SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
Chúa Jesus Christ
qua tường thuật thiêng kinh Qur'an
GVHD: PGS.TS Thành Phần
Sinh viên thực hiện đề tài: Nhóm 01
Môn: Giới Thiệu Kinh Qur‘an
Tông Quan
Khái quát về Kitô
giáo và Islam giáo
01
Đức Chúa Jesus Christ
(Isa) trong tường thuật
kinh Qur'an
03
Khái quát về Chúa Jesus và hình
ảnh Chúa Jesus trong Thần học
Kitô giáo
02
?
1.1Khái quát về Kitô giáo.
1.1.1 Tiền đề kinh tế, xã hội.
Kitô giáo xuất hiện đầu Công Nguyên với tư cách là một
tôn giáo của những người nô lệ, những người bị phóng thích
bỡi đế chế La Mã chinh phục. Đó là chế độ chiếm hữu nô lệ
tàn bạo, hùng mạnh, nhưng đang lung lay, vì những cuộc
nổi dậy, là một chế độ quân sự, đế quốc La Mã dựa chủ yếu
trên sức lao động nô lệ, lấy chiến tranh làm nền chủ yếu tạo
ra sức lao động.
I Khái quát về Kitô giáo và Islam giáo.
Chúa Jesus quê ở vùng Palestine, người
vốn là người bình dân, kêu gọi tình
thương con người, sự hòa thuận đó là
con đường giải phóng con người
trước hết về tinh thần và từ đó sẽ có
công bằng xã hội. đó là sự đáp ứng
nhu cầu tâm linh của những người nô
lệ đang sống nghẹt thở trong áp bức,
lại quá đau đớn, thất vọng trước uy
quyền trần thế.
2. Các hiệp hội Kitô sơ kì.
Kitô giáo là một hiện tượng lịch sử. Từ tuổi 30 Đức Jesus
bắt đầu giảng thuyết cho người đồng hương. Ngay từ đầu,
người đã đem đến cho mọi người Tin mừng vĩ đại: Thượng đế
sai mọi người nhập cuộc, sống hiệp thông cùng người, tìm hạnh
phúc trọn vẹn.
Trong khi rao giảng Tin mừng, Jesus có 12 môn đệ luôn
sống bên cạnh. Họ là những người có công ghi lại lời dạy của
Chúa.
Chỉ trong vài năm Kitô giáo đã bành trướng khắp mọi nơi,
họ tuyên bố không có vấn đề về chủng tộc, giàu nghèo, tất cả
trong một gia đình Kitô.
Trong 4 thế kỷ đầu, sứ điệp của Đức Jesus
bao trù cả Đại Trung Hải, toàn bộ đế quốc La
Mã. Ki tô giáo còn lan sang Lưỡng Hà, Ba
Tư và Ấn Độ, đồng thời tràn qua Alexandri
và Bắc Phi với tên tuổi và những dòng tu
khác nhau.
Từ năm 325 đến 487 đã có 7 Cộng Đồng, khi
chế độ phong kiến La Mã hình thành Ki tô
giáo đã trở thành chỗ dựa vững chắc của
phong kiến châu Âu suốt thời Trung Đại.
1. Khái quát về Islam giáo
1.2.1 Sự ra đời và phát triển của Islam giáo
Sự ra đời của Islam gắn liền với tên tuổi của giáo chủ
Mohammed (Mahomet). Mohammed (570 – 632) là một người
thuộc gia tộc Casimu ở Mecca.
Tục truyền rằng khi Mohammed được 40 tuổi (năm 610) ông
một mình vào trong một hang nhỏ ớ núi Sira, ngoại thành
Mecca để tu luyện và trầm ngâm suy tưởng.
. Đầu tiên ông bí mật truyền giáo trong số những bạn bè
thân thiết và họ trở thành những tín đồ đầu tiên, về sau
sự truyền đạo trở nên công khai, đối tượng mở rộng tới
quần chúng ở Mecca nhưng bị giới quý tộc đả kích và
bức hại. Mohamet đã trốn được đến Yathrib (sau đổi
thành Madinah ). Sau đó ông tổ chức vũ trang cho các
tín đồ và dùng khẩu hiệu “Chiến đấu vì Allah” và đè bẹp
được giới quý tộc ở Mecca.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,8 tỷ tín đồ Hồi giáo
có mặt ở khắp các quốc gia, các châu lục trên thế giới.
1.2.2 Tổ chức Islam giáo
Thánh đường Hồi giáo là nơi sinh
hoạt tập thể và có tính thiêng với
các tín đồ. Thánh đường gồm có
Đại Thánh đường và Tiểu Thánh
đường. Trong Thánh đường có bài
trí đơn giản, không bàn ghế, không
có đồ thờ quý hay nhạc cụ, chỉ có
chiếc gậy mà theo truyền thuyết là
của giáo chủ Môhammet đã dùng nó
để đi truyền đạo.
II Khái quát về kinh Quran
1.Sự Hình Thành Kinh Qur’an:
Qur’an (phát âm /kɔrˈɑːn/; tiếng Ả Rập:
‫القرآن‬ al-qur’ān) có nghĩa là "sự xướng
đọc”. Từ qurʼān xuất hiện khoảng 70 lần
trong kinh Quran và mang nhiều ý nghĩa
khác nhau. Nó là danh động từ (maṣdar)
của động từ qaraʼa (‫)قرأ‬ trong tiếng Ả Rập
mang nghĩa “Anh ấy đọc” hay “Anh ấy
diễn xướng”. Một trong những ý nghĩa
quan trọng của từ này đó là “nghi thức
diễn xướng”.
Trong niềm tin của người
Muslim, kinh Qur’an là lời nói
thiên khải cuối cùng của Thượng
Đế được mặc khải cho vị tiên tri
cuối cùng là Muhammad qua
trung gian của thiên sứ Gabriel
trong 22 năm liên tục, từ năm
610 đến 632.
1 Nội Dung Kinh Qur’an:
Đối với đại khối các dân tộc Ả Rập, nguyên bản
bằng ngôn ngữ Ả-rập của kinh Qur’an là một kiệt tác
phẩm thi văn. Kinh Qur’an không hẳn là một cuốn
thơ trường thiên nhưng là một tác phẩm văn xuôi có
vần có điệu (poetic rhymed prose) rất thích hợp với
nhịp điệu văn chương của những người du mục ở nơi
hoang dã. Chính vì vậy mà kinh Qur’an đã mau chóng
được truyền bá qua truyền khẩu rộng khắp bán đảo Ả
Rập.
Về phương diện tâm linh, kinh Qur’an là sự nối
kết những dòng tư tưởng về một tôn giáo độc
thần khởi đầu từ tổ phụ Abraham, qua Mai-sen
(Moses) qua Jesus đến thiên sứ cuối cùng là
Muhammad. Từ 2000 năm trước Công Nguyên,
những người Ả Rập đã biết đến Thiên Chúa của
Abraham mà họ gọi là Allah.
Đọc kinh Qur’an, chúng ta sẽ thấy những nhân
vật quan trọng của hai đạo Do Thái và Kitô
được Muhammad thường xuyên nhắc tới.
Kinh Qur’an được viết theo
lối văn kể chuyện thông thường
(oral recitation). Tổng cộng có
114 chương (suras/chapters) gồm
6616 câu thơ (verses).
Về nội dung, Kinh Qur’an được xem là
nguồn gốc căn bản cho đức tin và hành
động của mỗi người Islam. Kinh Qur'an
giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến
con người: như sự thông thái, học thuyết,
việc thờ phụng, các giao dịch, luật pháp,
..., nhưng chủ đề cơ bản là mối quan hệ
giữa Thượng Đế và những sinh linh của
Ngài. Đồng thời, kinh Qur'an còn đưa
hướng dẫn và những răn dạy chi tiết dành
cho một xã hội công bằng, những hành vi
đúng mực của con người và một hệ thống
kinh tế công bằng.
Khái quát về Chúa Jesus
và hình ảnh Chúa Jesus
trong Thần học Kitô giáo
02
Khái quát về Chúa Jesus
1
● “Kitô” không phải là họ, mà là một tước hiệu
● “Kitô” – χριστός [Khristós] – [Mašíaḥ]
“người được xức dầu” => Vua/“Đấng Cứu Thế”
=> “Giêsu Kitô” => “Giêsu Đấng Cứu Thế”
“Kitô”
● “Jesus người Nazareth”
● “Jesus người Galilee”
● “gã thợ mộc”
● “con trai của Mary”
● “anh em của James, Joses, Judas và Simon”
● “con trai gã thợ mộc”
● “con trai của Joseph”
● “Jesus con trai của Joseph đến từ Nazareth”
Họ?
● Tầm quan trọng đặc biệt của [ý nghĩa] cái tên
Jesus – [Yēšûa]
[Yəhôšûaʿ]
=> ‘Thiên Chúa cứu độ/Thiên Chúa là Sự cứu rỗi’
(“Yahweh saves”/God is Salvation)
“Giêsu”
Chúng ta hầu như biết rất ít về “Jesus của lịch sử” (historical Jesus) :
Những nét phát hoạ thành văn đầu tiên về Giêsu:
● Những lá thư của sứ đồ Paul viết cho các tín hữu (~đầu những năm 50 TL):
chỉ đề cập một cách tương đối mơ hồ về Giêsu cùng những gì xảy ra sau khi ông
mất.
● Phúc Âm Mark (~66-70 TL)
● Phúc Âm Matthew và Luke (~85-90 TL): dựa trên những tường thuật trong
Phúc Âm Mark và một số nguồn tư liệu không rõ khác.
 Nhóm Phúc Âm Nhất Lãm (Synoptic Gospels – [syn] σύν: “cùng”, [opsis]
ὄψις: “góc nhìn”).
● Phúc Âm John (~90-110 TL): tường thuật khác biệt nhất so với nhóm Phúc Âm
Nhất Lãm) và cũng là tường thuật mang nặng màu sắc thần học nhất.
Truy tìm “Giêsu của lịch sử” (historical Jesus)?
● Các sử gia ước tính Giêsu đã ra đời trong khoảng năm 4-6 TCN
● Sinh quán: Bethlehem, thuộc xứ Judaea (miền Nam Israel)
● Sinh trưởng ở miền Bắc, tại một làng không tên tuổi tên là Nazareth
thuộc xứ Galilee
● Mẹ của Đức Jesus là bà Mary, được cho là đã mang thai “bởi Đức Thánh
Linh” (the Holy Spirit) từ trước khi kết hôn với cha của ông là Joseph
● Ông sinh trưởng trong một gia đình bình thường với điều kiện tài chính
ở mức trung bình, với cha, mẹ và anh chị em
● Có vẻ như Giêsu đã theo nghề của Joseph khi mà trong Mark 6:3, ông
được gọi là “τέκτων” (tektōn)
Cuộc đời và Sự nghiệp
● 30 tuổi: gặp John Baptist và chịu Phép Rửa, từ đó bắt đầu được biết đến
như một “Đấng Messiah”.
● Ông thu thập được nhiều môn đệ, nhiều người tin theo và xem ông như
Đấng Messiah mới, và cùng những môn đệ của mình ông đi khắp nơi để rao
giảng về Nước Chúa, về Ngày Tận Chung cũng như chữa bệnh, trừ tà.
● Ông được kể rằng đã làm nhiều phép lạ khi cần thiết và để chữa bệnh –
chỉ bằng đức tin và bằng lời phán của mình, song lại từ chối làm chúng nếu ai
đó yêu cầu ông làm để chứng minh. Ông cũng để lại nhiều lời dạy và lời phán
truyền, nhiều trong số đó thông qua các dụ ngôn hay hình ảnh ẩn dụ.
● Lời giảng và việc làm của ông cũng được kể lại rằng gây nên một số mâu
thuẫn đối với các phe phái khác trong Do Thái giáo đương thời – trong
số đó có những người nắm giữ quyền lực chính trị trong xã hội.
● Cái nhìn không mấy thiện cảm của giới cầm quyền tôn giáo và chính trị
thời bấy giờ, vốn xem sự giảng dạy của Giêsu như một mầm mống của phản
loạn, sau cùng đã dẫn đến sự kiện Giêsu bị bắt bởi giới chính quyền La
Mã, bị tra tấn, lăng mạ và sau cùng là bị đóng đinh trên thập tự giá –
hình thức xử tử được xem như kinh khủng và nhục nhã, có tính răn đe nhất
trong thời bấy giờ.
● 3 ngày sau khi chết => sống lại => Xuất hiện trước mắt nhiều người
bao gồm môn đệ và người thân và nhiều tín hữu
● Tin đồn về sự sống lại của Giêsu lan truyền mạnh mẽ trong cộng
đồng
● Giêsu hiện ra với hơn 500 tín hữu cùng lúc (theo 1 Cor. 15:3-8)
 Saul of Tarsus
 Sứ đồ Paul (Paul the Apostle)
Hình ảnh Chúa Giêsu trong
Thần học Kitô giáo
2
● Thần học phải dựa trên niềm tin tôn giáo trước tiên
và một số tín điều cơ bản bắt buộc được thừa nhận
bởi cộng đoàn tôn giáo
 Đặt câu hỏi cho chính nền tảng là không được phép
 Thần học Kitô phải dựa trên Kinh Thánh – được xem
là Lời mặc khải của chính Thượng Đế (được viết thông
qua các tác giả dưới bàn tay dẫn dắt của Thượng Đế
=> thừa nhận Sự hiện hữu của Thượng Đế và Sự can
dự của Thượng Đế vào dòng lịch sử)
Giới hạn và nền tảng của Thần học
Thuyết Nhập thể
(Incarnation)
2.1
Giêsu là Thượng Đế:
thiêng tính của Giêsu
2.1.1
 Quyền trên Thiên sứ và Nước Chúa (Matthew 13:41)
 Quyền tha thứ tội lỗi (Mark 2:5)
 Quyền phán xử (Matthew 25:31-46)
 Điều chỉnh luật lệ ngày Sabath (Mark 2:23-28)
 Bổ sung Lời Mặc khải (Matthew 5:21-22)
 Uy quyền trên sự Sống và cái Chết (John 5:21; 11:25)
a) Quyền năng của Giêsu
Ta với Cha là một – John 10:30
7 Ví bằng các ngươi biết ta, thì cũng biết Cha ta; và từ bây giờ các ngươi biết
và đã thấy Ngài. 8 Phi-líp thưa rằng: Lạy Chúa, xin chỉ Cha cho chúng tôi, thì
đủ rồi. 9 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi Phi-líp, ta ở cùng các ngươi đã lâu
thay, mà ngươi chưa biết ta! Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha. Sao ngươi lại
nói rằng: Xin chỉ Cha cho chúng tôi? 10 Ngươi há không tin rằng ta ở trong
Cha và Cha ở trong ta, hay sao? Những lời ta nói với các ngươi, chẳng phải ta
tự nói; ấy là Cha ở trong ta, chính Ngài làm trọn việc riêng của Ngài.
