SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
Kế Hoạch Của Đức Chúa Trời Qua Các Lời Tiên Tri
Tác giả: Bob Shelton
Biểu đồ: Bảy Mươi Tuần Lễ Của Đaniên
Biểu đồ: Tuần Lễ Thứ Bảy Mươi Của Đaniên
Biểu đồ: Các Biến Cố Tương Lai
1. Hội Thánh Được Cất Lên
2. Thời Kỳ Dân Ngoại
3. Bảy Mươi Tuần Lễ Của Đaniên
4. Anti Christ Hiện Ra
5. Ba Ngôi Của Sa Tan
6. Liên Minh Phương Bắc Hứng Chịu Cơn Thạnh Nộ Của Đức Chúa Trời
7. Khi Kẻ Đui Được Thấy
8. Cơn Đại Nạn
9. Trận Chiến Ha-ma-ghê-đôn
10. Bình An Sau Cùng
11. Con Rắn Trườn Xuyên Suốt Lời Tiên Tri Của Kinh Thánh
12. Kẻ Chẳng Tin Trong Lời Tiên Tri
13. Thắc Mắc Và Giải Đáp
Lời Nói Đầu
Một phần khá lớn trong Kinh Thánh đề cập đến tương lai. Thực ra, đó là
phần lịch sử được chép trước - và chúng ta gọi đó là lời tiên tri của Kinh
Thánh .
Có rất nhiều lời tiên tri trong Cựu Ước đã được ứng nghiệm trong Cựu Ước
(ví dụ như SaSt 15:13).
Có những lời tiên tri trong Cựu Ước đã được ứng nghiệm trong Tân Ước (ví
dụ EsIs 7:14).
Có những lời tiên tri trong Tân Ước được ứng nghiệm trong Tân Ước (ví dụ
GiGa 2:18-22).
Nhưng có những lời tiên tri trong Cựu Ước và trong Tân Ước sẽ vẫn còn
phải ứng nghiệm.
Chúa Jesus đã nghĩ đến điều này khi Ngài phán “Những sự ấy phải đến”
(Mat Mt 24:6).
Ước ao của tôi là được viết về “Những sự ấy” trong những trang tiếp theo
đây.
Bob Shelton .
HỘI THÁNH ĐƯỢC CẤT LÊN
“SỰ MẦU NHIỆM.”
Phao-lô viết trong bức thơ đầu tiên gởi cho Hội Thánh Côrinhtô rằng: “Nầy
là sự mầu nhiệm tôi tỏ cho anh em: chúng ta không ngủ hết, nhưng hết thảy
đều sẽ biến hóa, trong giây phút, trong nháy mắt, lúc tiếng kèn chót; vì kèn
sẽ thổi, kẻ chết đều sống lại được không hay hư nát, và chúng ta đều sẽ biến
hóa. Vả, thể hay hư nát này phải mặc lấy sự không hay hư nát, và thể hay
chết này phải mặc lấy sự không hay chết. Khi nào thể hay hư nát này mặc
lấy sự không hay hư nát, thể hay chết này mặc lấy thể không hay chết, thì
được ứng nghiệm lời Hội Thánh rằng: Sự chết đã bị nuốt mất trong sự thắng.
Hỡi sự chết, sự thắng của mày ở đâu? Hỡi sự chết, cái nọc của mày ở đâu?
Cái nọc sự chết là tội lỗi, sức mạnh tội lỗi là luật pháp. Nhưng tạ ơn Đức
Chúa Trời đã cho chúng ta sự thắng, nhờ Đức Chúa Jesus Christ chúng ta”
(ICo1Cr 15:51-57).
Đề tài này hết sức quan trọng - đề tài Sự Cất Lên của Hội Thánh. Xin lưu ý
Phao-lô mở đầu phân đoạn này rằng: “Nầy là sự mầu nhiệm tôi tỏ cho anh
em."Rất nhiều lẽ thật sâu nhiệm và quý báu về việc cất Tân Nương của
Đấng Christ lên đến nay vẫn là điều mầu nhiệm trong sự khải thị của Đức
Chúa Trời cho loài người. Cựu Ước im lặng đầy bí ẩn về đề tài Sự Cất Lên.
Các sách Tin Lành Cộng Quan cũng im lặng tương tự. Ngay cả Mat Mt
24:1-51, với câu Kinh Thánh thường được trích dẫn: “Lúc ấy, sẽ có hai
người nam ở trong một đồng ruộng, một người được đem đi, một người bị
để lại” (24:40), cũng không nhắc gì đến sự trở lại của Đấng Christ để đón
Tân Nương Ngài. Tôi tin quyết rằng phân đoạn đầu tiên trong các sách Tin
Lành đề cập rõ ràng đến sự cất lên ấy là GiGa 14:2-3. Trong phân đoạn này,
Đức Chúa Jesus: “Trong nhà cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã
nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi, và
đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta,
hầu cho ta ở đâu, thì các ngươi cũng ở đó.” Ngài không phán: “Ta sẽ trở lại
trần gian này lần nữa,” nhưng đúng hơn, lời hứa của Ngài là: “Ta sẽ trở lại
đem các ngươi đi với ta.” Dầu Đấng Christ giới thiệu lẽ thật về việc Ngài trở
lại đón Tân Nương của Ngài trong 14:1-31, nhưng Ngài không nói cho
chúng ta các chi tiết của sự kiện kỳ diệu này. Do đó, Phao-lô có thể giới
thiệu trong ICo1Cr 15:51-58 rằng: “Nầy là sự mầu nhiệm tôi tỏ cho anh
em.”
“CHÚNG TA KHÔNG NGỦ HẾT.”
Rồi Thánh Linh bắt đầu tỏ ra sự mầu nhiệm này khi Ngài viết ra qua Phao-
lô: “Chúng ta không ngủ hết.” Nói cách khác, sẽ có một thế hệ tín đồ không
nếm mùi sự chết thuộc thể. Có thể đó là thế hệ hiện nay. Không ai trong trần
gian này biết được Đấng Christ sẽ tái lâm đón rước Tân Nương Ngài vào lúc
nào cả. Có nhiều dấu hiệu cho thấy thế hệ này đang tiến đến kỳ tận thế,
nhưng dầu Ngài có tái lâm trong thời kỳ này hay không thì điều đó cũng
không ngăn cản tín đồ “chờ đợi sự trông cậy phước hạnh của chúng ta, và sự
hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức
Chúa Jesus Christ” (Tit Tt 2:13). Rồi Phao-lô viết tiếp: “nhưng hết thảy đều
sẽ biến hóa.”
“HẾT THẢY ĐỀU SẼ BIẾN HÓA.”
Vài năm trước, tôi đang tổ chức một loạt các buổi nhóm tại một Hội Thánh
kia, và sung sướng nhìn thấy niềm vui từ tấm lòng của vị Mục sư và tín hữu
của ông về tòa nhà mới xây cất cho chương trình giáo dục Cơ đốc. Vị Mục
sư này sốt sắng mời tôi đi thăm cơ sở mới, nên chúng tôi bắt đầu tiến theo
dãy hành lang dài. Các cửa ra vào ở hai bên hành lang đều mở toang để tôi
nhìn được các lớp học Trường Chúa Nhật khác nhau, từ lớp của nhóm người
lão niên cho đến lớp vườn trẻ. Khi chúng tôi dừng chân trước lối vào khu
vườn trẻ, tôi thấy một sứ điệp thích hợp này được viết trên cửa: “Chúng ta
không ngủ hết, nhưng hết thảy đều sẽ biến hóa.” Hiển nhiên, trong ICo1Cr
15:1-58, Phao-lô không nói về các em bé trong lớp vườn trẻ, nhưng nói về
các Cơ đốc nhân vẫn còn sống vào thời điểm Hội Thánh Được Cất Lên.
“Chúng ta hết thảy đều sẽ biến hóa.” Sự biến hóa này được nói đến trong
nhiều phân đoạn khác trong Lời Đức Chúa Trời. Ví dụ như Phao-lô đã viết:
“Nhưng chúng ta là công dân trên trời; ấy là từ nơi đó mà chúng ta trông đợi
Cứu Chúa mình, là Đức Chúa Jesus Christ, Ngài sẽ biến hóa thân thể hèn
mạt chúng ta ra giống như thân thể vinh hiển Ngài, y theo quyền phép Ngài
có để phục muôn vật” (Phi Pl 3:20-21). IGi1Ga 3:2 viết rằng: “Hỡi kẻ rất
yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự
chúng ta sẽ ra thể nào thì điều đó chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi
Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật
vậy.” Lẽ thật này đã đem niềm an ủi đến cho vô số tín hữu suốt bao năm
qua, và vẫn là nguồn khích lệ cho chúng ta ngày hôm nay.
Nhiều năm trước, khi tôi cùng nhà tôi là Nancy, đi truyền giáo tại Miền Nam
Việt Nam, tôi được mời tổ chức một Hội Nghị Kinh Thánh tại một Viện
Điều Trị Phung trên vùng cao nguyên trung bộ xinh đẹp. Tôi sẽ không bao
giờ quên niềm sung sướng được truyền rao Lời Đức Chúa Trời cho những
Cơ đốc nhân quý báu kia. Trong một buổi nhóm, tôi cảm thấy được Đức
Thánh Linh dẫn dắt để nói về đề tài Sự Cất Lên của Hội Thánh. Đang lúc
trình bày lẽ thật cảm động này, chúng tôi nói đến lời tuyên bố trong ICo1Cr
15:52 “Chúng ta thảy đều sẽ biến hóa.” Lúc ấy, tôi không thể không để ý
đến một thiếu phụ quý mến dùng bàn tay không còn ngón nữa để huých vào
người kế bên mình, dường như muốn nói rằng: “Chị có nghe điều tôi vừa
nghe thấy không? Chúng ta sẽ không mang dáng vẻ này đời đời đâu!” Sự
thực là mọi con cái đang sống của Đức Chúa Trời sẽ nhận lấy thân thể
không hay hư nát của mình lúc Hội Thánh được cất lên. Điều này sẽ khiến
cho tín đồ vượt qua mọi trở ngại có thể có trên đường họ cất lên để gặp Chúa
tại chốn không trung. Nói cách khác, cấu trúc của những thân thể vinh hiển
sẽ không gặp rắc rối gì khi băng qua các vật thể rắn. Hãy nhớ rằng: “Chúng
ta sẽ giống như Ngài.” Giống như Chúa Jesus đã vượt qua những vách tường
đá của ngôi mộ của Giô-sép người A-ri-ma-thê và đã bước vào căn phòng
“nơi các môn đồ ở,” thậm chí lúc ấy “những cửa đều đương đóng lại” (GiGa
20:19), thì các tín đồ cũng vậy, họ sẽ được cất lên để gặp Đức Chúa Jesus
Christ tại chốn không trung mà không hề bị cản trở bởi bất cứ chướng ngại
nào của trần gian này.
TRONG GIÂY PHÚT
Phao-lô tiếp tục nói rằng sự biến hóa lúc được cất lên sẽ xảy ra “trong nháy
mắt” (câu 52). Người ta phỏng tính cái nháy mắt kéo dài mười một phần
trăm giây. Đại ý ấy là sự cất lên sẽ xảy ra nhanh đến nỗi không một kẻ nào
chưa tin Chúa trên trần gian này có thể thấy được biến cố trọng đại này. Hãy
hình dung sự lộn xộn sẽ xuất hiện lúc các Cơ đốc nhân thình lình biến mất.
Xe hơi mất người lái, các phi cơ có thể mất đi phi công. Sẽ có nhiều người
đang nhìn mặt nhau, đột nhiên một người biến đi đâu mất. Một người chưa
tin Chúa đang trò chuyện với một người bạn Cơ đốc qua điện thoại, thình
lình cuộc điện đàm dứt ngang. Sẽ có câu hỏi: “Anh còn đó không?” Dứt
khoát các nhân viên tổng đài điện thoại sẽ chìm ngập trong một biển thắc
mắc và lời yêu cầu. Người ta có thể hình dung ra hàng trăm viễn tượng để cố
trình bày cảnh khiếp đảm không thể tin nổi này trong giờ phút ngay sau Sự
Cất Lên, nhưng lẽ thật cơ bản ấy là sự cất lên sẽ xảy ra “trong giây phút,
trong nháy mắt.”
CÁC ÂM THANH CHỨ KHÔNG PHẢI CÁC ĐIỀM LẠ
Phao-lô tiếp tục tuyên bố rằng sự cất lên sẽ xảy ra “lúc tiếng kèn chót” (câu
52). Có người đã nói: “Chúng ta không chờ các điềm lạ, nhưng đang dón
nghe các âm thanh.” Đúng là ngày nay đang có nhiều sự phát triển quan
trọng mà chúng hòa nhập vào bức tranh tiên tri này, nhưng cái gọi là “điềm
lạ về thời kỳ ấy,” ngay cả các dấu hiệu trong Mat Mt 24:1-51 đi nữa, vẫn
không phải là các biến cố buộc phải xảy đến trước sự cất lên của Hội Thánh.
Chúng là những dấu hiệu cho người sẽ sống trong những ngày của cơn đại
nạn, nhằm chỉ về sự tái lâm của Đấng Christ trong Ngày Ngài Hiện Ra.
(Xem biểu đồ). Người Do-thái đã luôn luôn trông chờ các điềm lạ. “Đức
Chúa Jesus phán rằng: Nếu các ngươi không thấy các phép lạ và các điềm lạ,
thì các ngươi chẳng tin!” (GiGa 4:48). Sẽ đến một ngày kia có các điềm lạ tứ
phía, không những để chỉ ra sự hủy diệt và sự đoán xét kẻ chẳng tin, mà còn
để chỉ ra ngày đã mong đợi từ lâu, ngày Đấng Christ sẽ trở lại thế gian này
và thiết lập vương quốc Ngài. Tuy nhiên, từ ngữ trong mạch văn Kinh
Thánh của chúng ta ở đây không phải là “điềm lạ,” mà là “âm thanh,” và sẽ
có không dưới ba loại âm thanh. Trong khúc Kinh Thánh này, Phao-lô đề
cập đến một loại âm thanh là “tiếng kèn chót,” nhưng trong ITe1Tx 4:16,
ông đề cập đến ba loại âm thanh: “Vì sẽ có tiếng kêu lớn, và tiếng của thiên
sứ lớn, cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mính Chúa trên trời
giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ sẽ sống lại trước
hết.” “Tiếng kêu lớn,” “tiếng của thiên sứ lớn,” và “tiếng kèn của Đức Chúa
Trời” là âm thanh lớn mà người ta sẽ nghe thấy lúc Hội Thánh được cất lên.
Loại âm thanh thứ nhất sẽ là “tiếng kêu lớn.” “Chính mình Chúa ở trên trời
sẽ giáng xuống cùng với tiếng kêu lớn.” Đây là một từ ngữ quân sự, biểu thị
sự khẩn cấp và uy quyền. Từ ngữ này gợi nhớ lần Chúa chúng ta gặp gỡ La-
xa-rơ khi Ngài “kêu một tiếng lớn rằng: Hỡi La-xa-rơ, hãy ra” (GiGa 11:32-
43), và kẻ chết bốn ngày ấy đã vâng theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Khi
Ngài phán, thì liền xảy ra như lời Ngài phán! Một ngày kia, Ngài sẽ gọi Tân
Nương Ngài, và mọi tín đồ đã được tái sanh đều sẽ được cất lên.
Âm thanh thứ nhì sẽ là “tiếng của thiên sứ lớn.” Không có gì đáng ngạc
nhiên khi các thiên sứ sẽ có mặt trong bức tranh này. Họ đã luôn luôn ở bên
cạnh Đấng Christ khi Ngài tiếp xúc với nhân loại hay chết này. Họ đã loan
tin khi Ngài giáng sanh, đã chăm sóc Ngài sau khi Ngài chịu cám dỗ, đã ở
bên thập tự giá Ngài, và khi Ngài thăng thiên, họ đã rao lời hứa phước hạnh
cho các môn đồ đang lóa mắt ấy. Có lẽ đúng là phải nghe tiếng của thiên sứ
trưởng khi Đấng Christ gọi Tân Nương Ngài về cùng Ngài.
Âm thanh thứ ba sẽ là “tiếng kèn của Đức Chúa Trời.” Các tiên tri Cựu Ước
đã dùng kèn để nhóm họp hội chúng Y-sơ-ra-ên thể nào, thì đến ngày ấy
cũng vậy, tiếng kèn thiên đàng vang lên và Đấng Christ sẽ gọi Hội Thánh đã
được chuộc riêng ra cho Ngài về với Ngài thể ấy. Tác giả bài thánh ca sau đã
nghĩ đến điều này khi sáng tác những lời sau:
Một ngày kia loa vang tin Chúa tái lâm nơi trần ,
Một ngày kia thiên thượng lòa vinh quang rạng ngần .
Ôi ngày lạ thay , tôi với kẻ yêu lên thiên đình ,
Ngợi khen Jesus tôi , Chân Chúa toàn hiển vinh !
(Thánh ca 85).
KẺ CHẾT TRONG ĐẤNG CHRIST
Hãy trở lại với “sự mầu nhiệm” trong ICo1Cr 15:1-58 “Vì kèn sẽ thổi, kẻ
chết đều sống lại được không hay hư nát.” Trước khi xem xét chỗ ở của họ
vào lúc Sự Cất Lên, chúng ta cần phải hiểu được những kẻ chết trong Christ
hiện nay đang ở đâu. Trong IICo 2Cr 5:8, Phao-lô viết: “Vậy tôi nói, chúng
ta đầy lòng tin cậy, muốn lìa bỏ thân thể này đặng ở cùng Chúa thì hơn. “Tại
thời điểm chết thuộc thể, tín đồ lìa khỏi thể xác mình và lập tức vào thiên
đàng với Đấng Christ. Chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi Phao-lô có
thể viết: ”...chết là điều ích lợi” (Phi Pl 1:21). Người ta có thể hiểu được lời
tác giả Thi thiên: “Sự chết của các người thánh là quý báu trước mặt Đức
Giê-hô-va” (Thi Tv 116:15). Sự chết là “điều ích lợi,” và là một từng trải
“quý báu” đối với con cái Đức Chúa Trời. Vì vậy ta có thể hiểu vì sao Phao-
lô có thể viết trong khúc Kinh Thánh này: “Hỡi sự chết, sự thắng của mày ở
đâu? Hỡi sự chết, cái nọc của mày ở đâu?” (câu 55).
Khi làm Mục sư tại Hội Thánh Báp-tít Đầu Tiên ở Pontiac, Michigan, tôi
nhận được tin buồn là vị tiền nhiệm của tôi, tiến sĩ H.H. Savage, đang hấp
hối. Ngoài cha tôi, tiến sĩ Savage là người có tác động lớn nhất trên đời sống
tôi. Ông đã làm Mục sư của tôi từ lúc tôi còn trẻ. Thực ra, ông là vị Mục sư
duy nhất của tôi. Tôi lao ra xe, lái suốt 180 dặm đến bệnh viện Muskegon, vì
tôi muốn còn cơ hội để trò chuyện với Mục sư của tôi. Suốt đoạn đường đi,
tôi mải miết suy nghĩ: “Chắc chắn tiến sĩ Savage sẽ cung cấp cho tôi một
điểm mấu chốt dùng để làm nền tảng cho bài giảng truy điệu ông.” Cuối
cùng, tôi đến được bệnh viện, đi vào phòng và tiến đến bên giường ông. Ông
ngước nhìn lên và bảo: ” Chào Mục sư.” Tôi đáp lại: “Chào Mục sư.” Rồi
ông nháy mắt bảo tôi (ông là người có tinh thần hài hước nhất mà tôi đã từng
gặp được):“Tôi muốn nói với anh một điều rất quan trọng!” Tôi nghĩ: “Cảm
ơn Chúa! Điểm mấu chốt của tôi đây rồi!” Ông nói tiếp: “Vài hôm nữa, anh
sẽ dự tang lễ của tôi. Nhà thờ sẽ chật ních người, rồi nước mắt cùng với mọi
thứ đi kèm theo tang lễ nữa! Nhưng lúc anh nhìn thấy thân thể này, tôi muốn
anh nhớ rằng đó chỉ là cái vỏ, còn phần nhân đã đi rồi.”
Đương nhiên, tôi không thể trích lời ông khi tang lễ cử hành vài ngày sau
đó, nhưng tôi đã hiểu sứ điệp của ông trong bện viện hôm ấy. Ông đang đối
mặt với sự chết và đùa cợt với nó. Ông đang đồng thanh với Phao-lô: “Hỡi
sự chết, sự thắng của mày ở đâu? Hỡi sự chết, cái nọc của mày ở đâu?” Sự
chết của ông đã là sự đắc thắng nhờ vào sự đắc thắng của Con Đức Chúa
Trời, Đấng đã tuôn huyết quý báu mình trên thập tự giá để trả xong hình
phạt của tội lỗi. Phao-lô nói như vầy: “Cái nọc sự chết là tội lỗi, sức mạnh
tội lỗi là luật pháp. Nhưng tạ ơn Đức Chúa Trời đã cho chúng ta sự thắng
nhờ Đức Chúa Jesus Christ chúng ta” (ICo1Cr 15:56, 57). Tôi muốn đưa vào
sứ điệp này bài thơ tiến sĩ Savage đã sáng tác vài ngày trước khi về nước
Chúa:
Không phải tôi đang đối diện với sự chết , bèn là với sự sống đời đời .
Không sắp chấm dứt , bèn là sắp bước vào cửa thiên đàng .
Con đường trước mặt tươi đẹp hơn bao giờ hết ,
Vì chính vinh hiển , vinh hiển ở ngay trước mắt .
Tôi nào còn lo sợ khi nghĩ sắp được gặp đối mặt Ngài ,
Đấng yêu tôi nên chết thay tôi .
Tôi mong mỏi tạ ơn lòng nhân từ và ân điển Ngài biết bao !
Vì chính vinh hiển , vinh hiển ở ngay trước mắt .
Không còn những đớn đau , những thất bại suốt bao năm tháng đã qua .
Không còn sự chết hay đau buồn , kinh hoàng hay sợ hãi nữa .
Vì chính Ngài hứa sẽ lau ráo hết nước mắt .
Vì chính vinh hiển , vinh hiển ở ngay trước mắt .
Ôi ! Ngày phước hạnh tôi mong ngóng bao lâu nay , xin mau đến , xin mau
đến ! Ngày đức tin được nhìn tận mắt và bao lời hứa sẽ thuộc về tôi .
Và cùng muôn vàn thiên binh trước mặt Ngài ,tôi sẽ chiếu rạng .
Vì chính vinh hiển , vinh hiển ở ngay trước mắt .
Vâng, các thánh đồ qua đời rồi đã ở “ngay trước mắt” Cứu Chúa chúng ta.
Đức Thánh Linh tiếp tục giải nghĩa sự mầu nhiệm về Sự Cất Lên khi Ngài
cảm thúc Phao-lô tôi tớ Ngài viết rằng: ”...Kẻ chết đều sống lại được không
hay hư nát...” (câu 52). Câu hỏi luận lý ở đây là: “Nếu các Cơ đốc nhân đã
qua đời hiện đang ở với Cứu Chúa trên thiên đàng, vậy làm sao họ có thể
sống lại và ra khỏi mồ mả mình được?” Câu Kinh Thánh tra cứu chéo tốt
nhất cho khúc Kinh Thánh này ấy là ITe1Tx 4:1-18. “Hỡi anh em, tôi chẳng
muốn anh em không biết về phần người đã ngủ, hầu cho anh em chớ buồn
rầu như người khác không có sự trông cậy. Vì nếu chúng ta tin Đức Chúa
Jesus đã chết và sống lại, thì cũng vậy, Đức Chúa Trời sẽ đem những kẻ ngủ
trong Đức Chúa Jesus cùng đến với Ngài” (ITe1Tx 4:13, 14). Các tín đồ đã
qua đời thì ở với Đấng Christ trên Thiên Đàng, và lúc Ngài trở lại đem Hội
Thánh đi, Ngài sẽ đem họ “cùng đến với Ngài. “Nếu họ muốn đến “với
Ngài,” thì rõ ràng, họ phải xuất phát từ cùng một địa điểm. Chúng ta không
đọc thấy Ngài sẽ đến rước họ, song đọc thấy rằng họ sẽ cùng đến với Ngài.
Rồi hãy để ý câu 16: “Vì sẽ có tiếng kêu lớn, và tiếng của thiên sứ lớn cùng
tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy
giờ những kẻ chết trong Đấng Christ sẽ sống lại trước hết.” Kết luận hợp lý
luận ấy là khi Đấng Christ trở lại để cất Tân Nương của Ngài lên, Ngài sẽ
dừng lại trên các đám mây và để cho những kẻ đang ở “với Ngài” trở về nơi
mà thân thể họ đã được chôn cất. Rồi họ sẽ được ban cho thân thể vinh hiển,
và “sẽ sống lại trước tiên.” Sau đó là hành động cuối cùng của Sự Cất Lên:
”...chúng ta là kẻ còn sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với
những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy
chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn” (ITe1Tx 4:17).
Sự Cất Lên gồm một loạt các biến cố quan trọng:
* Đấng Christ sẽ đến từ Thiên Đàng cùng với các thánh đồ Ngài.
* Ngài sẽ dừng lại tại giữa đám mây.
* Đội quân các thánh đồ trên thiên đàng sẽ tiếp tục giáng xuống trần gian, để
trở về nơi thân thể họ đã được chôn cất.
* Rồi họ sẽ nhận được thân thể không hay hư nát và đi ra khỏi mồ mả.
* Chúng ta là kẻ còn sống cũng sẽ được biến hóa.
* Chúng ta sẽ cùng được cất lên gặp Chúa tại không trung.
Đây là sự cất lên của Hội Thánh, và nó có thể xảy ra ngay hôm nay. Nếu bạn
biết Đấng Christ là Cứu Chúa, tôi van nài bạn ”...hãy vững vàng, chớ rúng
động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó anh
em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu” (ICo1Cr 15:58). Nếu bạn chưa hề
tin nhận Con Đức Chúa Trời, Đấng đã bị đóng đinh và đã sống lại làm Cứu
Chúa của bạn, tôi khuyên nài bạn hãy mời Ngài ngự vào lòng mình ngay
đang khi còn có dịp tiện.
THỜI KỲ DÂN NGOẠI
Để nghiên cứu sâu rộng về lời tiên tri của Kinh Thánh, chúng ta càng phải
hiểu được hai thành ngữ bắt nguồn từ Kinh Thánh Cựu Ước, nhưng sẽ thành
tựu trong những ngày tới. Đó là “bảy mươi tuần lễ của Đa-ni-ên” và “thời kỳ
Dân ngoại.”
Sau triều đại vua Sa-lô-môn, bất hòa nội bộ đã dẫn đến việc chia cắt đất
nước Y-sơ-ra-ên. Con trai Salômôn là Rô-bô-am vẫn làm vua cai trị vương
quốc phía nam (nước Giu-đa), trong khi đó, Giê-rô- bô- am trở thành vua
mười chi phái phía bắc (là nước Y-sơ-ra-ên). Trong những năm tiếp theo đó,
đã có mười chín vua cai trị phương bắc và hai mươi vua cai trị phương nam.
Vương quốc phía bắc kéo dài từ năm 993 đến 721 T.C.. Rồi dân nước này đã
bị Sanh-ma-na-se bắt sang A-si-ri làm phu tù. Vương quốc phương nam kéo
dài từ 933 đến 605 T.C.. Vua Nê-bu-cát-nết-sa đã bắt dân Giu-đa làm phu tù
tại Ba-by-lôn. Cuộc lưu đày cuối cùng và cuộc hủy phá Giê-ru-sa-lem xảy ra
năm 586 T.C..
GIẤC MƠ CỦA NÊ-BU-CÁT-NẾT-SA
Về đề tài này, tôi muốn quay lại từ năm 605 T.C., là lúc bắt đầu cuộc lưu
đày dân Giu-đa sang Ba-by- lôn. Niên hiệu này đánh dấu khởi điểm sự cai trị
của Dân ngoại trên xứ Y-sơ-ra-ên và khởi điểm của “thời kỳ Dân ngoại.”
Thời kỳ quan trọng này của lịch sử nhân loại sau đó đã được nhấn mạnh qua
giấc mơ Đức Chúa Trời đã ban cho vua Nê-bu-cát-nết-sa, một giấc mơ mà
vua không tài nào nhớ được. Đa-ni- ên 2 ghi lại câu chuyện này: “Trong
năm thứ hai đời vua Nê-bu-cát-nết-sa, vua thấy chiêm bao, thì trong lòng bối
rối và mất giấc ngủ. Vậy, vua truyền đòi các đồng bóng, thuật sĩ, thầy bói, và
người Canh-đê để cắt nghĩa chiêm bao cho vua. Họ bèn đến chầu trước mặt
vua. Vua nói cùng họ rằng: Ta đã thấy một chiêm bao; và lòng ta bối rối,
muốn biết chiêm bao đó. Những người Canh-đê nói cùng vua bằng tiếng A-
ram rằng: Tâu vua, chúc vua sống đời đời! Xin thuật chiêm bao cho những
kẻ tôi tớ vua, và chúng tôi sẽ giải nghĩa” (câu 1-4).
Khi các đồng bóng, thuật sĩ, thầy bói và người Canh-đê bị đòi đến trước mặt
vua và nghe vua truyền: “Ta đã thấy một chiêm bao, và lòng ta bối rối, muốn
biết chiêm bao đó,” họ chẳng hiểu được chút gì cả. Suy cho cùng, họ nghĩ
vua chỉ muốn có lời giải nghĩa chiêm bao mà thôi. Dĩ nhiên, dựng nên một
lời giải nghĩa sẽ là một việc rất dễ. Thế giới này đầy dẫy những đồng bóng,
thuật sĩ, thầy bói, người Canh-đê thời hiện đại, là những người nhanh nhẩu
bảo cho chúng ta biết những chuyện gì sắp xảy tới. Hãy coi chừng những kẻ
tự xưng là “tiên tri,” là những kẻ mạnh dạn tuyên bố về những sự hầu đến.
Tiên tri thật ngày nay của Đức Chúa Trời sẽ là một đầy tớ tầm thường,
khiêm nhường của Đấng Christ, ngay thẳng chia xẻ Lời của Lẽ thật, và rao
truyền bởi sự xức dầu của Thánh Linh. Đức Chúa Trời có cách để tách riêng
những kẻ đại diện cho Ngài ra khỏi những kẻ không đại diện cho Ngài, và
vua Nê-bu-cát-nết-sa không phải tốn nhiều thời gian để nhận ra được ai là
các đầy tớ thật của Đức Chúa Trời chí cao: “Vua trả lời cho những người
Canh-đê rằng: Sự ấy đã ra khỏi ta. Nếu các ngươi không nói cho ta biết
chiêm bao đó thể nào và lời giải của nó làm sao, thì các ngươi sẽ bị phân
thây, và nhà các ngươi sẽ trở nên đống phân” (câu 5).
Người Canh-đê trả lời: “Chẳng có người nào trên đất này có thể tỏ ra việc
của vua; vì chẳng có vua nào, chúa nào, người cai trị nào đem việc như thế
hỏi đồng bóng, thuật sĩ, hay người Canh-đê nào” (câu 10). Lúc nầy, “Đa-ni-
ên vào, xin vua cho mình một hạn nữa, hầu cho có thể giải nghĩa điềm chiêm
bao đó cho vua. Đoạn, Đa-ni-ên trở về nhà, và tỏ sự ấy cho các bạn mình là
Ha-na-nia, Mi-sa-ên và A-xa-ria. Người xin họ cầu Đức Chúa Trời ở trên
trời dủ lòng thương xót họ về sự kín nhiệm nầy, hầu cho Đa-ni-ên và đồng
bạn mình khỏi phải chết với những bác sĩ khác của Ba-by- lôn. Vậy sự kín
nhiệm tỏ ra cho Đa-ni-ên trong sự hiện thấy ban đêm; Đa-ni-ên bèn ngợi
khen Chúa trên trời” (câu 16-19).
Trước khi xem xét giấc mơ và lời giải nghĩa, xin lưu ý rằng sự kiện phi
thường này là phương cách Đức Chúa Trời khải thị những thông tin đặc biệt
nào đó liên quan đến tương lai. Đa-ni-ên tâu cùng vua rằng: “Nhưng có một
Đức Chúa Trời ở trên trời tỏ ra những đều kín nhiệm; và đã cho vua Nê-bu-
cát-nết-sa biết đều sẽ tới trong những ngày sau rốt. Vậy chiêm bao của vua
và các sự hiện thấy của đầu vua đã thấy trên giường mình là như vầy: Hỡi
vua, khi vua nằm trên giường, có những tư tưởng về sự xảy đến sau nầy, thì
Đấng hay tỏ sự kín nhiệm đã cho vua biết sự sẽ xảy đến” (câu 28,29).
GIẤC MƠ ĐƯỢC THUẬT LẠI
Quang cảnh thay đổi khi Đa-ni-ên đứng trước mặt vua thuật lại giấc mơ vua
đã quên:” Hỡi vua, vua nhìn xem, và nầy, có một pho tượng lớn. Pho tượng
đó to lớn và rực rỡ lạ thường; đứng trước mặt vua và hình dạng dữ tợn. Đầu
pho tượng nầy bằng vàng ròng, ngực và cánh tay bằng bạc, bụng và vế bằng
đồng; ống chơn bằng sắt và bàn chơn thì một phần bằng sắt một phần bằng
đất sét. Vua nhìn pho tượng cho đến khi có một hòn đá chẳng phải bởi tay
đục ra, đến đập vào bàn chơn bằng sắt và đất sét của tượng,và làm cho tan
nát. Bấy giờ sắt, đất sét, đồng bạc và vàng đều cùng nhau tan nát cả; trở nên
như rơm rác bay trên sân đạp lúa mùa hạ, phải gió đùa đi, chẳng tìm nơi nào
cho chúng nó; nhưng hòn đá đã đập vào pho tượng thì hóa ra một hòn núi
lớn và đầy khắp đất” (câu 31-35). Hãy hình dung phản ứng của vua khi một
lần nữa thấy lại giấc mơ của mình. Tôi không ngạc nhiên với lời của
vua:“Quả thật Đức Chúa Trời của các ngươi là Đức Chúa Trời của các thần,
và là Chúa của các vua; chính Ngài là đấng tỏ ra sự kín nhiệm nầy” (câu 47).
GIẢI NGHĨA GIẤC MƠ
Bấy giờ Đa-ni-ên giải nghĩa giấc mơ theo như Đức Chúa Trời đã tỏ cho
ông:” Đó là điềm chiêm bao. Bây giờ chúng tôi sẽ giải nghĩa ra trước mặt
vua. Hỡi vua, vua là vua các vua, vì Chúa trên trời đã ban nước, quyền, sức
mạnh, và sự vinh hiển cho vua. Ngài đã trao trong tay vua những con cái loài
người, những thú đồng và chim trời, dầu chúng nó ở nơi nào, Ngài cũng làm
cho vua được cai trị hết thảy; vậy vua là cái đầu bằng vàng. Nhưng sau vua,
sẽ dấy lên một nước khác, kém nước của vua; rồi một nước thứ ba, tức là
đồng, sẽ cai quản khắp đất. Lại có một nước thứ tư mạnh như sắt; vì sắt hay
đập vỡ và bắt phục mọi vật, thì nước ấy cũng sẽ đập vỡ và nghiền nát như là
sắt vậy” ( câu 36-40). Pho tượng lớn mà vua Nê-bu-cát-nết-sa đã thấy trong
giấc chiêm bao có đầu bằng vàng (câu 32) đại diện cho đế quốc Ba-by-lôn
(câu 38), và kết thúc dưới triều vua Bên-xát-sa. DaDn 5:31 ghi lại cuộc
chinh phục của vua Đa-ri-út người Mê-đi. Chính ông đã sát nhập Mê-đi và
Ba-tư, lập nên đế quốc Mê-đi Ba-tư hùng mạnh. Điều nầy được mô tả trong
pho tượng là ngực và tay bằng bạc (câu 32 và 39a). Nhiều năm sau,
Alexander Đại đế đã chinh phục Mê-đi Ba-tư và mở mang đế quốc Hy-lạp
hùng cường này. Nước này được mô tả là bụng và vế bằng bạc (câu 32 và
39b). Đế quốc thứ tư là Rô-ma. Đế quốc này vẫn thống nhứt cho đến năm
364 S.C., rồi sau đó làm một đế quốc bị chia đôi với kinh đô phía tây là Rô-
ma và kinh đô phía đông là Constantinople. Đế quốc Tây La-mã suy tàn năm
