SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nhiều năm gần đây, cùng với xu thế của thời đại, Việt Nam đang từng
bước hội nhập với các nước trên thế giới ở rất nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã
hội. Nền kinh tế phát triển kéo theo sự thay đổi rõ rệt trong đời sống con người, nhu
cầu của họ cũng thay đổi ngày phong phú và phức tạp hơn. Để đáp ứng nhu cầu đó
thì sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ là một tất yếu khách quan.
Ngành kinh doanh khách sạn – du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn quan trọng, có đóng góp rất lớn vào nền kinh tế chung của cả nước. Hệ thống
khách sạn của nước ta đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, nhiều khách sạn được
xây dựng mới và đi vào hoạt động khiến cạnh tranh trên thị trường diễn ra gay gắt,
đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM…
Để tồn tại, phát triển và đi vào hoạt động có hiệu quả, các doanh nghiệp kinh
doanh khách sạn – du lịch không chỉ tạo cho mình lợi thế về cơ sở vật chất kỹ thuật
mà còn phải tạo ra một nét độc đáo riêng có trong chất lượng dịch vụ cung cấp. Hoạt
động kinh doanh lưu trú là hoạt động chủ yếu ở hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh
khách sạn ở nước ta. Nó đóng góp phần lớn vào doanh số, lợi nhuận của các doanh
nghiệp này. Nhưng trên thực tế ở rất nhiều khách sạn quy mô nhỏ, khả năng cạnh
tranh với các khách sạn khác trên địa bàn là bài toán khó cần được giải quyết. Khách
sạn Hoàng Hà là khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao đã và đang rất cố gắng để có thể ngày
một nâng cao chất lượng phục vụ khách lưu trú thỏa mãn nhu cầu của họ, đồng thời
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình và thực sự coi chất lượng
dịch vụ như một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nâng cao chất lượng dịch vụ là vấn
đề cấp thiết đặt ra đối với khách sạn Hoàng Hà, nó ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu,
lợi nhuận của khách sạn cũng như khả năng chiếm lĩnh vị trí trên thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc này, qua quá trình thực tập tại khách
sạn Hoàng Hà, em chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại
khách sạn Hoàng Hà” để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Lưu Thúy Hà - K40 B3 1
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn
Hoàng Hà.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng dịch vụ
phòng.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn
Hoàng Hà trong thời gian từ 14/02 đến 15/04/2008 và số liệu kinh doanh của khách
sạn trong 2 năm 2006 và 2007.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật
lịch sử.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp từ sách, báo, tạp chí, từ khách sạn
Hoàng Hà.
+ Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: phương pháp điều tra, khảo sát thực tế...
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Sử dụng các phương pháp phân tích thống
kê,...từ đó tổng hợp thành các vấn để cốt lõi nhất, chung nhất, bài học kinh nghiệm về
nâng cao chất lượng dịch vụ phòng.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3
chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về nâng cao chất lượng dịch vụ phòng trong
khách sạn.
Chương 2: Thực trạng chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
phòng tại khách sạn Hoàng Hà.
Lưu Thúy Hà - K40 B3 2
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ PHÒNG TRONG KHÁCH SẠN
1.1. Khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành dịch vụ phòng trong khách sạn
1.1.1. Khái niệm dịch vụ phòng
Có rất nhiều khái niệm về dịch vụ. Một khái niệm dịch vụ hiện được sử dụng
rộng rãi là khái niệm dịch vụ theo định nghĩa của ISO-9004-2:1991E:
“Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp
và khách hàng, cũng như nhờ các hoạt động của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng”.
Hay dịch vụ là kết quả của những hoạt động không thể hiện bằng những sản
phẩm vật chất, nhưng bằng tính hữu ích của chúng và có giá trị kinh tế như thương
mại, y tế, giáo dục, du lịch…
Từ khái niệm trên đây, ta có thể đưa ra khái niệm về dịch vụ phòng như sau:
Dịch vụ phòng là kết quả mang lại nhờ hoạt động tương tác giữa khách hàng và khách
sạn, là những dịch vụ chính mà khách sạn cung cấp cho khách hàng nhằm mục đích
thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi của họ.
Theo cơ cấu tiêu dùng thì dịch vụ trong khách sạn bao gồm hai loại dịch vụ là:
dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung. Dịch vụ cơ bản là những dịch vụ được tạo ra để
thoả mãn những nhu cầu cơ bản của khách hàng như: ăn uống, ngủ nghỉ. Bởi lẽ, khách
đến với khách sạn hầu hết là khách đi du lịch từ các vùng, quốc gia khác nên nhu cầu
của họ là tìm kiếm một chỗ nghỉ ngơi, thưởng thức các món ăn đặc trưng của vùng
miền đó. Do vậy, dịch vụ cơ bản là điều kiện để khách sạn hoạt động và là lý do chính
để khách hàng tìm đến với khách sạn. Bên cạnh đó, dịch vụ bổ sung là những dịch vụ
nhằm thoả mãn những nhu cầu không thường xuyên của khách hàng như: massage, cắt
tóc, gội đầu, karaoke…Thế nhưng ngày nay một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
khách sạn sẽ rất khó tồn tại nếu thiếu các dịch vụ bổ sung.
Theo cơ cấu tiêu dùng, dịch vụ phòng cũng có thể được hiểu như sau: Dịch vụ
phòng là một trong những dịch vụ cơ bản của khách sạn, bao gồm phòng ở và các
dịch vụ đi kèm nhằm thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi của khách tại khách sạn.
Mọi doanh nghiệp kinh doanh khách sạn đều coi dịch vụ phòng là dịch vụ kinh
doanh chính của khách sạn, bởi lẽ dịch vụ này hàng năm đóng góp rất lớn vào doanh
Lưu Thúy Hà - K40 B3 3
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
thu của khách sạn và từ dịch vụ này nảy sinh các dịch vụ khác tạo thành một hệ thống
các dịch vụ có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh
của khách sạn.
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ phòng
Dịch vụ phòng mang đầy đủ các đặc điểm của sản phẩm dịch vụ, bao gồm 7 đặc
điểm cơ bản dưới đây:
a. Tính vô hình một cách tương đối:Không giống như các sản phẩm hàng hoá
thông thường, trước khi mua khách hàng có thể nghiên cứu về các thuộc tính của hàng
hoá đó và sau khi mua khách hàng được sở hữu chúng, cầm nắm và mang đi được còn
đối với sản phẩm dịch vụ thì hiếm khi khách hàng nhận được một sản phẩm thực từ
kết quả của hoạt động dịch vụ, kết quả thường là sự trải qua hơn là sự sở hữu.
Dịch vụ phòng cũng vậy, khi khách lưu trú tại khách sạn, khách sẽ được hưởng
các dịch vụ trong phòng như được nằm ngủ trên chiếc giường trải ga trắng tinh, sạch
sẽ và êm ái, được nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh, được trang trí đẹp, phòng được
dọn dẹp hàng ngày,…nhưng khi rời khỏi khách sạn thì khách hàng dù muốn cũng
không thể mang những thứ tuyệt vời trên đi được, những thứ đó mãi mãi thuộc về
khách sạn. Vậy khách hàng đã nhận được những gì? Cái mà họ nhận được đó là
khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn tại khách sạn mà sau đó họ cảm thấy khoẻ khoắn
hơn, hưng phấn hơn, vui và trẻ hơn. Đó chính là tính vô hình của dịch vụ phòng hay
dịch vụ nói chung. Tuy nhiên, dịch vụ hay dịch vụ phòng vẫn tồn tại những yếu tố hữu
hình đó là cơ sở vật chất trong khách sạn, trang thiết bị, tiện nghi trong phòng. Đây là
những cái khách hàng có thể nhìn thấy và đánh giá chất lượng của chúng, từ đó họ sẽ
đưa ra các kết luận về chất lượng dịch vụ phòng hay chất lượng dịch vụ trong khách
sạn nói chung.
Do đó, cách tốt nhất để khắc phục tính vô hình của dịch vụ phòng là phải làm
tăng các yếu tố hữu hình nhằm làm tăng tính thuyết phục đối với khách hàng. Cụ thể
là, khách sạn cần đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất, các trang thiết bị sang trọng có
tính thẩm mỹ cao, làm kích thích cảm giác của khách hàng đồng thời tạo niềm tin và
sự an toàn nơi họ.
b. Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ: Với sản phẩm dịch vụ thì
cung cầu không thể tách rời nhau do tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng, điều này
có nghĩa là khi khách hàng có nhu cầu thì lúc đó quá trình sản xuất mới diễn ra và sản
xuất đến đâu tiêu dùng đến đó hoặc sản xuất chỉ diễn ra trước đó ít phút. Quá trình sản
xuất và tiêu dùng diễn ra tại cùng một thời điểm và cùng một địa điểm. Đây cũng là
điểm khác biệt với hàng hoá thông thường hầu hết phải trải qua ba khâu sản xuất, lưu
Lưu Thúy Hà - K40 B3 4
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
thông, tiêu dùng và giữa quá trình sản xuất và tiêu dùng bao giờ cũng có sự tách biệt
về không gian và thời gian. Cũng chính bởi đặc điểm này khiến cho người tiêu dùng
khó có thể kiểm tra sản phẩm hỏng và đối với người phục vụ cũng khó khăn trong việc
sửa sai khi cung cấp dịch vụ.
Sản phẩm dịch vụ chỉ được sản xuất khi có yêu cầu của khách hàng. Chính vì
vậy, có thể xem khách hàng là “nguyên liệu đầu vào” của quá trình sản xuất và cung
ứng sản phẩm dịch vụ. Để thoả mãn yêu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ là
điều không thể biết trước nên việc sai hỏng là rất khó tránh khỏi, chính vì thế để tỷ lệ
này là thấp nhất có thể các nhà cung cấp cần xây dựng sẵn các biện pháp để khắc phục
những trường hợp xấu có thể xảy ra bên cạnh việc tạo ra sản phẩm. Để làm được điều
này thì các nhà quản lý khách sạn cần phải xây dựng một quy trình rõ ràng, linh hoạt
trong mọi tình huống và yêu cầu khác nhau của khách hàng. Cụ thể, đòi hỏi đội ngũ
nhân viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, hiểu và nắm rõ các bước của quy
trình sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ.
c. Sự tham gia của khách hàng trong qúa trình tạo ra dịch vụ: Như đã nói ở trên,
khách hàng được xem như là “nguyên liệu đầu vào” của quá trình sản xuất và cung
ứng sản phẩm dịch vụ. Không có các yêu cầu của khách hàng đồng nghĩa với việc sẽ
không có nguồn cầu thì tất yếu sẽ không có nguồn cung. Nhà sản xuất không có cơ sở
để tạo ra các sản phẩm dịch vụ hoặc nếu có tạo ra thì sẽ không có đối tượng phục vụ.
Như thế sẽ không tồn tại cái gọi là “dịch vụ”. Cụ thể hơn với dịch vụ phòng, khi khách
hàng đến khách sạn, họ đưa ra yêu cầu muốn đặt phòng để nghỉ thì khi đó các dịch vụ
phòng như là dọn dẹp phòng, thay ga gối, hút bụi, giặt là… mới bắt đầu được thực
hiện thường xuyên hơn. Và trong quá trình khách hàng nghỉ ngơi tại khách sạn cũng là
khoảng thời gian quá trình dịch vụ đang diễn ra và khách hàng là người đang tham gia
vào quá trình sản xuất cùng với các nhân viên của khách sạn hoặc là về mặt trí tuệ hay
là về mức độ tình cảm.
Khách hàng không chỉ tham gia vào qúa trình tạo ra dịch vụ với vai trò là người
tiêu dùng dịch vụ mà còn đóng vai trò như một yếu tố đầu vào không thể thiếu. Như
vậy, sự có mặt của khách hàng là rất quan trọng và sự tham gia của khách hàng có ý
nghĩa quyết định trong việc tạo ra sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên để khách hàng nói lên
những yêu cầu của họ thì phía các nhà cung ứng cần phải khảo sát, phân tích và nghiên
cứu nhu cầu của khách hàng một cách kỹ lưỡng để xây dựng chính sách sản phẩm dịch
vụ cho khách sạn.
d. Tính không đồng nhất: Thông thường dịch vụ bị cá nhân hoá nên rất khó đưa
ra các tiêu chuẩn dịch vụ. Mỗi khách hàng có thói quen, sở thích không giống nhau do
Lưu Thúy Hà - K40 B3 5
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
sự khác nhau về khu vực địa lý, sự ảnh hưởng của các nền văn hoá khác nhau tới lối
sống, sự khác nhau về tâm sinh lý, trình độ hiểu biết, kinh nghiệm…nên họ có những
yêu cầu, mức độ hài lòng, thái độ, cách ứng xử,…khác nhau. Để khắc phục đặc điểm
này nhà cung ứng và đặc biệt là nhân viên phục vụ - những người tiếp xúc trực tiếp với
khách hàng phải có sự đồng cảm với khách hàng. Đây là kỹ năng có tính chất quyết
định trong việc cung ứng dịch vụ tuyệt hảo cho khách hàng. Chính những yếu tố này
làm tăng thêm niềm tin, tình yêu đối với công việc của nhân viên, từ đó giúp họ có thể
hạn chế những áp lực tâm lý có thể xảy ra cho hai bên.
e. Tính dễ hư hỏng và không cất giữ được: Do tính đồng thời của sản xuất và tiêu
dùng nên sản phẩm dịch vụ không cất giữ được và rất dễ bị hư hỏng. Các nhà cung
ứng dịch vụ không thể bán tất cả các sản phẩm của mình sản xuất ở hiện tại và lại càng
không có cơ hội để chuyển nó sang bán ở thời điểm sau đó.
Trong khách sạn-du lịch điều này rất dễ thấy đặc biệt ở dịch vụ phòng của khách
sạn. Khi một phòng của khách sạn bị bỏ phí một đêm thì nó không thể bán lại được.
Tương tự thời gian của các nhân viên dịch vụ du lịch không thể dành cho lúc cao điểm.
Để hạn chế đặc điểm này, các khách sạn cần xây dựng các chiến lược phát triển nhằm
thu hút khách và giữ khách ở lại lâu dài, tránh lãng phí. Bên cạnh đó đòi hỏi khách sạn
phải cung cấp nhiều sản phẩm cao hơn sự mong đợi của khách. Đồng thời cần cập nhật
thông tin hàng ngày để đánh giá tình hình kinh doanh, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.
f. Kiểm tra chất lượng dịch vụ trước khi bán là rất khó: Do tính đồng thời của
sản xuất và tiêu dùng nên không có thời gian để kiểm tra chất lượng sản phẩm dịch vụ
trước khi bán cho khách hàng, vì vậy cần sản xuất sản phẩm dịch vụ theo triết lý ISO-
9000: “Làm đúng ngay từ đầu là hiệu quả nhất”.Cụ thể của triết lý này đó là phải làm
đúng các thao tác, các bước trong quy trình nghiệp vụ ngay từ khâu đầu tiên cho đến
khâu cuối cùng - sản phẩm đến tay khách hàng. Việc kiểm tra chất lượng dịch vụ trước
khi bán tuy là khó nhưng không phải không thực hiện được vì dịch vụ được tạo ra theo
một quy trình tương đối nhất định, do đó ta có thể kiểm tra theo từng công đoạn, từng
bước trong quy trình. Ví dụ đối với dịch vụ phòng, ban đầu ta có thể kiểm tra mức độ
đầy đủ của hệ thống trang thiết bị trong phòng, rồi đến sự sạch sẽ, sức hoạt động của
các đồ đạc thiết bị trong phòng nếu có hỏng hóc rất dễ để thay thế…Tóm lại là khách
sạn có thể sửa sai. Mặc dù không đơn giản nhưng công tác kiểm tra phải được tiến
hành thường xuyên để đánh giá và phân tích làm cơ sở cho công việc cải tiến chất
lượng và làm cho nhân viên tự ý thức được trách nhiệm của mình trong công việc.
Ngoài các đặc điểm trên, dịch vụ phòng còn mang một số đặc điểm của dịch vụ
khách sạn khác như:
Lưu Thúy Hà - K40 B3 6
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
* Tính cố định: Khách sạn được xây dựng tại một địa điểm cố định và xa nơi cư
trú thường xuyên của khách. Sản phẩm dịch vụ phòng không thể vận chuyển từ nơi
này đến nơi khác được. Do đó, nếu muốn sử dụng dịch vụ của khách sạn thì khách
phải đến tận nơi để sử dụng dịch vụ. Tính cố định còn được thể hiện ở việc khách sạn
không thể mở rộng hay thu hẹp số lượng phòng một cách thường xuyên, liên tục được.
Điều này có nghĩa là, khách sạn dù muốn cũng không thể thu hẹp phòng để giảm bớt
chi phí vào thời điểm trái vụ, cũng như không thể xây thêm phòng để đáp ứng nhu cầu
của khách vào thời điểm chính vụ. Với tính cố định của dịch vụ, khi cung lớn hơn cầu
thì tất yếu chất lượng dịch vụ sẽ có xu hướng giảm xuống. Để khắc phục tính cố định
của dịch vụ, khách sạn cần tổ chức tốt công tác dự báo thị trường, thường xuyên cập
nhật thông tin, công tác điều phối và sử dụng một số chính sách thay đổi theo từng thời
điểm như việc giảm giá phòng, tăng dịch vụ nổi trội, tăng thêm lợi ích cho khách vào
trái vụ…
1.1.3. Các yếu tố cấu thành dịch vụ phòng
Căn cứ vào khái niệm dịch vụ thì dịch vụ phòng được cấu thành bởi 2 yếu tố, đó
là: Khách hàng và nhà cung cấp.
Hình 1.1. Các yếu tố cấu thành dịch vụ phòng khách sạn
Khách sạn sẽ cung cấp các sản phẩm dịch vụ thoả mãn nhu cầu của khách hàng
và ngược lại khách hàng sẽ là người cung cấp các thông tin phản hồi giúp khách sạn
ngày càng hoàn thiện sản phẩm của mình.
1.1.3.1. Khách hàng
Qua việc nghiên cứu các đặc điểm của dịch vụ phòng ta thấy để thoả mãn các
nhu cầu của khách hàng thì một phần phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ phòng của
khách sạn còn phần lớn phụ thuộc vào tâm lý của họ. Như ta đã biết tâm lý mỗi con
người không giống nhau, ta không thể đối xử với họ theo cùng một cách. Hơn thế nữa,
nhu cầu của khách hàng được coi yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất dịch vụ và
khách hàng là người tham gia vào trong quá trình đó. Chính vì vậy, để bảo toàn cho sự
tồn tại và phát triển của mình ngành dịch vụ nói chung và ngành kinh doanh dịch vụ
Lưu Thúy Hà - K40 B3 7
Khách sạn
Khách hàng
Dịch vụ
phòng
Thông tin
phản hồi
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
khách sạn nói riêng phải tìm hiểu nhu cầu, tâm lý khách hàng thông qua việc nghiên
cứu hai lý thuyết lớn đó là: Lý thuyết về nhu cầu và Lý thuyết về sự trông đợi.
* Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow:
Các khách hàng giao dịch với công ty dịch vụ để thoả mãn nhu cầu, do đó các
công ty cần nghiên cứu một trong những lý thuyết có tầm ảnh hưởng lớn nhất là lý
thuyết nhu cầu của Abrham Maslow đưa ra vào năm 1940.
Hình 1.2. Bậc thang nhu cầu của Maslow
Theo Abrham Maslow, nhu cầu của con người được chia ở 5 cấp độ, theo cung
bậc từ thấp đến cao như sau: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu
được tôn trọng và nhu cầu tự hoàn thiện.
+ Nhu cầu sinh lý: Đây là mức độ thấp nhất trong bậc thang nhu cầu của Maslow,
bao gồm các nhu cầu về ăn, ở, đi lại,…Các công ty kinh doanh khách sạn-du lịch cần
cung cấp các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu này và cần đặc biệt chú ý đến tâm lý của
khách hàng khi họ đói và mệt mỏi. Những người làm trong ngành kinh doanh khách
sạn có sự tương tác đầu tiên khi khách mệt mỏi sau một chuyến đi dài. Do vậy, khách
sạn cần nắm bắt được tâm lý này của khách để nhanh chóng bố trí phòng cho họ, giúp
đưa họ và hành lý lên phòng và khi đó chắc chắn rằng phòng đã ở tư thế sẵn sàng đón
tiếp khách tức là mọi thứ phải thật đầy đủ và sạch sẽ. Vì khi đó khách hàng thường
khó tính hơn, họ rất nhạy cảm với vấn đề họ được đối xử như thế nào.Và Donal
Davidoff cũng đã ra quy luật thứ hai của dịch vụ là “Tạo ra ấn tượng đầu tiên với
khách hàng là quan trọng nhất”. Quy luật này nhấn mạnh sự khó khăn của việc tạo ra
ấn tượng đầu tiên, vì vậy yêu cầu người cung cấp dịch vụ cần phải chú tâm đặc biệt tới
nhu cầu của khách hàng ở những giờ phút đầu tiên mang tính chất quyết định này.
+ Nhu cầu an toàn: Khi nhu cầu sinh lý được thoả mãn, con người nảy sinh nhu
cầu về sự an toàn. Khách hàng mong muốn họ được đảm bảo cả về tính mạng cũng
như tài sản trong quá trình lưu trú tại khách sạn. Nhu cầu an toàn được thể hiện cụ thể
Lưu Thúy Hà - K40 B3 8
Nhu cầu được
tôn trọng
Nhu cầu
tự hoàn
thiện
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu sinh lý
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
đó là, họ mong muốn có một phòng nghỉ an toàn cùng các trang thiết bị, tiện nghi sinh
hoạt luôn hoạt động tốt và đảm bảo không gây ra bất kỳ sự cố nguy hiểm đến tính
mạng nào. Việc đảm bảo cho nhu cầu an toàn của khách là trách nhiệm của bộ phận an
ninh trong khách sạn.
+ Nhu cầu xã hội: Song hành cùng với sự tồn tại của con người bao gồm rất
nhiều các mối quan hệ từ đơn giản đến phức tạp trong và ngoài gia đình. Các mối quan
hệ này giúp con người nâng cao hiểu biết về mọi mặt của cuộc sống, từ đó giúp hoàn
thiện bản thân mỗi người. Chính vì thế mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh ai ai
cũng luôn cần và muốn được giao tiếp với cộng đồng. Điều này muốn nói lên rằng, các
nhân viên trong lĩnh vực khách sạn nói riêng và nhân viên trong lĩnh vực dịch vụ nói
chung ngoài việc không ngừng hoàn thiện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của mình mà còn phải học các kỹ năng giao tiếp với khách nhằm tạo ấn tượng tốt ngay
từ giây phút đầu tiên.
+ Nhu cầu được tôn trọng: Bao gồm các nhu cầu về sự thành đạt, ưu thế, sự thừa
nhận, tự do. Trong khách sạn, đó là sự bình đẳng trong cách đối xử, họ cần được chú ý
và có quyền được quan tâm như nhau. Do đó, các nhân viên phục vụ phòng không chỉ
tiếp nhận các yêu cầu từ khách mà còn phải tìm hiểu sở thích của từng người, từng
nhóm người, tôn trọng những sở thích riêng đó nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu
cầu của khách giúp cho khách cảm nhận được rằng họ đang được quan tâm.
+ Nhu cầu tự hoàn thiện: Đây là bậc nhu cầu cao nhất trong tháp nhu cầu của
Maslow. Đó là nhu cầu để nhận ra tiềm năng thực sự của ai đó. Trong mọi hoạt động
con người luôn muốn thể hiện khả năng của bản thân mình và khả năng đó phải được
người khác thừa nhận. Khi có nhu cầu này khách hàng thường dễ tính hơn vì họ hiểu
rằng không có cái gì là hoàn hảo nên tâm lý thường thoải mái, dễ bằng lòng với mọi
thứ. Nhân viên giao tiếp cần nhanh chóng phát hiện ra đặc điểm này để có cách phục
vụ thích hợp thì dễ thu được kết quả cao.
Tóm lại, khi nghiên cứu bậc thang nhu cầu của Maslow cần chú ý rằng bậc thang
nhu cầu rất năng động, nó thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh. Hành vi ứng xử
thường được quyết định bởi một sự kết hợp các nhu cầu. Sự thoả mãn và không thoả
mãn chỉ mang tính chất tương đối và không nhất thiết phải đáp ứng tất cả các nhu cầu.
* Lý thuyết về sự trông đợi của Donald M. Davidoff:
Một quy luật dịch vụ cho rằng, nếu khách hàng trông đợi một mức nhất định về
dịch vụ và cảm nhận rằng sự tương đương hay mức cao hơn đã được tạo ra, họ sẽ thoả
mãn. Tuy nhiên khi một dịch vụ tốt được thực hiện mà sự trông đợi của khách hàng
cao hơn thì họ sẽ không thoả mãn. Điều đó yêu cầu các khách sạn và bộ phận kinh
Lưu Thúy Hà - K40 B3 9
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
doanh lưu trú phải quản lý được sự trông đợi của khách hàng. Donald M. Davidoff cho
rằng sự trông đợi đó bao gồm 7 loại trông đợi sau:
- Sự sẵn sàng: Khách hàng luôn trông đợi được đáp ứng nhu cầu một cách nhanh
chóng và hiệu quả như phòng ở sạch sẽ, mọi thứ đều đầy đủ và hoạt động tốt. Điều này
đòi hỏi nhân viên bộ phận phòng phải có bước chuẩn bị thật tốt.
- Cư xử tao nhã: Ai cũng muốn được đối xử tử tế, khách hàng cũng thế. Họ lưu
trú tại khách sạn không chỉ muốn tìm một chỗ nghỉ qua đêm mà họ muốn được đối xử
tuyệt vời hơn so với sự đối xử nếu như họ nghỉ ở các nhà nghỉ bình dân. Khách hàng
trông đợi ở các nhân viên những hành động lịch sự, cư xử tao nhã và mềm mỏng ngay
cả khi mà họ cảm thấy khó chịu và tỏ thái độ bực bội với dịch vụ của khách sạn. Nhân
viên bộ phận phòng cần chú ý hơn trong việc hạn chế cảm xúc trước những đòi hỏi
hay phàn nàn quá đáng của khách.
- Sự chú ý cá nhân: Dù họ đến từ đâu và họ làm nghề gì thì tất thảy mọi khách
hàng đều trông đợi được đối xử một cách đặc biệt, được quan tâm và quan trọng trong
mắt người khác. Họ muốn mình là cá nhân duy nhất, được phục vụ tận tình và đặc biệt
nếu nhân viên bộ phận phòng nhớ được tên của khách hàng thì quả là một điều tuyệt
vời. Đôi khi khách hàng muốn được gọi thân mật bằng tên của họ thay vì thưa quý
khách.
- Sự đồng cảm: Khách hàng trông đợi nhân viên hiểu cái mà họ quan tâm và đáp
ứng cái họ cần. Khi có cùng suy nghĩ, cùng cảm nhận giúp quá trình phục vụ được
thuận lợi tạo được sự thân thiện trong mối quan hệ giữa nhân viên và khách hàng. Sự
đồng cảm đôi khi bắt nguồn từ sự nhạy cảm.
- Kiến thức nghề nghiệp: Đây là trông đợi đầu tiên quan trọng của khách hàng.
Nhân viên mà không có trình độ chuyên môn, kiến thức nghề nghiệp thì họ không thể
cung cấp dịch vụ tốt cho khách hàng bất kể họ đáp ứng được các trông đợi khác của
khách hàng. Điều này đặt ra một yêu cầu về công tác đào tạo nhân sự đối với các nhà
quản trị và nhân viên trong khách sạn.
- Tính kiên định: Các khách hàng muốn nhận được câu trả lời như nhau từ các
nhân viên về các thắc mắc của họ. Điều này thể hiện sự trung thực và kiến thức nghề
nghiệp vững vàng của nhân viên. Muốn vậy từ trưởng bộ phận phòng tới nhân viên
phục vụ phòng đều phải nằm lòng các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ phòng cũng
như các thông tin về khách sạn và các dịch vụ trong khách sạn.
- Tính đồng đội: Trước hết thể hiện ở sự hợp tác thân thiện giữa quản lý và nhân
viên. Tính đồng đội nêu cao tinh thần hỗ trợ lẫn nhau, giúp người là một niềm vui, trên
dưới đồng lòng hiệp sức, mọi nhân viên đều làm tốt vai trò của mình nhằm thực hiện
mục tiêu lớn nhất đó là đem đến cho khách hàng dịch vụ phòng tuyệt vời nhất.
Lưu Thúy Hà - K40 B3 10
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
Hiểu được những trông đợi của khách hàng có tính chất quyết định để cung ứng
mức dịch vụ làm cho khách hàng thấy được họ đã nhận được chất lượng tương xứng
với đồng tiền của mình.
Việc nghiên cứu hai lý thuyết trên là công việc đầu tiên, bắt buộc đối với bất kỳ
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nào, đặc biệt là các khách sạn. Một khi ta đã hiểu
được khách hàng muốn gì, họ mong chờ điều gì và diễn biến tâm lý của họ thì sẽ rất
đơn giản trong việc làm thoả mãn họ.
1.1.3.2. Khách sạn
Khách sạn là nơi tạo ra và cung cấp dịch vụ thoả mãn khách hàng. Nhưng để có
được hệ thống các sản phẩm dịch vụ sẵn sàng thoả mãn khách hàng đòi hỏi phải có sự
kết hợp, hỗ trợ của nhiều bộ phận có liên quan. Các bộ phận đó phải được tổ chức một
cách khoa học dựa trên một mô hình quản trị đã được nghiên cứu từ trước. Để quản lý
quá trình cung ứng dịch vụ có nhiều mô hình quản lý khác nhau.
* Mô hình quản lý theo mục tiêu tài chính - MBO
MỤC TIÊU TÀI CHÍNH
THƯỞNG PHẠT
GIÁM ĐỐC KIỂM TRA
GIAO NHIỆM VỤ
ĐỊNH HƯỚNG O HAY R
Hình 1.3. Mô hình quản lý theo mục tiêu tài chính - MBO
Hiện nay, đang tồn tại hai mô hình quản lý khác nhau, đó là mô hình quản lý theo
mục tiêu tài chính – MBO (Management By Financial Objective) và mô hình quản lý
theo quá trình – MBP (Management By Process). Việc áp dụng hai mô hình này có