– John 14:7-10
Nếu ai yêu mến ta, thì vâng giữ lời ta, Cha ta sẽ thương yêu người, chúng ta đều
đến cùng người và ở trong người.
– John 14:23
b) Mối quan hệ mật thiết giữa Giêsu và Đức Chúa Cha
● Giêsu cũng đã khẳng định một sự thật dường như bất thường về sự tồn tại từ
trước mọi tồn tại (preexistence) của mình trong John 8:58:
Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, trước khi chưa có Áp-ra-
ham, đã có ta. [“before Abraham was born, I am!” (NIV) – “trước khi
Abraham được sinh ra, ta tồn tại” – NHMK].
● Ta thấy, trong lời khẳng định trên Giêsu không nói rằng “trước khi Abrahham
sinh ra, ta đã có ở đó” (thì quá khứ) mà ông lại dùng thì hiện tại – “I am” – ta tồn
tại, ta đang, ta ở đó. Đây được xem như một lời khẳng định về sự tồn tại nằm
ngoài thời gian hay vĩnh hằng của Ngài, và nó cũng là một trong những nền tảng
về học thuyết Chúa Ba Ngôi (Trinity).
c) Lời ám chỉ về sự Tiền-tồn của Giêsu
cùng Đức Chúa Cha
1 Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và
Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. 2 Ban đầu Ngài ở cùng Đức
Chúa Trời. 3 Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã
làm nên mà không bởi Ngài. 4 Trong Ngài có sự sống, sự
sống là sự sáng của loài người. 5 Sự sáng soi trong tối tăm,
tối tăm chẳng hề nhận lấy sự sáng.
– John 1:1-5
d) Các sách trong Kinh Thánh viết
về Thiêng tính của Giêsu
15 Ấy chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng
sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên. 16 Vì muôn vật đã được dựng nên trong
Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi
vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì
Ngài mà được dựng nên cả. 17 Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững
trong Ngài. 18 Ấy cũng chính Ngài là đầu của thân thể, tức là đầu Hội thánh.
Ngài là ban đầu, sanh trước nhứt từ trong những kẻ chết, hầu cho trong mọi vật,
Ngài đứng đầu hàng. 19 Vì chưng Đức Chúa Trời đã vui lòng khiến mọi sự đầy
dẫy của mình chứa trong Ngài, 20 và bởi huyết Ngài trên thập tự giá, thì đã làm
nên hòa bình, khiến muôn vật dưới đất trên trời đều nhờ Ngài mà hòa thuận
cùng chính mình Đức Chúa Trời. (Colossians 1:15-20)
Vì sự đầy dẫy của bổn tánh Đức Chúa Trời thảy đều ở trong Đấng ấy như có
hình. (Colossians 2:9)
Trong Kinh Tân Ước, vốn được viết
bằng tiếng Hy Lạp, các tác giả thường
gán cho Giêsu tước hiệu κύριος
(kurios—“Chúa”), nhất là sau sự sống
lại và thăng thiên của Chúa Giêsu. Từ
κύριος này trong tiếng Hy Lạp vốn là
từ dịch từ Jehovah hay một phiên bản
sùng kính hơn là Adonai trong tiếng
Hebrew, tức chỉ Thượng Đế. Hai từ
này trong Kinh Tân Ước đều được
dùng để chỉ Chúa Cha – Thượng Đế
toàn năng – lẫn Giêsu – “Chúa Con”
theo niềm tin của người Kitô giáo.
e) Tước hiệu Kurious
Giêsu là Con Người:
nhân tính của Giêsu
2.1.2
Kinh Thánh cũng có nhiều tường thuật về việc Ngôi Lời trở nên xác thịt hay
Thượng Đế mang lấy xác thịt của con người trần thế (John 1:14; I Tim.
3:16; I John 4:2), Giêsu cũng có một cơ thể như chúng ta với đầy đủ
những giới hạn của nó. Ngài cũng biết đói (Matt. 4:2), khát (John 19:28)
và mệt (John 4:6). Giêsu thậm chí đã ngủ quên trong lúc đang cầu nguyện
trong vườn ở Gethsemane, trải qua sự mệt mỏi về mặt thể xác cũng như
chúng ta (Matt. 26:36, 40-41). Ngoài ra, Giêsu cũng trải qua những nỗi
đau về mặt thể xác và cái chết như bất cứ con người nào, điều này thể
hiện rõ trong tất cả các tường thuật về việc Giêsu chịu nhục hình và đóng
đinh.
Thể xác
Giêsu cũng trải nghiệm những cảm xúc và tâm lý hoàn toàn con người.
Giêsu cũng yêu, yêu con người và yêu các môn đệ của mình (John 11:3;
13:23; Mark 10:21), cũng động lòng thương xót đối với những người đau
khổ bởi đói rét hay bệnh tật hay mất đi (Matthew 9:36; 14:14; 15:32;
20:34), cũng rung động sâu sắc trong tâm hồn bởi những buồn đau (John
11:33, 38), cũng khóc (v. 35). Giêsu cũng trải qua muộn phiền và lo lắng, áp
lực và đấu tranh, cô đơn và đau buồn – như những miêu tả về tâm trạng
của Ngài ở vườn Gethsemane, khi Ngài biết những thời khắc đau khổ của
mình sắp đến gần. Ngài cũng cảm thấy vui mừng (John 15:11; 17:13;
Hebrews 12:2), kinh ngạc và lạ lẫm (Luke 7:9; Mark 6:6), cũng giận dữ và
đau buồn (Mark 3:5; Luke 12:50) và thậm chí là trở nên phẫn nộ (Mark
10:14).
Tâm lý
Giêsu thường xuyên dùng tước hiệu “Con Người” (Son of Man – “con của
loài người”) để chỉ bản thân mình – xuất hiện tới hơn 40 lần trong các
Phúc Âm. Từ này thường được Giêsu sử dụng với hai nghĩa chính: (1) Chỉ
mình như một Đấng Mêsi – “Con Thiên Chúa” – với một số điều sẽ xảy đến
xung quanh (tuỳ trường hợp) như sự xuất hiện trở lại trong Ngày Phán Xử
Cuối Cùng; sự đau khổ, chết và sống lại của chính Ngài; và sự tiền tồn của
Ngài từ trước khi thế giới được tạo dựng (preexistence); và: (2) chỉ bản
chất con người của chính Ngài, với sự yếu đuối và bản chất phải chết.
Nghĩa thứ hai cũng chính là nghĩa đen gốc của từ này trong tiếng Aram mà
Giêsu dùng (bar nasha'), tức nhấn mạnh sự yếu đuối và phải chết của chính
loài người – đây cũng là nghĩa mà cụm từ này thường được dùng trong Kinh
Cựu Ước, mà các tác giả Kinh Cựu Ước và trong nền văn hoá Do Thái truyền
thống thường dùng từ này như một cách miêu tả bản thân hơn là dùng nó
như một tước hiệu như Giêsu đã dùng.
Sự thống nhất của hai bản tính
trong Giêsu: thuyết nhập thể
2.1.3
● Một trong những học thuyết quan trọng nhất trong Kitô giáo
● Quan niệm của truyền thống Do Thái về khoảng cách giữa con
người và Thượng Đế
 Nếu Giêsu chỉ đơn giản là một bậc thần thánh hoặc chỉ đơn giản
là một con người hoặc cả hai bản tính đều có trong Giêsu nhưng
không thống nhất, vậy há chăng chẳng có hy vọng nào đối với mọi
người trong chúng ta có thể tìm đến với Thượng Đế, khoảng cách
giữa Thượng Đế và con người vẫn còn đó và chẳng có cây cầu nào
đủ sức bắc ngang cả
a) Tầm quan trọng của thuyết Nhập thể
● Sáng Thế Ký 1:26, điểm đáng chú ý trong đoạn Kinh Thánh này là khi khởi
thuỷ chưa có bất cứ ai ngoài Thượng Đế toàn năng, Ngài lại trò chuyện với
chính mình bằng ngôn từ chỉ số nhiều (“Chúng ta” – ‫ים‬ ִ
‫ֹלה‬ֱ‫א‬ [’ĕlōhîm]):
Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như
hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời,
loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất.
b) bằng chứng trong Kinh Thánh
 “Ngươi là Con ta; Ngày nay ta đã sanh Ngươi.” – Thi Thiên 2:7
 “Nầy tôi đến; Trong quyển sách đã có chép về tôi” – Thi Thiên 40:7-8
 “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta
đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ
nơi Cha.” – John 1:14
 “Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới
luật pháp” – Galatians 4:4
 “Đấng đã được tỏ ra trong xác thịt, Thì đã được Đức Thánh Linh xưng là
công bình, Được thiên sứ trông thấy, Được giảng ra cho dân ngoại, Được
thiên hạ tin cậy, Được cất lên trong sự vinh hiển.” – I Tim. 3:16
● Sự Nhập thể nên được hiểu là sự thêm vào “phần con người” trong bản
thể thiêng liêng – thân xác hữu hạn và khả tử, thân phận Con Người [Son of
Man] – hơn là một sự từ bỏ đi mất bản tính thiêng liêng. Nghĩa là thiêng
tính của Chúa Giêsu không hề bị mất đi, nó vẫn toàn vẹn nhưng trong
khoảng thời gian ở trần thế vì mang xác phàm hữu hạn, thiêng tính ấy không
hoàn toàn có thể bộc lộ đầy đủ quyền năng của nó, song nó tiềm ẩn chứ
không mất đi. Như trong Colossians 2:9 viết rằng “sự đầy dẫy của bổn tánh
Đức Chúa Trời thảy đều ở trong Đấng ấy như có hình”.
c) Nhập thể và bản chất thực sự của Nhập thể –
và làm thế nào điều ấy xảy ra?
 Để sự cứu độ và chuộc tội có thể hoàn thành, nó phải được thực
hiện bởi một Giêsu hoàn toàn con người, bằng xương bằng thịt và
chịu tất cả những nỗi đau của con người, chỉ khi đó sự chuộc tội
mới mang giá trị, song, để giá trị của sự chuộc tội đó có thể mang
giá trị vĩnh viễn vượt thời gian miễn chừng nào thời gian còn tồn
tại, và cứu chuộc mọi con người hữu hạn khỏi tội lỗi và có thể tìm
đến với Thiên Chúa linh thiêng và vô hạn, Giêsu phải có bản tính
thần thánh, thống nhất với nhân tính trong con người của Ngài
5 Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, 6 Ngài vốn có hình Đức
Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên
nắm giữ; 7 chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống
như loài người; 8 Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng
phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự. (Phillipians 2:5-8)
● Ở đây cái mà Giêsu bỏ đi khi mang lấy xác phàm của con người không phải là
bản tính thiêng liêng của Chúa Trời, cùng mọi quyền uy và sự màu nhiệm của nó
được thể hiện một cách trọn vẹn, mà chỉ là bỏ đi địa vị cao quý “bình đẳng với
Đức Chúa Trời” của mình, từ đó “tự bỏ mình đi” mà trở nên thấp bé hơn trong
hình dáng con người trong khoảng thời gian Ngài phải thực hiện công tác của
mình trên trần thế.
Hai bản tính này thống nhất với nhau và vì vậy chúng hoạt động không
độc lập với nhau. Hiển nhiên, khi mang một xác phàm hữu hạn của
con người, quyền năng của Thiên Chúa đã không được hiển lộ một cách
toàn vẹn nhất như Toàn-tri, Toàn-năng và Toàn-tại, dù những tính chất
thiêng liêng của Giêsu vẫn được thể hiện song có phần khiêm tốn hơn
so với Thượng Đế toàn năng, cái toàn năng của Ngài không mất đi mà
chỉ không được hiển lộ với toàn bộ vẻ rực rỡ của nó trong thể xác con
người trần thế. Nó có thể so sánh với việc sẽ khó khăn và vướng víu
hơn nhiều nếu phải chạy với hai người được buộc chân vào nhau so với
một người. Thiêng tính và Nhân tính không hoạt động độc lập, song
luôn đồng thời.
Chúng ta thường tự cho rằng mình biết rất rõ như thế nào là Thần tính và như
thế nào là Nhân tính, một cách mặc định cho rằng con người mang bản tính đầy yếu
đuối và tội lỗi và vì vậy không thể đặt cạnh thiêng tính vốn không hề vương tội lỗi.
Khái niệm Nhân tính mà chúng ta tiếp nhận chỉ là một thứ Nhân tính đã bị băng
hoại bởi tội lỗi từ lần sa ngã đầu tiên của tổ phụ – tổ mẫu chúng ta và nối truyền qua
hàng ti tỉ thế hệ. Bản tính con người từ khởi thuỷ là tạo vật kỳ công của Chúa và được
ân điển mang hình dáng của Chúa vốn là tốt lành và không vương tội lỗi.
Vấn đề ở đây là chúng ta đã đặt ngược câu hỏi: thay vì hỏi liệu Giêsu có “con người”
như chúng ta hay không, tại sao ta không hỏi ngược lại rằng liệu chúng ta có “con
người” bằng Ngài hay không? Câu trả lời sẽ là: Không chỉ Ngài “con người” như tất
cả chúng ta, Ngài “con người” hơn cả chúng ta. Vì chúng ta là những con người đã
bị phai dần bản tính người bởi tội lỗi, còn Ngài thì không.
Chỉ có duy nhất ba con người đúng nghĩa tồn tại từ khởi thuỷ, đó là Adam và Eva
