SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
NGUYÊN ĐĂNG VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
TS. MAI THANH HUYỀN NGUYỄN ĐỨC THÀNH
Lớp: K54E1
Mã sinh viên : 18D130048
HÀ NỘI – 2021
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện quy trình nhận
hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam” là
công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất kỳ ai.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình!
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2021
Người cam đoan
3
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành bài khóa luận đề tài: “Hoàn thiện dịch vụ nhận hàng
hoá nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam ”,
với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo
nhiệt tình, chu đáo của Thầy Cô giáo trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc
tế, Nhà trường cũng như sự giúp đỡ của anh chị đồng nghiệp tại Công ty TNHH
Nguyên Đăng Việt Nam
Em xin cảm ơn các Thầy Cô trong trường Đại học Thương mại, cảm ơn Thầy
Cô khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tạo điều kiện để em học tập, nghiên cứu,
tiếp thu kiến thức chuyên ngành một cách toàn diện, có hệ thống, bài bản nhất. Em
cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Mai Thanh Huyền– giáo viên trực
tiếp hướng dẫn em trong quá trình làm bài khóa luận- sự hướng dẫn tận tình của Cô
đã giúp em hoàn thành bài khóa luận này.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, anh chị nhân viên tại
Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam đã cung cấp em đầy đủ tư liệu, nhiệt tình chỉ
bảo, tạo điều kiện cho em hoàn thành bài khóa luận.
Dù đã rất cố gắng, nỗ lực nhưng do kiến thức và thời gian thực tập tại công ty
còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ
bảo và đóng góp của Thầy Cô để bài khóa luận này hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
4
Contents
2.3.5. Giao hàng cho khách hàng......................................................................................13
2.3.6. Thanh lý hợp đồng...................................................................................................13
3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam .........19
Bàng 3.2 : Tỷ trọng hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Nguyên Đăng.............23
3.3 Thực trạng Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng dường biển tại công ty
TNHH Nguyên Đăng Việt Nam........................................................................................24
3.3.1 Tìm kiếm khách hàng, thu thập thông tin, nhu cầu từ khách hàng và tư vấn dịch
vụ phù hợp cho khách hàng...............................................................................................24
Đầu tiên và không thể thiếu chính là giai đoạn tìm kiếm khách hàng, thu thập thông tin về
nhu cầu của khách và từ đó tư vấn giúp khách chọn ra dịch vụ phù hợp nhất cho khách
hàng. Công việc này được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên sales của công ty, những nhân
viên thuộc bộ phận này sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ tìm hiểu thông tin về thị trường, về khách
hàng. Những thông tin này có được thông qua các nhà máy sản xuất, các công ty thương
mại, công ty xuất nhập khẩu, các liên hệ mà sales tạo lập được hoặc thông qua các websites
về thông tin doanh nghiệp như: trangvang.vn, hosocongty.vn, hay các sàn giao dịch B2B
như Alibaba, ... Và sau khi đã nắm bắt được thông tin của các khác hàng tiềm năng, nhân
viên sales của công ty sẽ bắt đầu thực hiện liên lạc với khách hàng thông qua nhiều phương
thức như : gọi, nhắn tin, gửi email hay gặp mặt trực tiếp để có thể tìm hiểu nhu cầu của
khách cụ thể hơn. Từ đó, dựa vào thông tin đã có nhân viên sales sẽ gửi cho bộ phận
overseas để check giá cước của các bên agent ở đầu bên kia từ đó có giá cước để sales báo
giá cho khách cùng với giá của các dịch vụ khác như thủ tục hải quan, vận chuyển nội
địa, ... Đối với các khoản phí như phí kiểm dịch, kiểm hóa, ... là do công ty sẽ ứng trước
rồi sau đó lấy hóa đơn để thanh toán với khách hàng. Đối với khách hàng mới, trên thực tế
để tạo dựng niềm tin của nhau cho các lần hợp tác lâu dài tiếp theo, công ty thường tiến
hành làm trước một lô hàng để đối tác có thể đánh giá được năng lực làm việc của công ty.
Và nếu đáp ứng được nhu cầu của khách, công ty sẽ ký kết những hợp đồng dài hạn như
theo quý, theo năm, ... với số lượng hàng lớn và ổn định....................................................24
3.3.2 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng nhập................................................................24
Sau khi hoàn thành việc làm thủ tục hải quan tại chi cục, nhân viên Nguyên Đăng sẽ cầm
bộ tờ khai xuống cảng để đổi lệnh sau đó đóng phí nâng hạ và nhận phiếu giao nhận
container. Nhân viên giao nhận cần kiểm tra số container, số seal thật kỹ trước khi vào
thanh lý cổng sau đó nhận hàng hóa...................................................................................29
3.3.8 Giao chứng từ nhận hàng cho người vận tải nội địa .............................................29
Nhân viên giao nhận sẽ đưa phiếu EIR màu vàng đã đóng dấu, 3 bản chính phiếu vận
chuyển kiêm biên bản giao hàng cho công ty phát hành cho người vận tải và giấy hạ
container rỗng. Trên phiếu vận chuyển sẽ có đầy đủ thông tin về địa chỉ khách hàng, người
nhận, người giao, người vận chuyển, tên hàng, số lượng…................................................29
3.3.9 Bàn giao hồ sơ, hóa đơn và thanh toán hóa đơn cho khách hàng ........................29
3.4.3 Những nguyên nhân..................................................................................................32
5
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA
CÔNG TY TNHH NGUYÊN ĐĂNG VIỆT NAM..........................................................35
4.1 Định hướng phát triển nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng nhập khẩu bằng
đường biển của công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam ...............................................35
4.2 Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng nhập khẩu bằng đường
biển của công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam ...........................................................36
4.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước và cơ quan chức năng để hoàn thiện quy trình
giao hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam.39
4.3.1 Sửa đổi hệ thống quy phạm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giao nhận.......39
Thực tế cho thấy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nƣớc ta chƣa đầy đủ, thiếu
đồng bộ và đôi khi còn nặng tính áp đặt, chƣa đứng về lập trƣờng của ngƣời làm kinh
doanh vì vậy gây không ít ách tắc và bức xúc cho các doanh nghiệp khi đƣa vào áp dụng.
.............................................................................................................................................39
6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
FCL Full Container Load Hàng nguyên container
FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
L/C Letter of Credit Thư tín dụng
LCL Less Than Container Load Hàng không đủ một container
NK Nhập khẩu
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
XK Xuất khẩu
XNK Xuất Nhập Khẩu
VNĐ Việt Nam Đồng
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
STT Tên bảng biểu, sơ đồ Trang
1
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Vận chuyển
quốc tế HD
23
2 Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh của Công ty (2017 – 2019) 25
3
Bảng 3.4: Khối lượng hàng hóa giao nhận của Công ty TNHH
Vận chuyển quốc tế HD (2017-2019)
27
4
Bảng 3.5: Doanh thu từ các dịch vụ giao nhận của Công ty
TNHH Vận chuyển quốc tế HD (2017-2019)
28
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:
Đứng trước sự phát triển của thế giới, Việt Nam cũng đang nỗ lực trong quá trình
hội nhập với nền kinh tế toàn cầu chính vì vậy các hoạt động xuất nhập khẩu cũng được
mở rộng phát triển dẫn đến nhu cầu về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng
không ngừng phát triển. Đồng thời, dịch vụ giao nhận vận tải ngày càng thể hiện được
vai trò quan trọng của mình đối với hoạt động thương mại quốc tế. Chính vì vậy, việc
ra đời của các công ty dịch vụ giao nhận vận chuyển đang đang trở thành xu hướng
nhằm đáp ứng nhu cầu và đẩy mạnh việc phát triển hoạt động ngoại thương ngày càng
thuận tiện và dễ dàng
Giao nhận đường biển là hình thức giao nhận hàng hóa phổ biến hiện này và cũng
đóng vai trò quan trọng trong hoạt động vận tải giao nhận quốc tế do đảm nhiệm lượng
lớn hàng hóa mỗi năm. Loại hình vận tải này được đa số doanh nghiệp lựa chọn vì rất
nhiều ưu điểm dưới đây mà các phương thức khác không có như lợi thế về chiều dài
đường biển lớn của Việt Nam, hệ thống cảng biển đa dạng, có thể vận chuyển được khối
lượng hàng hóa lớn, cồng kềnh, giá cước vận chuyển không cao và quãng đường vận
chuyển dài..Ngoài ra so với nhiều phương thức vận chuyển khác, vận chuyển bằng
đường biển đã tác động không nhỏ tới cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường giao nhận
trong buôn bán quốc tế. Tuy nhiên để tối ưu hiệu quả của phương thức vận tải này thì
các công ty Logistics của Việt Nam còn nhiều thiếu xót đặc biệt là trong hoạt động cung
cấp dịch vụ giao nhận
Là một công ty hoạt động chủ yếu là về lĩnh vực giao nhận và có thị phần lớn trong
lĩnh vực vận tải đường biển. Trong những năm hoạt động kinh doanh công ty đã không
ngừng phát triển và tạo uy tín tốt đối với đối tác, khách hàng trong lĩnh vực giao nhận
hàng hóa ở Việt Nam. Tuy nhiên qua quá trình hoạt động tại công ty, em nhận thấy chất
lượng của quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là một vấn đề cần được quan
tâm và xem xét, Đây không chỉ là vấn đề quan trọng đối với công ty Nguyên Đăng mà
còn đối với hầu hết các công ty giao nhận hiện nay khi đứng trước bối cảnh hội nhập
cùng với sự gia tăng nhu cầu nhập khẩu, và đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhận thức được tầm quan trọng và thực trạng của
quy trình giao nhận hàng hóa nói chung và quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường
2
biển nói riêng tại công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam, em nhận thấy đề tài “Hoàn
thiện quy trình nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Nguyên
Đăng Việt Nam” là đề tài rất cấp thiết trong bối cảnh hiện nay trong tình hình cạnh tranh
gay gắt như hiện nay, công ty muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì cần có những giải
pháp thực tế, linh hoạt với thị trường hơn để thúc đẩy được hoạt động có hiệu quả hơn
nữa.
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
Trong thời gian qua, đã có một số đề tài luận văn, nghiên cứu khoa học về hoạt
động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, trong đó có:
- Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng container của Công ty
TNHH Royal Cargo”- Khóa luận tốt nghiệp năm 2010 của Hoàng Thị Phương
Biên , Khoa Thương Mại Quốc Tế.
- Hoàn thiện quản trị giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển tại Công ty
Cổ phần vận tải OVC”- Khóa luận tốt nghiệp năm 2010 của Ngô Thị Thúy
Duyên, Khoa Thương Mại Quốc Tế.
- Hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu vận chuyển bằng đường biển tại
công ty TNHH ELS (Nguyễn Thị Hợp, năm 2009)
- Quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần
thương mại và vận chuyển Châu Giang (Nguyễn Thị Hoài Thanh, năm 2008)
- “Hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty
TNHH Nissin Logistics Việt Nam” ( Đỗ Thị Hạnh Ngân, năm 2016)
Trong quá trình nghiên cứu và tham khảo tài liệu của các tác giả đi trước, em nhận
thấy Các khóa luận này đã tiếp cận được cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp nên phân
tích có độ chính xác cao hơn, cho chúng ta cái nhìn cụ thể và đa chiều hơn về thực trạng
của Công ty và đưa ra các giải pháp thiết thực để nâng cao nghiệp vụ giao nhận. Tuy
nhiên với tình hình kinh tế, chính trị, pháp luật luôn luôn thay đổi dẫn đến những tác
động lớn ảnh hưởng tới hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu cũng như sự cạnh tranh
gay gắt và khốc liệt thì việc hoàn thiện dịch vụ giao nhận là hết sức cần thiết để có thể
giúp doanh nghiệp có thể tồn tại được và phát triển. Nhưng tình hình thực tế là chưa có
bất kỳ nghiên cứu nào về quy trình làm hàng xuất nhập khẩu tại công ty Nguyên Đăng
3
Việt Nam. Từ việc nghiên cứu các tài liệu cùng với quá trình thực tập tại công ty TNHH
Nguyên Đăng Việt Nam, em chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hoá
nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam” làm đề tài cho
bài khóa luận tốt nghiệp của mình
1.3 Mục đích nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu tổng quát:
Bằng việc hoàn thiện các mục tiêu cụ thể, bài nghiên cứu hướng tới mục tiêu
cuối cùng là hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty
1.3.2 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lí thuyết về quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường
biển
- Đánh giá thực trạng quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công
ty
- Giải pháp hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công
ty
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển của công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam
1.5 Phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Phạm vị nội dung
Đề tài đi sâu nghiên cứu về hoàn thiện quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển của công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam. Trong đó, Công ty đóng vai
trò là người giao nhận, thực hiện các công việc về nhận hàng hóa nhập khẩu.
1.5.2 Phạm vi không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng và đề ra một số giải pháp hoàn thiên quy
trình nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam
1.5.3 Phạm vi thời gian:
Đề tài nghiên cứu và thu thập số liệu liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu từ năm 2018 đến 2021, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ
giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2022-2025.
4
1.6 Phương pháp nghiên cứu:
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
 Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu ở các nguồn sau:
- Nguồn dữ liệu tại thư viện trường Đại học Thương Mại gồm: giáo trình và
tài liệu từ các đề tài nghiên cứu cấp trường, các luận văn chuyên đề về giao
nhận vận tải quốc tế,…
- Nguồn dữ liệu từ nội bộ công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam như: báo
cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh các năm, các
văn bản và quyết định của công ty.
- Nguồn dữ liệu trên Internet: thu thập thông tin từ website của công ty, các
trang web của Hải quan cũng như của Nhà nước về các văn bản pháp luật,…
 Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ quá trình quan sát thực tế thông qua thực
hiện quy trình giao nhận hàng hóa và tiến hành phỏng vấn, học hỏi nhân viên
trong công ty
1.6.2 Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu
Để đảm bảo cho nội dung của nghiên cứu cụ thể và làm rõ được vấn đề nghiên cứu,
sau khi thu thập được dữ liệu thứ cấp từ các nguồn, dữ liệu tiếp tục được sàng lọc để lấy
thông tin cần thiết, được tổng hợp và sắp xếp lại cho phù hợp với các phần nghiên cứu
khác nhau. Các phương pháp được sử dụng bao gồm
- Phương pháp thống kê: Thống kê từ nguồn dữ liệu thứ cấp
- Phương pháp so sánh: Lập bảng biểu thống kê từ đó chỉ ra sự thay đổi trong hoạt
động kinh doanh của công ty qua các năm, so sánh kết quả đạt được với các chỉ
tiêu đã đề ra để đưa ra những mặt đạt được, chưa được và hướng giải quyết của
vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
1.7 Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, từ viết tắt, tài
liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận bao gồm 4 chương sau:
Chương 1:Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2:Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ nhận hàng hóa nhập
khẩu bằng đường biển
5
Chương 3:Thực trạng quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của
Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
và các kiến nghị
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa
Theo Quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận: “ Dịch vụ giao nhận được
định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho,
bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay
có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm,
thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá.”
Theo điều 136 Luật thương mại Việt Nam thì Giao nhận hàng hoá : “là hành vi
thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ
chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên
quan để gioa hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc
của người giao nhận khác”
Qua hai khái niệm trên, có thể hiểu giao nhận hàng hóa là tập hợp những công
việc liên quan đến quá trình vận tải nhằm mục địch di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng
( người gửi hàng) đến nơi nhận hàng ( người nhận hàng)
2.1.2 Khái niệm về người giao nhận
Theo FIATA, người giao nhận được hiểu là “Người lo toan để hàng hóa được
chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác. Người
giao nhận cũng đảm nhận mọi công việc thực hiện liên quan đến hợp đồng giao nhận
như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa”.
Người giao nhận là người thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự uỷ thác của
khách hàng hoặc người chuyên chở. Nói cách khác, người kinh doanh các dịch vụ giao
nhận gọi là người giao nhận. Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi anh ta tự đứng ra
thực hiện các công việc giao nhận cho hàng hoá của mình), là chủ tàu ( khi chủ tàu thay
6
mặt người chủ hàng thực hiện các dịch vụ giao nhận ), công ty xếp dỡ hay kho hàng
hoặc người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác thực hiện dịch vụ
đó.
2.2 Cơ sở lý thuyết về quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
2.2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
2.2.1.1 Khái niệm dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
Dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là tập hợp những nghiệp vụ, thủ
tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc tiếp nhận hàng hóa từ nơi gửi
hàng (người gửi hàng) ở quốc gia này đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) ở quốc gia
khác bằng đường biển. Thường sử dụng phương tiện vận tải là tàu biển.
2.2.1.2 Đặc điểm của dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Cũng giống như các loại hình dịch vụ khác, dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu
bằng đường biển cũng có các dặc điểm chung sau: tính vô hình không thể lưu kho cất
giữ được, sản xuất và tiêu dùng xảy ra đồng thời, không có tiêu chuẩn đánh giá cụ thể
đồng nhất và chất lượng của dịch vụ thì phụ thuộc vào thái độ của người tiêu dùng
Bên cạnh những đặc điểm chung, giao nhận hàng hóa nhập hóa bằng đường biển
còn có các đặc điểm khác:
- Không tạo ra sản phẩm vật chất vì nó chỉ làm thay đổi vị trí của đối tượng trong
không gian mà không có tác động kỹ thuật là thay đổi đối tượng. Điều này tác
động tích cực tới sự phát triển của sản xuất và nâng cao chất lượng đời sống của
nhân dân
- Mang tính thụ động vì phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng, các quy
định của người vận chuyển, các nguyên tắc quy định trong pháp luật và thể chế
của đất nước
- Mang tính thời vụ vì giao nhận chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu
mà thường thì hoạt động xuất nhập khẩu chỉ mang tính thời vụ nên hoạt động
giao nhận cũng chịu ảnh hường của tính thời vụ
- Thường sử dụng các thiết bị đặc trưng: container, xe đầu kéo, rơ mooc,.. để đóng
