SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH
TỈNH NINH BÌNH
MÃ TÀI LIỆU: 80212
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: Bản chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng
thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình là công trình nghiên cứu của cá
nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khảo sát tình hình
thực tiễn tại NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình.
Các số liệu, mô hình toán và những kết quả trong chuyên đề là trung
thực, các giải pháp và kiến nghị được đưa ra xuất phát từ thực tiễn những tồn
tại và nguyên nhân của Chi nhánh.
Một lần nữa, em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2012.
Sinh viên
Đặng Thị Thanh Hải
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt Chữ viết tắt
Viết đầy đủ
Tiếng anh Tiếng việt
1 Bảo lãnh NN Bảo lãnh nước ngoài
2 Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn
Việt Nam Chi nhánh
tỉnh Ninh Bình
3 CKH Có kì hạn
4 DN Doanh nghiệp
5 DS L/C TT Doanh số L/C thanh toán
6 GTCG Giấy tờ có giá
7 IBS Internet Banking System
Mạng thanh toán quốc tế
nội bộ
8 ICC
The International
Chamber of Commerce
Phòng thương mại quốc
tế
9 ISBP
International Standard
Banking Practice for the
Examination of
Documents Under
Documentary Credits
Tập quán ngân hàng tiêu
chuẩn quốc tế dùng để
kiểm tra chứng từ trong
phương thức tín dụng
chứng từ
10 HĐTMQT
Hợp đồng thương mại
quốc tế
11 KHK Không kì hạn
12 KH Khách hàng
13 L/C Letter of Credit Thư tín dụng chứng từ
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
14 NH Ngân hàng
15 NHNN Ngân hàng nhà nước
16 NHNo&PTNT
Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn
17 NHNT Ngân hàng nhờ thu
18 NHPH Ngân hàng phát hành
19 NHTH Ngân hàng thu hộ
20 NHTM Ngân hàng thương mại
21 NK Nhập khẩu
22 TCCN Tổ chức cá nhân
23 TCTD Tổ chức tín dụng
24 TDTC Tín dụng chứng từ
25 TTQT Thanh toán quốc tế
26 UCP
Uniform for custom and
Pratcice Documentary
Credit
Các quy tắc và thực
hành thống nhất về Tín
dụng chứng từ
27 URC
Uniform rules for
Collection
Các quy tắc thống nhất
về Nhờ thu
28 VN Việt Nam
29 XK Xuất khẩu
30 XNK Xuất nhập khẩu
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, VÀ BIỂU
Loại bảng biểu Tên bảng biểu Trang
Bảng
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn 23
Bảng 2.2 Tình hình dư nợ 25
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động TTQT 27
Bảng 2.4
Kết quả thực hiện một số phương thức
TTQT
29
Bảng 2.5 Kết quả hoạt động mua bán ngoại tệ 30
Bảng 2.6 Kết quả họat động thanh toán L/C 32
Bảng 2.7 Doanh số TTQT 36
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động TTQT 28
Biểu đồ 2.2
Kết quả hoạt động một số phương thức
TTQT
29
Biểu đồ 2.3 Kết quả hoạt động mua bán ngoại tệ 31
Biểu đồ 2.4 Kết quả hoạt động thanh toán L/C 32
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1
Quy trình nghiệp vụ thanh toán Chuyển
tiền
7
Sơ đồ 1.2
Quy trình nghiệp vụ thanh toán Nhờ thu
phiếu trơn
9
Sơ đồ 1.3
Quy trình nghiệp vụ thanh toán Nhờ thu
kèm chứng từ
10
Sơ đồ 1.4
Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo
phương thức TDCT
11
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, VÀ BIỂU
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.................................4
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ .............4
1.1.1. Khái niệm và vai trò của TTQT đối với nền kinh tế................................4
1.1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế......................................................6
1.2. CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI..........................................................................................14
1.2.1. Khái niệm chất lượng TTQT...............................................................14
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động TTQT của NHTM...................15
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TTQT
CỦA NHTM...............................................................................................18
1.3.1. Nhân tố khách quan............................................................................18
1.3.2. Nhân tố chủ quan ...............................................................................19
TÓM TẮT CHƯƠNG 1...............................................................................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC
TẾ CỦA NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH. ..................21
2.1. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH
TỈNH NINH BÌNH.....................................................................................21
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
2.1.1. Sự rađời vàphát triển của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình....21
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh
Ninh Bình....................................................................................................23
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH................................26
2.2.1. Cơ sở pháp lý.....................................................................................26
2.2.2. Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế của NHNo&PTNTVN Chi
nhánh tỉnh Ninh Bình...................................................................................27
2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA
NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH................................33
2.3.1. Các kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế của
NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình................................................33
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động TTQT của
NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình................................................37
TÓM TẮT CHƯƠNG 2...............................................................................42
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ ĐỐI VỚI NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH
BÌNH…………………………………………………………………......…43
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTQT CỦA NHNo&PTNTVN
CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH..............................................................43
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TTQT ĐỐI VỚI
NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH................................44
3.2.1. Ứng dụng Marketing vào hoạt động của chi nhánh...............................44
3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức đào tạo cán bộ .........................................46
3.2.3. Hoàn thiện việc ứng dụng khoa học công nghệ trong TTQT tại ngân
hàng............................................................................................................47
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
3.2.4. Hoàn thịên cơ chế quản lý rủi ro..........................................................48
3.2.5. Quản lý dự trữ, kinh doanh ngoại tệ để đảm bảo nguồn ngoại tệ cho
nhu cầu TTQT.............................................................................................49
3.2.6. Phối hợp chặt chẽ với các nghiệp vụ liên quan.....................................50
3.3. KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TTQT ĐỐI
VỚI NHNO&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH.......................51
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ...............................................................51
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ...............................55
3.3.3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam.........................................56
3.3.4. Kiến nghị đối với các khách hàng, đặc biệt là doanh nghiệp kinh
doanh XNK.................................................................................................57
TÓM TẮT CHƯƠNG 3...............................................................................58
KẾT LUẬN.................................................................................................59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, thương mại
quốc tế ngày càng có điều kiện phát triển hàng hóa trao đổi giữa các quốc gia
ngày càng nhiều, chất lượng và dễ dàng. Trong nền kinh tế mỗi nước hoạt
động kinh tế đối ngoại giữ vai trò cực kì quan trọng đây chính là cầu nối của
từng quốc gia với các nước khác trên thế giới. Là một nước đang phát triển,
Việt Nam đang xích lại gần thế giới thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc
tế. Phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại giúp cho Việt Nam sử dụng có hiệu
quả hơn nguồn nhân lực, tài nguyên, nguồn vốn tự có của mình và tạo được vị
trí thích hợp trong dây chuyền hợp tác và phân công lao động quốc tế. Tuy
nhiên, phần lớn các doanh nghiệpViệt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên
khả năng tài chính và các nghiệp vụ kinh doanh còn hạn chế. Do đó, nhu cầu
được cung cấp vốn, các sản phẩm, dịch vụ tiện ích của các ngân hàng thương
mại đối với các doanh nghiệp này ngày càng tăng nên hoạt động của Ngân
hàng hiện nay không chỉ có các nghiệp vụ truyền thống là huy động vốn và
cho vay mà các ngân hàng đã có chủ trương mở rộng và phát triển thêm lĩnh
vực dịch vụ ngân hàng trong đó có hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh
toán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngày nay đóng một
vai trò quan trọng trong công tác thanh toán nhằm làm tăng thu nhập cho ngân
hàng và giải quyết việc thanh toán giữa các bên được nhanh chóng, đảm bảo
về quyền lợi và giá trị trên hợp đồng của các bên tham gia giao dịch xuất nhập
khẩu. Khi quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng thì hoạt động TTQT của
Việt Nam phải được hoàn thiện và phát triển để đáp ứng nhu cầu thanh toán
ngày càng đa dạng và mở rộng trên phạm vi quốc tế đặc biệt là hoạt động
thanh toán xuất nhập khẩu.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
2
Cùng với xu hướng chung thì Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn Chi nhánh tỉnh Ninh Bình cũng đã từng bước có sự đổi mới trong
hoạt động thanh toán quốc tế này.Tuy nhiên, với sự non trẻ và còn ít kinh
nghiệm thực tế trong thanh toán quốc tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam
nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi
nhánh tỉnh Ninh Bình nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối
phó với xu thế hội nhập ngân hàng khu vực và quốc tế cũng như tình hình
cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng
thanh toán quốc tế là mối quan tâm hết sức cấp bách và thường xuyên của mỗi
ngân hàng.
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, em đã chọn đề tài: “Giải
pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình” làm
nội dung chuyên đề tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Với mục đích làm sáng tỏ vị trí, vai trò của hoạt động thanh toán quốc
tế trong nền kinh tế, luận giải có tính hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn, các
hạn chế và nguyên nhân gây ra khó khăn trong việc phát triển hoạt động thanh
toán quốc tế. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất
lượng hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh
Ninh Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế qua thực tiễn hoạt
động của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình từ năm 2009-2011
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu: phương pháp duy
vật biện chứng, phương pháp duy vật lich sử của chủ nghĩa Mác – Lênin,
phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp thống kê chọn mẫu kết
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
3
hợp với phân tích tổng hợp, so sánh và mô hình hóa.
5. Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bán về chất lượng hoạt động thanh toán
quốc tế của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh
Ninh Bình.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
4
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1.1. Khái niệm và vai trò của TTQT đối với nền kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm
Thanh toán quốctế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng
lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa
các tổ chức, cá nhân nướcnày với tổ chức, cá nhân nước khác. Hay giữa một
quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệgiữa các ngân hàng của các
nước liên quan.
TTQT là hoạt động cơ bản nhất và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động
kinh doanh đối ngoại của NHTM, ngày nay nó được coi như là một bộ phận
quan trọng trong nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các NHTM. Tuy vậy,
nghiệp vụ TTQT chỉ được tiến hành trong những điều kiện và môi trường
kinh doanh nhất định như: điều kiện về tiền tệ, điều kiện về thời gian, điều
kiện về địa điểm, điều kiện về phương thức thanh toán.
Các điều kiện trên khi được vận dụng một cách hợp lý sẽ đạt được hiệu
quả về kinh tế, tránh được những rủi ro, tổn thất cho các bên áp dụng. Trong
các điều kiện TTQT thì điều kiện về phương thức TTQT là điều kiện quan
trọng nhất đối với hoạt động TTQT của NHTM, vì vậy trong khuôn khổ của
chuyên đề này, em xin được tập trung chủ yếu nghiên cứu về điều kiện này.
1.1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế
a. TTQT là một công cụ quan trọng trong hoạt động xuất nhập
khẩu, là một mắt xích không thể thiếu trong lưu thông hàng hoá.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
5
TTQT là cầu nối giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu vì nó gắn quyền
lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ giữa các bên liên quan.
TTQT phát sinh từ hoạt động ngoại thương, thông qua thanh toán các
doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu có thể chủ động nắm bắt tốt nhất các
thông tin về thị trường trong và ngoài nước cũng hiểu rõ thêm về các đối tác
của mình.
b. Thanh toán quốc tế là thước đo, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả kinh doanh.
Thanh toán quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến vòng quay vốn sản xuất và
kinh doanh, do vậy sẽ ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của các bên tham
gia. Thông qua hoạt động thanh toán mà người ta có thể đánh giá khả năng tài
chính, uy tín cũng như tiềm lực của mỗi đơn vị.
c. Thanh toán quốc tế trên phương diện quản lý nhà nước.
Thông qua việc quản lý và kiểm soát hoạt động thanh toán quốc tế, nhà
nước coi đó là công cụ quan trọng để có thể quản lý được luồng ngoại tệ ra
vào đất nước, làm cơ sở để thiết lập và thực hiện chính sách tài khoá phù hợp
với từng thời kỳ phát triển nhất định.
d. Vai trò của thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh của
các ngân hàng thương mại.
- Thanh toán quốc tế đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn cao: Cán bộ ngân
hàng làm công tác thanh toán quốc tế phải hiểu, nắm rõ và biết cách vận dụng
các phương thức thanh toán quốc tế đúng thông lệ quốc tế.
- Thanh toán quốc tế tạo môi trường ứng dụng công nghệ ngân hàng:
Tiêu chí của hoạt động thanh toán là nhanh chóng, kịp thời, an toàn và chính
xác. Do đó các công nghệ tiên tiến của ngành ngân hàng đều được ứng dụng
nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn các tiêu chí này.
- Thanh toán quốc tế đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng trên cơ sở
thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
6
- Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại.
Như vậy, trong thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian
giúp cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành an
toàn, nhanh chóng, tiện lợi, đồng thời tư vấn, giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi của
khách hàng trong giao dịch thanh toán nhằm giảm rủi ro cho khách hàng trong
quan hệ mua bán với nước ngoài. Mặt khác, tạo điều kiện thực hiện quản lý
hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu trong nước theo đúng chính sách kinh tế
đối ngoại đề ra.
1.1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế
Phương thức thanh toán quốc tế là việc tổ chức quá trình trả tiền hàng
trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người xuất khẩu và người nhập
khẩu. Thực chất phương thức thanh toán là cách thức mà người bán thu tiền
còn người mua trả tiền.
Trong buôn bán quốc tế có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán
khác nhau. Tuy vậy việc lựa chọn các phương thức đều phải xuất phát từ nhu
cầu của người bán, thu tiền nhanh, đầy đủ và yêu cầu của người mua là nhập
hàng đúng số lượng và đúng thời hạn quy định trong hợp đồng. Sau đây là
một số phương thức thanh toán chủ yếu đang được sử dụng trong thương mại
quốc tế.
1.1.2.1. Phương thức thanh toán Chuyển tiền
Phương thức thanh toán Chuyển tiền là phương thức mà trong đó
khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số
tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất
định trong một thời gian nhất định và bằng phương tiện chuyển tiền do
khách hàng yêu cầu.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
7
Sơ đồ 1.1:Quy trình nghiệp vụ thanh toánchuyển tiền
(1) Nhà XK giao hàng và chuyển giao bộ chứng từ cho nhà NK.
(2) Sau khi kiểm tra bộ chứng từ (hoặc hàng hóa), nếu quyết định trả tiền
thì nhà NK viết lệnh chuyển tiền cùng với ủy nhiệm chi (nếu có tài khoản) gửi
ngân hàng phục vụ mình.
(3) Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định,
nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiên trích tài
khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho nhà NK.
(4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý để chuyển tiền
trả cho người thụ hưởng.
(5) Ngân hàng trả tiền ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng, đồng
thời gửi giấy báo có cho người hưởng lợi.
Đặc điểm của phương thức thanh toán chuyển tiền
Trong phương thức thanh toán này, các ngân hàng chỉ đóng vai trò là
trung gian thanh toán phải thực hiện viêc chuyển tiền sao cho chính xác,
nhanh chóng và thu phí. Việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc thiện chí và khả
năng tài chính của người nhập khẩu, do vậy khi sử dụng phương thức thanh
toán này quyền lợi của người xuất khẩu không được đảm bảo.
Trường hợp áp dụng
Phương thức này cũng có ưu điểm là thủ tục đơn giản, phí thanh toán
(1)
(3) (2)
(4)
(5)
Ngân hàng trả tiền
(Paying bank
Người thụ hưởng
(Beneficiary)
Người chuyển tiền
(Remitter)
Ngân hàng chuyển tiền
(Remitting Bank)
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
8
không cao nên nó thường được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
-Thanh toán lô hàng giá trị nhỏ, người mua và người bán có độ tin cậy
nhất định
- Thanh toán trong lĩnh vực phi mậu dịch và các chi phí có liên quan
đến xuất nhập khẩu hàng hoá như: phí dịch vụ ngoại thương, tiền vận tải, tiền
hoa hồng, tiền bồi thường.
- Chuyển kiều hối.
- Chuyển tiền ra bên ngoài hoặc chi tiêu phi mậu dịch...
1.1.2.2. Phương thức thanh toán Nhờ thu
Phương thức thanh toán Nhờ thu là một phương thức trong đó người bán
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng,
uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối
phiếu của người bán lập ra.
Các thành phần tham gia trong thanh toán Nhờ thu.
Trong phương thức thanh toán Nhờ thu thường có 4 bên tham gia:
- Người uỷ thác thu tiền: Là người xuất khẩu hoặc cung ứng dịch vụ
(người bán), là người gửi giấy Nhờ thu, người phát hành hối phiếu đòi tiền
(Drawer).
- Ngân hàngchuyển chứng từ nhờ thu (Remitting Bank): là ngân hàng
phục vụ bên người xuất khẩu, nhận sự uỷ thác thu tiền.
- Ngân hàng thu tiền (Collecting Bank): là ngân hàng phục vụ bên
người nhập khẩu, thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng
chuyển chứng từ, là ngân hàng xuất trình thu hộ tiền (Presenting Bank).
