SlideShare a Scribd company logo
1
Chương 1: Tổng quan về quản trị nguồn nhân lực
1.1. Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là những con người cụ thể đảm nhận một chức vụ hay một vị
trí công tác nào đó trong tổ chức. Có các cách hiểu khác nhau nhưng về cơ bản khái
niệm về nguồn nhân lực được xác định bởi những thông tin:
- Quy mô lực lượng lao động.
- Cơ cấu lực lượng này theo các đặc tính: giới tính, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, ngành nghề…
- Sự nỗ lực, tận tâm, khả năng sáng tạo, sự trung thực…
Nguồn nhân lực là toàn bộ khả năng về sức lực, trí tuệ của mọi cá nhân trong
tổ chức, bất kể vai trò của họ là gì.
❖ Quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động
chức năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con người của một tổ chức
nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.
1.2. Các mô hình quản trị nguồn nhân lực
1.2.1. Luật pháp
Trong loại mô hình này, các chức năng quản trị nguồn nhân lực chú trọng đặc
biệt lên sự hiểu biết các vấn đề luật pháp nhằm giúp cho các doanh nghiệp tránh
được các tranh chấp lao động, các rắc rối liên quan đến pháp luật như vi phạm nội
quy về an toàn vệ sinh lao động, về các chế độ về thù lao, về tuyển dụng, sa thải,
cho nghỉ việc,v.v…
1.2.2. Tài chính
Mô hình tài chính chú trọng đến việc giải quyết hài hòa các mối quan hệ về
thu nhập giữa các nhân viên, tạo ra cơ cấu hợp lý giữa tiền lương, phụ cấp, thưởng,
phúc lợi trong thu nhập của người lao động và sử dụng các chi phí liên quan đến
nhân viên sao cho có hiệu quả cao nhất. Ở các nước đang phát triển, nơi đại bộ
phận người lao động có thu nhập rất thấp, mô hình tài chính được phát huy tác
dụng tốt.
1.2.3. Quản trị
Mô hình quản trị có hai kiểu áp dụng. Ở kiểu thứ nhất, các cán bộ quản trị
nguồn nhân lực hiểu, chia sẻ các mục tiêu, giá trị, quan điểm và làm việc với các
quản trị gia trực tuyến để cùng đưa ra các giải pháp cho các vấn đề của doanh
2
nghiệp. Trong kiểu thứ hai, cán bộ phòng quản trị nguồn nhân lực sẽ giữ vai trò của
người huấn luyện các chức năng quản trị nguồn nhân lực như tuyển dụng, trả
lương, khen thưởng, đánh giá nhân viên.
1.2.4. Nhân văn
Tư tưởng chỉ đạo trong mô hình này là quản trị nguồn nhân lực tồn tại để phát
triển và thúc đẩy các giá trị và tiềm năng con người trong tổ chức. Cán bộ phòng
nhân lực có sự đồng cảm sâu sắc với các cá nhân trong tổ chức và tạo điều kiện
giúp họ tự phát triển cá nhân và thăng tiến trong nghề nghiệp.
1.2.5. Khoa học hành vi
Người quản trị phải hiểu được vị trí của mỗi cá nhân trong tổ chức, bản chất
của mối quan hệ làm việc tốt đẹp là người lao động làm việc với ai chứ không phải
dưới quyền ai và nhấn mạnh tầm quan trọng của kiểm tra chứ không phải bị kiểm
tra.
1.3. Các triết lý quản trị nguồn nhân lực
1.3.1. Thuyết X
Quan điểm của học thuyết này là: Con người về bản chất là không muốn làm
việc, họ quan điểm rằng cái mà họ làm không quan trọng bằng cái mà họ kiếm
được. Vì thế mà họ rất ít muốn làm một công việc mang tính nặng nhọc vất vả đòi
hỏi tính sáng tạo kiên nhẫn.
Các nhà quản trị cần phải thường xuyên giám sát kiểm tra chặt chẽ cấp dưới
và người lao động. Phân chia công việc thành những phần nhỏ dễ làm, dễ thực hiện
lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác. Áp dụng hệ thống trật tự rõ ràng và một chế độ
khen thưởng hoặc trừng phạt nghiêm khắc.Học thuyết này đã tác động phần nào đó
tiêu cực tới người lao động và làm cho họ cảm thấy sợ hãi, lo lắng. Khiến họ chấp
nhận cả những việc nặng nhọc và vất vả, đơn điệu miễn là họ được trả công xứng
đáng và người chủ công bằng.
Hậu quả của triết lý này sẽ tác động không tốt đến việc duy trì và phát triển
nguồn nhân lực vì điều này làm người lao động bị lạm dụng sức khỏe, tổn hại thể
lực, dần dần mất đi tính sáng tạo kiên nhẫn.
1.3.2. Thuyết Y
3
Học thuyết này quan điểm rằng: Con người muốn cảm thấy mình có ích và
quan trọng, muốn chia sẻ trách nhiệm và tự khẳng định mình. Con người muốn
tham gia vào công việc chung, con người có những khả năng tiềm ẩn rất lớn cần
được khai thác và phát huy.
Nhà quản trị cần phải để cấp dưới thực hiện được một số quyền tự chủ nhất
định và tự kiểm soát cá nhân trong quá trình làm việc. Cần phải có quan hệ hiểu
biết và thông cảm lẫn nhau giữa cấp trên và cấp dưới. Những quan điểm trên sẽ tác
động tích cực tới người lao động. Làm cho người lao động thấy mình có ích và
quan trọng, có vai trò nhất định trong tập thể do đó họ càng có trách nhiệm. Họ sẽ
thấy cần phải tự nguyện, tự giác làm việc tận dụng khai thác tiềm năng của mình để
làm việc hiệu quả hơn và sáng tạo hơn.
1.3.3. Thuyết Z
Đây là học thuyết đặc trưng theo mô hình quản trị kiểu của Nhật. Mô hình
quản lý này cho rằng sự tư duy, sự thông minh không phải bằng kỹ thuật, hay công
cụ quản lý hiệu quả mà bằng cách nhìn nhân văn của người quản lý đối với người
bị quản lý.
Nội dung của thuyết Z là: Năng suất đi đôi với niềm tin, phương pháp quản lý
là loại bỏ lòng nghi kỵ, phải xây dựng và thúc đẩy niềm tin nhờ vào sự thẳng thắn
và trung thực của những cá nhân cùng làm việc với nhau, công nhận liên đới trách
nhiệm trong công việc sẽ là động lực chính để tăng năng suất lao động.
Học thuyết cho rằng sự tinh tế trong các mối quan hệ ứng xử giữa con người
với con người đem lại cho cuộc sống hiệu quả hơn, cân bằng hơn và chất lượng
hơn, và tính thân mật là một trong những yếu tố quan trọng của một xã hội lành
mạnh, khả năng cho và nhận trong tình bạn chân thành là cội nguồn thật sự của tình
thân. Tình thân loại bỏ những hành vi vị kỷ và bất lương trong nội bộ tổ chức.
Học thuyết nêu cao tính cộng đồng, mỗi người vì mọi người, mọi người vì
mỗi người. Mỗi người là phần không thể thiếu trong tập thể, lôi cuốn mọi người
vào quá trình ra quyết định, sau khi thống nhất thì ai cũng coi là quyết định của
mình, ý kiến của mình, do đó người ta có thể chống lại ý kiến của chính mình.
Thuyết Z không dùng những kích thích cá nhân như trả lương theo sản phẩm, tăng
lương theo năng suất lao động, không có danh hiệu cá nhân xuất sắc. Chế độ làm
việc suốt đời gắn cuộc đời mình và các thế hệ sau với tổ chức là đặc điểm quan
trọng nhất của toàn bộ hệ thống quản lý Nhật Bản.
4
Các nội dung của học thuyết được cụ thể dưới các đặc điểm sau đây: Đảm bảo
đời sống và công tác lâu dài cho người lao động, tạo được bầu không khí gia đình
trong tổ chức. Đảm bảo tính công bằng đối với tất cả những người lao động có
năng lực như nhau, bình đẳng về điểm xuất phát. Khi thăng tiến phải có từng thời
điểm, theo quá trình công tác của người lao động. Phải trải qua quá trình đảm trách
công việc ở các lĩnh vực khác nhau. Luôn biết đặt lợi ích của tổ chức lên trên lợi
ích của cá nhân. Luôn đặt niềm tin vào người lao động để tạo cho mỗi thành viên tự
khẳng định vai trò vị trí của mình trong tổ chức. Tạo cho người lao động có cùng
trách nhiệm, tham gia vào việc ra các quyết định.
1.4. Thách thức của quản trị nguồn nhân lực
Làm thế nào để hài hòa được lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao
động là công việc mà người phụ trách nhân sự phải lo toan tính toán hàng ngày.
Tuỳ theo thực tế của doanh nghiệp, người phụ trách nhân sự luôn phải tìm ra cách
ứng phó với các thực tế xảy ra, biết tháo gỡ các khó khăn và xây dựng được tính
đoàn kết trong doanh nghiệp, từ đó tạo ra sức mạnh phát triển doanh nghiệp.
- Luôn gặp phải những phàn nàn về chính sách lương
Đây là điều mà rất nhiều giám đốc nhân sự gặp phải. Không chỉ ở doanh
nghiệp có mặt bằng lương thấp, mà ngay cả các doanh nghiệp có mặt bằng lương
cao hơn mức trung bình.
Nguyên nhân của việc này có thể do chính giám đốc nhân sự thiếu cơ sở về
việc đánh giá kinh nghiệm, trình độ đào tạo và các công việc trước đây cũng như sự
phát triển kỹ năng của từng cán bộ, nhân viên. Cũng từ nguyên nhân thiếu cơ sở
trong việc phân tích và phân loại các mức lương cho người lao động hay trong việc
đưa ra định mức đánh giá kết quả hoạt động, giám đốc nhân sự không chỉ ra được
mức lương hợp lý và công bằng trong hệ thống nhân sự.
Tuy nhiên, giám đốc nhân sự vẫn chỉ là giám đốc nhân sự. Thái độ, cách thức
điều hành của tổng giám đốc điều hành (hay có thể là do quyết định của hội đồng
quản trị) đôi khi cũng làm cho chính sách nhân sự không nhất quán, thiếu tính ổn
định, làm cho giám đốc nhân sự lúng túng, bị động và thiếu linh hoạt trong việc sắp
xếp hệ thống tiền lương. Cũng có thể do các "sức ép tế nhị", giám đốc nhân sự
không thể thực hiện được đầy đủ các mối quan hệ giữa tiền lương và giá trị công
việc của từng người lao động, dẫn đến sự mất công bằng trong hệ thống tiền lương.
- Đối diện với tình trạng tỷ lệ luân chuyển lao động tăng cao
5
Các giám đốc nhân sự đôi khi bị hoảng hốt bởi tình trạng chất lượng lao động
đi xuống, năng suất lao động thấp kém…, rồi dần dà xảy ra tình trạng lao động cũ
bỏ đi, lao động mới vào xin việc liên tục. Việc đăng tuyển, tổ chức thi cử, phỏng
vấn cứ diễn ra triền miên…làm bộ phận nhân sự bị lao tâm khổ tứ.
Các giám đốc nhân sự sáng suốt hơn sẽ đặt ra các câu hỏi như liệu đã công
bằng, đã chính xác và nhất quán trong việc trả lương chưa; liệu đã xác định chính
xác tỷ lệ lương, lợi ích và chi phí của người lao động cũng như thời gian nghỉ phép
và thái độ làm việc của người lao động; liệu người lao động có biết, có hiểu, có
đồng ý với những nguyên tắc quản lý, chính sách được vận dụng trong quản lý
nhân lực không.
- Hài hòa các mối quan hệ nội bộ phức tạp
Các mối quan hệ giữa người lao động với người lao động, giữa người lao động
với người sử dụng lao động thường rất phức tạp nên việc điều hoà các mối quan hệ
đó là việc rất vất vả, đầy tính nhạy cảm và phải biết cách xử lý nghệ thuật của nhà
quản trị nhân sự.
Không phải người phụ trách nhân sự nào cũng thạo nghề và biết cách hoá giải
những khó khăn gặp phải. Nhiều cán bộ quản trị nhân sự thiếu kỹ năng đàm phán,
kỹ năng thuyết phục người lao động và thuyết phục cả người sử dụng lao động
trong quá trình hoá giải các mâu thuẫn nội tại hoặc trong quá trình thuyết phục cấp
trên chấp thuận kế hoạch do mình đề xuất.
Thông thường, cán bộ quản trị doanh nghiệp kiêm luôn đại diện cho công
đoàn trong doanh nghiệp, nên việc đàm phán với người lao động để đưa ra được
một chính sách hài hoà lợi ích là rất quan trọng.
Trong bối cảnh hội nhập và có xu hướng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường
lao động hiện nay, các nhà quản trị nhân sự luôn phải đối mặt với rất nhiều thách
thức. Giám đốc nhân sự chuyên nghiệp, biết việc - biết làm đúng là người có vị trí
thật sự quan trọng hơn nếu công ty có chiến lược phát triển bài bản, vững chắc.
1.5. Nội dung quản trị nguồn nhân lực
1.5.1. Mô tả công việc
Một bản mô tả công việc là văn bản nêu ra các nhiệm vụ và trách nhiệm liên
quan tới một công việc được giao và những điều kiện đối với người làm nhiệm vụ
đó. Bản mô tả công việc phải được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, tạo ra sự so sánh
6
với các công việc khác và dễ hiểu đối với người giao cũng như người nhận công
việc đó.
Những thông tin mà một bản mô tả công việc cần có:
Không có một mẫu chuẩn nào dành cho các bản mô tả công việc vì có quá
nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên một bản mô tả công việc được cho là hiệu
quả đều gồm các thông tin sau:
- Tên công việc của người được tuyển vào cho việc đó, vị trí trong sơ đồ tổ
chức, nơi làm việc: thành phố nào, nhà máy nào, phòng nào, máy móc gì v.v.
- Công việc cần thực hiện: Có bản mô tả chính xác ai là người thực hiện công
việc đó, người đó sẽ tiến hành ra sao và tại sao lại làm công việc đó. Xác định
phạm vi và mục đích công việc. Những hướng dẫn chi tiết bao gồm công việc được
giao, nhiệm vụ cụ thể, phạm vi trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ công việc, phương
pháp cụ thể, thiết bị kĩ thuật, điều kiện làm việc và những ví dụ cụ thể được diễn
đạt theo một trình tự thời gian hoặc logic.
- Chỉ dẫn chi tiết về công việc: Những kĩ năng tinh thần (nền tảng giáo dục,
kiến thức công việc, trách nhiệm công việc) và những kĩ năng về thể chất, điều kiện
làm việc là những yếu tố quan trọng trong bản mô tả công việc .
- Tiêu chuẩn thực hiện công việc: Hầu hết những bản mô tả công việc đều nêu
rõ nhiệm vụ cụ thể nhưng không yêu cầu cần phải thực hiện tốt công việc đó ở mức
nào. Những tiêu chuẩn đối với việc thực hiện công việc đã loại bỏ được yếu tố
không rõ ràng này.
❖ Nội dung của bản mô tả công việc
Bản mô tả công việc có thể tiến hành theo 4 bước: lập kế hoạch, thu thập
thông tin, viết lại và phê chuẩn.
Bước 1. Lập kế hoạch: Việc chuẩn bị tốt dẫn tới kết quả tốt. Giai đoạn chuẩn
bị cần phải xác định các trách nhiệm chính và công tác kiểm tra đánh giá?
- Công việc đó nhằm đạt được cái gì? (Nhiệm vụ)
- Người đảm đương công việc đó cần phải nỗ lực như thế nào? (Trách nhiệm)
- Kết quả công việc được đánh giá như thế nào? (Kiểm tra)
Bước 2. Thu thập thông tin: Điều quan trọng là thu thập thông tin đầy đủ để
đặt công việc vào một hoàn cảnh có liên quan đến các công việc khác trong cơ cấu
7
tổ chức và thông báo về các mối quan hệ có liên quan. Vị trí công việc được miêu
tả rõ nhất bằng sơ đồ.
Bước 3. Phác thảo bản mô tả công việc: Điều này nghĩa là chuyển những
thông tin đã thu thập thành bản mô tả công việc nhằm mục đích giúp người làm
công việc đó và người quản lý có thể hình dung cùng một bức tranh giống nhau và
bao quát được phạm vi công việc. Bản mô tả công việc có thể do người làm công
việc đó hoặc người quản lý soạn, đôi khi người quản lý viết bản thảo sau khi đã
thảo luận với người đảm đương công việc.
Bước 4. Phê chuẩn bản mô tả công việc: Người làm công việc đó và người
quản lý phải cùng nhau thảo luận và nhất trí về văn bản mô tả công việc. Người
làm công việc đó và người giám sát hoặc người quản lý phải cùng thống nhất xem
nên giải quyết như thế nào khi người làm công việc đó gặp phải những vấn đề cần
giải quyết. Người quản lý cần chỉ đạo cấp dưới sao cho cùng thống nhất về bản mô
tả công việc đảm bảo công việc tiến hành thuận lợi mà không có kẽ hở hoặc sự
chồng chéo lên nhau.
❖ Nội dung chính của bảng tiêu chuẩn công việc:
Các công việc rất đa dạng nên các yêu cầu của công việc cũng rất đa dạng,
phong phú.
Những yêu cầu chung của bảng tiêu chuẩn công việc là:
- Trình độ văn hoá, chuyên môn và các khoá đào tạo đã qua.
- Các môn học chủ yếu của các khoá được đào tạo, kết quả thi các môn học
chủ yếu và tốt nghiệp. Trình độ ngoại ngữ: cần biết ngoại ngữ gì và mức độ về đọc,
nghe và viết.
- Thâm niên công tác trong nghề và các thành tích đã đạt được.
- Tuổi đời; Sức khoẻ; Ngoại hình; Năng khiếu đặc biệt và các yêu cầu đặc
biệt.
- Hoàn cảnh gia đình; Tham vọng cầu tiến, sở thích, nguyện vọng cá nhân.
- Các tiêu chuẩn đặc thù khác theo yêu cầu của công việc
1.5.2. Chế độ tuyển dụng
Việc tuyển dụng nhân viên phải căn cứ vào nhu cầu công việc và định hướng
phát triển nguồn lực của Công ty.
8
Người được tuyển dụng phải đáp ứng được tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ,
đạo đức nghề nghiệp, của nghề cần tuyển và các điều kiện quy định của từng đơn
vị.
Có đủ sức khoẻ để đảm nhận công việc và có nguyện vọng phục vụ lâu dài
gắn bó với đơn vị, tuổi đời phù hợp.
Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù,
cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
1.5.3. Đào tạo, phát triển
Đào tạo: được hiểu là hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể
thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình. Nói một cách cụ thể
đào tạo liên quan đến việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng đặc biệt, nhằm thực
hiện những công việc cụ thể một cách hoàn hảo hơn.
Phát triển: là hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt, liên
quan tới việc nâng cao khả năng trí tuệ và cảm xúc cần thiết để thực hiện các công
việc tốt hơn hoặc mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định
hướng tương lai của tổ chức.
1.5.4. Trả lương
Tiền lương là khoản tiền doanh nghiệp trả cho người lao động để thực hiện
công việc theo thỏa thuận, nhưng phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối
thiểu.
Doanh nghiệp có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm
hoặc khoán, có thể trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản .
1.5.5. Ra quyết định, chế độ trách nhiệm
Chế độ trách nhiệm, không chỉ là trách nhiệm tập thể, trách nhiệm của cơ
quan, đơn vị mà còn là trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là cá nhân người đứng đầu.
Đó là một yêu cầu có tính pháp lý có chiều sâu lương tâm, đạo lý rất quan trọng
trong hoạt động lãnh đạo, quản lý và quản trị xã hội, phát triển đất nước cũng như
từng địa phương đơn vị. Điều đó không mới và có lẽ ai cũng biết, nhất là cán bộ
lãnh đạo, quản lý. Nhưng đó lại là một yếu kém không nhỏ và kéo dài nhiều năm
trong chế độ lãnh đạo, quản lý. Bởi trong thực tế, không ít nơi chỉ chú ý “trách
nhiệm tập thể”, chung chung, còn trách nhiệm cá nhân thì mờ nhạt, thiếu cơ chế,
chế tài “chịu trách nhiệm”.
9
1.5.6. Công đoàn
Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của
người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải
quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn
vị, tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vị chức năng của
mình, thực hiện quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan đơn vị, tổ chức
theo quy định của pháp luật.
Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục động viên người lao động phát
huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và phát triển
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Chức năng của Công đoàn là một chính thể, một hệ thống đồng bộ, đan xen
tương tác lẫn nhau. Trong đó, chức năng bảo vệ quyền, lợi ích người lao động
mang ý nghĩa trung tâm - mục tiêu hoạt động công đoàn. Từ các chức năng này sẽ
định ra các nhiệm vụ cụ thể của Công đoàn.
10
Chương 2: Hoạch định nguồn nhân lực
2.1. Khái niệm
Hoạch định là quá trình xác định những mục tiêu của tổ chức và phương thức
tốt nhất để đạt được những mục tiêu đó. Như vậy công tác kế hoạch theo nghĩa trên
phải bao gồm đồng thời hai quá trình xác định mục tiêu (cái gì cần phải làm?); Xác
định con đường đạt đến mục tiêu (làm cái đó như thế nào?).
Hoạch định nguồn nhân lực bao gồm việc dự báo nhu cầu và cung lao động,
sau đó lên các chương trình cần thiết để đảm bảo rằng tổ chức sẽ có đúng số nhân
viên với đúng các kỹ năng vào đúng nơi và đúng lúc. Hoạch định nguồn nhân lực
liên quan đến dòng người vào, dịch chuyển và ra khỏi tổ chức
2.2. Quy trình hoạch định nguồn nhân lực
2.2.1. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Để dự báo được nhu cầu nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần tiến hành phân
tích môi trường và các nhân tố ảnh hưởng
Môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố như khung cảnh kinh tế, dân số và
lực lượng lao động trong xã hội, luật lệ của nhà nước, văn hóa và xã hội, đối thủ
cạnh tranh, khoa học kỹ thuật, khách hàng, và chính quyền/đoàn thể. Sau khi phân
tích kỹ môi trường bên ngoài, công ty sẽ đề ra sứ mạng (mission) và mục tiêu của
toàn doanh nghiệp. Từ mục tiêu này, doanh nghiệp sẽ đề ra chiến lược và chính
sách nhân lực cho toàn doanh nghiệp.
Môi trường bên trong bao gồm sứ mạng và mục đích của công ty, chính sách
và chiến lược của công ty, bầu không khí văn hóa của công ty, các cổ đông, và sau
cùng là công đoàn. Mỗi loại sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức sẽ sản xuất kinh
doanh và đưa ra thị trường sẽ yêu cầu số lượng, chất lượng, trình độ lao động, kết
cấu nghề nghiệp và trình độ lành nghề, kỹ năng lao động của nguồn nhân lực rất
khác nhau. Do đó, công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực cần xem xét thật kỹ mức
độ phức tạp của sản phẩm để xác định loại lao động với cơ cấu trình độ lành nghề
phù hợp.
Các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp việc dự báo về bán hàng và sản xuất sản
phẩm…sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu tương lai của nó. Khi dự báo có sự tăng trưởng,
có sự đầu tư mới mở rộng sản xuất hoặc tiến hành một công việc mới, một sản
phẩm mới… thì nhu cầu về nhân lực sẽ tăng lên và ngược lại, khi có suy giảm, hay
thu hẹp sản xuất – kinh doanh thì tất yếu dẫn đến nhu cầu về nhân lực sẽ giảm đi
11
2.2.2. Phân tích thực trạng nguồn nhân lực
Phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực nhằm xác định được các điểm
mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp. Quản trị nguồn nhân
lực nhằm xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi của
doanh nghiệp. Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp vừa có tính chất hệ
thống, vừa có tính chất quá trình.
a. Phân tích mức cung nội bộ
Việc phân tích mức cung nội bộ được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc
đơn giản:
– Đầu tiên xác định xem hiện nay có bao nhiêu người trong mỗi công việc.
– Tiếp đến, mỗi công việc ước tính sẽ có bao nhiêu người sẽ ở lại chỗ cũ, bao
nhiêu người sẽ chuyển sang công việc khác và bao nhiêu người sẽ rời bỏ công việc
của mình và tổ chức đó.
b. Xác định những quá trình phát triển dự kiến
Xác định những quá trình phát triển dự kiến là giai đoạn thứ ba trong quản lý
công việc, năng lực và nguồn nhân lực. Đây là công việc rất quan trọng bởi nó
quyết định tính thích đáng của hoạt động quản lý dự báo sau đó nếu các yếu tố vận
động mang tính quyết định không được xem xét kỹ càng, sự nhìn nhận về tương lai
và nhu cầu tương lai có nguy cơ sẽ bị lệch lạc.
Giai đoạn này bắt đầu bằng việc thống kê tất cả các yếu tố nội tại và ngoại lai
có khả năng làm biến đổi nhu cầu về nguồn nhân lực hoặc ảnh hưởng tới nội dung
công việc và năng lực mà công việc đòi hỏi, thậm chí tạo ra những công việc mới
hoặc làm mất đi một số công việc cũ.
c. Xác định nhu cầu tương lai về công việc, năng lực và nguồn nhân lực
Đây là giai đoạn phân tích các yếu tố và kế hoạch phát triển đã được xác định
để nghiên cứu tác động của chúng đối với công việc và nhu cầu biên chế, từ đó cho
phép chỉ rõ nội dung của các công việc trong tương lai, với những năng lực mà
những công việc này đòi hỏi cũng như số lượng biên chế cần thiết cho mỗi công
việc.
Đây là giai đoạn phức tạp nhất trong các giai đoạn tạo nên kết cấu của hoạt
động quản lý dự báo công việc, năng lực và nguồn nhân lực. Việc thể hiện một yếu
tố phát triển thành nhu cầu tương lai về biên chế, về năng lực không phải là điều
12
đơn giản. Công việc này càng phức tạp hơn khi cần phải xem xét, phối kết hợp một
số yếu tố tác động qua lại, thậm chí triệt tiêu nhau.
d. Phân tích sự chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn lực tương lai.
Việc phân tích sự chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn lực tương lai là giai đoạn
dễ thực hiện nhất trong quản lý dự báo công việc, năng lực và nguồn nhân lực. Giai
đoạn này chỉ bao hàm việc đánh giá sự khác biệt về lượng và về chất giữa kết quả
dự báo về nguồn nhân lực và việc xác định nhu cầu tương lai đã thực hiện trước đó.
Về một phương diện nào đó, đây là giai đoạn tính toán đơn thuần, phân tích phần
tồn dư giữa nhu cầu và nguồn lực. Có thể xác định 7 loại chênh lệch giữa nhu cầu
và nguồn lực sau đây:
- Thừa biên chế trong một số công việc và nghề nghiệp;
- Thiếu biên chế trong một số công việc và nghề nghiệp;
- Một số công việc và nghề nghiệp tương lai sẽ đòi hỏi những năng lực cao
hơn hiện tại;
- Một số công việc hoặc nghề nghiệp đòi hỏi những năng lực mới cùng mức
độ như những năng lực cần có hiện nay;
- Có thêm những công việc hoặc nghề nghiệp mới;
- Sự mất đi một số công việc hoặc nghề nghiệp hiện có.
Bản phân tích này cho phép xác định những xu hướng chênh lệch giữa nhu
cầu và nguồn nhân lực. Tương tự như vậy, bên cạnh sự biến động của năng lực
trong một công việc nào đó, cần phát hiện những khuynh hướng chủ yếu tác động
đến yếu tố định tính của hệ thống việc làm. Để làm được điều này, cần tính đến:
- Tỷ lệ phần trăm những “công việc nhạy cảm”, mà nội dung của chúng sẽ
thay đổi so với tỷ lệ phần trăm những công việc sẽ ổn định;
- Tỷ lệ phần trăm nhân viên làm việc trong những “công việc nhạy cảm”;
- Tỷ lệ phần trăm nhân viên đảm nhiệm những công việc mà trình độ năng lực
cần có sẽ tăng;
- Tỷ lệ phần trăm nhân viên đảm nhiệm những công việc mà trình độ năng lực
cần có giảm;
- Tỷ lệ phần trăm nhân viên đảm nhiệm những công việc đòi hỏi phải được
trang bị thêm những năng lực mới, nhưng cùng trình độ với năng lực mà họ nắm
vững hiện nay.
13
- Đánh giá thực chất nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Việc phân tích sẽ làm rõ thực trạng về nguồn nhân lực hiện có của doanh
nghiệp và mức độ sử dụng nó. Nó có ý nghĩa rất lớn cho ta hiểu hơn về nguồn nhân
lực hiện tại của doanh nghiệp và thông qua đó làm cơ sở cho sự dự báo cả về nhu
cầu cũng như về nguồn cung cấp nhân lực trong tương lai. Để làm điều này cần thu
thập đầy đủ các thông tin sau đây:
+ Số lượng và chất lượng lao động của toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ
phận phòng ban, tổ sản xuất
+ Số lượng nam, nữ và bậc thợ bình quân trong toàn doanh nghiệp cũng như ở
từng bộ phận của doanh nghiệp.
+ Tháp tuổi và thâm niên công tác của lực lượng lao động;
+ Tình hình sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp (số ngày làm việc có