gói, vận chuyển hàng hóa. Nơi diễn ra hoạt động giao hàng thường là các cảng biển.
7
- Vận tải đường biển thích hợp với tất cả các loại hàng hóa trong thương mại quốc
tế. Giá cước vận tải bằng đường biển thường rất thấp, chỉ cao hơn đường sắt một
chút nên vận tải đường biển thường thích hợp trên cự ly dài và khối lượng chuyên
chở cực lớn
2.2.1.3 Vai trò của họat động giao nhận hàng hóa
 Đối với nền kinh tế:
- Tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an tòan và tiết kiệm mà
không cần có sự tham gia của người gửi cũng như người nhận.
- Giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của phương tiện vận
tải, tận dụng tối đa và hiệu quả sử dụng của các phương tiện vận tải cũng như
các phương tiện hỗ trợ khác
- Giúp gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận vì
hoạt động giao nhận có quy mô mở rộng và phức tạp hơn nhiều so với hoạt
động vận tải giao nhận thuần túy cho nên các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu
từ người kinh doanh vận tải giao nhận cũng phải đa dạng và phong phú.
- Góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, tạo ra cầu nối đáp ứng
nhu cầu của dòng dịch chuyển hàng hóa toàn cầu
 Đối với công ty xuất nhập khẩu:
- Giảm thiểu được những rủi ro và tránh được tình trạng chậm trễ trong việc
thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển
vì những người giao nhận là người có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn hóa
trong việc thuê phương tiện, nhất là tàu biển vì họ thường xuyên tiếp xúc
nhiều với các hãng tàu nên họ biết rõ hãng tàu nào có uy tín, cước phí phù
hợp, lịch trình tàu chạy…
- Giúp cho chủ hàng tiết kiệm được thời gian làm các thủ tục và tìm kiếm người
giao nhận, tiết kiệm được chi phí phát sinh cho chủ hàng.
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm bớt nhân sự, nhất là việc giao nhận
không thường xuyên.
- Trong trường hợp hàng hóa phải chuyển tải dọc đường thì người giao nhận sẽ
đảm trách việc này, giúp doanh nghiệp không cần người đại diện tại nước
8
chuyển tải cũng như đảm bảo sao cho hàng hóa ít bị tổn thất trong quá trình
chuyển tải hàng hóa.
- Bên cạnh đó, người giao nhận có thể thay mặt doanh nghiệp (nếu được doanh
nghiệp ủy quyền) để làm các thủ tục khiếu nại với người vận chuyển hoặc cơ
quan bảo hiểm khi xảy ra tổn thất hàng hóa, người giao nhận cũng có thể giúp
doanh nghiệp ghi chứng từ hợp lý cũng như áp mã thuế (nếu là hàng phải chịu
thuế) sao cho số thuế mà doanh nghiệp phải nộp là hợp lý.
2.2.2 Cơ sở pháp lý và nguyên tắc của dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
2.2.2.1 Cơ sở pháp lý
Việc giao hàng hoá nhập khẩu phải dựa trên cơ sở pháp lý như: các quy phạm
pháp luật quốc tế (các công ước về vận đơn, vận tải, công ước về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế…), các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt nam về giao
nhận vận tải, các loại hợp đồng và L/C… thì mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng xuất
nhập khẩu.
 Các quy phạm pháp luật quốc tế có thể kể ra như:
- Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế.
- Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển,
ký tại Brussels ngày 25/08/1924.
- Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về
vận đơn đường biển (Nghị định thư Visby 1968).
- Công ước Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, 1978.
- …
 Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến vận tải, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu như:
- Bộ luật hàng hải 1990.
- Luật Hải quan.
- Luật thương mại năm 2005.
- Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 Quy định chi tiết Luật
Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách
nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
- …
9
2.2.2.2. Nguyên tắc
Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao hàng nhập khẩu tại
các cảng biển Việt nam như sau:
- Việc giao nhận hàng hóa được tiến hành theo các phương thức do các bên lựa
chọn, thỏa thuận trong hợp đồng trên cơ sở có lợi nhất;
- Nguyên tắc chung là nhận hàng bằng phương thức nào thì giao hàng theo phương
thức ấy.
- Trách nhiệm giao nhận hàng hóa là của chủ hàng hoặc của người được chủ hàng
ủy thác (cảng) với người vận chuyển (tàu). Chủ hàng phải tổ chức giao nhận hàng
hóa đảm bảo định mức xếp dỡ của cảng.
- Nếu chủ hàng không tự giao nhận được phải ủy thác cho cảng trong việc giao
nhận với tàu và giao nhận với chủ hàng nội địa.
- Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trình
những chứng từ hợp lệ xác nhận quyền được nhận hàng và phải nhận một cách
liên tục trong một thời gian nhất định khối lượng hàng hoá ghi trên chứng từ.
- Ví dụ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan....
- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa ở bên trong nếu bao, kiện hoặc dấu xi,
chì vẫn còn nguyên vẹn và không chịu trách nhiệm về những hư hỏng, mất mát
mà người nhận phát hiện ra sau khi đã ký nhận với cảng.
- Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện. Trường
hợp chủ hàng hoặc người vận chuyển muốn đưa người và phương tiện vào cảng
xếp dỡ thì phải được cảng đồng ý và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho
cảng.
- Cảng có trách nhiệm bảo quản hàng hóa lưu tại kho, bãi cảng theo đúng kỹ thuật
và thích hợp với từng vận đơn, từng lô hàng. Nếu phát hiện thấy tổn thất của hàng
hóa đang lưu kho bãi, cảng phải báo ngay cho chủ hàng biết, đồng thời áp dụng
các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất.
- Việc xếp dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa tại cảng được thực hiện trên cơ sở
hợp đồng ký kết giữa cảng và chủ hàng hoặc người vận chuyển hoặc người được
ủy thác.
10
2.2.3 Các chứng từ cơ bản sử dụng trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường
biển
2.2.3.1 Phiếu đóng gói ( Packing List – P/L)
Chứng từ do chủ hàng lập kê khai số lượng, số khối và chủng loại hàng hóa đóng
gói trong bao, thùng... Căn cứ vào P/L người giao hàng hãng tàu lập bản lược khai sơ
đồ xếp hàng (Cargo Plan). Nội dung của P/L bao gồm: Người xuất khẩu, Người nhập
khẩu, Số hợp đồng ngoại thương, Cảng xếp/ Cảng dỡ, Tên hàng, Ký hiệu, Số bao kiện,
Số lượng, Khối lượng, ...
2.2.3.2 Vận đơn đường biển
Vận đơn đường biển là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do
người chuyên chở (Carrier) hoặc người giao nhận (Forwarder) cấp cho người gửi hàng
(Shipper), sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc nhận để xếp. Đây là bộ chứng từ
quan trọng nhất trong bộ hồ sơ. Nó điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng và
chuyên chở hoặc người giao nhận và người nhận hàng (Consignee). Theo thông lệ quốc
tế, vận đơn có 3 chức năng chủ yếu là:
 Làm bằng chứng cho hợp đồng vận tải.
 Là biên lai xác nhận người gửi hàng đã giao hàng cho người chuyên chở.
 Là chứng từ sở hữu cho phép hàng hóa có thể chuyển từ người gửi hàng sang
người nhận hàng hay người nào khác được quyền nhận hàng.
Đứng trên góc độ của nghiệp vụ giao nhận ta có hai vận đơn căn cứ theo người
phát hành vận đơn.
 Vận đơn do người giao nhận phát hành, hay còn gọi là vận đơn đại lý (House Bill
of Lading – HB/L) là vận đơn do công ty giao nhận phát hành cho người gửi hàng
thực sự. HB/L chỉ có giá trị xuất trình với đại lý giao nhận mà không có giá trị
xuất trình với hãng tàu trừ khi trong B/L và Manifest (bảng lược khai hàng hóa)
của hãng tàu ghi rõ ở ô Consignee “TO ORDER OF THE HOLDER OF
ORIGINAL HB/L NO...” (Theo lệnh của người cầm HB/L gốc số...).
11
 Vận đơn của người chuyên chở hoặc hãng tàu (Master Bill of Lading – MB/L) là
vận đơn do hãng tàu cấp cho người gửi hàng rằng hàng đã được xếp tàu hoặc đã
được nhận để xếp lên tàu.
2.2.3.3 Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice – C/I)
Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán yêu cầu người mua
phải trả số tiền ghi trên hóa đơn. Trong đó, hóa đơn phải ghi được đặc điểm của hàng
hóa, đơn giả, tổng giá trị của đơn hàng, cảng đến, cảng đi, tên người bán và người mua
Hóa đơn thường được lập từ nhiều bản, để dùng trong nhiều việc khác nhau như: xuất
trình cho ngân hàng để đòi tiền, xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm,
cho hải quan để tính thuế, ...
2.2.3.4 Tờ khai hải quan
Là một văn bản do chủ hàng hoặc chủ phương tiện khai báo xuất trình cho cơ
quan HQ
trước khi hàng hoặc phương tiện nhập qua lãnh thổ quốc gia
2.2.3.5 Giấy thông báo hàng đến ( Arrival Notice)
Chứng từ này thường được gửi cho người nhận hàng sau khi tàu về đến cảng dỡ
hàng.
2.2.3.6 Lệnh giao hàng ( Delivery Order – D/O)
Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc (nếu có),
giấy thông báo hàng đến, giấy giới thiệu có dấu mộc và chữ kí của công ty đến hãng tàu
hoặc đại lý hãng tàu để nhận lệnh giao hàng. Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc
và trao 3 hoặc 4 bản D/O cho người nhận hàng.
2.3 Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
2.3.1 Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng
Đầu tiên, Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam tiếp nhận thông tin chi tiết về
lô hàng hóa của khách hàng, sau đó tiến hành báo giá cho lô hàng nhập của khách hàng.
Khách hàng có thể là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ủy thác cho công ty giao nhận
tiến hành nhận hàng hóa nhập khẩu, hoặc có thể là các công ty giao nhận, hãng tàu ở
12
nước ngoài làm hợp đồng đại lý với công ty giao nhận ở cảng đến, theo dõi lô hàng nhập
khẩu và tiến hành các thủ tục cho người nhận hàng thực tế
2.3.2 Kiểm tra chứng từ
Khi nhận được chi tiết hàng hóa nhân viên giao nhận sẽ kiểm tra toàn bộ chứng
từ giao nhận xem có sai sót cần sửa chữa hay bổ sung hay không
2.3.3 Thỏa thuận, đàm phán với khách hàng
Hai bên đàm phán cùng nhau. Nếu công ty giao nhận không thể đáp ứng được
yêu cầu của khách hàng thì từ chối đơn hàng , nếu đồng ý thì tiến đến ký kết hợp đồng .
Sau khi đã ký kết hợp đồng thì chuyển sang bước tiếp theo
2.3.4 Tổ chức nhận hàng nhập khẩu
Cho dù khách hàng là nhà nhập khẩu trong nước hay là các công ty giao nhận quốc
tế thì công ty giao nhận vẫn phải thực hiện một số công việc sau:
- Hoàn thành bộ chứng từ để nhận hàng nhập khẩu;
- Khai thuê thủ tục hải quan, tiến hành thông quan cho lô hàng nhập khẩu;
- Nhận hàng tại container yard;
- Dỡ hàng khỏi cảng, vận chuyển đến địa điểm quy định trong hợp đồng.
2.3.4.1. Trường hợp nhận hàng lẻ:
Đối với trường hợp khách hàng yêu cầu công ty giao nhận thay mặt mình nhận
hàng thì công ty giao nhận tiếp vận sẽ đến kho hàng lẻ (CFS) để nhận hàng và giao lại
cho khách hàng.
Khi khách hàng không yêu cầu hay không ủy thác cho công ty giao nhận tiếp vận
nhận hàng thay mình thì công ty giao nhận tiếp vận chỉ giao lệnh cho khách hàng khi họ
xuất trình B/L để tự ra kho hàng lẻ nhận hàng.
 Thủ tục nhận hàng:
Nhân viên giao nhận của công ty giao nhận sẽ đến cảng hoặc đại lý hãng tàu để
đóng phí chứng từ, phí hàng lẻ để nhận lệnh giao hàng (D/O). Sau đó mang D/O, Hóa
đơn thương mại và đến văn phòng cảng ký nhận D/O để tìm vị trí để hàng, tại đây ta
phải lưu lại một bản D/O.
13
Nhân viên giao nhận phải mang D/O đến kho vận làm phiếu xuất hàng, tại đây
người giao nhận cũng phải lưu lại một bản D/O nữa và nơi đây làm ”giấy xuất kho“ cho
người giao nhận của công ty giao nhận tiếp vận ( hai bản ).
Tiếp theo, người giao nhận đem hai phiếu xuất kho này đến kho chưa hàng làm thủ
tục xuất kho và tách riêng hàng hóa của mình ra chờ Hải Quan kiểm hóa, khi Hải Quan
ký xác nhận và kiểm hóa xong thì coi như hàng đã được thông quan.
2.3.4.2 Trường hợp nhận hàng nguyên container
Như đã nói ở trên nếu như khách hàng là tự nhận hàng tại container thì công ty
giao nhận tiếp vận sẽ phát lệnh giao hàng cho khách hàng.
Nếu khách hàng nhờ công ty giao nhận tiếp vận nhận hàng thay mình thì công ty
sẽ thay mặt khách hàng nhận hàng.
 Thủ tục nhận hàng:
Công ty giao nhận tiếp vận sẽ liên hệ với hãng tàu để nắm lại lịch trình tàu cho
chính xác. Khi nhận được thông báo tàu đến ( Notice of Arrival ), với vai trò là người
nhận hàng công ty sẽ cử nhân viên đến đại lý hãng tàu trình vận đơn để lấy D/O.
Sau đó đem D/O đến hải quan cảng đăng ký làm thủ tục hải quan, kiểm hóa và
nhận chứng từ.
Người giao nhận đem chứng từ và D/O xuống cảng nhận hàng.
- Nội dung làm thủ tục hải quan khi nhận hàng:
Nhân viên giao nhận của phòng giao nhận của công ty giao nhận tiếp vận sẽ làm
thủ tục hải quan
2.3.5. Giao hàng cho khách hàng
Sau khi tổ chức nhận hàng nhập khẩu xong, công ty giao nhận tiến hành vận chuyển
hàng hóa đến địa điểm quy định trong hợp đồng để giao hàng cho khách hàng.
2.3.6. Thanh lý hợp đồng
- Thanh toán các chi phí liên quan đến giao nhận như chí phí lưu kho, lưu bãi, bốc
xếp, vận chuyển, ...
- Thanh toán tiền thưởng phạt xếp dở (nếu có)
- Theo dõi kết quả nhận hàng của người nhận, giải quyết khiếu nại về hàng hoá
(nếu có).
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình giao nhận hàng nhập bằng đường biển
14
2.4.1 Các yếu tố bên trong
Hoạt động giao nhận vận tải biển của công ty còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố
như : nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của bản than công ty, cơ chế quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh, chính sách của công ty đối với nhân viên, đối với khách hàng, trình
độ chuyên môn nghiệp vụ của độ ngũ cán bộ nhân viên. Đây được coi là các nhân tố nội
tại của một doanh nghiệp. Nhóm nhân tố này được coi là có ý nghĩa quyết định tới kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động giao nhận vận tải biển nói
riêng
Doanh nghiệp nào có được đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ, thông thạo các
tuyến đường, nắm vững mức cước trên thị trường với từng dịch vụ, thông tường luật
phát, có kiến thức về tính chất hàng hóa, có khả năng thuyết phục khách hàng thì doanh
nghiệp đó sẽ thành công.
Một doanh nghiệp với các phương tiện hệ thống kho bãi, xây dựng trang thiết bị,
ứng dụng hệ thống thông tin, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động có thể
đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi khách hàng.
Bên cạnh đó, với một nguồn tài chính ổn định doanh nghiệp sẽ dễ dàng trở thành
sự lựa chọn của nhiều khách hàng hơn, sẽ tạo niềm tin cho khách hàng, có thể chủ động
hơn trong nghiệp vụ thanh toán, đáp ứng được nhu cầu mở rộng và phát triển quy mô
hoạt động khi cần đầu tư các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động giao hàng
xuất khẩu.
2.4.2 Các yếu tố bên ngoài
- Môi trường kinh tế
Như chúng ta đã biết, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có quan hệ mật thiết với hoạt
động giao nhận hàng hóa. Điều này xuất phát từ môi trường kinh tế quốc tế, sự biến
động của nền kinh tế thế giới nói chung sẽ ảnh hưởng tới nến kinh tế Việt Nam và kéo
theo đó là ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước. Ngoài ra việc
tham gia các hiệp hội và tổ chức trên thế giới cũng thúc đẩy lượng lớn hàng hóa xuất
nhập khẩu. Kể từ khi gia nhập WTO, giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước không
ngừng gia tăng đã làm cho ngành giao nhận có cơ hội phát triển
- Môi trường chính trị - pháp luật
15
Phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển liên quan đến
nhiều quốc gia khác nhau. Nên môi trường luật pháp ở đây cần được hiểu là môi trường
luật pháp không chỉ của quốc gia hàng hoá được gửi đi mà còn của quốc gia hàng hóa
đi qua , quốc gia hàng hóa được gửi đến và luật pháp quốc tế. Cho nên, việc hiểu biết về
những nguồn luật khác nhau, đặc biệt là của những quốc gia khác sẽ giúp công ty giao
nhận tiến hành công việc một cách hiệu quả nhất và tránh xảy ra sai sót khi thực hiện
quy trình giao hàng nhập khẩu
- Môi trường tự nhiên
Chắc chắn trong hoạt động vận tải không thể không kể đến tác động của các yếu
tố thời tiết, điều kiện khí hậu. Trong quá trình chuyên chở hàng trên biển, nếu thời tiết
đẹp thì hàng sẽ an toàn hơn. Ngược lại, nếu gặp bão biển, động đất, núi lửa, sóng thần,
hoặc mưa to gió lớn thì nguy cơ hàng hóa hư hỏng, tổn thất đã là rất lớn.
- Môi trường văn hóa – xã hội
Với thói quen cũng như văn hóa kinh doanh nhỏ lẻ của người Việt Nam từ trước
tới nay cũng là những hạn chế gây nên tình trạng trì trệ và phát triển manh mún của
ngành Logistics ở Việt nam
Công ty chưa đủ khả năng kinh doanh tất cả các mắt xích trong chuỗi các hoạt động
logistics, nên vấn đề liên kết, hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa các công ty Logistics là
tất yếu. Nhưng thực tế việc này được các công ty thực hiện còn yếu, dẫn đến không tiết
kiệm được chi phí cũng như nâng cao hiệu quả dịch vụ, tạo niềm tin với khách hàng
- Môi trường công nghệ
Trong những năm trở lại đây, khi ngành Logistics ở Việt Nam phát triển mạnh, kéo
theo là nhu cầu về sự đổi mới công nghệ trong ngành vận tải đường biển cũng tăng theo.
Các trang web của các cơ quan chuyên ngành Logistics đã hỗ trợ được nhiều cho doanh
nghiệp khi cần khai báo thủ tục hải quan, nhanh hơn, thuận tiện hơn. Ngày nay, trong
ngành vận tải hàng hóa đường biển, càng ngày càng nhiều những thế hệ tàu mới lớn hơn,
hiện đại hơn so với thế hệ các con tàu cũ. Sử dụng những phương tiện, thiết bị với chỉ
số kỹ thuật tốt nhất cũng là một cách để lấy được niềm tin của khách hàng với những
đòi hỏi ngày càng cao khi muốn sử dụng dịch vụ
16
- Đối thủ cạnh tranh
Đây là áp lực thường xuyên và trực tiếp cạnh tranh với công ty để giành lấy vị thế
cạnh tranh nhất định. Nhất là vào thời điểm hiện nay, các công ty Logistics mọc lên rất
nhiều. Các doanh nghiệp Logistics thường dùng các chiến thuật cạnh tranh về giá cả,
quảng cáo và gia tăng chất lượng chăm sóc khách hàng
- Khách hàng
Khách hàng sử dụng dịch vụ Logistics của doanh nghiệp buộc doanh nghiệp đưa
ra những mức giá thấp nhất hoặc có nhu cầu chất lượng dịch vụ cao hơn và dịch vụ tốt
hơn.
17
Chương 3 : QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH NGUYÊN ĐĂNG VIỆT NAM
3.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam
3.1.1 Giới thiệu chung
 Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam
 Tên giao dịch quốc tế: Nguyen Dang Viet Nam Co. Ltd
 Văn phòng chính của công ty đặt tại Số 1, ngõ 329, đường Cầu Giấy phường
Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
 Điện thoại: 0 7777 8468
 Website: nguyendang.net.vn
 Email: cskh@nguyendang.net.vn
 Tháng 2/ 2011: Công ty Nguyên Đăng Việt Nam được thành lập, chuyên cung
cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, mang đến những giá trị gia tăng cho khách
hàng. Năm 2012, Để thuận tiện cho nghiệp vụ tại các cảng, sân bay và các chi
cục hải quan, Chi nhánh Hải Phòng và Nội Bài được thành lập, giúp thuận tiện
hơn trong việc thực hiện các nghiệp vụ giao nhận hàng hóa cho khách hàng. Năm
2015, Công ty quyết định mở rộng thị trường vào khu vực miền Nam, Thành lập
thêm chi nhanh tại Thành phố Hồ Chí Minh, đạt độ phủ toàn quốc, làm bàn đạp
tiến ra biển lớn. Tính đến nay, công ty đã có 11 năm hoạt động và đã có 4 chi
nhánh trên toàn quốc, cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu Việt Nam và cho mọi
miền đất nước, trở thành đối tác tiềm năng với nhiều doanh nghiệp lớn trong nước
và trên thế giới
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
 Một số lĩnh vực kinh doanh chính của công ty gồm: Vận tải biển - vận chuyển
hàng container FCL; vận chuyển hàng lẻ LCL;… Công ty liên kết với các đối tác
là các hãng tàu hàng đầu như MAERSK, EVERGREEN, YANGMING,
HAPAG-LLOYD,… và các hãng hàng không lớn như VIETNAM AIRLINE,
AMERICAN AIRLINES, SINGAPORE AIRLINES, ... kết nối với mạng lưới
các đại lý NVOCC trên toàn thế giới, đảm bảo đầy đủ các dịch vụ xuyên suốt với
chất lượng cao trong quá trình vận tải biển; Vận tải hàng không – kết hợp vận tải
18
Sea/Air, Air hợp nhất (xuất khẩu) và nhập khẩu, công ty kết hợp vận tải hàng
không quốc tế giữa đường biển và đường hàng không qua trung tâm khu vực:
Singapore, Hongkong, Bangkok, Dubai,…giúp khách hàng tiết kiệm chi phí mà
thời gian vận chuyển nhanh hơn, thuận tiện hơn.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức
Kể từ khi thành lập và phát triển cho tới nay, Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt
Nam đã dần đi vào ổn định với cơ cấu tổ chức các phòng ban rõ ràng và linh hoạt
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu, tổ chức của Công ty
Nguồn: Phòng kế toán nhân sự - Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam
Ba năm gần đây số lượng nhân viên trong công ty cũng có sự biến động. Hiện
nay, tổng số nhân viên trong công ty đang là 35 người. Trình độ học vấn của nhân viên
ở công ty đều ở trình độ cao từ tốt nghiệp cao đẳng đến đại học và cả hệ đào tạo sau đại
học nắm chắc được nghiệp vụ, chịu được áp lực cao và dễ dàng thích nghi với công việc
trong bất kì môi trường nào. Về đội ngũ lãnh đạo của công ty đều là những người giàu
kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm cao với công
việc
Giám đốc
Phòng kinh
doanh
Sale nội địa
Overseas
Development
Kế toán -
Nhân sự
Phòng chứng
từ
Phòng hiện
trường
Phòng
Marketing
Phòng
Pricing
Phó giám
đốc
19
3.1.4 Cơ sở vật chất
Trải qua 11 năm hình thành và phát triển, công ty đã xây dựng hệ thống cơ sở vật
chất, hạ tầng đủ cho nhu cầu kinh doanh và phát triển của mình. Công ty có văn phòng
đại diện tại Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Nội Bài với diện tích rộng rãi cùng hệ
thống máy tính và các phần mềm chuyên dụng, nhà kho cùng nhiều tài sản hữu hình và
các tài sản vô hình khác.
3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam
3.2.1 Kết quả hoạt động giao nhận vận chuyển của công ty Nguyên Đăng Việt Nam
Trải qua 11 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Nguyên Đăng đã đạt
được nhiều thành công, ngày càng được khẳng định được vị thế trong tâm trí khách hàng
cũng như đứng vững trong lĩnh vực giao nhận vận tải ở Việt Nam hiện nay. Những điều
này sẽ được thể hiện qua tình hình phát triển kinh doanh của công ty trong giai đoạn
2018 – 2020 như sau:
 Về doanh thu và lợi nhuận:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2018 – 2020
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
13,978,888,972 14,077,692,246 21,241,149,275
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
2,548,837,997 3,386,120,476 5,496,602,204
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
150,611,585
176,299,136
726,564,772
Lợi nhuận khác - 2,441,195 - 9,371,730 - 39,521,975
20
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
148,170,390 166,927,406 687,042,797
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
107,950,739 121,432,633 600,430,890
Nguồn: Phòng kế toán nhân sự– Công ty TNHH Nguyên Đăng
Bảng 2. 2: Tỷ lệ doanh thu, lợi nhuận và chi phí của công ty từ 2018 – 2020
2019/2018 2020/2019
Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ
Doanh thu
98,803,274 0.7%
7,163,457,02
9
50.9%
Lợi nhuận
sau thuế
13,481,894 12.5% 478,998,257 394,5%
Nguồn: Phòng kế toán nhân sự – Công ty TNHH Nguyên Đăng
Nhận xét:
 Từ bảng số liệu 2.1 và 2.2, ta có thể thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty
TNHH Nguyên Đăng tăng liên tục từng năm. Từ năm 2018 sang năm 2019 đã
tăng 98,903,274 VNĐ và thu về lợi nhuận sau thuế tăng lên 12,5%. Đặc biệt là
giai đoạn từ năm 2019 sang 2020 là một bước đột phá của công ty TNHH Nguyên
Đăng khi doanh thu tăng tới 50,9% chênh lệch lên tới 7,162,457,029 VNĐ và lợi
nhuận tăng xấp xỉ 395%. Có được sự tăng trưởng ngoạn mục này chắc chắn là do
khả năng nắm bắt cơ hội nhạy bén và tìm ra được những giải pháp khắc phục
được những khó khăn mà COVID-19 đã gây ra. Việc này đã càng giúp Nguyên
Đăng củng cố lòng tin ở khách hàng cũng như vị thế trước các công ty giao nhận
khác.
 Qua cả 3 năm thì công ty đều đạt doanh thu vượt mức kế hoạch đề ra. Có thể nói
đây là sự cố gắng rất lớn của cả công ty trong giai đoạn khủng hoảng và hậu
khủng hoảng vừa qua. Xét trên góc độ tổng thể thì ta có thể thấy rất rõ sự tăng
21
trưởng nhanh và ổn định của công ty, đây cũng là một nhân tố thể hiện được triển
vọng phát triển của công ty trong tương lai.
3.2.2 Kết quả hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khâp khẩu bằng đường biẻn tại
công ty TNHH Nguyên Đăng VIệt Nam
Bảng 2.3: Doanh thu của công ty theo phương thức kinh doanh từ 2018 – 2020
Phương thức
kinh doanh
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Vận tải đường
biển
7,674,717,191 8,223,029,199 12,384,033,943
Vận tải đường
hàng không
3,293,230,390 2,870,656,657 3,347,910,423
Vận tải đường
bộ
854,930,201 798,423,014 1,548,389,384
Dịch vụ hải
quan
908,049,392 1,023,580,959 2,843,984,988
Hội chợ, sự
kiện triển lãm
quốc tế
723,037,849 654,490,247 249,520,345
Dịch vụ khác
(Kho bãi, …)
524,923,949 507,512,170 867,310,192
Tổng doanh
thu
13,978,888,972 14,077,692,246 21,241,149,275
Nguồn: Phòng Kế Toán Nhân sự – Công ty TNHH Nguyên Đăng
 Nhận xét kết quả kinh doanh thu được từ năm 2018 – 2020:
Vận tải đường biển: Với dịch vụ vận chuyển hàng xuất và hàng nhập từ Việt
Nam đi các khu vực và ngược lại, vận tải đường biển mang lại doanh thu lớn nhất trong
các lĩnh vực của công ty. Cụ thể năm 2018 đạt 7,674,717,191 VNĐ (54,9%), năm 2019
chiếm 8,223,029,199 VNĐ (58,4%) và năm 2020 chiếm 12,384,033,943 VNĐ ( 58.3%).
22
Ở mọi năm dịch vụ vận chuyển hàng đều đóng tỉ trọng lớn (> 50%) trong tổng doanh
thu. Đặc biệt năm 2020 có sự gia tăng đáng kể doanh thu từ lĩnh vực này. Có thể lý giải
dựa vào dịch bệnh COVID xảy ra năm 2020 đã làm ảnh hưởng tới dòng hàng hóa và các
ngành dịch vụ khác như ngành hàng không. Việc này đã làm cho lượng hàng hóa chuyển
qua vận chuyển bằng đường biển tăng lên. Ngoài ra giá cước đường biển cũng có nhiều
biến động giúp thu được nhiều lợi nhuận hơn
Vận tải đường không: Chiếm tỷ trọng tương đối sau vận chuyển bằng đường biển.
Doanh thu năm 2018 – 2020 có sự biến động cụ thể năm 2018 tổng doanh thu của lĩnh
vực này là 3,293,230,390 VNĐ (23,6%). Sang đến năm 2019 con số này giảm xuống
2,870,656,657 VNĐ (20,4%). Con số sụt giảm lại một lần nữa là do tác động của
COVID 19 khi các hãng bay bắt đầu bị đóng cửa nhằm đảm bảo an toàn phòng chống
dịch vì vậy hàng hóa không đi được đường hàng không. Sang đến năm 2020, sau khi
dịch bệnh được ổn định hơn doanh thu của vận tải hàng không lại tăng lên 3,347,910,423
VNĐ(24%) tuy nhiên sau khoảng thời gian này, dịch bệnh COVID quay lại và diễn biến
vẫn còn đang rất phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ đến dịch vụ vận chuyển hàng không
sau này
Vận tải đường bộ: Chiếm tỷ trọng không quá lớn trong cơ cấu doanh thu của công ty,
năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 854,930,201 VNĐ; 798,423,014 VNĐ;
1,548,389,384 VNĐ Từ năm 2019 – 2020 tổng doanh thu của vận chuyển đường bộ tăng
lên hơn gấp đôi là do lượng hàng hóa nhận được từ các doanh nghiệp cần vận chuyển
đường biển thuê công ty làm thêm dịch vụ trucking nhằm tạo sự liền mạch của chuỗi
cung ứng
Dịch vụ hải quan, Hội chợ, Sự kiện triển lãm quốc tế: Các dịch vụ này đều mang đến
một nguồn doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp. Doanh thu trung bình mỗi từ 1 tỷ 6 đến
2 tỷ 2 VNĐ chiếm tỉ trọng khoảng 11%. Tuy nhiên năm 2020 – dịch vụ Hội chợ, triễn
quốc tế chỉ thu về vỏn vẹn 249,520,345 VND do không thể tổ chức các hoạt động ở các
quốc gia vì yếu tố dịch tễ
Các dịch vụ khác: Đây là nguồn thu nhập thấp nhất mà hầu hết dựa trên tài sản cố định
mà công ty có như kho, bãi, ... nhưng cũng dựa vào tình hình doanh thu này cũng tăng
23
đều hàng năm khi đều được duy trì, bảo dưỡng. Năm 2019 – 2020, doanh thu tăng tới
359,798,022 VNĐ
Bàng 3.2 : Tỷ trọng hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Nguyên Đăng
(Đơn vị tính : tỷ đồng)
Năm
Tổng giá trị hàng
nhập
Hàng nhập khẩu đường biển
Tỷ đồng Tỷ lệ
2018 6.43 5.75 89.42%
2019 6.63 5.86 88.39%
2020 9.68 8,29 88.51%
Tổng 22.74 19.9 87.75%
Thông qua bảng phân tích tỷ trọng hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty
Nguyên Đăng Việt Nam, ta có thể thấy tổng lượng hàng nhập khẩu của công ty tăng đều
qua mỗi năm, đặc biệt hàng hóa chủ yếu được nhập khẩu bằng đường biển chiếm tới
gần 90% lượng hàng công ty nhập khẩu
Năm 2018-2019 giá trị nhập khẩu bằng đường biển tăng từ 6.43 tỷ đồng lên 6.63
tỷ đồng, tăng 200 triệu đồng
Năm 2019-2020 giá trị nhập khẩu bằng đường biển tăng từ 6.54 đồng lên 9.68 tỷ
đồng, tăng 3.05 tỷ đồng
Giá trị hàng nhập bằng đường biển của công ty qua các năm đều tăng đã khẳng
định được uy tín, giá trị của Nguyên Đăng Việt Nam và dần có được lượng khách hàng
đều và ổn định trên thị trường
Ngoài ra qua bảng phân tích, ta cũng thấy được tầm quan trọng trong vận tải hàng
hóa bằng đường biển của công ty hiện nay. Bằng nghiệp vụ giao nhận hàng tốt và nhanh
chóng giúp các công ty có thể hoàn thành hợp đồng theo yêu cầu và xây dựng được uy
tín và giữ vững niềm tin của khách hàng. Do lượng lớn khách đều lựa chọn phương pháp
vận chuyển bằng đường biển nên hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu đã trở thành
một yếu tố then chốt trong hoạt động kinh doanh của công ty
24
Việc đạt được con số tăng trưởng khả quan đặc biệt trong giai đoạn 2019 – 2020,
một phần do những ưu điểm mà phương thức vận tải dường biển đem lại, thì còn do sự
lãnh đạo đột phá của ban lãnh đạo và sự nỗ lực hết mình của toàn bộ nhân viên trong
công ty giúp vượt qua được khó khăn mà bệnh dịch mang tới
3.3 Thực trạng Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng dường biển tại
công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam
3.3.1 Tìm kiếm khách hàng, thu thập thông tin, nhu cầu từ khách hàng và tư
vấn dịch vụ phù hợp cho khách hàng
Đầu tiên và không thể thiếu chính là giai đoạn tìm kiếm khách hàng, thu thập thông
tin về nhu cầu của khách và từ đó tư vấn giúp khách chọn ra dịch vụ phù hợp nhất cho
khách hàng. Công việc này được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên sales của công ty,
những nhân viên thuộc bộ phận này sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ tìm hiểu thông tin về thị
trường, về khách hàng. Những thông tin này có được thông qua các nhà máy sản xuất,
các công ty thương mại, công ty xuất nhập khẩu, các liên hệ mà sales tạo lập được hoặc
thông qua các websites về thông tin doanh nghiệp như: trangvang.vn, hosocongty.vn,
hay các sàn giao dịch B2B như Alibaba, ... Và sau khi đã nắm bắt được thông tin của
các khác hàng tiềm năng, nhân viên sales của công ty sẽ bắt đầu thực hiện liên lạc với
khách hàng thông qua nhiều phương thức như : gọi, nhắn tin, gửi email hay gặp mặt trực
tiếp để có thể tìm hiểu nhu cầu của khách cụ thể hơn. Từ đó, dựa vào thông tin đã có
nhân viên sales sẽ gửi cho bộ phận overseas để check giá cước của các bên agent ở đầu
bên kia từ đó có giá cước để sales báo giá cho khách cùng với giá của các dịch vụ khác
như thủ tục hải quan, vận chuyển nội địa, ... Đối với các khoản phí như phí kiểm dịch,
kiểm hóa, ... là do công ty sẽ ứng trước rồi sau đó lấy hóa đơn để thanh toán với khách
hàng. Đối với khách hàng mới, trên thực tế để tạo dựng niềm tin của nhau cho các lần
hợp tác lâu dài tiếp theo, công ty thường tiến hành làm trước một lô hàng để đối tác có
thể đánh giá được năng lực làm việc của công ty. Và nếu đáp ứng được nhu cầu của
khách, công ty sẽ ký kết những hợp đồng dài hạn như theo quý, theo năm, ... với số
lượng hàng lớn và ổn định
3.3.2 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng nhập
Để tránh được những rủi ro về bộ chứng từ như bị sai sót, thiếu, ... có thể bị hải
quan từ chối thông quan, nhân viên giao nhận phải đảm bảo nắm bắt được những chứng
25
từ cần thiết. Ngay khi nhận được thông báo của khách hàng, nhân viên giao nhận cần
phải liên lạc với khách để lấy bộ chứng từ gốc cần thiết để làm thủ tục hải quan nhập
khẩu. Sau khi nhận đủ bộ chứng từ, nhân viên cần kiểm tra đầy đủ về: Commercial
Invoice, Packing list, Bill of Lading, Hợp đồng, .... tiếp theo kiểm tra chéo thông tin
giữa các chứng từ đảm bảo sự trùng khớp, tính hợp lệ và chính xác của chứng từ. Nếu
bộ chứng từ thiếu hoặc chưa hợp lệ, nhân viên giao nhận sẽ báo với nhân viên kinh
doanh để đề nghị khách hàng bổ sung và sửa chữa kịp thời. Việc đảm bảo tính chính xác
và đầy đủ của chứng từ sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh xảy ra phiền phức
cho khách hàng nhiều lần.
Trên thực tế, đối với những khách hàng là khách hàng thân thuộc của công ty và
người khai báo cũng có kinh nghiệm với mặt hàng khách nhập khẩu thì có thể nhờ khách
hàng gửi trước thông tin của lô hàng như: commercial invoice, hợp đồng, packing list,
Bill of lading qua email để Nguyên Đăng có thể lên tờ khai hải quan điện tử trước và
truyển hải quan để nhận kết quả phân luồng, sau đó in tờ khai cho khách đóng dấu và kí
xác nhận. Việc này giúp làm giảm thời gian cho việc đăng ký tờ khai.Những chứng từ
bản gốc và những chứng từ liên quan khác nhân viên giao nhận sẽ lấy cùng với tờ khai
đã được doanh nghiệp đóng dấu để thuận tiện cho cả nhân viên giao nhận và khách hàng.
Ngoài ra việc nghiên cứu kĩ mặt hàng nhập khẩu là việc rất cần thiết đối công tác
nhận hàng nhập khẩu. Người giao nhận cần tìm hiểu kĩ thông tin tên hàng, công dụng,
tính chất, chất liệu, loại hàng nhằm xác định được đúng mã áp thuế ( mã HS) chính xác.
Đối với khách hàng đã từng nhập khẩu có sẵn mã HS, cũng cần kiểm tra lại mã HS xem
còn phù hợp không. Việc nghiên cứu hàng hóa này giúp nhân viên giao nhận có thể nhận
đúng hàng, tránh trường hợp hàng nhận về không trùng hợp hoặc không khớp với số
lượng trên hợp đồng. Trong trường hợp nhân viên giao nhận không kiểm tra cẩn thận
thì khi gặp sai sót sẽ phải chịu trách nhiệm và những chi phí về thiệt hại công ty sẽ phải
chịu hoàn toàn nếu khách hàng không đồng ý chi.
3.3.3 Chuẩn bị hồ sơ khai báo hải quan
Sau khi đã có đủ thông tin về lô hàng từ khách hàng qua các chứng từ được khách
hàng cung cấp như commercial contract, invoice, packing list, B/L… , nhân viên bộ
26
phận nhập khẩu bắt đầu lên tờ khai hải quan điện tử. Nhân viên chứng từ sẽ nghiên cứu
bộ chứng từ được cung cấp để có thể nắm rõ thông tin hàng đúng với thực tế và áp dụng
các quy định trong việc áp biểu thuế xuất nhập khẩu do Bộ tài chính quy ban hành. Vì
vậy người lên tờ khai cần kiểm tra thật kĩ những thông tin về tên hàng và các thông tin
không thể sửa trên tờ khai như tên người xuất khẩu, địa chỉ, mã bưu điện, số bill, số
container, ngày tàu đi và đến, ... Nếu áp mã HS sai, người lên tờ khai sẽ phải chịu toàn
bộ trách nhiệm. Do đó cần nắm chắc các quy tắc trong việc lên tờ khai để tránh sai sót.
Khi lên tờ khai đòi hỏi người nhân viên cần chú ý đến địa điểm dỡ hàng để làm thủ tục
hải quan ở cảng đó. Sau đó gửi tờ khai thử in thử cho khách hàng kiểm tra và xác nhận.
Bổ sung, chỉnh sửa tờ khai theo yêu cầu của khách hàng, nếu thấy yêu cầu đó là hợp lý.
Trong trường hợp khách hàng đưa ra yêu cầu không hợp lý như việc sửa mã HS để
hưởng ưu đãi thuế, người làm tờ khai và nhân viên kinh doanh cần giải thích rõ các
phương án và vấn đề xảy ra giúp khách đưa ra quyết định chính xác hơn
3.3.4 Nhận lệnh giao hàng ( Delivery Order – D/O)
Sau khi nhận được Bill of Lading và thông báo hàng đến của hãng tàu ( Arrival
Notice) do khách hàng gửi đến thì nhân viên giao nhận của Nguyên Đăng Việt Nam sẽ
tiến hành mang vân đơn, thông báo hàng đến và giấy giới thiệu của công ty khách hàng
tới văn phòng của hãng tàu để lấy lệnh. Hãng tàu sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ
và nếu phù hợp và đúng thông tin thì sẽ giao D/O cho nhân viên . Lúc này nhân viên sẽ
phải ứng tiền làm hàng bao gồm phí chứng từ, phí đại lý, phí vệ sinh container, ... Thông
thường, nhân viên sẽ liên hệ trước với hãng tàu để thống nhất về các chi phí và điều kiện
lấy lệnh. Nhân viên giao nhận sẽ làm thủ tục cược container, làm giấy mượn container
và đóng tiền cược container, đăng kí đưa container về đâu và cam kết trả container đúng
hạn, đúng nơi quy định khi sử dụng xong. Sau khi lấy được lệnh trên hãng tàu, bạn cần
kiểm tra lại số cont, số chì, hạn lệnh, Kiểm tra số tiền, mã số thuế, tên công ty, địa chỉ
trên hóa đơn. (Nếu không khớp phải yêu cầu sửa trước khi kí lên hóa đơn). Song song
với việc lấy lệnh thì nhân viên giao hàng phải tiến hàng liên hệ với cảng để liểm tra xem
hàng hóa đã đến cảng hay chưa
3.3.5 Chuẩn bị phương tiên vận tải để nhận hàng ( nếu cần)
27
Mặc dù công ty không có đầy đủ phương tiện vận tải để chuyên chở hàng hóa
nhưng khi thỏa thuận dịch vụ với đối tác, Nguyên Đăng sẽ nhận thêm trách nhiệm luôn
cả khoản thuê phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hóa và yêu cầu khách thanh toán
theo hóa đơn khi có. Nhân viên giao nhận sẽ xem xét loại hàng, khối lượng, tính chất
của hàng hóa cần vận chuyển từ đó đưa ra phương án thuê phương tiện vận tải để đảm
bảo quá trình vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng được nhanh chóng, thuận tiện và
an toàn. Địa điểm giao hàng có thể là kho của khách hàng hoặc địa điểm khách hàng chỉ
định. Bên cạnh đó, nhân viên giao hàng cần bố trí thời gian và sắp xếp phương tiện hợp
lí để tránh trường hợp đã lấy hàng ra khỏi cảng mà chưa có phương tiện vận tải. Bên
cạnh đó, nhân viên giao nhận phải liên hệ trước với khách hàng để xác định lại thời gian
và địa điểm giao hàng trước khi khởi hành để tránh cho khách hàng phải chờ đợi
3.3.6 Làm thủ tục thông quan
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình nhận hàng của công ty giao nhận.
Các vấn đề và trục trặc thường xảy ra trong bước này. Do đó cần sự phối hợp tốt giữa
các bộ phận với nhau. Dưới đây là sơ đồ quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu được
công ty Nguyên Đăng áp dụng:
Sơ đồ quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu
Bước 1: Lên tờ khai hải quan
Lên tờ khai
hải quan
Kiểm tra lại
tờ khai
Kiểm tra
thực tế
hàng hóa
Đóng lệ
phí, đóng
dấu thông
quan và
nhận lại tờ
khai
Phúc tập
hồ sơ
28
Sau khi kê khai đầy đủ các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA, nhân viên
chứng từ sẽ gửi thông tin lên hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, xuất ra
các chỉ tiêu quan trọng đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào.
Sau đó nhân viên giao nhận sẽ mang bộ hồ sơ đã được chuẩn bị đến chi cục hải
quan nộp cho nhân viên tiếp nhận tại ô số đã được cấp trên tờ khai hải quan điện tử. Cán
bộ hải quan sẽ tién hành kiểm tra kỹ lưỡng bộ chứng từ, kiểm tra mã số thuế của doanh
nghiệp để kiểm tra nợ thuế và cũng như ân huệ thuế của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp
còn nợ thuế, Hải quan sẽ yêu cầu doanh nghiệp thanh toán hết khoản thuế còn nợ mới
cho giải tỏa hàng hóa. Sau khi hoàn tất, hải quan sẽ nhập thông tin vào máy, và thông
tin sẽ được xử lý và đưa ra kết quả phân luồng cho lô hàng
Bước 2: Kiểm tra lại tờ khai
Sau khi làm thủ tục đăng ký tờ khai, nhân viên giao nhân sẽ chuyển bộ hồ sơ cho
hải quan tính thuế. Hải quan tính thuế sẽ kiểm tra xem thuế đã được tình đúng hay chưa
và ghi kết quả lên Phiếu ghi kết quả kiểm tra thuế. Nếu kết quả tính thuế khớp ( hoặc sai
số nhỏ 100 đồng) thì sẽ tiếp tục thông quan cho doanh nghiệp. Nếu chưa khớp kiểm tra
ngay lại tờ khai về thuế và đơn giá, trị giá, và điều chỉnh dữ liệu nếu cần thiết. Nếu tờ
khai của doanh nghiệp được phân luồng xanh thì hải quan tính thuế sẽ in số tiền phải
thu để cho doanh nghiệp đóng thuế và kết thúc thủ tục . Nếu hồ sơ bị phân luồng vàng,
đỏ thì hải quan sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra hàng hóa nếu được yêu cầu
Bước 3: Kiểm tra chi tiết hàng hóa
Sau khi được kiểm tra tính thuế xong, hải quan tính thuế sẽ chuyển hồ sơ sang
cho cán bộ hải quan kiểm hóa:
 Kiểm hóa có 2 hình thức:
- Kiểm bằng máy soi: chỉ thực hiện với hàng nguyên container và việc soi lô hàng
này được thực hiện tại bãi kiểm hóa bằng các thiết bị của hải quan. Xe container hàng