trước khi phạm tội, và Giêsu – người duy nhất không vương tội lỗi. Chính từ Ngài mà
bản tính con người mới được hiển lộ một cách toàn vẹn nhất.
Xuất phát điểm của sự Nhập thể và cứu độ là từ trên
xuống thay vì từ dưới lên – nghĩa là từ Thiên Chúa toàn
năng thay vì từ nỗ lực của con người mà sự Nhập thể và
cứu độ được thực hiện.
Thuyết Chuộc tội
(Atonement)
2.2
Sự vô tội của Giêsu
2.2.1
Về định nghĩa, tội lỗi có thể tạm được định nghĩa là sự bất tuân các
giao ước giữa con người đối với Thượng Đế, vì Thượng Đế ban cho
con người Tự do Ý chí và bản tính con người dễ sa ngã bởi cám dỗ
bởi thế mà đã phạm tội, và khi mà Thượng Đế là một bản thể với
bản chất hoàn toàn đối nghịch với tội lỗi, tội lỗi đã mang con người
ngày càng xa rời Thượng Đế và con người vì yếu đuối, bất năng nên
hoàn toàn vô vọng trong việc đảo ngược quá trình này. Cái giá của
tội lỗi chính là cái chết. Con người sinh ra với sự sống bất tử, song vì
tội lỗi mà con người phải chết để chuộc lại những lỗi lầm mà mình
sinh ra.
a) Từ Sa Ngã đến Tội tổ tông
● Tại sao lại có sự tông truyền của tội lỗi qua hàng thế hệ
loài người kể từ sau Sự sa ngã của Adam và Eva, và tại
sao Giêsu lại là con người duy nhất không mang tội lỗi?
Trong giới thần học Kitô giáo có nhiều luồng quan điểm
khác nhau về vấn đề này, và nó có liên hệ mật thiết tới
sự giáng sinh bởi một trinh nữ của Giêsu:
 Các nhân vật trong Kinh Thánh khẳng định sự vô tội của Giêsu (John
6:69; Matt. 27:19; Luke 23:41; Matt. 27:4).
 Tác giả trong các sách Tân Ước cũng khẳng định điều này (Hebrews
4:15; 7:26; 9:14; I Peter 2:22; I John 3:5; II Cor. 5:21).
 Chính Giêsu cũng khẳng định rằng mình chưa bao giờ phạm tội (John
8:46; John 8:29; John 15:10; Hebrews 4:15).
b) Bằng chứng từ Thánh Kinh cho
sự vô tội của Giêsu
Sự Chuộc tội
2.2.2
Thuyết Chuộc tội (Theory of Atonement) là một trong
những học thuyết trọng yếu và quan trọng nhất của Kitô
giáo – thậm chí chiếm phần trọng yếu và nền tảng hơn cả
Thuyết Nhập thể. Bởi lẽ chính thuyết Chuộc tội lý giải cho
ý nghĩa của sự Nhập thể và ý nghĩa của cái chết của Giêsu
trên thập tự giá, và vì sao sự cứu chuộc lại có giá trị vĩnh
hằng cho tất cả mọi người. Nó cũng là điểm tiếp nối giữa
truyền thống Do Thái giáo và Kitô giáo.
Bản tính của Thiên Chúa là sự thánh thiêng vẹn toàn và
hoàn hảo. Tội lỗi được xem là thái cực đối lập với Chúa
từ trong bản chất. Tội lỗi đối nghịch với Ngài và Ngài “dị
ứng” với nó – thậm chí không thể nhìn vào nó. Nhưng
Chúa đồng thời cũng lại là một Thiên Chúa đầy tình yêu
thương, chính vì vậy dù con người phạm tội và bị hư mất
và bất lực trong việc trở lại, Ngài vẫn cứu độ loài người
khỏi tội lỗi để trở về với Ngài.
Bản tính của Thiên Chúa
● Các Lề Luật về đạo đức và tinh thần của Chúa không nên được hiểu là
thứ gì đó nằm ngoài và khách quan đối với Chúa, mà phải được hiểu là
sự biểu hiện của chính bản thể và ý chí của Chúa. Chúa không đơn giản
đặt ra Lề Luật vì Ngài quyết định làm vậy. Chúa gọi tình yêu thương là
tốt lành vì chính Ngài là tình yêu thương. Nói dối là sai trái vì Chúa
không thể nói dối.
● Chính vì vậy, Luật chính là sự thể hiện bản tính của Chúa. Nói tới Luật
không đơn giản là nói tới những quy định hay giao ước, mà chính là nói
tới Chúa. Không tuân thủ Luật là một sự tấn công vào chính bản tính của
Chúa. Ngoài ra, chủ nghĩa hợp pháp (legalism) – tức tuân thủ Luật một
cách máy móc, cũng không được phép. Luật phải được hiểu và thực hiện
với tình yêu thương, theo cách mà chúng ta hiểu và yêu thương Chúa
như một bản thể nhân vị.
Vị thế của Luật
● Vì vậy, vi phạm Luật đi kèm với nó như một hậu quả tất yếu là
hình phạt, đặc biệt là cái chết. Adam và Eva đã được cảnh báo từ
trước khi ăn trái cấm rằng nếu họ ăn, họ chắc chắn sẽ chết (Gen.
2:15); chính Chúa cũng đã nói với Ezekiel rằng: “Linh hồn nào
phạm tội thì sẽ chết” (Ezek. 18:20); hay như Paul viết “tiền công
của tội lỗi là sự chết” (Rom. 6:23) và “Kẻ gieo cho xác thịt, sẽ bởi
xác thịt mà gặt sự hư nát” (Gal. 6:8). Và sự trừng phạt này đến
như một điều tất yếu chứ không phải một khả năng hay Chúa
quyết định như vậy, vì Chúa đã tạo ra thế giới này là “tốt lành”.
Con người với bản tính yếu đuối đã sa ngã và phạm tội,
và điều tất yếu diễn ra sau tội lỗi của mình chính là con
người phải chết, đồng thời vì tội lỗi chính là đối nghịch
với Thiên Chúa, tội lỗi cũng đem con người rời xa Thiên
Chúa. Bản tính của con người từ đó cũng bị hư nát và
ngày càng rời xa Chúa – mà con người lại bất lực và
không có cách nào đảo ngược quá trình này. Chính vì vậy
mà sự cứu độ chỉ có thể đến từ vòng tay yêu thương của
Thiên Chúa.
Hoàn cảnh của con người
● Cần phải có vật tế để có thể chuộc lại những tội đã phạm: mang ý
nghĩa như một hình phạt thích đáng cho tội lỗi tự nó
● Sự chuộc tội trong tiếng Hebrew là kaphar mang nghĩa đen là
“che đậy” => quan niệm của người Do Thái đối với việc chuộc tội
theo một cách đơn giản nhất
● Để vật tế có thể có hiệu quả, cần phải có một điểm tương đồng
nào đó, một sự kết nối nào đó giữa tội nhân và vật tế ấy.
Hệ thống Tế tự (Sacrificial System) của
truyền thống Do Thái
4 Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng
ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm
cho khốn khổ. 5 Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng
ta mà bị thương, bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi
người chúng ta được lành bịnh. 6 Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo
đường nấy: Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất
trên người.
7 Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên
con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người
chẳng từng mở miệng. 8 Bởi sự ức hiếp và xử đoán, nên người đã bị cất lấy; trong
những kẻ đồng thời với người có ai suy xét rằng người đã bị dứt khỏi đất người
sống, là vì cớ tội lỗi dân ta đáng chịu đánh phạt? 9 Người ta đã đặt mồ người với
những kẻ ác, nhưng khi chết, người được chôn với kẻ giàu; dầu người chẳng hề
làm điều hung dữ và chẳng có sự dối trá trong miệng. (Isaiah 53)
Chính vì Giêsu có nhân tính, cái chết của Ngài có thể
chuộc tội cho con người (vì vật hiến tế phải có cùng bản
tính đối với tội nhân) – và vì Giêsu cũng là một người
trong chúng ta nên Ngài có thể làm đại diện cho toàn
nhân loại để chuộc lấy tội lỗi đã phạm cùng Thiên Chúa.
Giêsu không chỉ có nhân tính, Ngài là người có nhân tính
một cách toàn vẹn và toàn hảo nhất – cả trong thể xác
con người lẫn trong tâm lý và cảm xúc – và chỉ trong
Ngài nhân tính được hiển lộ một cách đúng nghĩa nhất.
Đấng Christ
Hiệu lực chuộc tội của cái chết Giêsu có giá trị đối với toàn nhân loại
nhờ vào bản thể thiêng liêng và vô tội của Ngài. Cái chết của một
người bình thường chỉ có tác dụng che đậy tội lỗi cho chính người
ấy, song vì Giêsu là Chúa – một bản thế vô hạn vốn không phải chịu
cái chết – và là một người hoàn toàn không vương tội lỗi – tức
không phải chết như một sự trả giá cho tội lỗi của mình – cái chết
của Ngài là đủ để chuộc tội cho toàn bộ nhân loại. Chính vì là Chúa –
bản thể vô hạn và vượt thời gian – cái chết của Giêsu cũng có tác
dụng vượt thời gian đối với mọi con người tội lỗi đã từng sống, đang
sống và sẽ sống cho đến khi lịch sử kết thúc và Ngày Phán Xử Cuối
Cùng đến.
● Vật thay thế – “Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà
phó sự sống mình” (John 15:13), “thà một người vì dân chịu chết, còn
hơn cả nước bị hư mất” (John 11:50).
● Vật hiến sinh – “Con vì họ tự làm nên thánh, hầu cho họ cũng nhờ lẽ
thật mà được nên thánh vậy” (John 17:19) (động từ “làm nên thánh” –
ἁγιάζω [hagiazō] vốn thường được dùng trong các nghi thức hiến tế),
hay như John Baptist thốt lên khi thấy Giêsu: “Kìa, Chiên con của Đức
Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (John 1:29).
● Sự xoa dịu, làm lành và giảng hoà mối quan hệ giữa Thượng Đế với
loài người – một sự giảng hoà đến từ chính Thượng Đế thông qua Giêsu.
Ý nghĩa của cái chết Giêsu
trong Sự Chuộc tội
● Giêsu như người đem đến sự sống thực sự cho nhân loại, tức
một sự sống vĩnh hằng – “Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức
là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã
sai đến” (John 17:3) – Ngài tự gọi mình là “bánh của sự sống”
(John 6:35, 48), “bánh thật” (v. 32), “bánh từ trên trời xuống” (v.
32, 50), “Ta là bánh hằng sống từ trên trời xuống; nếu ai ăn bánh
ấy, thì sẽ sống vô cùng; và bánh mà ta sẽ ban cho vì sự sống của
thế gian tức là thịt ta” (v. 51), “Ai ăn thịt và uống huyết ta thì
được sự sống đời đời” (v. 54).
Đức Chúa Jesus Christ (Isa) trong
tường thuật kinh Qur'an
03
Với tư cách là một tôn giáo, một nền
văn hóa và một hệ thống chính trị,
Islam giáo đặt ra một số thách thức
đối với thế giới hiện tại. Trong một
bối cảnh đó, việc xem xét cẩn thận về
Jesus trong Islam giáo có thể giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về tôn giáo này
và những người Muslim; nó hoạt
động như một chất xúc tác để đổi
mới suy nghĩ của chúng ta về một số
vấn đề liên quan đến Chúa Jesus
trong Cơ Đốc giáo và trên thế giới.
Quan điểm của
người Muslim về
Thiêng Kinh
Qur'an
3.1
Đại đa số người Islam giáo quan niệm kinh
Qur’an là Lời Chúa với tính vĩnh cửu và
không phải do con người tạo ra. Như vậy, nó
tiết lộ Chân Lý và tất cả sự thật.
Thông qua vai trò trung gian của
Muhammed, kinh Qur’an - sự mặc khải cuối
cùng của Allah và sự hiển lộ chân lý đã được
trao cho người tín đồ Islam giáo và thông
qua họ cho tất cả nhân loại – một vai trò như
người Do Thái.
3.1. Quan điểm của người Muslim về Thiêng Kinh
Qur'an
Đối với người Islam giáo, bản
trình bày đầy đủ và có thẩm
quyền duy nhất về Chúa Jesus
là bản tường thuật được đưa ra
trong kinh Qur’an (mà họ có
thể thêm những lời giải thích
được thu thập từ các truyền
thống Hadith và Sunna, hoặc
những truyền thống khác có
thẩm quyền).
3.1. Quan điểm của người Muslim về Thiêng Kinh
Qur'an
Hai điểm chính của việc chỉ trích
người dân của các kinh sách trước đó
dường như được đề cập ở hai góc độ:
(1) Sự phủ nhận rằng Muhammed là
một nhà tiên tri (trong khi, theo
Qur'an, cả Kinh thánh Do Thái và
Cơ đốc giáo dự đoán sự xuất hiện
của ông ấy) và
(2) Các vấn đề đạo đức nhất định.
3.1. Quan điểm của người Muslim về Thiêng Kinh
Qur'an
Điều phi thường hơn là truyền thống Islam giáo
cho rằng nhà tiên tri là một ‘ummî', nghĩa là ông
không biết chữ, không biết đọc và không biết viết.
Ông không thể tạo ra một cái gì đó với chất thơ uy
hùng, những yếu tố văn học và tôn giáo của kinh
Qur’an – thứ văn bản không thể bắt chước được
bởi một người mù chữ.
