SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
---------
ĐẶNG THỊ HỒNG LIÊN
SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SƠ ĐỒ HÓA ĐỂ ÔN TẬP, CỦNG CỐ
KIẾN THỨC CHƯƠNG II, III SINH HỌC 11 THPT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Nghệ An, năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
---------
ĐẶNG THỊ HỒNG LIÊN
SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SƠ ĐỒ HÓA ĐỂ ÔN TẬP, CỦNG CỐ
KIẾN THỨC CHƯƠNG II, III SINH HỌC 11 THPT
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Sinh học
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG VĨNH PHÚ
Nghệ An, năm 2014
2
i
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Danh mục chữ viết tắt trong luận văn
Mục lục
MỞ ĐẦU---------------------------------------------------------------------- 4
1. Lý do chọn đề tài:-----------------------------------------------------------------------------4
2. Mục đích nghiên cứu: ------------------------------------------------------------------------5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:------------------------------------------------------------------------5
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: -------------------------------------------------------5
5. Phạm vi nghiên cứu:--------------------------------------------------------------------------5
6. Phương pháp nghiên cứu:--------------------------------------------------------------------5
7. Giả thuyết khoa học: -------------------------------------------------------------------------9
8. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn: ----------------------------------------------9
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG SƠ ĐỒ ĐỂ ÔN TẬP, CỦNG CỐ CHƯƠNG II, III SINH HỌC 11 THPT
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 10
1.1. Lược sử nghiên cứu về sơ đồ và sơ đồ hóa ---------------------------------------- 10
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và vận dụng lí thuyết graph vào dạy học trên thế giới.
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 10
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và vận dụng lí thuyết graph vào dạy học ở Việt Nam
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 11
1.2. Khái niệm sơ đồ ------------------------------------------------------------------------- 12
1.3. Vai trò của sơ đồ trong quá trình dạy học ----------------------------------------- 13
1.3.1. Đối với giáo viên ----------------------------------------------------------------------- 13
1.3.2. Đối với học sinh------------------------------------------------------------------------ 13
1.4. Phân loại sơ đồ trong dạy học sinh học-------------------------------------------------------14
1.4.1. Phân loại dựa trên mục đích lí luận dạy học…………………………………14
1.4.2. Phân loại dựa trên kí hiệu sơ đồ ---------------------------------------------------- 14
1.4.3. Phân loại dựa trên nội dung được diễn đạt --------------------------------------- 14
ii
1.4.4. Phân loại dựa trên kiến thức sinh học --------------------------------------------- 15
1.4.5. Phân loại dựa trên khả năng rèn luyện các thao tác tư duy ------------------- 15
1.4.6. Phân loại dựa trên mức độ hoàn thiện của sơ đồ -------------------------------- 15
1.5. Phương pháp sơ đồ hóa nội dung dạy học ---------------------------------------------------15
1.6. Thực trạng về sử dụng sơ đồ và biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học ở trường
THPT-------------------------------------------------------------------------------------------- 16
Chương 2. SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SƠ ĐỒ HÓA ĐỂ ÔN TẬP, CỦNG CỐ
KIẾN THỨC CHƯƠNG II, III SINH HỌC 11 THPT ------------------------19
2.1. Mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức chương cảm ứng sinh
học 11 THPT:---------------------------------------------------------------------------------- 19
2.1.1.Mục tiêu --------------------------------------------------------------------------------- 19
2.1.2. Cấu trúc chương trình ---------------------------------------------------------------- 20
2.1.3. Nội dung, thành phần kiến thức chương II Cảm ứng -------------------------- 20
2.2. Mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức chương sinh trưởng
và phát triển sinh học 11 -------------------------------------------------------------------- 21
2.2.1. Mục tiêu:--------------------------------------------------------------------------------- 21
2.2.2. Cấu trúc chương trình ---------------------------------------------------------------- 22
2.2.3. Các thành phần kiến thức của chương sinh trưởng và phát triển. --------- 22
2.3. Biện pháp sơ đồ hóa trong khâu ôn tập, củng cố kiến thức chương II, III sinh
học 11 THPT----------------------------------------------------------------------------------- 23
2.3.1. Biện pháp sơ đồ khuyết --------------------------------------------------------------- 23
2.3.2. Biện pháp phân tích sơ đồ:----------------------------------------------------------- 26
2.3.3. Biện pháp sơ đồ câm: ----------------------------------------------------------------- 27
2.3.4. Biện pháp sơ đồ bất hợp lí trong khâu củng cố----------------------------------- 29
2.3.5. Biện pháp tự xây dựng sơ đồ trong khâu củng cố: ------------------------------ 30
2.4. Một số loại sơ đồ xây dựng và sưu tầm để ôn tập, củng cố kiến thức chương
II, III sinh học 11 THPT: ------------------------------------------------------------------- 32
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM--------------------------------------54
3.1. Mục đích thực nghiệm------------------------------------------------------------------ 54
3.2. Nội dung thực nghiệm------------------------------------------------------------------ 54
3.2.1.Thời gian thực nghiệm ---------------------------------------------------------------- 54
iii
3.2.2..Chọn trường thực nghiệm------------------------------------------------------------ 54
3.2.3.Chọn HS thực nghiệm----------------------------------------------------------------- 54
3.2.4. Chọn GV dạy thực nghiệm----------------------------------------------------------- 55
3.2.5. Phương án thực nghiệm-------------------------------------------------------------- 55
3.3. Xử lý số liệu ------------------------------------------------------------------------------ 55
3.4. Kết quả thực nghiệm ------------------------------------------------------------------- 57
3.4.1. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Xuân Hưng----------------------------- 57
3.4.2. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Xuân Lộc ------------------------------- 61
3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm ------------------------------------------------------- 65
3.5.1. Phân tích định lượng------------------------------------------------------------------ 65
3.5.2. Về mặt định tính ----------------------------------------------------------------------- 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ -------------------------------------------68
1. Kết luận-------------------------------------------------------------------------------------- 68
2. Kiến nghị: ----------------------------------------------------------------------------------- 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------------ 69
CÁC GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ----------------------------------------- 72
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT ĐỌC LÀ
1 THPT Trung học phổ thông
2 XHCN Xã hội chủ nghĩa
3 SGK Sách giáo khoa
4 SGV Sách giáo viên
5 GV Giáo viên
6 HS Học sinh
7 TN Thực nghiệm
8 ĐC Đối chứng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nước Việt Nam ta hiện đang là một trong những nước đang phát triển. Để bắt kịp
xu thế phát triển của thế giới thì chúng ta phải không ngừng đổi mới và đầu tư phát
triển trên nhiều lĩnh vực. Một trong những yếu tố được ví như là chìa khóa thành công
cho công cuộc đổi mới, vừa là động lực và mục tiêu cho mọi sự phát triển đó là đầu tư
cho giáo dục. Điều này được khẳng định tại điều 35, Hiến pháp nước cộng hòa XHCN
Việt Nam “Giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, Nhà nước phát triển giáo dục là
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Luật giáo dục năm
2005 xác định: Phương pháp giáo dục phải phát huy được tính tích cực, tự giác chủ
động của học sinh, phải phù hợp với đặc điểm của từng cấp học, môn học… Giáo dục
phải hình thành và bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm và đem lại niềm hứng thú cho
người học.[23]
Thông qua quan sát sư phạm, tham khảo dự giờ, trao đổi ý kiến với một số giáo
viên bộ môn nhằm thu thập số liệu cụ thể về thực trạng dạy học sinh học ở trường phổ
thông hiện nay cho thấy có sự đổi mới về phương pháp dạy học. Nếu như trước đây
khi phương pháp dạy học chủ yếu là thuyết trình và vấn đáp – tái hiện thông báo dẫn
đến học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không phát huy được tính độc lập,
sáng tạo của học sinh, không kích thích được niềm hứng thú trong học tập thì giờ đây
trong các tiết dạy đã có sự thay đổi bằng các phương pháp dạy học tích cực, tiến bộ
hơn đó là các phương pháp như phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ, hỏi đáp tìm tòi,
dạy học có sử dụng bài tập tình huống…Và đặc biệt một biện pháp không mới nhưng
nếu biết vận dụng thích hợp thì sẽ có hiệu quả rất cao đó là biện pháp sơ đồ hóa. Giáo
viên có thể sử dụng vào việc dạy bài mới, những bài có nội dung thích hợp cho việc
dạy bằng phương pháp này. Bên cạnh đó thì giáo viên còn sử dụng để củng cố kiến
thức của mỗi bài, mỗi chương và mỗi phần đã học xong. Ngoài ra thì phương pháp này
còn sử dụng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Xuất phát từ những lí do nêu trên đây và để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục,
nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt nhằm phát huy khả năng tích cực học tập cho
2
học sinh lớp 11 THPT nên tôi chọn đề tài “Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để ôn tập,
củng cố kiến thức các chương II, III sinh học 11”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng và tuyển chọn sơ đồ phù hợp để sử dụng trong ôn tập, củng cố
kiến thức các chương II, III sinh học 11 THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng biện pháp sơ đồ hóa
trong dạy học sinh học ở trường THPT.
3.2. Tìm hiểu tình hình sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học sinh
học ở trường THPT
3.3. Xây dựng và sưu tầm sơ đồ phù hợp áp dụng vào khâu ôn tập, củng
cố kiến thức các chương II, III sinh học 11 SGK 11 THPT.
3.4. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng
biện pháp sơ đồ hóa vào việc ôn tập, củng cố kiến thức các chương II, III sinh học 11.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
4. 1. Đối tượng nghiên cứu:
Quy trình xây dựng và sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học các
chương II, III sinh học 11.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy học sinh học lớp 11 ở một số trường THPT tại Đồng Nai.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung kiến thức các chương II, III sinh học lớp 11.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà
nước trong công tác giáo dục và các tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài.
3
- Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa Sinh học lớp 11
THPT.
- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài
để tổng quan tình hình nghiên cứu, từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2. Phương pháp điều tra
- Lập phiếu điều tra để tìm hiểu về thực trạng và tình hình sử dụng sơ đồ
hóa để dạy học môn Sinh học nói chung và dạy học các bài trong các chương II, III
sinh học lớp 11 nói riêng.
- Tìm hiểu sự hứng thú học tập, khả năng lĩnh hội kiến thức và các kĩ
năng được rèn luyện trong học tập của HS.
6.3. Phương pháp chuyên gia
- Gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực mà mình nghiên
cứu, từ đó có những định hướng cho việc nghiên cứu đề tài.
- Trao đổi trực tiếp với GV dạy học Sinh học lớp 11 về một số dạng sơ
đồ đã xây dựng để làm cơ sở chỉnh sữa và hoàn thiện các sơ đồ.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Đây là phương pháp quan trọng để đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết khoa
học và mức đạt được mục tiêu của đề tài.
6.4.1.Thực nghiệm thăm dò
Xây dựng phiếu điều tra và tìm hiểu thực trạng sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập,
củng cố các chương II, III sinh học lớp 11. Tổ chức điều tra và xử lí kết quả điều tra.
6.4.2.Thực nghiệm chính thức
* Mục đích: Nhằm thu thập số liệu và xử lý bằng toán học thống kê, xác định
chỉ tiêu đo lường và đánh giá chất lượng các sơ đồ xây dựng và sưu tầm.
* Phương pháp thực nghiệm:
- Xây dựng và tuyển chọn sơ đồ các chương II, III sinh học lớp 11.
- Thiết kế giáo án cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
4
- Tổ chức thực nghiệm tại trường THPT:
+ Chọn các trường thực nghiệm: Các trường thực nghiệm có đủ cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học.
+ Chọn GV thực nghiệm: GV dạy lớp TN cũng là GV dạy lớp ĐC.
+ Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 11 THPT.
+ Bố trí thực nghiệm: Lớp TN và lớp ĐC có kết quả học tập tương đương nhau,
tiến hành thực nghiệm song song, mỗi lớp thực nghiệm dạy 3 bài có sử dụng sơ đồ hóa
đã đề xuất để ôn tập, củng cố.
+ Tiến hành thực nghiệm: Quá trình TN được tiến hành ở học kì II năm học
2013 – 2014.
+ Ở lớp đối chứng, giáo án được thiết kế theo phương pháp dạy học truyền
thống.
+ Ở lớp thực nghiệm, giáo án được thiết kế có sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập,
củng cố các chương II, III sinh học lớp 11.
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi khảo sát chung cho cả lớp TN và lớp ĐC.
+ Phân tích, xử lý và thống kê số liệu thực nghiệm.
6.5. Phương pháp thống kê toán học
Chúng tôi sử dụng một số công thức toán học để xử lý số liệu nghiên cứu:
+ Trung bình cộng ( X ) : Đo độ trung bình (TB) của một tập hợp
X =
n
1
∑=
k
i 1
xi ni
Trong đó: xi : giá trị của từng điểm số nhất định
ni: số bài có điểm số đạt xi
n: tổng số bài làm
+ Độ lệch chuẩn (s): Khi có hai giá trị trung bình như nhau nhưng chưa đủ kết
luận hai kết quả trên là giống nhau mà còn phụ thuộc vào các giá trị của các đại lượng
5
phân tán ít hay nhiều xung quanh hai giá trị trung bình cộng, sự phân tán đó được mô
tả bởi độ lệch chuẩn theo công thức sau:
s = ± ∑ −=
k
i
inXxin 1
2
.
1
)(
+ Sai số trung bình cộng (m):
m =
n
s
+ Hệ số biến thiên (Cv): Biểu thị mức độ biến thiên trong nhiều tập hợp có X
khác nhau.
Cv (%) =
X
s
.100(%)
Trong đó: Cv từ 0 - 9% : dao động nhỏ, độ tin cậy cao
Cv từ 10 - 29% : dao động trung bình
Cv từ 30 - 100% : dao động lớn, độ tin cậy nhỏ
+ Hiệu trung bình (đTN-ĐC): So sánh điểm trung bình cộng ( X ) của nhóm lớp
TN và ĐC trong các lần kiểm tra.
DTN-ĐC = X TN - X ĐC
Trong đó : X TN: X của lớp thực nghiệm
X ĐC: X của lớp đối chứng
+ Độ tin cậy (Tđ): Kiểm chứng độ tin cậy về sự chênh lệch của hai giá trị TB
cộng của TN và ĐC theo công thức:
DC
DC
TN
TN
DCTN
n
S
n
S
XX
Td
22
+
−
=
Trong đó: S2
TN: Phương sai của lớp TN
S2
ĐC: Phương sai của lớp đối chứng
nTN: Số bài KT của lớp TN
6
nĐC: Số bài KT của lớp ĐC
Giá trị tới hạn của T là Tα tìm được trong bảng phân phối Student α = 0.05, bậc tự
do là f = n1+ n2 – 2.
+ Nếu Tđ < Tα thì sự sai khác giữa X TN và X ĐC là không có nghĩa hay X TN
không sai khác với X ĐC .
+ Nếu Tđ >Tα thì sự sai khác giữa X TN và X ĐC là có nghĩa hay X TN sai khác với
X ĐC
Các số liệu điều tra cơ bản được xử lý thống kê toán học trên bảng Excel, tính
số lượng và % số bài đạt các loại điểm và tổng số bài có điểm 7 trở lên làm cơ sở định
lượng, đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức, từ đó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến
chất lượng học tập. Các số liệu xác định chất lượng của lớp ĐC và TN được chi tiết hoá
trong đáp án bài kiểm tra và được chấm theo thang điểm 10.
7. Giả thuyết khoa học:
Nếu sử dụng hợp lí biện pháp sơ đồ hóa vào khâu ôn tập, củng cố kiến thức
của quá trình dạy học sẽ nâng cao chất lượng dạy học các chương II, III sinh học
11.
8. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn:
Góp phần hệ thống hóa những cơ sở lí luận về sơ đồ hóa trong dạy học làm
cơ sở cho việc đổi mới phương pháp dạy học Sinh học 11 THPT.
Xây dựng và lựa chọn được hệ thống sơ đồ phù hợp, đủ tiêu chuẩn để sử
dụng trong ôn tập, củng cố kiến thức các chương II, III Sinh học 11.
7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG SƠ ĐỒ ĐỂ DẠY HỌC CHƯƠNG II, III SINH HỌC 11 THPT
1.1. Lược sử nghiên cứu về sơ đồ và sơ đồ hóa
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và vận dụng lí thuyết graph vào dạy học trên thế
giới.
Lý thuyết graph là một chuyên ngành của toán học được khai sinh kể từ công
trình về bài toán “Bảy cây cầu ở Konigsburg” (công bố vào năm 1736) của nhà toán
học Thụy sĩ - Leonhard Euler (1707 - 1783).
Lý thuyết graph hiện đại bắt đầu được công bố trong cuốn sách “Lý thuyết grap
định hướng và vô hướng” của Conig, xuất bản ở Lepzic vào năm 1936. Đến năm 1958,
tại Pháp Claude Berge đã viết cuốn “Lý thuyết grap và những ứng dụng của nó”.
Ở Hoa Kỳ có nhiều tác giả đã nghiên cứu sâu về lý thuyết grap làm cơ sở khoa
học cho lý thuyết mạng máy tính và chuyển hoá vào các ngành khoa học khác. Trong
đó nổi bật nhất là những công trình nghiên cứu của Jonathan L Gross (trường Đại học
Columbia, Niu Yoc) và Jay Yellen (trường Rolin, Florida). Hai tác giả này đã công bố
nhiều công trình về graph. …
Cuốn sách “Sổ tay lý thuyết grap” (Handbook of Graph Theory) của Jonathan L
Gross và Jay Yellen là một trong những cuốn sách hướng dẫn tra cứu một cách đầy đủ
nhất về lý thuyết grap đã được xuất bản từ trước đến nay.
Năm 1965, tại Liên Xô cũ, A.M.Xokhor là người đầu tiên đã vận dụng một số
quan điểm của lý thuyết graph (chủ yếu là những nguyên lí về việc xây dựng một
graph có hướng) để mô hình hóa nội dung tài liệu giáo khoa (một khái niệm, một định
luật…). A.M.Xokhor đã xây dựng được graph của một kết luận hay lời giải thích cho
một đề tài dạy học mà ông gọi là cấu trúc logic của kết luận hay lời giải thích.
Tiếp đó, nhà lý luận dạy học hoá học V.X.Polosin dựa vào cách làm của A.M.
Xokhor đã dùng phương pháp graph để diễn tả trực quan những diễn biến của một tình
huống dạy học cụ thể.
Năm 1972 V.P. Garkumôp cũng đã sử dụng phương pháp sơ đồ để mô hình
hóa các tình huống của dạy học nêu vấn đề của bài học. Ngoài ra, có thể kể đến một số
công trình khác như : “graph và ứng dụng của nó” với bố cục 8 chương của L.Iu.Berezina ;
8
“Graph và mạng lưới hữu hạn” của R.Baxep, T.Xachi ; “lí thuyết graph” của V.V.Belop,
E.M.Vôpôbôep...
Hiện nay, nhiều nước khác nhau trên thế giới, các công trình nghiên cứu về lý
thuyết graph cũng như tìm hiểu ứng dụng graph trong dạy học ở tất cả các môn học,
các cấp học số lượng ngày càng lớn với chất lượng ngày càng cao.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và vận dụng lí thuyết graph vào dạy học ở Việt
Nam
Năm 1971, giáo sư Nguyễn Ngọc Quang là người đầu tiên đã nghiên cứu
chuyển hóa graph toán học thành graph dạy học. Giáo sư đã có nhiều sách báo viết về
vấn đề này như cuốn sách “Lí luận dạy học – khoa học về trí dục và dạy học” viết vào
năm 1979. Sau đó, vào năm 1981, ông công bố bài báo: “Phương pháp graph trong dạy
học” [21]; năm 1983, ông công bố bài “Sự chuyển hóa phương pháp khoa học thành
phương pháp dạy học”[22]…
Năm 1987, Nguyễn Chính Trung đã nghiên cứu "Dùng phương pháp graph lập
chương trình tối ưu để dạy môn Sử".
Năm 1993, Hoàng Việt Anh đã nghiên cứu "Vận dụng phương pháp sơ đồ -
Graph vào giảng dạy Địa lý lớp 6 và 8 ở trường THCS". Trong công trình này tác giả
đã sử dụng phương pháp graph để phát triển tư duy của HS trong việc học tập và kỹ
năng khai thác sách giáo khoa cũng như các tài liệu tham khảo khác.
Nguyễn Phúc Chỉnh với: “Phương pháp graph trong dạy học sinh học’’ [4] và “Sử
dụng phương pháp Graph với tiếp cận hệ thống cấu trúc trong dạy học sinh học” [5].
Năm 2005 tác giả nghiên cứu: “ Nâng cao hiệu quả dạy học giải phẫu sinh lý người ở
trung học cơ sở bằng áp dụng phương pháp graph”.
Phạm Thị My (2000) nghiên cứu “Ứng dụng lý thuyết Graph xây dựng và sử
dụng sơ đồ để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học sinh học ở
THPT”.
Trong lĩnh vực dạy học Sinh học ở trường phổ thông, Phan Thị Thanh Hội đã
nghiên cứu về khả năng sơ đồ hóa và xây dựng hệ thống sơ đồ trong dạy học Sinh thái
học. Đặc biệt, Nguyễn Phúc Chỉnh là người đầu tiên đi sâu nghiên cứu một cách hệ
9
thống về lý thuyết graph trong dạy học Giải phẫu - sinh lý người. Tài liệu chuyên khảo
này là nội dung chính của luận án tiến sĩ cấp nhà nước năm 2005.
Tóm lại, việc xây dựng và sử dụng các graph trong dạy học đã được nhiều nhà
khoa học, giáo dục học trên thế giới và trong nước nghiên cứu và thực hiện, qua đó
cũng cho thấy rằng, xây dựng và sử dụng graph trong dạy học có một vai trò quan
trọng, nó giúp cho người học có khả năng hệ thống hóa kiến thức, nhớ kiến thức lâu
hơn và vận dụng các kiến thức trong thực tiễn tốt hơn.Vì vậy, việc nghiên cứu xây
dựng sơ đồ và hướng sử dụng trong giảng dạy sinh học là rất cần thiết và có ý nghĩa
thiết thực.
Từ lịch sử nghiên cứu vấn đề trên cho thấy việc xây dựng và sử dụng sơ đồ
trong dạy học đã có nhiều nhà khoa học, giáo dục học trên thế giới và trong nước
nghiên cứu và vận dụng từ lâu nhưng đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị và tiếp tục
phát triển, giúp nâng cao hiệu quả dạy và học ở nhà trường phổ thông.
1.2. Khái niệm sơ đồ
Định nghĩa theo Toán học như sau: Một sơ đồ gồm một tập hợp điểm là đỉnh
của sơ đồ cùng với một tập hợp đoạn thẳng hay đường cong gọi là cạnh hay cung của
sơ đồ, mỗi cạnh nối hai đỉnh khác nhau và hai đỉnh khác nhau được nối nhiều nhất là
một cạnh. [9]
Trong sơ đồ Graph, sự sắp xếp trật tự trước sau của các đỉnh và cạnh có ý nghĩa
quyết định, còn kích thước, hình dạng không có ý nghĩa.
Như vậy điều kiện để lập một sơ đồ phải có hai yếu tố: Tập hợp các đỉnh và tập
hợp các cung. Mỗi cung lại tập hợp thành một cặp đỉnh có quan hệ với nhau. Mỗi cặp
đỉnh không quan hệ với nhau không lập thành một cung của sơ đồ.
Mỗi đỉnh của sơ đồ được ký hiệu bằng một chữ cái (A,B,C…) hay chữ số
(1,2,3…). Mỗi sơ đồ có thể được biễu diễn bằng một hình vẽ trên một mặt phẳng.
Các cung của sơ đồ: Là đường nối các đỉnh , biểu thị mối quan hệ giữa các đỉnh
trong sơ đồ, các cung có thể biểu diễn bằng các đoạn thẳng, đường gấp khúc, đường
cong…cung có thể dài, ngắn, to nhỏ khác nhau. Tùy theo đơn vị kiến thức mối liên hệ
giữa các kiến thức mà hình dạng các cung khác nhau.
Cách kí hiệu các đỉnh và cách biểu diễn cung của sơ đồ không làm thay đổi bản
chất của sơ đồ. Cái làm cho sơ đồ thay đổi là trong sơ đồ có bao nhiêu cung và cung
10
đó nối đỉnh nào với nhau. Bản chất của sơ đồ được xác định bằng số lượng các cung
và đặc điểm của đỉnh tạo nên cung ấy. Nếu thay đổi số lượng cung của một sơ đồ hoặc
thay đổi đỉnh tạo cung của một sơ đồ, chúng sẽ làm thay đổi bản chất của sơ đồ đó.
Có thể được biểu diễn dưới dạng sơ đồ, biểu đồ, bảng…Một sơ đồ có những
cách thể hiện khác nhau nhưng phải chỉ rõ mối quan hệ giữa các đỉnh.
1.3. Vai trò của sơ đồ trong quá trình dạy học [6], [18]
1.3.1. Đối với giáo viên
+ Ngôn ngữ sơ đồ vừa cụ thể, trực quan, chi tiết nhưng vừa có tính khái quát,
trừa tượng và hệ thống cao. Sơ đồ cho phép HS tiếp cận với nội dung kiến thức bằng
con đường logic tổng – phân – hợp, nghĩa là cùng một lúc GV vừa phân tích đối tượng
nhận thức thành các sự kiện, các yếu tố cấu thành, vừa tổng hợp, hệ thống hóa các sự
kiện, các yếu tố đó thành một thể thống nhất, thuận lợi cho việc khái quát hóa để hình
thành khái niệm khoa học.
+ Phát hiện kịp thời những HS tiến bộ rõ rệt hoặc sút kém đột ngột để có biện
pháp động viên hoặc giúp đỡ kịp thời.
1.3.2. Đối với học sinh
- Đây là một trong những biện pháp giúp HS rèn luyện kỹ năng , kỹ xảo, thực
hiện các thao tác tư duy và biện pháp logic, đồng thời rèn luyện kỹ năng đọc sách và tự
nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa.
- Góp phần nâng cao nhu cầu nhận thức và tinh thần trách nhiệm của HS trong
học tập.
- Bên cạnh giúp lĩnh hội tri thức, sơ đồ hóa còn giúp HS có được phương pháp
tái tạo kiến thức cho bản thân, biết cách tự tìm kiếm tri thức, phát triển năng lực tự học
để có thể học suốt đời.
- Giúp HS tăng tốc độ định hướng và tăng tính mềm dẻo của trí tuệ vì qua biện
pháp sơ đồ hóa HS có thể rèn luyện được các kỹ năng sau:
+ Kỹ năng nhanh trí khi giải quyết các bài tập tình huống.
+ Kỹ năng biến thiên cách giải quyết vấn đề.
+ Kỹ năng xác lập sự phụ thuộc những kiến thức đã có (dấu hiệu, thuộc tính,
quan hệ của một sự vật, hiện tượng).
+ Kỹ năng đề cập theo nhiều quan niệm khác nhau của một cùng một hiện tượng.
11
+ Kỹ năng phê phán trí tuệ.
+ Kỹ năng "thấm" sâu vào tài liệu, sự vật, hiện tượng nghiên cứu: thể hiện rõ ở
sự phân biệt cái bản chất và cái không phải là bản chất, cái cơ bản và cái chủ yếu, cái
tổng quát và cái bộ phận...
- Rèn luyện cho HS phương pháp tư duy khái quát, có khả năng chuyển tải
thông tin cao để có thể ứng dụng trong các môn học khác.
Với những ưu điểm và tác dụng như trên đối với giáo viên và học sinh nên sử
dụng biện pháp sơ đồ hóa hợp lí sẽ mang lại hiệu quả cao cho quá trình dạy học.
1.4. Phân loại sơ đồ trong dạy học sinh học[6]
1.4.1. Phân loại dựa trên mục đích lí luận dạy học
- Sơ đồ dùng để nghiên cứu tài liệu mới.
- Sơ đồ dùng để củng cố hoàn thiện tri thức.
- Sơ đồ dùng để kiểm tra, đánh giá.
1.4.2. Phân loại dựa trên kí hiệu sơ đồ
- Hình vẽ lược đồ.
- Sơ đồ nội dung.
+ Mô hình hóa - cấu trúc hóa.
+ Biểu đồ.
+ Đồ thị.
+ Sơ đồ lưới.
+ Sơ đồ xích - chu trình.
+ Sơ đồ phân nhánh cành cây.
1.4.3. Phân loại dựa trên nội dung được diễn đạt
- Sơ đồ thể hiện cấu tạo giải phẩu, hình thái.
- Sơ đồ thể hiện cơ chế của các hiện tượng, quá trình.
- Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường.
1.4.4. Phân loại dựa trên kiến thức sinh học
12
- Sơ đồ kiến thức về khái niệm sinh học.
- Sơ đồ kiến thức về quá trình sinh học.
- Sơ đồ kiến thức về quy luật sinh học.
1.4.5. Phân loại dựa trên khả năng rèn luyện các thao tác tư duy
- Sơ đồ rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp.
- Sơ đồ rèn luyện kỹ năng so sánh.
- Sơ đồ rèn luyện kỹ năng khái quát hóa, trừu tượng hóa.
- Sơ đồ rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa.
1.4.6. Phân loại dựa trên mức độ hoàn thiện của sơ đồ
- Sơ đồ đầy đủ.
- Sơ đồ thiếu (khuyết)..
- Sơ đồ câm.
- Sơ đồ bất hợp lý.
Tuy nhiên không nên áp dụng sơ đồ một cách máy móc vì không phải nội dung nào
cũng có thể chuyển thành sơ đồ.
1.5. Phương pháp sơ đồ hóa nội dung dạy học[6]
