SlideShare a Scribd company logo
1 of 19
Topic: Enhancing audit quality of financial statement of listed companies in 
the stock exchange of Vietnam. 
PART I. INTRODUCTION 
1. Reasons for choosing this topic 
2. Research objectives 
3. Research Scope 
4. Research Methodology 
5. Practical meanings 
PART II: THEORETICAL BASIS 
I. General concepts 
1. What is Auditing? 
2. What is Listed Companies? 
3. What is auditing financial statement of listed companies? 
II. Theoretical basis of the thesis 
1. General regulations on auditing listed companies 
2. Regulations on auditing listed companies in Vietnam 
PART III: ANALYSIS & SOLUTIONS 
I. The reality in auditing financial statements of listed companies in Vietnam. 
II. Causes 
III. Solutions 
IV. Some advantages, disadvantages of the solution and its practicability. 
PART IV: CONCLUSION 
REFERENCES 
TABLE OF CONTENTS
1. Làm phần mở đầu+ kết thúc 
2. Làm fan II 
3. Làm I+II trong fan III 
4. Làm III+IV trong fan III 
( phân công thế này ok không các bạn ??) 
Tất cả mình cứ làm tiếng việt trước rồi dịch sang tiếng anh sau nhớ. Riêng cái 
quy định về kiểm toán các công ty niêm yết fai lấy qui định của nước ngoài nha 
Đề tài: Chất lượng kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. 
PHẦN I. MỞ ĐẦU 
1. Lí do chọn đề tài 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
3. Phạm vi nghiên cứu 
4. Phương pháp nghiên cứu 
5. Ý nghĩa thực tiễn 
PHẦN II: CƠ SỞ LÍ LUẬN 
I. Khái niệm chung 
1. Kiểm toán là gì? 
2. Doanh nghiệp niêm yết là gì? 
3. Kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết là gì? 
II. Cơ sở lí luận của đề tài 
1. Quy định về kiểm toán các công ty niêm yết 
2. Quy định về kiểm toán các công ty niêm yết tại Việt Nam 
PHẦN III: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP 
I. Thực trạng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết tại Việt Nam. 
1. Sự phát triển của ngành kiểm toán VN 
2. Những hạn chế, tiêu cực còn tồn tại ( lấy 1 vài ví dụ các vụ bê bối như vụ bông 
Bạch Tuyết, Agribank…) 
II. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên 
III. Hướng giải quyết vấn đề 
IV. Một số ưu, nhược điểm và tính ứng dụng của giải pháp được đưa ra.
PHẦN IV: KẾT LUẬN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
MỤC LỤC 
TIỂU LUẬN: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
PHẦN MỞ ĐẦU 
Lý do chọn đề tài: Nền kinh tế của nước ta hiện nay đang trên đà đi lên để hội nhập với kinh tế thế giới. 
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sự phát triển của các doanh nghiệp vô cùng 
quan trọng. Đất nước ta đã và đang có những chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính 
trị, văn hóa, xã hội, biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, tình hình chính trị ổn định, đời sống 
vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Doanh nghiệp là tế bào của 
nền kinh tế, dù thuộc bất kỳ thành phần kinh tế nào thì doanh nghiệp chính là nguồn cung ứng sản phẩm 
hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng cho nhu cầu về khía cạnh vật chất lẫn tinh thần của xã hội nói chung và 
người tiêu dùng nói riêng. Sự phát triển của nền kinh tế tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ 
được thành lập. Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán ở nước ta trong những năm gần đây đã làm cho 
nền kinh tế trong nước thêm sôi động và có những chuyển biến đáng kể. Bên cạnh đó là sự thành lập của 
các công ty kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra tính hợp lý các con số mà các doanh 
nghiệp đưa ra. Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy sự cần thiết của kiểm toán trong mọi hoạt động của nền 
kinh tế, chính vì vậy kiểm toán được xem như là một công cụ để cơ cấu nền kinh tế. Đồng thời, bản thân 
các doanh nghiệp cũng tự nhận thức được những lợi ích mà hoạt động kiểm toán mang lại cho mình. 
Nghề kiểm toán nước ta hiện nay cũng không phải là mới mẻ nhưng thực tế cũng không ít người còn mơ 
hồ về ngành nghề này, chính vì vậy em xin phép nghiên cứu với đề tài “THỰC TRẠNG CÔNG TÁC 
KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY” để làm rõ vấn đề này. 
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng chung về kiểm toán ở Việt Nam. Phân tích và đánh giá chung 
về thực trạng kiểm toán ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động. 
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập - thống kê – tổng hợp số liệu. Trong đề tài này đòi hỏi 
cần phải có những số liệu trong những năm gần đây, các số liệu được tập hợp, thu thập từ các báo cáo, tài 
liệu của cơ quan thực tập, các thông tin trên báo, đài, Internet… Phương pháp so sánh: Là phương pháp 
xem xét một chỉ tiêu dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở, qua đó xác định xu hướng biến động 
của chỉ tiêu cần phân tích. Tùy theo mục đích phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà 
ta có thể sử dụng các kĩ thuật so sánh thích hợp như so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối. 
Phạm vi nghiên cứu: Do sự hạn chế của người viết, bài viết không đi sâu vào chi tiết, chỉ đánh giá thực 
trạng hoạt động chung của ngành kiểm toán tại Việt Nam. Không phân tích tất cả các nhân tố mà chỉ phân 
tích một số nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến nội dung cần nghiên cứu. Từ đó, đưa ra một số giải 
pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành kiểm toán.
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KIỂM TOÁN 
Khái niệm: Kiểm toán là việc thu thập và đánh giá các bằng chứng về một thông tin nhằm xác định và 
báo cáo về sự phù hợp của thông tin này với các tiêu chuẩn được thiết lập. Việc kiểm toán cần được thực 
hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập. 
Phân loại: - Phân loại theo người thực hiện: 
 Kiểm toán nội bộ: là 1 chức năng thẩm định độc lập được thiết lập bên trong một tổ chức để xem 
xét và đánh giá các hoạt động của tổ chức đó, với tư cách là một sự trợ giúp đối với tổ chức đó. 
 Kiểm toán Nhà nước: là công việc kiểm toán do các cơ quan của Nhà nước ( tài chính, thuế…) và 
cơ quan kiểm toán nhà nước chuyên trách tiến hành. Hệ thống kiểm toán nhà nước do nhà nước 
thành lập, quản lý, là một công cụ quan trọng nhằm tăng cường chúc năng kiểm tra giám sát việc 
chi tiêu, sử dụng tài nguyên, tài sản quốc gia. 
 Kiểm toán độc lập: là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên thuộc các công ty, các 
văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp. Kiểm toán độc lập là hoạt động dịch vụ tư vấn được pháp 
luật thừa nhận và quản lý chặt chẽ. Quan hệ giữa các chủ thể kiểm toán (kiểm toán viên/tổ chức 
kiểm toán và đơn vị kinh tế được kiểm toán) là quan hệ mua bán dịch vụ, đơn vị kinh tế được 
kiểm toán trả phí dịch vụ cho các kiểm toán viên theo thoả thuận trong hợp đồng kiểm toán. Các 
kiểm toán viên độc lập là những người hội đủ các tiêu chuẩn theo chuẩn mực kiểm toán và các 
quy định pháp lý về hành nghề kiểm toán. 
-Phân loại theo mục đích: 
 Kiểm toán hoạt động: Kiểm toán hoạt động là một quá trình đánh giá có hệ thống về sự 
hữu hiệu, tính hiệu quả, và tính kinh tế của các hoạt động dưới sự kiểm soát của nhà quản 
lý và báo cáo cho các cá nhân thích hợp về kết quả của việc đánh giá, đồng thời đưa ra 
những kiến nghị để cải tiến. 
 Kiểm toán tuân thủ: là loại kiểm toán nhằm xem xét đơn vị được kiểm toán có tuân thủ 
theo đúng các quy định mà các cơ quan có thẩm quyền cấp trên hoặc cơ quan chức năng 
của nhà nước hoặc cơ quan chuyên môn đề ra hay không. 
 Kiểm toán BCTC: là loại kiểm toán nhằm kiểm tra và xác nhận về tính trung thực, hợp lý 
của các Báo cáo tài chính được kiểm toán. 
THỰC TRẠNG CHUNG VỀ KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
- Những vấn đề chung: Hơn 20 năm qua là một chặng đường không dài nhưng đã chứng kiến 
những bước phát triển vượt bậc của ngành Kiểm toán độc lập còn non trẻ của Việt Nam. Với số 
lượng gần 200 công ty Kiểm toán đang hoạt động trong lĩnh vực này tính đến cuối năm 2010, quả 
thực chưa bao giờ hoạt động kiểm toán độc lập lại sôi động như hiện nay. Số lượng các công ty 
hoạt động trong ngành tăng lên nhanh chóng cùng với các dịch vụ cung cấp ngày càng đa dạng và 
chuyên nghiệp cho thấy hoạt động kiểm toán độc lập là một nhu cầu rất thiết thực của nền kinh tế, 
nhất là khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Điểm lại những thành tựu nổi bật 
của ngành kiểm toán độc lập trong nước, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của các 
công ty kiểm toán nước ngoài. Song hành cùng với các doanh nghiệp kiểm toán trong nước qua 
chặng đường hơn 20 năm qua, các công ty kiểm toán nước ngoài đã và đang đóng vai trò rất tích 
cực trong quá trình xây dựng và phát triển của ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam. Một mặt khác
của ngành kiểm toán là biến từ lỗ sang lãi. Theo một chuyên gia kiểm toán tài chính, các công ty 
kiểm toán đang có nhiều “mánh” để chiều khách. Với công ty nhà nước, nếu để lỗ quá hai năm 
giám đốc có thể bị thôi chức, nên hết năm đầu tiên đã có công ty thuê kiểm toán với mục đích rõ 
ràng là “hợp lý hóa khoản lãi giả”. Theo chuyên gia này, đã có trường hợp Công ty KTĐL B biến 
khoản lỗ gần 100 tỉ đồng của Tổng công ty K thành lãi. KTV đã tư vấn lập một công ty khác và 
“vẽ” ra những giao dịch ảo đem lại lợi nhuận cho Tổng công ty K. Tiền lãi ảo nhưng những 
khoản lỗ đã được hô “biến” khỏi sổ sách của Tổng công ty K. Theo chính một KTV của Công ty 
Trách Nhiệm Hữu Hạn kiểm toán A, việc biến doanh nghiệp từ lỗ sang lãi với KTV thật ra không 
khó “nếu sếp OK”. Một bản kết quả kinh doanh “bị phù phép”, theo chuyên gia kiểm toán, hoàn 
toàn có thể được KTV phát hiện và thông báo. Tuy nhiên, KTV cũng có thể linh động để một 
khoản lỗ hoặc khoản lợi nhuận của kỳ này qua kỳ kế toán năm sau. Với công ty KTĐL uy tín, có 
quy trình soát xét nội bộ chặt chẽ, “mánh” này dễ dàng được phát hiện. Tuy nhiên, với công ty 
KTĐL “dễ tính”, sự bắt tay có thể đem lại lợi ích tính bằng tiền tỉ cho doanh nghiệp và thiệt hại 
tương tự cho nhà đầu tư. Tình trạng làm không hết việc tại các công ty KTĐL hiện đang là một 
trong những nguy cơ khiến kết quả kiểm toán bị giảm một phần chất lượng. Một cuộc kiểm toán 
có thể cần 7-10 ngày đến thu thập tư liệu tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, do nhiều việc, có công ty 
làm gấp, thực hiện xong chỉ trong năm ngày. Do nhiều việc, có công ty tuyển nhiều cán bộ kiểm 
toán trẻ, thiếu kinh nghiệm, đây cũng là nguy cơ khiến kết quả kiểm toán bị ảnh hưởng. Đặc biệt, 
theo quy định hiện nay, một công ty KTĐL có thể chỉ cần ba KTV. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp 
kiểm toán hiện chỉ có đúng ba KTV có chứng chỉ đứng ra lập công ty, còn lại là các trợ lý. Áp lực 
doanh thu, lợi nhuận đè nặng khiến nhiều doanh nghiệp mới này rất dễ chiều lòng các đối tượng 
kiểm toán, cùng hưởng lợi nhờ kết quả kiểm toán “đẹp”. Theo nhiều chuyên gia trong nghề kiểm 
toán, là nhiều công ty KTĐL đang cạnh tranh nhau bằng cách giảm giá phí. Một số thành tựu về 
phát triển của hệ thống kiểm toán Việt Nam: Pháp luật về kiểm toán sớm hình thành (văn bản quy 
phạm pháp luật về KTNN và về kiểm toán độc lập được ban hành vào năm 1994, về kiểm toán 
nội bộ năm 1997), đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các tổ chức kiểm toán. Đến nay, 
Nhà nước đã ban hành Luật KTNN, Nghị định về kiểm toán độc lập, quy định của Bộ Tài chính 
về quy chế kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Đây là cơ sở pháp lý tạo 
điều kiện cho sự phát triển hệ thống kiểm toán ở VN. Bên cạnh đó, KTNN đã ban hành được hệ 
thống chuẩn mực KTNN và nhiều quy trình kiểm toán chuyên ngành áp dụng cho đối tượng kiểm 
toán cụ thể, Bộ Tài chính cũng đã ban hành 38 chuẩn mực kiểm toán để áp dụng trong hoạt động 
kiểm toán độc lập và kiểm soát chất lượng kiểm toán. Sự phát triển của KTNN, kiểm toán độc lập 
và kiểm toán nội bộ đã góp phần thúc đẩy cải cách nền hành chính nhà nước, xây dựng Nhà nước 
pháp quyền xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam. Dù trong thời gian 
chưa dài, nhưng hệ thống kiểm toán đã khẳng định được vị trí, tác động và góp phần thúc đẩy 
công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam. Nhà 
nước đã thực sự quan tâm đến hệ thống các tổ chức kiểm toán ở Việt Nam. Ngoài việc tạo lập 
những tiền đề pháp luật cho sự ra đời của các tổ chức này, Nhà nước đã nhanh chóng xây dựng, 
hoàn thiện các tổ chức kiểm toán. Hoạt động của các tổ chức kiểm toán đã bước vào giai đoạn ổn 
định. Hoạt động KTNN đã có bước phát triển lớn mạnh, nhất là từ khi Luật KTNN có hiệu lực thi 
hành từ 2006. KTNN đã thực hiện kiểm toán với phạm vi ngày càng mở rộng. Kết quả kiểm toán 
được ghi nhận trong những năm qua không chỉ là con số tăng thu, tiết kiệm chi hàng ngàn tỷ đồng 
cho ngân sách nhà nước, mà quan trọng và ý nghĩa hơn là thông qua hoạt động kiểm toán của 
KTNN đã giúp cho các đơn vị được kiểm toán ngăn ngừa những tiêu cực, lãng phí, thất thoát tiền, 
tài sản; hoàn thiện hơn công tác quản lý, đảm bảo sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia một cách
tiết kiệm và hiệu quả hơn; KTNN đã cung cấp thông tin toàn diện, xác thực về tình hình quản lý 
tài chính và điều hành ngân sách của các cấp, các bộ ngành, các doanh nghiệp… cùng nhiều kiến 
nghị với Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan thẩm quyền góp phần sửa đổi, bổ sung hoàn thiện 
cơ chế, chính sách quản lý tài chính và tăng cường hiệu lực quản lý. Các doanh nghiệp kiểm toán 
độc lập đã phát triển nhanh cả về mặt số lượng và đội ngũ KTV, thị trường ngày càng mở rộng. 
Ngoài hoạt động chính là kiểm toán và tư vấn, các công ty kiểm toán đã giữ vai trò quan trọng 
trong việc đào tạo, phổ biến, hướng dẫn chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính, thuế, kế toán 
trong nền kinh tế quốc dân. Kiểm toán nội bộ tuy chưa phát triển, song cũng đã hình thành và 
bước đầu mang lại kết quả ở một số đơn vị, DNNN… Kiểm toán nội bộ đã có những đóng góp 
thiết thực cho việc kiểm soát, quản trị nội bộ; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vi phạm 
trong hệ thống quản lý của đơn vị. Trình độ của các KTV nội bộ từng bước được nâng cao, đáp 
ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý của đơn vị. Trong số gần 200 công ty kiểm toán, tuy 
chiếm số lượng nhỏ hơn so với các công ty trong nước, các công ty kiểm toán nước ngoài lại sở 
hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lớn nhất. Chỉ tính riêng bốn công ty Big 4 hiện nay (EY, 
Deloitte, KPMG và PwC) đã chiếm tới gần 30% tổng số nhân lực của các công ty kiểm toán hoạt 