- Người trả tiền (Drawer): là người nhập khẩu, người sử dụng dịch vụ
được cung ứng (người mua).
Các loại nhờ thu:
- Nhờ thu phiếu trơn (clean collection): Là phương thức trong đó người
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
9
bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do
mình lập ra, còn chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho người mua không qua
ngân hàng.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ trình tự nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn.
(2)
(1) Kí kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định
áp dụng phương thức “nhờ thu phiếu trơn”.
(2) Người ủy thác (nhà XK) gửi hang hóa và bộ chứng từ thương mại
trực tiếp cho Người trả tiền (nhà NK)
(3) Nhà XK gửi Đơn yêu cầu nhờ thu cùng chứng từ tài chính cho NHNT
để thu tiền từ nhà NK.
(4) NHNT lấp lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính tới NHTH để
thu tiền
(5) NHTH thông báo lệnh nhờ thu tới nhà NK
(6) Nhà NK trả tiền ngay, hoặc chấp nhận trả tiền.
(7) NHTH chuyển tiền nhờ thu cho NHNT.
(8) NHNT chuyển tiền nhờ thu cho nhà XK.
Ngân hàng nhờ thu
(NHNT)
(Remitting bank)
Ngân hàng thu hộ
(NHTH)
(Collecting bank)
Người trả tiền
(Drawee)
Người ủy thác
(Principal)
(
(1)
(6)
(7)
(4)
(3) (8)
(5)
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
10
- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Colletion): là phương thức
trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không
những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng gửi kèm
theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu
thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng.
Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu kèm chứng từ
(HĐTMQT) Hai bên XK và NK ký kết hợp đồng mua bán ngọai
thương, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “nhờ
thu kèm chứng từ”.
(1) Nhà XK gửi hàng hóa cho nhà NK.
(2) Nhà XK lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (gồm
chứng từ thương mại và chứng từ tài chính, nếu có) tới ngân hàng nhờ thu.
(3) Ngân hàng nhờ thu lập lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới
ngân hàng thu hộ.
(4) Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng
từ cho nhà NK.
(5) Nhà NK chấp nhận lệnh nhờ thu bằng cách: thanh toán ngay hoặc
chấp nhận hối phiếu, hoặc ký phát hành kỳ phiếu hoặc giấy nhận nợ.
Ngân hàng nhờ thu
(NHNT)
(Remitting Bank)
Ngân hàng thu hộ
(NHTH)
(Collecting bank)
Người trả tiền
(Drawee)
Người ủy thác
(Prinerpal)
(7)
(3)
(6) (5) (4)
(HDTMQT)
(1)
1)
(8)
(2)
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
11
(6) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ thương mại cho nhà NK.
(7) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận,
hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho ngân hàng nhờ thu.
(8) Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp
nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho nhà xuât khẩu.
1.1.2.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Tín dụng chứng từ (TDCT) là một thoả thuận bất kỳ, cho dù được mô tả
hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy
ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp.
Các bên tham gia
- Người xin mở thư tín dụng: người mua, người nhập khẩu hàng hoá.
- Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người mua,
người nhập khẩu.
- Người hưởng thư tín dụng (người thụ hưởng): người bán, người xuất
khẩu hay bất kỳ người nào khác được hưởng lợi.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng: là ngân hàng ở nước người thụ hưởng.
Sơ đồ 1.4: Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức TDCT
Ngân hàng phát hành
(NHPH)
Ngân hàng thông báo
(NHTB)
(7)
(6)
(2)
(1) (8) (9)
(3)
(5)
(7)
(HĐTMQT)
(4)
Người hưởng lợi L/C
(nhà XK)
Người yêu cầu mở L/C
(nhà NK)
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
12
(HĐTMQT) Hai bên XK và NK ký hợp đồng ngọai thương, trong đó
quy định thanh toán bằng phương thức TDCT.
(1) Nhà NK làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ
mình yêu cầu mở thư tín dụng cho nhà XK hưởng.
(2) Căn cứ vào đơn yêu cầu mở thư tín dụng, ngân hàng mở sẽ lập
một thư tín dụng và thông qua NHTB (thường là ngân hàng đại lý của mình ở
nước nhà XK) thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đó đến
nhà XK.
(3) Khi nhận được thông báo này, NHTB sẽ thông báo cho nhà XK về
việc mở thư tín dụng đó và khi nhận được bản gốc thư tín dụng thì chuyển
ngay cho nhà XK.
(4) Nhà XK nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu
không thì đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương.
(5) Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư
tín dụng xuất trình thông qua NHTB cho NHPH để được thanh toán.
(6) NHTB nhận bộ chứng từ đòi tiền và chuyển cho NHPH.
(7) NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến
hành thanh toán như đã cam kết. Nếu thấy có bất cứ sự khác biệt nào của bộ
chứng từ so với L/C thì từ chối thanh toán và thông báo ngay những sai sótđó
cho các bên liên quan để tìm cách giải quyết.
(8) NHPH thực hiện thông báo về tình hình bộ chứng từ và yêu cầu
nhà NK thanh toán (nếu chứng từ đã hoàn hảo).
(9) Nhà NK kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng
thì trả tiền ngay hoặc chấp nhận trả tiền. Nếu thấy không phù hợp thì có
quyền từ chối trả tiền.
Ưu điểm
Tín dụng chứng từ thực chất là một hình thức đảm bảo nhất trong thanh
toán quốc tế tạo ra một sự tin cậy giữa các liên quan. Nghĩa tín dụng ở đây
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
13
không đơn thuần là một khoản tiền cho vay mà có ý nghĩa lớn hơn đó là uy tín
của ngân hàng phát hành thư tín dụng. Vì thông thường người nhập khẩu
không vay tiền của ngân hàng mà dùng tiền của mình ký quĩ 100% giá trị
L/C, lúc này ngân hàng phát hành bằng uy tín của mình chỉ là người đứng ra
đại diện cho người nhập khẩu cam kết về việc chắc chắn thanh toán hợp đồng.
Vai trò của ngân hàng ở đây không chỉ còn là trung gian thanh toán mà
đã trở thành người tổ chức, giám sát, quyết định việc thanh toán bởi về thực
chất nghĩa vụ trả tiền thuộc về ngân hàng phát hành.
Tín dụng chứng từ được đánh giá là phương thức thanh toán dung hoà
tốt nhất lợi ích đối kháng của các bên so với các phương thức thanh toán
khác. Do vậy, nó được xem như phương thức thanh toán ưu việt nhất trong
trường hợp các bên chưa thực sự tin tưởng lẫn nhau.
- Đối với người nhập khẩu: thư tín dụng là một ràng buộc nghĩa vụ của
người xuất khẩu bắt buộc người xuất khẩu muốn nhận tiền hàng phải có hàng
và một bộ chứng từ hoàn hảo. Để có được điều này người xuất khẩu không có
cách nào khác là phải nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng bởi bất kỳ sai biệt
nào trong quá trình thực hiện hợp đồng bị phản ánh trên chứng từ cũng có thể
khiến họ bị từ chối thanh toán.
- Đối với người xuất khẩu: Người xuất khẩu có thể yên tâm khi ký kết
hợp đồng với các bạn hàng mới, tăng doanh số bán hàng, chỉ cần thực hiện tốt
nghĩa vụ giao hàng là thu được tiền. Trong trường hợp bộ chứng từ hoàn hảo,
người xuất khẩu có thể vừa cấp tín dụng cho người nhập khẩu vừa có thể thu
hồi tiền ngay bằng cách chiết khấu các hối phiếu đã được chấp nhận bởi ngân
hàng có uy tín hoặc bằng cách chiết khấu bộ chứng từ, nhanh chóng thu thồi
vốn để tiếp tục đầu tư sản xuất.
- Đối với các ngân hàng: Thực hiện nghiệp vụ thanh toán cho khách
hàng , ngân hàng sẽ thu được phí dịch vụ, khoản phí này thường bằng ngoại tệ
nên đây cũng là một nguồn thu ngoại tệ cho ngân hàng, tuy nhiên trong thực
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
14
tế khoản phí này thường không được coi là một khoản thu ngoại tệ cho ngân
hàng vì tương đối nhỏ. Ngoài ra, đối với ngân hàng phát hành, việc yêu cầu
ký quỹ trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán TDCT giúp ngân hàng
có thêm nguồn vốn tương đối ổn định, phát sinh thường xuyên phục vụ cho
nhu cầu thanh khoản và các hoạt động khác của ngân hàng.
Nhược điểm
Đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của cán bộ TTQT ở các ngân hàng
cũng như những người làm công tác XNK. Thanh toán tín dụng chứng từ
được thực hiện thống nhất theo các thông lệ quốc tế, qui trình nghiệp vụ lại
chặt chẽ, phức tạp, đòi hỏi chính xác từng câu chữ nhất là trong khâu lập,
kiểm tra chứng từ. Hơn nữa, các chứng từ giao dịch đếu sử dụng ngoại ngữ
nên đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ phải có trình độ ngoại ngữ nhất định.
Trong phương thức thanh toán này, việc thanh toán độc lập với hợp
đồng ngoại thương, bộ chứng từ là căn cứ duy nhất để ngân hàng trả tiền cho
người xuất khẩu nên có thể ngân hàng và người nhập khẩu bị rủi ro khi người
xuất khẩu giả mạo chứng từ hoặc thay đổi chứng từ để đòi tiền trong khi đó
hàng giao không đúng số lượng hoặc chất lượng.
Ngược lại, về phía người xuất khẩu, khi hàng đã giao đúng qui định
nhưng người nhập khẩu không có thiện chí trả tiền thì họ có thể tìm ra những
lỗi rất nhỏ để từ chối thanh toán.
1.2. CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm chất lượng TTQT
Một sản phẩm làm ra được xem là có chất lượng khi thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng một cách chính đáng về chất, về lượng và thỏa mãn một số
tiêu chuẩn nhất định về kỹ thuật đồng thời đáp ứng đòi hỏi về thu nhập của
người sản xuất. Chất lượng nghiệp vụ TTQT được đo bằng những đặc tính mà
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
15
từ đó thỏa mãn tốt nhất những mong muốn, nguyện vọng của khách hàng.
Chất lượng hoạt động TTQT có thể hiểu là giá trị của việc thanh toán
mang lại hiệu quả kinh tế và lợi ích cao cho cả ngân hàng và khách hàng.
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động TTQT của NHTM
1.2.2.1. Các chỉ tiên định tính
a. Sự hài lòng của khách hàng
Chất lượng hoạt động TTQT chính là đáp ứng yêu cầu của khách hàng, vì
vậy sự hài lòng của khách hàng được xem như là chỉ tiêu quan trọng nhất
đánh giá chất lượng TTQT. Chỉ tiêu này cho biết chất lượng tới đâu thì tương
ứng với mức độ hài lòng của khách hàng. Mức độ hài lòng của khách hàng
càng cao chứng tỏ chất lượng dịch vụ càng tốt và ngược lại. Chỉ tiêu này
thường được tiến hành thăm dò định kỳ, từ đó xác định mức độ hài lòng của
khách hàng để có những điều chỉnh thích hợp.
b. Khả năng tư vấn của ngân hàng
Sự tư vấn của ngân hàng cho khách hàng là vô cùng quan trọng, góp phần
giảm thiểu sai sót và giúp khách hàng thực hiện đầy đủ thủ tục một cách
nhanh chóng. Chất lượng của dịch vụ thể hiện ở tác phong nhanh nhẹn, nhiệt
tình của cán bộ TTQT khi tư vấn. Tư vấn chính xác, dễ hiểu và chỉ ra các điều
khoản cần chú ý để khách hàng chuẩn bị các chứng từ liên quan một cách đầy
đủ. Khả năng tư vấn không chỉ thể hiện trình độ nghiệp vụ của cán bộ TTQT,
kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương, luật pháp… mà còn thể hiện khả năng
giao tiếp và thái độ tận tình đối với khách hàng.
c. Các quy định, quy trình, văn bản áp dụng
Các quy trình, văn bản quy định các yêu cầu, hồ sơ, trình tự thực hiện giao
dịch, sự phân công trách nhiệm và nghĩa vụ của từng người, từng bộ phận có
liên quan. Số lượng, phạm vi điều chỉnh, sự rõ ràng, cụ thể và khoa học của
các quy trình hoạt động thanh toán quốc tế sẽ đảm bảo khả năng thực hiện
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
16
giao dịch nhanh chóng, chính xác, an toàn đồng thời kiểm soát được các rủi
ro. Việc hoàn thiện các quy trình TTQT tạo điều kiện nâng cao chất lượng
thanh toán, tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.
d. Hỗ trợ các nghiệp vụ khác phát triển
Hoạt động TTQT có mối liên hệ với các nghiệp vụ khác của ngân hàng
như: kinh doanh ngoại tệ, tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ
khác. TTQT giúp ngân hàng phát triển các nghiệp vụ đó, tạo khả năng tăng
doanh thu dịch vụ từ đó tăng thêm nguồn thu nhập cho mình. Chât lượng
TTQT càng tốt thì các nghiệp vụ liên quan càng có điều kiện để phát triển
hoàn thiện hơn.
e. Tăng sức cạnh tranh
Trong điều kiện kinh tế hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh trên lĩnh vực ngân
hàng ngày càng trở nên gay gắt, thách thức đối với các NHTM. Năng lực cạnh
tranh của NHTM được đánh giá qua: năng lực tài chính, công nghệ, nhân lực,
mạng lưới,… Trong đó, chất lượng TTQT là một phần không thể thiểu để
nâng cao sức cạnh tranh của mỗi ngân hàng.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng
a. Doanh số TTQT và số món
Doanh số hoạt động TTQT tăng, giảm qua các năm thể hiện quy mô và sự
phát triển của từng nghiệp vụ TTQT. Số món tăng chứng tỏ số lượng giao
dịch TTQT qua ngân hàng tăng; giá trị thanh toán tăng chứng tỏ ngân hàng
thu hút được các giao dịch có giá trị lớn. Các chỉ tiêu này góp phần thể hiện
chất lượng dịch vụ tốt, tạo được uy tín đối với khách hàng, thu hút được sự
quan tâm của khách hàng.
b. Thị phần thanh toán quốc tế
Thị phần TTQT của ngân hàng nào càng cao thể hiện sự ưa thích của
khách hàng trong việc sử dụng TTQT của ngân hàng đó. Điều này chứng tỏ,
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
17
mức độ hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng là tốt, sức canh tranh của
ngân hàng được nâng cao từ đó phản ánh chất lượng TTQT của ngân hàng đó.
c. Thời gian giao dich
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nhanh chóng để thực hiện xong giao dịch
TTQT. Thời gian thực hiện giao dịch càng ngắn sẽ giúp khách hàng luân
chuyển vốn nhanh, đạt hiểu quả sản xuất kinh doanh, ngân hàng tiết kiệm
được chi phí, tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao chất lượng thanh
toan quốc tế.
d. Rủi ro
Thứ nhất, lỗi phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ
Trong quá trình thực hiện TTQT cho khách hàng, các lỗi có thể phát sinh ở
khâu mở L/C, kiểm tra chứng từ hay khâu thanh toán, thực hiện giao dịch
chậm… Nếu quy trình thanh toán chặt chẽ, cán bộ nắm vững nghiệp vụ, công
tác kiểm tra thường xuyên sẽ hạn chế được các lỗi nghiệp vụ phát sinh, hạn
chế rủi ro và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Thứ hai, rủi ro tín dụng
Chất lượng của hoạt động TTQT càng cao thì tỷ lệ rủi ro tín dụng phải
càng thấp. Rủi ro trong TTQT được biểu hiện qua các nội dung chủ yếu như
tồn đọng vốn trong thanh toán, kéo dài thời hạn thanh toán, thanh toán trả
chậm, nợ quá hạn, mất vốn… Rủi ro thể hiện trên tất cả nội dung của hoạt
động TTQT: rủi ro trong khâu phát hành L/C, rủi ro trong khâu thông báo, rủi
ro trong khâu đòi tiền cũng như trả tiền… Việc hạ thấp tỷ lệ rủi ro trong
TTQT giúp ngân hàng hạn chế những tổn thất về kinh tế, đồng thời nâng cao
uy tín của mình đối với khách hàng.
e. Tính chính xác
Các nghiệp vụ thanh toán phải được thực hiện một cách chính xác cả về
nội dung, thời gian, số tiền… vì nó liên quan trực tiếp tới lợi ích khách hàng,
cũng như chính ngân hàng. Để đánh giá một cách toàn diện đến chất lượng
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
18
TTQT cần phải đề cập đến tính chính xác của nghiệp vụ này.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TTQT
CỦA NHTM
1.3.1. Nhân tố khách quan
1.3.1.1. Môi trường quốc tế
- Môi trường chính trị và các quan hệ quốc tế: Hoạt động TTQT là việc
mua – bán hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau. Vì vậy, mối quan
hệ quốc tế giữa các quốc gia và môi trường chính trị ở các quốc gia này có
ảnh hưởng lớn tới hoạt động XNK vì vậy cũng ảnh hưởng tới hoạt động
TTQT. Các quốc gia có nền chính trị ổn dịnh, có quan hệ quốc tế rộng rãi,
hữu nghị với các quốc gia khác, thì hoạt động XNK dễ dàng và phát triển hơn.
- Môi trường tài chính thế giới: Nền kinh tế của các quốc gia có hoạt động
XNK, cũng như sự biến động kinh tế thế giới có ảnh hưởng lớn tới: giá trị
đồng tiền, tỷ giá, nguồn ngoại tệ trong thanh toán… Do thanh toán quốc tế
cần tới ngoại tệ để thanh toán giữa các nước với nhau, vì vậy nếu tỷ giá ngoại
tệ có sự thay đổi, dẫn tới giá XNK hàng hoá thay đổi ảnh hưởng tới hoạt động
thanh toán giữa các bên.
1.3.1.2. Hệ thống luật pháp trong nước
Hệ thống pháp luật về ngoại thương nước ta chưa ổn định, thay đổi thuế
XNK hàng hoá, thay đổi hạn ngạch xuất nhập khẩu, cấm vận một số mặt
hàng, … tất cả đều có ảnh hưởng tới hoạt động XNK, làm cho hoạt động
ngừng chệ, hoặc không được thực hiện, hoặc thực hiện khó khăn; làm lượng
giao dịch mua bán quốc tế giảm; vì vậy ảnh hưởng tới hoạt động TTQT.
1.3.1.3. Nhân tố từ phía khách hàng
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp XNK: Tình hình tài chính của
doanh nghiệp xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khả
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
19
năng thanh toán của doanh nghiệp đối với ngân hàng. Khi ngân hàng phát
hành thanh toán cho nhà xuất khẩu, mà nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng mất
khả năng thanh toán thì hiển nhiên ngân hàng sẽ gặp rủi ro tín dụng – ngân
hàng không thu được tiền thanh toán từ nhà nhập khẩu.
- Khả năng về hiểu biết về hoạt động ngoại thương của doanh nghiệp như:
khi ký hợp đồng ngoại thương có những điều không phù hợp với điều kiện
trong L/C, vì vậy dẫn đến sửa chữa L/C nhiều lần, một mặt làm châm quá
trình thanh toán đồng thời còn làm tăng chi phí. Khách hàng còn kém về các
trình tự trong nghiệp vụ TTQT, dẫn tới mắc những lỗi: điền sai quy cách,
không biết phải làm những thủ tực gì, khi chứng từ có sai xót cũng không biết
phải sửa chữa như thế nào…
1.3.2. Nhân tố chủ quan
1.3.2.1. Mô hình thanh toán
Khi các bộ phận được bố trí khoa học, các cán bộ tại mỗi bộ phận đủ năng
lực và am hiểu nghiệp vụ thì qui trình thanh toán tới khách hành sẽ diễn ra
nhanh chóng và chính xác. Các điều khoản quy định phải chặt chẽ, hợp lý,
mới giảm thiểu những rủi ro xảy ra. Đồng thời, các quy trình được xây dựng
sát với thực tế, phù hợp với công nghệ; phân nhiệm vụ rõ rang, đảm bảo việc
thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn sẽ cung cấp cho khách hàng
những sản phẩm dịch vụ với chất lượng tốt nhất.
1.3.2.2. Chính sách marketing
Chính sách khách hàng hợp lý, được quan tâm đúng mức sẽ tạo ra hiệu
quả cao trong hoạt động kinh doanh, và TTQT: giúp ngân hàng giữ khách
hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới, tăng cường vị thế, uy tín, thương
hiệu…
1.3.2.3. Uy tín và tiềm lực tài chính của ngân hàng
Ngân hàng có uy tín và tiềm lực tài chính mạnh sẽ dễ dàng tạo lòng tin
với khách hàng, thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Ví như: thư tín dụng
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
20
là một cam kết của ngân hàng đối với khách hàng, do đó uy tín và tiềm lực tài
chính của ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp tời chất lượng hoạt thanh toán
quốc tế. Một sản phẩm dịch vụ TTQT do một ngân hàng uy tín phát hành, sẽ
dễ dàng được chấp nhận, không đòi hỏi sự xác nhận của ngân hàng thứ hai, vì
vậy sẽ giảm được chi phí cho nhà xuất nhập khẩu.
1.3.2.4. Công nghệ ngân hàng
Hoạt động ngân hàng luôn đòi hỏi phải nhanh chóng, chính xác, tiện lợi, vì
vậy sự hỗ trợ của công nghệ thông tin là rất quan trọng. Công nghệ ngân hàng
liên quan đến toàn bộ có sở vật chất và mạng lưới truyền thông. Nếu hệ thông
công nghệ hiện đại sẽ giúp cho việc thanh toán được chôi chảy, nhanh chóng,
đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí.
1.3.2.5. Trình độ cán bộ của ngân hàng
Nhân tố con người, đặc biệt là các cán bộ - nhân viên thanh toán có ảnh
hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động TTQT. Chính vì vậy, đòi hỏi các nhân viên
thanh toán phải có kiến thức sâu rộng về TTQT, đảm bảo nghiệp vụ được
thực hiện một cách nhanh chóng, an toàn, tránh những rủi ro có thể xảy ra.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 “Những vấn đề cơ bản về chât lượng thanh toán quốc tế của
ngân hàng thương mại” đã trình bày những nội dung sau:
- Hệ thống những vấn đề cơ bản về TTQT: khái niệm, nội dung các
phương thức TTQT của NHTM.
- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu định tính định lượng để đánh giá chất