Muốn xây dựng được sơ đồ, trước hết GV cần nghiên cứu nội dung chương
trình giảng dạy để lựa chọn những bài, những tổ hợp kiến thức có thể lập được sơ đồ
nội dung và xác định mục tiêu của bài, của chương cần lập sơ đồ. Tùy từng loại kiến
thức mà lập sơ đồ nội dung tương ứng. Tuy nhiên không phải bài học nào cũng có thể
lập được sơ đồ nội dung. Vì vậy, sự nghiên cứu và lựa chọn nội dung để xây dựng sơ
đồ là rất cần thiết.
Quy trình lập sơ đồ nội dung dạy học bao gồm các bước cụ thể sau:
13
Ví dụ: Lập sơ đồ về đặc điểm mã di truyền.
* Bước 1: Tổ chức đỉnh:
- Chọn kiến thức tối thiểu cần và đủ (là nhứng kiến thức cơ bản nhất). Mỗi kiến
thức chốt sẽ là một đỉnh của sơ đồ.
- Mã hóa kiến thức chốt. Có thể sử dụng những kí hiệu dễ hiểu nhất để mã hóa
kiến thức chốt, như vậy sẽ giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ hơn và sơ đồ cũng bớt phần
cồng kềnh.
- Bố trí các đỉnh trên mặt phẳng. Cần lưu ý sắp xếp các đỉnh sao cho có tính
khoa học, phản ánh được logic phát triển của kiến thức, dễ hiểu và phải có tính trực
quan mỹ thuật.
*Bước 2: Thiết lập cung
Thực chất chỉ là việc nối các đỉnh bằng mũi tên hay đoạn thẳng để diễn tả mối
liên hệ giữa nội dung các đỉnh với nhau, đồng thời phản ánh logic phát triển của các
nội dung.
*Bước 3: Hoàn chỉnh sơ đồ:
Làm sơ đồ trung thành với nội dung được mô hình hóa về cấu trúc logic nhưng
lại giúp học sinh lĩnh hội dễ dàng phần nội dung đó.
1.6. Thực trạng về sử dụng sơ đồ và biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học ở
trường THPT
Để tìm hiểu thực trạng dạy chương II, III sinh học 11 THPT, chúng tôi tiến
hành quan sát sư phạm, dự giờ, trao đổi, tham khảo các bài soạn của giáo viên, tìm
hiểu qua phiếu khảo sát đối với các giáo viên sinh học, đối với các em học sinh khối
11 ở các trường THPT Xuân Lộc, THPT Xuân Hưng, THPT Xuân Thọ, năm học 2013
– 2014. Kết quả như sau:
14
Bảng 1.1. Tình hình sử dụng các phương pháp trong dạy học sinh học của giáo
viên
TT
Thường
xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
Không
bao giờ
SL TL
(%)
SL TL
(%)
SL TL
(%)
SL TL
(%)
1 Thuyết trình 10 55.6 5 27.7 3 16.7 0 0.0
2 Sơ đồ hóa 5 27.7 9 50.0 4 22.2 0 0.0
3 Hỏi đáp 10 55.6 6 33.3 2 11.1 0 0.0
4 Sử dụng tình huống 3 16.7 5 27.7 8 44.4 3 16.7
5 Sử dụng đồ thị, bảng 5 27.7 9 50.0 3 16.7 1 5.5
6 Biễu diễn thí nghiệm 2 11.1 3 16.7 2 11.1 11 61.1
7 Giải quyết vấn đề 4 22.2 6 33.3 7 38.9 1 5.5
Qua bảng trên ta thấy phương pháp thuyết trình và phương pháp vấn đáp là
những phương pháp được nhiều giáo viên sử dụng thường xuyên. Nếu như dạy học
bằng phương pháp thuyết trình thì học sinh sẽ tiếp thu bài một cách thụ động, không
phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh.
Ngoài hai phương pháp thuyết trình và vấn đáp, thì tuy đã có một số giáo viên
sử dụng các phương pháp khác như phương pháp sử dụng tình huống, đồ thị, bảng và
sử dụng sơ đồ…., nhưng mức độ sử dụng còn ít.
Từ kết quả điều tra trên cho thấy đa số học sinh ít có thói quen lập sơ đồ cho nội
dung đã học nên khả năng khái quát hóa kiến thức bằng sơ đồ của học sinh còn rất
kém. Tuy nhiên, một số lượng học sinh cũng bắt đầu biết sử dụng sơ đồ hóa để ghi bài,
biết tổng hợp, khái quát kiến thức.
Để phương pháp sơ đồ hóa trở nên phổ biến và phát huy hết hiệu quả trong quá
trình dạy học thì đòi hỏi người giáo viên cần sử dụng phương pháp này nhiều hơn và
sử dụng hợp lý trong bài dạy kết hợp với việc rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng
sơ đồ của học sinh thì sẽ mang lại hiệu quả cao.
Chúng tôi tiếp tục thăm dò thông qua vở ghi bài của học sinh để tìm hiểu về
cách sử dụng sơ đồ trong khi ghi bài và hiệu quả rèn luyện kỹ năng của giáo viên cho
học sinh. Sau khi thăm dò 300 học sinh, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Mức độ sử dụng
Phương pháp
15
Bảng 1.2. Tình hình sử dụng sơ đồ trong quá trình ghi bài của học sinh
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ
SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)
35 11.67 120 40 85 28.33 60 20
Từ số liệu trên cho thấy HS bước đầu cũng đã biết sử dụng sơ đồ để ghi bài, tuy
nhiên vẫn còn một số lượng lớn HS chưa bao giờ sử dụng sơ đồ trong quá trình ghi
bài. Kết hợp với các số liệu thu được trong quá trình trưng cầu ý kiến của GV, theo
chúng tôi việc HS chưa bao giờ sử dụng sơ đồ để ghi bài có thể là do một số GV chưa
hoặc không thường xuyên sử dụng phương pháp sơ đồ hóa nên HS chưa làm quen với
cách ghi bài dưới dạng sơ đồ.
Kết luận chương 1
Sơ đồ và biện pháp sơ đồ trong dạy học sinh học đóng vai trò khá quan trọng.
Kết quả khảo sát GV và HS ở các điểm nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết
GV đều cho rằng sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để dạy học Sinh học sẽ mang lại hiệu
quả cao, HS sẽ có hứng thú hơn trong giờ học. Hầu hết, HS cho rằng sử dụng sơ đồ để
ghi bài sẽ giúp việc học dễ dàng hơn.
16
Chương 2. SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SƠ ĐỒ HÓA ĐỂ ÔN TẬP, CỦNG CỐ
KIẾN THỨC CHƯƠNG II, III SINH HỌC 11 THPT:
2.1. Mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức chương cảm ứng sinh
học 11 THPT:
2.1.1.Mục tiêu
a. Về kiến thức
-Phát biểu được định nghĩa về hướng động,ứng động,cảm ứng ở động vật, điện
thế nghỉ, tập tính ở động vật.
-Nêu được các tác nhân của môi trường gây ra hiện tượng hướng động
-Trình bày được vai trò của hướng động đối với đời sống của cây, từ đó giải
thích được sự thích nghi của cây đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát
triển.
- Kể tên được các kiểu ứng động chính.Trình bày được vai trò của ứng động đối
với đời sống của cây, từ đó giải thích được sự thích nghi của cây đối với sự biến đổi
của môi trường để tồn tại và phát triển.
-Mô tả được cấu tạo của hệ thần kinh dạng lưới,dạng chuỗi hạch và khả năng
cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới,dạng chuỗi hạch .
-Học sinh nêu được sự phân hóa về cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống.
-Vẽ được sơ đồ điện thế hoạt động và điền được tên các giai đoạn của điện thế
hoạt động vào đồ thị.
-Trình bày được cách lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có
bao miêlin và không có bao myelin.
-Vẽ hoặc mô tả được cấu tạo của Xinap
-Trình bày được cơ chế lan truyền của điện thế hoạt động qua xinap bằng sơ đồ
-Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được
-Nêu được cơ sở thần kinh của tập tính ở động vật
-Nêu được một số hình thức học tập chủ yếu của động vật
-Liệt kê và lấy được các ví dụ về một số dạng tập tính phổ biến ở động vật
-Nêu được ví dụ về ứng dụng hiểu biết tập tính vào đời sống sản xuất
-Nêu được một số tập tính xây dựng các thói quen trong nếp sống văn minh của
con người.
b. Về kĩ năng
17
- Kĩ năng tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp
- Rèn luyện kĩ làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
- Rèn kĩ năng lập sơ đồ hóa nội dung bài học.
c. Về thái độ
- Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức và giải thích bản
chất, cơ chế, tính quy luật về các hiện tượng cảm ứng của sinh vật
- Có ý thức vận dụng các tri thức và kĩ năng học được vào thực tiễn cuộc sống,
học tập và lao động.
- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên bảo vệ môi trường
sống.
2.1.2. Cấu trúc chương trình
Ở chương 2 sinh học 11 THPT gồm 11 bài được chia làm hai phần cảm ứng ở
thực vật và cảm ứng ở động vật.
Phần A: Cảm ứng ở thực vật, gồm 3 bài ( bài 23 -> bài 25 với 3 tiết dạy trong
đó có 1 tiết thực hành). Có các bài:Hướng động, ứng động và bài thực hành hướng
động.
Nội dung: giới thiệu về sự cảm ứng ở cơ thể thực vật
Phần B: Cảm ứng ở động vật, gồm 8 bài (bài 26-> bài 33 với 8 tiết dạy trong
đó có 1 tiết thực hành). Có các bài:Cảm ứng ở động vật, điện thế nghỉ, điện thế hoạt
động và sự lan truyền xung thần kinh, truyền tin qua xinap, tập tính của động vật và
bài thực hành xem phim về tập tính của động vật
Nội dung: giới thiệu sự cảm ứng ở cơ thể động vật.
2.1.3. Nội dung, thành phần kiến thức chương II Cảm ứng
Các thành phần kiến thức cơ bản của chương II gồm:
2.1.3.1. Kiến thức về khái niệm sinh học:
- Các khái niệm sinh học phản ánh bản chất của sinh học
- Các khái niệm về hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật bao gồm:
khái niệm cảm ứng, khái niệm hướng động, khái niệm hướng động dương và
hướng động âm, khái niệm ứng động, ứng động sinh trưởng và ứng động không
sinh trưởng, khái niệm điện thế nghỉ và điện thế hoạt động, khái niệm xinap…
2.1.3.2. Kiến thức về phân loại, phân dạng đối tượng nghiên cứu:
18
Các kiểu hướng động, các loại ứng động, phân loại tập tính, một số dạng
tập tính phổ biến ở động vật.
Ngoài ra còn có các kiến thức về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của các hình
thức cảm ứng, các đặc trưng đối với sinh vật.
2.2. Mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức chương sinh
trưởng và phát triển sinh học 11
2.2.1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về sinh trưởng của cơ thể thực vật.
- Chỉ rõ những mô phân sinh nào của thực vật một lá mầm và hai lá mầm
là chung và những mô phân sinh nào là riêng.
- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
- Giải thích được sự hình thành vòng năm.
- Trình bày được khái niệm về hoocmôn thực vật.
- Kể ra được 5 loại hoocmôn thực vật đã biết và trình bày tác động đặc
trưng của mỗi hoomôn.
- Mô tả được 3 ứng dụng trong nông nghiệp đối với từng loại hoocmôn
thuộc nhóm chất kích thích.
- Nêu được khái niệm về sự phát triển của thực vật.
- Mô tả xen kẽ thế hệ trong chu trình sống của thực vật.
- Trình bày được khái niệm về hoocmôn ra hoa (glorigen) và nêu được
vai trò của phitohoocmôn trong sự phát triển của thực vật.
- Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái.
- Phân biệt được phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn
và lấy được các ví dụ.
- Nêu được khái niệm biến thái.
- Kể tên được một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới sinh trưởng và
phát triển của động vật.
- Phân biệt được tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và
phát triển của động vật.
- Nêu được vai trò của nhân tố di truyền đối với sinh trưởng và phát triển
của động vật.
19
- Kể tên được các hoocmôn và nêu được vai trò của các hoocmôn đó đối
với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và động vật không
xương sống.
b. Kĩ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng tư duy.
- Kĩ năng lập sơ đồ nội dung cho một khái niệm, một bài học, hay một
chương.
- Kĩ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
c. Thái độ:
- Say mê học tập và nghiên cứu khoa học.
- Có ý thức vận dụng các kiến thức và kĩ năng học được vào thực tiễn
cuộc sống.
- Có ý thức bào vệ sức khỏe bản thân và tuyên truyền cho cộng đồng.
2.2.2. Cấu trúc chương trình
Ở chương III sinh học 11 THPT gồm 7 bài được chia làm 2 phần: phần A sinh
trưởng và phát triển ở thực vật, phần B sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Phần A gồm 3 bài (bài 34 – 36) với 3 tiết dạy có các bài Sinh trưởng ở thực vật,
Hoomôn thực vật và Phát triển ở thực vật có hoa.
Phần B gồm 4 bài (bài 37 – 40) với 4 tiết dạy trong đó có 1 tiết thực hành, có
các bài Sinh trưởng và phát triển ở động vật, Các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và
phát triển ở động vật (2 tiết dạy) và bài thực hành Xem phim về sinh trưởng và phát
triển ở động vật.
2.2.3. Các thành phần kiến thức của chương sinh trưởng và phát triển.
Kiến thức về khái niệm sinh học gồm có khái niệm về sinh trưởng, mô phân
sinh, khái niệm sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp, khái niệm hoomôn thực vật,
khái niệm phát triển của thực vật, khái niệm hoomôn ra hoa và phitocrom, khái niệm
sinh trưởng và phát triển ở động vật, khái niệm biến thái.
Kiến thức về phân dạng, phân loại đối tượng nghiên cứu, các kiểu sinh trưởng ở
thực vật, các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, hoomôn kích thích và hoomôn ức
chế, các kiểu phát triển của động vật, các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
triển ở động vật…
20
Kiến thức về chu trình, quá trình. Ví dụ: quá trình phát triển của bướm, châu
chấu. Ngoài ra còn có các kiến thức về ứng dụng lý thuyết sinh trưởng và phát triển
vào thực tiễn cuộc sống và lao động sản xuất.
2.3. Biện pháp sơ đồ hóa trong khâu ôn tập, củng cố kiến thức chương II,
III sinh học 11 THPT
2.3.1. Biện pháp sơ đồ khuyết
Quy trình:
Bước 1: GV cung cấp sơ đồ khuyết
Bước 2: HS hoàn chỉnh sơ đồ
Bước 3: GV nhận xét, kết luận và cung cấp sơ đồ đáp án.
Ví dụ minh họa: Củng cố kiến thức bài Ứng động
Bước 1: Sau khi học xong bài ứng động, giáo viên phát cho học sinh
phiếu học tập có sơ đồ khuyết sau:
Bước 2: GV yêu cầu học sinh tái hiện lại kiến thức đã học và hoàng
thành sơ đồ đúng thời gian quy định của giáo viên.
Bước 3: GV kết luận và cung cấp sơ đồ đáp án [5]
Sơ đồ khuyết về Ứng động
21
Ứng động
Khái niệm
Vai
trò
Ứng động sinh trưởng
Các tế bào ở hai phía đối
diện nhau của cơ quan
Ứng động không sinh
trưởng
Không có sự sinh trưởng
dãn dài
Để tồn
tại và
phát
triển
22
Sơ đồ đáp án về Ứng động
Ứng động
Khái niệm
Vai
trò
Giúp cây
thích
nghi với
môi
trường
Để tồn
tại và
phát
triển
Các kiểu ứng
động
Ứng động sinh trưởng
Các tế bào ở hai phía đối
diện nhau của cơ quan có
tốc độ sinh trưởng dãn dài
khác nhau
Ứng động không sinh
trưởng
Các tế bào thực vật không
có sự sinh trưởng dãn dài
Hình thức phản
ứng của cơ quan
thực vật do tác
nhân kích thích
không định
hướng
23
2.3.2. Biện pháp phân tích sơ đồ:
Quy trình:
Bước 1: GV cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh:
Bước 2: Học sinh tự lực phân tích sơ đồ
Bước 3: GV nhận xét chỉnh lí.
Ví dụ minh họa: Củng cố kiến thức bài Hướng động
Bước 1: Sau khi học xong bài Hướng động, giáo viên cung cấp sơ đồ
hoàn chỉnh về hướng động.
Bước 2: Học sinh tự lực phân tích sơ đồ.
Bước 3: Giáo viên nhận xét, chỉnh lí.
Sơ đồ hoàn chỉnh về hướng động
24
2.3.3. Biện pháp sơ đồ câm:
Quy trình
Bước 1: Giáo viên cung cấp cấu trúc sơ đồ.
Bước 2: Học sinh hoàn chỉnh sơ đồ (nếu khó có thế tham khảo câu hỏi
gợi ý của giáo viên để có sự điền thông tin chính xác hơn).
Bước 3: Giáo viên kết luận, cung cấp sơ đồ đáp án.
Ví dụ minh họa: Củng cố kiến thức về cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng
ống
Sơ đồ câm về Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
Hướng
động
Là hình thức phản ứng
của cơ quan thực vật
do tác nhân kích thích
từ một hướng
Phân
loại
Các kiểu
hướng
động
Hướng
động
dương
Hướng
sáng
Hướng
trọng lực
Hướng
nước
Hướng
hóa
Hướng
tiếp xúc
Giúp cây
thích
nghi với
môi
trường
Để tồn
tại và
phát
triển
Khái niệm
Hướng
động âm
ST
hướng
tới
nguồn
kích
thích
ST tránh
xa
nguồn
kích
thích
Vai trò
25
Sơ đồ đáp án về Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
2.3.4. Biện pháp sơ đồ bất hợp lí trong khâu củng cố
Cảm ứng ở động vật có
hệ thần kinh dạng ống
Cấu trúc của hệ
thần kinh dạng ống
Hoạt động
Thần kinh trung
ương
Thần kinh ngoại
biên
Não Tủy
sống
Các
hạch
thần
Dây thần
kinh
Nguyên tắc phản
xạ
Phản xạ
không
điều kiện
Phản xạ
có điều
kiện
26
Quy trình
Bước 1: GV cung cấp sơ đồ có thông tin ở một vài đỉnh chưa chính xác
hoặc cung nối chưa đúng.
Bước 2: HS quan sát tìm ra điểm chưa hợp lí và chỉnh lý lại cho chính
xác.
Bước 3: GV nhận xét, bổ sung và cung cấp sơ đồ đáp án.
Ví dụ minh họa: Củng cố kiến thức phần Các hoomôn ức chế ở thực vật
Sơ đồ bất hợp lí Các hoomôn ức chế ở thực vật
Sơ đồ đáp án Các hoomôn ức chế ở thực vật
Hoocmon ức chế
Etilen Axit abxixic
(AAB)
Nơi sản
sinh: trong
lá (lục lạp),
chóp rễ
Tác dộng
sinh lí: ức
chế sinh
trưởng liên
quan đến sự
chín, loại bỏ
sinh con
Thời gian
sản sinh ra
nhiều
Etilen: khi
hoa già,
rụng lá và
quả đang
chín…
Nơi sản
sinh: hầu
hết các
phần khác
nhau của
hầu hết
thực vật
Tác dộng
sinh lí:
thúc quả
đang chín,
rụng lá
27
2.3.5. Biện pháp tự xây dựng sơ đồ trong khâu củng cố:
Quy trình
Bước 1: GV đưa hệ thống các hoạt động (trong đó có câu hỏi gợi ý).
Bước 2: HS hoàn chỉnh sơ đồ.
Bước 3: GV kết luận và cung cấp sơ đồ đáp án.
Ví dụ minh họa: Củng cố kiến thức phần Phát triển qua biến thái ở động vật.
Bước 1: GV cho học sinh quan sát hình 37.4 Sơ đồ phát triển qua biến
thái không hoàn toàn ở châu chấu và hình 37.5 Sơ đồ phát triển qua biến thái ở
ếch. GV yêu cầu HS tự xây dựng sơ đồ về phát triển qua biến thái thông qua
việc quan sát các hình trên và trả lời các câu hỏi sau:
Hoocmon ức chế
Etilen Axit abxixic
(AAB)
Nơi sản
sinh: hầu
hết các phần
khác nhau
của hầu hết
thực vật
Tác dộng
sinh lí: thúc
quả đang
chín, rụng lá
Thời gian
sản sinh ra
nhiều
Etilen: khi
hoa già,
rụng lá và
quả đang
chín…
Nơi sản
sinh: trong
lá (lục
lạp), chóp
rễ
Tác dộng
sinh lí: ức
chế sinh
trưởng liên
quan đến sự
chín, loại
bỏ sinh con
28
29
- Phát triển của ếch thuộc loại biến thái nào?
- Phát triển qua biến thái gồm những kiểu nào?
- Nêu khái niệm của mỗi kiểu biến thái đó và cho ví dụ minh họa.
Bước 2: HS hoàn chỉnh sơ đồ.
Bước 3: GV mời một vài HS trình bày kết quả sau đó nhận xét và cung
cấp sơ đồ đáp án.
2.4. Một số loại sơ đồ xây dựng và sưu tầm để ôn tập, củng cố kiến thức
chương II, III sinh học 11 THPT:
Chương II. Cảm ứng
Bài 23. Hướng động
Sơ đồ số 1: (Sơ đồ hoàn chỉnh về hướng động ở minh họa biện pháp phân tích
sơ đồ).
Sau khi học bài Hướng động, GV cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh về hướng động
yêu cầu HS phân tích làm rõ sơ đồ.
Sơ đồ hoàn chỉnh về hướng động
Phát triển qua biến thái
Phát triển qua
biến thái hoàn
toàn
Phát triển qua
biến thái không
hoàn toàn
Là kiểu phát triển mà ấu
trùng có hình dạng và cấu
tạo về sinh lí rất khác với
con trưởng thành, trải qua
giai đoạn trung gian ấu
trùng biến đổi thành con
trưởng thành
Là kiểu phát triển ấu trùng
phát triển chưa hoàn thiện,
trải qua nhiều lần lột xác, ấu
trùng biến đổi thành con
trưởng thành
Ví dụ: bướm, ruồi… Ví dụ: châu chấu, cào cào…
30
Bài 24. Ứng động
Sơ đồ số 2: (Sơ đồ về kiến thức ứng động ở ví dụ minh họa biện pháp sơ đồ khuyết
trong khâu củng cố)
Sơ đồ khuyết về Ứng động
Hướng
động
Là hình thức phản ứng
của cơ quan thực vật
do tác nhân kích thích
từ một hướng
Phân
loại
Các kiểu
hướng
động
Hướng
động
dương
Hướng
sáng
Hướng
trọng lực
Hướng
nước
Hướng
hóa
Hướng
tiếp xúc
Giúp cây
thích
nghi với
môi
trường
Để tồn
tại và
phát
triển
Khái niệm
Hướng
động âm
ST
hướng
tới
nguồn
kích
thích
ST tránh
xa
nguồn
kích
thích
Vai trò
31
Bài 26. Cảm ứng ở động vật
Sơ đồ số 3: Để củng cố bài Cảm ứng ở động vật, GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức và
hoàn chỉnh sơ đồ bất hợp lí sau:
Ứng động
Khái niệm
Vai
trò
Ứng động sinh trưởng
Các tế bào ở hai phía đối
diện nhau của cơ quan
Ứng động không sinh
trưởng
Không có sự sinh trưởng
dãn dài
Để tồn
tại và
phát
triển
32
Bài 27. Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)
Sơ đồ số 4: GV cung cấp cấu trúc sơ đồ yêu cầu HS nhớ lại kiến thức về cảm ứng ở
động vật có hệ thần kinh dạng ống để hoàn thành sơ đồ câm sau:
Sơ đồ câm về cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
Cảm ứng ở động vật
Khái niệm
Khả năng
tiếp nhận
kích thích
Phản ứng
lại các kích
thích từ môi
trường sống
Đảm bảo
cho sinh vật
tồn tại và
phát triển
Phân loại
Cảm ứng ở ĐV
chưa có tố chức
thần kinh
Cảm ứng ở ĐV có
tổ chức thần kinh
Cảm ứng ở ĐV có tổ
chức TK dạng lưới
Cảm ứng ở ĐV có tổ
chức TK dạng chuỗi
Cấu tạo hệ TK
dạng lưới
Hình thức
phản ứng
Cấu tạo hệ thần
kinh dạng chuỗi
hạch
Các tế bào thần
kinh liên hệ
nhau qua các
sợi TK, mạng
lưới thần kinh
Cung phản xạ
Các phản xạ
Đường
cảm giác
Bộ phận
phân tích
Đường
dẫn truyền
ra
Bộ phận
thực hiện
phản ứng
Bộ phận
tiếp nhận
kích thích
Các tế bào TK
tập trung lại 
các hạch TK
nối với nhau
bởi dây thần
kinh chuỗi hạch
thần kinh
33
Bài 29. Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
Sơ đồ số 5: Để củng cố kiến thức về điện thế hoạt động, GV sử dụng sơ đồ bất hợp lí.
Sơ đồ bất hợp lí về Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh:
Bài 30. Truyền tin qua xináp
Điện thế hoạt động
Khái niệm điện thế
hoạt động
Là sự biến đổi điện thế
nghỉ ở màng tế bào từ
phân cực sang mất
phân cực, đảo cực và
tái phân cực.
Lan truyền xung thần
kinh
Trên sợi thần kinh
không có bao miêlin
Lan truyền xung thần
kinh nhảy cóc tốc độ
nhanh từ eo Ranvie
này  eo Ranvie
khác.
Trên sợi thần kinh
có bao miêlin
Lan truyền xung
thần kinh liên tục từ
vùng này  vùng
khác kề bên
34
Sơ đồ số 6: Sơ đồ về cấu tạo xináp hóa học. GV cung câp cấu trúc sơ đồ yêu cầu HS
nhớ lại cấu tạo của xináp, điền thông tin chính xác vào các đỉnh.
Sơ đồ câm
Sơ đồ số 7: Sơ đồ về truyền tin qua xináp. GV cung cấp sơ đồ khuyết, yêu cầu HS nhớ
lại kiến thức về truyền tinh qua xináp, điền các thông tin chính xác vào các đỉnh bị
khuyết.
Sơ đồ khuyết
Bài 31. Tập tính của động vật
35
Sơ đồ số 8: Để củng cố kiến thức về tập tính của động vật, ta sử dụng biện pháp tự xây
dựng sơ đồ. GV đưa câu hỏi gợi ý yêu cầu HS trả lời các câu hỏi và dựa trên nội dung
câu trả lời để xây dựng sơ đồ về tập tính của động vật.
1.Tập tính là gì?
2. Tập tính có mấy loại, đó là những loại nào?
3. Nêu khái niệm mỗi loại tập tính và cho ví dụ minh họa.
Sơ đồ đáp án về Tập tính của động vật.
Bài 32 Tập tính của động vật (tiếp theo).
Sơ đồ số 9:
GV cung cấp sơ đồ khuyết yêu cầu HS nhớ lại kiến thức về một số hình thức học tập ở
động vật để hoàn chỉnh sơ đồ.
Sơ đồ khuyết Một số hình thức học tập ở động vật
Tập tính của
động vật
Khái niệm
Là chuỗi phản ứng của
động vật trả lời kích
thích từ môi trường
Giúp động vật thích
nghi và tồn tại
Các loại tập tính
Tập tính bẩm sinh Tập tính học được
Sinh ra đã có được di
truyền
đặc trưng cho loài
Được hình thành
trong quá trình sống
thông qua học tập rút
kinh nghiệm
36
Sơ đồ số 10: Để củng cố kiến thức về tập tính của động vật, ta sử dụng biện pháp tự
xây dựng sơ đồ. GV đưa một số câu hỏi gợi ý yêu cầu HS trả lới các câu hỏi và dựa
trên nội dung câu trả lời để xây dựng sơ đồ về các dạng tập tính của động vật.
1. Nêu các dạng tập tính phổ biến của động vật?
2. Tập tính thứ bậc và tập tính vị tha thuộc dạng tập tính nào sau đây?
A. Tập tính di cư.
B. Tập tính kiếm ăn.
C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
D. Tập tính xã hội.
Sơ đồ đáp án về phân dạng tập tính của động vật.
Điều kiện
hóa
Ví
dụ
Ví
dụ
Ví
dụ
Ví
dụ
Ví
dụ
Ví
dụ
Một số hình thức học tập
ở động vật
37
Chương III Sinh trưởng và phát triển
Bài 34 Sinh trưởng ở thực vật
Sơ đồ số 11
Em hãy quan sát sơ đồ sau để phân tích làm rõ kiến thức về sinh trưởng ở thực vật:
Phân dạng tập tính
của động vật
Tập tính kiếm
ăn
Tập tính bảo
vệ lãnh thổ
Tập tính sinh
sản
Tập tính di cư Tập tính xã
hội
Tập
tính
thứ
bậc
Tập
tính
vị
tha
38
Bài 35 Hoocmôn thực vật
Sơ đồ số 12
Để củng cố kiến thức hoocmôn kích thích, em hãy hoàn thành sơ đồ khuyết sau:
Sinh trưởng ở
thực vật
Khái niệm
Là quá
trình tăng
kích thước
của cơ thể
do tăng số
lượng và
kích thước
tế bào
Ví dụ
Phân loại
Sinh trưởng
sơ cấp
Sinh trưởng
thứ cấp
Là sinh
trưởng của
thân và rễ
theo chiều dài
do hoạt động
của mô phân
sinh đỉnh
Tạo ra gỗ
lõi, gỗ dác
và vỏ do mô
phân sinh
bên hoạt
động tạo ra
Chịu
ảnh
hưởng
của các
nhân tố
Các
nhân tố
bên
trong
Đặc điểm di
truyền
Các
nhân tố
bên
ngoài
Nhiệt độ
Hàm lượng
nước
Ánh sáng
Ôxi
Dinh dưỡng
khác
Hoomon
thực vật
39
Sơ đồ số 13
Em hãy nhớ lại kiến thức về hoocmon ức chế để điền thông tin vào sơ đồ câm sau:
Sơ đồ
Hoocmon
thực vật
Khái niệm Phân loại
Hoocmon
kích thích
Auxin
Tác động
sinh lí
Ở mức tế
bào: ARA
kích thích
quá trình
nguyên
phân và sinh
trưởng dãn
dài của tế
bào
Nơi sản
sinh: lá và
rễ
Ở mức cơ
thể: kích
thích nảy
mầm, sinh
trưởng,
chiều cao
cây, tạo
quả không
hạt
Tác động
sinh lí
Ở mức
cơ thể:
kích
thích
phát
triển
chồi khi
có mặt
của
auxin
40
Bài 36 Phát triển ở thực vật có hoa
Sơ đồ số 14
41
Em hãy hoàn thành sơ đồ câm sau để củng cố kiến thức về phát triển ở thực vật có hoa.
Bài 37 Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Sơ đồ số 15
Để củng cố bài Sinh trưởng và phát triển ở động vật, giáo viên sử dụng sơ đồ bất hợp
lí: Giáo viên cung cấp sơ đồ có thông tin ở một vài đỉnh chưa chính xác, yêu cầu học
sinh tìm ra những điểm chưa hợp lí và chữa lại cho đúng.
42
Sơ đồ số 16
Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức về phát triển qua biến thái để tự xây dựng
sơ đồ
Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Sinh trưởng Phát triển
Khái niệm Các kiểu phát triển Khái niệm
Phát triển
qua biến
thái
Phát triển
không qua
biến thái
Phát triển
qua biến
thoái hoàn
toàn
Phát triển
qua biến thái
không hoàn
toàn
Là quá trình biến
đổi bao gồm sinh
trưởng, phát triển tế
bào và phát sinh
hình thái cách li cơ
thể
Là quá trình tăng
kích thước của cơ
thể thông qua tăng
số lượng và kích
thước của tế bào
43
Bài 38 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật
Sơ đồ số 17
Giáo viên cung cấp cấu trúc sơ đồ, yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức vế các hoocmon
ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật để điền các thông tin chính xác
vào các đỉnh.
Phát triển qua biến thái
Phát triển qua biến thái không
hoàn toàn
Là kiểu phát triển ấu trùng có
hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất
khác với con trưởng thành, trải
qua giai đoạn ấu trùng biến
đổi thành con trưởng thành
Là kiểu phát triển mà ấu trùng
phát triển chưa hoàn thiện, trải
qua nhiều lần lột xác ấu trùng
biến đổi thành con trưởng thành
Ví dụ Ví dụ
Phát triển qua biến thái hoàn
toàn
44
Sơ đồ số 18
Giáo viên cung cấp sơ đồ khuyết, yêu cầu học sinh quan sát hình 38.3, nhớ lại kiến
thức về các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng để hoàn
thiện sơ đồ.
Sơ đồ:
Các hoocmon ảnh hưởng đến
sinh trưởng và phát triển của
côn trùng
Gây lột xác ở sâu
bướm
Ức chế quá
trình biến đổi
sâu thành
nhộng và bướm
45
Bài 39 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp
theo)
Sơ đồ số 19
Sơ đồ: Em hãy hoàn thành sơ đồ câm sau để củng cố kiến thức về các nhân tố bên
ngoài, mỗi nhân tố cho một ví dụ:
Sơ đồ số 20
Sơ đồ: Em hãy cho biết các biện pháp điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển
của động vật bằng cách điền các thông tin chính xác vào sơ đồ câm sau và lấy ví dụ
cho mỗi biện pháp
46
Ôn tập:
Chương II Để ôn tập kiến thức trong chương II, GV cho HS làm sơ đồ sau:
Sơ đồ số 1: GV yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức các bài về cảm ứng để hoàn thành
sơ đồ câm về phân loại cảm ứng như sau:
Sơ đồ câm về Cảm ứng
47
Sơ đồ đáp án về Cảm ứng
48
Cảm ứng ở thực vật Cảm ứng ở động vật
Hướng
động
Ứng
động
Cảm ứng
ở động
vật có tổ
chức thần
kinh
Hướng
sáng
Hướng
trọng
lực
Hướng
nước
Hướng
hóa
Hướng
tiếp
xúc
Cảm ứng
ở động
vật có hệ
thần kinh
dạng lưới
Cảm ứng
ở động vật
có hệ thần
kinh dạng
chuỗi hạch
Cảm ứng ở
động vật
có hệ thần
kinh dạng
ống
Ứng động
sinh
trưởng
Ứng động
không sinh
trưởng
Cảm ứng
Hướng
động
dương
Hướng
động
âm
Các
loại
hướng
động
Các kiểu
hướng động
49
Chương III
