SlideShare a Scribd company logo
`
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU
KHOA HÓA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SẢN XUẤT LYCOPENE TỪ GẤC VỚI QUY MÔ
CÔNG NGHIỆP
Trình độ đào tạo : Đại học chính quy
Ngành : Công nghệ kỹ thuật hóa học
Chuyên ngành : Công nghệ hóa dầu
Giảng viên hướng dẫn : ThS.Vũ Thị Hồng Phượng
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trung Hâ ̣u
MSSV: 12030085 Lớp: DH12HD
Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016
TRƯỜNG ĐH BÀ RỊA VŨNG TÀU
KHOA HÓA HỌC & CNTP
-----o0o-----
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----o0o-----
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Trung Hâ ̣u. MSSV: 12030085.
Ngày, tháng, năm sinh: 19/07/1994. Nơi sinh: Cà Mau.
Ngành: Công nghệ kĩ thuật Hóa học.
I. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc hướng đến ứng dụng sản
xuất thực phẩm chứ c năng và mỹ phẩm.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- So sánh hiê ̣u suất trích ly , ưu và nhược điểm của các phương pháp trích ly
lycopene từ gấc.
- Trích ly lycopene từ dầu gấc bằng phương pháp xà phòng hóa với kiềm sư
dụng propylene glycol.
- Khảo sát ảnh hưởng của nồng độKOH , tốc độkhuấy , nhiệt độ phản ứng,
thời gian xà phòng hóa và lượng dung môi PG đến hiê ̣u suất trích ly
lycopene.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN: 15/03/2016.
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/06/2016.
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:ThS.Vũ Thị Hồng Phượng.
Bà Rịa – Vũng Tàu, Ngày 02 tháng 07 năm 2016
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể giảng viên khoa Hóa học
và Công nghệ thực phẩm Trường đại học Bà Rịa Vũng Tàu đã hỗ trợ và tạo
mọi điều kiện để tôi thực hiện đồ án này.
Tôi cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến ThS. Vũ Thị Hồng Phượng đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành đồ án.
Cảm ơn chị Nguyễn Thị Lệ Thủy và các anh chị trong Trung tâm nghiên
cứ u triển khai khu công nghệcao đã quan tâm , hưỡng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình làm đồ án.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và đóng góp ý kiến cho tôi để
giúp tôi hoàn thiện đồ án.
Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 7 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trung Hậu
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................i
DANH MỤC BẢNG............................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH............................................................................................iii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
1.1. Quả gấc..................................................................................................... 3
1.1.1. Nguồn gốc của quả gấc........................................................................................3
1.1.2. Phân loa ̣i quả gấc ...................................................................................................3
1.1.3. Cấu ta ̣o và thành phần của quả gấc.................................................................4
1.1.4. Ứng dụng của quả gấc tại Việt Nam...............................................................6
1.2. Lycopene................................................................................................. 7
1.2.1. Công thứ c cấu ta ̣o của lycopene.......................................................................7
1.2.2. Đặc tính lý hóa và đánh giá cảm quan...........................................................9
1.2.3. Hoạt tính sinh học của lycopene....................................................................10
1.2.4. Khả năng kháng oxy hóa của lycopene.......................................................11
1.2.5. Vai trò của lycopene............................................................................................13
1.2.6. Ứng dụng của lycopene.....................................................................................15
1.3. Các phương pháp trích ly lycopene ....................................................... 18
1.3.1. Từ màng gấc ta ̣o thành bô ̣t gấc nhão rồi loa ̣i dầu và nước cho trở
thành bột ráo để trích ly bột lycopene...................................................................................18
1.3.2. Từ màng gấc sấy khô và ép dầu ta ̣o dầu để trích ly lycopene...........27
Chương 2 THỰC NGHIỆM............................................................................. 29
2.1. Hóa chất, dụng vụ và thiết bị nghiên cứu .............................................. 29
2.1.1. Hóa chất .......................................................................................... 29
2.1.2. Dụng cụ và thiết bị nghiên cứu......................................................................30
2.2. Thực nghiê ̣m .......................................................................................... 31
2.2.1. Nghiên cứ u ảnh hưởng của nồng độKOH đến hiê ̣u suất trích ly....33
2.2.2. Nghiên cứ u ảnh hưởng của tốc đô ̣khuấy đến hiê ̣u suất trích ly.......33
2.2.3. Nghiên cứ u ảnh hưởng của thời gian xà phòng hóa đến hiê ̣u suất
trích ly lycopene ............................................................................................................................34
2.2.4. Nghiên cứ u ảnh hưởng của nhiê ̣t đô ̣phản ứ ng đến hiê ̣u suất trích
ly lycopene......................................................................................................................................34
2.2.5. Nghiên cứ u ảnh hưởng của lượng dung môi PG đến hiê ̣u suất
trích ly lycopene ............................................................................................................................35
2.3. Phương pháp phân tích sản phẩm .......................................................... 35
2.4. Những lưu ý khi tiến hành thí nghiê ̣m................................................... 38
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 39
3.1. Kết quả trích ly từ dầu gấc bằng phương pháp xà phòng hóa ............... 39
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất trích ly lycopene .......................... 45
3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độKOH........................................................................45
3.2.2. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy...........................................................................46
3.2.3. Thời gian xà phòng hóa.....................................................................................47
3.2.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng................................................................48
3.2.5. Ảnh hưởng của lượng dung môi PG.............................................................49
3.3. Phổ UV của lycopene............................................................................. 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 54
PHỤ LỤC........................................................................................................... 59
i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nguyên văn
HPLC High-performance liquid chromatography
PG Propylene glycol
UV-Vis Ultraviolet–visible spectroscopy
rpm Vòng/phút
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của quả gấc [1] .......................................... 5
Bảng 1.2. Thành phần cấu tạo chính của nhân hạt gấc..................................... 6
Bảng 1.3. Thành phần lycopene trong một số loại trái cây ............................17
Bảng 1.4. Hiệu suất, thành phần lycopene và β-carotene trong trích ly dầu gấc
.........................................................................................................................28
Bảng 2.1. Hóa chất..........................................................................................29
Bảng 3.1. Tỉ lệ phần trăm các loại axit trong màng gấc .................................42
Bảng 3.2. Hiệu suất của quy trình trích ly tối ưu............................................43
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ KOH đến hiệu suất trích ly lycopene......45
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến hiệu suất trích ly lycopene .......46
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời gian xà phòng hóa đến hiê ̣u suất trích ly.......47
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến hiệu suất trích ly ……..…48
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của lượng dung môi PG đến hiê ̣u suất trích ly............50
Bảng 3.8. Khảo sát hiệu suất quy trình theo thông số thí nghiệm ..................51
Bảng 3.9. Đỉnh phổ hấp thụ và thành phần lycopene, carotene trong các mẫu ở
hình 3.7............................................................................................................61
iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quả gấc nếp và gấc tẻ [ảnh internet]................................................. 4
Hình 1.2. Hoa gấc [ảnh internet]....................................................................... 5
Hình 1.3. Công thứ c cấu ta ̣o của lycopene [ảnh internet]................................. 8
Hình 1.4. Các đồng phân của lycopene [41]..................................................... 8
Hình 1.5. Bột lycopene [ảnh chụp] ................................................................... 9
Hình 1.6. Viên nang dầu gấc Vinanga [ảnh internet]......................................16
Hình 1.7. Giản đồ pha trạng thái siêu tới hạn của một chất [26]....................20
Hình 1.8. Quy trình trích ly CO2 siêu tới ha ̣n .................................................20
Hình 1.9. Hê ̣thống Soxhlet [ảnh internet]......................................................24
Hình 2.1. Quá trình khuấy từ xà phòng hóa dầu gấc [ảnh chụp]....................31
Hình 2.2. Quá trình lọc lycopene [ảnh chụp]..................................................32
Hình 2.3. Hòa tan lycopen vào dung môi n-hexan đo UV-Vis [ảnh chụp] ....33
Hình 2.4. Phổ hấp thụkhả kiến trong acetonitrile của lycopene (liền nét).....37
Hình 3.1. Quá trình tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa dầu gấc...................40
Hình 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ KOH đến hiệu suất trích ly lycopene......45
Hình 3.3. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến hiệu suất trích ly lycopene........46
Hình 3.4. Ảnh hưởng của thời gian xà phòng hóa đến hiệu suất trích ly.......48
Hình 3.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến hiệu suất trích ly...............49
Hình 3.6. Ảnh hưởng của lượng dung môi PG đến hiê ̣u suất trích ly ............50
Hình 3.7. Phổ UV-Vis trong n-hexane của các mẫu bột carotenoid thu được
với tỉ lê ̣lycopene:β-carotene khác nhau .........................................................52
Hình 3.8. Quy trình trích ly lycopene từ bột gấc ............................................59
Hình 3.9. Quy trình trích ly lycopene từ dầu gấc............................................60
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
1
MỞ ĐẦU
Lycopene có vai trò quan tro ̣ng đối với sứ c khỏe con người . Lycopene
được nhiều nghiên cứ u chứ ng minh là chất chống oxy hóa ma ̣nh có khả năng
trung hòa các gốc tự do [24], chống la ̣i sự già nua của tế bào cơ thể , giúp trẻ
hóa làn da , ngăn ngừ a ung thư và các bê ̣nh tim ma ̣ch [39]. Lycopene có tác
dụng ức chế các loại bướu lành tính cũng như ác tính , được dùng chữa tri ̣các
loại ung thư tuyến vú , dạ dày, tuyến tiền liê ̣t [39], [44] và được sử dụng rộng
rãi trong dược phẩm và mỹ phẩm . Tuy nhiên, cơ thể con người không có khả
năng tự sản sinh ra lycopene nên cần phải hấp thụchúng từ các ngu ồn thực
phẩm hàng ngày.
Theo các nghiên cứ u gần đây cho thấy, trong quả gấc chứ a nhiều vitamin
đă ̣c biê ̣t là rất giàu lycopene mà lycopene được ứ ng dụng rô ̣ng rãi trong thực
phẩm, dược phẩm cũng như mỹ phẩm .Vì vậy, đề tài “Sản xuất lycopene từ
gấc vớ i quy mô công nghiệp ” là rất cần thiết và góp phần xây dựng cơ sở lý
thuyết cũng như quy trình trích ly lycopene để ứng dụng trong dược phẩm và
mỹ phẩm.
Mục tiêu của n ghiên cứu này là đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình trích ly lycopene của phương pháp xà phòng hóa bằng kiềm. So sánh
hiệu quả trích ly với các phương pháp trích ly, khảo sát so sánh giữa các
phương pháp trích ly lycopene nhưng đặc biệt chú ý nhiều tới phương pháp xà
phòng hóa bằng kiềm. Do công nghệ trích ly của phương pháp xà phòng hóa
bằng kiềm dùng trong trích ly các dược chất và hương liệu từ nguồn thiên
nhiên là một kỹ thuật đang được phát triển cạnh tranh với các kỹ thuật truyền
thống do ưu thế vượt trội, tạo các sản phẩm có độ tinh khiết cao, giảm ô
nhiễm môi trường và không để lại dư lượng hóa chất có hại cho sức khỏe con
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
2
người, đây là những tiêu chí quan trọng trong sản xuất các chế phẩm hóa
dược, mỹ phẩm và thực phẩm.
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm có:
1. So sánh hiê ̣u suất trích ly , ưu và nhược điểm giữa các phương pháp để
chọn ra phương pháp trích ly tối ưu nhất.
2. Trích ly bột lycopene và các carotenoid khác từ dầu gấc bằng phương
pháp xà phòng hóa trong môi trường kiềm sử dụng propylene glycol.
3. Khảo sát các yếu tố nhiê ̣t độphản ứ ng, thời gian xà phòng hóa, nồng đô ̣
KOH, tốc độkhuấy và lượng dung môi ảnh hưởng đến quá trình trích
ly bột lycopene từ dầu gấc , lựa cho ̣n những điều kiê ̣n tối ưu để tiến
hành trích ly bột lycopene.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Quả gấc
1.1.1. Nguồn gốc của quả gấc
Cây gấc có tên khoa học là Momordica cochinensis (Lour) Spreng, thuộc
họ bầu bí (Cucurbitaceae) [ 1]. Họ này có khoảng 96 giống 750 loài được
trồng chủ yếu ở vùng nhiê ̣t đới ẩm . Riêng ở Viê ̣t Nam có khoảng 30 loài phổ
biến nhất là bầu bí, mướp, dưa leo, dưa hấu, khổ qua,… [2].
Cây gấc có nguồn gốc Châu Á nhiê ̣t đới , mọc hoang trong rừ ng , sau đó
được cư dân phát hiê ̣ n và đưa về trồng khắp nơi , nhưng nhiều nhất ở vùng
Đông Nam Á như miền Nam Trung Quốc đến Bắc Ú c , bao gồm Thái Lan ,
Lào, Myanma, Campuchia và Viê ̣t Nam. Ở nước ta, cây gấc đã được trồng từ
lâu và khắp các vùng đất nước nhưn g nhiều nhất là ở miền Bắc , chủ yếu để
lấy làm thuốc và chất màu thực phẩm [29].
1.1.2. Phân loa ̣i quả gấc
Dựa vào độ sai của quả (nhiều hay ít), kích thước của quả (to hay nhỏ),
gai quả (mau hay thưa), màu sắc của ruột quả (đỏ hay vàng gạch), dầu (ít hay
nhiều), số lượng hạt (nhiều hay ít) để phân loại gồm có g ấc tẻ, gấc nếp, gấc
đá, gấc chôm chôm hay gấc lai. Có hai loại được trồng chủ yếu là:
Gấc nếp: Quả hơi tròn, hạt nhỏ thưa gai, khi chín chuyển sang màu đỏ
cam rất đẹp. Bổ trái ra, bên trong cơm vàng tươi, màng bao bọc hạt có màu đỏ
tươi rất đậm và dày thớ [3].
Gấc tẻ : Quả dài hơn, nhiều gai hơn, trái nhỏ hoặc trung bình vỏ dày
tương đối có ít hạt, gai nhọn, cây sai quả hơn. Trái chín bổ ra bên trong cơm
có màu vàng và màng bao hạt thường có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng không
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
4
được đỏ tươi như gấc nếp, nên chọn giống gấc nếp để có trái to nhiều thịt bao
quanh và chất lượng cũng tốt hơn [3].
Hình 1.1. Quả gấc nếp và gấc tẻ [ảnh internet]
1.1.3. Cấu ta ̣o và thành phần của quả gấc
Cây gấc là cây sống nhiều năm, mỗi năm lụi một lần nhưng lại đâm chồi
từ gốc cũ lên vào mùa xuân năm sau, leo cao nhờ có tua cuốn mọc từ nách lá.
Gấc là loài cây thân thảo dây leo thuộc chi mướp đắng. Cây gấc leo khỏe,
chiều dài có thể mọc đến 15 mét. Thân dây có tiết diện góc. Lá gấc nhẵn, thùy
hình chân vịt phân ra từ 3 đến 5 dẻ. Lá gấc mọc so le có màu xanh lục đậm
đường kính của phiến lá 12 đến 20 cm, phía đáy hình trái tim, mặt trên phiến
lá sờ ram ráp. Nơi tiếp giáp cuốn và phiến lá có hai tuyến to gần bằng hạt ngô
nổi như hai mắt cua. Cánh hoa có sắc vàng nhạt. Quả hình tròn, màu lá cây,
khi chín chuyển sang màu đỏ cam. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi quả thường
có sáu múi. Thịt gấc màu đỏ cam. Hạt gấc màu nâu thẫm, hình dẹp, có khía
[29].
Hoa gấc có hoa đực cái riêng biệt, hoa đực có lá bắc to bao lại như hình
tổ sâu, khi nở hoa loe ra hình phễu, màu trắng vàng mặt trong tràng hoa có
lông, 5 nhị. Hoa cái có lá bắc nhỏ, bầu hình thoi rõ từ khi nụ còn non, có gai
nhỏ, cánh hoa ở đầu bầu, phát triển thành quả từ tháng 6.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
5
Hình 1.2. Hoa gấc [ảnh internet]
Quả to hình b ầu dục dài từ 15 - 20cm, đuôi nhọn có nhiều gai mềm đỏ
đẹp. Quả non màu xanh, quả chín màu đỏ tươi. Bổ đôi theo chiều ngang thấy
có 6 hàng hạt xếp đều nhau, mỗi hàng có từ 6 đến 10 hạt. Quanh hạt có nhiều
màng màu đỏ tươi, hạt gấc có màng đỏ bao quanh lớp vỏ cứng đen, quanh
mép có răng cưa tù và rộng hạt dày 25 đến 35mm, rộng 19 đến 31mm trông
gần giống con ba ba nhỏ bằng gỗ do đó gấc còn có tên gọi là mộc miết tử
(mộc là gỗ, miết là con ba ba). Trong hạt có nhân chứa dầu [6] và các thành
phần dinh dưỡng khác [1]. Thành phần dinh dưỡng của gấc được thể hiện
trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của quả gấc [1]
Thành phần Hàm lượng
Năng lượng (Kcal) 125
Nước (g) 77
Protein (g) 2,1
Lipid (g) 7,9
Glucid (g) 10,5
Tro (g) 0,7
Ca (mg) 56
P (mg) 6,4
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
6
Trong quả gấc phần được khai thác và ứ ng dụng nhiều nhất là nhân ha ̣t
gấc và màng đỏ bao quanh ha ̣t gấc . Mô ̣t số thành phần cấu ta ̣o chính trong
nhân ha ̣t gấc được thể hiê ̣n trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Thành phần cấu tạo chính của nhân hạt gấc
Thành phần Tỷ lệ (%)
Nước 6
Chất vô cơ 2,9
Lipid 55,3
Protid 16,6
Đường tổng 2,9
Tanin 1,8
Cellulose 2,8
Các chất khác 11,7
Theo bảng 1.2, ta nhâ ̣n thấy trong nhân ha ̣t gấc chứ a mô ̣t hàm lượng
lipid đáng kể . Do vâ ̣y, người ta thường khai thác lấy dầu ép từ ha ̣t gấc . Theo
Baines, dầu ép ra từ ha ̣t gấc ban đầu có màu xanh lục nha ̣t , nhưng để lâu dưới
tác dụng của oxy và ánh sáng sẽ sẫm màu [24].
1.1.4. Ứng dụng của quả gấc tại Việt Nam
Cơm gấc có ch ất dầu màu đ ỏ chứ a lycopene, với các thành ph ần khác
như β-carotene hay còn gọi là tiền sinh tố A (khi vào cơ thể sẽ chuyển thành
vitamin A). β-carotene là một chất có khả năng chống oxy hoá rất cao. Nó có
tác dụng chống lại sự lão hoá và các bệnh lý ở phổi, tim, mạch máu, thần
kinh... Do tiến trình oxy hoá gây ra [16].
Vitamin A góp phần rất lớn để tạo ra sức đề kháng tự nhiên của da, niêm
mạc. Sinh tố này còn giúp phòng chống nhiễm trùng, khô mắt, mù mắt, khô
da, loét miệng, bảo vệ cơ thể... Nó còn chống lão hoá và ung thư. Có thể dùng
dầu gấc như một loại thuốc bồi dưỡng cơ thể (cho trẻ em hoặc phụ nữ đang
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
7
cho con bú) và bổ sung Vitamin A chữa bệnh khô mắt. Dầu gấc cũng dùng
bôi vết thương, vết bỏng, giúp chóng lên da non và liền sẹo [22].
Nhân hạt chứa chất dầu màu vàng nhạt và các chất dinh dưỡng như béo,
đạm, đường, tannin, chất xơ (cellulose) và các men phosphtase, peroxidase,
invetase nên thường được dùng trị mụn nhọt sưng tấy, lở loét, tắc tia sữa,
chấn thương ứ huyết, …
1.2. Lycopene
1.2.1. Công thứ c cấu ta ̣o của lycopene
Lycopene là mô ̣t trong những hoa ̣t chất rắn có màu đỏ đâ ̣m đă ̣c trưng , có
đă ̣c tính kháng oxy hóa rất cao trong gần 600 loại carotenoid được biết đến .
Đặc tính này giúp lycopene có thể bảo vê ̣cơ thể con người khỏi các bê ̣nh tâ ̣t
về suy thoái làm th ay đổi A DN như ung thư , lão hóa và tim mạch [8] bằng
cách trung hòa các gốc tự do và oxy hóa mức đơn ở năng lượng cao. Các phân
tử lycopene là một chuỗi mở của carotenoid chưa bão hòa v ới 40 cacbon với
công thứ c phân tử là C40H56 có khối lượng phân tử của 536 Da, bao gồm chỉ 2
nguyên tử hydro và carbon và là một trong những carotenoid tổng hợp bởi
thực vật và vi sinh vật quang hợp [9]. Lycopene có 13 liên kết đôi, trong đó
có 11 liên kết đôi liên hợp, chính vì vậy nó hoạt động như một chất chống la ̣i
các tác nhân oxy hóa như tia UV . Lycopene hấp thụbứ c xa ̣có bước sóng dài
của ánh sáng khả kiến và khi phối hợp trong mỹ phẩm dưỡng da , nó có thể
làm giảm ảnh hưởng của tia UV lên da , hoă ̣c có thể bảo vê ̣khỏi cá c ảnh
hưởng ngắn ha ̣n (cháy nắng) và dài hạn (ung thư da ) của ánh sáng mặt trời
[35]. Tuy nhiên, các liên kết không bão hòa trong cấu trúc phân tử của nó làm
cho lycopene dễ bị oxy hóa, nhạy cảm với ánh sáng và nhiệt. Tên hóa ho ̣c của
lycopene là 2, 6, 10, 14, 19, 23, 27, 31 Octamethyl - 2, 4, 8, 10, 12, 14, 16, 18,
20, 22, 24, 26, 30 - Dotriacontatridecaene.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
8
Hình 1.3. Công thứ c cấu tạo của lycopene [ảnh internet]
Hình 1.4. Các đồng phân của lycopene [41]
Lycopene có số đồng phân hóa rộng, kết quả lý thuyết là có 1056 cấu
hình cis - trans. Chỉ có một vài đồng phân được thực sự tìm thấy trong tự
nhiên. Tuy nhiên, với tất cả các đồng phân thì đồng phân trans của lycopene
là đồng phân phổ biến nhất được tìm thấy trong thực phẩm. Sự ổn định nhiệt
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
9
của các đồng phân lycopene chung đã được xác định tương đối so với tất cả
các đồng phân trans. Đồng phân 5 - cis là ổn định nhất sau tất cả các đồng
phân trans, 9 - cis, 13 - cis, 15 - cis, 7 - cis và 11- cis. Các đồng phân
lycopene được tìm thấy trong huyết tương người, sữa mẹ, và các mô của con
người chủ yếu là của đồng phân cis. Các màu sắc của lycopene có liên quan
trực tiếp đến hình thức đồng phân của nó. Các đồng phân trans và hầu hết các
đồng phân khác của lycopene có màu đỏ, trong khi tetra - ciscủa lycopene có
màu cam [9], [41].
1.2.2. Đặc tính lý hóa và đánh giá cảm quan
Lycopene có tinh th ể hình kim màu đỏ dài từ hỗn hợp carbondisulphide
và ethanol, dạng bột màu nâu đỏ. Lycopene là chất thấm dầu nó hòa tan trong
chloroform, hexan, benzen, carbondisulphide, acetone, ether dầu hỏa .
Lycopene không hòa tan trong các dung môi phân cực như nước, ethanol,
methanol. Lycopene nhạy với ánh sáng, oxy, nhiệt độ cao và acid [18].
Hình 1.5. Bột lycopene [ảnh chụp]
Lycopene tinh thể có độ nóng chảy 167 0
C – 168 0
C không có tác dụng
lên ánh sáng phân cực, pha thành dãi dung dịch 1mg trong 1lít cacbonsunfua,
cho 2 dãi hấp quang gồm một dãi giữa 4.990 A° và 5.18A°, một dãi giữa
5.406 A° và 5.544 A° (tinh thể tan trong cacbonsunfua cho dung dịch màu đỏ
máu). Trong cloroform và ether dầu hỏa cho dung dịch màu vàng đỏ. Trong
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
10
benzen cho dung dịch màu vàng cam, trong cồn etylic cho dung dịch màu
vàng. Với công thức cấu tạo của lycopene chứ a nhiều nối đôi liên hợp nên nó
có thể khử các gốc tự do [9].
1.2.3. Hoạt tính sinh học của lycopene
a. Hoạt tính sinh học
Lycopene có ba hoạt tính sinh học sau:
Thứ nhất: Tham gia quá trình chống oxy hóa.
Thứ hai: Chống la ̣i tác nhân gây đô ̣t biến cho các tế bào của sinh vâ ̣t.
Thứ ba: Phòng chống ung thư.
Lycopene kìm hãm sự phát triển của một số căn bê ̣nh ung thư như : ung
thư tuyến tiền liê ̣t, ung thư ruột, ung thư trực tràng và nhồi máu cơ tim, …
Trong tự nhiên, hầu hết lycopene tồn tại dưới dạng đồng phân trans. Tuy
nhiên, cả hai đồng phân hóa và quá trình oxy hóa có thể xảy ra khi chế biến
các sản phẩm gấc. Đồng phân cis của lycopene có hoạt tính sinh học cao, có
lẽ vì đồng phân cis hòa tan nhiều trong acid mật. Một số bài báo đã chứng
minh rằng các đồng phân cis - isomer của lycopene có thể được hấp thụ vào
cơ thể dễ dàng hơn và đóng một vai trò quan trọng trong chức năng sinh học
hơn đồng phân trans của lycopene. Lycopene trong huyết tương người là một
hỗn hợp đồng phân với 50% là cis - isomer [9].
Lycopene có tác dụng như một chất chống oxy hóa và bảo vệ chống
thoái hóa bệnh tật. Hơn nữa nó làm giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và ung
thư (chủ yếu là ung thư tuyến tiền liệt). Lycopene cũng có tác dụng kích thích
miễn dịch và tăng cường sức khỏe của da bằng cách bảo vệ khỏi tia cực tím
gây ra thiệt hại. Một số nghiên c ứu đang tìm hiểu nh ững lợi ích tiềm năng
khác của lycopene (các Công ty H.J. Heinz tài trợ nghiên cứu tại Đại học
Toronto và tại Y tế American Foundation). Những nghiên cứu này sẽ tập
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
11
trung vào chất lycopene có vai trò trong việc chống lại các căn b ệnh ung thư
đường tiêu hóa, ung thư vú, tiền liệt tuyến và tiêu hóa.
b. So sánh vớ i các carotenoid khác
Lycopene là carotenoid không có tiền vitamin A giống các carotenoid
khác như α-carotene và β-carotene vì tính chất ưa dầu , không phân cực ,
không tan trong nước và tan trong các dung môi hữa cơ [9].
1.2.4. Khả năng kháng oxy hóa của lycopene
a. Khả năng chống viêm
Tác dụng kháng viêm mạnh của lycopene như là một phần của con
đường hóa học tự nhiên ức chế COX. Trong đó, thông qua hai hình thức của
nó COX-1 và COX-2, chuyển đổi acid arachidonic với prostaglandins viêm,
chẳng hạn như prostaglandin viêm mạnh mẽ E2 (PGE2) (theo một số điều
kiện nó có thể chống viêm). PGE2 là một yếu tố được biết đến trong hầu như
tất cả các bệnh viêm nhiễm, bao gồm cả bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường
loại 2, bệnh viêm khớp, bệnh viêm ruột, bệnh động kinh, và nhiều bệnh khác.
COX-2 là một enzyme cảm ứng trung gian viêm cấp tính và mãn tính. Vì vậy,
sử dụng lycopene hoặc các sản phẩm chứa lycopene để điều chỉnh sản xuất
NO và COX-2 có thể được xem như là một phương pháp trị liệu để điều trị
hoặc phòng ngừa các bệnh viêm mãn tính [10].
b. Khả năng kháng oxy hóa
Một số nghiên cứu dịch tễ học báo cáo rằng, chế độ ăn giàu lycopene có
lợi cho sức khỏe con người. Các hoạt động chống oxy hóa của lycopene có
thể giúp bảo vệ chống lại các bệnh thoái hóa bằng cách trung hòa gốc tự do