hiệu quả trong năm, số ngày nghỉ ốm, hội họp, học tập, nghỉ phép, số giờ lao động
bình quân có hiệu quả trong ngày…);
+ Tình hình năng suất lao động bình quân của công nhân sản xuất, công nhân
viên sản xuất công nghiệp. Nhịp độ tăng năng suất lao động trong một số năm gần
đây;
+ Tình hình tuyển dụng, đề bạt, kỷ luật lao động trong một số năm qua;
+ Tình hình nghỉ hưu, ra đi, thay đổi, thuyên chuyển, tai nạn lao động (chết
người) trong một số năm gần đây;
+ Kết quả đánh giá nguồn nhân lực trong những năm đã qua…
2.2.3. Đưa ra quyết định tăng hoặc giảm nguồn nhân lực
Trên cơ sở phân tích nhu cầu nguồn nhân lực trong các kế hoạch dài hạn và
nguồn nhân lực sẵn có, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chính sách và một số chương
trình, kế hoạch nguồn nhân lực nhằm giúp doanh nghiệp điều chỉnh, thích nghi với
các yêu cầu mới.
2.2.4. Lập kế hoạch thực hiện
Kế tiếp kế hoạch nhân lực là một phương tiện đơn giản để dự báo diễn biến
nhân lực của doanh nghiệp, mà trong đó các nhà quản lý nhân lực ước tính số
lượng nhân công sẽ làm việc trong kế hoạch tương lai có tính đến sự thay đổi
(thăng tiến, thuyên chuyển hay về nghỉ hưu…) ; kể cả khi có những công việc mới,
công việc có khả năng thay đổi…Một trong những công cụ quan trọng thường được
14
sử dụng là “ma trận chuyển tiếp” (mà thực chất là bảng biểu diễn tỷ lệ nhân công ở
các công việc hai giai đoạn hiện tại và tương lai). Xét ví dụ ở dưới đây, mô tả số
lao động hiện tại của một doanh nghiệp theo phân loại lao động như: cán bộ, các
đốc công, nhân viên kỹ thuật và nhân viên không kỹ thuật. Trong năm kế tiếp
người ta đã dự báo được số người ra đi và về nghỉ hưu, số thăng tiến nhờ việc đi
học và được đề bạt. Doanh nghiệp có thể biết được khá chắc chắn số lao động trong
năm tới bằng cách tính toán đơn giản như sau:
Số lao động năm sau theo mỗi loại = Số lao động của loại đó năm trước+ Số
được thăng tiến – Số ra đi, số thăng tiến hay về nghỉ hưu của mỗi loại
2.3. Xác định nhu cầu tuyển dụng
- Tuyển dụng thay thế: Thay thế nhân viên xin thôi việc, bị sa thải… hoạt
động tuyển dụng phải được thực hiện nhanh chóng để đảm bảo tính liên tục của
công việc. Do thường có sức ép từ cấp trên đòi hỏi có ngay nhân viên thay thế,
phòng quản lý nhân lực dễ có nguy cơ không đảm bảo chất lượng tuyển dụng. Thay
thế tạm thời nhân viên đi vắng, bị bệnh… với một hợp đồng lao động có thời hạn
(thường là ngắn). Hoạt động này cũng phải được thực hiện gấp rút để đảm bảo tính
liên tục của công việc. Thay thế nhân viên được thăng chức, thuyển chuyển hoặc
nghỉ hưu… Hoạt động này cần phải được chuẩn bị trước một khoảng thời gian, tốt
nhất là trước khi nhân viên cũ rời khỏi chức vụ vì nhân viên cũ có thể giúp đỡ,
hướng dẫn nhân viên trong việc hoà nhập với môi trường công tác.
- Tuyển dụng ứng phó: hoạt động này thường diễn ra khi doanh nghiệp nhận
được khối lượng công việc lớn trong một khoảng thời gian nhất định. Để đảm bảo
tiến độ sản xuất, doanh nghiệp sẽ cần tuyển dụng lao động trong khoảng thời gian
đó. Cũng có thể tuyển dụng ứng phó trong trường hợp doanh nghiệp cần một vị trí
nhân viên tạm thời, ví dụ nhân viên tiếp thị trong giai đoạn đầu sản phẩm mới tung
ra thị trường… Hình thức này cũng chứa đựng rủi ro vì nhân viên sẽ thiếu động lực
làm việc cũng như có thể thiếu trình độ chuyên môn đảm bảo cho năng lực cạnh
tranh của toàn doanh nghiệp.
- Tuyển dụng ngẫu nhiên: hoạt động này thường xuất phát từ một yêu cầu xin
việc của một ứng viên có tiềm năng lớn, của một nhân viên đang làm việc cho đối
thủ cạnh tranh, cho khách hàng, cho nhà cung cấp… Đôi khi nhu cầu tuyển dụng
của doanh nghiệp lại ngẫu nhiên trùng hợp với yêu cầu xin việc.
15
- Tuyển dụng dự án: hoạt động này đi đôi với một dự án hay một chương trình
của doanh nghiệp tạo ra nhu cầu lao động. Ví dụ một kế hoạch tiếp thị sang thị
trường nước ngoài hay một dự án công nghệ cao.
- Tuyển dụng thường niên: hoạt động này phụ thuộc vào ngân sách và kế
hoạch quản lý dự trù nguồn nhân lực. Ở một số tập đoàn lớn, thương lượng ngân
sách giữa các giám đốc khu vực và tổng giám đốc thường bao gồm cả dự trù nhân
lực và chi phí nhân lực. Kế hoạch này được thiết lập trên cơ sở các hoạt động trong
năm tiếp theo, ước tính lượng nhân viên sẽ thôi việc, số vắng mặt…
Việc tuyển dụng cũng diễn ra theo phương thức không chính thống. Nhiều chủ
doanh nghiệp tuyển dụng thêm các nhân viên khi gặp họ trong quá trình làm việc.
Trình độ của các nhân viên này do vậy được người chủ doanh nghiệp nắm bắt rõ
hơn.
2.4. Tinh giản biên chế
Để dẹp bỏ và cải tạo những ý nghĩ và cảm xúc tiêu cực, hệ quả của việc cắt
giảm nhân sự, là cảm xúc tích cực và sự cảm thông chân thành. Trong khoảng từ
hai đến ba tuần đầu tiên sau đợt cắt giảm nhân sự, bạn nên thường xuyên thể hiện
sự cảm thông với cảm xúc của nhân viên. Sự cảm thông ở đây cần được hiểu là
nắm bắt suy nghĩ và cảm nhận của người khác mà không có ý định ngăn chặn hoặc
làm thay đổi cảm nhận hay suy nghĩ đó. Sau khi chấm dứt hai đến ba tuần cảm
thông đó, giờ đã đến lúc bạn bắt đầu việc dẹp bỏ những ý nghĩ tiêu cực bằng việc
đưa vào những cảm xúc tích cực.
Cảm xúc tích cực được nhắc đến ở đây là sự lạc quan, niềm hy vọng và tin
tưởng vào viễn cảnh của công ty. Giám đốc nhân sự và các lãnh đạo khác trong
công ty cần thể hiện được tinh thần này khi làm việc, thậm chí nếu bắt gặp nhân
viên nào biểu hiện cảm xúc tiêu cực thì lãnh đạo phải tận dụng cơ hội này để tiếp
xúc, trò chuyện và chia sẻ với anh ta/cô ta rằng tại sao họ lại có lối suy nghĩ tích
cực. Lưu ý rằng bạn không nên cho phép nhân viên làm lây lan cảm xúc tiêu cực
sang bạn. Vì bạn đã làm việc này ở giai đoạn cảm thông nên không cần thiết cho
phép một nhân viên chia sẻ lần nữa các cảm xúc tiêu cực.
16
Chương 3. Phân tích công việc
3.1. Phân tích công việc
3.1.1. Khái niệm
Phân tích công việc là tiến trình nghiên cứu nội dung công việc nhằm xác định
nhiệm vụ tiến hành, các điều kiện, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc
và các phẩm chất, kỹ năng cần thiết mà người lao động cần có để có thể thực hiện
tốt công việc.
3.1.2. Ý nghĩa phân tích công việc
Phân tích công việc cung cấp các thông tin về những yêu cầu, đặc điểm của
công việc, như các hành động nào cần được tiến hành thực hiện, thực hiện như thế
nào và tại sao; các loại máy máy móc trang bị, dụng cụ nào cần thiết khi thực hiện
công việc, các mối quan hệ với cấp trên và với đồng nghiệp trong thực hiện công
việc.
Phân tích công việc được tiến hành nhằm:
Xác định các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện công việc.Bảo
đảm thành công hơn trong việc sắp xếp, thuyên chuyển và thăng thưởng cho nhân
viên. Loại bỏ những bất bình đẳng về mức lương qua việc xác định rõ nhiệm vụ và
trách nhiệm của công việc.
Định hướng cho quá trình tuyển dụng, lựa chọn và hoàn thiện việc bố trí nhân
viên. Xác định nhu cầu đào tạo nhân viên và lập kế hoạch cho các chương trình đào
tạo. Lên kế hoạch bổ nhiệm và thuyên chuyển công tác cho nhân viên.
Phân tích các đặc điểm kỹ thuật của công việc và chỉ ra loại nhân công cần
thiết để thực hiện công việc một cách hoàn hảo – Xác định điều kiện để tiến hành
công việc tiết kiệm thời gian và sức lực cho người thực hiện và quá trình đánh giá
hiệu quả làm việc.
Các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng hoàn thành công việc giúp nhà quản trị
có cơ sở để làm kế hoạch và phân chia thời biểu công tác. Qua mô tả công việc có
thể chỉ ra được những yếu tố có hại cho sức khoẻ và an toàn của người lao động.
Nếu những yếu tố có hại này không thể khắc phục được thì cần thiết phải thiết kế
lại công việc để loại trừ chúng.
17
Xây dựng mối tương quan của công việc đó với công việc khác. Tạo cơ sở để
cấp quản trị và nhân viên hiểu nhau nhiều hơn.
Các phẩm chất, kỹ năng nhân viên phải có để thực hiện công việc đó.
Xây dựng hệ thống đánh giá công việc, xếp hạng công việc làm cơ sở cho việc
xác định hệ thống tiền lương và mức thù lao cần thiết cho mỗi công việc.Giảm bớt
số người cần phải thay thế do thiếu hiểu biết về công việc hoặc trình độ của họ.
Mục tiêu cụ thể của phân tích công việc là xây dựng Bản mô tả công việc và
Bản tiêu chuẩn công việc.
3.2. Thiết kế công việc
3.2.1. Khái niệm
Thiết kế công việc là xác định một cách hợp lý các nhiệm vụ, trách nhiệm cụ
thể của mỗi cá nhân trong một điều kiện lao động khoa học nhất cho phép, để từ đó
đề ra các tiêu chuẩn về hiểu biết, kỹ năng, năng lực và các yếu tố khác cần thiết đối
với người thực hiện công việc đó.
Thiết kế lại công việc là sự thay đổi một cách hệ thống nội dung công việc
nhằm thay đổi những tiêu chuẩn về hiểu biết, kỹ năng, năng lực và các yếu tố khác
cần thiết đối với người thực hiện công việc nhằm nâng cao hiệu quả công việc hoặc
động cơ làm việc
3.2.2. Tác dụng của thiết kế lại công việc
- Qua phân tích công việc sẽ phát hiện được những tồn tại và sự thiếu hấp dẫn
do đó cần thiết phải thiết kế lại công việc để tăng động cơ làm việc và tăng tính hấp
dẫn của nó. Sau khi chỉ ra tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ và an toàn lao
động trong quá trình làm việc thì cần thiết phải thiết kế lại để trừ bỏ chúng đi;
- Thiết kế lại công việc, một mặt là để sử dụng những khả năng sẵn có về nhân
lực và phương tiện của doanh nghiệp và mặt khác là sẽ thay đổi mức thù lao để
động viên kịp thời người lao động nâng cao hiệu quả công tác.
- Trong thực tế cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhiều nghề mới đã
xuất hiện thì việc thiết kế lại vị trí là một việc làm tất yếu khách quan...
3.3. Bảng mô tả công việc
3.3.1. Khái niệm
Một bản mô tả công việc là văn bản nêu ra các nhiệm vụ và trách nhiệm liên
quan tới một công việc được giao và những điều kiện đối với người làm nhiệm vụ
đó. Bản mô tả công việc phải được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, tạo ra sự so sánh
18
với các công việc khác và dễ hiểu đối với người giao cũng như người nhận công
việc đó.
3.3.2. Nội dung của bản mô tả công việc
Bản mô tả công việc có thể tiến hành theo 4 bước: lập kế hoạch, thu thập
thông tin, viết lại và phê chuẩn.
Bước 1. Lập kế hoạch: Việc chuẩn bị tốt dẫn tới kết quả tốt. Giai đoạn chuẩn
bị cần phải xác định các trách nhiệm chính và công tác kiểm tra đánh giá?
- Công việc đó nhằm đạt được cái gì? (Nhiệm vụ)
- Người đảm đương công việc đó cần phải nỗ lực như thế nào? (Trách
nhiệm)
- Kết quả công việc được đánh giá như thế nào? (Kiểm tra)
Bước 2. Thu thập thông tin: Điều quan trọng là thu thập thông tin đầy đủ để
đặt công việc vào một hoàn cảnh có liên quan đến các công việc khác trong cơ cấu
tổ chức và thông báo về các mối quan hệ có liên quan. Vị trí công việc được miêu
tả rõ nhất bằng sơ đồ.
Bước 3. Phác thảo bản mô tả công việc: Điều này nghĩa là chuyển những
thông tin đã thu thập thành bản mô tả công việc nhằm mục đích giúp người làm
công việc đó và người quản lý có thể hình dung cùng một bức tranh giống nhau và
bao quát được phạm vi công việc. Bản mô tả công việc có thể do người làm công
việc đó hoặc người quản lý soạn, đôi khi người quản lý viết bản thảo sau khi đã
thảo luận với người đảm đương công việc.
Bước 4. Phê chuẩn bản mô tả công việc: Người làm công việc đó và người
quản lý phải cùng nhau thảo luận và nhất trí về văn bản mô tả công việc. Người
làm công việc đó và người giám sát hoặc người quản lý phải cùng thống nhất xem
nên giải quyết như thế nào khi người làm công việc đó gặp phải những vấn đề cần
giải quyết. Người quản lý cần chỉ đạo cấp dưới sao cho cùng thống nhất về bản mô
tả công việc đảm bảo công việc tiến hành thuận lợi mà không có kẽ hở hoặc sự
chồng chéo lên nhau.
3.3.3. Nội dung chính của bảng tiêu chuẩn công việc
Các công việc rất đa dạng nên các yêu cầu của công việc cũng rất đa dạng,
phong phú.
Những yêu cầu chung của bảng tiêu chuẩn công việc là:
- Trình độ văn hoá, chuyên môn và các khoá đào tạo đã qua.
19
- Các môn học chủ yếu của các khoá được đào tạo, kết quả thi các môn học
chủ yếu và tốt nghiệp. Trình độ ngoại ngữ: cần biết ngoại ngữ gì và mức độ về đọc,
nghe và viết.
- Thâm niên công tác trong nghề và các thành tích đã đạt được.
- Tuổi đời; Sức khoẻ; Ngoại hình; Năng khiếu đặc biệt và các yêu cầu đặc
biệt.
- Hoàn cảnh gia đình; Tham vọng cầu tiến, sở thích, nguyện vọng cá nhân.
- Các tiêu chuẩn đặc thù khác theo yêu cầu của công việc
20
Chương 4: Tuyển dụng
4.1. Quy trình tuyển dụng
4.1.1. Lập kế hoạch tuyển dụng
Do không có lực lượng lao động thực hiện hết các công việc khi doanh nghiệp
mở rộng quy mô, doanh nghiệp cần phải tuyển thêm nhân viên. Để nắm được nhu
cầu về nhân viên, doanh nghiệp nên cân nhắc các yếu tố sau:
- Đầu tiên, doanh nghiệp cần xây dựng Bản mô tả công việc và Bảng tiêu
chuẩn công việc của tất cả các vị trí cần làm trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Bước tiếp theo là quyết định xem doanh nghiệp sẽ cần hoàn thành bao nhiêu
nhiệm vụ.
Doanh nghiệp sẽ phải đánh giá khối lượng công việc cần làm trong mỗi lĩnh
vực nhiệm vụ. Các thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp lập kế hoạch cho nhân viên
của mình.
- Xác định các cách khác nhau để đáp ứng được những kỹ năng đó.
- Khi doanh nghiệp phải xác định các nhiệm vụ cần hoàn thành trong DN
doanh nghiệp phải nghĩ đến cách thực hiện các nhiệm vụ đó. Sau đây là các cách để
có được những kỹ năng doanh nghiệp cần:
- Nâng cao kỹ năng của mình bằng cách tự học hỏi hay đúc rút thêm kinh
nghiệm.
- Liên kết với các DN khác để họ đảm nhiệm một phần công việc cho doanh
nghiệp (ví dụ như dịch vụ đưa hàng, bán hàng hoá của doanh nghiệp).
- Thuê nhân công có các kỹ năng cần thiết.
Trong hoạt động tuyển mộ, một tổ chức cần xác định xem cần tuyển mộ bao
nhiêu người cho từng vị trí cần tuyển. Các tỷ lệ sàng lọc giúp cho các tổ chức quyết
định được bao nhiêu người cần tuyển mộ cho từng vị trí cần tuyển. Trong kế hoạch
tuyển mộ, doanh nghiệp phải xác định được các tỷ lệ sàng lọc chính xác và hợp lý.
Tỷ lệ sàng lọc có ảnh hưởng tới chi phí tài chính, tâm lý của người dự tuyển
và kỳ vọng của người xin việc. Do đó khi xác định tỷ lệ sàng lọc ta cần phải căn cứ
vào các yếu tố như:
21
4.1.2. Xác định nguồn và phương pháp tuyển dụng
Để tuyển mộ được đủ số lượng và chất lượng người lao động vào các vị trí
việc làm còn thiếu người, tổ chức cần cân nhắc, lựa chọn xem ở vị trí công việc nào
nên lấy người từ bên trong tổ chức và vị trí nào nên lấy người từ bên ngoài tổ chức
và đi kèm với nó là phương pháp tuyển phù hợp. Tuyển mộ từ bên ngoài hay đề bạt
người lao động từ vị trí công việc thấp hơn lên vị trí công việc cao hơn là một vấn
đề phải xem xét kỹ vì các lý do sau:
Đối với những người đang làm việc trong tổ chức, khi doanh nghiệp tuyển mộ
những người vào làm việc tại các vị trí cao hơn mà vị trí họ đang đảm nhận sẽ tạo
được động cơ tốt cho tất cả những người làm việc trong tổ chức vì khi họ biết sẽ có
cơ hội được đề bạt họ sẽ làm việc với động lực mới và họ sẽ thúc đẩy quá trình làm
việc tốt hơn, sẽ làm tăng sự thỏa mãn đối với công việc, sẽ tăng được tình cảm, sự
trung thành của mọi người đối với tổ chức.
Đối với nguồn tuyển mộ từ bên ngoài tổ chức, đây là những người mới đến
xin việc, những người này bao gồm:
- Những sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học và
dạy nghề (bao gồm cả những người đã được đào tạo ở trong nước và nước ngoài);
- Những người đang trong thời gian thất nghiệp, bỏ việc cũ;
- Những người đang làm việc tại các tổ chức khác.
4.1.3. Xác định nơi tuyển dụng và thời gian tuyển dụng
Các tổ chức cần phải lựa chọn các vùng để tuyển dụng, vì đây là những yếu tố
quyết định sự thành công của quá trình tuyển. Đối với các loại lao động cần chất
lượng cao, doanh nghiệp tập trung vào các địa chỉ sau:
- Thị trường lao động đô thị nơi tập trung hầu hết các loại lao động có chất
lượng cao của tất cả các ngành nghề như kỹ thuật, kinh tế quản lý và nhất là các
nghề đặc biệt.
- Các trường đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề
- Các trung tâm công nghiệp và dịch vụ, các khu chế xuất và có vốn đầu tư
nước ngoài.
Khi xác định các địa chỉ tuyển mộ chúng ta cần phải chú ý tới một số vấn đề
sau đây:
22
- Các tổ chức cần xác định rõ thị trường lao động quan trọng nhất của mình,
mà ở đó có nhiều đối tượng thích hợp nhất cho công việc trong tương lai.
- Phân tích lực lượng lao động hiện có để từ đó xác định nguồn gốc của những
người lao động tốt nhất.
4.1.4. Chuẩn bị thủ tục cho tổ chức tuyển dụng
Bước chuẩn bị tổ chức tuyển dụng cần xác định được
- Các loại văn bản, qui định về tuyển dụng cần tuân theo.
- Số lượng nhân viên cần tuyển.
- Tiêu chuẩn nhân viên cần tuyển.
- Số lượng, thành phần hội đồng tuyển dụng.
- Quyền hạn, trách nhiệm của hội đồng tuyển dụng.
4.1.5. Thông báo tuyển dụng
Có thể áp dụng các hình thức thông báo tuyển dụng sau đây:
- Thông qua văn phòng dịch vụ lao động
- Quảng cáo trên báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình.
- Niêm yết trước cổng doanh nghiệp.
Yêu cầu thông báo nên ngắn gọn, rõ ràng, chi tiết và đầy đủ những thông tin
cơ bản cho các ứng viên về tuổi tác, sức khoẻ, trình độ. Càng có nhiều ứng viên cho
một chỗ làm việc càng có điều kiện để tuyển chọn nhân viên phù hợp.
4.1.6. Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ
Đây là bước đầu tiên trong quá trình tuyển chọn, là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa
các nhà tuyển chọn với các ứng viên. Bước này nhằm xác lập mối quan hệ giữa
người xin việc và người sử dụng lao động, đồng thời bước này cũng xác định được
những cá nhân có những tố chất và khả năng phù hợp với công việc.
4.1.7. Sàng lọc qua đơn xin việc
Đơn xin việc là thủ tục khách quan nó không thể thay thế cho việc gặp gỡ trực
tiếp giữa người xin việc với người đại diện cho công ty, mặt khác đơn xin việc chỉ
hỏi được một số hạn chế các vấn đề do vậy nó mất đi tính đa dạng và phong phú
của quá trình làm việc, kinh nghiệm của người xin việc, họ không thể lý giải được
kỹ lưỡng những vấn đề mà họ đã làm trong quá khứ.
23
Trong đơn, người xin việc chỉ luôn nói tốt về mình, chỉ nói cái có lợi cho bản
thân họ. Trong đơn xin việc mới cho doanh nghiệp thấy hiện trạng theo kiểu mô tả
mà nó chưa cho ta biết được “như thế nào” hoặc “tại sao”… Thông qua nội dung
của mẫu đơn xin việc, các nhà tuyển chọn sẽ có chứng cớ của mình để tuyển chọn
tiếp các bước sau hay chấm dứt quá trình tuyển chọn.
4.1.8. Các trắc nghiệm nhân sự trong tuyển chọn
Thông thường doanh nghiệp nên chia trắc nghiệm nhân sự ra các loại sau:
- Trắc nghiệm thành tích: Trắc nghiệm về thành tích là đánh giá xem các cá
nhân nắm vững nghề nghiệp, hiểu biết nghề đến mức nào, thành tích của họ đạt cao
hay thấp như thời gian hoàn thành công việc, điểm bài thi, bài kiểm tra.
- Trắc nghiệm về năng khiếu và khả năng: Trắc nghiệm năng khiếu và khả
năng được dùng chủ yếu để chỉ ra xem cá nhân nào đã học tốt trong đào tạo, sẽ
thực hiện tốt công việc trong tương lai, tiếp thu tốt các kiến thức mới.
- Trắc nghiệm về tính cách và sở thích: Đây là loại trắc nghiệm nhằm phát
hiện ra các đặc điểm tâm lý cá nhân người lao động như các loại khí chất, những
ước mơ, nguyện vọng của các ứng viên, những ước muốn, đề nghị.
- Trắc nghiệm về tính trung thực: Tính trung thực là rất cần thiết cho việc sử
dụng lao động và trong tất cả các công việc của công tác nhân sự. Những trắc
nghiệm này thường gồm những câu hỏi đề cập đến nhiều khía cạnh như việc chấp
hành kỷ luật lao động khi không có sự giám sát của các nhà quản trị, thái độ của cá
nhân đối với vấn đề ăn cắp tiền bạc, sự không thật thà trong công việc...Tất cả các
trắc nghiệm này giúp ta dự đoán được các hành vi không trung thực trong tương lai
của người dự tuyển.
- Trắc nghiệm y học: Trong một số trường hợp đặc biệt để đánh giá các phẩm
chất sinh lý của các ứng viên chúng ta có thể dùng các trắc nghiệm y học để phát
hiện các bệnh xã hội như HIV… Hiện nay các trắc nghiệm này thường sử dụng
phân tích các mẫu nước tiểu, phân tích các mẫu máu…
4.1.9. Phỏng vấn tuyển chọn
Phỏng vấn tuyển chọn là quá trình giao tiếp bằng lời (thông qua các câu hỏi và
câu trả lời) giữa những người tuyển chọn và người xin việc, đây là một trong những
phương pháp thu thập thông tin cho việc ra quyết định tuyển chọn. Phương pháp
phỏng vấn trong tuyển chọn giúp chúng ta khắc phục được những nhược điểm mà
24
quá trình nghiên cứu đơn xin việc không nắm được, hoặc các loại văn bằng chứng
chỉ không nêu hết được.
Hiện nay người ta thường áp dụng nhiều loại phỏng vấn để thu thập thông tin
của các ứng viên khi nộp đơn xin việc.
- Phỏng vấn theo mẫu: Phỏng vấn theo mẫu là hình thức phỏng vấn mà các
câu hỏi được thiết kế sẵn từ trước theo yêu cầu của công việc, phỏng vấn theo mẫu
là hình thức các câu hỏi đều được chuẩn bị kỹ để người đi phỏng vấn hỏi và các
câu trả lời của người xin việc. Quá trình phỏng vấn được thực hiện bằng cách người
phỏng vấn đọc to các câu hỏi và câu trả lời để người xin việc lựa chọn và xác định
câu trả lời đúng nhất của mình.
- Phỏng vấn theo tình huống: Phỏng vấn theo tình huống là quá trình người
hỏi yêu cầu các ứng viên phải trả lời về ứng xử hay cách thực hiện, xử lý các công
việc theo các tình huống giả định hoặc các tình huống có thật trong thực tế, mà
những người phỏng vấn đặt ra.
- Phỏng vấn theo mục tiêu: Phỏng vấn theo loại này là cuộc phỏng vấn dựa
vào công việc cụ thể mà yêu cầu các ứng viên phải trả lời theo những mục tiêu xác
định từ trước. Các câu hỏi cũng dựa vào sự phân tích công việc một cách kỹ lưỡng
để xác định các mục tiêu cho các vị trí việc làm. Phương pháp phỏng vấn theo mục
tiêu là phương pháp cho ta độ tin cậy cao và đúng đắn nhất.
- Phỏng vấn không có hướng dẫn là cuộc phỏng vấn mà người đi phỏng vấn
không chuẩn bị trước nội dung các câu hỏi, mà để cho các ứng viên trao đổi một
cách thoải mái xung quanh công việc, người hỏi chỉ có định hướng cho cuộc thảo
luận.
- Phỏng vấn căng thẳng: Phỏng vấn căng thẳng là hình thức phỏng vấn mà
trong đó người phỏng vấn đưa ra các câu hỏi có tính chất nặng nề, mang nhiều nét
của sự chất vấn, hoặc cường độ hỏi dồn dập, cách phỏng vấn này mong tìm kiếm ở
các ứng viên lòng vị tha, sự ứng xử công việc trong thời gian eo hẹp. Nó giúp
doanh nghiệp tìm ra được những người để bố trí vào những việc làm căng thẳng
như công việc bán hàng vào các dịp lễ tết, thanh quyết toán cuối quý hay cuối năm.
- Phỏng vấn theo nhóm: Phỏng vấn theo nhóm là hình thức phỏng vấn mà một
người hỏi cùng lúc đối với nhiều người. Loại phỏng vấn này giúp doanh nghiệp có
thể thu thập được nhiều thông tin hay tránh được các thông tin trùng lặp mà các
ứng viên đều có, mà không cần hỏi riêng từng người một.
25
- Phỏng vấn hội đồng: Phỏng vấn hội đồng là hình thức phỏng vấn của nhiều
người đối với một ứng viên. Loại phỏng vấn này thích hợp trong trường hợp bố trí
các ứng viên vào vị trí quan trọng mà cần phải có sự tán đồng của nhiều người. Nó
tránh được tính chủ quan khi chỉ có một người phỏng vấn và nó tạo ra tính linh hoạt
và khả năng phản ứng đồng thời của các ứng viên.
4.1.10. Khám sức khoẻ và đánh giá thể lực của các ứng viên
Để đảm bảo cho các ứng viên có sức làm việc lâu dài trong các tổ chức và
tránh những đòi hỏi không chính đáng của người được tuyển về đảm bảo sức khoẻ
thì bước quan trọng tiếp theo là phải tiến hành khám sức khoẻ và đánh giá thể lực
của các ứng viên.
4.1.11. Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp
Để đảm bảo sự thống nhất từ hội đồng tuyển chọn cho đến người phụ trách
trực tiếp và sử dụng lao động thì cần phải có sự phỏng vấn trực tiếp của người phụ
trách để đánh giá một cách cụ thể hơn các ứng viên, đây là một bước nhằm xác
định vai trò quan trọng của các cấp cơ sở. Nó giúp ta khắc phục được sự không
đồng nhất giữa bộ phận tuyển chọn và nơi sử dụng lao động.
4.1.12. Thẩm tra các thông tin thu được trong quá trình tuyển chọn
Để xác định độ tin cậy của các thông tin thu được qua các bước tuyển chọn ta
phải thực hiện bước thẩm tra lại xem mức độ chính xác của các thông tin. Có nhiều
cách để thẩm tra các thông tin như trao đổi với các tổ chức cũ mà người lao động
đã làm việc, đã khai trong đơn xin việc, hoặc là nơi đã cấp các văn bằng chứng
chỉ… Các thông tin thẩm tra lại là những căn cứ chính xác để các nhà tuyển dụng
ra quyết định cuối cùng.
4.1.13. Tham quan công việc
Những người xin việc luôn có kỳ vọng về sự thỏa mãn công việc. Nếu doanh
nghiệp làm cho người lao động thất vọng bởi họ không có đầy đủ các thông tin về
công việc thì sẽ gây rất nhiều bất lợi cho người mới đến nhận công việc. Do đó để
tạo điều kiện cho những người xin việc đưa ra những quyết định cuối cùng về việc
làm thì tổ chức có thể cho những ứng viên tham quan hoặc nghe giải thích đầy đủ
về các công việc mà sau khi được tuyển dụng họ sẽ phải làm. Điều này giúp cho
người lao động biết được một cách khá chi tiết về công việc như: mức độ phức
tạp của công việc, tình hình thu nhập, sự thoả mãn đối với công việc...Các điều
kiện làm việc khác...Qua đó người tham gia dự tuyển sẽ nắm được những gì họ
26
phải thực hiện trong tương lai để khỏi phải ngỡ ngàng khi gặp những điều không
phù hợp với suy nghĩ của họ.
4.1.14. Ra quyết định tuyển dụng
Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên đây và các thông tin tuyển dụng đã
đảm bảo theo đúng yêu cầu tuyển chọn đề ra thì hội đồng tuyển chọn sẽ ra quyết