Để ôn tập kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, GV yêu cầu HS tái hiện lại
kiến thức và hoàn thành sơ đồ khuyết sau:
Sơ đồ 2:
Sinh trưởng và phát triển
Sinh trưởng Phát triển
Khái niệm:
Sinh trưởng là
quá trình tăng
kích thước
của cơ thể do
tăng số lượng
và kích thước
tế bào
Phân loại Khái niệm:
Phát triển là
quá trình
biến đổi gồm
sinh trưởng,
phân hóa tế
bào và phát
sinh hình
thái các cơ
quan và cơ
thể
Sinh
trưởng ở
động vật
Phát triển
ở thực
vật
Phát triển
qua biến thái
hoàn toàn
50
Sơ đồ đáp án
Kết luận chương 2
Qua phân tích nội dung chương trình sách giáo khoa chương II và III của
sinh học lớp 11, chúng tôi đã thiết kế và lựa chọn được một số dạng sơ đồ phù
hợp dùng trong ôn tập củng cố. Trên cơ sở các ý kiến chuyên gia, chúng tôi ưu
tiên các dạng sơ đồ dạng khuyết, sơ đồ câm và sơ đồ mang tính khái quát về 2
đặc tính sống của sinh vật thông qua nghiên cứu thực vật và động vật.
Sinh trưởng và phát triển
Sinh trưởng Phát triển
Khái niệm:
Sinh trưởng là
quá trình tăng
kích thước
của cơ thể do
tăng số lượng
và kích thước
tế bào
Phân loại Phân loại Khái niệm:
Phát triển là
quá trình
biến đổi gồm
sinh trưởng,
phân hóa tế
bào và phát
sinh hình
thái các cơ
quan và cơ
thể
Sinh
trưởng ở
thực vật
Sinh
trưởng ở
động vật
Phát triển
ở thực
vật
Phát triển
ở động
vật
Sinh
trưởng sơ
cấp
Sinh
trưởng
thứ cấp
Phát triển
không
qua biến
thái
Phát triển
qua biến
thái
Phát triển
qua biến thái
hoàn toàn
Phát triển qua
biến thái không
hoàn toàn
51
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Triển khai trong thực tiễn dạy - học để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa
học mà đề tài đã nêu ra.
Thu thập các thông tin định tính, định lượng; xử lí kết quả TN bằng thống kê xác
suất.
Tiến hành phân tích định tính và định lượng để đánh giá tính khả thi của PPDH mà
luận văn đã đề xuất. Đồng thời qua đó điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hơn.
3.2. Nội dung thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm trên các bài sau:
Bài Tên bài dạy Số tiết
Bài 29 Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh 1
Bài 31 Tập tính của động vật 1
Bài 34 Sinh trưởng ở thực vật 1
Giảng dạy bằng phương pháp sử dụng sơ đồ
3.2.1.Thời gian thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm vào học kì II (tháng 02/2014 – 04/2014 )
3.2.2..Chọn trường thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở Trường THPT Xuân Hưng và THPT Xuân Lộc
Với các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở các trường là như nhau.
3.2.3.Chọn HS thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành điều tra qua Ban giám hiệu nhà trường, GV chủ nhiệm lớp,
GV Sinh học và sổ điểm lớp về số lượng và chất lượng HS các lớp để quyết định lựa
chọn các lớp tham gia TN trên nguyên tắc đảm bảo tính đồng đều về các mặt; trong đó
đặc biệt là về học lực của các HS. Qua điều tra, về cơ bản các lớp tham gia thực
nghiệm đều tương đối đồng đều về các mặt như: số lượng, trình độ kiến thức và năng
lực tư duy.
- Các lớp TN và ĐC ở mỗi lớp cùng một giáo viên giảng dạy, đồng đều về thời
gian, nội dung kiến thức và hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá sau mỗi tiết học.
52
Chúng tôi tiến hành chọn 2 lớp (1 lớp thực nghiệm, 1 lớp đối chứng) có số
lượng HS và năng lực HS tương đương nhau.
3.2.4. Chọn GV dạy thực nghiệm
Trường thực nghiệm Giáo viên thực hiện
Lớp
Thực
nghiệm
(TN)
Đối chứng
(ĐC)
Trường THPT Xuân Hưng Lê Thị Vui
11A3
(42 HS)
11A4
(42 HS)
Trường THPT Xuân Lộc Nguyễn Thị Thi
11A5
(41 HS)
11A6
(41 HS)
3.2.5. Phương án thực nghiệm
- Lớp đối chứng chúng tôi dạy bằng phương pháp truyền thống kết hợp với các
phương pháp đã đổi mới.
- Lớp thực nghiệm chúng tôi dạy bằng phương pháp sử dụng sơ đồ đã xây dựng.
3.3. Xử lý số liệu
Các bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10, số liệu được xử lý bằng toán
thống kê nhằm tăng độ chính xác cũng như sức thuyết phục của kết luận. Trình tự tiến
hành như sau:
Lập bảng thống kê cho cả 2 lớp TN và ĐC theo mẫu :
Bảng 3.1 Mẫu thống kê
Lớp N
Số HS đạt điểm xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC
TN
Trong đó: n là tổng số bài KT
Xi là điểm số theo thang điểm 10
53
ni là số bài KT đạt điểm số Xi
Tính các tham số đặc trưng:
- Phần trăm (%)
- Trung bình cộng: X =
n
1
in∑ iX
- Phương sai: S2
= ( ) ii nXX
n
2
1
1
∑ −
−
- Độ lệch chuẩn S (đo mức độ phân tán của số liệu quanh giá trị trung bình):
S = ± ( )∑ −
−
ii nXX
n
2
1
1
S cho biết mức độ phân tán quanh giá trị X , S càng bé độ phân tán càng ít.
- Hệ số biến thiên: Cv% =
X
S
100%
- Sai số trung bình cộng: m =
n
S
Khi có hai số trung bình cộng khác nhau, độ lệch chuẩn khác nhau thì phải xét
đến hệ số biến thiên (Cv).
+ Cv = 0-10% : Dao động nhỏ, độ tin cậy cao.
+ Cv = 10-30% : Dao động trung bình.
+ Cv = 30-100% : Dao động lớn, độ tin cậy nhỏ.
- Kiểm định độ tin cậy sai khác giữa 2 giá trị trung bình:
td =
2
2
2
1
2
1
21X
n
S
n
S
X
+
−
Trong đó:
Xi: Giá trị của từng điểm số (theo thang điểm 10).
ni: Số bài có điểm Xi.
21, XX : Điểm số trung bình của 2 phương án: thực nghiệm và đối chứng.
n1, n2: Số bài trong mỗi phương án.
2
1S và 2
2S là phương sai của mỗi phương án.
Sau khi tính được td, ta so sánh với giá trị tα được tra trong bảng phân phối
Studen với mức ý nghĩa α = 0,05 và bậc tự do f = n1+n2-2.
54
+ Nếu td ≥ tα: Sự khác nhau giữa 1X và 2X là có ý nghĩa thống kê.
+ Nếu td < tα: Sự khác nhau giữa 1X và 2X là không có ý nghĩa thống kê.
* Dùng đồ thị, bảng biểu để biểu diễn kết quả TN.
* Về mặt định tính
Qua trực tiếp lên lớp, dự giờ và phân tích bài làm của HS để thấy rõ:
- Mức độ hiểu, ghi nhớ kiến thức, khả năng hình thành các khái niệm.
- Năng lực tư duy, độ bền kiến thức của HS.
- Thái độ học tập của HS.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
3.4. Kết quả thực nghiệm
Sau khi cả 2 lớp TN và ĐC đã thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành 3 lần
kiểm tra 15 phút.
Trong quá trình thực nghiệm lớp TN và ĐC, ở trường THPT Xuân Hưng chúng
tôi tiến hành 3 bài kiểm tra với tổng số bài kiểm tra là 252 bài, trong đó có 126 của
nhóm TN, 126 của nhóm ĐC, ở trường THPT Xuân Lộc, chúng tôi tiến hành 3 bài
kiểm tra với tổng số bài kiểm tra với tổng số bài kiểm tra là 246 bài, trong đó có 123
của nhóm TN, 123 của nhóm ĐC.
Sau khi kiểm tra, chấm điểm, xử lý số liệu thu được bằng phương pháp thống
kê toán học, chúng tôi đã thu được kết quả sau:
3.4.1. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Xuân Hưng
Bảng 3.2: Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra mức độ tiếp thu bài học
của học sinh
55
Lớp Lần
KT
Phương
án
Só
bài
Điểm số (xi)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 TN 42 0 1 3 2 5 9 8 9 3 2
ĐC 42 1 3 5 4 11 7 5 5 1 0
2 TN 42 0 0 2 3 4 7 11 8 4 3
ĐC 42 1 2 4 7 6 10 5 4 2 1
3 TN 42 0 1 2 2 3 6 11 11 4 2
ĐC 42 1 3 3 4 6 12 8 4 1 0
Tổng hợp TN 126 0 2 7 7 12 12 30 28 11 7
ĐC 126 3 8 12 15 23 29 18 13 4 1
Bảng 3.3: Bảng tần suất (fi % ) - số HS đạt điểm xi các bài kiểm tra
Phương
án
Số
bài
% số học sinh đạt điểm xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 126 2.4 6.3 9.5 11.9 18.2 23.0 14.3 10.3 3.3 0.8
TN 126 0.0 1.6 5.6 5.6 9.5 17.4 23.8 22.2 8.7 5.6
Từ số liệu ở bảng 3.2, lập đồ thị tần suất điểm số của các bài kiểm tra của 2 lớp
ĐC và TN.
Đồ thị 3.1 Đường phân phối tần suất
56
Biểu đồ 3.1. Phân phối tần suất dạng cột
Bảng 3.4 Bảng phân phối tần suất luỹ tích
Phương
án
Số
bài
Số (%) học sinh đạt điểm Xi trở lên
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 126 2.4 8.7 18.2 30.1 48.3 71.3 85.6 95.9 99.2 100
TN 126 0.0 1.6 7.2 12.8 22.3 39.7 63.5 85.7 94.4 100
57
Đồ thị 3.2 Đường phân phối tần suất luỹ tích
2.4
8.7
18.2
30.1
48.3
71.3
85.6
95.9
99.2 100
0 1.6
7.2
12.8
22.3
39.7
63.5
85.7
94.4 100
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đối chứng
Thực nghiệm
Bảng 3.5 Bảng phân loại theo học lực
Lớp
Phân
loại
Số phần trăm học sinh
Kém
(1-2)
Yếu
(3-4)
TB
(5-6)
Khá
(7-8)
Giỏi
(9-10)
ĐC Tần
suất
8.73 21.43 41.27 24.60 3.97
TN 1.59 11.11 26.98 46.03 14.29
Các tham số thống kê thu được
58
Nhóm Số
lượng
X ± m S2
S CV |dTN – d
ĐC |
Td
ĐC 126 5.1 ±
0.17
3.37 1.85 36%
1.64 7.1
TN 126 6.73 ±
0.16
3.45 1.84 27%
Qua kết quả thực nghiệm tại trường THPT Xuân Hưng, chúng tôi có một số
nhận xét như sau:
- Điểm số trung bình cộng X của các lớp TN (6.73) cao hơn so với lớp ĐC
(5.1) trong khi đó hệ số biến thiên ở nhóm lớp TN (27%) thấp hơn hệ số biến thiên ở
nhóm lớp ĐC (36%). Điều này chứng tỏ kết quả của lớp TN ổn định, chắc chắn hơn lớp
ĐC.
- Đồ thị phân phối tần suất lũy tích với lớp TN luôn nằm về phía trên so với lớp
ĐC.
Để khẳng định lại những kết quả trên, chúng tôi tính đại lượng kiểm định td.
Đại lượng kiểm định td=7.1 với bậc tự do f= 126+126-2=250. Tra bảng Studen
với mức ý nghĩa α = 0.05, giá trị tới hạn tα ứng với kiểm định 2 phía là tα=1.96. Vậy
td > tα, chứng tỏ sự khác nhau giữa X của lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa thống kê,
điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC không phải là do ngẫu nhiên mà do áp
dụng phương pháp dạy TN.
3.4.2. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Xuân Lộc
Bảng 3.6: Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra mức độ tiếp thu bài học
của học sinh
59
Lớp Lần
KT
Phương
án
Só
bài
Điểm số (xi)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 TN 41 0 2 2 3 5 8 8 9 2 2
ĐC 41 1 3 4 4 11 7 5 5 1 0
2 TN 41 0 1 3 2 4 5 11 10 3 2
ĐC 41 1 3 4 3 7 10 7 5 1 0
3 TN 41 0 0 1 3 5 6 11 7 5 3
ĐC 41 1 1 3 6 10 8 6 2 2 2
Tổng hợp TN 123 0 3 6 8 14 19 30 26 10 7
ĐC 123 3 7 11 13 28 25 18 12 4 2
Bảng 3.7: Bảng tần suất (fi % ) - số HS đạt điểm xi các bài kiểm tra
Phương
án
Số
bài
% số học sinh đạt điểm xi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 123 2.4 5.7 8.9 10.6 22.8 20.3 14.6 9.8 3.3 1.6
TN 123 0.0 2.4 4.9 6.5 11.4 15.5 24.4 21.1 8.1 5.7
Từ số liệu ở bảng 4.5, lập đồ thị tần suất điểm số của các bài kiểm tra của 2 lớp
ĐC và TN.
Đồ thị 3.3 Đường phân phối tần suất
60
2.4
5.7
8.9
10.6
22.8
20.3
14.6
9.8
3.3
1.6
0
2.4
4.9
6.5
11.4
15.5
24.4
21.1
8.1
5.7
0
5
10
15
20
25
30
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Đối chứng
Thực nghiệm
Biểu đồ 3.2. Phân phối tần suất dạng cột
Bảng 3.8 Bảng phân phối tần suất luỹ tích
Phương
án
Số
bài
Số (%) học sinh đạt điểm Xi trở lên
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐC 123 2.4 8.1 17 27.6 50.4 70.7 85.3 95.1 98.4 100
TN 123 0.0 2.4 7.3 13.8 25.2 40.7 65.1 86.2 94.3 100
61
Đồ thị 3.4 Đường phân phối tần suất luỹ tích
2.4
8.1
17
27.6
50.4
70.7
85.3
95.1
98.4 100
0
2.4
7.3
13.8
25.2
40.7
65.1
86.2
94.3 100
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đối chứng
Thực nghiệm
Bảng 3.9 Bảng phân loại theo học lực
Lớp
Phân
loại
Số phần trăm học sinh
Kém
(1-2)
Yếu
(3-4)
TB
(5-6)
Khá
(7-8)
Giỏi
(9-10)
ĐC Tần
suất
0.81 19.51 43.09 24.39 4.88
TN 2.44 11.38 26.83 45.53 13.8
Nhóm Số
lượng
X ± m S2
S CV |dTN – d
ĐC |
Td
62
ĐC 123 5.45 ±
0.17
3.46 1.86 34%
1.13 4.71
TN 123 6.58 ±
0.16
3.5 1.87 28%
Qua kết quả thực nghiệm tại trường THPT Xuân Lộc, chúng tôi có một số nhận
xét như sau:
- Điểm số trung bình cộng X của các lớp TN (6.58) cao hơn so với lớp ĐC
(5.45) trong khi đó hệ số biến thiên ở nhóm lớp TN (28%) thấp hơn hệ số biến thiên ở
nhóm lớp ĐC (34%). Điều này chứng tỏ kết quả của lớp TN ổn định, chắc chắn hơn lớp
ĐC.
- Đồ thị phân phối tần suất lũy tích với lớp TN luôn nằm về phía trên so với lớp
ĐC.
Để khẳng định lại những kết quả trên, chúng tôi tính đại lượng kiểm định td.
Đại lượng kiểm định td=4.71 với bậc tự do f= 123+123-2=244. Tra bảng Studen
với mức ý nghĩa α = 0.05, giá trị tới hạn tα ứng với kiểm định 2 phía là tα=1.96. Vậy
td > tα, chứng tỏ sự khác nhau giữa X của lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa thống kê,
điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC không phải là do ngẫu nhiên mà do áp
dụng phương pháp dạy TN.
3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm
3.5.1. Phân tích định lượng
Qua kết quả thực nghiệm đã được xử lí, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- Thực nghiệm thực hiện ở 2 trường đều cho thấy điểm số trung bình ( X ) của
nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, tỉ lệ học sinh khá giỏi ở các nhóm TN cao hơn nhóm ĐC
còn tỉ lệ học sinh yếu kém thì ngược lại. Điều đó khẳng định khả năng lĩnh hội kiến
thức của học sinh ở lớp TN tốt hơn lớp ĐC.
- Độ biến thiên ở các lớp TN, ở cả 2 trường 27 % và 28 % là mức độ dao động
trung bình và thấp hơn lớp ĐC:34 %36 % điều đó chứng tỏ kết quả nhóm lớp TN ổn
định hơn nhóm lớp ĐC.
- Ở cả 2 trường đều có td > tα nên sự khác biệt giữa hai giá trị trung bình ở lớp
TN và ĐC là có ý nghĩa về mặt thống kê.
63
Như vậy, việc xây dựng và sử dụng sơ đồ để ôn tập, củng cố kiến thức chương
II, III sinh học 11 đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp học sinh không chỉ lĩnh hội, vận
dụng tốt kiến thức và rèn luyện được kỹ năng so sánh và một số kỹ năng như phân
tích, tổng hợp và kỹ năng làm việc độc lập với SGK mà còn giúp học sinh khắc sâu
kiến thức, phát huy được năng lực sáng tạo, tìm tòi trong học tập, tăng cường hứng thú
học tập của các em. Tuy vậy để nâng cao hơn tính hiệu quả GV phải thường xuyên và
tâm huyết áp dụng linh hoạt các dạng sơ đồ vào quá trình dạy học.
3.5.2. Về mặt định tính
Thông qua việc lên lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên bộ môn và học sinh, qua
việc phân tích chất lượng lĩnh hội của học sinh ở những bài kiểm tra, chúng tôi nhận
thấy việc sử dụng các sơ đồ để ôn tập, củng cố kiến thức chương II, III sinh học 11 đã
có tác dụng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập bộ môn hơn
những tiết dạy bình thường. Cụ thể:
- Ở các lớp TN số học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài nhiều hơn, lớp học
sôi nổi trước các sơ đồ được nêu ra hoặc đề nghị các tự em nêu ra. Đa số học sinh
không còn thụ động mà chủ động thực hiện các hoạt động do giáo viên yêu cầu.
- Các sơ đồ đã kích thích được tính tích cực suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học
sinh. Các em tiếp thu được những nội dung kiến thức cơ bản, còn có khả năng phân
tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và vận dụng kiến thức một cách hợp lí. Đây là yếu tố
giúp bài học ở lớp TN có kết quả tốt hơn so với lớp ĐC.
- Trong quá trình thực hiện các hoạt động, học sinh phải độc lập làm việc với
SGK và các phương tiện hoạt động để hoàn thành các nhiệm vụ mà hoạt động đưa ra,
qua đó các em rèn luyện được một số kĩ năng như: quan sát tranh vẽ, hiện tượng thực
tế phát hiện kiến thức, tư duy thực nghiệm….
* Tóm lại: Việc sử dụng sơ đồ bước đầu đã đem lại hiệu quả. Tuy nhiên để
nâng cao kết quả học tập cũng như tính tích cực, chủ động của HS cần có nhiều
phương pháp khác nhau nhưng có thể khẳng định rằng hướng sử dụng sơ đồ trong dạy-
học Sinh học 11 là một hướng có tính khả thi. Đặc biệt trong nhiệm vụ dạy học theo
phương pháp tích cực là hướng cho học sinh vận dụng kiến thức cơ bản vào thực tế vì
vậy, nếu chúng ta xây dựng hệ thống sơ đồ phù hợp, có phương pháp sử dụng sơ đồ thì
phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng
học tập bộ môn Sinh học nói riêng và chất lượng học tập nói chung ở trường THPT.
64
Kết luận chương 3
Kết quả thu được ở trên cho thấy: Việc sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong dạy
học có hiệu quả cao hơn, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh,
các em có khả năng tự tìm tòi kiến thức, biết hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ hóa,
biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
Qua đó chứng tỏ việc sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố kiến thức
là một trong những biện pháp rất có tính khả thi.
Vì vậy, nếu chúng ta xây dựng được hệ thống sơ đồ kiến thức phù hợp; biết sử
dụng biện pháp sơ đồ hóa một cách hợp lí, linh hoạt thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong
dạy học.
65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài, đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ đặt ra trong đề tài,
chúng tôi đạt được kết quả như sau:
- Hệ thống hóa được cơ sở lí luận về sử dụng sơ đồ trong dạy học sinh học.
Làm rõ thực trạng sử dụng sơ đồ và vận dụng biện pháp sơ đồ trong dạy học sinh học
ở địa điểm nghiên cứu.
- Thiết kế và lựa chọn được một số sơ đồ phù hợp dùng để vận dụng Sơ đồ hóa
vào ôn tập, củng cố các bài trong chương II, III sinh học 11.
- Thiết kế được 3 giáo án để tiến hành thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết đề
ra. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy việc sử dụng sơ đồ hợp lí đã đem lại hiệu
quả cao trong dạy học giúp học sinh nắm và nhớ kiến thức tốt hơn, phát huy được tính
tích cực chủ động của học sinh.
2. Kiến nghị:
- Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ mới tập trung thiết kế và chọn
lựa hệ thống sơ đồ để ôn tập, củng cố chương II, III sinh học 11. Với lợi ích của sơ đồ,
cần thiết mở rộng phạm vi cho các nội dung, phần khác nữa trong chương trình SGK
phổ thông
- Do thời gian dành cho nghiên cứu đề tài có hạn, các thực nghiệm sư phạm
chưa nhiều, cần được thực nghiệm thêm ở nhiều trường, lớp để chỉnh lí, bổ sung cho
đề tài, làm cho đề tài hoàn chỉnh hơn về cơ sở lí luận và thực tiễn cũng như tăng phạm
vi ứng dụng của đề tài.
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2003), Lý luận dạy học Sinh học phần
đại cương, NXB Giáo dục.
2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học Sinh học - Phần
đại cương, Nxb Giáo dục.
3. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn sinh học,
NXB Giáo dục.
4. Nguyễn Phúc Chỉnh (2005), Phương pháp Graph trong dạy học sinh học- sách
chuyên khảo, NXB Giáo dục.
5. Nguyễn Phúc Chỉnh (6/2005), “Sử dụng phương pháp Graph với tiếp cận hệ
thống – cấu trúc trong dạy học sinh học”, Tạp chí Phát triển giáo dục, (số 6).
6. Phan Đức Duy, Bài giảng Hoạt động hóa người học trong dạy học sinh học,
Huế, 2010.
7. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh (2007), Sinh học 11,
NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh (2007), Sách giáo viên
sinh học 11, NXB Giáo dục.
9. Đoàn Thị Hạnh (2003), Xây dựng và sử dụng sơ đồ để tổ chức hoạt động nhận
thức của học sinh trong giảng dạy các quá trình sống cơ bản của sinh vật –
chương trình sinh học bậc trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo
dục, Trường ĐHSP Huế.
10.Nguyễn Thị Huỳnh Hoa (2011), sử dụng sơ đồ để rèn luyện kỹ năng suy luận
cho học sinh thông qua dạy học chương 1. Sinh học 11 (nâng cao) trường
THPT. Luận Văn Thạc sĩ, ĐH Vinh.
11.Trần Bá Hoành (1993), Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, TTNC ĐTBD giáo
viên, Viện KHCN Việt nam số 9.
12.Trần Bá Hoành (1999), “Bản chất của việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm-
kỷ yếu hội thảo khoa học đổi mới dạy học theo hướng hoạt động hóa người
học”.
13.Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới PPDH, chương trình và SGK, NXB ĐHSP Hà
Nội.
67
14.Đào Hữu Hồ, Xác suất thống kê. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001.
15.Ngô văn Hưng(Chủ Biên) - Trần Văn Kiên (2007), Bài Tập Sinh Học 11, NXB
Giáo dục.
16.Nguyễn Kỳ (Chủ biên) (1995), Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm
trung tâm. Trường Cán Bộ quản lý. GDĐT Hà Nội - 1995 tr14.
17.Nguyễn Đình Nhâm (2007), Lý luận dạy học sinh học hiện đại, Bài giảng
chuyên đề cao học, Trường Đại học Vinh.
18.Nguyễn Đình Nhâm (2010), Phương pháp sơ đồ hóa, Bài giảng dành cho cao
học, Trường Đại học Vinh.
19.Lê Thanh Oai (2011), Rèn luyện kĩ năng đọc sách giáo khoa cho học sinh trong
quá trình chuẩn bị bài học môn Sinh học ở phổ thông, Tạp chí giáo dục, số 261,
tr54-56.
20.Nguyễn Ngọc Quang (1981), Phương pháp Graph trong dạy học, Tạp chí
nghiện cứu giáo dục, (số 4&5).
21.Nguyễn Ngọc Quang (1983), Sự chuyển hóa phương pháp khoa học thành
phương pháp dạy học, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 2.
22. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Chuyên đề lý luận dạy học, Bài giảng dành cho cao học.
23.Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
24.Lê Thị Cẩm Thạch (2008), Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để dạy – học phần
sinh học cơ thể, trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục,
trường ĐHSP Huế.
25.Nguyễn Đức Thành (Chủ biên) – Nguyễn Văn Duệ-Dương Tiến sĩ (2002), Dạy
học Sinh học ở trường THPT, tập một. NXB Giáo Dục.
26.Nguyễn Đức Thành (2006), Chuyên đề tổ chức hoạt động học tập trong dạy học
sinh học ở trường phổ thông, lưu hành nội bộ.
27.Huỳnh Quốc Thành (2007), Câu hỏi tự luận và bài tập trắc nghiệm sinh học
11(nâng cao),NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
28.Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
68
29.Nguyễn Văn Vụ (2008), Một số chuyên đề Sinh học nâng cao trung học phổ
thông (tập 2), NXB Giáo dục.
30.Trung ương ĐCS Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo
dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
31.Trang Web Bachkim.vn.
32.Trang Web http://www.graphtheory.com.
69
CÁC GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
BÀI 29
ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
+ Vẽ được đồ thị điện thế hoạt động và giải thích rõ từng giai đoạn xuất hiện
điện thế hoạt động.
+ Phân biệt được sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao
miêlin và có bao miêlin.
2. Kĩ năng:
+ Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ:
+ Hiểu được bản chất của điện tế bào - là cơ sở giải thích các hiện tượng sinh lí
II. PHƯƠNG PHÁP.
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi
và biện pháp sơ đồ hóa.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
+ Hình vẽ : 29.1, 29.2, 29.3, 29.4 SGK.
+ Sơ đồ, phiếu học tập và bảng phụ.
Phiếu học tập.
Hãy đọc SGK để hoàn thành phiếu học tập sau:
Nội dung Sợi thần kinh không có bao miêlin Sợi thần kinh có bao miêlin
Cấu tạo sợi thần kinh
Nguyên nhân xung
thần kinh lan truyền.
Đặc điểm lan truyền
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC.
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
70
Câu1. Điện thế nghỉ là gì?
Câu 2: Trong điện thế nghỉ mặt trong của màng tế bào tích điện:
a. Dương. b. Âm. c.Trung tính.
3. Bài mới. GV đặt vấn đề vào bài mới.
Hoạt động I: Tìm hiểu: Tìm hiểu Điện thế
hoạt động:
B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và quan
sát sơ đồ hình 29.1 để trả lời các câu hỏi :
- Điện thế hoạt động là gì?
- Để chuyển từ điện thế nghỉ sang điện thế
hoạt động phải trải qua những giai đoạn nào?
Nêu đặc điểm của từng giai đoạn?
B2: HS Trả lời các câu hỏi.
B3: GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động II: Tìm hiểu: Sự lan truyền xung
thần kinh trên sợi thần kinh.
B1: GV yêu cầu học sinh đọc SGK và quan
sát hình 29.3, 29.4 thảo luận nhóm để hoàn
thành phiếu học tập trong thời gian 5 phút.
B2: HS: Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu
học tập, cử đại diện trình bày ý kiến của
nhóm và nhận xét các nhóm khác.
B3: GV: Hướng dẫn các nhóm thảo luận và
chính xác kiến thức.
B4: GV: Sử dụng các câu hỏi bổ sung:
- Bản chất của bao miêlin là gì? Bao miêlin
có vai trò gì?
I. Điện thế hoạt động.
1. Khái niệm điện thế hoạt động:
Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế
nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất
phân cực, đảo cực và tái phân cực
II. Lan truyền xung thần kinh trên sợi
thần kinh.
1. Lan truyền xung thần kinh trên sợi
thần kinh không có bao miêlin.
- Cấu tạo sợi thần kinh: Sợi thần kinh không
có bao miêlin bao bọc.
- Xung thần kinh lan truyền do mất phân
cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp hết vùng
này sang vùng khác trên sợi trục thần kinh.
- Đặc điểm lan truyền: Truyền liên tục từ
vùng này sang vùng khác kề bên. Tốc độ
chậm
2. Lan truyền xung thần kinh trên sợi
thần kinh có bao miêlin.
- Cấu tạo sợi thần kinh: Sợi thần kinh có bao
miêlin bao bọc ngắt quãng tạo thành các eo
Ranvie. Bao miêlin có tính cách điện.
71
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu lệnh SGK.
B5: HS: Trả lời các câu hỏi.
- Xung thần kinh lan truyền do mất phân
cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ eo
Ranvie này sang eo Ranvie khác.
- Đặc điểm lan truyền: Truyền nhảy cóc từ
eo Ranvie này sang eo Ranvie khác trên sợi
thần kinh.Tốc độ lan truyền nhanh.
Đáp án phiếu học tập
Nội dung Sợi thần kinh không có bao miêlin Sợi thần kinh có bao miêlin
Cấu tạo sợi thần kinh Sợi thần kinh không có bao miêlin
bao bọc.
Sợi thần kinh có bao miêlin
bao bọc ngắt quãng tạo thành
các eo Ranvie. Bao miêlin có
tính cách điện.
Nguyên nhân xung
thần kinh lan truyền.
Xung thần kinh lan truyền do mất
phân cực, đảo cực, tái phân cực liên
tiếp hết vùng này sang vùng khác
trên sợi thần kinh.
Xung thần kinh lan truyền do
mất phân cực, đảo cực, tái
phân cực liên tiếp từ eo
Ranvie này sang eo Ranvie
khác.
Đặc điểm lan truyền Truyền liên tục từ vùng này sang
vùng khác kề bên. Tốc độ chậm
Truyền nhảy cóc từ eo
Ranvie này sang eo Ranvie
khác trên sợi thần kinh.Tốc
độ lan truyền nhanh.
IV. CỦNG CỐ:
Để củng cố kiến thức về Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh, ta sử
dụng sơ đồ bất hợp lí:
Bước 1: GV cung cấp sơ đồ bất hợp lí.
Bước 2: Học sinh tự lực hoàn chỉnh sơ đồ.
Bước 3: GV nhận xét, cung cấp sơ đồ đáp án.
72
Sơ đồ bất hợp lí về Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh:
Điện thế hoạt động
Khái niệm điện thế
hoạt động
Lan truyền xung thần
kinh
Trên sợi thần kinh
không có bao miêlin
Lan truyền xung thần
kinh nhảy cóc, tốc độ
nhanh từ eo Ranvie
này  eo Ranvie
khác.
Trên sợi thần kinh
có bao miêlin
Lan truyền xung
thần kinh liên tục từ
vùng này  vùng
khác kề bên
Là sự biến đổi điện thế
nghỉ ở màng tế bào từ
phân cực sang mất
phân cực, đảo cực và
tái phân cực.
Sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố kiến thức sinh học 11 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố kiến thức sinh học 11 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố kiến thức sinh học 11 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố kiến thức sinh học 11 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố kiến thức sinh học 11 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố kiến thức sinh học 11 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố kiến thức sinh học 11 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố kiến thức sinh học 11 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố kiến thức sinh học 11 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố kiến thức sinh học 11 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố kiến thức sinh học 11 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh Trí
Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh TríBài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh Trí
Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh TríTài liệu sinh học
 
