SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
Download to read offline
DẪN NHẬP KINH THÁNH - 2
Dẫn nhập Sáng Thế ký
Tác giả: Môi-se thường được xem là tác giả.
Sách của nguồn gốc: Sách về nguồn gốc của vũ trụ, nhân loại, tội lỗi, sự cứu
chuộc, đời sống gia đình, sự đồi bại của xã hội, các quốc gia, các ngôn ngữ
khác nhau, dân tộc Hê-bơ-rơ.
Những chương đầu của sách này liên tục bị chỉ trích, nhưng các sự kiện mà
sách trình bày, khi được diễn giải và hiểu đúng, thì chưa bao giờ bị phản
chứng cả.
Mục đích của tác giả sách Sáng thế Ký không nhằm đưa ra một giải thích tỉ
mỉ về cuộc sáng tạo. Chỉ có một chương duy nhất dành cho đề tài nầy
(nhưng chỉ là một nét đại cương sơ sài gồm vài sự kiện cơ bản), trong khi đó
38 chương đã nói về lịch sử tuyển dân.
Chủ đề chính: Tội lỗi của nhân loại, bước đầu tiên trong chương trình cứu
chuộc con người thông qua giao ước của Đức Chúa Trời thực hiện với tuyển
dân và lịch sử ban sơ của họ được phác hoạ ở đây.
Chữ chìa khóa: Bắt đầu.
Lời hứa đầu tiên của Đấng Mê-si-a: SaSt 3:15
Tóm tắt:
I. Lịch Sử Sáng Tạo:
a. về vũ trụ của chúng ta, SaSt 1:1-25
b. về con người, SaSt 1:26-31; SaSt 2:18-24
II. Sự Tích Con Người Đầu Tiên:
a. Sự cám dỗ và sự sa ngã, đặc tính của kẻ cám dỗ, sự trừng phạt đối với tội
lỗi, lời hứa về Đấng Cứu Chuộc sẽ đến, SaSt 3:1-24
b. Sự tích về Ca-in và A-bên, SaSt 4:1-26
c . Gia phả và sự qua đời của các tổ phụ, SaSt 5:1-32
d. Các sự kiện liên quan đến cơn Đại Hồng Thuỷ, SaSt 6:1-8:22
e. Cái Mống giao ước và tội lỗi của Nô-ê, SaSt 9:1-29
f. Hậu duệ của Nô-ê, SaSt 10:1-32
g. Sự lộn xộn về ngôn ngữ tại Ba-bên, SaSt 11:1-32
III. Lịch Sử Tuyển Dân:
1. Sự nghiệp của Áp-ra-ham,
a. Sự kêu gọi của Chúa, SaSt 12:1-20
b. Sự tích về Áp-ra-ham và Lót, SaSt 13:1-14:24
c . Sự khải thị và lời hứa của Chúa với Áp-ra-ham, nhất là lời hứa về đứa
con trai, về việc nhận Đất Thánh làm cơ nghiệp, và một dòng dõi lớn, SaSt
15:1-17:27
d. Ông cầu thay cho các thành phố trên đồng bằng, và sự phá hủy các thành
phố ấy, SaSt 18:1-19:38
e. Cuộc đời Áp-ra-ham tại Ghê-ra, và việc làm trọn lời hứa của đứa con trai
qua sự ra đời của Y-sác, SaSt 20:1-21:34
f. Thử nghiệm lòng vâng phục của Áp-ra-ham trong việc dâng Y-sác làm
của lễ thiêu bởi mệnh lệnh Chúa, SaSt 22:1-19
g. Áp-ra-ham qua đời, SaSt 25:8
2. Sự nghiệp của Y-sác:
a. Sự ra đời của Y-sác, SaSt 21:3
b. Hôn nhân của Y-sác, SaSt 24:1-67
c . Sự ra đời của Gia-cốp và Ê-sau, SaSt 25:20-26
d. Những năm cuối đời, SaSt 26:1-27:46
3. Sự nghiệp của Gia-cốp:
a. Mánh lới của Gia-cốp trong việc giành lấy quyền trưởng nam, SaSt 27:1-
29
b. Khải tượng của Gia-cốp về chiếc thang trời, SaSt 28:10-22
c . Những việc rắc rối liên quan đến hôn nhân và cuộc đời Gia-cốp tại Pha-
đan A-ram (có nghĩa là đồng bằng A-ram - một khu vực quanh Ha-ran tại
Mê-sô-bô-ta-mi Thượng), SaSt 29:1-30:43
4. Sự nghiệp của Ê-sau được thuật trong Sáng thế Ký.
5. Sự nghiệp của Giô-sép, những năm cuối đời của Gia-cốp, và dòng dõi của
gia đình được chọn vào Ai Cập, SaSt 37:1-50:26
Những tên tuổi nổi bật được liên kết với nhau:
- A-đam và Ê-va.
- Ca-in và A-bên.
- Áp-ra-ham và Lót.
- Y-sác và Ích-ma-ên.
- Ê-sau và Gia-cốp.
- Giô-sép và các anh em.
Năm nhân vật thuộc linh vĩ đại:
1. Hê-nóc, người "đồng đi với Đức Chúa Trời".
2. Nô-ê, người đóng tàu.
3. Áp-ra-ham, ông tổ của đức tin.
4. Gia-cốp, người có cuộc đời được đổi thay bằng sự cầu nguyện.
5. Giô-sép, con trai của Gia-cốp, người nô lệ trở thành tể tướng Ai Cập.
Bài học của mọi thời đại:
- Kinh Thánh bắt đầu bằng sự tàn lụi của nhân loại. Thiên đàng bị đánh mất,
SaSt 3:1-24
- Kế hoạch cứu rỗi được lập ra, SaSt 3:15
- Kinh Thánh kết thúc bằng lời hứa cứu chuộc. Thiên đàng được tìm lại.
Xem KhKh 21:1-22:21
Dẫn nhập Xuất Ê-Díp-Tô Ký
Tác giả và nhân vật trọng tâm: Môi-se thường được xem là nhân vật chính.
Chủ đề chính: Lịch sử của Y-sơ-ra-ên từ khi Giô-sép qua đời đến lúc dựng
lên Hội Mạc.
Tư tưởng chủ đạo: Sự Giải Cứu.
Bảng tóm tắt: Bốn Thời Kỳ Trong Lịch Sử Y-sơ-ra-ên
I. Thời Kỳ Nô Lệ:
1. Cảnh đàn áp trong Ai Cập, XuXh 1:7-22
2. Các sự kiện trong thời thơ ấu của Môi-se:
a. Ra đời và được nhận làm con nuôi, XuXh 2:1-10
b. Ý định cứu giúp người anh em của mình, XuXh 2:11-14
c. Bỏ trốn đến Ma-đi-an, XuXh 2:15
d. Lập gia đình, XuXh 2:21 (40 năm trôi qua), Cong Cv 7:30
II. Thời Kỳ Giải Cứu:
a. Sự kêu gọi Môi-se tại bụi gai cháy, XuXh 3:1-10
b. Sứ mệnh của Chúa và sự ban năng lực, XuXh 3:12-22; XuXh 4:1-9
c. Những cớ để bào chữa của Môi-se, XuXh 3:11; XuXh 4:10-13
d. A-rôn liên kết với Môi-se trong việc yêu cầu Pha-ra-ôn phóng thích dân
Y-sơ-ra-ên, XuXh 4:27-31; XuXh 5:1-3
e. Cảnh nô lệ trở nên hà khắc hơn, XuXh 5:5-23
f. Sự chỉ dẫn của Chúa đối với Môi-se và A-rôn, XuXh 6:1-7:25
g. Cuộc tranh cãi với Pha-ra-ôn và việc giáng 10 tai vạ, XuXh 7:1-11:10
h. Lễ Vượt Qua, XuXh 12:1-50
III. Thời Kỳ Kỷ Luật:
a. Xuất Ai Cập, XuXh 12:31-51
b. Những kinh nghiệm trên đường đến núi Si-nai, XuXh 13:1-18:27 xem
phần tham khảo dưới tiêu đề "Loại Hình" dưới đây.
IV. Thời Kỳ Lập Pháp Và Tổ Chức:
a. Đến Si-nai, XuXh 19:1-12
b. Sự hiện ra của Chúa trên núi, XuXh 19:16-25
c. Ban cho Mười Điều Răn, XuXh 20:1-17
d. Những luật khác được công bố, XuXh 21:1-24:18
e. Những chỉ dẫn liên quan đến xây dựng Hội Mạc, Lều Tạm, XuXh 25:1-
27:21
f. Việc bổ nhiệm thầy tế lễ thượng phẩm, XuXh 28:1-43
g. Thờ lạy con bò vàng, XuXh 32:1-35
h. Việc chuẩn bị và dựng lên Hội Mạc, XuXh 35:1-40:38
Cuộc hành hương của Y-sơ-ra-ên, hình ảnh đời sống Cơ Đốc: ICo1Cr 10:1-
11
- Cảnh nô lệ cho người Ai Cập - Hình ảnh nô lệ cho tội lỗi.
- Môi-se như là vị cứu tinh - Hình ảnh của Đấng Christ .
- Xuất Ai Cập - Hình ảnh từ bỏ đời sống tội lỗi.
- Con chiên lễ Vượt Qua - Hình ảnh của Đấng Christ, Con Chiên của Đức
Chúa Trời.
- Pha-ra-ôn đuổi theo Y-sơ-ra-ên, XuXh 14:8-9 - Hình ảnh của sức mạnh
xấu xa đeo đuổi người tin nhận Chúa.
- Sự rẽ Biển Đỏ, XuXh 14:21 - Hình ảnh về sự ngăn trở được cất đi.
- Trụ mây và trụ lửa, XuXh 14:19-20 - Hình ảnh về sự ở cùng của Chúa với
người tin nhận Ngài.
- Bài ca của Môi-se, XuXh 15:1-19 - Hình ảnh về những bài ca của thắng lợi
thuộc linh.
- Đám đông hỗn tạp, XuXh 12:38 - Hình ảnh về người thuộc thế gian lẫn
trong nhà thờ.
- Ma-ra và Ê-lim, XuXh 15:23-27 - Hình ảnh về các kinh nghiệm đắng cay
và ngọt ngào trong đời sống thuộc linh.
- Những nồi thịt, XuXh 16:3 - Hình ảnh về những thú vui xác thịt của sự
sống cũ.
- Ma-na, XuXh 16:4 - Hình ảnh của Đấng Christ, Bánh của sự sống.
- Nước từ hòn đá, XuXh 17:6 - Hình ảnh của Đấng Christ, Nước Hằng Sống
ICo1Cr 10:4.
- Đỡ hai tay của Môi-se, XuXh 17:12 - Hình ảnh về sự hợp tác cần thiết giữa
các lãnh đạo.
- Trong việc xây dựng Hội Mạc (hay Lều Tạm), các khí dụng, lễ nghi, trang
phục của thầy tế lễ, hòm giao ước… được nhận thấy chính là những hình
ảnh về Đấng Christ và Hội Thánh của Ngài.
Dẫn nhập Lê-vi ký
Tên sách: Được đặt theo tên của chi phái tế lễ Lê-vi.
Tác giả: Môi-se thường được xem là tác giả.
Chữ chìa khóa: Đến gần và thánh khiết.
Chủ đề chính: Một sách tóm tắt về luật pháp của Đức Chúa Trời.
Nhân vật chính: Thầy tế lễ thượng phẩm.
Đề tài trọng tâm: Làm thế nào để tội nhân có thể đến gần một Đức Chúa
Trời thánh khiết? Từ Thánh khiết xuất hiện hơn 80 lần trong sách này.
Sách tương hợp: Sách Hê-bơ-rơ.
Phân tích:
I. Phương Pháp Tiếp Cận Đức Chúa Trời:
1. Thông qua của lễ và sinh tế:
a. Của lễ thiêu, hình bóng về sự chuộc tội và hiến dâng LeLv 1:2-9
b. Của lễ chay, biểu thị về sự tạ ơn, LeLv 2:1-2
c. Của lễ chuộc tội, biểu thị sự hoà giải làm lành, LeLv 4:1-35
d. Của lễ chuộc sự mắc lỗi, biểu thị sự thanh sạch khỏi việc mắc lỗi, LeLv
6:2-7
2. Thông qua chức vụ hoà giải của thầy tế lễ:
Thầy tế lễ: sự kêu gọi, LeLv 8:1-5; sự thanh sạch, LeLv 8:6; trang phục,
LeLv 8:7-13; sự chuộc tội cho thầy tế lễ, LeLv 8:14-34; tội lỗi của thầy tế lễ
LeLv 10:1-20
II. Những Luật Pháp Đặc Thù Cai Quản Dân Y-sơ-ra-ên:
1. Về thức ăn, LeLv 11:1-47
2. Về sự sạch sẽ, vệ sinh, tập quán, đạo đức…, tất cả nhằm nhấn mạnh sự
trong sạch của đời sống như là một điều kiện để có được ân sủng của Chúa,
LeLv 12:1-20:27
3. Sự thanh sạch của thầy tế lễ và của lễ, LeLv 21:1-22:33
III. Năm Lễ Hội Thường Niên:
1. Lễ Vượt Qua, bắt đầu từ 14 tháng 4, LeLv 23:5 kỷ niệm việc ra khỏi Ai
Cập.
2. Lễ Ngũ Tuần, ngày 6 tháng 6, kỷ niệm việc ban cho luật pháp, LeLv
23:15.
3. Lễ Thổi Kèn, ngày đầu tiên của tháng 10, LeLv 23:23-25.
4. Đại lễ Chuộc Tội, ngày thứ 10 của tháng 10, thầy tế lễ thượng phẩm vào
trong Nơi Chí Thánh để chuộc tội cho dân sự, LeLv 6:1-34 LeLv 23:26-32.
5. Lễ Lều Tạm, bắt đầu từ ngày thứ 15 của tháng 10, tưởng niệm cuộc sống
trong đồng vắng, cảm tạ về mùa gặt, LeLv 23:39-43.
IV. Luật Tổng Quát Và Các Chỉ Dẫn:
1. Năm Sa-bát, bảy năm một lần, để cho đất nghỉ không cày cấy, LeLv 25:2-
7
2. Năm Hân Hỉ. 50 năm một lần, nô lệ được trả tự do, kẻ mắc nợ được miễn
nợ, và sự hoàn trả cơ nghiệp toàn thể, LeLv 25:8-16
3. Những điều kiện để có phước và các cảnh cáo liên quan đến việc sửa phạt,
LeLv 26:1-46
4. Luật về sự khấn nguyện, LeLv 27:1-34
Dẫn nhập Dân số ký
Tên sách: Bắt nguồn từ việc kiểm tra dân số của Y-sơ-ra-ên.
Tác giả: Môi-se thường được xem là tác giả.
Bài học trọng tâm: Lòng vô tín ngăn cản việc tiến vào một đời sống dư dật,
HeDt 3:7-19
Các đề tài và sự kiện chủ đạo:
1. Tổ chức và lập pháp, Dan Ds 1:1-9:23
2. Rời núi Si-nai, Dan Ds 10:11-12
3. Dân sự khinh thường ma-na, Dan Ds 11:4-6
4. Sự nản lòng của Môi-se, Dan Ds 11:10-15
5. Bảy mươi trưởng lão được bổ nhiệm, Dan Ds 11:16-25
6. Chim cút được gửi đến, Dan Ds 11:31-34
7. Lòng ganh tị của A-rôn và Mi-ri-am, Dan Ds 12:1-16
Thất bại tại Ca-đe: Đi lang thang trong đồng vắng.
8. Cử các thám tử, bản báo cáo của họ, Dan Ds 13:1-33
9. Sự nổi loạn của dân sự, rủa sả giáng trên họ, Dan Ds 14:1-45. Cả thế hệ bị
kết án phải ngã chết trong đồng vắng, Dan Ds 14:29.
10. Những sự kiện liên quan đến 40 năm lang thang trong đồng vắng, Dan
Ds 15:1-19:22
11. Trở lại Ca-đe, tội của Môi-se, và A-rôn qua đời, Dan Ds 20:1-29
12. Con rắn đồng, Dan Ds 21:1-35
13. Ba-la-am, tiên tri hám lợi, và sự đồi bại của Y-sơ-ra-ên, Dan Ds 22:1-
25:18
14. Điều tra dân số thế hệ mới, Dan Ds 26:1-65
15. Những luật khác nhau liên quan đến thừa kế, của lễ dâng, lễ hội, khấn
nguyện… Dan Ds 27:1-30:17
16. Sự phán xét đối với dân Ma-đi-an, Dan Ds 31:1-54 việc phân chia đất
đai phía đông Giô-đanh, Dan Ds 32:1-42
17. Những thành ẩn náu, Dan Ds 35:1-34
Những hình bóng về Đấng Mê-si-a:
- Hòn đá bị đập bằng gậy, Dan Ds 20:7-11 xem ICo1Cr 10:4
- Con rắn đồng, Dan Ds 21:6-9 xem GiGa 3:14
- Những thành ẩn náu, Dan Ds 35:1-34 xem HeDt 6:18
Bảy lần lằm bằm: 1. Liên quan đến đường đi, Dan Ds 11:1-3
2. Liên quan đến lương thực, Dan Ds 11:4-6
3. Liên quan đến những người khổng lồ, Dan Ds 13:33-14:2
4. Liên quan đến các lãnh đạo của họ, Dan Ds 16:3
5. Liên quan đến sự phán xét của Chúa, Dan Ds 16:41
6. Liên quan đến đồng vắng, Dan Ds 20:2-5
7. Lần thứ nhì liên quan đến ma-na, Dan Ds 21:5
Dẫn nhập Phục Truyền Luật Lệ Ký
Tên: Bắt nguồn từ hai từ Hy Lạp, deutros nghĩa là thứ nhì, nomos nghĩa là
luật pháp.
Tác giả: Môi-se thường được xem là tác giả.
Bối cảnh lịch sử: Thế hệ trước của Y-sơ-ra-ên đã chết trong đồng vắng, vì
vậy việc lập lại luật pháp là quan trọng và trình bày luật pháp một cách chi
tiết cho thế hệ mới trước khi họ đi vào Đất Hứa.
Nội dung: Một loạt những bài giảng và lời khuyến cáo được Môi-se đưa ra
tại đồng bằng Mô-áp trước khi băng qua sông Giô-đanh PhuDnl 1:1
Chủ đề chính: Nhắc lại luật pháp đã được ban bố tại núi Si-nai, với lời kêu
gọi vâng phục, xen kẽ việc hồi tưởng những kinh nghiệm của thế hệ trước.
Tư tưởng chủ đạo: Đòi hỏi của Chúa về sự vâng phục, PhuDnl 10:12-13
Bảng tóm tắt:
1. Nhắc lại cách Đức Chúa Trời đối cùng dân Y-sơ-ra-ên trong quá khứ, 1:1-
4:49
2. Nhắc lại Mười Điều Răn và nhắc đến sự kiện dân Y-sơ-ra-ên trở thành
tuyển dân, biệt riêng, vâng phục với mọi mệnh lệnh, điều răn của Chúa 5:1-
11:32
3. Bộ luật buộc phải tuân giữ tại Ca-na-an, 12:1-16:22
4. Sự chúc lành đối với người vâng giữ luật pháp và sự rủa sả đối với kẻ bất
tuân. Đặt trước dân sự con đường sự sống và sự chết, 27:1-30:20
5. Những lời cuối cùng của Môi-se, bài ca của Môi-se, chúc phước … 31:1-
33:29
6. Tường thuật bổ sung về khải tượng cuối cùng và Môi-se qua đời, 34:1-12
Từ chìa khóa: Ghi nhớ. Từ này được lặp đi lặp lại trong suốt quyển sách.
Ghi nhớ:
a. Sự ban cho luật pháp, PhuDnl 4:9-10
b. Bảng giao ước, PhuDnl 4:23
c. Cảnh nô lệ trong quá khứ, PhuDnl 5:15
d. Sự giải cứu vĩ đại, PhuDnl 7:18
e. Sự lãnh đạo của Chúa và sự cung ứng, PhuDnl 8:2-6
f. Những tội lỗi của quá khứ, PhuDnl 9:7
g. Những phán xét của Chúa, PhuDnl 24:9
h. Những ngày đã qua, PhuDnl 32:7
Những đoạn quan trọng:
a. Mệnh lệnh vĩ đại và tầm quan trọng của việc ghi nhớ lời Đức Chúa Trời,
PhuDnl 6:4-12
b. Sự dư dật do Chúa cung ứng và sự nguy hiểm khi quên mệnh lệnh Chúa
và thờ hình tượng, PhuDnl 8:1-20
c. Chúc lành đối với sự vâng phục và rủa sả dành cho tội lỗi, PhuDnl 28:1-
68
Dẫn nhập Giô-suê
Tác giả: Không biết chắc, có lẽ là Giô-suê.
Đề tài chủ yếu: Chinh phục và phân chia đất Ca-na-an.
Tư tưởng chủ đạo: Làm cách nào để thành công trong cuộc chiến của sự
sống, Gios Gs 1:8-9
Phân tích lịch sử:
1. Xâm lăng đất đai, Gios Gs 1:1-5:15
2. Giê-ri-cô sụp đổ, Gios Gs 6:1-27
3. Chiến trận A-hi, dân Y-sơ-ra-ên tại núi Ê-banh và Ga-ri-xim, Gios Gs 7:1-
8:35
4. Chinh phục miền nam, Gios Gs 10:1-43
5. Chinh phục miền bắc, danh sách các vua bị giết, Gios Gs 11:1-12:24
6. Phân chia đất đai, chỉ định các thành ẩn náu, Gios Gs 13:1-22:34
7. Bài giảng từ biệt, Giô-suê qua đời, Gios Gs 23:1-24:33
Bài học gợi ý: Sự chắc chắn hoàn tất các ý muốn của Chúa. Điều này được
thể hiện:
1. Trong sự phán xét giáng xuống người Ca-na-an bởi các tội lỗi ghê gớm
của họ.
2. Trong các dòng dõi của Áp-ra-ham được sở hữu đất đai căn cứ vào lời
hứa của Đức Chúa Trời, SaSt 12:7
Hình ảnh: Căn cứ vào quan niệm chung, việc băng qua sông Giô-đanh tiêu
biểu cho sự chết, đất hứa Ca-na-an tiêu biểu cho thiên đàng. Một sự tương
đồng hay hơn được nêu dưới đây.
Ca-na-an, hình ảnh cao hơn của sự sống Cơ Đốc nhân, giành bởi sự thắng
trong cuộc chiến thuộc linh, RoRm 7:23
Người Ca-na-an, hình ảnh kẻ thù thuộc linh của chúng ta, Eph Ep 6:12
Chiến tranh của Y-sơ-ra-ên, hình ảnh chiến trận thuộc linh. ITi1Tm 6:12
Y-sơ-ra-ên nghỉ ngơi sau khi chinh phục (Gios Gs 11:23), hình ảnh yên nghỉ
của linh hồn, HeDt 4:9.
Người Ca-na-an khuất phục một phần, hình ảnh tội lỗi dây dưa không được
chinh phục, HeDt 12:1
Đoạn chọn đặc biệt:
a. Đức Chúa Trời khích lệ Giô-suê, Gios Gs 1:1-9
b. Bài giảng từ biệt của Giô-suê, Gios Gs 23:1-16; Gios Gs 24:1-7
Dẫn nhập Các Quan Xét
Tác giả: Không rõ, truyền thuyết cho rằng Sa-mu-ên đã viết sách này.
Chủ đề chính: Lịch sử tuyển dân Y-sơ-ra-ên trong thời kỳ của 14 vị quan
xét.
Quyển sách minh họa một loạt những lần trở lại thờ thần tượng của dân
tuyển dân Đức Chúa Trời, sau khi họ chiếm Đất Hứa và bị kẻ thù đàn áp.
Câu chuyện được ký thuật xoay quanh cá tính của các quan xét, đó là những
người được cất lên làm người giải phóng Y-sơ-ra-ên. Mặt trái của bức tranh
được đặc biệt nhấn mạnh trong Kinh Thánh.
Việc nghiên cứu các ngày tháng dường như bộc lộ rằng dân sự chỉ trung
thành với Chúa bằng hình thức bề ngoài trong phần lớn thời gian hơn là
nghiêm túc đọc Lời Chúa để đáp ứng nhu cầu tâm linh.
Bảng tóm tắt: Ba thời kỳ được chia ra trong sách (theo ý tác giả của tập sách
này).
I. Thời Kỳ Ngay Sau Khi Giô-suê Qua Đời, Cac Tl 1:1-2:10
II. Thời Kỳ Bảy Lần Bội Đạo, Sáu Lần Phục Dịch Và Nội Chiến, Cac Tl
3:1-16:31
. Lần phục dịch 1, đối với Mê-sô-bô-ta-mi, quan xét Ốt-ni-ên, Cac Tl 3:5-9
. Lần phục dịch 2, đối với Mô-áp, hai quan xét Ê-hút và Sam-ga, Cac Tl
3:12-31
. Lần phục dịch 3, đối với Gia-bin và Si-sê-ra, hai quan xét Đê-bô-ra và Ba-
rác, Cac Tl 4:1-23
. Lần phục dịch 4, đối với Ma-đi-an, quan xét Ghê-đê-ôn, Cac Tl 6:1-7:25
. Nội chiến, các quan xét A-bi-mê-léc, Thô-la và Giai-rơ, Cac Tl 8:33-10:5
. Lần phục dịch 5, đối với Phi-li-tin và Am-môn, các quan xét Giép-thê, Iếp-
san, Ê-lôn và Áp-dôn, Cac Tl 10:1-12:15
. Lần phục dịch 6, đối với Phi-li-tin, quan xét Sam-sôn, Cac Tl 13:1-16:31
III. Thời Kỳ Hỗn Loạn Và Vô Chính Phủ, Cac Tl 17:1-21:25
Những sứ điệp thuộc linh:
1. Sự thất bại của con người, sự thương xót và giải cứu của Đức Chúa Trời.
2. Sức mạnh của lời cầu nguyện trong lúc khẩn cấp, khi lời cầu nguyện trở
thành một lời kêu gào thực sự đối với Thượng Đế. Chú ý đến sự lặp đi lặp
lại trong quyển sách này rằng Y-sơ-ra-ên kêu cứu Chúa.
Sách tương hợp: Ga-la-ti. So sánh việc dân Y-sơ-ra-ên trở lại thờ hình tượng
với việc giáo hội Ga-la-ti trở lại coi trọng nghi thức.
Nghiên cứu nhân vật:
. Đê-bô-ra, người phụ nữ yêu nước.
. Ghê-đê-ôn, một dũng sĩ.
. Giép-thê, người đã vội vàng thề nguyện.
. Sam-sôn, người đàn ông tuy mạnh mà yếu.
Dẫn nhập Ru-tơ
* Một câu chuyện đẹp, được xem như một viên ngọc trong văn học.
Một trong hai sách trong Kinh Thánh mà người nữ là nhân vật chính - Ru-tơ,
người nữ Mô-áp, có chồng là người Hê-bơ-rơ# Ê-xơ-tê, người đàn bà Do
Thái trở thành hoàng hậu của một vua ngoại bang.
Tác giả: Không rõ, có thể là Sa-mu-ên.
Thời kỳ: Thời kỳ các quan xét.
Đề tài: Thể nào người phụ nữ Mô-áp trẻ trung có được đời sống sung mãn.
1. Bởi lòng chung thủy tốt đẹp cùng với sự lựa chọn khôn ngoan, Ru R 1:16
2. Bởi sự cần cù khiêm nhường, Ru R 2:2-3
3. Bởi nghe theo lời chỉ dẫn của người bạn lớn tuổi, Ru R 3:1-5
4. Bởi sự thông gia do ý Chúa, Ru R 4:10-11
5. Bởi sự đề cao lên một dòng dõi hoàng tộc, Ru R 4:13-17
Mục đích chính: Cho biết làm thế nào mà người nữ ngoại bang trở thành một
trong những tổ mẫu của Chúa Giê-xu Christ.
Phân tích lịch sử:
1. Sự lưu trú tại Mô-áp, Ru R 1:1-5
2. Kẻ buồn bã trở về quê hương, Ru R 1:6-22
3. Ru-tơ mót lúa trên cánh đồng của Bô-ô, Ru R 2:1-23
4. Ru-tơ lập gia đình với Bô-ô, Ru R 4:13
5. Con trai của Ru-tơ và Bô-ô ra đời, và là ông nội của Đa-vít sau này, Ru R
4:13-16
6. Gia phả của Đa-vít, Ru R 4:18-22
Dẫn nhập I Sa-mu-ên
Tác giả: Không rõ.
Lịch sử: Xoay quanh ba nhân vật.
1. Sa-mu-ên, vị quan xét cuối cùng.
2. Sau-lơ, vua đầu tiên của Y-sơ-ra-ên.
3. Đa-vít, vị vua gương mẫu của Y-sơ-ra-ên.
Thời kỳ: Một trong những thời kỳ quá độ - sự cai trị của quan xét chấm dứt,
vương quốc được thành lập.
Các đề tài và sự kiện chính yếu:
1. Sự ra đời và dâng mình phục vụ Chúa của Sa-mu-ên, ISa1Sm 1:1-28
2. Thất bại của Ê-li trong vai trò quan xét và người cha, ISa1Sm 2:12-36
3. Lời kêu gọi Sa-mu-ên và thời kỳ niên thiếu đáng chú ý, ISa1Sm 3:1-21
4. Việc cướp lấy và trở về của hòm giao ước, ISa1Sm 4:1-6:21
5. Đánh bại người Phi-li-tin nhờ vào lời cầu nguyện của Sa-mu-ên, ISa1Sm
7:1-17
6. Người Y-sơ-ra-ên la hét đòi một vị vua, ISa1Sm 8:1-22
7. Sau-lơ được chọn và xức dầu làm vua, ISa1Sm 9:1-10:27
8. Trận đánh đầu tiên của Sau-lơ, ISa1Sm 11:1-15
9. Sa-mu-ên tuyên cáo vương quốc ra đời và cảnh cáo dân sự về việc họ đám
cả gan đòi một vị vua, ISa1Sm 12:1-25
10. Ý riêng của Sau-lơ và lời tiên tri của Sa-mu-ên, ISa1Sm 13:1-23
11. Giô-na-than giải cứu Y-sơ-ra-ên, ISa1Sm 14:1-16
12. Vâng phục tốt hơn của tế lễ, ISa1Sm 15:1-23
13. Đa-vít được xức dầu làm vua, ISa1Sm 16:1-23
14. Đa-vít giết người khổng lồ Gô-li-át, ISa1Sm 17:1-58
15. Tình bạn của Đa-vít và Giô-na-than, ISa1Sm 18:1-30
16. Sau-lơ bắt bớ Đa-vít, ISa1Sm 18:9-27:4
17. Những năm trị vì cuối cùng của Sau-lơ và sự chết của ông, ISa1Sm 26:1-
31:13
Những sứ điệp thuộc linh: Cầu nguyện, yếu tố có ảnh hưởng lớn trong cuộc
đời của Sa-mu-ên.
a. Được sinh ra do lời cầu nguyện được nhậm, ISa1Sm 1:10-28
b. Tên Sa-mu-ên có nghĩa "cầu xin nơi Đức Giê-hô-va", ISa1Sm 1:20
c. Lời cầu nguyện của Sa-mu-ên đem lại sự giải cứu tại Mích-ba, ISa1Sm
7:2-13
d. Lời cầu nguyện của Sa-mu-ên đang lúc dân sự khăng khăng đòi một vị
vua, ISa1Sm 8:21
e. Sa-mu-ên cầu nguyện không thôi cho dân sự, ISa1Sm 12:33
Năm điều lệch lạc khỏi luật Chúa: Mang lại sự khốn khổ, bất hạnh.
1. Đa-thê, ISa1Sm 1:6
2. Sự dung túng của cha mẹ, ISa1Sm 2:22-25; ISa1Sm 8:1-5
3. Tin cậy vào vật linh thiêng, ISa1Sm 4:3
4. Không kiên nhẫn, ISa1Sm 13:8-9
5. Vâng phục một phần, ISa1Sm 15:1-35
Dẫn nhập II Sa-mu-ên
Tác giả: Không rõ.
Đề tài chính: Sự trị vì của Đa-vít.
Thời kỳ đầu: Những năm đầu trong thời gian trị vì. Trong thời kỳ làm vua
này, dù bận rộn với các chiến dịch quân sự là chuyện thường gặp trong thời
đại ấy, Đa-vít vẫn bộc lộ một đời sống thiêng liêng tin kính.
1. Những Sự Kiện Đầu Tiên:
a. Hành quyết một người dân A-ma-léc tự xưng là đã giết vua Sau-lơ, IISa
2Sm 1:2-16
b. Đa-vít than khóc cho Sau-lơ và Giô-na-than, IISa 2Sm 1:17-27
2. Đa-vít được xức dầu làm vua của xứ Giu-đa, IISa 2Sm 2:4
3. Trận đánh giữa các tùy tùng của Đa-vít với bọn đầy tớ của Ích-bô-sết, IISa
2Sm 2:8-32
4. Những sự kiện nói lên sự kính sợ Đức Chúa Trời của nhà vua:
a. Tìm cầu sự hướng dẫn của Chúa, IISa 2Sm 2:1
b. Trừng phạt những ai tìm cách cầu cạnh, nịnh hót bằng cách ám sát đối thủ
của Đa-vít, IISa 2Sm 4:5-12
c. Sau khi được đề bạt lên làm vua, Đa-vít nhận thức rõ với sự biết ơn rằng
điều ấy đến từ Chúa, IISa 2Sm 5:1-12
d. Sự hạ mình của Đa-vít qua việc qui công sự thắng lợi quân sự của mình là
nhờ vào quyền năng của Chúa, IISa 2Sm 5:20
e. Lòng sốt sắng đưa hòm giao ước về Giê-ru-sa-lem, IISa 2Sm 6:1-5
f. Lòng khao khát xây dựng đền thờ cho Chúa và dâng nhiều tài sản của
mình vào việc xây dựng đền thờ ấy, IISa 2Sm 7:1-8:18
g. Lòng nhân từ của Đa-vít đối với con trai của Giô-na-than, IISa 2Sm 9:1-
13
Thời kỳ giữa: 1. Những thành công lớn lao về quân sự của vua, IISa 2Sm
10:1-19
2. Sự sa ngã của Đa-vít và sự trừng phạt:
a. Bị cám dỗ, IISa 2Sm 11:1-2
b. Đa-vít làm hỏng một gia đình và giết U-ri, IISa 2Sm 11:1-27
c. Sự đoán phạt của Chúa giáng xuống Đa-vít. Qua lời quở trách của tiên tri
Na-than, IISa 2Sm 12:1-14.
Qua việc đứa trẻ bị chết, IISa 2Sm 12:15-18.
Qua việc hư hỏng của con trai Đa-vít: Am-nôn. Qua việc dấy loạn của con
trai là Áp-sa-lôm, IISa 2Sm 15:1-18:33
Thời kỳ cuối: Những năm cuối đời của Đa-vít, IISa 2Sm 20:1-24:25. Những
phần tham khảo khác về sự nghiệp của Đa-vít.
Đoạn chọn đặc biệt: Sự rộng lượng của Đa-vít đối với Mê-phi-bô-sết, IISa
2Sm 9:1-13
Ví von của Na-than, IISa 2Sm 12:1-6
Bài Thi Thiên cảm tạ của Đa-vít, IISa 2Sm 22:1-51
Dẫn nhập I Các Vua
Tác giả: Không rõ
Tựa sách: Trong nguyên bản tiếng Hê-bơ-rơ, sách I & IIVua chỉ là một. Việc
phân chia này có thể nhằm thuận tiện cho các độc giả Hy-lạp.
Bảng tóm tắt: Sách có thể chia thành 2 phần:
I. Lịch sử trị vì của Sa-lô-môn:
1. Sự kiện mở đầu, Đa-vít băng hà và Sa-lô-môn kế vị, IVua 1V 1:1-2:46
2. Những năm đầu trị vì của Sa-lô-môn, thời đại hoàng kim của Y-sơ-ra-ên
và nổi tiếng bởi vì:
a. sự chọn lựa khôn ngoan của vua, IVua 1V 3:5-14
b. sự xét xử sáng suốt của Sa-lô-môn, IVua 1V 3:16-28
c. trí khôn vượt trội của Sa-lô-môn, IVua 1V 4:29-34
d. vương quốc của Sa-lô-môn được mở mang, IVua 1V 4:21
e. sự lộng lẫy của cung điện và hoàng cung, IVua 1V 4:22-28; IVua 1V 7:1-
12
f. xây dựng đền thờ, [dc IVua 5:1-6:37;
[mt g. những công việc xây dựng khác và sự giàu có vô cùng, IVua 1V 9:17-
23; IVua 1V 10:14-29
h. chuyến viếng thăm của Hoàng hậu Sê-ba, IVua 1V 10:1-13
3. Những năm trị vì tiếp theo của Sa-lô-môn:Vương quốc của Sa-lô-môn
giảm sút vì cớ
a. sự xa hoa quá độ của ông, IVua 1V 10:14-29
b. tính ham mê xác thịt khét tiếng của ông, IVua 1V 11:1-3
c. ông bội đạo xa lìa Đức Chúa Trời, IVua 1V 11:4-8
d. kẻ thù do Chúa dấy lên chống lại ông, IVua 1V 11:14-40
II. Lịch sử vương quốc Y-sơ-ra-ên và Giu-đa:
Từ lúc Sa-lô-môn băng hà cho đến khi Giê-rô-bô-am kế vị tại xứ Giu-đa# và
từ lúc Giê-rô-bô-am kế vị đến lúc A-cha-xia trị vì tại Y-sơ-ra-ên:
1. Tình trạng xâu xé vương quốc bởi sự ngu xuẩn của con trai Sa-lô-môn là
Rô-bô-am, IVua 1V 11:43-12:19
2. Mười chi phái nổi loạn và tôn Giê-rô-bô-am lên làm vua Y-sơ-ra-ên, IVua
1V 12:20
3. So sánh lịch sử của hai vương quốc:
a. Sự trị vì của Rô-bô-am, A-hi-gia, A-sa và Giô-sa-phát tại Giu-đa, IVua 1V
12:1-22:50
b. Sự trị vì độc ác tại Y-sơ-ra-ên của Giê-rô-bô-am, Na-đáp, Ba-ê-sa, Ê-la,
Xim-ri, Ôm-ri, A-háp và A-cha-xia, IVua 1V 12:20-22:53
Nhân vật anh hùng: Tiên tri Ê-li
a. Phần tóm tắt lịch sử cuộc đời ông.
b. Về lời tiên tri.
c. Về phép lạ.
Đoạn chọn đặc biệt:
- Sự lựa chọn khôn ngoan của Sa-lô-môn, IVua 1V 3:5-14
- Lời cầu nguyện của Sa-lô-môn tại lễ dâng đền thờ, IVua 1V 8:22-53
- Chức vụ của Ê-li, IVua 1V 17:1-19:21; IVua 1V 21:1-29
- Sự kêu gọi Ê-li-sê, IVua 1V 19:19-21
Dẫn nhập II Các Vua
* Phần tiếp tục sách Các Vua Thứ Nhất.
Tác giả: Không rõ.
Đề tài chính: Lịch sử các vương quốc Y-sơ-ra-ên và Giu-đa, từ giai đoạn sau
trị vì của A-cha-xia tại Y-sơ-ra-ên, và Giê-rô-bô-am tại Giu-đa, cho đến thời
kỳ phu tù.
Về phần lịch sử Y-sơ-ra-ên, đó là một bức tranh đen tối về kẻ thống trị suy
đồi và nhân dân tội lỗi, kết cuộc bằng cảnh nô lệ.
Vương quốc Giu-đa cũng suy đồi, nhưng sự xét đoán không xảy đến nhanh
vì ảnh hưởng của một số vị vua trị vì trong thời kỳ này, xem phân tích trong
II Sử ký.
Phần lớn quyển sách này xoáy quanh cuộc đời của tiên tri Ê-li và tiên tri Ê-
li-sê.
Sứ điệp thuộc linh: Ảnh hưởng mạnh mẽ của kẻ thống trị đối với một đất
nước.
Bảng tóm tắt: Có thể chia sách ra ba phần:
I. Chủ Yếu Lịch Sử Những Ngày Cuối Đời Của Ê-li:
1. Ông gọi lửa từ trời xuống để tiêu diệt kẻ thù, IIVua 2V 1:9-12
2. Rẽ sông Giô-đanh, IIVua 2V 2:8
3. Được cất lên trời, IIVua 2V 2:11
II. Chủ Yếu Lịch Sử Ê-li:
1. Ông xin được ơn bội phần, IIVua 2V 2:11
2. Ông làm rẽ nước sông Giô-đanh, IIVua 2V 2:14
3. Chữa lành nước độc, IIVua 2V 2:19-22
4. Rủa sả bọn trẻ cười nhạo ông, IIVua 2V 2:23-24
5. Làm cho quân đội có nước, IIVua 2V 3:15-20
6. Hóa ra nhiều dầu cho bà goá, IIVua 2V 4:1-7
7. Khiến đứa bé đã chết sống lại, IIVua 2V 4:18-37
8. Làm sạch thực phẩm độc gây chết người, IIVua 2V 4:38-41
9. Phát bánh cho đám đông hàng trăm người, IIVua 2V 4:42-44
10. Chữa lành Na-a-man là người bị phung, IIVua 2V 5:5-15
11. Ông giáng bịnh phung trên Ghê-ha-xi, IIVua 2V 5:20-27
12. Khiến lưỡi rìu nổi lên mặt nước, IIVua 2V 6:1-7
13. Vạch trần kế hoạch của vua Sy-ri, IIVua 2V 6:8-17
14. Khiến cho quân Sy-ri bị mù, IIVua 2V 6:18-20
15. Ông nói tiên tri về sự dư dật cho một thành phố bị nạn đói, IIVua 2V
7:1-18
16. Ông làm cho người phụ nữ Su-nem nhận lại sản nghiệp của mình, IIVua
2V 8:3-6
17. Ông nói tiên tri về việc Ha-xa-ên làm vua Sy-ri, IIVua 2V 8:7-15
18. Ông ra lệnh xức dầu cho Giê-hu làm vua, IIVua 2V 9:1-5
19. Ông giữ lấy quyền năng tiên tri lúc lâm chung, IIVua 2V 13:14-19
20. Sự bày tỏ quyền năng Chúa sau khi chết trong mồ mả của ông, IIVua 2V
13:20-21
