SlideShare a Scribd company logo
1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH
NHẬN LÀM THUÊ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0934.573.149
WEBSITE: VIETBAOCAOTHUCTAP.NET
2
Lời cảm ơn
Sau quá trình thực tập, em đã hoàn thành được đề tài thực tập cuối khoá
này. Em xin chân thành cảm ơn sự hươngd dẫn tận tình của thầy giáo PGS _
TS Hoàng Hữu Hoà, sự giúp đỡ và động viên của quí thầy cô và các bạn trong
Đại Học Kinh tế Huế.
Nhân đây, em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban
Giám Đốc, toàn thể cán bộ - công nhân viên trong chi nhánh Ngân hàng chính
sách xã hội tỉnh Nam Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cơ hội cho em
được tiếp xúc với thực tiễn hoạt động của Ngân hàng nhằm nâng cao sự hiểu
biết và tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân.
Do thời gian nghiên cứu tương đối ngắn và kiến thức còn hạn chế, nên
đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của quí thầy cô, các anh chị trong Ngân hàng và các bạn sinh viên để có thể rút
kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện đề tài này.
Em xin chân thanh cảm ơn!
Nam Định, tháng 4 năm 2006
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Lan Anh
Lớp K36 B _ Kinh tế và phát triển
3
PHẦN MỞ ĐẦU
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu sản xuất không đủ tiêu dùng, sau 20 năm
đổi mới Việt Nam đã từng bước vươn lên bước đầu khẳng định uy tín, chinh phục
được khách hàng chiếm lĩnh thị trường lớn ổn định góp phần nâng cao vị thế của
mình trên chính trường quốc tế. Hiện nay cơ chế mở cửa, các thành phần kinh tế
hoạt động một cách bình đẳng theo hiến pháp và pháp luật. Nhiều loại hình doanh
nghiệp ra đời và pháp triển mạnh mẽ. Cùng với nó là sự cạnh tranh gay gắt giữa
các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp luôn
luôn đổi mới công nghệ, trang thiết bị và mở rộng sản xuất do đó cần thiết phải có
một lượng vốn lớn mà các Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho các doanh nghiệp
các thành phần kinh tế một cách có hiệu quả .
Trong nền kinh tế thị trường với hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng
Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước và cấp kinh doanh là các Ngân hàng thương
mại. Cùng với việc triển khai pháp lệnh ngân hàng ở nước ta trong thời gian qua
đã tạo ra những chuyển biến rõ nét cả về tổ chức, hoạt động và trình độ nghiệp vụ
của hệ thống Ngân hàng góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đồng
tiền...Các tổ chức tín dụng hình thành mạng lưới trên hầu khắp các địa bàn cả
nước. Nghiệp vụ Ngân hàng cũng được đổi mới và từng bước hiện đại hoá, tiếp
cận với công nghệ và thông lệ quốc tế. Với hoạt động tín dụng và các dịch vụ đa
dạng Ngân hàng đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của khách hàng, góp phần
đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước .Ngày nay, Ngân hàng đã trở
thành một mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền
kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác Ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn
thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo môi trường đầu tư thuận lợi,
tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển thị trường ngoại hối.
4
Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế đang trong thời kỳ mới chuyển đổi
sang cơ chế thị trường, môi trường kinh tế chưa ổn định, môi trường pháp lý đang
dần được hoàn thiện nên hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đang gặp khó khăn
nhất là về chất lượng tín dụng chưa cao mà biểu hiện là nợ quá hạn, nợ khó đòi
lớn. Việc phân tích một cách chính xác, khoa học các nguyên nhân phát sinh rủi ro
tín dụng, từ đó đề ra các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng là một nhiệm vụ
cơ bản, thường xuyên của ngành Ngân hàng. Vấn đề càng trở nên bức xúc và cần
thiết đối với hệ thống Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội có thị trường tín dụng chủ
yếu là ở khu vực nông thôn .
Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội được thành lập và đi và hoạt động nhằm
khắc phục những khiếm khuyết, những mặt hạn chế do kinh tế thị trường gây ra,
giúp những đối tượng ít có cơ hội vay vốn theo cơ chế thị trường được vay vốn
Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội để sản xuất và giải quyết việc làm giúp cho đời
sống ổn định, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, tạo cho xã hội phát
triển ổn định, bền vững .
Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Nam Định cùng ra đời và phát triển trong
bối cảnh và yêu cầu chung của cả nước.Xuất phát từ đó trong thời gian thực tập
cuối khoá làm chuyên đề tốt nghiệp của mình, em quyết định chọn đề tài tốt
nghiệp: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng Chính Sách
Xã Hội tỉnh Nam Định”
Mục đích của đề tài là:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về tín dụng và
Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
- Phân tích đánh giá thực trạng và chất lượng hoạt động của Ngân hàng
Chính Sách Xã Hội Nam Định trong thời kỳ 2002-2004
- Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại
NHCSXH Nam Định trong thời kỳ 2005-2010
5
Để đạt được mục đích và yêu cầu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp:
- Phép biện chứng duy vật được vận dụng làm cơ sở phương pháp
luận xuyên suốt đề tài.
- Vận dụng phương pháp thống kê kinh tế để thu thập, tổng hợp và
phân tích tài liệu nhằm đáp ứng mục đích nghiên cứu.
- Các phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp chuyên gia kinh
tế được vận dụng để tìm hiểu chuyên sâu các nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp hệ thống và các phương pháp khác được sử dụng để
rút ra các kết luận khoa học và xây dựng các giải pháp nâng cao
chất lượng tín dụng.
Do trình độ lý luận cùng như kinh nghiệm còn hạn chế và thời gian nghiên cứu
có hạn nên đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được
ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, cán bộ công chức của NHCSXH Nam Định
và các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
6
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn vè tín dụng
và Ngân Hàng chính Sách Xã Hội
1.1. Tín dụng và các hình thức tín dụng của Ngân hàng
1.1.1. Tín dụng - Sự cần thiết của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế quốc
dân
Tín dụng được coi là mối quan hệ vay mượn lẫn nhau giữa người cho vay
và người đi vay trong điều kiện có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất
định.Hay nói một cách khác, tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan
hệ kinh tế mà trong đó mỗi cá nhân hay một tổ chức nhường quyền sử dụng một
khối lượng giá trị hoặc hiện vật cho một cá nhân hay một tổ chức khác với những
ràng buộc nhất định về thời gian hoàn trả, lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi.
Trải qua quá trình phát triển đã có nhiều hình thức tín dụng khác nhau. Đầu
tiên là tín dụng nặng lãi xuất hiện ở thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ.
Trong thời kỳ này do lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao động xã hội mở
rộng, xã hội đã có sự phân chia giai cấp kẻ giầu người nghèo. Trong quá trình đầu
tiên chủ yếu là cho vay bằng hiện vật, về sau chủ yếu cho vay bằng tiền. Đây là
hình thức cho vay nặng lãi với lãi suất rất cao, không có giới hạn và là hình thức
tín dụng tiêu dùng, chủ yếu để giải quyết nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản cho thấy tín dụng nặng lãi không
còn phù hợp nữa, nó cản trở sự phát triển của nền kinh tế bởi các nhà tư bản kinh
doanh với mục đích lợi nhuận không thể vay với mức lãi suất cao hơn tỷ suất lợi
7
nhuận. Vì vậy hoạt động của nó ngày càng thu hẹp và tín dụng thương mại xuất
hiện. Đây là hình thức tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau do đó
chủ thể tham gia quá trình vay mượn này cũng là các nhà sản xuất kinh doanh.
Trong quan hệ mua bán chịu, thông thường giá bán chịu hàng hoá cao hơn
giá bán bằng tiền mặt, phần chênh lệch này chính là lãi của hàng hoá đem bán
chịu. Quan hệ mua bán chịu chỉ diễn ra giữa các đơn vị liên quan trực tiếp với
nhau. Vì vậy nó không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của nền sản xuất
hàng hoá và tín dụng ngân hàng ra đời.
Mặt khác, do đặc điểm tuần hoàn vốn trong quá trình tái sản xuất, xã hội
thường xuyên xuất hiện hiên tượng thừa vốn tạm thời ở các tổ chức cá nhân này và
nhu cầu thiếu vốn ở các tổ chức cá nhân khác. Hiện tượng thừa, thiếu vốn phát
sinh do có sự chênh lệch về thời gian. Trong khi đó số lượng các khoản thu nhập
và chi tiêu ở các tổ chức cá nhân khác trong quá trình tái sản xuất đòi hỏi phải
được tiến hành một cách liên tục. Vậy để khắc phục tình trạng này thì chỉ có ngân
hàng- một tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ mới có khả năng giải quyết được
những mâu thuẫn đó.
Vậy tín dụng ngân hàng là gì?
“Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiên tệ mà một bên là ngân
hàng- một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là tất cả các
tổ chức, cá nhân trong xã hội trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay,
vừa là người cho vay”.
Đây là hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế thị trường, nó luôn đáp
ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế một cách linh hoạt, đầy đủ và kịp thời.
Thật vậy, chúng ta xem xét trường hợp sau:
Giả sử: Đã vào đầu mùa hè, nhu cầu về nước giải khát rất lớn và nếu tôi
biết tận dụng cơ hội này thì việc sản xuất ra nước giải khát phục vụ trong hè không
8
những đem lại lợi nhuận cho tôi mà còn đem lại sự phát triển của nền kinh tế.
Song để mua được một dây chuyền sản xuất nước giải khát thì phải cần một lượng
vốn rất lớn mà nếu mình tôi sẽ không đủ vốn. Trong khi đó có một số người khác
có một món tiết kiệm do tích luỹ được trong nhiều năm. Nếu tôi và những người
đó gặp nhau và những người đó cung cấp vốn cho tôi thì kế hoạch của tôi sẽ trở
thành hiện thực.
Nhưng một vấn đề được đặt ra là liệu tôi- người thiếu vốn và những người
thừa vốn đó có gặp nhau không? Và trong nền kinh tế thị trường hàng ngày, hàng
giờ diễn ra không biết bao nhiêu mối quan hệ như vậy? Nó đã hình thành nên: một
bên là những người có tiền tích luỹ, có khả năng cung cấp và bên kia là những
người có nhu cầu vay cho đầu tư phát triển. Như vậy nảy sinh vấn đề là làm thế
nào để họ có thể tìm gặp được nhau và làm thế nào để cùng một lúc thoả mãn
được nhu cầu vốn đa dạng và to lớn trong khi các nguốn tiết kiệm còn đang nằm
phân tán trong xã hội. Không phải bất kỳ ai cũng có khả năng đầu tư hoặc vay
vốn trên thị trường tài chính, ngoài ra khi giao dịch trên thị trường tài chính, đòi
hỏi chi phí về tiền bạc và thời gian rất lớn. Do đó, các ngân hàng với chức năng cơ
bản là trung gian tài chính hoạt động như một chiếc cầu nối liền giữa khả năng
cung ứng và nhu cầu về vốn tiền tệ trong xã hội đã cơ bản giải quyết được những
vấn đề nảy sinh trên. Đồng thời với tư cách là một trung gian tín dụng ngân hàng
đóng vai trò là người môi giới giữa một bên là người có tiền cho vay và một bên là
người có nhu cầu vay vốn. Thông qua cơ chế thị trường bằng những biện pháp
kinh tế năng động và áp dụng các phương pháp kỹ thuật hiện đại tiên tiến, ngân
hàng co khả năng thu hút hầu hết những nguồn vốn tiền tệ tiết kiệm dự trữ trong
xã hội để chuyển giao đúng nơi, đúng lúc phù hợp với nhu cầu vốn trong sản xuất
kinh doanh. Chính nhờ có tín dụng ngân hàng mà những đồng tiền tạm thời nhàn
rỗi đã trở thành tiền hoạt động, biến những đồng tiền phân tán thành nguồn vốn
9
tập trung, phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất
kinh doanh giúp cho nền kinh tế ngày càng phát triển.
1.1.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế với xu hướng tự do hoá, các ngân
hàng phải luôn luôn nghiên cứu và đưa ra các hình thức tín dụng khác nhau để có
thể đáp ứng một các tốt nhất nhu cầu của quá trình tái sản xuất, từ đó đa dạng hoá
danh mục đầu tư để mở rộng tín dụng, thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận và thực
hiện phân tán rủi ro.
Dựa vào các tiêu thức khác nhau mà chúng ta tiến hành phân loại các hình
thức tín dụng ngân hàng :
-Căn cứ vào mục đích sử dụng có các hình thức tín dụng sau:
+ Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây
dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.
+ Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung
vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và
dịch vụ.
+ Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất
như : phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc,lao động...
+ Cho vay tiêu dùng cá nhân: là loại cho vay đáp ứng các tiêu dùng như
mua sắm các vật dụng đắt tiền. Ngày nay ngân hàng còn thực hiện cho vay để
trang trải chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng .
- Căn cứ tài sản thế chấp có các hình thức tín dụng ngân hàng sau:
+ Cho vay tài sản thế chấp: Ngân hàng căn cứ vào tài sản của khách hàng
để đảm bảo cho việc trả nợ của khách hàng .
10
+ Cho vay cầm cố: Là việc ngân hàng cắn cứ vào tài sản khách hàng mang
đến cầm cố tại ngân hàng. Tài sản của khách hàng là do ngân hàng bảo quản, trong
suốt thời gian cầm cố khách hàng không được sử dụng nhượng bán, cho thuê...
+ Cho vay thế chấp: Là việc ngân hàng căn cứ vào tài sản của khách hàng
để bảo đảm khả năng trả nợ của khách hàng. Tài sản không cần mang đến ngân
hàng, khách hàng có quyền sử dụng nhưng không có quyền bán, cho thuê
+ Cho vay không có tài sản thế chấp (Tín chấp): Ngân hàng cho vay trên cơ
sở tin tưởng khách hàng, tài sản thế chấp là uy tín, danh dự của khách hàng. Ngoài
ra còn có hình thức cho vay thông qua việc bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức
đoàn thể chính trị - xã hội cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn.
Ví dụ: Hội nông dân Viẹt Nam , Hội phụ nữ Việt Nam.
-Căn cứ vào hình thái giá trị tín dụng có các hình thức tín dụng ngân hàng sau:
+ Cho vay bằng tiền: Là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được
cung cấp bằng tiền như: Thấu chi, tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp...
+ Cho vay bằng tài sản: Phổ biến là tài trợ thuê mua.
- Căn cứ vào xuất xứ tín dụng có các hình thức tín dụng sau:
+ Cho vay trực tiếp: Ngân hàng trực tiếp cấp vốn cho khách hàng và khách
hàng trực tiếp trả lãi và gốc cho Ngân hàng.
+ Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua
lại các khế ước hoặc các chứng từ nợ đã phát sinh và còn lại trong thời hạn thanh
toán gồm các hình thức.
+ Chiết khấu thương mại:
Mua các khoản nợ của các doanh nghiệp : Là dịch vụ mua các yêu cầu
(giấy đòi nợ) của các công ty sau đó nhận tiền thanh toán về các yêu cầu này. Các
yêu cầu ở đây thường là các giấy đòi nợ ngắn hạn phát sinh do cung cấp hàng hoá.
- Căn cứ vào thời hạn cho vay có các hình thức tín dụng sau:
11
+ Tín dụng ngắn hạn: Là các khoản tín dụng có thời hạn không quá 12
tháng (1 năm) . Được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động phát sinh trong
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của
cá nhân...
+ Tín dụng trung hạn: Là những khoản tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng
đến 60 tháng. Mục đích là vay vốn để sửa chữa, khôi phục, thay thế tài sản cố định
hoặc cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất, đổi mới quy trình công nghệ và xây
dựng mới những công trình thu nhỏ, thời hạn thu hồi vốn nhanh.
+ Tín dụng dài hạn: Là những khoản tín dụng có thời hạn từ 60 tháng trở
lên. Mục đích sử dụng là để sửa chữa, khôi phục, thay thế tài sản cố định, đổi mới
công nghệ và xây dựng mới đối với những công trình mới...thời hạn thu hồi vốn
lâu.
1.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế và với chính
sách xã hội
Cho đến hiện nay, mọi người đều thống nhất ý kiến cho rằng kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần tạo ra động lực lớn, đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế, tăng
thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, đưa lại sự phồn vinh kinh tế cho nước ta
trong những năm qua. Và để đạt được kết quả như vậy thì phải kể đến một nhân tố
góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nước đó chính là tín dụng Ngân
hàng. Khác so với tín dụng trước đây, trong thời kỳ bao cấp tín dụng được coi như
là một công cụ cấp phát thay ngân sách, vì lẽ đó mà xảy ra tình trạng có nơi cần
vốn sản xuất thì không có hoặc không kịp thời để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong
khi đó vẫn có nơi lại có một lượng vốn ứ đọng tương đối lớn trong xã hội. Ngày
nay khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước thì
tín dụng Ngân hàng được sử dụng như một đòn bẩy kinh tế, điều hoà vốn từ nơi
12
thừa vốn đến nơi thiếu vốn một cách hiệu quả, giúp cho nền kinh tế ngày càng
phát triển .
1.2.1. Tín dụng Ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn nhàn rỗi
trong xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Sự ra đời của tín dụng Ngân hàng đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát
triển kinh tế trong những thập kỷ qua. Với chức năng là trung gian tài chính đứng
giữa người gửi tiền và người đi vay Ngân hàng đã biến mọi nguồn ngoại tệ phân
tán trong xã hội thành nguồn vốn tập trung, qua đó điều hoà quan hệ cung cầu về
tiền tệ trong xã hội, thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng.
Là đơn vị kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với mục đích lợi nhuận, các Ngân
hàng luôn luôn tìm mọi cách để tối đa hoá lợi nhuận của mình. Lợi tức thu được
của Ngân hàng được hình thành từ hai hoạt động đó là: Hoạt động tín dụng và các
dịch vụ của Ngân hàng trong đó thu từ hoạt động tín dụng là chủ yếu. Tín dụng ở
đây chúng ta hiểu là hoạt động cho vay của Ngân hàng . Vậy Ngân hàng lấy vốn ở
đâu ra để cho vay? Phải chăng là vốn tự có của Ngân hàng. Ở đây các Ngân hàng
phải huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, cá nhân và các tầng lớp dân cư trong xã
hội sau đó phân phối vốn trở lại một cách hợp lý. Chính nhờ có tín dụng Ngân
hàng mà các chủ kinh tế thừa vốn có cơ hội không những bảo toàn vốn mà còn tạo
thu nhập (thu lãi), còn đối với chủ thể thiếu vốn tín dụng Ngân hàng giúp cho họ
bổ sung vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc đời sống . Trong công
tác huy động vốn một mặt các Ngân hàng phải cố gắng đưa ra những mức lãi suất
hấp dẫn đối với chủ thể thiếu vốn tín dụng Ngân hàng giúp họ bổ sung vốn để đáp
ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc đời sống. Trong công tác huy động vốn một
13
mặt các Ngân hàng phải cố gắng đưa ra những mức lãi suất hấp dẫn đối với khách
hàng mặt khác phải đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
Nguồn vốn nhàn rỗi mà Ngân hàng huy động bao gồm:
+ Vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế: Đó là thu nhập bằng tiền của
xí nghiệp để bù đắp hao phí vật chất trong quá trình sản xuất, thu nhập thuần
tuý sáng tạo từ các xí nghiệp sản xuất...
+ Vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư...
Bằng các hình thức khác nhau Ngân hàng đã động viên, tập trung các
nguồn vốn đó về một mối. Trên cơ sở các nguồn tài chính tạm thời Ngân hàng sẽ
tiến hành khai thác và sử dụng một cách triệt dể nhằm mang lại hiệu quả kinh tế
cao tránh tình trạng vốn chết, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Thông qua công tác tín dụng, Ngân hàng đã đáp ứng được hầu hết các nhu
cầu về vốn của các thành phần kinh tế trong xã hội, giúp cho quá trình sản xuất
được liên tục, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất. Đồng thời việc tập trung và phân
phối vốn tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế quốc dân từ nơi thừa
đến nơi thiếu. Bên cạnh việc đáp ứng vốn kịp thời đầy đủ cho các doanh nghiệp,
các Ngân hàng còn có ý kiến đóng góp cho phương án sản xuất kinh doanh, lựa
chọn đối tác thông qua quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp..