định tuyển dụng đối với người xin việc. Cơ sở của việc ra quyết định này là dựa
vào phương pháp đánh giá chủ quan theo thủ tục loại trừ dần và theo kết quả đánh
giá của phỏng vấn và trắc nghiệm.
4.2. Chính sách tuyển dụng
Chính sách nhân sự được quan niệm là những nguyên tắc chỉ đạo, quy tắc,
phương pháp, thủ tục được thiết lập gắn với hoạt động tuyển dụng, đào tạo, bồi
dưỡng cũng như sử dụng lực lượng lao động nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc thực
hiện các mục tiêu đã xác định.
Trong quá trình thực hiện chiến lược, chính sách đối với người lao động có vai
trò rất quan trọng bởi lẽ con người là yếu tố năng động nhất, có tính quyết định
nhất. Hệ thống quản trị chiến lược được thiết kế tốt có thể thất bại nếu vấn đề về
nhân sự không được quan tâm đầy đủ. Chính sách nhân sự tốt sẽ giúp phát triển kĩ
năng quản trị và trình độ người lao động; tạo ra hệ thống luật lệ và thưởng phạt
khuyến khích cao; sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực nhằm đạt được mục tiêu chiến
lược cũng như sự phát triển và hài lòng của những người lao động.
4.2.1. Cơ sở của chính sách nhân sự trong thực hiện chiến lược
Khi thực hiện chiến lược, một số vướng mắc trong đội ngũ nhân viên thường
phát sinh làm giảm hiệu quả của tổ chức thường do một trong các nguyên nhân sau:
+ Không gắn năng lực, trình độ cá nhân với trách nhiệm thực thi các nhiệm
vụ.
+ Các nhà quản trị cao cấp không hoặc hỗ trợ không đầy đủ quá trình thực thi
chiến lược.
+ Kết hợp không hợp lí các loại lợi ích.
+ Phá vỡ các cấu trúc chính trị - xã hội...
Gắn thành tích làm việc với các chế độ khuyến khích lợi ích và trách nhiệm
vật chất luôn là hướng quan trọng trong tạo lập chính sách đối với người lao động.
27
Một chương trình như vậy trong quá trình thực hiện chiến lược cần trả lời tốt các
câu hỏi sau:
+ Chương trình có gây được sự chú ý không?
+ Các nhân viên có hiểu chương trình không?
+ Chương trình có cải thiện sự truyền thông hay không?
+ Chương trình chi tiêu có cần thiết hay không?
+ Doanh nghiệp có hoạt động tốt hơn (thể hiện qua thực hiện các chỉ tiêu)
không?
Để xây dựng được một chương trình gắn thành tích với chế độ khuyến khích
cần tham khảo các hướng dẫn sau:
+ Khởi thảo chiến lược rõ ràng.
+ Nhấn mạnh công việc có thể đo lường được.
+ Phân tán các động cơ thúc đẩy để tạo ra động lực.
+Tách rời động cơ thúc đẩy với lương cơ bản.
+ Đề ra một điều khoản dự trữ (các điều kiện theo đó chương trình sẽ được bổ
sung sửa đổi hay kết thúc).
4.2.2. Các nội dung chính của chính sách nhân sự
Thứ nhất, chính sách tuyển dụng, lựa chọn và định hướng phát triển bao gồm:
+ Tuyển dụng nhân lực (cách thức tổ chức, chu trình lựa chọn...) như thế nào?
+ Tuyển nhân lực (tiêu chuẩn bằng cấp, kinh nghiệm...) loại gì?
+ Những nhân viên mới sẽ tiếp cận với tổ chức như thế nào?
Thứ hai, chính sách đào tạo và phát triển kĩ năng thường gắn với các giải pháp
về:
+ Khả năng phát triển sự nghiệp, thăng tiến.
+ Đào tạo, nâng cao tay nghề.
Thứ ba, chính sách bồi dưỡng đãi ngộ thường đề cập đến các giải pháp định
hướng gắn với các vấn đề về.
+ Tiền lương, thưởng: cách thức trả, thời gian tăng và cấp bậc tăng, thưởng
theo cá nhân hay theo nhóm...
28
+ Chế độ bồi dưỡng nhân viên như chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ.
Thứ tư, chính sách đánh giá, biện pháp kiểm soát và kỉ luật thường bao gồm
các vấn đề.
+ Đánh giá theo hình thức chính thức hay không chính thức, tính chất thường
xuyên.
+ Các mức kỉ luật cho các trường hợp vi phạm.
+ Hình thức và biện pháp kiểm soát tổ, đội, nhóm hay theo chất lượng sản
phẩm.
29
Chương 5: Đào tạo và phát triển
5.1. Khái niệm, mục đích và vai trò của đào tạo và phát triển:
5.1.1. Khái niệm:
“Đào tạo là quá trình cung cấp các kỹ năng cụ thể cho các mục tiêu cụ thể”.
Hiểu theo cách khác: “Đào tạo là những cố gắng của tổ chức được đưa ra
nhằm thay đổi hành vi và thái độ của nhân viên để đáp ứng các yêu cầu về hiệu quả của
công việc”.
“Phát triển là quá trình chuẩn bị và cung cấp những năng lực cần thiết cho tổ
chức trong tương lai”.
Hiểu cách khác: “Phát triển là bao gồm các hoạt động nhằm chuẩn bị cho
nhân viên theo kịp với cơ cấu tổ chức khi nó thay đổi và phát triển”.
Mối quan hệ giữa Đào tạo và Phát triển
Đào tạo Phát triển
Trọng tâm Công việc hiện tại Công việc của tương lai
Phạm vi Cá nhân Cá nhân, nhóm và tổ chức
Mục tiêu Khắc phục các vấn đề hiện tại Chuẩn bị cho sự thay đổi
Sự tham gia Bắt buộc Tự nguyện
Mối quan hệ giữa Đào tạo và Phát triển còn thể hiện như sau:
Đào tạo Phát triển
- Một nỗ lực của tổ chức để thúc đẩy
việc học tập về những kiến thức, kỹ
năng, thái độ và hành vi liên quan đến
công việc.
- Giúp tổ chức hoạt động với hiệu suất
cao hơn.
- Nhằm nâng cao năng suất của người
lao động
- Liên quan tới việc dạy cho người lao
động những kiến thức, kỹ năng cần
thiết cho công việc hiện tại và tương
lai
- Giúp cho nhà quản lý hiểu biết tốt
hơn, giải quyết các vấn đề và ra quyết
định tốt hơn, động viên người lao
động để thu được những lợi ích từ các
cơ hội.
30
- Được sử dụng để làm phù hợp với
những thay đổi trong tổ chức.
Đào tạo là một quá trình có hệ thống nhằm nuôi dưỡng việc tích lũy các kỹ
năng, những quy tắc, hành vi hay thái độ dẫn đến sự tương xứng tốt hơn giữa
những đặc điểm của nhân viên và yêu cầu của công việc.
Phát triển là quá trình lâu dài nhằm nâng cao năng lực và động cơ của nhân
viên để biến họ thành những thành viên tương lai quý báu của tổ chức. Phát triển
không chỉ gồm đào tạo mà còn cả sự nghiệp và những kinh nghiệm khác nữa.
5.1.2.Mục đích của đào tạo
Đào tạo tự nó không phải là một mục đích, nó chỉ có thể là một phương tiện
phục vụ một mục đích:
- Xóa bỏ sự rối loạn chức năng do năng lực của nhân viên không phù hợp với
nhiệm vụ được giao.
- Tạo điều kiện dễ dàng cho việc đạt mục tiêu ngắn, trung và dài hạn của tổ
chức.
- Đào tạo là một công cụ quan trọng để giải quyết các vấn đề của doanh
nghiệp và phát triển nhân viên.
Tuy đào tạo chỉ là một thành tố của quá trình phát triển bao gồm tất cả những
kinh nghiệm hoàn thiện và phát triển những đặc điểm liên quan đến lao động của
các nhân viên. Nhưng đào tạo luôn hướng đến các mục đích rất cụ thể và đạt được
các mục đích đó luôn là mong muốn của các doanh nghiệp.
Các mục đích của đào tạo:
- Giúp cho nhân viên thực hiện công việc tốt hơn (nâng cao chất lượng và năng
suất). - Đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp bằng cải tiến năng lực của đội
ngũ nhân viên.
- Cập nhật các kỹ năng và kiến thức mới cho nhân viên. Huấn luyện cho
nhân viên đưa vào những phương pháp làm việc mới. Cải thiện kiến thức kỹ thuật
về công nghệ mới cho nhân viên. Về dài hạn, đào tạo tạo điều kiện cho nhân viên
thích nghi sâu sắc với một công nghệ mới.
- Tạo nên thái độ làm việc đúng đắn, trung thành với tổ chức.
- Phát huy tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của nhân viên.
31
- Tránh tình trạng quản lý lỗi thời. Đào tạo còn có thể giúp tổ chức thấy
trước những thay đổi.
- Giải quyết các vấn đề về tổ chức (giải quyết các xung đột).
- Xây dựng và củng cố nền văn hóa doanh nghịêp.
- Định hướng công việc mới cho nhân viên
- Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý chuyên môn kế cận (giúp cho nhân viên
có cơ hội thăng tiến).
- Thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên.
- Giúp tổ chức thích ứng với sự thay đổi của môi trường.
- Đào tạo, công cụ phục vụ một mục đích, chỉ có thể đóng tốt vai trò của nó
trong một chính sách quản trị và phát triển chung về nguồn nhân lực. Chính sách
này phải hội nhập một cách hài hòa nhất có thể được các yếu tố kế hoạch hóa tổng
số nhân viên, tiền lương, đánh giá hiệu quả, kế hoạch nghề nghiệp và phát triển.
Thực tế, nếu chúng ta không phân biệt trước các yêu cầu cho sự vận hành
của doanh nghiệp ta có thể đào tạo những người ở các chức danh mà sau này sẽ
biến mất.
5.1.3. Vai trò và sự cần thiết của đào tạo và phát triển:
5.1.3.1. Vai trò
- Đào tạo và phát triển nhân sự là một trong những biện pháp tích cực tăng
khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước sự thay đổi của môi trường.
- Đào tạo và phát triển cung cấp cho doanh nghiệp nguồn vốn nhân sự chất
lượng cao góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh. Đào tạo được coi là một vũ khí
chiến lược của tổ chức nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trước các đối thủ.
- Góp phần thực hiện tốt chiến lược chung về nhân sự của một doanh nghiệp
và cao hơn là chiến lược chung về nhân sự của quốc gia.
Ngày nay đào tạo được coi như một khoản đầu tư vào nguồn vốn nhân lực
của tổ chức. Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả của những nhân viên mới được đào
tạo ngang bằng với những nhân viên có kinh nghiệm. Đồng thời đào tạo tạo ra một
nguồn năng lực hiện tại và tương lai cho tổ chức. Ngày càng có nhiều bằng chứng
kinh tế chứng tỏ rằng việc đầu tư cho Đào tạo gắn liền với khả năng sinh lợi lâu dài
và bền vững cho tổ chức.
32
5.1.3.2. Sự cần thiết phải đào tạo và phát triển
- Là một tất yếu khách quan do sự phát triển của khoa học – kỹ thuật.
- Sự biến đổi của xã hội diễn ra nhanh chóng.
- Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có chất lượng cao
mới tồn tại và phát triển được.
Tuy nhiên, những tồn tại trong hệ thống đào tạo ở các doanh nghiệp Việt
Nam còn nhiều điều phải giải quyết:
- Đào tạo không gắn liền với chiến lược kinh doanh.
- Không đánh giá hoặc đánh giá không đúng nhu cầu đào tạo.
- Không có chiến lược đào tạo phát triển rõ ràng
- Không xác định rõ trách nhiệm đào tạo thuộc về ai.
- Tổ chức các khóa học không hiệu quả.
- Không đánh giá kết quả đào tạo.
Nhiều người khẳng định rằng việc tập trung vào những chi tiêu hết sức to lớn
cho đào tạo làm lu mờ một thực tế là phần lớn việc đào tạo của nhà nước và các
doanh nghiệp là một sự hỗn loạn về mặt hành chánh. Đôi khi việc thực hiện đào tạo
như một hình thức để giải ngân. Điều đó được hiểu như đào tạo là vì đào tạo chứ
không vì mục tiêu cho chiến lược kinh doanh.
Mối liên kết giữa đào tạo và các mục tiêu có vẻ là hiển nhiên, thế nhưng
người ta thường hay bị cuốn hút vào các cuộc đấu tranh hàng ngày để chống lại các
khủng khoảng, vì vậy mà đào tạo trở thành một hoạt động chứ không phải một
chiến lược.
Đào tạo để hoạt động Đào tạo để gây ảnh hưởng
- Không có khách hàng
- Không có nhu cầu kinh doanh
- Không đánh giá tính hiệu quả của
thành tích hay nguyên nhân
- Không mất công sức để chuẩn bị môi
trường lao động nhằm hỗ trợ cho việc đào
tạo
- Công tác với khách hàng
- Gắn liền với nhu cầu kinh doanh
Đánh giá tính hiệu quả của thành tích
nguyên nhân
Chuẩn bị môi trường lao động để hỗ
trợ cho đào tạo
Đo lường kết quả
33
- Không đo lường các kết quả.
Không phải lúc nào đào tạo cũng được nhìn nhận như một khoản đầu tư đem
lại siêu lợi nhuận, mà nó cũng có những rào cản bất lợi.
- Những bất lợi của đào tạo và phát triển:
- Thường được xem là một chi phí hơn là một lợi nhuận.
- Sự bám sát của đối thủ cạnh tranh để thu hút những nguồn nhân sự đã được
đào tạo.
- Về ngắn hạn người ta thường có xu hướng giảm số nhân viên đang đào tạo
hơn là đang làm việc.
5.2. Quá trình Đào tạo
Quá trình Đào tạo được thực hiện qua 4 bước:
5.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo
Bao gồm:
- Đánh giá nhu cầu đào tạo
- Xác định nhu cầu cụ thể cho đào tạo.
Bước 1
Xác định nhu cầu Đào tạo
Bước 2
Lập kế hoạch Đào tạo
Bước 4
Đánh giá Đào tạo
Bước 3
Thực hiện Đào tạo
34
“Đánh giá nhu cầu đào tạo là quá trình thu thập và phát triển thông tin để
làm rõ nhu cầu cải thiện khả năng thực hiện công việc và xác định liệu đào tạo có
thực sự là giải pháp thiết thực?”.
Đánh giá nhu cầu đào tạo để loại trừ những chương trình đào tạo không
thích hợp, để nhận biết những nhu cầu đào tạo thích hợp còn chưa được đáp ứng và
để xác định mục tiêu đào tạo cho các chương trình được vạch ra.
Khi đánh giá nhu cầu đào tạo người ta thường bắt đầu từ quan điểm cho
rằng kết quả làm việc tồi nên phải đào tạo. Hầu như các công ty chỉ nhận dạng các
nhu cầu đào tạo theo phản ứng đối với các vấn đề khi chúng nảy sinh. Tuy nhiên,
hiệu quả làm việc không như mong muốn của nhân viên do nhiều nguyên nhân; có
những nguyên nhân liên quan đến đào tạo và có cả những nguyên nhân không liên
quan đến đào tạo.
Các lý do dẫn đến kết quả làm việc tồi:
Các lý do cá nhân mà công ty không thể kiểm soát được :
- Khả năng trí tuệ.
- Khả năng thể lực.
- Sự ổn định về tinh thần, tình cảm.
- Hoàn cảnh gia đình và bản thân.
Sức khỏe
- Các lý do về mặt tổ chức mà cá nhân không thể kiểm soát được :
- Công việc hiện tại.
- Sự thay đổi công việc.
- Lương.
- Không có đào tạo.
- Thiếu đầu tư và máy móc.
- Thiếu các điều kiện làm việc.
- Không có kế hoạch.
- Quản lý kém.
- Vị trí làm việc và đi lại khó khăn..
Các lý do cá nhân nảy sinh do sự không phù hợp với công việc và tổ chức :
35
- Thiếu hiểu biết về công việc.
- Có cảm giác được đối xử không công bằng.
- Thiếu sự khuyến khích động viên.
- Có sự xung đột hay va chạm cá nhân với các thành viên trong nhóm hay với
người giám sát.
- Thiếu tự tin hay quá tự tin.
- Các chương trình đào tạo không phù hợp.
Những biểu hiện của nhu cầu đào tạo:
Về phía nhân viên :
- Mức độ lãng phí cao, năng suất lao động thấp.
- Xảy ra nhiều tai nạn lao động.
- Làm việc mất quá nhiều thời gian.
- Tỉ lệ vắng mặt cao (chán, sợ công việc).
- Qúa nhiều sự phàn nàn của khách hàng.
Với người quản lý :
- Tỉ lệ nghỉ việc quá cao (không hài lòng với công việc).
- Làm việc mất quá nhiều thời gian.
- Tinh thần làm việc sút kém.
- Thiếu sự hợp tác từ phía nhân viên (đây là điều quan trọng nhất cần đào tạo
người quản lý ngay tức khắc).
- Tất nhiên đào tạo không chỉ vì lý do kết quả làm việc tồi mà có thể vì
những mục đích cụ thể của quá trình đào tạo.
Các nguồn thông tin đánh giá nhu cầu đào tạo:
- Kế hoạch phát triển của công ty
- Các ghi chép về nhân viên
- Các báo cáo đánh giá kết quả công việc
- Các bản mô tả công việc
- Sự phàn nàn và phản ứng của khách hàng
36
- Các sai sót hay lỗi lầm
- Các báo cáo về tai nạn
- Các nguồn thông tin trên cần được phân tích kỹ nhằm thấy được sự cần
thiết phải đào tạo và đào tạo những kỹ năng gì.
Có 3 cách tiếp cận để đánh giá nhu cầu đào tạo:
Phân tích ở mức độ tổ chức: Bao gồm các phân tích sau đây:
- Sự ủng hộ và hỗ trợ của giới quản lý và đồng sự
- Chiến lược của tổ chức
- Các nguồn lực cho đào tạo
- Sự thành công của các chương trình đào tạo phụ thuộc quyết định vào
quyết tâm của ban lãnh đạo tối cao. Không có ủng hộ và hỗ trợ của giới quản lý và
đồng sự chắc chắn chương trình đào tạo sẽ phá sản. Có lẽ vì vậy, mà những lý do
hay được viện ra nhất để cho rằng việc đào tạo thất bại là không có sự hỗ trợ về
quản lý, không có khen thưởng cho những hành vi mới và học viên thiếu động cơ.
- Phân tích ở mức độ tổ chức cho phép công tác đào tạo với chiến lược kinh
doanh của tổ chức. Đào tạo được coi như giải pháp hỗ trợ một cách tích cực và có
hiệu quả cho chiến lược kinh doanh.
- Tất nhiên muốn các hoạt động đào tạo thực hiện tốt, tổ chức cũng cần có
một nguồn lực thực sự để đáp ứng những nhu cầu cho hoạt động đào tạo.
Phân tích ở mức độ thực hiện:
- Phát triển danh mục các nhiệm vụ.
- Nhận dạng kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết cho công việc.
- Việc phân tích ở mức độ thực hiện sẽ cho biết loại công việc nào cần được
đào tạo với yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ ở mức độ nào. Phân tích ở mức độ
thực hiện công việc, nhiệm vụ còn giúp ta đơn giản hóa quá trình đào tạo, bởi nhiều
khi có nhiều công việc có chung những yêu cầu năng lực thực hiện công việc giống
nhau..
Phân tích ở mức độ cá nhân:
- Đánh giá kết quả công việc của cá nhân.
- Đánh giá đặc tính cá nhân : kiến thức, năng lực, và thái độ.
37
- Việc phân tích ở mức độ cá nhân chỉ ra cá nhân nào cần phải được đào tạo
và cần phải đào tạo những kiến thức kỹ năng nào. Tuy nhiên, các tổ chức ngày nay
thay đổi nhanh chóng và những công việc ổn định cùng những yêu cầu về kỹ năng
có thể dự kiến thường rất hiếm. “Những năng lực cốt lõi” hay việc tích lũy nhiều
năng lực để có thể nâng cao khả năng linh hoạt và thích nghi với sự thay đổi
thường là mối quan tâm của các tổ chức ngày nay. Sự thay đổi, đặc biệt là sự thay
đổi về công nghệ có thể làm thay đổi khuynh hướng đào tạo các kiến thức và kỹ
năng cho người lao động. Chẳng hạn, ngày nay công nghệ có thể làm giảm bớt
những yêu cầu về kỹ năng làm việc, chứ không phải nâng cao chúng. Những máy
tính có thể hiểu được tiếng nói hay đọc được văn bản đang làm thay đổi ý nghĩa của
khả năng biết đọc và viết tại nơi làm việc. Và tất nhiên, tầm quan trọng của các kỹ
năng khác như: tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết các
vấn đề … sẽ được đề cao.
Đánh giá nhu cầu đào tạo theo cách tiếp cận khác nhau chỉ ra những vấn đề
khác nhau trong công tác đào tạo.
Kỹ thuật đánh giá nhu cầu đào tạo: Người ta có thể sử dụng nhiều phương
pháp để đánh giá nhu cầu đào tạo. Các phương pháp có thể là:
- Phỏng vấn
- Phiếu điều tra
- Kiểm tra
- Phân tích các vấn đề của nhóm
- Phân tích các báo cáo hoặc ghi chép
- Phân tích công việc và đánh giá kết quả công việc
5.2.2. Lập kế hoạch đào tạo
Thực chất của giai đoạn này là lên kế hoạch và phát triển chương trình đào
tạo. Để thành công cần phải:
- Xác định các mục tiêu và các điều kiện ràng buộc
- Kết hợp 3 yếu tố của sự thành công: thiết kế, phổ biến và hậu cần.
- Xác định chiến lược tối ưu
- Lập kế hoạch tổng quát.
38
Khi lên kế hoạch tổng quát phát triển quá trình đào tạo các nội dung bao
gồm:
- Quan điểm của Lãnh đạo về đào tạo.
- Tên của chương trình đào tạo.
- Các mục tiêu của chương trình đào tạo (các mục tiêu phải cụ thể và có khả
năng đo lường được).
- Nội dung cụ thể của chương trình đào tạo.
- Thứ tự giảng dạy và tài liệu hướng dẫn.
- Xác định nhu cầu, đối tượng đào tạo.
- Ai thực hiện đào tạo, thời gian, chi phí.
- Hình thức, phương pháp đào tạo.
- Chính sách môi trường sau đào tạo.
Khi thiết kế chương trình đào tạo người ta phải chú ý đến nhiều yếu tố:
5.2.2.1. Nội dung đào tạo
- Học các kỹ năng cơ bản hay kiến thức cơ bản.
- Học kinh nghiệm hay học từ lý luận sách vở.
- Phân loại rõ kiến thức được đào tạo (cơ sở, cơ bản, kỹ thuật chuyên sâu,
riêng có của công ty …).
5.2.2.2. Các nguyên tắc của học
Học là mục tiêu của bất kỳ nỗ lực đào tạo nào. Học tập là việc diễn ra ngay
trong bản thân người học và nó là cái cá nhân của người ấy. “Học tập chỉ xảy ra khi
một cá nhân cảm thấy có nhu cầu, thể hiện những nỗ lực của mình để thỏa mãn nhu
cầu đó, và có được những thỏa mãn với kết quả của nỗ lực đó”. (After Leagans,
1971).
Học liên quan đến sự thay đổi. Sự thay đổi diễn ra trong bản thân người học,
giúp cho cá nhân người học thích ứng tốt hơn với môi trường cụ thể.
- Để đào tạo có hiệu quả phải chú ý các nguyên tắc học sau đây:
- Phản hồi: Thông tin ngược thông báo kết quả cho học viên kết quả của họ.
- Thực hành: Nhằm cải thiện một phản xạ một thói quen làm việc.
39
- Sự thích hợp: Nói lên ý nghĩa của quá trình đào tạo với học viên.
- Sự tham gia : Nói lên sự tích cực tham gia của học viên vào quá trình đào
tạo
- Ứng dụng những điều học được.
5.2.2.3. Đặc điểm của học viên
- Số lượng của học viên cũng như khả năng của học viên cũng cần được cân
nhắc trong thiết kế chương trình đào tạo.
5.2.2.4. Giới hạn của tổ chức
Đó là các vấn đề: tài chính, cán bộ giảng dạy, thời gian, hoặc các phương tiện
có thể chỉ ra liệu chương trình đào tạo có thể thực hiện tại chỗ hay lựa chọn khả năng
từ bên ngoài.
5.2.2.5. Các phương pháp đào tạo
Các phương pháp hay kỹ thuật đào tạo phù hợp với việc giảng dạy những nội
dung đào tạo khác nhau.
Đào tạo tiếp nhận thông tin:
Các phương pháp đào tạo phù hợp với việc tiếp nhận thông tin bao gồm các
bài giảng, các buổi thuyết trình, phim, video cũng như các chương trình hướng dẫn
mà trong đó các thông tin có thể được trình bày hoặc trên giấy in, hoặc trên máy vi
tính.
Đào tạo kỹ năng:
Các phương pháp đào tạo thích hợp với đào tạo kỹ năng bao gồm phương
pháp đào tạo bằng công việc cụ thể như đào tạo bằng biện pháp hướng dẫn công
việc (hay còn gọi là phương pháp: nói, chỉ dẫn, làm, và ôn luyện) và huấn luyện
cũng như đào tạo sơ bộ, dạy nghề, và hướng dẫn bằng video.
Đào tạo thay đổi kỹ năng và thái độ giao tiếp:
Các phương pháp phù hợp với chương trình đào tạo thay đổi kỹ năng và thái
độ giao tiếp bao gồm các hội nghị, thảo luận, đóng vai, xây dựng hành vi và huấn
luyện nhạy cảm.
Huấn luyện khả năng ra quyết định và giải quyết vấn đề:
Các phương pháp phù hợp bao gồm: phương pháp phân tích, giải quyết tình
huống, trò chơi kinh doanh.
40
5.2.3. Thực hiện đào tạo
Mục tiêu của học tập và đào tạo là nhằm thay đổi kiến thức, hành vi và thái
độ của người học.
Ở mỗi mục tiêu và mức độ có những phương pháp phù hợp.
Phân loại các hình thức đào tạo
Tiêu thức Các hình thức /phương pháp
Theo định hướng nội dung đào
tạo
- Đào tạo theo định hướng công việc
- Đào tạo theo định hướng doanh nghiệp
Theo mục đích của nội dung đào
tạo
- Đào tạo hướng dẫn công việc cho nhân viên
- Đào tạo huấn luyện kỹ năng
- Đào tạo kỹ thuật an toàn lao động
- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật
- Đào tạo và phát triển các năng lực quản lý
Theo tổ chức hình thức đào tạo - Đào tạo chính quy
- Đào tạo tại chức
- Lớp cạnh xí nghiệp
- Kèm cặp tại chỗ
Theo địa điểm hoặc nơi đào tạo - Đào tạo tại nơi làm việc
- Đào tạo xa nơi làm việc
Theo đối tượng học viên - Đào tạo mới
- Đào tạo lại
Thực hiện quá trình đào tạo cần phải tìm ra các hình thức và các phương
pháp thích hợp nhằm tối ưu hóa quá trình đào tạo. Có nhiều hình thức đào tạo được
phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau:
Có nhiều phương pháp đào tạo và phát triển khác nhau. Tên gọi mỗi phương
pháp có thể khác nhau, nhưng cách đào tạo và nội dung tương đối giống nhau.
Chúng ta chú trọng đến các phương pháp có khả năng áp dụng tại Việt Nam trong
giai đoạn trước mắt cũng như trong tương lai.
41
5.2.4. Đánh giá chương trình đào tạo
Tiêu thức quan trọng nhất trong việc đánh giá chương trình đào tạo vẫn là
hiệu quả làm việc của nhân viên có thay đổi theo hướng mong muốn hay không?
Do đó cần so sánh hiệu quả làm việc của nhân viên trước và sau khi được
đào tạo để xác định liệu chương trình đào tạo có đáp ứng được các mục tiêu đào tạo
hay không.
Trong đánh giá có thể đi vào các vấn đề cụ thể như sau:
- Phản ứng của người học (các học viên có cảm thấy đào tạo là bổ ích hay
không?
- Kết quả học tập (người học học được gì?)
- Áp dụng kết quả học tập (người học có thay đổi hành vi và cách làm của họ
trong công việc hay không?).
- Những hành vi đã thay đổi đó ảnh hưởng đến kết quả của tổ chức. (kết quả
đem lại từ đào tạo?).
- Các học viên có cảm giác tốt đẹp hơn về tổ chức hay công việc đó không
?(thái độ).
Để đo lường phản ứng của người học chúng ta có thể thăm dò ý kiến của họ
thông qua phiếu điều tra đánh giá về khóa học. Sau đây là một ví dụ:
5.3. Các phương pháp đào tạo và phát triển
Nếu xét theo địa điểm của đào tạo, ta có đào tạo tại nơi làm việc và đào tạo
xa nơi làm việc
5.3.1. Đào tạo tại nơi làm việc
Là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ học
được kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công
việc và thường là dưới sự hướng dẫn của người lao động lành nghề hơn. Các
nghiên cứu cho thấy có khoảng 90% các chương trình đào tạo được thực hiện tại
nơi làm việc.
Các dạng đào tạo tại nơi làm việc thường bao gồm:
5.3.1.1. Kèm cặp tại chỗ: (còn gọi là Đào tạo trên công việc)
Cách thức tổ chức đơn giản nhất là trong quá trình thực hiện công việc học
viên sẽ được hướng dẫn bởi những người lành nghề hơn. Phương pháp này có thể
42
áp dụng để đào tạo cả công nhân kỹ thuật lẫn các cấp quản trị. Có ba cách để kèm
cặp là:
- Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp.
- Kèm cặp bởi cố vấn.
- Kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn.
Khi đào tạo công nhân kỹ thuật, quá trình đào tạo được thực hiện như sau:
- Giải thích cho công nhân mới về toàn bộ công việc.
- Thao tác mẫu cách thức thực hiện công việc.
- Để công nhân làm thử từ tốc độ chậm đến nhanh dần.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hướng dẫn giải thích cho công nhân cách
thức để thực hiện công việc tốt hơn.
- Để công nhân tự thực hiện công việc.
- Khuyến khích công nhân khi họ thực hiện công việc đạt tiêu chuẩn chất
lượng.
- Khi đào tạo các quản trị gia, học viên sẽ được làm việc học tập trực tiếp với
người mà họ sẽ thay thế trong tương lai. Người này sẽ có trách nhiệm hướng dẫn
cho học viên cách thức giải quyết các vấn đề trong phạm vi trách nhiệm của công
việc.
+ Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ tổ chức, có thể đào tạo được nhiều người cùng một lúc.
- Ít tốn kém. Trong quá trình đào tạo học viên đồng thời tạo ra sản phẩm.
Doanh nghiệp không cần các phương tiện chuyên biệt như phòng ốc, đội ngũ giảng
dạy…
- Các vấn đề đào tạo sát với thực tế của doanh nghiệp.
- Học viên có thể phản hồi nhanh chóng về kết quả đào tạo.
+ Nhược điểm:
- Người hướng dẫn thường không có kiến thức sư phạm nên hướng dẫn
không bài bản, khoa học nên học viên khó tiếp thu.
- Học viên học cả những thói quen xấu của người hướng dẫn.
- Trong quá trình đào tạo có thể làm gián đoạn sản xuất.
Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl
Bai giảng quan tri nnl