Bí mật về quyền năng của Ê-li-sê - lòng khao khát được nhận ơn bội phần đã
làm cho ông sống trong tinh thần chiến thắng liên tục.
III. Những Sự Kiện Đáng Chú Ý Trong Lịch Sử Của Giu-đa Và Y-sơ-ra-ên:
1. Giê-hu thực hiện sự phán xét của Chúa đối với Giô-ram, A-cha-xia, Giê-
sa-bên, 70 đứa con của A-háp, và những kẻ thờ Ba-anh, IIVua 2V 9:1-10:36
2. Sự trị vì tốt đẹp của Giô-ách, IIVua 2V 11:1-12:21
3. Sự trị vì của các vị vua gian ác tại Y-sơ-ra-ên, sau khi mười chi phái bị
thu phục, IIVua 2V 13:1-17:41
4. Sự trị vì tốt đẹp của Ê-xê-chia, IIVua 2V 18:1-20:21
5. Sự trị vì xấu xa của Ma-na-se, IIVua 2V 21:1-26
6. Giô-si-a, vị minh quân cuối cùng, IIVua 2V 22:1-23:37
7. Một loạt những vị vua xấu xa đã đưa đến việc đất nước bị chiếm lấy và
Giê-ru-sa-lem bị tàn phá, IIVua 2V 25:1-30
Dẫn nhập I Sử ký
Tác giả: Không chắc chắn# có người nghĩ là do E-xơ-ra biên soạn. Trong
nguyên bản tiếng Hê-bơ-rơ thì I & IISử ký chỉ là một mà thôi.
Thời gian: Có lẽ được viết trong thời gian hoặc ngay sau khi bị phu tù. Có
thể được coi là:
Một bổ sung: Cho sách I&IISa-mu-ên, I&IIVua. Một số miêu tả lịch sử gần
như giống y với các sách vừa kể.
Đặc điểm nổi bật: Các sách Sa-mu-ên và sách Các Vua nhắc đến những sự
kiện trong cả hai vương quốc, trong khi đó thì Sử Ký hầu như chỉ nói về lịch
sử nước Giu-đa.
Ý tưởng trọng tâm: Quyền lực tối cao của Đức Chúa Trời, ISu1Sb 4:9-10;
ISu1Sb 5:20; ISu1Sb 11:14; ISu1Sb 12:18; ISu1Sb 14:2,10,14-15
Nhân vật trung tâm: Đa-vít. Về lịch sử cuộc đời Đa-vít.
Phân tích sách:
[tdc I. :
1. Gia phả, ISu1Sb 1:1-9:44
2. Lật đổ và cái chết của Sau-lơ, ISu1Sb 10:1-14
II. Triều Đại Đa-vít:
1. Đa-vít lên ngôi vua, đánh chiếm Giê-ru-sa-lem, thuộc hạ và quân đội hùng
mạnh của ông, ISu1Sb 11:1-12:40
2. Sai lầm của Đa-vít trong việc vận chuyển hòm giao ước trên một chiếc xe
bò mới, ISu1Sb 13:1-14
3. Chiến thắng người Phi-li-tin, ISu1Sb 14:1-17
4. Hòm giao ước được đưa về Giê-ru-sa-lem, ISu1Sb 15:1-29
5. Lễ hội ăn mừng, ISu1Sb 16:1-43
6. Lòng ao ước xây một đền thờ cho Chúa của Đa-vít bì từ chối, ISu1Sb
17:1-27
7. Thắng lợi quân sự to lớn, ISu1Sb 18:1-20:8
8. Cuộc điều tra dân số đầy tội lỗi, ISu1Sb 21:1-30
9. Chuẩn bị vật liệu để xây dựng đền thờ và huấn thị dành cho Sa-lô-môn,
ISu1Sb 12:1-40
10. Tổ chức kỹ hơn các sự vụ trong vương quốc, ISu1Sb 23:1-27:34
11. Lời huấn thị cuối cùng của Đa-vít đối với dân sự và con trai ông là Sa-
lô-môn, lập Sa-lô-môn làm vua, ISu1Sb 28:1-29:30. Đa-vít băng hà, ISu1Sb
29:28
Đoạn chọn đặc biệt:
1. Lời cầu nguyện của Gia-bê, ISu1Sb 4:10
2. Đa-vít rảy nước lấy từ giếng bên cửa thành Bết-lê-hem, ISu1Sb 11:17-19
3. Bài thi thiên của Đa-vít, ISu1Sb 16:7-36
4. Mô tả ban hát và ban nhạc của Đa-vít, ISu1Sb 25:1-31
5. Lời chúc phước và cầu nguyện cuối cùng của Đa-vít, ISu1Sb 29:10-19
Những nguyên do chủ yếu về việc làm phu tù cho Ba-by-lôn: Những nguyên
do chủ yếu về việc phu tù tại Ba-by-lôn.
. Biểu đồ phác họa đỉnh cao đạo đức và chiều sâu trong sự sống của các vị
vua xứ Giu-đa, và những mô hình này được nhân dân noi theo - dẫn đến sự
suy sụp của vương quốc.
. Các vị vua như Đa-vít, A-sa, Giô-sa-phát, Giô-ách, Giô-tham, Ê-xê-chia,
Giô-si-a là những người khổng lồ về thuộc linh bất chấp các khuyết điểm
của họ.
. Bởi cớ các nhà cai trị này, đất nước được cứu vãn khỏi sự tiêu diệt trong
một thời kỳ dài.
. Nhưng đại đa số vua, như được trình bày trong biểu đồ, đã không sống trên
bình diện (tiêu chuẩn) cao của sự công bình nhưng đã rơi xuống tội lỗi và
thờ hình tượng lộ liễu, điều mà mang đến sự đoán xét của Chúa và kết cuộc
bằng cảnh phu tù tại Ba-by-lôn.
Dẫn nhập II Sử ký
* Sách này là phần nối tiếp sách Sử Ký thứ nhất và là một bổ sung cho sách
Các Vua.
Lịch sử của Giu-đa được đề cập ở đây, nói chung, là một bức tranh đen tối
của sự bất ổn và xa lìa Chúa, rải rác với các thời kỳ cải cách thuộc linh.
Đặc điểm nổi bật: Nhân tố thuộc linh trong lịch sử được nhấn mạnh nhiều
hơn trong sách Sử Ký hơn là sách Các Vua.
a. Xem dưới đây "Năm Thời Kỳ Cải Cách."
b. Những minh họa khác để tham chiếu chỉ tìm gặp trong II Sử ký.
- Bài diễn thuyết kỉnh kiền của A-bi-gia, IISu 2Sb 13:5-12
- A-sa bỏ quên Đức Chúa Trời, IISu 2Sb 16:12
- Sự liên minh ngu muội của Giô-sa-phát, IISu 2Sb 20:35
- Nguyên nhân cùi của Ô-xia, IISu 2Sb 26:16-21
- Ma-na-se bị bắt làm phu tù và được phục hồi ngôi vị vua, IISu 2Sb 33:11-
13
Năm thời kỳ cải cách:
1. Thời vua A-sa, IISu 2Sb 15:1-19
2. Thời vua Giô-sa-phát, IISu 2Sb 17:7-10
3. Thời vua Giô-ách và thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa, IISu 2Sb 23:16-19
4. Thời vua Ê-xê-chia, IISu 2Sb 29:1-31:21
5. Thời vua Giô-si-a, IISu 2Sb 34:1-35:26
Tóm tắt:
I. Triều Đại Sa-lô-môn:
1. Sa-lô-môn dâng của lễ tại Ga-ba-ôn, và sự chọn lựa khôn ngoan của ông,
IISu 2Sb 1:1-17
2. Xây dựng đền thờ, IISu 2Sb 2:1-4:22
3. Vinh hiển của Chúa đầy dẫy đền thờ, IISu 2Sb 5:1-14
4. Bài cầu nguyện của Sa-lô-môn tại lễ khánh thành đền thờ, IISu 2Sb 6:1-42
5. Đức Giê-hô-va hiện ra với Sa-lô-môn một lần nữa vào ban đêm, IISu 2Sb
7:1-22
6. Sự hưng thịnh và danh vọng của Sa-lô-môn, IISu 2Sb 8:1-18
7. Chuyến viếng thăm của hoàng hậu Sê-ba và Sa-lô-môn băng hà, IISu 2Sb
9:1-31
II. Sự Ngu Xuẩn Của Giê-rô-bô-am Dẫn Đến Việc Phân Chia Vương Quốc,
IISu 2Sb 10:1-19
III. Lịch Sử Các Triều Đại Khác Nhau Từ Giê-rô-bô-am Đến Sê-đê-kia:
- A-bi-gia, IISu 2Sb 13:1-22
- A-sa, IISu 2Sb 14:1-16:14
- Giô-sa-phát, IISu 2Sb 17:1-20:37
- Giê-hô-ram, IISu 2Sb 21:1-20
- A-ha-xia, IISu 2Sb 22:1-9
- A-tha-lia (hoàng hậu), IISu 2Sb 22:10-23:15
- Giô-ách, IISu 2Sb 24:1-27
- A-ma-xia, IISu 2Sb 25:1-28
- Ô-xia, IISu 2Sb 26:1-23
- Giô-tham, IISu 2Sb 27:1-9
- A-cha, IISu 2Sb 28:1-27
- Ê-xê-chia, IISu 2Sb 29:1-32:33
- Ma-na-se, IISu 2Sb 33:1-20
- Giô-si-a, IISu 2Sb 34:1-35:26
- Giô-a-cha, IISu 2Sb 36:1-3
- Giô-hô-gia-kim, IISu 2Sb 36:4-8
- Giô-hô-gia-kin, IISu 2Sb 36:9-10
- Sê-đê-kia, IISu 2Sb 36:11-13
Sứ điệp thuộc linh: Sức mạnh của sự cầu nguyện để mang lại sự thành công
và thắng lợi:
IISu 2Sb 11:16; IISu 2Sb 13:13-18; IISu 2Sb 14:11; IISu 2Sb 15:12; IISu
2Sb 17:4;
IISu 2Sb 20:3; IISu 2Sb 26:5; IISu 2Sb 27:6; IISu 2Sb 30:18-20; IISu 2Sb
31:21;
IISu 2Sb 32:20; IISu 2Sb 34:3
Những bài học thuộc linh:
1. Tính ưu việt của trí tuệ, IISu 2Sb 1:7-12
2. Vinh hiển của Chúa tràn đầy đền thờ được sửa soạn, IISu 2Sb 5:13-14
3. Tinh thần khen ngợi làm cho dân sự của Đức Chúa Trời không thể bị đánh
bại, IISu 2Sb 20:20-25
Dẫn nhập E-rơ-xa
Tác giả: Không rõ. Nhìn chung thì người ta đồng ý rằng E-xơ-ra không phải
là tác giả của cả cuốn sách nhưng có thể là người biên soạn của những phần
mà ông không viết. E-xơ-ra là người Do Thái bị lưu đày tại Ba-by-lôn và là
dòng dõi của thầy tế lễ, Exo Er 7:1-6
Đề tài chính: Việc trở về quê hương sau thời kỳ phu tù tại Ba-by-lôn, tái
thiết đền thờ và khởi xướng những cải cách xã hội và tôn giáo.
Sứ điệp thuộc linh: Quyền năng của Lời Đức Chúa Trời trong dời sống con
người. Được nhắc đến như là Lời Đức Chúa Trời, Exo Er 1:1; Exo Er 9:4.
Luật Môi-se, Exo Er 3:2; Exo Er 6:18; Exo Er 7:6. Mệnh lệnh, Exo Er 6:14;
Exo Er 10:3. Luật của Chúa, Exo Er 7:10,14
Bảng tóm tắt:
I. Sự Trở Về Của Những Kiều Dân Do Thái Đầu Tiên, Dưới Sự Lãnh Đạo
Của Xô-rô-ba-bên, [dc Exo 1:1-6:22;;
[mt a. Được vua Si-ru uỷ quyền, Exo Er 1:1-4
b. Tên họ của những người còn lại trong dân, sự trở về Giê-ru-sa-lem, các
thầy tế lễ, người Lê-vi, dòng dõi của các tôi tớ của Sa-lô-môn, và của cải
cùng quà biếu của họ, Exo Er 2:1-70
II. Công Việc Xây Dựng:
a. Lập lại bàn thờ và sự thờ phượng được thiết lập, Exo Er 3:1-6
b. Xây nền của đền thờ, Exo Er 3:8-13
c. Dân của xứ muốn tham gia việc xây đền thờ, Exo Er 4:1-2
d. Khi lời đề nghị của họ bị bác bỏ họ trở thành kẻ phản đối dữ dội, gây nên
sự đình trệ công việc, Exo Er 4:4-24
e. Sau thời gian dài đình trệ, công việc được bắt đầu trở lại bằng chỉ dụ của
vua Đa-ri-út, Exo Er 5:1-6:22
f. Đền thờ xây xong, khánh thành và các nghi lễ xưa được tuân thủ, Exo Er
6:15-22
III. Sự Trở Về Của Kiều Dân Do Thái Lần Thứ Nhì Dưới Thời E-xơ-ra,
Được Vua Ạt-ta-xét-xe Ủy Quyền, Exo Er 7:1-10:44;
a. Danh sách đoàn người lưu đày trở về quê hương cùng E-xơ-ra và họ về
đến Giê-ru-sa-lem, Exo Er 8:1-36
b. E-xơ-ra khiển trách và sửa sai các tệ nạn xã hội, Exo Er 9:1-10:44
Công tác tôn giáo và văn hiến của E-xơ-ra:
- Ông là một tác giả nổi tiếng của vài bài Thi Thiên, đáng chú ý là Thi Tv
119:1-176.
- Theo truyền khẩu xa xưa thì E-xơ-ra đã viết I&II Sử ký, nhưng điều này
không thể chứng minh được. Ông hợp sức với Nê-hê-mi trong việc đề xướng
một cuộc phục hưng đọc Kinh Thánh, NeNe 8:1-18
- Ông nổi tiếng vì là thuỷ tổ của nhà hội người Do Thái và sưu tập hầu hết
các sách trong Cựu Ước.
Đoạn chọn đặc biệt:
1. Sự tin cậy tuyệt vời vào sự che chở của Đức Chúa Trời của E-xơ-ra khi
ông được kêu gọi để đưa một tài sản khổng lồ băng qua những nơi nguy
hiểm, Exo Er 8:21-32
2. Lời cầu nguyện và xưng tội cho dân sự của E-xơ-ra, Exo Er 9:5-15
Dẫn nhập Nê-hê-mi
* Trong bản thảo tiếng Hê-bơ-rơ thì các sách E-xơ-ra và Nê-hê-mi chung
một sách.
Tác giả hoặc soạn giả: Không chắc chắn. Nhiều học giả cho rằng phần lớn
trong sách này là tự truyện của Nê-hê-mi.
Câu chìa khóa: NeNe 6:3
Đề tài chính: Xây lại các bức tường của Giê-ru-sa-lem, nhắc lại một số luật
nào đó của Chúa, và phục hồi các nghi lễ cổ xưa.
Bảng tóm tắt:
I. Nghiên Cứu Theo Loại Hình:
1. Chủ đề: Việc xây lại các bức tường của Giê-ru-sa-lem được coi như hình
ảnh thiết lập vương quốc của Chúa trên đất này.
a. Bức tường đổ nát (NeNe 1:3) có thể tiêu biểu cho sự suy yếu của nước
Chúa.
b. Mùa kiêng ăn và cầu nguyện mở đầu (NeNe 1:4-11) có thể tiêu biểu cho
tình trạng tâm linh phải đặt trước mọi công việc thuộc linh lớn lao.
c. Nê-hê-mi hy sinh một địa điểm tốt đẹp vì cớ chính nghĩa có thể tiêu biểu
cho sự hầu việc mang tính chất hy sinh luôn luôn cần phải có để hoàn thành
một công tác vĩ đại.
d. Việc xem xét thành phố lúc ban đêm (NeNe 2:15-16) có thể tiêu biểu cho
sự cần thiết phải nhìn thẳng vào sự thật trước khi bắt đầu công tác xây dựng.
e. Tìm kiếm sự hợp tác (NeNe 2:17-18) có thể tiêu biểu cho một nhân tố
thiết yếu trong mọi công tác thành công.
f. Tuyển mộ mọi tầng lớp giai cấp (NeNe 3:1-32) tiêu biểu cho tầm quan
trọng của việc tổ chức thấu đáo.
2. Những Phương Pháp Tương Tự Có Thể Được Dùng Để Khắc Phục Các
Trở Ngại Trong Công Tác Thuộc Linh.
a. Nhạo báng, NeNe 2:9.
Khắc phục bằng cách tin cậy vào Đức Chúa Trời, NeNe 2:20
b. Tức giận và khinh bỉ, NeNe 4:3.
Chiến thắng bằng cách cầu nguyện và làm việc chăm chỉ, NeNe 4:4-6
c. Âm mưu, NeNe 4:7-8.
Chiến thắng bằng sự cảnh giác và cầu nguyện, NeNe 4:9
d. Sự làm ngã lòng của bạn bè, NeNe 4:10-12.
Khắc phục bằng lòng can đảm kiên định, NeNe 4:13-14
e. Lòng tham lam ích kỷ, NeNe 5:1-5.
Khắc phục bằng sự quở trách và gương hy sinh, NeNe 5:6-17
f. Công việc hoàn tất, kẻ thù bị hổ thẹn vì sự nỗ lực bền bỉ, NeNe 6:1-15
II. Những Sự Kiện Kết Thúc:
a. Nhắc lại và trình bày luật Chúa, NeNe 8:1-18
b. Thầy tế lễ và người Lê-vi xưng tội và ký kết giao ước, NeNe 9:1-10:39
c. Kêu gọi dân sự hãy cư trú trong Giê-ru-sa-lem, NeNe 11:1-36
d. Khánh thành các vách tường thành Giê-ru-sa-lem, NeNe 12:1-47
e. Những cải cách xã hội và tôn giáo, NeNe 13:1-31
Dẫn nhập Ê-xơ-tê
Tác giả: Không rõ.
Thích hợp với Kinh Điển: Sự đúng đắn của quyển sách này nằm trong danh
sách các sách của Kinh Thánh đã và đang được bàn cãi rất nhiều. Tên của
Đức Chúa Trời không hề xuất hiện trong sách Ê-xơ-tê, trong khi đó thì vị
vua ngoại đạo lại được nhắc đến hơn 150 lần. Trong sách Ê-xơ-tê không hề
có ám chỉ đến sự cầu nguyện hay các sự thờ phượng dưới bất cứ hình thức
nào ngoại trừ sự kiêng ăn.
Sứ điệp: Không nghi ngờ gì, sách Ê-xơ-tê dành được một chỗ đứng trong
Lời Đức Chúa Trời bởi sách này có sự dạy dỗ ẩn tàng về sự quan phòng của
Chúa liên quan đến dân sự của Ngài và sự chắc chắn của việc trừng phạt
đích đáng giáng xuống bất thình lình cho kẻ thù của dân sự.
Đề tài chính: Hoàng hậu Ê-xơ-tê giải cứu người Do Thái.
Câu chìa khóa: EtEt 4:14
Bảng tóm tắt: Những sự kiện chính trong lịch sử xoay quanh ba bữa yến tiệc.
I. Bữa Yến Tiệc Của Vua Xerxes (A-suê-ru) và sự kiện liên quan.
1. Vào ngày thứ 7, lúc vua đang hứng lòng sau khi uống rượu, vua truyền
lệnh cho gọi Hoàng hậu Vả-thi đến trước mặt vua và các quan trưởng, nhưng
bà đã khước từ, EtEt 1:1-12
2. Vụ vua giận dữ quyết định làm theo lời khuyến cáo của các mưu sĩ, và
truất phế hoàng hậu, EtEt 1:13-22
3. Ê-xơ-tê, một cô gái Do Thái, đã được tuyển trong lần tìm kiếm một vị tân
hoàng hậu khắp vương quốc, EtEt 2:1-17
II. Bữa Yến Tiệc Của Ê-xơ-tê, Các Sự Kiện Mở Đầu Và Kết Thúc.
1. Mạc-đô-chê, người Do Thái và là bố nuôi của hoàng hậu Ê-xơ-tê đã cứu
mạng vua, EtEt 2:7 và EtEt 2:21-23
2. Thăng chức Ha-man và Mạc-đô-chê không chịu cúi lạy Ha-man khiến ông
giận dữ và quyết định tiêu diệt tất cả người Do Thái, EtEt 3:1-15
3. Người Do Thái kêu khóc khi được biết âm mưu của Ha-man, EtEt 4:1-4
4. Quyết tâm anh dũng của Ê-xơ-tê khi nàng xuất hiện trước mặt vua với
một kế hoạch trong đầu nhằm chống lại âm mưu đó, EtEt 4:5-17
5. Ê-xơ-tê được vua đón tiếp với sự sủng ái và nàng mời vua cùng Ha-man
đến dự bữa yến tiệc của nàng, EtEt 5:1-8
6. Ha-man dựng cây mộc hình để treo Mạc-đô-chê, EtEt 5:9-14
7. Trong một đêm không ngủ vua đã xem xét các biên bản cung đình và
khám phá rằng Mạc-đô-chê chẳng được ban thưởng dù đã cứu mạng vua,
EtEt 6:1-3
8. Lòng kiêu căng, ích kỷ của Ha-man dẫn đến việc ông ta bị sỉ nhục và
Mạc-đô-chê được sự tôn trọng lớn lao, EtEt 6:4-11
9. Bữa yến tiệc của Ê-xơ-tê và âm mưu của Ha-man bị bại lộ. Ha-man bị
treo trên mộc hình do chính ông dựng lên, EtEt 7:1-10
III. Lễ Phu-rim.
1. Những Sự Kiện Mở Đầu.
a. Người Do Thái trả thù lại những kẻ tìm hại họ với sự ban quyền của vua,
EtEt 8:1-17
b. Việc trả thù được thi hành, EtEt 9:1-32
2. Thiết lập lễ Phu-rim, EtEt 9:20-31
3. Mạc-đô-chê được quyền cao chức trọng, EtEt 10:1-3
Dẫn nhập Gióp
Tác giả: Không rõ.
Ngày tháng: Đây là đề tài được tranh luận nhiều. Theo nhiều học giả thì sách
này là sách xưa nhất trong Kinh Thánh# những học giả khác cho rằng nó
xưa như Xuất Ê-díp-tô Ký.
Địa điểm: Vùng đất U-xơ.
Đề tài chính: Vấn đề tai hoạ đổ xuống trên Gióp. Quyển sách mang tính chất
thi ca và tranh hoạ trong cách miêu tả và có thể chia thành 12 cảnh.
Cảnh 1:
Gióp và gia đình trước những tai hoạ bất thình lình ập xuống họ.
Gióp xuất hiện như là một người cha kính sợ Đức Chúa Trời, không bị sự
phát đạt làm hư hỏng, đóng vai thầy tế lễ để truyền đạo cho đại gia đình của
ông, Giop G 1:5
Cảnh 2:
a. Sa-tan xuất hiện trước mặt Chúa, nói bóng gió là Gióp hầu việc Chúa chỉ
vì Gióp được ân huệ đặc biệt của Chúa, Giop G 1:9-11
b. Sa-tan được phép thử nghiệm Gióp bằng cách làm mất tài sản và làm chết
con cái của Gióp, Giop G 1:12-20
c. Gióp vẫn giữ sự chính trực của mình, Giop G 1:21-22
Cảnh 3:
a. Sa-tan lại xuất hiện trước mặt Chúa, tố cáo rằng nếu thân xác của Gióp bị
tai hoạ thì Gióp sẽ rủa sả Chúa, Giop G 2:1-5
b. Sa-tan được phép tấn công Gióp với một bệnh tật khủng khiếp, Giop G
2:7-8
c. Lời khuyến cáo lộng ngôn của vợ Gióp và sự vâng phục đầy chiến thắng
của Gióp, Giop G 2:9-10
Cảnh 4:
Ba người bạn của Gióp đi đến, và ở 7 ngày, thông cảm trong sự thầm lặng,
Giop G 2:11-13
Cảnh 5:
Sự chịu đựng của Gióp không còn nữa, ông phát ra những lời lằm bằm, Giop
G 3:1-26
Cảnh 6:
Sự bàn cãi kéo dài và không kết quả giữa Gióp và ba người bạn về tai hoạ
của ông.
Các bạn giữ quan điểm cho rằng sự thống khố là hậu quả của tội lỗi cá nhân.
Gióp tự bào chữa và khẳng định là mình vô tội, Giop G 4:1-31:40
Cảnh 7:
Ê-li-hu tham gia cuộc bàn cãi, Giop G 32:1-37:24
Cảnh 8:
Trong cơn gió lốc Chúa trả lời Gióp với sự soi sáng và quở trách, Giop G
38:1-39:38
Cảnh 9:
Lời thú tội của Gióp, Giop G 40:3-5
Cảnh 10:
Chúa nói lần thứ nhì, Giop G 40:7-41:34
Cảnh 11:
a. Lời thú tội lần thứ nhì của Gióp, Giop G 42:1-6
b. Chúa quở trách Ê-li-pha, Binh-đát và Sô-pha về những lời nói ngu dốt của
họ và ra lệnh họ phải dâng của lễ thiêu, Giop G 42:7-9
Cảnh 12:
Gióp cầu nguyện cho bạn hữu mình, Gióp phục hồi sự thịnh vượng của mình
và sống cho tới già, Giop G 42:10-17
Những bài học gợi ý:
1. Quyền năng hiểm ác của Sa-tan trong cuộc sống con người.
2. Việc sử dụng sự thống khổ trong kế hoạch của Đức Chúa Trời như là một
phương tiện để hoàn thiện nhân cách.
Phần chọn đặc biệt: Bài nghị luận của Gióp về trí khôn, Giop G 28:1-28
Dẫn nhập Thi Thiên
* Một trăm năm mươi bài hát thuộc linh cùng với thi ca thuộc linh được sử
dụng trong giáo hội qua mọi thời đại trong việc thờ phượng và lễ bái cầu
nguyện. Sách Thi Thiên được dùng như là sách thánh thi trong đền thờ thứ
nhì.
Chủ đề nổi bật là sự cầu nguyện và khen ngợi, nhưng sách Thi Thiên bao
gồm rất nhiều loại từng trải tôn giáo khác nhau.
Sách Thi Thiên được trích dẫn trong Tân Ước nhiều hơn các sách khác, chỉ
thua sách Ê-sai.
Thi Thiên thường được gọi là Thi Thiên của Đa-vít bởi vì Đa-vít là tác giả
của một số lượng khá lớn các bài Thi Thiên.
Tác giả: Nguồn tác giả của nhiều bài Thi Thiên thì không biết chắc có thể là
trong một số trường hợp tên gắn liền với một số Thi Thiên nào đó có thể nói
đến người sưu tập hơn là chính tác giả.
Dưới đây là bảng danh sách đề nghị của tác giả được lấy từ nhiều ấn bản
khác nhau của Kinh Thánh.
- Được cho là của Đa-vít: 73.
- Của con trai Cô-rê: 11.
- Của A-sáp: 12.
- Của Thê-man: 1
- Của Ê-than: 1.
- Của Sa-lô-môn: 2.
- Của Môi-se: 1.
- Của Xa-cha-ri: 1.
- Của A-ghê: 1.
- Của Ê-xê-chia: một số bài Thi Thiên đáng ngờ.
- Của E-xơ-ra: 1.
Những Thi Thiên còn lại thì vô danh.
Thi Thiên về Đấng Mê-si-a: Dưới đây là những bài Thi Thiên được coi là có
liên quan đến Chúa một cách trực tiếp hay tiêu biểu.
1. Đấng Christ là Vua Thi Tv 2:1-12; 45:1-17; 72:1-20; 110:1-7; 132:18;
11:1-20
2. Sự thống khổ của Chúa, Thi Tv 22:1-31; 41:1-13; 55:23; 12:1-14:7;
69:36; 20:1-21:13
3. Sự phục sinh của Đấng Christ, Thi Tv 16:1-11
4. Sự thăng thiên của Christ, Thi Tv 68:18
Bố cục theo chủ đề: Mỗi Thi Thiên liệt kê dưới đây theo một chủ đề rõ nét.
Con Người:
a. Quyền cao chức trọng, sự đề cao Thi Tv 8:1-9
b. Tội lỗi, Thi Tv 10:1-18; 14:1-7; 35:1-28; 59:1-17 và nhiều Thi Thiên
khác.
Thuộc thế gian và gian ác:
a. Tương phản với sự kính sợ Đức Chúa Trời, Thi Tv 1:1-6; 4:1-8; 5:1-12
b. Sự trì hoãn trừng phạt, Thi Tv 10:1-18
c. Sự phát đạt, Thi Tv 37:1-40; Thi Tv 7:1-17
d. Số phận, Thi Tv 9:1-20; Thi Tv 11:1-7
e. Tin cậy vào sự giàu có, Thi Tv 49:1-20
Kinh nghiệm tôn giáo:
a. Ăn năn, Thi Tv 25:1-22; 38:1-22; 51:1-19; 130:1-8
b. Tha tội, Thi Tv 32:1-11
c. Trở lại tin Chúa, Thi Tv 40:1-17
d. Hiến dâng, Thi Tv 116:1-19
e. Tin cậy, Thi Tv 3:1-8; 16:1-11; 20:1-9; 23:1-6; 27:1-14; 31:1-24; 34:1-22;
42:1-11; 61:1-8; 62:1-12; 91:1-16 121:1-8
f. Sự có thể dạy dỗ được, Thi Tv 25:1-22
g. Nguyện vọng, Thi Tv 42:1-11; 63:1-11; 143:1-12
h. Cầu nguyện, Thi Tv 55:1-23; 70:1-5; 77:1-20; 85:1-13; 86:1-17; 142:1-7;
43:1-12
i. Ngợi khen, Thi Tv 96:1-13; 98:1-9; 100:1-5; 103:1-22; 107:1-43; 136:1-26
145:1-21; 148:1-14; 149:1-9; 150:1-6
j. Thờ phượng, Thi Tv 43:1-5; 84:1-12; 100:1-5 122:1-9; 132:1-18
k.Thống khổ, tai ương, Thi Tv 6:1-10; 13:1-6; 22:1-31 69:1-36; 88:1-18;
102:1-28
l. Tuổi già, Thi Tv 71:1-24
m. Sự sống chóng qua, Thi Tv 39:1-13; 49:1-20; 90:1-17
n. Nhà, Thi Tv 127:1-5
o. Nhớ nhà, Thi Tv 137:1-9
Hội thánh tiêu biểu: a. Sự an toàn của Hội Thánh, Thi Tv 46:1-11
b. Sự vinh hiển của Hội Thánh, Thi Tv 48:1-14; 87:1-7
c. Tình thương đối với Hội Thánh, Thi Tv 84:1-12; 122:1-10
d. Sự hợp nhất trong Hội Thánh, Thi Tv 133:1-3
Lời Đức Chúa Trời: Thi Tv 19:1-14; 119:1-176
Truyền giáo: Thi Tv 67:1-7; 72:1-20; 96:1-13; 98:1-9
Trách nhiệm của người thống trị: Thi Tv 82:1-8; 101:1-8
Thuộc tính của Đức Chúa Trời: a. Sự thông sáng, uy nghi và quyền năng,
Thi Tv 18:1-50; 19:1-14; 29:1-11; 62:1-12; 66:1-20; 89:1-52; 93:1-5; 97:1-
12; 99:1-9; 118:1-29; 147:1-20;
b. Sự thương xót, Thi Tv 32:1-11; 85:1-13; 136:1-26
c. Vô sở bất tri, Thi Tv 139:1-24
d. Quyền năng sáng tạo, Thi Tv 33:1-22; 89:1-52; 104:1-35
Kinh nghiệm của Y-sơ-ra-ên: a. Không tin, Thi Tv 78:1-72
b. Hoang tàn và khốn khổ, Thi Tv 79:1-13; 80:1-19
c. Tái phạm, Thi Tv 81:1-16
d. Sự quan phòng của Đức Chúa Trời, Thi Tv 105:1-45; 106:1-48; 114:1-8
Dẫn nhập Châm ngôn
Một sách sưu tập các cách ngôn về đạo đức và tôn giáo: Bao gồm những dạy
dỗ về cuộc sống đứng đắn. Sách cũng là một bài luận ngắn về sự khôn
ngoan, sự công bình, tiết độ, cần cù, thánh sạch…
Trong những Châm ngôn súc tích thường nêu lên một sự tương phản giữa
khôn ngoan và ngu xuẩn, giữa công bình và tội lỗi.
Tác giả: Sa-lô-môn, nói chung, được công nhận là tác giả của phần lớn trong
sách Châm Ngôn. Có lẽ chính ông không phải là tác giả ban đầu của toàn bộ
Châm Ngôn, chương 30 và 31 là của A-gu-rơ và Lê-mu-ên.
Mục đích chính: Đưa ra những lời dạy dỗ đạo đức, nhất là đối với giới trẻ.
Câu chìa khoá: ChCn 1:4
Tư tưởng chủ đạo: Kính sợ Chúa, được nhắc khoảng 14 lần.
Bảng tóm tắt:
1. Lời khuyến cáo và cảnh cáo của người cha, với sự khích lệ hãy giành lấy
sự khôn ngoan, ChCn 1:1-7:27
2. Lời kêu gọi của sự khôn ngoan, ChCn 8:1-9:18
3. Châm Ngôn của Sa-lô-môn - sự tương phản giữa thiện và ác, khôn ngoan
và ngu xuẩn, ChCn 10:1-20:30
4. Những cách ngôn và lời khuyến cáo có tính chất châm ngôn, ChCn 21:1-
24:34
5. Châm ngôn của Sa-lô-môn do người của Ê-xê-chia sao chép, ChCn 25:1-
29:27
6. Lời của A-gu-rơ, lời cầu nguyện, ChCn 30:1-33
7. Lời của vua Lê-mu-ên, lời khuyên của người mẹ, ChCn 31:1-9
Mô tả về người vợ lý tưởng, ChCn 31:10-31
Đoạn chọn đặc biệt:
- Lời kêu gọi của khôn ngoan, ChCn 1:20-23; ChCn 8:1-36
- Cội nguồn của khôn ngoan, ChCn 2:6
- Sự quí giá của khôn ngoan, ChCn 3:13-26
- Việc chính yếu, ChCn 4:5-13
- Kho tàng đáng giá nhất, ChCn 8:11-36
- Bữa tiệc của khôn ngoan, ChCn 9:1-6;
Những đề tài được bàn đến cách đặc biệt:
- Nóng nảy, ChCn 14:17,29; ChCn 15:18; ChCn 16:32; ChCn 19:11
- Sự hào phóng, ChCn 3:9-10; ChCn 11:24-26; ChCn 14:21; ChCn 19:17;
ChCn 22:9
- Sự sửa trị trẻ con, ChCn 13:24; ChCn 19:18; ChCn 22:6,15; ChCn 23:13-
14
- Kẻ cám dỗ, ChCn 4:14; ChCn 9:13; ChCn 16:29
- Kính sợ Đức Chúa Trời, ChCn 1:7; ChCn 3:7; ChCn 9:10; ChCn 10:27;
ChCn 14:26-27; ChCn 15:16,33; ChCn 16:6; ChCn 19:23; ChCn 23:17;
ChCn 24:21
- Kẻ ngu xuẩn, nói hành, ChCn 10:18
- Đoản thọ, ChCn 10:21
- Kẻ gây điều tai ác, ChCn 10:23
- Tự cho là công bình, ChCn 12:15
- Dễ cáu, ChCn 12:16
- Phỉ báng tội lỗi, ChCn 14:9
- Nói ngông, ChCn 15:2
- Vô cảm, ChCn 17:10
- Nguy hiểm, ChCn 17:12
- Hão huyền, ChCn 17:24
- Can thiệp vào chuyện của người khác, ChCn 20:3
- Xem thường sự khôn ngoan, ChCn 23:9
- Ngu si, ChCn 27:22
- Tự tin, ChCn 14:16; ChCn 28:26
- Lắm mồm, ChCn 29:11
- Tình Bạn, ChCn 17:17; ChCn 18:24; ChCn 19:4; ChCn 27:10,17
- Hiểu biết thiêng liêng, ChCn 15:11; ChCn 21:2; ChCn 24:12
- Lười biếng, ChCn 6:6-11; ChCn 10:4-5; ChCn 12:27; ChCn 13:4; ChCn
15:19; ChCn 18:9; ChCn 19:15,24; ChCn 20:4,13; ChCn 22:13; ChCn
24:30-34; ChCn 26:13-16
- Hà hiếp, ChCn 14:31; ChCn 22:22; ChCn 28:16
- Kiêu căng, ChCn 6:17; ChCn 11:2; ChCn 13:10; ChCn 15:25; ChCn
16:18-19; ChCn 18:12; ChCn 21:4,24; ChCn 29:23; ChCn 30:13
- Cẩn trọng, ChCn 12:23; ChCn 13:16; ChCn 14:8,15,18; ChCn 15:5; ChCn
16:21; ChCn 18:15; ChCn 27:12
- Kẻ nhạo báng, ChCn 3:34; ChCn 9:7; ChCn 14:6; ChCn 19:25; ChCn 24:9
- Tranh giành, ChCn 3:30; ChCn 10:12; ChCn 15:18; ChCn 16:28 ChCn
17:1,4,19; ChCn 18:6,19; ChCn 20:3; ChCn 22:10; ChCn 25:8; ChCn 30:33
- Tiết độ, ChCn 20:1 ChCn 21:17; ChCn 23:1-3,20; ChCn 23:29-35; ChCn
25:16; ChCn 31:4-7
- Miệng lưỡi, ChCn 4:24; ChCn 10:11-32; ChCn 12:6,18,22; ChCn 13:3;
ChCn 14:3; ChCn 15:1-7,23; ChCn 16:13,23,27; ChCn 17:4; ChCn 18:7,21;
ChCn 19:1; ChCn 20:19; ChCn 21:33; ChCn 26:28; ChCn 30:32
- Của phi nghĩa, ChCn 10:2; ChCn 13:11 ChCn 21:6; ChCn 28:8
- Của cải, ChCn 10:2,15; ChCn 11:4,28; ChCn 13:7,11; ChCn 15:6; ChCn
16:8; ChCn 18:11; ChCn 19:4; ChCn 27:24; ChCn 28:6,22
- Phụ nữ xấu, ChCn 2:16-19; ChCn 5:3-14,20,23; ChCn 6:24-35; ChCn 7:5-
27; ChCn 9:13-18
- Phụ nữ tốt, ChCn 5:18-19; ChCn 31:10-31;
Bài học thuộc linh: Sa-lô-môn là cột chỉ đường chớ không phải là gương
mẫu. Ông vạch ra đường lối đến với sự khôn ngoan, nhưng trong phần sau
của đời ông thì ông đã không đi trong đường lối ấy. Con trai ông là Giê-rô-
bô-am theo gương của ông chớ không theo sự khuyên bảo của ông và trở
thành kẻ thống trị xấu xa và ngu muội.
Dẫn nhập Truyền đạo
Tên sách: Mượn của Bản Bảy Mươi Dịch Giả.Trong Bản Kinh Thánh Hê-
bơ-rơ thì sách này được gọi là Koheleth. Nghĩa của từ này có phần nào tranh
cãi, nhưng thường được dịch sang Anh ngữ là "Người Truyền Đạo" hay
"người thuyết giảng."
Tác giả: Không chắc chắn, nhưng thông thường người ta cho rằng tác giả là
Sa-lô-môn, TrGv 1:1-2
Đánh giá từ nét sơ sài của cuộc đời Sa-lô-môn trong Kinh Thánh, nhiều kinh
nghiệm được nhắc trong sách này dường như khớp với những gì mà ông - có
lẽ - đã từng trải.
Câu chìa khóa: TrGv 12:13
Chữ chìa khóa: Vô nghĩa, dưới mặt trời. Mỗi từ ngữ xuất hiện hơn 25 lần.
Nội dung: Sách bao gồm những suy nghĩ và kinh nghiệm của một triết gia
mà tâm trí ông luôn có các mâu thuẫn đối lập của các vấn đề trong cuộc
sống.
Sau khi nói về sự tan vỡ ảo mộng xảy đến với mình, tác giả trình bày quan
điểm của con người theo chủ nghĩa duy vật hưởng lạc - không có gì khác
hơn là sự hưởng thụ các thú vui xác thịt.
Khi ý tưởng này tái hiện trong suốt quyển sách, bày tỏ cách hiển nhiên là tác
giả đang vật lộn với ý tưởng ấy, đồng thời tác giả cũng nói lên những chân
lý sâu sắc về nghĩa vụ và bổn phận của con người đối với Thượng Đế.
Cuối cùng dường như tác giả thoát khỏi sự suy đoán và hồ nghi để đến một
kết luận đáng khâm phục trong TrGv 12:13 "Kính sợ Đức Chúa Trời và giữ
các điều răn Ngài# ấy là trọn phận sự của ngươi"
Bảng tóm tắt:
Chương 1 - 2:
1. Dẫn nhập. Suy nghĩ về vòng lẩn quẩn của cuộc đời đơn điệu, TrGv 1:1-11
2. Con người tự nhiên tìm kiếm hạnh phúc để được thoả mãn.
a. Không thể tìm sự thoả mãn hạnh phúc trong sự khôn ngoan, TrGv 1:12-18
b. Không thể có hạnh phúc và thoả mãn trong thú vui trần tục, TrGv 2:1-3
c. Nghệ thuật hay trồng trọt không mang lại thoả mãn và hạnh phúc, TrGv
2:4-6
d. Của cải dư dật không mang lại hạnh phúc và thoả mãn, TrGv 2:7-11
3. Kết luận:
a. Người khôn ngoan hơn người ngu dại, TrGv 2:12-21
b. Về sự hưởng lạc - không có gì hay hơn là ăn uống và hưởng thụ cuộc đời,
TrGv 2:24-26
Chương 3 :
Quan điểm của con người tự nhiên về vòng đời tẻ nhạt.#
a. Mọi việc đều có chu kỳ, TrGv 3:1-8
b. Kết luận của người theo chủ nghĩa duy vật, TrGv 3:13-22
Chương 4:
Nghiên cứu các tệ nạn xã hội do xa rời đức tin, TrGv 4: 1-15.Kết kuận, tất cả
đều là vô nghĩa và hư không, TrGv 4:16
Chương 5:
a. Lời khuyên về bổn phận tôn giáo, TrGv 5:1-7
b. Vô nghĩa của sự giàu có, TrGv 5: 9-17
c. Kết luận là, ăn uống và hưởng thụ đời, TrGv 5:18-20
Chương 6:
Vô nghĩa của sự sống lâu, TrGv 6:3-12
Chương 7:
a. Một chuỗi những châm ngôn khôn ngoan, TrGv 7:1-24
b. Kết luận về người đàn bà xấu xa, TrGv 7:25-28
Chương 8:
a. Bổn phận công dân, TrGv 8:1-5
b. Sự bất ổn của sự sống, TrGv 8:6-8
c. Sự chắc chắn về sự phán xét của Chúa và sự bất công của cuộc sống,
TrGv 8:10-14
d. Kết luận của người hưởng lạc, TrGv 8:15
e. Công việc của Thượng Đế và con người, TrGv 8:16-17
Chương 9:
a. Những sự việc tương tự xảy đến cho người công bình và người gian ác
nấm mồ là đích của sự sống, con người là một loài vật của hoàn cảnh. Kết
luận giống như của người hưởng lạc: Hãy ăn uống, vì ngày mai chúng ta sẽ
chết,# TrGv 9:1-9
b. Sự khôn ngoan thì ưu việt, mặc dù thường không được coi trọng, TrGv
9:13-18
Chương 10:
Các châm ngôn khôn ngoan, sự tương phản giữa khôn ngoan và ngu dại,
vv…
Chương 11:
a. Lời khuyên về sự rộng lượng, TrGv 11:1-6
b. Lời khuyên đối với người trẻ, TrGv 11:9-10
Chương 12:
Sự mô tả dưới hình thức thi ca về tuổi già, TrGv 12:1-7. Những lời kết thúc
của nhà truyền đạo và kết luận cuối cùng liên quan đến bổn phận cao cả nhất
của con người, TrGv 12:8-14
Dẫn nhập Nhã ca
Tác giả: Sa-lô-môn, căn cứ vào truyền thuyết.
Sách này bị phê phán dữ dội bởi vì ngôn từ khêu gợi trong sách.
Việc sách nầy được xếp vào Kinh Thánh đã được nhiều học giả kính sợ
Chúa trong mọi thời đại bào chữa. Nhiều người coi sách như là một ngụ
ngôn thuộc linh, tiêu biểu cho tình cảm thiêng liêng tồn tại giữa Đức Chúa
Trời với dân sự của Ngài hay là giữa Đấng Christ và Hội Thánh Ngài.
Sách là một bài thơ Đông phương: Những từ ngữ sôi nổi chỉ có thể được
diễn giải cách thoả đáng bởi một tâm trí thuộc linh trưởng thành sâu sắc.
Bảng tóm tắt: (Tân lang tiêu biểu cho Đấng Christ# tân phụ tiêu biểu cho
Hội Thánh).
1. Sự thông công thuộc linh giữa tân phụ và tân lang thiên thượng, Nha Dc
1:1-2:7
2. Tân phụ nhớ nhung người bạn đồng hành của mình và đi tìm kiếm chàng,
Nha Dc 2:8-3:5
3. Cuộc trò chuyện sôi nổi của tân phụ và tân lang về tình yêu song phương
và sự ái mộ lẫn nhau, Nha Dc 3:6-8:14
Tư tưởng chủ đạo: Người Yêu Của Ta, danh phận của người tin Chúa dành
cho Đấng Christ, Nha Dc 2:16
Đoạn tương ứng: Thi Tv 45:1-17
Những minh họa phụ:
I. Tân Lang Thiên Thượng:
1. Tình yêu của chàng che đậy mọi tì vết của tân phụ, Nha Dc 4:7
2. Chàng vui mừng vì cớ nàng, EsIs 62:5
3. Chàng phó sự sống của mình cho nàng, Eph Ep 5:25
4. Chàng sẽ đến để rước nàng, Mat Mt 25:6
II. Tân Phụ:
1. Yêu thương tân lang, Nha Dc 2:16
2. Cảm thấy sự không xứng đáng của mình, Nha Dc 1:5
3. Đã được làm thanh sạch và mặc áo bào không tì vết, KhKh 19:8
4. Dồi mình bằng châu báu của ân điển Đức Chúa Trời, EsIs 61:10
5. Đưa ra lời mời đến dự lễ cưới, KhKh 22:17
Tiệc cưới: 1. Sự sửa soạn bởi Người Cha dành cho con trai mình, Mat Mt
22:2
2. Sự sửa soạn tốn kém đã được thực hiện, Mat Mt 22:4
3. Mời đến dự tiệc, một vinh dự lớn lao, KhKh 19:9
4. Lời mời bị nhiều người khinh dể, Mat Mt 22:5
5. Lời mời dành cho mọi tầng lớp, Mat Mt 22:10
6. Quên mặc áo lễ dự cưới sẽ bị từ chối, Mat Mt 22:11-13
Dẫn nhập Ê-sai
Nhà tiên tri: Ông là con trai của A-mốt, hành chức tiên tri vào triều đại của
Ô-xia, Giô-tham, A-háp và Ê-xê-chia, EsIs 1:1
Sự kêu gọi Ê-sai và xức dầu cho ông, EsIs 6:1-8
Gia đình Ê-sai, EsIs 7:3; EsIs 8:3-4
Ê-sai được xem là vị tiên tri vĩ đại nhất thời Cựu Ước: 1. Bởi ông là tiên tri
của sự cứu chuộc một cách rõ nét.
2. Nhiều đoạn trong sách Ê-sai là những đoạn hay nhất trong văn học.
Một số học giả hiện đại nghiên cứu lời tiên tri dưới hình thức thi ca này
chẳng khác gì nhà thực vật học nghiên cứu hoa, mổ xẻ và phân tích hoa vậy.
Với phương pháp như vậy, tinh hoa và tính thống nhất của sách, chẳng khác
chi bông hồng, đã bị lãng quên bởi bị lôi ra thành nhiều mảnh để khảo xét.
Bảng tóm tắt:
Phần I: Chương 1-39, nhắc đến các sự kiện đưa đến tình trạng phu tù.
a. Lời hô hào và cảnh cáo và sự phán xét của Đức Chúa Trời, xen lẫn lời tiên
đoán về những năm tháng sáng sủa hơn và sự giáng lâm của Đấng Mê-si-a,
EsIs 1:1-12:6
b. Lời tiên tri về các quốc gia xung quanh - A-si-ri, Ba-by-lôn, Mô-áp, Ai-
cập, Phi-li-tin, Sy-ri, Ê-đôm và Ty-rơ, . . . EsIs 13:1-23:18
c. Bài viết về tội lỗi và sự khốn cùng của nhân dân, những lời hứa về cứu
rỗi, một bài ca về niềm tin cậy nơi Đức Chúa Trời, và sự chăm sóc của Ngài
đối với vườn nho của Ngài, EsIs 24:1-27:13
d. Chủ yếu là những tai họa được loan báo nghịch cùng Ép-ra-im và Giê-ru-
sa-lem, nhất là về việc nhờ cậy vào các đồng minh nước ngoài, EsIs 28:1-
31:9
e. Lời hứa về một vị vua công bình và tràn đầy Thánh Linh, sự đề cao người
công bình, và biến đồng vắng thành ngôi vườn của Chúa, EsIs 32:1-35:10
f. Ê-xê-chia được giải cứu khỏi bàn tay người A-si-ri, kéo dài tuổi thọ của
ông, EsIs 36:1-39:8
Phần II:
Phần II của sách gồm các lời tiên đoán, lời cảnh cáo, và những lời hứa nhắc
đến các sự kiện sau thời kỳ phu tù và mãi tận chế độ Cơ Đốc giáo sau này.
Phần này có lời tiên tri nói rất nhiều về Đấng Mê-si-a.
Chữ chìa khóa: Sự cứu rỗi. Tên của Ê-sai có nghĩa "sự cứu rỗi của Đức Chúa
Trời."
Sự cứu rỗi:
a. Nguồn cứu rỗi, EsIs 12:3
b. Sự mừng rỗ của cứu rỗi, EsIs 25:9
c. Tường của sự cứu rỗi, EsIs 26:1
d. Sự cứu đời đời, EsIs 45:17
e. Ngày cứu rỗi, EsIs 49:8
f. Bàn chân của người rao sự cứu rỗi, EsIs 52:7
g. Quảng bá sự cứu rỗi, EsIs 52:10
h. Cánh tay của sự cứu rỗi, EsIs 59:16
i. Mão của sự cứu rỗi, EsIs 59:17
j. Áo cứu rỗi, EsIs 61:10
k. Ánh sáng cứu rỗi, EsIs 62:1
Bảy điều còn lại đời đời:
1. Quyền năng của Chúa, EsIs 26:4
2. Sự phán xét của Chúa, EsIs 33:14
3. Sự vui mừng, EsIs 35:10
4. Sự cứu rỗi, EsIs 45:17
5. Sự nhân từ, EsIs 54:8
6. Giao ước, EsIs 55:3
7. Ánh sáng, EsIs 60:19
Dẫn nhập Giê-rê-mi
* Gần tiểu sử và sứ điệp của "vị tiên tri khác."
Thời kỳ: Những ngày đen tối trong vương quốc của Giu-đa, từ Giô-si-a năm
thứ 13 (vị vua tốt cuối cùng) mãi cho đến vài năm sau thời kỳ phu tù.
Chủ đề chính: Sự tái phạm tội, cảnh nô lệ và trở về quê hương của người Do
Thái.
Cuộc đời của Giê-rê-mi:
- Gia đình, Gie Gr 1:1
- Sự ra đời, được Chúa chọn để làm tiên tri, Gie Gr 1:5
- Sự kêu gọi lúc còn trẻ, trong thời vua Giô-si-a, Gie Gr 1:2-6
- Sự ban năng lực của Chúa, Gie Gr 1:9
- Sự ủy nhiệm, Gie Gr 1:10
- Lời hứa về sự hiện diện của Chúa, Gie Gr 1:19
- Sức ép của nhiệm vụ trên Giê-rê-mi, Gie Gr 20:9
- Nâng đỡ bởi Lời Đức Chúa Trời, Gie Gr 15:16
- Tiên đoán về sự bị bắt bớ, Gie Gr 1:19 bị cùm, Gie Gr 20:2
- Trong hố bùn, Gie Gr 38:6
- Bị đưa sang Ai-cập, Gie Gr 43:5-7
Bảng tóm tắt:
1. Kêu gọi làm tiên tri, Gie Gr 1:1-19
2. Sự quở trách, cảnh cáo và lời hứa dành cho người Do Thái, Gie Gr 2:1-
20:18
3. Vạch mặt kẻ thống trị, cũng như bọn chăn bất trung và tiên tri giả, Gie Gr
21:1-23:40
4. Tiên đoán về sự phán xét của Chúa, và sự đánh bại Giê-ru-sa-lem, và 70
năm làm phu tù, Gie Gr 25:1-29:32
5. Lời hứa về sự trở về quê hương của người Do Thái, Gie Gr 30:1-33:26
6. Lời tiên tri phát sinh bởi tội lỗi của Sê-đê-kia và Giê-hô-gia-kim, Gie Gr
34:1-39:18
7. Tình trạng bi đát của những người còn sót lại trong xứ Giu-đa, và lời tiên
tri về họ, Gie Gr 40:1-44:30
8. An ủi Ba-rúc, Gie Gr 45:1-5
9. Lời tiên tri về các quốc gia thù địch, Gie Gr 46:1-51:64
Sứ điệp:
1. Một số điểm chính yếu:
a. Nguồn nước sống và hồ chứa, Gie Gr 2:13
b. Vết nhơ tội lỗi không thể xóa được, Gie Gr 2:22
c. Tìm kiếm một người, Gie Gr 5:1
d. Đường lối cũ tốt nhất, Gie Gr 6:16
e. Cơ hội đã đánh mất, Gie Gr 8:20
f. Lời kêu gọi đầy nước mắt về ăn năn, Gie Gr 9:1
g. Tình trạng suy đồi của lòngngười, Gie Gr 17:9
h. Người thợ gốm và đất sét, Gie Gr 18:1-23
i. Người chăn bất trung, Gie Gr 23:1-40
j. Tìm kiếm Đức Chúa Trời như thế nào, Gie Gr 19:23
k. Giao ước mới, Gie Gr 31:31-34
l. Sự cắt xén lời Đức Chúa Trời, Gie Gr 36:21-24
2. Bị từ chối, ruồng rẫy bởi:
a. Láng giềng của mình, Gie Gr 11:19-21
b. Gia đình của mình, Gie Gr 12:6
c. Các thầy tế lễ và tiên tri, Gie Gr 20:1-2
d. Bạn hữu của mình, Gie Gr 20:10
e. Bởi toàn thể dân sự, Gie Gr 26:8
f. Bởi vua, Gie Gr 36:23
Dẫn nhập Ca Thương
* Cuốn sách tiếp theo của Giê-rê-mi.
Chủ đề: Một loại những bài hát tang lễ dưới hình thức thể thơ chữ đầu, được
viết như là cho một quốc tang, miêu tả cảnh phu tù và tàn phá Giê-ru-sa-lem.
Trong ấn bản Bảy Mươi Dịch Giả, người ta phát hiện dòng chữ giới thiệu
như sau: "Việc xảy ra sau khi Y-sơ-ra-ên lâm vào cảnh phu tù đến nỗi Giê-
rê-mi ngồi khóc và ca ai oán và viết bài ca thương về Giê-ru-sa-lem."
Trong bản Kinh Thánh Hê-bơ-rơ, các chương 1,2,4,5 đều có 22 câu, và mỗi
câu bắt đầu bằng một chữ cái trong số 22 chữ cái Hê-bơ-rơ lần lượt theo thứ
tự.
Trong chương 3, ba câu đầu tiên bắt đầu bằng ký tự aleph, và cứ thế tiếp tục
cho đến hết chương này.
Chương 5 có 22 câu nhưng không theo thể thơ chữ đầu.
Bảng tóm tắt:
1. Sự điêu tàn của Giê-ru-sa-lem và cảnh khốn cùng của những người bị lưu
đày, vì cớ tội lỗi của họ, CaAc 1:1-22
2. Chúa, Đấng chăn dắt của Y-sơ-ra-ên đã phó dân sự của Ngài vào một số
phận khủng khiếp, CaAc 2:1-22
3. Sự đau buồn của Giê-rê-mi đối với cảnh thống khổ của nhân dân của ông,
sự tin cậy của Giê-rê-mi ở nơi Đức Chúa Trời, và sự bắt bớ đối với Giê-rê-
mi CaAc 3:1-66
4. Vinh quang thời trước của Y-sơ-ra-ên tương phản với cảnh bi đát hiện tại
của họ, CaAc 4:1-22
5. Lời cầu nguyện xin sự thương xót, CaAc 5:1-22
Câu chìa khóa: CaAc 1:12
Dẫn nhập Ê-xê-chi-ên
Tên: Có nghĩa là "Đức Chúa Trời làm vững mạnh."
Sách này: Cũng giống như sách Đa-ni-ên và sách Khải huyền, có thể được
coi là sách huyền bí. Sách gồm nhiều hình ảnh khó diễn giải. Thế nhưng,
nhiều dạy dỗ trong sách thì rõ ràng và có giá trị cao nhất.
Bảng tóm tắt:
Phần I: Sự Sửa Soạn Và Kêu Gọi Tiên Tri, [dc Exe 1:1-3:27;;
[mt a. Con trai của thầy tế lễ, Exe Ed 1:3
b. Đưa những phu tù sang Ba-by-lôn, Exe Ed 1:1.
Vua thứ nhì, Exe Ed 24:11-16
c. Khải tượng của Ê-xê-chi-ên về Đức Chúa Trời, Exe Ed 1:1-28
d. Sự kêu gọi Ê-xê-chi-ên, Exe Ed 1:3
e. Sự uỷ nhiệm ông và việc được ban năng lực, Exe Ed 2:1-3:27
f. Thức ăn thuộc linh, Exe Ed 3:1-3, xem sách KhKh 10:10
g. Nhiệm vụ của Ê-xê-chi-ên như là người canh giữ thuộc linh, Exe Ed 3:4-
11,17-21
h. Ê-xê-chi-ên yêu cầu được cảm động bởi Thánh Linh ở mức độ cao nhất.
Mệnh đề "Đức Giê-hô-va phán" được lặp lại nhiều lần trong cả sách.
Tư tưởng chủ đạo: "Ta là Chúa Hằng Hữu"
Phần II: Miêu Tả Tình Trạng Bội Đạo Của Dân Giu-đa Trước Khi Bị Bắt
Làm Phu Tù:
a. Phần lớn là khải tượng, lời cảnh cáo, và lời tiên đoán về tội ác của dân sự,
và sự tàn phá sắp xảy đến với Giê-ru-sa-lem, Exe Ed 4:1-24:27
b. Sự phán xét của Chúa đối với bảy nước xung quanh, Exe Ed 25:1-32:32
Phần III: Chủ Yếu Tiên Đoán Và Lời Hứa, liên quan đến các phương cách
để khôi phục sự vinh hiển của đất nước, [dc Exe 33:1-48:35;;
[mt a. Bằng cách lưu ý đến những lời cảnh cáo của người canh giữ thuộc
linh và ăn năn tội lỗi, Exe Ed 33:1-33
b. Bằng cách sa thải kẻ chăn bất trung, và người chăn tốt lành sẽ đến và chăn
giữ bầy chiên, Exe Ed 34:1-31
c. Bằng sự phục hưng đất nước và phục hưng thuộc linh trong thung lũng
đầy các hài cốt khô, Exe Ed 36:1-37:28
d. Bằng cách đánh bại các kẻ thù của đất nước, Exe Ed 38:1-39:29
e. Bằng cách xây một nơi thánh mới, Exe Ed 40:1-42:20
f. Bằng cách trả lại vinh hiển của Chúa, Exe Ed 43:4-5; 44:4
g. Bởi chức vụ của một thầy tế lễ trung tín, Exe Ed 44:9-31
h. Bởi nước sự sống tuôn chảy từ nơi thánh, Exe Ed 47:1-23 xem KhKh
22:1-2
Những sự kiện nổi bật:
1. Sự vinh hiển của Chúa ra khỏi đền thờ, Exe Ed 10:16-18; 11:23
2. Giê-ru-sa-lem thất thủ, Exe Ed 33:21
3. Nói tiên tri về sự trở lại của vinh quang Đức Chúa Trời khi Ngài hiện ra,
Exe Ed 44:4
Đoạn chọn đặc biệt:
1. Tấm lòng mới, Exe Ed 11:19; 36:25-28
2. Trách nhiệm cá nhân, Exe Ed 18:20-32
3. Vữa chưa tôi, Exe Ed 13:10-15
4. Tìm kiếm người chánh trực, Exe Ed 22:30. Xem Gie Gr 5:1
5. Những người nghe đa cảm, Exe Ed 33:30-32
6. Các chương dành cho người truyền đạo, Exe Ed 13:1-23; Exe Ed 33:1-
34:31
7. Sự phục hưng, Exe Ed 37:1-28
Dẫn nhập Đa-ni-ên
Sách đọc chung với sách Khải huyền.
Tác giả: Đa-ni-ên, giống như Ê-xê-chi-ên, là một phu tù tại Ba-by-lôn. Đa-
ni-ên được dẫn đến trước mặt vua Nê-bu-cát-nết-sa lúc còn niên thiếu và
được đào tạo bằng các môn khoa học và ngôn ngữ Ba-by-lôn (của người
Canh-đê)# DaDn 1:17-18
Sự nghiệp: Giống như Giô-sép - được cất nhắc đến địa vị cao nhất trong
vương quốc (DaDn 2:48), Đa-ni-ên vẫn giữ vững đời sống thuộc linh trong
một cung đình của người ngoại đạo, DaDn 6:10
Chủ đề chính: Quyền tối cao của Đức Chúa Trời trên mọi công việc của con
người qua mọi thời đại. Lời thú nhận của vị vua theo ngoại giáo về sự thật
này tạo nên những câu chìa khoá của sách này, DaDn 2:47; DaDn 4:37;
DaDn 6:26
Phần I:
Phần lớn là lời tường thuật về tiểu sử cá nhân và lịch sử địa phương. Gồm
một bản tường thuật về các sự kiện hồi hộp và sự can thiệp vượt trên tất cả
của Chúa trong Cựu Ước. Đoạn này nhắc đến sáu mâu thuẫn (xung đột) đạo
đức mà Đa-ni-ên và các bạn ông đã trải qua.
Mâu thuẫn thứ 1: Giữa sự ăn uống buông thả của người ngoại đạo và sự ăn
uống kiêng cữ nghiêm nhặt để cải thiện sức khoẻ.
Sự ăn uống kiêng cữ đã thắng, DaDn 1:8-15
Mâu thuẫn thứ 2: Giữa các phù phép của bọn ngoại giáo và sự khôn ngoan
thiên thượng trong việc giải mộng cho vua.
Sự khôn ngoan đến từ Chúa đã thắng, DaDn 2:1-47
Mâu thuẫn thứ 3: Sự thờ hình tượng nghịch cùng sự trung thành của Đức
Chúa Trời.
Lòng trung thành với Đức Chúa Trời đã thắng, DaDn 3:1-30
Mâu thuẫn thứ 4: Sự kiêu ngạo của vị vua ngoại giáo nghịch cùng quyền tối
thượng của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời đã thắng, vua bị đuổi ra ngoài để ăn cỏ, DaDn 4:4-37
Mâu thuẫn thứ 5: Xúc phạm vật thánh.
Sự tôn kính Chúa đã thắng - chữ viết trên tường, Bên-xát-sa bị truất phế,
DaDn 5:1-30
Mâu thuẫn thứ 6: Giữa âm mưu hiểm ác và sự quan phòng của Đức Chúa
Trời đối với những người thánh của Ngài.
Sự quan phòng của Đức Chúa Trời đã thắng, miệng sư tử bị khoá lại, DaDn
6:1-28;
Phần II:
Khải Tượng Và Lời Tiên Tri về bàn tay kiểm soát của Đức Chúa Trời di
chuyển các cảnh khác nhau trong toàn cảnh lịch sử, DaDn 7:1-12:13
Sự diễn giải: Sách Đa-ni-ên là sách đọc chung với sách Khải huyền# cả hai
sách gồm nhiều hình ảnh mang tính chất huyền bí.
Sự cố gắng làm cho các lời tiên tri trong sách Đa-ni-ên và sách Khải huyền
khớp với các sự thật và sự kiện trong lịch sử nhân loại đã gây ra một sự mâu
thuẫn không dứt về ý kiến.
Sự diễn giải đúng đắn các chi tiết trong khải tượng không phải lúc nào cũng
rõ ràng. Hai sự thật, nhìn chung, được hầu hết học giả công nhận:
1. Những lời tiên tri tiêu biểu sự khải thị về tương lai đã được vén màn phần
nào trong lịch sử thế tục và lịch sử thiêng liêng.
2. Khải tượng nhắm về sự khải hoàn sau rốt của vương quốc Đức Chúa Trời
trên mọi quyền lực thế gian và Sa-tan.
Trong chương 7, nhiều nhà bình luận xem bốn con thú là tiêu biểu cho bốn
đế quốc gồm Ba-by-lôn, Ba-tư, Hy Lạp và La Mã (DaDn 7:1-7), tiếp theo là
một khải tượng của Mê-si-a sắp giáng lâm.
Trong chương 8, là một thời kỳ khác của lịch sử Ba-tư và Hy Lạp xuất hiện
dưới hình bóng của một con thú.
Chương 9 gồm lời cầu nguyện của Đa-ni-ên và lời tiên tri đã được vén màn
vào thời đại giáng lâm của Đấng Mê-si-a.
Chương 10 đến chương 12 gồm những lời tiên tri bổ sung và khải thị thêm
về các sự kiện tương lai. Ba chương này là một bãi chiến trường của các
cuộc tranh cãi về thần học với nhiều cách diễn giải khác nhau.
Đoạn chọn đặc biệt:
1. Mục đích của Đa-ni-ên, DaDn 1:8
2. Tảng đá ra từ ngọn núi, DaDn 2:44-45
3. Câu trả lời của ba bạn Hê-bơ-rơ, DaDn 3:16-18
4. Bữa tiệc của Bên-xát-sa, DaDn 5:1-31
5. Đa-ni-ên trong hang sư tử, DaDn 6:1-24
6. Khải tượng về sự phán xét, DaDn 7:9-14
7. Lời hứa cho người cứu được linh hồn người khác, DaDn 12:3
Dẫn nhập Ô-sê
Tác giả: Ô-sê, con trai của Bê-ê-ri, DaDn 1:1. Người cùng thời kỳ với Ê-sai
và Mi-chê. Sứ điệp của Ô-sê được nhắm vào vương quốc phía Bắc.
Sự phù hợp đặc biệt với nhiệm vụ của ông:
1. Ông được nghĩ là một người dân bản xứ của phía Bắc, và quen thuộc với
tình trạng xấu xa tồn tại trong Y-sơ-ra-ên.
2. Hiển nhiên là ông đã lấy một ngưòi vợ tỏ ra là không chung thủy. Một số
học giả nghi ngờ điểm này, nhưng nếu điều này là đúng thì sẽ giúp Ô-sê
miêu tả cách sống động thái độ của Đức Chúa Trời đối với Y-sơ-ra-ên,
"người vợ gian dâm" của ông, OsHs 1:2-3; 2:1-5, nhưng văn phong trong
sách này rất bóng bẩy và điều ấy có thể nói rằng kinh nghiệm của Ô-sê với
vợ mình chỉ mang tính chất ngụ ngôn (hay ẩn dụ).
Sứ điệp thuộc linh: Sự bội đạo xa rời Đức Chúa Trời chính là tội gian dâm
thuộc linh.
a. Đức Chúa Trời, người chồng, OsHs 2:20; EsIs 54:5
b. Y-sơ-ra-ên, người vợ không trinh bạch, OsHs 2:2
Bảng tóm tắt:
Phần I: Sự Bội Đạo Của Y-sơ-ra-ên:
Được tiêu biểu bằng kinh nghiệm của tiên tri trong đời sống hôn nhân, OsHs
1:1-3:5
Phần II: Bài Giảng Của Tiên Tri:
Chủ yếu mô tả việc phạm tội trở lại và tội thờ hình tượng của dân sự, xen lẫn
với lời răn đe và khuyên bảo, OsHs 4:1-13:16
Lời kêu gọi chính thức về sự ăn năn và lời hứa về những phước lành sau
này, OsHs 14:1-9
Những minh hoạ của ngôn từ hết sức bóng bẩy: Thường diễn tả tình trạng
xấu xa tại Y-sơ-ra-ên.
1. Thung lũng A-cô, con đường hy vọng, OsHs 2:15 xem Gios Gs 7:24-26
2. "Liên kết với hình tượng", OsHs 4:17
3. "Pha lẫn với nhiều quốc gia" (không còn là một quốc gia biệt riêng và
thánh), OsHs 7:8
4. Một cái bánh dẹp chỉ nướng một bên, OsHs 7:8
5. "Các dân ngoại nuốt sức mạnh của Y-sơ-ra-ên" (bị suy yếu bởi sự liên kết
gian tà) OsHs 7:9
6. "Tóc bạc lém đém" (già trước tuổi, sự trở nên xấu mà không biết), OsHs
7:9
7. Y-sơ-ra-ên bị nuốt chửng (bản sắc dân tộc bị biến mất), OsHs 8:8
8. Món đồ không giá trị (một khí mảnh bị hư và vô dụng đối với Chúa),
OsHs 8:8
9. Thích lừa lọc (không thành thật trong việc buôn bán), OsHs 12:7
Đoạn chọn đặc biệt: Sự ăn năn và sự ban phước lành, OsHs 14:1-9
Dẫn nhập Giô-ên
Tác giả: Giô-ên, một tiên tri của Giu-đa, ta biết rất ít về ông, Gio Ge 1:1
Tên: Nghĩa là "Giê-hô-va là Đức Chúa Trời."
Ngày tháng: Không biết chắc.
Văn phong: Cao thượng, sách được viết một cách thanh nhã và mạnh mẽ.
Tư tưởng chủ đạo: Sự ăn năn của cả nước và sự ban phước lành.
Duyên cớ: Một trận dịch cào cào và một nạn hạn hán trầm trọng, được xem
như là những trừng phạt tội lỗi của dân sự. Trận dịch là lời tiên tri nói về sự
xâm lăng sắp xảy đến của các đội quân thù địch của Giu-đa.
Từ ngữ chìa khóa: Ngày của Chúa, Gio Ge 1:15; 2:1,11,31; 3:14;
Ngày của Chúa: 1. Quãng thời gian phán xét dân sự vì cớ tội lỗi của họ.
a. Trận dịch cào cào, Gio Ge 1:4-9
b. Nạn hạn hán trầm trọng, Gio Ge 1:10-20
c. Sự xâm lăng của những kẻ thù, Gio Ge 2:1-10
2. Những kêu gọi ăn năn và cầu nguyện, Gio Ge 2:12-17
3. Lời hứa về giải cứu trong tương lai, Gio Ge 2:18-20
4. Sẽ có một thời được phước lớn.
a. Trong thiên nhiên, mưa dồi dào sẽ bảo đảm được mùa, Gio Ge 2:23-24
b. Sự đầy dẫy Đức Thánh Linh sẽ mở ra một cuộc phấn hưng lớn, Gio Ge
2:28-32 xem Cong Cv 2:1-47
5. Trong Thung lũng Giê-hô-sa-phát.
a. Các nước ngoại bang (Gờ réc) sẽ bị phán xét, Gio Ge 3:1-16
b. Si-ôn sẽ nhận phước lành vinh hiển, Gio Ge 3:17-21
Đoạn chọn đặc biệt:
1. Sự ăn năn hết lòng, Gio Ge 2:12-17
2. Lời hứa về sự đầy dẫy Thánh Linh trong những ngày sau đó, Gio Ge 2:28-
32
Dẫn nhập A-mốt
Tác giả: Tên của A-mốt có nghĩa là "gánh nặng" hay "người mang gánh
nặng."
Một dông dân của Tê-kô-a, trong chi phái Giu-đa.
Một người chăn cừu và chăm sóc cây vả, AmAm 7:14
Sự kêu gọi ông, AmAm 7:15
Ý đồ muốn bịt miệng A-mốt, AmAm 7:10-13
Ngày tháng: Nói tiên tri vào triều đại Giê-rô-bô-am II tại Y-sơ-ra-ên, và Ô-
xia tại Giu-đa.
Văn phong: Bình dị nhưng sinh động như tranh. Trong sách rất nhiều ẩn dụ
gây nhiều chú ý, những minh hoạ.
a. Chận ép sự thương xót của Đức Chúa Trời bởi kẻ phạm tội được so sánh
với chiếc xe bò đầy ắp, AmAm 2:13
b. Áp lực của nhiệm vụ đặt trên tiên tri được ví với tiếng gầm thét của sư tử,
AmAm 3:8
c. Sự thoát nạn trong đường tơ kẽ tóc của những người Do Thái còn sót lại
được ví như người chăn cừu chỉ còn giành lại hai xương cẳng hay cái tai từ
họng sư tử, AmAm 3:12
d. Sự thiếu thốn lời Chúa được ví như nạn đói kém trong thế giới tự nhiên,
AmAm 8:11-12
A-mốt với tư cách là tiên tri, hình bóng về Đấng Christ trên nhiều phương
diện:
1. Về nghề nghiệp, ông là người làm công, AmAm 7:14
2. Về địa vị hèn mọn, nhìn nhận gốc gác thấp hèn của ông, AmAm 7:15
3. Về phương pháp dạy dỗ bằng minh hoạ.
4. Trong lời tuyên bố của ông về sự linh cảm của Chúa, "Đây là những gì
Chúa phán" xuất hiện 40 lần trong lời tiên tri của ông.
5. Trong việc bị kết tội phản quốc, AmAm 7:10; GiGa 19:12
6. Trong áp lực của nhiệm vụ đè nặng trên ông, AmAm 3:8; GiGa 9:4
7. Trong việc vạch mặt sự ích kỷ của bọn nhà giàu, AmAm 6:4-6; LuLc
12:15-21
Bảng tóm tắt:
1. Những xét đoàn gần kề đối với các nước xung quanh, AmAm 1:3-15;
AmAm 2:1-3
2. Bài giảng răn đe:
a. Đối với Giu-đa, AmAm 2:4-5
b. Đối với Y-sơ-ra-ên, AmAm 2:6-16
3. Lời kêu gọi Y-sơ-ra-ên hãy tìm kiếm Đức Chúa Trời bằng tấm lòng thành,
AmAm 5:1-27
4. Lên án đời sống xa hoa, AmAm 6:4-14
5. Một chuỗi những khải tượng:
a. Khải tượng về cào cào, AmAm 7:1-3
b. Khải tượng về lửa, AmAm 7:4-5
c. Khải tượng về dây dọi, AmAm 7:7-9
d. Khải tượng về giỏ trái chín, AmAm 8:1-3
e. Khải tượng về nơi thánh bị đánh, AmAm 9:1-10
6. Các khải tượng bị gián đoạn bởi ý đồ hăm doạ người tiên tri, AmAm
7:10-13
7. Việc tiên đoán người Y-sơ-ra-ên bị tan lạc và trở về quê hương, AmAm
9:9-15
Dẫn nhập Áp-đia
Tác giả: Không biết gì về ông.
Lời tiên tri: Xoáy quanh một mối thù máu xa xưa giữa Ê-đôm và Y-sơ-ra-ên.
Người Ê-đôm là con cháu của Ê-sau, và có một mối thù hiềm với Y-sơ-ra-ên
bởi vì Gia-cốp đã đánh lừa quyền con trưởng của tổ tiên họ, SaSt 25:21-34;
SaSt 27:41
Tư tưởng chủ đạo: Câu 10. Người Ê-đôm từ chối không cho người Y-sơ-ra-
ên đi ngang qua đất của họ, Dan Ds 20:14-21. Họ vui mừng vì cớ Giê-ru-sa-
lem bị đánh chiếm, Thi Tv 137:7
Bảng tóm tắt: Sự sụp đổ của Ê-đôm vì cớ họ kiêu căng và làm điều sai quấy
đối với Gia-cốp, ApOv 1:1-16
Việc giải cứu dân sự và sát nhập Ê-đôm vào vương quốc Y-sơ-ra-ên sau này,
ApOv 1:17-21
Bài học thuộc linh: Sự quan phòng và chăm sóc đặc biệt của Đức Chúa Trời
đối với người Do Thái, và việc chắc chắn hình phạt những kẻ bắt bớ họ.
Dẫn nhập Giô-na
Tác giả: Giô-na người xứ Ga-li-lê, một trong những tiên tri đầu tiên, IIVua
2V 14:25
Được kêu gọi đi truyền giáo tại Ni-ni-ve và cảnh cáo kẻ thù của đất nước
ông, ông đi những hết sức gượng gạo.
Bản ký thuật bị người không tin nhạo cười cho là thần thoại, và một vài học
giả đã xem lời ký thuật này như là một truyền thuyết hoặc chỉ là một ví von!
Người Do Thái xem nó như là có tính chất lịch sử, xem Josephus Anti. IX.
10:2.
Chúa Giê-xu trưng dẫn Giô-na, chứng minh lời ký thuật này chính xác, Mat
Mt 12:39-41; LuLc 11:29-30
Cá tính của Giô-na:
1. Một phần thánh hóa, một sự pha trộn kỳ quặc giữa mạnh mẽ và yếu đuối.
2. Có ý riêng, Gion Gn 1:1-3
3. Kính sợ Đức Chúa Trời, Gion Gn 1:9
4. Can đảm, Gion Gn 1:12
5. Hay cầu nguyện, Gion Gn 2:1-9
6. Vâng phục sau khi bị sửa phạt, Gion Gn 3:3-4
7. Niềm tin mù quáng và ích kỷ, thất vọng khi Ni-ni-ve ăn năn, Gion Gn 3:4-
10; Gion Gn 4:1
8. Nghĩ quá nhiều về danh dự bản thân, Gion Gn 4:2-3
Bảng tóm tắt:
Chương 1: Lẩn trốn mệnh lệnh của Đức Chúa Trời# sự bỏ chạy và bị trừng
phạt của tiên tri.
Chương 2: Lời cầu nguyện và được giải cứu.
Chương 3: Vâng phục sự ủy nhiệm lần thứ nhì
Chương 4: Lời phàn nàn có tính trẻ con của người tiên tri# sự bày tỏ lòng
thương xót lớn lao của Đức Chúa Trời, cùng với sự quở trách tiên tri.
Bài học thuộc linh:
1. Sự nguy hiểm của việc trốn tránh nhiệm vụ.
2. Cám dỗ của lòng yêu nước ích kỷ và niềm tin mù quáng về tôn giáo.
3. Đức Chúa Trời sử dụng những con người bất toàn như phương tiện truyền
bá chân lý.
4. Sự lớn lao của lòng thương xót của Đức Chúa Trời.
Dẫn nhập Mi-chê
Tác giả: Mi-chê, người bản xứ tại Mô-rê-sết, thuộc Giu-đa. Ông nói tiên tri
vào thời triều đại của Giô-tham, A-cha và Ê-xê-chia, là người cùng thời với
Ê-sai, MiMk 1:1
Tên của ông có nghĩa "Ai giống như Giê-hô-va." Ông thuộc về Giu-đa
nhưng nói tiên tri với cả Giu-đa lẫn Y-sơ-ra-ên.
Sự xức dầu của ông, MiMk 3:8
Bảng tóm tắt:
I. Sự Phân Chia Tổng Quát:
a. Chương 1 - 3, chủ yếu là những răn đe về sự phán xét sắp xảy đến.
b. Chương 4 - 5, lời hứa của tiên tri về sự giải cứu.
c. Chương 6 - 7, chủ yếu là sự khuyên bảo và thú nhận tội lỗi của đất nước,
cùng với lời hứa khôi phục đất nước.
II. Lên Án Những Tội Lỗi Riêng Tư:
a. Thờ hình tượng, MiMk 1:7; MiMk 5:13
b. Những kế hoạch và mưu mô xấu xa, MiMk 2:1
c. Sự tham lam, MiMk 2:2
d. Lòng tham của hoàng tử, tiên tri và thầy tế lễ, MiMk 3:2-11
e. Phù phép, đồng bóng, bói toán, MiMk 5:11
f. Không thành thật, MiMk 6:10-12
g. Sự đồi bại toàn cầu, MiMk 7:2-4
h. Phản bội, MiMk 7:5-6
III. Những Hy Vọng Tương Lai:
a. Thiết lập một vương quốc công bình, MiMk 5:2
b. Sự giáng lâm của vua Mê-si-a, MiMk 5:2
c. Sự cải cách và khôi phục đất nước, MiMk 7:7-17
d. Thắng lợi trọn vẹn của ân điển Đức Chúa Trời, MiMk 7:18-20
Được trích dẫn:
a. Bởi vài trưởng lão, vì vậy cứu mạng Giê-rê-mi, Gie Gr 26:16-19; MiMk
3:12
b. Bởi Toà Công Luận , tâu cùng Hê-rốt Đại đế vào lúc Chúa Giê-xu giáng
sinh, Mat Mt 2:5-6; MiMk 5:2
c. Bởi Đấng Christ, lúc cử các môn đồ ra đi giảng đạo, Mat Mt 10:35-36;
MiMk 7:6
Những đoạn đáng chú ý:
- Định nghĩa về tôn giáo chân chính, MiMk 6:8
- Nơi sinh của Chúa Giê-xu được tuyên bố, MiMk 5:2
- Đức Chúa Trời cất bỏ tội lỗi của người tin nhận Ngài, MiMk 7:18-19
Dẫn nhập Na-hum
Tác giả: Biết rất ít về ông. Tên của ông có nghĩa "thương xót" hay "đầy sự
yên ủi."
Ngày tháng: Một quãng thời gian trước khi Ni-ni-ve sụp đổ.
Chủ đề chính: Sự tàn phá thành Ni-ni-ve.
Khung cảnh lịch sử: Một số học giả xem sách này là tiếp theo của sách Giô-
na.
Dường như người A-sy-ri sau khi ăn năn bởi bài giảng của Giô-na, chẳng
bao lâu lại thờ hình tượng trở lại.
Họ cướp bóc các nước khác, và thủ đô của họ giống như hang sư tử đầy mồi,
NaNk 2:11-12
Mục đích của sách: Là tuyên bố sự báo thù của Đức Chúa Trời đối với thành
phố đẫm máu và an ủi Giu-đa với các lời hứa giải cứu cho sau này, NaNk
3:1; NaNk 1:13-15
Bảng tóm tắt:
Chương 1:
Khải tượng về sự uy nghi và sức mạnh vô địch của Giê-hô-va, Đấng bẻ gãy
cái ách của người A-sy-ri và giải cứu Giu-đa.
Chương 2:
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2