sẽ chạy qua máy soi, mà không cần cắt chì niêm phong. Nếu thấy nghi ngờ, họ có thể
yêu cầu tiếp tục chuyển sang kiểm thủ công: mở container để kiểm tra trực tiếp.
- Kiểm hóa thủ công: Quá trình này sẽ được thực hiện trực tiếp bởi cán bộ hải quan.
Nhân viên giao nhận của Nguyên Đăng sẽ lấy phiếu đăng ký kiểm hóa điền đầy đủ thông
tin về số tờ khai, tên công ty, số điện thoại và địa điểm kiểm hóa, ký tên xác nhận để
29
đăng ký kiểm hóa cho lô hàng , bộ hồ sơ cũng sẽ được chuyển đến cán bộ hải quan chịu
trách nhiệm kiểm hóa để phân tỷ lệ kiểm tra hàng hóa. Tùy theo loại hàng, mức độ rủi
ro về giá, mà hải quan có thể yêu cầu kiểm lượng hàng nhiều hay ít. Và sau đó đưa cho
lãnh đạo chi cục hải quan để duyệt tỷ lệ kiểm tra. Cán bộ kiểm hóa sau khi kiểm tra hàng
thực tế sẽ ghi kết quả kiểm hóa lên Phiếu ghi kết quả kiểm hóa với nội dung” lô hàng
đúng như doanh nghiệp khai báo” và ký tên. Sau đó cán bộ kiểm hóa sẽ chuyển bộ tờ
khai đi tính thuế. Nếu không có vấn đề gì thì hồ sơ sẽ được ký thông quan và trả lại cho
nhân viên giao nhận của công ty tại nơi trả hồ sơ
Bước 4: Đóng lệ phí hải quan, nhận lại tờ khai đã đóng dấu xác nhận thông quan
Tem hải quan thường được công ty mua trước và phát cho nhân viên giao nhận để
dán vào tờ khai hải quan. Tem này sẽ được bán tại khu vực trả tờ khai ở cảng. Sau khi
hàng tiến hành kiểm hóa xong và xác nhận thông quan, nhân viên giao nhận sẽ ra bảng
điện tử chờ có số tờ khai của mình sau đó vào khu vực trả tờ khai ghi tên công ty và số
tờ khai, sau đó đợi gọi và nhận lại tờ khai đã đóng dấu chấp nhận thông quan.
Bước 5: Phúc tập hồ sơ
Tại đây nhân viên sẽ kiểm tra lại một lần nữa để tránh sai sót và sữa chữa kịp thời.
3.3.7 Nhận hàng hóa
Sau khi hoàn thành việc làm thủ tục hải quan tại chi cục, nhân viên Nguyên Đăng
sẽ cầm bộ tờ khai xuống cảng để đổi lệnh sau đó đóng phí nâng hạ và nhận phiếu giao
nhận container. Nhân viên giao nhận cần kiểm tra số container, số seal thật kỹ trước khi
vào thanh lý cổng sau đó nhận hàng hóa
3.3.8 Giao chứng từ nhận hàng cho người vận tải nội địa
Nhân viên giao nhận sẽ đưa phiếu EIR màu vàng đã đóng dấu, 3 bản chính phiếu
vận chuyển kiêm biên bản giao hàng cho công ty phát hành cho người vận tải và giấy
hạ container rỗng. Trên phiếu vận chuyển sẽ có đầy đủ thông tin về địa chỉ khách hàng,
người nhận, người giao, người vận chuyển, tên hàng, số lượng…
3.3.9 Bàn giao hồ sơ, hóa đơn và thanh toán hóa đơn cho khách hàng
Sau khi hoàn tất công việc ở cảng, nhân viên giao nhận sẽ phải kiểm tra và ghi
chép, sắp xếp các hóa đơn đóng lệ phí hải quan, các hóa đơn liên quan đến giám định
định, các chi phí lấy D/O và tờ khai hải quan đã thông quan mang về văn phòng. Sau đó
30
kế toán sẽ dựa vào các hóa đơn chi phí liên quan đến lô hàng để lập hóa đơn và lập thêm
2 bảng kê bàn giao hồ sơ, chứng từ. Sau khi thanh toán hết mọi hóa đơn, Nguyên Đăng
sẽ trả chứng từ gốc về cho khách. Khách hàng sẽ kiểm tra nếu thấy đầy đủ các chứng từ
thì sẽ ký tên xác nhận lên biên bản bàn giao chứng từ. Sau khi khách hàng ký nhận thì
nhân viên giao nhận sẽ mang biên bản bàn giao chứng từ về công ty và lưu vào hồ sơ để
chuyển bảng kê thanh toán cho kế toán
3.3.10 Lưu hồ sơ
Sau khi hoàn tất quá trình giao nhận, nhân viên Nguyên Đăng sẽ photo các chứng
từ cần thiết và lưu lại cùng với bảng kê có ký tên xác nhận của khách hàng để tiện cho
việc theo dõi sổ sách cũng như yêu cầu khách hàng thanh toán lại, tránh những rắc rối
chứng từ phát sinh
3.4 Đánh giá chung về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
của công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam
3.4.1 Những thành công
Nhờ sự cố gắng và nỗ lực của toàn thể các nhân viên , cán bộ ở các chi nhánh,
Nguyên Đăng đã xây dựng được lên thương hiệu của mình trong lĩnh vực giao nhận vận
chuyển , đại lý hải quan và nhận được những kết quả tích cực
Hoạt động kinh doanh của các dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển
của Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam mặc dù diễn ra trong bối cảnh thị trường
thế giới có nhiều biến động về cung, cầu, giá cả, chính sách xuất nhập khẩu… do dịch
bệnh COVID 19 gây ra nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng rất tốt và còn đột phá. Với sự
thích nghi tốt, quyết đoán và biết nắm bắt thời cơ, ban giám đốc của công ty cùng với
sự nỗ lực quyết tâm của thành viên công ty đã vượt qua mọi thử thách, tận dụng lợi thế
từ chính công ty và thị trường nên kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển luôn có những bước tiến vượt bậc, công tác quản trị nhận hàng nhập
khẩu bằng đường biển phát triển và ngày càng bền vững, góp phần xây dựng uy tín của
Công ty trên thương trường.
Có thể nhận thấy, nghiệp vụ nhận hàng nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển
của Nguyên Đăng nhìn chung có những chuyển biến tích cực nhờ uy tín thương hiệu.
31
Bộ phận Kinh doanh của Công ty đã tích cực làm việc tìm kiếm khách hàng, nâng cao
chất lượng dịch vụ đem lại kết quả tốt, không chỉ chi nhánh ở Hồ Chí Minh, mà trụ sở
ở Hà Nội…cũng đạt được những thành công to lớn. Nhờ đó thị trường giao nhận ngày
càng mở rộng trên phạm vi cả nước và quốc tế.
Qua quá trình làm việc lâu dài của mình, hiện giờ Nguyên Đăng cũng có mối quan
hệ rất tốt với các hãng tàu nên thường xuyên nhận được ưu đãi và sự ưu tiên. Ngoài ra
đối với thị trường nước ngoài, Nguyên Đăng ngay từ đầu cũng chú trọng nên cũng có
nhiều đối tác thân thiết uy tín tại nhiều quốc gia khác nhau giúp hàng hóa của công ty
được giao nhận an toàn và thông suốt tối ưu hóa thời gian. Các mối quan hệ cũng là một
nguồn lực mà công ty đã cố gắng đạt được trong thời gian làm việc góp phần tạo lên
thành công cho công ty trong quá trình quản trị quy trình giao nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển.
3.4.2 Những khó khăn
Trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty, dù các nhà
quản trị, các nhân viên của Nguyên Đăng đã luôn nỗ lực để hoàn thành tốt nhất những
công việc có liên quan đến nghiệp vụ nhận hàng, song vẫn không thể tránh khỏi những
tồn tại, vướng mắc phát sinh khi thực hiện chúng.
- Thời gian, tiến độ nhận hàng bị chậm lại so với thời gian quy định
Đây không chỉ là vấn để tồn tại ở Nguyên Đăng mà ở hầu hết các công ty giao
nhận. Đặc biệt với nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển thì đây lại là tồn tại rất
lớn.
- Trong quá trình nhận hàng, hàng bị hư hỏng, đổ vỡ
Nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển cần đến sự phối hợp của rất nhiều khâu
khác nhau trong đó có các khâu phải tác động trực tiếp lên hàng hóa như khâu nhận
hàng, bao gói, kiểm hàng, bốc dỡ, vận chuyển hàng…Chúng cũng ít nhiều liên quan,
ảnh hưởng và trong nhiều trường hợp làm hàng hóa bị hỏng hóc, sứt mẻ…làm giảm chất
lượng nhận hàng của công ty.
- Hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ nhân viên chưa cao
Tại Nguyên Đăng, nhân viên thực tế còn non yếu, thiếu các kĩ năng và sự hiểu biết
cần thiết. Thực tế hoạt động ở Nguyên Đăng cho thấy rằng những sai sót thiệt hại gay
32
ra cho Công ty hầu hết là do nhận viên thiếu kinh nghiệm và hạn chế về trình độ chuyên
môn. Và bên cạnh đó, hiệu quả làm việc cũng chưa phản ánh đúng thực lực của Công ty
- Cơ sở vật chất kỹ thuật không thường xuyên được nâng cao, đổi mới
Do hỏng hóc, trục trặc thường xuyên trong trang thiết bị, máy móc văn phòng,
cơ sở vật chất kỹ thuật dẫn đến việc thực hiện quản trị quy trình nhận hàng nhập
khẩu gặp nhiều khó khăn, chưa được hiện đại hóa.
- Hoạt động giao nhận mang tính thời vụ
Đây không chỉ là đặc thù của dịch vụ giao nhận vận tải biển mà còn được coi là
một tồn tại cần khắc phục. Tính thời vụ thể hiện vào mùa hàng hải, lượng hàng giao
nhận quá lớn trong khi thiếu thiết bị, kho bãi,… không thể phục vụ hết nhu cầu của
khách hàng; song đến mùa hàng xuống, khối lượng hàng giảm, sản lượng giao nhận
cũng giảm. Khoảng thời gian hàng nhiều thường là những tháng giữa năm từ tháng 6
đến giữa tháng 8 và những tháng cuối năm (dịp Lễ Giáng Sinh và Tết Dương lịch).
Những tháng còn lại việc kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn nên lượng hàng hóa giao
nhận cũng ít đi.
Tính thời vụ này khiến cho hoạt động của Công ty không ổn định, kết quả kinh
doanh theo tháng không đồng đều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nhân
viên gây ra nhận thức không đúng đắn về nghề nghiệp.
Tồn tại này mang tính khách quan, nằm ngoài sự trù liệu của doanh nghiệp nên để
khắc phục không đơn giản, nó cần sự vận động của bản thân doanh nghiệp, hơn thế là
sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng.
3.4.3 Những nguyên nhân
 Nguyên nhân chủ quan :
Do trình độ đội ngũ cán bộ còn hạn chế. Mặc dù nhân lực của công ty đều tốt
nghiệp trình độ cao đẳng, đại học trở lên tuy nhiên trải nghiệm thực tế lại chưa có nhiều,
còn chưa trau dồi được nhiều tay nghề và chuyên môn.
Thêm nữa, do thời gian sử dụng dài nhưng nguồn vốn còn hạn chế nên việc bảo trì,
nâng cấp cho thiết bị, máy móc còn chưa được thực hiện đều đặn dẫn đến việc thực hiện
quy trình còn gặp nhiều khó khăn, bị động, lệ thuộc vào các bên công ty thuê ngoài,
đồng thời nguồn lợi to lớn từ loại hình dịch vụ tổng hợp này vẫn tiếp tục chảy vào túi
các doanh nghiệp khác
33
Ngoài ra còn có các nguyên nhân chủ quan khác phát sinh trong các khâu của quy
trình nhận hàng nhập khẩu đường biển như sau:
 Vấn đề với việc chuẩn bị chứng từ
Vấn đề này có thể xuất phát sự chủ quan xuất phát trực tiếp từ người phụ trách
của Công ty. Khi chuẩn bị bộ chứng từ để khai báo Hải quan, nhân viên Nguyên Đăng
lại kiểm tra không kỹ, làm thiếu chứng từ hoặc khai báo sai sót các thông số ở các loại
chứng từ khác nhau. Đây là lỗi rất dễ mắc phải bởi vì bộ chứng từ bao gồm rất nhiều
loại giấy tờ kèm theo rất nhiều khoản mục trên đó. Các thông số khai báo không khớp
nhau dù chỉ là một điều khoản rất nhỏ cũng gây mất rất nhiều thời gian khi làm thủ tục
hải quan do bị Hải quan trả lại hoặc phải mất thời gian sửa chữa hoàn thiện lại bộ chứng
từ dẫn đến chậm tiến độ công việc, ảnh hưởng tới những bước tiếp theo của quá trình
nhận hàng nhập khẩu.
Đôi khi, bộ chứng từ bị thiếu lại do bên khách hàng giao thiếu cho Công ty, song do
nhân viên của Công ty đã không theo sát thời phát hiện để thông báo cho khách hàng bổ
sung, cũng có thể do trình đọ nghiệp vụ của nhân viên mới vào nghề chưa vững để xử
lý kịp thời những thiếu sót này
Phát sinh trong khâu nhận hàng nhập khẩu:
Nếu nhận viên của Nguyên Đăng không chú ý cẩn thận kiểm tra, giám sát quá trình
nhận hàng thì có thể làm phát sinh nhiều sai sót như nhận hàng không đúng, không đủ,
thiếu về trọng lượng, số lượng, hàng đóng gói không đúng phẩm chất, quy cách, nhận
nhầm hàng… Khi đó bên đối tác của chủ hàng sẽ yêu cầu bổ sung hoặc thay thế hàng
hóa nhận sai, từ đó làm chậm thời gian nhận hàng theo hợp đồng ký kết hoặc phát sinh
chi phí không cần thiết.
 Phát sinh trong khâu vận chuyển hàng hóa:
Việc vận chuyển hàng hóa dù ở bất kì phương thức nào thì trở ngại do vấn đề thời
tiết, thiên tài như thời tiết xấu, mưa bão, ngập lụt, ... đều không thể dự báo, phòng tránh
được, kích thước các con tàu chở hàng từ nước quá lớn, không thể vào cảng bên trong.
Khí đó, hãng tàu mặc dù cũng kết hợp với cảng để giải quyết hợp lý bảo đảm an toàn
cho hàng hóa nhưng thời gian hàng phải chờ đợi cũng khiến cho quy trình bị gián đoạn,
chậm trễ
34
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa nhiều khi gặp những trở ngại ngoài dự định,
chẳng hạn như thời tiết xấu, mưa bão, ngập lụt…, kích cỡ các con tàu chở hàng từ nước
ngoài quá lớn, không đi sâu vào cảng được. Khi đó, hãng tàu kết hợp với cảng để có
cách giải quyết hợp lý, thời gian hàng bị tồn đợi này rất hay xảy ra khiến hàng nhập
chậm lại.
Việc nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển cũng như các công việc giao nhận
khách không chỉ được thực hiện bởi một các nhân mà là nằm trong một phần của chuỗi
cung ứng gồm nhiều thành phần như khâu nhận hàng, bao gói, kiểm hàng, bốc dỡ, ...
Chúng ít nhiều cũng trực tiếp ảnh hưởng đến quy trình và nhiều khi làm hàng hóa giao
nhận gặp sự cố về hỏng hóc, sức mẻ, ... làm giảm chất lượng nhận hàng của công ty
Ngoài ra do sự phối hợp của các bộ phận tham gia ( nhân viên làm chứng từ, nhân
viên giao nhận, khách hàng, bộ phận thuê tàu, ...) còn chưa có sự nhịp nhàng ăn ý nên
tiến độ của lô hàng nhập khẩu thường xuyên bị gián đoạn
 Nguyên nhân khách quan :
- Trong làm thủ tục hải quan, cán bộ Hải quan gây khó dễ trong quá trình làm thủ
tục khai hải quan, thuế nộp cho cán bộ hải quan phải vòng qua kho bạc Nhà nước.
- Do hãng đại lý gửi NOR xuống muộn hoặc tàu đến trễ.
- Do nhà thầu phụ đến nhận hàng chậm so với thời gian quy định.
- Tính thời vụ của hoạt động giao nhận xuất phát từ tính thời vụ của hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa bởi lượng hàng hóa chính là đối tượng của hoạt động giao nhận.
35
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN
TRỊ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
CỦA CÔNG TY TNHH NGUYÊN ĐĂNG VIỆT NAM
4.1 Định hướng phát triển nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng nhập khẩu
bằng đường biển của công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam
Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, với đà tăng trưởng mạnh mẽ của năm
2020 Nguyên Đăng đã đề ra mục tiêu giữ vững mức độ tăng trưởng ở mức 10% - 20%
trên mặt năm trong những năm tiếp theo. Trong đó hoạt động giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu bằng đường biển cố gắng chiểm tỉ trọng 60% -70% so với các hoạt động còn
lại. Để đạt được mục tiêu, Công ty đã gặp phải không ít khó khăn và cần phải nỗ lực duy
trì và mở rộng thị phần, tập trung đáp ứng các nhu cầu của khách hàng mục tiêu là các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa và nhỏ ở trong nước. Cùng với đó, Công ty cũng đã
xác định cho mình những phương hướng phát triển như sau:
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng, khai thác và tận dụng
tối đa chức năng của kho bãi, phương tiện thiết bị vận chuyển bốc dỡ phục vụ
công tác giao nhận
- Xây dựng cơ chế điều hành kinh doanh, quy chế về hoa hồng, doanh thu phù hợp
tạo động lực thúc đẩy kinh doanh, tăng cường công tác quản lý, tiết kiệm chi phí
hoạt động, đảm bảo dịch vụ và khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
trên thị trường nhằm thu hút được khách hàng mới và giữ chân được khách hàng
quen thuộc
- Tích cực mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động Marketing thông qua website
của Nguyên Đăng nhằm giới thiệu được đến khách hàng hoạt động, khả năng
giao nhận của công ty . Tập trung phát triển các thị trường trọng điểm như Châu
Mỹ, Châu Á, mở rộng ngành nghề đảm nhận
- Thường xuyên tham gia huấn luyện, đào tạo thêm kỹ năng nghiệp vụ cho nhân
viên, tổ chức các buổi hội thảo để truyền đạt kinh nghiệm, bổ sung kiến thức và
nâng cao trách nhiệm đối với công ty
- Khuyến khích sự gắn kết giữa các phòng ban, chi nhánh, tạo sự gắn bó, phối hợp
trôi chảy trong hoạt động của công ty nhằm đạt được lợi ích chung và lợi ích của
từng đơn vị
36
- Nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển các phương tiện vận chuyển của hoạt
động giao nhận nhằm đáp ứng thêm nhu cầu cho khách hàng và khai thác thêm
các thế mạnh có sẵn về cơ sở vật chât, đội ngũ nhân viên được đào tạo
Ngoài những định hướng chung của Công ty trong thời gian tới, Công ty còn đưa
ra phương hướng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản trị quy trình giao nhận
hàng nhập khẩu bằng đường biển. Đó là hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển của Công ty, đồng thời đơn giản hóa và hiện đại hóa việc thực hiện quy trình
đó.
4.2 Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng nhập khẩu bằng
đường biển của công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam
4.2.1 Giải pháp trong việc kiểm tra và áp mã HS cho hàng hóa
Sau quá trình hoạt động tại công ty, nhận thấy các nhân viên thường rất ngại khi
phải tra mã HS cho hàng hóa mà khách hàng nhập khẩu. Đây là một khó khăn mà công
ty đang phải đối mặt làm giảm hiệu quả trong công tác tư vấn cho khách hàng và làm
việc với hải quan. Vấn đề về mã HS thường gây ra tranh luận giữa Hải quan và nhân
viên giao nhận, vì khách hàng thường không khai báo đúng tên hàng, mô tả chi tiết hàng
hóa gây khó khăn trong việc áp đúng mã HS. Vấn đề này làm thủ tục kéo dài thời gian
và tốn thêm chi phí. Vì vậy giải pháp đưa ra là tối ưu hóa thời gian và tăng độ chính xác
trong khâu áp mã HS
Để có thể khắc phục được vấn đề về áp mã HS, trước tiên trước khi tiến hành làm
thủ tục Hải quan, nhân viên giao nhận cần chuẩn bị các hồ sơ cần thiết nhƣ catalogue,
tài liệu kỹ thuật, đồng thời nắm rõ hình dạng, đặc tính, cấu tạo, công dụng,... của hàng
hóa nhằm tạo thuận lợi cho áp mã HS hàng hóa phù hợp. Nếu hàng hóa là máy móc,
thiết bị phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên môn, nên yêu cầu nhân viên kỹ thuật phía
khách hàng hỗ trợ công tác trực tiếp tham gia. Công việc này đòi hỏi một kiến thức tổng
quát về các loại hàng cũng như nắm vững cơ cấu của biểu thuế nhập khẩu. Thực tế việc
áp mã hàng hóa không phải công việc đơn giản đòi hỏi sự hỗ trợ từ phía khách hàng về
các thông tin về đặc điểm, tính chất, công dụng, ... kết hợp với sự linh hoạt trong việc
37
vận dung kiến thức và kinh nghiệm đề đưa ra mã HS chính xác. Ngoài ra với nhân viên
cần phải cập nhật thường xuyên các văn bản về thuế của các bộ ngành liên quan
4.2.2 Hoàn thiện công tác chuẩn bị chứng từ
Điều đầu tiên cần kiểm tra trong việc chuẩn bị chứng từ là bộ chứng từ cần đầy
đủ giấy tờ cần thiết cho lô hàng. Nếu công ty không đủ chứng từ cần thiết sẽ không thể
nhận hàng đúng hạn cho khách hàng. Sau đó cần đảm bảo tính chính xác và khớp nhau
giữa chứng từ để tránh mất thời gian và chi phí sửa chữa. Do đó, làm tốt khâu chuẩn bị
chứng từ sẽ giúp cho quy trình nhận hàng được thông suốt, dễ dàng hơn. Có thể áp dụng
các biện pháp cụ thể như sau:
- Phân công hai người cùng thực hiện công việc chuẩn bị, kiểm tra, hoàn thiện bộ
chứng từ, kiểm tra chéo nhau, hỗ trợ nhau nhằm phát hiện kịp thời những thiếu sót trong
khâu chuẩn bị chứng từ. Nếu có bất cứ chi tiết, số liệu nào còn chưa rõ thì phải có sự
trao đổi lại với khách hàng và các bêb liên quan, kịp thời bổ sung những chứng từ thiếu
sót hoặc không phù hợp.
- Cần phân công người theo dõi, cập nhập thông tin thay đổi liên quan đến nghiệp
vụ giao nhận từ phía các cơ quan chức năng để kịp thời phổ biến hoặc có những bổ sung,
điều chỉnh phù hợp với các chứng từ cần thiết.
4.2.3 Hoàn thiện công tác kiểm hàng và nhận hàng
Nhân viên đầu tiên cần phải nắm bắt được hàng hóa mình nhận, đảm bảo nhận
chính xác lô hàng sau đó cần kiểm tra kỹ xem có phù hợp về chất lượng, với các chứng
từ đã được giao và các điều khoản đã thỏa thuận không. Cần thực hiện tốt khâu kiểm
hàng để tránh rắc rối cho công ty vì đã có căn cứ xác nhận khi có vấn đề xảy ra về chất
lượng hay số lượng hàng hóa
- Nhân viên giao nhận cần lưu ý địa điểm kiểm hóa và nội dung đầu tiên kiểm hóa.
Bởi chỉ cần sai sót nhỏ về thời gian hay địa điểm cũng khiến cho công tác kiểm
tra bị chậm lại kéo theo tiến độ nhận lô hàng cũng chậm lại
- Công ty cũng phải chủ động khi mời các cán bộ của cơ quan kiểm nghiệm đến
kiểm tra hàng sao cho có sự thuận tiện nhất cả về thời gian và địa điểm nhận hàng.
Cấn cử thêm cán bộ chuyên trách trong Công ty hỗ trợ và giám sát việc kiểm tra
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Hoàn thiện dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Hoàn thiện dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Hoàn thiện dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Hoàn thiện dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Hoàn thiện dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Hoàn thiện dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam.pdf