trong cơ thể, do đó ngăn ngừa thiệt hại ADN trong các tế bào và cải thiện tế
bào chức năng [24].
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
12
Oxy hóa là phản ứng quan trọng gây hư hỏng thực phẩm bởi vì nó ảnh
hưởng đến màu sắc, mùi vị và sự an toàn thực phẩm do sự hình thành các
aldedyde, ketone, ester và một số sản phẩm khác. Gốc tự do có liên quan trực
tiếp đến phản ứng oxy hóa này. Gốc tự do bị bất hoạt dưới tác dụng của hợp
chất nội bào như vitamin, polyphenol, flavonoid, lycopene và các hợp chất
chống oxy hóa khác.
Lycopene là một trong những chất chống oxy hóa mạnh nhất. Nó có khả
năng quét gốc oxy mứ c đơn gấp hai l ần β-carotene và cao hơn so với α-
tocopherol mười lần. Là một chất chống oxy hóa, nó giam bẫycác oxy ph ản
ứng, tăng khả năng chống oxy hóa tổng thể và giảm thiểu thiệt hại oxy hóa
cho lipid (lipoprotein, lipid màng), protein (enzyme quan trọng) và ADN
(nguyên liệu di truyền), do đó làm giảm các tác nhân oxy hóa . Điều này dẫn
đến giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim mạch. Khi mức độ lycopene trong máu
tăng thì m ức độ lipoprotein, protein và các hợp chất ADN bi ̣oxy hóa gi ảm.
Một nghiên cứu gần đây về lycopene cho th ấy hoạt động chống oxy hóa cải
thiện chất lượng tinh trùng [39].
c. Phòng ngừa và điều trị ung thư
Mức độ lycopene khá cao trong máu và mô mỡ có liên quan đến viê ̣c làm
giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim, bệnh thoái hóa điểm vàng, ...
- Giảm ung thư tuyến tiền liệt
Lycopene có thể tồn ta ̣i ở nhiều nơi trong cơ thể, ngoài các mô như tuyến
thượng thâ ̣n, gan, tuyến tiền liê ̣t , tinh hoàn, ngực, buồng trứ ng. Nhờ vâ ̣y mà
nó có khả năng bảo vệ được nhiều bộ phận khác nhau khỏi sự thoái hóa, trong
đó vai trò ngừ a ung thư tuyến tiền liê ̣t được nghiên cứ u nhiều nhất . Gần đây
một số nghiên cứ u mới còn cho thấy kế t quả khả quan của lycopene đối với
chứ c năng sinh sản. Nghiên cứ u của Filipcikova và cô ̣ng sự năm 2015 [38] đã
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
13
khảo sát 44 người đàn ông của các că ̣p hiếm muô ̣n vô sinh , chỉ sau 3 tháng
điều tri ̣với lycopene, tỉ lệ AA/DHA trong tinh di ̣ch những người đàn ông này
cải thiện đáng kể và do đó làm tăng khả năng mang thai thành công của các
că ̣p hiếm muộn được khảo sát.
Nghiên cứu cho thấy dùng chất lycopene liều cao có thể làm chậm sự
tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt [39]. Lượng ước tính của lycopene từ gấc
khác nhau trong các s ản phẩm được cho là t ỷ lệ nghịch với nguy cơ ung thư
tuyến tiền liệt, một kết quả khác biệt với bất kỳ carotenoid khác. Tiêu thụ các
sản phẩm từ gấc m ỗi tuần giảm rủi ro gần 35%. Các tác dụng bảo vệ là cao
nhất cho ung thư tuyến tiền liê ̣t.
- Ức chế tế bào ung thư
Lycopene có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư dạ dày, đại
tràng, phổi và da. Các gốc tự do trong cơ thể có thể gây tổn hại ADN và
protein trong các tế bào và mô, dẫn đến tình trạng viêm có thể dẫn đến ung
thư. Do đó, các chất chống oxy hóa như lycopene có vai trò lớn trong vi ệc
loại bỏ các gốc tự do có thể làm giảm nguy cơung thư. Nghiên cứu ở ung thư
vú, phổi và ung thư nội mạc tử cung đã cho thấy lycopene có hiệu quả hơn so
với các loại rau chứ a nhiều carotenoid như α-carotene và β-carotene trong
việc trì hoãn sự tiến triển chu kỳ tế bào trong giai đoạn tăng trưởng, do đó ức
chế sự phát triển tiếp theo của các tế bào khối u. Lycopene cũng đóng một vai
trò trong việc điều chỉnh thông bào bằng cách điều tiết con đường bất thường
có thể liên quan với bệnh ung thư [10].
1.2.5. Vai trò của lycopene
Lycopene có vai trò ngăn ngừ a sự phá hủy của các gốc tự do cùng các
phân tử và gen khi chúng tuần hoàn trong máu . Sự phá hủy này có thể làm
cholesterol đang lưu thông có thể bám vào các thành ma ̣ch làm nghẽn ma ̣ch ,
gây nhồi máu cơ tim. Sự phá hủy đó làm biến đổi gen ung thư [14].
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
14
Lycopene đã được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ
ung thư và các bệnh thoái hóa thần kinh, nó cũng có lợi trong việc làm giảm
các triệu chứng đường tiết niệu (BPH tiền liệt lành tính tăng sản, phì đại tuyến
tiền liệt) và nguy cơ tim mạch liên quan bệnh tiểu đường loa ̣i 2. Lycopene
tăng trong cơ thể có thể điều tiết chức năng của gen, cải thiện tiếp xúc gi ữa
các tế bào, điều chỉnh hormone, đáp ứng miễn dịch và điều tiết sự trao đổi
chất, do đó làm giảm nguy cơ bệnh mãn tính [44].
Lycopene có vai trò quan tro ̣ng trong viê ̣c làm giảm bệnh xơ vữa động
mạch và tim . Lycopene hữu ích cho những người có hàm lượng cholesterol
cao, xơ vữa động ma ̣ch hoă ̣c bê ̣nh tim ma ̣ch vành , có thể do đặc tính chống
oxy hóa của nó. Lycopene ngăn chă ̣n quá trình oxy hóa của lipoprotein mật độ
thấp và làm giảm nguy cơ của các động ma ̣ch trở nên dày và bi ̣chă ̣n . Vai trò
của lycopene trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch được công bố rộng rãi
trong bản tổng quan của Rao năm 2007 [8], theo đó một nghiên cứ u trên 717
người đã phát hiê ̣n mối liên hê ̣giữa lycopene trong màng mỡ và nguy cơ bi ̣
nhồi máu cơ tim . Một nghiên cứ u khác của Kristenson và cô ̣ng sự năm 1997
[32] đã so sánh giữa người Thụy Điển và người Lat -vi (Lithuanian) chỉ ra
rằng mứ c lycopene thấp sẽ tăng nguy cơ bi ̣bê ̣nh và tử vong do nhồi máu cơ
tim [23].
Thoái hóa võng mạc (ARMD) là hình thức phổ biến nhất của mù lòa ở
người cao tuổi ở các nước phương tây . Lycopene là vi chất dinh dưỡ ng duy
nhất mà nồng độcó thể tỉ lê ̣nghi ̣ch với nguy cơ ARMD . Lycopene không
những giúp làm giảm tỷ lê ̣mắc bê ̣nh ung thư và bê ̣nh tim ma ̣ch mà còn đóng
vai trò quan trọng trong viê ̣c chăm sóc mắt [25].
Giảm loãng xương . Nhiều dữ liê ̣u di ̣ch tể ho ̣c cho thấy , lycopene ngăn
ngừ a loãng xương ở phụnữ sau mãn kinh. Đây là mô ̣t phát hiê ̣n mới thú vi ̣và
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
15
có thể cân nhắc tăng chế độ ăn uống nghiêm ngặt đối với tất cả mọi người tìm
cách bảo vệ chống lại bệnh [22].
1.2.6. Ứng dụng của lycopene
a. Trong thực phẩm chứ c năng và dược phẩm
Viên nang dầu gấc VINAGA
Màng đỏ bao hạt gấc chứa đựng một lượng dầu gấc đỏ sẩm, chất sánh,
béo, có mùi thơm đặc biệt, 100g dầu gấc này có 150 – 175 mg β-caroten (cao
gấp 15,1 lần cà rốt và gấp 68 lần cà chua…) khoảng 4g lycopene và 12mg α-
tocopherol (vitamin E thiên nhiên), acid palmitic (33,4 %), acid Stearic (7,9
%) , đặc biệt acid Oleic (44 %) và acid Linoleic (4,7 %) hai loại acid béo này
rất cần thiết cho cơ thể.
Công dụng của viên nang:
- Phòng chữa tiểu đường, giúp làm hạ cholesterol trong máu.
- Bệnh nhân ung thư sau điều trị phẫu thuật, tia xạ, hóa chất,
corticoid,… Dùng dầu gấc giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng và ngăn
chặn các nguy cơ gây ung thư…
- Phòng chữa thiếu vitamin, trẻ em suy dinh dưỡng, chữa khô mắt, mờ
mắt, thiếu máu dinh dưỡng… Tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh
nhiễm trùng.
- Giúp cơ thể trẻ em phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Phòng chữa sạm
da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổ sần,… Có tác dụng dưỡng da, bảo vệ
da, giúp da luôn hồng hào, tươi trẻ và mịn màng. Làm mau lành vết
thương, vết bỏng, vết loét. Phòng bệnh lao và các bệnh đường hô hấp,
làm tóc xanh mềm mại.
- Phòng chữa những thương tổn trong cấu trúc ADN với những trường
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
16
hợp bị nhiễm xạ, nhiễm chất độc dioxin do Mỹ rải ở chiến trường hoặc trong
các thức ăn tăng trọng và thuốc trừ sâu chưa phân hủy hết trong rau quả, thịt
cá hoặc các hóa chất sử dụng trong bảo quản nông sản, thực phẩm, …
Hình 1.6. Viên nang dầu gấc Vinanga [ảnh internet]
Viên nang Lyfaten chứ a lycopene
Mỗi viên nang Lyfaten gồm lycopen , β-carotene từ dầu gấc và tá dược
(tinh bột vừ a đủ).
Công dụng của viên nang Lyfaten:
- Giúp chống lão hoá, làm đẹp, bảo vệ da và ngăn rụng tóc.
- Phòng khô mắt, mờ mắt, thiếu máu.
- Hỗ trợha ̣Cholesterol trong máu , giảm nguy cơ mắc các bệnh tim
mạch.
- Giúp trẻ em khoẻ mạnh, mau lớn, ít mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu
chảy, viêm phổi.
b. Các ứng dụng khác
Lycopene được ứng dụng nhiều trong mỹ phẩm những năm qua. Thực
vậy, vì lycopene là một chuỗi mở của carotenoid chưa bão hoà với 11 nối đôi
liên hợp, nó hoạt động như một chất chống lại các tác nhân oxy hoá gồm tia
UV. Lycopene hấp thụ bức xạ có bước sóng dài của ánh sáng khả kiến. Và khi
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
17
phối hợp trong mỹ phẩm dưỡng da, nó có thể làm giảm ảnh hưởng của tia UV
lên da, hoặc có thể bảo vệ khỏi các ảnh hưởng ngắn hạn (cháy nắng) và dài
hạn (ung thư da) của ánh sáng mặt trời [5].
Lycopen được ứ ng dụng trong thực phẩm do hàm lượng lycopene cao .
Thành phần lycopene trong một số loại trái cây được thể hiện trong bảng 1.3.
Bảng 1.3. Thành phần lycopene trong một số loại trái cây (đơn vị mg/kg
tươi)
Trái cây Lycopene β-carotene
Lycopene+
β-carotene
Tổng
Carotenoid
TLTK
Màng gấc
408,0
2073,0
380,0
83,3
769,0
101,0
491,3
2842,0
481,0
497,4
2926,0
481,0
[14]
[15]
[16]
Cà chua
8,8-42,0
49,0-97,7
-
6,0-57,0
-
62,0-108,0
-
66,0-112,0
[11]
[17]
Dưa hấu
23,0-72,0
22,0-61,0
-
1,1-2,5
-
23,1-62,0
-
28,0-69,0
[11]
[18]
Ổi đỏ 54,0 - - - [11]
Nho đỏ 33,6 - - - [11]
Đu đủ 20,0-53,0 - - - [11]
Trong tự nhiên, thông thường lycopene được tìm thấy trong các loại trái
cây và rau củ phổ biến có màu đỏ đến vàng như cà chua, cà rốt, dưa hấu, đu
đủ. Một số loại hạt (saffron), rễ cây (rutabaga, turnip), hoặc cả lá (trà) có thể
có một lượng nhỏ lycopene [32]. Chỉ đặc biệt trong trái gấc, lycopene có nồng
độ cao hơn nhiều so với các loại trái cây khác, và tập trung nhiều ở màng đỏ
bao quanh hạt gấc. Bảng 1.3 ở trên tổng hợp thông số về thành phần
lycopene, β-carotene và tổng carotenoid trong một số loại trái cây phổ biến và
chứa nhiều carotenoid. Phần thịt quả gấc cũng chứa carotenoid nhưng với
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
18
nồng độ thấp hơn. Mặc dù khối lượng màng gấc tươi chỉ chiếm khoảng 24,6
% khối lượng quả gấc [11] nhưng với hàm lượng lycopene gấp từ 50 – 200
lần hàm lượng ở cà chua [8], việc trích ly lycopene từ gấc được quan tâm
nghiên cứu ngày càng nhiều.
Với ưu thế là một nước có khí hậu nhiệt đới ẩm thuận lợi cho các giống
gấc năng suất cao, sản lượng và giá trị gấc ở Việt Nam ngày càng tăng lên
đáng kể. Tuy nhiên vì điều kiện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới vào
sản xuất chế phẩm từ gấc hiện đang còn hạn chế. Trên thị trường chủ yếu chỉ
có một số sản phẩm như màng gấc đông lạnh, bột gấc nhão (đã qua đồng hoá
và thanh trùng), bột gấc khô (chủ yếu công nghệ sấy nhiệt thông thường
khoảng 50°C hoặc sấy lạnh), dầu gấc (ép máy trong công nghiệp hoặc nấu
màng gấc với dầu trong dân gian). Trong bài này chúng tôi trình bày phương
pháp trích ly bột lycopene từ màng gấc có thể ứng dụng để sản xuất trong
công nghiệp nhằm làm phong phú thêm các loại sản phẩm từ gấc và tăng khả
năng kết hợp trong thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hoặc khả năng xuất khẩu
qua các thị trường lớn như Nhật Bản, Úc, Mỹ.
1.3. Các phương pháp trích ly lycopene
Trích ly bột lycopene từ gấc có nhiều phương pháp và nhiều cách khác
nhau, trong đề tài nghiên cứ u này chỉ trình bày hai phương phápchính để trích
ly bột.
1.3.1. Từ màng gấc ta ̣o thành bô ̣t gấc nhão rồi loa ̣i dầu và nướ c cho trở
thành bột ráo để trích ly bột lycopene
Từ bột gấc có nhiều phương pháp để trích ly bột lycopene chẳng ha ̣n như
phương pháp CO2 siêu tới ha ̣n, sử dụng dung môi hữu cơ , xà phòng hóa với
kiềm,…
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
19
a. Trích ly lycopene từ bột gấc bằng phương pháp CO2 siêu tớ i ha ̣n
Dung môi siêu trạng thái CO2 đã được nghiên cứu và khảo sát rộng rãi
trong nhiều ngành công nghiệp. Dung môi siêu trạng thái xuất hiện ở pha có
tính chất kết hợp của chất lỏng và chất khí, cho được tốc độ thâm nhập và khả
năng trích ly cao nhất. Dung môi đạt trạng thái siêu trạng thái khi cặp nhiệt độ
áp suất của dung môi được đưa lên trên cặp nhiệt độ và áp suất tới hạn của
chính dung môi đó.
Đối với mỗi một chất đang ở trạng thái khí, khi bị nén đẳng nhiệt tới một
áp suất đủ cao, chất khí sẽ hóa lỏng và ngược lại. Tuy nhiên, có một giá trị áp
suất mà tại đó, nếu tăng nhiệt độ lên thì chất lỏng cũng không hóa hơi trở lại
mà tồn tại ở một dạng đặc biệt gọi là trạng thái siêu tới hạn. Vật chất ở trạng
thái này có tính trung gian, mang nhiều đặc tính của cả chất khí và chất lỏng.
Chất ở trạng thái siêu tới hạn có tỷ trọng tương đương như tỷ trọng của pha
lỏng. Nhưng sự linh động của các phân tử lại rất lớn, sức căng bề mặt nhỏ, hệ
số khuếch tán cao giống như khi chất ở trạng thái khí [12].
Điểm ba là nơi mà ba trạng thái rắn, lỏng và khí giao nhau. Các đường
cong là nơi hai trạng thái cùng hiện diện. Quan sát dọc theo đường cong khí -
lỏng hướng lên cao gặp một điểm, nơi đó nồng độ của khí và lỏng bằng nhau.
Điểm này được gọi là điểm siêu tới hạn và hợp chất lúc đó gọi là chất lỏng
siêu tới hạn. Tại điểm tới hạn, áp suất và nhiệt độ có các giá trị được gọi lần
lượt là áp suất tới hạn (Pc) và nhiệt độ tới hạn (Tc). Hai giá trị này là đặc trưng
cho từng chất. Bản chất của điểm tới hạn có thể được hiểu là sự thay đổi tính
chất của chất lỏng dọc theo dọc theo đường cong áp suất hơi. Khi tăng nhiệt
độ, khối lượng riêng của pha lỏng giảm, khối lượng riêng pha hơi tăng do áp
suất hơi tăng. Chúng hội tụ tại điểm tới hạn và khi nhiệt độ vượt qua nhiệt độ
tới hạn thì không còn sự phân biệt giữa pha lỏng và pha hơi nữa. Khi nhiệt độ
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
20
và áp suất đều vượt qua giá trị tới hạn thì vật chất lúc này tồn tại ở trạng thái
siêu tới hạn. Giá trị Pc phụ thuộc nhiều vào phân tử lượng của các chất có
phân tử lượng nhỏ như hydrocacbon có số cacbon từ 1 đến 3 thì giá trị Pc của
chúng không cao. Giá trị Tc chỉ tăng ít theo phân tử lượng, nhưng Tc lại phụ
thuộc nhiều vào độ phân cực của chất. Độ phân cực của phân tử càng lớn thì
giá trị Tc cũng càng lớn. Điều này được giải thích là do ở các chất phân cực,
tồn tại một lực cảm ứng giữa các cực của các phân tử, do đó năng lượng để
phá vỡ trật tự giữa các phân tử khi chất ở pha lỏng sẽ lớn hơn nhiều so với các
chất không phân cực [26].
Hình 1.7. Giản đồ pha trạng thái siêu tới hạn của một chất[26]
Hình 1.8. Quy trình trích ly CO2 siêu tới ha ̣n
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
21
Quy trình trích ly lycopene bằng phương pháp dung môi siêu tới ha ̣n
được thể hiê ̣n trong hình 1.8. Trong thiết bị trích ly siêu tới hạn, dung môi từ
bình chứa đi qua nhiều bộ phận khác nhau để đạt đến điều kiện thí nghiệm đã
được ấn định trước nhằm trích ra các thành phần từ nguyên liệu ban đầu.
Trước tiên, CO2 ở trạng thái lỏng từ bình chứa được dẫn qua thiết bị làm lạnh
bằng dung môi ethylene glycol và nước để duy trì trạng thái lỏng trước khi
vào bơm cao áp. Bơm này cũng được làm lạnh đảm bảo nén CO2 đến áp suất
làm việc đã cài đặt. Bên cạnh đó, dung môi hỗ trợ (nếu có) cũng được đưa vào
dòng dung môi chính thông qua bộ trộn nhờ một bơm cao áp khác. Sau đó,
hỗn hợp dung môi được gia nhiệt đến nhiệt độ trích ly đã được cài đặt trước
khi vào bình trích ly chứa nguyên liệu. Bình trích được làm bằng thép không
gỉ và chịu được áp suất cao. Nguyên liệu bên trong được bố trí giữa hai lớp bi
thủy tinh phía dưới đáy và trên đỉnh bình, hai lớp bi này có tác dụng phân tán
dòng dung môi tốt hơn. Áp suất trong bình trích ly được điều khiển bởi bộ
phận giảm áp tự động nhằm giữ áp suất không đổi trong suốt quá trình trích
ly. Sau khi qua bộ phận giảm áp, dung môi CO2ở trạng thái siêu tới hạn
chuyển sang trạng thái khí thoát ra ngoài và chất cần trích ly được thu hồi
trong bình chứ a mẫu.
Ưu điểm:
- Có thể tách dung môi siêu tới hạn ra khỏi dịch trích dễ dàng bằng cách
hạ áp suất. Đối với trường hợp cần sử dụng thêm các dung môi hữu cơ để hỗ
trợ quá trình trích ly đạt hiệu quả cao hơn thì lượng dung môi sử dụng ít hơn
nhiều so với các phương pháp trích ly thông thường. Cho nên cũng không gây
ảnh hưởng nhiều đối với môi trường.
- Chất lỏng siêu tới hạn có khả năng solvat hóa mạnh như chất lỏng và
khả năng khuếch tán tốt như trạng thái của chất khí nên khi thay đổi nhiệt độ
và áp suất làm việc có thể điều chỉnh độ chọn lọc của dung môi. So sánh với
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
22
các phương pháp trích ly thường, trích ly bằng dung môi siêu tới hạn có độ
chọn lọc cao hơn và tối thiểu hóa các bước xử lý về sau của chất trích.
- Hệ thống trích ly hoàn toàn kín nên không có oxy và không bị chiếu
sáng. Do đó, hạn chế được khả năng phân hủy bởi ánh sáng và bị oxy hóa cho
nên bảo vệ được các đặc tính sinh học của hợp chất cần trích. Những yếu tố
này có ý nghĩa quan trọng đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên
đặc biệt là màu và mùi của chúng dễ bị thủy phân khi chưng cất bằng hơi
nước. Bên cạnh đó, các điều kiện này còn có thể ngăn chặn các phản ứng hóa
học xảy ra trong quá trình trích ly do cô lập các tác chất hiện diện trong
nguyên liệu [22].
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư và bảo dưỡng cho thiết bị trích ly sử dụng dung môi siêu
tới hạn lớn do làm việc ở áp suất cao. Điều này quyết định một phần lớn chi
phí trong quá trình trích ly. Nhưng chi phí năng lượng sử dụng trong quá trình
trích ly dùng dung môi siêu tới hạn thấp hơn so với chưng cất lôi cuốn theo
hơi nước hoặc trích ly bằng dung môi thường.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly nên đối với mỗi loại
vật liệu có một điều kiện trích ly tối ưu riêng. Bên cạnh đó, khi trích ly cùng
một loại vật liệu ở các điều kiện nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, tỷ lệ dung môi
hỗ trợ cũng như thời gian trích ly khác nhau sẽ cho thành phần khác nhau
trong dịch trích.
- Việc chuyển đổi quy mô trích ly dùng dung môi siêu tới hạn từ phòng
thí nghiệm thành sản suất công nghiệp gặp nhiều vấn đề khó khăn như điều
kiện trích ly, dung môi hỗ trợ,… [22].
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
23
b. Trích ly bột lycopene từ bột gấc bằng phương pháp ngâm dầm
Phương pháp ngâm dầm được thực hiện ở nhiệt độ phòng bằng cách trộn
hỗn hợp nguyên liệu với dung môi phù hợp theo tỉ lệ nhất định (tỉ lệ nguyên
liệu : dung môi là 1 : 5 hoặc là 1 : 10). Rót dung môi tinh khiết vào bình chứa
nguyên liệu. Giữ yên ở nhiệt độ phòng trong một ngày, để cho dung môi
xuyên thấm vào tế bào thực vật và hòa tan các hợp chất tự nhiên. Quá trình
được lặp lại nhiều lần bằng cách thay dung môi mới vào bình chứa, dịch trích
được cho vào lọ bảo quản riêng. Tiếp tục quá trình trích cho đến khi trích kiệt
mẫu nguyên liệu. Bã sau cùng của quá trình trích ly được lấy ra bằng máy ép
cơ học hoặc máy ly tâm [23].
Có thể tăng hiệu quả quá trình trích ly bằng cách thỉnh thoảng đảo trộn
hoặc khuấy bằng máy khuấy từ. Mỗi lần ngâm chỉ cần 24 giờ là đủ, vì với
một lượng dung môi cố định trong bình, mẫu nguyên liệu chỉ hòa tan vào
dung môi đến đạt mức bão hòa, có ngâm lâu hơn chỉ mất thời gian. Động lực
của quá trình là sự chênh lệch nồng độ của cấu tử cần trích trong nguyên liệu
với môi trường dung môi [23].
Ưu điểm:
- Nguyên liệu tiếp xúc trực tiếp với dung môi nên việc khảo sát ảnh
hưởng của nhiệt độ lên quá trình trích ly được thực hiện dễ dàng hơn.
- Kỹ thuật không đòi hỏi thiết bị phức tạp, dễ sử dụng nên có thể thao
tác với lượng lớn nguyên liệu và có thể áp dụng cho nhiều chất khác nhau.
- Thích hợp cho quá trình trích ly thử nghiệm cũng như trong công
nghiệp.
Nhược điểm:
- Thời gian trích ly dài, có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần.
- Sử dụng nhiều dung môi hơn so với các phương pháp khác.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
24
c. Phương pháp trích ly bằng soxhlet
Hình 1.9. Hệthống Soxhlet [ảnh internet]
1. Bếp đun. 2.Bình cầu. 3. Ống dẫn hơi.
4. Ống hoàn lưu dung môi. 5. Ống sinh hàn
Đối với phương pháp Soxhlet, đây là quá trình liên tục được thực hiện
nhờ một bộ dụng cụ riêng. Mẫu trích ly được gói trong giấy lọc đặt trong ống
trích ly. Dung môi trích ly từ bình cầu được đun sôi theo ống dẫn hơi đi lên,
gặp ống sinh hàn ngưng tụ lại trong ống trích ly. Dung môi hòa tan và trích
các hợp chất trong mẫu, khi đạt một lượng dung môi nhất định sẽ hoàn lưu về
bình cầu. Quá trình tiếp tục diễn ra đến khi kết thúc. Muốn biết quá trình trích
ly đã cạn kiệt chưa, ta tháo phần ống sinh hàn, dùng pipet lấy vài giọt dung
dịch trong bình chứa mẫu, nhỏ lên mặt kính hoặc giấy lọc. Nếu sau khi dung
môi bay hơi hết và không để lại vết gì thì quá trình trích ly đã kết thúc. Nếu
còn thấy vết thì phải để trích ly thêm một thời gian nữa. Phương pháp được
tiến hành trong điều kiện thường nên ngoài yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng đến
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
25
thành phần chất trích thì các yếu tố ảnh hưởng khác như bản chất của chất tan,
bản chất của dung môi, bản chất của mẫu nguyên liệu, kích thước mẫu,… Sẽ
quyết định chất lượng và hiệu quả của quá trình [23].
Ưu điểm:
- Tiết kiệm dung môi,chỉ cần mô ̣t ít dung môi mà trích kiệt được mẫu.
- Không tốn các thao tác lọc và châm dung môi mới như các kỹ thuật
khác.
- Chỉ cần cắm điện mở nước hoàn lưu là máy sẽ thực hiện quá trình trích
ly.
- Trích kiệt được hợp chất mong muốn.
d. Phương pháp trích ly bằng dung môi hữu cơ
Trích ly b ằng dung môi hữu cơ thường được sử dụng trong các ngành
công nghiệp là những hổn hợp dung môi như hexan, ethanol, tetrahydrofuran,
chloroform…
Quy trình trích ly gồm 5 g bột gấc, 120 mg CaCO3 và 35 ml hỗn h ợp
dung môi ethanol/hexan ( 4/3, v/v ) có chứa 0,1% BHT được trộn lẫn với
nhau và đồng hóa trong thời gian 5 phút với tốc độ 5000 vòng/phút. Hỗn hợp
dung dịch được tiến hành lọc chân không qua phễu th ủy tinh số 4,35 ml hỗn
hợp dung môi ethanol/hexan ( 4/3, v/v ) có chứa 0,1% BHT lại được thêm vào
phễu, sau đó toàn bộ dung dịch sau khi lọc được chuyển vào phễu phân tách
pha dưới chứa ethanol/nước và pha trên có màu vàng sáng chứa carotenoid và
hexan. Pha dưới được loại bỏ 2 lần 50 ml Nacl 10% và 3 lần nước cất được
liên tục dùng để rửa giải toàn bộ trong quá trình lọc. Pha trên cuối cùng được
thu hồi và Na2SO4 được cho vào để loại bỏ phần nước dư. Hỗn hợp trên tiếp
tục được đưa vào máy bốc hơi chân không và 500 µl Methyl-tert-butyl-ether
(MTBE)/ methanol ( 80/20 ) + 500 µl CH2Cl2 được dùng để hòa tan chất khô
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
26
sau quá trình bốc hơi. Dịch thu được chứa trong lọ màu nâu, lưu ở nhiệt độ -
200
C và phân tách trong vòng 48 giờ [23].
Trích ly bằng dung môi hữu cơ cho năng suất trích ly cao, đơn giản, chi
phí thấp, nhưng việc làm bay hơi dung môi gây nên sự thất thoát hàm lượng
carotenoid cũng như sự thay đổi tỉ lệ đồng phân hóa học tran, cisảnh hưởng
đến hàm lượng và tính chất dinh dưỡng của carotenoid và đặc biệt là dư lượng
dung môi hữu cơ còn sót lại trong mẩu được trích ly sau trích ly gây ảnh
hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
e. Phương pháp trích ly xà phòng hóa bột gấc bằng kiềm
Bột gấc của công ty Gac Viet được bảo quản kỹ ở ngăn mát tủ lạnh dưới
5°C, mỗi lần sử dụng lấy nhanh và đậy kín và dùng hết trong vòng 1 tháng
sau khi mở nắp. Lycopene và β-carotene là các chuỗi hydrocacbon chưa no,
có nhiều liên kết đôi nên rất dễ bị oxy hoá dưới các tác nhân nhiệt, các chất có
khả năng oxy hoá cao và ánh sáng nên quá trình thí nghiệm cần phải thực hiện
nhanh. Quy trình trích ly bô ̣t lycopene từ bột gấc được thể hiê ̣n trong hình 3.8
ở phụ lục.
Cân 50 g bột gấc vào mô ̣t beaker 500 ml, beaker được đă ̣t vào máy
khuấy từ sau khi thêm 2,5 g KOH 2M và khuấy với tốc độ 400 vòng/phút ở
50 0
C trong 60 phút. Sau 60 phút, tạo thành hỗn hợp đồng nhất bắt đầu lọc lấy
chất rắn và rử a chất rắn cho đến khi pH = 7 bằng hỗn hợp dung di ̣ch Ethanol:
NaCl (tỉ lệ 7:3). Chất rắn thu được được ngâm trong dung môi diethyl ether
để trích ly lycopene ra khỏi chất rắn. Sau đó đem lọc lấy di ̣ch lọc và tiến hành
trích ly bằng thiết bị cô quay khép kín để cho bay dung môi để ngưng tụ lại
làm hòa tan lycopene trong mẫu rắn. Sau khi thu được bột lycopene thì ta thổi
nitơ và để làm khô bô ̣t lycopene và tiến hành đo UV -Vis trong dung môi n-
hexane.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
27
1.3.2. Từ màng gấc tiến hành sấy khô và ép dầu ta ̣o dầu để trích ly
lycopene
Trong trái gấc trung bình, lớp thịt màu vàng dưới vỏ chiếm 53 %, tiếp
theo là hạt màu đen, màng đỏ bao quanh hạt và vỏ mỏng chiếm lần lượt 17 %,
16 % và 14 %. Thành phần chính của màng đỏ gồm khoảng 85,57 % nước,
6,92 % chất béo, 3,93 % carbohydrate, 1,95 % protein, 0,83 % sợi và 0,80 %
tro [24]. Để trích ly lycopene từ gấc, chúng ta cần loại bỏ nước bằng cách các
cách sấy khác nhau như dung khí, dùng vi sóng, hồng ngoại. Sau đó dầu gấc
được ép từ bột gấc khô. Lycopene và carotenoid khác là các chất rắn tan trong
chất hữu cơ không phân cực mà không tan trong pha nước nên được tách khỏi
dầu bằng cách xà phòng hoá với ethanol và KOH.
Một cách tổng quát, ngoài trích ly dầu gấc bằng dung môi hữu cơ hoặc
CO2 siêu tới hạn, hai phương pháp sản xuất dầu thường được sử dụng trong
công nghiệp là ép áp lực nước hoặc ép đùn với hiệu suất trung bình khoảng 70
%. Phương pháp ép cho hiệu suất cũng như giá thành hợp lý, không để lại tồn
dư hoá chất so với phương pháp trích ly bằng dung môi, hoặc không phải đầu
tư máy móc kỹ thuật hiện đại và đắt tiền như phương pháp CO2 siêu tới hạn.
Các carotenoid cùng với dầu trong màng hạt gấc bị bao bởi các mô và chất xơ
có thể được tách ra dưới áp lực lớn của máy ép. Để cải thiện hiệu suất ép dầu,
màng lụa bao hạt gấc có thể được xử lý trước để các mô tế bào bị vỡ bung ra
nhiều hơn và dễ giải phóng dầu, các carotenoid hơn.
Nhóm tác giả Kha và cộng sự năm 2013 [41] sử dụng phương pháp sấy