More Related Content

What's hot

D6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatD6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatco_doc_nhan
 
B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoco_doc_nhan
 
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)co_doc_nhan
 
A4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongA4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongco_doc_nhan
 
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docLich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docTung Thanh
 
A3 tan uoc luot khao
A3 tan uoc luot khaoA3 tan uoc luot khao
A3 tan uoc luot khaoco_doc_nhan
 
Kt nhập môn tuần 3
Kt nhập môn tuần 3Kt nhập môn tuần 3
Kt nhập môn tuần 3DONXUAN
 
B4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amB4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amco_doc_nhan
 
Thanh kinh nhap mon
Thanh kinh nhap monThanh kinh nhap mon
Thanh kinh nhap monco_doc_nhan
 
Cac sach dai tien ttri
Cac sach dai tien ttriCac sach dai tien ttri
Cac sach dai tien ttrico_doc_nhan
 
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayB5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayco_doc_nhan
 
B1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenB1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenco_doc_nhan
 
Sach sang the-ky
Sach sang the-kySach sang the-ky
Sach sang the-kyco_doc_nhan
 

What's hot (20)

D6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatD6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gat
 
Ly do toi tin
Ly do toi tinLy do toi tin
Ly do toi tin
 
So 173
So 173So 173
So 173
 
Tieu tien tri
Tieu tien triTieu tien tri
Tieu tien tri
 
B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khao
 
Su diep tan uoc
Su diep tan uocSu diep tan uoc
Su diep tan uoc
 
Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
 
A4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongA4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuong
 
Su diep cuu uoc
Su diep cuu uocSu diep cuu uoc
Su diep cuu uoc
 
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docLich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
 
A3 tan uoc luot khao
A3 tan uoc luot khaoA3 tan uoc luot khao
A3 tan uoc luot khao
 
Kt nhập môn tuần 3
Kt nhập môn tuần 3Kt nhập môn tuần 3
Kt nhập môn tuần 3
 
B4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amB4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc am
 
Thanh kinh nhap mon
Thanh kinh nhap monThanh kinh nhap mon
Thanh kinh nhap mon
 
So 178
So 178So 178
So 178
 
So 174
So 174So 174
So 174
 
Cac sach dai tien ttri
Cac sach dai tien ttriCac sach dai tien ttri
Cac sach dai tien ttri
 
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayB5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
 
B1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenB1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyen
 