động tại Việt Nam. Với ưu thế về nguồn nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt là với kinh nghiệm 
của các chuyên gia nước ngoài đến từ các nền kinh tế phát triển trong và ngoài khu vực như Anh, 
Pháp, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, v.v, có thể nói nguồn nhân lực của các công ty 
kiểm toán nước ngoài đóng vai trò “dẫn dắt”, thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực kiểm 
toán trong nước nói chung. Các công ty này cũng là nơi đào tạo, nuôi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh 
đạo tiềm năng cho ngành kiểm toán độc lập trong nước. Hiện nay tính toán cho thấy 4 công ty 
kiểm toán Big 4 chiếm tới 55% trên tổng số 100 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa thị trường lớn 
nhất trên hai sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam, tính đến cuối năm 2010. Nếu xét trên tổng 
giá trị vốn hóa thị trường thì tỷ lệ này là 84%. Các con số này cho thấy sự tham gia tích cực của 
các công ty kiểm toán quốc tế đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán và thị trường vốn 
Viêt Nam cũng như phản ánh sự tín nhiệm và kỳ vọng chất lượng của các công ty niêm yết, các 
cổ đông và các nhà đầu tư đối với dịch vụ của các công ty kiểm toán quốc tế. 
Một số vụ việc liên quan đến kiểm toán tại Việt Nam: 
Vụ Công ty cho thuê tài chính II (Agribank) lỗ 3.000 tỉ đồng vào ngày 16/4/2011. Nguyên tổng 
giám đốc Công ty Cho thuê tài chính II (ALCII) cùng một số cá nhân liên quan bị khởi tố. Tại kết 
luận kiểm toán Agribank, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều sai phạm liên quan đến ALCII. Năm 
2009, ALCII kinh doanh thua lỗ 3.000 tỉ đồng và có khả năng lỗ tiềm ẩn đối với khoản tiền đầu tư 
tài sản cho thuê trị giá gần 4.600 tỉ đồng. Vụ CTCP Dược phẩm Viễn Đông tuyên bố phá sản liên 
quan đến công ty kiểm toán Ernst & Young (E&Y) hồi đầu tháng 10 vừa qua. Vụ việc đang quy 
lỗi cho công ty kiểm toán Ernst & Young Vụ việc công ty KTĐL kiểm toán Công ty bông Bạch 
Tuyết năm 2008. Năm trước nói lãi, ngay năm sau đã nói lỗ nặng, đứng trên bờ vực phá sản. Điều 
này đã làm xôn xao về chất lượng kiểm toán. Vụ thua lỗ của Tập đoàn Vinasin, mặc dù được 
kiểm toán độc lập liên tục từ năm 2007-2009 nhưng Vinashin thua lỗ, nợ nần đến khi không thể 
thanh toán người ta mới biết. Khó khăn, hạn chế của hoạt động kiểm toán hiện nay: Hoạt động 
kiểm toán còn có hiện tượng trùng lắp, chưa triển khai được nhiều cuộc kiểm toán hoạt động, 
kiểm toán chuyên đề với các nội dung được xã hội quan tâm, phương pháp kiểm toán của một số 
đoàn kiểm toán thiếu sáng tạo, còn sức ỳ, chậm đổi mới… Sức cạnh tranh của đa số các công ty 
kiểm toán yếu. Ngoài một số ít công ty kiểm toán tư vấn tài chính là thành viên hãng quốc tế và 
100% vốn nước ngoài thì đa số các công ty còn lại chưa đảm bảo được yêu cầu về chất lượng. 
Ngay cả các công ty kiểm toán, tư vấn lớn ở nước ta vẫn chưa theo kịp trình độ chuyên môn và
chất lượng dịch vụ của thế giới. Do đó, các công ty Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong 
tương lai, đặc biệt là khi Hiệp định Thương mại thế giới (WTO) về kế toán, kiểm toán được thực 
hiện. Đội ngũ chuyên gia kiểm toán thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, trong khi công tác 
đào tạo cán bộ hầu như chỉ được quan tâm ở một số công ty lớn, còn ở các công ty nhỏ thì rất ít 
được đề cập đến do hạn chế về kinh phí, thời gian và chuyên gia giỏi. Các văn bản pháp lý thiếu 
sự thống nhất, đồng bộ, hệ thống chuẩn mực kiểm toán chưa hoàn thiện, thiếu những quy định 
pháp luật cần thiết để kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán và hành nghề kế toán… MỘT SỐ ĐỀ 
XUẤT Về phía bản thân các công ty kiểm toán độc lập : Các công ty kiểm toán cần chú ý đến 
việc xây dựng chính sách đãi ngộ cho đội ngũ nhân viên của công ty mình ngày một tốt hơn. Ban 
hành các quy định và chế tài cụ thể liên quan đến việc xử lý các vi phạm về quy định của công ty, 
vi phạm đạo đức hành nghề của các kiểm toán viên. Xây dựng các quy trình thực hiện công việc 
một cách cụ thể và chặt chẽ hơn nhằm làm căn cứ kiểm soát và đánh giá hoạt động của các phòng 
ban, bộ phận, cá nhân trong đơn vị. Cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ cho kiểm toán viên đi 
kèm với đó là chú trọng hoàn thiện tốt hơn thủ tục kiểm toán và phương thức kiểm toán. Chú 
trọng đến công tác luân chuyển cán bộ, nhân viên; công tác nghiên cứu thị trường Tổ chức thăm 
dò ý kiến khách hàng kiểm toán Về phía nhà nước : Đẩy nhanh tiến độ soạn thảo và lấy ý kiến về 
dự thảo Luật kiểm toán độc lập Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng hàng năm đối với các 
công ty kiểm toán (mở rộng phạm vi và thời gian thực hiện việc kiểm tra) Đánh giá và xếp hạng 
các công ty kiểm toán hàng năm Ban hành quy định về tiêu chí đánh giá, chấm điểm chất lượng 
cuộc kiểm toán Đẩy mạnh công tác khuyến khích thi đua, bầu chọn công ty kiểm toán điển hình, 
cá nhân xuất sắc. Trọng tâm kiểm toán là các lĩnh vực quản lý đất đai, nhà ở, phát triển đô thị, 
quản lý khai thác và kinh doanh tài nguyên, khoáng sản... Đó là một nội dung đáng chú ý tại Chỉ 
thị số 1618/CT-KTNN về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ và nâng cao 
chất lượng kiểm toán, vừa được Tổng kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng ký ban hành ngày 
17/10. Về phía bản thân: Không ngừng học hỏi bổ sung kiến thức trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt 
nghiên cứu kĩ và sâu hơn kiến thức chuyên ngành. Mong muốn có thêm nhiều điều kiện hoặc môi 
trường thực hành cho sinh viên trong ngành kế toán kiểm toán để có thể học thêm kinh nghiệm 
trước khi ra trường. Trong đời sống xã hội ngày nay cho thấy có chiều hướng suy thoái đạo đức 
có thể do nhiều yếu tố bên ngoài tác động vì vậy nên thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo 
về nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp cho tất cả sinh viên trong hệ thống giáo dục đại học, cao 
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp… trước khi ra trường. Đặc biệt ngành kế toán kiểm toán yếu tố 
đạo đức rất quan trọng. 
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thông tin tài chính của Công ty niêm yết trên 
thị trường chứng khoán Việt Nam 
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, báo cáo tài chính (BCTC) có vai trò và ý nghĩa 
quan trọng trong việc cung cấp thông tin đối với nhà đầu tư, các tổ chức quản lý, điều hành thị
trường, là điều kiện thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển hiệu quả và lành mạnh. Trong 
bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) còn khá non trẻ ở Việt Nam, những quy định và thực tế 
nội dung thông tin và công bố thông tin định kỳ trên BCTC và báo cáo thường niên (sau đây gọi 
tắt là “thông tin định kỳ về BCTC”) của các công ty niêm yết gần đây bộc lộ một số vấn đề có 
ảnh hưởng quan trọng đến tính hữu ích của thông tin và tính minh bạch của thị trường. Bài viết 
này phân tích làm rõ thực trạng trình bày và công bố thông tin định kỳ về BCTC của các công ty 
niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp định hướng việc 
nâng cao chất lượng thông tin và công bố thông tin của các công ty niêm yết trên TTCK Việt 
Nam. 
1. Thực trạng công bố thông tin định kỳ về BCTC của công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam 
Thị trường chứng khoán Việt Nam sau hơn 10 năm đi vào hoạt động đã có những bước phát triển 
đáng kể. Theo báo cáo của Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN), số lượng các tổ chức 
trung gian trên TTCK đã tăng từ 7 công ty chứng khoán và 1 công ty quản lý quỹ lên 105 công ty 
chứng khoán và 46 công ty quản lý quỹ. Từ 5 công ty năm 2000 đến nay đã có gần 600 công ty 
và tổ chức niêm yết, giá trị vốn hóa thị trường chiếm 42% GDP. Bên cạnh đó, các ngân hàng, 
công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các doanh nghiệp bảo hiểm, quỹ 
đầu tư tham gia thị trường đã góp phần hình thành một hệ thống các nhà đầu tư chuyên nghiệp. 
Sự phát triển của TTCK Việt Nam đòi hỏi sự phát triển đồng bộ nhiều yếu tố, trong đó, nổi lên 
vấn đề có ảnh hưởng tới tính minh bạch, công khai và sự phát triển bền vững của thị trường. Đó 
là việc công bố thông tin của các công ty niêm yết trên TTCK. Hiện nay, việc công bố thông tin 
của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam được thực hiện theo Luật Chứng khoán và Thông 
tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính. Xét về quy định lẫn thực 
tiễn, việc trình bày và công bố thông tin của các công ty niêm yết hiện nay tồn tại một số bất cập 
làm ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến tính minh bạch, công khai và sự phát triển bền vững của 
TTCK Việt Nam. Điều này thể hiện qua một số biểu hiện cụ thể sau : 
(i) Về Nội dung thông tin theo quy định hiện hành 
Thứ nhất, Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu chưa được trình bày thành một báo cáo riêng biệt 
theo thông lệ quốc tế. 
Thứ hai, việc trình bày BCTC cho số liệu của 2 năm như quy định hiện nay làm hạn chế về thông 
tin để nhà đầu tư có thể có đánh giá xác thực hơn về khả năng và xu hướng phát triển của công 
ty. Hiện nay, đa phần các BCTC của các công ty trên TTCK quốc tế (Unilever hay P&G chẳng 
hạn) trình bày 3 năm liên tục cho năm hiện tại và 2 năm liền trước đó. 
Thứ ba, việc gộp doanh thu và chi phí tài chính vào lãi/lỗ hoạt động kinh doanh trên báo cáo kết 
quả hoạt động kinh doanh vừa không phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa tạo ra sự nhập nhằng và 
thiếu minh bạch về thông tin, thậm chí hiểu nhầm cho nhà đầu tư, khi các khoản lãi/lỗ bán cổ 
phiếu vốn không phải của hoạt động mang tính thường xuyên của công ty lại được hiểu là kết 
quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty. 
Thứ tư, phương pháp lập chỉ tiêu lãi trên cổ phiếu (EPS) chưa phản ánh đúng nội dung của chỉ 
tiêu này trong trường hợp công ty trích lập các quỹ khen thưởng phúc lợi. Theo cách tính hiện tại 
thì lãi dùng để tính EPS bao gồm cả các khoản trích quỹ khen thưởng phúc lợi không thuộc cổ
đông. Theo quy định của IAS 33 - Lãi trên cổ phiếu – thì lãi dùng để tính EPS phải trừ các khoản 
lãi không dành cho cổ đông phổ thông (phần phân phối lợi nhuận vào các quỹ doanh nghiệp). 
Những khoản thưởng này sẽ được tính vào chi phí để trừ ra khỏi lãi cho việc tính EPS. 
Thứ năm, một số chỉ tiêu hữu ích cho nhà đầu tư chưa được thuyết minh đầy đủ trên Bản thuyết 
minh BCTC. Chẳng hạn : 
- Các khoản đầu tư tài chính được các công ty niêm yết thuyết minh khá sơ sài theo yêu cầu 
thuyết minh tại Chỉ tiêu V.02 và V.13 trên Bản thuyết minh BCTC. 
- Các thông tin về trái phiếu chuyển đổi của các công ty niêm yết chưa được yêu cầu thuyết minh 
tại Mục V.20 trên Bản thuyết minh BCTC… 
Thứ sáu, trên báo cáo thường niên, các số liệu tài chính quan trọng chỉ trình bày 2 hoặc 3 năm là 
rất hạn chế về ý nghĩa so sánh. Để đánh giá đầy đủ về một công ty, các nhà đầu tư cần đánh giá 
các số liệu thuận tiện nhất cho việc so sánh của ít nhất là 4-5 năm gần nhất, thậm chí là 10 năm. 
Báo cáo thường niên 2009 của P&G trình bày 11 năm từ năm 2009 đến năm 1999. Ngoài ra, vấn 
đề quản trị rủi ro cũng chưa được xem như là một nội dung trình bày trên báo cáo thường niên 
(ii) Về nội dung và chất lượng thông tin công bố thực tế 
Trong thực tế, tồn tại một khoảng cách không nhỏ giữa nội dung thông tin phải công bố theo quy 
định và nội dung thông tin mà các công ty niêm yết thực tế công bố. Điều này dẫn đến những hệ 
quả không mong muốn cho mục tiêu minh bạch hóa thông tin trên TTCK Việt Nam 
Nhiều công ty coi nhẹ việc công bố thông tin. Đó là nhận định của các chuyên gia khi đề cấp đến 
vấn đề công bố thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam tại hội thảo “Những bước chuẩn bị IPO 
thành công cho doanh nghiệp” do UBCKNN phối hợp cùng Truyền thông Mileage (Singapore) 
và Hãng tin Bloomberg tổ chức ngày 23/9/2010. Có công ty niêm yết, trên website chỉ lơ thơ 
những thông tin cũ, ít cập nhật như website Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần 
Thơ (TSC), Công ty Cổ phần Phân bón Hóa Sinh (HIS)… 
Sự chênh lệch đáng kể số liệu tài chính trước và sau kiểm toán của các công ty niêm yết cũng 
đang trở thành một vấn đề nóng trên TTCK hiện nay. 
Trong số các công ty bị giảm lợi nhuận chóng mặt sau kiểm toán năm 2010, Công ty cổ phần tập 
đoàn Sara (SRB) đứng đầu, với tỷ lệ hơn 60%. Lợi nhuận sau thuế của SRB chỉ còn 1,4 tỷ đồng 
so với trên 3,7 tỷ đồng trước đó. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới chênh lệch được 
kiểm toán đưa ra là việc trích lập dự phòng các khoản đầu tư dài hạn; công nợ chưa được đối 
chiếu đầy đủ...Thậm chí, có trường hợp chuyển từ lãi thành lỗ không thể tin nổi như trường hợp 
Công ty cổ phần hàng hải Đông Đô lợi nhuận sau thuế năm 2010 trước kiểm toán là 473,6 triệu 
nhưng theo BCTC sau kiểm toán bị lỗ đến 74,3 tỉ đồng… 
Chênh lệch số liệu lợi nhuận trước và sau kiểm toán là điều vẫn thường diễn ra. Tuy nhiên, việc 
ngày càng có nhiều công ty bị giảm doanh thu, giảm lợi nhuận đến trên 50% sau kiểm toán đã 
gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đồng vốn của nhà đầu tư, khiến môi trường đầu tư chứng 
khoán rủi ro hơn, ít nhiều làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư
Thậm chí có công ty chỉ trích lập dự phòng ngắn hạn mà không trích lập dự phòng dài hạn. Việc 
làm lơ đi các khoản mục quan trọng này đã khiến nhiều nhà đầu tư tưởng rằng công ty làm ăn có 
lãi nhưng rất có thể đây là “lời ảo, lỗ thật”. 
Về Báo cáo bộ phận, VAS 28 đã yêu cầu chi tiết về báo cáo các bộ phận, giống như IAS 14, tuy 
nhiên nhiều công ty niêm yết làm báo cáo bộ phận sơ sài, chưa đáp ứng được các yêu cầu của 
VAS cũng như yêu cầu của các nhà đầu tư. Chẳng hạn, báo cáo bộ phận của Vinamilk chỉ đưa ra 
báo cáo kết quả ngắn gọn của bộ phận xuất khấu và bán nội địa. Thiết nghĩ Vinamilk nên báo 
cáo bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh hay ngành hàng cũng như nhìn thấy được sự rủi ro của 
chúng. 
(iii) Về việc tuân thủ phương tiện, hình thức và thời gian công bố thông tin 
Năm 2011, hàng loạt công ty xin gia hạn thời gian công bố BCTC. Công ty chứng khoán Mê 
Kông xin dời đến 29/4 vì nguyên nhân công ty nâng cấp hệ thống, sai sót số liệu kế toán. Công ty 
cổ phần xi măng Hà Tiên 1 (HT1) gia hạn thời gian công bố BCTC năm 2010 đến 25/4/2011 với 
lý do tương tự. Thậm chí có công ty niêm yết xin gia hạn thời gian công bố BCTC đã kiểm toán 
năm 2010 chậm đến 1 tháng như Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long (DCL) gia hạn thời 