476 S.C., trong khi Đông đế quốc duy trì mãi đến 1453 S.C. Một số người
cho rằng hai ống chơn (câu 33) tượng trưng cho Đông và Tây La-mã, nhưng
điều chúng ta biết chắc chắn ấy là ống chơn bằng sắt đã ứng nghiệm nơi đế
quốc La-mã (câu 40).
Vậy, pho tượng vua Nê-bu-cát-nết-sa đã thấy trong giấc chiêm bao đại diện
cho bốn đế quốc trần gian nầy: Ba-by-lôn - đầu bằng vàng; Mê-đi Ba-tư -
ngực và cánh tay bằng vàng; Hy-lạp- bụng và vế bằng đồng; và La-mã - ống
chơn bằng sắt. Khi được ghép chung vào pho tượng đáng sợ nầy, chúng
trình bày thoáng qua một thời kỳ trong lời tiên tri của Kinh Thánh, được gọi
là “thời kỳ các dân ngoại.” Nó nói về thời kỳ mà dân Y-sơ-ra-ên sẽ ở dưới
quyền dân ngoại, bắt đầu từ sự lưu đày dân Giu-đa sang làm phu tù tại Ba-
by-lôn năm 605 T.C.
ĐẾ QUỐC LA MÃ HỒI SINH
Toàn bộ những đế quốc kể ra trên đây đều đã hiện ra, nhưng còn một phần
của pho tượng vẫn chưa hiện ra. Nó có liên hệ với đế quốc La-mã Cổ và
được xem là bàn chơn của pho tượng (câu 33) với mười ngón chơn (câu 41-
42). H. A. Ironside đã viết về phần quan trọng nầy của pho tượng:” Phần nầy
đưa chúng ta đến hình thức cuối của nước thứ tư; vì đế quốc La-mã, dầu
hiện nay vẫn tạm treo, nhưng chưa chấm dứt. Mười ngón chơn trên bàn chơn
của pho tượng tượng trưng cho mười vua cai trị đồng thời, nhưng sẽ thành
lập một liên minh trên nền của đế quốc cổ nầy. Đây là nước mà thế gian này
vẫn chưa hề chứng kiến.” 1 Khi tiến sĩ Ironside viết những lời nầy năm
1911, sự liên kết như thế là điều hầu như chưa ai nghĩ tới. Tuy nhiên ngày
nay, tình hình đã chuẩn bị sẵn sàng cho sự thành lập một liên minh mười
nước nầy mà Kinh Thánh đã tiên tri rõ ràng cách đây 2600 năm qua giấc mơ
Đức Chúa Trời đã ban cho vua Nê-bu-cát-nết-sa.
Nhiều người đã thử liên kết những nước hiện đang tồn tại trên đống tro tàn
của đế quốc La-mã cổ lại với nhau song không thành công. Ngưới ta đã ghi
lại rằng bài hát ru Humpty Dumpty (nhân vật chính trong bài hát ru nổi tiếng
này) nguyên thủy được viết ra nói về sự sụp đổ của Rô-ma và những nỗ lực
vô hiệu của con người nhằm tái thiết nó."Humpty Dumpty ngồi trên tường
thành.” Chắc chắn người này đã làm như thế - dưới hình thức của đế quốc
La-mã ngày xưa. “Humpty Dumpty đã té nặng (suy vong).” Điều này đã
diễn ra năm 476 S.C.. “Hết thảy ngựa chiến cùng lính kỵ của vua cũng
không thể gom Humpty lại được.” Đã có rất nhiều người cố thử - như
Charlemagne, Napoleon, Bismarck, và Hitler chẳng hạn.
Một dấu chỉ cho thấy kỳ chung kết đời này đang đến gần, ấy là lần đầu tiên
kể từ khi đế quốc La-mã sụp đổ, đế quốc này hiện đang xuất hiện trở lại.
Như sẽ nói trong chương sau, liên minh mười nước này phải liên kết lại, vì
Anti Christ sẽ ra từ đó. Thật đáng thức tỉnh khi nhìn thấy liên minh đó bắt
đầu hình thành. Dầu “mười ngón chân” (Đế quốc La Mã hồi sinh) có thể
thành hình trước khi Hội Thánh được cất lên, nhưng Anti Christ không thể
hiện ra trước sự cất lên. Đương nhiên, sự kiện các quốc gia Tây Âu sắp liên
kết với nhau ắt hẳn là dấu hiệu chỉ về sự mới mẻ của giờ phút này. Nhiều
sinh viên Kinh Thánh tin rằng Thị Trường Chung Âu Châu (European
Common Market), còn gọi là Cộng Đồng Kinh Tế Âu Châu (European
Economic Community), là tiền thân của đế quốc La-mã hồi sinh.
Trong kỳ xuất bản cuốn sách này lần đầu, tôi viết: “Thật thú vị khi thấy hiện
đang có mười quốc gia trong cộng đồng này. Nước gia nhập cuối cùng là
Hy-lạp, trở thành thành viên vào ngày 1-1-1981. Trong năm 1973, Anh, Ái-
nhĩ-lan, và Đan-mạch đã gia nhập. Sáu quốc gia kia là Đức, Pháp, Ý, Bỉ,
Luxembourg, và Hà-lan.
“Tại đây, cần phải lưu ý một điều. Đừng ai căn cứ vào sự kiện hiện đang có
mười nước trong Thị Trường Chung Âu Châu mà kết luận đây chính là hình
thức cuối cùng của đế quốc La-mã (mười ngón chân của Đa-ni-ên).”
Sự thực là hiện có mười hai quốc gia trong khối E.M.C (Tây-ban-nha và Bồ-
đào-nha hiện đã là thành viên), và trước đợt xuất bản kế tiếp thì có thể còn
nhiều hơn thế.
Tôi nghe vị chủ tịch Cộng Đồng này nói ông nghĩ rằng cuối cùng sẽ có mười
lăm nước trong E.M.C.
Thực ra, Kinh Thánh không nói cho chúng ta bao nhiêu quốc gia sẽ gia nhập
Thị Trường Chung Âu Châu. Điều chúng ta biết chắc ấy là từ giữa những
quốc gia ở trên lãnh thổ của đế quốc La-mã ngày xưa, mười nước sẽ liên kết
thành một liên minh đặc biệt. Mười quốc gia đó đã được Nê-bu-cát-nết-sa
nhìn thấy dưới dạng mười ngón chân.
KỲ KẾT THÚC CỦA THỜI KỲ DÂN NGOẠI
Phần cuối của giấc mơ được Đức Chúa Trời tái hiện qua tôi tớ Ngài là Đa-
ni-ên, và được trình bày một lần nữa cho vua: “Vua nhìn pho tượng cho đến
khi có một hòn đá chẳng phải bởi tay đục ra, đến đập vào bàn chơn bằng sắt
và đất sét của tượng, và làm cho tan nát. Bấy giờ sắt, đất sét, đồng, bạc, và
vàng đều cùng nhau tan nát cả; trở nên như rơm rác bay trên sân đạp lúa mùa
hạ, phải gió đùa đi, chẳng tìm nơi nào cho chúng nó; nhưng hòn đã đập vào
pho tượng thì hóa ra một hòn núi lớn và đầy khắp đất” (câu 34-35). “Thời kỳ
dân ngoại” đã bắt đầu khi vua Nê-bu-cát-nết-sa đem tuyển dân của Đức
Chúa Trời sang làm phu tù tại Ba-by-lôn gần như 2600 năm trước. Dầu
người Giu-đa đã trở về đất nước mình sau đó chỉ bảy mươi năm, nhưng thực
sự đó không phải là tổ quốc của họ. Họ đang sống trên vùng đất Đức Chúa
Trời đã ban cho họ, nhưng họ đang ở dưới ách thống trị của dân ngoại: Ba-
by-lôn, Mê-đi Ba-tư, Hy-lạp, và Rô-ma. Khi Đức Chúa Con trở nên xác thịt,
dân sự Ngài đang sống dưới ách cai trị thứ tư của dân ngoại- La-mã. Họ
khao khát được giải phóng để sống trong xứ của họ, dưới quyền cai trị của
Đấng Mêsia mà họ đã mong đợi từ lâu. Hãy hình dung niềm phấn khởi trong
lòng những người đã tin Chúa Jesus là Đấng Mêsia ấy, và tin rằng Ngài sẽ
kíp phá tan ách cai trị của La mã và thiết lập nước bình an của Ngài. Tuy
nhiên, các tín đồ thật phải được dạy rằng trong lần hiện đến thứ nhứt, công
tác của Ngài không phải là thiết lập nước, mà để phó sự sống của Ngài làm
của lễ duy nhất chuộc tội cho thế gian. Một số người, như Giu-đa Ích-ca-ri-
ốt, cứ muốn chấp nhận Ngài chỉ là một vị lãnh tụ chính trị của họ, người sẽ
mở ra Thời Đại Vương Quốc Bình An. Họ đui mù trước những lời tiên tri
của Cựu Ước về Đấng Mêsia đã báo trước rõ ràng về sự chết của Đấng
Christ trên thập tự giá, như là Thi Tv 22:1-31 và EsIs 53:1-12. Họ cũng
giống như nhiều người ngày nay, cần phải học biết lẽ thật về sự tái lâm trần
gian của Đấng Christ, khi Ngài sẽ tiêu diệt toàn bộ thế lực quân sự của trần
gian trong trận đụng độ đáng sợ, gọi là “trận Ha-ma-ghê-đôn” (xem biểu
đồ). Lúc ấy, và chỉ lúc ấy, Ngài mới thiết lập vương quốc Ngài trên đất này
để cầm quyền tể trị loài người trong một ngàn năm.
Vua Nê-bu-cát-nết-sa đã nhìn thoáng qua điều này trong giấc mơ mà Đức
Chúa Trời đã ban cho ông. Đấng Christ được xem là “hòn đá chẳng phải bởi
tay loài người đục ra, đến đập vào bàn chân bằng sắt và đất sét của pho
tượng” (câu 34). Khi pho tượng đổ xuống, “sắt, đất sét, đồng, bạc, và vàng
đều cùng nhau tan nát cả; trở nên như rơm rác bay trên sân đạp lúa mùa hạ,
phải gió đùa đi chẳng tìm nơi nào cho chúng nó” (câu 35). Lời tiên tri Cựu
Ước này chắc chắn sẽ ứng nghiệm, và khi ứng nghiệm, “thời kỳ dân ngoại”
sẽ chấm dứt.
1 H.A. Ironside, Daniel (Neptune, New Jersey: Loizeau Brothers, Ấn bản
1911), trang 137.
BẢY MƯƠI TUẦN LỄ CỦA ĐA NI ÊN
“Có bảy mươi tuần lễ định trên dân ngươi và thành thánh ngươi, đặng ngăn
sự phạm phép, trừ tội lỗi, làm sạch sự gian ác, và đem sự công bình đời đời
vào, đặng đặt ấn tín nơi sự hiện thấy và lời tiên tri, và xức dầu cho Đấng rất
thánh. Ngươi khá biết và hiểu rằng từ khi ra lịnh tu bổ và xây dựng lại Giê ru
sa lem, cho đến Đấng chịu xức dầu, tức là vua, thì được bảy tuần lễ, và sáu
mươi hai tuần lễ; thành đó sẽ được xây lại, có đường phố và hào, trong kỳ
khó khăn. Sau sáu mươi hai tuần lễ đó, Đấng chịu xức dầu sẽ bị trừ đi, và sẽ
không có chi hết. Có dân của vua hầu đến sẽ hủy phá thành và nơi thánh;
cuối cùng nó sẽ như bị nước lụt ngập, có sự tranh chiến cho đến cuối cùng;
những sự hoang vu đã định. Người sẽ lập giao ước vững bền với nhiều
người trong một tuần lễ, và đến giữa tuần ấy, người sẽ khiến của lễ và của lễ
chay dứt đi. Kẻ hủy phá sẽ đến bởi cánh gớm ghiếc, và sẽ có sự giận dữ đổ
trên nơi bị hoang vu, cho đến kỳ sau rốt, là kỳ đã định” (DaDn 9:24-27).
BẢY MƯƠI TUẦN LỄ
Câu 24 ghi rằng: “Có bảy mươi tuần lễ định trên dân ngươi ... ” Chữ “những
tuần lễ “được dịch từ chữ “shabua” trong tiếng Hê-bơ-rơ. Chữ này đúng hơn
nên dịch là “những số bảy. “Cách dịch câu nầy rõ hơn sẽ là “có bảy mươi
con số bảy định trên dân ngươi.” Phần chú thích trong bản Scofield gợi ý
rằng: “Đây là bảy mươi 'tuần lễ', hay chính xác hơn, những lần bảy năm; bảy
mươi tuần lễ mà mỗi tuần bảy năm.” Đức Chúa Trời đang phán qua Đa-ni-
ên tôi tớ Ngài rằng Ngài đã định một thời kỳ cho dân sự của Đa-ni-ên (dân
Giu-đa), trong thời kỳ đó, nhiều điều rất đặc biệt sẽ xảy đến. Thời gian qui
định sẽ là bảy mươi lần bảy, hay 490 năm. Phần đầu của thời biểu này sẽ cần
“bảy” tuần lễ” (49 năm), thời kỳ thứ nhì sẽ là sáu mươi hai “tuần lễ” (434
năm), và phần thứ ba sẽ là một “tuần lễ” (bảy năm).
THỜI KỲ THỨ NHẤT
Hãy xem phần thứ nhất: “Khá biết và hiểu rằng từ khi ra lịnh tu bổ và xây
dựng lại Giê ru sa lem, cho đến Đấng chịu xức dầu, tức là vua, thì được bảy
tuần lễ, và sáu mươi hai tuần lễ; thành đó sẽ được xây lại, có đường phố và
hào, trong kỳ khó khăn” (câu 25).Phần đầu trong bảy mươi hai tuần lễ của
Đa-ni-ên sẽ bắt đầu từ lúc có mạng lịnh “tu bổ và xây dựng lại Giê-ru-sa-
lem.” Xin nhớ rằng Đa-ni-ên và dân ông đã làm phu tù tại Ba-by-lôn. Lòng
họ mong mỏi được quay về quê hương mình. Sau bảy mươi năm, dân sót của
Giu-đa bắt đầu quay về Giê-ru-sa-lem để tái thiết đền thờ. Đức Chúa Trời đã
phán rằng điều ấy sẽ xảy ra (Gie Gr 29:10).
Rồi đến năm 445 T.C. Đền thờ đã được tái thiết. Nhưng tường và thành Giê-
ru-sa-lem vẫn chưa được tái thiết. Một bản tường trình nghiêm túc về tình
hình thành phố Giê-ru- sa-lem đã đến tay Nê-hê-mi, tôi tớ của Đức Chúa
Trời: ”...những kẻ đã bị bắt làm phu tù còn sót lại ở trong tỉnh, bị tai nạn và
sỉ nhục lắm; còn vách thành của Giê-ru-sa-lem thì hư nát và các cửa nó đã bị
đốt cháy” (NeNe 1:3). Nê-hê-mi đã đáp lại bản tin buồn nầy trong câu tiếp
theo: “Khi tôi nghe các lời ấy, bèn ngồi mà khóc, cư tang mấy ngày; tôi cữ
ăn và cầu nguyện Đức Chúa Trời của các từng trời” (câu 4).
Đoạn hai của sách Nê-hê-mi trở nên phần Lời Đức Chúa Trời không thể
thiếu trong khi nghiên cứu bảy mươi tuần lễ của Đa-ni-ên. Hãy nhớ rằng
khởi đầu cho phần bảy tuần lễ (49 năm) sẽ là mạng lịnh “tu bổ và xây dựng
lại Giê-ru-sa-lem ” (DaDn 9:25). Mạng lịnh này được tìm thấy trong NeNe
2:20 “Đương năm thứ hai đời vua Ạt-ta-xét-xe, tháng Ni-san, rượu ở sẵn
trước mặt vua, tôi lấy rượu dâng cho vua; trước tôi không hề có bộ buồn rầu
tại trước mặt người. Vua nói với tôi rằng: Nhơn sao ngươi mặt mày buồn,
dầu mà ngươi không có bệnh? Điều đó chỉ là sự buồn bã trong lòng mà thôi.
Bấy giờ tôi lấy làm sợ hãi lắm, bèn nói với vua rằng: Nguyện vua vạn tuế!
Lẽ nào mặt tôi không buồn, khi cái thành, là nơi có mồ mả của tổ phụ tôi, bị
phá hoang, và các cửa thành bị lửa thiêu đốt? Vua hỏi tôi rằng: Ngươi cầu
xin cái gì? Tôi bèn cầu nguyện cùng Đức Chúa của các từng trời, rồi tâu với
vua rằng: Nếu vua thấy điều đó là tốt lành, nếu kẻ tôi tớ vua được ơn trước
mặt vua, xin vua hãy sai tôi về Giu-đa, đến thành có mồ mả của tổ phụ tôi,
để xây cất thành ấy lại.- Đương khi ấy hoàng hậu cũng ngồi bên cạnh vua.-
Vua bèn hỏi tôi rằng: Ngươi đi đường lâu chừng bao nhiêu, và khi nào ngươi
trở về? Vậy vua đẹp lòng sai tôi đi, và tôi định nhựt kỳ cho người. Tôi cũng
thưa với vua rằng: Nếu điều này được đẹp lòng vua, xin vua hãy trao cho tôi
những bức thơ truyền các quan tổng trấn bên kia sông cho phép tôi đi ngang
qua cho đến khi tôi đến Giu-đa; lại ban chiếu chỉ cho A-sáp, kẻ giữ rừng
vua, truyền người cho gỗ làm khuôn cửa của thành điện giáp với đền, và làm
vách thành, cùng nhà mà tôi phải vào ở. Vua bèn ban cho tôi các điều đó, tùy
theo tay nhơn lành của Đức Chúa Trời tôi giúp đỡ tôi” (câu 1-8).
Những câu này trình bày nhiều thông tin quan trọng:
Ai đã ra lịnh? Vua Ạt-ta-xét xe.
Ra lịnh cho ai? Nê-hê-mi.
Ra lịnh lúc nào? Ngày 14-3-445 T.C.
Chúng ta có được các dữ liệu trên nhờ vào câu 1: “Đương năm thứ hai mươi
đời vua Ạt-ta-xét-xe, tháng Ni-san ...” Cuốn The Encyclopedia Britannica
đưa ra niên hiệu 465 T.C. khi Ạt-ta-xét-xe lên ngôi nước Mê-đi Ba-tư. Trong
năm thứ hai mươi, vua ra lịnh cho Nê-hê-mi trở về Giê-ru-sa-lem và tái thiết
thành. Vì không có nêu ra ngày tháng, nên chúng ta phải dựa vào phong tục
của người Giu-đa là xác định ngày đầu của tháng. Ngày đầu tháng Ni-san
năm 445 T.C. tương ứng với ngày 14 tháng ba năm 445 T.C. trong niên lịch
của chúng ta.
Để đi sâu hơn vào sự phát triển này, Sir Robert Anderson đã viết: “Giờ đây
đặc trưng lớn của năm thánh Do-thái vẫn không thay đổi kể từ cái đêm đáng
ghi nhớ khi mặt trăng đêm xuân phân tỏa sáng trên những túp lều nhuộm
huyết con sinh lễ Vượt Qua của dân Y-sơ-ra-ên trong xứ Ê-díp-tô; và cũng
không có gì nghi ngờ hay khó khăn khi ấn định những giới hạn thật hẹp
trong niên lịch Julian của ngày 1 tháng Ni-san cho bất cứ năm nào. Trong
năm 445 T.C., ngày đầu tháng âm lịch cử hành lễ Vượt Qua nhằm vào ngày
13 tháng Ba lúc bảy giờ chín phút sáng. Và tương ứng, ngày 1 tháng Ni-san
có thể qui vào ngày mười bốn tháng Ba." 1
Trở lại với DaDn 9:25 ” Khá biết và hiểu rằng từ khi ra lịnh tu bổ và xây
dựng lại Giê ru sa lem, cho đến Đấng chịu xức dầu, tức là vua, thì được bảy
tuần lễ.” Mạng lịnh được ban ra ngày mười bốn tháng ba năm 445 T.C., và
như Đức Chúa Trời đã báo trước qua Gáp-ri-ên, thiên sứ Ngài, (vị thiên sứ
sẽ truyền đạt lại khải tượng cho Đa-ni- ên), thì chương trình tái thiết sẽ kéo
dài bảy “tuần lễ” (49 năm). Lịch sử đã chứng minh đây là lời tiên báo chính
xác, vì đã cần chính xác 49 năm để hoàn thành công việc này, năm đó là 396
T.C.
THỜI KỲ THỨ NHÌ
Phần thứ nhì trong Bảy Mươi Tuần Lễ của Đa-ni-ên là thời kỳ dài 62 “tuần
lễ” (434 năm). “Sau sáu mươi hai tuần lễ đó, Đấng chịu xức dầu sẽ bị trừ
đi...” (9:26a). Điều này có nghĩa là 434 năm sẽ kéo dài từ lúc tường và thành
được xây lại cho đến lúc Đấng Mêsia bị dân mình chối bỏ và đóng đinh trên
cây thập tự. Một lần nữa, lời tiên tri đã đúng cách hoàn hảo. Chúng ta biết ơn
Sir Robert Anderson đã nghiên cứu phần này trong Lời Đức Chúa Trời. Ông
cho chúng ta biết Đấng Christ đã vào thành Giê-ru-sa-lem ngày Chúa Nhật
trước ngày bị đóng đinh trên thập tự giá, theo lịch Julian là ngày mười tháng
Ni-san, tương ứng với ngày sáu tháng Tư năm 32 S.C. Rồi Anderson viết:
“Vậy, khoảng thời gian giữa việc ban hành sắc lịnh tái thiết Giê-ru-sa-lem và
sự hiện đến tỏ tường của 'Đấng Mêsia,'tức là giữa khoảng thời gian từ 14
tháng Ba năm 445 T.C. và ngày 6 tháng Tư năm 32 S.C.,là bao nhiêu lâu?
KHOẢNG THỜI GIAN NÀY CHỨA ĐỰNG CHÍNH XÁC CHO ĐẾN
TỪNG NGÀY LÀ 173.880 NGÀY, BẢY LẦN SÁU MƯƠI CHÍN NĂM
TIÊN TRI (MỘT NĂM CÓ 360 NGÀY), sáu mươi chín tuần lễ đầu tiên
trong lời tiên tri của Gáp-ri-ên." 2
Do đó, khi dùng lịch Do-thái với 360 ngày một năm, chúng ta kết luận rằng
đã có 69 “tuần lễ” (483 năm) từ lúc Ạt-ta-xét-xe ra chiếu chỉ ngày 14 tháng
Ba năm 445 T.C. cho đến ngày Đấng Christ bước vào thành Giê-ru-sa-lem.
Sau khi chấm dứt tuần lễ thứ 69 đó, Đấng Mêsia đã bị “trừ đi” (bị đóng
đinh) như Đức Chúa Trời đã nói tiên tri.
THỜI KỲ SAU CÙNG
Nhưng có một “tuần lễ” (bảy năm) vẫn chưa được ứng nghiệm. Tuần lễ nầy
có thể được gọi là “tuần lễ thứ bảy mươi của Đa-ni-ên .” Câu hỏi hợp lý ấy
là: “Khi nào tuần lễ ấy bắt đầu?” Đức Chúa Trời bảo cho chúng ta qua tôi tớ
Ngài: “Người sẽ lập giao ước vững bền với nhiều người trong một tuần lễ,
và đến giữa tuần ấy, người sẽ khiến của lễ và của lễ chay dứt đi. Kẻ hủy phá
sẽ đến bởi cánh gớm ghiếc, và sẽ có sự giận dữ đổ trên nơi bị hoang vu, cho
đến kỳ sau rốt, là kỳ đã định” (DaDn 9:27). Đại từ nhân xưng “người” (ngôi
thứ ba số ít) chỉ rõ ràng về “vua hầu đến” trong câu 26b. Xin cẩn thận đừng
lẫn lộn “Đấng chịu xức dầu, tức là vua” với “vua hầu đến.” “Đấng chịu xức
dầu, tức là vua” là câu nói chỉ về Đức Chúa Jesus Christ, trong khi “vua hầu
đến” nói về kẻ mạo danh Ngài, tức là Anti Christ.
Theo lời tiên tri này, khi kẻ cầm đầu thế gian này xuất hiện, nó sẽ “lập giao
ước vững bền ” với dân Y-sơ-ra-ên trong bảy năm. Lúc ấy dân Giu-đa sẽ tin
rằng kẻ cầm đầu vĩ đại và đầy quyền lực của đế quốc La-mã hồi sinh này
không ai khác hơn là Đấng Mêsia mà họ đã mong đợi từ lâu. Họ sẽ bị dỗ
dành đến nỗi tin rằng họ đang sống trong Thời Đại Nước Bình An. Thực ra,
đây là lúc trời lặng trước khi cơn bão nổi lên. Trong những chương tiếp theo,
chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về Christ giả và cơn đại nạn hầu đến; nhưng để
kết luận chương này, tôi muốn nhắc bạn rằng Tuần Lễ Thứ Bảy Mươi của
Đa-ni-ên bắt đầu từ lúc Anti Christ ký giao ước hòa bình với dân Y-sơ-ra-ên.
Tuần Lễ Thứ Bảy Mươi không bắt đầu lúc Hội Thánh được cất lên như
nhiều người giả định đâu (xem biểu đồ). Có thể có nhiều ngày, thậm chí
nhiều năm, giữa Sự Cất Lên với việc ký giao ước này. Chúng ta thảy đều
biết từ lời Đức Chúa Trời rằng, phần chót trong Bảy Mươi Tuần Lễ của Đa-
ni-ên, tức là “tuần lễ” (bảy năm) thứ bảy mươi, sẽ bắt đầu với việc Anti
Christ ký giao ước. Giao ước đó rõ ràng không thể ký trước lúc Anti Christ
xuất hiện, và Anti Christ sẽ không lộ diện cho đến khi Tân Nương của Đấng
Christ được cất lên. Dường như sự kiện Đấng Christ hiện ra đón rước Hội
Thánh Ngài hẳn đã rất gần!
1 Robert Anderson, The Coming Prince (Grand Rapids, Mich. : Kregel
Publicatuions, 1963), trang 123.
2 Như trên, trang 127-128.
ANTI-CHRIST HIỆN RA
Cần phải nêu ba câu hỏi khi nghiên cứu về thân vị và công tác của Anti
Christ:
* Anti Christ sẽ đến từ đâu?
* Khi nào sẽ đến?
* Anti Christ sẽ làm gì?
Trong chương trước, chúng ta đã xem xét pho tượng đáng sợ mà Đức Chúa
Trời đã cho vua Nê-bu-cát-nết-sa nhìn thấy trong giấc mơ gần hai ngàn sáu
trăm năm trước. Pho tượng này với đầu bằng vàng, ngực và cánh tay bằng
bạc, bụng và vế bằng đồng, ống chân bằng sắt, bàn chân bằng sắt và đất sét,
cho chúng ta cái nhìn thoáng qua tầm quan trọng của “thời kỳ Dân Ngoại”.
Nhiều năm sau, “Đa-ni-ên ... thấy chiêm bao và những sự hiện thấy trong
đầu mình” đến từ Đức Chúa Trời (7:1). Thay vì một pho tượng với bốn thứ
kim loại, Đa-ni-ên đã nhìn thấy bốn con thú lớn, nhưng lời thông giải thì
giống nhau. “Con thứ nhứt giống như sư tử, và có cánh chim ưng...” (câu 4).
Con thú thứ nhì ”... in như con gấu ...” (câu 5). Con thứ ba ”... giống như con
beo ...” (câu 6), và con thứ tư ”... dữ tợn, rất mạnh, và có sức lắm. Con thú
đó có những răng lớn bằng sắt... và có mười sừng” (câu 7).
Như đã nói trước đây, khải tượng Đức Chúa Trời ban cho Đa-ni-ên khác với
khải tượng Ngài ban cho Nê-bu-cát-nết-sa, nhưng lời thông giải là giống
nhau. Sư tử và đầu bằng vàng tượng trưng cho Ba-by-lôn. Con gấu cùng
ngực và cánh tay bằng bạc tượng trưng cho Mê-đi Ba-tư. Con beo và bụng
và vế bằng đồng tượng trưng cho Hy-lạp. Con thú thứ tư và ống chân bằng
sắt tượng trưng cho La Mã. Mười sừng và mười ngón chân tượng trưng cho
La Mã hồi sinh.
ANTI CHRIST SẼ ĐẾN TỪ ĐÂU?
Rồi đến phần bổ sung. Giấc mơ của Đa-ni-ên có đôi điều mà không có trong
giấc mơ Đức Chúa Trời ban cho vua Nê-bu-cát-nết-sa. Xin để ý câu 7:8 “Ta
suy xét những sừng đó, và, nầy, có một cái sừng nhỏ khác ở giữa những
sừng ấy mọc lên, và ba cái trong những sừng trước bị nhổ đi trước mặt nó.
Nầy cái sừng đó có những mắt in như mắt người, và có một cái miệng nói
những lời xấc xược.” Trong giấc mơ Đa-ni-ên thấy có cái sừng thứ mười
một - “một cái sừng nhỏ”. Từ lời mô tả này, rõ ràng chiếc sừng này tượng
trưng cho một con người. Con người này thường được nói đến trong những
đoạn và những sách kế tiếp. Người này được gọi bằng nhiều tên khác nhau,
nhưng trong mỗi trường hợp, người này vẫn chính là một người được chỉ
định vai trò quan trọng trong màn kịch tiên tri này. Trong số các tên gọi,
người này còn được gọi là “vua hầu đến” (9:26) “vua” (11:36) “người tội ác,
con của sự hư mất” (IITe 2Tx 2:3) “kẻ nghịch cùng luật pháp” (2:8) và “con
thú” (KhKh 13:14). Tên mà chúng ta biết rõ nhất là “kẻ địch lại Đấng Christ
” (Anti Christ) (IGi1Ga 2:22).
Câu hỏi đầu tiên của chúng ta ấy là: “Anti Christ đến từ đâu?” Câu trả lời
được tìm thấy trong khải tượng Đức Chúa Trời đã ban cho Đa-ni-ên. “Ta suy
xét những sừng đó, và, nầy, có một cái sừng nhỏ khác ở giữa những sừng ấy
mọc lên ...” (DaDn 7:8). Anti Christ sẽ xuất hiện từ giữa những quốc gia của
đế quốc La-mã hồi sinh. Chúng ta không được rõ Anti Christ sẽ ra từ đâu
trong mười nước đó, nhưng chắc chắn Lời Đức Chúa Trời đáng tin cậy thể
nào, thì Anti Christ cũng chắc chắn sẽ xuất hiện đúng thời điểm thể ấy trong
cẩm nang tiên tri nầy.
KHI NÀO ANTI CHRIST SẼ XUẤT HIỆN?
Câu hỏi thứ nhì ấy là: “Chừng nào Anti Christ sẽ xuất hiện?” Chìa khóa cho
câu hỏi quan trọng này được tìm thấy trong thơ IITe 2Tx 2:1-17. Xin xem
câu 7 và 8: “Vì đã có sự mầu nhiệm của điều bội nghịch đương hành động
rồi; song Đấng còn ngăn trở cần phải cất đi. Bấy giờ kẻ nghịch cùng luật
pháp kia sẽ hiện ra ...” Đại từ nhân xưng “Đấng” trong câu 7 là chỉ về Đức
Thánh Linh. Vào thời điểm Sự Cất Lên, Ngài sẽ phải bị “cất đi.” Đương
nhiên điều này không có nghĩa là Ngài không còn chức vụ nào khác trên đất
này sau Sự Cất Lên. Trái lại, Ngài sẽ ở đó để cáo trách con người về tội lỗi
và dùng Lời Đức Chúa Trời dẫn đưa họ trở về cùng Đấng Christ. Đương
nhiên, không ai có thể được cứu nếu không có chức vụ của Đức Thánh Linh,
và rất nhiều người trên đất này sẽ được cứu sau Sự Cất Lên. Sự kiện Đức
Thánh Linh sẽ được “cất đi” nhấn mạnh lẽ thật ấy là thân thể tín đồ là đền
thờ của Đức Thánh Linh (ICo1Cr 3:16) và lúc tín đồ được cất lên khi Đấng
Christ đến rước Tân Nương Ngài, người ta sẽ không còn cảm nhận được ảnh
hưởng của Đức Thánh Linh qua Hội Thánh thật nữa. Hội Thánh sẽ được cất
đi; sự sáng sẽ được cất đi; muối sẽ bị cất đi. Dầu Đức Thánh Linh sẽ ở trên
đất này trong tuần lễ thứ bảy mươi của Đa-ni-ên, nhưng Ngài sẽ tạm thời rút
lui khi Hội Thánh được cất lên. Vậy, câu 7 là câu chỉ về sự đón rước Tân
Nương của Đấng Christ lên khỏi khung cảnh trần gian này. Câu tiếp theo
tuyên bố rằng: “Bấy giờ, kẻ nghịch cùng luật pháp kia sẽ hiện ra ...” (câu 8).
Sự hiện ra của Anti Christ sẽ đến tiếp theo sau Sự Cất Lên của Hội Thánh.
ANTI CHRIST SẼ LÀM GÌ?
Câu hỏi cuối của chúng ta về Anti Christ là: “Anti Christ sẽ làm gì?” Đa-ni-
ên viết rằng nó sẽ có “cái miệng nói những lời xấc xược” (DaDn 7:8). Anti
Christ “sẽ làm theo ý muốn mình; kiêu ngạo và lên mình cao hơn hết các
thần; nói những lời lạ lùng nghịch cùng Đức Chúa Trời của các thần”
((11:36). Phao-lô tuyên bố rằng: “Kẻ đó sẽ lấy quyền của quỉ Sa tan mà hiện
đến, làm đủ mọi thứ phép lạ, dấu dị và việc kỳ dối giả” (IITe 2Tx 2:9). Sách
Khải-huyền có phần này: ”... Ai sánh được với con thú, ai giao chiến cùng
nó được? Nó được ban cho cái miệng nói những lời kiêu ngạo phạm thượng;
và nó lại được quyền làm việc trong bốn mươi hai tháng. Vậy, nó mở miệng
ra nói những lời phạm đến Đức Chúa Trời, phạm đến danh Ngài, đền tạm
Ngài cùng những kẻ ở trên trời” (KhKh 13:4b-6).
Cuối cùng, Sa tan sẽ có một Christ giả mà nó mong đợi từ lâu. Thế gian
đang mong đợi một con người như thế trong giờ phút này, vì chúng ta thấy
mình ở trong một thời kỳ lịch sử không có người lãnh đạo vĩ đại. Khi còn là
một cậu bé, tôi có thể nhớ những bài diễn văn của những người như Franklin
D. Roosevelt, Winston Churchill, Charles DeGaulle, Adolf Hitler, và Joseph
Stalin. Những con người này đã có thể tác động đến đám đông, gây ảnh
hưởng đến nhiều quốc gia, và xoay dòng lịch sử hướng về điều thiện hay
điều ác. Thành phần căn bản chung trong hết thảy những con người này ấy
là tư cách lãnh đạo.
Nhưng các vị lãnh đạo ngày nay ở đâu? Tờ báo “U.S. News and World
Report” đăng tải một bài xã luận nhan đề “Chúng Ta Ở Trong Thời Kỳ
Người Lùn Pygmy Khi Nghĩ Đến Những Người Lãnh Đạo.” Người ta trích
lời Eric Hoffer: “Một trong những nỗi lo lắng của tôi ấy là không còn những
vị lãnh đạo vĩ đại trên hành tinh này ... Ngày xưa đã từng có những con
người như Churchill hay DeGaulle sẵn sàng chờ tiếp bước nhau, nhưng ngày
nay chẳng còn nữa.” Sử gia Arnold Toynbee nói rằng: “Chúng ta rất sẵn
sàng tôn bất cứ một vị Caesar mới nào làm thần thánh, miễn đó là người có
thể thành công trong việc đem lại hòa bình và thống nhất cho thế giới này.”
Hãy suy xét những lời của Henri Spaak, một trong những nhân vật đầu tiên
dự thảo về Thị Trường Chung Châu Âu: “Chúng ta không cần thêm một uỷ
ban khác, điều chúng ta cần ấy là một nhân vật có tầm cỡ đủ để giữ được
lòng trung thành của mọi người và để đem chúng ta lên khỏi vũng lầy kinh
tế mà chúng ta đang chìm đắm. Hãy phái đến cho chúng ta một con người
như thế, và dầu người đó là thần thánh hay là quỉ sứ đi nữa, chúng ta cũng
đều nghênh đón cả.”
Tình trạng khan hiếm người lãnh đạo vĩ đại là một sự phát triển đầy ý nghĩa
khi chúng ta tiến gần đến kỳ chung kết thời đại này, vì sau khi Hội Thánh
được cất lên, thế gian lúc đó sẽ đang tìm kiếm một con người có khả năng
lãnh đạo họ. Đến đúng thời điểm, từ đúng chỗ thích hợp, con người này sẽ
xuất hiện.
BA NGÔI CỦA SATAN
” Tôi nhìn xem, khi Chiên Con mở ấn thứ nhứt trong bảy ấn, thì tôi thấy một
con trong bốn con sanh vật nói tiếng như sấm rằng: Hãy đến! Tôi nhìn xem,
thấy một con ngựa bạch. Người cưỡi ngựa có một cái cung; có kẻ ban cho
người cái mão triều thiên, và người đi như kẻ đã thắng lại đến đâu cũng
thắng” (KhKh 6:1-2).