lượng TTQT.
- Đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTQT.
Thông qua những nội dung mang tính lý luận này, chuyên đề có cơ sở để
đánh giá thực tiễn chất lượng hoạt động TTQT, từ đó tìm ra những hạn chế và
nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng TTQT.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
21
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
CỦA NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH.
2.1. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH
TỈNH NINH BÌNH.
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh
Ninh Bình.
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNTVN Chi
nhánh tỉnh Ninh Bình.
Ngày 26/12/1991 theo nghị quyết của quốc hội khoá VIII, kì họp thứ 10
tỉnh Hà Nam Ninh được tách thánh hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình.
NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình là đơn vị trực thuộc
NHNo&PTNT Việt Nam, được thành lập nắm 1992 nhằm đáp ứng như cầu
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Trụ sở chính của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình là đường
Trần Hưng Đạo – phường Tân Thành – TP. Ninh Bình.
Trong những ngày đầu vừa tái lập tỉnh, NHNo&PTNTVN Chi nhánh
tỉnh Ninh Bình hoạt động trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, trình độ
cán bộ không đồng đều, chưa có kinh nghiệm quản lý, lại phải tiếp nhận dư
nợ thấp, nợ quá hạn cao chiếm tỷ lệ lớn trong trong dư nợ.
Từ điểm xuất phát thấp, NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình đã
khắc phục được những khó khăn, phát huy thế mạnh của tỉnh, tranh thủ sự
ủng hộ của các cấp ngành, sau 20 năm hoạt động NHNo&PTNTVN Chi
nhánh tỉnh Ninh Bình đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
22
Những kết quả mà NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình đạt
được đã góp phần vào sự nghiệp xây dựng tỉnh Ninh Bình ngày càng giàu
mạnh, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh qua các năm, đời sống nhân
dân ngày một cải thiện.
2.1.1.2. Cơcấu tổ chức, và chức năng nhiệm vụ của NHNo&PTNTVN
Chi nhánh tỉnh Ninh Bình
a. Cơ cấu tổ chức
NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình là Ngân hàng cấp I trực
thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, các NH huyện thị là NH cấp II, NH liên xã là
NH cấp III, đã trải qua 20 năm hoạt động với bề dày kinh nghiệm và thành
tựu đạt được. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh
Bình bao gồm:
- Tại văn phòng tỉnh bao gồm: Ban giám đốc và 8 phòng nghiệp vụ:
phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Kế toán – ngân quỹ, phòng Kiểm tra - kiểm
soát nội bộ, phòng Điện toán, phòng Tổ chức hành chính, phòng Tín dụng và
phòng Kinh doanh ngoại hối.
- Có 9 ngân hàng huyện thị trong tỉnh: NHNo&PTNT Ninh Bình Chi
nhánh huyện Nho quan, huyện Gia Viễn, huyện Hoa Lư, huyện Kim Sơn, TP.
Ninh Bình, Thị xã Tam Điệp, huyện Yên Mô, huyện Yên Khánh, Chi nhánh
Sông Vân.
Các phòng ban và chi nhánh các huyện thị có mối liên hệ mất thiết, ảnh
hưởng đến nhau, bổ sung cho nhau.
b. Chức năng nhiệm vụ
NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình là một chi nhánh
NHNo&PTNT Việt Nam, thực hiện hoạt động NH và các hoạt động kinh
doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
23
tiêu kinh tế của nhà nước.
Về phạm vi hoạt động:
- Huy động vốn dưới nhiều hình thức: nhận tiền gửi của các TCCN,
huy động có thể bằng VND, ngoại tệ, vàng, và các công cụ khác theo quy
định của pháp luật.
- Hoạt động tín dụng: cấp tín dụng cho các TCCN, DN dưới nhiều
hình thức như: cho vay, chiết khấu GTCG, bảo lãnh, cho thuê tài chính, cho
vay XNK…
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, các hoạt động khác được ngân hang
cho phép như dịch vụ thu phát tiền mặt, mua bán vàng bạc đá quý, dịch vụ
thẻ, két bạc, nhận ủy thác cho vay…
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNTVN Chi
nhánh tỉnh Ninh Bình
2.1.2.1. Kết quả huy động vốn của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh
Ninh Bình
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn
Đơn vị: tỷ VND.
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tỷ trọng
2010/2009 2011/2010
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Tổng
VHĐ
2,137.1 3,953 4,783.5 +1,815.9 +85 +830.5 +21.01
-KKH 610.7 1,032 1,440.9 +621.3 +68.9 +408.9 +39.62
-CKH 1,526.4 2,921 3,342.6 +1,394.6 +91.37 +421.6 +14.4
+Nội tệ 1,216.4 2,232 2,658.3 +1015.6 +83.5 +426.3 +19.1
+Ngoại tệ
quy đổi
920.7 1,721 1,865.2 +800.3 +86.9 +144.2 +8.38
(Nguồn Báo cáo hoạt động kinh doanh 2009-2011 của Chi nhánh)
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
24
Tổng nguồn huy động tại chi nhánh liên tục tăng trong những năm qua,
nguồn vốn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Dựa vào bảng số liệu về
tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm ta nhận thấy:
Năm 2010 nguồnvốnhuy độngcủachinhánhđạt3,952tỷ đồngtăng1,815
tỷ đồngso vớinăm 2009 tươngứng 85%. Tổngnguồnvốnhuy động tăng do tiền
gửi KKH tăng 68.9% (621.3 tỷ đồng) và tiền gửi CKH tăng 91.37% (1394.5 tỷ
đồng). Trongđó,vốnhuyđộngbằngnộitệtăng 83.5% (1,015.6tỷđồng), cònvốn
huy động bằng ngoại tệ tăng 86.9% (800.3 tỷ đồng). Tuy nhiên đến năm 2011,
lạm pháttang cao, lãi suất tăng và biến động không ổn định… khiến cho nguồn
vốnhuy độngtạiChinhánh có tăngnhưng chỉ tăngnhẹ, với mức tăng 21.01% so
vớinăm 2010, tươngđươngvới830.5tỷ đồng. Tổngnguồnvốnhuyđộngtăngdo
tiền gửiKKH tăng 39.62% (408.9tỷđồng)vàtiền gửi CKHtăng 14.4% (421.6 tỷ
đồng). Trongđó,vốnhuyđộngbằngnộitệ tăng 19.1% (426.3 tỷ đồng), còn vốn
huy động bằng ngoại tệ tăng 8.38% (144.2 tỷ đồng).
Những năm qua, chi nhánh đãbám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn, củng cố và mở rộng mạng lưới huy động vốn nội tệ và ngoại tệ;
phát hành chứng chỉ dự thưởng, có nhiều kỳ hạn huy động phù hợp với nguồn
tiền nhàn rỗitrong dâncư; tăng cườnggiáo dục chínhtrị, tư tưởng, đạo đức nghề
nghiệp cho cánbộ, nhân viên; đồng thời không ngừng đổi mới, nâng cao ý thức
tác phonggiao dịch, tư vấn cho khách hang hiểu và vận dụng các hình thức gửi
có lợi nhất… Vì vậy, Chi nhánh vẫn giữ được nguồn huy động tăng trưởng cao
và duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định trên thị trường.
2.1.2.2. Kếtquả hoạt động tín dụng của NHNo&PTNTVN Chi nhánh
tỉnh Ninh Bình
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và những ảnh hưởng của kinh tế thế
giới, hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn đạt được những kết quả đáng chú
ý góp phần vào sự tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
25
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay
Đơn vị: tỷ VND.
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tỷ trọng
2010/2009 2011/2010
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tổng dư nợ 1,075.7 2,877.6 3,738.1 +1,801.9 +167.51 +860.5 +29.9
-Nợ ngắn
hạn
731.4 1,582.3 2,175.3 +850.9 +116.3 +593 +37.48
-Nợ trung,
và dài hạn
344.2 1,295.3 1,562.8 +951.1 +276.3 +267.5 +20.65
(Nguồn Báo cáo hoạt động kinh doanh 2009-2011 của Chi nhánh)
Qua bảng ta thấy được dư nợ tín dụng của NHNo&PTNTVN Chi nhánh
tỉnh Ninh Bình tăng đều qua các năm, điều này chứng tỏ, càng ngày càng có
rất nhiều dự án, nhiều khách hàng được NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh
Ninh Bình tài trợ cho vay. Điều này cũng cho thấy được sự tin tưởng rất lớn
của khách hàng vào ngân hàng NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình.
Năm 2010, tổng dư nợ là 2,877.6 tỷ đồng, tang 167.51% so với năm
2009, tương đương với 1,801.9 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn
tăng 850.9 tỷ đồng, tức là tăng 116,3 % so với năm 2009, còn dư nợ cho vay
trung và dài hạn trong năm 2010 cũng tiếp tục tăng lên so với năm 2009 là
951.1 tỷ đồng, tương ứng 276,3%. Nguyên nhân là do chính phủ sử dụng các
mức lãi suất hợp lý nhằm khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn để tiếp tục
tăng trưởng nền kinh tế. Dù gặp nhiều khó khăn về lạm phát, lãi suất tăng
cao… nhưng năm 2011, tổng dư nợ tại Chi nhánh vẫn tăng 29.9% so với 2010
(tương đương với 860.5 tỷ đồng). Trong đó bao gồm: nợ ngắn hạn tăng
37.48% (593 tỷ đồng); nợ trung và dài hạn tang 20.65% (267.5 tỷ đồng) so
với 2010.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
26
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH
2.2.1. Cơ sở pháp lý
2.2.1.1. Các văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh hoạt động TTQT
Về nguyên tắc hoạt động TTQT phải phù hợp với:
- Các quy định và thông lệ về TTQT do phòng thương mại quốc tế
(ICC) ban hành còn hiệu lực: Incoterms.
- Các quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, bản sửa đổi
năm 2007, số xuất bản 600 (UCP 600)
- Các quy tắc thống nhất về nhờ thu, bản sửa đổi năm 1995, số xuất
bản 522 (URC 522)
- Các quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo tín dụng
chứng từ, số xuất bản 525 (URR 525).
- ISBP 681
2.2.1.2. Các văn bản pháp lý trong nước
Các quy định của pháp luật, chính phủ, ngân hàng nhà nước Việt Nam.
- Các hiệp định, thỏa thuận quốc tế do tổng giám đốc NHNo&PTNT
ký kết. Quy định về quy trình nghiệp vụ TTQT trong hệ thống NHNo&PTNT
được ban hành kèm theo Quyết định số 1998/QĐ-NHNo-QHQT ngày
15/12/2005 của tổng giám đốc NHNo&PTNT.
- Pháp lệnh ngoại hối.
Quy định 1437/2001/QĐ – NHNN ngày 19/11/2001 của thống đốc
NHNN về việc ban hành quy định về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước
ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam.
Thông tư 08/2003/TT – NHNN ngày 21/5/2003 của NHNN hướng dẫn
thi hành về quyền bán và mua ngoại tệ đối với giao dịch vãng lai của người cư
trú là tổ chức.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
27
Các nghị định thông tư, quyết định thay thế, sửa đổi, hướng dẫn thi
hành các văn bản trên cùng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
khác.
2.2.2. Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế của
NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình
2.2.2.1. Kết quả hoạt động TTQT
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động TTQT
Đơn vị: USD.
Doanh số
TTQT
2009 2010 2011
Tỷ trọng
2010/2009 2011/2010
Tuyệt đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt đối
Tươn
g đối
(%)
Doanh số
hàng nhập
3,911,810 5,178,193 6,651,591 +1,266,383 +32.37 +1,473,398 +28.45
Doanh số
hàng xuất
4,293,219 11,853,208 6,816,811 +7,559,989 +176.1 -5,036,397 -42.49
Kiều hối 1,158,678 2,547,895 2,675,356 +1,389,217 +119.9 +127,461 +5.0
Bảo lãnh
nước ngoài
0 3,177,708 0 +3,177,708 + -3,177,708 -100%
Tổng 9,363,707 22,757,004 16,143,758 +13,393,297 +143.0 -6,613,246 -40.96
(Nguồn Báo cáo phòng TTQT tại Chi nhánh 2009-2011)
Ghi chú: số liệu trên đã bao gồm các ngoại tệ khác được qui đổi ra USD
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
28
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động TTQT
Đơn vị: USD
0
2,000,000
4,000,000
6,000,000
8,000,000
10,000,000
12,000,000
DS nhập DS xuất Kiều hối Bảo lãnh
NN
2009
2010
2011
(Nguồn Báo cáo phòng TTQT tại Chi nhánh 2009-2011)
Từ bảng phân tích số liệu trên ta thấy rằng doanh số năm 2010 tăng cao so
với năm 2009 với mức tăng là 13,393,297 USD (tương đương với 143%).
Trong đó doanh số nhập tăng 32.37% (1,266,383 USD), doanh số xuất tăng
tới 176.1% (7,559,989 USD), kiều hối tăng tới 119.9% (1,389,217 USD), còn
bảo lãnh nước ngoài năm 2009 không có phát sinh, nhưng đến năm 2010 là
3,177,708 USD . Năm 2011, sự phục hồi kinh tế sau suy thoái toàn cầu 2008-
2009 có phần chậm lại so với 2010 do thế giới phải đối mặt với lạm phát tăng
cao, sự bất ổn chính trị… đã góp phần làm cho doanh số TTQT của chi nhánh
giảm đáng kể so với năm 2010. Với mức giảm là 40.96% (6,613,246 USD)
trong đó doanh số xuất giảm tới 5,036,397USD (tương đương với 42.49%),
bảo lãnh nước ngoài năm 2011 không có phát sinh nghiệp vụ, giảm 100%,
nhưng doanh số nhập lại tăng 28.45% (1,473,398 USD), kiều hối tăng 5%
(127,461 USD).
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
29
2.2.2.2. Kết quả thực hiện các phương thức TTQT
Bảng 2.4: Kết quả thực hiện một số phương thức TTQT
Đơn vị: USD.
Phương
thức
TTQT
2009 2010 2011
Tỷ trọng
2010/2009 2011/2010
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Chuyển
tiền
3,513,314 6,187,856 8,602,182 +2,674,542 +76.13 +2,414,326 +39.02
L/C NK 2,590,026 1,951,505 1,621,602 -638,521 -24.65 -329,903 -16.91
L/C XK 75,639 72,753 1,091,600 -2,886 -3.82 +1,018,847 +1400.4
Nhờ thu 794,824 1,391,809 2,153,018 +596,985 +75.11 +761,209 +54.69
(Nguồn Báo cáo phòng TTQT tại Chi nhánh 2009-2011)
Biểu đồ 2.2: Kết quả thực hiện một số phương thức TTQT
Đơn vị: USD
0
1,000,000
2,000,000
3,000,000
4,000,000
5,000,000
6,000,000
7,000,000
8,000,000
9,000,000
Chuyển
tiền
L/C NK L/C XK Nhờ thu
2009
2010
2011
(Nguồn Báo cáo phòng TTQT tại Chi nhánh 2009-2011)
Năm 2010 doanh số thực hiện chuyển tiền gia tăng rõ rệt: năm 2010 tăng
so với 2009 với mức tăng 76.13% tương đương (2,674,542 USD). Và đến
năm 2011 doanh số chuyển tiền vẫn tiếp tục tăng, tăng thêm 39.02%
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
30
(2,414,326 USD) so với 2010.
Thanh toán bằng phương thức nhờ thu năm 2010 tăng cao 75.11%
(596,985 USD) so với 2009, và đến năm 2011 vẫn tiếp tục tăng thêm 54.69%
(761,209USD).
Chuyển tiền và nhờ thu tại Chi nhánh vẫn tăng đều đặn qua các năm chứng
tỏ chi nhánh đã một phần nào đó mang lại lòng tin đối với khách hàng. Từ các
năm sau doanh số vẫn tăng lên một cách đáng kể, hứa hẹn trong tương lai sẽ
trở thành chi nhánh có tiềm lực về hoạt động TTQT.
Trong hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi
nhánh năm 2010 giảm so với năm 2009, L/C XK giảm 3.82% (2,886 USD).
Còn L/C NK cũng giảm với mức giảm 24.65% (638,521 USD). Tuy nhiên
đến 2011, do sự biến động giá cả trên thế giới và sự phát triển thị trưởng XK
chính bất chấp nền kinh tế toàn cầu khá ảm đạm nên L/C XK tăng mạnh với
một lượng lớn, tăng tới 1400.4% (1,018,847 USD) so với 2010, nhưng L/C
NK vẫn giảm với mức giảm là 16.91% (329,903 USD).
2.2.2.3. Kết quả hoạt động mua bán ngoại tệ
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động mua bán ngoại tệ
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tỷ trọng
2010/2009 2011/2010
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Mua
ngoại tệ
7,339,263 7,918,073 11,593,147 +578,810 +7.89 +3,675,074 +46.41
Bán
ngoại tệ
7,270,611 7,873,755 11,641,052 +603,144 +8.3 +3,767,297 +47.85
Chênh
lệch KD
ngoại tệ
+68,652 +44,318 -47,905
(Nguồn Báo cáo phòng TTQT tại Chi nhánh 2009-2011)
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
31
Ghi chú: Các ngoại tệ khác đã được qui đổi ra USD theo tỷ giá tại thời
điểm lập báo cáo.
Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động mua bán ngoại tệ
Đơn vị: USD
0
2,000,000
4,000,000
6,000,000
8,000,000
10,000,000
12,000,000
2009 2010 2011
Mua ngoại tệ
Bán ngoại tệ
(Nguồn Báo cáo phòng TTQT tại Chi nhánh 2009-2011)
Năm 2009 chênh lệch kinh doanh mua bán ngoại tệ là dương 68,652 USD
(lượng ngoại tệ mua vào nhiều hơn lượng bán ra) do tỷ giá trong năm 2009
liên tục tăng và đến cuối năm đã ổn định. Năm 2010, một loại chính sách điều
hành diễn biến thị trường, khiến cho thi trường ngoại hối có chuyển biến tích
cực. Tại Chi nhánh, năm 2010 chênh lệch mua bán vẫn tiếp tục dương là
44,318 USD. Đến 2011 được bắt đầu bằng sự leo thang của tỷ giá USD/VND
trên thị trường, và đến nửa cuối năm, tỷ giá mới “bình yên” trở lại. Do đó,
chênh lệnh mua bán ngoại tệ tại Chi nhánh năm 2011 bị âm là 47,905 USD
(lượng ngoại tệ bán ra nhiều hơn mua vào).
Căn cứ vào bảng phân tích số liệu 2.5 ta nhận thấy năm 2010 doanh số
mua bán ngoại tệ đều tăng nhẹ, cụ thể doanh số mua tăng 7.89% (578,810
USD) còn doanh số bán cũng tăng 8.3% (603,144 USD) so với năm 2009.
Năm 2011, tuy chênh lệnh mua bán ngoại tệ giảm, nhưng lương mua và bán
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
32
ngoại tệ đều tăng hơn 45% so với 2010, cụ thể doanh số mua tăng 46.41%
(3,675,074 USD), doanh số bán tăng 47.85% (3,767,297 USD).
2.2.2.4. Kết quả hoạt động thanh toán L/C
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động thanh toán L/C
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tỷ trọng
2010/2009 2011/2010
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Doanh số
L/C mở
1,445,554 753,274 811,650 -692,280 -47,89 +58,376 +7,75
Doanh số
L/C
thanh
toán
1,144,472 1,198,231 809,952 +53,759 +4,7 -388,279 -32,4
(Nguồn Báo cáo phòng TTQT tại Chi nhánh 2009-2011)
Biểu đồ 2.4: Kết quả hoạt động thanh toán L/C
Đơn vị: USD
0
200,000
400,000
600,000
800,000
1,000,000
1,200,000
1,400,000
1,600,000
DS L/C
mở
DS L/C
TT
2009
2010
2011
(Nguồn Báo cáo phòng TTQT tại Chi nhánh 2009-2011)
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
33
Nhìn vào bảng phân tích số liệu 2.6 và biểu đồ 2.4 trên ta thấy được sự
khác biệt rõ ràng giữa 2010 và 2011. Năm 2010 doanh số L/C mở giảm mạnh
với mức giảm là 47.89% so với năm 2009, còn doanh số L/C thanh toán thì
tăng nhẹ là 4.7%. Nguyên nhân chính là do kim ngạch XK giảm 22.5% so với
2009, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động XNK. Đến 2011, nền kinh tế và
ngành thương mại nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên tổng kim
ngạch xuất khẩu đã tăng 33% so với 2010, nhưng lại phải đối mặt với lạm
phát trong nước tăng cao, vì thế năm 2011 tại Chi nhánh doanh số mở L/C chỉ
tăng nhẹ với mức tăng là 7.75%, trong khi doanh số L/C thanh toán lại giảm
tới 32.4%.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA
NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH
2.3.1. Các kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế của
NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình
Hoạt động TTQT của Chi nhánh tuy mới chỉ bắt đầu đi vào hoạt động từ
năm 2001 nhưng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
2.3.1.1. Chất lượng hoạt động TTQT qua một số chỉ tiêu định tính
Thứ nhất: Giúp tăng cường các mối quan hệ giữa ngân hàng với
khách hàng.
Ngày nay khi nền kinh tế đang ngày càng lớn mạnh và sự cạnh tranh
giữa các ngân hàng rất gay gắt. Để có thể tồn tại và phát triển được trong thời
buổi kinh tế thị trường thì chi nhánh cần phải phục vụ khách hàng một cách
nhanh chóng chính xác, tạo dựng lòng tin và uy tín, giữ đựơc mối quan hệ mật
thiết với khách hàng truyền thống, không ngừng mở rộng và thu hót thêm
khách hàng mới. Hoạt động TTQT là một trong những hoạt động chủ chốt của
Chi nhánh. Với đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có trình độ và trách nhiệm cao
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
34
trong công việc, giải quyết công việc một cách nhanh chóng, chính xác và kịp
thời. Chính điều này giúp cho chi nhánh không chỉ giữ chân được những
khách hàng quen thuộc mà còn giúp thu hút thêm những khách hàng là những
doanh nghiệp lớn nhỏ khác
Thứ hai: Góp phần tăng thu nhập và tăng nguồn vốn tạm thời cho
Chi nhánh.
Khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng các ngân hàng luôn thu được một
khoản phí nhất định, đây là một trong những nhân tố góp phần làm tăng thu
nhập cho ngân hàng. Hoạt động TTQT cũng vậy khi thực hiện một nghiệp vụ
thanh toán TDCT hay chuyển tiền, nhờ thu thì khi đó khách hàng của họ sẽ
phải nộp cho ngân hàng một khoản phí dịch vụ.
Thứ ba: Hoạt động TTQT góp phần mở rộng mạng lưới ngân hàng
đại lý của Chi nhánh.
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của hoạt động TTQT công tác ngân
hàng đại lý của Chi nhánh cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hiện
nay hệ thống ngân hàng đại lý của Chi nhánh đã phát triển rộng khắp tới hơn
70 quốc gia trên thế giới. Với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp như vậy
thì khách hàng khi đến với ngân hàng sẽ được phục vụ nhanh hơn, tiết kiệm
hơn. Trong mấy năm qua, Chi nhánh đã mở rộng quan hệ với rất nhiều ngân
hàng lớn trên thế giới như: United Overseas Bank of Singapore, Far East