gian công bố BCTC đến 13/5/2011 với lý do “ phần mềm kế toán của công ty đang bị lỗi”… 
Theo quy chế công bố thông tin, Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) sẽ nhắc nhở và nếu vẫn 
tiếp tục vi phạm sẽ cảnh cáo trên toàn thị trường, đưa chứng khoán vào diện cảnh báo, kiểm soát, 
tạm ngừng giao dịch, báo cáo vụ việc lên thanh tra UBCKNN để xử phạt theo quy định. 
Về phương tiện công bố thông tin, một số công ty niêm yết vì lý do này kia chưa công bố thông 
tin đầy đủ và kịp thời theo quy định. 
Ngoài ra, hiện nay các công ty dường như khá vô tư trong việc công bố thông tin bất thường như 
trường hợp mới đây của Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC) đã vi phạm 
quy định về công bố thông tin bất thường theo kết luận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 
Tóm lại, qua khảo sát và đánh giá thực trạng về quy định và thực tế nội dung thông tin và công 
bố thông tin định kỳ về BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay, có thể 
thấy nổi lên mấy vấn đề sau: 
Thứ nhất, nội dung thông tin định kỳ về BCTC phải công bố theo quy định còn một số bất cập 
như: hệ thống báo cáo chưa theo thông lệ quốc tế; thông tin so sánh trên báo cáo còn giới hạn; 
trình bày và tính toán một số chỉ tiêu trên báo cáo chưa phù hợp với thông lệ; một số thông tin 
cần thiết chưa được yêu cầu công bố. 
Thứ hai, đó là lổ hổng về tính trung thực của thông tin công bố, khi sự có chênh lệch đáng kể số 
liệu tài chính trước và sau kiểm toán cùng với việc công bố lập lờ, thậm chí là không công bố các 
thông tin bất thường của các công ty niêm 
Thứ ba, ngày càng có nhiều công ty niêm yết chưa tuân thủ các quy định về phương tiện, hình 
thức và thời điểm công bố thông tin.
2. Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng thông tin định kỳ về BCTC của công ty 
niêm yết 
(i) Đối với nội dung thông tin định kỳ về BCTC 
Thứ nhất, sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp, quy định trình bày và công bố Báo cáo thay đổi 
vốn chủ sở hữu (Statement of changes in equity) như là một báo cáo riêng biệt trong hệ thống 
BCTC. 
Thứ hai, quy định BCTC công bố của công ty niêm yết trình bày số liệu của 3 năm gần nhất 
(thay vì chỉ có 2 năm như hiện nay). Điều này vừa giúp nhà đầu tư có cơ sở đánh giá xác thực 
hơn về khả năng và xu hướng phát triển của công ty, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế. 
Thứ ba, tách doanh thu và chi phí tài chính ra khỏi nội dung của lợi nhuận hoạt động kinh doanh, 
đồng thời bổ sung chỉ tiêu Lợi nhuận hoạt động tài chính trên báo cáo kết quả hoạt động kinh 
doanh. Từ “thuần” cũng cần phải được xem xét lại, theo hướng cắt bỏ đi, vì nó rất dễ gây nhầm 
lẫn là đã trừ thuế thu nhập. 
Thứ tư, điều chỉnh hướng dẫn để tính đúng chỉ tiêu lãi trên cổ phiếu (EPS). Theo đó, lãi dùng để 
tính EPS phải trừ các khoản lãi không dành cho cổ đông phổ thông (phần phân phối lợi nhuận 
vào các quỹ doanh nghiệp). Những khoản thưởng này sẽ được tính vào chi phí để trừ ra khỏi lãi 
cho việc tính EPS. Ngoài ra cũng cần xem xét việc yêu cầu trình bày chỉ tiêu EPS pha loãng trên 
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (hoặc thuyết minh BCTC). Điều này vừa tạo điều kiện cho 
nhà đầu tư có thông tin để dự đoán EPS trong tương lai trong trường hợp công ty có phát hành 
trái phiếu chuyển đổi, vừa phù hợp với IAS 33- Lãi trên cổ phiếu. 
Thứ năm, quy định việc trình bày bắt buộc một số thông tin thực sự rất hữu ích cho việc ra quyết 
định của nhà đầu tư. Cụ thể: Thuyết minh các khoản đầu tư tài chính tại Chỉ tiêu V.02 và V.13 
trên Bản thuyết minh BCTC và việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính; công bố các 
thông tin về trái phiếu chuyển đổi của các công ty niêm yết tại Mục V.20 trên Bản thuyết minh 
BCTC. Những thông tin này là cơ sở rất quan trọng để đánh giá khả năng thanh toán, cũng như 
dự đoán EPS của công ty. 
Thứ sáu, quy định công bố một số nội dung trên báo cáo thường niên như: Các số liệu tài chính 
quan trọng phải được trình bày trong ít nhất là 4 năm (hiện nay hầu hết các công ty niêm yết chỉ 
trình bày 2 hoặc nhiều nhất là 3 năm; Báo cáo thường niên 2009 của P&G trình bày 11 năm). 
Công bố về quản trị rủi ro trên báo cáo thường niên của công ty niêm yết cũng cần đ ược xem là 
nội dung bắt buộc. 
(ii) Đối với việc công bố thông tin 
Thứ nhất, khuyến khích tiến tới quy định công bố BCTC bằng tiếng Anh. 
Thứ hai, việc công bố các thông tin bất thường phải được hiểu và thực thi thống nhất. 
Theo quy định tại Thông tư 09/2010/TT-BTC, tổ chức niêm yết phải công bố thông tin trong thời 
hạn hai mươi bốn (24) giờ kể khi có các sự kiện có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh 
doanh hoặc tình hình quản trị của tổ chức niêm yết. Nhưng thế nào là có ảnh hưởng lớn thì chưa
rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu và quan điểm khác nhau. Công ty được cấp một dự án lớn có 
quy mô đầu tư hàng trăm tỷ đồng, công ty bán một tòa nhà thu lợi nhuận bằng 1/4 vốn điều lệ, 
công ty bị truy thu thuế hơn chục tỷ đồng…, thông tin nào là sự kiện lớn? Chính vì vậy, các 
thông tin bất thường thường được công bố chậm hoặc không được công bố, là điều kiện cho sự 
phát triển của tin đồn, của thông tin không chính thức, làm giảm tính minh bạch của thông tin 
trên thị trường. Như trường hợp của SQC ( Công ty cổ phần khoáng sản Sài Gòn-Quy Nhơn), 
lãnh đạo công ty viện dẫn rằng, họ chỉ ngưng một công đoạn sản xuất trong 5 công đoạn, chứ 
chưa dừng hẳn hoạt động sản xuất - kinh doanh, nên không công bố thông tin (dù công đoạn này 
mang lại trên 90% doanh thu, lợi nhuận của công ty). 
Do vậy, việc hướng dẫn cụ thể hơn về tiêu chí của sự kiện có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản 
xuất kinh doanh mà công ty phải công bố trong 24 giờ là cần thiết. Chẳng hạn: sự kiện làm thay 
đổi lợi nhuận từ 30% vốn điều lệ ; ngưng hoạt động của một bộ phận chiếm trên 50% doanh số… 
Thứ ba, có chế tài xử phạt nghiêm khắc với những vi phạm về công bố thông tin định kỳ về 
BCTC của công ty niêm yết. 
Đối với vi phạm chậm công bố thông tin của các công ty niêm yết, mà nó có thể dẫn đến sự thiếu 
minh bạch của thị trường, hay nguy hại hơn là sự sụt giảm niềm tin của nhà đầu tư, chế tài xử 
phạt vi phạm cần phải nặng tay hơn, vừa mang tính cảnh báo, vừa mang tính răn đe và nâng cao 
ý thức của công ty niêm yết trong việc công bố các thông tin. Tùy theo mức độ vi phạm trong 
việc chậm công bố thông tin, UBCKNN có thể phạt tiền hành chính từ 100 triệu đến 200 triệu 
(thay vì mức phạt tối đa 70 triệu như hiện nay), đồng thời đưa ra tín hiệu cảnh báo cho nhà đầu 
tư. Cần có quy định, trong một số trường hợp đặc biệt, vì những lý do khách quan, các công ty 
niêm yết có thể xin lùi thời hạn công bố thông tin BCTC quý hoặc năm nhưng quy định thời hạn 
tối đa không quá 5 ngày đối với BCTC quý và 10 ngày đối với BCTC năm, để đảm bảo sự khách 
quan và công bằng giữa các công ty và tính kịp thời của thông tin cho nhà đầu tư. 
Thiết nghĩ, trong trường hợp chưa có những quy định về xử phạt hành chính đối với các trường 
hợp phải giải trình BCTC với những sai sót nghiêm trọng, cơ quan quản lý thị trường vẫn có thể 
áp dụng biện pháp như công bố rộng rãi danh sách các công ty thường xuyên có hiện tượng bất 
nhất số liệu trong BCTC trước và sau kiểm toán, công ty thường xuyên lặp lại các lỗi đã từng bị 
nhắc nhở... Có như vậy, nhà đầu tư mới có thể tránh rơi vào “bẫy” có thể có của các công ty, bản 
thân các công ty cũng ý thức hơn, cẩn trọng hơn khi xây dựng và công bố BCTC. 
Bên cạnh việc hoàn thiện hành lang pháp lý, tăng cường mức xử phạt và triển khai thực hiện một 
cách đồng bộ thì việc thực thi nghiêm minh trong xử lý vi phạm, xử lý đúng người, đúng tội 
cũng là một vấn đề mà UBCKNN phải thực hiện triệt để để duy trì kỹ cương cho hoạt động của 
thị trường. 
Thứ tư, Hoàn thiện quy trình tiếp nhận, xử lý và công bố thông tin của SGDCK. 
Để đảm bảo thông tin được chuyển tải đến nhà đầu tư đầy đủ, kịp thời, SGDCK cần phải tiếp tục 
cải tiến quy trình tiếp nhận, xử lý và công bố thông tin. Việc sử dụng hệ thống công bố thông tin 
điện tử là một giải pháp hữu hiệu. Theo đó, mỗi doanh nghiệp niêm yết sẽ được cấp một mã số 
để gửi thông tin BCTC cần công bố theo quy định đến Sở Giao dịch qua Internet. Khi đó, Sở 
giao dịch sẽ kiểm tra về mặt hình thức của BCTC (về mẫu biểu, về các chỉ tiêu trên BCTC,…)
rồi gửi cho các Công ty chứng khoán thành viên và đưa lên website của Sở. Việc áp dụng hệ 
thống thông tin điện tử sẽ vừa đảm bảo tính bảo mật, tính pháp lý của thông tin được công bố, 
đồng thời rút ngắn thời gian công bố thông tin. 
Song song với những giải pháp nêu trên, một số vấn đề liên quan đến việc minh bạch hóa thông 
tin công bố trên TTCK Việt Nam cũng cần được xem xét một cách nghiêm túc, như: tăng cường 
quản lý và nâng cao hiệu quả, chất lượng của kiểm toán độc lập; tiếp tục hoàn thiện hệ thống kế 
toán doanh nghiệp nói chung và hệ thống BCTC nói riêng; nâng cao vai trò của UBCKNN trong 
tham mưu cho Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung các văn bản pháp lý, trong giám sát, quản lý việc 
thực hiện các quy định trong lĩnh vực chứng khoán, đặc biệt là việc phát hành chứng khoán của 
các công ty niêm yết; có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ trong mối quan hệ giữa các cơ quan 
điều hành và các tổ chức cung ứng các dịch vụ công bố thông tin trên thị trường như: Hiệp hội kế 
toán, kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Hiệp hội 
chứng khoán Việt Nam. 
Công ty kiểm toán cần những điều kiện gì để được kiểm toán các DN Niêm Yết trên thị 
trường chứng khoán... 
Trả lời 
Điều kiện để được kiểm toán các doanh nghiệp Niêm yết trên thị trường chứng khoán: 
Căn cứ vào Điều 5, Quyết định 89/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2007 về việc ban hành quy 
chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm 
yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán thì: 
Doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây: 
- Có vốn Điều lệ hoặc vốn chủ sở hữu từ 2 tỷ đồng trở lên đối với doanh nghiệp kiểm toán trong nước; 
Vốn điều lệ tối thiểu là 300.000 USD đối với doanh nghiệp kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài; 
- Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 7 người trở lên và có đủ các tiêu chuẩn, (Có tên trong danh 
sách đăng ký hành nghề kiểm toán được Bộ Tài chính xác nhận và không phải là người đăng ký làm 
bán thời gian cho doanh nghiệp kiểm toán); 
Kiểm toán viên hành nghề người Việt Nam phải có ít nhất tròn 2 năm kinh nghiệm kiểm toán sau ngày 
được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên; 
Kiểm toán viên hành nghề người nước ngoài phải có ít nhất tròn 2 năm kinh nghiệm hành nghề kiểm 
toán tại Việt Nam; 
Không phải là cổ đông hoặc là người đại diện hợp pháp cho cổ đông có quyền bỏ phiếu của tổ chức 
phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán được kiểm toán; 
Không phải là người có trách nhiệm quản lý, điều hành của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc 
tổ chức kinh doanh chứng khoán được kiểm toán; 
Không phải là khách hàng đang hưởng những điều kiện ưu đãi của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết 
hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán được kiểm toán; 
Không có quan hệ họ hàng thân thuộc như là bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột với những người
có trách nhiệm quản lý, điều hành (kể cả kế toán trưởng) của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc 
tổ chức kinh doanh chứng khoánđược kiểm toán. 
- Thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam: 
Tối thiểu là tròn 3 năm tính từ ngày thành lập đến ngày nộp Đơn đăng ký tham gia kiểm toán. 
Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán hoạt động tại Việt Nam từ tròn 6 tháng đến dưới 3 năm tính từ 
ngày thành lập đến ngày nộp Đơn đăng ký tham gia kiểm toán thì 7 kiểm toán viên hành nghề phải có 
ít nhất tròn 3 năm kinh nghiệm kiểm toán sau ngày được cấp Chứng chỉ kiểm toán. 
Có số lượng khách hàng kiểm toán hàng năm tối thiểu là 30 đơn vị trong 2 năm gần nhất. 
- Nộp đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ đăng ký tham gia kiểm. 
- Không vi phạm các quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều 12 của Quy chế này ba gồm: 
Vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 13 của Quy chế này (Trong quá trình kiểm 
toán, nếu phát hiện tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán không 
tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến báo cáo tài chính được kiểm toán thì phải thông 
báo và kiến nghị cho đơn vị được kiểm toán có biện pháp ngăn ngừa, sửa chữa và xử lý sai phạm; ghi 
ý kiến vào Báo cáo kiểm toán hoặc Thư quản lý về những sai phạm chưa được xử lý theo quy định của 
chuẩn mực kiểm toán; Sau khi phát hành báo cáo kiểm toán, nếu có nghi ngờ hoặc có phát hiện tổ 
chức được kiểm toán có những sai phạm trọng yếu do không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên 
quan đến báo cáo tài chính được kiểm toán thì doanh nghiệp kiểm toán phải thực hiện các thủ tục 
thông báo cho đơn vị được kiểm toán và người thứ ba theo quy định của chuẩn mực kiểm toán và 
thông báo cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước). 
Kết quả kiểm toán không đạt yêu cầu theo đánh giá của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước trên cơ sở 
chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và các quy định pháp luật có liên quan; 
Có những khiếu kiện về kết quả kiểm toán đang chờ cơ quan pháp luật xử lý. 
Làm thế nào để được k iểm toán niêm yết 
Để được kiểm toán niêm yết, công ty kiểm toán và các kiểm toán viên phải trải qua một quá trình xét duyệt dài 
hơi mà năm nào cũng phải có. Tiêu chuẩn để được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép cho một công ty 
kiểm toán đủ điều kiện kiểm toán niêm yết được quy định trong Quyết định 89 do Bộ Tài chính ban hành. 
Theo đó, thường niên các công ty kiểm toán có nhu cầu cần chuẩn bị hồ sơ và đệ trình cho UBCK trước hạn 
cuối cùng ngày 30 tháng 10. Công ty kiểm toán muốn được chấp thuận cần phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí khắt 
khe về quy mô vốn, số lượng kiểm toán viên đăng ký (trên 7 kiểm toán viên), số lượng khách hàng,... Kiểm 
toán viên đăng ký cần phải có tối thiểu hai năm kinh nghiệm kể từ ngày được Bộ Tài chính cấp chứng chỉ. Với 
những tiêu chí đó, hàng năm chỉ có khoảng hơn 30 trong số hơn 170 công ty kiểm toán tại Việt Nam được 
UBCK chấp thuận thực hiện kiểm toán niêm yết.
