SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÒ THỊ TÂM
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC
TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỘI VIÊN HỘI NÔNG DÂN
HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Hoài An
Thái Nguyên, năm 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của
thầy giáo TS. Dương Hoài An. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn được thu thập tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy và được trích dẫn đầy
đủ, chính xác.
TháiNguyên, tháng 05 năm 2021
Tác giả
Lò Thị Tâm
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành
tới TS. Dương Hoài An, người luôn hết sức tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, góp
ý, chỉnh sửa giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Điện
Biên Đông đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu
hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nông dân huyện Điện Biên Đông.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan Hội Nông dân
huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã tận tình giúp đỡ trong quá trình học
tập và thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
TháiNguyên, tháng 04 năm 2022
Tác giả
Lò Thị Tâm
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ý NGHĨA
2 CSXH Chính sách xã hội
3 NHCSXH Ngân hàng chính sáchxã hội
4 HTTDNT Hệ thống tín dụng nông thôn
8 HTX Hợp tác xã
9 NNNT Nông nghiệp nông thôn
10 HĐQT Hội đồngquản trị
12 UBND Ủy ban nhân dân
16 SXKD
NN&PTNTNN
Sản xuất kinh doanh
17 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
thông
19 HĐND Hội đồng nhân dân
iv
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Những thông tin chung
1.1. Họ và tên tác giả: Lò Thị Tâm.
1.2. Tên đề tài: Nghiên cứu hoạt động ủy thác tín dụng của ngân hàng
Chính sách xã hội đối với hội viên Hội Nông dân huyện Điện Biên Đông,
tỉnh Điện Biên.
1.3. Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp. Mã số: 8.62.01.15
1.4. Người hướng dẫn khoa học:TS. Dương Hoài An
1.5. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
2. Nội dung trích yếu
2.1. Lý do chọn đề tài:
Để nghiên cứu hoạt động ủy thác tín dụng của ngân hàng CSXH đối với
hội viên nông dân hiện nay như thế nào? Nguồn vốn vay tác động đến thu nhập
và chi tiêu của hộ nông dân huyện Điện Biên Đông ra sao? Là lý do, tác giả
lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu hoạt động ủy thác tín dụng của ngân hàng Chính
sách xã hội đối với hội viên Hội Nông dân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện
Biên” để nghiên cứu những kiến thức lý luận vào thực tiễn, tìm giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động nhận ủy thác tín dụng của Hội, góp phần thực
hiện thắng lợi công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương.
2.2. Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng nguồn vốn ủy thác của ngân hàng chính CSXH
thông qua Hội nông dân huyện Điện Biên Đôngg giai đoạn 2019-2021.
- Tác động của nguồn vốn ủy thác của ngân hàng chính CSXH đối với
kinh tế hộ của hội viên nông dân huyện Điện Biên Đông giai đoạn 2019-2021
- Đề xuất các giải pháp nhằm cho vay và sử dụng tốt hơn nguồn vốn ủy
thác của ngân hàng chính CSXH huyện Điện Biên Đông.
v
2.3. Phương pháp nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu thu được bằng phương pháp
thu thập số liệu thứ cấp, điều tra thu thập số liệu sơ cấp. Phân tích số liệu dựa
trên phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp SWOT.
2.4. Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được: Kết quả nghiên cứu cho
thấy NHCSXH hiện có 13 chương trình tín dụng Ngân hàng đang ủy thác với
các tổ chức chính trị xã hội. Tổng dư nợ năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt là
144.383; 156.023 và 166.846 triệu đồng. Trong đó, Hội LHPN quản lý số vốn
lớn nhất, chiếm 32,9 - 36,6%. Đến ngày 31/12/2020 tổng nguồn vốn quản lý và
huy động tại NHCSXH thành phố Sông Công đạt 167.567,5 triệu đồng, tăng
7,4% so với đầu năm 2019 và tăng 15% so năm 2018. Tổng nợ xấu so tổng dư
nợ chiếm từ 0,4 - 0,7%. Tính đến 30/12/2020, Hội LHPN thành phố quản lý
59 tổ với 1.159 hộ với dư nợ là 54.942 triệu đồng và không có nợ xấu trong
giai đoạn 2018 - 2020. Qua điều tra các hộ vay vốn cho thấy bình quân nhân
khẩu ở hộ nghèo là 3,17; bình quân lao động/hộ nghèo là 2. Nhà ở của các hộ
chủ yếu kiên cố và bán kiên cố. Thu nhập các hộ chủ yếu là buôn bán. Dư nợ
chương trình cho vay giải quyết việc làm là cao nhất (57,76%). Đa số người
dân cho rằng thủ tục cho vay, lượng tiền cho vay, lãi suất, thời gian cho vay là
phù hợp. Nghiên cứu cho thấy hoạt động ủy thác đối với Hội LHPN còn một
số tồn tại như: Ở một số nơi chưa chủ động phối hợp với chính quyền địa
phương, tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác trong công tác xử lý thu hồi dứt
điểm nợ quá hạn, nợ tồn đọng; Tỷ lệ gia nợ hạn cuối kỳ còn cao…Để khắc
phục những tồn tại trên cần áp dụng các giải pháp như: Nâng cao công tác
tuyên truyền; tổ chức thực hiện các nội dung ủy thác đã ký; nghiêm túc xây
dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và thực hiện thường xuyên, hiệu quả…
2.5. Kết luận: Đề tài đã hệ thống hóa được thực trạng hoạt động tín dụng và
nhận ủy thác tín dụng của NHCSXH, như đánh giá được tổng dư nợ, nợ xấu
năm 2018, 2019 và 2020; đánh giá được hoạt động ủy thác đối với Hội LHPN
Sông Công; điều tra thực trạng về nhận thức, quy trình, sử dụng vốn vay, hiệu
vi
quả vốn vay...Đánh giá được các mặt tích cực và hạn chế đối với hoạt động ủy
thác bằng phương pháp SWOT. Đề xuất được các giải pháp khắc phục những
tồn tại của chương trình cho vay ủy thác.
2.6. Kiến nghị: Thường xuyên tập huấn kỹ năng quản lý tín dụng cho tổ trưởng
vay vốn và cán bộ cơ sở. Có kế hoạch dài kỳ về phân bổ nguồn vốn thường
xuyên (cố định) và tổ chức giao ban định kỳ.
Người hướng dẫn khoa học
TS. Dương Hoài An
Học viên
Lò Thị Tâm
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với dân số hơn 96 triệu dân theo tổng điều tra dân số năm 2019 thì nước
ta có đến hơn 70% dân cư ở khu vực nông thôn (Tổng cục thống kê). Vì vậy
tín dụng khu vực nông thôn rất quan trọng nhưng đây là khu vực sinh lười
thấp, chi phí cao, nhiều rủi ro khách quan nên luồng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn
thương mại không đổ vào nhiều. Mặc du hiện nay Đảng và Nhà nước đã có
rất nhiều các chính sách ưu đãi cho đối tượng này như Nghị định 78/NDD –
CP ngày 04/10/2020 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính
sách khác”
Thị trường tài chính nông thôn hiện nay ở Việt Nam rất đa dạng
như:Vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nông nghiệp lãi suất ưu đãi đầu tư
vào các dự án, vốn tín dựng ưu đã cho các hộ nghèo và các đối tượng chính
sách,...Tuy nhiên các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại các khu vực nông thôn
còn nghèo nàn, chủ yếu là tín dụng truyền thống, các dịch vụ thanh toán, bảo
hiển nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng nông nghiệp,... các sản phẩm tín dụng của
ngân hàng hiện nay chưa bao gồm các dịch vụ hỗ trợ đi kèm, công cụ đầu tư
tài chính cho thị trường này hầu như chứa có. Quy trình cung cấp tín dụng còn
phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân, đặc biệt là các thủ tục liên
quan đến tài sản thế chấp là đất đai, không đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh và lãi suất các khaonr cho vay thương mại đối với nông
nghiệp nông thôn còn ở mức cao khiến còn nhiều tệ nạ như cò vay vốn, tín
dụng nặng lãi vẫn đang diễn ra. Đây là những lý do kiến cho tín dụng đối với
khu vực nông thôn vẫn là vấn đề bức xúc hiện nay
Hội nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông
dân với mục đích tập hợp, đoàn kết nông dân giúp nông dân phát triển kinh tế
góp phần xóa đói giảm nghèo nhất là đối với các hộ nân vùng sâu vùng xa
vùng khó khăn. Trong các kênh truyền tải vốn cho các hộ nông dân có kênh
8
thông quaNgân hàng chính sách. Theo Điều 5 của Nghị định 78: " Việc cho vay
của NHCSXH đượcthựchiện theophươngthứcủythácchocáctổ chứctín dụng,
tổ chức chính trịxã hội theohợp đồng ủythác hoặc cho vay trực tiếp đến người
vay" là một phương pháp cho vay có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, phát huy sức
mạnh cộng đồng và sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng tham gia vào lĩnh
vực xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
Hiện nay Chi nhánh Ngân hàng CS - XH huyện đã mở rộng mạng lưới
hoạt động đến 14 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn tạo điều kiện thuận lợi cho
các hộ nông dân đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc đến giao dịch để được vay
vốn ưu đãi. Chi nhánh NHCSXH củng cố lại tổ vay vốn uỷ thác qua các tổ
chức chính trị, xã hội; đồng thời tăng cường mở các lớp tập huấn nghiệp vụ
cho cán bộ quỹ. Tính đến tháng 12/2020 Tổng nguồn vốn dư nợ của Chi nhánh
đạt trên 329,251 tỷ đồng. Trong đó, cho vay hộ nghèo đạt 178,142 tỷ đồng với
5.164 hộ vay; cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 69,949 tỷ đồng; cho
vay hộ cận nghèo – QDD15/2013 là 18,763 tỷ đồng, số còn lại các chương
trình cho vay khác (NH CSXH chi nhánh huyện Điện Biên Đông). Để nghiên
cứu hoạt động ủy thác tín dụng của ngân hàng CSXH đối với hội viên nông
dân hiện nay như thế nào? Nguồn vốn vay tác động đến thu nhập và chi tiêu
của hộ nông dân huyện Điện Biên Đông ra sao? Là lý do, tác giả lựa chọn đề
tài: “ Nghiên cứu hoạt động ủy thác tín dụng của ngân hàng Chính sách xã
hội đối với hội viên Hội Nông dân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên”
để nghiên cứu những kiến thức lý luận vào thực tiễn, tìm giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động nhận ủy thác tín dụng của Hội, góp phần thực hiện
thắng lợi công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng nguồn vốn ủy thác của ngân hàng chính CSXH
thông qua Hội nông dân huyện Điện Biên Đôngg giai đoạn 2019-2021.
9
- Tác động của nguồn vốn ủy thác của ngân hàng chính CSXH đối với
kinh tế hộ của hội viên nông dân huyện Điện Biên Đông giai đoạn 2019-2021
- Đề xuất các giải pháp nhằm cho vay và sử dụng tốt hơn nguồn vốn ủy
thác của ngân hàng chính CSXH huyện Điện Biên Đông.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan hệ kinh tế, tín dụng giữa
hộ nông dân và Hội Nông dân với ngân hàng CSXH huyện Điện Biên Đông.
Thông qua điều tra các hộ nông dân có vay vốn tại ngân hàng CSXH huyện
Điện Biên Đông, các bộ thuộc ngân hàng CSXH huyện Điện Biên Đông
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian:
Luận văn được nghiêncứutại địabàn huyệnĐiện Biên Đông, tỉnhĐiệnBiên.
Phạm vi về thời gian: .
Các số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài được thu thập trong các năm từ
năm 2018- 2020; Các số liệu sơ cấp khảo sát các hộ nông dân trong năm 2021.
4. Ý nghĩa đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn vốn ủy
thác qua ngân hàng CSXH đối với hội viên nông dân
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là luận cứ khoa học phục vụ cho sự lãnh
đạo, chỉ đạo,điềuhành quản lý hộinông dânhuyện Điện Biên Đôngvề nâng chất
lượng ủy thác thông qua ngân hàng CSXH
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài làm cơ sơ lý luận và thực tiễn cho Hội nông dân trong huyện
tham khảo để đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng ủy thác trong thời
gian tới. Đồng thời giúp cho Chính quyền các cấp có luận cứ khoa học trong
việc xây dựng cơ chế, chính sách nhằm nâng cao chất lượng ủy thác giai đoạn
2022- 2025
10
- Đề tài góp phần đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng ủy thác qua
ngân hàng CSXH đối với hội viên nông dân để các cấp có thẩm quyền tham
khảo.
11
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Mộtsố các khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tíndụnglà một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh
tế hàng hóa, phản ánh quan hệ vay mượn giữa các chủ thể trong nền kinh tế
theo nguyên tắc có hoàntrả cả gốc và lãi đúng thời hạn, có mục đích và bảo
đảm tiền vay. Tíndụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Khi
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, đồng thời xuất hiện quan hệ trao
đổihàng hóa. Thờikỳ này, tíndụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn
bằng hiện vật - hàng hóa. Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay
mượn bằng tiền tệ.
Theo nghĩa nguyên thủy, tín dụng (credit) là sự tin tưởng, tín nhiệm
mà cho vay mượn các loại vật tư, hàng hóa, tiền tệ. Như vậy, tín dụng
không chỉ là sự vay mượn thông thường mà là sự vay mượn với một mức
tín nhiệm nhất định; Tức là khi thực hiện quyền cho vay, người cho vay tin
vào khả năng trả nợ của người đi vay. Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là
một loại quan hệ xã hội biểu hiện mối liên hệ kinh tế, trước hết là dựa trên
cơ sở niềm tin .
Theo quan điểm “Tín dụng là tổng số tiền người gửi vào tổ chức tín
dụng, đốivới họ quyềnkiểm soát số tiền đã bị chuyển đổi” thì tín dụng đứng
trên quan điểm là khoản tiết kiệm của người dân vào các tổ chức tín dụng
1.1.1.2. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi
vay, giữa họ có mối quan hệ thông qua vận động của giá trị vốn tín dụng, được
biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hóa. Trong quan hệ tài chính cụ thể,
tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể.
12
Tín dụng ưu đãi: là một khái niệm chỉ một khoản vay bằng tiền mặt hay
bằng hàng hóa được cung cấp từ một bên cho vay dành cho bên đi vay với
những ưu đãi đặc biệt dưới hình thức lãi suất hay hình thức nào đó nhằm
hướng đến một mục đích nhất định nằm trong thỏa thuận dựa trên sự tin tưởng
lẫn nhau của hai bên hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba.
Tíndụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân
hàng cho khách hàng, trong một thời gian nhất định với một chi phí nhất định.
Tín dụng ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội: Tín dụng ưu đãi của
ngân hàng chính sách xã hội thực chất là các khoản vay của Ngân hàng chính
sách xã hội cung cấp các khoản tín dụng cho các đối tượng thuộc diện như hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh
khó khăn…với những ưu đãi đặc biệt về lãi suất, mức vốn vay, thời hạn cho
vay và quy trình cho vay, nhằm mục đích giúp các đối tượng trên cải thiện và
ổn định cuộc sống, nâng cao dân trí, giảm chênh lệch giàu nghèo trong xã hội.
Theo Mai Siêu (1998), tín dụng không chỉ là sự vay mượn thông thường
mà là sự vay mượn với một mức tín nhiệm nhất định; Tức là khi thực hiện
quyền cho vay, người cho vay tin vào khả năng trả nợ của người đi vay. Hiểu
theo nghĩa rộng, tín dụng là một loại quan hệ xã hội biểu hiện mối liên hệ kinh
tế, trước hết là dựa trên cơ sở niềm tin.
Theo Viện nhân lực ngân hàng tài chính (2021), về thực chất tín dụng là
một quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, giữa họ có mối quan
hệ với nhau thông qua sự vận động của giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dư-
ới hình thức tiền tệ và hàng hóa từ người cho vay chuyển sang người đi vay và
sau một thời gian nhất định quay về với người cho vay với lượng giá trị lớn
hơn ban đầu. Tín dụng được cấu thành nên từ sự kết hợp của ba yếu tố chính
là: lòng tin (sự tin tưởng vào khả năng hoàn trả đầy đủ và đúng hạn của người
cho vay đối với người đi vay); thời hạn của quan hệ tín dụng (thời gian người
vay sử dụng tiền vay); sự hứa hẹn hoàn trả. Và như vậy, phạm trù tín dụng có
các đặc trưng chủ yếu sau:
13
Tín dụng là có lòng tin: bản thân từ tín dụng xuất phát từ tiếng la-tinh
“creditum” có nghĩa là “sự giao phó” hay “sự tín nhiệm”. Nghiên cứu khái
niệm tín dụng cũng cho ta thấy tín dụng là sự cho vay có hứa hẹn thời gian
hoàn trả. Sự hứa hẹn biểu hiện “mức tín nhiệm” hay “lòng tin” của người cho
vay với người đi vay. Yếu tố lòng tin tuy vô hình nhưng không thể thiếu trong
quan hệ tín dụng, đây là yếu tố bao trùm trong hoạt động tín dụng, là điều kiện
cần cho quan hệ tín dụng phát sinh.
Tín dụng là có tính thời hạn: khác với các quan hệ mua bán thông thường
khác (sau khi trả tiền người mua trở thành chủ sở hữu của vật mua hay còn gọi
là “mua đứt bán đoạn”), quan hệ tín dụng chỉ trao đổi quyền sử dụng giá trị
khoản vay chứ không trao đổi quyền sở hữu khoản vay. Người cho vay giao
giá trị khoản vay dưới dạng hàng hóa hay tiền tệ cho người kia sử dụng
trong một thời gian nhất định. Sau khi khai thác giá trị sử dụng của khoản
vay trong thời hạn cam kết, người đi vay phải hoàn trả toàn bộ giá trị khoản
vay cộng thêm khoản lợi tức hợp lý kèm theo như cam kết đã giao ước với
người cho vay.
Tín dụng là có tính hoàn trả: Đây là đặc trưng thuộc về bản chất vận động
của tín dụng và là dấu ấn để phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh
tế khác. Sau khi kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng, hoàn thành một chu
kỳ sản xuất trở về trạng thái tiền tệ, vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả
cho người cho vay kèm theo một phần lãi như đã thỏa thuận.
Một mối quan hệ tín dụng được gọi là hoàn hảo nếu được thực hiện với
đầy đủ các đặc trưng trên, nghĩa là người đi vay hoàn trả được đầy đủ gốc và
lãi đúng thời hạn.
1.1.1.3. Khái niệm ủy thác tín dụng ngân hàng
Ủy thác là việc giao cho cá nhân, pháp nhân bên được nhận ủy thác,
nhân danh người nhận ủy thác để làm một việc nhất định mà người ủy thác
không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm.
14
Khái niệm về “hoạt động ủy thác”: Ủy thác là việc một bên (bên ủy
thác) giao vốn bằng tiền cho một bên khác (bên nhận ủy thác) để thực hiện
hoạt động quy định của Pháp luật (Thông tư 30/2014/TT-NHNN, ngày
6/11/2014 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam). Theo Điều 106 Luật Tổ chức
tín dụng (2010), Ngân hàng thương mại được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại
lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm,
quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Theo khái niệm được
quốc tế công nhận thì hoạt động ủy thác (trust business) bản chất là hoạt
động huy động vốn phi tiền gửi (non- deposit instruments).
- “Hoạt động ủy thác” gồm 04 yếu tố, các hoạt động không đảm bảo có
đủ 4 yếu tố này thì không được coi là “hoạt động ủy thác”:
+ Bên ủy thác giao vốn (bằng tiền) cho bên nhận ủy thác;
+ Sử dụng cho đối tượng thụ hưởng của ủy thác;
+ Mục đích, lợi ích hợp pháp do bên ủy thác chỉ định.
+ Trên cơ sở hợp đồng ủy thác.
1.1.2. Ngân hàng CSXH và cáchoạt động ủy thác
1.1.2.1. NgânhànhChính sách xã hội
NHCSXH được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối
với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoạt động của NHCSXH
không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ
lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm
tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh
toán, ngân quỹ và được nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa
phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ
chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương
trình dự án phát triển kinh tế xã hội.
NHCSXH là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước
nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp
15
cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập,
cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách
phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh , dân chủ, công bằng, văn minh.
1.1.2.2.Hoạt động ủy thác của ngân hàng cính sách xã hội
NHCSXH là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống; tự chủ về tài
chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tín dụng của mình trước pháp luật;
thực hiện bảo tồn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động tín
dụng. NHCSXH không tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc
bằng 0%, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì an sinh xã hội,
thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi, mục tiêu chủ yếu là xóa
đói giảm nghèo. Mức cho vay và lãi suất cho vay của NHCSXH theo Quyết
định của Chính phủ từng thời kỳ.
Ngoài nguồn vốn chủ yếu là nhận từ nhà nước NHCSXH còn nhận vốn
uỷ thác của chính quyền địa phương như các quỹ tín dụng hay quỹ từ thiện cho
người nghèo của nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính tín dụng,
các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ, các cá
nhân trong và ngoài nước để cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác.
Đối tượng vay vốn là những hộ gia đình nghèo, các đối tượng chính
sách gặp khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống không đủ điều kiện để vay vốn
từ các NHTM, các đối tượng sinh sống ở những xã thuộc vùng khó khăn (theo
Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ).
- Phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội (04 tổ
chức chính trị - xã hội gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu
chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gọi tắt là tổ chức Hội,
đoàn thể
16
- Có Hội đồng quản trị và Ban đại diện HĐQT các cấp.
1.1.3. Ý nghĩa và điều kiện của việc ủy thác cho vay thông qua tổ chức hội,
đoàn thể.
1.1.3.1. Ý nghĩa của hoạt động ủy thác cho vay
- Công khai hóa, xã hội hóa hoạt động của NHCSXH.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của tổ chức
Hội, đoàn thể giúp nhân dân được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách tín dụng
ưu đãi của Chính phủ, tạo một kênh dẫn vốn hữu hiệu, tin cậy đối với nhân dân
và cấp ủy Đảng, chính quyền.
- Củng cố hoạt động của tổ chức Hội, đoàn thể ở cơ sở. Thông qua hoạt
động tín dụng, các tổ chức Hội,đoàn thể có điều kiện quan tâm hơn đến hội
viên, làm cho sinh hoạt Hội, đoàn thể có nội dung phong phú hơn.
- Thông qua việc ủy thác cho vay, các tổ chức Hội, đoàn thể có thể lồng
ghép việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị khác, góp phần tiết giảm chi
phí xã hội.
- Giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch
vụ tài chính, tiết kiệm của NHCSXH một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn
và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí khi vay vốn.
- Thông qua việc bình xét công khai hộ vay vốn, phát huy vai trò của tổ
chức Hội, đoàn thể đảm bảo đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng.
1.1.3.2. Điều kiện của hoạt động ủy thác cho vay
Đối với hộ vay: Phải là thành viên Tổ TK&VV và chấp hành các quy
ước hoạt động của Tổ.
* Đối với Tổ TK&VV: Hoạt động theo đúng Quyết định số 15/QĐ-
HĐQT ngày 05/3/2013 của Hội đồng quản trị NHCSXH và tuân thủ nguyên
tắc công khai, dân chủ, công bằng.
* Đối với tổ chức Hội: Có mạng lưới hoạt động đến thôn bản...; Có uy
tín trong nhân dân và có tín nhiệm với NHCSXH; Có cán bộ am hiểu và được
17
tập huấn nghiệp vụ NHCSXH; Có khả năng tuyên truyền và kiểm tra, giám sát
hoạt động Tổ. Được NHCSXH ký văn bản Liên tịch và văn bản Thoả thuận.
1.1.4. Nội dung ủy thác cho vay qua các tổ chức hội, đoàn thể
NHCSXH ủy thác cho 04 tổ chức Hội, đoàn thể thực hiện một số nội
dung công việc trong quy trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác của NHCSXH, cụ thể như sau:
1.1.4.1. Công tác tuyên truyền, vận động
- Thực hiện tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ
về chính sách tín dụng ưu đãi và các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và
các đối tượng chính sách khác...
- Vận động việc thành lập TK&VV (TK&VV) theo đúng Quy chế về tổ
chức và hoạt động của Tổ TK&VV ban hành theo Quyết định số 15/QĐ-
HĐQT ngày 05/3/2013 của Hội đồng quản trị NHCSXH.
- Vận động, đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV tham dự đầy đủ các phiên
giao dịch của NHCSXH; hướng dẫn tổ viên Tổ TK&VV thực hiện giao dịch
với NHCSXH.
- Vận động tổ viên chấp hành Quy ước hoạt động của Tổ TK&VV, thực
hành tiết kiệm; giúp đỡ nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn
vay đúng mục đích, có hiệu quả góp phần nâng cao đời sống, thực hiện trả nợ,
trả lãi đúng kỳ hạn đã cam kết với Ngân hàng.
- Vận động, khuyến khích các tổ viên Tổ TK&VV tham gia các hoạt
động khác của NHCSXH.
- Tổ chức tập huấn hoặc phối hợp với NHCSXH tập huấn nghiệp vụ ủy
thác cho cán bộ Hội, đoàn thể cấp dưới và Ban quản lý Tổ TK&VV.
1.1.4.2. Kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ, Ban Quản lý Tổ và các tổ viên
- Giám sát toàn diện các hoạt động của Tổ TK&VV theo đúng Quy chế
về tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV ban hành kèm theo Quyết định số
15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Hội đồng quản trị NHCSXH. Trong đó, các
nội dung sau cần phải trực tiếp tham gia họp và chỉ đạo:
18
+ Họp thành lập Tổ TK&VV
+ Họp xây dựng quy ước hoạt động của Tổ TK&VV.
+ Họp bầu mới, thay đổi Ban quản lý Tổ TK&VV.
+ Họp bình xét cho vay.
- Giám sát và đôn đốc Ban quản lý Tổ thực hiện đúng các nhiệm vụ
được ủy nhiệm theo Hợp đồng đã ký với NHCSXH.
- Trực tiếp kiểm tra việc sử dụng vốn vay của 100% các món vay mới
trong vòng 30 ngày kể từ ngày NHCSXH giải ngân cho hộ vay.
- Đôn đốc Ban quản lý Tổ giám sát tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục
đích và có hiệu quả, trả nợ, trả lãi, thực hành tiết kiệm...
- Giám sát các phiên giao dịch, các hoạt động giao dịch của NHCSXH
tại xã; giám sát, bảo quản các nội dung công khai của NHCSXH tại điểm giao
dịch; giám sát các hoạt động của NHCSXH tại hộ vay, Tổ TK&VV.
- Thông báo kịp thời cho Ngân hàng nơi cho vay về các trường hợp sử
dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa
hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan (sử dụng vốn vay
sai mục đích, người vay trốn,…) để có biện pháp xử lý thích hợp.
1.1.4.3. Các hoạt động phối hợp thực hiện cùng NHCSXH
- Nhận và thông báo kết quả phê duyệt Danh sách hộ gia đình được vay
vốn cho Tổ TK&VV để Tổ thông báo đến từng hộ gia đình.
- Phối hợp với NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường
hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn, người vay bỏ đi khỏi nơi cư trú và hướng dẫn hộ
vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan; tham gia Tổ
đôn đốc thu hồi nợ khó đòi cấp xã (nếu có).
- Phối hợp với NHCSXH đánh giá phân loại chất lượng hoạt động của
Tổ; thực hiện các giải pháp củng cố, kiện toàn hoạt động của các Tổ TK&VV.
1.1.5. Tráchnhiệm của tổ chức Hội, đoàn thể các cấp và NHCSXH