Ngoài ra khi sử dụng vốn vay Ngân hàng các doanh nghiệp bị ràng buộc
bởi trách nhiệm hoàn trả vốn gốc+lãi trong thời gian nhất định khi ký kết hợp
đồng tín dụng Do đó, buộc các doanh nghiệp phải hết sức nỗ lực, tận dụng hết khả
năng của mình để sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn vốn tín dụng bằng cách
động viên vật tư hàng hoá, thúc đẩy quá trình ứng dụng khoa học kỹ thuật để đẩy
nhanh quá trình tái sản xuất xã hội đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và bảo
đảm nghĩa vụ với Ngân hàng. Như vậy, hoạt động tín dụng của Ngân hàng góp
phần đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.
14
1.2.2. Tín dụng Ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở
rộng và tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ
Thực tế cho thấy bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động và sản xuất
kinh doanh cũng phải cần có một lượng vốn nhất định, trong trường hợp muốn mở
rộng sản xuất kinh doanh cần có một lượng vốn lớn hơn. Hiên nay, trong nền kinh
tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp đòi hỏi
các doanh nghiệp luôn luôn phải đổi mới và mở rộng sản xuất. Vậy lấy vốn ở đâu
ra? Và tín dụng Ngân hàng là nguồn vốn cơ bản hình thành nên vốn cố định và
vốn lưu động của doanh nghiệp. Thông qua việc đầu tư tín dụng, tín dụng Ngân
hàng sẽ góp phần hình thành cơ cấu hợp lý cho các doanh nghiệp. Ở nước ta hiện
nay cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, mở
cửa thông thương với nhiều nước trên thế giới do vậy nhu cầu về vốn ngày càng
cao, các thành phần kinh tế đang rất cần vốn để đổi mới công nghệ, mở rộng sản
xuất kinh doanh phù hợp với sự phát triển của xã hội đòi hỏi các Ngân hàng cần
phải nỗ lực hơn nữa để đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng lớn của các doanh
nghiệp. Muốn vậy, các Ngân hàng cần phải làm tốt công tác huy động vốn tạm
thời nhàn rỗi và xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh hợp lý, phù hợp
với xu thế phát triển của các thành phần kinh tế. Có như vậy, các Ngân hàng mới
có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần đẩy
nhanh quá trình tái sản xuất đưa nền kinh tế nước nhà ngày càng phát triển.
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng của mình, các Ngân hàng đã
huy động và tập trung lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội, đồng thời rút ra khỏi lưu
thông một bộ phận tiền tệ không cần thiết góp phần giảm lạm phát. Bởi việc Ngân
hàng Nhà nước phát hành tiền để tạo ra nguồn vốn đầu tư phát triển sẽ làm tăng
khối lượng tiền tệ trong lưu thông, gây mất cân đối trong quan hệ tiền hàng dẫn
đến lạm phát trong nền kinh tế. Mặt khác, dựa vào quy luật của lưu thông tiền tệ
trong quá trình cân đối nguồn vốn tín dụng với nhu cầu vay mà Ngân hàng Nhà
15
nước Trung ương thực hiện pháp lệnh đưa tiền vào lưu thông. Do đó, sự vận động
của vốn tín dụng là dựa trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế để tổ chức điều
hoà lưu thông tiền tệ.
Hơn nữa quá trình hoạt động tín dụng Ngân hàng gắn liền với việc thanh
toán không dùng tiền mặt góp phần giảm bớt lượng tiền mặt lưu thông trôi nổi trên
thị trường mà không có sự quản lý của Nhà nước nhằm mục đích ổn định, lưu
thông tiền tệ. Điều này đồng nghĩa với việc làm giảm lạm phát-một vấn đề mà nền
kinh tế phải đương đầu khi có tốc độ tăng trưởng gia tăng nhanh.
Như vậy, tín dụng Ngân hàng được coi là một công cụ có thể điều hoà vốn
trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
1.2.3. Tín dụng Ngân hàng góp phần tăng cường việc chấp hành chế độ hạch
toán trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Trong quá trình nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng trước khi cho vay Ngân
hàng có nghiệp vụ giúp đỡ các đơn vị vay vốn xây dựng kế hoạch vay vốn dựa
trên cơ sở các kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính. Khi xét duyệt cho vay, Ngân
hàng còn căn cứ vào tình hình chấp hành các nguyên tắc cơ bản của chế độ tín
dụng Ngân hàng, tình hình thực hiện nghĩa vụ hợp đồng kinh tế đối với các đơn vị
bạn cũng như tôn trọng các quy chế thủ tục cho vay. Đặc biệt cần phải có các báo
cáo tài chính kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó nêu rõ các mục đích và khẳng
định tính khả thi và mức sinh lợi của dự án. Như vậy, muốn vay được vốn các
doanh nghiệp cần phải thực hiện các chế độ hạch toán thật tốt. Tất cả những công
tác trên giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, Ngân hàng có khả năng
thu hồi được vốn.
Đặc trưng cơ bản của tín dụng Ngân hàng lá sự vận động trên cơ sở hoàn
trả cả gốc lẫn lãi của các con nợ đối với Ngân hàng. Các đơn vị kinh tế, cá nhân
khi vay vốn Ngân hàng đều phải cam kết thực hiện đầy đủ các điều kiện mà Ngân
16
hàng đưa ra nhằm đảm bảo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, phù hợp với điều
kiện sản xuất kinh doanh của đơn vị và hoàn trả vốn lẫn lãi đúng thời hạn. Trong
trường hợp các đơn vị vay vốn không thực hiện đúng cam kết thì ngân hàng sẽ
dùng các biện pháp chế tài tín dụng. Dovậy các đơn vị sản xuất kinh doanh luôn
luôn tìm mọi biện pháp để tăng hiệu quả sử dụng vốn như: Đẩy nhanh vòng quay
vốn, tăng năng suất, giảm giá thành nhằm tạo ra lợi nhuận, để có thể hoàn trả cả
gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Điều này đã thúc đẩy đơn vị sản xuất kinh doanh tăng
cường khâu hạch toán kế toán một cách chặt chẽ đảm bảo doanh lợi ngày càng
cao, tăng hiệu quả sử dụng vốn tín dụng. Để tránh rủi ro tín dụng Ngân hàng chỉ
thực hiện đầu tư tập trung vào các đơn vị có triển vọng sản xuất kinh doanh.
1.2.4. Tín dung Ngân hàng góp phần giải quyết các vấn đề xã hội
Trong những năm qua, với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà
nước cùng với sự cố gắng của tất cả các thành viên trong xã hội nước ta đã và
đang từng bước đi lên và đạt được những thành tựu đáng kể như: Tốc độ tăng
trưởng tương đối cao, tăng thu nhập, đời sống nhân dân được cải thiện... Nhưng
cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước đã nảy sinh các vấn đề xã hội lớn:
Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị
ngày càng doãng rộng, tham nhũng có dấu hiệu gia tăng cả về quy mô và số vụ,
thất nghiệp ở tỷ lệ cao...Nhận thức sâu sắc thực trạng này, các nghị quyết của
Đảng luôn luôn nhấn mạnh yêu cầu phải kết hợp tăng trưởng với công bằng, giải
quyết các yêu cầu về công bằng và tiến bộ xã hội ngay trong từng bước tăng
trưởng và tín dụng Ngân hàng được sử dụng như một công cụ để khắc phục tình
trạng này.
Thông qua cơ chế tín dụng ưu tiên và ưu đãi chúng ta đang dần khắc phục
được các vấn đề xã hội. Tín dụng ưu tiên là hình thức tập trung nguồn vốn cho
một vùng, giới, ngành trong một thời gian nhất định nhằm đạt tới mục tiêu nào đó.
17
Tín dụng ưu đãi là cho vay các đối tượng cần ưu đãi với lãi suất thấp hơn lãi suất
thị trường gọi là lãi suất ưu đãi.
Bằng cách các Ngân hàng cung cấp nguồn vốn với lãi suất ưu đãi cho người
nghèo, người gặp khó khăn để họ có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh, áp dụng kỹ thuật, mở rộng thị trường từ đó tăng thu nhập. Với mức lãi suất
ưu đãi, tín dụng Ngân hàng có vai trò to lớn trong việc giúp người nghèo tự vươn
lên, tự giải quyết được tình trạng nghèo đói của mình. Đồng thời, chúng ta khẳng
định rằng giúp người nghèo bằng tín dụng là giải quyết vấn đế công bằng theo
quan điểm hiện đại, coi trọng sự nỗ lực và tham gia của bản thân người nghèo. Đó
là sự giúp đỡ tích cực "Cho cần câu chứ không cho xâu cá”. Song để đạt được mục
đích trên các Ngân hàng cần phải có một cơ chế giám sát chặt chẽ bởi thực tế cho
thấy do lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường cán bộ tín dụng có cơ hội lạm
dụng quyền hạn để cho vay với những đòi hỏi ngoài lãi suất làm cho người nghèo
khó lòng đáp ứng.
Ngoài ra , các cán bộ tín dụng Ngân hàng cần phải quan tâm đến vấn đề
làm sao để vốn được sử dụng đúng mục đích là phát triển sản xuất, cải tiến kỹ
thuật để tăng thu nhập, tránh rủi ro cho Ngân hàng không thu hồi được vốn...
Trong điều kiện hiện nay chúng ta hy vọng rằng tín dụng Ngân hàng sẽ
phát huy tốt vai trò to lớn của mình trong việc cung cấp nguồn lực để giải quyết
các vấn đề xã hội theo hướng chủ động, tích cực, phù hợp với kinh tế thị trường.
1.3. Chất lượng tín dụng Ngân hàng
1.3.1. Sự cần thiết phai nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
được thì phải thắng trong cạnh tranh. Khi nền sản xuất hàng hoá ngày càng phát
triển thì cạnh tranh ngày càng gay gắt. Cạnh tranh diễn ra trên 3 phương diện: Số
18
lượng, chất lượng, giá cả trong đó chất lượng đóng vai trò quan trọng hàng đầu,
tạo điều kiện nâng cao tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường.
Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và
có tác động rất lớn tới toàn bộ nền kinh tế bởi thực tế cho thấy nguyên nhân của
hầu hết các các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra đều bắt đầu từ ngân hàng. Do
đó vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng là rất cần thiết.
Vậy ta hiểu chất lượng tín dụng Ngân hàng là như thế nào?
“ Chất lượng tín dụng Ngân hàng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu
của khách hàng (người gửi tiền và người vay tiền) trong quan hệ tín dụng, đảm
bảo an toàn hay hạn chế rủi ro về vốn, tăng lợi nhuận cho Ngân hàng phù hợp và
phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội”.
Việt Nam trong điều kiện hiện nay với sự bung ra của cơ chế mới ngoài các
Ngân hàng quốc doanh đã xuất hiện hàng loạt các loại hình Ngân hàng khác nhau
như: Các Ngân hàng liên doanh, các Ngân hàng cổ phần, các chi nhánh Ngân
hàng nước ngoài. Chính sự xuất hiện nàt, đã làm cho mức độ canh tranh trên thị
trường Ngân hàng ngày càng tăng. Điều này đòi hỏi các Ngân hàng phải luôn luôn
tìm ra giải pháp nhằm thắng lợi trong cạnh tranh, nâng cao uy tín vị thế của mình
trên thị trường. Một trong những biện pháp đó chính là phải nâng cao chất lượng
tín dụng. Chất lượng tín dụng được thể hiện cụ thể qua các chỉ tiêu có thể tính toán
được như: kết quả kinh doanh, dư nợ, nợ quá hạn..., đồng thời nó cũng được thể
hiện qua khả năng thu hút khách hàng và mức độ tác động tới nền kinh tế. Để có
được chất lượng tín dụng thì hoạt động tín dụng phải có hiệu quả và quan hệ tín
dụng phải được thiết lập trên cơ sở tin cậy và uy tín. Hiểu đúng bản chất của tín
dụng hiện tại cũng như xác định chính xác các nguyên nhân của những tồn tại về
chất lượng sẽ giúp cho ngân hàng tìm được những biện pháp thích hợp để có thể
đứng vững trong nền kinh tế thị trường.
19
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín
dụng Ngân hàng cũng không ngừng phát triển nhằm cung cấp thêm các phương
tiện để đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng tăng của xã hội đòi hỏi chất lượng tín
dụng cần phải được quan tâm hơn. Hơn nữa, việc đảm bảo chất lượng tín dụng là
điều kiện để Ngân hàng làm tốt vai trò trung tâm thanh toán của mình. Chất lượng
đảm bảo sẽ tăng vòng quay của vốn tín dụng để có thể tạo ra số lần giao dịch lớn
hơn, làm giảm lượng tiền trong lưu thông, mở rộng phạm vi thanh toán không
dùng tiền mặt từ đó giảm chi phí lưu thông trong xã hội. Như vậy, nghiệp vụ tín
dụng của Ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với số lượng tiền mặt trong lưu thông –
nguyên nhân tiềm ẩn của lạm phát. Làm tốt công tác tín dụng sẽ giảm bớt lượng
tiền trong lưu thông, góp phần kiềm chế lạm phát, điều hoà và ổn định lưu thông
tiền tệ.
Mặt khác, chúng ta thấy rằng với một chính sách tín dụng đún đắn và được
thực hiện có chất lượng không những hỗ trợ cho các ngành kém phát triển, thúc
đẩy các ngành mũi nhọn mà còn góp phần vào việc tăng hiệu quả sản xuất kinh tế
xã hội đảm bảo sự cân đối giữa các vùng, giải quyết các vấn đề mang tính xã hội...
tạo điều kiện đưa đất nước ta tiến nhanh trên con dường công nghiệp hoá, hiện đại
hoá.
Thông qua khâu phân tích khả năng phát triển của đối tượng định đầu tư để
đánh giá chất lượng khoản tín dụng từ đó đưa ra những quyết định đầu tư đúng
đắn sẽ khai thác tốt tiềm năng về tài nguyên, lao động... tăng cường năng lực sản
xuất, cung ứng ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động. Việc thực hiện đúng nguyên tắc tín dụng sẽ góp phần
cho vay đúng đối tượng, hạn chế và xoá bỏ nạn cho vay nặng lãi ở các vùng nông
thôn xa xôi hẻo lánh.
Một lý do quan trọng mà ta phải đề cập đến là việc nâng cao chất lượng tín
dụng có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Bởi chất
20
lượng tín dụng có tốt mới tăng khả năng cung cấp dịch vụ do tạo thêm được nguồn
vốn từ việc quay vòng vốn tín dụng, thu hút được nhiều khách hàng bởi các hình
thức sản phẩm dịch vụ đa dạng. Chất lượng tín dụng Ngân hàng tốt sẽ làm tăng
khả năng sinh lời do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản
lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn đã cho vay. Từ đó, tạo ra thế
mạnh và nâng cao uy tín cho ngành Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ
của mình. Chính nhờ đó mà tạo ra điều kiện cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của
Ngân hàng.Vì vậy, các Ngân hàng luôn luôn phải quan tâm tới việc nâng cao chất
lượng tín dụng.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng
1.3.2.1. Tổng vốn huy động
Tổng vốn huy động cho biết tổng nguồn tiền mà Ngân hàng huy động được
trong nền kinh tế. Chỉ tiêu này cho thấy Ngân hàng có hoạt động uy tín, có được
người gửi tin tưởng không, mức giá mà Ngân hàng đưa ra có phù hợp không, có
khuyến khích được nhân dân gửi tiền vào không? Đồng thời, cho thấy Ngân hàng
đã tham gia vào các hình thức huy động vốn và các dịch vụ Ngân hàng như thế
nào?
1.3.2.2. Tỷ trọng từng loại tiền gửi trên tổng nguồn vốn huy động
Thông thường nguồn vốn huy động của Ngân hàng bao gồm các loại tiền
gửi như: Tiền gửi của các doanh nghiệp (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có thể
phát hành séc...), tiền gửi tiết kiệm (không kỳ hạn, có kỳ hạn). Mỗi loại tiền gửi
khác nhau có các mức lãi suất khác nhau. Chỉ tiêu này, xác định kết cấu của
nguồn vốn huy động, để phát hiện ra mặt mạnh, mặt yếu của Ngân hàng trong kinh
doanh từ đó để đưa ra các biện pháp để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng một
cách phù hợp. Trong trường hợp Ngân hàng có tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn cao
21
hơn Ngân hàng đó sẽ có nhiều lợi nhuận bởi lãi suất của loại hình tiền gửi này
tương đối thấp. Ngược lại nếu tỷ lệ tiền gửi với lãi suất cao chiếm tỷ trọng lớn thì
Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn. Song đây
mới chỉ xét về một khía cạnh là lãi suất, còn việc đem lại lợi nhuận cao hay thấp
và độ rủi ro ra sao thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
1.3.2.3. Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này cho biết Ngân hàng cho vay được nhiều hay ít, mối quan hệ
giữa Ngân hàng với khách hàng như thế nào? Chỉ tiêu này cho thấy Ngân hàng
đã tạo được uy tín với khách hàng, cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng phong phú
thu hút được khách hàng.
1.3.2.4. Hiệu suất sử dụng vốn vay
Tổng dư nợ
Hiệu suất sử dụng vốn vay =
Tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này giúp cho các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân
hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn
huy động. Vậy tỷ lệ này lớn là tốt hay nhỏ là tốt? Chúng ta chưa thể khẳng định
được bởi: Nếu tiền gửi ít hơn tiền cho vay thì Ngân hàng phải tìm kiếm nguồn vốn
có chi phí cao hơn, còn nếu tiền gửi nhiều hơn tiền cho vay thì Ngân hàng rơi vào
tình trạng thừa vốn.
1.3.2.5. Tỷ lệ quá hạn trên tổng dư nợ
22
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này thể hiện chất lượng của những khoản vay. Khi tỉ lệ này vượt
quá một giới hạn cho phép thì nó thể hiện sự yếu kém của hoạt động tín dụng
(Mức giới hạn của mỗi nước là khác nhau, ở Việt Nam hiện nay chấp nhận tỷ lệ
này là 5%)
Theo thời gian, tỷ lệ này có thể phân làm 2 trường hợp:
Nợ quá hạn bình thường + Nợ quá hạn có vấn
đề
Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 12 tháng =
Tổng dư nợ
Nợ quá hạn khó thu hồi
Tỷ lệ nợ quá hạn trên 12 tháng =
Tổng dư nợ
Qua việc phân loại nợ quá hạn, ta có thể biết rõ các khoản nợ đang gặp khó
khăn hay những khoản nợ không thể thu hồi được từ đó đưa ra các biện pháp hợp
lý rủi ro tới mức thấp nhất.
1.3.2.6. Tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Tỷ suất lợi nhuận =
Tổng dư nợ tín dụng
23
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng. Lợi nhuận ở đây phản
ánh chênh lệch giữa chi phí đầu vào (lãi suất huy động) và thu lãi đầu ra.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng
Hiện nay vấn đề chất lượng tín dụng đang được các Ngân hàng rất quan
tâm và đang tìm mọi cách để có thể nâng cao chất lượng tín dụng một cách tốt
nhất. Để quản lý và đưa ra những biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng một
cách có hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải có sự hiểu biết sâu sắc các nhận tố tác động
đến nó. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng chúng
ta có thể phân thành các nhóm nhân tố như
1.3.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế và pháp lý
Ở đây chúng ta xét đến cả môi trường kinh tế trong nước và quốc tế:
Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng Ngân hàng
phát triển, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được tiến
hành một cách bình thường, không bị ảnh hưởng bởi lạm phát, khủng hoảng tài
chính dẫn đến khả năng cho vay và khả năng cho vay và khả năng trả nợ vay
không có biến động lớn. Tuy nhiên để xã hội phát triển đi lên đòi đỏi nền kinh tế
phải có sự tăng trưởng mà tăng trưởng thì dẫn đến lạm phát. Nếu chúng ta không
quản lý tốt để lạm phát ở con số cao thì Ngân hàng sẽ là người chịu thiệt thòi nhất
do đồng tiền bị mất giá và như vậy chất lượng tín dụng sẽ bị giảm sút nghiêm
trọng. Ngoài ra do chính sách vĩ mô của Nhà nước ưu tiên hay hạn chế phát triển
một số ngành nghề kinh tế đảm bảo cho sự ổn định phát triển chung cho nền kinh
tế cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng Ngân hàng .
Hiện nay với chủ trương chuyển từ đối đầu sang đối thoại nước ta đã có
quan hệ với nhiều nước trên thế giới và đem lại nhiều thuận lợi. Song việc đầu tư
nước ngoài vào trong nước một cách ồ ạt sẽ làm mất cân bằng cung cầu tiền tệ gây
24
ra lạm phát làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng một cách sâu sắc. Do vậy với
hệ thống Ngân hàng nước ta hiện nay chưa thực sự phát triển, chúng ta cần phải cố
gắng hơn nữa trong vấn đề kiểm soát luồng tiền từ nước ngoài vào trong nước bởi
luồng tiền từ nước ngoài vào trong nước bởi luồng tiền này sẽ làm tăng khôí lượng
tiền trong lưu thông gây ra lạm phát ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng.
Chu kỳ phát triển kinh tế cũng có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Trong
thời kỳ sản xuất kinh doanh đình chệ, nhu cầu vốn tín dụng giảm gây nên tình
trạng ứ đọng vốn và các khoản tín dụng đã được thực hiện cũng khó hoàn trả.
Ngược lại trong thời kỳ hưng thịnh của nền kinh tế, các doanh nghiệp đua nhau
mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến nhu cầu vay vốn ngày càng lớn. Trong một
vài trường hợp do sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế đã gây ra những bất lợi
cho doanh nghiệp làm cho khả năng trả những khoản nợ sẽ gặp nhiều khó khăn.
Một yếu tố mà chúng ta cần phải đề cập đến ở đây đó chính là lãi sất tín
dụng cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng. Với phương châm “đi
vay để cho vay” các Ngân hàng luôn phải cố gắng để có thể đưa ra một mức lãi
suất hợp lý sao cho vừa thu hút được vốn nhàn rỗi vừa thu đem lại lợi nhuận. Bởi
nếu lãi suất huy động tiền nhàn rỗi quá thấp sẽ không khuyến khích được các tổ