Sau khi “vượt rào” trong khâu cấp phép của UBCK, công ty kiểm toán cần phải qua một thủ tục xét duyệt của 
Đại hội cổ đông khi tiếp cận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho một doanh nghiệp niêm yết. Thông thư ờng, hội 
đồng quản trị của doanh nghiệp niêm yết sẽ đệ trình danh sách các công ty kiểm toán cho đại hội cổ đông phê 
duyệt. Và thông thường, đại hội cổ đông sẽ chấp thuận và ủy quyền lại cho hội đồng quản trị lựa chọn công ty 
kiểm toán trong danh sách đã phê duyệt. Có thể thấy rằng, “rào cản” lần thứ hai này chỉ là thủ tục cần phải có, 
bởi vì có lẽ chưa có trường hợp nào đại hội cổ đông phủ quyết danh sách công ty kiểm toán do hội đồng quản 
trị đề xuất. 
Sức ép lớn từ rủi ro 
2011 là một năm thực sự khó khăn đối với các doanh nghiệp khi lạm phát kéo theo lãi suất ngân hàng tăng cao, 
cắt giảm đầu tư công cũng như cắt giảm chi tiêu trong toàn bộ nền kinh tế khiến cho chi phí của doanh nghiệp 
tăng mạnh trong khi doanh thu sụt giảm. Sức ép đối với các doanh nghiệp niêm yết để đạt được chỉ tiêu lợi 
nhuận kế hoạch là rất lớn. Theo các kiểm toán viên có kinh nghiệm, trong giai đoạn kinh doanh khó khăn, các 
doanh nghiệp niêm yết có thể sẽ vận dụng rất nhiều các thủ thuật kế toán để “đánh bóng” báo cáo tài chính và 
lợi nhuận nhằm giữ giá cổ phiếu nhằm tránh những hệ lụy từ sức ép của cổ đông, khả năng bị thâu tóm hoặc 
không thể huy động thêm vốn. 
Kiểm toán viên không phải là điều tra viên, không có các kỹ năng và công cụ để thực hiện điều tra. Điều đó có 
nghĩa là khi doanh nghiệp đã cố tình gian lận thì rất khó cho kiểm toán viên có thể phát hiện ra. Vì vậy trong 
giai đoạn nền kinh tế khó khăn, doanh nghiệp có nhiều lợi ích và động lực để “chế biến” số liệu kế toán thì sức 
ép của công việc kiểm toán đối với các kiểm toán viên là rất lớn. Trong thời gian vừa qua, sự đổ vỡ hay mất 
thanh khoản của nhiều doanh nghiệp niêm yết như Dược Viễn Đông hay CTCK SME đã kéo theo những vụ 
“lùm xùm” trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính. Những nhà đầu tư bị thiệt hại trong vụ DVD phá sản 
quy trách nhiệm cho công ty kiểm toán vì họ quá tin tưởng vào số liệu báo cáo tài chính sáng láng đã được 
kiểm toán xác nhận. Hoặc các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu SME khi CTCK này mất thanh khoản đã vỡ lở ra 
việc SME che dấu thông tin nhiều khoản phải thu các bên liên quan trong khi báo cáo tài chính vẫn được kiểm 
toán viên đưa ý kiến chấp nhận toàn phần. Có thể nói rằng những sai sót không thể hoàn toàn quy kết cho các 
kiểm toán viên một khi doanh nghiệp đã cố tình gian lận, nhưng kiểm toán viên cũng không thể hoàn toàn vô 
can? 
Vì thế, trong giai đoạn này chính sách quản lý rủi ro, đặc biệt từ khâu chấp nhận khách hàng được rất nhiều 
công ty kiểm toán chú trọng. Một số công ty kiểm toán lớn, khi chấp nhận một khách hàng niêm yết đã xây 
dựng một quy trình đánh giá rủi ro rất chặt chẽ trong đó việc đánh giá tính chính trực của ban lãnh đạo doanh 
nghiệp là một khâu đặc biệt quan trọng. Và việc thực hiện quy trình đánh giá rủi ro chấp nhận khách hàng còn 
được tính vào hiệu quả hoạt động của trưởng nhóm kiểm toán. Trong điều kiện môi trường kinh doanh có rủi 
ro nghề nghiệp rất cao cộng với sức ép về tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, tăng phí kiểm toán, giữ chân 
khách hàng, công việc kiểm toán niêm yết thực sự vô cùng nặng nề đối với các kiểm toán viên. 
Một rủi ro khác đến từ các cơ quan quản lý. Khi một công ty kiểm toán gặp vấn đề về báo cáo tài chính được 
kiểm toán của doanh nghiệp niêm yết. Chưa có phương pháp và tiêu chí cụ thể để cơ quan quản lý như Bộ Tài 
chính và UBCK đánh giá mức độ vi phạm của công ty kiểm toán, từ đó đưa ra hướng xử lý thích hợp. Do đó,
các công ty kiểm toán vẫn “nơm nớp” sợ rủi ro khi thực hiện kiểm toán niêm yết, và đặt mức thận trọng cao 
hơn rất nhiều, đặc biệt trong điều kiện thị trường sụt giảm hiện nay. 
Thị trường k iểm toán phát triển k hông theo k ịp yêu cầu 
Qua những sự kiện trên, có rất nhiều lời phản ánh và phàn nàn về chất lượng kiểm toán, đặc biệt kiểm toán 
niêm yết từ phía nhà đầu tư, những người không có cách nào khác là tin tưởng vào thông tin trên BCTC được 
kiểm toán cung cấp. Đồng thời nhiều ý kiến cũng cho rằng phí kiểm toán hiện tại khá thấp so với công sức bỏ 
ra thì chất lượng kiểm toán liệu có bị ảnh hưởng? 
Kiểm toán là một ngành nghề mà đầu ra có ảnh hưởng sâu rộng đến tính minh bạch của thông tin tài chính 
trong nền kinh tế nói chung và thị trường vốn nói riêng. Tuy nhiên, không giống như ngành ngân hàng hay 
chứng khoán với hàng loạt các hội thảo và giải pháp tái cấu trúc hoặc chiến lược để phát triển, trong ngành 
kiểm toán dường như có quá ít giải pháp để phát triển và lành mạnh hóa thị trường kiểm toán. Các công ty mặc 
sức cạnh tranh “xuống đáy” khiến cho phí kiểm toán ngày càng giảm. Để đảm bảo doanh thu, các công ty phải 
giành giật khách hàng khiến cho tính độc lập và chất lượng kiểm toán ngày càng bị ảnh hưởng và phí kiểm 
toán ngày càng giảm sâu hơn. Và khi giá phí giảm, số lượng khách hàng tăng, công việc mà một kiểm toán 
viên phải đảm nhiệm sẽ tăng lên khiến cho rủi ro kiểm toán ngày càng cao. Một vòng luẩn quẩn không dễ thoát 
ra được. 
Phí giảm, chất lượng giảm, nguyên nhân tại đâu? 
Cạnh tranh khốc liệt về giá phí kiểm toán giữa các công ty kiểm toán nhằm giành khách hàng và thị phần, 
nguyên nhân có phải do chính bản thân các công ty kiểm toán? 
Trong các cuộc họp lãnh đạo các công ty kiểm toán do Bộ Tài chính tổ chức, vấn đề cạnh tranh về giá phí 
dường như bị “tránh né”. Đã từng có đề xuất Bộ Tài chính quy định khung giá phí kiểm toán nhưng vì yếu tố 
thị trường cạnh tranh nên đã không thể thực hiện được. Tuy nhiên, khi phỏng vấn các lãnh đạo các công ty 
kiểm toán thì phần lớn đều thừa nhận mong muốn giảm cạnh tranh bằng giá thấp tạo động lực tăng hiệu quả 
hoạt động và chất lượng kiểm toán trong khi thực tế họ lại làm ngược lại. 
Nếu nhìn nhận và đánh giá sâu về vấn đề này, ta có thể thấy rằng, trên nguyên tắc thị trường, để có thể tăng giá 
phí đối với khách hàng, sản phẩm hoặc dịch vụ do công ty cung cấp phải có sự khác biệt. Đặc thù sản phẩm 
kiểm toán cho thấy rất khó cho một công ty kiểm toán có thể tạo sự khác biệt đối với sản phẩm kiểm to án của 
mình so với sản phẩm cung cấp bởi các công ty khác. Hiện tại, đối với thị trường kiểm toán niêm yết, chúng ta 
có thể tạm chia thị trường kiểm toán thành hai phần, doanh nghiệp được kiểm toán bởi bốn công ty kiểm toán 
lớn, hay còn gọi là Big4, và doanh nghiệp được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán nhỏ hơn còn lại. Đối với
các doanh nghiệp niêm yết lớn, có nhu cầu hoặc đã huy động vốn từ các tổ chức quốc tế, việc BCTC của họ 
được kiểm toán bởi Big4 với mức phí rất cao gần như là bắt buộc. Như vậy, sản phẩm kiểm toán có thể có 
khác biệt giữa kiểm toán bởi Big4 và không kiểm toán bởi Big4. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các Big4 dường 
như là không đáng kể và cạnh tranh giữa các Big4 cũng rất gay gắt cũng là nguyên nhân khiến khối lượng 
công việc kiểm toán tăng mạnh đi kèm với chất lượng giảm sút. 
Gần đây UBCK đã phát hiện ra trường hợp doanh nghiệp niêm yết thực hiện thuê công ty kiểm toán khác 
thuộc Big4 để có được ý kiến kiểm toán “sạch” do công ty kiểm toán đã thực hiện kiểm toán trước đó đưa ra ý 
kiến ngoại trừ đối với cùng một báo cáo tài chính. Trong giai đoạn thị trường khó khăn, hiện tượng này diễn ra 
tương đối phổ biến mặc dù trên thế giới hiện tượng này được coi là một phần tất yếu của thị trường chứng 
khoán, và thường được gọi là “mua bán ý kiến” (Opinion shopping). Công chúng tại Việt Nam, hoặc tại các thị 
trường chứng khoán mới nổi, thường không có ý kiến gì khi doanh nghiệp đổi công ty kiểm toán. Và đồng thời 
đối với doanh nghiệp niêm yết, BCTC tài chính được kiểm toán bởi công ty kiểm toán nào thì cũng không 
khác nhau đáng kể. 
Do nguyên nhân khó có thể tạo sự khác biệt về sản phẩm trong nhận thức của khách hàng, nên các doanh 
nghiệp có nhu cầu kiểm toán thường lựa chọn công ty kiểm toán chào phí thấp nhất, và dễ dàng chuyển sang 
công ty kiểm toán khác với mức phí thấp hơn mà không gặp trở ngại đáng kể. Hơn nữa, trong tiềm thức, các 
doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam thường cho rằng kiểm toán là chi phí bắt buộc phải bỏ ra thay vì mang lại 
giá trị hay lợi ích nào đó. Và như thế, các doanh nghiệp niêm yết cần giảm thiểu phí kiểm toán, nhất là trong 
điều kiện thị trường khó khăn. Mặt khác, khái niệm “khách hàng trung thành” và “có vấn đề khi đổi công ty 
kiểm toán” dường như không tồn tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này càng tạo sứ c ép lớn hơn 
cho các công ty kiểm toán niêm yết, và có thể có những hành động thỏa hiệp với doanh nghiệp niêm yết, tạo 
rủi ro kiểm toán rất cao. 
Phát triển thị trường k iểm toán góp phần minh bạch thông tin tài chính doanh nghiệp niêm yết 
Nếu câu hỏi đặt ra đối với các công ty kiểm toán là làm thế nào giữ và mở rộng khách hàng đi kèm với chất 
lượng kiểm toán cao, giảm thiểu rủi ro kiểm toán? thì câu hỏi lớn mà các cơ quan quản lý cần quan tâm là làm 
thế nào phát triển thị trường kiểm toán và phát triển theo hướng nào? 
Để trả lời câu hỏi của mình, công ty kiểm toán cần phải đánh giá lại vai trò và chất lượng sản phẩm cung cấp. 
Liệu sản phẩm kiểm toán có thực sự mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng hay không? hay chỉ là chi phí bắt 
buộc phải có. Liệu chất lượng báo cáo kiểm toán có thực sự góp phần tạo ra giá trị gia tăng và góp phần tạo sự 
khác biệt với cùng một báo cáo kiểm toán do một công ty kiểm toán khác cung cấp? vấn đề nằm trong “ý thức 
chất lượng” của lãnh đạo các công ty kiểm toán và nằm trong đạo đức, kiến thức và kinh nghiệm của mỗi kiểm 
toán viên. Dường như, ở Việt Nam các kiểm toán viên chú trọng nhiều hơn đến tính “chuẩn tắc” trong công 
việc, có nghĩa là dường như hướng tới tính tuân thủ các quy định nhiều hơn. Trong khi, công việc kiểm toán 
chỉ có thể mang lại giá trị gia tăng khi kiểm toán viên phải là nhà tư vấn độc lập đích thực. Để đạt được như 
vậy kiểm toán viên cần có sự am hiểu thị trường tài chính và đặc biệt tác động của các thông tin tài chính đã 
được kiểm toán đến thị trường.
Để trả lời câu hỏi của các cơ quan quản lý, chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của một số quốc gia có thị 
trường phát triển hơn. Tại Mỹ, trước khi một thông tin tài chính ảnh hưởng trọng yếu đến thị trường được công 
bố, thông tin đó phải được soát xét và có ý kiến của kiểm toán. Ví dụ như, trước khi công bố BCTC dự báo, 
kiểm toán viên cần thực hiện soát xét và đánh giá tính hợp lý của các giả định mà doanh nghiệp áp dụng khi dự 
báo các chỉ tiêu tài chính và đưa ý kiến về các giả định này. Nếu các quy định hoặc thông lệ tương tự được áp 
dụng tại Việt Nam, mức độ minh bạch và chất lượng của các thông tin tài chính sẽ được nâng cao đáng kể. Tuy 
nhiên, sẽ có thể có nhiều ý kiến cho rằng, việc đó sẽ tạo thêm gánh nặng cho các doanh nghiệp niêm yết. 
Nhưng với mức độ “bát nháo” và tình trạng vi phạm công bố thông tin phổ biến hiện nay, đây cũng có thể là 
một công cụ để UBCK thanh lọc và nâng cao chất lượng hàng hóa trên hai sàn chứng khoán. Ngoài ra, quy 
định như thế này hi vọng cũng sẽ giúp các kiểm toán viên giỏi có thể giữ được khách hàng thông qua đa dạng 
hóa và tạo khác biệt về số lượng và chất lượng dịch vụ, nâng cao phí kiểm toán, giảm cạnh tranh về phí và 
giảm thiểu rủi ro kiểm toán và rủi ro về thông tin cho tất cả các đối tượng tham gia thị trường tài chính. 
Also known as a quoted company, a listed company is any business that issues shares of stock 
that are quoted and traded on a stock exchange. In many countries, governments require that 
companies register before being allowed to issue and trade shares on exchanges. This makes it 
possible for anyone to access a listing, such as the United Kingdom’s Office List, of the currently 
listed companies as a means of identifying viable investments. 
In some countries, a listed company may also be allowed to trade debt securities rather than 
shares on some type of exchange or market. Some examples of a debt security would be 
municipal bond issues, various types of collateralized securities, or even government bonds. As 
with the issue of shares, the company would have to meet specific criteria before being allowed 
to trade debt securities in the marketplace. 
A business may be a single listed company, which means there are no subsidiaries or sister 
corporations that are part of the same quote or listing. In some cases, two businesses may choose 
to make use of what is known as an equalization agreement in order to be listed as a single 
quoted company. The two companies remain separate entities, but are recognized as a dual-listed 
company or DLC for purposes of trading shares on a stock exchange. 
There is sometimes confusion between the dual-listed company and what is known as a cross-listed 
company. While the dual-listing relates to the establishment of an agreement between two 
companies regarding the trading of shares on a specific stock exchange, a cross-listing has to do 
with one of those companies involved in the dual-listing trading shares on more than one 
exchange. This distinction is important, especially to investors, since it can have some impact on 
whether or not to trade shares of the company or companies involved. 
Once established as a listed company, the business can trade shares as long as the issue of those 
shares is in compliance with regulations put in place by the governmental agency or commission 
that oversees the issue of stock within the nation where the exchange is located. Should the
company or companies that constitute the listing fail to comply with those regulations, there is a 
chance that the trading of the stock will be temporarily placed on hold, pending an investigation 
and resolution to the matter. It is also possible for a listed company to lose its listing, if the 
infractions are serious enough to merit this action, or if the circumstances of the business change 
to the point that it can no longer support the issue of stock. 
http://nysemanual.nyse.com/lcm/Help/mapContent.asp?sec=lcm-sections&title=sx-ruling-nyse-policymanual_ 
303A.05&id=chp_1_4_3_8 
http://www.law.uc.edu/sites/default/files/CCL/34ActRls/rule10A-03.html 
http://www.sav.gov.vn/1595-1-ndt/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao-chat-luong-thong-tin-tai-chinh-cua-cong- 
ty-niem-yet-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-nam.sav