More Related Content

What's hot

Đề án Nghệ thuật quản lý nhân sự - Hồ Thị Ngọc Dung
Đề án Nghệ thuật quản lý nhân sự - Hồ Thị Ngọc DungĐề án Nghệ thuật quản lý nhân sự - Hồ Thị Ngọc Dung
Đề án Nghệ thuật quản lý nhân sự - Hồ Thị Ngọc DungNgoc Dung Thi Ho
 
Lý thuyết quản trị hiện đại nlt
Lý thuyết quản trị hiện đại nltLý thuyết quản trị hiện đại nlt
Lý thuyết quản trị hiện đại nltNgô Thủy
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựctú Tinhtế
 
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực 378908
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực 378908Giáo trình quản trị nguồn nhân lực 378908
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực 378908
HoNguyn678917
 
Thuyet trinh nhom'
Thuyet trinh nhom'Thuyet trinh nhom'
Thuyet trinh nhom'
checkdj
 
Bài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lựcBài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lựcMrCoc
 
Fwdslidemnquntrnhnlc mingithamkhonh
Fwdslidemnquntrnhnlc mingithamkhonhFwdslidemnquntrnhnlc mingithamkhonh
Fwdslidemnquntrnhnlc mingithamkhonhvking01
 
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuậtQuản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuậtHọc Huỳnh Bá
 
Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống
Kỹ năng lãnh đạo theo tình huốngKỹ năng lãnh đạo theo tình huống
Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống
Tạ Minh Tân
 
Du thao giao trinh qtnl 2013
Du thao giao trinh qtnl 2013Du thao giao trinh qtnl 2013
Du thao giao trinh qtnl 2013
Share Tài Liệu Đại Học
 
HỆ THỐNG ÔN TẬP MÔN ĐÀO TẠO & HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN. TS. BÙI QUANG XUÂN
HỆ THỐNG ÔN TẬP MÔN ĐÀO TẠO & HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN. TS. BÙI QUANG XUÂNHỆ THỐNG ÔN TẬP MÔN ĐÀO TẠO & HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN. TS. BÙI QUANG XUÂN
HỆ THỐNG ÔN TẬP MÔN ĐÀO TẠO & HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN. TS. BÙI QUANG XUÂN
Bùi Quang Xuân
 
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực
Giáo trình quản trị nguồn nhân lựcGiáo trình quản trị nguồn nhân lực
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực
Thanh Hoa
 
Đề tài: Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, ...
Đề tài: Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, ...Đề tài: Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, ...
Đề tài: Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
18. kỹ năng lãnh đạo theo tình huống
18. kỹ năng lãnh đạo theo tình huống18. kỹ năng lãnh đạo theo tình huống
18. kỹ năng lãnh đạo theo tình huống
Mai Xuan Tu
 
Quan Tri Hoc -Ch9 Lanh Dao
Quan Tri Hoc -Ch9 Lanh DaoQuan Tri Hoc -Ch9 Lanh Dao
Quan Tri Hoc -Ch9 Lanh Dao
Chuong Nguyen
 
Chuong 1 tong quan ve quan tri nguon nhan luc
Chuong 1 tong quan ve quan tri nguon nhan lucChuong 1 tong quan ve quan tri nguon nhan luc
Chuong 1 tong quan ve quan tri nguon nhan luc
Tuan Vu Thanh Phong
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực bộ phận Quản Lý công ty thép Việt Nam
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực bộ phận Quản Lý công ty thép Việt NamĐề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực bộ phận Quản Lý công ty thép Việt Nam
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực bộ phận Quản Lý công ty thép Việt Nam
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Đề án Nghệ thuật quản lý nhân sự - Hồ Thị Ngọc Dung
Đề án Nghệ thuật quản lý nhân sự - Hồ Thị Ngọc DungĐề án Nghệ thuật quản lý nhân sự - Hồ Thị Ngọc Dung
Đề án Nghệ thuật quản lý nhân sự - Hồ Thị Ngọc Dung
 
Lý thuyết quản trị hiện đại nlt
Lý thuyết quản trị hiện đại nltLý thuyết quản trị hiện đại nlt
Lý thuyết quản trị hiện đại nlt
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
 
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực 378908
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực 378908Giáo trình quản trị nguồn nhân lực 378908
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực 378908
 
Thuyet trinh nhom'
Thuyet trinh nhom'Thuyet trinh nhom'
Thuyet trinh nhom'
 
Bài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lựcBài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lực
 
Fwdslidemnquntrnhnlc mingithamkhonh
Fwdslidemnquntrnhnlc mingithamkhonhFwdslidemnquntrnhnlc mingithamkhonh
Fwdslidemnquntrnhnlc mingithamkhonh
 
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuậtQuản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
 
Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống
Kỹ năng lãnh đạo theo tình huốngKỹ năng lãnh đạo theo tình huống
Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống
 
Du thao giao trinh qtnl 2013
Du thao giao trinh qtnl 2013Du thao giao trinh qtnl 2013
Du thao giao trinh qtnl 2013
 
HỆ THỐNG ÔN TẬP MÔN ĐÀO TẠO & HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN. TS. BÙI QUANG XUÂN
HỆ THỐNG ÔN TẬP MÔN ĐÀO TẠO & HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN. TS. BÙI QUANG XUÂNHỆ THỐNG ÔN TẬP MÔN ĐÀO TẠO & HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN. TS. BÙI QUANG XUÂN
HỆ THỐNG ÔN TẬP MÔN ĐÀO TẠO & HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Nhom 11 de tai 2
Nhom 11 de tai 2Nhom 11 de tai 2
Nhom 11 de tai 2
 
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực
Giáo trình quản trị nguồn nhân lựcGiáo trình quản trị nguồn nhân lực
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực
 
Nhom 12 de tai 2
Nhom 12 de tai 2Nhom 12 de tai 2
Nhom 12 de tai 2
 
Đề tài: Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, ...
Đề tài: Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, ...Đề tài: Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, ...
Đề tài: Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, ...
 