3.1. Quan điểm của người Muslim về Thiêng Kinh
Qur'an
Chúa Jesus
Christ trong kinh
Qur'an
3.2
‘Isa là tên riêng của Chúa Jesus trong Kinh Qur’an (được nhắc đến khoảng 25
lần) và người Muslim thường gọi ngài với cái tên như vậy. Tên này không có
trong Kinh Thánh và truyền thống của Cơ đốc giáo và nó chỉ xuất hiện trong
truyền thống tôn giáo Islam.
3.2.1. Tên gọi của Jesus theo tường thuật
kinh Qur'an
Một số học giả phương
Tây giải thích đó là cách
đọc sai của từ “Esau”
(Pautz Otto vào thế kỷ
XIX), do người Do Thái
đưa ra thông tin sai lệch
cho Muhammed, những
người có thái độ thù địch
với Jesus đã dẫn đến sự
sai lệch này.
3.2.1. Tên gọi của Jesus theo tường thuật
kinh Qur'an
Ý kiến khác cho rằng do
Muhammed đã đảo ngược
các phụ âm trong tiếng Do
Thái của cái tên với ý nghĩa
"cứu chuộc" (nguyên ngữ
tên Yesu‘ah có nghĩa là
“Yahweh cứu rỗi”).
3.2.1. Tên gọi của Jesus theo tường thuật
kinh Qur'an
Con của Maryam (Son of
Maryam) là danh hiệu phổ
biến nhất mà kinh Qur'an sử
dụng để chỉ Chúa Jesus (2:87;
2: 253; 3:45; 4:171;
5:17,72,75,78,110,112,114,116;
9:31; 21:91; 23:50; 33:7; 43:57;
52:27; 61:6,14; Surah 19 (tựa
đề "Maryam"), câu 16-33).
3.2.1. Tên gọi của Jesus theo tường thuật
kinh Qur'an
Chúa Jesus được thụ thai
một cách kỳ diệu khi thần
khí của Allah hà hơi vào
lòng mẹ Ngài. Sau khi sinh
ra, Allah yêu cầu Maryam
đặt tên cho con bà là "con
trai của Maryam."
3.2.1. Tên gọi của Jesus theo tường thuật
kinh Qur'an
Tuy vậy, việc sinh ra bởi
người nữ đồng trinh không
cho phép Jesus được trở
thành “Con của Allah”.
Nếu Allah tạo ra Jesus một
cách kỳ diệu, thì Allah cũng
đã làm như vậy với Adam.
3.2.1. Tên gọi của Jesus theo tường thuật
kinh Qur'an
Jesus là nhân tố hết sức quan trọng để
người Muslim không chỉ vì ông là một
nhà tiên tri xác nhận bởi tất cả những
người Muslim mà còn vì ông là người
gần nhất trong chuỗi các tiên tri của tất
cả các sứ giả của Allah để làm chứng cho
thông điệp mà Muhammad mang tới.
Cả Jesus và mẹ ngài là Maryam là những
người mà theo tường thuật kinh Qur'an
xem là rất quan trọng.
3.2.2. Vai trò sứ giả của Chúa Jesus trong
kinh Qur'an.
Kinh Qur'an vinh danh Chúa Jesus
như một sứ giả của Allah mà người
Muslim phải khẳng định như một vị
sứ giả thực sự của Thượng Đế. Kinh
Qur'an chỉ trích những ai phủ nhận
các sứ giả của Allah và nói về họ với
lời khiếm nhã.
Câu chuyện của Chúa Jesus là một
trong những câu chuyện về những vị
tiên tri nổi tiếng nhất trong kinh
Qur'an.
3.2.2. Vai trò sứ giả của Chúa Jesus trong
kinh Qur'an.
Chúa Jesus được nhắc đến trong
hơn 90 câu (ayat) của Kinh Qur'an.
Các câu kinh Qur'an miêu tả Chúa
Jesus là một ngôn sứ của Allah.
Allah mạc khải cho ngài một thông
điệp đặc biệt, kinh Injil, tên Islam
gọi Phúc Âm (3:48, 5:46, 19:30,
57:27).
3.2.2. Vai trò sứ giả của Chúa Jesus trong
kinh Qur'an.
Địa vị của Chúa Jesus trong kinh Qur'an là một trong
những nhà tiên tri vĩ đại của Allah – tức là một vị trí tôn
kính cao cả trong đạo Islam.
Trong thần học Islam giáo, người Muslim phải yêu mến
Chúa Jesus nhiều nhất có thể, có lẽ nhiều hơn cả cha mẹ
và con cái của họ, nhưng họ không được phóng đại hoặc
nâng "tiên tri" Jesus lên cấp độ ngang hàng với Allah.
3.2.2. Vai trò sứ giả của Chúa Jesus trong
kinh Qur'an.
Tên của Chúa Jesus được lặp
đi lặp lại rất nhiều lần và cũng
được nêu tên trong các
chương khác nhau của Kinh
Qur'an. Kinh Qur'an làm cho
các kết nối rõ ràng giữa Chúa
Jesus và sứ điệp của đạo Islam
được thể hiện dưới một chiều
kích mạch lạc hơn.
3.2.2. Vai trò sứ giả của Chúa Jesus trong
kinh Qur'an.
"Chắc chắn sự kiện về sự ra đời của
Chúa Jesus là sự kiện kỳ lạ nhất mà
nhân loại trong suốt lịch sử của
chúng ta đã từng chứng kiến. Đó là
một sự kiện không giống như bất cứ
điều gì đã từng xảy ra trước đó,
trước Chúa Jesus hoặc sau ngài." -
Sayyid Qutb - nhà bình luận Ai Cập
đương đại về Kinh Qur'an
3.2.2. Vai trò sứ giả của Chúa Jesus trong
kinh Qur'an.
Tình bạn thân thiết
giữa Chúa Jesus và
Muhammad thậm chí
còn được nhấn mạnh
trong đức tin Islam
giáo.
3.2.2. Vai trò sứ giả của Chúa Jesus trong
kinh Qur'an.
Islam giáo là sự tiếp nối của các
tôn giáo mà các tiên tri đề cập
trước đó, bao gồm Noah,
Abraham, Moses, và Chúa Jesus
(42:12). Vai trò của nó là xác
nhận, hoàn thành hoặc, trong một
số trường hợp, sửa chữa những
hiểu biết thời kỳ trước Islam giáo.
3.2.3. Nền tảng niềm tin của người Muslim
vào Chúa Jesus.
Kinh Qur'an nhắc nhở độc giả của
mình rằng một số người dân kinh sách,
có nghĩa là Cơ Đốc giáo, đã phóng đại
bản chất của Chúa Jesus. Kinh Qur'an
nhằm mục đích trình bày một cái nhìn
cân bằng về Chúa Jesus. (4:171-72).
3.2.3. Nền tảng niềm tin của người Muslim
vào Chúa Jesus.
Chúa Jesus trong kinh Qur'an là một người
nhận được những ân điển đặc biệt, thiêng
liêng.
Các nguồn tư liệu lịch sử Islam giáo cho thấy
một số cuộc tranh luận giữa Muhammad và
một số người theo thuyết đa thần tại Mekka
đã "tấn công" hình ảnh của Chúa Jesus. Có
vẻ như Muhammad đã bảo vệ Chúa Jesus
trước những lời buộc tội của người đa thần.
3.2.3. Nền tảng niềm tin của người Muslim
vào Chúa Jesus.
Kinh Qur'an vẫn ca ngợi những
người (môn đệ) theo Chúa Jesus, vì
trong lòng họ có sự dịu dàng và
thương xót, nhưng câu khác thì chỉ
trích những người theo đạo Cơ Đốc
thờ Chúa Jesus và nói rằng Chúa
Jesus là con của Allah (9: 30-31).
3.2.3. Nền tảng niềm tin của người Muslim
vào Chúa Jesus.
Trong Kinh Qur’an, gồm hơn 6.000 câu thơ,
Chúa Jesus được nhắc đến hơn 100 lần với nhiều
danh hiệu khác nhau của ngài. Một điều rất thú vị
là đây (4:156-58) là nơi duy nhất đề cập đến việc
Chúa Jesus bị đóng đinh.
Kể từ khi kinh Qur'an nói rõ ràng rằng "họ không
giết ngài, cũng không đóng đinh ngài (Jesus)" thì
người Muslim đã tin rằng Chúa Jesus không bị
đóng đinh, rằng ngài đã được Allah cất lên trời,
và ngài (Jesus) vẫn còn sống ở đó (trên trời) và
sẽ trở lại khi Allah muốn gửi ngài ấy đến.
3.2.3. Nền tảng niềm tin của người Muslim
vào Chúa Jesus.
Việc giết Chúa Jesus trên thập tự giá bởi kẻ thù
của ngài sẽ không tương thích với nguyên tắc
chiến thắng thiêng liêng các tổng quát cho người
công chính (nabi). Niềm tin này xuất phát từ một
nguyên tắc thần học Islam rằng Allah không cho
phép các nhà tiên tri ưu việt của mình bị làm
nhục và tra tấn bởi kẻ thù của họ. Nguyên tắc
này của Kinh Qur'an tuyên bố rằng người thiện
hảo luôn chiến thắng cái ác (22:38).
3.2.3. Nền tảng niềm tin của người Muslim
vào Chúa Jesus.
Người ta tin rằng từ Jerusalem - tiên tri
Muhammad đã lên trời để diện kiến Allah. Sự
thăng thiên (Mi'raj), chiếm một phần quan trọng
trong văn học thần bí Islam. Vì người Muslim
tin rằng Chúa Jesus còn sống ở tầng thứ ba của
thiên đàng với các vị tiên tri khác, theo một số
câu chuyện diễn ra trong văn học truyền thống
Hadith có thẩm quyền, nhà tiên tri Muhammad
được cho là đã gặp Chúa Jesus và các vị tiên tri
khác trong thời gian ông lên trời.
3.2.3. Nền tảng niềm tin của người Muslim
vào Chúa Jesus.
Theo thần học Islam giáo được hiểu
từ góc nhìn Kinh Qur'an và Hadith,
Chúa Jesus vẫn còn sống và sẽ
xuống trái đất một lần nữa vào
ngày tận thế. Cuộc tranh luận về
bản chất sự thăng thiên của ngài,
cho dù đó là biểu tượng hoặc hiểu
theo nghĩa đen, theo nhóm tôi thấy
nó vẫn bị chi phối đời sống tri thức
Islam giáo.
3.2.3. Nền tảng niềm tin của người Muslim
vào Chúa Jesus.
So sánh giữa
Jesus và Muhammad
3.3
Chúa Jesus và Muhammad đều tuyên bố là được Allah
(Thượng Đến) sai phái đến. Cả hai đều làm những việc thiện
lành để giúp đỡ người nghèo. Cả hai đều đề cao vai trò của phụ
nữ trong xã hội của họ. Cả hai đều giảng dạy về Thượng Đế, và
theo cách riêng của họ, đã cố gắng đưa mọi người vào một sự
hiệp thông tâm linh sâu sắc hơn với Chúa Trời.
Muhammad được người Muslim xem là nhà tiên tri cuối cùng
của Allah. Chúa Jesus được các tín đồ Cơ Đốc giáo xem là Con
một của Đức Chúa Trời như được tiết lộ cho họ trong các Lời
Tiên tri về Đấng Messiah.
Nói về mặt nhân học (Anthropology) và qua lăng kính tôn giáo học,
Chúa Jesus và Nhà tiên tri Muhammad có nhiều điểm tương đồng.
a. Cả hai đều là người nói các ngôn ngữ thuộc nhánh Semitic.
b. Cả hai đều là những người thợ thủ công – thương nhân bình
thường đã trở thành những nhà lãnh đạo của các phong trào xã hội
và tôn giáo.
c. Cả hai đều tán thành các lối thần học tôn thờ một Thượng Đế của
Abraham và bài trừ đa thần giáo.
d. Cả hai đều thừa nhận sự khôn ngoan và lời dạy của các nhà tiên
tri trong Kinh thánh.
3.3.1. Điểm tương đồng giữa Chúa Jesus
và
tiên tri Muhammad
● 1. Là các nhà lãnh đạo tôn giáo vĩ
đại
● 2. Thuyết độc thần
● 3. Kinh thánh Cựu ước
● 4. Di sản để lại thông qua văn bản
kinh văn
● 5. Sự ảnh hưởng trên toàn thế giới.
3.3.1. Điểm tương đồng giữa Chúa Jesus
và
tiên tri Muhammad
Mặc dù có một số điểm tương đồng giữa
Muhammad và Jesus, nhưng sự khác biệt của
họ còn lớn hơn nhiều.
Theo người Muslim, một sự khác biệt đáng
kể giữa Chúa Jesus và Muhammad là Chúa
Jesus chưa bao giờ bắt đầu tìm ra một tôn
giáo mới; thay vào đó, ngài ủng hộ mạnh mẽ
cho những cải cách lớn đối với Do Thái giáo
thời bấy giờ.Mặt khác, Muhammad rõ ràng
thành lập một tôn giáo mới đối lập trực tiếp
với tôn giáo “ngoại giáo” (đa thần giáo) có
nguồn gốc từ bán đảo Ả Rập.
3.3.2. Điểm khác biệt giữa Chúa
Jesus và Muhammad
● 1. Tuyên bố khác nhau.
● 2. Bản chất khác nhau.
● 3. Thẩm quyền khác nhau.
● 4. Dự Ngôn về sự xuất hiện khác nhau.
● 5. Năng lực (sức mạnh) khác nhau.
(góc độ huyền học)
● 6. Thông điệp khác nhau
3.3.2. Điểm khác biệt giữa Chúa
Jesus và Muhammad
Danh mục tài liệu
tham khảo
IV
Tài liệu tham khảo
 Erickson, Millard J. (2013). Christian Theology. Michigan: Baker Publishing
Group.
 Berkhof, Louis. (1949). Systematic Theology. US: Christian Digital Library
Foundation.
 Holloway, Richard. (2019). Lược sử Tôn giáo. (L.Vũ dịch). Hà Nội: Thế Giới.
 Armstrong, Karen. (2015). Lịch sử Thượng Đế: hành trình 4.000 năm Do Thái
giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. (Nhóm N.M.Quang dịch). Hà Nội: Hồng Đức.
 Lê Phú Hải. (2011). Đức Giêsu Nazareth (Theo cái nhìn Lịch sử). Hồ Chí Minh:
Tôn Giáo.
Tài liệu tham khảo
 Pelikan, Jaroslav Jan & Sanders, E.P. (2021). Jesus, Encyclopedia Britannica,
24 Mar. 2021. URL: https://www.britannica.com/biography/Jesus
 Jesus. Trong Bách khoa toàn thư Wikipedia trực tuyến. URL:
https://en.wikipedia.org/wiki/Jesus
Awesome
Words
CREDITS: This presentation template was
created by Slidesgo, including icons
by Flaticon, infographics & images by Freepik
Thanks
Please keep this slide for attribution
Do you have any questions?
addyouremail@freepik.com
+91 620 421 838
yourcompany.com

