SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

PHẠM NGUYỄN THÀNH THUẬN
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VẬN DỤNG
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CẦN THƠ, 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

PHẠM NGUYỄN THÀNH THUẬN
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VẬN DỤNG
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành Kế toán
Mã số: 8340301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGÔ QUANG HUY
CẦN THƠ, 2019
i
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn “Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các
doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ” do học viên
Phạm Nguyễn Thành Thuận thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Quang Huy.
Luận văn đã báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua
ngày………tháng………năm………
Ủy viên
……………………………………..
Thư ký
……………………………………..
Phản biện 1
……………………………………..
Phản biện 2
……………………………………..
Cán bộ hướng dẫn
TS. NGÔ QUANG HUY
Chủ tịch hội đồng
……………………………………..
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu và tất cả các
Quý Thầy Cô trường Đại Học Tây đã truyền đạt những kến thức quý báu cũng như các tài
liệu cần thiết để tôi có đủ điều kiện hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin chân thành
cảm ơn TS. Ngô Quang Huy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này.
Sau cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi một
các gián tiếp cũng như trực tiếp để tôi có thể hoàn thành luận văn này đúng thời hạn.
Cuối lời, tôi xin kính chúc Bạn giám hiệu, Quý thầy cô trường Đại học Tây Đô,
TS. Ngô Quang Huy cùng với các bạn học và đồng nghiệp được nhiều sức khỏe, thành
công và may mắn.
Cần Thơ, ngày…….tháng……năm 2019
Học viên thực hiện
Phạm Nguyễn Thành Thuận
iii
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của
tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ một công trình
khoa học nào khác.
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2019
Học viên thực hiện
Phạm Nguyễn Thành Thuận
iv
TÓM TẮT
Vai trò của kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ngày càng lớn
mạnh cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Tác dụng của việc vận dụng kế
toán quản trị vào công tác quản lý, điều hành ở các doanh nghiệp sản xuất ngày càng
rõ nét và mang tính tích cực; giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh và
kiểm tra, kiểm soát các hoạt động một cách hiệu quả.
Đánh giá được tầm quan trọng của kế toán quản trị tác giả đã thực hiện đề tài
nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh
nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ”.
Qua quá trình khảo sát 130 mẫu, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định độ
tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy, tác giả đưa ra kết luận có 6
nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và
vừa trên địa bàn TP. Cần Thơ gồm: Chi phí cho việc tổ chức hệ thống kế toán quản trị
(CPTC); Nhận thức về kế toán quản trị của người điều hành (NTĐH); Ứng dụng công
nghệ thông tin vào trong quản lý doanh nghiệp (UDCN); Trình độ của nhân viên kế
toán (TĐKT); Mức độ cạnh tranh (MĐCT); Quy mô doanh nghiệp (QMDN). Trong 6
nhân tố này thì nhân tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến vận dụng kế toán quản trị tại
các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ là CPTC (β =
0,274); tiếp theo đó lần lượt lượt là NTĐH (β = 0,222), UDCN (β = 0,214), TĐKT (β
= 0,181), MĐCT (0,138) và cuối cùng là QMDN (β = 0,130). Từ kết quả nghiên cứu
trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và đưa ra các kiến nghị với nhà nước; các cơ
quan tổ chức nhằm nâng cao mức độ vận dụng kế toán qaủn trị tại các doanh nghiệp
sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Cần Thơ. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn hạn chế
về thời gian và số lượng mẫu nhỏ, chỉ thực hiện ở một nhóm mẫu, chưa đại diện hết
cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Cần Thơ nên tính
tổng quát của đề tài chưa cao.
v
ABTRACTS
The role of management accounting in small and medium-sized manufacturing
enterprises is growing with the development of the market economy. The effect of
applying management accounting to the management and administration work in
production enterprises has been increasingly clear and positive; Help managers make
business decisions and inspect and control activities effectively.
Assessing the importance of management accounting, the author has implemented a
research project "Factors affecting the application of management accounting in small and
medium-sized manufacturing enterprises in Can Tho city"
Through the process of surveying 130 samples, the author used SPSS software to test
reliability, exploratory factor analysis, regression analysis, the author concluded that there
are 6 factors affecting the application of Management accounting at small and medium-
sized manufacturing enterprises in Cần Thơ city, includes: Cost for organizing the
accounting management system (CPTC); Awareness on management accounting of the
executive director (NTKT); Application of information technology in enterprise
management (UDCN); Accounting staff qualifications (TDKT); The level of competition
(MCDCT); Business size (QMDN). Out of these 6 factors, the most influential factor in
applying management accounting in small and medium-sized manufacturing enterprises
in Can Tho city is CPTC (β = 0.274); Next it is NTDH (β = 0.222), UDCN (β = 0.214),
TDKT (β = 0.181), MCDCT (0.1138) and finally QMDN (β = 0.130). From the above
research results, the author has proposed a number of solutions and made
recommendations to the state; Organizing agencies to improve the application of
management accounting at small and medium-sized manufacturing enterprises in Can Tho
City. However, this study is limited in terms of time and number of small samples, only
conducted on a sample group, not representative of all small and medium-sized
manufacturing enterprises in the area of Can Tho City so the generality of the project is
not high.
vi
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung:.....................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:.....................................................................................................2
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2
1.5. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................3
1.6. Những đóng góp của đề tài ....................................................................................3
TÓM TẮT CHƯƠNG 1................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................5
2.1. Các khái niệm .........................................................................................................5
2.2. Tổng quan về kế toán quản trị ..............................................................................5
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển kế toán quản trị..................................................5
2.2.2. Quan niệm về kế toán quản trị...............................................................................6
2.2.3. Vai trò, chức năng của kế toán quản trị.................................................................8
2.2.3.1. Chức năng lập kế hoạch:....................................................................................8
2.2.3.2. Chức năng tổ chức và điều hành:.......................................................................8
2.2.3.3. Chức năng kiểm tra:...........................................................................................9
2.2.3.4. Chức năng ra quyết định:...................................................................................9
2.2.4. Nội dung của kế toán quản trị................................................................................9
2.2.4.1. Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành ......................................................10
2.2.4.2. Phương pháp tập hợp chi phí...........................................................................10
2.2.4.3. Lập kế hoạch kinh doanh..................................................................................11
2.2.4.4. Trách nhiệm và trình tự lập kế hoạch ..............................................................12
2.2.4.5. Thông tin kế toán cho việc ra quyết định .........................................................12
2.3. So sánh giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính ...........................................13
2.3.1. Những điểm giống nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính....................13
2.3.2. Những điểm khác nhau giữa KTQT và kế toán tài chính....................................13
2.4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................................................................14
2.4.1.Khái niệm: ............................................................................................................14
2.4.2. Phân loại doanh nghiệp: ......................................................................................14
2.5. Một số lý thuyết nghiên cứu. ...............................................................................15
2.5.1. Lý thuyết bất định................................................................................................15
vii
2.5.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory).....................................................................16
2.5.3. Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí (Cost benefit theory) ...................................16
2.5.4. Lý thuyết dự phòng..............................................................................................17
2.6. Tổng quan các nghiên cứu trước đây .................................................................18
2.6.1. Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................................18
2.6.2. Các nghiên cứu trong nước..................................................................................19
2.7. Đánh giá về các nghiên cứu trước.......................................................................21
2.8. Mô hình nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết ..................................................23
2.8.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất...............................................................................23
2.8.2. Đề xuất các giả thuyết .........................................................................................25
TÓM TẮT CHƯƠNG 2..............................................................................................25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................26
3.1. Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................26
3.2. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................................27
3.2.1. Nghiên cứu định tính...........................................................................................27
3.2.2. Nghiên cứu định lượng........................................................................................27
3.3. Xây dựng thang đo ...............................................................................................28
3.4. Thiết kế bảng câu hỏi ...........................................................................................29
3.5. Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu.....................................................30
3.5.1. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................................30
3.5.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu ............................................................................30
3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu...........................................................................30
TÓM TẮT CHƯƠNG 3..............................................................................................32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................33
4.1. Thực trạng việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn
TP. Cần Thơ.................................................................................................................33
4.1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Cần Thơ.
.......................................................................................................................................33
4.1.2. Thực trạng việc vận dụng KTQT tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ.
.......................................................................................................................................34
4.1.3. Đánh giá thực trạng việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa
bàn TP. Cần Thơ............................................................................................................37
4.1.3.1. Ưu điểm ............................................................................................................37
4.1.3.2. Hạn chế.............................................................................................................38
4.1.3.3. Nguyên nhân hạn chế .......................................................................................38
4.2. Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV
trên địa bàn TP. Cần Thơ...........................................................................................39
4.2.1. Mô tả mẫu khảo sát..............................................................................................39
4.2.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo...................................................43
viii
4.2.2.1. Đánh giá sơ bộ thang đo thiết kế khảo sát chuyên gia.....................................43
4.2.2.2. Thống kê thang đo dùng trong nghiên cứu.......................................................43
4.2.2.3. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha................................44
4.2.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA...........................................................46
4.2.3.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập...................................46
4.2.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc...............................49
4.2.4. Kết quả phân tích hồi quy....................................................................................50
4.2.4.1. Kiểm định sự tương quan giữa các biến...........................................................50
4.2.4.2. Phân tích hồi quy đa biến.................................................................................51
4.2.5. Kiểm định các giả thuyết cần thiết của mô hình hồi quy ....................................52
4.2.5.1. Kiểm định đa cộng tuyến. .................................................................................52
4.2.5.2. Kiểm định sự tương quan. ................................................................................52
4.2.5.3. Kiểm địnhgiả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi ......................53
4.2.5.4. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư.........................................................53
4.2.6. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .....................................................55
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu.............................................................................56
4.3.1. Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống kế toán quản trị của DN quyết định sự tồn
tại của doanh nghiệp:.....................................................................................................56
4.3.2. Nhận thức của người điều hành:..........................................................................57
4.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp:..............................57
4.3.5. Mức độ cạnh tranh thị trường:.............................................................................58
4.3.6. Quy mô doanh nghiệp: ........................................................................................58
TÓM TẮT CHƯƠNG 4..............................................................................................59
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................60
5.1. Kết luận. ................................................................................................................60
5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc vận dụng KTQT tại các DNSXNVV. ........61
5.2.1. Tổ chức KTQT trong DN với chi phí hợp lý.......................................................61
5.2.2. Thay đổi nhận thức của người điều hành doanh nghiệp......................................61
5.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý doanh nghiệp ........................62
5.2.4. Trình độ của nhân viên kế toán. ..........................................................................62
5.2.5. Mức độ canh tranh thị trường.............................................................................62
5.2.6. Thay đổi quy mô DN...........................................................................................63
5.3. Kiến nghị ...............................................................................................................63
5.3.1. Kiến nghị về phía cơ quan chức năng .................................................................63
5.3.2 Về phía các doanh nghiệp sản xuất ......................................................................64
5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng............................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................67
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................70
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................75
ix
PHỤC LỤC 3 ...............................................................................................................79
PHỤ LỤC 4 ..................................................................................................................85
PHỤ LỤC 5 ................................................................................................................105
x
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Phân loại chi phí ...........................................................................................10
Bảng 2.2: Bảng so sánh giữa kế toán quản trị và Kế toán tài chính..............................13
Bảng 2.3: Bảng phân loại Doanh nghiệp.......................................................................14
Bảng 2.4. Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan .........................................................22
Bảng 2.5: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính.......................24
Bảng 3.1: Thang đo chính thức được mã hóa ...............................................................28
Bảng 4.1: Thống kê các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại TP. Cần Thơ...................34
Bảng 4.2: Thống kê loại hình các DNSXNVV tại TP. Cần Thơ......................................34
Bảng 4.3. Khảo sát chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác kế toán.............34
Bảng 4.4. Kết quả khảo sát việc tổ chức hệ thống kế toán............................................35
Bảng 4.5. Kết quả khảo sát tình hình lập báo cáo KTQT .............................................35
Bảng 4.6. Kết quả khảo sát nhu cầu tổ chức hệ thống thông tin kế toán phục vụ quản
lý. ...................................................................................................................................36
Bảng 4.7. Kết quả khảo sát mức độ xử lý thông tin kế toán .........................................36
Bảng 4.8. Kết quả khảo sát thực hiện cơ chế giám sát..................................................37