khô bằng vi sóng ở công suất 630 W trong 65 phút sau đó hấp trong hơi nước
20 phút để độ ẩm đạt 8 - 11 % thì hiệu suất ép dầu có thể tăng lên đến 93 %.
Bảng 1.4 tổng kết một số kết quả về hiệu suất trích ly và thành phần
lycopene, β-carotene thu được trong dầu gấc. Rõ ràng phương pháp trên đã
làm tăng 1,73 lần lycopene và 2,55 lần β-carotene. Ngoài ra, nhóm tác giả
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
28
Mai và cộng sự năm 2013 [20] thử nghiệm sử dụng lần lượt và hỗn hợp 4 loại
enzyme gồm postease, cellulose, pectinase, α-amylase, cho thấy nếu trộn vào
màng gấc thêm 14,6 % enzyme tổng hợp từ cả 4 loại trên với tỉ lệ như nhau
và ủ trong 127 phút ở 58 °C, với tốc độ trộn 162 vòng/phút, thì hiệu suất thu
hồi dầu có thể đạt 79,5 %, hàm lượng carotenoid tổng là 5,3 mg/g.
Bảng 1.4. Hiệu suất (%), thành phần (mg/100mL) của lycopene và β-
carotenetrong trích ly dầu gấc
Mẫu dầu Hiê ̣u suất Lycopene β-carotene TLTK
Sấy vi sóng và hấp hơi 93 ± 1 414 ± 25 140 ± 7 [25]
Enzyme 79,5 530 [26]
Sấy khí 68 ± 3 240 ± 29 55 ± 7 [25]
Sấy lò 60 °C - 302 271 [38]
Hiện nay ở Việt Nam quy trình sản xuất dầu gấc trong công nghiệp ở một
số công ty thường gồm các giai đoạn chọn lọc quả gấc đạt tiêu chuẩn về độ
chín, kích thước, độ an toàn thực phẩm, giai đoạn rửa trái gấc bằng nước Clo
đạt chuẩn, sau đó cắt quả và lấy màng đỏ hạt gấc thủ công. Màng đỏ có thể
được đồng hoá và tiệt trùng ở nhiệt độ 80-90 °C rồi làm lạnh đột ngột về nhiệt
độ môi trường để không làm mất chất lượng carotenoid, sau đó ép để thu dầu.
Dầu thô được trộn với nước ấm rồi tách nước khoảng 2 đến 3 lần đến khi thu
được dầu sạch. Dầu được bảo quản trong túi bạc, hút chân không và thổi nitơ
vào để tránh ánh sáng và không khí.
Qua phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp trích ly , trong đồ án
này, chúng tôi tiến hành trích ly bột lycopene từ dầu gấc bằng phương pháp xà
phòng hóa với kiềm.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
29
Chương 2
THỰC NGHIỆM
2.1. Hóa chất, dụng vụ và thiết bị nghiên cứu
2.1.1. Hóa chất
Hóa chất sử dụng cho nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.1. Các
chất này được sử dụng làm thực nghiệm mà không qua giai đoạn tinh chế
thêm.
Bảng 2.1. Hóa chất
Hóa chất
Số
lượng/1
TN
Đơn vi ̣ Số TN Tổng số lượng Nhà cung cấp
Dầu gấc 20 G 25 500 Gac Viet
PG 12 ml 25 300
Ethanol 80 ml 25 2000
KOH 8 ml 25 200 Merck
NaCl 9‰ 80 ml 25 2000
Tween 80 1 ml 25 25
Dầu gấc của công ty Gac Viet được bảo quản kỹ ở ngăn mát tủ lạnh dưới
5 °C, mỗi lần sử dụng lấy nhanh và đậy kín và dùng hết trong vòng 1 tháng
sau khi mở nắp. Lycopene và β-carotene là các chuỗi hydrocacbon chưa no,
có nhiều liên kết đôi nên rất dễ bị oxy hoá dưới các tác nhân nhiệt, các chất có
khả năng oxy hoá cao và ánh sáng.
Các hoá chất dùng cho quá trình xà phòng hoá gồm KOH của Merck,
propylene glycol của Scharlau, ethanol thực phẩm 95 %, nước đã loại ion (DI)
được sản xuất tại Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai thuộc khu Công nghệ
cao Thành phố Hồ Chí Minh, và khí nitơ (công ty TNHH Air Liquide Việt
Nam) đạt tiêu chuẩn phòng sạch, muối ăn được hoà tan trong nước DI rồi lọc.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
30
Quá trình lọc rửa tinh thể carotenoid sử dụng màng lọc Whatman Nylon 0,2
μm, đường kính 47 mm.
2.1.2. Dụng cụ và thiết bị nghiên cứ u
Dụng cụ và thiết bị sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:
- Máy khuấy từ IKA RW 20 Digital với cánh khuấy dài 35 cm nhựa
Teflon để chống bị ăn mòn bởi KOH.
- Cánh khuấy.
- Máy hút chân không.
- Bình thổi khí nitơ lỏng để làm khô mẫu.
- Máy đo UV-Vis, Visco Spectrophotometer V670.
- Bể điều nhiê ̣t.
- Bếp gia nhiê ̣t.
- Cân phân tích.
- Giá đỡ.
- beaker 250 ml.
- Pipet 5, 10 ml.
- Erlen 250 ml.
- Bộlọc thủy tinh, phễu lọc.
- Giấy lọc 0,2 µm.
- Nhiê ̣t kế thủy ngân , hệ được ổn nhiệt cách thuỷ thông thường sử dụng
nhiệt kế thuỷ ngân chính xác 1 °C.
- Ống nhỏ giọt.
- Bóp cao su.
- Giấy quỳ tím.
- Các chai nâu nhỏ tối màu để đựng mẫu và chai sáng màu để đo UV -
Vis.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
31
2.2. Thực nghiê ̣m
Quy trình trích ly lycopene từ dầu gấc bằng phương pháp xà phòng hóa
được thể hiê ̣n trong hình 3.9 trong phụlục và được mô tả như sau.
20 g dầu gấc được rót vào một beaker phù hợp khoảng 250 ml, bên ngoài
beaker được bao giấy nhôm cẩn thận để có thể truyền nhiệt được nhưng hạn
chế tối đa ánh sáng lọt vào (Hình 3.3). Beaker được đặt trong bể chưng cách
thủy ở nhiệt độ 50°C sau đó thêm 12 g PG và khuấy đều với tốc độ 400
vòng/phút trong 60 phút.
Quá trình xà phòng hoá được tiến hành chậm ở nhiệt độ 55 °C bằng cách
thêm từ từ 8 mL dung dịch KOH 12 M trong 30 phút trong khi vẫn tiếp tục
khuấy với tốc độ như trên trong vòng 90 phút. Ở giai đoạn này có thể xà
phòng được tạo ra làm độ nhớt tăng nhiều, do đó thỉnh thoảng cần lưu ý để
hỗn hợp luôn được khuấy đều.
Hình 2.1. Quá trình khuấy từ xà phòng hóa dầu gấc[ảnh chụp]
Để giảm độ nhớt của hỗn hợp trước khi lọc, 120 ml ethanol được thêm
vào và khuấy đều trong vòng 15 phút cho đến khi hỗn hợp trong suốt. Beaker
được lấy ra và bao kín bằng bao phim và giấy nhôm rồi để trong ngăn mát tủ
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
32
lạnh ở nhiệt độ 5-10°C trong 2-3 giờ để các chất rắn lycopene và β-carotene
có thể lắng dần xuống đáy. Lúc này màu của dung dịch ở trên ít đỏ hơn, và ở
gần đáy có thể quan sát thấy một lớp chất rắn lắng đọng màu đỏ hồng.
Khuấy thật nhẹ hỗn hợp rồi lọc toàn bộ bằng màng lọc 0,2 μm, có hỗ
trợhút chân không. Chất rắn còn lại trên màng được rửa với hỗn hợp dung
dịch ethanol:NaCl 0,9 % với tỉ lệ 1V:1V cho đến khi độ PH = 7 và nước rửa
không còn bọt, không có màu.
Hình 2.2. Quá trình lọc lycopene [ảnh chụp]
Chất rắn carotenoid và giấy lọc được bảo quản bằng cách đặt trong chai
nâu và sấy khô bằng dòng khí nitơ. Xác định khối lượng của tổng chất rắn
thuđược (cân khối lượng giấy lọc trước và sau khi có thêm carotenoid) rồi đo
phổ để xác định nồng độ lycopene và β-carotene.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
33
Hình 2.3. Hòa tan lycopen vào dung môi n-hexan đo UV-Vis [ảnh chụp]
2.2.1. Nghiên cứ u ảnh hưở ng của nồng đô ̣KOH đến hiê ̣u suất trích ly
lycopene
Mục đích : Khảo sát ảnh hưởng của nồng độKOH đến hiê ̣u suất trích ly
để tìm ra nồng đô ̣KOH tối ưu tại đó hiệu suất trích ly là cao nhất.
Kế hoạch thí nghiệm: Phản ứng được thực hiện bằng phương pháp khuấy
từ gia nhiệt trong điều kiện cố định nhiê ̣t độphản ứ ng , thời gian xà phòng
hóa, tốc độkhuấy, và lượng dung môi PG. Cơ sở dữ kiê ̣n để cố đi ̣nh các yếu
tố dựa vào những khảo sát của các chuyên gia , chúng tôi chỉ khảo sát các
thông số quanh đó và kiểm tra la ̣i [21]. Khảo sát phản ứng lần lượt ở các nồng
độ 8M, 10M, 12M, 14M, 16M và 18M.
Tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hàn h như trong quy trình
hình 3.9 trong phụlục và mô tả quy trình.
2.2.2. Nghiên cứ u ảnh hưở ng của tốc đô ̣khuấy đến hiệu suất trích ly
lycopene
Mục đích : Khảo sát ảnh hưởng của tốc đô ̣khuấy đến hiệu suất trích ly
để tìm ra tốc đô ̣khuấy tối ưu tại đó hiệu suất trích ly là cao nhất.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
34
Kế hoạch thí nghiệm: Phản ứng được thực hiện bằng phương pháp khuấy
từ gia nhiệt trong điều kiện cố định nhiê ̣t độphản ứ ng , thời gian xà phòng
hóa, nồng độKOH, và lượng dung môi PG. Khảo sát phản ứng lần lượt ở các
thể tích KOH sử dụng 4 ml, 6 ml, 8 ml, 10 ml,12 ml và 14 ml.
Tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hàn h như trong quy trình
hình 3.9 trong phụlục và mô tả quy trình.
2.2.3. Nghiên cứ u ảnh hưở ng của thời gian xà phòng hóa đến hiê ̣u suất
trích ly lycopene
Mục đích : Khảo sát ảnh hưởng của thời gian xà phòng hóa đến hiê ̣u suất
trích ly để tìm ra thời gian tối ưu tại đó hiệu suất trích ly là cao nhất.
Kế hoạch thí nghiệm: Phản ứng được thực hiện bằng phương pháp khuấy
từ gia nhiệt trong điều kiện cố định nhiê ̣t độphản ứng, nồng độKOH, tốc độ
khuấy, và lượng dung môi PG. Khảo sát phản ứng lần lượt ở các thời gian 30,
phút, 60 phút, 90 phút, 120 phút, 150 phút và 180 phút.
Tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hàn h như trong quy trì nh
hình 3.9 trong phụlục và mô tả quy trình.
2.2.4. Nghiên cứ u ảnh hưở ng của nhiệt độ phản ứng đến hiệu suất trích ly
lycopene
Mục đích : Khảo sát ảnh hưởng của nhiê ̣t đô ̣phản ứ ng đến hiê ̣u suất trích
ly để tìm ra nhiê ̣t đô ̣tối ưu tại đó hiệu suất trích ly là cao nhất.
Kế hoạch thí nghiệm: Phản ứng được thực hiện bằng phương pháp khuấy
từ gia nhiệt trong điều kiện cố định thời gian xà phòng hóa, nồng độKOH ,
tốc độkhuấy, và lượng dung môi PG. Khảo sát phản ứng lần lượt ở các nhiê ̣t
đô ̣40 0
C, 50 0
C, 60 0
C, 70 0
C và 80 0
C.
Tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành như trong quy trình
hình 3.9 trong phụlục và mô tả quy trình.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
35
2.2.5. Nghiên cứ u ảnh hưở ng của lượng dung môi PG đến hiệu suất trích
ly lycopene
Mục đích : Khảo sát ảnh hưởng của lượng dung môi PG đến hiê ̣u suất
trích ly để tìm ra lượng dung môi PG tối ưu tại đó hiệu suất trích ly là cao
nhất.
Kế hoạch thí nghiệm: Phản ứng được thực hiện bằng phương pháp khuấy
từ gia nhiệt trong điều kiện cố định thời gian xà phòng hóa, nồng độKOH ,
tốc độkhuấy, và nhiệt độ phản ứng. Khảo sát phản ứng lần lượt ở các thể tích
dung môi 0 ml, 6 ml, 12 ml, 18 ml và 24 ml.
Tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hàn h như trong quy trình
hình 3.9 trong phụlục và mô tả quy trình.
2.3. Phương pháp phân tích sản phẩm
Phương pháp xác định nồng độ với UV-Vis
Mục đích: Phương pháp này nhằm xác đi ̣nh nồng đô ̣của lycopene sau
khi trích ly.
Nguyên tắc:Khi chiếu một chùm bứ c xa ̣đơn sắc có bước sóng từ 300 –
800 nm và cường đô ̣I đi qua cuvet có đựng mẫu lycopene sẽ xảy ra hiê ̣n
tượng hấp thụphân tử . Kết quả được thể hiê ̣n bằng phổ đồ biểu diễn sự tương
quan giữa cường đô ̣hấp thu theo bước sóng.
Thực nghiệm:Phổ UV-Vis của lycopene được đo ta ̣i Trung tâm Nghiên
cứu và Triển khai thuộc khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh bằng
thiết bi ̣máy đo UV-Vis Visco Spectrophotometer V670.
Các carotenoid được hoà tan trong n-hexane và xác định thành phần dựa
trên phương pháp của tính phổ hấp thụ đồng thời của Zechmeister [30], [31].
Phổ hấp thụ vùng khả kiến của hai thành phần carotenoid chính trong màng
gấc là lycopene và β-carotene chồng lên nhau một phần nhưng thứ tự vị trí
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
36
các đỉnh theo bước sóng có khác nhau. Vì tính cộng được của độ hấp thụ các
chất khác nhau tại mỗi bước sóng, trong trường hợp này chúng ta thiết lập hệ
phương trình liên hệ các độ hấp thụ ở hai bước sóng khác nhau để suy ra nồng
độ của từng chất một cách đồng thời.
Lycopene trong n-hexane có các đỉnh hấp thụ lần lượt tại 503 nm, 472
nm, và 445 nm. Còn β-carotene có hai đỉnh ở 478 nm và 452 nm. Vị trí các
đỉnh phổ trong ether dầu hỏa , diethyl ether, methanol, ethanol và acetonitrile
gần như trùng với các giá trị trên, trong khi đó các đỉnh dịch về phía bước
sóng dài khoảng 2–6 nm trong acetone, từ 10-20 nm trong chloroform và
dichloromethane, 18 – 24 nm trong toluene [31].
Nếu sử dụng đơn vị tính nồng độ là mg/l và kết hợp với giá trị các hệ số
hấp thụ (đơn vịl/mg) của các chất ở các bước sóng 503 nm của lycopene và
450 nm của β-carotene, hệ phương trình độ hấp thụ tại hai bước sóng này là:
𝐴503 = 0,320𝐶𝐿𝑦𝑐 + 0,043𝐶𝑏−𝑐𝑎𝑟 , (1)
𝐴450 = 0,216𝐶𝐿𝑦𝑐 + 0,258𝐶𝑏−𝑐𝑎𝑟 . (2)
Hình 2.4 thể hiện phổ hấp thụ của lycopene và β-carotene chuẩn với
nồng độ 1,0 mg/l trong acetonitrile [18]. Tại bước sóng 450 nm, đỉnh của hai
phổ có độ cao tương đương nhau, trong khi đó, tại bước sóng 503 nm, phổ β-
carotene rất bé. Điều này phù hợp với giá trị hệ số hấp thụ trong hệ phương
trình trên. Từ hệ phương trình này, giá trị nồng độ của lycopene và β-carotene
có thể suy ra đồng thời [43]
𝐶𝐿𝑦𝑐 = 3.521𝐴503 − 0.587𝐴450, (3)
𝐶𝑏−𝑐𝑎𝑟 = 4.367𝐴450 − 2.947𝐴503. (4)
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
37
Hình 2.4. Phổ hấp thụ khả kiến trong acetonitrile của lycopene (liền nét),
β-carotene (liền mảnh)
Có nhiều phương pháp xác định thành phần của các carotenoid trong đó
hai phương pháp phổ biến nhất là phổ tử ngoại khả kiến UV-Vis và phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC. Phương pháp HPLC vừa có thể phân
tách các carotenoid vừa có thể xác định được thành phần một cách chính
xác.Tuy nhiên cũng chính vì thế nó khá đắt, cần các kỹ thuật phức tạp, tốn
kém thời gian và dùng nhiều hoá chất khá độc hại. Với chi phí thông thường
và quy trình xác định đơn giản hơn nhiều, phương pháp UV-Vis đã được sử
dụng rộng rãi trong các nghiên cứu cho phép thu thập các thông số nhanh và
khá chính xác. Thật vậy, Fish 2012 [43] trong khảo sát các phương pháp khác
nhau để xác định thành phần carotenoid đã chứng minh sự chênh lệch giữa
hai phương pháp nêu trên đối với lycopene là 7,8 % và đối với β-carotene là
5,0 %.
Trong đồ án này, tôi giới hạn xác định thành phần hai carotenoid chủyếu
của sản phẩm dựa trên phổ UV-Vis và suy ra từ hai phương trình (3) và (4).
Kết quả cũng được dùng để đánh giá hiệu suất của quá trình trích ly.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
38
2.4. Những lưu ý khi tiến hành thí nghiê ̣m
Lycopene dễ bi ̣nhiê ̣t phân hủy khi nhiê ̣t độlớn hơn 600
C. Vì vậy, cần
quan sát và điều chỉnh nhiê ̣t độtrong quá trình xà phòng hóa . Ethanol sẽ hòa
tan một phần lycopene khi ở nhiê ̣t đô ̣cao , nên tránh đun ethanol và lycopene
trên bếp nhiê ̣t.
Lycopene sẽ bi ̣oxy hóa ngoài không k hí khi tiếp xúc trực tiếp với ánh
sáng, trong suốt quá trình làm thí nghiê ̣m nên tránh ánh sáng bằng cách dùng
giấy nhôm bao beaker chứ a mẫu khi xà phòng hóa và bỏ bột carotenoid vào
chai nâu kín sau khi xà phòng hóa trước khi tiến hành đo UV-Vis.
Để làm khô bột carotenoid bằng khí nitơ , khi thổi khí vào chai chứ a bô ̣t
carotenoid không được để ống thổi quá sâu sẽ làm bay mất bột carotenoid.
Quá trình thí nghiệm cần phải thực hiện nhanh, không để dầu gấc, các
sản phẩm trung gian và bột lycopene (carotenoid) bị quá nhiệt, phơi sáng,
phơi khí hoặc nhiễm khuẩn.
Khi tiến hành đo UV-Vis, để đo chính xác thì cần phải đo nhanh vì dung
môi hexane bay hơi rất cao . Khi đo base chuẩn cần đo cả 2 cuves chứ a dung
môi hexane khi phổ đồ ra mô ̣t đường thẳng song song với trục hoành là chính
xác. Lưu ý, dung môi hexane rất đô ̣c nên cần thu hồi mẫu thải để xử lý sau ,
không đổ bừ a bãi.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
39
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả trích ly lycopene từ dầu gấc bằng phương pháp xà phòng
hóa
Hình lần lượt mô tả quá trình và kết quả chủ yếu của thí nghiệm. Ở hình
3.1, sau khi thiết lập thí nghiệm, phía trên beaker cũng được che ánh sáng
bằng giấy nhôm chỉ để khoảng trống vừa đủ cho cánh khuấy và nhiệt kế.
Trong hình 3.1. b, hỗn hợp sản phẩm của quá trình xà phòng hoá trở nên cô
đặc có độ nhớt cao. Hình 4.1.c cho thấy các carotenoid lắng đọng dần ở đáy
trong dung dịch sản phẩm sau khi rửa với ethanol ở nhiệt độ thấp. Bột
carotenoid thu được có màu đỏ khá đậm, tan trong n-hexane nhưng không tan
trong nước (hình 2.5.d).
Quá trình tách bột carotenoid trong chất béo thường được tiến hành bằng
phương pháp thủy phân. Vương và cộng sự năm 2006 [29] sử dụng quy trình
điều chỉnh từ đề xuất của Khachik 1992 [17] trong đó carotenoid trích ly từ
các nguồn thực phẩm sấy lạnh sử dụng tetrahydrofurane (THF), sau đó được
thuỷ phân với KOH 10 % trong methanol 75 % trong 150 phút rồi được rửa
bằng dung dịch NaCl 13 g/L và lặp lại trích ly 3 lần với hexane. Pha hexane
sau đó được tách khỏi pha nước rồi sấy khô bằng nitơ. Carotenoid thu được từ
phương pháp này cũng như rất nhiều phương pháp tương tự khác có độ tinh
khiết cao, có thể loại bỏ được các tạp chất rắn nhưng lại sử dụng nhiều dung
môi hữu cơ nên có thể tồn tại vết trong sản phẩm. Do đó quy trình này phù
hợp cho các phân tích chính xác như HPLC. Nếu ứng dụng trong thực phẩm
hoặc mỹ phẩm thì cần phải khảo sát và hạn chế tồn dư dung môi ở giới hạn an
toàn.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
40
a. Dầu gấc ban đầu b. Hỗn hợp sau xà phòng hóa
c. Carotenoid lắng đọng d. Bột carotenoid trong
sau xà phòng hóa hexane và nướ c
Hình 3.1. Quá trình tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa dầu gấc
Ausich và Sanders [37] đã tổng quát được một quy trình đơn giản an toàn
để cô lập và lọc tinh thể lycopene cũng như carotenoid từ các oleoresin (gồm
nhựa, sáp ong, chất béo và dầu). Ban đầu oleoresin được trộn đều với một hỗn
hợp gồm PG, nước và alkali (thường là KOH), để tạo nên phản ứng xà phòng
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
41
hoá ở nhiệt độ 50-80 °C trong 30 phút. Hỗn hợp sản phẩm sau đó pha loãng
với nước để giảm độ nhớt rồi lọc và rửa với nước ấm để làm sạch lycopene.
Ưu điểm của quá trình trên là tính đơn giản, kinh tế và an toàn vì chỉ sử
dụng thêm PG, có thể tiến hành ở quy mô công nghiệp. Mặt khác, lycopene có
thể đủ tinh khiết, sử dụng được ngay trong thực phẩm. Tuy nhiên khi thực
hiện rửa và lọc bằng nước như đề nghị, hỗn hợp tuy đã bớt cô đặc nhưng rất
nhớt vì có mặt xà phòng và KOH dư, nên lọc khá lâu với giấy lọc 0,2 μm
(giấy lọc lớn hơn không phù hợp vì các hạt lycopene khá bé, sẽ lọt qua hết).
Ngoài ra, nếu sử dụng bơm chân không hỗ trợ thì nhiệt độ ở phễu lọc và bề
mặt giấy lọc giảm nhanh, tạo thành lớp sáp xà phòng ngăn cản quá trình lọc
dù có thêm nhiều nước ấm. Nếu sử dụng nước nóng thì làm giảm chất lượng
lycopene.
So với phương pháp trích ly từ bột gấc thì trích ly từ dầu gấc không dùng
các dung môi độc hại , do đầu vào là dầu ép từ màng gấc , quá trình ép dầu
cũng không sử dụng hóa chất độc hại gì để ép dầu và nguyên liệu thì sẵn có .
Trong dầu có c hứ a những acid béo no và không no , acid béo không no nhiều
hơn làm cho những chất trong dung di ̣ch chứ a xà phòng thu được sau khi xà
phòng hóa có thể được trung hòa để thu hồi xà phòng ứng dụng trong mỹ
phẩm.
Gần đây nhất có nhóm tác giả Mai [21] cũng dựa trên phương pháp này
để tách lycopene, trong đó hỗn hợp sản phẩm được rửa với dung dịch NaCl,
rồi lần lượt với ethanol, sau đó là hỗn hợp NaCl:ethanol,và trung hoà bằng
axit HCl. Tuy nhiên khi thêm nước và trung hoà bằng axit thì dung dịch cũng
bị nhờn như phương pháp trên nên khó lọc. Ngoài ra, Tween 80 được sử dụng
với mục đích làm tăng hiệu suất lại có thể tạo ra nhũ tương trong hệ xà phòng-
nước và do đó khó tách pha lycopene rắn.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
42
Trong quy trình chúng tôi khảo sát, nồng độ KOH được điều chỉnh để hệ
không quá nhớt, tốc độ quay của cánh khuấy phù hợp với khả năng của máy
và độ nhớt của hệ. Mặc dù vậy, hệ quá lỏng có thể làm giảm tiếp xúc giữa
KOH với dầu, và tăng khả năng tạo nhũ tương. KOH thêm vào dần dần để xà
phòng hoá hết dầu gấc. Nhiệt độ và thời gian phù hợp để xà phòng hoá hoàn
toàn. Nhiệt độ thấp làm chậm quá trình xà phòng hoá nhưng nếu quá cao sẽ
làm giảm lượng lycopene.
Ethanol có khả năng làm giảm khả năng tạo nhũ tương trong hệ xà
phòng.Và vì lycopene gần như không tan trong ethanol ở nhiệt độ thấp, chúng
ta có thể dùng ethanol để rửa hỗn hợp sản phẩm và làm lắng lycopene. Lượng
ethanol đủ để giảm độ nhớt đến mức thuận lợi cho quá trình nhưng cũng
không quá nhiều sẽ tốn thời gian lọc. Dung dịch NaCl thêm vào để rửa các tạp
chất rắn còn lại trên màng lọc.
Bảng 3.1. Tỉ lệ phần trăm (%) các loại axit trong màng gấc
Axit Nhóm Tỉ lệ Axit Nhóm Tỉ lệ
Oleic C18:1 59,50 Myristic C14:0 0,22
Palmitic C16:0 17,31 Palmitoleic C16:1 0,18
Linoleic C18:2 13,98 Eicosa-11-enoic C20:1 0,17
Stearic C18:0 7,45 Margaric C17:0 0,14
α-linoleic C18:3 0,52 Erucic C22:1 0,10
Arachidic C20:0 0,32 Lauric C12:0 0,04
Các axit béo không bão hoà là thành phần chính của axit béo trong màng
gấc.Bên cạnh đó cũng có các axit bão hoà như axit palmitic, axit mysistic và
axit lauric (Bảng 3.1) [36]. Quá trình xà phòng hoá được điều chỉnh từ quy
trình của Ausich và Sanders năm 1999 [37] và của Mai cùng cộng sự năm
2016 [33], gồm giai đoạn khuấy đều dầu gấc trong propylene glycol (PG) ở
50°C để thuỷ phân một phần các chất béo. Hỗn hợp sau đó tác dụng từ từ với
KOH để quá trình xà phòng hoá xảy ra hoàn toàn ở 55 °C. Sản phẩm được
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
43
khuấy đều với ethanol để dung dịch bớt độ nhớt và trở nên trong suốt, sau đó
giữ ở nhiệt độ dưới 10°C trong khoảng 2-5 giờ để lycopene và các carotenoid
rắn kết tụ dần rồi lắng xuống đáy. Sau giai đoạn lọc và rửa với ethanol và
dung dịch NaCl 0,9 %, chất rắn sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp trong
chai nâu có thổi khí nitơ.
Hiệu suất của quy trình suy ra từ nồng độ và khối lượng các chất trong
sản phẩm so với khối lượng tương đương có trong 20 g dầu. Hiệu suất trích ly
lycopene thường thấp hơn do hoạt tính oxy hoá cao của nó so với carotenoid
(Bảng 3.2).
Bảng 3.2. Hiệu suất của quy trình trích ly tối ưu
Thành phần
Khối lượng
ban đầu
Khối lượng trong sản
phẩm
Hiệu suất
Lycopene 0,0394 0,0242 61,42
β-carotene 0,1201 0,0796 66,27
Tổng cộng 0,1595 0,1038 65,07
Đơn vị đo khối lượng g, hiệu suất %. Kết quả lấy trung bình 3 lần thí
nghiệm.
Tổng lượng chất rắn thu được 0,1166 g. Hiệu suất trích ly chất rắn là
73,11%. Độ tinh khiết đạt 89,02 %, được tính bằng tỉ lệ carotenoid tổng cộng
trong chất rắn lọc được. Hiệu suất chung của quá trình là 65,07 %. Tỷ lệ
lycopene và β-carotene chỉ thay đổi nhẹ so với lúc đầu chứng tỏ các điều kiện
thí nghiệm ở trên giúp bảo vệ tốt lycopene cũng như các carotenoid khác [21].
Hiệu quả kinh tế của quá trình trích ly bột carotenoid từ gấc tươi sử dụng
phương pháp ép đùn màng gấc rồi xà phòng hoá thường đạt khoảng 70,0 % x
65,1 % = 45,5 %. Hiệu suất này có thể tăng lên đến 60,5 % nếu sử dụng các
phương pháp xử lý sơ chế màng gấc ở điều kiện phù hợp để màng gấc vỡ
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
44
bung ra hết trước khi ép, nhưng cũng phải lưu ý để đảm bảo an toàn cho các
carotenoid đã giải phóng. Tỷ lệ lycopene trong sản phẩm có thể tăng lên khi
sử dụng thêm một số dung môi để tái kết tinh (recystalize) và lọc lycopene
(như trường hợp Mẫu A bảng phụ lục 3.9). Tuy nhiên sản phẩm có thể có một
số tồn dư hợp chất hữu cơ và hiệu suất giảm đi. Do đó chúng ta không cần
thiết phải thêm giai đoạn tái kết tinh vì các carotenoid khác cũng rất có ích
cho cơ thể [21].
Ngoài ra trong một số nghiên cứu, một số chất có thể được thêm vào bảo
vệ các carotenoid vừa được giải phóng, như chất hoạt động bề mặt NaCMC
(Sodium carboxymethyl cellulose), Tween 80 [18]hoặc chất kháng oxy hoá
khác như BHT (Butylated hydroxytoluene), α-tocopherol. Chúng tôi sẽ khảo
sát vai trò và ảnh hưởng của những chất này trong quá trình trích ly cũng như
quá trình ứng dụng vào sản phẩm cụ thể trong những nghiên cứu tiếp theo.
Ngoài phương pháp trích ly từ các loại thực vật, vi khuẩn, men hoặc nấm,
các carotenoid còn có thể được tổng hợp từ 2, 6, 11, 15 - tetramethyl 2, 4, 6, 8,
10, 12, 14 – hexadecaheptaene - 1, 16 - dial và triphenyl - (3, 7 - dimethyl - 2
,6 - octadien - 1 - ylidene) - phosphine (US. Pat. No. 2,842,599) hoặc từ 3, 7,
11, 15 - tetramethylhexadeca - 2, 4, 6, 8, 10, 14 - hexaen - 1 - yl -
triphenylphosphonium bisulfate (US. Pat. No. 4,105,855) và hiện nay rất phổ
biến trong thương mại. Tuy nhiên, quá trình tổng hợp tốn thời gian, phức tạp
với nhiều bước khác nhau và thiết bị hiện đại; lycopene tổng hợp lại khó hấp
thu hơn so với lycopene trong tự nhiên [37].
Với ưu thế trong phân bố trái gấc - “trái cây từ trên thiên đường”, cũng
như vai trò quan trọng của lycopene với hàm lượng lớn trong gấc, việc đầu tư
nghiên cứu sản xuất và ứng dụng nhiều hơn các sản phẩm từ gấc tại Việt Nam
hứa hẹn tiềm năng to lớn trong tương lai gần.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
45
3.2. Các yếu tố ảnh hưở ng đến hiê ̣u suất trích ly lycopene
3.2.1 Ảnh hưởng của nồng đô ̣KOH
Ảnh hưởng của nồng độ KOH đến thu hồi lycopene được thể hiê ̣n trong
hình 3.2 và bảng 3.3.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ KOH đến hiệu suất trích ly lycopene
Nồng đô ̣KOH (M) Hiê ̣u suất (%)
8 25,70
10 40,41
12 69,32
14 60,12
16 45,08
18 37,60
Đơn vị đo nồng độM, hiệu suất %. Kết quả lấy trung bình 3 lần thí nghiệm.
Hình 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ KOH đến hiệu suất trích ly lycopene
Kết quả hình 3.2 cho thấ y, khi nồng độKOH tăng từ 8M đến 12M thì
hiê ̣u suất thu hồi lycopene tăng và đ ạt hiệu suất cao nhất ở 12M. Sau đó, tiếp
tục tăng nồng độ thì hiệu suất thu hồi giảm dần . Qua kết quả cho thấy , nồng
0
10
20
30
40
50
60
70
80
0 5 10 15 20
Hiệusuất(%)
Nồng độ KOH (M)
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng
46
đô ̣KOH có ảnh hưởng đáng kể đến hiê ̣u suất thu hồi lycopene . Thí nghiệm
đưa ra 6 că ̣p thông số để so sánh mứ c đô ̣ảnh hưởng của nồng đô ̣KOH đến
hiê ̣u suất trích ly lycopene có sự khác nhau đáng ở mỗi că ̣p thông số , điều này
có thể giải thích được bởi thời gian xà phòng hóa kéo dài khi tăng nồng độ
xảy ra hiện tượng đóng rắn , gây khó khăn trong viê ̣c t ách carotenoid . Lấy
nồng độKOH 12M cho các thí nghiê ̣m tiếp theo.
3.2.2 Ảnh hưởng của tốc độ khuấy
Ảnh hưởng của tốc độ khuấy được thể hiê ̣n trong hình 3.3 và bảng 3.4.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến hiệu suất trích ly lycopene
Tốc độkhuấy (vòng/phút) Hiê ̣u suất (%)
200 41,85
300 54,79
400 65,07
500 65,58
600 65,01
700 64,03
Đơn vị đo tốc độkhuấy vòng /phút, hiệu suất %. Kết quả lấy trung bình 3 lần
thí nghiệm.
Hình 3.3. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến hiệu suất trích ly lycopene
0
10
20
30
40
50
60
70
0 100 200 300 400 500 600 700 800
Hiệusuất(%)
Tốc độ khuấy (vòng/phút)
Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ

More Related Content

What's hot

Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thịt Đóng Hộp
Thịt Đóng HộpThịt Đóng Hộp
Thịt Đóng Hộp
Yeah Min
 
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đĐề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt namKhảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm cho nhà máy sản xuất bột mì Bình...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm cho nhà máy sản xuất bột mì Bình...Đề tài: Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm cho nhà máy sản xuất bột mì Bình...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm cho nhà máy sản xuất bột mì Bình...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phép thử cặp đôi
Phép thử cặp đôi Phép thử cặp đôi
Phép thử cặp đôi
Như Quỳnh
 
EBOOK - Kỹ thuật lên men công nghiệp - 2016 (Hoàng Văn Quốc Chương).pdf
EBOOK - Kỹ thuật lên men công nghiệp - 2016 (Hoàng Văn Quốc Chương).pdfEBOOK - Kỹ thuật lên men công nghiệp - 2016 (Hoàng Văn Quốc Chương).pdf
EBOOK - Kỹ thuật lên men công nghiệp - 2016 (Hoàng Văn Quốc Chương).pdf
Khuyen ND
 
Chế biến thịt đóng hộp
Chế biến thịt đóng hộpChế biến thịt đóng hộp
Chế biến thịt đóng hộp
Food chemistry-09.1800.1595
 
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnhĐề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc phamCong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc phamLinh Linpine
 
Phân lập vi khuẩn lactic từ thực phẩm lên men truyền thống có khả năng kháng ...
Phân lập vi khuẩn lactic từ thực phẩm lên men truyền thống có khả năng kháng ...Phân lập vi khuẩn lactic từ thực phẩm lên men truyền thống có khả năng kháng ...
Phân lập vi khuẩn lactic từ thực phẩm lên men truyền thống có khả năng kháng ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa Độ
Khảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa ĐộKhảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa Độ
Khảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa Độ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phép thử thị hiếu th
Phép thử thị hiếu thPhép thử thị hiếu th
Phép thử thị hiếu thduongduclong
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt namNghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịtCông nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
Food chemistry-09.1800.1595
 
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdfThực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
Man_Ebook
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
Man_Ebook
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước rong biển và thảo mộc
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước rong biển và thảo mộcNghiên cứu quy trình sản xuất nước rong biển và thảo mộc
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước rong biển và thảo mộc
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
 
Thịt Đóng Hộp
Thịt Đóng HộpThịt Đóng Hộp
Thịt Đóng Hộp
 
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đĐề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
 
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt namKhảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại công ty cổ phần thực phẩm việt nam
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm cho nhà máy sản xuất bột mì Bình...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm cho nhà máy sản xuất bột mì Bình...Đề tài: Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm cho nhà máy sản xuất bột mì Bình...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch phòng vệ thực phẩm cho nhà máy sản xuất bột mì Bình...
 