chức, cá nhân gửi tiền vào Ngân hàng dẫn đến Ngân hàng không đủ vốn để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng. Ngược lại nếu lãi suất huy động đậưt ra cao sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới lợi ích của Ngân hàng, Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong vấn
đề cho vay. Và đối với lãi suất cho vay cũng vậy. Trường hợp đưa ra mức lãi suất
cao sẽ đẫn đến tình trạng không cho vay được, ứ đọng vốn hoặc có cho vay được
cũng khó thu hồi bởi khách hàng của Ngân hàng không phải tất cả đều làm ăn có
hiệu quả mà có những khách hàng làm ăn không có lãi hoặc lãi thấp sẽ khó có thể
trả được những khoản nợ lớn của Ngân hàng gây rủi ro cho hoạt động của Ngân
hàng.
25
Hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng cũng như hoạt động của nền kinh
tế nói chung muốn hoạt động có hiệu quả thì cần phải có một hệ thống pháp luật
đồng bộ, thống nhất, đầy đủ đi kèm hỗ trợ. Pháp luật đã trở thành một bộ phận
không thể thiếu trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, không có
pháp luật hoặc một hệ thống pháp luật không đầy đủ, không phù hợp với những
yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động trong nền kinh tế sẽ trở nên
hỗn độn, không thể tiến hành trôi chảy. Pháp luật đã tạo lập hành lang pháp lý
giúp cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận tiện và đạt kết quả
cao. Chỉ trong trường hợp các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng, chấp hành luật
pháp một cách nghiêm minh thì quan hệ tín dụng mới đạt kết quả mong muốn đem
lại chất lượng cho hoạt động tín dụng Ngân hàng .
Trong điều kiện nước ta, hệ thống văn bản chưa được hoàn thiện dã gây
khó khăn cho hoạt động của mình như: Hiện nay văn bản quy định về biện pháp
đảm bảo tiền vay đối với các tổ chức Đảng chưa được ban hành trong khi đó, các
tổ chức này đang có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng nông nghiệp. Vì vậy, Ngân
hàng Nhà nước và các ban nghành có liên quan sớm ban hành thêm các văn bản
cần thiết tạo điều kiện thuậnlợi cho các Ngân hàng trong hoạt động của mình góp
phần nâng cao chất lượng tín dụng.
1.3.3.2. Nhóm nhân tố về phía Ngân hàng và khách hàng
Đây là những nhân tố thuộc về bản thân nội tại của Ngân hàng có liên quan
ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng bao gồm
 Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng có một ý nghĩa to lớn quyết định đến sự thành công
hay thất bại của cả hệ thông Ngân hàng. Do vây khi xây dựng chính sách tín dụng
cần phải đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền lợi của người gửi tiền, của Ngân
hàng và của ngưới sử dụng vố vay. Đồng thới chính sách tín dụng phải phù hợp
26
với đường lối chính sách tín dụng của Đảng, Nhà nước và cần được dựa trên
những cơ sở thực tiễn và khoa học nhất định.
Đối với các Ngân hàng, một chính sách tín dụng đúng đắn phải đảm bảo
khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp
luật và đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo công bằng xã hội .
 Công tác tổ chức của Ngân hàng
Tổ chức của Ngân hàng cần phải được cụ thể hoá và sắp xếp một cách có
khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tín dụng đã được
quy định cả về huy động vốn cũng như cho vay, quản lý được cơ cấu tài sản nợ, tài
sản có của Ngân hàng. Đây là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành
mạnh. Do hoạt động tín dụng là loại hình kinh doanh tiên tệ có rủi ro rất lớn nên
cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, bộ phận trong từng
Ngân hàng, trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng, giữa Ngân hàng với các cơ quan
khác như tài chinh, pháp lý,... Việc thiết lập các mối quan hệ tạo điều kiện cho
việc quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời
các vấn đề có liên quan đến tín dụng khi cầc thiết.
 Chất lượng nhân sự
Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng
nói riêng và trong hoạt động của Ngân hàng nói chung. Hiện nay khi hoạt động
nghiệp vụ của Ngân hàng ngày càng phát triển thì đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày
càng cao để có thể sử dụng các phương tiện làm việc hiện đại, phù hợp với sự phát
triển nghiệp vụ không ngừng. Do vậy, việc tuyển chọn nhân sự cần phải được tiến
hành kỹ lưỡng, cán bộ tín dụng phải là người có trách nhiêm cao, có đạo đức nghề
nghiệp tốt, phải có chuyên môn giỏi thì mới có thể ngăn ngừa những sai phạm khi
thực hiện chu kỳ khép kín của một khoản tín dụng, đồng thời tăng khả năng cạnh
tranh của Ngân hàng mình trên thị trường và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu đa
dạng của một xã hội ngày càng phát triển .
27
- Quy trình tín dụng
Đây là những giai đoạn, công việc cần phải thực hiện theo một thủ tục nhất
định trong việc cho vay, thu nợ bắt đầu từ việc xét đơn xin vay của khách hàng
cho đến khi thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Chất lượng tín dụng phụ
thuộc vào việc lập ra một quy trình tín dụng cũng như sự phối hợp nhịp nhàng
giữa các giai đoạn như thế nào?
Quy trình tín dụng gồm 3 giai đoạn chính
+ Xét đề nghị vay của khách hàng và thực hiện cho vay: Đây là giai đoạn rất
quan trọng trong quy trình tín dụng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng của
khoản tín dụng sẽ được thực hiện và là cơ sở định lượng rủi ro trong khi vay.
Trong giai đoạn này chất lượng tín dụng phụ thuộc nhiều vào công tác thẩm định
về điều kiện, thủ tục cho vay của Ngân hàng.
+ Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro: Việc thiết lập
hệ thống kiểm tra hữu hiệu áp dụng có hiệu quả các hình thức, biện pháp sẽ giúp
cho Ngân hàng kịp thời nắm bắt những thông tin về các khoản tín dụng đã cung
cấp để có thể đưa ra kịp thời những quyết định can thiệp khi cần thiết, sớm ngăn
ngừa những rủi ro có thể xảy ra góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
+ Thu nợ và thanh lý: Đây là giai đoạn mang tính chất quyết định đến sự tồn tại
của Ngân hàng bởi nếu không thu được nợ đến hạn, Ngân hàng sẽ mất vốn kinh
doanh, chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng xấu nghiêm trọng, khủng hoảng có thể
xảy ra mà điều tồi tệ hơn cả là khi hệ thống Ngân hàng lâm vào tình trạng đó sẽ
dẫn đến tình trạng khủng hoảng toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy, mà Ngân hàng
cần phải tích cực trong công tác thu nợ. Sự linh hoạt của Ngân hàng trong việc
phát hiện kịp thời sẽ giúp Ngân hàng giảm thiểu được những rủi ro, hạn chế những
khoản nợ quá hạn, bảo toàn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng.
-Thông tin tín dụng
28
Thông tin tín dụng có tác động trực tiếp đến quyết định cho vay, giúp cho
các cán bộ tín dụng có câu trả lời đúng: Cho vay hay không cho vay? Xét trên tầm
vĩ mô thông tin tín dụng là cơ sở đánh giá chất lượng tín dụng và đưa ra các dự
báo phát triển kinh tế Thông tin tín dụng có thể thu được nhiều nguồn: Hồ sơ vay
vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, thông tin về tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh... thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp thời thì khả năng ngăn ngừa rủi
ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng cao.
- Kiểm soát nội bộ
Thông qua công tác này các nhà lãnh đạo Ngân hàng sẽ nắm được tình
hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, những khó khăn, thuận lợi trong việc
chấp hành các quy định pháp luật, nội quy, chính sách kinh doanh, thủ tục tín
dụng. Từ đó giúp các nhà lãnh đạo Ngân hàng đưa ra những chủ trương chính sách
phù hợp nhằm giải quyết những khó khăn và phát huy những nhân tố thuận lợi
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp
hành các quy định, thể lệ...và mức độ kịp thời phát hiện sai sót cũng như nguyên
nhân dẫn đến sai xót trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng.
 Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng
Trang thiết bị góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng
của Ngân hàng. Nó là công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức quản lý Ngân hàng,
kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và thực hiện nghiệp vụ giao dịch với khách
hàng. Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay, các
trang thiết bị tin học đã giúp cho Ngân hàng cập nhật được thông tin nhanh chóng
kịp thời, chính xác. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định tín dụng đứmg đắn, không bỏ
lỡ thời cơ kinh doanh, giúp cho quá trình quản lý tiền vay và thanh toán cho thuận
tiện, nhanh chóng và chính xác.
Để đảm bảo khoản tín dụng được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, mang lại
lợi ích cho Ngân hàng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội thì
29
khách hàng có vai trò hết sức quan trọng. Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt,
có tình hình tài chính vững vàng, có thu nhập sẽ sẵn sàng trả đầy đủ các khoản vay
vốn của Ngân hàng khi đên hạn qua đó đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng
tín dụng.
Những nhân tố này bao gồm:
Trình độ quản lý điều hành của cán bộ doanh nghiệp có đáp ứng được cho
nền kinh tế thị trường hay không, năng lực về vốn và tài sản của doanh nghiệp có
đủ cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hay không, chất lượng hoạt
động sản xuất kinh doanh tốt hay xấu, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hay thấp,
tương lai phát triển của doanh nghiệp như thế nào? Ý thức trách nhiệm của doanh
nghiệp trong công tác trả nợ ngân hàng.
Những yếu tố trên đặt ra cho Sở giao dịch cần phải chọn khách hàng để
đầu tư, thẩm định kĩ lưỡng và cần phải giám sát một cách chặt chẽ quá trình trước,
trong, sau khi cho vay, có như vậy mới đảm bảo chất lượng tín dụng.
1.4: Tình hình hệ thống Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội ở nước ta
Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội thành lập ngày 4/10/2002 do thủ tướng
chính Phủ ban hành quyết định số 131/2002QD-TTg.
NHCSXH là một tổ chức tín dụng của Nhà nước hoạt động vì mục tiêu xoá
đói giảm nghèo không vì mục đích lợi nhuận. NHCSXH được nhà nước cấp giao
vốn và bảo đảm khả năng thanh toán. Huy động vốn có trả lãi hoặc tự nguyện
không lấy lãi, vốn đóng góp không hoàn trả vốn uỷ thác của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước để uỷ thác hoặc trực tiếp cho vay ưu đãi.
NHCSXH được thành lập theo hệ thống từ trung ương đến cấp huyện. Địa
bàn thành phố, thị xã nơi chi nhánh NHCSXH tỉnh đóng trụ sở trước mắt do văieät
nam phòng Hội Sở Chính NHCSXH tỉnh trực tiếp triển khai thực hiện, nhằm tập
trung đầu mối huy động vốn, cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
trên địa bàn thành phố.
30
NHCSXH được kế thừa và phát huy kết quả 7 năm hoạt động của Ngân
Hàng Phục Vụ Người Nghèo. Hiện nay, ở nước ta có 64 chi nhánh NHCSXH đặt
tại các tỉnh và thành phố trên cả nước. NHCSXH hoạt động trên cơ sở các điều
kiện kinh tế và qui định của luật pháp, thông qua đó chúng tác động dến nền kinh
tế và đời sống kinh tế xã hội. NHCSXH ra đời được Nhà nước bảo đảm khả năng
thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, miễn
thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước nhưng nó vẫn mang tính kinh
doanh.
Từ khi thành lập đến nay, NHCSXH đã tạo vốn cho người nghèo, các đối
tượng chính sách có vốn làm ăn, phát triển kinh tế, ổn định đời sống xã hội. Tuy
nhiên, do mới thành lập cơ sở hạ tầng thiết bị còn yếu kém nhất lấcc tỉnh và các
huyện văieät nam phòng còn phải đi thuê mượn, diện tích chật hẹp, phương tiện
vận chuyển tiền còn thiếu, trang thiết bị còn thô sơ... Trình độ quản lý của các cán
bộ nhân viên ngân hàng vẫn còn thiếu kinh nghiệm cần có nhiều đợt tập huấn cho
các cán bộ để nâng cao trình độ. Chất lượng, hiệu quả đầu tư tín dụng còn thấp, tỷ
lệ quá hạn đang ở mức cao.
Chính lợi ích NHCSXH mang lại lợi ích cho toàn xã hội, các cấp chính
quyền coi NHCSXH là công cụ thực hiện xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm
cần sự quan tâm và giúp đỡ hơn nữa của các nhà đầu tư, của Chính phủ. Để giúp
đỡ người nghèo, các đối tượng chính sách có việc làm, có thu nhập ổn định là góp
phần cho an ninh ổn định làm tiền đề cho xã hội phát triển.
31
Chương 2: Phân tích đánh giá thực trạng và chất lượng
tín dụng của sở giao dịch-Ngân hàng chính sách xã hội
Nam Định
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
NAM ĐỊNH
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính Sách Xã hội
Nam Định
Ngân hàng chính sách xã hội Nam Định là một chi nhánh thuộc hệ thống
Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam. Đặt tại trụ sở chính tại 263 Trần Hưng
Đạo-Thành phố Nam Định, phạm vi hoạt động chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nam
Định.
Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính Phủ Ngân hàng Chính
Sách Xã Hội Nam Định đã ra đời góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh
tế, kìm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Với
quy mô hoạt động chi nhánh Ngân hàng tỉnh huyện, Ngân hàng Chính sách xã hội
Nam Định có vị trí là Ngân hàng quản lý.
Ngân hàng Chính Sách Xã hội Nam Định là một trong 64 chi nhánh của
Ngân hàng Chính Sách Xã Hội, đóng vai trò tạo nguồn vốn, cung cấp các hình
thức dịch vụ Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu tín dụng đối với người nghèo và các đối
tượng chính sách khác, góp phần thực hiện mục tiêu chương trình, giải pháp Chính
phủ đề ra, định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng Chính Sách Xã hội và
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Ngân hàng chính sách xã hội Nam Định có tên giao dich quốc tế:
Viet Nam Bank For Social Policies- Nam Định Branch
Trụ sở: Số 263- Trần Hưng Đạo- Nam Định
32
Ngày 14 tháng 01 năm 2003 số 25/QĐ-HĐQT Ngân Hàng Chính Sách Xã
hội Nam Định được thành lập, đóng vai trò quản lý đối với các Ngân hàng cấp
huyện, xã. Dựa trên các văn bản của thành uỷ và cơ quan cấp trên, đồng thời đóng
vai trò là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng .
Là một Ngân hàng hoạt động trên địa bàn phường Trần Hưng Đạo, thuộc
khu vực trung tâm thành phố với nhiều hoạt động buôn bán nhộn nhịp và có nhiều
doanh nghiệp đặt tại trụ sở nên cũng có nhiều tác động đến hoạt động kinh doanh
của chi nhánh. Một mặt chi nhánh có điều kiện tiếp xúc và thu hút số lượng lớn
khách hàng, tạo tiền đề cho việc đa dạng hoá và mở rộng các loại hình dịch vụ.
Tuy nhiên, cùng với sự lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng Chính Sách Xã
hội Nam Định đã trở thành một trong những Ngân hàng có uy tín, quan hệ với các
đối tác ngày càng được mở rộng. Chi nhánh đang cố gắng vươn lên khắc phục
những khó khăn trước mắt, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh,
góp phần đáng kể vào sự phát triển của toàn hệ thống.
2.1.2. Đặc điểm của Sở Giao Dịch Nam Định
- Hoạt động của Ngân hàng Chính Sách Xã hội Nam Định không vì mục
đích lợi nhuận được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc
0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp
ngân sách Nhà nước nhưng nó vẫn mang tính chất kinh doanh.
- Đối tượng cho vay chủ yếu là những hộ nghèo, những gia đình thuộc diện
chính sách và các đối tượng khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ.
- Có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi toàn tỉnh, là
một pháp nhân, có vốn điều lệ, tài sản, con dấu và hệ thống giao dịch từ tỉnh
xuống các xã.
33
- Chế độ tài chính, chế độ tiền lương và phụ cấp của cán bộ, viên chức và
việc trích lập, sử dụng các quỹ của Ngân hàng do Thủ tướng Chính phủ ra quyết
định .
- Người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay với mức lãi suất
ưu đãi để phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghè, ổn định xã hội.
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng của Sở giao dịch – Ngân hàng Chính
Sách xã hội Nam Định trong những năm gần đây
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định thành lập và đi vào
hoạt động được kế thừa kết quả 7 năm hoạt động của Ngân hàng Phục Vụ người
nghèo. Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo
hướng tích cực, tỷ trọng sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng, tỷ trọng
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp giảm. Tiểu thủ công nghiệp và hành nghề trong
nông thôn phát triển mạnh, nhiều nghề truyền thống được khôi phục. Tuy nhiên ,
cơ cấu lao động sản xuất nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao (78,2%). Trong khi
đó , thời gian sử dụng cho lao động mùa vụ chiếm 40%, còn 60% thời gian sau
mùa vụ thiếu việc làm . Thu nhập quốc dân của tỉnh so với những năm trước đây
có mức tăng trưởng khá, năm sau tăng cao hơn năm trước, đạt mức bình quân
7,6% năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 5,3 triệu đồng/ năm.
Từ khi đổi mới và phát triển theo cơ chế thị trường, bên cạnh những thành
tựu về phát triển kinh tế đạt được: thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ trọng sản
xuất công nghiệp tăng nhanh một số khu công nhiệp mới được mở thêm, nhiều
doanh nghiệp mới được thành lập thu hút thêm lao động, những người có sức lao
động đời sống ổn định Bên cạnh đó, những người không còn đất sản xuất, không
có nghề, không có vốn, không có việc làm đời sống càng trở nên khó khăn hơn.
Trong nông thôn ngành nghề phát triển, những người có vốn, có người trở nên
34
giầu có biết tính toán làm ăn, đời sống nâng lên, có người trở nên giàu có. Những
hộ không có sức lao động hoàn cảnh neo đơn, không có vốn sản xuất, đông con
cuộc sống càng trở nên khó khăn vì thu nhập thấp nhưng chi phí giành cho sinh
hoạt, học tập, khám chữa bệnh ngày một tăng từ đó dẫn đến sự phân hoá giàu
nghèo trong xã hội tăng thêm.
Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập và đi vào hoạt động đáp ứng
đúng yêu cầu xã hội cần, người nghèo và những người thuộc diện chính sách khác
cần có kênh thông tin tín dụng riêng để dễ tiếp cận. Giúp đỡ người nghèo, đối
tượng chính sách có việc làm, có thu nhập ổn định là góp phần làm cho an ninh ổn
định làm tiền đề cho xã hội phát triển. Lợi ích Ngân hàng chính sách xã hội mang
lại lợi ích toàn xã hội, các cấp chính quyền coi Ngân hàng chính sách xã hội là
công cụ thực hiện xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm .
Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập và đi vào hoạt
động thuận lợi rất nhiều nhưng cũng không ít khó khăn cần được khắc phục: Chất
lượng, hiệu quả đầu tư tín dụng còn thấp, tỷ lệ quá hạn đang ở mức cao. Cơ sở vật
chất, phương tiện làm việc thiếu thốn toàn bộ trụ sở của chi nhánh tỉnh và các
phòng giao dịch phải thuê mượn, nhiều nơi chật hẹp không đủ diện tích làm việc,
phương tiện vận chuyển tiền, kho tàng không có, máy móc thiết bị phải trang bị
dần...Vấn đề này, sẽ được cụ thể hoá thông qua thực trạng chất lượng tín dụng tại
Sở giao dịch- Ngân hàng chính sách xã hội Nam Định.
2.2.1. Công tác huy động vốn
Như chúng ta đã biết tại Sở giao dịch – Ngân hàng chính sách xã hội Nam
Định hàng ngày hàng giờ đang diễn ra các hoạt động kinh doanh đa dạng và phong
phú. Căn cứ vào kết quả thu được ta thấy rằng hoạt động tín dụng là hoạt động cơ
bản tại Sở giao dịch và có vị thế hết sức quan trọng. Và để hoạt động tín dụng đem
lại kết quả cao thì cần phải thực hiện tốt đồng thời các nghiệp vụ:
35
- Các nghiệp bên nợ (huy động vốn)
- Các nghiệp vụ bên có (sử dụng vốn)
- Các nghiệp vụ trung gian (chuyển tiền thanh toán)
Chính vì vậy mà huy động vốn không phải là hoạt động độc lập riêng rẽ,
có huy động được vốn thì mới có vốn cha vay ngược lại cho vay có hiệu quả kinh
tế phát triển thì mới có nguồn vốn để huy động đồng thời có làm tốt nghiệp vụ
trung gian thì hai nghiệp vụ trên mới được thực hiện tốt. Như vậy, cả ba nghiệp vụ
này tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Nói cách
khác Ngân hàng phải thực hiện chiến lược kinh doanh tổng hợp mà trong đó
nghiệp vụ huy động vốn phải được chú trọng để kết hợp cùng hai nghiệp vụ còn
lại tạo nên hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
Trong bất kỳ điều kiện nào thì một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh
doanh phải có vốn mà Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh
doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên vốn của Ngân hàng cũng mang tính đặc trưng
riêng. Vốn của Ngân hàng bao gồm vốn điều lệ, vốn tăng thêm do tích trữ từ lợi
nhuận, vốn đi vay và nhận gửi (vốn huy động). Khác so với doanh nghiệp thông
thường, Ngân hàng không sử dụng vốn tự có làm vốn chính để tiến hành hoạt
động kinh doanh mà nó được sử dụng nhằm mục đích mua sắm, xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật ban đầu, gây dựng sự tin tưởng đối với khách hàng và hỗ trợ hoạt
động kinh doanh. Nguồn vốn chính và chủ yếu để Ngân hàng tiến hành hoạt động
kinh doanh là vốn huy động .
Hiện nay trong cơ chế thị trường, các Ngân hàng thương mại đều hoạt
động kinh doanh theo hướng “đi vay để cho vay” không sử dụng đến nguồn cấp
phát mà huy động vốn theo hướng có lợi trong kinh doanh.
Để tạo được tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng tốt nhất
nhu cầu của khách hàng đến giao dịch, Ngân hàng phải tạo cho mình một nguồn
vốn dồi dào dựa trên cơ sở của thị trường đẩu ra, lĩnh vực đầu tư, hiệu quả kinh
36
doanh...Vì vậy, mà công tác huy động vốn tại Sở giao dịch ngày càng được chú
trọng theo hướng nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Sở giao dịch cũng xác
định cho mình một chiến lược huy động vốn nhanh, nhiều, ổn định, tập trung khai
thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn theo
khung lãi suất Nhà nước quy định để các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn theo
khung lãi suất Nhà nước quy định để có nguồn vốn lớn đáp ứng đủ nhu cầu vốn
cho khách hàng có quan hệ thường xuyên tại Sở giao dịch
Sau đây là số liệu cụ thể về tình hình huy động vốn tại Sở giao dịch – Ngân
hàng chính sách xã hội Nam Định trong thời gian qua:
Bảng 1 . Biến động nguồn vốn huy động giai đoạn 2002-2004
ĐVT:triệu đồng
Nguồn 2002 2003 2004
+/- tuyệt
đối
2002-
2003
+/-
tương
đối(%)
2002-
2003
+/- tuyệt
đối
2004-
2003
+/-
tương
đối(%)
2004-
2003
Không
kỳ hạn
81.309 126.950 123.378 45.641 +56% -3.572 -2,8%
Có kỳ
hạn
163.675 365.103 417.520 201.428 +123% 52.417 +14,4%
Tổng 244.984 492.053 540.898 247069 179 48845 11.6
(Nguồn: Báo cáo số liệu của NHCSXH Nam Định)
Qua số liệu bảng 1 cho ta thấy nguồn vốn huy động tại Sở giao dịch tăng nhanh
qua các năm đặc biệt là từ năm 2002 đến năm 2003 thì tiền gửi không kỳ hạn tăng
lên 56%, tiền gửi có kỳ hạn tăng 123%. Sang năm 2004 mặc dù nguồn vốn huy
37
động không kỳ hạn có giảm nhưng không đáng kể còn nguồn vốn có kỳ hạn vẫn
tiếp tục tăng điều đó chứng tỏ rằng trong những năm qua Sở giao dịch đã có nhiều
cố gắng và đưa ra những biện pháp tích cực năng động, sáng tạo để thu hút khách
hàng mở tài khoản tiền gửi cũng như gửi tiền tiết kiệm, phục vụ khách hàng với
thía độ văn minh, lịch sự có, trách nhiệm, đơn giản các thủ tục rườm rà không cần
thiết. Kết quả cho thấy Sở đã đạt được những thành công nhất định.
Mặt khác ta thấy rằng nguồn vốn huy động có kỳ hạn luôn luôn tăng lên và
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động cụ thể là:
- Nguồn vốn kỳ hạn năm 2002 chiếm tỉ lệ là 67%
- Nguồn vốn kỳ hạn năm 2003 chiếm tỉ lệ là 74%
- Nguồn vốn kỳ hạn năm 2004 chiếm tỉ lệ là 77%
Đây là một điều tốt bởi Ngân hàng có thể cho vay theo kế hoạch một cách
hợp lý nhất, ổn định nhất nguồn vốn đã huy động mà mình biết rõ thời gian đến
hạn phải trả của nguồn vốn huy động. Song trong thời gian qua do chỉ số lạm phát
liên tục giảm nên Ngân hàng Nhà nước liên tục 5 lần điều chỉnh lãi suất theo xu
hướng giảm. Do đó việc huy động nguồn vốn có kỳ hạn sẽ không có lợi. Theo số
liệu trên ta thấy nguồn vốn kỳ hạn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy
động của Sở vì vậy trong công tác sử dụng vốn, huy động vốn Sở giao dịch cần
phải xác định cho mình một mức lãi suất phù hợp để vừa đem lại lợi nhuận vừa có
thể cạnh tranh được trên thị trường.
2.2.2. Tình hình sử dụng vốn huy động
Để đáp ứng và phát triển trong nền kinh tế đầy cạnh tranh như hiện nay các
Ngân hàng buộc phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh một cách hợp lý
và Sở giao dịch cũng vậy . Với tư cách là một Sở đầu mối của toàn ngành với
nhiều hoạt động đa dạng đặc biệt là hoạt động tín dụng vì vậy Sở luôn luôn quan
tâm tới vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được
38
Sở tiến hành phân phối sử dụng vốn sao cho hiệu quả bởi cho vay là khâu tiếp nối
của hoạt động tạo vốn và là khâu cuối cùng quyết định chất lượng hiệu quả tín
dụng .
Bên cạnh đó chúng ta biết rằng huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt của
một quá trình hoạt động tín dụng vì vậy vấn đề cho vay vốn cần phải được chú
trọng, quan tâm, làm sao vừa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh, vừa
mang lại hiệu quả kinh tế không chỉ cho bản thân Sở giao dịch mà còn cho cả nền
kinh tế.
Đối tượng cho vay tại Sở giao dịch là các doanh nghiệp Nhà nước, công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân. Mặc dù Sở chưa thực hiện cho vay đối với
hộ gia đình cá nhân song việc cho vay của Sở đã có tác dụng tích cực giúp cho
các doanh nghiệp phát triển được sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách góp
phần đấu tranh hạn chế cho vay nặng lãi.
Sở chủ động trong việc sử dụng vốn vay có tính đến nhu cầu và khả năng
thực tế của từng đơn vị, phân loại doanh nghiệp cho vay có chọn lọc và thường
xuyên quan tâm tới công tác thu nợ nhằm tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng.
Thực chất vấn đề cho vay vốn của Ngân hàng được đánh giá tốt hay xấu
không phải căn cứ vào số dư nợ cho vay tăng hơn không mà phải xem xét chất
lượng tín dụng như thế nào có nghĩa là phải xem xét vốn mà Sở cho vay có đúng
mục đích hay không, khách hàng có trả được nợ hay không và trả nợ có đúng hạn
không. Vì vậy việc đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của Ngân hàng phải được
xem xét trên các chỉ tiêu như: tình hình cho vay, thu nợ, nợ quá hạn...và các biện
pháp nhằm mở rộng tín dụng tại Sở.
Sau đây là số liệu cụ thể về tình hình tín dụng tại Sở.
39
Biểu đồ 1: So sánh các chỉ tiêu sử dụng vốn qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
0
50
100
150
200
250
Tổng doanh
số cho vay
tổng doanh
số thu nợ
tổng dư nợ
2002
2003
2004
Nhìn vào bảng trên ta thấy:
- Số tiền cho vay tạ Sở giao dịch qua các năm 2002,2003,2004 có tăng lên
đáng kể.
- Năm 2003 tăng so với 2002 là 112 tỷ đồng tương đương với 215%
- Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 59 tỷ đồng tương đương với 35%
Như vậy ta thấy rằng khách hàng đến giao dịch tại Sở ngày càng tăng lên
chứng tỏ bằng sự cố gắng của Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong thời gian
qua Sở đã thu hút được nhiều khách hàng, bằng phương pháp nghiệp vụ và thái độ
làm việc của mình Sở đã tạo được uy tín trên thị trường đầy cạnh tranh như hiên
nay.
Về công tác thu nợ:
- Năm 2002 doanh số thu nợ bằng 186% doanh số cho vay .
- Năm 2003 doánh ố thu nợ bằng 71% doanh số cho vay
40
- Năm 2004 doanh số thu nợ bằng 103% doanh số cho vay.
Doanh số thu nợ năm 2002 tương đối cao, nhưng sang năm 2003 thì có
giảm đi về số tương đối, nguyên nhân ở đây có thể là do sự biến động về tình hình
chính trị, xã hội của đất nước và trong khu vực đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng.
Sang năm 2004 với sự làm việc hết mình các cán bộ nhân viên trong công
tác kiểm tra đôn đốc tình hình thu nợ và sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc
doanh số thu nợ đã tăng lên bằng 103% so với doanh số cho vay.
Đối với dư nợ có tăng lên so với các năm nhìn vào bảng trên ta thấy dư nợ
năm 2002 là 183 tỷ đồng mà lẽ ra phải là 201 tỷ đồng song đến ngày 31/12/2004
Sở đã số điều chỉnh sang tài khoản nợ khoanh số tiền là 18 tỷ.
Trên cơ sở số liệu về huy động vốn và cho vay chúng ta nhận thấy rằng
giữa nguồn vốn huy động và doanh số cho vay có sự chênh lệch lớn, phải chăng
Sở đã rơi vào tình trạng ứ đọng vốn. Tình hình thực tế cho thấy hiện nay trong nền
kinh tế lượng ngoại tệ đang còn thiếu nhiều bởi tỷ giá giữa đồng USD và đồng
VNĐ đang ở mức tương đối cao. Mặt khác, vốn huy động được tại Sở giao dịch
chủ yếu là ngoại tệ vì vậy mà huy động được càng nhiều càng tốt.
41
2.2.3. Tình hình cho vay thu nợ dư nợ theo chính sách xã hội
Bảng 2 . Tình hình sử dụng vốn của Sở giao dịch theo chính sách xã hội qui
bằng VNĐ
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Số tiền Tỷ
trọng(%)
Số tiền Tỷ
trọng(%)
Số tiền Tỷ
trọng(%)
Tổng số cho vay 52 100 164 100 223 100
Những hộ sản
xuất nhỏ
36 69 139 85 211 95
Các hộ nghèo và
thuộc chính sách
16 31 25 15 12 5
Doanh số thu nợ 97 100 116 100 230 100
Những hộ sản
xuất nhỏ
72 74 101 87 213 93
Các hộ nghèo và
thuộc chính sách
25 26 15 13 17 7
Dư nợ 160 100 208 100% 183 100%
Những hộ sản
xuất nhỏ
138 86 176 84% 156 85%
Các hộ nghèo và
thuộc chính sách
22 14 32 16% 27 15%
(Nguốn: Báo cáo tín dụng của NHCSXH Nam Định năm 2004)
42
Nhìn vào bảng số liệu Bảng 2, ta thấy doanh số cho vay đối với những hộ
sản xuất nhỏ chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay của Sở, bao giờ cũng là
70% hoặc là hơn 70%. Nguyên nhân ở đây là do hầu hết khách hàng của Sở là
những hộ sản xuất nhiều người làm ăn có hiệu quả nên có nhu cầu tín dụng cao và
có uy tín với Ngân hàng. Ngoài ra nguyên nhân làm cho doanh số cho vay các hộ
nghèo và thuộc chính sách giảm là do cơ chế cho vay đối với thành phần kinh tế
này tương đối chặt chẽ về thủ tục thế chấp bảo lãnh vay vốn, việc phát mại tài sản
thế chấp gặp nhiều khó khăn Tính đến năm 2004 Sở có quan hệ cho vay hơn 1000
hộ nghèo nhưng trong đó là những người chưa có công việc ổn định và là những
người thuộc diện ưu đãi.
2.2.4. Tình hình cho vay dư nợ phân theo ngoại tệ và nội tệ
Bảng3. Doanh số cho vay dư nợ phân theo ngoại tệ và nội tệ của
NHCSXH Nam Định thời kỳ 2002-2004
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm 2002 2003 2004
Số tiền Tỷ
trọng(%)
Số tiền Tỷ
trọng(%)
Số tiền Tỷ
trọng(%)
Tổng cho
vay
52 100 164 100 223 100
Nội tệ 0 0 49 30 169 76
43
Ngoại tệ 52 100 115 70 54 24
Tổng dư nợ 160 100 208 100 183 100
Nội tệ 0 0 480 23 66 36
Ngoại tệ 160 100 160 77% 117 64
(Nguồn : Báo cáo tín dụng của NHCSXH tỉnh Nam Định)
Nhìn vào Bảng 3, cho thấy năm 2002 với tên gọi là Sở KINH DOANH hối
đoái, Sở giao dịch thực hiện cho vay theo chức năng và nhiệm vụ bằng ngoại tệ
chủ yếu để tài trợ xuất nhập khẩu. Nhưng sang năm 2003 được sự cho phép của
cấp trên cùng với phương châm đáp ứng nhu cầu của khách hàng vì mục tiêu lợi
nhuận Sở giao dịch đã mở rộng tín dụng thực hiện cho vay cả ngoại tệ và nội tệ bắt
đầu từ tháng 10/2002.
Sang năm 2004 thì cho vay bằng nội tệ tăng lên rõ rệt từ 30% lên 76% mà
cho vay ngoại tệ lại có xu hướng giảm đi từ 70% xuống còn 24%. Điều đó phần
nào cho thấy rằng Sở giao dịch đã thực hiện cho vay theo nhu cầu của khách hàng
và sang năm 2004 một số khách hàng có nhu cầu vay ngoại tệ có tình hình tài
chính rất khó khăn.
Mặt khác, xét về khía cạnh cho vay theo thời gian thì con số của bản báo
cáo cho vay của Sở giao dịch tính đến ngày 31/12/2004 thì ta thấy:
- Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ 93% doanh số cho vay.
- Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ 99% doanh số thu nợ.
Theo số liệu trên thì năm 2004 Sở giao dịch hầu hết chỉ thực hiện cho vay
ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh như: nguyên vật liệu trong
năm...Với doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong doanh số thu nợ điều đó
chứng tỏ công tác cho vay ngắn hạn trong năm 2004 nói riêng và chất lượng tín
44
dụng nói chung là khá hiệu quả, sự thành công này nhờ vào sự cố gắng của cán bộ
tín dụng, các phòng ban và sự chỉ đạo của Ban giám đốc.
Tuy nhiên trong quá trình đầu tư tín dụng rủi ro luôn luôn làm các nhà
Ngân hàng đau đầu và tại Sở giao dịch cũng vậy mặc dù việc đôn đốc thu lãi,
thường xuyên song vẫn còn tồn tại tình trạng nợ quá hạn.
Sau đây, là một số phân tích về tình trạng nợ quá hạn trong thời gian qua tại
Sở giao dịch.
2.2.5. Tình hình nợ quá hạn tại Sở giao dịch - Ngân hàng chính sách xã hội
Nam Định
Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn ở NHCSXH Nam Định qua các năm 2002-
2004
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Tổng dư nợ (tr. đ) 160 208 183
Tổng nợ quá hạn (tr. đ) 49 48 39,7
Tỷ trọng nợ quá
hạn/Tổng dư nợ(%)
31 23 21,7
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của NHCSXH Nam Định)
Số liệu bảng 4 thể hiện nợ quá hạn tại Sở trong thời gian gần đây có xu
hướng giảm xuống. Cụ thể: Năm 2003 nợ quá hạn chiếm tỷ trọng 23% tổng dư nợ
giảm 8% so với năm 2002, sang năm 2004 nợ quá hạn chiếm tỷ trọng 21,7% tổng
dư nợ giảm 1,3% so với năm 2003.
45
Tuy nhiên, con số này vẫn còn rất cao so với mức cho phép và ảnh hưởng
không nhỏ tới chất lượng tín dụng vì vậy Sở cần phải tự kiểm điểm xem xét lại để
thấy rõ những thiếu sót của mình trong quá trình cho vay để từ đó có những giải
pháp chấn chỉnh trong thời gian nhằm đưa hoạt động tín dụng ngày một hiệu quả
và an toàn..
Biều đồ 2: Nợ quá hạn phân theo thời gian cho vay thời hạn
2002-2004
Đơn vị:Tỷ đồng
Nhìn vào Biều đồ trên cho thấy nợ quá hạn năm 2003 gần tương đương với
năm 2002 nhưng sang năm 2004 thì số nợ quá hạn giảm đi đáng kể so với năm
2003 cụ thể là:
- Nợ quá hạn ngắn hạn giảm 4,3 tỷ đồng.
- Nợ quá hạn trung, dài hạn giảm 4 tỷ đồng.
0
5
10
15
20
25
30
2002 2003 2004
Ngắn hạn
Trung hạn, dài
hạn
46
Ở đây nợ quá hạn thu hồi được trong năm 2004 chủ yếu là các khoản dư nợ
quá hạn năm 2003 trở về trước bởi mặc dù năm 2004 dư nợ quá hạn là 39,7 tỷ
đồng nhưng trong đó dư nợ quá hạn của các khoản vay từ năm 2003 trở về trước là
39,7 tỷ đồng còn dư nợ quá hạn của các khoản vay năm 2004 chỉ là 0,3 tỷ đồng.
Điều đó chứng tỏ công tác thu hồi nợ quá hạn từ năm 2003 về trước là khá hiệu
quả đồng thời theo phân tích trên thì năm 2004 Sở chủ yếu thực hiện cho vay ngắn
hạn và dư nợ quá hạn thuộc các khoản vay năm 2004 chỉ là 0,3 tỷ chứng tỏ hoạt
động cho vay trong năm đã thực sự có chất lượng .
Ngoài ra công tác thu nợ quá hạn năm 2004 tại Sở giao dịch đã được một
số kết quả như sau: Tổng số thu nợ quá hạn 21.412 triệu đồng.
Biểu đồ 3: Kết cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế thời kỳ
2002-2004
Đvt: tỷ đồng
0
5
10
15
20
25
30
35
2002 2003 2004
Những hộ sản
xuất nhỏ
Các hộ nghèo
và chính sách
47
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy trong thời gian thu nợ quá hạn tại các doanh nghiệp
quốc doanh chiếm tỷ lệ nợ quá hạn cao trong tổng nơ quá hạn:
- Năm 2002 chiếm 56,7% tổng nợ quá hạn;
- Năm 2003 chiếm 64.6% tổng nợ quá hạn;
- Năm 2004 chiếm 62,2% tổng nợ quá hạn;
Mặc dù các doanh nghiệp quốc doanh có một tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn so
với các doanh nghiệp Nhà nước. Song hoạt động của thành phần kinh tế này vẫn
chưa thực sự hiệu quả bởi doanh số cho vay thấp hơn rất nhiều so với kinh tế quốc
doanh. Mặt khác, tỷ lệ nợ quá hạn tại Sở giao dịch cao song chúng ta cần xét đến
khả năng thu hồi của các khoản nợ quá hạn như thế nào.
Bảng 5:Kết quả hoạt động qua các chương trình của NHCSXH tỉnh
Nam Định thời kỳ 2002-2004
48
.
(Nguồn :Sổ tổng kết số liệu lịch sử.)
Theo số liệu bảng 5, ta thấy dư nợ qua các chương trình qua các năm có sư
tăng lên đáng kể. Chúng ta sẽ phân tích cụ thể ở phần sau.
Như vậy, qua việc xem xét tình hình thực tế về hoạt động tín dụng tại Sở
giao dịch trong thời gian qua chúng ta đã có một cách nhìn về hoạt động tại một
Sở đầu mối của Ngân hàng chính sách xã hội Nam định.
49
Sau đây là một số đánh giá khái quát về những kết quả đạt được cũng như
những tồn tại trong 3 năm.
2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng tại Sở giao dịch – Ngân hàng Chính Sách
Xã hội Nam Định
2.3.1. Những thành tựu đạt được
Thực hiện chủ trương của Chính phủ là xoá hình thức bao cấp, SGD đã
phát huy năng lực của mình vượt qua khó khăn thử thách do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính khu vực, nhanh chóng hoà nhập với thị trường để tồn tại,
đứng vững và ngày càng phát triển phục vụ tốt cho nhu cầu của xã hội góp phần
tăng trưởng kinh tế .
Sau khi thành lập đi vào hoạt động Chi nhánh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu
cho vay hộ nghèo từ uỷ thác toàn phần cho Ngân hàng Nông nghiệp sang uỷ thác
từng phần cho các tổ chức chính trị xã hội, vốn giải ngân nhanh, đến đúng đối
tượng thụ hưởng, chất lượng tín dụng được nâng cao, mỗi năm tiết kiệm chi phí
cho ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng.
NHCSXH đi vào hoạt động, thực hiện uỷ thác cho vay qua các tổ chức
chính trị xã hội, tận dụng được mạng lưới vào lao động của tổ chức đoàn thể, trong
tổ chức này trực tiếp tham gia vào cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách,
trong quá trình này thực chất là đang xã hội hoá công tác ngân hàng và phát động
toàn dân tham gia xoá đói giảm nghèo nên đồng vốn cho vay đạt hiệu quả cao.
Chi nhánh NHCSXH Nam Định đi vào hoạt động đã nâng mức cho vay hộ
nghèo bình quân từ 3 tr.đ lên 5 tr.đ/hộ, giúp cho gần 10.000 hộ thoát nghèo, giảm
tỷ lệ hộ nghèo xuống mỗi năm gần 2%, tạo việc làm cho 21.932 lao động, trong đó
có 183 lao động thuộc diện chính sách đi lao động xuất khẩu, góp phần làm giảm
tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn.
50
Các tổ chức chính trị xã hội làm uỷ thác cho vay, thông qua việc bình xét
vay vốn đã phối hợp vận động kết nạp thêm nhiều người vào hội, trong đó có
người trước đây ở ngoài đoàn thể, không tham gia trong tổ chức chính trị xã hội
nào, ít hiểu biết, nay cũng được vay vốn. Các tổ chức chính trị xã hội làm uỷ thác
cho vay đã mang lai lợi ích thiết thực cho hội viên, các hội viên thêm gắn bó với
hội, nội dung sinh hoạt hội thêm phong phú, vị thế của tổ chức được nâng cao,
hoạt động của tổ chức chính trị thêm thuận lợi, gắn vận động chính trị với các
chương trình kinh tế-kĩ thuật tăng cường mối liên kết 4 nhà “Nhà nước, nhà doanh
nghiệp, nhà khoa học và nhà nông”.
Trong 3 năm hoạt động NHCSXH đã kết hợp với các tổ chức chính trị xã
hội thường xuyên tập huấn đào tạo cán bộ, củng cố mạng lưới tổ tiết kiệm và vay
vốn, trình độ tham gia làm uỷ thác đã được nâng thêm một bước, nhận thức về chế
độ tín dụng, các quy định của ngân hàng được hiểu rõ hơn, một số vướng mắc của
nhân dân đã được giải thích kịp thời, ít người thắc mắc hỏi đên ngân hàng.
Từ chương trình vay vốn NS&VSMTNT của NHCSXH, nhiều hộ được
dùng nước sạch và có điều kiện xây mới, cải tạo công trình vệ sinh, không làm ô
nhiễm ảnh hưởng đến gia đình xung quanh, tình làng nghĩa xóm thêm hoà thuận,
góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt, sức khoẻ của người dân nông thôn.
Nguyên nhân dẫn đến nghèo là những hộ thiếu vốn, không có kĩ thụât,
không biết tính toán chi tiêu trong gia đình, chi tiêu lãng phí, không có kế hoạch.
Để tạo cho người nghèo có thói quen tiết kiệm, gắn trách nhiệm cá nhân với cộng
đồng, thực hiện qui chế 783 của Hội đồng quả trị NHCSXH trong một khoản thời
gian ngắn, chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kết hợp với tổ chức chính
trị xã hội vận động tuyên truyền người nghèo tham gia gửi tiền tiết kiệm. Do công
tác tuyên truyền vận động tốt đã được đông đảo người nghèo tham gia này đã trở
thanh phong trào rộng rãi về mặt xã hội có ý nghĩa rất lớn.
- Những tồn tại cần được khắc phục :
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định
Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tậpBáo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Đông Đô
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Đông ĐôĐánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Đông Đô
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Đông Đô
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014 đáp án
Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp ánBài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án
Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014 đáp án
Cá Ngáo
 