Bảng 4.9. Tổng hợp số lượng câu hỏi ...........................................................................39
Bảng 4.10. Tổng hợp số lượng doanh nghiệp đã đáp ứng đúng yêu cầu của mẫu khảo
sát...................................................................................................................................40
Bảng 4.11. Thống kê đối tượng khảo sát theo trình độ học vấn ...................................40
Bảng 4.12. Thống kê đối tượng khảo sát theo lĩnh vực hoạt động ...............................41
Bảng 4.13. Thống kê đối tượng khảo sát theo số lượng nhân viên tham gia BHXH....41
Bảng 4.14. Thống kê đối tượng khảo sát theo vốn đăng ký kinh doanh.......................42
Bảng 4.15. Thống kê đối tượng khảo sát theo số năm hoạt động .................................42
Bảng 4.16. Thống kê các thang đo dùng trong nghiên cứu...........................................44
Bảng 4.17. Bảng tổng hợp kiểm định Cronbach's Alpha biến độc lập .........................45
Bảng 4.18. Bảng kiểm định Cronbach's Alpha của thang đo biến phụ thuộc Vận dụng
KTQT vào trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa.....................................................46
Bảng 4.19. Bảng KMO và kiểm định Bartlett'sbiến độc lập.........................................46
Bảng 4.20. Bảng phương sai trích.................................................................................47
Bảng 4.21. Ma trận xoay nhân tố ..................................................................................48
Bảng 4.22. Bảng kiểm định KMO và Bartlett's biến phụ thuộc....................................49
Bảng 4.23. Bảng phương sai trích biến phụ thuộc ........................................................49
Bảng 4.24. Bảng ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc ................................................49
Bảng 4.25. Kết quả kiểm định sự tương quan...............................................................50
xi
Bảng 4.26. Bảng tổng hợp chỉ số R và kiểm định Durbin-Watson...............................51
Bảng 4.27. Bảng phân tích phương sai ANOVA..........................................................51
Bảng 4.28. Ước lượng mô hình hồi quy........................................................................52
Bảng 4.29 Tóm tắt mức độ ảnh hưởng của các nhân tố độc lập đến nhân tố phụ thuộc
.......................................................................................................................................56
xii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................24
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.....................................................................................26
Hình 4.1. Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy .........................53
Hình 4.2 Đồ thị P-Plot...................................................................................................54
Hình 4.3 Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa ..............................................54
xiii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT DIẾN GIẢI
AFTA
ASEAN Free Trade Area - Khu vực Thương mại Tự do
ASEAN.
APEC
Asia-Pacific Economic Cooperation - Diễn đàn Hợp tác Kinh
tế châu Á – Thái Bình Dương
WTO World Trade Organization -Tổ chức Thương mại Thế giới
FTA Hiệp định Thương mại tự do
TPP
Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement -
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU
IMA
Institute of management Accountants - Hội Kế toán viên
quản trị
CIMA
Chartered Institute of Management Accountants – Hiệp hội
KTQT công chứng Anh Quốc
IFAC Hiệp hội kế toán quốc tế
CAM Chứng chỉ KTQT Hoa Kỳ
KTQT Kế toán quản trị
KTTC Kế toán tài chính
DN Doanh nghiệp
DNSX Doanh nghiệp sản xuất
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNSXNVV Doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa
TP. Cần Thơ Thành phố Cần Thơ
BHXH Bảo hiểm xã hội
1
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thông tin kế toán, đặc biệt thông tin kế toán quản trị giữ một vai trò quan trọng
trong hoạt động quản lý của DNSXNVV. Đó là nguồn thông tin ban đầu của quá trình
kiểm tra và ra quyết định, giúp nhà quản trị DNSXNVV có những quyết định kịp thời
và chính xác. Tùy theo chức năng và nhiệm vụ của từng thành viên trong tổ chức,
KTQT được thiết lập giúp DNSXNVV cải tiến việc quản lý và kinh doanh của mình
hiệu quả nhất.
Hiện nay, các DNSXNVV chủ yếu coi trọng kế toán tài chính. Tuy nhiên, thông tin
kế toán tài chính phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của DNSXNVV tại một
thời điểm nào đó. Ngược lại, KTQT mang tính nội bộ, vạch ra những chính sách và
đường lối rõ ràng, giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định có tính chất xây dựng và
cũng cố DNSXNVV lâu dài. Do đó, các DNSXNVV nên sử dụng kế toán quản trị
trong hoạt động của mình không chỉ phục vụ cho việc quản lý DNSXNVV ngày càng
tốt hơn, mà còn cung cấp thông tin kế toán tài chính chính xác và kịp thời, giúp
DNSXNVV hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ với nhà nước, kiểm toán và các đối
tác liên quan.
Tuy nhiên, với lịch sử hình thành kinh tế thị trường muộn so với các nước trên thế
giới, việc giảng dạy đào tạo kế toán quản trị tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ những
năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, do đó hiện nay phần lớn bộ phận kế toán công tác
trong các DNSXNVV tại Việt Nam vẫn còn bỡ ngỡ ít nhiều đối với việc vận dụng kế
toán quản trị. Qua khảo sát sơ bộ của tác giả cũng như những nghiên cứu trước đây,
cho đến nay việc vận dụng KTQT vào hoạt động quản trị trong các DNSXNVV vẫn
còn nhiều vướng mắc, hệ quả tất yếu là thực trạng tỷ lệ vận dụng kế toán quản trị trong
các DNSXNVV nói chung còn thấp, các công cụ kỹ thuật kế toán quản trị được vận
dụng hầu hết là công cụ kỹ thuật truyền thống và hiệu quả đóng góp cho công tác quản
trị chưa cao.
Mặc khác, trong thực tế việc vận dụng kế toán quản trị chịu sự tác động của nhiều
nhân tố bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp, và các nhân tố này có thể làm gia tăng
tính khả thi của việc vận dụng kế toán quản trị trong các DNSXNVV. Do đó việc
nghiên cứu nhằm nhận diện và lượng hóa mức độ tác động của từng nhân tố đến việc
vận dụng KTQT trong các DNSXNVV tại Việt Nam nói chung và cũng như Cần Thơ
nói riêng là chủ đề rất quantrọng và hữu ích. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn nội
dung nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các
doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ” để thực hiện
luận văn của mình.
2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung:
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích thực trạng và phân tích các nhân tố tác
động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV và từ đó đề ra giải pháp
nhằm nâng cao việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần
Thơ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Thực trạng việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên
địa bàn TP. Cần Thơ trong những năm gần đây.
Mục tiêu 2: Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các
DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ.
Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vận dụng kế toán quản trị tại
các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng của việc vận dụng kế toán quản trị trong các DNSXNVV
tại TP. Cần Thơ hiện nay như thế nào ?
Câu hỏi 2: Các nhân tố nào tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các
DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ trong điều kiện hiện nay ?
Câu hỏi 3: Giải pháp như thế nào mới có thể nâng cao việc vận dụng kế toán
quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ ?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế
toán quản trị tại DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ.
Đối tượng khảo sát: là những người làm kế toán trong DNSXNVV trên địa bàn
TP. Cần Thơ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: năm 2018.
Phạm vi không gian: DNSXNVV đang hoạt động trên địa bàn TP. Cần Thơ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp hai phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng.
Nghiên cứu định tính: Tác giả tiến hành gửi bảng câu hỏi qua email để lấy ý kiến
chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán nói chung, kế toán
quản trị nói riêng tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ. Nghiên cứu này nhằm
bổ sung những tiêu chí đánh giá, điều chỉnh thang đo, làm cơ sở để xây dựng bảng câu
hỏi phục vụ cho việc khảo sát.
3
Nghiên cứu định lượng:
Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng là lượng
hóa các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên
địa bàn TP. Cần Thơ.
Thiết kế bảng câu hỏi dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá các mức
độ quan trọng của các yếu tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các
DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ.
Gửi bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp, qua email đến các kế toán đang làm việc tai
DNSXNVV trên địa bàn TP.Cần Thơ. Kết quả được trả về, tác giả chọn lọc các biến
quan sát phù hợp, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Sau đó tiến hành phân tích dữ
liệu bằng phần mềm SPSS như sau:
+ Phương pháp thống kê mô tả.
+ Kiểm định Cronbach’s Alpha.
+ Phân tích nhân tố khám phá.
+ Phân tích hồi qui đa biến
1.5. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt khoa học: Hệ thống hóa các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh
hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần
Thơ.
Về mặt thực tiễn: thông qua kết quả xác định mứcđộ ảnh hưởng đến việc vận dụng
KTQT, từ đó nâng cao việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn
TP. Cần Thơ.
1.6. Những đóng góp của đề tài
Nghiên cứu thực hiện đề tài dự kiến mang lại những lợi ích sau:
Thông qua tổng hợp thực tiễn từ khảo sát các DNSXNVV sẽ giúp cho người đọc có
cái nhìn toàn diện thực trạng về việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên
địa bàn TP. Cần Thơ.
Thông qua kết quả nghiên cứu, xác định được mức độ tác động của các nhân tố đến
việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV từ đó đề xuất được những giải pháp
để có tính khả thi trong việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn
TP. Cần Thơ.
Kết quả nghiên cứu của đề tài, góp phần làm tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích
cho các nghiên cứu khoa học liên quan đến kế toán quản trị .
4
1.7. Cấu trúc luận văn
Bố cục luận văn gồm:
Chương 1: Mở đầu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu .
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 này tác giả đã trình bày lý do, tính cấp thiết và ý nghĩa về mặt lý
thuyết cũng như thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra mục
tiêu của đề tài, các câu hỏi cần phải làm rõ khi nghiên cứu và đưa ra giới hạn, phạm vi
của đề tài nghiên cứu. Song song với việc giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu
của mình thông qua các đề tài đã nghiên cứu trước đó, tác giả đã trình bày phương
pháp nghiên cứu theo hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Và cuối cùng, là trình bày sơ lược nội dung chính của luận văn bao gồm 5 chương.
Chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài.
5
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm
Kế toán: Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh
tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động (Quốc Hội, 2015).
Kế toán chi phí: có thể hiểu là một bộ phận tách ra từ kế toán tài chính và kế
toán quản trị với trọng tâm cung cấp thông tin chuyên sâu về chi phí, là một lĩnh vực
kế toán có liên quan chủ yếu với việc ghi chép, phân tích chi phí để tính giá thành,
kiểm soát chi phí, đánh giá tình hình thực hiện chi phí, kế hoạch chi phí cho kỳ kế
hoạch (Võ Văn Nhị, 2007).
Kế toán tài chính: việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông
tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông
tin của đơn vị kế toán (Quốc Hội, 2015).
Kế toán quản trị: là một môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp những
thông tin định lượng về các hoạt động của đơn vị một cách chi tiết, giúp cho các nhà
quản lý trong quá trình ra các quyết đinh liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị (Võ
Văn Nhị, 2007).
Vận dụng: đem tri thức, lý luận áp dụng vào thực tiễn (Từ điển Tiếng Việt).
Vận dụng kế toán quản trị là việc đem tri thức, sự hiểu biết về công việc thu
thập, xử lý thông tin định lượng, cung cấp thông tin định lượng một các chi tiết giúp
cho các nhà quản lý lập kế hoạch, thực hiện kiểm tra kiểm sóat và đánh giá đúng tình
hình hoạt động của đơn vị.
2.2. Tổng quan về kế toán quản trị
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển kế toán quản trị
Quá trình hình thành và phát triển kế toán quản trị có thể thấy qua các giai đoạn
sau:
Giai đoạn trước năm 1950: kế toán quản trị lúc này chưa xuât hiện nổi bật, mà
tìm ẩn dưới dạng kế toán chi phí như là một hoạt động kỹ thuật cần thiết để doanh
nghiệp đạt mục tiêu hoạt động.
Giai đoạn từ 1956 đến 1980: Quyển sách đầu tiên về kế toán quản trị của
Robert Anthony được xuất bản đầu tiên vào năm 1956. Nội dung chính là giới thiệu kế
toán quản trị là gì? Làm thế nào để hệ thống và phân tích vấn đề mới để ra quyết định?
Giới thiệu các công cụ kiểm soát chi phí thích hợp.
Tuy nhiên, giai đoạn này, kế toán quản trị chỉ dừng lại ở vai trò là một hoạt
động quản lý gián tiếp. kế toán quản trị mang ý nghĩa như là sự hỗ trợ từ phía nhà quản
6
trị gián tiếp đối với nhà quản trị trực tiếp thông qua việc cung cấp thông tin cho việc
lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định.
Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1995: Đây là giai đoạn diễn ra toàn cầu hoá, sự
phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, sự cạnh tranh quyết liệt… kế toán quản trị
không còn là một phần của của kế toán tài chính, tham gia gián tiếp vào quản lý mà trỏ
thành một bộ phận cấu thành của quá trình quản lý để nhà quản lý có thể trực tiếp tiêp
cận với thông tin. Vì vậy kế toán quản trị được đòi hỏi phải thực hiện tốt nhất công
việc dự báo, tổ chức điều hành, kiểm soát và ra quyết định. Từ yêu cầu đó, hoạt động
kế toán đã hình thành hai phần cơ bản và phát triển nhanh chóng:
+ Một là, cung cấp thông tin về trách nhiệm vật chất – pháp lý của doanh
nghiệp nhằm đảm bảo sự kiểm tra giám sát của cá nhân và các tổ chức có quyền lợi
kinh tế liên quan.
+ Hai là, cung cấp thông tin cho công việc quản trị các hoạt động trong doanh
nghiệp của các nhà quản trị như: lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm soát và ra
quyết định.
Đây chính là nền tảng hình thành nên sự tách rời kế toán thành kế toán tài chính và
kế toán quản trị .
Giai đoạn từ năm 1995 đến nay: kế toán quản trị đã chuyển sang quan tâm đến
việc tạo ra giá trị bằng cách sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong doanh nghiệp
thông qua các công cụ kỹ thuật đánh giá các yếu tố tạo nên giá trị cho khách hàng, giá
trị cho cổ đông, sự thay đổi trong quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ doanh nghiệp
và học hỏi – phát triển.
Tóm lại, quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị được ghi nhận
thành bốn giai đoạn và có thể thấy rõ những điểm quan trọng sau:
- Sự thay đổi từ giai đoạn này đến gia đoạn khác là quá trình đan xen và chuyển
hoá dần dần.
- Mỗi giai đoạn, có sự thể hiện thích nghi với điều kiện mới đặt ra cho doanh
nghiệp. Doanh nghiệp thay đổi theo điều kiện mới thì kế toán quản trị cũng thay đổi
theo.
- Mỗi giai đoạn là sự kết hợp giữa cái mới và cái cũ, khi đó cái cũ được kết cấu
lại để phù hợp với cái mới trong điều kiện mới của môi trường quản trị.
2.2.2. Quan niệm về kế toán quản trị
Không có một khái niệm chung nào về kế toán quản trị. Hiện nay, nghiên cứu
về kế toán quản trị có thể dựa trên khái niệm của các cơ quan hàng đầu về kế toán như:
IMA, CIMA và IFAC.
Năm 2008, IMA đã đưa ra khái niệm về công việc kế toán quản trị là “…một
công việc chuyên nghiệp có liên quan đến việc tham gia vào quá trình ra quyết định,
7
đề ra kế hoạch và hệ thống thực hiện, đồng thời cung cấp những báo cáo tài chính
chuyên nghiệp, giúp các nhà quản trị kiểm soát trong việc tạo lập và thực hiện chiến
lược của tổ chức” (Atkinson, 2012).
Theo CIMA, kế toán quản trị như là việc cung cấp thông tin cho các nhà quản
trị nhằm mục đích tạo lập các chính sách, hoạch định và kiểm soát các hoạt động của
doanh nghiệp, ra quyết định dựa trên những lựa chọn khác nhau, việc chuẩn bị báo cáo
tài chính cho các nhóm đối tượng bên ngoài như cổ đông, chủ nợ, cơ quan
thuế…(CIMA, 1986).
Sau khi hiệu chỉnh lại thuật ngữ kế toán quản trị (CIMA, 2005) thì vai trò của
kế toán quản trị thể hiện rộng hơn và có nhiều bước tiến. CIMA đã khái niệm lại
KTQT một cách chi tiết hơn, nhấn mạnh kế toán quản trị là một phần quan trọng của
quá trình quản trị trong đó bao gồm việc nhận diện, tạo ra, trình bày, diễn giải các
thông tin thích hợp, nhằm:
(i) Thông tin về các quyết định chiến lược và tạo lập chiến lược kinh doanh;
(ii) Lập kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho các hoạt động doanh
nghiệp;
(iii) Xác định cấu trúc nguồn vốn và quỹ mà nguồn vốn dùng để cấu trúc;
(iv) Xác định các phần thưởng chiến lược cho các thành viên quản trị và các
bên có liên quan;
(v) Thông tin về các quyết định hoạt động;
(vi) Kiểm soát hoạt động và đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn
lực;
(vii) Đo lường và báo cáo các hiệu quả tài chính và phi tài chính cho nhà quản
trị và các bên có liên quan;
(viii) Giữ gìn các tài sản hữu hình và vô hình;
(ix) Triển khai các thủ tục quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, kiểm soát nội
bộ.
Sự thay đổi về khái niệm kế toán quản trị của CIMA đã tiến đến gần hơn mối
quan tâm của các nhà quản trị về việc tập trung vào tính hiệu quả, hoạch định chiến
lược và tạo ra giá trị.
Theo IFAC (2002) thì “kế toán quản trị hướng về các quá trình xử lý và kỹ
thuật, tập trung vào việc sử dụng một cách có hiệu quả và hiệu suất những nguồn lực
của tổ chức, giúp hỗ trợ các nhà quản lý hoàn thành nhiệm vụ, gia tăng giá trị cho
khách hàng cũng như cổ đông.”
Nếu như ở một số nước phát triển, kế toán quản trị đã phát triển rất lâu và đã đạt
được những thành tựu rất lớn cả về lý thuyết cũng như thực tiễn ứng dụng. Hiện nay, ở
các nước như Mỹ, Canada kế toán quản trị đã trở thành một nghề với những tiêu chuẩn
8
nghề nghiệp được xác định (CMA), thì ở Việt Nam thuật ngữ “kế toán quản trị” được
ghi nhận lần đầu trong Luật Kế toán 2003. Và theo Luật Kế toán 2015, tại khoản 10,
điều 3: “kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh
tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị
kế toán”.
Tóm lại, kế toán quản trị đã có bước phát triển nhanh và vai trò ngày càng được
mở rộng, các khái niệm truyền thống dần thu hẹp nhường chỗ cho các hoạt động nhằm
tạo ra giá trị ở mức độ cao hơn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và kế toán
quản trị là công cụ không thể thiếu được trong hoạt động đó.
2.2.3. Vai trò, chức năng của kế toán quản trị
Ngày nay, trong hoạt động của doanh nghiệp, kế toán quản trị có vai trò quan
trọng và đa dạng. Theo IFAC, vai trò kế toán quản trị thể hiện như một phần không thể
tách rời của quy trình quản trị với vai trò cung cấp thông tin cần thiết để kiểm soát
những hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, hoạch định chiến lược, chiến thuật và hoạt
động tương lai của doanh nghiệp; tối ưu hoá sử dụng các nguồn lực; đo lường và đánh
giá hoạt động của doanh nghiệp; giảm thiểu tính chủ quan trong quá trình ra quyết
định; cải thiện hoạt động giao tiếp trong và ngoài doanh nghiệp (IFAC, 1998).
Như vậy, vai trò kế toán quản trị được thể hiện tương ứng với các chức năng
sau:
2.2.3.1. Chức năng lập kế hoạch:
Việc lập kế hoạch đó là việc xác định mục tiêu của doanh nghiệp và đề ra
phương thức để đạt được mục tiêu đó. Do đó đòi hỏi nhà quản trị phải có được thông