More Related Content

Similar to Thuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptx

B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoco_doc_nhan
 
Kt nhập môn tuần 3
Kt nhập môn tuần 3Kt nhập môn tuần 3
Kt nhập môn tuần 3DONXUAN
 
Kt nhập môn tuần 3 1
Kt nhập môn tuần 3 1Kt nhập môn tuần 3 1
Kt nhập môn tuần 3 1DONXUAN
 
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duMau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duTung Thanh
 
Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcNguyen Kim Son
 
Lich su co doc giao viet nam
Lich su co doc giao viet namLich su co doc giao viet nam
Lich su co doc giao viet namco_doc_nhan
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)co_doc_nhan
 
Thành tựa văn minh A-rập
Thành tựa văn minh A-rậpThành tựa văn minh A-rập
Thành tựa văn minh A-rậpthaodang312
 
Thành tựu văn minh ả rập
Thành tựu văn minh ả rậpThành tựu văn minh ả rập
Thành tựu văn minh ả rậpthaodang312
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phucco_doc_nhan
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienLong Do Hoang
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienco_doc_nhan
 
Thiên chúa giáo
Thiên chúa giáoThiên chúa giáo
Thiên chúa giáoPham Van Tam
 

Similar to Thuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptx (20)

B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khao
 
Các tôn giáo ở việt nam hiện nay
Các tôn giáo ở việt nam hiện nayCác tôn giáo ở việt nam hiện nay
Các tôn giáo ở việt nam hiện nay
 
Kt nhập môn tuần 3
Kt nhập môn tuần 3Kt nhập môn tuần 3
Kt nhập môn tuần 3
 
Kt nhập môn tuần 3 1
Kt nhập môn tuần 3 1Kt nhập môn tuần 3 1
Kt nhập môn tuần 3 1
 
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duMau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
 
Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Ly do toi tin
Ly do toi tinLy do toi tin
Ly do toi tin
 
Ly do toi tin
Ly do toi tinLy do toi tin
Ly do toi tin
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
 
Lich su co doc giao viet nam
Lich su co doc giao viet namLich su co doc giao viet nam
Lich su co doc giao viet nam
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
 
Vi islam is
Vi islam isVi islam is
Vi islam is
 
Thành tựa văn minh A-rập
Thành tựa văn minh A-rậpThành tựa văn minh A-rập
Thành tựa văn minh A-rập
 
Thành tựu văn minh ả rập
Thành tựu văn minh ả rậpThành tựu văn minh ả rập
Thành tựu văn minh ả rập
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phuc
 
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phucChrist thuyet phuc
Christ thuyet phuc
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Thiên chúa giáo
Thiên chúa giáoThiên chúa giáo
Thiên chúa giáo
 

