SlideShare a Scribd company logo
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGÔ ĐẠI SƠN
VèN CHO PH¸T TRIÓN KINH TÕ - X· HéI
ë C¸C HUYÖN NGO¹I THµNH Hµ NéI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGÔ ĐẠI SƠN
VèN CHO PH¸T TRIÓN KINH TÕ - X· HéI
ë C¸C HUYÖN NGO¹I THµNH Hµ NéI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 62 31 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Minh Quang
2. PGS.TS. Bùi Văn Huyền
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Ngô Đại Sơn
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC
HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
8
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài 8
1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến vấn
đề vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành
13
1.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu liên quan đến vốn cho phát triển
kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội và vấn đề đặt ra
28
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN
30
2.1. Khái quát về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội cho phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn
30
2.2. Đặc điểm của vốn và vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến
huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
46
2.3. Kinh nghiệm của một số nước và một số địa phương về huy
động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
60
Chương 3: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ -
XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
71
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành
ảnh hưởng đến việc huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn
71
3.2. Tình hình huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội tại
các huyện ngoại thành Hà Nội
83
3.3. Đánh giá chung về thực trạng huy động vốn cho phát triển
kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội
107
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY
ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC
HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025 TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2030
129
4.1. Những phương hướng cơ bản về huy động vốn cho phát
triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong
thời kỳ tới
129
4.2. Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn cho phát triển kinh tế -
xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội đáp ứng yêu cầu
thời kỳ mới
139
KẾT LUẬN 158
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BAAC : Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp
CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
HTX : Hợp tác xã
NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội
NSNN : Ngân sách nhà nước
ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy ban nhân dân
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Trang
Bảng 3.1: Cơ cấu đất sử dụng tính đến 31/12/2016 73
Bảng 3.2: Trữ lượng, tài nguyên các mỏ khoáng sản trên địa bàn Thành
phố Hà Nội
74
Bảng 3.3: Diện tích, dân số, mật độ dân số và đơn vị hành chính tính đến
31/12/2016 của các huyện ngoại thành thành phố Hà Nội
76
Bảng 3.4: Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chia theo
ngành nghề tại các huyện ngoại thành Hà Nội tính đến 01/4/2014
77
Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu kinh tế chính giai đoạn 2005-2016 82
Bảng 3.6: Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2011-2015
86
Bảng 3.7: Ngân sách nhà nước đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn tại
các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007-2010
88
Bảng 3.8: Chi ngân sách, chi đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn
các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2011-2015
90
Bảng 3.9: Vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước trên địa
bàn các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007-2015
93
Bảng3.10: Dư nợ tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn
các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007-2015
96
Bảng3.11: Kết quả huy động vốn của Agribank giai đoạn 2007-2015 97
Bảng3.12: Kết quả huy động vốn của ngân hàng chính sách xã hội trên
địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007-2015
99
Bảng3.13: Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình tại
các huyện ngoại thành Hà Nội
119
Bảng3.14: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các huyện ngoại thành
Hà Nội giai đoạn 2007-2015
122
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN
Trang
Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chính các huyện ngoại thành thành phố
Hà Nội
72
Hình 3.2: Mạng lưới các trường học trên địa bàn các huyện ngoại thành
Hà Nội
78
Hình 3.3: Nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000-2010
84
Hình 3.4: Dư nợ cho vay của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn
các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007-2015
100
Hình 3.5: Kết quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ hợp tác xã thành phố Hà Nội
giai đoạn 2008-2014
104
Hình 3.6: Nhu cầu và thực tế đáp ứng của vốn ngân sách các huyện ngoại
thành Hà Nội cho kết cấu hạ tầng nông thôn mới đến 31/12/2015
115
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn là vấn đề lớn đối với Việt Nam
nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng trong phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn
với hội nhập quốc tế.
Sau khi hợp nhất, diện tích Hà Nội lên tới trên 3.344 km2
. Với gần
400 xã, diện tích đất nông nghiệp còn khá lớn. Hà Nội có đặc điểm không
giống thủ đô của nhiều nước khác, vẫn còn nhiều nét của một vùng nông
thôn rộng lớn, có cả núi rừng. Là nông thôn của thủ đô, đòi hỏi phải được
đầu tư phát triển theo hướng nông thôn văn minh, hiện đại và phải đạt được
những chỉ tiêu phát triển cao hơn, chất lượng tốt hơn so với nông thôn
thuộc các thành phố khác.
Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh,
quốc phòng năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018 của Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội: Tăng trưởng kinh tế của thủ đô năm 2017 vẫn
giữ ở mức tương đối cao nhưng chất lượng tăng trưởng còn chưa tương
xứng với tiềm năng như: Động lực tăng trưởng kinh tế vẫn thiên về chiều
rộng, chủ yếu dựa vào gia tăng số lượng vốn đầu tư, hiệu quả sử dụng các
nguồn lực (vốn, tài nguyên thiên nhiên, đất đai) và năng suất lao động còn
thấp; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, quá trình tái
cơ cấu đầu tư công còn dàn trải, hiệu quả chưa cao; vấn đề đổi mới, sắp
xếp doanh nghiệp nhà nước còn chậm so với yêu cầu; kinh tế tư nhân phát
triển còn mang tính tự phát, thiếu sự gắn kết, chưa thực sự trở thành động
lực quan trọng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, tái cơ cấu ngành còn chậm,
chưa đồng bộ; tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng còn
nhiều khó khăn, vướng mắc.
Xuất phát từ thực tế đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân
thành phố Hà Nội đã thông qua đề án “Tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình
2
tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả và năng lực cạnh tranh trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020”. Trong đó, việc huy động và sử
dụng phù hợp các nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện ngoại
thành Hà Nội sẽ góp phần quan trọng nhằm thực hiện thành công đề án nói trên.
Những năm qua, ở các huyện ngoại thành Hà Nội một số Ngân hàng
thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển, một số Quỹ
tín dụng Nhân dân cơ sở, một số tổ chức Tài chính Vi mô đang có sự hiện
diện nhưng hiệu quả hoạt động không ổn định, sự liên kết còn rời rạc. Đầu tư
vốn từ Ngân sách Nhà nước cho khu vực này cũng đã được quan tâm chú ý,
song còn dàn trải. Vấn đề huy động vốn trong dân cư đầu tư tái sản xuất mở
rộng gặp nhiều khó khăn vướng mắc... Tình trạng thiếu vốn đang làm ảnh
hưởng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành, nhất là
khi thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới của Hà Nội. Đồng thời, tình
hình cho vay vốn của các ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng nhu
cầu của số đông nông dân, trong khi nhu cầu của họ rất đa dạng và thường
xuyên nên gặp nhiều khó khăn khi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, hướng vào việc phát triển các
huyện ngoại thành thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại và với suy nghĩ là làm
sao để người nông dân, những chủ trang trại, các tổ chức tài chính và những
tổ chức sản xuất kinh doanh, cũng như các tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành có được nguồn vốn cho đầu tư
kinh doanh kịp thời, nhằm khai thác tốt những tiềm năng lợi thế cho phát triển
nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại. Vì vậy, vấn đề
“Vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội” được
chọn làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nội dung nghiên cứu của đề tài luận án tập trung vào phân tích, đánh
giá thực trạng tình hình vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại
3
thành Hà Nội. Trong đó, tập trung chủ yếu vào vấn đề huy động vốn cho phát
triển kinh tế - xã hội. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm huy động vốn phù
hợp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà
Nội đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên đây, đề tài tập trung phân tích, luận
giải và làm rõ những vấn đề sau đây:
- Thứ nhất, tổng hợp, phân tích và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về
vốn, vai trò của vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành thủ
đô theo hướng nông thôn văn minh, hiện đại.
Thứ hai, nghiên cứu những kinh nghiệm của một số nước và một số tỉnh
trong nước về việc huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Qua
đó, rút ra những bài học có giá trị để đưa ra các giải pháp huy động vốn cho phát
triển nông thôn tại các huyện ngoại thành Hà Nội phù hợp hơn, thiết thực hơn.
Thứ ba, phân tích khoa học, khách quan thực trạng huy động vốn tại
các huyện ngoại thành Hà Nội những năm qua, dựa trên khung lý thuyết và
phạm vi nghiên cứu. Từ đó, đánh giá tổng quát về các kết quả đạt được trong
việc huy động vốn tại khu vực này, làm rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế
trong quá trình huy động vốn. Những hạn chế này sẽ được phân tích xem xét
một cách khoa học, khách quan để tìm ra những nguyên nhân (cả nguyên
nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan).
Thứ tư, trên cơ sở dự báo và đánh giá khái quát chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2025, luận án sẽ tập
trung vào một số nội dung:
- Những quan điểm mới về huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã
hội tại các huyện ngoại thành Hà Nội theo hướng nông thôn văn minh.
- Những điều kiện, tiền đề để huy động vốn phù hợp cho phát triển
kinh tế- xã hội tại các huyện ngoại thành Hà Nội.
4
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần huy động vốn phù hợp,
thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Dưới góc độ kinh tế chính trị: Vốn cho phát triển kinh tế - xã hội là một
phạm vi rất rộng, bao gồm: huy động và sử dụng vốn; vốn trong nước và vốn
nước ngoài; vốn tiền tệ, vốn tài nguyên, vốn đất đai… Tuy nhiên, để phù hợp
với mục tiêu nghiên cứu, luận án xác định:
Đối tượng nghiên cứu là: huy động vốn tiền tệ ở trong nước (không nghiên
cứu vốn nước ngoài), gồm: Vốn đầu tư của nhà nước và từ các thành phần kinh tế
khác cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội. Trong đó:
Chủ thể huy động vốn gồm:
Thứ nhất, đại diện của các tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội tại các huyện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm các quỹ
đầu tư phát triển thường xuyên và không thường xuyên) nhằm đảm bảo cho
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các huyện ngoại thành.
Thứ hai, do người dân nông thôn tự tích lũy và tập trung được đầu tư
vào tái sản xuất mở rộng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Thứ ba, từ các cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huy động vốn thông qua các tổ
chức tín dụng chính thức trên địa bàn các huyện ngoại thành thủ đô Hà Nội
(không nghiên cứu vốn tự huy động ở kênh phi chính thức như tín dụng
đen và vốn từ đất đai).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian:
Luận án tập trung nghiên cứu huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã
hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội từ năm 2007 (là năm Hà Nội mở rộng)
đến 2015 có bổ sung số liệu năm 2016; 2017. Giải pháp đến 2025 và dự báo
đến năm 2030.
5
- Về không gian:
Luận án tập trung nghiên cứu tình hình huy động vốn cho phát triển
kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội (bao gồm 17 huyện, trong đó
chỉ nghiên cứu nông thôn các huyện ngoại thành).
Khảo sát và đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn, luận
án phân chia nông thôn các huyện ngoại thành thủ đô Hà Nội thành 03 vùng,
có những điểm khác biệt gồm: các huyện phía Tây (vùng văn hóa xứ Đoài),
các huyện phía Đông Nam và các huyện phía Bắc của thành phố Hà Nội.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, và
các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học kinh tế chính trị như: trừu
tượng hoá khoa học, phân tích tổng hợp, kết hợp lôgíc với lịch sử, thống kê,
so sánh, tổng kết thực tiễn thông qua nghiên cứu mô hình điển hình để giải
quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu. Đồng thời vận dụng các quan điểm,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về các vấn đề liên quan đến vốn
cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói chung và nông thôn các huyện
ngoại thành Hà Nội nói riêng.
4.2. Phương pháp cụ thể
Những phương pháp được áp dụng phù hợp theo mục đích, yêu cầu,
nhiệm vụ của từng chương, tiết trong luận án. Cụ thể:
Chương 1: Chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hóa, phân tích, đánh
giá tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước liên
quan đến đề tài luận án, rút ra các kết luận khoa học về kết quả đạt được, vấn đề
đang nghiên cứu và vấn đề mới sẽ tiếp tục được nghiên cứu sâu trong luận án.
Chương 2: Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp kết hợp quy nạp với
diễn dịch, hệ thống hoá để xây dựng khung lý thuyết về vốn cho phát triển
kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành thành phố cấp trung ương và khái quát
một số bài học kinh nghiệm gắn với nội dung luận án.
6
Chương 3: Luận án tiếp cận phương pháp kết hợp tư duy logic với lịch
sử để nghiên cứu thực trạng về huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội
các huyện ngoại thành Hà Nội. Đồng thời, bám sát phương pháp trừu tượng
hóa khoa học để phân tích đối tượng nghiên cứu, từ đó làm sáng tỏ kết quả
đạt được, những khó khăn, bất cập trong quá trình huy động vốn cho phát
triển kinh tế - xã hội nông thôn. Các phương pháp: thống kê, phân tích tổng
hợp, mô hình hóa, cũng được sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ của chương
này. Đồng thời sử dụng phù hợp các sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để minh họa làm
sáng tỏ kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hoá, kết hợp quy
nạp với diễn dịch, đồng thời phân tích tổng hợp để chỉ ra quan điểm, phương
hướng và đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm đảm bảo huy động vốn
kịp thời, phù hợp cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà
Nội đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
5. Những đóng góp mới của luận án
Bổ sung để phát triển những vấn đề lý luận cơ bản về đặc điểm, các
nhân tố ảnh hưởng và các phương thức huy động vốn cho phát triển kinh tế -
xã hội các huyện ngoại thành thủ đô của một nước trong bối cảnh của nền
kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Đặc biệt là với nông thôn thủ
đô, có đặc điểm và cơ chế đặc biệt hơn so với các vùng nông thôn ở các thành
phố khác trên cả nước.
+ Phân tích đặc điểm các huyện ngoại thành Hà Nội trong bối cảnh của
quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần làm rõ tiềm năng,
thế mạnh cũng như những khó khăn, trong quá trình huy động vốn ảnh hưởng
đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các huyện này.
+ Phân tích khoa học khách quan dựa trên khung khổ lý thuyết về thực
trạng huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành, một
vấn đề cấp bách của thủ đô, trong giai đoạn mới của thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
7
+ Đề xuất mục tiêu, quan điểm, phương hướng và các giải pháp thiết
thực, có tính khả thi với điều kiện địa bàn để huy động một cách phù hợp nhất
nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội trong
thời kỳ hội nhập và phát triển.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 10 tiết:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài vốn
cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội.
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về huy động vốn cho phát
triển kinh tế - xã hội nông thôn.
Chương 3: Thực trạng huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các
huyện ngoại thành Hà Nội.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh huy động vốn cho
phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2030.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
Huy động và sử dụng vốn để phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông
thôn là một chủ đề được các nhà nghiên cứu ở nước ngoài dành nhiều sự quan
tâm và được đánh giá, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Một số vấn đề
được đề cập và diễn giải trong các công trình nghiên cứu gắn với đề tài luận
án có thể tham khảo như:
1.1.1. Đặc điểm và yêu cầu về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa
Đây là một vấn đề được nhiều tác giả nước ngoài đặt ra và nghiên cứu.
Nhận thức làm rõ đặc điểm, vị trí, vai trò của phát triển kinh tế - xã hội nông
thôn trong tương quan phát triển kinh tế xã hội nói chung được xem là một
vấn đề nền tảng khi nghiên cứu về quá trình công nghiệp hóa ở bất kỳ quốc
gia nào. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này là:
- Massoud Karshenas (1999), Agriculture and economic development in
Sub-Sahara Africa and Asia (Phát triển kinh tế và nông nghiệp tại châu Phi và
châu Á) [134].
Tác giả trình bày những kết quả nghiên cứu về đặc điểm, vai trò của khu
vực nông thôn gắn với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu trong sự phát triển của
nền kinh tế quốc dân tại các quốc gia châu Phi, khu vực sa mạc Sahara và một
số nước châu Á. Từ đặc điểm và yêu cầu đặt ra, công trình đã đề xuất nhóm các
giải pháp để phát triển kinh tế nông thôn, trong đó nhấn mạnh các giải pháp
đảm bảo nguồn vốn cả ở cấp vĩ mô và vi mô cho khu vực này.
- Rashid Solagberu Adisa (2012), Rural development - contemporary issues
and practices (Phát triển nông thôn - thực tiễn và những vấn đề đương đại) [136].
9
Tác giả cuốn sách cho rằng phát triển nông thôn là một nhiệm vụ, một hiện
tượng toàn cầu chứ không phải chỉ là biến thể độc quyền của từng quốc gia riêng
biệt. Từ quan niệm này, cuốn sách cung cấp một khối lượng kiến thức toàn diện
nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn nổi bật từ quá trình nông thôn của các quốc
gia như sản xuất bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng năng lực tái tạo...
Vấn đề huy động các nguồn lực tài chính cho khu vực nông thôn được tác giả đặc
biệt quan tâm và phân tích dựa trên kinh nghiệm và những đánh giá của các nhà
nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách về phát triển nông thôn rút ra từ các
cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ trở lại đây.
- Cuong Tat Do (2015), Investment and agricultural development in
developing countries - the case in Vietnam (Đầu tư và phát triển nông nghiệp
tại các quốc gia đang phát triển - nghiên cứu tại Việt Nam) [125].
Cuốn sách được đặt trong bối cảnh nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
giai đoạn 2008 - 2012. Tác giả phân tích các nguồn đầu tư của nông dân vào
các nhóm, bộ phận cụ thể như sức khoẻ, giáo dục và các mối quan hệ xã hội.
Thông qua việc sử dụng các công cụ phân tích hồi quy, tác giả tính toán tỉ lệ
ảnh hưởng của những khoản đầu tư này đến lợi nhuận cụ thể của người dân
nông thôn. Thêm vào đó, tác giả đã phân tích và luận giải những yếu tố định
lượng và những ảnh hưởng của các chính sách địa phương đến kết quả đầu ra
của các công ty kinh doanh nông nghiệp ở tầm vi mô và vĩ mô của nền kinh tế.
1.1.2. Vốn xã hội trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
Vốn xã hội là một khái niệm đã được nhiều nhà kinh tế hiện đại giới
thiệu và phân tích như Kenneth Arrow, Robert Solow, Joseph Stiglitz... Một
số công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới đã tiếp tục cụ thể hoá
và làm rõ vai trò, chức năng và tầm quan trọng của vốn xã hội trong việc phát
triển kinh tế - xã hội nông thôn, điển hình như:
- M. Woolcock, D. Narayan (2000), World Bank Research Observer,
Social capital: implication for development theory, research and policy (Vốn xã
hội trong mối liên hệ với lý thuyết, nghiên cứu và chính sách phát triển) [133].
10
Bài nghiên cứu trình bày các quan điểm về vốn xã hội, bắt đầu từ
những quan sát nghiên cứu kể từ năm 1990 với những phân tích về nhiều lĩnh
vực trong xã hội. Các tác giả đưa ra những luận chứng nhằm chứng minh cho
quan điểm, vốn xã hội là một động lực quan trọng nhằm kích thích, đẩy mạnh
sự phát triển của xã hội mặc dù việc sử dụng và huy động vốn xã hội kém
hiệu quả có thể đưa đến những kết quả tiêu cực không mong muốn cho sự
phát triển chung của toàn bộ cộng đồng.
- Khan S., Kazami S., Rifaqat Z. (2007), Harnessing and guiding social
capital for rural development (Khai thác và định hướng vốn xã hội cho sự
phát triển nông thôn) [132].
Cuốn sách đề cập đến việc huy động, kiểm soát nguồn vốn xã hội trong
việc định hướng, thúc đẩy và tạo điều kiện cho các hoạt động và chương trình
phát triển kinh tế nông thôn, nhằm đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo nói
riêng và tăng cường phúc lợi cộng đồng nói chung. Cuốn sách đặt phạm vi
nghiên cứu tại quốc gia Pakistan.
- Jikun Huang, Hengyun Ma (2010), Capital formation and agriculture
development in China (Tích tụ vốn trong phát triển nông nghiệp ở Trung Quốc) [130].
Bài nghiên cứu tập trung trình bày những vấn đề về cấu trúc, mức độ và
xu hướng hình thành vốn trong khu vực nông nghiệp tại Trung Quốc. Từ góc
nhìn tổng quan về sự phát triển và an ninh lương thực nông nghiệp của Trung
Quốc trong ba thập kỷ qua, các tác giả phân tích những yếu tố quyết định ảnh
hưởng đến việc đầu tư nông nghiệp và cấu thành vốn, từ đó, đề ra các lựa chọn
chính sách phù hợp cho việc xúc tiến đầu tư nông nghiệp và xây dựng vốn cho
kế hoạch sản xuất lương thực bền vững tại Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.
- David L. Debertin, Stephan J.Goetz (2013), Social Capital formation
in rural, urban and suburban communities (Sự hình thành vốn xã hội trong
khu vực nông thôn, thành thị và ngoại ô) [126].
Bài nghiên cứu đưa ra định nghĩa vốn xã hội dưới nhiều góc nhìn khác
nhau, từ đó, cung cấp cách đánh giá, phân tích và nêu bật vai trò của vốn
11
trong sự phát triển chung của toàn xã hội, đặc biệt là đối với ba khu vực:
thành thị, nông thôn và khu vực ngoại thành. Với mỗi khu vực, cách thức huy
động, sử dụng các nguồn vốn này rất khác nhau.
- Joanna Mitchell-Brown (2013), Revitalizing the first-suburbs: The
importance of the social capital - community development link in suburban
neighborhood revitalization (Sức sống mới cho khu vực ngoại ô: mối quan hệ
giữa vốn xã hội và sự phát triển cộng đồng) [131].
Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa vốn xã hội và sự phát triển
cộng đồng nhằm nhấn mạnh vai trò và chức năng quan trọng của vốn trong
quá trình phục hồi và phát triển khu vực ngoại thành tại các quốc gia.
- Hans Westlund, Kiyoshi Kobayashi (2013), Social capital and rural
development in the knowledge society (New Horizons in regional science
series) (Vốn xã hội và sự phát triển nông thôn trong xã hội tri thức) [129].
Cuốn sách cho rằng để thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn
hiện nay, không nên chỉ dựa vào sự sáng tạo, năng động của từng địa phương
mà chủ yếu phải dựa vào sự vận động liên kết của các nguồn vốn xã hội. Cuốn
sách cung cấp cái nhìn đa chiều về vai trò và vị trí của vốn xã hội trong sự phát
triển của khu vực nông thôn trên cơ sở phân tích các ví dụ của một số nước
châu Âu, châu Á và châu Mỹ như Ba Lan, Trung Quốc, Canada từ góc nhìn
quan điểm của khu vực kinh doanh, khu vực công và khu vực tư nhân.
- Fedes C.van Rijn (2014), The role of social capital in agricultural
development projects (Vai trò của vốn xã hội đối với các dự án phát triển
nông nghiệp) [128].
Tác giả thực nghiệm điều tra các mối quan hệ trong hai loại hình đầu tư
tại 8 nước thuộc tiểu vùng Sahara Châu Phi và tại Việt Nam. Từ đó, tác giả
rút ra các kết luận về mối quan hệ giữa vốn xã hội và quá trình đổi mới nông
nghiệp; ảnh hưởng của các yếu tố đầu tư đến vốn xã hội; ảnh hưởng của vốn
xã hội đến quá trình đổi mới thành công khu vực nông thôn.
12
Có thể thấy, vấn đề vốn xã hội được các nhà nghiên cứu quốc tế tương
đối quan tâm và đào sâu phân tích, đặc biệt là khi gắn với lĩnh vực cụ thể là
phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Nhiều khía cạnh và vấn đề liên quan đến
vốn xã hội đã được giới thiệu và làm rõ trong các công trình, tiêu biểu là một
số nghiên cứu đã kể trên.
1.1.3. Các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nông thôn là một thực tế đã và đang
diễn ra ở nhiều địa phương và nhiều quốc gia. Quá trình này đòi hỏi phải tận
dụng tối đa nhiều nguồn lực của xã hội. Đồng thời đặt ra yêu cầu của việc
phải xác định chính xác và phù hợp thứ tự ưu tiên trong chiến lược phát triển.
Một số nghiên cứu nước ngoài đã đề cập đến vấn đề này, đó là:
- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) (2006), Investment
priorities for rural development (Những ưu tiên đầu tư cho sự phát triển
nông thôn) [135].
Bài nghiên cứu khẳng định, khu vực nông thôn các nước thuộc Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hiện đang trải qua những thay đổi hết
sức lớn lao do ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hoá diễn ra sôi động và mạnh
mẽ ở hầu hết các quốc gia. Khu vực nông thôn đang đứng trước những cơ hội
lớn để phát triển. Đồng thời phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn đến từ
việc thay đổi chính sách phát triển và việc sử dụng những nguồn lực khan hiếm
trong xã hội. Vì những lý do đó, những ưu tiên đầu tư trong khu vực này nhất
thiết phải được điều chỉnh sao cho phù hợp và hiệu quả hơn. Bài nghiên cứu
cũng đồng thời chỉ ra ba khu vực đặc biệt quan trọng cần được ưu tiên đầu tư
trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn đó là: định vị những khu vực dịch vụ
công thiết yếu, đầu tư đẩy mạnh cải tiến nông nghiệp, mở rộng và tăng cường
liên kết nông thôn - thành thị.
- Elies Seguí-Mas, Ricardo J.Server Izquierdo (2012), Financial
resources in rural development - an analysis of relational capital in credit
cooperatives (Các nguồn lực tài chính trong sự phát triển nông thôn - phân
tích vốn quan hệ trong các hợp tác xã tín dụng) [127].
13
Trên cơ sở nhận định một trong những khó khăn của việc phát triển khu
vực nông thôn là huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính, bài viết đưa ra
những quan điểm trong việc đánh giá, quản lý và cách thức điều động các
nguồn lực tài chính trong khu vực nông thôn, đặc biệt là đối với mô hình của
các tổ chức tín dụng, các hình thức tín dụng. Trong đó, công trình đi sâu phân
tích mô hình hợp tác xã tín dụng - một loại hình hợp tác xã hiện đang ngày
càng trở nên phổ biến tại khu vực nông thôn, với những ưu thế phù hợp được
vận dụng khá phổ biến và đem lại nhiều thành công trên thế giới.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
VẤN ĐỀ VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH
1.2.1. Các nghiên cứu của Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển kinh tế
- xã hội nông thôn
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm
và nhận thức sâu sắc vấn đề phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, cả về lý luận
cũng như thực tiễn dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, đây
cũng là vấn đề được Hồ Chí Minh vận dụng thành công trong thực tiễn cách
mạng Việt Nam. Trong tư tưởng của Người, phát triển kinh tế - xã hội nông
thôn là quá trình thay đổi, phát triển dựa trên điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế
- xã hội, chính trị… hiện có. Đồng thời, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
phải được triển khai trên diện rộng; gia tăng đầu tư vào phát triển hạ tầng kinh
tế - xã hội cho nông thôn; có cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm nâng cao thu nhập;
đảm bảo các điều kiện giảm nghèo và an sinh xã hội; ở nông thôn tiếp tục đổi
mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; nâng cao trình độ phát triển
giáo dục - đào tạo, y tế; tiếp tục xây dựng đời sống văn hóa, thông tin tuyên
truyền; mặt khác cũng phải đảm bảo điều kiện về môi trường...
Kinh tế - xã hội nông thôn phát triển sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển
của nhiều ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là công nghiệp. Bởi lẽ, nông
nghiệp và kinh tế nông thôn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, công
nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp... Ở đây kinh tế nông thôn tạo ra thị trường
14
đầu vào cho nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp và nông thôn không chỉ sản
xuất ra sản phẩm tiêu dùng trực tiếp cho con người, mà còn là nơi cung cấp
nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, trước hết là cho công nghiệp chế biến
lương thực, thực phẩm, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Vì
vậy, sự lạc hậu hay tiến bộ của nông nghiệp, nông thôn có ảnh hưởng rất lớn
đến phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Thực tế ở nhiều nước đã chỉ ra rằng, sự lạc hậu của lực lượng sản xuất
tại nông thôn đã hạn chế đến sự tăng trưởng của công nghiệp thành thị, vì
nguồn tích luỹ thấp, mức đầu tư bị giảm xuống. Trong trường hợp đó, khu vực
công nghiệp ở thành thị không đủ sức để cải tạo khu vực nông nghiệp cổ truyền
ở nông thôn như vai trò vốn có của nó, mà ngược lại cả công nghiệp và nông
nghiệp đều rơi vào tình trạng kém phát triển. Chỉ có phát triển nông thôn hay
công nghiệp hoá, nông nghiệp, nông thôn, làm cho năng suất lao động nông
nghiệp tăng lên, khối lượng nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp nhiều hơn,
khi đó công nghiệp mới có cơ hội phát triển, và đến lượt nó công nghiệp sẽ
thúc đẩy trở lại đối với sự phát triển nông nghiệp và các ngành khác.
Trong di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh khi bàn về phát triển kinh tế
-xã hội nông thôn nói chung và vốn cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn
nói riêng, xuất phát từ đặc điểm nước ta là một nước nông nghiệp, với đa
phần dân số sinh sống ở nông thôn, với thế mạnh là nông nghiệp và các
ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. Đây là tiềm năng to lớn cần khai
thác để tạo nguồn vốn tích luỹ và cũng là mục tiêu của chủ trương dân
giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Thực hiện phát triển kinh
tế - xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp hóa sẽ cho phép khai thác
triệt để và có hiệu quả tiềm năng đa dạng của nông, lâm, ngư nghiệp ở
nước ta nhằm tạo giá trị thu nhập cao. Việc áp dụng các thành tựu khoa học
- kỹ thuật làm tăng sản lượng và giá trị của nguồn lực trong nông thôn, từ
đó sẽ tạo nguồn thu nhập cao cho cư dân nông thôn. Đối với Việt Nam,
trong giai đoạn đầu, nguồn vốn tất yếu phải dựa vào nông nghiệp và nông
15
thôn, vì đây là khu vực rộng lớn, xét cả về khía cạnh lao động và tổng sản
phẩm quốc dân. Nguồn vốn do nông nghiệp, nông thôn tạo ra sẽ được đầu
tư trước hết và chủ yếu vào các hoạt động kinh doanh nông nghiệp và một
số hoạt động phi nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Sự phát triển mạnh mẽ
của nông nghiệp và kinh tế nông thôn sẽ làm tăng đáng kể nguồn vốn tích
luỹ cho nền kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội đất nước. Người tổng kết và khái quát: dân có giàu thì nước mới mạnh,
gần 80% dân số sống ở nông thôn mà chủ yếu là nông dân, nếu nông dân
không giàu thì đất nước làm sao giàu mạnh được. Do vậy, phải làm cho
nông dân giàu lên, tăng sức mua ở nông thôn chính là tạo ra thị trường thúc
đẩy phát triển đất nước. Nông thôn phát triển, đời sống nông dân no đủ, họ
sẽ tin tưởng vào cuộc sống, vào chế độ xã hội. Do đó mà yên tâm làm giàu,
xây dựng nông thôn giàu đẹp, ổn định. Sự ổn định của nông thôn sẽ có tác
động rất lớn đến sự ổn định của cả nước.
Tóm lại, trong di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển
kinh tế -xã hội, nông thôn luôn giữ vai trò to lớn trong sự nghiệp bảo vệ tổ
quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua các thời kỳ, giai cấp nông dân luôn
là lực lượng đông đảo nhất đi theo Đảng, cùng với giai cấp công nhân và đội
ngũ trí thức làm nền tảng chính trị của cách mạng. Nông dân là giai cấp đã có
những đóng góp vô cùng to lớn đối với những thắng lợi lịch sử vẻ vang của
dân tộc. Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân là nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để đảm bảo ổn định
tình hình chính trị - xã hội, sự phát triển hài hòa và bền vững theo định hướng
xã hội chủ nghĩa của đất nước.
1.2.2. Những cơ chế chính sách huy động, đầu tư và hỗ trợ vốn cho
phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
Thứ nhất, về đầu tư vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
- Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm, Đầu tư trong nông nghiệp,
thực trạng và triển vọng [13].
16
Trong cuốn sách này, các tác giả đã đánh giá, phân biệt các nguồn vốn
khác nhau đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, bao gồm: vốn ngân sách nhà
nước, vốn tín dụng trong nước và nước ngoài, vốn tự có của các doanh nghiệp
và các hộ nông dân. Tuy nhiên, các tác giả nhấn mạnh, cần quan tâm và chú ý
nhiều hơn đến các nguồn vốn tín dụng, do vốn từ ngân sách dành cho nông
thôn là có hạn, còn các nguồn vốn tín dụng lại có thể huy động được tối đa
với số lượng đủ lớn để người nông dân nâng cao ý thức trách nhiệm đối với
kết quả sản phẩm cuối cùng. Cuốn sách cũng liên hệ đến bài học thành công
của Thái Lan, In-đô-nê-xi-a và một số nước châu Á khác trong việc đầu tư
qua hệ thống tín dụng. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đề cập đến chính sách
đầu tư cho nông nghiệp của Việt Nam qua các thời kỳ và đưa đến kết luận:
thực trạng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn nước ta đã góp phần quan
trọng tạo ra tăng trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tuy
nhiên, với tiềm năng và lợi thế cũng như chính sách và thực hiện đầu tư cho
nông nghiệp, nông thôn là chưa thoả đáng. Nếu Việt Nam có chính sách đầu
tư đúng chắc chắn sẽ tạo ra và thu hút được các nguồn vốn to lớn đáp ứng yêu
cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn cao hơn.
- Đề tài cấp bộ, Thực trạng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách
đầu tư ở Việt Nam [26].
Đề tài phân tích làm rõ các khái niệm, vai trò, công cụ và các yếu tố
tác động tới việc hoàn thiện chính sách đầu tư ở Việt Nam. Sau khi phân tích
và đánh giá thực trạng các chính sách đầu tư của Việt Nam, đề tài đưa ra 6
phương hướng hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư, đó là: Mở rộng
quyền tự do kinh doanh cho các chủ thể đầu tư; tích cực và chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh tốc độ hoàn thiện môi trường đầu tư và công
cụ chủ chốt của chính sách khuyến khích đầu tư; nâng cao chất lượng các
chính sách ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài; nâng cao hiệu quả đầu tư của
Nhà nước cho đào tạo lao động, kết cấu hạ tầng kinh tế và đào tạo công chức
17
theo hướng chuyên nghiệp; nâng cao hiệu quả thực thi chính sách khuyến
khích đầu tư của bộ máy Nhà nước.
Trên cơ sở các phương hướng đó, đề tài đưa ra 6 nhóm giải pháp: Hoàn
thiện khung khổ pháp lý an toàn, minh bạch, ổn định cho đầu tư; nâng cao chất
lượng quy hoạch của Nhà nước; cải cách hành chính tạo môi trường thông
thoáng cho đầu tư; đổi mới chính sách ưu đãi đầu tư như thuế, tín dụng, đất đai
và hỗ trợ đầu tư; đổi mới chính sách xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
của nhà nước; quảng bá hình ảnh đất nước cho các nhà đầu tư nước ngoài.
- Đề tài cơ sở, Đầu tư ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp vùng
đồng bằng sông Hồng trong thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) [27].
Trên cơ sở khái quát kinh nghiệm đầu tư ngân sách nhà nước cho nông
nghiệp của một số nước như Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc trong quá trình
hội nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đề tài nêu ra những bài học kinh
nghiệm có ý nghĩa đối với Việt Nam trong việc đầu tư ngân sách nhà nước cho
nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình thực hiện cam kết gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhóm giải pháp được đề tài đề xuất
trong thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bao gồm:
nhóm giải pháp đầu tư ngân sách nhà nước cho đẩy mạnh phát triển nông nghiệp
vùng đồng bằng sông Hồng; nhóm giải pháp đầu tư ngân sách nhà nước cho việc
xây dựng nông thôn mới; nhóm giải pháp về chính sách đầu tư ngân sách nhà
nước cho việc cải thiện đời sống nông dân vùng đồng bằng sông Hồng.
- Cấn Quang Tuấn, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do thành phố Hà
Nội quản lý [81].
Trên cơ sở nhận định vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung thuộc ngân
sách nhà nước do thành phố quản lý là động lực quan trọng trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô, tác giả hệ thống một số vấn đề lý thuyết
về vốn đầu tư phát triển và vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách
18
nhà nước, trong đó việc nghiên cứu vốn đầu tư phát triển chỉ được tiến hành
dưới góc độ có liên quan và trực tiếp hỗ trợ nghiên cứu vốn đầu tư xây dựng
cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do thành phố Hà Nội
quản lý, luận án đề ra các giải pháp cần phải được thực hiện đồng bộ, nhất
quán giữa các cấp, các ngành, đặc biệt là:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng quy hoạch và thực hiện quản lý đầu tư
xây dựng theo quy hoạch; Thứ hai, hoàn thiện công tác kế hoạch hoá vốn đầu
tư xây dựng cơ bản và đảm bảo tính công khai, minh bạch, chống khép kín
trong đầu tư từ ngân sách nhà nước; Thứ ba, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản đúng trình tự và quy định; Thứ tư, nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư,
thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư; Thứ năm, đẩy mạnh cải cách
hành chính, hoàn thiện hệ thống văn bản và tăng cường phân cấp trong sử
dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản;
Ngoài ra cần kết hợp với một số giải pháp khác như khuyến khích các