tin trong quá khứ, có phương pháp phân tích đánh giá tình hình, sử dụng công cụ để
đưa ra dự báo trong tương lai. Và như vậy, kế toán quản trị trên có sở ghi chép, thu
thập, cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của doanh nghiệp,
của đối thủ cạnh tranh, thị hiếu khách hàng…để nhà quản trị phân tích, đánh giá và
đưa ra dự báo, từ đó giúp nhà quản trị xây dựng kế hoạch cho doanh nghiệp trong ngắn
hạn và dài hạn.
2.2.3.2. Chức năng tổ chức và điều hành:
Tổ chức và điều hành là quá trình thực hiện các công việc như: phân công nhân
sự, phân bổ tài sản, nguồn vốn…. tham gia vào hoạt động trong doanh nghiệp. Để thực
hiện tốt các công việc trên đòi hỏi phải có được thông tin về hoạt động của từng bộ
phận, có công cụ để đánh giá kết quả hoạt động, từ đó xác định được trách nhiệm của
mỗi bộ phận, trách nhiệm của mỗi cá nhân phụ trách trong việc thực hiện mục tiêu
chung của doanh nghiệp. Như vậy, vai trò của kế toán quản trị sẽ cung cấp thông tin
cho việc xây dựng và phát triển một cơ cấu nguồn lực hợp lý trong doanh nghiệp giúp
nhà quản trị kịp thời điều chỉnh và tỏ chức lại hoạt động của doanh nghiệp.
9
2.2.3.3. Chức năng kiểm tra:
Kiểm tra là bước tiếp theo sau quá trình tổ chức thực hiện, phương pháp kiểm
tra thường được sử dụng là đối chiếu, so sánh giữa số liệu thực tế với số liệu phản ánh
mục tiêu đề ra nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của tổ chức. Kế toán quản
trị có chức năng cung cấp thông tin tình hình thực tế, thông tin chênh lệch giữa thực tế
với kế hoạch, từ đó giúp nhà quản trị kiểm soát được việc thực hiện các chỉ tiêu kế
hoạch và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai.
2.2.3.4. Chức năng ra quyết định:
Ra quyết định không phải là chức năng riêng biệt mà nó là một bộ phận của 3
chức năng trên, bởi vì chính trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức – điều hành và kiểm
tra cũng phải ra quyết định. Qua những phân tích trên, chứng tỏ kế toán quản trị giữ
một vị trí quan trọng trong việc thực hiện chức năng ra quyết định.
Chức năng ra quyết định là thu thập xử lý và cung cấp thông tin liên quan đến
các phương án kinh doanh nhằm giúp cho nhà quản trị lựa chọn phương án tối ưu nhất.
Đối với các quyết định có tính chiến lược, thông tin do kế toán quản trị cung cấp giúp
nhà quản trị xác định các mục tiêu và đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu đó trên
thực tế. Đối với các quyết định tác nghiệp, thông tin của kế toán quản trị giúp nhà quản
trị ra quyết định trong sử dụng các nguồn lực của tổ chức và và giám sát các nguồn lực
đó trong hoạt động.
Vai trò của KTQT được thể hiện khác nhau ở mỗi cấp độ quản trị trong tổ chức:
+ Ở cấp độ quản trị cấp cơ sở: kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ cho
nhà quản trị cấp cơ sở kiểm soát và cải tiến hoạt động tại bộ phận do họ quản lý.
+ Ở cấp độ quản trị cấp trung gian: kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ
cho nhà quản trị cấp trung gian giám sát và đưa ra quyết định về các nguồn lực như
nguyên vật liệu, vốn đầu tư, sản phẩm, dịch vụ và khách hàng…
+ Ở cấp độ quản trị cấp cao: kế toán quản trị cung cấp thông tin đã được tổng
hợp từ các nghiệp vụ, sự kiện đã xảy ra theo từng người điều hành, từng khách hàng và
từng bộ phận phục vụ cho nhà quản trị cấp cao để hỗ trợ cho họ đưa ra các quyết định
trong ngắn hạn và dài hạn.
2.2.4. Nội dung của kế toán quản trị
Nội dung của kế toán quản trị là tổng hợp các mặt, các yếu tố cấu thành nên kế
toán quản trị thể hiện kết quả của công việc và phương pháp kỹ thuật để đạt được mục
tiêu của tổ chức. Nội dung chủ yếu của kế toán quản trị bao gồm:
- Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành.
- Lập kế hoạch.
- Đánh giá trách nhiệm quản lý.
- Thông tin kế toán cho việc ra quyết định.
10
2.2.4.1. Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành
Khái niệm chi phí:
Chi phí là là giá trị của nguồn lực bị mất đi của tổ chức để đạt được một mục
đích nào đó. Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một kết quả. Kết quả có thể
dưới dạng vật chất như: sản phẩm, tiền... hoặc phi vật chất như: kiến thức, dịch vụ…
Như vậy, chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. do đó, việc kiểm soát và
sử dụng chi phí hợp lý là vấn đề cần quan tâm của nhà quản trị, điều này đòi hỏi nhà
quản trị phải có phương pháp phân loại chi phí, phương pháp tập hợp chi phí, xác định
trung tâm chi phí để đưa ra quyết định đúng đắn trong tổ chức điều hành hoạt động của
doanh nghiệp.
Phân loại chi phí:
Chi phí được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng cuối cùng cũng
không nằm ngoài mục đích là nhằm kiểm soát và giảm chi phí để phục vụ cho quá
trình quản trị cho các hoạt động của tổ chức.
Bảng 2.1: Phân loại chi phí
Tiêu chí phân loại Loại chi phí
Theo chức năng
Chi phí sản xuất
Chi phí ngoài sản xuất
Theo mối quan hệ giữa chi phí với các
khoản mục trên báo cáo tài chính
Chi phí thời kỳ (period cost)
Chi phí sản phẩm (product costs).
Theo tính chất chi phí
Chi phí kiểm soát được - chi phí không
kiểm soát được
Chi phí trực tiếp - chi phí gián tiếp
Chi phí cơ hội (opportunity cost);
Chi phí thích đáng – chi phí không thích
đáng.
Theo cách ứng xử của chi phí
Chi phí khả biến (variable costs);
Chi phí bất biến (fixed costs);
Chi phí hỗn hợp (mixed costs).
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)
2.2.4.2. Phương pháp tập hợp chi phí
Có hai phương pháp là phương pháp trực tiếp và phương pháp phân bổ.
Phương pháp trực tiếp: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh chỉliên
quanđếnmột đối tượng chịu chi phí. Nghĩa là chi phí thuộc đối tượng nào sẽ được tập
hợp trực tiếp vào đối tượng đó.
11
Phương pháp phân bổ: Cho trường hợp ngược lại là chi phí phát sinh liên
quanđếnnhiều đối tượng chịu chi phí nhất là những chi phí ở bộ phận phục vụ. Nên
phải phân bổ chi phí theo các tiêu chí sau: Giờ công, giờ máy hoạt động, diện tích sử
dụng.
2.2.4.3. Lập kế hoạch kinh doanh
Để quản lý tốt, bất kỳ tổ chức nào, người quản lý cần thông tin để ra các quyết
định đúng. Loại thông tin này hướng tới tương lai và được cụ thể hóa bằng hệ thống kế
hoạch. Hệ thống kế hoạch là công cụ chủ chốt thực sự để điều kiển và ra quyết định ở
mỗi tổ chức. Nó giúp cho việc thông tin và hợp tác dễ dàng, phân phối các nguồn lực,
điều khiển lợi nhuận và cách tổ chức, đánh giá sự thực hiện và tạo các động cơ.
Mục đích của lập kế hoạch kinh doanh
Mục tiêu của các tổ chức kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. Mục đích cơ bản
của lập kế hoạch kinh doanh là hoạch định và kiểm sóat hoạt động kinh doanh, thông
qua hai chức năng này người quản lý đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình. Lập kế
hoạch nhằm đạt được 05 mục đích cơ bản sau đây:
Hoạch định: Lập kế hoạch sẽ dự tính những gì sẽ xảy ra trong tương lai và tính
toán thành các chỉ tiêu cụ thể. Thông qua các chỉ tiêu kinh tế phản ánh được tất cả các
mặt hoạt động của doanh nghiệp, điều chỉnh các mặt hoạt động không tốt, giải quyết
vấn đề trước khi chúng bế tắc. Quá trình lập kế hoạch cũng liên kết tất cả các bộ phận
trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu chung đã đề ra.
Thông tin và phối hợp dễ dàng: cho bất kỳ tổ chức nào hoạt động có hiệu quả,
mỗi người quản lý của tổ chức đó phải biết sử dụng các kế hoạch được tạo ra bởi các
người quản lý khác và tránh mâu thuẫn có thể xảy ra
Phân bổ nguồn lực :Các nguồn lực như nguyên vật liệu các loại, công cụ, dụng
cụ, máy móc thiết bị, nguồn nhân lực hiện có tại doanh nghiệp cần được sử dụng như
thế nào để phát huy hiệu quả cao nhất. Nói cách khác nguồn lực của doanh nghiệp là
có giới hạn, kế hoạch cung cấp một phương tiện để sử dụng và phân phối nguồn lực tối
ưu.
Kiểm tra: Kiểm tra là quá trình so sánh kết quả thực hiện với các chỉ tiêu kế
hoạch và đánh giá việc thực hiện đó. Không có các chỉ tiêu kế hoạch thì không có cở
sở để so sánh và đánh giá kết quả thực hiện. Chi phí kế hoạch sẽ được so sánh với chi
phí thực tế hàng tháng để chỉ ra khu vực cần có sự kiểm soát chi phí nhiều hơn.
So sánh kết quả thực hiện với kế hoạch giúp cho nhà quản lý đánh giá tình hình
thực hiện của các bộ phận và toàn công ty. Khi kế hoạch được sử dụng để đánh giá
việc thực hiện sẽ động viên mọi người thực hiện tốt hơn. Để đánh giá việc thực hiện,
người ta lập báo cáo thực hiện, trình bày số liệu kế hoạch và kết quả thực hiện, cho
phép so sánh để thấy được sự thay đổi giữa thực hiện so với kế hoạch. Nếu sự thay đổi
12
lớn, vượt quá mức cho phép, nhà quản lý sẽ điều tra nguyên nhân của sự thay đổi để có
biện pháp chấn chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Báo cáo thực hiện sẽ thông tin cho nhà quản lý thấy được những mặt hoạt động
không xảy ra theo kế hoạch. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc thực hiện không
đúng kế hoạch là do kế hoạch không sát với thực tế. Trong trường hợp này, người ta sẽ
điều chỉnh để lập kế hoạch kỳ sau tốt hơn.
Đánh giá sự thực hiện và đưa ra các động cơ: so sánh với kết quả thực tế với kế
hoạch cũng giúp người quản lý đánh giá từng cá nhân, bộ phận, từng phần, toàn bộ
công ty. Bởi vì kế hoạch đánh giá sự thực hiện nên nó cũng dung đưa ra các động cơ
giúp các bộ phận hay cá nhân cố gắng thực hiện tốt hơn.
2.2.4.4. Trách nhiệm và trình tự lập kế hoạch
Nhà quản trị ở mỗi cấp đều có trách nhiệm về những chi phí thuộc phạm vi
kiểm soát của mình, có trách nhiệm về biến động chi phí giữa kế hoạchvà kết quả thực
hiện. Do đó trách nhiệm lập lập kế hoạch ở cấp nào do nhà quản trị ở cấp đó thực hiện.
Kế hoạch được xây dựng từ cấp có trách nhiệm thấp nhất đến cấp có trách
nhiệm cao nhất. Lập kế hoạch cấp cơ sở do nhà quản trị cơ sở chịu trách nhiệm lập và
tŕnh lên nhà quản trị cấp trung gian, để được xem xét và điều chỉnh nếu cần thiết, sau
đó được gởi lên nhà quản trị cấp cao để phê duyệt trước khi thực hiện. Trách nhiệm và
trình tự lập kế hoạchnhư trên sẽ tạo thuận lợi:
+ Ý kiến của nhà quản trị các cấp đều có giá trị.
+ Kế hoạch sẽ có mức độ tin cậy, chính xác hơn khi được lập từ các cấp quản trị
trực tiếp và được kiểm soát lại ở cấp cao hơn.
+ Xác định được trách nhiệm của các cấp quản trị khi kế hoạchkhông hoàn
thành so với thực tế.
2.2.4.5. Thông tin kế toán cho việc ra quyết định
Chức năng quan trọng nhất của nhà quản trị trong quá trình điều hành hoạt động
đó là ra quyết định. Để đưa ra quyết định đảm bảo chất lượng hiệu quả, đòi hỏi nhà
quản trị phải cân nhắc lựa chọn được phương án tối ưu từ nhiều phương án khác nhau.
Mặc dù các phương án đều xây dựng từ thông tin kế toán, tuy nhiên, mỗi phương án
đều gắn với khoản chi phí và thu nhập khác nhau.
Ra quyết định ngắn hạn
Quyết định ngắn hạn được xem là có giá trị trong thời gian ngắn, thể hiện trong
một thời kỳ hay một kỳ kế toán. Quyết định ngắn hạn không đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
Quyết định ngắn hạn có tính dễ thay đổi hơn so với quyết định dài hạn. Mục tiêu của
quyết định ngắn hạn là nhằm thực hiện mục tiêu lâu dài của quyết định dài hạn.
13
Khi ra quyết định ngắn hạn, nhà quản trị cần phân tích mối quan hệ giữa chi
phí, khối lượng, lợi nhuận, tức là nghiên cứu sự tác động qua lại giữa các nhân tố sản
lượng, giá bán, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận.
Ra quyết định trong dài hạn
Quyết định trong dài hạn thường là các quyết định về đầu tư như: đầu tư tàisản
mới, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư tài chính... Do đó, để cung cấp thông tin
cho nhà quản trị, KTQT cần thực hiện:
+ Phân loại các quyết định thành: quyết định có tính sàn lọc và quyết định có
tính ưu tiên.
+ Thu thập thông tin và phân loại thông tin theo quyết định đã chọn.
+ Lựa chọn phương pháp thích hợp để đánh giá phương án đầu tư như: các chỉ
số tài chính thông thường, thời gian hoàn vốn, hiện giá thuần (NPV), tỷ suất sinh lời
nội bộ (IRR).
+ Quyết định lựa chọn phương án sau khi đã có thông tin thích hợp.
2.3. So sánh giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính
2.3.1. Những điểm giống nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính.
Có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều nhằm vào việc phản ánh kết
quả hoạt động của doanh nghiệp, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí và sự vận động
của tài sản, tiền vốn.
Có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin. Các số liệu của kế toán tài chính và
KTQT đều được xuất phát từ chứng từ gốc. Một bên phản ánh thông tin tổng quát, một
bên phản ánh thông tin chi tiết.
Đều ghi nhận và thể hiện trách nhiệm của nhà quản trị trong doanh nghiệp.
2.3.2. Những điểm khác nhau giữa KTQT và kế toán tài chính.
Bảng 2.2: Bảng so sánh giữa kế toán quản trị và Kế toán tài chính
Tiêu chí Kế toán quản trị Kế toán tài chính
1.Mục đích:
Cung cấp thông tin phục vụ
điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Cung cấp thông tin phục vụ
cho việc lập các báo cáo tài
chính.
2.Đối tượng sử dụng
thông tin
Các nhà quản trị bên trong
DN là chủ yếu
Các đối tượng bên ngoài
DN là chủ yếu
3.Đặc điểm thông tin
Hướng về tương lai Phản ánh quá khứ
Biểu hiện thông qua ba loại
thước đo: giá trị, hiện vật,
thời gian
Biểu hiện dưới thước đo giá
trị
14
4.Nguyên tắc cung
cấp thông tin
Linh hoạt, theo yêu cầu nhà
quản trị
Cố định, tuân thủ theo
nguyên tắc kế toán
5.Yêu cầu thông tin Đòi hỏi tính kịp thời cao Đòi hỏi tính chính xác cao
6.Phạm vi cung cấp
Từng bộ phận đến toàn cá
nhân có liên quan
Quy mô DN
7.Loại báo cáo
Theo yêu cầu mục đích sử
dụng của nhà quản trị
Theo quy định của Nhà
nước
8.Kỳ lập báo cáo Quý, năm, tháng, tuần, ngày. Quý, năm
9.Tính bắt buộc Không có tính bắt buộc Có tính bắt buộc
10.Quan hệ với các
ngành học khác
Nhiều Ít
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)
2.4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.4.1.Khái niệm:
“ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy
định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa. (Nghị định số
56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về Trợ giúp phát triển DNNVV)
2.4.2. Phân loại doanh nghiệp:
Tại điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11tháng 03 năm 2018 thay thế Nghị
định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009về việc quy định chi tiết một số điều của Luật
Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiêu chí xác định DNNVVnhư sau:
Bảng 2.3: Bảng phân loại Doanh nghiệp
Quy
mô
Lĩnh
vực
DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa
Tổng
nguồn vốn
Số lao
động tham
gia BHXH
Tổng
nguồn vốn
Số lao
động tham
gia BHXH
Tổng
nguồn vốn
Số lao
động tham
gia BHXH
Nông,
lâm, thủy
sản
Từ 3 tỷ
đồng trở
xuống
10 người
trở xuống
Từ trên 3
tỷ đồng
đến dưới
20 tỷ đồng
100 người
trở xuống
Từ 20 tỷ
đồng đến
dưới 100
tỷ đồng
200 người
trở xuống
15
Công
nghiệp
xây dựng
Từ 3 tỷ
đồng trở
xuống
10 người
trở xuống
Từ trên 3
tỷ đồng
đến dưới
20 tỷ đồng
100 người
trở xuống
Từ 20 tỷ
đồng đến
dưới 100
tỷ đồng
200 người
trở xuống
Thương
mại, dịch
vụ
Từ 3 tỷ
đồng trở
xuống
10 người
trở xuống
50 tỷ trở
xuống
50 người
trở xuống
100 tỷ
đồng trở
xuống
100 người
trở xuống
(Nguồn:Nghị định 39/2018/NĐ-CP)
2.5. Một số lý thuyết nghiên cứu.
2.5.1. Lý thuyết bất định.
Lý thuyết bất định đã được phát triển từ giữa những năm 1960, sau đó nó được sử
dụng bởi các nhà nghiên cứu kế toán quản trị giữa những năm 1970 đến những năm
1980. Lý thuyết bất định có tầm quan trọng đáng kể để nghiên cứu KTQT vì nó đã
thống trị kế toán hành vi từ năm 1975. Hơn nữa, lý thuyết bất định được sử dụng phổ
biến trong các nghiên cứu về kế toán quản trị của Otley (1980).
Lý thuyết bất định nghiên cứu kế toán quản trị doanh nghiệp trong mối quan hệ
tương tác với môi trường hoạt động của DN. Nói cách khác một hệ thống kế toán quản
trị thích hợp với DN phụ thuộc vào đặc điểm DN và môi trường DN đó đang hoạt
động. Điều này cho thấy không thể xây dựng một mô hình KTQT khuôn mẫu áp dụng
cho tất cả các DN mà việc vận dụng kế toán quản trị vào DN phải tùy thuộc vào đặc
thù từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đồng thời phải phù hợp với cơ cấu
tổ chức, quy mô DN, trình độ công nghệ sản xuất và chiến lược tổ chức trong từng giai
đoạn. Điều này có nghĩa là việc xây dựng một hệ thống kế toán quản trị hiệu quả phải
thích hợp với từng DN, với môi trường bên trong và bên ngoài mà DN đó đang hoạt
động.
Lý thuyết này được rất nhiều các nhà nghiên cứu lựa chọn để nghiên cứu các
nhân tố bất định tác động đến sự vận dụng triển khai các kỹ thuật kế toán quản trị vào
DN (Gordon và Miller, 1976; Hayes, 1977; Waterhouse và Tiessen, 1978; Otley,
1980; Nicolaou, 2000; Gerdin và Greve, 2004). Hầu hết các kết quả nghiên cứu đều
chỉ ra rằng không có một mô hình KTQT nào là phù hợp cho tất cả các loại hình DN
cũng như trường tồn qua các giai đoạn khác nhau, và các nhân tố tác động, tác động
đến việc triển khai vận dụng các kỹ thuật KTQT có thể chia làm hai loại: yếu tố nội tại
bên trong DN và yếu tố bên ngoài DN (Walker, 1996; Haldma và Lddts, 2002).
Sau đó Chenhall (2003) tiếp tục thảo luận khung lý thuyết bất định dựa trên khía
cạnh chức năng với giả định rằng hệ thống kiểm soát quản trị được phát triển, lựa chọn
nhằm mục đích giúp đạt được các chỉ tiêu và mục tiêu đề ra của DN. Hệ thống kế toán
16
quản trị trong trường hợp này là bất định đối với các yếu tố như môi trường kinh
doanh bên ngoài, công nghệ của DN, cấu trúc của DN, quy mô DN, chiến lược của DN
và văn hóa dân tộc.
2.5.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory)
Theo Jensen and Meckling (1976), quan hệ giữa các cổ đông và người quản lý
công ty được hiểu như là quan hệ đại diện – hay quan hệ ủy thác. Mối quan hệ này
được coi như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những người chủ -
principals), bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý công ty (người thụ ủy -
agents), để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao
thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty. Lý thuyết về đại diện cho
rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công ty) đều
muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽ
không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông. Từ đó
xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và
đại diện trong công ty. Cả hai bên có lợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu
bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ
đông và người quản lý công ty, thông qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho
các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không
bình thường, tư lợi của người quản lý công ty.
Lý thuyết đại diện giải thích vì sao phải áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm
trong DN và đối với các công ty cổ phần, công ty niêm yết … hệ thống KTQT cần
cung cấp những thông tin gì để đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư và các cổ đông.
Ngoài ra, lý thuyết đại diện cũng là cơ sở để xây dựng các báo cáo nội bộ trong DN,
các báo cáo đánh giá trách nhiệm phù hợp với hệ thống phân quyền trong các DN.
Theo Healy và Palepu (2001) hợp đồng tối ưu giữa nhà quản trị với nhà đầu tư
phải bao gồm thỏa thuận thù lao và tiền thưởng của nhà quản trị, các giải pháp dung
hòa lợi ích giữa nhà quản trị DN (và chủ DN) với lợi ích của nhà đầu tư bên ngoài.
Những hợp đồng này thường yêu cầu DN phải sử dụng thông tin được cung cấp bởi hệ
thống kế toán quản trị như: hệ thống dự toán ngân sách, thông tin kiểm soát chi phí,
phân bổ các nguồn lực ... để nhà đầu tư đánh giá sự tuân thủ những cam kết trong hợp
đồng và đánh giá nhà quản trị DN có quản trị các nguồn lực của công ty gắn với lợi ích
của nhà đầu tư bên ngoài.
2.5.3. Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí (Cost benefit theory)
Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí chỉ ra rằng lợi ích có được từ việc các thông
tin kế toán được cung cấp phải được xem xét trong mối quan hệ với chi phí dùng để
tạo ra và cung cấp thông tin đó. Xét một cách tổng thể thì lợi ích từ thông tin kế toán
có thể phục vụ cho người sử dụng: là các bên có liên quan, là nhà đầu tư và ngay cả
17