Sach sang the-ky
Sach sang the-kySach sang the-ky
Sach sang the-ky
 

Similar to Dan nhap kinh thanh 2

Dan nhap kinh thanh 3
Dan nhap kinh thanh 3Dan nhap kinh thanh 3
Dan nhap kinh thanh 3co_doc_nhan
 
Kt nhập môn tuần 3 1
Kt nhập môn tuần 3 1Kt nhập môn tuần 3 1
Kt nhập môn tuần 3 1DONXUAN
 
Thuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptx
Thuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptxThuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptx
Thuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptxKaiNguyen26
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcNguyen Kim Son
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcThịnh Vũ
 
Lich su cuu do đăng face
Lich su cuu do đăng faceLich su cuu do đăng face
Lich su cuu do đăng faceNgoc Quynh
 
A1 nhung tang cua duc tin
A1 nhung tang cua duc tinA1 nhung tang cua duc tin
A1 nhung tang cua duc tinco_doc_nhan
 
Chuong trinh gci
Chuong trinh gciChuong trinh gci
Chuong trinh gcico_doc_nhan
 
Nhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tinNhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tinco_doc_nhan
 
Nhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tinNhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tinLong Do Hoang
 
TREN_CANH_CHIM_UNG.pdf
TREN_CANH_CHIM_UNG.pdfTREN_CANH_CHIM_UNG.pdf
TREN_CANH_CHIM_UNG.pdfTOAN Kieu Bao
 
Thành tựa văn minh A-rập
Thành tựa văn minh A-rậpThành tựa văn minh A-rập
Thành tựa văn minh A-rậpthaodang312
 
Thành tựu văn minh ả rập
Thành tựu văn minh ả rậpThành tựu văn minh ả rập
Thành tựu văn minh ả rậpthaodang312
 
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien triKe hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien triLong Do Hoang
 
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien triKe hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien trico_doc_nhan
 

Similar to Dan nhap kinh thanh 2 (20)

Dan nhap kinh thanh 3
Dan nhap kinh thanh 3Dan nhap kinh thanh 3
Dan nhap kinh thanh 3
 
Kt nhập môn tuần 3 1
Kt nhập môn tuần 3 1Kt nhập môn tuần 3 1
Kt nhập môn tuần 3 1
 
Ly do toi tin
Ly do toi tinLy do toi tin
Ly do toi tin
 
Thuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptx
Thuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptxThuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptx
Thuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptx
 
Cựu ước
Cựu ướcCựu ước
Cựu ước
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
 
D3 su phuc hoa
D3 su phuc hoaD3 su phuc hoa
D3 su phuc hoa
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
 
Lich su cuu do đăng face
Lich su cuu do đăng faceLich su cuu do đăng face
Lich su cuu do đăng face
 
Dia ly xu thanh
Dia ly xu thanhDia ly xu thanh
Dia ly xu thanh
 
A1 nhung tang cua duc tin
A1 nhung tang cua duc tinA1 nhung tang cua duc tin
A1 nhung tang cua duc tin
 
Chuong trinh gci
Chuong trinh gciChuong trinh gci
Chuong trinh gci
 
Dai Tien Tri chc 6-2019
Dai Tien Tri chc 6-2019Dai Tien Tri chc 6-2019
Dai Tien Tri chc 6-2019
 
Nhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tinNhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tin
 
Nhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tinNhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tin
 
TREN_CANH_CHIM_UNG.pdf
TREN_CANH_CHIM_UNG.pdfTREN_CANH_CHIM_UNG.pdf
TREN_CANH_CHIM_UNG.pdf
 
Thành tựa văn minh A-rập
Thành tựa văn minh A-rậpThành tựa văn minh A-rập
Thành tựa văn minh A-rập
 
Thành tựu văn minh ả rập
Thành tựu văn minh ả rậpThành tựu văn minh ả rập
Thành tựu văn minh ả rập
 
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien triKe hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
 
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien triKe hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 