More Related Content

What's hot

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Man_Ebook
 

What's hot (20)

Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần thương ...
 
Báo cáo thực tập logistics tại công ty tnhh trung thực
Báo cáo thực tập logistics tại công ty tnhh trung thựcBáo cáo thực tập logistics tại công ty tnhh trung thực
Báo cáo thực tập logistics tại công ty tnhh trung thực
 
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...
 
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
 
Khoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên container
Khoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên containerKhoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên container
Khoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên container
 
Phân Tích Quy Trình Xử Lý Bộ Chứng Từ Giao Nhận Hàng Đường Biển Bằng Containe...
Phân Tích Quy Trình Xử Lý Bộ Chứng Từ Giao Nhận Hàng Đường Biển Bằng Containe...Phân Tích Quy Trình Xử Lý Bộ Chứng Từ Giao Nhận Hàng Đường Biển Bằng Containe...
Phân Tích Quy Trình Xử Lý Bộ Chứng Từ Giao Nhận Hàng Đường Biển Bằng Containe...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
 
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quy trình xuất nhập khẩu tại công ty Siêu Ký, 9 ĐIỂM!
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động logistics tại công ty cổ phần chân...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động logistics tại công ty cổ phần chân...Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động logistics tại công ty cổ phần chân...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động logistics tại công ty cổ phần chân...
 
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
 
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biểnKhóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
 
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, HAY!
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, HAY!Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, HAY!
Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, HAY!
 
Bài mẫu Khóa luận: Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận:  Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận:  Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận: Dịch vụ Logistics trong vận tải, 9 ĐIỂM
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng Container tại công ty, 9 điểm,hay!
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng Container tại công ty, 9 điểm,hay!Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng Container tại công ty, 9 điểm,hay!
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng Container tại công ty, 9 điểm,hay!
 
Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải qua...
Đề tài  Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải qua...Đề tài  Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải qua...
Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thủ tục hải qua...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóaBáo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp quy trình giao nhận xuất khẩu hàng hóa
 
Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển!
Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển!Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển!
Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển!
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Hoàn thiện dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam.pdf

KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.doc
KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.docKL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.doc
KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.doc
Nguyễn Công Huy
 
Thực tập tại cảng Cát Lái
Thực tập tại cảng Cát LáiThực tập tại cảng Cát Lái
Thực tập tại cảng Cát Lái
Tania Bergnaum
 
tieu-luan-cuoi-ki-quan-tri-logistics-le-ba-vuong.pdf
tieu-luan-cuoi-ki-quan-tri-logistics-le-ba-vuong.pdftieu-luan-cuoi-ki-quan-tri-logistics-le-ba-vuong.pdf
tieu-luan-cuoi-ki-quan-tri-logistics-le-ba-vuong.pdf
kietpham7777
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Hoàn thiện dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam.pdf (20)

KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.doc
KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.docKL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.doc
KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.doc
 
Hoàn thiện quy trình xử lí và tạo lập chứng từ hàng Consol nhập khẩu tại công...
Hoàn thiện quy trình xử lí và tạo lập chứng từ hàng Consol nhập khẩu tại công...Hoàn thiện quy trình xử lí và tạo lập chứng từ hàng Consol nhập khẩu tại công...
Hoàn thiện quy trình xử lí và tạo lập chứng từ hàng Consol nhập khẩu tại công...
 
Thực tập tại cảng Cát Lái
Thực tập tại cảng Cát LáiThực tập tại cảng Cát Lái
Thực tập tại cảng Cát Lái
 
Phân tích quy trình nhập khẩu đầu cá hồi bằng đường biển tại công ty TNHH Thy...
Phân tích quy trình nhập khẩu đầu cá hồi bằng đường biển tại công ty TNHH Thy...Phân tích quy trình nhập khẩu đầu cá hồi bằng đường biển tại công ty TNHH Thy...
Phân tích quy trình nhập khẩu đầu cá hồi bằng đường biển tại công ty TNHH Thy...
 
Phân tích quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ p...
Phân tích quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ p...Phân tích quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ p...
Phân tích quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ p...
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
 
Đề tài: Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Đề tài: Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩuĐề tài: Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Đề tài: Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
 
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH GIAO ...
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH GIAO ...QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH GIAO ...
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH GIAO ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàn...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàn...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàn...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàn...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
 
Quy trình dịch vụ Vận Tải hàng hóa TẠI công ty tiếp vận SaO Vàng
Quy trình dịch vụ Vận Tải hàng hóa TẠI công ty tiếp vận SaO VàngQuy trình dịch vụ Vận Tải hàng hóa TẠI công ty tiếp vận SaO Vàng
Quy trình dịch vụ Vận Tải hàng hóa TẠI công ty tiếp vận SaO Vàng
 
Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty giao nhận và thương...
Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty giao nhận và thương...Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty giao nhận và thương...
Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty giao nhận và thương...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa nguyên...
Đề Tài Khóa luận 2024 Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa nguyên...Đề Tài Khóa luận 2024 Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa nguyên...
Đề Tài Khóa luận 2024 Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa nguyên...
 
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Giao N...
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Giao N...Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Giao N...
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty Giao N...
 
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬTBÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
 
Hoạt động của logistics của các doanh nghiệp logistics Việt Nam
Hoạt động của logistics của các doanh nghiệp logistics Việt NamHoạt động của logistics của các doanh nghiệp logistics Việt Nam
Hoạt động của logistics của các doanh nghiệp logistics Việt Nam
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
 
tieu-luan-cuoi-ki-quan-tri-logistics-le-ba-vuong.pdf
tieu-luan-cuoi-ki-quan-tri-logistics-le-ba-vuong.pdftieu-luan-cuoi-ki-quan-tri-logistics-le-ba-vuong.pdf
tieu-luan-cuoi-ki-quan-tri-logistics-le-ba-vuong.pdf
 
Đề tài thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ, ĐIỂM CAO
Đề tài  thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ, ĐIỂM CAOĐề tài  thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ, ĐIỂM CAO
Đề tài thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ, ĐIỂM CAO
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Hoàn thiện dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam.pdf