Mau powerpoint ctu
Mau powerpoint ctuMau powerpoint ctu
Mau powerpoint ctuTon Day
 
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945mikado3f
 
Mô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biển
Mô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biểnMô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biển
Mô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biểnSOS Môi Trường
 
Thực phẩm truyền thống
Thực phẩm truyền thốngThực phẩm truyền thống
Thực phẩm truyền thốngMaynguyen57
 
Bài giảng bảo mật hệ thống thông tin
Bài giảng bảo mật hệ thống thông tinBài giảng bảo mật hệ thống thông tin
Bài giảng bảo mật hệ thống thông tinTran Tien
 
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay nataliej4
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm nataliej4
 
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát tri...
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát tri...Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát tri...
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát tri...jackjohn45
 
Mẹo làm bài lý thuyết lái xe ô tô
Mẹo làm bài lý thuyết lái xe ô tôMẹo làm bài lý thuyết lái xe ô tô
Mẹo làm bài lý thuyết lái xe ô tôTuan Dau Vuong
 
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm menTài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm menvisinh11012
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Thực vật học
Thực vật họcThực vật học
Thực vật họclovestory_s9
 
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...nataliej4
 
Sinh học và mối quan hệ với triết học
Sinh học và mối quan hệ với triết học Sinh học và mối quan hệ với triết học
Sinh học và mối quan hệ với triết học Tài liệu sinh học
 

What's hot (20)

Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh Trí
Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh TríBài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh Trí
Bài giảng Sinh học phân tử - TS Võ MInh Trí
 
Mau powerpoint ctu
Mau powerpoint ctuMau powerpoint ctu
Mau powerpoint ctu
 
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
 
Mô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biển
Mô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biểnMô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biển
Mô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biển
 
Thực phẩm truyền thống
Thực phẩm truyền thốngThực phẩm truyền thống
Thực phẩm truyền thống
 
Bài giảng bảo mật hệ thống thông tin
Bài giảng bảo mật hệ thống thông tinBài giảng bảo mật hệ thống thông tin
Bài giảng bảo mật hệ thống thông tin
 
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
 
Luận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Luận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượngLuận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Luận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm
 
Công Nghệ enzyme- LIPASE - Lê Trí Kiểng
Công Nghệ enzyme- LIPASE - Lê Trí KiểngCông Nghệ enzyme- LIPASE - Lê Trí Kiểng
Công Nghệ enzyme- LIPASE - Lê Trí Kiểng
 
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát tri...
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát tri...Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát tri...
Biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập lịch sử theo định hướng phát tri...
 
Mẹo làm bài lý thuyết lái xe ô tô
Mẹo làm bài lý thuyết lái xe ô tôMẹo làm bài lý thuyết lái xe ô tô
Mẹo làm bài lý thuyết lái xe ô tô
 
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
 
Tài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm menTài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm men
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAYBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
 
Thực vật học
Thực vật họcThực vật học
Thực vật học
 
Đặc Điểm Thích Nghi Hình Thái, Cấu Tạo Và Sinh Thái Của Một Số Loài Thực Vật ...
Đặc Điểm Thích Nghi Hình Thái, Cấu Tạo Và Sinh Thái Của Một Số Loài Thực Vật ...Đặc Điểm Thích Nghi Hình Thái, Cấu Tạo Và Sinh Thái Của Một Số Loài Thực Vật ...
Đặc Điểm Thích Nghi Hình Thái, Cấu Tạo Và Sinh Thái Của Một Số Loài Thực Vật ...
 
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
 
Sinh học và mối quan hệ với triết học
Sinh học và mối quan hệ với triết học Sinh học và mối quan hệ với triết học
Sinh học và mối quan hệ với triết học
 

Similar to Sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố kiến thức sinh học 11 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Luận văn: Dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bất...
Luận văn: Dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bất...Luận văn: Dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bất...
Luận văn: Dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bất...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Lý luận và phương pháp dạy học.pdf
Lý luận và phương pháp dạy học.pdfLý luận và phương pháp dạy học.pdf
Lý luận và phương pháp dạy học.pdfMan_Ebook
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Sử Dụng Sơ Đồ, Tranh Vẽ Trong Kiểm Tra Đánh Giá Học Sinh
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Sử Dụng Sơ Đồ, Tranh Vẽ Trong Kiểm Tra Đánh Giá Học Sinh Sáng Kiến Kinh Nghiệm Sử Dụng Sơ Đồ, Tranh Vẽ Trong Kiểm Tra Đánh Giá Học Sinh
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Sử Dụng Sơ Đồ, Tranh Vẽ Trong Kiểm Tra Đánh Giá Học Sinh nataliej4
 
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCNGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCphamtoan47
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...Man_Ebook
 
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Trần Đức Anh
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả dạy sinh học tế bào (Sinh học 10) bằng phương pháp...
Luận án: Nâng cao hiệu quả dạy sinh học tế bào (Sinh học 10) bằng phương pháp...Luận án: Nâng cao hiệu quả dạy sinh học tế bào (Sinh học 10) bằng phương pháp...
Luận án: Nâng cao hiệu quả dạy sinh học tế bào (Sinh học 10) bằng phương pháp...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Dạy học chuyên đề tọa độ trong mặt phẳng theo định hướng phát triển n...
Đề tài: Dạy học chuyên đề tọa độ trong mặt phẳng theo định hướng phát triển n...Đề tài: Dạy học chuyên đề tọa độ trong mặt phẳng theo định hướng phát triển n...
Đề tài: Dạy học chuyên đề tọa độ trong mặt phẳng theo định hướng phát triển n...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Thực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ SởThực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Thực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố kiến thức sinh học 11 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Luận văn: Dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bất...
Luận văn: Dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bất...Luận văn: Dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bất...
Luận văn: Dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bất...
 
Lý luận và phương pháp dạy học.pdf
Lý luận và phương pháp dạy học.pdfLý luận và phương pháp dạy học.pdf
Lý luận và phương pháp dạy học.pdf
 
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Sử Dụng Sơ Đồ, Tranh Vẽ Trong Kiểm Tra Đánh Giá Học Sinh
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Sử Dụng Sơ Đồ, Tranh Vẽ Trong Kiểm Tra Đánh Giá Học Sinh Sáng Kiến Kinh Nghiệm Sử Dụng Sơ Đồ, Tranh Vẽ Trong Kiểm Tra Đánh Giá Học Sinh
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Sử Dụng Sơ Đồ, Tranh Vẽ Trong Kiểm Tra Đánh Giá Học Sinh
 
Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Giáo Dục Học Của Sinh Viên Đại Học Sư ...
Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Giáo Dục Học Của Sinh Viên Đại Học Sư ...Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Giáo Dục Học Của Sinh Viên Đại Học Sư ...
Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Giáo Dục Học Của Sinh Viên Đại Học Sư ...
 
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCNGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG III -...
 
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
Th s31 012_vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học b...
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ “CÁC CUỘC CÁCH MẠ...
 
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thứ...
 
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...Tailieu.vncty.com   day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
Tailieu.vncty.com day hoc-gioi_han_o_lop_11_thpt_theo_huong_phat_huy_tinh_t...
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả dạy sinh học tế bào (Sinh học 10) bằng phương pháp...
Luận án: Nâng cao hiệu quả dạy sinh học tế bào (Sinh học 10) bằng phương pháp...Luận án: Nâng cao hiệu quả dạy sinh học tế bào (Sinh học 10) bằng phương pháp...
Luận án: Nâng cao hiệu quả dạy sinh học tế bào (Sinh học 10) bằng phương pháp...
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
 
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu họcLuận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
 
Đề tài: Đổi mới phương pháp học tập cho sinh viên trường ĐH, HAY
Đề tài: Đổi mới phương pháp học tập cho sinh viên trường ĐH, HAY Đề tài: Đổi mới phương pháp học tập cho sinh viên trường ĐH, HAY
Đề tài: Đổi mới phương pháp học tập cho sinh viên trường ĐH, HAY
 
Đề tài: Dạy học chuyên đề tọa độ trong mặt phẳng theo định hướng phát triển n...
Đề tài: Dạy học chuyên đề tọa độ trong mặt phẳng theo định hướng phát triển n...Đề tài: Dạy học chuyên đề tọa độ trong mặt phẳng theo định hướng phát triển n...
Đề tài: Dạy học chuyên đề tọa độ trong mặt phẳng theo định hướng phát triển n...
 
Thực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Thực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ SởThực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Thực Trạng Quản Lý Sử Dụng Thiết Bị Dạy Học Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
 
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...Xây dựng tiến trình dạy   tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
Xây dựng tiến trình dạy tự học một số kiến thức trong phần “quang hình” vật...
 
Đề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOT
Đề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOTĐề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOT
Đề tài: Tiến trình dạy - tự học phần Quang hình - Vật lý 11, HOT
 
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong d...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 

Sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố kiến thức sinh học 11 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH --------- ĐẶNG THỊ HỒNG LIÊN SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SƠ ĐỒ HÓA ĐỂ ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG II, III SINH HỌC 11 THPT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An, năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH --------- ĐẶNG THỊ HỒNG LIÊN SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SƠ ĐỒ HÓA ĐỂ ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG II, III SINH HỌC 11 THPT Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Sinh học Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG VĨNH PHÚ Nghệ An, năm 2014 2
  • 3. i MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Danh mục chữ viết tắt trong luận văn Mục lục MỞ ĐẦU---------------------------------------------------------------------- 4 1. Lý do chọn đề tài:-----------------------------------------------------------------------------4 2. Mục đích nghiên cứu: ------------------------------------------------------------------------5 3. Nhiệm vụ nghiên cứu:------------------------------------------------------------------------5 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: -------------------------------------------------------5 5. Phạm vi nghiên cứu:--------------------------------------------------------------------------5 6. Phương pháp nghiên cứu:--------------------------------------------------------------------5 7. Giả thuyết khoa học: -------------------------------------------------------------------------9 8. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn: ----------------------------------------------9 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ ĐỂ ÔN TẬP, CỦNG CỐ CHƯƠNG II, III SINH HỌC 11 THPT ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 10 1.1. Lược sử nghiên cứu về sơ đồ và sơ đồ hóa ---------------------------------------- 10 1.1.1. Tình hình nghiên cứu và vận dụng lí thuyết graph vào dạy học trên thế giới. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 10 1.1.2. Tình hình nghiên cứu và vận dụng lí thuyết graph vào dạy học ở Việt Nam ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 11 1.2. Khái niệm sơ đồ ------------------------------------------------------------------------- 12 1.3. Vai trò của sơ đồ trong quá trình dạy học ----------------------------------------- 13 1.3.1. Đối với giáo viên ----------------------------------------------------------------------- 13 1.3.2. Đối với học sinh------------------------------------------------------------------------ 13 1.4. Phân loại sơ đồ trong dạy học sinh học-------------------------------------------------------14 1.4.1. Phân loại dựa trên mục đích lí luận dạy học…………………………………14 1.4.2. Phân loại dựa trên kí hiệu sơ đồ ---------------------------------------------------- 14 1.4.3. Phân loại dựa trên nội dung được diễn đạt --------------------------------------- 14
  • 4. ii 1.4.4. Phân loại dựa trên kiến thức sinh học --------------------------------------------- 15 1.4.5. Phân loại dựa trên khả năng rèn luyện các thao tác tư duy ------------------- 15 1.4.6. Phân loại dựa trên mức độ hoàn thiện của sơ đồ -------------------------------- 15 1.5. Phương pháp sơ đồ hóa nội dung dạy học ---------------------------------------------------15 1.6. Thực trạng về sử dụng sơ đồ và biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học ở trường THPT-------------------------------------------------------------------------------------------- 16 Chương 2. SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SƠ ĐỒ HÓA ĐỂ ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG II, III SINH HỌC 11 THPT ------------------------19 2.1. Mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức chương cảm ứng sinh học 11 THPT:---------------------------------------------------------------------------------- 19 2.1.1.Mục tiêu --------------------------------------------------------------------------------- 19 2.1.2. Cấu trúc chương trình ---------------------------------------------------------------- 20 2.1.3. Nội dung, thành phần kiến thức chương II Cảm ứng -------------------------- 20 2.2. Mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức chương sinh trưởng và phát triển sinh học 11 -------------------------------------------------------------------- 21 2.2.1. Mục tiêu:--------------------------------------------------------------------------------- 21 2.2.2. Cấu trúc chương trình ---------------------------------------------------------------- 22 2.2.3. Các thành phần kiến thức của chương sinh trưởng và phát triển. --------- 22 2.3. Biện pháp sơ đồ hóa trong khâu ôn tập, củng cố kiến thức chương II, III sinh học 11 THPT----------------------------------------------------------------------------------- 23 2.3.1. Biện pháp sơ đồ khuyết --------------------------------------------------------------- 23 2.3.2. Biện pháp phân tích sơ đồ:----------------------------------------------------------- 26 2.3.3. Biện pháp sơ đồ câm: ----------------------------------------------------------------- 27 2.3.4. Biện pháp sơ đồ bất hợp lí trong khâu củng cố----------------------------------- 29 2.3.5. Biện pháp tự xây dựng sơ đồ trong khâu củng cố: ------------------------------ 30 2.4. Một số loại sơ đồ xây dựng và sưu tầm để ôn tập, củng cố kiến thức chương II, III sinh học 11 THPT: ------------------------------------------------------------------- 32 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM--------------------------------------54 3.1. Mục đích thực nghiệm------------------------------------------------------------------ 54 3.2. Nội dung thực nghiệm------------------------------------------------------------------ 54 3.2.1.Thời gian thực nghiệm ---------------------------------------------------------------- 54
  • 5. iii 3.2.2..Chọn trường thực nghiệm------------------------------------------------------------ 54 3.2.3.Chọn HS thực nghiệm----------------------------------------------------------------- 54 3.2.4. Chọn GV dạy thực nghiệm----------------------------------------------------------- 55 3.2.5. Phương án thực nghiệm-------------------------------------------------------------- 55 3.3. Xử lý số liệu ------------------------------------------------------------------------------ 55 3.4. Kết quả thực nghiệm ------------------------------------------------------------------- 57 3.4.1. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Xuân Hưng----------------------------- 57 3.4.2. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Xuân Lộc ------------------------------- 61 3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm ------------------------------------------------------- 65 3.5.1. Phân tích định lượng------------------------------------------------------------------ 65 3.5.2. Về mặt định tính ----------------------------------------------------------------------- 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ -------------------------------------------68 1. Kết luận-------------------------------------------------------------------------------------- 68 2. Kiến nghị: ----------------------------------------------------------------------------------- 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------------ 69 CÁC GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ----------------------------------------- 72
  • 6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT ĐỌC LÀ 1 THPT Trung học phổ thông 2 XHCN Xã hội chủ nghĩa 3 SGK Sách giáo khoa 4 SGV Sách giáo viên 5 GV Giáo viên 6 HS Học sinh 7 TN Thực nghiệm 8 ĐC Đối chứng
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nước Việt Nam ta hiện đang là một trong những nước đang phát triển. Để bắt kịp xu thế phát triển của thế giới thì chúng ta phải không ngừng đổi mới và đầu tư phát triển trên nhiều lĩnh vực. Một trong những yếu tố được ví như là chìa khóa thành công cho công cuộc đổi mới, vừa là động lực và mục tiêu cho mọi sự phát triển đó là đầu tư cho giáo dục. Điều này được khẳng định tại điều 35, Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam “Giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, Nhà nước phát triển giáo dục là nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Luật giáo dục năm 2005 xác định: Phương pháp giáo dục phải phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động của học sinh, phải phù hợp với đặc điểm của từng cấp học, môn học… Giáo dục phải hình thành và bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm và đem lại niềm hứng thú cho người học.[23] Thông qua quan sát sư phạm, tham khảo dự giờ, trao đổi ý kiến với một số giáo viên bộ môn nhằm thu thập số liệu cụ thể về thực trạng dạy học sinh học ở trường phổ thông hiện nay cho thấy có sự đổi mới về phương pháp dạy học. Nếu như trước đây khi phương pháp dạy học chủ yếu là thuyết trình và vấn đáp – tái hiện thông báo dẫn đến học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không phát huy được tính độc lập, sáng tạo của học sinh, không kích thích được niềm hứng thú trong học tập thì giờ đây trong các tiết dạy đã có sự thay đổi bằng các phương pháp dạy học tích cực, tiến bộ hơn đó là các phương pháp như phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ, hỏi đáp tìm tòi, dạy học có sử dụng bài tập tình huống…Và đặc biệt một biện pháp không mới nhưng nếu biết vận dụng thích hợp thì sẽ có hiệu quả rất cao đó là biện pháp sơ đồ hóa. Giáo viên có thể sử dụng vào việc dạy bài mới, những bài có nội dung thích hợp cho việc dạy bằng phương pháp này. Bên cạnh đó thì giáo viên còn sử dụng để củng cố kiến thức của mỗi bài, mỗi chương và mỗi phần đã học xong. Ngoài ra thì phương pháp này còn sử dụng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Xuất phát từ những lí do nêu trên đây và để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt nhằm phát huy khả năng tích cực học tập cho
  • 8. 2 học sinh lớp 11 THPT nên tôi chọn đề tài “Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố kiến thức các chương II, III sinh học 11”. 2. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng và tuyển chọn sơ đồ phù hợp để sử dụng trong ôn tập, củng cố kiến thức các chương II, III sinh học 11 THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học sinh học ở trường THPT. 3.2. Tìm hiểu tình hình sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học sinh học ở trường THPT 3.3. Xây dựng và sưu tầm sơ đồ phù hợp áp dụng vào khâu ôn tập, củng cố kiến thức các chương II, III sinh học 11 SGK 11 THPT. 3.4. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng biện pháp sơ đồ hóa vào việc ôn tập, củng cố kiến thức các chương II, III sinh học 11. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 4. 1. Đối tượng nghiên cứu: Quy trình xây dựng và sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học các chương II, III sinh học 11. 4.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học sinh học lớp 11 ở một số trường THPT tại Đồng Nai. 5. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung kiến thức các chương II, III sinh học lớp 11. 6. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau: 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong công tác giáo dục và các tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài.
  • 9. 3 - Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa Sinh học lớp 11 THPT. - Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài để tổng quan tình hình nghiên cứu, từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 6.2. Phương pháp điều tra - Lập phiếu điều tra để tìm hiểu về thực trạng và tình hình sử dụng sơ đồ hóa để dạy học môn Sinh học nói chung và dạy học các bài trong các chương II, III sinh học lớp 11 nói riêng. - Tìm hiểu sự hứng thú học tập, khả năng lĩnh hội kiến thức và các kĩ năng được rèn luyện trong học tập của HS. 6.3. Phương pháp chuyên gia - Gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực mà mình nghiên cứu, từ đó có những định hướng cho việc nghiên cứu đề tài. - Trao đổi trực tiếp với GV dạy học Sinh học lớp 11 về một số dạng sơ đồ đã xây dựng để làm cơ sở chỉnh sữa và hoàn thiện các sơ đồ. 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Đây là phương pháp quan trọng để đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và mức đạt được mục tiêu của đề tài. 6.4.1.Thực nghiệm thăm dò Xây dựng phiếu điều tra và tìm hiểu thực trạng sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố các chương II, III sinh học lớp 11. Tổ chức điều tra và xử lí kết quả điều tra. 6.4.2.Thực nghiệm chính thức * Mục đích: Nhằm thu thập số liệu và xử lý bằng toán học thống kê, xác định chỉ tiêu đo lường và đánh giá chất lượng các sơ đồ xây dựng và sưu tầm. * Phương pháp thực nghiệm: - Xây dựng và tuyển chọn sơ đồ các chương II, III sinh học lớp 11. - Thiết kế giáo án cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
  • 10. 4 - Tổ chức thực nghiệm tại trường THPT: + Chọn các trường thực nghiệm: Các trường thực nghiệm có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. + Chọn GV thực nghiệm: GV dạy lớp TN cũng là GV dạy lớp ĐC. + Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 11 THPT. + Bố trí thực nghiệm: Lớp TN và lớp ĐC có kết quả học tập tương đương nhau, tiến hành thực nghiệm song song, mỗi lớp thực nghiệm dạy 3 bài có sử dụng sơ đồ hóa đã đề xuất để ôn tập, củng cố. + Tiến hành thực nghiệm: Quá trình TN được tiến hành ở học kì II năm học 2013 – 2014. + Ở lớp đối chứng, giáo án được thiết kế theo phương pháp dạy học truyền thống. + Ở lớp thực nghiệm, giáo án được thiết kế có sử dụng sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố các chương II, III sinh học lớp 11. + Xây dựng hệ thống câu hỏi khảo sát chung cho cả lớp TN và lớp ĐC. + Phân tích, xử lý và thống kê số liệu thực nghiệm. 6.5. Phương pháp thống kê toán học Chúng tôi sử dụng một số công thức toán học để xử lý số liệu nghiên cứu: + Trung bình cộng ( X ) : Đo độ trung bình (TB) của một tập hợp X = n 1 ∑= k i 1 xi ni Trong đó: xi : giá trị của từng điểm số nhất định ni: số bài có điểm số đạt xi n: tổng số bài làm + Độ lệch chuẩn (s): Khi có hai giá trị trung bình như nhau nhưng chưa đủ kết luận hai kết quả trên là giống nhau mà còn phụ thuộc vào các giá trị của các đại lượng
  • 11. 5 phân tán ít hay nhiều xung quanh hai giá trị trung bình cộng, sự phân tán đó được mô tả bởi độ lệch chuẩn theo công thức sau: s = ± ∑ −= k i inXxin 1 2 . 1 )( + Sai số trung bình cộng (m): m = n s + Hệ số biến thiên (Cv): Biểu thị mức độ biến thiên trong nhiều tập hợp có X khác nhau. Cv (%) = X s .100(%) Trong đó: Cv từ 0 - 9% : dao động nhỏ, độ tin cậy cao Cv từ 10 - 29% : dao động trung bình Cv từ 30 - 100% : dao động lớn, độ tin cậy nhỏ + Hiệu trung bình (đTN-ĐC): So sánh điểm trung bình cộng ( X ) của nhóm lớp TN và ĐC trong các lần kiểm tra. DTN-ĐC = X TN - X ĐC Trong đó : X TN: X của lớp thực nghiệm X ĐC: X của lớp đối chứng + Độ tin cậy (Tđ): Kiểm chứng độ tin cậy về sự chênh lệch của hai giá trị TB cộng của TN và ĐC theo công thức: DC DC TN TN DCTN n S n S XX Td 22 + − = Trong đó: S2 TN: Phương sai của lớp TN S2 ĐC: Phương sai của lớp đối chứng nTN: Số bài KT của lớp TN
  • 12. 6 nĐC: Số bài KT của lớp ĐC Giá trị tới hạn của T là Tα tìm được trong bảng phân phối Student α = 0.05, bậc tự do là f = n1+ n2 – 2. + Nếu Tđ < Tα thì sự sai khác giữa X TN và X ĐC là không có nghĩa hay X TN không sai khác với X ĐC . + Nếu Tđ >Tα thì sự sai khác giữa X TN và X ĐC là có nghĩa hay X TN sai khác với X ĐC Các số liệu điều tra cơ bản được xử lý thống kê toán học trên bảng Excel, tính số lượng và % số bài đạt các loại điểm và tổng số bài có điểm 7 trở lên làm cơ sở định lượng, đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức, từ đó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Các số liệu xác định chất lượng của lớp ĐC và TN được chi tiết hoá trong đáp án bài kiểm tra và được chấm theo thang điểm 10. 7. Giả thuyết khoa học: Nếu sử dụng hợp lí biện pháp sơ đồ hóa vào khâu ôn tập, củng cố kiến thức của quá trình dạy học sẽ nâng cao chất lượng dạy học các chương II, III sinh học 11. 8. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn: Góp phần hệ thống hóa những cơ sở lí luận về sơ đồ hóa trong dạy học làm cơ sở cho việc đổi mới phương pháp dạy học Sinh học 11 THPT. Xây dựng và lựa chọn được hệ thống sơ đồ phù hợp, đủ tiêu chuẩn để sử dụng trong ôn tập, củng cố kiến thức các chương II, III Sinh học 11.
  • 13. 7 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ ĐỂ DẠY HỌC CHƯƠNG II, III SINH HỌC 11 THPT 1.1. Lược sử nghiên cứu về sơ đồ và sơ đồ hóa 1.1.1. Tình hình nghiên cứu và vận dụng lí thuyết graph vào dạy học trên thế giới. Lý thuyết graph là một chuyên ngành của toán học được khai sinh kể từ công trình về bài toán “Bảy cây cầu ở Konigsburg” (công bố vào năm 1736) của nhà toán học Thụy sĩ - Leonhard Euler (1707 - 1783). Lý thuyết graph hiện đại bắt đầu được công bố trong cuốn sách “Lý thuyết grap định hướng và vô hướng” của Conig, xuất bản ở Lepzic vào năm 1936. Đến năm 1958, tại Pháp Claude Berge đã viết cuốn “Lý thuyết grap và những ứng dụng của nó”. Ở Hoa Kỳ có nhiều tác giả đã nghiên cứu sâu về lý thuyết grap làm cơ sở khoa học cho lý thuyết mạng máy tính và chuyển hoá vào các ngành khoa học khác. Trong đó nổi bật nhất là những công trình nghiên cứu của Jonathan L Gross (trường Đại học Columbia, Niu Yoc) và Jay Yellen (trường Rolin, Florida). Hai tác giả này đã công bố nhiều công trình về graph. … Cuốn sách “Sổ tay lý thuyết grap” (Handbook of Graph Theory) của Jonathan L Gross và Jay Yellen là một trong những cuốn sách hướng dẫn tra cứu một cách đầy đủ nhất về lý thuyết grap đã được xuất bản từ trước đến nay. Năm 1965, tại Liên Xô cũ, A.M.Xokhor là người đầu tiên đã vận dụng một số quan điểm của lý thuyết graph (chủ yếu là những nguyên lí về việc xây dựng một graph có hướng) để mô hình hóa nội dung tài liệu giáo khoa (một khái niệm, một định luật…). A.M.Xokhor đã xây dựng được graph của một kết luận hay lời giải thích cho một đề tài dạy học mà ông gọi là cấu trúc logic của kết luận hay lời giải thích. Tiếp đó, nhà lý luận dạy học hoá học V.X.Polosin dựa vào cách làm của A.M. Xokhor đã dùng phương pháp graph để diễn tả trực quan những diễn biến của một tình huống dạy học cụ thể. Năm 1972 V.P. Garkumôp cũng đã sử dụng phương pháp sơ đồ để mô hình hóa các tình huống của dạy học nêu vấn đề của bài học. Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình khác như : “graph và ứng dụng của nó” với bố cục 8 chương của L.Iu.Berezina ;
  • 14. 8 “Graph và mạng lưới hữu hạn” của R.Baxep, T.Xachi ; “lí thuyết graph” của V.V.Belop, E.M.Vôpôbôep... Hiện nay, nhiều nước khác nhau trên thế giới, các công trình nghiên cứu về lý thuyết graph cũng như tìm hiểu ứng dụng graph trong dạy học ở tất cả các môn học, các cấp học số lượng ngày càng lớn với chất lượng ngày càng cao. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu và vận dụng lí thuyết graph vào dạy học ở Việt Nam Năm 1971, giáo sư Nguyễn Ngọc Quang là người đầu tiên đã nghiên cứu chuyển hóa graph toán học thành graph dạy học. Giáo sư đã có nhiều sách báo viết về vấn đề này như cuốn sách “Lí luận dạy học – khoa học về trí dục và dạy học” viết vào năm 1979. Sau đó, vào năm 1981, ông công bố bài báo: “Phương pháp graph trong dạy học” [21]; năm 1983, ông công bố bài “Sự chuyển hóa phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học”[22]… Năm 1987, Nguyễn Chính Trung đã nghiên cứu "Dùng phương pháp graph lập chương trình tối ưu để dạy môn Sử". Năm 1993, Hoàng Việt Anh đã nghiên cứu "Vận dụng phương pháp sơ đồ - Graph vào giảng dạy Địa lý lớp 6 và 8 ở trường THCS". Trong công trình này tác giả đã sử dụng phương pháp graph để phát triển tư duy của HS trong việc học tập và kỹ năng khai thác sách giáo khoa cũng như các tài liệu tham khảo khác. Nguyễn Phúc Chỉnh với: “Phương pháp graph trong dạy học sinh học’’ [4] và “Sử dụng phương pháp Graph với tiếp cận hệ thống cấu trúc trong dạy học sinh học” [5]. Năm 2005 tác giả nghiên cứu: “ Nâng cao hiệu quả dạy học giải phẫu sinh lý người ở trung học cơ sở bằng áp dụng phương pháp graph”. Phạm Thị My (2000) nghiên cứu “Ứng dụng lý thuyết Graph xây dựng và sử dụng sơ đồ để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học sinh học ở THPT”. Trong lĩnh vực dạy học Sinh học ở trường phổ thông, Phan Thị Thanh Hội đã nghiên cứu về khả năng sơ đồ hóa và xây dựng hệ thống sơ đồ trong dạy học Sinh thái học. Đặc biệt, Nguyễn Phúc Chỉnh là người đầu tiên đi sâu nghiên cứu một cách hệ
  • 15. 9 thống về lý thuyết graph trong dạy học Giải phẫu - sinh lý người. Tài liệu chuyên khảo này là nội dung chính của luận án tiến sĩ cấp nhà nước năm 2005. Tóm lại, việc xây dựng và sử dụng các graph trong dạy học đã được nhiều nhà khoa học, giáo dục học trên thế giới và trong nước nghiên cứu và thực hiện, qua đó cũng cho thấy rằng, xây dựng và sử dụng graph trong dạy học có một vai trò quan trọng, nó giúp cho người học có khả năng hệ thống hóa kiến thức, nhớ kiến thức lâu hơn và vận dụng các kiến thức trong thực tiễn tốt hơn.Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng sơ đồ và hướng sử dụng trong giảng dạy sinh học là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Từ lịch sử nghiên cứu vấn đề trên cho thấy việc xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học đã có nhiều nhà khoa học, giáo dục học trên thế giới và trong nước nghiên cứu và vận dụng từ lâu nhưng đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị và tiếp tục phát triển, giúp nâng cao hiệu quả dạy và học ở nhà trường phổ thông. 1.2. Khái niệm sơ đồ Định nghĩa theo Toán học như sau: Một sơ đồ gồm một tập hợp điểm là đỉnh của sơ đồ cùng với một tập hợp đoạn thẳng hay đường cong gọi là cạnh hay cung của sơ đồ, mỗi cạnh nối hai đỉnh khác nhau và hai đỉnh khác nhau được nối nhiều nhất là một cạnh. [9] Trong sơ đồ Graph, sự sắp xếp trật tự trước sau của các đỉnh và cạnh có ý nghĩa quyết định, còn kích thước, hình dạng không có ý nghĩa. Như vậy điều kiện để lập một sơ đồ phải có hai yếu tố: Tập hợp các đỉnh và tập hợp các cung. Mỗi cung lại tập hợp thành một cặp đỉnh có quan hệ với nhau. Mỗi cặp đỉnh không quan hệ với nhau không lập thành một cung của sơ đồ. Mỗi đỉnh của sơ đồ được ký hiệu bằng một chữ cái (A,B,C…) hay chữ số (1,2,3…). Mỗi sơ đồ có thể được biễu diễn bằng một hình vẽ trên một mặt phẳng. Các cung của sơ đồ: Là đường nối các đỉnh , biểu thị mối quan hệ giữa các đỉnh trong sơ đồ, các cung có thể biểu diễn bằng các đoạn thẳng, đường gấp khúc, đường cong…cung có thể dài, ngắn, to nhỏ khác nhau. Tùy theo đơn vị kiến thức mối liên hệ giữa các kiến thức mà hình dạng các cung khác nhau. Cách kí hiệu các đỉnh và cách biểu diễn cung của sơ đồ không làm thay đổi bản chất của sơ đồ. Cái làm cho sơ đồ thay đổi là trong sơ đồ có bao nhiêu cung và cung
  • 16. 10 đó nối đỉnh nào với nhau. Bản chất của sơ đồ được xác định bằng số lượng các cung và đặc điểm của đỉnh tạo nên cung ấy. Nếu thay đổi số lượng cung của một sơ đồ hoặc thay đổi đỉnh tạo cung của một sơ đồ, chúng sẽ làm thay đổi bản chất của sơ đồ đó. Có thể được biểu diễn dưới dạng sơ đồ, biểu đồ, bảng…Một sơ đồ có những cách thể hiện khác nhau nhưng phải chỉ rõ mối quan hệ giữa các đỉnh. 1.3. Vai trò của sơ đồ trong quá trình dạy học [6], [18] 1.3.1. Đối với giáo viên + Ngôn ngữ sơ đồ vừa cụ thể, trực quan, chi tiết nhưng vừa có tính khái quát, trừa tượng và hệ thống cao. Sơ đồ cho phép HS tiếp cận với nội dung kiến thức bằng con đường logic tổng – phân – hợp, nghĩa là cùng một lúc GV vừa phân tích đối tượng nhận thức thành các sự kiện, các yếu tố cấu thành, vừa tổng hợp, hệ thống hóa các sự kiện, các yếu tố đó thành một thể thống nhất, thuận lợi cho việc khái quát hóa để hình thành khái niệm khoa học. + Phát hiện kịp thời những HS tiến bộ rõ rệt hoặc sút kém đột ngột để có biện pháp động viên hoặc giúp đỡ kịp thời. 1.3.2. Đối với học sinh - Đây là một trong những biện pháp giúp HS rèn luyện kỹ năng , kỹ xảo, thực hiện các thao tác tư duy và biện pháp logic, đồng thời rèn luyện kỹ năng đọc sách và tự nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa. - Góp phần nâng cao nhu cầu nhận thức và tinh thần trách nhiệm của HS trong học tập. - Bên cạnh giúp lĩnh hội tri thức, sơ đồ hóa còn giúp HS có được phương pháp tái tạo kiến thức cho bản thân, biết cách tự tìm kiếm tri thức, phát triển năng lực tự học để có thể học suốt đời. - Giúp HS tăng tốc độ định hướng và tăng tính mềm dẻo của trí tuệ vì qua biện pháp sơ đồ hóa HS có thể rèn luyện được các kỹ năng sau: + Kỹ năng nhanh trí khi giải quyết các bài tập tình huống. + Kỹ năng biến thiên cách giải quyết vấn đề. + Kỹ năng xác lập sự phụ thuộc những kiến thức đã có (dấu hiệu, thuộc tính, quan hệ của một sự vật, hiện tượng). + Kỹ năng đề cập theo nhiều quan niệm khác nhau của một cùng một hiện tượng.
  • 17. 11 + Kỹ năng phê phán trí tuệ. + Kỹ năng "thấm" sâu vào tài liệu, sự vật, hiện tượng nghiên cứu: thể hiện rõ ở sự phân biệt cái bản chất và cái không phải là bản chất, cái cơ bản và cái chủ yếu, cái tổng quát và cái bộ phận... - Rèn luyện cho HS phương pháp tư duy khái quát, có khả năng chuyển tải thông tin cao để có thể ứng dụng trong các môn học khác. Với những ưu điểm và tác dụng như trên đối với giáo viên và học sinh nên sử dụng biện pháp sơ đồ hóa hợp lí sẽ mang lại hiệu quả cao cho quá trình dạy học. 1.4. Phân loại sơ đồ trong dạy học sinh học[6] 1.4.1. Phân loại dựa trên mục đích lí luận dạy học - Sơ đồ dùng để nghiên cứu tài liệu mới. - Sơ đồ dùng để củng cố hoàn thiện tri thức. - Sơ đồ dùng để kiểm tra, đánh giá. 1.4.2. Phân loại dựa trên kí hiệu sơ đồ - Hình vẽ lược đồ. - Sơ đồ nội dung. + Mô hình hóa - cấu trúc hóa. + Biểu đồ. + Đồ thị. + Sơ đồ lưới. + Sơ đồ xích - chu trình. + Sơ đồ phân nhánh cành cây. 1.4.3. Phân loại dựa trên nội dung được diễn đạt - Sơ đồ thể hiện cấu tạo giải phẩu, hình thái. - Sơ đồ thể hiện cơ chế của các hiện tượng, quá trình. - Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường. 1.4.4. Phân loại dựa trên kiến thức sinh học
  • 18. 12 - Sơ đồ kiến thức về khái niệm sinh học. - Sơ đồ kiến thức về quá trình sinh học. - Sơ đồ kiến thức về quy luật sinh học. 1.4.5. Phân loại dựa trên khả năng rèn luyện các thao tác tư duy - Sơ đồ rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp. - Sơ đồ rèn luyện kỹ năng so sánh. - Sơ đồ rèn luyện kỹ năng khái quát hóa, trừu tượng hóa. - Sơ đồ rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa. 1.4.6. Phân loại dựa trên mức độ hoàn thiện của sơ đồ - Sơ đồ đầy đủ. - Sơ đồ thiếu (khuyết).. - Sơ đồ câm. - Sơ đồ bất hợp lý. Tuy nhiên không nên áp dụng sơ đồ một cách máy móc vì không phải nội dung nào cũng có thể chuyển thành sơ đồ. 1.5. Phương pháp sơ đồ hóa nội dung dạy học[6] Muốn xây dựng được sơ đồ, trước hết GV cần nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy để lựa chọn những bài, những tổ hợp kiến thức có thể lập được sơ đồ nội dung và xác định mục tiêu của bài, của chương cần lập sơ đồ. Tùy từng loại kiến thức mà lập sơ đồ nội dung tương ứng. Tuy nhiên không phải bài học nào cũng có thể lập được sơ đồ nội dung. Vì vậy, sự nghiên cứu và lựa chọn nội dung để xây dựng sơ đồ là rất cần thiết. Quy trình lập sơ đồ nội dung dạy học bao gồm các bước cụ thể sau:
  • 19. 13 Ví dụ: Lập sơ đồ về đặc điểm mã di truyền. * Bước 1: Tổ chức đỉnh: - Chọn kiến thức tối thiểu cần và đủ (là nhứng kiến thức cơ bản nhất). Mỗi kiến thức chốt sẽ là một đỉnh của sơ đồ. - Mã hóa kiến thức chốt. Có thể sử dụng những kí hiệu dễ hiểu nhất để mã hóa kiến thức chốt, như vậy sẽ giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ hơn và sơ đồ cũng bớt phần cồng kềnh. - Bố trí các đỉnh trên mặt phẳng. Cần lưu ý sắp xếp các đỉnh sao cho có tính khoa học, phản ánh được logic phát triển của kiến thức, dễ hiểu và phải có tính trực quan mỹ thuật. *Bước 2: Thiết lập cung Thực chất chỉ là việc nối các đỉnh bằng mũi tên hay đoạn thẳng để diễn tả mối liên hệ giữa nội dung các đỉnh với nhau, đồng thời phản ánh logic phát triển của các nội dung. *Bước 3: Hoàn chỉnh sơ đồ: Làm sơ đồ trung thành với nội dung được mô hình hóa về cấu trúc logic nhưng lại giúp học sinh lĩnh hội dễ dàng phần nội dung đó. 1.6. Thực trạng về sử dụng sơ đồ và biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học ở trường THPT Để tìm hiểu thực trạng dạy chương II, III sinh học 11 THPT, chúng tôi tiến hành quan sát sư phạm, dự giờ, trao đổi, tham khảo các bài soạn của giáo viên, tìm hiểu qua phiếu khảo sát đối với các giáo viên sinh học, đối với các em học sinh khối 11 ở các trường THPT Xuân Lộc, THPT Xuân Hưng, THPT Xuân Thọ, năm học 2013 – 2014. Kết quả như sau:
  • 20. 14 Bảng 1.1. Tình hình sử dụng các phương pháp trong dạy học sinh học của giáo viên TT Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1 Thuyết trình 10 55.6 5 27.7 3 16.7 0 0.0 2 Sơ đồ hóa 5 27.7 9 50.0 4 22.2 0 0.0 3 Hỏi đáp 10 55.6 6 33.3 2 11.1 0 0.0 4 Sử dụng tình huống 3 16.7 5 27.7 8 44.4 3 16.7 5 Sử dụng đồ thị, bảng 5 27.7 9 50.0 3 16.7 1 5.5 6 Biễu diễn thí nghiệm 2 11.1 3 16.7 2 11.1 11 61.1 7 Giải quyết vấn đề 4 22.2 6 33.3 7 38.9 1 5.5 Qua bảng trên ta thấy phương pháp thuyết trình và phương pháp vấn đáp là những phương pháp được nhiều giáo viên sử dụng thường xuyên. Nếu như dạy học bằng phương pháp thuyết trình thì học sinh sẽ tiếp thu bài một cách thụ động, không phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Ngoài hai phương pháp thuyết trình và vấn đáp, thì tuy đã có một số giáo viên sử dụng các phương pháp khác như phương pháp sử dụng tình huống, đồ thị, bảng và sử dụng sơ đồ…., nhưng mức độ sử dụng còn ít. Từ kết quả điều tra trên cho thấy đa số học sinh ít có thói quen lập sơ đồ cho nội dung đã học nên khả năng khái quát hóa kiến thức bằng sơ đồ của học sinh còn rất kém. Tuy nhiên, một số lượng học sinh cũng bắt đầu biết sử dụng sơ đồ hóa để ghi bài, biết tổng hợp, khái quát kiến thức. Để phương pháp sơ đồ hóa trở nên phổ biến và phát huy hết hiệu quả trong quá trình dạy học thì đòi hỏi người giáo viên cần sử dụng phương pháp này nhiều hơn và sử dụng hợp lý trong bài dạy kết hợp với việc rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng sơ đồ của học sinh thì sẽ mang lại hiệu quả cao. Chúng tôi tiếp tục thăm dò thông qua vở ghi bài của học sinh để tìm hiểu về cách sử dụng sơ đồ trong khi ghi bài và hiệu quả rèn luyện kỹ năng của giáo viên cho học sinh. Sau khi thăm dò 300 học sinh, chúng tôi thu được kết quả như sau: Mức độ sử dụng Phương pháp
  • 21. 15 Bảng 1.2. Tình hình sử dụng sơ đồ trong quá trình ghi bài của học sinh Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 35 11.67 120 40 85 28.33 60 20 Từ số liệu trên cho thấy HS bước đầu cũng đã biết sử dụng sơ đồ để ghi bài, tuy nhiên vẫn còn một số lượng lớn HS chưa bao giờ sử dụng sơ đồ trong quá trình ghi bài. Kết hợp với các số liệu thu được trong quá trình trưng cầu ý kiến của GV, theo chúng tôi việc HS chưa bao giờ sử dụng sơ đồ để ghi bài có thể là do một số GV chưa hoặc không thường xuyên sử dụng phương pháp sơ đồ hóa nên HS chưa làm quen với cách ghi bài dưới dạng sơ đồ. Kết luận chương 1 Sơ đồ và biện pháp sơ đồ trong dạy học sinh học đóng vai trò khá quan trọng. Kết quả khảo sát GV và HS ở các điểm nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết GV đều cho rằng sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để dạy học Sinh học sẽ mang lại hiệu quả cao, HS sẽ có hứng thú hơn trong giờ học. Hầu hết, HS cho rằng sử dụng sơ đồ để ghi bài sẽ giúp việc học dễ dàng hơn.
  • 22. 16 Chương 2. SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SƠ ĐỒ HÓA ĐỂ ÔN TẬP, CỦNG CỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG II, III SINH HỌC 11 THPT: 2.1. Mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức chương cảm ứng sinh học 11 THPT: 2.1.1.Mục tiêu a. Về kiến thức -Phát biểu được định nghĩa về hướng động,ứng động,cảm ứng ở động vật, điện thế nghỉ, tập tính ở động vật. -Nêu được các tác nhân của môi trường gây ra hiện tượng hướng động -Trình bày được vai trò của hướng động đối với đời sống của cây, từ đó giải thích được sự thích nghi của cây đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. - Kể tên được các kiểu ứng động chính.Trình bày được vai trò của ứng động đối với đời sống của cây, từ đó giải thích được sự thích nghi của cây đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. -Mô tả được cấu tạo của hệ thần kinh dạng lưới,dạng chuỗi hạch và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới,dạng chuỗi hạch . -Học sinh nêu được sự phân hóa về cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống. -Vẽ được sơ đồ điện thế hoạt động và điền được tên các giai đoạn của điện thế hoạt động vào đồ thị. -Trình bày được cách lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao miêlin và không có bao myelin. -Vẽ hoặc mô tả được cấu tạo của Xinap -Trình bày được cơ chế lan truyền của điện thế hoạt động qua xinap bằng sơ đồ -Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được -Nêu được cơ sở thần kinh của tập tính ở động vật -Nêu được một số hình thức học tập chủ yếu của động vật -Liệt kê và lấy được các ví dụ về một số dạng tập tính phổ biến ở động vật -Nêu được ví dụ về ứng dụng hiểu biết tập tính vào đời sống sản xuất -Nêu được một số tập tính xây dựng các thói quen trong nếp sống văn minh của con người. b. Về kĩ năng
  • 23. 17 - Kĩ năng tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp - Rèn luyện kĩ làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. - Rèn kĩ năng lập sơ đồ hóa nội dung bài học. c. Về thái độ - Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức và giải thích bản chất, cơ chế, tính quy luật về các hiện tượng cảm ứng của sinh vật - Có ý thức vận dụng các tri thức và kĩ năng học được vào thực tiễn cuộc sống, học tập và lao động. - Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên bảo vệ môi trường sống. 2.1.2. Cấu trúc chương trình Ở chương 2 sinh học 11 THPT gồm 11 bài được chia làm hai phần cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở động vật. Phần A: Cảm ứng ở thực vật, gồm 3 bài ( bài 23 -> bài 25 với 3 tiết dạy trong đó có 1 tiết thực hành). Có các bài:Hướng động, ứng động và bài thực hành hướng động. Nội dung: giới thiệu về sự cảm ứng ở cơ thể thực vật Phần B: Cảm ứng ở động vật, gồm 8 bài (bài 26-> bài 33 với 8 tiết dạy trong đó có 1 tiết thực hành). Có các bài:Cảm ứng ở động vật, điện thế nghỉ, điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh, truyền tin qua xinap, tập tính của động vật và bài thực hành xem phim về tập tính của động vật Nội dung: giới thiệu sự cảm ứng ở cơ thể động vật. 2.1.3. Nội dung, thành phần kiến thức chương II Cảm ứng Các thành phần kiến thức cơ bản của chương II gồm: 2.1.3.1. Kiến thức về khái niệm sinh học: - Các khái niệm sinh học phản ánh bản chất của sinh học - Các khái niệm về hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật bao gồm: khái niệm cảm ứng, khái niệm hướng động, khái niệm hướng động dương và hướng động âm, khái niệm ứng động, ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng, khái niệm điện thế nghỉ và điện thế hoạt động, khái niệm xinap… 2.1.3.2. Kiến thức về phân loại, phân dạng đối tượng nghiên cứu:
  • 24. 18 Các kiểu hướng động, các loại ứng động, phân loại tập tính, một số dạng tập tính phổ biến ở động vật. Ngoài ra còn có các kiến thức về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của các hình thức cảm ứng, các đặc trưng đối với sinh vật. 2.2. Mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức chương sinh trưởng và phát triển sinh học 11 2.2.1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - Nêu được khái niệm về sinh trưởng của cơ thể thực vật. - Chỉ rõ những mô phân sinh nào của thực vật một lá mầm và hai lá mầm là chung và những mô phân sinh nào là riêng. - Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. - Giải thích được sự hình thành vòng năm. - Trình bày được khái niệm về hoocmôn thực vật. - Kể ra được 5 loại hoocmôn thực vật đã biết và trình bày tác động đặc trưng của mỗi hoomôn. - Mô tả được 3 ứng dụng trong nông nghiệp đối với từng loại hoocmôn thuộc nhóm chất kích thích. - Nêu được khái niệm về sự phát triển của thực vật. - Mô tả xen kẽ thế hệ trong chu trình sống của thực vật. - Trình bày được khái niệm về hoocmôn ra hoa (glorigen) và nêu được vai trò của phitohoocmôn trong sự phát triển của thực vật. - Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái. - Phân biệt được phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn và lấy được các ví dụ. - Nêu được khái niệm biến thái. - Kể tên được một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của động vật. - Phân biệt được tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật. - Nêu được vai trò của nhân tố di truyền đối với sinh trưởng và phát triển của động vật.
  • 25. 19 - Kể tên được các hoocmôn và nêu được vai trò của các hoocmôn đó đối với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và động vật không xương sống. b. Kĩ năng: - Rèn luyện các kĩ năng tư duy. - Kĩ năng lập sơ đồ nội dung cho một khái niệm, một bài học, hay một chương. - Kĩ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. c. Thái độ: - Say mê học tập và nghiên cứu khoa học. - Có ý thức vận dụng các kiến thức và kĩ năng học được vào thực tiễn cuộc sống. - Có ý thức bào vệ sức khỏe bản thân và tuyên truyền cho cộng đồng. 2.2.2. Cấu trúc chương trình Ở chương III sinh học 11 THPT gồm 7 bài được chia làm 2 phần: phần A sinh trưởng và phát triển ở thực vật, phần B sinh trưởng và phát triển ở động vật. Phần A gồm 3 bài (bài 34 – 36) với 3 tiết dạy có các bài Sinh trưởng ở thực vật, Hoomôn thực vật và Phát triển ở thực vật có hoa. Phần B gồm 4 bài (bài 37 – 40) với 4 tiết dạy trong đó có 1 tiết thực hành, có các bài Sinh trưởng và phát triển ở động vật, Các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở động vật (2 tiết dạy) và bài thực hành Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật. 2.2.3. Các thành phần kiến thức của chương sinh trưởng và phát triển. Kiến thức về khái niệm sinh học gồm có khái niệm về sinh trưởng, mô phân sinh, khái niệm sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp, khái niệm hoomôn thực vật, khái niệm phát triển của thực vật, khái niệm hoomôn ra hoa và phitocrom, khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật, khái niệm biến thái. Kiến thức về phân dạng, phân loại đối tượng nghiên cứu, các kiểu sinh trưởng ở thực vật, các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, hoomôn kích thích và hoomôn ức chế, các kiểu phát triển của động vật, các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật…
  • 26. 20 Kiến thức về chu trình, quá trình. Ví dụ: quá trình phát triển của bướm, châu chấu. Ngoài ra còn có các kiến thức về ứng dụng lý thuyết sinh trưởng và phát triển vào thực tiễn cuộc sống và lao động sản xuất. 2.3. Biện pháp sơ đồ hóa trong khâu ôn tập, củng cố kiến thức chương II, III sinh học 11 THPT 2.3.1. Biện pháp sơ đồ khuyết Quy trình: Bước 1: GV cung cấp sơ đồ khuyết Bước 2: HS hoàn chỉnh sơ đồ Bước 3: GV nhận xét, kết luận và cung cấp sơ đồ đáp án. Ví dụ minh họa: Củng cố kiến thức bài Ứng động Bước 1: Sau khi học xong bài ứng động, giáo viên phát cho học sinh phiếu học tập có sơ đồ khuyết sau: Bước 2: GV yêu cầu học sinh tái hiện lại kiến thức đã học và hoàng thành sơ đồ đúng thời gian quy định của giáo viên. Bước 3: GV kết luận và cung cấp sơ đồ đáp án [5] Sơ đồ khuyết về Ứng động
  • 27. 21 Ứng động Khái niệm Vai trò Ứng động sinh trưởng Các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan Ứng động không sinh trưởng Không có sự sinh trưởng dãn dài Để tồn tại và phát triển
  • 28. 22 Sơ đồ đáp án về Ứng động Ứng động Khái niệm Vai trò Giúp cây thích nghi với môi trường Để tồn tại và phát triển Các kiểu ứng động Ứng động sinh trưởng Các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan có tốc độ sinh trưởng dãn dài khác nhau Ứng động không sinh trưởng Các tế bào thực vật không có sự sinh trưởng dãn dài Hình thức phản ứng của cơ quan thực vật do tác nhân kích thích không định hướng
  • 29. 23 2.3.2. Biện pháp phân tích sơ đồ: Quy trình: Bước 1: GV cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh: Bước 2: Học sinh tự lực phân tích sơ đồ Bước 3: GV nhận xét chỉnh lí. Ví dụ minh họa: Củng cố kiến thức bài Hướng động Bước 1: Sau khi học xong bài Hướng động, giáo viên cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh về hướng động. Bước 2: Học sinh tự lực phân tích sơ đồ. Bước 3: Giáo viên nhận xét, chỉnh lí. Sơ đồ hoàn chỉnh về hướng động
  • 30. 24 2.3.3. Biện pháp sơ đồ câm: Quy trình Bước 1: Giáo viên cung cấp cấu trúc sơ đồ. Bước 2: Học sinh hoàn chỉnh sơ đồ (nếu khó có thế tham khảo câu hỏi gợi ý của giáo viên để có sự điền thông tin chính xác hơn). Bước 3: Giáo viên kết luận, cung cấp sơ đồ đáp án. Ví dụ minh họa: Củng cố kiến thức về cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống Sơ đồ câm về Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống Hướng động Là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật do tác nhân kích thích từ một hướng Phân loại Các kiểu hướng động Hướng động dương Hướng sáng Hướng trọng lực Hướng nước Hướng hóa Hướng tiếp xúc Giúp cây thích nghi với môi trường Để tồn tại và phát triển Khái niệm Hướng động âm ST hướng tới nguồn kích thích ST tránh xa nguồn kích thích Vai trò
  • 31. 25 Sơ đồ đáp án về Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống 2.3.4. Biện pháp sơ đồ bất hợp lí trong khâu củng cố Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống Hoạt động Thần kinh trung ương Thần kinh ngoại biên Não Tủy sống Các hạch thần Dây thần kinh Nguyên tắc phản xạ Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện
  • 32. 26 Quy trình Bước 1: GV cung cấp sơ đồ có thông tin ở một vài đỉnh chưa chính xác hoặc cung nối chưa đúng. Bước 2: HS quan sát tìm ra điểm chưa hợp lí và chỉnh lý lại cho chính xác. Bước 3: GV nhận xét, bổ sung và cung cấp sơ đồ đáp án. Ví dụ minh họa: Củng cố kiến thức phần Các hoomôn ức chế ở thực vật Sơ đồ bất hợp lí Các hoomôn ức chế ở thực vật Sơ đồ đáp án Các hoomôn ức chế ở thực vật Hoocmon ức chế Etilen Axit abxixic (AAB) Nơi sản sinh: trong lá (lục lạp), chóp rễ Tác dộng sinh lí: ức chế sinh trưởng liên quan đến sự chín, loại bỏ sinh con Thời gian sản sinh ra nhiều Etilen: khi hoa già, rụng lá và quả đang chín… Nơi sản sinh: hầu hết các phần khác nhau của hầu hết thực vật Tác dộng sinh lí: thúc quả đang chín, rụng lá
  • 33. 27 2.3.5. Biện pháp tự xây dựng sơ đồ trong khâu củng cố: Quy trình Bước 1: GV đưa hệ thống các hoạt động (trong đó có câu hỏi gợi ý). Bước 2: HS hoàn chỉnh sơ đồ. Bước 3: GV kết luận và cung cấp sơ đồ đáp án. Ví dụ minh họa: Củng cố kiến thức phần Phát triển qua biến thái ở động vật. Bước 1: GV cho học sinh quan sát hình 37.4 Sơ đồ phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở châu chấu và hình 37.5 Sơ đồ phát triển qua biến thái ở ếch. GV yêu cầu HS tự xây dựng sơ đồ về phát triển qua biến thái thông qua việc quan sát các hình trên và trả lời các câu hỏi sau: Hoocmon ức chế Etilen Axit abxixic (AAB) Nơi sản sinh: hầu hết các phần khác nhau của hầu hết thực vật Tác dộng sinh lí: thúc quả đang chín, rụng lá Thời gian sản sinh ra nhiều Etilen: khi hoa già, rụng lá và quả đang chín… Nơi sản sinh: trong lá (lục lạp), chóp rễ Tác dộng sinh lí: ức chế sinh trưởng liên quan đến sự chín, loại bỏ sinh con
  • 34. 28
  • 35. 29 - Phát triển của ếch thuộc loại biến thái nào? - Phát triển qua biến thái gồm những kiểu nào? - Nêu khái niệm của mỗi kiểu biến thái đó và cho ví dụ minh họa. Bước 2: HS hoàn chỉnh sơ đồ. Bước 3: GV mời một vài HS trình bày kết quả sau đó nhận xét và cung cấp sơ đồ đáp án. 2.4. Một số loại sơ đồ xây dựng và sưu tầm để ôn tập, củng cố kiến thức chương II, III sinh học 11 THPT: Chương II. Cảm ứng Bài 23. Hướng động Sơ đồ số 1: (Sơ đồ hoàn chỉnh về hướng động ở minh họa biện pháp phân tích sơ đồ). Sau khi học bài Hướng động, GV cung cấp sơ đồ hoàn chỉnh về hướng động yêu cầu HS phân tích làm rõ sơ đồ. Sơ đồ hoàn chỉnh về hướng động Phát triển qua biến thái Phát triển qua biến thái hoàn toàn Phát triển qua biến thái không hoàn toàn Là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng và cấu tạo về sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành Là kiểu phát triển ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành Ví dụ: bướm, ruồi… Ví dụ: châu chấu, cào cào…
  • 36. 30 Bài 24. Ứng động Sơ đồ số 2: (Sơ đồ về kiến thức ứng động ở ví dụ minh họa biện pháp sơ đồ khuyết trong khâu củng cố) Sơ đồ khuyết về Ứng động Hướng động Là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật do tác nhân kích thích từ một hướng Phân loại Các kiểu hướng động Hướng động dương Hướng sáng Hướng trọng lực Hướng nước Hướng hóa Hướng tiếp xúc Giúp cây thích nghi với môi trường Để tồn tại và phát triển Khái niệm Hướng động âm ST hướng tới nguồn kích thích ST tránh xa nguồn kích thích Vai trò
  • 37. 31 Bài 26. Cảm ứng ở động vật Sơ đồ số 3: Để củng cố bài Cảm ứng ở động vật, GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức và hoàn chỉnh sơ đồ bất hợp lí sau: Ứng động Khái niệm Vai trò Ứng động sinh trưởng Các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan Ứng động không sinh trưởng Không có sự sinh trưởng dãn dài Để tồn tại và phát triển
  • 38. 32 Bài 27. Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) Sơ đồ số 4: GV cung cấp cấu trúc sơ đồ yêu cầu HS nhớ lại kiến thức về cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống để hoàn thành sơ đồ câm sau: Sơ đồ câm về cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống Cảm ứng ở động vật Khái niệm Khả năng tiếp nhận kích thích Phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống Đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển Phân loại Cảm ứng ở ĐV chưa có tố chức thần kinh Cảm ứng ở ĐV có tổ chức thần kinh Cảm ứng ở ĐV có tổ chức TK dạng lưới Cảm ứng ở ĐV có tổ chức TK dạng chuỗi Cấu tạo hệ TK dạng lưới Hình thức phản ứng Cấu tạo hệ thần kinh dạng chuỗi hạch Các tế bào thần kinh liên hệ nhau qua các sợi TK, mạng lưới thần kinh Cung phản xạ Các phản xạ Đường cảm giác Bộ phận phân tích Đường dẫn truyền ra Bộ phận thực hiện phản ứng Bộ phận tiếp nhận kích thích Các tế bào TK tập trung lại  các hạch TK nối với nhau bởi dây thần kinh chuỗi hạch thần kinh
  • 39. 33 Bài 29. Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh Sơ đồ số 5: Để củng cố kiến thức về điện thế hoạt động, GV sử dụng sơ đồ bất hợp lí. Sơ đồ bất hợp lí về Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh: Bài 30. Truyền tin qua xináp Điện thế hoạt động Khái niệm điện thế hoạt động Là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. Lan truyền xung thần kinh Trên sợi thần kinh không có bao miêlin Lan truyền xung thần kinh nhảy cóc tốc độ nhanh từ eo Ranvie này  eo Ranvie khác. Trên sợi thần kinh có bao miêlin Lan truyền xung thần kinh liên tục từ vùng này  vùng khác kề bên
  • 40. 34 Sơ đồ số 6: Sơ đồ về cấu tạo xináp hóa học. GV cung câp cấu trúc sơ đồ yêu cầu HS nhớ lại cấu tạo của xináp, điền thông tin chính xác vào các đỉnh. Sơ đồ câm Sơ đồ số 7: Sơ đồ về truyền tin qua xináp. GV cung cấp sơ đồ khuyết, yêu cầu HS nhớ lại kiến thức về truyền tinh qua xináp, điền các thông tin chính xác vào các đỉnh bị khuyết. Sơ đồ khuyết Bài 31. Tập tính của động vật
  • 41. 35 Sơ đồ số 8: Để củng cố kiến thức về tập tính của động vật, ta sử dụng biện pháp tự xây dựng sơ đồ. GV đưa câu hỏi gợi ý yêu cầu HS trả lời các câu hỏi và dựa trên nội dung câu trả lời để xây dựng sơ đồ về tập tính của động vật. 1.Tập tính là gì? 2. Tập tính có mấy loại, đó là những loại nào? 3. Nêu khái niệm mỗi loại tập tính và cho ví dụ minh họa. Sơ đồ đáp án về Tập tính của động vật. Bài 32 Tập tính của động vật (tiếp theo). Sơ đồ số 9: GV cung cấp sơ đồ khuyết yêu cầu HS nhớ lại kiến thức về một số hình thức học tập ở động vật để hoàn chỉnh sơ đồ. Sơ đồ khuyết Một số hình thức học tập ở động vật Tập tính của động vật Khái niệm Là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường Giúp động vật thích nghi và tồn tại Các loại tập tính Tập tính bẩm sinh Tập tính học được Sinh ra đã có được di truyền đặc trưng cho loài Được hình thành trong quá trình sống thông qua học tập rút kinh nghiệm
  • 42. 36 Sơ đồ số 10: Để củng cố kiến thức về tập tính của động vật, ta sử dụng biện pháp tự xây dựng sơ đồ. GV đưa một số câu hỏi gợi ý yêu cầu HS trả lới các câu hỏi và dựa trên nội dung câu trả lời để xây dựng sơ đồ về các dạng tập tính của động vật. 1. Nêu các dạng tập tính phổ biến của động vật? 2. Tập tính thứ bậc và tập tính vị tha thuộc dạng tập tính nào sau đây? A. Tập tính di cư. B. Tập tính kiếm ăn. C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ. D. Tập tính xã hội. Sơ đồ đáp án về phân dạng tập tính của động vật. Điều kiện hóa Ví dụ Ví dụ Ví dụ Ví dụ Ví dụ Ví dụ Một số hình thức học tập ở động vật
  • 43. 37 Chương III Sinh trưởng và phát triển Bài 34 Sinh trưởng ở thực vật Sơ đồ số 11 Em hãy quan sát sơ đồ sau để phân tích làm rõ kiến thức về sinh trưởng ở thực vật: Phân dạng tập tính của động vật Tập tính kiếm ăn Tập tính bảo vệ lãnh thổ Tập tính sinh sản Tập tính di cư Tập tính xã hội Tập tính thứ bậc Tập tính vị tha
  • 44. 38 Bài 35 Hoocmôn thực vật Sơ đồ số 12 Để củng cố kiến thức hoocmôn kích thích, em hãy hoàn thành sơ đồ khuyết sau: Sinh trưởng ở thực vật Khái niệm Là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào Ví dụ Phân loại Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp Là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh Tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra Chịu ảnh hưởng của các nhân tố Các nhân tố bên trong Đặc điểm di truyền Các nhân tố bên ngoài Nhiệt độ Hàm lượng nước Ánh sáng Ôxi Dinh dưỡng khác Hoomon thực vật
  • 45. 39 Sơ đồ số 13 Em hãy nhớ lại kiến thức về hoocmon ức chế để điền thông tin vào sơ đồ câm sau: Sơ đồ Hoocmon thực vật Khái niệm Phân loại Hoocmon kích thích Auxin Tác động sinh lí Ở mức tế bào: ARA kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào Nơi sản sinh: lá và rễ Ở mức cơ thể: kích thích nảy mầm, sinh trưởng, chiều cao cây, tạo quả không hạt Tác động sinh lí Ở mức cơ thể: kích thích phát triển chồi khi có mặt của auxin
  • 46. 40 Bài 36 Phát triển ở thực vật có hoa Sơ đồ số 14
  • 47. 41 Em hãy hoàn thành sơ đồ câm sau để củng cố kiến thức về phát triển ở thực vật có hoa. Bài 37 Sinh trưởng và phát triển ở động vật Sơ đồ số 15 Để củng cố bài Sinh trưởng và phát triển ở động vật, giáo viên sử dụng sơ đồ bất hợp lí: Giáo viên cung cấp sơ đồ có thông tin ở một vài đỉnh chưa chính xác, yêu cầu học sinh tìm ra những điểm chưa hợp lí và chữa lại cho đúng.
  • 48. 42 Sơ đồ số 16 Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức về phát triển qua biến thái để tự xây dựng sơ đồ Sinh trưởng và phát triển ở động vật Sinh trưởng Phát triển Khái niệm Các kiểu phát triển Khái niệm Phát triển qua biến thái Phát triển không qua biến thái Phát triển qua biến thoái hoàn toàn Phát triển qua biến thái không hoàn toàn Là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phát triển tế bào và phát sinh hình thái cách li cơ thể Là quá trình tăng kích thước của cơ thể thông qua tăng số lượng và kích thước của tế bào
  • 49. 43 Bài 38 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật Sơ đồ số 17 Giáo viên cung cấp cấu trúc sơ đồ, yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức vế các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật để điền các thông tin chính xác vào các đỉnh. Phát triển qua biến thái Phát triển qua biến thái không hoàn toàn Là kiểu phát triển ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành Là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành Ví dụ Ví dụ Phát triển qua biến thái hoàn toàn
  • 50. 44 Sơ đồ số 18 Giáo viên cung cấp sơ đồ khuyết, yêu cầu học sinh quan sát hình 38.3, nhớ lại kiến thức về các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng để hoàn thiện sơ đồ. Sơ đồ: Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng Gây lột xác ở sâu bướm Ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm
  • 51. 45 Bài 39 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo) Sơ đồ số 19 Sơ đồ: Em hãy hoàn thành sơ đồ câm sau để củng cố kiến thức về các nhân tố bên ngoài, mỗi nhân tố cho một ví dụ: Sơ đồ số 20 Sơ đồ: Em hãy cho biết các biện pháp điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật bằng cách điền các thông tin chính xác vào sơ đồ câm sau và lấy ví dụ cho mỗi biện pháp