Người cưỡi ngựa thứ nhứt trong sách Khải-huyền là Anti Christ. Lưu ý rằng
người này được mô tả là đang cưỡi một con ngựa bạch. Xin cẩn thận đừng
lẫn lộn người cưỡi ngựa bạch trong Khải-huyền 6 với người cưỡi ngựa bạch
trong 19:1-21. Người sau này chỉ về Đức Chúa Jesus Christ chúng ta, danh
của Ngài từ trước vô cùng là “Lời Đức Chúa Trời” (19:13).
Không lấy gì làm ngạc nhiên khi khám phá ra sự khôn khéo của Sa tan để cố
tìm cách giả mạo Con Đức Chúa Trời. Thực ra, Sa tan cố gắng giả mạo mọi
thứ thuộc về Đức Chúa Trời. Ví dụ như ngày nay có nhiều đầy tớ Đức Chúa
Trời giả mạo, nhiều Hội Thánh giả, và nhiều từng trãi giả mạo. Một ngày kia
Sa tan sẽ đem lại một thời kỳ hòa bình ngắn ngủi, là điều tốt nhất mà nó có
thể làm để giả mạo Thời Đại Nước Bình An; nhưng dưới quyền cai trị của
Sa tan, khi người ta nói rằng: “Bình hòa và an ổn, thì tai họa thình lình vụt
đến, như sự đau đớn xảy đến cho người đàn bà có nghén, và người ta chắc
không tránh khỏi đâu” (ITe1Tx 5:3).
Có lẽ điều lớn nhất trong tất cả những giả mạo của Sa tan sẽ là Ba Ngôi Của
Sa Tan. Điều này được tiên tri rõ ràng trong Lời Đức Chúa Trời. Người ta đã
suy xét nhiều về sự kiện Anti Christ sẽ là kẻ giả làm Đức Chúa Jesus Christ.
Bây giờ chúng ta sẽ xem đến một Đức Thánh Linh giả: “Tôi lại thấy từ dưới
đất lên một con thú khác ...” (KhKh 13:11). Con thú đầu tiên giống như
người trong đoạn này (câu 4-10) là Anti Christ, nhưng trong câu 11, một
người khác cũng được gọi là “con thú.” Người này là Tiên Tri Giả. Anti
Christ được mô tả là xuất hiện từ giữa mười nước của đế quốc La-mã hồi
sinh, trong khi Tiên Tri Giả được mô tả là xuất hiện “từ dưới đất lên.” Khi
chúng ta đọc thấy chữ “đất,” hay “xứ ” trong Kinh Thánh mà không nói rõ
thêm để chỉ về địa điểm, thì thường có thể đảm bảo rằng chữ này chỉ về
vùng đất của Y-sơ-ra- ên. Trong trường hợp này, rõ ràng Tiên Tri Giả sẽ ra
từ Y-sơ-ra-ên. Tại thời điểm này trong lời tiên tri của Kinh Thánh, kiệt tác
Ba Ngôi giả mạo của Sa tan sẽ hoàn tất:
* Sa-tan sẽ đóng vai Đức Chúa Cha.
* Anti Christ sẽ là Jesus Christ giả.
* Tiên Tri Giả sẽ là kẻ đóng thay vai Đức Thánh Linh.
Điều đáng lưu ý là Sa-tan hiểu chức vụ hiện nay của Đức Thánh Linh. Rõ
ràng nó đã nghe Chúa Jesus phán: ”... lúc nào Thần Lẽ Thật sẽ đến, thì Ngài
dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật; vì Ngài không nói tự mình nhưng nói mọi
điều mình đã nghe, và tỏ bày cho các ngươi những sự sẽ đến. Ấy chính Ngài
sẽ làm sáng danh ta, vì Ngài sẽ lấy điều thuộc về ta mà rao bảo cho các
ngươi. Mọi sự Cha có, đều là của ta; nên ta nói rằng Ngài sẽ lấy điều thuộc
về ta mà rao bảo cho các ngươi vậy” (GiGa 16:13-15). Sa-tan hiểu rằng bất
cứ lúc nào Đức Thánh Linh hành động giữa vòng con người, Ngài đều tôn
vinh Đấng Christ. Dường như hợp lý khi ngay lúc Tiên Tri Giả hiện ra, thì
chúng ta đọc thấy “Nó cũng dùng mọi quyền phép của con thú trước tại
trước mặt con thú ấy, và nó bắt thế gian cùng dân cư nó phải thờ lạy con thú
trước ...” (KhKh 13:12). Mục đích của Thánh Linh giả này là khiến mọi
người trên đất này thờ phượng Christ giả.
Vài năm trước khi tôi đang giảng tại Pennsylvania, vị Mục sư mời tôi đến đã
kể cho tôi nghe về một người bạn mê say thú săn gà tây. Anh chàng “Nim-
rốt” hiện đại này phải mất khá lâu để phát triển được tiếng “gù” gọi mồi của
mình, nhưng với lòng kiên nhẫn, rốt cuộc anh ta cũng đã cảm thấy sẵn sàng
để “xuất quân” truy tìm con mồi cẩn trọng. Sau nhiều giờ kiên nhẫn “gù” gọi
mồi, anh ta nghe từ đàng xa tiếng gù đáp lại của một anh “gà tây tồ.” Anh
vẫn tiếp tục “gù,” và con mồi vẫn đáp lại. Cuối cùng, tay thợ săn này chỉ
cách con mồi béo bở của mình vài thước. Khi đứng dậy với ngón tay sẵn
sàng siết cò, thì trước sự sửng sốt của anh, “con gà tây” của anh cũng đồng
thời đứng dậy, ngón tay sẵn sàng siết cò. Bạn hãy đoán thử xem! Hai tay thợ
săn cứ gù tới gù lui, chớ chẳng có chú gà tây nào cả. Họ đều là thứ giả mạo.
Tôi mừng là họ chưa bắn vào nhau, và chắc hẳn họ đã cười phá lên trước
tình cảnh đó. Nhưng bức tranh trước mắt chúng ta trong KhKh 13:1-18
không hề là vấn đề đáng cười, vì dưới sự chỉ đạo và ban quyền năng của Sa-
tan, những kẻ giả mạo của nó sẽ tìn cách điều khiển đời sống những ai đang
sống trên hành tinh này: “Nó cũng khiến mọi người, nhỏ và lớn, giàu và
nghèo, tự chủ và tôi mọi, đều chịu ghi dấu, hoặc trên tay hữu, hoặc trên trán,
hầu cho người nào không có dấu ấy, nghĩa là không có danh con thú hay số
của tên nó, thì không thể mua cùng bán được. Đây tỏ ra sự khôn ngoan: kẻ
nào thông minh, hãy tính số con thú, vì đó là một số của người; số nó là sáu
trăm sáu mươi sáu” (13:16-18).
Người ta đã viết nhiều về con số huyền bí của con thú (666), nên tôi sẽ
không dành thời gian duyệt lại những lời thông giải khác nhau đã được đưa
ra. Điều chúng ta biết chắc chắn ấy là chúng ta đọc được trong khúc Kinh
Thánh này rằng có một dấu sẽ được đóng trên trán hoặc trên cánh tay phải
của những người sống trên đất. Không có dấu này người ta sẽ “không thể
mua cùng bán được” (13:17). Đây sẽ là một cách mà Anti Christ dùng để
loại trừ mọi kẻ nào không chịu quỳ xuống trước mặt nó, và sẽ còn nhiều
cách nữa. Những kẻ chống đối này sẽ gồm những tín đồ đầu tiên tiếp sau Sự
Cất Lên, 144.000 người Do-thái từ “trong các chi phái dân Y-sơ-ra-ên”
(7:4), cũng như hàng triệu tín đồ người Do-thái, cùng với người ngoại bang
tin Đấng Christ làm Cứu Chúa của mình (7:9).
Có vẻ như Sa tan đang chuẩn bị thế giới hiện nay cho ngày ấy, khi Christ giả
của nó sẽ “đóng ấn” của mình để cố gắng điều khiển dân chúng bằng cách
kiểm soát mọi hoạt động giao dịch thương mại. Tờ “U.S. News-Letter,” một
bản tường trình và dự báo riêng hàng tuần từ “U.S. News and World Report”
đăng tải nhận định thú vị này: “Một xã hội “không sử dụng tiền mặt”? Xã
hội ấy đang chờ bạn ở ngay phía trước , kiểu như là ... máy tính truy cập vào
ngân hàng của bạn hay thanh toán tài khoản chỉ đơn giản bằng cách tra tấm
phiếu vào một cái khe. Không có séc để mà viết, và rốt cuộc, ngân hàng và
các cửa hàng được nối liền với nhau, thì hiếm khi cần đến tiền tệ. Một uỷ
ban liên bang đã giao quỹ phúc lợi của mình cho máy chuyển ngân điện tử ...
Không có chuyện hoàn lại.” Con người ngày nay có khả năng đưa những
con số không nhìn thấy được nhưng tồn tại vĩnh viễn vào trong cơ thể chúng
ta dưới dạng hình xăm bằng tia laser. Những con số như thế sẽ hiện lên dưới
máy quét tia hồng ngoại tại những chiếc máy tính. Nhờ những thành tựu lớn
lao trong kỹ nghệ điện tử, máy vi tính đã được chế tạo với khả năng xử lý
việc chuyển ngân cho toàn thể dân chúng trên thế giới này. Ví dụ như một
máy tính thần kỳ như thế hiện đang đặt tại Bỉ, một trong mười quốc gia của
Thị Trường Chung, và có thể là một trong mười quốc gia đại diện cho mười
ngón chân trong pho tượng của DaDn 2:1-49. Chắc chắn bối cảnh đang sẵn
sàng cho sự xuất hiện của Anti Christ, theo chương trình tiên tri này, là kẻ sẽ
tìm cách điều khiển việc mua bán của mọi người trên đất này.
Ba Ngôi của Sa-tan sẽ xuất hiện để xen vào mọi công việc của con người,
nhưng như chúng ta sẽ thấy trong chương sau, Đức Chúa Trời chân thật - là
Đấng đã ngồi trên ngai từ trước vô cùng - sẽ đắc thắng khải hoàn trong trận
chiến với các thế lực của Sa-tan.
LIÊN MINH PHƯƠNG BẮC HỨNG CHỊU
CƠN THẠNH NỘ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
” Có lời Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Hỡi con người, hãy xây mặt lại
cùng Gót ở đất Ma-gốc là vua của Rô-sơ, Mê-siết và Tu-banh, mà nói tiên tri
nghịch cùng người. Ngươi khá nói rằng: Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Hỡi
Gót, vua của Rô-sơ, Mê-siết và Tu-banh, nầy, ta nghịch cùng ngươi. Ta sẽ
quay ngươi lại, đặt những móc trong hàm ngươi, khiến ngươi ra khỏi bờ cõi
mình, ngươi cùng cả đạo binh ngươi...” (Exe Ed 38:1-4a). Trong 39:2, Đức
Chúa Trời tuyên bố Ngài sẽ đưa một đạo binh hùng mạnh “lên trên các núi
của Y-sơ-ra-ên” và cũng sẽ “quay chúng lại.” Với những móc của Đức Chúa
Trời trong hàm, đạo quân này sẽ xâm lấn xứ Y-sơ-ra-ên, và sẽ nếm mùi
chiến bại thê thảm nhất. Khi nghiên cứu đến phần này trong chương trình
tiên tri của Đức Chúa Trời, tôi muốn nêu ra bốn câu hỏi sau:
Ai cầm đầu cuộc xâm lăng này?
Vì sao có trận tấn công?
Khi nào sẽ diễn ra?
Kết quả là gì?
AI CẦM ĐẦU CUỘC XÂM LĂNG NÀY?
Trước hết, ai cầm đầu cuộc xâm lăng trong 38:1-23 Hầu hết những người
nghiên cứu lời tiên tri trong Kinh Thánh đều tin rằng câu 2 chỉ về vùng đất
của nước Nga: “Hỡi con người, hãy xây mặt lại cùng Gót ở đất Ma-gốc là
vua của Rô-sơ, Mê- siết và Tu-banh, mà nói tiên tri nghịch cùng người.”
SaSt 10:1-32 kể ra dòng dõi của Nô-ê. Nô-ê có ba con trai, là Sem, Cham và
Gia-phết (10:1). Trong số con cháu của Gia-phết, Kinh Thánh đề cập đến
“Ma-gốc ... Tu-banh, và Mê-siết” (10:2). Scofield đã đúng khi nói rằng: “Từ
Ma-gốc mà ra người Sy-the cổ đại hay người Tarta, mà dòng dõi của họ
chiếm đa số tại nước Nga hiện nay.” Mê- siết và Tu-banh là tổ tiên của
những dân di chuyển về hướng bắc và rồi, đến lượt họ lại trở thành tổ tiên
của những người về sau này cư ngụ tại nơi mà ngày nay chúng ta biết là
nước Nga. Người ta cho rằng thành phố Moscow có tên ra từ chữ Mê-siết và
Tobolsk ra từ Tu-banh.
Chú Gấu Nga sẽ không đơn độc trong nỗ lực nuốt chửng quốc gia tí hon Y-
sơ-ra-ên, vì các liên minh của nó được nêu tên ra trong câu 5 và 6: “Những
lính chiến của Phe-rơ-sơ, Cút (Ethiopia), và Phút (Libya) sẽ ở cùng chúng
nó, hết thảy đều mang thuẫn và đội mão trụ. Gô-me cùng hết thảy quân đội
nó, nhà Tô-ga-ma ở phía cực bắc với hết thảy bè đảng nó,, tức là nhiều dân
sẽ phụ về ngươi.” Thật thú vị khi thấy nước đầu tiên được kể tên là sẽ hợp
quân với Nga trong nỗ lực tiêu diệt Y-sơ-ra-ên là Ba-tư (Phe-rơ-sơ). Tên gọi
Ba-tư đã được đổi thành Iran năm 1932. Dwight Pentecost viết rằng: “Liên
minh với Nga sẽ là Iran (Ba-tư), một liên bang A-rập nào đó (Phút hay
Ethiopia), Đức, một vài dân tộc Á-châu nào đó được gọi là Tô-ga-ma, có thể
bao gồm một đồng liên minh mở rộng của các thế lực thuộc châu Á. Exe Ed
38:6 không đưa ra danh sách chi tiết: '... nhiều dân sẽ phụ về ngươi.' ” Một
lần nữa, lãnh đạo liên minh hùng mạnh từ phương bắc này sẽ là Nga.
Tạp chí Times, số ra ngày 8 tháng Mười năm 1979, đã đăng những lời trích
từ cuốn sách của Henry Kissinger, “The White House Years,” rằng: “Ông ta
(Dobrynin) đã mất điềm tĩnh chỉ một lần duy nhứt khi tôi hỏi ông rằng, nước
Nga sẽ phản ứng thế nào nếu 15.000 binh lính Sô viết đóng tại Ai cập sắp
lâm nguy vì bị quân Israel bắt làm tù binh. Dobrynin đã phản ứng quyết liệt
một cách khác thường và đã tiết lộ nhiều hơn điều ông dự định: 'Trước hết,
chúng tôi không hề đem một lực lượng không thể tự phòng vệ để đưa đi một
nơi nào đó. Thứ nhì, nếu người Israel đe dọa chúng tôi, chúng tôi sẽ quét
sạch họ trong vòng hai ngày. Tôi có thể cam đoan với ông rằng chúng tôi có
những kế hoạch dành cho tình huống khả dĩ này.' ”
VÌ SAO CÓ CUỘC TẤN CÔNG?
Câu hỏi thứ nhì là: “Vì sao có một trận tấn công như thế?” Một phần câu trả
lời ấy là sự ghen ghét của nhiều dân tộc đối với dân Do-thái. Luôn có những
người như Ha-man, người hẳn đã muốn giết sạch người Do-thái nếu Đức
Chúa Trời không can thiệp. Hai ngàn năm trăm năm sau thời Ha-man, một
nhà cầm quyền điên cuồng tên là Hitler đã quyết định giết càng nhiều người
Do-thái càng tốt trong đế quốc của ông. Không lâu sau khi trận chiến giữa
Iran và Iraq mở màn, Iran đã gởi cho Iraq một thông cáo chính thức nhằm cổ
vũ một cuộc chiến tranh hợp nhất chống Israel thay vì chiến đấu chống lẫn
nhau. Nhưng bức tranh trước mắt chúng ta không phải chỉ do sự thù ghét
người Do- thái mà thôi. Tôi xin gợi ý rằng, lòng tham lợi nhuận cũng sẽ kích
thích Nga cùng các liên minh của họ nữa.
Trong Exe Ed 38:12, Kinh Thánh ghi rằng đội quân đông đảo này sẽ “ra trận
đặng cướp và lấy của.” Israel là “cửa ngõ của ba đại lục.” Nó đã được gọi là
“cái rốn của trái đất.” Biển Chết được gọi là “rương ngọc của vùng Đông
Phương.” Không thể nào tính nổi toàn bộ của cải của biển này với những
nguồn khoáng sản dồi dào của nó. Nhưng vượt lên trên giá trị thực sự này
của Y-sơ-ra-ên ấy, sẽ có một ngày kia dầu lửa của Trung Đông chỉ dành cho
những nước nào chịu chống lại Y-sơ-ra-ên. Tạp chí Time số ra ngày 20
tháng Tám năm 1979 đăng tải bài phỏng vấn Yasser Arafat, lãnh tụ của Tổ
Chức Giải Phóng Palestine. Trong đó có một câu hỏi: “Dầu lửa của A-rập có
được dành cho sự nghiệp của Palestine không?” Ông trả lời rằng: “Dứt khoát
là vậy rồi! Và đừng quên rằng ... các nước xã hội chủ nghĩa sẽ cần đến dầu.”
Sự thực là họ hiện đang cần đến dầu.
Cựu giám đốc CIA, Stanfield Turner, đã trình với Quốc Hội: “Nguồn cung
cấp dầu hỏa của Liên Xô đang sút giảm cực kỳ trầm trọng, và sẽ nhanh
chóng cạnh tranh với các khách hàng khác trên thị trường dầu hỏa vốn đã
không đủ cung cấp.” Ông nói tiếp rằng ông không loại trừ khả năng người
Nga cố gắng tìm thêm dầu hỏa qua “hành động bạo lực như là lật đổ ngấm
ngầm hay thậm chí là hoạt động quân sự nữa.” Trong một bài xã luận của
báo Readers Digest số ra tháng Sáu năm 1980, nhan đề ” Món Đặt Cược
Thực Tiễn Tại Afghanistan,” của tác giả William Griffith, ban biên tập báo
Digest giới thiệu bài báo với những lời sau: “Được cổ vũ bởi tính không
cương quyết của người Mỹ, Chú Gấu Nga một lần nữa lại đi lảng vảng tìm
cơ hội. Theo lời chuyên gia này, nếu không giữ lập trường vững chắc ngay
bây giờ, thì quyền kiểm soát vòi dầu lửa sống còn ở Trung Đông sẽ rơi vào
tay người Nga.” Theo lời Đức Chúa Trời, ngày ấy sẽ đến, khi người Nga tấn
công Y-sơ-ra-ên để “cướp và lấy của.”
KHI NÀO SẼ DIỄN RA?
Câu hỏi thứ ba của chúng ta là: “Khi nào nước Nga tấn công Y-sơ-ra-ên?”
Rõ ràng cuộc xâm lăng trong 38:1-23 đã không thể xảy ra cho đến khi một
quốc gia được gọi là “Y-sơ-ra-ên” hiện hữu. Từ văn mạch, rõ ràng nước Nga
không những quan tâm đến một mảnh bất động sản ở Trung Đông, mà thậm
chí còn nôn nóng tiêu diệt đất nước dân tộc này. Lời tiên tri rất rõ ràng:
“Vậy nên, hỡi con người, hãy nói tiên tri và bảo Gót rằng: Chúa Giê-hô-va
phán như vầy: trong ngày đó, khi dân Y-sơ-ra-ên của ta ở yên ổn, ngươi há
chẳng phải sẽ biết sao? Bấy giờ ngươi sẽ đến từ nơi ngươi, từ phương cực
bắc, ngươi và nhiều dân ở với ngươi, hết thảy đều cưỡi ngựa, người đông
nhiều hợp nên một đạo binh mạnh. Hỡi Gót! Ngươi sẽ đến đánh dân Y-sơ-
ra-ên ta ... ” (38:14-16a). Trong quá khứ, các nhà thần học tự do đã chế giễu
lời tiên tri nầy bằng cách viện dẫn rằng Nga hẳn sẽ rất khó khăn khi tiêu diệt
một đất nước không thực hữu. Đúng là từ năm 605 T.C. dân Do-thái đã
không thể tuyên bố chủ quyền vùng đất Y-sơ-ra-ên (ngoại trừ khoảng thời
gian rất ngắn ngủi trong thời cuộc khởi nghĩa của Maccabee). Họ đã luôn ở
dưới gót của đế quốc ngoại bang. Ngay cả khi Chúa Jesus ở tại đó, xứ cũng
ở dưới quyền cai trị của người La Mã.
Trong 2600 năm, người Do-thái không hề ở trong xứ của họ, hay nếu có ở
trong xứ đó, thì nó cũng không thuộc về họ. Nói cách khác, từ khi vua Nê-
bu-cát-nết-sa đày dân Y-sơ-ra-ên sang Ba-by-lôn vào đầu “thời kỳ Dân
ngoại,” dân Do-thái không còn khả năng tuyên bố xứ mà Đức Chúa Trời đã
ban cho họ là xứ của mình nữa. Rồi đến lời tiên tri công bố rằng liên minh
phương bắc sẽ có ngày “đến trên núi Y-sơ-ra-ên” (38:8) để tiêu diệt hay
chinh phục “dân Y-sơ-ra-ên” (38:16). Thắc mắc của những nhà thần học tự
do ấy là: “Làm sao Nga có thể đi đánh một đất nước không tồn tại?” Hãy
hình dung sự bối rối trong giới thần học tự do trong năm 1948, Liên Hiệp
Quốc lập cho dân Do-thái một tổ quốc tại vùng đất Palestine. Ngày 14 tháng
Năm năm đó, quyền kiểm soát của nước Anh tại đó chấm dứt; và lần đầu
tiên trong 2600 năm, người Do-thái lại ở trong xứ của mình để quản trị quốc
sự của mình.
Dĩ nhiên, Đức Chúa Trời đã phán rằng điều đó sẽ xảy ra. Hãy để chút thì giờ
suy xét những khúc Kinh Thánh sau trong 37:1-37 “Ngài phán cùng ta rằng,
hỡi con người, những hài cốt này, ấy là cả nhà Y-sơ-ra-ên. Nầy chúng nó nói
rằng: Xương chúng ta đã khô, lòng trông cậy chúng ta đã mất, chúng ta đã
tuyệt diệt cả. Vậy hãy nói tiên tri, và bảo chúng nó rằng: Chúa Giê-hô-va
phán như vầy: Hỡi dân ta, nầy, ta sẽ mở mồ mả các ngươi, làm cho các
ngươi lại lên khỏi mồ mả, và ta sẽ đem các ngươi về trong đất của Y-sơ-ra-
ên” (37:11-12).
Một trong những sự khai triển có ý nghĩa nhất của lời tiên tri này ở thời
chúng ta ấy là sự hồi hương của dân Do-thái từ khắp thế giới về vùng đất Y-
sơ-ra-ên. Họ đã trở về từ trên 120 quốc gia, sử dụng ít nhất 83 ngôn ngữ
khác nhau. Tôi đồng ý với bạn rằng họ trở về hầu hết là trong lòng vô tín.
Điều này có nghĩa là họ không ý thức về các lẽ thật trong 37:1-38:23, và họ
cũng không sẵn lòng chấp nhận Đức Chúa Jesus Christ là Đấng Mêsia của
họ, nhưng sẽ đến một ngày kia, những cái vảy rớt khỏi mắt họ. Họ sẽ thấy
rằng Đức Chúa Trời đã kết họ lại với nhau (37:7) như những khúc xương
khô trong khải tượng của Ê-xê-chi-ên đã kết lại với nhau vậy. Họ sẽ nhận ra
quyền năng của Đức Chúa Trời trong việc “mở mồ mả” của họ (một câu chỉ
về các quốc gia dân ngoại trên đất) và đem họ “về trong đất của Y-sơ-ra-ên”
(37:12). Lời tiên tri sẽ được ứng nghiệm ấy tuyên bố thế nầy: “Hỡi dân ta,
các ngươi sẽ biết ta là Đức Giê-hô-va, khi ta đã mở mồ mả các ngươi, và làm
cho các ngươi lại lên khỏi mồ mả. Ta sẽ đặt thần ta trong các ngươi, và các
ngươi sẽ sống. Ta sẽ lại lập các ngươi trong đất riêng của các ngươi; rồi các
ngươi sẽ biết rằng ta, Đức Giê-hô-va, sau khi hứa lời ấy thì đã làm thành,
Đức Giê-hô-va phán vậy” (37:13, 14).
Thắc mắc của chúng ta ấy là: “Khi nào thì cuộc xâm lăng này xảy ra?” Hiển
nhiên, nó không thể xảy ra cho đến khi Y-sơ-ra-ên trở thành một quốc gia.
Phép lạ đó giờ đây đã xảy ra và Y-sơ-ra-ên cuối cùng đã là một quốc gia độc
lập, tự trị. Cũng nên lưu ý rằng cuộc xâm lăng từ phương bắc không thể xảy
ra cho đến khi Y-sơ-ra-ên “yên lặng an ổn.”. “Ngươi sẽ nói rằng: Ta sẽ đi
đến đất có làng không có thành quách, ta sẽ đến cùng những dân yên lặng an
ổn, hết thảy ở trong những nơi không có tường, không then và không cửa”
(38:12). Tôi phải phản đối những ai tin rằng cuộc xâm lăng trong 38:1-23
sắp xảy ra. Có những người tin rằng biến cố tiên tri chính kế tiếp sẽ là sự
tiêu diệt các đạo quân của Nga trên các núi của Y-sơ-ra-ên. Họ tin biến cố
này phải xảy ra trước khi Anti Christ xuất hiện trên thế gian này. Thực ra,
biến cố tiên tri duy nhất sắp xảy ra là Đấng Christ hiện đến đón rước Tân
Nương của Ngài. Biến cố này (sự cất Hội Thánh lên) có thể xảy ra trước khi
bạn đọc xong chương này. Nhưng có nhiều biến cố phải xảy ra trước cuộc
xâm lăng Y-sơ-ra-ên của liên minh phương bắc. Xét theo đúng diễn tiến,
chúng sẽ là:
* Sự cất Hội Thánh lên.
* Sự hiện ra của Anti Christ.
* Việc Anti Christ ký giao ước với Y-sơ-ra-ên (DaDn 9:27).
* Lòng tin của dân Do-thái rằng Đấng Christ mà họ mong đợi từ lâu đang
cai trị họ, rằng họ thực sự đang sống trong những ngày của vương quốc bình
an.
* Sự vững lập của Y-sơ-ra-ên như là ” ... đất có làng không có thành quách
... dân yên lặng an ổn ...” (Exe Ed 38:11).
Rõ ràng Y-sơ-ra-ên ngày nay không yên lặng an ổn. Đó không phải là một
xứ “không có thành quách.” Ngược lại, trong năm 1983, ngân sách quốc gia
của Y-sơ-ra-ên là 31 tỷ dollar, và một phần ba ngân sách (trên mười tỷ) chi
cho việc phòng thủ quốc gia. Cuộc xâm lăng Y-sơ-ra-ên không thể xảy ra
ngày nay vì Y-sơ-ra-ên hiện chưa có hòa bình. Y-sơ-ra-ên chưa có hòa bình
vì giao ước trong DaDn 9:27 chưa được ký kết. Giao ước đó chưa ký vì Anti
Christ chưa hiện ra, và Anti Christ chưa hiện ra vì cớ Hội Thánh chưa được
cất lên. Đương nhiên, sự hiện ra của Đấng Christ để đón Tân Nương Ngài đã
gần đến.
KẾT QUẢ LÀ GÌ?
Câu hỏi cuối của chúng ta là: “Kết quả của cuộc xâm lăng đó là gì?” Ở đầu
câu 18, chúng ta đọc thấy: “Chúa Giê-hô-va phán: Sẽ xảy đến trong ngày đó,
là ngày Gót sẽ đi đánh Y-sơ-ra-ên, thì cơn giận của ta sẽ nổi trên lỗ mũi ta.
Ta đương ghen tương, đương giận phừng phừng mà nói rằng: Thật, trong
ngày đó sẽ có sự rúng động lớn phát ra trong đất Y-sơ-ra-ên” (Exe Ed 38:18-
19). Đức Chúa Trời sẽ bắt đầu đoán xét các đạo binh phương bắc bằng cách
giáng một cơn động đất. Xin lưu ý là “sự rúng động lớn.” Không còn nghi
ngờ gì nữa, cơn động đất này sẽ tạo ra sự hoảng loạn trong đội ngũ đến nỗi
“ai nấy sẽ xây gươm lại nghịch cùng anh em mình” (38:21b). Chúng ta đọc
tiếp sẽ thấy bên cạnh sự lộn xộn và tàn diệt này là “Ta sẽ làm sự xét đoán
nghịch cùng nó bởi dịch lệ và bởi máu. Ta sẽ khiến những trận mưa dầm,
mưa đá, lửa và diêm sinh đổ xuống trên nó, trên đạo binh nó, và dân đông đi
với nó” (38:22). Thật thú vị khi đối chiếu sự đoán phạt Đức Chúa Trời đã
giáng trên Ê-díp-tô trước Cuộc Xuất Hành với sự đoán phạt của Ngài trong
Exe Ed 38:1-23. “Có mưa đá sa xuống và lửa cháy rất mạnh pha lộn với ...”
(XuXh 9:24). Khi lửa và mưa đá đồng thời ra từ Thiên Đàng, bạn có thể bảo
đảm rằng đó là lúc Đức Chúa Trời đang hành động! Exe Ed 38:1-23 kết luận
với những lời sau: “Ấy vậy, ta sẽ làm sáng danh ta, sẽ tỏ mình ra thánh, và
sẽ được nhận biết trước mắt nhiều dân tộc. Chúng nó sẽ biết ta là Đức Giê-
hô-va” (38:23).
Năm 1960, Nikita Krushchev đã gởi lời chúc mừng Giáng Sinh cho đất nước
mình. Trong chừng mực nào đó, ông nói rằng: “Tên lửa của chúng ta đã đi
qua mặt trăng. Nó đang tiến đến gần mặt trời rồi, nhưng chúng ta vẫn chưa
phát hiện ra Đức Chúa Trời. Giờ đây chúng ta đã dập tắt những tia sáng trên
thiên đàng đến nỗi không ai có thể nhen lại được. Chúng ta góp phần bẻ gãy
ách của Tin Lành, thứ thuốc phiện của quần chúng. Chúng ta hãy tiến tới, và
Christ sẽ nhanh chóng biến thành thần thoại." Về cơ bản, ông đã nói rằng
qua những cuộc thăm dò không gian của Nga, họ “đã không phát hiện ra
Đức Chúa Trời.” Sự thực là không ai tìm thấy được Đức Chúa Trời bằng
cách thăm dò không gian. Con người không thể tìm đến với Đức Chúa Trời
bằng các tên lửa. Chúng ta thấy Ngài được bày tỏ trong Lời phước hạnh của
Ngài, tức là Kinh Thánh, và những ai “hết lòng tìm Ngài tại đó đều sẽ chắc
chắn tìm thấy Ngài (Thi Tv 119:2, 10; PhuDnl 4:29).
Chú Gấu Vĩ Đại Phương Bắc đã thừa nhận mình đã tìm Đức Chúa Trời song
không thể tìm thấy. Rồi sẽ đến ngày người không tìm Ngài nữa, nhưng Ngài
sẽ tỏ Ngài ra. Sự hủy diệt này khó dò thấu được. Khúc Kinh Thánh Exe Ed
38:1-39:29 không nói về Trận Ha-ma-ghê-đôn. Trong chương tới, chúng ta
sẽ đi đến phần đó trong quyển sách này.
1 J.Dwight Pentecost, Things to Come (Grand Rapids, Michigan:
Zondervan, 1958), trang 331.
KHI KẺ ĐUI ĐƯỢC THẤY
Trong chương trước chúng ta đã thấy được rằng tuần lễ thứ bảy mươi của
Đa-ni-ên sẽ bắt đầu khi Anti Christ ký giao ước với nước Y-sơ-ra-ên (DaDn
9:27). Giao ước hòa bình này, ra từ kẻ mà họ tin là Đấng Mêsia mà họ mong
đợi từ lâu (song thực ra là Anti Christ), sẽ khiến dân Y-sơ-ra-ên thấy thoải
mái. Giao ước này sẽ cho họ tiến hành các nghi lễ thờ phượng thời Cựu
Ước, kề cả việc dâng các của lễ bằng súc vật. Họ sẽ thấy chắc chắn rằng
nước bình an đã bắt đầu.
Tuy nhiên, rõ ràng họ đã mắc bẫy của “người tội ác,” vì ngay sau khi họ
buông lơi chuyện canh phòng và trở nên ” đất có làng không có thành quách
... dân yên lặng an ổn ... hết thảy ở trong những nơi không có tường, không
then và không cửa” (Exe Ed 38:11), liên minh phương bắc, do Nga dẫn đầu,
“sẽ sấn tới, sẽ đến như gió bão” nhằm cố gắng tiêu diệt Y-sơ-ra-ên. Những
người Do-thái tìm kiếm lẽ thật sẽ thấy rõ được rằng người cưỡi con ngựa
trắng trong KhKh 6:1-17 chính là Anti Christ (câu 2). Kỵ mã tiếp theo trên
con ngựa hồng đến để “cất lấy cuộc hòa bình khỏi thế gian” (6:4). Họ sẽ lập
luận: “Làm sao người cưỡi ngựa thứ nhất kia lại là Đấng Christ của chúng ta
được khi mà người cưỡi ngựa thứ nhì đem chiến tranh đến, vì khi Đấng
Mêsia đến, Ngài sẽ đem hòa bình đến kia mà? ”
Cũng nên lưu ý rằng trong những ngày đó, 144.000 “tôi tớ Đức Chúa Trời”
sẽ đang rao giảng Thánh Linh của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta (7:3).
Ngoài ra, người ta sẽ cảm nhận được chức vụ trung tín của “hai người làm
chứng” (11:3). Những cái vảy sẽ rớt khỏi mắt những người Do-thái khi họ
thừa nhận rằng Đấng Mêsia thực của họ đã đến “trong xứ mình, song dân
mình chẳng hề nhận lấy” (GiGa 1:11). Họ sẽ nhớ lại đã kêu la đòi huyết
Ngài thế nào và cuối cùng đã mãn nguyện khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự
giá. Họ sẽ hiểu được EsIs 53:1-12 “Người đã bị người ta khinh dể và chán
bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che
mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì. Thật người đã
mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng
ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn
khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà
bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu, chúng ta được bình an, bởi lằn roi
người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo
đường nấy: Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất
trên người” (câu 3-6). Cuối cùng họ sẽ hiểu được thời khóa biểu của Đức
Chúa Trời. Sự hiện ra lần thứ nhất của Đấng Mêsia là để tuôn huyết Ngài
trên thập tự làm của lễ chuộc tội duy nhất cho tội lỗi của thế gian (Thi Tv
22:1-31). Lần hiện ra thứ nhì của Đấng Mêsia (Sự Hiện Ra của Đấng Christ
- xem biểu đồ) là để thiết lập vương quốc Ngài trên trần gian nầy (24:1-10).
Lời của Đức Chúa Trời không bày tỏ cho chúng ta biết bao nhiêu người Do
thái sẽ quay về tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa mình, nhưng ở đây nên
xác nhận điều này. Khi chúng ta đọc RoRm 11:26 rằng: “Vậy thì cả dân Y-
sơ-ra-ên sẽ được cứu,” chúng ta đừng nên hiểu rằng mọi người Do thái đều
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri

More Related Content

What's hot

Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Tien Nguyen
 
Chua nhat 20 thuong nien man c ( 18 08-13 )
Chua nhat 20 thuong nien man c ( 18 08-13 )Chua nhat 20 thuong nien man c ( 18 08-13 )
Chua nhat 20 thuong nien man c ( 18 08-13 )donboscochoir
 
A2 doi song sieu nhien
A2 doi song sieu nhienA2 doi song sieu nhien
A2 doi song sieu nhienco_doc_nhan
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin MừngTông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừnggxduchoa
 
Gkpv cn 24 tn (tv 4)
Gkpv   cn 24 tn (tv 4)Gkpv   cn 24 tn (tv 4)
Gkpv cn 24 tn (tv 4)gremy2013
 
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10   the chin nguoi kia dauGmd.152.10   the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dauan hoa thanh nien
 
Gkpv cn 16 tn (tv 4)
Gkpv   cn 16 tn (tv 4)Gkpv   cn 16 tn (tv 4)
Gkpv cn 16 tn (tv 4)gremy2013
 
Gkpv cn 11 tn (tv 3)
Gkpv   cn 11 tn (tv 3)Gkpv   cn 11 tn (tv 3)
Gkpv cn 11 tn (tv 3)gremy2013
 
Cac sach dai tien ttri
Cac sach dai tien ttriCac sach dai tien ttri
Cac sach dai tien ttrico_doc_nhan
 
Gkpv cn 12 tn (tv 4)
Gkpv   cn 12 tn (tv 4)Gkpv   cn 12 tn (tv 4)
Gkpv cn 12 tn (tv 4)gremy2013
 
5 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_0420145 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_042014gxduchoa
 
Cách lần hạt mân côi
Cách lần hạt mân côiCách lần hạt mân côi
Cách lần hạt mân côiNgoc Que Vu
 
4.ban noigichuanoichi
4.ban noigichuanoichi4.ban noigichuanoichi
4.ban noigichuanoichiMinh Tâm
 
Kinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi banKinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi banco_doc_nhan
 
Chua nhat 17 qn c- 28july2013
Chua nhat 17 qn   c- 28july2013Chua nhat 17 qn   c- 28july2013
Chua nhat 17 qn c- 28july2013thuy_mk
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandco_doc_nhan
 

What's hot (19)

Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
 
Chua nhat 20 thuong nien man c ( 18 08-13 )
Chua nhat 20 thuong nien man c ( 18 08-13 )Chua nhat 20 thuong nien man c ( 18 08-13 )
Chua nhat 20 thuong nien man c ( 18 08-13 )
 
A2 doi song sieu nhien
A2 doi song sieu nhienA2 doi song sieu nhien
A2 doi song sieu nhien
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin MừngTông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
 
20th ordinary c
20th ordinary c20th ordinary c
20th ordinary c
 
Tin lanh
Tin lanhTin lanh
Tin lanh
 
Sach loi hua
Sach loi huaSach loi hua
Sach loi hua
 
Gkpv cn 24 tn (tv 4)
Gkpv   cn 24 tn (tv 4)Gkpv   cn 24 tn (tv 4)
Gkpv cn 24 tn (tv 4)
 
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10   the chin nguoi kia dauGmd.152.10   the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dau
 
Gkpv cn 16 tn (tv 4)
Gkpv   cn 16 tn (tv 4)Gkpv   cn 16 tn (tv 4)
Gkpv cn 16 tn (tv 4)
 
Gkpv cn 11 tn (tv 3)
Gkpv   cn 11 tn (tv 3)Gkpv   cn 11 tn (tv 3)
Gkpv cn 11 tn (tv 3)
 
Cac sach dai tien ttri
Cac sach dai tien ttriCac sach dai tien ttri
Cac sach dai tien ttri
 
Gkpv cn 12 tn (tv 4)
Gkpv   cn 12 tn (tv 4)Gkpv   cn 12 tn (tv 4)
Gkpv cn 12 tn (tv 4)
 
5 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_0420145 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_042014
 
Cách lần hạt mân côi
Cách lần hạt mân côiCách lần hạt mân côi
Cách lần hạt mân côi
 
4.ban noigichuanoichi
4.ban noigichuanoichi4.ban noigichuanoichi
4.ban noigichuanoichi
 
Kinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi banKinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi ban
 
Chua nhat 17 qn c- 28july2013
Chua nhat 17 qn   c- 28july2013Chua nhat 17 qn   c- 28july2013
Chua nhat 17 qn c- 28july2013
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 

Viewers also liked

Presentazione della Scuola di Ingegneria di Napoli
Presentazione della Scuola di Ingegneria di NapoliPresentazione della Scuola di Ingegneria di Napoli
Presentazione della Scuola di Ingegneria di NapoliPiero Pavanini
 
Tony Sellaway one sheet v2
Tony Sellaway one sheet v2Tony Sellaway one sheet v2
Tony Sellaway one sheet v2Tony Sellaway
 
Pembentangan SDP
Pembentangan SDPPembentangan SDP
Pembentangan SDPmilzi5215
 
Greek crisis - ad-hoc monitoring
Greek crisis - ad-hoc monitoringGreek crisis - ad-hoc monitoring
Greek crisis - ad-hoc monitoringRamona Gabar
 
3rd biennial rd infrastructure investment innovation summit 2016 brochure
3rd biennial rd infrastructure investment  innovation summit 2016 brochure3rd biennial rd infrastructure investment  innovation summit 2016 brochure
3rd biennial rd infrastructure investment innovation summit 2016 brochuremokgadi machaba
 
Deep Learning Based Real-Time DNS DDoS Detection System
Deep Learning Based Real-Time DNS DDoS Detection SystemDeep Learning Based Real-Time DNS DDoS Detection System
Deep Learning Based Real-Time DNS DDoS Detection SystemSeungjoo Kim
 
II Jornada Finanzas Personales del IJM. Presentación de Martin Huete
II Jornada Finanzas Personales del IJM. Presentación de Martin HueteII Jornada Finanzas Personales del IJM. Presentación de Martin Huete
II Jornada Finanzas Personales del IJM. Presentación de Martin HueteMartin Huete
 
How South Korea Invests in Human Capital for Cyber-Security
How South Korea Invests in Human Capital for Cyber-SecurityHow South Korea Invests in Human Capital for Cyber-Security
How South Korea Invests in Human Capital for Cyber-SecuritySeungjoo Kim
 

Viewers also liked (17)

Presentazione della Scuola di Ingegneria di Napoli
Presentazione della Scuola di Ingegneria di NapoliPresentazione della Scuola di Ingegneria di Napoli
Presentazione della Scuola di Ingegneria di Napoli
 
Tony Sellaway one sheet v2
Tony Sellaway one sheet v2Tony Sellaway one sheet v2
Tony Sellaway one sheet v2
 
Dao duc hoc
Dao duc hocDao duc hoc
Dao duc hoc
 
Resume 2016 - Copy
Resume 2016 - CopyResume 2016 - Copy
Resume 2016 - Copy
 
Pembentangan SDP
Pembentangan SDPPembentangan SDP
Pembentangan SDP
 
Ban that song
Ban that songBan that song
Ban that song
 
nguyen manhcuong
nguyen manhcuongnguyen manhcuong
nguyen manhcuong
 
Greek crisis - ad-hoc monitoring
Greek crisis - ad-hoc monitoringGreek crisis - ad-hoc monitoring
Greek crisis - ad-hoc monitoring
 
3rd biennial rd infrastructure investment innovation summit 2016 brochure
3rd biennial rd infrastructure investment  innovation summit 2016 brochure3rd biennial rd infrastructure investment  innovation summit 2016 brochure
3rd biennial rd infrastructure investment innovation summit 2016 brochure
 
Proforma - De-addiction through Raja Yogi Lifestyle
Proforma - De-addiction through Raja Yogi LifestyleProforma - De-addiction through Raja Yogi Lifestyle
Proforma - De-addiction through Raja Yogi Lifestyle
 
Thay doi dieu ky
Thay doi dieu kyThay doi dieu ky
Thay doi dieu ky
 
Meditation in a Lived Faith Context as Therapeutic Intervention for Substance...
Meditation in a Lived Faith Context as Therapeutic Intervention for Substance...Meditation in a Lived Faith Context as Therapeutic Intervention for Substance...
Meditation in a Lived Faith Context as Therapeutic Intervention for Substance...
 