More Related Content

What's hot

Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...Nguyễn Công Huy
 
Slide. kiemtoandoclap (1)
Slide. kiemtoandoclap (1)Slide. kiemtoandoclap (1)
Slide. kiemtoandoclap (1)Hòa Cao
 
kiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố địnhkiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố địnhtrungan88
 
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểmChuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểmHồng Nhật General
 
Bài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bảnBài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bảnCường Sol
 
Kiểm toán căn bản - Kiểm toán nhà nước.
Kiểm toán căn bản - Kiểm toán nhà nước.Kiểm toán căn bản - Kiểm toán nhà nước.
Kiểm toán căn bản - Kiểm toán nhà nước.Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủ
Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủChuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủ
Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủnataliej4
 
đạO đức kt
đạO đức ktđạO đức kt
đạO đức ktmaitrang92
 
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...Nguyễn Công Huy
 
Ly thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toanLy thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toanleehaxu
 
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...Nguyễn Công Huy
 

What's hot (19)

Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
 
Slide. kiemtoandoclap (1)
Slide. kiemtoandoclap (1)Slide. kiemtoandoclap (1)
Slide. kiemtoandoclap (1)
 
kiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố địnhkiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố định
 
Đề tài: Pháp luật về dịch vụ kiểm toán độc lập ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về dịch vụ kiểm toán độc lập ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về dịch vụ kiểm toán độc lập ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về dịch vụ kiểm toán độc lập ở Việt Nam, HAY
 
Bai giang kiem_toan
Bai giang kiem_toanBai giang kiem_toan
Bai giang kiem_toan
 
Kiemtoan
KiemtoanKiemtoan
Kiemtoan
 
Kiểm toán hàng tồn kho
Kiểm toán hàng tồn khoKiểm toán hàng tồn kho
Kiểm toán hàng tồn kho
 
Slide+kiem+toan
Slide+kiem+toanSlide+kiem+toan
Slide+kiem+toan
 
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểmChuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm
 
Bài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bảnBài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bản
 
Kiểm toán căn bản - Kiểm toán nhà nước.
Kiểm toán căn bản - Kiểm toán nhà nước.Kiểm toán căn bản - Kiểm toán nhà nước.
Kiểm toán căn bản - Kiểm toán nhà nước.
 
Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủ
Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủChuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủ
Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủ
 
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toánBáo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
 
đạO đức kt
đạO đức ktđạO đức kt
đạO đức kt
 
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
 
Phân loại kiểm toán
Phân loại kiểm toánPhân loại kiểm toán
Phân loại kiểm toán
 
Ly thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toanLy thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toan
 
Tổng Quan Về Kiểm Toán
Tổng Quan Về Kiểm ToánTổng Quan Về Kiểm Toán
Tổng Quan Về Kiểm Toán
 
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
 

Similar to Nckh

KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.pptKiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.pptphanai
 
bao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.docbao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.docNguyễn Công Huy
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANHBÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANHThần Sấm
 
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt NamHoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Namluanvantrust
 
Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02
Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02
Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02Liễu Bờm
 
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitte
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitteLap ke hoach_kiem_toan_deloitte
Lap ke hoach_kiem_toan_deloittePhuong Nt
 
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Quynhon Tjeugja
 
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàPhan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàLan Te
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngDương Hà
 

Similar to Nckh (20)

KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.pptKiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
 
De kiem toan
De kiem toanDe kiem toan
De kiem toan
 
bao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.docbao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.doc
 
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đĐề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
 
Kiemtoan
KiemtoanKiemtoan
Kiemtoan
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANHBÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BÁO CÁO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
 
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAYLuận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
 
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh BiênĐề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
 
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt NamHoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
 
Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02
Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02
Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02
 
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAYLuận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
Luận văn: Lập Bảng cân đối kế toán tại công ty Song Hoàng, HAY
 
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...[123doc.vn]   phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
[123doc.vn] phan-tich-tinh-hinh-tai-chinh-cua-cong-ty-co-phan-dau-tu-xay-du...
 
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
Hoan thien ban_thao_lvtn_pttc_sv_ho_ngoc_hao_05qt25_u_vdb7757ec_2013082010392...
 
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitte
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitteLap ke hoach_kiem_toan_deloitte
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitte
 
Tổng quan về kiểm toán
Tổng quan về kiểm toánTổng quan về kiểm toán
Tổng quan về kiểm toán
 
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
 
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàPhan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
 
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông ÁĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
 