  • 1. 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH NGUYÊN ĐĂNG VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện TS. MAI THANH HUYỀN NGUYỄN ĐỨC THÀNH Lớp: K54E1 Mã sinh viên : 18D130048 HÀ NỘI – 2021
  • 2. 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất kỳ ai. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình! Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2021 Người cam đoan
  • 3. 3 LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành bài khóa luận đề tài: “Hoàn thiện dịch vụ nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam ”, với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình, chu đáo của Thầy Cô giáo trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Nhà trường cũng như sự giúp đỡ của anh chị đồng nghiệp tại Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam Em xin cảm ơn các Thầy Cô trong trường Đại học Thương mại, cảm ơn Thầy Cô khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tạo điều kiện để em học tập, nghiên cứu, tiếp thu kiến thức chuyên ngành một cách toàn diện, có hệ thống, bài bản nhất. Em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Mai Thanh Huyền– giáo viên trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình làm bài khóa luận- sự hướng dẫn tận tình của Cô đã giúp em hoàn thành bài khóa luận này. Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, anh chị nhân viên tại Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam đã cung cấp em đầy đủ tư liệu, nhiệt tình chỉ bảo, tạo điều kiện cho em hoàn thành bài khóa luận. Dù đã rất cố gắng, nỗ lực nhưng do kiến thức và thời gian thực tập tại công ty còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp của Thầy Cô để bài khóa luận này hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 4. 4 Contents 2.3.5. Giao hàng cho khách hàng......................................................................................13 2.3.6. Thanh lý hợp đồng...................................................................................................13 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam .........19 Bàng 3.2 : Tỷ trọng hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Nguyên Đăng.............23 3.3 Thực trạng Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng dường biển tại công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam........................................................................................24 3.3.1 Tìm kiếm khách hàng, thu thập thông tin, nhu cầu từ khách hàng và tư vấn dịch vụ phù hợp cho khách hàng...............................................................................................24 Đầu tiên và không thể thiếu chính là giai đoạn tìm kiếm khách hàng, thu thập thông tin về nhu cầu của khách và từ đó tư vấn giúp khách chọn ra dịch vụ phù hợp nhất cho khách hàng. Công việc này được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên sales của công ty, những nhân viên thuộc bộ phận này sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ tìm hiểu thông tin về thị trường, về khách hàng. Những thông tin này có được thông qua các nhà máy sản xuất, các công ty thương mại, công ty xuất nhập khẩu, các liên hệ mà sales tạo lập được hoặc thông qua các websites về thông tin doanh nghiệp như: trangvang.vn, hosocongty.vn, hay các sàn giao dịch B2B như Alibaba, ... Và sau khi đã nắm bắt được thông tin của các khác hàng tiềm năng, nhân viên sales của công ty sẽ bắt đầu thực hiện liên lạc với khách hàng thông qua nhiều phương thức như : gọi, nhắn tin, gửi email hay gặp mặt trực tiếp để có thể tìm hiểu nhu cầu của khách cụ thể hơn. Từ đó, dựa vào thông tin đã có nhân viên sales sẽ gửi cho bộ phận overseas để check giá cước của các bên agent ở đầu bên kia từ đó có giá cước để sales báo giá cho khách cùng với giá của các dịch vụ khác như thủ tục hải quan, vận chuyển nội địa, ... Đối với các khoản phí như phí kiểm dịch, kiểm hóa, ... là do công ty sẽ ứng trước rồi sau đó lấy hóa đơn để thanh toán với khách hàng. Đối với khách hàng mới, trên thực tế để tạo dựng niềm tin của nhau cho các lần hợp tác lâu dài tiếp theo, công ty thường tiến hành làm trước một lô hàng để đối tác có thể đánh giá được năng lực làm việc của công ty. Và nếu đáp ứng được nhu cầu của khách, công ty sẽ ký kết những hợp đồng dài hạn như theo quý, theo năm, ... với số lượng hàng lớn và ổn định....................................................24 3.3.2 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng nhập................................................................24 Sau khi hoàn thành việc làm thủ tục hải quan tại chi cục, nhân viên Nguyên Đăng sẽ cầm bộ tờ khai xuống cảng để đổi lệnh sau đó đóng phí nâng hạ và nhận phiếu giao nhận container. Nhân viên giao nhận cần kiểm tra số container, số seal thật kỹ trước khi vào thanh lý cổng sau đó nhận hàng hóa...................................................................................29 3.3.8 Giao chứng từ nhận hàng cho người vận tải nội địa .............................................29 Nhân viên giao nhận sẽ đưa phiếu EIR màu vàng đã đóng dấu, 3 bản chính phiếu vận chuyển kiêm biên bản giao hàng cho công ty phát hành cho người vận tải và giấy hạ container rỗng. Trên phiếu vận chuyển sẽ có đầy đủ thông tin về địa chỉ khách hàng, người nhận, người giao, người vận chuyển, tên hàng, số lượng…................................................29 3.3.9 Bàn giao hồ sơ, hóa đơn và thanh toán hóa đơn cho khách hàng ........................29 3.4.3 Những nguyên nhân..................................................................................................32
  • 5. 5 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH NGUYÊN ĐĂNG VIỆT NAM..........................................................35 4.1 Định hướng phát triển nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam ...............................................35 4.2 Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam ...........................................................36 4.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước và cơ quan chức năng để hoàn thiện quy trình giao hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam.39 4.3.1 Sửa đổi hệ thống quy phạm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giao nhận.......39 Thực tế cho thấy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nƣớc ta chƣa đầy đủ, thiếu đồng bộ và đôi khi còn nặng tính áp đặt, chƣa đứng về lập trƣờng của ngƣời làm kinh doanh vì vậy gây không ít ách tắc và bức xúc cho các doanh nghiệp khi đƣa vào áp dụng. .............................................................................................................................................39
  • 6. 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt FCL Full Container Load Hàng nguyên container FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do L/C Letter of Credit Thư tín dụng LCL Less Than Container Load Hàng không đủ một container NK Nhập khẩu TNHH Trách nhiệm hữu hạn XK Xuất khẩu XNK Xuất Nhập Khẩu VNĐ Việt Nam Đồng
  • 7. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ STT Tên bảng biểu, sơ đồ Trang 1 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Vận chuyển quốc tế HD 23 2 Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh của Công ty (2017 – 2019) 25 3 Bảng 3.4: Khối lượng hàng hóa giao nhận của Công ty TNHH Vận chuyển quốc tế HD (2017-2019) 27 4 Bảng 3.5: Doanh thu từ các dịch vụ giao nhận của Công ty TNHH Vận chuyển quốc tế HD (2017-2019) 28
  • 8. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu: Đứng trước sự phát triển của thế giới, Việt Nam cũng đang nỗ lực trong quá trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu chính vì vậy các hoạt động xuất nhập khẩu cũng được mở rộng phát triển dẫn đến nhu cầu về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng không ngừng phát triển. Đồng thời, dịch vụ giao nhận vận tải ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng của mình đối với hoạt động thương mại quốc tế. Chính vì vậy, việc ra đời của các công ty dịch vụ giao nhận vận chuyển đang đang trở thành xu hướng nhằm đáp ứng nhu cầu và đẩy mạnh việc phát triển hoạt động ngoại thương ngày càng thuận tiện và dễ dàng Giao nhận đường biển là hình thức giao nhận hàng hóa phổ biến hiện này và cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động vận tải giao nhận quốc tế do đảm nhiệm lượng lớn hàng hóa mỗi năm. Loại hình vận tải này được đa số doanh nghiệp lựa chọn vì rất nhiều ưu điểm dưới đây mà các phương thức khác không có như lợi thế về chiều dài đường biển lớn của Việt Nam, hệ thống cảng biển đa dạng, có thể vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn, cồng kềnh, giá cước vận chuyển không cao và quãng đường vận chuyển dài..Ngoài ra so với nhiều phương thức vận chuyển khác, vận chuyển bằng đường biển đã tác động không nhỏ tới cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường giao nhận trong buôn bán quốc tế. Tuy nhiên để tối ưu hiệu quả của phương thức vận tải này thì các công ty Logistics của Việt Nam còn nhiều thiếu xót đặc biệt là trong hoạt động cung cấp dịch vụ giao nhận Là một công ty hoạt động chủ yếu là về lĩnh vực giao nhận và có thị phần lớn trong lĩnh vực vận tải đường biển. Trong những năm hoạt động kinh doanh công ty đã không ngừng phát triển và tạo uy tín tốt đối với đối tác, khách hàng trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa ở Việt Nam. Tuy nhiên qua quá trình hoạt động tại công ty, em nhận thấy chất lượng của quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là một vấn đề cần được quan tâm và xem xét, Đây không chỉ là vấn đề quan trọng đối với công ty Nguyên Đăng mà còn đối với hầu hết các công ty giao nhận hiện nay khi đứng trước bối cảnh hội nhập cùng với sự gia tăng nhu cầu nhập khẩu, và đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhận thức được tầm quan trọng và thực trạng của quy trình giao nhận hàng hóa nói chung và quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường
  • 9. 2 biển nói riêng tại công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam, em nhận thấy đề tài “Hoàn thiện quy trình nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam” là đề tài rất cấp thiết trong bối cảnh hiện nay trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, công ty muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì cần có những giải pháp thực tế, linh hoạt với thị trường hơn để thúc đẩy được hoạt động có hiệu quả hơn nữa. 1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu: Trong thời gian qua, đã có một số đề tài luận văn, nghiên cứu khoa học về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, trong đó có: - Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng container của Công ty TNHH Royal Cargo”- Khóa luận tốt nghiệp năm 2010 của Hoàng Thị Phương Biên , Khoa Thương Mại Quốc Tế. - Hoàn thiện quản trị giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển tại Công ty Cổ phần vận tải OVC”- Khóa luận tốt nghiệp năm 2010 của Ngô Thị Thúy Duyên, Khoa Thương Mại Quốc Tế. - Hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu vận chuyển bằng đường biển tại công ty TNHH ELS (Nguyễn Thị Hợp, năm 2009) - Quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần thương mại và vận chuyển Châu Giang (Nguyễn Thị Hoài Thanh, năm 2008) - “Hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Nissin Logistics Việt Nam” ( Đỗ Thị Hạnh Ngân, năm 2016) Trong quá trình nghiên cứu và tham khảo tài liệu của các tác giả đi trước, em nhận thấy Các khóa luận này đã tiếp cận được cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp nên phân tích có độ chính xác cao hơn, cho chúng ta cái nhìn cụ thể và đa chiều hơn về thực trạng của Công ty và đưa ra các giải pháp thiết thực để nâng cao nghiệp vụ giao nhận. Tuy nhiên với tình hình kinh tế, chính trị, pháp luật luôn luôn thay đổi dẫn đến những tác động lớn ảnh hưởng tới hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu cũng như sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt thì việc hoàn thiện dịch vụ giao nhận là hết sức cần thiết để có thể giúp doanh nghiệp có thể tồn tại được và phát triển. Nhưng tình hình thực tế là chưa có bất kỳ nghiên cứu nào về quy trình làm hàng xuất nhập khẩu tại công ty Nguyên Đăng
  • 10. 3 Việt Nam. Từ việc nghiên cứu các tài liệu cùng với quá trình thực tập tại công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam, em chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam” làm đề tài cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình 1.3 Mục đích nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu tổng quát: Bằng việc hoàn thiện các mục tiêu cụ thể, bài nghiên cứu hướng tới mục tiêu cuối cùng là hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty 1.3.2 Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lí thuyết về quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển - Đánh giá thực trạng quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty - Giải pháp hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty 1.4 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam 1.5 Phạm vi nghiên cứu 1.5.1 Phạm vị nội dung Đề tài đi sâu nghiên cứu về hoàn thiện quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam. Trong đó, Công ty đóng vai trò là người giao nhận, thực hiện các công việc về nhận hàng hóa nhập khẩu. 1.5.2 Phạm vi không gian Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng và đề ra một số giải pháp hoàn thiên quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu của Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam 1.5.3 Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu và thu thập số liệu liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu từ năm 2018 đến 2021, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2022-2025.
  • 11. 4 1.6 Phương pháp nghiên cứu: 1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp  Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu ở các nguồn sau: - Nguồn dữ liệu tại thư viện trường Đại học Thương Mại gồm: giáo trình và tài liệu từ các đề tài nghiên cứu cấp trường, các luận văn chuyên đề về giao nhận vận tải quốc tế,… - Nguồn dữ liệu từ nội bộ công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam như: báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh các năm, các văn bản và quyết định của công ty. - Nguồn dữ liệu trên Internet: thu thập thông tin từ website của công ty, các trang web của Hải quan cũng như của Nhà nước về các văn bản pháp luật,…  Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ quá trình quan sát thực tế thông qua thực hiện quy trình giao nhận hàng hóa và tiến hành phỏng vấn, học hỏi nhân viên trong công ty 1.6.2 Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu Để đảm bảo cho nội dung của nghiên cứu cụ thể và làm rõ được vấn đề nghiên cứu, sau khi thu thập được dữ liệu thứ cấp từ các nguồn, dữ liệu tiếp tục được sàng lọc để lấy thông tin cần thiết, được tổng hợp và sắp xếp lại cho phù hợp với các phần nghiên cứu khác nhau. Các phương pháp được sử dụng bao gồm - Phương pháp thống kê: Thống kê từ nguồn dữ liệu thứ cấp - Phương pháp so sánh: Lập bảng biểu thống kê từ đó chỉ ra sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm, so sánh kết quả đạt được với các chỉ tiêu đã đề ra để đưa ra những mặt đạt được, chưa được và hướng giải quyết của vấn đề nghiên cứu - Phương pháp phân tích tổng hợp 1.7 Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, từ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận bao gồm 4 chương sau: Chương 1:Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2:Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
  • 12. 5 Chương 3:Thực trạng quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển và các kiến nghị CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 2.1 Một số khái niệm cơ bản 2.1.1 Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa Theo Quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận: “ Dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá.” Theo điều 136 Luật thương mại Việt Nam thì Giao nhận hàng hoá : “là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để gioa hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác” Qua hai khái niệm trên, có thể hiểu giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc liên quan đến quá trình vận tải nhằm mục địch di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng ( người gửi hàng) đến nơi nhận hàng ( người nhận hàng) 2.1.2 Khái niệm về người giao nhận Theo FIATA, người giao nhận được hiểu là “Người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác. Người giao nhận cũng đảm nhận mọi công việc thực hiện liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa”. Người giao nhận là người thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự uỷ thác của khách hàng hoặc người chuyên chở. Nói cách khác, người kinh doanh các dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận. Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi anh ta tự đứng ra thực hiện các công việc giao nhận cho hàng hoá của mình), là chủ tàu ( khi chủ tàu thay
  • 13. 6 mặt người chủ hàng thực hiện các dịch vụ giao nhận ), công ty xếp dỡ hay kho hàng hoặc người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác thực hiện dịch vụ đó. 2.2 Cơ sở lý thuyết về quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 2.2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 2.2.1.1 Khái niệm dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển Dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc tiếp nhận hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) ở quốc gia này đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) ở quốc gia khác bằng đường biển. Thường sử dụng phương tiện vận tải là tàu biển. 2.2.1.2 Đặc điểm của dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển Cũng giống như các loại hình dịch vụ khác, dịch vụ nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển cũng có các dặc điểm chung sau: tính vô hình không thể lưu kho cất giữ được, sản xuất và tiêu dùng xảy ra đồng thời, không có tiêu chuẩn đánh giá cụ thể đồng nhất và chất lượng của dịch vụ thì phụ thuộc vào thái độ của người tiêu dùng Bên cạnh những đặc điểm chung, giao nhận hàng hóa nhập hóa bằng đường biển còn có các đặc điểm khác: - Không tạo ra sản phẩm vật chất vì nó chỉ làm thay đổi vị trí của đối tượng trong không gian mà không có tác động kỹ thuật là thay đổi đối tượng. Điều này tác động tích cực tới sự phát triển của sản xuất và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân - Mang tính thụ động vì phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các nguyên tắc quy định trong pháp luật và thể chế của đất nước - Mang tính thời vụ vì giao nhận chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu mà thường thì hoạt động xuất nhập khẩu chỉ mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận cũng chịu ảnh hường của tính thời vụ - Thường sử dụng các thiết bị đặc trưng: container, xe đầu kéo, rơ mooc,.. để đóng gói, vận chuyển hàng hóa. Nơi diễn ra hoạt động giao hàng thường là các cảng biển.
  • 14. 7 - Vận tải đường biển thích hợp với tất cả các loại hàng hóa trong thương mại quốc tế. Giá cước vận tải bằng đường biển thường rất thấp, chỉ cao hơn đường sắt một chút nên vận tải đường biển thường thích hợp trên cự ly dài và khối lượng chuyên chở cực lớn 2.2.1.3 Vai trò của họat động giao nhận hàng hóa  Đối với nền kinh tế: - Tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an tòan và tiết kiệm mà không cần có sự tham gia của người gửi cũng như người nhận. - Giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của phương tiện vận tải, tận dụng tối đa và hiệu quả sử dụng của các phương tiện vận tải cũng như các phương tiện hỗ trợ khác - Giúp gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận vì hoạt động giao nhận có quy mô mở rộng và phức tạp hơn nhiều so với hoạt động vận tải giao nhận thuần túy cho nên các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ người kinh doanh vận tải giao nhận cũng phải đa dạng và phong phú. - Góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, tạo ra cầu nối đáp ứng nhu cầu của dòng dịch chuyển hàng hóa toàn cầu  Đối với công ty xuất nhập khẩu: - Giảm thiểu được những rủi ro và tránh được tình trạng chậm trễ trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển vì những người giao nhận là người có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn hóa trong việc thuê phương tiện, nhất là tàu biển vì họ thường xuyên tiếp xúc nhiều với các hãng tàu nên họ biết rõ hãng tàu nào có uy tín, cước phí phù hợp, lịch trình tàu chạy… - Giúp cho chủ hàng tiết kiệm được thời gian làm các thủ tục và tìm kiếm người giao nhận, tiết kiệm được chi phí phát sinh cho chủ hàng. - Tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm bớt nhân sự, nhất là việc giao nhận không thường xuyên. - Trong trường hợp hàng hóa phải chuyển tải dọc đường thì người giao nhận sẽ đảm trách việc này, giúp doanh nghiệp không cần người đại diện tại nước
  • 15. 8 chuyển tải cũng như đảm bảo sao cho hàng hóa ít bị tổn thất trong quá trình chuyển tải hàng hóa. - Bên cạnh đó, người giao nhận có thể thay mặt doanh nghiệp (nếu được doanh nghiệp ủy quyền) để làm các thủ tục khiếu nại với người vận chuyển hoặc cơ quan bảo hiểm khi xảy ra tổn thất hàng hóa, người giao nhận cũng có thể giúp doanh nghiệp ghi chứng từ hợp lý cũng như áp mã thuế (nếu là hàng phải chịu thuế) sao cho số thuế mà doanh nghiệp phải nộp là hợp lý. 2.2.2 Cơ sở pháp lý và nguyên tắc của dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 2.2.2.1 Cơ sở pháp lý Việc giao hàng hoá nhập khẩu phải dựa trên cơ sở pháp lý như: các quy phạm pháp luật quốc tế (các công ước về vận đơn, vận tải, công ước về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế…), các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt nam về giao nhận vận tải, các loại hợp đồng và L/C… thì mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng xuất nhập khẩu.  Các quy phạm pháp luật quốc tế có thể kể ra như: - Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế. - Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển, ký tại Brussels ngày 25/08/1924. - Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển (Nghị định thư Visby 1968). - Công ước Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, 1978. - …  Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vận tải, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu như: - Bộ luật hàng hải 1990. - Luật Hải quan. - Luật thương mại năm 2005. - Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. - …
  • 16. 9 2.2.2.2. Nguyên tắc Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao hàng nhập khẩu tại các cảng biển Việt nam như sau: - Việc giao nhận hàng hóa được tiến hành theo các phương thức do các bên lựa chọn, thỏa thuận trong hợp đồng trên cơ sở có lợi nhất; - Nguyên tắc chung là nhận hàng bằng phương thức nào thì giao hàng theo phương thức ấy. - Trách nhiệm giao nhận hàng hóa là của chủ hàng hoặc của người được chủ hàng ủy thác (cảng) với người vận chuyển (tàu). Chủ hàng phải tổ chức giao nhận hàng hóa đảm bảo định mức xếp dỡ của cảng. - Nếu chủ hàng không tự giao nhận được phải ủy thác cho cảng trong việc giao nhận với tàu và giao nhận với chủ hàng nội địa. - Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trình những chứng từ hợp lệ xác nhận quyền được nhận hàng và phải nhận một cách liên tục trong một thời gian nhất định khối lượng hàng hoá ghi trên chứng từ. - Ví dụ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan.... - Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa ở bên trong nếu bao, kiện hoặc dấu xi, chì vẫn còn nguyên vẹn và không chịu trách nhiệm về những hư hỏng, mất mát mà người nhận phát hiện ra sau khi đã ký nhận với cảng. - Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện. Trường hợp chủ hàng hoặc người vận chuyển muốn đưa người và phương tiện vào cảng xếp dỡ thì phải được cảng đồng ý và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng. - Cảng có trách nhiệm bảo quản hàng hóa lưu tại kho, bãi cảng theo đúng kỹ thuật và thích hợp với từng vận đơn, từng lô hàng. Nếu phát hiện thấy tổn thất của hàng hóa đang lưu kho bãi, cảng phải báo ngay cho chủ hàng biết, đồng thời áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất. - Việc xếp dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa tại cảng được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa cảng và chủ hàng hoặc người vận chuyển hoặc người được ủy thác.
  • 17. 10 2.2.3 Các chứng từ cơ bản sử dụng trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 2.2.3.1 Phiếu đóng gói ( Packing List – P/L) Chứng từ do chủ hàng lập kê khai số lượng, số khối và chủng loại hàng hóa đóng gói trong bao, thùng... Căn cứ vào P/L người giao hàng hãng tàu lập bản lược khai sơ đồ xếp hàng (Cargo Plan). Nội dung của P/L bao gồm: Người xuất khẩu, Người nhập khẩu, Số hợp đồng ngoại thương, Cảng xếp/ Cảng dỡ, Tên hàng, Ký hiệu, Số bao kiện, Số lượng, Khối lượng, ... 2.2.3.2 Vận đơn đường biển Vận đơn đường biển là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở (Carrier) hoặc người giao nhận (Forwarder) cấp cho người gửi hàng (Shipper), sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc nhận để xếp. Đây là bộ chứng từ quan trọng nhất trong bộ hồ sơ. Nó điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng và chuyên chở hoặc người giao nhận và người nhận hàng (Consignee). Theo thông lệ quốc tế, vận đơn có 3 chức năng chủ yếu là:  Làm bằng chứng cho hợp đồng vận tải.  Là biên lai xác nhận người gửi hàng đã giao hàng cho người chuyên chở.  Là chứng từ sở hữu cho phép hàng hóa có thể chuyển từ người gửi hàng sang người nhận hàng hay người nào khác được quyền nhận hàng. Đứng trên góc độ của nghiệp vụ giao nhận ta có hai vận đơn căn cứ theo người phát hành vận đơn.  Vận đơn do người giao nhận phát hành, hay còn gọi là vận đơn đại lý (House Bill of Lading – HB/L) là vận đơn do công ty giao nhận phát hành cho người gửi hàng thực sự. HB/L chỉ có giá trị xuất trình với đại lý giao nhận mà không có giá trị xuất trình với hãng tàu trừ khi trong B/L và Manifest (bảng lược khai hàng hóa) của hãng tàu ghi rõ ở ô Consignee “TO ORDER OF THE HOLDER OF ORIGINAL HB/L NO...” (Theo lệnh của người cầm HB/L gốc số...).