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng AgribankHuy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDVQuy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
dissapointed
 
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCBThẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
Thu Vien Luan Van
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công Thương
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công ThươngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công Thương
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công Thương
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAYĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Lienvietpostbank bc nhom - copy
Lienvietpostbank bc nhom - copyLienvietpostbank bc nhom - copy
Lienvietpostbank bc nhom - copy
Binh Minh
 
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Các câu hỏi môn Tín dụng ngân hàng học kỳ
Các câu hỏi môn Tín dụng ngân hàng học kỳCác câu hỏi môn Tín dụng ngân hàng học kỳ
Các câu hỏi môn Tín dụng ngân hàng học kỳ
Phạm Nhung
 
Sự hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại Sacombank
Sự hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại SacombankSự hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại Sacombank
Sự hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại Sacombank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Agribank
Đề tài: Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại AgribankĐề tài: Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Agribank
Đề tài: Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Agribank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tậpBáo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
 
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Đông Đô
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Đông ĐôĐánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Đông Đô
Đánh Giá Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Bidv Đông Đô
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
 
Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014 đáp án
Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp ánBài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014    đáp án
Bài tập nhtm 2 (3 tín chỉ) october 2014 đáp án
 
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng AgribankHuy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
 
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDVQuy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
 
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCBThẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank   chi nhánh an phú từ tháng...
Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng agribank chi nhánh an phú từ tháng...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công Thương
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công ThươngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công Thương
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Công Thương
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAYĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động ngân hàng, HAY
 
Lienvietpostbank bc nhom - copy
Lienvietpostbank bc nhom - copyLienvietpostbank bc nhom - copy
Lienvietpostbank bc nhom - copy
 
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng BIDV
 
Các câu hỏi môn Tín dụng ngân hàng học kỳ
Các câu hỏi môn Tín dụng ngân hàng học kỳCác câu hỏi môn Tín dụng ngân hàng học kỳ
Các câu hỏi môn Tín dụng ngân hàng học kỳ
 
Sự hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại Sacombank
Sự hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại SacombankSự hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại Sacombank
Sự hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại Sacombank
 
Đề tài: Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Agribank
Đề tài: Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại AgribankĐề tài: Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Agribank
Đề tài: Quy trình cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Agribank
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 

Similar to Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định

Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiHoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Dương Hà
 
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đLuận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIB
Hoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIBHoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIB
Hoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIB
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net/ Zalo : 0909.232.620
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
OnTimeVitThu
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng.Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nayHoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện naynguyenthithuhien9254
 
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.taothichmi
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng ACB, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng ACB, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng ACB, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng ACB, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thươngĐề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanhPhan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanhHạnh Ngọc
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...
Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...
Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 

Similar to Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định (20)

Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
 
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiHoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
 
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đLuận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng, 9 ĐIỂM!
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
 
Hoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIB
Hoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIBHoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIB
Hoạt Động Cho Khách Hàng Cá Nhân Vay Mua Nhà , Đất Tại Ngân Hàng VIB
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG  CAO HIỆU ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU ...
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng.Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
 
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nayHoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
 
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng ACB, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng ACB, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng ACB, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng ACB, HAY, 9 ĐIỂM
 
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thươngĐề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương
Đề tài: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương
 
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanhPhan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
 
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...
Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...
Luận Văn Thạc Sĩ Chất Lượng Hoạt Động Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Nguyntrnhnganh
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
HngNguyn2390
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
NhNguynTQunh
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
williamminerva131
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
gorse871
 
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh TuệDiễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Little Daisy
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
nnguyenthao204
 
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
Luận Văn Uy Tín
 
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptxNgon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
linhlevietdav
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
Nguyntrnhnganh
 
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Man_Ebook
 

Recently uploaded (20)

THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
 
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT DƯƠNG THU NGA - NỮ KỸ THUẬT VIÊN PHỤC HỒ...
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
 
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
Atomic Habits - Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ - James Clear & L...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
 
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh TuệDiễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
 
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí MinhhhhhhhhhhhhhTóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
Tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minhhhhhhhhhhhhh
 
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
 
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptxNgon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
 
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
 

Báo Cáo Thực Tập Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tỉnh Nam Định