Dan nhap kinh thanh 2

  • 1. DẪN NHẬP KINH THÁNH - 2 Dẫn nhập Sáng Thế ký Tác giả: Môi-se thường được xem là tác giả. Sách của nguồn gốc: Sách về nguồn gốc của vũ trụ, nhân loại, tội lỗi, sự cứu chuộc, đời sống gia đình, sự đồi bại của xã hội, các quốc gia, các ngôn ngữ khác nhau, dân tộc Hê-bơ-rơ. Những chương đầu của sách này liên tục bị chỉ trích, nhưng các sự kiện mà sách trình bày, khi được diễn giải và hiểu đúng, thì chưa bao giờ bị phản chứng cả. Mục đích của tác giả sách Sáng thế Ký không nhằm đưa ra một giải thích tỉ mỉ về cuộc sáng tạo. Chỉ có một chương duy nhất dành cho đề tài nầy (nhưng chỉ là một nét đại cương sơ sài gồm vài sự kiện cơ bản), trong khi đó 38 chương đã nói về lịch sử tuyển dân. Chủ đề chính: Tội lỗi của nhân loại, bước đầu tiên trong chương trình cứu chuộc con người thông qua giao ước của Đức Chúa Trời thực hiện với tuyển dân và lịch sử ban sơ của họ được phác hoạ ở đây. Chữ chìa khóa: Bắt đầu. Lời hứa đầu tiên của Đấng Mê-si-a: SaSt 3:15 Tóm tắt: I. Lịch Sử Sáng Tạo: a. về vũ trụ của chúng ta, SaSt 1:1-25 b. về con người, SaSt 1:26-31; SaSt 2:18-24 II. Sự Tích Con Người Đầu Tiên: a. Sự cám dỗ và sự sa ngã, đặc tính của kẻ cám dỗ, sự trừng phạt đối với tội lỗi, lời hứa về Đấng Cứu Chuộc sẽ đến, SaSt 3:1-24 b. Sự tích về Ca-in và A-bên, SaSt 4:1-26 c . Gia phả và sự qua đời của các tổ phụ, SaSt 5:1-32 d. Các sự kiện liên quan đến cơn Đại Hồng Thuỷ, SaSt 6:1-8:22 e. Cái Mống giao ước và tội lỗi của Nô-ê, SaSt 9:1-29 f. Hậu duệ của Nô-ê, SaSt 10:1-32 g. Sự lộn xộn về ngôn ngữ tại Ba-bên, SaSt 11:1-32 III. Lịch Sử Tuyển Dân: 1. Sự nghiệp của Áp-ra-ham, a. Sự kêu gọi của Chúa, SaSt 12:1-20 b. Sự tích về Áp-ra-ham và Lót, SaSt 13:1-14:24 c . Sự khải thị và lời hứa của Chúa với Áp-ra-ham, nhất là lời hứa về đứa con trai, về việc nhận Đất Thánh làm cơ nghiệp, và một dòng dõi lớn, SaSt 15:1-17:27 d. Ông cầu thay cho các thành phố trên đồng bằng, và sự phá hủy các thành
  • 2. phố ấy, SaSt 18:1-19:38 e. Cuộc đời Áp-ra-ham tại Ghê-ra, và việc làm trọn lời hứa của đứa con trai qua sự ra đời của Y-sác, SaSt 20:1-21:34 f. Thử nghiệm lòng vâng phục của Áp-ra-ham trong việc dâng Y-sác làm của lễ thiêu bởi mệnh lệnh Chúa, SaSt 22:1-19 g. Áp-ra-ham qua đời, SaSt 25:8 2. Sự nghiệp của Y-sác: a. Sự ra đời của Y-sác, SaSt 21:3 b. Hôn nhân của Y-sác, SaSt 24:1-67 c . Sự ra đời của Gia-cốp và Ê-sau, SaSt 25:20-26 d. Những năm cuối đời, SaSt 26:1-27:46 3. Sự nghiệp của Gia-cốp: a. Mánh lới của Gia-cốp trong việc giành lấy quyền trưởng nam, SaSt 27:1- 29 b. Khải tượng của Gia-cốp về chiếc thang trời, SaSt 28:10-22 c . Những việc rắc rối liên quan đến hôn nhân và cuộc đời Gia-cốp tại Pha- đan A-ram (có nghĩa là đồng bằng A-ram - một khu vực quanh Ha-ran tại Mê-sô-bô-ta-mi Thượng), SaSt 29:1-30:43 4. Sự nghiệp của Ê-sau được thuật trong Sáng thế Ký. 5. Sự nghiệp của Giô-sép, những năm cuối đời của Gia-cốp, và dòng dõi của gia đình được chọn vào Ai Cập, SaSt 37:1-50:26 Những tên tuổi nổi bật được liên kết với nhau: - A-đam và Ê-va. - Ca-in và A-bên. - Áp-ra-ham và Lót. - Y-sác và Ích-ma-ên. - Ê-sau và Gia-cốp. - Giô-sép và các anh em. Năm nhân vật thuộc linh vĩ đại: 1. Hê-nóc, người "đồng đi với Đức Chúa Trời". 2. Nô-ê, người đóng tàu. 3. Áp-ra-ham, ông tổ của đức tin. 4. Gia-cốp, người có cuộc đời được đổi thay bằng sự cầu nguyện. 5. Giô-sép, con trai của Gia-cốp, người nô lệ trở thành tể tướng Ai Cập. Bài học của mọi thời đại: - Kinh Thánh bắt đầu bằng sự tàn lụi của nhân loại. Thiên đàng bị đánh mất, SaSt 3:1-24 - Kế hoạch cứu rỗi được lập ra, SaSt 3:15 - Kinh Thánh kết thúc bằng lời hứa cứu chuộc. Thiên đàng được tìm lại. Xem KhKh 21:1-22:21
  • 3. Dẫn nhập Xuất Ê-Díp-Tô Ký Tác giả và nhân vật trọng tâm: Môi-se thường được xem là nhân vật chính. Chủ đề chính: Lịch sử của Y-sơ-ra-ên từ khi Giô-sép qua đời đến lúc dựng lên Hội Mạc. Tư tưởng chủ đạo: Sự Giải Cứu. Bảng tóm tắt: Bốn Thời Kỳ Trong Lịch Sử Y-sơ-ra-ên I. Thời Kỳ Nô Lệ: 1. Cảnh đàn áp trong Ai Cập, XuXh 1:7-22 2. Các sự kiện trong thời thơ ấu của Môi-se: a. Ra đời và được nhận làm con nuôi, XuXh 2:1-10 b. Ý định cứu giúp người anh em của mình, XuXh 2:11-14 c. Bỏ trốn đến Ma-đi-an, XuXh 2:15 d. Lập gia đình, XuXh 2:21 (40 năm trôi qua), Cong Cv 7:30 II. Thời Kỳ Giải Cứu: a. Sự kêu gọi Môi-se tại bụi gai cháy, XuXh 3:1-10 b. Sứ mệnh của Chúa và sự ban năng lực, XuXh 3:12-22; XuXh 4:1-9 c. Những cớ để bào chữa của Môi-se, XuXh 3:11; XuXh 4:10-13 d. A-rôn liên kết với Môi-se trong việc yêu cầu Pha-ra-ôn phóng thích dân Y-sơ-ra-ên, XuXh 4:27-31; XuXh 5:1-3 e. Cảnh nô lệ trở nên hà khắc hơn, XuXh 5:5-23 f. Sự chỉ dẫn của Chúa đối với Môi-se và A-rôn, XuXh 6:1-7:25 g. Cuộc tranh cãi với Pha-ra-ôn và việc giáng 10 tai vạ, XuXh 7:1-11:10 h. Lễ Vượt Qua, XuXh 12:1-50 III. Thời Kỳ Kỷ Luật: a. Xuất Ai Cập, XuXh 12:31-51 b. Những kinh nghiệm trên đường đến núi Si-nai, XuXh 13:1-18:27 xem phần tham khảo dưới tiêu đề "Loại Hình" dưới đây. IV. Thời Kỳ Lập Pháp Và Tổ Chức: a. Đến Si-nai, XuXh 19:1-12 b. Sự hiện ra của Chúa trên núi, XuXh 19:16-25 c. Ban cho Mười Điều Răn, XuXh 20:1-17 d. Những luật khác được công bố, XuXh 21:1-24:18 e. Những chỉ dẫn liên quan đến xây dựng Hội Mạc, Lều Tạm, XuXh 25:1- 27:21 f. Việc bổ nhiệm thầy tế lễ thượng phẩm, XuXh 28:1-43 g. Thờ lạy con bò vàng, XuXh 32:1-35 h. Việc chuẩn bị và dựng lên Hội Mạc, XuXh 35:1-40:38 Cuộc hành hương của Y-sơ-ra-ên, hình ảnh đời sống Cơ Đốc: ICo1Cr 10:1-
  • 4. 11 - Cảnh nô lệ cho người Ai Cập - Hình ảnh nô lệ cho tội lỗi. - Môi-se như là vị cứu tinh - Hình ảnh của Đấng Christ . - Xuất Ai Cập - Hình ảnh từ bỏ đời sống tội lỗi. - Con chiên lễ Vượt Qua - Hình ảnh của Đấng Christ, Con Chiên của Đức Chúa Trời. - Pha-ra-ôn đuổi theo Y-sơ-ra-ên, XuXh 14:8-9 - Hình ảnh của sức mạnh xấu xa đeo đuổi người tin nhận Chúa. - Sự rẽ Biển Đỏ, XuXh 14:21 - Hình ảnh về sự ngăn trở được cất đi. - Trụ mây và trụ lửa, XuXh 14:19-20 - Hình ảnh về sự ở cùng của Chúa với người tin nhận Ngài. - Bài ca của Môi-se, XuXh 15:1-19 - Hình ảnh về những bài ca của thắng lợi thuộc linh. - Đám đông hỗn tạp, XuXh 12:38 - Hình ảnh về người thuộc thế gian lẫn trong nhà thờ. - Ma-ra và Ê-lim, XuXh 15:23-27 - Hình ảnh về các kinh nghiệm đắng cay và ngọt ngào trong đời sống thuộc linh. - Những nồi thịt, XuXh 16:3 - Hình ảnh về những thú vui xác thịt của sự sống cũ. - Ma-na, XuXh 16:4 - Hình ảnh của Đấng Christ, Bánh của sự sống. - Nước từ hòn đá, XuXh 17:6 - Hình ảnh của Đấng Christ, Nước Hằng Sống ICo1Cr 10:4. - Đỡ hai tay của Môi-se, XuXh 17:12 - Hình ảnh về sự hợp tác cần thiết giữa các lãnh đạo. - Trong việc xây dựng Hội Mạc (hay Lều Tạm), các khí dụng, lễ nghi, trang phục của thầy tế lễ, hòm giao ước… được nhận thấy chính là những hình ảnh về Đấng Christ và Hội Thánh của Ngài. Dẫn nhập Lê-vi ký Tên sách: Được đặt theo tên của chi phái tế lễ Lê-vi. Tác giả: Môi-se thường được xem là tác giả. Chữ chìa khóa: Đến gần và thánh khiết. Chủ đề chính: Một sách tóm tắt về luật pháp của Đức Chúa Trời. Nhân vật chính: Thầy tế lễ thượng phẩm. Đề tài trọng tâm: Làm thế nào để tội nhân có thể đến gần một Đức Chúa Trời thánh khiết? Từ Thánh khiết xuất hiện hơn 80 lần trong sách này. Sách tương hợp: Sách Hê-bơ-rơ. Phân tích: I. Phương Pháp Tiếp Cận Đức Chúa Trời:
  • 5. 1. Thông qua của lễ và sinh tế: a. Của lễ thiêu, hình bóng về sự chuộc tội và hiến dâng LeLv 1:2-9 b. Của lễ chay, biểu thị về sự tạ ơn, LeLv 2:1-2 c. Của lễ chuộc tội, biểu thị sự hoà giải làm lành, LeLv 4:1-35 d. Của lễ chuộc sự mắc lỗi, biểu thị sự thanh sạch khỏi việc mắc lỗi, LeLv 6:2-7 2. Thông qua chức vụ hoà giải của thầy tế lễ: Thầy tế lễ: sự kêu gọi, LeLv 8:1-5; sự thanh sạch, LeLv 8:6; trang phục, LeLv 8:7-13; sự chuộc tội cho thầy tế lễ, LeLv 8:14-34; tội lỗi của thầy tế lễ LeLv 10:1-20 II. Những Luật Pháp Đặc Thù Cai Quản Dân Y-sơ-ra-ên: 1. Về thức ăn, LeLv 11:1-47 2. Về sự sạch sẽ, vệ sinh, tập quán, đạo đức…, tất cả nhằm nhấn mạnh sự trong sạch của đời sống như là một điều kiện để có được ân sủng của Chúa, LeLv 12:1-20:27 3. Sự thanh sạch của thầy tế lễ và của lễ, LeLv 21:1-22:33 III. Năm Lễ Hội Thường Niên: 1. Lễ Vượt Qua, bắt đầu từ 14 tháng 4, LeLv 23:5 kỷ niệm việc ra khỏi Ai Cập. 2. Lễ Ngũ Tuần, ngày 6 tháng 6, kỷ niệm việc ban cho luật pháp, LeLv 23:15. 3. Lễ Thổi Kèn, ngày đầu tiên của tháng 10, LeLv 23:23-25. 4. Đại lễ Chuộc Tội, ngày thứ 10 của tháng 10, thầy tế lễ thượng phẩm vào trong Nơi Chí Thánh để chuộc tội cho dân sự, LeLv 6:1-34 LeLv 23:26-32. 5. Lễ Lều Tạm, bắt đầu từ ngày thứ 15 của tháng 10, tưởng niệm cuộc sống trong đồng vắng, cảm tạ về mùa gặt, LeLv 23:39-43. IV. Luật Tổng Quát Và Các Chỉ Dẫn: 1. Năm Sa-bát, bảy năm một lần, để cho đất nghỉ không cày cấy, LeLv 25:2- 7 2. Năm Hân Hỉ. 50 năm một lần, nô lệ được trả tự do, kẻ mắc nợ được miễn nợ, và sự hoàn trả cơ nghiệp toàn thể, LeLv 25:8-16 3. Những điều kiện để có phước và các cảnh cáo liên quan đến việc sửa phạt, LeLv 26:1-46 4. Luật về sự khấn nguyện, LeLv 27:1-34 Dẫn nhập Dân số ký Tên sách: Bắt nguồn từ việc kiểm tra dân số của Y-sơ-ra-ên. Tác giả: Môi-se thường được xem là tác giả. Bài học trọng tâm: Lòng vô tín ngăn cản việc tiến vào một đời sống dư dật,
  • 6. HeDt 3:7-19 Các đề tài và sự kiện chủ đạo: 1. Tổ chức và lập pháp, Dan Ds 1:1-9:23 2. Rời núi Si-nai, Dan Ds 10:11-12 3. Dân sự khinh thường ma-na, Dan Ds 11:4-6 4. Sự nản lòng của Môi-se, Dan Ds 11:10-15 5. Bảy mươi trưởng lão được bổ nhiệm, Dan Ds 11:16-25 6. Chim cút được gửi đến, Dan Ds 11:31-34 7. Lòng ganh tị của A-rôn và Mi-ri-am, Dan Ds 12:1-16 Thất bại tại Ca-đe: Đi lang thang trong đồng vắng. 8. Cử các thám tử, bản báo cáo của họ, Dan Ds 13:1-33 9. Sự nổi loạn của dân sự, rủa sả giáng trên họ, Dan Ds 14:1-45. Cả thế hệ bị kết án phải ngã chết trong đồng vắng, Dan Ds 14:29. 10. Những sự kiện liên quan đến 40 năm lang thang trong đồng vắng, Dan Ds 15:1-19:22 11. Trở lại Ca-đe, tội của Môi-se, và A-rôn qua đời, Dan Ds 20:1-29 12. Con rắn đồng, Dan Ds 21:1-35 13. Ba-la-am, tiên tri hám lợi, và sự đồi bại của Y-sơ-ra-ên, Dan Ds 22:1- 25:18 14. Điều tra dân số thế hệ mới, Dan Ds 26:1-65 15. Những luật khác nhau liên quan đến thừa kế, của lễ dâng, lễ hội, khấn nguyện… Dan Ds 27:1-30:17 16. Sự phán xét đối với dân Ma-đi-an, Dan Ds 31:1-54 việc phân chia đất đai phía đông Giô-đanh, Dan Ds 32:1-42 17. Những thành ẩn náu, Dan Ds 35:1-34 Những hình bóng về Đấng Mê-si-a: - Hòn đá bị đập bằng gậy, Dan Ds 20:7-11 xem ICo1Cr 10:4 - Con rắn đồng, Dan Ds 21:6-9 xem GiGa 3:14 - Những thành ẩn náu, Dan Ds 35:1-34 xem HeDt 6:18 Bảy lần lằm bằm: 1. Liên quan đến đường đi, Dan Ds 11:1-3 2. Liên quan đến lương thực, Dan Ds 11:4-6 3. Liên quan đến những người khổng lồ, Dan Ds 13:33-14:2 4. Liên quan đến các lãnh đạo của họ, Dan Ds 16:3 5. Liên quan đến sự phán xét của Chúa, Dan Ds 16:41 6. Liên quan đến đồng vắng, Dan Ds 20:2-5 7. Lần thứ nhì liên quan đến ma-na, Dan Ds 21:5 Dẫn nhập Phục Truyền Luật Lệ Ký
  • 7. Tên: Bắt nguồn từ hai từ Hy Lạp, deutros nghĩa là thứ nhì, nomos nghĩa là luật pháp. Tác giả: Môi-se thường được xem là tác giả. Bối cảnh lịch sử: Thế hệ trước của Y-sơ-ra-ên đã chết trong đồng vắng, vì vậy việc lập lại luật pháp là quan trọng và trình bày luật pháp một cách chi tiết cho thế hệ mới trước khi họ đi vào Đất Hứa. Nội dung: Một loạt những bài giảng và lời khuyến cáo được Môi-se đưa ra tại đồng bằng Mô-áp trước khi băng qua sông Giô-đanh PhuDnl 1:1 Chủ đề chính: Nhắc lại luật pháp đã được ban bố tại núi Si-nai, với lời kêu gọi vâng phục, xen kẽ việc hồi tưởng những kinh nghiệm của thế hệ trước. Tư tưởng chủ đạo: Đòi hỏi của Chúa về sự vâng phục, PhuDnl 10:12-13 Bảng tóm tắt: 1. Nhắc lại cách Đức Chúa Trời đối cùng dân Y-sơ-ra-ên trong quá khứ, 1:1- 4:49 2. Nhắc lại Mười Điều Răn và nhắc đến sự kiện dân Y-sơ-ra-ên trở thành tuyển dân, biệt riêng, vâng phục với mọi mệnh lệnh, điều răn của Chúa 5:1- 11:32 3. Bộ luật buộc phải tuân giữ tại Ca-na-an, 12:1-16:22 4. Sự chúc lành đối với người vâng giữ luật pháp và sự rủa sả đối với kẻ bất tuân. Đặt trước dân sự con đường sự sống và sự chết, 27:1-30:20 5. Những lời cuối cùng của Môi-se, bài ca của Môi-se, chúc phước … 31:1- 33:29 6. Tường thuật bổ sung về khải tượng cuối cùng và Môi-se qua đời, 34:1-12 Từ chìa khóa: Ghi nhớ. Từ này được lặp đi lặp lại trong suốt quyển sách. Ghi nhớ: a. Sự ban cho luật pháp, PhuDnl 4:9-10 b. Bảng giao ước, PhuDnl 4:23 c. Cảnh nô lệ trong quá khứ, PhuDnl 5:15 d. Sự giải cứu vĩ đại, PhuDnl 7:18 e. Sự lãnh đạo của Chúa và sự cung ứng, PhuDnl 8:2-6 f. Những tội lỗi của quá khứ, PhuDnl 9:7 g. Những phán xét của Chúa, PhuDnl 24:9 h. Những ngày đã qua, PhuDnl 32:7 Những đoạn quan trọng: a. Mệnh lệnh vĩ đại và tầm quan trọng của việc ghi nhớ lời Đức Chúa Trời, PhuDnl 6:4-12 b. Sự dư dật do Chúa cung ứng và sự nguy hiểm khi quên mệnh lệnh Chúa và thờ hình tượng, PhuDnl 8:1-20
  • 8. c. Chúc lành đối với sự vâng phục và rủa sả dành cho tội lỗi, PhuDnl 28:1- 68 Dẫn nhập Giô-suê Tác giả: Không biết chắc, có lẽ là Giô-suê. Đề tài chủ yếu: Chinh phục và phân chia đất Ca-na-an. Tư tưởng chủ đạo: Làm cách nào để thành công trong cuộc chiến của sự sống, Gios Gs 1:8-9 Phân tích lịch sử: 1. Xâm lăng đất đai, Gios Gs 1:1-5:15 2. Giê-ri-cô sụp đổ, Gios Gs 6:1-27 3. Chiến trận A-hi, dân Y-sơ-ra-ên tại núi Ê-banh và Ga-ri-xim, Gios Gs 7:1- 8:35 4. Chinh phục miền nam, Gios Gs 10:1-43 5. Chinh phục miền bắc, danh sách các vua bị giết, Gios Gs 11:1-12:24 6. Phân chia đất đai, chỉ định các thành ẩn náu, Gios Gs 13:1-22:34 7. Bài giảng từ biệt, Giô-suê qua đời, Gios Gs 23:1-24:33 Bài học gợi ý: Sự chắc chắn hoàn tất các ý muốn của Chúa. Điều này được thể hiện: 1. Trong sự phán xét giáng xuống người Ca-na-an bởi các tội lỗi ghê gớm của họ. 2. Trong các dòng dõi của Áp-ra-ham được sở hữu đất đai căn cứ vào lời hứa của Đức Chúa Trời, SaSt 12:7 Hình ảnh: Căn cứ vào quan niệm chung, việc băng qua sông Giô-đanh tiêu biểu cho sự chết, đất hứa Ca-na-an tiêu biểu cho thiên đàng. Một sự tương đồng hay hơn được nêu dưới đây. Ca-na-an, hình ảnh cao hơn của sự sống Cơ Đốc nhân, giành bởi sự thắng trong cuộc chiến thuộc linh, RoRm 7:23 Người Ca-na-an, hình ảnh kẻ thù thuộc linh của chúng ta, Eph Ep 6:12 Chiến tranh của Y-sơ-ra-ên, hình ảnh chiến trận thuộc linh. ITi1Tm 6:12 Y-sơ-ra-ên nghỉ ngơi sau khi chinh phục (Gios Gs 11:23), hình ảnh yên nghỉ của linh hồn, HeDt 4:9. Người Ca-na-an khuất phục một phần, hình ảnh tội lỗi dây dưa không được chinh phục, HeDt 12:1 Đoạn chọn đặc biệt: a. Đức Chúa Trời khích lệ Giô-suê, Gios Gs 1:1-9 b. Bài giảng từ biệt của Giô-suê, Gios Gs 23:1-16; Gios Gs 24:1-7
  • 9. Dẫn nhập Các Quan Xét Tác giả: Không rõ, truyền thuyết cho rằng Sa-mu-ên đã viết sách này. Chủ đề chính: Lịch sử tuyển dân Y-sơ-ra-ên trong thời kỳ của 14 vị quan xét. Quyển sách minh họa một loạt những lần trở lại thờ thần tượng của dân tuyển dân Đức Chúa Trời, sau khi họ chiếm Đất Hứa và bị kẻ thù đàn áp. Câu chuyện được ký thuật xoay quanh cá tính của các quan xét, đó là những người được cất lên làm người giải phóng Y-sơ-ra-ên. Mặt trái của bức tranh được đặc biệt nhấn mạnh trong Kinh Thánh. Việc nghiên cứu các ngày tháng dường như bộc lộ rằng dân sự chỉ trung thành với Chúa bằng hình thức bề ngoài trong phần lớn thời gian hơn là nghiêm túc đọc Lời Chúa để đáp ứng nhu cầu tâm linh. Bảng tóm tắt: Ba thời kỳ được chia ra trong sách (theo ý tác giả của tập sách này). I. Thời Kỳ Ngay Sau Khi Giô-suê Qua Đời, Cac Tl 1:1-2:10 II. Thời Kỳ Bảy Lần Bội Đạo, Sáu Lần Phục Dịch Và Nội Chiến, Cac Tl 3:1-16:31 . Lần phục dịch 1, đối với Mê-sô-bô-ta-mi, quan xét Ốt-ni-ên, Cac Tl 3:5-9 . Lần phục dịch 2, đối với Mô-áp, hai quan xét Ê-hút và Sam-ga, Cac Tl 3:12-31 . Lần phục dịch 3, đối với Gia-bin và Si-sê-ra, hai quan xét Đê-bô-ra và Ba- rác, Cac Tl 4:1-23 . Lần phục dịch 4, đối với Ma-đi-an, quan xét Ghê-đê-ôn, Cac Tl 6:1-7:25 . Nội chiến, các quan xét A-bi-mê-léc, Thô-la và Giai-rơ, Cac Tl 8:33-10:5 . Lần phục dịch 5, đối với Phi-li-tin và Am-môn, các quan xét Giép-thê, Iếp- san, Ê-lôn và Áp-dôn, Cac Tl 10:1-12:15 . Lần phục dịch 6, đối với Phi-li-tin, quan xét Sam-sôn, Cac Tl 13:1-16:31 III. Thời Kỳ Hỗn Loạn Và Vô Chính Phủ, Cac Tl 17:1-21:25 Những sứ điệp thuộc linh: 1. Sự thất bại của con người, sự thương xót và giải cứu của Đức Chúa Trời. 2. Sức mạnh của lời cầu nguyện trong lúc khẩn cấp, khi lời cầu nguyện trở thành một lời kêu gào thực sự đối với Thượng Đế. Chú ý đến sự lặp đi lặp lại trong quyển sách này rằng Y-sơ-ra-ên kêu cứu Chúa. Sách tương hợp: Ga-la-ti. So sánh việc dân Y-sơ-ra-ên trở lại thờ hình tượng với việc giáo hội Ga-la-ti trở lại coi trọng nghi thức. Nghiên cứu nhân vật: . Đê-bô-ra, người phụ nữ yêu nước. . Ghê-đê-ôn, một dũng sĩ.
  • 10. . Giép-thê, người đã vội vàng thề nguyện. . Sam-sôn, người đàn ông tuy mạnh mà yếu. Dẫn nhập Ru-tơ * Một câu chuyện đẹp, được xem như một viên ngọc trong văn học. Một trong hai sách trong Kinh Thánh mà người nữ là nhân vật chính - Ru-tơ, người nữ Mô-áp, có chồng là người Hê-bơ-rơ# Ê-xơ-tê, người đàn bà Do Thái trở thành hoàng hậu của một vua ngoại bang. Tác giả: Không rõ, có thể là Sa-mu-ên. Thời kỳ: Thời kỳ các quan xét. Đề tài: Thể nào người phụ nữ Mô-áp trẻ trung có được đời sống sung mãn. 1. Bởi lòng chung thủy tốt đẹp cùng với sự lựa chọn khôn ngoan, Ru R 1:16 2. Bởi sự cần cù khiêm nhường, Ru R 2:2-3 3. Bởi nghe theo lời chỉ dẫn của người bạn lớn tuổi, Ru R 3:1-5 4. Bởi sự thông gia do ý Chúa, Ru R 4:10-11 5. Bởi sự đề cao lên một dòng dõi hoàng tộc, Ru R 4:13-17 Mục đích chính: Cho biết làm thế nào mà người nữ ngoại bang trở thành một trong những tổ mẫu của Chúa Giê-xu Christ. Phân tích lịch sử: 1. Sự lưu trú tại Mô-áp, Ru R 1:1-5 2. Kẻ buồn bã trở về quê hương, Ru R 1:6-22 3. Ru-tơ mót lúa trên cánh đồng của Bô-ô, Ru R 2:1-23 4. Ru-tơ lập gia đình với Bô-ô, Ru R 4:13 5. Con trai của Ru-tơ và Bô-ô ra đời, và là ông nội của Đa-vít sau này, Ru R 4:13-16 6. Gia phả của Đa-vít, Ru R 4:18-22 Dẫn nhập I Sa-mu-ên Tác giả: Không rõ. Lịch sử: Xoay quanh ba nhân vật. 1. Sa-mu-ên, vị quan xét cuối cùng. 2. Sau-lơ, vua đầu tiên của Y-sơ-ra-ên. 3. Đa-vít, vị vua gương mẫu của Y-sơ-ra-ên. Thời kỳ: Một trong những thời kỳ quá độ - sự cai trị của quan xét chấm dứt, vương quốc được thành lập. Các đề tài và sự kiện chính yếu: 1. Sự ra đời và dâng mình phục vụ Chúa của Sa-mu-ên, ISa1Sm 1:1-28
  • 11. 2. Thất bại của Ê-li trong vai trò quan xét và người cha, ISa1Sm 2:12-36 3. Lời kêu gọi Sa-mu-ên và thời kỳ niên thiếu đáng chú ý, ISa1Sm 3:1-21 4. Việc cướp lấy và trở về của hòm giao ước, ISa1Sm 4:1-6:21 5. Đánh bại người Phi-li-tin nhờ vào lời cầu nguyện của Sa-mu-ên, ISa1Sm 7:1-17 6. Người Y-sơ-ra-ên la hét đòi một vị vua, ISa1Sm 8:1-22 7. Sau-lơ được chọn và xức dầu làm vua, ISa1Sm 9:1-10:27 8. Trận đánh đầu tiên của Sau-lơ, ISa1Sm 11:1-15 9. Sa-mu-ên tuyên cáo vương quốc ra đời và cảnh cáo dân sự về việc họ đám cả gan đòi một vị vua, ISa1Sm 12:1-25 10. Ý riêng của Sau-lơ và lời tiên tri của Sa-mu-ên, ISa1Sm 13:1-23 11. Giô-na-than giải cứu Y-sơ-ra-ên, ISa1Sm 14:1-16 12. Vâng phục tốt hơn của tế lễ, ISa1Sm 15:1-23 13. Đa-vít được xức dầu làm vua, ISa1Sm 16:1-23 14. Đa-vít giết người khổng lồ Gô-li-át, ISa1Sm 17:1-58 15. Tình bạn của Đa-vít và Giô-na-than, ISa1Sm 18:1-30 16. Sau-lơ bắt bớ Đa-vít, ISa1Sm 18:9-27:4 17. Những năm trị vì cuối cùng của Sau-lơ và sự chết của ông, ISa1Sm 26:1- 31:13 Những sứ điệp thuộc linh: Cầu nguyện, yếu tố có ảnh hưởng lớn trong cuộc đời của Sa-mu-ên. a. Được sinh ra do lời cầu nguyện được nhậm, ISa1Sm 1:10-28 b. Tên Sa-mu-ên có nghĩa "cầu xin nơi Đức Giê-hô-va", ISa1Sm 1:20 c. Lời cầu nguyện của Sa-mu-ên đem lại sự giải cứu tại Mích-ba, ISa1Sm 7:2-13 d. Lời cầu nguyện của Sa-mu-ên đang lúc dân sự khăng khăng đòi một vị vua, ISa1Sm 8:21 e. Sa-mu-ên cầu nguyện không thôi cho dân sự, ISa1Sm 12:33 Năm điều lệch lạc khỏi luật Chúa: Mang lại sự khốn khổ, bất hạnh. 1. Đa-thê, ISa1Sm 1:6 2. Sự dung túng của cha mẹ, ISa1Sm 2:22-25; ISa1Sm 8:1-5 3. Tin cậy vào vật linh thiêng, ISa1Sm 4:3 4. Không kiên nhẫn, ISa1Sm 13:8-9 5. Vâng phục một phần, ISa1Sm 15:1-35 Dẫn nhập II Sa-mu-ên Tác giả: Không rõ. Đề tài chính: Sự trị vì của Đa-vít. Thời kỳ đầu: Những năm đầu trong thời gian trị vì. Trong thời kỳ làm vua
  • 12. này, dù bận rộn với các chiến dịch quân sự là chuyện thường gặp trong thời đại ấy, Đa-vít vẫn bộc lộ một đời sống thiêng liêng tin kính. 1. Những Sự Kiện Đầu Tiên: a. Hành quyết một người dân A-ma-léc tự xưng là đã giết vua Sau-lơ, IISa 2Sm 1:2-16 b. Đa-vít than khóc cho Sau-lơ và Giô-na-than, IISa 2Sm 1:17-27 2. Đa-vít được xức dầu làm vua của xứ Giu-đa, IISa 2Sm 2:4 3. Trận đánh giữa các tùy tùng của Đa-vít với bọn đầy tớ của Ích-bô-sết, IISa 2Sm 2:8-32 4. Những sự kiện nói lên sự kính sợ Đức Chúa Trời của nhà vua: a. Tìm cầu sự hướng dẫn của Chúa, IISa 2Sm 2:1 b. Trừng phạt những ai tìm cách cầu cạnh, nịnh hót bằng cách ám sát đối thủ của Đa-vít, IISa 2Sm 4:5-12 c. Sau khi được đề bạt lên làm vua, Đa-vít nhận thức rõ với sự biết ơn rằng điều ấy đến từ Chúa, IISa 2Sm 5:1-12 d. Sự hạ mình của Đa-vít qua việc qui công sự thắng lợi quân sự của mình là nhờ vào quyền năng của Chúa, IISa 2Sm 5:20 e. Lòng sốt sắng đưa hòm giao ước về Giê-ru-sa-lem, IISa 2Sm 6:1-5 f. Lòng khao khát xây dựng đền thờ cho Chúa và dâng nhiều tài sản của mình vào việc xây dựng đền thờ ấy, IISa 2Sm 7:1-8:18 g. Lòng nhân từ của Đa-vít đối với con trai của Giô-na-than, IISa 2Sm 9:1- 13 Thời kỳ giữa: 1. Những thành công lớn lao về quân sự của vua, IISa 2Sm 10:1-19 2. Sự sa ngã của Đa-vít và sự trừng phạt: a. Bị cám dỗ, IISa 2Sm 11:1-2 b. Đa-vít làm hỏng một gia đình và giết U-ri, IISa 2Sm 11:1-27 c. Sự đoán phạt của Chúa giáng xuống Đa-vít. Qua lời quở trách của tiên tri Na-than, IISa 2Sm 12:1-14. Qua việc đứa trẻ bị chết, IISa 2Sm 12:15-18. Qua việc hư hỏng của con trai Đa-vít: Am-nôn. Qua việc dấy loạn của con trai là Áp-sa-lôm, IISa 2Sm 15:1-18:33 Thời kỳ cuối: Những năm cuối đời của Đa-vít, IISa 2Sm 20:1-24:25. Những phần tham khảo khác về sự nghiệp của Đa-vít. Đoạn chọn đặc biệt: Sự rộng lượng của Đa-vít đối với Mê-phi-bô-sết, IISa 2Sm 9:1-13 Ví von của Na-than, IISa 2Sm 12:1-6 Bài Thi Thiên cảm tạ của Đa-vít, IISa 2Sm 22:1-51
  • 13. Dẫn nhập I Các Vua Tác giả: Không rõ Tựa sách: Trong nguyên bản tiếng Hê-bơ-rơ, sách I & IIVua chỉ là một. Việc phân chia này có thể nhằm thuận tiện cho các độc giả Hy-lạp. Bảng tóm tắt: Sách có thể chia thành 2 phần: I. Lịch sử trị vì của Sa-lô-môn: 1. Sự kiện mở đầu, Đa-vít băng hà và Sa-lô-môn kế vị, IVua 1V 1:1-2:46 2. Những năm đầu trị vì của Sa-lô-môn, thời đại hoàng kim của Y-sơ-ra-ên và nổi tiếng bởi vì: a. sự chọn lựa khôn ngoan của vua, IVua 1V 3:5-14 b. sự xét xử sáng suốt của Sa-lô-môn, IVua 1V 3:16-28 c. trí khôn vượt trội của Sa-lô-môn, IVua 1V 4:29-34 d. vương quốc của Sa-lô-môn được mở mang, IVua 1V 4:21 e. sự lộng lẫy của cung điện và hoàng cung, IVua 1V 4:22-28; IVua 1V 7:1- 12 f. xây dựng đền thờ, [dc IVua 5:1-6:37; [mt g. những công việc xây dựng khác và sự giàu có vô cùng, IVua 1V 9:17- 23; IVua 1V 10:14-29 h. chuyến viếng thăm của Hoàng hậu Sê-ba, IVua 1V 10:1-13 3. Những năm trị vì tiếp theo của Sa-lô-môn:Vương quốc của Sa-lô-môn giảm sút vì cớ a. sự xa hoa quá độ của ông, IVua 1V 10:14-29 b. tính ham mê xác thịt khét tiếng của ông, IVua 1V 11:1-3 c. ông bội đạo xa lìa Đức Chúa Trời, IVua 1V 11:4-8 d. kẻ thù do Chúa dấy lên chống lại ông, IVua 1V 11:14-40 II. Lịch sử vương quốc Y-sơ-ra-ên và Giu-đa: Từ lúc Sa-lô-môn băng hà cho đến khi Giê-rô-bô-am kế vị tại xứ Giu-đa# và từ lúc Giê-rô-bô-am kế vị đến lúc A-cha-xia trị vì tại Y-sơ-ra-ên: 1. Tình trạng xâu xé vương quốc bởi sự ngu xuẩn của con trai Sa-lô-môn là Rô-bô-am, IVua 1V 11:43-12:19 2. Mười chi phái nổi loạn và tôn Giê-rô-bô-am lên làm vua Y-sơ-ra-ên, IVua 1V 12:20 3. So sánh lịch sử của hai vương quốc: a. Sự trị vì của Rô-bô-am, A-hi-gia, A-sa và Giô-sa-phát tại Giu-đa, IVua 1V 12:1-22:50 b. Sự trị vì độc ác tại Y-sơ-ra-ên của Giê-rô-bô-am, Na-đáp, Ba-ê-sa, Ê-la, Xim-ri, Ôm-ri, A-háp và A-cha-xia, IVua 1V 12:20-22:53 Nhân vật anh hùng: Tiên tri Ê-li
  • 14. a. Phần tóm tắt lịch sử cuộc đời ông. b. Về lời tiên tri. c. Về phép lạ. Đoạn chọn đặc biệt: - Sự lựa chọn khôn ngoan của Sa-lô-môn, IVua 1V 3:5-14 - Lời cầu nguyện của Sa-lô-môn tại lễ dâng đền thờ, IVua 1V 8:22-53 - Chức vụ của Ê-li, IVua 1V 17:1-19:21; IVua 1V 21:1-29 - Sự kêu gọi Ê-li-sê, IVua 1V 19:19-21 Dẫn nhập II Các Vua * Phần tiếp tục sách Các Vua Thứ Nhất. Tác giả: Không rõ. Đề tài chính: Lịch sử các vương quốc Y-sơ-ra-ên và Giu-đa, từ giai đoạn sau trị vì của A-cha-xia tại Y-sơ-ra-ên, và Giê-rô-bô-am tại Giu-đa, cho đến thời kỳ phu tù. Về phần lịch sử Y-sơ-ra-ên, đó là một bức tranh đen tối về kẻ thống trị suy đồi và nhân dân tội lỗi, kết cuộc bằng cảnh nô lệ. Vương quốc Giu-đa cũng suy đồi, nhưng sự xét đoán không xảy đến nhanh vì ảnh hưởng của một số vị vua trị vì trong thời kỳ này, xem phân tích trong II Sử ký. Phần lớn quyển sách này xoáy quanh cuộc đời của tiên tri Ê-li và tiên tri Ê- li-sê. Sứ điệp thuộc linh: Ảnh hưởng mạnh mẽ của kẻ thống trị đối với một đất nước. Bảng tóm tắt: Có thể chia sách ra ba phần: I. Chủ Yếu Lịch Sử Những Ngày Cuối Đời Của Ê-li: 1. Ông gọi lửa từ trời xuống để tiêu diệt kẻ thù, IIVua 2V 1:9-12 2. Rẽ sông Giô-đanh, IIVua 2V 2:8 3. Được cất lên trời, IIVua 2V 2:11 II. Chủ Yếu Lịch Sử Ê-li: 1. Ông xin được ơn bội phần, IIVua 2V 2:11 2. Ông làm rẽ nước sông Giô-đanh, IIVua 2V 2:14 3. Chữa lành nước độc, IIVua 2V 2:19-22 4. Rủa sả bọn trẻ cười nhạo ông, IIVua 2V 2:23-24 5. Làm cho quân đội có nước, IIVua 2V 3:15-20 6. Hóa ra nhiều dầu cho bà goá, IIVua 2V 4:1-7 7. Khiến đứa bé đã chết sống lại, IIVua 2V 4:18-37 8. Làm sạch thực phẩm độc gây chết người, IIVua 2V 4:38-41 9. Phát bánh cho đám đông hàng trăm người, IIVua 2V 4:42-44