chính bản thân DN; còn chi phí thì do người lập báo cáo thông tin kế toán gánh chịu
nhưng xét rộng ra thì chi phí này do xã hội gánh chịu. Vì vậy luôn luôn phải xem xét
và cân bằng mối quan hệ này nhằm đảm bảo chi phí tạo ra không được vượt quá lợi
ích mang lại (Vũ Hữu Đức, 2010).
Mục đích của kế toán quản trị là nhằm hướng đến phục vụ nhu cầu quản trị DN,
nên mỗi DN khác nhau có yêu cầu về hệ thống kế toán quản trị khác nhau, vận dụng
các công cụ kỹ thuật kế toán quản trị khác nhau. Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí tác
động đến việc vận dụng kế toán quản trị thông qua hai nhân tố: mức chi phí đầu tư cho
việc tổ chức kế toán quản trị và lợi ích do thông tin kế toán quản trị mang lại cho DN.
Rõ ràng là đối với một DN với quy mô siêu nhỏ, nhu cầu thông tin quản trị đơn giản
thì việc đầu tư một bộ máy kế toán quản trị cồng kềnh với hàng loạt các công cụ kỹ
thuật kế toán quản trị phức tạp sẽ không phù hợp do lợi ích mang lại từ việc vận dụng
kế toán quản trị không tương xứng với chi phí bỏ ra đầu tư. Ngược lại đối với một DN
có quy mô lớn, cần các thông tin thích hợp phức tạp để ra quyết định thì việc đầu tư
một khoản chi phí tương thích cho hệ thống kế toán quản trị phức tạp là điều chấp
nhận được.
2.5.4. Lý thuyết dự phòng
Theo lý thuyết dự phòng, kế toán quản trị được coi là thành phần của cơ cấu tổ
chức. Việc thông qua lý thuyết dự phòng để nghiên cứu kế toán quản trị là quá trình
điều chỉnh sự phù hợp giữa kế toán quản trị cụ thể với các biến theo ngữ cảnh trong
một tổ chức.
Lý thuyết dự phòng là lý thuyết cho rằng không có một cách thức hay mô hình
nào tốt nhất cho mọi tổ chức, chỉ có những cách thức quản trị hay mô hình tốt cho
từng tổ chức.
Các nhà nghiên cứu theo cách tiếp cận này cho rằng có 3 nhân tố sẽ tạo nên sự
khác biệt của tổ chức này so với tổ chức khác:
- Sự phụ thuộc và không chắc chắncủa môi trường: Các nhân tố môi trường
luôn thay đổi và sự không chắc chắn này xuất phát từ chổ con người không có khả
năng thông hiểu hoàn toàn và kiểm sóat các nhân tố thuộc về môi trường.
- Quy mô: là một nhân tố quan trọng tạo nên cách thức quản trị khác biệt nhau
ở các tổ chức có quy mô khác nhau
- Công nghệ và kỹ thuật: Bản thân các doanh nghiệp thường sản xuất nhiều loại
sản phẩn dịch vụ với công nghệ khác nhau, và đôi khi sản xuất cùng dòng sản phẩm
nhưng họ thường sử dụng các công nghệ khác nhau do cách thức quản lý phù hợp với
công nghệ, kỹ thuật khác nhau.
Lý thuyết dự phòng nghiên cứu kế tóan quản trị doanh nghiệp trong mối quan
hệ tương tác với môi trường hoạt động doanh nghiệp. Một hệ thống kế toán quản trị
18
thích hợp với doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm và môi trường kinh doanh cụ thể.
Có nghĩa là việc xây dựng một hệ thống kế toán quản trị hiệu quả tại doanh nghiệp thì
phải thích ứng với từng doanh nghiệp, thích hợp với môi trường bên trong lẫn bên
ngoài à doanh nghiệp đó đang hoạt động.
Với những lý do đó, lý thuyết dự phòng sẽ góp phần giải thích cho sự ảnh
hưởng của các biến : Quy mô doanh nghiệp; mức độ cạnh tranh thị trường; trình độ
của nhân viên kế toán đến việc vận dụng kế toán quản trị vào hoạt động của doanh
nghiệp.
2.6. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
2.6.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Tác giả Khaled Abed Hutaibat (2005) trong luận án tiến sỹ nghiên cứu về việc vận
dụng KTQT tại Jordan đã kiểm định thành công mô hình các nhân tố tác động đến việc
vận dụng KTQT trong doanh nghiệp bao gồm các nhân tố sau: -Quy mô DN (tổng
doanh thu hàng năm)-Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại trong DN -Ngành nghề kinh
doanh của DN-Mức độ cạnh tranh thị trường (nội địa & quốc tế)
Tác giả Abdel-Kader (2006) nghiên cứu về sự vận dụng KTQT trong ngành công
nghiệp thức uống và thực phẩm ở Anh, để hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới việc triển
khai trong ngành công nghiệp này. Tác giả đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa sự phát
triển của kế toán quản trị trong thực tế với các yếu tố khác nhau như yếu tố tổ chức và
sản xuất. Nhiều nội dung đã được tác giả phân tích như: Đánh giá mức độ, số lượng
các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp sản xuất thức uống và thực phẩm có áp
dụng kế toán quản trị.
Theo tác giả Nelson và Enrico Uliana (2008) thì nghiên cứu đã chỉ ra những thay
đổi trong công tác quản lý và hệ thống kiểm soát tại thời điểm bấy giờ từ đó nêu lên
vai trò quan trọng của cơ cấu tổ chức, vận hành hoạt động của doanh nghiệp khi áp
dụng kế toán quản trị. Chỉ ra sự thay đổi tích cực khi áp dụng hệ thống kế toán quản
trị, những thay đổi khả quan về phương pháp kiểm soát, công tác lập kế hoạch. Chỉ ra
mối quan hệ tích cực, liên quan trực tiếp giữa kế toán quản trị và cách thức tổ chức
quản lý để đưa ra các chiến lược khác biệt.
Nghiên cứu của Kamilah Ahmad (2012) được tiến hành với đối tượng khảo sát là
500 DN có quy mô vừa ở Malaysia, Kamilah Ahmad đã đưa ra 5 nhân tố : (1) Quy mô
DN, (2) Mức độ cạnh tranh trên thị trường, (3) Cam kết của chủ sở hữu người quản lý
DN, (4) Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến và (5) Trình độ chuyên môn của nhân
viên kế toán, sẽ tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các DN vừa ở
Malaysia. Cách thức đo lường các biến độc lập (Các nhân tố ảnh hưởng) đã được tác
giả giải thích rât cụ thể. Giả thuyết chung tác giả đưa ra là cả 5 nhân tố vừa nêu trên
đều có tác động đồng biến đến việc vận dụng kế toán quản trị .
19
Sau khi tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được, chỉ có 4 nhân tố là: (1)
Quy mô DN, (2) Mức độ cạnh tranh trên thị trường, (3) Cam kết của chủ sở hữu người
quản lý DN, (4) Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến có tác động đồng biến đến việc
vận dụng KTQT. Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ về các nhân tố tác động đến
việc vận dụng KTQT trong các DN quy mô vừa ở các nước phát triển.
Nghiên cứu của Alper Erserim (2012) là nghiên cứu thực nghiệm. Nghiên cứu xác
định có tổng cộng 5 nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị, trong đó 2
nhân tố thuộc đặc điểm bên ngoài DN: (1) Sự canh tranh, (2) Mức độ không chắc chắn
của môi trường và 3 nhân tố bên trong DN: (3) Văn hóa, (4) Mức độ tập trung và (5)
Mức độ chính thức của DN. Tác giả đã tập trung vào nghiên cứu biến văn hóa trong
DN ở Thổ Nhĩ Kỳ, không tiến hành như các nghiên cứu trong việc xác định các biến
về đặc điểm bên trong DN như: quy mô, lĩnh vực hoạt động, trình độ của nhân viên,…
Nhân tố văn hóa được thể hiện qua 4 đặc trưng cụ thể: văn hóa sáng tạo, văn hóa hỗ
trợ, văn hóa dựa trên nguyên tắc và văn hóa định hướng mục tiêu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có hai nhân tố ảnh hưởng đến việc vân dụng
KTQT là văn hóa tổ chức và mức độ chính thức của DN. Các nhân tố còn lại không
được hỗ trợ bởi kết quả phân tích của tác giả. Kết quả trùng khớp và đúng với kỳ vọng
của tác giả khi nhân tố văn hóa là nhân tố được tác giả dặc biệt quan tâm và có ảnh
hưởng dến việc vận dụng kế toán quản trị. Trong khi đó, mức độ chính thức của DN
được đo lường bằng việc các thông tin, kế hoạch hoạt động và chiến lược kinh doanh
đều đươc công khai và thông báo đến tất cả các bộ phận liên quan nhằm tạo ra sự đồng
bộ trong nắm bắt thông tin của toàn bộ DN, hỗ trợ các bộ phận xây dựng kế hoạch
kinh doanh phù hợp. Nghiên cứu này đã góp phần quan trọng trong việc xác định thêm
các nhân tố có thể tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các DN Thổ Nhĩ Kỳ.
Giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quát hơn, nếu họ muốn áp dụng trong hoạt động
kinh doanh cua DN mình thì cần chú trọng đến các nhân tố này.
2.6.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, kế toán quản trị được tiếp thu và đưa vào giảng dạy ở các trường đại học
khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ 20 và chính thức được công nhận trong Luật kế
toán từ năm 2004.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã tham khảo một số nghiên cứu
đã được thực hiện trước đây. Dưới đây tác giả trình bày một số nghiên cứu được thực
hiện trong nước liên quan đến việc vận dụng kế toán quản trị:
Bài báo Mô hình tổ chức kế toán quản trị của một số nước trên thế giới – Bài học
kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam của tác giả Lê Thị Hương được đăng
trên Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 7 năm 1996. Tác giả cung cấp hai cách tổ
chức mô hình kế toán quản trị là mô hình kết hợp và mô hình tách rời dựa vào một số
20
mô hình tổ chức kế toán quản trị của một số nước phát triển trên thế giới và rút ra các
bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam về kế toán quản trị .
Bài báo của Đỗ Lương Trường (2008) về lịch sử tiến hóa của kế toán quản trị đã
chỉ rõ: Qua quá trình phát triển gần 30 năm. kế toán quản trị tại Việt Nam vẫn chỉ
dừng lại ở khâu lập kế hoạch và quản trị chi phí chưa tạo ra giá trị tăng thêm cho
doanh nghiệp. Kế toán quản trị vẫn bị hiểu sai từ nội dung đến cách thức xây dựng
khiến cho nhiều doanh nghiệp còn lúng túng khi nghiên cứu đề áp dụng.
Tác giả Phạm Ngọc Toàn (2010) với nghiên cứu xây dựng nội dung và tổ chức kế
toán quản trị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác
giả đã khảo sát 236 doanh nghiệp từ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, tác giả đã
nhận thấy thực trạng là: người làm công tác kế toán trong các doanh nghiệp này chỉ
quan tâm đến công tác kế toán tài chính (KTTC), ít quan tâm đến công tác kế toán
quản trị. Đối với các doanh nghiệp có tổ chức công tác KTQT thì nội dung áp dụng
chưa nhiều và còn lạc hậu, yêu cầu thông tin kế toán quản trị còn sơ khai, nhà quản trị
hạn chế về trình độ, báo cáo quản trị chưa đầy đủ, công nghệ thông tin chưa tích hợp
với kế toán quản trị. Từ thực trạng này, tác giả cũng đã đề xuất những nội dung và tổ
chức kế toán quản trị phù hợp với các DNNVV của Việt Nam. Tuy nhiên mô hình này
chỉ dừng lại ở việc áp dụng cho các DNNVV cũng như chưa đi vào xây dựng mô hình
riêng cho các DNNVV trong các ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Đào Khánh Trí (2015) về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản
trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua dữ liệu
thu thập từ 150 DNVVN tại địa bàn TP.HCM, kết quả cũng cho thấy tỷ lệ vận dụng kế
toán quản trị ở các doanh nghiệp vừa cao hơn các doanh nghiệp nhỏ. Tác giả đưa ra
mô hình nghiên cứu với 5 nhân tố bao gồm: Trình độ của nhân viên kế toán, sự quan
tâm về kế toán quản trị của chủ doanh nghiệp, chi phí cho việc tổ chức một hệ thống
kế toán quản trị của doanh nghiệp, áp lực cạnh tranh thị trường, ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý doanh nghiệp. Bằng phương pháp hồi qui binary logistic tác giả
kết luận có 3 yếu tố là trình độ của nhân viên kế toán; sự quan tâm đến kế toán quản trị
của chủ doanh nghiệp và chi phí cho việc tổ chức một hệ thống kế toán quản trị trong
doanh nghiệp là có ý nghĩa thống kê và có mối quan hệ tích cực đến mức độ vận dụng
kế toán quản trị của các DNVVN tại địa bàn TP.HCM.
Trần Ngọc Hùng (2016) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế
toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu với 8 nhân tố bao gồm: Quy mô doanh nghiệp
(SIZE), Chi phí cho việc tổ chức kế toán quản trị (COST), văn hoá DN (CULTURE),
Trình độ nhân viên kế toán trong DN (QUALIFICATION), Chiến lược doanh nghiệp
(STRATEGY), mức độ sở hữu của nhà nước (STATE OWN), Mức độ cạnh tranh của
21
thị trường (COMPETITION) và Nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp
(PERCEPTION).
Qua quá trình ngiên cứu, chỉ có 7 nhân tố tác động (nhân tố Trình độ nhân viên kế
toán trong doanh nghiệp không tác động) bao gồm: Mức độ sở hữu của nhà nước
(STATE OWN), mức độ cạnh tranh của thị trường (COMPETITION), văn hoá DN
(CULTURE), nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp (PERCEPTION), quy
mô doanh nghiệp (SIZE), chi phí cho việc tổ chức kế toán quản trị (COST) và chiến
lược doanh nghiệp (STRATEGY) lần lượt đóng góp 19,16%, 18,67%, 18,19%,
17,19%, 11,46%, 11,17% và 4,16% vào việc tác động làm gia tăng tính khả thi khi vận
dụng kế toán quản trị vào các DNNVV tại Việt Nam.
Bài báo của Thái Anh Tuấn (2018) đã nghiên cứu về một số nhân tố ảnh hưởng
đến áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp tại Việt Nam . Bài viết đưa ra 8
nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị : (1) Áp lực cạnh tranh; (2) Sự phân
quyền; (3) Quy mô doanh nghiệp; (4)Tỷ lệ sở hữu của các thành viên chuyên nghiệp;
(5) công nghệ thông tin; (6) Công nghệ sản xuất, (7) Sự quan tâm của nhà quản trị đến
kế toán quản trị và (8) Trình độ nhân viên kế toán quản trị.
2.7. Đánh giá về các nghiên cứu trước
Các bài nghiên cứu trước đã góp phần mang lại cái nhìn tổng quan về nghiên cứu
liên quan đến vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Từ những nghiên cứu về
vấn đề còn tồn tại đến những nghiên cứu sâu trong việc xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến vận dụng kế toán quản trị ở các quốc gia. Các nghiên cứu đều xác định
được rất nhiều nhân tố khác nhau, mang lại gợi ý tích cực cho doanh nghiệp nếu muốn
vận dụng kế toán quản trị vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỗi nền kinh tế
khác nhau, mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác nhau.
Bên cạnh những đóng góp tích cực, các nghiên cứu vẫn còn tồn tại những hạn chế
như: mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn, tỷ lệ phản hồi thấp, mức độ giải thích mô hình chưa
cao, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nghiên cứu cũng như đưa ra những giải pháp cụ
thể nhằm khuyến khích vận dụng kế toán quản trị. Đây sẽ là những gợi ý để tác giả xây
dựng mô hình, xác định các nhân tố tác động và đưa ra những giải pháp, kiến nghị
mang tính thực tiễn.
22
Bảng 2.4. Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan
STT Tên tác giả Các nhân tố đề xuất Kết quả nghiên cứu
1 Khaled Abed
Hutaibat
(2005)
Mô hình đề xuất 4 nhân tố:
(1) Quy mô DN (tổng doanh
thu hàng năm);
(2) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư
ngoại trong DN;
(3) Ngành nghề kinh doanh của
DN;
(4) Mức độ cạnh tranh thị
trường (nội địa & quốc tế).
Cả 4 nhân tố đều ảnh hưởng
2 Kamilah
Ahmad (2012)
Mô hình đề xuất 5 nhân tố:
(1) Quy mô DN,
(2) Mức độ cạnh tranh trên thị
trường;
(3) Cam kết của chủ sở hữu
người quản lý DN,
(4) Áp dụng công nghệ sản
xuất tiên tiến;
(5) Trình độ chuyên môn của
nhân viên kế toán.
Có 4 nhân tố ảnh hưởng đến
vận dụng kế toán quản trị:
(1) Quy mô DN;
(2) Mức độ cạnh tranh trên
thị trường;
(3) Cam kết của chủ sở hữu
người quản lý DN;
(4) Áp dụng công nghệ sản
xuất tiên tiến.
3 Alper Erserim
(2012)
Mô hình đề xuất 5 nhân tố:
(1) Sự canh tranh;
(2) Mức độ không chắc chắn
của môi trường;
(3) Văn hóa;
(4) Mức độ tập trung;
(5) Mức độ chính thức của DN.
Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến
vận dụng kế toán quản trị:
(3) Văn hóa;
(5) Mức độ chính thức của
DN.
4 Đào Khánh Trí
(2015)
Mô hình đề xuất 5 nhân tố:
(1) Trình độ của nhân viên kế
toán;
(2) Sự quan tâm về KTQT của
chủ doanh nghiệp;
(3) Chi phí cho việc tổ chức
một hệ thống KTQT của doanh
nghiệp;
(4) Áp lực cạnh tranh thị
trường;
(5) Ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý doanh nghiệp.
Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến
vận dụng kế toán quản trị:
(1) Trình độ của nhân viên
kế toán;
(2) Sự quan tâm đến KTQT
của chủ doanh nghiệp
(3) Chi phí cho việc tổ chức
một hệ thống KTQT trong
doanh nghiệp.
23
5 Trần Ngọc
Hùng (2016)
Mô hình đề xuất 8 nhân tố:
(1) Quy mô doanh nghiệp ;
(2) Chi phí cho việc tổ chức
KTQT;
(3) Văn hoá DN ;
(4) Trình độ nhân viên kế toán
trong DN;
(5) Chiến lược doanh nghiệp;
(6) Mức độ sở hữu của nhà
nước ;
(7) Mức độ cạnh tranh của thị
trường;
(8) Nhận thức của người
chủ/điều hành doanh nghiệp;
Có 7 nhân tố ảnh hưởng đến
vận dụng kế toán quản trị:
(1) Quy mô doanh nghiệp ;
(2) Chi phí cho việc tổ chức
KTQT;
(3) Văn hoá DN ;
(5) Chiến lược doanh
nghiệp;
(6) Mức độ sở hữu của nhà
nước ;
(7) Mức độ cạnh tranh của
thị trường;
(8) Nhận thức của người
chủ/điều hành doanh
nghiệp;
6
Thái Anh Tuấn
(2018)
Mô hình đề xuất 8 nhân tố:
(1) Áp lực cạnh tranh;
(2) Sự phân quyền;
(3) Quy mô doanh nghiệp;
(4) Tỷ lệ sở hữu của các thành
viên chuyên nghiệp;
(5) Công nghệ thông tin;
(6) Công nghệ sản xuất;
(7) Sự quan tâm của nhà quản
trị đến KTQT;
(8) Trình độ nhân viên KTQT.
Cả 8 nhân tố đều ảnh hưởng
đến vận dụng kế toán quản
trị
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
2.8. Mô hình nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết
2.8.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Qua tổng hợp một số tài liệu nghiên cứu trước, kết hợp với lý thuyết nền ở trên và
dựa vào đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ, tác giả đã đề xuất
mô hình nghiên cứu việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất
nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ gồm 6 nhân tố (1) Quy mô doanh nghiệp;
(2) Trình độ nhân viên kế toán; (3) Nhận thức về kế toán quản trị của người điều hành;
(4) Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống kế toán quản trị của doanh nghiệp; (5) Mức
độ cạnh tranh thị trường; (6) ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý doanh
nghiệp. Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:
24
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Các biến độc lập trong mô hình được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 2.5: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính
Ký hiệu Diễn giải Căn cứ chọn biến Kỳ vọng dấu
QMDN Quy mô DN
Khaled Abed Hutaibat (2005)
Alper Erserim (2012)
Kamilah Ahmad (2012)
Trần Ngọc Hùng (2016)
+
TĐNV
Trình độ của nhân viên kế
toán
Alper Erserim (2012)
Kamilah Ahmad (2012)
Đào Khánh Trí (2015)
Trần Ngọc Hùng (2016)
+
NTĐH
Nhận thức về KTQT của
người điều hành
Kamilah Ahmad (2012)
Đào Khánh Trí (2015)
Trần Ngọc Hùng (2016)
+
CPTC
Chi phí cho việc tổ chức một
hệ thống KTQT của DN
Đào Khánh Trí (2015)
Trần Ngọc Hùng (2016)
+
MĐCT Mức độ canh tranh thị trường
Khaled Abed Hutaibat (2005)
Trần Ngọc Hùng (2016)
+
Quy mô DN
Trình độ nhân viên kế toán
Nhận thức về KTQT của người
điều hành
Chi phí cho việc tổ chức một hệ
thống KTQT của DN
Mức độ canh tranh thị trường
Ứng dụng Công nghệ thông tin
vào trong quản lý DN
Việc vận dụng
KTQT trong
DNSXNVV
trên địa bàn
TP.Cần Thơ
25
UDCN
Ứng dụng Công nghệ thông
tin vào trong quản lý DN
Đào Khánh Trí (2015)
Thái Tuấn Anh (2018)
+
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)
2.8.2. Đề xuất các giả thuyết
Với mô hình nghiên cứu và các biến vừa nêu trên, giả thuyết nghiên cứu được đưa
ra như sau:
Giả thuyết H1: Các DN có quy mô càng lớn thì khả năng vận dụng KTQT cao hơn.
Giả thuyết H2: Các DN có nhân viên kế toán có trình độ cao thì khả năng vận dụng
KTQT cao hơn.
Giả thuyết H3: Các DN có người chủ/người điều hành DN đánh giá cao tính hữu
ích công cụ kỹ thuật KTQT thì vận dụng KTQT cao hơn.
Giả thuyết H4: Khi vận dụng KTQT nếu yêu cầu về đầu tư chi phí tổ chức càng
phù hợp thì khả năng vận dụng KTQT cao hơn.
Giả thuyết H5: Các DN hoạt động trong thị trường có mức độ cạnh tranh càng cao
thì khả năng vận dụng KTQT cao hơn.
Giả thuyết H6: Các DN đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý doanh
nghiệp thì khả năng vận dụng KTQT cao hơn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương này trình bày tổng quát lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng KTQT tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ, trong đó nêu ra một số nội
dung lý thuyết cho đề tài như tổng quan về KTQT, các lý thuyết nghiên cứu, các
nghiên cứu trước về KTQT…. Bên cạnh đó, tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến việc vận dụng KTQT tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ. Từ đó trình
bày mô hình các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT tại các DNSXNVV trên địa
bàn TP. Cần Thơ để làm cơ sở cho việc thực hiện nghiên cứu ở các chương tiếp theo.
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf

More Related Content

Similar to Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf

Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
Man_Ebook
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
Man_Ebook
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
Man_Ebook
 
Baocaothuctap
BaocaothuctapBaocaothuctap
BaocaothuctapNi Văn
 
Luận văn: Vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong doanh nghiệp sản xuất
Luận văn: Vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong doanh nghiệp sản xuấtLuận văn: Vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong doanh nghiệp sản xuất
Luận văn: Vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong doanh nghiệp sản xuất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Tổ chức hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại ở Vi...
Đề tài: Tổ chức hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại ở Vi...Đề tài: Tổ chức hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại ở Vi...
Đề tài: Tổ chức hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại ở Vi...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mạiLuận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Mai Hương, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Mai Hương, HAYĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Mai Hương, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Mai Hương, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựngLuận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdfHoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư, HAYĐề tài: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại Công Ty Xăng dầu
Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại Công Ty Xăng dầuKế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại Công Ty Xăng dầu
Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại Công Ty Xăng dầu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại cty xăng dầu - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại cty xăng dầu - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại cty xăng dầu - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại cty xăng dầu - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập: Kế toán chi phí sản xuất công ty dệt may, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập: Kế toán chi phí sản xuất công ty dệt may, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập: Kế toán chi phí sản xuất công ty dệt may, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập: Kế toán chi phí sản xuất công ty dệt may, 9 ĐIỂM
Dịch Vụ Viết Thuê Báo Cáo Khóa luận ZALO 0909232620
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh TếLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Similar to Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf (20)

Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần T...
 
Baocaothuctap
BaocaothuctapBaocaothuctap
Baocaothuctap
 
Luận văn: Vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong doanh nghiệp sản xuất
Luận văn: Vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong doanh nghiệp sản xuấtLuận văn: Vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong doanh nghiệp sản xuất
Luận văn: Vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong doanh nghiệp sản xuất
 
Đề tài: Tổ chức hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại ở Vi...
Đề tài: Tổ chức hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại ở Vi...Đề tài: Tổ chức hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại ở Vi...
Đề tài: Tổ chức hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại ở Vi...
 
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mạiLuận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
Luận văn: Hệ thống kế toán trách trong các doanh nghiệp thương mại
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo...
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Mai Hương, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Mai Hương, HAYĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Mai Hương, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Mai Hương, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
Luận án: Nghiên cứu tác động của công nghệ thông tin đến các yếu tố cấu thành...
 
lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựngLuận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
Luận văn: Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng
 
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdfHoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ.pdf
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư, HAYĐề tài: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư, HAY
 
Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại Công Ty Xăng dầu
Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại Công Ty Xăng dầuKế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại Công Ty Xăng dầu
Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại Công Ty Xăng dầu
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại cty xăng dầu - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại cty xăng dầu - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại cty xăng dầu - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền, các khoản phải thu tại cty xăng dầu - Gửi miễn...
 
Báo cáo thực tập: Kế toán chi phí sản xuất công ty dệt may, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập: Kế toán chi phí sản xuất công ty dệt may, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập: Kế toán chi phí sản xuất công ty dệt may, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập: Kế toán chi phí sản xuất công ty dệt may, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh TếLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
 

More from Man_Ebook

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Man_Ebook
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
Man_Ebook
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
Man_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
Man_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Man_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 

Recently uploaded

Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 

Recently uploaded (12)

Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 

Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ  PHẠM NGUYỄN THÀNH THUẬN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CẦN THƠ, 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ  PHẠM NGUYỄN THÀNH THUẬN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành Kế toán Mã số: 8340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGÔ QUANG HUY CẦN THƠ, 2019
  • 3. i CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận văn “Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ” do học viên Phạm Nguyễn Thành Thuận thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Quang Huy. Luận văn đã báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày………tháng………năm……… Ủy viên …………………………………….. Thư ký …………………………………….. Phản biện 1 …………………………………….. Phản biện 2 …………………………………….. Cán bộ hướng dẫn TS. NGÔ QUANG HUY Chủ tịch hội đồng ……………………………………..
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu và tất cả các Quý Thầy Cô trường Đại Học Tây đã truyền đạt những kến thức quý báu cũng như các tài liệu cần thiết để tôi có đủ điều kiện hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Ngô Quang Huy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này. Sau cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi một các gián tiếp cũng như trực tiếp để tôi có thể hoàn thành luận văn này đúng thời hạn. Cuối lời, tôi xin kính chúc Bạn giám hiệu, Quý thầy cô trường Đại học Tây Đô, TS. Ngô Quang Huy cùng với các bạn học và đồng nghiệp được nhiều sức khỏe, thành công và may mắn. Cần Thơ, ngày…….tháng……năm 2019 Học viên thực hiện Phạm Nguyễn Thành Thuận
  • 5. iii LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác. Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2019 Học viên thực hiện Phạm Nguyễn Thành Thuận
  • 6. iv TÓM TẮT Vai trò của kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ngày càng lớn mạnh cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Tác dụng của việc vận dụng kế toán quản trị vào công tác quản lý, điều hành ở các doanh nghiệp sản xuất ngày càng rõ nét và mang tính tích cực; giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động một cách hiệu quả. Đánh giá được tầm quan trọng của kế toán quản trị tác giả đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ”. Qua quá trình khảo sát 130 mẫu, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy, tác giả đưa ra kết luận có 6 nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Cần Thơ gồm: Chi phí cho việc tổ chức hệ thống kế toán quản trị (CPTC); Nhận thức về kế toán quản trị của người điều hành (NTĐH); Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý doanh nghiệp (UDCN); Trình độ của nhân viên kế toán (TĐKT); Mức độ cạnh tranh (MĐCT); Quy mô doanh nghiệp (QMDN). Trong 6 nhân tố này thì nhân tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ là CPTC (β = 0,274); tiếp theo đó lần lượt lượt là NTĐH (β = 0,222), UDCN (β = 0,214), TĐKT (β = 0,181), MĐCT (0,138) và cuối cùng là QMDN (β = 0,130). Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và đưa ra các kiến nghị với nhà nước; các cơ quan tổ chức nhằm nâng cao mức độ vận dụng kế toán qaủn trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Cần Thơ. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn hạn chế về thời gian và số lượng mẫu nhỏ, chỉ thực hiện ở một nhóm mẫu, chưa đại diện hết cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Cần Thơ nên tính tổng quát của đề tài chưa cao.
  • 7. v ABTRACTS The role of management accounting in small and medium-sized manufacturing enterprises is growing with the development of the market economy. The effect of applying management accounting to the management and administration work in production enterprises has been increasingly clear and positive; Help managers make business decisions and inspect and control activities effectively. Assessing the importance of management accounting, the author has implemented a research project "Factors affecting the application of management accounting in small and medium-sized manufacturing enterprises in Can Tho city" Through the process of surveying 130 samples, the author used SPSS software to test reliability, exploratory factor analysis, regression analysis, the author concluded that there are 6 factors affecting the application of Management accounting at small and medium- sized manufacturing enterprises in Cần Thơ city, includes: Cost for organizing the accounting management system (CPTC); Awareness on management accounting of the executive director (NTKT); Application of information technology in enterprise management (UDCN); Accounting staff qualifications (TDKT); The level of competition (MCDCT); Business size (QMDN). Out of these 6 factors, the most influential factor in applying management accounting in small and medium-sized manufacturing enterprises in Can Tho city is CPTC (β = 0.274); Next it is NTDH (β = 0.222), UDCN (β = 0.214), TDKT (β = 0.181), MCDCT (0.1138) and finally QMDN (β = 0.130). From the above research results, the author has proposed a number of solutions and made recommendations to the state; Organizing agencies to improve the application of management accounting at small and medium-sized manufacturing enterprises in Can Tho City. However, this study is limited in terms of time and number of small samples, only conducted on a sample group, not representative of all small and medium-sized manufacturing enterprises in the area of Can Tho City so the generality of the project is not high.
  • 8. vi MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung:.....................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể:.....................................................................................................2 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2 1.5. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................3 1.6. Những đóng góp của đề tài ....................................................................................3 TÓM TẮT CHƯƠNG 1................................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................5 2.1. Các khái niệm .........................................................................................................5 2.2. Tổng quan về kế toán quản trị ..............................................................................5 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển kế toán quản trị..................................................5 2.2.2. Quan niệm về kế toán quản trị...............................................................................6 2.2.3. Vai trò, chức năng của kế toán quản trị.................................................................8 2.2.3.1. Chức năng lập kế hoạch:....................................................................................8 2.2.3.2. Chức năng tổ chức và điều hành:.......................................................................8 2.2.3.3. Chức năng kiểm tra:...........................................................................................9 2.2.3.4. Chức năng ra quyết định:...................................................................................9 2.2.4. Nội dung của kế toán quản trị................................................................................9 2.2.4.1. Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành ......................................................10 2.2.4.2. Phương pháp tập hợp chi phí...........................................................................10 2.2.4.3. Lập kế hoạch kinh doanh..................................................................................11 2.2.4.4. Trách nhiệm và trình tự lập kế hoạch ..............................................................12 2.2.4.5. Thông tin kế toán cho việc ra quyết định .........................................................12 2.3. So sánh giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính ...........................................13 2.3.1. Những điểm giống nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính....................13 2.3.2. Những điểm khác nhau giữa KTQT và kế toán tài chính....................................13 2.4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................................................................14 2.4.1.Khái niệm: ............................................................................................................14 2.4.2. Phân loại doanh nghiệp: ......................................................................................14 2.5. Một số lý thuyết nghiên cứu. ...............................................................................15 2.5.1. Lý thuyết bất định................................................................................................15
  • 9. vii 2.5.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory).....................................................................16 2.5.3. Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí (Cost benefit theory) ...................................16 2.5.4. Lý thuyết dự phòng..............................................................................................17 2.6. Tổng quan các nghiên cứu trước đây .................................................................18 2.6.1. Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................................18 2.6.2. Các nghiên cứu trong nước..................................................................................19 2.7. Đánh giá về các nghiên cứu trước.......................................................................21 2.8. Mô hình nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết ..................................................23 2.8.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất...............................................................................23 2.8.2. Đề xuất các giả thuyết .........................................................................................25 TÓM TẮT CHƯƠNG 2..............................................................................................25 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................26 3.1. Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................26 3.2. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................................27 3.2.1. Nghiên cứu định tính...........................................................................................27 3.2.2. Nghiên cứu định lượng........................................................................................27 3.3. Xây dựng thang đo ...............................................................................................28 3.4. Thiết kế bảng câu hỏi ...........................................................................................29 3.5. Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu.....................................................30 3.5.1. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................................30 3.5.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu ............................................................................30 3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu...........................................................................30 TÓM TẮT CHƯƠNG 3..............................................................................................32 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................33 4.1. Thực trạng việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ.................................................................................................................33 4.1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Cần Thơ. .......................................................................................................................................33 4.1.2. Thực trạng việc vận dụng KTQT tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ. .......................................................................................................................................34 4.1.3. Đánh giá thực trạng việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ............................................................................................................37 4.1.3.1. Ưu điểm ............................................................................................................37 4.1.3.2. Hạn chế.............................................................................................................38 4.1.3.3. Nguyên nhân hạn chế .......................................................................................38 4.2. Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ...........................................................................................39 4.2.1. Mô tả mẫu khảo sát..............................................................................................39 4.2.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo...................................................43
  • 10. viii 4.2.2.1. Đánh giá sơ bộ thang đo thiết kế khảo sát chuyên gia.....................................43 4.2.2.2. Thống kê thang đo dùng trong nghiên cứu.......................................................43 4.2.2.3. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha................................44 4.2.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA...........................................................46 4.2.3.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập...................................46 4.2.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc...............................49 4.2.4. Kết quả phân tích hồi quy....................................................................................50 4.2.4.1. Kiểm định sự tương quan giữa các biến...........................................................50 4.2.4.2. Phân tích hồi quy đa biến.................................................................................51 4.2.5. Kiểm định các giả thuyết cần thiết của mô hình hồi quy ....................................52 4.2.5.1. Kiểm định đa cộng tuyến. .................................................................................52 4.2.5.2. Kiểm định sự tương quan. ................................................................................52 4.2.5.3. Kiểm địnhgiả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi ......................53 4.2.5.4. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư.........................................................53 4.2.6. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .....................................................55 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu.............................................................................56 4.3.1. Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống kế toán quản trị của DN quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp:.....................................................................................................56 4.3.2. Nhận thức của người điều hành:..........................................................................57 4.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp:..............................57 4.3.5. Mức độ cạnh tranh thị trường:.............................................................................58 4.3.6. Quy mô doanh nghiệp: ........................................................................................58 TÓM TẮT CHƯƠNG 4..............................................................................................59 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................60 5.1. Kết luận. ................................................................................................................60 5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả việc vận dụng KTQT tại các DNSXNVV. ........61 5.2.1. Tổ chức KTQT trong DN với chi phí hợp lý.......................................................61 5.2.2. Thay đổi nhận thức của người điều hành doanh nghiệp......................................61 5.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý doanh nghiệp ........................62 5.2.4. Trình độ của nhân viên kế toán. ..........................................................................62 5.2.5. Mức độ canh tranh thị trường.............................................................................62 5.2.6. Thay đổi quy mô DN...........................................................................................63 5.3. Kiến nghị ...............................................................................................................63 5.3.1. Kiến nghị về phía cơ quan chức năng .................................................................63 5.3.2 Về phía các doanh nghiệp sản xuất ......................................................................64 5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng............................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................67 PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................70 PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................75
  • 11. ix PHỤC LỤC 3 ...............................................................................................................79 PHỤ LỤC 4 ..................................................................................................................85 PHỤ LỤC 5 ................................................................................................................105
  • 12. x DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Phân loại chi phí ...........................................................................................10 Bảng 2.2: Bảng so sánh giữa kế toán quản trị và Kế toán tài chính..............................13 Bảng 2.3: Bảng phân loại Doanh nghiệp.......................................................................14 Bảng 2.4. Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan .........................................................22 Bảng 2.5: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính.......................24 Bảng 3.1: Thang đo chính thức được mã hóa ...............................................................28 Bảng 4.1: Thống kê các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại TP. Cần Thơ...................34 Bảng 4.2: Thống kê loại hình các DNSXNVV tại TP. Cần Thơ......................................34 Bảng 4.3. Khảo sát chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công tác kế toán.............34 Bảng 4.4. Kết quả khảo sát việc tổ chức hệ thống kế toán............................................35 Bảng 4.5. Kết quả khảo sát tình hình lập báo cáo KTQT .............................................35 Bảng 4.6. Kết quả khảo sát nhu cầu tổ chức hệ thống thông tin kế toán phục vụ quản lý. ...................................................................................................................................36 Bảng 4.7. Kết quả khảo sát mức độ xử lý thông tin kế toán .........................................36 Bảng 4.8. Kết quả khảo sát thực hiện cơ chế giám sát..................................................37 Bảng 4.9. Tổng hợp số lượng câu hỏi ...........................................................................39 Bảng 4.10. Tổng hợp số lượng doanh nghiệp đã đáp ứng đúng yêu cầu của mẫu khảo sát...................................................................................................................................40 Bảng 4.11. Thống kê đối tượng khảo sát theo trình độ học vấn ...................................40 Bảng 4.12. Thống kê đối tượng khảo sát theo lĩnh vực hoạt động ...............................41 Bảng 4.13. Thống kê đối tượng khảo sát theo số lượng nhân viên tham gia BHXH....41 Bảng 4.14. Thống kê đối tượng khảo sát theo vốn đăng ký kinh doanh.......................42 Bảng 4.15. Thống kê đối tượng khảo sát theo số năm hoạt động .................................42 Bảng 4.16. Thống kê các thang đo dùng trong nghiên cứu...........................................44 Bảng 4.17. Bảng tổng hợp kiểm định Cronbach's Alpha biến độc lập .........................45 Bảng 4.18. Bảng kiểm định Cronbach's Alpha của thang đo biến phụ thuộc Vận dụng KTQT vào trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa.....................................................46 Bảng 4.19. Bảng KMO và kiểm định Bartlett'sbiến độc lập.........................................46 Bảng 4.20. Bảng phương sai trích.................................................................................47 Bảng 4.21. Ma trận xoay nhân tố ..................................................................................48 Bảng 4.22. Bảng kiểm định KMO và Bartlett's biến phụ thuộc....................................49 Bảng 4.23. Bảng phương sai trích biến phụ thuộc ........................................................49 Bảng 4.24. Bảng ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc ................................................49 Bảng 4.25. Kết quả kiểm định sự tương quan...............................................................50
  • 13. xi Bảng 4.26. Bảng tổng hợp chỉ số R và kiểm định Durbin-Watson...............................51 Bảng 4.27. Bảng phân tích phương sai ANOVA..........................................................51 Bảng 4.28. Ước lượng mô hình hồi quy........................................................................52 Bảng 4.29 Tóm tắt mức độ ảnh hưởng của các nhân tố độc lập đến nhân tố phụ thuộc .......................................................................................................................................56
  • 14. xii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................24 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.....................................................................................26 Hình 4.1. Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy .........................53 Hình 4.2 Đồ thị P-Plot...................................................................................................54 Hình 4.3 Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa ..............................................54
  • 15. xiii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT DIẾN GIẢI AFTA ASEAN Free Trade Area - Khu vực Thương mại Tự do ASEAN. APEC Asia-Pacific Economic Cooperation - Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương WTO World Trade Organization -Tổ chức Thương mại Thế giới FTA Hiệp định Thương mại tự do TPP Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU IMA Institute of management Accountants - Hội Kế toán viên quản trị CIMA Chartered Institute of Management Accountants – Hiệp hội KTQT công chứng Anh Quốc IFAC Hiệp hội kế toán quốc tế CAM Chứng chỉ KTQT Hoa Kỳ KTQT Kế toán quản trị KTTC Kế toán tài chính DN Doanh nghiệp DNSX Doanh nghiệp sản xuất DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNSXNVV Doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa TP. Cần Thơ Thành phố Cần Thơ BHXH Bảo hiểm xã hội
  • 16. 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Thông tin kế toán, đặc biệt thông tin kế toán quản trị giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý của DNSXNVV. Đó là nguồn thông tin ban đầu của quá trình kiểm tra và ra quyết định, giúp nhà quản trị DNSXNVV có những quyết định kịp thời và chính xác. Tùy theo chức năng và nhiệm vụ của từng thành viên trong tổ chức, KTQT được thiết lập giúp DNSXNVV cải tiến việc quản lý và kinh doanh của mình hiệu quả nhất. Hiện nay, các DNSXNVV chủ yếu coi trọng kế toán tài chính. Tuy nhiên, thông tin kế toán tài chính phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của DNSXNVV tại một thời điểm nào đó. Ngược lại, KTQT mang tính nội bộ, vạch ra những chính sách và đường lối rõ ràng, giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định có tính chất xây dựng và cũng cố DNSXNVV lâu dài. Do đó, các DNSXNVV nên sử dụng kế toán quản trị trong hoạt động của mình không chỉ phục vụ cho việc quản lý DNSXNVV ngày càng tốt hơn, mà còn cung cấp thông tin kế toán tài chính chính xác và kịp thời, giúp DNSXNVV hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ với nhà nước, kiểm toán và các đối tác liên quan. Tuy nhiên, với lịch sử hình thành kinh tế thị trường muộn so với các nước trên thế giới, việc giảng dạy đào tạo kế toán quản trị tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, do đó hiện nay phần lớn bộ phận kế toán công tác trong các DNSXNVV tại Việt Nam vẫn còn bỡ ngỡ ít nhiều đối với việc vận dụng kế toán quản trị. Qua khảo sát sơ bộ của tác giả cũng như những nghiên cứu trước đây, cho đến nay việc vận dụng KTQT vào hoạt động quản trị trong các DNSXNVV vẫn còn nhiều vướng mắc, hệ quả tất yếu là thực trạng tỷ lệ vận dụng kế toán quản trị trong các DNSXNVV nói chung còn thấp, các công cụ kỹ thuật kế toán quản trị được vận dụng hầu hết là công cụ kỹ thuật truyền thống và hiệu quả đóng góp cho công tác quản trị chưa cao. Mặc khác, trong thực tế việc vận dụng kế toán quản trị chịu sự tác động của nhiều nhân tố bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp, và các nhân tố này có thể làm gia tăng tính khả thi của việc vận dụng kế toán quản trị trong các DNSXNVV. Do đó việc nghiên cứu nhằm nhận diện và lượng hóa mức độ tác động của từng nhân tố đến việc vận dụng KTQT trong các DNSXNVV tại Việt Nam nói chung và cũng như Cần Thơ nói riêng là chủ đề rất quantrọng và hữu ích. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn nội dung nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ” để thực hiện luận văn của mình.
  • 17. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung: Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích thực trạng và phân tích các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV và từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu 1: Thực trạng việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ trong những năm gần đây. Mục tiêu 2: Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ. Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ. 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Thực trạng của việc vận dụng kế toán quản trị trong các DNSXNVV tại TP. Cần Thơ hiện nay như thế nào ? Câu hỏi 2: Các nhân tố nào tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ trong điều kiện hiện nay ? Câu hỏi 3: Giải pháp như thế nào mới có thể nâng cao việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ ? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ. Đối tượng khảo sát: là những người làm kế toán trong DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: năm 2018. Phạm vi không gian: DNSXNVV đang hoạt động trên địa bàn TP. Cần Thơ. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài kết hợp hai phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính: Tác giả tiến hành gửi bảng câu hỏi qua email để lấy ý kiến chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán nói chung, kế toán quản trị nói riêng tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ. Nghiên cứu này nhằm bổ sung những tiêu chí đánh giá, điều chỉnh thang đo, làm cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho việc khảo sát.
  • 18. 3 Nghiên cứu định lượng: Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng là lượng hóa các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ. Thiết kế bảng câu hỏi dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá các mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ. Gửi bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp, qua email đến các kế toán đang làm việc tai DNSXNVV trên địa bàn TP.Cần Thơ. Kết quả được trả về, tác giả chọn lọc các biến quan sát phù hợp, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Sau đó tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS như sau: + Phương pháp thống kê mô tả. + Kiểm định Cronbach’s Alpha. + Phân tích nhân tố khám phá. + Phân tích hồi qui đa biến 1.5. Ý nghĩa của đề tài Về mặt khoa học: Hệ thống hóa các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ. Về mặt thực tiễn: thông qua kết quả xác định mứcđộ ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT, từ đó nâng cao việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ. 1.6. Những đóng góp của đề tài Nghiên cứu thực hiện đề tài dự kiến mang lại những lợi ích sau: Thông qua tổng hợp thực tiễn từ khảo sát các DNSXNVV sẽ giúp cho người đọc có cái nhìn toàn diện thực trạng về việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ. Thông qua kết quả nghiên cứu, xác định được mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV từ đó đề xuất được những giải pháp để có tính khả thi trong việc vận dụng kế toán quản trị tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu của đề tài, góp phần làm tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích cho các nghiên cứu khoa học liên quan đến kế toán quản trị .
  • 19. 4 1.7. Cấu trúc luận văn Bố cục luận văn gồm: Chương 1: Mở đầu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu . Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương 1 này tác giả đã trình bày lý do, tính cấp thiết và ý nghĩa về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra mục tiêu của đề tài, các câu hỏi cần phải làm rõ khi nghiên cứu và đưa ra giới hạn, phạm vi của đề tài nghiên cứu. Song song với việc giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu của mình thông qua các đề tài đã nghiên cứu trước đó, tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu theo hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Và cuối cùng, là trình bày sơ lược nội dung chính của luận văn bao gồm 5 chương. Chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài.
  • 20. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm Kế toán: Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động (Quốc Hội, 2015). Kế toán chi phí: có thể hiểu là một bộ phận tách ra từ kế toán tài chính và kế toán quản trị với trọng tâm cung cấp thông tin chuyên sâu về chi phí, là một lĩnh vực kế toán có liên quan chủ yếu với việc ghi chép, phân tích chi phí để tính giá thành, kiểm soát chi phí, đánh giá tình hình thực hiện chi phí, kế hoạch chi phí cho kỳ kế hoạch (Võ Văn Nhị, 2007). Kế toán tài chính: việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán (Quốc Hội, 2015). Kế toán quản trị: là một môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp những thông tin định lượng về các hoạt động của đơn vị một cách chi tiết, giúp cho các nhà quản lý trong quá trình ra các quyết đinh liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị (Võ Văn Nhị, 2007). Vận dụng: đem tri thức, lý luận áp dụng vào thực tiễn (Từ điển Tiếng Việt). Vận dụng kế toán quản trị là việc đem tri thức, sự hiểu biết về công việc thu thập, xử lý thông tin định lượng, cung cấp thông tin định lượng một các chi tiết giúp cho các nhà quản lý lập kế hoạch, thực hiện kiểm tra kiểm sóat và đánh giá đúng tình hình hoạt động của đơn vị. 2.2. Tổng quan về kế toán quản trị 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển kế toán quản trị Quá trình hình thành và phát triển kế toán quản trị có thể thấy qua các giai đoạn sau: Giai đoạn trước năm 1950: kế toán quản trị lúc này chưa xuât hiện nổi bật, mà tìm ẩn dưới dạng kế toán chi phí như là một hoạt động kỹ thuật cần thiết để doanh nghiệp đạt mục tiêu hoạt động. Giai đoạn từ 1956 đến 1980: Quyển sách đầu tiên về kế toán quản trị của Robert Anthony được xuất bản đầu tiên vào năm 1956. Nội dung chính là giới thiệu kế toán quản trị là gì? Làm thế nào để hệ thống và phân tích vấn đề mới để ra quyết định? Giới thiệu các công cụ kiểm soát chi phí thích hợp. Tuy nhiên, giai đoạn này, kế toán quản trị chỉ dừng lại ở vai trò là một hoạt động quản lý gián tiếp. kế toán quản trị mang ý nghĩa như là sự hỗ trợ từ phía nhà quản
  • 21. 6 trị gián tiếp đối với nhà quản trị trực tiếp thông qua việc cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định. Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1995: Đây là giai đoạn diễn ra toàn cầu hoá, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, sự cạnh tranh quyết liệt… kế toán quản trị không còn là một phần của của kế toán tài chính, tham gia gián tiếp vào quản lý mà trỏ thành một bộ phận cấu thành của quá trình quản lý để nhà quản lý có thể trực tiếp tiêp cận với thông tin. Vì vậy kế toán quản trị được đòi hỏi phải thực hiện tốt nhất công việc dự báo, tổ chức điều hành, kiểm soát và ra quyết định. Từ yêu cầu đó, hoạt động kế toán đã hình thành hai phần cơ bản và phát triển nhanh chóng: + Một là, cung cấp thông tin về trách nhiệm vật chất – pháp lý của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự kiểm tra giám sát của cá nhân và các tổ chức có quyền lợi kinh tế liên quan. + Hai là, cung cấp thông tin cho công việc quản trị các hoạt động trong doanh nghiệp của các nhà quản trị như: lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm soát và ra quyết định. Đây chính là nền tảng hình thành nên sự tách rời kế toán thành kế toán tài chính và kế toán quản trị . Giai đoạn từ năm 1995 đến nay: kế toán quản trị đã chuyển sang quan tâm đến việc tạo ra giá trị bằng cách sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong doanh nghiệp thông qua các công cụ kỹ thuật đánh giá các yếu tố tạo nên giá trị cho khách hàng, giá trị cho cổ đông, sự thay đổi trong quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ doanh nghiệp và học hỏi – phát triển. Tóm lại, quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị được ghi nhận thành bốn giai đoạn và có thể thấy rõ những điểm quan trọng sau: - Sự thay đổi từ giai đoạn này đến gia đoạn khác là quá trình đan xen và chuyển hoá dần dần. - Mỗi giai đoạn, có sự thể hiện thích nghi với điều kiện mới đặt ra cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thay đổi theo điều kiện mới thì kế toán quản trị cũng thay đổi theo. - Mỗi giai đoạn là sự kết hợp giữa cái mới và cái cũ, khi đó cái cũ được kết cấu lại để phù hợp với cái mới trong điều kiện mới của môi trường quản trị. 2.2.2. Quan niệm về kế toán quản trị Không có một khái niệm chung nào về kế toán quản trị. Hiện nay, nghiên cứu về kế toán quản trị có thể dựa trên khái niệm của các cơ quan hàng đầu về kế toán như: IMA, CIMA và IFAC. Năm 2008, IMA đã đưa ra khái niệm về công việc kế toán quản trị là “…một công việc chuyên nghiệp có liên quan đến việc tham gia vào quá trình ra quyết định,
  • 22. 7 đề ra kế hoạch và hệ thống thực hiện, đồng thời cung cấp những báo cáo tài chính chuyên nghiệp, giúp các nhà quản trị kiểm soát trong việc tạo lập và thực hiện chiến lược của tổ chức” (Atkinson, 2012). Theo CIMA, kế toán quản trị như là việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị nhằm mục đích tạo lập các chính sách, hoạch định và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp, ra quyết định dựa trên những lựa chọn khác nhau, việc chuẩn bị báo cáo tài chính cho các nhóm đối tượng bên ngoài như cổ đông, chủ nợ, cơ quan thuế…(CIMA, 1986). Sau khi hiệu chỉnh lại thuật ngữ kế toán quản trị (CIMA, 2005) thì vai trò của kế toán quản trị thể hiện rộng hơn và có nhiều bước tiến. CIMA đã khái niệm lại KTQT một cách chi tiết hơn, nhấn mạnh kế toán quản trị là một phần quan trọng của quá trình quản trị trong đó bao gồm việc nhận diện, tạo ra, trình bày, diễn giải các thông tin thích hợp, nhằm: (i) Thông tin về các quyết định chiến lược và tạo lập chiến lược kinh doanh; (ii) Lập kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho các hoạt động doanh nghiệp; (iii) Xác định cấu trúc nguồn vốn và quỹ mà nguồn vốn dùng để cấu trúc; (iv) Xác định các phần thưởng chiến lược cho các thành viên quản trị và các bên có liên quan; (v) Thông tin về các quyết định hoạt động; (vi) Kiểm soát hoạt động và đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực; (vii) Đo lường và báo cáo các hiệu quả tài chính và phi tài chính cho nhà quản trị và các bên có liên quan; (viii) Giữ gìn các tài sản hữu hình và vô hình; (ix) Triển khai các thủ tục quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ. Sự thay đổi về khái niệm kế toán quản trị của CIMA đã tiến đến gần hơn mối quan tâm của các nhà quản trị về việc tập trung vào tính hiệu quả, hoạch định chiến lược và tạo ra giá trị. Theo IFAC (2002) thì “kế toán quản trị hướng về các quá trình xử lý và kỹ thuật, tập trung vào việc sử dụng một cách có hiệu quả và hiệu suất những nguồn lực của tổ chức, giúp hỗ trợ các nhà quản lý hoàn thành nhiệm vụ, gia tăng giá trị cho khách hàng cũng như cổ đông.” Nếu như ở một số nước phát triển, kế toán quản trị đã phát triển rất lâu và đã đạt được những thành tựu rất lớn cả về lý thuyết cũng như thực tiễn ứng dụng. Hiện nay, ở các nước như Mỹ, Canada kế toán quản trị đã trở thành một nghề với những tiêu chuẩn
  • 23. 8 nghề nghiệp được xác định (CMA), thì ở Việt Nam thuật ngữ “kế toán quản trị” được ghi nhận lần đầu trong Luật Kế toán 2003. Và theo Luật Kế toán 2015, tại khoản 10, điều 3: “kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”. Tóm lại, kế toán quản trị đã có bước phát triển nhanh và vai trò ngày càng được mở rộng, các khái niệm truyền thống dần thu hẹp nhường chỗ cho các hoạt động nhằm tạo ra giá trị ở mức độ cao hơn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và kế toán quản trị là công cụ không thể thiếu được trong hoạt động đó. 2.2.3. Vai trò, chức năng của kế toán quản trị Ngày nay, trong hoạt động của doanh nghiệp, kế toán quản trị có vai trò quan trọng và đa dạng. Theo IFAC, vai trò kế toán quản trị thể hiện như một phần không thể tách rời của quy trình quản trị với vai trò cung cấp thông tin cần thiết để kiểm soát những hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, hoạch định chiến lược, chiến thuật và hoạt động tương lai của doanh nghiệp; tối ưu hoá sử dụng các nguồn lực; đo lường và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp; giảm thiểu tính chủ quan trong quá trình ra quyết định; cải thiện hoạt động giao tiếp trong và ngoài doanh nghiệp (IFAC, 1998). Như vậy, vai trò kế toán quản trị được thể hiện tương ứng với các chức năng sau: 2.2.3.1. Chức năng lập kế hoạch: Việc lập kế hoạch đó là việc xác định mục tiêu của doanh nghiệp và đề ra phương thức để đạt được mục tiêu đó. Do đó đòi hỏi nhà quản trị phải có được thông tin trong quá khứ, có phương pháp phân tích đánh giá tình hình, sử dụng công cụ để đưa ra dự báo trong tương lai. Và như vậy, kế toán quản trị trên có sở ghi chép, thu thập, cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của doanh nghiệp, của đối thủ cạnh tranh, thị hiếu khách hàng…để nhà quản trị phân tích, đánh giá và đưa ra dự báo, từ đó giúp nhà quản trị xây dựng kế hoạch cho doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn. 2.2.3.2. Chức năng tổ chức và điều hành: Tổ chức và điều hành là quá trình thực hiện các công việc như: phân công nhân sự, phân bổ tài sản, nguồn vốn…. tham gia vào hoạt động trong doanh nghiệp. Để thực hiện tốt các công việc trên đòi hỏi phải có được thông tin về hoạt động của từng bộ phận, có công cụ để đánh giá kết quả hoạt động, từ đó xác định được trách nhiệm của mỗi bộ phận, trách nhiệm của mỗi cá nhân phụ trách trong việc thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Như vậy, vai trò của kế toán quản trị sẽ cung cấp thông tin cho việc xây dựng và phát triển một cơ cấu nguồn lực hợp lý trong doanh nghiệp giúp nhà quản trị kịp thời điều chỉnh và tỏ chức lại hoạt động của doanh nghiệp.
  • 24. 9 2.2.3.3. Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là bước tiếp theo sau quá trình tổ chức thực hiện, phương pháp kiểm tra thường được sử dụng là đối chiếu, so sánh giữa số liệu thực tế với số liệu phản ánh mục tiêu đề ra nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của tổ chức. Kế toán quản trị có chức năng cung cấp thông tin tình hình thực tế, thông tin chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch, từ đó giúp nhà quản trị kiểm soát được việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai. 2.2.3.4. Chức năng ra quyết định: Ra quyết định không phải là chức năng riêng biệt mà nó là một bộ phận của 3 chức năng trên, bởi vì chính trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức – điều hành và kiểm tra cũng phải ra quyết định. Qua những phân tích trên, chứng tỏ kế toán quản trị giữ một vị trí quan trọng trong việc thực hiện chức năng ra quyết định. Chức năng ra quyết định là thu thập xử lý và cung cấp thông tin liên quan đến các phương án kinh doanh nhằm giúp cho nhà quản trị lựa chọn phương án tối ưu nhất. Đối với các quyết định có tính chiến lược, thông tin do kế toán quản trị cung cấp giúp nhà quản trị xác định các mục tiêu và đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu đó trên thực tế. Đối với các quyết định tác nghiệp, thông tin của kế toán quản trị giúp nhà quản trị ra quyết định trong sử dụng các nguồn lực của tổ chức và và giám sát các nguồn lực đó trong hoạt động. Vai trò của KTQT được thể hiện khác nhau ở mỗi cấp độ quản trị trong tổ chức: + Ở cấp độ quản trị cấp cơ sở: kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quản trị cấp cơ sở kiểm soát và cải tiến hoạt động tại bộ phận do họ quản lý. + Ở cấp độ quản trị cấp trung gian: kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quản trị cấp trung gian giám sát và đưa ra quyết định về các nguồn lực như nguyên vật liệu, vốn đầu tư, sản phẩm, dịch vụ và khách hàng… + Ở cấp độ quản trị cấp cao: kế toán quản trị cung cấp thông tin đã được tổng hợp từ các nghiệp vụ, sự kiện đã xảy ra theo từng người điều hành, từng khách hàng và từng bộ phận phục vụ cho nhà quản trị cấp cao để hỗ trợ cho họ đưa ra các quyết định trong ngắn hạn và dài hạn. 2.2.4. Nội dung của kế toán quản trị Nội dung của kế toán quản trị là tổng hợp các mặt, các yếu tố cấu thành nên kế toán quản trị thể hiện kết quả của công việc và phương pháp kỹ thuật để đạt được mục tiêu của tổ chức. Nội dung chủ yếu của kế toán quản trị bao gồm: - Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành. - Lập kế hoạch. - Đánh giá trách nhiệm quản lý. - Thông tin kế toán cho việc ra quyết định.
  • 25. 10 2.2.4.1. Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành Khái niệm chi phí: Chi phí là là giá trị của nguồn lực bị mất đi của tổ chức để đạt được một mục đích nào đó. Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một kết quả. Kết quả có thể dưới dạng vật chất như: sản phẩm, tiền... hoặc phi vật chất như: kiến thức, dịch vụ… Như vậy, chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. do đó, việc kiểm soát và sử dụng chi phí hợp lý là vấn đề cần quan tâm của nhà quản trị, điều này đòi hỏi nhà quản trị phải có phương pháp phân loại chi phí, phương pháp tập hợp chi phí, xác định trung tâm chi phí để đưa ra quyết định đúng đắn trong tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Phân loại chi phí: Chi phí được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng cuối cùng cũng không nằm ngoài mục đích là nhằm kiểm soát và giảm chi phí để phục vụ cho quá trình quản trị cho các hoạt động của tổ chức. Bảng 2.1: Phân loại chi phí Tiêu chí phân loại Loại chi phí Theo chức năng Chi phí sản xuất Chi phí ngoài sản xuất Theo mối quan hệ giữa chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính Chi phí thời kỳ (period cost) Chi phí sản phẩm (product costs). Theo tính chất chi phí Chi phí kiểm soát được - chi phí không kiểm soát được Chi phí trực tiếp - chi phí gián tiếp Chi phí cơ hội (opportunity cost); Chi phí thích đáng – chi phí không thích đáng. Theo cách ứng xử của chi phí Chi phí khả biến (variable costs); Chi phí bất biến (fixed costs); Chi phí hỗn hợp (mixed costs). (Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp) 2.2.4.2. Phương pháp tập hợp chi phí Có hai phương pháp là phương pháp trực tiếp và phương pháp phân bổ. Phương pháp trực tiếp: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh chỉliên quanđếnmột đối tượng chịu chi phí. Nghĩa là chi phí thuộc đối tượng nào sẽ được tập hợp trực tiếp vào đối tượng đó.
  • 26. 11 Phương pháp phân bổ: Cho trường hợp ngược lại là chi phí phát sinh liên quanđếnnhiều đối tượng chịu chi phí nhất là những chi phí ở bộ phận phục vụ. Nên phải phân bổ chi phí theo các tiêu chí sau: Giờ công, giờ máy hoạt động, diện tích sử dụng. 2.2.4.3. Lập kế hoạch kinh doanh Để quản lý tốt, bất kỳ tổ chức nào, người quản lý cần thông tin để ra các quyết định đúng. Loại thông tin này hướng tới tương lai và được cụ thể hóa bằng hệ thống kế hoạch. Hệ thống kế hoạch là công cụ chủ chốt thực sự để điều kiển và ra quyết định ở mỗi tổ chức. Nó giúp cho việc thông tin và hợp tác dễ dàng, phân phối các nguồn lực, điều khiển lợi nhuận và cách tổ chức, đánh giá sự thực hiện và tạo các động cơ. Mục đích của lập kế hoạch kinh doanh Mục tiêu của các tổ chức kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận. Mục đích cơ bản của lập kế hoạch kinh doanh là hoạch định và kiểm sóat hoạt động kinh doanh, thông qua hai chức năng này người quản lý đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình. Lập kế hoạch nhằm đạt được 05 mục đích cơ bản sau đây: Hoạch định: Lập kế hoạch sẽ dự tính những gì sẽ xảy ra trong tương lai và tính toán thành các chỉ tiêu cụ thể. Thông qua các chỉ tiêu kinh tế phản ánh được tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp, điều chỉnh các mặt hoạt động không tốt, giải quyết vấn đề trước khi chúng bế tắc. Quá trình lập kế hoạch cũng liên kết tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu chung đã đề ra. Thông tin và phối hợp dễ dàng: cho bất kỳ tổ chức nào hoạt động có hiệu quả, mỗi người quản lý của tổ chức đó phải biết sử dụng các kế hoạch được tạo ra bởi các người quản lý khác và tránh mâu thuẫn có thể xảy ra Phân bổ nguồn lực :Các nguồn lực như nguyên vật liệu các loại, công cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị, nguồn nhân lực hiện có tại doanh nghiệp cần được sử dụng như thế nào để phát huy hiệu quả cao nhất. Nói cách khác nguồn lực của doanh nghiệp là có giới hạn, kế hoạch cung cấp một phương tiện để sử dụng và phân phối nguồn lực tối ưu. Kiểm tra: Kiểm tra là quá trình so sánh kết quả thực hiện với các chỉ tiêu kế hoạch và đánh giá việc thực hiện đó. Không có các chỉ tiêu kế hoạch thì không có cở sở để so sánh và đánh giá kết quả thực hiện. Chi phí kế hoạch sẽ được so sánh với chi phí thực tế hàng tháng để chỉ ra khu vực cần có sự kiểm soát chi phí nhiều hơn. So sánh kết quả thực hiện với kế hoạch giúp cho nhà quản lý đánh giá tình hình thực hiện của các bộ phận và toàn công ty. Khi kế hoạch được sử dụng để đánh giá việc thực hiện sẽ động viên mọi người thực hiện tốt hơn. Để đánh giá việc thực hiện, người ta lập báo cáo thực hiện, trình bày số liệu kế hoạch và kết quả thực hiện, cho phép so sánh để thấy được sự thay đổi giữa thực hiện so với kế hoạch. Nếu sự thay đổi
  • 27. 12 lớn, vượt quá mức cho phép, nhà quản lý sẽ điều tra nguyên nhân của sự thay đổi để có biện pháp chấn chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo thực hiện sẽ thông tin cho nhà quản lý thấy được những mặt hoạt động không xảy ra theo kế hoạch. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc thực hiện không đúng kế hoạch là do kế hoạch không sát với thực tế. Trong trường hợp này, người ta sẽ điều chỉnh để lập kế hoạch kỳ sau tốt hơn. Đánh giá sự thực hiện và đưa ra các động cơ: so sánh với kết quả thực tế với kế hoạch cũng giúp người quản lý đánh giá từng cá nhân, bộ phận, từng phần, toàn bộ công ty. Bởi vì kế hoạch đánh giá sự thực hiện nên nó cũng dung đưa ra các động cơ giúp các bộ phận hay cá nhân cố gắng thực hiện tốt hơn. 2.2.4.4. Trách nhiệm và trình tự lập kế hoạch Nhà quản trị ở mỗi cấp đều có trách nhiệm về những chi phí thuộc phạm vi kiểm soát của mình, có trách nhiệm về biến động chi phí giữa kế hoạchvà kết quả thực hiện. Do đó trách nhiệm lập lập kế hoạch ở cấp nào do nhà quản trị ở cấp đó thực hiện. Kế hoạch được xây dựng từ cấp có trách nhiệm thấp nhất đến cấp có trách nhiệm cao nhất. Lập kế hoạch cấp cơ sở do nhà quản trị cơ sở chịu trách nhiệm lập và tŕnh lên nhà quản trị cấp trung gian, để được xem xét và điều chỉnh nếu cần thiết, sau đó được gởi lên nhà quản trị cấp cao để phê duyệt trước khi thực hiện. Trách nhiệm và trình tự lập kế hoạchnhư trên sẽ tạo thuận lợi: + Ý kiến của nhà quản trị các cấp đều có giá trị. + Kế hoạch sẽ có mức độ tin cậy, chính xác hơn khi được lập từ các cấp quản trị trực tiếp và được kiểm soát lại ở cấp cao hơn. + Xác định được trách nhiệm của các cấp quản trị khi kế hoạchkhông hoàn thành so với thực tế. 2.2.4.5. Thông tin kế toán cho việc ra quyết định Chức năng quan trọng nhất của nhà quản trị trong quá trình điều hành hoạt động đó là ra quyết định. Để đưa ra quyết định đảm bảo chất lượng hiệu quả, đòi hỏi nhà quản trị phải cân nhắc lựa chọn được phương án tối ưu từ nhiều phương án khác nhau. Mặc dù các phương án đều xây dựng từ thông tin kế toán, tuy nhiên, mỗi phương án đều gắn với khoản chi phí và thu nhập khác nhau. Ra quyết định ngắn hạn Quyết định ngắn hạn được xem là có giá trị trong thời gian ngắn, thể hiện trong một thời kỳ hay một kỳ kế toán. Quyết định ngắn hạn không đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Quyết định ngắn hạn có tính dễ thay đổi hơn so với quyết định dài hạn. Mục tiêu của quyết định ngắn hạn là nhằm thực hiện mục tiêu lâu dài của quyết định dài hạn.
  • 28. 13 Khi ra quyết định ngắn hạn, nhà quản trị cần phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận, tức là nghiên cứu sự tác động qua lại giữa các nhân tố sản lượng, giá bán, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận. Ra quyết định trong dài hạn Quyết định trong dài hạn thường là các quyết định về đầu tư như: đầu tư tàisản mới, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư tài chính... Do đó, để cung cấp thông tin cho nhà quản trị, KTQT cần thực hiện: + Phân loại các quyết định thành: quyết định có tính sàn lọc và quyết định có tính ưu tiên. + Thu thập thông tin và phân loại thông tin theo quyết định đã chọn. + Lựa chọn phương pháp thích hợp để đánh giá phương án đầu tư như: các chỉ số tài chính thông thường, thời gian hoàn vốn, hiện giá thuần (NPV), tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR). + Quyết định lựa chọn phương án sau khi đã có thông tin thích hợp. 2.3. So sánh giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính 2.3.1. Những điểm giống nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính. Có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều nhằm vào việc phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí và sự vận động của tài sản, tiền vốn. Có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin. Các số liệu của kế toán tài chính và KTQT đều được xuất phát từ chứng từ gốc. Một bên phản ánh thông tin tổng quát, một bên phản ánh thông tin chi tiết. Đều ghi nhận và thể hiện trách nhiệm của nhà quản trị trong doanh nghiệp. 2.3.2. Những điểm khác nhau giữa KTQT và kế toán tài chính. Bảng 2.2: Bảng so sánh giữa kế toán quản trị và Kế toán tài chính Tiêu chí Kế toán quản trị Kế toán tài chính 1.Mục đích: Cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính. 2.Đối tượng sử dụng thông tin Các nhà quản trị bên trong DN là chủ yếu Các đối tượng bên ngoài DN là chủ yếu 3.Đặc điểm thông tin Hướng về tương lai Phản ánh quá khứ Biểu hiện thông qua ba loại thước đo: giá trị, hiện vật, thời gian Biểu hiện dưới thước đo giá trị
  • 29. 14 4.Nguyên tắc cung cấp thông tin Linh hoạt, theo yêu cầu nhà quản trị Cố định, tuân thủ theo nguyên tắc kế toán 5.Yêu cầu thông tin Đòi hỏi tính kịp thời cao Đòi hỏi tính chính xác cao 6.Phạm vi cung cấp Từng bộ phận đến toàn cá nhân có liên quan Quy mô DN 7.Loại báo cáo Theo yêu cầu mục đích sử dụng của nhà quản trị Theo quy định của Nhà nước 8.Kỳ lập báo cáo Quý, năm, tháng, tuần, ngày. Quý, năm 9.Tính bắt buộc Không có tính bắt buộc Có tính bắt buộc 10.Quan hệ với các ngành học khác Nhiều Ít (Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp) 2.4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.4.1.Khái niệm: “ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa. (Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về Trợ giúp phát triển DNNVV) 2.4.2. Phân loại doanh nghiệp: Tại điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11tháng 03 năm 2018 thay thế Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiêu chí xác định DNNVVnhư sau: Bảng 2.3: Bảng phân loại Doanh nghiệp Quy mô Lĩnh vực DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa Tổng nguồn vốn Số lao động tham gia BHXH Tổng nguồn vốn Số lao động tham gia BHXH Tổng nguồn vốn Số lao động tham gia BHXH Nông, lâm, thủy sản Từ 3 tỷ đồng trở xuống 10 người trở xuống Từ trên 3 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 100 người trở xuống Từ 20 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng 200 người trở xuống
  • 30. 15 Công nghiệp xây dựng Từ 3 tỷ đồng trở xuống 10 người trở xuống Từ trên 3 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 100 người trở xuống Từ 20 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng 200 người trở xuống Thương mại, dịch vụ Từ 3 tỷ đồng trở xuống 10 người trở xuống 50 tỷ trở xuống 50 người trở xuống 100 tỷ đồng trở xuống 100 người trở xuống (Nguồn:Nghị định 39/2018/NĐ-CP) 2.5. Một số lý thuyết nghiên cứu. 2.5.1. Lý thuyết bất định. Lý thuyết bất định đã được phát triển từ giữa những năm 1960, sau đó nó được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu kế toán quản trị giữa những năm 1970 đến những năm 1980. Lý thuyết bất định có tầm quan trọng đáng kể để nghiên cứu KTQT vì nó đã thống trị kế toán hành vi từ năm 1975. Hơn nữa, lý thuyết bất định được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về kế toán quản trị của Otley (1980). Lý thuyết bất định nghiên cứu kế toán quản trị doanh nghiệp trong mối quan hệ tương tác với môi trường hoạt động của DN. Nói cách khác một hệ thống kế toán quản trị thích hợp với DN phụ thuộc vào đặc điểm DN và môi trường DN đó đang hoạt động. Điều này cho thấy không thể xây dựng một mô hình KTQT khuôn mẫu áp dụng cho tất cả các DN mà việc vận dụng kế toán quản trị vào DN phải tùy thuộc vào đặc thù từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đồng thời phải phù hợp với cơ cấu tổ chức, quy mô DN, trình độ công nghệ sản xuất và chiến lược tổ chức trong từng giai đoạn. Điều này có nghĩa là việc xây dựng một hệ thống kế toán quản trị hiệu quả phải thích hợp với từng DN, với môi trường bên trong và bên ngoài mà DN đó đang hoạt động. Lý thuyết này được rất nhiều các nhà nghiên cứu lựa chọn để nghiên cứu các nhân tố bất định tác động đến sự vận dụng triển khai các kỹ thuật kế toán quản trị vào DN (Gordon và Miller, 1976; Hayes, 1977; Waterhouse và Tiessen, 1978; Otley, 1980; Nicolaou, 2000; Gerdin và Greve, 2004). Hầu hết các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng không có một mô hình KTQT nào là phù hợp cho tất cả các loại hình DN cũng như trường tồn qua các giai đoạn khác nhau, và các nhân tố tác động, tác động đến việc triển khai vận dụng các kỹ thuật KTQT có thể chia làm hai loại: yếu tố nội tại bên trong DN và yếu tố bên ngoài DN (Walker, 1996; Haldma và Lddts, 2002). Sau đó Chenhall (2003) tiếp tục thảo luận khung lý thuyết bất định dựa trên khía cạnh chức năng với giả định rằng hệ thống kiểm soát quản trị được phát triển, lựa chọn nhằm mục đích giúp đạt được các chỉ tiêu và mục tiêu đề ra của DN. Hệ thống kế toán
  • 31. 16 quản trị trong trường hợp này là bất định đối với các yếu tố như môi trường kinh doanh bên ngoài, công nghệ của DN, cấu trúc của DN, quy mô DN, chiến lược của DN và văn hóa dân tộc. 2.5.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory) Theo Jensen and Meckling (1976), quan hệ giữa các cổ đông và người quản lý công ty được hiểu như là quan hệ đại diện – hay quan hệ ủy thác. Mối quan hệ này được coi như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những người chủ - principals), bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý công ty (người thụ ủy - agents), để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty. Lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông. Từ đó xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và đại diện trong công ty. Cả hai bên có lợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, thông qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty. Lý thuyết đại diện giải thích vì sao phải áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm trong DN và đối với các công ty cổ phần, công ty niêm yết … hệ thống KTQT cần cung cấp những thông tin gì để đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư và các cổ đông. Ngoài ra, lý thuyết đại diện cũng là cơ sở để xây dựng các báo cáo nội bộ trong DN, các báo cáo đánh giá trách nhiệm phù hợp với hệ thống phân quyền trong các DN. Theo Healy và Palepu (2001) hợp đồng tối ưu giữa nhà quản trị với nhà đầu tư phải bao gồm thỏa thuận thù lao và tiền thưởng của nhà quản trị, các giải pháp dung hòa lợi ích giữa nhà quản trị DN (và chủ DN) với lợi ích của nhà đầu tư bên ngoài. Những hợp đồng này thường yêu cầu DN phải sử dụng thông tin được cung cấp bởi hệ thống kế toán quản trị như: hệ thống dự toán ngân sách, thông tin kiểm soát chi phí, phân bổ các nguồn lực ... để nhà đầu tư đánh giá sự tuân thủ những cam kết trong hợp đồng và đánh giá nhà quản trị DN có quản trị các nguồn lực của công ty gắn với lợi ích của nhà đầu tư bên ngoài. 2.5.3. Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí (Cost benefit theory) Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí chỉ ra rằng lợi ích có được từ việc các thông tin kế toán được cung cấp phải được xem xét trong mối quan hệ với chi phí dùng để tạo ra và cung cấp thông tin đó. Xét một cách tổng thể thì lợi ích từ thông tin kế toán có thể phục vụ cho người sử dụng: là các bên có liên quan, là nhà đầu tư và ngay cả
  • 32. 17 chính bản thân DN; còn chi phí thì do người lập báo cáo thông tin kế toán gánh chịu nhưng xét rộng ra thì chi phí này do xã hội gánh chịu. Vì vậy luôn luôn phải xem xét và cân bằng mối quan hệ này nhằm đảm bảo chi phí tạo ra không được vượt quá lợi ích mang lại (Vũ Hữu Đức, 2010). Mục đích của kế toán quản trị là nhằm hướng đến phục vụ nhu cầu quản trị DN, nên mỗi DN khác nhau có yêu cầu về hệ thống kế toán quản trị khác nhau, vận dụng các công cụ kỹ thuật kế toán quản trị khác nhau. Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị thông qua hai nhân tố: mức chi phí đầu tư cho việc tổ chức kế toán quản trị và lợi ích do thông tin kế toán quản trị mang lại cho DN. Rõ ràng là đối với một DN với quy mô siêu nhỏ, nhu cầu thông tin quản trị đơn giản thì việc đầu tư một bộ máy kế toán quản trị cồng kềnh với hàng loạt các công cụ kỹ thuật kế toán quản trị phức tạp sẽ không phù hợp do lợi ích mang lại từ việc vận dụng kế toán quản trị không tương xứng với chi phí bỏ ra đầu tư. Ngược lại đối với một DN có quy mô lớn, cần các thông tin thích hợp phức tạp để ra quyết định thì việc đầu tư một khoản chi phí tương thích cho hệ thống kế toán quản trị phức tạp là điều chấp nhận được. 2.5.4. Lý thuyết dự phòng Theo lý thuyết dự phòng, kế toán quản trị được coi là thành phần của cơ cấu tổ chức. Việc thông qua lý thuyết dự phòng để nghiên cứu kế toán quản trị là quá trình điều chỉnh sự phù hợp giữa kế toán quản trị cụ thể với các biến theo ngữ cảnh trong một tổ chức. Lý thuyết dự phòng là lý thuyết cho rằng không có một cách thức hay mô hình nào tốt nhất cho mọi tổ chức, chỉ có những cách thức quản trị hay mô hình tốt cho từng tổ chức. Các nhà nghiên cứu theo cách tiếp cận này cho rằng có 3 nhân tố sẽ tạo nên sự khác biệt của tổ chức này so với tổ chức khác: - Sự phụ thuộc và không chắc chắncủa môi trường: Các nhân tố môi trường luôn thay đổi và sự không chắc chắn này xuất phát từ chổ con người không có khả năng thông hiểu hoàn toàn và kiểm sóat các nhân tố thuộc về môi trường. - Quy mô: là một nhân tố quan trọng tạo nên cách thức quản trị khác biệt nhau ở các tổ chức có quy mô khác nhau - Công nghệ và kỹ thuật: Bản thân các doanh nghiệp thường sản xuất nhiều loại sản phẩn dịch vụ với công nghệ khác nhau, và đôi khi sản xuất cùng dòng sản phẩm nhưng họ thường sử dụng các công nghệ khác nhau do cách thức quản lý phù hợp với công nghệ, kỹ thuật khác nhau. Lý thuyết dự phòng nghiên cứu kế tóan quản trị doanh nghiệp trong mối quan hệ tương tác với môi trường hoạt động doanh nghiệp. Một hệ thống kế toán quản trị
  • 33. 18 thích hợp với doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm và môi trường kinh doanh cụ thể. Có nghĩa là việc xây dựng một hệ thống kế toán quản trị hiệu quả tại doanh nghiệp thì phải thích ứng với từng doanh nghiệp, thích hợp với môi trường bên trong lẫn bên ngoài à doanh nghiệp đó đang hoạt động. Với những lý do đó, lý thuyết dự phòng sẽ góp phần giải thích cho sự ảnh hưởng của các biến : Quy mô doanh nghiệp; mức độ cạnh tranh thị trường; trình độ của nhân viên kế toán đến việc vận dụng kế toán quản trị vào hoạt động của doanh nghiệp. 2.6. Tổng quan các nghiên cứu trước đây 2.6.1. Các nghiên cứu nước ngoài Tác giả Khaled Abed Hutaibat (2005) trong luận án tiến sỹ nghiên cứu về việc vận dụng KTQT tại Jordan đã kiểm định thành công mô hình các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp bao gồm các nhân tố sau: -Quy mô DN (tổng doanh thu hàng năm)-Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại trong DN -Ngành nghề kinh doanh của DN-Mức độ cạnh tranh thị trường (nội địa & quốc tế) Tác giả Abdel-Kader (2006) nghiên cứu về sự vận dụng KTQT trong ngành công nghiệp thức uống và thực phẩm ở Anh, để hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới việc triển khai trong ngành công nghiệp này. Tác giả đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa sự phát triển của kế toán quản trị trong thực tế với các yếu tố khác nhau như yếu tố tổ chức và sản xuất. Nhiều nội dung đã được tác giả phân tích như: Đánh giá mức độ, số lượng các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp sản xuất thức uống và thực phẩm có áp dụng kế toán quản trị. Theo tác giả Nelson và Enrico Uliana (2008) thì nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi trong công tác quản lý và hệ thống kiểm soát tại thời điểm bấy giờ từ đó nêu lên vai trò quan trọng của cơ cấu tổ chức, vận hành hoạt động của doanh nghiệp khi áp dụng kế toán quản trị. Chỉ ra sự thay đổi tích cực khi áp dụng hệ thống kế toán quản trị, những thay đổi khả quan về phương pháp kiểm soát, công tác lập kế hoạch. Chỉ ra mối quan hệ tích cực, liên quan trực tiếp giữa kế toán quản trị và cách thức tổ chức quản lý để đưa ra các chiến lược khác biệt. Nghiên cứu của Kamilah Ahmad (2012) được tiến hành với đối tượng khảo sát là 500 DN có quy mô vừa ở Malaysia, Kamilah Ahmad đã đưa ra 5 nhân tố : (1) Quy mô DN, (2) Mức độ cạnh tranh trên thị trường, (3) Cam kết của chủ sở hữu người quản lý DN, (4) Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến và (5) Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán, sẽ tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các DN vừa ở Malaysia. Cách thức đo lường các biến độc lập (Các nhân tố ảnh hưởng) đã được tác giả giải thích rât cụ thể. Giả thuyết chung tác giả đưa ra là cả 5 nhân tố vừa nêu trên đều có tác động đồng biến đến việc vận dụng kế toán quản trị .
  • 34. 19 Sau khi tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được, chỉ có 4 nhân tố là: (1) Quy mô DN, (2) Mức độ cạnh tranh trên thị trường, (3) Cam kết của chủ sở hữu người quản lý DN, (4) Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến có tác động đồng biến đến việc vận dụng KTQT. Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ về các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DN quy mô vừa ở các nước phát triển. Nghiên cứu của Alper Erserim (2012) là nghiên cứu thực nghiệm. Nghiên cứu xác định có tổng cộng 5 nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị, trong đó 2 nhân tố thuộc đặc điểm bên ngoài DN: (1) Sự canh tranh, (2) Mức độ không chắc chắn của môi trường và 3 nhân tố bên trong DN: (3) Văn hóa, (4) Mức độ tập trung và (5) Mức độ chính thức của DN. Tác giả đã tập trung vào nghiên cứu biến văn hóa trong DN ở Thổ Nhĩ Kỳ, không tiến hành như các nghiên cứu trong việc xác định các biến về đặc điểm bên trong DN như: quy mô, lĩnh vực hoạt động, trình độ của nhân viên,… Nhân tố văn hóa được thể hiện qua 4 đặc trưng cụ thể: văn hóa sáng tạo, văn hóa hỗ trợ, văn hóa dựa trên nguyên tắc và văn hóa định hướng mục tiêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có hai nhân tố ảnh hưởng đến việc vân dụng KTQT là văn hóa tổ chức và mức độ chính thức của DN. Các nhân tố còn lại không được hỗ trợ bởi kết quả phân tích của tác giả. Kết quả trùng khớp và đúng với kỳ vọng của tác giả khi nhân tố văn hóa là nhân tố được tác giả dặc biệt quan tâm và có ảnh hưởng dến việc vận dụng kế toán quản trị. Trong khi đó, mức độ chính thức của DN được đo lường bằng việc các thông tin, kế hoạch hoạt động và chiến lược kinh doanh đều đươc công khai và thông báo đến tất cả các bộ phận liên quan nhằm tạo ra sự đồng bộ trong nắm bắt thông tin của toàn bộ DN, hỗ trợ các bộ phận xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp. Nghiên cứu này đã góp phần quan trọng trong việc xác định thêm các nhân tố có thể tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các DN Thổ Nhĩ Kỳ. Giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quát hơn, nếu họ muốn áp dụng trong hoạt động kinh doanh cua DN mình thì cần chú trọng đến các nhân tố này. 2.6.2. Các nghiên cứu trong nước Ở nước ta, kế toán quản trị được tiếp thu và đưa vào giảng dạy ở các trường đại học khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ 20 và chính thức được công nhận trong Luật kế toán từ năm 2004. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã tham khảo một số nghiên cứu đã được thực hiện trước đây. Dưới đây tác giả trình bày một số nghiên cứu được thực hiện trong nước liên quan đến việc vận dụng kế toán quản trị: Bài báo Mô hình tổ chức kế toán quản trị của một số nước trên thế giới – Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam của tác giả Lê Thị Hương được đăng trên Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 7 năm 1996. Tác giả cung cấp hai cách tổ chức mô hình kế toán quản trị là mô hình kết hợp và mô hình tách rời dựa vào một số
  • 35. 20 mô hình tổ chức kế toán quản trị của một số nước phát triển trên thế giới và rút ra các bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam về kế toán quản trị . Bài báo của Đỗ Lương Trường (2008) về lịch sử tiến hóa của kế toán quản trị đã chỉ rõ: Qua quá trình phát triển gần 30 năm. kế toán quản trị tại Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở khâu lập kế hoạch và quản trị chi phí chưa tạo ra giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp. Kế toán quản trị vẫn bị hiểu sai từ nội dung đến cách thức xây dựng khiến cho nhiều doanh nghiệp còn lúng túng khi nghiên cứu đề áp dụng. Tác giả Phạm Ngọc Toàn (2010) với nghiên cứu xây dựng nội dung và tổ chức kế toán quản trị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả đã khảo sát 236 doanh nghiệp từ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, tác giả đã nhận thấy thực trạng là: người làm công tác kế toán trong các doanh nghiệp này chỉ quan tâm đến công tác kế toán tài chính (KTTC), ít quan tâm đến công tác kế toán quản trị. Đối với các doanh nghiệp có tổ chức công tác KTQT thì nội dung áp dụng chưa nhiều và còn lạc hậu, yêu cầu thông tin kế toán quản trị còn sơ khai, nhà quản trị hạn chế về trình độ, báo cáo quản trị chưa đầy đủ, công nghệ thông tin chưa tích hợp với kế toán quản trị. Từ thực trạng này, tác giả cũng đã đề xuất những nội dung và tổ chức kế toán quản trị phù hợp với các DNNVV của Việt Nam. Tuy nhiên mô hình này chỉ dừng lại ở việc áp dụng cho các DNNVV cũng như chưa đi vào xây dựng mô hình riêng cho các DNNVV trong các ngành nghề kinh doanh khác nhau. Đào Khánh Trí (2015) về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua dữ liệu thu thập từ 150 DNVVN tại địa bàn TP.HCM, kết quả cũng cho thấy tỷ lệ vận dụng kế toán quản trị ở các doanh nghiệp vừa cao hơn các doanh nghiệp nhỏ. Tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu với 5 nhân tố bao gồm: Trình độ của nhân viên kế toán, sự quan tâm về kế toán quản trị của chủ doanh nghiệp, chi phí cho việc tổ chức một hệ thống kế toán quản trị của doanh nghiệp, áp lực cạnh tranh thị trường, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp. Bằng phương pháp hồi qui binary logistic tác giả kết luận có 3 yếu tố là trình độ của nhân viên kế toán; sự quan tâm đến kế toán quản trị của chủ doanh nghiệp và chi phí cho việc tổ chức một hệ thống kế toán quản trị trong doanh nghiệp là có ý nghĩa thống kê và có mối quan hệ tích cực đến mức độ vận dụng kế toán quản trị của các DNVVN tại địa bàn TP.HCM. Trần Ngọc Hùng (2016) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu với 8 nhân tố bao gồm: Quy mô doanh nghiệp (SIZE), Chi phí cho việc tổ chức kế toán quản trị (COST), văn hoá DN (CULTURE), Trình độ nhân viên kế toán trong DN (QUALIFICATION), Chiến lược doanh nghiệp (STRATEGY), mức độ sở hữu của nhà nước (STATE OWN), Mức độ cạnh tranh của
  • 36. 21 thị trường (COMPETITION) và Nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp (PERCEPTION). Qua quá trình ngiên cứu, chỉ có 7 nhân tố tác động (nhân tố Trình độ nhân viên kế toán trong doanh nghiệp không tác động) bao gồm: Mức độ sở hữu của nhà nước (STATE OWN), mức độ cạnh tranh của thị trường (COMPETITION), văn hoá DN (CULTURE), nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp (PERCEPTION), quy mô doanh nghiệp (SIZE), chi phí cho việc tổ chức kế toán quản trị (COST) và chiến lược doanh nghiệp (STRATEGY) lần lượt đóng góp 19,16%, 18,67%, 18,19%, 17,19%, 11,46%, 11,17% và 4,16% vào việc tác động làm gia tăng tính khả thi khi vận dụng kế toán quản trị vào các DNNVV tại Việt Nam. Bài báo của Thái Anh Tuấn (2018) đã nghiên cứu về một số nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp tại Việt Nam . Bài viết đưa ra 8 nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị : (1) Áp lực cạnh tranh; (2) Sự phân quyền; (3) Quy mô doanh nghiệp; (4)Tỷ lệ sở hữu của các thành viên chuyên nghiệp; (5) công nghệ thông tin; (6) Công nghệ sản xuất, (7) Sự quan tâm của nhà quản trị đến kế toán quản trị và (8) Trình độ nhân viên kế toán quản trị. 2.7. Đánh giá về các nghiên cứu trước Các bài nghiên cứu trước đã góp phần mang lại cái nhìn tổng quan về nghiên cứu liên quan đến vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Từ những nghiên cứu về vấn đề còn tồn tại đến những nghiên cứu sâu trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị ở các quốc gia. Các nghiên cứu đều xác định được rất nhiều nhân tố khác nhau, mang lại gợi ý tích cực cho doanh nghiệp nếu muốn vận dụng kế toán quản trị vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỗi nền kinh tế khác nhau, mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác nhau. Bên cạnh những đóng góp tích cực, các nghiên cứu vẫn còn tồn tại những hạn chế như: mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn, tỷ lệ phản hồi thấp, mức độ giải thích mô hình chưa cao, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nghiên cứu cũng như đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm khuyến khích vận dụng kế toán quản trị. Đây sẽ là những gợi ý để tác giả xây dựng mô hình, xác định các nhân tố tác động và đưa ra những giải pháp, kiến nghị mang tính thực tiễn.
  • 37. 22 Bảng 2.4. Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan STT Tên tác giả Các nhân tố đề xuất Kết quả nghiên cứu 1 Khaled Abed Hutaibat (2005) Mô hình đề xuất 4 nhân tố: (1) Quy mô DN (tổng doanh thu hàng năm); (2) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại trong DN; (3) Ngành nghề kinh doanh của DN; (4) Mức độ cạnh tranh thị trường (nội địa & quốc tế). Cả 4 nhân tố đều ảnh hưởng 2 Kamilah Ahmad (2012) Mô hình đề xuất 5 nhân tố: (1) Quy mô DN, (2) Mức độ cạnh tranh trên thị trường; (3) Cam kết của chủ sở hữu người quản lý DN, (4) Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến; (5) Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán. Có 4 nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị: (1) Quy mô DN; (2) Mức độ cạnh tranh trên thị trường; (3) Cam kết của chủ sở hữu người quản lý DN; (4) Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. 3 Alper Erserim (2012) Mô hình đề xuất 5 nhân tố: (1) Sự canh tranh; (2) Mức độ không chắc chắn của môi trường; (3) Văn hóa; (4) Mức độ tập trung; (5) Mức độ chính thức của DN. Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị: (3) Văn hóa; (5) Mức độ chính thức của DN. 4 Đào Khánh Trí (2015) Mô hình đề xuất 5 nhân tố: (1) Trình độ của nhân viên kế toán; (2) Sự quan tâm về KTQT của chủ doanh nghiệp; (3) Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT của doanh nghiệp; (4) Áp lực cạnh tranh thị trường; (5) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp. Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị: (1) Trình độ của nhân viên kế toán; (2) Sự quan tâm đến KTQT của chủ doanh nghiệp (3) Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT trong doanh nghiệp.
  • 38. 23 5 Trần Ngọc Hùng (2016) Mô hình đề xuất 8 nhân tố: (1) Quy mô doanh nghiệp ; (2) Chi phí cho việc tổ chức KTQT; (3) Văn hoá DN ; (4) Trình độ nhân viên kế toán trong DN; (5) Chiến lược doanh nghiệp; (6) Mức độ sở hữu của nhà nước ; (7) Mức độ cạnh tranh của thị trường; (8) Nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp; Có 7 nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị: (1) Quy mô doanh nghiệp ; (2) Chi phí cho việc tổ chức KTQT; (3) Văn hoá DN ; (5) Chiến lược doanh nghiệp; (6) Mức độ sở hữu của nhà nước ; (7) Mức độ cạnh tranh của thị trường; (8) Nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp; 6 Thái Anh Tuấn (2018) Mô hình đề xuất 8 nhân tố: (1) Áp lực cạnh tranh; (2) Sự phân quyền; (3) Quy mô doanh nghiệp; (4) Tỷ lệ sở hữu của các thành viên chuyên nghiệp; (5) Công nghệ thông tin; (6) Công nghệ sản xuất; (7) Sự quan tâm của nhà quản trị đến KTQT; (8) Trình độ nhân viên KTQT. Cả 8 nhân tố đều ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 2.8. Mô hình nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết 2.8.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Qua tổng hợp một số tài liệu nghiên cứu trước, kết hợp với lý thuyết nền ở trên và dựa vào đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ gồm 6 nhân tố (1) Quy mô doanh nghiệp; (2) Trình độ nhân viên kế toán; (3) Nhận thức về kế toán quản trị của người điều hành; (4) Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống kế toán quản trị của doanh nghiệp; (5) Mức độ cạnh tranh thị trường; (6) ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý doanh nghiệp. Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:
  • 39. 24 Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Các biến độc lập trong mô hình được tổng hợp qua bảng sau: Bảng 2.5: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính Ký hiệu Diễn giải Căn cứ chọn biến Kỳ vọng dấu QMDN Quy mô DN Khaled Abed Hutaibat (2005) Alper Erserim (2012) Kamilah Ahmad (2012) Trần Ngọc Hùng (2016) + TĐNV Trình độ của nhân viên kế toán Alper Erserim (2012) Kamilah Ahmad (2012) Đào Khánh Trí (2015) Trần Ngọc Hùng (2016) + NTĐH Nhận thức về KTQT của người điều hành Kamilah Ahmad (2012) Đào Khánh Trí (2015) Trần Ngọc Hùng (2016) + CPTC Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT của DN Đào Khánh Trí (2015) Trần Ngọc Hùng (2016) + MĐCT Mức độ canh tranh thị trường Khaled Abed Hutaibat (2005) Trần Ngọc Hùng (2016) + Quy mô DN Trình độ nhân viên kế toán Nhận thức về KTQT của người điều hành Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT của DN Mức độ canh tranh thị trường Ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong quản lý DN Việc vận dụng KTQT trong DNSXNVV trên địa bàn TP.Cần Thơ
  • 40. 25 UDCN Ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong quản lý DN Đào Khánh Trí (2015) Thái Tuấn Anh (2018) + (Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp) 2.8.2. Đề xuất các giả thuyết Với mô hình nghiên cứu và các biến vừa nêu trên, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau: Giả thuyết H1: Các DN có quy mô càng lớn thì khả năng vận dụng KTQT cao hơn. Giả thuyết H2: Các DN có nhân viên kế toán có trình độ cao thì khả năng vận dụng KTQT cao hơn. Giả thuyết H3: Các DN có người chủ/người điều hành DN đánh giá cao tính hữu ích công cụ kỹ thuật KTQT thì vận dụng KTQT cao hơn. Giả thuyết H4: Khi vận dụng KTQT nếu yêu cầu về đầu tư chi phí tổ chức càng phù hợp thì khả năng vận dụng KTQT cao hơn. Giả thuyết H5: Các DN hoạt động trong thị trường có mức độ cạnh tranh càng cao thì khả năng vận dụng KTQT cao hơn. Giả thuyết H6: Các DN đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý doanh nghiệp thì khả năng vận dụng KTQT cao hơn. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Chương này trình bày tổng quát lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ, trong đó nêu ra một số nội dung lý thuyết cho đề tài như tổng quan về KTQT, các lý thuyết nghiên cứu, các nghiên cứu trước về KTQT…. Bên cạnh đó, tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ. Từ đó trình bày mô hình các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT tại các DNSXNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ để làm cơ sở cho việc thực hiện nghiên cứu ở các chương tiếp theo.