Căn cứ vào nội dung công việc được uỷ thác, tổ chức Hội, đoàn thể ở mỗi
cấp sẽ đảm nhiệm những phần hành công việc khác nhau, cụ thể:
19
1.1.5.1. Trách nhiệmtổchứcHội, đoànthểcấptrung ương, cấp tỉnh, cấp huyện
Trong 6 công đoạn nhận uỷ thác với NHCSXH, tổ chức Hội, đoàn thể cấp
Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện thực hiện 2 công đoạn là (5 và 6) với nhiệm
vụ chủ yếu là tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động ở
cấp dưới; phối hợp với NHCSXH cùng cấp bàn các biện pháp, giải pháp để đưa
hoạt động tín dụng chính sách đi vào nề nếp và đảm bảo chất lượng cao, cụ thể:
*Về công tác kiểm tra: Theo văn bản đã thoả thuận giữa NHCSXH với
các tổ chức Hội, đoàn thể, Hội cấp Trung ương tổ chức kiểm tra ít nhất 40%
Hội, đoàn thể cấp tỉnh; Hội, đoàn thể cấp tỉnh tổ chức kiểm tra Hội, đoàn
thể cấp huyện thuộc miền núi ít nhất một năm 1 lần và kiểm tra Hội, đoàn thể
cấp huyện thuộc đồng bằng ít nhất một năm 2 lần; Hội, đoàn thể cấp huyện tổ
chức kiểm tra 100% Hội, đoàn thể cấp xã và ít nhất 25 - 30% Tổ TK&VV.
*Về công tác tổ chức giao ban định kỳ
- NHCSXH cấp huyện với Hội, đoàn thể cấp huyện: giao ban 2 tháng/lần.
- NHCSXH cấp tỉnh với Hội, đoàn thể cấp tỉnh: giao ban 3 tháng/lần.
- NHCSXH cấp TW với Hội, đoàn thể cấp Trung ương: giao ban 6
tháng/lần.
*Về công tác sơ kết, tổng kết
Định kỳ, NHCSXH cùng tổ chức Hội, đoàn thể tổ chức tổng kết đánh giá
kết quả uỷ thác: cấp tỉnh, cấp huyện định kỳ tổ chức tổng kết 1 năm/lần, cấp
Trung ương định kỳ tổ chức tổng kết 2-3 năm/lần.
1.1.5.2. Trách nhiệm tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã
Đây là cấp trực tiếp thực thi nhiệm vụ nên phải thực hiện đầy đủ cả 6 công
đoạn trong quy trình cho vay và được cụ thể như sau :
- Chỉ đạo thành lập các Tổ TK&VV ở xã/phường;
- Lựa chọn những Tổ TK&VV đủ điều kiện đề nghị NHCSXH cấp huyện
chấp thuận làm uỷ thác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính
sách khác;
20
- Tổ chức Hội, đoàn thể cử bộ phận cán bộ chuyên trách theo dõi và thực
hiện việc uỷ thác cho vay của NHCSXH, phải mở sổ sách theo dõi hoạt động
uỷ thác cho vay của NHCSXH. Ban thường vụ tổ chức Hội ở cấp xã không
được kiêm nhiệm Ban quản lý Tổ TK&VV để đảm bảo việc kiểm soát và đôn
đốc hoạt động của các Tổ TK&VV;
- Chỉ đạo các Tổ TK&VV chủ động kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng
vốn vay của từng hộ đúng mục đích xin vay, đôn đốc hộ trả nợ, trả lãi tiền vay
khi đến hạn trả;
- Tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã phải chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra
trong năm và phải kiểm tra 100% hoạt động Tổ TK&VV. Ngoài ra, phải tổ
chức kiểm tra đột xuất khi cần thiết và tổ chức đối chiếu công khai đến
từng hộ vay vốn mỗi năm một lần theo mẫu số 15/TD;
- Phối hợp với NHCSXH cấp huyện tổ chức giao ban theo định kỳ 01
tháng/lần;
- Hàng quý, 6 tháng, cả năm hoặc đột xuất (theo yêu cầu của ngân hàng),
phối hợp với NHCSXH cấp huyện tiến hành đánh giá hoạt động của Tổ
TK&VV để xếp loại Tổ làm cơ sở củng cố, đào tạo, tập huấn, xếp loại thi đua
theo tiêu chí đã quy định tại văn bản số số 896/NHCS-TDNN ngày 21/4/2011,
cụ thể:
+ Tổ xếp loại tốt: Đạt từ 85 điểm - 100 điểm.
+ Tổ xếp loại khá: Đạt từ 70 điểm - 84 điểm.
+ Tổ xếp loại trung bình: Đạt từ 50 điểm - 69 điểm.
+ Tổ xếp loại kém: Các Tổ TK&VV đạt dưới 50 điểm.
- Có trách nhiệm quản lý hoạt động của Tổ TK&VV trực thuộc, ngăn chặn
và xử lý kịp thời hiện tượng cán bộ tổ chức Hội, đoàn thể ban lãnh đạo Tổ
TK&VV,… lợi dụng, tham ô, chiếm dụng tiền của người vay thông qua việc
thu nợ, thu lãi, vay ké,…
- Thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước;
giải thích, hướngdẫn nghiệp vụ cho vay củaNHCSXH đến người nghèo, các đối
tượng chính sách khác, đến nhân dân vàchính quyền địa phương.
21
- Kết hợp với các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... hướng
dẫn giúp hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả và thực hiện lồng ghép các
chương trình dự án tạo thêm việc làm, tăng thu nhập để xoá đóigiảm nghèo.
- Cán bộ của tổ chức Hội, đoàn thể được giao làm công tác uỷ thác cho
vay của NHCSXH cần hiểu và nắm rõ quy định nghiệp vụ cho vay của
NHCSXH để hoàn thành công việc nhận uỷ thác cho vay và không được thu
tiền (gốc, lãi, tiền tiết kiệm) của tổ viên; không được lợi dụng nhiệm vụ được
giao để tham ô, chiếm dụng, vay ké làm ảnh hưởng đến tổ chức Hội, đoàn thể
NHCSXH và mất tín nhiệm đối với tổ viên, Tổ TK&VV, tổ chức Hội, đoàn thể
UBND xã, NHCSXH.
- Định kỳ hàng năm, tổ chức Hội, đoàn thể phải tổ chức sơ kết, rút kinh
nghiệm, biểu dương điển hình tiên tiến, nêu ra những vướng mắc tồn tại và giải
pháp khắc phục.
1.1.5.3. Trách nhiệm của ngân hàng chính sách xã hội
- Cung ứng vốn trong phạm vi kế hoạch được duyệt hàng năm và cùng
phối hợp với tổ chức Hội, đoàn thể cho vay đúng đối tượng.
- Tạo điều kiện cho tổ chức Hội, đoàn thể các cấp thực hiện tốt các nội
dung uỷ thác
- Trực tiếp thu hồinợ gốc của từng hộ vay tạicác điểm giao dịch quy định.
- Thanh toán đầy đủ, thuận tiện và đúng kỳ hạn phí uỷ thác theo văn bản
thoả thuận giữa NHCSXH và tổ chức Hội, đoàn thể.
- Chủ động thông báo cho Hội, đoàn thể khi Nhà nước có thay đổi, bổ
sung về chủ trương, chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng
chính sách khác. Phối hợp tổ chức Hội, đoàn thể tập huấn về cơ chế, chính sách
và văn bản mới.
- Chỉ đạo NHCSXH các cấp chủ động tổ chức giao ban định kỳ (nêu tại
mục III) để nắm bắt tình hình, kết quả thực hiện uỷ thác cho vay, kịp thời tháo
gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát sinh.
22
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động uỷ thác cho
vay đối với từng cấp Ngân hàng. Việc tổ chức kiểm tra, giám sát phải được lập
thành văn bản để theo dõi và có cơ sở xử lý khi cần thiết. Kế hoạch kiểm tra
của từng cấp Ngân hàng hàng năm cụ thể như sau:
+ Ngân hàng Trung ương: tổ chức kiểm tra ít nhất 40% chi nhánh
NHCSXH cấp tỉnh.
+ NHCSXH cấp tỉnh: tổ chức kiểm tra 100% NHCSXH cấp huyện.
+ NHCSXH cấp huyện: tổ chức kiểm tra 100% số xã, phường; kiểm tra
điểm một số Tổ TK&VV và hộ vay.
1.1.6. Cácyếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động ủy thác tín dụng qua
hội nông dân
1.1.6.1. Yếu tố khách quan
Trong năm, do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch
Covid-19 ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, gây thiệt hại trong sản xuất
kinh doanh, kết hợp với tình trạng giá cả nông sản không ổn định đã làm nông
dân gặp nhiều rủi ro trong sản xuất dẫn đến thua lỗ.
Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn nên có một bộ phận hộ dân rời
địa phương đi nơi khác làm ăn, sinh sống gây khó khăn trong công tác thu hồi
nợ và lãi.
Nguồn vốn cho vay còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của
nhân dân.
1.1.6.2. Yếu tố chủ quan
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi của Chính
phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Tổ chức hướng dẫn thành lập TK&VV (Tổ TK&VV); Về dư nợ và chất
lượng tín dụng ủy thác;
Công tác kiểm tra, giám sát; Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ
cho cán bộ Hội, cán bộ TK&VV.
23
Nâng lực chuyên môn của các tổ trưởng Tổ TK&VV. Sự phối hợp giữa
các cấp Hội phụ nữ với NHCSXH, chính quyền và các ban ngành liên quan
trong công tác quản lý vốn tín dụng chính sách.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm về ủy thác nguồn vốn của NHCSXH đến hội viên hội
nông dân tại một số địa phương
1.2.1.1. Kinh nghiệm về ủy thác nguồn vốn của NHCSXH đến hội viên hội
nông dân tại Yên Châu tỉnh Sơn La
Là một huyện biên giới khó khăn của tỉnh Sơn La, huyện Yên Châu đã
phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây. Với hơn 4.000 hội viên
hội nông dân, thông qua các hoạt động ủy thác của NHCSXH đối với hội viên
hội nông dân đã góp phần tạo nguồn vốn cho các hộ nông dân sản xuất kinh
doanh thoát nghèo. Năm 2021 toàn huyện Yên Châu hiện có 3.216 hộ đạt danh
hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp (10 hộ cấp trung ương, 46 hộ
cấp tỉnh, 593 hộ cấp huyện, hơn 2.000 hộ cấp xã. Nguồn vốn ủy thác của
NHCSXH đối với hội viên hội nông dân huyện Yên Châu đã phát huy được tác
dụng. Hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện thông qua hội
nông dân năm 2021 là 382.791 triệu đồng, tăng trưởng so với năm 2020 là
19.092 triệu đồng. Đã có 1.872 hộ được vay vốn, doanh số thu nợ 58 tỷ 909
triệu đồng. Hiện đang có 8.835 khách hàng còn dư nợ, qua 13 chương trình
cho vay. Chất lượng tín dụng cơ bản giữ vững và ổn định, công tác kiểm tra
giám sát được thực hiện tốt theo kế hoạch, một số các chỉ tiêu khác đều duy trì
nề nếp...tạo động lực cho các hộ nông dân yên tâm vay vốn sản xuất Có được
những kết quả trên là nhờ các cách làm của NHCSXH huyện Yên Châu đối với
các hội viên hội nông dân huyện như sau:
Thực hiện tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước và Chính phủ về tín dụng chính sách xã hội; các chương trình tín dụng
đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; quy trình, hồ sơ, thủ tục
24
vay vốn tại NHCSXH; quy định về hoạt động của TK&VV đặc biệt là vay vốn
thông qua các tổ chức chính trị xã hội.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác
của Hội, đoàn thể cấp xã. Thông báo kết quả kiểm tra, giám sát cho NHCSXH
cùng cấp và Hội, đoàn thể cấp trên để theo dõi và phối hợp khi cần thiết. Công
tác kiểm tra, giám sát hằng năm phải đảm bảo: Tổ chức kiểm tra 100% Hội,
đoàn thể cấp xã; tại mỗi xã được kiểm tra, thực hiện kiểm tra ít nhất 15% Tổ
TK&VV; tại mỗi Tổ được kiểm tra, thực hiện kiểm tra ít nhất 05 khách hàng
vay vốn.
Hội nông dân tổ chức hoặc phối hợp với NHCSXH thực hiện tập huấn
cho 100% cán bộ chuyên trách của Hội, đoàn thể cấp xã về nghiệp vụ ủy thác;
các chương trình tín dụng; cơ chế, chính sách và văn bản mới; ứng dụng công
nghệ thông tin, chuyển đổi số về sản phẩm cho vay, sản phẩm dịch vụ của
NHCSXH.
Tham mưu cấp ủy, chính quyền cùng cấp xây dựng kế hoạch tín dụng
hằng năm, bố trí bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang
NHCSXH và triển khai hiệu quả vốn tín dụng chính sách xã hội; chủ động báo
cáo kết quả thực hiện hoạt động ủy thác, các khó khăn, vướng mắc và đề xuất,
kiến nghị.
1.2.1.2. Kinh nghiệm về ủy thác tín dụng của NHCSXH đến hội viên hội nông
dân tại Cao Phong tỉnh Hòa Bình
Hoạt động ủy thác tín dụng của NHCSXH đến hội viên nông dân tại
Cao Phong tỉnh Hòa Bình đã đạt được những thành công nhấtđịnh nguồn vốn
được ủy thác từ NHCSXH tạo điều kiện cho hội viên có vốn phát triển kinh tế,
vươn lên thoát nghèo và làm giàu bền vững. Nguồn vốn vay được giải ngân
kịp thời, đúng đối tượng theo dự án được phê duyệt. Từ nguồn vốn vay, nhiều
gia đình hội viên giải quyết được vấn đề tài chính cho con ăn học, cải tạo công
trình nước sạch, vệ sinh, cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao chất lượng
25
cuộc sống và phát triển chăn nuôi, trồng trọt, làm nghề… Có vốn, hội viên
mạnh dạn đưa các giống cây, con mới năng suất, chất lượng cao vào sản xuất,
từng bước thay đổi tập quán canh tác cũ, xây dựng nhiều mô hình sản xuất
hiệu quả. 100% cơ sở Hội vận động hội viên phát triển quỹ Hội thông qua
nhiều hình thức, tổng số quỹ hội toàn huyện đạt trên 600 triệu đồng. Hội Nông
dân huyện vay ủy thác Ngân hàng CSXH huyện dư nợ trên 77 tỷ đồng với
1.860 hộ vay. Có được những kết quả như vậy là do hội nông dân huyện Cao
Phong đã phối hợp với NHCSXH có các cách làm sáng tạo như:
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước về tín dụng chính sách. Hàng năm củng cố kiện toàn tổ TK&VV
Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ tíndụng cho trên 500 cán bộ hội cơ sở.
Đôn đốc các cấp Hội kiểm tra sử dụng vốn vay của 100% món vay mới
trong vòng 30 ngày kể từ ngày giải ngân cho hộ vay.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát nguồn vốn cho vay theo phương
thức uỷ thác tại các xã, phường, thị trấn, tổ TK&VV, hộ vay vốn.
Hội nông dân luôn triển khai tốt các chương trình của ngân hàng, nguồn
vốn được giải ngân nhanh chóng, đúng đối tượng, chất lượng tín dụng ổn định.
Số nợ xấu, nợ khoanh, nợ mới phát sinh giảm; tích cực huy động vốn để bổ
sung nguồn vốn thông qua các hình thức huy động tiền gửi của tổ viên tổ
TK&VV, huy động tiết kiệm tại điểm giao dịch xã… Không chỉ giúp các hội
viên vươn lên ổn định cuộc sống, thông qua hoạt động quản lý, điều hành
nguồn vốn vay, đội ngũ cán bộ HND các cấp được rèn luyện phát triển các kỹ
năng nghiệp vụ công tác Hội, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các
hội viên ở cơ sở; từ đó xây dựng kế hoạch, biện pháp phù hợp để tạo sự gắn
kết giữa hội viên với tổ chức Hội.
1.2.2. Tổng quancác vấn đề nghiên cứu
Hoạt động ủy thác tín dụng của NHCSXH đối với các tổ chức hội là đề
tài nghiên cứu của nhiều tác giả trên các khía cạnh khác nhau như
26
Nghiên cứuvề “Đánhgiá tácđộngcủatín dụngđốivớigiảm nghèoở nông
thôn Việt Nam” (2012) Phan Thị Nữ, Tạp chí khoa học, Đại học Huế. Nghiên
cứu này xem xét tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt
Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp cận tín dụng có tác động tích
cực lên phúc lợi của hộ nghèo thông qua làm tăng chi tiêu nhưng không có tác
động cải thiện thu nhập cho hộ nghèo nên chưa giúp người nghèo thoát nghèo
bền vững.
Nghiên cứu“Nângcaochấtlượngchovayđốivới hộnghèo tại Chi nhánh
Ngânhàngchínhsáchxã hộithànhphốHảiPhòng” (2011)Đào ThịThúy Hằng,
Luận văn thạc sỹ, Học viện TàichínhHà Nội. Đề tài đề cập đến những vấn đề lý
luận của việc thực hiện các chính sách và thể lệ cho vay đối với hộ nông dân
nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hải Phòng. Do còn hạn chế
trong việc nghiên cứu nên đề tài chỉ chuyên về lý luận, ít thực tế, chủ yếu tập
trung vào vấn đề huy động vốn đầu tư tín dụng đối với hộ nông dân nghèo.
Nghiên cứu của Lê Thị Thúy Nga về “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín
dụngđốivớihộ nghèotạiNgânhàngChínhsáchxã hộitỉnh ThanhHóa” (2011),
Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trong nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa những
vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối với hộ nghèo. Phân tích thực
trạng và hiệu quả tíndụng đốivới hộ nghèo tại Ngân hàng Chínhsáchxã hội tỉnh
Thanh Hóa, đồng thời đề xuất một hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả tíndụng hộ nghèo tại Ngân hàng Chínhsáchxãhội tỉnhThanh Hóa.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hoa về “Hoàn thiện hoạt động tín
dụng ưu đãi hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng”
(2013) Nguyễn Thị Mai Hoa, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh. Luận văn
nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện trong hoạt động tín dụng hộ
nghèo; hệ thống hóanhững vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối với
hộ nghèo. Luận văn của tác giả đã đưa ra được một số giải pháp nâng cao chất
lượng tíndụng đốivới hộ nghèo. Tuy nhiên nội dungchưa đi sâu vào nghiên cứu
chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo.
27
- “Hoạtđộng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với vấn đề
xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình” (2014) Lã Quốc Cường, Luận văn thạc
sỹ kinh tế chính trị, Đại học kinh tế. Luận văn làm rõ được những vấn đề lý
luận về đói nghèo, vai trò và tầm quan trọng của tín dụng đối với công cuộc
xóa đói giảm nghèo. Phân tích, đánh giá được thực trạng chất lượng cho vay
đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xa hội tỉnh Ninh Bình. Đồng
thời, luận văn chỉ ra được những thuận lợi – khó khăn, đề xuất được những
giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng
đối với hộ nghèo để phát triển công tác xóa đói giảm nghèo tỉnh Ninh Bình
được hiệu quả.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn về vấn đề tín dụng đối
với hộ nghèo thông qua NHCSXH các nghiên cứu đã, cung cấp những luận cứ,
luận chứng, những dữ liệu rất quan trọng có thể kế thừa. Tuy nhiên, một phần
các nghiên cứu hoặc đã được viết từ cách đây khá lâu và nghiên cứu ở các
huyện thành phố khác nên được viết trong những bối cảnh tương đối khác biệt
so với điều kiện hiện tại huyện Điện Biên Đông Đông. Vì vậy, việc thực hiện
một nghiên cứu có tính hệ thống về tác động của nguồn vốn ủy thác của
NHCSXH thông qua hội viên hội nông dân vẫn là một hướng đi mới và là cần
thiết. Đây cũng chính là điểm khác biệt của luận văn này so với các công trình
khác đã được công bố trước đây.
1.2.3. Bài học kinhnghiệm rútra cho hoạt động tín dụng của NHCSXH đối
với hội viên hội nông dân huyện Điện Biên Đông
Từ kinh nghiệm cho hoạt động tín dụng của NHCSXH đối với hội viên
hội nông dân tại các địa phương có điều kiện tự nhiên, KT-XH tượng tự giống
huyện Điện Biên Đông và các bài học thành công từ các nghiên cứu tại các
địa phương khác. Bài học kinh nghiệm rút ra cho hoạt động tín dụng của
NHCSXH đối với hội viên hội nông dân huyện Điện Biên Đông bao gồm:
Cần tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, thực tế cho
thấy ở đâu có sự quan tâm lãnh, chỉ đạo sát sao của cấp ủy đảng, chính
28
quyền, công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT được tăng cường
thì ở đó hoạt động tín dụng chính sách đạt hiệu quả cao, chất lượng tín dụng
được nâng lên.
Thường xuyên củng cố và nâng cao công tác phối hợp giữa các ban Hội
nông dân với NHCSXH và Tổ TK&VV trong thực hiện tín dụng chính sách xã
hội, tiết kiệm chi phí quản lý, coi đó là công việc thường xuyên, lâu dài, quyết
định sự phát triển bền vững, có hiệu quả đốivới hoạt động tín dụng chính sách.
Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc quản lý dân chủ, công khai từ cơ sở
khi thực hiện tín dụng chính sách, phục vụ tốt người dân, giúp các đối tượng
chính sách được tiếp cận với dịch vụ tài chính, tín dụng của NHCSXH.
Các Hội đoàn thể cấp xã, Tổ TK&VV phải duy trì công tác giao dịch tại
xã, tham gia họp giao ban với NHCSXH để kịp thời tháo gỡ khó khăn, nắm bắt
chủ trương, chính sách mới để tuyên truyền kịp thời tới người dân. Thực hiện
bìnhxét côngkhai minh bạchcó sự giám sát của chínhquyền, của cộngđồng xã
hội để tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và NHCSXH.
Nâng cao công tác đào tạo và xây dựng độingũ cán bộ Hội làm công tác
ủy thác tâm huyết và am hiểu hoạt động tín dụng chính sách, có ý thức tổ chức
kỷ luật luôn phấn đấu hoàn thành tốt tiêu kế hoạch và nhiệm vụ được giao
29
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm của huyện Điện Biên Đông
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý:
Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Điện Biên, có tọa độ địa lý từ 20059’ -
21030’ vĩ độ Bắc và 1030 - 103032’ kinh độ Đông và có vị trí như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Mường ảng;
- Phía Đông giáp huyện Sông Mã, Sốp Cốp, Thuận Châu tỉnh Sơn La;
- PhíaTây Bắc giáp huyện Điện Biên Đông và Thành Phố Điện Biên Phủ;
- Phía Tây Nam và phía Nam giáp huyện Điện Biên Đông.
Huyện có diện tích tự nhiên là 120.897,85 ha. Độ cao trung bình 900-
1000 (m). Địa hình hiểm trở; bị chia cắt bởi nhiều khe suối, vực sâu; đồi núi
chiếm 90% diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp chiếm 10% diện tích đất tự
nhiên; có vị trí quan trọng trong chiến lược quốc phòng, an ninh, là đầu mối
giao thông quan trọng nối tỉnh Điện Biên với tỉnh Sơn La vì vậy Điện Biên
Đông có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế – xã hội
2.1.1.2. Khí hậu:
Điện Biên Đông thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, hàng năm chịu ảnh hưởng
của 2 khối không khí lớn: không khí phía Bắc khô, lạnh và không khí phía
Nam (các tháng 3, 4, 5 chịu ảnh hưởng của khối không khí Tây Nam khô và
nóng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của nhân dân) nóng ẩm, vì
vậy khí hậu ở đây được chia ra làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa lạnh và khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ
và lượng nước bốc hơi thấp, mưa ít.
- Mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ cao, mưa nhiều, lượng
nước bốc hơi lớn, độ ẩm không khí cao. Lượng mưa bình quân từ 1600-1700
30
mm/năm, cao nhất đạt 4.960 mm, thấp nhất ở mức 856 mm, lượng mưa chủ
yếu tập trung trong các tháng 6, 7, 8 chiếm 80% lượng mưa của cả năm.
Nhiệt độ bình quân năm 22 0C, bình quân tháng nóng nhất 35,50C, nhiệt
độ cao nhất lên tới 380C; bình quân tháng thấp nhất 15,10C, nhiệt độ thấp nhất
âm 0,40C; biên độ chênh lệch ngày và đêm từ 100C đến 150C.
- Gió bão: Điện Biên Đông ít chịu ảnh hưởng của bão, nhưng lại bị ảnh
hưởng của gió Tây (gió Lào) khô nóng thường xuất hiện vào tháng 3 đến tháng
5 gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Hướng gió chủ đạo trong mùa
nóng là gió Tây Nam và Đông Nam. Hướng gió chủ đạo trong mùa lạnh là gió
Đông và Đông Bắc. Thời gian xuất hiện gió khoảng 110 ngày/năm.
2.1.1.3. Thủy văn:
Huyện Điện Biên Đông thuộc lưu vực của Sông Mê Công và Sông Mã,
hệ thống sông suối tương đối dày, nguồn nước mặt khá dồi dào. Các sông suối
của Điện Biên Đông đều bắt nguồn từ các vùng núi cao nên hệ thống sông suối
rất dốc và lắm thác ghềnh. Trên địa bàn huyện có 2 sông lớn: Sông Mã chảy
qua các xã Phình Giàng, Háng Lìa, Mường Luân, Chiềng Sơ; suối Nậm Ngám
chảy quacác xã Nong U và Pú Nhi. Với hệ thống sông suối dày đặc, độ dốc lớn
Điện Biên Đông có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện và thủy lợi: thủy điện
Na Phát(Na Son– đãxây dựng)với công suất 200 KW, thủy lợi Nậm Ngám (Pú
Nhi – trong quá trình khảo sát, thiết kế) diện tích tưới thiết kế 1.200 ha cho diện
tích đất sản xuất của huyện Điện Biên Đông và huyện Điện Biên Đông
2.1.1.4. Cơ cấu đơn vị hành chính, dân số:
- Toàn huyện có 14 đơn vị hành chính (13 xã và 01 thị trấn), với 198 bản
và tổ dân phố, trong đó có 13 xã thuộc diện đặc biện khó khăn (nằm trong
chương trình 135 của Chính phủ);
- Dân số toànhuyện (cuốinăm 2020) là 68.415 người, mật độ dân số: 67,6
người/km2. Có 6 dân tộc chính sinh sống: Mông chiếm 53,79%, Thái 30,96%,
Lào 2,5%, Khơ Mú 5,27%, Sinh Mun 3,19%, Kinh và Dân tộc khác 0,17%.
31
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
- Về lĩnh vực kkinh tế
Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 ước đạt 20,40 triệu
đồng/người/năm, tăng 3,601 triệu đồng so với năm 2020, đạt 106,25% Nghị
quyết HĐND huyện giao. Tổng giá trị sản xuất toàn huyện ước đạt 2.360 tỷ
đồng, tăng 208 tỷ đồng so với năm 2020 (trong đó: nông lâm thuỷ sản đạt
1.525 tỷ đồng; công nghiệp và xây dựng đạt 360 tỷ đồng; dịch vụ đạt 475 tỷ
đồng), đạt 104,66% kế hoạch huyện giao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tích cực, trong đó: nông lâm thuỷ sản chiếm 64,62% giảm 0,53%, công
nghiệp và xây dựng chiếm 15,25% tăng 0,15%, dịch vụ chiếm 20,13% tăng
0,38% so với năm 2020.
- Vè sản xuất Công nghiệp thương mại và dịch vụ
Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN đạt 172,73 tỷ đồng, dự ước đến hết
31/12 đạt 186,62 tỷ đồng (theo giá hiện hành), tăng 7,62 tỷ đồng so với năm
2020, đạt 100,98% NQ HĐND huyện giao (các sản phẩm chủ yếu tập trung
vào khaithác đá, cát, sỏi, than, chì, chế biến lương thực thực phẩm; sản xuất
đồ gỗ; quần áo may sẵn…). Đến tháng 11 toàn huyện có 162/198 bản, tổ dân
phố sử dụng điện lưới QG, dự ước đến hết 31/12 có 163/198 bản, tổ dân phố
sử dụng điện lưới QG tăng 4 bản so với năm 2020, đạt 98,19% KH huyện giao;
tổng số hộ sử dụng điện lưới quốc gia là 12.209/14.185 hộ, tăng 701 hộ so với
năm 2020 đạt 101,34% KH huyện giao; tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt
86,07%, đạt 100,27% NQ HĐND huyện giao.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 665,47 tỷ đồng, dự
ước đếnhết 31/12 đạt 750 tỷ đồng (theo giá hiện hành), tăng 20 tỷ đồng so với
năm 2020, đạt83,33% KH tỉnh giao, đạt 100% NQ HĐND huyện giao (đạt thấp
do UBNDtỉnh giaochỉtiêu quá cao, mặtkhácdoảnh hưởngcủadịch Covid-19).
Thực hiện cấp 125 giấy chứng nhận ĐKKD và giải thể 6 hộ KD; toàn huyện đến
nay có 1.319 hộ hoạt động kinh doanh, 22 HTX. Dự ước đến hết 31/12 cấp 142
32
giấy chứng nhận ĐKKD, tổng toàn huyện có 1.330 hộ hoạt động kinh doanh và
22 HTX.
Về Giáo dục - Đào tạo:
Tổ chức tổng kết năm học 2020-2021 với tổng số học sinh ở các cấp, học
là 24.329 học sinh, đạt 99,70% KH tỉnh giao cả năm, đạt 99,38% KH huyện
giao cả năm; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt 98,2%. Triển khai năm học
2021-2022, tổng số học sinh các cấp năm học 2021-2022 là 24.528 học sinh,
tăng 199 học sinh so với cùng kỳ năm 2020; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
và học được tăng cường; vừa tổ chức dạy, vừa phòng chống dịch hiệu quả.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục đáp ứng yêu
cầu chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025.
Tập trung xây dựng 4 trường đạt chuẩn QG năm 2021 theo kế hoạch giao.
Đến tháng 11 hoàn thành 1 trường PTDTBT TH Mường Luân đạt trường
chuẩnQG (tại Quyết định số 2639/QĐ-SGDĐT ngày 12/10/2021); trong tháng
11 tiếp tục lập hồ sơ trình Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt công nhận cho 2
trường (PTDTBT Tiểu học Mường Tỉnh xã Xa Dung, trường Mầm Non Phình
Giàng); còn lại 01 trường Mầm Non Pu Nhi dự kiến lập hồ sơ trình Sở Giáo
dục và Đào tạo công nhận vào tháng 12. Dự ước hết năm 2021 hoàn thành xây
dựng 4 trường đạt chuẩn QG đạt 100% KH tỉnh giao cả năm, đạt 200% NQ
HĐND huyện giao; toàn huyện có 33/51 trường (trường huyện quản lý) đạt
chuẩn Quốc gia, đạt 64,71% so với tổng số trường
- Về công tác y tế
Công tác chăm sóc sức khỏe, khám và điều trị bệnh cho Nhân dân được
thường xuyên chú trọng). Thực hiện khám, chữa bệnh cho 47.100 lượt người,
số điều trị nội trú là 5.454 lượt người. Dự ước đến 31/12 thực hiện khám
chữa bệnh cho 53.708 lượt người, giảm 31.542 lượt người so với cùng kỳ
năm 2020, số điều trị nội trú là 5.546 lượt người, giảm 482 lượt người so với
cùng kỳ năm 2020.
33
Tổ chức triển khai thực hiện tốt các mục tiêu của Chương trình y tế quốc
gia: công tác phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi, TCMR,
HIV/AIDS,…; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo. Hoàn thành
xây dựng xã Phì Nhừ đạt bộ tiêu chí chuẩn quốc gia về y tế xã năm 2021 theo
kế hoạch giao đạt 100% Nghị quyết HĐND huyện giao. Đến nay huyện đạt
13/13 xã, đạt 100% số xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã
2.1.3.Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, KT-XH trong
công tác tiếp cận và sử dụng vốn vay ủy thác của hội viên hội nông dân
huyện Điện Biên Đông
2.1.3.1. Nhữngthuận lợi
Huyện Điện Biên Đông là huyện vùng cao miền núi, nhiều dân tộc thiểu
số sinh sống do đó tiếp tục nhận được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh
đầu tư hỗ trợ cho huyện để phát triển kinh tế xã hội.
Nhiều chương trình, dự án được triển khai đầu tư; sự lãnh đạo, chỉ đạo
sát sao của Huyện ủy, HĐND cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị,
sự đồng thuận, đoàn kết của Nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội.
Trình độ dân trí ngày một nâng lên.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, quốc phòng
được giữ vững.
2.1.3.2. Nhữngkhó khăn
Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tiếp tục vừa phòng
chống dịch và phát triển kinh tế xã hội.
Mạng lưới điện và hệ thống giao thông nông thôn chưa hoàn thiện làm
ảnh hướng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Nnguồn vốn dành cho đầu tư phát triển còn rất nhỏ so với nhu cầu toàn
huyện.
34
Thời tiết ngày một cực đoan, địa hình cơ bản là đồi núi, độ dốc lớn do
vậy khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau
- Tổng quan cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về ủy thác tín dụng của
NHCSXH và rút ra bài học kinh nghiệm
- Thực trạng hoạt động ủy thác tín dụng của NHCSXH huyện Điện Biên
Đông
- Thực trạng ủy thác tín dụng của NHCSXH đối với hội viên hội nông
dân điều tra
- Phân tích ảnh hưởng của hoạt động ủy thác tín dụng đến hộ nông dân
- Giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng nguồn vốn nguồn vốn ủy thác
qua ngân hàng CSXH đối với hội viên nông dân huyện Điện Biên Đông
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1. Phương pháp PRA chọn mẫu điều tra
Chúng tôi dự kiến áp dụng phương pháp chọn mẫu xác suất để thu
thập thông tin thay vì chọn mẫu phi xác suất vì lí do: Tổng thể nghiên cứu là
hộ nông dân có vay vốn ủy thác tín dụng thông qua Hội Nông dân trên địa
bàn huyện Điện Biên Đông là một tổng thể có thể xác định được trên cơ sở
thông tin từ NHCSXH huyện Điện Biên Đông. Các bước chọn mẫu được
tiến hành như sau:
- Đối với các hộ nông dân có hoạt động ủy thác tín dụng
Hiện nay trên đia bàn huyện Điện Biên Đông có khoảng 2.320 hộ nông
dân đang vay vốn tại ngân hàng CSXH thông qua ủy thác tín dụng Hội Nông
dân. Bằng công thức tính số mẫu điều tra Slovin để xác định số lượng mẫu
điều tra của luận văn
n =
N
1 + N. e2
35
Trong đó:
n: Số hộ cần điều tra (cỡ mẫu)
N: Là tổng số hộ được vay vốn
e: Sai số cho phép là 5%
Bằng công thức tính ra số mẫu điều tra n = 342 hộ nông dân hoạt động
tín dụng tại NHCSXH
2.3.2. Phương pháp xửlý và tổng hợp số liệu
Sau khi điều tra, có rất nhiều thông tin thu thập được. Để những thông
tin này có tác dụng, cần phải xắp xếp chúng theo một trình tự nhất định. Khi
thông tin được xắp xếp theo một dạng thích hợp, mới có thể sử dụng để phân
tích đánh giá một cách hiệu quả nhất.
Việc xử lý và tổnghợp số liệu được tiến hành thông qua xắp xếp số liệu và
phântổ thốngkê theo các tiêuthức khác nhau, căn cứ trên các chỉ tiêu nghiên cứu
đãđềra trong bảng câu hỏi điều tra thông qua tiện ích của phần mềm EXCELL.
2.3.3. Phương pháp phân tích tài liệu.
Trên cơ sở tài liệu đã tổng hợp được, tôi vận dụng các phương pháp
thống kê đã được thiết lập để phản ánh và phân tích tài liệu, với các phương
pháp cụ thể như sau:
Phươngpháp phântíchmức độ củahiện tượng. Trongphươngpháp này tôi
sử dụng một số chỉ tiêu tổng hợp: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân.
Phươngpháp phân tích sự biến động của hiện tượng: tôi chủ yếu sử dụng
chỉ tiêu tốc độ phát triển để phân tích sự biến động của hiện tượng (tốc độ phát
triển định gốc, tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển bình quân).
Phương pháp phân tích mối liên hệ: sử dụng phương pháp phân tích liên
hệ tương quan nhằm phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan tới hoạt
động cho vay của ngân hàng CSXH
Ngoài ra, tôi cũng sử dụng các phương pháp phân tích tài liệu nêu trên
để phân tích tổng quan các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan tới nội
dung nghiên cứu của đề tài.
36
Nếu muốn đánh giá tác động thì có thể phải sử dụng hồi quy. Viết một
đoạn về hồi quy đa biến ở đây nhé.
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Nhóm chỉ tiêu về đặc điểm danh tính của hộ vay vốn: họ tên, địa chỉ,
giới tính, …
- Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực của hộ vay vốn: nhân khẩu, lao động, học
vấn củachủ hộ, chuyênmôn của chủ hộ, khoảng cách từ nhà đến điểm giao dịch
của quỹ hỗ trợ nông dân.
- Nhóm thông tin về khoản vay vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân của hộ: Số
món vay, trị giá mỗi khoản vay, phí của mỗi khoản vay, năm vay, mục đích
vay vốn, thời hạn vay, điều kiện vay,…
- Nhóm chỉ tiêu về thu nhập bình quân của hộ, chi tiêu bình quân của hộ
- Chiều và độ lớn các hệ số của các biến số tác động đến thu nhập và chi
tiêu của hộ gia đình.
- Các chỉ tiêu phản ánh điểm mạnh/yếu, cơ hội/thách thức trong quá
trình tiếp cận và sử dụng vốn vay
37
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Điện Biên Đông
3.1.1.Cơcấu,bộmáytổchức của phòng giaodịchNHCSXHhuyện ĐiênBiên
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức phòng giao dịch NHCSXH
huyện Điện Biên Đông
NHCSXH huyện Điện Biên Đông được thành lập căn cứ quyết định số
505/QĐ-HĐQT ngày 10/5/2003 của chủ tịch HĐQT NHCSXH và chính thức
đi vào hoạt động ngày 17/7/2003 theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân
Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam.
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Điện Biên Đông là đơn vị trực thuộc
chi nhánh NHCSXH tỉnh Điện Biên, đặt trụ sở tại tổ 8 thị trấn Điện Biên Đông
huyện Điên Biên Đông tinh Điện Biên với tên giao dịch đầy đủ là: Chi Nhánh
Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Điện Biên - Phòng Giao dịch Huyện Điện
Biên Đông. Phòng có bộ máy quản lý và điều hành trên phạm vi toàn huyện
Giám đốc
Phó giám đốc
Tổ Kế hoạch – Nghiệp vụ Tổ Kế toán – Ngân quỹ
Thủ
quỹ
Cán
bộ
kế
toán
Tổ
trưởng
KT-NQ
Cán
bộ
tín
dụng
Tổ
trưởng
KH-NV
38
với hệ thống giao dịch từ huyện đến các xã, có nhiệm vụ tham mưu cho ban đại
diện HĐQT cấp huyện, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ của NHCSXH trên
địa bàn như: tổ chức huy động nguồn vốn, hạch toán nguồn vốn, sử dụng vốn
cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, giám sát việc thực hiện
dịch vụ uỷ thác cho vay hộ nghèo…vv.
PhòngGiao Dịch NHCSXHHuyện Điện Biên Đônglà đơn vị trực thuộc chi
nhánh NHCSXH tỉnh Điện Biên. Điều hành phòng giao dịch là giám đốc, hỗ
trợ cho Giám Đốc có Phó Giám Đốc và các tổ nghiệp vụ. Tổng số cán bộ của
PGD hiện tại là 9 cán bộ trong đó có 19 cán bộ trong biên chế và 0 cán bộ
hợp đồng.
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
* Giám Đốc:
- Tổ chức điều hành hoạt động của PGD NHCSXH huyện theo quy
định của cấp trên.
- Quyết định chương trình, kế hoạch và biện pháp công tác của PGD,
có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp huyện,
NHCSXH cấp trên và các tổ chức có vốn uỷ thác.
- Đại diện NHCSXH theo uỷ quyền trong quan hệ với các cơ quan
quản lý, cơ quan pháp luật trên địa bàn về các việc có liên quan đến hoạt
động của NHCSXH.
- Tổ chức tuyên truyền tiếp thị, tiếp nhận và có trách nhiệm giải đáp
những kiến nghị của khách hàng, các tổ chức nhận uỷ thác cho vay về
những vấn đề có liên quan đến hoạt động của NHCSXH.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do NHCSXH cấp trên và Ban đại diện Hội
đồng quản trị giao.
* Phó Giám Đốc:
- Hỗ trợ Giám đốc trong công tác điều hành hoạt động của PGD
theo quy định của cấp trên.
39
- Thay mặt Giám đốc theo uỷ quyền trong quan hệ với các cơ quan quản
lý, cơ quan pháp luật, tiếp nhận và giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của
khách hàng.
- Tiếp nhận các báo cáotừ các tổ nghiệp vụ, tổnghợp báo cáo gửiGiámđốc.
- Thực hiệncác nhiệm vụ khác theo sự phân công, uỷ quyền của Giám đốc.
* Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng:
- Là bộ phận giúp việc cho giám đốc về việc lập các kế hoạch tín dụng.
- Thẩm định, đề xuất cho vay theo thẩm quyền.
- Trực tiếp thực hiện các hoạt động tín dụng do cấp trên giao.
- Lập báo cáo gửi cấp trên về tình hình thực hiện kế hoạch.
* Tổ Kế toán - Ngân quỹ:
- Giúp việc cho giám đốc thực hiện hạch toán kế toán theo quy định của
NHCSXH.
- Thực hiện việc thu, chi, nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
- Quản lý an toàn kho quỹ và tài chính phòng giao dịch
Căn cứ vào quyết định thành lập, NHCSXH phụ trách các nghiệp vụ sau
tại địa bàn huyện Điện Biên Đông:
- Một là: Huy động vốn có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao
gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tổ chức huy động tiết kiếm trong cộng
đồng người nghèo.
- Hai là: cho vay hộ nghèo và các hộ chính sách khác. Theo Quyết định
của Chính phủ hiện nay NHCSXH thực hiện 20 chương trình tín dụng ưu đãi
đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (Chương trình cho vay hộ
nghèo, Chương trình cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho
vay Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc là, cho vay chương trình Nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn, cho vay hỗ trợ Xuất khẩu loa động, cho vay Hộ sản xuất
kinh doanh vùng khó khăn, cho vay Hộ nghèo về nhà ở...).
- Ba là: Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
40
- Bốnlà: Tiếp nhận, quảnlý, sử dụng và bảo toàn nguồnvốn của Chínhphủ
dành cho chươngtrình tín dụng xóa đóigiảm nghèo và các chươngtrìnhkhác.
- Năm là: Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ ủy thác cho vay ưu đãi của chính
quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo
các chương trình dự án.
3.1.2. NguồnnhânlựcNHCSXH huyệnĐiệnBiênĐông
Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Điện Biên
Đông trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Điện Biên,
trụ sở đóng tại huyện Điện Biên Đông. Có mạng lưới hoạt động đến 14/14
xã (điểm giao dịch). Số lượng cán bộ công nhân viên các bộ NHCSXH
huyện Điện Biên Đông được thể hiện qua bảng 3.1
Bảng 3.1: Tình hình nhân lực của NHCSXH huyện Điện Biên Đông
Đơn vị tính: Người
Nhân lực Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
1.Trình độ
Đại học, cao đẳng 7 10 14
Trung cấp 9 7 5
2.Giới tính
Nam 9 10 10
Nữ 7 7 9
3.Công việc phụ trách
Quản lý 2 2 2
Chuyên môn 12 13 14
Khác 2 2 3
Tổng số 16 17 19
Nguồn: NHCSXH huyện Điện Biên Đông năm 2021
41
Với nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu thực tế công việc, trong
những năm qua dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc, sự quan tâm giúp đỡ
của các cấp chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội và sự
nỗ lực vượt bậc của cán bộ công nhân viên Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH
huyện Điện Biên Đông đang trên đà phát triển mạnh mẽ đáp ứng ngày một tốt
hơn việc gắn kết chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với chiến
lược phát triển KT-
XH và mục tiêu Quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Năm 2021 tổng nguồn
nhân lực của NHCSXH huyện Điện Biên Đông tổng là 19 người trong đó cán
bộ chuyên môn có trình độ là 14 cán bộ tăng 01 cán bộ so với năm 2020. Các
bán bộ thuộc NHCSXH hiện nay đã có ý thưcs nâng cao chuyên môn mình
quản lý, năm 2021 số lượng cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng là 14 người
tăng 04 người so với năm 2020 và 07 người so với năm 2021, cán bộ ngân
hàng có trình độ trung cấp giản xuống còn 5 người. Như vậy cho thấy nhằm
mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ và nâng cao trình độ chuyên môn
NHCSXH đã quan tâm đến trình độ cán bộ chuyên môn của đội ngũ cán bộ để
phục vụ công viêc chuyên môn đáp ứng ngày càng cao
3.1.3.Thực trạng hoạt động ủy thác tín dụng thông qua các tổ chức chính
trị-xã hội
3.1.3.1. Thực trạng dư nợ và nợ quá hạn
Với việc kết hợp cùng tổ chức chính trị - xã hội các cấp, hoạt động cho
vay của PGD NHCSXH huyện Điện Biên Đông đã được triển khai đồng bộ
trên toàn huyện thông qua 04 tổ chức hội là Hội nông dân, Hội phụ nữ, hội
cựu chiến binh. Kết quả tình hình dư nợ và nợ quá hạn qua các tổ chức hội của
huyện Điện Biên Đông giai đoạn 2019 - 2021 được thể hiện trong bảng 3.2
dướiđây:
42
Bảng 3.2: Thực trạng dư nợ và nợ quá hạn
ĐVT: (Tr.đồng)
TT
Hội đoàn
thể
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tốc độ
phát
triển
bình
quân của
tổng dư
nợ
Tốc độ
phát
triển
bình
quân
của nợ
quá han
Tổng
dư nợ
Nợ quá hạn
Tổng
dư nợ
Nợ quá hạn
Tổng
dư nợ
Nợ quá hạn
Số lượng
Cơ
cấu
(% )
Số
lượng
Cơ
cấu
(% )
Số
lượng
Cơ
cấu
(% )
1
Hội Nông
dân
74.172 290 0,39 87529 184 0,21 90387 545 0,60 110,39 137,09
2 Hội Phụ nữ 66.672 250 0,37 75901 213 0,28 77969 228 0,29 108,14 95,50
3
Hội Cựu
chiến binh
58.891 210 0,36 71939 232 0,32 77801 325 0,42 114,94 124,40
4
ĐoànThanh
niên
61.332 243 0,40 79395 258 0,32 86178 445 0,52 118,54 135,32
Tổng cộng 261.067 993 0,38 314763 887 0,28 3E+05 1543 0,46 112,83 124,65
Nguồn: Báo cáo NH CSXH huyện Điện Biên Đông
Qua bảng 3.2 ta thấy tình hình dự nợ qua các tổ chức hội của huyện
Điện Biên Đông có sự khác nhau về lượng dư nợ của các tổ chức hội. Trong
04 tổ chức hội được ủy thác thì dư nợ lớn nhất là hội nông dân, năm 2021 tổng
dư nợ tín dụng thông qua hội nông dân huyện Điện Biên Đông đạt 90.387 triệu
đồng tăng 16.215 triệu đồng so với năm 2019 tốc độ phát triển bình quân giai
đoạn 2019 – 2021 đạt 110,39%. Đứng thứ 2 thông qua ủy thác tín dụng là đoàn
thanh niên nắm 2021 đạt 86178 triệu đồng tăng 24.846 triệu đồng đạt tốc độ
phát triển bình quân giai đoạn đạt 118,54%
Với số lượng dư nợ lớn nhất thông qua ủy thác tín dụng thì hội nông dân
cũng là tổ chức hội có số nợ quá hạn nhiều nhất. Năm 2021 tổng số nợ quá hạn
là 545 triệu đồng chiếm 0,6% trong tổng dư nợ tín dụng. Đây cũng là tổ chức
hội có số nợ quá hạn cao nhất so với các tổ chức hội khác được ủy thác tín
dụng ởd NHCSXH của huyện Điện Biên Đông.
43
Thông qua các tổ chức hội các nguồn tín dụng của NHCSXH được đến
với các đối tượng cần vay tốt hơn, đảm bảo hơn. Do tính đảm bảo thông qua
các tổ chức hội nên qua bảng ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn thông qua các tổ chức
hội rất thấp, điều này chứng tỏ sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức hội qua
hoạt động tín dụng của NHCSXH
3.1.3.2. Thực trạng số lượng thành viên vay vốn
Mục tiêu của NHCSXH là cho vay ưu đãi đối với các đối tượng thông
qua cấc tổ chức hội . Do vậy khi xem xét hồ sơ vay vốn các đối tượng muốn
vay nếu đáp ứng đủ yêu cầu thì đều được xem xét và chấp thuận vay vốn. Số
thành viên vay vốn thông qua các tổ chức hội tại huyện Điện Biên được thể
hiện qua bảng 3.3
Bảng 3.3: Thực trạng số lượng thành viên vay vốn
TT
Hội đoàn
thể
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tổng Số
thành viên
(thành
viên)
Số hộ vay vốn Tổng Số
thành
viên
(thành
viên)
Số hộ vay vốn Tổng Số
thành
viên
(thành
viên)
Số hộ vay vốn
Số
lượng
(thành
viên)
Cơ
cấu
(%)
Số
lượng
(thành
viên)
Cơ
cấu
(%)
Số
lượng
(thành
viên)
Cơ cấu
(%)
1
Hội
Nông
dân
2555 2215 86,69 2495 2280 91,38 2599 2320 89,27
2
Hội Phụ
nữ
2290 2003 87,47 2457 2063 83,96 2498 2083 83,39
3
Hội Cựu
chiến
binh
2314 2034 87,90 2306 2045 88,68 2334 2054 88,00
4
Đoàn
Thanh
niên
2391 2125 88,87 2389 2132 89,24 2400 2145 89,38
Tổng cộng 9.550 8.377 9.647 8.520 9.831 8.602
Nguồn: Báo cáo NH CSXH huyện Điện Biên Đông
44
3.2. Thực trạng ủy thác tín dụng đối với hộ nông dân tại NHCSXH huyện
Điện Biên Đông
3.2.1. Thông tin chung về các hộ điều tra
Điện Biên với đặc điểm huyện miền núi, dân số nơi đây ít nhưng tỷ lệ
hộ nghèo cao, trình độ sản xuất ở vùng sâu, vùng xa, chủ yếu làm một vụ
trong năm; hạ tầng cơ sở thấp kém, giao thông cách trở, nhất là vào mùa
mưa,… Những khó khăn đó đã cản trở rất lớn đến các mặt hoạt động của
NHCSXH, nhất là công tác giao dịch cho vay, thu nợ vốn chính sách tạixã.
Thực tế cho thấy các hộ nghèo có độ tuổi bình quân thấp hơn các hộ không
nghèo, trình độ học vấn của hai nhóm hộ này có sự khác nhau khá rõ. Với
nhóm hộ nghèo tỷ lệ số hộ chỉ học tiểu học chiếm tới 54.17%, số hộ tốt nghiệp
trung học chiếm 30,83% cònlại số hộ nghèo tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ
chiếm 15%. Đối với hộ không nghèo tỷ lệ các hộ tốt nghiệp trung học phổ
thông chiếm tới 66,67%, số hộ tốt nghiệp trng học cơ sở chiếm 22,5%, còn lại
10,83% là tỷ lệ số hộ có tình độ tiểu học. Có thể thấy các hộ nghèo, nghèo do
yếu về nhận thức, yếu do không thể nắm bắt kịp thời với sự phát triển của xã
hội. Do đó khi nền kinh tế phát triển những người nghèo không tiếp cận kịp
thời với công cụ mới, hình thức mới, không áp dụng được thành quả kỹ thuật
một cách nhanh nhất dẫn tới chất lượng lao động chưa cao, năng suất hàng
hóa thấp. Vì vậy hộ nghèo vẫn tiếp tục nghèo và khó thoát nghèo. Bên cạnh
đó nhóm hộ nghèo có số nhân khẩu bình quân là 5,3 người cao hơn hộ không
nghèo là 4,1 người tuy nhiên số lao động bình quân lại không chênh lệch
nhiều, các hộ không nghèo có số lao động bình quân là 2,1 người còn các hộ
nghèo có số lao động bình quân 2,5 người. Điều đó cho thấy nguyên nhân
hiện nay những người nghèo do có số lượng nhân khẩu ăn theo đông trong khi
số lượng lao động lại hạn chế, cá thể lao động lại yếu nên đã khiến cho chênh
lệch giữa người giàu càng rõ hơn.
45
Bảng 3.4: Một số thông tin chung về các hộ điều tra
Hộ không
STT Chỉ tiêu ĐVT
nghèo
Hộ Nghèo Bình quân
1 Số hộ điều tra Hộ 52 68 60
2 Tuổi BQ của chủ hộ Năm 41,2 35,9 38,5
3 Trình độ học vấn của chủ hộ
- Tiểu học % 10,83 54,17 32,50
- Trung học cơ sở % 22,50 30,83 26,67
- Trung học phổ thông % 66,67 15,00 40,84
4 Số nhân khẩu BQ/hộ Người 4,1 5,3 4,7
5 Số lao động BQ/hộ L.động 2,1 2,5 2,45
6 Diện tích đất canh tác BQ/hộ Ha 0,1926 0,1238 0,1582
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2021)
Với tinh thần khắc phục khó khăn và nhận được sự quan tâm của các
cấp, ngành, NHCSXH đã xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiều giải pháp
đồng bộ nhằm tranh thủ tối đa nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của
hộ nghèo, cận nghèo và gia đình đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Cụ thể đã xây dựng được hệ thống Điểm giao dịch trải rộng đến tận xã, kể
cả nơi rừng sâu, vùng đặc biệt khó khăn và miền biên giới hiểm trở. Thông
qua mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn, các tổ chức hội, đoàn thể làm nhiệm
vụ uỷ thác vốn ưu đãi từ NHCSXH đã được chuyển tải kịp thời đến đúng đối
tượng thụ hưởng. Đặc biệt, nguồn vốn chính sách không chỉ được ưu tiên
phân bổ hỗ trợ các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết
30A của Chính phủ, mà còn được các hội, đoàn thể, uỷ thác lồng ghép giữa
việc vay vốn chính sách với việc đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất, từ đó tạo
46
ra hiệu quả sử dụng vốn vay rõ rệt, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững,
vươn lên làm giàu.
Kết quả bảng 3.5 đã cho thấy hiện nay trong 120 hộ điều tra số lượng
nhà ở thuộc dạng nhà tạm chỉ còn 7/120 hộ và số lượng này vẫn đang nằm
100% trong nhóm hộ nghèo. Cùngvới sựcố gắng của các cấp chínhquyềncác
hộ nghèo đã được cảithiện về nhà ở từ đó tạo điều kiện cho các hộ cải thiện về
đời sống.
Bảng 3.5: Tình hình nhà ở của các hộ điều tra
Toàn mẫu Phân theo nhóm hộ
Nghèo Không nghèo
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế,
2016)
Tổ chức hội nông dân trên đại bàn huyện Điện Biên đã phối hợp nhịp
nhàng với NHCSXH làm tốt vai trò là “cầu nối” giúp hội viên của mình vay
vốn, sử dụng vốn ưu đãi phát triển kinh tế gia đình.
STT Loại nhà
Số Tỷ lệ
Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ
hộ(Hộ) (%) Số hộ
(%) (Hộ) (%)
1 Kiên cố 45 37,50 22,06 30 57,69
2 Bán kiên cố 68 56,67 46 67,65 22 42,31
3 Nhà tạm 7 5,83 7 10,29 0 0,00
Tổng 120 100,00 68 100,00 52 100,00
Để đồng vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, phát
huy được hiệu quả, các Tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc Hội nông dân huyện
thường xuyên bám sát các quy định, văn bản chỉ đạo của NHCSXH và của
chính quyền, đoàn thể địa phương thực hiện công khai, dân chủ việc bình xét
các đối tượng tuyên truyền các chủ trương chính sách tín dụng chính sách
của Đảng, Nhà nước và động viên trao đổi kinh nghiệm sử dụng vốn vay vào
chuyển dịch cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi. Cụ thể bảng 3.6 cho thấy thu nhập
của các hộ dân thuộc cả hai nhóm hộ nghèo và không nghèo đểu tập trung
vào lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi là chủ yếu. Nhóm hộ không nghèo có
mức thu nhập cao hơn nhóm hộ nghèo do các hộ này có khả năng và điều
buôn bán, bên cạnh đó hầu hết các cán hộ huyện xã, thôn bản đều tập trung ở
nhóm hộ không nghèo.
Bảng 3.6: Mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ
Hộ nghèo Hộ không nghèo Trung bình chung
STT
Nguồn
thu
nhập
Thu
nhập
Tỷ lệ
(%)
Thu
nhập
Tỷ lệ
(%)
Thu
nhập
Tỷ lệ
(%)
(Tr.đ) (Tr.đ) (Tr.đ)
1 Trồng trọt 11,38 38,39 18,24 33,35 13,56 35,57
2 Chăn nuôi 9,68 32,66 14,16 25,89 10,96 28,73
3 Buôn bán 3,16 10,66 9,89 18,08 6,21 16,28
4 Ngành nghề 4,23 14,27 9,23 16,88 5,60 14,69
5 Khác 1,19 4,01 3,17 5,80 1,81 4,73
Tổng 29,64 100,00 54,69 100,00 38,13 100,00
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2021)
Có thể nói Điện Biên tương đối thuận lợi về sản xuất nông nghiệp so với
các huyện trong tỉnh, trình độ canh tác của người dân cao hơn các địa phương
khác trong tỉnh. Đất đai màu mỡ, các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp được xây dựng kiên cố, nhất là đối với là khu vực lòng chảo Điện
Biên. Phát huy tiềm năng lợi thế đó, những năm qua huyện Điện Biên đã chỉ
đạo các xã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ chính vì vậy đã cải thiện
thu nhập ở mức khá cao. Trong 5 năm trở lại đây, các chỉ tiêu về diện tích gieo
trồng, năng suất, sản lượng cây lương thực trên địa bàn huyện đều đạt và vượt
so với kế hoạch đề
3.2.2. Mứcđộ tiếp cận nguồn vốn của các hộ
Không chỉ những nông dân đầu tư làm ăn lớn hay những hộ làm ăn
nhỏ lẻ cũng đều có xu hướng vay từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó số
lượng các hộ chỉ vay từ một nguồn chiếm trung bình 3 năm khoảng 37,22%,
số lượng các hộ vay từ hai nguồn chiếm 39%, còn lại số lượng các hộ vay từ
ba nguồn và bốn nguồn chiếm tỷ lệ khá nhỏ chỉ khoảng 14,447 và 9,44%. Có
thể nói nguồn vốn tín dụng chính là cứu cánh của rất nhiều nông dân. Tuy
nhiên với chính sách này, hàng trăm nông dân nghèo ở huyện đã tham gia
vay vốn ngân hàng, trong số đó vẫn tồn tại tình trạng mất khả năng chi trả
chính vì vậy việc vay thêm từ các nguồn khác đối với nhiều hộ nông như gặp
được phao cứu sinh nhờ được vay thêm vốn tái sản xuất, phát triển kinh tế,
từ đó mà có lãi, thoát nợ hiệu quả.
Bảng 3.7: Số nguồn vốn được vay của hộ điều tra
Năm 2013 Năm2014 Năm 2015
STT Số nguồn
Số Tỷ lệ Số Số Tỷ lệ
hộ (Hộ) (%) hộ (Hộ) Tỷ lệ (%) hộ (Hộ) (%)
1 Một nguồn 46 38,33 47 39,17 41 34,17
2 Hai nguồn 40 33,33 48 40,00 52 43,33
3 Ba nguồn 18 15,00 15 12,50 19 15,83
4 Bốn nguồn 16 13,33 10 8,33 8 6,67
Tổng 120 100,00 120 100,00 120 100,00
(Nguồn:Số liệu điều tra thực tế, 2021)
Bằng việc phân tích biểu đồ 3.6 cho thấy sự thay đổi về tỷ lệ số hộ đối với nhu cầu vay vốn
từ hơn một nguồn. Với sự thay chưa cao tuy nhiêncho thấy rõ nhu cầu vay năm sau tăng so với
năm trước cả về số lượng tiền vay và số lượng nguồn vay.
3.2.3. Doanhsố cho vay
Quy mô tín dụng thể hiện doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ
cho vay hộ nghèo trong bảng tổng hợp sau:
Qua bảng 3.8 trên ta thấy: Doanh số cho vay hộ nghèo tại NHCSXH
huyện Điện Biên Đông có sự giảm dần qua các năm, năm 2019 giảm so với
năm 2018 là 1.345 triệu đồng, năm 2018 giảm so với năm 2017 là 9.850 triệu
đồng, năm 2017 giảm so với năm 2016 là 13.821 triệu đồng. Đến cuối năm
2019, có 517 hộ nghèo đang dư nợ, giảm 150 hộ nghèo so với năm 2017.
Trong 3 năm qua đã cho vay được 21.780 triệu đồng, với 484 hộ nghèo. Đến
31/12/2019, dư nợ cho vay đạt 22.381 triệu đồng, 517 hộ vay.
Bảng 3.8. Doanh số cho vay của các hộ nông dân
Chỉ tiêu
Năm
2019
Năm
2020
Năm
2021
1. Doanh số cho vay 14.275 4.425 3.080
2. Số lượt hộ vay 316 100 68
3. Doanh số thu nợ 10.845 6.651 5.434
4. Dư nợ 26.961 24.735 22.381
4. Số hộ còndư nợ 667 584 517
Nguồn: Số liệu điểu tra tác giả năm 2021
3.2.3. Cơcấu cho vay của các hộ nông dân
Cơ cấu cho vay các chương trình đã tương đối phù hợp với số hộ
nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn thành phố,
được thể hiện qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 3.9. Cơ cấu cho vay của các hộ(Nguồn: Số liệu điểu tra tác giả
năm 2021)
Qua số liệu bảng 3.9 ta thấy: NHCSXH Huyện Điện Biên Đông tập trung
chủ yếu vào chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, sản xuất kinh
doanh vùng khó khăn, giải quyết việc làm và Nước sạch và vệ sinh môi trường
là những chương trình có tỷ trọng dư nợ lớn. Chương trình cho vay hộ nghèo
chiếm tỷ trọng 15,45%/ tổng dư nợ, đây là chương trình cho vay mũi nhọn của
Chính phủ nhằm hỗ trợ giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
thoát nghèo và vươn lên làm giàu, giải quyết công ăn việc làm tại chỗ cho
người dân.
3.2.4. Mụcđích vốn vay
Là một huyện miền núi còn nhiều thiếu thốn, với hơn 80% là đồng bào
các dân tộc thiểu số, một trong những khó khăn lớn đặt ra đối với nông dân tại
đây chính là vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Song với cách làm hiệu quả, Hội
Nông dân huyện Điện Biên đã từng bước giúp hội viên tháo gỡ “nút thắt”, tạo
điều kiện để hội viên tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, vươn lên phát triển sản
xuất kinh doanh.
Bảng 3.10: Tình hình dư nợ cho vay theo mục đích vay
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Mục đích
vay Dư
nợ
Người
vay
Dư
nợ
Người
vay
Dư
nợ
Người
vay
(Nguồn:Số liệu điều tra thực tế, 2021)
(Tr.đ) (Ng) (Tr.đ) (Ng) (Tr.đ) (Ng)
Trồng trọt 1.238,56 62 1.368,25 65 1.526,94 66
Chăn nuôi 1.350,46 65 1.433,16 68 1.588,37 70
Buôn bán 327,68 13 341,26 15 352,84 14
Con ăn học 232,22 22 301,18 28 352,68 34
Tổng 3.148,92 162 3.443,85 176 3.820,83 184
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội

More Related Content

Similar to Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội

Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
nataliej4
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sáchLuận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Ngân hàng Agribank, HAYLuận văn: Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Ngân hàng Agribank, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính ...
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính ...Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính ...
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
BÀI MẪU luận văn: Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng, HAY
BÀI MẪU luận văn: Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng, HAYBÀI MẪU luận văn: Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng, HAY
BÀI MẪU luận văn: Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng, Chi ...
Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng, Chi ...Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng, Chi ...
Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng, Chi ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.
ssuser499fca
 
Luận Văn Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chí...
Luận Văn Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chí...Luận Văn Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chí...
Luận Văn Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chí...
sividocz
 
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIB
Hoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIBHoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIB
Hoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIB
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net/ Zalo : 0909.232.620
 
Báo Cáo Thực Tập Phản Ứng Của Sinh Viên Thành Phố Hồ Chí Minh Về Chính Sách C...
Báo Cáo Thực Tập Phản Ứng Của Sinh Viên Thành Phố Hồ Chí Minh Về Chính Sách C...Báo Cáo Thực Tập Phản Ứng Của Sinh Viên Thành Phố Hồ Chí Minh Về Chính Sách C...
Báo Cáo Thực Tập Phản Ứng Của Sinh Viên Thành Phố Hồ Chí Minh Về Chính Sách C...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net / 0909.232.620
 
Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.
Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.
Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.
Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0909.232.620 / Baocaothuctap.net
 
Đề tài vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài  vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài  vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng Agribank
Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng AgribankHoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng Agribank
Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng Agribank
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net/ Zalo : 0909.232.620
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Nhận Viết Đề Tài Điểm Cao ZALO 0917193864 - LUANVANTRUST.COM
 

Similar to Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội (20)

Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
Báo Cáo Thực Tập Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Vinh Kim
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sáchLuận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
 
Luận văn: Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Ngân hàng Agribank, HAYLuận văn: Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Tín dụng đối với kinh tế hộ tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính ...
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính ...Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính ...
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính ...
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyệ...
 