doanh nghiệp tự đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh; hoàn
thiện chính sách, hợp lý hoá các mức thuế; quản lý chặt chẽ hơn đối với quỹ
đất đai hiện có...
- Đoàn Xuân Thuỷ, Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nước ta
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế [71]. Đề tài đã phân tích và luận giải
những vấn đề liên quan đến chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nước ta
trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới. Trên cơ
sở làm rõ những tác động của quá trình hội nhập kinh tế tới chính sách hỗ trợ
sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam, đồng thời qua nghiên cứu và rút ra các bài
học kinh nghiệm từ một số quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, In-đô-nê-xi-
a, đề tài đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách
hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Trong đó, vấn đề về chính sách đầu tư,
chính sách tín dụng cũng được đặt ra và luận giải tại đề tài này.
19
- Đoàn Xuân Thuỷ, Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Việt
Nam hiện nay [72]. Cuốn sách phân tích, đánh giá mức độ phù hợp của các
chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong 25 năm thực hiện
công cuộc đổi mới (từ năm 1986 đến năm 2011) so với yêu cầu của thông lệ
quốc tế, đặc biệt là các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Từ
đó, tác giả đề xuất quan điểm, hệ thống giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các
chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo hướng vừa phù hợp với các cam
kết quốc tế, vừa thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hiện đại, tạo cơ sở bền
vững cho giải quyết vấn đề nông dân và nông thôn thời gian tới.
- Vương Đình Huệ, Nâng cao hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp, nông
dân và nông thôn [32].
Bài viết đánh giá những kết quả nổi bật về thực hiện đầu tư công cho
nông nghiệp và phát triển nông thôn trong giai đoạn 2006 - 2011, chỉ rõ những
mặt tích cực, những hạn chế và nguyên nhân của chúng. Tác giả chỉ rõ, việc
huy động nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn những năm
qua còn gặp khó khăn bởi cả lý do khách quan và chủ quan. Về khách quan,
đầu tư cho khu vực này đòi hỏi nguồn lực rất lớn của Nhà nước cũng như toàn
xã hội, trong khi đó, nguồn lực đầu tư của Nhà nước và xã hội có hạn. Mặt
khác, sản xuất nông nghiệp lại chịu rủi ro cao do có sự tác động trực tiếp của
thời tiết, biến động môi trường, dịch bệnh... Ngoài ra, tác động của khủng
hoảng, suy thoái kinh tế trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi Nhà nước phải
thực hiện một số chính sách, trong đó có việc cắt giảm đầu tư công. Bên cạnh
nguyên nhân khách quan, còn tồn tại một số nguyên nhân chủ quan như nhận
thức của một bộ phận cán bộ, các cấp chính quyền về vị trí, vai trò, tầm quan
trọng của đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa cao; vẫn còn tâm
lý trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước; trong quá trình thực hiện đầu
tư, tình trạng thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả vẫn xảy ra ở một số dự án...
Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X, và nội
dung Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
20
thôn, tác giả chỉ ra một số giải pháp chủ yếu cần được tập trung thực hiện nhằm
tăng cường, nâng cao hiệu quả đầu tư công cho khu vực này như: Tiếp tục hoàn
thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư công cho khu vực tam nông; ưu
tiên bố trí ngân sách nhà nước; tập trung nguồn vốn trái phiếu chính phủ cho các
dự án phát triển giao thông nông thôn; tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi
đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi về
thu tiền sử dụng đất, về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; đổi
mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao nhất các nguồn lực trong xã
hội; tiếp tục hỗ trợ kinh phí từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương để
triển khai mạnh mẽ, sâu rộng chủ trương thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.
1.2.3. Đặc điểm, sự hình thành và phát triển thị trường vốn cho
phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
- Phạm Thị Khanh, Phát triển thị trường tín dụng nông thôn góp phần đẩy
nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng [35].
Các tác giả đã khái quát những khái niệm về tín dụng, thị trường tín dụng
nông thôn và những đặc điểm cũng như vai trò của thị trường tín dụng nông thôn
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Từ các nội dung này, đề
tài đi sâu phân tích những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển thị trường tín
dụng nông thôn như: khả năng cung ứng vốn tín dụng và khả năng cầu vốn của
các chủ thể; quy mô và trình độ phát triển của hệ thống tài chính nói chung, hệ
thống trung gian tài chính nói riêng; năng lực sử dụng vốn tín dụng của các chủ
thể cầu tín dụng; vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước; mức độ hoàn thiện của hệ
thống pháp luật; chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin kinh tế.
Đề tài còn phân tích những kinh nghiệm phát triển thị trường tín dụng
nông thôn của một số nước châu Á và bài học đối với Việt Nam. Bốn nhóm
giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường tín dụng nông thôn ở đồng bằng
sông Hồng được các tác giả đề xuất gồm:
Thứ nhất, tăng cường khả năng cung ứng vốn tín dụng trên thị trường
tín dụng nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng;
21
Thứ hai, nâng cao năng lực cầu vốn tín dụng và sử dụng hiệu quả vốn
tín dụng, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của thị trường tín
dụng nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, góp phần đẩy nhanh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông thôn ở khu vực;
Thứ ba, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, đảm bảo vững chắc cho phát triển thị trường tín dụng nông thôn;
Thứ tư, phát huy vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đẩy mạnh phát
triển thị trường tín dụng nông thôn hiện đại vùng đồng bằng sông Hồng gắn
với phát triển thị trường tín dụng nông thôn cả nước và chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế.
- Đinh Thị Nga, Tập trung đất và tích tụ vốn trong nông nghiệp ở nước ta [48].
Đề tài khái quát về vốn, vai trò của vốn và cơ cấu các nguồn vốn
trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, các tác giả đã phân tích thực trạng tích tụ
vốn trong nông nghiệp Việt Nam qua việc nhận dạng những nhân tố cơ bản
ảnh hưởng đến việc tích tụ vốn trong nông nghiệp ở nước ta như chiến lược
phát triển kinh tế quốc gia; khả năng cung ứng vốn của nền kinh tế; cơ chế,
chính sách vĩ mô, đặc điểm của ngành sản xuất - kinh doanh. Đề tài đề xuất
những giải pháp nhằm gia tăng tích tụ vốn phục vụ phát triển nông nghiệp
trong thời gian tới, đó là: Thứ nhất, cần chuyển đổi mạnh chính sách đầu tư
theo hướng tập trung ưu đãi hơn nữa cho nông nghiệp; Thứ hai, hoàn thiện
hệ thống ứng dụng trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để nguồn vốn được
cung ứng kịp thời, hợp lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nông
nghiệp; Thứ ba, đẩy nhanh tốc độ giải ngân các khoản tín dụng nước ngoài,
coi trọng thu hút các nguồn vốn nước ngoài đầu tư phát triển nông nghiệp;
Thứ tư, nâng cao hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp,
nhất là các nguồn vốn ngân sách các cấp; Thứ năm, khuyến khích gia tăng
tích tụ, tập trung vốn từ tăng trưởng của lĩnh vực nông nghiệp và gia tăng
thu nhập của hộ nông dân; Thứ sáu, đầu tư hơn nữa cho phát triển kết cấu
hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
22
- Nguyễn Minh Phong, Phát triển thị trường tín dụng nông nghiệp và
nông thôn: Kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn ở Việt Nam [54].
Từ kinh nghiệm phát triển tín dụng “tam nông” ở Trung Quốc, tác giả
nhận định, mặc dù thị trường tài chính nông thôn Việt Nam được tiếp nhận
nhiều nguồn vốn đầu tư đa dạng nhưng thực tế, luồng vốn đầu tư, đặc biệt là
vốn thương mại không đổ vào nhiều. Để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh
và bền vững thị trường tín dụng nông nghiệp và nông thôn, tác giả cho rằng cần
phải có những giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ hơn, trong đó nổi bật là:
Tăng cường vai trò của Chính phủ trong các hoạt động tín dụng nông
nghiệp và nông thôn, thể hiện ở các nội dung như: xây dựng và quản lý các quy
hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn, sử dụng đất, thực hiện chính sách
giao đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất tạo thuận lợi cho các hoạt động
xúc tiến đầu tư và cho vay, thế chấp trong tín dụng nông thôn; thực hiện các hỗ
trợ trực tiếp tài chính - tín dụng trong những trường hợp đặc biệt; hỗ trợ đào tạo
cán bộ và hoạt động của các tổ chức tổ chức tín dụng; Nhà nước cần mạnh dạn
lập các doanh nghiệp nhà nước chuyên bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, nhất là
chế biến xuất khẩu, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh và sản
phẩm, thương hiệu xuất khẩu có sức cạnh tranh cao, cũng như tạo thuận lợi và
an toàn cho việc cấp tín dụng của ngân hàng theo và hỗ trợ các hoạt động này.
Tăng cường năng lực tài chính, quản trị rủi ro và đổi mới hoạt động của
các tổ chức tín dụng nông nghiệp và đổi mới hoạt động của các tổ chức tín
dụng nông nghiệp và nông thôn, nòng cốt là ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Chính sách xã hội.
Tăng cường đa dạng hóa các nguồn vốn và sản phẩm tín dụng cho phát
triển nông nghiệp và nông thôn.
Theo tác giả, để các tổ chức tín dụng ngân hàng phục vụ tốt nhất sự
phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cần phải thúc đẩy sự hình thành thị
trường tài chính nông thôn, đẩy mạnh tích tụ tập trung vốn, tận dụng khai thác
mọi tiềm năng đồng thời phát triển mạnh kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho
23
nông dân tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất, giải quyết nhiều việc
làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân nông thôn.
- Đề tài cơ sở, Tín dụng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam -
một số vấn đề lý thuyết [28].
Xây dựng nông thôn mới là một nội dung quan trọng của công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở nhận thức đó, đề tài tập trung tiếp
cận nghiên cứu vấn đề tín dụng hỗ trợ nông thôn mới tại Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay. Các tác giả đã phân tích và tổng hợp kinh nghiệm của một số quốc gia
về cung cấp tín dụng hỗ trợ xây dựng nông thôn là In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Băng-
la-đét và Trung Quốc. Từ đó, đề tài đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam về
tăng cường khả năng cung ứng tín dụng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới; về hoàn
thiện cơ chế, quy trình và thủ tục; về hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận và năng
lực hấp thụ vốn; và về giám sát, kiểm tra, thanh tra, tổng kết, rút kinh nghiệm
trong hoạt động tín dụng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới.
- Nguyễn Minh Phong, Những đột phá cần có về tín dụng cho nông
nghiệp [55].
Trên cơ sở đánh giá những chính sách và thực tế tín dụng cho nông
nghiệp, tác giả chỉ ra những khó khăn mà tín dụng cho nông nghiệp vẫn
đang phải đối diện như lãi vay còn cao, điều kiện tiếp cận khoản vay ngặt
nghèo... Trên cơ sở nhận định việc mở rộng quy mô và đa dạng hoá các
kênh, sản phẩm dịch vụ tín dụng cho nông nghiệp là điều kiện và là cơ hội
mới cho cả nông nghiệp, nông dân, nông thôn, doanh nghiệp và ngân hàng,
tác giả đưa ra những đột phá cần thiết nhằm tạo động lực mới cho tín dụng
nông nghiệp trong thời gian tới, đó là: Thứ nhất, hoàn thiện cơ sở pháp lý và
xây dựng, quản lý ổn định các quy hoạch kinh doanh vùng nông nghiệp
chuyên canh theo mô hình công nghiệp. Thứ hai, tháo gỡ các khó khăn,
vướng mắc, phát triển và đa dạng hoá sản phẩm tín dụng và bảo hiểm nông
nghiệp. Thứ ba, hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu và tranh chấp
trong hoạt động tín dụng nông nghiệp.
24
1.2.4. Những kinh nghiệm trong việc huy động, quản lý và sử dụng
vốn hiệu quả ở một số địa phương và các nước trên thế giới cho phát
triển kinh tế - xã hội nông thôn
- Phạm Thị Khanh, Huy động vốn phát triển nông nghiệp vùng đồng
bằng sông Hồng hiện nay [34].
Luận án đi sâu phân tích về vốn và vai trò của vốn đối với phát triển
nông nghiệp thông qua các khái niệm, phạm trù của vốn được tiếp cận dưới
góc độ nhận thức của các nhà kinh tế học trước C.Mác, của C.Mác và trên
nhiều bình diện khác nhau như dưới góc độ tài chính, dưới góc độ tài sản, và
dưới góc độ đầu vào. Để có biện pháp đúng đắn khi huy động và sử dụng vốn
đầu tư cho phát triển, luận án làm rõ bản chất của vốn như hình thái biểu hiện
của vốn xét về mặt trừu tượng và cụ thể. Luận án chỉ ra, trong nền kinh tế thị
trường, vốn là một hàng hoá. Không chỉ vậy, vốn còn là một hàng hoá đặc
biệt. Vốn có quan hệ mật thiết với thời gian và căn cứ vào những tiêu thức
khác nhau mà người ta có thể phân chia vốn thành nhiều loại khác nhau. Luận
án cũng đồng thời phân tích và làm rõ những đặc điểm riêng khác của vốn sản
xuất nông nghiệp và huy động vốn phát triển nông nghiệp. Để huy động vốn
có hiệu quả, tác giả dẫn chứng kinh nghiệm huy động vốn ở Nhật Bản, Đài
Loan, Hàn Quốc, Ma-lay-xi-a... Từ đó, cùng với những phân tích về thực
trạng huy động vốn ở vùng đồng bằng sông Hồng, luận án đề ra những
phương hướng cơ bản nhằm đẩy mạnh huy động các nguồn vốn phát triển
nông nghiệp, đó là: khai thác và phát huy vai trò của các nguồn vốn trong
nước; huy động vốn phải gắn với sử dụng vốn có hiệu quả; giải quyết đúng
đắn mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, tích luỹ và đầu tư nhằm huy động
tối đa các nguồn vốn; tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách kinh
tế vĩ mô thúc đẩy huy động vốn đồng bằng sông Hồng.
Để thực hiện tốt các phương hướng trên, tác giả đề ra các giải pháp:
Thứ nhất, đa dạng hoá các nguồn vốn, tạo thành nguồn vốn lớn, tập
trung đầu tư phát triển nông nghiệp như: nguồn vốn ngân sách nhà nước,
nguồn vốn tín dụng chính thức, nguồn vốn doanh nghiệp, nguồn vốn dân cư;
25
Thứ hai, phát triển vững chắc thị trường tài chính nông thôn nhằm đẩy
mạnh huy động và cung ứng vốn thông qua các biện pháp cơ bản như: nâng
cao năng lực của các bên tham gia cung - cầu vốn trên thị trường tín dụng
nông thôn; Nhà nước thực hiện vai trò “bà đỡ” trong phát triển thị trường tín
dụng nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; hoàn thiện khung khổ pháp luật
đồng bộ; từng bước mở cửa thị trường tài chính, thúc đẩy hội nhập quốc tế
trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ;
Thứ ba, tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo động lực
và sức thu hút vốn;
Thứ tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn;
Thứ năm, đổi mới và hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô;
Thứ sáu, đổi mới quản lý nhà nước trong ngành nông nghiệp, đảm bảo
huy động ngày càng hiệu quả các nguồn vốn.
- Nguyễn Văn Hùng, Tăng cường huy động vốn đầu tư cho phát triển
kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên [33].
Dựa trên các lý thuyết của kinh tế học và khoa học quản lý kinh tế, luận
án chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình huy động vốn đầu tư cho
phát triển kinh tế - xã hội vùng, tiêu biểu như: sự tác động của quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế; vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội riêng có của
vùng; chiến lược phát triển và chính sách đầu tư đối với mỗi vùng; vai trò “tổ
chức quản lý điều phối vùng” của chính phủ và sự năng động của các cấp
chính quyền địa phương trong vùng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình
huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, tác giả
đề ra phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp huy động vốn đầu tư xuất
phát từ chiến lược phát triển mạnh mẽ ở Tây Nguyên theo hướng phát triển
vượt trước, phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tạo ra các “hạt nhân phát
triển” dựa vào ưu thế vị trí và tài nguyên riêng có của vùng. Tác giả xác định
26
vị trí vai trò của từng nguồn vốn đầu tư trong mối quan hệ với đối tượng đầu
tư, từ đó, lựa chọn, huy động ưu tiên từng nguồn vốn đối với từng lĩnh vực cụ
thể cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Những giải pháp chủ
yếu nhằm tăng cường huy động vốn đầu tư mà tác giả trình bày trong luận án
gồm nhóm giải pháp về tạo lập môi trường đầu tư an toàn và hấp dẫn; nhóm
giải pháp về cơ chế, chính sách, biện pháp huy động các nguồn vốn đầu tư;
nhóm giải pháp về nâng cao năng lực của các cấp chính quyền; nhóm giải
pháp về phát triển nguồn nhân lực.
- Nguyễn Quốc Oánh, Nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn ngoại
thành Hà Nội [52].
Luận án đã góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực
tiễn về phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội. Đồng thời,
phản ánh, đánh giá thực trạng và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển hệ thống tín dụng, từ đó, đề ra hệ thống giải pháp nhằm phát triển hệ
thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội.
- Trần Thị Ngọc Minh, Vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông
thôn ở Yên Bái [45].
Luận án đã phân tích và làm rõ những khái niệm về vốn, vai trò của vốn
đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn miền núi trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ
sở đó, luận án đi sâu phân tích làm rõ các phương thức huy động vốn và những
đặc điểm của vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn miền núi. Về
mặt thực tiễn, luận án bàn về thực trạng huy động và sử dụng vốn để phát triển
kinh tế nông nghiệp, nông thôn tại tỉnh Yên Bái, từ đó, đánh giá những kết quả
đạt được, hạn chế và tìm ra nguyên nhân cho những hạn chế ấy. Trên cơ sở đó,
luận án đưa ra những phương hướng và nhóm giải pháp nhằm huy động và sử
dụng hiệu quả các nguồn vốn từ trong và ngoài nước để đầu tư cho phát triển
kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.
27
Các kênh huy động vốn được tác giả đưa ra trong giải pháp là: từ ngân
sách Nhà nước; từ các tổ chức tín dụng ngân hàng, từ các doanh nghiệp, từ
dân cư và từ các nguồn vốn nước ngoài như FDI, ODA... Bàn về vấn đề sử
dụng vốn, tác giả đề xuất những giải pháp sau:
Thứ nhất, phân bổ các nguồn vốn đúng hướng. Tác giả khẳng định, trên
cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm các nước Đông Á, phân bổ sai nguồn vốn, tiếp
đến không kiểm soát được các nguồn vốn chính là một trong những nguyên
nhân gây ra cuộc khủng hoảng tiền tệ trầm trọng ở khu vực này;
Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua phát triển và ứng
dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông
nghiệp; chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực; tổ chức sản xuất kinh
doanh nông nghiệp có hiệu quả; phát huy cao nhất các nguồn vốn từ nội lực
và tranh thủ vốn đầu tư từ bên ngoài để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông
thôn; đồng thời xây dựng ban hành hệ thống chính sách để khuyến khích phát
triển sản xuất nông nghiệp;
Thứ ba, tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng và chống lãng phí
các nguồn vốn;
- Trần Viết Nguyên, Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế [50].
Luận án đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả vốn đầu tư
cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo ba mặt: kinh tế, xã hội và
môi trường; theo ngành; theo nguồn vốn; theo địa phương. Một số dự án đầu tư