ảnh hưởng rất lớn đến sự thoả mãn khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
MBO hay còn gọi là mô hình quản lý truyền thống. MBO tập trung vào mục tiêu
lợi nhuận bằng cách tăng doanh thu, giảm chi phí. MBO được tổ chức theo cơ cấu dọc,
dày, trực tuyến, lãnh đạo theo kiểu tập quyền với Ban giám đốc ở trên, rồi đến các nhà
quản lý tầm trung và dưới cùng là nhân viên giao tiếp. Khi thực hiện theo MBO, tất cả
quyền lực nằm ở Ban giám đốc. Họ lập kế hoạch, quy trình, chính sách đáp ứng hoàn
chỉnh các khâu khác. Quản lý tầm trung bị hạ xuống vai trò giám sát các nhân viên
nhằm đảm bảo sự phục tùng các chính sách và quy trình đã đưa ra. Nhân viên phải
phục tùng các quy tắc và quy định hơn việc thoả mãn các nhu cầu khách hàng. Với
Lưu Thúy Hà - K40 B3 11
O
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
kiểu tổ chức này, nhân viên giao tiếp và khách hàng nằm ở đáy mô hình, bộ máy quản
lý ở trên cao tách biệt với khách hàng nên không thể hiểu và đoán biết được nhu cầu
của khách hàng. Nhân viên giao tiếp không có quyền lực trong việc chủ động cung cấp
dịch vụ cho khách hàng nên rất khó khăn trong việc thoả mãn nhu cầu khách hàng.
* Mô hình quản lý theo quá trình
MBP còn gọi là mô hình quản lý hiện đại – mô hình quản lý hướng tới khách
hàng. Đây là mô hình chủ yếu của ISO 9000 và TQM. MBP nhằm tạo ra và đưa tới
cho khách hàng những lợi ích tốt nhất.
QUÁ TRÌNH
HỖ TRỢ TẠO ĐIỀU KIỆN
ĐÀO TẠO
UỶ QUYỀN
ĐỊNH HƯỚNG P
Hình 1.4: Mô hình quản lý theo quá trình - MBP
Mô hình MBP được tổ chức theo cơ cấu ngang, mỏng, chéo, lãnh đạo theo kiểu
uỷ quyền với nhân viên giao tiếp ở trên, rồi đến các nhà quản lý tầm trung và Ban
giám đốc ở dưới cùng.
Trong mô hình này, khách hàng thực sự được ưu tiên nhất. Lãnh đạo cao cấp ra
quyết định về các mục tiêu của doanh nghiệp, các chính sách phục vụ khách hàng và
các nhu cầu của họ như là các tiêu thức để ra quyết định. Quản lý tầm trung phân phối
nguồn lực trên cơ sở cái gì là cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các giám
sát được quyền khen thưởng, kỷ luật nhân viên trên cơ sở khả năng và sự tận tình của
họ khi phục vụ khách hàng, không phải vì các quy tắc của doanh nghiệp.
Mặt khác, các giám sát sẵn sàng can thiệp khi cần thiết để đẩy nhanh tốc độ cung
cấp dịch vụ cho khách hàng. Nhân viên giao tiếp có trách nhiệm to lớn trong việc đáp
ứng các nhu cầu khách hàng, vì vậy với MBP Ban giám đốc trao quyền lực cho các
nhân viên giao tiếp. Điều này giúp họ có khả năng hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ cao
nhất và tối đa hoá khả năng của họ.
Lưu Thúy Hà - K40 B3 12
A B C D
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
Như vậy mô hình quản lý hiện đại là một quá trình được định hướng. Một cấu trúc
tổ chức theo chức năng, nhiều tầng nấc truyền thống bị loại bỏ để tạo ra một tổ chức
mới cơ động hơn và hướng tới việc đáp ứng hoàn hảo nhu cầu khách hàng.
1.2. Chất lượng dịch vụ phòng trong khách sạn
1.2.1. Khái niệm chất lượng dịch vụ phòng
Theo TCVN và ISO-9000, thì chất lượng dịch vụ là mức phù hợp của sản phẩm
dịch vụ thoả mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người mua.
Chất lượng dịch vụ là sự tạo nên trìu tượng, khó nắm bắt bởi các đặc tính riêng
có của dịch vụ, sự tiếp cận chất lượng được tạo ra trong quá trình cung cấp dịch vụ,
thường xảy ra trong sự gặp gỡ giữa khách hàng và nhân viên giao tiếp.
Chất lượng dịch vụ chính là sự thoả mãn khách hàng được xác định bởi việc so
sánh giữa chất lượng cảm nhận và chất lượng trông đợi. Ta có công thức so sánh như
sau: S = P – E ( Satisfaction = Perception – Expectation)
Trong đó: S là chất lượng dịch vụ
P là sự thoả mãn của khách hàng sau khi tiêu dùng dịch vụ
E là sự mong đợi của khách về chất lượng dịch vụ trước khi tiêu dùng
Hình 1.4. Mô hình về chất lượng dịch vụ
Qua mô hình trên ta thấy, mối quan hệ giữa sự trông đợi và sự cảm nhận thực tế
của khách hàng sau khi trải qua dịch vụ là căn cứ để khách sạn xây dựng các chỉ tiêu
đánh giá chất lượng dịch vụ và với mỗi chỉ tiêu cụ thể khách sạn đánh giá được chất
lượng dịch vụ đang ở mức nào (cao, tương đối hay thấp).
Từ đây chúng ta có thể đưa ra khái niệm về chất lượng dịch vụ phòng như sau:
“Chất lượng dịch vụ phòng là mức độ phù hợp của dịch vụ phòng mà khách sạn cung
ứng nhằm thoả mãn các yêu cầu đặt ra của khách trong quá trình lưu trú”.
Lưu Thúy Hà - K40 B3 13
Thông tin
bằng lời Nhu cầu cá nhân
Kinh nghiệm từ
trước
Dịch vụ trông đợi
Dịch vụ cảm nhận
Chỉ tiêu đánh giá
chất lượng dịch vụ
- Sự tin cậy
- Tinh thần trách
nhiệm
- Sự đảm bảo
- Sự đồng cảm
- Tính hữu hình
Chất lượng dịch vụ được cảm
nhận
1. Chất lượng dịch vụ vượt quá
trông đợi (P > E)
2. Chất lượng dịch vụ thỏa mãn
(P = E)
3. Chất lượng dịch vụ dưới mức
trông đợi (P < E)
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
Hay “Chất lượng dịch vụ phòng là chất lượng phòng ở và chất lượng của các
dịch vụ đi kèm”.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ phòng
Từ việc nghiên cứu khái niệm dịch vụ phòng ta có thể đưa ra các chỉ tiêu để đánh
giá chất lượng dịch vụ phòng như sau:
1.2.2.1. Chất lượng phòng ở
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố đầu tiên giúp khách hàng có thể đánh giá ngay
được chất lượng dịch vụ phòng của khách sạn, bởi lẽ nó mang tính hữu hình mà tính
hữu hình thực tế lại là thông điệp “Hãy nhìn vào thực tế xung quanh xem, mọi thứ bạn
thấy sẽ được đưa vào dịch vụ của chúng tôi”. Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn
được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
* Về mức độ tiện nghi: được đánh giá chủ yếu về việc tổ chức và sắp xếp các cơ sở
vật chất - kỹ thuật thành phần trong hệ thống. Chẳng hạn trong phòng của khách sạn có
thảm hay không có thảm, độ dày và chất lượng của thảm có đáp ứng yêu cầu của loại,
hạng khách sạn hay không. Diện tích của phòng, của khu vực vệ sinh và hành lang là
bao nhiêu, giữa chúng có cân đối hay không, nhãn hiệu của các thiết bị được dùng là gì.
* Về mức độ thẩm mỹ: được đánh giá chủ yếu về thiết kế tổng thể với cảnh quan
môi trường chung quanh đảm bảo phù hợp hài hoà với khung cảnh, không làm ảnh
hưởng đến môi trường hiện tại và tương lai. Đồng thời nó cũng được đánh giá về việc
sắp xếp các thành phần và các vật dụng trang trí trong hệ thống cơ sở vật chất - kỹ
thuật. Chẳng hạn như trong phòng khách có lối kiến trúc độc đáo, hợp lý về kiểu dáng,
màu sắc và ánh sáng sẽ tác động đến sự thích thú, tò mò và ham muốn cái mới, cái lạ
trong khách hàng.
* Về mức độ an toàn: Đây là bậc thang nhu cầu quan trọng thứ hai trong tháp nhu
cầu của Maslow. Như đã nói ở phần 1.1.3, dù ở đâu, làm gì thì vấn đề an toàn luôn
được mọi người quan tâm. Chính vì thế về an toàn được đánh giá cả về xây dựng, tổ
chức các thiết bị an toàn, các chỉ dẫn thực hiện như bình cứu hoả, thiết bị chống cháy,
chống trộm, két an toàn, chất lượng của các thiết bị, ngoài ra vấn đề an toàn còn được
đánh giá trên phương diện an toàn lao động của nhân viên như nội quy làm việc, nội
quy an toàn.
* Về mức độ vệ sinh: được đánh giá tổng thể cả khu vực bên trong và môi trường
xung quanh. Đối với bên trong, phải đảm bảo sạch ở mức độ cao nhất và đánh giá
thông qua việc tổ chức thực hiện vệ sinh như thế nào. Chẳng hạn việc làm phòng được
thực hiện mấy lần trong ngày, quy trình thực hiện ra sao. Đối với bên ngoài, mức độ
Lưu Thúy Hà - K40 B3 14
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
vệ sinh được đánh giá chủ yếu ở việc tổ chức thực hiện vệ sinh môi trường và các biện
pháp xử lý các chất thải ảnh hưởng đến môi trường.
1.2.2.2. Chất lượng của các dịch vụ đi kèm
Chất lượng của các dịch vụ đi kèm giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá
chất lượng dịch vụ phòng của khách hàng, bao gồm 9 chỉ tiêu sau:
* Nhận phòng: Sau một chuyến đi dài mệt mỏi, khách hàng rất cần được hoàn
tất các thủ tục đặt phòng và nhận phòng một cách nhanh chóng để nghỉ ngơi. Nhân
viên đón khách của bộ phận phòng là những người đầu tiên thuộc bộ phận này tiếp xúc
với khách trong một khoảng thời gian tuy ngắn nhưng nếu họ nắm bắt tâm lý khách
hàng chính xác và đáp ứng đúng cái mà các vị “thượng đế” cần thì chất lượng dịch vụ
phòng trong cảm nhận của khách hàng cũng sẽ tốt đẹp.
* Phòng ở: Phòng ở bao gồm các trang thiết bị trong phòng và sự bài trí, sắp
xếp chúng có hợp lý hay không. Điều này rất quan trọng, bởi lẽ nó thể hiện tính thẩm
mỹ - một trong bốn chỉ tiêu để đánh giá chất lượng dịch vụ phòng khách sạn. Ngay khi
nhận phòng khách hàng sẽ có cảm giác thoải mái hay không phụ thuộc nhiều vào nội
thất trong phòng.
* Điện thoại: Đây là thiết bị liên lạc phổ biến nhất hiện nay. Điện thoại giúp rút
ngắn cả về thời gian và không gian. Chính vì thế, khách hàng rất quan tâm đến khả
năng kết nối của hệ thống điện thoại trong khách sạn. Yêu cầu đặt ra cho khách sạn là
phải đảm bảo rằng đường dây điện thoại luôn hoạt động tốt nhất có thể, để bất kỳ khi
nào và bất kỳ khách hàng nào có nhu cầu sử dụng là đáp ứng ngay. Đặc biệt, muốn thu
hút ngày càng nhiều khách công vụ quốc tế thì khách sạn cần bố trí đường dây liên lạc
quốc tế đến tất cả các phòng khách.
* Trang thiết bị: Đây là các yếu tố mang tính hữu hình thể hiện chất lượng dịch
vụ phòng khách sạn. Khách hàng có thể trực tiếp nhìn và đánh giá chất lượng của
chúng từ các loại đồ gỗ như: giường, tủ quần áo, tủ đầu giường, bàn trang điểm, bàn
tiếp khách đến các thiết bị điện như: điều hoà, tủ lạnh, tivi, các loại đèn...Từ việc đánh
giá chất lượng của các trang thiết bị giúp khách hàng dễ dàng đánh giá chất lượng của
dịch vụ phòng. Do vậy, các khách sạn cần chú trọng trong việc lựa chọn nhà cung cấp
các trang thiết bị phòng khách.
* Đồ dùng sinh hoạt: Đây là những thứ không thể thiếu được đối với khách
hàng như là bàn chải, thuốc đánh răng, khăn, lược, dầu gội, xà bông,...Sự đầy đủ và
sạch sẽ của những đồ dùng này khiến khách hàng cảm nhận tốt về dịch vụ phòng
khách sạn. Do đó, nhân viên phục vụ phòng cần theo dõi tình trạng buồng khách để bổ
sung đầy đủ.
Lưu Thúy Hà - K40 B3 15
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
* Tiện nghi: Chỉ tiêu này thể hiện sự đầy đủ và phù hợp giữa các trang thiết bị
và đồ dùng trong phòng khách. Khách sạn cần bố trí phòng khách sao cho đúng với
loại hạng của mình.
* Phương tiện giải trí: Ngày nay, các dịch vụ bổ sung đang dần chiếm ưu thế
trong cơ cấu dịch vụ của khách sạn. Nhiều khách sạn được đánh giá tốt, được xếp hạng
cao là do sự phong phú của các dịch vụ này. Giải thích đơn giản rằng, sự xuất hiện của
các dịch vụ giải trí giúp khách hàng thư giãn sau những khoảng thời gian căng thẳng
do công việc hay các hoạt động khác mang lại, bên cạnh đó giúp đem lại khoản lợi
nhuận khổng lồ cho khách sạn.
* Giặt là: Theo khái niệm dịch vụ phòng thì đây là một trong các dịch vụ đi
kèm với phòng ở. Dịch này góp phần không nhỏ đưa đến kết quả đánh giá chung về
chất lượng dịch vụ phòng của khách hàng. Sự xuất hiện của dịch vụ giặt là giúp khách
hàng cảm thấy thuận tiện, khiến họ có nhiều thời gian hơn để tiến hành các hoạt động
cá nhân của mình.
* Sự sạch sẽ: Đây là vấn đề quan trọng, là sự quan tâm thứ hai sau vấn đề an toàn
của khách hàng. Đây cũng là một trong bốn chỉ tiêu đánh giá chất lượng phòng phòng
ở. Sự sạch sẽ đem lại sự đảm bảo cho sức khoẻ và tính mạng khách hàng. Do vậy,
khách hàng sẽ không bỏ qua chỉ tiêu này trong cảm nhận của họ về chất lượng dịch vụ
phòng khách sạn.
Trên đây là 2 chỉ tiêu chủ yếu nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ phòng trong
khách sạn với mục tiêu lớn nhất là phục vụ khách hàng tốt hơn, “vui lòng khách đến,
vừa lòng khách đi”. Vì vậy, các chỉ tiêu phải được xây dựng có hệ thống dựa trên sự
mong muốn của khách hàng và các chỉ tiêu đưa ra để đánh giá có thể đo lường và so
sánh được với nhau. Việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ được lấy
làm cơ sở để đề ra các chiến lược, chính sách kinh doanh cho khách sạn trong hiện tại
và tương lai.
1.2.3. Phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ phòng
Để đo lường chất lượng dịch vụ phòng có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp đo lường căn cứ vào sự thoả mãn của khách hàng
- Phương pháp đo lường căn cứ vào đánh giá của nhà cung cấp
- Phương pháp đánh giá căn cứ vào đánh giá của các chuyên gia
- Các phương pháp khác:
+ So sánh chất lượng dịch vụ của hãng với dịch vụ của hãng tốt nhất.
+ Tham dự các giải thưởng trong nước và quốc tế,...
Lưu Thúy Hà - K40 B3 16
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
Nhưng phổ biến và đem lại hiệu quả cao hơn cả là phương pháp đo lường căn cứ
vào sự thoả mãn của khách hàng. Đại diện cho phương pháp này là hai phương pháp
SERVQUAL và CARVELL-HERRIN.
Hai phương pháp này được áp dụng rất thành công ở những nước có ngành dịch
vụ phát triển, nhưng đối với nước ta hiện nay ngành dịch vụ còn khá mới nên việc áp
dụng các phương pháp trên là chưa thật phù hợp và có hiệu quả. Do đó, phương pháp
đánh giá dựa vào sự thoả mãn chung của khách hàng là phương pháp mà các khách sạn
sử dụng phổ biến, các doanh nghiệp có thể thăm dò cũng như lấy ý kiến khách hàng về
doanh nghiệp mình thông qua phỏng vấn khách hàng hoặc phát phiếu điều tra. Phương
pháp này được thể hiện ở hình 1.5:
Hình 1.5: Mô hình phương pháp đo lường căn cứ vào
sự thoả mãn chung của khách hàng
Theo công thức dưới đây ta tính giá trị trung bình về chất lượng dịch vụ.
Gọi n là số khách hàng điều tra
m là số chỉ tiêu điều tra
l là số khách sạn điều tra
Xijk là chất lượng dịch vụ theo đánh giá của khách hàng thứ i về dịch vụ thứ j
của khách sạn thứ k
Từ kết quả trên so sánh với thang điểm để đánh giá về chất lượng dịch vụ phòng và
đưa ra kết luận.
Ta có:
- Giá trị trung bình của n khách hàng đánh giá về chỉ tiêu thứ j của khách sạn thứ
k (kí hiệu Xjk)là:
Lưu Thúy Hà - K40 B3 17
Xác định mẫu điều tra
Thiết kế mẫu phiếu điều tra
Lập thang điểm
Phát phiếu điều tra
Thu phiếu điều tra, cho điểm
Xử lý, phân tích số liệu
Kết luận
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
n
Xijk
Xjk
n
i
∑=
= 1
- Giá trị trung bình về chất lượng dịch vụ của n khách hàng đánh giá về m chỉ tiêu
của khách sạn thứ k (kí hiệu Xk ) là:
nm
Xijk
Xk
m
j
n
i
.
1 1
∑∑= =
=
- Giá trị trung bình về chất lượng dịch vụ của n khách hàng đánh giá về m chỉ tiêu
của l khách sạn (kí hiệu X ) là:
nml
Xijk
X
m
j
n
i
l
k
..
1 11
∑∑∑ = ==
=
Từ kết quả thu được, nhà nghiên cứu so sánh với thang điểm để đánh giá về
chất lượng dịch vụ và đưa ra kết luận.
1.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ phòng
1.3.1.Khái niệm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng
Theo TCVN ISO 9001:1996 thì:
Nâng cao chất lượng dịch vụ là những hoạt động được tiến hành trong toàn tổ
chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động và qúa trình để tạo
thêm lợi ích cho khách sạn và khách hàng của khách sạn.
Nâng cao chất lượng dịch vụ được hiểu đồng nghĩa với cải tiến chất lượng.
Từ đó, nâng cao chất lượng dịch vụ phòng có thể được hiểu là những hoạt động
được tiến hành trong toàn khách sạn nói chung và đặc biệt là những nỗ lực không
ngừng của bộ phận phòng nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tối thiểu mà
khách sạn đề ra và thoả mãn nhu cầu của khách lưu trú thông qua các chỉ tiêu cơ sở vật
chất, tiện nghi, kỹ năng phục vụ,… đảm bảo phòng nghỉ của khách luôn sạch sẽ, an
toàn làm cho khách hàng hài lòng nhất.
1.3.2. Chỉ tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ phòng
Dựa trên các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ phòng, để nâng cao chất lượng
dịch vụ phòng khách sạn cần có các chỉ tiêu sau:
* Nâng cao hơn nữa sự thoả mãn của khách hàng: Chất lượng dịch vụ phòng
được đo lường thông qua sự thoả mãn của khách hàng, sự thoả mãn càng cao đồng
nghĩa với việc khách hàng đánh giá dịch vụ càng tốt. Do vậy, để nâng cao chất lượng
dịch vụ phòng tốt thì điều cần thiết là không ngừng quan tâm tới khách hàng, khai thác
Lưu Thúy Hà - K40 B3 18
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
triệt để các nhu cầu khác nhau của khách hàng và tìm hiểu những trông đợi của họ, từ
đó thiết kế sản phẩm dịch vụ, xây dựng, tổ chức cung ứng dịch vụ nhằm thoả mãn tối
đa nhu cầu của họ.
Quá trình cải tiến chất lượng dịch vụ chỉ thực sự được coi là có hiệu quả khi nó
gắn liền với việc nâng cao sự thoả mãn của khách hàng.
* Không ngừng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất:Cơ sở vật chất cùng với thái độ
phục vụ của nhân viên chính là những giá trị hữu hình của dịch vụ mà khách hàng có
thể nhận biết, qua đó đánh giá chất lượng dịch vụ. Khi chưa cảm nhận được chất lượng
dịch vụ thì những yếu tố vật chất xung quanh dịch vụ sẽ đưa đến cho khách những
nhận định tích cực đầu tiên về sản phẩm dịch vụ.
Theo xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, các khách sạn không
chỉ cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất hiện có trong phòng mà còn phải chú
trọng trong việc đầu tư mua mới các trang thiết bị, các đồ dùng sinh hoạt cần thiết
nhằm làm thay đổi hình ảnh của khách sạn, phù hợp với xu hướng phát triển của thị
trường và thị hiếu của khách hàng.
* Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động:Hiện nay khách sạn còn gặp nhiều khó
khăn về vấn đề chất lượng đội ngũ lao động do ảnh hưởng của tính thời vụ trong du
lịch và đặc điểm của dịch vụ. Do vậy, giải pháp chung mà khách sạn áp dụng đó là
giảm thiểu nhân viên chính thức và thuê nhân viên hợp đồng. Chính điều này đã làm
ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ do trình độ nghiệp vụ của nhân viên hợp đồng không
đảm bảo và không có sự gắn bó với khách sạn nên họ không quan tâm tới chất lượng
dịch vu. Do vậy, khách sạn cần chú ý đến công tác tuyển dụng nhân sự và có các chính
sách đãi ngộ hợp lý để khuyến khích người lao động hăng say làm việc, cống hiến và
gắn bó với khách sạn.
Trên đây là các chỉ tiêu mà ban quản lý khách sạn dựa vào đó để đề ra các chiến
lược, xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn.
1.3.3. Nội dung nâng cao chất lượng dịch vụ phòng
Theo khái niệm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng thì nội dung của nâng cao
chất lượng dịch vụ phòng bao gồm hai nội dung chính là duy trì và nâng cao hơn nữa
chất lượng dịch vụ phòng khách sạn.
1.3.3.1. Duy trì chất lượng dịch vụ phòng trong khách sạn
Theo ISO 9001-2000, việc duy trì chất lượng dịch vụ phòng tập trung vào 2 nội
dung chính là các hoạt động phục hồi và phòng ngừa.
*Hoạt động phục hồi dịch vụ: Mặc dù chiến lược của nhiều khách sạn là thực
hiện một nền văn hoá dịch vụ không sai sót bằng các chương trình cải tiến không
Lưu Thúy Hà - K40 B3 19
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
ngừng, nhưng sự sai sót là khó tránh khỏi. Việc sửa chữa lỗi dịch vụ chính là các hoạt
động khắc phục hay còn gọi là sự phục hồi dịch vụ. Quá trình phục hồi đạt hiệu quả sẽ
phục hồi sự tin cậy và nó cũng tạo ra cơ hội củng cố hơn nữa lòng trung thành của
khách hàng. Điều này hết sức quan trọng vì tâm lý của khách hàng thường chú ý tối
thiểu đến sự trôi chảy, nhưng lại rất chú ý tới sự sai hỏng của dịch vụ.
Qua một cuộc điều tra cho thấy: trung bình cứ 1 khách hàng không hài lòng họ sẽ
nói sự bất mãn này cho 9 đến 10 người nghe. Còn nếu hài lòng, họ chỉ nói với 3 đến 4
người mà thôi.
Để thực hiện phục hồi dịch vụ, hai tác giả Berry và Parasuraman đã hướng dẫn
những nội dung chính như sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin khi khách hàng không thoả
mãn.
- Tạo cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với các cá nhân và đảm bảo rằng sẵn sàng
có ai đó để giải quyết khiếu nại của khách hàng.
- Biến sự phục hồi thành cơ hội diễn tả sự quan tâm tới khách hàng bằng việc
phân bổ nguồn lực thích đáng, trao việc và trao quyền cho họ.
- Nghiên cứu các phàn nàn của khách hàng.
* Hoạt động phòng ngừa giảm sút chất lượng dịch vụ: Theo ISO 9001-2000,
hoạt động phòng ngừa là toàn bộ các hoạt động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự
không phù hợp tiềm ẩn, ngăn chặn sự xuất hiện của chúng.
Hình 1.6.: Các bước tiến hành hoạt động phòng ngừa giảm sút CLDV
1.3.3.2. Không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ phòng trong khách sạn
Nâng cao chất lượng được hiểu đúng nghĩa với cải tiến chất lượng. Vì vậy, để
nâng cao chất lượng dịch vụ nói chung và dịch vụ phòng nói riêng, các khách sạn cần
xây dựng chương trình cải tiến chất lượng phù hợp trong đó Ban giám đốc phải xác
định được bốn nguyên tắc cơ bản sau:
- Xác định chất lượng là trước hết chứ không phải lợi nhuận.
- Coi trọng chất lượng đội ngũ lao động.
Lưu Thúy Hà - K40 B3 20
Xem xét đánh giá các hoạt
động phòng ngừa được thực
hiện
Đánh giá nhu cầu thực hiện các
hoạt động phòng ngừa việc xuất
hiện sự không phù hợp
Xác định nguyên nhân gây
ra sự không phù hợp tiềm
ẩn
(
Xem xét không phù hợp
tiềm ẩn
Phân tích kết quả, lưu hồ sơ
về các hoạt động đã được
thực hiện
Xác định và thực hiện các
hoạt động cần thiết để phòng
ngừa
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
- Nâng cao chất lượng dịch vụ phải được giải quyết một cách tổng thể, đầy đủ
các mặt, các khâu, mọi nơi, mọi lúc của quá trình hình thành chất lượng, từ việc
nghiên cứu nhu cầu, trông đợi của khách hàng để định ra các chỉ tiêu chất lượng dịch
vụ đến việc thiết kế, sản xuất và cung ứng dịch vụ.
- Kiểm tra với mục đích hạn chế và ngăn chặn sai sót, tìm ra biện pháp khắc
phục nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ.
Trên cơ sở các nguyên tắc đó, khách sạn cần xây dựng một chương trình cải tiến chất
lượng dịch vụ phòng bao gồm 14 nội dung sau:
1) Cam kết của ban quản lý: Yêu cầu của việc cải tiến chất lượng dịch vụ phòng
phải được thảo luận với ban quản lý và các thành viên phải cam kết thực hiện. Từ đó
làm nâng cao mức nhận thức và quan tâm về chất lượng, đảm bảo sự hợp tác của mọi
người. .
2) Nhóm cải tiến chất lượng: Các thành viên trong nhóm có nhiệm vụ phác thảo
toàn bộ chương trình nâng cao, đề ra những quy định đúng đắn về nâng cao chất lượng
và thực thi ở những đơn vị nhỏ nhất.
3) Đo lường chất lượng: Thực trạng chất lượng trong toàn bộ tổ chức phải được
kiểm tra một cách thường xuyên để xem xét chất lượng đang đạt ở mức nào. Điều này
đòi hỏi các thước đo phải được xem xét lại và thiết lập ở những nơi chưa có. Khi chất
lượng được đo lường, các giá trị khách quan được tạo ra để xác định sự không tuân thủ
và giám sát các hành động một cách chính xác.
4) Đánh giá chi phí của chất lượng: Xác định các yếu tố cấu thành giá của chất
lượng. Cần đo lường chi phí của chất lượng để cân đối giữa chi phí và lợi nhuận cho
khách sạn.
5) Sự nhận thức chất lượng: Các thông tin về chất lượng phải đuợc công khai hoá
một cách thường xuyên nhằm kích thích các thành viên nhận thức được cái giá phải trả
cho việc không đảm bảo chất lượng. Đặc biệt, tình trạng chất lượng của dịch vụ phòng
phải được thông tin tới các giám sát giúp cho họ thay đổi thái độ về chất lượng và họ
sẽ quan tâm tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ phòng.
6) Hành động chính xác: Cần khuyến khích cho nhân viên thực hiện có thói quen
xác định các vấn đề chất lượng và làm chính xác chúng ở mức cơ sở là rất cần thiết.
Khách sạn nên lập ra ba cấp hoạt động thường xuyên cho việc sửa chữa sai xót. Ở bộ
phận trực tiếp cung ứng dịch vụ hàng ngày như là bộ phận phòng thì trưởng ca phải
làm việc với cán bộ phụ trách chất lượng để tìm ra những sai xót chất lượng trong
ngày, thành lập biểu đồ, xác định sai xót chính cần phải khắc phục trước, chỉ ra biện
pháp khắc phục cụ thể cho từng người.
Lưu Thúy Hà - K40 B3 21
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
7) Thiết lập một chương trình không sai xót: Các thành viên nhóm nâng cao chất
lượng được lựa chọn để nghiên cứu khái niệm không sai xót và thực hiện chương trình
đề ra. Ý tưởng làm chính xác ngay từ đầu được thông tin cho mọi nhân viên. Làm tốt
điều này sẽ giúp khách sạn tạo ra một ấn tượng tốt ngay từ đầu cho khách hàng.
8) Đào tạo, huấn luyện về chất lượng: Xác định loại hình đào tạo, huấn luyện cần
thiết cho mỗi thành viên để họ tham gia tích cực, hiệu quả vào phong trào nâng cao
chất lượng dịch vụ phòng khách sạn. Đối với mỗi nhân viên, họ có những điểm mạnh
điểm yếu khác nhau. Một nhà quản lý giỏi là phải đào tạo để giúp cho họ phát huy tối
đa được những mặt mạnh của họ. Ngoài ra, các giám sát viên phải được đào tạo để giải
thích các chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ phòng cho nhân viên của họ hiểu
rõ hơn.
9) Ngày không sai hỏng: Một sự kiện được tạo ra mà mọi nhân viên có thể coi
như là điểm mấu chốt trong thái độ của tổ chức hướng tới chất lượng. Từ ngày này trở
đi không khuyết tật sẽ là tiêu chuẩn thực hiện của tổ chức. Ngày làm việc không lỗi
cần được chuẩn bị cả về nội dung và hình thức. Mọi người trong khách sạn phải làm
việc theo quy định đã định trước với hiệu quả cao nhất.
10) Xác lập mục tiêu: Các nhân viên được khuyến khích về việc thiết lập các mục
tiêu cải tiến cho bản thân và nhóm của họ. Mục tiêu mà mỗi người đặt ra thường khác
nhau và tựu chung là phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và làm cho chất lượng
dịch vụ phòng ngày càng được nâng cao. Các giám sát viên nên giúp đỡ nhân viên lập
ra các mục tiêu xác định và có thể đo lường được.
11) Loại bỏ các nguyên nhân sai hỏng: Mọi người sẽ được hỏi để mô tả mọi vấn
đề mà theo họ dẫn đến sai hỏng. Khi xảy ra những sai xót các nhân viên không nên
đùn đẩy trách nhiệm mà phải cùng nhau tìm ra nguyên nhân đã dẫn đến sự sai hỏng và
có một bộ phận thích hợp để giải quyết các vấn đề đó.
12) Sự công nhận: Cần thiết lập một cơ chế công nhận cho những người đã đạt