  • 1. 1 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH NHẬN LÀM THUÊ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0934.573.149 WEBSITE: VIETBAOCAOTHUCTAP.NET
  • 2. 2 Lời cảm ơn Sau quá trình thực tập, em đã hoàn thành được đề tài thực tập cuối khoá này. Em xin chân thành cảm ơn sự hươngd dẫn tận tình của thầy giáo PGS _ TS Hoàng Hữu Hoà, sự giúp đỡ và động viên của quí thầy cô và các bạn trong Đại Học Kinh tế Huế. Nhân đây, em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám Đốc, toàn thể cán bộ - công nhân viên trong chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nam Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cơ hội cho em được tiếp xúc với thực tiễn hoạt động của Ngân hàng nhằm nâng cao sự hiểu biết và tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Do thời gian nghiên cứu tương đối ngắn và kiến thức còn hạn chế, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quí thầy cô, các anh chị trong Ngân hàng và các bạn sinh viên để có thể rút kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện đề tài này. Em xin chân thanh cảm ơn! Nam Định, tháng 4 năm 2006 Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Lan Anh Lớp K36 B _ Kinh tế và phát triển
  • 3. 3 PHẦN MỞ ĐẦU Từ một nước nông nghiệp lạc hậu sản xuất không đủ tiêu dùng, sau 20 năm đổi mới Việt Nam đã từng bước vươn lên bước đầu khẳng định uy tín, chinh phục được khách hàng chiếm lĩnh thị trường lớn ổn định góp phần nâng cao vị thế của mình trên chính trường quốc tế. Hiện nay cơ chế mở cửa, các thành phần kinh tế hoạt động một cách bình đẳng theo hiến pháp và pháp luật. Nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời và pháp triển mạnh mẽ. Cùng với nó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn đổi mới công nghệ, trang thiết bị và mở rộng sản xuất do đó cần thiết phải có một lượng vốn lớn mà các Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho các doanh nghiệp các thành phần kinh tế một cách có hiệu quả . Trong nền kinh tế thị trường với hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước và cấp kinh doanh là các Ngân hàng thương mại. Cùng với việc triển khai pháp lệnh ngân hàng ở nước ta trong thời gian qua đã tạo ra những chuyển biến rõ nét cả về tổ chức, hoạt động và trình độ nghiệp vụ của hệ thống Ngân hàng góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền...Các tổ chức tín dụng hình thành mạng lưới trên hầu khắp các địa bàn cả nước. Nghiệp vụ Ngân hàng cũng được đổi mới và từng bước hiện đại hoá, tiếp cận với công nghệ và thông lệ quốc tế. Với hoạt động tín dụng và các dịch vụ đa dạng Ngân hàng đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của khách hàng, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước .Ngày nay, Ngân hàng đã trở thành một mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác Ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển thị trường ngoại hối.
  • 4. 4 Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế đang trong thời kỳ mới chuyển đổi sang cơ chế thị trường, môi trường kinh tế chưa ổn định, môi trường pháp lý đang dần được hoàn thiện nên hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là về chất lượng tín dụng chưa cao mà biểu hiện là nợ quá hạn, nợ khó đòi lớn. Việc phân tích một cách chính xác, khoa học các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng, từ đó đề ra các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng là một nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên của ngành Ngân hàng. Vấn đề càng trở nên bức xúc và cần thiết đối với hệ thống Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội có thị trường tín dụng chủ yếu là ở khu vực nông thôn . Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội được thành lập và đi và hoạt động nhằm khắc phục những khiếm khuyết, những mặt hạn chế do kinh tế thị trường gây ra, giúp những đối tượng ít có cơ hội vay vốn theo cơ chế thị trường được vay vốn Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội để sản xuất và giải quyết việc làm giúp cho đời sống ổn định, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, tạo cho xã hội phát triển ổn định, bền vững . Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Nam Định cùng ra đời và phát triển trong bối cảnh và yêu cầu chung của cả nước.Xuất phát từ đó trong thời gian thực tập cuối khoá làm chuyên đề tốt nghiệp của mình, em quyết định chọn đề tài tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội tỉnh Nam Định” Mục đích của đề tài là: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về tín dụng và Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội - Phân tích đánh giá thực trạng và chất lượng hoạt động của Ngân hàng Chính Sách Xã Hội Nam Định trong thời kỳ 2002-2004 - Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH Nam Định trong thời kỳ 2005-2010
  • 5. 5 Để đạt được mục đích và yêu cầu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp: - Phép biện chứng duy vật được vận dụng làm cơ sở phương pháp luận xuyên suốt đề tài. - Vận dụng phương pháp thống kê kinh tế để thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu nhằm đáp ứng mục đích nghiên cứu. - Các phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp chuyên gia kinh tế được vận dụng để tìm hiểu chuyên sâu các nội dung nghiên cứu. - Phương pháp hệ thống và các phương pháp khác được sử dụng để rút ra các kết luận khoa học và xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng. Do trình độ lý luận cùng như kinh nghiệm còn hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, cán bộ công chức của NHCSXH Nam Định và các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
  • 6. 6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn vè tín dụng và Ngân Hàng chính Sách Xã Hội 1.1. Tín dụng và các hình thức tín dụng của Ngân hàng 1.1.1. Tín dụng - Sự cần thiết của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân Tín dụng được coi là mối quan hệ vay mượn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay trong điều kiện có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định.Hay nói một cách khác, tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ kinh tế mà trong đó mỗi cá nhân hay một tổ chức nhường quyền sử dụng một khối lượng giá trị hoặc hiện vật cho một cá nhân hay một tổ chức khác với những ràng buộc nhất định về thời gian hoàn trả, lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi. Trải qua quá trình phát triển đã có nhiều hình thức tín dụng khác nhau. Đầu tiên là tín dụng nặng lãi xuất hiện ở thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ. Trong thời kỳ này do lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao động xã hội mở rộng, xã hội đã có sự phân chia giai cấp kẻ giầu người nghèo. Trong quá trình đầu tiên chủ yếu là cho vay bằng hiện vật, về sau chủ yếu cho vay bằng tiền. Đây là hình thức cho vay nặng lãi với lãi suất rất cao, không có giới hạn và là hình thức tín dụng tiêu dùng, chủ yếu để giải quyết nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản cho thấy tín dụng nặng lãi không còn phù hợp nữa, nó cản trở sự phát triển của nền kinh tế bởi các nhà tư bản kinh doanh với mục đích lợi nhuận không thể vay với mức lãi suất cao hơn tỷ suất lợi
  • 7. 7 nhuận. Vì vậy hoạt động của nó ngày càng thu hẹp và tín dụng thương mại xuất hiện. Đây là hình thức tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau do đó chủ thể tham gia quá trình vay mượn này cũng là các nhà sản xuất kinh doanh. Trong quan hệ mua bán chịu, thông thường giá bán chịu hàng hoá cao hơn giá bán bằng tiền mặt, phần chênh lệch này chính là lãi của hàng hoá đem bán chịu. Quan hệ mua bán chịu chỉ diễn ra giữa các đơn vị liên quan trực tiếp với nhau. Vì vậy nó không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của nền sản xuất hàng hoá và tín dụng ngân hàng ra đời. Mặt khác, do đặc điểm tuần hoàn vốn trong quá trình tái sản xuất, xã hội thường xuyên xuất hiện hiên tượng thừa vốn tạm thời ở các tổ chức cá nhân này và nhu cầu thiếu vốn ở các tổ chức cá nhân khác. Hiện tượng thừa, thiếu vốn phát sinh do có sự chênh lệch về thời gian. Trong khi đó số lượng các khoản thu nhập và chi tiêu ở các tổ chức cá nhân khác trong quá trình tái sản xuất đòi hỏi phải được tiến hành một cách liên tục. Vậy để khắc phục tình trạng này thì chỉ có ngân hàng- một tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ mới có khả năng giải quyết được những mâu thuẫn đó. Vậy tín dụng ngân hàng là gì? “Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiên tệ mà một bên là ngân hàng- một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay”. Đây là hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế thị trường, nó luôn đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế một cách linh hoạt, đầy đủ và kịp thời. Thật vậy, chúng ta xem xét trường hợp sau: Giả sử: Đã vào đầu mùa hè, nhu cầu về nước giải khát rất lớn và nếu tôi biết tận dụng cơ hội này thì việc sản xuất ra nước giải khát phục vụ trong hè không
  • 8. 8 những đem lại lợi nhuận cho tôi mà còn đem lại sự phát triển của nền kinh tế. Song để mua được một dây chuyền sản xuất nước giải khát thì phải cần một lượng vốn rất lớn mà nếu mình tôi sẽ không đủ vốn. Trong khi đó có một số người khác có một món tiết kiệm do tích luỹ được trong nhiều năm. Nếu tôi và những người đó gặp nhau và những người đó cung cấp vốn cho tôi thì kế hoạch của tôi sẽ trở thành hiện thực. Nhưng một vấn đề được đặt ra là liệu tôi- người thiếu vốn và những người thừa vốn đó có gặp nhau không? Và trong nền kinh tế thị trường hàng ngày, hàng giờ diễn ra không biết bao nhiêu mối quan hệ như vậy? Nó đã hình thành nên: một bên là những người có tiền tích luỹ, có khả năng cung cấp và bên kia là những người có nhu cầu vay cho đầu tư phát triển. Như vậy nảy sinh vấn đề là làm thế nào để họ có thể tìm gặp được nhau và làm thế nào để cùng một lúc thoả mãn được nhu cầu vốn đa dạng và to lớn trong khi các nguốn tiết kiệm còn đang nằm phân tán trong xã hội. Không phải bất kỳ ai cũng có khả năng đầu tư hoặc vay vốn trên thị trường tài chính, ngoài ra khi giao dịch trên thị trường tài chính, đòi hỏi chi phí về tiền bạc và thời gian rất lớn. Do đó, các ngân hàng với chức năng cơ bản là trung gian tài chính hoạt động như một chiếc cầu nối liền giữa khả năng cung ứng và nhu cầu về vốn tiền tệ trong xã hội đã cơ bản giải quyết được những vấn đề nảy sinh trên. Đồng thời với tư cách là một trung gian tín dụng ngân hàng đóng vai trò là người môi giới giữa một bên là người có tiền cho vay và một bên là người có nhu cầu vay vốn. Thông qua cơ chế thị trường bằng những biện pháp kinh tế năng động và áp dụng các phương pháp kỹ thuật hiện đại tiên tiến, ngân hàng co khả năng thu hút hầu hết những nguồn vốn tiền tệ tiết kiệm dự trữ trong xã hội để chuyển giao đúng nơi, đúng lúc phù hợp với nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh. Chính nhờ có tín dụng ngân hàng mà những đồng tiền tạm thời nhàn rỗi đã trở thành tiền hoạt động, biến những đồng tiền phân tán thành nguồn vốn
  • 9. 9 tập trung, phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho nền kinh tế ngày càng phát triển. 1.1.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng Cùng với sự phát triển của nền kinh tế với xu hướng tự do hoá, các ngân hàng phải luôn luôn nghiên cứu và đưa ra các hình thức tín dụng khác nhau để có thể đáp ứng một các tốt nhất nhu cầu của quá trình tái sản xuất, từ đó đa dạng hoá danh mục đầu tư để mở rộng tín dụng, thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận và thực hiện phân tán rủi ro. Dựa vào các tiêu thức khác nhau mà chúng ta tiến hành phân loại các hình thức tín dụng ngân hàng : -Căn cứ vào mục đích sử dụng có các hình thức tín dụng sau: + Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. + Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. + Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như : phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc,lao động... + Cho vay tiêu dùng cá nhân: là loại cho vay đáp ứng các tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền. Ngày nay ngân hàng còn thực hiện cho vay để trang trải chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng . - Căn cứ tài sản thế chấp có các hình thức tín dụng ngân hàng sau: + Cho vay tài sản thế chấp: Ngân hàng căn cứ vào tài sản của khách hàng để đảm bảo cho việc trả nợ của khách hàng .
  • 10. 10 + Cho vay cầm cố: Là việc ngân hàng cắn cứ vào tài sản khách hàng mang đến cầm cố tại ngân hàng. Tài sản của khách hàng là do ngân hàng bảo quản, trong suốt thời gian cầm cố khách hàng không được sử dụng nhượng bán, cho thuê... + Cho vay thế chấp: Là việc ngân hàng căn cứ vào tài sản của khách hàng để bảo đảm khả năng trả nợ của khách hàng. Tài sản không cần mang đến ngân hàng, khách hàng có quyền sử dụng nhưng không có quyền bán, cho thuê + Cho vay không có tài sản thế chấp (Tín chấp): Ngân hàng cho vay trên cơ sở tin tưởng khách hàng, tài sản thế chấp là uy tín, danh dự của khách hàng. Ngoài ra còn có hình thức cho vay thông qua việc bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn. Ví dụ: Hội nông dân Viẹt Nam , Hội phụ nữ Việt Nam. -Căn cứ vào hình thái giá trị tín dụng có các hình thức tín dụng ngân hàng sau: + Cho vay bằng tiền: Là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cung cấp bằng tiền như: Thấu chi, tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp... + Cho vay bằng tài sản: Phổ biến là tài trợ thuê mua. - Căn cứ vào xuất xứ tín dụng có các hình thức tín dụng sau: + Cho vay trực tiếp: Ngân hàng trực tiếp cấp vốn cho khách hàng và khách hàng trực tiếp trả lãi và gốc cho Ngân hàng. + Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc các chứng từ nợ đã phát sinh và còn lại trong thời hạn thanh toán gồm các hình thức. + Chiết khấu thương mại: Mua các khoản nợ của các doanh nghiệp : Là dịch vụ mua các yêu cầu (giấy đòi nợ) của các công ty sau đó nhận tiền thanh toán về các yêu cầu này. Các yêu cầu ở đây thường là các giấy đòi nợ ngắn hạn phát sinh do cung cấp hàng hoá. - Căn cứ vào thời hạn cho vay có các hình thức tín dụng sau:
  • 11. 11 + Tín dụng ngắn hạn: Là các khoản tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng (1 năm) . Được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân... + Tín dụng trung hạn: Là những khoản tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Mục đích là vay vốn để sửa chữa, khôi phục, thay thế tài sản cố định hoặc cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất, đổi mới quy trình công nghệ và xây dựng mới những công trình thu nhỏ, thời hạn thu hồi vốn nhanh. + Tín dụng dài hạn: Là những khoản tín dụng có thời hạn từ 60 tháng trở lên. Mục đích sử dụng là để sửa chữa, khôi phục, thay thế tài sản cố định, đổi mới công nghệ và xây dựng mới đối với những công trình mới...thời hạn thu hồi vốn lâu. 1.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế và với chính sách xã hội Cho đến hiện nay, mọi người đều thống nhất ý kiến cho rằng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tạo ra động lực lớn, đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, đưa lại sự phồn vinh kinh tế cho nước ta trong những năm qua. Và để đạt được kết quả như vậy thì phải kể đến một nhân tố góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nước đó chính là tín dụng Ngân hàng. Khác so với tín dụng trước đây, trong thời kỳ bao cấp tín dụng được coi như là một công cụ cấp phát thay ngân sách, vì lẽ đó mà xảy ra tình trạng có nơi cần vốn sản xuất thì không có hoặc không kịp thời để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong khi đó vẫn có nơi lại có một lượng vốn ứ đọng tương đối lớn trong xã hội. Ngày nay khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước thì tín dụng Ngân hàng được sử dụng như một đòn bẩy kinh tế, điều hoà vốn từ nơi
  • 12. 12 thừa vốn đến nơi thiếu vốn một cách hiệu quả, giúp cho nền kinh tế ngày càng phát triển . 1.2.1. Tín dụng Ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn nhàn rỗi trong xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Sự ra đời của tín dụng Ngân hàng đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế trong những thập kỷ qua. Với chức năng là trung gian tài chính đứng giữa người gửi tiền và người đi vay Ngân hàng đã biến mọi nguồn ngoại tệ phân tán trong xã hội thành nguồn vốn tập trung, qua đó điều hoà quan hệ cung cầu về tiền tệ trong xã hội, thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng. Là đơn vị kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với mục đích lợi nhuận, các Ngân hàng luôn luôn tìm mọi cách để tối đa hoá lợi nhuận của mình. Lợi tức thu được của Ngân hàng được hình thành từ hai hoạt động đó là: Hoạt động tín dụng và các dịch vụ của Ngân hàng trong đó thu từ hoạt động tín dụng là chủ yếu. Tín dụng ở đây chúng ta hiểu là hoạt động cho vay của Ngân hàng . Vậy Ngân hàng lấy vốn ở đâu ra để cho vay? Phải chăng là vốn tự có của Ngân hàng. Ở đây các Ngân hàng phải huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, cá nhân và các tầng lớp dân cư trong xã hội sau đó phân phối vốn trở lại một cách hợp lý. Chính nhờ có tín dụng Ngân hàng mà các chủ kinh tế thừa vốn có cơ hội không những bảo toàn vốn mà còn tạo thu nhập (thu lãi), còn đối với chủ thể thiếu vốn tín dụng Ngân hàng giúp cho họ bổ sung vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc đời sống . Trong công tác huy động vốn một mặt các Ngân hàng phải cố gắng đưa ra những mức lãi suất hấp dẫn đối với chủ thể thiếu vốn tín dụng Ngân hàng giúp họ bổ sung vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc đời sống. Trong công tác huy động vốn một
  • 13. 13 mặt các Ngân hàng phải cố gắng đưa ra những mức lãi suất hấp dẫn đối với khách hàng mặt khác phải đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Nguồn vốn nhàn rỗi mà Ngân hàng huy động bao gồm: + Vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế: Đó là thu nhập bằng tiền của xí nghiệp để bù đắp hao phí vật chất trong quá trình sản xuất, thu nhập thuần tuý sáng tạo từ các xí nghiệp sản xuất... + Vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư... Bằng các hình thức khác nhau Ngân hàng đã động viên, tập trung các nguồn vốn đó về một mối. Trên cơ sở các nguồn tài chính tạm thời Ngân hàng sẽ tiến hành khai thác và sử dụng một cách triệt dể nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao tránh tình trạng vốn chết, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Thông qua công tác tín dụng, Ngân hàng đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế trong xã hội, giúp cho quá trình sản xuất được liên tục, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất. Đồng thời việc tập trung và phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế quốc dân từ nơi thừa đến nơi thiếu. Bên cạnh việc đáp ứng vốn kịp thời đầy đủ cho các doanh nghiệp, các Ngân hàng còn có ý kiến đóng góp cho phương án sản xuất kinh doanh, lựa chọn đối tác thông qua quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp.. Ngoài ra khi sử dụng vốn vay Ngân hàng các doanh nghiệp bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả vốn gốc+lãi trong thời gian nhất định khi ký kết hợp đồng tín dụng Do đó, buộc các doanh nghiệp phải hết sức nỗ lực, tận dụng hết khả năng của mình để sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn vốn tín dụng bằng cách động viên vật tư hàng hoá, thúc đẩy quá trình ứng dụng khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và bảo đảm nghĩa vụ với Ngân hàng. Như vậy, hoạt động tín dụng của Ngân hàng góp phần đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.
  • 14. 14 1.2.2. Tín dụng Ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng và tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ Thực tế cho thấy bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động và sản xuất kinh doanh cũng phải cần có một lượng vốn nhất định, trong trường hợp muốn mở rộng sản xuất kinh doanh cần có một lượng vốn lớn hơn. Hiên nay, trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn phải đổi mới và mở rộng sản xuất. Vậy lấy vốn ở đâu ra? Và tín dụng Ngân hàng là nguồn vốn cơ bản hình thành nên vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp. Thông qua việc đầu tư tín dụng, tín dụng Ngân hàng sẽ góp phần hình thành cơ cấu hợp lý cho các doanh nghiệp. Ở nước ta hiện nay cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, mở cửa thông thương với nhiều nước trên thế giới do vậy nhu cầu về vốn ngày càng cao, các thành phần kinh tế đang rất cần vốn để đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh phù hợp với sự phát triển của xã hội đòi hỏi các Ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa để đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng lớn của các doanh nghiệp. Muốn vậy, các Ngân hàng cần phải làm tốt công tác huy động vốn tạm thời nhàn rỗi và xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển của các thành phần kinh tế. Có như vậy, các Ngân hàng mới có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình tái sản xuất đưa nền kinh tế nước nhà ngày càng phát triển. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng của mình, các Ngân hàng đã huy động và tập trung lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội, đồng thời rút ra khỏi lưu thông một bộ phận tiền tệ không cần thiết góp phần giảm lạm phát. Bởi việc Ngân hàng Nhà nước phát hành tiền để tạo ra nguồn vốn đầu tư phát triển sẽ làm tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông, gây mất cân đối trong quan hệ tiền hàng dẫn đến lạm phát trong nền kinh tế. Mặt khác, dựa vào quy luật của lưu thông tiền tệ trong quá trình cân đối nguồn vốn tín dụng với nhu cầu vay mà Ngân hàng Nhà
  • 15. 15 nước Trung ương thực hiện pháp lệnh đưa tiền vào lưu thông. Do đó, sự vận động của vốn tín dụng là dựa trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế để tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ. Hơn nữa quá trình hoạt động tín dụng Ngân hàng gắn liền với việc thanh toán không dùng tiền mặt góp phần giảm bớt lượng tiền mặt lưu thông trôi nổi trên thị trường mà không có sự quản lý của Nhà nước nhằm mục đích ổn định, lưu thông tiền tệ. Điều này đồng nghĩa với việc làm giảm lạm phát-một vấn đề mà nền kinh tế phải đương đầu khi có tốc độ tăng trưởng gia tăng nhanh. Như vậy, tín dụng Ngân hàng được coi là một công cụ có thể điều hoà vốn trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 1.2.3. Tín dụng Ngân hàng góp phần tăng cường việc chấp hành chế độ hạch toán trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Trong quá trình nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng trước khi cho vay Ngân hàng có nghiệp vụ giúp đỡ các đơn vị vay vốn xây dựng kế hoạch vay vốn dựa trên cơ sở các kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính. Khi xét duyệt cho vay, Ngân hàng còn căn cứ vào tình hình chấp hành các nguyên tắc cơ bản của chế độ tín dụng Ngân hàng, tình hình thực hiện nghĩa vụ hợp đồng kinh tế đối với các đơn vị bạn cũng như tôn trọng các quy chế thủ tục cho vay. Đặc biệt cần phải có các báo cáo tài chính kế hoạch sản xuất kinh doanh trong đó nêu rõ các mục đích và khẳng định tính khả thi và mức sinh lợi của dự án. Như vậy, muốn vay được vốn các doanh nghiệp cần phải thực hiện các chế độ hạch toán thật tốt. Tất cả những công tác trên giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, Ngân hàng có khả năng thu hồi được vốn. Đặc trưng cơ bản của tín dụng Ngân hàng lá sự vận động trên cơ sở hoàn trả cả gốc lẫn lãi của các con nợ đối với Ngân hàng. Các đơn vị kinh tế, cá nhân khi vay vốn Ngân hàng đều phải cam kết thực hiện đầy đủ các điều kiện mà Ngân
  • 16. 16 hàng đưa ra nhằm đảm bảo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của đơn vị và hoàn trả vốn lẫn lãi đúng thời hạn. Trong trường hợp các đơn vị vay vốn không thực hiện đúng cam kết thì ngân hàng sẽ dùng các biện pháp chế tài tín dụng. Dovậy các đơn vị sản xuất kinh doanh luôn luôn tìm mọi biện pháp để tăng hiệu quả sử dụng vốn như: Đẩy nhanh vòng quay vốn, tăng năng suất, giảm giá thành nhằm tạo ra lợi nhuận, để có thể hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Điều này đã thúc đẩy đơn vị sản xuất kinh doanh tăng cường khâu hạch toán kế toán một cách chặt chẽ đảm bảo doanh lợi ngày càng cao, tăng hiệu quả sử dụng vốn tín dụng. Để tránh rủi ro tín dụng Ngân hàng chỉ thực hiện đầu tư tập trung vào các đơn vị có triển vọng sản xuất kinh doanh. 1.2.4. Tín dung Ngân hàng góp phần giải quyết các vấn đề xã hội Trong những năm qua, với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước cùng với sự cố gắng của tất cả các thành viên trong xã hội nước ta đã và đang từng bước đi lên và đạt được những thành tựu đáng kể như: Tốc độ tăng trưởng tương đối cao, tăng thu nhập, đời sống nhân dân được cải thiện... Nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước đã nảy sinh các vấn đề xã hội lớn: Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị ngày càng doãng rộng, tham nhũng có dấu hiệu gia tăng cả về quy mô và số vụ, thất nghiệp ở tỷ lệ cao...Nhận thức sâu sắc thực trạng này, các nghị quyết của Đảng luôn luôn nhấn mạnh yêu cầu phải kết hợp tăng trưởng với công bằng, giải quyết các yêu cầu về công bằng và tiến bộ xã hội ngay trong từng bước tăng trưởng và tín dụng Ngân hàng được sử dụng như một công cụ để khắc phục tình trạng này. Thông qua cơ chế tín dụng ưu tiên và ưu đãi chúng ta đang dần khắc phục được các vấn đề xã hội. Tín dụng ưu tiên là hình thức tập trung nguồn vốn cho một vùng, giới, ngành trong một thời gian nhất định nhằm đạt tới mục tiêu nào đó.