các doanh nghiệp nông nghiệp. Đồng thời, tác giả cũng xác định các nhân tố
ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên
Huế. Ngoài ra, tác giả đã kiểm chứng sự tương quan giữa vốn đầu tư cho phát
triển nông nghiệp với với sự gia tăng GDP ngành công nghiệp của tỉnh. Kết
quả cho thấy có sự tương quan tỷ lệ thuận trong ngành nông và lâm nghiệp.
Riêng ngành thuỷ sản tính tương quan chưa biểu hiện rõ do thiếu vốn và vốn
không ổn định. Đó là đặc điểm riêng của tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ này.
28
1.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VỐN CHO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI VÀ
VẤN ĐỀ ĐẶT RA
1.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu, luận giải
Khi bàn về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, các tác giả
trong và ngoài nước đã nghiên cứu vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau và
đưa ra nhiều luận điểm mang tính khoa học và lý luận chặt chẽ để nói về khái
niệm của vốn; vai trò, vị trí, tầm quan trọng của vốn đối với sự phát triển kinh
tế nông nghiệp, nông thôn trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ
toàn cầu hoá, quốc tế hoá về đời sống kinh tế. Thông qua các nội dung được
nghiên cứu, luận giải, có thể thấy, các tác giả đã đề cập khá đầy đủ về:
- Đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói chung,
các huyện ngoại thành thành phố nói riêng
- Đặc điểm, sự hình thành và phát triển thị trường vốn ở khu vực kinh
tế nông nghiệp, nông thôn
- Những cơ chế chính sách của nhà nước và và các tổ chức tài chính
trung gian về huy động và đầu tư vốn để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
- Những phương thức huy động vốn đa dạng phù hợp với những điều
kiện hoàn cảnh phù hợp.
- Vai trò và biện pháp của các chủ thề trong huy động vốn để phát triển
kinh tế -xã hội nông thôn
- Những kinh nghiệm trong việc huy động, quản lý và sử dụng vốn hiệu
quả ở một số địa phương và các nước trên thế giới cho phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn.
- Ở các khía cạnh tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đưa ra nhiều nhóm
giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn
vốn trong và ngoài nước để đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.
Mặc dù nhiều vấn đề, luận điểm quan trọng về huy động vốn cho phát
triển kinh tế - xã hội nông thôn đã được các tác giả nghiên cứu và luận giải và
đề xuất các giải pháp khả thi, thiết thực. Tuy nhiên, do thời gian và sự thay
29
đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nập quốc tế ngày càng sâu rộng... do vậy những dự báo và giải pháp
không còn phù hợp. Vì vậy, đề tài “Vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các
huyện ngoại thành Hà Nội” tiếp cận theo hướng nghiên cứu của chuyên
ngành kinh tế tế chính trị là không trùng lặp và đặt trong bối cảnh mới khi:
Các huyện ngoại thành của thủ đô có nhiều đặc thù và cơ chế riêng. Đồng
thời, phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội theo hướng xây
dựng nông thôn văn minh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu
Hướng nghiên cứu của luận án là tiếp tục làm rõ hơn những vấn đề lý
luận và thực tiễn của vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn.
Về mặt lý luận, luận án phân tích và làm rõ những khái niệm về vốn,
đặc điểm của vốn và vai trò huy động vốn phát triển kinh tế - xã hội khu
vực nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu
thế hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, tập trung làm rõ đặc điểm các chủ
thể huy động vốn, các phương thức huy động vốn và các nhân tố tác động
đến hoạt động huy động vốn.
Về mặt thực tiễn, luận án nghiên cứu những kinh nghiệm của một số
quốc gia và một số địa phương trong nước về việc huy động vốn cho phát
triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.
Đối với các huyện ngoại thành Hà Nội thuộc ba khu vực, cần phải tiếp tục
làm rõ những đặc điểm về kinh tế - xã hội, nhất là những thuận lợi, khó khăn,
những hạn chế yếu kém ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, khảo sát thực trạng để đánh giá tình hình
huy động vốn tại các huyện ngoại thành Hà Nội trong những năm qua dựa trên
khung lý thuyết theo đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Từ đó, đưa ra những dự
báo để đề xuất phương hướng và các giải pháp phù hợp góp phần hoàn thiện
việc huy động vồn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội
đến năm 2025 - 2030 theo hướng nông thôn thủ đô văn minh.
30
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ HUY ĐỘNG VỐN
CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CHO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN
2.1.1. Quan điểm về vốn của các trường phái kinh tế
Trong lịch sử phát triển kinh tế, khái niệm vốn được tiếp cận dưới
nhiều góc độ khác nhau:
2.1.1.1. Các quan điểm của kinh tế chính trị Cổ điển về vốn
Các nhà kinh tế của trường phái Trọng Thương quan niệm tiền tệ là của
cải. Họ tin rằng, tiền tệ, hơn là những yếu tố thực như tài nguyên thiên nhiên,
lực lượng lao động hay cấu trúc thể chế, là động lực quyết định các hoạt động
kinh tế. Họ “Đánh giá cao về vai trò của tiền tệ, coi tiền là tiêu chuẩn cơ bản
của của cải, Nhà nước càng nhiều tiền thì càng giàu. Hàng hoá chỉ là điều kiện
làm tăng khối lượng của tiền tệ. Họ coi tiền là tiêu chuẩn của sự giàu có của
của cải” [15, tr.54]. Các nhà trọng thương đề cao vai trò của tiền tệ, do đó họ
cũng đã đề cao vai trò của lưu thông, của thương mại. Họ cho rằng, chỉ có
thương mại mới là nguồn gốc tạo ra của cải và khả năng tăng trưởng của một
nền kinh tế chỉ có thể có được thông qua hoạt động thương mại. Họ viết,
thương mại là hòn đá thử vàng đối với sự phồn thịnh của một quốc gia, ngoài
thương mại ra thì không có một phép lạ nào khác có thể tạo ra của cải. “Nội
thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm. Muốn tăng của cải
phải có ngoại thương nhập dẫn của cải qua nội thương” [15, tr.60]. Chủ nghĩa
trọng thương còn coi nhiệm vụ trung tâm là phải tích luỹ và tích trữ tiền chứ
không phải là tích luỹ tư bản trong sản xuất và lưu thông. Họ đã lẫn lộn tiền
với tư bản hay nói cách khác, họ đã coi tư bản là tiền.
Chủ nghĩa Trọng Nông lại coi “tư bản không phải bản thân tiền tệ mà là
tư liệu sản xuất mua bằng tiền tệ đó. Đó là những yếu tố vật chất đưa vào sản
31
xuất nông nghiệp như công cụ, súc vật, cày kéo, hạt giống, tư liệu sinh hoạt
của công nhân. Như vậy, tư bản là vật nó tồn tại vĩnh viễn” [15, tr.74]. Những
quan niệm về tư bản của phái trọng nông đã được mở rộng, phát triển hơn so
với phát trọng thương. F.Quesnay quan niệm tư bản không chỉ là tiền mà còn
là khoản ứng trước, A.Turgot lại cho rằng tư bản là lao động được tích luỹ lại
hay tư bản là một bộ phận của cải. Chủ nghĩa trọng nông cho rằng: “Tiền tệ
không gì ngoài mỡ trong cơ thể chính trị; nếu cơ thể quá nhiều mỡ sẽ làm cản
trở sự nhanh nhẹn, nếu quá ít, cơ thể sẽ ốm đau… Tiền tệ trong tay Nhà nước
sẽ đẩy nhanh sự hoạt động từ nước ngoài vào thời điểm khan hiếm trong
nước” [15, tr.68]. “Tư bản là những động sản được tích luỹ lại” [15, tr.331].
Điều đó cho thấy họ đã khắc phục được ít nhiều chủ nghĩa tự nhiên khi quan
niệm giá trị về tư bản.
Các nhà kinh tế chính trị Tư sản cổ điển mà tiêu biểu là A.Smith cho
rằng nguồn gốc của tiền tệ được sinh ra từ trao đổi. Tiền tệ là công cụ thuận lợi
nhất cho lưu thông và trao đổi hàng hoá. Ông gọi đó là “phương tiện kỹ thuật”
và là “bánh xe vĩ đại” của lưu thông. Do đó, ông đã có quan niệm đúng đắn về
tư bản. Tư bản là động lực của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ông cũng xác định
được nguồn gốc chủ yếu để tích luỹ tư bản ở trong lĩnh vực sản xuất. Nhưng do
cách lý giải tự nhiên chủ nghĩa, A.Smith đã cho rằng: tư bản là cái bộ phận dự
trữ nhờ đó mà con người “trông mong nhận được thu nhập”. Theo ông, tư bản
hay vốn, vốn đầu tư là một bộ phận của cái mà người sở hữu nó mong nhận
được lợi nhuận. Tư bản có thể là tiền, là tư liệu sản xuất hay tư liệu sinh hoạt…
Nó là bộ phận của cải do con người tạo ra nhưng nó khác với bộ phận của cải
còn lại là mang lại lợi nhuận cho người sở hữu nó. Nếu nói theo một cách khác,
A.Smith đã coi tư bản chỉ là dự trữ sản xuất về của cải vật chất.
Đồng nhất với A.Smith, D.Ricardo cũng coi tư bản đồng nhất với dự
trữ sản xuất và quỹ công cụ sản xuất. Tuy nhiên, ông có quan niệm tổng quát
hơn: tư bản là lao động đã được tích luỹ lại, là một lượng vốn nhất định được
dùng vào việc làm tăng của cải và mang lại lợi nhuận cho người sở hữu nó.
32
Tư bản là một bộ phận của của cải quốc gia được sử dụng trong sản xuất và
gồm thức ăn, đồ mặc, các công cụ, nguyên vật liệu, máy móc… cần thiết để
người lao động làm việc.
Tóm lại, quan điểm của các trường phái kinh tế cổ điển bước đầu đã đưa
ra được những quan niệm về vốn, kết luận vốn là một phạm trù kinh tế, nhưng
họ mới dừng lại ở hiện tượng bề ngoài mà chưa nêu được bản chất bên trong của
vốn. Họ đều coi tư bản là vật và lẫn lộn tiền với tư bản do tiếp cận vốn với góc
độ hiện vật. Vì trình độ quản lý kinh tế thời kỳ này còn sơ khai, là giai đoạn kinh
tế học mới xuất hiện và bắt đầu phát triển, những quan niệm về vốn của họ rất
phiến diện, không chỉ còn kém về lý luận mà còn chưa nêu được vai trò của vốn
với tư cách là một thực thể trong sự hoạt động của các quy luật kinh tế. Vì thế,
mọi nội dung về vốn do họ đưa ra chỉ thiên về tổng kết kinh nghiệm chưa dựa
trên mặt cơ sở khoa học của kinh tế chính trị, chắp vá và không logic.
2.1.1.2. Quan điểm của kinh tế chính trị Mác xít về vốn
- Quan điểm của C.Mác - Ăng ghen về vốn
Dưới góc độ các yếu tố sản xuất, C.Mác đã khái quát vốn thành phạm trù
tư bản. Theo C.Mác, tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào
của quá trình sản xuất. C.Mác khẳng định “Như vậy là giá trị ứng ra lúc ban
đầu không những được bảo toàn trong lưu thông, mà còn thay đổi đại lượng
của nó, còn cộng thêm một giá trị thặng dư, hay đã tự tăng thêm giá trị. Chính
sự vận động ấy biến nó thành tư bản” [42, tr.228]. C.Mác đã vạch rõ bản chất
và chức năng của tư bản trong phát triển kinh tế. Bản chất của tư bản là giá trị;
chức năng của tư bản là sinh lời. Tư bản bao giờ cũng bắt đầu bằng một số tiền,
nhưng không phải tiền nào cũng là tư bản. Tiền chỉ trở thành tư bản khi ném
vào lưu thông hàng hoá để thu được số tiền trội hơn, với công thức T - H - T’.
Thông qua sự vận động, tư bản sinh sôi nảy nở và lớn lên không ngừng.
Với tư cách là giá trị đẻ ra giá trị, tư bản không những bao hàm các quan
hệ giai cấp, một tính chất xã hội nhất định dựa trên cơ sở lao động tồn tại với tư
cách là lao động làm thuê. Tư bản còn là một sự vận động, một quá trình tuần
33
hoàn tiến hành qua những giai đoạn khác nhau, quá trình này lại bao gồm ba
hình thái khác nhau của quá trình tuần hoàn. Vì thế, chỉ có thể hiểu tư bản là
một sự vận động, chứ không phải là một vật đứng yên” [42, tr.230].
Điều đó đã khẳng định sự lưu thông ổn định về vốn là yêu cầu tất yếu
cần thiết để đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra bình thường của mọi
phương thức sản xuất xã hội.
Tư bản là quan hệ sản xuất xã hội tư sản, nhưng trong quá trình sản
xuất, các bộ phận khác nhau của tư bản có tác dụng khác nhau. Có bộ phận
dùng mua tư liệu sản xuất, có bộ phận để thuê sức lao động. Dựa vào đó,
C.Mác là người đầu tiên phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả
biến, vạch rõ vai trò từng bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị
thặng dư. Theo C.Mác, bộ phận tư bản dùng mua tư liệu sản xuất, giá trị của
nó được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi về
lượng trong quá trình sản xuất, được gọi là tư bản bất biến. Bộ phận tư bản
dùng để mua sức lao động đã thay đổi về lượng, thông qua lao động trừu
tượng của công nhân làm thuê mà lớn lên trong quá trình sản xuất, được gọi là
tư bản khả biến. Nếu tư bản bất biến là điều kiện không thể thiếu được để sản
xuất ra giá trị thặng dư thì tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá
trình đó, vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên.
Khác với các nhà kinh tế học trước đó thường cho rằng mọi công cụ lao
động, mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản, C.Mác đã chỉ ra, tư bản không phải
là vật mà là một quan hệ xã hội nhất định giữa người và người trong quá trình
sản xuất, tư bản có tính lịch sử. Định nghĩa của C.Mác có tầm khái quát lớn,
tuy nhiên, do hạn chế của trình độ phát triển kinh tế lúc bấy giờ, C.Mác quan
niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư.
Thêm vào đó, học thuyết Mác nhận định, sự tích luỹ tư bản nguyên
thuỷ nhất thiết phải diễn ra trước khi có sự phát triển kinh tế. Cơ sở thực tiễn
của học thuyết này bắt nguồn từ thực tiễn kinh nghiệm phát triển kinh tế của
nước Anh, nơi mà buôn bán, bóc lột thuộc địa và một số hình thức khác đã tạo
34
cho nước Anh có được nguồn vốn tích luỹ khổng lồ. Đến cuối thế kỷ XVIII
nguồn vốn tích luỹ của nước Anh biến thành tư bản đầu tư vào công nghiệp.
Từ thực tiễn đó cho thấy, trước cách mạng công nghiệp nước Anh đã trải qua
chủ nghĩa tư bản thương mại hàng thế kỷ. Như vậy, theo C.Mác, con đường
và giải pháp cơ bản để tạo dựng vốn đầu tư vào công nghiệp hoá và phát triển
kinh tế là phát triển mạnh tự do thương mại nhằm tạo ra từ tích luỹ nội bộ nền
kinh tế kết hợp với sự cướp bóc từ các nước thuộc địa.
- Quan điểm của V.I.Lênin
Tuy không có nghiên cứu hệ thống những phạm trù cơ bản như tư bản,
giá trị, giá trị thặng dư… như C.Mác, nhưng trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử
xã hội những năm đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản độc quyền đã hoàn
toàn thay thế chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, tình hình kinh tế, chính trị
của chủ nghĩa tư bản có nhiều biến đổi, V.I.Lênin đã viết tác phẩm “Chủ
nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” được xuất bản đầu
tiên ở Mát-xcơ-va năm 1919. Trong đó, ông đã phân tích toàn bộ đặc điểm
kinh tế quy định sự vận động của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ chủ nghĩa tư
bản độc quyền, phản ánh trung thực diễn biến lịch sử kinh tế, xã hội, chính trị
thời kỳ này, cũng như rút ra những luận điểm nổi tiếng có ý nghĩa khoa học
và cách mạng sâu sắc. Tác phẩm được đánh giá như một sự kế tục xuất sắc bộ
“Tư bản” của C.Mác trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Trong tác phẩm này, V.I.Lênin đã đề cập đến một hoạt động mới của tư
bản, đó là xuất khẩu tư bản. Ông viết “Điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản
cũ, trong đó sự cạnh tranh tự do còn hoàn toàn thống trị, là việc xuất khẩu
hàng hoá. Điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản mới nhất, trong đó các tổ chức
độc quyền thống trị, là việc xuất khẩu tư bản” [43, tr 456].
Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài bắt đầu diễn ra vào cuối thế kỷ XIX và đầu
thế kỷ XX. Nó là một tất yếu kinh tế, nảy sinh khi có hiện tượng tư bản thừa tương
đối tại một số nước tư bản phát triển và xuất hiện đòi hỏi về nơi đầu tư mới có
nhiều lợi nhuận hơn so với đầu tư trong nước. Xuất khẩu tư bản được thực hiện
35
dưới hai hình thức chủ yếu. Thứ nhất là xuất khẩu tư bản hoạt động hay đầu tư
trực tiếp, là hình thức xuất khẩu để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại
những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó thành một chi nhánh
của công ty mẹ chính quốc. Thứ hai là xuất khẩu tư bản cho vay hay đầu tư gián
tiếp, là hình thức xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hình thức cho chính phủ,
thành phố hay một ngân hàng ở nước ngoài vay tư bản tiền tệ có thu lãi.
Như vậy là, tư bản theo quan niệm của V.I.Lênin không chỉ có thể di
chuyển trong lãnh thổ một quốc gia mà còn có thể vượt ra ngoài biên giới
lãnh thổ đất nước, với mục đích nhằm chiếm đoạt giá trị thặng dư và những
lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu nó.
2.1.2.3. Các quan điểm của kinh tế học hiện đại về vốn
- Quan điểm của J.M Keynes
Với nhiều tác phẩm, nổi bật là các cuốn: "Tiền tệ và tài chính Ấn Độ",
"Thuyết cải cách tiền tệ". Đặc biệt, cuốn "Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi
suất và tiền tệ" diễn đạt đầy đủ nhất tư tưởng kinh tế của Keynes. Tư tưởng
của lý thuyết Keynes có sự khác biệt so với tư tưởng của kinh tế chính trị tư
sản Cổ điển ở chỗ nếu các nhà kinh tế học Cổ điển coi sản xuất quyết định
tiêu dùng, thì Keynes lại chú trọng vai trò của tiêu dùng đối với sản xuất. Ông
rất đề cao vai trò của tiêu dùng và trao đổi; cho rằng, cùng với sự tăng lên của
việc làm thì cũng có sự tăng lên của thu nhập, nhưng cầu tiêu dùng lại giảm
xuống tương đối. Đây là nguyên nhân gây ra khủng hoảng và thất nghiệp
trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Do vậy, để đẩy mạnh sản xuất, phải nâng
cầu tiêu dùng, tìm mọi biện pháp để kích cầu có hiệu quả. Tư tưởng này được
coi là chủ thuyết, vì thế học thuyết của Keynes được gọi là học thuyết trọng
cầu. Keynes đề cao vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. Theo ông,
nhà nước không chỉ đóng vai trò “giữ nhà” cho chủ nghĩa tư bản mà còn phải
can thiệp vào kinh tế; cần kích thích cầu bằng cách tăng nhu cầu và tăng đầu
tư của nhà nước, phải in thêm tiền đưa vào lưu thông để hạ lãi suất, khuyến
khích đầu tư của tư nhân… Về đầu tư, Keynes đua ra mô hình về số nhân đầu
36
tư và quan hệ giữa đầu tư với sản lượng của nền kinh tế. “Số nhân” là một
khái niệm trong kinh tế, dùng chỉ sự tương ứng các đại lượng kinh tế, quan hệ
kinh tế theo kiểu tương ứng gấp bội. Số nhân đầu tư là chỉ số phản ánh mối
quan hệ giữa gia tăng thu nhập với gia tăng đầu tư; nó xác định sự gia tăng
đầu tư một đơn vị sẽ làm cho gia tăng thu nhập lên gấp bao nhiêu lần. Từ đó,
Keynes cho rằng, mỗi sự gia tăng đầu tư đều dẫn đến gia tăng cầu lao động và
tư liệu sản xuất, tức làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá cả hàng hóa, tăng việc
làm và tăng thu nhập. Đến lượt nó thu nhập tăng thì tiết kiệm tăng và tăng đầu
tư mới. Đây là quá trình tác động dây truyền thúc đẩy nền kinh tế đạt toàn
dụng nhân lực. Đồng thời, trong lý thuyết về điều tiết vĩ mô của nhà nước
Keynes cho rằng: muốn có cân bằng kinh tế, Nhà nước phải can thiệp vào
kinh tế, nền kinh tế thị trường cần phải phát triển dưới sự điều tiết vĩ mô của
nhà nước dựa trên cơ sở luật pháp, và dành quản lý vi mô cho các chủ thể
kinh tế. Từ đó, Ông đề nghị: Mở rộng đầu tư của nhà nước. Nhà nước phải
phân bổ và tăng thêm các đơn đặt hàng của nhà nước đối với các sản phẩm và
dịch vụ cho các tổ hợp công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, sản xuất hàng
tiêu dùng… Đây là biện pháp chủ động để tăng cầu tư liệu sản xuất, tư liệu
tiêu dùng và sức lao động nhằm tăng khối lượng việc làm. Nhà nước cần sử
dụng hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ để điều tiết nền kinh tế,
nhằm kích thích lòng tin, tính lạc quan và tính tích cực của các nhà kinh
doanh để họ tăng cường đầu tư. Để làm được việc đó, cần phải tăng thêm khối
lượng tiền tệ vào lưu thông làm giảm lãi suất cho vay, khuyến khích các
doanh nghiệp, nhà kinh doanh vay vốn để mở rộng đầu tư...
- Quan điểm của Paul.A.Sammelson và một số nhà kinh tế học khác
Theo sự phát triển của lịch sử, các quan điểm về vốn xuất hiện và ngày
càng hoàn thiện, tiêu biểu có các cách hiểu của một số nhà kinh tế học thuộc
các trường phái kinh tế khác nhau như:
Paul.A.Sammelson, nhà kinh tế học theo trường phái “tân cổ điển” đã
kế thừa quan niệm về các yếu tố sản xuất của trường phái cổ điển và phân
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY
Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY

More Related Content

What's hot

Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nướcLuận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh TrìQuản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAYLuận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
 lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAYLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng ChănLuận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOTLuận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựngLuận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...
phamhieu56
 
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh HóaĐề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà NộiChính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản  Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư huyện Quế Sơn - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư huyện Quế Sơn - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư huyện Quế Sơn - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư huyện Quế Sơn - Gửi miễn phí qu...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh KhêLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (18)

Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nướcLuận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
 
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh TrìQuản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
 
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAYLuận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
Luận án: Quản lý về thu-chi ngân sách của TP Hải Phòng, HAY
 
lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
 lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
lv:Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAYLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, đề tài luận văn HAY
 
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng ChănLuận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
Luận án: Huy động vốn đầu tư phát triển tại Thủ đô Viêng Chăn
 
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOTLuận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
Luận án: Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
 
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựngLuận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
Luận văn : Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC...
 
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh HóaĐề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
 
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà NộiChính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản  Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Luận văn: Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư huyện Quế Sơn - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư huyện Quế Sơn - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư huyện Quế Sơn - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư huyện Quế Sơn - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh KhêLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
 

Similar to Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY

Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOTĐề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thànhLuận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà NộiLuận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luân án: Chất lượng cán bộ quản lý về kinh tế cấp TP ở Hà Nội
Luân án: Chất lượng cán bộ quản lý về kinh tế cấp TP ở Hà NộiLuân án: Chất lượng cán bộ quản lý về kinh tế cấp TP ở Hà Nội
Luân án: Chất lượng cán bộ quản lý về kinh tế cấp TP ở Hà Nội
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy NhơnLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội.doc
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội.docHoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội.doc
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội.doc
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã HộiHoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAYLuận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
nataliej4
 
Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc NinhThu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi
Luận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng NgãiLuận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi
Luận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú YênLuận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOTĐề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOTĐề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 

Similar to Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY (20)

Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOTĐề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thànhLuận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
 
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà NộiLuận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
 
Luân án: Chất lượng cán bộ quản lý về kinh tế cấp TP ở Hà Nội
Luân án: Chất lượng cán bộ quản lý về kinh tế cấp TP ở Hà NộiLuân án: Chất lượng cán bộ quản lý về kinh tế cấp TP ở Hà Nội
Luân án: Chất lượng cán bộ quản lý về kinh tế cấp TP ở Hà Nội
 
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy NhơnLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội.doc
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội.docHoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội.doc
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội.doc
 
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã HộiHoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAYLuận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
 
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
 
Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc NinhThu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh
 
Luận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi
Luận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng NgãiLuận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi
Luận án: Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú YênLuận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOTĐề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
Đề tài: Quản lý thu ngân sách huyện Đồng Xuân, Phú Yên, HOT
 
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý ngân sách xã huyện Hiệp Đức, Quảng Nam, 9đ
 
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOTĐề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
 
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
 
Hang nga
Hang ngaHang nga
Hang nga
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 

Recently uploaded (11)

DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 

Luận án: Vốn cho phát triển kinh tế xã hội các huyện ở Hà Nội, HAY

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ ĐẠI SƠN VèN CHO PH¸T TRIÓN KINH TÕ - X· HéI ë C¸C HUYÖN NGO¹I THµNH Hµ NéI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2018
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ ĐẠI SƠN VèN CHO PH¸T TRIÓN KINH TÕ - X· HéI ë C¸C HUYÖN NGO¹I THµNH Hµ NéI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Minh Quang 2. PGS.TS. Bùi Văn Huyền HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Ngô Đại Sơn
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 8 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài 8 1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến vấn đề vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành 13 1.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu liên quan đến vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội và vấn đề đặt ra 28 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN 30 2.1. Khái quát về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn 30 2.2. Đặc điểm của vốn và vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn 46 2.3. Kinh nghiệm của một số nước và một số địa phương về huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn 60 Chương 3: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 71 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành ảnh hưởng đến việc huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn 71 3.2. Tình hình huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện ngoại thành Hà Nội 83 3.3. Đánh giá chung về thực trạng huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội 107 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 129 4.1. Những phương hướng cơ bản về huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong thời kỳ tới 129 4.2. Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới 139 KẾT LUẬN 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BAAC : Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá DNNN : Doanh nghiệp nhà nước FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HTX : Hợp tác xã NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội NSNN : Ngân sách nhà nước ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế QTDND : Quỹ tín dụng nhân dân TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 3.1: Cơ cấu đất sử dụng tính đến 31/12/2016 73 Bảng 3.2: Trữ lượng, tài nguyên các mỏ khoáng sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội 74 Bảng 3.3: Diện tích, dân số, mật độ dân số và đơn vị hành chính tính đến 31/12/2016 của các huyện ngoại thành thành phố Hà Nội 76 Bảng 3.4: Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chia theo ngành nghề tại các huyện ngoại thành Hà Nội tính đến 01/4/2014 77 Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu kinh tế chính giai đoạn 2005-2016 82 Bảng 3.6: Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 86 Bảng 3.7: Ngân sách nhà nước đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn tại các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007-2010 88 Bảng 3.8: Chi ngân sách, chi đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2011-2015 90 Bảng 3.9: Vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007-2015 93 Bảng3.10: Dư nợ tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007-2015 96 Bảng3.11: Kết quả huy động vốn của Agribank giai đoạn 2007-2015 97 Bảng3.12: Kết quả huy động vốn của ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007-2015 99 Bảng3.13: Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình tại các huyện ngoại thành Hà Nội 119 Bảng3.14: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007-2015 122
  • 7. DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN Trang Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chính các huyện ngoại thành thành phố Hà Nội 72 Hình 3.2: Mạng lưới các trường học trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội 78 Hình 3.3: Nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2000-2010 84 Hình 3.4: Dư nợ cho vay của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007-2015 100 Hình 3.5: Kết quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ hợp tác xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2014 104 Hình 3.6: Nhu cầu và thực tế đáp ứng của vốn ngân sách các huyện ngoại thành Hà Nội cho kết cấu hạ tầng nông thôn mới đến 31/12/2015 115
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn là vấn đề lớn đối với Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với hội nhập quốc tế. Sau khi hợp nhất, diện tích Hà Nội lên tới trên 3.344 km2 . Với gần 400 xã, diện tích đất nông nghiệp còn khá lớn. Hà Nội có đặc điểm không giống thủ đô của nhiều nước khác, vẫn còn nhiều nét của một vùng nông thôn rộng lớn, có cả núi rừng. Là nông thôn của thủ đô, đòi hỏi phải được đầu tư phát triển theo hướng nông thôn văn minh, hiện đại và phải đạt được những chỉ tiêu phát triển cao hơn, chất lượng tốt hơn so với nông thôn thuộc các thành phố khác. Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội: Tăng trưởng kinh tế của thủ đô năm 2017 vẫn giữ ở mức tương đối cao nhưng chất lượng tăng trưởng còn chưa tương xứng với tiềm năng như: Động lực tăng trưởng kinh tế vẫn thiên về chiều rộng, chủ yếu dựa vào gia tăng số lượng vốn đầu tư, hiệu quả sử dụng các nguồn lực (vốn, tài nguyên thiên nhiên, đất đai) và năng suất lao động còn thấp; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, quá trình tái cơ cấu đầu tư công còn dàn trải, hiệu quả chưa cao; vấn đề đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước còn chậm so với yêu cầu; kinh tế tư nhân phát triển còn mang tính tự phát, thiếu sự gắn kết, chưa thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, tái cơ cấu ngành còn chậm, chưa đồng bộ; tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Xuất phát từ thực tế đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua đề án “Tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình
  • 9. 2 tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả và năng lực cạnh tranh trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020”. Trong đó, việc huy động và sử dụng phù hợp các nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện ngoại thành Hà Nội sẽ góp phần quan trọng nhằm thực hiện thành công đề án nói trên. Những năm qua, ở các huyện ngoại thành Hà Nội một số Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển, một số Quỹ tín dụng Nhân dân cơ sở, một số tổ chức Tài chính Vi mô đang có sự hiện diện nhưng hiệu quả hoạt động không ổn định, sự liên kết còn rời rạc. Đầu tư vốn từ Ngân sách Nhà nước cho khu vực này cũng đã được quan tâm chú ý, song còn dàn trải. Vấn đề huy động vốn trong dân cư đầu tư tái sản xuất mở rộng gặp nhiều khó khăn vướng mắc... Tình trạng thiếu vốn đang làm ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành, nhất là khi thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới của Hà Nội. Đồng thời, tình hình cho vay vốn của các ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu của số đông nông dân, trong khi nhu cầu của họ rất đa dạng và thường xuyên nên gặp nhiều khó khăn khi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, hướng vào việc phát triển các huyện ngoại thành thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại và với suy nghĩ là làm sao để người nông dân, những chủ trang trại, các tổ chức tài chính và những tổ chức sản xuất kinh doanh, cũng như các tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành có được nguồn vốn cho đầu tư kinh doanh kịp thời, nhằm khai thác tốt những tiềm năng lợi thế cho phát triển nông thôn ngoại thành Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại. Vì vậy, vấn đề “Vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội” được chọn làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Nội dung nghiên cứu của đề tài luận án tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng tình hình vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại
  • 10. 3 thành Hà Nội. Trong đó, tập trung chủ yếu vào vấn đề huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm huy động vốn phù hợp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. 2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát trên đây, đề tài tập trung phân tích, luận giải và làm rõ những vấn đề sau đây: - Thứ nhất, tổng hợp, phân tích và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về vốn, vai trò của vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành thủ đô theo hướng nông thôn văn minh, hiện đại. Thứ hai, nghiên cứu những kinh nghiệm của một số nước và một số tỉnh trong nước về việc huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Qua đó, rút ra những bài học có giá trị để đưa ra các giải pháp huy động vốn cho phát triển nông thôn tại các huyện ngoại thành Hà Nội phù hợp hơn, thiết thực hơn. Thứ ba, phân tích khoa học, khách quan thực trạng huy động vốn tại các huyện ngoại thành Hà Nội những năm qua, dựa trên khung lý thuyết và phạm vi nghiên cứu. Từ đó, đánh giá tổng quát về các kết quả đạt được trong việc huy động vốn tại khu vực này, làm rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế trong quá trình huy động vốn. Những hạn chế này sẽ được phân tích xem xét một cách khoa học, khách quan để tìm ra những nguyên nhân (cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan). Thứ tư, trên cơ sở dự báo và đánh giá khái quát chiến lược phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2025, luận án sẽ tập trung vào một số nội dung: - Những quan điểm mới về huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện ngoại thành Hà Nội theo hướng nông thôn văn minh. - Những điều kiện, tiền đề để huy động vốn phù hợp cho phát triển kinh tế- xã hội tại các huyện ngoại thành Hà Nội.
  • 11. 4 - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần huy động vốn phù hợp, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Dưới góc độ kinh tế chính trị: Vốn cho phát triển kinh tế - xã hội là một phạm vi rất rộng, bao gồm: huy động và sử dụng vốn; vốn trong nước và vốn nước ngoài; vốn tiền tệ, vốn tài nguyên, vốn đất đai… Tuy nhiên, để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, luận án xác định: Đối tượng nghiên cứu là: huy động vốn tiền tệ ở trong nước (không nghiên cứu vốn nước ngoài), gồm: Vốn đầu tư của nhà nước và từ các thành phần kinh tế khác cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội. Trong đó: Chủ thể huy động vốn gồm: Thứ nhất, đại diện của các tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm các quỹ đầu tư phát triển thường xuyên và không thường xuyên) nhằm đảm bảo cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các huyện ngoại thành. Thứ hai, do người dân nông thôn tự tích lũy và tập trung được đầu tư vào tái sản xuất mở rộng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Thứ ba, từ các cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huy động vốn thông qua các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn các huyện ngoại thành thủ đô Hà Nội (không nghiên cứu vốn tự huy động ở kênh phi chính thức như tín dụng đen và vốn từ đất đai). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội từ năm 2007 (là năm Hà Nội mở rộng) đến 2015 có bổ sung số liệu năm 2016; 2017. Giải pháp đến 2025 và dự báo đến năm 2030.
  • 12. 5 - Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu tình hình huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội (bao gồm 17 huyện, trong đó chỉ nghiên cứu nông thôn các huyện ngoại thành). Khảo sát và đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn, luận án phân chia nông thôn các huyện ngoại thành thủ đô Hà Nội thành 03 vùng, có những điểm khác biệt gồm: các huyện phía Tây (vùng văn hóa xứ Đoài), các huyện phía Đông Nam và các huyện phía Bắc của thành phố Hà Nội. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, và các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học kinh tế chính trị như: trừu tượng hoá khoa học, phân tích tổng hợp, kết hợp lôgíc với lịch sử, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn thông qua nghiên cứu mô hình điển hình để giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu. Đồng thời vận dụng các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về các vấn đề liên quan đến vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói chung và nông thôn các huyện ngoại thành Hà Nội nói riêng. 4.2. Phương pháp cụ thể Những phương pháp được áp dụng phù hợp theo mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của từng chương, tiết trong luận án. Cụ thể: Chương 1: Chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hóa, phân tích, đánh giá tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, rút ra các kết luận khoa học về kết quả đạt được, vấn đề đang nghiên cứu và vấn đề mới sẽ tiếp tục được nghiên cứu sâu trong luận án. Chương 2: Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp kết hợp quy nạp với diễn dịch, hệ thống hoá để xây dựng khung lý thuyết về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành thành phố cấp trung ương và khái quát một số bài học kinh nghiệm gắn với nội dung luận án.
  • 13. 6 Chương 3: Luận án tiếp cận phương pháp kết hợp tư duy logic với lịch sử để nghiên cứu thực trạng về huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội. Đồng thời, bám sát phương pháp trừu tượng hóa khoa học để phân tích đối tượng nghiên cứu, từ đó làm sáng tỏ kết quả đạt được, những khó khăn, bất cập trong quá trình huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Các phương pháp: thống kê, phân tích tổng hợp, mô hình hóa, cũng được sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ của chương này. Đồng thời sử dụng phù hợp các sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để minh họa làm sáng tỏ kết quả nghiên cứu. Chương 4: Chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hoá, kết hợp quy nạp với diễn dịch, đồng thời phân tích tổng hợp để chỉ ra quan điểm, phương hướng và đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm đảm bảo huy động vốn kịp thời, phù hợp cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2025 và những năm tiếp theo. 5. Những đóng góp mới của luận án Bổ sung để phát triển những vấn đề lý luận cơ bản về đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng và các phương thức huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành thủ đô của một nước trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Đặc biệt là với nông thôn thủ đô, có đặc điểm và cơ chế đặc biệt hơn so với các vùng nông thôn ở các thành phố khác trên cả nước. + Phân tích đặc điểm các huyện ngoại thành Hà Nội trong bối cảnh của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần làm rõ tiềm năng, thế mạnh cũng như những khó khăn, trong quá trình huy động vốn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các huyện này. + Phân tích khoa học khách quan dựa trên khung khổ lý thuyết về thực trạng huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành, một vấn đề cấp bách của thủ đô, trong giai đoạn mới của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
  • 14. 7 + Đề xuất mục tiêu, quan điểm, phương hướng và các giải pháp thiết thực, có tính khả thi với điều kiện địa bàn để huy động một cách phù hợp nhất nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển. 6. Kết cấu của luận án Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 10 tiết: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Chương 3: Thực trạng huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội. Chương 4: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
  • 15. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Huy động và sử dụng vốn để phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn là một chủ đề được các nhà nghiên cứu ở nước ngoài dành nhiều sự quan tâm và được đánh giá, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Một số vấn đề được đề cập và diễn giải trong các công trình nghiên cứu gắn với đề tài luận án có thể tham khảo như: 1.1.1. Đặc điểm và yêu cầu về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa Đây là một vấn đề được nhiều tác giả nước ngoài đặt ra và nghiên cứu. Nhận thức làm rõ đặc điểm, vị trí, vai trò của phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trong tương quan phát triển kinh tế xã hội nói chung được xem là một vấn đề nền tảng khi nghiên cứu về quá trình công nghiệp hóa ở bất kỳ quốc gia nào. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này là: - Massoud Karshenas (1999), Agriculture and economic development in Sub-Sahara Africa and Asia (Phát triển kinh tế và nông nghiệp tại châu Phi và châu Á) [134]. Tác giả trình bày những kết quả nghiên cứu về đặc điểm, vai trò của khu vực nông thôn gắn với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân tại các quốc gia châu Phi, khu vực sa mạc Sahara và một số nước châu Á. Từ đặc điểm và yêu cầu đặt ra, công trình đã đề xuất nhóm các giải pháp để phát triển kinh tế nông thôn, trong đó nhấn mạnh các giải pháp đảm bảo nguồn vốn cả ở cấp vĩ mô và vi mô cho khu vực này. - Rashid Solagberu Adisa (2012), Rural development - contemporary issues and practices (Phát triển nông thôn - thực tiễn và những vấn đề đương đại) [136].
  • 16. 9 Tác giả cuốn sách cho rằng phát triển nông thôn là một nhiệm vụ, một hiện tượng toàn cầu chứ không phải chỉ là biến thể độc quyền của từng quốc gia riêng biệt. Từ quan niệm này, cuốn sách cung cấp một khối lượng kiến thức toàn diện nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn nổi bật từ quá trình nông thôn của các quốc gia như sản xuất bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng năng lực tái tạo... Vấn đề huy động các nguồn lực tài chính cho khu vực nông thôn được tác giả đặc biệt quan tâm và phân tích dựa trên kinh nghiệm và những đánh giá của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách về phát triển nông thôn rút ra từ các cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ trở lại đây. - Cuong Tat Do (2015), Investment and agricultural development in developing countries - the case in Vietnam (Đầu tư và phát triển nông nghiệp tại các quốc gia đang phát triển - nghiên cứu tại Việt Nam) [125]. Cuốn sách được đặt trong bối cảnh nông nghiệp, nông thôn Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012. Tác giả phân tích các nguồn đầu tư của nông dân vào các nhóm, bộ phận cụ thể như sức khoẻ, giáo dục và các mối quan hệ xã hội. Thông qua việc sử dụng các công cụ phân tích hồi quy, tác giả tính toán tỉ lệ ảnh hưởng của những khoản đầu tư này đến lợi nhuận cụ thể của người dân nông thôn. Thêm vào đó, tác giả đã phân tích và luận giải những yếu tố định lượng và những ảnh hưởng của các chính sách địa phương đến kết quả đầu ra của các công ty kinh doanh nông nghiệp ở tầm vi mô và vĩ mô của nền kinh tế. 1.1.2. Vốn xã hội trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Vốn xã hội là một khái niệm đã được nhiều nhà kinh tế hiện đại giới thiệu và phân tích như Kenneth Arrow, Robert Solow, Joseph Stiglitz... Một số công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới đã tiếp tục cụ thể hoá và làm rõ vai trò, chức năng và tầm quan trọng của vốn xã hội trong việc phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, điển hình như: - M. Woolcock, D. Narayan (2000), World Bank Research Observer, Social capital: implication for development theory, research and policy (Vốn xã hội trong mối liên hệ với lý thuyết, nghiên cứu và chính sách phát triển) [133].
  • 17. 10 Bài nghiên cứu trình bày các quan điểm về vốn xã hội, bắt đầu từ những quan sát nghiên cứu kể từ năm 1990 với những phân tích về nhiều lĩnh vực trong xã hội. Các tác giả đưa ra những luận chứng nhằm chứng minh cho quan điểm, vốn xã hội là một động lực quan trọng nhằm kích thích, đẩy mạnh sự phát triển của xã hội mặc dù việc sử dụng và huy động vốn xã hội kém hiệu quả có thể đưa đến những kết quả tiêu cực không mong muốn cho sự phát triển chung của toàn bộ cộng đồng. - Khan S., Kazami S., Rifaqat Z. (2007), Harnessing and guiding social capital for rural development (Khai thác và định hướng vốn xã hội cho sự phát triển nông thôn) [132]. Cuốn sách đề cập đến việc huy động, kiểm soát nguồn vốn xã hội trong việc định hướng, thúc đẩy và tạo điều kiện cho các hoạt động và chương trình phát triển kinh tế nông thôn, nhằm đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo nói riêng và tăng cường phúc lợi cộng đồng nói chung. Cuốn sách đặt phạm vi nghiên cứu tại quốc gia Pakistan. - Jikun Huang, Hengyun Ma (2010), Capital formation and agriculture development in China (Tích tụ vốn trong phát triển nông nghiệp ở Trung Quốc) [130]. Bài nghiên cứu tập trung trình bày những vấn đề về cấu trúc, mức độ và xu hướng hình thành vốn trong khu vực nông nghiệp tại Trung Quốc. Từ góc nhìn tổng quan về sự phát triển và an ninh lương thực nông nghiệp của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua, các tác giả phân tích những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến việc đầu tư nông nghiệp và cấu thành vốn, từ đó, đề ra các lựa chọn chính sách phù hợp cho việc xúc tiến đầu tư nông nghiệp và xây dựng vốn cho kế hoạch sản xuất lương thực bền vững tại Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. - David L. Debertin, Stephan J.Goetz (2013), Social Capital formation in rural, urban and suburban communities (Sự hình thành vốn xã hội trong khu vực nông thôn, thành thị và ngoại ô) [126]. Bài nghiên cứu đưa ra định nghĩa vốn xã hội dưới nhiều góc nhìn khác nhau, từ đó, cung cấp cách đánh giá, phân tích và nêu bật vai trò của vốn
  • 18. 11 trong sự phát triển chung của toàn xã hội, đặc biệt là đối với ba khu vực: thành thị, nông thôn và khu vực ngoại thành. Với mỗi khu vực, cách thức huy động, sử dụng các nguồn vốn này rất khác nhau. - Joanna Mitchell-Brown (2013), Revitalizing the first-suburbs: The importance of the social capital - community development link in suburban neighborhood revitalization (Sức sống mới cho khu vực ngoại ô: mối quan hệ giữa vốn xã hội và sự phát triển cộng đồng) [131]. Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa vốn xã hội và sự phát triển cộng đồng nhằm nhấn mạnh vai trò và chức năng quan trọng của vốn trong quá trình phục hồi và phát triển khu vực ngoại thành tại các quốc gia. - Hans Westlund, Kiyoshi Kobayashi (2013), Social capital and rural development in the knowledge society (New Horizons in regional science series) (Vốn xã hội và sự phát triển nông thôn trong xã hội tri thức) [129]. Cuốn sách cho rằng để thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn hiện nay, không nên chỉ dựa vào sự sáng tạo, năng động của từng địa phương mà chủ yếu phải dựa vào sự vận động liên kết của các nguồn vốn xã hội. Cuốn sách cung cấp cái nhìn đa chiều về vai trò và vị trí của vốn xã hội trong sự phát triển của khu vực nông thôn trên cơ sở phân tích các ví dụ của một số nước châu Âu, châu Á và châu Mỹ như Ba Lan, Trung Quốc, Canada từ góc nhìn quan điểm của khu vực kinh doanh, khu vực công và khu vực tư nhân. - Fedes C.van Rijn (2014), The role of social capital in agricultural development projects (Vai trò của vốn xã hội đối với các dự án phát triển nông nghiệp) [128]. Tác giả thực nghiệm điều tra các mối quan hệ trong hai loại hình đầu tư tại 8 nước thuộc tiểu vùng Sahara Châu Phi và tại Việt Nam. Từ đó, tác giả rút ra các kết luận về mối quan hệ giữa vốn xã hội và quá trình đổi mới nông nghiệp; ảnh hưởng của các yếu tố đầu tư đến vốn xã hội; ảnh hưởng của vốn xã hội đến quá trình đổi mới thành công khu vực nông thôn.
  • 19. 12 Có thể thấy, vấn đề vốn xã hội được các nhà nghiên cứu quốc tế tương đối quan tâm và đào sâu phân tích, đặc biệt là khi gắn với lĩnh vực cụ thể là phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Nhiều khía cạnh và vấn đề liên quan đến vốn xã hội đã được giới thiệu và làm rõ trong các công trình, tiêu biểu là một số nghiên cứu đã kể trên. 1.1.3. Các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nông thôn là một thực tế đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương và nhiều quốc gia. Quá trình này đòi hỏi phải tận dụng tối đa nhiều nguồn lực của xã hội. Đồng thời đặt ra yêu cầu của việc phải xác định chính xác và phù hợp thứ tự ưu tiên trong chiến lược phát triển. Một số nghiên cứu nước ngoài đã đề cập đến vấn đề này, đó là: - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) (2006), Investment priorities for rural development (Những ưu tiên đầu tư cho sự phát triển nông thôn) [135]. Bài nghiên cứu khẳng định, khu vực nông thôn các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hiện đang trải qua những thay đổi hết sức lớn lao do ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hoá diễn ra sôi động và mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia. Khu vực nông thôn đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển. Đồng thời phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn đến từ việc thay đổi chính sách phát triển và việc sử dụng những nguồn lực khan hiếm trong xã hội. Vì những lý do đó, những ưu tiên đầu tư trong khu vực này nhất thiết phải được điều chỉnh sao cho phù hợp và hiệu quả hơn. Bài nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra ba khu vực đặc biệt quan trọng cần được ưu tiên đầu tư trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn đó là: định vị những khu vực dịch vụ công thiết yếu, đầu tư đẩy mạnh cải tiến nông nghiệp, mở rộng và tăng cường liên kết nông thôn - thành thị. - Elies Seguí-Mas, Ricardo J.Server Izquierdo (2012), Financial resources in rural development - an analysis of relational capital in credit cooperatives (Các nguồn lực tài chính trong sự phát triển nông thôn - phân tích vốn quan hệ trong các hợp tác xã tín dụng) [127].