  • 15. 10. Chữa lành Na-a-man là người bị phung, IIVua 2V 5:5-15 11. Ông giáng bịnh phung trên Ghê-ha-xi, IIVua 2V 5:20-27 12. Khiến lưỡi rìu nổi lên mặt nước, IIVua 2V 6:1-7 13. Vạch trần kế hoạch của vua Sy-ri, IIVua 2V 6:8-17 14. Khiến cho quân Sy-ri bị mù, IIVua 2V 6:18-20 15. Ông nói tiên tri về sự dư dật cho một thành phố bị nạn đói, IIVua 2V 7:1-18 16. Ông làm cho người phụ nữ Su-nem nhận lại sản nghiệp của mình, IIVua 2V 8:3-6 17. Ông nói tiên tri về việc Ha-xa-ên làm vua Sy-ri, IIVua 2V 8:7-15 18. Ông ra lệnh xức dầu cho Giê-hu làm vua, IIVua 2V 9:1-5 19. Ông giữ lấy quyền năng tiên tri lúc lâm chung, IIVua 2V 13:14-19 20. Sự bày tỏ quyền năng Chúa sau khi chết trong mồ mả của ông, IIVua 2V 13:20-21 Bí mật về quyền năng của Ê-li-sê - lòng khao khát được nhận ơn bội phần đã làm cho ông sống trong tinh thần chiến thắng liên tục. III. Những Sự Kiện Đáng Chú Ý Trong Lịch Sử Của Giu-đa Và Y-sơ-ra-ên: 1. Giê-hu thực hiện sự phán xét của Chúa đối với Giô-ram, A-cha-xia, Giê- sa-bên, 70 đứa con của A-háp, và những kẻ thờ Ba-anh, IIVua 2V 9:1-10:36 2. Sự trị vì tốt đẹp của Giô-ách, IIVua 2V 11:1-12:21 3. Sự trị vì của các vị vua gian ác tại Y-sơ-ra-ên, sau khi mười chi phái bị thu phục, IIVua 2V 13:1-17:41 4. Sự trị vì tốt đẹp của Ê-xê-chia, IIVua 2V 18:1-20:21 5. Sự trị vì xấu xa của Ma-na-se, IIVua 2V 21:1-26 6. Giô-si-a, vị minh quân cuối cùng, IIVua 2V 22:1-23:37 7. Một loạt những vị vua xấu xa đã đưa đến việc đất nước bị chiếm lấy và Giê-ru-sa-lem bị tàn phá, IIVua 2V 25:1-30 Dẫn nhập I Sử ký Tác giả: Không chắc chắn# có người nghĩ là do E-xơ-ra biên soạn. Trong nguyên bản tiếng Hê-bơ-rơ thì I & IISử ký chỉ là một mà thôi. Thời gian: Có lẽ được viết trong thời gian hoặc ngay sau khi bị phu tù. Có thể được coi là: Một bổ sung: Cho sách I&IISa-mu-ên, I&IIVua. Một số miêu tả lịch sử gần như giống y với các sách vừa kể. Đặc điểm nổi bật: Các sách Sa-mu-ên và sách Các Vua nhắc đến những sự kiện trong cả hai vương quốc, trong khi đó thì Sử Ký hầu như chỉ nói về lịch sử nước Giu-đa. Ý tưởng trọng tâm: Quyền lực tối cao của Đức Chúa Trời, ISu1Sb 4:9-10;
  • 16. ISu1Sb 5:20; ISu1Sb 11:14; ISu1Sb 12:18; ISu1Sb 14:2,10,14-15 Nhân vật trung tâm: Đa-vít. Về lịch sử cuộc đời Đa-vít. Phân tích sách: [tdc I. : 1. Gia phả, ISu1Sb 1:1-9:44 2. Lật đổ và cái chết của Sau-lơ, ISu1Sb 10:1-14 II. Triều Đại Đa-vít: 1. Đa-vít lên ngôi vua, đánh chiếm Giê-ru-sa-lem, thuộc hạ và quân đội hùng mạnh của ông, ISu1Sb 11:1-12:40 2. Sai lầm của Đa-vít trong việc vận chuyển hòm giao ước trên một chiếc xe bò mới, ISu1Sb 13:1-14 3. Chiến thắng người Phi-li-tin, ISu1Sb 14:1-17 4. Hòm giao ước được đưa về Giê-ru-sa-lem, ISu1Sb 15:1-29 5. Lễ hội ăn mừng, ISu1Sb 16:1-43 6. Lòng ao ước xây một đền thờ cho Chúa của Đa-vít bì từ chối, ISu1Sb 17:1-27 7. Thắng lợi quân sự to lớn, ISu1Sb 18:1-20:8 8. Cuộc điều tra dân số đầy tội lỗi, ISu1Sb 21:1-30 9. Chuẩn bị vật liệu để xây dựng đền thờ và huấn thị dành cho Sa-lô-môn, ISu1Sb 12:1-40 10. Tổ chức kỹ hơn các sự vụ trong vương quốc, ISu1Sb 23:1-27:34 11. Lời huấn thị cuối cùng của Đa-vít đối với dân sự và con trai ông là Sa- lô-môn, lập Sa-lô-môn làm vua, ISu1Sb 28:1-29:30. Đa-vít băng hà, ISu1Sb 29:28 Đoạn chọn đặc biệt: 1. Lời cầu nguyện của Gia-bê, ISu1Sb 4:10 2. Đa-vít rảy nước lấy từ giếng bên cửa thành Bết-lê-hem, ISu1Sb 11:17-19 3. Bài thi thiên của Đa-vít, ISu1Sb 16:7-36 4. Mô tả ban hát và ban nhạc của Đa-vít, ISu1Sb 25:1-31 5. Lời chúc phước và cầu nguyện cuối cùng của Đa-vít, ISu1Sb 29:10-19 Những nguyên do chủ yếu về việc làm phu tù cho Ba-by-lôn: Những nguyên do chủ yếu về việc phu tù tại Ba-by-lôn. . Biểu đồ phác họa đỉnh cao đạo đức và chiều sâu trong sự sống của các vị vua xứ Giu-đa, và những mô hình này được nhân dân noi theo - dẫn đến sự suy sụp của vương quốc. . Các vị vua như Đa-vít, A-sa, Giô-sa-phát, Giô-ách, Giô-tham, Ê-xê-chia, Giô-si-a là những người khổng lồ về thuộc linh bất chấp các khuyết điểm của họ. . Bởi cớ các nhà cai trị này, đất nước được cứu vãn khỏi sự tiêu diệt trong
  • 17. một thời kỳ dài. . Nhưng đại đa số vua, như được trình bày trong biểu đồ, đã không sống trên bình diện (tiêu chuẩn) cao của sự công bình nhưng đã rơi xuống tội lỗi và thờ hình tượng lộ liễu, điều mà mang đến sự đoán xét của Chúa và kết cuộc bằng cảnh phu tù tại Ba-by-lôn. Dẫn nhập II Sử ký * Sách này là phần nối tiếp sách Sử Ký thứ nhất và là một bổ sung cho sách Các Vua. Lịch sử của Giu-đa được đề cập ở đây, nói chung, là một bức tranh đen tối của sự bất ổn và xa lìa Chúa, rải rác với các thời kỳ cải cách thuộc linh. Đặc điểm nổi bật: Nhân tố thuộc linh trong lịch sử được nhấn mạnh nhiều hơn trong sách Sử Ký hơn là sách Các Vua. a. Xem dưới đây "Năm Thời Kỳ Cải Cách." b. Những minh họa khác để tham chiếu chỉ tìm gặp trong II Sử ký. - Bài diễn thuyết kỉnh kiền của A-bi-gia, IISu 2Sb 13:5-12 - A-sa bỏ quên Đức Chúa Trời, IISu 2Sb 16:12 - Sự liên minh ngu muội của Giô-sa-phát, IISu 2Sb 20:35 - Nguyên nhân cùi của Ô-xia, IISu 2Sb 26:16-21 - Ma-na-se bị bắt làm phu tù và được phục hồi ngôi vị vua, IISu 2Sb 33:11- 13 Năm thời kỳ cải cách: 1. Thời vua A-sa, IISu 2Sb 15:1-19 2. Thời vua Giô-sa-phát, IISu 2Sb 17:7-10 3. Thời vua Giô-ách và thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa, IISu 2Sb 23:16-19 4. Thời vua Ê-xê-chia, IISu 2Sb 29:1-31:21 5. Thời vua Giô-si-a, IISu 2Sb 34:1-35:26 Tóm tắt: I. Triều Đại Sa-lô-môn: 1. Sa-lô-môn dâng của lễ tại Ga-ba-ôn, và sự chọn lựa khôn ngoan của ông, IISu 2Sb 1:1-17 2. Xây dựng đền thờ, IISu 2Sb 2:1-4:22 3. Vinh hiển của Chúa đầy dẫy đền thờ, IISu 2Sb 5:1-14 4. Bài cầu nguyện của Sa-lô-môn tại lễ khánh thành đền thờ, IISu 2Sb 6:1-42 5. Đức Giê-hô-va hiện ra với Sa-lô-môn một lần nữa vào ban đêm, IISu 2Sb 7:1-22 6. Sự hưng thịnh và danh vọng của Sa-lô-môn, IISu 2Sb 8:1-18 7. Chuyến viếng thăm của hoàng hậu Sê-ba và Sa-lô-môn băng hà, IISu 2Sb 9:1-31
  • 18. II. Sự Ngu Xuẩn Của Giê-rô-bô-am Dẫn Đến Việc Phân Chia Vương Quốc, IISu 2Sb 10:1-19 III. Lịch Sử Các Triều Đại Khác Nhau Từ Giê-rô-bô-am Đến Sê-đê-kia: - A-bi-gia, IISu 2Sb 13:1-22 - A-sa, IISu 2Sb 14:1-16:14 - Giô-sa-phát, IISu 2Sb 17:1-20:37 - Giê-hô-ram, IISu 2Sb 21:1-20 - A-ha-xia, IISu 2Sb 22:1-9 - A-tha-lia (hoàng hậu), IISu 2Sb 22:10-23:15 - Giô-ách, IISu 2Sb 24:1-27 - A-ma-xia, IISu 2Sb 25:1-28 - Ô-xia, IISu 2Sb 26:1-23 - Giô-tham, IISu 2Sb 27:1-9 - A-cha, IISu 2Sb 28:1-27 - Ê-xê-chia, IISu 2Sb 29:1-32:33 - Ma-na-se, IISu 2Sb 33:1-20 - Giô-si-a, IISu 2Sb 34:1-35:26 - Giô-a-cha, IISu 2Sb 36:1-3 - Giô-hô-gia-kim, IISu 2Sb 36:4-8 - Giô-hô-gia-kin, IISu 2Sb 36:9-10 - Sê-đê-kia, IISu 2Sb 36:11-13 Sứ điệp thuộc linh: Sức mạnh của sự cầu nguyện để mang lại sự thành công và thắng lợi: IISu 2Sb 11:16; IISu 2Sb 13:13-18; IISu 2Sb 14:11; IISu 2Sb 15:12; IISu 2Sb 17:4; IISu 2Sb 20:3; IISu 2Sb 26:5; IISu 2Sb 27:6; IISu 2Sb 30:18-20; IISu 2Sb 31:21; IISu 2Sb 32:20; IISu 2Sb 34:3 Những bài học thuộc linh: 1. Tính ưu việt của trí tuệ, IISu 2Sb 1:7-12 2. Vinh hiển của Chúa tràn đầy đền thờ được sửa soạn, IISu 2Sb 5:13-14 3. Tinh thần khen ngợi làm cho dân sự của Đức Chúa Trời không thể bị đánh bại, IISu 2Sb 20:20-25 Dẫn nhập E-rơ-xa Tác giả: Không rõ. Nhìn chung thì người ta đồng ý rằng E-xơ-ra không phải là tác giả của cả cuốn sách nhưng có thể là người biên soạn của những phần mà ông không viết. E-xơ-ra là người Do Thái bị lưu đày tại Ba-by-lôn và là dòng dõi của thầy tế lễ, Exo Er 7:1-6
  • 19. Đề tài chính: Việc trở về quê hương sau thời kỳ phu tù tại Ba-by-lôn, tái thiết đền thờ và khởi xướng những cải cách xã hội và tôn giáo. Sứ điệp thuộc linh: Quyền năng của Lời Đức Chúa Trời trong dời sống con người. Được nhắc đến như là Lời Đức Chúa Trời, Exo Er 1:1; Exo Er 9:4. Luật Môi-se, Exo Er 3:2; Exo Er 6:18; Exo Er 7:6. Mệnh lệnh, Exo Er 6:14; Exo Er 10:3. Luật của Chúa, Exo Er 7:10,14 Bảng tóm tắt: I. Sự Trở Về Của Những Kiều Dân Do Thái Đầu Tiên, Dưới Sự Lãnh Đạo Của Xô-rô-ba-bên, [dc Exo 1:1-6:22;; [mt a. Được vua Si-ru uỷ quyền, Exo Er 1:1-4 b. Tên họ của những người còn lại trong dân, sự trở về Giê-ru-sa-lem, các thầy tế lễ, người Lê-vi, dòng dõi của các tôi tớ của Sa-lô-môn, và của cải cùng quà biếu của họ, Exo Er 2:1-70 II. Công Việc Xây Dựng: a. Lập lại bàn thờ và sự thờ phượng được thiết lập, Exo Er 3:1-6 b. Xây nền của đền thờ, Exo Er 3:8-13 c. Dân của xứ muốn tham gia việc xây đền thờ, Exo Er 4:1-2 d. Khi lời đề nghị của họ bị bác bỏ họ trở thành kẻ phản đối dữ dội, gây nên sự đình trệ công việc, Exo Er 4:4-24 e. Sau thời gian dài đình trệ, công việc được bắt đầu trở lại bằng chỉ dụ của vua Đa-ri-út, Exo Er 5:1-6:22 f. Đền thờ xây xong, khánh thành và các nghi lễ xưa được tuân thủ, Exo Er 6:15-22 III. Sự Trở Về Của Kiều Dân Do Thái Lần Thứ Nhì Dưới Thời E-xơ-ra, Được Vua Ạt-ta-xét-xe Ủy Quyền, Exo Er 7:1-10:44; a. Danh sách đoàn người lưu đày trở về quê hương cùng E-xơ-ra và họ về đến Giê-ru-sa-lem, Exo Er 8:1-36 b. E-xơ-ra khiển trách và sửa sai các tệ nạn xã hội, Exo Er 9:1-10:44 Công tác tôn giáo và văn hiến của E-xơ-ra: - Ông là một tác giả nổi tiếng của vài bài Thi Thiên, đáng chú ý là Thi Tv 119:1-176. - Theo truyền khẩu xa xưa thì E-xơ-ra đã viết I&II Sử ký, nhưng điều này không thể chứng minh được. Ông hợp sức với Nê-hê-mi trong việc đề xướng một cuộc phục hưng đọc Kinh Thánh, NeNe 8:1-18 - Ông nổi tiếng vì là thuỷ tổ của nhà hội người Do Thái và sưu tập hầu hết các sách trong Cựu Ước. Đoạn chọn đặc biệt: 1. Sự tin cậy tuyệt vời vào sự che chở của Đức Chúa Trời của E-xơ-ra khi ông được kêu gọi để đưa một tài sản khổng lồ băng qua những nơi nguy
  • 20. hiểm, Exo Er 8:21-32 2. Lời cầu nguyện và xưng tội cho dân sự của E-xơ-ra, Exo Er 9:5-15 Dẫn nhập Nê-hê-mi * Trong bản thảo tiếng Hê-bơ-rơ thì các sách E-xơ-ra và Nê-hê-mi chung một sách. Tác giả hoặc soạn giả: Không chắc chắn. Nhiều học giả cho rằng phần lớn trong sách này là tự truyện của Nê-hê-mi. Câu chìa khóa: NeNe 6:3 Đề tài chính: Xây lại các bức tường của Giê-ru-sa-lem, nhắc lại một số luật nào đó của Chúa, và phục hồi các nghi lễ cổ xưa. Bảng tóm tắt: I. Nghiên Cứu Theo Loại Hình: 1. Chủ đề: Việc xây lại các bức tường của Giê-ru-sa-lem được coi như hình ảnh thiết lập vương quốc của Chúa trên đất này. a. Bức tường đổ nát (NeNe 1:3) có thể tiêu biểu cho sự suy yếu của nước Chúa. b. Mùa kiêng ăn và cầu nguyện mở đầu (NeNe 1:4-11) có thể tiêu biểu cho tình trạng tâm linh phải đặt trước mọi công việc thuộc linh lớn lao. c. Nê-hê-mi hy sinh một địa điểm tốt đẹp vì cớ chính nghĩa có thể tiêu biểu cho sự hầu việc mang tính chất hy sinh luôn luôn cần phải có để hoàn thành một công tác vĩ đại. d. Việc xem xét thành phố lúc ban đêm (NeNe 2:15-16) có thể tiêu biểu cho sự cần thiết phải nhìn thẳng vào sự thật trước khi bắt đầu công tác xây dựng. e. Tìm kiếm sự hợp tác (NeNe 2:17-18) có thể tiêu biểu cho một nhân tố thiết yếu trong mọi công tác thành công. f. Tuyển mộ mọi tầng lớp giai cấp (NeNe 3:1-32) tiêu biểu cho tầm quan trọng của việc tổ chức thấu đáo. 2. Những Phương Pháp Tương Tự Có Thể Được Dùng Để Khắc Phục Các Trở Ngại Trong Công Tác Thuộc Linh. a. Nhạo báng, NeNe 2:9. Khắc phục bằng cách tin cậy vào Đức Chúa Trời, NeNe 2:20 b. Tức giận và khinh bỉ, NeNe 4:3. Chiến thắng bằng cách cầu nguyện và làm việc chăm chỉ, NeNe 4:4-6 c. Âm mưu, NeNe 4:7-8. Chiến thắng bằng sự cảnh giác và cầu nguyện, NeNe 4:9 d. Sự làm ngã lòng của bạn bè, NeNe 4:10-12. Khắc phục bằng lòng can đảm kiên định, NeNe 4:13-14 e. Lòng tham lam ích kỷ, NeNe 5:1-5.
  • 21. Khắc phục bằng sự quở trách và gương hy sinh, NeNe 5:6-17 f. Công việc hoàn tất, kẻ thù bị hổ thẹn vì sự nỗ lực bền bỉ, NeNe 6:1-15 II. Những Sự Kiện Kết Thúc: a. Nhắc lại và trình bày luật Chúa, NeNe 8:1-18 b. Thầy tế lễ và người Lê-vi xưng tội và ký kết giao ước, NeNe 9:1-10:39 c. Kêu gọi dân sự hãy cư trú trong Giê-ru-sa-lem, NeNe 11:1-36 d. Khánh thành các vách tường thành Giê-ru-sa-lem, NeNe 12:1-47 e. Những cải cách xã hội và tôn giáo, NeNe 13:1-31 Dẫn nhập Ê-xơ-tê Tác giả: Không rõ. Thích hợp với Kinh Điển: Sự đúng đắn của quyển sách này nằm trong danh sách các sách của Kinh Thánh đã và đang được bàn cãi rất nhiều. Tên của Đức Chúa Trời không hề xuất hiện trong sách Ê-xơ-tê, trong khi đó thì vị vua ngoại đạo lại được nhắc đến hơn 150 lần. Trong sách Ê-xơ-tê không hề có ám chỉ đến sự cầu nguyện hay các sự thờ phượng dưới bất cứ hình thức nào ngoại trừ sự kiêng ăn. Sứ điệp: Không nghi ngờ gì, sách Ê-xơ-tê dành được một chỗ đứng trong Lời Đức Chúa Trời bởi sách này có sự dạy dỗ ẩn tàng về sự quan phòng của Chúa liên quan đến dân sự của Ngài và sự chắc chắn của việc trừng phạt đích đáng giáng xuống bất thình lình cho kẻ thù của dân sự. Đề tài chính: Hoàng hậu Ê-xơ-tê giải cứu người Do Thái. Câu chìa khóa: EtEt 4:14 Bảng tóm tắt: Những sự kiện chính trong lịch sử xoay quanh ba bữa yến tiệc. I. Bữa Yến Tiệc Của Vua Xerxes (A-suê-ru) và sự kiện liên quan. 1. Vào ngày thứ 7, lúc vua đang hứng lòng sau khi uống rượu, vua truyền lệnh cho gọi Hoàng hậu Vả-thi đến trước mặt vua và các quan trưởng, nhưng bà đã khước từ, EtEt 1:1-12 2. Vụ vua giận dữ quyết định làm theo lời khuyến cáo của các mưu sĩ, và truất phế hoàng hậu, EtEt 1:13-22 3. Ê-xơ-tê, một cô gái Do Thái, đã được tuyển trong lần tìm kiếm một vị tân hoàng hậu khắp vương quốc, EtEt 2:1-17 II. Bữa Yến Tiệc Của Ê-xơ-tê, Các Sự Kiện Mở Đầu Và Kết Thúc. 1. Mạc-đô-chê, người Do Thái và là bố nuôi của hoàng hậu Ê-xơ-tê đã cứu mạng vua, EtEt 2:7 và EtEt 2:21-23 2. Thăng chức Ha-man và Mạc-đô-chê không chịu cúi lạy Ha-man khiến ông giận dữ và quyết định tiêu diệt tất cả người Do Thái, EtEt 3:1-15 3. Người Do Thái kêu khóc khi được biết âm mưu của Ha-man, EtEt 4:1-4 4. Quyết tâm anh dũng của Ê-xơ-tê khi nàng xuất hiện trước mặt vua với
  • 22. một kế hoạch trong đầu nhằm chống lại âm mưu đó, EtEt 4:5-17 5. Ê-xơ-tê được vua đón tiếp với sự sủng ái và nàng mời vua cùng Ha-man đến dự bữa yến tiệc của nàng, EtEt 5:1-8 6. Ha-man dựng cây mộc hình để treo Mạc-đô-chê, EtEt 5:9-14 7. Trong một đêm không ngủ vua đã xem xét các biên bản cung đình và khám phá rằng Mạc-đô-chê chẳng được ban thưởng dù đã cứu mạng vua, EtEt 6:1-3 8. Lòng kiêu căng, ích kỷ của Ha-man dẫn đến việc ông ta bị sỉ nhục và Mạc-đô-chê được sự tôn trọng lớn lao, EtEt 6:4-11 9. Bữa yến tiệc của Ê-xơ-tê và âm mưu của Ha-man bị bại lộ. Ha-man bị treo trên mộc hình do chính ông dựng lên, EtEt 7:1-10 III. Lễ Phu-rim. 1. Những Sự Kiện Mở Đầu. a. Người Do Thái trả thù lại những kẻ tìm hại họ với sự ban quyền của vua, EtEt 8:1-17 b. Việc trả thù được thi hành, EtEt 9:1-32 2. Thiết lập lễ Phu-rim, EtEt 9:20-31 3. Mạc-đô-chê được quyền cao chức trọng, EtEt 10:1-3 Dẫn nhập Gióp Tác giả: Không rõ. Ngày tháng: Đây là đề tài được tranh luận nhiều. Theo nhiều học giả thì sách này là sách xưa nhất trong Kinh Thánh# những học giả khác cho rằng nó xưa như Xuất Ê-díp-tô Ký. Địa điểm: Vùng đất U-xơ. Đề tài chính: Vấn đề tai hoạ đổ xuống trên Gióp. Quyển sách mang tính chất thi ca và tranh hoạ trong cách miêu tả và có thể chia thành 12 cảnh. Cảnh 1: Gióp và gia đình trước những tai hoạ bất thình lình ập xuống họ. Gióp xuất hiện như là một người cha kính sợ Đức Chúa Trời, không bị sự phát đạt làm hư hỏng, đóng vai thầy tế lễ để truyền đạo cho đại gia đình của ông, Giop G 1:5 Cảnh 2: a. Sa-tan xuất hiện trước mặt Chúa, nói bóng gió là Gióp hầu việc Chúa chỉ vì Gióp được ân huệ đặc biệt của Chúa, Giop G 1:9-11 b. Sa-tan được phép thử nghiệm Gióp bằng cách làm mất tài sản và làm chết con cái của Gióp, Giop G 1:12-20 c. Gióp vẫn giữ sự chính trực của mình, Giop G 1:21-22 Cảnh 3:
  • 23. a. Sa-tan lại xuất hiện trước mặt Chúa, tố cáo rằng nếu thân xác của Gióp bị tai hoạ thì Gióp sẽ rủa sả Chúa, Giop G 2:1-5 b. Sa-tan được phép tấn công Gióp với một bệnh tật khủng khiếp, Giop G 2:7-8 c. Lời khuyến cáo lộng ngôn của vợ Gióp và sự vâng phục đầy chiến thắng của Gióp, Giop G 2:9-10 Cảnh 4: Ba người bạn của Gióp đi đến, và ở 7 ngày, thông cảm trong sự thầm lặng, Giop G 2:11-13 Cảnh 5: Sự chịu đựng của Gióp không còn nữa, ông phát ra những lời lằm bằm, Giop G 3:1-26 Cảnh 6: Sự bàn cãi kéo dài và không kết quả giữa Gióp và ba người bạn về tai hoạ của ông. Các bạn giữ quan điểm cho rằng sự thống khố là hậu quả của tội lỗi cá nhân. Gióp tự bào chữa và khẳng định là mình vô tội, Giop G 4:1-31:40 Cảnh 7: Ê-li-hu tham gia cuộc bàn cãi, Giop G 32:1-37:24 Cảnh 8: Trong cơn gió lốc Chúa trả lời Gióp với sự soi sáng và quở trách, Giop G 38:1-39:38 Cảnh 9: Lời thú tội của Gióp, Giop G 40:3-5 Cảnh 10: Chúa nói lần thứ nhì, Giop G 40:7-41:34 Cảnh 11: a. Lời thú tội lần thứ nhì của Gióp, Giop G 42:1-6 b. Chúa quở trách Ê-li-pha, Binh-đát và Sô-pha về những lời nói ngu dốt của họ và ra lệnh họ phải dâng của lễ thiêu, Giop G 42:7-9 Cảnh 12: Gióp cầu nguyện cho bạn hữu mình, Gióp phục hồi sự thịnh vượng của mình và sống cho tới già, Giop G 42:10-17 Những bài học gợi ý: 1. Quyền năng hiểm ác của Sa-tan trong cuộc sống con người. 2. Việc sử dụng sự thống khổ trong kế hoạch của Đức Chúa Trời như là một phương tiện để hoàn thiện nhân cách. Phần chọn đặc biệt: Bài nghị luận của Gióp về trí khôn, Giop G 28:1-28
  • 24. Dẫn nhập Thi Thiên * Một trăm năm mươi bài hát thuộc linh cùng với thi ca thuộc linh được sử dụng trong giáo hội qua mọi thời đại trong việc thờ phượng và lễ bái cầu nguyện. Sách Thi Thiên được dùng như là sách thánh thi trong đền thờ thứ nhì. Chủ đề nổi bật là sự cầu nguyện và khen ngợi, nhưng sách Thi Thiên bao gồm rất nhiều loại từng trải tôn giáo khác nhau. Sách Thi Thiên được trích dẫn trong Tân Ước nhiều hơn các sách khác, chỉ thua sách Ê-sai. Thi Thiên thường được gọi là Thi Thiên của Đa-vít bởi vì Đa-vít là tác giả của một số lượng khá lớn các bài Thi Thiên. Tác giả: Nguồn tác giả của nhiều bài Thi Thiên thì không biết chắc có thể là trong một số trường hợp tên gắn liền với một số Thi Thiên nào đó có thể nói đến người sưu tập hơn là chính tác giả. Dưới đây là bảng danh sách đề nghị của tác giả được lấy từ nhiều ấn bản khác nhau của Kinh Thánh. - Được cho là của Đa-vít: 73. - Của con trai Cô-rê: 11. - Của A-sáp: 12. - Của Thê-man: 1 - Của Ê-than: 1. - Của Sa-lô-môn: 2. - Của Môi-se: 1. - Của Xa-cha-ri: 1. - Của A-ghê: 1. - Của Ê-xê-chia: một số bài Thi Thiên đáng ngờ. - Của E-xơ-ra: 1. Những Thi Thiên còn lại thì vô danh. Thi Thiên về Đấng Mê-si-a: Dưới đây là những bài Thi Thiên được coi là có liên quan đến Chúa một cách trực tiếp hay tiêu biểu. 1. Đấng Christ là Vua Thi Tv 2:1-12; 45:1-17; 72:1-20; 110:1-7; 132:18; 11:1-20 2. Sự thống khổ của Chúa, Thi Tv 22:1-31; 41:1-13; 55:23; 12:1-14:7; 69:36; 20:1-21:13 3. Sự phục sinh của Đấng Christ, Thi Tv 16:1-11 4. Sự thăng thiên của Christ, Thi Tv 68:18 Bố cục theo chủ đề: Mỗi Thi Thiên liệt kê dưới đây theo một chủ đề rõ nét. Con Người:
  • 25. a. Quyền cao chức trọng, sự đề cao Thi Tv 8:1-9 b. Tội lỗi, Thi Tv 10:1-18; 14:1-7; 35:1-28; 59:1-17 và nhiều Thi Thiên khác. Thuộc thế gian và gian ác: a. Tương phản với sự kính sợ Đức Chúa Trời, Thi Tv 1:1-6; 4:1-8; 5:1-12 b. Sự trì hoãn trừng phạt, Thi Tv 10:1-18 c. Sự phát đạt, Thi Tv 37:1-40; Thi Tv 7:1-17 d. Số phận, Thi Tv 9:1-20; Thi Tv 11:1-7 e. Tin cậy vào sự giàu có, Thi Tv 49:1-20 Kinh nghiệm tôn giáo: a. Ăn năn, Thi Tv 25:1-22; 38:1-22; 51:1-19; 130:1-8 b. Tha tội, Thi Tv 32:1-11 c. Trở lại tin Chúa, Thi Tv 40:1-17 d. Hiến dâng, Thi Tv 116:1-19 e. Tin cậy, Thi Tv 3:1-8; 16:1-11; 20:1-9; 23:1-6; 27:1-14; 31:1-24; 34:1-22; 42:1-11; 61:1-8; 62:1-12; 91:1-16 121:1-8 f. Sự có thể dạy dỗ được, Thi Tv 25:1-22 g. Nguyện vọng, Thi Tv 42:1-11; 63:1-11; 143:1-12 h. Cầu nguyện, Thi Tv 55:1-23; 70:1-5; 77:1-20; 85:1-13; 86:1-17; 142:1-7; 43:1-12 i. Ngợi khen, Thi Tv 96:1-13; 98:1-9; 100:1-5; 103:1-22; 107:1-43; 136:1-26 145:1-21; 148:1-14; 149:1-9; 150:1-6 j. Thờ phượng, Thi Tv 43:1-5; 84:1-12; 100:1-5 122:1-9; 132:1-18 k.Thống khổ, tai ương, Thi Tv 6:1-10; 13:1-6; 22:1-31 69:1-36; 88:1-18; 102:1-28 l. Tuổi già, Thi Tv 71:1-24 m. Sự sống chóng qua, Thi Tv 39:1-13; 49:1-20; 90:1-17 n. Nhà, Thi Tv 127:1-5 o. Nhớ nhà, Thi Tv 137:1-9 Hội thánh tiêu biểu: a. Sự an toàn của Hội Thánh, Thi Tv 46:1-11 b. Sự vinh hiển của Hội Thánh, Thi Tv 48:1-14; 87:1-7 c. Tình thương đối với Hội Thánh, Thi Tv 84:1-12; 122:1-10 d. Sự hợp nhất trong Hội Thánh, Thi Tv 133:1-3 Lời Đức Chúa Trời: Thi Tv 19:1-14; 119:1-176 Truyền giáo: Thi Tv 67:1-7; 72:1-20; 96:1-13; 98:1-9 Trách nhiệm của người thống trị: Thi Tv 82:1-8; 101:1-8 Thuộc tính của Đức Chúa Trời: a. Sự thông sáng, uy nghi và quyền năng, Thi Tv 18:1-50; 19:1-14; 29:1-11; 62:1-12; 66:1-20; 89:1-52; 93:1-5; 97:1- 12; 99:1-9; 118:1-29; 147:1-20; b. Sự thương xót, Thi Tv 32:1-11; 85:1-13; 136:1-26
  • 26. c. Vô sở bất tri, Thi Tv 139:1-24 d. Quyền năng sáng tạo, Thi Tv 33:1-22; 89:1-52; 104:1-35 Kinh nghiệm của Y-sơ-ra-ên: a. Không tin, Thi Tv 78:1-72 b. Hoang tàn và khốn khổ, Thi Tv 79:1-13; 80:1-19 c. Tái phạm, Thi Tv 81:1-16 d. Sự quan phòng của Đức Chúa Trời, Thi Tv 105:1-45; 106:1-48; 114:1-8 Dẫn nhập Châm ngôn Một sách sưu tập các cách ngôn về đạo đức và tôn giáo: Bao gồm những dạy dỗ về cuộc sống đứng đắn. Sách cũng là một bài luận ngắn về sự khôn ngoan, sự công bình, tiết độ, cần cù, thánh sạch… Trong những Châm ngôn súc tích thường nêu lên một sự tương phản giữa khôn ngoan và ngu xuẩn, giữa công bình và tội lỗi. Tác giả: Sa-lô-môn, nói chung, được công nhận là tác giả của phần lớn trong sách Châm Ngôn. Có lẽ chính ông không phải là tác giả ban đầu của toàn bộ Châm Ngôn, chương 30 và 31 là của A-gu-rơ và Lê-mu-ên. Mục đích chính: Đưa ra những lời dạy dỗ đạo đức, nhất là đối với giới trẻ. Câu chìa khoá: ChCn 1:4 Tư tưởng chủ đạo: Kính sợ Chúa, được nhắc khoảng 14 lần. Bảng tóm tắt: 1. Lời khuyến cáo và cảnh cáo của người cha, với sự khích lệ hãy giành lấy sự khôn ngoan, ChCn 1:1-7:27 2. Lời kêu gọi của sự khôn ngoan, ChCn 8:1-9:18 3. Châm Ngôn của Sa-lô-môn - sự tương phản giữa thiện và ác, khôn ngoan và ngu xuẩn, ChCn 10:1-20:30 4. Những cách ngôn và lời khuyến cáo có tính chất châm ngôn, ChCn 21:1- 24:34 5. Châm ngôn của Sa-lô-môn do người của Ê-xê-chia sao chép, ChCn 25:1- 29:27 6. Lời của A-gu-rơ, lời cầu nguyện, ChCn 30:1-33 7. Lời của vua Lê-mu-ên, lời khuyên của người mẹ, ChCn 31:1-9 Mô tả về người vợ lý tưởng, ChCn 31:10-31 Đoạn chọn đặc biệt: - Lời kêu gọi của khôn ngoan, ChCn 1:20-23; ChCn 8:1-36 - Cội nguồn của khôn ngoan, ChCn 2:6 - Sự quí giá của khôn ngoan, ChCn 3:13-26 - Việc chính yếu, ChCn 4:5-13 - Kho tàng đáng giá nhất, ChCn 8:11-36 - Bữa tiệc của khôn ngoan, ChCn 9:1-6;
  • 27. Những đề tài được bàn đến cách đặc biệt: - Nóng nảy, ChCn 14:17,29; ChCn 15:18; ChCn 16:32; ChCn 19:11 - Sự hào phóng, ChCn 3:9-10; ChCn 11:24-26; ChCn 14:21; ChCn 19:17; ChCn 22:9 - Sự sửa trị trẻ con, ChCn 13:24; ChCn 19:18; ChCn 22:6,15; ChCn 23:13- 14 - Kẻ cám dỗ, ChCn 4:14; ChCn 9:13; ChCn 16:29 - Kính sợ Đức Chúa Trời, ChCn 1:7; ChCn 3:7; ChCn 9:10; ChCn 10:27; ChCn 14:26-27; ChCn 15:16,33; ChCn 16:6; ChCn 19:23; ChCn 23:17; ChCn 24:21 - Kẻ ngu xuẩn, nói hành, ChCn 10:18 - Đoản thọ, ChCn 10:21 - Kẻ gây điều tai ác, ChCn 10:23 - Tự cho là công bình, ChCn 12:15 - Dễ cáu, ChCn 12:16 - Phỉ báng tội lỗi, ChCn 14:9 - Nói ngông, ChCn 15:2 - Vô cảm, ChCn 17:10 - Nguy hiểm, ChCn 17:12 - Hão huyền, ChCn 17:24 - Can thiệp vào chuyện của người khác, ChCn 20:3 - Xem thường sự khôn ngoan, ChCn 23:9 - Ngu si, ChCn 27:22 - Tự tin, ChCn 14:16; ChCn 28:26 - Lắm mồm, ChCn 29:11 - Tình Bạn, ChCn 17:17; ChCn 18:24; ChCn 19:4; ChCn 27:10,17 - Hiểu biết thiêng liêng, ChCn 15:11; ChCn 21:2; ChCn 24:12 - Lười biếng, ChCn 6:6-11; ChCn 10:4-5; ChCn 12:27; ChCn 13:4; ChCn 15:19; ChCn 18:9; ChCn 19:15,24; ChCn 20:4,13; ChCn 22:13; ChCn 24:30-34; ChCn 26:13-16 - Hà hiếp, ChCn 14:31; ChCn 22:22; ChCn 28:16 - Kiêu căng, ChCn 6:17; ChCn 11:2; ChCn 13:10; ChCn 15:25; ChCn 16:18-19; ChCn 18:12; ChCn 21:4,24; ChCn 29:23; ChCn 30:13 - Cẩn trọng, ChCn 12:23; ChCn 13:16; ChCn 14:8,15,18; ChCn 15:5; ChCn 16:21; ChCn 18:15; ChCn 27:12 - Kẻ nhạo báng, ChCn 3:34; ChCn 9:7; ChCn 14:6; ChCn 19:25; ChCn 24:9 - Tranh giành, ChCn 3:30; ChCn 10:12; ChCn 15:18; ChCn 16:28 ChCn 17:1,4,19; ChCn 18:6,19; ChCn 20:3; ChCn 22:10; ChCn 25:8; ChCn 30:33 - Tiết độ, ChCn 20:1 ChCn 21:17; ChCn 23:1-3,20; ChCn 23:29-35; ChCn 25:16; ChCn 31:4-7
  • 28. - Miệng lưỡi, ChCn 4:24; ChCn 10:11-32; ChCn 12:6,18,22; ChCn 13:3; ChCn 14:3; ChCn 15:1-7,23; ChCn 16:13,23,27; ChCn 17:4; ChCn 18:7,21; ChCn 19:1; ChCn 20:19; ChCn 21:33; ChCn 26:28; ChCn 30:32 - Của phi nghĩa, ChCn 10:2; ChCn 13:11 ChCn 21:6; ChCn 28:8 - Của cải, ChCn 10:2,15; ChCn 11:4,28; ChCn 13:7,11; ChCn 15:6; ChCn 16:8; ChCn 18:11; ChCn 19:4; ChCn 27:24; ChCn 28:6,22 - Phụ nữ xấu, ChCn 2:16-19; ChCn 5:3-14,20,23; ChCn 6:24-35; ChCn 7:5- 27; ChCn 9:13-18 - Phụ nữ tốt, ChCn 5:18-19; ChCn 31:10-31; Bài học thuộc linh: Sa-lô-môn là cột chỉ đường chớ không phải là gương mẫu. Ông vạch ra đường lối đến với sự khôn ngoan, nhưng trong phần sau của đời ông thì ông đã không đi trong đường lối ấy. Con trai ông là Giê-rô- bô-am theo gương của ông chớ không theo sự khuyên bảo của ông và trở thành kẻ thống trị xấu xa và ngu muội. Dẫn nhập Truyền đạo Tên sách: Mượn của Bản Bảy Mươi Dịch Giả.Trong Bản Kinh Thánh Hê- bơ-rơ thì sách này được gọi là Koheleth. Nghĩa của từ này có phần nào tranh cãi, nhưng thường được dịch sang Anh ngữ là "Người Truyền Đạo" hay "người thuyết giảng." Tác giả: Không chắc chắn, nhưng thông thường người ta cho rằng tác giả là Sa-lô-môn, TrGv 1:1-2 Đánh giá từ nét sơ sài của cuộc đời Sa-lô-môn trong Kinh Thánh, nhiều kinh nghiệm được nhắc trong sách này dường như khớp với những gì mà ông - có lẽ - đã từng trải. Câu chìa khóa: TrGv 12:13 Chữ chìa khóa: Vô nghĩa, dưới mặt trời. Mỗi từ ngữ xuất hiện hơn 25 lần. Nội dung: Sách bao gồm những suy nghĩ và kinh nghiệm của một triết gia mà tâm trí ông luôn có các mâu thuẫn đối lập của các vấn đề trong cuộc sống. Sau khi nói về sự tan vỡ ảo mộng xảy đến với mình, tác giả trình bày quan điểm của con người theo chủ nghĩa duy vật hưởng lạc - không có gì khác hơn là sự hưởng thụ các thú vui xác thịt. Khi ý tưởng này tái hiện trong suốt quyển sách, bày tỏ cách hiển nhiên là tác giả đang vật lộn với ý tưởng ấy, đồng thời tác giả cũng nói lên những chân lý sâu sắc về nghĩa vụ và bổn phận của con người đối với Thượng Đế. Cuối cùng dường như tác giả thoát khỏi sự suy đoán và hồ nghi để đến một kết luận đáng khâm phục trong TrGv 12:13 "Kính sợ Đức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài# ấy là trọn phận sự của ngươi"