  • 18. 11  Vận đơn của người chuyên chở hoặc hãng tàu (Master Bill of Lading – MB/L) là vận đơn do hãng tàu cấp cho người gửi hàng rằng hàng đã được xếp tàu hoặc đã được nhận để xếp lên tàu. 2.2.3.3 Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice – C/I) Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán yêu cầu người mua phải trả số tiền ghi trên hóa đơn. Trong đó, hóa đơn phải ghi được đặc điểm của hàng hóa, đơn giả, tổng giá trị của đơn hàng, cảng đến, cảng đi, tên người bán và người mua Hóa đơn thường được lập từ nhiều bản, để dùng trong nhiều việc khác nhau như: xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền, xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế, ... 2.2.3.4 Tờ khai hải quan Là một văn bản do chủ hàng hoặc chủ phương tiện khai báo xuất trình cho cơ quan HQ trước khi hàng hoặc phương tiện nhập qua lãnh thổ quốc gia 2.2.3.5 Giấy thông báo hàng đến ( Arrival Notice) Chứng từ này thường được gửi cho người nhận hàng sau khi tàu về đến cảng dỡ hàng. 2.2.3.6 Lệnh giao hàng ( Delivery Order – D/O) Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc (nếu có), giấy thông báo hàng đến, giấy giới thiệu có dấu mộc và chữ kí của công ty đến hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu để nhận lệnh giao hàng. Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 hoặc 4 bản D/O cho người nhận hàng. 2.3 Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển 2.3.1 Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng Đầu tiên, Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam tiếp nhận thông tin chi tiết về lô hàng hóa của khách hàng, sau đó tiến hành báo giá cho lô hàng nhập của khách hàng. Khách hàng có thể là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ủy thác cho công ty giao nhận tiến hành nhận hàng hóa nhập khẩu, hoặc có thể là các công ty giao nhận, hãng tàu ở
  • 19. 12 nước ngoài làm hợp đồng đại lý với công ty giao nhận ở cảng đến, theo dõi lô hàng nhập khẩu và tiến hành các thủ tục cho người nhận hàng thực tế 2.3.2 Kiểm tra chứng từ Khi nhận được chi tiết hàng hóa nhân viên giao nhận sẽ kiểm tra toàn bộ chứng từ giao nhận xem có sai sót cần sửa chữa hay bổ sung hay không 2.3.3 Thỏa thuận, đàm phán với khách hàng Hai bên đàm phán cùng nhau. Nếu công ty giao nhận không thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì từ chối đơn hàng , nếu đồng ý thì tiến đến ký kết hợp đồng . Sau khi đã ký kết hợp đồng thì chuyển sang bước tiếp theo 2.3.4 Tổ chức nhận hàng nhập khẩu Cho dù khách hàng là nhà nhập khẩu trong nước hay là các công ty giao nhận quốc tế thì công ty giao nhận vẫn phải thực hiện một số công việc sau: - Hoàn thành bộ chứng từ để nhận hàng nhập khẩu; - Khai thuê thủ tục hải quan, tiến hành thông quan cho lô hàng nhập khẩu; - Nhận hàng tại container yard; - Dỡ hàng khỏi cảng, vận chuyển đến địa điểm quy định trong hợp đồng. 2.3.4.1. Trường hợp nhận hàng lẻ: Đối với trường hợp khách hàng yêu cầu công ty giao nhận thay mặt mình nhận hàng thì công ty giao nhận tiếp vận sẽ đến kho hàng lẻ (CFS) để nhận hàng và giao lại cho khách hàng. Khi khách hàng không yêu cầu hay không ủy thác cho công ty giao nhận tiếp vận nhận hàng thay mình thì công ty giao nhận tiếp vận chỉ giao lệnh cho khách hàng khi họ xuất trình B/L để tự ra kho hàng lẻ nhận hàng.  Thủ tục nhận hàng: Nhân viên giao nhận của công ty giao nhận sẽ đến cảng hoặc đại lý hãng tàu để đóng phí chứng từ, phí hàng lẻ để nhận lệnh giao hàng (D/O). Sau đó mang D/O, Hóa đơn thương mại và đến văn phòng cảng ký nhận D/O để tìm vị trí để hàng, tại đây ta phải lưu lại một bản D/O.
  • 20. 13 Nhân viên giao nhận phải mang D/O đến kho vận làm phiếu xuất hàng, tại đây người giao nhận cũng phải lưu lại một bản D/O nữa và nơi đây làm ”giấy xuất kho“ cho người giao nhận của công ty giao nhận tiếp vận ( hai bản ). Tiếp theo, người giao nhận đem hai phiếu xuất kho này đến kho chưa hàng làm thủ tục xuất kho và tách riêng hàng hóa của mình ra chờ Hải Quan kiểm hóa, khi Hải Quan ký xác nhận và kiểm hóa xong thì coi như hàng đã được thông quan. 2.3.4.2 Trường hợp nhận hàng nguyên container Như đã nói ở trên nếu như khách hàng là tự nhận hàng tại container thì công ty giao nhận tiếp vận sẽ phát lệnh giao hàng cho khách hàng. Nếu khách hàng nhờ công ty giao nhận tiếp vận nhận hàng thay mình thì công ty sẽ thay mặt khách hàng nhận hàng.  Thủ tục nhận hàng: Công ty giao nhận tiếp vận sẽ liên hệ với hãng tàu để nắm lại lịch trình tàu cho chính xác. Khi nhận được thông báo tàu đến ( Notice of Arrival ), với vai trò là người nhận hàng công ty sẽ cử nhân viên đến đại lý hãng tàu trình vận đơn để lấy D/O. Sau đó đem D/O đến hải quan cảng đăng ký làm thủ tục hải quan, kiểm hóa và nhận chứng từ. Người giao nhận đem chứng từ và D/O xuống cảng nhận hàng. - Nội dung làm thủ tục hải quan khi nhận hàng: Nhân viên giao nhận của phòng giao nhận của công ty giao nhận tiếp vận sẽ làm thủ tục hải quan 2.3.5. Giao hàng cho khách hàng Sau khi tổ chức nhận hàng nhập khẩu xong, công ty giao nhận tiến hành vận chuyển hàng hóa đến địa điểm quy định trong hợp đồng để giao hàng cho khách hàng. 2.3.6. Thanh lý hợp đồng - Thanh toán các chi phí liên quan đến giao nhận như chí phí lưu kho, lưu bãi, bốc xếp, vận chuyển, ... - Thanh toán tiền thưởng phạt xếp dở (nếu có) - Theo dõi kết quả nhận hàng của người nhận, giải quyết khiếu nại về hàng hoá (nếu có). 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình giao nhận hàng nhập bằng đường biển
  • 21. 14 2.4.1 Các yếu tố bên trong Hoạt động giao nhận vận tải biển của công ty còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như : nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của bản than công ty, cơ chế quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, chính sách của công ty đối với nhân viên, đối với khách hàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của độ ngũ cán bộ nhân viên. Đây được coi là các nhân tố nội tại của một doanh nghiệp. Nhóm nhân tố này được coi là có ý nghĩa quyết định tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động giao nhận vận tải biển nói riêng Doanh nghiệp nào có được đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ, thông thạo các tuyến đường, nắm vững mức cước trên thị trường với từng dịch vụ, thông tường luật phát, có kiến thức về tính chất hàng hóa, có khả năng thuyết phục khách hàng thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. Một doanh nghiệp với các phương tiện hệ thống kho bãi, xây dựng trang thiết bị, ứng dụng hệ thống thông tin, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi khách hàng. Bên cạnh đó, với một nguồn tài chính ổn định doanh nghiệp sẽ dễ dàng trở thành sự lựa chọn của nhiều khách hàng hơn, sẽ tạo niềm tin cho khách hàng, có thể chủ động hơn trong nghiệp vụ thanh toán, đáp ứng được nhu cầu mở rộng và phát triển quy mô hoạt động khi cần đầu tư các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động giao hàng xuất khẩu. 2.4.2 Các yếu tố bên ngoài - Môi trường kinh tế Như chúng ta đã biết, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có quan hệ mật thiết với hoạt động giao nhận hàng hóa. Điều này xuất phát từ môi trường kinh tế quốc tế, sự biến động của nền kinh tế thế giới nói chung sẽ ảnh hưởng tới nến kinh tế Việt Nam và kéo theo đó là ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước. Ngoài ra việc tham gia các hiệp hội và tổ chức trên thế giới cũng thúc đẩy lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu. Kể từ khi gia nhập WTO, giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước không ngừng gia tăng đã làm cho ngành giao nhận có cơ hội phát triển - Môi trường chính trị - pháp luật
  • 22. 15 Phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau. Nên môi trường luật pháp ở đây cần được hiểu là môi trường luật pháp không chỉ của quốc gia hàng hoá được gửi đi mà còn của quốc gia hàng hóa đi qua , quốc gia hàng hóa được gửi đến và luật pháp quốc tế. Cho nên, việc hiểu biết về những nguồn luật khác nhau, đặc biệt là của những quốc gia khác sẽ giúp công ty giao nhận tiến hành công việc một cách hiệu quả nhất và tránh xảy ra sai sót khi thực hiện quy trình giao hàng nhập khẩu - Môi trường tự nhiên Chắc chắn trong hoạt động vận tải không thể không kể đến tác động của các yếu tố thời tiết, điều kiện khí hậu. Trong quá trình chuyên chở hàng trên biển, nếu thời tiết đẹp thì hàng sẽ an toàn hơn. Ngược lại, nếu gặp bão biển, động đất, núi lửa, sóng thần, hoặc mưa to gió lớn thì nguy cơ hàng hóa hư hỏng, tổn thất đã là rất lớn. - Môi trường văn hóa – xã hội Với thói quen cũng như văn hóa kinh doanh nhỏ lẻ của người Việt Nam từ trước tới nay cũng là những hạn chế gây nên tình trạng trì trệ và phát triển manh mún của ngành Logistics ở Việt nam Công ty chưa đủ khả năng kinh doanh tất cả các mắt xích trong chuỗi các hoạt động logistics, nên vấn đề liên kết, hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa các công ty Logistics là tất yếu. Nhưng thực tế việc này được các công ty thực hiện còn yếu, dẫn đến không tiết kiệm được chi phí cũng như nâng cao hiệu quả dịch vụ, tạo niềm tin với khách hàng - Môi trường công nghệ Trong những năm trở lại đây, khi ngành Logistics ở Việt Nam phát triển mạnh, kéo theo là nhu cầu về sự đổi mới công nghệ trong ngành vận tải đường biển cũng tăng theo. Các trang web của các cơ quan chuyên ngành Logistics đã hỗ trợ được nhiều cho doanh nghiệp khi cần khai báo thủ tục hải quan, nhanh hơn, thuận tiện hơn. Ngày nay, trong ngành vận tải hàng hóa đường biển, càng ngày càng nhiều những thế hệ tàu mới lớn hơn, hiện đại hơn so với thế hệ các con tàu cũ. Sử dụng những phương tiện, thiết bị với chỉ số kỹ thuật tốt nhất cũng là một cách để lấy được niềm tin của khách hàng với những đòi hỏi ngày càng cao khi muốn sử dụng dịch vụ
  • 23. 16 - Đối thủ cạnh tranh Đây là áp lực thường xuyên và trực tiếp cạnh tranh với công ty để giành lấy vị thế cạnh tranh nhất định. Nhất là vào thời điểm hiện nay, các công ty Logistics mọc lên rất nhiều. Các doanh nghiệp Logistics thường dùng các chiến thuật cạnh tranh về giá cả, quảng cáo và gia tăng chất lượng chăm sóc khách hàng - Khách hàng Khách hàng sử dụng dịch vụ Logistics của doanh nghiệp buộc doanh nghiệp đưa ra những mức giá thấp nhất hoặc có nhu cầu chất lượng dịch vụ cao hơn và dịch vụ tốt hơn.
  • 24. 17 Chương 3 : QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH NGUYÊN ĐĂNG VIỆT NAM 3.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam 3.1.1 Giới thiệu chung  Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam  Tên giao dịch quốc tế: Nguyen Dang Viet Nam Co. Ltd  Văn phòng chính của công ty đặt tại Số 1, ngõ 329, đường Cầu Giấy phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam  Điện thoại: 0 7777 8468  Website: nguyendang.net.vn  Email: cskh@nguyendang.net.vn  Tháng 2/ 2011: Công ty Nguyên Đăng Việt Nam được thành lập, chuyên cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, mang đến những giá trị gia tăng cho khách hàng. Năm 2012, Để thuận tiện cho nghiệp vụ tại các cảng, sân bay và các chi cục hải quan, Chi nhánh Hải Phòng và Nội Bài được thành lập, giúp thuận tiện hơn trong việc thực hiện các nghiệp vụ giao nhận hàng hóa cho khách hàng. Năm 2015, Công ty quyết định mở rộng thị trường vào khu vực miền Nam, Thành lập thêm chi nhanh tại Thành phố Hồ Chí Minh, đạt độ phủ toàn quốc, làm bàn đạp tiến ra biển lớn. Tính đến nay, công ty đã có 11 năm hoạt động và đã có 4 chi nhánh trên toàn quốc, cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu Việt Nam và cho mọi miền đất nước, trở thành đối tác tiềm năng với nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và trên thế giới 3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh  Một số lĩnh vực kinh doanh chính của công ty gồm: Vận tải biển - vận chuyển hàng container FCL; vận chuyển hàng lẻ LCL;… Công ty liên kết với các đối tác là các hãng tàu hàng đầu như MAERSK, EVERGREEN, YANGMING, HAPAG-LLOYD,… và các hãng hàng không lớn như VIETNAM AIRLINE, AMERICAN AIRLINES, SINGAPORE AIRLINES, ... kết nối với mạng lưới các đại lý NVOCC trên toàn thế giới, đảm bảo đầy đủ các dịch vụ xuyên suốt với chất lượng cao trong quá trình vận tải biển; Vận tải hàng không – kết hợp vận tải
  • 25. 18 Sea/Air, Air hợp nhất (xuất khẩu) và nhập khẩu, công ty kết hợp vận tải hàng không quốc tế giữa đường biển và đường hàng không qua trung tâm khu vực: Singapore, Hongkong, Bangkok, Dubai,…giúp khách hàng tiết kiệm chi phí mà thời gian vận chuyển nhanh hơn, thuận tiện hơn. 3.1.3 Cơ cấu tổ chức Kể từ khi thành lập và phát triển cho tới nay, Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam đã dần đi vào ổn định với cơ cấu tổ chức các phòng ban rõ ràng và linh hoạt Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu, tổ chức của Công ty Nguồn: Phòng kế toán nhân sự - Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam Ba năm gần đây số lượng nhân viên trong công ty cũng có sự biến động. Hiện nay, tổng số nhân viên trong công ty đang là 35 người. Trình độ học vấn của nhân viên ở công ty đều ở trình độ cao từ tốt nghiệp cao đẳng đến đại học và cả hệ đào tạo sau đại học nắm chắc được nghiệp vụ, chịu được áp lực cao và dễ dàng thích nghi với công việc trong bất kì môi trường nào. Về đội ngũ lãnh đạo của công ty đều là những người giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm cao với công việc Giám đốc Phòng kinh doanh Sale nội địa Overseas Development Kế toán - Nhân sự Phòng chứng từ Phòng hiện trường Phòng Marketing Phòng Pricing Phó giám đốc
  • 26. 19 3.1.4 Cơ sở vật chất Trải qua 11 năm hình thành và phát triển, công ty đã xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng đủ cho nhu cầu kinh doanh và phát triển của mình. Công ty có văn phòng đại diện tại Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Nội Bài với diện tích rộng rãi cùng hệ thống máy tính và các phần mềm chuyên dụng, nhà kho cùng nhiều tài sản hữu hình và các tài sản vô hình khác. 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam 3.2.1 Kết quả hoạt động giao nhận vận chuyển của công ty Nguyên Đăng Việt Nam Trải qua 11 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Nguyên Đăng đã đạt được nhiều thành công, ngày càng được khẳng định được vị thế trong tâm trí khách hàng cũng như đứng vững trong lĩnh vực giao nhận vận tải ở Việt Nam hiện nay. Những điều này sẽ được thể hiện qua tình hình phát triển kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2018 – 2020 như sau:  Về doanh thu và lợi nhuận: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2018 – 2020 Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 13,978,888,972 14,077,692,246 21,241,149,275 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2,548,837,997 3,386,120,476 5,496,602,204 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 150,611,585 176,299,136 726,564,772 Lợi nhuận khác - 2,441,195 - 9,371,730 - 39,521,975
  • 27. 20 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 148,170,390 166,927,406 687,042,797 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 107,950,739 121,432,633 600,430,890 Nguồn: Phòng kế toán nhân sự– Công ty TNHH Nguyên Đăng Bảng 2. 2: Tỷ lệ doanh thu, lợi nhuận và chi phí của công ty từ 2018 – 2020 2019/2018 2020/2019 Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ Doanh thu 98,803,274 0.7% 7,163,457,02 9 50.9% Lợi nhuận sau thuế 13,481,894 12.5% 478,998,257 394,5% Nguồn: Phòng kế toán nhân sự – Công ty TNHH Nguyên Đăng Nhận xét:  Từ bảng số liệu 2.1 và 2.2, ta có thể thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH Nguyên Đăng tăng liên tục từng năm. Từ năm 2018 sang năm 2019 đã tăng 98,903,274 VNĐ và thu về lợi nhuận sau thuế tăng lên 12,5%. Đặc biệt là giai đoạn từ năm 2019 sang 2020 là một bước đột phá của công ty TNHH Nguyên Đăng khi doanh thu tăng tới 50,9% chênh lệch lên tới 7,162,457,029 VNĐ và lợi nhuận tăng xấp xỉ 395%. Có được sự tăng trưởng ngoạn mục này chắc chắn là do khả năng nắm bắt cơ hội nhạy bén và tìm ra được những giải pháp khắc phục được những khó khăn mà COVID-19 đã gây ra. Việc này đã càng giúp Nguyên Đăng củng cố lòng tin ở khách hàng cũng như vị thế trước các công ty giao nhận khác.  Qua cả 3 năm thì công ty đều đạt doanh thu vượt mức kế hoạch đề ra. Có thể nói đây là sự cố gắng rất lớn của cả công ty trong giai đoạn khủng hoảng và hậu khủng hoảng vừa qua. Xét trên góc độ tổng thể thì ta có thể thấy rất rõ sự tăng
  • 28. 21 trưởng nhanh và ổn định của công ty, đây cũng là một nhân tố thể hiện được triển vọng phát triển của công ty trong tương lai. 3.2.2 Kết quả hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khâp khẩu bằng đường biẻn tại công ty TNHH Nguyên Đăng VIệt Nam Bảng 2.3: Doanh thu của công ty theo phương thức kinh doanh từ 2018 – 2020 Phương thức kinh doanh Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Vận tải đường biển 7,674,717,191 8,223,029,199 12,384,033,943 Vận tải đường hàng không 3,293,230,390 2,870,656,657 3,347,910,423 Vận tải đường bộ 854,930,201 798,423,014 1,548,389,384 Dịch vụ hải quan 908,049,392 1,023,580,959 2,843,984,988 Hội chợ, sự kiện triển lãm quốc tế 723,037,849 654,490,247 249,520,345 Dịch vụ khác (Kho bãi, …) 524,923,949 507,512,170 867,310,192 Tổng doanh thu 13,978,888,972 14,077,692,246 21,241,149,275 Nguồn: Phòng Kế Toán Nhân sự – Công ty TNHH Nguyên Đăng  Nhận xét kết quả kinh doanh thu được từ năm 2018 – 2020: Vận tải đường biển: Với dịch vụ vận chuyển hàng xuất và hàng nhập từ Việt Nam đi các khu vực và ngược lại, vận tải đường biển mang lại doanh thu lớn nhất trong các lĩnh vực của công ty. Cụ thể năm 2018 đạt 7,674,717,191 VNĐ (54,9%), năm 2019 chiếm 8,223,029,199 VNĐ (58,4%) và năm 2020 chiếm 12,384,033,943 VNĐ ( 58.3%).
  • 29. 22 Ở mọi năm dịch vụ vận chuyển hàng đều đóng tỉ trọng lớn (> 50%) trong tổng doanh thu. Đặc biệt năm 2020 có sự gia tăng đáng kể doanh thu từ lĩnh vực này. Có thể lý giải dựa vào dịch bệnh COVID xảy ra năm 2020 đã làm ảnh hưởng tới dòng hàng hóa và các ngành dịch vụ khác như ngành hàng không. Việc này đã làm cho lượng hàng hóa chuyển qua vận chuyển bằng đường biển tăng lên. Ngoài ra giá cước đường biển cũng có nhiều biến động giúp thu được nhiều lợi nhuận hơn Vận tải đường không: Chiếm tỷ trọng tương đối sau vận chuyển bằng đường biển. Doanh thu năm 2018 – 2020 có sự biến động cụ thể năm 2018 tổng doanh thu của lĩnh vực này là 3,293,230,390 VNĐ (23,6%). Sang đến năm 2019 con số này giảm xuống 2,870,656,657 VNĐ (20,4%). Con số sụt giảm lại một lần nữa là do tác động của COVID 19 khi các hãng bay bắt đầu bị đóng cửa nhằm đảm bảo an toàn phòng chống dịch vì vậy hàng hóa không đi được đường hàng không. Sang đến năm 2020, sau khi dịch bệnh được ổn định hơn doanh thu của vận tải hàng không lại tăng lên 3,347,910,423 VNĐ(24%) tuy nhiên sau khoảng thời gian này, dịch bệnh COVID quay lại và diễn biến vẫn còn đang rất phức tạp gây ảnh hưởng không nhỏ đến dịch vụ vận chuyển hàng không sau này Vận tải đường bộ: Chiếm tỷ trọng không quá lớn trong cơ cấu doanh thu của công ty, năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 854,930,201 VNĐ; 798,423,014 VNĐ; 1,548,389,384 VNĐ Từ năm 2019 – 2020 tổng doanh thu của vận chuyển đường bộ tăng lên hơn gấp đôi là do lượng hàng hóa nhận được từ các doanh nghiệp cần vận chuyển đường biển thuê công ty làm thêm dịch vụ trucking nhằm tạo sự liền mạch của chuỗi cung ứng Dịch vụ hải quan, Hội chợ, Sự kiện triển lãm quốc tế: Các dịch vụ này đều mang đến một nguồn doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp. Doanh thu trung bình mỗi từ 1 tỷ 6 đến 2 tỷ 2 VNĐ chiếm tỉ trọng khoảng 11%. Tuy nhiên năm 2020 – dịch vụ Hội chợ, triễn quốc tế chỉ thu về vỏn vẹn 249,520,345 VND do không thể tổ chức các hoạt động ở các quốc gia vì yếu tố dịch tễ Các dịch vụ khác: Đây là nguồn thu nhập thấp nhất mà hầu hết dựa trên tài sản cố định mà công ty có như kho, bãi, ... nhưng cũng dựa vào tình hình doanh thu này cũng tăng
  • 30. 23 đều hàng năm khi đều được duy trì, bảo dưỡng. Năm 2019 – 2020, doanh thu tăng tới 359,798,022 VNĐ Bàng 3.2 : Tỷ trọng hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Nguyên Đăng (Đơn vị tính : tỷ đồng) Năm Tổng giá trị hàng nhập Hàng nhập khẩu đường biển Tỷ đồng Tỷ lệ 2018 6.43 5.75 89.42% 2019 6.63 5.86 88.39% 2020 9.68 8,29 88.51% Tổng 22.74 19.9 87.75% Thông qua bảng phân tích tỷ trọng hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty Nguyên Đăng Việt Nam, ta có thể thấy tổng lượng hàng nhập khẩu của công ty tăng đều qua mỗi năm, đặc biệt hàng hóa chủ yếu được nhập khẩu bằng đường biển chiếm tới gần 90% lượng hàng công ty nhập khẩu Năm 2018-2019 giá trị nhập khẩu bằng đường biển tăng từ 6.43 tỷ đồng lên 6.63 tỷ đồng, tăng 200 triệu đồng Năm 2019-2020 giá trị nhập khẩu bằng đường biển tăng từ 6.54 đồng lên 9.68 tỷ đồng, tăng 3.05 tỷ đồng Giá trị hàng nhập bằng đường biển của công ty qua các năm đều tăng đã khẳng định được uy tín, giá trị của Nguyên Đăng Việt Nam và dần có được lượng khách hàng đều và ổn định trên thị trường Ngoài ra qua bảng phân tích, ta cũng thấy được tầm quan trọng trong vận tải hàng hóa bằng đường biển của công ty hiện nay. Bằng nghiệp vụ giao nhận hàng tốt và nhanh chóng giúp các công ty có thể hoàn thành hợp đồng theo yêu cầu và xây dựng được uy tín và giữ vững niềm tin của khách hàng. Do lượng lớn khách đều lựa chọn phương pháp vận chuyển bằng đường biển nên hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu đã trở thành một yếu tố then chốt trong hoạt động kinh doanh của công ty
  • 31. 24 Việc đạt được con số tăng trưởng khả quan đặc biệt trong giai đoạn 2019 – 2020, một phần do những ưu điểm mà phương thức vận tải dường biển đem lại, thì còn do sự lãnh đạo đột phá của ban lãnh đạo và sự nỗ lực hết mình của toàn bộ nhân viên trong công ty giúp vượt qua được khó khăn mà bệnh dịch mang tới 3.3 Thực trạng Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng dường biển tại công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam 3.3.1 Tìm kiếm khách hàng, thu thập thông tin, nhu cầu từ khách hàng và tư vấn dịch vụ phù hợp cho khách hàng Đầu tiên và không thể thiếu chính là giai đoạn tìm kiếm khách hàng, thu thập thông tin về nhu cầu của khách và từ đó tư vấn giúp khách chọn ra dịch vụ phù hợp nhất cho khách hàng. Công việc này được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên sales của công ty, những nhân viên thuộc bộ phận này sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ tìm hiểu thông tin về thị trường, về khách hàng. Những thông tin này có được thông qua các nhà máy sản xuất, các công ty thương mại, công ty xuất nhập khẩu, các liên hệ mà sales tạo lập được hoặc thông qua các websites về thông tin doanh nghiệp như: trangvang.vn, hosocongty.vn, hay các sàn giao dịch B2B như Alibaba, ... Và sau khi đã nắm bắt được thông tin của các khác hàng tiềm năng, nhân viên sales của công ty sẽ bắt đầu thực hiện liên lạc với khách hàng thông qua nhiều phương thức như : gọi, nhắn tin, gửi email hay gặp mặt trực tiếp để có thể tìm hiểu nhu cầu của khách cụ thể hơn. Từ đó, dựa vào thông tin đã có nhân viên sales sẽ gửi cho bộ phận overseas để check giá cước của các bên agent ở đầu bên kia từ đó có giá cước để sales báo giá cho khách cùng với giá của các dịch vụ khác như thủ tục hải quan, vận chuyển nội địa, ... Đối với các khoản phí như phí kiểm dịch, kiểm hóa, ... là do công ty sẽ ứng trước rồi sau đó lấy hóa đơn để thanh toán với khách hàng. Đối với khách hàng mới, trên thực tế để tạo dựng niềm tin của nhau cho các lần hợp tác lâu dài tiếp theo, công ty thường tiến hành làm trước một lô hàng để đối tác có thể đánh giá được năng lực làm việc của công ty. Và nếu đáp ứng được nhu cầu của khách, công ty sẽ ký kết những hợp đồng dài hạn như theo quý, theo năm, ... với số lượng hàng lớn và ổn định 3.3.2 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng nhập Để tránh được những rủi ro về bộ chứng từ như bị sai sót, thiếu, ... có thể bị hải quan từ chối thông quan, nhân viên giao nhận phải đảm bảo nắm bắt được những chứng
  • 32. 25 từ cần thiết. Ngay khi nhận được thông báo của khách hàng, nhân viên giao nhận cần phải liên lạc với khách để lấy bộ chứng từ gốc cần thiết để làm thủ tục hải quan nhập khẩu. Sau khi nhận đủ bộ chứng từ, nhân viên cần kiểm tra đầy đủ về: Commercial Invoice, Packing list, Bill of Lading, Hợp đồng, .... tiếp theo kiểm tra chéo thông tin giữa các chứng từ đảm bảo sự trùng khớp, tính hợp lệ và chính xác của chứng từ. Nếu bộ chứng từ thiếu hoặc chưa hợp lệ, nhân viên giao nhận sẽ báo với nhân viên kinh doanh để đề nghị khách hàng bổ sung và sửa chữa kịp thời. Việc đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của chứng từ sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh xảy ra phiền phức cho khách hàng nhiều lần. Trên thực tế, đối với những khách hàng là khách hàng thân thuộc của công ty và người khai báo cũng có kinh nghiệm với mặt hàng khách nhập khẩu thì có thể nhờ khách hàng gửi trước thông tin của lô hàng như: commercial invoice, hợp đồng, packing list, Bill of lading qua email để Nguyên Đăng có thể lên tờ khai hải quan điện tử trước và truyển hải quan để nhận kết quả phân luồng, sau đó in tờ khai cho khách đóng dấu và kí xác nhận. Việc này giúp làm giảm thời gian cho việc đăng ký tờ khai.Những chứng từ bản gốc và những chứng từ liên quan khác nhân viên giao nhận sẽ lấy cùng với tờ khai đã được doanh nghiệp đóng dấu để thuận tiện cho cả nhân viên giao nhận và khách hàng. Ngoài ra việc nghiên cứu kĩ mặt hàng nhập khẩu là việc rất cần thiết đối công tác nhận hàng nhập khẩu. Người giao nhận cần tìm hiểu kĩ thông tin tên hàng, công dụng, tính chất, chất liệu, loại hàng nhằm xác định được đúng mã áp thuế ( mã HS) chính xác. Đối với khách hàng đã từng nhập khẩu có sẵn mã HS, cũng cần kiểm tra lại mã HS xem còn phù hợp không. Việc nghiên cứu hàng hóa này giúp nhân viên giao nhận có thể nhận đúng hàng, tránh trường hợp hàng nhận về không trùng hợp hoặc không khớp với số lượng trên hợp đồng. Trong trường hợp nhân viên giao nhận không kiểm tra cẩn thận thì khi gặp sai sót sẽ phải chịu trách nhiệm và những chi phí về thiệt hại công ty sẽ phải chịu hoàn toàn nếu khách hàng không đồng ý chi. 3.3.3 Chuẩn bị hồ sơ khai báo hải quan Sau khi đã có đủ thông tin về lô hàng từ khách hàng qua các chứng từ được khách hàng cung cấp như commercial contract, invoice, packing list, B/L… , nhân viên bộ