được mục tiêu nâng cao chất lượng. Cần đánh giá công lao của mọi người một cách
công khai, thẳng thắn và công bằng. Điều quan trọng là làm cho nhân viên thấy rằng
họ đã vật lộn với những khó khăn và thắng cuộc. Như thế, chương trình cải tiến sẽ
được tiếp tục.
13) Hội đồng chất lượng: Những người lãnh đạo nhóm chất lượng và các chuyên
gia chất lượng gặp nhau thường xuyên để thảo luận những vấn đề mà họ quan tâm trao
đổi kinh nghiệm và đưa ra những nhận xét, trở ngại, tìm biện pháp giải quyết.
14) Sự lặp lại: Sự lặp lại để tạo ra một chương trình mới là một phần thường trực
của tổ chức. Một chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ mới nào cũng cần dựa trên
nền tảng của chương trình trước.
Lưu Thúy Hà - K40 B3 22
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1tập trung nghiên cứu 3 nội dung cơ bản:
Một là, khái niệm, đặc điểm và các yếu tố cấu thành dịch vụ phòng. Phần này
trình bày những vấn đề khái quát nhất về dịch vụ, từ đó giúp xây dựng khái niệm về
dịch vụ phòng.
Hai là, khái niệm, chỉ tiêu đánh giá và phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ
phòng. Phần này trình bày các vấn đề về chất lượng dịch vụ phòng, các căn cứ và cách
thức để đánh giá chất lượng dịch vụ phòng. Từ đó làm căn cứ để xây dựng nội dung thứ
ba.
Ba là, khái niệm, chỉ tiêu và nội dung nâng cao chất lượng dịch vụ phòng. Phần
này là tiêu điểm chính của luận văn. Từ việc nghiên cứu các vấn đề này kết hợp với
việc phân tích thực trạng ở chương 2 sẽ giúp đưa ra các giải pháp để nâng cao chất
lượng dịch vụ phòng - đề tài của luận văn này.
Đây là những tiền đề lý luận hết sức quan trọng để tiến hành khảo sát, phân tích,
đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà ở chương 2 và
đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng trong chương 3.
Lưu Thúy Hà - K40 B3 23
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ PHÒNG TẠI
KHÁCH SẠN HOÀNG HÀ
2.1. Khái quát chung về khách sạn Hoàng Hà
2.1.1. Quá trình phát triển của khách sạn Hoàng Hà
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Khách sạn Hoàng Hà là một khách sạn Nhà nước trực thuộc xí nghiệp dịch vụ du
lịch và khách sạn Hồng Hà, nằm trên trục đường 32 – 126 Hồ Tùng Mậu, đối diện
UBND huyện Từ Liêm và bưu điện Từ Liêm. Đây là một xí nghiệp chuyên kinh doanh
dịch vụ du lịch và khách sạn của công ty xây dựng Hoàng Hà thuộc tổng Công ty đầu
tư và phát triển nhà Hà Nội. Với lối kiến trúc được xây dựng khá công phu và đẹp nhất
được khởi công xây dựng vào tháng 12 năm 2001 và chính thức khánh thành đi vào
hoạt động tháng 1 năm 2003 mặc dù với quy mô không quá lớn, diện tích 4.150m2,
bao gồm một tòa nhà 7 tầng với 40 phòng ngủ đạt tiêu chuẩn quốc tế 2 sao cùng với
một nhà hàng phục vụ các bữa tiệc hội nghị, ăn uống giải khát, một phòng hát karaoke
và phòng masage rất sang trọng có thể đáp ứng nhu cầu của du khách sau những giờ
làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Sau một thời gian đi vào hoạt động cùng với đội ngũ
nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, khách sạn đã từng bước khắc phục khó khăn,
tự khẳng định mình và đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
Quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạn trải qua hai thời kỳ chính:
- Thời kỳ đầu mới thành lập: Khách sạn gặp rất nhiều khó khăn do thiếu kinh
nghiệm trong quản lý và bắt nhịp với thương trường.
- Thời kỳ phát triển: Cho đến nay, khách sạn đã và đang ngày càng đổi mới nhằm
bắt kịp với sự phát triển của ngành và xã hội.
Trong quá trình hình thành và phát triển, với sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị
trường, đã có rất nhiều nhà hàng, khách sạn mọc lên và làm ăn có hiệu quả. Nhưng với
lợi thế năm trên trục đường chính 32, gần sân vận động Mỹ Đình, khu liên hiệp thể
thao, sân bay Nội Bài,…khách sạn Hoàng Hà đã tập trung đi vào xây dựng cơ sở hạ
tầng hiện đại và dần hoàn thiện các hệ thống dịch vụ bổ sung cả về số lượng lẫn chất
lượng nhằm khai thác và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Lưu Thúy Hà - K40 B3 24
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
Tập khách hàng mục tiêu của khách sạn chủ yếu là khách công vụ nội địa và
khách Trung Quốc. Số lượng tập khách này chiếm tới 80% tổng số lượng khách đến
lưu trú tại khách sạn đem lại doanh thu lớn hàng năm.
Đội ngũ nhân viên của khách sạn phần lớn có tuổi đời rất trẻ từ 20 – 35, có trình
độ từ trung cấp trở lên, có khả năng giao tiếp tốt. Nguồn lao động này được tuyển
dụng trực tiếp từ các sinh viên thực tập tại khách sạn và sự giới thiệu của các nhân
viên đã từng có kinh nghiệm làm việc cho khách sạn.
Khách sạn Hoàng Hà kinh doanh các lĩnh vực chủ yếu:
+ Kinh doanh dịch vụ lưu trú
+ Kinh doanh dịch vụ ăn uống: tiệc, hội nghị, hội thảo…
+ Kinh doanh các dịch vụ du lịch và dịch vụ bổ sung khác.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của khách sạn
Khách sạn Hoàng Hà là một khách sạn có quy mô vừa nên bộ máy tổ chức quản
lý của khách sạn được thiết lập theo mô hình quản trị trực tuyến. Mô hình này tuân thủ
theo nguyên tắc một thủ trưởng, do vậy mà có thể tạo ra sự thống nhất, sự tập trung
cao độ và trách nhiệm, quyền hạn được xác định rõ ràng. Mô hình này giúp Giám đốc
có thể quản lý chặt chẽ công việc kinh doanh thông qua các trưởng bộ phận, đồng thời
có thể tiếp nhận các ý kiến của nhân viên một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, mô hình
này đòi hỏi nhà quản trị cần phải có trình độ kiến thức tổng hợp để có thể quản lý các
bộ phận một cách tốt nhất. Mô hình quản lý của khách sạn Hoàng Hà được thể hiện
theo mô hình:
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn
Lưu Thúy Hà - K40 B3 25
GIÁM ĐỐC KHÁCH SẠN
Phòng tài
chính kế toán
Phòng
marketing
Bộ
phận
lễ
tân
Bộ
phận
bàn -
bar
Bộ
phận
bếp
Bộ
phận
bảo
dưỡng
Bộ
phận
tạp
vụ
Bộ
phận
buồng
Bộ
phận
bảo
vệ
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
2.1.2. Nguồn lực của khách sạn
2.1.2.1. Nguồn nhân lực
Trong thời gian gần đây, khách sạn Hoàng Hà có những thay đổi về lực lượng lao
động, những thay đổi này không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng đội ngũ lao
động. Dưới đây là bảng số liệu trình bày về cơ cấu và trình độ đội ngũ lao động của
khách sạn (Biểu 2.1-trang 24):
Nhận xét:
Theo bảng số liệu trên cho thấy lực lượng lao động của khách sạn Hoàng Hà còn
quá hạn chế, chỉ có 35 người trong năm 2006.Chính điều này đã có ảnh hưởng lớn đến
chất lượng phục vụ khách hàng. Trong năm 2007 vừa qua, số lượng lao động sống của
khách sạn Hoàng Hà đã tăng thêm 5 người, tương đương tăng 14.28%; cho thấy khách
sạn đã có sự quan tâm đến chất lượng phục vụ khách hơn trước tuy nhiên vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu công việc kinh doanh dịch vụ thật tốt. Mặt khác, cơ cấu lao động
của khách sạn lại tương đối hợp lý: tỷ lệ nhân viên nữ lớn hơn nam, gấp 1.2 lần. Bởi
lẽ, trong ngành kinh doanh dịch vụ nói chung và đặc biệt là kinh doanh khách sạn-du
lịch, lao động sống và nhất là lao động nữ giữ vai trò rất quan trọng bởi trong họ có
đức tính nhún nhường, khả năng chịu đựng cao, hành xử nhẹ nhàng, biết chiều lòng
khách.
Biểu 2.1. Cơ cấu và trình độ lao động của khách sạn Hoàng Hà
Các bộ phận
Số
LĐ
Tuổi
TB
Giới tính Trình độ đào tạo Trình độ ngoại ngữ
Nam Nữ
ĐH,
trên
ĐH
CĐ,
trung
cấp
PTTH A B C
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
1. Giám đốc 1 42 1 1 2,5 1 2,5
2. Lễ Tân 4 27 2 2 2 5 2 5 2 5 2 5
3. Buồng 10 30 2 8 2 5 4 10 4 10 4 10 6 15
4. Bàn – Bar 7 25 3 4 1 2,5 3 7,5 3 7,5 1 2,5 5 8 1 2,5
5. Bếp 8 32 5 3 1 2,5 4 10 3 7,5 3 7,5 4 10 1 2,5
6. Massage Sauna 2 25 2 1 2,5 1 2,5 2 5
7. Hành chính 2 34 2 1 2,5 1 2,5 2 5
8. Kế toán 1 35 1 1 2,5 1 2,5
9. Bảo vệ 1 37 1 1 2,5 1 2,5
10.Bảodưỡng,sửachữa 2 36 2 1 2,5 1 2,5 2 5
11. Tạp vụ 2 32 1 2 2 5 2 5
Tổng 40 15 25 10 25 16 40 14 35 10 25 22 55 8 20
(Nguồn: Khách sạn Hoàng Hà)
Lưu Thúy Hà - K40 B3 26
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
Độ tuổi trung bình của khách sạn là 32 tuổi-đây là độ tuổi khá trẻ đối với lĩnh
vực kinh doanh dịch vụ. Những nhân viên ở độ tuổi này đều tập trung trong ban giám
đốc, bộ phận bếp, kế toán, bảo dưỡng-sửa chữa và bảo vệ-là những bộ phận đòi hỏi
những nhân viên có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Trong khi đó những nhân viên có
độ tuổi trẻ hơn được tập trung ở các bộ phận nghiệp vụ phục vụ khách hàng bởi lẽ ở họ
có sự trẻ trung, tươi tắn, nhanh nhẹn và tràn đầy lòng yêu nghề, rất phù hợp với yêu
cầu của công việc tại những bộ phận đó.
Qua bảng trên ta thấy trình độ chuyên môn và trình độ văn hoá của đội ngũ nhân
viên là khá cao, 25% trong tổng số nhân viên của khách sạn đều đã tốt nghiệp chính
quy chuyên ngành quản trị khách sạn-du lịch tại các trường đại học mà chủ yếu là
trường Đại học Thương Mại (6người chiếm 15%). Số còn lại hầu hết đều có bằng cấp
cao đẳng và trung cấp, còn những nhân viên mới dừng lại ở trình độ phổ thông thì
thường là những nhân viên trợ giúp cho các nhân viên chính của khách sạn và chỉ tập
trung ở bộ phận buồng và bếp.
Trong tổng số nhân viên của khách sạn có đến 100% nhân viên đều qua đào tạo
về trình độ chuyên môn nhưng mức độ thành thạo ở họ lại không cao do đó kỹ năng
phục vụ khách chưa được tốt.
Ngày nay, ngoài trình độ chuyên môn thì trình độ ngoại ngữ cũng rất được coi
trọng và càng mang tính chất quyết định trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, thế nhưng
nhân viên của khách sạn Hoàng Hà vẫn tồn tại những người chưa thông thạo ngoại
ngữ, trình độ ngoại ngữ của họ mới chỉ dừng lại ở những câu chào hỏi thông thường.
Càng đáng lo ngại hơn những người đó hiện đang làm việc ở bộ phận buồng-là bộ
phận trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách và hàng ngày họ phải tiếp xúc với khách,
lắng nghe yêu cầu và phàn nàn của khách. Đây là một trong những nguyên nhân chính
khiến khách sạn Hoàng Hà gặp phải khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ
phòng. Do đó, ban lãnh đạo khách sạn Hoàng Hà cần chú trọng hơn trong công tác đào
tạo và phát triển nhân sự ở bộ phận phòng, cụ thể như tổ chức các chương trình đào tạo
nâng cao nghiệp vụ phòng kết hợp với các buổi học thực hành ngoại ngữ. Vẫn biết
rằng, đối với nhân viên phục vụ phòng không thể đòi hỏi trình độ ngoại ngữ cao được
bởi lẽ những người giỏi ngoại ngữ thì họ không chấp nhận làm công việc phục vụ
phòng - một công việc vất vả mà mức lương được hưởng lại rất thấp. Tuy nhiên tất yếu
nhân viên phục vụ phòng phải biết ngoại ngữ vì đôi khi họ vẫn phải tiếp xúc với khách
nước ngoài. Và ngoại ngữ được sử dụng nhiều nhất trong khách sạn Hoàng Hà là
tiếng Trung.
Lưu Thúy Hà - K40 B3 27
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
Ngoài ra thì phần lớn nhân viên của khách sạn đều có trình độ ngoại ngữ và có
nhiều nhân viên biết không chỉ 1 mà 2, 3 ngoại ngữ. Những người này đều làm việc
trong ban giám đốc và một vài bộ phận khác trong đó bộ phận lễ tân có 2 người. Số
còn lại đều có thể giao tiếp trực tiếp với khách hàng.
2.1.2.2. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn
Khách sạn Hoàng Hà là một khách sạn Nhà nước trực thuộc Xí nghiệp dịch vụ
du lịch và khách sạn Hồng Hà. Khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao và hoạt động hơn 5 năm
nay. Chính vì thế mà hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn vẫn đang được
nâng cấp và bổ sung để hoàn thiện hơn và đặc biệt để nâng cao hơn nữa chất lượng
dịch vụ của mình để xứng đáng hơn với hạng sao mà khách sạn đang có đồng thời
cũng là để vươn tới mức chất lượng cao hơn.
* Khu vực sảnh và lễ tân: Khách sạn có 2 thang máy trong đó 1 thang máy dành
riêng cho khách và 1 thang máy dùng cho nhân viên trong khách sạn đi lại. Nội thất
trong khách sạn cũng được trình bày rất độc đáo, đó là ngay sảnh khách sạn có một
góc nhỏ được bố trí theo đúng cảnh núi rừng, có suối róc rách, có chim hót, có vách đá
dựng cheo leo, có các loài cây…rất lạ mắt và cuốn hút. Cơ sở vật chất trong khu vực lễ
tân được bố trí tương đối đày đủ bao gồm: máy điện thoại, máy fax, máy vi tính, máy
soi tiền, hệ thống đồng hồ báo giờ một số nước trên thế giới…Ngoài ra còn có một số
báo chí, tài liệu giới thiệu về khách sạn.
* Cơ sở vật chất trong bộ phận buồng: Khách sạn Hoàng Hà có 7 tầng và tầng
thứ 7 là nơi để các thiết bị thu phát sóng của khách sạn. Khách sạn có 40 phòng để
phục vụ khách bao gồm nhiều loại phòng khác nhau đáp ứng các yêu cầu của khách.
Các loại phòng của khách sạn bao gồm: phòng đơn, phòng đôi, phòng 3 giường, phòng
tiêu chuẩn, phòng hạng sang với các giá cả khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách.
Hệ thống phòng nghỉ được bố trí hài hoà, trang thiết bị tương đối hiện đại và khá đồng
bộ, tạo cảm giác thoải mái, ấm cúng cho khách.
Trong các phòng đều được trang bị:
- Phòng tắm: có bồn tắm, vòi hoa sen, một số phòng còn có phòng tắm đứng. Bên
cạnh đó còn có bồn rửa mặt, gương và các dụng cụ vệ sinh cá nhân cần thiết như:
thuốc đánh răng, bàn chải đánh răng, xà bông, lược chải đầu, khăn mặt, khăn tắm.
Hàng ngày những dụng cụ này luôn được bổ sung mới đầy đủ.
- Phòng ngủ: được bố trí đầy đủ các trang thiết bị cần thiết như:
+ Một tủ đầu giường, trên mặt tủ để điện thoại, số điện thoại của mỗi phòng
chính là số phòng của khách, khách có thể gọi điện cho lễ tân, các phòng khác và ra
ngoài khách sạn.
Lưu Thúy Hà - K40 B3 28
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
+ Vô tuyến màu vệ tinh điều khiển từ xa. Hiện tại các vô tuyến của khách sạn
chưa kết nối truyền hình cáp nhưng chắc chắn rằng trong thời gian ngắn tới đây khách
sạn sẽ lắp đặt truyền hình cáp trong toàn khách sạn nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng
dịch vụ phòng.
+ Tủ lạnh đựng một số loại đồ uống và hoa quả được bổ sung hàng ngày. Phía
trên tủ lạnh là bảng giá của các loại đồ uống và hoa quả.
+ Một tủ đựng quần áo và cột treo quần áo.
+ Bàn trang điểm và bộ bàn ghế ngồi uống nước (trong phòng luôn có trà miễn
phí).
+ Hệ thống đèn sáng, đèn ngủ và điều hoà nhiệt độ.
+ Một đường dây điện thoại và ổ điện dự trữ để sử dụng máy tính.
+ Quyển hướng dẫn trong phòng nêu dầy đủ về cơ sở vật chất của khách sạn, các
số điện thoại trong khách sạn và quy trình thoát hiểm.
Dưới đây là cơ cấu và giá phòng của khách sạn Hoàng Hà:
Biểu 2.2. Cơ cấu và giá phòng của khách sạn Hoàng Hà
Loại phòng Số lượng Giá phòng (VNĐ)
Phòng VIP 5 500.000 - 600.000
Phòng loại 1 25 250.000 - 300.000
Phòng tiêu chuẩn 10 200.000
(Nguồn: Khách sạn Hoàng Hà)
- Phòng tiêu chuẩn: Các phòng loại này được bố trí ở tầng 2 của khách sạn.
Phòng được trang bị một bàn trang điểm, một tủ đứng vừa đựng quần áo vừa để tivi,
một tủ lạnh. Gần giường có một tủ đầu giường để điện thoại và đèn ngủ. Có điều hoà
nhiệt độ và bình nóng lạnh. Đối với loại phòng tiêu chuẩn, trong toilet của các phòng
loại này không có bồn tắm. Thông thường những khách hàng lựa chọn loại phòng này
là những khách lẻ người Việt và họ thường chỉ lưu trú từ 1 đến 2 đêm.
Dịch vụ đi kèm: Dịch vụ ăn uống, hát karaoke, dịch vụ massage, dịch vụ giặt là.
- Phòng loại 1: Toàn bộ tầng 3, tầng 4 và 5 phòng còn lại của tầng 5 là phòng
loại 1. Diện tích của loại phòng này cũng bằng phòng tiêu chuẩn. Các trang thiết bị bố
trí trong phòng loại 1 nhìn chung cũng không có khác biệt nhiều so với phòng tiêu
chuẩn ngoài đệm được bố trí trong các phòng cũng đều là đệm lò xo, toilet có bồn tắm
và dịch vụ miễn phí là dịch vụ đưa báo buổi sáng.
Dịch vụ đi kèm: Dịch vụ ăn uống, dịch vụ massage, xông hơi, dịch vụ giặt là,
phòng hát karaoke.
Lưu Thúy Hà - K40 B3 29
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
- Phòng VIP: Được bố trí ở tầng 5 của khách sạn. Trong phòng bàn ghế salon
được làm bằng đệm bọc vải gấm rất đẹp và lịch sự. Đệm bố trí cho các phòng VIP là
đệm lò xo dày 30 phân. Chăn dùng cho các phòng loại này là chăn lông. Ngoài ra,
trong toilet của các phòng VIP có bồn tắm massage và phòng tắm đứng. Bên cạnh các
trang thiết bị cao cấp được bố trí trong phòng ngủ cũng như phòng toilet, các dịch vụ
miễn phí dành cho phòng VIP còn có dịch vụ đưa báo buổi sáng, phục vụ bữa ăn sáng
tại phòng.
Dịch vụ đi kèm: Dịch vụ ăn uống, dịch vụ massage, xông hơi, dịch vụ giặt là,
phòng hát karaoke.
* Các nhà hàng và quầy bar: Khách sạn có 1 nhà hàng ở ngay tầng 1 với hơn
150 chỗ ngồi để thuận tiện phục vụ khách hàng. Trong kinh doanh ăn uống, ngoài
phục vụ khách hiện đang lưu trú khách sạn còn nhận phục vụ tiệc cưới hỏi, hội nghị,
hội thảo trong nước.
* Bộ phận giặt là: Bao gồm các thiết bị như: máy giặt, máy sấy, bàn là…Bộ
phận này chuyên làm nhiệm vụ giặt tẩy các đồ vải trong khách sạn và nhận giặt quần
áo cho khách nghỉ tại khách sạn.
* Cơ sở vật chất bổ sung: Ngay tầng 1 liền kề với nhà hàng là phòng hát
karaoke và bên ngoài khách sạn có bố trí phòng massage, phòng tập thể dục.
* Phương tiện phục vụ khác: có bãi đỗ xe cho khách và nhân viên đủ rộng và
khá thuận tiện. Có một đội xe taxi luôn sẵn sàng phục vụ khách bất cứ lúc nào.
2.1.2.3. Nguồn lực tài chính
Trong tổng số vốn đầu tư cho kinh doanh của khách sạn thì vốn đầu tư cho kinh
doanh lưu trú chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:
Biểu 2.3: Cơ cấu vốn kinh doanh lưu trú của khách sạn Hoàng Hà
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007
1 Tổng vốn kinh doanh Triệu đồng 12400 12757
- Vốn kinh doanh lưu trú Triệu đồng 9920 10002
Tỷ trọng % 80 78.4
2 Cơ cấu vốn Triệu đồng
- Vốn cố định Triệu đồng 9390 9506
Tỷ trọng % 94,66 74,52
- Vốn lưu động Triệu đồng 3010 3251
Tỷ trọng % 30,43 25,48
(Nguồn: Khách sạn Hoàng Hà)
Nhận xét:
Lưu Thúy Hà - K40 B3 30
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
Cũng giống như đặc điểm chung của ngành kinh doanh khách sạn là vốn đầu tư
ban đầu rất lớn, khách sạn Hoàng Hà được đầu tư với một lượng vốn khá lớn với tổng
số vốn kinh doanh là 12.400 triệu đồng, trong đó vốn dành cho kinh doanh lưu trú là
9.920 triệu đồng vào năm 2006 chiếm 80% tổng vốn kinh doanh của khách sạn. Con
số này lên tới 10.002 triệu đồng vào năm 2007 tăng 82 triệu đồng tương ứng tăng gần
0.83% so với năm 2006. Trong đó vốn cố định là 9.506 triệu đồng chiếm 74,52%, vốn
lưu động là 3.251 triệu đồng chiếm 25,48%. Với cơ cấu vốn như trên giúp khách sạn
chủ động hơn trong việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên ta thấy vốn kinh doanh của
khách sạn Hoàng Hà còn hạn chế, đây là một điểm yếu của khách sạn trong việc nâng
cao sức cạnh tranh trên thị trường.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn
Nhìn chung, qua 5 năm kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay
khách sạn Hoàng Hà đã đạt được những kết quả đáng khích lệ (Biểu 2.4).
Biểu 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hoàng Hà
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2006
Năm
2007
Chênh lệch
+/- %
1 Tổng lượt khách Lượt 12370 13315 945 108,27
Khách quốc tế Lượt 9065 9380 315 103,6
Khách nội địa Lượt 3305 3935 630 123,55
2 Tổng doanh thu Trđ 2684 2873 189 107,04
- Doanh thu lưu trú Trđ 1810 1957 147 108,12
Tỷ trọng DTLT % 67,44 71,59 4,15
- Doanh thu ăn uống Trđ 800 874 74 109,25
Tỷ trọng DTAU % 29,81 30,42 1,61
- Doanh thu dịch vụ khác Trđ 74 42 (- 32) 56,76
Tỷ trọng DT dịch vụ khác % 2,76 1,46 (-1,3)
3 Tổng chi phí Trđ 1900 2112 212 111,16
Tỷ suất phí % 70,8 73,81 3,01
- Chi phí từ dịch vụ lưu trú Trđ 960 1200 240 125
Tỷ suất chi phí lưu trú % 53,04 61,32 8,28
- Chi phí từ dịch vụ ăn uống Trđ 790 870 80 110,13
Tỷ suất chi phí ăn uống % 98.75 99,54 0,79
- Chi phí từ dịch vụ khác Trđ 150 42 (- 108) 28
Tỷ suất chi phí từ dịch vụ khác % 7,89 1,99 (- 5,9)
4 Tổng số lao động bình quân Người 35 40 5 114,29
5 Tổng số lao động trực tiếp Người 30 35 5 116,67
NSLĐ bình quân % 76,69 71,83 (- 4,86)
6 Tổng quỹ lương Trđ 650 750 100 115,38
7 Thuế Trđ 650 683 33 105,08
8 Lợi nhuận Trđ 484 761 277 157,23
9 Công suất phòng % 65 65 0
( Nguồn: Khách sạn Hoàng Hà)
Đánh giá: Qua biểu 2.4 ta thấy:
Lưu Thúy Hà - K40 B3 31
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
Tổng doanh thu từ các dịch vụ đều tăng trong đó dịch vụ lưu trú năm 2004 con số
này có sự giảm xuống nhưng không kéo dài. Điều này chứng tỏ trong 5 năm qua khách
sạn đã thực hiện các biện pháp khắc phục khó khăn ban đầu, dần làm ăn có hiệu quả.
Lợi nhuận đã tăng mạnh vào năm 2007 đạt 761 triệu đồng tăng 638 triệu đồng so với
năm 2003 và tăng 277 triệu đồng so với năm 2006. Có được kết quả như trên là do
khách sạn đã có được mục tiêu chiến lược đúng đắn và nỗ lực của toàn nhân viên trong
khách sạn. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ của các ban ngành chức năng cũng góp phần
không nhỏ trong việc tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi. Tuy
nhiên, trong thời gian trước mắt cũng như trong tương lai khách sạn cần phân bổ hợp
lý nguồn lực để cân đối doanh thu giữa các bộ phận nghiệp vụ.
- Tổng doanh thu của khách sạn đạt 2873 triệu đồng vào năm 2007 tăng 189 triệu
đồng, tương ứng tăng 7,04% so với năm 2006. Mức tăng trưởng này không phải là
nhiều nhưng cũng phần nào cho thấy được những nỗ lực của khách sạn Hoàng Hà
trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ đáp ứng được sự trông đợi của khách hàng.
+ Trong đó doanh thu từ dịch vụ lưu trú chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vào năm 2007
doanh thu lưu trú của khách sạn đạt 1957 triệu đồng tăng 147 triệu đồng, tương ứng
tăng 8,12% so với năm 2006. Tỷ trọng doanh thu lưu trú tăng 4,15%.
Có được kết quả khả quan như trên là do trong năm 2007 khách sạn đã đón
13315 lượt khách tăng 8,27% so với năm 2006, trong đó có 3935 lượt khách nội địa
tăng 23,35% và 9380 lượt khách quốc tế tăng 3,6%. Lượt khách quốc tế tương đối ổn
định, chủ yếu là khách Trung Quốc. Khách nội địa đến với khách sạn trong năm qua
chủ yếu là khách công vụ nên số ngày lưu trú tương đối dài, có khách lưu trú lại khách
sạn mấy tháng liền. Kết quả này cho thấy lĩnh vực kinh doanh lưu trú vẫn là lĩnh vực
kinh doanh chủ yếu của khách sạn. Do vậy khách sạn cần duy trì và đẩy mạnh phát
triển kinh doanh dịch vụ này hơn nữa.
+ Doanh thu từ ăn uống, cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh thu
của khách sạn. Cụ thể, 800 triệu đồng vào năm 2006 và đã tăng 74 triệu đồng, tương
ứng 9,25% vào năm 2007. Tỷ trọng doanh thu ăn uống tăng 1,61%. Trong những năm
vừa qua, doanh thu từ dịch vụ ăn uống chủ yếu thu được từ các đơn đặt hàng tổ chức
tiệc cưới, hội nghị, hội thảo của phường, còn khách lưu trú hầu như không sử dụng
dịch vụ ăn uống của khách sạn, chỉ có một số ít khách lẻ yêu cầu phục vụ ăn sáng tại
phòng.
+ Doanh thu từ các dịch vụ khác có xu hướng giảm, cụ thể đạt 74 triệu đồng vào
năm 2006 và 42 triệu đồng vào năm 2007, giảm 32 triệu đồng tương ứng giảm
43,24%. Do đó , tỷ trọng doanh thu từ các dịch vụ khác giảm 1,3%. Khách sạn Hoàng
Hà không được lợi thế về mặt diện tích, do đó gây khó khăn trong việc xây dựng các
Lưu Thúy Hà - K40 B3 32
Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại học Thương Mại
khu vực vui chơi giải trí, dẫn đến một số dịch vụ bổ sung ít ỏi như phòng massage và
phòng karaoke hầu như không có khách hàng sử dụng.
- Mặc dù doanh thu tăng 7,04% là điều đáng mừng nhưng bên cạnh đó tổng chi
phí cũng tăng tương đối mạnh. Vào năm 2006 đã là tương đối cao 1900 triệu đồng.
Tuy nhiên con số này lại tăng và vào năm 2007 con số này là 2112 triệu đồng tăng 212
triệu đồng, tương ứng tăng 11,16% so với năm 2006.
- Tỷ suất chi phí tăng 3,01% cho thấy khách sạn đã vượt chi về chi phí 87,34
triệu đồng. Tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của chi phí, cho thấy khách
sạn chưa có biện pháp quản lý chi phí hữu hiệu. Trong năm 2008 khách sạn cần chú ý
hơn trong vấn đề giảm chi phí.
+ Chi phí dành cho dịch vụ lưu trú là 960 triệu đồng vào năm 2006 và tăng thêm
240 triệu đồng trong năm 2007, tương ứng tăng 25% đồng thời dịch vụ này vượt chi về
chi phí 220,75 triệu đồng. Mức vượt chi này là do trong năm 2007 khách sạn đã đầu tư
sữa chữa một số phòng và hệ số sử dụng phòng không cao, 65%. Do đó, trong năm
2008 khách sạn cần tìm biện pháp nhằm tăng hiệu suất sử dụng phòng như giảm giá,
khuyến mãi giá trong trái vụ,…
+ Chi phí cho dịch vụ ăn uống cũng tăng 10,13% so với năm 2006 và vượt chi về
chi phí 6,9 triệu đồng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như: giá cả
nguyên liệu đầu vào như thực phẩm tăng, giá điện tăng; do bảo quản nguyên liệu
không tốt; lãng phí trong khâu chế biến hoặc thất thoát do khâu quản lý không tốt.
+ Chi phí dành cho dịch vụ khác là thấp nhất trong tổng chi phí và ngày càng có
xu hướng giảm. Trong năm 2007, doanh thu từ dịch vụ này giảm 43,24% do đó chi phí
cũng giảm 8%. Vấn đề đặt ra cho khách sạn là cần mở rộng các loại hình sản phẩm
dịch vụ khác để thu hút sự tiêu dùng của khách hàng.
- Tổng số lao động bình quân đều tăng và năm 2007 là 40 người tăng 5 người,
tương ứng tăng 14,29% so với năm 2006. Trong đó, số lao động trực tiếp là 35 người
vào năm 2007 tăng 5 người, tương ứng tăng 16,67% so với năm 2006.
- Do sự phân công và sử dụng lao động chưa hợp lý, đặc biệt là chưa có định
mức cụ thể cho lao động ở bộ phận buồng cho nên vào năm 2007 năng suất lao động
đã giảm 4,86 triệu đồng, tương ứng giảm 93,66% so với năm 2006.
- Tổng quỹ lương có xu hướng tăng vào năm 2007 là 750 triệu đồng, tăng 100
triệu so với năm 2006 tương ứng tăng 15,38%.
- Mức thuế phải nộp ngày càng cao và vào năm 2007 là 683trđ tăng 5,08% so với
năm 2006.
- Lợi nhuận vào năm 2006 tương đối thấp chỉ đạt 484trđ, nhưng vào năm 2007
đã đạt 761trđ tăng 277 triệu đồng tương ứng tăng 57,23%.
Lưu Thúy Hà - K40 B3 33
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot
 Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot

More Related Content

What's hot

Đề tài: Phân tích quá trình phục vụ À la carte tại nhà hàng Romeo and Juliet ...
Đề tài: Phân tích quá trình phục vụ À la carte tại nhà hàng Romeo and Juliet ...Đề tài: Phân tích quá trình phục vụ À la carte tại nhà hàng Romeo and Juliet ...
Đề tài: Phân tích quá trình phục vụ À la carte tại nhà hàng Romeo and Juliet ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...nataliej4
 
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...
Đề tài  Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...Đề tài  Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại khách sạn s...
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại khách sạn s...Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại khách sạn s...
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại khách sạn s...nataliej4
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp quản trị nhân sự tại khách sạn Đông Á, HAY
Luận văn: Thực trạng và giải pháp quản trị nhân sự tại khách sạn Đông Á, HAYLuận văn: Thực trạng và giải pháp quản trị nhân sự tại khách sạn Đông Á, HAY
Luận văn: Thực trạng và giải pháp quản trị nhân sự tại khách sạn Đông Á, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại viễ...
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại viễ...một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại viễ...
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại viễ...nataliej4
 
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ QUY TRÌNH PHỤC VỤ TIỆC CƯỚI TẠI TRUNG T...
 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ QUY TRÌNH PHỤC VỤ TIỆC CƯỚI TẠI TRUNG T... PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ QUY TRÌNH PHỤC VỤ TIỆC CƯỚI TẠI TRUNG T...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ QUY TRÌNH PHỤC VỤ TIỆC CƯỚI TẠI TRUNG T...hieu anh
 
Tổ chức kinh doanh nhà hàng - PGS.TS Trịnh Xuân Dũng
Tổ chức kinh doanh nhà hàng - PGS.TS Trịnh Xuân DũngTổ chức kinh doanh nhà hàng - PGS.TS Trịnh Xuân Dũng
Tổ chức kinh doanh nhà hàng - PGS.TS Trịnh Xuân DũngTrang Nguyễn Thị
 

What's hot (20)

Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàngLuận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
 
Đề tài: Phân tích quá trình phục vụ À la carte tại nhà hàng Romeo and Juliet ...
Đề tài: Phân tích quá trình phục vụ À la carte tại nhà hàng Romeo and Juliet ...Đề tài: Phân tích quá trình phục vụ À la carte tại nhà hàng Romeo and Juliet ...
Đề tài: Phân tích quá trình phục vụ À la carte tại nhà hàng Romeo and Juliet ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn park hyatt saigon đến năm...
 
Đề tài nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận housekeeping điểm cao
Đề tài nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận housekeeping  điểm caoĐề tài nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận housekeeping  điểm cao
Đề tài nâng cao chất lượng dịch vụ bộ phận housekeeping điểm cao
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng phục vụ tại khách sạn Nam Cường
Đề tài: Nâng cao chất lượng phục vụ tại khách sạn Nam CườngĐề tài: Nâng cao chất lượng phục vụ tại khách sạn Nam Cường
Đề tài: Nâng cao chất lượng phục vụ tại khách sạn Nam Cường
 
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...
Đề tài  Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...Đề tài  Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...
Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà mi...
 