BÀI MẪU luận văn: Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng, HAY
BÀI MẪU luận văn: Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng, HAYBÀI MẪU luận văn: Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng, HAY
BÀI MẪU luận văn: Phát Triển Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng, HAY
 
Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng, Chi ...
Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng, Chi ...Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng, Chi ...
Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng, Chi ...
 
Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.
 
Luận Văn Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chí...
Luận Văn Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chí...Luận Văn Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chí...
Luận Văn Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chí...
 
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
Mẫu báo cáo kiến tập tại quỹ tín dụng nhân dân 9 điểm
 
Hoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIB
Hoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIBHoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIB
Hoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIB
 
Báo Cáo Thực Tập Phản Ứng Của Sinh Viên Thành Phố Hồ Chí Minh Về Chính Sách C...
Báo Cáo Thực Tập Phản Ứng Của Sinh Viên Thành Phố Hồ Chí Minh Về Chính Sách C...Báo Cáo Thực Tập Phản Ứng Của Sinh Viên Thành Phố Hồ Chí Minh Về Chính Sách C...
Báo Cáo Thực Tập Phản Ứng Của Sinh Viên Thành Phố Hồ Chí Minh Về Chính Sách C...
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã...
 
Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.
Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.
Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.
 
Đề tài vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài  vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài  vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài vận dụng mô hình binary logistic, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
 
Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng Agribank
Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng AgribankHoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng Agribank
Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng Agribank
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
 
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
 
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 

Recently uploaded

AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (10)

AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÒ THỊ TÂM NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỘI VIÊN HỘI NÔNG DÂN HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Hoài An Thái Nguyên, năm 2022
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Dương Hoài An. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn được thu thập tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy và được trích dẫn đầy đủ, chính xác. TháiNguyên, tháng 05 năm 2021 Tác giả Lò Thị Tâm
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Dương Hoài An, người luôn hết sức tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, góp ý, chỉnh sửa giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ngân hàng Chính sách xã hội Huyện Điện Biên Đông đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu hoạt động ủy thác tín dụng của Hội Nông dân huyện Điện Biên Đông. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan Hội Nông dân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã tận tình giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! TháiNguyên, tháng 04 năm 2022 Tác giả Lò Thị Tâm
  • 4. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ý NGHĨA 2 CSXH Chính sách xã hội 3 NHCSXH Ngân hàng chính sáchxã hội 4 HTTDNT Hệ thống tín dụng nông thôn 8 HTX Hợp tác xã 9 NNNT Nông nghiệp nông thôn 10 HĐQT Hội đồngquản trị 12 UBND Ủy ban nhân dân 16 SXKD NN&PTNTNN Sản xuất kinh doanh 17 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn thông 19 HĐND Hội đồng nhân dân
  • 5. iv TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Những thông tin chung 1.1. Họ và tên tác giả: Lò Thị Tâm. 1.2. Tên đề tài: Nghiên cứu hoạt động ủy thác tín dụng của ngân hàng Chính sách xã hội đối với hội viên Hội Nông dân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. 1.3. Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp. Mã số: 8.62.01.15 1.4. Người hướng dẫn khoa học:TS. Dương Hoài An 1.5. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 2. Nội dung trích yếu 2.1. Lý do chọn đề tài: Để nghiên cứu hoạt động ủy thác tín dụng của ngân hàng CSXH đối với hội viên nông dân hiện nay như thế nào? Nguồn vốn vay tác động đến thu nhập và chi tiêu của hộ nông dân huyện Điện Biên Đông ra sao? Là lý do, tác giả lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu hoạt động ủy thác tín dụng của ngân hàng Chính sách xã hội đối với hội viên Hội Nông dân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên” để nghiên cứu những kiến thức lý luận vào thực tiễn, tìm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhận ủy thác tín dụng của Hội, góp phần thực hiện thắng lợi công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương. 2.2. Mục đích nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng nguồn vốn ủy thác của ngân hàng chính CSXH thông qua Hội nông dân huyện Điện Biên Đôngg giai đoạn 2019-2021. - Tác động của nguồn vốn ủy thác của ngân hàng chính CSXH đối với kinh tế hộ của hội viên nông dân huyện Điện Biên Đông giai đoạn 2019-2021 - Đề xuất các giải pháp nhằm cho vay và sử dụng tốt hơn nguồn vốn ủy thác của ngân hàng chính CSXH huyện Điện Biên Đông.
  • 6. v 2.3. Phương pháp nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu thu được bằng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, điều tra thu thập số liệu sơ cấp. Phân tích số liệu dựa trên phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp SWOT. 2.4. Tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được: Kết quả nghiên cứu cho thấy NHCSXH hiện có 13 chương trình tín dụng Ngân hàng đang ủy thác với các tổ chức chính trị xã hội. Tổng dư nợ năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 144.383; 156.023 và 166.846 triệu đồng. Trong đó, Hội LHPN quản lý số vốn lớn nhất, chiếm 32,9 - 36,6%. Đến ngày 31/12/2020 tổng nguồn vốn quản lý và huy động tại NHCSXH thành phố Sông Công đạt 167.567,5 triệu đồng, tăng 7,4% so với đầu năm 2019 và tăng 15% so năm 2018. Tổng nợ xấu so tổng dư nợ chiếm từ 0,4 - 0,7%. Tính đến 30/12/2020, Hội LHPN thành phố quản lý 59 tổ với 1.159 hộ với dư nợ là 54.942 triệu đồng và không có nợ xấu trong giai đoạn 2018 - 2020. Qua điều tra các hộ vay vốn cho thấy bình quân nhân khẩu ở hộ nghèo là 3,17; bình quân lao động/hộ nghèo là 2. Nhà ở của các hộ chủ yếu kiên cố và bán kiên cố. Thu nhập các hộ chủ yếu là buôn bán. Dư nợ chương trình cho vay giải quyết việc làm là cao nhất (57,76%). Đa số người dân cho rằng thủ tục cho vay, lượng tiền cho vay, lãi suất, thời gian cho vay là phù hợp. Nghiên cứu cho thấy hoạt động ủy thác đối với Hội LHPN còn một số tồn tại như: Ở một số nơi chưa chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác trong công tác xử lý thu hồi dứt điểm nợ quá hạn, nợ tồn đọng; Tỷ lệ gia nợ hạn cuối kỳ còn cao…Để khắc phục những tồn tại trên cần áp dụng các giải pháp như: Nâng cao công tác tuyên truyền; tổ chức thực hiện các nội dung ủy thác đã ký; nghiêm túc xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và thực hiện thường xuyên, hiệu quả… 2.5. Kết luận: Đề tài đã hệ thống hóa được thực trạng hoạt động tín dụng và nhận ủy thác tín dụng của NHCSXH, như đánh giá được tổng dư nợ, nợ xấu năm 2018, 2019 và 2020; đánh giá được hoạt động ủy thác đối với Hội LHPN Sông Công; điều tra thực trạng về nhận thức, quy trình, sử dụng vốn vay, hiệu
  • 7. vi quả vốn vay...Đánh giá được các mặt tích cực và hạn chế đối với hoạt động ủy thác bằng phương pháp SWOT. Đề xuất được các giải pháp khắc phục những tồn tại của chương trình cho vay ủy thác. 2.6. Kiến nghị: Thường xuyên tập huấn kỹ năng quản lý tín dụng cho tổ trưởng vay vốn và cán bộ cơ sở. Có kế hoạch dài kỳ về phân bổ nguồn vốn thường xuyên (cố định) và tổ chức giao ban định kỳ. Người hướng dẫn khoa học TS. Dương Hoài An Học viên Lò Thị Tâm
  • 8. 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với dân số hơn 96 triệu dân theo tổng điều tra dân số năm 2019 thì nước ta có đến hơn 70% dân cư ở khu vực nông thôn (Tổng cục thống kê). Vì vậy tín dụng khu vực nông thôn rất quan trọng nhưng đây là khu vực sinh lười thấp, chi phí cao, nhiều rủi ro khách quan nên luồng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn thương mại không đổ vào nhiều. Mặc du hiện nay Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều các chính sách ưu đãi cho đối tượng này như Nghị định 78/NDD – CP ngày 04/10/2020 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác” Thị trường tài chính nông thôn hiện nay ở Việt Nam rất đa dạng như:Vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nông nghiệp lãi suất ưu đãi đầu tư vào các dự án, vốn tín dựng ưu đã cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách,...Tuy nhiên các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại các khu vực nông thôn còn nghèo nàn, chủ yếu là tín dụng truyền thống, các dịch vụ thanh toán, bảo hiển nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng nông nghiệp,... các sản phẩm tín dụng của ngân hàng hiện nay chưa bao gồm các dịch vụ hỗ trợ đi kèm, công cụ đầu tư tài chính cho thị trường này hầu như chứa có. Quy trình cung cấp tín dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai, không đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và lãi suất các khaonr cho vay thương mại đối với nông nghiệp nông thôn còn ở mức cao khiến còn nhiều tệ nạ như cò vay vốn, tín dụng nặng lãi vẫn đang diễn ra. Đây là những lý do kiến cho tín dụng đối với khu vực nông thôn vẫn là vấn đề bức xúc hiện nay Hội nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân với mục đích tập hợp, đoàn kết nông dân giúp nông dân phát triển kinh tế góp phần xóa đói giảm nghèo nhất là đối với các hộ nân vùng sâu vùng xa vùng khó khăn. Trong các kênh truyền tải vốn cho các hộ nông dân có kênh
  • 9. 8 thông quaNgân hàng chính sách. Theo Điều 5 của Nghị định 78: " Việc cho vay của NHCSXH đượcthựchiện theophươngthứcủythácchocáctổ chứctín dụng, tổ chức chính trịxã hội theohợp đồng ủythác hoặc cho vay trực tiếp đến người vay" là một phương pháp cho vay có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, phát huy sức mạnh cộng đồng và sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng tham gia vào lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Hiện nay Chi nhánh Ngân hàng CS - XH huyện đã mở rộng mạng lưới hoạt động đến 14 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc đến giao dịch để được vay vốn ưu đãi. Chi nhánh NHCSXH củng cố lại tổ vay vốn uỷ thác qua các tổ chức chính trị, xã hội; đồng thời tăng cường mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ quỹ. Tính đến tháng 12/2020 Tổng nguồn vốn dư nợ của Chi nhánh đạt trên 329,251 tỷ đồng. Trong đó, cho vay hộ nghèo đạt 178,142 tỷ đồng với 5.164 hộ vay; cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 69,949 tỷ đồng; cho vay hộ cận nghèo – QDD15/2013 là 18,763 tỷ đồng, số còn lại các chương trình cho vay khác (NH CSXH chi nhánh huyện Điện Biên Đông). Để nghiên cứu hoạt động ủy thác tín dụng của ngân hàng CSXH đối với hội viên nông dân hiện nay như thế nào? Nguồn vốn vay tác động đến thu nhập và chi tiêu của hộ nông dân huyện Điện Biên Đông ra sao? Là lý do, tác giả lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu hoạt động ủy thác tín dụng của ngân hàng Chính sách xã hội đối với hội viên Hội Nông dân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên” để nghiên cứu những kiến thức lý luận vào thực tiễn, tìm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhận ủy thác tín dụng của Hội, góp phần thực hiện thắng lợi công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng nguồn vốn ủy thác của ngân hàng chính CSXH thông qua Hội nông dân huyện Điện Biên Đôngg giai đoạn 2019-2021.
  • 10. 9 - Tác động của nguồn vốn ủy thác của ngân hàng chính CSXH đối với kinh tế hộ của hội viên nông dân huyện Điện Biên Đông giai đoạn 2019-2021 - Đề xuất các giải pháp nhằm cho vay và sử dụng tốt hơn nguồn vốn ủy thác của ngân hàng chính CSXH huyện Điện Biên Đông. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan hệ kinh tế, tín dụng giữa hộ nông dân và Hội Nông dân với ngân hàng CSXH huyện Điện Biên Đông. Thông qua điều tra các hộ nông dân có vay vốn tại ngân hàng CSXH huyện Điện Biên Đông, các bộ thuộc ngân hàng CSXH huyện Điện Biên Đông 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Luận văn được nghiêncứutại địabàn huyệnĐiện Biên Đông, tỉnhĐiệnBiên. Phạm vi về thời gian: . Các số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài được thu thập trong các năm từ năm 2018- 2020; Các số liệu sơ cấp khảo sát các hộ nông dân trong năm 2021. 4. Ý nghĩa đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn vốn ủy thác qua ngân hàng CSXH đối với hội viên nông dân - Kết quả nghiên cứu của đề tài là luận cứ khoa học phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo,điềuhành quản lý hộinông dânhuyện Điện Biên Đôngvề nâng chất lượng ủy thác thông qua ngân hàng CSXH 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài làm cơ sơ lý luận và thực tiễn cho Hội nông dân trong huyện tham khảo để đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng ủy thác trong thời gian tới. Đồng thời giúp cho Chính quyền các cấp có luận cứ khoa học trong việc xây dựng cơ chế, chính sách nhằm nâng cao chất lượng ủy thác giai đoạn 2022- 2025
  • 11. 10 - Đề tài góp phần đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng ủy thác qua ngân hàng CSXH đối với hội viên nông dân để các cấp có thẩm quyền tham khảo.
  • 12. 11 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Mộtsố các khái niệm 1.1.1.1 Khái niệm tín dụng Tíndụnglà một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa, phản ánh quan hệ vay mượn giữa các chủ thể trong nền kinh tế theo nguyên tắc có hoàntrả cả gốc và lãi đúng thời hạn, có mục đích và bảo đảm tiền vay. Tíndụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổihàng hóa. Thờikỳ này, tíndụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa. Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ. Theo nghĩa nguyên thủy, tín dụng (credit) là sự tin tưởng, tín nhiệm mà cho vay mượn các loại vật tư, hàng hóa, tiền tệ. Như vậy, tín dụng không chỉ là sự vay mượn thông thường mà là sự vay mượn với một mức tín nhiệm nhất định; Tức là khi thực hiện quyền cho vay, người cho vay tin vào khả năng trả nợ của người đi vay. Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là một loại quan hệ xã hội biểu hiện mối liên hệ kinh tế, trước hết là dựa trên cơ sở niềm tin . Theo quan điểm “Tín dụng là tổng số tiền người gửi vào tổ chức tín dụng, đốivới họ quyềnkiểm soát số tiền đã bị chuyển đổi” thì tín dụng đứng trên quan điểm là khoản tiết kiệm của người dân vào các tổ chức tín dụng 1.1.1.2. Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, giữa họ có mối quan hệ thông qua vận động của giá trị vốn tín dụng, được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hóa. Trong quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể.
  • 13. 12 Tín dụng ưu đãi: là một khái niệm chỉ một khoản vay bằng tiền mặt hay bằng hàng hóa được cung cấp từ một bên cho vay dành cho bên đi vay với những ưu đãi đặc biệt dưới hình thức lãi suất hay hình thức nào đó nhằm hướng đến một mục đích nhất định nằm trong thỏa thuận dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau của hai bên hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba. Tíndụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng, trong một thời gian nhất định với một chi phí nhất định. Tín dụng ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội: Tín dụng ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội thực chất là các khoản vay của Ngân hàng chính sách xã hội cung cấp các khoản tín dụng cho các đối tượng thuộc diện như hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn…với những ưu đãi đặc biệt về lãi suất, mức vốn vay, thời hạn cho vay và quy trình cho vay, nhằm mục đích giúp các đối tượng trên cải thiện và ổn định cuộc sống, nâng cao dân trí, giảm chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Theo Mai Siêu (1998), tín dụng không chỉ là sự vay mượn thông thường mà là sự vay mượn với một mức tín nhiệm nhất định; Tức là khi thực hiện quyền cho vay, người cho vay tin vào khả năng trả nợ của người đi vay. Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là một loại quan hệ xã hội biểu hiện mối liên hệ kinh tế, trước hết là dựa trên cơ sở niềm tin. Theo Viện nhân lực ngân hàng tài chính (2021), về thực chất tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, giữa họ có mối quan hệ với nhau thông qua sự vận động của giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dư- ới hình thức tiền tệ và hàng hóa từ người cho vay chuyển sang người đi vay và sau một thời gian nhất định quay về với người cho vay với lượng giá trị lớn hơn ban đầu. Tín dụng được cấu thành nên từ sự kết hợp của ba yếu tố chính là: lòng tin (sự tin tưởng vào khả năng hoàn trả đầy đủ và đúng hạn của người cho vay đối với người đi vay); thời hạn của quan hệ tín dụng (thời gian người vay sử dụng tiền vay); sự hứa hẹn hoàn trả. Và như vậy, phạm trù tín dụng có các đặc trưng chủ yếu sau:
  • 14. 13 Tín dụng là có lòng tin: bản thân từ tín dụng xuất phát từ tiếng la-tinh “creditum” có nghĩa là “sự giao phó” hay “sự tín nhiệm”. Nghiên cứu khái niệm tín dụng cũng cho ta thấy tín dụng là sự cho vay có hứa hẹn thời gian hoàn trả. Sự hứa hẹn biểu hiện “mức tín nhiệm” hay “lòng tin” của người cho vay với người đi vay. Yếu tố lòng tin tuy vô hình nhưng không thể thiếu trong quan hệ tín dụng, đây là yếu tố bao trùm trong hoạt động tín dụng, là điều kiện cần cho quan hệ tín dụng phát sinh. Tín dụng là có tính thời hạn: khác với các quan hệ mua bán thông thường khác (sau khi trả tiền người mua trở thành chủ sở hữu của vật mua hay còn gọi là “mua đứt bán đoạn”), quan hệ tín dụng chỉ trao đổi quyền sử dụng giá trị khoản vay chứ không trao đổi quyền sở hữu khoản vay. Người cho vay giao giá trị khoản vay dưới dạng hàng hóa hay tiền tệ cho người kia sử dụng trong một thời gian nhất định. Sau khi khai thác giá trị sử dụng của khoản vay trong thời hạn cam kết, người đi vay phải hoàn trả toàn bộ giá trị khoản vay cộng thêm khoản lợi tức hợp lý kèm theo như cam kết đã giao ước với người cho vay. Tín dụng là có tính hoàn trả: Đây là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng và là dấu ấn để phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác. Sau khi kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng, hoàn thành một chu kỳ sản xuất trở về trạng thái tiền tệ, vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả cho người cho vay kèm theo một phần lãi như đã thỏa thuận. Một mối quan hệ tín dụng được gọi là hoàn hảo nếu được thực hiện với đầy đủ các đặc trưng trên, nghĩa là người đi vay hoàn trả được đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn. 1.1.1.3. Khái niệm ủy thác tín dụng ngân hàng Ủy thác là việc giao cho cá nhân, pháp nhân bên được nhận ủy thác, nhân danh người nhận ủy thác để làm một việc nhất định mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm.
  • 15. 14 Khái niệm về “hoạt động ủy thác”: Ủy thác là việc một bên (bên ủy thác) giao vốn bằng tiền cho một bên khác (bên nhận ủy thác) để thực hiện hoạt động quy định của Pháp luật (Thông tư 30/2014/TT-NHNN, ngày 6/11/2014 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam). Theo Điều 106 Luật Tổ chức tín dụng (2010), Ngân hàng thương mại được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Theo khái niệm được quốc tế công nhận thì hoạt động ủy thác (trust business) bản chất là hoạt động huy động vốn phi tiền gửi (non- deposit instruments). - “Hoạt động ủy thác” gồm 04 yếu tố, các hoạt động không đảm bảo có đủ 4 yếu tố này thì không được coi là “hoạt động ủy thác”: + Bên ủy thác giao vốn (bằng tiền) cho bên nhận ủy thác; + Sử dụng cho đối tượng thụ hưởng của ủy thác; + Mục đích, lợi ích hợp pháp do bên ủy thác chỉ định. + Trên cơ sở hợp đồng ủy thác. 1.1.2. Ngân hàng CSXH và cáchoạt động ủy thác 1.1.2.1. NgânhànhChính sách xã hội NHCSXH được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội. NHCSXH là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp
  • 16. 15 cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh , dân chủ, công bằng, văn minh. 1.1.2.2.Hoạt động ủy thác của ngân hàng cính sách xã hội NHCSXH là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống; tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tín dụng của mình trước pháp luật; thực hiện bảo tồn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động tín dụng. NHCSXH không tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì an sinh xã hội, thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi, mục tiêu chủ yếu là xóa đói giảm nghèo. Mức cho vay và lãi suất cho vay của NHCSXH theo Quyết định của Chính phủ từng thời kỳ. Ngoài nguồn vốn chủ yếu là nhận từ nhà nước NHCSXH còn nhận vốn uỷ thác của chính quyền địa phương như các quỹ tín dụng hay quỹ từ thiện cho người nghèo của nhà nước, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính tín dụng, các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước để cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đối tượng vay vốn là những hộ gia đình nghèo, các đối tượng chính sách gặp khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống không đủ điều kiện để vay vốn từ các NHTM, các đối tượng sinh sống ở những xã thuộc vùng khó khăn (theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ). - Phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội (04 tổ chức chính trị - xã hội gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gọi tắt là tổ chức Hội, đoàn thể
  • 17. 16 - Có Hội đồng quản trị và Ban đại diện HĐQT các cấp. 1.1.3. Ý nghĩa và điều kiện của việc ủy thác cho vay thông qua tổ chức hội, đoàn thể. 1.1.3.1. Ý nghĩa của hoạt động ủy thác cho vay - Công khai hóa, xã hội hóa hoạt động của NHCSXH. - Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của tổ chức Hội, đoàn thể giúp nhân dân được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, tạo một kênh dẫn vốn hữu hiệu, tin cậy đối với nhân dân và cấp ủy Đảng, chính quyền. - Củng cố hoạt động của tổ chức Hội, đoàn thể ở cơ sở. Thông qua hoạt động tín dụng, các tổ chức Hội,đoàn thể có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên, làm cho sinh hoạt Hội, đoàn thể có nội dung phong phú hơn. - Thông qua việc ủy thác cho vay, các tổ chức Hội, đoàn thể có thể lồng ghép việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị khác, góp phần tiết giảm chi phí xã hội. - Giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ tài chính, tiết kiệm của NHCSXH một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí khi vay vốn. - Thông qua việc bình xét công khai hộ vay vốn, phát huy vai trò của tổ chức Hội, đoàn thể đảm bảo đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng. 1.1.3.2. Điều kiện của hoạt động ủy thác cho vay Đối với hộ vay: Phải là thành viên Tổ TK&VV và chấp hành các quy ước hoạt động của Tổ. * Đối với Tổ TK&VV: Hoạt động theo đúng Quyết định số 15/QĐ- HĐQT ngày 05/3/2013 của Hội đồng quản trị NHCSXH và tuân thủ nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng. * Đối với tổ chức Hội: Có mạng lưới hoạt động đến thôn bản...; Có uy tín trong nhân dân và có tín nhiệm với NHCSXH; Có cán bộ am hiểu và được
  • 18. 17 tập huấn nghiệp vụ NHCSXH; Có khả năng tuyên truyền và kiểm tra, giám sát hoạt động Tổ. Được NHCSXH ký văn bản Liên tịch và văn bản Thoả thuận. 1.1.4. Nội dung ủy thác cho vay qua các tổ chức hội, đoàn thể NHCSXH ủy thác cho 04 tổ chức Hội, đoàn thể thực hiện một số nội dung công việc trong quy trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH, cụ thể như sau: 1.1.4.1. Công tác tuyên truyền, vận động - Thực hiện tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi và các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác... - Vận động việc thành lập TK&VV (TK&VV) theo đúng Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV ban hành theo Quyết định số 15/QĐ- HĐQT ngày 05/3/2013 của Hội đồng quản trị NHCSXH. - Vận động, đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV tham dự đầy đủ các phiên giao dịch của NHCSXH; hướng dẫn tổ viên Tổ TK&VV thực hiện giao dịch với NHCSXH. - Vận động tổ viên chấp hành Quy ước hoạt động của Tổ TK&VV, thực hành tiết kiệm; giúp đỡ nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả góp phần nâng cao đời sống, thực hiện trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn đã cam kết với Ngân hàng. - Vận động, khuyến khích các tổ viên Tổ TK&VV tham gia các hoạt động khác của NHCSXH. - Tổ chức tập huấn hoặc phối hợp với NHCSXH tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ Hội, đoàn thể cấp dưới và Ban quản lý Tổ TK&VV. 1.1.4.2. Kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ, Ban Quản lý Tổ và các tổ viên - Giám sát toàn diện các hoạt động của Tổ TK&VV theo đúng Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Hội đồng quản trị NHCSXH. Trong đó, các nội dung sau cần phải trực tiếp tham gia họp và chỉ đạo:
  • 19. 18 + Họp thành lập Tổ TK&VV + Họp xây dựng quy ước hoạt động của Tổ TK&VV. + Họp bầu mới, thay đổi Ban quản lý Tổ TK&VV. + Họp bình xét cho vay. - Giám sát và đôn đốc Ban quản lý Tổ thực hiện đúng các nhiệm vụ được ủy nhiệm theo Hợp đồng đã ký với NHCSXH. - Trực tiếp kiểm tra việc sử dụng vốn vay của 100% các món vay mới trong vòng 30 ngày kể từ ngày NHCSXH giải ngân cho hộ vay. - Đôn đốc Ban quản lý Tổ giám sát tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả, trả nợ, trả lãi, thực hành tiết kiệm... - Giám sát các phiên giao dịch, các hoạt động giao dịch của NHCSXH tại xã; giám sát, bảo quản các nội dung công khai của NHCSXH tại điểm giao dịch; giám sát các hoạt động của NHCSXH tại hộ vay, Tổ TK&VV. - Thông báo kịp thời cho Ngân hàng nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan (sử dụng vốn vay sai mục đích, người vay trốn,…) để có biện pháp xử lý thích hợp. 1.1.4.3. Các hoạt động phối hợp thực hiện cùng NHCSXH - Nhận và thông báo kết quả phê duyệt Danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ TK&VV để Tổ thông báo đến từng hộ gia đình. - Phối hợp với NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn, người vay bỏ đi khỏi nơi cư trú và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan; tham gia Tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi cấp xã (nếu có). - Phối hợp với NHCSXH đánh giá phân loại chất lượng hoạt động của Tổ; thực hiện các giải pháp củng cố, kiện toàn hoạt động của các Tổ TK&VV. 1.1.5. Tráchnhiệm của tổ chức Hội, đoàn thể các cấp và NHCSXH Căn cứ vào nội dung công việc được uỷ thác, tổ chức Hội, đoàn thể ở mỗi cấp sẽ đảm nhiệm những phần hành công việc khác nhau, cụ thể:
  • 20. 19 1.1.5.1. Trách nhiệmtổchứcHội, đoànthểcấptrung ương, cấp tỉnh, cấp huyện Trong 6 công đoạn nhận uỷ thác với NHCSXH, tổ chức Hội, đoàn thể cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện thực hiện 2 công đoạn là (5 và 6) với nhiệm vụ chủ yếu là tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động ở cấp dưới; phối hợp với NHCSXH cùng cấp bàn các biện pháp, giải pháp để đưa hoạt động tín dụng chính sách đi vào nề nếp và đảm bảo chất lượng cao, cụ thể: *Về công tác kiểm tra: Theo văn bản đã thoả thuận giữa NHCSXH với các tổ chức Hội, đoàn thể, Hội cấp Trung ương tổ chức kiểm tra ít nhất 40% Hội, đoàn thể cấp tỉnh; Hội, đoàn thể cấp tỉnh tổ chức kiểm tra Hội, đoàn thể cấp huyện thuộc miền núi ít nhất một năm 1 lần và kiểm tra Hội, đoàn thể cấp huyện thuộc đồng bằng ít nhất một năm 2 lần; Hội, đoàn thể cấp huyện tổ chức kiểm tra 100% Hội, đoàn thể cấp xã và ít nhất 25 - 30% Tổ TK&VV. *Về công tác tổ chức giao ban định kỳ - NHCSXH cấp huyện với Hội, đoàn thể cấp huyện: giao ban 2 tháng/lần. - NHCSXH cấp tỉnh với Hội, đoàn thể cấp tỉnh: giao ban 3 tháng/lần. - NHCSXH cấp TW với Hội, đoàn thể cấp Trung ương: giao ban 6 tháng/lần. *Về công tác sơ kết, tổng kết Định kỳ, NHCSXH cùng tổ chức Hội, đoàn thể tổ chức tổng kết đánh giá kết quả uỷ thác: cấp tỉnh, cấp huyện định kỳ tổ chức tổng kết 1 năm/lần, cấp Trung ương định kỳ tổ chức tổng kết 2-3 năm/lần. 1.1.5.2. Trách nhiệm tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã Đây là cấp trực tiếp thực thi nhiệm vụ nên phải thực hiện đầy đủ cả 6 công đoạn trong quy trình cho vay và được cụ thể như sau : - Chỉ đạo thành lập các Tổ TK&VV ở xã/phường; - Lựa chọn những Tổ TK&VV đủ điều kiện đề nghị NHCSXH cấp huyện chấp thuận làm uỷ thác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác;
  • 21. 20 - Tổ chức Hội, đoàn thể cử bộ phận cán bộ chuyên trách theo dõi và thực hiện việc uỷ thác cho vay của NHCSXH, phải mở sổ sách theo dõi hoạt động uỷ thác cho vay của NHCSXH. Ban thường vụ tổ chức Hội ở cấp xã không được kiêm nhiệm Ban quản lý Tổ TK&VV để đảm bảo việc kiểm soát và đôn đốc hoạt động của các Tổ TK&VV; - Chỉ đạo các Tổ TK&VV chủ động kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của từng hộ đúng mục đích xin vay, đôn đốc hộ trả nợ, trả lãi tiền vay khi đến hạn trả; - Tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã phải chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra trong năm và phải kiểm tra 100% hoạt động Tổ TK&VV. Ngoài ra, phải tổ chức kiểm tra đột xuất khi cần thiết và tổ chức đối chiếu công khai đến từng hộ vay vốn mỗi năm một lần theo mẫu số 15/TD; - Phối hợp với NHCSXH cấp huyện tổ chức giao ban theo định kỳ 01 tháng/lần; - Hàng quý, 6 tháng, cả năm hoặc đột xuất (theo yêu cầu của ngân hàng), phối hợp với NHCSXH cấp huyện tiến hành đánh giá hoạt động của Tổ TK&VV để xếp loại Tổ làm cơ sở củng cố, đào tạo, tập huấn, xếp loại thi đua theo tiêu chí đã quy định tại văn bản số số 896/NHCS-TDNN ngày 21/4/2011, cụ thể: + Tổ xếp loại tốt: Đạt từ 85 điểm - 100 điểm. + Tổ xếp loại khá: Đạt từ 70 điểm - 84 điểm. + Tổ xếp loại trung bình: Đạt từ 50 điểm - 69 điểm. + Tổ xếp loại kém: Các Tổ TK&VV đạt dưới 50 điểm. - Có trách nhiệm quản lý hoạt động của Tổ TK&VV trực thuộc, ngăn chặn và xử lý kịp thời hiện tượng cán bộ tổ chức Hội, đoàn thể ban lãnh đạo Tổ TK&VV,… lợi dụng, tham ô, chiếm dụng tiền của người vay thông qua việc thu nợ, thu lãi, vay ké,… - Thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; giải thích, hướngdẫn nghiệp vụ cho vay củaNHCSXH đến người nghèo, các đối tượng chính sách khác, đến nhân dân vàchính quyền địa phương.
  • 22. 21 - Kết hợp với các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... hướng dẫn giúp hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả và thực hiện lồng ghép các chương trình dự án tạo thêm việc làm, tăng thu nhập để xoá đóigiảm nghèo. - Cán bộ của tổ chức Hội, đoàn thể được giao làm công tác uỷ thác cho vay của NHCSXH cần hiểu và nắm rõ quy định nghiệp vụ cho vay của NHCSXH để hoàn thành công việc nhận uỷ thác cho vay và không được thu tiền (gốc, lãi, tiền tiết kiệm) của tổ viên; không được lợi dụng nhiệm vụ được giao để tham ô, chiếm dụng, vay ké làm ảnh hưởng đến tổ chức Hội, đoàn thể NHCSXH và mất tín nhiệm đối với tổ viên, Tổ TK&VV, tổ chức Hội, đoàn thể UBND xã, NHCSXH. - Định kỳ hàng năm, tổ chức Hội, đoàn thể phải tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm, biểu dương điển hình tiên tiến, nêu ra những vướng mắc tồn tại và giải pháp khắc phục. 1.1.5.3. Trách nhiệm của ngân hàng chính sách xã hội - Cung ứng vốn trong phạm vi kế hoạch được duyệt hàng năm và cùng phối hợp với tổ chức Hội, đoàn thể cho vay đúng đối tượng. - Tạo điều kiện cho tổ chức Hội, đoàn thể các cấp thực hiện tốt các nội dung uỷ thác - Trực tiếp thu hồinợ gốc của từng hộ vay tạicác điểm giao dịch quy định. - Thanh toán đầy đủ, thuận tiện và đúng kỳ hạn phí uỷ thác theo văn bản thoả thuận giữa NHCSXH và tổ chức Hội, đoàn thể. - Chủ động thông báo cho Hội, đoàn thể khi Nhà nước có thay đổi, bổ sung về chủ trương, chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Phối hợp tổ chức Hội, đoàn thể tập huấn về cơ chế, chính sách và văn bản mới. - Chỉ đạo NHCSXH các cấp chủ động tổ chức giao ban định kỳ (nêu tại mục III) để nắm bắt tình hình, kết quả thực hiện uỷ thác cho vay, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát sinh.
  • 23. 22 - Hàng năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động uỷ thác cho vay đối với từng cấp Ngân hàng. Việc tổ chức kiểm tra, giám sát phải được lập thành văn bản để theo dõi và có cơ sở xử lý khi cần thiết. Kế hoạch kiểm tra của từng cấp Ngân hàng hàng năm cụ thể như sau: + Ngân hàng Trung ương: tổ chức kiểm tra ít nhất 40% chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh. + NHCSXH cấp tỉnh: tổ chức kiểm tra 100% NHCSXH cấp huyện. + NHCSXH cấp huyện: tổ chức kiểm tra 100% số xã, phường; kiểm tra điểm một số Tổ TK&VV và hộ vay. 1.1.6. Cácyếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động ủy thác tín dụng qua hội nông dân 1.1.6.1. Yếu tố khách quan Trong năm, do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, gây thiệt hại trong sản xuất kinh doanh, kết hợp với tình trạng giá cả nông sản không ổn định đã làm nông dân gặp nhiều rủi ro trong sản xuất dẫn đến thua lỗ. Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn nên có một bộ phận hộ dân rời địa phương đi nơi khác làm ăn, sinh sống gây khó khăn trong công tác thu hồi nợ và lãi. Nguồn vốn cho vay còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của nhân dân. 1.1.6.2. Yếu tố chủ quan Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tổ chức hướng dẫn thành lập TK&VV (Tổ TK&VV); Về dư nợ và chất lượng tín dụng ủy thác; Công tác kiểm tra, giám sát; Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Hội, cán bộ TK&VV.
  • 24. 23 Nâng lực chuyên môn của các tổ trưởng Tổ TK&VV. Sự phối hợp giữa các cấp Hội phụ nữ với NHCSXH, chính quyền và các ban ngành liên quan trong công tác quản lý vốn tín dụng chính sách. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Kinh nghiệm về ủy thác nguồn vốn của NHCSXH đến hội viên hội nông dân tại một số địa phương 1.2.1.1. Kinh nghiệm về ủy thác nguồn vốn của NHCSXH đến hội viên hội nông dân tại Yên Châu tỉnh Sơn La Là một huyện biên giới khó khăn của tỉnh Sơn La, huyện Yên Châu đã phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây. Với hơn 4.000 hội viên hội nông dân, thông qua các hoạt động ủy thác của NHCSXH đối với hội viên hội nông dân đã góp phần tạo nguồn vốn cho các hộ nông dân sản xuất kinh doanh thoát nghèo. Năm 2021 toàn huyện Yên Châu hiện có 3.216 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp (10 hộ cấp trung ương, 46 hộ cấp tỉnh, 593 hộ cấp huyện, hơn 2.000 hộ cấp xã. Nguồn vốn ủy thác của NHCSXH đối với hội viên hội nông dân huyện Yên Châu đã phát huy được tác dụng. Hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện thông qua hội nông dân năm 2021 là 382.791 triệu đồng, tăng trưởng so với năm 2020 là 19.092 triệu đồng. Đã có 1.872 hộ được vay vốn, doanh số thu nợ 58 tỷ 909 triệu đồng. Hiện đang có 8.835 khách hàng còn dư nợ, qua 13 chương trình cho vay. Chất lượng tín dụng cơ bản giữ vững và ổn định, công tác kiểm tra giám sát được thực hiện tốt theo kế hoạch, một số các chỉ tiêu khác đều duy trì nề nếp...tạo động lực cho các hộ nông dân yên tâm vay vốn sản xuất Có được những kết quả trên là nhờ các cách làm của NHCSXH huyện Yên Châu đối với các hội viên hội nông dân huyện như sau: Thực hiện tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về tín dụng chính sách xã hội; các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; quy trình, hồ sơ, thủ tục
  • 25. 24 vay vốn tại NHCSXH; quy định về hoạt động của TK&VV đặc biệt là vay vốn thông qua các tổ chức chính trị xã hội. Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác của Hội, đoàn thể cấp xã. Thông báo kết quả kiểm tra, giám sát cho NHCSXH cùng cấp và Hội, đoàn thể cấp trên để theo dõi và phối hợp khi cần thiết. Công tác kiểm tra, giám sát hằng năm phải đảm bảo: Tổ chức kiểm tra 100% Hội, đoàn thể cấp xã; tại mỗi xã được kiểm tra, thực hiện kiểm tra ít nhất 15% Tổ TK&VV; tại mỗi Tổ được kiểm tra, thực hiện kiểm tra ít nhất 05 khách hàng vay vốn. Hội nông dân tổ chức hoặc phối hợp với NHCSXH thực hiện tập huấn cho 100% cán bộ chuyên trách của Hội, đoàn thể cấp xã về nghiệp vụ ủy thác; các chương trình tín dụng; cơ chế, chính sách và văn bản mới; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số về sản phẩm cho vay, sản phẩm dịch vụ của NHCSXH. Tham mưu cấp ủy, chính quyền cùng cấp xây dựng kế hoạch tín dụng hằng năm, bố trí bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH và triển khai hiệu quả vốn tín dụng chính sách xã hội; chủ động báo cáo kết quả thực hiện hoạt động ủy thác, các khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị. 1.2.1.2. Kinh nghiệm về ủy thác tín dụng của NHCSXH đến hội viên hội nông dân tại Cao Phong tỉnh Hòa Bình Hoạt động ủy thác tín dụng của NHCSXH đến hội viên nông dân tại Cao Phong tỉnh Hòa Bình đã đạt được những thành công nhấtđịnh nguồn vốn được ủy thác từ NHCSXH tạo điều kiện cho hội viên có vốn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu bền vững. Nguồn vốn vay được giải ngân kịp thời, đúng đối tượng theo dự án được phê duyệt. Từ nguồn vốn vay, nhiều gia đình hội viên giải quyết được vấn đề tài chính cho con ăn học, cải tạo công trình nước sạch, vệ sinh, cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao chất lượng
  • 26. 25 cuộc sống và phát triển chăn nuôi, trồng trọt, làm nghề… Có vốn, hội viên mạnh dạn đưa các giống cây, con mới năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, từng bước thay đổi tập quán canh tác cũ, xây dựng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả. 100% cơ sở Hội vận động hội viên phát triển quỹ Hội thông qua nhiều hình thức, tổng số quỹ hội toàn huyện đạt trên 600 triệu đồng. Hội Nông dân huyện vay ủy thác Ngân hàng CSXH huyện dư nợ trên 77 tỷ đồng với 1.860 hộ vay. Có được những kết quả như vậy là do hội nông dân huyện Cao Phong đã phối hợp với NHCSXH có các cách làm sáng tạo như: Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách. Hàng năm củng cố kiện toàn tổ TK&VV Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ tíndụng cho trên 500 cán bộ hội cơ sở. Đôn đốc các cấp Hội kiểm tra sử dụng vốn vay của 100% món vay mới trong vòng 30 ngày kể từ ngày giải ngân cho hộ vay. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát nguồn vốn cho vay theo phương thức uỷ thác tại các xã, phường, thị trấn, tổ TK&VV, hộ vay vốn. Hội nông dân luôn triển khai tốt các chương trình của ngân hàng, nguồn vốn được giải ngân nhanh chóng, đúng đối tượng, chất lượng tín dụng ổn định. Số nợ xấu, nợ khoanh, nợ mới phát sinh giảm; tích cực huy động vốn để bổ sung nguồn vốn thông qua các hình thức huy động tiền gửi của tổ viên tổ TK&VV, huy động tiết kiệm tại điểm giao dịch xã… Không chỉ giúp các hội viên vươn lên ổn định cuộc sống, thông qua hoạt động quản lý, điều hành nguồn vốn vay, đội ngũ cán bộ HND các cấp được rèn luyện phát triển các kỹ năng nghiệp vụ công tác Hội, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hội viên ở cơ sở; từ đó xây dựng kế hoạch, biện pháp phù hợp để tạo sự gắn kết giữa hội viên với tổ chức Hội. 1.2.2. Tổng quancác vấn đề nghiên cứu Hoạt động ủy thác tín dụng của NHCSXH đối với các tổ chức hội là đề tài nghiên cứu của nhiều tác giả trên các khía cạnh khác nhau như
  • 27. 26 Nghiên cứuvề “Đánhgiá tácđộngcủatín dụngđốivớigiảm nghèoở nông thôn Việt Nam” (2012) Phan Thị Nữ, Tạp chí khoa học, Đại học Huế. Nghiên cứu này xem xét tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp cận tín dụng có tác động tích cực lên phúc lợi của hộ nghèo thông qua làm tăng chi tiêu nhưng không có tác động cải thiện thu nhập cho hộ nghèo nên chưa giúp người nghèo thoát nghèo bền vững. Nghiên cứu“Nângcaochấtlượngchovayđốivới hộnghèo tại Chi nhánh Ngânhàngchínhsáchxã hộithànhphốHảiPhòng” (2011)Đào ThịThúy Hằng, Luận văn thạc sỹ, Học viện TàichínhHà Nội. Đề tài đề cập đến những vấn đề lý luận của việc thực hiện các chính sách và thể lệ cho vay đối với hộ nông dân nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hải Phòng. Do còn hạn chế trong việc nghiên cứu nên đề tài chỉ chuyên về lý luận, ít thực tế, chủ yếu tập trung vào vấn đề huy động vốn đầu tư tín dụng đối với hộ nông dân nghèo. Nghiên cứu của Lê Thị Thúy Nga về “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụngđốivớihộ nghèotạiNgânhàngChínhsáchxã hộitỉnh ThanhHóa” (2011), Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trong nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối với hộ nghèo. Phân tích thực trạng và hiệu quả tíndụng đốivới hộ nghèo tại Ngân hàng Chínhsáchxã hội tỉnh Thanh Hóa, đồng thời đề xuất một hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tíndụng hộ nghèo tại Ngân hàng Chínhsáchxãhội tỉnhThanh Hóa. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hoa về “Hoàn thiện hoạt động tín dụng ưu đãi hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng” (2013) Nguyễn Thị Mai Hoa, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh. Luận văn nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện trong hoạt động tín dụng hộ nghèo; hệ thống hóanhững vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối với hộ nghèo. Luận văn của tác giả đã đưa ra được một số giải pháp nâng cao chất lượng tíndụng đốivới hộ nghèo. Tuy nhiên nội dungchưa đi sâu vào nghiên cứu chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo.
  • 28. 27 - “Hoạtđộng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình” (2014) Lã Quốc Cường, Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, Đại học kinh tế. Luận văn làm rõ được những vấn đề lý luận về đói nghèo, vai trò và tầm quan trọng của tín dụng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo. Phân tích, đánh giá được thực trạng chất lượng cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xa hội tỉnh Ninh Bình. Đồng thời, luận văn chỉ ra được những thuận lợi – khó khăn, đề xuất được những giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo để phát triển công tác xóa đói giảm nghèo tỉnh Ninh Bình được hiệu quả. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn về vấn đề tín dụng đối với hộ nghèo thông qua NHCSXH các nghiên cứu đã, cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ liệu rất quan trọng có thể kế thừa. Tuy nhiên, một phần các nghiên cứu hoặc đã được viết từ cách đây khá lâu và nghiên cứu ở các huyện thành phố khác nên được viết trong những bối cảnh tương đối khác biệt so với điều kiện hiện tại huyện Điện Biên Đông Đông. Vì vậy, việc thực hiện một nghiên cứu có tính hệ thống về tác động của nguồn vốn ủy thác của NHCSXH thông qua hội viên hội nông dân vẫn là một hướng đi mới và là cần thiết. Đây cũng chính là điểm khác biệt của luận văn này so với các công trình khác đã được công bố trước đây. 1.2.3. Bài học kinhnghiệm rútra cho hoạt động tín dụng của NHCSXH đối với hội viên hội nông dân huyện Điện Biên Đông Từ kinh nghiệm cho hoạt động tín dụng của NHCSXH đối với hội viên hội nông dân tại các địa phương có điều kiện tự nhiên, KT-XH tượng tự giống huyện Điện Biên Đông và các bài học thành công từ các nghiên cứu tại các địa phương khác. Bài học kinh nghiệm rút ra cho hoạt động tín dụng của NHCSXH đối với hội viên hội nông dân huyện Điện Biên Đông bao gồm: Cần tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, thực tế cho thấy ở đâu có sự quan tâm lãnh, chỉ đạo sát sao của cấp ủy đảng, chính
  • 29. 28 quyền, công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT được tăng cường thì ở đó hoạt động tín dụng chính sách đạt hiệu quả cao, chất lượng tín dụng được nâng lên. Thường xuyên củng cố và nâng cao công tác phối hợp giữa các ban Hội nông dân với NHCSXH và Tổ TK&VV trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội, tiết kiệm chi phí quản lý, coi đó là công việc thường xuyên, lâu dài, quyết định sự phát triển bền vững, có hiệu quả đốivới hoạt động tín dụng chính sách. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc quản lý dân chủ, công khai từ cơ sở khi thực hiện tín dụng chính sách, phục vụ tốt người dân, giúp các đối tượng chính sách được tiếp cận với dịch vụ tài chính, tín dụng của NHCSXH. Các Hội đoàn thể cấp xã, Tổ TK&VV phải duy trì công tác giao dịch tại xã, tham gia họp giao ban với NHCSXH để kịp thời tháo gỡ khó khăn, nắm bắt chủ trương, chính sách mới để tuyên truyền kịp thời tới người dân. Thực hiện bìnhxét côngkhai minh bạchcó sự giám sát của chínhquyền, của cộngđồng xã hội để tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và NHCSXH. Nâng cao công tác đào tạo và xây dựng độingũ cán bộ Hội làm công tác ủy thác tâm huyết và am hiểu hoạt động tín dụng chính sách, có ý thức tổ chức kỷ luật luôn phấn đấu hoàn thành tốt tiêu kế hoạch và nhiệm vụ được giao
  • 30. 29 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm của huyện Điện Biên Đông 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý: Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Điện Biên, có tọa độ địa lý từ 20059’ - 21030’ vĩ độ Bắc và 1030 - 103032’ kinh độ Đông và có vị trí như sau: - Phía Bắc giáp huyện Mường ảng; - Phía Đông giáp huyện Sông Mã, Sốp Cốp, Thuận Châu tỉnh Sơn La; - PhíaTây Bắc giáp huyện Điện Biên Đông và Thành Phố Điện Biên Phủ; - Phía Tây Nam và phía Nam giáp huyện Điện Biên Đông. Huyện có diện tích tự nhiên là 120.897,85 ha. Độ cao trung bình 900- 1000 (m). Địa hình hiểm trở; bị chia cắt bởi nhiều khe suối, vực sâu; đồi núi chiếm 90% diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp chiếm 10% diện tích đất tự nhiên; có vị trí quan trọng trong chiến lược quốc phòng, an ninh, là đầu mối giao thông quan trọng nối tỉnh Điện Biên với tỉnh Sơn La vì vậy Điện Biên Đông có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế – xã hội 2.1.1.2. Khí hậu: Điện Biên Đông thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, hàng năm chịu ảnh hưởng của 2 khối không khí lớn: không khí phía Bắc khô, lạnh và không khí phía Nam (các tháng 3, 4, 5 chịu ảnh hưởng của khối không khí Tây Nam khô và nóng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của nhân dân) nóng ẩm, vì vậy khí hậu ở đây được chia ra làm 2 mùa rõ rệt: - Mùa lạnh và khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ và lượng nước bốc hơi thấp, mưa ít. - Mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ cao, mưa nhiều, lượng nước bốc hơi lớn, độ ẩm không khí cao. Lượng mưa bình quân từ 1600-1700
  • 31. 30 mm/năm, cao nhất đạt 4.960 mm, thấp nhất ở mức 856 mm, lượng mưa chủ yếu tập trung trong các tháng 6, 7, 8 chiếm 80% lượng mưa của cả năm. Nhiệt độ bình quân năm 22 0C, bình quân tháng nóng nhất 35,50C, nhiệt độ cao nhất lên tới 380C; bình quân tháng thấp nhất 15,10C, nhiệt độ thấp nhất âm 0,40C; biên độ chênh lệch ngày và đêm từ 100C đến 150C. - Gió bão: Điện Biên Đông ít chịu ảnh hưởng của bão, nhưng lại bị ảnh hưởng của gió Tây (gió Lào) khô nóng thường xuất hiện vào tháng 3 đến tháng 5 gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Hướng gió chủ đạo trong mùa nóng là gió Tây Nam và Đông Nam. Hướng gió chủ đạo trong mùa lạnh là gió Đông và Đông Bắc. Thời gian xuất hiện gió khoảng 110 ngày/năm. 2.1.1.3. Thủy văn: Huyện Điện Biên Đông thuộc lưu vực của Sông Mê Công và Sông Mã, hệ thống sông suối tương đối dày, nguồn nước mặt khá dồi dào. Các sông suối của Điện Biên Đông đều bắt nguồn từ các vùng núi cao nên hệ thống sông suối rất dốc và lắm thác ghềnh. Trên địa bàn huyện có 2 sông lớn: Sông Mã chảy qua các xã Phình Giàng, Háng Lìa, Mường Luân, Chiềng Sơ; suối Nậm Ngám chảy quacác xã Nong U và Pú Nhi. Với hệ thống sông suối dày đặc, độ dốc lớn Điện Biên Đông có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện và thủy lợi: thủy điện Na Phát(Na Son– đãxây dựng)với công suất 200 KW, thủy lợi Nậm Ngám (Pú Nhi – trong quá trình khảo sát, thiết kế) diện tích tưới thiết kế 1.200 ha cho diện tích đất sản xuất của huyện Điện Biên Đông và huyện Điện Biên Đông 2.1.1.4. Cơ cấu đơn vị hành chính, dân số: - Toàn huyện có 14 đơn vị hành chính (13 xã và 01 thị trấn), với 198 bản và tổ dân phố, trong đó có 13 xã thuộc diện đặc biện khó khăn (nằm trong chương trình 135 của Chính phủ); - Dân số toànhuyện (cuốinăm 2020) là 68.415 người, mật độ dân số: 67,6 người/km2. Có 6 dân tộc chính sinh sống: Mông chiếm 53,79%, Thái 30,96%, Lào 2,5%, Khơ Mú 5,27%, Sinh Mun 3,19%, Kinh và Dân tộc khác 0,17%.
  • 32. 31 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội - Về lĩnh vực kkinh tế Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 ước đạt 20,40 triệu đồng/người/năm, tăng 3,601 triệu đồng so với năm 2020, đạt 106,25% Nghị quyết HĐND huyện giao. Tổng giá trị sản xuất toàn huyện ước đạt 2.360 tỷ đồng, tăng 208 tỷ đồng so với năm 2020 (trong đó: nông lâm thuỷ sản đạt 1.525 tỷ đồng; công nghiệp và xây dựng đạt 360 tỷ đồng; dịch vụ đạt 475 tỷ đồng), đạt 104,66% kế hoạch huyện giao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó: nông lâm thuỷ sản chiếm 64,62% giảm 0,53%, công nghiệp và xây dựng chiếm 15,25% tăng 0,15%, dịch vụ chiếm 20,13% tăng 0,38% so với năm 2020. - Vè sản xuất Công nghiệp thương mại và dịch vụ Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN đạt 172,73 tỷ đồng, dự ước đến hết 31/12 đạt 186,62 tỷ đồng (theo giá hiện hành), tăng 7,62 tỷ đồng so với năm 2020, đạt 100,98% NQ HĐND huyện giao (các sản phẩm chủ yếu tập trung vào khaithác đá, cát, sỏi, than, chì, chế biến lương thực thực phẩm; sản xuất đồ gỗ; quần áo may sẵn…). Đến tháng 11 toàn huyện có 162/198 bản, tổ dân phố sử dụng điện lưới QG, dự ước đến hết 31/12 có 163/198 bản, tổ dân phố sử dụng điện lưới QG tăng 4 bản so với năm 2020, đạt 98,19% KH huyện giao; tổng số hộ sử dụng điện lưới quốc gia là 12.209/14.185 hộ, tăng 701 hộ so với năm 2020 đạt 101,34% KH huyện giao; tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 86,07%, đạt 100,27% NQ HĐND huyện giao. - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 665,47 tỷ đồng, dự ước đếnhết 31/12 đạt 750 tỷ đồng (theo giá hiện hành), tăng 20 tỷ đồng so với năm 2020, đạt83,33% KH tỉnh giao, đạt 100% NQ HĐND huyện giao (đạt thấp do UBNDtỉnh giaochỉtiêu quá cao, mặtkhácdoảnh hưởngcủadịch Covid-19). Thực hiện cấp 125 giấy chứng nhận ĐKKD và giải thể 6 hộ KD; toàn huyện đến nay có 1.319 hộ hoạt động kinh doanh, 22 HTX. Dự ước đến hết 31/12 cấp 142
  • 33. 32 giấy chứng nhận ĐKKD, tổng toàn huyện có 1.330 hộ hoạt động kinh doanh và 22 HTX. Về Giáo dục - Đào tạo: Tổ chức tổng kết năm học 2020-2021 với tổng số học sinh ở các cấp, học là 24.329 học sinh, đạt 99,70% KH tỉnh giao cả năm, đạt 99,38% KH huyện giao cả năm; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt 98,2%. Triển khai năm học 2021-2022, tổng số học sinh các cấp năm học 2021-2022 là 24.528 học sinh, tăng 199 học sinh so với cùng kỳ năm 2020; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được tăng cường; vừa tổ chức dạy, vừa phòng chống dịch hiệu quả. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025. Tập trung xây dựng 4 trường đạt chuẩn QG năm 2021 theo kế hoạch giao. Đến tháng 11 hoàn thành 1 trường PTDTBT TH Mường Luân đạt trường chuẩnQG (tại Quyết định số 2639/QĐ-SGDĐT ngày 12/10/2021); trong tháng 11 tiếp tục lập hồ sơ trình Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt công nhận cho 2 trường (PTDTBT Tiểu học Mường Tỉnh xã Xa Dung, trường Mầm Non Phình Giàng); còn lại 01 trường Mầm Non Pu Nhi dự kiến lập hồ sơ trình Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận vào tháng 12. Dự ước hết năm 2021 hoàn thành xây dựng 4 trường đạt chuẩn QG đạt 100% KH tỉnh giao cả năm, đạt 200% NQ HĐND huyện giao; toàn huyện có 33/51 trường (trường huyện quản lý) đạt chuẩn Quốc gia, đạt 64,71% so với tổng số trường - Về công tác y tế Công tác chăm sóc sức khỏe, khám và điều trị bệnh cho Nhân dân được thường xuyên chú trọng). Thực hiện khám, chữa bệnh cho 47.100 lượt người, số điều trị nội trú là 5.454 lượt người. Dự ước đến 31/12 thực hiện khám chữa bệnh cho 53.708 lượt người, giảm 31.542 lượt người so với cùng kỳ năm 2020, số điều trị nội trú là 5.546 lượt người, giảm 482 lượt người so với cùng kỳ năm 2020.
  • 34. 33 Tổ chức triển khai thực hiện tốt các mục tiêu của Chương trình y tế quốc gia: công tác phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi, TCMR, HIV/AIDS,…; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo. Hoàn thành xây dựng xã Phì Nhừ đạt bộ tiêu chí chuẩn quốc gia về y tế xã năm 2021 theo kế hoạch giao đạt 100% Nghị quyết HĐND huyện giao. Đến nay huyện đạt 13/13 xã, đạt 100% số xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã 2.1.3.Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, KT-XH trong công tác tiếp cận và sử dụng vốn vay ủy thác của hội viên hội nông dân huyện Điện Biên Đông 2.1.3.1. Nhữngthuận lợi Huyện Điện Biên Đông là huyện vùng cao miền núi, nhiều dân tộc thiểu số sinh sống do đó tiếp tục nhận được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh đầu tư hỗ trợ cho huyện để phát triển kinh tế xã hội. Nhiều chương trình, dự án được triển khai đầu tư; sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, đoàn kết của Nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ dân trí ngày một nâng lên. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, quốc phòng được giữ vững. 2.1.3.2. Nhữngkhó khăn Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tiếp tục vừa phòng chống dịch và phát triển kinh tế xã hội. Mạng lưới điện và hệ thống giao thông nông thôn chưa hoàn thiện làm ảnh hướng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Nnguồn vốn dành cho đầu tư phát triển còn rất nhỏ so với nhu cầu toàn huyện.