  • 52. 46 Ôn tập: Chương II Để ôn tập kiến thức trong chương II, GV cho HS làm sơ đồ sau: Sơ đồ số 1: GV yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức các bài về cảm ứng để hoàn thành sơ đồ câm về phân loại cảm ứng như sau: Sơ đồ câm về Cảm ứng
  • 53. 47 Sơ đồ đáp án về Cảm ứng
  • 54. 48 Cảm ứng ở thực vật Cảm ứng ở động vật Hướng động Ứng động Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh Hướng sáng Hướng trọng lực Hướng nước Hướng hóa Hướng tiếp xúc Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống Ứng động sinh trưởng Ứng động không sinh trưởng Cảm ứng Hướng động dương Hướng động âm Các loại hướng động Các kiểu hướng động
  • 55. 49 Chương III Để ôn tập kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật, GV yêu cầu HS tái hiện lại kiến thức và hoàn thành sơ đồ khuyết sau: Sơ đồ 2: Sinh trưởng và phát triển Sinh trưởng Phát triển Khái niệm: Sinh trưởng là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào Phân loại Khái niệm: Phát triển là quá trình biến đổi gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể Sinh trưởng ở động vật Phát triển ở thực vật Phát triển qua biến thái hoàn toàn
  • 56. 50 Sơ đồ đáp án Kết luận chương 2 Qua phân tích nội dung chương trình sách giáo khoa chương II và III của sinh học lớp 11, chúng tôi đã thiết kế và lựa chọn được một số dạng sơ đồ phù hợp dùng trong ôn tập củng cố. Trên cơ sở các ý kiến chuyên gia, chúng tôi ưu tiên các dạng sơ đồ dạng khuyết, sơ đồ câm và sơ đồ mang tính khái quát về 2 đặc tính sống của sinh vật thông qua nghiên cứu thực vật và động vật. Sinh trưởng và phát triển Sinh trưởng Phát triển Khái niệm: Sinh trưởng là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào Phân loại Phân loại Khái niệm: Phát triển là quá trình biến đổi gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể Sinh trưởng ở thực vật Sinh trưởng ở động vật Phát triển ở thực vật Phát triển ở động vật Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp Phát triển không qua biến thái Phát triển qua biến thái Phát triển qua biến thái hoàn toàn Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
  • 57. 51 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Triển khai trong thực tiễn dạy - học để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã nêu ra. Thu thập các thông tin định tính, định lượng; xử lí kết quả TN bằng thống kê xác suất. Tiến hành phân tích định tính và định lượng để đánh giá tính khả thi của PPDH mà luận văn đã đề xuất. Đồng thời qua đó điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hơn. 3.2. Nội dung thực nghiệm Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm trên các bài sau: Bài Tên bài dạy Số tiết Bài 29 Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh 1 Bài 31 Tập tính của động vật 1 Bài 34 Sinh trưởng ở thực vật 1 Giảng dạy bằng phương pháp sử dụng sơ đồ 3.2.1.Thời gian thực nghiệm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm vào học kì II (tháng 02/2014 – 04/2014 ) 3.2.2..Chọn trường thực nghiệm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở Trường THPT Xuân Hưng và THPT Xuân Lộc Với các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở các trường là như nhau. 3.2.3.Chọn HS thực nghiệm Chúng tôi tiến hành điều tra qua Ban giám hiệu nhà trường, GV chủ nhiệm lớp, GV Sinh học và sổ điểm lớp về số lượng và chất lượng HS các lớp để quyết định lựa chọn các lớp tham gia TN trên nguyên tắc đảm bảo tính đồng đều về các mặt; trong đó đặc biệt là về học lực của các HS. Qua điều tra, về cơ bản các lớp tham gia thực nghiệm đều tương đối đồng đều về các mặt như: số lượng, trình độ kiến thức và năng lực tư duy. - Các lớp TN và ĐC ở mỗi lớp cùng một giáo viên giảng dạy, đồng đều về thời gian, nội dung kiến thức và hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá sau mỗi tiết học.
  • 58. 52 Chúng tôi tiến hành chọn 2 lớp (1 lớp thực nghiệm, 1 lớp đối chứng) có số lượng HS và năng lực HS tương đương nhau. 3.2.4. Chọn GV dạy thực nghiệm Trường thực nghiệm Giáo viên thực hiện Lớp Thực nghiệm (TN) Đối chứng (ĐC) Trường THPT Xuân Hưng Lê Thị Vui 11A3 (42 HS) 11A4 (42 HS) Trường THPT Xuân Lộc Nguyễn Thị Thi 11A5 (41 HS) 11A6 (41 HS) 3.2.5. Phương án thực nghiệm - Lớp đối chứng chúng tôi dạy bằng phương pháp truyền thống kết hợp với các phương pháp đã đổi mới. - Lớp thực nghiệm chúng tôi dạy bằng phương pháp sử dụng sơ đồ đã xây dựng. 3.3. Xử lý số liệu Các bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10, số liệu được xử lý bằng toán thống kê nhằm tăng độ chính xác cũng như sức thuyết phục của kết luận. Trình tự tiến hành như sau: Lập bảng thống kê cho cả 2 lớp TN và ĐC theo mẫu : Bảng 3.1 Mẫu thống kê Lớp N Số HS đạt điểm xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN Trong đó: n là tổng số bài KT Xi là điểm số theo thang điểm 10
  • 59. 53 ni là số bài KT đạt điểm số Xi Tính các tham số đặc trưng: - Phần trăm (%) - Trung bình cộng: X = n 1 in∑ iX - Phương sai: S2 = ( ) ii nXX n 2 1 1 ∑ − − - Độ lệch chuẩn S (đo mức độ phân tán của số liệu quanh giá trị trung bình): S = ± ( )∑ − − ii nXX n 2 1 1 S cho biết mức độ phân tán quanh giá trị X , S càng bé độ phân tán càng ít. - Hệ số biến thiên: Cv% = X S 100% - Sai số trung bình cộng: m = n S Khi có hai số trung bình cộng khác nhau, độ lệch chuẩn khác nhau thì phải xét đến hệ số biến thiên (Cv). + Cv = 0-10% : Dao động nhỏ, độ tin cậy cao. + Cv = 10-30% : Dao động trung bình. + Cv = 30-100% : Dao động lớn, độ tin cậy nhỏ. - Kiểm định độ tin cậy sai khác giữa 2 giá trị trung bình: td = 2 2 2 1 2 1 21X n S n S X + − Trong đó: Xi: Giá trị của từng điểm số (theo thang điểm 10). ni: Số bài có điểm Xi. 21, XX : Điểm số trung bình của 2 phương án: thực nghiệm và đối chứng. n1, n2: Số bài trong mỗi phương án. 2 1S và 2 2S là phương sai của mỗi phương án. Sau khi tính được td, ta so sánh với giá trị tα được tra trong bảng phân phối Studen với mức ý nghĩa α = 0,05 và bậc tự do f = n1+n2-2.
  • 60. 54 + Nếu td ≥ tα: Sự khác nhau giữa 1X và 2X là có ý nghĩa thống kê. + Nếu td < tα: Sự khác nhau giữa 1X và 2X là không có ý nghĩa thống kê. * Dùng đồ thị, bảng biểu để biểu diễn kết quả TN. * Về mặt định tính Qua trực tiếp lên lớp, dự giờ và phân tích bài làm của HS để thấy rõ: - Mức độ hiểu, ghi nhớ kiến thức, khả năng hình thành các khái niệm. - Năng lực tư duy, độ bền kiến thức của HS. - Thái độ học tập của HS. - Kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. 3.4. Kết quả thực nghiệm Sau khi cả 2 lớp TN và ĐC đã thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành 3 lần kiểm tra 15 phút. Trong quá trình thực nghiệm lớp TN và ĐC, ở trường THPT Xuân Hưng chúng tôi tiến hành 3 bài kiểm tra với tổng số bài kiểm tra là 252 bài, trong đó có 126 của nhóm TN, 126 của nhóm ĐC, ở trường THPT Xuân Lộc, chúng tôi tiến hành 3 bài kiểm tra với tổng số bài kiểm tra với tổng số bài kiểm tra là 246 bài, trong đó có 123 của nhóm TN, 123 của nhóm ĐC. Sau khi kiểm tra, chấm điểm, xử lý số liệu thu được bằng phương pháp thống kê toán học, chúng tôi đã thu được kết quả sau: 3.4.1. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Xuân Hưng Bảng 3.2: Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra mức độ tiếp thu bài học của học sinh
  • 61. 55 Lớp Lần KT Phương án Só bài Điểm số (xi) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 TN 42 0 1 3 2 5 9 8 9 3 2 ĐC 42 1 3 5 4 11 7 5 5 1 0 2 TN 42 0 0 2 3 4 7 11 8 4 3 ĐC 42 1 2 4 7 6 10 5 4 2 1 3 TN 42 0 1 2 2 3 6 11 11 4 2 ĐC 42 1 3 3 4 6 12 8 4 1 0 Tổng hợp TN 126 0 2 7 7 12 12 30 28 11 7 ĐC 126 3 8 12 15 23 29 18 13 4 1 Bảng 3.3: Bảng tần suất (fi % ) - số HS đạt điểm xi các bài kiểm tra Phương án Số bài % số học sinh đạt điểm xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 126 2.4 6.3 9.5 11.9 18.2 23.0 14.3 10.3 3.3 0.8 TN 126 0.0 1.6 5.6 5.6 9.5 17.4 23.8 22.2 8.7 5.6 Từ số liệu ở bảng 3.2, lập đồ thị tần suất điểm số của các bài kiểm tra của 2 lớp ĐC và TN. Đồ thị 3.1 Đường phân phối tần suất
  • 62. 56 Biểu đồ 3.1. Phân phối tần suất dạng cột Bảng 3.4 Bảng phân phối tần suất luỹ tích Phương án Số bài Số (%) học sinh đạt điểm Xi trở lên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 126 2.4 8.7 18.2 30.1 48.3 71.3 85.6 95.9 99.2 100 TN 126 0.0 1.6 7.2 12.8 22.3 39.7 63.5 85.7 94.4 100
  • 63. 57 Đồ thị 3.2 Đường phân phối tần suất luỹ tích 2.4 8.7 18.2 30.1 48.3 71.3 85.6 95.9 99.2 100 0 1.6 7.2 12.8 22.3 39.7 63.5 85.7 94.4 100 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đối chứng Thực nghiệm Bảng 3.5 Bảng phân loại theo học lực Lớp Phân loại Số phần trăm học sinh Kém (1-2) Yếu (3-4) TB (5-6) Khá (7-8) Giỏi (9-10) ĐC Tần suất 8.73 21.43 41.27 24.60 3.97 TN 1.59 11.11 26.98 46.03 14.29 Các tham số thống kê thu được
  • 64. 58 Nhóm Số lượng X ± m S2 S CV |dTN – d ĐC | Td ĐC 126 5.1 ± 0.17 3.37 1.85 36% 1.64 7.1 TN 126 6.73 ± 0.16 3.45 1.84 27% Qua kết quả thực nghiệm tại trường THPT Xuân Hưng, chúng tôi có một số nhận xét như sau: - Điểm số trung bình cộng X của các lớp TN (6.73) cao hơn so với lớp ĐC (5.1) trong khi đó hệ số biến thiên ở nhóm lớp TN (27%) thấp hơn hệ số biến thiên ở nhóm lớp ĐC (36%). Điều này chứng tỏ kết quả của lớp TN ổn định, chắc chắn hơn lớp ĐC. - Đồ thị phân phối tần suất lũy tích với lớp TN luôn nằm về phía trên so với lớp ĐC. Để khẳng định lại những kết quả trên, chúng tôi tính đại lượng kiểm định td. Đại lượng kiểm định td=7.1 với bậc tự do f= 126+126-2=250. Tra bảng Studen với mức ý nghĩa α = 0.05, giá trị tới hạn tα ứng với kiểm định 2 phía là tα=1.96. Vậy td > tα, chứng tỏ sự khác nhau giữa X của lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa thống kê, điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC không phải là do ngẫu nhiên mà do áp dụng phương pháp dạy TN. 3.4.2. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Xuân Lộc Bảng 3.6: Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra mức độ tiếp thu bài học của học sinh
  • 65. 59 Lớp Lần KT Phương án Só bài Điểm số (xi) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 TN 41 0 2 2 3 5 8 8 9 2 2 ĐC 41 1 3 4 4 11 7 5 5 1 0 2 TN 41 0 1 3 2 4 5 11 10 3 2 ĐC 41 1 3 4 3 7 10 7 5 1 0 3 TN 41 0 0 1 3 5 6 11 7 5 3 ĐC 41 1 1 3 6 10 8 6 2 2 2 Tổng hợp TN 123 0 3 6 8 14 19 30 26 10 7 ĐC 123 3 7 11 13 28 25 18 12 4 2 Bảng 3.7: Bảng tần suất (fi % ) - số HS đạt điểm xi các bài kiểm tra Phương án Số bài % số học sinh đạt điểm xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 123 2.4 5.7 8.9 10.6 22.8 20.3 14.6 9.8 3.3 1.6 TN 123 0.0 2.4 4.9 6.5 11.4 15.5 24.4 21.1 8.1 5.7 Từ số liệu ở bảng 4.5, lập đồ thị tần suất điểm số của các bài kiểm tra của 2 lớp ĐC và TN. Đồ thị 3.3 Đường phân phối tần suất
  • 66. 60 2.4 5.7 8.9 10.6 22.8 20.3 14.6 9.8 3.3 1.6 0 2.4 4.9 6.5 11.4 15.5 24.4 21.1 8.1 5.7 0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đối chứng Thực nghiệm Biểu đồ 3.2. Phân phối tần suất dạng cột Bảng 3.8 Bảng phân phối tần suất luỹ tích Phương án Số bài Số (%) học sinh đạt điểm Xi trở lên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 123 2.4 8.1 17 27.6 50.4 70.7 85.3 95.1 98.4 100 TN 123 0.0 2.4 7.3 13.8 25.2 40.7 65.1 86.2 94.3 100
  • 67. 61 Đồ thị 3.4 Đường phân phối tần suất luỹ tích 2.4 8.1 17 27.6 50.4 70.7 85.3 95.1 98.4 100 0 2.4 7.3 13.8 25.2 40.7 65.1 86.2 94.3 100 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đối chứng Thực nghiệm Bảng 3.9 Bảng phân loại theo học lực Lớp Phân loại Số phần trăm học sinh Kém (1-2) Yếu (3-4) TB (5-6) Khá (7-8) Giỏi (9-10) ĐC Tần suất 0.81 19.51 43.09 24.39 4.88 TN 2.44 11.38 26.83 45.53 13.8 Nhóm Số lượng X ± m S2 S CV |dTN – d ĐC | Td
  • 68. 62 ĐC 123 5.45 ± 0.17 3.46 1.86 34% 1.13 4.71 TN 123 6.58 ± 0.16 3.5 1.87 28% Qua kết quả thực nghiệm tại trường THPT Xuân Lộc, chúng tôi có một số nhận xét như sau: - Điểm số trung bình cộng X của các lớp TN (6.58) cao hơn so với lớp ĐC (5.45) trong khi đó hệ số biến thiên ở nhóm lớp TN (28%) thấp hơn hệ số biến thiên ở nhóm lớp ĐC (34%). Điều này chứng tỏ kết quả của lớp TN ổn định, chắc chắn hơn lớp ĐC. - Đồ thị phân phối tần suất lũy tích với lớp TN luôn nằm về phía trên so với lớp ĐC. Để khẳng định lại những kết quả trên, chúng tôi tính đại lượng kiểm định td. Đại lượng kiểm định td=4.71 với bậc tự do f= 123+123-2=244. Tra bảng Studen với mức ý nghĩa α = 0.05, giá trị tới hạn tα ứng với kiểm định 2 phía là tα=1.96. Vậy td > tα, chứng tỏ sự khác nhau giữa X của lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa thống kê, điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC không phải là do ngẫu nhiên mà do áp dụng phương pháp dạy TN. 3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm 3.5.1. Phân tích định lượng Qua kết quả thực nghiệm đã được xử lí, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: - Thực nghiệm thực hiện ở 2 trường đều cho thấy điểm số trung bình ( X ) của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, tỉ lệ học sinh khá giỏi ở các nhóm TN cao hơn nhóm ĐC còn tỉ lệ học sinh yếu kém thì ngược lại. Điều đó khẳng định khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh ở lớp TN tốt hơn lớp ĐC. - Độ biến thiên ở các lớp TN, ở cả 2 trường 27 % và 28 % là mức độ dao động trung bình và thấp hơn lớp ĐC:34 %36 % điều đó chứng tỏ kết quả nhóm lớp TN ổn định hơn nhóm lớp ĐC. - Ở cả 2 trường đều có td > tα nên sự khác biệt giữa hai giá trị trung bình ở lớp TN và ĐC là có ý nghĩa về mặt thống kê.
  • 69. 63 Như vậy, việc xây dựng và sử dụng sơ đồ để ôn tập, củng cố kiến thức chương II, III sinh học 11 đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp học sinh không chỉ lĩnh hội, vận dụng tốt kiến thức và rèn luyện được kỹ năng so sánh và một số kỹ năng như phân tích, tổng hợp và kỹ năng làm việc độc lập với SGK mà còn giúp học sinh khắc sâu kiến thức, phát huy được năng lực sáng tạo, tìm tòi trong học tập, tăng cường hứng thú học tập của các em. Tuy vậy để nâng cao hơn tính hiệu quả GV phải thường xuyên và tâm huyết áp dụng linh hoạt các dạng sơ đồ vào quá trình dạy học. 3.5.2. Về mặt định tính Thông qua việc lên lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên bộ môn và học sinh, qua việc phân tích chất lượng lĩnh hội của học sinh ở những bài kiểm tra, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng các sơ đồ để ôn tập, củng cố kiến thức chương II, III sinh học 11 đã có tác dụng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập bộ môn hơn những tiết dạy bình thường. Cụ thể: - Ở các lớp TN số học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài nhiều hơn, lớp học sôi nổi trước các sơ đồ được nêu ra hoặc đề nghị các tự em nêu ra. Đa số học sinh không còn thụ động mà chủ động thực hiện các hoạt động do giáo viên yêu cầu. - Các sơ đồ đã kích thích được tính tích cực suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Các em tiếp thu được những nội dung kiến thức cơ bản, còn có khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và vận dụng kiến thức một cách hợp lí. Đây là yếu tố giúp bài học ở lớp TN có kết quả tốt hơn so với lớp ĐC. - Trong quá trình thực hiện các hoạt động, học sinh phải độc lập làm việc với SGK và các phương tiện hoạt động để hoàn thành các nhiệm vụ mà hoạt động đưa ra, qua đó các em rèn luyện được một số kĩ năng như: quan sát tranh vẽ, hiện tượng thực tế phát hiện kiến thức, tư duy thực nghiệm…. * Tóm lại: Việc sử dụng sơ đồ bước đầu đã đem lại hiệu quả. Tuy nhiên để nâng cao kết quả học tập cũng như tính tích cực, chủ động của HS cần có nhiều phương pháp khác nhau nhưng có thể khẳng định rằng hướng sử dụng sơ đồ trong dạy- học Sinh học 11 là một hướng có tính khả thi. Đặc biệt trong nhiệm vụ dạy học theo phương pháp tích cực là hướng cho học sinh vận dụng kiến thức cơ bản vào thực tế vì vậy, nếu chúng ta xây dựng hệ thống sơ đồ phù hợp, có phương pháp sử dụng sơ đồ thì phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Sinh học nói riêng và chất lượng học tập nói chung ở trường THPT.
  • 70. 64 Kết luận chương 3 Kết quả thu được ở trên cho thấy: Việc sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học có hiệu quả cao hơn, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, các em có khả năng tự tìm tòi kiến thức, biết hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ hóa, biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Qua đó chứng tỏ việc sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để ôn tập, củng cố kiến thức là một trong những biện pháp rất có tính khả thi. Vì vậy, nếu chúng ta xây dựng được hệ thống sơ đồ kiến thức phù hợp; biết sử dụng biện pháp sơ đồ hóa một cách hợp lí, linh hoạt thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong dạy học.
  • 71. 65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình thực hiện đề tài, đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ đặt ra trong đề tài, chúng tôi đạt được kết quả như sau: - Hệ thống hóa được cơ sở lí luận về sử dụng sơ đồ trong dạy học sinh học. Làm rõ thực trạng sử dụng sơ đồ và vận dụng biện pháp sơ đồ trong dạy học sinh học ở địa điểm nghiên cứu. - Thiết kế và lựa chọn được một số sơ đồ phù hợp dùng để vận dụng Sơ đồ hóa vào ôn tập, củng cố các bài trong chương II, III sinh học 11. - Thiết kế được 3 giáo án để tiến hành thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết đề ra. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy việc sử dụng sơ đồ hợp lí đã đem lại hiệu quả cao trong dạy học giúp học sinh nắm và nhớ kiến thức tốt hơn, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. 2. Kiến nghị: - Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ mới tập trung thiết kế và chọn lựa hệ thống sơ đồ để ôn tập, củng cố chương II, III sinh học 11. Với lợi ích của sơ đồ, cần thiết mở rộng phạm vi cho các nội dung, phần khác nữa trong chương trình SGK phổ thông - Do thời gian dành cho nghiên cứu đề tài có hạn, các thực nghiệm sư phạm chưa nhiều, cần được thực nghiệm thêm ở nhiều trường, lớp để chỉnh lí, bổ sung cho đề tài, làm cho đề tài hoàn chỉnh hơn về cơ sở lí luận và thực tiễn cũng như tăng phạm vi ứng dụng của đề tài.
  • 72. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2003), Lý luận dạy học Sinh học phần đại cương, NXB Giáo dục. 2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học Sinh học - Phần đại cương, Nxb Giáo dục. 3. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn sinh học, NXB Giáo dục. 4. Nguyễn Phúc Chỉnh (2005), Phương pháp Graph trong dạy học sinh học- sách chuyên khảo, NXB Giáo dục. 5. Nguyễn Phúc Chỉnh (6/2005), “Sử dụng phương pháp Graph với tiếp cận hệ thống – cấu trúc trong dạy học sinh học”, Tạp chí Phát triển giáo dục, (số 6). 6. Phan Đức Duy, Bài giảng Hoạt động hóa người học trong dạy học sinh học, Huế, 2010. 7. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh (2007), Sinh học 11, NXB Giáo dục. 8. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh (2007), Sách giáo viên sinh học 11, NXB Giáo dục. 9. Đoàn Thị Hạnh (2003), Xây dựng và sử dụng sơ đồ để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong giảng dạy các quá trình sống cơ bản của sinh vật – chương trình sinh học bậc trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Huế. 10.Nguyễn Thị Huỳnh Hoa (2011), sử dụng sơ đồ để rèn luyện kỹ năng suy luận cho học sinh thông qua dạy học chương 1. Sinh học 11 (nâng cao) trường THPT. Luận Văn Thạc sĩ, ĐH Vinh. 11.Trần Bá Hoành (1993), Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, TTNC ĐTBD giáo viên, Viện KHCN Việt nam số 9. 12.Trần Bá Hoành (1999), “Bản chất của việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm- kỷ yếu hội thảo khoa học đổi mới dạy học theo hướng hoạt động hóa người học”. 13.Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới PPDH, chương trình và SGK, NXB ĐHSP Hà Nội.
  • 73. 67 14.Đào Hữu Hồ, Xác suất thống kê. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001. 15.Ngô văn Hưng(Chủ Biên) - Trần Văn Kiên (2007), Bài Tập Sinh Học 11, NXB Giáo dục. 16.Nguyễn Kỳ (Chủ biên) (1995), Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm. Trường Cán Bộ quản lý. GDĐT Hà Nội - 1995 tr14. 17.Nguyễn Đình Nhâm (2007), Lý luận dạy học sinh học hiện đại, Bài giảng chuyên đề cao học, Trường Đại học Vinh. 18.Nguyễn Đình Nhâm (2010), Phương pháp sơ đồ hóa, Bài giảng dành cho cao học, Trường Đại học Vinh. 19.Lê Thanh Oai (2011), Rèn luyện kĩ năng đọc sách giáo khoa cho học sinh trong quá trình chuẩn bị bài học môn Sinh học ở phổ thông, Tạp chí giáo dục, số 261, tr54-56. 20.Nguyễn Ngọc Quang (1981), Phương pháp Graph trong dạy học, Tạp chí nghiện cứu giáo dục, (số 4&5). 21.Nguyễn Ngọc Quang (1983), Sự chuyển hóa phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 2. 22. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Chuyên đề lý luận dạy học, Bài giảng dành cho cao học. 23.Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24.Lê Thị Cẩm Thạch (2008), Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để dạy – học phần sinh học cơ thể, trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trường ĐHSP Huế. 25.Nguyễn Đức Thành (Chủ biên) – Nguyễn Văn Duệ-Dương Tiến sĩ (2002), Dạy học Sinh học ở trường THPT, tập một. NXB Giáo Dục. 26.Nguyễn Đức Thành (2006), Chuyên đề tổ chức hoạt động học tập trong dạy học sinh học ở trường phổ thông, lưu hành nội bộ. 27.Huỳnh Quốc Thành (2007), Câu hỏi tự luận và bài tập trắc nghiệm sinh học 11(nâng cao),NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 28.Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.
  • 74. 68 29.Nguyễn Văn Vụ (2008), Một số chuyên đề Sinh học nâng cao trung học phổ thông (tập 2), NXB Giáo dục. 30.Trung ương ĐCS Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31.Trang Web Bachkim.vn. 32.Trang Web http://www.graphtheory.com.
  • 75. 69 CÁC GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM BÀI 29 ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức: + Vẽ được đồ thị điện thế hoạt động và giải thích rõ từng giai đoạn xuất hiện điện thế hoạt động. + Phân biệt được sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin và có bao miêlin. 2. Kĩ năng: + Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. 3. Thái độ: + Hiểu được bản chất của điện tế bào - là cơ sở giải thích các hiện tượng sinh lí II. PHƯƠNG PHÁP. Sử dụng phương pháp dạy học tích cực thảo luận nhóm, kết hợp với hỏi đáp tìm tòi và biện pháp sơ đồ hóa. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. + Hình vẽ : 29.1, 29.2, 29.3, 29.4 SGK. + Sơ đồ, phiếu học tập và bảng phụ. Phiếu học tập. Hãy đọc SGK để hoàn thành phiếu học tập sau: Nội dung Sợi thần kinh không có bao miêlin Sợi thần kinh có bao miêlin Cấu tạo sợi thần kinh Nguyên nhân xung thần kinh lan truyền. Đặc điểm lan truyền IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC. 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ.
  • 76. 70 Câu1. Điện thế nghỉ là gì? Câu 2: Trong điện thế nghỉ mặt trong của màng tế bào tích điện: a. Dương. b. Âm. c.Trung tính. 3. Bài mới. GV đặt vấn đề vào bài mới. Hoạt động I: Tìm hiểu: Tìm hiểu Điện thế hoạt động: B1: GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và quan sát sơ đồ hình 29.1 để trả lời các câu hỏi : - Điện thế hoạt động là gì? - Để chuyển từ điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động phải trải qua những giai đoạn nào? Nêu đặc điểm của từng giai đoạn? B2: HS Trả lời các câu hỏi. B3: GV nhận xét, bổ sung. Hoạt động II: Tìm hiểu: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh. B1: GV yêu cầu học sinh đọc SGK và quan sát hình 29.3, 29.4 thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 5 phút. B2: HS: Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập, cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm và nhận xét các nhóm khác. B3: GV: Hướng dẫn các nhóm thảo luận và chính xác kiến thức. B4: GV: Sử dụng các câu hỏi bổ sung: - Bản chất của bao miêlin là gì? Bao miêlin có vai trò gì? I. Điện thế hoạt động. 1. Khái niệm điện thế hoạt động: Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực II. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh. 1. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin. - Cấu tạo sợi thần kinh: Sợi thần kinh không có bao miêlin bao bọc. - Xung thần kinh lan truyền do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác trên sợi trục thần kinh. - Đặc điểm lan truyền: Truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên. Tốc độ chậm 2. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin. - Cấu tạo sợi thần kinh: Sợi thần kinh có bao miêlin bao bọc ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie. Bao miêlin có tính cách điện.
  • 77. 71 - Yêu cầu học sinh trả lời các câu lệnh SGK. B5: HS: Trả lời các câu hỏi. - Xung thần kinh lan truyền do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. - Đặc điểm lan truyền: Truyền nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác trên sợi thần kinh.Tốc độ lan truyền nhanh. Đáp án phiếu học tập Nội dung Sợi thần kinh không có bao miêlin Sợi thần kinh có bao miêlin Cấu tạo sợi thần kinh Sợi thần kinh không có bao miêlin bao bọc. Sợi thần kinh có bao miêlin bao bọc ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie. Bao miêlin có tính cách điện. Nguyên nhân xung thần kinh lan truyền. Xung thần kinh lan truyền do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác trên sợi thần kinh. Xung thần kinh lan truyền do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Đặc điểm lan truyền Truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên. Tốc độ chậm Truyền nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác trên sợi thần kinh.Tốc độ lan truyền nhanh. IV. CỦNG CỐ: Để củng cố kiến thức về Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh, ta sử dụng sơ đồ bất hợp lí: Bước 1: GV cung cấp sơ đồ bất hợp lí. Bước 2: Học sinh tự lực hoàn chỉnh sơ đồ. Bước 3: GV nhận xét, cung cấp sơ đồ đáp án.
  • 78. 72 Sơ đồ bất hợp lí về Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh: Điện thế hoạt động Khái niệm điện thế hoạt động Lan truyền xung thần kinh Trên sợi thần kinh không có bao miêlin Lan truyền xung thần kinh nhảy cóc, tốc độ nhanh từ eo Ranvie này  eo Ranvie khác. Trên sợi thần kinh có bao miêlin Lan truyền xung thần kinh liên tục từ vùng này  vùng khác kề bên Là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.