SlideShare a Scribd company logo
1 of 69
MÁY GÂY MÊ
Học viên:
Nguyễn Phạm Quỳnh Như
Đỗ Thị Xuân Miên
Lớp BSNT GMHS 2022-2025
NỘI DUNG
1. TỔNG QUAN
2. CẤU TẠO MÁY GÂY MÊ
3. KIỂM TRA MÁY GÂY MÊ
1. TỔNG QUAN
Máy gây mê:
• Đưa oxy và thuốc mê vào cơ thể người bệnh
• Thông qua hệ thống gây mê hô hấp
• Cho phép người bệnh tự thở, thông khí bằng tay (với
bóng giúp thở) và thông khí cơ học.
SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG MÁY GÂY MÊ
Nguồn: Morgan & Mikhail's Clinical Anesthesiology 7th
2. CẤU TẠO MÁY GÂY MÊ
Máy gây mê cơ bản có 4 bộ phận:
- Bộ phận cung cấp khí mới (gas supply)
- Hệ thống hô hấp (breathing circuit): hệ thống vòng (circle system)
- Máy thở (ventilator)
- Bộ phận loại trừ khí thải (waste-gas scavenger)
2.1 BỘ PHẬN CUNG CẤP KHÍ MỚI
(GAS SUPPLY)
Bộ phận này bao gồm:
- Phần cung cấp khí y tế: Nguồn khí, Đồng hồ đo áp lực và bộ phận
giảm áp, Thiết bị bảo vệ mất cung cấp oxy
- Lưu lượng kế (flowmeter)
- Bình bốc hơi thuốc mê (vaporizer)
- Nút nhấn cung cấp oxy nhanh (oxygen flush)
Phần cung cấp khí y tế
Nguồn khí
• Khí trung tâm từ đường ống (pipeline) hay bình nén (cylinder)
• Hầu hết các máy gây mê có đường khí vào cho: Oxy, nitrous
oxide, khí trời.
• Từng loại khí sẽ có 2 đường vào riêng cho khí từ đường ống và
bình nén.
Nguồn khí – Khí trung tâm
• Nguồn khí trung tâm  hệ thống đường
ống (pineline)  phòng mổ
• Mỗi loại khí: Mã hóa màu và Hệ thống an
toàn theo chỉ số đường kính (DISS:
Diameter – index safety system)
• Phin lọc ngăn cản dị vật và van 1 chiều
ngăn dòng khí đi ngược lại.
• Áp lực trong hệ thống đường ống: 50
psig
Hệ thống đường ống (pineline)
13
Diameter – index safety system
• Gắn với máy qua khóa (hanger-yoke
assemblies), có hệ thống an toàn (PIN-
INDEX SAFETY SYSTEM)
• Áp lực đo bằng đồng hồ áp lực Bourdon
• Van điều hòa áp lực 1 hay 2 van
Nguồn khí – Bình nén
14
• Đồng hồ đo áp lực và
bộ phận giảm áp
• Thiết bị bảo vệ mất
cung cấp oxy
Phần cung cấp
khí y tế
Lưu lượng kế
Bình bốc hơi
 Khóa chỉnh nồng độ.
 Buồng bypas.
 Buồng bốc hơi.
 Cổng châm thuốc.
 Nắp đâỵ bình bốc hơi.
 Van điều chỉnh nồng độ
18
SƠ ĐỒ BÌNH BỐC HƠI DẠNG BẮC CẦU
KHÍ MỚI VÀO
QUA BÌNH BỐC
HƠI
KHÔNG QUA
BÌNH BỐC HƠI
BỆNH NHÂN
BÃO HÒA
THUỐC
19
 Khi ở trong bình chứa, khí mê bốc hơi đến khi các phân tử hơi bão hoà
trong bình và các phân tử này bám lên thành bình tạo áp lực bốc hơi bão
hoà.
 Khi nhiệt độ tăng, sự bốc hơi tăng.
 Áp lực bốc hơi độc lập với áp lực khí quyển và thay đổi tùy thuộc
vào đặc tính vật lý và nhiệt độ của chất lỏng.
20
 Đổ đúng thuốc vào đúng bình bốc hơi.