Thuyết trình Chúa Jesus Qur'an.pptx

  • 1. Chúa Jesus Christ qua tường thuật thiêng kinh Qur'an GVHD: PGS.TS Thành Phần Sinh viên thực hiện đề tài: Nhóm 01 Môn: Giới Thiệu Kinh Qur‘an
  • 2. Tông Quan Khái quát về Kitô giáo và Islam giáo 01 Đức Chúa Jesus Christ (Isa) trong tường thuật kinh Qur'an 03 Khái quát về Chúa Jesus và hình ảnh Chúa Jesus trong Thần học Kitô giáo 02 ?
  • 3. 1.1Khái quát về Kitô giáo. 1.1.1 Tiền đề kinh tế, xã hội. Kitô giáo xuất hiện đầu Công Nguyên với tư cách là một tôn giáo của những người nô lệ, những người bị phóng thích bỡi đế chế La Mã chinh phục. Đó là chế độ chiếm hữu nô lệ tàn bạo, hùng mạnh, nhưng đang lung lay, vì những cuộc nổi dậy, là một chế độ quân sự, đế quốc La Mã dựa chủ yếu trên sức lao động nô lệ, lấy chiến tranh làm nền chủ yếu tạo ra sức lao động. I Khái quát về Kitô giáo và Islam giáo.
  • 4. Chúa Jesus quê ở vùng Palestine, người vốn là người bình dân, kêu gọi tình thương con người, sự hòa thuận đó là con đường giải phóng con người trước hết về tinh thần và từ đó sẽ có công bằng xã hội. đó là sự đáp ứng nhu cầu tâm linh của những người nô lệ đang sống nghẹt thở trong áp bức, lại quá đau đớn, thất vọng trước uy quyền trần thế.
  • 5. 2. Các hiệp hội Kitô sơ kì. Kitô giáo là một hiện tượng lịch sử. Từ tuổi 30 Đức Jesus bắt đầu giảng thuyết cho người đồng hương. Ngay từ đầu, người đã đem đến cho mọi người Tin mừng vĩ đại: Thượng đế sai mọi người nhập cuộc, sống hiệp thông cùng người, tìm hạnh phúc trọn vẹn. Trong khi rao giảng Tin mừng, Jesus có 12 môn đệ luôn sống bên cạnh. Họ là những người có công ghi lại lời dạy của Chúa. Chỉ trong vài năm Kitô giáo đã bành trướng khắp mọi nơi, họ tuyên bố không có vấn đề về chủng tộc, giàu nghèo, tất cả trong một gia đình Kitô.
  • 6. Trong 4 thế kỷ đầu, sứ điệp của Đức Jesus bao trù cả Đại Trung Hải, toàn bộ đế quốc La Mã. Ki tô giáo còn lan sang Lưỡng Hà, Ba Tư và Ấn Độ, đồng thời tràn qua Alexandri và Bắc Phi với tên tuổi và những dòng tu khác nhau. Từ năm 325 đến 487 đã có 7 Cộng Đồng, khi chế độ phong kiến La Mã hình thành Ki tô giáo đã trở thành chỗ dựa vững chắc của phong kiến châu Âu suốt thời Trung Đại.
  • 7. 1. Khái quát về Islam giáo 1.2.1 Sự ra đời và phát triển của Islam giáo Sự ra đời của Islam gắn liền với tên tuổi của giáo chủ Mohammed (Mahomet). Mohammed (570 – 632) là một người thuộc gia tộc Casimu ở Mecca. Tục truyền rằng khi Mohammed được 40 tuổi (năm 610) ông một mình vào trong một hang nhỏ ớ núi Sira, ngoại thành Mecca để tu luyện và trầm ngâm suy tưởng.
  • 8. . Đầu tiên ông bí mật truyền giáo trong số những bạn bè thân thiết và họ trở thành những tín đồ đầu tiên, về sau sự truyền đạo trở nên công khai, đối tượng mở rộng tới quần chúng ở Mecca nhưng bị giới quý tộc đả kích và bức hại. Mohamet đã trốn được đến Yathrib (sau đổi thành Madinah ). Sau đó ông tổ chức vũ trang cho các tín đồ và dùng khẩu hiệu “Chiến đấu vì Allah” và đè bẹp được giới quý tộc ở Mecca. Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,8 tỷ tín đồ Hồi giáo có mặt ở khắp các quốc gia, các châu lục trên thế giới.
  • 9. 1.2.2 Tổ chức Islam giáo Thánh đường Hồi giáo là nơi sinh hoạt tập thể và có tính thiêng với các tín đồ. Thánh đường gồm có Đại Thánh đường và Tiểu Thánh đường. Trong Thánh đường có bài trí đơn giản, không bàn ghế, không có đồ thờ quý hay nhạc cụ, chỉ có chiếc gậy mà theo truyền thuyết là của giáo chủ Môhammet đã dùng nó để đi truyền đạo.
  • 10. II Khái quát về kinh Quran 1.Sự Hình Thành Kinh Qur’an: Qur’an (phát âm /kɔrˈɑːn/; tiếng Ả Rập: ‫القرآن‬ al-qur’ān) có nghĩa là "sự xướng đọc”. Từ qurʼān xuất hiện khoảng 70 lần trong kinh Quran và mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Nó là danh động từ (maṣdar) của động từ qaraʼa (‫)قرأ‬ trong tiếng Ả Rập mang nghĩa “Anh ấy đọc” hay “Anh ấy diễn xướng”. Một trong những ý nghĩa quan trọng của từ này đó là “nghi thức diễn xướng”.
  • 11. Trong niềm tin của người Muslim, kinh Qur’an là lời nói thiên khải cuối cùng của Thượng Đế được mặc khải cho vị tiên tri cuối cùng là Muhammad qua trung gian của thiên sứ Gabriel trong 22 năm liên tục, từ năm 610 đến 632.
  • 12. 1 Nội Dung Kinh Qur’an: Đối với đại khối các dân tộc Ả Rập, nguyên bản bằng ngôn ngữ Ả-rập của kinh Qur’an là một kiệt tác phẩm thi văn. Kinh Qur’an không hẳn là một cuốn thơ trường thiên nhưng là một tác phẩm văn xuôi có vần có điệu (poetic rhymed prose) rất thích hợp với nhịp điệu văn chương của những người du mục ở nơi hoang dã. Chính vì vậy mà kinh Qur’an đã mau chóng được truyền bá qua truyền khẩu rộng khắp bán đảo Ả Rập.
  • 13. Về phương diện tâm linh, kinh Qur’an là sự nối kết những dòng tư tưởng về một tôn giáo độc thần khởi đầu từ tổ phụ Abraham, qua Mai-sen (Moses) qua Jesus đến thiên sứ cuối cùng là Muhammad. Từ 2000 năm trước Công Nguyên, những người Ả Rập đã biết đến Thiên Chúa của Abraham mà họ gọi là Allah. Đọc kinh Qur’an, chúng ta sẽ thấy những nhân vật quan trọng của hai đạo Do Thái và Kitô được Muhammad thường xuyên nhắc tới.
  • 14. Kinh Qur’an được viết theo lối văn kể chuyện thông thường (oral recitation). Tổng cộng có 114 chương (suras/chapters) gồm 6616 câu thơ (verses).
  • 15. Về nội dung, Kinh Qur’an được xem là nguồn gốc căn bản cho đức tin và hành động của mỗi người Islam. Kinh Qur'an giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến con người: như sự thông thái, học thuyết, việc thờ phụng, các giao dịch, luật pháp, ..., nhưng chủ đề cơ bản là mối quan hệ giữa Thượng Đế và những sinh linh của Ngài. Đồng thời, kinh Qur'an còn đưa hướng dẫn và những răn dạy chi tiết dành cho một xã hội công bằng, những hành vi đúng mực của con người và một hệ thống kinh tế công bằng.
  • 16. Khái quát về Chúa Jesus và hình ảnh Chúa Jesus trong Thần học Kitô giáo 02
  • 17. Khái quát về Chúa Jesus 1
  • 18. ● “Kitô” không phải là họ, mà là một tước hiệu ● “Kitô” – χριστός [Khristós] – [Mašíaḥ] “người được xức dầu” => Vua/“Đấng Cứu Thế” => “Giêsu Kitô” => “Giêsu Đấng Cứu Thế” “Kitô”
  • 19. ● “Jesus người Nazareth” ● “Jesus người Galilee” ● “gã thợ mộc” ● “con trai của Mary” ● “anh em của James, Joses, Judas và Simon” ● “con trai gã thợ mộc” ● “con trai của Joseph” ● “Jesus con trai của Joseph đến từ Nazareth” Họ?
  • 20. ● Tầm quan trọng đặc biệt của [ý nghĩa] cái tên Jesus – [Yēšûa] [Yəhôšûaʿ] => ‘Thiên Chúa cứu độ/Thiên Chúa là Sự cứu rỗi’ (“Yahweh saves”/God is Salvation) “Giêsu”
  • 21. Chúng ta hầu như biết rất ít về “Jesus của lịch sử” (historical Jesus) : Những nét phát hoạ thành văn đầu tiên về Giêsu: ● Những lá thư của sứ đồ Paul viết cho các tín hữu (~đầu những năm 50 TL): chỉ đề cập một cách tương đối mơ hồ về Giêsu cùng những gì xảy ra sau khi ông mất. ● Phúc Âm Mark (~66-70 TL) ● Phúc Âm Matthew và Luke (~85-90 TL): dựa trên những tường thuật trong Phúc Âm Mark và một số nguồn tư liệu không rõ khác.  Nhóm Phúc Âm Nhất Lãm (Synoptic Gospels – [syn] σύν: “cùng”, [opsis] ὄψις: “góc nhìn”). ● Phúc Âm John (~90-110 TL): tường thuật khác biệt nhất so với nhóm Phúc Âm Nhất Lãm) và cũng là tường thuật mang nặng màu sắc thần học nhất. Truy tìm “Giêsu của lịch sử” (historical Jesus)?
  • 22. ● Các sử gia ước tính Giêsu đã ra đời trong khoảng năm 4-6 TCN ● Sinh quán: Bethlehem, thuộc xứ Judaea (miền Nam Israel) ● Sinh trưởng ở miền Bắc, tại một làng không tên tuổi tên là Nazareth thuộc xứ Galilee ● Mẹ của Đức Jesus là bà Mary, được cho là đã mang thai “bởi Đức Thánh Linh” (the Holy Spirit) từ trước khi kết hôn với cha của ông là Joseph ● Ông sinh trưởng trong một gia đình bình thường với điều kiện tài chính ở mức trung bình, với cha, mẹ và anh chị em ● Có vẻ như Giêsu đã theo nghề của Joseph khi mà trong Mark 6:3, ông được gọi là “τέκτων” (tektōn) Cuộc đời và Sự nghiệp
  • 23. ● 30 tuổi: gặp John Baptist và chịu Phép Rửa, từ đó bắt đầu được biết đến như một “Đấng Messiah”. ● Ông thu thập được nhiều môn đệ, nhiều người tin theo và xem ông như Đấng Messiah mới, và cùng những môn đệ của mình ông đi khắp nơi để rao giảng về Nước Chúa, về Ngày Tận Chung cũng như chữa bệnh, trừ tà. ● Ông được kể rằng đã làm nhiều phép lạ khi cần thiết và để chữa bệnh – chỉ bằng đức tin và bằng lời phán của mình, song lại từ chối làm chúng nếu ai đó yêu cầu ông làm để chứng minh. Ông cũng để lại nhiều lời dạy và lời phán truyền, nhiều trong số đó thông qua các dụ ngôn hay hình ảnh ẩn dụ.
  • 24. ● Lời giảng và việc làm của ông cũng được kể lại rằng gây nên một số mâu thuẫn đối với các phe phái khác trong Do Thái giáo đương thời – trong số đó có những người nắm giữ quyền lực chính trị trong xã hội. ● Cái nhìn không mấy thiện cảm của giới cầm quyền tôn giáo và chính trị thời bấy giờ, vốn xem sự giảng dạy của Giêsu như một mầm mống của phản loạn, sau cùng đã dẫn đến sự kiện Giêsu bị bắt bởi giới chính quyền La Mã, bị tra tấn, lăng mạ và sau cùng là bị đóng đinh trên thập tự giá – hình thức xử tử được xem như kinh khủng và nhục nhã, có tính răn đe nhất trong thời bấy giờ.
  • 25. ● 3 ngày sau khi chết => sống lại => Xuất hiện trước mắt nhiều người bao gồm môn đệ và người thân và nhiều tín hữu ● Tin đồn về sự sống lại của Giêsu lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng ● Giêsu hiện ra với hơn 500 tín hữu cùng lúc (theo 1 Cor. 15:3-8)  Saul of Tarsus  Sứ đồ Paul (Paul the Apostle)
  • 26. Hình ảnh Chúa Giêsu trong Thần học Kitô giáo 2
  • 27. ● Thần học phải dựa trên niềm tin tôn giáo trước tiên và một số tín điều cơ bản bắt buộc được thừa nhận bởi cộng đoàn tôn giáo  Đặt câu hỏi cho chính nền tảng là không được phép  Thần học Kitô phải dựa trên Kinh Thánh – được xem là Lời mặc khải của chính Thượng Đế (được viết thông qua các tác giả dưới bàn tay dẫn dắt của Thượng Đế => thừa nhận Sự hiện hữu của Thượng Đế và Sự can dự của Thượng Đế vào dòng lịch sử) Giới hạn và nền tảng của Thần học
  • 29. Giêsu là Thượng Đế: thiêng tính của Giêsu 2.1.1
  • 30.  Quyền trên Thiên sứ và Nước Chúa (Matthew 13:41)  Quyền tha thứ tội lỗi (Mark 2:5)  Quyền phán xử (Matthew 25:31-46)  Điều chỉnh luật lệ ngày Sabath (Mark 2:23-28)  Bổ sung Lời Mặc khải (Matthew 5:21-22)  Uy quyền trên sự Sống và cái Chết (John 5:21; 11:25) a) Quyền năng của Giêsu
  • 31. Ta với Cha là một – John 10:30 7 Ví bằng các ngươi biết ta, thì cũng biết Cha ta; và từ bây giờ các ngươi biết và đã thấy Ngài. 8 Phi-líp thưa rằng: Lạy Chúa, xin chỉ Cha cho chúng tôi, thì đủ rồi. 9 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi Phi-líp, ta ở cùng các ngươi đã lâu thay, mà ngươi chưa biết ta! Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha. Sao ngươi lại nói rằng: Xin chỉ Cha cho chúng tôi? 10 Ngươi há không tin rằng ta ở trong Cha và Cha ở trong ta, hay sao? Những lời ta nói với các ngươi, chẳng phải ta tự nói; ấy là Cha ở trong ta, chính Ngài làm trọn việc riêng của Ngài. – John 14:7-10 Nếu ai yêu mến ta, thì vâng giữ lời ta, Cha ta sẽ thương yêu người, chúng ta đều đến cùng người và ở trong người. – John 14:23 b) Mối quan hệ mật thiết giữa Giêsu và Đức Chúa Cha
  • 32. ● Giêsu cũng đã khẳng định một sự thật dường như bất thường về sự tồn tại từ trước mọi tồn tại (preexistence) của mình trong John 8:58: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, trước khi chưa có Áp-ra- ham, đã có ta. [“before Abraham was born, I am!” (NIV) – “trước khi Abraham được sinh ra, ta tồn tại” – NHMK]. ● Ta thấy, trong lời khẳng định trên Giêsu không nói rằng “trước khi Abrahham sinh ra, ta đã có ở đó” (thì quá khứ) mà ông lại dùng thì hiện tại – “I am” – ta tồn tại, ta đang, ta ở đó. Đây được xem như một lời khẳng định về sự tồn tại nằm ngoài thời gian hay vĩnh hằng của Ngài, và nó cũng là một trong những nền tảng về học thuyết Chúa Ba Ngôi (Trinity). c) Lời ám chỉ về sự Tiền-tồn của Giêsu cùng Đức Chúa Cha
  • 33. 1 Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. 2 Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời. 3 Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài. 4 Trong Ngài có sự sống, sự sống là sự sáng của loài người. 5 Sự sáng soi trong tối tăm, tối tăm chẳng hề nhận lấy sự sáng. – John 1:1-5 d) Các sách trong Kinh Thánh viết về Thiêng tính của Giêsu
  • 34. 15 Ấy chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên. 16 Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả. 17 Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài. 18 Ấy cũng chính Ngài là đầu của thân thể, tức là đầu Hội thánh. Ngài là ban đầu, sanh trước nhứt từ trong những kẻ chết, hầu cho trong mọi vật, Ngài đứng đầu hàng. 19 Vì chưng Đức Chúa Trời đã vui lòng khiến mọi sự đầy dẫy của mình chứa trong Ngài, 20 và bởi huyết Ngài trên thập tự giá, thì đã làm nên hòa bình, khiến muôn vật dưới đất trên trời đều nhờ Ngài mà hòa thuận cùng chính mình Đức Chúa Trời. (Colossians 1:15-20) Vì sự đầy dẫy của bổn tánh Đức Chúa Trời thảy đều ở trong Đấng ấy như có hình. (Colossians 2:9)
  • 35. Trong Kinh Tân Ước, vốn được viết bằng tiếng Hy Lạp, các tác giả thường gán cho Giêsu tước hiệu κύριος (kurios—“Chúa”), nhất là sau sự sống lại và thăng thiên của Chúa Giêsu. Từ κύριος này trong tiếng Hy Lạp vốn là từ dịch từ Jehovah hay một phiên bản sùng kính hơn là Adonai trong tiếng Hebrew, tức chỉ Thượng Đế. Hai từ này trong Kinh Tân Ước đều được dùng để chỉ Chúa Cha – Thượng Đế toàn năng – lẫn Giêsu – “Chúa Con” theo niềm tin của người Kitô giáo. e) Tước hiệu Kurious
  • 36. Giêsu là Con Người: nhân tính của Giêsu 2.1.2
  • 37. Kinh Thánh cũng có nhiều tường thuật về việc Ngôi Lời trở nên xác thịt hay Thượng Đế mang lấy xác thịt của con người trần thế (John 1:14; I Tim. 3:16; I John 4:2), Giêsu cũng có một cơ thể như chúng ta với đầy đủ những giới hạn của nó. Ngài cũng biết đói (Matt. 4:2), khát (John 19:28) và mệt (John 4:6). Giêsu thậm chí đã ngủ quên trong lúc đang cầu nguyện trong vườn ở Gethsemane, trải qua sự mệt mỏi về mặt thể xác cũng như chúng ta (Matt. 26:36, 40-41). Ngoài ra, Giêsu cũng trải qua những nỗi đau về mặt thể xác và cái chết như bất cứ con người nào, điều này thể hiện rõ trong tất cả các tường thuật về việc Giêsu chịu nhục hình và đóng đinh. Thể xác