Đề tài hoàn thiện cơ sở vật chất phòng khách sạn, RẤT HAY, 8Đ!
Đề tài hoàn thiện cơ sở vật chất phòng khách sạn, RẤT HAY, 8Đ!Đề tài hoàn thiện cơ sở vật chất phòng khách sạn, RẤT HAY, 8Đ!
Đề tài hoàn thiện cơ sở vật chất phòng khách sạn, RẤT HAY, 8Đ!
 
Đề tài: Hoạt động của bộ phận lễ tân và định hướng tại khách sạn Palace
Đề tài: Hoạt động của bộ phận lễ tân và định hướng tại khách sạn PalaceĐề tài: Hoạt động của bộ phận lễ tân và định hướng tại khách sạn Palace
Đề tài: Hoạt động của bộ phận lễ tân và định hướng tại khách sạn Palace
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Nhật Hạ 3
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Nhật Hạ 3Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Nhật Hạ 3
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Nhật Hạ 3
 
Báo cáo thực tập bộ phận f&b tại khách sạn kim đô
Báo cáo thực tập bộ phận f&b tại khách sạn kim đôBáo cáo thực tập bộ phận f&b tại khách sạn kim đô
Báo cáo thực tập bộ phận f&b tại khách sạn kim đô
 
Báo cáo thực tập: Nguồn nhân lực tại Khách sạn, ĐIỂM CAO
Báo cáo thực tập: Nguồn nhân lực tại Khách sạn, ĐIỂM CAOBáo cáo thực tập: Nguồn nhân lực tại Khách sạn, ĐIỂM CAO
Báo cáo thực tập: Nguồn nhân lực tại Khách sạn, ĐIỂM CAO
 
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại khách sạn s...
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại khách sạn s...Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại khách sạn s...
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại khách sạn s...
 
Đề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Hải Phòng, HAY
Đề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Hải Phòng, HAYĐề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Hải Phòng, HAY
Đề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Hải Phòng, HAY
 
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại khách sạn Nam Cường, HAY
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại khách sạn Nam Cường, HAYĐề tài: Công tác quản trị nhân sự tại khách sạn Nam Cường, HAY
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại khách sạn Nam Cường, HAY
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Tại Công Ty Du Lịch Vòng...
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp quản trị nhân sự tại khách sạn Đông Á, HAY
Luận văn: Thực trạng và giải pháp quản trị nhân sự tại khách sạn Đông Á, HAYLuận văn: Thực trạng và giải pháp quản trị nhân sự tại khách sạn Đông Á, HAY
Luận văn: Thực trạng và giải pháp quản trị nhân sự tại khách sạn Đông Á, HAY
 
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại viễ...
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại viễ...một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại viễ...
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại viễ...
 
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ QUY TRÌNH PHỤC VỤ TIỆC CƯỚI TẠI TRUNG T...
 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ QUY TRÌNH PHỤC VỤ TIỆC CƯỚI TẠI TRUNG T... PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ QUY TRÌNH PHỤC VỤ TIỆC CƯỚI TẠI TRUNG T...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ QUY TRÌNH PHỤC VỤ TIỆC CƯỚI TẠI TRUNG T...
 
Khóa luận: Chất lượng dịch vụ ăn uống của nhà hàng Hoàng Anh, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Chất lượng dịch vụ ăn uống của nhà hàng Hoàng Anh, 9 ĐIỂMKhóa luận: Chất lượng dịch vụ ăn uống của nhà hàng Hoàng Anh, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Chất lượng dịch vụ ăn uống của nhà hàng Hoàng Anh, 9 ĐIỂM
 
Tổ chức kinh doanh nhà hàng - PGS.TS Trịnh Xuân Dũng
Tổ chức kinh doanh nhà hàng - PGS.TS Trịnh Xuân DũngTổ chức kinh doanh nhà hàng - PGS.TS Trịnh Xuân Dũng
Tổ chức kinh doanh nhà hàng - PGS.TS Trịnh Xuân Dũng
 

Similar to Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot

Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội hieu anh
 
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn ...
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn ...Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn ...
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại City View Hotel, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại City View Hotel, 9 ĐIỂM!Đề tài: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại City View Hotel, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại City View Hotel, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
49 daothiha vh1003_3938
49 daothiha vh1003_393849 daothiha vh1003_3938
49 daothiha vh1003_3938Thêm Em
 
Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại City View Hotel
Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại City View HotelThực trạng công tác quản trị nhân lực tại City View Hotel
Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại City View HotelDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng Phố Nướng – Khách sạn ...
Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng Phố Nướng – Khách sạn ...Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng Phố Nướng – Khách sạn ...
Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng Phố Nướng – Khách sạn ...luanvantrust
 
Luận Văn Thực Trạng Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách sạn CIty
Luận Văn Thực Trạng Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách sạn CIty Luận Văn Thực Trạng Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách sạn CIty
Luận Văn Thực Trạng Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách sạn CIty Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Hoàn thiện chính sách sản phẩm của khách sạn century 492686
Hoàn thiện chính sách sản phẩm của khách sạn century 492686Hoàn thiện chính sách sản phẩm của khách sạn century 492686
Hoàn thiện chính sách sản phẩm của khách sạn century 492686jackjohn45
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà hàng The Gallery ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của  nhà hàng The Gallery ...Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của  nhà hàng The Gallery ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà hàng The Gallery ...luanvantrust
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

Similar to Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot (20)

Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Chuyên đề chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn công đoàn hà nội.doc
Chuyên đề chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn công đoàn hà nội.docChuyên đề chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn công đoàn hà nội.doc
Chuyên đề chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn công đoàn hà nội.doc
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Phòng Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Phòng Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Phòng Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Phòng Tại Khách Sạn
 
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn ...
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn ...Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn ...
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn ...
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Chất Lượng Dịch Vụ Phòn...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Chất Lượng Dịch Vụ Phòn...Báo Cáo Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Chất Lượng Dịch Vụ Phòn...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Chất Lượng Dịch Vụ Phòn...
 
Đề tài: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại City View Hotel, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại City View Hotel, 9 ĐIỂM!Đề tài: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại City View Hotel, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại City View Hotel, 9 ĐIỂM!
 
49 daothiha vh1003_3938
49 daothiha vh1003_393849 daothiha vh1003_3938
49 daothiha vh1003_3938
 
Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại City View Hotel
Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại City View HotelThực trạng công tác quản trị nhân lực tại City View Hotel
Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại City View Hotel
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
 
Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn.docx
Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ trong kinh  doanh khách sạn.docxCơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ trong kinh  doanh khách sạn.docx
Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn.docx
 
Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng Phố Nướng – Khách sạn ...
Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng Phố Nướng – Khách sạn ...Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng Phố Nướng – Khách sạn ...
Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng Phố Nướng – Khách sạn ...
 
Luận Văn Thực Trạng Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách sạn CIty
Luận Văn Thực Trạng Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách sạn CIty Luận Văn Thực Trạng Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách sạn CIty
Luận Văn Thực Trạng Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách sạn CIty
 
Hoàn thiện chính sách sản phẩm của khách sạn century 492686
Hoàn thiện chính sách sản phẩm của khách sạn century 492686Hoàn thiện chính sách sản phẩm của khách sạn century 492686
Hoàn thiện chính sách sản phẩm của khách sạn century 492686
 
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực cho Kh...
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực cho Kh...Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực cho Kh...
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực cho Kh...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà hàng The Gallery ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của  nhà hàng The Gallery ...Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của  nhà hàng The Gallery ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà hàng The Gallery ...
 
Đề tài: Công tác quản trị nhân lực tại khách sạn Sao Biển, HAY
Đề tài: Công tác quản trị nhân lực tại khách sạn Sao Biển, HAYĐề tài: Công tác quản trị nhân lực tại khách sạn Sao Biển, HAY
Đề tài: Công tác quản trị nhân lực tại khách sạn Sao Biển, HAY
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Ngọc Lan - Đà Lạt.doc
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Ngọc Lan - Đà Lạt.docGiải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Ngọc Lan - Đà Lạt.doc
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Ngọc Lan - Đà Lạt.doc
 
Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng phố nướng – khách sạn ...
Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng phố nướng – khách sạn ...Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng phố nướng – khách sạn ...
Các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng phố nướng – khách sạn ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cực hot