  • 33. 26 phận nhập khẩu bắt đầu lên tờ khai hải quan điện tử. Nhân viên chứng từ sẽ nghiên cứu bộ chứng từ được cung cấp để có thể nắm rõ thông tin hàng đúng với thực tế và áp dụng các quy định trong việc áp biểu thuế xuất nhập khẩu do Bộ tài chính quy ban hành. Vì vậy người lên tờ khai cần kiểm tra thật kĩ những thông tin về tên hàng và các thông tin không thể sửa trên tờ khai như tên người xuất khẩu, địa chỉ, mã bưu điện, số bill, số container, ngày tàu đi và đến, ... Nếu áp mã HS sai, người lên tờ khai sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm. Do đó cần nắm chắc các quy tắc trong việc lên tờ khai để tránh sai sót. Khi lên tờ khai đòi hỏi người nhân viên cần chú ý đến địa điểm dỡ hàng để làm thủ tục hải quan ở cảng đó. Sau đó gửi tờ khai thử in thử cho khách hàng kiểm tra và xác nhận. Bổ sung, chỉnh sửa tờ khai theo yêu cầu của khách hàng, nếu thấy yêu cầu đó là hợp lý. Trong trường hợp khách hàng đưa ra yêu cầu không hợp lý như việc sửa mã HS để hưởng ưu đãi thuế, người làm tờ khai và nhân viên kinh doanh cần giải thích rõ các phương án và vấn đề xảy ra giúp khách đưa ra quyết định chính xác hơn 3.3.4 Nhận lệnh giao hàng ( Delivery Order – D/O) Sau khi nhận được Bill of Lading và thông báo hàng đến của hãng tàu ( Arrival Notice) do khách hàng gửi đến thì nhân viên giao nhận của Nguyên Đăng Việt Nam sẽ tiến hành mang vân đơn, thông báo hàng đến và giấy giới thiệu của công ty khách hàng tới văn phòng của hãng tàu để lấy lệnh. Hãng tàu sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ và nếu phù hợp và đúng thông tin thì sẽ giao D/O cho nhân viên . Lúc này nhân viên sẽ phải ứng tiền làm hàng bao gồm phí chứng từ, phí đại lý, phí vệ sinh container, ... Thông thường, nhân viên sẽ liên hệ trước với hãng tàu để thống nhất về các chi phí và điều kiện lấy lệnh. Nhân viên giao nhận sẽ làm thủ tục cược container, làm giấy mượn container và đóng tiền cược container, đăng kí đưa container về đâu và cam kết trả container đúng hạn, đúng nơi quy định khi sử dụng xong. Sau khi lấy được lệnh trên hãng tàu, bạn cần kiểm tra lại số cont, số chì, hạn lệnh, Kiểm tra số tiền, mã số thuế, tên công ty, địa chỉ trên hóa đơn. (Nếu không khớp phải yêu cầu sửa trước khi kí lên hóa đơn). Song song với việc lấy lệnh thì nhân viên giao hàng phải tiến hàng liên hệ với cảng để liểm tra xem hàng hóa đã đến cảng hay chưa 3.3.5 Chuẩn bị phương tiên vận tải để nhận hàng ( nếu cần)
  • 34. 27 Mặc dù công ty không có đầy đủ phương tiện vận tải để chuyên chở hàng hóa nhưng khi thỏa thuận dịch vụ với đối tác, Nguyên Đăng sẽ nhận thêm trách nhiệm luôn cả khoản thuê phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hóa và yêu cầu khách thanh toán theo hóa đơn khi có. Nhân viên giao nhận sẽ xem xét loại hàng, khối lượng, tính chất của hàng hóa cần vận chuyển từ đó đưa ra phương án thuê phương tiện vận tải để đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng được nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Địa điểm giao hàng có thể là kho của khách hàng hoặc địa điểm khách hàng chỉ định. Bên cạnh đó, nhân viên giao hàng cần bố trí thời gian và sắp xếp phương tiện hợp lí để tránh trường hợp đã lấy hàng ra khỏi cảng mà chưa có phương tiện vận tải. Bên cạnh đó, nhân viên giao nhận phải liên hệ trước với khách hàng để xác định lại thời gian và địa điểm giao hàng trước khi khởi hành để tránh cho khách hàng phải chờ đợi 3.3.6 Làm thủ tục thông quan Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình nhận hàng của công ty giao nhận. Các vấn đề và trục trặc thường xảy ra trong bước này. Do đó cần sự phối hợp tốt giữa các bộ phận với nhau. Dưới đây là sơ đồ quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu được công ty Nguyên Đăng áp dụng: Sơ đồ quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu Bước 1: Lên tờ khai hải quan Lên tờ khai hải quan Kiểm tra lại tờ khai Kiểm tra thực tế hàng hóa Đóng lệ phí, đóng dấu thông quan và nhận lại tờ khai Phúc tập hồ sơ
  • 35. 28 Sau khi kê khai đầy đủ các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA, nhân viên chứng từ sẽ gửi thông tin lên hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, xuất ra các chỉ tiêu quan trọng đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào. Sau đó nhân viên giao nhận sẽ mang bộ hồ sơ đã được chuẩn bị đến chi cục hải quan nộp cho nhân viên tiếp nhận tại ô số đã được cấp trên tờ khai hải quan điện tử. Cán bộ hải quan sẽ tién hành kiểm tra kỹ lưỡng bộ chứng từ, kiểm tra mã số thuế của doanh nghiệp để kiểm tra nợ thuế và cũng như ân huệ thuế của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp còn nợ thuế, Hải quan sẽ yêu cầu doanh nghiệp thanh toán hết khoản thuế còn nợ mới cho giải tỏa hàng hóa. Sau khi hoàn tất, hải quan sẽ nhập thông tin vào máy, và thông tin sẽ được xử lý và đưa ra kết quả phân luồng cho lô hàng Bước 2: Kiểm tra lại tờ khai Sau khi làm thủ tục đăng ký tờ khai, nhân viên giao nhân sẽ chuyển bộ hồ sơ cho hải quan tính thuế. Hải quan tính thuế sẽ kiểm tra xem thuế đã được tình đúng hay chưa và ghi kết quả lên Phiếu ghi kết quả kiểm tra thuế. Nếu kết quả tính thuế khớp ( hoặc sai số nhỏ 100 đồng) thì sẽ tiếp tục thông quan cho doanh nghiệp. Nếu chưa khớp kiểm tra ngay lại tờ khai về thuế và đơn giá, trị giá, và điều chỉnh dữ liệu nếu cần thiết. Nếu tờ khai của doanh nghiệp được phân luồng xanh thì hải quan tính thuế sẽ in số tiền phải thu để cho doanh nghiệp đóng thuế và kết thúc thủ tục . Nếu hồ sơ bị phân luồng vàng, đỏ thì hải quan sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra hàng hóa nếu được yêu cầu Bước 3: Kiểm tra chi tiết hàng hóa Sau khi được kiểm tra tính thuế xong, hải quan tính thuế sẽ chuyển hồ sơ sang cho cán bộ hải quan kiểm hóa:  Kiểm hóa có 2 hình thức: - Kiểm bằng máy soi: chỉ thực hiện với hàng nguyên container và việc soi lô hàng này được thực hiện tại bãi kiểm hóa bằng các thiết bị của hải quan. Xe container hàng sẽ chạy qua máy soi, mà không cần cắt chì niêm phong. Nếu thấy nghi ngờ, họ có thể yêu cầu tiếp tục chuyển sang kiểm thủ công: mở container để kiểm tra trực tiếp. - Kiểm hóa thủ công: Quá trình này sẽ được thực hiện trực tiếp bởi cán bộ hải quan. Nhân viên giao nhận của Nguyên Đăng sẽ lấy phiếu đăng ký kiểm hóa điền đầy đủ thông tin về số tờ khai, tên công ty, số điện thoại và địa điểm kiểm hóa, ký tên xác nhận để
  • 36. 29 đăng ký kiểm hóa cho lô hàng , bộ hồ sơ cũng sẽ được chuyển đến cán bộ hải quan chịu trách nhiệm kiểm hóa để phân tỷ lệ kiểm tra hàng hóa. Tùy theo loại hàng, mức độ rủi ro về giá, mà hải quan có thể yêu cầu kiểm lượng hàng nhiều hay ít. Và sau đó đưa cho lãnh đạo chi cục hải quan để duyệt tỷ lệ kiểm tra. Cán bộ kiểm hóa sau khi kiểm tra hàng thực tế sẽ ghi kết quả kiểm hóa lên Phiếu ghi kết quả kiểm hóa với nội dung” lô hàng đúng như doanh nghiệp khai báo” và ký tên. Sau đó cán bộ kiểm hóa sẽ chuyển bộ tờ khai đi tính thuế. Nếu không có vấn đề gì thì hồ sơ sẽ được ký thông quan và trả lại cho nhân viên giao nhận của công ty tại nơi trả hồ sơ Bước 4: Đóng lệ phí hải quan, nhận lại tờ khai đã đóng dấu xác nhận thông quan Tem hải quan thường được công ty mua trước và phát cho nhân viên giao nhận để dán vào tờ khai hải quan. Tem này sẽ được bán tại khu vực trả tờ khai ở cảng. Sau khi hàng tiến hành kiểm hóa xong và xác nhận thông quan, nhân viên giao nhận sẽ ra bảng điện tử chờ có số tờ khai của mình sau đó vào khu vực trả tờ khai ghi tên công ty và số tờ khai, sau đó đợi gọi và nhận lại tờ khai đã đóng dấu chấp nhận thông quan. Bước 5: Phúc tập hồ sơ Tại đây nhân viên sẽ kiểm tra lại một lần nữa để tránh sai sót và sữa chữa kịp thời. 3.3.7 Nhận hàng hóa Sau khi hoàn thành việc làm thủ tục hải quan tại chi cục, nhân viên Nguyên Đăng sẽ cầm bộ tờ khai xuống cảng để đổi lệnh sau đó đóng phí nâng hạ và nhận phiếu giao nhận container. Nhân viên giao nhận cần kiểm tra số container, số seal thật kỹ trước khi vào thanh lý cổng sau đó nhận hàng hóa 3.3.8 Giao chứng từ nhận hàng cho người vận tải nội địa Nhân viên giao nhận sẽ đưa phiếu EIR màu vàng đã đóng dấu, 3 bản chính phiếu vận chuyển kiêm biên bản giao hàng cho công ty phát hành cho người vận tải và giấy hạ container rỗng. Trên phiếu vận chuyển sẽ có đầy đủ thông tin về địa chỉ khách hàng, người nhận, người giao, người vận chuyển, tên hàng, số lượng… 3.3.9 Bàn giao hồ sơ, hóa đơn và thanh toán hóa đơn cho khách hàng Sau khi hoàn tất công việc ở cảng, nhân viên giao nhận sẽ phải kiểm tra và ghi chép, sắp xếp các hóa đơn đóng lệ phí hải quan, các hóa đơn liên quan đến giám định định, các chi phí lấy D/O và tờ khai hải quan đã thông quan mang về văn phòng. Sau đó
  • 37. 30 kế toán sẽ dựa vào các hóa đơn chi phí liên quan đến lô hàng để lập hóa đơn và lập thêm 2 bảng kê bàn giao hồ sơ, chứng từ. Sau khi thanh toán hết mọi hóa đơn, Nguyên Đăng sẽ trả chứng từ gốc về cho khách. Khách hàng sẽ kiểm tra nếu thấy đầy đủ các chứng từ thì sẽ ký tên xác nhận lên biên bản bàn giao chứng từ. Sau khi khách hàng ký nhận thì nhân viên giao nhận sẽ mang biên bản bàn giao chứng từ về công ty và lưu vào hồ sơ để chuyển bảng kê thanh toán cho kế toán 3.3.10 Lưu hồ sơ Sau khi hoàn tất quá trình giao nhận, nhân viên Nguyên Đăng sẽ photo các chứng từ cần thiết và lưu lại cùng với bảng kê có ký tên xác nhận của khách hàng để tiện cho việc theo dõi sổ sách cũng như yêu cầu khách hàng thanh toán lại, tránh những rắc rối chứng từ phát sinh 3.4 Đánh giá chung về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam 3.4.1 Những thành công Nhờ sự cố gắng và nỗ lực của toàn thể các nhân viên , cán bộ ở các chi nhánh, Nguyên Đăng đã xây dựng được lên thương hiệu của mình trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển , đại lý hải quan và nhận được những kết quả tích cực Hoạt động kinh doanh của các dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển của Công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam mặc dù diễn ra trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động về cung, cầu, giá cả, chính sách xuất nhập khẩu… do dịch bệnh COVID 19 gây ra nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng rất tốt và còn đột phá. Với sự thích nghi tốt, quyết đoán và biết nắm bắt thời cơ, ban giám đốc của công ty cùng với sự nỗ lực quyết tâm của thành viên công ty đã vượt qua mọi thử thách, tận dụng lợi thế từ chính công ty và thị trường nên kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển luôn có những bước tiến vượt bậc, công tác quản trị nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển phát triển và ngày càng bền vững, góp phần xây dựng uy tín của Công ty trên thương trường. Có thể nhận thấy, nghiệp vụ nhận hàng nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển của Nguyên Đăng nhìn chung có những chuyển biến tích cực nhờ uy tín thương hiệu.
  • 38. 31 Bộ phận Kinh doanh của Công ty đã tích cực làm việc tìm kiếm khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ đem lại kết quả tốt, không chỉ chi nhánh ở Hồ Chí Minh, mà trụ sở ở Hà Nội…cũng đạt được những thành công to lớn. Nhờ đó thị trường giao nhận ngày càng mở rộng trên phạm vi cả nước và quốc tế. Qua quá trình làm việc lâu dài của mình, hiện giờ Nguyên Đăng cũng có mối quan hệ rất tốt với các hãng tàu nên thường xuyên nhận được ưu đãi và sự ưu tiên. Ngoài ra đối với thị trường nước ngoài, Nguyên Đăng ngay từ đầu cũng chú trọng nên cũng có nhiều đối tác thân thiết uy tín tại nhiều quốc gia khác nhau giúp hàng hóa của công ty được giao nhận an toàn và thông suốt tối ưu hóa thời gian. Các mối quan hệ cũng là một nguồn lực mà công ty đã cố gắng đạt được trong thời gian làm việc góp phần tạo lên thành công cho công ty trong quá trình quản trị quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển. 3.4.2 Những khó khăn Trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty, dù các nhà quản trị, các nhân viên của Nguyên Đăng đã luôn nỗ lực để hoàn thành tốt nhất những công việc có liên quan đến nghiệp vụ nhận hàng, song vẫn không thể tránh khỏi những tồn tại, vướng mắc phát sinh khi thực hiện chúng. - Thời gian, tiến độ nhận hàng bị chậm lại so với thời gian quy định Đây không chỉ là vấn để tồn tại ở Nguyên Đăng mà ở hầu hết các công ty giao nhận. Đặc biệt với nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển thì đây lại là tồn tại rất lớn. - Trong quá trình nhận hàng, hàng bị hư hỏng, đổ vỡ Nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển cần đến sự phối hợp của rất nhiều khâu khác nhau trong đó có các khâu phải tác động trực tiếp lên hàng hóa như khâu nhận hàng, bao gói, kiểm hàng, bốc dỡ, vận chuyển hàng…Chúng cũng ít nhiều liên quan, ảnh hưởng và trong nhiều trường hợp làm hàng hóa bị hỏng hóc, sứt mẻ…làm giảm chất lượng nhận hàng của công ty. - Hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ nhân viên chưa cao Tại Nguyên Đăng, nhân viên thực tế còn non yếu, thiếu các kĩ năng và sự hiểu biết cần thiết. Thực tế hoạt động ở Nguyên Đăng cho thấy rằng những sai sót thiệt hại gay
  • 39. 32 ra cho Công ty hầu hết là do nhận viên thiếu kinh nghiệm và hạn chế về trình độ chuyên môn. Và bên cạnh đó, hiệu quả làm việc cũng chưa phản ánh đúng thực lực của Công ty - Cơ sở vật chất kỹ thuật không thường xuyên được nâng cao, đổi mới Do hỏng hóc, trục trặc thường xuyên trong trang thiết bị, máy móc văn phòng, cơ sở vật chất kỹ thuật dẫn đến việc thực hiện quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, chưa được hiện đại hóa. - Hoạt động giao nhận mang tính thời vụ Đây không chỉ là đặc thù của dịch vụ giao nhận vận tải biển mà còn được coi là một tồn tại cần khắc phục. Tính thời vụ thể hiện vào mùa hàng hải, lượng hàng giao nhận quá lớn trong khi thiếu thiết bị, kho bãi,… không thể phục vụ hết nhu cầu của khách hàng; song đến mùa hàng xuống, khối lượng hàng giảm, sản lượng giao nhận cũng giảm. Khoảng thời gian hàng nhiều thường là những tháng giữa năm từ tháng 6 đến giữa tháng 8 và những tháng cuối năm (dịp Lễ Giáng Sinh và Tết Dương lịch). Những tháng còn lại việc kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn nên lượng hàng hóa giao nhận cũng ít đi. Tính thời vụ này khiến cho hoạt động của Công ty không ổn định, kết quả kinh doanh theo tháng không đồng đều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nhân viên gây ra nhận thức không đúng đắn về nghề nghiệp. Tồn tại này mang tính khách quan, nằm ngoài sự trù liệu của doanh nghiệp nên để khắc phục không đơn giản, nó cần sự vận động của bản thân doanh nghiệp, hơn thế là sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng. 3.4.3 Những nguyên nhân  Nguyên nhân chủ quan : Do trình độ đội ngũ cán bộ còn hạn chế. Mặc dù nhân lực của công ty đều tốt nghiệp trình độ cao đẳng, đại học trở lên tuy nhiên trải nghiệm thực tế lại chưa có nhiều, còn chưa trau dồi được nhiều tay nghề và chuyên môn. Thêm nữa, do thời gian sử dụng dài nhưng nguồn vốn còn hạn chế nên việc bảo trì, nâng cấp cho thiết bị, máy móc còn chưa được thực hiện đều đặn dẫn đến việc thực hiện quy trình còn gặp nhiều khó khăn, bị động, lệ thuộc vào các bên công ty thuê ngoài, đồng thời nguồn lợi to lớn từ loại hình dịch vụ tổng hợp này vẫn tiếp tục chảy vào túi các doanh nghiệp khác
  • 40. 33 Ngoài ra còn có các nguyên nhân chủ quan khác phát sinh trong các khâu của quy trình nhận hàng nhập khẩu đường biển như sau:  Vấn đề với việc chuẩn bị chứng từ Vấn đề này có thể xuất phát sự chủ quan xuất phát trực tiếp từ người phụ trách của Công ty. Khi chuẩn bị bộ chứng từ để khai báo Hải quan, nhân viên Nguyên Đăng lại kiểm tra không kỹ, làm thiếu chứng từ hoặc khai báo sai sót các thông số ở các loại chứng từ khác nhau. Đây là lỗi rất dễ mắc phải bởi vì bộ chứng từ bao gồm rất nhiều loại giấy tờ kèm theo rất nhiều khoản mục trên đó. Các thông số khai báo không khớp nhau dù chỉ là một điều khoản rất nhỏ cũng gây mất rất nhiều thời gian khi làm thủ tục hải quan do bị Hải quan trả lại hoặc phải mất thời gian sửa chữa hoàn thiện lại bộ chứng từ dẫn đến chậm tiến độ công việc, ảnh hưởng tới những bước tiếp theo của quá trình nhận hàng nhập khẩu. Đôi khi, bộ chứng từ bị thiếu lại do bên khách hàng giao thiếu cho Công ty, song do nhân viên của Công ty đã không theo sát thời phát hiện để thông báo cho khách hàng bổ sung, cũng có thể do trình đọ nghiệp vụ của nhân viên mới vào nghề chưa vững để xử lý kịp thời những thiếu sót này Phát sinh trong khâu nhận hàng nhập khẩu: Nếu nhận viên của Nguyên Đăng không chú ý cẩn thận kiểm tra, giám sát quá trình nhận hàng thì có thể làm phát sinh nhiều sai sót như nhận hàng không đúng, không đủ, thiếu về trọng lượng, số lượng, hàng đóng gói không đúng phẩm chất, quy cách, nhận nhầm hàng… Khi đó bên đối tác của chủ hàng sẽ yêu cầu bổ sung hoặc thay thế hàng hóa nhận sai, từ đó làm chậm thời gian nhận hàng theo hợp đồng ký kết hoặc phát sinh chi phí không cần thiết.  Phát sinh trong khâu vận chuyển hàng hóa: Việc vận chuyển hàng hóa dù ở bất kì phương thức nào thì trở ngại do vấn đề thời tiết, thiên tài như thời tiết xấu, mưa bão, ngập lụt, ... đều không thể dự báo, phòng tránh được, kích thước các con tàu chở hàng từ nước quá lớn, không thể vào cảng bên trong. Khí đó, hãng tàu mặc dù cũng kết hợp với cảng để giải quyết hợp lý bảo đảm an toàn cho hàng hóa nhưng thời gian hàng phải chờ đợi cũng khiến cho quy trình bị gián đoạn, chậm trễ
  • 41. 34 Trong quá trình vận chuyển hàng hóa nhiều khi gặp những trở ngại ngoài dự định, chẳng hạn như thời tiết xấu, mưa bão, ngập lụt…, kích cỡ các con tàu chở hàng từ nước ngoài quá lớn, không đi sâu vào cảng được. Khi đó, hãng tàu kết hợp với cảng để có cách giải quyết hợp lý, thời gian hàng bị tồn đợi này rất hay xảy ra khiến hàng nhập chậm lại. Việc nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển cũng như các công việc giao nhận khách không chỉ được thực hiện bởi một các nhân mà là nằm trong một phần của chuỗi cung ứng gồm nhiều thành phần như khâu nhận hàng, bao gói, kiểm hàng, bốc dỡ, ... Chúng ít nhiều cũng trực tiếp ảnh hưởng đến quy trình và nhiều khi làm hàng hóa giao nhận gặp sự cố về hỏng hóc, sức mẻ, ... làm giảm chất lượng nhận hàng của công ty Ngoài ra do sự phối hợp của các bộ phận tham gia ( nhân viên làm chứng từ, nhân viên giao nhận, khách hàng, bộ phận thuê tàu, ...) còn chưa có sự nhịp nhàng ăn ý nên tiến độ của lô hàng nhập khẩu thường xuyên bị gián đoạn  Nguyên nhân khách quan : - Trong làm thủ tục hải quan, cán bộ Hải quan gây khó dễ trong quá trình làm thủ tục khai hải quan, thuế nộp cho cán bộ hải quan phải vòng qua kho bạc Nhà nước. - Do hãng đại lý gửi NOR xuống muộn hoặc tàu đến trễ. - Do nhà thầu phụ đến nhận hàng chậm so với thời gian quy định. - Tính thời vụ của hoạt động giao nhận xuất phát từ tính thời vụ của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bởi lượng hàng hóa chính là đối tượng của hoạt động giao nhận.
  • 42. 35 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH NGUYÊN ĐĂNG VIỆT NAM 4.1 Định hướng phát triển nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, với đà tăng trưởng mạnh mẽ của năm 2020 Nguyên Đăng đã đề ra mục tiêu giữ vững mức độ tăng trưởng ở mức 10% - 20% trên mặt năm trong những năm tiếp theo. Trong đó hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển cố gắng chiểm tỉ trọng 60% -70% so với các hoạt động còn lại. Để đạt được mục tiêu, Công ty đã gặp phải không ít khó khăn và cần phải nỗ lực duy trì và mở rộng thị phần, tập trung đáp ứng các nhu cầu của khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa và nhỏ ở trong nước. Cùng với đó, Công ty cũng đã xác định cho mình những phương hướng phát triển như sau: - Sử dụng hiệu quả nguồn vốn vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng, khai thác và tận dụng tối đa chức năng của kho bãi, phương tiện thiết bị vận chuyển bốc dỡ phục vụ công tác giao nhận - Xây dựng cơ chế điều hành kinh doanh, quy chế về hoa hồng, doanh thu phù hợp tạo động lực thúc đẩy kinh doanh, tăng cường công tác quản lý, tiết kiệm chi phí hoạt động, đảm bảo dịch vụ và khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường nhằm thu hút được khách hàng mới và giữ chân được khách hàng quen thuộc - Tích cực mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động Marketing thông qua website của Nguyên Đăng nhằm giới thiệu được đến khách hàng hoạt động, khả năng giao nhận của công ty . Tập trung phát triển các thị trường trọng điểm như Châu Mỹ, Châu Á, mở rộng ngành nghề đảm nhận - Thường xuyên tham gia huấn luyện, đào tạo thêm kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên, tổ chức các buổi hội thảo để truyền đạt kinh nghiệm, bổ sung kiến thức và nâng cao trách nhiệm đối với công ty - Khuyến khích sự gắn kết giữa các phòng ban, chi nhánh, tạo sự gắn bó, phối hợp trôi chảy trong hoạt động của công ty nhằm đạt được lợi ích chung và lợi ích của từng đơn vị
  • 43. 36 - Nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển các phương tiện vận chuyển của hoạt động giao nhận nhằm đáp ứng thêm nhu cầu cho khách hàng và khai thác thêm các thế mạnh có sẵn về cơ sở vật chât, đội ngũ nhân viên được đào tạo Ngoài những định hướng chung của Công ty trong thời gian tới, Công ty còn đưa ra phương hướng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản trị quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển. Đó là hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty, đồng thời đơn giản hóa và hiện đại hóa việc thực hiện quy trình đó. 4.2 Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH Nguyên Đăng Việt Nam 4.2.1 Giải pháp trong việc kiểm tra và áp mã HS cho hàng hóa Sau quá trình hoạt động tại công ty, nhận thấy các nhân viên thường rất ngại khi phải tra mã HS cho hàng hóa mà khách hàng nhập khẩu. Đây là một khó khăn mà công ty đang phải đối mặt làm giảm hiệu quả trong công tác tư vấn cho khách hàng và làm việc với hải quan. Vấn đề về mã HS thường gây ra tranh luận giữa Hải quan và nhân viên giao nhận, vì khách hàng thường không khai báo đúng tên hàng, mô tả chi tiết hàng hóa gây khó khăn trong việc áp đúng mã HS. Vấn đề này làm thủ tục kéo dài thời gian và tốn thêm chi phí. Vì vậy giải pháp đưa ra là tối ưu hóa thời gian và tăng độ chính xác trong khâu áp mã HS Để có thể khắc phục được vấn đề về áp mã HS, trước tiên trước khi tiến hành làm thủ tục Hải quan, nhân viên giao nhận cần chuẩn bị các hồ sơ cần thiết nhƣ catalogue, tài liệu kỹ thuật, đồng thời nắm rõ hình dạng, đặc tính, cấu tạo, công dụng,... của hàng hóa nhằm tạo thuận lợi cho áp mã HS hàng hóa phù hợp. Nếu hàng hóa là máy móc, thiết bị phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên môn, nên yêu cầu nhân viên kỹ thuật phía khách hàng hỗ trợ công tác trực tiếp tham gia. Công việc này đòi hỏi một kiến thức tổng quát về các loại hàng cũng như nắm vững cơ cấu của biểu thuế nhập khẩu. Thực tế việc áp mã hàng hóa không phải công việc đơn giản đòi hỏi sự hỗ trợ từ phía khách hàng về các thông tin về đặc điểm, tính chất, công dụng, ... kết hợp với sự linh hoạt trong việc
  • 44. 37 vận dung kiến thức và kinh nghiệm đề đưa ra mã HS chính xác. Ngoài ra với nhân viên cần phải cập nhật thường xuyên các văn bản về thuế của các bộ ngành liên quan 4.2.2 Hoàn thiện công tác chuẩn bị chứng từ Điều đầu tiên cần kiểm tra trong việc chuẩn bị chứng từ là bộ chứng từ cần đầy đủ giấy tờ cần thiết cho lô hàng. Nếu công ty không đủ chứng từ cần thiết sẽ không thể nhận hàng đúng hạn cho khách hàng. Sau đó cần đảm bảo tính chính xác và khớp nhau giữa chứng từ để tránh mất thời gian và chi phí sửa chữa. Do đó, làm tốt khâu chuẩn bị chứng từ sẽ giúp cho quy trình nhận hàng được thông suốt, dễ dàng hơn. Có thể áp dụng các biện pháp cụ thể như sau: - Phân công hai người cùng thực hiện công việc chuẩn bị, kiểm tra, hoàn thiện bộ chứng từ, kiểm tra chéo nhau, hỗ trợ nhau nhằm phát hiện kịp thời những thiếu sót trong khâu chuẩn bị chứng từ. Nếu có bất cứ chi tiết, số liệu nào còn chưa rõ thì phải có sự trao đổi lại với khách hàng và các bêb liên quan, kịp thời bổ sung những chứng từ thiếu sót hoặc không phù hợp. - Cần phân công người theo dõi, cập nhập thông tin thay đổi liên quan đến nghiệp vụ giao nhận từ phía các cơ quan chức năng để kịp thời phổ biến hoặc có những bổ sung, điều chỉnh phù hợp với các chứng từ cần thiết. 4.2.3 Hoàn thiện công tác kiểm hàng và nhận hàng Nhân viên đầu tiên cần phải nắm bắt được hàng hóa mình nhận, đảm bảo nhận chính xác lô hàng sau đó cần kiểm tra kỹ xem có phù hợp về chất lượng, với các chứng từ đã được giao và các điều khoản đã thỏa thuận không. Cần thực hiện tốt khâu kiểm hàng để tránh rắc rối cho công ty vì đã có căn cứ xác nhận khi có vấn đề xảy ra về chất lượng hay số lượng hàng hóa - Nhân viên giao nhận cần lưu ý địa điểm kiểm hóa và nội dung đầu tiên kiểm hóa. Bởi chỉ cần sai sót nhỏ về thời gian hay địa điểm cũng khiến cho công tác kiểm tra bị chậm lại kéo theo tiến độ nhận lô hàng cũng chậm lại - Công ty cũng phải chủ động khi mời các cán bộ của cơ quan kiểm nghiệm đến kiểm tra hàng sao cho có sự thuận tiện nhất cả về thời gian và địa điểm nhận hàng. Cấn cử thêm cán bộ chuyên trách trong Công ty hỗ trợ và giám sát việc kiểm tra