  • 17. 17 Tín dụng ưu đãi là cho vay các đối tượng cần ưu đãi với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường gọi là lãi suất ưu đãi. Bằng cách các Ngân hàng cung cấp nguồn vốn với lãi suất ưu đãi cho người nghèo, người gặp khó khăn để họ có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, áp dụng kỹ thuật, mở rộng thị trường từ đó tăng thu nhập. Với mức lãi suất ưu đãi, tín dụng Ngân hàng có vai trò to lớn trong việc giúp người nghèo tự vươn lên, tự giải quyết được tình trạng nghèo đói của mình. Đồng thời, chúng ta khẳng định rằng giúp người nghèo bằng tín dụng là giải quyết vấn đế công bằng theo quan điểm hiện đại, coi trọng sự nỗ lực và tham gia của bản thân người nghèo. Đó là sự giúp đỡ tích cực "Cho cần câu chứ không cho xâu cá”. Song để đạt được mục đích trên các Ngân hàng cần phải có một cơ chế giám sát chặt chẽ bởi thực tế cho thấy do lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường cán bộ tín dụng có cơ hội lạm dụng quyền hạn để cho vay với những đòi hỏi ngoài lãi suất làm cho người nghèo khó lòng đáp ứng. Ngoài ra , các cán bộ tín dụng Ngân hàng cần phải quan tâm đến vấn đề làm sao để vốn được sử dụng đúng mục đích là phát triển sản xuất, cải tiến kỹ thuật để tăng thu nhập, tránh rủi ro cho Ngân hàng không thu hồi được vốn... Trong điều kiện hiện nay chúng ta hy vọng rằng tín dụng Ngân hàng sẽ phát huy tốt vai trò to lớn của mình trong việc cung cấp nguồn lực để giải quyết các vấn đề xã hội theo hướng chủ động, tích cực, phù hợp với kinh tế thị trường. 1.3. Chất lượng tín dụng Ngân hàng 1.3.1. Sự cần thiết phai nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải thắng trong cạnh tranh. Khi nền sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển thì cạnh tranh ngày càng gay gắt. Cạnh tranh diễn ra trên 3 phương diện: Số
  • 18. 18 lượng, chất lượng, giá cả trong đó chất lượng đóng vai trò quan trọng hàng đầu, tạo điều kiện nâng cao tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường. Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và có tác động rất lớn tới toàn bộ nền kinh tế bởi thực tế cho thấy nguyên nhân của hầu hết các các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra đều bắt đầu từ ngân hàng. Do đó vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng là rất cần thiết. Vậy ta hiểu chất lượng tín dụng Ngân hàng là như thế nào? “ Chất lượng tín dụng Ngân hàng là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng (người gửi tiền và người vay tiền) trong quan hệ tín dụng, đảm bảo an toàn hay hạn chế rủi ro về vốn, tăng lợi nhuận cho Ngân hàng phù hợp và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội”. Việt Nam trong điều kiện hiện nay với sự bung ra của cơ chế mới ngoài các Ngân hàng quốc doanh đã xuất hiện hàng loạt các loại hình Ngân hàng khác nhau như: Các Ngân hàng liên doanh, các Ngân hàng cổ phần, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Chính sự xuất hiện nàt, đã làm cho mức độ canh tranh trên thị trường Ngân hàng ngày càng tăng. Điều này đòi hỏi các Ngân hàng phải luôn luôn tìm ra giải pháp nhằm thắng lợi trong cạnh tranh, nâng cao uy tín vị thế của mình trên thị trường. Một trong những biện pháp đó chính là phải nâng cao chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng được thể hiện cụ thể qua các chỉ tiêu có thể tính toán được như: kết quả kinh doanh, dư nợ, nợ quá hạn..., đồng thời nó cũng được thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng và mức độ tác động tới nền kinh tế. Để có được chất lượng tín dụng thì hoạt động tín dụng phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở tin cậy và uy tín. Hiểu đúng bản chất của tín dụng hiện tại cũng như xác định chính xác các nguyên nhân của những tồn tại về chất lượng sẽ giúp cho ngân hàng tìm được những biện pháp thích hợp để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường.
  • 19. 19 Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín dụng Ngân hàng cũng không ngừng phát triển nhằm cung cấp thêm các phương tiện để đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng tăng của xã hội đòi hỏi chất lượng tín dụng cần phải được quan tâm hơn. Hơn nữa, việc đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để Ngân hàng làm tốt vai trò trung tâm thanh toán của mình. Chất lượng đảm bảo sẽ tăng vòng quay của vốn tín dụng để có thể tạo ra số lần giao dịch lớn hơn, làm giảm lượng tiền trong lưu thông, mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền mặt từ đó giảm chi phí lưu thông trong xã hội. Như vậy, nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với số lượng tiền mặt trong lưu thông – nguyên nhân tiềm ẩn của lạm phát. Làm tốt công tác tín dụng sẽ giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, góp phần kiềm chế lạm phát, điều hoà và ổn định lưu thông tiền tệ. Mặt khác, chúng ta thấy rằng với một chính sách tín dụng đún đắn và được thực hiện có chất lượng không những hỗ trợ cho các ngành kém phát triển, thúc đẩy các ngành mũi nhọn mà còn góp phần vào việc tăng hiệu quả sản xuất kinh tế xã hội đảm bảo sự cân đối giữa các vùng, giải quyết các vấn đề mang tính xã hội... tạo điều kiện đưa đất nước ta tiến nhanh trên con dường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thông qua khâu phân tích khả năng phát triển của đối tượng định đầu tư để đánh giá chất lượng khoản tín dụng từ đó đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn sẽ khai thác tốt tiềm năng về tài nguyên, lao động... tăng cường năng lực sản xuất, cung ứng ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Việc thực hiện đúng nguyên tắc tín dụng sẽ góp phần cho vay đúng đối tượng, hạn chế và xoá bỏ nạn cho vay nặng lãi ở các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh. Một lý do quan trọng mà ta phải đề cập đến là việc nâng cao chất lượng tín dụng có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Bởi chất
  • 20. 20 lượng tín dụng có tốt mới tăng khả năng cung cấp dịch vụ do tạo thêm được nguồn vốn từ việc quay vòng vốn tín dụng, thu hút được nhiều khách hàng bởi các hình thức sản phẩm dịch vụ đa dạng. Chất lượng tín dụng Ngân hàng tốt sẽ làm tăng khả năng sinh lời do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn đã cho vay. Từ đó, tạo ra thế mạnh và nâng cao uy tín cho ngành Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình. Chính nhờ đó mà tạo ra điều kiện cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của Ngân hàng.Vì vậy, các Ngân hàng luôn luôn phải quan tâm tới việc nâng cao chất lượng tín dụng. 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng 1.3.2.1. Tổng vốn huy động Tổng vốn huy động cho biết tổng nguồn tiền mà Ngân hàng huy động được trong nền kinh tế. Chỉ tiêu này cho thấy Ngân hàng có hoạt động uy tín, có được người gửi tin tưởng không, mức giá mà Ngân hàng đưa ra có phù hợp không, có khuyến khích được nhân dân gửi tiền vào không? Đồng thời, cho thấy Ngân hàng đã tham gia vào các hình thức huy động vốn và các dịch vụ Ngân hàng như thế nào? 1.3.2.2. Tỷ trọng từng loại tiền gửi trên tổng nguồn vốn huy động Thông thường nguồn vốn huy động của Ngân hàng bao gồm các loại tiền gửi như: Tiền gửi của các doanh nghiệp (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có thể phát hành séc...), tiền gửi tiết kiệm (không kỳ hạn, có kỳ hạn). Mỗi loại tiền gửi khác nhau có các mức lãi suất khác nhau. Chỉ tiêu này, xác định kết cấu của nguồn vốn huy động, để phát hiện ra mặt mạnh, mặt yếu của Ngân hàng trong kinh doanh từ đó để đưa ra các biện pháp để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng một cách phù hợp. Trong trường hợp Ngân hàng có tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn cao
  • 21. 21 hơn Ngân hàng đó sẽ có nhiều lợi nhuận bởi lãi suất của loại hình tiền gửi này tương đối thấp. Ngược lại nếu tỷ lệ tiền gửi với lãi suất cao chiếm tỷ trọng lớn thì Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn. Song đây mới chỉ xét về một khía cạnh là lãi suất, còn việc đem lại lợi nhuận cao hay thấp và độ rủi ro ra sao thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. 1.3.2.3. Tổng dư nợ Chỉ tiêu này cho biết Ngân hàng cho vay được nhiều hay ít, mối quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng như thế nào? Chỉ tiêu này cho thấy Ngân hàng đã tạo được uy tín với khách hàng, cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng phong phú thu hút được khách hàng. 1.3.2.4. Hiệu suất sử dụng vốn vay Tổng dư nợ Hiệu suất sử dụng vốn vay = Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này giúp cho các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. Vậy tỷ lệ này lớn là tốt hay nhỏ là tốt? Chúng ta chưa thể khẳng định được bởi: Nếu tiền gửi ít hơn tiền cho vay thì Ngân hàng phải tìm kiếm nguồn vốn có chi phí cao hơn, còn nếu tiền gửi nhiều hơn tiền cho vay thì Ngân hàng rơi vào tình trạng thừa vốn. 1.3.2.5. Tỷ lệ quá hạn trên tổng dư nợ
  • 22. 22 Chỉ tiêu này được tính như sau: Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ Chỉ tiêu này thể hiện chất lượng của những khoản vay. Khi tỉ lệ này vượt quá một giới hạn cho phép thì nó thể hiện sự yếu kém của hoạt động tín dụng (Mức giới hạn của mỗi nước là khác nhau, ở Việt Nam hiện nay chấp nhận tỷ lệ này là 5%) Theo thời gian, tỷ lệ này có thể phân làm 2 trường hợp: Nợ quá hạn bình thường + Nợ quá hạn có vấn đề Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 12 tháng = Tổng dư nợ Nợ quá hạn khó thu hồi Tỷ lệ nợ quá hạn trên 12 tháng = Tổng dư nợ Qua việc phân loại nợ quá hạn, ta có thể biết rõ các khoản nợ đang gặp khó khăn hay những khoản nợ không thể thu hồi được từ đó đưa ra các biện pháp hợp lý rủi ro tới mức thấp nhất. 1.3.2.6. Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng Tỷ suất lợi nhuận = Tổng dư nợ tín dụng
  • 23. 23 Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng. Lợi nhuận ở đây phản ánh chênh lệch giữa chi phí đầu vào (lãi suất huy động) và thu lãi đầu ra. 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng Hiện nay vấn đề chất lượng tín dụng đang được các Ngân hàng rất quan tâm và đang tìm mọi cách để có thể nâng cao chất lượng tín dụng một cách tốt nhất. Để quản lý và đưa ra những biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng một cách có hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải có sự hiểu biết sâu sắc các nhận tố tác động đến nó. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng chúng ta có thể phân thành các nhóm nhân tố như 1.3.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế và pháp lý Ở đây chúng ta xét đến cả môi trường kinh tế trong nước và quốc tế: Khi nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng Ngân hàng phát triển, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được tiến hành một cách bình thường, không bị ảnh hưởng bởi lạm phát, khủng hoảng tài chính dẫn đến khả năng cho vay và khả năng cho vay và khả năng trả nợ vay không có biến động lớn. Tuy nhiên để xã hội phát triển đi lên đòi đỏi nền kinh tế phải có sự tăng trưởng mà tăng trưởng thì dẫn đến lạm phát. Nếu chúng ta không quản lý tốt để lạm phát ở con số cao thì Ngân hàng sẽ là người chịu thiệt thòi nhất do đồng tiền bị mất giá và như vậy chất lượng tín dụng sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Ngoài ra do chính sách vĩ mô của Nhà nước ưu tiên hay hạn chế phát triển một số ngành nghề kinh tế đảm bảo cho sự ổn định phát triển chung cho nền kinh tế cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng Ngân hàng . Hiện nay với chủ trương chuyển từ đối đầu sang đối thoại nước ta đã có quan hệ với nhiều nước trên thế giới và đem lại nhiều thuận lợi. Song việc đầu tư nước ngoài vào trong nước một cách ồ ạt sẽ làm mất cân bằng cung cầu tiền tệ gây
  • 24. 24 ra lạm phát làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng một cách sâu sắc. Do vậy với hệ thống Ngân hàng nước ta hiện nay chưa thực sự phát triển, chúng ta cần phải cố gắng hơn nữa trong vấn đề kiểm soát luồng tiền từ nước ngoài vào trong nước bởi luồng tiền từ nước ngoài vào trong nước bởi luồng tiền này sẽ làm tăng khôí lượng tiền trong lưu thông gây ra lạm phát ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng. Chu kỳ phát triển kinh tế cũng có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Trong thời kỳ sản xuất kinh doanh đình chệ, nhu cầu vốn tín dụng giảm gây nên tình trạng ứ đọng vốn và các khoản tín dụng đã được thực hiện cũng khó hoàn trả. Ngược lại trong thời kỳ hưng thịnh của nền kinh tế, các doanh nghiệp đua nhau mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến nhu cầu vay vốn ngày càng lớn. Trong một vài trường hợp do sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế đã gây ra những bất lợi cho doanh nghiệp làm cho khả năng trả những khoản nợ sẽ gặp nhiều khó khăn. Một yếu tố mà chúng ta cần phải đề cập đến ở đây đó chính là lãi sất tín dụng cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng. Với phương châm “đi vay để cho vay” các Ngân hàng luôn phải cố gắng để có thể đưa ra một mức lãi suất hợp lý sao cho vừa thu hút được vốn nhàn rỗi vừa thu đem lại lợi nhuận. Bởi nếu lãi suất huy động tiền nhàn rỗi quá thấp sẽ không khuyến khích được các tổ chức, cá nhân gửi tiền vào Ngân hàng dẫn đến Ngân hàng không đủ vốn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngược lại nếu lãi suất huy động đậưt ra cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của Ngân hàng, Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong vấn đề cho vay. Và đối với lãi suất cho vay cũng vậy. Trường hợp đưa ra mức lãi suất cao sẽ đẫn đến tình trạng không cho vay được, ứ đọng vốn hoặc có cho vay được cũng khó thu hồi bởi khách hàng của Ngân hàng không phải tất cả đều làm ăn có hiệu quả mà có những khách hàng làm ăn không có lãi hoặc lãi thấp sẽ khó có thể trả được những khoản nợ lớn của Ngân hàng gây rủi ro cho hoạt động của Ngân hàng.
  • 25. 25 Hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng cũng như hoạt động của nền kinh tế nói chung muốn hoạt động có hiệu quả thì cần phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, đầy đủ đi kèm hỗ trợ. Pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, không có pháp luật hoặc một hệ thống pháp luật không đầy đủ, không phù hợp với những yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động trong nền kinh tế sẽ trở nên hỗn độn, không thể tiến hành trôi chảy. Pháp luật đã tạo lập hành lang pháp lý giúp cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận tiện và đạt kết quả cao. Chỉ trong trường hợp các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng, chấp hành luật pháp một cách nghiêm minh thì quan hệ tín dụng mới đạt kết quả mong muốn đem lại chất lượng cho hoạt động tín dụng Ngân hàng . Trong điều kiện nước ta, hệ thống văn bản chưa được hoàn thiện dã gây khó khăn cho hoạt động của mình như: Hiện nay văn bản quy định về biện pháp đảm bảo tiền vay đối với các tổ chức Đảng chưa được ban hành trong khi đó, các tổ chức này đang có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng nông nghiệp. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước và các ban nghành có liên quan sớm ban hành thêm các văn bản cần thiết tạo điều kiện thuậnlợi cho các Ngân hàng trong hoạt động của mình góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. 1.3.3.2. Nhóm nhân tố về phía Ngân hàng và khách hàng Đây là những nhân tố thuộc về bản thân nội tại của Ngân hàng có liên quan ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng bao gồm  Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng có một ý nghĩa to lớn quyết định đến sự thành công hay thất bại của cả hệ thông Ngân hàng. Do vây khi xây dựng chính sách tín dụng cần phải đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền lợi của người gửi tiền, của Ngân hàng và của ngưới sử dụng vố vay. Đồng thới chính sách tín dụng phải phù hợp
  • 26. 26 với đường lối chính sách tín dụng của Đảng, Nhà nước và cần được dựa trên những cơ sở thực tiễn và khoa học nhất định. Đối với các Ngân hàng, một chính sách tín dụng đúng đắn phải đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật và đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo công bằng xã hội .  Công tác tổ chức của Ngân hàng Tổ chức của Ngân hàng cần phải được cụ thể hoá và sắp xếp một cách có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tín dụng đã được quy định cả về huy động vốn cũng như cho vay, quản lý được cơ cấu tài sản nợ, tài sản có của Ngân hàng. Đây là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh. Do hoạt động tín dụng là loại hình kinh doanh tiên tệ có rủi ro rất lớn nên cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, bộ phận trong từng Ngân hàng, trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng, giữa Ngân hàng với các cơ quan khác như tài chinh, pháp lý,... Việc thiết lập các mối quan hệ tạo điều kiện cho việc quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề có liên quan đến tín dụng khi cầc thiết.  Chất lượng nhân sự Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng và trong hoạt động của Ngân hàng nói chung. Hiện nay khi hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng ngày càng phát triển thì đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao để có thể sử dụng các phương tiện làm việc hiện đại, phù hợp với sự phát triển nghiệp vụ không ngừng. Do vậy, việc tuyển chọn nhân sự cần phải được tiến hành kỹ lưỡng, cán bộ tín dụng phải là người có trách nhiêm cao, có đạo đức nghề nghiệp tốt, phải có chuyên môn giỏi thì mới có thể ngăn ngừa những sai phạm khi thực hiện chu kỳ khép kín của một khoản tín dụng, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng mình trên thị trường và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu đa dạng của một xã hội ngày càng phát triển .
  • 27. 27 - Quy trình tín dụng Đây là những giai đoạn, công việc cần phải thực hiện theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay, thu nợ bắt đầu từ việc xét đơn xin vay của khách hàng cho đến khi thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc lập ra một quy trình tín dụng cũng như sự phối hợp nhịp nhàng giữa các giai đoạn như thế nào? Quy trình tín dụng gồm 3 giai đoạn chính + Xét đề nghị vay của khách hàng và thực hiện cho vay: Đây là giai đoạn rất quan trọng trong quy trình tín dụng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng của khoản tín dụng sẽ được thực hiện và là cơ sở định lượng rủi ro trong khi vay. Trong giai đoạn này chất lượng tín dụng phụ thuộc nhiều vào công tác thẩm định về điều kiện, thủ tục cho vay của Ngân hàng. + Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro: Việc thiết lập hệ thống kiểm tra hữu hiệu áp dụng có hiệu quả các hình thức, biện pháp sẽ giúp cho Ngân hàng kịp thời nắm bắt những thông tin về các khoản tín dụng đã cung cấp để có thể đưa ra kịp thời những quyết định can thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. + Thu nợ và thanh lý: Đây là giai đoạn mang tính chất quyết định đến sự tồn tại của Ngân hàng bởi nếu không thu được nợ đến hạn, Ngân hàng sẽ mất vốn kinh doanh, chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng xấu nghiêm trọng, khủng hoảng có thể xảy ra mà điều tồi tệ hơn cả là khi hệ thống Ngân hàng lâm vào tình trạng đó sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy, mà Ngân hàng cần phải tích cực trong công tác thu nợ. Sự linh hoạt của Ngân hàng trong việc phát hiện kịp thời sẽ giúp Ngân hàng giảm thiểu được những rủi ro, hạn chế những khoản nợ quá hạn, bảo toàn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng. -Thông tin tín dụng
  • 28. 28 Thông tin tín dụng có tác động trực tiếp đến quyết định cho vay, giúp cho các cán bộ tín dụng có câu trả lời đúng: Cho vay hay không cho vay? Xét trên tầm vĩ mô thông tin tín dụng là cơ sở đánh giá chất lượng tín dụng và đưa ra các dự báo phát triển kinh tế Thông tin tín dụng có thể thu được nhiều nguồn: Hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh... thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp thời thì khả năng ngăn ngừa rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng cao. - Kiểm soát nội bộ Thông qua công tác này các nhà lãnh đạo Ngân hàng sẽ nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, những khó khăn, thuận lợi trong việc chấp hành các quy định pháp luật, nội quy, chính sách kinh doanh, thủ tục tín dụng. Từ đó giúp các nhà lãnh đạo Ngân hàng đưa ra những chủ trương chính sách phù hợp nhằm giải quyết những khó khăn và phát huy những nhân tố thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành các quy định, thể lệ...và mức độ kịp thời phát hiện sai sót cũng như nguyên nhân dẫn đến sai xót trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng.  Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng Trang thiết bị góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nó là công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức quản lý Ngân hàng, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và thực hiện nghiệp vụ giao dịch với khách hàng. Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay, các trang thiết bị tin học đã giúp cho Ngân hàng cập nhật được thông tin nhanh chóng kịp thời, chính xác. Trên cơ sở đó đưa ra quyết định tín dụng đứmg đắn, không bỏ lỡ thời cơ kinh doanh, giúp cho quá trình quản lý tiền vay và thanh toán cho thuận tiện, nhanh chóng và chính xác. Để đảm bảo khoản tín dụng được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, mang lại lợi ích cho Ngân hàng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội thì
  • 29. 29 khách hàng có vai trò hết sức quan trọng. Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững vàng, có thu nhập sẽ sẵn sàng trả đầy đủ các khoản vay vốn của Ngân hàng khi đên hạn qua đó đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng. Những nhân tố này bao gồm: Trình độ quản lý điều hành của cán bộ doanh nghiệp có đáp ứng được cho nền kinh tế thị trường hay không, năng lực về vốn và tài sản của doanh nghiệp có đủ cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hay không, chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hay xấu, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hay thấp, tương lai phát triển của doanh nghiệp như thế nào? Ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác trả nợ ngân hàng. Những yếu tố trên đặt ra cho Sở giao dịch cần phải chọn khách hàng để đầu tư, thẩm định kĩ lưỡng và cần phải giám sát một cách chặt chẽ quá trình trước, trong, sau khi cho vay, có như vậy mới đảm bảo chất lượng tín dụng. 1.4: Tình hình hệ thống Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội ở nước ta Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội thành lập ngày 4/10/2002 do thủ tướng chính Phủ ban hành quyết định số 131/2002QD-TTg. NHCSXH là một tổ chức tín dụng của Nhà nước hoạt động vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo không vì mục đích lợi nhuận. NHCSXH được nhà nước cấp giao vốn và bảo đảm khả năng thanh toán. Huy động vốn có trả lãi hoặc tự nguyện không lấy lãi, vốn đóng góp không hoàn trả vốn uỷ thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để uỷ thác hoặc trực tiếp cho vay ưu đãi. NHCSXH được thành lập theo hệ thống từ trung ương đến cấp huyện. Địa bàn thành phố, thị xã nơi chi nhánh NHCSXH tỉnh đóng trụ sở trước mắt do văieät nam phòng Hội Sở Chính NHCSXH tỉnh trực tiếp triển khai thực hiện, nhằm tập trung đầu mối huy động vốn, cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố.
  • 30. 30 NHCSXH được kế thừa và phát huy kết quả 7 năm hoạt động của Ngân Hàng Phục Vụ Người Nghèo. Hiện nay, ở nước ta có 64 chi nhánh NHCSXH đặt tại các tỉnh và thành phố trên cả nước. NHCSXH hoạt động trên cơ sở các điều kiện kinh tế và qui định của luật pháp, thông qua đó chúng tác động dến nền kinh tế và đời sống kinh tế xã hội. NHCSXH ra đời được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước nhưng nó vẫn mang tính kinh doanh. Từ khi thành lập đến nay, NHCSXH đã tạo vốn cho người nghèo, các đối tượng chính sách có vốn làm ăn, phát triển kinh tế, ổn định đời sống xã hội. Tuy nhiên, do mới thành lập cơ sở hạ tầng thiết bị còn yếu kém nhất lấcc tỉnh và các huyện văieät nam phòng còn phải đi thuê mượn, diện tích chật hẹp, phương tiện vận chuyển tiền còn thiếu, trang thiết bị còn thô sơ... Trình độ quản lý của các cán bộ nhân viên ngân hàng vẫn còn thiếu kinh nghiệm cần có nhiều đợt tập huấn cho các cán bộ để nâng cao trình độ. Chất lượng, hiệu quả đầu tư tín dụng còn thấp, tỷ lệ quá hạn đang ở mức cao. Chính lợi ích NHCSXH mang lại lợi ích cho toàn xã hội, các cấp chính quyền coi NHCSXH là công cụ thực hiện xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cần sự quan tâm và giúp đỡ hơn nữa của các nhà đầu tư, của Chính phủ. Để giúp đỡ người nghèo, các đối tượng chính sách có việc làm, có thu nhập ổn định là góp phần cho an ninh ổn định làm tiền đề cho xã hội phát triển.
  • 31. 31 Chương 2: Phân tích đánh giá thực trạng và chất lượng tín dụng của sở giao dịch-Ngân hàng chính sách xã hội Nam Định 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI NAM ĐỊNH 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính Sách Xã hội Nam Định Ngân hàng chính sách xã hội Nam Định là một chi nhánh thuộc hệ thống Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam. Đặt tại trụ sở chính tại 263 Trần Hưng Đạo-Thành phố Nam Định, phạm vi hoạt động chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nam Định. Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính Phủ Ngân hàng Chính Sách Xã Hội Nam Định đã ra đời góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, kìm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Với quy mô hoạt động chi nhánh Ngân hàng tỉnh huyện, Ngân hàng Chính sách xã hội Nam Định có vị trí là Ngân hàng quản lý. Ngân hàng Chính Sách Xã hội Nam Định là một trong 64 chi nhánh của Ngân hàng Chính Sách Xã Hội, đóng vai trò tạo nguồn vốn, cung cấp các hình thức dịch vụ Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện mục tiêu chương trình, giải pháp Chính phủ đề ra, định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng Chính Sách Xã hội và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngân hàng chính sách xã hội Nam Định có tên giao dich quốc tế: Viet Nam Bank For Social Policies- Nam Định Branch Trụ sở: Số 263- Trần Hưng Đạo- Nam Định