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nhiều năm gần đây, cùng với xu thế của thời đại, Việt Nam đang từng bước hội nhập với các nước trên thế giới ở rất nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Nền kinh tế phát triển kéo theo sự thay đổi rõ rệt trong đời sống con người, nhu cầu của họ cũng thay đổi ngày phong phú và phức tạp hơn. Để đáp ứng nhu cầu đó thì sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ là một tất yếu khách quan. Ngành kinh doanh khách sạn – du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, có đóng góp rất lớn vào nền kinh tế chung của cả nước. Hệ thống khách sạn của nước ta đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, nhiều khách sạn được xây dựng mới và đi vào hoạt động khiến cạnh tranh trên thị trường diễn ra gay gắt, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM… Để tồn tại, phát triển và đi vào hoạt động có hiệu quả, các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn – du lịch không chỉ tạo cho mình lợi thế về cơ sở vật chất kỹ thuật mà còn phải tạo ra một nét độc đáo riêng có trong chất lượng dịch vụ cung cấp. Hoạt động kinh doanh lưu trú là hoạt động chủ yếu ở hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn ở nước ta. Nó đóng góp phần lớn vào doanh số, lợi nhuận của các doanh nghiệp này. Nhưng trên thực tế ở rất nhiều khách sạn quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh với các khách sạn khác trên địa bàn là bài toán khó cần được giải quyết. Khách sạn Hoàng Hà là khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao đã và đang rất cố gắng để có thể ngày một nâng cao chất lượng phục vụ khách lưu trú thỏa mãn nhu cầu của họ, đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình và thực sự coi chất lượng dịch vụ như một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nâng cao chất lượng dịch vụ là vấn đề cấp thiết đặt ra đối với khách sạn Hoàng Hà, nó ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu, lợi nhuận của khách sạn cũng như khả năng chiếm lĩnh vị trí trên thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của việc này, qua quá trình thực tập tại khách sạn Hoàng Hà, em chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà” để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Lưu Thúy Hà - K40 B3 1
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng dịch vụ phòng. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà trong thời gian từ 14/02 đến 15/04/2008 và số liệu kinh doanh của khách sạn trong 2 năm 2006 và 2007. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. - Phương pháp tiếp cận hệ thống - Phương pháp thu thập thông tin + Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp từ sách, báo, tạp chí, từ khách sạn Hoàng Hà. + Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: phương pháp điều tra, khảo sát thực tế... - Phương pháp phân tích tổng hợp: Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê,...từ đó tổng hợp thành các vấn để cốt lõi nhất, chung nhất, bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dịch vụ phòng. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận chung về nâng cao chất lượng dịch vụ phòng trong khách sạn. Chương 2: Thực trạng chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà. Lưu Thúy Hà - K40 B3 2
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ PHÒNG TRONG KHÁCH SẠN 1.1. Khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành dịch vụ phòng trong khách sạn 1.1.1. Khái niệm dịch vụ phòng Có rất nhiều khái niệm về dịch vụ. Một khái niệm dịch vụ hiện được sử dụng rộng rãi là khái niệm dịch vụ theo định nghĩa của ISO-9004-2:1991E: “Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp và khách hàng, cũng như nhờ các hoạt động của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”. Hay dịch vụ là kết quả của những hoạt động không thể hiện bằng những sản phẩm vật chất, nhưng bằng tính hữu ích của chúng và có giá trị kinh tế như thương mại, y tế, giáo dục, du lịch… Từ khái niệm trên đây, ta có thể đưa ra khái niệm về dịch vụ phòng như sau: Dịch vụ phòng là kết quả mang lại nhờ hoạt động tương tác giữa khách hàng và khách sạn, là những dịch vụ chính mà khách sạn cung cấp cho khách hàng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi của họ. Theo cơ cấu tiêu dùng thì dịch vụ trong khách sạn bao gồm hai loại dịch vụ là: dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung. Dịch vụ cơ bản là những dịch vụ được tạo ra để thoả mãn những nhu cầu cơ bản của khách hàng như: ăn uống, ngủ nghỉ. Bởi lẽ, khách đến với khách sạn hầu hết là khách đi du lịch từ các vùng, quốc gia khác nên nhu cầu của họ là tìm kiếm một chỗ nghỉ ngơi, thưởng thức các món ăn đặc trưng của vùng miền đó. Do vậy, dịch vụ cơ bản là điều kiện để khách sạn hoạt động và là lý do chính để khách hàng tìm đến với khách sạn. Bên cạnh đó, dịch vụ bổ sung là những dịch vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu không thường xuyên của khách hàng như: massage, cắt tóc, gội đầu, karaoke…Thế nhưng ngày nay một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn sẽ rất khó tồn tại nếu thiếu các dịch vụ bổ sung. Theo cơ cấu tiêu dùng, dịch vụ phòng cũng có thể được hiểu như sau: Dịch vụ phòng là một trong những dịch vụ cơ bản của khách sạn, bao gồm phòng ở và các dịch vụ đi kèm nhằm thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi của khách tại khách sạn. Mọi doanh nghiệp kinh doanh khách sạn đều coi dịch vụ phòng là dịch vụ kinh doanh chính của khách sạn, bởi lẽ dịch vụ này hàng năm đóng góp rất lớn vào doanh Lưu Thúy Hà - K40 B3 3
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại thu của khách sạn và từ dịch vụ này nảy sinh các dịch vụ khác tạo thành một hệ thống các dịch vụ có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh của khách sạn. 1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ phòng Dịch vụ phòng mang đầy đủ các đặc điểm của sản phẩm dịch vụ, bao gồm 7 đặc điểm cơ bản dưới đây: a. Tính vô hình một cách tương đối:Không giống như các sản phẩm hàng hoá thông thường, trước khi mua khách hàng có thể nghiên cứu về các thuộc tính của hàng hoá đó và sau khi mua khách hàng được sở hữu chúng, cầm nắm và mang đi được còn đối với sản phẩm dịch vụ thì hiếm khi khách hàng nhận được một sản phẩm thực từ kết quả của hoạt động dịch vụ, kết quả thường là sự trải qua hơn là sự sở hữu. Dịch vụ phòng cũng vậy, khi khách lưu trú tại khách sạn, khách sẽ được hưởng các dịch vụ trong phòng như được nằm ngủ trên chiếc giường trải ga trắng tinh, sạch sẽ và êm ái, được nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh, được trang trí đẹp, phòng được dọn dẹp hàng ngày,…nhưng khi rời khỏi khách sạn thì khách hàng dù muốn cũng không thể mang những thứ tuyệt vời trên đi được, những thứ đó mãi mãi thuộc về khách sạn. Vậy khách hàng đã nhận được những gì? Cái mà họ nhận được đó là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn tại khách sạn mà sau đó họ cảm thấy khoẻ khoắn hơn, hưng phấn hơn, vui và trẻ hơn. Đó chính là tính vô hình của dịch vụ phòng hay dịch vụ nói chung. Tuy nhiên, dịch vụ hay dịch vụ phòng vẫn tồn tại những yếu tố hữu hình đó là cơ sở vật chất trong khách sạn, trang thiết bị, tiện nghi trong phòng. Đây là những cái khách hàng có thể nhìn thấy và đánh giá chất lượng của chúng, từ đó họ sẽ đưa ra các kết luận về chất lượng dịch vụ phòng hay chất lượng dịch vụ trong khách sạn nói chung. Do đó, cách tốt nhất để khắc phục tính vô hình của dịch vụ phòng là phải làm tăng các yếu tố hữu hình nhằm làm tăng tính thuyết phục đối với khách hàng. Cụ thể là, khách sạn cần đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất, các trang thiết bị sang trọng có tính thẩm mỹ cao, làm kích thích cảm giác của khách hàng đồng thời tạo niềm tin và sự an toàn nơi họ. b. Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ: Với sản phẩm dịch vụ thì cung cầu không thể tách rời nhau do tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng, điều này có nghĩa là khi khách hàng có nhu cầu thì lúc đó quá trình sản xuất mới diễn ra và sản xuất đến đâu tiêu dùng đến đó hoặc sản xuất chỉ diễn ra trước đó ít phút. Quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra tại cùng một thời điểm và cùng một địa điểm. Đây cũng là điểm khác biệt với hàng hoá thông thường hầu hết phải trải qua ba khâu sản xuất, lưu Lưu Thúy Hà - K40 B3 4
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại thông, tiêu dùng và giữa quá trình sản xuất và tiêu dùng bao giờ cũng có sự tách biệt về không gian và thời gian. Cũng chính bởi đặc điểm này khiến cho người tiêu dùng khó có thể kiểm tra sản phẩm hỏng và đối với người phục vụ cũng khó khăn trong việc sửa sai khi cung cấp dịch vụ. Sản phẩm dịch vụ chỉ được sản xuất khi có yêu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, có thể xem khách hàng là “nguyên liệu đầu vào” của quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ. Để thoả mãn yêu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ là điều không thể biết trước nên việc sai hỏng là rất khó tránh khỏi, chính vì thế để tỷ lệ này là thấp nhất có thể các nhà cung cấp cần xây dựng sẵn các biện pháp để khắc phục những trường hợp xấu có thể xảy ra bên cạnh việc tạo ra sản phẩm. Để làm được điều này thì các nhà quản lý khách sạn cần phải xây dựng một quy trình rõ ràng, linh hoạt trong mọi tình huống và yêu cầu khác nhau của khách hàng. Cụ thể, đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, hiểu và nắm rõ các bước của quy trình sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ. c. Sự tham gia của khách hàng trong qúa trình tạo ra dịch vụ: Như đã nói ở trên, khách hàng được xem như là “nguyên liệu đầu vào” của quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ. Không có các yêu cầu của khách hàng đồng nghĩa với việc sẽ không có nguồn cầu thì tất yếu sẽ không có nguồn cung. Nhà sản xuất không có cơ sở để tạo ra các sản phẩm dịch vụ hoặc nếu có tạo ra thì sẽ không có đối tượng phục vụ. Như thế sẽ không tồn tại cái gọi là “dịch vụ”. Cụ thể hơn với dịch vụ phòng, khi khách hàng đến khách sạn, họ đưa ra yêu cầu muốn đặt phòng để nghỉ thì khi đó các dịch vụ phòng như là dọn dẹp phòng, thay ga gối, hút bụi, giặt là… mới bắt đầu được thực hiện thường xuyên hơn. Và trong quá trình khách hàng nghỉ ngơi tại khách sạn cũng là khoảng thời gian quá trình dịch vụ đang diễn ra và khách hàng là người đang tham gia vào quá trình sản xuất cùng với các nhân viên của khách sạn hoặc là về mặt trí tuệ hay là về mức độ tình cảm. Khách hàng không chỉ tham gia vào qúa trình tạo ra dịch vụ với vai trò là người tiêu dùng dịch vụ mà còn đóng vai trò như một yếu tố đầu vào không thể thiếu. Như vậy, sự có mặt của khách hàng là rất quan trọng và sự tham gia của khách hàng có ý nghĩa quyết định trong việc tạo ra sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên để khách hàng nói lên những yêu cầu của họ thì phía các nhà cung ứng cần phải khảo sát, phân tích và nghiên cứu nhu cầu của khách hàng một cách kỹ lưỡng để xây dựng chính sách sản phẩm dịch vụ cho khách sạn. d. Tính không đồng nhất: Thông thường dịch vụ bị cá nhân hoá nên rất khó đưa ra các tiêu chuẩn dịch vụ. Mỗi khách hàng có thói quen, sở thích không giống nhau do Lưu Thúy Hà - K40 B3 5
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại sự khác nhau về khu vực địa lý, sự ảnh hưởng của các nền văn hoá khác nhau tới lối sống, sự khác nhau về tâm sinh lý, trình độ hiểu biết, kinh nghiệm…nên họ có những yêu cầu, mức độ hài lòng, thái độ, cách ứng xử,…khác nhau. Để khắc phục đặc điểm này nhà cung ứng và đặc biệt là nhân viên phục vụ - những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng phải có sự đồng cảm với khách hàng. Đây là kỹ năng có tính chất quyết định trong việc cung ứng dịch vụ tuyệt hảo cho khách hàng. Chính những yếu tố này làm tăng thêm niềm tin, tình yêu đối với công việc của nhân viên, từ đó giúp họ có thể hạn chế những áp lực tâm lý có thể xảy ra cho hai bên. e. Tính dễ hư hỏng và không cất giữ được: Do tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng nên sản phẩm dịch vụ không cất giữ được và rất dễ bị hư hỏng. Các nhà cung ứng dịch vụ không thể bán tất cả các sản phẩm của mình sản xuất ở hiện tại và lại càng không có cơ hội để chuyển nó sang bán ở thời điểm sau đó. Trong khách sạn-du lịch điều này rất dễ thấy đặc biệt ở dịch vụ phòng của khách sạn. Khi một phòng của khách sạn bị bỏ phí một đêm thì nó không thể bán lại được. Tương tự thời gian của các nhân viên dịch vụ du lịch không thể dành cho lúc cao điểm. Để hạn chế đặc điểm này, các khách sạn cần xây dựng các chiến lược phát triển nhằm thu hút khách và giữ khách ở lại lâu dài, tránh lãng phí. Bên cạnh đó đòi hỏi khách sạn phải cung cấp nhiều sản phẩm cao hơn sự mong đợi của khách. Đồng thời cần cập nhật thông tin hàng ngày để đánh giá tình hình kinh doanh, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp. f. Kiểm tra chất lượng dịch vụ trước khi bán là rất khó: Do tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng nên không có thời gian để kiểm tra chất lượng sản phẩm dịch vụ trước khi bán cho khách hàng, vì vậy cần sản xuất sản phẩm dịch vụ theo triết lý ISO- 9000: “Làm đúng ngay từ đầu là hiệu quả nhất”.Cụ thể của triết lý này đó là phải làm đúng các thao tác, các bước trong quy trình nghiệp vụ ngay từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng - sản phẩm đến tay khách hàng. Việc kiểm tra chất lượng dịch vụ trước khi bán tuy là khó nhưng không phải không thực hiện được vì dịch vụ được tạo ra theo một quy trình tương đối nhất định, do đó ta có thể kiểm tra theo từng công đoạn, từng bước trong quy trình. Ví dụ đối với dịch vụ phòng, ban đầu ta có thể kiểm tra mức độ đầy đủ của hệ thống trang thiết bị trong phòng, rồi đến sự sạch sẽ, sức hoạt động của các đồ đạc thiết bị trong phòng nếu có hỏng hóc rất dễ để thay thế…Tóm lại là khách sạn có thể sửa sai. Mặc dù không đơn giản nhưng công tác kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên để đánh giá và phân tích làm cơ sở cho công việc cải tiến chất lượng và làm cho nhân viên tự ý thức được trách nhiệm của mình trong công việc. Ngoài các đặc điểm trên, dịch vụ phòng còn mang một số đặc điểm của dịch vụ khách sạn khác như: Lưu Thúy Hà - K40 B3 6
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại * Tính cố định: Khách sạn được xây dựng tại một địa điểm cố định và xa nơi cư trú thường xuyên của khách. Sản phẩm dịch vụ phòng không thể vận chuyển từ nơi này đến nơi khác được. Do đó, nếu muốn sử dụng dịch vụ của khách sạn thì khách phải đến tận nơi để sử dụng dịch vụ. Tính cố định còn được thể hiện ở việc khách sạn không thể mở rộng hay thu hẹp số lượng phòng một cách thường xuyên, liên tục được. Điều này có nghĩa là, khách sạn dù muốn cũng không thể thu hẹp phòng để giảm bớt chi phí vào thời điểm trái vụ, cũng như không thể xây thêm phòng để đáp ứng nhu cầu của khách vào thời điểm chính vụ. Với tính cố định của dịch vụ, khi cung lớn hơn cầu thì tất yếu chất lượng dịch vụ sẽ có xu hướng giảm xuống. Để khắc phục tính cố định của dịch vụ, khách sạn cần tổ chức tốt công tác dự báo thị trường, thường xuyên cập nhật thông tin, công tác điều phối và sử dụng một số chính sách thay đổi theo từng thời điểm như việc giảm giá phòng, tăng dịch vụ nổi trội, tăng thêm lợi ích cho khách vào trái vụ… 1.1.3. Các yếu tố cấu thành dịch vụ phòng Căn cứ vào khái niệm dịch vụ thì dịch vụ phòng được cấu thành bởi 2 yếu tố, đó là: Khách hàng và nhà cung cấp. Hình 1.1. Các yếu tố cấu thành dịch vụ phòng khách sạn Khách sạn sẽ cung cấp các sản phẩm dịch vụ thoả mãn nhu cầu của khách hàng và ngược lại khách hàng sẽ là người cung cấp các thông tin phản hồi giúp khách sạn ngày càng hoàn thiện sản phẩm của mình. 1.1.3.1. Khách hàng Qua việc nghiên cứu các đặc điểm của dịch vụ phòng ta thấy để thoả mãn các nhu cầu của khách hàng thì một phần phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ phòng của khách sạn còn phần lớn phụ thuộc vào tâm lý của họ. Như ta đã biết tâm lý mỗi con người không giống nhau, ta không thể đối xử với họ theo cùng một cách. Hơn thế nữa, nhu cầu của khách hàng được coi yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất dịch vụ và khách hàng là người tham gia vào trong quá trình đó. Chính vì vậy, để bảo toàn cho sự tồn tại và phát triển của mình ngành dịch vụ nói chung và ngành kinh doanh dịch vụ Lưu Thúy Hà - K40 B3 7 Khách sạn Khách hàng Dịch vụ phòng Thông tin phản hồi
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại khách sạn nói riêng phải tìm hiểu nhu cầu, tâm lý khách hàng thông qua việc nghiên cứu hai lý thuyết lớn đó là: Lý thuyết về nhu cầu và Lý thuyết về sự trông đợi. * Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow: Các khách hàng giao dịch với công ty dịch vụ để thoả mãn nhu cầu, do đó các công ty cần nghiên cứu một trong những lý thuyết có tầm ảnh hưởng lớn nhất là lý thuyết nhu cầu của Abrham Maslow đưa ra vào năm 1940. Hình 1.2. Bậc thang nhu cầu của Maslow Theo Abrham Maslow, nhu cầu của con người được chia ở 5 cấp độ, theo cung bậc từ thấp đến cao như sau: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự hoàn thiện. + Nhu cầu sinh lý: Đây là mức độ thấp nhất trong bậc thang nhu cầu của Maslow, bao gồm các nhu cầu về ăn, ở, đi lại,…Các công ty kinh doanh khách sạn-du lịch cần cung cấp các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu này và cần đặc biệt chú ý đến tâm lý của khách hàng khi họ đói và mệt mỏi. Những người làm trong ngành kinh doanh khách sạn có sự tương tác đầu tiên khi khách mệt mỏi sau một chuyến đi dài. Do vậy, khách sạn cần nắm bắt được tâm lý này của khách để nhanh chóng bố trí phòng cho họ, giúp đưa họ và hành lý lên phòng và khi đó chắc chắn rằng phòng đã ở tư thế sẵn sàng đón tiếp khách tức là mọi thứ phải thật đầy đủ và sạch sẽ. Vì khi đó khách hàng thường khó tính hơn, họ rất nhạy cảm với vấn đề họ được đối xử như thế nào.Và Donal Davidoff cũng đã ra quy luật thứ hai của dịch vụ là “Tạo ra ấn tượng đầu tiên với khách hàng là quan trọng nhất”. Quy luật này nhấn mạnh sự khó khăn của việc tạo ra ấn tượng đầu tiên, vì vậy yêu cầu người cung cấp dịch vụ cần phải chú tâm đặc biệt tới nhu cầu của khách hàng ở những giờ phút đầu tiên mang tính chất quyết định này. + Nhu cầu an toàn: Khi nhu cầu sinh lý được thoả mãn, con người nảy sinh nhu cầu về sự an toàn. Khách hàng mong muốn họ được đảm bảo cả về tính mạng cũng như tài sản trong quá trình lưu trú tại khách sạn. Nhu cầu an toàn được thể hiện cụ thể Lưu Thúy Hà - K40 B3 8 Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu tự hoàn thiện Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu sinh lý
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại đó là, họ mong muốn có một phòng nghỉ an toàn cùng các trang thiết bị, tiện nghi sinh hoạt luôn hoạt động tốt và đảm bảo không gây ra bất kỳ sự cố nguy hiểm đến tính mạng nào. Việc đảm bảo cho nhu cầu an toàn của khách là trách nhiệm của bộ phận an ninh trong khách sạn. + Nhu cầu xã hội: Song hành cùng với sự tồn tại của con người bao gồm rất nhiều các mối quan hệ từ đơn giản đến phức tạp trong và ngoài gia đình. Các mối quan hệ này giúp con người nâng cao hiểu biết về mọi mặt của cuộc sống, từ đó giúp hoàn thiện bản thân mỗi người. Chính vì thế mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh ai ai cũng luôn cần và muốn được giao tiếp với cộng đồng. Điều này muốn nói lên rằng, các nhân viên trong lĩnh vực khách sạn nói riêng và nhân viên trong lĩnh vực dịch vụ nói chung ngoài việc không ngừng hoàn thiện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình mà còn phải học các kỹ năng giao tiếp với khách nhằm tạo ấn tượng tốt ngay từ giây phút đầu tiên. + Nhu cầu được tôn trọng: Bao gồm các nhu cầu về sự thành đạt, ưu thế, sự thừa nhận, tự do. Trong khách sạn, đó là sự bình đẳng trong cách đối xử, họ cần được chú ý và có quyền được quan tâm như nhau. Do đó, các nhân viên phục vụ phòng không chỉ tiếp nhận các yêu cầu từ khách mà còn phải tìm hiểu sở thích của từng người, từng nhóm người, tôn trọng những sở thích riêng đó nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách giúp cho khách cảm nhận được rằng họ đang được quan tâm. + Nhu cầu tự hoàn thiện: Đây là bậc nhu cầu cao nhất trong tháp nhu cầu của Maslow. Đó là nhu cầu để nhận ra tiềm năng thực sự của ai đó. Trong mọi hoạt động con người luôn muốn thể hiện khả năng của bản thân mình và khả năng đó phải được người khác thừa nhận. Khi có nhu cầu này khách hàng thường dễ tính hơn vì họ hiểu rằng không có cái gì là hoàn hảo nên tâm lý thường thoải mái, dễ bằng lòng với mọi thứ. Nhân viên giao tiếp cần nhanh chóng phát hiện ra đặc điểm này để có cách phục vụ thích hợp thì dễ thu được kết quả cao. Tóm lại, khi nghiên cứu bậc thang nhu cầu của Maslow cần chú ý rằng bậc thang nhu cầu rất năng động, nó thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh. Hành vi ứng xử thường được quyết định bởi một sự kết hợp các nhu cầu. Sự thoả mãn và không thoả mãn chỉ mang tính chất tương đối và không nhất thiết phải đáp ứng tất cả các nhu cầu. * Lý thuyết về sự trông đợi của Donald M. Davidoff: Một quy luật dịch vụ cho rằng, nếu khách hàng trông đợi một mức nhất định về dịch vụ và cảm nhận rằng sự tương đương hay mức cao hơn đã được tạo ra, họ sẽ thoả mãn. Tuy nhiên khi một dịch vụ tốt được thực hiện mà sự trông đợi của khách hàng cao hơn thì họ sẽ không thoả mãn. Điều đó yêu cầu các khách sạn và bộ phận kinh Lưu Thúy Hà - K40 B3 9
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại doanh lưu trú phải quản lý được sự trông đợi của khách hàng. Donald M. Davidoff cho rằng sự trông đợi đó bao gồm 7 loại trông đợi sau: - Sự sẵn sàng: Khách hàng luôn trông đợi được đáp ứng nhu cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả như phòng ở sạch sẽ, mọi thứ đều đầy đủ và hoạt động tốt. Điều này đòi hỏi nhân viên bộ phận phòng phải có bước chuẩn bị thật tốt. - Cư xử tao nhã: Ai cũng muốn được đối xử tử tế, khách hàng cũng thế. Họ lưu trú tại khách sạn không chỉ muốn tìm một chỗ nghỉ qua đêm mà họ muốn được đối xử tuyệt vời hơn so với sự đối xử nếu như họ nghỉ ở các nhà nghỉ bình dân. Khách hàng trông đợi ở các nhân viên những hành động lịch sự, cư xử tao nhã và mềm mỏng ngay cả khi mà họ cảm thấy khó chịu và tỏ thái độ bực bội với dịch vụ của khách sạn. Nhân viên bộ phận phòng cần chú ý hơn trong việc hạn chế cảm xúc trước những đòi hỏi hay phàn nàn quá đáng của khách. - Sự chú ý cá nhân: Dù họ đến từ đâu và họ làm nghề gì thì tất thảy mọi khách hàng đều trông đợi được đối xử một cách đặc biệt, được quan tâm và quan trọng trong mắt người khác. Họ muốn mình là cá nhân duy nhất, được phục vụ tận tình và đặc biệt nếu nhân viên bộ phận phòng nhớ được tên của khách hàng thì quả là một điều tuyệt vời. Đôi khi khách hàng muốn được gọi thân mật bằng tên của họ thay vì thưa quý khách. - Sự đồng cảm: Khách hàng trông đợi nhân viên hiểu cái mà họ quan tâm và đáp ứng cái họ cần. Khi có cùng suy nghĩ, cùng cảm nhận giúp quá trình phục vụ được thuận lợi tạo được sự thân thiện trong mối quan hệ giữa nhân viên và khách hàng. Sự đồng cảm đôi khi bắt nguồn từ sự nhạy cảm. - Kiến thức nghề nghiệp: Đây là trông đợi đầu tiên quan trọng của khách hàng. Nhân viên mà không có trình độ chuyên môn, kiến thức nghề nghiệp thì họ không thể cung cấp dịch vụ tốt cho khách hàng bất kể họ đáp ứng được các trông đợi khác của khách hàng. Điều này đặt ra một yêu cầu về công tác đào tạo nhân sự đối với các nhà quản trị và nhân viên trong khách sạn. - Tính kiên định: Các khách hàng muốn nhận được câu trả lời như nhau từ các nhân viên về các thắc mắc của họ. Điều này thể hiện sự trung thực và kiến thức nghề nghiệp vững vàng của nhân viên. Muốn vậy từ trưởng bộ phận phòng tới nhân viên phục vụ phòng đều phải nằm lòng các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ phòng cũng như các thông tin về khách sạn và các dịch vụ trong khách sạn. - Tính đồng đội: Trước hết thể hiện ở sự hợp tác thân thiện giữa quản lý và nhân viên. Tính đồng đội nêu cao tinh thần hỗ trợ lẫn nhau, giúp người là một niềm vui, trên dưới đồng lòng hiệp sức, mọi nhân viên đều làm tốt vai trò của mình nhằm thực hiện mục tiêu lớn nhất đó là đem đến cho khách hàng dịch vụ phòng tuyệt vời nhất. Lưu Thúy Hà - K40 B3 10
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Hiểu được những trông đợi của khách hàng có tính chất quyết định để cung ứng mức dịch vụ làm cho khách hàng thấy được họ đã nhận được chất lượng tương xứng với đồng tiền của mình. Việc nghiên cứu hai lý thuyết trên là công việc đầu tiên, bắt buộc đối với bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nào, đặc biệt là các khách sạn. Một khi ta đã hiểu được khách hàng muốn gì, họ mong chờ điều gì và diễn biến tâm lý của họ thì sẽ rất đơn giản trong việc làm thoả mãn họ. 1.1.3.2. Khách sạn Khách sạn là nơi tạo ra và cung cấp dịch vụ thoả mãn khách hàng. Nhưng để có được hệ thống các sản phẩm dịch vụ sẵn sàng thoả mãn khách hàng đòi hỏi phải có sự kết hợp, hỗ trợ của nhiều bộ phận có liên quan. Các bộ phận đó phải được tổ chức một cách khoa học dựa trên một mô hình quản trị đã được nghiên cứu từ trước. Để quản lý quá trình cung ứng dịch vụ có nhiều mô hình quản lý khác nhau. * Mô hình quản lý theo mục tiêu tài chính - MBO MỤC TIÊU TÀI CHÍNH THƯỞNG PHẠT GIÁM ĐỐC KIỂM TRA GIAO NHIỆM VỤ ĐỊNH HƯỚNG O HAY R Hình 1.3. Mô hình quản lý theo mục tiêu tài chính - MBO Hiện nay, đang tồn tại hai mô hình quản lý khác nhau, đó là mô hình quản lý theo mục tiêu tài chính – MBO (Management By Financial Objective) và mô hình quản lý theo quá trình – MBP (Management By Process). Việc áp dụng hai mô hình này có ảnh hưởng rất lớn đến sự thoả mãn khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. MBO hay còn gọi là mô hình quản lý truyền thống. MBO tập trung vào mục tiêu lợi nhuận bằng cách tăng doanh thu, giảm chi phí. MBO được tổ chức theo cơ cấu dọc, dày, trực tuyến, lãnh đạo theo kiểu tập quyền với Ban giám đốc ở trên, rồi đến các nhà quản lý tầm trung và dưới cùng là nhân viên giao tiếp. Khi thực hiện theo MBO, tất cả quyền lực nằm ở Ban giám đốc. Họ lập kế hoạch, quy trình, chính sách đáp ứng hoàn chỉnh các khâu khác. Quản lý tầm trung bị hạ xuống vai trò giám sát các nhân viên nhằm đảm bảo sự phục tùng các chính sách và quy trình đã đưa ra. Nhân viên phải phục tùng các quy tắc và quy định hơn việc thoả mãn các nhu cầu khách hàng. Với Lưu Thúy Hà - K40 B3 11 O