 Không đổ quá đầy, vượt quá vạch tối đa.
 Không để thuốc mê dưới vạch qui định.
21
THUỐC ĐÚNG – BÌNH ĐÚNG!!!
22
Thuốc P buồng bốc hơi
(mmHg tại 20oC)
Bình bốc hơi Nồng độ thuốc mê
trong khí đi ra (xấp
xỉ) – Khi cài nồng độ
là 1%
Sevoflurane 157 Isoflurane 0,57%
Isoflurane 238 Sevoflurane 1,75%
Halothane 243 Isoflurane 1,03%
Isoflurane 238 Halothane 0,97%
Nút nhấn cung cấp
oxy nhanh
• Cung cấp trực tiếp oxy 100%
với lưu lượng cao 35 -75
l/phút
• Không đi qua (bypass) bình
bốc hơi thuốc mê
=> Sử dụng thì thở vào khi thở
máy có thể gây tổn thương phổi
do áp lực
=> làm loãng nông độ khí mê
gây tăng khả năng thức tỉnh
2.2 HỆ THỐNG HÔ HẤP (breathing circuit):
HỆ THỐNG VÒNG (circle system)
Các thành phần chính của hệ thống vòng bao gồm:
- Đường vào khí mới
- Các van 1 chiều hít vào và thở ra
- Ống nẫng (ống xoắn, dây máy gây mê)
- Ống nối chữ Y gắn với người bệnh
- Van xả (pop-off hay còn gọi là van APL)
- Bóng giúp thở
- Bình hấp thu CO2
 Ưu điểm của hệ thống vòng trong hệ thống thở:
- Duy trì nồng độ khí hít vào ổn định.
- Bảo tồn được độ ẩm và nhiệt độ của khí hít vào.
- Giảm ô nhiễm phòng mổ.
 Bất lợi: thiết kế và lắp đặt phức tạp.
 Những máy gây mê hiện nay van APL nằm ngoài vòng khi thông khí bằng
máy
 3 qui luật của hệ thống vòng (theo tác giả Eger)
- Van 1 chiều được đặt giữa BN và bóng giúp thở trên chiều hít vào và thở ra .
- Khí mới không đi vào vòng giữa van thở ra và BN.
- Van giảm áp (van POP-OFF, van APL) không đặt giữa BN và valve hít vào. 26
HỆ THỐNG VÒNG
 2 van1 chiều: đi vào và đi ra khỏi
BN.
 Van hít vào đặt trên đường hít
vào
 Van thở ra đặt trên đường thở ra
 Đảm bảo khí đi theo 1
hướng.
VAN MỘT CHIỀU
Ống nẫng: Gồm 2 ống đưa khí mới đi vào bệnh nhân và
đưa khí thở ra về máy
Ống chữ Y: có 3 đường, 2 đường nối với ống nẫng dài 22
mm, 1 đường nối với BN dài 15mm.
 Nhờ có hệ thống van 1 chiều mà khoảng chết được tính
từ sau ống nối chữ Y về phía BN.
Chiều dài ống không ảnh hưởng đến khoảng chết.
ỐNG NẪNG VÀ ỐNG CHỮ Y
VAN APL
 Van APL: mở khi tự thở, đóng 1
phần khi thông khí hỗ trợ, điều
khiển bằng tay.
 Nằm ngoài vòng khi thông khí bằng
máy
 Nằm ở vị trí giữa van thở ra và bình
hấp thu CO2, và nằm gần với bóng
giúp thở
Inspiratory
Expiratory
BÓNG GIÚP THỞ
Có 4 chức năng chính:
- Nơi dự trữ thuốc mê bốc hơi và oxy
- Giúp đánh giá bằng mắt thường xem người bệnh có tự thở
(thông khí) và đánh giá thể tích thông khí (không định lượng được)
- Giúp thông khí bằng tay (bóp bóng)
- Bảo vệ người bệnh một phần khi áp lực dương tăng quá cao
trong hệ thống hô hấp do van APL đóng bởi vô tình hoặc đường
thải khí bị tắc nghẽn.
 Thiết bị hấp thu:
 Gắn liền với máy GM hay tách biệt.