  • 20. 13 Trên cơ sở nhận định một trong những khó khăn của việc phát triển khu vực nông thôn là huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính, bài viết đưa ra những quan điểm trong việc đánh giá, quản lý và cách thức điều động các nguồn lực tài chính trong khu vực nông thôn, đặc biệt là đối với mô hình của các tổ chức tín dụng, các hình thức tín dụng. Trong đó, công trình đi sâu phân tích mô hình hợp tác xã tín dụng - một loại hình hợp tác xã hiện đang ngày càng trở nên phổ biến tại khu vực nông thôn, với những ưu thế phù hợp được vận dụng khá phổ biến và đem lại nhiều thành công trên thế giới. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH 1.2.1. Các nghiên cứu của Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm và nhận thức sâu sắc vấn đề phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, cả về lý luận cũng như thực tiễn dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, đây cũng là vấn đề được Hồ Chí Minh vận dụng thành công trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng của Người, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn là quá trình thay đổi, phát triển dựa trên điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế - xã hội, chính trị… hiện có. Đồng thời, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn phải được triển khai trên diện rộng; gia tăng đầu tư vào phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cho nông thôn; có cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm nâng cao thu nhập; đảm bảo các điều kiện giảm nghèo và an sinh xã hội; ở nông thôn tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; nâng cao trình độ phát triển giáo dục - đào tạo, y tế; tiếp tục xây dựng đời sống văn hóa, thông tin tuyên truyền; mặt khác cũng phải đảm bảo điều kiện về môi trường... Kinh tế - xã hội nông thôn phát triển sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là công nghiệp. Bởi lẽ, nông nghiệp và kinh tế nông thôn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp... Ở đây kinh tế nông thôn tạo ra thị trường
  • 21. 14 đầu vào cho nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp và nông thôn không chỉ sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng trực tiếp cho con người, mà còn là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, trước hết là cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Vì vậy, sự lạc hậu hay tiến bộ của nông nghiệp, nông thôn có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển công nghiệp và dịch vụ. Thực tế ở nhiều nước đã chỉ ra rằng, sự lạc hậu của lực lượng sản xuất tại nông thôn đã hạn chế đến sự tăng trưởng của công nghiệp thành thị, vì nguồn tích luỹ thấp, mức đầu tư bị giảm xuống. Trong trường hợp đó, khu vực công nghiệp ở thành thị không đủ sức để cải tạo khu vực nông nghiệp cổ truyền ở nông thôn như vai trò vốn có của nó, mà ngược lại cả công nghiệp và nông nghiệp đều rơi vào tình trạng kém phát triển. Chỉ có phát triển nông thôn hay công nghiệp hoá, nông nghiệp, nông thôn, làm cho năng suất lao động nông nghiệp tăng lên, khối lượng nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp nhiều hơn, khi đó công nghiệp mới có cơ hội phát triển, và đến lượt nó công nghiệp sẽ thúc đẩy trở lại đối với sự phát triển nông nghiệp và các ngành khác. Trong di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh khi bàn về phát triển kinh tế -xã hội nông thôn nói chung và vốn cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói riêng, xuất phát từ đặc điểm nước ta là một nước nông nghiệp, với đa phần dân số sinh sống ở nông thôn, với thế mạnh là nông nghiệp và các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. Đây là tiềm năng to lớn cần khai thác để tạo nguồn vốn tích luỹ và cũng là mục tiêu của chủ trương dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Thực hiện phát triển kinh tế - xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp hóa sẽ cho phép khai thác triệt để và có hiệu quả tiềm năng đa dạng của nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta nhằm tạo giá trị thu nhập cao. Việc áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật làm tăng sản lượng và giá trị của nguồn lực trong nông thôn, từ đó sẽ tạo nguồn thu nhập cao cho cư dân nông thôn. Đối với Việt Nam, trong giai đoạn đầu, nguồn vốn tất yếu phải dựa vào nông nghiệp và nông
  • 22. 15 thôn, vì đây là khu vực rộng lớn, xét cả về khía cạnh lao động và tổng sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn do nông nghiệp, nông thôn tạo ra sẽ được đầu tư trước hết và chủ yếu vào các hoạt động kinh doanh nông nghiệp và một số hoạt động phi nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp và kinh tế nông thôn sẽ làm tăng đáng kể nguồn vốn tích luỹ cho nền kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Người tổng kết và khái quát: dân có giàu thì nước mới mạnh, gần 80% dân số sống ở nông thôn mà chủ yếu là nông dân, nếu nông dân không giàu thì đất nước làm sao giàu mạnh được. Do vậy, phải làm cho nông dân giàu lên, tăng sức mua ở nông thôn chính là tạo ra thị trường thúc đẩy phát triển đất nước. Nông thôn phát triển, đời sống nông dân no đủ, họ sẽ tin tưởng vào cuộc sống, vào chế độ xã hội. Do đó mà yên tâm làm giàu, xây dựng nông thôn giàu đẹp, ổn định. Sự ổn định của nông thôn sẽ có tác động rất lớn đến sự ổn định của cả nước. Tóm lại, trong di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển kinh tế -xã hội, nông thôn luôn giữ vai trò to lớn trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua các thời kỳ, giai cấp nông dân luôn là lực lượng đông đảo nhất đi theo Đảng, cùng với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức làm nền tảng chính trị của cách mạng. Nông dân là giai cấp đã có những đóng góp vô cùng to lớn đối với những thắng lợi lịch sử vẻ vang của dân tộc. Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân là nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để đảm bảo ổn định tình hình chính trị - xã hội, sự phát triển hài hòa và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước. 1.2.2. Những cơ chế chính sách huy động, đầu tư và hỗ trợ vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Thứ nhất, về đầu tư vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn - Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm, Đầu tư trong nông nghiệp, thực trạng và triển vọng [13].
  • 23. 16 Trong cuốn sách này, các tác giả đã đánh giá, phân biệt các nguồn vốn khác nhau đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng trong nước và nước ngoài, vốn tự có của các doanh nghiệp và các hộ nông dân. Tuy nhiên, các tác giả nhấn mạnh, cần quan tâm và chú ý nhiều hơn đến các nguồn vốn tín dụng, do vốn từ ngân sách dành cho nông thôn là có hạn, còn các nguồn vốn tín dụng lại có thể huy động được tối đa với số lượng đủ lớn để người nông dân nâng cao ý thức trách nhiệm đối với kết quả sản phẩm cuối cùng. Cuốn sách cũng liên hệ đến bài học thành công của Thái Lan, In-đô-nê-xi-a và một số nước châu Á khác trong việc đầu tư qua hệ thống tín dụng. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đề cập đến chính sách đầu tư cho nông nghiệp của Việt Nam qua các thời kỳ và đưa đến kết luận: thực trạng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn nước ta đã góp phần quan trọng tạo ra tăng trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, với tiềm năng và lợi thế cũng như chính sách và thực hiện đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn là chưa thoả đáng. Nếu Việt Nam có chính sách đầu tư đúng chắc chắn sẽ tạo ra và thu hút được các nguồn vốn to lớn đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn cao hơn. - Đề tài cấp bộ, Thực trạng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách đầu tư ở Việt Nam [26]. Đề tài phân tích làm rõ các khái niệm, vai trò, công cụ và các yếu tố tác động tới việc hoàn thiện chính sách đầu tư ở Việt Nam. Sau khi phân tích và đánh giá thực trạng các chính sách đầu tư của Việt Nam, đề tài đưa ra 6 phương hướng hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư, đó là: Mở rộng quyền tự do kinh doanh cho các chủ thể đầu tư; tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh tốc độ hoàn thiện môi trường đầu tư và công cụ chủ chốt của chính sách khuyến khích đầu tư; nâng cao chất lượng các chính sách ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài; nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước cho đào tạo lao động, kết cấu hạ tầng kinh tế và đào tạo công chức
  • 24. 17 theo hướng chuyên nghiệp; nâng cao hiệu quả thực thi chính sách khuyến khích đầu tư của bộ máy Nhà nước. Trên cơ sở các phương hướng đó, đề tài đưa ra 6 nhóm giải pháp: Hoàn thiện khung khổ pháp lý an toàn, minh bạch, ổn định cho đầu tư; nâng cao chất lượng quy hoạch của Nhà nước; cải cách hành chính tạo môi trường thông thoáng cho đầu tư; đổi mới chính sách ưu đãi đầu tư như thuế, tín dụng, đất đai và hỗ trợ đầu tư; đổi mới chính sách xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của nhà nước; quảng bá hình ảnh đất nước cho các nhà đầu tư nước ngoài. - Đề tài cơ sở, Đầu tư ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) [27]. Trên cơ sở khái quát kinh nghiệm đầu tư ngân sách nhà nước cho nông nghiệp của một số nước như Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc trong quá trình hội nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đề tài nêu ra những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa đối với Việt Nam trong việc đầu tư ngân sách nhà nước cho nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhóm giải pháp được đề tài đề xuất trong thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bao gồm: nhóm giải pháp đầu tư ngân sách nhà nước cho đẩy mạnh phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng; nhóm giải pháp đầu tư ngân sách nhà nước cho việc xây dựng nông thôn mới; nhóm giải pháp về chính sách đầu tư ngân sách nhà nước cho việc cải thiện đời sống nông dân vùng đồng bằng sông Hồng. - Cấn Quang Tuấn, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý [81]. Trên cơ sở nhận định vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung thuộc ngân sách nhà nước do thành phố quản lý là động lực quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô, tác giả hệ thống một số vấn đề lý thuyết về vốn đầu tư phát triển và vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách
  • 25. 18 nhà nước, trong đó việc nghiên cứu vốn đầu tư phát triển chỉ được tiến hành dưới góc độ có liên quan và trực tiếp hỗ trợ nghiên cứu vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước do thành phố Hà Nội quản lý, luận án đề ra các giải pháp cần phải được thực hiện đồng bộ, nhất quán giữa các cấp, các ngành, đặc biệt là: Thứ nhất, nâng cao chất lượng quy hoạch và thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch; Thứ hai, hoàn thiện công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư xây dựng cơ bản và đảm bảo tính công khai, minh bạch, chống khép kín trong đầu tư từ ngân sách nhà nước; Thứ ba, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đúng trình tự và quy định; Thứ tư, nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư, thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư; Thứ năm, đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống văn bản và tăng cường phân cấp trong sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản; Ngoài ra cần kết hợp với một số giải pháp khác như khuyến khích các doanh nghiệp tự đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh; hoàn thiện chính sách, hợp lý hoá các mức thuế; quản lý chặt chẽ hơn đối với quỹ đất đai hiện có... - Đoàn Xuân Thuỷ, Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế [71]. Đề tài đã phân tích và luận giải những vấn đề liên quan đến chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới. Trên cơ sở làm rõ những tác động của quá trình hội nhập kinh tế tới chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam, đồng thời qua nghiên cứu và rút ra các bài học kinh nghiệm từ một số quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, In-đô-nê-xi- a, đề tài đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Trong đó, vấn đề về chính sách đầu tư, chính sách tín dụng cũng được đặt ra và luận giải tại đề tài này.
  • 26. 19 - Đoàn Xuân Thuỷ, Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay [72]. Cuốn sách phân tích, đánh giá mức độ phù hợp của các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới (từ năm 1986 đến năm 2011) so với yêu cầu của thông lệ quốc tế, đặc biệt là các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Từ đó, tác giả đề xuất quan điểm, hệ thống giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo hướng vừa phù hợp với các cam kết quốc tế, vừa thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hiện đại, tạo cơ sở bền vững cho giải quyết vấn đề nông dân và nông thôn thời gian tới. - Vương Đình Huệ, Nâng cao hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn [32]. Bài viết đánh giá những kết quả nổi bật về thực hiện đầu tư công cho nông nghiệp và phát triển nông thôn trong giai đoạn 2006 - 2011, chỉ rõ những mặt tích cực, những hạn chế và nguyên nhân của chúng. Tác giả chỉ rõ, việc huy động nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn những năm qua còn gặp khó khăn bởi cả lý do khách quan và chủ quan. Về khách quan, đầu tư cho khu vực này đòi hỏi nguồn lực rất lớn của Nhà nước cũng như toàn xã hội, trong khi đó, nguồn lực đầu tư của Nhà nước và xã hội có hạn. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp lại chịu rủi ro cao do có sự tác động trực tiếp của thời tiết, biến động môi trường, dịch bệnh... Ngoài ra, tác động của khủng hoảng, suy thoái kinh tế trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện một số chính sách, trong đó có việc cắt giảm đầu tư công. Bên cạnh nguyên nhân khách quan, còn tồn tại một số nguyên nhân chủ quan như nhận thức của một bộ phận cán bộ, các cấp chính quyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa cao; vẫn còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước; trong quá trình thực hiện đầu tư, tình trạng thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả vẫn xảy ra ở một số dự án... Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X, và nội dung Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
  • 27. 20 thôn, tác giả chỉ ra một số giải pháp chủ yếu cần được tập trung thực hiện nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả đầu tư công cho khu vực này như: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư công cho khu vực tam nông; ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước; tập trung nguồn vốn trái phiếu chính phủ cho các dự án phát triển giao thông nông thôn; tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi về thu tiền sử dụng đất, về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao nhất các nguồn lực trong xã hội; tiếp tục hỗ trợ kinh phí từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương để triển khai mạnh mẽ, sâu rộng chủ trương thí điểm bảo hiểm nông nghiệp. 1.2.3. Đặc điểm, sự hình thành và phát triển thị trường vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn - Phạm Thị Khanh, Phát triển thị trường tín dụng nông thôn góp phần đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng [35]. Các tác giả đã khái quát những khái niệm về tín dụng, thị trường tín dụng nông thôn và những đặc điểm cũng như vai trò của thị trường tín dụng nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Từ các nội dung này, đề tài đi sâu phân tích những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển thị trường tín dụng nông thôn như: khả năng cung ứng vốn tín dụng và khả năng cầu vốn của các chủ thể; quy mô và trình độ phát triển của hệ thống tài chính nói chung, hệ thống trung gian tài chính nói riêng; năng lực sử dụng vốn tín dụng của các chủ thể cầu tín dụng; vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước; mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật; chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin kinh tế. Đề tài còn phân tích những kinh nghiệm phát triển thị trường tín dụng nông thôn của một số nước châu Á và bài học đối với Việt Nam. Bốn nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường tín dụng nông thôn ở đồng bằng sông Hồng được các tác giả đề xuất gồm: Thứ nhất, tăng cường khả năng cung ứng vốn tín dụng trên thị trường tín dụng nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng;
  • 28. 21 Thứ hai, nâng cao năng lực cầu vốn tín dụng và sử dụng hiệu quả vốn tín dụng, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của thị trường tín dụng nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn ở khu vực; Thứ ba, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo vững chắc cho phát triển thị trường tín dụng nông thôn; Thứ tư, phát huy vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đẩy mạnh phát triển thị trường tín dụng nông thôn hiện đại vùng đồng bằng sông Hồng gắn với phát triển thị trường tín dụng nông thôn cả nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. - Đinh Thị Nga, Tập trung đất và tích tụ vốn trong nông nghiệp ở nước ta [48]. Đề tài khái quát về vốn, vai trò của vốn và cơ cấu các nguồn vốn trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, các tác giả đã phân tích thực trạng tích tụ vốn trong nông nghiệp Việt Nam qua việc nhận dạng những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc tích tụ vốn trong nông nghiệp ở nước ta như chiến lược phát triển kinh tế quốc gia; khả năng cung ứng vốn của nền kinh tế; cơ chế, chính sách vĩ mô, đặc điểm của ngành sản xuất - kinh doanh. Đề tài đề xuất những giải pháp nhằm gia tăng tích tụ vốn phục vụ phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, đó là: Thứ nhất, cần chuyển đổi mạnh chính sách đầu tư theo hướng tập trung ưu đãi hơn nữa cho nông nghiệp; Thứ hai, hoàn thiện hệ thống ứng dụng trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để nguồn vốn được cung ứng kịp thời, hợp lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp; Thứ ba, đẩy nhanh tốc độ giải ngân các khoản tín dụng nước ngoài, coi trọng thu hút các nguồn vốn nước ngoài đầu tư phát triển nông nghiệp; Thứ tư, nâng cao hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nhất là các nguồn vốn ngân sách các cấp; Thứ năm, khuyến khích gia tăng tích tụ, tập trung vốn từ tăng trưởng của lĩnh vực nông nghiệp và gia tăng thu nhập của hộ nông dân; Thứ sáu, đầu tư hơn nữa cho phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
  • 29. 22 - Nguyễn Minh Phong, Phát triển thị trường tín dụng nông nghiệp và nông thôn: Kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn ở Việt Nam [54]. Từ kinh nghiệm phát triển tín dụng “tam nông” ở Trung Quốc, tác giả nhận định, mặc dù thị trường tài chính nông thôn Việt Nam được tiếp nhận nhiều nguồn vốn đầu tư đa dạng nhưng thực tế, luồng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn thương mại không đổ vào nhiều. Để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững thị trường tín dụng nông nghiệp và nông thôn, tác giả cho rằng cần phải có những giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ hơn, trong đó nổi bật là: Tăng cường vai trò của Chính phủ trong các hoạt động tín dụng nông nghiệp và nông thôn, thể hiện ở các nội dung như: xây dựng và quản lý các quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn, sử dụng đất, thực hiện chính sách giao đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất tạo thuận lợi cho các hoạt động xúc tiến đầu tư và cho vay, thế chấp trong tín dụng nông thôn; thực hiện các hỗ trợ trực tiếp tài chính - tín dụng trong những trường hợp đặc biệt; hỗ trợ đào tạo cán bộ và hoạt động của các tổ chức tổ chức tín dụng; Nhà nước cần mạnh dạn lập các doanh nghiệp nhà nước chuyên bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, nhất là chế biến xuất khẩu, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh và sản phẩm, thương hiệu xuất khẩu có sức cạnh tranh cao, cũng như tạo thuận lợi và an toàn cho việc cấp tín dụng của ngân hàng theo và hỗ trợ các hoạt động này. Tăng cường năng lực tài chính, quản trị rủi ro và đổi mới hoạt động của các tổ chức tín dụng nông nghiệp và đổi mới hoạt động của các tổ chức tín dụng nông nghiệp và nông thôn, nòng cốt là ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Chính sách xã hội. Tăng cường đa dạng hóa các nguồn vốn và sản phẩm tín dụng cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Theo tác giả, để các tổ chức tín dụng ngân hàng phục vụ tốt nhất sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cần phải thúc đẩy sự hình thành thị trường tài chính nông thôn, đẩy mạnh tích tụ tập trung vốn, tận dụng khai thác mọi tiềm năng đồng thời phát triển mạnh kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho
  • 30. 23 nông dân tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất, giải quyết nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân nông thôn. - Đề tài cơ sở, Tín dụng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam - một số vấn đề lý thuyết [28]. Xây dựng nông thôn mới là một nội dung quan trọng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở nhận thức đó, đề tài tập trung tiếp cận nghiên cứu vấn đề tín dụng hỗ trợ nông thôn mới tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Các tác giả đã phân tích và tổng hợp kinh nghiệm của một số quốc gia về cung cấp tín dụng hỗ trợ xây dựng nông thôn là In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Băng- la-đét và Trung Quốc. Từ đó, đề tài đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam về tăng cường khả năng cung ứng tín dụng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới; về hoàn thiện cơ chế, quy trình và thủ tục; về hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận và năng lực hấp thụ vốn; và về giám sát, kiểm tra, thanh tra, tổng kết, rút kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới. - Nguyễn Minh Phong, Những đột phá cần có về tín dụng cho nông nghiệp [55]. Trên cơ sở đánh giá những chính sách và thực tế tín dụng cho nông nghiệp, tác giả chỉ ra những khó khăn mà tín dụng cho nông nghiệp vẫn đang phải đối diện như lãi vay còn cao, điều kiện tiếp cận khoản vay ngặt nghèo... Trên cơ sở nhận định việc mở rộng quy mô và đa dạng hoá các kênh, sản phẩm dịch vụ tín dụng cho nông nghiệp là điều kiện và là cơ hội mới cho cả nông nghiệp, nông dân, nông thôn, doanh nghiệp và ngân hàng, tác giả đưa ra những đột phá cần thiết nhằm tạo động lực mới cho tín dụng nông nghiệp trong thời gian tới, đó là: Thứ nhất, hoàn thiện cơ sở pháp lý và xây dựng, quản lý ổn định các quy hoạch kinh doanh vùng nông nghiệp chuyên canh theo mô hình công nghiệp. Thứ hai, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, phát triển và đa dạng hoá sản phẩm tín dụng và bảo hiểm nông nghiệp. Thứ ba, hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu và tranh chấp trong hoạt động tín dụng nông nghiệp.
  • 31. 24 1.2.4. Những kinh nghiệm trong việc huy động, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả ở một số địa phương và các nước trên thế giới cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn - Phạm Thị Khanh, Huy động vốn phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay [34]. Luận án đi sâu phân tích về vốn và vai trò của vốn đối với phát triển nông nghiệp thông qua các khái niệm, phạm trù của vốn được tiếp cận dưới góc độ nhận thức của các nhà kinh tế học trước C.Mác, của C.Mác và trên nhiều bình diện khác nhau như dưới góc độ tài chính, dưới góc độ tài sản, và dưới góc độ đầu vào. Để có biện pháp đúng đắn khi huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển, luận án làm rõ bản chất của vốn như hình thái biểu hiện của vốn xét về mặt trừu tượng và cụ thể. Luận án chỉ ra, trong nền kinh tế thị trường, vốn là một hàng hoá. Không chỉ vậy, vốn còn là một hàng hoá đặc biệt. Vốn có quan hệ mật thiết với thời gian và căn cứ vào những tiêu thức khác nhau mà người ta có thể phân chia vốn thành nhiều loại khác nhau. Luận án cũng đồng thời phân tích và làm rõ những đặc điểm riêng khác của vốn sản xuất nông nghiệp và huy động vốn phát triển nông nghiệp. Để huy động vốn có hiệu quả, tác giả dẫn chứng kinh nghiệm huy động vốn ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Ma-lay-xi-a... Từ đó, cùng với những phân tích về thực trạng huy động vốn ở vùng đồng bằng sông Hồng, luận án đề ra những phương hướng cơ bản nhằm đẩy mạnh huy động các nguồn vốn phát triển nông nghiệp, đó là: khai thác và phát huy vai trò của các nguồn vốn trong nước; huy động vốn phải gắn với sử dụng vốn có hiệu quả; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, tích luỹ và đầu tư nhằm huy động tối đa các nguồn vốn; tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách kinh tế vĩ mô thúc đẩy huy động vốn đồng bằng sông Hồng. Để thực hiện tốt các phương hướng trên, tác giả đề ra các giải pháp: Thứ nhất, đa dạng hoá các nguồn vốn, tạo thành nguồn vốn lớn, tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp như: nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng chính thức, nguồn vốn doanh nghiệp, nguồn vốn dân cư;