  • 38. Giêsu cũng trải nghiệm những cảm xúc và tâm lý hoàn toàn con người. Giêsu cũng yêu, yêu con người và yêu các môn đệ của mình (John 11:3; 13:23; Mark 10:21), cũng động lòng thương xót đối với những người đau khổ bởi đói rét hay bệnh tật hay mất đi (Matthew 9:36; 14:14; 15:32; 20:34), cũng rung động sâu sắc trong tâm hồn bởi những buồn đau (John 11:33, 38), cũng khóc (v. 35). Giêsu cũng trải qua muộn phiền và lo lắng, áp lực và đấu tranh, cô đơn và đau buồn – như những miêu tả về tâm trạng của Ngài ở vườn Gethsemane, khi Ngài biết những thời khắc đau khổ của mình sắp đến gần. Ngài cũng cảm thấy vui mừng (John 15:11; 17:13; Hebrews 12:2), kinh ngạc và lạ lẫm (Luke 7:9; Mark 6:6), cũng giận dữ và đau buồn (Mark 3:5; Luke 12:50) và thậm chí là trở nên phẫn nộ (Mark 10:14). Tâm lý
  • 39. Giêsu thường xuyên dùng tước hiệu “Con Người” (Son of Man – “con của loài người”) để chỉ bản thân mình – xuất hiện tới hơn 40 lần trong các Phúc Âm. Từ này thường được Giêsu sử dụng với hai nghĩa chính: (1) Chỉ mình như một Đấng Mêsi – “Con Thiên Chúa” – với một số điều sẽ xảy đến xung quanh (tuỳ trường hợp) như sự xuất hiện trở lại trong Ngày Phán Xử Cuối Cùng; sự đau khổ, chết và sống lại của chính Ngài; và sự tiền tồn của Ngài từ trước khi thế giới được tạo dựng (preexistence); và: (2) chỉ bản chất con người của chính Ngài, với sự yếu đuối và bản chất phải chết. Nghĩa thứ hai cũng chính là nghĩa đen gốc của từ này trong tiếng Aram mà Giêsu dùng (bar nasha'), tức nhấn mạnh sự yếu đuối và phải chết của chính loài người – đây cũng là nghĩa mà cụm từ này thường được dùng trong Kinh Cựu Ước, mà các tác giả Kinh Cựu Ước và trong nền văn hoá Do Thái truyền thống thường dùng từ này như một cách miêu tả bản thân hơn là dùng nó như một tước hiệu như Giêsu đã dùng.
  • 40. Sự thống nhất của hai bản tính trong Giêsu: thuyết nhập thể 2.1.3
  • 41. ● Một trong những học thuyết quan trọng nhất trong Kitô giáo ● Quan niệm của truyền thống Do Thái về khoảng cách giữa con người và Thượng Đế  Nếu Giêsu chỉ đơn giản là một bậc thần thánh hoặc chỉ đơn giản là một con người hoặc cả hai bản tính đều có trong Giêsu nhưng không thống nhất, vậy há chăng chẳng có hy vọng nào đối với mọi người trong chúng ta có thể tìm đến với Thượng Đế, khoảng cách giữa Thượng Đế và con người vẫn còn đó và chẳng có cây cầu nào đủ sức bắc ngang cả a) Tầm quan trọng của thuyết Nhập thể
  • 42. ● Sáng Thế Ký 1:26, điểm đáng chú ý trong đoạn Kinh Thánh này là khi khởi thuỷ chưa có bất cứ ai ngoài Thượng Đế toàn năng, Ngài lại trò chuyện với chính mình bằng ngôn từ chỉ số nhiều (“Chúng ta” – ‫ים‬ ִ ‫ֹלה‬ֱ‫א‬ [’ĕlōhîm]): Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất. b) bằng chứng trong Kinh Thánh
  • 43.  “Ngươi là Con ta; Ngày nay ta đã sanh Ngươi.” – Thi Thiên 2:7  “Nầy tôi đến; Trong quyển sách đã có chép về tôi” – Thi Thiên 40:7-8  “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha.” – John 1:14  “Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp” – Galatians 4:4  “Đấng đã được tỏ ra trong xác thịt, Thì đã được Đức Thánh Linh xưng là công bình, Được thiên sứ trông thấy, Được giảng ra cho dân ngoại, Được thiên hạ tin cậy, Được cất lên trong sự vinh hiển.” – I Tim. 3:16
  • 44. ● Sự Nhập thể nên được hiểu là sự thêm vào “phần con người” trong bản thể thiêng liêng – thân xác hữu hạn và khả tử, thân phận Con Người [Son of Man] – hơn là một sự từ bỏ đi mất bản tính thiêng liêng. Nghĩa là thiêng tính của Chúa Giêsu không hề bị mất đi, nó vẫn toàn vẹn nhưng trong khoảng thời gian ở trần thế vì mang xác phàm hữu hạn, thiêng tính ấy không hoàn toàn có thể bộc lộ đầy đủ quyền năng của nó, song nó tiềm ẩn chứ không mất đi. Như trong Colossians 2:9 viết rằng “sự đầy dẫy của bổn tánh Đức Chúa Trời thảy đều ở trong Đấng ấy như có hình”. c) Nhập thể và bản chất thực sự của Nhập thể – và làm thế nào điều ấy xảy ra?
  • 45.  Để sự cứu độ và chuộc tội có thể hoàn thành, nó phải được thực hiện bởi một Giêsu hoàn toàn con người, bằng xương bằng thịt và chịu tất cả những nỗi đau của con người, chỉ khi đó sự chuộc tội mới mang giá trị, song, để giá trị của sự chuộc tội đó có thể mang giá trị vĩnh viễn vượt thời gian miễn chừng nào thời gian còn tồn tại, và cứu chuộc mọi con người hữu hạn khỏi tội lỗi và có thể tìm đến với Thiên Chúa linh thiêng và vô hạn, Giêsu phải có bản tính thần thánh, thống nhất với nhân tính trong con người của Ngài
  • 46. 5 Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, 6 Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; 7 chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; 8 Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự. (Phillipians 2:5-8) ● Ở đây cái mà Giêsu bỏ đi khi mang lấy xác phàm của con người không phải là bản tính thiêng liêng của Chúa Trời, cùng mọi quyền uy và sự màu nhiệm của nó được thể hiện một cách trọn vẹn, mà chỉ là bỏ đi địa vị cao quý “bình đẳng với Đức Chúa Trời” của mình, từ đó “tự bỏ mình đi” mà trở nên thấp bé hơn trong hình dáng con người trong khoảng thời gian Ngài phải thực hiện công tác của mình trên trần thế.
  • 47. Hai bản tính này thống nhất với nhau và vì vậy chúng hoạt động không độc lập với nhau. Hiển nhiên, khi mang một xác phàm hữu hạn của con người, quyền năng của Thiên Chúa đã không được hiển lộ một cách toàn vẹn nhất như Toàn-tri, Toàn-năng và Toàn-tại, dù những tính chất thiêng liêng của Giêsu vẫn được thể hiện song có phần khiêm tốn hơn so với Thượng Đế toàn năng, cái toàn năng của Ngài không mất đi mà chỉ không được hiển lộ với toàn bộ vẻ rực rỡ của nó trong thể xác con người trần thế. Nó có thể so sánh với việc sẽ khó khăn và vướng víu hơn nhiều nếu phải chạy với hai người được buộc chân vào nhau so với một người. Thiêng tính và Nhân tính không hoạt động độc lập, song luôn đồng thời.
  • 48. Chúng ta thường tự cho rằng mình biết rất rõ như thế nào là Thần tính và như thế nào là Nhân tính, một cách mặc định cho rằng con người mang bản tính đầy yếu đuối và tội lỗi và vì vậy không thể đặt cạnh thiêng tính vốn không hề vương tội lỗi. Khái niệm Nhân tính mà chúng ta tiếp nhận chỉ là một thứ Nhân tính đã bị băng hoại bởi tội lỗi từ lần sa ngã đầu tiên của tổ phụ – tổ mẫu chúng ta và nối truyền qua hàng ti tỉ thế hệ. Bản tính con người từ khởi thuỷ là tạo vật kỳ công của Chúa và được ân điển mang hình dáng của Chúa vốn là tốt lành và không vương tội lỗi. Vấn đề ở đây là chúng ta đã đặt ngược câu hỏi: thay vì hỏi liệu Giêsu có “con người” như chúng ta hay không, tại sao ta không hỏi ngược lại rằng liệu chúng ta có “con người” bằng Ngài hay không? Câu trả lời sẽ là: Không chỉ Ngài “con người” như tất cả chúng ta, Ngài “con người” hơn cả chúng ta. Vì chúng ta là những con người đã bị phai dần bản tính người bởi tội lỗi, còn Ngài thì không. Chỉ có duy nhất ba con người đúng nghĩa tồn tại từ khởi thuỷ, đó là Adam và Eva trước khi phạm tội, và Giêsu – người duy nhất không vương tội lỗi. Chính từ Ngài mà bản tính con người mới được hiển lộ một cách toàn vẹn nhất.
  • 49. Xuất phát điểm của sự Nhập thể và cứu độ là từ trên xuống thay vì từ dưới lên – nghĩa là từ Thiên Chúa toàn năng thay vì từ nỗ lực của con người mà sự Nhập thể và cứu độ được thực hiện.
  • 51. Sự vô tội của Giêsu 2.2.1
  • 52. Về định nghĩa, tội lỗi có thể tạm được định nghĩa là sự bất tuân các giao ước giữa con người đối với Thượng Đế, vì Thượng Đế ban cho con người Tự do Ý chí và bản tính con người dễ sa ngã bởi cám dỗ bởi thế mà đã phạm tội, và khi mà Thượng Đế là một bản thể với bản chất hoàn toàn đối nghịch với tội lỗi, tội lỗi đã mang con người ngày càng xa rời Thượng Đế và con người vì yếu đuối, bất năng nên hoàn toàn vô vọng trong việc đảo ngược quá trình này. Cái giá của tội lỗi chính là cái chết. Con người sinh ra với sự sống bất tử, song vì tội lỗi mà con người phải chết để chuộc lại những lỗi lầm mà mình sinh ra. a) Từ Sa Ngã đến Tội tổ tông
  • 53. ● Tại sao lại có sự tông truyền của tội lỗi qua hàng thế hệ loài người kể từ sau Sự sa ngã của Adam và Eva, và tại sao Giêsu lại là con người duy nhất không mang tội lỗi? Trong giới thần học Kitô giáo có nhiều luồng quan điểm khác nhau về vấn đề này, và nó có liên hệ mật thiết tới sự giáng sinh bởi một trinh nữ của Giêsu:
  • 54.  Các nhân vật trong Kinh Thánh khẳng định sự vô tội của Giêsu (John 6:69; Matt. 27:19; Luke 23:41; Matt. 27:4).  Tác giả trong các sách Tân Ước cũng khẳng định điều này (Hebrews 4:15; 7:26; 9:14; I Peter 2:22; I John 3:5; II Cor. 5:21).  Chính Giêsu cũng khẳng định rằng mình chưa bao giờ phạm tội (John 8:46; John 8:29; John 15:10; Hebrews 4:15). b) Bằng chứng từ Thánh Kinh cho sự vô tội của Giêsu
  • 56. Thuyết Chuộc tội (Theory of Atonement) là một trong những học thuyết trọng yếu và quan trọng nhất của Kitô giáo – thậm chí chiếm phần trọng yếu và nền tảng hơn cả Thuyết Nhập thể. Bởi lẽ chính thuyết Chuộc tội lý giải cho ý nghĩa của sự Nhập thể và ý nghĩa của cái chết của Giêsu trên thập tự giá, và vì sao sự cứu chuộc lại có giá trị vĩnh hằng cho tất cả mọi người. Nó cũng là điểm tiếp nối giữa truyền thống Do Thái giáo và Kitô giáo.
  • 57. Bản tính của Thiên Chúa là sự thánh thiêng vẹn toàn và hoàn hảo. Tội lỗi được xem là thái cực đối lập với Chúa từ trong bản chất. Tội lỗi đối nghịch với Ngài và Ngài “dị ứng” với nó – thậm chí không thể nhìn vào nó. Nhưng Chúa đồng thời cũng lại là một Thiên Chúa đầy tình yêu thương, chính vì vậy dù con người phạm tội và bị hư mất và bất lực trong việc trở lại, Ngài vẫn cứu độ loài người khỏi tội lỗi để trở về với Ngài. Bản tính của Thiên Chúa
  • 58. ● Các Lề Luật về đạo đức và tinh thần của Chúa không nên được hiểu là thứ gì đó nằm ngoài và khách quan đối với Chúa, mà phải được hiểu là sự biểu hiện của chính bản thể và ý chí của Chúa. Chúa không đơn giản đặt ra Lề Luật vì Ngài quyết định làm vậy. Chúa gọi tình yêu thương là tốt lành vì chính Ngài là tình yêu thương. Nói dối là sai trái vì Chúa không thể nói dối. ● Chính vì vậy, Luật chính là sự thể hiện bản tính của Chúa. Nói tới Luật không đơn giản là nói tới những quy định hay giao ước, mà chính là nói tới Chúa. Không tuân thủ Luật là một sự tấn công vào chính bản tính của Chúa. Ngoài ra, chủ nghĩa hợp pháp (legalism) – tức tuân thủ Luật một cách máy móc, cũng không được phép. Luật phải được hiểu và thực hiện với tình yêu thương, theo cách mà chúng ta hiểu và yêu thương Chúa như một bản thể nhân vị. Vị thế của Luật
  • 59. ● Vì vậy, vi phạm Luật đi kèm với nó như một hậu quả tất yếu là hình phạt, đặc biệt là cái chết. Adam và Eva đã được cảnh báo từ trước khi ăn trái cấm rằng nếu họ ăn, họ chắc chắn sẽ chết (Gen. 2:15); chính Chúa cũng đã nói với Ezekiel rằng: “Linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết” (Ezek. 18:20); hay như Paul viết “tiền công của tội lỗi là sự chết” (Rom. 6:23) và “Kẻ gieo cho xác thịt, sẽ bởi xác thịt mà gặt sự hư nát” (Gal. 6:8). Và sự trừng phạt này đến như một điều tất yếu chứ không phải một khả năng hay Chúa quyết định như vậy, vì Chúa đã tạo ra thế giới này là “tốt lành”.
  • 60. Con người với bản tính yếu đuối đã sa ngã và phạm tội, và điều tất yếu diễn ra sau tội lỗi của mình chính là con người phải chết, đồng thời vì tội lỗi chính là đối nghịch với Thiên Chúa, tội lỗi cũng đem con người rời xa Thiên Chúa. Bản tính của con người từ đó cũng bị hư nát và ngày càng rời xa Chúa – mà con người lại bất lực và không có cách nào đảo ngược quá trình này. Chính vì vậy mà sự cứu độ chỉ có thể đến từ vòng tay yêu thương của Thiên Chúa. Hoàn cảnh của con người
  • 61. ● Cần phải có vật tế để có thể chuộc lại những tội đã phạm: mang ý nghĩa như một hình phạt thích đáng cho tội lỗi tự nó ● Sự chuộc tội trong tiếng Hebrew là kaphar mang nghĩa đen là “che đậy” => quan niệm của người Do Thái đối với việc chuộc tội theo một cách đơn giản nhất ● Để vật tế có thể có hiệu quả, cần phải có một điểm tương đồng nào đó, một sự kết nối nào đó giữa tội nhân và vật tế ấy. Hệ thống Tế tự (Sacrificial System) của truyền thống Do Thái
  • 62. 4 Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. 5 Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương, bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. 6 Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người. 7 Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng. 8 Bởi sự ức hiếp và xử đoán, nên người đã bị cất lấy; trong những kẻ đồng thời với người có ai suy xét rằng người đã bị dứt khỏi đất người sống, là vì cớ tội lỗi dân ta đáng chịu đánh phạt? 9 Người ta đã đặt mồ người với những kẻ ác, nhưng khi chết, người được chôn với kẻ giàu; dầu người chẳng hề làm điều hung dữ và chẳng có sự dối trá trong miệng. (Isaiah 53)
  • 63. Chính vì Giêsu có nhân tính, cái chết của Ngài có thể chuộc tội cho con người (vì vật hiến tế phải có cùng bản tính đối với tội nhân) – và vì Giêsu cũng là một người trong chúng ta nên Ngài có thể làm đại diện cho toàn nhân loại để chuộc lấy tội lỗi đã phạm cùng Thiên Chúa. Giêsu không chỉ có nhân tính, Ngài là người có nhân tính một cách toàn vẹn và toàn hảo nhất – cả trong thể xác con người lẫn trong tâm lý và cảm xúc – và chỉ trong Ngài nhân tính được hiển lộ một cách đúng nghĩa nhất. Đấng Christ
  • 64. Hiệu lực chuộc tội của cái chết Giêsu có giá trị đối với toàn nhân loại nhờ vào bản thể thiêng liêng và vô tội của Ngài. Cái chết của một người bình thường chỉ có tác dụng che đậy tội lỗi cho chính người ấy, song vì Giêsu là Chúa – một bản thế vô hạn vốn không phải chịu cái chết – và là một người hoàn toàn không vương tội lỗi – tức không phải chết như một sự trả giá cho tội lỗi của mình – cái chết của Ngài là đủ để chuộc tội cho toàn bộ nhân loại. Chính vì là Chúa – bản thể vô hạn và vượt thời gian – cái chết của Giêsu cũng có tác dụng vượt thời gian đối với mọi con người tội lỗi đã từng sống, đang sống và sẽ sống cho đến khi lịch sử kết thúc và Ngày Phán Xử Cuối Cùng đến.