Deep Learning Based Real-Time DNS DDoS Detection System
Deep Learning Based Real-Time DNS DDoS Detection SystemDeep Learning Based Real-Time DNS DDoS Detection System
Deep Learning Based Real-Time DNS DDoS Detection System
 
II Jornada Finanzas Personales del IJM. Presentación de Martin Huete
II Jornada Finanzas Personales del IJM. Presentación de Martin HueteII Jornada Finanzas Personales del IJM. Presentación de Martin Huete
II Jornada Finanzas Personales del IJM. Presentación de Martin Huete
 
How South Korea Invests in Human Capital for Cyber-Security
How South Korea Invests in Human Capital for Cyber-SecurityHow South Korea Invests in Human Capital for Cyber-Security
How South Korea Invests in Human Capital for Cyber-Security
 
El Catabolismo
El CatabolismoEl Catabolismo
El Catabolismo
 
Fundamental Cloud Architectures
Fundamental Cloud ArchitecturesFundamental Cloud Architectures
Fundamental Cloud Architectures
 

Similar to Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri

Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docLich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docTung Thanh
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phucco_doc_nhan
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhco_doc_nhan
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhco_doc_nhan
 
C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nangC4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nangco_doc_nhan
 
Thanh kinh nhap mon
Thanh kinh nhap monThanh kinh nhap mon
Thanh kinh nhap monco_doc_nhan
 
BÁP TEM THÁNH LINH.docx
BÁP TEM THÁNH LINH.docxBÁP TEM THÁNH LINH.docx
BÁP TEM THÁNH LINH.docxTOAN Kieu Bao
 
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary Little Daisy
 
Cau hoi quan trong
Cau hoi quan trongCau hoi quan trong
Cau hoi quan trongco_doc_nhan
 
Gkpv cn 33 tn (tv 1)
Gkpv   cn 33 tn (tv 1)Gkpv   cn 33 tn (tv 1)
Gkpv cn 33 tn (tv 1)gremy2013
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcThịnh Vũ
 
Slideshow chúa nhật 1 mùa vọng, năm c
Slideshow chúa nhật 1 mùa vọng, năm cSlideshow chúa nhật 1 mùa vọng, năm c
Slideshow chúa nhật 1 mùa vọng, năm ccadoanstbernadette
 
B4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amB4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amco_doc_nhan
 
Cuu uoc luot lkhao 1
Cuu uoc luot lkhao 1Cuu uoc luot lkhao 1
Cuu uoc luot lkhao 1co_doc_nhan
 
Gkpv cn 1 (tv 1)
Gkpv   cn 1 (tv 1)Gkpv   cn 1 (tv 1)
Gkpv cn 1 (tv 1)gremy2013
 

Similar to Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri (20)

Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docLich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phuc
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phuc
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
 
C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nangC4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
 
Thanh kinh nhap mon
Thanh kinh nhap monThanh kinh nhap mon
Thanh kinh nhap mon
 
BÁP TEM THÁNH LINH.docx
BÁP TEM THÁNH LINH.docxBÁP TEM THÁNH LINH.docx
BÁP TEM THÁNH LINH.docx
 
So 178
So 178So 178
So 178
 
SỐNG LẠI.docx
SỐNG LẠI.docxSỐNG LẠI.docx
SỐNG LẠI.docx
 
From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary From Bethlehem to Calvary
From Bethlehem to Calvary
 
Cau hoi quan trong
Cau hoi quan trongCau hoi quan trong
Cau hoi quan trong
 
Gkpv cn 33 tn (tv 1)
Gkpv   cn 33 tn (tv 1)Gkpv   cn 33 tn (tv 1)
Gkpv cn 33 tn (tv 1)
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
 
So 170
So 170So 170
So 170
 
Slideshow chúa nhật 1 mùa vọng, năm c
Slideshow chúa nhật 1 mùa vọng, năm cSlideshow chúa nhật 1 mùa vọng, năm c
Slideshow chúa nhật 1 mùa vọng, năm c
 
B4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amB4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc am
 
Cuu uoc luot lkhao 1
Cuu uoc luot lkhao 1Cuu uoc luot lkhao 1
Cuu uoc luot lkhao 1
 
Gkpv cn 1 (tv 1)
Gkpv   cn 1 (tv 1)Gkpv   cn 1 (tv 1)
Gkpv cn 1 (tv 1)
 
So 161
So 161So 161
So 161
 

More from Long Do Hoang

More from Long Do Hoang (20)

Y cha duoc nen
Y cha duoc nenY cha duoc nen
Y cha duoc nen
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Ve dau
Ve dauVe dau
Ve dau
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christ
 
Tro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xuaTro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xua
 
Trai tim bang gia
Trai tim bang giaTrai tim bang gia
Trai tim bang gia
 
Tong hop
Tong hopTong hop
Tong hop
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Tinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhanTinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhan
 
Tinh yeu nao
Tinh yeu naoTinh yeu nao
Tinh yeu nao
 
Thu quy
Thu quyThu quy
Thu quy
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Thien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve aiThien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve ai
 
Theo dau chan chua
Theo dau chan chuaTheo dau chan chua
Theo dau chan chua
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
Su binh an that
Su binh an thatSu binh an that
Su binh an that
 
Song voi cam xuc
Song voi cam xucSong voi cam xuc
Song voi cam xuc
 
Sinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanhSinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanh
 

Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri

  • 1. Kế Hoạch Của Đức Chúa Trời Qua Các Lời Tiên Tri Tác giả: Bob Shelton Biểu đồ: Bảy Mươi Tuần Lễ Của Đaniên Biểu đồ: Tuần Lễ Thứ Bảy Mươi Của Đaniên Biểu đồ: Các Biến Cố Tương Lai 1. Hội Thánh Được Cất Lên 2. Thời Kỳ Dân Ngoại 3. Bảy Mươi Tuần Lễ Của Đaniên 4. Anti Christ Hiện Ra 5. Ba Ngôi Của Sa Tan 6. Liên Minh Phương Bắc Hứng Chịu Cơn Thạnh Nộ Của Đức Chúa Trời 7. Khi Kẻ Đui Được Thấy 8. Cơn Đại Nạn 9. Trận Chiến Ha-ma-ghê-đôn 10. Bình An Sau Cùng 11. Con Rắn Trườn Xuyên Suốt Lời Tiên Tri Của Kinh Thánh 12. Kẻ Chẳng Tin Trong Lời Tiên Tri 13. Thắc Mắc Và Giải Đáp Lời Nói Đầu Một phần khá lớn trong Kinh Thánh đề cập đến tương lai. Thực ra, đó là phần lịch sử được chép trước - và chúng ta gọi đó là lời tiên tri của Kinh Thánh . Có rất nhiều lời tiên tri trong Cựu Ước đã được ứng nghiệm trong Cựu Ước (ví dụ như SaSt 15:13). Có những lời tiên tri trong Cựu Ước đã được ứng nghiệm trong Tân Ước (ví dụ EsIs 7:14). Có những lời tiên tri trong Tân Ước được ứng nghiệm trong Tân Ước (ví dụ GiGa 2:18-22). Nhưng có những lời tiên tri trong Cựu Ước và trong Tân Ước sẽ vẫn còn phải ứng nghiệm. Chúa Jesus đã nghĩ đến điều này khi Ngài phán “Những sự ấy phải đến” (Mat Mt 24:6).
  • 2. Ước ao của tôi là được viết về “Những sự ấy” trong những trang tiếp theo đây. Bob Shelton . HỘI THÁNH ĐƯỢC CẤT LÊN “SỰ MẦU NHIỆM.” Phao-lô viết trong bức thơ đầu tiên gởi cho Hội Thánh Côrinhtô rằng: “Nầy là sự mầu nhiệm tôi tỏ cho anh em: chúng ta không ngủ hết, nhưng hết thảy đều sẽ biến hóa, trong giây phút, trong nháy mắt, lúc tiếng kèn chót; vì kèn sẽ thổi, kẻ chết đều sống lại được không hay hư nát, và chúng ta đều sẽ biến hóa. Vả, thể hay hư nát này phải mặc lấy sự không hay hư nát, và thể hay chết này phải mặc lấy sự không hay chết. Khi nào thể hay hư nát này mặc lấy sự không hay hư nát, thể hay chết này mặc lấy thể không hay chết, thì được ứng nghiệm lời Hội Thánh rằng: Sự chết đã bị nuốt mất trong sự thắng. Hỡi sự chết, sự thắng của mày ở đâu? Hỡi sự chết, cái nọc của mày ở đâu? Cái nọc sự chết là tội lỗi, sức mạnh tội lỗi là luật pháp. Nhưng tạ ơn Đức Chúa Trời đã cho chúng ta sự thắng, nhờ Đức Chúa Jesus Christ chúng ta” (ICo1Cr 15:51-57). Đề tài này hết sức quan trọng - đề tài Sự Cất Lên của Hội Thánh. Xin lưu ý Phao-lô mở đầu phân đoạn này rằng: “Nầy là sự mầu nhiệm tôi tỏ cho anh em."Rất nhiều lẽ thật sâu nhiệm và quý báu về việc cất Tân Nương của Đấng Christ lên đến nay vẫn là điều mầu nhiệm trong sự khải thị của Đức Chúa Trời cho loài người. Cựu Ước im lặng đầy bí ẩn về đề tài Sự Cất Lên. Các sách Tin Lành Cộng Quan cũng im lặng tương tự. Ngay cả Mat Mt 24:1-51, với câu Kinh Thánh thường được trích dẫn: “Lúc ấy, sẽ có hai người nam ở trong một đồng ruộng, một người được đem đi, một người bị để lại” (24:40), cũng không nhắc gì đến sự trở lại của Đấng Christ để đón Tân Nương Ngài. Tôi tin quyết rằng phân đoạn đầu tiên trong các sách Tin Lành đề cập rõ ràng đến sự cất lên ấy là GiGa 14:2-3. Trong phân đoạn này, Đức Chúa Jesus: “Trong nhà cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi, và đã sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu, thì các ngươi cũng ở đó.” Ngài không phán: “Ta sẽ trở lại trần gian này lần nữa,” nhưng đúng hơn, lời hứa của Ngài là: “Ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta.” Dầu Đấng Christ giới thiệu lẽ thật về việc Ngài trở lại đón Tân Nương của Ngài trong 14:1-31, nhưng Ngài không nói cho chúng ta các chi tiết của sự kiện kỳ diệu này. Do đó, Phao-lô có thể giới
  • 3. thiệu trong ICo1Cr 15:51-58 rằng: “Nầy là sự mầu nhiệm tôi tỏ cho anh em.” “CHÚNG TA KHÔNG NGỦ HẾT.” Rồi Thánh Linh bắt đầu tỏ ra sự mầu nhiệm này khi Ngài viết ra qua Phao- lô: “Chúng ta không ngủ hết.” Nói cách khác, sẽ có một thế hệ tín đồ không nếm mùi sự chết thuộc thể. Có thể đó là thế hệ hiện nay. Không ai trong trần gian này biết được Đấng Christ sẽ tái lâm đón rước Tân Nương Ngài vào lúc nào cả. Có nhiều dấu hiệu cho thấy thế hệ này đang tiến đến kỳ tận thế, nhưng dầu Ngài có tái lâm trong thời kỳ này hay không thì điều đó cũng không ngăn cản tín đồ “chờ đợi sự trông cậy phước hạnh của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Jesus Christ” (Tit Tt 2:13). Rồi Phao-lô viết tiếp: “nhưng hết thảy đều sẽ biến hóa.” “HẾT THẢY ĐỀU SẼ BIẾN HÓA.” Vài năm trước, tôi đang tổ chức một loạt các buổi nhóm tại một Hội Thánh kia, và sung sướng nhìn thấy niềm vui từ tấm lòng của vị Mục sư và tín hữu của ông về tòa nhà mới xây cất cho chương trình giáo dục Cơ đốc. Vị Mục sư này sốt sắng mời tôi đi thăm cơ sở mới, nên chúng tôi bắt đầu tiến theo dãy hành lang dài. Các cửa ra vào ở hai bên hành lang đều mở toang để tôi nhìn được các lớp học Trường Chúa Nhật khác nhau, từ lớp của nhóm người lão niên cho đến lớp vườn trẻ. Khi chúng tôi dừng chân trước lối vào khu vườn trẻ, tôi thấy một sứ điệp thích hợp này được viết trên cửa: “Chúng ta không ngủ hết, nhưng hết thảy đều sẽ biến hóa.” Hiển nhiên, trong ICo1Cr 15:1-58, Phao-lô không nói về các em bé trong lớp vườn trẻ, nhưng nói về các Cơ đốc nhân vẫn còn sống vào thời điểm Hội Thánh Được Cất Lên. “Chúng ta hết thảy đều sẽ biến hóa.” Sự biến hóa này được nói đến trong nhiều phân đoạn khác trong Lời Đức Chúa Trời. Ví dụ như Phao-lô đã viết: “Nhưng chúng ta là công dân trên trời; ấy là từ nơi đó mà chúng ta trông đợi Cứu Chúa mình, là Đức Chúa Jesus Christ, Ngài sẽ biến hóa thân thể hèn mạt chúng ta ra giống như thân thể vinh hiển Ngài, y theo quyền phép Ngài có để phục muôn vật” (Phi Pl 3:20-21). IGi1Ga 3:2 viết rằng: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra thể nào thì điều đó chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy.” Lẽ thật này đã đem niềm an ủi đến cho vô số tín hữu suốt bao năm qua, và vẫn là nguồn khích lệ cho chúng ta ngày hôm nay. Nhiều năm trước, khi tôi cùng nhà tôi là Nancy, đi truyền giáo tại Miền Nam Việt Nam, tôi được mời tổ chức một Hội Nghị Kinh Thánh tại một Viện Điều Trị Phung trên vùng cao nguyên trung bộ xinh đẹp. Tôi sẽ không bao giờ quên niềm sung sướng được truyền rao Lời Đức Chúa Trời cho những
  • 4. Cơ đốc nhân quý báu kia. Trong một buổi nhóm, tôi cảm thấy được Đức Thánh Linh dẫn dắt để nói về đề tài Sự Cất Lên của Hội Thánh. Đang lúc trình bày lẽ thật cảm động này, chúng tôi nói đến lời tuyên bố trong ICo1Cr 15:52 “Chúng ta thảy đều sẽ biến hóa.” Lúc ấy, tôi không thể không để ý đến một thiếu phụ quý mến dùng bàn tay không còn ngón nữa để huých vào người kế bên mình, dường như muốn nói rằng: “Chị có nghe điều tôi vừa nghe thấy không? Chúng ta sẽ không mang dáng vẻ này đời đời đâu!” Sự thực là mọi con cái đang sống của Đức Chúa Trời sẽ nhận lấy thân thể không hay hư nát của mình lúc Hội Thánh được cất lên. Điều này sẽ khiến cho tín đồ vượt qua mọi trở ngại có thể có trên đường họ cất lên để gặp Chúa tại chốn không trung. Nói cách khác, cấu trúc của những thân thể vinh hiển sẽ không gặp rắc rối gì khi băng qua các vật thể rắn. Hãy nhớ rằng: “Chúng ta sẽ giống như Ngài.” Giống như Chúa Jesus đã vượt qua những vách tường đá của ngôi mộ của Giô-sép người A-ri-ma-thê và đã bước vào căn phòng “nơi các môn đồ ở,” thậm chí lúc ấy “những cửa đều đương đóng lại” (GiGa 20:19), thì các tín đồ cũng vậy, họ sẽ được cất lên để gặp Đức Chúa Jesus Christ tại chốn không trung mà không hề bị cản trở bởi bất cứ chướng ngại nào của trần gian này. TRONG GIÂY PHÚT Phao-lô tiếp tục nói rằng sự biến hóa lúc được cất lên sẽ xảy ra “trong nháy mắt” (câu 52). Người ta phỏng tính cái nháy mắt kéo dài mười một phần trăm giây. Đại ý ấy là sự cất lên sẽ xảy ra nhanh đến nỗi không một kẻ nào chưa tin Chúa trên trần gian này có thể thấy được biến cố trọng đại này. Hãy hình dung sự lộn xộn sẽ xuất hiện lúc các Cơ đốc nhân thình lình biến mất. Xe hơi mất người lái, các phi cơ có thể mất đi phi công. Sẽ có nhiều người đang nhìn mặt nhau, đột nhiên một người biến đi đâu mất. Một người chưa tin Chúa đang trò chuyện với một người bạn Cơ đốc qua điện thoại, thình lình cuộc điện đàm dứt ngang. Sẽ có câu hỏi: “Anh còn đó không?” Dứt khoát các nhân viên tổng đài điện thoại sẽ chìm ngập trong một biển thắc mắc và lời yêu cầu. Người ta có thể hình dung ra hàng trăm viễn tượng để cố trình bày cảnh khiếp đảm không thể tin nổi này trong giờ phút ngay sau Sự Cất Lên, nhưng lẽ thật cơ bản ấy là sự cất lên sẽ xảy ra “trong giây phút, trong nháy mắt.” CÁC ÂM THANH CHỨ KHÔNG PHẢI CÁC ĐIỀM LẠ Phao-lô tiếp tục tuyên bố rằng sự cất lên sẽ xảy ra “lúc tiếng kèn chót” (câu 52). Có người đã nói: “Chúng ta không chờ các điềm lạ, nhưng đang dón nghe các âm thanh.” Đúng là ngày nay đang có nhiều sự phát triển quan trọng mà chúng hòa nhập vào bức tranh tiên tri này, nhưng cái gọi là “điềm lạ về thời kỳ ấy,” ngay cả các dấu hiệu trong Mat Mt 24:1-51 đi nữa, vẫn không phải là các biến cố buộc phải xảy đến trước sự cất lên của Hội Thánh.
  • 5. Chúng là những dấu hiệu cho người sẽ sống trong những ngày của cơn đại nạn, nhằm chỉ về sự tái lâm của Đấng Christ trong Ngày Ngài Hiện Ra. (Xem biểu đồ). Người Do-thái đã luôn luôn trông chờ các điềm lạ. “Đức Chúa Jesus phán rằng: Nếu các ngươi không thấy các phép lạ và các điềm lạ, thì các ngươi chẳng tin!” (GiGa 4:48). Sẽ đến một ngày kia có các điềm lạ tứ phía, không những để chỉ ra sự hủy diệt và sự đoán xét kẻ chẳng tin, mà còn để chỉ ra ngày đã mong đợi từ lâu, ngày Đấng Christ sẽ trở lại thế gian này và thiết lập vương quốc Ngài. Tuy nhiên, từ ngữ trong mạch văn Kinh Thánh của chúng ta ở đây không phải là “điềm lạ,” mà là “âm thanh,” và sẽ có không dưới ba loại âm thanh. Trong khúc Kinh Thánh này, Phao-lô đề cập đến một loại âm thanh là “tiếng kèn chót,” nhưng trong ITe1Tx 4:16, ông đề cập đến ba loại âm thanh: “Vì sẽ có tiếng kêu lớn, và tiếng của thiên sứ lớn, cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mính Chúa trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ sẽ sống lại trước hết.” “Tiếng kêu lớn,” “tiếng của thiên sứ lớn,” và “tiếng kèn của Đức Chúa Trời” là âm thanh lớn mà người ta sẽ nghe thấy lúc Hội Thánh được cất lên. Loại âm thanh thứ nhất sẽ là “tiếng kêu lớn.” “Chính mình Chúa ở trên trời sẽ giáng xuống cùng với tiếng kêu lớn.” Đây là một từ ngữ quân sự, biểu thị sự khẩn cấp và uy quyền. Từ ngữ này gợi nhớ lần Chúa chúng ta gặp gỡ La- xa-rơ khi Ngài “kêu một tiếng lớn rằng: Hỡi La-xa-rơ, hãy ra” (GiGa 11:32- 43), và kẻ chết bốn ngày ấy đã vâng theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Khi Ngài phán, thì liền xảy ra như lời Ngài phán! Một ngày kia, Ngài sẽ gọi Tân Nương Ngài, và mọi tín đồ đã được tái sanh đều sẽ được cất lên. Âm thanh thứ nhì sẽ là “tiếng của thiên sứ lớn.” Không có gì đáng ngạc nhiên khi các thiên sứ sẽ có mặt trong bức tranh này. Họ đã luôn luôn ở bên cạnh Đấng Christ khi Ngài tiếp xúc với nhân loại hay chết này. Họ đã loan tin khi Ngài giáng sanh, đã chăm sóc Ngài sau khi Ngài chịu cám dỗ, đã ở bên thập tự giá Ngài, và khi Ngài thăng thiên, họ đã rao lời hứa phước hạnh cho các môn đồ đang lóa mắt ấy. Có lẽ đúng là phải nghe tiếng của thiên sứ trưởng khi Đấng Christ gọi Tân Nương Ngài về cùng Ngài. Âm thanh thứ ba sẽ là “tiếng kèn của Đức Chúa Trời.” Các tiên tri Cựu Ước đã dùng kèn để nhóm họp hội chúng Y-sơ-ra-ên thể nào, thì đến ngày ấy cũng vậy, tiếng kèn thiên đàng vang lên và Đấng Christ sẽ gọi Hội Thánh đã được chuộc riêng ra cho Ngài về với Ngài thể ấy. Tác giả bài thánh ca sau đã nghĩ đến điều này khi sáng tác những lời sau: Một ngày kia loa vang tin Chúa tái lâm nơi trần , Một ngày kia thiên thượng lòa vinh quang rạng ngần . Ôi ngày lạ thay , tôi với kẻ yêu lên thiên đình , Ngợi khen Jesus tôi , Chân Chúa toàn hiển vinh ! (Thánh ca 85).
  • 6. KẺ CHẾT TRONG ĐẤNG CHRIST Hãy trở lại với “sự mầu nhiệm” trong ICo1Cr 15:1-58 “Vì kèn sẽ thổi, kẻ chết đều sống lại được không hay hư nát.” Trước khi xem xét chỗ ở của họ vào lúc Sự Cất Lên, chúng ta cần phải hiểu được những kẻ chết trong Christ hiện nay đang ở đâu. Trong IICo 2Cr 5:8, Phao-lô viết: “Vậy tôi nói, chúng ta đầy lòng tin cậy, muốn lìa bỏ thân thể này đặng ở cùng Chúa thì hơn. “Tại thời điểm chết thuộc thể, tín đồ lìa khỏi thể xác mình và lập tức vào thiên đàng với Đấng Christ. Chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi Phao-lô có thể viết: ”...chết là điều ích lợi” (Phi Pl 1:21). Người ta có thể hiểu được lời tác giả Thi thiên: “Sự chết của các người thánh là quý báu trước mặt Đức Giê-hô-va” (Thi Tv 116:15). Sự chết là “điều ích lợi,” và là một từng trải “quý báu” đối với con cái Đức Chúa Trời. Vì vậy ta có thể hiểu vì sao Phao- lô có thể viết trong khúc Kinh Thánh này: “Hỡi sự chết, sự thắng của mày ở đâu? Hỡi sự chết, cái nọc của mày ở đâu?” (câu 55). Khi làm Mục sư tại Hội Thánh Báp-tít Đầu Tiên ở Pontiac, Michigan, tôi nhận được tin buồn là vị tiền nhiệm của tôi, tiến sĩ H.H. Savage, đang hấp hối. Ngoài cha tôi, tiến sĩ Savage là người có tác động lớn nhất trên đời sống tôi. Ông đã làm Mục sư của tôi từ lúc tôi còn trẻ. Thực ra, ông là vị Mục sư duy nhất của tôi. Tôi lao ra xe, lái suốt 180 dặm đến bệnh viện Muskegon, vì tôi muốn còn cơ hội để trò chuyện với Mục sư của tôi. Suốt đoạn đường đi, tôi mải miết suy nghĩ: “Chắc chắn tiến sĩ Savage sẽ cung cấp cho tôi một điểm mấu chốt dùng để làm nền tảng cho bài giảng truy điệu ông.” Cuối cùng, tôi đến được bệnh viện, đi vào phòng và tiến đến bên giường ông. Ông ngước nhìn lên và bảo: ” Chào Mục sư.” Tôi đáp lại: “Chào Mục sư.” Rồi ông nháy mắt bảo tôi (ông là người có tinh thần hài hước nhất mà tôi đã từng gặp được):“Tôi muốn nói với anh một điều rất quan trọng!” Tôi nghĩ: “Cảm ơn Chúa! Điểm mấu chốt của tôi đây rồi!” Ông nói tiếp: “Vài hôm nữa, anh sẽ dự tang lễ của tôi. Nhà thờ sẽ chật ních người, rồi nước mắt cùng với mọi thứ đi kèm theo tang lễ nữa! Nhưng lúc anh nhìn thấy thân thể này, tôi muốn anh nhớ rằng đó chỉ là cái vỏ, còn phần nhân đã đi rồi.” Đương nhiên, tôi không thể trích lời ông khi tang lễ cử hành vài ngày sau đó, nhưng tôi đã hiểu sứ điệp của ông trong bện viện hôm ấy. Ông đang đối mặt với sự chết và đùa cợt với nó. Ông đang đồng thanh với Phao-lô: “Hỡi sự chết, sự thắng của mày ở đâu? Hỡi sự chết, cái nọc của mày ở đâu?” Sự chết của ông đã là sự đắc thắng nhờ vào sự đắc thắng của Con Đức Chúa Trời, Đấng đã tuôn huyết quý báu mình trên thập tự giá để trả xong hình phạt của tội lỗi. Phao-lô nói như vầy: “Cái nọc sự chết là tội lỗi, sức mạnh tội lỗi là luật pháp. Nhưng tạ ơn Đức Chúa Trời đã cho chúng ta sự thắng nhờ Đức Chúa Jesus Christ chúng ta” (ICo1Cr 15:56, 57). Tôi muốn đưa vào sứ điệp này bài thơ tiến sĩ Savage đã sáng tác vài ngày trước khi về nước
  • 7. Chúa: Không phải tôi đang đối diện với sự chết , bèn là với sự sống đời đời . Không sắp chấm dứt , bèn là sắp bước vào cửa thiên đàng . Con đường trước mặt tươi đẹp hơn bao giờ hết , Vì chính vinh hiển , vinh hiển ở ngay trước mắt . Tôi nào còn lo sợ khi nghĩ sắp được gặp đối mặt Ngài , Đấng yêu tôi nên chết thay tôi . Tôi mong mỏi tạ ơn lòng nhân từ và ân điển Ngài biết bao ! Vì chính vinh hiển , vinh hiển ở ngay trước mắt . Không còn những đớn đau , những thất bại suốt bao năm tháng đã qua . Không còn sự chết hay đau buồn , kinh hoàng hay sợ hãi nữa . Vì chính Ngài hứa sẽ lau ráo hết nước mắt . Vì chính vinh hiển , vinh hiển ở ngay trước mắt . Ôi ! Ngày phước hạnh tôi mong ngóng bao lâu nay , xin mau đến , xin mau đến ! Ngày đức tin được nhìn tận mắt và bao lời hứa sẽ thuộc về tôi . Và cùng muôn vàn thiên binh trước mặt Ngài ,tôi sẽ chiếu rạng . Vì chính vinh hiển , vinh hiển ở ngay trước mắt . Vâng, các thánh đồ qua đời rồi đã ở “ngay trước mắt” Cứu Chúa chúng ta. Đức Thánh Linh tiếp tục giải nghĩa sự mầu nhiệm về Sự Cất Lên khi Ngài cảm thúc Phao-lô tôi tớ Ngài viết rằng: ”...Kẻ chết đều sống lại được không hay hư nát...” (câu 52). Câu hỏi luận lý ở đây là: “Nếu các Cơ đốc nhân đã qua đời hiện đang ở với Cứu Chúa trên thiên đàng, vậy làm sao họ có thể sống lại và ra khỏi mồ mả mình được?” Câu Kinh Thánh tra cứu chéo tốt nhất cho khúc Kinh Thánh này ấy là ITe1Tx 4:1-18. “Hỡi anh em, tôi chẳng muốn anh em không biết về phần người đã ngủ, hầu cho anh em chớ buồn rầu như người khác không có sự trông cậy. Vì nếu chúng ta tin Đức Chúa Jesus đã chết và sống lại, thì cũng vậy, Đức Chúa Trời sẽ đem những kẻ ngủ trong Đức Chúa Jesus cùng đến với Ngài” (ITe1Tx 4:13, 14). Các tín đồ đã qua đời thì ở với Đấng Christ trên Thiên Đàng, và lúc Ngài trở lại đem Hội Thánh đi, Ngài sẽ đem họ “cùng đến với Ngài. “Nếu họ muốn đến “với Ngài,” thì rõ ràng, họ phải xuất phát từ cùng một địa điểm. Chúng ta không đọc thấy Ngài sẽ đến rước họ, song đọc thấy rằng họ sẽ cùng đến với Ngài. Rồi hãy để ý câu 16: “Vì sẽ có tiếng kêu lớn, và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ sẽ sống lại trước hết.” Kết luận hợp lý luận ấy là khi Đấng Christ trở lại để cất Tân Nương của Ngài lên, Ngài sẽ dừng lại trên các đám mây và để cho những kẻ đang ở “với Ngài” trở về nơi mà thân thể họ đã được chôn cất. Rồi họ sẽ được ban cho thân thể vinh hiển, và “sẽ sống lại trước tiên.” Sau đó là hành động cuối cùng của Sự Cất Lên:
  • 8. ”...chúng ta là kẻ còn sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn” (ITe1Tx 4:17). Sự Cất Lên gồm một loạt các biến cố quan trọng: * Đấng Christ sẽ đến từ Thiên Đàng cùng với các thánh đồ Ngài. * Ngài sẽ dừng lại tại giữa đám mây. * Đội quân các thánh đồ trên thiên đàng sẽ tiếp tục giáng xuống trần gian, để trở về nơi thân thể họ đã được chôn cất. * Rồi họ sẽ nhận được thân thể không hay hư nát và đi ra khỏi mồ mả. * Chúng ta là kẻ còn sống cũng sẽ được biến hóa. * Chúng ta sẽ cùng được cất lên gặp Chúa tại không trung. Đây là sự cất lên của Hội Thánh, và nó có thể xảy ra ngay hôm nay. Nếu bạn biết Đấng Christ là Cứu Chúa, tôi van nài bạn ”...hãy vững vàng, chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu” (ICo1Cr 15:58). Nếu bạn chưa hề tin nhận Con Đức Chúa Trời, Đấng đã bị đóng đinh và đã sống lại làm Cứu Chúa của bạn, tôi khuyên nài bạn hãy mời Ngài ngự vào lòng mình ngay đang khi còn có dịp tiện. THỜI KỲ DÂN NGOẠI Để nghiên cứu sâu rộng về lời tiên tri của Kinh Thánh, chúng ta càng phải hiểu được hai thành ngữ bắt nguồn từ Kinh Thánh Cựu Ước, nhưng sẽ thành tựu trong những ngày tới. Đó là “bảy mươi tuần lễ của Đa-ni-ên” và “thời kỳ Dân ngoại.” Sau triều đại vua Sa-lô-môn, bất hòa nội bộ đã dẫn đến việc chia cắt đất nước Y-sơ-ra-ên. Con trai Salômôn là Rô-bô-am vẫn làm vua cai trị vương quốc phía nam (nước Giu-đa), trong khi đó, Giê-rô- bô- am trở thành vua mười chi phái phía bắc (là nước Y-sơ-ra-ên). Trong những năm tiếp theo đó, đã có mười chín vua cai trị phương bắc và hai mươi vua cai trị phương nam. Vương quốc phía bắc kéo dài từ năm 993 đến 721 T.C.. Rồi dân nước này đã bị Sanh-ma-na-se bắt sang A-si-ri làm phu tù. Vương quốc phương nam kéo dài từ 933 đến 605 T.C.. Vua Nê-bu-cát-nết-sa đã bắt dân Giu-đa làm phu tù tại Ba-by-lôn. Cuộc lưu đày cuối cùng và cuộc hủy phá Giê-ru-sa-lem xảy ra năm 586 T.C.. GIẤC MƠ CỦA NÊ-BU-CÁT-NẾT-SA Về đề tài này, tôi muốn quay lại từ năm 605 T.C., là lúc bắt đầu cuộc lưu đày dân Giu-đa sang Ba-by- lôn. Niên hiệu này đánh dấu khởi điểm sự cai trị của Dân ngoại trên xứ Y-sơ-ra-ên và khởi điểm của “thời kỳ Dân ngoại.”
  • 9. Thời kỳ quan trọng này của lịch sử nhân loại sau đó đã được nhấn mạnh qua giấc mơ Đức Chúa Trời đã ban cho vua Nê-bu-cát-nết-sa, một giấc mơ mà vua không tài nào nhớ được. Đa-ni- ên 2 ghi lại câu chuyện này: “Trong năm thứ hai đời vua Nê-bu-cát-nết-sa, vua thấy chiêm bao, thì trong lòng bối rối và mất giấc ngủ. Vậy, vua truyền đòi các đồng bóng, thuật sĩ, thầy bói, và người Canh-đê để cắt nghĩa chiêm bao cho vua. Họ bèn đến chầu trước mặt vua. Vua nói cùng họ rằng: Ta đã thấy một chiêm bao; và lòng ta bối rối, muốn biết chiêm bao đó. Những người Canh-đê nói cùng vua bằng tiếng A- ram rằng: Tâu vua, chúc vua sống đời đời! Xin thuật chiêm bao cho những kẻ tôi tớ vua, và chúng tôi sẽ giải nghĩa” (câu 1-4). Khi các đồng bóng, thuật sĩ, thầy bói và người Canh-đê bị đòi đến trước mặt vua và nghe vua truyền: “Ta đã thấy một chiêm bao, và lòng ta bối rối, muốn biết chiêm bao đó,” họ chẳng hiểu được chút gì cả. Suy cho cùng, họ nghĩ vua chỉ muốn có lời giải nghĩa chiêm bao mà thôi. Dĩ nhiên, dựng nên một lời giải nghĩa sẽ là một việc rất dễ. Thế giới này đầy dẫy những đồng bóng, thuật sĩ, thầy bói, người Canh-đê thời hiện đại, là những người nhanh nhẩu bảo cho chúng ta biết những chuyện gì sắp xảy tới. Hãy coi chừng những kẻ tự xưng là “tiên tri,” là những kẻ mạnh dạn tuyên bố về những sự hầu đến. Tiên tri thật ngày nay của Đức Chúa Trời sẽ là một đầy tớ tầm thường, khiêm nhường của Đấng Christ, ngay thẳng chia xẻ Lời của Lẽ thật, và rao truyền bởi sự xức dầu của Thánh Linh. Đức Chúa Trời có cách để tách riêng những kẻ đại diện cho Ngài ra khỏi những kẻ không đại diện cho Ngài, và vua Nê-bu-cát-nết-sa không phải tốn nhiều thời gian để nhận ra được ai là các đầy tớ thật của Đức Chúa Trời chí cao: “Vua trả lời cho những người Canh-đê rằng: Sự ấy đã ra khỏi ta. Nếu các ngươi không nói cho ta biết chiêm bao đó thể nào và lời giải của nó làm sao, thì các ngươi sẽ bị phân thây, và nhà các ngươi sẽ trở nên đống phân” (câu 5). Người Canh-đê trả lời: “Chẳng có người nào trên đất này có thể tỏ ra việc của vua; vì chẳng có vua nào, chúa nào, người cai trị nào đem việc như thế hỏi đồng bóng, thuật sĩ, hay người Canh-đê nào” (câu 10). Lúc nầy, “Đa-ni- ên vào, xin vua cho mình một hạn nữa, hầu cho có thể giải nghĩa điềm chiêm bao đó cho vua. Đoạn, Đa-ni-ên trở về nhà, và tỏ sự ấy cho các bạn mình là Ha-na-nia, Mi-sa-ên và A-xa-ria. Người xin họ cầu Đức Chúa Trời ở trên trời dủ lòng thương xót họ về sự kín nhiệm nầy, hầu cho Đa-ni-ên và đồng bạn mình khỏi phải chết với những bác sĩ khác của Ba-by- lôn. Vậy sự kín nhiệm tỏ ra cho Đa-ni-ên trong sự hiện thấy ban đêm; Đa-ni-ên bèn ngợi khen Chúa trên trời” (câu 16-19). Trước khi xem xét giấc mơ và lời giải nghĩa, xin lưu ý rằng sự kiện phi thường này là phương cách Đức Chúa Trời khải thị những thông tin đặc biệt nào đó liên quan đến tương lai. Đa-ni-ên tâu cùng vua rằng: “Nhưng có một
  • 10. Đức Chúa Trời ở trên trời tỏ ra những đều kín nhiệm; và đã cho vua Nê-bu- cát-nết-sa biết đều sẽ tới trong những ngày sau rốt. Vậy chiêm bao của vua và các sự hiện thấy của đầu vua đã thấy trên giường mình là như vầy: Hỡi vua, khi vua nằm trên giường, có những tư tưởng về sự xảy đến sau nầy, thì Đấng hay tỏ sự kín nhiệm đã cho vua biết sự sẽ xảy đến” (câu 28,29). GIẤC MƠ ĐƯỢC THUẬT LẠI Quang cảnh thay đổi khi Đa-ni-ên đứng trước mặt vua thuật lại giấc mơ vua đã quên:” Hỡi vua, vua nhìn xem, và nầy, có một pho tượng lớn. Pho tượng đó to lớn và rực rỡ lạ thường; đứng trước mặt vua và hình dạng dữ tợn. Đầu pho tượng nầy bằng vàng ròng, ngực và cánh tay bằng bạc, bụng và vế bằng đồng; ống chơn bằng sắt và bàn chơn thì một phần bằng sắt một phần bằng đất sét. Vua nhìn pho tượng cho đến khi có một hòn đá chẳng phải bởi tay đục ra, đến đập vào bàn chơn bằng sắt và đất sét của tượng,và làm cho tan nát. Bấy giờ sắt, đất sét, đồng bạc và vàng đều cùng nhau tan nát cả; trở nên như rơm rác bay trên sân đạp lúa mùa hạ, phải gió đùa đi, chẳng tìm nơi nào cho chúng nó; nhưng hòn đá đã đập vào pho tượng thì hóa ra một hòn núi lớn và đầy khắp đất” (câu 31-35). Hãy hình dung phản ứng của vua khi một lần nữa thấy lại giấc mơ của mình. Tôi không ngạc nhiên với lời của vua:“Quả thật Đức Chúa Trời của các ngươi là Đức Chúa Trời của các thần, và là Chúa của các vua; chính Ngài là đấng tỏ ra sự kín nhiệm nầy” (câu 47). GIẢI NGHĨA GIẤC MƠ Bấy giờ Đa-ni-ên giải nghĩa giấc mơ theo như Đức Chúa Trời đã tỏ cho ông:” Đó là điềm chiêm bao. Bây giờ chúng tôi sẽ giải nghĩa ra trước mặt vua. Hỡi vua, vua là vua các vua, vì Chúa trên trời đã ban nước, quyền, sức mạnh, và sự vinh hiển cho vua. Ngài đã trao trong tay vua những con cái loài người, những thú đồng và chim trời, dầu chúng nó ở nơi nào, Ngài cũng làm cho vua được cai trị hết thảy; vậy vua là cái đầu bằng vàng. Nhưng sau vua, sẽ dấy lên một nước khác, kém nước của vua; rồi một nước thứ ba, tức là đồng, sẽ cai quản khắp đất. Lại có một nước thứ tư mạnh như sắt; vì sắt hay đập vỡ và bắt phục mọi vật, thì nước ấy cũng sẽ đập vỡ và nghiền nát như là sắt vậy” ( câu 36-40). Pho tượng lớn mà vua Nê-bu-cát-nết-sa đã thấy trong giấc chiêm bao có đầu bằng vàng (câu 32) đại diện cho đế quốc Ba-by-lôn (câu 38), và kết thúc dưới triều vua Bên-xát-sa. DaDn 5:31 ghi lại cuộc chinh phục của vua Đa-ri-út người Mê-đi. Chính ông đã sát nhập Mê-đi và Ba-tư, lập nên đế quốc Mê-đi Ba-tư hùng mạnh. Điều nầy được mô tả trong pho tượng là ngực và tay bằng bạc (câu 32 và 39a). Nhiều năm sau, Alexander Đại đế đã chinh phục Mê-đi Ba-tư và mở mang đế quốc Hy-lạp hùng cường này. Nước này được mô tả là bụng và vế bằng bạc (câu 32 và 39b). Đế quốc thứ tư là Rô-ma. Đế quốc này vẫn thống nhứt cho đến năm 364 S.C., rồi sau đó làm một đế quốc bị chia đôi với kinh đô phía tây là Rô-