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại kiểu tổ chức này, nhân viên giao tiếp và khách hàng nằm ở đáy mô hình, bộ máy quản lý ở trên cao tách biệt với khách hàng nên không thể hiểu và đoán biết được nhu cầu của khách hàng. Nhân viên giao tiếp không có quyền lực trong việc chủ động cung cấp dịch vụ cho khách hàng nên rất khó khăn trong việc thoả mãn nhu cầu khách hàng. * Mô hình quản lý theo quá trình MBP còn gọi là mô hình quản lý hiện đại – mô hình quản lý hướng tới khách hàng. Đây là mô hình chủ yếu của ISO 9000 và TQM. MBP nhằm tạo ra và đưa tới cho khách hàng những lợi ích tốt nhất. QUÁ TRÌNH HỖ TRỢ TẠO ĐIỀU KIỆN ĐÀO TẠO UỶ QUYỀN ĐỊNH HƯỚNG P Hình 1.4: Mô hình quản lý theo quá trình - MBP Mô hình MBP được tổ chức theo cơ cấu ngang, mỏng, chéo, lãnh đạo theo kiểu uỷ quyền với nhân viên giao tiếp ở trên, rồi đến các nhà quản lý tầm trung và Ban giám đốc ở dưới cùng. Trong mô hình này, khách hàng thực sự được ưu tiên nhất. Lãnh đạo cao cấp ra quyết định về các mục tiêu của doanh nghiệp, các chính sách phục vụ khách hàng và các nhu cầu của họ như là các tiêu thức để ra quyết định. Quản lý tầm trung phân phối nguồn lực trên cơ sở cái gì là cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các giám sát được quyền khen thưởng, kỷ luật nhân viên trên cơ sở khả năng và sự tận tình của họ khi phục vụ khách hàng, không phải vì các quy tắc của doanh nghiệp. Mặt khác, các giám sát sẵn sàng can thiệp khi cần thiết để đẩy nhanh tốc độ cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Nhân viên giao tiếp có trách nhiệm to lớn trong việc đáp ứng các nhu cầu khách hàng, vì vậy với MBP Ban giám đốc trao quyền lực cho các nhân viên giao tiếp. Điều này giúp họ có khả năng hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ cao nhất và tối đa hoá khả năng của họ. Lưu Thúy Hà - K40 B3 12 A B C D
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Như vậy mô hình quản lý hiện đại là một quá trình được định hướng. Một cấu trúc tổ chức theo chức năng, nhiều tầng nấc truyền thống bị loại bỏ để tạo ra một tổ chức mới cơ động hơn và hướng tới việc đáp ứng hoàn hảo nhu cầu khách hàng. 1.2. Chất lượng dịch vụ phòng trong khách sạn 1.2.1. Khái niệm chất lượng dịch vụ phòng Theo TCVN và ISO-9000, thì chất lượng dịch vụ là mức phù hợp của sản phẩm dịch vụ thoả mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người mua. Chất lượng dịch vụ là sự tạo nên trìu tượng, khó nắm bắt bởi các đặc tính riêng có của dịch vụ, sự tiếp cận chất lượng được tạo ra trong quá trình cung cấp dịch vụ, thường xảy ra trong sự gặp gỡ giữa khách hàng và nhân viên giao tiếp. Chất lượng dịch vụ chính là sự thoả mãn khách hàng được xác định bởi việc so sánh giữa chất lượng cảm nhận và chất lượng trông đợi. Ta có công thức so sánh như sau: S = P – E ( Satisfaction = Perception – Expectation) Trong đó: S là chất lượng dịch vụ P là sự thoả mãn của khách hàng sau khi tiêu dùng dịch vụ E là sự mong đợi của khách về chất lượng dịch vụ trước khi tiêu dùng Hình 1.4. Mô hình về chất lượng dịch vụ Qua mô hình trên ta thấy, mối quan hệ giữa sự trông đợi và sự cảm nhận thực tế của khách hàng sau khi trải qua dịch vụ là căn cứ để khách sạn xây dựng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ và với mỗi chỉ tiêu cụ thể khách sạn đánh giá được chất lượng dịch vụ đang ở mức nào (cao, tương đối hay thấp). Từ đây chúng ta có thể đưa ra khái niệm về chất lượng dịch vụ phòng như sau: “Chất lượng dịch vụ phòng là mức độ phù hợp của dịch vụ phòng mà khách sạn cung ứng nhằm thoả mãn các yêu cầu đặt ra của khách trong quá trình lưu trú”. Lưu Thúy Hà - K40 B3 13 Thông tin bằng lời Nhu cầu cá nhân Kinh nghiệm từ trước Dịch vụ trông đợi Dịch vụ cảm nhận Chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ - Sự tin cậy - Tinh thần trách nhiệm - Sự đảm bảo - Sự đồng cảm - Tính hữu hình Chất lượng dịch vụ được cảm nhận 1. Chất lượng dịch vụ vượt quá trông đợi (P > E) 2. Chất lượng dịch vụ thỏa mãn (P = E) 3. Chất lượng dịch vụ dưới mức trông đợi (P < E)
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Hay “Chất lượng dịch vụ phòng là chất lượng phòng ở và chất lượng của các dịch vụ đi kèm”. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ phòng Từ việc nghiên cứu khái niệm dịch vụ phòng ta có thể đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng dịch vụ phòng như sau: 1.2.2.1. Chất lượng phòng ở Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố đầu tiên giúp khách hàng có thể đánh giá ngay được chất lượng dịch vụ phòng của khách sạn, bởi lẽ nó mang tính hữu hình mà tính hữu hình thực tế lại là thông điệp “Hãy nhìn vào thực tế xung quanh xem, mọi thứ bạn thấy sẽ được đưa vào dịch vụ của chúng tôi”. Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn được đánh giá qua các chỉ tiêu sau: * Về mức độ tiện nghi: được đánh giá chủ yếu về việc tổ chức và sắp xếp các cơ sở vật chất - kỹ thuật thành phần trong hệ thống. Chẳng hạn trong phòng của khách sạn có thảm hay không có thảm, độ dày và chất lượng của thảm có đáp ứng yêu cầu của loại, hạng khách sạn hay không. Diện tích của phòng, của khu vực vệ sinh và hành lang là bao nhiêu, giữa chúng có cân đối hay không, nhãn hiệu của các thiết bị được dùng là gì. * Về mức độ thẩm mỹ: được đánh giá chủ yếu về thiết kế tổng thể với cảnh quan môi trường chung quanh đảm bảo phù hợp hài hoà với khung cảnh, không làm ảnh hưởng đến môi trường hiện tại và tương lai. Đồng thời nó cũng được đánh giá về việc sắp xếp các thành phần và các vật dụng trang trí trong hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật. Chẳng hạn như trong phòng khách có lối kiến trúc độc đáo, hợp lý về kiểu dáng, màu sắc và ánh sáng sẽ tác động đến sự thích thú, tò mò và ham muốn cái mới, cái lạ trong khách hàng. * Về mức độ an toàn: Đây là bậc thang nhu cầu quan trọng thứ hai trong tháp nhu cầu của Maslow. Như đã nói ở phần 1.1.3, dù ở đâu, làm gì thì vấn đề an toàn luôn được mọi người quan tâm. Chính vì thế về an toàn được đánh giá cả về xây dựng, tổ chức các thiết bị an toàn, các chỉ dẫn thực hiện như bình cứu hoả, thiết bị chống cháy, chống trộm, két an toàn, chất lượng của các thiết bị, ngoài ra vấn đề an toàn còn được đánh giá trên phương diện an toàn lao động của nhân viên như nội quy làm việc, nội quy an toàn. * Về mức độ vệ sinh: được đánh giá tổng thể cả khu vực bên trong và môi trường xung quanh. Đối với bên trong, phải đảm bảo sạch ở mức độ cao nhất và đánh giá thông qua việc tổ chức thực hiện vệ sinh như thế nào. Chẳng hạn việc làm phòng được thực hiện mấy lần trong ngày, quy trình thực hiện ra sao. Đối với bên ngoài, mức độ Lưu Thúy Hà - K40 B3 14
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại vệ sinh được đánh giá chủ yếu ở việc tổ chức thực hiện vệ sinh môi trường và các biện pháp xử lý các chất thải ảnh hưởng đến môi trường. 1.2.2.2. Chất lượng của các dịch vụ đi kèm Chất lượng của các dịch vụ đi kèm giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ phòng của khách hàng, bao gồm 9 chỉ tiêu sau: * Nhận phòng: Sau một chuyến đi dài mệt mỏi, khách hàng rất cần được hoàn tất các thủ tục đặt phòng và nhận phòng một cách nhanh chóng để nghỉ ngơi. Nhân viên đón khách của bộ phận phòng là những người đầu tiên thuộc bộ phận này tiếp xúc với khách trong một khoảng thời gian tuy ngắn nhưng nếu họ nắm bắt tâm lý khách hàng chính xác và đáp ứng đúng cái mà các vị “thượng đế” cần thì chất lượng dịch vụ phòng trong cảm nhận của khách hàng cũng sẽ tốt đẹp. * Phòng ở: Phòng ở bao gồm các trang thiết bị trong phòng và sự bài trí, sắp xếp chúng có hợp lý hay không. Điều này rất quan trọng, bởi lẽ nó thể hiện tính thẩm mỹ - một trong bốn chỉ tiêu để đánh giá chất lượng dịch vụ phòng khách sạn. Ngay khi nhận phòng khách hàng sẽ có cảm giác thoải mái hay không phụ thuộc nhiều vào nội thất trong phòng. * Điện thoại: Đây là thiết bị liên lạc phổ biến nhất hiện nay. Điện thoại giúp rút ngắn cả về thời gian và không gian. Chính vì thế, khách hàng rất quan tâm đến khả năng kết nối của hệ thống điện thoại trong khách sạn. Yêu cầu đặt ra cho khách sạn là phải đảm bảo rằng đường dây điện thoại luôn hoạt động tốt nhất có thể, để bất kỳ khi nào và bất kỳ khách hàng nào có nhu cầu sử dụng là đáp ứng ngay. Đặc biệt, muốn thu hút ngày càng nhiều khách công vụ quốc tế thì khách sạn cần bố trí đường dây liên lạc quốc tế đến tất cả các phòng khách. * Trang thiết bị: Đây là các yếu tố mang tính hữu hình thể hiện chất lượng dịch vụ phòng khách sạn. Khách hàng có thể trực tiếp nhìn và đánh giá chất lượng của chúng từ các loại đồ gỗ như: giường, tủ quần áo, tủ đầu giường, bàn trang điểm, bàn tiếp khách đến các thiết bị điện như: điều hoà, tủ lạnh, tivi, các loại đèn...Từ việc đánh giá chất lượng của các trang thiết bị giúp khách hàng dễ dàng đánh giá chất lượng của dịch vụ phòng. Do vậy, các khách sạn cần chú trọng trong việc lựa chọn nhà cung cấp các trang thiết bị phòng khách. * Đồ dùng sinh hoạt: Đây là những thứ không thể thiếu được đối với khách hàng như là bàn chải, thuốc đánh răng, khăn, lược, dầu gội, xà bông,...Sự đầy đủ và sạch sẽ của những đồ dùng này khiến khách hàng cảm nhận tốt về dịch vụ phòng khách sạn. Do đó, nhân viên phục vụ phòng cần theo dõi tình trạng buồng khách để bổ sung đầy đủ. Lưu Thúy Hà - K40 B3 15
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại * Tiện nghi: Chỉ tiêu này thể hiện sự đầy đủ và phù hợp giữa các trang thiết bị và đồ dùng trong phòng khách. Khách sạn cần bố trí phòng khách sao cho đúng với loại hạng của mình. * Phương tiện giải trí: Ngày nay, các dịch vụ bổ sung đang dần chiếm ưu thế trong cơ cấu dịch vụ của khách sạn. Nhiều khách sạn được đánh giá tốt, được xếp hạng cao là do sự phong phú của các dịch vụ này. Giải thích đơn giản rằng, sự xuất hiện của các dịch vụ giải trí giúp khách hàng thư giãn sau những khoảng thời gian căng thẳng do công việc hay các hoạt động khác mang lại, bên cạnh đó giúp đem lại khoản lợi nhuận khổng lồ cho khách sạn. * Giặt là: Theo khái niệm dịch vụ phòng thì đây là một trong các dịch vụ đi kèm với phòng ở. Dịch này góp phần không nhỏ đưa đến kết quả đánh giá chung về chất lượng dịch vụ phòng của khách hàng. Sự xuất hiện của dịch vụ giặt là giúp khách hàng cảm thấy thuận tiện, khiến họ có nhiều thời gian hơn để tiến hành các hoạt động cá nhân của mình. * Sự sạch sẽ: Đây là vấn đề quan trọng, là sự quan tâm thứ hai sau vấn đề an toàn của khách hàng. Đây cũng là một trong bốn chỉ tiêu đánh giá chất lượng phòng phòng ở. Sự sạch sẽ đem lại sự đảm bảo cho sức khoẻ và tính mạng khách hàng. Do vậy, khách hàng sẽ không bỏ qua chỉ tiêu này trong cảm nhận của họ về chất lượng dịch vụ phòng khách sạn. Trên đây là 2 chỉ tiêu chủ yếu nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ phòng trong khách sạn với mục tiêu lớn nhất là phục vụ khách hàng tốt hơn, “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Vì vậy, các chỉ tiêu phải được xây dựng có hệ thống dựa trên sự mong muốn của khách hàng và các chỉ tiêu đưa ra để đánh giá có thể đo lường và so sánh được với nhau. Việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ được lấy làm cơ sở để đề ra các chiến lược, chính sách kinh doanh cho khách sạn trong hiện tại và tương lai. 1.2.3. Phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ phòng Để đo lường chất lượng dịch vụ phòng có thể sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp đo lường căn cứ vào sự thoả mãn của khách hàng - Phương pháp đo lường căn cứ vào đánh giá của nhà cung cấp - Phương pháp đánh giá căn cứ vào đánh giá của các chuyên gia - Các phương pháp khác: + So sánh chất lượng dịch vụ của hãng với dịch vụ của hãng tốt nhất. + Tham dự các giải thưởng trong nước và quốc tế,... Lưu Thúy Hà - K40 B3 16
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Nhưng phổ biến và đem lại hiệu quả cao hơn cả là phương pháp đo lường căn cứ vào sự thoả mãn của khách hàng. Đại diện cho phương pháp này là hai phương pháp SERVQUAL và CARVELL-HERRIN. Hai phương pháp này được áp dụng rất thành công ở những nước có ngành dịch vụ phát triển, nhưng đối với nước ta hiện nay ngành dịch vụ còn khá mới nên việc áp dụng các phương pháp trên là chưa thật phù hợp và có hiệu quả. Do đó, phương pháp đánh giá dựa vào sự thoả mãn chung của khách hàng là phương pháp mà các khách sạn sử dụng phổ biến, các doanh nghiệp có thể thăm dò cũng như lấy ý kiến khách hàng về doanh nghiệp mình thông qua phỏng vấn khách hàng hoặc phát phiếu điều tra. Phương pháp này được thể hiện ở hình 1.5: Hình 1.5: Mô hình phương pháp đo lường căn cứ vào sự thoả mãn chung của khách hàng Theo công thức dưới đây ta tính giá trị trung bình về chất lượng dịch vụ. Gọi n là số khách hàng điều tra m là số chỉ tiêu điều tra l là số khách sạn điều tra Xijk là chất lượng dịch vụ theo đánh giá của khách hàng thứ i về dịch vụ thứ j của khách sạn thứ k Từ kết quả trên so sánh với thang điểm để đánh giá về chất lượng dịch vụ phòng và đưa ra kết luận. Ta có: - Giá trị trung bình của n khách hàng đánh giá về chỉ tiêu thứ j của khách sạn thứ k (kí hiệu Xjk)là: Lưu Thúy Hà - K40 B3 17 Xác định mẫu điều tra Thiết kế mẫu phiếu điều tra Lập thang điểm Phát phiếu điều tra Thu phiếu điều tra, cho điểm Xử lý, phân tích số liệu Kết luận
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại n Xijk Xjk n i ∑= = 1 - Giá trị trung bình về chất lượng dịch vụ của n khách hàng đánh giá về m chỉ tiêu của khách sạn thứ k (kí hiệu Xk ) là: nm Xijk Xk m j n i . 1 1 ∑∑= = = - Giá trị trung bình về chất lượng dịch vụ của n khách hàng đánh giá về m chỉ tiêu của l khách sạn (kí hiệu X ) là: nml Xijk X m j n i l k .. 1 11 ∑∑∑ = == = Từ kết quả thu được, nhà nghiên cứu so sánh với thang điểm để đánh giá về chất lượng dịch vụ và đưa ra kết luận. 1.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ phòng 1.3.1.Khái niệm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng Theo TCVN ISO 9001:1996 thì: Nâng cao chất lượng dịch vụ là những hoạt động được tiến hành trong toàn tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động và qúa trình để tạo thêm lợi ích cho khách sạn và khách hàng của khách sạn. Nâng cao chất lượng dịch vụ được hiểu đồng nghĩa với cải tiến chất lượng. Từ đó, nâng cao chất lượng dịch vụ phòng có thể được hiểu là những hoạt động được tiến hành trong toàn khách sạn nói chung và đặc biệt là những nỗ lực không ngừng của bộ phận phòng nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tối thiểu mà khách sạn đề ra và thoả mãn nhu cầu của khách lưu trú thông qua các chỉ tiêu cơ sở vật chất, tiện nghi, kỹ năng phục vụ,… đảm bảo phòng nghỉ của khách luôn sạch sẽ, an toàn làm cho khách hàng hài lòng nhất. 1.3.2. Chỉ tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ phòng Dựa trên các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ phòng, để nâng cao chất lượng dịch vụ phòng khách sạn cần có các chỉ tiêu sau: * Nâng cao hơn nữa sự thoả mãn của khách hàng: Chất lượng dịch vụ phòng được đo lường thông qua sự thoả mãn của khách hàng, sự thoả mãn càng cao đồng nghĩa với việc khách hàng đánh giá dịch vụ càng tốt. Do vậy, để nâng cao chất lượng dịch vụ phòng tốt thì điều cần thiết là không ngừng quan tâm tới khách hàng, khai thác Lưu Thúy Hà - K40 B3 18
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại triệt để các nhu cầu khác nhau của khách hàng và tìm hiểu những trông đợi của họ, từ đó thiết kế sản phẩm dịch vụ, xây dựng, tổ chức cung ứng dịch vụ nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của họ. Quá trình cải tiến chất lượng dịch vụ chỉ thực sự được coi là có hiệu quả khi nó gắn liền với việc nâng cao sự thoả mãn của khách hàng. * Không ngừng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất:Cơ sở vật chất cùng với thái độ phục vụ của nhân viên chính là những giá trị hữu hình của dịch vụ mà khách hàng có thể nhận biết, qua đó đánh giá chất lượng dịch vụ. Khi chưa cảm nhận được chất lượng dịch vụ thì những yếu tố vật chất xung quanh dịch vụ sẽ đưa đến cho khách những nhận định tích cực đầu tiên về sản phẩm dịch vụ. Theo xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, các khách sạn không chỉ cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất hiện có trong phòng mà còn phải chú trọng trong việc đầu tư mua mới các trang thiết bị, các đồ dùng sinh hoạt cần thiết nhằm làm thay đổi hình ảnh của khách sạn, phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường và thị hiếu của khách hàng. * Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động:Hiện nay khách sạn còn gặp nhiều khó khăn về vấn đề chất lượng đội ngũ lao động do ảnh hưởng của tính thời vụ trong du lịch và đặc điểm của dịch vụ. Do vậy, giải pháp chung mà khách sạn áp dụng đó là giảm thiểu nhân viên chính thức và thuê nhân viên hợp đồng. Chính điều này đã làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ do trình độ nghiệp vụ của nhân viên hợp đồng không đảm bảo và không có sự gắn bó với khách sạn nên họ không quan tâm tới chất lượng dịch vu. Do vậy, khách sạn cần chú ý đến công tác tuyển dụng nhân sự và có các chính sách đãi ngộ hợp lý để khuyến khích người lao động hăng say làm việc, cống hiến và gắn bó với khách sạn. Trên đây là các chỉ tiêu mà ban quản lý khách sạn dựa vào đó để đề ra các chiến lược, xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn. 1.3.3. Nội dung nâng cao chất lượng dịch vụ phòng Theo khái niệm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng thì nội dung của nâng cao chất lượng dịch vụ phòng bao gồm hai nội dung chính là duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ phòng khách sạn. 1.3.3.1. Duy trì chất lượng dịch vụ phòng trong khách sạn Theo ISO 9001-2000, việc duy trì chất lượng dịch vụ phòng tập trung vào 2 nội dung chính là các hoạt động phục hồi và phòng ngừa. *Hoạt động phục hồi dịch vụ: Mặc dù chiến lược của nhiều khách sạn là thực hiện một nền văn hoá dịch vụ không sai sót bằng các chương trình cải tiến không Lưu Thúy Hà - K40 B3 19
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại ngừng, nhưng sự sai sót là khó tránh khỏi. Việc sửa chữa lỗi dịch vụ chính là các hoạt động khắc phục hay còn gọi là sự phục hồi dịch vụ. Quá trình phục hồi đạt hiệu quả sẽ phục hồi sự tin cậy và nó cũng tạo ra cơ hội củng cố hơn nữa lòng trung thành của khách hàng. Điều này hết sức quan trọng vì tâm lý của khách hàng thường chú ý tối thiểu đến sự trôi chảy, nhưng lại rất chú ý tới sự sai hỏng của dịch vụ. Qua một cuộc điều tra cho thấy: trung bình cứ 1 khách hàng không hài lòng họ sẽ nói sự bất mãn này cho 9 đến 10 người nghe. Còn nếu hài lòng, họ chỉ nói với 3 đến 4 người mà thôi. Để thực hiện phục hồi dịch vụ, hai tác giả Berry và Parasuraman đã hướng dẫn những nội dung chính như sau: - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin khi khách hàng không thoả mãn. - Tạo cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với các cá nhân và đảm bảo rằng sẵn sàng có ai đó để giải quyết khiếu nại của khách hàng. - Biến sự phục hồi thành cơ hội diễn tả sự quan tâm tới khách hàng bằng việc phân bổ nguồn lực thích đáng, trao việc và trao quyền cho họ. - Nghiên cứu các phàn nàn của khách hàng. * Hoạt động phòng ngừa giảm sút chất lượng dịch vụ: Theo ISO 9001-2000, hoạt động phòng ngừa là toàn bộ các hoạt động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm ẩn, ngăn chặn sự xuất hiện của chúng. Hình 1.6.: Các bước tiến hành hoạt động phòng ngừa giảm sút CLDV 1.3.3.2. Không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ phòng trong khách sạn Nâng cao chất lượng được hiểu đúng nghĩa với cải tiến chất lượng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dịch vụ nói chung và dịch vụ phòng nói riêng, các khách sạn cần xây dựng chương trình cải tiến chất lượng phù hợp trong đó Ban giám đốc phải xác định được bốn nguyên tắc cơ bản sau: - Xác định chất lượng là trước hết chứ không phải lợi nhuận. - Coi trọng chất lượng đội ngũ lao động. Lưu Thúy Hà - K40 B3 20 Xem xét đánh giá các hoạt động phòng ngừa được thực hiện Đánh giá nhu cầu thực hiện các hoạt động phòng ngừa việc xuất hiện sự không phù hợp Xác định nguyên nhân gây ra sự không phù hợp tiềm ẩn ( Xem xét không phù hợp tiềm ẩn Phân tích kết quả, lưu hồ sơ về các hoạt động đã được thực hiện Xác định và thực hiện các hoạt động cần thiết để phòng ngừa
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại - Nâng cao chất lượng dịch vụ phải được giải quyết một cách tổng thể, đầy đủ các mặt, các khâu, mọi nơi, mọi lúc của quá trình hình thành chất lượng, từ việc nghiên cứu nhu cầu, trông đợi của khách hàng để định ra các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ đến việc thiết kế, sản xuất và cung ứng dịch vụ. - Kiểm tra với mục đích hạn chế và ngăn chặn sai sót, tìm ra biện pháp khắc phục nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Trên cơ sở các nguyên tắc đó, khách sạn cần xây dựng một chương trình cải tiến chất lượng dịch vụ phòng bao gồm 14 nội dung sau: 1) Cam kết của ban quản lý: Yêu cầu của việc cải tiến chất lượng dịch vụ phòng phải được thảo luận với ban quản lý và các thành viên phải cam kết thực hiện. Từ đó làm nâng cao mức nhận thức và quan tâm về chất lượng, đảm bảo sự hợp tác của mọi người. . 2) Nhóm cải tiến chất lượng: Các thành viên trong nhóm có nhiệm vụ phác thảo toàn bộ chương trình nâng cao, đề ra những quy định đúng đắn về nâng cao chất lượng và thực thi ở những đơn vị nhỏ nhất. 3) Đo lường chất lượng: Thực trạng chất lượng trong toàn bộ tổ chức phải được kiểm tra một cách thường xuyên để xem xét chất lượng đang đạt ở mức nào. Điều này đòi hỏi các thước đo phải được xem xét lại và thiết lập ở những nơi chưa có. Khi chất lượng được đo lường, các giá trị khách quan được tạo ra để xác định sự không tuân thủ và giám sát các hành động một cách chính xác. 4) Đánh giá chi phí của chất lượng: Xác định các yếu tố cấu thành giá của chất lượng. Cần đo lường chi phí của chất lượng để cân đối giữa chi phí và lợi nhuận cho khách sạn. 5) Sự nhận thức chất lượng: Các thông tin về chất lượng phải đuợc công khai hoá một cách thường xuyên nhằm kích thích các thành viên nhận thức được cái giá phải trả cho việc không đảm bảo chất lượng. Đặc biệt, tình trạng chất lượng của dịch vụ phòng phải được thông tin tới các giám sát giúp cho họ thay đổi thái độ về chất lượng và họ sẽ quan tâm tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ phòng. 6) Hành động chính xác: Cần khuyến khích cho nhân viên thực hiện có thói quen xác định các vấn đề chất lượng và làm chính xác chúng ở mức cơ sở là rất cần thiết. Khách sạn nên lập ra ba cấp hoạt động thường xuyên cho việc sửa chữa sai xót. Ở bộ phận trực tiếp cung ứng dịch vụ hàng ngày như là bộ phận phòng thì trưởng ca phải làm việc với cán bộ phụ trách chất lượng để tìm ra những sai xót chất lượng trong ngày, thành lập biểu đồ, xác định sai xót chính cần phải khắc phục trước, chỉ ra biện pháp khắc phục cụ thể cho từng người. Lưu Thúy Hà - K40 B3 21
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại 7) Thiết lập một chương trình không sai xót: Các thành viên nhóm nâng cao chất lượng được lựa chọn để nghiên cứu khái niệm không sai xót và thực hiện chương trình đề ra. Ý tưởng làm chính xác ngay từ đầu được thông tin cho mọi nhân viên. Làm tốt điều này sẽ giúp khách sạn tạo ra một ấn tượng tốt ngay từ đầu cho khách hàng. 8) Đào tạo, huấn luyện về chất lượng: Xác định loại hình đào tạo, huấn luyện cần thiết cho mỗi thành viên để họ tham gia tích cực, hiệu quả vào phong trào nâng cao chất lượng dịch vụ phòng khách sạn. Đối với mỗi nhân viên, họ có những điểm mạnh điểm yếu khác nhau. Một nhà quản lý giỏi là phải đào tạo để giúp cho họ phát huy tối đa được những mặt mạnh của họ. Ngoài ra, các giám sát viên phải được đào tạo để giải thích các chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ phòng cho nhân viên của họ hiểu rõ hơn. 9) Ngày không sai hỏng: Một sự kiện được tạo ra mà mọi nhân viên có thể coi như là điểm mấu chốt trong thái độ của tổ chức hướng tới chất lượng. Từ ngày này trở đi không khuyết tật sẽ là tiêu chuẩn thực hiện của tổ chức. Ngày làm việc không lỗi cần được chuẩn bị cả về nội dung và hình thức. Mọi người trong khách sạn phải làm việc theo quy định đã định trước với hiệu quả cao nhất. 10) Xác lập mục tiêu: Các nhân viên được khuyến khích về việc thiết lập các mục tiêu cải tiến cho bản thân và nhóm của họ. Mục tiêu mà mỗi người đặt ra thường khác nhau và tựu chung là phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và làm cho chất lượng dịch vụ phòng ngày càng được nâng cao. Các giám sát viên nên giúp đỡ nhân viên lập ra các mục tiêu xác định và có thể đo lường được. 11) Loại bỏ các nguyên nhân sai hỏng: Mọi người sẽ được hỏi để mô tả mọi vấn đề mà theo họ dẫn đến sai hỏng. Khi xảy ra những sai xót các nhân viên không nên đùn đẩy trách nhiệm mà phải cùng nhau tìm ra nguyên nhân đã dẫn đến sự sai hỏng và có một bộ phận thích hợp để giải quyết các vấn đề đó. 12) Sự công nhận: Cần thiết lập một cơ chế công nhận cho những người đã đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng. Cần đánh giá công lao của mọi người một cách công khai, thẳng thắn và công bằng. Điều quan trọng là làm cho nhân viên thấy rằng họ đã vật lộn với những khó khăn và thắng cuộc. Như thế, chương trình cải tiến sẽ được tiếp tục. 13) Hội đồng chất lượng: Những người lãnh đạo nhóm chất lượng và các chuyên gia chất lượng gặp nhau thường xuyên để thảo luận những vấn đề mà họ quan tâm trao đổi kinh nghiệm và đưa ra những nhận xét, trở ngại, tìm biện pháp giải quyết. 14) Sự lặp lại: Sự lặp lại để tạo ra một chương trình mới là một phần thường trực của tổ chức. Một chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ mới nào cũng cần dựa trên nền tảng của chương trình trước. Lưu Thúy Hà - K40 B3 22