Nckh

  • 1. Topic: Enhancing audit quality of financial statement of listed companies in the stock exchange of Vietnam. PART I. INTRODUCTION 1. Reasons for choosing this topic 2. Research objectives 3. Research Scope 4. Research Methodology 5. Practical meanings PART II: THEORETICAL BASIS I. General concepts 1. What is Auditing? 2. What is Listed Companies? 3. What is auditing financial statement of listed companies? II. Theoretical basis of the thesis 1. General regulations on auditing listed companies 2. Regulations on auditing listed companies in Vietnam PART III: ANALYSIS & SOLUTIONS I. The reality in auditing financial statements of listed companies in Vietnam. II. Causes III. Solutions IV. Some advantages, disadvantages of the solution and its practicability. PART IV: CONCLUSION REFERENCES TABLE OF CONTENTS
  • 2. 1. Làm phần mở đầu+ kết thúc 2. Làm fan II 3. Làm I+II trong fan III 4. Làm III+IV trong fan III ( phân công thế này ok không các bạn ??) Tất cả mình cứ làm tiếng việt trước rồi dịch sang tiếng anh sau nhớ. Riêng cái quy định về kiểm toán các công ty niêm yết fai lấy qui định của nước ngoài nha Đề tài: Chất lượng kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Ý nghĩa thực tiễn PHẦN II: CƠ SỞ LÍ LUẬN I. Khái niệm chung 1. Kiểm toán là gì? 2. Doanh nghiệp niêm yết là gì? 3. Kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết là gì? II. Cơ sở lí luận của đề tài 1. Quy định về kiểm toán các công ty niêm yết 2. Quy định về kiểm toán các công ty niêm yết tại Việt Nam PHẦN III: PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP I. Thực trạng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết tại Việt Nam. 1. Sự phát triển của ngành kiểm toán VN 2. Những hạn chế, tiêu cực còn tồn tại ( lấy 1 vài ví dụ các vụ bê bối như vụ bông Bạch Tuyết, Agribank…) II. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên III. Hướng giải quyết vấn đề IV. Một số ưu, nhược điểm và tính ứng dụng của giải pháp được đưa ra.
  • 3. PHẦN IV: KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC TIỂU LUẬN: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Nền kinh tế của nước ta hiện nay đang trên đà đi lên để hội nhập với kinh tế thế giới. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sự phát triển của các doanh nghiệp vô cùng quan trọng. Đất nước ta đã và đang có những chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, tình hình chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, dù thuộc bất kỳ thành phần kinh tế nào thì doanh nghiệp chính là nguồn cung ứng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng cho nhu cầu về khía cạnh vật chất lẫn tinh thần của xã hội nói chung và người tiêu dùng nói riêng. Sự phát triển của nền kinh tế tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ được thành lập. Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán ở nước ta trong những năm gần đây đã làm cho nền kinh tế trong nước thêm sôi động và có những chuyển biến đáng kể. Bên cạnh đó là sự thành lập của các công ty kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra tính hợp lý các con số mà các doanh nghiệp đưa ra. Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy sự cần thiết của kiểm toán trong mọi hoạt động của nền kinh tế, chính vì vậy kiểm toán được xem như là một công cụ để cơ cấu nền kinh tế. Đồng thời, bản thân các doanh nghiệp cũng tự nhận thức được những lợi ích mà hoạt động kiểm toán mang lại cho mình. Nghề kiểm toán nước ta hiện nay cũng không phải là mới mẻ nhưng thực tế cũng không ít người còn mơ hồ về ngành nghề này, chính vì vậy em xin phép nghiên cứu với đề tài “THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY” để làm rõ vấn đề này. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng chung về kiểm toán ở Việt Nam. Phân tích và đánh giá chung về thực trạng kiểm toán ở Việt Nam hiện nay. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập - thống kê – tổng hợp số liệu. Trong đề tài này đòi hỏi cần phải có những số liệu trong những năm gần đây, các số liệu được tập hợp, thu thập từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập, các thông tin trên báo, đài, Internet… Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở, qua đó xác định xu hướng biến động của chỉ tiêu cần phân tích. Tùy theo mục đích phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà ta có thể sử dụng các kĩ thuật so sánh thích hợp như so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối. Phạm vi nghiên cứu: Do sự hạn chế của người viết, bài viết không đi sâu vào chi tiết, chỉ đánh giá thực trạng hoạt động chung của ngành kiểm toán tại Việt Nam. Không phân tích tất cả các nhân tố mà chỉ phân tích một số nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến nội dung cần nghiên cứu. Từ đó, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành kiểm toán.
  • 4. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KIỂM TOÁN Khái niệm: Kiểm toán là việc thu thập và đánh giá các bằng chứng về một thông tin nhằm xác định và báo cáo về sự phù hợp của thông tin này với các tiêu chuẩn được thiết lập. Việc kiểm toán cần được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập. Phân loại: - Phân loại theo người thực hiện:  Kiểm toán nội bộ: là 1 chức năng thẩm định độc lập được thiết lập bên trong một tổ chức để xem xét và đánh giá các hoạt động của tổ chức đó, với tư cách là một sự trợ giúp đối với tổ chức đó.  Kiểm toán Nhà nước: là công việc kiểm toán do các cơ quan của Nhà nước ( tài chính, thuế…) và cơ quan kiểm toán nhà nước chuyên trách tiến hành. Hệ thống kiểm toán nhà nước do nhà nước thành lập, quản lý, là một công cụ quan trọng nhằm tăng cường chúc năng kiểm tra giám sát việc chi tiêu, sử dụng tài nguyên, tài sản quốc gia.  Kiểm toán độc lập: là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên thuộc các công ty, các văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp. Kiểm toán độc lập là hoạt động dịch vụ tư vấn được pháp luật thừa nhận và quản lý chặt chẽ. Quan hệ giữa các chủ thể kiểm toán (kiểm toán viên/tổ chức kiểm toán và đơn vị kinh tế được kiểm toán) là quan hệ mua bán dịch vụ, đơn vị kinh tế được kiểm toán trả phí dịch vụ cho các kiểm toán viên theo thoả thuận trong hợp đồng kiểm toán. Các kiểm toán viên độc lập là những người hội đủ các tiêu chuẩn theo chuẩn mực kiểm toán và các quy định pháp lý về hành nghề kiểm toán. -Phân loại theo mục đích:  Kiểm toán hoạt động: Kiểm toán hoạt động là một quá trình đánh giá có hệ thống về sự hữu hiệu, tính hiệu quả, và tính kinh tế của các hoạt động dưới sự kiểm soát của nhà quản lý và báo cáo cho các cá nhân thích hợp về kết quả của việc đánh giá, đồng thời đưa ra những kiến nghị để cải tiến.  Kiểm toán tuân thủ: là loại kiểm toán nhằm xem xét đơn vị được kiểm toán có tuân thủ theo đúng các quy định mà các cơ quan có thẩm quyền cấp trên hoặc cơ quan chức năng của nhà nước hoặc cơ quan chuyên môn đề ra hay không.  Kiểm toán BCTC: là loại kiểm toán nhằm kiểm tra và xác nhận về tính trung thực, hợp lý của các Báo cáo tài chính được kiểm toán. THỰC TRẠNG CHUNG VỀ KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - Những vấn đề chung: Hơn 20 năm qua là một chặng đường không dài nhưng đã chứng kiến những bước phát triển vượt bậc của ngành Kiểm toán độc lập còn non trẻ của Việt Nam. Với số lượng gần 200 công ty Kiểm toán đang hoạt động trong lĩnh vực này tính đến cuối năm 2010, quả thực chưa bao giờ hoạt động kiểm toán độc lập lại sôi động như hiện nay. Số lượng các công ty hoạt động trong ngành tăng lên nhanh chóng cùng với các dịch vụ cung cấp ngày càng đa dạng và chuyên nghiệp cho thấy hoạt động kiểm toán độc lập là một nhu cầu rất thiết thực của nền kinh tế, nhất là khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Điểm lại những thành tựu nổi bật của ngành kiểm toán độc lập trong nước, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của các công ty kiểm toán nước ngoài. Song hành cùng với các doanh nghiệp kiểm toán trong nước qua chặng đường hơn 20 năm qua, các công ty kiểm toán nước ngoài đã và đang đóng vai trò rất tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển của ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam. Một mặt khác
  • 5. của ngành kiểm toán là biến từ lỗ sang lãi. Theo một chuyên gia kiểm toán tài chính, các công ty kiểm toán đang có nhiều “mánh” để chiều khách. Với công ty nhà nước, nếu để lỗ quá hai năm giám đốc có thể bị thôi chức, nên hết năm đầu tiên đã có công ty thuê kiểm toán với mục đích rõ ràng là “hợp lý hóa khoản lãi giả”. Theo chuyên gia này, đã có trường hợp Công ty KTĐL B biến khoản lỗ gần 100 tỉ đồng của Tổng công ty K thành lãi. KTV đã tư vấn lập một công ty khác và “vẽ” ra những giao dịch ảo đem lại lợi nhuận cho Tổng công ty K. Tiền lãi ảo nhưng những khoản lỗ đã được hô “biến” khỏi sổ sách của Tổng công ty K. Theo chính một KTV của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn kiểm toán A, việc biến doanh nghiệp từ lỗ sang lãi với KTV thật ra không khó “nếu sếp OK”. Một bản kết quả kinh doanh “bị phù phép”, theo chuyên gia kiểm toán, hoàn toàn có thể được KTV phát hiện và thông báo. Tuy nhiên, KTV cũng có thể linh động để một khoản lỗ hoặc khoản lợi nhuận của kỳ này qua kỳ kế toán năm sau. Với công ty KTĐL uy tín, có quy trình soát xét nội bộ chặt chẽ, “mánh” này dễ dàng được phát hiện. Tuy nhiên, với công ty KTĐL “dễ tính”, sự bắt tay có thể đem lại lợi ích tính bằng tiền tỉ cho doanh nghiệp và thiệt hại tương tự cho nhà đầu tư. Tình trạng làm không hết việc tại các công ty KTĐL hiện đang là một trong những nguy cơ khiến kết quả kiểm toán bị giảm một phần chất lượng. Một cuộc kiểm toán có thể cần 7-10 ngày đến thu thập tư liệu tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, do nhiều việc, có công ty làm gấp, thực hiện xong chỉ trong năm ngày. Do nhiều việc, có công ty tuyển nhiều cán bộ kiểm toán trẻ, thiếu kinh nghiệm, đây cũng là nguy cơ khiến kết quả kiểm toán bị ảnh hưởng. Đặc biệt, theo quy định hiện nay, một công ty KTĐL có thể chỉ cần ba KTV. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp kiểm toán hiện chỉ có đúng ba KTV có chứng chỉ đứng ra lập công ty, còn lại là các trợ lý. Áp lực doanh thu, lợi nhuận đè nặng khiến nhiều doanh nghiệp mới này rất dễ chiều lòng các đối tượng kiểm toán, cùng hưởng lợi nhờ kết quả kiểm toán “đẹp”. Theo nhiều chuyên gia trong nghề kiểm toán, là nhiều công ty KTĐL đang cạnh tranh nhau bằng cách giảm giá phí. Một số thành tựu về phát triển của hệ thống kiểm toán Việt Nam: Pháp luật về kiểm toán sớm hình thành (văn bản quy phạm pháp luật về KTNN và về kiểm toán độc lập được ban hành vào năm 1994, về kiểm toán nội bộ năm 1997), đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các tổ chức kiểm toán. Đến nay, Nhà nước đã ban hành Luật KTNN, Nghị định về kiểm toán độc lập, quy định của Bộ Tài chính về quy chế kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Đây là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho sự phát triển hệ thống kiểm toán ở VN. Bên cạnh đó, KTNN đã ban hành được hệ thống chuẩn mực KTNN và nhiều quy trình kiểm toán chuyên ngành áp dụng cho đối tượng kiểm toán cụ thể, Bộ Tài chính cũng đã ban hành 38 chuẩn mực kiểm toán để áp dụng trong hoạt động kiểm toán độc lập và kiểm soát chất lượng kiểm toán. Sự phát triển của KTNN, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ đã góp phần thúc đẩy cải cách nền hành chính nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam. Dù trong thời gian chưa dài, nhưng hệ thống kiểm toán đã khẳng định được vị trí, tác động và góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam. Nhà nước đã thực sự quan tâm đến hệ thống các tổ chức kiểm toán ở Việt Nam. Ngoài việc tạo lập những tiền đề pháp luật cho sự ra đời của các tổ chức này, Nhà nước đã nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện các tổ chức kiểm toán. Hoạt động của các tổ chức kiểm toán đã bước vào giai đoạn ổn định. Hoạt động KTNN đã có bước phát triển lớn mạnh, nhất là từ khi Luật KTNN có hiệu lực thi hành từ 2006. KTNN đã thực hiện kiểm toán với phạm vi ngày càng mở rộng. Kết quả kiểm toán được ghi nhận trong những năm qua không chỉ là con số tăng thu, tiết kiệm chi hàng ngàn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, mà quan trọng và ý nghĩa hơn là thông qua hoạt động kiểm toán của KTNN đã giúp cho các đơn vị được kiểm toán ngăn ngừa những tiêu cực, lãng phí, thất thoát tiền, tài sản; hoàn thiện hơn công tác quản lý, đảm bảo sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia một cách
  • 6. tiết kiệm và hiệu quả hơn; KTNN đã cung cấp thông tin toàn diện, xác thực về tình hình quản lý tài chính và điều hành ngân sách của các cấp, các bộ ngành, các doanh nghiệp… cùng nhiều kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan thẩm quyền góp phần sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài chính và tăng cường hiệu lực quản lý. Các doanh nghiệp kiểm toán độc lập đã phát triển nhanh cả về mặt số lượng và đội ngũ KTV, thị trường ngày càng mở rộng. Ngoài hoạt động chính là kiểm toán và tư vấn, các công ty kiểm toán đã giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo, phổ biến, hướng dẫn chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính, thuế, kế toán trong nền kinh tế quốc dân. Kiểm toán nội bộ tuy chưa phát triển, song cũng đã hình thành và bước đầu mang lại kết quả ở một số đơn vị, DNNN… Kiểm toán nội bộ đã có những đóng góp thiết thực cho việc kiểm soát, quản trị nội bộ; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vi phạm trong hệ thống quản lý của đơn vị. Trình độ của các KTV nội bộ từng bước được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý của đơn vị. Trong số gần 200 công ty kiểm toán, tuy chiếm số lượng nhỏ hơn so với các công ty trong nước, các công ty kiểm toán nước ngoài lại sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lớn nhất. Chỉ tính riêng bốn công ty Big 4 hiện nay (EY, Deloitte, KPMG và PwC) đã chiếm tới gần 30% tổng số nhân lực của các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam. Với ưu thế về nguồn nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt là với kinh nghiệm của các chuyên gia nước ngoài đến từ các nền kinh tế phát triển trong và ngoài khu vực như Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, v.v, có thể nói nguồn nhân lực của các công ty kiểm toán nước ngoài đóng vai trò “dẫn dắt”, thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực kiểm toán trong nước nói chung. Các công ty này cũng là nơi đào tạo, nuôi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo tiềm năng cho ngành kiểm toán độc lập trong nước. Hiện nay tính toán cho thấy 4 công ty kiểm toán Big 4 chiếm tới 55% trên tổng số 100 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa thị trường lớn nhất trên hai sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam, tính đến cuối năm 2010. Nếu xét trên tổng giá trị vốn hóa thị trường thì tỷ lệ này là 84%. Các con số này cho thấy sự tham gia tích cực của các công ty kiểm toán quốc tế đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán và thị trường vốn Viêt Nam cũng như phản ánh sự tín nhiệm và kỳ vọng chất lượng của các công ty niêm yết, các cổ đông và các nhà đầu tư đối với dịch vụ của các công ty kiểm toán quốc tế. Một số vụ việc liên quan đến kiểm toán tại Việt Nam: Vụ Công ty cho thuê tài chính II (Agribank) lỗ 3.000 tỉ đồng vào ngày 16/4/2011. Nguyên tổng giám đốc Công ty Cho thuê tài chính II (ALCII) cùng một số cá nhân liên quan bị khởi tố. Tại kết luận kiểm toán Agribank, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều sai phạm liên quan đến ALCII. Năm 2009, ALCII kinh doanh thua lỗ 3.000 tỉ đồng và có khả năng lỗ tiềm ẩn đối với khoản tiền đầu tư tài sản cho thuê trị giá gần 4.600 tỉ đồng. Vụ CTCP Dược phẩm Viễn Đông tuyên bố phá sản liên quan đến công ty kiểm toán Ernst & Young (E&Y) hồi đầu tháng 10 vừa qua. Vụ việc đang quy lỗi cho công ty kiểm toán Ernst & Young Vụ việc công ty KTĐL kiểm toán Công ty bông Bạch Tuyết năm 2008. Năm trước nói lãi, ngay năm sau đã nói lỗ nặng, đứng trên bờ vực phá sản. Điều này đã làm xôn xao về chất lượng kiểm toán. Vụ thua lỗ của Tập đoàn Vinasin, mặc dù được kiểm toán độc lập liên tục từ năm 2007-2009 nhưng Vinashin thua lỗ, nợ nần đến khi không thể thanh toán người ta mới biết. Khó khăn, hạn chế của hoạt động kiểm toán hiện nay: Hoạt động kiểm toán còn có hiện tượng trùng lắp, chưa triển khai được nhiều cuộc kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề với các nội dung được xã hội quan tâm, phương pháp kiểm toán của một số đoàn kiểm toán thiếu sáng tạo, còn sức ỳ, chậm đổi mới… Sức cạnh tranh của đa số các công ty kiểm toán yếu. Ngoài một số ít công ty kiểm toán tư vấn tài chính là thành viên hãng quốc tế và 100% vốn nước ngoài thì đa số các công ty còn lại chưa đảm bảo được yêu cầu về chất lượng. Ngay cả các công ty kiểm toán, tư vấn lớn ở nước ta vẫn chưa theo kịp trình độ chuyên môn và
  • 7. chất lượng dịch vụ của thế giới. Do đó, các công ty Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong tương lai, đặc biệt là khi Hiệp định Thương mại thế giới (WTO) về kế toán, kiểm toán được thực hiện. Đội ngũ chuyên gia kiểm toán thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, trong khi công tác đào tạo cán bộ hầu như chỉ được quan tâm ở một số công ty lớn, còn ở các công ty nhỏ thì rất ít được đề cập đến do hạn chế về kinh phí, thời gian và chuyên gia giỏi. Các văn bản pháp lý thiếu sự thống nhất, đồng bộ, hệ thống chuẩn mực kiểm toán chưa hoàn thiện, thiếu những quy định pháp luật cần thiết để kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán và hành nghề kế toán… MỘT SỐ ĐỀ XUẤT Về phía bản thân các công ty kiểm toán độc lập : Các công ty kiểm toán cần chú ý đến việc xây dựng chính sách đãi ngộ cho đội ngũ nhân viên của công ty mình ngày một tốt hơn. Ban hành các quy định và chế tài cụ thể liên quan đến việc xử lý các vi phạm về quy định của công ty, vi phạm đạo đức hành nghề của các kiểm toán viên. Xây dựng các quy trình thực hiện công việc một cách cụ thể và chặt chẽ hơn nhằm làm căn cứ kiểm soát và đánh giá hoạt động của các phòng ban, bộ phận, cá nhân trong đơn vị. Cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ cho kiểm toán viên đi kèm với đó là chú trọng hoàn thiện tốt hơn thủ tục kiểm toán và phương thức kiểm toán. Chú trọng đến công tác luân chuyển cán bộ, nhân viên; công tác nghiên cứu thị trường Tổ chức thăm dò ý kiến khách hàng kiểm toán Về phía nhà nước : Đẩy nhanh tiến độ soạn thảo và lấy ý kiến về dự thảo Luật kiểm toán độc lập Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng hàng năm đối với các công ty kiểm toán (mở rộng phạm vi và thời gian thực hiện việc kiểm tra) Đánh giá và xếp hạng các công ty kiểm toán hàng năm Ban hành quy định về tiêu chí đánh giá, chấm điểm chất lượng cuộc kiểm toán Đẩy mạnh công tác khuyến khích thi đua, bầu chọn công ty kiểm toán điển hình, cá nhân xuất sắc. Trọng tâm kiểm toán là các lĩnh vực quản lý đất đai, nhà ở, phát triển đô thị, quản lý khai thác và kinh doanh tài nguyên, khoáng sản... Đó là một nội dung đáng chú ý tại Chỉ thị số 1618/CT-KTNN về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ và nâng cao chất lượng kiểm toán, vừa được Tổng kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng ký ban hành ngày 17/10. Về phía bản thân: Không ngừng học hỏi bổ sung kiến thức trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt nghiên cứu kĩ và sâu hơn kiến thức chuyên ngành. Mong muốn có thêm nhiều điều kiện hoặc môi trường thực hành cho sinh viên trong ngành kế toán kiểm toán để có thể học thêm kinh nghiệm trước khi ra trường. Trong đời sống xã hội ngày nay cho thấy có chiều hướng suy thoái đạo đức có thể do nhiều yếu tố bên ngoài tác động vì vậy nên thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo về nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp cho tất cả sinh viên trong hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp… trước khi ra trường. Đặc biệt ngành kế toán kiểm toán yếu tố đạo đức rất quan trọng. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thông tin tài chính của Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, báo cáo tài chính (BCTC) có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin đối với nhà đầu tư, các tổ chức quản lý, điều hành thị