  • 11. ma và kinh đô phía đông là Constantinople. Đế quốc Tây La-mã suy tàn năm 476 S.C., trong khi Đông đế quốc duy trì mãi đến 1453 S.C. Một số người cho rằng hai ống chơn (câu 33) tượng trưng cho Đông và Tây La-mã, nhưng điều chúng ta biết chắc chắn ấy là ống chơn bằng sắt đã ứng nghiệm nơi đế quốc La-mã (câu 40). Vậy, pho tượng vua Nê-bu-cát-nết-sa đã thấy trong giấc chiêm bao đại diện cho bốn đế quốc trần gian nầy: Ba-by-lôn - đầu bằng vàng; Mê-đi Ba-tư - ngực và cánh tay bằng vàng; Hy-lạp- bụng và vế bằng đồng; và La-mã - ống chơn bằng sắt. Khi được ghép chung vào pho tượng đáng sợ nầy, chúng trình bày thoáng qua một thời kỳ trong lời tiên tri của Kinh Thánh, được gọi là “thời kỳ các dân ngoại.” Nó nói về thời kỳ mà dân Y-sơ-ra-ên sẽ ở dưới quyền dân ngoại, bắt đầu từ sự lưu đày dân Giu-đa sang làm phu tù tại Ba- by-lôn năm 605 T.C. ĐẾ QUỐC LA MÃ HỒI SINH Toàn bộ những đế quốc kể ra trên đây đều đã hiện ra, nhưng còn một phần của pho tượng vẫn chưa hiện ra. Nó có liên hệ với đế quốc La-mã Cổ và được xem là bàn chơn của pho tượng (câu 33) với mười ngón chơn (câu 41- 42). H. A. Ironside đã viết về phần quan trọng nầy của pho tượng:” Phần nầy đưa chúng ta đến hình thức cuối của nước thứ tư; vì đế quốc La-mã, dầu hiện nay vẫn tạm treo, nhưng chưa chấm dứt. Mười ngón chơn trên bàn chơn của pho tượng tượng trưng cho mười vua cai trị đồng thời, nhưng sẽ thành lập một liên minh trên nền của đế quốc cổ nầy. Đây là nước mà thế gian này vẫn chưa hề chứng kiến.” 1 Khi tiến sĩ Ironside viết những lời nầy năm 1911, sự liên kết như thế là điều hầu như chưa ai nghĩ tới. Tuy nhiên ngày nay, tình hình đã chuẩn bị sẵn sàng cho sự thành lập một liên minh mười nước nầy mà Kinh Thánh đã tiên tri rõ ràng cách đây 2600 năm qua giấc mơ Đức Chúa Trời đã ban cho vua Nê-bu-cát-nết-sa. Nhiều người đã thử liên kết những nước hiện đang tồn tại trên đống tro tàn của đế quốc La-mã cổ lại với nhau song không thành công. Ngưới ta đã ghi lại rằng bài hát ru Humpty Dumpty (nhân vật chính trong bài hát ru nổi tiếng này) nguyên thủy được viết ra nói về sự sụp đổ của Rô-ma và những nỗ lực vô hiệu của con người nhằm tái thiết nó."Humpty Dumpty ngồi trên tường thành.” Chắc chắn người này đã làm như thế - dưới hình thức của đế quốc La-mã ngày xưa. “Humpty Dumpty đã té nặng (suy vong).” Điều này đã diễn ra năm 476 S.C.. “Hết thảy ngựa chiến cùng lính kỵ của vua cũng không thể gom Humpty lại được.” Đã có rất nhiều người cố thử - như Charlemagne, Napoleon, Bismarck, và Hitler chẳng hạn. Một dấu chỉ cho thấy kỳ chung kết đời này đang đến gần, ấy là lần đầu tiên kể từ khi đế quốc La-mã sụp đổ, đế quốc này hiện đang xuất hiện trở lại. Như sẽ nói trong chương sau, liên minh mười nước này phải liên kết lại, vì
  • 12. Anti Christ sẽ ra từ đó. Thật đáng thức tỉnh khi nhìn thấy liên minh đó bắt đầu hình thành. Dầu “mười ngón chân” (Đế quốc La Mã hồi sinh) có thể thành hình trước khi Hội Thánh được cất lên, nhưng Anti Christ không thể hiện ra trước sự cất lên. Đương nhiên, sự kiện các quốc gia Tây Âu sắp liên kết với nhau ắt hẳn là dấu hiệu chỉ về sự mới mẻ của giờ phút này. Nhiều sinh viên Kinh Thánh tin rằng Thị Trường Chung Âu Châu (European Common Market), còn gọi là Cộng Đồng Kinh Tế Âu Châu (European Economic Community), là tiền thân của đế quốc La-mã hồi sinh. Trong kỳ xuất bản cuốn sách này lần đầu, tôi viết: “Thật thú vị khi thấy hiện đang có mười quốc gia trong cộng đồng này. Nước gia nhập cuối cùng là Hy-lạp, trở thành thành viên vào ngày 1-1-1981. Trong năm 1973, Anh, Ái- nhĩ-lan, và Đan-mạch đã gia nhập. Sáu quốc gia kia là Đức, Pháp, Ý, Bỉ, Luxembourg, và Hà-lan. “Tại đây, cần phải lưu ý một điều. Đừng ai căn cứ vào sự kiện hiện đang có mười nước trong Thị Trường Chung Âu Châu mà kết luận đây chính là hình thức cuối cùng của đế quốc La-mã (mười ngón chân của Đa-ni-ên).” Sự thực là hiện có mười hai quốc gia trong khối E.M.C (Tây-ban-nha và Bồ- đào-nha hiện đã là thành viên), và trước đợt xuất bản kế tiếp thì có thể còn nhiều hơn thế. Tôi nghe vị chủ tịch Cộng Đồng này nói ông nghĩ rằng cuối cùng sẽ có mười lăm nước trong E.M.C. Thực ra, Kinh Thánh không nói cho chúng ta bao nhiêu quốc gia sẽ gia nhập Thị Trường Chung Âu Châu. Điều chúng ta biết chắc ấy là từ giữa những quốc gia ở trên lãnh thổ của đế quốc La-mã ngày xưa, mười nước sẽ liên kết thành một liên minh đặc biệt. Mười quốc gia đó đã được Nê-bu-cát-nết-sa nhìn thấy dưới dạng mười ngón chân. KỲ KẾT THÚC CỦA THỜI KỲ DÂN NGOẠI Phần cuối của giấc mơ được Đức Chúa Trời tái hiện qua tôi tớ Ngài là Đa- ni-ên, và được trình bày một lần nữa cho vua: “Vua nhìn pho tượng cho đến khi có một hòn đá chẳng phải bởi tay đục ra, đến đập vào bàn chơn bằng sắt và đất sét của tượng, và làm cho tan nát. Bấy giờ sắt, đất sét, đồng, bạc, và vàng đều cùng nhau tan nát cả; trở nên như rơm rác bay trên sân đạp lúa mùa hạ, phải gió đùa đi, chẳng tìm nơi nào cho chúng nó; nhưng hòn đã đập vào pho tượng thì hóa ra một hòn núi lớn và đầy khắp đất” (câu 34-35). “Thời kỳ dân ngoại” đã bắt đầu khi vua Nê-bu-cát-nết-sa đem tuyển dân của Đức Chúa Trời sang làm phu tù tại Ba-by-lôn gần như 2600 năm trước. Dầu người Giu-đa đã trở về đất nước mình sau đó chỉ bảy mươi năm, nhưng thực sự đó không phải là tổ quốc của họ. Họ đang sống trên vùng đất Đức Chúa Trời đã ban cho họ, nhưng họ đang ở dưới ách thống trị của dân ngoại: Ba- by-lôn, Mê-đi Ba-tư, Hy-lạp, và Rô-ma. Khi Đức Chúa Con trở nên xác thịt,
  • 13. dân sự Ngài đang sống dưới ách cai trị thứ tư của dân ngoại- La-mã. Họ khao khát được giải phóng để sống trong xứ của họ, dưới quyền cai trị của Đấng Mêsia mà họ đã mong đợi từ lâu. Hãy hình dung niềm phấn khởi trong lòng những người đã tin Chúa Jesus là Đấng Mêsia ấy, và tin rằng Ngài sẽ kíp phá tan ách cai trị của La mã và thiết lập nước bình an của Ngài. Tuy nhiên, các tín đồ thật phải được dạy rằng trong lần hiện đến thứ nhứt, công tác của Ngài không phải là thiết lập nước, mà để phó sự sống của Ngài làm của lễ duy nhất chuộc tội cho thế gian. Một số người, như Giu-đa Ích-ca-ri- ốt, cứ muốn chấp nhận Ngài chỉ là một vị lãnh tụ chính trị của họ, người sẽ mở ra Thời Đại Vương Quốc Bình An. Họ đui mù trước những lời tiên tri của Cựu Ước về Đấng Mêsia đã báo trước rõ ràng về sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá, như là Thi Tv 22:1-31 và EsIs 53:1-12. Họ cũng giống như nhiều người ngày nay, cần phải học biết lẽ thật về sự tái lâm trần gian của Đấng Christ, khi Ngài sẽ tiêu diệt toàn bộ thế lực quân sự của trần gian trong trận đụng độ đáng sợ, gọi là “trận Ha-ma-ghê-đôn” (xem biểu đồ). Lúc ấy, và chỉ lúc ấy, Ngài mới thiết lập vương quốc Ngài trên đất này để cầm quyền tể trị loài người trong một ngàn năm. Vua Nê-bu-cát-nết-sa đã nhìn thoáng qua điều này trong giấc mơ mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông. Đấng Christ được xem là “hòn đá chẳng phải bởi tay loài người đục ra, đến đập vào bàn chân bằng sắt và đất sét của pho tượng” (câu 34). Khi pho tượng đổ xuống, “sắt, đất sét, đồng, bạc, và vàng đều cùng nhau tan nát cả; trở nên như rơm rác bay trên sân đạp lúa mùa hạ, phải gió đùa đi chẳng tìm nơi nào cho chúng nó” (câu 35). Lời tiên tri Cựu Ước này chắc chắn sẽ ứng nghiệm, và khi ứng nghiệm, “thời kỳ dân ngoại” sẽ chấm dứt. 1 H.A. Ironside, Daniel (Neptune, New Jersey: Loizeau Brothers, Ấn bản 1911), trang 137. BẢY MƯƠI TUẦN LỄ CỦA ĐA NI ÊN “Có bảy mươi tuần lễ định trên dân ngươi và thành thánh ngươi, đặng ngăn sự phạm phép, trừ tội lỗi, làm sạch sự gian ác, và đem sự công bình đời đời vào, đặng đặt ấn tín nơi sự hiện thấy và lời tiên tri, và xức dầu cho Đấng rất thánh. Ngươi khá biết và hiểu rằng từ khi ra lịnh tu bổ và xây dựng lại Giê ru sa lem, cho đến Đấng chịu xức dầu, tức là vua, thì được bảy tuần lễ, và sáu mươi hai tuần lễ; thành đó sẽ được xây lại, có đường phố và hào, trong kỳ khó khăn. Sau sáu mươi hai tuần lễ đó, Đấng chịu xức dầu sẽ bị trừ đi, và sẽ không có chi hết. Có dân của vua hầu đến sẽ hủy phá thành và nơi thánh; cuối cùng nó sẽ như bị nước lụt ngập, có sự tranh chiến cho đến cuối cùng;
  • 14. những sự hoang vu đã định. Người sẽ lập giao ước vững bền với nhiều người trong một tuần lễ, và đến giữa tuần ấy, người sẽ khiến của lễ và của lễ chay dứt đi. Kẻ hủy phá sẽ đến bởi cánh gớm ghiếc, và sẽ có sự giận dữ đổ trên nơi bị hoang vu, cho đến kỳ sau rốt, là kỳ đã định” (DaDn 9:24-27). BẢY MƯƠI TUẦN LỄ Câu 24 ghi rằng: “Có bảy mươi tuần lễ định trên dân ngươi ... ” Chữ “những tuần lễ “được dịch từ chữ “shabua” trong tiếng Hê-bơ-rơ. Chữ này đúng hơn nên dịch là “những số bảy. “Cách dịch câu nầy rõ hơn sẽ là “có bảy mươi con số bảy định trên dân ngươi.” Phần chú thích trong bản Scofield gợi ý rằng: “Đây là bảy mươi 'tuần lễ', hay chính xác hơn, những lần bảy năm; bảy mươi tuần lễ mà mỗi tuần bảy năm.” Đức Chúa Trời đang phán qua Đa-ni- ên tôi tớ Ngài rằng Ngài đã định một thời kỳ cho dân sự của Đa-ni-ên (dân Giu-đa), trong thời kỳ đó, nhiều điều rất đặc biệt sẽ xảy đến. Thời gian qui định sẽ là bảy mươi lần bảy, hay 490 năm. Phần đầu của thời biểu này sẽ cần “bảy” tuần lễ” (49 năm), thời kỳ thứ nhì sẽ là sáu mươi hai “tuần lễ” (434 năm), và phần thứ ba sẽ là một “tuần lễ” (bảy năm). THỜI KỲ THỨ NHẤT Hãy xem phần thứ nhất: “Khá biết và hiểu rằng từ khi ra lịnh tu bổ và xây dựng lại Giê ru sa lem, cho đến Đấng chịu xức dầu, tức là vua, thì được bảy tuần lễ, và sáu mươi hai tuần lễ; thành đó sẽ được xây lại, có đường phố và hào, trong kỳ khó khăn” (câu 25).Phần đầu trong bảy mươi hai tuần lễ của Đa-ni-ên sẽ bắt đầu từ lúc có mạng lịnh “tu bổ và xây dựng lại Giê-ru-sa- lem.” Xin nhớ rằng Đa-ni-ên và dân ông đã làm phu tù tại Ba-by-lôn. Lòng họ mong mỏi được quay về quê hương mình. Sau bảy mươi năm, dân sót của Giu-đa bắt đầu quay về Giê-ru-sa-lem để tái thiết đền thờ. Đức Chúa Trời đã phán rằng điều ấy sẽ xảy ra (Gie Gr 29:10). Rồi đến năm 445 T.C. Đền thờ đã được tái thiết. Nhưng tường và thành Giê- ru-sa-lem vẫn chưa được tái thiết. Một bản tường trình nghiêm túc về tình hình thành phố Giê-ru- sa-lem đã đến tay Nê-hê-mi, tôi tớ của Đức Chúa Trời: ”...những kẻ đã bị bắt làm phu tù còn sót lại ở trong tỉnh, bị tai nạn và sỉ nhục lắm; còn vách thành của Giê-ru-sa-lem thì hư nát và các cửa nó đã bị đốt cháy” (NeNe 1:3). Nê-hê-mi đã đáp lại bản tin buồn nầy trong câu tiếp theo: “Khi tôi nghe các lời ấy, bèn ngồi mà khóc, cư tang mấy ngày; tôi cữ ăn và cầu nguyện Đức Chúa Trời của các từng trời” (câu 4). Đoạn hai của sách Nê-hê-mi trở nên phần Lời Đức Chúa Trời không thể thiếu trong khi nghiên cứu bảy mươi tuần lễ của Đa-ni-ên. Hãy nhớ rằng khởi đầu cho phần bảy tuần lễ (49 năm) sẽ là mạng lịnh “tu bổ và xây dựng lại Giê-ru-sa-lem ” (DaDn 9:25). Mạng lịnh này được tìm thấy trong NeNe 2:20 “Đương năm thứ hai đời vua Ạt-ta-xét-xe, tháng Ni-san, rượu ở sẵn trước mặt vua, tôi lấy rượu dâng cho vua; trước tôi không hề có bộ buồn rầu
  • 15. tại trước mặt người. Vua nói với tôi rằng: Nhơn sao ngươi mặt mày buồn, dầu mà ngươi không có bệnh? Điều đó chỉ là sự buồn bã trong lòng mà thôi. Bấy giờ tôi lấy làm sợ hãi lắm, bèn nói với vua rằng: Nguyện vua vạn tuế! Lẽ nào mặt tôi không buồn, khi cái thành, là nơi có mồ mả của tổ phụ tôi, bị phá hoang, và các cửa thành bị lửa thiêu đốt? Vua hỏi tôi rằng: Ngươi cầu xin cái gì? Tôi bèn cầu nguyện cùng Đức Chúa của các từng trời, rồi tâu với vua rằng: Nếu vua thấy điều đó là tốt lành, nếu kẻ tôi tớ vua được ơn trước mặt vua, xin vua hãy sai tôi về Giu-đa, đến thành có mồ mả của tổ phụ tôi, để xây cất thành ấy lại.- Đương khi ấy hoàng hậu cũng ngồi bên cạnh vua.- Vua bèn hỏi tôi rằng: Ngươi đi đường lâu chừng bao nhiêu, và khi nào ngươi trở về? Vậy vua đẹp lòng sai tôi đi, và tôi định nhựt kỳ cho người. Tôi cũng thưa với vua rằng: Nếu điều này được đẹp lòng vua, xin vua hãy trao cho tôi những bức thơ truyền các quan tổng trấn bên kia sông cho phép tôi đi ngang qua cho đến khi tôi đến Giu-đa; lại ban chiếu chỉ cho A-sáp, kẻ giữ rừng vua, truyền người cho gỗ làm khuôn cửa của thành điện giáp với đền, và làm vách thành, cùng nhà mà tôi phải vào ở. Vua bèn ban cho tôi các điều đó, tùy theo tay nhơn lành của Đức Chúa Trời tôi giúp đỡ tôi” (câu 1-8). Những câu này trình bày nhiều thông tin quan trọng: Ai đã ra lịnh? Vua Ạt-ta-xét xe. Ra lịnh cho ai? Nê-hê-mi. Ra lịnh lúc nào? Ngày 14-3-445 T.C. Chúng ta có được các dữ liệu trên nhờ vào câu 1: “Đương năm thứ hai mươi đời vua Ạt-ta-xét-xe, tháng Ni-san ...” Cuốn The Encyclopedia Britannica đưa ra niên hiệu 465 T.C. khi Ạt-ta-xét-xe lên ngôi nước Mê-đi Ba-tư. Trong năm thứ hai mươi, vua ra lịnh cho Nê-hê-mi trở về Giê-ru-sa-lem và tái thiết thành. Vì không có nêu ra ngày tháng, nên chúng ta phải dựa vào phong tục của người Giu-đa là xác định ngày đầu của tháng. Ngày đầu tháng Ni-san năm 445 T.C. tương ứng với ngày 14 tháng ba năm 445 T.C. trong niên lịch của chúng ta. Để đi sâu hơn vào sự phát triển này, Sir Robert Anderson đã viết: “Giờ đây đặc trưng lớn của năm thánh Do-thái vẫn không thay đổi kể từ cái đêm đáng ghi nhớ khi mặt trăng đêm xuân phân tỏa sáng trên những túp lều nhuộm huyết con sinh lễ Vượt Qua của dân Y-sơ-ra-ên trong xứ Ê-díp-tô; và cũng không có gì nghi ngờ hay khó khăn khi ấn định những giới hạn thật hẹp trong niên lịch Julian của ngày 1 tháng Ni-san cho bất cứ năm nào. Trong năm 445 T.C., ngày đầu tháng âm lịch cử hành lễ Vượt Qua nhằm vào ngày 13 tháng Ba lúc bảy giờ chín phút sáng. Và tương ứng, ngày 1 tháng Ni-san có thể qui vào ngày mười bốn tháng Ba." 1 Trở lại với DaDn 9:25 ” Khá biết và hiểu rằng từ khi ra lịnh tu bổ và xây dựng lại Giê ru sa lem, cho đến Đấng chịu xức dầu, tức là vua, thì được bảy
  • 16. tuần lễ.” Mạng lịnh được ban ra ngày mười bốn tháng ba năm 445 T.C., và như Đức Chúa Trời đã báo trước qua Gáp-ri-ên, thiên sứ Ngài, (vị thiên sứ sẽ truyền đạt lại khải tượng cho Đa-ni- ên), thì chương trình tái thiết sẽ kéo dài bảy “tuần lễ” (49 năm). Lịch sử đã chứng minh đây là lời tiên báo chính xác, vì đã cần chính xác 49 năm để hoàn thành công việc này, năm đó là 396 T.C. THỜI KỲ THỨ NHÌ Phần thứ nhì trong Bảy Mươi Tuần Lễ của Đa-ni-ên là thời kỳ dài 62 “tuần lễ” (434 năm). “Sau sáu mươi hai tuần lễ đó, Đấng chịu xức dầu sẽ bị trừ đi...” (9:26a). Điều này có nghĩa là 434 năm sẽ kéo dài từ lúc tường và thành được xây lại cho đến lúc Đấng Mêsia bị dân mình chối bỏ và đóng đinh trên cây thập tự. Một lần nữa, lời tiên tri đã đúng cách hoàn hảo. Chúng ta biết ơn Sir Robert Anderson đã nghiên cứu phần này trong Lời Đức Chúa Trời. Ông cho chúng ta biết Đấng Christ đã vào thành Giê-ru-sa-lem ngày Chúa Nhật trước ngày bị đóng đinh trên thập tự giá, theo lịch Julian là ngày mười tháng Ni-san, tương ứng với ngày sáu tháng Tư năm 32 S.C. Rồi Anderson viết: “Vậy, khoảng thời gian giữa việc ban hành sắc lịnh tái thiết Giê-ru-sa-lem và sự hiện đến tỏ tường của 'Đấng Mêsia,'tức là giữa khoảng thời gian từ 14 tháng Ba năm 445 T.C. và ngày 6 tháng Tư năm 32 S.C.,là bao nhiêu lâu? KHOẢNG THỜI GIAN NÀY CHỨA ĐỰNG CHÍNH XÁC CHO ĐẾN TỪNG NGÀY LÀ 173.880 NGÀY, BẢY LẦN SÁU MƯƠI CHÍN NĂM TIÊN TRI (MỘT NĂM CÓ 360 NGÀY), sáu mươi chín tuần lễ đầu tiên trong lời tiên tri của Gáp-ri-ên." 2 Do đó, khi dùng lịch Do-thái với 360 ngày một năm, chúng ta kết luận rằng đã có 69 “tuần lễ” (483 năm) từ lúc Ạt-ta-xét-xe ra chiếu chỉ ngày 14 tháng Ba năm 445 T.C. cho đến ngày Đấng Christ bước vào thành Giê-ru-sa-lem. Sau khi chấm dứt tuần lễ thứ 69 đó, Đấng Mêsia đã bị “trừ đi” (bị đóng đinh) như Đức Chúa Trời đã nói tiên tri. THỜI KỲ SAU CÙNG Nhưng có một “tuần lễ” (bảy năm) vẫn chưa được ứng nghiệm. Tuần lễ nầy có thể được gọi là “tuần lễ thứ bảy mươi của Đa-ni-ên .” Câu hỏi hợp lý ấy là: “Khi nào tuần lễ ấy bắt đầu?” Đức Chúa Trời bảo cho chúng ta qua tôi tớ Ngài: “Người sẽ lập giao ước vững bền với nhiều người trong một tuần lễ, và đến giữa tuần ấy, người sẽ khiến của lễ và của lễ chay dứt đi. Kẻ hủy phá sẽ đến bởi cánh gớm ghiếc, và sẽ có sự giận dữ đổ trên nơi bị hoang vu, cho đến kỳ sau rốt, là kỳ đã định” (DaDn 9:27). Đại từ nhân xưng “người” (ngôi thứ ba số ít) chỉ rõ ràng về “vua hầu đến” trong câu 26b. Xin cẩn thận đừng lẫn lộn “Đấng chịu xức dầu, tức là vua” với “vua hầu đến.” “Đấng chịu xức dầu, tức là vua” là câu nói chỉ về Đức Chúa Jesus Christ, trong khi “vua hầu đến” nói về kẻ mạo danh Ngài, tức là Anti Christ.
  • 17. Theo lời tiên tri này, khi kẻ cầm đầu thế gian này xuất hiện, nó sẽ “lập giao ước vững bền ” với dân Y-sơ-ra-ên trong bảy năm. Lúc ấy dân Giu-đa sẽ tin rằng kẻ cầm đầu vĩ đại và đầy quyền lực của đế quốc La-mã hồi sinh này không ai khác hơn là Đấng Mêsia mà họ đã mong đợi từ lâu. Họ sẽ bị dỗ dành đến nỗi tin rằng họ đang sống trong Thời Đại Nước Bình An. Thực ra, đây là lúc trời lặng trước khi cơn bão nổi lên. Trong những chương tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về Christ giả và cơn đại nạn hầu đến; nhưng để kết luận chương này, tôi muốn nhắc bạn rằng Tuần Lễ Thứ Bảy Mươi của Đa-ni-ên bắt đầu từ lúc Anti Christ ký giao ước hòa bình với dân Y-sơ-ra-ên. Tuần Lễ Thứ Bảy Mươi không bắt đầu lúc Hội Thánh được cất lên như nhiều người giả định đâu (xem biểu đồ). Có thể có nhiều ngày, thậm chí nhiều năm, giữa Sự Cất Lên với việc ký giao ước này. Chúng ta thảy đều biết từ lời Đức Chúa Trời rằng, phần chót trong Bảy Mươi Tuần Lễ của Đa- ni-ên, tức là “tuần lễ” (bảy năm) thứ bảy mươi, sẽ bắt đầu với việc Anti Christ ký giao ước. Giao ước đó rõ ràng không thể ký trước lúc Anti Christ xuất hiện, và Anti Christ sẽ không lộ diện cho đến khi Tân Nương của Đấng Christ được cất lên. Dường như sự kiện Đấng Christ hiện ra đón rước Hội Thánh Ngài hẳn đã rất gần! 1 Robert Anderson, The Coming Prince (Grand Rapids, Mich. : Kregel Publicatuions, 1963), trang 123. 2 Như trên, trang 127-128. ANTI-CHRIST HIỆN RA Cần phải nêu ba câu hỏi khi nghiên cứu về thân vị và công tác của Anti Christ: * Anti Christ sẽ đến từ đâu? * Khi nào sẽ đến? * Anti Christ sẽ làm gì? Trong chương trước, chúng ta đã xem xét pho tượng đáng sợ mà Đức Chúa Trời đã cho vua Nê-bu-cát-nết-sa nhìn thấy trong giấc mơ gần hai ngàn sáu trăm năm trước. Pho tượng này với đầu bằng vàng, ngực và cánh tay bằng bạc, bụng và vế bằng đồng, ống chân bằng sắt, bàn chân bằng sắt và đất sét, cho chúng ta cái nhìn thoáng qua tầm quan trọng của “thời kỳ Dân Ngoại”. Nhiều năm sau, “Đa-ni-ên ... thấy chiêm bao và những sự hiện thấy trong đầu mình” đến từ Đức Chúa Trời (7:1). Thay vì một pho tượng với bốn thứ kim loại, Đa-ni-ên đã nhìn thấy bốn con thú lớn, nhưng lời thông giải thì giống nhau. “Con thứ nhứt giống như sư tử, và có cánh chim ưng...” (câu 4).
  • 18. Con thú thứ nhì ”... in như con gấu ...” (câu 5). Con thứ ba ”... giống như con beo ...” (câu 6), và con thứ tư ”... dữ tợn, rất mạnh, và có sức lắm. Con thú đó có những răng lớn bằng sắt... và có mười sừng” (câu 7). Như đã nói trước đây, khải tượng Đức Chúa Trời ban cho Đa-ni-ên khác với khải tượng Ngài ban cho Nê-bu-cát-nết-sa, nhưng lời thông giải là giống nhau. Sư tử và đầu bằng vàng tượng trưng cho Ba-by-lôn. Con gấu cùng ngực và cánh tay bằng bạc tượng trưng cho Mê-đi Ba-tư. Con beo và bụng và vế bằng đồng tượng trưng cho Hy-lạp. Con thú thứ tư và ống chân bằng sắt tượng trưng cho La Mã. Mười sừng và mười ngón chân tượng trưng cho La Mã hồi sinh. ANTI CHRIST SẼ ĐẾN TỪ ĐÂU? Rồi đến phần bổ sung. Giấc mơ của Đa-ni-ên có đôi điều mà không có trong giấc mơ Đức Chúa Trời ban cho vua Nê-bu-cát-nết-sa. Xin để ý câu 7:8 “Ta suy xét những sừng đó, và, nầy, có một cái sừng nhỏ khác ở giữa những sừng ấy mọc lên, và ba cái trong những sừng trước bị nhổ đi trước mặt nó. Nầy cái sừng đó có những mắt in như mắt người, và có một cái miệng nói những lời xấc xược.” Trong giấc mơ Đa-ni-ên thấy có cái sừng thứ mười một - “một cái sừng nhỏ”. Từ lời mô tả này, rõ ràng chiếc sừng này tượng trưng cho một con người. Con người này thường được nói đến trong những đoạn và những sách kế tiếp. Người này được gọi bằng nhiều tên khác nhau, nhưng trong mỗi trường hợp, người này vẫn chính là một người được chỉ định vai trò quan trọng trong màn kịch tiên tri này. Trong số các tên gọi, người này còn được gọi là “vua hầu đến” (9:26) “vua” (11:36) “người tội ác, con của sự hư mất” (IITe 2Tx 2:3) “kẻ nghịch cùng luật pháp” (2:8) và “con thú” (KhKh 13:14). Tên mà chúng ta biết rõ nhất là “kẻ địch lại Đấng Christ ” (Anti Christ) (IGi1Ga 2:22). Câu hỏi đầu tiên của chúng ta ấy là: “Anti Christ đến từ đâu?” Câu trả lời được tìm thấy trong khải tượng Đức Chúa Trời đã ban cho Đa-ni-ên. “Ta suy xét những sừng đó, và, nầy, có một cái sừng nhỏ khác ở giữa những sừng ấy mọc lên ...” (DaDn 7:8). Anti Christ sẽ xuất hiện từ giữa những quốc gia của đế quốc La-mã hồi sinh. Chúng ta không được rõ Anti Christ sẽ ra từ đâu trong mười nước đó, nhưng chắc chắn Lời Đức Chúa Trời đáng tin cậy thể nào, thì Anti Christ cũng chắc chắn sẽ xuất hiện đúng thời điểm thể ấy trong cẩm nang tiên tri nầy. KHI NÀO ANTI CHRIST SẼ XUẤT HIỆN? Câu hỏi thứ nhì ấy là: “Chừng nào Anti Christ sẽ xuất hiện?” Chìa khóa cho câu hỏi quan trọng này được tìm thấy trong thơ IITe 2Tx 2:1-17. Xin xem câu 7 và 8: “Vì đã có sự mầu nhiệm của điều bội nghịch đương hành động rồi; song Đấng còn ngăn trở cần phải cất đi. Bấy giờ kẻ nghịch cùng luật pháp kia sẽ hiện ra ...” Đại từ nhân xưng “Đấng” trong câu 7 là chỉ về Đức
  • 19. Thánh Linh. Vào thời điểm Sự Cất Lên, Ngài sẽ phải bị “cất đi.” Đương nhiên điều này không có nghĩa là Ngài không còn chức vụ nào khác trên đất này sau Sự Cất Lên. Trái lại, Ngài sẽ ở đó để cáo trách con người về tội lỗi và dùng Lời Đức Chúa Trời dẫn đưa họ trở về cùng Đấng Christ. Đương nhiên, không ai có thể được cứu nếu không có chức vụ của Đức Thánh Linh, và rất nhiều người trên đất này sẽ được cứu sau Sự Cất Lên. Sự kiện Đức Thánh Linh sẽ được “cất đi” nhấn mạnh lẽ thật ấy là thân thể tín đồ là đền thờ của Đức Thánh Linh (ICo1Cr 3:16) và lúc tín đồ được cất lên khi Đấng Christ đến rước Tân Nương Ngài, người ta sẽ không còn cảm nhận được ảnh hưởng của Đức Thánh Linh qua Hội Thánh thật nữa. Hội Thánh sẽ được cất đi; sự sáng sẽ được cất đi; muối sẽ bị cất đi. Dầu Đức Thánh Linh sẽ ở trên đất này trong tuần lễ thứ bảy mươi của Đa-ni-ên, nhưng Ngài sẽ tạm thời rút lui khi Hội Thánh được cất lên. Vậy, câu 7 là câu chỉ về sự đón rước Tân Nương của Đấng Christ lên khỏi khung cảnh trần gian này. Câu tiếp theo tuyên bố rằng: “Bấy giờ, kẻ nghịch cùng luật pháp kia sẽ hiện ra ...” (câu 8). Sự hiện ra của Anti Christ sẽ đến tiếp theo sau Sự Cất Lên của Hội Thánh. ANTI CHRIST SẼ LÀM GÌ? Câu hỏi cuối của chúng ta về Anti Christ là: “Anti Christ sẽ làm gì?” Đa-ni- ên viết rằng nó sẽ có “cái miệng nói những lời xấc xược” (DaDn 7:8). Anti Christ “sẽ làm theo ý muốn mình; kiêu ngạo và lên mình cao hơn hết các thần; nói những lời lạ lùng nghịch cùng Đức Chúa Trời của các thần” ((11:36). Phao-lô tuyên bố rằng: “Kẻ đó sẽ lấy quyền của quỉ Sa tan mà hiện đến, làm đủ mọi thứ phép lạ, dấu dị và việc kỳ dối giả” (IITe 2Tx 2:9). Sách Khải-huyền có phần này: ”... Ai sánh được với con thú, ai giao chiến cùng nó được? Nó được ban cho cái miệng nói những lời kiêu ngạo phạm thượng; và nó lại được quyền làm việc trong bốn mươi hai tháng. Vậy, nó mở miệng ra nói những lời phạm đến Đức Chúa Trời, phạm đến danh Ngài, đền tạm Ngài cùng những kẻ ở trên trời” (KhKh 13:4b-6). Cuối cùng, Sa tan sẽ có một Christ giả mà nó mong đợi từ lâu. Thế gian đang mong đợi một con người như thế trong giờ phút này, vì chúng ta thấy mình ở trong một thời kỳ lịch sử không có người lãnh đạo vĩ đại. Khi còn là một cậu bé, tôi có thể nhớ những bài diễn văn của những người như Franklin D. Roosevelt, Winston Churchill, Charles DeGaulle, Adolf Hitler, và Joseph Stalin. Những con người này đã có thể tác động đến đám đông, gây ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, và xoay dòng lịch sử hướng về điều thiện hay điều ác. Thành phần căn bản chung trong hết thảy những con người này ấy là tư cách lãnh đạo. Nhưng các vị lãnh đạo ngày nay ở đâu? Tờ báo “U.S. News and World Report” đăng tải một bài xã luận nhan đề “Chúng Ta Ở Trong Thời Kỳ Người Lùn Pygmy Khi Nghĩ Đến Những Người Lãnh Đạo.” Người ta trích
  • 20. lời Eric Hoffer: “Một trong những nỗi lo lắng của tôi ấy là không còn những vị lãnh đạo vĩ đại trên hành tinh này ... Ngày xưa đã từng có những con người như Churchill hay DeGaulle sẵn sàng chờ tiếp bước nhau, nhưng ngày nay chẳng còn nữa.” Sử gia Arnold Toynbee nói rằng: “Chúng ta rất sẵn sàng tôn bất cứ một vị Caesar mới nào làm thần thánh, miễn đó là người có thể thành công trong việc đem lại hòa bình và thống nhất cho thế giới này.” Hãy suy xét những lời của Henri Spaak, một trong những nhân vật đầu tiên dự thảo về Thị Trường Chung Châu Âu: “Chúng ta không cần thêm một uỷ ban khác, điều chúng ta cần ấy là một nhân vật có tầm cỡ đủ để giữ được lòng trung thành của mọi người và để đem chúng ta lên khỏi vũng lầy kinh tế mà chúng ta đang chìm đắm. Hãy phái đến cho chúng ta một con người như thế, và dầu người đó là thần thánh hay là quỉ sứ đi nữa, chúng ta cũng đều nghênh đón cả.” Tình trạng khan hiếm người lãnh đạo vĩ đại là một sự phát triển đầy ý nghĩa khi chúng ta tiến gần đến kỳ chung kết thời đại này, vì sau khi Hội Thánh được cất lên, thế gian lúc đó sẽ đang tìm kiếm một con người có khả năng lãnh đạo họ. Đến đúng thời điểm, từ đúng chỗ thích hợp, con người này sẽ xuất hiện. BA NGÔI CỦA SATAN ” Tôi nhìn xem, khi Chiên Con mở ấn thứ nhứt trong bảy ấn, thì tôi thấy một con trong bốn con sanh vật nói tiếng như sấm rằng: Hãy đến! Tôi nhìn xem, thấy một con ngựa bạch. Người cưỡi ngựa có một cái cung; có kẻ ban cho người cái mão triều thiên, và người đi như kẻ đã thắng lại đến đâu cũng thắng” (KhKh 6:1-2). Người cưỡi ngựa thứ nhứt trong sách Khải-huyền là Anti Christ. Lưu ý rằng người này được mô tả là đang cưỡi một con ngựa bạch. Xin cẩn thận đừng lẫn lộn người cưỡi ngựa bạch trong Khải-huyền 6 với người cưỡi ngựa bạch trong 19:1-21. Người sau này chỉ về Đức Chúa Jesus Christ chúng ta, danh của Ngài từ trước vô cùng là “Lời Đức Chúa Trời” (19:13). Không lấy gì làm ngạc nhiên khi khám phá ra sự khôn khéo của Sa tan để cố tìm cách giả mạo Con Đức Chúa Trời. Thực ra, Sa tan cố gắng giả mạo mọi thứ thuộc về Đức Chúa Trời. Ví dụ như ngày nay có nhiều đầy tớ Đức Chúa Trời giả mạo, nhiều Hội Thánh giả, và nhiều từng trãi giả mạo. Một ngày kia Sa tan sẽ đem lại một thời kỳ hòa bình ngắn ngủi, là điều tốt nhất mà nó có thể làm để giả mạo Thời Đại Nước Bình An; nhưng dưới quyền cai trị của Sa tan, khi người ta nói rằng: “Bình hòa và an ổn, thì tai họa thình lình vụt đến, như sự đau đớn xảy đến cho người đàn bà có nghén, và người ta chắc
