanh của NH.
  • 170. 170 Ví dụ: BẢNG CHẤM ĐIỂM ĐÁNH GIÁ RỦI RO ST T Các vấn đề cần nghiên cứu Mức độ 1 điểm hạng Nghiệp vụ tín dụng Nghiệp vụ TTQT Nghiệp vụ KDNT Xếp hạng Tổng điểm Xếp hạng Tổng điểm Xếp hạng Tổng điểm 1 RR có gây tổn thất lớn về tài chính không? 15 2 30 1 15 3 45 2 RR có gây tổn hại về uy tín NH không? 15 1 15 2 30 1 15 3 RR có vi phạm pháp luật khổng? 15 2 30 1 15 1 15 4 Trước đây có phát sinh sai phạm không? 10 3 30 0 0 1 10 5 Thủ tục KSNB có được thiết kế phù hợp không? 10 1 10 1 10 2 20 6 Trình độ phẩm chất CB ng.vụ 10 2 20 0 0 2 20 Tổng điểm số