Phép thử cặp đôi
Phép thử cặp đôi Phép thử cặp đôi
Phép thử cặp đôi
 
EBOOK - Kỹ thuật lên men công nghiệp - 2016 (Hoàng Văn Quốc Chương).pdf
EBOOK - Kỹ thuật lên men công nghiệp - 2016 (Hoàng Văn Quốc Chương).pdfEBOOK - Kỹ thuật lên men công nghiệp - 2016 (Hoàng Văn Quốc Chương).pdf
EBOOK - Kỹ thuật lên men công nghiệp - 2016 (Hoàng Văn Quốc Chương).pdf
 
Chế biến thịt đóng hộp
Chế biến thịt đóng hộpChế biến thịt đóng hộp
Chế biến thịt đóng hộp
 
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnhĐề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
 
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc phamCong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
 
Phân lập vi khuẩn lactic từ thực phẩm lên men truyền thống có khả năng kháng ...
Phân lập vi khuẩn lactic từ thực phẩm lên men truyền thống có khả năng kháng ...Phân lập vi khuẩn lactic từ thực phẩm lên men truyền thống có khả năng kháng ...
Phân lập vi khuẩn lactic từ thực phẩm lên men truyền thống có khả năng kháng ...
 
Khảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa Độ
Khảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa ĐộKhảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa Độ
Khảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa Độ
 
Phép thử thị hiếu th
Phép thử thị hiếu thPhép thử thị hiếu th
Phép thử thị hiếu th
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt namNghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
 
Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịtCông nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
 
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdfThực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
Thực tập vi sinh kỹ thuật môi trường - Nguyễn Mỹ Linh, Nguyễn Thị Tịnh Ấu.pdf
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước rong biển và thảo mộc
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước rong biển và thảo mộcNghiên cứu quy trình sản xuất nước rong biển và thảo mộc
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước rong biển và thảo mộc
 

Similar to Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ

Đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đ
Đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đĐề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đ
Đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm truyền t...
Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm truyền t...Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm truyền t...
Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm truyền t...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm ở Huế
Luận văn: Đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm ở HuếLuận văn: Đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm ở Huế
Luận văn: Đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm ở Huế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
bctntlvn (125).pdf
bctntlvn (125).pdfbctntlvn (125).pdf
bctntlvn (125).pdfLuanvan84
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.
ssuser499fca
 
Luận văn: Nghiên cứu ứng dụng enzym tanase để thủy phân tanin
Luận văn: Nghiên cứu ứng dụng enzym tanase để thủy phân taninLuận văn: Nghiên cứu ứng dụng enzym tanase để thủy phân tanin
Luận văn: Nghiên cứu ứng dụng enzym tanase để thủy phân tanin
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...
SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...
SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
luanvantrust
 
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
luanvantrust
 
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôiLuận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽm
Luận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽmLuận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽm
Luận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽm
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động ở một số ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động ở một số ...Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động ở một số ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động ở một số ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nghiên cứu một số loại màu nhuộm trong nước thải, HAY - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nghiên cứu một số loại màu nhuộm trong nước thải, HAY - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nghiên cứu một số loại màu nhuộm trong nước thải, HAY - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nghiên cứu một số loại màu nhuộm trong nước thải, HAY - Gửi miễn phí ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...
Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...
Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...
luanvantrust
 
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tế ngành dược tại nhà máy sản xuất Công ty Dược
Báo cáo thực tế ngành dược tại nhà máy sản xuất Công ty Dược Báo cáo thực tế ngành dược tại nhà máy sản xuất Công ty Dược
Báo cáo thực tế ngành dược tại nhà máy sản xuất Công ty Dược
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAYĐề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ (20)

Đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đ
Đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đĐề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đ
Đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đ
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm truyền t...
Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm truyền t...Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm truyền t...
Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm truyền t...
 
Luận văn: Đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm ở Huế
Luận văn: Đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm ở HuếLuận văn: Đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm ở Huế
Luận văn: Đánh giá hàm lượng muối borat trong thực phẩm ở Huế
 
bctntlvn (125).pdf
bctntlvn (125).pdfbctntlvn (125).pdf
bctntlvn (125).pdf
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.
 
Luận văn: Nghiên cứu ứng dụng enzym tanase để thủy phân tanin
Luận văn: Nghiên cứu ứng dụng enzym tanase để thủy phân taninLuận văn: Nghiên cứu ứng dụng enzym tanase để thủy phân tanin
Luận văn: Nghiên cứu ứng dụng enzym tanase để thủy phân tanin
 
SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...
SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...
SIVIDOC.COM Hiệu quả kinh tế sản xuất rau má theo tiêu chuẩn vietgap tại hợp ...
 
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
 
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
 
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôiLuận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
 
Luận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽm
Luận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽmLuận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽm
Luận án: Sức khỏe người lao động ở nhà máy chế biến quặng kẽm
 
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động ở một số ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động ở một số ...Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động ở một số ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động ở một số ...
 
Đề tài: Nghiên cứu một số loại màu nhuộm trong nước thải, HAY - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nghiên cứu một số loại màu nhuộm trong nước thải, HAY - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nghiên cứu một số loại màu nhuộm trong nước thải, HAY - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nghiên cứu một số loại màu nhuộm trong nước thải, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...
Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...
Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...
 
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
 
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
Khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của nhà máy kẽm điện ph...
 
Báo cáo thực tế ngành dược tại nhà máy sản xuất Công ty Dược
Báo cáo thực tế ngành dược tại nhà máy sản xuất Công ty Dược Báo cáo thực tế ngành dược tại nhà máy sản xuất Công ty Dược
Báo cáo thực tế ngành dược tại nhà máy sản xuất Công ty Dược
 
Đề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAYĐề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản lý về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 

Recently uploaded (18)

PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 

Đề tài: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc, HAY, 9đ

  • 1. ` TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU KHOA HÓA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SẢN XUẤT LYCOPENE TỪ GẤC VỚI QUY MÔ CÔNG NGHIỆP Trình độ đào tạo : Đại học chính quy Ngành : Công nghệ kỹ thuật hóa học Chuyên ngành : Công nghệ hóa dầu Giảng viên hướng dẫn : ThS.Vũ Thị Hồng Phượng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trung Hâ ̣u MSSV: 12030085 Lớp: DH12HD Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016
  • 2. TRƯỜNG ĐH BÀ RỊA VŨNG TÀU KHOA HÓA HỌC & CNTP -----o0o----- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -----o0o----- NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: Nguyễn Trung Hâ ̣u. MSSV: 12030085. Ngày, tháng, năm sinh: 19/07/1994. Nơi sinh: Cà Mau. Ngành: Công nghệ kĩ thuật Hóa học. I. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu trích ly bột lycopene từ gấc hướng đến ứng dụng sản xuất thực phẩm chứ c năng và mỹ phẩm. II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: - So sánh hiê ̣u suất trích ly , ưu và nhược điểm của các phương pháp trích ly lycopene từ gấc. - Trích ly lycopene từ dầu gấc bằng phương pháp xà phòng hóa với kiềm sư dụng propylene glycol. - Khảo sát ảnh hưởng của nồng độKOH , tốc độkhuấy , nhiệt độ phản ứng, thời gian xà phòng hóa và lượng dung môi PG đến hiê ̣u suất trích ly lycopene. III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN: 15/03/2016. IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/06/2016. V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:ThS.Vũ Thị Hồng Phượng. Bà Rịa – Vũng Tàu, Ngày 02 tháng 07 năm 2016 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể giảng viên khoa Hóa học và Công nghệ thực phẩm Trường đại học Bà Rịa Vũng Tàu đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện đồ án này. Tôi cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến ThS. Vũ Thị Hồng Phượng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành đồ án. Cảm ơn chị Nguyễn Thị Lệ Thủy và các anh chị trong Trung tâm nghiên cứ u triển khai khu công nghệcao đã quan tâm , hưỡng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đồ án. Cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và đóng góp ý kiến cho tôi để giúp tôi hoàn thiện đồ án. Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 7 năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Trung Hậu
  • 4. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................i DANH MỤC BẢNG............................................................................................ii DANH MỤC HÌNH............................................................................................iii MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 1.1. Quả gấc..................................................................................................... 3 1.1.1. Nguồn gốc của quả gấc........................................................................................3 1.1.2. Phân loa ̣i quả gấc ...................................................................................................3 1.1.3. Cấu ta ̣o và thành phần của quả gấc.................................................................4 1.1.4. Ứng dụng của quả gấc tại Việt Nam...............................................................6 1.2. Lycopene................................................................................................. 7 1.2.1. Công thứ c cấu ta ̣o của lycopene.......................................................................7 1.2.2. Đặc tính lý hóa và đánh giá cảm quan...........................................................9 1.2.3. Hoạt tính sinh học của lycopene....................................................................10 1.2.4. Khả năng kháng oxy hóa của lycopene.......................................................11 1.2.5. Vai trò của lycopene............................................................................................13 1.2.6. Ứng dụng của lycopene.....................................................................................15 1.3. Các phương pháp trích ly lycopene ....................................................... 18 1.3.1. Từ màng gấc ta ̣o thành bô ̣t gấc nhão rồi loa ̣i dầu và nước cho trở thành bột ráo để trích ly bột lycopene...................................................................................18 1.3.2. Từ màng gấc sấy khô và ép dầu ta ̣o dầu để trích ly lycopene...........27 Chương 2 THỰC NGHIỆM............................................................................. 29 2.1. Hóa chất, dụng vụ và thiết bị nghiên cứu .............................................. 29 2.1.1. Hóa chất .......................................................................................... 29
  • 5. 2.1.2. Dụng cụ và thiết bị nghiên cứu......................................................................30 2.2. Thực nghiê ̣m .......................................................................................... 31 2.2.1. Nghiên cứ u ảnh hưởng của nồng độKOH đến hiê ̣u suất trích ly....33 2.2.2. Nghiên cứ u ảnh hưởng của tốc đô ̣khuấy đến hiê ̣u suất trích ly.......33 2.2.3. Nghiên cứ u ảnh hưởng của thời gian xà phòng hóa đến hiê ̣u suất trích ly lycopene ............................................................................................................................34 2.2.4. Nghiên cứ u ảnh hưởng của nhiê ̣t đô ̣phản ứ ng đến hiê ̣u suất trích ly lycopene......................................................................................................................................34 2.2.5. Nghiên cứ u ảnh hưởng của lượng dung môi PG đến hiê ̣u suất trích ly lycopene ............................................................................................................................35 2.3. Phương pháp phân tích sản phẩm .......................................................... 35 2.4. Những lưu ý khi tiến hành thí nghiê ̣m................................................... 38 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 39 3.1. Kết quả trích ly từ dầu gấc bằng phương pháp xà phòng hóa ............... 39 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất trích ly lycopene .......................... 45 3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độKOH........................................................................45 3.2.2. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy...........................................................................46 3.2.3. Thời gian xà phòng hóa.....................................................................................47 3.2.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng................................................................48 3.2.5. Ảnh hưởng của lượng dung môi PG.............................................................49 3.3. Phổ UV của lycopene............................................................................. 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 54 PHỤ LỤC........................................................................................................... 59
  • 6. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên văn HPLC High-performance liquid chromatography PG Propylene glycol UV-Vis Ultraviolet–visible spectroscopy rpm Vòng/phút
  • 7. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của quả gấc [1] .......................................... 5 Bảng 1.2. Thành phần cấu tạo chính của nhân hạt gấc..................................... 6 Bảng 1.3. Thành phần lycopene trong một số loại trái cây ............................17 Bảng 1.4. Hiệu suất, thành phần lycopene và β-carotene trong trích ly dầu gấc .........................................................................................................................28 Bảng 2.1. Hóa chất..........................................................................................29 Bảng 3.1. Tỉ lệ phần trăm các loại axit trong màng gấc .................................42 Bảng 3.2. Hiệu suất của quy trình trích ly tối ưu............................................43 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ KOH đến hiệu suất trích ly lycopene......45 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến hiệu suất trích ly lycopene .......46 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời gian xà phòng hóa đến hiê ̣u suất trích ly.......47 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến hiệu suất trích ly ……..…48 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của lượng dung môi PG đến hiê ̣u suất trích ly............50 Bảng 3.8. Khảo sát hiệu suất quy trình theo thông số thí nghiệm ..................51 Bảng 3.9. Đỉnh phổ hấp thụ và thành phần lycopene, carotene trong các mẫu ở hình 3.7............................................................................................................61
  • 8. iii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Quả gấc nếp và gấc tẻ [ảnh internet]................................................. 4 Hình 1.2. Hoa gấc [ảnh internet]....................................................................... 5 Hình 1.3. Công thứ c cấu ta ̣o của lycopene [ảnh internet]................................. 8 Hình 1.4. Các đồng phân của lycopene [41]..................................................... 8 Hình 1.5. Bột lycopene [ảnh chụp] ................................................................... 9 Hình 1.6. Viên nang dầu gấc Vinanga [ảnh internet]......................................16 Hình 1.7. Giản đồ pha trạng thái siêu tới hạn của một chất [26]....................20 Hình 1.8. Quy trình trích ly CO2 siêu tới ha ̣n .................................................20 Hình 1.9. Hê ̣thống Soxhlet [ảnh internet]......................................................24 Hình 2.1. Quá trình khuấy từ xà phòng hóa dầu gấc [ảnh chụp]....................31 Hình 2.2. Quá trình lọc lycopene [ảnh chụp]..................................................32 Hình 2.3. Hòa tan lycopen vào dung môi n-hexan đo UV-Vis [ảnh chụp] ....33 Hình 2.4. Phổ hấp thụkhả kiến trong acetonitrile của lycopene (liền nét).....37 Hình 3.1. Quá trình tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa dầu gấc...................40 Hình 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ KOH đến hiệu suất trích ly lycopene......45 Hình 3.3. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến hiệu suất trích ly lycopene........46 Hình 3.4. Ảnh hưởng của thời gian xà phòng hóa đến hiệu suất trích ly.......48 Hình 3.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến hiệu suất trích ly...............49 Hình 3.6. Ảnh hưởng của lượng dung môi PG đến hiê ̣u suất trích ly ............50 Hình 3.7. Phổ UV-Vis trong n-hexane của các mẫu bột carotenoid thu được với tỉ lê ̣lycopene:β-carotene khác nhau .........................................................52 Hình 3.8. Quy trình trích ly lycopene từ bột gấc ............................................59 Hình 3.9. Quy trình trích ly lycopene từ dầu gấc............................................60
  • 9. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 1 MỞ ĐẦU Lycopene có vai trò quan tro ̣ng đối với sứ c khỏe con người . Lycopene được nhiều nghiên cứ u chứ ng minh là chất chống oxy hóa ma ̣nh có khả năng trung hòa các gốc tự do [24], chống la ̣i sự già nua của tế bào cơ thể , giúp trẻ hóa làn da , ngăn ngừ a ung thư và các bê ̣nh tim ma ̣ch [39]. Lycopene có tác dụng ức chế các loại bướu lành tính cũng như ác tính , được dùng chữa tri ̣các loại ung thư tuyến vú , dạ dày, tuyến tiền liê ̣t [39], [44] và được sử dụng rộng rãi trong dược phẩm và mỹ phẩm . Tuy nhiên, cơ thể con người không có khả năng tự sản sinh ra lycopene nên cần phải hấp thụchúng từ các ngu ồn thực phẩm hàng ngày. Theo các nghiên cứ u gần đây cho thấy, trong quả gấc chứ a nhiều vitamin đă ̣c biê ̣t là rất giàu lycopene mà lycopene được ứ ng dụng rô ̣ng rãi trong thực phẩm, dược phẩm cũng như mỹ phẩm .Vì vậy, đề tài “Sản xuất lycopene từ gấc vớ i quy mô công nghiệp ” là rất cần thiết và góp phần xây dựng cơ sở lý thuyết cũng như quy trình trích ly lycopene để ứng dụng trong dược phẩm và mỹ phẩm. Mục tiêu của n ghiên cứu này là đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly lycopene của phương pháp xà phòng hóa bằng kiềm. So sánh hiệu quả trích ly với các phương pháp trích ly, khảo sát so sánh giữa các phương pháp trích ly lycopene nhưng đặc biệt chú ý nhiều tới phương pháp xà phòng hóa bằng kiềm. Do công nghệ trích ly của phương pháp xà phòng hóa bằng kiềm dùng trong trích ly các dược chất và hương liệu từ nguồn thiên nhiên là một kỹ thuật đang được phát triển cạnh tranh với các kỹ thuật truyền thống do ưu thế vượt trội, tạo các sản phẩm có độ tinh khiết cao, giảm ô nhiễm môi trường và không để lại dư lượng hóa chất có hại cho sức khỏe con
  • 10. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 2 người, đây là những tiêu chí quan trọng trong sản xuất các chế phẩm hóa dược, mỹ phẩm và thực phẩm. Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm có: 1. So sánh hiê ̣u suất trích ly , ưu và nhược điểm giữa các phương pháp để chọn ra phương pháp trích ly tối ưu nhất. 2. Trích ly bột lycopene và các carotenoid khác từ dầu gấc bằng phương pháp xà phòng hóa trong môi trường kiềm sử dụng propylene glycol. 3. Khảo sát các yếu tố nhiê ̣t độphản ứ ng, thời gian xà phòng hóa, nồng đô ̣ KOH, tốc độkhuấy và lượng dung môi ảnh hưởng đến quá trình trích ly bột lycopene từ dầu gấc , lựa cho ̣n những điều kiê ̣n tối ưu để tiến hành trích ly bột lycopene.
  • 11. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Quả gấc 1.1.1. Nguồn gốc của quả gấc Cây gấc có tên khoa học là Momordica cochinensis (Lour) Spreng, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae) [ 1]. Họ này có khoảng 96 giống 750 loài được trồng chủ yếu ở vùng nhiê ̣t đới ẩm . Riêng ở Viê ̣t Nam có khoảng 30 loài phổ biến nhất là bầu bí, mướp, dưa leo, dưa hấu, khổ qua,… [2]. Cây gấc có nguồn gốc Châu Á nhiê ̣t đới , mọc hoang trong rừ ng , sau đó được cư dân phát hiê ̣ n và đưa về trồng khắp nơi , nhưng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Á như miền Nam Trung Quốc đến Bắc Ú c , bao gồm Thái Lan , Lào, Myanma, Campuchia và Viê ̣t Nam. Ở nước ta, cây gấc đã được trồng từ lâu và khắp các vùng đất nước nhưn g nhiều nhất là ở miền Bắc , chủ yếu để lấy làm thuốc và chất màu thực phẩm [29]. 1.1.2. Phân loa ̣i quả gấc Dựa vào độ sai của quả (nhiều hay ít), kích thước của quả (to hay nhỏ), gai quả (mau hay thưa), màu sắc của ruột quả (đỏ hay vàng gạch), dầu (ít hay nhiều), số lượng hạt (nhiều hay ít) để phân loại gồm có g ấc tẻ, gấc nếp, gấc đá, gấc chôm chôm hay gấc lai. Có hai loại được trồng chủ yếu là: Gấc nếp: Quả hơi tròn, hạt nhỏ thưa gai, khi chín chuyển sang màu đỏ cam rất đẹp. Bổ trái ra, bên trong cơm vàng tươi, màng bao bọc hạt có màu đỏ tươi rất đậm và dày thớ [3]. Gấc tẻ : Quả dài hơn, nhiều gai hơn, trái nhỏ hoặc trung bình vỏ dày tương đối có ít hạt, gai nhọn, cây sai quả hơn. Trái chín bổ ra bên trong cơm có màu vàng và màng bao hạt thường có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng không
  • 12. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 4 được đỏ tươi như gấc nếp, nên chọn giống gấc nếp để có trái to nhiều thịt bao quanh và chất lượng cũng tốt hơn [3]. Hình 1.1. Quả gấc nếp và gấc tẻ [ảnh internet] 1.1.3. Cấu ta ̣o và thành phần của quả gấc Cây gấc là cây sống nhiều năm, mỗi năm lụi một lần nhưng lại đâm chồi từ gốc cũ lên vào mùa xuân năm sau, leo cao nhờ có tua cuốn mọc từ nách lá. Gấc là loài cây thân thảo dây leo thuộc chi mướp đắng. Cây gấc leo khỏe, chiều dài có thể mọc đến 15 mét. Thân dây có tiết diện góc. Lá gấc nhẵn, thùy hình chân vịt phân ra từ 3 đến 5 dẻ. Lá gấc mọc so le có màu xanh lục đậm đường kính của phiến lá 12 đến 20 cm, phía đáy hình trái tim, mặt trên phiến lá sờ ram ráp. Nơi tiếp giáp cuốn và phiến lá có hai tuyến to gần bằng hạt ngô nổi như hai mắt cua. Cánh hoa có sắc vàng nhạt. Quả hình tròn, màu lá cây, khi chín chuyển sang màu đỏ cam. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi quả thường có sáu múi. Thịt gấc màu đỏ cam. Hạt gấc màu nâu thẫm, hình dẹp, có khía [29]. Hoa gấc có hoa đực cái riêng biệt, hoa đực có lá bắc to bao lại như hình tổ sâu, khi nở hoa loe ra hình phễu, màu trắng vàng mặt trong tràng hoa có lông, 5 nhị. Hoa cái có lá bắc nhỏ, bầu hình thoi rõ từ khi nụ còn non, có gai nhỏ, cánh hoa ở đầu bầu, phát triển thành quả từ tháng 6.
  • 13. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 5 Hình 1.2. Hoa gấc [ảnh internet] Quả to hình b ầu dục dài từ 15 - 20cm, đuôi nhọn có nhiều gai mềm đỏ đẹp. Quả non màu xanh, quả chín màu đỏ tươi. Bổ đôi theo chiều ngang thấy có 6 hàng hạt xếp đều nhau, mỗi hàng có từ 6 đến 10 hạt. Quanh hạt có nhiều màng màu đỏ tươi, hạt gấc có màng đỏ bao quanh lớp vỏ cứng đen, quanh mép có răng cưa tù và rộng hạt dày 25 đến 35mm, rộng 19 đến 31mm trông gần giống con ba ba nhỏ bằng gỗ do đó gấc còn có tên gọi là mộc miết tử (mộc là gỗ, miết là con ba ba). Trong hạt có nhân chứa dầu [6] và các thành phần dinh dưỡng khác [1]. Thành phần dinh dưỡng của gấc được thể hiện trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của quả gấc [1] Thành phần Hàm lượng Năng lượng (Kcal) 125 Nước (g) 77 Protein (g) 2,1 Lipid (g) 7,9 Glucid (g) 10,5 Tro (g) 0,7 Ca (mg) 56 P (mg) 6,4
  • 14. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 6 Trong quả gấc phần được khai thác và ứ ng dụng nhiều nhất là nhân ha ̣t gấc và màng đỏ bao quanh ha ̣t gấc . Mô ̣t số thành phần cấu ta ̣o chính trong nhân ha ̣t gấc được thể hiê ̣n trong bảng 1.2. Bảng 1.2. Thành phần cấu tạo chính của nhân hạt gấc Thành phần Tỷ lệ (%) Nước 6 Chất vô cơ 2,9 Lipid 55,3 Protid 16,6 Đường tổng 2,9 Tanin 1,8 Cellulose 2,8 Các chất khác 11,7 Theo bảng 1.2, ta nhâ ̣n thấy trong nhân ha ̣t gấc chứ a mô ̣t hàm lượng lipid đáng kể . Do vâ ̣y, người ta thường khai thác lấy dầu ép từ ha ̣t gấc . Theo Baines, dầu ép ra từ ha ̣t gấc ban đầu có màu xanh lục nha ̣t , nhưng để lâu dưới tác dụng của oxy và ánh sáng sẽ sẫm màu [24]. 1.1.4. Ứng dụng của quả gấc tại Việt Nam Cơm gấc có ch ất dầu màu đ ỏ chứ a lycopene, với các thành ph ần khác như β-carotene hay còn gọi là tiền sinh tố A (khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A). β-carotene là một chất có khả năng chống oxy hoá rất cao. Nó có tác dụng chống lại sự lão hoá và các bệnh lý ở phổi, tim, mạch máu, thần kinh... Do tiến trình oxy hoá gây ra [16]. Vitamin A góp phần rất lớn để tạo ra sức đề kháng tự nhiên của da, niêm mạc. Sinh tố này còn giúp phòng chống nhiễm trùng, khô mắt, mù mắt, khô da, loét miệng, bảo vệ cơ thể... Nó còn chống lão hoá và ung thư. Có thể dùng dầu gấc như một loại thuốc bồi dưỡng cơ thể (cho trẻ em hoặc phụ nữ đang
  • 15. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 7 cho con bú) và bổ sung Vitamin A chữa bệnh khô mắt. Dầu gấc cũng dùng bôi vết thương, vết bỏng, giúp chóng lên da non và liền sẹo [22]. Nhân hạt chứa chất dầu màu vàng nhạt và các chất dinh dưỡng như béo, đạm, đường, tannin, chất xơ (cellulose) và các men phosphtase, peroxidase, invetase nên thường được dùng trị mụn nhọt sưng tấy, lở loét, tắc tia sữa, chấn thương ứ huyết, … 1.2. Lycopene 1.2.1. Công thứ c cấu ta ̣o của lycopene Lycopene là mô ̣t trong những hoa ̣t chất rắn có màu đỏ đâ ̣m đă ̣c trưng , có đă ̣c tính kháng oxy hóa rất cao trong gần 600 loại carotenoid được biết đến . Đặc tính này giúp lycopene có thể bảo vê ̣cơ thể con người khỏi các bê ̣nh tâ ̣t về suy thoái làm th ay đổi A DN như ung thư , lão hóa và tim mạch [8] bằng cách trung hòa các gốc tự do và oxy hóa mức đơn ở năng lượng cao. Các phân tử lycopene là một chuỗi mở của carotenoid chưa bão hòa v ới 40 cacbon với công thứ c phân tử là C40H56 có khối lượng phân tử của 536 Da, bao gồm chỉ 2 nguyên tử hydro và carbon và là một trong những carotenoid tổng hợp bởi thực vật và vi sinh vật quang hợp [9]. Lycopene có 13 liên kết đôi, trong đó có 11 liên kết đôi liên hợp, chính vì vậy nó hoạt động như một chất chống la ̣i các tác nhân oxy hóa như tia UV . Lycopene hấp thụbứ c xa ̣có bước sóng dài của ánh sáng khả kiến và khi phối hợp trong mỹ phẩm dưỡng da , nó có thể làm giảm ảnh hưởng của tia UV lên da , hoă ̣c có thể bảo vê ̣khỏi cá c ảnh hưởng ngắn ha ̣n (cháy nắng) và dài hạn (ung thư da ) của ánh sáng mặt trời [35]. Tuy nhiên, các liên kết không bão hòa trong cấu trúc phân tử của nó làm cho lycopene dễ bị oxy hóa, nhạy cảm với ánh sáng và nhiệt. Tên hóa ho ̣c của lycopene là 2, 6, 10, 14, 19, 23, 27, 31 Octamethyl - 2, 4, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20, 22, 24, 26, 30 - Dotriacontatridecaene.
  • 16. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 8 Hình 1.3. Công thứ c cấu tạo của lycopene [ảnh internet] Hình 1.4. Các đồng phân của lycopene [41] Lycopene có số đồng phân hóa rộng, kết quả lý thuyết là có 1056 cấu hình cis - trans. Chỉ có một vài đồng phân được thực sự tìm thấy trong tự nhiên. Tuy nhiên, với tất cả các đồng phân thì đồng phân trans của lycopene là đồng phân phổ biến nhất được tìm thấy trong thực phẩm. Sự ổn định nhiệt
  • 17. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 9 của các đồng phân lycopene chung đã được xác định tương đối so với tất cả các đồng phân trans. Đồng phân 5 - cis là ổn định nhất sau tất cả các đồng phân trans, 9 - cis, 13 - cis, 15 - cis, 7 - cis và 11- cis. Các đồng phân lycopene được tìm thấy trong huyết tương người, sữa mẹ, và các mô của con người chủ yếu là của đồng phân cis. Các màu sắc của lycopene có liên quan trực tiếp đến hình thức đồng phân của nó. Các đồng phân trans và hầu hết các đồng phân khác của lycopene có màu đỏ, trong khi tetra - ciscủa lycopene có màu cam [9], [41]. 1.2.2. Đặc tính lý hóa và đánh giá cảm quan Lycopene có tinh th ể hình kim màu đỏ dài từ hỗn hợp carbondisulphide và ethanol, dạng bột màu nâu đỏ. Lycopene là chất thấm dầu nó hòa tan trong chloroform, hexan, benzen, carbondisulphide, acetone, ether dầu hỏa . Lycopene không hòa tan trong các dung môi phân cực như nước, ethanol, methanol. Lycopene nhạy với ánh sáng, oxy, nhiệt độ cao và acid [18]. Hình 1.5. Bột lycopene [ảnh chụp] Lycopene tinh thể có độ nóng chảy 167 0 C – 168 0 C không có tác dụng lên ánh sáng phân cực, pha thành dãi dung dịch 1mg trong 1lít cacbonsunfua, cho 2 dãi hấp quang gồm một dãi giữa 4.990 A° và 5.18A°, một dãi giữa 5.406 A° và 5.544 A° (tinh thể tan trong cacbonsunfua cho dung dịch màu đỏ máu). Trong cloroform và ether dầu hỏa cho dung dịch màu vàng đỏ. Trong
  • 18. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 10 benzen cho dung dịch màu vàng cam, trong cồn etylic cho dung dịch màu vàng. Với công thức cấu tạo của lycopene chứ a nhiều nối đôi liên hợp nên nó có thể khử các gốc tự do [9]. 1.2.3. Hoạt tính sinh học của lycopene a. Hoạt tính sinh học Lycopene có ba hoạt tính sinh học sau: Thứ nhất: Tham gia quá trình chống oxy hóa. Thứ hai: Chống la ̣i tác nhân gây đô ̣t biến cho các tế bào của sinh vâ ̣t. Thứ ba: Phòng chống ung thư. Lycopene kìm hãm sự phát triển của một số căn bê ̣nh ung thư như : ung thư tuyến tiền liê ̣t, ung thư ruột, ung thư trực tràng và nhồi máu cơ tim, … Trong tự nhiên, hầu hết lycopene tồn tại dưới dạng đồng phân trans. Tuy nhiên, cả hai đồng phân hóa và quá trình oxy hóa có thể xảy ra khi chế biến các sản phẩm gấc. Đồng phân cis của lycopene có hoạt tính sinh học cao, có lẽ vì đồng phân cis hòa tan nhiều trong acid mật. Một số bài báo đã chứng minh rằng các đồng phân cis - isomer của lycopene có thể được hấp thụ vào cơ thể dễ dàng hơn và đóng một vai trò quan trọng trong chức năng sinh học hơn đồng phân trans của lycopene. Lycopene trong huyết tương người là một hỗn hợp đồng phân với 50% là cis - isomer [9]. Lycopene có tác dụng như một chất chống oxy hóa và bảo vệ chống thoái hóa bệnh tật. Hơn nữa nó làm giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và ung thư (chủ yếu là ung thư tuyến tiền liệt). Lycopene cũng có tác dụng kích thích miễn dịch và tăng cường sức khỏe của da bằng cách bảo vệ khỏi tia cực tím gây ra thiệt hại. Một số nghiên c ứu đang tìm hiểu nh ững lợi ích tiềm năng khác của lycopene (các Công ty H.J. Heinz tài trợ nghiên cứu tại Đại học Toronto và tại Y tế American Foundation). Những nghiên cứu này sẽ tập
  • 19. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 11 trung vào chất lycopene có vai trò trong việc chống lại các căn b ệnh ung thư đường tiêu hóa, ung thư vú, tiền liệt tuyến và tiêu hóa. b. So sánh vớ i các carotenoid khác Lycopene là carotenoid không có tiền vitamin A giống các carotenoid khác như α-carotene và β-carotene vì tính chất ưa dầu , không phân cực , không tan trong nước và tan trong các dung môi hữa cơ [9]. 1.2.4. Khả năng kháng oxy hóa của lycopene a. Khả năng chống viêm Tác dụng kháng viêm mạnh của lycopene như là một phần của con đường hóa học tự nhiên ức chế COX. Trong đó, thông qua hai hình thức của nó COX-1 và COX-2, chuyển đổi acid arachidonic với prostaglandins viêm, chẳng hạn như prostaglandin viêm mạnh mẽ E2 (PGE2) (theo một số điều kiện nó có thể chống viêm). PGE2 là một yếu tố được biết đến trong hầu như tất cả các bệnh viêm nhiễm, bao gồm cả bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường loại 2, bệnh viêm khớp, bệnh viêm ruột, bệnh động kinh, và nhiều bệnh khác. COX-2 là một enzyme cảm ứng trung gian viêm cấp tính và mãn tính. Vì vậy, sử dụng lycopene hoặc các sản phẩm chứa lycopene để điều chỉnh sản xuất NO và COX-2 có thể được xem như là một phương pháp trị liệu để điều trị hoặc phòng ngừa các bệnh viêm mãn tính [10]. b. Khả năng kháng oxy hóa Một số nghiên cứu dịch tễ học báo cáo rằng, chế độ ăn giàu lycopene có lợi cho sức khỏe con người. Các hoạt động chống oxy hóa của lycopene có thể giúp bảo vệ chống lại các bệnh thoái hóa bằng cách trung hòa gốc tự do trong cơ thể, do đó ngăn ngừa thiệt hại ADN trong các tế bào và cải thiện tế bào chức năng [24].