18. kỹ năng lãnh đạo theo tình huống
18. kỹ năng lãnh đạo theo tình huống18. kỹ năng lãnh đạo theo tình huống
18. kỹ năng lãnh đạo theo tình huống
 
Nhom 4 de tai 2
Nhom 4 de tai 2Nhom 4 de tai 2
Nhom 4 de tai 2
 
Quan Tri Hoc -Ch9 Lanh Dao
Quan Tri Hoc -Ch9 Lanh DaoQuan Tri Hoc -Ch9 Lanh Dao
Quan Tri Hoc -Ch9 Lanh Dao
 
Chuong 1 tong quan ve quan tri nguon nhan luc
Chuong 1 tong quan ve quan tri nguon nhan lucChuong 1 tong quan ve quan tri nguon nhan luc
Chuong 1 tong quan ve quan tri nguon nhan luc
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực bộ phận Quản Lý công ty thép Việt Nam
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực bộ phận Quản Lý công ty thép Việt NamĐề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực bộ phận Quản Lý công ty thép Việt Nam
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực bộ phận Quản Lý công ty thép Việt Nam
 

Similar to Bai giảng quan tri nnl

Cơ Sở Lí Luận Về Quản Trị Nguồn Nhân Lực.docx
Cơ Sở Lí Luận Về Quản Trị Nguồn Nhân Lực.docxCơ Sở Lí Luận Về Quản Trị Nguồn Nhân Lực.docx
Cơ Sở Lí Luận Về Quản Trị Nguồn Nhân Lực.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍 Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Cơ sở lý luận về quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về quản trị nhân sự.docx
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Bai giang quan tri nhan su
Bai giang quan tri nhan suBai giang quan tri nhan su
Bai giang quan tri nhan su
Le Ha
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo động lực cho người lao động trong doanh ngh...
Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo động lực cho người lao động trong doanh ngh...Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo động lực cho người lao động trong doanh ngh...
Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo động lực cho người lao động trong doanh ngh...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ NHÂN SỰ, HAY
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ NHÂN SỰ, HAYBÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ NHÂN SỰ, HAY
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ NHÂN SỰ, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480Giáo trình quản trị nguồn nhân lực_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Giới Thiệu Về Quản Trị Nhân Lực
Giới Thiệu Về Quản Trị Nhân LựcGiới Thiệu Về Quản Trị Nhân Lực
Giới Thiệu Về Quản Trị Nhân Lực
Nhóc Tinh Nghịch
 
chuyên đề quản trị nhân sự
chuyên đề quản trị nhân sựchuyên đề quản trị nhân sự
chuyên đề quản trị nhân sựÁi Phan
 
Cơ sở lý luận về nhân viên kinh doanh, công tác đào tạo nhân sự và phát triển...
Cơ sở lý luận về nhân viên kinh doanh, công tác đào tạo nhân sự và phát triển...Cơ sở lý luận về nhân viên kinh doanh, công tác đào tạo nhân sự và phát triển...
Cơ sở lý luận về nhân viên kinh doanh, công tác đào tạo nhân sự và phát triển...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại công ty dv và xd địa...
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại công ty dv và xd địa...Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại công ty dv và xd địa...
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại công ty dv và xd địa...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Tâm lý học
Tâm lý họcTâm lý học
Tâm lý học
TrnHng815648
 
Tâm lý học
Tâm lý họcTâm lý học
Tâm lý học
TrnHng815648
 
ôn tập học phần Quản trị học
ôn tập học phần Quản trị họcôn tập học phần Quản trị học
ôn tập học phần Quản trị học
UynUyn34
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC.docx
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docxCơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Dệt Minh Anh
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Dệt Minh AnhBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Dệt Minh Anh
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Dệt Minh Anh
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Bài tập cuối kỳ - Phạm Tân Tiến (QLKT 4B).docx
Bài tập cuối kỳ - Phạm Tân Tiến (QLKT 4B).docxBài tập cuối kỳ - Phạm Tân Tiến (QLKT 4B).docx
Bài tập cuối kỳ - Phạm Tân Tiến (QLKT 4B).docx
TinPhmTn
 
Cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho người lao động.docx
Cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho người lao động.docxCơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho người lao động.docx
Cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho người lao động.docx
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ...
OnTimeVitThu
 
Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực và ngành công trình đô thị.docx
Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực và ngành công trình đô thị.docxCơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực và ngành công trình đô thị.docx
Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực và ngành công trình đô thị.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 

Similar to Bai giảng quan tri nnl (20)

Cơ Sở Lí Luận Về Quản Trị Nguồn Nhân Lực.docx
Cơ Sở Lí Luận Về Quản Trị Nguồn Nhân Lực.docxCơ Sở Lí Luận Về Quản Trị Nguồn Nhân Lực.docx
Cơ Sở Lí Luận Về Quản Trị Nguồn Nhân Lực.docx
 
Cơ sở lý luận về quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về quản trị nhân sự.docx
 
Bai giang quan tri nhan su
Bai giang quan tri nhan suBai giang quan tri nhan su
Bai giang quan tri nhan su
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo động lực cho người lao động trong doanh ngh...
Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo động lực cho người lao động trong doanh ngh...Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo động lực cho người lao động trong doanh ngh...
Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo động lực cho người lao động trong doanh ngh...
 
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ NHÂN SỰ, HAY
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ NHÂN SỰ, HAYBÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ NHÂN SỰ, HAY
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ NHÂN SỰ, HAY
 
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480Giáo trình quản trị nguồn nhân lực_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
 
Giới Thiệu Về Quản Trị Nhân Lực
Giới Thiệu Về Quản Trị Nhân LựcGiới Thiệu Về Quản Trị Nhân Lực
Giới Thiệu Về Quản Trị Nhân Lực
 
chuyên đề quản trị nhân sự
chuyên đề quản trị nhân sựchuyên đề quản trị nhân sự
chuyên đề quản trị nhân sự
 
Cơ sở lý luận về nhân viên kinh doanh, công tác đào tạo nhân sự và phát triển...
Cơ sở lý luận về nhân viên kinh doanh, công tác đào tạo nhân sự và phát triển...Cơ sở lý luận về nhân viên kinh doanh, công tác đào tạo nhân sự và phát triển...
Cơ sở lý luận về nhân viên kinh doanh, công tác đào tạo nhân sự và phát triển...
 
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại công ty dv và xd địa...
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại công ty dv và xd địa...Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại công ty dv và xd địa...
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại công ty dv và xd địa...
 
Tâm lý học
Tâm lý họcTâm lý học
Tâm lý học
 
Tâm lý học
Tâm lý họcTâm lý học
Tâm lý học
 
ôn tập học phần Quản trị học
ôn tập học phần Quản trị họcôn tập học phần Quản trị học
ôn tập học phần Quản trị học
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC.docx
 
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docxCơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
 
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Dệt Minh Anh
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Dệt Minh AnhBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Dệt Minh Anh
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Dệt Minh Anh
 
Bài tập cuối kỳ - Phạm Tân Tiến (QLKT 4B).docx
Bài tập cuối kỳ - Phạm Tân Tiến (QLKT 4B).docxBài tập cuối kỳ - Phạm Tân Tiến (QLKT 4B).docx
Bài tập cuối kỳ - Phạm Tân Tiến (QLKT 4B).docx
 
Cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho người lao động.docx
Cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho người lao động.docxCơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho người lao động.docx
Cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho người lao động.docx
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ...
 
Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực và ngành công trình đô thị.docx
Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực và ngành công trình đô thị.docxCơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực và ngành công trình đô thị.docx
Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực và ngành công trình đô thị.docx
 

More from Minh Tâm Đoàn

đồ áN xây dựng từ điển multimedia dùng công nghệ ajax trên nền php tài liệu...
đồ áN xây dựng từ điển multimedia dùng công nghệ ajax trên nền php   tài liệu...đồ áN xây dựng từ điển multimedia dùng công nghệ ajax trên nền php   tài liệu...
đồ áN xây dựng từ điển multimedia dùng công nghệ ajax trên nền php tài liệu...Minh Tâm Đoàn
 
45 cau hoi on lich su dang
45  cau  hoi on lich su dang45  cau  hoi on lich su dang
45 cau hoi on lich su dangMinh Tâm Đoàn
 
20 cau hoi on tap mon dlcmcdc svn.doc
20 cau hoi on tap mon dlcmcdc svn.doc20 cau hoi on tap mon dlcmcdc svn.doc
20 cau hoi on tap mon dlcmcdc svn.docMinh Tâm Đoàn
 
1200 câu hỏi trắc nghiệm
1200 câu hỏi trắc nghiệm1200 câu hỏi trắc nghiệm
1200 câu hỏi trắc nghiệmMinh Tâm Đoàn
 
Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbon
Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbonPhuong phap giai nhanh toan hydrocacbon
Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbonMinh Tâm Đoàn
 
Chuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbon
Chuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbonChuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbon
Chuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbonMinh Tâm Đoàn
 
Ngan hang cau hoi hoa huu co
Ngan hang cau hoi hoa huu coNgan hang cau hoi hoa huu co
Ngan hang cau hoi hoa huu coMinh Tâm Đoàn
 
Phuong phap giai toan di truyen
Phuong phap giai toan di truyenPhuong phap giai toan di truyen
Phuong phap giai toan di truyenMinh Tâm Đoàn
 
Cong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoa
Cong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoaCong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoa
Cong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoaMinh Tâm Đoàn
 
tinh don dieu_cua_ham_so.1
tinh don dieu_cua_ham_so.1tinh don dieu_cua_ham_so.1
tinh don dieu_cua_ham_so.1Minh Tâm Đoàn
 
[Svtoantin.com] chuyen de cuc tri
[Svtoantin.com]   chuyen de cuc tri[Svtoantin.com]   chuyen de cuc tri
[Svtoantin.com] chuyen de cuc triMinh Tâm Đoàn
 

More from Minh Tâm Đoàn (13)

đồ áN xây dựng từ điển multimedia dùng công nghệ ajax trên nền php tài liệu...
đồ áN xây dựng từ điển multimedia dùng công nghệ ajax trên nền php   tài liệu...đồ áN xây dựng từ điển multimedia dùng công nghệ ajax trên nền php   tài liệu...
đồ áN xây dựng từ điển multimedia dùng công nghệ ajax trên nền php tài liệu...
 
Sql injection2
Sql injection2Sql injection2
Sql injection2
 
45 cau hoi on lich su dang
45  cau  hoi on lich su dang45  cau  hoi on lich su dang
45 cau hoi on lich su dang
 
20 cau hoi on tap mon dlcmcdc svn.doc
20 cau hoi on tap mon dlcmcdc svn.doc20 cau hoi on tap mon dlcmcdc svn.doc
20 cau hoi on tap mon dlcmcdc svn.doc
 
1200 câu hỏi trắc nghiệm
1200 câu hỏi trắc nghiệm1200 câu hỏi trắc nghiệm
1200 câu hỏi trắc nghiệm
 
1000 cau tn luyen thi dh
1000 cau tn luyen thi dh1000 cau tn luyen thi dh
1000 cau tn luyen thi dh
 
Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbon
Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbonPhuong phap giai nhanh toan hydrocacbon
Phuong phap giai nhanh toan hydrocacbon
 
Chuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbon
Chuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbonChuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbon
Chuyen đề-bai-tập-tổng-hợp-hidrocacbon
 
Ngan hang cau hoi hoa huu co
Ngan hang cau hoi hoa huu coNgan hang cau hoi hoa huu co
Ngan hang cau hoi hoa huu co
 
Phuong phap giai toan di truyen
Phuong phap giai toan di truyenPhuong phap giai toan di truyen
Phuong phap giai toan di truyen
 
Cong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoa
Cong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoaCong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoa
Cong thuc-giai-nhanh-trac-nghiem-hoa
 
tinh don dieu_cua_ham_so.1
tinh don dieu_cua_ham_so.1tinh don dieu_cua_ham_so.1
tinh don dieu_cua_ham_so.1
 
[Svtoantin.com] chuyen de cuc tri
[Svtoantin.com]   chuyen de cuc tri[Svtoantin.com]   chuyen de cuc tri
[Svtoantin.com] chuyen de cuc tri
 