  • 21. không tránh khỏi đâu” (ITe1Tx 5:3). Có lẽ điều lớn nhất trong tất cả những giả mạo của Sa tan sẽ là Ba Ngôi Của Sa Tan. Điều này được tiên tri rõ ràng trong Lời Đức Chúa Trời. Người ta đã suy xét nhiều về sự kiện Anti Christ sẽ là kẻ giả làm Đức Chúa Jesus Christ. Bây giờ chúng ta sẽ xem đến một Đức Thánh Linh giả: “Tôi lại thấy từ dưới đất lên một con thú khác ...” (KhKh 13:11). Con thú đầu tiên giống như người trong đoạn này (câu 4-10) là Anti Christ, nhưng trong câu 11, một người khác cũng được gọi là “con thú.” Người này là Tiên Tri Giả. Anti Christ được mô tả là xuất hiện từ giữa mười nước của đế quốc La-mã hồi sinh, trong khi Tiên Tri Giả được mô tả là xuất hiện “từ dưới đất lên.” Khi chúng ta đọc thấy chữ “đất,” hay “xứ ” trong Kinh Thánh mà không nói rõ thêm để chỉ về địa điểm, thì thường có thể đảm bảo rằng chữ này chỉ về vùng đất của Y-sơ-ra- ên. Trong trường hợp này, rõ ràng Tiên Tri Giả sẽ ra từ Y-sơ-ra-ên. Tại thời điểm này trong lời tiên tri của Kinh Thánh, kiệt tác Ba Ngôi giả mạo của Sa tan sẽ hoàn tất: * Sa-tan sẽ đóng vai Đức Chúa Cha. * Anti Christ sẽ là Jesus Christ giả. * Tiên Tri Giả sẽ là kẻ đóng thay vai Đức Thánh Linh. Điều đáng lưu ý là Sa-tan hiểu chức vụ hiện nay của Đức Thánh Linh. Rõ ràng nó đã nghe Chúa Jesus phán: ”... lúc nào Thần Lẽ Thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật; vì Ngài không nói tự mình nhưng nói mọi điều mình đã nghe, và tỏ bày cho các ngươi những sự sẽ đến. Ấy chính Ngài sẽ làm sáng danh ta, vì Ngài sẽ lấy điều thuộc về ta mà rao bảo cho các ngươi. Mọi sự Cha có, đều là của ta; nên ta nói rằng Ngài sẽ lấy điều thuộc về ta mà rao bảo cho các ngươi vậy” (GiGa 16:13-15). Sa-tan hiểu rằng bất cứ lúc nào Đức Thánh Linh hành động giữa vòng con người, Ngài đều tôn vinh Đấng Christ. Dường như hợp lý khi ngay lúc Tiên Tri Giả hiện ra, thì chúng ta đọc thấy “Nó cũng dùng mọi quyền phép của con thú trước tại trước mặt con thú ấy, và nó bắt thế gian cùng dân cư nó phải thờ lạy con thú trước ...” (KhKh 13:12). Mục đích của Thánh Linh giả này là khiến mọi người trên đất này thờ phượng Christ giả. Vài năm trước khi tôi đang giảng tại Pennsylvania, vị Mục sư mời tôi đến đã kể cho tôi nghe về một người bạn mê say thú săn gà tây. Anh chàng “Nim- rốt” hiện đại này phải mất khá lâu để phát triển được tiếng “gù” gọi mồi của mình, nhưng với lòng kiên nhẫn, rốt cuộc anh ta cũng đã cảm thấy sẵn sàng để “xuất quân” truy tìm con mồi cẩn trọng. Sau nhiều giờ kiên nhẫn “gù” gọi mồi, anh ta nghe từ đàng xa tiếng gù đáp lại của một anh “gà tây tồ.” Anh vẫn tiếp tục “gù,” và con mồi vẫn đáp lại. Cuối cùng, tay thợ săn này chỉ cách con mồi béo bở của mình vài thước. Khi đứng dậy với ngón tay sẵn sàng siết cò, thì trước sự sửng sốt của anh, “con gà tây” của anh cũng đồng
  • 22. thời đứng dậy, ngón tay sẵn sàng siết cò. Bạn hãy đoán thử xem! Hai tay thợ săn cứ gù tới gù lui, chớ chẳng có chú gà tây nào cả. Họ đều là thứ giả mạo. Tôi mừng là họ chưa bắn vào nhau, và chắc hẳn họ đã cười phá lên trước tình cảnh đó. Nhưng bức tranh trước mắt chúng ta trong KhKh 13:1-18 không hề là vấn đề đáng cười, vì dưới sự chỉ đạo và ban quyền năng của Sa- tan, những kẻ giả mạo của nó sẽ tìn cách điều khiển đời sống những ai đang sống trên hành tinh này: “Nó cũng khiến mọi người, nhỏ và lớn, giàu và nghèo, tự chủ và tôi mọi, đều chịu ghi dấu, hoặc trên tay hữu, hoặc trên trán, hầu cho người nào không có dấu ấy, nghĩa là không có danh con thú hay số của tên nó, thì không thể mua cùng bán được. Đây tỏ ra sự khôn ngoan: kẻ nào thông minh, hãy tính số con thú, vì đó là một số của người; số nó là sáu trăm sáu mươi sáu” (13:16-18). Người ta đã viết nhiều về con số huyền bí của con thú (666), nên tôi sẽ không dành thời gian duyệt lại những lời thông giải khác nhau đã được đưa ra. Điều chúng ta biết chắc chắn ấy là chúng ta đọc được trong khúc Kinh Thánh này rằng có một dấu sẽ được đóng trên trán hoặc trên cánh tay phải của những người sống trên đất. Không có dấu này người ta sẽ “không thể mua cùng bán được” (13:17). Đây sẽ là một cách mà Anti Christ dùng để loại trừ mọi kẻ nào không chịu quỳ xuống trước mặt nó, và sẽ còn nhiều cách nữa. Những kẻ chống đối này sẽ gồm những tín đồ đầu tiên tiếp sau Sự Cất Lên, 144.000 người Do-thái từ “trong các chi phái dân Y-sơ-ra-ên” (7:4), cũng như hàng triệu tín đồ người Do-thái, cùng với người ngoại bang tin Đấng Christ làm Cứu Chúa của mình (7:9). Có vẻ như Sa tan đang chuẩn bị thế giới hiện nay cho ngày ấy, khi Christ giả của nó sẽ “đóng ấn” của mình để cố gắng điều khiển dân chúng bằng cách kiểm soát mọi hoạt động giao dịch thương mại. Tờ “U.S. News-Letter,” một bản tường trình và dự báo riêng hàng tuần từ “U.S. News and World Report” đăng tải nhận định thú vị này: “Một xã hội “không sử dụng tiền mặt”? Xã hội ấy đang chờ bạn ở ngay phía trước , kiểu như là ... máy tính truy cập vào ngân hàng của bạn hay thanh toán tài khoản chỉ đơn giản bằng cách tra tấm phiếu vào một cái khe. Không có séc để mà viết, và rốt cuộc, ngân hàng và các cửa hàng được nối liền với nhau, thì hiếm khi cần đến tiền tệ. Một uỷ ban liên bang đã giao quỹ phúc lợi của mình cho máy chuyển ngân điện tử ... Không có chuyện hoàn lại.” Con người ngày nay có khả năng đưa những con số không nhìn thấy được nhưng tồn tại vĩnh viễn vào trong cơ thể chúng ta dưới dạng hình xăm bằng tia laser. Những con số như thế sẽ hiện lên dưới máy quét tia hồng ngoại tại những chiếc máy tính. Nhờ những thành tựu lớn lao trong kỹ nghệ điện tử, máy vi tính đã được chế tạo với khả năng xử lý việc chuyển ngân cho toàn thể dân chúng trên thế giới này. Ví dụ như một máy tính thần kỳ như thế hiện đang đặt tại Bỉ, một trong mười quốc gia của
  • 23. Thị Trường Chung, và có thể là một trong mười quốc gia đại diện cho mười ngón chân trong pho tượng của DaDn 2:1-49. Chắc chắn bối cảnh đang sẵn sàng cho sự xuất hiện của Anti Christ, theo chương trình tiên tri này, là kẻ sẽ tìm cách điều khiển việc mua bán của mọi người trên đất này. Ba Ngôi của Sa-tan sẽ xuất hiện để xen vào mọi công việc của con người, nhưng như chúng ta sẽ thấy trong chương sau, Đức Chúa Trời chân thật - là Đấng đã ngồi trên ngai từ trước vô cùng - sẽ đắc thắng khải hoàn trong trận chiến với các thế lực của Sa-tan. LIÊN MINH PHƯƠNG BẮC HỨNG CHỊU CƠN THẠNH NỘ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI ” Có lời Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Hỡi con người, hãy xây mặt lại cùng Gót ở đất Ma-gốc là vua của Rô-sơ, Mê-siết và Tu-banh, mà nói tiên tri nghịch cùng người. Ngươi khá nói rằng: Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Hỡi Gót, vua của Rô-sơ, Mê-siết và Tu-banh, nầy, ta nghịch cùng ngươi. Ta sẽ quay ngươi lại, đặt những móc trong hàm ngươi, khiến ngươi ra khỏi bờ cõi mình, ngươi cùng cả đạo binh ngươi...” (Exe Ed 38:1-4a). Trong 39:2, Đức Chúa Trời tuyên bố Ngài sẽ đưa một đạo binh hùng mạnh “lên trên các núi của Y-sơ-ra-ên” và cũng sẽ “quay chúng lại.” Với những móc của Đức Chúa Trời trong hàm, đạo quân này sẽ xâm lấn xứ Y-sơ-ra-ên, và sẽ nếm mùi chiến bại thê thảm nhất. Khi nghiên cứu đến phần này trong chương trình tiên tri của Đức Chúa Trời, tôi muốn nêu ra bốn câu hỏi sau: Ai cầm đầu cuộc xâm lăng này? Vì sao có trận tấn công? Khi nào sẽ diễn ra? Kết quả là gì? AI CẦM ĐẦU CUỘC XÂM LĂNG NÀY? Trước hết, ai cầm đầu cuộc xâm lăng trong 38:1-23 Hầu hết những người nghiên cứu lời tiên tri trong Kinh Thánh đều tin rằng câu 2 chỉ về vùng đất của nước Nga: “Hỡi con người, hãy xây mặt lại cùng Gót ở đất Ma-gốc là vua của Rô-sơ, Mê- siết và Tu-banh, mà nói tiên tri nghịch cùng người.” SaSt 10:1-32 kể ra dòng dõi của Nô-ê. Nô-ê có ba con trai, là Sem, Cham và Gia-phết (10:1). Trong số con cháu của Gia-phết, Kinh Thánh đề cập đến “Ma-gốc ... Tu-banh, và Mê-siết” (10:2). Scofield đã đúng khi nói rằng: “Từ Ma-gốc mà ra người Sy-the cổ đại hay người Tarta, mà dòng dõi của họ chiếm đa số tại nước Nga hiện nay.” Mê- siết và Tu-banh là tổ tiên của những dân di chuyển về hướng bắc và rồi, đến lượt họ lại trở thành tổ tiên của những người về sau này cư ngụ tại nơi mà ngày nay chúng ta biết là nước Nga. Người ta cho rằng thành phố Moscow có tên ra từ chữ Mê-siết và
  • 24. Tobolsk ra từ Tu-banh. Chú Gấu Nga sẽ không đơn độc trong nỗ lực nuốt chửng quốc gia tí hon Y- sơ-ra-ên, vì các liên minh của nó được nêu tên ra trong câu 5 và 6: “Những lính chiến của Phe-rơ-sơ, Cút (Ethiopia), và Phút (Libya) sẽ ở cùng chúng nó, hết thảy đều mang thuẫn và đội mão trụ. Gô-me cùng hết thảy quân đội nó, nhà Tô-ga-ma ở phía cực bắc với hết thảy bè đảng nó,, tức là nhiều dân sẽ phụ về ngươi.” Thật thú vị khi thấy nước đầu tiên được kể tên là sẽ hợp quân với Nga trong nỗ lực tiêu diệt Y-sơ-ra-ên là Ba-tư (Phe-rơ-sơ). Tên gọi Ba-tư đã được đổi thành Iran năm 1932. Dwight Pentecost viết rằng: “Liên minh với Nga sẽ là Iran (Ba-tư), một liên bang A-rập nào đó (Phút hay Ethiopia), Đức, một vài dân tộc Á-châu nào đó được gọi là Tô-ga-ma, có thể bao gồm một đồng liên minh mở rộng của các thế lực thuộc châu Á. Exe Ed 38:6 không đưa ra danh sách chi tiết: '... nhiều dân sẽ phụ về ngươi.' ” Một lần nữa, lãnh đạo liên minh hùng mạnh từ phương bắc này sẽ là Nga. Tạp chí Times, số ra ngày 8 tháng Mười năm 1979, đã đăng những lời trích từ cuốn sách của Henry Kissinger, “The White House Years,” rằng: “Ông ta (Dobrynin) đã mất điềm tĩnh chỉ một lần duy nhứt khi tôi hỏi ông rằng, nước Nga sẽ phản ứng thế nào nếu 15.000 binh lính Sô viết đóng tại Ai cập sắp lâm nguy vì bị quân Israel bắt làm tù binh. Dobrynin đã phản ứng quyết liệt một cách khác thường và đã tiết lộ nhiều hơn điều ông dự định: 'Trước hết, chúng tôi không hề đem một lực lượng không thể tự phòng vệ để đưa đi một nơi nào đó. Thứ nhì, nếu người Israel đe dọa chúng tôi, chúng tôi sẽ quét sạch họ trong vòng hai ngày. Tôi có thể cam đoan với ông rằng chúng tôi có những kế hoạch dành cho tình huống khả dĩ này.' ” VÌ SAO CÓ CUỘC TẤN CÔNG? Câu hỏi thứ nhì là: “Vì sao có một trận tấn công như thế?” Một phần câu trả lời ấy là sự ghen ghét của nhiều dân tộc đối với dân Do-thái. Luôn có những người như Ha-man, người hẳn đã muốn giết sạch người Do-thái nếu Đức Chúa Trời không can thiệp. Hai ngàn năm trăm năm sau thời Ha-man, một nhà cầm quyền điên cuồng tên là Hitler đã quyết định giết càng nhiều người Do-thái càng tốt trong đế quốc của ông. Không lâu sau khi trận chiến giữa Iran và Iraq mở màn, Iran đã gởi cho Iraq một thông cáo chính thức nhằm cổ vũ một cuộc chiến tranh hợp nhất chống Israel thay vì chiến đấu chống lẫn nhau. Nhưng bức tranh trước mắt chúng ta không phải chỉ do sự thù ghét người Do- thái mà thôi. Tôi xin gợi ý rằng, lòng tham lợi nhuận cũng sẽ kích thích Nga cùng các liên minh của họ nữa. Trong Exe Ed 38:12, Kinh Thánh ghi rằng đội quân đông đảo này sẽ “ra trận đặng cướp và lấy của.” Israel là “cửa ngõ của ba đại lục.” Nó đã được gọi là “cái rốn của trái đất.” Biển Chết được gọi là “rương ngọc của vùng Đông Phương.” Không thể nào tính nổi toàn bộ của cải của biển này với những
  • 25. nguồn khoáng sản dồi dào của nó. Nhưng vượt lên trên giá trị thực sự này của Y-sơ-ra-ên ấy, sẽ có một ngày kia dầu lửa của Trung Đông chỉ dành cho những nước nào chịu chống lại Y-sơ-ra-ên. Tạp chí Time số ra ngày 20 tháng Tám năm 1979 đăng tải bài phỏng vấn Yasser Arafat, lãnh tụ của Tổ Chức Giải Phóng Palestine. Trong đó có một câu hỏi: “Dầu lửa của A-rập có được dành cho sự nghiệp của Palestine không?” Ông trả lời rằng: “Dứt khoát là vậy rồi! Và đừng quên rằng ... các nước xã hội chủ nghĩa sẽ cần đến dầu.” Sự thực là họ hiện đang cần đến dầu. Cựu giám đốc CIA, Stanfield Turner, đã trình với Quốc Hội: “Nguồn cung cấp dầu hỏa của Liên Xô đang sút giảm cực kỳ trầm trọng, và sẽ nhanh chóng cạnh tranh với các khách hàng khác trên thị trường dầu hỏa vốn đã không đủ cung cấp.” Ông nói tiếp rằng ông không loại trừ khả năng người Nga cố gắng tìm thêm dầu hỏa qua “hành động bạo lực như là lật đổ ngấm ngầm hay thậm chí là hoạt động quân sự nữa.” Trong một bài xã luận của báo Readers Digest số ra tháng Sáu năm 1980, nhan đề ” Món Đặt Cược Thực Tiễn Tại Afghanistan,” của tác giả William Griffith, ban biên tập báo Digest giới thiệu bài báo với những lời sau: “Được cổ vũ bởi tính không cương quyết của người Mỹ, Chú Gấu Nga một lần nữa lại đi lảng vảng tìm cơ hội. Theo lời chuyên gia này, nếu không giữ lập trường vững chắc ngay bây giờ, thì quyền kiểm soát vòi dầu lửa sống còn ở Trung Đông sẽ rơi vào tay người Nga.” Theo lời Đức Chúa Trời, ngày ấy sẽ đến, khi người Nga tấn công Y-sơ-ra-ên để “cướp và lấy của.” KHI NÀO SẼ DIỄN RA? Câu hỏi thứ ba của chúng ta là: “Khi nào nước Nga tấn công Y-sơ-ra-ên?” Rõ ràng cuộc xâm lăng trong 38:1-23 đã không thể xảy ra cho đến khi một quốc gia được gọi là “Y-sơ-ra-ên” hiện hữu. Từ văn mạch, rõ ràng nước Nga không những quan tâm đến một mảnh bất động sản ở Trung Đông, mà thậm chí còn nôn nóng tiêu diệt đất nước dân tộc này. Lời tiên tri rất rõ ràng: “Vậy nên, hỡi con người, hãy nói tiên tri và bảo Gót rằng: Chúa Giê-hô-va phán như vầy: trong ngày đó, khi dân Y-sơ-ra-ên của ta ở yên ổn, ngươi há chẳng phải sẽ biết sao? Bấy giờ ngươi sẽ đến từ nơi ngươi, từ phương cực bắc, ngươi và nhiều dân ở với ngươi, hết thảy đều cưỡi ngựa, người đông nhiều hợp nên một đạo binh mạnh. Hỡi Gót! Ngươi sẽ đến đánh dân Y-sơ- ra-ên ta ... ” (38:14-16a). Trong quá khứ, các nhà thần học tự do đã chế giễu lời tiên tri nầy bằng cách viện dẫn rằng Nga hẳn sẽ rất khó khăn khi tiêu diệt một đất nước không thực hữu. Đúng là từ năm 605 T.C. dân Do-thái đã không thể tuyên bố chủ quyền vùng đất Y-sơ-ra-ên (ngoại trừ khoảng thời gian rất ngắn ngủi trong thời cuộc khởi nghĩa của Maccabee). Họ đã luôn ở dưới gót của đế quốc ngoại bang. Ngay cả khi Chúa Jesus ở tại đó, xứ cũng ở dưới quyền cai trị của người La Mã.
  • 26. Trong 2600 năm, người Do-thái không hề ở trong xứ của họ, hay nếu có ở trong xứ đó, thì nó cũng không thuộc về họ. Nói cách khác, từ khi vua Nê- bu-cát-nết-sa đày dân Y-sơ-ra-ên sang Ba-by-lôn vào đầu “thời kỳ Dân ngoại,” dân Do-thái không còn khả năng tuyên bố xứ mà Đức Chúa Trời đã ban cho họ là xứ của mình nữa. Rồi đến lời tiên tri công bố rằng liên minh phương bắc sẽ có ngày “đến trên núi Y-sơ-ra-ên” (38:8) để tiêu diệt hay chinh phục “dân Y-sơ-ra-ên” (38:16). Thắc mắc của những nhà thần học tự do ấy là: “Làm sao Nga có thể đi đánh một đất nước không tồn tại?” Hãy hình dung sự bối rối trong giới thần học tự do trong năm 1948, Liên Hiệp Quốc lập cho dân Do-thái một tổ quốc tại vùng đất Palestine. Ngày 14 tháng Năm năm đó, quyền kiểm soát của nước Anh tại đó chấm dứt; và lần đầu tiên trong 2600 năm, người Do-thái lại ở trong xứ của mình để quản trị quốc sự của mình. Dĩ nhiên, Đức Chúa Trời đã phán rằng điều đó sẽ xảy ra. Hãy để chút thì giờ suy xét những khúc Kinh Thánh sau trong 37:1-37 “Ngài phán cùng ta rằng, hỡi con người, những hài cốt này, ấy là cả nhà Y-sơ-ra-ên. Nầy chúng nó nói rằng: Xương chúng ta đã khô, lòng trông cậy chúng ta đã mất, chúng ta đã tuyệt diệt cả. Vậy hãy nói tiên tri, và bảo chúng nó rằng: Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Hỡi dân ta, nầy, ta sẽ mở mồ mả các ngươi, làm cho các ngươi lại lên khỏi mồ mả, và ta sẽ đem các ngươi về trong đất của Y-sơ-ra- ên” (37:11-12). Một trong những sự khai triển có ý nghĩa nhất của lời tiên tri này ở thời chúng ta ấy là sự hồi hương của dân Do-thái từ khắp thế giới về vùng đất Y- sơ-ra-ên. Họ đã trở về từ trên 120 quốc gia, sử dụng ít nhất 83 ngôn ngữ khác nhau. Tôi đồng ý với bạn rằng họ trở về hầu hết là trong lòng vô tín. Điều này có nghĩa là họ không ý thức về các lẽ thật trong 37:1-38:23, và họ cũng không sẵn lòng chấp nhận Đức Chúa Jesus Christ là Đấng Mêsia của họ, nhưng sẽ đến một ngày kia, những cái vảy rớt khỏi mắt họ. Họ sẽ thấy rằng Đức Chúa Trời đã kết họ lại với nhau (37:7) như những khúc xương khô trong khải tượng của Ê-xê-chi-ên đã kết lại với nhau vậy. Họ sẽ nhận ra quyền năng của Đức Chúa Trời trong việc “mở mồ mả” của họ (một câu chỉ về các quốc gia dân ngoại trên đất) và đem họ “về trong đất của Y-sơ-ra-ên” (37:12). Lời tiên tri sẽ được ứng nghiệm ấy tuyên bố thế nầy: “Hỡi dân ta, các ngươi sẽ biết ta là Đức Giê-hô-va, khi ta đã mở mồ mả các ngươi, và làm cho các ngươi lại lên khỏi mồ mả. Ta sẽ đặt thần ta trong các ngươi, và các ngươi sẽ sống. Ta sẽ lại lập các ngươi trong đất riêng của các ngươi; rồi các ngươi sẽ biết rằng ta, Đức Giê-hô-va, sau khi hứa lời ấy thì đã làm thành, Đức Giê-hô-va phán vậy” (37:13, 14). Thắc mắc của chúng ta ấy là: “Khi nào thì cuộc xâm lăng này xảy ra?” Hiển nhiên, nó không thể xảy ra cho đến khi Y-sơ-ra-ên trở thành một quốc gia.
  • 27. Phép lạ đó giờ đây đã xảy ra và Y-sơ-ra-ên cuối cùng đã là một quốc gia độc lập, tự trị. Cũng nên lưu ý rằng cuộc xâm lăng từ phương bắc không thể xảy ra cho đến khi Y-sơ-ra-ên “yên lặng an ổn.”. “Ngươi sẽ nói rằng: Ta sẽ đi đến đất có làng không có thành quách, ta sẽ đến cùng những dân yên lặng an ổn, hết thảy ở trong những nơi không có tường, không then và không cửa” (38:12). Tôi phải phản đối những ai tin rằng cuộc xâm lăng trong 38:1-23 sắp xảy ra. Có những người tin rằng biến cố tiên tri chính kế tiếp sẽ là sự tiêu diệt các đạo quân của Nga trên các núi của Y-sơ-ra-ên. Họ tin biến cố này phải xảy ra trước khi Anti Christ xuất hiện trên thế gian này. Thực ra, biến cố tiên tri duy nhất sắp xảy ra là Đấng Christ hiện đến đón rước Tân Nương của Ngài. Biến cố này (sự cất Hội Thánh lên) có thể xảy ra trước khi bạn đọc xong chương này. Nhưng có nhiều biến cố phải xảy ra trước cuộc xâm lăng Y-sơ-ra-ên của liên minh phương bắc. Xét theo đúng diễn tiến, chúng sẽ là: * Sự cất Hội Thánh lên. * Sự hiện ra của Anti Christ. * Việc Anti Christ ký giao ước với Y-sơ-ra-ên (DaDn 9:27). * Lòng tin của dân Do-thái rằng Đấng Christ mà họ mong đợi từ lâu đang cai trị họ, rằng họ thực sự đang sống trong những ngày của vương quốc bình an. * Sự vững lập của Y-sơ-ra-ên như là ” ... đất có làng không có thành quách ... dân yên lặng an ổn ...” (Exe Ed 38:11). Rõ ràng Y-sơ-ra-ên ngày nay không yên lặng an ổn. Đó không phải là một xứ “không có thành quách.” Ngược lại, trong năm 1983, ngân sách quốc gia của Y-sơ-ra-ên là 31 tỷ dollar, và một phần ba ngân sách (trên mười tỷ) chi cho việc phòng thủ quốc gia. Cuộc xâm lăng Y-sơ-ra-ên không thể xảy ra ngày nay vì Y-sơ-ra-ên hiện chưa có hòa bình. Y-sơ-ra-ên chưa có hòa bình vì giao ước trong DaDn 9:27 chưa được ký kết. Giao ước đó chưa ký vì Anti Christ chưa hiện ra, và Anti Christ chưa hiện ra vì cớ Hội Thánh chưa được cất lên. Đương nhiên, sự hiện ra của Đấng Christ để đón Tân Nương Ngài đã gần đến. KẾT QUẢ LÀ GÌ? Câu hỏi cuối của chúng ta là: “Kết quả của cuộc xâm lăng đó là gì?” Ở đầu câu 18, chúng ta đọc thấy: “Chúa Giê-hô-va phán: Sẽ xảy đến trong ngày đó, là ngày Gót sẽ đi đánh Y-sơ-ra-ên, thì cơn giận của ta sẽ nổi trên lỗ mũi ta. Ta đương ghen tương, đương giận phừng phừng mà nói rằng: Thật, trong ngày đó sẽ có sự rúng động lớn phát ra trong đất Y-sơ-ra-ên” (Exe Ed 38:18- 19). Đức Chúa Trời sẽ bắt đầu đoán xét các đạo binh phương bắc bằng cách giáng một cơn động đất. Xin lưu ý là “sự rúng động lớn.” Không còn nghi ngờ gì nữa, cơn động đất này sẽ tạo ra sự hoảng loạn trong đội ngũ đến nỗi
  • 28. “ai nấy sẽ xây gươm lại nghịch cùng anh em mình” (38:21b). Chúng ta đọc tiếp sẽ thấy bên cạnh sự lộn xộn và tàn diệt này là “Ta sẽ làm sự xét đoán nghịch cùng nó bởi dịch lệ và bởi máu. Ta sẽ khiến những trận mưa dầm, mưa đá, lửa và diêm sinh đổ xuống trên nó, trên đạo binh nó, và dân đông đi với nó” (38:22). Thật thú vị khi đối chiếu sự đoán phạt Đức Chúa Trời đã giáng trên Ê-díp-tô trước Cuộc Xuất Hành với sự đoán phạt của Ngài trong Exe Ed 38:1-23. “Có mưa đá sa xuống và lửa cháy rất mạnh pha lộn với ...” (XuXh 9:24). Khi lửa và mưa đá đồng thời ra từ Thiên Đàng, bạn có thể bảo đảm rằng đó là lúc Đức Chúa Trời đang hành động! Exe Ed 38:1-23 kết luận với những lời sau: “Ấy vậy, ta sẽ làm sáng danh ta, sẽ tỏ mình ra thánh, và sẽ được nhận biết trước mắt nhiều dân tộc. Chúng nó sẽ biết ta là Đức Giê- hô-va” (38:23). Năm 1960, Nikita Krushchev đã gởi lời chúc mừng Giáng Sinh cho đất nước mình. Trong chừng mực nào đó, ông nói rằng: “Tên lửa của chúng ta đã đi qua mặt trăng. Nó đang tiến đến gần mặt trời rồi, nhưng chúng ta vẫn chưa phát hiện ra Đức Chúa Trời. Giờ đây chúng ta đã dập tắt những tia sáng trên thiên đàng đến nỗi không ai có thể nhen lại được. Chúng ta góp phần bẻ gãy ách của Tin Lành, thứ thuốc phiện của quần chúng. Chúng ta hãy tiến tới, và Christ sẽ nhanh chóng biến thành thần thoại." Về cơ bản, ông đã nói rằng qua những cuộc thăm dò không gian của Nga, họ “đã không phát hiện ra Đức Chúa Trời.” Sự thực là không ai tìm thấy được Đức Chúa Trời bằng cách thăm dò không gian. Con người không thể tìm đến với Đức Chúa Trời bằng các tên lửa. Chúng ta thấy Ngài được bày tỏ trong Lời phước hạnh của Ngài, tức là Kinh Thánh, và những ai “hết lòng tìm Ngài tại đó đều sẽ chắc chắn tìm thấy Ngài (Thi Tv 119:2, 10; PhuDnl 4:29). Chú Gấu Vĩ Đại Phương Bắc đã thừa nhận mình đã tìm Đức Chúa Trời song không thể tìm thấy. Rồi sẽ đến ngày người không tìm Ngài nữa, nhưng Ngài sẽ tỏ Ngài ra. Sự hủy diệt này khó dò thấu được. Khúc Kinh Thánh Exe Ed 38:1-39:29 không nói về Trận Ha-ma-ghê-đôn. Trong chương tới, chúng ta sẽ đi đến phần đó trong quyển sách này. 1 J.Dwight Pentecost, Things to Come (Grand Rapids, Michigan: Zondervan, 1958), trang 331. KHI KẺ ĐUI ĐƯỢC THẤY Trong chương trước chúng ta đã thấy được rằng tuần lễ thứ bảy mươi của Đa-ni-ên sẽ bắt đầu khi Anti Christ ký giao ước với nước Y-sơ-ra-ên (DaDn 9:27). Giao ước hòa bình này, ra từ kẻ mà họ tin là Đấng Mêsia mà họ mong
  • 29. đợi từ lâu (song thực ra là Anti Christ), sẽ khiến dân Y-sơ-ra-ên thấy thoải mái. Giao ước này sẽ cho họ tiến hành các nghi lễ thờ phượng thời Cựu Ước, kề cả việc dâng các của lễ bằng súc vật. Họ sẽ thấy chắc chắn rằng nước bình an đã bắt đầu. Tuy nhiên, rõ ràng họ đã mắc bẫy của “người tội ác,” vì ngay sau khi họ buông lơi chuyện canh phòng và trở nên ” đất có làng không có thành quách ... dân yên lặng an ổn ... hết thảy ở trong những nơi không có tường, không then và không cửa” (Exe Ed 38:11), liên minh phương bắc, do Nga dẫn đầu, “sẽ sấn tới, sẽ đến như gió bão” nhằm cố gắng tiêu diệt Y-sơ-ra-ên. Những người Do-thái tìm kiếm lẽ thật sẽ thấy rõ được rằng người cưỡi con ngựa trắng trong KhKh 6:1-17 chính là Anti Christ (câu 2). Kỵ mã tiếp theo trên con ngựa hồng đến để “cất lấy cuộc hòa bình khỏi thế gian” (6:4). Họ sẽ lập luận: “Làm sao người cưỡi ngựa thứ nhất kia lại là Đấng Christ của chúng ta được khi mà người cưỡi ngựa thứ nhì đem chiến tranh đến, vì khi Đấng Mêsia đến, Ngài sẽ đem hòa bình đến kia mà? ” Cũng nên lưu ý rằng trong những ngày đó, 144.000 “tôi tớ Đức Chúa Trời” sẽ đang rao giảng Thánh Linh của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta (7:3). Ngoài ra, người ta sẽ cảm nhận được chức vụ trung tín của “hai người làm chứng” (11:3). Những cái vảy sẽ rớt khỏi mắt những người Do-thái khi họ thừa nhận rằng Đấng Mêsia thực của họ đã đến “trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy” (GiGa 1:11). Họ sẽ nhớ lại đã kêu la đòi huyết Ngài thế nào và cuối cùng đã mãn nguyện khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. Họ sẽ hiểu được EsIs 53:1-12 “Người đã bị người ta khinh dể và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì. Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu, chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người” (câu 3-6). Cuối cùng họ sẽ hiểu được thời khóa biểu của Đức Chúa Trời. Sự hiện ra lần thứ nhất của Đấng Mêsia là để tuôn huyết Ngài trên thập tự làm của lễ chuộc tội duy nhất cho tội lỗi của thế gian (Thi Tv 22:1-31). Lần hiện ra thứ nhì của Đấng Mêsia (Sự Hiện Ra của Đấng Christ - xem biểu đồ) là để thiết lập vương quốc Ngài trên trần gian nầy (24:1-10). Lời của Đức Chúa Trời không bày tỏ cho chúng ta biết bao nhiêu người Do thái sẽ quay về tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa mình, nhưng ở đây nên xác nhận điều này. Khi chúng ta đọc RoRm 11:26 rằng: “Vậy thì cả dân Y- sơ-ra-ên sẽ được cứu,” chúng ta đừng nên hiểu rằng mọi người Do thái đều