  • 20. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 12 Oxy hóa là phản ứng quan trọng gây hư hỏng thực phẩm bởi vì nó ảnh hưởng đến màu sắc, mùi vị và sự an toàn thực phẩm do sự hình thành các aldedyde, ketone, ester và một số sản phẩm khác. Gốc tự do có liên quan trực tiếp đến phản ứng oxy hóa này. Gốc tự do bị bất hoạt dưới tác dụng của hợp chất nội bào như vitamin, polyphenol, flavonoid, lycopene và các hợp chất chống oxy hóa khác. Lycopene là một trong những chất chống oxy hóa mạnh nhất. Nó có khả năng quét gốc oxy mứ c đơn gấp hai l ần β-carotene và cao hơn so với α- tocopherol mười lần. Là một chất chống oxy hóa, nó giam bẫycác oxy ph ản ứng, tăng khả năng chống oxy hóa tổng thể và giảm thiểu thiệt hại oxy hóa cho lipid (lipoprotein, lipid màng), protein (enzyme quan trọng) và ADN (nguyên liệu di truyền), do đó làm giảm các tác nhân oxy hóa . Điều này dẫn đến giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim mạch. Khi mức độ lycopene trong máu tăng thì m ức độ lipoprotein, protein và các hợp chất ADN bi ̣oxy hóa gi ảm. Một nghiên cứu gần đây về lycopene cho th ấy hoạt động chống oxy hóa cải thiện chất lượng tinh trùng [39]. c. Phòng ngừa và điều trị ung thư Mức độ lycopene khá cao trong máu và mô mỡ có liên quan đến viê ̣c làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim, bệnh thoái hóa điểm vàng, ... - Giảm ung thư tuyến tiền liệt Lycopene có thể tồn ta ̣i ở nhiều nơi trong cơ thể, ngoài các mô như tuyến thượng thâ ̣n, gan, tuyến tiền liê ̣t , tinh hoàn, ngực, buồng trứ ng. Nhờ vâ ̣y mà nó có khả năng bảo vệ được nhiều bộ phận khác nhau khỏi sự thoái hóa, trong đó vai trò ngừ a ung thư tuyến tiền liê ̣t được nghiên cứ u nhiều nhất . Gần đây một số nghiên cứ u mới còn cho thấy kế t quả khả quan của lycopene đối với chứ c năng sinh sản. Nghiên cứ u của Filipcikova và cô ̣ng sự năm 2015 [38] đã
  • 21. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 13 khảo sát 44 người đàn ông của các că ̣p hiếm muô ̣n vô sinh , chỉ sau 3 tháng điều tri ̣với lycopene, tỉ lệ AA/DHA trong tinh di ̣ch những người đàn ông này cải thiện đáng kể và do đó làm tăng khả năng mang thai thành công của các că ̣p hiếm muộn được khảo sát. Nghiên cứu cho thấy dùng chất lycopene liều cao có thể làm chậm sự tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt [39]. Lượng ước tính của lycopene từ gấc khác nhau trong các s ản phẩm được cho là t ỷ lệ nghịch với nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, một kết quả khác biệt với bất kỳ carotenoid khác. Tiêu thụ các sản phẩm từ gấc m ỗi tuần giảm rủi ro gần 35%. Các tác dụng bảo vệ là cao nhất cho ung thư tuyến tiền liê ̣t. - Ức chế tế bào ung thư Lycopene có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư dạ dày, đại tràng, phổi và da. Các gốc tự do trong cơ thể có thể gây tổn hại ADN và protein trong các tế bào và mô, dẫn đến tình trạng viêm có thể dẫn đến ung thư. Do đó, các chất chống oxy hóa như lycopene có vai trò lớn trong vi ệc loại bỏ các gốc tự do có thể làm giảm nguy cơung thư. Nghiên cứu ở ung thư vú, phổi và ung thư nội mạc tử cung đã cho thấy lycopene có hiệu quả hơn so với các loại rau chứ a nhiều carotenoid như α-carotene và β-carotene trong việc trì hoãn sự tiến triển chu kỳ tế bào trong giai đoạn tăng trưởng, do đó ức chế sự phát triển tiếp theo của các tế bào khối u. Lycopene cũng đóng một vai trò trong việc điều chỉnh thông bào bằng cách điều tiết con đường bất thường có thể liên quan với bệnh ung thư [10]. 1.2.5. Vai trò của lycopene Lycopene có vai trò ngăn ngừ a sự phá hủy của các gốc tự do cùng các phân tử và gen khi chúng tuần hoàn trong máu . Sự phá hủy này có thể làm cholesterol đang lưu thông có thể bám vào các thành ma ̣ch làm nghẽn ma ̣ch , gây nhồi máu cơ tim. Sự phá hủy đó làm biến đổi gen ung thư [14].
  • 22. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 14 Lycopene đã được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ ung thư và các bệnh thoái hóa thần kinh, nó cũng có lợi trong việc làm giảm các triệu chứng đường tiết niệu (BPH tiền liệt lành tính tăng sản, phì đại tuyến tiền liệt) và nguy cơ tim mạch liên quan bệnh tiểu đường loa ̣i 2. Lycopene tăng trong cơ thể có thể điều tiết chức năng của gen, cải thiện tiếp xúc gi ữa các tế bào, điều chỉnh hormone, đáp ứng miễn dịch và điều tiết sự trao đổi chất, do đó làm giảm nguy cơ bệnh mãn tính [44]. Lycopene có vai trò quan tro ̣ng trong viê ̣c làm giảm bệnh xơ vữa động mạch và tim . Lycopene hữu ích cho những người có hàm lượng cholesterol cao, xơ vữa động ma ̣ch hoă ̣c bê ̣nh tim ma ̣ch vành , có thể do đặc tính chống oxy hóa của nó. Lycopene ngăn chă ̣n quá trình oxy hóa của lipoprotein mật độ thấp và làm giảm nguy cơ của các động ma ̣ch trở nên dày và bi ̣chă ̣n . Vai trò của lycopene trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch được công bố rộng rãi trong bản tổng quan của Rao năm 2007 [8], theo đó một nghiên cứ u trên 717 người đã phát hiê ̣n mối liên hê ̣giữa lycopene trong màng mỡ và nguy cơ bi ̣ nhồi máu cơ tim . Một nghiên cứ u khác của Kristenson và cô ̣ng sự năm 1997 [32] đã so sánh giữa người Thụy Điển và người Lat -vi (Lithuanian) chỉ ra rằng mứ c lycopene thấp sẽ tăng nguy cơ bi ̣bê ̣nh và tử vong do nhồi máu cơ tim [23]. Thoái hóa võng mạc (ARMD) là hình thức phổ biến nhất của mù lòa ở người cao tuổi ở các nước phương tây . Lycopene là vi chất dinh dưỡ ng duy nhất mà nồng độcó thể tỉ lê ̣nghi ̣ch với nguy cơ ARMD . Lycopene không những giúp làm giảm tỷ lê ̣mắc bê ̣nh ung thư và bê ̣nh tim ma ̣ch mà còn đóng vai trò quan trọng trong viê ̣c chăm sóc mắt [25]. Giảm loãng xương . Nhiều dữ liê ̣u di ̣ch tể ho ̣c cho thấy , lycopene ngăn ngừ a loãng xương ở phụnữ sau mãn kinh. Đây là mô ̣t phát hiê ̣n mới thú vi ̣và
  • 23. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 15 có thể cân nhắc tăng chế độ ăn uống nghiêm ngặt đối với tất cả mọi người tìm cách bảo vệ chống lại bệnh [22]. 1.2.6. Ứng dụng của lycopene a. Trong thực phẩm chứ c năng và dược phẩm Viên nang dầu gấc VINAGA Màng đỏ bao hạt gấc chứa đựng một lượng dầu gấc đỏ sẩm, chất sánh, béo, có mùi thơm đặc biệt, 100g dầu gấc này có 150 – 175 mg β-caroten (cao gấp 15,1 lần cà rốt và gấp 68 lần cà chua…) khoảng 4g lycopene và 12mg α- tocopherol (vitamin E thiên nhiên), acid palmitic (33,4 %), acid Stearic (7,9 %) , đặc biệt acid Oleic (44 %) và acid Linoleic (4,7 %) hai loại acid béo này rất cần thiết cho cơ thể. Công dụng của viên nang: - Phòng chữa tiểu đường, giúp làm hạ cholesterol trong máu. - Bệnh nhân ung thư sau điều trị phẫu thuật, tia xạ, hóa chất, corticoid,… Dùng dầu gấc giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng và ngăn chặn các nguy cơ gây ung thư… - Phòng chữa thiếu vitamin, trẻ em suy dinh dưỡng, chữa khô mắt, mờ mắt, thiếu máu dinh dưỡng… Tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh nhiễm trùng. - Giúp cơ thể trẻ em phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổ sần,… Có tác dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp da luôn hồng hào, tươi trẻ và mịn màng. Làm mau lành vết thương, vết bỏng, vết loét. Phòng bệnh lao và các bệnh đường hô hấp, làm tóc xanh mềm mại. - Phòng chữa những thương tổn trong cấu trúc ADN với những trường
  • 24. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 16 hợp bị nhiễm xạ, nhiễm chất độc dioxin do Mỹ rải ở chiến trường hoặc trong các thức ăn tăng trọng và thuốc trừ sâu chưa phân hủy hết trong rau quả, thịt cá hoặc các hóa chất sử dụng trong bảo quản nông sản, thực phẩm, … Hình 1.6. Viên nang dầu gấc Vinanga [ảnh internet] Viên nang Lyfaten chứ a lycopene Mỗi viên nang Lyfaten gồm lycopen , β-carotene từ dầu gấc và tá dược (tinh bột vừ a đủ). Công dụng của viên nang Lyfaten: - Giúp chống lão hoá, làm đẹp, bảo vệ da và ngăn rụng tóc. - Phòng khô mắt, mờ mắt, thiếu máu. - Hỗ trợha ̣Cholesterol trong máu , giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. - Giúp trẻ em khoẻ mạnh, mau lớn, ít mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm phổi. b. Các ứng dụng khác Lycopene được ứng dụng nhiều trong mỹ phẩm những năm qua. Thực vậy, vì lycopene là một chuỗi mở của carotenoid chưa bão hoà với 11 nối đôi liên hợp, nó hoạt động như một chất chống lại các tác nhân oxy hoá gồm tia UV. Lycopene hấp thụ bức xạ có bước sóng dài của ánh sáng khả kiến. Và khi
  • 25. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 17 phối hợp trong mỹ phẩm dưỡng da, nó có thể làm giảm ảnh hưởng của tia UV lên da, hoặc có thể bảo vệ khỏi các ảnh hưởng ngắn hạn (cháy nắng) và dài hạn (ung thư da) của ánh sáng mặt trời [5]. Lycopen được ứ ng dụng trong thực phẩm do hàm lượng lycopene cao . Thành phần lycopene trong một số loại trái cây được thể hiện trong bảng 1.3. Bảng 1.3. Thành phần lycopene trong một số loại trái cây (đơn vị mg/kg tươi) Trái cây Lycopene β-carotene Lycopene+ β-carotene Tổng Carotenoid TLTK Màng gấc 408,0 2073,0 380,0 83,3 769,0 101,0 491,3 2842,0 481,0 497,4 2926,0 481,0 [14] [15] [16] Cà chua 8,8-42,0 49,0-97,7 - 6,0-57,0 - 62,0-108,0 - 66,0-112,0 [11] [17] Dưa hấu 23,0-72,0 22,0-61,0 - 1,1-2,5 - 23,1-62,0 - 28,0-69,0 [11] [18] Ổi đỏ 54,0 - - - [11] Nho đỏ 33,6 - - - [11] Đu đủ 20,0-53,0 - - - [11] Trong tự nhiên, thông thường lycopene được tìm thấy trong các loại trái cây và rau củ phổ biến có màu đỏ đến vàng như cà chua, cà rốt, dưa hấu, đu đủ. Một số loại hạt (saffron), rễ cây (rutabaga, turnip), hoặc cả lá (trà) có thể có một lượng nhỏ lycopene [32]. Chỉ đặc biệt trong trái gấc, lycopene có nồng độ cao hơn nhiều so với các loại trái cây khác, và tập trung nhiều ở màng đỏ bao quanh hạt gấc. Bảng 1.3 ở trên tổng hợp thông số về thành phần lycopene, β-carotene và tổng carotenoid trong một số loại trái cây phổ biến và chứa nhiều carotenoid. Phần thịt quả gấc cũng chứa carotenoid nhưng với
  • 26. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 18 nồng độ thấp hơn. Mặc dù khối lượng màng gấc tươi chỉ chiếm khoảng 24,6 % khối lượng quả gấc [11] nhưng với hàm lượng lycopene gấp từ 50 – 200 lần hàm lượng ở cà chua [8], việc trích ly lycopene từ gấc được quan tâm nghiên cứu ngày càng nhiều. Với ưu thế là một nước có khí hậu nhiệt đới ẩm thuận lợi cho các giống gấc năng suất cao, sản lượng và giá trị gấc ở Việt Nam ngày càng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên vì điều kiện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất chế phẩm từ gấc hiện đang còn hạn chế. Trên thị trường chủ yếu chỉ có một số sản phẩm như màng gấc đông lạnh, bột gấc nhão (đã qua đồng hoá và thanh trùng), bột gấc khô (chủ yếu công nghệ sấy nhiệt thông thường khoảng 50°C hoặc sấy lạnh), dầu gấc (ép máy trong công nghiệp hoặc nấu màng gấc với dầu trong dân gian). Trong bài này chúng tôi trình bày phương pháp trích ly bột lycopene từ màng gấc có thể ứng dụng để sản xuất trong công nghiệp nhằm làm phong phú thêm các loại sản phẩm từ gấc và tăng khả năng kết hợp trong thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hoặc khả năng xuất khẩu qua các thị trường lớn như Nhật Bản, Úc, Mỹ. 1.3. Các phương pháp trích ly lycopene Trích ly bột lycopene từ gấc có nhiều phương pháp và nhiều cách khác nhau, trong đề tài nghiên cứ u này chỉ trình bày hai phương phápchính để trích ly bột. 1.3.1. Từ màng gấc ta ̣o thành bô ̣t gấc nhão rồi loa ̣i dầu và nướ c cho trở thành bột ráo để trích ly bột lycopene Từ bột gấc có nhiều phương pháp để trích ly bột lycopene chẳng ha ̣n như phương pháp CO2 siêu tới ha ̣n, sử dụng dung môi hữu cơ , xà phòng hóa với kiềm,…
  • 27. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 19 a. Trích ly lycopene từ bột gấc bằng phương pháp CO2 siêu tớ i ha ̣n Dung môi siêu trạng thái CO2 đã được nghiên cứu và khảo sát rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Dung môi siêu trạng thái xuất hiện ở pha có tính chất kết hợp của chất lỏng và chất khí, cho được tốc độ thâm nhập và khả năng trích ly cao nhất. Dung môi đạt trạng thái siêu trạng thái khi cặp nhiệt độ áp suất của dung môi được đưa lên trên cặp nhiệt độ và áp suất tới hạn của chính dung môi đó. Đối với mỗi một chất đang ở trạng thái khí, khi bị nén đẳng nhiệt tới một áp suất đủ cao, chất khí sẽ hóa lỏng và ngược lại. Tuy nhiên, có một giá trị áp suất mà tại đó, nếu tăng nhiệt độ lên thì chất lỏng cũng không hóa hơi trở lại mà tồn tại ở một dạng đặc biệt gọi là trạng thái siêu tới hạn. Vật chất ở trạng thái này có tính trung gian, mang nhiều đặc tính của cả chất khí và chất lỏng. Chất ở trạng thái siêu tới hạn có tỷ trọng tương đương như tỷ trọng của pha lỏng. Nhưng sự linh động của các phân tử lại rất lớn, sức căng bề mặt nhỏ, hệ số khuếch tán cao giống như khi chất ở trạng thái khí [12]. Điểm ba là nơi mà ba trạng thái rắn, lỏng và khí giao nhau. Các đường cong là nơi hai trạng thái cùng hiện diện. Quan sát dọc theo đường cong khí - lỏng hướng lên cao gặp một điểm, nơi đó nồng độ của khí và lỏng bằng nhau. Điểm này được gọi là điểm siêu tới hạn và hợp chất lúc đó gọi là chất lỏng siêu tới hạn. Tại điểm tới hạn, áp suất và nhiệt độ có các giá trị được gọi lần lượt là áp suất tới hạn (Pc) và nhiệt độ tới hạn (Tc). Hai giá trị này là đặc trưng cho từng chất. Bản chất của điểm tới hạn có thể được hiểu là sự thay đổi tính chất của chất lỏng dọc theo dọc theo đường cong áp suất hơi. Khi tăng nhiệt độ, khối lượng riêng của pha lỏng giảm, khối lượng riêng pha hơi tăng do áp suất hơi tăng. Chúng hội tụ tại điểm tới hạn và khi nhiệt độ vượt qua nhiệt độ tới hạn thì không còn sự phân biệt giữa pha lỏng và pha hơi nữa. Khi nhiệt độ
  • 28. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 20 và áp suất đều vượt qua giá trị tới hạn thì vật chất lúc này tồn tại ở trạng thái siêu tới hạn. Giá trị Pc phụ thuộc nhiều vào phân tử lượng của các chất có phân tử lượng nhỏ như hydrocacbon có số cacbon từ 1 đến 3 thì giá trị Pc của chúng không cao. Giá trị Tc chỉ tăng ít theo phân tử lượng, nhưng Tc lại phụ thuộc nhiều vào độ phân cực của chất. Độ phân cực của phân tử càng lớn thì giá trị Tc cũng càng lớn. Điều này được giải thích là do ở các chất phân cực, tồn tại một lực cảm ứng giữa các cực của các phân tử, do đó năng lượng để phá vỡ trật tự giữa các phân tử khi chất ở pha lỏng sẽ lớn hơn nhiều so với các chất không phân cực [26]. Hình 1.7. Giản đồ pha trạng thái siêu tới hạn của một chất[26] Hình 1.8. Quy trình trích ly CO2 siêu tới ha ̣n
  • 29. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 21 Quy trình trích ly lycopene bằng phương pháp dung môi siêu tới ha ̣n được thể hiê ̣n trong hình 1.8. Trong thiết bị trích ly siêu tới hạn, dung môi từ bình chứa đi qua nhiều bộ phận khác nhau để đạt đến điều kiện thí nghiệm đã được ấn định trước nhằm trích ra các thành phần từ nguyên liệu ban đầu. Trước tiên, CO2 ở trạng thái lỏng từ bình chứa được dẫn qua thiết bị làm lạnh bằng dung môi ethylene glycol và nước để duy trì trạng thái lỏng trước khi vào bơm cao áp. Bơm này cũng được làm lạnh đảm bảo nén CO2 đến áp suất làm việc đã cài đặt. Bên cạnh đó, dung môi hỗ trợ (nếu có) cũng được đưa vào dòng dung môi chính thông qua bộ trộn nhờ một bơm cao áp khác. Sau đó, hỗn hợp dung môi được gia nhiệt đến nhiệt độ trích ly đã được cài đặt trước khi vào bình trích ly chứa nguyên liệu. Bình trích được làm bằng thép không gỉ và chịu được áp suất cao. Nguyên liệu bên trong được bố trí giữa hai lớp bi thủy tinh phía dưới đáy và trên đỉnh bình, hai lớp bi này có tác dụng phân tán dòng dung môi tốt hơn. Áp suất trong bình trích ly được điều khiển bởi bộ phận giảm áp tự động nhằm giữ áp suất không đổi trong suốt quá trình trích ly. Sau khi qua bộ phận giảm áp, dung môi CO2ở trạng thái siêu tới hạn chuyển sang trạng thái khí thoát ra ngoài và chất cần trích ly được thu hồi trong bình chứ a mẫu. Ưu điểm: - Có thể tách dung môi siêu tới hạn ra khỏi dịch trích dễ dàng bằng cách hạ áp suất. Đối với trường hợp cần sử dụng thêm các dung môi hữu cơ để hỗ trợ quá trình trích ly đạt hiệu quả cao hơn thì lượng dung môi sử dụng ít hơn nhiều so với các phương pháp trích ly thông thường. Cho nên cũng không gây ảnh hưởng nhiều đối với môi trường. - Chất lỏng siêu tới hạn có khả năng solvat hóa mạnh như chất lỏng và khả năng khuếch tán tốt như trạng thái của chất khí nên khi thay đổi nhiệt độ và áp suất làm việc có thể điều chỉnh độ chọn lọc của dung môi. So sánh với
  • 30. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 22 các phương pháp trích ly thường, trích ly bằng dung môi siêu tới hạn có độ chọn lọc cao hơn và tối thiểu hóa các bước xử lý về sau của chất trích. - Hệ thống trích ly hoàn toàn kín nên không có oxy và không bị chiếu sáng. Do đó, hạn chế được khả năng phân hủy bởi ánh sáng và bị oxy hóa cho nên bảo vệ được các đặc tính sinh học của hợp chất cần trích. Những yếu tố này có ý nghĩa quan trọng đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên đặc biệt là màu và mùi của chúng dễ bị thủy phân khi chưng cất bằng hơi nước. Bên cạnh đó, các điều kiện này còn có thể ngăn chặn các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình trích ly do cô lập các tác chất hiện diện trong nguyên liệu [22]. Nhược điểm: - Chi phí đầu tư và bảo dưỡng cho thiết bị trích ly sử dụng dung môi siêu tới hạn lớn do làm việc ở áp suất cao. Điều này quyết định một phần lớn chi phí trong quá trình trích ly. Nhưng chi phí năng lượng sử dụng trong quá trình trích ly dùng dung môi siêu tới hạn thấp hơn so với chưng cất lôi cuốn theo hơi nước hoặc trích ly bằng dung môi thường. - Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly nên đối với mỗi loại vật liệu có một điều kiện trích ly tối ưu riêng. Bên cạnh đó, khi trích ly cùng một loại vật liệu ở các điều kiện nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, tỷ lệ dung môi hỗ trợ cũng như thời gian trích ly khác nhau sẽ cho thành phần khác nhau trong dịch trích. - Việc chuyển đổi quy mô trích ly dùng dung môi siêu tới hạn từ phòng thí nghiệm thành sản suất công nghiệp gặp nhiều vấn đề khó khăn như điều kiện trích ly, dung môi hỗ trợ,… [22].
  • 31. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 23 b. Trích ly bột lycopene từ bột gấc bằng phương pháp ngâm dầm Phương pháp ngâm dầm được thực hiện ở nhiệt độ phòng bằng cách trộn hỗn hợp nguyên liệu với dung môi phù hợp theo tỉ lệ nhất định (tỉ lệ nguyên liệu : dung môi là 1 : 5 hoặc là 1 : 10). Rót dung môi tinh khiết vào bình chứa nguyên liệu. Giữ yên ở nhiệt độ phòng trong một ngày, để cho dung môi xuyên thấm vào tế bào thực vật và hòa tan các hợp chất tự nhiên. Quá trình được lặp lại nhiều lần bằng cách thay dung môi mới vào bình chứa, dịch trích được cho vào lọ bảo quản riêng. Tiếp tục quá trình trích cho đến khi trích kiệt mẫu nguyên liệu. Bã sau cùng của quá trình trích ly được lấy ra bằng máy ép cơ học hoặc máy ly tâm [23]. Có thể tăng hiệu quả quá trình trích ly bằng cách thỉnh thoảng đảo trộn hoặc khuấy bằng máy khuấy từ. Mỗi lần ngâm chỉ cần 24 giờ là đủ, vì với một lượng dung môi cố định trong bình, mẫu nguyên liệu chỉ hòa tan vào dung môi đến đạt mức bão hòa, có ngâm lâu hơn chỉ mất thời gian. Động lực của quá trình là sự chênh lệch nồng độ của cấu tử cần trích trong nguyên liệu với môi trường dung môi [23]. Ưu điểm: - Nguyên liệu tiếp xúc trực tiếp với dung môi nên việc khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên quá trình trích ly được thực hiện dễ dàng hơn. - Kỹ thuật không đòi hỏi thiết bị phức tạp, dễ sử dụng nên có thể thao tác với lượng lớn nguyên liệu và có thể áp dụng cho nhiều chất khác nhau. - Thích hợp cho quá trình trích ly thử nghiệm cũng như trong công nghiệp. Nhược điểm: - Thời gian trích ly dài, có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. - Sử dụng nhiều dung môi hơn so với các phương pháp khác.
  • 32. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 24 c. Phương pháp trích ly bằng soxhlet Hình 1.9. Hệthống Soxhlet [ảnh internet] 1. Bếp đun. 2.Bình cầu. 3. Ống dẫn hơi. 4. Ống hoàn lưu dung môi. 5. Ống sinh hàn Đối với phương pháp Soxhlet, đây là quá trình liên tục được thực hiện nhờ một bộ dụng cụ riêng. Mẫu trích ly được gói trong giấy lọc đặt trong ống trích ly. Dung môi trích ly từ bình cầu được đun sôi theo ống dẫn hơi đi lên, gặp ống sinh hàn ngưng tụ lại trong ống trích ly. Dung môi hòa tan và trích các hợp chất trong mẫu, khi đạt một lượng dung môi nhất định sẽ hoàn lưu về bình cầu. Quá trình tiếp tục diễn ra đến khi kết thúc. Muốn biết quá trình trích ly đã cạn kiệt chưa, ta tháo phần ống sinh hàn, dùng pipet lấy vài giọt dung dịch trong bình chứa mẫu, nhỏ lên mặt kính hoặc giấy lọc. Nếu sau khi dung môi bay hơi hết và không để lại vết gì thì quá trình trích ly đã kết thúc. Nếu còn thấy vết thì phải để trích ly thêm một thời gian nữa. Phương pháp được tiến hành trong điều kiện thường nên ngoài yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng đến
  • 33. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 25 thành phần chất trích thì các yếu tố ảnh hưởng khác như bản chất của chất tan, bản chất của dung môi, bản chất của mẫu nguyên liệu, kích thước mẫu,… Sẽ quyết định chất lượng và hiệu quả của quá trình [23]. Ưu điểm: - Tiết kiệm dung môi,chỉ cần mô ̣t ít dung môi mà trích kiệt được mẫu. - Không tốn các thao tác lọc và châm dung môi mới như các kỹ thuật khác. - Chỉ cần cắm điện mở nước hoàn lưu là máy sẽ thực hiện quá trình trích ly. - Trích kiệt được hợp chất mong muốn. d. Phương pháp trích ly bằng dung môi hữu cơ Trích ly b ằng dung môi hữu cơ thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp là những hổn hợp dung môi như hexan, ethanol, tetrahydrofuran, chloroform… Quy trình trích ly gồm 5 g bột gấc, 120 mg CaCO3 và 35 ml hỗn h ợp dung môi ethanol/hexan ( 4/3, v/v ) có chứa 0,1% BHT được trộn lẫn với nhau và đồng hóa trong thời gian 5 phút với tốc độ 5000 vòng/phút. Hỗn hợp dung dịch được tiến hành lọc chân không qua phễu th ủy tinh số 4,35 ml hỗn hợp dung môi ethanol/hexan ( 4/3, v/v ) có chứa 0,1% BHT lại được thêm vào phễu, sau đó toàn bộ dung dịch sau khi lọc được chuyển vào phễu phân tách pha dưới chứa ethanol/nước và pha trên có màu vàng sáng chứa carotenoid và hexan. Pha dưới được loại bỏ 2 lần 50 ml Nacl 10% và 3 lần nước cất được liên tục dùng để rửa giải toàn bộ trong quá trình lọc. Pha trên cuối cùng được thu hồi và Na2SO4 được cho vào để loại bỏ phần nước dư. Hỗn hợp trên tiếp tục được đưa vào máy bốc hơi chân không và 500 µl Methyl-tert-butyl-ether (MTBE)/ methanol ( 80/20 ) + 500 µl CH2Cl2 được dùng để hòa tan chất khô
  • 34. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 26 sau quá trình bốc hơi. Dịch thu được chứa trong lọ màu nâu, lưu ở nhiệt độ - 200 C và phân tách trong vòng 48 giờ [23]. Trích ly bằng dung môi hữu cơ cho năng suất trích ly cao, đơn giản, chi phí thấp, nhưng việc làm bay hơi dung môi gây nên sự thất thoát hàm lượng carotenoid cũng như sự thay đổi tỉ lệ đồng phân hóa học tran, cisảnh hưởng đến hàm lượng và tính chất dinh dưỡng của carotenoid và đặc biệt là dư lượng dung môi hữu cơ còn sót lại trong mẩu được trích ly sau trích ly gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. e. Phương pháp trích ly xà phòng hóa bột gấc bằng kiềm Bột gấc của công ty Gac Viet được bảo quản kỹ ở ngăn mát tủ lạnh dưới 5°C, mỗi lần sử dụng lấy nhanh và đậy kín và dùng hết trong vòng 1 tháng sau khi mở nắp. Lycopene và β-carotene là các chuỗi hydrocacbon chưa no, có nhiều liên kết đôi nên rất dễ bị oxy hoá dưới các tác nhân nhiệt, các chất có khả năng oxy hoá cao và ánh sáng nên quá trình thí nghiệm cần phải thực hiện nhanh. Quy trình trích ly bô ̣t lycopene từ bột gấc được thể hiê ̣n trong hình 3.8 ở phụ lục. Cân 50 g bột gấc vào mô ̣t beaker 500 ml, beaker được đă ̣t vào máy khuấy từ sau khi thêm 2,5 g KOH 2M và khuấy với tốc độ 400 vòng/phút ở 50 0 C trong 60 phút. Sau 60 phút, tạo thành hỗn hợp đồng nhất bắt đầu lọc lấy chất rắn và rử a chất rắn cho đến khi pH = 7 bằng hỗn hợp dung di ̣ch Ethanol: NaCl (tỉ lệ 7:3). Chất rắn thu được được ngâm trong dung môi diethyl ether để trích ly lycopene ra khỏi chất rắn. Sau đó đem lọc lấy di ̣ch lọc và tiến hành trích ly bằng thiết bị cô quay khép kín để cho bay dung môi để ngưng tụ lại làm hòa tan lycopene trong mẫu rắn. Sau khi thu được bột lycopene thì ta thổi nitơ và để làm khô bô ̣t lycopene và tiến hành đo UV -Vis trong dung môi n- hexane.
  • 35. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 27 1.3.2. Từ màng gấc tiến hành sấy khô và ép dầu ta ̣o dầu để trích ly lycopene Trong trái gấc trung bình, lớp thịt màu vàng dưới vỏ chiếm 53 %, tiếp theo là hạt màu đen, màng đỏ bao quanh hạt và vỏ mỏng chiếm lần lượt 17 %, 16 % và 14 %. Thành phần chính của màng đỏ gồm khoảng 85,57 % nước, 6,92 % chất béo, 3,93 % carbohydrate, 1,95 % protein, 0,83 % sợi và 0,80 % tro [24]. Để trích ly lycopene từ gấc, chúng ta cần loại bỏ nước bằng cách các cách sấy khác nhau như dung khí, dùng vi sóng, hồng ngoại. Sau đó dầu gấc được ép từ bột gấc khô. Lycopene và carotenoid khác là các chất rắn tan trong chất hữu cơ không phân cực mà không tan trong pha nước nên được tách khỏi dầu bằng cách xà phòng hoá với ethanol và KOH. Một cách tổng quát, ngoài trích ly dầu gấc bằng dung môi hữu cơ hoặc CO2 siêu tới hạn, hai phương pháp sản xuất dầu thường được sử dụng trong công nghiệp là ép áp lực nước hoặc ép đùn với hiệu suất trung bình khoảng 70 %. Phương pháp ép cho hiệu suất cũng như giá thành hợp lý, không để lại tồn dư hoá chất so với phương pháp trích ly bằng dung môi, hoặc không phải đầu tư máy móc kỹ thuật hiện đại và đắt tiền như phương pháp CO2 siêu tới hạn. Các carotenoid cùng với dầu trong màng hạt gấc bị bao bởi các mô và chất xơ có thể được tách ra dưới áp lực lớn của máy ép. Để cải thiện hiệu suất ép dầu, màng lụa bao hạt gấc có thể được xử lý trước để các mô tế bào bị vỡ bung ra nhiều hơn và dễ giải phóng dầu, các carotenoid hơn. Nhóm tác giả Kha và cộng sự năm 2013 [41] sử dụng phương pháp sấy khô bằng vi sóng ở công suất 630 W trong 65 phút sau đó hấp trong hơi nước 20 phút để độ ẩm đạt 8 - 11 % thì hiệu suất ép dầu có thể tăng lên đến 93 %. Bảng 1.4 tổng kết một số kết quả về hiệu suất trích ly và thành phần lycopene, β-carotene thu được trong dầu gấc. Rõ ràng phương pháp trên đã làm tăng 1,73 lần lycopene và 2,55 lần β-carotene. Ngoài ra, nhóm tác giả