Bai giảng quan tri nnl

  • 1. 1 Chương 1: Tổng quan về quản trị nguồn nhân lực 1.1. Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là những con người cụ thể đảm nhận một chức vụ hay một vị trí công tác nào đó trong tổ chức. Có các cách hiểu khác nhau nhưng về cơ bản khái niệm về nguồn nhân lực được xác định bởi những thông tin: - Quy mô lực lượng lao động. - Cơ cấu lực lượng này theo các đặc tính: giới tính, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngành nghề… - Sự nỗ lực, tận tâm, khả năng sáng tạo, sự trung thực… Nguồn nhân lực là toàn bộ khả năng về sức lực, trí tuệ của mọi cá nhân trong tổ chức, bất kể vai trò của họ là gì. ❖ Quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên. 1.2. Các mô hình quản trị nguồn nhân lực 1.2.1. Luật pháp Trong loại mô hình này, các chức năng quản trị nguồn nhân lực chú trọng đặc biệt lên sự hiểu biết các vấn đề luật pháp nhằm giúp cho các doanh nghiệp tránh được các tranh chấp lao động, các rắc rối liên quan đến pháp luật như vi phạm nội quy về an toàn vệ sinh lao động, về các chế độ về thù lao, về tuyển dụng, sa thải, cho nghỉ việc,v.v… 1.2.2. Tài chính Mô hình tài chính chú trọng đến việc giải quyết hài hòa các mối quan hệ về thu nhập giữa các nhân viên, tạo ra cơ cấu hợp lý giữa tiền lương, phụ cấp, thưởng, phúc lợi trong thu nhập của người lao động và sử dụng các chi phí liên quan đến nhân viên sao cho có hiệu quả cao nhất. Ở các nước đang phát triển, nơi đại bộ phận người lao động có thu nhập rất thấp, mô hình tài chính được phát huy tác dụng tốt. 1.2.3. Quản trị Mô hình quản trị có hai kiểu áp dụng. Ở kiểu thứ nhất, các cán bộ quản trị nguồn nhân lực hiểu, chia sẻ các mục tiêu, giá trị, quan điểm và làm việc với các quản trị gia trực tuyến để cùng đưa ra các giải pháp cho các vấn đề của doanh
  • 2. 2 nghiệp. Trong kiểu thứ hai, cán bộ phòng quản trị nguồn nhân lực sẽ giữ vai trò của người huấn luyện các chức năng quản trị nguồn nhân lực như tuyển dụng, trả lương, khen thưởng, đánh giá nhân viên. 1.2.4. Nhân văn Tư tưởng chỉ đạo trong mô hình này là quản trị nguồn nhân lực tồn tại để phát triển và thúc đẩy các giá trị và tiềm năng con người trong tổ chức. Cán bộ phòng nhân lực có sự đồng cảm sâu sắc với các cá nhân trong tổ chức và tạo điều kiện giúp họ tự phát triển cá nhân và thăng tiến trong nghề nghiệp. 1.2.5. Khoa học hành vi Người quản trị phải hiểu được vị trí của mỗi cá nhân trong tổ chức, bản chất của mối quan hệ làm việc tốt đẹp là người lao động làm việc với ai chứ không phải dưới quyền ai và nhấn mạnh tầm quan trọng của kiểm tra chứ không phải bị kiểm tra. 1.3. Các triết lý quản trị nguồn nhân lực 1.3.1. Thuyết X Quan điểm của học thuyết này là: Con người về bản chất là không muốn làm việc, họ quan điểm rằng cái mà họ làm không quan trọng bằng cái mà họ kiếm được. Vì thế mà họ rất ít muốn làm một công việc mang tính nặng nhọc vất vả đòi hỏi tính sáng tạo kiên nhẫn. Các nhà quản trị cần phải thường xuyên giám sát kiểm tra chặt chẽ cấp dưới và người lao động. Phân chia công việc thành những phần nhỏ dễ làm, dễ thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác. Áp dụng hệ thống trật tự rõ ràng và một chế độ khen thưởng hoặc trừng phạt nghiêm khắc.Học thuyết này đã tác động phần nào đó tiêu cực tới người lao động và làm cho họ cảm thấy sợ hãi, lo lắng. Khiến họ chấp nhận cả những việc nặng nhọc và vất vả, đơn điệu miễn là họ được trả công xứng đáng và người chủ công bằng. Hậu quả của triết lý này sẽ tác động không tốt đến việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực vì điều này làm người lao động bị lạm dụng sức khỏe, tổn hại thể lực, dần dần mất đi tính sáng tạo kiên nhẫn. 1.3.2. Thuyết Y
  • 3. 3 Học thuyết này quan điểm rằng: Con người muốn cảm thấy mình có ích và quan trọng, muốn chia sẻ trách nhiệm và tự khẳng định mình. Con người muốn tham gia vào công việc chung, con người có những khả năng tiềm ẩn rất lớn cần được khai thác và phát huy. Nhà quản trị cần phải để cấp dưới thực hiện được một số quyền tự chủ nhất định và tự kiểm soát cá nhân trong quá trình làm việc. Cần phải có quan hệ hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa cấp trên và cấp dưới. Những quan điểm trên sẽ tác động tích cực tới người lao động. Làm cho người lao động thấy mình có ích và quan trọng, có vai trò nhất định trong tập thể do đó họ càng có trách nhiệm. Họ sẽ thấy cần phải tự nguyện, tự giác làm việc tận dụng khai thác tiềm năng của mình để làm việc hiệu quả hơn và sáng tạo hơn. 1.3.3. Thuyết Z Đây là học thuyết đặc trưng theo mô hình quản trị kiểu của Nhật. Mô hình quản lý này cho rằng sự tư duy, sự thông minh không phải bằng kỹ thuật, hay công cụ quản lý hiệu quả mà bằng cách nhìn nhân văn của người quản lý đối với người bị quản lý. Nội dung của thuyết Z là: Năng suất đi đôi với niềm tin, phương pháp quản lý là loại bỏ lòng nghi kỵ, phải xây dựng và thúc đẩy niềm tin nhờ vào sự thẳng thắn và trung thực của những cá nhân cùng làm việc với nhau, công nhận liên đới trách nhiệm trong công việc sẽ là động lực chính để tăng năng suất lao động. Học thuyết cho rằng sự tinh tế trong các mối quan hệ ứng xử giữa con người với con người đem lại cho cuộc sống hiệu quả hơn, cân bằng hơn và chất lượng hơn, và tính thân mật là một trong những yếu tố quan trọng của một xã hội lành mạnh, khả năng cho và nhận trong tình bạn chân thành là cội nguồn thật sự của tình thân. Tình thân loại bỏ những hành vi vị kỷ và bất lương trong nội bộ tổ chức. Học thuyết nêu cao tính cộng đồng, mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người. Mỗi người là phần không thể thiếu trong tập thể, lôi cuốn mọi người vào quá trình ra quyết định, sau khi thống nhất thì ai cũng coi là quyết định của mình, ý kiến của mình, do đó người ta có thể chống lại ý kiến của chính mình. Thuyết Z không dùng những kích thích cá nhân như trả lương theo sản phẩm, tăng lương theo năng suất lao động, không có danh hiệu cá nhân xuất sắc. Chế độ làm việc suốt đời gắn cuộc đời mình và các thế hệ sau với tổ chức là đặc điểm quan trọng nhất của toàn bộ hệ thống quản lý Nhật Bản.
  • 4. 4 Các nội dung của học thuyết được cụ thể dưới các đặc điểm sau đây: Đảm bảo đời sống và công tác lâu dài cho người lao động, tạo được bầu không khí gia đình trong tổ chức. Đảm bảo tính công bằng đối với tất cả những người lao động có năng lực như nhau, bình đẳng về điểm xuất phát. Khi thăng tiến phải có từng thời điểm, theo quá trình công tác của người lao động. Phải trải qua quá trình đảm trách công việc ở các lĩnh vực khác nhau. Luôn biết đặt lợi ích của tổ chức lên trên lợi ích của cá nhân. Luôn đặt niềm tin vào người lao động để tạo cho mỗi thành viên tự khẳng định vai trò vị trí của mình trong tổ chức. Tạo cho người lao động có cùng trách nhiệm, tham gia vào việc ra các quyết định. 1.4. Thách thức của quản trị nguồn nhân lực Làm thế nào để hài hòa được lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động là công việc mà người phụ trách nhân sự phải lo toan tính toán hàng ngày. Tuỳ theo thực tế của doanh nghiệp, người phụ trách nhân sự luôn phải tìm ra cách ứng phó với các thực tế xảy ra, biết tháo gỡ các khó khăn và xây dựng được tính đoàn kết trong doanh nghiệp, từ đó tạo ra sức mạnh phát triển doanh nghiệp. - Luôn gặp phải những phàn nàn về chính sách lương Đây là điều mà rất nhiều giám đốc nhân sự gặp phải. Không chỉ ở doanh nghiệp có mặt bằng lương thấp, mà ngay cả các doanh nghiệp có mặt bằng lương cao hơn mức trung bình. Nguyên nhân của việc này có thể do chính giám đốc nhân sự thiếu cơ sở về việc đánh giá kinh nghiệm, trình độ đào tạo và các công việc trước đây cũng như sự phát triển kỹ năng của từng cán bộ, nhân viên. Cũng từ nguyên nhân thiếu cơ sở trong việc phân tích và phân loại các mức lương cho người lao động hay trong việc đưa ra định mức đánh giá kết quả hoạt động, giám đốc nhân sự không chỉ ra được mức lương hợp lý và công bằng trong hệ thống nhân sự. Tuy nhiên, giám đốc nhân sự vẫn chỉ là giám đốc nhân sự. Thái độ, cách thức điều hành của tổng giám đốc điều hành (hay có thể là do quyết định của hội đồng quản trị) đôi khi cũng làm cho chính sách nhân sự không nhất quán, thiếu tính ổn định, làm cho giám đốc nhân sự lúng túng, bị động và thiếu linh hoạt trong việc sắp xếp hệ thống tiền lương. Cũng có thể do các "sức ép tế nhị", giám đốc nhân sự không thể thực hiện được đầy đủ các mối quan hệ giữa tiền lương và giá trị công việc của từng người lao động, dẫn đến sự mất công bằng trong hệ thống tiền lương. - Đối diện với tình trạng tỷ lệ luân chuyển lao động tăng cao
  • 5. 5 Các giám đốc nhân sự đôi khi bị hoảng hốt bởi tình trạng chất lượng lao động đi xuống, năng suất lao động thấp kém…, rồi dần dà xảy ra tình trạng lao động cũ bỏ đi, lao động mới vào xin việc liên tục. Việc đăng tuyển, tổ chức thi cử, phỏng vấn cứ diễn ra triền miên…làm bộ phận nhân sự bị lao tâm khổ tứ. Các giám đốc nhân sự sáng suốt hơn sẽ đặt ra các câu hỏi như liệu đã công bằng, đã chính xác và nhất quán trong việc trả lương chưa; liệu đã xác định chính xác tỷ lệ lương, lợi ích và chi phí của người lao động cũng như thời gian nghỉ phép và thái độ làm việc của người lao động; liệu người lao động có biết, có hiểu, có đồng ý với những nguyên tắc quản lý, chính sách được vận dụng trong quản lý nhân lực không. - Hài hòa các mối quan hệ nội bộ phức tạp Các mối quan hệ giữa người lao động với người lao động, giữa người lao động với người sử dụng lao động thường rất phức tạp nên việc điều hoà các mối quan hệ đó là việc rất vất vả, đầy tính nhạy cảm và phải biết cách xử lý nghệ thuật của nhà quản trị nhân sự. Không phải người phụ trách nhân sự nào cũng thạo nghề và biết cách hoá giải những khó khăn gặp phải. Nhiều cán bộ quản trị nhân sự thiếu kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết phục người lao động và thuyết phục cả người sử dụng lao động trong quá trình hoá giải các mâu thuẫn nội tại hoặc trong quá trình thuyết phục cấp trên chấp thuận kế hoạch do mình đề xuất. Thông thường, cán bộ quản trị doanh nghiệp kiêm luôn đại diện cho công đoàn trong doanh nghiệp, nên việc đàm phán với người lao động để đưa ra được một chính sách hài hoà lợi ích là rất quan trọng. Trong bối cảnh hội nhập và có xu hướng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường lao động hiện nay, các nhà quản trị nhân sự luôn phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Giám đốc nhân sự chuyên nghiệp, biết việc - biết làm đúng là người có vị trí thật sự quan trọng hơn nếu công ty có chiến lược phát triển bài bản, vững chắc. 1.5. Nội dung quản trị nguồn nhân lực 1.5.1. Mô tả công việc Một bản mô tả công việc là văn bản nêu ra các nhiệm vụ và trách nhiệm liên quan tới một công việc được giao và những điều kiện đối với người làm nhiệm vụ đó. Bản mô tả công việc phải được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, tạo ra sự so sánh
  • 6. 6 với các công việc khác và dễ hiểu đối với người giao cũng như người nhận công việc đó. Những thông tin mà một bản mô tả công việc cần có: Không có một mẫu chuẩn nào dành cho các bản mô tả công việc vì có quá nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên một bản mô tả công việc được cho là hiệu quả đều gồm các thông tin sau: - Tên công việc của người được tuyển vào cho việc đó, vị trí trong sơ đồ tổ chức, nơi làm việc: thành phố nào, nhà máy nào, phòng nào, máy móc gì v.v. - Công việc cần thực hiện: Có bản mô tả chính xác ai là người thực hiện công việc đó, người đó sẽ tiến hành ra sao và tại sao lại làm công việc đó. Xác định phạm vi và mục đích công việc. Những hướng dẫn chi tiết bao gồm công việc được giao, nhiệm vụ cụ thể, phạm vi trách nhiệm, quyền hạn, quan hệ công việc, phương pháp cụ thể, thiết bị kĩ thuật, điều kiện làm việc và những ví dụ cụ thể được diễn đạt theo một trình tự thời gian hoặc logic. - Chỉ dẫn chi tiết về công việc: Những kĩ năng tinh thần (nền tảng giáo dục, kiến thức công việc, trách nhiệm công việc) và những kĩ năng về thể chất, điều kiện làm việc là những yếu tố quan trọng trong bản mô tả công việc . - Tiêu chuẩn thực hiện công việc: Hầu hết những bản mô tả công việc đều nêu rõ nhiệm vụ cụ thể nhưng không yêu cầu cần phải thực hiện tốt công việc đó ở mức nào. Những tiêu chuẩn đối với việc thực hiện công việc đã loại bỏ được yếu tố không rõ ràng này. ❖ Nội dung của bản mô tả công việc Bản mô tả công việc có thể tiến hành theo 4 bước: lập kế hoạch, thu thập thông tin, viết lại và phê chuẩn. Bước 1. Lập kế hoạch: Việc chuẩn bị tốt dẫn tới kết quả tốt. Giai đoạn chuẩn bị cần phải xác định các trách nhiệm chính và công tác kiểm tra đánh giá? - Công việc đó nhằm đạt được cái gì? (Nhiệm vụ) - Người đảm đương công việc đó cần phải nỗ lực như thế nào? (Trách nhiệm) - Kết quả công việc được đánh giá như thế nào? (Kiểm tra) Bước 2. Thu thập thông tin: Điều quan trọng là thu thập thông tin đầy đủ để đặt công việc vào một hoàn cảnh có liên quan đến các công việc khác trong cơ cấu
  • 7. 7 tổ chức và thông báo về các mối quan hệ có liên quan. Vị trí công việc được miêu tả rõ nhất bằng sơ đồ. Bước 3. Phác thảo bản mô tả công việc: Điều này nghĩa là chuyển những thông tin đã thu thập thành bản mô tả công việc nhằm mục đích giúp người làm công việc đó và người quản lý có thể hình dung cùng một bức tranh giống nhau và bao quát được phạm vi công việc. Bản mô tả công việc có thể do người làm công việc đó hoặc người quản lý soạn, đôi khi người quản lý viết bản thảo sau khi đã thảo luận với người đảm đương công việc. Bước 4. Phê chuẩn bản mô tả công việc: Người làm công việc đó và người quản lý phải cùng nhau thảo luận và nhất trí về văn bản mô tả công việc. Người làm công việc đó và người giám sát hoặc người quản lý phải cùng thống nhất xem nên giải quyết như thế nào khi người làm công việc đó gặp phải những vấn đề cần giải quyết. Người quản lý cần chỉ đạo cấp dưới sao cho cùng thống nhất về bản mô tả công việc đảm bảo công việc tiến hành thuận lợi mà không có kẽ hở hoặc sự chồng chéo lên nhau. ❖ Nội dung chính của bảng tiêu chuẩn công việc: Các công việc rất đa dạng nên các yêu cầu của công việc cũng rất đa dạng, phong phú. Những yêu cầu chung của bảng tiêu chuẩn công việc là: - Trình độ văn hoá, chuyên môn và các khoá đào tạo đã qua. - Các môn học chủ yếu của các khoá được đào tạo, kết quả thi các môn học chủ yếu và tốt nghiệp. Trình độ ngoại ngữ: cần biết ngoại ngữ gì và mức độ về đọc, nghe và viết. - Thâm niên công tác trong nghề và các thành tích đã đạt được. - Tuổi đời; Sức khoẻ; Ngoại hình; Năng khiếu đặc biệt và các yêu cầu đặc biệt. - Hoàn cảnh gia đình; Tham vọng cầu tiến, sở thích, nguyện vọng cá nhân. - Các tiêu chuẩn đặc thù khác theo yêu cầu của công việc 1.5.2. Chế độ tuyển dụng Việc tuyển dụng nhân viên phải căn cứ vào nhu cầu công việc và định hướng phát triển nguồn lực của Công ty.
  • 8. 8 Người được tuyển dụng phải đáp ứng được tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, của nghề cần tuyển và các điều kiện quy định của từng đơn vị. Có đủ sức khoẻ để đảm nhận công việc và có nguyện vọng phục vụ lâu dài gắn bó với đơn vị, tuổi đời phù hợp. Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục. 1.5.3. Đào tạo, phát triển Đào tạo: được hiểu là hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình. Nói một cách cụ thể đào tạo liên quan đến việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng đặc biệt, nhằm thực hiện những công việc cụ thể một cách hoàn hảo hơn. Phát triển: là hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt, liên quan tới việc nâng cao khả năng trí tuệ và cảm xúc cần thiết để thực hiện các công việc tốt hơn hoặc mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức. 1.5.4. Trả lương Tiền lương là khoản tiền doanh nghiệp trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận, nhưng phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu. Doanh nghiệp có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán, có thể trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản . 1.5.5. Ra quyết định, chế độ trách nhiệm Chế độ trách nhiệm, không chỉ là trách nhiệm tập thể, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị mà còn là trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là cá nhân người đứng đầu. Đó là một yêu cầu có tính pháp lý có chiều sâu lương tâm, đạo lý rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo, quản lý và quản trị xã hội, phát triển đất nước cũng như từng địa phương đơn vị. Điều đó không mới và có lẽ ai cũng biết, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nhưng đó lại là một yếu kém không nhỏ và kéo dài nhiều năm trong chế độ lãnh đạo, quản lý. Bởi trong thực tế, không ít nơi chỉ chú ý “trách nhiệm tập thể”, chung chung, còn trách nhiệm cá nhân thì mờ nhạt, thiếu cơ chế, chế tài “chịu trách nhiệm”.
  • 9. 9 1.5.6. Công đoàn Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vị chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật. Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và phát triển bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Chức năng của Công đoàn là một chính thể, một hệ thống đồng bộ, đan xen tương tác lẫn nhau. Trong đó, chức năng bảo vệ quyền, lợi ích người lao động mang ý nghĩa trung tâm - mục tiêu hoạt động công đoàn. Từ các chức năng này sẽ định ra các nhiệm vụ cụ thể của Công đoàn.
  • 10. 10 Chương 2: Hoạch định nguồn nhân lực 2.1. Khái niệm Hoạch định là quá trình xác định những mục tiêu của tổ chức và phương thức tốt nhất để đạt được những mục tiêu đó. Như vậy công tác kế hoạch theo nghĩa trên phải bao gồm đồng thời hai quá trình xác định mục tiêu (cái gì cần phải làm?); Xác định con đường đạt đến mục tiêu (làm cái đó như thế nào?). Hoạch định nguồn nhân lực bao gồm việc dự báo nhu cầu và cung lao động, sau đó lên các chương trình cần thiết để đảm bảo rằng tổ chức sẽ có đúng số nhân viên với đúng các kỹ năng vào đúng nơi và đúng lúc. Hoạch định nguồn nhân lực liên quan đến dòng người vào, dịch chuyển và ra khỏi tổ chức 2.2. Quy trình hoạch định nguồn nhân lực 2.2.1. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực Để dự báo được nhu cầu nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích môi trường và các nhân tố ảnh hưởng Môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố như khung cảnh kinh tế, dân số và lực lượng lao động trong xã hội, luật lệ của nhà nước, văn hóa và xã hội, đối thủ cạnh tranh, khoa học kỹ thuật, khách hàng, và chính quyền/đoàn thể. Sau khi phân tích kỹ môi trường bên ngoài, công ty sẽ đề ra sứ mạng (mission) và mục tiêu của toàn doanh nghiệp. Từ mục tiêu này, doanh nghiệp sẽ đề ra chiến lược và chính sách nhân lực cho toàn doanh nghiệp. Môi trường bên trong bao gồm sứ mạng và mục đích của công ty, chính sách và chiến lược của công ty, bầu không khí văn hóa của công ty, các cổ đông, và sau cùng là công đoàn. Mỗi loại sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức sẽ sản xuất kinh doanh và đưa ra thị trường sẽ yêu cầu số lượng, chất lượng, trình độ lao động, kết cấu nghề nghiệp và trình độ lành nghề, kỹ năng lao động của nguồn nhân lực rất khác nhau. Do đó, công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực cần xem xét thật kỹ mức độ phức tạp của sản phẩm để xác định loại lao động với cơ cấu trình độ lành nghề phù hợp. Các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp việc dự báo về bán hàng và sản xuất sản phẩm…sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu tương lai của nó. Khi dự báo có sự tăng trưởng, có sự đầu tư mới mở rộng sản xuất hoặc tiến hành một công việc mới, một sản phẩm mới… thì nhu cầu về nhân lực sẽ tăng lên và ngược lại, khi có suy giảm, hay thu hẹp sản xuất – kinh doanh thì tất yếu dẫn đến nhu cầu về nhân lực sẽ giảm đi
  • 11. 11 2.2.2. Phân tích thực trạng nguồn nhân lực Phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực nhằm xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp. Quản trị nguồn nhân lực nhằm xác định được các điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi của doanh nghiệp. Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp vừa có tính chất hệ thống, vừa có tính chất quá trình. a. Phân tích mức cung nội bộ Việc phân tích mức cung nội bộ được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc đơn giản: – Đầu tiên xác định xem hiện nay có bao nhiêu người trong mỗi công việc. – Tiếp đến, mỗi công việc ước tính sẽ có bao nhiêu người sẽ ở lại chỗ cũ, bao nhiêu người sẽ chuyển sang công việc khác và bao nhiêu người sẽ rời bỏ công việc của mình và tổ chức đó. b. Xác định những quá trình phát triển dự kiến Xác định những quá trình phát triển dự kiến là giai đoạn thứ ba trong quản lý công việc, năng lực và nguồn nhân lực. Đây là công việc rất quan trọng bởi nó quyết định tính thích đáng của hoạt động quản lý dự báo sau đó nếu các yếu tố vận động mang tính quyết định không được xem xét kỹ càng, sự nhìn nhận về tương lai và nhu cầu tương lai có nguy cơ sẽ bị lệch lạc. Giai đoạn này bắt đầu bằng việc thống kê tất cả các yếu tố nội tại và ngoại lai có khả năng làm biến đổi nhu cầu về nguồn nhân lực hoặc ảnh hưởng tới nội dung công việc và năng lực mà công việc đòi hỏi, thậm chí tạo ra những công việc mới hoặc làm mất đi một số công việc cũ. c. Xác định nhu cầu tương lai về công việc, năng lực và nguồn nhân lực Đây là giai đoạn phân tích các yếu tố và kế hoạch phát triển đã được xác định để nghiên cứu tác động của chúng đối với công việc và nhu cầu biên chế, từ đó cho phép chỉ rõ nội dung của các công việc trong tương lai, với những năng lực mà những công việc này đòi hỏi cũng như số lượng biên chế cần thiết cho mỗi công việc. Đây là giai đoạn phức tạp nhất trong các giai đoạn tạo nên kết cấu của hoạt động quản lý dự báo công việc, năng lực và nguồn nhân lực. Việc thể hiện một yếu tố phát triển thành nhu cầu tương lai về biên chế, về năng lực không phải là điều
  • 12. 12 đơn giản. Công việc này càng phức tạp hơn khi cần phải xem xét, phối kết hợp một số yếu tố tác động qua lại, thậm chí triệt tiêu nhau. d. Phân tích sự chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn lực tương lai. Việc phân tích sự chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn lực tương lai là giai đoạn dễ thực hiện nhất trong quản lý dự báo công việc, năng lực và nguồn nhân lực. Giai đoạn này chỉ bao hàm việc đánh giá sự khác biệt về lượng và về chất giữa kết quả dự báo về nguồn nhân lực và việc xác định nhu cầu tương lai đã thực hiện trước đó. Về một phương diện nào đó, đây là giai đoạn tính toán đơn thuần, phân tích phần tồn dư giữa nhu cầu và nguồn lực. Có thể xác định 7 loại chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn lực sau đây: - Thừa biên chế trong một số công việc và nghề nghiệp; - Thiếu biên chế trong một số công việc và nghề nghiệp; - Một số công việc và nghề nghiệp tương lai sẽ đòi hỏi những năng lực cao hơn hiện tại; - Một số công việc hoặc nghề nghiệp đòi hỏi những năng lực mới cùng mức độ như những năng lực cần có hiện nay; - Có thêm những công việc hoặc nghề nghiệp mới; - Sự mất đi một số công việc hoặc nghề nghiệp hiện có. Bản phân tích này cho phép xác định những xu hướng chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn nhân lực. Tương tự như vậy, bên cạnh sự biến động của năng lực trong một công việc nào đó, cần phát hiện những khuynh hướng chủ yếu tác động đến yếu tố định tính của hệ thống việc làm. Để làm được điều này, cần tính đến: - Tỷ lệ phần trăm những “công việc nhạy cảm”, mà nội dung của chúng sẽ thay đổi so với tỷ lệ phần trăm những công việc sẽ ổn định; - Tỷ lệ phần trăm nhân viên làm việc trong những “công việc nhạy cảm”; - Tỷ lệ phần trăm nhân viên đảm nhiệm những công việc mà trình độ năng lực cần có sẽ tăng; - Tỷ lệ phần trăm nhân viên đảm nhiệm những công việc mà trình độ năng lực cần có giảm; - Tỷ lệ phần trăm nhân viên đảm nhiệm những công việc đòi hỏi phải được trang bị thêm những năng lực mới, nhưng cùng trình độ với năng lực mà họ nắm vững hiện nay.
  • 13. 13 - Đánh giá thực chất nguồn nhân lực của doanh nghiệp Việc phân tích sẽ làm rõ thực trạng về nguồn nhân lực hiện có của doanh nghiệp và mức độ sử dụng nó. Nó có ý nghĩa rất lớn cho ta hiểu hơn về nguồn nhân lực hiện tại của doanh nghiệp và thông qua đó làm cơ sở cho sự dự báo cả về nhu cầu cũng như về nguồn cung cấp nhân lực trong tương lai. Để làm điều này cần thu thập đầy đủ các thông tin sau đây: + Số lượng và chất lượng lao động của toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận phòng ban, tổ sản xuất + Số lượng nam, nữ và bậc thợ bình quân trong toàn doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận của doanh nghiệp. + Tháp tuổi và thâm niên công tác của lực lượng lao động; + Tình hình sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp (số ngày làm việc có hiệu quả trong năm, số ngày nghỉ ốm, hội họp, học tập, nghỉ phép, số giờ lao động bình quân có hiệu quả trong ngày…); + Tình hình năng suất lao động bình quân của công nhân sản xuất, công nhân viên sản xuất công nghiệp. Nhịp độ tăng năng suất lao động trong một số năm gần đây; + Tình hình tuyển dụng, đề bạt, kỷ luật lao động trong một số năm qua; + Tình hình nghỉ hưu, ra đi, thay đổi, thuyên chuyển, tai nạn lao động (chết người) trong một số năm gần đây; + Kết quả đánh giá nguồn nhân lực trong những năm đã qua… 2.2.3. Đưa ra quyết định tăng hoặc giảm nguồn nhân lực Trên cơ sở phân tích nhu cầu nguồn nhân lực trong các kế hoạch dài hạn và nguồn nhân lực sẵn có, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chính sách và một số chương trình, kế hoạch nguồn nhân lực nhằm giúp doanh nghiệp điều chỉnh, thích nghi với các yêu cầu mới. 2.2.4. Lập kế hoạch thực hiện Kế tiếp kế hoạch nhân lực là một phương tiện đơn giản để dự báo diễn biến nhân lực của doanh nghiệp, mà trong đó các nhà quản lý nhân lực ước tính số lượng nhân công sẽ làm việc trong kế hoạch tương lai có tính đến sự thay đổi (thăng tiến, thuyên chuyển hay về nghỉ hưu…) ; kể cả khi có những công việc mới, công việc có khả năng thay đổi…Một trong những công cụ quan trọng thường được
  • 14. 14 sử dụng là “ma trận chuyển tiếp” (mà thực chất là bảng biểu diễn tỷ lệ nhân công ở các công việc hai giai đoạn hiện tại và tương lai). Xét ví dụ ở dưới đây, mô tả số lao động hiện tại của một doanh nghiệp theo phân loại lao động như: cán bộ, các đốc công, nhân viên kỹ thuật và nhân viên không kỹ thuật. Trong năm kế tiếp người ta đã dự báo được số người ra đi và về nghỉ hưu, số thăng tiến nhờ việc đi học và được đề bạt. Doanh nghiệp có thể biết được khá chắc chắn số lao động trong năm tới bằng cách tính toán đơn giản như sau: Số lao động năm sau theo mỗi loại = Số lao động của loại đó năm trước+ Số được thăng tiến – Số ra đi, số thăng tiến hay về nghỉ hưu của mỗi loại 2.3. Xác định nhu cầu tuyển dụng - Tuyển dụng thay thế: Thay thế nhân viên xin thôi việc, bị sa thải… hoạt động tuyển dụng phải được thực hiện nhanh chóng để đảm bảo tính liên tục của công việc. Do thường có sức ép từ cấp trên đòi hỏi có ngay nhân viên thay thế, phòng quản lý nhân lực dễ có nguy cơ không đảm bảo chất lượng tuyển dụng. Thay thế tạm thời nhân viên đi vắng, bị bệnh… với một hợp đồng lao động có thời hạn (thường là ngắn). Hoạt động này cũng phải được thực hiện gấp rút để đảm bảo tính liên tục của công việc. Thay thế nhân viên được thăng chức, thuyển chuyển hoặc nghỉ hưu… Hoạt động này cần phải được chuẩn bị trước một khoảng thời gian, tốt nhất là trước khi nhân viên cũ rời khỏi chức vụ vì nhân viên cũ có thể giúp đỡ, hướng dẫn nhân viên trong việc hoà nhập với môi trường công tác. - Tuyển dụng ứng phó: hoạt động này thường diễn ra khi doanh nghiệp nhận được khối lượng công việc lớn trong một khoảng thời gian nhất định. Để đảm bảo tiến độ sản xuất, doanh nghiệp sẽ cần tuyển dụng lao động trong khoảng thời gian đó. Cũng có thể tuyển dụng ứng phó trong trường hợp doanh nghiệp cần một vị trí nhân viên tạm thời, ví dụ nhân viên tiếp thị trong giai đoạn đầu sản phẩm mới tung ra thị trường… Hình thức này cũng chứa đựng rủi ro vì nhân viên sẽ thiếu động lực làm việc cũng như có thể thiếu trình độ chuyên môn đảm bảo cho năng lực cạnh tranh của toàn doanh nghiệp. - Tuyển dụng ngẫu nhiên: hoạt động này thường xuất phát từ một yêu cầu xin việc của một ứng viên có tiềm năng lớn, của một nhân viên đang làm việc cho đối thủ cạnh tranh, cho khách hàng, cho nhà cung cấp… Đôi khi nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp lại ngẫu nhiên trùng hợp với yêu cầu xin việc.
  • 15. 15 - Tuyển dụng dự án: hoạt động này đi đôi với một dự án hay một chương trình của doanh nghiệp tạo ra nhu cầu lao động. Ví dụ một kế hoạch tiếp thị sang thị trường nước ngoài hay một dự án công nghệ cao. - Tuyển dụng thường niên: hoạt động này phụ thuộc vào ngân sách và kế hoạch quản lý dự trù nguồn nhân lực. Ở một số tập đoàn lớn, thương lượng ngân sách giữa các giám đốc khu vực và tổng giám đốc thường bao gồm cả dự trù nhân lực và chi phí nhân lực. Kế hoạch này được thiết lập trên cơ sở các hoạt động trong năm tiếp theo, ước tính lượng nhân viên sẽ thôi việc, số vắng mặt… Việc tuyển dụng cũng diễn ra theo phương thức không chính thống. Nhiều chủ doanh nghiệp tuyển dụng thêm các nhân viên khi gặp họ trong quá trình làm việc. Trình độ của các nhân viên này do vậy được người chủ doanh nghiệp nắm bắt rõ hơn. 2.4. Tinh giản biên chế Để dẹp bỏ và cải tạo những ý nghĩ và cảm xúc tiêu cực, hệ quả của việc cắt giảm nhân sự, là cảm xúc tích cực và sự cảm thông chân thành. Trong khoảng từ hai đến ba tuần đầu tiên sau đợt cắt giảm nhân sự, bạn nên thường xuyên thể hiện sự cảm thông với cảm xúc của nhân viên. Sự cảm thông ở đây cần được hiểu là nắm bắt suy nghĩ và cảm nhận của người khác mà không có ý định ngăn chặn hoặc làm thay đổi cảm nhận hay suy nghĩ đó. Sau khi chấm dứt hai đến ba tuần cảm thông đó, giờ đã đến lúc bạn bắt đầu việc dẹp bỏ những ý nghĩ tiêu cực bằng việc đưa vào những cảm xúc tích cực. Cảm xúc tích cực được nhắc đến ở đây là sự lạc quan, niềm hy vọng và tin tưởng vào viễn cảnh của công ty. Giám đốc nhân sự và các lãnh đạo khác trong công ty cần thể hiện được tinh thần này khi làm việc, thậm chí nếu bắt gặp nhân viên nào biểu hiện cảm xúc tiêu cực thì lãnh đạo phải tận dụng cơ hội này để tiếp xúc, trò chuyện và chia sẻ với anh ta/cô ta rằng tại sao họ lại có lối suy nghĩ tích cực. Lưu ý rằng bạn không nên cho phép nhân viên làm lây lan cảm xúc tiêu cực sang bạn. Vì bạn đã làm việc này ở giai đoạn cảm thông nên không cần thiết cho phép một nhân viên chia sẻ lần nữa các cảm xúc tiêu cực.
  • 16. 16 Chương 3. Phân tích công việc 3.1. Phân tích công việc 3.1.1. Khái niệm Phân tích công việc là tiến trình nghiên cứu nội dung công việc nhằm xác định nhiệm vụ tiến hành, các điều kiện, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năng cần thiết mà người lao động cần có để có thể thực hiện tốt công việc. 3.1.2. Ý nghĩa phân tích công việc Phân tích công việc cung cấp các thông tin về những yêu cầu, đặc điểm của công việc, như các hành động nào cần được tiến hành thực hiện, thực hiện như thế nào và tại sao; các loại máy máy móc trang bị, dụng cụ nào cần thiết khi thực hiện công việc, các mối quan hệ với cấp trên và với đồng nghiệp trong thực hiện công việc. Phân tích công việc được tiến hành nhằm: Xác định các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện công việc.Bảo đảm thành công hơn trong việc sắp xếp, thuyên chuyển và thăng thưởng cho nhân viên. Loại bỏ những bất bình đẳng về mức lương qua việc xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc. Định hướng cho quá trình tuyển dụng, lựa chọn và hoàn thiện việc bố trí nhân viên. Xác định nhu cầu đào tạo nhân viên và lập kế hoạch cho các chương trình đào tạo. Lên kế hoạch bổ nhiệm và thuyên chuyển công tác cho nhân viên. Phân tích các đặc điểm kỹ thuật của công việc và chỉ ra loại nhân công cần thiết để thực hiện công việc một cách hoàn hảo – Xác định điều kiện để tiến hành công việc tiết kiệm thời gian và sức lực cho người thực hiện và quá trình đánh giá hiệu quả làm việc. Các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng hoàn thành công việc giúp nhà quản trị có cơ sở để làm kế hoạch và phân chia thời biểu công tác. Qua mô tả công việc có thể chỉ ra được những yếu tố có hại cho sức khoẻ và an toàn của người lao động. Nếu những yếu tố có hại này không thể khắc phục được thì cần thiết phải thiết kế lại công việc để loại trừ chúng.
  • 17. 17 Xây dựng mối tương quan của công việc đó với công việc khác. Tạo cơ sở để cấp quản trị và nhân viên hiểu nhau nhiều hơn. Các phẩm chất, kỹ năng nhân viên phải có để thực hiện công việc đó. Xây dựng hệ thống đánh giá công việc, xếp hạng công việc làm cơ sở cho việc xác định hệ thống tiền lương và mức thù lao cần thiết cho mỗi công việc.Giảm bớt số người cần phải thay thế do thiếu hiểu biết về công việc hoặc trình độ của họ. Mục tiêu cụ thể của phân tích công việc là xây dựng Bản mô tả công việc và Bản tiêu chuẩn công việc. 3.2. Thiết kế công việc 3.2.1. Khái niệm Thiết kế công việc là xác định một cách hợp lý các nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của mỗi cá nhân trong một điều kiện lao động khoa học nhất cho phép, để từ đó đề ra các tiêu chuẩn về hiểu biết, kỹ năng, năng lực và các yếu tố khác cần thiết đối với người thực hiện công việc đó. Thiết kế lại công việc là sự thay đổi một cách hệ thống nội dung công việc nhằm thay đổi những tiêu chuẩn về hiểu biết, kỹ năng, năng lực và các yếu tố khác cần thiết đối với người thực hiện công việc nhằm nâng cao hiệu quả công việc hoặc động cơ làm việc 3.2.2. Tác dụng của thiết kế lại công việc - Qua phân tích công việc sẽ phát hiện được những tồn tại và sự thiếu hấp dẫn do đó cần thiết phải thiết kế lại công việc để tăng động cơ làm việc và tăng tính hấp dẫn của nó. Sau khi chỉ ra tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ và an toàn lao động trong quá trình làm việc thì cần thiết phải thiết kế lại để trừ bỏ chúng đi; - Thiết kế lại công việc, một mặt là để sử dụng những khả năng sẵn có về nhân lực và phương tiện của doanh nghiệp và mặt khác là sẽ thay đổi mức thù lao để động viên kịp thời người lao động nâng cao hiệu quả công tác. - Trong thực tế cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhiều nghề mới đã xuất hiện thì việc thiết kế lại vị trí là một việc làm tất yếu khách quan... 3.3. Bảng mô tả công việc 3.3.1. Khái niệm Một bản mô tả công việc là văn bản nêu ra các nhiệm vụ và trách nhiệm liên quan tới một công việc được giao và những điều kiện đối với người làm nhiệm vụ đó. Bản mô tả công việc phải được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, tạo ra sự so sánh
  • 18. 18 với các công việc khác và dễ hiểu đối với người giao cũng như người nhận công việc đó. 3.3.2. Nội dung của bản mô tả công việc Bản mô tả công việc có thể tiến hành theo 4 bước: lập kế hoạch, thu thập thông tin, viết lại và phê chuẩn. Bước 1. Lập kế hoạch: Việc chuẩn bị tốt dẫn tới kết quả tốt. Giai đoạn chuẩn bị cần phải xác định các trách nhiệm chính và công tác kiểm tra đánh giá? - Công việc đó nhằm đạt được cái gì? (Nhiệm vụ) - Người đảm đương công việc đó cần phải nỗ lực như thế nào? (Trách nhiệm) - Kết quả công việc được đánh giá như thế nào? (Kiểm tra) Bước 2. Thu thập thông tin: Điều quan trọng là thu thập thông tin đầy đủ để đặt công việc vào một hoàn cảnh có liên quan đến các công việc khác trong cơ cấu tổ chức và thông báo về các mối quan hệ có liên quan. Vị trí công việc được miêu tả rõ nhất bằng sơ đồ. Bước 3. Phác thảo bản mô tả công việc: Điều này nghĩa là chuyển những thông tin đã thu thập thành bản mô tả công việc nhằm mục đích giúp người làm công việc đó và người quản lý có thể hình dung cùng một bức tranh giống nhau và bao quát được phạm vi công việc. Bản mô tả công việc có thể do người làm công việc đó hoặc người quản lý soạn, đôi khi người quản lý viết bản thảo sau khi đã thảo luận với người đảm đương công việc. Bước 4. Phê chuẩn bản mô tả công việc: Người làm công việc đó và người quản lý phải cùng nhau thảo luận và nhất trí về văn bản mô tả công việc. Người làm công việc đó và người giám sát hoặc người quản lý phải cùng thống nhất xem nên giải quyết như thế nào khi người làm công việc đó gặp phải những vấn đề cần giải quyết. Người quản lý cần chỉ đạo cấp dưới sao cho cùng thống nhất về bản mô tả công việc đảm bảo công việc tiến hành thuận lợi mà không có kẽ hở hoặc sự chồng chéo lên nhau. 3.3.3. Nội dung chính của bảng tiêu chuẩn công việc Các công việc rất đa dạng nên các yêu cầu của công việc cũng rất đa dạng, phong phú. Những yêu cầu chung của bảng tiêu chuẩn công việc là: - Trình độ văn hoá, chuyên môn và các khoá đào tạo đã qua.
  • 19. 19 - Các môn học chủ yếu của các khoá được đào tạo, kết quả thi các môn học chủ yếu và tốt nghiệp. Trình độ ngoại ngữ: cần biết ngoại ngữ gì và mức độ về đọc, nghe và viết. - Thâm niên công tác trong nghề và các thành tích đã đạt được. - Tuổi đời; Sức khoẻ; Ngoại hình; Năng khiếu đặc biệt và các yêu cầu đặc biệt. - Hoàn cảnh gia đình; Tham vọng cầu tiến, sở thích, nguyện vọng cá nhân. - Các tiêu chuẩn đặc thù khác theo yêu cầu của công việc
  • 20. 20 Chương 4: Tuyển dụng 4.1. Quy trình tuyển dụng 4.1.1. Lập kế hoạch tuyển dụng Do không có lực lượng lao động thực hiện hết các công việc khi doanh nghiệp mở rộng quy mô, doanh nghiệp cần phải tuyển thêm nhân viên. Để nắm được nhu cầu về nhân viên, doanh nghiệp nên cân nhắc các yếu tố sau: - Đầu tiên, doanh nghiệp cần xây dựng Bản mô tả công việc và Bảng tiêu chuẩn công việc của tất cả các vị trí cần làm trong quá trình hoạt động kinh doanh. - Bước tiếp theo là quyết định xem doanh nghiệp sẽ cần hoàn thành bao nhiêu nhiệm vụ. Doanh nghiệp sẽ phải đánh giá khối lượng công việc cần làm trong mỗi lĩnh vực nhiệm vụ. Các thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp lập kế hoạch cho nhân viên của mình. - Xác định các cách khác nhau để đáp ứng được những kỹ năng đó. - Khi doanh nghiệp phải xác định các nhiệm vụ cần hoàn thành trong DN doanh nghiệp phải nghĩ đến cách thực hiện các nhiệm vụ đó. Sau đây là các cách để có được những kỹ năng doanh nghiệp cần: - Nâng cao kỹ năng của mình bằng cách tự học hỏi hay đúc rút thêm kinh nghiệm. - Liên kết với các DN khác để họ đảm nhiệm một phần công việc cho doanh nghiệp (ví dụ như dịch vụ đưa hàng, bán hàng hoá của doanh nghiệp). - Thuê nhân công có các kỹ năng cần thiết. Trong hoạt động tuyển mộ, một tổ chức cần xác định xem cần tuyển mộ bao nhiêu người cho từng vị trí cần tuyển. Các tỷ lệ sàng lọc giúp cho các tổ chức quyết định được bao nhiêu người cần tuyển mộ cho từng vị trí cần tuyển. Trong kế hoạch tuyển mộ, doanh nghiệp phải xác định được các tỷ lệ sàng lọc chính xác và hợp lý. Tỷ lệ sàng lọc có ảnh hưởng tới chi phí tài chính, tâm lý của người dự tuyển và kỳ vọng của người xin việc. Do đó khi xác định tỷ lệ sàng lọc ta cần phải căn cứ vào các yếu tố như:
  • 21. 21 4.1.2. Xác định nguồn và phương pháp tuyển dụng Để tuyển mộ được đủ số lượng và chất lượng người lao động vào các vị trí việc làm còn thiếu người, tổ chức cần cân nhắc, lựa chọn xem ở vị trí công việc nào nên lấy người từ bên trong tổ chức và vị trí nào nên lấy người từ bên ngoài tổ chức và đi kèm với nó là phương pháp tuyển phù hợp. Tuyển mộ từ bên ngoài hay đề bạt người lao động từ vị trí công việc thấp hơn lên vị trí công việc cao hơn là một vấn đề phải xem xét kỹ vì các lý do sau: Đối với những người đang làm việc trong tổ chức, khi doanh nghiệp tuyển mộ những người vào làm việc tại các vị trí cao hơn mà vị trí họ đang đảm nhận sẽ tạo được động cơ tốt cho tất cả những người làm việc trong tổ chức vì khi họ biết sẽ có cơ hội được đề bạt họ sẽ làm việc với động lực mới và họ sẽ thúc đẩy quá trình làm việc tốt hơn, sẽ làm tăng sự thỏa mãn đối với công việc, sẽ tăng được tình cảm, sự trung thành của mọi người đối với tổ chức. Đối với nguồn tuyển mộ từ bên ngoài tổ chức, đây là những người mới đến xin việc, những người này bao gồm: - Những sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề (bao gồm cả những người đã được đào tạo ở trong nước và nước ngoài); - Những người đang trong thời gian thất nghiệp, bỏ việc cũ; - Những người đang làm việc tại các tổ chức khác. 4.1.3. Xác định nơi tuyển dụng và thời gian tuyển dụng Các tổ chức cần phải lựa chọn các vùng để tuyển dụng, vì đây là những yếu tố quyết định sự thành công của quá trình tuyển. Đối với các loại lao động cần chất lượng cao, doanh nghiệp tập trung vào các địa chỉ sau: - Thị trường lao động đô thị nơi tập trung hầu hết các loại lao động có chất lượng cao của tất cả các ngành nghề như kỹ thuật, kinh tế quản lý và nhất là các nghề đặc biệt. - Các trường đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề - Các trung tâm công nghiệp và dịch vụ, các khu chế xuất và có vốn đầu tư nước ngoài. Khi xác định các địa chỉ tuyển mộ chúng ta cần phải chú ý tới một số vấn đề sau đây:
  • 22. 22 - Các tổ chức cần xác định rõ thị trường lao động quan trọng nhất của mình, mà ở đó có nhiều đối tượng thích hợp nhất cho công việc trong tương lai. - Phân tích lực lượng lao động hiện có để từ đó xác định nguồn gốc của những người lao động tốt nhất. 4.1.4. Chuẩn bị thủ tục cho tổ chức tuyển dụng Bước chuẩn bị tổ chức tuyển dụng cần xác định được - Các loại văn bản, qui định về tuyển dụng cần tuân theo. - Số lượng nhân viên cần tuyển. - Tiêu chuẩn nhân viên cần tuyển. - Số lượng, thành phần hội đồng tuyển dụng. - Quyền hạn, trách nhiệm của hội đồng tuyển dụng. 4.1.5. Thông báo tuyển dụng Có thể áp dụng các hình thức thông báo tuyển dụng sau đây: - Thông qua văn phòng dịch vụ lao động - Quảng cáo trên báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình. - Niêm yết trước cổng doanh nghiệp. Yêu cầu thông báo nên ngắn gọn, rõ ràng, chi tiết và đầy đủ những thông tin cơ bản cho các ứng viên về tuổi tác, sức khoẻ, trình độ. Càng có nhiều ứng viên cho một chỗ làm việc càng có điều kiện để tuyển chọn nhân viên phù hợp. 4.1.6. Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ Đây là bước đầu tiên trong quá trình tuyển chọn, là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa các nhà tuyển chọn với các ứng viên. Bước này nhằm xác lập mối quan hệ giữa người xin việc và người sử dụng lao động, đồng thời bước này cũng xác định được những cá nhân có những tố chất và khả năng phù hợp với công việc. 4.1.7. Sàng lọc qua đơn xin việc Đơn xin việc là thủ tục khách quan nó không thể thay thế cho việc gặp gỡ trực tiếp giữa người xin việc với người đại diện cho công ty, mặt khác đơn xin việc chỉ hỏi được một số hạn chế các vấn đề do vậy nó mất đi tính đa dạng và phong phú của quá trình làm việc, kinh nghiệm của người xin việc, họ không thể lý giải được kỹ lưỡng những vấn đề mà họ đã làm trong quá khứ.
  • 23. 23 Trong đơn, người xin việc chỉ luôn nói tốt về mình, chỉ nói cái có lợi cho bản thân họ. Trong đơn xin việc mới cho doanh nghiệp thấy hiện trạng theo kiểu mô tả mà nó chưa cho ta biết được “như thế nào” hoặc “tại sao”… Thông qua nội dung của mẫu đơn xin việc, các nhà tuyển chọn sẽ có chứng cớ của mình để tuyển chọn tiếp các bước sau hay chấm dứt quá trình tuyển chọn. 4.1.8. Các trắc nghiệm nhân sự trong tuyển chọn Thông thường doanh nghiệp nên chia trắc nghiệm nhân sự ra các loại sau: - Trắc nghiệm thành tích: Trắc nghiệm về thành tích là đánh giá xem các cá nhân nắm vững nghề nghiệp, hiểu biết nghề đến mức nào, thành tích của họ đạt cao hay thấp như thời gian hoàn thành công việc, điểm bài thi, bài kiểm tra. - Trắc nghiệm về năng khiếu và khả năng: Trắc nghiệm năng khiếu và khả năng được dùng chủ yếu để chỉ ra xem cá nhân nào đã học tốt trong đào tạo, sẽ thực hiện tốt công việc trong tương lai, tiếp thu tốt các kiến thức mới. - Trắc nghiệm về tính cách và sở thích: Đây là loại trắc nghiệm nhằm phát hiện ra các đặc điểm tâm lý cá nhân người lao động như các loại khí chất, những ước mơ, nguyện vọng của các ứng viên, những ước muốn, đề nghị. - Trắc nghiệm về tính trung thực: Tính trung thực là rất cần thiết cho việc sử dụng lao động và trong tất cả các công việc của công tác nhân sự. Những trắc nghiệm này thường gồm những câu hỏi đề cập đến nhiều khía cạnh như việc chấp hành kỷ luật lao động khi không có sự giám sát của các nhà quản trị, thái độ của cá nhân đối với vấn đề ăn cắp tiền bạc, sự không thật thà trong công việc...Tất cả các trắc nghiệm này giúp ta dự đoán được các hành vi không trung thực trong tương lai của người dự tuyển. - Trắc nghiệm y học: Trong một số trường hợp đặc biệt để đánh giá các phẩm chất sinh lý của các ứng viên chúng ta có thể dùng các trắc nghiệm y học để phát hiện các bệnh xã hội như HIV… Hiện nay các trắc nghiệm này thường sử dụng phân tích các mẫu nước tiểu, phân tích các mẫu máu… 4.1.9. Phỏng vấn tuyển chọn Phỏng vấn tuyển chọn là quá trình giao tiếp bằng lời (thông qua các câu hỏi và câu trả lời) giữa những người tuyển chọn và người xin việc, đây là một trong những phương pháp thu thập thông tin cho việc ra quyết định tuyển chọn. Phương pháp phỏng vấn trong tuyển chọn giúp chúng ta khắc phục được những nhược điểm mà
  • 24. 24 quá trình nghiên cứu đơn xin việc không nắm được, hoặc các loại văn bằng chứng chỉ không nêu hết được. Hiện nay người ta thường áp dụng nhiều loại phỏng vấn để thu thập thông tin của các ứng viên khi nộp đơn xin việc. - Phỏng vấn theo mẫu: Phỏng vấn theo mẫu là hình thức phỏng vấn mà các câu hỏi được thiết kế sẵn từ trước theo yêu cầu của công việc, phỏng vấn theo mẫu là hình thức các câu hỏi đều được chuẩn bị kỹ để người đi phỏng vấn hỏi và các câu trả lời của người xin việc. Quá trình phỏng vấn được thực hiện bằng cách người phỏng vấn đọc to các câu hỏi và câu trả lời để người xin việc lựa chọn và xác định câu trả lời đúng nhất của mình. - Phỏng vấn theo tình huống: Phỏng vấn theo tình huống là quá trình người hỏi yêu cầu các ứng viên phải trả lời về ứng xử hay cách thực hiện, xử lý các công việc theo các tình huống giả định hoặc các tình huống có thật trong thực tế, mà những người phỏng vấn đặt ra. - Phỏng vấn theo mục tiêu: Phỏng vấn theo loại này là cuộc phỏng vấn dựa vào công việc cụ thể mà yêu cầu các ứng viên phải trả lời theo những mục tiêu xác định từ trước. Các câu hỏi cũng dựa vào sự phân tích công việc một cách kỹ lưỡng để xác định các mục tiêu cho các vị trí việc làm. Phương pháp phỏng vấn theo mục tiêu là phương pháp cho ta độ tin cậy cao và đúng đắn nhất. - Phỏng vấn không có hướng dẫn là cuộc phỏng vấn mà người đi phỏng vấn không chuẩn bị trước nội dung các câu hỏi, mà để cho các ứng viên trao đổi một cách thoải mái xung quanh công việc, người hỏi chỉ có định hướng cho cuộc thảo luận. - Phỏng vấn căng thẳng: Phỏng vấn căng thẳng là hình thức phỏng vấn mà trong đó người phỏng vấn đưa ra các câu hỏi có tính chất nặng nề, mang nhiều nét của sự chất vấn, hoặc cường độ hỏi dồn dập, cách phỏng vấn này mong tìm kiếm ở các ứng viên lòng vị tha, sự ứng xử công việc trong thời gian eo hẹp. Nó giúp doanh nghiệp tìm ra được những người để bố trí vào những việc làm căng thẳng như công việc bán hàng vào các dịp lễ tết, thanh quyết toán cuối quý hay cuối năm. - Phỏng vấn theo nhóm: Phỏng vấn theo nhóm là hình thức phỏng vấn mà một người hỏi cùng lúc đối với nhiều người. Loại phỏng vấn này giúp doanh nghiệp có thể thu thập được nhiều thông tin hay tránh được các thông tin trùng lặp mà các ứng viên đều có, mà không cần hỏi riêng từng người một.
  • 25. 25 - Phỏng vấn hội đồng: Phỏng vấn hội đồng là hình thức phỏng vấn của nhiều người đối với một ứng viên. Loại phỏng vấn này thích hợp trong trường hợp bố trí các ứng viên vào vị trí quan trọng mà cần phải có sự tán đồng của nhiều người. Nó tránh được tính chủ quan khi chỉ có một người phỏng vấn và nó tạo ra tính linh hoạt và khả năng phản ứng đồng thời của các ứng viên. 4.1.10. Khám sức khoẻ và đánh giá thể lực của các ứng viên Để đảm bảo cho các ứng viên có sức làm việc lâu dài trong các tổ chức và tránh những đòi hỏi không chính đáng của người được tuyển về đảm bảo sức khoẻ thì bước quan trọng tiếp theo là phải tiến hành khám sức khoẻ và đánh giá thể lực của các ứng viên. 4.1.11. Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp Để đảm bảo sự thống nhất từ hội đồng tuyển chọn cho đến người phụ trách trực tiếp và sử dụng lao động thì cần phải có sự phỏng vấn trực tiếp của người phụ trách để đánh giá một cách cụ thể hơn các ứng viên, đây là một bước nhằm xác định vai trò quan trọng của các cấp cơ sở. Nó giúp ta khắc phục được sự không đồng nhất giữa bộ phận tuyển chọn và nơi sử dụng lao động. 4.1.12. Thẩm tra các thông tin thu được trong quá trình tuyển chọn Để xác định độ tin cậy của các thông tin thu được qua các bước tuyển chọn ta phải thực hiện bước thẩm tra lại xem mức độ chính xác của các thông tin. Có nhiều cách để thẩm tra các thông tin như trao đổi với các tổ chức cũ mà người lao động đã làm việc, đã khai trong đơn xin việc, hoặc là nơi đã cấp các văn bằng chứng chỉ… Các thông tin thẩm tra lại là những căn cứ chính xác để các nhà tuyển dụng ra quyết định cuối cùng. 4.1.13. Tham quan công việc Những người xin việc luôn có kỳ vọng về sự thỏa mãn công việc. Nếu doanh nghiệp làm cho người lao động thất vọng bởi họ không có đầy đủ các thông tin về công việc thì sẽ gây rất nhiều bất lợi cho người mới đến nhận công việc. Do đó để tạo điều kiện cho những người xin việc đưa ra những quyết định cuối cùng về việc làm thì tổ chức có thể cho những ứng viên tham quan hoặc nghe giải thích đầy đủ về các công việc mà sau khi được tuyển dụng họ sẽ phải làm. Điều này giúp cho người lao động biết được một cách khá chi tiết về công việc như: mức độ phức tạp của công việc, tình hình thu nhập, sự thoả mãn đối với công việc...Các điều kiện làm việc khác...Qua đó người tham gia dự tuyển sẽ nắm được những gì họ