  • 32. 32 Ngày 14 tháng 01 năm 2003 số 25/QĐ-HĐQT Ngân Hàng Chính Sách Xã hội Nam Định được thành lập, đóng vai trò quản lý đối với các Ngân hàng cấp huyện, xã. Dựa trên các văn bản của thành uỷ và cơ quan cấp trên, đồng thời đóng vai trò là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng . Là một Ngân hàng hoạt động trên địa bàn phường Trần Hưng Đạo, thuộc khu vực trung tâm thành phố với nhiều hoạt động buôn bán nhộn nhịp và có nhiều doanh nghiệp đặt tại trụ sở nên cũng có nhiều tác động đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Một mặt chi nhánh có điều kiện tiếp xúc và thu hút số lượng lớn khách hàng, tạo tiền đề cho việc đa dạng hoá và mở rộng các loại hình dịch vụ. Tuy nhiên, cùng với sự lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng Chính Sách Xã hội Nam Định đã trở thành một trong những Ngân hàng có uy tín, quan hệ với các đối tác ngày càng được mở rộng. Chi nhánh đang cố gắng vươn lên khắc phục những khó khăn trước mắt, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, góp phần đáng kể vào sự phát triển của toàn hệ thống. 2.1.2. Đặc điểm của Sở Giao Dịch Nam Định - Hoạt động của Ngân hàng Chính Sách Xã hội Nam Định không vì mục đích lợi nhuận được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước nhưng nó vẫn mang tính chất kinh doanh. - Đối tượng cho vay chủ yếu là những hộ nghèo, những gia đình thuộc diện chính sách và các đối tượng khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. - Có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi toàn tỉnh, là một pháp nhân, có vốn điều lệ, tài sản, con dấu và hệ thống giao dịch từ tỉnh xuống các xã.
  • 33. 33 - Chế độ tài chính, chế độ tiền lương và phụ cấp của cán bộ, viên chức và việc trích lập, sử dụng các quỹ của Ngân hàng do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định . - Người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay với mức lãi suất ưu đãi để phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghè, ổn định xã hội. 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng của Sở giao dịch – Ngân hàng Chính Sách xã hội Nam Định trong những năm gần đây Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định thành lập và đi vào hoạt động được kế thừa kết quả 7 năm hoạt động của Ngân hàng Phục Vụ người nghèo. Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng, tỷ trọng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp giảm. Tiểu thủ công nghiệp và hành nghề trong nông thôn phát triển mạnh, nhiều nghề truyền thống được khôi phục. Tuy nhiên , cơ cấu lao động sản xuất nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao (78,2%). Trong khi đó , thời gian sử dụng cho lao động mùa vụ chiếm 40%, còn 60% thời gian sau mùa vụ thiếu việc làm . Thu nhập quốc dân của tỉnh so với những năm trước đây có mức tăng trưởng khá, năm sau tăng cao hơn năm trước, đạt mức bình quân 7,6% năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 5,3 triệu đồng/ năm. Từ khi đổi mới và phát triển theo cơ chế thị trường, bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế đạt được: thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ trọng sản xuất công nghiệp tăng nhanh một số khu công nhiệp mới được mở thêm, nhiều doanh nghiệp mới được thành lập thu hút thêm lao động, những người có sức lao động đời sống ổn định Bên cạnh đó, những người không còn đất sản xuất, không có nghề, không có vốn, không có việc làm đời sống càng trở nên khó khăn hơn. Trong nông thôn ngành nghề phát triển, những người có vốn, có người trở nên
  • 34. 34 giầu có biết tính toán làm ăn, đời sống nâng lên, có người trở nên giàu có. Những hộ không có sức lao động hoàn cảnh neo đơn, không có vốn sản xuất, đông con cuộc sống càng trở nên khó khăn vì thu nhập thấp nhưng chi phí giành cho sinh hoạt, học tập, khám chữa bệnh ngày một tăng từ đó dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng thêm. Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập và đi vào hoạt động đáp ứng đúng yêu cầu xã hội cần, người nghèo và những người thuộc diện chính sách khác cần có kênh thông tin tín dụng riêng để dễ tiếp cận. Giúp đỡ người nghèo, đối tượng chính sách có việc làm, có thu nhập ổn định là góp phần làm cho an ninh ổn định làm tiền đề cho xã hội phát triển. Lợi ích Ngân hàng chính sách xã hội mang lại lợi ích toàn xã hội, các cấp chính quyền coi Ngân hàng chính sách xã hội là công cụ thực hiện xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm . Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập và đi vào hoạt động thuận lợi rất nhiều nhưng cũng không ít khó khăn cần được khắc phục: Chất lượng, hiệu quả đầu tư tín dụng còn thấp, tỷ lệ quá hạn đang ở mức cao. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc thiếu thốn toàn bộ trụ sở của chi nhánh tỉnh và các phòng giao dịch phải thuê mượn, nhiều nơi chật hẹp không đủ diện tích làm việc, phương tiện vận chuyển tiền, kho tàng không có, máy móc thiết bị phải trang bị dần...Vấn đề này, sẽ được cụ thể hoá thông qua thực trạng chất lượng tín dụng tại Sở giao dịch- Ngân hàng chính sách xã hội Nam Định. 2.2.1. Công tác huy động vốn Như chúng ta đã biết tại Sở giao dịch – Ngân hàng chính sách xã hội Nam Định hàng ngày hàng giờ đang diễn ra các hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú. Căn cứ vào kết quả thu được ta thấy rằng hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản tại Sở giao dịch và có vị thế hết sức quan trọng. Và để hoạt động tín dụng đem lại kết quả cao thì cần phải thực hiện tốt đồng thời các nghiệp vụ:
  • 35. 35 - Các nghiệp bên nợ (huy động vốn) - Các nghiệp vụ bên có (sử dụng vốn) - Các nghiệp vụ trung gian (chuyển tiền thanh toán) Chính vì vậy mà huy động vốn không phải là hoạt động độc lập riêng rẽ, có huy động được vốn thì mới có vốn cha vay ngược lại cho vay có hiệu quả kinh tế phát triển thì mới có nguồn vốn để huy động đồng thời có làm tốt nghiệp vụ trung gian thì hai nghiệp vụ trên mới được thực hiện tốt. Như vậy, cả ba nghiệp vụ này tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Nói cách khác Ngân hàng phải thực hiện chiến lược kinh doanh tổng hợp mà trong đó nghiệp vụ huy động vốn phải được chú trọng để kết hợp cùng hai nghiệp vụ còn lại tạo nên hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Trong bất kỳ điều kiện nào thì một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh phải có vốn mà Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên vốn của Ngân hàng cũng mang tính đặc trưng riêng. Vốn của Ngân hàng bao gồm vốn điều lệ, vốn tăng thêm do tích trữ từ lợi nhuận, vốn đi vay và nhận gửi (vốn huy động). Khác so với doanh nghiệp thông thường, Ngân hàng không sử dụng vốn tự có làm vốn chính để tiến hành hoạt động kinh doanh mà nó được sử dụng nhằm mục đích mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu, gây dựng sự tin tưởng đối với khách hàng và hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn chính và chủ yếu để Ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh là vốn huy động . Hiện nay trong cơ chế thị trường, các Ngân hàng thương mại đều hoạt động kinh doanh theo hướng “đi vay để cho vay” không sử dụng đến nguồn cấp phát mà huy động vốn theo hướng có lợi trong kinh doanh. Để tạo được tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng đến giao dịch, Ngân hàng phải tạo cho mình một nguồn vốn dồi dào dựa trên cơ sở của thị trường đẩu ra, lĩnh vực đầu tư, hiệu quả kinh
  • 36. 36 doanh...Vì vậy, mà công tác huy động vốn tại Sở giao dịch ngày càng được chú trọng theo hướng nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Sở giao dịch cũng xác định cho mình một chiến lược huy động vốn nhanh, nhiều, ổn định, tập trung khai thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn theo khung lãi suất Nhà nước quy định để các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn theo khung lãi suất Nhà nước quy định để có nguồn vốn lớn đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho khách hàng có quan hệ thường xuyên tại Sở giao dịch Sau đây là số liệu cụ thể về tình hình huy động vốn tại Sở giao dịch – Ngân hàng chính sách xã hội Nam Định trong thời gian qua: Bảng 1 . Biến động nguồn vốn huy động giai đoạn 2002-2004 ĐVT:triệu đồng Nguồn 2002 2003 2004 +/- tuyệt đối 2002- 2003 +/- tương đối(%) 2002- 2003 +/- tuyệt đối 2004- 2003 +/- tương đối(%) 2004- 2003 Không kỳ hạn 81.309 126.950 123.378 45.641 +56% -3.572 -2,8% Có kỳ hạn 163.675 365.103 417.520 201.428 +123% 52.417 +14,4% Tổng 244.984 492.053 540.898 247069 179 48845 11.6 (Nguồn: Báo cáo số liệu của NHCSXH Nam Định) Qua số liệu bảng 1 cho ta thấy nguồn vốn huy động tại Sở giao dịch tăng nhanh qua các năm đặc biệt là từ năm 2002 đến năm 2003 thì tiền gửi không kỳ hạn tăng lên 56%, tiền gửi có kỳ hạn tăng 123%. Sang năm 2004 mặc dù nguồn vốn huy
  • 37. 37 động không kỳ hạn có giảm nhưng không đáng kể còn nguồn vốn có kỳ hạn vẫn tiếp tục tăng điều đó chứng tỏ rằng trong những năm qua Sở giao dịch đã có nhiều cố gắng và đưa ra những biện pháp tích cực năng động, sáng tạo để thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi cũng như gửi tiền tiết kiệm, phục vụ khách hàng với thía độ văn minh, lịch sự có, trách nhiệm, đơn giản các thủ tục rườm rà không cần thiết. Kết quả cho thấy Sở đã đạt được những thành công nhất định. Mặt khác ta thấy rằng nguồn vốn huy động có kỳ hạn luôn luôn tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động cụ thể là: - Nguồn vốn kỳ hạn năm 2002 chiếm tỉ lệ là 67% - Nguồn vốn kỳ hạn năm 2003 chiếm tỉ lệ là 74% - Nguồn vốn kỳ hạn năm 2004 chiếm tỉ lệ là 77% Đây là một điều tốt bởi Ngân hàng có thể cho vay theo kế hoạch một cách hợp lý nhất, ổn định nhất nguồn vốn đã huy động mà mình biết rõ thời gian đến hạn phải trả của nguồn vốn huy động. Song trong thời gian qua do chỉ số lạm phát liên tục giảm nên Ngân hàng Nhà nước liên tục 5 lần điều chỉnh lãi suất theo xu hướng giảm. Do đó việc huy động nguồn vốn có kỳ hạn sẽ không có lợi. Theo số liệu trên ta thấy nguồn vốn kỳ hạn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động của Sở vì vậy trong công tác sử dụng vốn, huy động vốn Sở giao dịch cần phải xác định cho mình một mức lãi suất phù hợp để vừa đem lại lợi nhuận vừa có thể cạnh tranh được trên thị trường. 2.2.2. Tình hình sử dụng vốn huy động Để đáp ứng và phát triển trong nền kinh tế đầy cạnh tranh như hiện nay các Ngân hàng buộc phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh một cách hợp lý và Sở giao dịch cũng vậy . Với tư cách là một Sở đầu mối của toàn ngành với nhiều hoạt động đa dạng đặc biệt là hoạt động tín dụng vì vậy Sở luôn luôn quan tâm tới vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được
  • 38. 38 Sở tiến hành phân phối sử dụng vốn sao cho hiệu quả bởi cho vay là khâu tiếp nối của hoạt động tạo vốn và là khâu cuối cùng quyết định chất lượng hiệu quả tín dụng . Bên cạnh đó chúng ta biết rằng huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt của một quá trình hoạt động tín dụng vì vậy vấn đề cho vay vốn cần phải được chú trọng, quan tâm, làm sao vừa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh, vừa mang lại hiệu quả kinh tế không chỉ cho bản thân Sở giao dịch mà còn cho cả nền kinh tế. Đối tượng cho vay tại Sở giao dịch là các doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân. Mặc dù Sở chưa thực hiện cho vay đối với hộ gia đình cá nhân song việc cho vay của Sở đã có tác dụng tích cực giúp cho các doanh nghiệp phát triển được sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách góp phần đấu tranh hạn chế cho vay nặng lãi. Sở chủ động trong việc sử dụng vốn vay có tính đến nhu cầu và khả năng thực tế của từng đơn vị, phân loại doanh nghiệp cho vay có chọn lọc và thường xuyên quan tâm tới công tác thu nợ nhằm tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng. Thực chất vấn đề cho vay vốn của Ngân hàng được đánh giá tốt hay xấu không phải căn cứ vào số dư nợ cho vay tăng hơn không mà phải xem xét chất lượng tín dụng như thế nào có nghĩa là phải xem xét vốn mà Sở cho vay có đúng mục đích hay không, khách hàng có trả được nợ hay không và trả nợ có đúng hạn không. Vì vậy việc đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của Ngân hàng phải được xem xét trên các chỉ tiêu như: tình hình cho vay, thu nợ, nợ quá hạn...và các biện pháp nhằm mở rộng tín dụng tại Sở. Sau đây là số liệu cụ thể về tình hình tín dụng tại Sở.
  • 39. 39 Biểu đồ 1: So sánh các chỉ tiêu sử dụng vốn qua các năm Đơn vị: Tỷ đồng 0 50 100 150 200 250 Tổng doanh số cho vay tổng doanh số thu nợ tổng dư nợ 2002 2003 2004 Nhìn vào bảng trên ta thấy: - Số tiền cho vay tạ Sở giao dịch qua các năm 2002,2003,2004 có tăng lên đáng kể. - Năm 2003 tăng so với 2002 là 112 tỷ đồng tương đương với 215% - Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 59 tỷ đồng tương đương với 35% Như vậy ta thấy rằng khách hàng đến giao dịch tại Sở ngày càng tăng lên chứng tỏ bằng sự cố gắng của Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong thời gian qua Sở đã thu hút được nhiều khách hàng, bằng phương pháp nghiệp vụ và thái độ làm việc của mình Sở đã tạo được uy tín trên thị trường đầy cạnh tranh như hiên nay. Về công tác thu nợ: - Năm 2002 doanh số thu nợ bằng 186% doanh số cho vay . - Năm 2003 doánh ố thu nợ bằng 71% doanh số cho vay
  • 40. 40 - Năm 2004 doanh số thu nợ bằng 103% doanh số cho vay. Doanh số thu nợ năm 2002 tương đối cao, nhưng sang năm 2003 thì có giảm đi về số tương đối, nguyên nhân ở đây có thể là do sự biến động về tình hình chính trị, xã hội của đất nước và trong khu vực đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Sang năm 2004 với sự làm việc hết mình các cán bộ nhân viên trong công tác kiểm tra đôn đốc tình hình thu nợ và sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc doanh số thu nợ đã tăng lên bằng 103% so với doanh số cho vay. Đối với dư nợ có tăng lên so với các năm nhìn vào bảng trên ta thấy dư nợ năm 2002 là 183 tỷ đồng mà lẽ ra phải là 201 tỷ đồng song đến ngày 31/12/2004 Sở đã số điều chỉnh sang tài khoản nợ khoanh số tiền là 18 tỷ. Trên cơ sở số liệu về huy động vốn và cho vay chúng ta nhận thấy rằng giữa nguồn vốn huy động và doanh số cho vay có sự chênh lệch lớn, phải chăng Sở đã rơi vào tình trạng ứ đọng vốn. Tình hình thực tế cho thấy hiện nay trong nền kinh tế lượng ngoại tệ đang còn thiếu nhiều bởi tỷ giá giữa đồng USD và đồng VNĐ đang ở mức tương đối cao. Mặt khác, vốn huy động được tại Sở giao dịch chủ yếu là ngoại tệ vì vậy mà huy động được càng nhiều càng tốt.
  • 41. 41 2.2.3. Tình hình cho vay thu nợ dư nợ theo chính sách xã hội Bảng 2 . Tình hình sử dụng vốn của Sở giao dịch theo chính sách xã hội qui bằng VNĐ Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng số cho vay 52 100 164 100 223 100 Những hộ sản xuất nhỏ 36 69 139 85 211 95 Các hộ nghèo và thuộc chính sách 16 31 25 15 12 5 Doanh số thu nợ 97 100 116 100 230 100 Những hộ sản xuất nhỏ 72 74 101 87 213 93 Các hộ nghèo và thuộc chính sách 25 26 15 13 17 7 Dư nợ 160 100 208 100% 183 100% Những hộ sản xuất nhỏ 138 86 176 84% 156 85% Các hộ nghèo và thuộc chính sách 22 14 32 16% 27 15% (Nguốn: Báo cáo tín dụng của NHCSXH Nam Định năm 2004)
  • 42. 42 Nhìn vào bảng số liệu Bảng 2, ta thấy doanh số cho vay đối với những hộ sản xuất nhỏ chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay của Sở, bao giờ cũng là 70% hoặc là hơn 70%. Nguyên nhân ở đây là do hầu hết khách hàng của Sở là những hộ sản xuất nhiều người làm ăn có hiệu quả nên có nhu cầu tín dụng cao và có uy tín với Ngân hàng. Ngoài ra nguyên nhân làm cho doanh số cho vay các hộ nghèo và thuộc chính sách giảm là do cơ chế cho vay đối với thành phần kinh tế này tương đối chặt chẽ về thủ tục thế chấp bảo lãnh vay vốn, việc phát mại tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn Tính đến năm 2004 Sở có quan hệ cho vay hơn 1000 hộ nghèo nhưng trong đó là những người chưa có công việc ổn định và là những người thuộc diện ưu đãi. 2.2.4. Tình hình cho vay dư nợ phân theo ngoại tệ và nội tệ Bảng3. Doanh số cho vay dư nợ phân theo ngoại tệ và nội tệ của NHCSXH Nam Định thời kỳ 2002-2004 Đơn vị : Tỷ đồng Năm 2002 2003 2004 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng cho vay 52 100 164 100 223 100 Nội tệ 0 0 49 30 169 76
  • 43. 43 Ngoại tệ 52 100 115 70 54 24 Tổng dư nợ 160 100 208 100 183 100 Nội tệ 0 0 480 23 66 36 Ngoại tệ 160 100 160 77% 117 64 (Nguồn : Báo cáo tín dụng của NHCSXH tỉnh Nam Định) Nhìn vào Bảng 3, cho thấy năm 2002 với tên gọi là Sở KINH DOANH hối đoái, Sở giao dịch thực hiện cho vay theo chức năng và nhiệm vụ bằng ngoại tệ chủ yếu để tài trợ xuất nhập khẩu. Nhưng sang năm 2003 được sự cho phép của cấp trên cùng với phương châm đáp ứng nhu cầu của khách hàng vì mục tiêu lợi nhuận Sở giao dịch đã mở rộng tín dụng thực hiện cho vay cả ngoại tệ và nội tệ bắt đầu từ tháng 10/2002. Sang năm 2004 thì cho vay bằng nội tệ tăng lên rõ rệt từ 30% lên 76% mà cho vay ngoại tệ lại có xu hướng giảm đi từ 70% xuống còn 24%. Điều đó phần nào cho thấy rằng Sở giao dịch đã thực hiện cho vay theo nhu cầu của khách hàng và sang năm 2004 một số khách hàng có nhu cầu vay ngoại tệ có tình hình tài chính rất khó khăn. Mặt khác, xét về khía cạnh cho vay theo thời gian thì con số của bản báo cáo cho vay của Sở giao dịch tính đến ngày 31/12/2004 thì ta thấy: - Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ 93% doanh số cho vay. - Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ 99% doanh số thu nợ. Theo số liệu trên thì năm 2004 Sở giao dịch hầu hết chỉ thực hiện cho vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh như: nguyên vật liệu trong năm...Với doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong doanh số thu nợ điều đó chứng tỏ công tác cho vay ngắn hạn trong năm 2004 nói riêng và chất lượng tín
  • 44. 44 dụng nói chung là khá hiệu quả, sự thành công này nhờ vào sự cố gắng của cán bộ tín dụng, các phòng ban và sự chỉ đạo của Ban giám đốc. Tuy nhiên trong quá trình đầu tư tín dụng rủi ro luôn luôn làm các nhà Ngân hàng đau đầu và tại Sở giao dịch cũng vậy mặc dù việc đôn đốc thu lãi, thường xuyên song vẫn còn tồn tại tình trạng nợ quá hạn. Sau đây, là một số phân tích về tình trạng nợ quá hạn trong thời gian qua tại Sở giao dịch. 2.2.5. Tình hình nợ quá hạn tại Sở giao dịch - Ngân hàng chính sách xã hội Nam Định Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn ở NHCSXH Nam Định qua các năm 2002- 2004 Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng dư nợ (tr. đ) 160 208 183 Tổng nợ quá hạn (tr. đ) 49 48 39,7 Tỷ trọng nợ quá hạn/Tổng dư nợ(%) 31 23 21,7 (Nguồn: Báo cáo tín dụng của NHCSXH Nam Định) Số liệu bảng 4 thể hiện nợ quá hạn tại Sở trong thời gian gần đây có xu hướng giảm xuống. Cụ thể: Năm 2003 nợ quá hạn chiếm tỷ trọng 23% tổng dư nợ giảm 8% so với năm 2002, sang năm 2004 nợ quá hạn chiếm tỷ trọng 21,7% tổng dư nợ giảm 1,3% so với năm 2003.
  • 45. 45 Tuy nhiên, con số này vẫn còn rất cao so với mức cho phép và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng vì vậy Sở cần phải tự kiểm điểm xem xét lại để thấy rõ những thiếu sót của mình trong quá trình cho vay để từ đó có những giải pháp chấn chỉnh trong thời gian nhằm đưa hoạt động tín dụng ngày một hiệu quả và an toàn.. Biều đồ 2: Nợ quá hạn phân theo thời gian cho vay thời hạn 2002-2004 Đơn vị:Tỷ đồng Nhìn vào Biều đồ trên cho thấy nợ quá hạn năm 2003 gần tương đương với năm 2002 nhưng sang năm 2004 thì số nợ quá hạn giảm đi đáng kể so với năm 2003 cụ thể là: - Nợ quá hạn ngắn hạn giảm 4,3 tỷ đồng. - Nợ quá hạn trung, dài hạn giảm 4 tỷ đồng. 0 5 10 15 20 25 30 2002 2003 2004 Ngắn hạn Trung hạn, dài hạn
  • 46. 46 Ở đây nợ quá hạn thu hồi được trong năm 2004 chủ yếu là các khoản dư nợ quá hạn năm 2003 trở về trước bởi mặc dù năm 2004 dư nợ quá hạn là 39,7 tỷ đồng nhưng trong đó dư nợ quá hạn của các khoản vay từ năm 2003 trở về trước là 39,7 tỷ đồng còn dư nợ quá hạn của các khoản vay năm 2004 chỉ là 0,3 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ công tác thu hồi nợ quá hạn từ năm 2003 về trước là khá hiệu quả đồng thời theo phân tích trên thì năm 2004 Sở chủ yếu thực hiện cho vay ngắn hạn và dư nợ quá hạn thuộc các khoản vay năm 2004 chỉ là 0,3 tỷ chứng tỏ hoạt động cho vay trong năm đã thực sự có chất lượng . Ngoài ra công tác thu nợ quá hạn năm 2004 tại Sở giao dịch đã được một số kết quả như sau: Tổng số thu nợ quá hạn 21.412 triệu đồng. Biểu đồ 3: Kết cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế thời kỳ 2002-2004 Đvt: tỷ đồng 0 5 10 15 20 25 30 35 2002 2003 2004 Những hộ sản xuất nhỏ Các hộ nghèo và chính sách
  • 47. 47 Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy trong thời gian thu nợ quá hạn tại các doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ lệ nợ quá hạn cao trong tổng nơ quá hạn: - Năm 2002 chiếm 56,7% tổng nợ quá hạn; - Năm 2003 chiếm 64.6% tổng nợ quá hạn; - Năm 2004 chiếm 62,2% tổng nợ quá hạn; Mặc dù các doanh nghiệp quốc doanh có một tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn so với các doanh nghiệp Nhà nước. Song hoạt động của thành phần kinh tế này vẫn chưa thực sự hiệu quả bởi doanh số cho vay thấp hơn rất nhiều so với kinh tế quốc doanh. Mặt khác, tỷ lệ nợ quá hạn tại Sở giao dịch cao song chúng ta cần xét đến khả năng thu hồi của các khoản nợ quá hạn như thế nào. Bảng 5:Kết quả hoạt động qua các chương trình của NHCSXH tỉnh Nam Định thời kỳ 2002-2004
  • 48. 48 . (Nguồn :Sổ tổng kết số liệu lịch sử.) Theo số liệu bảng 5, ta thấy dư nợ qua các chương trình qua các năm có sư tăng lên đáng kể. Chúng ta sẽ phân tích cụ thể ở phần sau. Như vậy, qua việc xem xét tình hình thực tế về hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch trong thời gian qua chúng ta đã có một cách nhìn về hoạt động tại một Sở đầu mối của Ngân hàng chính sách xã hội Nam định.
  • 49. 49 Sau đây là một số đánh giá khái quát về những kết quả đạt được cũng như những tồn tại trong 3 năm. 2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng tại Sở giao dịch – Ngân hàng Chính Sách Xã hội Nam Định 2.3.1. Những thành tựu đạt được Thực hiện chủ trương của Chính phủ là xoá hình thức bao cấp, SGD đã phát huy năng lực của mình vượt qua khó khăn thử thách do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, nhanh chóng hoà nhập với thị trường để tồn tại, đứng vững và ngày càng phát triển phục vụ tốt cho nhu cầu của xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế . Sau khi thành lập đi vào hoạt động Chi nhánh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cho vay hộ nghèo từ uỷ thác toàn phần cho Ngân hàng Nông nghiệp sang uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị xã hội, vốn giải ngân nhanh, đến đúng đối tượng thụ hưởng, chất lượng tín dụng được nâng cao, mỗi năm tiết kiệm chi phí cho ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng. NHCSXH đi vào hoạt động, thực hiện uỷ thác cho vay qua các tổ chức chính trị xã hội, tận dụng được mạng lưới vào lao động của tổ chức đoàn thể, trong tổ chức này trực tiếp tham gia vào cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách, trong quá trình này thực chất là đang xã hội hoá công tác ngân hàng và phát động toàn dân tham gia xoá đói giảm nghèo nên đồng vốn cho vay đạt hiệu quả cao. Chi nhánh NHCSXH Nam Định đi vào hoạt động đã nâng mức cho vay hộ nghèo bình quân từ 3 tr.đ lên 5 tr.đ/hộ, giúp cho gần 10.000 hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mỗi năm gần 2%, tạo việc làm cho 21.932 lao động, trong đó có 183 lao động thuộc diện chính sách đi lao động xuất khẩu, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn.
  • 50. 50 Các tổ chức chính trị xã hội làm uỷ thác cho vay, thông qua việc bình xét vay vốn đã phối hợp vận động kết nạp thêm nhiều người vào hội, trong đó có người trước đây ở ngoài đoàn thể, không tham gia trong tổ chức chính trị xã hội nào, ít hiểu biết, nay cũng được vay vốn. Các tổ chức chính trị xã hội làm uỷ thác cho vay đã mang lai lợi ích thiết thực cho hội viên, các hội viên thêm gắn bó với hội, nội dung sinh hoạt hội thêm phong phú, vị thế của tổ chức được nâng cao, hoạt động của tổ chức chính trị thêm thuận lợi, gắn vận động chính trị với các chương trình kinh tế-kĩ thuật tăng cường mối liên kết 4 nhà “Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông”. Trong 3 năm hoạt động NHCSXH đã kết hợp với các tổ chức chính trị xã hội thường xuyên tập huấn đào tạo cán bộ, củng cố mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn, trình độ tham gia làm uỷ thác đã được nâng thêm một bước, nhận thức về chế độ tín dụng, các quy định của ngân hàng được hiểu rõ hơn, một số vướng mắc của nhân dân đã được giải thích kịp thời, ít người thắc mắc hỏi đên ngân hàng. Từ chương trình vay vốn NS&VSMTNT của NHCSXH, nhiều hộ được dùng nước sạch và có điều kiện xây mới, cải tạo công trình vệ sinh, không làm ô nhiễm ảnh hưởng đến gia đình xung quanh, tình làng nghĩa xóm thêm hoà thuận, góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt, sức khoẻ của người dân nông thôn. Nguyên nhân dẫn đến nghèo là những hộ thiếu vốn, không có kĩ thụât, không biết tính toán chi tiêu trong gia đình, chi tiêu lãng phí, không có kế hoạch. Để tạo cho người nghèo có thói quen tiết kiệm, gắn trách nhiệm cá nhân với cộng đồng, thực hiện qui chế 783 của Hội đồng quả trị NHCSXH trong một khoản thời gian ngắn, chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kết hợp với tổ chức chính trị xã hội vận động tuyên truyền người nghèo tham gia gửi tiền tiết kiệm. Do công tác tuyên truyền vận động tốt đã được đông đảo người nghèo tham gia này đã trở thanh phong trào rộng rãi về mặt xã hội có ý nghĩa rất lớn. - Những tồn tại cần được khắc phục :