National Bank (Mỹ), Nova Scotia Bank (Canada), Banque Sanpaolo (Pháp),
Korea Exchange (Hàn Quốc)… đồng thời Chi nhánh cũng thực hiện lập mã
khóa giao dịch trực tiếp với các ngân hàng trên thế giới. Việc mở rộng mạng
lưới ngân hàng đại lý tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cung ứng dịch vụ
TTQT cho khách hàng doanh nghiệp, cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng
của dịch vụ này.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
35
Thứ tư: Hỗ trợ cho việc phát triển các hoạt động khác của Chi
nhánh.
Giữa các nghiệp vụ của ngân hàng có một mối quan hệ hữu cơ với nhau.
Sự phát triển của một nghiệp vụ này sẽ hỗ trợ cho các nghiệp vụ liên quan
khác phát triển. Trong những năm qua, sự phát triển của hoạt động TTQT đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khác của ngân hàng phát triển.
Đại đa số nhu cầu TTQT của khách hàng tại Chi nhánh cần có sự hỗ trợ
bằng vốn ngoại tệ của ngân hàng. Sự phát triển của nghiệp vụ TTQT làm tăng
thêm các nhu cầu vay mượn ngân hàng. Trên cơ sở đó tạo điều kiện cho việc
tăng dư nợ cho vay ngoại tệ của ngân hàng. Hơn thế nữa, thông qua TTQT
các khoản cho vay ngoại tệ của ngân hàng được giám sát chặt chẽ hơn góp
phần giảm bớt những rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng.
Cơ cấu khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các đơn vị NK. Họ không
có nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho việc NK. Do vậy, nhu cầu TTQT của họ
đều phải dùa vào nguồn bán ngoại tệ của ngân hàng. Trong những năm qua,
sự phát triển hoạt động TTQT của chi nhánh đã làm tăng các nhu cầu mua bán
ngoại tệ tạo điều kiện cho nghiệp vụ kinh doanh ngoaị tệ của ngân hàng phát
triển. Phần lớn tổng doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh đều phục vụ
cho các nhu cầu TTQT. Hơn nữa, trong hoạt động TTQT luôn có một khoảng
thời gian kể từ khi có nhu cầu thanh toán đến khi phải thanh toán, cũng như
kể từ khi giao hàng đến khi nhận được tiền thanh toán, hoặc cần ngoại tệ để
thanh toán tức thời nhưng lại có một khoản tiền tương ứng sẽ về trong tương
lai. Đây là những điều kiện tốt cho việc mở rộng và phát triển nghiệp vụ kinh
doanh ngoại tệ kỳ hạn (Forward), nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ hoán đổi
(Swap) của ngân hàng. Thực hiện được việc này ngân hàng vừa giúp khách
hàng phòng tránh được những rủi ro biến động tỷ giá, vừa tăng cường được
hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
36
2.3.1.2. Chất lượng TTQT qua một số chỉ tiêu định lượng
a. Thị phần TTQT
Hoạt động TTQT tại Chi nhánh luôn được khách hàng ưu tiên lựa chọn
hàng đầu trên địa bàn toàn tỉnh. Điều đó phần nào thể hiện chất lượng TTQT
ngày càng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tạo dựng được uy tín vững
bền.
b. Doanh số thanh toán
Chi nhánh thực hiện đầy đủ các quy trình TTQT, được khách hàng
đánh giá cao về chất lượng thanh toán. Thông qua một số chỉ tiêu doanh số,
có thể đánh giá về chất lượng TTQT tại NHNo&PTNTVN tỉnh Ninh Bình
như sau:
Bảng 2.7: Doanh số TTQT
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Giá trị (USD) 9,363,707 22,757,004 16,143,758
Số món 852 1,566 1,268
(Nguồn Báo cáo phòng TTQT tại Chi nhánh 2009-2011)
Năm 2010 doanh số TTQT tăng mạnh, tăng 143% so với năm 2009,
kèm theo đó, số món cũng tang lên 714 món, chứng tỏ Chi nhánh đã thu hút
được khách hàng NK tới giao dịch qua ngân hàng. Bao gồm cả các khách
hàng lớn, có giá trị hợp đồng thanh toán lớn và là đối tượng khách hàng tiềm
năng hứa hẹn mối quan hệ lâu dài với Chi nhánh. Các cán bộ thanh toán viên
tư vấn cho khách hàng nhiệt tình, chu đáo... Tuy nhiên, đến năm 2011, doanh
số TTQT lại giảm 29% so với năm 2010, số món cũng giảm 298 món, chứng
tỏ một lượng khách hàng giao dịch với Chi nhánh đã giảm. Điều này là do sự
phục hồi kinh tế sau khủng hoảng 2008-2009 trong năm 2011 chậm hơn so
với 2010, thêm vào đó, phải đối mặt với lạm phát, lãi suất tang, tỷ giá tăng…
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
37
c. Số lỗi phát sinh trong quá trình tác nghiệp
Trong quá trình thực hiện TTQT cho khách hàng, các lỗi có thể phát sinh ở
khâu mở L/C, khâu thanh toán, thực hiện giao dịch chậm… Từ ngày thực hiện
hoạt động TTQT, chi nhánh chưa để xảy ra lỗi nào làm xảy ra rủi ro trong quá
trình thực hiện, luôn làm đúng quy trình thanh toán chặt chẽ, cán bộ nắm
vững nghiệp vụ, công tác kiểm tra thường xuyên…
d. Rủi ro trong thanh toán
Rủi ro trong TTQT biểu hiện ở các nội dung của hoạt động TTQT như:
khâu phát hành L/C, khâu đòi tiền, bảo lãnh... Từ ngày đi vào hoạt động, Chi
nhánh chưa gặp phải rủi ro nào trong TTQT.
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động TTQT của
NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình
2.3.2.1. Tồn tại trong hoạt động TTQT
Bên cạnh những thành tích đáng kể đã đạt được, hoạt động TTQT của
Chi nhánh vẫn còn những tồn tại.
Thứ nhất: Các sản phẩm dịch vụ quốc tế đa dạng nhưng chưa phát
triển về chiều sâu
Trong những năm qua, chi nhánh đã cố gắng đưa các sản phẩm dịch vụ
TTQT mới vào hoạt động như: thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, thanh toán và
làm đại lý thanh toán séc du lịch. Các sản phẩm dịch vụ TTQT của Chi nhánh
ngày càng đa dạng nhưng cho đến nay các hoạt động TTQT phát triển chưa
toàn diện.
Thứ hai: Tổng doanh số hoạt động TTQT chưa cao
Trong thời buổi kinh tế thị trường các doanh nghiệp XNK phát triển
mạnh mẽ, cùng với đó kim ngạch XNK cũng tăng cao. Thế nhưng doanh số
hoạt động TTQT của Chi nhánh còn ở con số rất khiêm tốn.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
38
Thứ ba: Chưa khai thác hết các nhu cầu của khách hàng
Hiện nay số lượng khách hàng giao dịch nội tệ tại chi nhánh rất đông,
trong đó có nhiều khách hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực XNK
nhưng họ chỉ sử dụng các dịch vụ nội địa của ngân hàng, còn các nhu cầu sử
dụng các dịch vụ TTQT họ lại sử dụng dịch vụ của các ngân hàng khác trên
địa bàn.
Hoặc có những khách hàng có tài khoản ngoại tệ giao dịch tại chi nhánh,
nhưng họ chỉ sử dụng các sản phẩm dịch vụ TTQT của chi nhánh với một số
lượng hạn chế, còn một phần nhu cầu họ lại sử dụng sản phẩm dịch vụ của
ngân hàng khác.
Điều này chứng tỏ các nhu cầu sử dụng dịch vụ TTQT của khách hàng
tại chi nhánh vẫn còn, có thể là rất lớn mà chưa được tiếp cận và khai thác.
Thứ tư, các văn bản chế độ liên quan đến hoạt động TTQT từ phía
NHNo còn nhiều bất cập
Hiện nay, Chi nhánh tỉnh Ninh Bình cũng như các chi nhánh khác trong
cùng hệ thống NHNo&PTNTVN phải tuân thủ theo các văn bản chế độ do
NHNo&PTNTVN ban hành. Nhưng NHNo&PTNTVN lại chưa có chế độ cho
chiết khấu chứng từ hàng XK, mới chỉ quy định chế độ cho vay ứng trước tiền
hàng đảm bảo bằng bộ chứng từ hàng xuất gây khó khăn về vốn và nhiều
phiền hà cho khách hàng khi có nhu cầu ứng trước tiền hàng.
2.3.2.2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan
Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước còn hạn chế
Nhà nước đóng vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, các chính sách kinh
tế sẽ tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và hoạt động của cả nền
kinh tế nói chung. Song cơ chế chính sách của Nhà nước trong kĩnh vực
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
39
thương mại còn nhiều bất cập. Chính phủ và các bộ ngành có liên quan
thường xuyên có những thay đổi về danh mục mặt hàng được phép XNK,
biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng; thời gian kể từ khi đưa ra quyết định
đến khi có hiệu lực ngắn, các doanh nghiệp không kịp dự tính, sắp xếp kế
hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới chất lượng TTQT. Ngoài
ra, Chính phủ chưa có chiến lược, giải pháp tổng thể hỗ trợ các doanh nghiệp
XNK, thủ tục hành chính rườm rà, chưa có sự thống nhất giữa các ban ngành,
quy định chồng chéo gây phiền toái và tốn thời gian, chi phí cho các nhà
XNK.
Hành lang pháplý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động
TTQT nói riêng còn nhiều bất cập.
Chúng ta chưa có riêng một quy chế, văn bản pháp lý hướng dẫn giao
dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho riêng ngành Ngân hàng và từng ngành
chức năng liên quan, chưa có luật ngoại hối, luật hối phiếu, luật séc của riêng
Việt Nam. Các văn bản hiện hành thì quy định chồng chéo, qua nhiều lần bổ
sung, sửa đổi nên khó áp dụng, hiệu quả pháp lý chưa cao.
Chi nhánhđược thành lập muộn, tham gia vào hoạt động TTQT muộn,
do đó thị phần còn rất hạn chế.
Từ năm 1990 trở về trước, ngân hàng Ngoại thương độc quyền trong
TTQT. Sau đó, do yêu cầu đổi mới kinh tế, sự độc quyền trở nên bất hợp lý,
vì vậy, pháp lệnh số 38/LTC HĐBT của Hội đồng Nhà nước ra đời tháng
5/1991 cho phép các ngân hàng thương mại tham gia vào hoạt động TTQT.
Ngày 11/1/1992, thống đốc NHNN ký quyết định số 250/QĐ-NH5 cho phép
NHNo&PTNT tham gia hoạt động TTQT.
Cũng nh­ hoạt động TTQT của toàn hệ thống NHNo&PTNTVN, Chi
nhánh bắt đầu tham gia vào hoạt động TTQT khi các ngân hàng khác đã ổn
định hoạt động TTQT của mình. Một trong những nguyên nhân dẫn đến
doanh số hoạt động TTQT tại Chi nhánh vẫn còn thấp là do hoạt động TTQT
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
40
triển khai chậm dẫn đến cơ cấu khách hàng giao dịch tại Ngân hàng đại đa số
là khách hàng quen, có quan hệ tín dụng, gửi tiền... hoặc là các khách hàng
kinh doanh trong nội địa, số lượng các đơn vị có hoạt động kinh doanh XNK
còn rất hạn chế, nhất là các đơn vị có hoạt động XK.
Hơn thế nữa các sản phẩm dịch vụ thanh toán mới như thanh toán séc du
lịch, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế đang được triển khai thực hiện trong khi
các sản phẩm dịch vụ cùng loại của các ngân hàng khác đã và đang trong giai
đoạn phát triển chín muồi. Điều này làm cho Chi nhánh rất khó khăn trong
việc phát triển sản phẩm dịch vụ của mình và tìm được vị trí xứng đáng trên
thị trường.
Một số nguyên nhân khác
- Việt Nam chưa có thị trường hối đoái hoàn chỉnh, hiện nay mới có thị
trường ngoại tệ liên Ngân hàng nhưng hoạt động của thị trường còn kém sôi
động, nghiệp vụ còn đơn giản, mới chỉ có hình thức mua bán trao ngay, đối
tượng mua bán chủ yếu là USD (chưa thực hiện mua bán các phương tiện
TTQT), thành viên tham gia thị trường còn hạn chế, chỉ có Hội sở các NHTM
và NHNN. Việc điều hành tỷ giá của Nhà nước đã phản ảnh cung cầu ngoại tệ
song việc thực hiện còn nhiều hạn chế, chưa kịp thời, có thời gian cầu rất lớn
so với cung. Nhiều NHTM có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán ra nước
ngoài nhưng không thể mua được trên thị trường này cũng như không mua
được ngoại tệ từ quỹ điều hoà của NHNN. Điều này phần nào ảnh hưởng đến
khả năng TTQT và uy tín của NHTM trên trường Quốc tế.
- Cán cân vãng lai và cán cân thương mại Quốc tế còn thâm hụt nghiêm
trọng dẫn đến mất cân đối cung cầu về ngoại tệ, ảnh hưởng đến khả năng mua
bán ngoại tệ của các NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động
TTQT.
- Trình độ nghiệp vụ của các doanh nghiệp XNK còn thấp, ảnh hưởng
không nhỏ tới chất lượng hoạt động TTQT của ngân hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
41
b. Nguyên nhân chủ quan
Công nghệ thanh toán chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn
Công nghệ thanh toán nói chung và TTQT nói riêng tại
NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình những năm gần đây tuy đã được
đổi mới nhưng trang thiết bị vi tính vẫn còn lạc hậu, công nghệ phân mềm cho
thanh toán đơn giản, lỗi hệ thống, thiếu đồng bộ, mức độ tự động hóa chưa
cao so với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng như một số ngân
hàng trong nước.
Chưa quan tâm đúng mức đến công tác Marketing ngân hàng
Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM như hiện nay, việc
áp dụng Marketing trong hoạt động ngân hàng là tất yếu. Tuy chi nhánh đã
bắt đầu quan tâm chú trọng hơn công tác chăm sóc khách hàng nhưng hiệu
quả chưa cao và còn một số bất cập. Các hoạt động Marketing chưa được tiến
hành một cách hệ thống, chưa có sự phối hợp đồng bộ với hội sở để đưa ra
dịch vụ đồng nhất và phù hợp. Hiện nay, phòng khách hàng vẫn là nơi đảm
nhiệm công tác Marketing, tuy nhiên do chức năng của phòng này là làm tất
cả các công việc tiếp xúc với khách hàng, bao gồm cả hoạt động tín dụng nên
thực tế chưa quan tâm đúng mức tới Marketing. Công tác Marketing chủ yếu
mới chỉ hướng tới việc duy trì và củng cố quan hệ với các khách hàng cũ mà
chưa quan tâm nhiều tới việc thu hút khách hàng mới. Các sản phẩm dịch vụ
chưa đa dạng nên chưa đáp ứng hết đòi hỏi của khách hàng và đòi hỏi của
thương mại quốc tế trong tình hình hiện nay.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
42
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 “Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình” đã trình
bày những nội dung sau:
- Giới thiệu đôi nét về NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình.
- Tìm hiểu về thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế của
NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình.
- Nêu những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân.
Thông qua những nội dung mang tính thực tiễn này, chuyên đề có cơ sở để
đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng
TTQT của Chi nhánh.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
43
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ ĐỐI VỚI NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH
NINH BÌNH.
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTQT CỦA NHNo&PTNTVN
CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH
Theo định hướng chung của toàn hệ thống, NHNo&PTNTVN Chi nhánh
tỉnh Ninh Bình sẽ tiếp tục đổi mới và phát triển hoạt động TTQT để đạt kết
quả kinh doanh tốt hơn trong những năm tới.
Một là, từng bước cơ cấu lại các mảng hoạt động TTQT theo mô hình
tiên tiến, hiện đại.
Hai là, ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng hoạt động
TTQT. Mục đích của việc này là nhằm đảm bảo yêu cầu phục vụ đa dạng các
loại hình đối tượng khách hàng là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và cá nhân
bằng các sản phẩm, dịch vụ phong phú, thích hợp với từng loại đối tượng.
Ba là, tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại với các ngân hàng, các tổ
chức tín dụng quốc tế; mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng khắp các
châu lục.
Bốn là, hoạt động TTQT không tách rời các mảng hoạt động khác của
ngân hàng như huy động vốn, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ. Khách hàng rất
đa dạng gồm các ngân hàng đại lý, các doanh nghiệp, người Việt Nam và
nước ngoài, các tổ chức quốc tế đòi hỏi ngân hàng phải có chính sách giá cả
dịch vụ đồng bộ với chính sách về vốn, tín dụng, ngoại tệ thì mới hỗ trợ và
thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TTQT phát triển. Ngược lại,
TTQT là mắt xích quan trọng gắn kết các mảng hoạt động của ngân hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
44
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TTQT ĐỐI VỚI
NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH
Chịu tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt
Nam đã và đang có những biểu hiện phát triển chậm lại và mất cân đối trên
một số lĩnh vực. Điều này đã tác động một cách trực tiếp đến hoạt động của
các ngân hàng. Hoạt động ngân hàng đang được quan tâm nhằm chấn chỉnh
và nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM. NHNo&PTNTVN Chi nhánh
tỉnh Ninh Bình cũng không nằm ngoài những định hướng phát triển chung
của toàn đất nước và của ngành ngân hàng.
Để nâng cao chất lượng của hoạt động TTQT tại chi nhánh thì cần phải:
3.2.1. Ứng dụng Marketing vào hoạt động của chi nhánh
TTQT cũng là một trong những hoạt động kinh doanh của ngân hàng, để
thu hót khách hàng và mở rộng thị phần thanh toán của mình thì hoạt động
Marketing là cần thiết đối với bất cứ ngân hàng nào. Hiện nay, trong kinh
doanh ngân hàng cạnh tranh rất gay gắt, ngân hàng nào có nhiều khách hàng
và tuyên truyền quảng cáo tốt cho hoạt động của mình thì sẽ đứng vững được
trên thị trường. Việc áp dụng Marketing vào hoạt động của ngân hàng là làm
thế nào để phát triển một cách tốt nhất các hoạt động của ngân hàng, từ đó thu
được lợi nhuận cao nhất. Những điểm chủ yếu cần trú trọng trong công tác
Marketing của Ngân hàng bao gồm:
Một là, nghiên cứu thị trường để nắm bắt được tập tính, thái độ và đặc
biệt là động cơ của khách hàng khi lựa chọn ngân hàng cho giao dịch của
mình. Sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng thường được thực hiện trên cơ
sở nghiên cứu và so sánh các tiêu chuẩn của các ngân hàng như địa điểm giao
dịch của ngân hàng, chất lượng dịch vụ, sự dễ dàng trong giao dịch, thuận lợi
về thời gian, hình ảnh, về sức mạnh và độ an toàn của ngân hàng.
Hai là, nâng cao sức cạnh tranh, áp dụng marketing để nâng cao hình
ảnh của ngân hàng, tăng uy tín và sức cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng
Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11
45
Ba là, phân tích sự phát triển của thị trường, dự đoán phản ứng của
thị trường trước những ứng xử có tính chất đổi mới của ngân hàng.
=> Từ những phân tích nghiên cứu này mà chi nhánh đưa ra được những
chính sách thích hợp cho hoạt động kinh doanh của mình như:
- Chính sách sản phẩm: bao gồm chính sách quản lý tiền gửi, quyết
toán tài sản, cấp phát tín dụng và các dịch vụ bổ sung khác...
- Chính sách giá cả: là chính sách lãi suất đối với tiền gửi, tiền cho
vay, chính sách tỷ giá hối đoái và chính sách thu phí với các dịch vụ khác.
Phải nghiên cứu sự biến động cung cầu về tiền tệ tín dụng giá cả... Trong hoạt
động Ngân hàng trên thị trường, phân tích mối quan hệ giữa lãi suất và lợi
nhuận từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm
chi phí, nâng cao sức mạnh cạnh tranh của Ngân hàng. Nghiên cứu sự biến
động của tỷ giá hối đoái tăng hay giảm để có những quyết định đúng đắn nh
sẽ tận dụng được nguồn lợi do mua ngoại tệ với giá thấp hơn hoặc giảm bớt
được chi phí khi giá ngoại tệ đang lên cao...
- Các chính sách phân bổ lực lượng: phân tích nhu cầu phân bổ các
chi nhánh, văn phòng đại diện của Ngân hàng trên thị trường quốc tế, nhu cầu
về quan hệ đại lý ở nước ngoài...
- Chính sách giao tiếp quảng cáo kinh doanh theo cơ chế thị trường;
Ngân hàng phải không ngừng cạnh tranh với các ngân hàng khác, phải tiến
hành quảng cáo để thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo sự hấp dẫn đối với
khách hàng.
- Chính sách khách hàng: chính sách khách hàng phải được thực hiện
theo phương châm chủ động tìm đến khách hàng, giữ khách hàng lớn, khách
hàng truyền thống, mở rộng việc thu hót đông đảo số lượng khách hàng thuộc
loại doanh nghiệp vừa và nhỏ, không phân biệt thành phần kinh tế, lập danh
sách khách hàng có quan hệ làm ăn thường xuyên với Ngân hàng. Phân loại
khách hàng theo nguyên tắc phân đoạn thị trường. Theo các tiêu thức khác
Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình
Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình
Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình
Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình
Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình
Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình
Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình
Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình
Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình
Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình
Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình
Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình
Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình
Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình
Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình
Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình
Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình

More Related Content

What's hot

Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfMan_Ebook
 
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng ANZ Việt Nam
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng ANZ Việt NamĐề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng ANZ Việt Nam
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng ANZ Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tậpBáo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
 
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Vib Ban...
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Vib Ban...Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Vib Ban...
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Vib Ban...
 
Mẫu nhật ký thực tập tại Ngân hàng thương mại, HOT NHẤT!!!
Mẫu nhật ký thực tập tại Ngân hàng thương mại, HOT NHẤT!!!Mẫu nhật ký thực tập tại Ngân hàng thương mại, HOT NHẤT!!!
Mẫu nhật ký thực tập tại Ngân hàng thương mại, HOT NHẤT!!!
 
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân Hàng VPBank, 9đ - Gửi miễn phí q...
 
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAYĐề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAY
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
 
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAYĐề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AgribankĐề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng ANZ Việt Nam
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng ANZ Việt NamĐề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng ANZ Việt Nam
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng ANZ Việt Nam
 
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại VietcombankĐề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
 
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAYĐề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng Long
Báo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng LongBáo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng Long
Báo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng Long
 

Similar to Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình

Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...NOT
 
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...HanaTiti
 
Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...
Tailieu.vncty.com   luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...Tailieu.vncty.com   luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...
Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...Trần Đức Anh
 
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình (20)

Luận văn: Nâng cao chất lượng thanh toán tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Nâng cao chất lượng thanh toán tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Nâng cao chất lượng thanh toán tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Nâng cao chất lượng thanh toán tại Ngân hàng BIDV
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt...
 
Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...
Tailieu.vncty.com   luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...Tailieu.vncty.com   luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...
Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_kinh_te_nang_cao_su_hai_long_cua_khach_h...
 
Đề tài: Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại Agribank
Đề tài: Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại AgribankĐề tài: Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại Agribank
Đề tài: Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại Agribank
 
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng OCB, HAY
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng OCB, HAYĐề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng OCB, HAY
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng OCB, HAY
 
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
 
Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Agribank, HAY
Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Agribank, HAYĐề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Agribank, HAY
Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Agribank, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận về rủi ro tín dụng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại, HOT
Đề tài: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại, HOTĐề tài: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại, HOT
Đề tài: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại, HOT
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng VietinbankKhoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Trình Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng...
Thực Trạng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Trình Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng...Thực Trạng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Trình Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng...
Thực Trạng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Trình Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng...
 
Phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từPhát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 
Giải pháp hoàn thiện thanh toán quốc tế tại Ngân hàng BIDV, HAY
Giải pháp hoàn thiện thanh toán quốc tế tại Ngân hàng BIDV, HAYGiải pháp hoàn thiện thanh toán quốc tế tại Ngân hàng BIDV, HAY
Giải pháp hoàn thiện thanh toán quốc tế tại Ngân hàng BIDV, HAY
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 

Recently uploaded (20)

Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 

Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình

  • 1. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH MÃ TÀI LIỆU: 80212 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
  • 2. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: Bản chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình là công trình nghiên cứu của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khảo sát tình hình thực tiễn tại NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình. Các số liệu, mô hình toán và những kết quả trong chuyên đề là trung thực, các giải pháp và kiến nghị được đưa ra xuất phát từ thực tiễn những tồn tại và nguyên nhân của Chi nhánh. Một lần nữa, em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên. Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2012. Sinh viên Đặng Thị Thanh Hải
  • 3. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Stt Chữ viết tắt Viết đầy đủ Tiếng anh Tiếng việt 1 Bảo lãnh NN Bảo lãnh nước ngoài 2 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình 3 CKH Có kì hạn 4 DN Doanh nghiệp 5 DS L/C TT Doanh số L/C thanh toán 6 GTCG Giấy tờ có giá 7 IBS Internet Banking System Mạng thanh toán quốc tế nội bộ 8 ICC The International Chamber of Commerce Phòng thương mại quốc tế 9 ISBP International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under Documentary Credits Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ 10 HĐTMQT Hợp đồng thương mại quốc tế 11 KHK Không kì hạn 12 KH Khách hàng 13 L/C Letter of Credit Thư tín dụng chứng từ
  • 4. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 14 NH Ngân hàng 15 NHNN Ngân hàng nhà nước 16 NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 17 NHNT Ngân hàng nhờ thu 18 NHPH Ngân hàng phát hành 19 NHTH Ngân hàng thu hộ 20 NHTM Ngân hàng thương mại 21 NK Nhập khẩu 22 TCCN Tổ chức cá nhân 23 TCTD Tổ chức tín dụng 24 TDTC Tín dụng chứng từ 25 TTQT Thanh toán quốc tế 26 UCP Uniform for custom and Pratcice Documentary Credit Các quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ 27 URC Uniform rules for Collection Các quy tắc thống nhất về Nhờ thu 28 VN Việt Nam 29 XK Xuất khẩu 30 XNK Xuất nhập khẩu
  • 5. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, VÀ BIỂU Loại bảng biểu Tên bảng biểu Trang Bảng Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn 23 Bảng 2.2 Tình hình dư nợ 25 Bảng 2.3 Kết quả hoạt động TTQT 27 Bảng 2.4 Kết quả thực hiện một số phương thức TTQT 29 Bảng 2.5 Kết quả hoạt động mua bán ngoại tệ 30 Bảng 2.6 Kết quả họat động thanh toán L/C 32 Bảng 2.7 Doanh số TTQT 36 Biểu đồ Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động TTQT 28 Biểu đồ 2.2 Kết quả hoạt động một số phương thức TTQT 29 Biểu đồ 2.3 Kết quả hoạt động mua bán ngoại tệ 31 Biểu đồ 2.4 Kết quả hoạt động thanh toán L/C 32 Sơ đồ Sơ đồ 1.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán Chuyển tiền 7 Sơ đồ 1.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán Nhờ thu phiếu trơn 9 Sơ đồ 1.3 Quy trình nghiệp vụ thanh toán Nhờ thu kèm chứng từ 10 Sơ đồ 1.4 Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức TDCT 11
  • 6. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, VÀ BIỂU MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.................................4 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ .............4 1.1.1. Khái niệm và vai trò của TTQT đối với nền kinh tế................................4 1.1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế......................................................6 1.2. CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..........................................................................................14 1.2.1. Khái niệm chất lượng TTQT...............................................................14 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động TTQT của NHTM...................15 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TTQT CỦA NHTM...............................................................................................18 1.3.1. Nhân tố khách quan............................................................................18 1.3.2. Nhân tố chủ quan ...............................................................................19 TÓM TẮT CHƯƠNG 1...............................................................................20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH. ..................21 2.1. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH.....................................................................................21
  • 7. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 2.1.1. Sự rađời vàphát triển của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình....21 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình....................................................................................................23 2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH................................26 2.2.1. Cơ sở pháp lý.....................................................................................26 2.2.2. Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình...................................................................................27 2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH................................33 2.3.1. Các kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình................................................33 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động TTQT của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình................................................37 TÓM TẮT CHƯƠNG 2...............................................................................42 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐỐI VỚI NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH…………………………………………………………………......…43 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTQT CỦA NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH..............................................................43 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TTQT ĐỐI VỚI NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH................................44 3.2.1. Ứng dụng Marketing vào hoạt động của chi nhánh...............................44 3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức đào tạo cán bộ .........................................46 3.2.3. Hoàn thiện việc ứng dụng khoa học công nghệ trong TTQT tại ngân hàng............................................................................................................47
  • 8. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 3.2.4. Hoàn thịên cơ chế quản lý rủi ro..........................................................48 3.2.5. Quản lý dự trữ, kinh doanh ngoại tệ để đảm bảo nguồn ngoại tệ cho nhu cầu TTQT.............................................................................................49 3.2.6. Phối hợp chặt chẽ với các nghiệp vụ liên quan.....................................50 3.3. KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TTQT ĐỐI VỚI NHNO&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH.......................51 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ...............................................................51 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ...............................55 3.3.3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam.........................................56 3.3.4. Kiến nghị đối với các khách hàng, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh XNK.................................................................................................57 TÓM TẮT CHƯƠNG 3...............................................................................58 KẾT LUẬN.................................................................................................59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 9. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, cùng với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, thương mại quốc tế ngày càng có điều kiện phát triển hàng hóa trao đổi giữa các quốc gia ngày càng nhiều, chất lượng và dễ dàng. Trong nền kinh tế mỗi nước hoạt động kinh tế đối ngoại giữ vai trò cực kì quan trọng đây chính là cầu nối của từng quốc gia với các nước khác trên thế giới. Là một nước đang phát triển, Việt Nam đang xích lại gần thế giới thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế. Phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại giúp cho Việt Nam sử dụng có hiệu quả hơn nguồn nhân lực, tài nguyên, nguồn vốn tự có của mình và tạo được vị trí thích hợp trong dây chuyền hợp tác và phân công lao động quốc tế. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệpViệt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng tài chính và các nghiệp vụ kinh doanh còn hạn chế. Do đó, nhu cầu được cung cấp vốn, các sản phẩm, dịch vụ tiện ích của các ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp này ngày càng tăng nên hoạt động của Ngân hàng hiện nay không chỉ có các nghiệp vụ truyền thống là huy động vốn và cho vay mà các ngân hàng đã có chủ trương mở rộng và phát triển thêm lĩnh vực dịch vụ ngân hàng trong đó có hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng ngày nay đóng một vai trò quan trọng trong công tác thanh toán nhằm làm tăng thu nhập cho ngân hàng và giải quyết việc thanh toán giữa các bên được nhanh chóng, đảm bảo về quyền lợi và giá trị trên hợp đồng của các bên tham gia giao dịch xuất nhập khẩu. Khi quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng thì hoạt động TTQT của Việt Nam phải được hoàn thiện và phát triển để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng đa dạng và mở rộng trên phạm vi quốc tế đặc biệt là hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
  • 10. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 2 Cùng với xu hướng chung thì Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh tỉnh Ninh Bình cũng đã từng bước có sự đổi mới trong hoạt động thanh toán quốc tế này.Tuy nhiên, với sự non trẻ và còn ít kinh nghiệm thực tế trong thanh toán quốc tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối phó với xu thế hội nhập ngân hàng khu vực và quốc tế cũng như tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế là mối quan tâm hết sức cấp bách và thường xuyên của mỗi ngân hàng. Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình” làm nội dung chuyên đề tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Với mục đích làm sáng tỏ vị trí, vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế trong nền kinh tế, luận giải có tính hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn, các hạn chế và nguyên nhân gây ra khó khăn trong việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế qua thực tiễn hoạt động của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình từ năm 2009-2011 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lich sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp thống kê chọn mẫu kết
  • 11. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 3 hợp với phân tích tổng hợp, so sánh và mô hình hóa. 5. Kết cấu chuyên đề Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bán về chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình.
  • 12. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1.1. Khái niệm và vai trò của TTQT đối với nền kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm Thanh toán quốctế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nướcnày với tổ chức, cá nhân nước khác. Hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệgiữa các ngân hàng của các nước liên quan. TTQT là hoạt động cơ bản nhất và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh đối ngoại của NHTM, ngày nay nó được coi như là một bộ phận quan trọng trong nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các NHTM. Tuy vậy, nghiệp vụ TTQT chỉ được tiến hành trong những điều kiện và môi trường kinh doanh nhất định như: điều kiện về tiền tệ, điều kiện về thời gian, điều kiện về địa điểm, điều kiện về phương thức thanh toán. Các điều kiện trên khi được vận dụng một cách hợp lý sẽ đạt được hiệu quả về kinh tế, tránh được những rủi ro, tổn thất cho các bên áp dụng. Trong các điều kiện TTQT thì điều kiện về phương thức TTQT là điều kiện quan trọng nhất đối với hoạt động TTQT của NHTM, vì vậy trong khuôn khổ của chuyên đề này, em xin được tập trung chủ yếu nghiên cứu về điều kiện này. 1.1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế a. TTQT là một công cụ quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu, là một mắt xích không thể thiếu trong lưu thông hàng hoá.
  • 13. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 5 TTQT là cầu nối giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu vì nó gắn quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ giữa các bên liên quan. TTQT phát sinh từ hoạt động ngoại thương, thông qua thanh toán các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu có thể chủ động nắm bắt tốt nhất các thông tin về thị trường trong và ngoài nước cũng hiểu rõ thêm về các đối tác của mình. b. Thanh toán quốc tế là thước đo, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Thanh toán quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến vòng quay vốn sản xuất và kinh doanh, do vậy sẽ ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của các bên tham gia. Thông qua hoạt động thanh toán mà người ta có thể đánh giá khả năng tài chính, uy tín cũng như tiềm lực của mỗi đơn vị. c. Thanh toán quốc tế trên phương diện quản lý nhà nước. Thông qua việc quản lý và kiểm soát hoạt động thanh toán quốc tế, nhà nước coi đó là công cụ quan trọng để có thể quản lý được luồng ngoại tệ ra vào đất nước, làm cơ sở để thiết lập và thực hiện chính sách tài khoá phù hợp với từng thời kỳ phát triển nhất định. d. Vai trò của thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. - Thanh toán quốc tế đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn cao: Cán bộ ngân hàng làm công tác thanh toán quốc tế phải hiểu, nắm rõ và biết cách vận dụng các phương thức thanh toán quốc tế đúng thông lệ quốc tế. - Thanh toán quốc tế tạo môi trường ứng dụng công nghệ ngân hàng: Tiêu chí của hoạt động thanh toán là nhanh chóng, kịp thời, an toàn và chính xác. Do đó các công nghệ tiên tiến của ngành ngân hàng đều được ứng dụng nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn các tiêu chí này. - Thanh toán quốc tế đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng trên cơ sở thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế.
  • 14. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 6 - Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại. Như vậy, trong thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian giúp cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, đồng thời tư vấn, giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong giao dịch thanh toán nhằm giảm rủi ro cho khách hàng trong quan hệ mua bán với nước ngoài. Mặt khác, tạo điều kiện thực hiện quản lý hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu trong nước theo đúng chính sách kinh tế đối ngoại đề ra. 1.1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế Phương thức thanh toán quốc tế là việc tổ chức quá trình trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Thực chất phương thức thanh toán là cách thức mà người bán thu tiền còn người mua trả tiền. Trong buôn bán quốc tế có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Tuy vậy việc lựa chọn các phương thức đều phải xuất phát từ nhu cầu của người bán, thu tiền nhanh, đầy đủ và yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng và đúng thời hạn quy định trong hợp đồng. Sau đây là một số phương thức thanh toán chủ yếu đang được sử dụng trong thương mại quốc tế. 1.1.2.1. Phương thức thanh toán Chuyển tiền Phương thức thanh toán Chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định trong một thời gian nhất định và bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
  • 15. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 7 Sơ đồ 1.1:Quy trình nghiệp vụ thanh toánchuyển tiền (1) Nhà XK giao hàng và chuyển giao bộ chứng từ cho nhà NK. (2) Sau khi kiểm tra bộ chứng từ (hoặc hàng hóa), nếu quyết định trả tiền thì nhà NK viết lệnh chuyển tiền cùng với ủy nhiệm chi (nếu có tài khoản) gửi ngân hàng phục vụ mình. (3) Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiên trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho nhà NK. (4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý để chuyển tiền trả cho người thụ hưởng. (5) Ngân hàng trả tiền ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng, đồng thời gửi giấy báo có cho người hưởng lợi. Đặc điểm của phương thức thanh toán chuyển tiền Trong phương thức thanh toán này, các ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian thanh toán phải thực hiện viêc chuyển tiền sao cho chính xác, nhanh chóng và thu phí. Việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc thiện chí và khả năng tài chính của người nhập khẩu, do vậy khi sử dụng phương thức thanh toán này quyền lợi của người xuất khẩu không được đảm bảo. Trường hợp áp dụng Phương thức này cũng có ưu điểm là thủ tục đơn giản, phí thanh toán (1) (3) (2) (4) (5) Ngân hàng trả tiền (Paying bank Người thụ hưởng (Beneficiary) Người chuyển tiền (Remitter) Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank)
  • 16. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 8 không cao nên nó thường được áp dụng trong những trường hợp sau đây: -Thanh toán lô hàng giá trị nhỏ, người mua và người bán có độ tin cậy nhất định - Thanh toán trong lĩnh vực phi mậu dịch và các chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như: phí dịch vụ ngoại thương, tiền vận tải, tiền hoa hồng, tiền bồi thường. - Chuyển kiều hối. - Chuyển tiền ra bên ngoài hoặc chi tiêu phi mậu dịch... 1.1.2.2. Phương thức thanh toán Nhờ thu Phương thức thanh toán Nhờ thu là một phương thức trong đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng, uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra. Các thành phần tham gia trong thanh toán Nhờ thu. Trong phương thức thanh toán Nhờ thu thường có 4 bên tham gia: - Người uỷ thác thu tiền: Là người xuất khẩu hoặc cung ứng dịch vụ (người bán), là người gửi giấy Nhờ thu, người phát hành hối phiếu đòi tiền (Drawer). - Ngân hàngchuyển chứng từ nhờ thu (Remitting Bank): là ngân hàng phục vụ bên người xuất khẩu, nhận sự uỷ thác thu tiền. - Ngân hàng thu tiền (Collecting Bank): là ngân hàng phục vụ bên người nhập khẩu, thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển chứng từ, là ngân hàng xuất trình thu hộ tiền (Presenting Bank). - Người trả tiền (Drawer): là người nhập khẩu, người sử dụng dịch vụ được cung ứng (người mua). Các loại nhờ thu: - Nhờ thu phiếu trơn (clean collection): Là phương thức trong đó người
  • 17. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 9 bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng. Sơ đồ 1.2: Sơ đồ trình tự nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn. (2) (1) Kí kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “nhờ thu phiếu trơn”. (2) Người ủy thác (nhà XK) gửi hang hóa và bộ chứng từ thương mại trực tiếp cho Người trả tiền (nhà NK) (3) Nhà XK gửi Đơn yêu cầu nhờ thu cùng chứng từ tài chính cho NHNT để thu tiền từ nhà NK. (4) NHNT lấp lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính tới NHTH để thu tiền (5) NHTH thông báo lệnh nhờ thu tới nhà NK (6) Nhà NK trả tiền ngay, hoặc chấp nhận trả tiền. (7) NHTH chuyển tiền nhờ thu cho NHNT. (8) NHNT chuyển tiền nhờ thu cho nhà XK. Ngân hàng nhờ thu (NHNT) (Remitting bank) Ngân hàng thu hộ (NHTH) (Collecting bank) Người trả tiền (Drawee) Người ủy thác (Principal) ( (1) (6) (7) (4) (3) (8) (5)
  • 18. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 10 - Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Colletion): là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng gửi kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng. Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu kèm chứng từ (HĐTMQT) Hai bên XK và NK ký kết hợp đồng mua bán ngọai thương, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “nhờ thu kèm chứng từ”. (1) Nhà XK gửi hàng hóa cho nhà NK. (2) Nhà XK lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (gồm chứng từ thương mại và chứng từ tài chính, nếu có) tới ngân hàng nhờ thu. (3) Ngân hàng nhờ thu lập lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới ngân hàng thu hộ. (4) Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho nhà NK. (5) Nhà NK chấp nhận lệnh nhờ thu bằng cách: thanh toán ngay hoặc chấp nhận hối phiếu, hoặc ký phát hành kỳ phiếu hoặc giấy nhận nợ. Ngân hàng nhờ thu (NHNT) (Remitting Bank) Ngân hàng thu hộ (NHTH) (Collecting bank) Người trả tiền (Drawee) Người ủy thác (Prinerpal) (7) (3) (6) (5) (4) (HDTMQT) (1) 1) (8) (2)
  • 19. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 11 (6) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ thương mại cho nhà NK. (7) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho ngân hàng nhờ thu. (8) Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho nhà xuât khẩu. 1.1.2.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Tín dụng chứng từ (TDCT) là một thoả thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp. Các bên tham gia - Người xin mở thư tín dụng: người mua, người nhập khẩu hàng hoá. - Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người mua, người nhập khẩu. - Người hưởng thư tín dụng (người thụ hưởng): người bán, người xuất khẩu hay bất kỳ người nào khác được hưởng lợi. - Ngân hàng thông báo thư tín dụng: là ngân hàng ở nước người thụ hưởng. Sơ đồ 1.4: Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức TDCT Ngân hàng phát hành (NHPH) Ngân hàng thông báo (NHTB) (7) (6) (2) (1) (8) (9) (3) (5) (7) (HĐTMQT) (4) Người hưởng lợi L/C (nhà XK) Người yêu cầu mở L/C (nhà NK)
  • 20. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 12 (HĐTMQT) Hai bên XK và NK ký hợp đồng ngọai thương, trong đó quy định thanh toán bằng phương thức TDCT. (1) Nhà NK làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở thư tín dụng cho nhà XK hưởng. (2) Căn cứ vào đơn yêu cầu mở thư tín dụng, ngân hàng mở sẽ lập một thư tín dụng và thông qua NHTB (thường là ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà XK) thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đó đến nhà XK. (3) Khi nhận được thông báo này, NHTB sẽ thông báo cho nhà XK về việc mở thư tín dụng đó và khi nhận được bản gốc thư tín dụng thì chuyển ngay cho nhà XK. (4) Nhà XK nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hợp đồng ngoại thương. (5) Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng xuất trình thông qua NHTB cho NHPH để được thanh toán. (6) NHTB nhận bộ chứng từ đòi tiền và chuyển cho NHPH. (7) NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành thanh toán như đã cam kết. Nếu thấy có bất cứ sự khác biệt nào của bộ chứng từ so với L/C thì từ chối thanh toán và thông báo ngay những sai sótđó cho các bên liên quan để tìm cách giải quyết. (8) NHPH thực hiện thông báo về tình hình bộ chứng từ và yêu cầu nhà NK thanh toán (nếu chứng từ đã hoàn hảo). (9) Nhà NK kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì trả tiền ngay hoặc chấp nhận trả tiền. Nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền. Ưu điểm Tín dụng chứng từ thực chất là một hình thức đảm bảo nhất trong thanh toán quốc tế tạo ra một sự tin cậy giữa các liên quan. Nghĩa tín dụng ở đây
  • 21. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 13 không đơn thuần là một khoản tiền cho vay mà có ý nghĩa lớn hơn đó là uy tín của ngân hàng phát hành thư tín dụng. Vì thông thường người nhập khẩu không vay tiền của ngân hàng mà dùng tiền của mình ký quĩ 100% giá trị L/C, lúc này ngân hàng phát hành bằng uy tín của mình chỉ là người đứng ra đại diện cho người nhập khẩu cam kết về việc chắc chắn thanh toán hợp đồng. Vai trò của ngân hàng ở đây không chỉ còn là trung gian thanh toán mà đã trở thành người tổ chức, giám sát, quyết định việc thanh toán bởi về thực chất nghĩa vụ trả tiền thuộc về ngân hàng phát hành. Tín dụng chứng từ được đánh giá là phương thức thanh toán dung hoà tốt nhất lợi ích đối kháng của các bên so với các phương thức thanh toán khác. Do vậy, nó được xem như phương thức thanh toán ưu việt nhất trong trường hợp các bên chưa thực sự tin tưởng lẫn nhau. - Đối với người nhập khẩu: thư tín dụng là một ràng buộc nghĩa vụ của người xuất khẩu bắt buộc người xuất khẩu muốn nhận tiền hàng phải có hàng và một bộ chứng từ hoàn hảo. Để có được điều này người xuất khẩu không có cách nào khác là phải nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng bởi bất kỳ sai biệt nào trong quá trình thực hiện hợp đồng bị phản ánh trên chứng từ cũng có thể khiến họ bị từ chối thanh toán. - Đối với người xuất khẩu: Người xuất khẩu có thể yên tâm khi ký kết hợp đồng với các bạn hàng mới, tăng doanh số bán hàng, chỉ cần thực hiện tốt nghĩa vụ giao hàng là thu được tiền. Trong trường hợp bộ chứng từ hoàn hảo, người xuất khẩu có thể vừa cấp tín dụng cho người nhập khẩu vừa có thể thu hồi tiền ngay bằng cách chiết khấu các hối phiếu đã được chấp nhận bởi ngân hàng có uy tín hoặc bằng cách chiết khấu bộ chứng từ, nhanh chóng thu thồi vốn để tiếp tục đầu tư sản xuất. - Đối với các ngân hàng: Thực hiện nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng , ngân hàng sẽ thu được phí dịch vụ, khoản phí này thường bằng ngoại tệ nên đây cũng là một nguồn thu ngoại tệ cho ngân hàng, tuy nhiên trong thực