  • 32. 25 Thứ hai, phát triển vững chắc thị trường tài chính nông thôn nhằm đẩy mạnh huy động và cung ứng vốn thông qua các biện pháp cơ bản như: nâng cao năng lực của các bên tham gia cung - cầu vốn trên thị trường tín dụng nông thôn; Nhà nước thực hiện vai trò “bà đỡ” trong phát triển thị trường tín dụng nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; hoàn thiện khung khổ pháp luật đồng bộ; từng bước mở cửa thị trường tài chính, thúc đẩy hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ; Thứ ba, tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo động lực và sức thu hút vốn; Thứ tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; Thứ năm, đổi mới và hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô; Thứ sáu, đổi mới quản lý nhà nước trong ngành nông nghiệp, đảm bảo huy động ngày càng hiệu quả các nguồn vốn. - Nguyễn Văn Hùng, Tăng cường huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên [33]. Dựa trên các lý thuyết của kinh tế học và khoa học quản lý kinh tế, luận án chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội vùng, tiêu biểu như: sự tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội riêng có của vùng; chiến lược phát triển và chính sách đầu tư đối với mỗi vùng; vai trò “tổ chức quản lý điều phối vùng” của chính phủ và sự năng động của các cấp chính quyền địa phương trong vùng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, tác giả đề ra phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp huy động vốn đầu tư xuất phát từ chiến lược phát triển mạnh mẽ ở Tây Nguyên theo hướng phát triển vượt trước, phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tạo ra các “hạt nhân phát triển” dựa vào ưu thế vị trí và tài nguyên riêng có của vùng. Tác giả xác định
  • 33. 26 vị trí vai trò của từng nguồn vốn đầu tư trong mối quan hệ với đối tượng đầu tư, từ đó, lựa chọn, huy động ưu tiên từng nguồn vốn đối với từng lĩnh vực cụ thể cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường huy động vốn đầu tư mà tác giả trình bày trong luận án gồm nhóm giải pháp về tạo lập môi trường đầu tư an toàn và hấp dẫn; nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách, biện pháp huy động các nguồn vốn đầu tư; nhóm giải pháp về nâng cao năng lực của các cấp chính quyền; nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực. - Nguyễn Quốc Oánh, Nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội [52]. Luận án đã góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội. Đồng thời, phản ánh, đánh giá thực trạng và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống tín dụng, từ đó, đề ra hệ thống giải pháp nhằm phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội. - Trần Thị Ngọc Minh, Vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Yên Bái [45]. Luận án đã phân tích và làm rõ những khái niệm về vốn, vai trò của vốn đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn miền núi trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đó, luận án đi sâu phân tích làm rõ các phương thức huy động vốn và những đặc điểm của vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn miền núi. Về mặt thực tiễn, luận án bàn về thực trạng huy động và sử dụng vốn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn tại tỉnh Yên Bái, từ đó, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và tìm ra nguyên nhân cho những hạn chế ấy. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra những phương hướng và nhóm giải pháp nhằm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ trong và ngoài nước để đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Yên Bái trong thời gian tới.
  • 34. 27 Các kênh huy động vốn được tác giả đưa ra trong giải pháp là: từ ngân sách Nhà nước; từ các tổ chức tín dụng ngân hàng, từ các doanh nghiệp, từ dân cư và từ các nguồn vốn nước ngoài như FDI, ODA... Bàn về vấn đề sử dụng vốn, tác giả đề xuất những giải pháp sau: Thứ nhất, phân bổ các nguồn vốn đúng hướng. Tác giả khẳng định, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm các nước Đông Á, phân bổ sai nguồn vốn, tiếp đến không kiểm soát được các nguồn vốn chính là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tiền tệ trầm trọng ở khu vực này; Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua phát triển và ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp; chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực; tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp có hiệu quả; phát huy cao nhất các nguồn vốn từ nội lực và tranh thủ vốn đầu tư từ bên ngoài để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; đồng thời xây dựng ban hành hệ thống chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp; Thứ ba, tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng và chống lãng phí các nguồn vốn; - Trần Viết Nguyên, Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế [50]. Luận án đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường; theo ngành; theo nguồn vốn; theo địa phương. Một số dự án đầu tư các doanh nghiệp nông nghiệp. Đồng thời, tác giả cũng xác định các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, tác giả đã kiểm chứng sự tương quan giữa vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với với sự gia tăng GDP ngành công nghiệp của tỉnh. Kết quả cho thấy có sự tương quan tỷ lệ thuận trong ngành nông và lâm nghiệp. Riêng ngành thuỷ sản tính tương quan chưa biểu hiện rõ do thiếu vốn và vốn không ổn định. Đó là đặc điểm riêng của tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ này.
  • 35. 28 1.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 1.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu, luận giải Khi bàn về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, các tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau và đưa ra nhiều luận điểm mang tính khoa học và lý luận chặt chẽ để nói về khái niệm của vốn; vai trò, vị trí, tầm quan trọng của vốn đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ toàn cầu hoá, quốc tế hoá về đời sống kinh tế. Thông qua các nội dung được nghiên cứu, luận giải, có thể thấy, các tác giả đã đề cập khá đầy đủ về: - Đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói chung, các huyện ngoại thành thành phố nói riêng - Đặc điểm, sự hình thành và phát triển thị trường vốn ở khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn - Những cơ chế chính sách của nhà nước và và các tổ chức tài chính trung gian về huy động và đầu tư vốn để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn - Những phương thức huy động vốn đa dạng phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh phù hợp. - Vai trò và biện pháp của các chủ thề trong huy động vốn để phát triển kinh tế -xã hội nông thôn - Những kinh nghiệm trong việc huy động, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả ở một số địa phương và các nước trên thế giới cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. - Ở các khía cạnh tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đưa ra nhiều nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Mặc dù nhiều vấn đề, luận điểm quan trọng về huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn đã được các tác giả nghiên cứu và luận giải và đề xuất các giải pháp khả thi, thiết thực. Tuy nhiên, do thời gian và sự thay
  • 36. 29 đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nập quốc tế ngày càng sâu rộng... do vậy những dự báo và giải pháp không còn phù hợp. Vì vậy, đề tài “Vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội” tiếp cận theo hướng nghiên cứu của chuyên ngành kinh tế tế chính trị là không trùng lặp và đặt trong bối cảnh mới khi: Các huyện ngoại thành của thủ đô có nhiều đặc thù và cơ chế riêng. Đồng thời, phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội theo hướng xây dựng nông thôn văn minh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. 1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu Hướng nghiên cứu của luận án là tiếp tục làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn của vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn. Về mặt lý luận, luận án phân tích và làm rõ những khái niệm về vốn, đặc điểm của vốn và vai trò huy động vốn phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, tập trung làm rõ đặc điểm các chủ thể huy động vốn, các phương thức huy động vốn và các nhân tố tác động đến hoạt động huy động vốn. Về mặt thực tiễn, luận án nghiên cứu những kinh nghiệm của một số quốc gia và một số địa phương trong nước về việc huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Đối với các huyện ngoại thành Hà Nội thuộc ba khu vực, cần phải tiếp tục làm rõ những đặc điểm về kinh tế - xã hội, nhất là những thuận lợi, khó khăn, những hạn chế yếu kém ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, khảo sát thực trạng để đánh giá tình hình huy động vốn tại các huyện ngoại thành Hà Nội trong những năm qua dựa trên khung lý thuyết theo đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Từ đó, đưa ra những dự báo để đề xuất phương hướng và các giải pháp phù hợp góp phần hoàn thiện việc huy động vồn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2025 - 2030 theo hướng nông thôn thủ đô văn minh.
  • 37. 30 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN 2.1. KHÁI QUÁT VỀ VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN 2.1.1. Quan điểm về vốn của các trường phái kinh tế Trong lịch sử phát triển kinh tế, khái niệm vốn được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau: 2.1.1.1. Các quan điểm của kinh tế chính trị Cổ điển về vốn Các nhà kinh tế của trường phái Trọng Thương quan niệm tiền tệ là của cải. Họ tin rằng, tiền tệ, hơn là những yếu tố thực như tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động hay cấu trúc thể chế, là động lực quyết định các hoạt động kinh tế. Họ “Đánh giá cao về vai trò của tiền tệ, coi tiền là tiêu chuẩn cơ bản của của cải, Nhà nước càng nhiều tiền thì càng giàu. Hàng hoá chỉ là điều kiện làm tăng khối lượng của tiền tệ. Họ coi tiền là tiêu chuẩn của sự giàu có của của cải” [15, tr.54]. Các nhà trọng thương đề cao vai trò của tiền tệ, do đó họ cũng đã đề cao vai trò của lưu thông, của thương mại. Họ cho rằng, chỉ có thương mại mới là nguồn gốc tạo ra của cải và khả năng tăng trưởng của một nền kinh tế chỉ có thể có được thông qua hoạt động thương mại. Họ viết, thương mại là hòn đá thử vàng đối với sự phồn thịnh của một quốc gia, ngoài thương mại ra thì không có một phép lạ nào khác có thể tạo ra của cải. “Nội thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm. Muốn tăng của cải phải có ngoại thương nhập dẫn của cải qua nội thương” [15, tr.60]. Chủ nghĩa trọng thương còn coi nhiệm vụ trung tâm là phải tích luỹ và tích trữ tiền chứ không phải là tích luỹ tư bản trong sản xuất và lưu thông. Họ đã lẫn lộn tiền với tư bản hay nói cách khác, họ đã coi tư bản là tiền. Chủ nghĩa Trọng Nông lại coi “tư bản không phải bản thân tiền tệ mà là tư liệu sản xuất mua bằng tiền tệ đó. Đó là những yếu tố vật chất đưa vào sản
  • 38. 31 xuất nông nghiệp như công cụ, súc vật, cày kéo, hạt giống, tư liệu sinh hoạt của công nhân. Như vậy, tư bản là vật nó tồn tại vĩnh viễn” [15, tr.74]. Những quan niệm về tư bản của phái trọng nông đã được mở rộng, phát triển hơn so với phát trọng thương. F.Quesnay quan niệm tư bản không chỉ là tiền mà còn là khoản ứng trước, A.Turgot lại cho rằng tư bản là lao động được tích luỹ lại hay tư bản là một bộ phận của cải. Chủ nghĩa trọng nông cho rằng: “Tiền tệ không gì ngoài mỡ trong cơ thể chính trị; nếu cơ thể quá nhiều mỡ sẽ làm cản trở sự nhanh nhẹn, nếu quá ít, cơ thể sẽ ốm đau… Tiền tệ trong tay Nhà nước sẽ đẩy nhanh sự hoạt động từ nước ngoài vào thời điểm khan hiếm trong nước” [15, tr.68]. “Tư bản là những động sản được tích luỹ lại” [15, tr.331]. Điều đó cho thấy họ đã khắc phục được ít nhiều chủ nghĩa tự nhiên khi quan niệm giá trị về tư bản. Các nhà kinh tế chính trị Tư sản cổ điển mà tiêu biểu là A.Smith cho rằng nguồn gốc của tiền tệ được sinh ra từ trao đổi. Tiền tệ là công cụ thuận lợi nhất cho lưu thông và trao đổi hàng hoá. Ông gọi đó là “phương tiện kỹ thuật” và là “bánh xe vĩ đại” của lưu thông. Do đó, ông đã có quan niệm đúng đắn về tư bản. Tư bản là động lực của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ông cũng xác định được nguồn gốc chủ yếu để tích luỹ tư bản ở trong lĩnh vực sản xuất. Nhưng do cách lý giải tự nhiên chủ nghĩa, A.Smith đã cho rằng: tư bản là cái bộ phận dự trữ nhờ đó mà con người “trông mong nhận được thu nhập”. Theo ông, tư bản hay vốn, vốn đầu tư là một bộ phận của cái mà người sở hữu nó mong nhận được lợi nhuận. Tư bản có thể là tiền, là tư liệu sản xuất hay tư liệu sinh hoạt… Nó là bộ phận của cải do con người tạo ra nhưng nó khác với bộ phận của cải còn lại là mang lại lợi nhuận cho người sở hữu nó. Nếu nói theo một cách khác, A.Smith đã coi tư bản chỉ là dự trữ sản xuất về của cải vật chất. Đồng nhất với A.Smith, D.Ricardo cũng coi tư bản đồng nhất với dự trữ sản xuất và quỹ công cụ sản xuất. Tuy nhiên, ông có quan niệm tổng quát hơn: tư bản là lao động đã được tích luỹ lại, là một lượng vốn nhất định được dùng vào việc làm tăng của cải và mang lại lợi nhuận cho người sở hữu nó.
  • 39. 32 Tư bản là một bộ phận của của cải quốc gia được sử dụng trong sản xuất và gồm thức ăn, đồ mặc, các công cụ, nguyên vật liệu, máy móc… cần thiết để người lao động làm việc. Tóm lại, quan điểm của các trường phái kinh tế cổ điển bước đầu đã đưa ra được những quan niệm về vốn, kết luận vốn là một phạm trù kinh tế, nhưng họ mới dừng lại ở hiện tượng bề ngoài mà chưa nêu được bản chất bên trong của vốn. Họ đều coi tư bản là vật và lẫn lộn tiền với tư bản do tiếp cận vốn với góc độ hiện vật. Vì trình độ quản lý kinh tế thời kỳ này còn sơ khai, là giai đoạn kinh tế học mới xuất hiện và bắt đầu phát triển, những quan niệm về vốn của họ rất phiến diện, không chỉ còn kém về lý luận mà còn chưa nêu được vai trò của vốn với tư cách là một thực thể trong sự hoạt động của các quy luật kinh tế. Vì thế, mọi nội dung về vốn do họ đưa ra chỉ thiên về tổng kết kinh nghiệm chưa dựa trên mặt cơ sở khoa học của kinh tế chính trị, chắp vá và không logic. 2.1.1.2. Quan điểm của kinh tế chính trị Mác xít về vốn - Quan điểm của C.Mác - Ăng ghen về vốn Dưới góc độ các yếu tố sản xuất, C.Mác đã khái quát vốn thành phạm trù tư bản. Theo C.Mác, tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất. C.Mác khẳng định “Như vậy là giá trị ứng ra lúc ban đầu không những được bảo toàn trong lưu thông, mà còn thay đổi đại lượng của nó, còn cộng thêm một giá trị thặng dư, hay đã tự tăng thêm giá trị. Chính sự vận động ấy biến nó thành tư bản” [42, tr.228]. C.Mác đã vạch rõ bản chất và chức năng của tư bản trong phát triển kinh tế. Bản chất của tư bản là giá trị; chức năng của tư bản là sinh lời. Tư bản bao giờ cũng bắt đầu bằng một số tiền, nhưng không phải tiền nào cũng là tư bản. Tiền chỉ trở thành tư bản khi ném vào lưu thông hàng hoá để thu được số tiền trội hơn, với công thức T - H - T’. Thông qua sự vận động, tư bản sinh sôi nảy nở và lớn lên không ngừng. Với tư cách là giá trị đẻ ra giá trị, tư bản không những bao hàm các quan hệ giai cấp, một tính chất xã hội nhất định dựa trên cơ sở lao động tồn tại với tư cách là lao động làm thuê. Tư bản còn là một sự vận động, một quá trình tuần
  • 40. 33 hoàn tiến hành qua những giai đoạn khác nhau, quá trình này lại bao gồm ba hình thái khác nhau của quá trình tuần hoàn. Vì thế, chỉ có thể hiểu tư bản là một sự vận động, chứ không phải là một vật đứng yên” [42, tr.230]. Điều đó đã khẳng định sự lưu thông ổn định về vốn là yêu cầu tất yếu cần thiết để đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra bình thường của mọi phương thức sản xuất xã hội. Tư bản là quan hệ sản xuất xã hội tư sản, nhưng trong quá trình sản xuất, các bộ phận khác nhau của tư bản có tác dụng khác nhau. Có bộ phận dùng mua tư liệu sản xuất, có bộ phận để thuê sức lao động. Dựa vào đó, C.Mác là người đầu tiên phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến, vạch rõ vai trò từng bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Theo C.Mác, bộ phận tư bản dùng mua tư liệu sản xuất, giá trị của nó được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất, được gọi là tư bản bất biến. Bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động đã thay đổi về lượng, thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà lớn lên trong quá trình sản xuất, được gọi là tư bản khả biến. Nếu tư bản bất biến là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị thặng dư thì tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó, vì nó chính là bộ phận tư bản đã lớn lên. Khác với các nhà kinh tế học trước đó thường cho rằng mọi công cụ lao động, mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản, C.Mác đã chỉ ra, tư bản không phải là vật mà là một quan hệ xã hội nhất định giữa người và người trong quá trình sản xuất, tư bản có tính lịch sử. Định nghĩa của C.Mác có tầm khái quát lớn, tuy nhiên, do hạn chế của trình độ phát triển kinh tế lúc bấy giờ, C.Mác quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư. Thêm vào đó, học thuyết Mác nhận định, sự tích luỹ tư bản nguyên thuỷ nhất thiết phải diễn ra trước khi có sự phát triển kinh tế. Cơ sở thực tiễn của học thuyết này bắt nguồn từ thực tiễn kinh nghiệm phát triển kinh tế của nước Anh, nơi mà buôn bán, bóc lột thuộc địa và một số hình thức khác đã tạo
  • 41. 34 cho nước Anh có được nguồn vốn tích luỹ khổng lồ. Đến cuối thế kỷ XVIII nguồn vốn tích luỹ của nước Anh biến thành tư bản đầu tư vào công nghiệp. Từ thực tiễn đó cho thấy, trước cách mạng công nghiệp nước Anh đã trải qua chủ nghĩa tư bản thương mại hàng thế kỷ. Như vậy, theo C.Mác, con đường và giải pháp cơ bản để tạo dựng vốn đầu tư vào công nghiệp hoá và phát triển kinh tế là phát triển mạnh tự do thương mại nhằm tạo ra từ tích luỹ nội bộ nền kinh tế kết hợp với sự cướp bóc từ các nước thuộc địa. - Quan điểm của V.I.Lênin Tuy không có nghiên cứu hệ thống những phạm trù cơ bản như tư bản, giá trị, giá trị thặng dư… như C.Mác, nhưng trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử xã hội những năm đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản độc quyền đã hoàn toàn thay thế chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, tình hình kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản có nhiều biến đổi, V.I.Lênin đã viết tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” được xuất bản đầu tiên ở Mát-xcơ-va năm 1919. Trong đó, ông đã phân tích toàn bộ đặc điểm kinh tế quy định sự vận động của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền, phản ánh trung thực diễn biến lịch sử kinh tế, xã hội, chính trị thời kỳ này, cũng như rút ra những luận điểm nổi tiếng có ý nghĩa khoa học và cách mạng sâu sắc. Tác phẩm được đánh giá như một sự kế tục xuất sắc bộ “Tư bản” của C.Mác trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền. Trong tác phẩm này, V.I.Lênin đã đề cập đến một hoạt động mới của tư bản, đó là xuất khẩu tư bản. Ông viết “Điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản cũ, trong đó sự cạnh tranh tự do còn hoàn toàn thống trị, là việc xuất khẩu hàng hoá. Điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản mới nhất, trong đó các tổ chức độc quyền thống trị, là việc xuất khẩu tư bản” [43, tr 456]. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài bắt đầu diễn ra vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Nó là một tất yếu kinh tế, nảy sinh khi có hiện tượng tư bản thừa tương đối tại một số nước tư bản phát triển và xuất hiện đòi hỏi về nơi đầu tư mới có nhiều lợi nhuận hơn so với đầu tư trong nước. Xuất khẩu tư bản được thực hiện
  • 42. 35 dưới hai hình thức chủ yếu. Thứ nhất là xuất khẩu tư bản hoạt động hay đầu tư trực tiếp, là hình thức xuất khẩu để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó thành một chi nhánh của công ty mẹ chính quốc. Thứ hai là xuất khẩu tư bản cho vay hay đầu tư gián tiếp, là hình thức xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hình thức cho chính phủ, thành phố hay một ngân hàng ở nước ngoài vay tư bản tiền tệ có thu lãi. Như vậy là, tư bản theo quan niệm của V.I.Lênin không chỉ có thể di chuyển trong lãnh thổ một quốc gia mà còn có thể vượt ra ngoài biên giới lãnh thổ đất nước, với mục đích nhằm chiếm đoạt giá trị thặng dư và những lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu nó. 2.1.2.3. Các quan điểm của kinh tế học hiện đại về vốn - Quan điểm của J.M Keynes Với nhiều tác phẩm, nổi bật là các cuốn: "Tiền tệ và tài chính Ấn Độ", "Thuyết cải cách tiền tệ". Đặc biệt, cuốn "Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ" diễn đạt đầy đủ nhất tư tưởng kinh tế của Keynes. Tư tưởng của lý thuyết Keynes có sự khác biệt so với tư tưởng của kinh tế chính trị tư sản Cổ điển ở chỗ nếu các nhà kinh tế học Cổ điển coi sản xuất quyết định tiêu dùng, thì Keynes lại chú trọng vai trò của tiêu dùng đối với sản xuất. Ông rất đề cao vai trò của tiêu dùng và trao đổi; cho rằng, cùng với sự tăng lên của việc làm thì cũng có sự tăng lên của thu nhập, nhưng cầu tiêu dùng lại giảm xuống tương đối. Đây là nguyên nhân gây ra khủng hoảng và thất nghiệp trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Do vậy, để đẩy mạnh sản xuất, phải nâng cầu tiêu dùng, tìm mọi biện pháp để kích cầu có hiệu quả. Tư tưởng này được coi là chủ thuyết, vì thế học thuyết của Keynes được gọi là học thuyết trọng cầu. Keynes đề cao vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. Theo ông, nhà nước không chỉ đóng vai trò “giữ nhà” cho chủ nghĩa tư bản mà còn phải can thiệp vào kinh tế; cần kích thích cầu bằng cách tăng nhu cầu và tăng đầu tư của nhà nước, phải in thêm tiền đưa vào lưu thông để hạ lãi suất, khuyến khích đầu tư của tư nhân… Về đầu tư, Keynes đua ra mô hình về số nhân đầu
  • 43. 36 tư và quan hệ giữa đầu tư với sản lượng của nền kinh tế. “Số nhân” là một khái niệm trong kinh tế, dùng chỉ sự tương ứng các đại lượng kinh tế, quan hệ kinh tế theo kiểu tương ứng gấp bội. Số nhân đầu tư là chỉ số phản ánh mối quan hệ giữa gia tăng thu nhập với gia tăng đầu tư; nó xác định sự gia tăng đầu tư một đơn vị sẽ làm cho gia tăng thu nhập lên gấp bao nhiêu lần. Từ đó, Keynes cho rằng, mỗi sự gia tăng đầu tư đều dẫn đến gia tăng cầu lao động và tư liệu sản xuất, tức làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá cả hàng hóa, tăng việc làm và tăng thu nhập. Đến lượt nó thu nhập tăng thì tiết kiệm tăng và tăng đầu tư mới. Đây là quá trình tác động dây truyền thúc đẩy nền kinh tế đạt toàn dụng nhân lực. Đồng thời, trong lý thuyết về điều tiết vĩ mô của nhà nước Keynes cho rằng: muốn có cân bằng kinh tế, Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế, nền kinh tế thị trường cần phải phát triển dưới sự điều tiết vĩ mô của nhà nước dựa trên cơ sở luật pháp, và dành quản lý vi mô cho các chủ thể kinh tế. Từ đó, Ông đề nghị: Mở rộng đầu tư của nhà nước. Nhà nước phải phân bổ và tăng thêm các đơn đặt hàng của nhà nước đối với các sản phẩm và dịch vụ cho các tổ hợp công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, sản xuất hàng tiêu dùng… Đây là biện pháp chủ động để tăng cầu tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và sức lao động nhằm tăng khối lượng việc làm. Nhà nước cần sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ để điều tiết nền kinh tế, nhằm kích thích lòng tin, tính lạc quan và tính tích cực của các nhà kinh doanh để họ tăng cường đầu tư. Để làm được việc đó, cần phải tăng thêm khối lượng tiền tệ vào lưu thông làm giảm lãi suất cho vay, khuyến khích các doanh nghiệp, nhà kinh doanh vay vốn để mở rộng đầu tư... - Quan điểm của Paul.A.Sammelson và một số nhà kinh tế học khác Theo sự phát triển của lịch sử, các quan điểm về vốn xuất hiện và ngày càng hoàn thiện, tiêu biểu có các cách hiểu của một số nhà kinh tế học thuộc các trường phái kinh tế khác nhau như: Paul.A.Sammelson, nhà kinh tế học theo trường phái “tân cổ điển” đã kế thừa quan niệm về các yếu tố sản xuất của trường phái cổ điển và phân