  • 65. ● Vật thay thế – “Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình” (John 15:13), “thà một người vì dân chịu chết, còn hơn cả nước bị hư mất” (John 11:50). ● Vật hiến sinh – “Con vì họ tự làm nên thánh, hầu cho họ cũng nhờ lẽ thật mà được nên thánh vậy” (John 17:19) (động từ “làm nên thánh” – ἁγιάζω [hagiazō] vốn thường được dùng trong các nghi thức hiến tế), hay như John Baptist thốt lên khi thấy Giêsu: “Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi” (John 1:29). ● Sự xoa dịu, làm lành và giảng hoà mối quan hệ giữa Thượng Đế với loài người – một sự giảng hoà đến từ chính Thượng Đế thông qua Giêsu. Ý nghĩa của cái chết Giêsu trong Sự Chuộc tội
  • 66. ● Giêsu như người đem đến sự sống thực sự cho nhân loại, tức một sự sống vĩnh hằng – “Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai đến” (John 17:3) – Ngài tự gọi mình là “bánh của sự sống” (John 6:35, 48), “bánh thật” (v. 32), “bánh từ trên trời xuống” (v. 32, 50), “Ta là bánh hằng sống từ trên trời xuống; nếu ai ăn bánh ấy, thì sẽ sống vô cùng; và bánh mà ta sẽ ban cho vì sự sống của thế gian tức là thịt ta” (v. 51), “Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời” (v. 54).
  • 67. Đức Chúa Jesus Christ (Isa) trong tường thuật kinh Qur'an 03
  • 68. Với tư cách là một tôn giáo, một nền văn hóa và một hệ thống chính trị, Islam giáo đặt ra một số thách thức đối với thế giới hiện tại. Trong một bối cảnh đó, việc xem xét cẩn thận về Jesus trong Islam giáo có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tôn giáo này và những người Muslim; nó hoạt động như một chất xúc tác để đổi mới suy nghĩ của chúng ta về một số vấn đề liên quan đến Chúa Jesus trong Cơ Đốc giáo và trên thế giới.
  • 69. Quan điểm của người Muslim về Thiêng Kinh Qur'an 3.1
  • 70. Đại đa số người Islam giáo quan niệm kinh Qur’an là Lời Chúa với tính vĩnh cửu và không phải do con người tạo ra. Như vậy, nó tiết lộ Chân Lý và tất cả sự thật. Thông qua vai trò trung gian của Muhammed, kinh Qur’an - sự mặc khải cuối cùng của Allah và sự hiển lộ chân lý đã được trao cho người tín đồ Islam giáo và thông qua họ cho tất cả nhân loại – một vai trò như người Do Thái. 3.1. Quan điểm của người Muslim về Thiêng Kinh Qur'an
  • 71. Đối với người Islam giáo, bản trình bày đầy đủ và có thẩm quyền duy nhất về Chúa Jesus là bản tường thuật được đưa ra trong kinh Qur’an (mà họ có thể thêm những lời giải thích được thu thập từ các truyền thống Hadith và Sunna, hoặc những truyền thống khác có thẩm quyền). 3.1. Quan điểm của người Muslim về Thiêng Kinh Qur'an
  • 72. Hai điểm chính của việc chỉ trích người dân của các kinh sách trước đó dường như được đề cập ở hai góc độ: (1) Sự phủ nhận rằng Muhammed là một nhà tiên tri (trong khi, theo Qur'an, cả Kinh thánh Do Thái và Cơ đốc giáo dự đoán sự xuất hiện của ông ấy) và (2) Các vấn đề đạo đức nhất định. 3.1. Quan điểm của người Muslim về Thiêng Kinh Qur'an
  • 73. Điều phi thường hơn là truyền thống Islam giáo cho rằng nhà tiên tri là một ‘ummî', nghĩa là ông không biết chữ, không biết đọc và không biết viết. Ông không thể tạo ra một cái gì đó với chất thơ uy hùng, những yếu tố văn học và tôn giáo của kinh Qur’an – thứ văn bản không thể bắt chước được bởi một người mù chữ. 3.1. Quan điểm của người Muslim về Thiêng Kinh Qur'an
  • 74. Chúa Jesus Christ trong kinh Qur'an 3.2
  • 75. ‘Isa là tên riêng của Chúa Jesus trong Kinh Qur’an (được nhắc đến khoảng 25 lần) và người Muslim thường gọi ngài với cái tên như vậy. Tên này không có trong Kinh Thánh và truyền thống của Cơ đốc giáo và nó chỉ xuất hiện trong truyền thống tôn giáo Islam. 3.2.1. Tên gọi của Jesus theo tường thuật kinh Qur'an
  • 76. Một số học giả phương Tây giải thích đó là cách đọc sai của từ “Esau” (Pautz Otto vào thế kỷ XIX), do người Do Thái đưa ra thông tin sai lệch cho Muhammed, những người có thái độ thù địch với Jesus đã dẫn đến sự sai lệch này. 3.2.1. Tên gọi của Jesus theo tường thuật kinh Qur'an
  • 77. Ý kiến khác cho rằng do Muhammed đã đảo ngược các phụ âm trong tiếng Do Thái của cái tên với ý nghĩa "cứu chuộc" (nguyên ngữ tên Yesu‘ah có nghĩa là “Yahweh cứu rỗi”). 3.2.1. Tên gọi của Jesus theo tường thuật kinh Qur'an
  • 78. Con của Maryam (Son of Maryam) là danh hiệu phổ biến nhất mà kinh Qur'an sử dụng để chỉ Chúa Jesus (2:87; 2: 253; 3:45; 4:171; 5:17,72,75,78,110,112,114,116; 9:31; 21:91; 23:50; 33:7; 43:57; 52:27; 61:6,14; Surah 19 (tựa đề "Maryam"), câu 16-33). 3.2.1. Tên gọi của Jesus theo tường thuật kinh Qur'an
  • 79. Chúa Jesus được thụ thai một cách kỳ diệu khi thần khí của Allah hà hơi vào lòng mẹ Ngài. Sau khi sinh ra, Allah yêu cầu Maryam đặt tên cho con bà là "con trai của Maryam." 3.2.1. Tên gọi của Jesus theo tường thuật kinh Qur'an
  • 80. Tuy vậy, việc sinh ra bởi người nữ đồng trinh không cho phép Jesus được trở thành “Con của Allah”. Nếu Allah tạo ra Jesus một cách kỳ diệu, thì Allah cũng đã làm như vậy với Adam. 3.2.1. Tên gọi của Jesus theo tường thuật kinh Qur'an
  • 81. Jesus là nhân tố hết sức quan trọng để người Muslim không chỉ vì ông là một nhà tiên tri xác nhận bởi tất cả những người Muslim mà còn vì ông là người gần nhất trong chuỗi các tiên tri của tất cả các sứ giả của Allah để làm chứng cho thông điệp mà Muhammad mang tới. Cả Jesus và mẹ ngài là Maryam là những người mà theo tường thuật kinh Qur'an xem là rất quan trọng. 3.2.2. Vai trò sứ giả của Chúa Jesus trong kinh Qur'an.
  • 82. Kinh Qur'an vinh danh Chúa Jesus như một sứ giả của Allah mà người Muslim phải khẳng định như một vị sứ giả thực sự của Thượng Đế. Kinh Qur'an chỉ trích những ai phủ nhận các sứ giả của Allah và nói về họ với lời khiếm nhã. Câu chuyện của Chúa Jesus là một trong những câu chuyện về những vị tiên tri nổi tiếng nhất trong kinh Qur'an. 3.2.2. Vai trò sứ giả của Chúa Jesus trong kinh Qur'an.
  • 83. Chúa Jesus được nhắc đến trong hơn 90 câu (ayat) của Kinh Qur'an. Các câu kinh Qur'an miêu tả Chúa Jesus là một ngôn sứ của Allah. Allah mạc khải cho ngài một thông điệp đặc biệt, kinh Injil, tên Islam gọi Phúc Âm (3:48, 5:46, 19:30, 57:27). 3.2.2. Vai trò sứ giả của Chúa Jesus trong kinh Qur'an.
  • 84. Địa vị của Chúa Jesus trong kinh Qur'an là một trong những nhà tiên tri vĩ đại của Allah – tức là một vị trí tôn kính cao cả trong đạo Islam. Trong thần học Islam giáo, người Muslim phải yêu mến Chúa Jesus nhiều nhất có thể, có lẽ nhiều hơn cả cha mẹ và con cái của họ, nhưng họ không được phóng đại hoặc nâng "tiên tri" Jesus lên cấp độ ngang hàng với Allah. 3.2.2. Vai trò sứ giả của Chúa Jesus trong kinh Qur'an.
  • 85. Tên của Chúa Jesus được lặp đi lặp lại rất nhiều lần và cũng được nêu tên trong các chương khác nhau của Kinh Qur'an. Kinh Qur'an làm cho các kết nối rõ ràng giữa Chúa Jesus và sứ điệp của đạo Islam được thể hiện dưới một chiều kích mạch lạc hơn. 3.2.2. Vai trò sứ giả của Chúa Jesus trong kinh Qur'an.
  • 86. "Chắc chắn sự kiện về sự ra đời của Chúa Jesus là sự kiện kỳ lạ nhất mà nhân loại trong suốt lịch sử của chúng ta đã từng chứng kiến. Đó là một sự kiện không giống như bất cứ điều gì đã từng xảy ra trước đó, trước Chúa Jesus hoặc sau ngài." - Sayyid Qutb - nhà bình luận Ai Cập đương đại về Kinh Qur'an 3.2.2. Vai trò sứ giả của Chúa Jesus trong kinh Qur'an.
  • 87. Tình bạn thân thiết giữa Chúa Jesus và Muhammad thậm chí còn được nhấn mạnh trong đức tin Islam giáo. 3.2.2. Vai trò sứ giả của Chúa Jesus trong kinh Qur'an.
  • 88. Islam giáo là sự tiếp nối của các tôn giáo mà các tiên tri đề cập trước đó, bao gồm Noah, Abraham, Moses, và Chúa Jesus (42:12). Vai trò của nó là xác nhận, hoàn thành hoặc, trong một số trường hợp, sửa chữa những hiểu biết thời kỳ trước Islam giáo. 3.2.3. Nền tảng niềm tin của người Muslim vào Chúa Jesus.
  • 89. Kinh Qur'an nhắc nhở độc giả của mình rằng một số người dân kinh sách, có nghĩa là Cơ Đốc giáo, đã phóng đại bản chất của Chúa Jesus. Kinh Qur'an nhằm mục đích trình bày một cái nhìn cân bằng về Chúa Jesus. (4:171-72). 3.2.3. Nền tảng niềm tin của người Muslim vào Chúa Jesus.
  • 90. Chúa Jesus trong kinh Qur'an là một người nhận được những ân điển đặc biệt, thiêng liêng. Các nguồn tư liệu lịch sử Islam giáo cho thấy một số cuộc tranh luận giữa Muhammad và một số người theo thuyết đa thần tại Mekka đã "tấn công" hình ảnh của Chúa Jesus. Có vẻ như Muhammad đã bảo vệ Chúa Jesus trước những lời buộc tội của người đa thần. 3.2.3. Nền tảng niềm tin của người Muslim vào Chúa Jesus.
  • 91. Kinh Qur'an vẫn ca ngợi những người (môn đệ) theo Chúa Jesus, vì trong lòng họ có sự dịu dàng và thương xót, nhưng câu khác thì chỉ trích những người theo đạo Cơ Đốc thờ Chúa Jesus và nói rằng Chúa Jesus là con của Allah (9: 30-31). 3.2.3. Nền tảng niềm tin của người Muslim vào Chúa Jesus.
  • 92. Trong Kinh Qur’an, gồm hơn 6.000 câu thơ, Chúa Jesus được nhắc đến hơn 100 lần với nhiều danh hiệu khác nhau của ngài. Một điều rất thú vị là đây (4:156-58) là nơi duy nhất đề cập đến việc Chúa Jesus bị đóng đinh. Kể từ khi kinh Qur'an nói rõ ràng rằng "họ không giết ngài, cũng không đóng đinh ngài (Jesus)" thì người Muslim đã tin rằng Chúa Jesus không bị đóng đinh, rằng ngài đã được Allah cất lên trời, và ngài (Jesus) vẫn còn sống ở đó (trên trời) và sẽ trở lại khi Allah muốn gửi ngài ấy đến. 3.2.3. Nền tảng niềm tin của người Muslim vào Chúa Jesus.
  • 93. Việc giết Chúa Jesus trên thập tự giá bởi kẻ thù của ngài sẽ không tương thích với nguyên tắc chiến thắng thiêng liêng các tổng quát cho người công chính (nabi). Niềm tin này xuất phát từ một nguyên tắc thần học Islam rằng Allah không cho phép các nhà tiên tri ưu việt của mình bị làm nhục và tra tấn bởi kẻ thù của họ. Nguyên tắc này của Kinh Qur'an tuyên bố rằng người thiện hảo luôn chiến thắng cái ác (22:38). 3.2.3. Nền tảng niềm tin của người Muslim vào Chúa Jesus.
  • 94. Người ta tin rằng từ Jerusalem - tiên tri Muhammad đã lên trời để diện kiến Allah. Sự thăng thiên (Mi'raj), chiếm một phần quan trọng trong văn học thần bí Islam. Vì người Muslim tin rằng Chúa Jesus còn sống ở tầng thứ ba của thiên đàng với các vị tiên tri khác, theo một số câu chuyện diễn ra trong văn học truyền thống Hadith có thẩm quyền, nhà tiên tri Muhammad được cho là đã gặp Chúa Jesus và các vị tiên tri khác trong thời gian ông lên trời. 3.2.3. Nền tảng niềm tin của người Muslim vào Chúa Jesus.
  • 95. Theo thần học Islam giáo được hiểu từ góc nhìn Kinh Qur'an và Hadith, Chúa Jesus vẫn còn sống và sẽ xuống trái đất một lần nữa vào ngày tận thế. Cuộc tranh luận về bản chất sự thăng thiên của ngài, cho dù đó là biểu tượng hoặc hiểu theo nghĩa đen, theo nhóm tôi thấy nó vẫn bị chi phối đời sống tri thức Islam giáo. 3.2.3. Nền tảng niềm tin của người Muslim vào Chúa Jesus.
  • 96. So sánh giữa Jesus và Muhammad 3.3
  • 97. Chúa Jesus và Muhammad đều tuyên bố là được Allah (Thượng Đến) sai phái đến. Cả hai đều làm những việc thiện lành để giúp đỡ người nghèo. Cả hai đều đề cao vai trò của phụ nữ trong xã hội của họ. Cả hai đều giảng dạy về Thượng Đế, và theo cách riêng của họ, đã cố gắng đưa mọi người vào một sự hiệp thông tâm linh sâu sắc hơn với Chúa Trời. Muhammad được người Muslim xem là nhà tiên tri cuối cùng của Allah. Chúa Jesus được các tín đồ Cơ Đốc giáo xem là Con một của Đức Chúa Trời như được tiết lộ cho họ trong các Lời Tiên tri về Đấng Messiah.
  • 98. Nói về mặt nhân học (Anthropology) và qua lăng kính tôn giáo học, Chúa Jesus và Nhà tiên tri Muhammad có nhiều điểm tương đồng. a. Cả hai đều là người nói các ngôn ngữ thuộc nhánh Semitic. b. Cả hai đều là những người thợ thủ công – thương nhân bình thường đã trở thành những nhà lãnh đạo của các phong trào xã hội và tôn giáo. c. Cả hai đều tán thành các lối thần học tôn thờ một Thượng Đế của Abraham và bài trừ đa thần giáo. d. Cả hai đều thừa nhận sự khôn ngoan và lời dạy của các nhà tiên tri trong Kinh thánh. 3.3.1. Điểm tương đồng giữa Chúa Jesus và tiên tri Muhammad
  • 99. ● 1. Là các nhà lãnh đạo tôn giáo vĩ đại ● 2. Thuyết độc thần ● 3. Kinh thánh Cựu ước ● 4. Di sản để lại thông qua văn bản kinh văn ● 5. Sự ảnh hưởng trên toàn thế giới. 3.3.1. Điểm tương đồng giữa Chúa Jesus và tiên tri Muhammad
  • 100. Mặc dù có một số điểm tương đồng giữa Muhammad và Jesus, nhưng sự khác biệt của họ còn lớn hơn nhiều. Theo người Muslim, một sự khác biệt đáng kể giữa Chúa Jesus và Muhammad là Chúa Jesus chưa bao giờ bắt đầu tìm ra một tôn giáo mới; thay vào đó, ngài ủng hộ mạnh mẽ cho những cải cách lớn đối với Do Thái giáo thời bấy giờ.Mặt khác, Muhammad rõ ràng thành lập một tôn giáo mới đối lập trực tiếp với tôn giáo “ngoại giáo” (đa thần giáo) có nguồn gốc từ bán đảo Ả Rập. 3.3.2. Điểm khác biệt giữa Chúa Jesus và Muhammad
  • 101. ● 1. Tuyên bố khác nhau. ● 2. Bản chất khác nhau. ● 3. Thẩm quyền khác nhau. ● 4. Dự Ngôn về sự xuất hiện khác nhau. ● 5. Năng lực (sức mạnh) khác nhau. (góc độ huyền học) ● 6. Thông điệp khác nhau 3.3.2. Điểm khác biệt giữa Chúa Jesus và Muhammad
  • 102. Danh mục tài liệu tham khảo IV
  • 103. Tài liệu tham khảo  Erickson, Millard J. (2013). Christian Theology. Michigan: Baker Publishing Group.  Berkhof, Louis. (1949). Systematic Theology. US: Christian Digital Library Foundation.  Holloway, Richard. (2019). Lược sử Tôn giáo. (L.Vũ dịch). Hà Nội: Thế Giới.  Armstrong, Karen. (2015). Lịch sử Thượng Đế: hành trình 4.000 năm Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. (Nhóm N.M.Quang dịch). Hà Nội: Hồng Đức.  Lê Phú Hải. (2011). Đức Giêsu Nazareth (Theo cái nhìn Lịch sử). Hồ Chí Minh: Tôn Giáo.
  • 104. Tài liệu tham khảo  Pelikan, Jaroslav Jan & Sanders, E.P. (2021). Jesus, Encyclopedia Britannica, 24 Mar. 2021. URL: https://www.britannica.com/biography/Jesus  Jesus. Trong Bách khoa toàn thư Wikipedia trực tuyến. URL: https://en.wikipedia.org/wiki/Jesus
  • 106. CREDITS: This presentation template was created by Slidesgo, including icons by Flaticon, infographics & images by Freepik Thanks Please keep this slide for attribution Do you have any questions? addyouremail@freepik.com +91 620 421 838 yourcompany.com