  • 22. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 14 tế khoản phí này thường không được coi là một khoản thu ngoại tệ cho ngân hàng vì tương đối nhỏ. Ngoài ra, đối với ngân hàng phát hành, việc yêu cầu ký quỹ trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán TDCT giúp ngân hàng có thêm nguồn vốn tương đối ổn định, phát sinh thường xuyên phục vụ cho nhu cầu thanh khoản và các hoạt động khác của ngân hàng. Nhược điểm Đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của cán bộ TTQT ở các ngân hàng cũng như những người làm công tác XNK. Thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện thống nhất theo các thông lệ quốc tế, qui trình nghiệp vụ lại chặt chẽ, phức tạp, đòi hỏi chính xác từng câu chữ nhất là trong khâu lập, kiểm tra chứng từ. Hơn nữa, các chứng từ giao dịch đếu sử dụng ngoại ngữ nên đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ phải có trình độ ngoại ngữ nhất định. Trong phương thức thanh toán này, việc thanh toán độc lập với hợp đồng ngoại thương, bộ chứng từ là căn cứ duy nhất để ngân hàng trả tiền cho người xuất khẩu nên có thể ngân hàng và người nhập khẩu bị rủi ro khi người xuất khẩu giả mạo chứng từ hoặc thay đổi chứng từ để đòi tiền trong khi đó hàng giao không đúng số lượng hoặc chất lượng. Ngược lại, về phía người xuất khẩu, khi hàng đã giao đúng qui định nhưng người nhập khẩu không có thiện chí trả tiền thì họ có thể tìm ra những lỗi rất nhỏ để từ chối thanh toán. 1.2. CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm chất lượng TTQT Một sản phẩm làm ra được xem là có chất lượng khi thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách chính đáng về chất, về lượng và thỏa mãn một số tiêu chuẩn nhất định về kỹ thuật đồng thời đáp ứng đòi hỏi về thu nhập của người sản xuất. Chất lượng nghiệp vụ TTQT được đo bằng những đặc tính mà
  • 23. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 15 từ đó thỏa mãn tốt nhất những mong muốn, nguyện vọng của khách hàng. Chất lượng hoạt động TTQT có thể hiểu là giá trị của việc thanh toán mang lại hiệu quả kinh tế và lợi ích cao cho cả ngân hàng và khách hàng. 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động TTQT của NHTM 1.2.2.1. Các chỉ tiên định tính a. Sự hài lòng của khách hàng Chất lượng hoạt động TTQT chính là đáp ứng yêu cầu của khách hàng, vì vậy sự hài lòng của khách hàng được xem như là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá chất lượng TTQT. Chỉ tiêu này cho biết chất lượng tới đâu thì tương ứng với mức độ hài lòng của khách hàng. Mức độ hài lòng của khách hàng càng cao chứng tỏ chất lượng dịch vụ càng tốt và ngược lại. Chỉ tiêu này thường được tiến hành thăm dò định kỳ, từ đó xác định mức độ hài lòng của khách hàng để có những điều chỉnh thích hợp. b. Khả năng tư vấn của ngân hàng Sự tư vấn của ngân hàng cho khách hàng là vô cùng quan trọng, góp phần giảm thiểu sai sót và giúp khách hàng thực hiện đầy đủ thủ tục một cách nhanh chóng. Chất lượng của dịch vụ thể hiện ở tác phong nhanh nhẹn, nhiệt tình của cán bộ TTQT khi tư vấn. Tư vấn chính xác, dễ hiểu và chỉ ra các điều khoản cần chú ý để khách hàng chuẩn bị các chứng từ liên quan một cách đầy đủ. Khả năng tư vấn không chỉ thể hiện trình độ nghiệp vụ của cán bộ TTQT, kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương, luật pháp… mà còn thể hiện khả năng giao tiếp và thái độ tận tình đối với khách hàng. c. Các quy định, quy trình, văn bản áp dụng Các quy trình, văn bản quy định các yêu cầu, hồ sơ, trình tự thực hiện giao dịch, sự phân công trách nhiệm và nghĩa vụ của từng người, từng bộ phận có liên quan. Số lượng, phạm vi điều chỉnh, sự rõ ràng, cụ thể và khoa học của các quy trình hoạt động thanh toán quốc tế sẽ đảm bảo khả năng thực hiện
  • 24. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 16 giao dịch nhanh chóng, chính xác, an toàn đồng thời kiểm soát được các rủi ro. Việc hoàn thiện các quy trình TTQT tạo điều kiện nâng cao chất lượng thanh toán, tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. d. Hỗ trợ các nghiệp vụ khác phát triển Hoạt động TTQT có mối liên hệ với các nghiệp vụ khác của ngân hàng như: kinh doanh ngoại tệ, tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác. TTQT giúp ngân hàng phát triển các nghiệp vụ đó, tạo khả năng tăng doanh thu dịch vụ từ đó tăng thêm nguồn thu nhập cho mình. Chât lượng TTQT càng tốt thì các nghiệp vụ liên quan càng có điều kiện để phát triển hoàn thiện hơn. e. Tăng sức cạnh tranh Trong điều kiện kinh tế hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh trên lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, thách thức đối với các NHTM. Năng lực cạnh tranh của NHTM được đánh giá qua: năng lực tài chính, công nghệ, nhân lực, mạng lưới,… Trong đó, chất lượng TTQT là một phần không thể thiểu để nâng cao sức cạnh tranh của mỗi ngân hàng. 1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng a. Doanh số TTQT và số món Doanh số hoạt động TTQT tăng, giảm qua các năm thể hiện quy mô và sự phát triển của từng nghiệp vụ TTQT. Số món tăng chứng tỏ số lượng giao dịch TTQT qua ngân hàng tăng; giá trị thanh toán tăng chứng tỏ ngân hàng thu hút được các giao dịch có giá trị lớn. Các chỉ tiêu này góp phần thể hiện chất lượng dịch vụ tốt, tạo được uy tín đối với khách hàng, thu hút được sự quan tâm của khách hàng. b. Thị phần thanh toán quốc tế Thị phần TTQT của ngân hàng nào càng cao thể hiện sự ưa thích của khách hàng trong việc sử dụng TTQT của ngân hàng đó. Điều này chứng tỏ,
  • 25. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 17 mức độ hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng là tốt, sức canh tranh của ngân hàng được nâng cao từ đó phản ánh chất lượng TTQT của ngân hàng đó. c. Thời gian giao dich Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nhanh chóng để thực hiện xong giao dịch TTQT. Thời gian thực hiện giao dịch càng ngắn sẽ giúp khách hàng luân chuyển vốn nhanh, đạt hiểu quả sản xuất kinh doanh, ngân hàng tiết kiệm được chi phí, tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao chất lượng thanh toan quốc tế. d. Rủi ro Thứ nhất, lỗi phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ Trong quá trình thực hiện TTQT cho khách hàng, các lỗi có thể phát sinh ở khâu mở L/C, kiểm tra chứng từ hay khâu thanh toán, thực hiện giao dịch chậm… Nếu quy trình thanh toán chặt chẽ, cán bộ nắm vững nghiệp vụ, công tác kiểm tra thường xuyên sẽ hạn chế được các lỗi nghiệp vụ phát sinh, hạn chế rủi ro và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Thứ hai, rủi ro tín dụng Chất lượng của hoạt động TTQT càng cao thì tỷ lệ rủi ro tín dụng phải càng thấp. Rủi ro trong TTQT được biểu hiện qua các nội dung chủ yếu như tồn đọng vốn trong thanh toán, kéo dài thời hạn thanh toán, thanh toán trả chậm, nợ quá hạn, mất vốn… Rủi ro thể hiện trên tất cả nội dung của hoạt động TTQT: rủi ro trong khâu phát hành L/C, rủi ro trong khâu thông báo, rủi ro trong khâu đòi tiền cũng như trả tiền… Việc hạ thấp tỷ lệ rủi ro trong TTQT giúp ngân hàng hạn chế những tổn thất về kinh tế, đồng thời nâng cao uy tín của mình đối với khách hàng. e. Tính chính xác Các nghiệp vụ thanh toán phải được thực hiện một cách chính xác cả về nội dung, thời gian, số tiền… vì nó liên quan trực tiếp tới lợi ích khách hàng, cũng như chính ngân hàng. Để đánh giá một cách toàn diện đến chất lượng
  • 26. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 18 TTQT cần phải đề cập đến tính chính xác của nghiệp vụ này. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TTQT CỦA NHTM 1.3.1. Nhân tố khách quan 1.3.1.1. Môi trường quốc tế - Môi trường chính trị và các quan hệ quốc tế: Hoạt động TTQT là việc mua – bán hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau. Vì vậy, mối quan hệ quốc tế giữa các quốc gia và môi trường chính trị ở các quốc gia này có ảnh hưởng lớn tới hoạt động XNK vì vậy cũng ảnh hưởng tới hoạt động TTQT. Các quốc gia có nền chính trị ổn dịnh, có quan hệ quốc tế rộng rãi, hữu nghị với các quốc gia khác, thì hoạt động XNK dễ dàng và phát triển hơn. - Môi trường tài chính thế giới: Nền kinh tế của các quốc gia có hoạt động XNK, cũng như sự biến động kinh tế thế giới có ảnh hưởng lớn tới: giá trị đồng tiền, tỷ giá, nguồn ngoại tệ trong thanh toán… Do thanh toán quốc tế cần tới ngoại tệ để thanh toán giữa các nước với nhau, vì vậy nếu tỷ giá ngoại tệ có sự thay đổi, dẫn tới giá XNK hàng hoá thay đổi ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán giữa các bên. 1.3.1.2. Hệ thống luật pháp trong nước Hệ thống pháp luật về ngoại thương nước ta chưa ổn định, thay đổi thuế XNK hàng hoá, thay đổi hạn ngạch xuất nhập khẩu, cấm vận một số mặt hàng, … tất cả đều có ảnh hưởng tới hoạt động XNK, làm cho hoạt động ngừng chệ, hoặc không được thực hiện, hoặc thực hiện khó khăn; làm lượng giao dịch mua bán quốc tế giảm; vì vậy ảnh hưởng tới hoạt động TTQT. 1.3.1.3. Nhân tố từ phía khách hàng - Tình hình tài chính của doanh nghiệp XNK: Tình hình tài chính của doanh nghiệp xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khả
  • 27. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 19 năng thanh toán của doanh nghiệp đối với ngân hàng. Khi ngân hàng phát hành thanh toán cho nhà xuất khẩu, mà nhà nhập khẩu rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì hiển nhiên ngân hàng sẽ gặp rủi ro tín dụng – ngân hàng không thu được tiền thanh toán từ nhà nhập khẩu. - Khả năng về hiểu biết về hoạt động ngoại thương của doanh nghiệp như: khi ký hợp đồng ngoại thương có những điều không phù hợp với điều kiện trong L/C, vì vậy dẫn đến sửa chữa L/C nhiều lần, một mặt làm châm quá trình thanh toán đồng thời còn làm tăng chi phí. Khách hàng còn kém về các trình tự trong nghiệp vụ TTQT, dẫn tới mắc những lỗi: điền sai quy cách, không biết phải làm những thủ tực gì, khi chứng từ có sai xót cũng không biết phải sửa chữa như thế nào… 1.3.2. Nhân tố chủ quan 1.3.2.1. Mô hình thanh toán Khi các bộ phận được bố trí khoa học, các cán bộ tại mỗi bộ phận đủ năng lực và am hiểu nghiệp vụ thì qui trình thanh toán tới khách hành sẽ diễn ra nhanh chóng và chính xác. Các điều khoản quy định phải chặt chẽ, hợp lý, mới giảm thiểu những rủi ro xảy ra. Đồng thời, các quy trình được xây dựng sát với thực tế, phù hợp với công nghệ; phân nhiệm vụ rõ rang, đảm bảo việc thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn sẽ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ với chất lượng tốt nhất. 1.3.2.2. Chính sách marketing Chính sách khách hàng hợp lý, được quan tâm đúng mức sẽ tạo ra hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, và TTQT: giúp ngân hàng giữ khách hàng truyền thống, thu hút khách hàng mới, tăng cường vị thế, uy tín, thương hiệu… 1.3.2.3. Uy tín và tiềm lực tài chính của ngân hàng Ngân hàng có uy tín và tiềm lực tài chính mạnh sẽ dễ dàng tạo lòng tin với khách hàng, thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Ví như: thư tín dụng
  • 28. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 20 là một cam kết của ngân hàng đối với khách hàng, do đó uy tín và tiềm lực tài chính của ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp tời chất lượng hoạt thanh toán quốc tế. Một sản phẩm dịch vụ TTQT do một ngân hàng uy tín phát hành, sẽ dễ dàng được chấp nhận, không đòi hỏi sự xác nhận của ngân hàng thứ hai, vì vậy sẽ giảm được chi phí cho nhà xuất nhập khẩu. 1.3.2.4. Công nghệ ngân hàng Hoạt động ngân hàng luôn đòi hỏi phải nhanh chóng, chính xác, tiện lợi, vì vậy sự hỗ trợ của công nghệ thông tin là rất quan trọng. Công nghệ ngân hàng liên quan đến toàn bộ có sở vật chất và mạng lưới truyền thông. Nếu hệ thông công nghệ hiện đại sẽ giúp cho việc thanh toán được chôi chảy, nhanh chóng, đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí. 1.3.2.5. Trình độ cán bộ của ngân hàng Nhân tố con người, đặc biệt là các cán bộ - nhân viên thanh toán có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động TTQT. Chính vì vậy, đòi hỏi các nhân viên thanh toán phải có kiến thức sâu rộng về TTQT, đảm bảo nghiệp vụ được thực hiện một cách nhanh chóng, an toàn, tránh những rủi ro có thể xảy ra. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 “Những vấn đề cơ bản về chât lượng thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại” đã trình bày những nội dung sau: - Hệ thống những vấn đề cơ bản về TTQT: khái niệm, nội dung các phương thức TTQT của NHTM. - Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu định tính định lượng để đánh giá chất lượng TTQT. - Đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTQT. Thông qua những nội dung mang tính lý luận này, chuyên đề có cơ sở để đánh giá thực tiễn chất lượng hoạt động TTQT, từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng TTQT.
  • 29. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 21 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH. 2.1. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH. 2.1.1. Sự ra đời và phát triển của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình. 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình. Ngày 26/12/1991 theo nghị quyết của quốc hội khoá VIII, kì họp thứ 10 tỉnh Hà Nam Ninh được tách thánh hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình. NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình là đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, được thành lập nắm 1992 nhằm đáp ứng như cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trụ sở chính của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình là đường Trần Hưng Đạo – phường Tân Thành – TP. Ninh Bình. Trong những ngày đầu vừa tái lập tỉnh, NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình hoạt động trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, trình độ cán bộ không đồng đều, chưa có kinh nghiệm quản lý, lại phải tiếp nhận dư nợ thấp, nợ quá hạn cao chiếm tỷ lệ lớn trong trong dư nợ. Từ điểm xuất phát thấp, NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình đã khắc phục được những khó khăn, phát huy thế mạnh của tỉnh, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp ngành, sau 20 năm hoạt động NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình đã đạt được những thành tựu đáng kể.
  • 30. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 22 Những kết quả mà NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình đạt được đã góp phần vào sự nghiệp xây dựng tỉnh Ninh Bình ngày càng giàu mạnh, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh qua các năm, đời sống nhân dân ngày một cải thiện. 2.1.1.2. Cơcấu tổ chức, và chức năng nhiệm vụ của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình a. Cơ cấu tổ chức NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình là Ngân hàng cấp I trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, các NH huyện thị là NH cấp II, NH liên xã là NH cấp III, đã trải qua 20 năm hoạt động với bề dày kinh nghiệm và thành tựu đạt được. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình bao gồm: - Tại văn phòng tỉnh bao gồm: Ban giám đốc và 8 phòng nghiệp vụ: phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Kế toán – ngân quỹ, phòng Kiểm tra - kiểm soát nội bộ, phòng Điện toán, phòng Tổ chức hành chính, phòng Tín dụng và phòng Kinh doanh ngoại hối. - Có 9 ngân hàng huyện thị trong tỉnh: NHNo&PTNT Ninh Bình Chi nhánh huyện Nho quan, huyện Gia Viễn, huyện Hoa Lư, huyện Kim Sơn, TP. Ninh Bình, Thị xã Tam Điệp, huyện Yên Mô, huyện Yên Khánh, Chi nhánh Sông Vân. Các phòng ban và chi nhánh các huyện thị có mối liên hệ mất thiết, ảnh hưởng đến nhau, bổ sung cho nhau. b. Chức năng nhiệm vụ NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình là một chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam, thực hiện hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục
  • 31. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 23 tiêu kinh tế của nhà nước. Về phạm vi hoạt động: - Huy động vốn dưới nhiều hình thức: nhận tiền gửi của các TCCN, huy động có thể bằng VND, ngoại tệ, vàng, và các công cụ khác theo quy định của pháp luật. - Hoạt động tín dụng: cấp tín dụng cho các TCCN, DN dưới nhiều hình thức như: cho vay, chiết khấu GTCG, bảo lãnh, cho thuê tài chính, cho vay XNK… - Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, các hoạt động khác được ngân hang cho phép như dịch vụ thu phát tiền mặt, mua bán vàng bạc đá quý, dịch vụ thẻ, két bạc, nhận ủy thác cho vay… 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình 2.1.2.1. Kết quả huy động vốn của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn Đơn vị: tỷ VND. Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tỷ trọng 2010/2009 2011/2010 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng VHĐ 2,137.1 3,953 4,783.5 +1,815.9 +85 +830.5 +21.01 -KKH 610.7 1,032 1,440.9 +621.3 +68.9 +408.9 +39.62 -CKH 1,526.4 2,921 3,342.6 +1,394.6 +91.37 +421.6 +14.4 +Nội tệ 1,216.4 2,232 2,658.3 +1015.6 +83.5 +426.3 +19.1 +Ngoại tệ quy đổi 920.7 1,721 1,865.2 +800.3 +86.9 +144.2 +8.38 (Nguồn Báo cáo hoạt động kinh doanh 2009-2011 của Chi nhánh)
  • 32. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 24 Tổng nguồn huy động tại chi nhánh liên tục tăng trong những năm qua, nguồn vốn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Dựa vào bảng số liệu về tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm ta nhận thấy: Năm 2010 nguồnvốnhuy độngcủachinhánhđạt3,952tỷ đồngtăng1,815 tỷ đồngso vớinăm 2009 tươngứng 85%. Tổngnguồnvốnhuy động tăng do tiền gửi KKH tăng 68.9% (621.3 tỷ đồng) và tiền gửi CKH tăng 91.37% (1394.5 tỷ đồng). Trongđó,vốnhuyđộngbằngnộitệtăng 83.5% (1,015.6tỷđồng), cònvốn huy động bằng ngoại tệ tăng 86.9% (800.3 tỷ đồng). Tuy nhiên đến năm 2011, lạm pháttang cao, lãi suất tăng và biến động không ổn định… khiến cho nguồn vốnhuy độngtạiChinhánh có tăngnhưng chỉ tăngnhẹ, với mức tăng 21.01% so vớinăm 2010, tươngđươngvới830.5tỷ đồng. Tổngnguồnvốnhuyđộngtăngdo tiền gửiKKH tăng 39.62% (408.9tỷđồng)vàtiền gửi CKHtăng 14.4% (421.6 tỷ đồng). Trongđó,vốnhuyđộngbằngnộitệ tăng 19.1% (426.3 tỷ đồng), còn vốn huy động bằng ngoại tệ tăng 8.38% (144.2 tỷ đồng). Những năm qua, chi nhánh đãbám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, củng cố và mở rộng mạng lưới huy động vốn nội tệ và ngoại tệ; phát hành chứng chỉ dự thưởng, có nhiều kỳ hạn huy động phù hợp với nguồn tiền nhàn rỗitrong dâncư; tăng cườnggiáo dục chínhtrị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho cánbộ, nhân viên; đồng thời không ngừng đổi mới, nâng cao ý thức tác phonggiao dịch, tư vấn cho khách hang hiểu và vận dụng các hình thức gửi có lợi nhất… Vì vậy, Chi nhánh vẫn giữ được nguồn huy động tăng trưởng cao và duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định trên thị trường. 2.1.2.2. Kếtquả hoạt động tín dụng của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và những ảnh hưởng của kinh tế thế giới, hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn đạt được những kết quả đáng chú ý góp phần vào sự tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống.
  • 33. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 25 Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay Đơn vị: tỷ VND. Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tỷ trọng 2010/2009 2011/2010 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng dư nợ 1,075.7 2,877.6 3,738.1 +1,801.9 +167.51 +860.5 +29.9 -Nợ ngắn hạn 731.4 1,582.3 2,175.3 +850.9 +116.3 +593 +37.48 -Nợ trung, và dài hạn 344.2 1,295.3 1,562.8 +951.1 +276.3 +267.5 +20.65 (Nguồn Báo cáo hoạt động kinh doanh 2009-2011 của Chi nhánh) Qua bảng ta thấy được dư nợ tín dụng của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình tăng đều qua các năm, điều này chứng tỏ, càng ngày càng có rất nhiều dự án, nhiều khách hàng được NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình tài trợ cho vay. Điều này cũng cho thấy được sự tin tưởng rất lớn của khách hàng vào ngân hàng NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình. Năm 2010, tổng dư nợ là 2,877.6 tỷ đồng, tang 167.51% so với năm 2009, tương đương với 1,801.9 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 850.9 tỷ đồng, tức là tăng 116,3 % so với năm 2009, còn dư nợ cho vay trung và dài hạn trong năm 2010 cũng tiếp tục tăng lên so với năm 2009 là 951.1 tỷ đồng, tương ứng 276,3%. Nguyên nhân là do chính phủ sử dụng các mức lãi suất hợp lý nhằm khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn để tiếp tục tăng trưởng nền kinh tế. Dù gặp nhiều khó khăn về lạm phát, lãi suất tăng cao… nhưng năm 2011, tổng dư nợ tại Chi nhánh vẫn tăng 29.9% so với 2010 (tương đương với 860.5 tỷ đồng). Trong đó bao gồm: nợ ngắn hạn tăng 37.48% (593 tỷ đồng); nợ trung và dài hạn tang 20.65% (267.5 tỷ đồng) so với 2010.
  • 34. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 26 2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH 2.2.1. Cơ sở pháp lý 2.2.1.1. Các văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh hoạt động TTQT Về nguyên tắc hoạt động TTQT phải phù hợp với: - Các quy định và thông lệ về TTQT do phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành còn hiệu lực: Incoterms. - Các quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, bản sửa đổi năm 2007, số xuất bản 600 (UCP 600) - Các quy tắc thống nhất về nhờ thu, bản sửa đổi năm 1995, số xuất bản 522 (URC 522) - Các quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ, số xuất bản 525 (URR 525). - ISBP 681 2.2.1.2. Các văn bản pháp lý trong nước Các quy định của pháp luật, chính phủ, ngân hàng nhà nước Việt Nam. - Các hiệp định, thỏa thuận quốc tế do tổng giám đốc NHNo&PTNT ký kết. Quy định về quy trình nghiệp vụ TTQT trong hệ thống NHNo&PTNT được ban hành kèm theo Quyết định số 1998/QĐ-NHNo-QHQT ngày 15/12/2005 của tổng giám đốc NHNo&PTNT. - Pháp lệnh ngoại hối. Quy định 1437/2001/QĐ – NHNN ngày 19/11/2001 của thống đốc NHNN về việc ban hành quy định về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam. Thông tư 08/2003/TT – NHNN ngày 21/5/2003 của NHNN hướng dẫn thi hành về quyền bán và mua ngoại tệ đối với giao dịch vãng lai của người cư trú là tổ chức.
  • 35. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 27 Các nghị định thông tư, quyết định thay thế, sửa đổi, hướng dẫn thi hành các văn bản trên cùng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác. 2.2.2. Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình 2.2.2.1. Kết quả hoạt động TTQT Bảng 2.3: Kết quả hoạt động TTQT Đơn vị: USD. Doanh số TTQT 2009 2010 2011 Tỷ trọng 2010/2009 2011/2010 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tươn g đối (%) Doanh số hàng nhập 3,911,810 5,178,193 6,651,591 +1,266,383 +32.37 +1,473,398 +28.45 Doanh số hàng xuất 4,293,219 11,853,208 6,816,811 +7,559,989 +176.1 -5,036,397 -42.49 Kiều hối 1,158,678 2,547,895 2,675,356 +1,389,217 +119.9 +127,461 +5.0 Bảo lãnh nước ngoài 0 3,177,708 0 +3,177,708 + -3,177,708 -100% Tổng 9,363,707 22,757,004 16,143,758 +13,393,297 +143.0 -6,613,246 -40.96 (Nguồn Báo cáo phòng TTQT tại Chi nhánh 2009-2011) Ghi chú: số liệu trên đã bao gồm các ngoại tệ khác được qui đổi ra USD
  • 36. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 28 Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động TTQT Đơn vị: USD 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 DS nhập DS xuất Kiều hối Bảo lãnh NN 2009 2010 2011 (Nguồn Báo cáo phòng TTQT tại Chi nhánh 2009-2011) Từ bảng phân tích số liệu trên ta thấy rằng doanh số năm 2010 tăng cao so với năm 2009 với mức tăng là 13,393,297 USD (tương đương với 143%). Trong đó doanh số nhập tăng 32.37% (1,266,383 USD), doanh số xuất tăng tới 176.1% (7,559,989 USD), kiều hối tăng tới 119.9% (1,389,217 USD), còn bảo lãnh nước ngoài năm 2009 không có phát sinh, nhưng đến năm 2010 là 3,177,708 USD . Năm 2011, sự phục hồi kinh tế sau suy thoái toàn cầu 2008- 2009 có phần chậm lại so với 2010 do thế giới phải đối mặt với lạm phát tăng cao, sự bất ổn chính trị… đã góp phần làm cho doanh số TTQT của chi nhánh giảm đáng kể so với năm 2010. Với mức giảm là 40.96% (6,613,246 USD) trong đó doanh số xuất giảm tới 5,036,397USD (tương đương với 42.49%), bảo lãnh nước ngoài năm 2011 không có phát sinh nghiệp vụ, giảm 100%, nhưng doanh số nhập lại tăng 28.45% (1,473,398 USD), kiều hối tăng 5% (127,461 USD).
  • 37. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 29 2.2.2.2. Kết quả thực hiện các phương thức TTQT Bảng 2.4: Kết quả thực hiện một số phương thức TTQT Đơn vị: USD. Phương thức TTQT 2009 2010 2011 Tỷ trọng 2010/2009 2011/2010 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Chuyển tiền 3,513,314 6,187,856 8,602,182 +2,674,542 +76.13 +2,414,326 +39.02 L/C NK 2,590,026 1,951,505 1,621,602 -638,521 -24.65 -329,903 -16.91 L/C XK 75,639 72,753 1,091,600 -2,886 -3.82 +1,018,847 +1400.4 Nhờ thu 794,824 1,391,809 2,153,018 +596,985 +75.11 +761,209 +54.69 (Nguồn Báo cáo phòng TTQT tại Chi nhánh 2009-2011) Biểu đồ 2.2: Kết quả thực hiện một số phương thức TTQT Đơn vị: USD 0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 9,000,000 Chuyển tiền L/C NK L/C XK Nhờ thu 2009 2010 2011 (Nguồn Báo cáo phòng TTQT tại Chi nhánh 2009-2011) Năm 2010 doanh số thực hiện chuyển tiền gia tăng rõ rệt: năm 2010 tăng so với 2009 với mức tăng 76.13% tương đương (2,674,542 USD). Và đến năm 2011 doanh số chuyển tiền vẫn tiếp tục tăng, tăng thêm 39.02%