  • 26. 26 phải thực hiện trong tương lai để khỏi phải ngỡ ngàng khi gặp những điều không phù hợp với suy nghĩ của họ. 4.1.14. Ra quyết định tuyển dụng Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên đây và các thông tin tuyển dụng đã đảm bảo theo đúng yêu cầu tuyển chọn đề ra thì hội đồng tuyển chọn sẽ ra quyết định tuyển dụng đối với người xin việc. Cơ sở của việc ra quyết định này là dựa vào phương pháp đánh giá chủ quan theo thủ tục loại trừ dần và theo kết quả đánh giá của phỏng vấn và trắc nghiệm. 4.2. Chính sách tuyển dụng Chính sách nhân sự được quan niệm là những nguyên tắc chỉ đạo, quy tắc, phương pháp, thủ tục được thiết lập gắn với hoạt động tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cũng như sử dụng lực lượng lao động nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu đã xác định. Trong quá trình thực hiện chiến lược, chính sách đối với người lao động có vai trò rất quan trọng bởi lẽ con người là yếu tố năng động nhất, có tính quyết định nhất. Hệ thống quản trị chiến lược được thiết kế tốt có thể thất bại nếu vấn đề về nhân sự không được quan tâm đầy đủ. Chính sách nhân sự tốt sẽ giúp phát triển kĩ năng quản trị và trình độ người lao động; tạo ra hệ thống luật lệ và thưởng phạt khuyến khích cao; sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực nhằm đạt được mục tiêu chiến lược cũng như sự phát triển và hài lòng của những người lao động. 4.2.1. Cơ sở của chính sách nhân sự trong thực hiện chiến lược Khi thực hiện chiến lược, một số vướng mắc trong đội ngũ nhân viên thường phát sinh làm giảm hiệu quả của tổ chức thường do một trong các nguyên nhân sau: + Không gắn năng lực, trình độ cá nhân với trách nhiệm thực thi các nhiệm vụ. + Các nhà quản trị cao cấp không hoặc hỗ trợ không đầy đủ quá trình thực thi chiến lược. + Kết hợp không hợp lí các loại lợi ích. + Phá vỡ các cấu trúc chính trị - xã hội... Gắn thành tích làm việc với các chế độ khuyến khích lợi ích và trách nhiệm vật chất luôn là hướng quan trọng trong tạo lập chính sách đối với người lao động.
  • 27. 27 Một chương trình như vậy trong quá trình thực hiện chiến lược cần trả lời tốt các câu hỏi sau: + Chương trình có gây được sự chú ý không? + Các nhân viên có hiểu chương trình không? + Chương trình có cải thiện sự truyền thông hay không? + Chương trình chi tiêu có cần thiết hay không? + Doanh nghiệp có hoạt động tốt hơn (thể hiện qua thực hiện các chỉ tiêu) không? Để xây dựng được một chương trình gắn thành tích với chế độ khuyến khích cần tham khảo các hướng dẫn sau: + Khởi thảo chiến lược rõ ràng. + Nhấn mạnh công việc có thể đo lường được. + Phân tán các động cơ thúc đẩy để tạo ra động lực. +Tách rời động cơ thúc đẩy với lương cơ bản. + Đề ra một điều khoản dự trữ (các điều kiện theo đó chương trình sẽ được bổ sung sửa đổi hay kết thúc). 4.2.2. Các nội dung chính của chính sách nhân sự Thứ nhất, chính sách tuyển dụng, lựa chọn và định hướng phát triển bao gồm: + Tuyển dụng nhân lực (cách thức tổ chức, chu trình lựa chọn...) như thế nào? + Tuyển nhân lực (tiêu chuẩn bằng cấp, kinh nghiệm...) loại gì? + Những nhân viên mới sẽ tiếp cận với tổ chức như thế nào? Thứ hai, chính sách đào tạo và phát triển kĩ năng thường gắn với các giải pháp về: + Khả năng phát triển sự nghiệp, thăng tiến. + Đào tạo, nâng cao tay nghề. Thứ ba, chính sách bồi dưỡng đãi ngộ thường đề cập đến các giải pháp định hướng gắn với các vấn đề về. + Tiền lương, thưởng: cách thức trả, thời gian tăng và cấp bậc tăng, thưởng theo cá nhân hay theo nhóm...
  • 28. 28 + Chế độ bồi dưỡng nhân viên như chế độ nghỉ phép, nghỉ lễ. Thứ tư, chính sách đánh giá, biện pháp kiểm soát và kỉ luật thường bao gồm các vấn đề. + Đánh giá theo hình thức chính thức hay không chính thức, tính chất thường xuyên. + Các mức kỉ luật cho các trường hợp vi phạm. + Hình thức và biện pháp kiểm soát tổ, đội, nhóm hay theo chất lượng sản phẩm.
  • 29. 29 Chương 5: Đào tạo và phát triển 5.1. Khái niệm, mục đích và vai trò của đào tạo và phát triển: 5.1.1. Khái niệm: “Đào tạo là quá trình cung cấp các kỹ năng cụ thể cho các mục tiêu cụ thể”. Hiểu theo cách khác: “Đào tạo là những cố gắng của tổ chức được đưa ra nhằm thay đổi hành vi và thái độ của nhân viên để đáp ứng các yêu cầu về hiệu quả của công việc”. “Phát triển là quá trình chuẩn bị và cung cấp những năng lực cần thiết cho tổ chức trong tương lai”. Hiểu cách khác: “Phát triển là bao gồm các hoạt động nhằm chuẩn bị cho nhân viên theo kịp với cơ cấu tổ chức khi nó thay đổi và phát triển”. Mối quan hệ giữa Đào tạo và Phát triển Đào tạo Phát triển Trọng tâm Công việc hiện tại Công việc của tương lai Phạm vi Cá nhân Cá nhân, nhóm và tổ chức Mục tiêu Khắc phục các vấn đề hiện tại Chuẩn bị cho sự thay đổi Sự tham gia Bắt buộc Tự nguyện Mối quan hệ giữa Đào tạo và Phát triển còn thể hiện như sau: Đào tạo Phát triển - Một nỗ lực của tổ chức để thúc đẩy việc học tập về những kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi liên quan đến công việc. - Giúp tổ chức hoạt động với hiệu suất cao hơn. - Nhằm nâng cao năng suất của người lao động - Liên quan tới việc dạy cho người lao động những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc hiện tại và tương lai - Giúp cho nhà quản lý hiểu biết tốt hơn, giải quyết các vấn đề và ra quyết định tốt hơn, động viên người lao động để thu được những lợi ích từ các cơ hội.
  • 30. 30 - Được sử dụng để làm phù hợp với những thay đổi trong tổ chức. Đào tạo là một quá trình có hệ thống nhằm nuôi dưỡng việc tích lũy các kỹ năng, những quy tắc, hành vi hay thái độ dẫn đến sự tương xứng tốt hơn giữa những đặc điểm của nhân viên và yêu cầu của công việc. Phát triển là quá trình lâu dài nhằm nâng cao năng lực và động cơ của nhân viên để biến họ thành những thành viên tương lai quý báu của tổ chức. Phát triển không chỉ gồm đào tạo mà còn cả sự nghiệp và những kinh nghiệm khác nữa. 5.1.2.Mục đích của đào tạo Đào tạo tự nó không phải là một mục đích, nó chỉ có thể là một phương tiện phục vụ một mục đích: - Xóa bỏ sự rối loạn chức năng do năng lực của nhân viên không phù hợp với nhiệm vụ được giao. - Tạo điều kiện dễ dàng cho việc đạt mục tiêu ngắn, trung và dài hạn của tổ chức. - Đào tạo là một công cụ quan trọng để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp và phát triển nhân viên. Tuy đào tạo chỉ là một thành tố của quá trình phát triển bao gồm tất cả những kinh nghiệm hoàn thiện và phát triển những đặc điểm liên quan đến lao động của các nhân viên. Nhưng đào tạo luôn hướng đến các mục đích rất cụ thể và đạt được các mục đích đó luôn là mong muốn của các doanh nghiệp. Các mục đích của đào tạo: - Giúp cho nhân viên thực hiện công việc tốt hơn (nâng cao chất lượng và năng suất). - Đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp bằng cải tiến năng lực của đội ngũ nhân viên. - Cập nhật các kỹ năng và kiến thức mới cho nhân viên. Huấn luyện cho nhân viên đưa vào những phương pháp làm việc mới. Cải thiện kiến thức kỹ thuật về công nghệ mới cho nhân viên. Về dài hạn, đào tạo tạo điều kiện cho nhân viên thích nghi sâu sắc với một công nghệ mới. - Tạo nên thái độ làm việc đúng đắn, trung thành với tổ chức. - Phát huy tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của nhân viên.
  • 31. 31 - Tránh tình trạng quản lý lỗi thời. Đào tạo còn có thể giúp tổ chức thấy trước những thay đổi. - Giải quyết các vấn đề về tổ chức (giải quyết các xung đột). - Xây dựng và củng cố nền văn hóa doanh nghịêp. - Định hướng công việc mới cho nhân viên - Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý chuyên môn kế cận (giúp cho nhân viên có cơ hội thăng tiến). - Thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên. - Giúp tổ chức thích ứng với sự thay đổi của môi trường. - Đào tạo, công cụ phục vụ một mục đích, chỉ có thể đóng tốt vai trò của nó trong một chính sách quản trị và phát triển chung về nguồn nhân lực. Chính sách này phải hội nhập một cách hài hòa nhất có thể được các yếu tố kế hoạch hóa tổng số nhân viên, tiền lương, đánh giá hiệu quả, kế hoạch nghề nghiệp và phát triển. Thực tế, nếu chúng ta không phân biệt trước các yêu cầu cho sự vận hành của doanh nghiệp ta có thể đào tạo những người ở các chức danh mà sau này sẽ biến mất. 5.1.3. Vai trò và sự cần thiết của đào tạo và phát triển: 5.1.3.1. Vai trò - Đào tạo và phát triển nhân sự là một trong những biện pháp tích cực tăng khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước sự thay đổi của môi trường. - Đào tạo và phát triển cung cấp cho doanh nghiệp nguồn vốn nhân sự chất lượng cao góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh. Đào tạo được coi là một vũ khí chiến lược của tổ chức nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trước các đối thủ. - Góp phần thực hiện tốt chiến lược chung về nhân sự của một doanh nghiệp và cao hơn là chiến lược chung về nhân sự của quốc gia. Ngày nay đào tạo được coi như một khoản đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của tổ chức. Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả của những nhân viên mới được đào tạo ngang bằng với những nhân viên có kinh nghiệm. Đồng thời đào tạo tạo ra một nguồn năng lực hiện tại và tương lai cho tổ chức. Ngày càng có nhiều bằng chứng kinh tế chứng tỏ rằng việc đầu tư cho Đào tạo gắn liền với khả năng sinh lợi lâu dài và bền vững cho tổ chức.
  • 32. 32 5.1.3.2. Sự cần thiết phải đào tạo và phát triển - Là một tất yếu khách quan do sự phát triển của khoa học – kỹ thuật. - Sự biến đổi của xã hội diễn ra nhanh chóng. - Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có chất lượng cao mới tồn tại và phát triển được. Tuy nhiên, những tồn tại trong hệ thống đào tạo ở các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều điều phải giải quyết: - Đào tạo không gắn liền với chiến lược kinh doanh. - Không đánh giá hoặc đánh giá không đúng nhu cầu đào tạo. - Không có chiến lược đào tạo phát triển rõ ràng - Không xác định rõ trách nhiệm đào tạo thuộc về ai. - Tổ chức các khóa học không hiệu quả. - Không đánh giá kết quả đào tạo. Nhiều người khẳng định rằng việc tập trung vào những chi tiêu hết sức to lớn cho đào tạo làm lu mờ một thực tế là phần lớn việc đào tạo của nhà nước và các doanh nghiệp là một sự hỗn loạn về mặt hành chánh. Đôi khi việc thực hiện đào tạo như một hình thức để giải ngân. Điều đó được hiểu như đào tạo là vì đào tạo chứ không vì mục tiêu cho chiến lược kinh doanh. Mối liên kết giữa đào tạo và các mục tiêu có vẻ là hiển nhiên, thế nhưng người ta thường hay bị cuốn hút vào các cuộc đấu tranh hàng ngày để chống lại các khủng khoảng, vì vậy mà đào tạo trở thành một hoạt động chứ không phải một chiến lược. Đào tạo để hoạt động Đào tạo để gây ảnh hưởng - Không có khách hàng - Không có nhu cầu kinh doanh - Không đánh giá tính hiệu quả của thành tích hay nguyên nhân - Không mất công sức để chuẩn bị môi trường lao động nhằm hỗ trợ cho việc đào tạo - Công tác với khách hàng - Gắn liền với nhu cầu kinh doanh Đánh giá tính hiệu quả của thành tích nguyên nhân Chuẩn bị môi trường lao động để hỗ trợ cho đào tạo Đo lường kết quả
  • 33. 33 - Không đo lường các kết quả. Không phải lúc nào đào tạo cũng được nhìn nhận như một khoản đầu tư đem lại siêu lợi nhuận, mà nó cũng có những rào cản bất lợi. - Những bất lợi của đào tạo và phát triển: - Thường được xem là một chi phí hơn là một lợi nhuận. - Sự bám sát của đối thủ cạnh tranh để thu hút những nguồn nhân sự đã được đào tạo. - Về ngắn hạn người ta thường có xu hướng giảm số nhân viên đang đào tạo hơn là đang làm việc. 5.2. Quá trình Đào tạo Quá trình Đào tạo được thực hiện qua 4 bước: 5.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo Bao gồm: - Đánh giá nhu cầu đào tạo - Xác định nhu cầu cụ thể cho đào tạo. Bước 1 Xác định nhu cầu Đào tạo Bước 2 Lập kế hoạch Đào tạo Bước 4 Đánh giá Đào tạo Bước 3 Thực hiện Đào tạo
  • 34. 34 “Đánh giá nhu cầu đào tạo là quá trình thu thập và phát triển thông tin để làm rõ nhu cầu cải thiện khả năng thực hiện công việc và xác định liệu đào tạo có thực sự là giải pháp thiết thực?”. Đánh giá nhu cầu đào tạo để loại trừ những chương trình đào tạo không thích hợp, để nhận biết những nhu cầu đào tạo thích hợp còn chưa được đáp ứng và để xác định mục tiêu đào tạo cho các chương trình được vạch ra. Khi đánh giá nhu cầu đào tạo người ta thường bắt đầu từ quan điểm cho rằng kết quả làm việc tồi nên phải đào tạo. Hầu như các công ty chỉ nhận dạng các nhu cầu đào tạo theo phản ứng đối với các vấn đề khi chúng nảy sinh. Tuy nhiên, hiệu quả làm việc không như mong muốn của nhân viên do nhiều nguyên nhân; có những nguyên nhân liên quan đến đào tạo và có cả những nguyên nhân không liên quan đến đào tạo. Các lý do dẫn đến kết quả làm việc tồi: Các lý do cá nhân mà công ty không thể kiểm soát được : - Khả năng trí tuệ. - Khả năng thể lực. - Sự ổn định về tinh thần, tình cảm. - Hoàn cảnh gia đình và bản thân. Sức khỏe - Các lý do về mặt tổ chức mà cá nhân không thể kiểm soát được : - Công việc hiện tại. - Sự thay đổi công việc. - Lương. - Không có đào tạo. - Thiếu đầu tư và máy móc. - Thiếu các điều kiện làm việc. - Không có kế hoạch. - Quản lý kém. - Vị trí làm việc và đi lại khó khăn.. Các lý do cá nhân nảy sinh do sự không phù hợp với công việc và tổ chức :
  • 35. 35 - Thiếu hiểu biết về công việc. - Có cảm giác được đối xử không công bằng. - Thiếu sự khuyến khích động viên. - Có sự xung đột hay va chạm cá nhân với các thành viên trong nhóm hay với người giám sát. - Thiếu tự tin hay quá tự tin. - Các chương trình đào tạo không phù hợp. Những biểu hiện của nhu cầu đào tạo: Về phía nhân viên : - Mức độ lãng phí cao, năng suất lao động thấp. - Xảy ra nhiều tai nạn lao động. - Làm việc mất quá nhiều thời gian. - Tỉ lệ vắng mặt cao (chán, sợ công việc). - Qúa nhiều sự phàn nàn của khách hàng. Với người quản lý : - Tỉ lệ nghỉ việc quá cao (không hài lòng với công việc). - Làm việc mất quá nhiều thời gian. - Tinh thần làm việc sút kém. - Thiếu sự hợp tác từ phía nhân viên (đây là điều quan trọng nhất cần đào tạo người quản lý ngay tức khắc). - Tất nhiên đào tạo không chỉ vì lý do kết quả làm việc tồi mà có thể vì những mục đích cụ thể của quá trình đào tạo. Các nguồn thông tin đánh giá nhu cầu đào tạo: - Kế hoạch phát triển của công ty - Các ghi chép về nhân viên - Các báo cáo đánh giá kết quả công việc - Các bản mô tả công việc - Sự phàn nàn và phản ứng của khách hàng
  • 36. 36 - Các sai sót hay lỗi lầm - Các báo cáo về tai nạn - Các nguồn thông tin trên cần được phân tích kỹ nhằm thấy được sự cần thiết phải đào tạo và đào tạo những kỹ năng gì. Có 3 cách tiếp cận để đánh giá nhu cầu đào tạo: Phân tích ở mức độ tổ chức: Bao gồm các phân tích sau đây: - Sự ủng hộ và hỗ trợ của giới quản lý và đồng sự - Chiến lược của tổ chức - Các nguồn lực cho đào tạo - Sự thành công của các chương trình đào tạo phụ thuộc quyết định vào quyết tâm của ban lãnh đạo tối cao. Không có ủng hộ và hỗ trợ của giới quản lý và đồng sự chắc chắn chương trình đào tạo sẽ phá sản. Có lẽ vì vậy, mà những lý do hay được viện ra nhất để cho rằng việc đào tạo thất bại là không có sự hỗ trợ về quản lý, không có khen thưởng cho những hành vi mới và học viên thiếu động cơ. - Phân tích ở mức độ tổ chức cho phép công tác đào tạo với chiến lược kinh doanh của tổ chức. Đào tạo được coi như giải pháp hỗ trợ một cách tích cực và có hiệu quả cho chiến lược kinh doanh. - Tất nhiên muốn các hoạt động đào tạo thực hiện tốt, tổ chức cũng cần có một nguồn lực thực sự để đáp ứng những nhu cầu cho hoạt động đào tạo. Phân tích ở mức độ thực hiện: - Phát triển danh mục các nhiệm vụ. - Nhận dạng kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết cho công việc. - Việc phân tích ở mức độ thực hiện sẽ cho biết loại công việc nào cần được đào tạo với yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ ở mức độ nào. Phân tích ở mức độ thực hiện công việc, nhiệm vụ còn giúp ta đơn giản hóa quá trình đào tạo, bởi nhiều khi có nhiều công việc có chung những yêu cầu năng lực thực hiện công việc giống nhau.. Phân tích ở mức độ cá nhân: - Đánh giá kết quả công việc của cá nhân. - Đánh giá đặc tính cá nhân : kiến thức, năng lực, và thái độ.
  • 37. 37 - Việc phân tích ở mức độ cá nhân chỉ ra cá nhân nào cần phải được đào tạo và cần phải đào tạo những kiến thức kỹ năng nào. Tuy nhiên, các tổ chức ngày nay thay đổi nhanh chóng và những công việc ổn định cùng những yêu cầu về kỹ năng có thể dự kiến thường rất hiếm. “Những năng lực cốt lõi” hay việc tích lũy nhiều năng lực để có thể nâng cao khả năng linh hoạt và thích nghi với sự thay đổi thường là mối quan tâm của các tổ chức ngày nay. Sự thay đổi, đặc biệt là sự thay đổi về công nghệ có thể làm thay đổi khuynh hướng đào tạo các kiến thức và kỹ năng cho người lao động. Chẳng hạn, ngày nay công nghệ có thể làm giảm bớt những yêu cầu về kỹ năng làm việc, chứ không phải nâng cao chúng. Những máy tính có thể hiểu được tiếng nói hay đọc được văn bản đang làm thay đổi ý nghĩa của khả năng biết đọc và viết tại nơi làm việc. Và tất nhiên, tầm quan trọng của các kỹ năng khác như: tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết các vấn đề … sẽ được đề cao. Đánh giá nhu cầu đào tạo theo cách tiếp cận khác nhau chỉ ra những vấn đề khác nhau trong công tác đào tạo. Kỹ thuật đánh giá nhu cầu đào tạo: Người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp để đánh giá nhu cầu đào tạo. Các phương pháp có thể là: - Phỏng vấn - Phiếu điều tra - Kiểm tra - Phân tích các vấn đề của nhóm - Phân tích các báo cáo hoặc ghi chép - Phân tích công việc và đánh giá kết quả công việc 5.2.2. Lập kế hoạch đào tạo Thực chất của giai đoạn này là lên kế hoạch và phát triển chương trình đào tạo. Để thành công cần phải: - Xác định các mục tiêu và các điều kiện ràng buộc - Kết hợp 3 yếu tố của sự thành công: thiết kế, phổ biến và hậu cần. - Xác định chiến lược tối ưu - Lập kế hoạch tổng quát.
  • 38. 38 Khi lên kế hoạch tổng quát phát triển quá trình đào tạo các nội dung bao gồm: - Quan điểm của Lãnh đạo về đào tạo. - Tên của chương trình đào tạo. - Các mục tiêu của chương trình đào tạo (các mục tiêu phải cụ thể và có khả năng đo lường được). - Nội dung cụ thể của chương trình đào tạo. - Thứ tự giảng dạy và tài liệu hướng dẫn. - Xác định nhu cầu, đối tượng đào tạo. - Ai thực hiện đào tạo, thời gian, chi phí. - Hình thức, phương pháp đào tạo. - Chính sách môi trường sau đào tạo. Khi thiết kế chương trình đào tạo người ta phải chú ý đến nhiều yếu tố: 5.2.2.1. Nội dung đào tạo - Học các kỹ năng cơ bản hay kiến thức cơ bản. - Học kinh nghiệm hay học từ lý luận sách vở. - Phân loại rõ kiến thức được đào tạo (cơ sở, cơ bản, kỹ thuật chuyên sâu, riêng có của công ty …). 5.2.2.2. Các nguyên tắc của học Học là mục tiêu của bất kỳ nỗ lực đào tạo nào. Học tập là việc diễn ra ngay trong bản thân người học và nó là cái cá nhân của người ấy. “Học tập chỉ xảy ra khi một cá nhân cảm thấy có nhu cầu, thể hiện những nỗ lực của mình để thỏa mãn nhu cầu đó, và có được những thỏa mãn với kết quả của nỗ lực đó”. (After Leagans, 1971). Học liên quan đến sự thay đổi. Sự thay đổi diễn ra trong bản thân người học, giúp cho cá nhân người học thích ứng tốt hơn với môi trường cụ thể. - Để đào tạo có hiệu quả phải chú ý các nguyên tắc học sau đây: - Phản hồi: Thông tin ngược thông báo kết quả cho học viên kết quả của họ. - Thực hành: Nhằm cải thiện một phản xạ một thói quen làm việc.
  • 39. 39 - Sự thích hợp: Nói lên ý nghĩa của quá trình đào tạo với học viên. - Sự tham gia : Nói lên sự tích cực tham gia của học viên vào quá trình đào tạo - Ứng dụng những điều học được. 5.2.2.3. Đặc điểm của học viên - Số lượng của học viên cũng như khả năng của học viên cũng cần được cân nhắc trong thiết kế chương trình đào tạo. 5.2.2.4. Giới hạn của tổ chức Đó là các vấn đề: tài chính, cán bộ giảng dạy, thời gian, hoặc các phương tiện có thể chỉ ra liệu chương trình đào tạo có thể thực hiện tại chỗ hay lựa chọn khả năng từ bên ngoài. 5.2.2.5. Các phương pháp đào tạo Các phương pháp hay kỹ thuật đào tạo phù hợp với việc giảng dạy những nội dung đào tạo khác nhau. Đào tạo tiếp nhận thông tin: Các phương pháp đào tạo phù hợp với việc tiếp nhận thông tin bao gồm các bài giảng, các buổi thuyết trình, phim, video cũng như các chương trình hướng dẫn mà trong đó các thông tin có thể được trình bày hoặc trên giấy in, hoặc trên máy vi tính. Đào tạo kỹ năng: Các phương pháp đào tạo thích hợp với đào tạo kỹ năng bao gồm phương pháp đào tạo bằng công việc cụ thể như đào tạo bằng biện pháp hướng dẫn công việc (hay còn gọi là phương pháp: nói, chỉ dẫn, làm, và ôn luyện) và huấn luyện cũng như đào tạo sơ bộ, dạy nghề, và hướng dẫn bằng video. Đào tạo thay đổi kỹ năng và thái độ giao tiếp: Các phương pháp phù hợp với chương trình đào tạo thay đổi kỹ năng và thái độ giao tiếp bao gồm các hội nghị, thảo luận, đóng vai, xây dựng hành vi và huấn luyện nhạy cảm. Huấn luyện khả năng ra quyết định và giải quyết vấn đề: Các phương pháp phù hợp bao gồm: phương pháp phân tích, giải quyết tình huống, trò chơi kinh doanh.
  • 40. 40 5.2.3. Thực hiện đào tạo Mục tiêu của học tập và đào tạo là nhằm thay đổi kiến thức, hành vi và thái độ của người học. Ở mỗi mục tiêu và mức độ có những phương pháp phù hợp. Phân loại các hình thức đào tạo Tiêu thức Các hình thức /phương pháp Theo định hướng nội dung đào tạo - Đào tạo theo định hướng công việc - Đào tạo theo định hướng doanh nghiệp Theo mục đích của nội dung đào tạo - Đào tạo hướng dẫn công việc cho nhân viên - Đào tạo huấn luyện kỹ năng - Đào tạo kỹ thuật an toàn lao động - Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật - Đào tạo và phát triển các năng lực quản lý Theo tổ chức hình thức đào tạo - Đào tạo chính quy - Đào tạo tại chức - Lớp cạnh xí nghiệp - Kèm cặp tại chỗ Theo địa điểm hoặc nơi đào tạo - Đào tạo tại nơi làm việc - Đào tạo xa nơi làm việc Theo đối tượng học viên - Đào tạo mới - Đào tạo lại Thực hiện quá trình đào tạo cần phải tìm ra các hình thức và các phương pháp thích hợp nhằm tối ưu hóa quá trình đào tạo. Có nhiều hình thức đào tạo được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau: Có nhiều phương pháp đào tạo và phát triển khác nhau. Tên gọi mỗi phương pháp có thể khác nhau, nhưng cách đào tạo và nội dung tương đối giống nhau. Chúng ta chú trọng đến các phương pháp có khả năng áp dụng tại Việt Nam trong giai đoạn trước mắt cũng như trong tương lai.
  • 41. 41 5.2.4. Đánh giá chương trình đào tạo Tiêu thức quan trọng nhất trong việc đánh giá chương trình đào tạo vẫn là hiệu quả làm việc của nhân viên có thay đổi theo hướng mong muốn hay không? Do đó cần so sánh hiệu quả làm việc của nhân viên trước và sau khi được đào tạo để xác định liệu chương trình đào tạo có đáp ứng được các mục tiêu đào tạo hay không. Trong đánh giá có thể đi vào các vấn đề cụ thể như sau: - Phản ứng của người học (các học viên có cảm thấy đào tạo là bổ ích hay không? - Kết quả học tập (người học học được gì?) - Áp dụng kết quả học tập (người học có thay đổi hành vi và cách làm của họ trong công việc hay không?). - Những hành vi đã thay đổi đó ảnh hưởng đến kết quả của tổ chức. (kết quả đem lại từ đào tạo?). - Các học viên có cảm giác tốt đẹp hơn về tổ chức hay công việc đó không ?(thái độ). Để đo lường phản ứng của người học chúng ta có thể thăm dò ý kiến của họ thông qua phiếu điều tra đánh giá về khóa học. Sau đây là một ví dụ: 5.3. Các phương pháp đào tạo và phát triển Nếu xét theo địa điểm của đào tạo, ta có đào tạo tại nơi làm việc và đào tạo xa nơi làm việc 5.3.1. Đào tạo tại nơi làm việc Là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ học được kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của người lao động lành nghề hơn. Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 90% các chương trình đào tạo được thực hiện tại nơi làm việc. Các dạng đào tạo tại nơi làm việc thường bao gồm: 5.3.1.1. Kèm cặp tại chỗ: (còn gọi là Đào tạo trên công việc) Cách thức tổ chức đơn giản nhất là trong quá trình thực hiện công việc học viên sẽ được hướng dẫn bởi những người lành nghề hơn. Phương pháp này có thể
  • 42. 42 áp dụng để đào tạo cả công nhân kỹ thuật lẫn các cấp quản trị. Có ba cách để kèm cặp là: - Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp. - Kèm cặp bởi cố vấn. - Kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn. Khi đào tạo công nhân kỹ thuật, quá trình đào tạo được thực hiện như sau: - Giải thích cho công nhân mới về toàn bộ công việc. - Thao tác mẫu cách thức thực hiện công việc. - Để công nhân làm thử từ tốc độ chậm đến nhanh dần. - Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hướng dẫn giải thích cho công nhân cách thức để thực hiện công việc tốt hơn. - Để công nhân tự thực hiện công việc. - Khuyến khích công nhân khi họ thực hiện công việc đạt tiêu chuẩn chất lượng. - Khi đào tạo các quản trị gia, học viên sẽ được làm việc học tập trực tiếp với người mà họ sẽ thay thế trong tương lai. Người này sẽ có trách nhiệm hướng dẫn cho học viên cách thức giải quyết các vấn đề trong phạm vi trách nhiệm của công việc. + Ưu điểm: - Đơn giản, dễ tổ chức, có thể đào tạo được nhiều người cùng một lúc. - Ít tốn kém. Trong quá trình đào tạo học viên đồng thời tạo ra sản phẩm. Doanh nghiệp không cần các phương tiện chuyên biệt như phòng ốc, đội ngũ giảng dạy… - Các vấn đề đào tạo sát với thực tế của doanh nghiệp. - Học viên có thể phản hồi nhanh chóng về kết quả đào tạo. + Nhược điểm: - Người hướng dẫn thường không có kiến thức sư phạm nên hướng dẫn không bài bản, khoa học nên học viên khó tiếp thu. - Học viên học cả những thói quen xấu của người hướng dẫn. - Trong quá trình đào tạo có thể làm gián đoạn sản xuất.