  • 36. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 28 Mai và cộng sự năm 2013 [20] thử nghiệm sử dụng lần lượt và hỗn hợp 4 loại enzyme gồm postease, cellulose, pectinase, α-amylase, cho thấy nếu trộn vào màng gấc thêm 14,6 % enzyme tổng hợp từ cả 4 loại trên với tỉ lệ như nhau và ủ trong 127 phút ở 58 °C, với tốc độ trộn 162 vòng/phút, thì hiệu suất thu hồi dầu có thể đạt 79,5 %, hàm lượng carotenoid tổng là 5,3 mg/g. Bảng 1.4. Hiệu suất (%), thành phần (mg/100mL) của lycopene và β- carotenetrong trích ly dầu gấc Mẫu dầu Hiê ̣u suất Lycopene β-carotene TLTK Sấy vi sóng và hấp hơi 93 ± 1 414 ± 25 140 ± 7 [25] Enzyme 79,5 530 [26] Sấy khí 68 ± 3 240 ± 29 55 ± 7 [25] Sấy lò 60 °C - 302 271 [38] Hiện nay ở Việt Nam quy trình sản xuất dầu gấc trong công nghiệp ở một số công ty thường gồm các giai đoạn chọn lọc quả gấc đạt tiêu chuẩn về độ chín, kích thước, độ an toàn thực phẩm, giai đoạn rửa trái gấc bằng nước Clo đạt chuẩn, sau đó cắt quả và lấy màng đỏ hạt gấc thủ công. Màng đỏ có thể được đồng hoá và tiệt trùng ở nhiệt độ 80-90 °C rồi làm lạnh đột ngột về nhiệt độ môi trường để không làm mất chất lượng carotenoid, sau đó ép để thu dầu. Dầu thô được trộn với nước ấm rồi tách nước khoảng 2 đến 3 lần đến khi thu được dầu sạch. Dầu được bảo quản trong túi bạc, hút chân không và thổi nitơ vào để tránh ánh sáng và không khí. Qua phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp trích ly , trong đồ án này, chúng tôi tiến hành trích ly bột lycopene từ dầu gấc bằng phương pháp xà phòng hóa với kiềm.
  • 37. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 29 Chương 2 THỰC NGHIỆM 2.1. Hóa chất, dụng vụ và thiết bị nghiên cứu 2.1.1. Hóa chất Hóa chất sử dụng cho nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.1. Các chất này được sử dụng làm thực nghiệm mà không qua giai đoạn tinh chế thêm. Bảng 2.1. Hóa chất Hóa chất Số lượng/1 TN Đơn vi ̣ Số TN Tổng số lượng Nhà cung cấp Dầu gấc 20 G 25 500 Gac Viet PG 12 ml 25 300 Ethanol 80 ml 25 2000 KOH 8 ml 25 200 Merck NaCl 9‰ 80 ml 25 2000 Tween 80 1 ml 25 25 Dầu gấc của công ty Gac Viet được bảo quản kỹ ở ngăn mát tủ lạnh dưới 5 °C, mỗi lần sử dụng lấy nhanh và đậy kín và dùng hết trong vòng 1 tháng sau khi mở nắp. Lycopene và β-carotene là các chuỗi hydrocacbon chưa no, có nhiều liên kết đôi nên rất dễ bị oxy hoá dưới các tác nhân nhiệt, các chất có khả năng oxy hoá cao và ánh sáng. Các hoá chất dùng cho quá trình xà phòng hoá gồm KOH của Merck, propylene glycol của Scharlau, ethanol thực phẩm 95 %, nước đã loại ion (DI) được sản xuất tại Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai thuộc khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, và khí nitơ (công ty TNHH Air Liquide Việt Nam) đạt tiêu chuẩn phòng sạch, muối ăn được hoà tan trong nước DI rồi lọc.
  • 38. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 30 Quá trình lọc rửa tinh thể carotenoid sử dụng màng lọc Whatman Nylon 0,2 μm, đường kính 47 mm. 2.1.2. Dụng cụ và thiết bị nghiên cứ u Dụng cụ và thiết bị sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: - Máy khuấy từ IKA RW 20 Digital với cánh khuấy dài 35 cm nhựa Teflon để chống bị ăn mòn bởi KOH. - Cánh khuấy. - Máy hút chân không. - Bình thổi khí nitơ lỏng để làm khô mẫu. - Máy đo UV-Vis, Visco Spectrophotometer V670. - Bể điều nhiê ̣t. - Bếp gia nhiê ̣t. - Cân phân tích. - Giá đỡ. - beaker 250 ml. - Pipet 5, 10 ml. - Erlen 250 ml. - Bộlọc thủy tinh, phễu lọc. - Giấy lọc 0,2 µm. - Nhiê ̣t kế thủy ngân , hệ được ổn nhiệt cách thuỷ thông thường sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân chính xác 1 °C. - Ống nhỏ giọt. - Bóp cao su. - Giấy quỳ tím. - Các chai nâu nhỏ tối màu để đựng mẫu và chai sáng màu để đo UV - Vis.
  • 39. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 31 2.2. Thực nghiê ̣m Quy trình trích ly lycopene từ dầu gấc bằng phương pháp xà phòng hóa được thể hiê ̣n trong hình 3.9 trong phụlục và được mô tả như sau. 20 g dầu gấc được rót vào một beaker phù hợp khoảng 250 ml, bên ngoài beaker được bao giấy nhôm cẩn thận để có thể truyền nhiệt được nhưng hạn chế tối đa ánh sáng lọt vào (Hình 3.3). Beaker được đặt trong bể chưng cách thủy ở nhiệt độ 50°C sau đó thêm 12 g PG và khuấy đều với tốc độ 400 vòng/phút trong 60 phút. Quá trình xà phòng hoá được tiến hành chậm ở nhiệt độ 55 °C bằng cách thêm từ từ 8 mL dung dịch KOH 12 M trong 30 phút trong khi vẫn tiếp tục khuấy với tốc độ như trên trong vòng 90 phút. Ở giai đoạn này có thể xà phòng được tạo ra làm độ nhớt tăng nhiều, do đó thỉnh thoảng cần lưu ý để hỗn hợp luôn được khuấy đều. Hình 2.1. Quá trình khuấy từ xà phòng hóa dầu gấc[ảnh chụp] Để giảm độ nhớt của hỗn hợp trước khi lọc, 120 ml ethanol được thêm vào và khuấy đều trong vòng 15 phút cho đến khi hỗn hợp trong suốt. Beaker được lấy ra và bao kín bằng bao phim và giấy nhôm rồi để trong ngăn mát tủ
  • 40. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 32 lạnh ở nhiệt độ 5-10°C trong 2-3 giờ để các chất rắn lycopene và β-carotene có thể lắng dần xuống đáy. Lúc này màu của dung dịch ở trên ít đỏ hơn, và ở gần đáy có thể quan sát thấy một lớp chất rắn lắng đọng màu đỏ hồng. Khuấy thật nhẹ hỗn hợp rồi lọc toàn bộ bằng màng lọc 0,2 μm, có hỗ trợhút chân không. Chất rắn còn lại trên màng được rửa với hỗn hợp dung dịch ethanol:NaCl 0,9 % với tỉ lệ 1V:1V cho đến khi độ PH = 7 và nước rửa không còn bọt, không có màu. Hình 2.2. Quá trình lọc lycopene [ảnh chụp] Chất rắn carotenoid và giấy lọc được bảo quản bằng cách đặt trong chai nâu và sấy khô bằng dòng khí nitơ. Xác định khối lượng của tổng chất rắn thuđược (cân khối lượng giấy lọc trước và sau khi có thêm carotenoid) rồi đo phổ để xác định nồng độ lycopene và β-carotene.
  • 41. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 33 Hình 2.3. Hòa tan lycopen vào dung môi n-hexan đo UV-Vis [ảnh chụp] 2.2.1. Nghiên cứ u ảnh hưở ng của nồng đô ̣KOH đến hiê ̣u suất trích ly lycopene Mục đích : Khảo sát ảnh hưởng của nồng độKOH đến hiê ̣u suất trích ly để tìm ra nồng đô ̣KOH tối ưu tại đó hiệu suất trích ly là cao nhất. Kế hoạch thí nghiệm: Phản ứng được thực hiện bằng phương pháp khuấy từ gia nhiệt trong điều kiện cố định nhiê ̣t độphản ứ ng , thời gian xà phòng hóa, tốc độkhuấy, và lượng dung môi PG. Cơ sở dữ kiê ̣n để cố đi ̣nh các yếu tố dựa vào những khảo sát của các chuyên gia , chúng tôi chỉ khảo sát các thông số quanh đó và kiểm tra la ̣i [21]. Khảo sát phản ứng lần lượt ở các nồng độ 8M, 10M, 12M, 14M, 16M và 18M. Tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hàn h như trong quy trình hình 3.9 trong phụlục và mô tả quy trình. 2.2.2. Nghiên cứ u ảnh hưở ng của tốc đô ̣khuấy đến hiệu suất trích ly lycopene Mục đích : Khảo sát ảnh hưởng của tốc đô ̣khuấy đến hiệu suất trích ly để tìm ra tốc đô ̣khuấy tối ưu tại đó hiệu suất trích ly là cao nhất.
  • 42. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 34 Kế hoạch thí nghiệm: Phản ứng được thực hiện bằng phương pháp khuấy từ gia nhiệt trong điều kiện cố định nhiê ̣t độphản ứ ng , thời gian xà phòng hóa, nồng độKOH, và lượng dung môi PG. Khảo sát phản ứng lần lượt ở các thể tích KOH sử dụng 4 ml, 6 ml, 8 ml, 10 ml,12 ml và 14 ml. Tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hàn h như trong quy trình hình 3.9 trong phụlục và mô tả quy trình. 2.2.3. Nghiên cứ u ảnh hưở ng của thời gian xà phòng hóa đến hiê ̣u suất trích ly lycopene Mục đích : Khảo sát ảnh hưởng của thời gian xà phòng hóa đến hiê ̣u suất trích ly để tìm ra thời gian tối ưu tại đó hiệu suất trích ly là cao nhất. Kế hoạch thí nghiệm: Phản ứng được thực hiện bằng phương pháp khuấy từ gia nhiệt trong điều kiện cố định nhiê ̣t độphản ứng, nồng độKOH, tốc độ khuấy, và lượng dung môi PG. Khảo sát phản ứng lần lượt ở các thời gian 30, phút, 60 phút, 90 phút, 120 phút, 150 phút và 180 phút. Tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hàn h như trong quy trì nh hình 3.9 trong phụlục và mô tả quy trình. 2.2.4. Nghiên cứ u ảnh hưở ng của nhiệt độ phản ứng đến hiệu suất trích ly lycopene Mục đích : Khảo sát ảnh hưởng của nhiê ̣t đô ̣phản ứ ng đến hiê ̣u suất trích ly để tìm ra nhiê ̣t đô ̣tối ưu tại đó hiệu suất trích ly là cao nhất. Kế hoạch thí nghiệm: Phản ứng được thực hiện bằng phương pháp khuấy từ gia nhiệt trong điều kiện cố định thời gian xà phòng hóa, nồng độKOH , tốc độkhuấy, và lượng dung môi PG. Khảo sát phản ứng lần lượt ở các nhiê ̣t đô ̣40 0 C, 50 0 C, 60 0 C, 70 0 C và 80 0 C. Tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành như trong quy trình hình 3.9 trong phụlục và mô tả quy trình.
  • 43. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 35 2.2.5. Nghiên cứ u ảnh hưở ng của lượng dung môi PG đến hiệu suất trích ly lycopene Mục đích : Khảo sát ảnh hưởng của lượng dung môi PG đến hiê ̣u suất trích ly để tìm ra lượng dung môi PG tối ưu tại đó hiệu suất trích ly là cao nhất. Kế hoạch thí nghiệm: Phản ứng được thực hiện bằng phương pháp khuấy từ gia nhiệt trong điều kiện cố định thời gian xà phòng hóa, nồng độKOH , tốc độkhuấy, và nhiệt độ phản ứng. Khảo sát phản ứng lần lượt ở các thể tích dung môi 0 ml, 6 ml, 12 ml, 18 ml và 24 ml. Tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hàn h như trong quy trình hình 3.9 trong phụlục và mô tả quy trình. 2.3. Phương pháp phân tích sản phẩm Phương pháp xác định nồng độ với UV-Vis Mục đích: Phương pháp này nhằm xác đi ̣nh nồng đô ̣của lycopene sau khi trích ly. Nguyên tắc:Khi chiếu một chùm bứ c xa ̣đơn sắc có bước sóng từ 300 – 800 nm và cường đô ̣I đi qua cuvet có đựng mẫu lycopene sẽ xảy ra hiê ̣n tượng hấp thụphân tử . Kết quả được thể hiê ̣n bằng phổ đồ biểu diễn sự tương quan giữa cường đô ̣hấp thu theo bước sóng. Thực nghiệm:Phổ UV-Vis của lycopene được đo ta ̣i Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai thuộc khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh bằng thiết bi ̣máy đo UV-Vis Visco Spectrophotometer V670. Các carotenoid được hoà tan trong n-hexane và xác định thành phần dựa trên phương pháp của tính phổ hấp thụ đồng thời của Zechmeister [30], [31]. Phổ hấp thụ vùng khả kiến của hai thành phần carotenoid chính trong màng gấc là lycopene và β-carotene chồng lên nhau một phần nhưng thứ tự vị trí
  • 44. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 36 các đỉnh theo bước sóng có khác nhau. Vì tính cộng được của độ hấp thụ các chất khác nhau tại mỗi bước sóng, trong trường hợp này chúng ta thiết lập hệ phương trình liên hệ các độ hấp thụ ở hai bước sóng khác nhau để suy ra nồng độ của từng chất một cách đồng thời. Lycopene trong n-hexane có các đỉnh hấp thụ lần lượt tại 503 nm, 472 nm, và 445 nm. Còn β-carotene có hai đỉnh ở 478 nm và 452 nm. Vị trí các đỉnh phổ trong ether dầu hỏa , diethyl ether, methanol, ethanol và acetonitrile gần như trùng với các giá trị trên, trong khi đó các đỉnh dịch về phía bước sóng dài khoảng 2–6 nm trong acetone, từ 10-20 nm trong chloroform và dichloromethane, 18 – 24 nm trong toluene [31]. Nếu sử dụng đơn vị tính nồng độ là mg/l và kết hợp với giá trị các hệ số hấp thụ (đơn vịl/mg) của các chất ở các bước sóng 503 nm của lycopene và 450 nm của β-carotene, hệ phương trình độ hấp thụ tại hai bước sóng này là: 𝐴503 = 0,320𝐶𝐿𝑦𝑐 + 0,043𝐶𝑏−𝑐𝑎𝑟 , (1) 𝐴450 = 0,216𝐶𝐿𝑦𝑐 + 0,258𝐶𝑏−𝑐𝑎𝑟 . (2) Hình 2.4 thể hiện phổ hấp thụ của lycopene và β-carotene chuẩn với nồng độ 1,0 mg/l trong acetonitrile [18]. Tại bước sóng 450 nm, đỉnh của hai phổ có độ cao tương đương nhau, trong khi đó, tại bước sóng 503 nm, phổ β- carotene rất bé. Điều này phù hợp với giá trị hệ số hấp thụ trong hệ phương trình trên. Từ hệ phương trình này, giá trị nồng độ của lycopene và β-carotene có thể suy ra đồng thời [43] 𝐶𝐿𝑦𝑐 = 3.521𝐴503 − 0.587𝐴450, (3) 𝐶𝑏−𝑐𝑎𝑟 = 4.367𝐴450 − 2.947𝐴503. (4)
  • 45. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 37 Hình 2.4. Phổ hấp thụ khả kiến trong acetonitrile của lycopene (liền nét), β-carotene (liền mảnh) Có nhiều phương pháp xác định thành phần của các carotenoid trong đó hai phương pháp phổ biến nhất là phổ tử ngoại khả kiến UV-Vis và phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC. Phương pháp HPLC vừa có thể phân tách các carotenoid vừa có thể xác định được thành phần một cách chính xác.Tuy nhiên cũng chính vì thế nó khá đắt, cần các kỹ thuật phức tạp, tốn kém thời gian và dùng nhiều hoá chất khá độc hại. Với chi phí thông thường và quy trình xác định đơn giản hơn nhiều, phương pháp UV-Vis đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu cho phép thu thập các thông số nhanh và khá chính xác. Thật vậy, Fish 2012 [43] trong khảo sát các phương pháp khác nhau để xác định thành phần carotenoid đã chứng minh sự chênh lệch giữa hai phương pháp nêu trên đối với lycopene là 7,8 % và đối với β-carotene là 5,0 %. Trong đồ án này, tôi giới hạn xác định thành phần hai carotenoid chủyếu của sản phẩm dựa trên phổ UV-Vis và suy ra từ hai phương trình (3) và (4). Kết quả cũng được dùng để đánh giá hiệu suất của quá trình trích ly.
  • 46. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 38 2.4. Những lưu ý khi tiến hành thí nghiê ̣m Lycopene dễ bi ̣nhiê ̣t phân hủy khi nhiê ̣t độlớn hơn 600 C. Vì vậy, cần quan sát và điều chỉnh nhiê ̣t độtrong quá trình xà phòng hóa . Ethanol sẽ hòa tan một phần lycopene khi ở nhiê ̣t đô ̣cao , nên tránh đun ethanol và lycopene trên bếp nhiê ̣t. Lycopene sẽ bi ̣oxy hóa ngoài không k hí khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, trong suốt quá trình làm thí nghiê ̣m nên tránh ánh sáng bằng cách dùng giấy nhôm bao beaker chứ a mẫu khi xà phòng hóa và bỏ bột carotenoid vào chai nâu kín sau khi xà phòng hóa trước khi tiến hành đo UV-Vis. Để làm khô bột carotenoid bằng khí nitơ , khi thổi khí vào chai chứ a bô ̣t carotenoid không được để ống thổi quá sâu sẽ làm bay mất bột carotenoid. Quá trình thí nghiệm cần phải thực hiện nhanh, không để dầu gấc, các sản phẩm trung gian và bột lycopene (carotenoid) bị quá nhiệt, phơi sáng, phơi khí hoặc nhiễm khuẩn. Khi tiến hành đo UV-Vis, để đo chính xác thì cần phải đo nhanh vì dung môi hexane bay hơi rất cao . Khi đo base chuẩn cần đo cả 2 cuves chứ a dung môi hexane khi phổ đồ ra mô ̣t đường thẳng song song với trục hoành là chính xác. Lưu ý, dung môi hexane rất đô ̣c nên cần thu hồi mẫu thải để xử lý sau , không đổ bừ a bãi.
  • 47. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 39 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả trích ly lycopene từ dầu gấc bằng phương pháp xà phòng hóa Hình lần lượt mô tả quá trình và kết quả chủ yếu của thí nghiệm. Ở hình 3.1, sau khi thiết lập thí nghiệm, phía trên beaker cũng được che ánh sáng bằng giấy nhôm chỉ để khoảng trống vừa đủ cho cánh khuấy và nhiệt kế. Trong hình 3.1. b, hỗn hợp sản phẩm của quá trình xà phòng hoá trở nên cô đặc có độ nhớt cao. Hình 4.1.c cho thấy các carotenoid lắng đọng dần ở đáy trong dung dịch sản phẩm sau khi rửa với ethanol ở nhiệt độ thấp. Bột carotenoid thu được có màu đỏ khá đậm, tan trong n-hexane nhưng không tan trong nước (hình 2.5.d). Quá trình tách bột carotenoid trong chất béo thường được tiến hành bằng phương pháp thủy phân. Vương và cộng sự năm 2006 [29] sử dụng quy trình điều chỉnh từ đề xuất của Khachik 1992 [17] trong đó carotenoid trích ly từ các nguồn thực phẩm sấy lạnh sử dụng tetrahydrofurane (THF), sau đó được thuỷ phân với KOH 10 % trong methanol 75 % trong 150 phút rồi được rửa bằng dung dịch NaCl 13 g/L và lặp lại trích ly 3 lần với hexane. Pha hexane sau đó được tách khỏi pha nước rồi sấy khô bằng nitơ. Carotenoid thu được từ phương pháp này cũng như rất nhiều phương pháp tương tự khác có độ tinh khiết cao, có thể loại bỏ được các tạp chất rắn nhưng lại sử dụng nhiều dung môi hữu cơ nên có thể tồn tại vết trong sản phẩm. Do đó quy trình này phù hợp cho các phân tích chính xác như HPLC. Nếu ứng dụng trong thực phẩm hoặc mỹ phẩm thì cần phải khảo sát và hạn chế tồn dư dung môi ở giới hạn an toàn.
  • 48. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 40 a. Dầu gấc ban đầu b. Hỗn hợp sau xà phòng hóa c. Carotenoid lắng đọng d. Bột carotenoid trong sau xà phòng hóa hexane và nướ c Hình 3.1. Quá trình tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa dầu gấc Ausich và Sanders [37] đã tổng quát được một quy trình đơn giản an toàn để cô lập và lọc tinh thể lycopene cũng như carotenoid từ các oleoresin (gồm nhựa, sáp ong, chất béo và dầu). Ban đầu oleoresin được trộn đều với một hỗn hợp gồm PG, nước và alkali (thường là KOH), để tạo nên phản ứng xà phòng
  • 49. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 41 hoá ở nhiệt độ 50-80 °C trong 30 phút. Hỗn hợp sản phẩm sau đó pha loãng với nước để giảm độ nhớt rồi lọc và rửa với nước ấm để làm sạch lycopene. Ưu điểm của quá trình trên là tính đơn giản, kinh tế và an toàn vì chỉ sử dụng thêm PG, có thể tiến hành ở quy mô công nghiệp. Mặt khác, lycopene có thể đủ tinh khiết, sử dụng được ngay trong thực phẩm. Tuy nhiên khi thực hiện rửa và lọc bằng nước như đề nghị, hỗn hợp tuy đã bớt cô đặc nhưng rất nhớt vì có mặt xà phòng và KOH dư, nên lọc khá lâu với giấy lọc 0,2 μm (giấy lọc lớn hơn không phù hợp vì các hạt lycopene khá bé, sẽ lọt qua hết). Ngoài ra, nếu sử dụng bơm chân không hỗ trợ thì nhiệt độ ở phễu lọc và bề mặt giấy lọc giảm nhanh, tạo thành lớp sáp xà phòng ngăn cản quá trình lọc dù có thêm nhiều nước ấm. Nếu sử dụng nước nóng thì làm giảm chất lượng lycopene. So với phương pháp trích ly từ bột gấc thì trích ly từ dầu gấc không dùng các dung môi độc hại , do đầu vào là dầu ép từ màng gấc , quá trình ép dầu cũng không sử dụng hóa chất độc hại gì để ép dầu và nguyên liệu thì sẵn có . Trong dầu có c hứ a những acid béo no và không no , acid béo không no nhiều hơn làm cho những chất trong dung di ̣ch chứ a xà phòng thu được sau khi xà phòng hóa có thể được trung hòa để thu hồi xà phòng ứng dụng trong mỹ phẩm. Gần đây nhất có nhóm tác giả Mai [21] cũng dựa trên phương pháp này để tách lycopene, trong đó hỗn hợp sản phẩm được rửa với dung dịch NaCl, rồi lần lượt với ethanol, sau đó là hỗn hợp NaCl:ethanol,và trung hoà bằng axit HCl. Tuy nhiên khi thêm nước và trung hoà bằng axit thì dung dịch cũng bị nhờn như phương pháp trên nên khó lọc. Ngoài ra, Tween 80 được sử dụng với mục đích làm tăng hiệu suất lại có thể tạo ra nhũ tương trong hệ xà phòng- nước và do đó khó tách pha lycopene rắn.
  • 50. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 42 Trong quy trình chúng tôi khảo sát, nồng độ KOH được điều chỉnh để hệ không quá nhớt, tốc độ quay của cánh khuấy phù hợp với khả năng của máy và độ nhớt của hệ. Mặc dù vậy, hệ quá lỏng có thể làm giảm tiếp xúc giữa KOH với dầu, và tăng khả năng tạo nhũ tương. KOH thêm vào dần dần để xà phòng hoá hết dầu gấc. Nhiệt độ và thời gian phù hợp để xà phòng hoá hoàn toàn. Nhiệt độ thấp làm chậm quá trình xà phòng hoá nhưng nếu quá cao sẽ làm giảm lượng lycopene. Ethanol có khả năng làm giảm khả năng tạo nhũ tương trong hệ xà phòng.Và vì lycopene gần như không tan trong ethanol ở nhiệt độ thấp, chúng ta có thể dùng ethanol để rửa hỗn hợp sản phẩm và làm lắng lycopene. Lượng ethanol đủ để giảm độ nhớt đến mức thuận lợi cho quá trình nhưng cũng không quá nhiều sẽ tốn thời gian lọc. Dung dịch NaCl thêm vào để rửa các tạp chất rắn còn lại trên màng lọc. Bảng 3.1. Tỉ lệ phần trăm (%) các loại axit trong màng gấc Axit Nhóm Tỉ lệ Axit Nhóm Tỉ lệ Oleic C18:1 59,50 Myristic C14:0 0,22 Palmitic C16:0 17,31 Palmitoleic C16:1 0,18 Linoleic C18:2 13,98 Eicosa-11-enoic C20:1 0,17 Stearic C18:0 7,45 Margaric C17:0 0,14 α-linoleic C18:3 0,52 Erucic C22:1 0,10 Arachidic C20:0 0,32 Lauric C12:0 0,04 Các axit béo không bão hoà là thành phần chính của axit béo trong màng gấc.Bên cạnh đó cũng có các axit bão hoà như axit palmitic, axit mysistic và axit lauric (Bảng 3.1) [36]. Quá trình xà phòng hoá được điều chỉnh từ quy trình của Ausich và Sanders năm 1999 [37] và của Mai cùng cộng sự năm 2016 [33], gồm giai đoạn khuấy đều dầu gấc trong propylene glycol (PG) ở 50°C để thuỷ phân một phần các chất béo. Hỗn hợp sau đó tác dụng từ từ với KOH để quá trình xà phòng hoá xảy ra hoàn toàn ở 55 °C. Sản phẩm được
  • 51. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 43 khuấy đều với ethanol để dung dịch bớt độ nhớt và trở nên trong suốt, sau đó giữ ở nhiệt độ dưới 10°C trong khoảng 2-5 giờ để lycopene và các carotenoid rắn kết tụ dần rồi lắng xuống đáy. Sau giai đoạn lọc và rửa với ethanol và dung dịch NaCl 0,9 %, chất rắn sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp trong chai nâu có thổi khí nitơ. Hiệu suất của quy trình suy ra từ nồng độ và khối lượng các chất trong sản phẩm so với khối lượng tương đương có trong 20 g dầu. Hiệu suất trích ly lycopene thường thấp hơn do hoạt tính oxy hoá cao của nó so với carotenoid (Bảng 3.2). Bảng 3.2. Hiệu suất của quy trình trích ly tối ưu Thành phần Khối lượng ban đầu Khối lượng trong sản phẩm Hiệu suất Lycopene 0,0394 0,0242 61,42 β-carotene 0,1201 0,0796 66,27 Tổng cộng 0,1595 0,1038 65,07 Đơn vị đo khối lượng g, hiệu suất %. Kết quả lấy trung bình 3 lần thí nghiệm. Tổng lượng chất rắn thu được 0,1166 g. Hiệu suất trích ly chất rắn là 73,11%. Độ tinh khiết đạt 89,02 %, được tính bằng tỉ lệ carotenoid tổng cộng trong chất rắn lọc được. Hiệu suất chung của quá trình là 65,07 %. Tỷ lệ lycopene và β-carotene chỉ thay đổi nhẹ so với lúc đầu chứng tỏ các điều kiện thí nghiệm ở trên giúp bảo vệ tốt lycopene cũng như các carotenoid khác [21]. Hiệu quả kinh tế của quá trình trích ly bột carotenoid từ gấc tươi sử dụng phương pháp ép đùn màng gấc rồi xà phòng hoá thường đạt khoảng 70,0 % x 65,1 % = 45,5 %. Hiệu suất này có thể tăng lên đến 60,5 % nếu sử dụng các phương pháp xử lý sơ chế màng gấc ở điều kiện phù hợp để màng gấc vỡ
  • 52. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 44 bung ra hết trước khi ép, nhưng cũng phải lưu ý để đảm bảo an toàn cho các carotenoid đã giải phóng. Tỷ lệ lycopene trong sản phẩm có thể tăng lên khi sử dụng thêm một số dung môi để tái kết tinh (recystalize) và lọc lycopene (như trường hợp Mẫu A bảng phụ lục 3.9). Tuy nhiên sản phẩm có thể có một số tồn dư hợp chất hữu cơ và hiệu suất giảm đi. Do đó chúng ta không cần thiết phải thêm giai đoạn tái kết tinh vì các carotenoid khác cũng rất có ích cho cơ thể [21]. Ngoài ra trong một số nghiên cứu, một số chất có thể được thêm vào bảo vệ các carotenoid vừa được giải phóng, như chất hoạt động bề mặt NaCMC (Sodium carboxymethyl cellulose), Tween 80 [18]hoặc chất kháng oxy hoá khác như BHT (Butylated hydroxytoluene), α-tocopherol. Chúng tôi sẽ khảo sát vai trò và ảnh hưởng của những chất này trong quá trình trích ly cũng như quá trình ứng dụng vào sản phẩm cụ thể trong những nghiên cứu tiếp theo. Ngoài phương pháp trích ly từ các loại thực vật, vi khuẩn, men hoặc nấm, các carotenoid còn có thể được tổng hợp từ 2, 6, 11, 15 - tetramethyl 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14 – hexadecaheptaene - 1, 16 - dial và triphenyl - (3, 7 - dimethyl - 2 ,6 - octadien - 1 - ylidene) - phosphine (US. Pat. No. 2,842,599) hoặc từ 3, 7, 11, 15 - tetramethylhexadeca - 2, 4, 6, 8, 10, 14 - hexaen - 1 - yl - triphenylphosphonium bisulfate (US. Pat. No. 4,105,855) và hiện nay rất phổ biến trong thương mại. Tuy nhiên, quá trình tổng hợp tốn thời gian, phức tạp với nhiều bước khác nhau và thiết bị hiện đại; lycopene tổng hợp lại khó hấp thu hơn so với lycopene trong tự nhiên [37]. Với ưu thế trong phân bố trái gấc - “trái cây từ trên thiên đường”, cũng như vai trò quan trọng của lycopene với hàm lượng lớn trong gấc, việc đầu tư nghiên cứu sản xuất và ứng dụng nhiều hơn các sản phẩm từ gấc tại Việt Nam hứa hẹn tiềm năng to lớn trong tương lai gần.
  • 53. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 45 3.2. Các yếu tố ảnh hưở ng đến hiê ̣u suất trích ly lycopene 3.2.1 Ảnh hưởng của nồng đô ̣KOH Ảnh hưởng của nồng độ KOH đến thu hồi lycopene được thể hiê ̣n trong hình 3.2 và bảng 3.3. Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ KOH đến hiệu suất trích ly lycopene Nồng đô ̣KOH (M) Hiê ̣u suất (%) 8 25,70 10 40,41 12 69,32 14 60,12 16 45,08 18 37,60 Đơn vị đo nồng độM, hiệu suất %. Kết quả lấy trung bình 3 lần thí nghiệm. Hình 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ KOH đến hiệu suất trích ly lycopene Kết quả hình 3.2 cho thấ y, khi nồng độKOH tăng từ 8M đến 12M thì hiê ̣u suất thu hồi lycopene tăng và đ ạt hiệu suất cao nhất ở 12M. Sau đó, tiếp tục tăng nồng độ thì hiệu suất thu hồi giảm dần . Qua kết quả cho thấy , nồng 0 10 20 30 40 50 60 70 80 0 5 10 15 20 Hiệusuất(%) Nồng độ KOH (M)
  • 54. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Phượng 46 đô ̣KOH có ảnh hưởng đáng kể đến hiê ̣u suất thu hồi lycopene . Thí nghiệm đưa ra 6 că ̣p thông số để so sánh mứ c đô ̣ảnh hưởng của nồng đô ̣KOH đến hiê ̣u suất trích ly lycopene có sự khác nhau đáng ở mỗi că ̣p thông số , điều này có thể giải thích được bởi thời gian xà phòng hóa kéo dài khi tăng nồng độ xảy ra hiện tượng đóng rắn , gây khó khăn trong viê ̣c t ách carotenoid . Lấy nồng độKOH 12M cho các thí nghiê ̣m tiếp theo. 3.2.2 Ảnh hưởng của tốc độ khuấy Ảnh hưởng của tốc độ khuấy được thể hiê ̣n trong hình 3.3 và bảng 3.4. Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến hiệu suất trích ly lycopene Tốc độkhuấy (vòng/phút) Hiê ̣u suất (%) 200 41,85 300 54,79 400 65,07 500 65,58 600 65,01 700 64,03 Đơn vị đo tốc độkhuấy vòng /phút, hiệu suất %. Kết quả lấy trung bình 3 lần thí nghiệm. Hình 3.3. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến hiệu suất trích ly lycopene 0 10 20 30 40 50 60 70 0 100 200 300 400 500 600 700 800 Hiệusuất(%) Tốc độ khuấy (vòng/phút)