  • 38. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 30 (2,414,326 USD) so với 2010. Thanh toán bằng phương thức nhờ thu năm 2010 tăng cao 75.11% (596,985 USD) so với 2009, và đến năm 2011 vẫn tiếp tục tăng thêm 54.69% (761,209USD). Chuyển tiền và nhờ thu tại Chi nhánh vẫn tăng đều đặn qua các năm chứng tỏ chi nhánh đã một phần nào đó mang lại lòng tin đối với khách hàng. Từ các năm sau doanh số vẫn tăng lên một cách đáng kể, hứa hẹn trong tương lai sẽ trở thành chi nhánh có tiềm lực về hoạt động TTQT. Trong hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh năm 2010 giảm so với năm 2009, L/C XK giảm 3.82% (2,886 USD). Còn L/C NK cũng giảm với mức giảm 24.65% (638,521 USD). Tuy nhiên đến 2011, do sự biến động giá cả trên thế giới và sự phát triển thị trưởng XK chính bất chấp nền kinh tế toàn cầu khá ảm đạm nên L/C XK tăng mạnh với một lượng lớn, tăng tới 1400.4% (1,018,847 USD) so với 2010, nhưng L/C NK vẫn giảm với mức giảm là 16.91% (329,903 USD). 2.2.2.3. Kết quả hoạt động mua bán ngoại tệ Bảng 2.5: Kết quả hoạt động mua bán ngoại tệ Đơn vị: USD Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tỷ trọng 2010/2009 2011/2010 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Mua ngoại tệ 7,339,263 7,918,073 11,593,147 +578,810 +7.89 +3,675,074 +46.41 Bán ngoại tệ 7,270,611 7,873,755 11,641,052 +603,144 +8.3 +3,767,297 +47.85 Chênh lệch KD ngoại tệ +68,652 +44,318 -47,905 (Nguồn Báo cáo phòng TTQT tại Chi nhánh 2009-2011)
  • 39. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 31 Ghi chú: Các ngoại tệ khác đã được qui đổi ra USD theo tỷ giá tại thời điểm lập báo cáo. Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động mua bán ngoại tệ Đơn vị: USD 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 2009 2010 2011 Mua ngoại tệ Bán ngoại tệ (Nguồn Báo cáo phòng TTQT tại Chi nhánh 2009-2011) Năm 2009 chênh lệch kinh doanh mua bán ngoại tệ là dương 68,652 USD (lượng ngoại tệ mua vào nhiều hơn lượng bán ra) do tỷ giá trong năm 2009 liên tục tăng và đến cuối năm đã ổn định. Năm 2010, một loại chính sách điều hành diễn biến thị trường, khiến cho thi trường ngoại hối có chuyển biến tích cực. Tại Chi nhánh, năm 2010 chênh lệch mua bán vẫn tiếp tục dương là 44,318 USD. Đến 2011 được bắt đầu bằng sự leo thang của tỷ giá USD/VND trên thị trường, và đến nửa cuối năm, tỷ giá mới “bình yên” trở lại. Do đó, chênh lệnh mua bán ngoại tệ tại Chi nhánh năm 2011 bị âm là 47,905 USD (lượng ngoại tệ bán ra nhiều hơn mua vào). Căn cứ vào bảng phân tích số liệu 2.5 ta nhận thấy năm 2010 doanh số mua bán ngoại tệ đều tăng nhẹ, cụ thể doanh số mua tăng 7.89% (578,810 USD) còn doanh số bán cũng tăng 8.3% (603,144 USD) so với năm 2009. Năm 2011, tuy chênh lệnh mua bán ngoại tệ giảm, nhưng lương mua và bán
  • 40. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 32 ngoại tệ đều tăng hơn 45% so với 2010, cụ thể doanh số mua tăng 46.41% (3,675,074 USD), doanh số bán tăng 47.85% (3,767,297 USD). 2.2.2.4. Kết quả hoạt động thanh toán L/C Bảng 2.6: Kết quả hoạt động thanh toán L/C Đơn vị: USD Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tỷ trọng 2010/2009 2011/2010 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh số L/C mở 1,445,554 753,274 811,650 -692,280 -47,89 +58,376 +7,75 Doanh số L/C thanh toán 1,144,472 1,198,231 809,952 +53,759 +4,7 -388,279 -32,4 (Nguồn Báo cáo phòng TTQT tại Chi nhánh 2009-2011) Biểu đồ 2.4: Kết quả hoạt động thanh toán L/C Đơn vị: USD 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 DS L/C mở DS L/C TT 2009 2010 2011 (Nguồn Báo cáo phòng TTQT tại Chi nhánh 2009-2011)
  • 41. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 33 Nhìn vào bảng phân tích số liệu 2.6 và biểu đồ 2.4 trên ta thấy được sự khác biệt rõ ràng giữa 2010 và 2011. Năm 2010 doanh số L/C mở giảm mạnh với mức giảm là 47.89% so với năm 2009, còn doanh số L/C thanh toán thì tăng nhẹ là 4.7%. Nguyên nhân chính là do kim ngạch XK giảm 22.5% so với 2009, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động XNK. Đến 2011, nền kinh tế và ngành thương mại nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng 33% so với 2010, nhưng lại phải đối mặt với lạm phát trong nước tăng cao, vì thế năm 2011 tại Chi nhánh doanh số mở L/C chỉ tăng nhẹ với mức tăng là 7.75%, trong khi doanh số L/C thanh toán lại giảm tới 32.4%. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH 2.3.1. Các kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình Hoạt động TTQT của Chi nhánh tuy mới chỉ bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2001 nhưng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. 2.3.1.1. Chất lượng hoạt động TTQT qua một số chỉ tiêu định tính Thứ nhất: Giúp tăng cường các mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng. Ngày nay khi nền kinh tế đang ngày càng lớn mạnh và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng rất gay gắt. Để có thể tồn tại và phát triển được trong thời buổi kinh tế thị trường thì chi nhánh cần phải phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng chính xác, tạo dựng lòng tin và uy tín, giữ đựơc mối quan hệ mật thiết với khách hàng truyền thống, không ngừng mở rộng và thu hót thêm khách hàng mới. Hoạt động TTQT là một trong những hoạt động chủ chốt của Chi nhánh. Với đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có trình độ và trách nhiệm cao
  • 42. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 34 trong công việc, giải quyết công việc một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Chính điều này giúp cho chi nhánh không chỉ giữ chân được những khách hàng quen thuộc mà còn giúp thu hút thêm những khách hàng là những doanh nghiệp lớn nhỏ khác Thứ hai: Góp phần tăng thu nhập và tăng nguồn vốn tạm thời cho Chi nhánh. Khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng các ngân hàng luôn thu được một khoản phí nhất định, đây là một trong những nhân tố góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Hoạt động TTQT cũng vậy khi thực hiện một nghiệp vụ thanh toán TDCT hay chuyển tiền, nhờ thu thì khi đó khách hàng của họ sẽ phải nộp cho ngân hàng một khoản phí dịch vụ. Thứ ba: Hoạt động TTQT góp phần mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý của Chi nhánh. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của hoạt động TTQT công tác ngân hàng đại lý của Chi nhánh cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hiện nay hệ thống ngân hàng đại lý của Chi nhánh đã phát triển rộng khắp tới hơn 70 quốc gia trên thế giới. Với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp như vậy thì khách hàng khi đến với ngân hàng sẽ được phục vụ nhanh hơn, tiết kiệm hơn. Trong mấy năm qua, Chi nhánh đã mở rộng quan hệ với rất nhiều ngân hàng lớn trên thế giới như: United Overseas Bank of Singapore, Far East National Bank (Mỹ), Nova Scotia Bank (Canada), Banque Sanpaolo (Pháp), Korea Exchange (Hàn Quốc)… đồng thời Chi nhánh cũng thực hiện lập mã khóa giao dịch trực tiếp với các ngân hàng trên thế giới. Việc mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cung ứng dịch vụ TTQT cho khách hàng doanh nghiệp, cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng của dịch vụ này.
  • 43. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 35 Thứ tư: Hỗ trợ cho việc phát triển các hoạt động khác của Chi nhánh. Giữa các nghiệp vụ của ngân hàng có một mối quan hệ hữu cơ với nhau. Sự phát triển của một nghiệp vụ này sẽ hỗ trợ cho các nghiệp vụ liên quan khác phát triển. Trong những năm qua, sự phát triển của hoạt động TTQT đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khác của ngân hàng phát triển. Đại đa số nhu cầu TTQT của khách hàng tại Chi nhánh cần có sự hỗ trợ bằng vốn ngoại tệ của ngân hàng. Sự phát triển của nghiệp vụ TTQT làm tăng thêm các nhu cầu vay mượn ngân hàng. Trên cơ sở đó tạo điều kiện cho việc tăng dư nợ cho vay ngoại tệ của ngân hàng. Hơn thế nữa, thông qua TTQT các khoản cho vay ngoại tệ của ngân hàng được giám sát chặt chẽ hơn góp phần giảm bớt những rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. Cơ cấu khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các đơn vị NK. Họ không có nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho việc NK. Do vậy, nhu cầu TTQT của họ đều phải dùa vào nguồn bán ngoại tệ của ngân hàng. Trong những năm qua, sự phát triển hoạt động TTQT của chi nhánh đã làm tăng các nhu cầu mua bán ngoại tệ tạo điều kiện cho nghiệp vụ kinh doanh ngoaị tệ của ngân hàng phát triển. Phần lớn tổng doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh đều phục vụ cho các nhu cầu TTQT. Hơn nữa, trong hoạt động TTQT luôn có một khoảng thời gian kể từ khi có nhu cầu thanh toán đến khi phải thanh toán, cũng như kể từ khi giao hàng đến khi nhận được tiền thanh toán, hoặc cần ngoại tệ để thanh toán tức thời nhưng lại có một khoản tiền tương ứng sẽ về trong tương lai. Đây là những điều kiện tốt cho việc mở rộng và phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ kỳ hạn (Forward), nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ hoán đổi (Swap) của ngân hàng. Thực hiện được việc này ngân hàng vừa giúp khách hàng phòng tránh được những rủi ro biến động tỷ giá, vừa tăng cường được hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
  • 44. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 36 2.3.1.2. Chất lượng TTQT qua một số chỉ tiêu định lượng a. Thị phần TTQT Hoạt động TTQT tại Chi nhánh luôn được khách hàng ưu tiên lựa chọn hàng đầu trên địa bàn toàn tỉnh. Điều đó phần nào thể hiện chất lượng TTQT ngày càng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tạo dựng được uy tín vững bền. b. Doanh số thanh toán Chi nhánh thực hiện đầy đủ các quy trình TTQT, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng thanh toán. Thông qua một số chỉ tiêu doanh số, có thể đánh giá về chất lượng TTQT tại NHNo&PTNTVN tỉnh Ninh Bình như sau: Bảng 2.7: Doanh số TTQT Đơn vị: USD Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Giá trị (USD) 9,363,707 22,757,004 16,143,758 Số món 852 1,566 1,268 (Nguồn Báo cáo phòng TTQT tại Chi nhánh 2009-2011) Năm 2010 doanh số TTQT tăng mạnh, tăng 143% so với năm 2009, kèm theo đó, số món cũng tang lên 714 món, chứng tỏ Chi nhánh đã thu hút được khách hàng NK tới giao dịch qua ngân hàng. Bao gồm cả các khách hàng lớn, có giá trị hợp đồng thanh toán lớn và là đối tượng khách hàng tiềm năng hứa hẹn mối quan hệ lâu dài với Chi nhánh. Các cán bộ thanh toán viên tư vấn cho khách hàng nhiệt tình, chu đáo... Tuy nhiên, đến năm 2011, doanh số TTQT lại giảm 29% so với năm 2010, số món cũng giảm 298 món, chứng tỏ một lượng khách hàng giao dịch với Chi nhánh đã giảm. Điều này là do sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng 2008-2009 trong năm 2011 chậm hơn so với 2010, thêm vào đó, phải đối mặt với lạm phát, lãi suất tang, tỷ giá tăng…
  • 45. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 37 c. Số lỗi phát sinh trong quá trình tác nghiệp Trong quá trình thực hiện TTQT cho khách hàng, các lỗi có thể phát sinh ở khâu mở L/C, khâu thanh toán, thực hiện giao dịch chậm… Từ ngày thực hiện hoạt động TTQT, chi nhánh chưa để xảy ra lỗi nào làm xảy ra rủi ro trong quá trình thực hiện, luôn làm đúng quy trình thanh toán chặt chẽ, cán bộ nắm vững nghiệp vụ, công tác kiểm tra thường xuyên… d. Rủi ro trong thanh toán Rủi ro trong TTQT biểu hiện ở các nội dung của hoạt động TTQT như: khâu phát hành L/C, khâu đòi tiền, bảo lãnh... Từ ngày đi vào hoạt động, Chi nhánh chưa gặp phải rủi ro nào trong TTQT. 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động TTQT của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình 2.3.2.1. Tồn tại trong hoạt động TTQT Bên cạnh những thành tích đáng kể đã đạt được, hoạt động TTQT của Chi nhánh vẫn còn những tồn tại. Thứ nhất: Các sản phẩm dịch vụ quốc tế đa dạng nhưng chưa phát triển về chiều sâu Trong những năm qua, chi nhánh đã cố gắng đưa các sản phẩm dịch vụ TTQT mới vào hoạt động như: thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, thanh toán và làm đại lý thanh toán séc du lịch. Các sản phẩm dịch vụ TTQT của Chi nhánh ngày càng đa dạng nhưng cho đến nay các hoạt động TTQT phát triển chưa toàn diện. Thứ hai: Tổng doanh số hoạt động TTQT chưa cao Trong thời buổi kinh tế thị trường các doanh nghiệp XNK phát triển mạnh mẽ, cùng với đó kim ngạch XNK cũng tăng cao. Thế nhưng doanh số hoạt động TTQT của Chi nhánh còn ở con số rất khiêm tốn.
  • 46. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 38 Thứ ba: Chưa khai thác hết các nhu cầu của khách hàng Hiện nay số lượng khách hàng giao dịch nội tệ tại chi nhánh rất đông, trong đó có nhiều khách hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực XNK nhưng họ chỉ sử dụng các dịch vụ nội địa của ngân hàng, còn các nhu cầu sử dụng các dịch vụ TTQT họ lại sử dụng dịch vụ của các ngân hàng khác trên địa bàn. Hoặc có những khách hàng có tài khoản ngoại tệ giao dịch tại chi nhánh, nhưng họ chỉ sử dụng các sản phẩm dịch vụ TTQT của chi nhánh với một số lượng hạn chế, còn một phần nhu cầu họ lại sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khác. Điều này chứng tỏ các nhu cầu sử dụng dịch vụ TTQT của khách hàng tại chi nhánh vẫn còn, có thể là rất lớn mà chưa được tiếp cận và khai thác. Thứ tư, các văn bản chế độ liên quan đến hoạt động TTQT từ phía NHNo còn nhiều bất cập Hiện nay, Chi nhánh tỉnh Ninh Bình cũng như các chi nhánh khác trong cùng hệ thống NHNo&PTNTVN phải tuân thủ theo các văn bản chế độ do NHNo&PTNTVN ban hành. Nhưng NHNo&PTNTVN lại chưa có chế độ cho chiết khấu chứng từ hàng XK, mới chỉ quy định chế độ cho vay ứng trước tiền hàng đảm bảo bằng bộ chứng từ hàng xuất gây khó khăn về vốn và nhiều phiền hà cho khách hàng khi có nhu cầu ứng trước tiền hàng. 2.3.2.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân khách quan Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước còn hạn chế Nhà nước đóng vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, các chính sách kinh tế sẽ tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và hoạt động của cả nền kinh tế nói chung. Song cơ chế chính sách của Nhà nước trong kĩnh vực
  • 47. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 39 thương mại còn nhiều bất cập. Chính phủ và các bộ ngành có liên quan thường xuyên có những thay đổi về danh mục mặt hàng được phép XNK, biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng; thời gian kể từ khi đưa ra quyết định đến khi có hiệu lực ngắn, các doanh nghiệp không kịp dự tính, sắp xếp kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới chất lượng TTQT. Ngoài ra, Chính phủ chưa có chiến lược, giải pháp tổng thể hỗ trợ các doanh nghiệp XNK, thủ tục hành chính rườm rà, chưa có sự thống nhất giữa các ban ngành, quy định chồng chéo gây phiền toái và tốn thời gian, chi phí cho các nhà XNK. Hành lang pháplý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng còn nhiều bất cập. Chúng ta chưa có riêng một quy chế, văn bản pháp lý hướng dẫn giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho riêng ngành Ngân hàng và từng ngành chức năng liên quan, chưa có luật ngoại hối, luật hối phiếu, luật séc của riêng Việt Nam. Các văn bản hiện hành thì quy định chồng chéo, qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi nên khó áp dụng, hiệu quả pháp lý chưa cao. Chi nhánhđược thành lập muộn, tham gia vào hoạt động TTQT muộn, do đó thị phần còn rất hạn chế. Từ năm 1990 trở về trước, ngân hàng Ngoại thương độc quyền trong TTQT. Sau đó, do yêu cầu đổi mới kinh tế, sự độc quyền trở nên bất hợp lý, vì vậy, pháp lệnh số 38/LTC HĐBT của Hội đồng Nhà nước ra đời tháng 5/1991 cho phép các ngân hàng thương mại tham gia vào hoạt động TTQT. Ngày 11/1/1992, thống đốc NHNN ký quyết định số 250/QĐ-NH5 cho phép NHNo&PTNT tham gia hoạt động TTQT. Cũng nh­ hoạt động TTQT của toàn hệ thống NHNo&PTNTVN, Chi nhánh bắt đầu tham gia vào hoạt động TTQT khi các ngân hàng khác đã ổn định hoạt động TTQT của mình. Một trong những nguyên nhân dẫn đến doanh số hoạt động TTQT tại Chi nhánh vẫn còn thấp là do hoạt động TTQT
  • 48. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 40 triển khai chậm dẫn đến cơ cấu khách hàng giao dịch tại Ngân hàng đại đa số là khách hàng quen, có quan hệ tín dụng, gửi tiền... hoặc là các khách hàng kinh doanh trong nội địa, số lượng các đơn vị có hoạt động kinh doanh XNK còn rất hạn chế, nhất là các đơn vị có hoạt động XK. Hơn thế nữa các sản phẩm dịch vụ thanh toán mới như thanh toán séc du lịch, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế đang được triển khai thực hiện trong khi các sản phẩm dịch vụ cùng loại của các ngân hàng khác đã và đang trong giai đoạn phát triển chín muồi. Điều này làm cho Chi nhánh rất khó khăn trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ của mình và tìm được vị trí xứng đáng trên thị trường. Một số nguyên nhân khác - Việt Nam chưa có thị trường hối đoái hoàn chỉnh, hiện nay mới có thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng nhưng hoạt động của thị trường còn kém sôi động, nghiệp vụ còn đơn giản, mới chỉ có hình thức mua bán trao ngay, đối tượng mua bán chủ yếu là USD (chưa thực hiện mua bán các phương tiện TTQT), thành viên tham gia thị trường còn hạn chế, chỉ có Hội sở các NHTM và NHNN. Việc điều hành tỷ giá của Nhà nước đã phản ảnh cung cầu ngoại tệ song việc thực hiện còn nhiều hạn chế, chưa kịp thời, có thời gian cầu rất lớn so với cung. Nhiều NHTM có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán ra nước ngoài nhưng không thể mua được trên thị trường này cũng như không mua được ngoại tệ từ quỹ điều hoà của NHNN. Điều này phần nào ảnh hưởng đến khả năng TTQT và uy tín của NHTM trên trường Quốc tế. - Cán cân vãng lai và cán cân thương mại Quốc tế còn thâm hụt nghiêm trọng dẫn đến mất cân đối cung cầu về ngoại tệ, ảnh hưởng đến khả năng mua bán ngoại tệ của các NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động TTQT. - Trình độ nghiệp vụ của các doanh nghiệp XNK còn thấp, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng hoạt động TTQT của ngân hàng.
  • 49. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 41 b. Nguyên nhân chủ quan Công nghệ thanh toán chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn Công nghệ thanh toán nói chung và TTQT nói riêng tại NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình những năm gần đây tuy đã được đổi mới nhưng trang thiết bị vi tính vẫn còn lạc hậu, công nghệ phân mềm cho thanh toán đơn giản, lỗi hệ thống, thiếu đồng bộ, mức độ tự động hóa chưa cao so với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng như một số ngân hàng trong nước. Chưa quan tâm đúng mức đến công tác Marketing ngân hàng Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM như hiện nay, việc áp dụng Marketing trong hoạt động ngân hàng là tất yếu. Tuy chi nhánh đã bắt đầu quan tâm chú trọng hơn công tác chăm sóc khách hàng nhưng hiệu quả chưa cao và còn một số bất cập. Các hoạt động Marketing chưa được tiến hành một cách hệ thống, chưa có sự phối hợp đồng bộ với hội sở để đưa ra dịch vụ đồng nhất và phù hợp. Hiện nay, phòng khách hàng vẫn là nơi đảm nhiệm công tác Marketing, tuy nhiên do chức năng của phòng này là làm tất cả các công việc tiếp xúc với khách hàng, bao gồm cả hoạt động tín dụng nên thực tế chưa quan tâm đúng mức tới Marketing. Công tác Marketing chủ yếu mới chỉ hướng tới việc duy trì và củng cố quan hệ với các khách hàng cũ mà chưa quan tâm nhiều tới việc thu hút khách hàng mới. Các sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng nên chưa đáp ứng hết đòi hỏi của khách hàng và đòi hỏi của thương mại quốc tế trong tình hình hiện nay.
  • 50. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 42 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Chương 2 “Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Bình” đã trình bày những nội dung sau: - Giới thiệu đôi nét về NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình. - Tìm hiểu về thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế của NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình. - Nêu những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân. Thông qua những nội dung mang tính thực tiễn này, chuyên đề có cơ sở để đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng TTQT của Chi nhánh.
  • 51. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 43 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐỐI VỚI NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH. 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTQT CỦA NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH Theo định hướng chung của toàn hệ thống, NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình sẽ tiếp tục đổi mới và phát triển hoạt động TTQT để đạt kết quả kinh doanh tốt hơn trong những năm tới. Một là, từng bước cơ cấu lại các mảng hoạt động TTQT theo mô hình tiên tiến, hiện đại. Hai là, ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng hoạt động TTQT. Mục đích của việc này là nhằm đảm bảo yêu cầu phục vụ đa dạng các loại hình đối tượng khách hàng là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và cá nhân bằng các sản phẩm, dịch vụ phong phú, thích hợp với từng loại đối tượng. Ba là, tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng quốc tế; mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng khắp các châu lục. Bốn là, hoạt động TTQT không tách rời các mảng hoạt động khác của ngân hàng như huy động vốn, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ. Khách hàng rất đa dạng gồm các ngân hàng đại lý, các doanh nghiệp, người Việt Nam và nước ngoài, các tổ chức quốc tế đòi hỏi ngân hàng phải có chính sách giá cả dịch vụ đồng bộ với chính sách về vốn, tín dụng, ngoại tệ thì mới hỗ trợ và thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TTQT phát triển. Ngược lại, TTQT là mắt xích quan trọng gắn kết các mảng hoạt động của ngân hàng.
  • 52. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 44 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TTQT ĐỐI VỚI NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH TỈNH NINH BÌNH Chịu tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những biểu hiện phát triển chậm lại và mất cân đối trên một số lĩnh vực. Điều này đã tác động một cách trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng. Hoạt động ngân hàng đang được quan tâm nhằm chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM. NHNo&PTNTVN Chi nhánh tỉnh Ninh Bình cũng không nằm ngoài những định hướng phát triển chung của toàn đất nước và của ngành ngân hàng. Để nâng cao chất lượng của hoạt động TTQT tại chi nhánh thì cần phải: 3.2.1. Ứng dụng Marketing vào hoạt động của chi nhánh TTQT cũng là một trong những hoạt động kinh doanh của ngân hàng, để thu hót khách hàng và mở rộng thị phần thanh toán của mình thì hoạt động Marketing là cần thiết đối với bất cứ ngân hàng nào. Hiện nay, trong kinh doanh ngân hàng cạnh tranh rất gay gắt, ngân hàng nào có nhiều khách hàng và tuyên truyền quảng cáo tốt cho hoạt động của mình thì sẽ đứng vững được trên thị trường. Việc áp dụng Marketing vào hoạt động của ngân hàng là làm thế nào để phát triển một cách tốt nhất các hoạt động của ngân hàng, từ đó thu được lợi nhuận cao nhất. Những điểm chủ yếu cần trú trọng trong công tác Marketing của Ngân hàng bao gồm: Một là, nghiên cứu thị trường để nắm bắt được tập tính, thái độ và đặc biệt là động cơ của khách hàng khi lựa chọn ngân hàng cho giao dịch của mình. Sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng thường được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu và so sánh các tiêu chuẩn của các ngân hàng như địa điểm giao dịch của ngân hàng, chất lượng dịch vụ, sự dễ dàng trong giao dịch, thuận lợi về thời gian, hình ảnh, về sức mạnh và độ an toàn của ngân hàng. Hai là, nâng cao sức cạnh tranh, áp dụng marketing để nâng cao hình ảnh của ngân hàng, tăng uy tín và sức cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
  • 53. Chuyên đề tốt nghiệp Học viện ngân hàng Đặng Thị Thanh Hải TTQTC - K11 45 Ba là, phân tích sự phát triển của thị trường, dự đoán phản ứng của thị trường trước những ứng xử có tính chất đổi mới của ngân hàng. => Từ những phân tích nghiên cứu này mà chi nhánh đưa ra được những chính sách thích hợp cho hoạt động kinh doanh của mình như: - Chính sách sản phẩm: bao gồm chính sách quản lý tiền gửi, quyết toán tài sản, cấp phát tín dụng và các dịch vụ bổ sung khác... - Chính sách giá cả: là chính sách lãi suất đối với tiền gửi, tiền cho vay, chính sách tỷ giá hối đoái và chính sách thu phí với các dịch vụ khác. Phải nghiên cứu sự biến động cung cầu về tiền tệ tín dụng giá cả... Trong hoạt động Ngân hàng trên thị trường, phân tích mối quan hệ giữa lãi suất và lợi nhuận từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, nâng cao sức mạnh cạnh tranh của Ngân hàng. Nghiên cứu sự biến động của tỷ giá hối đoái tăng hay giảm để có những quyết định đúng đắn nh sẽ tận dụng được nguồn lợi do mua ngoại tệ với giá thấp hơn hoặc giảm bớt được chi phí khi giá ngoại tệ đang lên cao... - Các chính sách phân bổ lực lượng: phân tích nhu cầu phân bổ các chi nhánh, văn phòng đại diện của Ngân hàng trên thị trường quốc tế, nhu cầu về quan hệ đại lý ở nước ngoài... - Chính sách giao tiếp quảng cáo kinh doanh theo cơ chế thị trường; Ngân hàng phải không ngừng cạnh tranh với các ngân hàng khác, phải tiến hành quảng cáo để thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo sự hấp dẫn đối với khách hàng. - Chính sách khách hàng: chính sách khách hàng phải được thực hiện theo phương châm chủ động tìm đến khách hàng, giữ khách hàng lớn, khách hàng truyền thống, mở rộng việc thu hót đông đảo số lượng khách hàng thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ, không phân biệt thành phần kinh tế, lập danh sách khách hàng có quan hệ làm ăn thường xuyên với Ngân hàng. Phân loại khách hàng theo nguyên tắc phân đoạn thị trường. Theo các tiêu thức khác