  • 8. trường, là điều kiện thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển hiệu quả và lành mạnh. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) còn khá non trẻ ở Việt Nam, những quy định và thực tế nội dung thông tin và công bố thông tin định kỳ trên BCTC và báo cáo thường niên (sau đây gọi tắt là “thông tin định kỳ về BCTC”) của các công ty niêm yết gần đây bộc lộ một số vấn đề có ảnh hưởng quan trọng đến tính hữu ích của thông tin và tính minh bạch của thị trường. Bài viết này phân tích làm rõ thực trạng trình bày và công bố thông tin định kỳ về BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp định hướng việc nâng cao chất lượng thông tin và công bố thông tin của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. 1. Thực trạng công bố thông tin định kỳ về BCTC của công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam Thị trường chứng khoán Việt Nam sau hơn 10 năm đi vào hoạt động đã có những bước phát triển đáng kể. Theo báo cáo của Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN), số lượng các tổ chức trung gian trên TTCK đã tăng từ 7 công ty chứng khoán và 1 công ty quản lý quỹ lên 105 công ty chứng khoán và 46 công ty quản lý quỹ. Từ 5 công ty năm 2000 đến nay đã có gần 600 công ty và tổ chức niêm yết, giá trị vốn hóa thị trường chiếm 42% GDP. Bên cạnh đó, các ngân hàng, công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các doanh nghiệp bảo hiểm, quỹ đầu tư tham gia thị trường đã góp phần hình thành một hệ thống các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Sự phát triển của TTCK Việt Nam đòi hỏi sự phát triển đồng bộ nhiều yếu tố, trong đó, nổi lên vấn đề có ảnh hưởng tới tính minh bạch, công khai và sự phát triển bền vững của thị trường. Đó là việc công bố thông tin của các công ty niêm yết trên TTCK. Hiện nay, việc công bố thông tin của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam được thực hiện theo Luật Chứng khoán và Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính. Xét về quy định lẫn thực tiễn, việc trình bày và công bố thông tin của các công ty niêm yết hiện nay tồn tại một số bất cập làm ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến tính minh bạch, công khai và sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam. Điều này thể hiện qua một số biểu hiện cụ thể sau : (i) Về Nội dung thông tin theo quy định hiện hành Thứ nhất, Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu chưa được trình bày thành một báo cáo riêng biệt theo thông lệ quốc tế. Thứ hai, việc trình bày BCTC cho số liệu của 2 năm như quy định hiện nay làm hạn chế về thông tin để nhà đầu tư có thể có đánh giá xác thực hơn về khả năng và xu hướng phát triển của công ty. Hiện nay, đa phần các BCTC của các công ty trên TTCK quốc tế (Unilever hay P&G chẳng hạn) trình bày 3 năm liên tục cho năm hiện tại và 2 năm liền trước đó. Thứ ba, việc gộp doanh thu và chi phí tài chính vào lãi/lỗ hoạt động kinh doanh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vừa không phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa tạo ra sự nhập nhằng và thiếu minh bạch về thông tin, thậm chí hiểu nhầm cho nhà đầu tư, khi các khoản lãi/lỗ bán cổ phiếu vốn không phải của hoạt động mang tính thường xuyên của công ty lại được hiểu là kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty. Thứ tư, phương pháp lập chỉ tiêu lãi trên cổ phiếu (EPS) chưa phản ánh đúng nội dung của chỉ tiêu này trong trường hợp công ty trích lập các quỹ khen thưởng phúc lợi. Theo cách tính hiện tại thì lãi dùng để tính EPS bao gồm cả các khoản trích quỹ khen thưởng phúc lợi không thuộc cổ
  • 9. đông. Theo quy định của IAS 33 - Lãi trên cổ phiếu – thì lãi dùng để tính EPS phải trừ các khoản lãi không dành cho cổ đông phổ thông (phần phân phối lợi nhuận vào các quỹ doanh nghiệp). Những khoản thưởng này sẽ được tính vào chi phí để trừ ra khỏi lãi cho việc tính EPS. Thứ năm, một số chỉ tiêu hữu ích cho nhà đầu tư chưa được thuyết minh đầy đủ trên Bản thuyết minh BCTC. Chẳng hạn : - Các khoản đầu tư tài chính được các công ty niêm yết thuyết minh khá sơ sài theo yêu cầu thuyết minh tại Chỉ tiêu V.02 và V.13 trên Bản thuyết minh BCTC. - Các thông tin về trái phiếu chuyển đổi của các công ty niêm yết chưa được yêu cầu thuyết minh tại Mục V.20 trên Bản thuyết minh BCTC… Thứ sáu, trên báo cáo thường niên, các số liệu tài chính quan trọng chỉ trình bày 2 hoặc 3 năm là rất hạn chế về ý nghĩa so sánh. Để đánh giá đầy đủ về một công ty, các nhà đầu tư cần đánh giá các số liệu thuận tiện nhất cho việc so sánh của ít nhất là 4-5 năm gần nhất, thậm chí là 10 năm. Báo cáo thường niên 2009 của P&G trình bày 11 năm từ năm 2009 đến năm 1999. Ngoài ra, vấn đề quản trị rủi ro cũng chưa được xem như là một nội dung trình bày trên báo cáo thường niên (ii) Về nội dung và chất lượng thông tin công bố thực tế Trong thực tế, tồn tại một khoảng cách không nhỏ giữa nội dung thông tin phải công bố theo quy định và nội dung thông tin mà các công ty niêm yết thực tế công bố. Điều này dẫn đến những hệ quả không mong muốn cho mục tiêu minh bạch hóa thông tin trên TTCK Việt Nam Nhiều công ty coi nhẹ việc công bố thông tin. Đó là nhận định của các chuyên gia khi đề cấp đến vấn đề công bố thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam tại hội thảo “Những bước chuẩn bị IPO thành công cho doanh nghiệp” do UBCKNN phối hợp cùng Truyền thông Mileage (Singapore) và Hãng tin Bloomberg tổ chức ngày 23/9/2010. Có công ty niêm yết, trên website chỉ lơ thơ những thông tin cũ, ít cập nhật như website Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (TSC), Công ty Cổ phần Phân bón Hóa Sinh (HIS)… Sự chênh lệch đáng kể số liệu tài chính trước và sau kiểm toán của các công ty niêm yết cũng đang trở thành một vấn đề nóng trên TTCK hiện nay. Trong số các công ty bị giảm lợi nhuận chóng mặt sau kiểm toán năm 2010, Công ty cổ phần tập đoàn Sara (SRB) đứng đầu, với tỷ lệ hơn 60%. Lợi nhuận sau thuế của SRB chỉ còn 1,4 tỷ đồng so với trên 3,7 tỷ đồng trước đó. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới chênh lệch được kiểm toán đưa ra là việc trích lập dự phòng các khoản đầu tư dài hạn; công nợ chưa được đối chiếu đầy đủ...Thậm chí, có trường hợp chuyển từ lãi thành lỗ không thể tin nổi như trường hợp Công ty cổ phần hàng hải Đông Đô lợi nhuận sau thuế năm 2010 trước kiểm toán là 473,6 triệu nhưng theo BCTC sau kiểm toán bị lỗ đến 74,3 tỉ đồng… Chênh lệch số liệu lợi nhuận trước và sau kiểm toán là điều vẫn thường diễn ra. Tuy nhiên, việc ngày càng có nhiều công ty bị giảm doanh thu, giảm lợi nhuận đến trên 50% sau kiểm toán đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đồng vốn của nhà đầu tư, khiến môi trường đầu tư chứng khoán rủi ro hơn, ít nhiều làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư
  • 10. Thậm chí có công ty chỉ trích lập dự phòng ngắn hạn mà không trích lập dự phòng dài hạn. Việc làm lơ đi các khoản mục quan trọng này đã khiến nhiều nhà đầu tư tưởng rằng công ty làm ăn có lãi nhưng rất có thể đây là “lời ảo, lỗ thật”. Về Báo cáo bộ phận, VAS 28 đã yêu cầu chi tiết về báo cáo các bộ phận, giống như IAS 14, tuy nhiên nhiều công ty niêm yết làm báo cáo bộ phận sơ sài, chưa đáp ứng được các yêu cầu của VAS cũng như yêu cầu của các nhà đầu tư. Chẳng hạn, báo cáo bộ phận của Vinamilk chỉ đưa ra báo cáo kết quả ngắn gọn của bộ phận xuất khấu và bán nội địa. Thiết nghĩ Vinamilk nên báo cáo bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh hay ngành hàng cũng như nhìn thấy được sự rủi ro của chúng. (iii) Về việc tuân thủ phương tiện, hình thức và thời gian công bố thông tin Năm 2011, hàng loạt công ty xin gia hạn thời gian công bố BCTC. Công ty chứng khoán Mê Kông xin dời đến 29/4 vì nguyên nhân công ty nâng cấp hệ thống, sai sót số liệu kế toán. Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 (HT1) gia hạn thời gian công bố BCTC năm 2010 đến 25/4/2011 với lý do tương tự. Thậm chí có công ty niêm yết xin gia hạn thời gian công bố BCTC đã kiểm toán năm 2010 chậm đến 1 tháng như Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long (DCL) gia hạn thời gian công bố BCTC đến 13/5/2011 với lý do “ phần mềm kế toán của công ty đang bị lỗi”… Theo quy chế công bố thông tin, Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) sẽ nhắc nhở và nếu vẫn tiếp tục vi phạm sẽ cảnh cáo trên toàn thị trường, đưa chứng khoán vào diện cảnh báo, kiểm soát, tạm ngừng giao dịch, báo cáo vụ việc lên thanh tra UBCKNN để xử phạt theo quy định. Về phương tiện công bố thông tin, một số công ty niêm yết vì lý do này kia chưa công bố thông tin đầy đủ và kịp thời theo quy định. Ngoài ra, hiện nay các công ty dường như khá vô tư trong việc công bố thông tin bất thường như trường hợp mới đây của Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC) đã vi phạm quy định về công bố thông tin bất thường theo kết luận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Tóm lại, qua khảo sát và đánh giá thực trạng về quy định và thực tế nội dung thông tin và công bố thông tin định kỳ về BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay, có thể thấy nổi lên mấy vấn đề sau: Thứ nhất, nội dung thông tin định kỳ về BCTC phải công bố theo quy định còn một số bất cập như: hệ thống báo cáo chưa theo thông lệ quốc tế; thông tin so sánh trên báo cáo còn giới hạn; trình bày và tính toán một số chỉ tiêu trên báo cáo chưa phù hợp với thông lệ; một số thông tin cần thiết chưa được yêu cầu công bố. Thứ hai, đó là lổ hổng về tính trung thực của thông tin công bố, khi sự có chênh lệch đáng kể số liệu tài chính trước và sau kiểm toán cùng với việc công bố lập lờ, thậm chí là không công bố các thông tin bất thường của các công ty niêm Thứ ba, ngày càng có nhiều công ty niêm yết chưa tuân thủ các quy định về phương tiện, hình thức và thời điểm công bố thông tin.
  • 11. 2. Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng thông tin định kỳ về BCTC của công ty niêm yết (i) Đối với nội dung thông tin định kỳ về BCTC Thứ nhất, sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp, quy định trình bày và công bố Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (Statement of changes in equity) như là một báo cáo riêng biệt trong hệ thống BCTC. Thứ hai, quy định BCTC công bố của công ty niêm yết trình bày số liệu của 3 năm gần nhất (thay vì chỉ có 2 năm như hiện nay). Điều này vừa giúp nhà đầu tư có cơ sở đánh giá xác thực hơn về khả năng và xu hướng phát triển của công ty, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế. Thứ ba, tách doanh thu và chi phí tài chính ra khỏi nội dung của lợi nhuận hoạt động kinh doanh, đồng thời bổ sung chỉ tiêu Lợi nhuận hoạt động tài chính trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Từ “thuần” cũng cần phải được xem xét lại, theo hướng cắt bỏ đi, vì nó rất dễ gây nhầm lẫn là đã trừ thuế thu nhập. Thứ tư, điều chỉnh hướng dẫn để tính đúng chỉ tiêu lãi trên cổ phiếu (EPS). Theo đó, lãi dùng để tính EPS phải trừ các khoản lãi không dành cho cổ đông phổ thông (phần phân phối lợi nhuận vào các quỹ doanh nghiệp). Những khoản thưởng này sẽ được tính vào chi phí để trừ ra khỏi lãi cho việc tính EPS. Ngoài ra cũng cần xem xét việc yêu cầu trình bày chỉ tiêu EPS pha loãng trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (hoặc thuyết minh BCTC). Điều này vừa tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thông tin để dự đoán EPS trong tương lai trong trường hợp công ty có phát hành trái phiếu chuyển đổi, vừa phù hợp với IAS 33- Lãi trên cổ phiếu. Thứ năm, quy định việc trình bày bắt buộc một số thông tin thực sự rất hữu ích cho việc ra quyết định của nhà đầu tư. Cụ thể: Thuyết minh các khoản đầu tư tài chính tại Chỉ tiêu V.02 và V.13 trên Bản thuyết minh BCTC và việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính; công bố các thông tin về trái phiếu chuyển đổi của các công ty niêm yết tại Mục V.20 trên Bản thuyết minh BCTC. Những thông tin này là cơ sở rất quan trọng để đánh giá khả năng thanh toán, cũng như dự đoán EPS của công ty. Thứ sáu, quy định công bố một số nội dung trên báo cáo thường niên như: Các số liệu tài chính quan trọng phải được trình bày trong ít nhất là 4 năm (hiện nay hầu hết các công ty niêm yết chỉ trình bày 2 hoặc nhiều nhất là 3 năm; Báo cáo thường niên 2009 của P&G trình bày 11 năm). Công bố về quản trị rủi ro trên báo cáo thường niên của công ty niêm yết cũng cần đ ược xem là nội dung bắt buộc. (ii) Đối với việc công bố thông tin Thứ nhất, khuyến khích tiến tới quy định công bố BCTC bằng tiếng Anh. Thứ hai, việc công bố các thông tin bất thường phải được hiểu và thực thi thống nhất. Theo quy định tại Thông tư 09/2010/TT-BTC, tổ chức niêm yết phải công bố thông tin trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ kể khi có các sự kiện có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc tình hình quản trị của tổ chức niêm yết. Nhưng thế nào là có ảnh hưởng lớn thì chưa
  • 12. rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu và quan điểm khác nhau. Công ty được cấp một dự án lớn có quy mô đầu tư hàng trăm tỷ đồng, công ty bán một tòa nhà thu lợi nhuận bằng 1/4 vốn điều lệ, công ty bị truy thu thuế hơn chục tỷ đồng…, thông tin nào là sự kiện lớn? Chính vì vậy, các thông tin bất thường thường được công bố chậm hoặc không được công bố, là điều kiện cho sự phát triển của tin đồn, của thông tin không chính thức, làm giảm tính minh bạch của thông tin trên thị trường. Như trường hợp của SQC ( Công ty cổ phần khoáng sản Sài Gòn-Quy Nhơn), lãnh đạo công ty viện dẫn rằng, họ chỉ ngưng một công đoạn sản xuất trong 5 công đoạn, chứ chưa dừng hẳn hoạt động sản xuất - kinh doanh, nên không công bố thông tin (dù công đoạn này mang lại trên 90% doanh thu, lợi nhuận của công ty). Do vậy, việc hướng dẫn cụ thể hơn về tiêu chí của sự kiện có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh mà công ty phải công bố trong 24 giờ là cần thiết. Chẳng hạn: sự kiện làm thay đổi lợi nhuận từ 30% vốn điều lệ ; ngưng hoạt động của một bộ phận chiếm trên 50% doanh số… Thứ ba, có chế tài xử phạt nghiêm khắc với những vi phạm về công bố thông tin định kỳ về BCTC của công ty niêm yết. Đối với vi phạm chậm công bố thông tin của các công ty niêm yết, mà nó có thể dẫn đến sự thiếu minh bạch của thị trường, hay nguy hại hơn là sự sụt giảm niềm tin của nhà đầu tư, chế tài xử phạt vi phạm cần phải nặng tay hơn, vừa mang tính cảnh báo, vừa mang tính răn đe và nâng cao ý thức của công ty niêm yết trong việc công bố các thông tin. Tùy theo mức độ vi phạm trong việc chậm công bố thông tin, UBCKNN có thể phạt tiền hành chính từ 100 triệu đến 200 triệu (thay vì mức phạt tối đa 70 triệu như hiện nay), đồng thời đưa ra tín hiệu cảnh báo cho nhà đầu tư. Cần có quy định, trong một số trường hợp đặc biệt, vì những lý do khách quan, các công ty niêm yết có thể xin lùi thời hạn công bố thông tin BCTC quý hoặc năm nhưng quy định thời hạn tối đa không quá 5 ngày đối với BCTC quý và 10 ngày đối với BCTC năm, để đảm bảo sự khách quan và công bằng giữa các công ty và tính kịp thời của thông tin cho nhà đầu tư. Thiết nghĩ, trong trường hợp chưa có những quy định về xử phạt hành chính đối với các trường hợp phải giải trình BCTC với những sai sót nghiêm trọng, cơ quan quản lý thị trường vẫn có thể áp dụng biện pháp như công bố rộng rãi danh sách các công ty thường xuyên có hiện tượng bất nhất số liệu trong BCTC trước và sau kiểm toán, công ty thường xuyên lặp lại các lỗi đã từng bị nhắc nhở... Có như vậy, nhà đầu tư mới có thể tránh rơi vào “bẫy” có thể có của các công ty, bản thân các công ty cũng ý thức hơn, cẩn trọng hơn khi xây dựng và công bố BCTC. Bên cạnh việc hoàn thiện hành lang pháp lý, tăng cường mức xử phạt và triển khai thực hiện một cách đồng bộ thì việc thực thi nghiêm minh trong xử lý vi phạm, xử lý đúng người, đúng tội cũng là một vấn đề mà UBCKNN phải thực hiện triệt để để duy trì kỹ cương cho hoạt động của thị trường. Thứ tư, Hoàn thiện quy trình tiếp nhận, xử lý và công bố thông tin của SGDCK. Để đảm bảo thông tin được chuyển tải đến nhà đầu tư đầy đủ, kịp thời, SGDCK cần phải tiếp tục cải tiến quy trình tiếp nhận, xử lý và công bố thông tin. Việc sử dụng hệ thống công bố thông tin điện tử là một giải pháp hữu hiệu. Theo đó, mỗi doanh nghiệp niêm yết sẽ được cấp một mã số để gửi thông tin BCTC cần công bố theo quy định đến Sở Giao dịch qua Internet. Khi đó, Sở giao dịch sẽ kiểm tra về mặt hình thức của BCTC (về mẫu biểu, về các chỉ tiêu trên BCTC,…)
