SlideShare a Scribd company logo
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------
KỶ YẾU
HỘI THẢO
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA
MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT
QUỐC GIA
Sóc Trăng, ngày 25 tháng 12 năm 2016
MỤC LỤC
Trang
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM
MÔN VẬT LÍ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
Tổ Vật lí – KTCN, Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai..................... 1
SỬ DỤNG “TRỤC THỜI GIAN” ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÍ 12
Trần Xuân Kế, Trường THPT Hoàng Diệu .......................................................... 6
MỘT SỐ LƯU Ý NHẰM GIÚP HỌC SINH ÔN LUYỆN VÀ LÀM TỐT BÀI
TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÍ TRONG KỲ THI THPT QUỐC GIA
Nguyễn Quốc Văn, Trường THPT Kế Sách ....................................................... 11
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ
Châu Trường Thọ, Trường THPT Mỹ Xuyên .................................................... 15
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM
MÔN VẬT LÍ ĐẠT KẾT QUẢ CAO
Nguyễn Quí Đạo, Trường THPT Trần Văn Bảy................................................. 18
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG YẾU KÉM TRONG VIỆC DẠY VÀ
HỌC BỘ MÔN VẬT LÍ KHỐI 12
Bùi Thanh Nhã, Trường THPT Kế Sách............................................................. 22
XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA
Tổ Vật Lí – KTCN, Trường THPT Phan Văn Hùng ......................................... 27
XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA
Tổ Vật lí, Trường THPT Vĩnh Hải ..................................................................... 36
XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ THEO HƯỚNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH
QUAN VẬT LÍ THPT
Nguyễn Văn Thắng, Lê Minh Hùng, Trường THPT Thuận Hoà ....................... 37
PHÂN TÍCH MA TRẬN ĐỀ THI MẪU MÔN VẬT LÍ KÌ THI THPT QUỐC
GIA NĂM 2017
Trần Mộng Thu, Trương Văn Đực, Trường THPT Lương Định Của................ 49
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ CHƯƠNG DAO ĐỘNG CƠ VÀ SÓNG CƠ - VẬT
LÍ 12
Tổ Vật lí, Trường THPT Nguyễn Khuyến.......................................................... 60
SỬ DỤNG BẢNG GHI NHỚ THỜI GIAN GIÚP HỌC SINH GIẢI NHANH
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM DẠNG THỜI GIAN, QUÃNG ĐƯỜNG, LI ĐỘ,
VẬN TỐC TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
Đặng Văn Hữu, Trường THPT Kế Sách.............................................................67
NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP KHI HỌC SINH LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM
MÔN VẬT LÍ LỚP 12
Nguyễn Thanh Hồng, Trường THPT Huỳnh Hữu Nghĩa ...................................73
DAY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ CHƯƠNG DAO ĐỘNG CƠ VÀ CHƯƠNG
SÓNG CƠ – VẬT LÍ 12
Tổ Vật lí, Trường THPT Phú Tâm......................................................................81
BÀI THAM LUẬN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM
TRA ĐÁNH GIÁ
Ngô Minh Kết, Trường THPT Mai Thanh Thế...................................................83
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ CHƯƠNG DAO ĐỘNG CƠ VÀ SÓNG CƠ VẬT
LÍ LỚP 12
Nguyễn Thị Hồng Tươi, Trần Thị Hồng Trang, Trường THPT Mỹ Hương ......86
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
QUA CHỦ ĐỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
Giang Vũ Bảo, Trường THPT Ngã Năm ............................................................91
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ CHƯƠNG DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ –
VẬT LÍ 12
Tổ Vật lí, Trường THPT An Lạc Thôn...............................................................95
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ CHƯƠNG DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU - DAO
ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ - VẬT LÍ 12
Tổ Vật lí, Trường THCS&THPT Thạnh Tân....................................................102
CÁC DẠNG BÀI TẬP “LẠ” TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 12
Dương Văn Trung, Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng................................108
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ GIAO THOA VỚI ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC
Tổ Vật lí, Trường THPT DTNT Huỳnh Cương................................................113
DẠY HỌC VẬT LÍ THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CỦA KÌ THI THPT
QUỐC GIA - CHƯƠNG SÓNG ÁNH SÁNG
Lâm Thái Nghiệp, Trường THPT Ngọc Tố ......................................................118
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ CHƯƠNG VẬT LÍ HẠT NHÂN – VẬT LÍ 12
Nguyễn Văn Nhật, Trường THPT Hòa Tú ....................................................... 123
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ CHƯƠNG SÓNG ÁNH SÁNG VẬT LÍ HẠT
NHÂN
Ông Minh Thuyết, Trường THPT An Ninh...................................................... 129
VẬN DỤNG CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỂ GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN
CHƯƠNG I DAO ĐỘNG CƠ VÀ CHƯƠNG VII VẬT LÍ HẠT NHÂN - VẬT
LÍ 12
Nguyễn Bình Kha, Trường THPT Kế Sách...................................................... 136
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ CHƯƠNG V SÓNG ÁNH SÁNG
Tổ Vật lí – Tin học – KTCN, Trường THCS&THPT Tân Thạnh.................... 140
DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ CHƯƠNG DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
Lâm Phùng Hiệp, Trường THPT Văn Ngọc Chính.......................................... 149
LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 29 - NQ/TW về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong năm học 2016 – 2017 Sở Giáo
dục và Đào tạo Sóc Trăng tiếp tục xác định tạo sự đột phá trong hoạt động bằng
việc chủ động, tích cực đổi mới quản lý và đặc biệt là đổi mới hoạt động dạy và
học trong trường phổ thông, trong đó xác định kỳ thi THPT Quốc gia là một
trong những nhiệm vụ quan trọng.
Trên tinh thần đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng đã có kế hoạch tổ
chức nhiều Hội thảo chuyên đề trong đó có môn Vật lí với nội dung: “Một số
giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT
Quốc gia”. Lâu nay giáo viên và học sinh đã quen với cách dạy và học môn Vật
lí 12 theo hình thức thi trắc nghiệm. Tuy nhiên, trong kì thi năm nay đã có sự
thay đổi về “vị trí” của môn Vật lí, cũng như thay đổi về số lượng câu hỏi trong
đề thi và thời gian làm bài cũng được thay đổi tương ứng. Do đó, để đạt được
kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia năm nay thì quá trình dạy và học môn
Vật lí 12 cũng cần có sự đổi mới.
Xuất phát từ thực tế hết sức cấp thiết như vậy, đòi hỏi đặt ra là phải có sự
trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và cuối cùng là đi đến sự thống nhất
chung trong toàn tỉnh và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học
của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia, qua đó giúp học sinh có thể đạt
được kết quả cao nhất có thể trong kì thi THPT Quốc gia môn Vật lí.
Trong quá trình chuẩn bị cho Hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được 27
tham luận từ các trường THPT, các trường THCS&THPT trong tỉnh gửi về.
Trong quá trình biên tập, bước đầu Ban tổ chức đánh giá đây là những tham luận
có chất lượng, có nhiều tham luận đã trình bày những nội dung mới lạ, qua đó
thể hiện được tâm huyết cũng như tinh thần làm việc nghiêm túc của các tác giả.
Nội dung của các tham luận tập trung vào những chủ đề chính như sau:
- Một số giải pháp giúp học sinh làm bài thi trắc nghiệm đạt hiệu quả cao
trong kì thi THPT Quốc gia môn Vật lí.
- Xây dựng ma trận đề theo định hướng trắc nghiệm khách quan.
- Dạy học theo chủ đề Chương Dao động cơ học và Chương Sóng cơ học
– Vật lí 12.
- Dạy học theo chủ đề Chương Dao động điện từ và Chương Điện xoay
chiều – Vật lí 12.
- Dạy học theo chủ đề Chương Sóng ánh sáng, Lượng tử ánh sáng và Vật
lí hạt nhân – Vật lí 12.
BAN BIÊN TẬP
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
1
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH
LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÍ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
Tổ Vật lí - KTCN
Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, kết quả kì thi THPT Quốc gia môn Vật lí tại
trường THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, Sóc Trăng đã đạt được những kết
quả tương đối ổn định, góp phần làm tăng tỷ lệ đậu Đại học cho nhà trường.
Kết quả đạt được của môn Vật lí tuy không quá cao, nhưng nó đánh giá được
việc áp dụng các giải pháp giúp học sinh làm bài trắc nghiệm có hiệu quả.
Trong bài viết này, chúng tôi phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn
từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc
làm bài thi trắc nghiệm môn Vật lí cho học sinh trong kì thi THPT quốc gia.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trắc nghiệm là một hình thức thi đã và đang được áp dụng trong các kì thi
quan trọng ở nước ta. Việc sử dụng bài tập trắc nghiệm trong dạy học và thi cử
được thực hiện có hiệu quả trong những năm gần đây, nhất là từ khi Bộ Giáo
dục và Đào tạo khuyến nghị các trường Đại học sử dụng bài tập trắc nghiệm
trong việc ra đề thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng. Các câu hỏi trắc nghiệm cũng
như các bài tập trắc nghiệm có lẽ không phải là điều quá mới mẻ đối với những
người dạy và học Vật lí. Nhưng làm thế nào để học sinh làm bài thi trắc nghiệm
đạt hiệu quả tốt nhất mới là vấn đề quan trọng mà giáo viên cần phải tìm tòi
nghiên cứu.
Mặt khác, qua cuộc khảo sát trên mạng gần đây cho thấy đa số học sinh
lớp 12 vẫn chưa có kĩ năng làm bài trắc nghiệm đúng hướng, học sinh thường bị
chi phối thời gian do lượng kiến thức quá nhiều và bao quát. Các em băn khoăn
không biết phải làm thế nào để phát huy được hết năng lực của mình, đạt kết quả
như ý muốn trong các kì thi sắp tới. Vậy, làm thế nào để học sinh làm bài thi
trắc nghiệm môn Vật lí đạt hiệu quả cao nhất trong kì thi THPT quốc gia hàng
năm là điều rất quan trọng. Với mong muốn học sinh làm bài thi tốt dẫn đến tỷ
lệ đỗ đạt vào các trường Đại học và Cao đẳng càng cao, tôi đã mạnh dạn viết bài
tham luận với đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh làm bài thi trắc nghiệm
môn Vật lí đạt hiệu quả cao trong kì thi THPT Quốc gia”.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Thực trạng
2.1.1. Thuận lợi
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
2
- Giáo viên rất quan tâm trong việc đổi mới kiểm tra đánh giá, có sự nhận
thức đúng đắn về sự cần thiết và vai trò của trắc nghiệm nên áp dụng phương
pháp này ngày càng hiệu quả.
- Được tập huấn và thường xuyên tự nghiên cứu, học hỏi nên phần lớn
giáo viên có kĩ năng sử dụng trắc nghiệm do đó học sinh được rèn luyện nhiều
hơn.
- Trắc nghiệm được áp dụng ở tất cả các bài kiểm tra đảm bảo tính khách
quan, bao quát toàn bộ kiến thức cho học sinh.
2.1.2. Khó khăn
- Mất nhiều thời gian cho việc xây dựng ngân hàng câu hỏi, để có một bài
trắc nghiệm có giá trị, đảm bảo độ khó, độ phân biệt, có thể phân hóa trình độ
năng lực học sinh đòi hỏi giáo viên phải nắm vững chuyên môn và kĩ thuật xây
dựng câu hỏi trắc nghiệm.
- Những khó khăn của học sinh khi làm bài trắc nghiệm môn Vật lí.
STT NỘI DUNG SỐ LƯỢNG
1 Chưa nắm vững hết kiến thức 58/100
2 Chưa có kĩ năng làm bài trắc nghiệm 18/100
3 Đề kiểm tra quá khó 12/100
4 Thời gian quá ngắn 6/100
5 Dễ gây ra sự căng thẳng mệt mỏi 4/100
6 Ý kiến khác 2/100
Qua bảng số liệu ta thấy khó khăn lớn nhất mà học sinh gặp phải là chưa
nắm vững kiến thức, khó khăn này phản ánh ý thức, thái độ học tập của học
sinh. Tuy nhiên điều này cũng dễ dàng khắc phục nếu học sinh có ý thức tự giác
học tập cao, giáo viên thường xuyên trau dồi kiến thức cho các em.
2.2. Giải pháp làm bài thi trắc nghiệm có hiệu quả
Hiện nay, hầu hết các môn học đều thi theo phương pháp trắc nghiệm. Để
làm tốt bài thi trắc nghiệm, cần phải có những hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về
hình thức thi rất phổ biến và hiệu quả này. Hãy cùng nhau tham khảo vài giải
pháp giúp các em học sinh có thể làm tốt một bài thi trắc nghiệm.
2.2.1. Nắm vững các dạng câu trắc nghiệm
Thi trắc nghiệm ở nước ta hiện nay là thi trắc nghiệm viết. Trắc nghiệm
viết được chia thành hai dạng chính: trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách
quan nhưng trắc nghiệm khách quan là chủ yếu. Trong trắc nghiệm khách quan
có thể phân chia ra 5 kiểu câu hỏi: 1. Câu ghép đôi: Cho 2 cột nhóm từ, đòi hỏi
thí sinh phải ghép đúng từng cặp nhóm từ ở hai cột với nhau sao cho phù hợp về
nội dung. 2. Câu điền khuyết: Nêu một mệnh đề có khuyết một bộ phận, thí sinh
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
3
phải nghĩ ra nội dung thích hợp để điền vào ô trống. 3. Câu trả lời ngắn: Là câu
trắc nghiệm đòi hỏi chỉ trả lời bằng câu rất ngắn. 4. Câu đúng sai: Đưa ra một
nhận định, thí sinh phải lựa chọn một trong hai phương án trả lời để khẳng định
nhận định đó là đúng hay sai. 5. Câu nhiều lựa chọn: Đưa ra một nhận định và 4
- 5 phương án trả lời, thí sinh phải chọn để đánh dấu vào một phương án đúng
hoặc phương án tốt nhất.
2. 2.2. Nhận diện nhanh câu dễ - câu khó
Trong đề thi sẽ có câu dễ, câu khó, do đó, trước khi đặt bút làm các thí
sinh nên dành vài phút để xác định xem câu nào dễ hơn, câu nào khó hơn. Ưu
tiên những câu dễ làm trước, câu khó sẽ giải quyết sau. Nếu là đề thi trắc
nghiệm thì việc này sẽ không mất quá nhiều thời gian cũng như công sức, tuy
nhiên như khối A, 2/3 môn sẽ áp dụng hình thức thi trắc nghiệm thì việc xác
định câu dễ, câu khó sẽ khó khăn hơn nhiều. Ngoài một kiến thức vững vàng ra
thì các thí sinh cần phải nhanh nhạy nắm bắt các câu để có thể phân bổ thời gian
làm bài một cách hợp lý.
2.2.3. Phân bổ thời gian
Thông thường, một bài thi trắc nghiệm tuyển sinh ĐH, CĐ có 40 - 60 câu.
Thời gian làm bài là 50- 90 phút. Như vậy, thí sinh có khoảng chưa đầy một
phút để trả lời một câu hỏi.
Nên bắt đầu làm bài từ câu số 1, lần lượt lướt nhanh, quyết định làm
những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi những câu
chưa làm được. Lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề. Sau
đó, quay trở lại giải tiếp nốt những câu đã “tạm thời” bỏ qua. Nên làm những
câu tương đối dễ hơn, bỏ lại những câu khó để giải quyết lượt thứ ba, nếu còn
thời gian.
Thông thường, số điểm dành cho một câu hỏi khó và câu hỏi dễ là như
nhau. Vì vậy, thí sinh không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi khó
mà không còn thời gian để trả lời những câu hỏi dễ.
2.2.4. Đọc kĩ câu hỏi
Mặc dù cần phải đọc nhanh câu hỏi để làm nhưng không có nghĩa các thí
sinh được phép đọc lướt một cách cẩu thả. Nhiều bẫy rất nhỏ trong đề thi, chỉ
khi đọc kĩ các thí sinh mới tìm ra được. Chẳng hạn câu hỏi “Hãy tìm câu trả lời
không đúng trong những câu dưới đây”. Như vậy, nếu bạn chỉ đọc lướt qua mà
không chú ý sẽ có thể bỏ sót chữ “không”, “không đúng” = “sai”, nhưng nếu chỉ
chú ý tới chữ “đúng” cộng với kiến thức không chắc thì rất có thể bạn sẽ mất
điểm câu đó một cách dễ dàng. Đáng tiếc chưa nào.
Do đó, hãy luyện tập cách nhìn câu hỏi nhanh mà vẫn bao quát được cả
câu hỏi. Nếu cần các thí sinh có thể đánh dấu những từ quan trọng trong đề, điều
đó sẽ giúp bạn tránh được sai sót trong quá trình làm bài.
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
4
2.2.5. Tránh tỉ mẩn, cần cù trong cách giải
Nếu như tỉ mẩn, cần cù trong cách làm có thể giúp các em đạt điểm cao
trong bài thi tự luận thì đó lại là bất lợi trong bài thi trắc nghiệm. Với số lượng
câu hỏi nhiều, cộng với thời gian có hạn, nếu như các em quá cẩn thận viết hẳn
ra giấy cách giải như thế nào thì sẽ rất tốn thời gian. Đề thi trắc nghiệm không
đòi hỏi ở các em cách làm như thế nào mà chỉ cần biết kết quả cuối cùng mà bạn
tô vào ô đáp án ra sao. Với 40 câu hỏi, chỉ trong 50 phút, nếu có thể các em hãy
nhẩm trong đầu hoặc tốc kí viết ra nháp không cần theo từng bước giải như thế
nào hay chữ phải đẹp mà chỉ cần ngắn gọn, dễ hiểu, tránh làm mất thời gian.
2.2.6. Phương pháp phỏng đoán và loại trừ
Phỏng đoán là phương pháp phù hợp với những câu không chắc chắn về
câu trả lời, việc phỏng đoán lôgic và kho học nhiều khi sẽ cho các bạn những
câu trả lời chính xác. Trong trường hợp thí sinh có thời gian để suy nghĩ nhưng
không chắc chắn về câu trả lời thì có thể dùng phương pháp loại trừ. Trong 4
câu trả lời, thí sinh có thể phân tích và tìm ra câu trả lời sai. Như vậy câu trả lời
đúng sẽ nằm trong số còn lại. Nếu loại trừ được càng nhiều phương án trả lời sai
thì xác suất trả lời đúng càng cao.
2.2.7. Phương châm làm bài “Thà tô nhầm còn hơn bỏ sót”
Khi không thể trả lời được câu nào, cộng với thời gian còn rất ít thì đừng
nên do dự. Do không bị trừ điểm nếu thí sinh chọn câu sai, nên trước khi hết giờ
thi, các bạn cần chọn nhanh đáp án hợp lý nhất cho những câu chưa trả lời.
Không nên để trống một câu nào, phải trả lời tất cả các câu. Mỗi câu đều có
điểm, cho nên bỏ câu nào là mất điểm câu đó. Để có cơ hội giành điểm cao nhất,
các bạn phải tô các phương án trả lời theo phương châm thà tô nhầm còn hơn bỏ
sót.
Ví dụ: bạn điền tất cả các đáp án là B. Như vậy, trong 10 câu, có thể có ít
nhất 1->3 câu sẽ có đáp án B, bạn hoàn toàn có thể ghi điểm một cách may mắn.
2.2.8. Quan trọng nhất là thường xuyên làm đề thi trắc nghiệm
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại sách nâng cao, tham khảo,
đề thi, các em học sinh có thể tới các hiệu sách mua về và rèn cho mình thói
quen thường xuyên luyện đề. Điều này giúp bạn nắm rõ được kiểu ra đề như thế
nào, trọng tâm nên học ở đâu hay đơn giản là biết được cách gài bẫy trong mỗi
đề ra sao. Tuy nhiên, các em nên tránh tình trạng học lan man.
Khi tự giải xong rồi thì có thể kiểm tra lại đáp án ở đằng sau, nếu cảm
thấy đó là kiến thức quan trọng và mình chưa biết thì nên ghi và học lại nhưng
không nên quá tham lam khi thấy phần đó đề thi có thể rơi vào thì phần na ná,
liên quan đến đó cũng có thể mà ôm đồm một lúc một mớ kiến thức với quan
niệm “thừa còn hơn thiếu”. Điều đó chỉ khiến bạn bị rối loạn, không tập trung
được vào phần chính mà thôi.
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
5
3. KẾT LUẬN
Hầu hết tất cả giáo viên đã có sự nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và
vai trò của phương pháp trắc nghiệm, hiểu được những thuận lợi và khó khăn
khi cho học sinh làm bài thi trắc nghiệm, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp
nhằm nâng cao hiệu quả làm bài thi trắc nghiệm môn Vật lí cho học sinh trong
kì thi THPT Quốc gia. Với những giải pháp như trên, trong những năm gần đây
bộ môn Vật lí của trường THPT chuyên đã đạt được kết quả tương đối cao,
nhiều em đỗ vào các trường Đại học, nâng tỷ lệ đỗ đại học của toàn trường lên
so với các năm trước.
Trên đây chỉ là một số giải pháp và một vài kinh nghiệm nhỏ mà chúng
tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy, ôn luyện cho các em thi Đại học.
Chắc chắn rằng nhiều đồng nghiệp sẽ có những ý kiến và giải pháp khác quí giá
hơn. Rất mong nhận được sự trao đổi và giúp đỡ của các đồng nghiệp, để chúng
tôi có thể làm tốt hơn công việc của mình góp phần vào thành tích của nhà
trường và sự nghiệp giáo dục của địa phương.
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
6
SỬ DỤNG “TRỤC THỜI GIAN” ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI
TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÍ 12
Trần Xuân Kế
Trường THPT Hoàng Diệu
Theo phương án tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 đã được Bộ
Giáo dục và Đào tạo công bố thì Vật lí là một trong ba môn thi của bài thi tổ hợp
Khoa học Tự nhiên (KHTN). Đề thi môn Vật lí gồm 40 câu trắc nghiệm và thời
gian làm bài 50 phút, như vậy thời gian trung bình để làm mỗi câu là 1,25 phút.
Nếu so với đề thi chính thức môn Vật lí của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 thì
đề thi năm 2017 có số lượng câu trắc nghiệm giảm đi 10 câu nhưng thời gian
làm bài giảm 40 phút. Cũng theo phương án này thì đề thi vẫn phải có câu hỏi
phân hóa phục vụ cho xét tuyển Đại học, Cao đẳng. Với thời gian có thể nói là
“hạn hẹp” như vậy rõ ràng để làm tốt bài thi môn Vật lí kỳ thi THPT Quốc gia
năm 2017 đòi hỏi thí sinh không những vững về kiến thức Vật lí mà còn phải có
một kỹ năng làm bài tốt (đặc biệt là kỹ năng giải nhanh bài trắc nghiệm) mới có
thể hoàn thành tốt bài làm của mình.
Việc ứng dụng vòng tròn lượng giác để giải nhanh các bài toán vật lí liên
quan đến thời gian đã và đang được giáo viên, học sinh sử dụng bởi những tính
ưu việt của nó. Tuy nhiên, khi sử dụng vòng tròn lượng giác thì học sinh (đặc
biệt là học sinh trung bình và yếu) gặp không ít những khó khăn do hạn chế về
mặt toán học. Để giúp học sinh có thể giải nhanh một số bài toán Vật lí liên
quan đến thời gian tôi đã tiến hành hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng
“Trục thời gian” từ đó áp dụng cụ thể vào trong quá trình học tập giúp các em
giải nhanh các câu trắc nghiệm và hoàn thành tốt bài kiểm tra Vật lí của mình ở
các kỳ kiểm tra, kỳ thi THPT Quốc gia các năm qua.
I. XÂY DỰNG “TRỤC THỜI GIAN”
Để học sinh có thể hiểu về “Trục thời gian” và sử dụng chúng một cách
có hiệu quả vào trong học tập thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây dựng
được “Trục thời gian” ngay từ chương Dao động Cơ học bằng cách cho học sinh
giải bài tập liên quan đến thời gian trên các đoạn của trục với các vị trí đặc biệt
như:{biên (± A ), cân bằng(O),
A
2
 ,
A 2
2
 ,
A 3
2
 , max
v
 max
2
v
 , max 2
2
v
 ,
max 3
2
v
 , max
a
 max
2
a
 , max 2
2
a
 , max 3
2
a
 3 t
W W

ñ , t
W W

ñ , 3
t
W W
 ñ …
từng bước hình thành trục thời gian như hình dưới đây. Giáo viên không nên
đưa ra ngay trục thời gian mà nên để học sinh tự giải bài tập và hoàn thiện dần
trục thời gian; có như vậy thì học sinh mới có thể hiểu sâu và vận dụng tốt trục
thời gian này để giải nhanh bài tập một cách có hiệu quả.
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
7
Không chỉ dừng lại ở chương Dao Động Cơ Học, khi dạy đến các chương
Dòng Điện Xoay Chiều, Dao Động Và Sóng Điện Từ giáo viên có thể mở rộng
“Trục thời gian” trên để giúp học sinh giải nhanh một số bài tập trắc nghiệm của
các chương này liên quan đến thời gian với các vị trí đặc biệt.
II. SỬ DỤNG “TRỤC THỜI GIAN” ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI
TẬP TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 12
Câu 1: (ĐH 2009) Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ dao động
điều hòa theo phương ngang với tầnsố góc 10 rad/s. Biết rằng khi động năng và
thế năng (mốc ở vị trí cân bằng của vật) bằng nhau thì vận tốc của vật có độ lớn
bằng 0,6 m/s. Biên độ dao động của con lắc là
A. 6cm. B. 6 2 cm. C. 12cm. D. 12 2 cm.
Giải: Khi max
t
.10
W W 0,6 0,06 2( ) 6 2( )
2 2
ñ
v A
v A m cm
        