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1tập trung nghiên cứu 3 nội dung cơ bản: Một là, khái niệm, đặc điểm và các yếu tố cấu thành dịch vụ phòng. Phần này trình bày những vấn đề khái quát nhất về dịch vụ, từ đó giúp xây dựng khái niệm về dịch vụ phòng. Hai là, khái niệm, chỉ tiêu đánh giá và phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ phòng. Phần này trình bày các vấn đề về chất lượng dịch vụ phòng, các căn cứ và cách thức để đánh giá chất lượng dịch vụ phòng. Từ đó làm căn cứ để xây dựng nội dung thứ ba. Ba là, khái niệm, chỉ tiêu và nội dung nâng cao chất lượng dịch vụ phòng. Phần này là tiêu điểm chính của luận văn. Từ việc nghiên cứu các vấn đề này kết hợp với việc phân tích thực trạng ở chương 2 sẽ giúp đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ phòng - đề tài của luận văn này. Đây là những tiền đề lý luận hết sức quan trọng để tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ phòng tại khách sạn Hoàng Hà ở chương 2 và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phòng trong chương 3. Lưu Thúy Hà - K40 B3 23
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ PHÒNG TẠI KHÁCH SẠN HOÀNG HÀ 2.1. Khái quát chung về khách sạn Hoàng Hà 2.1.1. Quá trình phát triển của khách sạn Hoàng Hà 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Khách sạn Hoàng Hà là một khách sạn Nhà nước trực thuộc xí nghiệp dịch vụ du lịch và khách sạn Hồng Hà, nằm trên trục đường 32 – 126 Hồ Tùng Mậu, đối diện UBND huyện Từ Liêm và bưu điện Từ Liêm. Đây là một xí nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ du lịch và khách sạn của công ty xây dựng Hoàng Hà thuộc tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Với lối kiến trúc được xây dựng khá công phu và đẹp nhất được khởi công xây dựng vào tháng 12 năm 2001 và chính thức khánh thành đi vào hoạt động tháng 1 năm 2003 mặc dù với quy mô không quá lớn, diện tích 4.150m2, bao gồm một tòa nhà 7 tầng với 40 phòng ngủ đạt tiêu chuẩn quốc tế 2 sao cùng với một nhà hàng phục vụ các bữa tiệc hội nghị, ăn uống giải khát, một phòng hát karaoke và phòng masage rất sang trọng có thể đáp ứng nhu cầu của du khách sau những giờ làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Sau một thời gian đi vào hoạt động cùng với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, khách sạn đã từng bước khắc phục khó khăn, tự khẳng định mình và đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạn trải qua hai thời kỳ chính: - Thời kỳ đầu mới thành lập: Khách sạn gặp rất nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm trong quản lý và bắt nhịp với thương trường. - Thời kỳ phát triển: Cho đến nay, khách sạn đã và đang ngày càng đổi mới nhằm bắt kịp với sự phát triển của ngành và xã hội. Trong quá trình hình thành và phát triển, với sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, đã có rất nhiều nhà hàng, khách sạn mọc lên và làm ăn có hiệu quả. Nhưng với lợi thế năm trên trục đường chính 32, gần sân vận động Mỹ Đình, khu liên hiệp thể thao, sân bay Nội Bài,…khách sạn Hoàng Hà đã tập trung đi vào xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại và dần hoàn thiện các hệ thống dịch vụ bổ sung cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm khai thác và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Lưu Thúy Hà - K40 B3 24
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Tập khách hàng mục tiêu của khách sạn chủ yếu là khách công vụ nội địa và khách Trung Quốc. Số lượng tập khách này chiếm tới 80% tổng số lượng khách đến lưu trú tại khách sạn đem lại doanh thu lớn hàng năm. Đội ngũ nhân viên của khách sạn phần lớn có tuổi đời rất trẻ từ 20 – 35, có trình độ từ trung cấp trở lên, có khả năng giao tiếp tốt. Nguồn lao động này được tuyển dụng trực tiếp từ các sinh viên thực tập tại khách sạn và sự giới thiệu của các nhân viên đã từng có kinh nghiệm làm việc cho khách sạn. Khách sạn Hoàng Hà kinh doanh các lĩnh vực chủ yếu: + Kinh doanh dịch vụ lưu trú + Kinh doanh dịch vụ ăn uống: tiệc, hội nghị, hội thảo… + Kinh doanh các dịch vụ du lịch và dịch vụ bổ sung khác. 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của khách sạn Khách sạn Hoàng Hà là một khách sạn có quy mô vừa nên bộ máy tổ chức quản lý của khách sạn được thiết lập theo mô hình quản trị trực tuyến. Mô hình này tuân thủ theo nguyên tắc một thủ trưởng, do vậy mà có thể tạo ra sự thống nhất, sự tập trung cao độ và trách nhiệm, quyền hạn được xác định rõ ràng. Mô hình này giúp Giám đốc có thể quản lý chặt chẽ công việc kinh doanh thông qua các trưởng bộ phận, đồng thời có thể tiếp nhận các ý kiến của nhân viên một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi nhà quản trị cần phải có trình độ kiến thức tổng hợp để có thể quản lý các bộ phận một cách tốt nhất. Mô hình quản lý của khách sạn Hoàng Hà được thể hiện theo mô hình: Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn Lưu Thúy Hà - K40 B3 25 GIÁM ĐỐC KHÁCH SẠN Phòng tài chính kế toán Phòng marketing Bộ phận lễ tân Bộ phận bàn - bar Bộ phận bếp Bộ phận bảo dưỡng Bộ phận tạp vụ Bộ phận buồng Bộ phận bảo vệ
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại 2.1.2. Nguồn lực của khách sạn 2.1.2.1. Nguồn nhân lực Trong thời gian gần đây, khách sạn Hoàng Hà có những thay đổi về lực lượng lao động, những thay đổi này không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng đội ngũ lao động. Dưới đây là bảng số liệu trình bày về cơ cấu và trình độ đội ngũ lao động của khách sạn (Biểu 2.1-trang 24): Nhận xét: Theo bảng số liệu trên cho thấy lực lượng lao động của khách sạn Hoàng Hà còn quá hạn chế, chỉ có 35 người trong năm 2006.Chính điều này đã có ảnh hưởng lớn đến chất lượng phục vụ khách hàng. Trong năm 2007 vừa qua, số lượng lao động sống của khách sạn Hoàng Hà đã tăng thêm 5 người, tương đương tăng 14.28%; cho thấy khách sạn đã có sự quan tâm đến chất lượng phục vụ khách hơn trước tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc kinh doanh dịch vụ thật tốt. Mặt khác, cơ cấu lao động của khách sạn lại tương đối hợp lý: tỷ lệ nhân viên nữ lớn hơn nam, gấp 1.2 lần. Bởi lẽ, trong ngành kinh doanh dịch vụ nói chung và đặc biệt là kinh doanh khách sạn-du lịch, lao động sống và nhất là lao động nữ giữ vai trò rất quan trọng bởi trong họ có đức tính nhún nhường, khả năng chịu đựng cao, hành xử nhẹ nhàng, biết chiều lòng khách. Biểu 2.1. Cơ cấu và trình độ lao động của khách sạn Hoàng Hà Các bộ phận Số LĐ Tuổi TB Giới tính Trình độ đào tạo Trình độ ngoại ngữ Nam Nữ ĐH, trên ĐH CĐ, trung cấp PTTH A B C SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1. Giám đốc 1 42 1 1 2,5 1 2,5 2. Lễ Tân 4 27 2 2 2 5 2 5 2 5 2 5 3. Buồng 10 30 2 8 2 5 4 10 4 10 4 10 6 15 4. Bàn – Bar 7 25 3 4 1 2,5 3 7,5 3 7,5 1 2,5 5 8 1 2,5 5. Bếp 8 32 5 3 1 2,5 4 10 3 7,5 3 7,5 4 10 1 2,5 6. Massage Sauna 2 25 2 1 2,5 1 2,5 2 5 7. Hành chính 2 34 2 1 2,5 1 2,5 2 5 8. Kế toán 1 35 1 1 2,5 1 2,5 9. Bảo vệ 1 37 1 1 2,5 1 2,5 10.Bảodưỡng,sửachữa 2 36 2 1 2,5 1 2,5 2 5 11. Tạp vụ 2 32 1 2 2 5 2 5 Tổng 40 15 25 10 25 16 40 14 35 10 25 22 55 8 20 (Nguồn: Khách sạn Hoàng Hà) Lưu Thúy Hà - K40 B3 26
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Độ tuổi trung bình của khách sạn là 32 tuổi-đây là độ tuổi khá trẻ đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Những nhân viên ở độ tuổi này đều tập trung trong ban giám đốc, bộ phận bếp, kế toán, bảo dưỡng-sửa chữa và bảo vệ-là những bộ phận đòi hỏi những nhân viên có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Trong khi đó những nhân viên có độ tuổi trẻ hơn được tập trung ở các bộ phận nghiệp vụ phục vụ khách hàng bởi lẽ ở họ có sự trẻ trung, tươi tắn, nhanh nhẹn và tràn đầy lòng yêu nghề, rất phù hợp với yêu cầu của công việc tại những bộ phận đó. Qua bảng trên ta thấy trình độ chuyên môn và trình độ văn hoá của đội ngũ nhân viên là khá cao, 25% trong tổng số nhân viên của khách sạn đều đã tốt nghiệp chính quy chuyên ngành quản trị khách sạn-du lịch tại các trường đại học mà chủ yếu là trường Đại học Thương Mại (6người chiếm 15%). Số còn lại hầu hết đều có bằng cấp cao đẳng và trung cấp, còn những nhân viên mới dừng lại ở trình độ phổ thông thì thường là những nhân viên trợ giúp cho các nhân viên chính của khách sạn và chỉ tập trung ở bộ phận buồng và bếp. Trong tổng số nhân viên của khách sạn có đến 100% nhân viên đều qua đào tạo về trình độ chuyên môn nhưng mức độ thành thạo ở họ lại không cao do đó kỹ năng phục vụ khách chưa được tốt. Ngày nay, ngoài trình độ chuyên môn thì trình độ ngoại ngữ cũng rất được coi trọng và càng mang tính chất quyết định trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, thế nhưng nhân viên của khách sạn Hoàng Hà vẫn tồn tại những người chưa thông thạo ngoại ngữ, trình độ ngoại ngữ của họ mới chỉ dừng lại ở những câu chào hỏi thông thường. Càng đáng lo ngại hơn những người đó hiện đang làm việc ở bộ phận buồng-là bộ phận trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách và hàng ngày họ phải tiếp xúc với khách, lắng nghe yêu cầu và phàn nàn của khách. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến khách sạn Hoàng Hà gặp phải khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ phòng. Do đó, ban lãnh đạo khách sạn Hoàng Hà cần chú trọng hơn trong công tác đào tạo và phát triển nhân sự ở bộ phận phòng, cụ thể như tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ phòng kết hợp với các buổi học thực hành ngoại ngữ. Vẫn biết rằng, đối với nhân viên phục vụ phòng không thể đòi hỏi trình độ ngoại ngữ cao được bởi lẽ những người giỏi ngoại ngữ thì họ không chấp nhận làm công việc phục vụ phòng - một công việc vất vả mà mức lương được hưởng lại rất thấp. Tuy nhiên tất yếu nhân viên phục vụ phòng phải biết ngoại ngữ vì đôi khi họ vẫn phải tiếp xúc với khách nước ngoài. Và ngoại ngữ được sử dụng nhiều nhất trong khách sạn Hoàng Hà là tiếng Trung. Lưu Thúy Hà - K40 B3 27
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Ngoài ra thì phần lớn nhân viên của khách sạn đều có trình độ ngoại ngữ và có nhiều nhân viên biết không chỉ 1 mà 2, 3 ngoại ngữ. Những người này đều làm việc trong ban giám đốc và một vài bộ phận khác trong đó bộ phận lễ tân có 2 người. Số còn lại đều có thể giao tiếp trực tiếp với khách hàng. 2.1.2.2. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Khách sạn Hoàng Hà là một khách sạn Nhà nước trực thuộc Xí nghiệp dịch vụ du lịch và khách sạn Hồng Hà. Khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao và hoạt động hơn 5 năm nay. Chính vì thế mà hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn vẫn đang được nâng cấp và bổ sung để hoàn thiện hơn và đặc biệt để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ của mình để xứng đáng hơn với hạng sao mà khách sạn đang có đồng thời cũng là để vươn tới mức chất lượng cao hơn. * Khu vực sảnh và lễ tân: Khách sạn có 2 thang máy trong đó 1 thang máy dành riêng cho khách và 1 thang máy dùng cho nhân viên trong khách sạn đi lại. Nội thất trong khách sạn cũng được trình bày rất độc đáo, đó là ngay sảnh khách sạn có một góc nhỏ được bố trí theo đúng cảnh núi rừng, có suối róc rách, có chim hót, có vách đá dựng cheo leo, có các loài cây…rất lạ mắt và cuốn hút. Cơ sở vật chất trong khu vực lễ tân được bố trí tương đối đày đủ bao gồm: máy điện thoại, máy fax, máy vi tính, máy soi tiền, hệ thống đồng hồ báo giờ một số nước trên thế giới…Ngoài ra còn có một số báo chí, tài liệu giới thiệu về khách sạn. * Cơ sở vật chất trong bộ phận buồng: Khách sạn Hoàng Hà có 7 tầng và tầng thứ 7 là nơi để các thiết bị thu phát sóng của khách sạn. Khách sạn có 40 phòng để phục vụ khách bao gồm nhiều loại phòng khác nhau đáp ứng các yêu cầu của khách. Các loại phòng của khách sạn bao gồm: phòng đơn, phòng đôi, phòng 3 giường, phòng tiêu chuẩn, phòng hạng sang với các giá cả khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách. Hệ thống phòng nghỉ được bố trí hài hoà, trang thiết bị tương đối hiện đại và khá đồng bộ, tạo cảm giác thoải mái, ấm cúng cho khách. Trong các phòng đều được trang bị: - Phòng tắm: có bồn tắm, vòi hoa sen, một số phòng còn có phòng tắm đứng. Bên cạnh đó còn có bồn rửa mặt, gương và các dụng cụ vệ sinh cá nhân cần thiết như: thuốc đánh răng, bàn chải đánh răng, xà bông, lược chải đầu, khăn mặt, khăn tắm. Hàng ngày những dụng cụ này luôn được bổ sung mới đầy đủ. - Phòng ngủ: được bố trí đầy đủ các trang thiết bị cần thiết như: + Một tủ đầu giường, trên mặt tủ để điện thoại, số điện thoại của mỗi phòng chính là số phòng của khách, khách có thể gọi điện cho lễ tân, các phòng khác và ra ngoài khách sạn. Lưu Thúy Hà - K40 B3 28
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại + Vô tuyến màu vệ tinh điều khiển từ xa. Hiện tại các vô tuyến của khách sạn chưa kết nối truyền hình cáp nhưng chắc chắn rằng trong thời gian ngắn tới đây khách sạn sẽ lắp đặt truyền hình cáp trong toàn khách sạn nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ phòng. + Tủ lạnh đựng một số loại đồ uống và hoa quả được bổ sung hàng ngày. Phía trên tủ lạnh là bảng giá của các loại đồ uống và hoa quả. + Một tủ đựng quần áo và cột treo quần áo. + Bàn trang điểm và bộ bàn ghế ngồi uống nước (trong phòng luôn có trà miễn phí). + Hệ thống đèn sáng, đèn ngủ và điều hoà nhiệt độ. + Một đường dây điện thoại và ổ điện dự trữ để sử dụng máy tính. + Quyển hướng dẫn trong phòng nêu dầy đủ về cơ sở vật chất của khách sạn, các số điện thoại trong khách sạn và quy trình thoát hiểm. Dưới đây là cơ cấu và giá phòng của khách sạn Hoàng Hà: Biểu 2.2. Cơ cấu và giá phòng của khách sạn Hoàng Hà Loại phòng Số lượng Giá phòng (VNĐ) Phòng VIP 5 500.000 - 600.000 Phòng loại 1 25 250.000 - 300.000 Phòng tiêu chuẩn 10 200.000 (Nguồn: Khách sạn Hoàng Hà) - Phòng tiêu chuẩn: Các phòng loại này được bố trí ở tầng 2 của khách sạn. Phòng được trang bị một bàn trang điểm, một tủ đứng vừa đựng quần áo vừa để tivi, một tủ lạnh. Gần giường có một tủ đầu giường để điện thoại và đèn ngủ. Có điều hoà nhiệt độ và bình nóng lạnh. Đối với loại phòng tiêu chuẩn, trong toilet của các phòng loại này không có bồn tắm. Thông thường những khách hàng lựa chọn loại phòng này là những khách lẻ người Việt và họ thường chỉ lưu trú từ 1 đến 2 đêm. Dịch vụ đi kèm: Dịch vụ ăn uống, hát karaoke, dịch vụ massage, dịch vụ giặt là. - Phòng loại 1: Toàn bộ tầng 3, tầng 4 và 5 phòng còn lại của tầng 5 là phòng loại 1. Diện tích của loại phòng này cũng bằng phòng tiêu chuẩn. Các trang thiết bị bố trí trong phòng loại 1 nhìn chung cũng không có khác biệt nhiều so với phòng tiêu chuẩn ngoài đệm được bố trí trong các phòng cũng đều là đệm lò xo, toilet có bồn tắm và dịch vụ miễn phí là dịch vụ đưa báo buổi sáng. Dịch vụ đi kèm: Dịch vụ ăn uống, dịch vụ massage, xông hơi, dịch vụ giặt là, phòng hát karaoke. Lưu Thúy Hà - K40 B3 29
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại - Phòng VIP: Được bố trí ở tầng 5 của khách sạn. Trong phòng bàn ghế salon được làm bằng đệm bọc vải gấm rất đẹp và lịch sự. Đệm bố trí cho các phòng VIP là đệm lò xo dày 30 phân. Chăn dùng cho các phòng loại này là chăn lông. Ngoài ra, trong toilet của các phòng VIP có bồn tắm massage và phòng tắm đứng. Bên cạnh các trang thiết bị cao cấp được bố trí trong phòng ngủ cũng như phòng toilet, các dịch vụ miễn phí dành cho phòng VIP còn có dịch vụ đưa báo buổi sáng, phục vụ bữa ăn sáng tại phòng. Dịch vụ đi kèm: Dịch vụ ăn uống, dịch vụ massage, xông hơi, dịch vụ giặt là, phòng hát karaoke. * Các nhà hàng và quầy bar: Khách sạn có 1 nhà hàng ở ngay tầng 1 với hơn 150 chỗ ngồi để thuận tiện phục vụ khách hàng. Trong kinh doanh ăn uống, ngoài phục vụ khách hiện đang lưu trú khách sạn còn nhận phục vụ tiệc cưới hỏi, hội nghị, hội thảo trong nước. * Bộ phận giặt là: Bao gồm các thiết bị như: máy giặt, máy sấy, bàn là…Bộ phận này chuyên làm nhiệm vụ giặt tẩy các đồ vải trong khách sạn và nhận giặt quần áo cho khách nghỉ tại khách sạn. * Cơ sở vật chất bổ sung: Ngay tầng 1 liền kề với nhà hàng là phòng hát karaoke và bên ngoài khách sạn có bố trí phòng massage, phòng tập thể dục. * Phương tiện phục vụ khác: có bãi đỗ xe cho khách và nhân viên đủ rộng và khá thuận tiện. Có một đội xe taxi luôn sẵn sàng phục vụ khách bất cứ lúc nào. 2.1.2.3. Nguồn lực tài chính Trong tổng số vốn đầu tư cho kinh doanh của khách sạn thì vốn đầu tư cho kinh doanh lưu trú chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều đó được thể hiện qua bảng sau: Biểu 2.3: Cơ cấu vốn kinh doanh lưu trú của khách sạn Hoàng Hà STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 1 Tổng vốn kinh doanh Triệu đồng 12400 12757 - Vốn kinh doanh lưu trú Triệu đồng 9920 10002 Tỷ trọng % 80 78.4 2 Cơ cấu vốn Triệu đồng - Vốn cố định Triệu đồng 9390 9506 Tỷ trọng % 94,66 74,52 - Vốn lưu động Triệu đồng 3010 3251 Tỷ trọng % 30,43 25,48 (Nguồn: Khách sạn Hoàng Hà) Nhận xét: Lưu Thúy Hà - K40 B3 30
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Cũng giống như đặc điểm chung của ngành kinh doanh khách sạn là vốn đầu tư ban đầu rất lớn, khách sạn Hoàng Hà được đầu tư với một lượng vốn khá lớn với tổng số vốn kinh doanh là 12.400 triệu đồng, trong đó vốn dành cho kinh doanh lưu trú là 9.920 triệu đồng vào năm 2006 chiếm 80% tổng vốn kinh doanh của khách sạn. Con số này lên tới 10.002 triệu đồng vào năm 2007 tăng 82 triệu đồng tương ứng tăng gần 0.83% so với năm 2006. Trong đó vốn cố định là 9.506 triệu đồng chiếm 74,52%, vốn lưu động là 3.251 triệu đồng chiếm 25,48%. Với cơ cấu vốn như trên giúp khách sạn chủ động hơn trong việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên ta thấy vốn kinh doanh của khách sạn Hoàng Hà còn hạn chế, đây là một điểm yếu của khách sạn trong việc nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Nhìn chung, qua 5 năm kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay khách sạn Hoàng Hà đã đạt được những kết quả đáng khích lệ (Biểu 2.4). Biểu 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hoàng Hà STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch +/- % 1 Tổng lượt khách Lượt 12370 13315 945 108,27 Khách quốc tế Lượt 9065 9380 315 103,6 Khách nội địa Lượt 3305 3935 630 123,55 2 Tổng doanh thu Trđ 2684 2873 189 107,04 - Doanh thu lưu trú Trđ 1810 1957 147 108,12 Tỷ trọng DTLT % 67,44 71,59 4,15 - Doanh thu ăn uống Trđ 800 874 74 109,25 Tỷ trọng DTAU % 29,81 30,42 1,61 - Doanh thu dịch vụ khác Trđ 74 42 (- 32) 56,76 Tỷ trọng DT dịch vụ khác % 2,76 1,46 (-1,3) 3 Tổng chi phí Trđ 1900 2112 212 111,16 Tỷ suất phí % 70,8 73,81 3,01 - Chi phí từ dịch vụ lưu trú Trđ 960 1200 240 125 Tỷ suất chi phí lưu trú % 53,04 61,32 8,28 - Chi phí từ dịch vụ ăn uống Trđ 790 870 80 110,13 Tỷ suất chi phí ăn uống % 98.75 99,54 0,79 - Chi phí từ dịch vụ khác Trđ 150 42 (- 108) 28 Tỷ suất chi phí từ dịch vụ khác % 7,89 1,99 (- 5,9) 4 Tổng số lao động bình quân Người 35 40 5 114,29 5 Tổng số lao động trực tiếp Người 30 35 5 116,67 NSLĐ bình quân % 76,69 71,83 (- 4,86) 6 Tổng quỹ lương Trđ 650 750 100 115,38 7 Thuế Trđ 650 683 33 105,08 8 Lợi nhuận Trđ 484 761 277 157,23 9 Công suất phòng % 65 65 0 ( Nguồn: Khách sạn Hoàng Hà) Đánh giá: Qua biểu 2.4 ta thấy: Lưu Thúy Hà - K40 B3 31
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Tổng doanh thu từ các dịch vụ đều tăng trong đó dịch vụ lưu trú năm 2004 con số này có sự giảm xuống nhưng không kéo dài. Điều này chứng tỏ trong 5 năm qua khách sạn đã thực hiện các biện pháp khắc phục khó khăn ban đầu, dần làm ăn có hiệu quả. Lợi nhuận đã tăng mạnh vào năm 2007 đạt 761 triệu đồng tăng 638 triệu đồng so với năm 2003 và tăng 277 triệu đồng so với năm 2006. Có được kết quả như trên là do khách sạn đã có được mục tiêu chiến lược đúng đắn và nỗ lực của toàn nhân viên trong khách sạn. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ của các ban ngành chức năng cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt cũng như trong tương lai khách sạn cần phân bổ hợp lý nguồn lực để cân đối doanh thu giữa các bộ phận nghiệp vụ. - Tổng doanh thu của khách sạn đạt 2873 triệu đồng vào năm 2007 tăng 189 triệu đồng, tương ứng tăng 7,04% so với năm 2006. Mức tăng trưởng này không phải là nhiều nhưng cũng phần nào cho thấy được những nỗ lực của khách sạn Hoàng Hà trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ đáp ứng được sự trông đợi của khách hàng. + Trong đó doanh thu từ dịch vụ lưu trú chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vào năm 2007 doanh thu lưu trú của khách sạn đạt 1957 triệu đồng tăng 147 triệu đồng, tương ứng tăng 8,12% so với năm 2006. Tỷ trọng doanh thu lưu trú tăng 4,15%. Có được kết quả khả quan như trên là do trong năm 2007 khách sạn đã đón 13315 lượt khách tăng 8,27% so với năm 2006, trong đó có 3935 lượt khách nội địa tăng 23,35% và 9380 lượt khách quốc tế tăng 3,6%. Lượt khách quốc tế tương đối ổn định, chủ yếu là khách Trung Quốc. Khách nội địa đến với khách sạn trong năm qua chủ yếu là khách công vụ nên số ngày lưu trú tương đối dài, có khách lưu trú lại khách sạn mấy tháng liền. Kết quả này cho thấy lĩnh vực kinh doanh lưu trú vẫn là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của khách sạn. Do vậy khách sạn cần duy trì và đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ này hơn nữa. + Doanh thu từ ăn uống, cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh thu của khách sạn. Cụ thể, 800 triệu đồng vào năm 2006 và đã tăng 74 triệu đồng, tương ứng 9,25% vào năm 2007. Tỷ trọng doanh thu ăn uống tăng 1,61%. Trong những năm vừa qua, doanh thu từ dịch vụ ăn uống chủ yếu thu được từ các đơn đặt hàng tổ chức tiệc cưới, hội nghị, hội thảo của phường, còn khách lưu trú hầu như không sử dụng dịch vụ ăn uống của khách sạn, chỉ có một số ít khách lẻ yêu cầu phục vụ ăn sáng tại phòng. + Doanh thu từ các dịch vụ khác có xu hướng giảm, cụ thể đạt 74 triệu đồng vào năm 2006 và 42 triệu đồng vào năm 2007, giảm 32 triệu đồng tương ứng giảm 43,24%. Do đó , tỷ trọng doanh thu từ các dịch vụ khác giảm 1,3%. Khách sạn Hoàng Hà không được lợi thế về mặt diện tích, do đó gây khó khăn trong việc xây dựng các Lưu Thúy Hà - K40 B3 32
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại khu vực vui chơi giải trí, dẫn đến một số dịch vụ bổ sung ít ỏi như phòng massage và phòng karaoke hầu như không có khách hàng sử dụng. - Mặc dù doanh thu tăng 7,04% là điều đáng mừng nhưng bên cạnh đó tổng chi phí cũng tăng tương đối mạnh. Vào năm 2006 đã là tương đối cao 1900 triệu đồng. Tuy nhiên con số này lại tăng và vào năm 2007 con số này là 2112 triệu đồng tăng 212 triệu đồng, tương ứng tăng 11,16% so với năm 2006. - Tỷ suất chi phí tăng 3,01% cho thấy khách sạn đã vượt chi về chi phí 87,34 triệu đồng. Tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của chi phí, cho thấy khách sạn chưa có biện pháp quản lý chi phí hữu hiệu. Trong năm 2008 khách sạn cần chú ý hơn trong vấn đề giảm chi phí. + Chi phí dành cho dịch vụ lưu trú là 960 triệu đồng vào năm 2006 và tăng thêm 240 triệu đồng trong năm 2007, tương ứng tăng 25% đồng thời dịch vụ này vượt chi về chi phí 220,75 triệu đồng. Mức vượt chi này là do trong năm 2007 khách sạn đã đầu tư sữa chữa một số phòng và hệ số sử dụng phòng không cao, 65%. Do đó, trong năm 2008 khách sạn cần tìm biện pháp nhằm tăng hiệu suất sử dụng phòng như giảm giá, khuyến mãi giá trong trái vụ,… + Chi phí cho dịch vụ ăn uống cũng tăng 10,13% so với năm 2006 và vượt chi về chi phí 6,9 triệu đồng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như: giá cả nguyên liệu đầu vào như thực phẩm tăng, giá điện tăng; do bảo quản nguyên liệu không tốt; lãng phí trong khâu chế biến hoặc thất thoát do khâu quản lý không tốt. + Chi phí dành cho dịch vụ khác là thấp nhất trong tổng chi phí và ngày càng có xu hướng giảm. Trong năm 2007, doanh thu từ dịch vụ này giảm 43,24% do đó chi phí cũng giảm 8%. Vấn đề đặt ra cho khách sạn là cần mở rộng các loại hình sản phẩm dịch vụ khác để thu hút sự tiêu dùng của khách hàng. - Tổng số lao động bình quân đều tăng và năm 2007 là 40 người tăng 5 người, tương ứng tăng 14,29% so với năm 2006. Trong đó, số lao động trực tiếp là 35 người vào năm 2007 tăng 5 người, tương ứng tăng 16,67% so với năm 2006. - Do sự phân công và sử dụng lao động chưa hợp lý, đặc biệt là chưa có định mức cụ thể cho lao động ở bộ phận buồng cho nên vào năm 2007 năng suất lao động đã giảm 4,86 triệu đồng, tương ứng giảm 93,66% so với năm 2006. - Tổng quỹ lương có xu hướng tăng vào năm 2007 là 750 triệu đồng, tăng 100 triệu so với năm 2006 tương ứng tăng 15,38%. - Mức thuế phải nộp ngày càng cao và vào năm 2007 là 683trđ tăng 5,08% so với năm 2006. - Lợi nhuận vào năm 2006 tương đối thấp chỉ đạt 484trđ, nhưng vào năm 2007 đã đạt 761trđ tăng 277 triệu đồng tương ứng tăng 57,23%. Lưu Thúy Hà - K40 B3 33