  • 29. Bảng tóm tắt: Chương 1 - 2: 1. Dẫn nhập. Suy nghĩ về vòng lẩn quẩn của cuộc đời đơn điệu, TrGv 1:1-11 2. Con người tự nhiên tìm kiếm hạnh phúc để được thoả mãn. a. Không thể tìm sự thoả mãn hạnh phúc trong sự khôn ngoan, TrGv 1:12-18 b. Không thể có hạnh phúc và thoả mãn trong thú vui trần tục, TrGv 2:1-3 c. Nghệ thuật hay trồng trọt không mang lại thoả mãn và hạnh phúc, TrGv 2:4-6 d. Của cải dư dật không mang lại hạnh phúc và thoả mãn, TrGv 2:7-11 3. Kết luận: a. Người khôn ngoan hơn người ngu dại, TrGv 2:12-21 b. Về sự hưởng lạc - không có gì hay hơn là ăn uống và hưởng thụ cuộc đời, TrGv 2:24-26 Chương 3 : Quan điểm của con người tự nhiên về vòng đời tẻ nhạt.# a. Mọi việc đều có chu kỳ, TrGv 3:1-8 b. Kết luận của người theo chủ nghĩa duy vật, TrGv 3:13-22 Chương 4: Nghiên cứu các tệ nạn xã hội do xa rời đức tin, TrGv 4: 1-15.Kết kuận, tất cả đều là vô nghĩa và hư không, TrGv 4:16 Chương 5: a. Lời khuyên về bổn phận tôn giáo, TrGv 5:1-7 b. Vô nghĩa của sự giàu có, TrGv 5: 9-17 c. Kết luận là, ăn uống và hưởng thụ đời, TrGv 5:18-20 Chương 6: Vô nghĩa của sự sống lâu, TrGv 6:3-12 Chương 7: a. Một chuỗi những châm ngôn khôn ngoan, TrGv 7:1-24 b. Kết luận về người đàn bà xấu xa, TrGv 7:25-28 Chương 8: a. Bổn phận công dân, TrGv 8:1-5 b. Sự bất ổn của sự sống, TrGv 8:6-8 c. Sự chắc chắn về sự phán xét của Chúa và sự bất công của cuộc sống, TrGv 8:10-14 d. Kết luận của người hưởng lạc, TrGv 8:15 e. Công việc của Thượng Đế và con người, TrGv 8:16-17 Chương 9: a. Những sự việc tương tự xảy đến cho người công bình và người gian ác nấm mồ là đích của sự sống, con người là một loài vật của hoàn cảnh. Kết luận giống như của người hưởng lạc: Hãy ăn uống, vì ngày mai chúng ta sẽ
  • 30. chết,# TrGv 9:1-9 b. Sự khôn ngoan thì ưu việt, mặc dù thường không được coi trọng, TrGv 9:13-18 Chương 10: Các châm ngôn khôn ngoan, sự tương phản giữa khôn ngoan và ngu dại, vv… Chương 11: a. Lời khuyên về sự rộng lượng, TrGv 11:1-6 b. Lời khuyên đối với người trẻ, TrGv 11:9-10 Chương 12: Sự mô tả dưới hình thức thi ca về tuổi già, TrGv 12:1-7. Những lời kết thúc của nhà truyền đạo và kết luận cuối cùng liên quan đến bổn phận cao cả nhất của con người, TrGv 12:8-14 Dẫn nhập Nhã ca Tác giả: Sa-lô-môn, căn cứ vào truyền thuyết. Sách này bị phê phán dữ dội bởi vì ngôn từ khêu gợi trong sách. Việc sách nầy được xếp vào Kinh Thánh đã được nhiều học giả kính sợ Chúa trong mọi thời đại bào chữa. Nhiều người coi sách như là một ngụ ngôn thuộc linh, tiêu biểu cho tình cảm thiêng liêng tồn tại giữa Đức Chúa Trời với dân sự của Ngài hay là giữa Đấng Christ và Hội Thánh Ngài. Sách là một bài thơ Đông phương: Những từ ngữ sôi nổi chỉ có thể được diễn giải cách thoả đáng bởi một tâm trí thuộc linh trưởng thành sâu sắc. Bảng tóm tắt: (Tân lang tiêu biểu cho Đấng Christ# tân phụ tiêu biểu cho Hội Thánh). 1. Sự thông công thuộc linh giữa tân phụ và tân lang thiên thượng, Nha Dc 1:1-2:7 2. Tân phụ nhớ nhung người bạn đồng hành của mình và đi tìm kiếm chàng, Nha Dc 2:8-3:5 3. Cuộc trò chuyện sôi nổi của tân phụ và tân lang về tình yêu song phương và sự ái mộ lẫn nhau, Nha Dc 3:6-8:14 Tư tưởng chủ đạo: Người Yêu Của Ta, danh phận của người tin Chúa dành cho Đấng Christ, Nha Dc 2:16 Đoạn tương ứng: Thi Tv 45:1-17 Những minh họa phụ: I. Tân Lang Thiên Thượng: 1. Tình yêu của chàng che đậy mọi tì vết của tân phụ, Nha Dc 4:7 2. Chàng vui mừng vì cớ nàng, EsIs 62:5 3. Chàng phó sự sống của mình cho nàng, Eph Ep 5:25
  • 31. 4. Chàng sẽ đến để rước nàng, Mat Mt 25:6 II. Tân Phụ: 1. Yêu thương tân lang, Nha Dc 2:16 2. Cảm thấy sự không xứng đáng của mình, Nha Dc 1:5 3. Đã được làm thanh sạch và mặc áo bào không tì vết, KhKh 19:8 4. Dồi mình bằng châu báu của ân điển Đức Chúa Trời, EsIs 61:10 5. Đưa ra lời mời đến dự lễ cưới, KhKh 22:17 Tiệc cưới: 1. Sự sửa soạn bởi Người Cha dành cho con trai mình, Mat Mt 22:2 2. Sự sửa soạn tốn kém đã được thực hiện, Mat Mt 22:4 3. Mời đến dự tiệc, một vinh dự lớn lao, KhKh 19:9 4. Lời mời bị nhiều người khinh dể, Mat Mt 22:5 5. Lời mời dành cho mọi tầng lớp, Mat Mt 22:10 6. Quên mặc áo lễ dự cưới sẽ bị từ chối, Mat Mt 22:11-13 Dẫn nhập Ê-sai Nhà tiên tri: Ông là con trai của A-mốt, hành chức tiên tri vào triều đại của Ô-xia, Giô-tham, A-háp và Ê-xê-chia, EsIs 1:1 Sự kêu gọi Ê-sai và xức dầu cho ông, EsIs 6:1-8 Gia đình Ê-sai, EsIs 7:3; EsIs 8:3-4 Ê-sai được xem là vị tiên tri vĩ đại nhất thời Cựu Ước: 1. Bởi ông là tiên tri của sự cứu chuộc một cách rõ nét. 2. Nhiều đoạn trong sách Ê-sai là những đoạn hay nhất trong văn học. Một số học giả hiện đại nghiên cứu lời tiên tri dưới hình thức thi ca này chẳng khác gì nhà thực vật học nghiên cứu hoa, mổ xẻ và phân tích hoa vậy. Với phương pháp như vậy, tinh hoa và tính thống nhất của sách, chẳng khác chi bông hồng, đã bị lãng quên bởi bị lôi ra thành nhiều mảnh để khảo xét. Bảng tóm tắt: Phần I: Chương 1-39, nhắc đến các sự kiện đưa đến tình trạng phu tù. a. Lời hô hào và cảnh cáo và sự phán xét của Đức Chúa Trời, xen lẫn lời tiên đoán về những năm tháng sáng sủa hơn và sự giáng lâm của Đấng Mê-si-a, EsIs 1:1-12:6 b. Lời tiên tri về các quốc gia xung quanh - A-si-ri, Ba-by-lôn, Mô-áp, Ai- cập, Phi-li-tin, Sy-ri, Ê-đôm và Ty-rơ, . . . EsIs 13:1-23:18 c. Bài viết về tội lỗi và sự khốn cùng của nhân dân, những lời hứa về cứu rỗi, một bài ca về niềm tin cậy nơi Đức Chúa Trời, và sự chăm sóc của Ngài đối với vườn nho của Ngài, EsIs 24:1-27:13 d. Chủ yếu là những tai họa được loan báo nghịch cùng Ép-ra-im và Giê-ru- sa-lem, nhất là về việc nhờ cậy vào các đồng minh nước ngoài, EsIs 28:1-
  • 32. 31:9 e. Lời hứa về một vị vua công bình và tràn đầy Thánh Linh, sự đề cao người công bình, và biến đồng vắng thành ngôi vườn của Chúa, EsIs 32:1-35:10 f. Ê-xê-chia được giải cứu khỏi bàn tay người A-si-ri, kéo dài tuổi thọ của ông, EsIs 36:1-39:8 Phần II: Phần II của sách gồm các lời tiên đoán, lời cảnh cáo, và những lời hứa nhắc đến các sự kiện sau thời kỳ phu tù và mãi tận chế độ Cơ Đốc giáo sau này. Phần này có lời tiên tri nói rất nhiều về Đấng Mê-si-a. Chữ chìa khóa: Sự cứu rỗi. Tên của Ê-sai có nghĩa "sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời." Sự cứu rỗi: a. Nguồn cứu rỗi, EsIs 12:3 b. Sự mừng rỗ của cứu rỗi, EsIs 25:9 c. Tường của sự cứu rỗi, EsIs 26:1 d. Sự cứu đời đời, EsIs 45:17 e. Ngày cứu rỗi, EsIs 49:8 f. Bàn chân của người rao sự cứu rỗi, EsIs 52:7 g. Quảng bá sự cứu rỗi, EsIs 52:10 h. Cánh tay của sự cứu rỗi, EsIs 59:16 i. Mão của sự cứu rỗi, EsIs 59:17 j. Áo cứu rỗi, EsIs 61:10 k. Ánh sáng cứu rỗi, EsIs 62:1 Bảy điều còn lại đời đời: 1. Quyền năng của Chúa, EsIs 26:4 2. Sự phán xét của Chúa, EsIs 33:14 3. Sự vui mừng, EsIs 35:10 4. Sự cứu rỗi, EsIs 45:17 5. Sự nhân từ, EsIs 54:8 6. Giao ước, EsIs 55:3 7. Ánh sáng, EsIs 60:19 Dẫn nhập Giê-rê-mi * Gần tiểu sử và sứ điệp của "vị tiên tri khác." Thời kỳ: Những ngày đen tối trong vương quốc của Giu-đa, từ Giô-si-a năm thứ 13 (vị vua tốt cuối cùng) mãi cho đến vài năm sau thời kỳ phu tù. Chủ đề chính: Sự tái phạm tội, cảnh nô lệ và trở về quê hương của người Do Thái. Cuộc đời của Giê-rê-mi:
  • 33. - Gia đình, Gie Gr 1:1 - Sự ra đời, được Chúa chọn để làm tiên tri, Gie Gr 1:5 - Sự kêu gọi lúc còn trẻ, trong thời vua Giô-si-a, Gie Gr 1:2-6 - Sự ban năng lực của Chúa, Gie Gr 1:9 - Sự ủy nhiệm, Gie Gr 1:10 - Lời hứa về sự hiện diện của Chúa, Gie Gr 1:19 - Sức ép của nhiệm vụ trên Giê-rê-mi, Gie Gr 20:9 - Nâng đỡ bởi Lời Đức Chúa Trời, Gie Gr 15:16 - Tiên đoán về sự bị bắt bớ, Gie Gr 1:19 bị cùm, Gie Gr 20:2 - Trong hố bùn, Gie Gr 38:6 - Bị đưa sang Ai-cập, Gie Gr 43:5-7 Bảng tóm tắt: 1. Kêu gọi làm tiên tri, Gie Gr 1:1-19 2. Sự quở trách, cảnh cáo và lời hứa dành cho người Do Thái, Gie Gr 2:1- 20:18 3. Vạch mặt kẻ thống trị, cũng như bọn chăn bất trung và tiên tri giả, Gie Gr 21:1-23:40 4. Tiên đoán về sự phán xét của Chúa, và sự đánh bại Giê-ru-sa-lem, và 70 năm làm phu tù, Gie Gr 25:1-29:32 5. Lời hứa về sự trở về quê hương của người Do Thái, Gie Gr 30:1-33:26 6. Lời tiên tri phát sinh bởi tội lỗi của Sê-đê-kia và Giê-hô-gia-kim, Gie Gr 34:1-39:18 7. Tình trạng bi đát của những người còn sót lại trong xứ Giu-đa, và lời tiên tri về họ, Gie Gr 40:1-44:30 8. An ủi Ba-rúc, Gie Gr 45:1-5 9. Lời tiên tri về các quốc gia thù địch, Gie Gr 46:1-51:64 Sứ điệp: 1. Một số điểm chính yếu: a. Nguồn nước sống và hồ chứa, Gie Gr 2:13 b. Vết nhơ tội lỗi không thể xóa được, Gie Gr 2:22 c. Tìm kiếm một người, Gie Gr 5:1 d. Đường lối cũ tốt nhất, Gie Gr 6:16 e. Cơ hội đã đánh mất, Gie Gr 8:20 f. Lời kêu gọi đầy nước mắt về ăn năn, Gie Gr 9:1 g. Tình trạng suy đồi của lòngngười, Gie Gr 17:9 h. Người thợ gốm và đất sét, Gie Gr 18:1-23 i. Người chăn bất trung, Gie Gr 23:1-40 j. Tìm kiếm Đức Chúa Trời như thế nào, Gie Gr 19:23 k. Giao ước mới, Gie Gr 31:31-34 l. Sự cắt xén lời Đức Chúa Trời, Gie Gr 36:21-24
  • 34. 2. Bị từ chối, ruồng rẫy bởi: a. Láng giềng của mình, Gie Gr 11:19-21 b. Gia đình của mình, Gie Gr 12:6 c. Các thầy tế lễ và tiên tri, Gie Gr 20:1-2 d. Bạn hữu của mình, Gie Gr 20:10 e. Bởi toàn thể dân sự, Gie Gr 26:8 f. Bởi vua, Gie Gr 36:23 Dẫn nhập Ca Thương * Cuốn sách tiếp theo của Giê-rê-mi. Chủ đề: Một loại những bài hát tang lễ dưới hình thức thể thơ chữ đầu, được viết như là cho một quốc tang, miêu tả cảnh phu tù và tàn phá Giê-ru-sa-lem. Trong ấn bản Bảy Mươi Dịch Giả, người ta phát hiện dòng chữ giới thiệu như sau: "Việc xảy ra sau khi Y-sơ-ra-ên lâm vào cảnh phu tù đến nỗi Giê- rê-mi ngồi khóc và ca ai oán và viết bài ca thương về Giê-ru-sa-lem." Trong bản Kinh Thánh Hê-bơ-rơ, các chương 1,2,4,5 đều có 22 câu, và mỗi câu bắt đầu bằng một chữ cái trong số 22 chữ cái Hê-bơ-rơ lần lượt theo thứ tự. Trong chương 3, ba câu đầu tiên bắt đầu bằng ký tự aleph, và cứ thế tiếp tục cho đến hết chương này. Chương 5 có 22 câu nhưng không theo thể thơ chữ đầu. Bảng tóm tắt: 1. Sự điêu tàn của Giê-ru-sa-lem và cảnh khốn cùng của những người bị lưu đày, vì cớ tội lỗi của họ, CaAc 1:1-22 2. Chúa, Đấng chăn dắt của Y-sơ-ra-ên đã phó dân sự của Ngài vào một số phận khủng khiếp, CaAc 2:1-22 3. Sự đau buồn của Giê-rê-mi đối với cảnh thống khổ của nhân dân của ông, sự tin cậy của Giê-rê-mi ở nơi Đức Chúa Trời, và sự bắt bớ đối với Giê-rê- mi CaAc 3:1-66 4. Vinh quang thời trước của Y-sơ-ra-ên tương phản với cảnh bi đát hiện tại của họ, CaAc 4:1-22 5. Lời cầu nguyện xin sự thương xót, CaAc 5:1-22 Câu chìa khóa: CaAc 1:12 Dẫn nhập Ê-xê-chi-ên Tên: Có nghĩa là "Đức Chúa Trời làm vững mạnh." Sách này: Cũng giống như sách Đa-ni-ên và sách Khải huyền, có thể được
  • 35. coi là sách huyền bí. Sách gồm nhiều hình ảnh khó diễn giải. Thế nhưng, nhiều dạy dỗ trong sách thì rõ ràng và có giá trị cao nhất. Bảng tóm tắt: Phần I: Sự Sửa Soạn Và Kêu Gọi Tiên Tri, [dc Exe 1:1-3:27;; [mt a. Con trai của thầy tế lễ, Exe Ed 1:3 b. Đưa những phu tù sang Ba-by-lôn, Exe Ed 1:1. Vua thứ nhì, Exe Ed 24:11-16 c. Khải tượng của Ê-xê-chi-ên về Đức Chúa Trời, Exe Ed 1:1-28 d. Sự kêu gọi Ê-xê-chi-ên, Exe Ed 1:3 e. Sự uỷ nhiệm ông và việc được ban năng lực, Exe Ed 2:1-3:27 f. Thức ăn thuộc linh, Exe Ed 3:1-3, xem sách KhKh 10:10 g. Nhiệm vụ của Ê-xê-chi-ên như là người canh giữ thuộc linh, Exe Ed 3:4- 11,17-21 h. Ê-xê-chi-ên yêu cầu được cảm động bởi Thánh Linh ở mức độ cao nhất. Mệnh đề "Đức Giê-hô-va phán" được lặp lại nhiều lần trong cả sách. Tư tưởng chủ đạo: "Ta là Chúa Hằng Hữu" Phần II: Miêu Tả Tình Trạng Bội Đạo Của Dân Giu-đa Trước Khi Bị Bắt Làm Phu Tù: a. Phần lớn là khải tượng, lời cảnh cáo, và lời tiên đoán về tội ác của dân sự, và sự tàn phá sắp xảy đến với Giê-ru-sa-lem, Exe Ed 4:1-24:27 b. Sự phán xét của Chúa đối với bảy nước xung quanh, Exe Ed 25:1-32:32 Phần III: Chủ Yếu Tiên Đoán Và Lời Hứa, liên quan đến các phương cách để khôi phục sự vinh hiển của đất nước, [dc Exe 33:1-48:35;; [mt a. Bằng cách lưu ý đến những lời cảnh cáo của người canh giữ thuộc linh và ăn năn tội lỗi, Exe Ed 33:1-33 b. Bằng cách sa thải kẻ chăn bất trung, và người chăn tốt lành sẽ đến và chăn giữ bầy chiên, Exe Ed 34:1-31 c. Bằng sự phục hưng đất nước và phục hưng thuộc linh trong thung lũng đầy các hài cốt khô, Exe Ed 36:1-37:28 d. Bằng cách đánh bại các kẻ thù của đất nước, Exe Ed 38:1-39:29 e. Bằng cách xây một nơi thánh mới, Exe Ed 40:1-42:20 f. Bằng cách trả lại vinh hiển của Chúa, Exe Ed 43:4-5; 44:4 g. Bởi chức vụ của một thầy tế lễ trung tín, Exe Ed 44:9-31 h. Bởi nước sự sống tuôn chảy từ nơi thánh, Exe Ed 47:1-23 xem KhKh 22:1-2 Những sự kiện nổi bật: 1. Sự vinh hiển của Chúa ra khỏi đền thờ, Exe Ed 10:16-18; 11:23 2. Giê-ru-sa-lem thất thủ, Exe Ed 33:21 3. Nói tiên tri về sự trở lại của vinh quang Đức Chúa Trời khi Ngài hiện ra, Exe Ed 44:4
  • 36. Đoạn chọn đặc biệt: 1. Tấm lòng mới, Exe Ed 11:19; 36:25-28 2. Trách nhiệm cá nhân, Exe Ed 18:20-32 3. Vữa chưa tôi, Exe Ed 13:10-15 4. Tìm kiếm người chánh trực, Exe Ed 22:30. Xem Gie Gr 5:1 5. Những người nghe đa cảm, Exe Ed 33:30-32 6. Các chương dành cho người truyền đạo, Exe Ed 13:1-23; Exe Ed 33:1- 34:31 7. Sự phục hưng, Exe Ed 37:1-28 Dẫn nhập Đa-ni-ên Sách đọc chung với sách Khải huyền. Tác giả: Đa-ni-ên, giống như Ê-xê-chi-ên, là một phu tù tại Ba-by-lôn. Đa- ni-ên được dẫn đến trước mặt vua Nê-bu-cát-nết-sa lúc còn niên thiếu và được đào tạo bằng các môn khoa học và ngôn ngữ Ba-by-lôn (của người Canh-đê)# DaDn 1:17-18 Sự nghiệp: Giống như Giô-sép - được cất nhắc đến địa vị cao nhất trong vương quốc (DaDn 2:48), Đa-ni-ên vẫn giữ vững đời sống thuộc linh trong một cung đình của người ngoại đạo, DaDn 6:10 Chủ đề chính: Quyền tối cao của Đức Chúa Trời trên mọi công việc của con người qua mọi thời đại. Lời thú nhận của vị vua theo ngoại giáo về sự thật này tạo nên những câu chìa khoá của sách này, DaDn 2:47; DaDn 4:37; DaDn 6:26 Phần I: Phần lớn là lời tường thuật về tiểu sử cá nhân và lịch sử địa phương. Gồm một bản tường thuật về các sự kiện hồi hộp và sự can thiệp vượt trên tất cả của Chúa trong Cựu Ước. Đoạn này nhắc đến sáu mâu thuẫn (xung đột) đạo đức mà Đa-ni-ên và các bạn ông đã trải qua. Mâu thuẫn thứ 1: Giữa sự ăn uống buông thả của người ngoại đạo và sự ăn uống kiêng cữ nghiêm nhặt để cải thiện sức khoẻ. Sự ăn uống kiêng cữ đã thắng, DaDn 1:8-15 Mâu thuẫn thứ 2: Giữa các phù phép của bọn ngoại giáo và sự khôn ngoan thiên thượng trong việc giải mộng cho vua. Sự khôn ngoan đến từ Chúa đã thắng, DaDn 2:1-47 Mâu thuẫn thứ 3: Sự thờ hình tượng nghịch cùng sự trung thành của Đức Chúa Trời. Lòng trung thành với Đức Chúa Trời đã thắng, DaDn 3:1-30 Mâu thuẫn thứ 4: Sự kiêu ngạo của vị vua ngoại giáo nghịch cùng quyền tối thượng của Đức Chúa Trời.
  • 37. Đức Chúa Trời đã thắng, vua bị đuổi ra ngoài để ăn cỏ, DaDn 4:4-37 Mâu thuẫn thứ 5: Xúc phạm vật thánh. Sự tôn kính Chúa đã thắng - chữ viết trên tường, Bên-xát-sa bị truất phế, DaDn 5:1-30 Mâu thuẫn thứ 6: Giữa âm mưu hiểm ác và sự quan phòng của Đức Chúa Trời đối với những người thánh của Ngài. Sự quan phòng của Đức Chúa Trời đã thắng, miệng sư tử bị khoá lại, DaDn 6:1-28; Phần II: Khải Tượng Và Lời Tiên Tri về bàn tay kiểm soát của Đức Chúa Trời di chuyển các cảnh khác nhau trong toàn cảnh lịch sử, DaDn 7:1-12:13 Sự diễn giải: Sách Đa-ni-ên là sách đọc chung với sách Khải huyền# cả hai sách gồm nhiều hình ảnh mang tính chất huyền bí. Sự cố gắng làm cho các lời tiên tri trong sách Đa-ni-ên và sách Khải huyền khớp với các sự thật và sự kiện trong lịch sử nhân loại đã gây ra một sự mâu thuẫn không dứt về ý kiến. Sự diễn giải đúng đắn các chi tiết trong khải tượng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Hai sự thật, nhìn chung, được hầu hết học giả công nhận: 1. Những lời tiên tri tiêu biểu sự khải thị về tương lai đã được vén màn phần nào trong lịch sử thế tục và lịch sử thiêng liêng. 2. Khải tượng nhắm về sự khải hoàn sau rốt của vương quốc Đức Chúa Trời trên mọi quyền lực thế gian và Sa-tan. Trong chương 7, nhiều nhà bình luận xem bốn con thú là tiêu biểu cho bốn đế quốc gồm Ba-by-lôn, Ba-tư, Hy Lạp và La Mã (DaDn 7:1-7), tiếp theo là một khải tượng của Mê-si-a sắp giáng lâm. Trong chương 8, là một thời kỳ khác của lịch sử Ba-tư và Hy Lạp xuất hiện dưới hình bóng của một con thú. Chương 9 gồm lời cầu nguyện của Đa-ni-ên và lời tiên tri đã được vén màn vào thời đại giáng lâm của Đấng Mê-si-a. Chương 10 đến chương 12 gồm những lời tiên tri bổ sung và khải thị thêm về các sự kiện tương lai. Ba chương này là một bãi chiến trường của các cuộc tranh cãi về thần học với nhiều cách diễn giải khác nhau. Đoạn chọn đặc biệt: 1. Mục đích của Đa-ni-ên, DaDn 1:8 2. Tảng đá ra từ ngọn núi, DaDn 2:44-45 3. Câu trả lời của ba bạn Hê-bơ-rơ, DaDn 3:16-18 4. Bữa tiệc của Bên-xát-sa, DaDn 5:1-31 5. Đa-ni-ên trong hang sư tử, DaDn 6:1-24 6. Khải tượng về sự phán xét, DaDn 7:9-14 7. Lời hứa cho người cứu được linh hồn người khác, DaDn 12:3
  • 38. Dẫn nhập Ô-sê Tác giả: Ô-sê, con trai của Bê-ê-ri, DaDn 1:1. Người cùng thời kỳ với Ê-sai và Mi-chê. Sứ điệp của Ô-sê được nhắm vào vương quốc phía Bắc. Sự phù hợp đặc biệt với nhiệm vụ của ông: 1. Ông được nghĩ là một người dân bản xứ của phía Bắc, và quen thuộc với tình trạng xấu xa tồn tại trong Y-sơ-ra-ên. 2. Hiển nhiên là ông đã lấy một ngưòi vợ tỏ ra là không chung thủy. Một số học giả nghi ngờ điểm này, nhưng nếu điều này là đúng thì sẽ giúp Ô-sê miêu tả cách sống động thái độ của Đức Chúa Trời đối với Y-sơ-ra-ên, "người vợ gian dâm" của ông, OsHs 1:2-3; 2:1-5, nhưng văn phong trong sách này rất bóng bẩy và điều ấy có thể nói rằng kinh nghiệm của Ô-sê với vợ mình chỉ mang tính chất ngụ ngôn (hay ẩn dụ). Sứ điệp thuộc linh: Sự bội đạo xa rời Đức Chúa Trời chính là tội gian dâm thuộc linh. a. Đức Chúa Trời, người chồng, OsHs 2:20; EsIs 54:5 b. Y-sơ-ra-ên, người vợ không trinh bạch, OsHs 2:2 Bảng tóm tắt: Phần I: Sự Bội Đạo Của Y-sơ-ra-ên: Được tiêu biểu bằng kinh nghiệm của tiên tri trong đời sống hôn nhân, OsHs 1:1-3:5 Phần II: Bài Giảng Của Tiên Tri: Chủ yếu mô tả việc phạm tội trở lại và tội thờ hình tượng của dân sự, xen lẫn với lời răn đe và khuyên bảo, OsHs 4:1-13:16 Lời kêu gọi chính thức về sự ăn năn và lời hứa về những phước lành sau này, OsHs 14:1-9 Những minh hoạ của ngôn từ hết sức bóng bẩy: Thường diễn tả tình trạng xấu xa tại Y-sơ-ra-ên. 1. Thung lũng A-cô, con đường hy vọng, OsHs 2:15 xem Gios Gs 7:24-26 2. "Liên kết với hình tượng", OsHs 4:17 3. "Pha lẫn với nhiều quốc gia" (không còn là một quốc gia biệt riêng và thánh), OsHs 7:8 4. Một cái bánh dẹp chỉ nướng một bên, OsHs 7:8 5. "Các dân ngoại nuốt sức mạnh của Y-sơ-ra-ên" (bị suy yếu bởi sự liên kết gian tà) OsHs 7:9 6. "Tóc bạc lém đém" (già trước tuổi, sự trở nên xấu mà không biết), OsHs 7:9 7. Y-sơ-ra-ên bị nuốt chửng (bản sắc dân tộc bị biến mất), OsHs 8:8 8. Món đồ không giá trị (một khí mảnh bị hư và vô dụng đối với Chúa),
  • 39. OsHs 8:8 9. Thích lừa lọc (không thành thật trong việc buôn bán), OsHs 12:7 Đoạn chọn đặc biệt: Sự ăn năn và sự ban phước lành, OsHs 14:1-9 Dẫn nhập Giô-ên Tác giả: Giô-ên, một tiên tri của Giu-đa, ta biết rất ít về ông, Gio Ge 1:1 Tên: Nghĩa là "Giê-hô-va là Đức Chúa Trời." Ngày tháng: Không biết chắc. Văn phong: Cao thượng, sách được viết một cách thanh nhã và mạnh mẽ. Tư tưởng chủ đạo: Sự ăn năn của cả nước và sự ban phước lành. Duyên cớ: Một trận dịch cào cào và một nạn hạn hán trầm trọng, được xem như là những trừng phạt tội lỗi của dân sự. Trận dịch là lời tiên tri nói về sự xâm lăng sắp xảy đến của các đội quân thù địch của Giu-đa. Từ ngữ chìa khóa: Ngày của Chúa, Gio Ge 1:15; 2:1,11,31; 3:14; Ngày của Chúa: 1. Quãng thời gian phán xét dân sự vì cớ tội lỗi của họ. a. Trận dịch cào cào, Gio Ge 1:4-9 b. Nạn hạn hán trầm trọng, Gio Ge 1:10-20 c. Sự xâm lăng của những kẻ thù, Gio Ge 2:1-10 2. Những kêu gọi ăn năn và cầu nguyện, Gio Ge 2:12-17 3. Lời hứa về giải cứu trong tương lai, Gio Ge 2:18-20 4. Sẽ có một thời được phước lớn. a. Trong thiên nhiên, mưa dồi dào sẽ bảo đảm được mùa, Gio Ge 2:23-24 b. Sự đầy dẫy Đức Thánh Linh sẽ mở ra một cuộc phấn hưng lớn, Gio Ge 2:28-32 xem Cong Cv 2:1-47 5. Trong Thung lũng Giê-hô-sa-phát. a. Các nước ngoại bang (Gờ réc) sẽ bị phán xét, Gio Ge 3:1-16 b. Si-ôn sẽ nhận phước lành vinh hiển, Gio Ge 3:17-21 Đoạn chọn đặc biệt: 1. Sự ăn năn hết lòng, Gio Ge 2:12-17 2. Lời hứa về sự đầy dẫy Thánh Linh trong những ngày sau đó, Gio Ge 2:28- 32 Dẫn nhập A-mốt Tác giả: Tên của A-mốt có nghĩa là "gánh nặng" hay "người mang gánh nặng." Một dông dân của Tê-kô-a, trong chi phái Giu-đa. Một người chăn cừu và chăm sóc cây vả, AmAm 7:14
  • 40. Sự kêu gọi ông, AmAm 7:15 Ý đồ muốn bịt miệng A-mốt, AmAm 7:10-13 Ngày tháng: Nói tiên tri vào triều đại Giê-rô-bô-am II tại Y-sơ-ra-ên, và Ô- xia tại Giu-đa. Văn phong: Bình dị nhưng sinh động như tranh. Trong sách rất nhiều ẩn dụ gây nhiều chú ý, những minh hoạ. a. Chận ép sự thương xót của Đức Chúa Trời bởi kẻ phạm tội được so sánh với chiếc xe bò đầy ắp, AmAm 2:13 b. Áp lực của nhiệm vụ đặt trên tiên tri được ví với tiếng gầm thét của sư tử, AmAm 3:8 c. Sự thoát nạn trong đường tơ kẽ tóc của những người Do Thái còn sót lại được ví như người chăn cừu chỉ còn giành lại hai xương cẳng hay cái tai từ họng sư tử, AmAm 3:12 d. Sự thiếu thốn lời Chúa được ví như nạn đói kém trong thế giới tự nhiên, AmAm 8:11-12 A-mốt với tư cách là tiên tri, hình bóng về Đấng Christ trên nhiều phương diện: 1. Về nghề nghiệp, ông là người làm công, AmAm 7:14 2. Về địa vị hèn mọn, nhìn nhận gốc gác thấp hèn của ông, AmAm 7:15 3. Về phương pháp dạy dỗ bằng minh hoạ. 4. Trong lời tuyên bố của ông về sự linh cảm của Chúa, "Đây là những gì Chúa phán" xuất hiện 40 lần trong lời tiên tri của ông. 5. Trong việc bị kết tội phản quốc, AmAm 7:10; GiGa 19:12 6. Trong áp lực của nhiệm vụ đè nặng trên ông, AmAm 3:8; GiGa 9:4 7. Trong việc vạch mặt sự ích kỷ của bọn nhà giàu, AmAm 6:4-6; LuLc 12:15-21 Bảng tóm tắt: 1. Những xét đoàn gần kề đối với các nước xung quanh, AmAm 1:3-15; AmAm 2:1-3 2. Bài giảng răn đe: a. Đối với Giu-đa, AmAm 2:4-5 b. Đối với Y-sơ-ra-ên, AmAm 2:6-16 3. Lời kêu gọi Y-sơ-ra-ên hãy tìm kiếm Đức Chúa Trời bằng tấm lòng thành, AmAm 5:1-27 4. Lên án đời sống xa hoa, AmAm 6:4-14 5. Một chuỗi những khải tượng: a. Khải tượng về cào cào, AmAm 7:1-3 b. Khải tượng về lửa, AmAm 7:4-5 c. Khải tượng về dây dọi, AmAm 7:7-9 d. Khải tượng về giỏ trái chín, AmAm 8:1-3
  • 41. e. Khải tượng về nơi thánh bị đánh, AmAm 9:1-10 6. Các khải tượng bị gián đoạn bởi ý đồ hăm doạ người tiên tri, AmAm 7:10-13 7. Việc tiên đoán người Y-sơ-ra-ên bị tan lạc và trở về quê hương, AmAm 9:9-15 Dẫn nhập Áp-đia Tác giả: Không biết gì về ông. Lời tiên tri: Xoáy quanh một mối thù máu xa xưa giữa Ê-đôm và Y-sơ-ra-ên. Người Ê-đôm là con cháu của Ê-sau, và có một mối thù hiềm với Y-sơ-ra-ên bởi vì Gia-cốp đã đánh lừa quyền con trưởng của tổ tiên họ, SaSt 25:21-34; SaSt 27:41 Tư tưởng chủ đạo: Câu 10. Người Ê-đôm từ chối không cho người Y-sơ-ra- ên đi ngang qua đất của họ, Dan Ds 20:14-21. Họ vui mừng vì cớ Giê-ru-sa- lem bị đánh chiếm, Thi Tv 137:7 Bảng tóm tắt: Sự sụp đổ của Ê-đôm vì cớ họ kiêu căng và làm điều sai quấy đối với Gia-cốp, ApOv 1:1-16 Việc giải cứu dân sự và sát nhập Ê-đôm vào vương quốc Y-sơ-ra-ên sau này, ApOv 1:17-21 Bài học thuộc linh: Sự quan phòng và chăm sóc đặc biệt của Đức Chúa Trời đối với người Do Thái, và việc chắc chắn hình phạt những kẻ bắt bớ họ. Dẫn nhập Giô-na Tác giả: Giô-na người xứ Ga-li-lê, một trong những tiên tri đầu tiên, IIVua 2V 14:25 Được kêu gọi đi truyền giáo tại Ni-ni-ve và cảnh cáo kẻ thù của đất nước ông, ông đi những hết sức gượng gạo. Bản ký thuật bị người không tin nhạo cười cho là thần thoại, và một vài học giả đã xem lời ký thuật này như là một truyền thuyết hoặc chỉ là một ví von! Người Do Thái xem nó như là có tính chất lịch sử, xem Josephus Anti. IX. 10:2. Chúa Giê-xu trưng dẫn Giô-na, chứng minh lời ký thuật này chính xác, Mat Mt 12:39-41; LuLc 11:29-30 Cá tính của Giô-na: 1. Một phần thánh hóa, một sự pha trộn kỳ quặc giữa mạnh mẽ và yếu đuối. 2. Có ý riêng, Gion Gn 1:1-3 3. Kính sợ Đức Chúa Trời, Gion Gn 1:9
  • 42. 4. Can đảm, Gion Gn 1:12 5. Hay cầu nguyện, Gion Gn 2:1-9 6. Vâng phục sau khi bị sửa phạt, Gion Gn 3:3-4 7. Niềm tin mù quáng và ích kỷ, thất vọng khi Ni-ni-ve ăn năn, Gion Gn 3:4- 10; Gion Gn 4:1 8. Nghĩ quá nhiều về danh dự bản thân, Gion Gn 4:2-3 Bảng tóm tắt: Chương 1: Lẩn trốn mệnh lệnh của Đức Chúa Trời# sự bỏ chạy và bị trừng phạt của tiên tri. Chương 2: Lời cầu nguyện và được giải cứu. Chương 3: Vâng phục sự ủy nhiệm lần thứ nhì Chương 4: Lời phàn nàn có tính trẻ con của người tiên tri# sự bày tỏ lòng thương xót lớn lao của Đức Chúa Trời, cùng với sự quở trách tiên tri. Bài học thuộc linh: 1. Sự nguy hiểm của việc trốn tránh nhiệm vụ. 2. Cám dỗ của lòng yêu nước ích kỷ và niềm tin mù quáng về tôn giáo. 3. Đức Chúa Trời sử dụng những con người bất toàn như phương tiện truyền bá chân lý. 4. Sự lớn lao của lòng thương xót của Đức Chúa Trời. Dẫn nhập Mi-chê Tác giả: Mi-chê, người bản xứ tại Mô-rê-sết, thuộc Giu-đa. Ông nói tiên tri vào thời triều đại của Giô-tham, A-cha và Ê-xê-chia, là người cùng thời với Ê-sai, MiMk 1:1 Tên của ông có nghĩa "Ai giống như Giê-hô-va." Ông thuộc về Giu-đa nhưng nói tiên tri với cả Giu-đa lẫn Y-sơ-ra-ên. Sự xức dầu của ông, MiMk 3:8 Bảng tóm tắt: I. Sự Phân Chia Tổng Quát: a. Chương 1 - 3, chủ yếu là những răn đe về sự phán xét sắp xảy đến. b. Chương 4 - 5, lời hứa của tiên tri về sự giải cứu. c. Chương 6 - 7, chủ yếu là sự khuyên bảo và thú nhận tội lỗi của đất nước, cùng với lời hứa khôi phục đất nước. II. Lên Án Những Tội Lỗi Riêng Tư: a. Thờ hình tượng, MiMk 1:7; MiMk 5:13 b. Những kế hoạch và mưu mô xấu xa, MiMk 2:1 c. Sự tham lam, MiMk 2:2 d. Lòng tham của hoàng tử, tiên tri và thầy tế lễ, MiMk 3:2-11 e. Phù phép, đồng bóng, bói toán, MiMk 5:11
  • 43. f. Không thành thật, MiMk 6:10-12 g. Sự đồi bại toàn cầu, MiMk 7:2-4 h. Phản bội, MiMk 7:5-6 III. Những Hy Vọng Tương Lai: a. Thiết lập một vương quốc công bình, MiMk 5:2 b. Sự giáng lâm của vua Mê-si-a, MiMk 5:2 c. Sự cải cách và khôi phục đất nước, MiMk 7:7-17 d. Thắng lợi trọn vẹn của ân điển Đức Chúa Trời, MiMk 7:18-20 Được trích dẫn: a. Bởi vài trưởng lão, vì vậy cứu mạng Giê-rê-mi, Gie Gr 26:16-19; MiMk 3:12 b. Bởi Toà Công Luận , tâu cùng Hê-rốt Đại đế vào lúc Chúa Giê-xu giáng sinh, Mat Mt 2:5-6; MiMk 5:2 c. Bởi Đấng Christ, lúc cử các môn đồ ra đi giảng đạo, Mat Mt 10:35-36; MiMk 7:6 Những đoạn đáng chú ý: - Định nghĩa về tôn giáo chân chính, MiMk 6:8 - Nơi sinh của Chúa Giê-xu được tuyên bố, MiMk 5:2 - Đức Chúa Trời cất bỏ tội lỗi của người tin nhận Ngài, MiMk 7:18-19 Dẫn nhập Na-hum Tác giả: Biết rất ít về ông. Tên của ông có nghĩa "thương xót" hay "đầy sự yên ủi." Ngày tháng: Một quãng thời gian trước khi Ni-ni-ve sụp đổ. Chủ đề chính: Sự tàn phá thành Ni-ni-ve. Khung cảnh lịch sử: Một số học giả xem sách này là tiếp theo của sách Giô- na. Dường như người A-sy-ri sau khi ăn năn bởi bài giảng của Giô-na, chẳng bao lâu lại thờ hình tượng trở lại. Họ cướp bóc các nước khác, và thủ đô của họ giống như hang sư tử đầy mồi, NaNk 2:11-12 Mục đích của sách: Là tuyên bố sự báo thù của Đức Chúa Trời đối với thành phố đẫm máu và an ủi Giu-đa với các lời hứa giải cứu cho sau này, NaNk 3:1; NaNk 1:13-15 Bảng tóm tắt: Chương 1: Khải tượng về sự uy nghi và sức mạnh vô địch của Giê-hô-va, Đấng bẻ gãy cái ách của người A-sy-ri và giải cứu Giu-đa. Chương 2: