SlideShare a Scribd company logo
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 1
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP TỔNG HỢP
PHẦN HIĐROCACBON
I) HIĐROCACBON NO
Câu 1: Công thức cấu tạo CH3 – CH(CH3) – CH2 – CH2 – CH3 ứng với tên gọi nào sau đây?
A. neopentan. B. 2-metylpentan. C. isopentan. D. 1,1-đimetylbutan.
Câu 2: Ankan có công thức cấu tạo sau:
CH3 CH2 CH CH2 CH3
CH CH3
CH3
Tên gọi của ankan trên là
A. 3-isopropylpentan. B. 2-metyl-3-etylpentan.
C. 3-etyl-2-metylpentan. D. 3-etyl-4-metylpentan.
Câu 3: Khi đốt cháy hoàn toàn 3,60 gam ankan X thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là
A. C3H8. B. C5H10. C. C5H12. D. C4H10.
Câu 4: Cho ankan có công thức cấu tạo sau: CH3 – CH2(C2H5) – CH2 – CH(CH3) – CH3. Tên IUPAC của ankan
này là
A. 2-etyl-4-metylpentan. B. 3,5-đimetylhexan.
C. 4-etyl-2-metylpentan. D. 2,4-đimetylhexxan.
Câu 5: Cho ankan có công thức cấu tạo sau: CH3 – CH(CH3) – CH(CH3) – CH2 – CH3. Tên gọi của ankan này là
A. 2,2-đimetylpentan. B. 2,3-đimetylpentan.
C. 2,2,3-trimetylpentan. D. 2,2,3-trimetylbutan.
Câu 6: Clo hoá isopentan theo tỉ lệ mol 1:1 thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm thế monoclo?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 7: Để đốt cháy hoàn toàn 1,2 lít ankan X cần dùng vừa hết 6,0 lít O2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện).
Số lượng dẫn xuất monoclo thu được khi cho X tác dụng với khí clo (ánh sáng) là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8: Số đồng phân của C4H10 và C4H9Cl lần lượt là
A. 2 và 4. B. 3 và 5. C. 2 và 6. D. 3 và 4.
Câu 9: Khi đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam một ankan, người ta thấy sản phẩm tạo thành khối lượng CO2 nhiều hơn
khối lượng H2O là 2,8 gam. Ankan trên có tất cả bao nhiêu đồng phân?
A. 2. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 2,86 gam hỗn hợp gồm hexan và octan người ta thu được 4,48 lít CO2 (ở đktc). Số
mol của octan trong hỗn hợp là
A. 0,01 mol. B. 0,015 mol. C. 0,02 mol. D. 0,03 mol.
Câu 11: Hỗn hợp M chứa 2 ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng. Để đốt cháy hoàn toàn 22,20 gam M cần dùng
vừa hết 54,88 lít O2 (ở đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của ankan có khối lượng mol nhỏ là
A. 77,48%. B. 22,52%. C. 34,56%. D. 52,22%.
Câu 12: Hỗn hợp khí X chứa một ankan và một monoxiclo ankan. Tỉ khối của X đối với hiđro là 25,8. Đốt cháy
hoàn toàn 2,58 gam X rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 35,46 gam kết tủa.
Công thức phân tử của monoankan là
A. C3H6. B. C4H8. C. C5H10. D. C6H12.
Câu 13: Một bình kín dung tích 11,2 lít khí có chứa 6,4 gam O2 và 1,36 gam hỗn hợp khí X gồm 2 ankan. Nhiệt
độ trong bình là 0o
C và áp suất là p1 atm. Bật tia lửa điện trong bình kín đó thì hỗn hợp X cháy hoàn toàn. Sau
phản ứng, nhiệt độ trong bình là 136,5o
C và áp suất là p2 atm. Nếu dẫn các chất trong bình sau phản ứng vào dung
dịch Ca(OH)2 lấy dư thì có 9 gam kết tủa tạo thành. Biết rằng số mol ankan có phân tử khối nhỏ gấp 1,5 lần số
mol ankan có phân tử khối lớn. Giá trị p2 và công thức phân tử của ankan có phân tử khối lớn là
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 2
A. 0,5 atm và C2H6. B. 0,5 atm và C3H8. C. 0,81 atm và C3H8. D. 0,81 atm và C4H10.
Câu 14: Nhiệt phân CH4 thu được hỗn hợp gồm C2H2, CH4 và H2. Tỷ khối hơi hỗn hợp khí so với H2 bằng 5.
Hiệu suất nhiệt phân là :
A. 50%. B. 60%. C. 70%. D. 80%.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CH4, C3H8, C4H10. Cho toàn bộ sản phẩm cháy đi qua bình (1)
đựng H2SO4 đặc, dư, sau đó qua bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết thúc phản ứng thấy khối lượng bình
(1) tăng 3,6 gam và bình (2) thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,2. B. 3,57. C. 2,75. D. 3,75.
Câu 16: Ankan X có công thức phân tử là C5H12 khi cho tác dụng với clo theo tỉ lệ 1:1 về số mol chỉ cho một dẫn
xuất. Công thức cấu tạo của X là :
A. CH3(CH2)3CH3. B. CH3CH(CH3)CH2CH2CH3.
C. CH3CH2CH(CH3)CH3. D. C(CH3)4.
Câu 17: Crackinh 8,8 gam propan thu được hỗn hợp X gồm hiđro và các hiđrocacbon. Có M X = 23,16. Hiệu suất
của phản ứng crackinh propan là :
A. 60%. B. 70%. C. 80%. D. 90%.
Câu 18: Khi tiến hành craking 22,4 lít khí C4H10 (đktc) thu được hỗn hợp X gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8,
H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn X thu được a gam CO2 và b gam H2O. Giá trị của avà b tương ứng là :
A. 176 và 180 B. 44 và 18
C. 44 và 72 D. 176 và 90.
Câu 19: Crackinh C4H10 được hỗn hợp gồm 5 hiđrocacbon có M = 36,25 đvC. Hiệu suất crackinh là :
A. 20% B. 40% C. 60% D. 80%.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 2 hiđrocacbon mạch hở X, Y liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 11,2 lít
CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử của X, Y là
A. C2H6 và C3H8. B. CH4 và C2H6.
C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.
Câu 21: Đốt 5 cm3
một hiđrocacbon no X bằng 45 cm3
O2 (lấy dư). Sản phẩm thu được sau khi cho hơi nước
ngưng tụ còn 32,5 cm3
trong đó 12,5 cm3
(các thể tích đo cùng điều kiện). X có công thức phân tử nào sau đây?
A. C3H8. B. C2H6. C. C4H10. D. C5H12.
Câu 22: Khi đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 44 gam CO2 và 28,8
gam H2O. Giá trị của V là
A. 8,96. B. 11,20. C. 13,44. D. 15,68.
Câu 23: Khi đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 16,8 lít khí CO2
(đktc) và x gam H2O. Giá trị của x là
A. 6,3. B. 13,5 C. 18,0 D. 19,8.
Câu 24: Thực hiện phản ứng crackinh 11,2 lít hơi isopentan thu được hỗn hợp A chỉ gồm các ankan và anken.
Trong hỗn hợp A chứa 7,2 gam mà khi đốt cháy thu được 11,2 lít CO2 và 10,8 gam H2O. Các thể tích đo ở đktc.
Hiệu suất phản ứng crackinh là
A. 80%. B. 85%. C. 90%. D. 95%.
Câu 25: Hỗn hợp khí X etan và propan có tỉ khối so với H2 bằng 20,25 được nung trong bình với chất xúc tác để
thực hiện phản ứng đề hiđro hoá. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 16,2 gồm
các ankan, anken và hiđro. Biết tốc độ phản ứng của etan và propan là như nhau. Hiệu suất phản ứng đề hiđro hoá
là
A. 25%. B. 30%. C. 40%. D. 50%.
Câu 26: Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9,0
gam H2O. Công thức phân tử của 2 ankan là
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon A và B là đồng đẳng kế tiếp thu được 96,8 gam
CO2 và 57,6 gam H2O. Công thức phân tử của A và B là
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 3
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6, C3H8, C2H4 và C3H6, thu được 11,2 lít khí
CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Tổng thể tích của C2H4 và C3H6 (đktc) trong hỗn hợp A là
A. 5,60. B. 3,36 C. 4,48 D. 2,24.
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít (ở 54,6o
C và 1,2 atm) hỗn hợp 2 hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng và
có tỉ lệ mol lần lượt là 1:2. Sau phản ứng cho toàn bộ sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 25 gam
kết tủa. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là
A. CH4 và C2H6. B. CH4 và C3H8. C. C2H6 và C4H10. D. C2H4 và C3H6.
Câu 30: Khi đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X người ta thu được 1,12 lít CO2 (ở đktc) và 1,08 gam H2O.
Biết MX = 72 và X tác dụng với clo (có ánh sáng khuếch tán) sinh ra 4 sản phẩm monoclo. Công thức phân tử và
tên gọi tương ứng của X là
A. C5H12, pentan. B. C5H12, isopentan. C. C5H12, neopentan. D. C6H14, hexan.
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 4,0 gam một hỗn hợp hai hiđrocacbon X kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Dẫn toàn
bộ sản phẩm cháy qua bình đựng H2SO4 đặc và bình đựng dung dịch KOH dư. Thấy khối lượng các bình tăng lần
lượt là 5,4 gam và 8,8 gam. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon trong X là
A. C2H6 và C3H8. B. C2H4 và C3H6. C. C3H8 và C4H10. D. CH4 và C2H6.
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp 2 ankan thu được 9,45 gam H2O. Cho sản phẩm qua bình đựng
Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 37,5 gam. B. 52,5 gam. C. 35,7 gam. D. 42,5 gam.
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn a gam 2 hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Sản phẩm cháy cho qua bình
(1) đựng H2SO4 đặc và bình (2) đựng KOH rắn, dư. Kết thúc các phản ứng, thấy khối lượng bình (1) tăng 3,6 gam
và bình (2) tăng 6,6 gam. Giá trị của a là
A. 2,4. B. 4,2. C. 3,2. D. 2,2.
Câu 34: Một ankan tạo được dẫn xuất monoclo, trong đó hàm lượng clo bằng 55,04%. Ankan có công thức phân
tử là
A. CH4. B. C2H6. C. C3H8. D. C4H10.
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng 0,15 mol
Ca(OH)2 tan trong nước. Kết thúc thí nghiệm lọc tách được 10 gam kết tủa trắng và thấy khối lượng dung dịch
thu được sau phản ứng giảm 2,0 gam so với khối lượng dung dịch trước phản ứng. Công thức phân tử của
hiđrocacbon X là
A. C2H6. B. C2H4. C. CH4. D. C2H2.
Câu 36: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Xicloankan chỉ có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng.
B. Xicloankan chỉ có khả năng tham gia phản ứng thế.
C. Mọi xicloankan đều có khả năng tham gia phản ứng thế và phản ứng cộng.
D. Một số xicloankan có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng.
Câu 37: Khi sục khí xiclopropan vào dung dịch brom sẽ quan sát thấy hiện tượng nào sau đây?
A. Màu dung dịch không đổi.
B. Màu dung dịch đậm lên.
C. Màu dung dịch bị nhạt dần.
D. Màu dung dịch từ không màu chuyển sang màu nâu đỏ.
II) ANKEN
Câu 1: Cho anken sau: CH3-C(CH3)=CH-CH2-CH3. Tên quốc tế của anken này là
A. 3-metylpent-3-en. B. 2-metylpent-2-en. C. 2-metylpent-3-en. D. 4-metylpent-4-en.
Câu 2: CH3
Hợp chất CH3 – C – CH2 – CH = CH2 có tên là gì?
CH3
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 4
A. 2-đimetylpent-4-en. B. 2,2-đimetylpent-4-en.
C. 4-đimetylpent-1-en. D. 4,4-đimetylpent-1-en.
Câu 3: Cho anken có công thức cấu tạo là: CH3-CH=C(C2H5)-CH(CH3)-CH3. Tên thay thế của anken này là
A. 3-etyl-4-metylpent-2-en. B. 2-metyl-3-etylpent-3-en.
C. 4-metyl-3-etylpent-2-en. D. 4-metylpent-4-en.
Câu 4: Anken có tên gọi quốc tế là: 2,3,3-trimetylpent-1-en. Công thức phân tử là
A. C8H14. B. C17H14. C. C8H16. D. C8H18.
Câu 5: Hợp chất này có tên gọi là gì?
CH3 CH3CH2 C
CH2
CH2
A. 3-metylenpentan. B. 1,1- đietyleten. C. 2-etylbut-1-en. D. 3-etylbut-3-en.
Câu 6: Có các nhận xét sau:
1. Tất cả các anken đều có công thức là CnH2n.
2. Tất cả các chất có công thức chung là CnH2n đều là anken.
3. Tất cả các anken đều làm mất màu dung dịch brom.
4. Các chất làm mất màu dung dịch brom đều là anken.
Số nhận xét đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7: Anken X có công thức cấu tạo: CH3CH=C(CH3)CH2CH3. Tên của X là
A. isohexen. B. 3-metylpent-3-en. C. 3-metylpent-2-en. D. 2-etylbut-2-en.
Câu 8: Ứng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu anken đồng phân cấu tạo?
A. 4. B. 5. C. 3. D. 7.
Câu 9: Chất nào sau đây làm mất mầu dung dịch brom?
A. butan. B. but-1-en. C. cacbon đioxit. D. metylpropan.
Câu 10: Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy
nhất?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 11: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C4H8 khi tác dụng với HBr cho một sản phẩm duy nhất. Công
thức cấu tạo của X là
A. CH2=CHCH2CH3. B. CH3CH=CHCH3. C. CH2=C(CH3)2. D. CH3CH=C(CH3)2.
Câu 12: Hai chất X, Y mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6, C4H8 và đều tác dụng được với nước brom. X
và Y là
A. hai anken hoặc xicloankan vòng 3 cạch. B. hai anken hoặc hai ankan.
C. hai anken đồng đẳng của nhau. D. hai anken hoặc xicloankan vòng 4 cạch.
Câu 13: Hợp chất X có CTPT C3H6, X tác dụng với dung dịch HBr thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Vậy
X là
A. propen. B. propan. C. ispropen. D. xicloropan.
Câu 14: Dẫn hỗn hợp khí X chứa eten và hiđro. Tỉ khối của X đối với hiđro là 7,5. Dẫn X đi qua chất xúc niken
nung nóng thì X biến thành hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hiđro là 9,0. Hiệu suất phản ứng cộng hiđro của eten
là
A. 20%. B. 33,33%. C. 50%. D. 66,66%.
Câu 15: Hỗn hợp khí X chứa hiđro và một anken. Tỉ khối của X đối với hiđro là 6,0. Đun nóng nhẹ hỗn hợp X có
mặt chất xúc tác Ni thì X biến thành hỗn hợp khí Y không làm mất mầu nước brom và có tỉ khối đối với hiđro
bằng 8,0. Công thức phân tử của anken và phần trăm theo thể tích của ankan trong hỗn hợp Y lần lượt là
A. C2H4 và 25%. B. C2H4 và 33,3%. C. C3H6 và 25%. D. C3H6 và 33,3%.
Câu 16: Hỗn hợp khí X chứa hiđro và 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tỉ khối của X đối với hiđro là
8,26. Đun nóng nhẹ hỗn hợp khí X có mặt chất xúc tác Ni thì X biến thành hỗn hợp khí Y không làm mất mầu
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 5
nước brom và có tỉ khối hơi so với hiđro là 11,80. Công thức phân tử của 2 anken và phần trăm theo thể tích của
hiđro trong hỗn hợp X là
A. C2H4, C3H6 và 60%. B. C3H6, C4H8 và 70%.
C. C2H4, C3H6 và 80%. D. C3H6, C4H8 và 80%.
Câu 17: Hỗn hợp khí X chứa hiđro, một ankan và một anken. Dẫn 13,44 lít X đi qua chất xúc tác Ni nung nóng
thì thu được 10,08 lít hỗn hợp khí Y. Dẫn qua bình đựng nước brom thì mầu của dung dịch nhạt đi, khối lượng
của bình tăng thêm 3,15 gam. Sau thí nghiệm, còn lại 8,40 lít hỗn hợp khí Z có tỉ khối đối với hiđro là 17,8. Biết
các thể tích được đo ở đktc và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân tử của ankan và anken trong hỗn
hợp X là
A. CH4 và C2H4. B. C2H6 và C2H4. C. C2H6 và C3H6. D. C3H8 và C3H6.
Câu 18: Cho hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn X qua bột niken nung nóng (hiệu
suất hiđro hoá anken bằng 75%), thu được hỗn hợp Y. Các thể tích đo ở điều kiện tiểu chuẩn. Tỉ khối của Y so
với H2 là
A. 5,32. B. 5,23. C. 4,80. D. 4,60.
Câu 19: Cho một lượng anken X tác dụng với H2O (có xúc tác H2SO4) được chất hữu cơ Y, thấy khối lượng bình
đựng nước ban đầu tăng 4,2 gam. Nếu cho một lượng X như trên tác dụng với HBr, thu được chất hữu cơ Z, thấy
khối lượng Y, Z thu được khác nhau 9,45 gam. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. X có công thức phân tử là
A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) một hiđrocabon X mạch hở, sau đó dẫn sản phẩm cháy lần lượt đi qua
dung dịch H2SO4 đặc, dư và dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình đựng dung dịch dung
dịch axit tăng 5,40 gam, bình đựng dung dịch Ca(OH)2 có 30,00 gam kết tủa. Hiđrocacbon X có công thức phân
tử là
A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10.
Câu 21: Hợp chất X có một ankan và một anken. Khối lượng hỗn hợp X là 9,00 gam và thể tích là 8,96 lít. Đốt
cháy hoàn toàn X thu được 13,44 lít CO2. Các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức phân tử của anken
trong hỗn hợp X là
A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10.
Câu 22: Hỗn hợp khí X chứa hiđro, một ankan và một anken. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml X, thu được 210 ml khí
CO2. Nếu đun nóng nhẹ 100 ml X có mặt chất xúc tác Ni thì còn lại 70 ml một chất khí duy nhất. Các thể tích khí
đều đo ở cùng một điều kiện. Công thức phân tử của ankan, anken trong hỗn hợp X và thể tích khí O2 dùng để đốt
cháy hoàn toàn hỗn hợp X là
A. C2H6, C3H6 và 250 ml. B. C3H8, C3H6 và 300 ml.
C. C3H8, C3H6 và 350 ml. D. C2H6, C3H6 và 350 ml.
Câu 23: Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng
bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là
A. 0,05 và 0,1 B. 0,1 và 0,05 C. 0,12 và 0,03 D. 0,03 và 0,12.
Câu 24: 2,8 gam anken X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa X chỉ thu được một ancol
duy nhất. X có tên là
A. etilen. B. but-2-en. C. hex-2-en. D. 2,3-dimetylbut-2-en.
Câu 25: Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Niken đun nóng ta được hỗn hợp X. Biết tỉ khối hơi của X
đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Công thức phân tử olefin là
A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10.
Câu 26: Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của
X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y
không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là
A. CH3-CH=CH-CH3. B. CH2=CH-CH2-CH3.
C. CH2=C(CH3)2. D. CH2=CH2.
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp eten, propen, but-2-en cần dùng vừa đủ b lít oxi (ở đktc) thu được 2,4
mol nước. Giá trị của b là
A. 92,4. B. 94,2. C. 80,64. D. 24,9.
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 6
Câu 28: Dẫn từ từ 8,4g hỗn hợp X gồm but-1-en và but-2-en lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2, khi kết thúc
phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. m có giá trị là
A. 12. B. 24. C. 36. D. 48.
Câu 29: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối
lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Thành phần phần % về thể tích của hai anken là
A. 25% và 75%. B. 33,33% và 66,67%.
C. 40% và 60%. D. 35% và 65%.
Câu 30: Một hỗn hợp X có thể tích 11,2 lít (đktc), X gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Khi cho X qua nước
Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 15,4 gam. Công thức phân tử của 2 anken và số mol mỗi anken trong hỗn
hợp X là
A. 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol C3H6. B. 0,2 mol C3H6 và 0,2 mol C4H8.
C. 0,4 mol C2H4 và 0,1 mol C3H6. D. 0,3 mol C2H4 và 0,2 mol C3H6.
Câu 31: Cho hỗn hợp X gồm anken và hiđro có tỉ khối so với heli bằng 3,33. Cho X đi qua bột niken nung nóng
đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với heli là 4. Công thức phân tử của anken
là
A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10.
Câu 32: Hiđro hoá hoàn toàn một anken thì hết 448 ml H2 và thu được một ankan phân nhánh. Cũng lượng anken
đó khi tác dụng hoàn toàn với brom thì tạo thành 4,32 gam dẫn xuất đibrom. Biết rằng hiệu suất của các phản ứng
đạt 100% và các thể tích khí đo ở đktc. Công thức phân tử của anken đã cho là
A. C3H6. B. C4H8. C. C5H10. D. C6H12.
III) ANKIN
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các chất trong phân tử có liên kết C≡C đều thuộc loại ankin.
B. Ankin là các hiđrocabon mạch hở, trong phân tử có một liên kết C≡C.
C. Liên kiết C≡C kém bền hơn liên kết C=C.
D. Ankin cũng có đồng phân hình học giống như anken.
Câu 2: CH3 A. 2,2-đimetylbut-1-in.
B. 2,2-đimetylbut-3-in.
Chất CH3 – C – C ≡ CH có tên là C. 3,3-đimetylbut-1-in.
D. 3,3-đimetylbut-2-in.
CH3
Câu 3: Cho ankin X có công thức cấu tạo sau, tên của X là :
CH3C C CH CH3
CH3
A. 4-metylpent-2-in.
B. 2-metylpent-3-in.
C. 4-metylpent-3-in.
D. 2-metylpent-4-in.
Câu 4: Cho ankin: CH3-C(CH3)2-C≡CH. Tên gọi của ankin này là
A. 2,2-đimetylbut-1-in. B. 2,2-đimetylbut-3-in.
C. 3,3-đimetylbut-1-in. D. 3,3-đimetylbut-1-in.
Câu 5: Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong
NH3?
A. 1 chất. B. 2 chất. C. 3 chất. D. 4 chất.
Câu 6: Ankin nào dưới đây không tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3?
A. axetilen. B. propin. C. pent-1-in. D. but-2-in.
Câu 7: Có 4 chất metan, etilen, but-1-in và but-2-in. Trong 4 chất đó, có mấy chất tác dụng được với dung dịch
AgNO3 trong amoniac tạo thành kết tủa ?
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 7
A. 4 chất. B. 3 chất. C. 2 chất. D. 1 chất.
Câu 8: Công thức phân tử nào phù hợp với penten ?
A. C5H8. B. C5H10. C. C5H12. D. C3H6.
Câu 9: : Chất nào không tác dụng với Br2 (trong CCl4)?
A. But-1-in. B. But-1-en. C. Xiclobutan. D. Xiclopropan.
Câu 10: Có bao nhiêu đồng phân của C5H8 tạo kết tủa vàng với AgNO3/NH3?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 11: Cho hỗn hợp G gồm C3H4 và một ankin X (tỉ lệ số mol là 1:1). Cho 0,3 mol hỗn hợp G tác dụng vừa đủ
với 0,45 mol AgNO3/NH3. Ankin X là
A. but-1-in. B. but-2-in. C. axetilen. D. 3-metylbut-1-in.
Câu 12: Dẫn 5,32 lít hỗn hợp X gồm propin và etilen đi vào một lượng dư dung dịch bạc nitrat trong amoniac
thấy còn 0,84 lít khí thoát ra và có m gam kết tủa. Các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là
A. 2,94. B. 29,4. C. 5,12. D. 51,2.
Câu 13: Hỗn hợp khí X chứa hiđro và một ankin tỉ khối của X đối với hiđro là 4,8. Đun nóng hỗn hợp X có mặt
chất xúc tác Ni thì phản ứng xảy ra với hiệu suất được coi là 100%, tạo ra hỗn hợp khí Y không làm mất mầu
nước brom và có tỉ khối đối với hiđro là 8,0. Công thức phân tử của ankin là
A. C2H2. B. C3H4. C. C4H6. D. C5H8.
Câu 14: Hỗn hợp khí X chứa C2H2 và H2. Tỉ khối của X đối với hiđro là 5,0. Dẫn 20,16 lít X đi nhanh qua chất
xúc tác Ni nung nóng thì nó biến thành 10,08 lít hỗn hợp khí Y. Dẫn hỗn hợp Y đi từ từ qua bình đựng nước brom
(có dư) cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì còn lại 7,39 lít hỗn hợp khí Z. Các thể tích đo ở đktc. Khối lượng bình
brom tăng là
A. 2,3 gam. B. 3,3 gam. C. 4,3 gam. D. 5,3 gam.
Câu 15: Hỗn hợp khí X chứa hiđro, một anken và một ankin. Đốt cháy hoàn toàn 90 ml X được 120 ml CO2. Đun
nóng 90 ml X có mặt chất xúc tác Ni thì sau phản ứng 40 ml một ankan duy nhất. Các thể tích đo ở cùng một điều
kiện. Công thức phân tử của ankin và thể tích khí O2 cần dùng để đốt cháy hỗn hợp X là
A. C2H2 và 100 ml. B. C2H2 và 200 ml. C. C3H4 và 100 ml. D. C3H4 và 200 ml.
Câu 16: Hỗn hợp khí X chứa metan, axetilen và propen. Đốt cháy hoàn toàn 11,0 gam hỗn hợp X, thu được 12,6
gam H2O. Mặt khác, nếu lấy 11,2 lít hỗn hợp X (đktc) đem dẫn qua nước brom (lấy dư) thì khối lượng brom
nguyên chất phản ứng tối đa là 100,0 gam. Thành phần phần trăm theo thể tích của axetilen trong hỗn hợp X là
A. 25%. B. 50%. C. 47,3%. D. 60%.
Câu 17: Khi điều chế axetilen bằng phương pháp nhiệt phân nhanh metan thu được hỗn hợp M gồm axetilen,
hiđro và một phần metan chưa phản ứng. Tỉ khối M so với hiđro bằng 5. Hiệu suất chuyển hoá metan thành
axetilen là
A. 40%. B. 45%. C. 50%. D. 60%.
Câu 18: Một bình kín đựng hỗn hợp hiđro với axetilen và một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian sau đó
đưa về nhiệt độ ban đầu. Nếu cho một nửa khí trong bình sau khi nung nóng đi qua dung dịch AgNO3 trong NH3
thì có 1,20 gam kết tủa mầu vàng nhạt. Nếu cho một nửa còn lại qua bình đựng nước brom dư thấy khối lượng
bình tăng 0,41 gam. Khối lượng etilen tạo thành là
A. 0,56 gam. B. 0,28 gam. C. 0,42 gam. D. 0,24 gam.
Câu 19: Cho 27,2 gam một ankin X phản ứng hết với 1,4 gam hiđro (to
, xt Ni) được hỗn hợp Y gồm một ankan
và một anken. Cho Y từ từ qua nước brom dư thấy có 16 gam brom phản ứng. Biết X tác dụng được với dung
dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa. Số công thức cấu tạo X thoả mãn là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20: Một bình kín dung tích 8,4 lít có chứa 4,95 gam O2 và 1,3 gam hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocabon. Nhiệt
độ trong bình là t1 = 0o
C và áp suất trong bình là p1 = 0,5 atm. Bật tia lửa điện trong bình kín đó thì hỗn hợp X
cháy hoàn toàn. Sau phản ứng nhiệt độ trong bình là t2 = 136,5o
C và áp suất là p2 atm. Dẫn các chất trong bình
sau phản ứng đi qua bình thứ nhất đựng dung dịch H2SO4 đặc, sau đó qua bình 2 đựng dung dịch NaOH (có dư)
thì khối lượng bình thứ 2 tăng 4,18 gam. Giá trị p2 và công thức phân tử của 2 hiđrocacbon (biết 2 hiđrocacbon là
một anken và ankin) là
A. 0,78 atm; C2H4 và C3H4. B. 0,87 atm; C2H4 và C3H4.
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 8
C. 0,87 atm; C2H4 và C4H6. D. 0,78 atm; C2H4 và C4H6.
IV) CÁC DẠNG TOÁN TRỌNG TÂM VỀ HIĐROCACBON
BÀI TOÁN 1: ĐỐT CHÁY HIĐROCACBON
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 2 lít hỗn hợp gồm axetilen và một hiđrocacbon no X, thu được 4 lít CO2 và 4 lít H2O
(các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Công thức phân tử của hiđrocacbon no X và phần trăm
theo thể tích của X trong hỗn hợp là
A. CH4 và 40%. B. CH4 và 50%. C. C2H6 và 40%. D. C2H6 và 50%.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm: CH4, C2H4, C2H6, C3H8 và C4H10 thu được 6,16
gam CO2 và 4,14 gam H2O. Số mol của C2H4 trong hỗn hợp X là
A. 0,09. B. 0,01. C. 0,08. D. 0,02.
Câu 3: Crackinh 5,8 gam C4H10 thu được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X rồi cho toàn bộ sản
phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết thúc thí nghiệm, khối lượng dung dịch thu được tăng hay
giảm bao nhiêu gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu?
A. tăng 26,6 gam. B. giảm 13,4 gam. C. giảm 40,0 gam. D. giảm 22,4 gam.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol hỗn hợp hai ankan thì thu được 0,72 gam nước. Cho sản phẩm đốt cháy đu
qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 0,3 gam. B. 3,0 gam. C. 0,6 gam. D. 6,0 gam.
Câu 5: Để đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X cần tối thiểu 7,68 gam O2. Toàn bộ sản phẩm cháy được
dẫn qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, dư, sau đó qua bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết thúc thí nghiệm thấy
bình (1) tăng 4,32 gam và bình (2) thu được m gam kết tủa. Công thức phân tử của X và giá trị của m lần lượt là
A. C2H6 và 10. B. C2H4 và 11. C. C3H8 và 9. D. CH4 và 12.
Câu 6: Một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, sau
đó dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, sau đó qua bình (2) đựng Ba(OH)2 dư thấy khối lượng các
bình tăng lần lượt là: 16,2 gam và 30,8 gam. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon và % về thể tích là
A. C3H8: 50%; C4H10: 50%. B. CH4: 50%; C2H6: 50%.
C. C2H6: 50%; C3H8: 50%. D. C3H8: 40%; C4H10: 60%.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đvC thu được 4,48
lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon lần lượt là
A. C2H4 và C4H8. B. CH4 và C3H8. C. C2H6 và C4H10. D. C2H2 và C4H6.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 7,0 mg hợp chất X thu được 11,2 ml khí CO2 (đktc) và 9,0 mg H2O. Tỉ khối hơi của X
so với nitơ bằng 2,5. Khi clo hoá X với tỉ lệ số mol 1:1 chỉ thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất. X có tên gọi
là
A. metylxiclobutan. B. xiclopentan.
C. 1,2-đimetylxiclopropan. D. xiclohexan.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm propan và xiclopropan thì thu được 0,35 mol H2O. Thành
phần trăm theo thể tích propan trong hỗn hợp X là
A. 50%. B. 40%. C. 30%. D. 25%.
Câu 10: Hỗn hợp X gồm hai olefin. Đốt cháy 7 thể tích X cần 31 thể tích O2 (đktc). Biết rằng olefin chứa nhiều
cacbon hơn chiếm khoảng 40% đến 50% thể tích của X. Công thức phân tử của hai olefin là
A. C2H4, C4H8. B. C2H4, C3H6. C. C3H6, C4H8. D. C2H4, C5H10.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hiđrocacbon X thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc) và 13,5 gam H2O. Tổng số
đồng phân cấu tạo của X là
A. 9. B. 5. C. 10. D. 11.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm 2 olefin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, sau
đó dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng CaCl2 khan, dư, bình (2) đựng dung dịch KOH đặc, dư. Kết thúc thí
nghiệm thấy khối lượng bình (2) tăng nhiều hơn khối lượng bình (1) là 29,25 gam. Công thức phân tử của 2 olefin và
phần trăm khối lượng của các chất trong hỗn hợp ban đầu là
A. C2H4: 25% và C3H6: 75%. B. C3H6: 20% và C4H8: 80%.
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 9
C. C4H8: 67% và C5H10: 33%. D. C5H10: 35% và C6H12: 65%.
Câu 13: Đốt 8,96 lít hỗn hợp X gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1)
đựng P2O5 dư, bình (2) đựng dung dịch KOH dư. Kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình (1) tăng m gam, bình (2) tăng
(m + 39) gam. Thành phần phần trăm thể tích anken có số nguyên tử cacbon lớn hơn trong hỗn hợp X là
A. 25%. B. 40%. C. 60%. D. 75%.
Câu 14: Một hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy 0,3 mol hỗn hợp X và cho tất
cả sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng thêm 46,5 gam và có 147,75 gam kết tủa.
Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là
A. C2H2; C3H4. B. C3H6; C4H8. C. C2H4; C3H6. D. C2H6; C3H8.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm một ankan và một anken. Cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình (1)
đựng P2O5 dư và bình (2) đựng KOH rắn, dư, sau thí nghiệm thấy khối lượng bình (1) tăng 4,14 gam và bình (2) tăng
6,16 gam. Số mol ankan có trong hỗn hợp là
A. 0,06 mol. B. 0,09 mol. C. 0,03 mol. D. 0,045 mol.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,11 mol hỗn hợp X gồm CH4, C3H8 và C2H4 thu được 0,17 mol CO2 và 0,25 mol H2O. Số
mol của anken trong hỗn hợp X là
A. 0,02 mol. B. 0,09 mol. C. 0,03 mol. D. 0,08 mol.
Câu 17: Trộn a mol hỗn hợp X (gồm C2H6 và C3H8) và b mol hỗn hợp Y (gồm C3H6 và C4H8) thu được 0,35 mol hỗn
hợp Z rồi đem đốt cháy thu được hiệu số mol H2O và CO2 là 0,2 mol. Giá trị của a và b lần lượt là
A. 0,1 và 0,25. B. 0,15 và 0,2. C. 0,2 và 0,15. D. 0,25 và 0,1.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm propan, but-2-en, axetilen thu được 47,96 gam CO2 và 21,42 gam
H2O. Giá trị của m là
A. 15,46. B. 12,46. C. 11,52. D. 20,15.
Câu 19: Dẫn hỗn hợp X gồm 0,05 mol C2H2; 0,1 mol C3H4 và 0,1 mol H2 qua ống chứa ống chứa Ni nung nóng một
thời gian, thu được hỗn hợp Y gồm 7 chất. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 700 ml dung
dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z. Tổng khối lượng chất tan trong Z là
A. 35,8. B. 45,6. C. 40,2. D. 38,2.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 0,14 mol hỗn hợp gồm C3H6, C2H2, C3H4 thì thu được 8,288 lít khí CO2 (đktc) và 0,26 mol
H2O. Số mol anken có trong hỗn hợp là
A. 0,11 mol. B. 0,12 mol. C. 0,04 mol. D. 0,03 mol.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan có nhánh X và một ankin Y thu được khí cacbonic và hơi nước
với số mol bằng nhau. Tỉ khối của hỗn hợp M so với hiđro là 21. Công thức phân tử của X và Y lần lượt là
A. C4H10 và C2H2. B. C3H8 và C3H4. C. C5H12 và C2H2. D. C5H12 và C3H4.
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít gồm C3H6 và C2H2 thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,4 mol. Thành
phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp đầu là
A. 50% và 50%. B. 30% và 70%. C. 70% và 30%. D. 20% và 80%.
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X (đktc) gồm C3H8, C3H6, C3H4 (X có tỉ khối so với H2 bằng 21), rồi dẫn
toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong thì độ tăng khối lượng của bình là
A. 4,2 gam. B. 5,4 gam. C. 13,2 gam. D. 18,6 gam.
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm một anken và một ankin rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình (1) đựng H2SO4
đặc và bình (2) đựng NaOH rắn dư, sau thí nghiệm thấy khối lượng bình (1) tăng thêm 3,6 gam và bình (2) tăng 15,84
gam. Số mol ankin có trong hỗn hợp là
A. 0,15 mol. B. 0,16 mol. C. 0,17 mol. D. 0,18.
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O.
Hai hiđrocacbon trong hỗn hợp X thuộc dãy đồng đẳng nào dưới đây?
A. ankađien. B. ankin. C. aren. D. ankan.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) một ankin thể tích khí thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 25,2 gam.
Nếu cho sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 45 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 6,72. B. 2,24. C. 4,48. D. 3,36.
Câu 27: Chia hỗn hợp hai ankin thành 2 phần bằng nhau
- Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,76 gam CO2 và 0,54 gam H2O.
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 10
- Phần 2: Dẫn qua dung dịch Br2 dư.
Khối lượng Br2 đã phản ứng là
A. 2,8 gam. B. 3,2 gam. C. 6,4 gam. D. 1,4 gam.
Câu 28: Crackinh 11,6 gam C4H10 thu được hỗn hợp khí X gồm 7 chất: C4H8, C3H6, C2H6, C2H4, CH4, H2, C4H10 dư.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần tối thiểu bao nhiêu thể tích không khí ở đktc? (Biết oxi chiếm 20% thể tích không
khí).
A. 34,944 lít. B. 145,60 lít. C. 29,12 lít. D. 174,72 lít.
Câu 29: Đun nóng 11,6 gam butan một thời gian, thu được hỗn hợp X gồm H2, CH4, C2H6, C4H8, C3H6, C2H4, C4H10.
Giả sử chỉ có các phản ứng:
C4H10 → C4H8 + H2 (1)
C4H10 → CH4 + C3H6 (2)
C4H10 → C2H6 + C2H4 (3)
Đốt cháy hoàn toàn X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng thêm
m gam. Giá trị của m là
A. 35,2. B. 53,2. C. 80,0. D. 18,0.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm etan, etilen, axetilen và buta-1,3-ddien. Cho toàn bộ sản phẩm cháy
hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 100 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng
giảm 39,8 gam. Giá trị của m là
A. 58,75. B. 13,8. C. 37,4. D. 60,2.
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 lít (ở 273o
C và 1,3432 atm) một ankađien liên hợp X. Sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn
toàn vào 40 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M, sau phản ứng thu được 8,865 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
A. C3H4. B. C4H6. C. C5H8. D. C6H10.
Câu 32: Lấy 1,12 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng rồi dẫn toàn bộ sản
phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, dư và qua bình (2) đựng dung dịch NaOH dư. Sau thí nghiệm thấy
khối lượng bình (1) tăng 2,16 gam và bình (2) tăng 7,48 gam. Công thức phân tử và thành phần phần trăm theo thể tích
của hiđrocacbon (có số nguyên tử cacbon ít hơn) trong X lần lượt là
A. C3H4 và 60%. B. C3H4 và 40%. C. C3H6 và 60%. D. C2H2 và 60%.
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H6, sản phẩm thu được dẫn qua bình (1) đựng
dung dịch H2SO4 đặc và bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm, bình (2) thu được 15 gam kết tủa và khối
lượng bình (2) tăng nhiều hơn khối lượng bình (1) là 2,55 gam. Thành phần phần trăm theo thể tích của CH4, C2H4 và
C2H6 trong hỗn hợp X tương ứng là
A. 45%, 30%, 25%. B. 30%, 40%, 30%. C. 50%, 25%, 25%. D. 40%, 25%, 35%.
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X (CH4, C2H4, C3H4, C4H4) có tỉ khối hơi so với H2 bằng 17. Dẫn toàn bộ
sản phẩm cháy thu được vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình Ca(OH)2 sau phản ứng tăng lên
A. 11 gam. B. 3,6 gam. C. 8,8 gam. D. 14,6 gam.
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm C2H2, C4H4, C6H6, C8H8 trong O2 dư rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy
thu được vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 21,2 gam. Giá trị của m là
A. 2,6. B. 3,9. C. 6,5. D. 5,2.
BÀI TOÁN 2: PHẢN ỨNG THẾ, TÁCH VÀ CRACKINH
Câu 1: Hai hiđrocacbon X và Y có cùng công thức phân tử C5H12 tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1:1 thì X tạo ra
một dẫn xuất duy nhất còn Y thì cho bốn dẫn xuất. Tên của X, Y lần lượt là
A. 2,2-đimetylpropan, 2-metylbutan. B. 2,2-đimetylpropan, pentan.
C. 2-metylbutan, 2,2-đimetylpropan. D. 2-metylbutan, pentan.
Câu 2: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H6 mạch hở, không phân nhánh. Biết 1 mol X tác dụng với
AgNO3/NH3 dư tạo ra 292 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X là
A. CH≡C–C≡C–CH2–CH3. B. CH≡C–CH2–CH=C=CH2.
C. CH≡C–CH2–CH2–C≡CH. D. CH≡C–CH2– C≡C–CH3.
Câu 3: X là một hiđrocacbon mạch hở tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra kết tủa vàng. Biết rằng
0,1 mol X làm mất màu vừa hết 300 ml dung dịch Br2 1M, tạo dẫn xuất có chứa 90,22% brom về khối lượng.
Công thức cấu tạo của X là
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 11
A. CH≡C–CH2–C≡CH. B. CH2=C–C=CH2.
C. CH2=CH–C≡CH. D. CH≡C–CH2–CH=CH2.
Câu 4: Crackinh C4H10 thu được hỗn hợp Y chỉ gồm 5 hiđrocacbon có tỉ khối hơi so với H2 là 16,325. Hiệu suất
của phản ứng crackinh là
A. 77,64%. B. 38,82%. C. 17,76%. D. 22,36%.
Câu 5: Trong các chất: metan, etan, xiclopentan, iso-butan thì các chất khi tác dụng với Cl2 chiếu sáng tỉ lệ mol
1:1 cho sản phẩm duy nhất là
A. metan, etan. B. metan, xiclopentan.
C. metan. D. metan, etan, xiclopentan.
Câu 6: Khi cho 2-metylpentan tác dụng với clo (tỉ lệ mol 1:1) có ánh sáng thì số sản phẩm monoclo có thể thu
được là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 7: Hiđrocacbon X có 83,33% khối lượng cacbon. Khi cho X tác dụng với Cl2 ta chỉ thu được một dẫn xuất
monoclo (chứa 1 nguyên tử clo) duy nhất. X là chất nào sau đây?
A. metan. B. etan.
C. 2,2-đimetylpropan. D. 2,2,3,3-tetrametylbutan.
Câu 8: Ankan X tác dụng với Cl2 (askt) tạo được dẫn xuất monoclo trong đó clo chiếm 55,04% khối lượng. X có
công thức phân tử là
A. CH4. B. C4H10. C. C3H8. D. C2H6.
Câu 9: Hai xicloankan X và Y đều có tỉ khối hơi so với metan bằng 5,25. Khi monoclo hoá (có ánh sáng) thì Y
cho 4 dẫn xuất còn X chỉ cho một dẫn xuất duy nhất. Tên gọi của X và Y lần lượt là
A. metylxiclopentan và 1,2-đimetylxiclobutan.
B. xiclohexan và metylxiclopentan.
C. xiclohexan và propylxiclopropan.
D. xiclohexan và 1,2-đimetylxiclobutan.
Câu 10: Sau khi tách H2 hoàn toàn khỏi hỗn hợp X gồm etan và propan thu được hỗn hợp Y gồm etilen và
propilen. Khối lượng phân tử trung bình của Y bằng 93,45% khối lượng phân tử trung bình của X. Thành phần
phần trăm về thể tích của hai chất trong X lần lượt là
A. 50% và 50%. B. 60% và 40%. C. 96,2% và 3,8%. D. 46,4% và 53,6%.
Câu 11: Cho m gam hiđrocacbon X (thuộc dãy đồng đẳng của metan) tác dụng với clo có chiếu sáng, chỉ thu
được 12,78 gam dẫn xuất monoclo duy nhất Y. Để trung hoà khí HCl sinh ra cần vừa hết 80 ml dung dịch NaOH
1,5M. Biết hiệu suất của phản ứng clo hoá là 80%. Giá trị của m là
A. 8,64. B. 8,52. C. 10,65. D. 10,80.
Câu 12: Hiđrocacbon X có công thức phân tử là C6H6. Khi cho X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư
thì thu được hợp chất hữu cơ Y có MY – MX = 214u. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 13: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8. Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được kết tủa Y. Phân
tử khối của Y lớn hơn của X là 214. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 14: Hỗn hợp X gồm và đồng đẳng Y trộn theo tỉ lệ mol 1:1. Cho 0,672 lít (ở đktc) hỗn hợp X tác dụng vừa
hết với 45 ml dung dịch AgNO3 1M trong NH3 dư. Công thức cấu tạo của X là
A. CH≡CH. B. CH2=CH–C≡CH.
C. CH3–CH2–C≡CH. D. CH3–CH2–CH2–C≡CH.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon mạch hở X thu được số mol CO2 gấp đôi số mol H2O. Mặt khác,
0,05 mol X phản ứng vừa hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 7,95 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X là
A. CH≡C–CH2–CH2–CH3. B. CH≡CH.
C. CH3–CH2–C≡CH. D. CH2=CH–C≡CH.
Câu 16: Dẫn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm propin và but-2-in lội thật chậm qua bình đựng dung dịch
AgNO3/NH3 dư, sau phản ứng thu được 14,7 gam kết tủa màu vàng. Thành phần phần trăm về thể tích của propin
và but-2-in trong X lần lượt là
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 12
A. 80% và 20%. B. 25% và 75%. C. 50% và 50%. D. 33% và 67%.
Câu 17: Crackinh 560 lít butan, xảy ra đồng thời các phản ứng:
C4H10 → C4H8 + H2 (1)
C4H10 → CH4 + C3H6 (2)
C4H10 → C2H6 + C2H4 (3)
Sau phản ứng thu được 896 lít hỗn hợp khí X. Thể tích C4H10 có trong hỗn hợp X là (các thể tích khí đo ở cùng điều
kiện)
A. 336 lít. B. 168 lít. C. 280 lít. D. 224 lít.
Câu 18: Crackinh V lít butan thu được hỗn hợp X chỉ gồm các ankan và anken. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng
21,75. Hiệu suất phản ứng crackinh butan là
A. 33,33%. B. 25%. C. 75%. D. 66,67%.
Câu 19: Crackinh một ankan thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với H2 bằng 19,565. Biết hiệu suất của phản ứng
crackinh là 84%. Ankan đem crackinh là
A. butan. B. iso-butan. C. pentan. D. propan.
Câu 20: Crackinh C5H12 thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với H2 là 20. Hiệu suất của phản ứng crackinh là
A. 70%. B. 50%. C. 80%. D. 30%.
BÀI TOÁN 3: PHẢN ỨNG CỘNG HỢP
Câu 1: Đun nóng isopren với chất xúc tác thích hợp chỉ thu được một sản phẩm X. Cho X tác dụng với H2 (Ni, to
)
được hỗn hợp Y gồm các hiđrocacbon trong đó có chất metylxiclobutan. Hỗn hợp Y có thể có số hiđrocacbon no
tối đa là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 2: Đem hỗn hợp các đồng phân cấu tạo, mạch hở của C4H8 cộng hợp với H2O (H+
, to
) thì thu được tối đa bao
nhiêu sản phẩm cộng?
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
Câu 3: Cho 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm C2H4, C3H4 lội từ từ qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau phản
ứng thấy khối lượng bình tăng 10,8 gam. Thành phần phần trăm về thể tích của C2H4 và C3H4 trong hỗn hợp X
lần lượt là
A. 33,3% và 66,7%. B. 20,8% và 79,2%. C. 25,0% và 75,0%. D. 30,0% và 70,0%.
Câu 4: Cho 0,74 gam hỗn hợp X gồm CH4 và anken X qua bình chứa dung dịch Br2 dư. Sau phản ứng thấy khối
lượng bình đựng dung dịch brom tăng 0,42 gam và thể tích thoát ra khỏi bình giảm 1/3 so với thể tích hỗn hợp X
ban đầu. X có số đồng phân cấu tạo là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 5: Dẫn hỗn hợp X gồm CnH2n và H2 (có số mol bằng nhau) qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối
hơi của Y so với X là 1,6. Hiệu suất của phản ứng là
A. 40%. B. 60%. C. 65%. D. 75%.
Câu 6: Trong bình kín chứa hỗn hợp khí X gồm C2H4 và H2 với lượng nhỏ bột Ni (chất rắn chiếm thể tích khôn
đáng kể). Tỉ khối của X so với H2 bằng 6,2. Đun nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi
so với H2 bằng 8. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá C2H4 là
A. 62,50%. B. 56,25%. C. 43,75%. D. 37,50%.
Câu 7: Hỗn hợp X gồm một anken và hiđro có tỉ khối so với H2 bằng 6,4. Cho X đi qua bột Ni nung nóng được
hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 8 (giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Công thức phân tử của anken là
A. C3H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10.
Câu 8: Tỉ khối hơi của hỗn hợp X (gồm 2 hiđrocacbon mạch hở) so với H2 là 11,25. Dẫn 1,792 lít X (đktc) đi thật
chậm qua bình đựng dung dịch brom dư, sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng 0,84 gam. Hai hiđrocacbon có
trong X lần lượt là
A. CH4 và C3H4. B. CH4 và C3H6. C. C2H4 và C3H6. D. C2H6 và C3H4.
Câu 9: Hỗn hợp khí X gồm một ankin và H2 có tỉ khối so với CH4 là 0,5. Nung nóng hỗn hợp X có xúc tác Ni để
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với CH4 là 1. Cho hỗn hợp Y qua dung dịch
brom dư thì khối lượng bình chứa dung dịch brom tăng lên bao nhiêu gam?
A. 0 gam. B. 8 gam. C. 16 gam. D. 24 gam.
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 13
Câu 10: Hỗn hợp khí X gồm hiđro và 2 anken (kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) có tỉ khối hơi so với H2 bằng
8,26. Đun nóng hỗn hợp X với bột Ni làm xúc tác thì thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu dung dịch
nước brom và có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 11,8. Công thức phân tử của các anken trong X là
A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10. D. C5H10 và C6H12.
Câu 11: Đun nóng 5,8 gam hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 trong bình kín với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp
khí Y. Dẫn khí Y qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 1,2 gam và còn lại hỗn hợp khí Z.
Khối lượng của hỗn hợp khí Z là
A. 2,3 gam. B. 3,5 gam. C. 4,6 gam. D. 7,0 gam.
Câu 12: Hỗn hợp khí X gồm H2 và một hiđrocacbon. Nung nóng 24,64 lít hỗn hợp X (đktc), có Ni làm xúc tác,
để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 25,2 gam hỗn hợp Y gồm các hiđrocacbon. Tỉ khối của hỗn hợp Y so với
H2 bằng 21. Khối lượng H2 có trong hỗn hợp X là
A. 2 gam. B. 0,5 gam. C. 1 gam. D. 3 gam.
Câu 13: Một hỗn hợp khí X gồm một ankin và H2 có tỉ khối hơi so với CH4 là 0,6. Nung nóng hỗn hợp khí X có
xúc tác Ni để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với CH4 là 1. Công thức phân tử
của ankin là
A. C2H2. B. C3H4. C. C4H6. D. C5H8.
Câu 14: Hỗn hợp X gồm một hiđrocacbon (ở thể khí) và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 6,7. Cho hỗn hợp đi qua Ni
nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 16,75. Công thức
phân tử của hiđrocacbon trong X là
A. C3H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C4H6.
Câu 15: Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol axetilen và 0,35 mol H2 vào bình kín có xúc tác Ni nung nóng. Sau một
thời gian thu được hỗn hợp Y gồm 4 khí. Khi cho Y lội qua dung dịch brom dư thấy có 4,48 lít (đktc) khí Z bay ra.
Tỉ khối của Z so với H2 là 4,5. Độ tăng khối lượng của bình brom là
A. 5,2 gam. B. 2,05 gam. C. 5,0 gam. D. 4,1 gam.
Câu 16: Đun nóng 5,14 gam hỗn hợp khí X gồm metan, hiđro và một ankin với xúc tác Ni, thu được hỗn hợp khí
Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch brom dư thu được 6,048 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối đối với
hiđro bằng 8. Độ tăng khối lượng dung dịch brom là
A. 0,82 gam. B. 1,62 gam. C. 4,6 gam. D. 2,98 gam.
Câu 17: X mạch hở có công thức C3Hy. Một bình có dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí gồm X và O2 dư ở
160o
C có áp suất 1,5 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy X sau đó đưa bình về 160o
C, áp suất bình vẫn là 1,5 atm.
Người ta trộn 9,6 gam X với hiđro rồi cho qua bình đựng Ni nung nóng (H = 100%) thì thu được hỗn hợp Y.
Công thức phân tử của X và khối lượng mol trung bình của Y có thể là
A. C3H2 và 42,5. B. C3H6 và 46,5. C. C3H4 và 42,5. D. C3H2 và 52,5.
V) BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP HIĐROCACBON
Câu 1: Khi đốt cháy hoàn toàn một thể tích hiđrocacbon X cần 6 thể tích oxi sinh ra 4 thể tích khí cacbonic. Biết
các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. X có thể làm mất màu dung dịch nước brom và kết hợp với
hiđro tạo thành một hiđrocacbon no mạch nhánh. Công thức cấu tạo của X là
A. (CH3)2C=CH2. B. (CH3)2CH–CH=CH2.
C. CH3Ch=C(CH3)2. D. CH≡C–(CH3)2.
Câu 2: Trong một bình kín chứa hỗn hợp M gồm hiđrocacbon X và H2 với Ni. Nung nóng bình một thời gian ta
thu được một khí N duy nhất. Đốt cháy N, thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Biết VM = 3VN. Công thức của
X là
A. C3H4. B. C3H8. C. C2H2. D. C2H4.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 10 cm3
một hiđrocacbon bằng 80 cm3
oxi. Ngưng tụ hết hơi nước, sản phẩm còn lại
chiếm thể tích 65 cm3
, trong đó thể tích khí oxi dư 25 cm3
. Các thể tích đều đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Công thức phân tử của hiđrocacbon là
A. C4H6. B. C4H8. C. C4H10. D. C5H12.
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 14
Câu 4: 0,3 mol hỗn hợp gồm propin và một ankin X phản ứng vừa đủ với 0,2 mol AgNO3 trong NH3. Trong số
các chất sau đây chất nào là X để phù hợp với điều kiện đầu bài?
A. axetilen. B. but-1-in. C. but-2-in. D. isopentin.
Câu 5: Một hỗn hợp khí gồm một ankan và một anken có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và có cùng số
mol. Lấy m gam hỗn hợp này cho tác dụng với dung dịch brom thì làm mất màu vừa đủ 80 gam dung dịch brom
20% trong dung môi CCl4. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp đó thu được 0,6 mol CO2. Công thức phân tử của
ankan và anken là
A. C2H6, C2H4. B. C3H8, C3H6. C. C4H10, C4H8. D. C5H10, C5H12.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X rồi hấp thụ hoàn toàn bộ sản phẩm phản ứng vào bình đựng 0,15
mol Ca(OH)2 tan trong nước. Sau phản ứng thu được 10 gam kết tủa trắng và thấy khối lượng của dung dịch thu
được sau phản ứng giảm 3,8 gam so với khối lượng dung dịch trước phản ứng. Công thức phân tử của
hiđrocacbon là
A. C2H6. B. C2H4. C. CH4. D. C2H2.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol ankin được 0,3 mol H2O. Nếu hiđro hoá hoàn toàn 0,15 mol ankin rồi đốt
cháy thì số mol H2O thu được là
A. 0,3 mol. B. 0,4 mol. C. 0,5 mol. D. 0,6 mol.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn V lít (ở đktc) một ankin. Nếu cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng
nước vôi trong thì thu được 90 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 50,4 gam. Công thức phân tử của ankin và giá
trị của V lần lượt là
A. C2H2; 3,36. B. C3H4; 3,36. C. C2H2; 6,72. D. C3H4; 6,72.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 anken thu được 7,2 gam H2O. Cho toàn bộ khí CO2 vừa thu được vào dung
dịch Ca(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 20. B. 40. C. 60. D. 80.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp CH4, C4H10 và C2H4 thu được 0,14 mol CO2 và 0,23 mol H2O. Số
mol của ankan và anken trong hỗn hợp là
A. 0,09 mol ankan và 0,01 mol anken. B. 0,01 mol ankan và 0,09 mol anken.
C. 0,08 mol ankan và 0,02 mol anken. D. 0,02 mol ankan và 0,08 mol anken.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 3,78 gam hợp chất hữu cơ X chỉ thu được 11,88 gam CO2 và 4,86 gam H2O. X tác
dụng với HBr chỉ thu được một sản phẩm Y duy nhất, trong Y có chứa 43,64% cacbon về khối lượng. Số công
thức cấu tạo của X thoả mãn điều kiện trên là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12: Hiđrocacbon X mạch hở có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2,759. Khi cho 1 mol X tác dụng với dung
dịch KMnO4 trong axit H2SO4 đun nóng thu được 2 mol CO2 và 2 mol HOOC–COOH. Tên gọi của X là
A. buta-1,3-đien. B. hexa-1,3,5-trien. C. buta-1,3-điin. D. hexa-1,3,5-triin.
Câu 13: Cho 840 ml (đktc) hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở qua dung dịch Br2 dư thấy còn lại 560 ml khí
(đktc), đồng thời thấy có 2,0 gam Br2 đã tham gia phản ứng. Nếu đốt cháy hoàn toàn 840 ml khí X (đktc), rồi dẫn
toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 6,25 gam kết tủa. Công thức phân tử của 2
hiđrocacbon là
A. CH4 và C3H4. B. CH4 và C3H6. C. C2H6 và C3H6. D. C2H6 và C3H4.
Câu 14: Hỗn hợp khí X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối
lượng 12,4 gam và thể tích 6,72 lít (ở đktc). Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là
A. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2. B. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2.
C. 0,1 mol C3H6 và 0,2 mol C3H4. D. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4.
Câu 15: X là hỗn hợp gồm một số hiđrocacbon ở thể khí, Y là không khí (O2 chiếm 20% và N2 chiếm 80% về thể
tích). Trộn X với Y ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 1:15 được hỗn hợp khí Z.
Cho Z vào bình kín dung tích không đổi, nhiệt độ và áp suất trong bình là to
C và p atm. Sau khi đốt cháy X, trong
bình chỉ có N2, CO2 và hơi nước với 2COV : 2H OV = 7:4. Đưa bình về nhiệt độ to
C thì áp suất trong bình sau khi đốt
là p1 atm. Giá trị của p1 tính theo p là
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 15
A. 1
47
p p
48
= . B. p1 = p. C. 1
16
p p
17
= . D. 1
3
p p
5
= .
Câu 16: X là hiđrocacbon mạch hở. Trộn V lít hơi X với 5V lít H2 rồi cho đi qua Ni nung nóng đến khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn còn lại 4V lít khí Y cùng điều kiện. Khi đốt cháy X thì số mol CO2 gấp đôi số mol H2O. Khối
lượng mol của Y là
A. 6. B. 9. C. 12. D. 16.
Câu 17: Nhiệt phân 8,8 gam C3H8 thu được hỗn hợp khí X gồm 4 hiđrocacbon và hiđro. Biết rằng có 90% C3H8
tham gia phản ứng nhiệt phân. Tỉ khối hơi của hỗn hợp X so với hiđro có giá trị là
A. 11,58. B. 15,68. C. 22,00. D. 24,44.
Câu 18: Một hỗn hợp X gồm 0,12 mol C2H2 và 0,18 mol H2. Cho X đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng thu
được khí Y. Cho Y đi vào dung dịch nước brom dư thấy thoát ra khí Z và khối lượng bình brom tăng m gam. Đốt
cháy hoàn toàn Z thu được 0,12 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của m là
A. 1,64. B. 5,28. C. 3,28. D. 3,48.
Câu 19: Cho 2,24 lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm etan, propan, propilen sục qua dung dịch brom dư, thấy khối
lượng bình tăng thêm 2,1 gam. Nếu đốt cháy khí còn lại sẽ thu được một lượng CO2 và 3,24 gam H2O. Thành
phần phần trăm thể tích etan, propan trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. 20%; 30%. B. 50%; 20%. C. 20%; 50%. D. 30%; 30%.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X thu được số mol CO2 gấp đôi số mol H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol X
tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 15,9 gam kết tủa vàng. Công thức cấu tạo có thể có của X là
A. CH2=C=C=CH2. B. CH≡C–CH2–CH3.
C. CH2=CH–C≡CH. D. CH≡C–C≡CH.
Câu 21: Hỗn hợp X gồm (C2H4, C2H2, H2). Dẫn 8,96 lít X (đktc) qua bình đựng Ni, to
sau một thời gian phản ứng
thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y vào bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình đựng dung dịch Br2 tăng
2,7 gam và hỗn hợp khí Z bay ra khỏi bình Br2. Đốt cháy hoàn toàn lượng Z thu được 8,8 gam CO2 và 6,3 gam
H2O. Tỉ khối hơi của khí X so với H2 là
A. 7,25. B. 7,5. C. 6,75. D. 8,25.
Câu 22: Đun nóng 7,6 gam hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và H2 trong bình kín với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí
Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, dẫn sản phẩm cháy thu được lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, bình (2)
đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình (1) tăng 14,4 gam. Khối lượng bình (2) tăng lên là
A. 6,0 gam. B. 9,6 gam. C. 22,0 gam. D. 35,2 gam.
Câu 23: Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở. Dẫn 3,36 lít X (đktc) vào bình đựng dung dịch brom dư, không
thấy có khí thoát ra khỏi bình. Lượng Br2 phản ứng là 40 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên thu được 15,4
gam CO2. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là
A. C2H4; C3H4. B. C2H2; C3H6. C. C2H2; C4H8. D. C2H4; C4H6.
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon loại CnH2n hơn kém nhau một nhóm –CH2–.
Cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình (1) chứa dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) chứa dung dịch NaOH
dư, thấy độ tăng khối lượng bình (2) lớn hơn bình (1) là 39 gam. Tổng số công thức cấu tạo có thể có của X là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 25: Hỗn hợp X gồm propin, etilen và etan.
- Đốt cháy hoàn toàn 15,7 gam hỗn hợp X thu được 22,5 gam nước.
- Mặt khác, 0,25 mol hỗn hợp X vừa đủ làm mất màu dung dịch chứa 28 gam Br2.
Thành phần phần trăm thể tích của các chất trong hỗn hợp X theo thứ tự trên lần lượt là
A. 30%, 50%, 20%. B. 30%, 20%, 50%. C. 20%, 50%, 30%. D. 20%, 30%, 50%.
Câu 26: Hỗn hợp M gồm một hiđrocacbon mạch hở X (có 2 liên kết π trong phân tử) và H2, có tỉ khối so với H2
là 4,8. Nung nóng M với xúc tác Ni để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp T có tỉ khối so với H2 là 8.
Công thức và phần trăm thể tích của X trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. C2H2; 20%. B. C3H4; 20%. C. C2H2; 40%. D. C3H4; 40%.
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 16
Câu 27: Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở. Dẫn 6,72 lít hỗn hợp X (đktc) vào bình đựng dung dịch brom
dư không thấy khí thoát ra và lượng brom phản ứng là 80 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên thì thu
được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Hỗn hợp X gồm
A. C2H4 và C3H4. B. C2H4 và C4H6. C. C2H2 và C4H8. D. C2H2 và C3H6.
Câu 28: X là một hỗn hợp gồm một anken và một ankin. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 1,904 lít CO2 (ở
đktc) và 1,26 gam H2O. Mặt khác, m gam X làm mất màu vừa hết dung dịch chứa 6,4 gam brom. Công thức phân
tử của anken và ankin có trong hỗn hợp X lần lượt là
A. C2H4 và C3H4. B. C4H8 và C3H4. C. C4H8 và C4H6. D. C3H6 và C5H8.
Câu 29: Crackinh 1 ankan X thu được hỗn hợp sản phẩm Y gồm 5 hiđrocacbon có khối lượng mol trung bình là
36,25, hiệu suất phản ứng là 60%. Công thức phân tử của A là
A. C4H10. B. C5H12. C. C3H8. D. C2H6.
Câu 30: Craking 40 lít n-butan thu được 56 lít hỗn hợp X gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần n-
butan chưa bị craking (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra
các sản phẩm trên. Hiệu suất phản ứng tạo ra hỗn hợp X là
A. 40%. B. 20%. C. 80%. D. 20%.
Câu 31: Cracking 8,8 gam propan thu được hỗn hợp X gồm H2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propan chưa bị
crakinh. Biết hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng phân tử trung bình của X là
A. 39,6. B. 23,16. C. 2,315. D. 3,96.
Câu 32: Crackinh hoàn toàn 6,6 gam propan được hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon. Dẫn toàn bộ X qua bình
đựng 400 ml dung dịch brom a mol/l thấy khí thoát ra khỏi bình có tỉ khối so metan là 1,1875. Giá trị a là
A. 0,5M. B. 0,25M. C. 0,175M. D. 0,1M.
Câu 33: Crackinh 4,4 gam propan được hỗn hợp X (gồm 3 hiđrocacbon). Dẫn X qua nước brom dư thấy khí thoát
ra có tỉ khối so với H2 là 10,8. Hiệu suất crackinh là
A. 90%. B. 80%. C. 75%. D. 60%.
Câu 34: Crackinh C4H10 (X) thu được hỗn hợp sản phẩm Y gồm 5 hiđrocacbon có khối lượng mol trung bình là
32,65 gam/mol. Hiệu suất phản ứng crackinh là
A. 77,64%. B. 38,82%. C. 17,76%. D. 16,325%.
Câu 35: Cho etan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được một hỗn hợp X gồm etan, etilen, axetilen và H2. Tỉ khối
của hỗn hợp X đối với etan là 0,4. Hãy cho biết nếu cho 0,4 mol hỗn hợp X qua dung dịch Br2 dư thì số mol Br2
đã phản ứng là bao nhiêu?
A. 0,24 mol. B. 0,16 mol. C. 0,40 mol. D. 0,32 mol.
Câu 36: Trộn 2 thể tích bằng nhau của C3H8 và O2 rồi bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp. Sau phản ứng làm lạnh
hỗn hợp (để hơi nước ngưng tụ) rồi đưa về điều kiện ban đầu. Thể tích hỗn hợp sản phẩm khi ấy (V2) so với thể
tích hỗn hợp ban đầu (V1) là
A. V2 = V1. B. V2 > V1. C. V2 = 0,5V1. D. V2 : V1 = 7 : 10.
Câu 37: Đốt cháy 13,7 ml hỗn hợp X gồm metan, propan và cacbon (II) oxit, ta thu được 25,7 ml khí CO2 ở cùng
điều kiện nhiệt độ và áp suất. Thành phần % thể tích propan trong hỗn hợp X và khối lượng phân tử trung bình
của hỗn hợp X so với nitơ là
A. 43,8% ; bằng 1. B. 43,8 % ; nhỏ hơn 1.
C. 43,8 % ; lớn hơn 1. D. 87,6 % ; nhỏ hơn 1.
Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon A. Sản phẩm thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì tạo ra
4 gam kết tủa. Lọc kết tủa cân lại bình thấy khối lượng bình nước vôi trong giảm 1,376 gam. A có công thức phân
tử là
A. CH4. B. C5H12. C. C3H8. D. C4H10.
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X cần 7,84 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm cháy hấp thụ
hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thấy có 19,7 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch giảm 5,5 gam.
Lọc bỏ kết tủa đun nóng nước lọc lại thu được 9,85 gam kết tủa nữa. Công thức phân tử của X là
A. C2H6. B. C2H6O. C. C2H6O2. D. C3H8.
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 17
Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X. Sản phẩm thu được hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch
Ca(OH)2 0,2M thấy thu được 3 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, cân lại phần dung dịch thấy khối lượng tăng lên so
với ban đầu là 0,28 gam. Hiđrocacbon trên có công thức phân tử là
A. C5H12. B. C2H6. C. C3H8. D. C4H10.
Câu 41: Đốt cháy 1 lít hơi hiđrocacbon với một thể tích không khí (lượng dư). Hỗn hợp khí thu được sau khi hơi
H2O ngưng tụ có thể tích là 18,5 lít, cho qua dung dịch KOH dư còn 16,5 lít, cho hỗn hợp khí đi qua ống đựng
photpho dư thì còn lại 16 lít. Biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và O2 chiếm 1/5 không khí,
còn lại là N2. Công thức phân tử của hiđrocacbon trên là
A. C2H6. B. C2H4. C. C3H8. D. C2H2.
Câu 42: Cho 0,5 lít hỗn hợp gồm hiđrocacbon và khí cacbonic vào 2,5 lít oxi (lấy dư) rồi đốt. Thể tích của hỗn
hợp thu được sau khi đốt là 3,4 lít. Cho hỗn hợp qua thiết bị làm lạnh, thể tích hỗn hợp khí còn lại 1,8 lít và cho
lội qua dung dịch KOH chỉ còn 0,5 lít khí. Thể tích các khí được đo trong cùng điều kiện. Tên gọi của
hiđrocacbon là
A. propan. B. xiclobutan. C. propen. D. xiclopropan.
Câu 43: Nạp một hỗn hợp khí có 20% thể tích ankan M (CnH2n+2) và 80% thể tích O2 (dư) vào khí nhiên kế. Sau
khi cho nổ rồi cho hơi nước ngưng tụ ở nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong khí nhiên kế giảm đi 2 lần. Công thức
phân tử của ankan M là
A. CH4. B. C2H6. C. C3H8. D. C4H10.
Câu 44: Hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon no, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy X với 64 gam O2
(dư) rồi dẫn sản phẩm thu được qua bình đựng Ca(OH)2 dư thu được 100 gam kết tủa. Khí ra khỏi bình có thể tích
11,2 lít ở 0o
C và 0,4 atm. Công thức phân tử của X và Y là
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.
Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng rồi hấp thụ hết sản
phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 25 gam kết tủa và khối lượng nước vôi trong giảm 7,7
gam. Công thức phân tử của hai hiđrocacon trong X là
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.
Câu 46: 0,05 mol hiđrocacbon X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam brom cho ra sản phẩm có hàm
lượng brom đạt 69,56%. Công thức phân tử của X là
A. C3H6. B. C4H8. C. C5H10. D. C5H8.
Câu 47: Cho 8960 ml (đktc) anken X qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình brom tăng 22,4
gam. Biết X có đồng phân hình học. Công thức phân tử của X là
A. CH2=CHCH2CH3. B. CH3CH=CHCH3.
C. CH3CH=CHCH2CH3. D. (CH3)2C=CH2.
Câu 48: 4,48 lít (đktc) một hiđrocacbon X tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch brom 1M được sản phẩm chứa
85,56% Br về khối lượng. Công thức phân tử của X là
A. C2H6. B. C3H6. C. C4H6. D. C4H8.
Câu 49: Một hiđrocacbon X cộng dung dịch brom tạo dẫn xuất Y chứa 92,48% brom về khối lượng. Công thức
phân tử Y là :
A. CH3CHBr2. B. CHBr2–CHBr2. C. CH2Br–CH2Br. D. CH3CHBr–CH2Br.
Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon ở thể khí, mạch hở thu được 7,04 gam CO2. Sục m gam
hiđrocacbon này vào nước brom dư đến khi phản ứng hoàn toàn, thấy có 25,6 gam brom phản ứng. Giá trị của m
là
A. 2 gam. B. 4 gam. C. 2,08 gam. D. A hoặc C.
Câu 51: Trong bình kín chứa hiđrocacbon X và hiđro. Nung nóng bình đến khi phản ứng hoàn toàn thu được
khí Y duy nhất. Ở cùng nhiệt độ, áp suất trong bình trước khi nung nóng gấp 3 lần áp suất trong bình sau khi nung.
Đốt cháy một lượng Y thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam nước. Công thức phân tử của X là
A. C2H2. B. C2H4. C. C4H6. D. C3H4.
Câu 52: Hỗn hợp X gồm hiđro và một hiđrocacbon. Nung nóng 14,56 lít hỗn hợp X (đktc), có Ni xúc tác đến khi
phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có khối lượng 10,8 gam. Biết tỉ khối của Y so với metan là 2,7 và Y
có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Công thức phân tử của hiđrocacbon là
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 18
A. C3H6. B. C4H6. C. C3H4. D. C4H8.
Câu 53: Hỗn hợp X gồm hiđrocacbon Y với H2 (dư), có tỉ khối so với H2 bằng 4,8. Cho X đi qua Ni nung nóng
đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 8. Công thức phân tử của hiđrocacbon Y là
A. C3H6. B. C2H2. C. C3H4. D. C4H8.
Câu 54: Có V lít khí X gồm H2 và hai olefin là đồng đẳng liên tiếp, trong đó H2 chiếm 60% về thể tích. Dẫn hỗn
hợp X qua bột Ni nung nóng được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn khí Y được 19,8 gam CO2 và 13,5 gam
H2O. Công thức của hai olefin là
A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10. D. C5H10 và C6H12.
Câu 55: Dẫn 17,4 gam hỗn hợp khí X gồm propin và but-2-in lội thật chậm qua bình đựng dung dịch
AgNO3/NH3 dư thấy có 44,1 gam kết tủa xuất hiện. Phần trăm thể tích của mỗi khí trong X là
A. C3H4 80% và C4H6 20%. B. C3H4 25% và C4H6 75%.
C. C3H4 75% và C4H6 25%. D. Kết quả khác.
Câu 56: Đốt cháy m gam hiđrocacbon X ở thể khí trong điều kiện thường được CO2 và m gam H2O. Đốt cháy
hoàn toàn 0,1 mol hiđrocacbon Y là đồng đẳng kế tiếp của X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình nước
vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng x gam. Giá trị x là
A. 29,2 gam. B. 31 gam. C. 20,8 gam. D. 16,2 gam.
Câu 57: Hỗn hợp X gồm C3H6, C3H4, C3H8. Tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 21,2. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít
(đktc) hỗn hợp X rồi cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng dung dịch sau phản ứng
A. giảm 20,1 gam. B. giảm 22,08 gam. C. tăng 19,6 gam. D. tăng 22,08 gam.
Câu 58: Trong một bình kín chứa hiđrocacbon X (ở thể khí đk thường) và O2 (dư). Bật tia lửa điện đốt cháy hết X
đưa hỗn hợp Y về điều kiện ban đầu trong đó % thể tích của CO2 và hơi nước lần lượt là 30% và 20%. Công thức
phân tử của X và % thể tích hiđrocacbon X trong hỗn hợp là
A. C3H4 và 10%. B. C3H4 và 90%. C. C3H8 và 20%. D. C4H6 và 30%.
Câu 59: Một hỗn hợp X gồm 1 ankin và H2 có V = 8,96 lít (đktc) và mX = 4,6 gam. Cho hỗn hợp X đi qua Ni
nung nóng, phản ứng hoàn toàn cho ra hỗn hợp khí Y, có tỉ khối Y/Xd = 2. Số mol H2 phản ứng, khối lượng và
công thức phân tử của ankin là
A. 0,16 mol H2 và 3,6 gam C2H2. B. 0,2 mol H2 và 4 gam C3H4.
C. 0,2 mol H2 và 4 gam C2H2. D. 0,3 mol H2 và 2 gam C3H4.
VI) HIĐROCACBON
TRONG CÁC ĐỀ THI ĐH, CĐ TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY
Câu 1 (ĐH khối A - 2007): Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít
dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7
gam. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là
A. C2H2 và C4H6. B. C2H2 và C4H8. C. C3H4 và C4H8. D. C2H2 và C3H8.
Câu 2 (ĐH khối A - 2007): Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, MZ = 2 MX. Đốt cháy 0,1
mol chất Y, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dd Ca(OH)2 (dư), thu được số gam kết tủa là :
A. 30. B. 10. C. 40. D. 20.
Câu 3 (ĐH khối A - 2007): Một hiđrocacbon X cộng axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối
lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là
A. C4H8. B. C3H6. C. C3H4. D. C2H4.
Câu 4 (ĐH khối A - 2007): Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là
A. 2-metylpropen và but-1-en (hoặc buten-1). B. propen và but-2-en (hoặc buten-2)
C. eten và but-2-en (hoặc buten-2). D. eten và but-1-en (hoặc buten-1).
Câu 5 (ĐH khối A - 2007): Hỗn hợp gồm hiđrocacbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:10. Đốt cháy hoàn
toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối
đối với hiđro bằng 19. Công thức phân tử của X là
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 19
A. C3H8. B. C3H6. C. C4H8. D. C3H4.
Câu 6 (CĐ - 2007): Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí
(trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít CO2 (ở đktc) và 9,9 gam H2O. Thể tích không khí (ở
đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là
A. 70,0 lít. B. 78,4 lít. C. 84,0 lít. D. 56,0 lít.
Câu 7 (CĐ - 2007): Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng,
thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi
ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam Br2 và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lít
khí CO2 (ở đktc) và 4,5 gam H2O. Giá trị của V là
A. 11,2. B. 13,44. C. 5,60. D. 8,96.
Câu 8 (CĐ - 2007): Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng với
Cl2 theo tỉ lệ số mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên
của X là
A. 2-metylpropan. B. 2,3-đimetylpropan. C. butan. D. 3-metylpentan.
Câu 9 (CĐ - 2007): Cho hỗn hợp hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với nước (có H2SO4 làm xúc tác) thu
được hỗn hợp Z gồm hai ancol X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợp Z sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm
cháy vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch T trong đó nồng độ của NaOH bằng 0,05M. Công thức
cấu tạo thu gọn của X và Y là (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
A. C2H5OH và C3H7OH. B. C3H7OH và C4H9OH.
C. C2H5OH và C4H9OH. D. C4H9OH và C5H11OH.
Câu 10 (CĐ - 2007): Trong công nghiệp, axeton được điều chế từ
A. xiclopropan. B. propan-1-ol. C. propan-2-ol. D. cumen.
Câu 11 (ĐH khối B - 2007): Khi brom hoá một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất, có tỉ khối
đối H2 là 75,5. Tên ankan đó là
A. 3,3-đimetylhexan. B. isopentan.
C. 2,2,3-trimetylpentan. D. 2,2-đimetylpropan.
Câu 12 (ĐH khối A - 2008): Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một
thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì
còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là
A. 1,04 gam. B. 1,32 gam. C. 1,64 gam. D. 1,20 gam.
Câu 13 (ĐH khối A - 2008): Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 14 (ĐH khối A - 2008): Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy
hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là
A. 20,40 gam. B. 18,60 gam. C. 18,96 gam. D. 16,80 gam.
Câu 15 (ĐH khối A - 2008): Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích
khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là
A. C6H14. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.
Câu 16 (ĐH khối A - 2008): Cho các chất sau: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2, CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3,
CH3-C(CH3)=CH-CH3, CH2=CH-CH2-CH=CH2. Số chất có đồng phân hình học là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 17 (ĐH khối A - 2008): Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu
được là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 18 (CĐ - 2008): Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n+1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng
của
A. ankan. B. ankin. C. ankađien. D. anken.
Câu 19 (CĐ - 2008): Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4),
thu được 24,0 ml CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của X so với khí hiđro là
A. 12,9. B. 25,8. C. 22,2. D. 11,1.
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 20
Câu 20 (CĐ - 2008): Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số
mol H2O. Thành phần phần trăm về số mol của X và Y trong hỗn hợp M lần lượt là
A. 75% và 25%. B. 20% và 80%. C. 35% và 65%. D. 50% và 50%.
Câu 21 (CĐ - 2008): Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng
với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1:1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là
A. 2-Metylbutan. B. etan. C. 2,2-Đimetylpropan. D. 2-Metylpropan.
Câu 22 (ĐH khối B - 2008): Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì
sinh ra 2,8 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (biết các thể tích khí đều đo ở đktc)
A. CH4 và C2H4. B. CH4 và C3H4. C. CH4 và C3H6. D. C2H6 và C3H6.
Câu 23 (ĐH khối B - 2008): Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc
ba
trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X
tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 24 (ĐH khối B - 2008): Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2 và 2
lít hơi H2O (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là
A. C2H6. B. C2H4. C. CH4. D. C3H8.
Câu 25 (ĐH khối B - 2008): Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối
lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng
A. ankan. B. ankađien. C. anken. D. ankin.
Câu 26 (ĐH khối A - 2009): Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là
A. xiclohexan. B. xiclopropan. C. stiren. D. etilen.
Câu 27 (ĐH khối A - 2009): Hỗn hợp khí X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn
hợp X có khối lượng 12,4 gam và thể tích 6,72 lít (ở đktc). Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là
A. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2. B. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2.
C. 0,1 mol C3H6 và 0,2 mol C3H4. D. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4.
Câu 28 (CĐ - 2009): Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được
hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là
A. 20%. B. 25%. C. 50%. D. 40%.
Câu 29 (CĐ - 2009): Để khử hoàn toàn 200 ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí
C2H4 (ở đktc). Giá trị tối thiểu của V là
A. 2,240. B. 2,688. C. 4,480. D. 1,344.
Câu 30 (CĐ - 2009): Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu
được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam
brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là
A. 16,0. B. 3,2. C. 8,0. D. 32,0.
Câu 31 (CĐ - 2009): Cho các chất: xiclobutan, 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en. Dãy gồm các
chất sau khi phản ứng với H2 (dư, xúc tác Ni, t
o
), cho cùng một sản phẩm là:
A. xiclobutan, cis-but-2-en và but-1-en. B. but-1-en, 2-metylpropen và cis-but-2-en.
C. xiclobutan, 2-metylbut-2-en và but-1-en. D. 2-metylpropen, cis-but-2-en và xiclobutan.
Câu 32 (CĐ - 2009): Cho các chất: CH2=CH-CH=CH2; CH3-CH2-CH=C(CH3)2; CH3-CH=CH-CH=CH2; CH3-
CH=CH2; CH3-CH=CH-COOH. Số chất có đồng phân hình học là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 33 (ĐH khối B - 2009): Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy
nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp
khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là
A. CH2=C(CH3)2. B. CH2=CH2.
C. CH2=CH-CH2 -CH3. D. CH3-CH=CH-CH3.
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 21
Câu 34 (ĐH khối B - 2009): Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom
(dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư
dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là
A. 20%. B. 50%. C. 25%. D. 40%.
Câu 35 (ĐH khối B - 2009): Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất
hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên
gọi của X là
A. but-1-en. B. xiclopropan. C. but-2-en. D. propilen.
Câu 36 (ĐH khối A - 2010): Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác
Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình
tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Giá trị của m là
A. 0,585. B. 0,620. C. 0,205. D. 0,328.
Câu 37 (ĐH khối A - 2010): Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn
toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua
dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử
của hai hiđrocacbon là
A. CH4 và C2H6. B. C2H4 và C3H6. C. C2H6 và C3H8. D. C3H6và C4H8.
Câu 38 (ĐH khối A - 2010): Anken X hợp nước tạo thành 3-etylpentan-3-ol. Tên của X là
A. 3-etylpent-3-en. B. 2-etylpent-2-en. C. 3-etylpent-2-en. D. 3-etylpent-1-en.
Câu 39 (ĐH khối A - 2010): Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung
dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch
Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là
A. C3H8. B. C2H6. C. C3H4. D. C3H6.
Câu 40 (CĐ - 2010): Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon X và Y (MY > MX), thu được
11,2 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức của X là
A. C2H4. B. CH4. C. C2H6. D. C2H2.
Câu 41 (CĐ - 2010): Số liên kết σ (xich ma) có trong mỗi phân tử: etilen; axetilen; buta-1,3-đien lần lượt là:
A. 5; 3; 9. B. 4; 3; 6. C. 3; 5; 9. D. 4; 2; 6.
Câu 42 (CĐ - 2010): Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, t
o
), thu được hỗn hợp Y chỉ có
hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là
A. C2H2. B. C4H6. C. C5H8. D. C3H4.
Câu 43 (CĐ - 2010): Ở điều kiện thích hợp: chất X phản ứng với chất Y tạo ra anđehit axetic; chất X phản ứng với chất
Z tạo ra ancol etylic. Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. C2H2, H2O, H2. B. C2H4, O2, H2O. C. C2H2, O2, H2O. D. C2H4, H2O, CO.
Câu 44 (ĐH khối B - 2010): Hỗn hợp khí X gồm một ankan và một anken. Tỉ khối của X so với H2 bằng 11,25. Đốt
cháy hoàn toàn 4,48 lít X, thu được 6,72 lít CO2 (các thể tích khí đo ở đktc). Công thức của ankan và anken lần lượt là
A. CH4 và C2H4. B. C2H6 và C2H4. C. CH4 và C3H6. D. CH4 và C4H8.
Câu 45 (ĐH khối B - 2010): Cho hỗn hợp M gồm anđehit X (no, đơn chức, mạch hở) và hiđrocacbon Y, có tổng số mol
là 0,2 (số mol của X nhỏ hơn của Y). Đốt cháy hoàn toàn M, thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O.
Hiđrocacbon Y là
A. CH4. B. C2H2. C. C3H6. D. C2H4.
Câu 46 (ĐH khối B - 2010): Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
C2H2
oxt, t
→ X
o
2
3
H , t
Pd, PbCO
+
→ Y o
Z
t , xt, p
+
→ Cao su buna-N
Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. benzen; xiclohexan; amoniac. B. axetanđehit; ancol etylic; buta-1,3-đien.
C. vinylaxetilen; buta-1,3-đien; stiren. D. vinylaxetilen; buta-1,3-đien; acrilonitrin.
Câu 47 (ĐH khối A - 2011): Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc
tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 22
brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy
hoàn toàn hỗn hợp Y là
A. 22,4 lít. B. 26,88 lít. C. 44,8 lít. D. 33,6 lít.
Câu 48 (ĐH khối A - 2011): Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8 tác dụng với một lượng dư dung
dịch AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên?
A. 2. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 49 (ĐH khối A - 2011): Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C2H2, C3H4 và C4H4 (số mol mỗi chất bằng nhau) thu
được 0,09 mol CO2. Nếu lấy cùng một lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong
NH3, thì khối lượng kết tủa thu được lớn hơn 4 gam. Công thức cấu tạo của C3H4 và C4H4 trong X lần lượt là:
A. CH≡C-CH3, CH2=C=C=CH2. B. CH2=C=CH2, CH2=CH-C≡CH.
C. CH≡C-CH3, CH2=CH-C≡CH. D. CH2=C=CH2, CH2=C=C=CH2.
Câu 50 (ĐH khối A - 2011): Cho buta-1,3-đien phản ứng cộng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1. Số dẫn xuất đibrom (đồng
phân cấu tạo và đồng phân hình học) thu được là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 51 (CĐ - 2011): Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỉ lệ số mol 1:1
(có mặt bột sắt) là
A. p-bromtoluen và m-bromtoluen. B. benzyl bromua.
C. o-bromtoluen và p-bromtoluen. D. o-bromtoluen và m-bromtoluen.
Câu 52 (CĐ - 2011): Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CH2=CH-CH=CH2. B. CH3-CH=C(CH3)2.
C. CH3-CH=CH-CH=CH2. D. CH2=CH-CH2-CH3.
Câu 53 (CĐ - 2011): Cho các chất: axetilen, vinylaxetilen, cumen, stiren, xiclohexan, xiclopropan và xiclopentan. Trong
các chất trên, số chất phản ứng được với dung dịch brom là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 54 (ĐH khối B - 2011): Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn
toàn x mol hỗn hợp M, thu được 3x mol CO2 và 1,8x mol H2O. Phần trăm số mol của anđehit trong hỗn hợp M là
A. 30%. B. 40%. C. 50%. D. 20%.
Câu 55 (ĐH khối B - 2011): Cho phản ứng: C6H5-CH=CH2 + KMnO4 → C6H5-COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH +
H2O. Tổng hệ số (nguyên, tối giản) tất cả các chất trong phương trình hoá học của phản ứng trên là
A. 27. B. 24. C. 34. D. 31.
Câu 56 (ĐH khối B - 2011): Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt
cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng
bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là
A. 7,3. B. 6,6. C. 3,39. D. 5,85.
Câu 57 (ĐH khối B - 2011): Số đồng phân cấu tạo của C5H10 phản ứng được với dung dịch brom là
A. 8. B. 7. C. 9. D. 5.
Câu 58 (ĐH khối B - 2011): Cho butan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C4H8, C4H6 và H2.
Tỉ khối của X so với butan là 0,4. Nếu cho 0,6 mol X vào dung dịch brom (dư) thì số mol brom tối đa phản ứng là
A. 0,24 mol. B. 0,36 mol. C. 0,60 mol. D. 0,48 mol.
VII) HIĐROCACBON THƠM
A. BÀI TẬP TỰ LUẬN
BÀI 1: a) Hãy viết công thức phân tử các đồng đẳng của benzene chứa 8 và 9 nguyên tử C.
b) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân ứng với công thức tìm được ở câu a).
Bài 2: Viết công thức cấu tạo của các chất sau:
a) Etylbenzen. d) o-clotoluen.
b) 4-cloetylbenzen. e) m-clotoluen.
GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH
Trang 23
c) 1,3,5-trimetylbenzen. g) p-clotoluen.
Bài 3: Toluen và benzen cùng phản ứng được với chất nào sau đây: dung dịch brom trong CCl4; dung dịch kali
pemanganat; hiđro có xúc tác Ni, đun nóng; Br2 có bột sắt, đun nóng? Viết phương trình hóa học của các phản
ứng xảy ra.
Bài 4: Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp sau:
a) Toluen tác dụng với hiđro có xúc tác Ni, áp suất cao, đun nóng.
b) Đun nóng benzen với hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc.
Bài 5: Dùng công thức cấu tạo, viết phương trình hóa học và gọi tên sản phẩm ở các phản ứng sau :
a) Toluen + Cl2, có bột Fe.
b) Toluen + Cl2, có chiếu sáng.
c) Etylbenzen + HNO3, có mặt axit H2SO4 đặc.
d) Etylbenzen + H2, có Ni, đun nóng.
Bài 6: Dùng công thức cấu tạo viết phương trình hóa học của stiren với:
a) H2O (xúc tác H2SO4)
b) HBr
c) H2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1).
Bài 7: Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất: benzen, hex-1-en và toluen. Viết phương trình hóa học
của các phản ứng đã dùng.
Bài 8: a) Trình bày phương pháp hoá học phân biệt 3 chất lỏng sau: toluen, benzen, stiren (chỉ bằng dung dịch
KMnO4). Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng.
b) Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất lỏng sau: benzen, stiren, toluen và hex-1-in.
Bài 9: Hiđrocacbon X là chất lỏng có tỉ khối hơi so với không khí bằng 3,172. Đốt cháy hoàn toàn X thu được
CO2 có khối lượng bằng 4,28 lần so với khối lượng H2O. Ở nhiệt độ thường, X không làm mất màu dung dịch
brom ; khi đun nóng, X làm mất màu dung dịch KMnO4.
a) Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của X.
b) Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa X với H2 (xúc tác Ni, t0
C), với brom (có mặt bột Fe), với hỗn
hợp dư axit HNO3 và axit H2SO4 đậm đặc.
Bài 10: Cho benzen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc để điều chế nitrobenzen. Tính khối
lượng nitrobenzen thu được khi dùng 1 tấn benzen với hiệu suất 78%.
Bài 11: Khi tách hiđro của 66,25 kg etylbenzen thu được 52,00 kg stiren. Tiến hành phản ứng trùng hợp toàn bộ
lượng stiren này thu được hỗn hợp A gồm polistiren và phần stiren chưa tham gia phản ứng. Biết 5,20 gam A vừa
đủ làm mất màu của 60 ml dung dịch Br2 0,15M.
a) Tính hiệu suất của phản ứng tách hiđro của etylbenzen.
b) Tính khối lượng stiren đã trùng hợp.
c) Polistiren có phân tử khối trung bình 312000. Tính hệ số trùng hợp trùng hợp của polime.
Bài 12: Cho 23,0 kg toluen tác dụng với hỗn hợp axit HNO3 đặc, dư (có xúc tác là axit H2SO4 đặc). Giả sử toàn
bộ lượng toluen chuyển thành 2,4,6-trinitrotoluen (TNT). Tính :
a) Khối lượng TNT tạo thu được.
b) Khối lượng axit HNO3 đã phản ứng.
Bài 13: Ankyl X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 91,31%.
a) Tìm công thức phân tử của X.
b) Viết công thức cấu tạo và gọi tên.
Bài 14: Từ etilen và benzen, tổng hợp được stiren theo sơ đồ sau:
C6H6
2 4C H
H+→ C6H5C2H5
ot , xt
→ C6H5 – CH = CH2
a) Viết các phương trình hoá học thực hiện các biến đổi trên.
b) Tính khối lượng stiren thu được từ 1,00 tấn benzen nếu hiệu suất của phản ứng là 78%.
Bài 15: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hiđrocacbon thơm có công thức phân tử C8H10, C8H8. Trong số các
đồng phân đó, đồng phân nào phản ứng được với: dung dịch brom, hiđro bromua? Viết phương trình hoá học của
các phản ứng xảy ra.
Chuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbon
Chuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbon
Chuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbon
Chuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbon
Chuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbon
Chuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbon

More Related Content

What's hot

Liên kết hoá học và cấu tạo phân tử
 Liên kết hoá học và cấu tạo phân tử Liên kết hoá học và cấu tạo phân tử
Liên kết hoá học và cấu tạo phân tử
www. mientayvn.com
 
Đồ thị hàm số - toán lớp 9
Đồ thị hàm số - toán lớp 9Đồ thị hàm số - toán lớp 9
Đồ thị hàm số - toán lớp 9
Hồng Quang
 
Tuyển tập 100 đề luyện thi Học sinh giỏi Toán lớp 6 (có đáp án)
Tuyển tập 100 đề luyện thi Học sinh giỏi Toán lớp 6 (có đáp án)Tuyển tập 100 đề luyện thi Học sinh giỏi Toán lớp 6 (có đáp án)
Tuyển tập 100 đề luyện thi Học sinh giỏi Toán lớp 6 (có đáp án)
Bồi dưỡng Toán lớp 6
 
Chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Toán lớp 7
Chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Toán lớp 7Chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Toán lớp 7
Chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Toán lớp 7
Gia sư môn Toán tại nhà Hà Nội Chất Lượng Cao
 
Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6
Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6
Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6
Bồi dưỡng Toán lớp 6
 
chuyên đề cực trị GTLN và GTNN , rất chi tiết và đầy đủ
chuyên đề cực trị GTLN và GTNN , rất chi tiết và đầy đủ chuyên đề cực trị GTLN và GTNN , rất chi tiết và đầy đủ
chuyên đề cực trị GTLN và GTNN , rất chi tiết và đầy đủ Jackson Linh
 
đề cương ôn tập và kiểm tra chương 2 phân thức toán 8
đề cương ôn tập và kiểm tra chương 2 phân thức toán 8đề cương ôn tập và kiểm tra chương 2 phân thức toán 8
đề cương ôn tập và kiểm tra chương 2 phân thức toán 8
Hoàng Thái Việt
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidro
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidroMẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidro
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidro
Linh Nguyễn
 
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn NamBài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
Tinpee Fi
 
Nhung cong thuc luong giac co ban
Nhung cong thuc luong giac co banNhung cong thuc luong giac co ban
Nhung cong thuc luong giac co banNguyễn Hoành
 
40 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT - MÔN TOÁN - NĂM 2023 - SOẠN CHUẨN CẤU TRÚC MI...
40 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT - MÔN TOÁN - NĂM 2023 - SOẠN CHUẨN CẤU TRÚC MI...40 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT - MÔN TOÁN - NĂM 2023 - SOẠN CHUẨN CẤU TRÚC MI...
40 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT - MÔN TOÁN - NĂM 2023 - SOẠN CHUẨN CẤU TRÚC MI...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sự lai hóa orbital
Sự lai hóa orbitalSự lai hóa orbital
Sự lai hóa orbital
daodinh8
 
Tổng hợp các loại polyme
Tổng hợp các loại polymeTổng hợp các loại polyme
Tổng hợp các loại polyme
Nguyễn Huy Thùy Dương
 
Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12
Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12
Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12
Hải Finiks Huỳnh
 
Tim hieu ve chuan do da axit da bazo
Tim hieu ve chuan do da axit da bazoTim hieu ve chuan do da axit da bazo
Tim hieu ve chuan do da axit da bazo
Nguyen Thanh Tu Collection
 
O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1
myphuongblu
 
Trắc nghiệm vô cơ đại cương
Trắc nghiệm vô cơ đại cươngTrắc nghiệm vô cơ đại cương
Trắc nghiệm vô cơ đại cương
Trần Đương
 
90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang
90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang
90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang
Trần Đương
 

What's hot (20)

Liên kết hoá học và cấu tạo phân tử
 Liên kết hoá học và cấu tạo phân tử Liên kết hoá học và cấu tạo phân tử
Liên kết hoá học và cấu tạo phân tử
 
Đồ thị hàm số - toán lớp 9
Đồ thị hàm số - toán lớp 9Đồ thị hàm số - toán lớp 9
Đồ thị hàm số - toán lớp 9
 
Tuyển tập 100 đề luyện thi Học sinh giỏi Toán lớp 6 (có đáp án)
Tuyển tập 100 đề luyện thi Học sinh giỏi Toán lớp 6 (có đáp án)Tuyển tập 100 đề luyện thi Học sinh giỏi Toán lớp 6 (có đáp án)
Tuyển tập 100 đề luyện thi Học sinh giỏi Toán lớp 6 (có đáp án)
 
Chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Toán lớp 7
Chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Toán lớp 7Chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Toán lớp 7
Chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Toán lớp 7
 
Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6
Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6
Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6
 
chuyên đề cực trị GTLN và GTNN , rất chi tiết và đầy đủ
chuyên đề cực trị GTLN và GTNN , rất chi tiết và đầy đủ chuyên đề cực trị GTLN và GTNN , rất chi tiết và đầy đủ
chuyên đề cực trị GTLN và GTNN , rất chi tiết và đầy đủ
 
On thi hoc_sinh_gioi_hoa_4272
On thi hoc_sinh_gioi_hoa_4272On thi hoc_sinh_gioi_hoa_4272
On thi hoc_sinh_gioi_hoa_4272
 
đề cương ôn tập và kiểm tra chương 2 phân thức toán 8
đề cương ôn tập và kiểm tra chương 2 phân thức toán 8đề cương ôn tập và kiểm tra chương 2 phân thức toán 8
đề cương ôn tập và kiểm tra chương 2 phân thức toán 8
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidro
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidroMẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidro
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidro
 
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn NamBài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
 
Nhung cong thuc luong giac co ban
Nhung cong thuc luong giac co banNhung cong thuc luong giac co ban
Nhung cong thuc luong giac co ban
 
40 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT - MÔN TOÁN - NĂM 2023 - SOẠN CHUẨN CẤU TRÚC MI...
40 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT - MÔN TOÁN - NĂM 2023 - SOẠN CHUẨN CẤU TRÚC MI...40 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT - MÔN TOÁN - NĂM 2023 - SOẠN CHUẨN CẤU TRÚC MI...
40 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT - MÔN TOÁN - NĂM 2023 - SOẠN CHUẨN CẤU TRÚC MI...
 
Sự lai hóa orbital
Sự lai hóa orbitalSự lai hóa orbital
Sự lai hóa orbital
 
Tổng hợp các loại polyme
Tổng hợp các loại polymeTổng hợp các loại polyme
Tổng hợp các loại polyme
 
Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12
Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12
Tổng Hợp Công Thức Vật Lí Lớp 12
 
Tim hieu ve chuan do da axit da bazo
Tim hieu ve chuan do da axit da bazoTim hieu ve chuan do da axit da bazo
Tim hieu ve chuan do da axit da bazo
 
O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1O mang co so hoa vo co 1
O mang co so hoa vo co 1
 
Trắc nghiệm vô cơ đại cương
Trắc nghiệm vô cơ đại cươngTrắc nghiệm vô cơ đại cương
Trắc nghiệm vô cơ đại cương
 
90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang
90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang
90 cau trac nghiem hoa dai cuong cua thay Dang
 

Similar to Chuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbon

Ôn tập về Hydrocarbon
Ôn tập về HydrocarbonÔn tập về Hydrocarbon
Ôn tập về Hydrocarbon
youngunoistalented1995
 
De hoa moonvn
De hoa moonvnDe hoa moonvn
De hoa moonvn
Vui Lên Bạn Nhé
 
Bai tap tong hop ankanco dap an va phuong phap
Bai tap tong hop ankanco dap an va phuong phapBai tap tong hop ankanco dap an va phuong phap
Bai tap tong hop ankanco dap an va phuong phap
elpulga1991hb
 
Ankin mot so chu y khi giai toan
Ankin mot so chu y khi giai toanAnkin mot so chu y khi giai toan
Ankin mot so chu y khi giai toan
haiph121
 
Đề thi thử Đại học môn Hóa- Khối A- Năm 2013 trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên
Đề thi thử Đại học môn Hóa- Khối A- Năm 2013 trường ĐH Khoa Học Tự NhiênĐề thi thử Đại học môn Hóa- Khối A- Năm 2013 trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên
Đề thi thử Đại học môn Hóa- Khối A- Năm 2013 trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên
dethinet
 
Hóa học 12 thpt 142
Hóa học 12 thpt 142Hóa học 12 thpt 142
Hóa học 12 thpt 142
linhvinhlong
 
Chukienthuc.com 6-de-on-hoa-ltdh-2015
Chukienthuc.com 6-de-on-hoa-ltdh-2015Chukienthuc.com 6-de-on-hoa-ltdh-2015
Chukienthuc.com 6-de-on-hoa-ltdh-2015Marco Reus Le
 
BÀI TẬP AMIN TỔNG HỢP ĐỀ ĐẠI HỌC
BÀI TẬP AMIN TỔNG HỢP ĐỀ ĐẠI HỌCBÀI TẬP AMIN TỔNG HỢP ĐỀ ĐẠI HỌC
BÀI TẬP AMIN TỔNG HỢP ĐỀ ĐẠI HỌC
Duy Anh Nguyễn
 
Bt hidrocac khong no tn
Bt hidrocac khong no tnBt hidrocac khong no tn
Bt hidrocac khong no tnhuynhleny1997
 
Bài tập hóa hữu cơ 12
Bài tập hóa hữu cơ 12Bài tập hóa hữu cơ 12
Bài tập hóa hữu cơ 12
Vy Nguyen
 
40 bai tu luan hidrocacbon khong no hay (1)
40 bai tu luan hidrocacbon khong no hay (1)40 bai tu luan hidrocacbon khong no hay (1)
40 bai tu luan hidrocacbon khong no hay (1)Maidc3
 
[webdiemthi.vn] de thi thu dai hoc mon hoa so 8
[webdiemthi.vn] de thi thu dai hoc mon hoa so 8[webdiemthi.vn] de thi thu dai hoc mon hoa so 8
[webdiemthi.vn] de thi thu dai hoc mon hoa so 8
Webdiemthi.vn - Trang Thông tin tuyển sinh và Du học
 
De thi thu dh mon hoa nam 2013
De thi thu dh mon hoa nam 2013De thi thu dh mon hoa nam 2013
De thi thu dh mon hoa nam 2013adminseo
 
De thi thu 3
De thi thu 3De thi thu 3
De thi thu 3
vietsinh2103
 
Tai lieu luyen thi dai hoc mon hoa de thi tham khao 8 da
Tai lieu luyen thi dai hoc mon hoa   de thi tham khao 8 daTai lieu luyen thi dai hoc mon hoa   de thi tham khao 8 da
Tai lieu luyen thi dai hoc mon hoa de thi tham khao 8 da
Trungtâmluyệnthi Qsc
 
lý thuyết + bài tập Ankin
lý thuyết + bài tập Ankinlý thuyết + bài tập Ankin
lý thuyết + bài tập Ankin
youngunoistalented1995
 
De thi dai hoc mon hoa (11)
De thi dai hoc mon hoa (11)De thi dai hoc mon hoa (11)
De thi dai hoc mon hoa (11)SEO by MOZ
 
Andehit xeton - axit cacboxylic
Andehit   xeton - axit cacboxylicAndehit   xeton - axit cacboxylic
Andehit xeton - axit cacboxylicQuyen Le
 

Similar to Chuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbon (20)

Ôn tập về Hydrocarbon
Ôn tập về HydrocarbonÔn tập về Hydrocarbon
Ôn tập về Hydrocarbon
 
De hoa moonvn
De hoa moonvnDe hoa moonvn
De hoa moonvn
 
Bai tap tong hop ankanco dap an va phuong phap
Bai tap tong hop ankanco dap an va phuong phapBai tap tong hop ankanco dap an va phuong phap
Bai tap tong hop ankanco dap an va phuong phap
 
Ankin mot so chu y khi giai toan
Ankin mot so chu y khi giai toanAnkin mot so chu y khi giai toan
Ankin mot so chu y khi giai toan
 
Đề thi thử Đại học môn Hóa- Khối A- Năm 2013 trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên
Đề thi thử Đại học môn Hóa- Khối A- Năm 2013 trường ĐH Khoa Học Tự NhiênĐề thi thử Đại học môn Hóa- Khối A- Năm 2013 trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên
Đề thi thử Đại học môn Hóa- Khối A- Năm 2013 trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên
 
Hóa học 12 thpt 142
Hóa học 12 thpt 142Hóa học 12 thpt 142
Hóa học 12 thpt 142
 
Bai tap ankin
Bai tap ankinBai tap ankin
Bai tap ankin
 
Chukienthuc.com 6-de-on-hoa-ltdh-2015
Chukienthuc.com 6-de-on-hoa-ltdh-2015Chukienthuc.com 6-de-on-hoa-ltdh-2015
Chukienthuc.com 6-de-on-hoa-ltdh-2015
 
2. hidrocacbon
2. hidrocacbon2. hidrocacbon
2. hidrocacbon
 
BÀI TẬP AMIN TỔNG HỢP ĐỀ ĐẠI HỌC
BÀI TẬP AMIN TỔNG HỢP ĐỀ ĐẠI HỌCBÀI TẬP AMIN TỔNG HỢP ĐỀ ĐẠI HỌC
BÀI TẬP AMIN TỔNG HỢP ĐỀ ĐẠI HỌC
 
Bt hidrocac khong no tn
Bt hidrocac khong no tnBt hidrocac khong no tn
Bt hidrocac khong no tn
 
Bài tập hóa hữu cơ 12
Bài tập hóa hữu cơ 12Bài tập hóa hữu cơ 12
Bài tập hóa hữu cơ 12
 
40 bai tu luan hidrocacbon khong no hay (1)
40 bai tu luan hidrocacbon khong no hay (1)40 bai tu luan hidrocacbon khong no hay (1)
40 bai tu luan hidrocacbon khong no hay (1)
 
[webdiemthi.vn] de thi thu dai hoc mon hoa so 8
[webdiemthi.vn] de thi thu dai hoc mon hoa so 8[webdiemthi.vn] de thi thu dai hoc mon hoa so 8
[webdiemthi.vn] de thi thu dai hoc mon hoa so 8
 
De thi thu dh mon hoa nam 2013
De thi thu dh mon hoa nam 2013De thi thu dh mon hoa nam 2013
De thi thu dh mon hoa nam 2013
 
De thi thu 3
De thi thu 3De thi thu 3
De thi thu 3
 
Tai lieu luyen thi dai hoc mon hoa de thi tham khao 8 da
Tai lieu luyen thi dai hoc mon hoa   de thi tham khao 8 daTai lieu luyen thi dai hoc mon hoa   de thi tham khao 8 da
Tai lieu luyen thi dai hoc mon hoa de thi tham khao 8 da
 
lý thuyết + bài tập Ankin
lý thuyết + bài tập Ankinlý thuyết + bài tập Ankin
lý thuyết + bài tập Ankin
 
De thi dai hoc mon hoa (11)
De thi dai hoc mon hoa (11)De thi dai hoc mon hoa (11)
De thi dai hoc mon hoa (11)
 
Andehit xeton - axit cacboxylic
Andehit   xeton - axit cacboxylicAndehit   xeton - axit cacboxylic
Andehit xeton - axit cacboxylic
 

More from Minh Tâm Đoàn

Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnlBai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
Minh Tâm Đoàn
 
đồ áN xây dựng từ điển multimedia dùng công nghệ ajax trên nền php tài liệu...
đồ áN xây dựng từ điển multimedia dùng công nghệ ajax trên nền php   tài liệu...đồ áN xây dựng từ điển multimedia dùng công nghệ ajax trên nền php   tài liệu...
đồ áN xây dựng từ điển multimedia dùng công nghệ ajax trên nền php tài liệu...Minh Tâm Đoàn
 
45 cau hoi on lich su dang
45  cau  hoi on lich su dang45  cau  hoi on lich su dang
45 cau hoi on lich su dangMinh Tâm Đoàn
 
20 cau hoi on tap mon dlcmcdc svn.doc
20 cau hoi on tap mon dlcmcdc svn.doc20 cau hoi on tap mon dlcmcdc svn.doc
20 cau hoi on tap mon dlcmcdc svn.docMinh Tâm Đoàn
 
1200 câu hỏi trắc nghiệm
1200 câu hỏi trắc nghiệm1200 câu hỏi trắc nghiệm
1200 câu hỏi trắc nghiệmMinh Tâm Đoàn
 
Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbon
Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbonPhuong phap giai nhanh toan hydrocacbon
Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbonMinh Tâm Đoàn
 
Ngan hang cau hoi hoa huu co
Ngan hang cau hoi hoa huu coNgan hang cau hoi hoa huu co
Ngan hang cau hoi hoa huu coMinh Tâm Đoàn
 
Phuong phap giai toan di truyen
Phuong phap giai toan di truyenPhuong phap giai toan di truyen
Phuong phap giai toan di truyenMinh Tâm Đoàn
 
Cong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoa
Cong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoaCong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoa
Cong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoaMinh Tâm Đoàn
 
tinh don dieu_cua_ham_so.1
tinh don dieu_cua_ham_so.1tinh don dieu_cua_ham_so.1
tinh don dieu_cua_ham_so.1Minh Tâm Đoàn
 
[Svtoantin.com] chuyen de cuc tri
[Svtoantin.com]   chuyen de cuc tri[Svtoantin.com]   chuyen de cuc tri
[Svtoantin.com] chuyen de cuc triMinh Tâm Đoàn
 

More from Minh Tâm Đoàn (13)

Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnlBai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
 
đồ áN xây dựng từ điển multimedia dùng công nghệ ajax trên nền php tài liệu...
đồ áN xây dựng từ điển multimedia dùng công nghệ ajax trên nền php   tài liệu...đồ áN xây dựng từ điển multimedia dùng công nghệ ajax trên nền php   tài liệu...
đồ áN xây dựng từ điển multimedia dùng công nghệ ajax trên nền php tài liệu...
 
Sql injection2
Sql injection2Sql injection2
Sql injection2
 
45 cau hoi on lich su dang
45  cau  hoi on lich su dang45  cau  hoi on lich su dang
45 cau hoi on lich su dang
 
20 cau hoi on tap mon dlcmcdc svn.doc
20 cau hoi on tap mon dlcmcdc svn.doc20 cau hoi on tap mon dlcmcdc svn.doc
20 cau hoi on tap mon dlcmcdc svn.doc
 
1200 câu hỏi trắc nghiệm
1200 câu hỏi trắc nghiệm1200 câu hỏi trắc nghiệm
1200 câu hỏi trắc nghiệm
 
1000 cau tn luyen thi dh
1000 cau tn luyen thi dh1000 cau tn luyen thi dh
1000 cau tn luyen thi dh
 
Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbon
Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbonPhuong phap giai nhanh toan hydrocacbon
Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbon
 
Ngan hang cau hoi hoa huu co
Ngan hang cau hoi hoa huu coNgan hang cau hoi hoa huu co
Ngan hang cau hoi hoa huu co
 
Phuong phap giai toan di truyen
Phuong phap giai toan di truyenPhuong phap giai toan di truyen
Phuong phap giai toan di truyen
 
Cong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoa
Cong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoaCong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoa
Cong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoa
 
tinh don dieu_cua_ham_so.1
tinh don dieu_cua_ham_so.1tinh don dieu_cua_ham_so.1
tinh don dieu_cua_ham_so.1
 
[Svtoantin.com] chuyen de cuc tri
[Svtoantin.com]   chuyen de cuc tri[Svtoantin.com]   chuyen de cuc tri
[Svtoantin.com] chuyen de cuc tri
 

Chuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbon

  • 1. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 1 CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP TỔNG HỢP PHẦN HIĐROCACBON I) HIĐROCACBON NO Câu 1: Công thức cấu tạo CH3 – CH(CH3) – CH2 – CH2 – CH3 ứng với tên gọi nào sau đây? A. neopentan. B. 2-metylpentan. C. isopentan. D. 1,1-đimetylbutan. Câu 2: Ankan có công thức cấu tạo sau: CH3 CH2 CH CH2 CH3 CH CH3 CH3 Tên gọi của ankan trên là A. 3-isopropylpentan. B. 2-metyl-3-etylpentan. C. 3-etyl-2-metylpentan. D. 3-etyl-4-metylpentan. Câu 3: Khi đốt cháy hoàn toàn 3,60 gam ankan X thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là A. C3H8. B. C5H10. C. C5H12. D. C4H10. Câu 4: Cho ankan có công thức cấu tạo sau: CH3 – CH2(C2H5) – CH2 – CH(CH3) – CH3. Tên IUPAC của ankan này là A. 2-etyl-4-metylpentan. B. 3,5-đimetylhexan. C. 4-etyl-2-metylpentan. D. 2,4-đimetylhexxan. Câu 5: Cho ankan có công thức cấu tạo sau: CH3 – CH(CH3) – CH(CH3) – CH2 – CH3. Tên gọi của ankan này là A. 2,2-đimetylpentan. B. 2,3-đimetylpentan. C. 2,2,3-trimetylpentan. D. 2,2,3-trimetylbutan. Câu 6: Clo hoá isopentan theo tỉ lệ mol 1:1 thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm thế monoclo? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 7: Để đốt cháy hoàn toàn 1,2 lít ankan X cần dùng vừa hết 6,0 lít O2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Số lượng dẫn xuất monoclo thu được khi cho X tác dụng với khí clo (ánh sáng) là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8: Số đồng phân của C4H10 và C4H9Cl lần lượt là A. 2 và 4. B. 3 và 5. C. 2 và 6. D. 3 và 4. Câu 9: Khi đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam một ankan, người ta thấy sản phẩm tạo thành khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O là 2,8 gam. Ankan trên có tất cả bao nhiêu đồng phân? A. 2. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 2,86 gam hỗn hợp gồm hexan và octan người ta thu được 4,48 lít CO2 (ở đktc). Số mol của octan trong hỗn hợp là A. 0,01 mol. B. 0,015 mol. C. 0,02 mol. D. 0,03 mol. Câu 11: Hỗn hợp M chứa 2 ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng. Để đốt cháy hoàn toàn 22,20 gam M cần dùng vừa hết 54,88 lít O2 (ở đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của ankan có khối lượng mol nhỏ là A. 77,48%. B. 22,52%. C. 34,56%. D. 52,22%. Câu 12: Hỗn hợp khí X chứa một ankan và một monoxiclo ankan. Tỉ khối của X đối với hiđro là 25,8. Đốt cháy hoàn toàn 2,58 gam X rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 35,46 gam kết tủa. Công thức phân tử của monoankan là A. C3H6. B. C4H8. C. C5H10. D. C6H12. Câu 13: Một bình kín dung tích 11,2 lít khí có chứa 6,4 gam O2 và 1,36 gam hỗn hợp khí X gồm 2 ankan. Nhiệt độ trong bình là 0o C và áp suất là p1 atm. Bật tia lửa điện trong bình kín đó thì hỗn hợp X cháy hoàn toàn. Sau phản ứng, nhiệt độ trong bình là 136,5o C và áp suất là p2 atm. Nếu dẫn các chất trong bình sau phản ứng vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư thì có 9 gam kết tủa tạo thành. Biết rằng số mol ankan có phân tử khối nhỏ gấp 1,5 lần số mol ankan có phân tử khối lớn. Giá trị p2 và công thức phân tử của ankan có phân tử khối lớn là
  • 2. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 2 A. 0,5 atm và C2H6. B. 0,5 atm và C3H8. C. 0,81 atm và C3H8. D. 0,81 atm và C4H10. Câu 14: Nhiệt phân CH4 thu được hỗn hợp gồm C2H2, CH4 và H2. Tỷ khối hơi hỗn hợp khí so với H2 bằng 5. Hiệu suất nhiệt phân là : A. 50%. B. 60%. C. 70%. D. 80%. Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CH4, C3H8, C4H10. Cho toàn bộ sản phẩm cháy đi qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, dư, sau đó qua bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết thúc phản ứng thấy khối lượng bình (1) tăng 3,6 gam và bình (2) thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 2,2. B. 3,57. C. 2,75. D. 3,75. Câu 16: Ankan X có công thức phân tử là C5H12 khi cho tác dụng với clo theo tỉ lệ 1:1 về số mol chỉ cho một dẫn xuất. Công thức cấu tạo của X là : A. CH3(CH2)3CH3. B. CH3CH(CH3)CH2CH2CH3. C. CH3CH2CH(CH3)CH3. D. C(CH3)4. Câu 17: Crackinh 8,8 gam propan thu được hỗn hợp X gồm hiđro và các hiđrocacbon. Có M X = 23,16. Hiệu suất của phản ứng crackinh propan là : A. 60%. B. 70%. C. 80%. D. 90%. Câu 18: Khi tiến hành craking 22,4 lít khí C4H10 (đktc) thu được hỗn hợp X gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn X thu được a gam CO2 và b gam H2O. Giá trị của avà b tương ứng là : A. 176 và 180 B. 44 và 18 C. 44 và 72 D. 176 và 90. Câu 19: Crackinh C4H10 được hỗn hợp gồm 5 hiđrocacbon có M = 36,25 đvC. Hiệu suất crackinh là : A. 20% B. 40% C. 60% D. 80%. Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 2 hiđrocacbon mạch hở X, Y liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử của X, Y là A. C2H6 và C3H8. B. CH4 và C2H6. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12. Câu 21: Đốt 5 cm3 một hiđrocacbon no X bằng 45 cm3 O2 (lấy dư). Sản phẩm thu được sau khi cho hơi nước ngưng tụ còn 32,5 cm3 trong đó 12,5 cm3 (các thể tích đo cùng điều kiện). X có công thức phân tử nào sau đây? A. C3H8. B. C2H6. C. C4H10. D. C5H12. Câu 22: Khi đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 44 gam CO2 và 28,8 gam H2O. Giá trị của V là A. 8,96. B. 11,20. C. 13,44. D. 15,68. Câu 23: Khi đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc) và x gam H2O. Giá trị của x là A. 6,3. B. 13,5 C. 18,0 D. 19,8. Câu 24: Thực hiện phản ứng crackinh 11,2 lít hơi isopentan thu được hỗn hợp A chỉ gồm các ankan và anken. Trong hỗn hợp A chứa 7,2 gam mà khi đốt cháy thu được 11,2 lít CO2 và 10,8 gam H2O. Các thể tích đo ở đktc. Hiệu suất phản ứng crackinh là A. 80%. B. 85%. C. 90%. D. 95%. Câu 25: Hỗn hợp khí X etan và propan có tỉ khối so với H2 bằng 20,25 được nung trong bình với chất xúc tác để thực hiện phản ứng đề hiđro hoá. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 16,2 gồm các ankan, anken và hiđro. Biết tốc độ phản ứng của etan và propan là như nhau. Hiệu suất phản ứng đề hiđro hoá là A. 25%. B. 30%. C. 40%. D. 50%. Câu 26: Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. Công thức phân tử của 2 ankan là A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12. Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon A và B là đồng đẳng kế tiếp thu được 96,8 gam CO2 và 57,6 gam H2O. Công thức phân tử của A và B là A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.
  • 3. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 3 Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6, C3H8, C2H4 và C3H6, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Tổng thể tích của C2H4 và C3H6 (đktc) trong hỗn hợp A là A. 5,60. B. 3,36 C. 4,48 D. 2,24. Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít (ở 54,6o C và 1,2 atm) hỗn hợp 2 hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng và có tỉ lệ mol lần lượt là 1:2. Sau phản ứng cho toàn bộ sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 25 gam kết tủa. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là A. CH4 và C2H6. B. CH4 và C3H8. C. C2H6 và C4H10. D. C2H4 và C3H6. Câu 30: Khi đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X người ta thu được 1,12 lít CO2 (ở đktc) và 1,08 gam H2O. Biết MX = 72 và X tác dụng với clo (có ánh sáng khuếch tán) sinh ra 4 sản phẩm monoclo. Công thức phân tử và tên gọi tương ứng của X là A. C5H12, pentan. B. C5H12, isopentan. C. C5H12, neopentan. D. C6H14, hexan. Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 4,0 gam một hỗn hợp hai hiđrocacbon X kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng H2SO4 đặc và bình đựng dung dịch KOH dư. Thấy khối lượng các bình tăng lần lượt là 5,4 gam và 8,8 gam. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon trong X là A. C2H6 và C3H8. B. C2H4 và C3H6. C. C3H8 và C4H10. D. CH4 và C2H6. Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp 2 ankan thu được 9,45 gam H2O. Cho sản phẩm qua bình đựng Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là A. 37,5 gam. B. 52,5 gam. C. 35,7 gam. D. 42,5 gam. Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn a gam 2 hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Sản phẩm cháy cho qua bình (1) đựng H2SO4 đặc và bình (2) đựng KOH rắn, dư. Kết thúc các phản ứng, thấy khối lượng bình (1) tăng 3,6 gam và bình (2) tăng 6,6 gam. Giá trị của a là A. 2,4. B. 4,2. C. 3,2. D. 2,2. Câu 34: Một ankan tạo được dẫn xuất monoclo, trong đó hàm lượng clo bằng 55,04%. Ankan có công thức phân tử là A. CH4. B. C2H6. C. C3H8. D. C4H10. Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng 0,15 mol Ca(OH)2 tan trong nước. Kết thúc thí nghiệm lọc tách được 10 gam kết tủa trắng và thấy khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng giảm 2,0 gam so với khối lượng dung dịch trước phản ứng. Công thức phân tử của hiđrocacbon X là A. C2H6. B. C2H4. C. CH4. D. C2H2. Câu 36: Nhận định nào sau đây là đúng? A. Xicloankan chỉ có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng. B. Xicloankan chỉ có khả năng tham gia phản ứng thế. C. Mọi xicloankan đều có khả năng tham gia phản ứng thế và phản ứng cộng. D. Một số xicloankan có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng. Câu 37: Khi sục khí xiclopropan vào dung dịch brom sẽ quan sát thấy hiện tượng nào sau đây? A. Màu dung dịch không đổi. B. Màu dung dịch đậm lên. C. Màu dung dịch bị nhạt dần. D. Màu dung dịch từ không màu chuyển sang màu nâu đỏ. II) ANKEN Câu 1: Cho anken sau: CH3-C(CH3)=CH-CH2-CH3. Tên quốc tế của anken này là A. 3-metylpent-3-en. B. 2-metylpent-2-en. C. 2-metylpent-3-en. D. 4-metylpent-4-en. Câu 2: CH3 Hợp chất CH3 – C – CH2 – CH = CH2 có tên là gì? CH3
  • 4. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 4 A. 2-đimetylpent-4-en. B. 2,2-đimetylpent-4-en. C. 4-đimetylpent-1-en. D. 4,4-đimetylpent-1-en. Câu 3: Cho anken có công thức cấu tạo là: CH3-CH=C(C2H5)-CH(CH3)-CH3. Tên thay thế của anken này là A. 3-etyl-4-metylpent-2-en. B. 2-metyl-3-etylpent-3-en. C. 4-metyl-3-etylpent-2-en. D. 4-metylpent-4-en. Câu 4: Anken có tên gọi quốc tế là: 2,3,3-trimetylpent-1-en. Công thức phân tử là A. C8H14. B. C17H14. C. C8H16. D. C8H18. Câu 5: Hợp chất này có tên gọi là gì? CH3 CH3CH2 C CH2 CH2 A. 3-metylenpentan. B. 1,1- đietyleten. C. 2-etylbut-1-en. D. 3-etylbut-3-en. Câu 6: Có các nhận xét sau: 1. Tất cả các anken đều có công thức là CnH2n. 2. Tất cả các chất có công thức chung là CnH2n đều là anken. 3. Tất cả các anken đều làm mất màu dung dịch brom. 4. Các chất làm mất màu dung dịch brom đều là anken. Số nhận xét đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7: Anken X có công thức cấu tạo: CH3CH=C(CH3)CH2CH3. Tên của X là A. isohexen. B. 3-metylpent-3-en. C. 3-metylpent-2-en. D. 2-etylbut-2-en. Câu 8: Ứng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu anken đồng phân cấu tạo? A. 4. B. 5. C. 3. D. 7. Câu 9: Chất nào sau đây làm mất mầu dung dịch brom? A. butan. B. but-1-en. C. cacbon đioxit. D. metylpropan. Câu 10: Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất? A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 11: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C4H8 khi tác dụng với HBr cho một sản phẩm duy nhất. Công thức cấu tạo của X là A. CH2=CHCH2CH3. B. CH3CH=CHCH3. C. CH2=C(CH3)2. D. CH3CH=C(CH3)2. Câu 12: Hai chất X, Y mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6, C4H8 và đều tác dụng được với nước brom. X và Y là A. hai anken hoặc xicloankan vòng 3 cạch. B. hai anken hoặc hai ankan. C. hai anken đồng đẳng của nhau. D. hai anken hoặc xicloankan vòng 4 cạch. Câu 13: Hợp chất X có CTPT C3H6, X tác dụng với dung dịch HBr thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Vậy X là A. propen. B. propan. C. ispropen. D. xicloropan. Câu 14: Dẫn hỗn hợp khí X chứa eten và hiđro. Tỉ khối của X đối với hiđro là 7,5. Dẫn X đi qua chất xúc niken nung nóng thì X biến thành hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hiđro là 9,0. Hiệu suất phản ứng cộng hiđro của eten là A. 20%. B. 33,33%. C. 50%. D. 66,66%. Câu 15: Hỗn hợp khí X chứa hiđro và một anken. Tỉ khối của X đối với hiđro là 6,0. Đun nóng nhẹ hỗn hợp X có mặt chất xúc tác Ni thì X biến thành hỗn hợp khí Y không làm mất mầu nước brom và có tỉ khối đối với hiđro bằng 8,0. Công thức phân tử của anken và phần trăm theo thể tích của ankan trong hỗn hợp Y lần lượt là A. C2H4 và 25%. B. C2H4 và 33,3%. C. C3H6 và 25%. D. C3H6 và 33,3%. Câu 16: Hỗn hợp khí X chứa hiđro và 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tỉ khối của X đối với hiđro là 8,26. Đun nóng nhẹ hỗn hợp khí X có mặt chất xúc tác Ni thì X biến thành hỗn hợp khí Y không làm mất mầu
  • 5. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 5 nước brom và có tỉ khối hơi so với hiđro là 11,80. Công thức phân tử của 2 anken và phần trăm theo thể tích của hiđro trong hỗn hợp X là A. C2H4, C3H6 và 60%. B. C3H6, C4H8 và 70%. C. C2H4, C3H6 và 80%. D. C3H6, C4H8 và 80%. Câu 17: Hỗn hợp khí X chứa hiđro, một ankan và một anken. Dẫn 13,44 lít X đi qua chất xúc tác Ni nung nóng thì thu được 10,08 lít hỗn hợp khí Y. Dẫn qua bình đựng nước brom thì mầu của dung dịch nhạt đi, khối lượng của bình tăng thêm 3,15 gam. Sau thí nghiệm, còn lại 8,40 lít hỗn hợp khí Z có tỉ khối đối với hiđro là 17,8. Biết các thể tích được đo ở đktc và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân tử của ankan và anken trong hỗn hợp X là A. CH4 và C2H4. B. C2H6 và C2H4. C. C2H6 và C3H6. D. C3H8 và C3H6. Câu 18: Cho hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 4,25. Dẫn X qua bột niken nung nóng (hiệu suất hiđro hoá anken bằng 75%), thu được hỗn hợp Y. Các thể tích đo ở điều kiện tiểu chuẩn. Tỉ khối của Y so với H2 là A. 5,32. B. 5,23. C. 4,80. D. 4,60. Câu 19: Cho một lượng anken X tác dụng với H2O (có xúc tác H2SO4) được chất hữu cơ Y, thấy khối lượng bình đựng nước ban đầu tăng 4,2 gam. Nếu cho một lượng X như trên tác dụng với HBr, thu được chất hữu cơ Z, thấy khối lượng Y, Z thu được khác nhau 9,45 gam. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. X có công thức phân tử là A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10. Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) một hiđrocabon X mạch hở, sau đó dẫn sản phẩm cháy lần lượt đi qua dung dịch H2SO4 đặc, dư và dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình đựng dung dịch dung dịch axit tăng 5,40 gam, bình đựng dung dịch Ca(OH)2 có 30,00 gam kết tủa. Hiđrocacbon X có công thức phân tử là A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10. Câu 21: Hợp chất X có một ankan và một anken. Khối lượng hỗn hợp X là 9,00 gam và thể tích là 8,96 lít. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 13,44 lít CO2. Các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức phân tử của anken trong hỗn hợp X là A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10. Câu 22: Hỗn hợp khí X chứa hiđro, một ankan và một anken. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml X, thu được 210 ml khí CO2. Nếu đun nóng nhẹ 100 ml X có mặt chất xúc tác Ni thì còn lại 70 ml một chất khí duy nhất. Các thể tích khí đều đo ở cùng một điều kiện. Công thức phân tử của ankan, anken trong hỗn hợp X và thể tích khí O2 dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X là A. C2H6, C3H6 và 250 ml. B. C3H8, C3H6 và 300 ml. C. C3H8, C3H6 và 350 ml. D. C2H6, C3H6 và 350 ml. Câu 23: Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là A. 0,05 và 0,1 B. 0,1 và 0,05 C. 0,12 và 0,03 D. 0,03 và 0,12. Câu 24: 2,8 gam anken X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa X chỉ thu được một ancol duy nhất. X có tên là A. etilen. B. but-2-en. C. hex-2-en. D. 2,3-dimetylbut-2-en. Câu 25: Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Niken đun nóng ta được hỗn hợp X. Biết tỉ khối hơi của X đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Công thức phân tử olefin là A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10. Câu 26: Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là A. CH3-CH=CH-CH3. B. CH2=CH-CH2-CH3. C. CH2=C(CH3)2. D. CH2=CH2. Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp eten, propen, but-2-en cần dùng vừa đủ b lít oxi (ở đktc) thu được 2,4 mol nước. Giá trị của b là A. 92,4. B. 94,2. C. 80,64. D. 24,9.
  • 6. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 6 Câu 28: Dẫn từ từ 8,4g hỗn hợp X gồm but-1-en và but-2-en lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2, khi kết thúc phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. m có giá trị là A. 12. B. 24. C. 36. D. 48. Câu 29: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Thành phần phần % về thể tích của hai anken là A. 25% và 75%. B. 33,33% và 66,67%. C. 40% và 60%. D. 35% và 65%. Câu 30: Một hỗn hợp X có thể tích 11,2 lít (đktc), X gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Khi cho X qua nước Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 15,4 gam. Công thức phân tử của 2 anken và số mol mỗi anken trong hỗn hợp X là A. 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol C3H6. B. 0,2 mol C3H6 và 0,2 mol C4H8. C. 0,4 mol C2H4 và 0,1 mol C3H6. D. 0,3 mol C2H4 và 0,2 mol C3H6. Câu 31: Cho hỗn hợp X gồm anken và hiđro có tỉ khối so với heli bằng 3,33. Cho X đi qua bột niken nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với heli là 4. Công thức phân tử của anken là A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10. Câu 32: Hiđro hoá hoàn toàn một anken thì hết 448 ml H2 và thu được một ankan phân nhánh. Cũng lượng anken đó khi tác dụng hoàn toàn với brom thì tạo thành 4,32 gam dẫn xuất đibrom. Biết rằng hiệu suất của các phản ứng đạt 100% và các thể tích khí đo ở đktc. Công thức phân tử của anken đã cho là A. C3H6. B. C4H8. C. C5H10. D. C6H12. III) ANKIN Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các chất trong phân tử có liên kết C≡C đều thuộc loại ankin. B. Ankin là các hiđrocabon mạch hở, trong phân tử có một liên kết C≡C. C. Liên kiết C≡C kém bền hơn liên kết C=C. D. Ankin cũng có đồng phân hình học giống như anken. Câu 2: CH3 A. 2,2-đimetylbut-1-in. B. 2,2-đimetylbut-3-in. Chất CH3 – C – C ≡ CH có tên là C. 3,3-đimetylbut-1-in. D. 3,3-đimetylbut-2-in. CH3 Câu 3: Cho ankin X có công thức cấu tạo sau, tên của X là : CH3C C CH CH3 CH3 A. 4-metylpent-2-in. B. 2-metylpent-3-in. C. 4-metylpent-3-in. D. 2-metylpent-4-in. Câu 4: Cho ankin: CH3-C(CH3)2-C≡CH. Tên gọi của ankin này là A. 2,2-đimetylbut-1-in. B. 2,2-đimetylbut-3-in. C. 3,3-đimetylbut-1-in. D. 3,3-đimetylbut-1-in. Câu 5: Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3? A. 1 chất. B. 2 chất. C. 3 chất. D. 4 chất. Câu 6: Ankin nào dưới đây không tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3? A. axetilen. B. propin. C. pent-1-in. D. but-2-in. Câu 7: Có 4 chất metan, etilen, but-1-in và but-2-in. Trong 4 chất đó, có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong amoniac tạo thành kết tủa ?
  • 7. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 7 A. 4 chất. B. 3 chất. C. 2 chất. D. 1 chất. Câu 8: Công thức phân tử nào phù hợp với penten ? A. C5H8. B. C5H10. C. C5H12. D. C3H6. Câu 9: : Chất nào không tác dụng với Br2 (trong CCl4)? A. But-1-in. B. But-1-en. C. Xiclobutan. D. Xiclopropan. Câu 10: Có bao nhiêu đồng phân của C5H8 tạo kết tủa vàng với AgNO3/NH3? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 11: Cho hỗn hợp G gồm C3H4 và một ankin X (tỉ lệ số mol là 1:1). Cho 0,3 mol hỗn hợp G tác dụng vừa đủ với 0,45 mol AgNO3/NH3. Ankin X là A. but-1-in. B. but-2-in. C. axetilen. D. 3-metylbut-1-in. Câu 12: Dẫn 5,32 lít hỗn hợp X gồm propin và etilen đi vào một lượng dư dung dịch bạc nitrat trong amoniac thấy còn 0,84 lít khí thoát ra và có m gam kết tủa. Các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là A. 2,94. B. 29,4. C. 5,12. D. 51,2. Câu 13: Hỗn hợp khí X chứa hiđro và một ankin tỉ khối của X đối với hiđro là 4,8. Đun nóng hỗn hợp X có mặt chất xúc tác Ni thì phản ứng xảy ra với hiệu suất được coi là 100%, tạo ra hỗn hợp khí Y không làm mất mầu nước brom và có tỉ khối đối với hiđro là 8,0. Công thức phân tử của ankin là A. C2H2. B. C3H4. C. C4H6. D. C5H8. Câu 14: Hỗn hợp khí X chứa C2H2 và H2. Tỉ khối của X đối với hiđro là 5,0. Dẫn 20,16 lít X đi nhanh qua chất xúc tác Ni nung nóng thì nó biến thành 10,08 lít hỗn hợp khí Y. Dẫn hỗn hợp Y đi từ từ qua bình đựng nước brom (có dư) cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì còn lại 7,39 lít hỗn hợp khí Z. Các thể tích đo ở đktc. Khối lượng bình brom tăng là A. 2,3 gam. B. 3,3 gam. C. 4,3 gam. D. 5,3 gam. Câu 15: Hỗn hợp khí X chứa hiđro, một anken và một ankin. Đốt cháy hoàn toàn 90 ml X được 120 ml CO2. Đun nóng 90 ml X có mặt chất xúc tác Ni thì sau phản ứng 40 ml một ankan duy nhất. Các thể tích đo ở cùng một điều kiện. Công thức phân tử của ankin và thể tích khí O2 cần dùng để đốt cháy hỗn hợp X là A. C2H2 và 100 ml. B. C2H2 và 200 ml. C. C3H4 và 100 ml. D. C3H4 và 200 ml. Câu 16: Hỗn hợp khí X chứa metan, axetilen và propen. Đốt cháy hoàn toàn 11,0 gam hỗn hợp X, thu được 12,6 gam H2O. Mặt khác, nếu lấy 11,2 lít hỗn hợp X (đktc) đem dẫn qua nước brom (lấy dư) thì khối lượng brom nguyên chất phản ứng tối đa là 100,0 gam. Thành phần phần trăm theo thể tích của axetilen trong hỗn hợp X là A. 25%. B. 50%. C. 47,3%. D. 60%. Câu 17: Khi điều chế axetilen bằng phương pháp nhiệt phân nhanh metan thu được hỗn hợp M gồm axetilen, hiđro và một phần metan chưa phản ứng. Tỉ khối M so với hiđro bằng 5. Hiệu suất chuyển hoá metan thành axetilen là A. 40%. B. 45%. C. 50%. D. 60%. Câu 18: Một bình kín đựng hỗn hợp hiđro với axetilen và một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu. Nếu cho một nửa khí trong bình sau khi nung nóng đi qua dung dịch AgNO3 trong NH3 thì có 1,20 gam kết tủa mầu vàng nhạt. Nếu cho một nửa còn lại qua bình đựng nước brom dư thấy khối lượng bình tăng 0,41 gam. Khối lượng etilen tạo thành là A. 0,56 gam. B. 0,28 gam. C. 0,42 gam. D. 0,24 gam. Câu 19: Cho 27,2 gam một ankin X phản ứng hết với 1,4 gam hiđro (to , xt Ni) được hỗn hợp Y gồm một ankan và một anken. Cho Y từ từ qua nước brom dư thấy có 16 gam brom phản ứng. Biết X tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa. Số công thức cấu tạo X thoả mãn là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 20: Một bình kín dung tích 8,4 lít có chứa 4,95 gam O2 và 1,3 gam hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocabon. Nhiệt độ trong bình là t1 = 0o C và áp suất trong bình là p1 = 0,5 atm. Bật tia lửa điện trong bình kín đó thì hỗn hợp X cháy hoàn toàn. Sau phản ứng nhiệt độ trong bình là t2 = 136,5o C và áp suất là p2 atm. Dẫn các chất trong bình sau phản ứng đi qua bình thứ nhất đựng dung dịch H2SO4 đặc, sau đó qua bình 2 đựng dung dịch NaOH (có dư) thì khối lượng bình thứ 2 tăng 4,18 gam. Giá trị p2 và công thức phân tử của 2 hiđrocacbon (biết 2 hiđrocacbon là một anken và ankin) là A. 0,78 atm; C2H4 và C3H4. B. 0,87 atm; C2H4 và C3H4.
  • 8. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 8 C. 0,87 atm; C2H4 và C4H6. D. 0,78 atm; C2H4 và C4H6. IV) CÁC DẠNG TOÁN TRỌNG TÂM VỀ HIĐROCACBON BÀI TOÁN 1: ĐỐT CHÁY HIĐROCACBON Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 2 lít hỗn hợp gồm axetilen và một hiđrocacbon no X, thu được 4 lít CO2 và 4 lít H2O (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Công thức phân tử của hiđrocacbon no X và phần trăm theo thể tích của X trong hỗn hợp là A. CH4 và 40%. B. CH4 và 50%. C. C2H6 và 40%. D. C2H6 và 50%. Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm: CH4, C2H4, C2H6, C3H8 và C4H10 thu được 6,16 gam CO2 và 4,14 gam H2O. Số mol của C2H4 trong hỗn hợp X là A. 0,09. B. 0,01. C. 0,08. D. 0,02. Câu 3: Crackinh 5,8 gam C4H10 thu được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết thúc thí nghiệm, khối lượng dung dịch thu được tăng hay giảm bao nhiêu gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu? A. tăng 26,6 gam. B. giảm 13,4 gam. C. giảm 40,0 gam. D. giảm 22,4 gam. Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol hỗn hợp hai ankan thì thu được 0,72 gam nước. Cho sản phẩm đốt cháy đu qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là A. 0,3 gam. B. 3,0 gam. C. 0,6 gam. D. 6,0 gam. Câu 5: Để đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X cần tối thiểu 7,68 gam O2. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, dư, sau đó qua bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết thúc thí nghiệm thấy bình (1) tăng 4,32 gam và bình (2) thu được m gam kết tủa. Công thức phân tử của X và giá trị của m lần lượt là A. C2H6 và 10. B. C2H4 và 11. C. C3H8 và 9. D. CH4 và 12. Câu 6: Một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, sau đó dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, sau đó qua bình (2) đựng Ba(OH)2 dư thấy khối lượng các bình tăng lần lượt là: 16,2 gam và 30,8 gam. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon và % về thể tích là A. C3H8: 50%; C4H10: 50%. B. CH4: 50%; C2H6: 50%. C. C2H6: 50%; C3H8: 50%. D. C3H8: 40%; C4H10: 60%. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đvC thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon lần lượt là A. C2H4 và C4H8. B. CH4 và C3H8. C. C2H6 và C4H10. D. C2H2 và C4H6. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 7,0 mg hợp chất X thu được 11,2 ml khí CO2 (đktc) và 9,0 mg H2O. Tỉ khối hơi của X so với nitơ bằng 2,5. Khi clo hoá X với tỉ lệ số mol 1:1 chỉ thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất. X có tên gọi là A. metylxiclobutan. B. xiclopentan. C. 1,2-đimetylxiclopropan. D. xiclohexan. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm propan và xiclopropan thì thu được 0,35 mol H2O. Thành phần trăm theo thể tích propan trong hỗn hợp X là A. 50%. B. 40%. C. 30%. D. 25%. Câu 10: Hỗn hợp X gồm hai olefin. Đốt cháy 7 thể tích X cần 31 thể tích O2 (đktc). Biết rằng olefin chứa nhiều cacbon hơn chiếm khoảng 40% đến 50% thể tích của X. Công thức phân tử của hai olefin là A. C2H4, C4H8. B. C2H4, C3H6. C. C3H6, C4H8. D. C2H4, C5H10. Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hiđrocacbon X thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc) và 13,5 gam H2O. Tổng số đồng phân cấu tạo của X là A. 9. B. 5. C. 10. D. 11. Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm 2 olefin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, sau đó dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng CaCl2 khan, dư, bình (2) đựng dung dịch KOH đặc, dư. Kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình (2) tăng nhiều hơn khối lượng bình (1) là 29,25 gam. Công thức phân tử của 2 olefin và phần trăm khối lượng của các chất trong hỗn hợp ban đầu là A. C2H4: 25% và C3H6: 75%. B. C3H6: 20% và C4H8: 80%.
  • 9. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 9 C. C4H8: 67% và C5H10: 33%. D. C5H10: 35% và C6H12: 65%. Câu 13: Đốt 8,96 lít hỗn hợp X gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng P2O5 dư, bình (2) đựng dung dịch KOH dư. Kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình (1) tăng m gam, bình (2) tăng (m + 39) gam. Thành phần phần trăm thể tích anken có số nguyên tử cacbon lớn hơn trong hỗn hợp X là A. 25%. B. 40%. C. 60%. D. 75%. Câu 14: Một hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy 0,3 mol hỗn hợp X và cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng thêm 46,5 gam và có 147,75 gam kết tủa. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là A. C2H2; C3H4. B. C3H6; C4H8. C. C2H4; C3H6. D. C2H6; C3H8. Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm một ankan và một anken. Cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình (1) đựng P2O5 dư và bình (2) đựng KOH rắn, dư, sau thí nghiệm thấy khối lượng bình (1) tăng 4,14 gam và bình (2) tăng 6,16 gam. Số mol ankan có trong hỗn hợp là A. 0,06 mol. B. 0,09 mol. C. 0,03 mol. D. 0,045 mol. Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,11 mol hỗn hợp X gồm CH4, C3H8 và C2H4 thu được 0,17 mol CO2 và 0,25 mol H2O. Số mol của anken trong hỗn hợp X là A. 0,02 mol. B. 0,09 mol. C. 0,03 mol. D. 0,08 mol. Câu 17: Trộn a mol hỗn hợp X (gồm C2H6 và C3H8) và b mol hỗn hợp Y (gồm C3H6 và C4H8) thu được 0,35 mol hỗn hợp Z rồi đem đốt cháy thu được hiệu số mol H2O và CO2 là 0,2 mol. Giá trị của a và b lần lượt là A. 0,1 và 0,25. B. 0,15 và 0,2. C. 0,2 và 0,15. D. 0,25 và 0,1. Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm propan, but-2-en, axetilen thu được 47,96 gam CO2 và 21,42 gam H2O. Giá trị của m là A. 15,46. B. 12,46. C. 11,52. D. 20,15. Câu 19: Dẫn hỗn hợp X gồm 0,05 mol C2H2; 0,1 mol C3H4 và 0,1 mol H2 qua ống chứa ống chứa Ni nung nóng một thời gian, thu được hỗn hợp Y gồm 7 chất. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 700 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z. Tổng khối lượng chất tan trong Z là A. 35,8. B. 45,6. C. 40,2. D. 38,2. Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 0,14 mol hỗn hợp gồm C3H6, C2H2, C3H4 thì thu được 8,288 lít khí CO2 (đktc) và 0,26 mol H2O. Số mol anken có trong hỗn hợp là A. 0,11 mol. B. 0,12 mol. C. 0,04 mol. D. 0,03 mol. Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan có nhánh X và một ankin Y thu được khí cacbonic và hơi nước với số mol bằng nhau. Tỉ khối của hỗn hợp M so với hiđro là 21. Công thức phân tử của X và Y lần lượt là A. C4H10 và C2H2. B. C3H8 và C3H4. C. C5H12 và C2H2. D. C5H12 và C3H4. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít gồm C3H6 và C2H2 thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,4 mol. Thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp đầu là A. 50% và 50%. B. 30% và 70%. C. 70% và 30%. D. 20% và 80%. Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X (đktc) gồm C3H8, C3H6, C3H4 (X có tỉ khối so với H2 bằng 21), rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong thì độ tăng khối lượng của bình là A. 4,2 gam. B. 5,4 gam. C. 13,2 gam. D. 18,6 gam. Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm một anken và một ankin rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình (1) đựng H2SO4 đặc và bình (2) đựng NaOH rắn dư, sau thí nghiệm thấy khối lượng bình (1) tăng thêm 3,6 gam và bình (2) tăng 15,84 gam. Số mol ankin có trong hỗn hợp là A. 0,15 mol. B. 0,16 mol. C. 0,17 mol. D. 0,18. Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Hai hiđrocacbon trong hỗn hợp X thuộc dãy đồng đẳng nào dưới đây? A. ankađien. B. ankin. C. aren. D. ankan. Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) một ankin thể tích khí thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 25,2 gam. Nếu cho sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 45 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 6,72. B. 2,24. C. 4,48. D. 3,36. Câu 27: Chia hỗn hợp hai ankin thành 2 phần bằng nhau - Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,76 gam CO2 và 0,54 gam H2O.
  • 10. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 10 - Phần 2: Dẫn qua dung dịch Br2 dư. Khối lượng Br2 đã phản ứng là A. 2,8 gam. B. 3,2 gam. C. 6,4 gam. D. 1,4 gam. Câu 28: Crackinh 11,6 gam C4H10 thu được hỗn hợp khí X gồm 7 chất: C4H8, C3H6, C2H6, C2H4, CH4, H2, C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần tối thiểu bao nhiêu thể tích không khí ở đktc? (Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí). A. 34,944 lít. B. 145,60 lít. C. 29,12 lít. D. 174,72 lít. Câu 29: Đun nóng 11,6 gam butan một thời gian, thu được hỗn hợp X gồm H2, CH4, C2H6, C4H8, C3H6, C2H4, C4H10. Giả sử chỉ có các phản ứng: C4H10 → C4H8 + H2 (1) C4H10 → CH4 + C3H6 (2) C4H10 → C2H6 + C2H4 (3) Đốt cháy hoàn toàn X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là A. 35,2. B. 53,2. C. 80,0. D. 18,0. Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm etan, etilen, axetilen và buta-1,3-ddien. Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 100 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng giảm 39,8 gam. Giá trị của m là A. 58,75. B. 13,8. C. 37,4. D. 60,2. Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 lít (ở 273o C và 1,3432 atm) một ankađien liên hợp X. Sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn toàn vào 40 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M, sau phản ứng thu được 8,865 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là A. C3H4. B. C4H6. C. C5H8. D. C6H10. Câu 32: Lấy 1,12 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, dư và qua bình (2) đựng dung dịch NaOH dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình (1) tăng 2,16 gam và bình (2) tăng 7,48 gam. Công thức phân tử và thành phần phần trăm theo thể tích của hiđrocacbon (có số nguyên tử cacbon ít hơn) trong X lần lượt là A. C3H4 và 60%. B. C3H4 và 40%. C. C3H6 và 60%. D. C2H2 và 60%. Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H6, sản phẩm thu được dẫn qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc và bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm, bình (2) thu được 15 gam kết tủa và khối lượng bình (2) tăng nhiều hơn khối lượng bình (1) là 2,55 gam. Thành phần phần trăm theo thể tích của CH4, C2H4 và C2H6 trong hỗn hợp X tương ứng là A. 45%, 30%, 25%. B. 30%, 40%, 30%. C. 50%, 25%, 25%. D. 40%, 25%, 35%. Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X (CH4, C2H4, C3H4, C4H4) có tỉ khối hơi so với H2 bằng 17. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy thu được vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình Ca(OH)2 sau phản ứng tăng lên A. 11 gam. B. 3,6 gam. C. 8,8 gam. D. 14,6 gam. Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm C2H2, C4H4, C6H6, C8H8 trong O2 dư rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy thu được vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 21,2 gam. Giá trị của m là A. 2,6. B. 3,9. C. 6,5. D. 5,2. BÀI TOÁN 2: PHẢN ỨNG THẾ, TÁCH VÀ CRACKINH Câu 1: Hai hiđrocacbon X và Y có cùng công thức phân tử C5H12 tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1:1 thì X tạo ra một dẫn xuất duy nhất còn Y thì cho bốn dẫn xuất. Tên của X, Y lần lượt là A. 2,2-đimetylpropan, 2-metylbutan. B. 2,2-đimetylpropan, pentan. C. 2-metylbutan, 2,2-đimetylpropan. D. 2-metylbutan, pentan. Câu 2: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H6 mạch hở, không phân nhánh. Biết 1 mol X tác dụng với AgNO3/NH3 dư tạo ra 292 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X là A. CH≡C–C≡C–CH2–CH3. B. CH≡C–CH2–CH=C=CH2. C. CH≡C–CH2–CH2–C≡CH. D. CH≡C–CH2– C≡C–CH3. Câu 3: X là một hiđrocacbon mạch hở tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra kết tủa vàng. Biết rằng 0,1 mol X làm mất màu vừa hết 300 ml dung dịch Br2 1M, tạo dẫn xuất có chứa 90,22% brom về khối lượng. Công thức cấu tạo của X là
  • 11. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 11 A. CH≡C–CH2–C≡CH. B. CH2=C–C=CH2. C. CH2=CH–C≡CH. D. CH≡C–CH2–CH=CH2. Câu 4: Crackinh C4H10 thu được hỗn hợp Y chỉ gồm 5 hiđrocacbon có tỉ khối hơi so với H2 là 16,325. Hiệu suất của phản ứng crackinh là A. 77,64%. B. 38,82%. C. 17,76%. D. 22,36%. Câu 5: Trong các chất: metan, etan, xiclopentan, iso-butan thì các chất khi tác dụng với Cl2 chiếu sáng tỉ lệ mol 1:1 cho sản phẩm duy nhất là A. metan, etan. B. metan, xiclopentan. C. metan. D. metan, etan, xiclopentan. Câu 6: Khi cho 2-metylpentan tác dụng với clo (tỉ lệ mol 1:1) có ánh sáng thì số sản phẩm monoclo có thể thu được là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 7: Hiđrocacbon X có 83,33% khối lượng cacbon. Khi cho X tác dụng với Cl2 ta chỉ thu được một dẫn xuất monoclo (chứa 1 nguyên tử clo) duy nhất. X là chất nào sau đây? A. metan. B. etan. C. 2,2-đimetylpropan. D. 2,2,3,3-tetrametylbutan. Câu 8: Ankan X tác dụng với Cl2 (askt) tạo được dẫn xuất monoclo trong đó clo chiếm 55,04% khối lượng. X có công thức phân tử là A. CH4. B. C4H10. C. C3H8. D. C2H6. Câu 9: Hai xicloankan X và Y đều có tỉ khối hơi so với metan bằng 5,25. Khi monoclo hoá (có ánh sáng) thì Y cho 4 dẫn xuất còn X chỉ cho một dẫn xuất duy nhất. Tên gọi của X và Y lần lượt là A. metylxiclopentan và 1,2-đimetylxiclobutan. B. xiclohexan và metylxiclopentan. C. xiclohexan và propylxiclopropan. D. xiclohexan và 1,2-đimetylxiclobutan. Câu 10: Sau khi tách H2 hoàn toàn khỏi hỗn hợp X gồm etan và propan thu được hỗn hợp Y gồm etilen và propilen. Khối lượng phân tử trung bình của Y bằng 93,45% khối lượng phân tử trung bình của X. Thành phần phần trăm về thể tích của hai chất trong X lần lượt là A. 50% và 50%. B. 60% và 40%. C. 96,2% và 3,8%. D. 46,4% và 53,6%. Câu 11: Cho m gam hiđrocacbon X (thuộc dãy đồng đẳng của metan) tác dụng với clo có chiếu sáng, chỉ thu được 12,78 gam dẫn xuất monoclo duy nhất Y. Để trung hoà khí HCl sinh ra cần vừa hết 80 ml dung dịch NaOH 1,5M. Biết hiệu suất của phản ứng clo hoá là 80%. Giá trị của m là A. 8,64. B. 8,52. C. 10,65. D. 10,80. Câu 12: Hiđrocacbon X có công thức phân tử là C6H6. Khi cho X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì thu được hợp chất hữu cơ Y có MY – MX = 214u. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 13: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8. Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được kết tủa Y. Phân tử khối của Y lớn hơn của X là 214. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 14: Hỗn hợp X gồm và đồng đẳng Y trộn theo tỉ lệ mol 1:1. Cho 0,672 lít (ở đktc) hỗn hợp X tác dụng vừa hết với 45 ml dung dịch AgNO3 1M trong NH3 dư. Công thức cấu tạo của X là A. CH≡CH. B. CH2=CH–C≡CH. C. CH3–CH2–C≡CH. D. CH3–CH2–CH2–C≡CH. Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon mạch hở X thu được số mol CO2 gấp đôi số mol H2O. Mặt khác, 0,05 mol X phản ứng vừa hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 7,95 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X là A. CH≡C–CH2–CH2–CH3. B. CH≡CH. C. CH3–CH2–C≡CH. D. CH2=CH–C≡CH. Câu 16: Dẫn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm propin và but-2-in lội thật chậm qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư, sau phản ứng thu được 14,7 gam kết tủa màu vàng. Thành phần phần trăm về thể tích của propin và but-2-in trong X lần lượt là
  • 12. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 12 A. 80% và 20%. B. 25% và 75%. C. 50% và 50%. D. 33% và 67%. Câu 17: Crackinh 560 lít butan, xảy ra đồng thời các phản ứng: C4H10 → C4H8 + H2 (1) C4H10 → CH4 + C3H6 (2) C4H10 → C2H6 + C2H4 (3) Sau phản ứng thu được 896 lít hỗn hợp khí X. Thể tích C4H10 có trong hỗn hợp X là (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện) A. 336 lít. B. 168 lít. C. 280 lít. D. 224 lít. Câu 18: Crackinh V lít butan thu được hỗn hợp X chỉ gồm các ankan và anken. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 21,75. Hiệu suất phản ứng crackinh butan là A. 33,33%. B. 25%. C. 75%. D. 66,67%. Câu 19: Crackinh một ankan thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với H2 bằng 19,565. Biết hiệu suất của phản ứng crackinh là 84%. Ankan đem crackinh là A. butan. B. iso-butan. C. pentan. D. propan. Câu 20: Crackinh C5H12 thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với H2 là 20. Hiệu suất của phản ứng crackinh là A. 70%. B. 50%. C. 80%. D. 30%. BÀI TOÁN 3: PHẢN ỨNG CỘNG HỢP Câu 1: Đun nóng isopren với chất xúc tác thích hợp chỉ thu được một sản phẩm X. Cho X tác dụng với H2 (Ni, to ) được hỗn hợp Y gồm các hiđrocacbon trong đó có chất metylxiclobutan. Hỗn hợp Y có thể có số hiđrocacbon no tối đa là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 2: Đem hỗn hợp các đồng phân cấu tạo, mạch hở của C4H8 cộng hợp với H2O (H+ , to ) thì thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng? A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Câu 3: Cho 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm C2H4, C3H4 lội từ từ qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng 10,8 gam. Thành phần phần trăm về thể tích của C2H4 và C3H4 trong hỗn hợp X lần lượt là A. 33,3% và 66,7%. B. 20,8% và 79,2%. C. 25,0% và 75,0%. D. 30,0% và 70,0%. Câu 4: Cho 0,74 gam hỗn hợp X gồm CH4 và anken X qua bình chứa dung dịch Br2 dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 0,42 gam và thể tích thoát ra khỏi bình giảm 1/3 so với thể tích hỗn hợp X ban đầu. X có số đồng phân cấu tạo là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 5: Dẫn hỗn hợp X gồm CnH2n và H2 (có số mol bằng nhau) qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của Y so với X là 1,6. Hiệu suất của phản ứng là A. 40%. B. 60%. C. 65%. D. 75%. Câu 6: Trong bình kín chứa hỗn hợp khí X gồm C2H4 và H2 với lượng nhỏ bột Ni (chất rắn chiếm thể tích khôn đáng kể). Tỉ khối của X so với H2 bằng 6,2. Đun nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với H2 bằng 8. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá C2H4 là A. 62,50%. B. 56,25%. C. 43,75%. D. 37,50%. Câu 7: Hỗn hợp X gồm một anken và hiđro có tỉ khối so với H2 bằng 6,4. Cho X đi qua bột Ni nung nóng được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 8 (giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Công thức phân tử của anken là A. C3H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10. Câu 8: Tỉ khối hơi của hỗn hợp X (gồm 2 hiđrocacbon mạch hở) so với H2 là 11,25. Dẫn 1,792 lít X (đktc) đi thật chậm qua bình đựng dung dịch brom dư, sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng 0,84 gam. Hai hiđrocacbon có trong X lần lượt là A. CH4 và C3H4. B. CH4 và C3H6. C. C2H4 và C3H6. D. C2H6 và C3H4. Câu 9: Hỗn hợp khí X gồm một ankin và H2 có tỉ khối so với CH4 là 0,5. Nung nóng hỗn hợp X có xúc tác Ni để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với CH4 là 1. Cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thì khối lượng bình chứa dung dịch brom tăng lên bao nhiêu gam? A. 0 gam. B. 8 gam. C. 16 gam. D. 24 gam.
  • 13. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 13 Câu 10: Hỗn hợp khí X gồm hiđro và 2 anken (kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) có tỉ khối hơi so với H2 bằng 8,26. Đun nóng hỗn hợp X với bột Ni làm xúc tác thì thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu dung dịch nước brom và có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 11,8. Công thức phân tử của các anken trong X là A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10. D. C5H10 và C6H12. Câu 11: Đun nóng 5,8 gam hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 trong bình kín với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn khí Y qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 1,2 gam và còn lại hỗn hợp khí Z. Khối lượng của hỗn hợp khí Z là A. 2,3 gam. B. 3,5 gam. C. 4,6 gam. D. 7,0 gam. Câu 12: Hỗn hợp khí X gồm H2 và một hiđrocacbon. Nung nóng 24,64 lít hỗn hợp X (đktc), có Ni làm xúc tác, để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 25,2 gam hỗn hợp Y gồm các hiđrocacbon. Tỉ khối của hỗn hợp Y so với H2 bằng 21. Khối lượng H2 có trong hỗn hợp X là A. 2 gam. B. 0,5 gam. C. 1 gam. D. 3 gam. Câu 13: Một hỗn hợp khí X gồm một ankin và H2 có tỉ khối hơi so với CH4 là 0,6. Nung nóng hỗn hợp khí X có xúc tác Ni để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với CH4 là 1. Công thức phân tử của ankin là A. C2H2. B. C3H4. C. C4H6. D. C5H8. Câu 14: Hỗn hợp X gồm một hiđrocacbon (ở thể khí) và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 6,7. Cho hỗn hợp đi qua Ni nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 16,75. Công thức phân tử của hiđrocacbon trong X là A. C3H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C4H6. Câu 15: Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol axetilen và 0,35 mol H2 vào bình kín có xúc tác Ni nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp Y gồm 4 khí. Khi cho Y lội qua dung dịch brom dư thấy có 4,48 lít (đktc) khí Z bay ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 4,5. Độ tăng khối lượng của bình brom là A. 5,2 gam. B. 2,05 gam. C. 5,0 gam. D. 4,1 gam. Câu 16: Đun nóng 5,14 gam hỗn hợp khí X gồm metan, hiđro và một ankin với xúc tác Ni, thu được hỗn hợp khí Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch brom dư thu được 6,048 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối đối với hiđro bằng 8. Độ tăng khối lượng dung dịch brom là A. 0,82 gam. B. 1,62 gam. C. 4,6 gam. D. 2,98 gam. Câu 17: X mạch hở có công thức C3Hy. Một bình có dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí gồm X và O2 dư ở 160o C có áp suất 1,5 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy X sau đó đưa bình về 160o C, áp suất bình vẫn là 1,5 atm. Người ta trộn 9,6 gam X với hiđro rồi cho qua bình đựng Ni nung nóng (H = 100%) thì thu được hỗn hợp Y. Công thức phân tử của X và khối lượng mol trung bình của Y có thể là A. C3H2 và 42,5. B. C3H6 và 46,5. C. C3H4 và 42,5. D. C3H2 và 52,5. V) BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP HIĐROCACBON Câu 1: Khi đốt cháy hoàn toàn một thể tích hiđrocacbon X cần 6 thể tích oxi sinh ra 4 thể tích khí cacbonic. Biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. X có thể làm mất màu dung dịch nước brom và kết hợp với hiđro tạo thành một hiđrocacbon no mạch nhánh. Công thức cấu tạo của X là A. (CH3)2C=CH2. B. (CH3)2CH–CH=CH2. C. CH3Ch=C(CH3)2. D. CH≡C–(CH3)2. Câu 2: Trong một bình kín chứa hỗn hợp M gồm hiđrocacbon X và H2 với Ni. Nung nóng bình một thời gian ta thu được một khí N duy nhất. Đốt cháy N, thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Biết VM = 3VN. Công thức của X là A. C3H4. B. C3H8. C. C2H2. D. C2H4. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 10 cm3 một hiđrocacbon bằng 80 cm3 oxi. Ngưng tụ hết hơi nước, sản phẩm còn lại chiếm thể tích 65 cm3 , trong đó thể tích khí oxi dư 25 cm3 . Các thể tích đều đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức phân tử của hiđrocacbon là A. C4H6. B. C4H8. C. C4H10. D. C5H12.
  • 14. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 14 Câu 4: 0,3 mol hỗn hợp gồm propin và một ankin X phản ứng vừa đủ với 0,2 mol AgNO3 trong NH3. Trong số các chất sau đây chất nào là X để phù hợp với điều kiện đầu bài? A. axetilen. B. but-1-in. C. but-2-in. D. isopentin. Câu 5: Một hỗn hợp khí gồm một ankan và một anken có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và có cùng số mol. Lấy m gam hỗn hợp này cho tác dụng với dung dịch brom thì làm mất màu vừa đủ 80 gam dung dịch brom 20% trong dung môi CCl4. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp đó thu được 0,6 mol CO2. Công thức phân tử của ankan và anken là A. C2H6, C2H4. B. C3H8, C3H6. C. C4H10, C4H8. D. C5H10, C5H12. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X rồi hấp thụ hoàn toàn bộ sản phẩm phản ứng vào bình đựng 0,15 mol Ca(OH)2 tan trong nước. Sau phản ứng thu được 10 gam kết tủa trắng và thấy khối lượng của dung dịch thu được sau phản ứng giảm 3,8 gam so với khối lượng dung dịch trước phản ứng. Công thức phân tử của hiđrocacbon là A. C2H6. B. C2H4. C. CH4. D. C2H2. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol ankin được 0,3 mol H2O. Nếu hiđro hoá hoàn toàn 0,15 mol ankin rồi đốt cháy thì số mol H2O thu được là A. 0,3 mol. B. 0,4 mol. C. 0,5 mol. D. 0,6 mol. Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn V lít (ở đktc) một ankin. Nếu cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong thì thu được 90 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 50,4 gam. Công thức phân tử của ankin và giá trị của V lần lượt là A. C2H2; 3,36. B. C3H4; 3,36. C. C2H2; 6,72. D. C3H4; 6,72. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 anken thu được 7,2 gam H2O. Cho toàn bộ khí CO2 vừa thu được vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 20. B. 40. C. 60. D. 80. Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp CH4, C4H10 và C2H4 thu được 0,14 mol CO2 và 0,23 mol H2O. Số mol của ankan và anken trong hỗn hợp là A. 0,09 mol ankan và 0,01 mol anken. B. 0,01 mol ankan và 0,09 mol anken. C. 0,08 mol ankan và 0,02 mol anken. D. 0,02 mol ankan và 0,08 mol anken. Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 3,78 gam hợp chất hữu cơ X chỉ thu được 11,88 gam CO2 và 4,86 gam H2O. X tác dụng với HBr chỉ thu được một sản phẩm Y duy nhất, trong Y có chứa 43,64% cacbon về khối lượng. Số công thức cấu tạo của X thoả mãn điều kiện trên là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12: Hiđrocacbon X mạch hở có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2,759. Khi cho 1 mol X tác dụng với dung dịch KMnO4 trong axit H2SO4 đun nóng thu được 2 mol CO2 và 2 mol HOOC–COOH. Tên gọi của X là A. buta-1,3-đien. B. hexa-1,3,5-trien. C. buta-1,3-điin. D. hexa-1,3,5-triin. Câu 13: Cho 840 ml (đktc) hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở qua dung dịch Br2 dư thấy còn lại 560 ml khí (đktc), đồng thời thấy có 2,0 gam Br2 đã tham gia phản ứng. Nếu đốt cháy hoàn toàn 840 ml khí X (đktc), rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 6,25 gam kết tủa. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là A. CH4 và C3H4. B. CH4 và C3H6. C. C2H6 và C3H6. D. C2H6 và C3H4. Câu 14: Hỗn hợp khí X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối lượng 12,4 gam và thể tích 6,72 lít (ở đktc). Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là A. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2. B. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2. C. 0,1 mol C3H6 và 0,2 mol C3H4. D. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4. Câu 15: X là hỗn hợp gồm một số hiđrocacbon ở thể khí, Y là không khí (O2 chiếm 20% và N2 chiếm 80% về thể tích). Trộn X với Y ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 1:15 được hỗn hợp khí Z. Cho Z vào bình kín dung tích không đổi, nhiệt độ và áp suất trong bình là to C và p atm. Sau khi đốt cháy X, trong bình chỉ có N2, CO2 và hơi nước với 2COV : 2H OV = 7:4. Đưa bình về nhiệt độ to C thì áp suất trong bình sau khi đốt là p1 atm. Giá trị của p1 tính theo p là
  • 15. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 15 A. 1 47 p p 48 = . B. p1 = p. C. 1 16 p p 17 = . D. 1 3 p p 5 = . Câu 16: X là hiđrocacbon mạch hở. Trộn V lít hơi X với 5V lít H2 rồi cho đi qua Ni nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn còn lại 4V lít khí Y cùng điều kiện. Khi đốt cháy X thì số mol CO2 gấp đôi số mol H2O. Khối lượng mol của Y là A. 6. B. 9. C. 12. D. 16. Câu 17: Nhiệt phân 8,8 gam C3H8 thu được hỗn hợp khí X gồm 4 hiđrocacbon và hiđro. Biết rằng có 90% C3H8 tham gia phản ứng nhiệt phân. Tỉ khối hơi của hỗn hợp X so với hiđro có giá trị là A. 11,58. B. 15,68. C. 22,00. D. 24,44. Câu 18: Một hỗn hợp X gồm 0,12 mol C2H2 và 0,18 mol H2. Cho X đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng thu được khí Y. Cho Y đi vào dung dịch nước brom dư thấy thoát ra khí Z và khối lượng bình brom tăng m gam. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 0,12 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của m là A. 1,64. B. 5,28. C. 3,28. D. 3,48. Câu 19: Cho 2,24 lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm etan, propan, propilen sục qua dung dịch brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 2,1 gam. Nếu đốt cháy khí còn lại sẽ thu được một lượng CO2 và 3,24 gam H2O. Thành phần phần trăm thể tích etan, propan trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là A. 20%; 30%. B. 50%; 20%. C. 20%; 50%. D. 30%; 30%. Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X thu được số mol CO2 gấp đôi số mol H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 15,9 gam kết tủa vàng. Công thức cấu tạo có thể có của X là A. CH2=C=C=CH2. B. CH≡C–CH2–CH3. C. CH2=CH–C≡CH. D. CH≡C–C≡CH. Câu 21: Hỗn hợp X gồm (C2H4, C2H2, H2). Dẫn 8,96 lít X (đktc) qua bình đựng Ni, to sau một thời gian phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y vào bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình đựng dung dịch Br2 tăng 2,7 gam và hỗn hợp khí Z bay ra khỏi bình Br2. Đốt cháy hoàn toàn lượng Z thu được 8,8 gam CO2 và 6,3 gam H2O. Tỉ khối hơi của khí X so với H2 là A. 7,25. B. 7,5. C. 6,75. D. 8,25. Câu 22: Đun nóng 7,6 gam hỗn hợp X gồm C2H2, C2H4 và H2 trong bình kín với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, dẫn sản phẩm cháy thu được lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, bình (2) đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình (1) tăng 14,4 gam. Khối lượng bình (2) tăng lên là A. 6,0 gam. B. 9,6 gam. C. 22,0 gam. D. 35,2 gam. Câu 23: Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở. Dẫn 3,36 lít X (đktc) vào bình đựng dung dịch brom dư, không thấy có khí thoát ra khỏi bình. Lượng Br2 phản ứng là 40 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên thu được 15,4 gam CO2. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là A. C2H4; C3H4. B. C2H2; C3H6. C. C2H2; C4H8. D. C2H4; C4H6. Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon loại CnH2n hơn kém nhau một nhóm –CH2–. Cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình (1) chứa dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) chứa dung dịch NaOH dư, thấy độ tăng khối lượng bình (2) lớn hơn bình (1) là 39 gam. Tổng số công thức cấu tạo có thể có của X là A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 25: Hỗn hợp X gồm propin, etilen và etan. - Đốt cháy hoàn toàn 15,7 gam hỗn hợp X thu được 22,5 gam nước. - Mặt khác, 0,25 mol hỗn hợp X vừa đủ làm mất màu dung dịch chứa 28 gam Br2. Thành phần phần trăm thể tích của các chất trong hỗn hợp X theo thứ tự trên lần lượt là A. 30%, 50%, 20%. B. 30%, 20%, 50%. C. 20%, 50%, 30%. D. 20%, 30%, 50%. Câu 26: Hỗn hợp M gồm một hiđrocacbon mạch hở X (có 2 liên kết π trong phân tử) và H2, có tỉ khối so với H2 là 4,8. Nung nóng M với xúc tác Ni để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp T có tỉ khối so với H2 là 8. Công thức và phần trăm thể tích của X trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là A. C2H2; 20%. B. C3H4; 20%. C. C2H2; 40%. D. C3H4; 40%.
  • 16. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 16 Câu 27: Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở. Dẫn 6,72 lít hỗn hợp X (đktc) vào bình đựng dung dịch brom dư không thấy khí thoát ra và lượng brom phản ứng là 80 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Hỗn hợp X gồm A. C2H4 và C3H4. B. C2H4 và C4H6. C. C2H2 và C4H8. D. C2H2 và C3H6. Câu 28: X là một hỗn hợp gồm một anken và một ankin. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 1,904 lít CO2 (ở đktc) và 1,26 gam H2O. Mặt khác, m gam X làm mất màu vừa hết dung dịch chứa 6,4 gam brom. Công thức phân tử của anken và ankin có trong hỗn hợp X lần lượt là A. C2H4 và C3H4. B. C4H8 và C3H4. C. C4H8 và C4H6. D. C3H6 và C5H8. Câu 29: Crackinh 1 ankan X thu được hỗn hợp sản phẩm Y gồm 5 hiđrocacbon có khối lượng mol trung bình là 36,25, hiệu suất phản ứng là 60%. Công thức phân tử của A là A. C4H10. B. C5H12. C. C3H8. D. C2H6. Câu 30: Craking 40 lít n-butan thu được 56 lít hỗn hợp X gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần n- butan chưa bị craking (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Hiệu suất phản ứng tạo ra hỗn hợp X là A. 40%. B. 20%. C. 80%. D. 20%. Câu 31: Cracking 8,8 gam propan thu được hỗn hợp X gồm H2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propan chưa bị crakinh. Biết hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng phân tử trung bình của X là A. 39,6. B. 23,16. C. 2,315. D. 3,96. Câu 32: Crackinh hoàn toàn 6,6 gam propan được hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon. Dẫn toàn bộ X qua bình đựng 400 ml dung dịch brom a mol/l thấy khí thoát ra khỏi bình có tỉ khối so metan là 1,1875. Giá trị a là A. 0,5M. B. 0,25M. C. 0,175M. D. 0,1M. Câu 33: Crackinh 4,4 gam propan được hỗn hợp X (gồm 3 hiđrocacbon). Dẫn X qua nước brom dư thấy khí thoát ra có tỉ khối so với H2 là 10,8. Hiệu suất crackinh là A. 90%. B. 80%. C. 75%. D. 60%. Câu 34: Crackinh C4H10 (X) thu được hỗn hợp sản phẩm Y gồm 5 hiđrocacbon có khối lượng mol trung bình là 32,65 gam/mol. Hiệu suất phản ứng crackinh là A. 77,64%. B. 38,82%. C. 17,76%. D. 16,325%. Câu 35: Cho etan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được một hỗn hợp X gồm etan, etilen, axetilen và H2. Tỉ khối của hỗn hợp X đối với etan là 0,4. Hãy cho biết nếu cho 0,4 mol hỗn hợp X qua dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 đã phản ứng là bao nhiêu? A. 0,24 mol. B. 0,16 mol. C. 0,40 mol. D. 0,32 mol. Câu 36: Trộn 2 thể tích bằng nhau của C3H8 và O2 rồi bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp. Sau phản ứng làm lạnh hỗn hợp (để hơi nước ngưng tụ) rồi đưa về điều kiện ban đầu. Thể tích hỗn hợp sản phẩm khi ấy (V2) so với thể tích hỗn hợp ban đầu (V1) là A. V2 = V1. B. V2 > V1. C. V2 = 0,5V1. D. V2 : V1 = 7 : 10. Câu 37: Đốt cháy 13,7 ml hỗn hợp X gồm metan, propan và cacbon (II) oxit, ta thu được 25,7 ml khí CO2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Thành phần % thể tích propan trong hỗn hợp X và khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp X so với nitơ là A. 43,8% ; bằng 1. B. 43,8 % ; nhỏ hơn 1. C. 43,8 % ; lớn hơn 1. D. 87,6 % ; nhỏ hơn 1. Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon A. Sản phẩm thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì tạo ra 4 gam kết tủa. Lọc kết tủa cân lại bình thấy khối lượng bình nước vôi trong giảm 1,376 gam. A có công thức phân tử là A. CH4. B. C5H12. C. C3H8. D. C4H10. Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X cần 7,84 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thấy có 19,7 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch giảm 5,5 gam. Lọc bỏ kết tủa đun nóng nước lọc lại thu được 9,85 gam kết tủa nữa. Công thức phân tử của X là A. C2H6. B. C2H6O. C. C2H6O2. D. C3H8.
  • 17. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 17 Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X. Sản phẩm thu được hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M thấy thu được 3 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, cân lại phần dung dịch thấy khối lượng tăng lên so với ban đầu là 0,28 gam. Hiđrocacbon trên có công thức phân tử là A. C5H12. B. C2H6. C. C3H8. D. C4H10. Câu 41: Đốt cháy 1 lít hơi hiđrocacbon với một thể tích không khí (lượng dư). Hỗn hợp khí thu được sau khi hơi H2O ngưng tụ có thể tích là 18,5 lít, cho qua dung dịch KOH dư còn 16,5 lít, cho hỗn hợp khí đi qua ống đựng photpho dư thì còn lại 16 lít. Biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và O2 chiếm 1/5 không khí, còn lại là N2. Công thức phân tử của hiđrocacbon trên là A. C2H6. B. C2H4. C. C3H8. D. C2H2. Câu 42: Cho 0,5 lít hỗn hợp gồm hiđrocacbon và khí cacbonic vào 2,5 lít oxi (lấy dư) rồi đốt. Thể tích của hỗn hợp thu được sau khi đốt là 3,4 lít. Cho hỗn hợp qua thiết bị làm lạnh, thể tích hỗn hợp khí còn lại 1,8 lít và cho lội qua dung dịch KOH chỉ còn 0,5 lít khí. Thể tích các khí được đo trong cùng điều kiện. Tên gọi của hiđrocacbon là A. propan. B. xiclobutan. C. propen. D. xiclopropan. Câu 43: Nạp một hỗn hợp khí có 20% thể tích ankan M (CnH2n+2) và 80% thể tích O2 (dư) vào khí nhiên kế. Sau khi cho nổ rồi cho hơi nước ngưng tụ ở nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong khí nhiên kế giảm đi 2 lần. Công thức phân tử của ankan M là A. CH4. B. C2H6. C. C3H8. D. C4H10. Câu 44: Hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon no, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy X với 64 gam O2 (dư) rồi dẫn sản phẩm thu được qua bình đựng Ca(OH)2 dư thu được 100 gam kết tủa. Khí ra khỏi bình có thể tích 11,2 lít ở 0o C và 0,4 atm. Công thức phân tử của X và Y là A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12. Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 25 gam kết tủa và khối lượng nước vôi trong giảm 7,7 gam. Công thức phân tử của hai hiđrocacon trong X là A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12. Câu 46: 0,05 mol hiđrocacbon X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam brom cho ra sản phẩm có hàm lượng brom đạt 69,56%. Công thức phân tử của X là A. C3H6. B. C4H8. C. C5H10. D. C5H8. Câu 47: Cho 8960 ml (đktc) anken X qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình brom tăng 22,4 gam. Biết X có đồng phân hình học. Công thức phân tử của X là A. CH2=CHCH2CH3. B. CH3CH=CHCH3. C. CH3CH=CHCH2CH3. D. (CH3)2C=CH2. Câu 48: 4,48 lít (đktc) một hiđrocacbon X tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch brom 1M được sản phẩm chứa 85,56% Br về khối lượng. Công thức phân tử của X là A. C2H6. B. C3H6. C. C4H6. D. C4H8. Câu 49: Một hiđrocacbon X cộng dung dịch brom tạo dẫn xuất Y chứa 92,48% brom về khối lượng. Công thức phân tử Y là : A. CH3CHBr2. B. CHBr2–CHBr2. C. CH2Br–CH2Br. D. CH3CHBr–CH2Br. Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon ở thể khí, mạch hở thu được 7,04 gam CO2. Sục m gam hiđrocacbon này vào nước brom dư đến khi phản ứng hoàn toàn, thấy có 25,6 gam brom phản ứng. Giá trị của m là A. 2 gam. B. 4 gam. C. 2,08 gam. D. A hoặc C. Câu 51: Trong bình kín chứa hiđrocacbon X và hiđro. Nung nóng bình đến khi phản ứng hoàn toàn thu được khí Y duy nhất. Ở cùng nhiệt độ, áp suất trong bình trước khi nung nóng gấp 3 lần áp suất trong bình sau khi nung. Đốt cháy một lượng Y thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam nước. Công thức phân tử của X là A. C2H2. B. C2H4. C. C4H6. D. C3H4. Câu 52: Hỗn hợp X gồm hiđro và một hiđrocacbon. Nung nóng 14,56 lít hỗn hợp X (đktc), có Ni xúc tác đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có khối lượng 10,8 gam. Biết tỉ khối của Y so với metan là 2,7 và Y có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Công thức phân tử của hiđrocacbon là
  • 18. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 18 A. C3H6. B. C4H6. C. C3H4. D. C4H8. Câu 53: Hỗn hợp X gồm hiđrocacbon Y với H2 (dư), có tỉ khối so với H2 bằng 4,8. Cho X đi qua Ni nung nóng đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 8. Công thức phân tử của hiđrocacbon Y là A. C3H6. B. C2H2. C. C3H4. D. C4H8. Câu 54: Có V lít khí X gồm H2 và hai olefin là đồng đẳng liên tiếp, trong đó H2 chiếm 60% về thể tích. Dẫn hỗn hợp X qua bột Ni nung nóng được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn khí Y được 19,8 gam CO2 và 13,5 gam H2O. Công thức của hai olefin là A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10. D. C5H10 và C6H12. Câu 55: Dẫn 17,4 gam hỗn hợp khí X gồm propin và but-2-in lội thật chậm qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 44,1 gam kết tủa xuất hiện. Phần trăm thể tích của mỗi khí trong X là A. C3H4 80% và C4H6 20%. B. C3H4 25% và C4H6 75%. C. C3H4 75% và C4H6 25%. D. Kết quả khác. Câu 56: Đốt cháy m gam hiđrocacbon X ở thể khí trong điều kiện thường được CO2 và m gam H2O. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hiđrocacbon Y là đồng đẳng kế tiếp của X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng x gam. Giá trị x là A. 29,2 gam. B. 31 gam. C. 20,8 gam. D. 16,2 gam. Câu 57: Hỗn hợp X gồm C3H6, C3H4, C3H8. Tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 21,2. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X rồi cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng dung dịch sau phản ứng A. giảm 20,1 gam. B. giảm 22,08 gam. C. tăng 19,6 gam. D. tăng 22,08 gam. Câu 58: Trong một bình kín chứa hiđrocacbon X (ở thể khí đk thường) và O2 (dư). Bật tia lửa điện đốt cháy hết X đưa hỗn hợp Y về điều kiện ban đầu trong đó % thể tích của CO2 và hơi nước lần lượt là 30% và 20%. Công thức phân tử của X và % thể tích hiđrocacbon X trong hỗn hợp là A. C3H4 và 10%. B. C3H4 và 90%. C. C3H8 và 20%. D. C4H6 và 30%. Câu 59: Một hỗn hợp X gồm 1 ankin và H2 có V = 8,96 lít (đktc) và mX = 4,6 gam. Cho hỗn hợp X đi qua Ni nung nóng, phản ứng hoàn toàn cho ra hỗn hợp khí Y, có tỉ khối Y/Xd = 2. Số mol H2 phản ứng, khối lượng và công thức phân tử của ankin là A. 0,16 mol H2 và 3,6 gam C2H2. B. 0,2 mol H2 và 4 gam C3H4. C. 0,2 mol H2 và 4 gam C2H2. D. 0,3 mol H2 và 2 gam C3H4. VI) HIĐROCACBON TRONG CÁC ĐỀ THI ĐH, CĐ TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY Câu 1 (ĐH khối A - 2007): Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là A. C2H2 và C4H6. B. C2H2 và C4H8. C. C3H4 và C4H8. D. C2H2 và C3H8. Câu 2 (ĐH khối A - 2007): Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, MZ = 2 MX. Đốt cháy 0,1 mol chất Y, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dd Ca(OH)2 (dư), thu được số gam kết tủa là : A. 30. B. 10. C. 40. D. 20. Câu 3 (ĐH khối A - 2007): Một hiđrocacbon X cộng axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là A. C4H8. B. C3H6. C. C3H4. D. C2H4. Câu 4 (ĐH khối A - 2007): Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là A. 2-metylpropen và but-1-en (hoặc buten-1). B. propen và but-2-en (hoặc buten-2) C. eten và but-2-en (hoặc buten-2). D. eten và but-1-en (hoặc buten-1). Câu 5 (ĐH khối A - 2007): Hỗn hợp gồm hiđrocacbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối đối với hiđro bằng 19. Công thức phân tử của X là
  • 19. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 19 A. C3H8. B. C3H6. C. C4H8. D. C3H4. Câu 6 (CĐ - 2007): Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít CO2 (ở đktc) và 9,9 gam H2O. Thể tích không khí (ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là A. 70,0 lít. B. 78,4 lít. C. 84,0 lít. D. 56,0 lít. Câu 7 (CĐ - 2007): Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam Br2 và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,5 gam H2O. Giá trị của V là A. 11,2. B. 13,44. C. 5,60. D. 8,96. Câu 8 (CĐ - 2007): Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là A. 2-metylpropan. B. 2,3-đimetylpropan. C. butan. D. 3-metylpentan. Câu 9 (CĐ - 2007): Cho hỗn hợp hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với nước (có H2SO4 làm xúc tác) thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợp Z sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch T trong đó nồng độ của NaOH bằng 0,05M. Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể) A. C2H5OH và C3H7OH. B. C3H7OH và C4H9OH. C. C2H5OH và C4H9OH. D. C4H9OH và C5H11OH. Câu 10 (CĐ - 2007): Trong công nghiệp, axeton được điều chế từ A. xiclopropan. B. propan-1-ol. C. propan-2-ol. D. cumen. Câu 11 (ĐH khối B - 2007): Khi brom hoá một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất, có tỉ khối đối H2 là 75,5. Tên ankan đó là A. 3,3-đimetylhexan. B. isopentan. C. 2,2,3-trimetylpentan. D. 2,2-đimetylpropan. Câu 12 (ĐH khối A - 2008): Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là A. 1,04 gam. B. 1,32 gam. C. 1,64 gam. D. 1,20 gam. Câu 13 (ĐH khối A - 2008): Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 14 (ĐH khối A - 2008): Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là A. 20,40 gam. B. 18,60 gam. C. 18,96 gam. D. 16,80 gam. Câu 15 (ĐH khối A - 2008): Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là A. C6H14. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12. Câu 16 (ĐH khối A - 2008): Cho các chất sau: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2, CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3, CH3-C(CH3)=CH-CH3, CH2=CH-CH2-CH=CH2. Số chất có đồng phân hình học là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 17 (ĐH khối A - 2008): Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 18 (CĐ - 2008): Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n+1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của A. ankan. B. ankin. C. ankađien. D. anken. Câu 19 (CĐ - 2008): Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4), thu được 24,0 ml CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tỉ khối của X so với khí hiđro là A. 12,9. B. 25,8. C. 22,2. D. 11,1.
  • 20. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 20 Câu 20 (CĐ - 2008): Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Thành phần phần trăm về số mol của X và Y trong hỗn hợp M lần lượt là A. 75% và 25%. B. 20% và 80%. C. 35% và 65%. D. 50% và 50%. Câu 21 (CĐ - 2008): Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1:1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là A. 2-Metylbutan. B. etan. C. 2,2-Đimetylpropan. D. 2-Metylpropan. Câu 22 (ĐH khối B - 2008): Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (biết các thể tích khí đều đo ở đktc) A. CH4 và C2H4. B. CH4 và C3H4. C. CH4 và C3H6. D. C2H6 và C3H6. Câu 23 (ĐH khối B - 2008): Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 24 (ĐH khối B - 2008): Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2 và 2 lít hơi H2O (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là A. C2H6. B. C2H4. C. CH4. D. C3H8. Câu 25 (ĐH khối B - 2008): Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng A. ankan. B. ankađien. C. anken. D. ankin. Câu 26 (ĐH khối A - 2009): Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là A. xiclohexan. B. xiclopropan. C. stiren. D. etilen. Câu 27 (ĐH khối A - 2009): Hỗn hợp khí X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối lượng 12,4 gam và thể tích 6,72 lít (ở đktc). Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là A. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2. B. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2. C. 0,1 mol C3H6 và 0,2 mol C3H4. D. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4. Câu 28 (CĐ - 2009): Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là A. 20%. B. 25%. C. 50%. D. 40%. Câu 29 (CĐ - 2009): Để khử hoàn toàn 200 ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí C2H4 (ở đktc). Giá trị tối thiểu của V là A. 2,240. B. 2,688. C. 4,480. D. 1,344. Câu 30 (CĐ - 2009): Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là A. 16,0. B. 3,2. C. 8,0. D. 32,0. Câu 31 (CĐ - 2009): Cho các chất: xiclobutan, 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H2 (dư, xúc tác Ni, t o ), cho cùng một sản phẩm là: A. xiclobutan, cis-but-2-en và but-1-en. B. but-1-en, 2-metylpropen và cis-but-2-en. C. xiclobutan, 2-metylbut-2-en và but-1-en. D. 2-metylpropen, cis-but-2-en và xiclobutan. Câu 32 (CĐ - 2009): Cho các chất: CH2=CH-CH=CH2; CH3-CH2-CH=C(CH3)2; CH3-CH=CH-CH=CH2; CH3- CH=CH2; CH3-CH=CH-COOH. Số chất có đồng phân hình học là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 33 (ĐH khối B - 2009): Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là A. CH2=C(CH3)2. B. CH2=CH2. C. CH2=CH-CH2 -CH3. D. CH3-CH=CH-CH3.
  • 21. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 21 Câu 34 (ĐH khối B - 2009): Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là A. 20%. B. 50%. C. 25%. D. 40%. Câu 35 (ĐH khối B - 2009): Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là A. but-1-en. B. xiclopropan. C. but-2-en. D. propilen. Câu 36 (ĐH khối A - 2010): Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Giá trị của m là A. 0,585. B. 0,620. C. 0,205. D. 0,328. Câu 37 (ĐH khối A - 2010): Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là A. CH4 và C2H6. B. C2H4 và C3H6. C. C2H6 và C3H8. D. C3H6và C4H8. Câu 38 (ĐH khối A - 2010): Anken X hợp nước tạo thành 3-etylpentan-3-ol. Tên của X là A. 3-etylpent-3-en. B. 2-etylpent-2-en. C. 3-etylpent-2-en. D. 3-etylpent-1-en. Câu 39 (ĐH khối A - 2010): Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là A. C3H8. B. C2H6. C. C3H4. D. C3H6. Câu 40 (CĐ - 2010): Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon X và Y (MY > MX), thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức của X là A. C2H4. B. CH4. C. C2H6. D. C2H2. Câu 41 (CĐ - 2010): Số liên kết σ (xich ma) có trong mỗi phân tử: etilen; axetilen; buta-1,3-đien lần lượt là: A. 5; 3; 9. B. 4; 3; 6. C. 3; 5; 9. D. 4; 2; 6. Câu 42 (CĐ - 2010): Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, t o ), thu được hỗn hợp Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là A. C2H2. B. C4H6. C. C5H8. D. C3H4. Câu 43 (CĐ - 2010): Ở điều kiện thích hợp: chất X phản ứng với chất Y tạo ra anđehit axetic; chất X phản ứng với chất Z tạo ra ancol etylic. Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. C2H2, H2O, H2. B. C2H4, O2, H2O. C. C2H2, O2, H2O. D. C2H4, H2O, CO. Câu 44 (ĐH khối B - 2010): Hỗn hợp khí X gồm một ankan và một anken. Tỉ khối của X so với H2 bằng 11,25. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít X, thu được 6,72 lít CO2 (các thể tích khí đo ở đktc). Công thức của ankan và anken lần lượt là A. CH4 và C2H4. B. C2H6 và C2H4. C. CH4 và C3H6. D. CH4 và C4H8. Câu 45 (ĐH khối B - 2010): Cho hỗn hợp M gồm anđehit X (no, đơn chức, mạch hở) và hiđrocacbon Y, có tổng số mol là 0,2 (số mol của X nhỏ hơn của Y). Đốt cháy hoàn toàn M, thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Hiđrocacbon Y là A. CH4. B. C2H2. C. C3H6. D. C2H4. Câu 46 (ĐH khối B - 2010): Cho sơ đồ chuyển hoá sau: C2H2 oxt, t → X o 2 3 H , t Pd, PbCO + → Y o Z t , xt, p + → Cao su buna-N Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. benzen; xiclohexan; amoniac. B. axetanđehit; ancol etylic; buta-1,3-đien. C. vinylaxetilen; buta-1,3-đien; stiren. D. vinylaxetilen; buta-1,3-đien; acrilonitrin. Câu 47 (ĐH khối A - 2011): Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình
  • 22. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 22 brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là A. 22,4 lít. B. 26,88 lít. C. 44,8 lít. D. 33,6 lít. Câu 48 (ĐH khối A - 2011): Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8 tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên? A. 2. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 49 (ĐH khối A - 2011): Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C2H2, C3H4 và C4H4 (số mol mỗi chất bằng nhau) thu được 0,09 mol CO2. Nếu lấy cùng một lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thì khối lượng kết tủa thu được lớn hơn 4 gam. Công thức cấu tạo của C3H4 và C4H4 trong X lần lượt là: A. CH≡C-CH3, CH2=C=C=CH2. B. CH2=C=CH2, CH2=CH-C≡CH. C. CH≡C-CH3, CH2=CH-C≡CH. D. CH2=C=CH2, CH2=C=C=CH2. Câu 50 (ĐH khối A - 2011): Cho buta-1,3-đien phản ứng cộng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1. Số dẫn xuất đibrom (đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học) thu được là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 51 (CĐ - 2011): Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỉ lệ số mol 1:1 (có mặt bột sắt) là A. p-bromtoluen và m-bromtoluen. B. benzyl bromua. C. o-bromtoluen và p-bromtoluen. D. o-bromtoluen và m-bromtoluen. Câu 52 (CĐ - 2011): Chất nào sau đây có đồng phân hình học? A. CH2=CH-CH=CH2. B. CH3-CH=C(CH3)2. C. CH3-CH=CH-CH=CH2. D. CH2=CH-CH2-CH3. Câu 53 (CĐ - 2011): Cho các chất: axetilen, vinylaxetilen, cumen, stiren, xiclohexan, xiclopropan và xiclopentan. Trong các chất trên, số chất phản ứng được với dung dịch brom là A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 54 (ĐH khối B - 2011): Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp M, thu được 3x mol CO2 và 1,8x mol H2O. Phần trăm số mol của anđehit trong hỗn hợp M là A. 30%. B. 40%. C. 50%. D. 20%. Câu 55 (ĐH khối B - 2011): Cho phản ứng: C6H5-CH=CH2 + KMnO4 → C6H5-COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O. Tổng hệ số (nguyên, tối giản) tất cả các chất trong phương trình hoá học của phản ứng trên là A. 27. B. 24. C. 34. D. 31. Câu 56 (ĐH khối B - 2011): Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là A. 7,3. B. 6,6. C. 3,39. D. 5,85. Câu 57 (ĐH khối B - 2011): Số đồng phân cấu tạo của C5H10 phản ứng được với dung dịch brom là A. 8. B. 7. C. 9. D. 5. Câu 58 (ĐH khối B - 2011): Cho butan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C4H8, C4H6 và H2. Tỉ khối của X so với butan là 0,4. Nếu cho 0,6 mol X vào dung dịch brom (dư) thì số mol brom tối đa phản ứng là A. 0,24 mol. B. 0,36 mol. C. 0,60 mol. D. 0,48 mol. VII) HIĐROCACBON THƠM A. BÀI TẬP TỰ LUẬN BÀI 1: a) Hãy viết công thức phân tử các đồng đẳng của benzene chứa 8 và 9 nguyên tử C. b) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân ứng với công thức tìm được ở câu a). Bài 2: Viết công thức cấu tạo của các chất sau: a) Etylbenzen. d) o-clotoluen. b) 4-cloetylbenzen. e) m-clotoluen.
  • 23. GV: Trần Văn Tấn (ĐT: 0984532986) BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HOÁ 11 – LTĐH Trang 23 c) 1,3,5-trimetylbenzen. g) p-clotoluen. Bài 3: Toluen và benzen cùng phản ứng được với chất nào sau đây: dung dịch brom trong CCl4; dung dịch kali pemanganat; hiđro có xúc tác Ni, đun nóng; Br2 có bột sắt, đun nóng? Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Bài 4: Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp sau: a) Toluen tác dụng với hiđro có xúc tác Ni, áp suất cao, đun nóng. b) Đun nóng benzen với hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc. Bài 5: Dùng công thức cấu tạo, viết phương trình hóa học và gọi tên sản phẩm ở các phản ứng sau : a) Toluen + Cl2, có bột Fe. b) Toluen + Cl2, có chiếu sáng. c) Etylbenzen + HNO3, có mặt axit H2SO4 đặc. d) Etylbenzen + H2, có Ni, đun nóng. Bài 6: Dùng công thức cấu tạo viết phương trình hóa học của stiren với: a) H2O (xúc tác H2SO4) b) HBr c) H2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1). Bài 7: Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất: benzen, hex-1-en và toluen. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng. Bài 8: a) Trình bày phương pháp hoá học phân biệt 3 chất lỏng sau: toluen, benzen, stiren (chỉ bằng dung dịch KMnO4). Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng. b) Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất lỏng sau: benzen, stiren, toluen và hex-1-in. Bài 9: Hiđrocacbon X là chất lỏng có tỉ khối hơi so với không khí bằng 3,172. Đốt cháy hoàn toàn X thu được CO2 có khối lượng bằng 4,28 lần so với khối lượng H2O. Ở nhiệt độ thường, X không làm mất màu dung dịch brom ; khi đun nóng, X làm mất màu dung dịch KMnO4. a) Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của X. b) Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa X với H2 (xúc tác Ni, t0 C), với brom (có mặt bột Fe), với hỗn hợp dư axit HNO3 và axit H2SO4 đậm đặc. Bài 10: Cho benzen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc để điều chế nitrobenzen. Tính khối lượng nitrobenzen thu được khi dùng 1 tấn benzen với hiệu suất 78%. Bài 11: Khi tách hiđro của 66,25 kg etylbenzen thu được 52,00 kg stiren. Tiến hành phản ứng trùng hợp toàn bộ lượng stiren này thu được hỗn hợp A gồm polistiren và phần stiren chưa tham gia phản ứng. Biết 5,20 gam A vừa đủ làm mất màu của 60 ml dung dịch Br2 0,15M. a) Tính hiệu suất của phản ứng tách hiđro của etylbenzen. b) Tính khối lượng stiren đã trùng hợp. c) Polistiren có phân tử khối trung bình 312000. Tính hệ số trùng hợp trùng hợp của polime. Bài 12: Cho 23,0 kg toluen tác dụng với hỗn hợp axit HNO3 đặc, dư (có xúc tác là axit H2SO4 đặc). Giả sử toàn bộ lượng toluen chuyển thành 2,4,6-trinitrotoluen (TNT). Tính : a) Khối lượng TNT tạo thu được. b) Khối lượng axit HNO3 đã phản ứng. Bài 13: Ankyl X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 91,31%. a) Tìm công thức phân tử của X. b) Viết công thức cấu tạo và gọi tên. Bài 14: Từ etilen và benzen, tổng hợp được stiren theo sơ đồ sau: C6H6 2 4C H H+→ C6H5C2H5 ot , xt → C6H5 – CH = CH2 a) Viết các phương trình hoá học thực hiện các biến đổi trên. b) Tính khối lượng stiren thu được từ 1,00 tấn benzen nếu hiệu suất của phản ứng là 78%. Bài 15: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hiđrocacbon thơm có công thức phân tử C8H10, C8H8. Trong số các đồng phân đó, đồng phân nào phản ứng được với: dung dịch brom, hiđro bromua? Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.