-A
O
+A
t
W W

ñ
3
t
W W
 ñ
3 t
W W

ñ 3 t
W W

ñ
3
t
W W
 ñ
t
W W

ñ
max 2
2
v

max
v

; 0
W W 
ñmax t
max
2
v

max 3
2
v

max 3
2
v

max 2
2
v

max
2
v

Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
8
Câu 2: (ĐH 2010) Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và
biên độ 5 cm. Biết trong một chu kì, khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có
độ lớn gia tốc không vượt quá 100 cm/s2
là
3
T
. Lấy 2
=10. Tần số dao động của
vật là
A. 4 Hz. B. 3 Hz. C. 2 Hz. D. 1 Hz.
Giải: Theo đề max
2
a
a  
2 2
5.4 .
100 1( )
2
f
f Hz

  
Câu 3: (CĐ 2011) Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 1m dao động
điều hòa với biên độ góc
20
rad

tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2
. Lấy
π2
= 10. Thời gian ngắn nhất để con lắc đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có li độ
góc
3
40
rad

là
A.
1
3
s B.
1
2
s C. 3 s D. 3 2 s
Giải: Theo đề 0 3
3
40 2


   
2
1
2 2
1
( )
6 6 6 3
l
g
T
t s
 

   
Câu 4: (ĐH 2011) Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox với biên
độ 10 cm, chu kì 2 s. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Tốc độ trung bình của chất
điểm trong khoảng thời gian ngắn nhất khi chất điểm đi từ vị trí có động năng
bằng 3 lần thế năng đến vị trí có động năng bằng 1/3 lần thế năng là
A. 26,12 cm/s. B. 21,96 cm/s. C. 7,32 cm/s. D. 14,64 cm/s.
Giải:
3 10 3 10
2 2 2 2 21,96 ( / )
2
12 12
tb
A A
s
v cm s
T
t
 
   
12
T
t 
max
a O
max
2
a
max 3
2
a max 2
2
a max
2
a
 max 2
2
a
 max 3
2
a
 max
a

12
T
t 
12
T
t 
12
T
t 
0


O
0
2


0 3
2


0 2
2


0
2
 0 2
2
 0 3
2

0


6
T
t 
O
+A
-A
t
W W

ñ
3
t
W W
 ñ
3 t
W W

ñ
2
A

3
2
A

2
2
A
 2
A 2
2
A 3
2
A
3 t
W W

ñ
3
t
W W
 ñ
t
W W

ñ
; 0
W W 
ñmax t
12
T
12
T
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
9
Câu 5: (CĐ 2012) Con lắc lò xo gồm một vật nhỏ có khối lượng 250g và
lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ 4
cm. Khoảng thời gian ngắn nhất để vận tốc của vật có giá trị từ -40cm/s đến 40
3 cm/s là
A.
40

s. B.
120

s. C.
20

. D.
60

s.
Giải :
100 10
20( / ) ( ) ( )
0,25 10 12 6 4 4 40
K T T T
rad s T s t s
m

 
           
Câu 6: (ĐH 2014) Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo
thẳng dài 14cm với chu kì 1s. Từ thời điểm vật qua vị trí có li độ 3,5cm theo
chiều dương đến khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu lần thứ hai, vật có tốc độ
trung bình là
A. 27,3cm/s. B. 28,0cm/s. C. 27,0cm/s. D. 26,7cm/s.
Giải:
4,5 4,5.7
27 ( / )
7.1
6 6
tb
s A
v cm s
T
t T
   

Câu 7: (ĐH2014) Tại thời điểm t, điện áp 200 2 cos(100 )
2
u t


  (trong
đó u tính bằng V, t tính bằng s) có giá trị 100 2 (V) và đang giảm. Sau thời điểm
đó
1
300
s , điện áp này có giá trị là
A. 100V. B. 100 3 .
V C. 100 2 .
V
 D. 200 V.
Giải: 0
1
( ) 100 2 (V)
300 6 2
U
T
t s u
       
Câu 8: (ĐH 2011) Trong một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao
động điện từ tự do. Thời gian ngắn nhất để năng lượng điện trường giảm từ giá
O
max 3
2
v

max
2
v
 max 2
2
v
 max 3
2
v

max 2
2
v
 max
2
v

max
v

12
T
1
v = - 40(cm/s)
2
v = 40 3(cm/s)
6
T
0
v  0
v 
O
max
a max
2
a
max 3
2
a max 2
2
a max
2
a
 max 2
2
a
 max 3
2
a
 max
a

2
T
2
T


6
T
O
0
U
 0
2
U

0 3
2
U

0 2
2
U
 0
2
U 0 2
2
U 0 3
2
U 0
U
6
T
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
10
trị cực đại xuống còn một nửa giá trị cực đại là 1,5.10-4
s. Thời gian ngắn nhất
để điện tích trên tụ giảm từ giá trị cực đại xuống còn một nửa giá trị đó là
A. 2.10-4
s. B. 3.10-4
s. C. 6.10-4
s. D. 12.10-4
s.
Giải: Theo đề: 4 4
1,5.10 ( ) 12.10 ( )
8
T
s T s
 
  
Thời gian cần tìm:
4
4
12.10
2.10 ( )
6 6
T
t s


   
III. KẾT LUẬN
Một trong những hạn chế lớn nhất khi sử dụng trục thời gian này là nếu
đại lượng khảo sát không phải là các giá trị đặc biệt thì ta không thể xác định
được đại lượng cần tìm. Tuy nhiên đa số các bài toán trắc nghiệm xuất hiện
trong các đề thi có nội dung liên quan đến thời gian chủ yếu đề cập đến các vị
trí đặc biệt. Vì vậy việc sử dụng “Trục thời gian” để giúp học sinh (đặc biệt là
học sinh hạn chế về mặt toán học) giải nhanh một số bài tập trắc nghiệm Vật lí
12 có thể xem như là một trong những giải pháp giúp học sinh làm tốt bài thi
của mình.
O
T
6
0
2
Q
0 2
2
Q 0 3
2
Q
0
Q
max
ñ
W
ñ t
W W

3 ñ
t
W W
 T
8
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
11
MỘT SỐ LƯU Ý NHẰM GIÚP HỌC SINH ÔN LUYỆN VÀ LÀM TỐT
BÀI TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
Nguyễn Quốc Văn
Trường THPT Kế Sách
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Bộ GDĐT kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017, mỗi thí sinh sẽ làm ít
nhất 4 bài thi, trong đó có bài thi Khoa học Tự nhiên làm tổ hợp của 3 môn học
Vật lí, Hóa học và Sinh học. Thực tế cho thấy, trong ba môn này thì đa phần học
sinh cho rằng Vật lý là môn dễ lấy điểm nhất, học sinh thường tự tin hơn hai
môn còn lại, thậm chí nhiều học sinh tin rằng Vật lí sẽ là môn “gỡ điểm” cho
những môn kia và giúp các em nâng cao tổng điểm xét tuyển. Ở một góc độ nào
đó thì cũng có phần đúng đối với những học sinh chỉ cần đạt điểm trung bình để
xét tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, nếu học sinh muốn đạt điểm cao (từ 8,0 điểm
trở lên) để xét tuyển vào các trường Đại học thì đòi hỏi ở học sinh phải có kiến
thức vững vàng, kỹ năng làm bài tốt, đặc biệt là phải có thêm một số thủ thuật
thì mới có thể hoàn thành tốt bài thi trong giới hạn thời gian quy định. Sau đây
tôi chia sẻ một vài kinh nghiệm trong việc giúp học sinh ôn luyện và làm tốt bài
thi môn Vật lí trong kỳ thi THPT Quốc gia.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Một số lưu ý để học tốt môn Vật lí
- Chăm chú nghe thầy cô giảng bài. Trước tiên, để có thể hiểu rõ những
vấn đề trong môn Vật lý, học sinh phải chăm chú nghe giảng. Những kiến thức
do giáo viên truyền đạt là cơ sở để học sinh hiểu và có thể làm được bài tập,
giúp các em xử lý nhanh các câu hỏi lý thuyết dễ dàng khi gặp trong đề thi.
- Cần nắm vững kiến thức giáo khoa.Vì các đáp án trong các câu hỏi lí
thuyết thường “na ná” nhau, rất khó để phân biệt. Do đó, nếu không nắm chắc
các tính chất, định nghĩa, định luật… sẽ không thể chọn được đáp án đúng.
- Nhớ chính xác các công thức trong sách giáo khoa, các đại lượng trong
từng công thức, các đơn vị đo kèm theo và cách đổi các đơn vị. Việc nhớ rõ
công thức là điều rất quan trọng. Vì nếu học sinh không nhớ công thức tất nhiên
sẽ không thể làm bài tập, nhớ sai công thức thì kết quả bài làm sẽ sai. Muốn nhớ
được những công thức mới phải làm bài tập nhiều, càng nhiều càng tốt. Trong
lúc làm vẫn lấy công thức ra xem. Như vậy vừa hiểu rõ công thức, vừa biết áp
dụng đúng và nhớ công thức lâu. Trong sách giáo khoa, để cho dễ hiểu, người
viết thường đưa ra những công thức rút gọn cho những trường hợp đặc biệt từ
một công thức tổng quát. Và điều này giúp chúng ta làm câu hỏi trắc nghiệm
nhanh hơn.
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
12
- Biết liên hệ giữa các công thức Vật lí để tìm ra được công thức có chứa
đại lượng phải tìm. Vì trong đề thi của Bộ, có những câu hỏi phải sử dụng đến
hai hoặc ba công thức mới cho ra được kết quả cuối cùng.
- Biết liên hệ kiến thức giữa các chương có liên quan với nhau. Ví dụ các
chương 1, 2, 3, 4 trong sách giáo khoa chương trình chuẩn đều sử dụng phương
trình dao động, do đó có thể sử dụng cách tính thời gian của chương 1 để tính
điện áp tức thời trong chương 3; liên hệ giữa dao động điện từ và dao động điều
hòa; sự tương tự giữa giao thoa sóng trên mặt nước và giao thoa ánh sáng,...
- Kết hợp kiến thức Vật lí lớp 10 và lớp 11 để giải các bài tập Vật lý lớp
12 cũng như kiến thức của các môn khác, đặc biệt là môn Toán và Hóa để giải
bài toán Vật lý. Ví dụ như sử dụng kiến thức về lực hướng tâm, lực tĩnh điện,
lực Lorentz để giải bài toán Electron trong nguyên tử Hyđrô; sử dụng các kiến
thức về chuyển động của vật bị ném, các kiến thức về định luật bảo toàn, đặc
biệt là định luật bảo toàn động lượng và năng lượng để giải bài toán Vật lí hạt
nhân,...
- Tìm tòi thêm nguồn tài liệu mới. Các nội dung kiến thức trong sách giáo
khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi
vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm
chắc kiến thức trong sách giáo khoa học sinh cũng cần tìm đọc thêm sách tham
khảo. Đọc thêm nhiều sách giúp học sinh nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn
những kiến thức trong sách giáo khoa. (phải lựa chọn các sách có độ tin cậy cao,
dựa trên sự giới thiệu hoặc có sự kiểm tra của giáo viên).
- Sau mỗi mỗi dạng toán, mỗi chương hoặc mỗi chủ đề, học sinh phải tự
luyện tập và tự đánh giá được kiến thức mà mình đã tiếp thu được thông qua các
dạng bài tập tương tự, các đề ôn luyện (có sự thẩm định của giáo viên). Sau khi
tự làm xong, đối chiếu với đáp án, với những câu đúng kiến thức được khắc sâu,
với những câu làm sai, phải tìm nguyên nhân, để từ đó có những suy nghĩ, định
hướng đúng đắn. Những nhận thức còn mơ hồ, chưa đúng được tháo gỡ, kiến
thức lại được khắc sâu.
2. Một số kỹ năng ôn tập môn Vật lí
* Kỹ năng ôn tập lý thuyết Vật lí
Các câu hỏi lý thuyết thường chiếm khoảng 30% đến 40% số lượng câu
hỏi của đề thi, đặc biệt trong những năm qua các câu hỏi lý thuyết này tương đối
dễ và cũng thường lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đề thi nên học sinh cần phải
hết sức chú trọng nắm vững kiến thức giáo khoa để làm tốt các câu hỏi lý thuyết
này. Khi ôn tập phần lý thuyết, học sinh cần chú ý đến những yếu tố cơ bản sau:
- Trước hết cần ôn tập theo chủ đề, theo chương hoặc theo bài, sao cho
hiểu và nhớ đến thuộc từng đơn vị kiến thức cơ bản.
- Lập các bảng so sánh các kiến thức có sự tương tự.
- Thiết lập các hình vẽ, các chủ đề kiến thức giúp học sinh khắc sâu kiến
thức, dễ tái hiện, dễ vận dụng, dễ liên hệ các kiến thức với nhau.
* Kỹ năng ôn tập phần bài tập
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
13
Với phần bài tập, học sinh cần dựa theo các chuyên đề chia dạng toán và
phương pháp làm tương ứng theo các cấp độ bài tập. Đồng thời, thường xuyên
ôn tập các dạng toán và cách làm để không quên.
3. Một số chú ý để có thể làm tốt đề thi THPT Quốc gia
Nếu các đề thi tự luận thường tập trung vào vấn đề lớn, trọng tâm, có tính
hệ thống thì các đề thi trắc nghiệm có thể đề cập, khai thác tất cả chi tiết của bài
học trong sách giáo khoa, những điều mà đề thi tự luận rất ít hoặc không đề cập
đến. Do vậy học sinh không nên bỏ qua bất kỳ một chi tiết nào trong sách giáo
khoa. Do đó, học sinh phải thật sự nắm chính xác các định luật Vật lí, các định
nghĩa, công thức. Hãy tự tóm tắt thật ngắn gọn, nhưng đầy đủ kiến thức Vật lí
cần thiết, đặc biệt là bảng tóm tắt công thức, hằng số Vật lí thường gặp. Đặc biệt
nên chú ý các vấn đề sau:
- Chú ý về đơn vị, thứ nguyên và tính hợp lý của kết quả: Khi làm
xong các phép tính, cần lưu ý đơn vị ở câu trả lời của đề thi, cân nhắc xem đáp
số có phù hợp với thực tế không. Hãy chú ý về đơn vị và cách viết kết quả theo
quy tắc khoa học.
- Để ý đến các sơ đồ mạch điện và các câu hỏi về đồ thị: Dạng câu hỏi
này ít được quan tâm trong các kỳ thi tự luận nhưng sẽ xuất hiện nhiều trong bài
thi trắc nghiệm. Do các hiện tượng Vật lí xảy ra theo quy luật nhất định nên có
thể tìm thấy bài toán đồ thị ở nhiều nội dung của chương trình. Kỹ năng đọc và
vẽ đồ thị đối với học sinh phổ thông hiện nay có thể nói là khá yếu. Nên giáo
viên cần giúp học sinh rèn luyện các dạng tập loại này nhiều hơn.
- Chú ý đến các hiện tượng Vật lí và ứng dụng trong thực tế: Đề thi
trắc nghiệm sẽ khai thác tối đa các hiện tượng, khái niệm hoặc công thức mà học
sinh do chưa nắm kỹ dễ bị nhầm lẫn. Muốn không bị nhầm lẫn, điều quan trọng
là phải hiểu bản chất các hiện tượng. Đặc biệt, học sinh phải chú trọng đến bài
thí nghiệm thực hành. Môn Vật lý có rất nhiều công thức, việc học thuộc ở một
số học sinh là điều khá khó khăn. Vì vậy để học thuộc được tất cả công thức đó
học sinh phải hiểu được bản chất của từng công thức, và phải chú ý gắn nó với
thực tế.
4. Một số lưu ý khi làm bài trắc nghiệm môn Vật lí
Vì hiện nay đề thi được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, có thể thấy
phân thành hai phần khá rõ rệt, phần đầu là những câu hỏi khá dễ (chiếm khoảng
60%) và phần còn lại là những câu hỏi khó hơn. Nên khi làm bài học sinh cũng
nên làm những câu dễ trước, sau đó mới làm các câu khó, chứ chúng ta không
nên đọc lướt toàn bộ đề thi như trước kia. Cụ thể như sau:
Đọc kỹ và hoàn thành nhanh và chính xác khoảng 60% câu hỏi dễ. Cố
gắng sử dụng các phương pháp trắc nghiệm nhanh, hoàn thành mỗi câu trong
khoảng 30 giây, và khoanh xong các câu trong trong thời gian ngắn nhất có
thể. Để thực hiện được điều này, thí sinh cần phải nắm chắc lý thuyết, các định
nghĩa công thức Vật lý trong sách giáo khoa và phải sử dụng thành thạo các thao
tác trên máy tính Casio để bấm nhanh đáp số. Sau đó đọc lướt qua các câu hỏi
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
14
còn lại, lựa chọn câu nào có thể giải nhanh được thì tập trung làm trước. Trong
khoảng 40% câu hỏi khó, hầu như ít có câu hỏi lý thuyết đơn thuần và các công
thức sẵn có, mà đề thi đòi hỏi thí sinh cần phải suy luận logic và biến đổi công
thức mới có thể làm tốt. Thí sinh phải chắc chắn làm câu nào là chính xác câu
đó, với những câu khó quá, không làm nhanh được thì để lại sau cùng. Áp dụng
các mẹo “đánh lụi” để qua bài câu hỏi khó Nếu còn nhiều câu hỏi khó chưa làm
được mà đã sắp hết thời gian làm bài thì thí sinh có thể cân nhắc sự phân bố các
đáp án A, B, C, D của các câu đã làm được, với điều kiện chắc chắn các đáp án
này là đúng. Đáp án nào ít xuất hiện nhất thì khả năng khoanh đáp án đó sẽ có
khả năng đúng cao hơn những đáp án khác. Nếu không còn thời gian để phân
tích các đáp án, thí sinh có thể khoanh đáp án theo trực giác. Lưu ý, không nên
bỏ qua bất kỳ câu hỏi nào.
III. KẾT LUẬN
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sự nỗ lực học tập nghiêm túc, cộng với
những phương pháp ôn luyện phù hợp, những kỹ năng cần thiết cũng như những
chiến thuật nhỏ khi làm bài sẽ giúp học sinh có thể đạt điểm cao môn Vật lí
trong kỳ thi THPT Quốc gia.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã rút ra được trong quá
trình giảng dạy của mình. Chắc chắn rằng quý đại biểu còn có những giải pháp,
những sáng kiến khác quí giá hơn rất nhiều. Rất mong được sự trao đổi, góp ý
của quý đại biểu tôi có thể tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hơn nữa.
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
15
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LÀ BÀI TẬP TRẮC
NGHIỆM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
MÔN VẬT LÍ
Châu Trường Thọ
Trường THPT Mỹ Xuyên
I. Đặt vấn đề
Trong năm học 2016-2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số
4818/BGDĐT- KĐCLGD quy định về phương án tổ chức thi THPT Quốc gia
năm 2017. Theo đó, ngoài môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, còn lại các
môn Toán, Ngoại ngữ, tổ hợp các môn Khoa học xã hội (Sử, Địa, GDCD) và tổ
hợp các môn Khoa học tự nhiên (Lí, Hóa, Sinh) đều thi theo hình thức trắc
nghiệm khách quan TNKQ. Mặc dù từ năm học 2007-2008 đến nay hình thức
TNKQ đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng trong các kì thi tốt nghiệp
THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh vật, Ngoại
ngữ nên việc giảng dạy theo hình thức trắc nghiệm đã được các giáo viên và học
sinh vận dụng khá quen thuộc, nhưng trong năm học này các môn Vật lí, Hóa,
Sinh không thi độc lập mà được gộp thành bộ môn KHTN do đó áp lực khi làm
bài là khá lớn, bởi vì lượng kiến thức vận dụng trong thời gian làm bài là khá
nhiều.
Đặc biệt, đối với hình thức trắc nghiệm khách quan: Khó khăn lớn nhất
đối với học sinh là áp lực thời gian bởi học sinh phải vận dụng cả kiến thức của
môn học và kĩ năng giải bài tập để tìm ra đáp án đúng nhất, trong khoảng thời
gian tương đối ngắn. Đây cũng là điều tương đối khó khăn với học sinh.
Trên cơ sở đó, tổ Vật lí - Công nghệ Trường THPT Mỹ Xuyên xin gửi
đến Hội nghị chuyên đề môn Vật lí bài tham luận “Một số kinh nghiệm giúp học
sinh làm bài thi trắc nghiệm đạt hiệu quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia môn
Vật lí”. Với mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm cùng quí đồng nghiệp, nhằm
từng bước nâng cao chất lượng bộ môn.
II. Nội dung vấn đề
1. Thực trạng
Mặc dù đã khá quen thuộc với cách làm bài thi TNKQ, nhưng việc thay
đổi cách thi như hiện nay cũng gây tâm lí hoang mang, lo lắng cho học sinh khi
làm bài trắc nghiệm môn KHTN. Dưới đây là những kinh nghiệm giúp các em
có thể làm bài tốt hơn.
2. Kinh nghiệm làm bài thi TNKQ đạt hiệu quả
a. Thay đổi cách học
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
16
Hiện nay có một số học sinh có tư tưởng là thi TNKQ thì không phải học
bài nhiều, chỉ cần xem khái quát kiến thức rồi dựa vào đáp án có sẵn mà lựa
chọn phương án đúng. Điều này dễ dẫn đến tư tưởng ỉ lại, lười biếng và thiếu sự
chuẩn bị. Đây là một tư tưởng sai lầm, việc làm bài thi dưới dạng TNKQ đòi hỏi
học sinh phải học nhiều, hiểu rõ từng vấn đề, bởi vì kiến thức bài thi thường dàn
trải tất cả chương trình học, nên không thể học “tủ”, mà phải học nhiều, làm
nhiều dạng bài tập khác nhau sẽ giúp ích rất nhiều trong việc làm bài. Và đối với
các bài tập TNKQ không cần phải giải dài dòng mà phải tìm cách giải ngắn nhất
và nhanh nhất. Giải nhanh và chính xác là chìa khóa giúp các em thành công.
b. Phân bổ thời gian khi làm bài
Đối với bài thi TNKQ chúng ta không nên quá tập trung vào một câu hỏi,
bởi vì thời gian dành cho mỗi câu hỏi là rất ít, nếu ta quá tập trung vào một câu
hỏi nào đó thì vô tình ta đã bỏ qua rất nhiều câu hỏi sau.
c. Tập trả lời câu hỏi ngay khi đọc dẫn
Khi đọc câu dẫn thì trong đầu nên có luôn câu trả lời, sau đó ta hãy xem
đáp án nếu đáp án đúng như suy nghĩ thì việc lựa chọn sẽ dễ dàng. Mặt khác
việc trả lời trước khi đọc đáp án sẽ giúp các em không bị “sa” vào những đáp án
gần đúng và việc lựa chọn phương án đúng khi đó sẽ dễ dàng hơn.
d. Nên chú ý đến những câu lựa chọn phương án sai
Ở dạng câu hỏi này các em nên chú ý, bởi vì các đáp án sẽ có nhiều đáp
án đúng và chỉ có một đáp sai nên các em dễ chọn nhầm vào đáp án đúng. Đặc
biệt trong hai phương án đối lập nhau về kiến thức thì chắc chắn có một phương
án sai.
e. Cần phải biết cách quy đổi đơn vị
Đối với các câu hỏi tính toán thì các đáp án thường được quy đổi ra các
đơn vị cho phù hợp, nên học sinh cần phải chú ý đến các thứ nguyên của đơn vị
để lựa chọn phương án đúng.
f. Làm câu dễ trước, câu khó sau và không nên bỏ trống câu trả lời
Trước hết các em cần đọc lướt qua đề, câu nào dễ có thể trả lời ngay, câu
khó thì lướt qua. Sau khi đã trả lời hết các câu dễ thì quay lại các câu khó, và
nếu câu hỏi quá khó mà không thể giải được thì nên lựa chọn đáp án nào mà
trong bài ít xuất hiện nhất thì tỉ lệ đúng sẽ cao hơn là ta khoanh đại mà không
suy nghĩ. Và nhớ là không nên bỏ trống câu hỏi nào, vì thi TNKQ thì yếu tố may
mắn sẽ góp phần giúp các em thành công khi làm bài.
g. Hay làm sẽ quen tay
Đối với mỗi phương án thi, dù là phương án nào thì các em nên chuẩn bị
thật kĩ, làm thật nhiều dạng bài tập khác nhau. Bởi vì ông, bà ta có câu “trăm
hay không bằng quen tay” đều này sẽ giúp các em giải nhanh và chính xác.
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
17
h. Tập thói quen sử dụng thành thạo máy tính cầm tay
Việc sử dụng thành thạo máy tính cầm tay sẽ giúp ích rất nhiều cho các
em trong việc giải nhanh các bài toán Vật lí. Có một số bài tập nếu giải theo
trình tự ta phải mất nhiều thời gian, trong khi đó nếu sử dụng máy tính thì ta chỉ
cần một vài thao tác là có thể tìm được đáp án. Tuy nhiên, khi bấm máy tính
không nên chia ra quá nhiều bước để tính, điều này dễ dẫn đến sai số khi chọn
kết quả.
i. Sử dụng giấy nháp khi làm bài
Đây là cách làm rất hiệu quả, khi làm bài các em nên tập thói quen ghi lại
các suy nghĩ để có thể dựa vào đó mà trả lời. Đặc biệt, đối với các câu hỏi lý
thuyết như đại lượng này thay đổi, đại lượng kia sẽ như thế nào? Đây là dạng
câu hỏi đơn giản nhưng học sinh thường chọn sai vì các em thường nhẫm trong
đầu và chọn mà ít chịu ghi chép. Do đó,việc ghi lại công thức trên giấy nháp sẽ
giúp các em trả lời chính xác hơn.
j. Tâm lí vững vàng trước khi thi
Lo lắng, hồi hộp là tâm lí thường hay gặp phải trước khi thi. Đó có thể là
do các em chưa chuẩn bị tốt kiến thức, thiếu tự tin vào bản thân, điều này ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả bài thi. Do đó, trang bị cho mình một kiến thức vững
vàng, bình tĩnh, tự tin và đừng quá gây áp lực cho bản thân sẽ giúp các em làm
bài hiệu quả hơn.
III. Kết luận
Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đối với các môn thi trắc nghiệm
mỗi học sinh có một đề riêng (không giống nhau, nhưng mức độ tương đồng)
theo cấu trúc từ dễ đến khó. Cho nên chúng ta cần trang bị cho các em học sinh
kiến thức chuẩn kỹ năng và kinh nghiệm làm bài để đạt kết quả tốt nhất. Cần
nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về kĩ thuật xây dựng
ma trận đề và biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan với mục đích:
1. Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên trung học phổ thông
về kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan
theo quy trình chuẩn hóa.
2. Nâng cao năng lực cho giáo viên về việc tổ chức hoạt động dạy học và
kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
Tôi tin tưởng rằng những thay đổi của ngành để phù hợp với quy luật phát
triển của xã hội vì mục tiêu giáo dục toàn diện và lợi ích của học sinh. Chúng ta
nên có tâm thế thật tốt, trang bị cho học sinh một nền tảng kiến thức vững vàng,
bình tĩnh, tự tin thì thi cử sẽ không còn là áp lực đối với mỗi học sinh.
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
18
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH
LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÍ ĐẠT KẾT QUẢ CAO
Nguyễn Quí Đạo
Trường THPT Trần Văn Bảy
I. Đặt vấn đề
Theo phương án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kì thi THPT Quốc gia 2017
học sinh sẽ phải thi 4 bài thi bao gồm 3 bài bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ
và một bài tự chọn Khoa học tự nhiên (Lí, Hóa, Sinh) hoặc Khoa học xã hội (Sử,
Địa, GDCD). Về đề thi, môn Vật lí sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm bao gồm
40 câu, thời gian làm bài 50 phút.
Để làm tốt bài thi trắc nghiệm môn Vật lý đòi hỏi học sinh phải rèn luyện
hai kỹ năng (kỹ năng về kiến thức và kỹ năng làm bài trắc nghiệm).
II. Nội dung
1. Rèn luyện về kiến thức
Trong quá trình chuẩn bị kiến thức cho kì thi tốt nghiệp THPT, việc tổ
chức ôn tập sao cho có kết quả tốt là một công việc hàng đầu, quan trọng nhất.
Việc tổ chức ôn tập không đơn thuần chỉ là việc tái hiện lại những kiến thức đã
học mà phải là sự kết hợp giữa sự tái hiện và tái tạo lại kiến thức, giúp học sinh
nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức, biết vận dụng một cách linh hoạt trong việc giải
quyết các câu hỏi trong bài thi. Để thực hiện được những mục tiêu trên, giáo
viên và học sinh phải có sự chuẩn bị chu đáo cho một tiết ôn tập.
1.1. Về việc chuẩn bị tiết dạy
1.1.1.Về phía giáo viên:
- Phải dự trù những nội dung cơ bản của kiến thức cần truyền tải.
- Soạn giáo án thích hợp cho kiểu bài ôn tập.
- Soạn hệ thống câu hỏi từ dễ tới khó, giao trước cho học sinh chuẩn bị,
tùy theo trình độ học sinh, giáo viên có thể soạn câu hỏi theo nhiều dạng khác
nhau: dạng tái hiện kiến thức một cách thông thường, dạng tái hiện kiến thức
theo dạng sơ đồ khối, dạng điền khuyết, dạng đào sâu kiến thức, ...
- Phải chuẩn bị một bài kiểm tra đánh giá (từ 7 tới 10 phút) trước khi kết
thúc tiết học. Việc này rất quan trọng vì nó giúp giáo viên nắm được tình hình
học sinh một cách trung thực.
Nói tóm lại, giáo viên giao công việc chuẩn bị trước ở nhà cho học sinh
phải thật cụ thể, không chung chung, mơ hồ theo kiểu: các em về nhà chuẩn bị
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
19
trước bài này hoặc phần này mà không có một công việc cụ thể nào cả. Công
việc phải vừa sức để học sinh vui vẻ thực hiện.
1.1.2. Về phía học sinh:
- Phải tuân thủ các yêu cầu của giáo viên.
- Phải chuẩn bị một tâm thế phấn khởi, vui vẻ, sẵn sàng hợp tác với giáo
viên.
Để giúp học sinh đạt được hai yêu cầu trên, giáo viên phải thực sự có tấm
lòng yêu thương học sinh như con em mình, phải cố gắng che giấu cảm xúc
nóng giận khi gặp tình huống không thuận lợi, cố gắng hòa nhã với các em mặc
dù lúc đó có thể các thầy cô đang rất giận. Cũng cần lưu ý là giáo viên cũng
không nên quá cầu toàn, đòi hỏi một sự toàn vẹn ở học sinh, có như thế chúng ta
mới có cảm giác thanh thản khi lên lớp và thầy trò mới có thể hợp tác một cách
vui vẻ, đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp chúng ta thành công trong
công tác giảng dạy.
1.2. Về việc tiến hành ôn tập:
Theo tôi việc ôn tập tiến hành qua 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Tái hiện kiến thức
Ở giai đoạn này, chủ yếu là giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến
thức cơ bản đã được truyền thụ trước đó. Trong giai đoạn này, giáo viên lên lưu
ý những học sinh thuộc dạng từ yếu tới trung bình yếu.
Đây là giai đoạn đòi hỏi sự nhẫn nại, biết kềm chế cảm xúc nóng giận vì
chắc chắn chúng ta sẽ phải đối diện với những học sinh biếng nhác, thậm chí xấc
xược, nếu không, chính chúng ta sẽ làm hỏng tiết dạy.
Giai đoạn 2: Tái tạo kiến thức
Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng vì trong giai đoạn này, không những
giáo viên giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học mà còn giúp các em từ những
kiến thức đã học khám phá ra những vấn đề mới ứng dụng thực tế xoay quanh
kiến thức đã học.
Trong giai đoạn này, để không bị mất thời gian giáo viên nên tập trung
vào những học sinh có sức học từ trung bình trở lên.
Giai đoạn 3: Kiểm tra hiệu quả đạt được
Trong giai đoạn này, giáo viên cho học sinh làm một bài kiểm tra.
Các câu hỏi kiểm tra phải bao quát được các nội dung chính trong tiết ôn
tập, phải có sự cân đối giữa bài tập và lý thuyết.
Số lượng câu hỏi trong bài kiểm tra không cần phải nhiều mà tốt nhất là
đảm bảo được chuẩn kiến thức ở phần nội dung đã tiến hành ôn tập.
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
20
Giáo viên nên tính toán thời lượng làm kiểm tra sao cho có thể đủ thời
gian sửa chữa ngay tại lớp là tốt nhất.
2. Rèn luyện kỹ thuật làm bài trắc nghiệm
Trong kì thi THPT Quốc gia, việc các em học sinh có một kĩ thuật làm bài
thi trắc nghiệm là rất quan trọng. Với một kĩ thuật tốt, các em sẽ phát huy hết
năng lực của mình, tận dụng được tất cả các kiến thức mà các em có để đem về
những điểm số cần thiết, không bỏ sót những điểm số mà với năng lực và kiến
thức của mình lẽ ra các em phải được hưởng.
Để có thể đạt được những điều trên, theo chúng tôi, học sinh phải tham
khảo một số kinh nghiệm sau đây:
2.1. Về kĩ thuật tô đáp án đã chọn
Có một số học sinh, đặc biệt là những học sinh thuộc dạng trung bình yếu
ở các lớp cơ bản thường không cẩn thận ở khâu này, các em coi thường sự dặn
dò của giáo viên bộ môn trước khi đi thi và cả giám thị coi thi trước khi làm bài.
Chính vì tô không đúng qui cách mà các em có thể bị mất điểm với những câu
đã chọn được đáp án đúng, Vì vậy theo chúng tôi, giáo viên bộ môn nên rèn
luyện kĩ thuật tô của học sinh ngay từ các bài kiểm tra thường kì, không cho các
em chọn đáp án theo hình thức gạch chéo mặc dù chúng ta chấm thủ công.
2.2. Về cách phân phối thời gian cho toàn bài thi
2.2.1. Thứ nhất: Thông thường học sinh có thói quen làm bài ngay trên đề
thi và làm hết bài mới bắt đầu tô vào phiếu trả lời. Theo chúng tôi cách làm này
không hợp lý vì sau khi làm xong bài thi thời gian còn lại rất ngắn nên các em tô
vội vàng, dễ bị nhầm lẫn, qui cách tô không bảo đảm. Vì vậy giáo viên bộ môn
nên yêu cầu học sinh nên tô ngay sau khi đã chọn được đáp án của từng câu hỏi.
2.2.2. Thứ hai: Học sinh không nên dừng lại quá lâu ở một câu hỏi vì có
những mã đề, đề thi bắt đầu từ những câu hỏi khó, nếu học sinh dừng lại quá lâu
ở những câu này các em dể bị mất tinh thần và không tận dụng được những câu
dễ phía sau. Vì vậy theo chúng tôi, giáo viên nên hướng dẫn các em làm bài theo
cách sau đây: học sinh nên dùng giấy nháp ghi kết quả đáp án theo hàng ngang
hoặc hàng dọc, câu nào khó bỏ trống tiếp tục ngay câu tiếp theo sao cho trong 30
phút đầu các em có thể đọc được từ câu 1 tới câu cuối. Ví dụ: 1... ; 2A ; 3D ; 4A
; 5... ; 6B ; 7D ; 8B ; 9.... ; ..... Sau đó các em tiếp tục đáo lại bài thi lần 2 và chỉ
cần nhìn vào giấy nháp là các em xác định nhanh những câu chưa làm được,
không phải lật qua lật lại đề thi nhiều lần, đỡ mất thời gian. Quá trình cứ tiếp tục
tương tự cho tới khi kết thúc bài thi.
2.3. Về cách khắc phục khâu chuyển đổi công thức
Theo quan điểm của chúng tôi, có khoảng 60% học sinh rất yếu về khâu
này. Vì vậy, để khắc phục nhược điểm này, giáo viên nên hướng dẫn học sinh
tận dụng máy tính để giải quyết vấn đề.
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
21
2.4. Về cách giải quyết câu hỏi bằng phương pháp suy diễn
Phương pháp này thường dùng để giải quyết những câu hỏi thuộc các
dạng sau đây:
2.4.1. Dạng câu hỏi tìm nhận định sai
Thông thường chỉ có thể nắm vững những vấn đề đúng, trong khi nhận
định sai trong câu hỏi của bài thi thì rất mơ hồ. Chính vì vậy, học sinh chỉ cần
xác định câu đúng là tìm ra câu sai (mặc dù có thể các em có thể không hiểu cái
sai trong nhận định đã đưa ra).
2.4.2. Dạng câu hỏi cần phải giải quyết 2 đại lượng nhưng chỉ cần tìm
một đại lượng là có thể xác định được đáp án đúng
Đối với loại câu hỏi này, chỉ cần học sinh nắm vững kiến thức cơ bản,
bằng phương pháp suy diễn là có thể tìm ra câu trả lời nhanh mà không cần phải
giải bài toán một cách tỉ mỉ.
2.4.3. Dạng câu mà các đáp án có cùng đơn vị
Học sinh chỉ cần bấm máy tính với số liệu thô từ câu dẫn, không cần chú
ý đổi đơn vị của các đại lượng.
2.4.4. Dạng câu mà trong 4 đáp án có 2 đáp án trái ngược nhau
Thường thì câu đúng và câu sai đều nằm trong 2 đáp án đó, chỉ cần tập
trung vào 2 đáp án này thì sẽ có kết quả nhanh hơn.
Trên đây là báo cáo tham luận về “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC
SINH LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ ĐẠT KẾT QUẢ CAO”
theo hướng thi trắc nghiệm khách quan của trường THPT Trần Văn Bảy, vì bài
tham luận thực hiện trong thời gian ngắn nên khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong
sự đóng góp của quí thầy cô để nhà trường có hướng khắc phục hạn chế, phát
huy ưu điểm, phấn đấu đạt kết quả tốt nhất ở bộ môn Vật lí trong kì thi THPT
Quốc gia năm 2017.
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
22
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG YẾU KÉM TRONG VIỆC
DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN VẬT LÍ KHỐI 12
Bùi Thanh Nhã
Trường THPT Kế Sách
Vấn đề học sinh yếu kém, không chỉ là nỗi lo của các thầy cô giáo, của
ngành giáo dục, mà đó là sự băn khoăn, bức xúc của toàn xã hội. Trong thời gian
qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để nâng
cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là thực hiện các cuộc vận động lớn như:
"Hai không", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo", "Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Qua thực hiện các cuộc vận
động này đã làm thay đổi khá nhiều về chất lượng giáo dục.
Trong những năm qua, tổ Vật lí - KTCN của trường THPT Kế Sách đã có
rất nhiều cố gắng để nâng chất lượng của bộ môn, đặc biệt là học sinh khối 12.
Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định. Vậy làm thế nào để khắc phục
được tình trạng yếu kém trong việc dạy và học bộ môn Vật lí nói chung, và đối
với học sinh khối 12 nói riêng, là vấn đề mà cả tổ luôn suy nghĩ. Xuất phát từ
tình hình thực tế, tổ Vật lí rất mong muốn có những sáng kiến về rèn luyện, giúp
đỡ học sinh yếu kém khối 12 tiến bộ. Vì thế tổ Vật lí - KTCN đã nghiên cứu và
đã vận dụng các giải pháp cho học sinh các lớp 12 cơ bản mà tôi dạy ở trường
THPT Kế Sách, đạt hiệu quả khá cao trong các kỳ thi THPT Quốc gia, xét tuyển
Đại học, Cao đẳng.
Như chúng ta thấy hiện nay chất lượng dạy và học môn Vật lí khối 12 còn
thấp do nhiều nguyên nhân sau đây:
- Thực trạng hiện nay môn Vật lí vẫn còn nhiều suy nghĩ đó là môn phụ,
cùng với việc đổi mới liên tục về phương án thi tốt nghiệp THPT Quốc gia trong
các năm gần đây nên việc dạy và học chưa thật sự đi vào chiều sâu. Bên cạnh
đó, vẫn còn tình trạng học sinh lười học, không học bài, không làm bài tập,
không tập trung, lo ra,..., chưa có ý thức tự giác trong học tập. Cũng vì những lí
do đó mà khả năng học yếu môn Vật lí của khối 12 nói riêng là điều có thể xảy
ra.
- Do trình độ học sinh không đồng đều đã dẫn đến tình trạng phân hóa học
sinh ngày càng tăng, những học sinh có năng lực tiếp thu tốt thì tiến bộ rất
nhanh, nắm vững được kiến thức cơ bản và vận dụng được kiến thức vào giải
các bài tập trắc nghiệm một cách thành thạo, còn những học sinh yếu thì kiến
thức cơ bản không nắm, kỹ năng tính toán còn rất yếu.
- Một số học sinh có cố gắng nhưng chưa có phương pháp học phù hợp
(chưa có ý thức tự giác trong học tập, khả năng tiếp thu kiến thức cơ bản chậm
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
23
và thấp, học vẹt, kỹ năng tính toán, vận dụng kém) nên không có khả năng vận
dụng kiến thức vào giải các câu hỏi trắc nghiệm một cách chính xác.
- Một số học sinh chưa tập trung nghe giảng bài, ở nhà không học bài cũ,
không ghi nhớ được các công thức để vận dụng, không tự giác làm bài tập về
nhà và chưa có thói quen chuẩn bị bài mới khi đến lớp.
- Khả năng phân tích tổng hợp, chuyển đổi công thức, so sánh, vận dụng
còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu bài chưa sâu, nắm chưa vững
kiến thức, thiếu tự tin, thụ động và ngại phát biểu.
- Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân được
cải thiện, nhiều loại hình vui chơi giải trí ra đời, thu hút phần đông đối tượng
học sinh tham gia. Những trò chơi giải trí nhất là “Game online” có mặt khắp
mọi nơi đã và đang “đầu độc” và làm hao tốn biết bao thời gian dành cho việc
học của các em.
- Chất lượng đầu vào thấp, học sinh học yếu nhiều do mất căn bản, kỹ
năng tính toán, vận dụng ở các lớp dưới còn yếu. Thêm vào đó, học sinh chưa
nhận thức được tầm quan trọng của môn học nên chưa có sự đầu tư thời gian,
chưa nỗ lực học tập. Khi giải các câu hỏi trắc nghiệm, đòi hỏi người học phải
nắm vững kiến thức, kỹ năng vận dụng tính toán nhanh, nhạy, chính xác, đầu tư
nhiều thời gian cho các bài toán khó. Phải có phương pháp học hiệu quả nhưng
số học sinh yếu mà chịu khó học thì rất ít nên thường lơ là trong các kỹ năng
tính toán, vận dụng và chủ yếu chọn theo cảm tính. Mặt khác, các em tập trung
học các môn xã hội để hướng vào chọn môn thi khối Khoa học xã hội như: Sử,
Địa, Giáo dục công dân và xét Cao đẳng, Đại học vào khối C.
- Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối
tượng học sinh yếu, kém. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện
sa sút của học sinh.
- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập quá nhanh của giáo viên
khiến cho học sinh yếu kém không theo kịp bài học.
- Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự
“giúp đỡ” các em thoát khỏi yếu kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp
nhận với sự yếu kém của chính mình và nhụt chí không tự vươn lên.
- Ngoài ra, gia đình cũng là nguyên nhân dẫn đến yếu kém cho học sinh.
Trong gia đình có sự thay đổi lớn như: bố mẹ li dị, hay cãi vã đánh nhau,
gia đình tan vỡ, vv… Làm cho các em bị thay đổi về tâm lí dẫn đến chán học.
- Một số cha mẹ quá nuông trìu con cái, quá tin tưởng vào chúng nên học
sinh lười học xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi hay đi du lịch...) cha mẹ
cũng đồng ý cho phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm học sinh
lười học, mất dần căn bản...và rồi yếu kém.
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
24
Từ những nguyên nhân trên tổ Vật lí - KTCN xin đề ra các biện pháp
sau:
1. Về phía giáo viên bộ môn
- Giáo viên là người chủ đạo trong việc khắc phục học sinh yếu kém, việc
thành công hay thất bại là phần lớn do giáo viên. Giáo viên cần tạo sự gần gũi,
cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập,
trong cuộc sống của bản thân mình. Giáo viên phải tạo cho bầu không khí lớp
học thoải mái, nhẹ nhàng, không dùng lời thiếu tôn trọng đối với học sinh,
đừng để cho các em cảm thấy sợ giáo viên mà không học được.
- Phải đem lại cho các em những phản hồi tích cực, thay chê bai bằng
khen ngợi, giáo viên nên tìm những việc làm mà các em hoàn thành dù là những
việc nhỏ để khen ngợi. Không nên tiếc lời khen ngợi nhất là đối với những học
sinh yếu kém. Chúng ta không nên chê bai các em, hay dùng những lời lẽ làm
cho các em buồn dẫn đến chán học rồi nghỉ luôn.
- Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu kém đúng với
những đặc điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với
đặc điểm chung và riêng của từng em. Một số vấn đề thường hay gặp ở các em
là: khả năng tiếp thu bài chậm, kỹ năng, thao tác tính toán, vận dụng yếu, sức
khỏe kém, nghiện chơi games, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát...
- Trong quá trình thiết kế bài giảng, đặt câu hỏi cần cân nhắc các mục tiêu
đề ra và chuẩn kiến thức kỹ năng nhằm tạo điều kiện cho học sinh yếu kém được
củng cố và luyện tập phù hợp. Trong quá trình ôn tập cần phân hóa đối tượng
học sinh trong từng bài toán, dành cho đối tượng này những câu dễ, đơn giản,
vận dụng ở mức thấp để tạo điều kiện cho các em có cơ hội được tham gia trình
bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích thực của mình trong
lớp học.
- Tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu kém thường xuyên. Tuy nhiên,
việc tổ chức phụ đạo phải kết hợp với phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm
và phải có các hình thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và
tránh sự quá tải, nặng nề.
- Phải giáo dục ý thức học tập cho học sinh và tầm quan trọng của môn
Vật lý trong xã hội cũng như trong cuộc sống để tạo cho học sinh sự hứng thú
trong học tập, sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Ví dụ trong mỗi tiết dạy
giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng
dụng và tầm quan trọng của môn Vật lý trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham
thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
- Phân công học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém ở trường có sự
giám sát, kiểm tra của giáo viên. Tổ chức cho các em thành lập nhóm học tập,
thi đua giữa các nhóm học tập mà trong đó có những học sinh yếu. Động viên,
tuyên dương kịp thời học sinh có tiến bộ.
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
25
2. Đối với giáo viên chủ nhiệm
- Thường xuyên phối hợp với giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục
học sinh.
- Đẩy mạnh công tác quản lý lớp, xây dựng nề nếp học tập của lớp.
- Phân công cán bộ lớp, hướng dẫn giúp đỡ các em yếu kém ôn bài.
- Hướng dẫn học sinh xây dựng góc học tập ở nhà ngăn nắp, khoa học, tạo
thói quen, ý thức tự giác cho các em học tập có hiệu quả.
- Tổ chức phát động các phong trào như: “Giúp bạn vượt khó”, “Đôi bạn
học tập”, để giúp đỡ học sinh khó khăn, yếu kém của lớp yên tâm học tập và tiến
bộ.
3. Về phía học sinh
- Cần phải tập trung chú ý nghe giảng và khắc sâu kiến thức.
- Về nhà nghiêm túc thực hiện giờ tự học, làm đầy đủ bài tập được giao,
ôn lại bài cũ, chuẩn bị bài mới.
4. Về phía phụ huynh
- Thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để
nắm vững tình hình học tập của con em mình.
- Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục con người tốt nhất. Chính vì
vậy phụ huynh cần phải quản lí thời gian học ở nhà của các em bằng thời gian
biểu hằng ngày; quản lí giờ chơi của học sinh; yêu cầu gia đình tạo mọi điều
kiện cho các em tham gia học tập tích cực và tự học; gia đình phải kịp thời động
viên, đôn đốc con em đi học chuyên cần. Có sự kiểm tra và chuẩn bị trước khi
đến trường.
* Bài học kinh nghiệm
Để việc giúp đỡ học sinh yếu kém có kết quả hơn trong các năm tiếp theo,
chúng ta cần phải tiến hành một số công việc cụ thể như sau:
- Ngay từ đầu năm học, sau khi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm,
giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cần phối hợp phân tích, đánh giá kết
quả đạt được của học sinh để đưa ra các dự báo về học sinh yếu kém. Cần phải
nhận diện học sinh yếu kém, phát hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học
sinh yếu kém, tìm các biện pháp giúp đỡ các em.
- Các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém được tổ Vật lý nghiên cứu một
cách tỉ mỉ, và đúc kết từ kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi cho giáo viên trong
tổ sử dụng nhằm hạn chế dần tình trạng học sinh học kém trong các năm học
tới.
Một số phương pháp, biện pháp có thể sử dụng hiệu quả là
- Biện pháp xác định nguyên nhân, lập kế hoạch dạy học sinh yếu kém;
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
26
- Biện pháp dạy học bằng tình thương;
- Biện pháp giúp học sinh yếu học tích cực;
- Biện pháp giao việc cho cho học sinh yếu kém;
- Biện pháp dạy học sinh yếu theo nhóm đối tượng;
- Biện pháp giảm độ khó của câu hỏi phù hợp với học sinh yếu;
- Biện pháp dạy theo trình độ của học sinh;
- Biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp;
- Biện pháp thư giản (vui chơi) trong các tiết học.
* Kiến nghị
- Cần có tiết bám sát cho các khối lớp, đặc biệt là ở khối 12.
- Tiếp tục tạo điều kiện như photo tài liệu học tập cho các em, nhất là các
môn thi trắc nghiệm cần có ngân hàng câu hỏi theo chủ đề cho các em tự rèn
luyện, ôn tập.
- Các trường cần quan tâm đến việc rèn luyện học sinh yếu kém và
các cấp cần tổ chức nhiều thảo luận, chuyên đề, hội thảo về học sinh yếu kém.
- Các cấp cần biên soạn tài liệu, phương pháp, kinh nghiệm dạy học sinh
yếu kém tập hợp thành tài liệu phổ biến cho các giáo viên.
Tóm lại, khi học sinh có tiến bộ, đó là động cơ và niềm tin cho các em
hứng thú, tích cực học tập. Sự nhiệt tình, khéo léo của giáo viên sẽ giúp học sinh
học tập tốt hơn và dần dần tiếp thu bài dễ dàng hơn. Học sinh sẽ yêu thích và
hiểu được tầm quan trọng của bộ môn mà các em đang học.
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
27
XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA
Tổ Vật Lí – KTCN
Trường THPT Phan Văn Hùng
Chủ đề
Tổng
số tiết
Lý
thuyết
Số tiết thực(stt) Trọng số TNKQ
Lt
(lt*0,7)
Vd
(tst-lt)
Lt Vd
Số lượng câu
cần kt (trọng
số*số
câu)/100
(stt*100)/tổng Lt Vd
CHƯƠNG I 11 7 4.9 6.1 7.2 9.0 3 4
CHƯƠNG II 8 6 4.2 3.8 6.2 5.6 3 1
CHƯƠNG III 16 11 7.7 8.3 11.2 12.2 5 5
CHƯƠNG IV 5 4 2.8 2.2 4.1 3.2 2 1
CHƯƠNG V 10 6 4.2 5.8 6.2 8.5 3 2
CHƯƠNG VI 7 5 3.5 3.5 5.2 5.2 2 2
CHƯƠNG VII 11 7 4.9 6.1 7.2 9.0 3 4
TỔNG 68 46 32.2 35.5 47.3 52.7 21 19
CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II: DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA VÀ SÓNG CƠ
I. Chuẩn kiến thức kĩ năng
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI
CHÚ
1. Dao động
điều hòa
Kiến thức
+ Các khái niệm: dao động cơ, dao động tuần hoàn, dao đông điều hòa.
+ Các phương trình: li độ, vận tốc và gia tốc của dao động điều hòa.
+ Các đại lượng trong dao động điều hòa: biên độ, chu kỳ, tần số, tần số góc, pha
dao động, pha ban đầu.
+ Dạng đồ thị li độ, vận tốc, gia tốc của vật dao động điều hòa.
Kĩ năng
+ Tính toán được một số đại lượng trong dao động điều hòa.
+ Xác định được mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều.
2. Con lắc lò
xo
Kiến thức
+ Cấu tạo của con lắc lò xo, các lực tác dụng lên vật nặng trong con lắc lò xo.
+ Phương trình động lực học và phương trình dao động của con lắc lò xo.
+ Năng lượng trong dao động của con lắc lò xo.
Kĩ năng
+ Viết được phương trình dao động của con lắc lò xo.
+ Tính toán được một số đại lượng trong dao động điều hòa của con lắc lò xo.
3. Con lắc Kiến thức
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
28
đơn + Cấu tạo của con lắc đơn, các lực tác dụng lên vật nặng trong con lắc đơn.
+ Phương trình động lực học và phương trình dao động của con lắc đơn.
+ Năng lượng trong dao động của con lắc đơn.
Kĩ năng
+ Viết được phương trình dao động của con lắc đơn.
+ Tính toán được một số đại lượng trong dao động điều hòa của con lắc đơn.
4. Dao động
tắt dần, dao
động cưởng
bức
Kiến thức
+ Các khái niệm: dao động riêng, dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động
cưởng bức.
+ Đặc điểm của dao động cưởng bức, hiện tượng cộng hưởng, điều liện cộng
hưởng, tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng.
Kĩ năng
+ Giải được một số bài toán liên quan đến dao động tắt dần.
+ Giải được một số bài toán liên quan đến hiện tượng cộng hưởng.
5. Tổng hợp
các dao
động điều
hòa cùng
phương
cùng tần số
Kiến thức
+ Biểu diễn dao động điều hòa bằng véc tơ quay, phương pháp giãn đồ Fre-nen.
+ Ảnh hưởng của độ lệch pha của hai dao động thành phần đến dao động tổng hợp.
Kĩ năng
Giải được một số bài toán về tổng hợp dao động.
6. Sóng cơ
và sự truyền
sóng cơ
Kiến thức
+ Các khái niệm: sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang.
+ Các đại lượng đặc trưng của sóng: biên độ, chu kỳ, tần số, bước sóng, vận tốc
truyền sóng, năng lượng sóng.
+ Phương trình sóng, tính tuần hoàn theo thời gian và theo không gian của sóng.
Kĩ năng
+ Tính toán được một số đại lượng đặc trưng của sóng.
+ Viết được phương trình sóng.
7. Giao thoa
sóng
Kiến thức
+ Sự giao thoa của sóng cơ, điều kiện để có sự giao thoa.
+ Dao động của một điểm trong vùng giao thoa, vị trí các cực đại, cực tiểu trong
vùng giao thoa.
Kĩ năng: Xác định được số cực đại, cực tiểu trên một đoạn thẳng trong cùng giao
thoa.
8. Sóng
dừng
Kiến thức
+ Sự phản xạ của sóng khi gặp vật cản.
+ Khái niệm sóng dừng, điều kiện để có sóng dừng.
Kĩ năng: Xác định được một số đại lượng đặc trưng của sóng nhờ sóng dừng.
9. Sóng âm Kiến thức
+ Các khái niệm: sóng âm, âm nghe được, siêu âm, hạ âm.
+ Môi trường truyền âm, vận tốc truyền âm.
+ Các đặc trưng vật lý và sinh lý của âm.
Kĩ năng
+ Giải được một số bài toán liên quan đến các đặc trưng vật lý của âm.
+ Giải thích được một số hiện tương liên quan đến đặc trưng sinh lý của âm.
II. Thiết lập khung ma trận:
LĨNH VỰC
KIẾN
THỨC
MỨC ĐỘ
Nhận biết Thông hiểu
VD ở cấp độ
thấp
VD ở cấp độ cao Tổng
1. Dao động
điều hòa
Các khái niệm
dao động cơ,
dao động tuần
hoàn, dao động
điều hòa. Các
Xác định một
số đại lượng
trong dao động
điều hòa trong
một số trường
Xác định một số đại
lượng trong dao động
điều hòa ở mức độ cao
hơn.
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
29
đại lượng trong
dao động điều
hòa.
hợp đơn giãn.
Số câu hỏi 1 1 2
2. Con lắc lò
xo
Sự biến thiên
của thế năng,
động năng và sự
bảo toàn cơ
năng của con lắc
lò xo dao động
điều hòa.
Xác định một số
đại lượng trong
dao động điều
hòa của con lắc
lò xo.
Viết phương trình dao
động của con lắc lò xo.
Tính toán một số đại
lượng liên quan đến
năng lượng của con lắc
lò xo.
Số câu hỏi 1 1 1 3
3. Con lắc
đơn
Các yếu tố ảnh
hưởng đến chu
kỳ dao động của
con lắc đơn.
Xác định một số
đại lượng trong
dao động điều
hòa của con lắc
đơn trong một
số trường hợp
đơn giãn.
Viết phương trình dao
động của con lắc đơn.
Tính sức căng của dây
treo con lắc đơn. Xác
định chu kỳ dao động
của con lắc đơn trong
một số trường hợp đặc
biệt.
Số câu hỏi
4. Dao động
tắt dần, dao
động cưởng
bức
Các khái niệm
dao động riêng,
dao đông tắt
dần, dao động
duy trì, dao
động cưởng
bức.
Các yếu tố ảnh
hưởng đến biên
độ của dao động
cưởng bức.
Tính toán một
số đại lượng liên
quan đến dao
động cưởng bức
và hiện tượng
cộng hưởng.
Tính toán một số đại
lượng liên quan đến dao
động tắt dần.
Số câu hỏi
5. Tổng hợp
các dao động
điều hòa
cùng phương
cùng tần số
Các biểu diễn
dao động điều
hòa và tổng hợp
các dao động
bằng giãn đồ
véc tơ.
Ảnh hưởng của
độ lệch pha của
hai dao động
thành phần đến
dao động tổng
hợp.
Tìm một số đại lượng
liên quan đến tổng hợp
dao động.
Số câu hỏi 1 1
6. Sóng cơ và
sự truyền
sóng cơ
Các khái niệm
liên quan đến
sóng cơ.
Tính các đại
lượng đặc trưng
của sóng.
Viết phương trình sóng.
Số câu hỏi 1 1 2
7. Giao thoa
sóng, sóng
dừng.
Điều kiện để có
giao thoa của
sóng cơ, để có
sóng dừng trên
dây.
Xác định một số
đại lượng của
sóng nhờ sóng
dừng.
Tính toán một số đại
lượng liên quan đến sự
giao thoa của sóng và
sóng dừng.
Số câu hỏi 1 1 2
8. Sóng âm Các khái niệm
sóng âm, hạ âm,
âm nghe được,
siêu âm.
Các đặc trưng
vật lý và sinh lý
của âm.
Giải thích một
số hiện tương
liên quan đến
đặc trưng sinh lý
của âm.
Tính toán một số đại
lượng liên quan đến các
đặc trưng vật ký của âm.
Số câu hỏi 1 1
Tổng số câu 4 2 3 2 11
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
30
CHƯƠNG III: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
I. Chuẩn kiến thức kĩ năng
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI
CHÚ
1. Đại
cương về
dòng điện
xoay chiều
Kiến thức
+ Khái niệm dòng điện xoay chiều, nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều.
+ Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
Kĩ năng : Tính toán được một số đại lượng trong dòng điện xoay chiều.
2. Các loại
mạch điện
xoay chiều
Kiến thức
+ Các loại đoạn mạch xoay chiều chỉ có một thành phần.
+ Đoạn mạch xoay chiều có nhiều thành phần mắc nối tiếp, hiện tượng cộng hưởng
điện.
Kĩ năng: Tính toán được một số đại lượng trên các loại đoạn mạch xoay chiều.
3. Công suất
tiêu thụ trên
mạch điện
xoay chiều
Kiến thức
+ Công suất và điện năng tiêu thụ trên đoạn mạch xoay chiều.
+ Hệ số công suất của đoạn mạch xoay chiều, tầm quan trọng của hệ số công suất
trong quá trình cung cấp và sử dụng điện năng.
Kĩ năng
Tính toán được một số đại lượng có liên quan đến công suất của đoạn mạch xoay
chiều.
4. Truyền tải
điện năng,
máy biến áp
Kiến thức
+ Hao phí điện năng khi truyền tải điện năng đi xa.
+ Cấu tạo và hoạt động của máy biến áp, sự biến đổi điện áp và cường độ dòng
điện trong máy biến áp.
+ Công dụng của máy biến áp.
Kĩ năng: Tính toán được một số đại lượng liên quan đến sự truyền tải điện năng đi
xa và máy biến áp.
5. Máy phát
điện xoay
chiều
Kiến thức
+ Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha.
+ Khái niệm dòng điện xoay chiều ba pha, những ưu việt của dòng điện xoay chiều
ba pha.
Kĩ năng: Tính toán được một số đại lượng liên quan đến tần số của dòng điện xoay
chiều do máy phát điện xoay chiều tạo ra.
6. Động cơ
không đồng
bộ
Kiến thức: Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ.
Kĩ năng : Giải thích được sự quay không đồng bộ.
II. Thiết lập khung ma trận:
LĨNH VỰC
KIẾN THỨC
MỨC ĐỘ
Nhận biết Thông hiểu VD ở cấp độ thấp VD ở cấp độ
cao
Tổng
1. Đại cương về
dòng điện xoay
chiều.
Khái niệm dòng
điện xoay chiều,
các đại lượng
trong dòng điện
xoay chiều.
Cách tạo ra
dòng điện xoay
chiều.
Xác định một số đại
lượng của dòng điện
xoay chiều khi biết
biểu thức của điện áp
hoặc cường độ dòng
điện.
Viết biểu thức
của suất điện
động cảm ứng
xuất hiện trong
cuộn dây khi biết
sự biến thiến của
từ thông.
Số câu hỏi 1 1
2. Các loại
mạch điện xoay
chiều.
Các đại lượng trên
các loại đoạn mạch
xoay chiều.
Sự lệch pha của
u và i trên các
loại đoạn mạch
xoay chiều.
Xác định một số đại
lượng trên các loại
đoạn mạch xoay
chiều trong một số
trường hợp đơn giãn.
Viết biểu thức
của u và i trên
các loại đoạn
mạch xoay
chiều.
Số câu hỏi 1 1 1 1 4
Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí
trong kì thi THPT Quốc gia”
31
3. Công suất
tiêu thụ trên
mạch điện xoay
chiều.
Các khái niệm
công suất, điện
năng tiêu thụ, hệ
số công suất của
đoạn mạch xoay
chiều.
Tầm quan trọng
của hệ số công
suất trong quá
trình cung cấp
và sử dụng điện
năng.
Xác định một số đại
lượng trên đoạn mạch
xoay chiều liên quan
đến công suất của
mạch điện xoay
chiều.
Giải một số bài
toán về cực trị
trên đoạn mạch
xoay chiều.
Số câu hỏi 1 1 1 3
4. Truyền tải
điện năng, máy
biến áp.
Cấu tạo và hoạt
động của máy biến
áp, sự biến đổi
điện áp và cường
độ dòng điện trong
máy biến áp.
Hao phí điện
năng khi truyền
tải, công dụng
của máy biến
áp.
Xác định một số đại
lượng trên đường dây
tải điện và trên máy
biến áp trong một số
trường hợp đơn giãn.
Xác định một số
đại lượng trên
đường dây tải
điện và trên máy
biến áp trong
một số trường
hợp có yêu cầu
cao hơn.
Số câu hỏi 1 1 2
5. Máy phát
điện, động cơ
không đồng bộ
Cấu tạo và hoạt
động của máy phát
điện xoay chiều.
Giải thích hoạt
động của động
cơ không đồng
bộ.
Xác định tần số của
dòng điện xoay chiều
do máy phát điện
xoay chiều tạo ra.
Giải một số bài
toán liên quan
đến máy phát
điện, động cơ
điện xoay chiều.
Số câu hỏi
Tổng số câu 3 2 3 2 10
CHƯƠNG IV VÀ CHƯƠNG V
I. Chuẩn kiến thức kĩ năng
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI
CHÚ
1. Mạch dao
động điện
từ.
Kiến thức
+ Cấu tạo của mạch dao động LC. Vai trò của tụ điện và cuộn cảm trong hoạt động
của mạch dao động LC.
+ Sự biến thiên điện tích q trên một bản tụ, điện áp u giữa hai bản tụ và cường độ
dòng điện i trên mạch dao động điện từ.
+ Tần số góc , chu kỳ T, tần số f của dao động điện từ tự do trong mạch dao động.
+ Năng lượng điện trường, năng lượng từ trường và năng lượng điện từ trên mạch
dao động.
+ Mối liên hệ giữa các đại lượng trong mạch dao động.
Kĩ năng
+ Tính toán được một số đại lượng trên mạch dao động.
+ Viết được biểu thức của q, u và i trên mạch dao động.
2. Điện từ
trường.
Kiến thức
Khái niệm điện từ trường.
Kĩ năng
Giải thích được sự hình thành của điện từ trường. So sánh điện trường tĩnh và điện
trường xoáy.
3. Sóng điện
từ.
Kiến thức
+ Khái niệm sóng điện từ.
+ Các đặc điểm của sóng điện từ.
+ Các loại sóng vô tuyến và sự lan truyền chúng trong khí quyển.
Kĩ năng
Tính toán được một số đại lượng liên quan đến sóng vô tuyến.
4. Nguyên
tắc thông tin
liên lạc bằng
Kiến thức
+ Nguyên tắc chung của thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.
+ Chức năng của từng khối trong máy phát và thu sóng vô tuyến đơn giãn.
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA
HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA

More Related Content

What's hot

Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải PhòngChất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc TrăngĐề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Một số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcMột số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lực
Diu Diu
 
CÁCH LÀM ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ.doc
CÁCH LÀM ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ.docCÁCH LÀM ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ.doc
CÁCH LÀM ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ.doc
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà NộiQuản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC  PHỔ THÔNGLUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
OnTimeVitThu
 
Kịch bản sư phạm trò chơi đường lên đỉnh olympia
Kịch bản sư phạm trò chơi đường lên đỉnh olympiaKịch bản sư phạm trò chơi đường lên đỉnh olympia
Kịch bản sư phạm trò chơi đường lên đỉnh olympiaphanthithuong
 
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAYLuận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
SKKN Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí 9 phần tính điện trở mạch đối xứng
SKKN Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí 9 phần tính điện trở mạch đối xứng SKKN Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí 9 phần tính điện trở mạch đối xứng
SKKN Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí 9 phần tính điện trở mạch đối xứng
nataliej4
 
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Huynh Loc
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
nataliej4
 
Đề tài: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân Xã Tiến Hưng, Thị Xã Đ...
Đề tài: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân Xã Tiến Hưng, Thị Xã Đ...Đề tài: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân Xã Tiến Hưng, Thị Xã Đ...
Đề tài: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân Xã Tiến Hưng, Thị Xã Đ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành
nataliej4
 
Tổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quản Trị Văn Phòng, 9 Điểm Mới Nhất
Tổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quản Trị Văn Phòng, 9 Điểm Mới NhấtTổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quản Trị Văn Phòng, 9 Điểm Mới Nhất
Tổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quản Trị Văn Phòng, 9 Điểm Mới Nhất
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học tr...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học tr...Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học tr...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học tr...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện VapiLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (20)

Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải PhòngChất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
 
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc TrăngĐề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
 
Một số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcMột số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lực
 
CÁCH LÀM ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ.doc
CÁCH LÀM ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ.docCÁCH LÀM ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ.doc
CÁCH LÀM ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ.doc
 
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà NộiQuản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC  PHỔ THÔNGLUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 
Kịch bản sư phạm trò chơi đường lên đỉnh olympia
Kịch bản sư phạm trò chơi đường lên đỉnh olympiaKịch bản sư phạm trò chơi đường lên đỉnh olympia
Kịch bản sư phạm trò chơi đường lên đỉnh olympia
 
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAYLuận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
Luận án: Nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế, HAY
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC STEM CƠ BẢN VẬT LÍ TRUN...
 
SKKN Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí 9 phần tính điện trở mạch đối xứng
SKKN Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí 9 phần tính điện trở mạch đối xứng SKKN Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí 9 phần tính điện trở mạch đối xứng
SKKN Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí 9 phần tính điện trở mạch đối xứng
 
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
 
Đề tài: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân Xã Tiến Hưng, Thị Xã Đ...
Đề tài: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân Xã Tiến Hưng, Thị Xã Đ...Đề tài: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân Xã Tiến Hưng, Thị Xã Đ...
Đề tài: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân Xã Tiến Hưng, Thị Xã Đ...
 
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành
Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành
 
Tổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quản Trị Văn Phòng, 9 Điểm Mới Nhất
Tổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quản Trị Văn Phòng, 9 Điểm Mới NhấtTổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quản Trị Văn Phòng, 9 Điểm Mới Nhất
Tổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quản Trị Văn Phòng, 9 Điểm Mới Nhất
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học tr...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học tr...Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học tr...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học tr...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện VapiLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
 

Similar to HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA

UNC CETL - Just-in-Time Teaching - Sept 2015 - Jeff Loats
UNC CETL - Just-in-Time Teaching - Sept 2015 - Jeff LoatsUNC CETL - Just-in-Time Teaching - Sept 2015 - Jeff Loats
UNC CETL - Just-in-Time Teaching - Sept 2015 - Jeff Loats
Jeff Loats
 
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...
jackjohn45
 
NH DOE Redesigning School
NH DOE Redesigning School NH DOE Redesigning School
NH DOE Redesigning School
LMColanto
 
TLTS 2015 - JiTT - An In-Depth Workshop - Oct 2015 - Jeff Loats
TLTS 2015 - JiTT - An In-Depth Workshop - Oct 2015 - Jeff LoatsTLTS 2015 - JiTT - An In-Depth Workshop - Oct 2015 - Jeff Loats
TLTS 2015 - JiTT - An In-Depth Workshop - Oct 2015 - Jeff Loats
Jeff Loats
 
Problem solving powerpoint
Problem solving powerpoint Problem solving powerpoint
Problem solving powerpoint
Susan Hewett
 
Problem solving powerpoint no narration
Problem solving powerpoint no narrationProblem solving powerpoint no narration
Problem solving powerpoint no narration
Susan Hewett
 
Students Effort to Improve Learning Results by Using Quantum Learning Method ...
Students Effort to Improve Learning Results by Using Quantum Learning Method ...Students Effort to Improve Learning Results by Using Quantum Learning Method ...
Students Effort to Improve Learning Results by Using Quantum Learning Method ...
AI Publications
 
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
CIRTL Spring 2016 College Classroom Meeting 9: Transparency
CIRTL Spring 2016 College Classroom Meeting 9: TransparencyCIRTL Spring 2016 College Classroom Meeting 9: Transparency
CIRTL Spring 2016 College Classroom Meeting 9: Transparency
Peter Newbury
 
TCV School Choglamsar, Leh (Science Action Research )
TCV School Choglamsar, Leh (Science Action Research )TCV School Choglamsar, Leh (Science Action Research )
TCV School Choglamsar, Leh (Science Action Research )
Tenzin Dhargyal
 
TLTS 2014 - Just-in-Time Teaching - Oct 2014 - Jeff Loats
TLTS 2014 - Just-in-Time Teaching - Oct 2014 - Jeff LoatsTLTS 2014 - Just-in-Time Teaching - Oct 2014 - Jeff Loats
TLTS 2014 - Just-in-Time Teaching - Oct 2014 - Jeff Loats
Jeff Loats
 
Depth and Breadth: Moving Students beyond Basic Coverage
Depth and Breadth: Moving Students beyond Basic CoverageDepth and Breadth: Moving Students beyond Basic Coverage
Depth and Breadth: Moving Students beyond Basic Coverage
Christine Salmon
 
Achieving exam success
Achieving exam successAchieving exam success
Achieving exam success
Twynham School, Dorset, UK
 
Problem Solving for Conceptual Understanding
Problem Solving for Conceptual UnderstandingProblem Solving for Conceptual Understanding
Problem Solving for Conceptual Understanding
barkletk
 
Just-in-Time Teaching - CoLTT 2014 - August 2014
Just-in-Time Teaching - CoLTT 2014 - August 2014Just-in-Time Teaching - CoLTT 2014 - August 2014
Just-in-Time Teaching - CoLTT 2014 - August 2014
Jeff Loats
 
Endeavour Academy: STEM Courses for Middle and High School
Endeavour Academy: STEM Courses for Middle and High SchoolEndeavour Academy: STEM Courses for Middle and High School
Endeavour Academy: STEM Courses for Middle and High School
California STEM Learning Network
 
COLTT 2015 - Just-in-Time Teaching - Part 1 - Aug 2015
COLTT 2015 - Just-in-Time Teaching - Part 1 - Aug 2015COLTT 2015 - Just-in-Time Teaching - Part 1 - Aug 2015
COLTT 2015 - Just-in-Time Teaching - Part 1 - Aug 2015
Jeff Loats
 
How to teach cambridge igcse students
How to teach cambridge igcse studentsHow to teach cambridge igcse students
How to teach cambridge igcse students
Noman Malik
 
The International Journal of Engineering and Science (The IJES)
The International Journal of Engineering and Science (The IJES)The International Journal of Engineering and Science (The IJES)
The International Journal of Engineering and Science (The IJES)
theijes
 
đáNh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn tr...
đáNh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn tr...đáNh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn tr...
đáNh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn tr...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA (20)

UNC CETL - Just-in-Time Teaching - Sept 2015 - Jeff Loats
UNC CETL - Just-in-Time Teaching - Sept 2015 - Jeff LoatsUNC CETL - Just-in-Time Teaching - Sept 2015 - Jeff Loats
UNC CETL - Just-in-Time Teaching - Sept 2015 - Jeff Loats
 
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...
 
NH DOE Redesigning School
NH DOE Redesigning School NH DOE Redesigning School
NH DOE Redesigning School
 
TLTS 2015 - JiTT - An In-Depth Workshop - Oct 2015 - Jeff Loats
TLTS 2015 - JiTT - An In-Depth Workshop - Oct 2015 - Jeff LoatsTLTS 2015 - JiTT - An In-Depth Workshop - Oct 2015 - Jeff Loats
TLTS 2015 - JiTT - An In-Depth Workshop - Oct 2015 - Jeff Loats
 
Problem solving powerpoint
Problem solving powerpoint Problem solving powerpoint
Problem solving powerpoint
 
Problem solving powerpoint no narration
Problem solving powerpoint no narrationProblem solving powerpoint no narration
Problem solving powerpoint no narration
 
Students Effort to Improve Learning Results by Using Quantum Learning Method ...
Students Effort to Improve Learning Results by Using Quantum Learning Method ...Students Effort to Improve Learning Results by Using Quantum Learning Method ...
Students Effort to Improve Learning Results by Using Quantum Learning Method ...
 
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
 
CIRTL Spring 2016 College Classroom Meeting 9: Transparency
CIRTL Spring 2016 College Classroom Meeting 9: TransparencyCIRTL Spring 2016 College Classroom Meeting 9: Transparency
CIRTL Spring 2016 College Classroom Meeting 9: Transparency
 
TCV School Choglamsar, Leh (Science Action Research )
TCV School Choglamsar, Leh (Science Action Research )TCV School Choglamsar, Leh (Science Action Research )
TCV School Choglamsar, Leh (Science Action Research )
 
TLTS 2014 - Just-in-Time Teaching - Oct 2014 - Jeff Loats
TLTS 2014 - Just-in-Time Teaching - Oct 2014 - Jeff LoatsTLTS 2014 - Just-in-Time Teaching - Oct 2014 - Jeff Loats
TLTS 2014 - Just-in-Time Teaching - Oct 2014 - Jeff Loats
 
Depth and Breadth: Moving Students beyond Basic Coverage
Depth and Breadth: Moving Students beyond Basic CoverageDepth and Breadth: Moving Students beyond Basic Coverage
Depth and Breadth: Moving Students beyond Basic Coverage
 
Achieving exam success
Achieving exam successAchieving exam success
Achieving exam success
 
Problem Solving for Conceptual Understanding
Problem Solving for Conceptual UnderstandingProblem Solving for Conceptual Understanding
Problem Solving for Conceptual Understanding
 
Just-in-Time Teaching - CoLTT 2014 - August 2014
Just-in-Time Teaching - CoLTT 2014 - August 2014Just-in-Time Teaching - CoLTT 2014 - August 2014
Just-in-Time Teaching - CoLTT 2014 - August 2014
 
Endeavour Academy: STEM Courses for Middle and High School
Endeavour Academy: STEM Courses for Middle and High SchoolEndeavour Academy: STEM Courses for Middle and High School
Endeavour Academy: STEM Courses for Middle and High School
 
COLTT 2015 - Just-in-Time Teaching - Part 1 - Aug 2015
COLTT 2015 - Just-in-Time Teaching - Part 1 - Aug 2015COLTT 2015 - Just-in-Time Teaching - Part 1 - Aug 2015
COLTT 2015 - Just-in-Time Teaching - Part 1 - Aug 2015
 
How to teach cambridge igcse students
How to teach cambridge igcse studentsHow to teach cambridge igcse students
How to teach cambridge igcse students
 
The International Journal of Engineering and Science (The IJES)
The International Journal of Engineering and Science (The IJES)The International Journal of Engineering and Science (The IJES)
The International Journal of Engineering and Science (The IJES)
 
đáNh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn tr...
đáNh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn tr...đáNh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn tr...
đáNh giá hiệu quả thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn tr...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
nataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
nataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
nataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
nataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
nataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
nataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
nataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
nataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
nataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
nataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
nataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
nataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

MARY JANE WILSON, A “BOA MÃE” .
MARY JANE WILSON, A “BOA MÃE”           .MARY JANE WILSON, A “BOA MÃE”           .
MARY JANE WILSON, A “BOA MÃE” .
Colégio Santa Teresinha
 
PCOS corelations and management through Ayurveda.
PCOS corelations and management through Ayurveda.PCOS corelations and management through Ayurveda.
PCOS corelations and management through Ayurveda.
Dr. Shivangi Singh Parihar
 
Beyond Degrees - Empowering the Workforce in the Context of Skills-First.pptx
Beyond Degrees - Empowering the Workforce in the Context of Skills-First.pptxBeyond Degrees - Empowering the Workforce in the Context of Skills-First.pptx
Beyond Degrees - Empowering the Workforce in the Context of Skills-First.pptx
EduSkills OECD
 
Traditional Musical Instruments of Arunachal Pradesh and Uttar Pradesh - RAYH...
Traditional Musical Instruments of Arunachal Pradesh and Uttar Pradesh - RAYH...Traditional Musical Instruments of Arunachal Pradesh and Uttar Pradesh - RAYH...
Traditional Musical Instruments of Arunachal Pradesh and Uttar Pradesh - RAYH...
imrankhan141184
 
A Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdf
A Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdfA Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdf
A Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdf
Jean Carlos Nunes Paixão
 
LAND USE LAND COVER AND NDVI OF MIRZAPUR DISTRICT, UP
LAND USE LAND COVER AND NDVI OF MIRZAPUR DISTRICT, UPLAND USE LAND COVER AND NDVI OF MIRZAPUR DISTRICT, UP
LAND USE LAND COVER AND NDVI OF MIRZAPUR DISTRICT, UP
RAHUL
 
How to deliver Powerpoint Presentations.pptx
How to deliver Powerpoint  Presentations.pptxHow to deliver Powerpoint  Presentations.pptx
How to deliver Powerpoint Presentations.pptx
HajraNaeem15
 
Walmart Business+ and Spark Good for Nonprofits.pdf
Walmart Business+ and Spark Good for Nonprofits.pdfWalmart Business+ and Spark Good for Nonprofits.pdf
Walmart Business+ and Spark Good for Nonprofits.pdf
TechSoup
 
The Diamonds of 2023-2024 in the IGRA collection
The Diamonds of 2023-2024 in the IGRA collectionThe Diamonds of 2023-2024 in the IGRA collection
The Diamonds of 2023-2024 in the IGRA collection
Israel Genealogy Research Association
 
South African Journal of Science: Writing with integrity workshop (2024)
South African Journal of Science: Writing with integrity workshop (2024)South African Journal of Science: Writing with integrity workshop (2024)
South African Journal of Science: Writing with integrity workshop (2024)
Academy of Science of South Africa
 
বাংলাদেশ অর্থনৈতিক সমীক্ষা (Economic Review) ২০২৪ UJS App.pdf
বাংলাদেশ অর্থনৈতিক সমীক্ষা (Economic Review) ২০২৪ UJS App.pdfবাংলাদেশ অর্থনৈতিক সমীক্ষা (Economic Review) ২০২৪ UJS App.pdf
বাংলাদেশ অর্থনৈতিক সমীক্ষা (Economic Review) ২০২৪ UJS App.pdf
eBook.com.bd (প্রয়োজনীয় বাংলা বই)
 
Leveraging Generative AI to Drive Nonprofit Innovation
Leveraging Generative AI to Drive Nonprofit InnovationLeveraging Generative AI to Drive Nonprofit Innovation
Leveraging Generative AI to Drive Nonprofit Innovation
TechSoup
 
Wound healing PPT
Wound healing PPTWound healing PPT
Wound healing PPT
Jyoti Chand
 
ISO/IEC 27001, ISO/IEC 42001, and GDPR: Best Practices for Implementation and...
ISO/IEC 27001, ISO/IEC 42001, and GDPR: Best Practices for Implementation and...ISO/IEC 27001, ISO/IEC 42001, and GDPR: Best Practices for Implementation and...
ISO/IEC 27001, ISO/IEC 42001, and GDPR: Best Practices for Implementation and...
PECB
 
Chapter wise All Notes of First year Basic Civil Engineering.pptx
Chapter wise All Notes of First year Basic Civil Engineering.pptxChapter wise All Notes of First year Basic Civil Engineering.pptx
Chapter wise All Notes of First year Basic Civil Engineering.pptx
Denish Jangid
 
How to Setup Warehouse & Location in Odoo 17 Inventory
How to Setup Warehouse & Location in Odoo 17 InventoryHow to Setup Warehouse & Location in Odoo 17 Inventory
How to Setup Warehouse & Location in Odoo 17 Inventory
Celine George
 
PIMS Job Advertisement 2024.pdf Islamabad
PIMS Job Advertisement 2024.pdf IslamabadPIMS Job Advertisement 2024.pdf Islamabad
PIMS Job Advertisement 2024.pdf Islamabad
AyyanKhan40
 
Pengantar Penggunaan Flutter - Dart programming language1.pptx
Pengantar Penggunaan Flutter - Dart programming language1.pptxPengantar Penggunaan Flutter - Dart programming language1.pptx
Pengantar Penggunaan Flutter - Dart programming language1.pptx
Fajar Baskoro
 
Reimagining Your Library Space: How to Increase the Vibes in Your Library No ...
Reimagining Your Library Space: How to Increase the Vibes in Your Library No ...Reimagining Your Library Space: How to Increase the Vibes in Your Library No ...
Reimagining Your Library Space: How to Increase the Vibes in Your Library No ...
Diana Rendina
 
How to Make a Field Mandatory in Odoo 17
How to Make a Field Mandatory in Odoo 17How to Make a Field Mandatory in Odoo 17
How to Make a Field Mandatory in Odoo 17
Celine George
 

Recently uploaded (20)

MARY JANE WILSON, A “BOA MÃE” .
MARY JANE WILSON, A “BOA MÃE”           .MARY JANE WILSON, A “BOA MÃE”           .
MARY JANE WILSON, A “BOA MÃE” .
 
PCOS corelations and management through Ayurveda.
PCOS corelations and management through Ayurveda.PCOS corelations and management through Ayurveda.
PCOS corelations and management through Ayurveda.
 
Beyond Degrees - Empowering the Workforce in the Context of Skills-First.pptx
Beyond Degrees - Empowering the Workforce in the Context of Skills-First.pptxBeyond Degrees - Empowering the Workforce in the Context of Skills-First.pptx
Beyond Degrees - Empowering the Workforce in the Context of Skills-First.pptx
 
Traditional Musical Instruments of Arunachal Pradesh and Uttar Pradesh - RAYH...
Traditional Musical Instruments of Arunachal Pradesh and Uttar Pradesh - RAYH...Traditional Musical Instruments of Arunachal Pradesh and Uttar Pradesh - RAYH...
Traditional Musical Instruments of Arunachal Pradesh and Uttar Pradesh - RAYH...
 
A Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdf
A Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdfA Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdf
A Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdf
 
LAND USE LAND COVER AND NDVI OF MIRZAPUR DISTRICT, UP
LAND USE LAND COVER AND NDVI OF MIRZAPUR DISTRICT, UPLAND USE LAND COVER AND NDVI OF MIRZAPUR DISTRICT, UP
LAND USE LAND COVER AND NDVI OF MIRZAPUR DISTRICT, UP
 
How to deliver Powerpoint Presentations.pptx
How to deliver Powerpoint  Presentations.pptxHow to deliver Powerpoint  Presentations.pptx
How to deliver Powerpoint Presentations.pptx
 
Walmart Business+ and Spark Good for Nonprofits.pdf
Walmart Business+ and Spark Good for Nonprofits.pdfWalmart Business+ and Spark Good for Nonprofits.pdf
Walmart Business+ and Spark Good for Nonprofits.pdf
 
The Diamonds of 2023-2024 in the IGRA collection
The Diamonds of 2023-2024 in the IGRA collectionThe Diamonds of 2023-2024 in the IGRA collection
The Diamonds of 2023-2024 in the IGRA collection
 
South African Journal of Science: Writing with integrity workshop (2024)
South African Journal of Science: Writing with integrity workshop (2024)South African Journal of Science: Writing with integrity workshop (2024)
South African Journal of Science: Writing with integrity workshop (2024)
 
বাংলাদেশ অর্থনৈতিক সমীক্ষা (Economic Review) ২০২৪ UJS App.pdf
বাংলাদেশ অর্থনৈতিক সমীক্ষা (Economic Review) ২০২৪ UJS App.pdfবাংলাদেশ অর্থনৈতিক সমীক্ষা (Economic Review) ২০২৪ UJS App.pdf
বাংলাদেশ অর্থনৈতিক সমীক্ষা (Economic Review) ২০২৪ UJS App.pdf
 
Leveraging Generative AI to Drive Nonprofit Innovation
Leveraging Generative AI to Drive Nonprofit InnovationLeveraging Generative AI to Drive Nonprofit Innovation
Leveraging Generative AI to Drive Nonprofit Innovation
 
Wound healing PPT
Wound healing PPTWound healing PPT
Wound healing PPT
 
ISO/IEC 27001, ISO/IEC 42001, and GDPR: Best Practices for Implementation and...
ISO/IEC 27001, ISO/IEC 42001, and GDPR: Best Practices for Implementation and...ISO/IEC 27001, ISO/IEC 42001, and GDPR: Best Practices for Implementation and...
ISO/IEC 27001, ISO/IEC 42001, and GDPR: Best Practices for Implementation and...
 
Chapter wise All Notes of First year Basic Civil Engineering.pptx
Chapter wise All Notes of First year Basic Civil Engineering.pptxChapter wise All Notes of First year Basic Civil Engineering.pptx
Chapter wise All Notes of First year Basic Civil Engineering.pptx
 
How to Setup Warehouse & Location in Odoo 17 Inventory
How to Setup Warehouse & Location in Odoo 17 InventoryHow to Setup Warehouse & Location in Odoo 17 Inventory
How to Setup Warehouse & Location in Odoo 17 Inventory
 
PIMS Job Advertisement 2024.pdf Islamabad
PIMS Job Advertisement 2024.pdf IslamabadPIMS Job Advertisement 2024.pdf Islamabad
PIMS Job Advertisement 2024.pdf Islamabad
 
Pengantar Penggunaan Flutter - Dart programming language1.pptx
Pengantar Penggunaan Flutter - Dart programming language1.pptxPengantar Penggunaan Flutter - Dart programming language1.pptx
Pengantar Penggunaan Flutter - Dart programming language1.pptx
 
Reimagining Your Library Space: How to Increase the Vibes in Your Library No ...
Reimagining Your Library Space: How to Increase the Vibes in Your Library No ...Reimagining Your Library Space: How to Increase the Vibes in Your Library No ...
Reimagining Your Library Space: How to Increase the Vibes in Your Library No ...
 
How to Make a Field Mandatory in Odoo 17
How to Make a Field Mandatory in Odoo 17How to Make a Field Mandatory in Odoo 17
How to Make a Field Mandatory in Odoo 17
 

HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA

  • 1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ---------- KỶ YẾU HỘI THẢO MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA Sóc Trăng, ngày 25 tháng 12 năm 2016
  • 2. MỤC LỤC Trang MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÍ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA Tổ Vật lí – KTCN, Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai..................... 1 SỬ DỤNG “TRỤC THỜI GIAN” ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÍ 12 Trần Xuân Kế, Trường THPT Hoàng Diệu .......................................................... 6 MỘT SỐ LƯU Ý NHẰM GIÚP HỌC SINH ÔN LUYỆN VÀ LÀM TỐT BÀI TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÍ TRONG KỲ THI THPT QUỐC GIA Nguyễn Quốc Văn, Trường THPT Kế Sách ....................................................... 11 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ Châu Trường Thọ, Trường THPT Mỹ Xuyên .................................................... 15 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÍ ĐẠT KẾT QUẢ CAO Nguyễn Quí Đạo, Trường THPT Trần Văn Bảy................................................. 18 BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG YẾU KÉM TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN VẬT LÍ KHỐI 12 Bùi Thanh Nhã, Trường THPT Kế Sách............................................................. 22 XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA Tổ Vật Lí – KTCN, Trường THPT Phan Văn Hùng ......................................... 27 XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA Tổ Vật lí, Trường THPT Vĩnh Hải ..................................................................... 36 XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ THEO HƯỚNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VẬT LÍ THPT Nguyễn Văn Thắng, Lê Minh Hùng, Trường THPT Thuận Hoà ....................... 37 PHÂN TÍCH MA TRẬN ĐỀ THI MẪU MÔN VẬT LÍ KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 Trần Mộng Thu, Trương Văn Đực, Trường THPT Lương Định Của................ 49 DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ CHƯƠNG DAO ĐỘNG CƠ VÀ SÓNG CƠ - VẬT LÍ 12 Tổ Vật lí, Trường THPT Nguyễn Khuyến.......................................................... 60
  • 3. SỬ DỤNG BẢNG GHI NHỚ THỜI GIAN GIÚP HỌC SINH GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM DẠNG THỜI GIAN, QUÃNG ĐƯỜNG, LI ĐỘ, VẬN TỐC TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA Đặng Văn Hữu, Trường THPT Kế Sách.............................................................67 NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP KHI HỌC SINH LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÍ LỚP 12 Nguyễn Thanh Hồng, Trường THPT Huỳnh Hữu Nghĩa ...................................73 DAY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ CHƯƠNG DAO ĐỘNG CƠ VÀ CHƯƠNG SÓNG CƠ – VẬT LÍ 12 Tổ Vật lí, Trường THPT Phú Tâm......................................................................81 BÀI THAM LUẬN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ngô Minh Kết, Trường THPT Mai Thanh Thế...................................................83 DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ CHƯƠNG DAO ĐỘNG CƠ VÀ SÓNG CƠ VẬT LÍ LỚP 12 Nguyễn Thị Hồng Tươi, Trần Thị Hồng Trang, Trường THPT Mỹ Hương ......86 DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA CHỦ ĐỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ Giang Vũ Bảo, Trường THPT Ngã Năm ............................................................91 DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ CHƯƠNG DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ – VẬT LÍ 12 Tổ Vật lí, Trường THPT An Lạc Thôn...............................................................95 DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ CHƯƠNG DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU - DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ - VẬT LÍ 12 Tổ Vật lí, Trường THCS&THPT Thạnh Tân....................................................102 CÁC DẠNG BÀI TẬP “LẠ” TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 12 Dương Văn Trung, Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng................................108 DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ GIAO THOA VỚI ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC Tổ Vật lí, Trường THPT DTNT Huỳnh Cương................................................113 DẠY HỌC VẬT LÍ THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CỦA KÌ THI THPT QUỐC GIA - CHƯƠNG SÓNG ÁNH SÁNG Lâm Thái Nghiệp, Trường THPT Ngọc Tố ......................................................118
  • 4. DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ CHƯƠNG VẬT LÍ HẠT NHÂN – VẬT LÍ 12 Nguyễn Văn Nhật, Trường THPT Hòa Tú ....................................................... 123 DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ CHƯƠNG SÓNG ÁNH SÁNG VẬT LÍ HẠT NHÂN Ông Minh Thuyết, Trường THPT An Ninh...................................................... 129 VẬN DỤNG CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỂ GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN CHƯƠNG I DAO ĐỘNG CƠ VÀ CHƯƠNG VII VẬT LÍ HẠT NHÂN - VẬT LÍ 12 Nguyễn Bình Kha, Trường THPT Kế Sách...................................................... 136 DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ CHƯƠNG V SÓNG ÁNH SÁNG Tổ Vật lí – Tin học – KTCN, Trường THCS&THPT Tân Thạnh.................... 140 DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ CHƯƠNG DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU Lâm Phùng Hiệp, Trường THPT Văn Ngọc Chính.......................................... 149
  • 5. LỜI NÓI ĐẦU Nhằm quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong năm học 2016 – 2017 Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng tiếp tục xác định tạo sự đột phá trong hoạt động bằng việc chủ động, tích cực đổi mới quản lý và đặc biệt là đổi mới hoạt động dạy và học trong trường phổ thông, trong đó xác định kỳ thi THPT Quốc gia là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Trên tinh thần đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng đã có kế hoạch tổ chức nhiều Hội thảo chuyên đề trong đó có môn Vật lí với nội dung: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia”. Lâu nay giáo viên và học sinh đã quen với cách dạy và học môn Vật lí 12 theo hình thức thi trắc nghiệm. Tuy nhiên, trong kì thi năm nay đã có sự thay đổi về “vị trí” của môn Vật lí, cũng như thay đổi về số lượng câu hỏi trong đề thi và thời gian làm bài cũng được thay đổi tương ứng. Do đó, để đạt được kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia năm nay thì quá trình dạy và học môn Vật lí 12 cũng cần có sự đổi mới. Xuất phát từ thực tế hết sức cấp thiết như vậy, đòi hỏi đặt ra là phải có sự trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và cuối cùng là đi đến sự thống nhất chung trong toàn tỉnh và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia, qua đó giúp học sinh có thể đạt được kết quả cao nhất có thể trong kì thi THPT Quốc gia môn Vật lí. Trong quá trình chuẩn bị cho Hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được 27 tham luận từ các trường THPT, các trường THCS&THPT trong tỉnh gửi về. Trong quá trình biên tập, bước đầu Ban tổ chức đánh giá đây là những tham luận có chất lượng, có nhiều tham luận đã trình bày những nội dung mới lạ, qua đó thể hiện được tâm huyết cũng như tinh thần làm việc nghiêm túc của các tác giả. Nội dung của các tham luận tập trung vào những chủ đề chính như sau: - Một số giải pháp giúp học sinh làm bài thi trắc nghiệm đạt hiệu quả cao trong kì thi THPT Quốc gia môn Vật lí. - Xây dựng ma trận đề theo định hướng trắc nghiệm khách quan. - Dạy học theo chủ đề Chương Dao động cơ học và Chương Sóng cơ học – Vật lí 12. - Dạy học theo chủ đề Chương Dao động điện từ và Chương Điện xoay chiều – Vật lí 12. - Dạy học theo chủ đề Chương Sóng ánh sáng, Lượng tử ánh sáng và Vật lí hạt nhân – Vật lí 12. BAN BIÊN TẬP
  • 6. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÍ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA Tổ Vật lí - KTCN Trường THPT chuyên Nguyễn Thị Minh Khai TÓM TẮT Trong những năm gần đây, kết quả kì thi THPT Quốc gia môn Vật lí tại trường THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, Sóc Trăng đã đạt được những kết quả tương đối ổn định, góp phần làm tăng tỷ lệ đậu Đại học cho nhà trường. Kết quả đạt được của môn Vật lí tuy không quá cao, nhưng nó đánh giá được việc áp dụng các giải pháp giúp học sinh làm bài trắc nghiệm có hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc làm bài thi trắc nghiệm môn Vật lí cho học sinh trong kì thi THPT quốc gia. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trắc nghiệm là một hình thức thi đã và đang được áp dụng trong các kì thi quan trọng ở nước ta. Việc sử dụng bài tập trắc nghiệm trong dạy học và thi cử được thực hiện có hiệu quả trong những năm gần đây, nhất là từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến nghị các trường Đại học sử dụng bài tập trắc nghiệm trong việc ra đề thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng. Các câu hỏi trắc nghiệm cũng như các bài tập trắc nghiệm có lẽ không phải là điều quá mới mẻ đối với những người dạy và học Vật lí. Nhưng làm thế nào để học sinh làm bài thi trắc nghiệm đạt hiệu quả tốt nhất mới là vấn đề quan trọng mà giáo viên cần phải tìm tòi nghiên cứu. Mặt khác, qua cuộc khảo sát trên mạng gần đây cho thấy đa số học sinh lớp 12 vẫn chưa có kĩ năng làm bài trắc nghiệm đúng hướng, học sinh thường bị chi phối thời gian do lượng kiến thức quá nhiều và bao quát. Các em băn khoăn không biết phải làm thế nào để phát huy được hết năng lực của mình, đạt kết quả như ý muốn trong các kì thi sắp tới. Vậy, làm thế nào để học sinh làm bài thi trắc nghiệm môn Vật lí đạt hiệu quả cao nhất trong kì thi THPT quốc gia hàng năm là điều rất quan trọng. Với mong muốn học sinh làm bài thi tốt dẫn đến tỷ lệ đỗ đạt vào các trường Đại học và Cao đẳng càng cao, tôi đã mạnh dạn viết bài tham luận với đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh làm bài thi trắc nghiệm môn Vật lí đạt hiệu quả cao trong kì thi THPT Quốc gia”. 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. Thực trạng 2.1.1. Thuận lợi
  • 7. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 2 - Giáo viên rất quan tâm trong việc đổi mới kiểm tra đánh giá, có sự nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và vai trò của trắc nghiệm nên áp dụng phương pháp này ngày càng hiệu quả. - Được tập huấn và thường xuyên tự nghiên cứu, học hỏi nên phần lớn giáo viên có kĩ năng sử dụng trắc nghiệm do đó học sinh được rèn luyện nhiều hơn. - Trắc nghiệm được áp dụng ở tất cả các bài kiểm tra đảm bảo tính khách quan, bao quát toàn bộ kiến thức cho học sinh. 2.1.2. Khó khăn - Mất nhiều thời gian cho việc xây dựng ngân hàng câu hỏi, để có một bài trắc nghiệm có giá trị, đảm bảo độ khó, độ phân biệt, có thể phân hóa trình độ năng lực học sinh đòi hỏi giáo viên phải nắm vững chuyên môn và kĩ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm. - Những khó khăn của học sinh khi làm bài trắc nghiệm môn Vật lí. STT NỘI DUNG SỐ LƯỢNG 1 Chưa nắm vững hết kiến thức 58/100 2 Chưa có kĩ năng làm bài trắc nghiệm 18/100 3 Đề kiểm tra quá khó 12/100 4 Thời gian quá ngắn 6/100 5 Dễ gây ra sự căng thẳng mệt mỏi 4/100 6 Ý kiến khác 2/100 Qua bảng số liệu ta thấy khó khăn lớn nhất mà học sinh gặp phải là chưa nắm vững kiến thức, khó khăn này phản ánh ý thức, thái độ học tập của học sinh. Tuy nhiên điều này cũng dễ dàng khắc phục nếu học sinh có ý thức tự giác học tập cao, giáo viên thường xuyên trau dồi kiến thức cho các em. 2.2. Giải pháp làm bài thi trắc nghiệm có hiệu quả Hiện nay, hầu hết các môn học đều thi theo phương pháp trắc nghiệm. Để làm tốt bài thi trắc nghiệm, cần phải có những hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về hình thức thi rất phổ biến và hiệu quả này. Hãy cùng nhau tham khảo vài giải pháp giúp các em học sinh có thể làm tốt một bài thi trắc nghiệm. 2.2.1. Nắm vững các dạng câu trắc nghiệm Thi trắc nghiệm ở nước ta hiện nay là thi trắc nghiệm viết. Trắc nghiệm viết được chia thành hai dạng chính: trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan nhưng trắc nghiệm khách quan là chủ yếu. Trong trắc nghiệm khách quan có thể phân chia ra 5 kiểu câu hỏi: 1. Câu ghép đôi: Cho 2 cột nhóm từ, đòi hỏi thí sinh phải ghép đúng từng cặp nhóm từ ở hai cột với nhau sao cho phù hợp về nội dung. 2. Câu điền khuyết: Nêu một mệnh đề có khuyết một bộ phận, thí sinh
  • 8. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 3 phải nghĩ ra nội dung thích hợp để điền vào ô trống. 3. Câu trả lời ngắn: Là câu trắc nghiệm đòi hỏi chỉ trả lời bằng câu rất ngắn. 4. Câu đúng sai: Đưa ra một nhận định, thí sinh phải lựa chọn một trong hai phương án trả lời để khẳng định nhận định đó là đúng hay sai. 5. Câu nhiều lựa chọn: Đưa ra một nhận định và 4 - 5 phương án trả lời, thí sinh phải chọn để đánh dấu vào một phương án đúng hoặc phương án tốt nhất. 2. 2.2. Nhận diện nhanh câu dễ - câu khó Trong đề thi sẽ có câu dễ, câu khó, do đó, trước khi đặt bút làm các thí sinh nên dành vài phút để xác định xem câu nào dễ hơn, câu nào khó hơn. Ưu tiên những câu dễ làm trước, câu khó sẽ giải quyết sau. Nếu là đề thi trắc nghiệm thì việc này sẽ không mất quá nhiều thời gian cũng như công sức, tuy nhiên như khối A, 2/3 môn sẽ áp dụng hình thức thi trắc nghiệm thì việc xác định câu dễ, câu khó sẽ khó khăn hơn nhiều. Ngoài một kiến thức vững vàng ra thì các thí sinh cần phải nhanh nhạy nắm bắt các câu để có thể phân bổ thời gian làm bài một cách hợp lý. 2.2.3. Phân bổ thời gian Thông thường, một bài thi trắc nghiệm tuyển sinh ĐH, CĐ có 40 - 60 câu. Thời gian làm bài là 50- 90 phút. Như vậy, thí sinh có khoảng chưa đầy một phút để trả lời một câu hỏi. Nên bắt đầu làm bài từ câu số 1, lần lượt lướt nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi những câu chưa làm được. Lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề. Sau đó, quay trở lại giải tiếp nốt những câu đã “tạm thời” bỏ qua. Nên làm những câu tương đối dễ hơn, bỏ lại những câu khó để giải quyết lượt thứ ba, nếu còn thời gian. Thông thường, số điểm dành cho một câu hỏi khó và câu hỏi dễ là như nhau. Vì vậy, thí sinh không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi khó mà không còn thời gian để trả lời những câu hỏi dễ. 2.2.4. Đọc kĩ câu hỏi Mặc dù cần phải đọc nhanh câu hỏi để làm nhưng không có nghĩa các thí sinh được phép đọc lướt một cách cẩu thả. Nhiều bẫy rất nhỏ trong đề thi, chỉ khi đọc kĩ các thí sinh mới tìm ra được. Chẳng hạn câu hỏi “Hãy tìm câu trả lời không đúng trong những câu dưới đây”. Như vậy, nếu bạn chỉ đọc lướt qua mà không chú ý sẽ có thể bỏ sót chữ “không”, “không đúng” = “sai”, nhưng nếu chỉ chú ý tới chữ “đúng” cộng với kiến thức không chắc thì rất có thể bạn sẽ mất điểm câu đó một cách dễ dàng. Đáng tiếc chưa nào. Do đó, hãy luyện tập cách nhìn câu hỏi nhanh mà vẫn bao quát được cả câu hỏi. Nếu cần các thí sinh có thể đánh dấu những từ quan trọng trong đề, điều đó sẽ giúp bạn tránh được sai sót trong quá trình làm bài.
  • 9. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 4 2.2.5. Tránh tỉ mẩn, cần cù trong cách giải Nếu như tỉ mẩn, cần cù trong cách làm có thể giúp các em đạt điểm cao trong bài thi tự luận thì đó lại là bất lợi trong bài thi trắc nghiệm. Với số lượng câu hỏi nhiều, cộng với thời gian có hạn, nếu như các em quá cẩn thận viết hẳn ra giấy cách giải như thế nào thì sẽ rất tốn thời gian. Đề thi trắc nghiệm không đòi hỏi ở các em cách làm như thế nào mà chỉ cần biết kết quả cuối cùng mà bạn tô vào ô đáp án ra sao. Với 40 câu hỏi, chỉ trong 50 phút, nếu có thể các em hãy nhẩm trong đầu hoặc tốc kí viết ra nháp không cần theo từng bước giải như thế nào hay chữ phải đẹp mà chỉ cần ngắn gọn, dễ hiểu, tránh làm mất thời gian. 2.2.6. Phương pháp phỏng đoán và loại trừ Phỏng đoán là phương pháp phù hợp với những câu không chắc chắn về câu trả lời, việc phỏng đoán lôgic và kho học nhiều khi sẽ cho các bạn những câu trả lời chính xác. Trong trường hợp thí sinh có thời gian để suy nghĩ nhưng không chắc chắn về câu trả lời thì có thể dùng phương pháp loại trừ. Trong 4 câu trả lời, thí sinh có thể phân tích và tìm ra câu trả lời sai. Như vậy câu trả lời đúng sẽ nằm trong số còn lại. Nếu loại trừ được càng nhiều phương án trả lời sai thì xác suất trả lời đúng càng cao. 2.2.7. Phương châm làm bài “Thà tô nhầm còn hơn bỏ sót” Khi không thể trả lời được câu nào, cộng với thời gian còn rất ít thì đừng nên do dự. Do không bị trừ điểm nếu thí sinh chọn câu sai, nên trước khi hết giờ thi, các bạn cần chọn nhanh đáp án hợp lý nhất cho những câu chưa trả lời. Không nên để trống một câu nào, phải trả lời tất cả các câu. Mỗi câu đều có điểm, cho nên bỏ câu nào là mất điểm câu đó. Để có cơ hội giành điểm cao nhất, các bạn phải tô các phương án trả lời theo phương châm thà tô nhầm còn hơn bỏ sót. Ví dụ: bạn điền tất cả các đáp án là B. Như vậy, trong 10 câu, có thể có ít nhất 1->3 câu sẽ có đáp án B, bạn hoàn toàn có thể ghi điểm một cách may mắn. 2.2.8. Quan trọng nhất là thường xuyên làm đề thi trắc nghiệm Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại sách nâng cao, tham khảo, đề thi, các em học sinh có thể tới các hiệu sách mua về và rèn cho mình thói quen thường xuyên luyện đề. Điều này giúp bạn nắm rõ được kiểu ra đề như thế nào, trọng tâm nên học ở đâu hay đơn giản là biết được cách gài bẫy trong mỗi đề ra sao. Tuy nhiên, các em nên tránh tình trạng học lan man. Khi tự giải xong rồi thì có thể kiểm tra lại đáp án ở đằng sau, nếu cảm thấy đó là kiến thức quan trọng và mình chưa biết thì nên ghi và học lại nhưng không nên quá tham lam khi thấy phần đó đề thi có thể rơi vào thì phần na ná, liên quan đến đó cũng có thể mà ôm đồm một lúc một mớ kiến thức với quan niệm “thừa còn hơn thiếu”. Điều đó chỉ khiến bạn bị rối loạn, không tập trung được vào phần chính mà thôi.
  • 10. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 5 3. KẾT LUẬN Hầu hết tất cả giáo viên đã có sự nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và vai trò của phương pháp trắc nghiệm, hiểu được những thuận lợi và khó khăn khi cho học sinh làm bài thi trắc nghiệm, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả làm bài thi trắc nghiệm môn Vật lí cho học sinh trong kì thi THPT Quốc gia. Với những giải pháp như trên, trong những năm gần đây bộ môn Vật lí của trường THPT chuyên đã đạt được kết quả tương đối cao, nhiều em đỗ vào các trường Đại học, nâng tỷ lệ đỗ đại học của toàn trường lên so với các năm trước. Trên đây chỉ là một số giải pháp và một vài kinh nghiệm nhỏ mà chúng tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy, ôn luyện cho các em thi Đại học. Chắc chắn rằng nhiều đồng nghiệp sẽ có những ý kiến và giải pháp khác quí giá hơn. Rất mong nhận được sự trao đổi và giúp đỡ của các đồng nghiệp, để chúng tôi có thể làm tốt hơn công việc của mình góp phần vào thành tích của nhà trường và sự nghiệp giáo dục của địa phương.
  • 11. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 6 SỬ DỤNG “TRỤC THỜI GIAN” ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÍ 12 Trần Xuân Kế Trường THPT Hoàng Diệu Theo phương án tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố thì Vật lí là một trong ba môn thi của bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (KHTN). Đề thi môn Vật lí gồm 40 câu trắc nghiệm và thời gian làm bài 50 phút, như vậy thời gian trung bình để làm mỗi câu là 1,25 phút. Nếu so với đề thi chính thức môn Vật lí của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 thì đề thi năm 2017 có số lượng câu trắc nghiệm giảm đi 10 câu nhưng thời gian làm bài giảm 40 phút. Cũng theo phương án này thì đề thi vẫn phải có câu hỏi phân hóa phục vụ cho xét tuyển Đại học, Cao đẳng. Với thời gian có thể nói là “hạn hẹp” như vậy rõ ràng để làm tốt bài thi môn Vật lí kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 đòi hỏi thí sinh không những vững về kiến thức Vật lí mà còn phải có một kỹ năng làm bài tốt (đặc biệt là kỹ năng giải nhanh bài trắc nghiệm) mới có thể hoàn thành tốt bài làm của mình. Việc ứng dụng vòng tròn lượng giác để giải nhanh các bài toán vật lí liên quan đến thời gian đã và đang được giáo viên, học sinh sử dụng bởi những tính ưu việt của nó. Tuy nhiên, khi sử dụng vòng tròn lượng giác thì học sinh (đặc biệt là học sinh trung bình và yếu) gặp không ít những khó khăn do hạn chế về mặt toán học. Để giúp học sinh có thể giải nhanh một số bài toán Vật lí liên quan đến thời gian tôi đã tiến hành hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng “Trục thời gian” từ đó áp dụng cụ thể vào trong quá trình học tập giúp các em giải nhanh các câu trắc nghiệm và hoàn thành tốt bài kiểm tra Vật lí của mình ở các kỳ kiểm tra, kỳ thi THPT Quốc gia các năm qua. I. XÂY DỰNG “TRỤC THỜI GIAN” Để học sinh có thể hiểu về “Trục thời gian” và sử dụng chúng một cách có hiệu quả vào trong học tập thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây dựng được “Trục thời gian” ngay từ chương Dao động Cơ học bằng cách cho học sinh giải bài tập liên quan đến thời gian trên các đoạn của trục với các vị trí đặc biệt như:{biên (± A ), cân bằng(O), A 2  , A 2 2  , A 3 2  , max v  max 2 v  , max 2 2 v  , max 3 2 v  , max a  max 2 a  , max 2 2 a  , max 3 2 a  3 t W W  ñ , t W W  ñ , 3 t W W  ñ … từng bước hình thành trục thời gian như hình dưới đây. Giáo viên không nên đưa ra ngay trục thời gian mà nên để học sinh tự giải bài tập và hoàn thiện dần trục thời gian; có như vậy thì học sinh mới có thể hiểu sâu và vận dụng tốt trục thời gian này để giải nhanh bài tập một cách có hiệu quả.
  • 12. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 7 Không chỉ dừng lại ở chương Dao Động Cơ Học, khi dạy đến các chương Dòng Điện Xoay Chiều, Dao Động Và Sóng Điện Từ giáo viên có thể mở rộng “Trục thời gian” trên để giúp học sinh giải nhanh một số bài tập trắc nghiệm của các chương này liên quan đến thời gian với các vị trí đặc biệt. II. SỬ DỤNG “TRỤC THỜI GIAN” ĐỂ GIẢI NHANH MỘT SỐ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 12 Câu 1: (ĐH 2009) Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ dao động điều hòa theo phương ngang với tầnsố góc 10 rad/s. Biết rằng khi động năng và thế năng (mốc ở vị trí cân bằng của vật) bằng nhau thì vận tốc của vật có độ lớn bằng 0,6 m/s. Biên độ dao động của con lắc là A. 6cm. B. 6 2 cm. C. 12cm. D. 12 2 cm. Giải: Khi max t .10 W W 0,6 0,06 2( ) 6 2( ) 2 2 ñ v A v A m cm          -A O +A t W W  ñ 3 t W W  ñ 3 t W W  ñ 3 t W W  ñ 3 t W W  ñ t W W  ñ max 2 2 v  max v  ; 0 W W  ñmax t max 2 v  max 3 2 v  max 3 2 v  max 2 2 v  max 2 v 
  • 13. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 8 Câu 2: (ĐH 2010) Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 5 cm. Biết trong một chu kì, khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn gia tốc không vượt quá 100 cm/s2 là 3 T . Lấy 2 =10. Tần số dao động của vật là A. 4 Hz. B. 3 Hz. C. 2 Hz. D. 1 Hz. Giải: Theo đề max 2 a a   2 2 5.4 . 100 1( ) 2 f f Hz     Câu 3: (CĐ 2011) Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 1m dao động điều hòa với biên độ góc 20 rad  tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2 . Lấy π2 = 10. Thời gian ngắn nhất để con lắc đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có li độ góc 3 40 rad  là A. 1 3 s B. 1 2 s C. 3 s D. 3 2 s Giải: Theo đề 0 3 3 40 2       2 1 2 2 1 ( ) 6 6 6 3 l g T t s        Câu 4: (ĐH 2011) Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox với biên độ 10 cm, chu kì 2 s. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Tốc độ trung bình của chất điểm trong khoảng thời gian ngắn nhất khi chất điểm đi từ vị trí có động năng bằng 3 lần thế năng đến vị trí có động năng bằng 1/3 lần thế năng là A. 26,12 cm/s. B. 21,96 cm/s. C. 7,32 cm/s. D. 14,64 cm/s. Giải: 3 10 3 10 2 2 2 2 21,96 ( / ) 2 12 12 tb A A s v cm s T t       12 T t  max a O max 2 a max 3 2 a max 2 2 a max 2 a  max 2 2 a  max 3 2 a  max a  12 T t  12 T t  12 T t  0   O 0 2   0 3 2   0 2 2   0 2  0 2 2  0 3 2  0   6 T t  O +A -A t W W  ñ 3 t W W  ñ 3 t W W  ñ 2 A  3 2 A  2 2 A  2 A 2 2 A 3 2 A 3 t W W  ñ 3 t W W  ñ t W W  ñ ; 0 W W  ñmax t 12 T 12 T
  • 14. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 9 Câu 5: (CĐ 2012) Con lắc lò xo gồm một vật nhỏ có khối lượng 250g và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ 4 cm. Khoảng thời gian ngắn nhất để vận tốc của vật có giá trị từ -40cm/s đến 40 3 cm/s là A. 40  s. B. 120  s. C. 20  . D. 60  s. Giải : 100 10 20( / ) ( ) ( ) 0,25 10 12 6 4 4 40 K T T T rad s T s t s m                Câu 6: (ĐH 2014) Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 14cm với chu kì 1s. Từ thời điểm vật qua vị trí có li độ 3,5cm theo chiều dương đến khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu lần thứ hai, vật có tốc độ trung bình là A. 27,3cm/s. B. 28,0cm/s. C. 27,0cm/s. D. 26,7cm/s. Giải: 4,5 4,5.7 27 ( / ) 7.1 6 6 tb s A v cm s T t T      Câu 7: (ĐH2014) Tại thời điểm t, điện áp 200 2 cos(100 ) 2 u t     (trong đó u tính bằng V, t tính bằng s) có giá trị 100 2 (V) và đang giảm. Sau thời điểm đó 1 300 s , điện áp này có giá trị là A. 100V. B. 100 3 . V C. 100 2 . V  D. 200 V. Giải: 0 1 ( ) 100 2 (V) 300 6 2 U T t s u         Câu 8: (ĐH 2011) Trong một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Thời gian ngắn nhất để năng lượng điện trường giảm từ giá O max 3 2 v  max 2 v  max 2 2 v  max 3 2 v  max 2 2 v  max 2 v  max v  12 T 1 v = - 40(cm/s) 2 v = 40 3(cm/s) 6 T 0 v  0 v  O max a max 2 a max 3 2 a max 2 2 a max 2 a  max 2 2 a  max 3 2 a  max a  2 T 2 T   6 T O 0 U  0 2 U  0 3 2 U  0 2 2 U  0 2 U 0 2 2 U 0 3 2 U 0 U 6 T
  • 15. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 10 trị cực đại xuống còn một nửa giá trị cực đại là 1,5.10-4 s. Thời gian ngắn nhất để điện tích trên tụ giảm từ giá trị cực đại xuống còn một nửa giá trị đó là A. 2.10-4 s. B. 3.10-4 s. C. 6.10-4 s. D. 12.10-4 s. Giải: Theo đề: 4 4 1,5.10 ( ) 12.10 ( ) 8 T s T s      Thời gian cần tìm: 4 4 12.10 2.10 ( ) 6 6 T t s       III. KẾT LUẬN Một trong những hạn chế lớn nhất khi sử dụng trục thời gian này là nếu đại lượng khảo sát không phải là các giá trị đặc biệt thì ta không thể xác định được đại lượng cần tìm. Tuy nhiên đa số các bài toán trắc nghiệm xuất hiện trong các đề thi có nội dung liên quan đến thời gian chủ yếu đề cập đến các vị trí đặc biệt. Vì vậy việc sử dụng “Trục thời gian” để giúp học sinh (đặc biệt là học sinh hạn chế về mặt toán học) giải nhanh một số bài tập trắc nghiệm Vật lí 12 có thể xem như là một trong những giải pháp giúp học sinh làm tốt bài thi của mình. O T 6 0 2 Q 0 2 2 Q 0 3 2 Q 0 Q max ñ W ñ t W W  3 ñ t W W  T 8
  • 16. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 11 MỘT SỐ LƯU Ý NHẰM GIÚP HỌC SINH ÔN LUYỆN VÀ LÀM TỐT BÀI TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÍ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA Nguyễn Quốc Văn Trường THPT Kế Sách I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Bộ GDĐT kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017, mỗi thí sinh sẽ làm ít nhất 4 bài thi, trong đó có bài thi Khoa học Tự nhiên làm tổ hợp của 3 môn học Vật lí, Hóa học và Sinh học. Thực tế cho thấy, trong ba môn này thì đa phần học sinh cho rằng Vật lý là môn dễ lấy điểm nhất, học sinh thường tự tin hơn hai môn còn lại, thậm chí nhiều học sinh tin rằng Vật lí sẽ là môn “gỡ điểm” cho những môn kia và giúp các em nâng cao tổng điểm xét tuyển. Ở một góc độ nào đó thì cũng có phần đúng đối với những học sinh chỉ cần đạt điểm trung bình để xét tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, nếu học sinh muốn đạt điểm cao (từ 8,0 điểm trở lên) để xét tuyển vào các trường Đại học thì đòi hỏi ở học sinh phải có kiến thức vững vàng, kỹ năng làm bài tốt, đặc biệt là phải có thêm một số thủ thuật thì mới có thể hoàn thành tốt bài thi trong giới hạn thời gian quy định. Sau đây tôi chia sẻ một vài kinh nghiệm trong việc giúp học sinh ôn luyện và làm tốt bài thi môn Vật lí trong kỳ thi THPT Quốc gia. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Một số lưu ý để học tốt môn Vật lí - Chăm chú nghe thầy cô giảng bài. Trước tiên, để có thể hiểu rõ những vấn đề trong môn Vật lý, học sinh phải chăm chú nghe giảng. Những kiến thức do giáo viên truyền đạt là cơ sở để học sinh hiểu và có thể làm được bài tập, giúp các em xử lý nhanh các câu hỏi lý thuyết dễ dàng khi gặp trong đề thi. - Cần nắm vững kiến thức giáo khoa.Vì các đáp án trong các câu hỏi lí thuyết thường “na ná” nhau, rất khó để phân biệt. Do đó, nếu không nắm chắc các tính chất, định nghĩa, định luật… sẽ không thể chọn được đáp án đúng. - Nhớ chính xác các công thức trong sách giáo khoa, các đại lượng trong từng công thức, các đơn vị đo kèm theo và cách đổi các đơn vị. Việc nhớ rõ công thức là điều rất quan trọng. Vì nếu học sinh không nhớ công thức tất nhiên sẽ không thể làm bài tập, nhớ sai công thức thì kết quả bài làm sẽ sai. Muốn nhớ được những công thức mới phải làm bài tập nhiều, càng nhiều càng tốt. Trong lúc làm vẫn lấy công thức ra xem. Như vậy vừa hiểu rõ công thức, vừa biết áp dụng đúng và nhớ công thức lâu. Trong sách giáo khoa, để cho dễ hiểu, người viết thường đưa ra những công thức rút gọn cho những trường hợp đặc biệt từ một công thức tổng quát. Và điều này giúp chúng ta làm câu hỏi trắc nghiệm nhanh hơn.
  • 17. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 12 - Biết liên hệ giữa các công thức Vật lí để tìm ra được công thức có chứa đại lượng phải tìm. Vì trong đề thi của Bộ, có những câu hỏi phải sử dụng đến hai hoặc ba công thức mới cho ra được kết quả cuối cùng. - Biết liên hệ kiến thức giữa các chương có liên quan với nhau. Ví dụ các chương 1, 2, 3, 4 trong sách giáo khoa chương trình chuẩn đều sử dụng phương trình dao động, do đó có thể sử dụng cách tính thời gian của chương 1 để tính điện áp tức thời trong chương 3; liên hệ giữa dao động điện từ và dao động điều hòa; sự tương tự giữa giao thoa sóng trên mặt nước và giao thoa ánh sáng,... - Kết hợp kiến thức Vật lí lớp 10 và lớp 11 để giải các bài tập Vật lý lớp 12 cũng như kiến thức của các môn khác, đặc biệt là môn Toán và Hóa để giải bài toán Vật lý. Ví dụ như sử dụng kiến thức về lực hướng tâm, lực tĩnh điện, lực Lorentz để giải bài toán Electron trong nguyên tử Hyđrô; sử dụng các kiến thức về chuyển động của vật bị ném, các kiến thức về định luật bảo toàn, đặc biệt là định luật bảo toàn động lượng và năng lượng để giải bài toán Vật lí hạt nhân,... - Tìm tòi thêm nguồn tài liệu mới. Các nội dung kiến thức trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa học sinh cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo. Đọc thêm nhiều sách giúp học sinh nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa. (phải lựa chọn các sách có độ tin cậy cao, dựa trên sự giới thiệu hoặc có sự kiểm tra của giáo viên). - Sau mỗi mỗi dạng toán, mỗi chương hoặc mỗi chủ đề, học sinh phải tự luyện tập và tự đánh giá được kiến thức mà mình đã tiếp thu được thông qua các dạng bài tập tương tự, các đề ôn luyện (có sự thẩm định của giáo viên). Sau khi tự làm xong, đối chiếu với đáp án, với những câu đúng kiến thức được khắc sâu, với những câu làm sai, phải tìm nguyên nhân, để từ đó có những suy nghĩ, định hướng đúng đắn. Những nhận thức còn mơ hồ, chưa đúng được tháo gỡ, kiến thức lại được khắc sâu. 2. Một số kỹ năng ôn tập môn Vật lí * Kỹ năng ôn tập lý thuyết Vật lí Các câu hỏi lý thuyết thường chiếm khoảng 30% đến 40% số lượng câu hỏi của đề thi, đặc biệt trong những năm qua các câu hỏi lý thuyết này tương đối dễ và cũng thường lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đề thi nên học sinh cần phải hết sức chú trọng nắm vững kiến thức giáo khoa để làm tốt các câu hỏi lý thuyết này. Khi ôn tập phần lý thuyết, học sinh cần chú ý đến những yếu tố cơ bản sau: - Trước hết cần ôn tập theo chủ đề, theo chương hoặc theo bài, sao cho hiểu và nhớ đến thuộc từng đơn vị kiến thức cơ bản. - Lập các bảng so sánh các kiến thức có sự tương tự. - Thiết lập các hình vẽ, các chủ đề kiến thức giúp học sinh khắc sâu kiến thức, dễ tái hiện, dễ vận dụng, dễ liên hệ các kiến thức với nhau. * Kỹ năng ôn tập phần bài tập
  • 18. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 13 Với phần bài tập, học sinh cần dựa theo các chuyên đề chia dạng toán và phương pháp làm tương ứng theo các cấp độ bài tập. Đồng thời, thường xuyên ôn tập các dạng toán và cách làm để không quên. 3. Một số chú ý để có thể làm tốt đề thi THPT Quốc gia Nếu các đề thi tự luận thường tập trung vào vấn đề lớn, trọng tâm, có tính hệ thống thì các đề thi trắc nghiệm có thể đề cập, khai thác tất cả chi tiết của bài học trong sách giáo khoa, những điều mà đề thi tự luận rất ít hoặc không đề cập đến. Do vậy học sinh không nên bỏ qua bất kỳ một chi tiết nào trong sách giáo khoa. Do đó, học sinh phải thật sự nắm chính xác các định luật Vật lí, các định nghĩa, công thức. Hãy tự tóm tắt thật ngắn gọn, nhưng đầy đủ kiến thức Vật lí cần thiết, đặc biệt là bảng tóm tắt công thức, hằng số Vật lí thường gặp. Đặc biệt nên chú ý các vấn đề sau: - Chú ý về đơn vị, thứ nguyên và tính hợp lý của kết quả: Khi làm xong các phép tính, cần lưu ý đơn vị ở câu trả lời của đề thi, cân nhắc xem đáp số có phù hợp với thực tế không. Hãy chú ý về đơn vị và cách viết kết quả theo quy tắc khoa học. - Để ý đến các sơ đồ mạch điện và các câu hỏi về đồ thị: Dạng câu hỏi này ít được quan tâm trong các kỳ thi tự luận nhưng sẽ xuất hiện nhiều trong bài thi trắc nghiệm. Do các hiện tượng Vật lí xảy ra theo quy luật nhất định nên có thể tìm thấy bài toán đồ thị ở nhiều nội dung của chương trình. Kỹ năng đọc và vẽ đồ thị đối với học sinh phổ thông hiện nay có thể nói là khá yếu. Nên giáo viên cần giúp học sinh rèn luyện các dạng tập loại này nhiều hơn. - Chú ý đến các hiện tượng Vật lí và ứng dụng trong thực tế: Đề thi trắc nghiệm sẽ khai thác tối đa các hiện tượng, khái niệm hoặc công thức mà học sinh do chưa nắm kỹ dễ bị nhầm lẫn. Muốn không bị nhầm lẫn, điều quan trọng là phải hiểu bản chất các hiện tượng. Đặc biệt, học sinh phải chú trọng đến bài thí nghiệm thực hành. Môn Vật lý có rất nhiều công thức, việc học thuộc ở một số học sinh là điều khá khó khăn. Vì vậy để học thuộc được tất cả công thức đó học sinh phải hiểu được bản chất của từng công thức, và phải chú ý gắn nó với thực tế. 4. Một số lưu ý khi làm bài trắc nghiệm môn Vật lí Vì hiện nay đề thi được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, có thể thấy phân thành hai phần khá rõ rệt, phần đầu là những câu hỏi khá dễ (chiếm khoảng 60%) và phần còn lại là những câu hỏi khó hơn. Nên khi làm bài học sinh cũng nên làm những câu dễ trước, sau đó mới làm các câu khó, chứ chúng ta không nên đọc lướt toàn bộ đề thi như trước kia. Cụ thể như sau: Đọc kỹ và hoàn thành nhanh và chính xác khoảng 60% câu hỏi dễ. Cố gắng sử dụng các phương pháp trắc nghiệm nhanh, hoàn thành mỗi câu trong khoảng 30 giây, và khoanh xong các câu trong trong thời gian ngắn nhất có thể. Để thực hiện được điều này, thí sinh cần phải nắm chắc lý thuyết, các định nghĩa công thức Vật lý trong sách giáo khoa và phải sử dụng thành thạo các thao tác trên máy tính Casio để bấm nhanh đáp số. Sau đó đọc lướt qua các câu hỏi
  • 19. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 14 còn lại, lựa chọn câu nào có thể giải nhanh được thì tập trung làm trước. Trong khoảng 40% câu hỏi khó, hầu như ít có câu hỏi lý thuyết đơn thuần và các công thức sẵn có, mà đề thi đòi hỏi thí sinh cần phải suy luận logic và biến đổi công thức mới có thể làm tốt. Thí sinh phải chắc chắn làm câu nào là chính xác câu đó, với những câu khó quá, không làm nhanh được thì để lại sau cùng. Áp dụng các mẹo “đánh lụi” để qua bài câu hỏi khó Nếu còn nhiều câu hỏi khó chưa làm được mà đã sắp hết thời gian làm bài thì thí sinh có thể cân nhắc sự phân bố các đáp án A, B, C, D của các câu đã làm được, với điều kiện chắc chắn các đáp án này là đúng. Đáp án nào ít xuất hiện nhất thì khả năng khoanh đáp án đó sẽ có khả năng đúng cao hơn những đáp án khác. Nếu không còn thời gian để phân tích các đáp án, thí sinh có thể khoanh đáp án theo trực giác. Lưu ý, không nên bỏ qua bất kỳ câu hỏi nào. III. KẾT LUẬN Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sự nỗ lực học tập nghiêm túc, cộng với những phương pháp ôn luyện phù hợp, những kỹ năng cần thiết cũng như những chiến thuật nhỏ khi làm bài sẽ giúp học sinh có thể đạt điểm cao môn Vật lí trong kỳ thi THPT Quốc gia. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy của mình. Chắc chắn rằng quý đại biểu còn có những giải pháp, những sáng kiến khác quí giá hơn rất nhiều. Rất mong được sự trao đổi, góp ý của quý đại biểu tôi có thể tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hơn nữa.
  • 20. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 15 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ Châu Trường Thọ Trường THPT Mỹ Xuyên I. Đặt vấn đề Trong năm học 2016-2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 4818/BGDĐT- KĐCLGD quy định về phương án tổ chức thi THPT Quốc gia năm 2017. Theo đó, ngoài môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, còn lại các môn Toán, Ngoại ngữ, tổ hợp các môn Khoa học xã hội (Sử, Địa, GDCD) và tổ hợp các môn Khoa học tự nhiên (Lí, Hóa, Sinh) đều thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan TNKQ. Mặc dù từ năm học 2007-2008 đến nay hình thức TNKQ đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng trong các kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh vật, Ngoại ngữ nên việc giảng dạy theo hình thức trắc nghiệm đã được các giáo viên và học sinh vận dụng khá quen thuộc, nhưng trong năm học này các môn Vật lí, Hóa, Sinh không thi độc lập mà được gộp thành bộ môn KHTN do đó áp lực khi làm bài là khá lớn, bởi vì lượng kiến thức vận dụng trong thời gian làm bài là khá nhiều. Đặc biệt, đối với hình thức trắc nghiệm khách quan: Khó khăn lớn nhất đối với học sinh là áp lực thời gian bởi học sinh phải vận dụng cả kiến thức của môn học và kĩ năng giải bài tập để tìm ra đáp án đúng nhất, trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Đây cũng là điều tương đối khó khăn với học sinh. Trên cơ sở đó, tổ Vật lí - Công nghệ Trường THPT Mỹ Xuyên xin gửi đến Hội nghị chuyên đề môn Vật lí bài tham luận “Một số kinh nghiệm giúp học sinh làm bài thi trắc nghiệm đạt hiệu quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia môn Vật lí”. Với mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm cùng quí đồng nghiệp, nhằm từng bước nâng cao chất lượng bộ môn. II. Nội dung vấn đề 1. Thực trạng Mặc dù đã khá quen thuộc với cách làm bài thi TNKQ, nhưng việc thay đổi cách thi như hiện nay cũng gây tâm lí hoang mang, lo lắng cho học sinh khi làm bài trắc nghiệm môn KHTN. Dưới đây là những kinh nghiệm giúp các em có thể làm bài tốt hơn. 2. Kinh nghiệm làm bài thi TNKQ đạt hiệu quả a. Thay đổi cách học
  • 21. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 16 Hiện nay có một số học sinh có tư tưởng là thi TNKQ thì không phải học bài nhiều, chỉ cần xem khái quát kiến thức rồi dựa vào đáp án có sẵn mà lựa chọn phương án đúng. Điều này dễ dẫn đến tư tưởng ỉ lại, lười biếng và thiếu sự chuẩn bị. Đây là một tư tưởng sai lầm, việc làm bài thi dưới dạng TNKQ đòi hỏi học sinh phải học nhiều, hiểu rõ từng vấn đề, bởi vì kiến thức bài thi thường dàn trải tất cả chương trình học, nên không thể học “tủ”, mà phải học nhiều, làm nhiều dạng bài tập khác nhau sẽ giúp ích rất nhiều trong việc làm bài. Và đối với các bài tập TNKQ không cần phải giải dài dòng mà phải tìm cách giải ngắn nhất và nhanh nhất. Giải nhanh và chính xác là chìa khóa giúp các em thành công. b. Phân bổ thời gian khi làm bài Đối với bài thi TNKQ chúng ta không nên quá tập trung vào một câu hỏi, bởi vì thời gian dành cho mỗi câu hỏi là rất ít, nếu ta quá tập trung vào một câu hỏi nào đó thì vô tình ta đã bỏ qua rất nhiều câu hỏi sau. c. Tập trả lời câu hỏi ngay khi đọc dẫn Khi đọc câu dẫn thì trong đầu nên có luôn câu trả lời, sau đó ta hãy xem đáp án nếu đáp án đúng như suy nghĩ thì việc lựa chọn sẽ dễ dàng. Mặt khác việc trả lời trước khi đọc đáp án sẽ giúp các em không bị “sa” vào những đáp án gần đúng và việc lựa chọn phương án đúng khi đó sẽ dễ dàng hơn. d. Nên chú ý đến những câu lựa chọn phương án sai Ở dạng câu hỏi này các em nên chú ý, bởi vì các đáp án sẽ có nhiều đáp án đúng và chỉ có một đáp sai nên các em dễ chọn nhầm vào đáp án đúng. Đặc biệt trong hai phương án đối lập nhau về kiến thức thì chắc chắn có một phương án sai. e. Cần phải biết cách quy đổi đơn vị Đối với các câu hỏi tính toán thì các đáp án thường được quy đổi ra các đơn vị cho phù hợp, nên học sinh cần phải chú ý đến các thứ nguyên của đơn vị để lựa chọn phương án đúng. f. Làm câu dễ trước, câu khó sau và không nên bỏ trống câu trả lời Trước hết các em cần đọc lướt qua đề, câu nào dễ có thể trả lời ngay, câu khó thì lướt qua. Sau khi đã trả lời hết các câu dễ thì quay lại các câu khó, và nếu câu hỏi quá khó mà không thể giải được thì nên lựa chọn đáp án nào mà trong bài ít xuất hiện nhất thì tỉ lệ đúng sẽ cao hơn là ta khoanh đại mà không suy nghĩ. Và nhớ là không nên bỏ trống câu hỏi nào, vì thi TNKQ thì yếu tố may mắn sẽ góp phần giúp các em thành công khi làm bài. g. Hay làm sẽ quen tay Đối với mỗi phương án thi, dù là phương án nào thì các em nên chuẩn bị thật kĩ, làm thật nhiều dạng bài tập khác nhau. Bởi vì ông, bà ta có câu “trăm hay không bằng quen tay” đều này sẽ giúp các em giải nhanh và chính xác.
  • 22. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 17 h. Tập thói quen sử dụng thành thạo máy tính cầm tay Việc sử dụng thành thạo máy tính cầm tay sẽ giúp ích rất nhiều cho các em trong việc giải nhanh các bài toán Vật lí. Có một số bài tập nếu giải theo trình tự ta phải mất nhiều thời gian, trong khi đó nếu sử dụng máy tính thì ta chỉ cần một vài thao tác là có thể tìm được đáp án. Tuy nhiên, khi bấm máy tính không nên chia ra quá nhiều bước để tính, điều này dễ dẫn đến sai số khi chọn kết quả. i. Sử dụng giấy nháp khi làm bài Đây là cách làm rất hiệu quả, khi làm bài các em nên tập thói quen ghi lại các suy nghĩ để có thể dựa vào đó mà trả lời. Đặc biệt, đối với các câu hỏi lý thuyết như đại lượng này thay đổi, đại lượng kia sẽ như thế nào? Đây là dạng câu hỏi đơn giản nhưng học sinh thường chọn sai vì các em thường nhẫm trong đầu và chọn mà ít chịu ghi chép. Do đó,việc ghi lại công thức trên giấy nháp sẽ giúp các em trả lời chính xác hơn. j. Tâm lí vững vàng trước khi thi Lo lắng, hồi hộp là tâm lí thường hay gặp phải trước khi thi. Đó có thể là do các em chưa chuẩn bị tốt kiến thức, thiếu tự tin vào bản thân, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bài thi. Do đó, trang bị cho mình một kiến thức vững vàng, bình tĩnh, tự tin và đừng quá gây áp lực cho bản thân sẽ giúp các em làm bài hiệu quả hơn. III. Kết luận Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đối với các môn thi trắc nghiệm mỗi học sinh có một đề riêng (không giống nhau, nhưng mức độ tương đồng) theo cấu trúc từ dễ đến khó. Cho nên chúng ta cần trang bị cho các em học sinh kiến thức chuẩn kỹ năng và kinh nghiệm làm bài để đạt kết quả tốt nhất. Cần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan với mục đích: 1. Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên trung học phổ thông về kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo quy trình chuẩn hóa. 2. Nâng cao năng lực cho giáo viên về việc tổ chức hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Tôi tin tưởng rằng những thay đổi của ngành để phù hợp với quy luật phát triển của xã hội vì mục tiêu giáo dục toàn diện và lợi ích của học sinh. Chúng ta nên có tâm thế thật tốt, trang bị cho học sinh một nền tảng kiến thức vững vàng, bình tĩnh, tự tin thì thi cử sẽ không còn là áp lực đối với mỗi học sinh.
  • 23. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 18 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÍ ĐẠT KẾT QUẢ CAO Nguyễn Quí Đạo Trường THPT Trần Văn Bảy I. Đặt vấn đề Theo phương án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kì thi THPT Quốc gia 2017 học sinh sẽ phải thi 4 bài thi bao gồm 3 bài bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài tự chọn Khoa học tự nhiên (Lí, Hóa, Sinh) hoặc Khoa học xã hội (Sử, Địa, GDCD). Về đề thi, môn Vật lí sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm bao gồm 40 câu, thời gian làm bài 50 phút. Để làm tốt bài thi trắc nghiệm môn Vật lý đòi hỏi học sinh phải rèn luyện hai kỹ năng (kỹ năng về kiến thức và kỹ năng làm bài trắc nghiệm). II. Nội dung 1. Rèn luyện về kiến thức Trong quá trình chuẩn bị kiến thức cho kì thi tốt nghiệp THPT, việc tổ chức ôn tập sao cho có kết quả tốt là một công việc hàng đầu, quan trọng nhất. Việc tổ chức ôn tập không đơn thuần chỉ là việc tái hiện lại những kiến thức đã học mà phải là sự kết hợp giữa sự tái hiện và tái tạo lại kiến thức, giúp học sinh nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức, biết vận dụng một cách linh hoạt trong việc giải quyết các câu hỏi trong bài thi. Để thực hiện được những mục tiêu trên, giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị chu đáo cho một tiết ôn tập. 1.1. Về việc chuẩn bị tiết dạy 1.1.1.Về phía giáo viên: - Phải dự trù những nội dung cơ bản của kiến thức cần truyền tải. - Soạn giáo án thích hợp cho kiểu bài ôn tập. - Soạn hệ thống câu hỏi từ dễ tới khó, giao trước cho học sinh chuẩn bị, tùy theo trình độ học sinh, giáo viên có thể soạn câu hỏi theo nhiều dạng khác nhau: dạng tái hiện kiến thức một cách thông thường, dạng tái hiện kiến thức theo dạng sơ đồ khối, dạng điền khuyết, dạng đào sâu kiến thức, ... - Phải chuẩn bị một bài kiểm tra đánh giá (từ 7 tới 10 phút) trước khi kết thúc tiết học. Việc này rất quan trọng vì nó giúp giáo viên nắm được tình hình học sinh một cách trung thực. Nói tóm lại, giáo viên giao công việc chuẩn bị trước ở nhà cho học sinh phải thật cụ thể, không chung chung, mơ hồ theo kiểu: các em về nhà chuẩn bị
  • 24. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 19 trước bài này hoặc phần này mà không có một công việc cụ thể nào cả. Công việc phải vừa sức để học sinh vui vẻ thực hiện. 1.1.2. Về phía học sinh: - Phải tuân thủ các yêu cầu của giáo viên. - Phải chuẩn bị một tâm thế phấn khởi, vui vẻ, sẵn sàng hợp tác với giáo viên. Để giúp học sinh đạt được hai yêu cầu trên, giáo viên phải thực sự có tấm lòng yêu thương học sinh như con em mình, phải cố gắng che giấu cảm xúc nóng giận khi gặp tình huống không thuận lợi, cố gắng hòa nhã với các em mặc dù lúc đó có thể các thầy cô đang rất giận. Cũng cần lưu ý là giáo viên cũng không nên quá cầu toàn, đòi hỏi một sự toàn vẹn ở học sinh, có như thế chúng ta mới có cảm giác thanh thản khi lên lớp và thầy trò mới có thể hợp tác một cách vui vẻ, đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp chúng ta thành công trong công tác giảng dạy. 1.2. Về việc tiến hành ôn tập: Theo tôi việc ôn tập tiến hành qua 3 giai đoạn chính: Giai đoạn 1: Tái hiện kiến thức Ở giai đoạn này, chủ yếu là giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức cơ bản đã được truyền thụ trước đó. Trong giai đoạn này, giáo viên lên lưu ý những học sinh thuộc dạng từ yếu tới trung bình yếu. Đây là giai đoạn đòi hỏi sự nhẫn nại, biết kềm chế cảm xúc nóng giận vì chắc chắn chúng ta sẽ phải đối diện với những học sinh biếng nhác, thậm chí xấc xược, nếu không, chính chúng ta sẽ làm hỏng tiết dạy. Giai đoạn 2: Tái tạo kiến thức Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng vì trong giai đoạn này, không những giáo viên giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học mà còn giúp các em từ những kiến thức đã học khám phá ra những vấn đề mới ứng dụng thực tế xoay quanh kiến thức đã học. Trong giai đoạn này, để không bị mất thời gian giáo viên nên tập trung vào những học sinh có sức học từ trung bình trở lên. Giai đoạn 3: Kiểm tra hiệu quả đạt được Trong giai đoạn này, giáo viên cho học sinh làm một bài kiểm tra. Các câu hỏi kiểm tra phải bao quát được các nội dung chính trong tiết ôn tập, phải có sự cân đối giữa bài tập và lý thuyết. Số lượng câu hỏi trong bài kiểm tra không cần phải nhiều mà tốt nhất là đảm bảo được chuẩn kiến thức ở phần nội dung đã tiến hành ôn tập.
  • 25. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 20 Giáo viên nên tính toán thời lượng làm kiểm tra sao cho có thể đủ thời gian sửa chữa ngay tại lớp là tốt nhất. 2. Rèn luyện kỹ thuật làm bài trắc nghiệm Trong kì thi THPT Quốc gia, việc các em học sinh có một kĩ thuật làm bài thi trắc nghiệm là rất quan trọng. Với một kĩ thuật tốt, các em sẽ phát huy hết năng lực của mình, tận dụng được tất cả các kiến thức mà các em có để đem về những điểm số cần thiết, không bỏ sót những điểm số mà với năng lực và kiến thức của mình lẽ ra các em phải được hưởng. Để có thể đạt được những điều trên, theo chúng tôi, học sinh phải tham khảo một số kinh nghiệm sau đây: 2.1. Về kĩ thuật tô đáp án đã chọn Có một số học sinh, đặc biệt là những học sinh thuộc dạng trung bình yếu ở các lớp cơ bản thường không cẩn thận ở khâu này, các em coi thường sự dặn dò của giáo viên bộ môn trước khi đi thi và cả giám thị coi thi trước khi làm bài. Chính vì tô không đúng qui cách mà các em có thể bị mất điểm với những câu đã chọn được đáp án đúng, Vì vậy theo chúng tôi, giáo viên bộ môn nên rèn luyện kĩ thuật tô của học sinh ngay từ các bài kiểm tra thường kì, không cho các em chọn đáp án theo hình thức gạch chéo mặc dù chúng ta chấm thủ công. 2.2. Về cách phân phối thời gian cho toàn bài thi 2.2.1. Thứ nhất: Thông thường học sinh có thói quen làm bài ngay trên đề thi và làm hết bài mới bắt đầu tô vào phiếu trả lời. Theo chúng tôi cách làm này không hợp lý vì sau khi làm xong bài thi thời gian còn lại rất ngắn nên các em tô vội vàng, dễ bị nhầm lẫn, qui cách tô không bảo đảm. Vì vậy giáo viên bộ môn nên yêu cầu học sinh nên tô ngay sau khi đã chọn được đáp án của từng câu hỏi. 2.2.2. Thứ hai: Học sinh không nên dừng lại quá lâu ở một câu hỏi vì có những mã đề, đề thi bắt đầu từ những câu hỏi khó, nếu học sinh dừng lại quá lâu ở những câu này các em dể bị mất tinh thần và không tận dụng được những câu dễ phía sau. Vì vậy theo chúng tôi, giáo viên nên hướng dẫn các em làm bài theo cách sau đây: học sinh nên dùng giấy nháp ghi kết quả đáp án theo hàng ngang hoặc hàng dọc, câu nào khó bỏ trống tiếp tục ngay câu tiếp theo sao cho trong 30 phút đầu các em có thể đọc được từ câu 1 tới câu cuối. Ví dụ: 1... ; 2A ; 3D ; 4A ; 5... ; 6B ; 7D ; 8B ; 9.... ; ..... Sau đó các em tiếp tục đáo lại bài thi lần 2 và chỉ cần nhìn vào giấy nháp là các em xác định nhanh những câu chưa làm được, không phải lật qua lật lại đề thi nhiều lần, đỡ mất thời gian. Quá trình cứ tiếp tục tương tự cho tới khi kết thúc bài thi. 2.3. Về cách khắc phục khâu chuyển đổi công thức Theo quan điểm của chúng tôi, có khoảng 60% học sinh rất yếu về khâu này. Vì vậy, để khắc phục nhược điểm này, giáo viên nên hướng dẫn học sinh tận dụng máy tính để giải quyết vấn đề.
  • 26. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 21 2.4. Về cách giải quyết câu hỏi bằng phương pháp suy diễn Phương pháp này thường dùng để giải quyết những câu hỏi thuộc các dạng sau đây: 2.4.1. Dạng câu hỏi tìm nhận định sai Thông thường chỉ có thể nắm vững những vấn đề đúng, trong khi nhận định sai trong câu hỏi của bài thi thì rất mơ hồ. Chính vì vậy, học sinh chỉ cần xác định câu đúng là tìm ra câu sai (mặc dù có thể các em có thể không hiểu cái sai trong nhận định đã đưa ra). 2.4.2. Dạng câu hỏi cần phải giải quyết 2 đại lượng nhưng chỉ cần tìm một đại lượng là có thể xác định được đáp án đúng Đối với loại câu hỏi này, chỉ cần học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, bằng phương pháp suy diễn là có thể tìm ra câu trả lời nhanh mà không cần phải giải bài toán một cách tỉ mỉ. 2.4.3. Dạng câu mà các đáp án có cùng đơn vị Học sinh chỉ cần bấm máy tính với số liệu thô từ câu dẫn, không cần chú ý đổi đơn vị của các đại lượng. 2.4.4. Dạng câu mà trong 4 đáp án có 2 đáp án trái ngược nhau Thường thì câu đúng và câu sai đều nằm trong 2 đáp án đó, chỉ cần tập trung vào 2 đáp án này thì sẽ có kết quả nhanh hơn. Trên đây là báo cáo tham luận về “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ ĐẠT KẾT QUẢ CAO” theo hướng thi trắc nghiệm khách quan của trường THPT Trần Văn Bảy, vì bài tham luận thực hiện trong thời gian ngắn nên khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự đóng góp của quí thầy cô để nhà trường có hướng khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm, phấn đấu đạt kết quả tốt nhất ở bộ môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia năm 2017.
  • 27. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 22 BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG YẾU KÉM TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC BỘ MÔN VẬT LÍ KHỐI 12 Bùi Thanh Nhã Trường THPT Kế Sách Vấn đề học sinh yếu kém, không chỉ là nỗi lo của các thầy cô giáo, của ngành giáo dục, mà đó là sự băn khoăn, bức xúc của toàn xã hội. Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là thực hiện các cuộc vận động lớn như: "Hai không", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo", "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Qua thực hiện các cuộc vận động này đã làm thay đổi khá nhiều về chất lượng giáo dục. Trong những năm qua, tổ Vật lí - KTCN của trường THPT Kế Sách đã có rất nhiều cố gắng để nâng chất lượng của bộ môn, đặc biệt là học sinh khối 12. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định. Vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng yếu kém trong việc dạy và học bộ môn Vật lí nói chung, và đối với học sinh khối 12 nói riêng, là vấn đề mà cả tổ luôn suy nghĩ. Xuất phát từ tình hình thực tế, tổ Vật lí rất mong muốn có những sáng kiến về rèn luyện, giúp đỡ học sinh yếu kém khối 12 tiến bộ. Vì thế tổ Vật lí - KTCN đã nghiên cứu và đã vận dụng các giải pháp cho học sinh các lớp 12 cơ bản mà tôi dạy ở trường THPT Kế Sách, đạt hiệu quả khá cao trong các kỳ thi THPT Quốc gia, xét tuyển Đại học, Cao đẳng. Như chúng ta thấy hiện nay chất lượng dạy và học môn Vật lí khối 12 còn thấp do nhiều nguyên nhân sau đây: - Thực trạng hiện nay môn Vật lí vẫn còn nhiều suy nghĩ đó là môn phụ, cùng với việc đổi mới liên tục về phương án thi tốt nghiệp THPT Quốc gia trong các năm gần đây nên việc dạy và học chưa thật sự đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng học sinh lười học, không học bài, không làm bài tập, không tập trung, lo ra,..., chưa có ý thức tự giác trong học tập. Cũng vì những lí do đó mà khả năng học yếu môn Vật lí của khối 12 nói riêng là điều có thể xảy ra. - Do trình độ học sinh không đồng đều đã dẫn đến tình trạng phân hóa học sinh ngày càng tăng, những học sinh có năng lực tiếp thu tốt thì tiến bộ rất nhanh, nắm vững được kiến thức cơ bản và vận dụng được kiến thức vào giải các bài tập trắc nghiệm một cách thành thạo, còn những học sinh yếu thì kiến thức cơ bản không nắm, kỹ năng tính toán còn rất yếu. - Một số học sinh có cố gắng nhưng chưa có phương pháp học phù hợp (chưa có ý thức tự giác trong học tập, khả năng tiếp thu kiến thức cơ bản chậm
  • 28. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 23 và thấp, học vẹt, kỹ năng tính toán, vận dụng kém) nên không có khả năng vận dụng kiến thức vào giải các câu hỏi trắc nghiệm một cách chính xác. - Một số học sinh chưa tập trung nghe giảng bài, ở nhà không học bài cũ, không ghi nhớ được các công thức để vận dụng, không tự giác làm bài tập về nhà và chưa có thói quen chuẩn bị bài mới khi đến lớp. - Khả năng phân tích tổng hợp, chuyển đổi công thức, so sánh, vận dụng còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu bài chưa sâu, nắm chưa vững kiến thức, thiếu tự tin, thụ động và ngại phát biểu. - Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện, nhiều loại hình vui chơi giải trí ra đời, thu hút phần đông đối tượng học sinh tham gia. Những trò chơi giải trí nhất là “Game online” có mặt khắp mọi nơi đã và đang “đầu độc” và làm hao tốn biết bao thời gian dành cho việc học của các em. - Chất lượng đầu vào thấp, học sinh học yếu nhiều do mất căn bản, kỹ năng tính toán, vận dụng ở các lớp dưới còn yếu. Thêm vào đó, học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học nên chưa có sự đầu tư thời gian, chưa nỗ lực học tập. Khi giải các câu hỏi trắc nghiệm, đòi hỏi người học phải nắm vững kiến thức, kỹ năng vận dụng tính toán nhanh, nhạy, chính xác, đầu tư nhiều thời gian cho các bài toán khó. Phải có phương pháp học hiệu quả nhưng số học sinh yếu mà chịu khó học thì rất ít nên thường lơ là trong các kỹ năng tính toán, vận dụng và chủ yếu chọn theo cảm tính. Mặt khác, các em tập trung học các môn xã hội để hướng vào chọn môn thi khối Khoa học xã hội như: Sử, Địa, Giáo dục công dân và xét Cao đẳng, Đại học vào khối C. - Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu, kém. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh. - Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập quá nhanh của giáo viên khiến cho học sinh yếu kém không theo kịp bài học. - Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự “giúp đỡ” các em thoát khỏi yếu kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với sự yếu kém của chính mình và nhụt chí không tự vươn lên. - Ngoài ra, gia đình cũng là nguyên nhân dẫn đến yếu kém cho học sinh. Trong gia đình có sự thay đổi lớn như: bố mẹ li dị, hay cãi vã đánh nhau, gia đình tan vỡ, vv… Làm cho các em bị thay đổi về tâm lí dẫn đến chán học. - Một số cha mẹ quá nuông trìu con cái, quá tin tưởng vào chúng nên học sinh lười học xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi hay đi du lịch...) cha mẹ cũng đồng ý cho phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười học, mất dần căn bản...và rồi yếu kém.
  • 29. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 24 Từ những nguyên nhân trên tổ Vật lí - KTCN xin đề ra các biện pháp sau: 1. Về phía giáo viên bộ môn - Giáo viên là người chủ đạo trong việc khắc phục học sinh yếu kém, việc thành công hay thất bại là phần lớn do giáo viên. Giáo viên cần tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình. Giáo viên phải tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không dùng lời thiếu tôn trọng đối với học sinh, đừng để cho các em cảm thấy sợ giáo viên mà không học được. - Phải đem lại cho các em những phản hồi tích cực, thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên nên tìm những việc làm mà các em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi. Không nên tiếc lời khen ngợi nhất là đối với những học sinh yếu kém. Chúng ta không nên chê bai các em, hay dùng những lời lẽ làm cho các em buồn dẫn đến chán học rồi nghỉ luôn. - Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu kém đúng với những đặc điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và riêng của từng em. Một số vấn đề thường hay gặp ở các em là: khả năng tiếp thu bài chậm, kỹ năng, thao tác tính toán, vận dụng yếu, sức khỏe kém, nghiện chơi games, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát... - Trong quá trình thiết kế bài giảng, đặt câu hỏi cần cân nhắc các mục tiêu đề ra và chuẩn kiến thức kỹ năng nhằm tạo điều kiện cho học sinh yếu kém được củng cố và luyện tập phù hợp. Trong quá trình ôn tập cần phân hóa đối tượng học sinh trong từng bài toán, dành cho đối tượng này những câu dễ, đơn giản, vận dụng ở mức thấp để tạo điều kiện cho các em có cơ hội được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích thực của mình trong lớp học. - Tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu kém thường xuyên. Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo phải kết hợp với phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm và phải có các hình thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá tải, nặng nề. - Phải giáo dục ý thức học tập cho học sinh và tầm quan trọng của môn Vật lý trong xã hội cũng như trong cuộc sống để tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập, sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Ví dụ trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn Vật lý trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức. - Phân công học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém ở trường có sự giám sát, kiểm tra của giáo viên. Tổ chức cho các em thành lập nhóm học tập, thi đua giữa các nhóm học tập mà trong đó có những học sinh yếu. Động viên, tuyên dương kịp thời học sinh có tiến bộ.
  • 30. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 25 2. Đối với giáo viên chủ nhiệm - Thường xuyên phối hợp với giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục học sinh. - Đẩy mạnh công tác quản lý lớp, xây dựng nề nếp học tập của lớp. - Phân công cán bộ lớp, hướng dẫn giúp đỡ các em yếu kém ôn bài. - Hướng dẫn học sinh xây dựng góc học tập ở nhà ngăn nắp, khoa học, tạo thói quen, ý thức tự giác cho các em học tập có hiệu quả. - Tổ chức phát động các phong trào như: “Giúp bạn vượt khó”, “Đôi bạn học tập”, để giúp đỡ học sinh khó khăn, yếu kém của lớp yên tâm học tập và tiến bộ. 3. Về phía học sinh - Cần phải tập trung chú ý nghe giảng và khắc sâu kiến thức. - Về nhà nghiêm túc thực hiện giờ tự học, làm đầy đủ bài tập được giao, ôn lại bài cũ, chuẩn bị bài mới. 4. Về phía phụ huynh - Thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để nắm vững tình hình học tập của con em mình. - Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục con người tốt nhất. Chính vì vậy phụ huynh cần phải quản lí thời gian học ở nhà của các em bằng thời gian biểu hằng ngày; quản lí giờ chơi của học sinh; yêu cầu gia đình tạo mọi điều kiện cho các em tham gia học tập tích cực và tự học; gia đình phải kịp thời động viên, đôn đốc con em đi học chuyên cần. Có sự kiểm tra và chuẩn bị trước khi đến trường. * Bài học kinh nghiệm Để việc giúp đỡ học sinh yếu kém có kết quả hơn trong các năm tiếp theo, chúng ta cần phải tiến hành một số công việc cụ thể như sau: - Ngay từ đầu năm học, sau khi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cần phối hợp phân tích, đánh giá kết quả đạt được của học sinh để đưa ra các dự báo về học sinh yếu kém. Cần phải nhận diện học sinh yếu kém, phát hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém, tìm các biện pháp giúp đỡ các em. - Các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém được tổ Vật lý nghiên cứu một cách tỉ mỉ, và đúc kết từ kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi cho giáo viên trong tổ sử dụng nhằm hạn chế dần tình trạng học sinh học kém trong các năm học tới. Một số phương pháp, biện pháp có thể sử dụng hiệu quả là - Biện pháp xác định nguyên nhân, lập kế hoạch dạy học sinh yếu kém;
  • 31. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 26 - Biện pháp dạy học bằng tình thương; - Biện pháp giúp học sinh yếu học tích cực; - Biện pháp giao việc cho cho học sinh yếu kém; - Biện pháp dạy học sinh yếu theo nhóm đối tượng; - Biện pháp giảm độ khó của câu hỏi phù hợp với học sinh yếu; - Biện pháp dạy theo trình độ của học sinh; - Biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp; - Biện pháp thư giản (vui chơi) trong các tiết học. * Kiến nghị - Cần có tiết bám sát cho các khối lớp, đặc biệt là ở khối 12. - Tiếp tục tạo điều kiện như photo tài liệu học tập cho các em, nhất là các môn thi trắc nghiệm cần có ngân hàng câu hỏi theo chủ đề cho các em tự rèn luyện, ôn tập. - Các trường cần quan tâm đến việc rèn luyện học sinh yếu kém và các cấp cần tổ chức nhiều thảo luận, chuyên đề, hội thảo về học sinh yếu kém. - Các cấp cần biên soạn tài liệu, phương pháp, kinh nghiệm dạy học sinh yếu kém tập hợp thành tài liệu phổ biến cho các giáo viên. Tóm lại, khi học sinh có tiến bộ, đó là động cơ và niềm tin cho các em hứng thú, tích cực học tập. Sự nhiệt tình, khéo léo của giáo viên sẽ giúp học sinh học tập tốt hơn và dần dần tiếp thu bài dễ dàng hơn. Học sinh sẽ yêu thích và hiểu được tầm quan trọng của bộ môn mà các em đang học.
  • 32. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 27 XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA Tổ Vật Lí – KTCN Trường THPT Phan Văn Hùng Chủ đề Tổng số tiết Lý thuyết Số tiết thực(stt) Trọng số TNKQ Lt (lt*0,7) Vd (tst-lt) Lt Vd Số lượng câu cần kt (trọng số*số câu)/100 (stt*100)/tổng Lt Vd CHƯƠNG I 11 7 4.9 6.1 7.2 9.0 3 4 CHƯƠNG II 8 6 4.2 3.8 6.2 5.6 3 1 CHƯƠNG III 16 11 7.7 8.3 11.2 12.2 5 5 CHƯƠNG IV 5 4 2.8 2.2 4.1 3.2 2 1 CHƯƠNG V 10 6 4.2 5.8 6.2 8.5 3 2 CHƯƠNG VI 7 5 3.5 3.5 5.2 5.2 2 2 CHƯƠNG VII 11 7 4.9 6.1 7.2 9.0 3 4 TỔNG 68 46 32.2 35.5 47.3 52.7 21 19 CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II: DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA VÀ SÓNG CƠ I. Chuẩn kiến thức kĩ năng CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ 1. Dao động điều hòa Kiến thức + Các khái niệm: dao động cơ, dao động tuần hoàn, dao đông điều hòa. + Các phương trình: li độ, vận tốc và gia tốc của dao động điều hòa. + Các đại lượng trong dao động điều hòa: biên độ, chu kỳ, tần số, tần số góc, pha dao động, pha ban đầu. + Dạng đồ thị li độ, vận tốc, gia tốc của vật dao động điều hòa. Kĩ năng + Tính toán được một số đại lượng trong dao động điều hòa. + Xác định được mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều. 2. Con lắc lò xo Kiến thức + Cấu tạo của con lắc lò xo, các lực tác dụng lên vật nặng trong con lắc lò xo. + Phương trình động lực học và phương trình dao động của con lắc lò xo. + Năng lượng trong dao động của con lắc lò xo. Kĩ năng + Viết được phương trình dao động của con lắc lò xo. + Tính toán được một số đại lượng trong dao động điều hòa của con lắc lò xo. 3. Con lắc Kiến thức
  • 33. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 28 đơn + Cấu tạo của con lắc đơn, các lực tác dụng lên vật nặng trong con lắc đơn. + Phương trình động lực học và phương trình dao động của con lắc đơn. + Năng lượng trong dao động của con lắc đơn. Kĩ năng + Viết được phương trình dao động của con lắc đơn. + Tính toán được một số đại lượng trong dao động điều hòa của con lắc đơn. 4. Dao động tắt dần, dao động cưởng bức Kiến thức + Các khái niệm: dao động riêng, dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưởng bức. + Đặc điểm của dao động cưởng bức, hiện tượng cộng hưởng, điều liện cộng hưởng, tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng. Kĩ năng + Giải được một số bài toán liên quan đến dao động tắt dần. + Giải được một số bài toán liên quan đến hiện tượng cộng hưởng. 5. Tổng hợp các dao động điều hòa cùng phương cùng tần số Kiến thức + Biểu diễn dao động điều hòa bằng véc tơ quay, phương pháp giãn đồ Fre-nen. + Ảnh hưởng của độ lệch pha của hai dao động thành phần đến dao động tổng hợp. Kĩ năng Giải được một số bài toán về tổng hợp dao động. 6. Sóng cơ và sự truyền sóng cơ Kiến thức + Các khái niệm: sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang. + Các đại lượng đặc trưng của sóng: biên độ, chu kỳ, tần số, bước sóng, vận tốc truyền sóng, năng lượng sóng. + Phương trình sóng, tính tuần hoàn theo thời gian và theo không gian của sóng. Kĩ năng + Tính toán được một số đại lượng đặc trưng của sóng. + Viết được phương trình sóng. 7. Giao thoa sóng Kiến thức + Sự giao thoa của sóng cơ, điều kiện để có sự giao thoa. + Dao động của một điểm trong vùng giao thoa, vị trí các cực đại, cực tiểu trong vùng giao thoa. Kĩ năng: Xác định được số cực đại, cực tiểu trên một đoạn thẳng trong cùng giao thoa. 8. Sóng dừng Kiến thức + Sự phản xạ của sóng khi gặp vật cản. + Khái niệm sóng dừng, điều kiện để có sóng dừng. Kĩ năng: Xác định được một số đại lượng đặc trưng của sóng nhờ sóng dừng. 9. Sóng âm Kiến thức + Các khái niệm: sóng âm, âm nghe được, siêu âm, hạ âm. + Môi trường truyền âm, vận tốc truyền âm. + Các đặc trưng vật lý và sinh lý của âm. Kĩ năng + Giải được một số bài toán liên quan đến các đặc trưng vật lý của âm. + Giải thích được một số hiện tương liên quan đến đặc trưng sinh lý của âm. II. Thiết lập khung ma trận: LĨNH VỰC KIẾN THỨC MỨC ĐỘ Nhận biết Thông hiểu VD ở cấp độ thấp VD ở cấp độ cao Tổng 1. Dao động điều hòa Các khái niệm dao động cơ, dao động tuần hoàn, dao động điều hòa. Các Xác định một số đại lượng trong dao động điều hòa trong một số trường Xác định một số đại lượng trong dao động điều hòa ở mức độ cao hơn.
  • 34. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 29 đại lượng trong dao động điều hòa. hợp đơn giãn. Số câu hỏi 1 1 2 2. Con lắc lò xo Sự biến thiên của thế năng, động năng và sự bảo toàn cơ năng của con lắc lò xo dao động điều hòa. Xác định một số đại lượng trong dao động điều hòa của con lắc lò xo. Viết phương trình dao động của con lắc lò xo. Tính toán một số đại lượng liên quan đến năng lượng của con lắc lò xo. Số câu hỏi 1 1 1 3 3. Con lắc đơn Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ dao động của con lắc đơn. Xác định một số đại lượng trong dao động điều hòa của con lắc đơn trong một số trường hợp đơn giãn. Viết phương trình dao động của con lắc đơn. Tính sức căng của dây treo con lắc đơn. Xác định chu kỳ dao động của con lắc đơn trong một số trường hợp đặc biệt. Số câu hỏi 4. Dao động tắt dần, dao động cưởng bức Các khái niệm dao động riêng, dao đông tắt dần, dao động duy trì, dao động cưởng bức. Các yếu tố ảnh hưởng đến biên độ của dao động cưởng bức. Tính toán một số đại lượng liên quan đến dao động cưởng bức và hiện tượng cộng hưởng. Tính toán một số đại lượng liên quan đến dao động tắt dần. Số câu hỏi 5. Tổng hợp các dao động điều hòa cùng phương cùng tần số Các biểu diễn dao động điều hòa và tổng hợp các dao động bằng giãn đồ véc tơ. Ảnh hưởng của độ lệch pha của hai dao động thành phần đến dao động tổng hợp. Tìm một số đại lượng liên quan đến tổng hợp dao động. Số câu hỏi 1 1 6. Sóng cơ và sự truyền sóng cơ Các khái niệm liên quan đến sóng cơ. Tính các đại lượng đặc trưng của sóng. Viết phương trình sóng. Số câu hỏi 1 1 2 7. Giao thoa sóng, sóng dừng. Điều kiện để có giao thoa của sóng cơ, để có sóng dừng trên dây. Xác định một số đại lượng của sóng nhờ sóng dừng. Tính toán một số đại lượng liên quan đến sự giao thoa của sóng và sóng dừng. Số câu hỏi 1 1 2 8. Sóng âm Các khái niệm sóng âm, hạ âm, âm nghe được, siêu âm. Các đặc trưng vật lý và sinh lý của âm. Giải thích một số hiện tương liên quan đến đặc trưng sinh lý của âm. Tính toán một số đại lượng liên quan đến các đặc trưng vật ký của âm. Số câu hỏi 1 1 Tổng số câu 4 2 3 2 11
  • 35. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 30 CHƯƠNG III: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU I. Chuẩn kiến thức kĩ năng CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ 1. Đại cương về dòng điện xoay chiều Kiến thức + Khái niệm dòng điện xoay chiều, nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều. + Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều. Kĩ năng : Tính toán được một số đại lượng trong dòng điện xoay chiều. 2. Các loại mạch điện xoay chiều Kiến thức + Các loại đoạn mạch xoay chiều chỉ có một thành phần. + Đoạn mạch xoay chiều có nhiều thành phần mắc nối tiếp, hiện tượng cộng hưởng điện. Kĩ năng: Tính toán được một số đại lượng trên các loại đoạn mạch xoay chiều. 3. Công suất tiêu thụ trên mạch điện xoay chiều Kiến thức + Công suất và điện năng tiêu thụ trên đoạn mạch xoay chiều. + Hệ số công suất của đoạn mạch xoay chiều, tầm quan trọng của hệ số công suất trong quá trình cung cấp và sử dụng điện năng. Kĩ năng Tính toán được một số đại lượng có liên quan đến công suất của đoạn mạch xoay chiều. 4. Truyền tải điện năng, máy biến áp Kiến thức + Hao phí điện năng khi truyền tải điện năng đi xa. + Cấu tạo và hoạt động của máy biến áp, sự biến đổi điện áp và cường độ dòng điện trong máy biến áp. + Công dụng của máy biến áp. Kĩ năng: Tính toán được một số đại lượng liên quan đến sự truyền tải điện năng đi xa và máy biến áp. 5. Máy phát điện xoay chiều Kiến thức + Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha. + Khái niệm dòng điện xoay chiều ba pha, những ưu việt của dòng điện xoay chiều ba pha. Kĩ năng: Tính toán được một số đại lượng liên quan đến tần số của dòng điện xoay chiều do máy phát điện xoay chiều tạo ra. 6. Động cơ không đồng bộ Kiến thức: Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ. Kĩ năng : Giải thích được sự quay không đồng bộ. II. Thiết lập khung ma trận: LĨNH VỰC KIẾN THỨC MỨC ĐỘ Nhận biết Thông hiểu VD ở cấp độ thấp VD ở cấp độ cao Tổng 1. Đại cương về dòng điện xoay chiều. Khái niệm dòng điện xoay chiều, các đại lượng trong dòng điện xoay chiều. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều. Xác định một số đại lượng của dòng điện xoay chiều khi biết biểu thức của điện áp hoặc cường độ dòng điện. Viết biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây khi biết sự biến thiến của từ thông. Số câu hỏi 1 1 2. Các loại mạch điện xoay chiều. Các đại lượng trên các loại đoạn mạch xoay chiều. Sự lệch pha của u và i trên các loại đoạn mạch xoay chiều. Xác định một số đại lượng trên các loại đoạn mạch xoay chiều trong một số trường hợp đơn giãn. Viết biểu thức của u và i trên các loại đoạn mạch xoay chiều. Số câu hỏi 1 1 1 1 4
  • 36. Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học của môn Vật lí trong kì thi THPT Quốc gia” 31 3. Công suất tiêu thụ trên mạch điện xoay chiều. Các khái niệm công suất, điện năng tiêu thụ, hệ số công suất của đoạn mạch xoay chiều. Tầm quan trọng của hệ số công suất trong quá trình cung cấp và sử dụng điện năng. Xác định một số đại lượng trên đoạn mạch xoay chiều liên quan đến công suất của mạch điện xoay chiều. Giải một số bài toán về cực trị trên đoạn mạch xoay chiều. Số câu hỏi 1 1 1 3 4. Truyền tải điện năng, máy biến áp. Cấu tạo và hoạt động của máy biến áp, sự biến đổi điện áp và cường độ dòng điện trong máy biến áp. Hao phí điện năng khi truyền tải, công dụng của máy biến áp. Xác định một số đại lượng trên đường dây tải điện và trên máy biến áp trong một số trường hợp đơn giãn. Xác định một số đại lượng trên đường dây tải điện và trên máy biến áp trong một số trường hợp có yêu cầu cao hơn. Số câu hỏi 1 1 2 5. Máy phát điện, động cơ không đồng bộ Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều. Giải thích hoạt động của động cơ không đồng bộ. Xác định tần số của dòng điện xoay chiều do máy phát điện xoay chiều tạo ra. Giải một số bài toán liên quan đến máy phát điện, động cơ điện xoay chiều. Số câu hỏi Tổng số câu 3 2 3 2 10 CHƯƠNG IV VÀ CHƯƠNG V I. Chuẩn kiến thức kĩ năng CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ 1. Mạch dao động điện từ. Kiến thức + Cấu tạo của mạch dao động LC. Vai trò của tụ điện và cuộn cảm trong hoạt động của mạch dao động LC. + Sự biến thiên điện tích q trên một bản tụ, điện áp u giữa hai bản tụ và cường độ dòng điện i trên mạch dao động điện từ. + Tần số góc , chu kỳ T, tần số f của dao động điện từ tự do trong mạch dao động. + Năng lượng điện trường, năng lượng từ trường và năng lượng điện từ trên mạch dao động. + Mối liên hệ giữa các đại lượng trong mạch dao động. Kĩ năng + Tính toán được một số đại lượng trên mạch dao động. + Viết được biểu thức của q, u và i trên mạch dao động. 2. Điện từ trường. Kiến thức Khái niệm điện từ trường. Kĩ năng Giải thích được sự hình thành của điện từ trường. So sánh điện trường tĩnh và điện trường xoáy. 3. Sóng điện từ. Kiến thức + Khái niệm sóng điện từ. + Các đặc điểm của sóng điện từ. + Các loại sóng vô tuyến và sự lan truyền chúng trong khí quyển. Kĩ năng Tính toán được một số đại lượng liên quan đến sóng vô tuyến. 4. Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng Kiến thức + Nguyên tắc chung của thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến. + Chức năng của từng khối trong máy phát và thu sóng vô tuyến đơn giãn.