  • 35. 34 Thời tiết ngày một cực đoan, địa hình cơ bản là đồi núi, độ dốc lớn do vậy khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. 2.2. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau - Tổng quan cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về ủy thác tín dụng của NHCSXH và rút ra bài học kinh nghiệm - Thực trạng hoạt động ủy thác tín dụng của NHCSXH huyện Điện Biên Đông - Thực trạng ủy thác tín dụng của NHCSXH đối với hội viên hội nông dân điều tra - Phân tích ảnh hưởng của hoạt động ủy thác tín dụng đến hộ nông dân - Giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng nguồn vốn nguồn vốn ủy thác qua ngân hàng CSXH đối với hội viên nông dân huyện Điện Biên Đông 2.3. Phương pháp nghiên cứu: 2.3.1. Phương pháp PRA chọn mẫu điều tra Chúng tôi dự kiến áp dụng phương pháp chọn mẫu xác suất để thu thập thông tin thay vì chọn mẫu phi xác suất vì lí do: Tổng thể nghiên cứu là hộ nông dân có vay vốn ủy thác tín dụng thông qua Hội Nông dân trên địa bàn huyện Điện Biên Đông là một tổng thể có thể xác định được trên cơ sở thông tin từ NHCSXH huyện Điện Biên Đông. Các bước chọn mẫu được tiến hành như sau: - Đối với các hộ nông dân có hoạt động ủy thác tín dụng Hiện nay trên đia bàn huyện Điện Biên Đông có khoảng 2.320 hộ nông dân đang vay vốn tại ngân hàng CSXH thông qua ủy thác tín dụng Hội Nông dân. Bằng công thức tính số mẫu điều tra Slovin để xác định số lượng mẫu điều tra của luận văn n = N 1 + N. e2
  • 36. 35 Trong đó: n: Số hộ cần điều tra (cỡ mẫu) N: Là tổng số hộ được vay vốn e: Sai số cho phép là 5% Bằng công thức tính ra số mẫu điều tra n = 342 hộ nông dân hoạt động tín dụng tại NHCSXH 2.3.2. Phương pháp xửlý và tổng hợp số liệu Sau khi điều tra, có rất nhiều thông tin thu thập được. Để những thông tin này có tác dụng, cần phải xắp xếp chúng theo một trình tự nhất định. Khi thông tin được xắp xếp theo một dạng thích hợp, mới có thể sử dụng để phân tích đánh giá một cách hiệu quả nhất. Việc xử lý và tổnghợp số liệu được tiến hành thông qua xắp xếp số liệu và phântổ thốngkê theo các tiêuthức khác nhau, căn cứ trên các chỉ tiêu nghiên cứu đãđềra trong bảng câu hỏi điều tra thông qua tiện ích của phần mềm EXCELL. 2.3.3. Phương pháp phân tích tài liệu. Trên cơ sở tài liệu đã tổng hợp được, tôi vận dụng các phương pháp thống kê đã được thiết lập để phản ánh và phân tích tài liệu, với các phương pháp cụ thể như sau: Phươngpháp phântíchmức độ củahiện tượng. Trongphươngpháp này tôi sử dụng một số chỉ tiêu tổng hợp: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Phươngpháp phân tích sự biến động của hiện tượng: tôi chủ yếu sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển để phân tích sự biến động của hiện tượng (tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển bình quân). Phương pháp phân tích mối liên hệ: sử dụng phương pháp phân tích liên hệ tương quan nhằm phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan tới hoạt động cho vay của ngân hàng CSXH Ngoài ra, tôi cũng sử dụng các phương pháp phân tích tài liệu nêu trên để phân tích tổng quan các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan tới nội dung nghiên cứu của đề tài.
  • 37. 36 Nếu muốn đánh giá tác động thì có thể phải sử dụng hồi quy. Viết một đoạn về hồi quy đa biến ở đây nhé. 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu - Nhóm chỉ tiêu về đặc điểm danh tính của hộ vay vốn: họ tên, địa chỉ, giới tính, … - Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực của hộ vay vốn: nhân khẩu, lao động, học vấn củachủ hộ, chuyênmôn của chủ hộ, khoảng cách từ nhà đến điểm giao dịch của quỹ hỗ trợ nông dân. - Nhóm thông tin về khoản vay vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân của hộ: Số món vay, trị giá mỗi khoản vay, phí của mỗi khoản vay, năm vay, mục đích vay vốn, thời hạn vay, điều kiện vay,… - Nhóm chỉ tiêu về thu nhập bình quân của hộ, chi tiêu bình quân của hộ - Chiều và độ lớn các hệ số của các biến số tác động đến thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình. - Các chỉ tiêu phản ánh điểm mạnh/yếu, cơ hội/thách thức trong quá trình tiếp cận và sử dụng vốn vay
  • 38. 37 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Điện Biên Đông 3.1.1.Cơcấu,bộmáytổchức của phòng giaodịchNHCSXHhuyện ĐiênBiên Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức phòng giao dịch NHCSXH huyện Điện Biên Đông NHCSXH huyện Điện Biên Đông được thành lập căn cứ quyết định số 505/QĐ-HĐQT ngày 10/5/2003 của chủ tịch HĐQT NHCSXH và chính thức đi vào hoạt động ngày 17/7/2003 theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Điện Biên Đông là đơn vị trực thuộc chi nhánh NHCSXH tỉnh Điện Biên, đặt trụ sở tại tổ 8 thị trấn Điện Biên Đông huyện Điên Biên Đông tinh Điện Biên với tên giao dịch đầy đủ là: Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Điện Biên - Phòng Giao dịch Huyện Điện Biên Đông. Phòng có bộ máy quản lý và điều hành trên phạm vi toàn huyện Giám đốc Phó giám đốc Tổ Kế hoạch – Nghiệp vụ Tổ Kế toán – Ngân quỹ Thủ quỹ Cán bộ kế toán Tổ trưởng KT-NQ Cán bộ tín dụng Tổ trưởng KH-NV
  • 39. 38 với hệ thống giao dịch từ huyện đến các xã, có nhiệm vụ tham mưu cho ban đại diện HĐQT cấp huyện, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ của NHCSXH trên địa bàn như: tổ chức huy động nguồn vốn, hạch toán nguồn vốn, sử dụng vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, giám sát việc thực hiện dịch vụ uỷ thác cho vay hộ nghèo…vv. PhòngGiao Dịch NHCSXHHuyện Điện Biên Đônglà đơn vị trực thuộc chi nhánh NHCSXH tỉnh Điện Biên. Điều hành phòng giao dịch là giám đốc, hỗ trợ cho Giám Đốc có Phó Giám Đốc và các tổ nghiệp vụ. Tổng số cán bộ của PGD hiện tại là 9 cán bộ trong đó có 19 cán bộ trong biên chế và 0 cán bộ hợp đồng. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận: * Giám Đốc: - Tổ chức điều hành hoạt động của PGD NHCSXH huyện theo quy định của cấp trên. - Quyết định chương trình, kế hoạch và biện pháp công tác của PGD, có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, NHCSXH cấp trên và các tổ chức có vốn uỷ thác. - Đại diện NHCSXH theo uỷ quyền trong quan hệ với các cơ quan quản lý, cơ quan pháp luật trên địa bàn về các việc có liên quan đến hoạt động của NHCSXH. - Tổ chức tuyên truyền tiếp thị, tiếp nhận và có trách nhiệm giải đáp những kiến nghị của khách hàng, các tổ chức nhận uỷ thác cho vay về những vấn đề có liên quan đến hoạt động của NHCSXH. - Thực hiện nhiệm vụ khác do NHCSXH cấp trên và Ban đại diện Hội đồng quản trị giao. * Phó Giám Đốc: - Hỗ trợ Giám đốc trong công tác điều hành hoạt động của PGD theo quy định của cấp trên.
  • 40. 39 - Thay mặt Giám đốc theo uỷ quyền trong quan hệ với các cơ quan quản lý, cơ quan pháp luật, tiếp nhận và giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của khách hàng. - Tiếp nhận các báo cáotừ các tổ nghiệp vụ, tổnghợp báo cáo gửiGiámđốc. - Thực hiệncác nhiệm vụ khác theo sự phân công, uỷ quyền của Giám đốc. * Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng: - Là bộ phận giúp việc cho giám đốc về việc lập các kế hoạch tín dụng. - Thẩm định, đề xuất cho vay theo thẩm quyền. - Trực tiếp thực hiện các hoạt động tín dụng do cấp trên giao. - Lập báo cáo gửi cấp trên về tình hình thực hiện kế hoạch. * Tổ Kế toán - Ngân quỹ: - Giúp việc cho giám đốc thực hiện hạch toán kế toán theo quy định của NHCSXH. - Thực hiện việc thu, chi, nộp ngân sách nhà nước theo quy định. - Quản lý an toàn kho quỹ và tài chính phòng giao dịch Căn cứ vào quyết định thành lập, NHCSXH phụ trách các nghiệp vụ sau tại địa bàn huyện Điện Biên Đông: - Một là: Huy động vốn có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tổ chức huy động tiết kiếm trong cộng đồng người nghèo. - Hai là: cho vay hộ nghèo và các hộ chính sách khác. Theo Quyết định của Chính phủ hiện nay NHCSXH thực hiện 20 chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (Chương trình cho vay hộ nghèo, Chương trình cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc là, cho vay chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hỗ trợ Xuất khẩu loa động, cho vay Hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay Hộ nghèo về nhà ở...). - Ba là: Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
  • 41. 40 - Bốnlà: Tiếp nhận, quảnlý, sử dụng và bảo toàn nguồnvốn của Chínhphủ dành cho chươngtrình tín dụng xóa đóigiảm nghèo và các chươngtrìnhkhác. - Năm là: Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo các chương trình dự án. 3.1.2. NguồnnhânlựcNHCSXH huyệnĐiệnBiênĐông Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Điện Biên Đông trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Điện Biên, trụ sở đóng tại huyện Điện Biên Đông. Có mạng lưới hoạt động đến 14/14 xã (điểm giao dịch). Số lượng cán bộ công nhân viên các bộ NHCSXH huyện Điện Biên Đông được thể hiện qua bảng 3.1 Bảng 3.1: Tình hình nhân lực của NHCSXH huyện Điện Biên Đông Đơn vị tính: Người Nhân lực Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 1.Trình độ Đại học, cao đẳng 7 10 14 Trung cấp 9 7 5 2.Giới tính Nam 9 10 10 Nữ 7 7 9 3.Công việc phụ trách Quản lý 2 2 2 Chuyên môn 12 13 14 Khác 2 2 3 Tổng số 16 17 19 Nguồn: NHCSXH huyện Điện Biên Đông năm 2021
  • 42. 41 Với nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu thực tế công việc, trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc, sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội và sự nỗ lực vượt bậc của cán bộ công nhân viên Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Điện Biên Đông đang trên đà phát triển mạnh mẽ đáp ứng ngày một tốt hơn việc gắn kết chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với chiến lược phát triển KT- XH và mục tiêu Quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Năm 2021 tổng nguồn nhân lực của NHCSXH huyện Điện Biên Đông tổng là 19 người trong đó cán bộ chuyên môn có trình độ là 14 cán bộ tăng 01 cán bộ so với năm 2020. Các bán bộ thuộc NHCSXH hiện nay đã có ý thưcs nâng cao chuyên môn mình quản lý, năm 2021 số lượng cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng là 14 người tăng 04 người so với năm 2020 và 07 người so với năm 2021, cán bộ ngân hàng có trình độ trung cấp giản xuống còn 5 người. Như vậy cho thấy nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ và nâng cao trình độ chuyên môn NHCSXH đã quan tâm đến trình độ cán bộ chuyên môn của đội ngũ cán bộ để phục vụ công viêc chuyên môn đáp ứng ngày càng cao 3.1.3.Thực trạng hoạt động ủy thác tín dụng thông qua các tổ chức chính trị-xã hội 3.1.3.1. Thực trạng dư nợ và nợ quá hạn Với việc kết hợp cùng tổ chức chính trị - xã hội các cấp, hoạt động cho vay của PGD NHCSXH huyện Điện Biên Đông đã được triển khai đồng bộ trên toàn huyện thông qua 04 tổ chức hội là Hội nông dân, Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh. Kết quả tình hình dư nợ và nợ quá hạn qua các tổ chức hội của huyện Điện Biên Đông giai đoạn 2019 - 2021 được thể hiện trong bảng 3.2 dướiđây:
  • 43. 42 Bảng 3.2: Thực trạng dư nợ và nợ quá hạn ĐVT: (Tr.đồng) TT Hội đoàn thể Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tốc độ phát triển bình quân của tổng dư nợ Tốc độ phát triển bình quân của nợ quá han Tổng dư nợ Nợ quá hạn Tổng dư nợ Nợ quá hạn Tổng dư nợ Nợ quá hạn Số lượng Cơ cấu (% ) Số lượng Cơ cấu (% ) Số lượng Cơ cấu (% ) 1 Hội Nông dân 74.172 290 0,39 87529 184 0,21 90387 545 0,60 110,39 137,09 2 Hội Phụ nữ 66.672 250 0,37 75901 213 0,28 77969 228 0,29 108,14 95,50 3 Hội Cựu chiến binh 58.891 210 0,36 71939 232 0,32 77801 325 0,42 114,94 124,40 4 ĐoànThanh niên 61.332 243 0,40 79395 258 0,32 86178 445 0,52 118,54 135,32 Tổng cộng 261.067 993 0,38 314763 887 0,28 3E+05 1543 0,46 112,83 124,65 Nguồn: Báo cáo NH CSXH huyện Điện Biên Đông Qua bảng 3.2 ta thấy tình hình dự nợ qua các tổ chức hội của huyện Điện Biên Đông có sự khác nhau về lượng dư nợ của các tổ chức hội. Trong 04 tổ chức hội được ủy thác thì dư nợ lớn nhất là hội nông dân, năm 2021 tổng dư nợ tín dụng thông qua hội nông dân huyện Điện Biên Đông đạt 90.387 triệu đồng tăng 16.215 triệu đồng so với năm 2019 tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2019 – 2021 đạt 110,39%. Đứng thứ 2 thông qua ủy thác tín dụng là đoàn thanh niên nắm 2021 đạt 86178 triệu đồng tăng 24.846 triệu đồng đạt tốc độ phát triển bình quân giai đoạn đạt 118,54% Với số lượng dư nợ lớn nhất thông qua ủy thác tín dụng thì hội nông dân cũng là tổ chức hội có số nợ quá hạn nhiều nhất. Năm 2021 tổng số nợ quá hạn là 545 triệu đồng chiếm 0,6% trong tổng dư nợ tín dụng. Đây cũng là tổ chức hội có số nợ quá hạn cao nhất so với các tổ chức hội khác được ủy thác tín dụng ởd NHCSXH của huyện Điện Biên Đông.
  • 44. 43 Thông qua các tổ chức hội các nguồn tín dụng của NHCSXH được đến với các đối tượng cần vay tốt hơn, đảm bảo hơn. Do tính đảm bảo thông qua các tổ chức hội nên qua bảng ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn thông qua các tổ chức hội rất thấp, điều này chứng tỏ sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức hội qua hoạt động tín dụng của NHCSXH 3.1.3.2. Thực trạng số lượng thành viên vay vốn Mục tiêu của NHCSXH là cho vay ưu đãi đối với các đối tượng thông qua cấc tổ chức hội . Do vậy khi xem xét hồ sơ vay vốn các đối tượng muốn vay nếu đáp ứng đủ yêu cầu thì đều được xem xét và chấp thuận vay vốn. Số thành viên vay vốn thông qua các tổ chức hội tại huyện Điện Biên được thể hiện qua bảng 3.3 Bảng 3.3: Thực trạng số lượng thành viên vay vốn TT Hội đoàn thể Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tổng Số thành viên (thành viên) Số hộ vay vốn Tổng Số thành viên (thành viên) Số hộ vay vốn Tổng Số thành viên (thành viên) Số hộ vay vốn Số lượng (thành viên) Cơ cấu (%) Số lượng (thành viên) Cơ cấu (%) Số lượng (thành viên) Cơ cấu (%) 1 Hội Nông dân 2555 2215 86,69 2495 2280 91,38 2599 2320 89,27 2 Hội Phụ nữ 2290 2003 87,47 2457 2063 83,96 2498 2083 83,39 3 Hội Cựu chiến binh 2314 2034 87,90 2306 2045 88,68 2334 2054 88,00 4 Đoàn Thanh niên 2391 2125 88,87 2389 2132 89,24 2400 2145 89,38 Tổng cộng 9.550 8.377 9.647 8.520 9.831 8.602 Nguồn: Báo cáo NH CSXH huyện Điện Biên Đông
  • 45. 44 3.2. Thực trạng ủy thác tín dụng đối với hộ nông dân tại NHCSXH huyện Điện Biên Đông 3.2.1. Thông tin chung về các hộ điều tra Điện Biên với đặc điểm huyện miền núi, dân số nơi đây ít nhưng tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ sản xuất ở vùng sâu, vùng xa, chủ yếu làm một vụ trong năm; hạ tầng cơ sở thấp kém, giao thông cách trở, nhất là vào mùa mưa,… Những khó khăn đó đã cản trở rất lớn đến các mặt hoạt động của NHCSXH, nhất là công tác giao dịch cho vay, thu nợ vốn chính sách tạixã. Thực tế cho thấy các hộ nghèo có độ tuổi bình quân thấp hơn các hộ không nghèo, trình độ học vấn của hai nhóm hộ này có sự khác nhau khá rõ. Với nhóm hộ nghèo tỷ lệ số hộ chỉ học tiểu học chiếm tới 54.17%, số hộ tốt nghiệp trung học chiếm 30,83% cònlại số hộ nghèo tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ chiếm 15%. Đối với hộ không nghèo tỷ lệ các hộ tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm tới 66,67%, số hộ tốt nghiệp trng học cơ sở chiếm 22,5%, còn lại 10,83% là tỷ lệ số hộ có tình độ tiểu học. Có thể thấy các hộ nghèo, nghèo do yếu về nhận thức, yếu do không thể nắm bắt kịp thời với sự phát triển của xã hội. Do đó khi nền kinh tế phát triển những người nghèo không tiếp cận kịp thời với công cụ mới, hình thức mới, không áp dụng được thành quả kỹ thuật một cách nhanh nhất dẫn tới chất lượng lao động chưa cao, năng suất hàng hóa thấp. Vì vậy hộ nghèo vẫn tiếp tục nghèo và khó thoát nghèo. Bên cạnh đó nhóm hộ nghèo có số nhân khẩu bình quân là 5,3 người cao hơn hộ không nghèo là 4,1 người tuy nhiên số lao động bình quân lại không chênh lệch nhiều, các hộ không nghèo có số lao động bình quân là 2,1 người còn các hộ nghèo có số lao động bình quân 2,5 người. Điều đó cho thấy nguyên nhân hiện nay những người nghèo do có số lượng nhân khẩu ăn theo đông trong khi số lượng lao động lại hạn chế, cá thể lao động lại yếu nên đã khiến cho chênh lệch giữa người giàu càng rõ hơn.
  • 46. 45 Bảng 3.4: Một số thông tin chung về các hộ điều tra Hộ không STT Chỉ tiêu ĐVT nghèo Hộ Nghèo Bình quân 1 Số hộ điều tra Hộ 52 68 60 2 Tuổi BQ của chủ hộ Năm 41,2 35,9 38,5 3 Trình độ học vấn của chủ hộ - Tiểu học % 10,83 54,17 32,50 - Trung học cơ sở % 22,50 30,83 26,67 - Trung học phổ thông % 66,67 15,00 40,84 4 Số nhân khẩu BQ/hộ Người 4,1 5,3 4,7 5 Số lao động BQ/hộ L.động 2,1 2,5 2,45 6 Diện tích đất canh tác BQ/hộ Ha 0,1926 0,1238 0,1582 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2021) Với tinh thần khắc phục khó khăn và nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành, NHCSXH đã xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tranh thủ tối đa nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, cận nghèo và gia đình đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Cụ thể đã xây dựng được hệ thống Điểm giao dịch trải rộng đến tận xã, kể cả nơi rừng sâu, vùng đặc biệt khó khăn và miền biên giới hiểm trở. Thông qua mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn, các tổ chức hội, đoàn thể làm nhiệm vụ uỷ thác vốn ưu đãi từ NHCSXH đã được chuyển tải kịp thời đến đúng đối tượng thụ hưởng. Đặc biệt, nguồn vốn chính sách không chỉ được ưu tiên phân bổ hỗ trợ các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết 30A của Chính phủ, mà còn được các hội, đoàn thể, uỷ thác lồng ghép giữa việc vay vốn chính sách với việc đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất, từ đó tạo
  • 47. 46 ra hiệu quả sử dụng vốn vay rõ rệt, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu. Kết quả bảng 3.5 đã cho thấy hiện nay trong 120 hộ điều tra số lượng nhà ở thuộc dạng nhà tạm chỉ còn 7/120 hộ và số lượng này vẫn đang nằm 100% trong nhóm hộ nghèo. Cùngvới sựcố gắng của các cấp chínhquyềncác hộ nghèo đã được cảithiện về nhà ở từ đó tạo điều kiện cho các hộ cải thiện về đời sống. Bảng 3.5: Tình hình nhà ở của các hộ điều tra Toàn mẫu Phân theo nhóm hộ Nghèo Không nghèo (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2016) Tổ chức hội nông dân trên đại bàn huyện Điện Biên đã phối hợp nhịp nhàng với NHCSXH làm tốt vai trò là “cầu nối” giúp hội viên của mình vay vốn, sử dụng vốn ưu đãi phát triển kinh tế gia đình. STT Loại nhà Số Tỷ lệ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ hộ(Hộ) (%) Số hộ (%) (Hộ) (%) 1 Kiên cố 45 37,50 22,06 30 57,69 2 Bán kiên cố 68 56,67 46 67,65 22 42,31 3 Nhà tạm 7 5,83 7 10,29 0 0,00 Tổng 120 100,00 68 100,00 52 100,00
  • 48. Để đồng vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, phát huy được hiệu quả, các Tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc Hội nông dân huyện thường xuyên bám sát các quy định, văn bản chỉ đạo của NHCSXH và của chính quyền, đoàn thể địa phương thực hiện công khai, dân chủ việc bình xét các đối tượng tuyên truyền các chủ trương chính sách tín dụng chính sách của Đảng, Nhà nước và động viên trao đổi kinh nghiệm sử dụng vốn vay vào chuyển dịch cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi. Cụ thể bảng 3.6 cho thấy thu nhập của các hộ dân thuộc cả hai nhóm hộ nghèo và không nghèo đểu tập trung vào lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi là chủ yếu. Nhóm hộ không nghèo có mức thu nhập cao hơn nhóm hộ nghèo do các hộ này có khả năng và điều buôn bán, bên cạnh đó hầu hết các cán hộ huyện xã, thôn bản đều tập trung ở nhóm hộ không nghèo. Bảng 3.6: Mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ Hộ nghèo Hộ không nghèo Trung bình chung STT Nguồn thu nhập Thu nhập Tỷ lệ (%) Thu nhập Tỷ lệ (%) Thu nhập Tỷ lệ (%) (Tr.đ) (Tr.đ) (Tr.đ) 1 Trồng trọt 11,38 38,39 18,24 33,35 13,56 35,57 2 Chăn nuôi 9,68 32,66 14,16 25,89 10,96 28,73 3 Buôn bán 3,16 10,66 9,89 18,08 6,21 16,28 4 Ngành nghề 4,23 14,27 9,23 16,88 5,60 14,69 5 Khác 1,19 4,01 3,17 5,80 1,81 4,73 Tổng 29,64 100,00 54,69 100,00 38,13 100,00 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2021) Có thể nói Điện Biên tương đối thuận lợi về sản xuất nông nghiệp so với các huyện trong tỉnh, trình độ canh tác của người dân cao hơn các địa phương khác trong tỉnh. Đất đai màu mỡ, các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được xây dựng kiên cố, nhất là đối với là khu vực lòng chảo Điện
  • 49. Biên. Phát huy tiềm năng lợi thế đó, những năm qua huyện Điện Biên đã chỉ đạo các xã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ chính vì vậy đã cải thiện thu nhập ở mức khá cao. Trong 5 năm trở lại đây, các chỉ tiêu về diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng cây lương thực trên địa bàn huyện đều đạt và vượt so với kế hoạch đề 3.2.2. Mứcđộ tiếp cận nguồn vốn của các hộ Không chỉ những nông dân đầu tư làm ăn lớn hay những hộ làm ăn nhỏ lẻ cũng đều có xu hướng vay từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó số lượng các hộ chỉ vay từ một nguồn chiếm trung bình 3 năm khoảng 37,22%, số lượng các hộ vay từ hai nguồn chiếm 39%, còn lại số lượng các hộ vay từ ba nguồn và bốn nguồn chiếm tỷ lệ khá nhỏ chỉ khoảng 14,447 và 9,44%. Có thể nói nguồn vốn tín dụng chính là cứu cánh của rất nhiều nông dân. Tuy nhiên với chính sách này, hàng trăm nông dân nghèo ở huyện đã tham gia vay vốn ngân hàng, trong số đó vẫn tồn tại tình trạng mất khả năng chi trả chính vì vậy việc vay thêm từ các nguồn khác đối với nhiều hộ nông như gặp được phao cứu sinh nhờ được vay thêm vốn tái sản xuất, phát triển kinh tế, từ đó mà có lãi, thoát nợ hiệu quả. Bảng 3.7: Số nguồn vốn được vay của hộ điều tra Năm 2013 Năm2014 Năm 2015 STT Số nguồn Số Tỷ lệ Số Số Tỷ lệ hộ (Hộ) (%) hộ (Hộ) Tỷ lệ (%) hộ (Hộ) (%) 1 Một nguồn 46 38,33 47 39,17 41 34,17 2 Hai nguồn 40 33,33 48 40,00 52 43,33 3 Ba nguồn 18 15,00 15 12,50 19 15,83 4 Bốn nguồn 16 13,33 10 8,33 8 6,67 Tổng 120 100,00 120 100,00 120 100,00 (Nguồn:Số liệu điều tra thực tế, 2021)
  • 50. Bằng việc phân tích biểu đồ 3.6 cho thấy sự thay đổi về tỷ lệ số hộ đối với nhu cầu vay vốn từ hơn một nguồn. Với sự thay chưa cao tuy nhiêncho thấy rõ nhu cầu vay năm sau tăng so với năm trước cả về số lượng tiền vay và số lượng nguồn vay. 3.2.3. Doanhsố cho vay Quy mô tín dụng thể hiện doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay hộ nghèo trong bảng tổng hợp sau: Qua bảng 3.8 trên ta thấy: Doanh số cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Điện Biên Đông có sự giảm dần qua các năm, năm 2019 giảm so với năm 2018 là 1.345 triệu đồng, năm 2018 giảm so với năm 2017 là 9.850 triệu đồng, năm 2017 giảm so với năm 2016 là 13.821 triệu đồng. Đến cuối năm 2019, có 517 hộ nghèo đang dư nợ, giảm 150 hộ nghèo so với năm 2017. Trong 3 năm qua đã cho vay được 21.780 triệu đồng, với 484 hộ nghèo. Đến 31/12/2019, dư nợ cho vay đạt 22.381 triệu đồng, 517 hộ vay. Bảng 3.8. Doanh số cho vay của các hộ nông dân Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 1. Doanh số cho vay 14.275 4.425 3.080 2. Số lượt hộ vay 316 100 68 3. Doanh số thu nợ 10.845 6.651 5.434 4. Dư nợ 26.961 24.735 22.381 4. Số hộ còndư nợ 667 584 517 Nguồn: Số liệu điểu tra tác giả năm 2021 3.2.3. Cơcấu cho vay của các hộ nông dân Cơ cấu cho vay các chương trình đã tương đối phù hợp với số hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn thành phố, được thể hiện qua bảng tổng hợp sau: Bảng 3.9. Cơ cấu cho vay của các hộ(Nguồn: Số liệu điểu tra tác giả năm 2021)
  • 51. Qua số liệu bảng 3.9 ta thấy: NHCSXH Huyện Điện Biên Đông tập trung chủ yếu vào chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, giải quyết việc làm và Nước sạch và vệ sinh môi trường là những chương trình có tỷ trọng dư nợ lớn. Chương trình cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng 15,45%/ tổng dư nợ, đây là chương trình cho vay mũi nhọn của Chính phủ nhằm hỗ trợ giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thoát nghèo và vươn lên làm giàu, giải quyết công ăn việc làm tại chỗ cho người dân. 3.2.4. Mụcđích vốn vay Là một huyện miền núi còn nhiều thiếu thốn, với hơn 80% là đồng bào các dân tộc thiểu số, một trong những khó khăn lớn đặt ra đối với nông dân tại đây chính là vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Song với cách làm hiệu quả, Hội Nông dân huyện Điện Biên đã từng bước giúp hội viên tháo gỡ “nút thắt”, tạo điều kiện để hội viên tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, vươn lên phát triển sản xuất kinh doanh. Bảng 3.10: Tình hình dư nợ cho vay theo mục đích vay Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Mục đích vay Dư nợ Người vay Dư nợ Người vay Dư nợ Người vay (Nguồn:Số liệu điều tra thực tế, 2021) (Tr.đ) (Ng) (Tr.đ) (Ng) (Tr.đ) (Ng) Trồng trọt 1.238,56 62 1.368,25 65 1.526,94 66 Chăn nuôi 1.350,46 65 1.433,16 68 1.588,37 70 Buôn bán 327,68 13 341,26 15 352,84 14 Con ăn học 232,22 22 301,18 28 352,68 34 Tổng 3.148,92 162 3.443,85 176 3.820,83 184