  • 13. rồi gửi cho các Công ty chứng khoán thành viên và đưa lên website của Sở. Việc áp dụng hệ thống thông tin điện tử sẽ vừa đảm bảo tính bảo mật, tính pháp lý của thông tin được công bố, đồng thời rút ngắn thời gian công bố thông tin. Song song với những giải pháp nêu trên, một số vấn đề liên quan đến việc minh bạch hóa thông tin công bố trên TTCK Việt Nam cũng cần được xem xét một cách nghiêm túc, như: tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả, chất lượng của kiểm toán độc lập; tiếp tục hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp nói chung và hệ thống BCTC nói riêng; nâng cao vai trò của UBCKNN trong tham mưu cho Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung các văn bản pháp lý, trong giám sát, quản lý việc thực hiện các quy định trong lĩnh vực chứng khoán, đặc biệt là việc phát hành chứng khoán của các công ty niêm yết; có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ trong mối quan hệ giữa các cơ quan điều hành và các tổ chức cung ứng các dịch vụ công bố thông tin trên thị trường như: Hiệp hội kế toán, kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Hiệp hội chứng khoán Việt Nam. Công ty kiểm toán cần những điều kiện gì để được kiểm toán các DN Niêm Yết trên thị trường chứng khoán... Trả lời Điều kiện để được kiểm toán các doanh nghiệp Niêm yết trên thị trường chứng khoán: Căn cứ vào Điều 5, Quyết định 89/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2007 về việc ban hành quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán thì: Doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây: - Có vốn Điều lệ hoặc vốn chủ sở hữu từ 2 tỷ đồng trở lên đối với doanh nghiệp kiểm toán trong nước; Vốn điều lệ tối thiểu là 300.000 USD đối với doanh nghiệp kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài; - Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 7 người trở lên và có đủ các tiêu chuẩn, (Có tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán được Bộ Tài chính xác nhận và không phải là người đăng ký làm bán thời gian cho doanh nghiệp kiểm toán); Kiểm toán viên hành nghề người Việt Nam phải có ít nhất tròn 2 năm kinh nghiệm kiểm toán sau ngày được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên; Kiểm toán viên hành nghề người nước ngoài phải có ít nhất tròn 2 năm kinh nghiệm hành nghề kiểm toán tại Việt Nam; Không phải là cổ đông hoặc là người đại diện hợp pháp cho cổ đông có quyền bỏ phiếu của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán được kiểm toán; Không phải là người có trách nhiệm quản lý, điều hành của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán được kiểm toán; Không phải là khách hàng đang hưởng những điều kiện ưu đãi của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán được kiểm toán; Không có quan hệ họ hàng thân thuộc như là bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột với những người
  • 14. có trách nhiệm quản lý, điều hành (kể cả kế toán trưởng) của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoánđược kiểm toán. - Thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam: Tối thiểu là tròn 3 năm tính từ ngày thành lập đến ngày nộp Đơn đăng ký tham gia kiểm toán. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán hoạt động tại Việt Nam từ tròn 6 tháng đến dưới 3 năm tính từ ngày thành lập đến ngày nộp Đơn đăng ký tham gia kiểm toán thì 7 kiểm toán viên hành nghề phải có ít nhất tròn 3 năm kinh nghiệm kiểm toán sau ngày được cấp Chứng chỉ kiểm toán. Có số lượng khách hàng kiểm toán hàng năm tối thiểu là 30 đơn vị trong 2 năm gần nhất. - Nộp đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ đăng ký tham gia kiểm. - Không vi phạm các quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều 12 của Quy chế này ba gồm: Vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 13 của Quy chế này (Trong quá trình kiểm toán, nếu phát hiện tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến báo cáo tài chính được kiểm toán thì phải thông báo và kiến nghị cho đơn vị được kiểm toán có biện pháp ngăn ngừa, sửa chữa và xử lý sai phạm; ghi ý kiến vào Báo cáo kiểm toán hoặc Thư quản lý về những sai phạm chưa được xử lý theo quy định của chuẩn mực kiểm toán; Sau khi phát hành báo cáo kiểm toán, nếu có nghi ngờ hoặc có phát hiện tổ chức được kiểm toán có những sai phạm trọng yếu do không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến báo cáo tài chính được kiểm toán thì doanh nghiệp kiểm toán phải thực hiện các thủ tục thông báo cho đơn vị được kiểm toán và người thứ ba theo quy định của chuẩn mực kiểm toán và thông báo cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước). Kết quả kiểm toán không đạt yêu cầu theo đánh giá của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước trên cơ sở chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và các quy định pháp luật có liên quan; Có những khiếu kiện về kết quả kiểm toán đang chờ cơ quan pháp luật xử lý. Làm thế nào để được k iểm toán niêm yết Để được kiểm toán niêm yết, công ty kiểm toán và các kiểm toán viên phải trải qua một quá trình xét duyệt dài hơi mà năm nào cũng phải có. Tiêu chuẩn để được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép cho một công ty kiểm toán đủ điều kiện kiểm toán niêm yết được quy định trong Quyết định 89 do Bộ Tài chính ban hành. Theo đó, thường niên các công ty kiểm toán có nhu cầu cần chuẩn bị hồ sơ và đệ trình cho UBCK trước hạn cuối cùng ngày 30 tháng 10. Công ty kiểm toán muốn được chấp thuận cần phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí khắt khe về quy mô vốn, số lượng kiểm toán viên đăng ký (trên 7 kiểm toán viên), số lượng khách hàng,... Kiểm toán viên đăng ký cần phải có tối thiểu hai năm kinh nghiệm kể từ ngày được Bộ Tài chính cấp chứng chỉ. Với những tiêu chí đó, hàng năm chỉ có khoảng hơn 30 trong số hơn 170 công ty kiểm toán tại Việt Nam được UBCK chấp thuận thực hiện kiểm toán niêm yết.
  • 15. Sau khi “vượt rào” trong khâu cấp phép của UBCK, công ty kiểm toán cần phải qua một thủ tục xét duyệt của Đại hội cổ đông khi tiếp cận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho một doanh nghiệp niêm yết. Thông thư ờng, hội đồng quản trị của doanh nghiệp niêm yết sẽ đệ trình danh sách các công ty kiểm toán cho đại hội cổ đông phê duyệt. Và thông thường, đại hội cổ đông sẽ chấp thuận và ủy quyền lại cho hội đồng quản trị lựa chọn công ty kiểm toán trong danh sách đã phê duyệt. Có thể thấy rằng, “rào cản” lần thứ hai này chỉ là thủ tục cần phải có, bởi vì có lẽ chưa có trường hợp nào đại hội cổ đông phủ quyết danh sách công ty kiểm toán do hội đồng quản trị đề xuất. Sức ép lớn từ rủi ro 2011 là một năm thực sự khó khăn đối với các doanh nghiệp khi lạm phát kéo theo lãi suất ngân hàng tăng cao, cắt giảm đầu tư công cũng như cắt giảm chi tiêu trong toàn bộ nền kinh tế khiến cho chi phí của doanh nghiệp tăng mạnh trong khi doanh thu sụt giảm. Sức ép đối với các doanh nghiệp niêm yết để đạt được chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch là rất lớn. Theo các kiểm toán viên có kinh nghiệm, trong giai đoạn kinh doanh khó khăn, các doanh nghiệp niêm yết có thể sẽ vận dụng rất nhiều các thủ thuật kế toán để “đánh bóng” báo cáo tài chính và lợi nhuận nhằm giữ giá cổ phiếu nhằm tránh những hệ lụy từ sức ép của cổ đông, khả năng bị thâu tóm hoặc không thể huy động thêm vốn. Kiểm toán viên không phải là điều tra viên, không có các kỹ năng và công cụ để thực hiện điều tra. Điều đó có nghĩa là khi doanh nghiệp đã cố tình gian lận thì rất khó cho kiểm toán viên có thể phát hiện ra. Vì vậy trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, doanh nghiệp có nhiều lợi ích và động lực để “chế biến” số liệu kế toán thì sức ép của công việc kiểm toán đối với các kiểm toán viên là rất lớn. Trong thời gian vừa qua, sự đổ vỡ hay mất thanh khoản của nhiều doanh nghiệp niêm yết như Dược Viễn Đông hay CTCK SME đã kéo theo những vụ “lùm xùm” trong hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính. Những nhà đầu tư bị thiệt hại trong vụ DVD phá sản quy trách nhiệm cho công ty kiểm toán vì họ quá tin tưởng vào số liệu báo cáo tài chính sáng láng đã được kiểm toán xác nhận. Hoặc các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu SME khi CTCK này mất thanh khoản đã vỡ lở ra việc SME che dấu thông tin nhiều khoản phải thu các bên liên quan trong khi báo cáo tài chính vẫn được kiểm toán viên đưa ý kiến chấp nhận toàn phần. Có thể nói rằng những sai sót không thể hoàn toàn quy kết cho các kiểm toán viên một khi doanh nghiệp đã cố tình gian lận, nhưng kiểm toán viên cũng không thể hoàn toàn vô can? Vì thế, trong giai đoạn này chính sách quản lý rủi ro, đặc biệt từ khâu chấp nhận khách hàng được rất nhiều công ty kiểm toán chú trọng. Một số công ty kiểm toán lớn, khi chấp nhận một khách hàng niêm yết đã xây dựng một quy trình đánh giá rủi ro rất chặt chẽ trong đó việc đánh giá tính chính trực của ban lãnh đạo doanh nghiệp là một khâu đặc biệt quan trọng. Và việc thực hiện quy trình đánh giá rủi ro chấp nhận khách hàng còn được tính vào hiệu quả hoạt động của trưởng nhóm kiểm toán. Trong điều kiện môi trường kinh doanh có rủi ro nghề nghiệp rất cao cộng với sức ép về tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, tăng phí kiểm toán, giữ chân khách hàng, công việc kiểm toán niêm yết thực sự vô cùng nặng nề đối với các kiểm toán viên. Một rủi ro khác đến từ các cơ quan quản lý. Khi một công ty kiểm toán gặp vấn đề về báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp niêm yết. Chưa có phương pháp và tiêu chí cụ thể để cơ quan quản lý như Bộ Tài chính và UBCK đánh giá mức độ vi phạm của công ty kiểm toán, từ đó đưa ra hướng xử lý thích hợp. Do đó,
  • 16. các công ty kiểm toán vẫn “nơm nớp” sợ rủi ro khi thực hiện kiểm toán niêm yết, và đặt mức thận trọng cao hơn rất nhiều, đặc biệt trong điều kiện thị trường sụt giảm hiện nay. Thị trường k iểm toán phát triển k hông theo k ịp yêu cầu Qua những sự kiện trên, có rất nhiều lời phản ánh và phàn nàn về chất lượng kiểm toán, đặc biệt kiểm toán niêm yết từ phía nhà đầu tư, những người không có cách nào khác là tin tưởng vào thông tin trên BCTC được kiểm toán cung cấp. Đồng thời nhiều ý kiến cũng cho rằng phí kiểm toán hiện tại khá thấp so với công sức bỏ ra thì chất lượng kiểm toán liệu có bị ảnh hưởng? Kiểm toán là một ngành nghề mà đầu ra có ảnh hưởng sâu rộng đến tính minh bạch của thông tin tài chính trong nền kinh tế nói chung và thị trường vốn nói riêng. Tuy nhiên, không giống như ngành ngân hàng hay chứng khoán với hàng loạt các hội thảo và giải pháp tái cấu trúc hoặc chiến lược để phát triển, trong ngành kiểm toán dường như có quá ít giải pháp để phát triển và lành mạnh hóa thị trường kiểm toán. Các công ty mặc sức cạnh tranh “xuống đáy” khiến cho phí kiểm toán ngày càng giảm. Để đảm bảo doanh thu, các công ty phải giành giật khách hàng khiến cho tính độc lập và chất lượng kiểm toán ngày càng bị ảnh hưởng và phí kiểm toán ngày càng giảm sâu hơn. Và khi giá phí giảm, số lượng khách hàng tăng, công việc mà một kiểm toán viên phải đảm nhiệm sẽ tăng lên khiến cho rủi ro kiểm toán ngày càng cao. Một vòng luẩn quẩn không dễ thoát ra được. Phí giảm, chất lượng giảm, nguyên nhân tại đâu? Cạnh tranh khốc liệt về giá phí kiểm toán giữa các công ty kiểm toán nhằm giành khách hàng và thị phần, nguyên nhân có phải do chính bản thân các công ty kiểm toán? Trong các cuộc họp lãnh đạo các công ty kiểm toán do Bộ Tài chính tổ chức, vấn đề cạnh tranh về giá phí dường như bị “tránh né”. Đã từng có đề xuất Bộ Tài chính quy định khung giá phí kiểm toán nhưng vì yếu tố thị trường cạnh tranh nên đã không thể thực hiện được. Tuy nhiên, khi phỏng vấn các lãnh đạo các công ty kiểm toán thì phần lớn đều thừa nhận mong muốn giảm cạnh tranh bằng giá thấp tạo động lực tăng hiệu quả hoạt động và chất lượng kiểm toán trong khi thực tế họ lại làm ngược lại. Nếu nhìn nhận và đánh giá sâu về vấn đề này, ta có thể thấy rằng, trên nguyên tắc thị trường, để có thể tăng giá phí đối với khách hàng, sản phẩm hoặc dịch vụ do công ty cung cấp phải có sự khác biệt. Đặc thù sản phẩm kiểm toán cho thấy rất khó cho một công ty kiểm toán có thể tạo sự khác biệt đối với sản phẩm kiểm to án của mình so với sản phẩm cung cấp bởi các công ty khác. Hiện tại, đối với thị trường kiểm toán niêm yết, chúng ta có thể tạm chia thị trường kiểm toán thành hai phần, doanh nghiệp được kiểm toán bởi bốn công ty kiểm toán lớn, hay còn gọi là Big4, và doanh nghiệp được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán nhỏ hơn còn lại. Đối với
  • 17. các doanh nghiệp niêm yết lớn, có nhu cầu hoặc đã huy động vốn từ các tổ chức quốc tế, việc BCTC của họ được kiểm toán bởi Big4 với mức phí rất cao gần như là bắt buộc. Như vậy, sản phẩm kiểm toán có thể có khác biệt giữa kiểm toán bởi Big4 và không kiểm toán bởi Big4. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các Big4 dường như là không đáng kể và cạnh tranh giữa các Big4 cũng rất gay gắt cũng là nguyên nhân khiến khối lượng công việc kiểm toán tăng mạnh đi kèm với chất lượng giảm sút. Gần đây UBCK đã phát hiện ra trường hợp doanh nghiệp niêm yết thực hiện thuê công ty kiểm toán khác thuộc Big4 để có được ý kiến kiểm toán “sạch” do công ty kiểm toán đã thực hiện kiểm toán trước đó đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với cùng một báo cáo tài chính. Trong giai đoạn thị trường khó khăn, hiện tượng này diễn ra tương đối phổ biến mặc dù trên thế giới hiện tượng này được coi là một phần tất yếu của thị trường chứng khoán, và thường được gọi là “mua bán ý kiến” (Opinion shopping). Công chúng tại Việt Nam, hoặc tại các thị trường chứng khoán mới nổi, thường không có ý kiến gì khi doanh nghiệp đổi công ty kiểm toán. Và đồng thời đối với doanh nghiệp niêm yết, BCTC tài chính được kiểm toán bởi công ty kiểm toán nào thì cũng không khác nhau đáng kể. Do nguyên nhân khó có thể tạo sự khác biệt về sản phẩm trong nhận thức của khách hàng, nên các doanh nghiệp có nhu cầu kiểm toán thường lựa chọn công ty kiểm toán chào phí thấp nhất, và dễ dàng chuyển sang công ty kiểm toán khác với mức phí thấp hơn mà không gặp trở ngại đáng kể. Hơn nữa, trong tiềm thức, các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam thường cho rằng kiểm toán là chi phí bắt buộc phải bỏ ra thay vì mang lại giá trị hay lợi ích nào đó. Và như thế, các doanh nghiệp niêm yết cần giảm thiểu phí kiểm toán, nhất là trong điều kiện thị trường khó khăn. Mặt khác, khái niệm “khách hàng trung thành” và “có vấn đề khi đổi công ty kiểm toán” dường như không tồn tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này càng tạo sứ c ép lớn hơn cho các công ty kiểm toán niêm yết, và có thể có những hành động thỏa hiệp với doanh nghiệp niêm yết, tạo rủi ro kiểm toán rất cao. Phát triển thị trường k iểm toán góp phần minh bạch thông tin tài chính doanh nghiệp niêm yết Nếu câu hỏi đặt ra đối với các công ty kiểm toán là làm thế nào giữ và mở rộng khách hàng đi kèm với chất lượng kiểm toán cao, giảm thiểu rủi ro kiểm toán? thì câu hỏi lớn mà các cơ quan quản lý cần quan tâm là làm thế nào phát triển thị trường kiểm toán và phát triển theo hướng nào? Để trả lời câu hỏi của mình, công ty kiểm toán cần phải đánh giá lại vai trò và chất lượng sản phẩm cung cấp. Liệu sản phẩm kiểm toán có thực sự mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng hay không? hay chỉ là chi phí bắt buộc phải có. Liệu chất lượng báo cáo kiểm toán có thực sự góp phần tạo ra giá trị gia tăng và góp phần tạo sự khác biệt với cùng một báo cáo kiểm toán do một công ty kiểm toán khác cung cấp? vấn đề nằm trong “ý thức chất lượng” của lãnh đạo các công ty kiểm toán và nằm trong đạo đức, kiến thức và kinh nghiệm của mỗi kiểm toán viên. Dường như, ở Việt Nam các kiểm toán viên chú trọng nhiều hơn đến tính “chuẩn tắc” trong công việc, có nghĩa là dường như hướng tới tính tuân thủ các quy định nhiều hơn. Trong khi, công việc kiểm toán chỉ có thể mang lại giá trị gia tăng khi kiểm toán viên phải là nhà tư vấn độc lập đích thực. Để đạt được như vậy kiểm toán viên cần có sự am hiểu thị trường tài chính và đặc biệt tác động của các thông tin tài chính đã được kiểm toán đến thị trường.
  • 18. Để trả lời câu hỏi của các cơ quan quản lý, chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của một số quốc gia có thị trường phát triển hơn. Tại Mỹ, trước khi một thông tin tài chính ảnh hưởng trọng yếu đến thị trường được công bố, thông tin đó phải được soát xét và có ý kiến của kiểm toán. Ví dụ như, trước khi công bố BCTC dự báo, kiểm toán viên cần thực hiện soát xét và đánh giá tính hợp lý của các giả định mà doanh nghiệp áp dụng khi dự báo các chỉ tiêu tài chính và đưa ý kiến về các giả định này. Nếu các quy định hoặc thông lệ tương tự được áp dụng tại Việt Nam, mức độ minh bạch và chất lượng của các thông tin tài chính sẽ được nâng cao đáng kể. Tuy nhiên, sẽ có thể có nhiều ý kiến cho rằng, việc đó sẽ tạo thêm gánh nặng cho các doanh nghiệp niêm yết. Nhưng với mức độ “bát nháo” và tình trạng vi phạm công bố thông tin phổ biến hiện nay, đây cũng có thể là một công cụ để UBCK thanh lọc và nâng cao chất lượng hàng hóa trên hai sàn chứng khoán. Ngoài ra, quy định như thế này hi vọng cũng sẽ giúp các kiểm toán viên giỏi có thể giữ được khách hàng thông qua đa dạng hóa và tạo khác biệt về số lượng và chất lượng dịch vụ, nâng cao phí kiểm toán, giảm cạnh tranh về phí và giảm thiểu rủi ro kiểm toán và rủi ro về thông tin cho tất cả các đối tượng tham gia thị trường tài chính. Also known as a quoted company, a listed company is any business that issues shares of stock that are quoted and traded on a stock exchange. In many countries, governments require that companies register before being allowed to issue and trade shares on exchanges. This makes it possible for anyone to access a listing, such as the United Kingdom’s Office List, of the currently listed companies as a means of identifying viable investments. In some countries, a listed company may also be allowed to trade debt securities rather than shares on some type of exchange or market. Some examples of a debt security would be municipal bond issues, various types of collateralized securities, or even government bonds. As with the issue of shares, the company would have to meet specific criteria before being allowed to trade debt securities in the marketplace. A business may be a single listed company, which means there are no subsidiaries or sister corporations that are part of the same quote or listing. In some cases, two businesses may choose to make use of what is known as an equalization agreement in order to be listed as a single quoted company. The two companies remain separate entities, but are recognized as a dual-listed company or DLC for purposes of trading shares on a stock exchange. There is sometimes confusion between the dual-listed company and what is known as a cross-listed company. While the dual-listing relates to the establishment of an agreement between two companies regarding the trading of shares on a specific stock exchange, a cross-listing has to do with one of those companies involved in the dual-listing trading shares on more than one exchange. This distinction is important, especially to investors, since it can have some impact on whether or not to trade shares of the company or companies involved. Once established as a listed company, the business can trade shares as long as the issue of those shares is in compliance with regulations put in place by the governmental agency or commission that oversees the issue of stock within the nation where the exchange is located. Should the
  • 19. company or companies that constitute the listing fail to comply with those regulations, there is a chance that the trading of the stock will be temporarily placed on hold, pending an investigation and resolution to the matter. It is also possible for a listed company to lose its listing, if the infractions are serious enough to merit this action, or if the circumstances of the business change to the point that it can no longer support the issue of stock. http://nysemanual.nyse.com/lcm/Help/mapContent.asp?sec=lcm-sections&title=sx-ruling-nyse-policymanual_ 303A.05&id=chp_1_4_3_8 http://www.law.uc.edu/sites/default/files/CCL/34ActRls/rule10A-03.html http://www.sav.gov.vn/1595-1-ndt/thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao-chat-luong-thong-tin-tai-chinh-cua-cong- ty-niem-yet-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-nam.sav