 Thành phần: bình hấp thu, 2 cổng: nối với ống thở và đường vào khí
mới.
 TP gắn vào thiết bị hấp thu: 2 valve 1 chiều, APL valve.
 Bình hấp thu:
 Trong suốt, quan sát được màu sắc của chất hấp thu.
 1 hoặc 2 bình chứa.
 Hình thức hấp thu:
 Không phụ thuộc vào khí đi vào ở đỉnh hay đáy bình.
 Đỉnh bình chứa và đi xuống dọc 2 bên bình, sau đó đi xuống đáy bình.
BÌNH HẤP THU CO2
 Chất hấp thu là base, trung hòa acid.
 Các loại chất hấp thu:
 Base mạnh: soda lime (vôi soda, bao gồm Ca(OH)2, NaOH và KOH).
Khi bị mất nước sẽ phản ứng với thuốc mê hô hấp tạo CO, chất A với
Sevoflurane.
 Base yếu: Giảm lượng NaOH và KOH thay vào những base yếu để
giảm tạo chất A.
 Amsorb: chỉ chứa Ca(OH)2 và chất làm tăng sự hấp thu CO2 và gắn với
nước. Không tạo CO và không tạo chất A. Khả năng hấp thu CO2 không
bằng base mạnh.
 Lithium Hydroxide: phản ứng với CO2 tạo carbonate, không phản ứng
với thuốc mê. Tuy nhiên đắt và cẩn thận vì có thể gây bỏng mắt, da và
đường thở khi tiếp xúc.
CHẤT HẤP THU
1. Tắt tất cả khí khi không sử dụng máy GM.
2. Thay vôi đều đặn định kì.
3. Thay vôi bất cứ khi nào thấy vôi đổi màu.
4. Thay vôi nếu không đảm bảo đủ độ ẩm của vôi.
5. Thay cả 2 bình vôi cùng lúc.
6. Đối với bình vôi nhỏ, nên thay thường xuyên hơn.
NGUYÊN TẮC KHI SỬ DỤNG VÔI HẤP THU CO2
Tạo hợp chất A: Sevoflurane phản ứng với 1 số chất hấp thu
tạo hợp chất A – độc tính thận phụ thuộc liều trên các thử
nghiệm với chuôt.
Tạo khí CO
PHẢN ỨNG GIỮA CHẤT HẤP THU VÀ THUỐC MÊ
 FGF: thấp, 1 số nghiên cứu chứng tỏ FGF không ảnh hưởng tạo chất A.
 Thành phần chất hấp thu: NaOH và KOH.
 Nhiệt độ chất hấp thu: tỉ lệ thuận với sự tạo chất A. Tăng đào thải CO2
gây tăng nhiệt độ, tăng tạo chất A.
 Nồng độ Sevoflurane sử dụng: tỉ lệ thuận.
 Thời gian gây mê: càng lâu tạo hợp chất A càng nhiều.
 Thành phần nước: chất hấp thu bị mất nước sẽ tăng tạo chất A.
=> FDA khuyến cáo sevoflurane không vượt qua 2 MAC.giờ ở lưu
lượng khí từ 1 - < 2L/phút và tránh < 1L/phút
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG SỰ TẠO THÀNH CHẤT A
 Tạo ra khi desflurane, enflurane và isoflurane đi qua vôi NaOH
hoặc KOH bị mất nước.
 Với sevoflurane, CO được tạo ra khi nhiệt độ > 80 oC
 Triệu chứng khi ngộ độc CO: đau đầu, buồn nôn…
 Khó phát hiện bằng các phương tiện theo dõi thông thường.
 Yếu tố liên quan tạo CO:
 Thành phần chất hấp thu: NaOH, KOH.
 Chất hấp thu bị mất nước.
 Thuốc gây mê: desflurane > enflurane > isoflurane
TẠO KHÍ CARBON MONOXIDE (CO)
APSF (Anesthesia Patient Safety Foundation) khuyến cáo:
1.Tắt khí mê, oxy… khi không sử dụng. Cuối ngày ngắt nguồn cung cấp khí cho
máy gây mê.
2.Tắt bình bốc hơi khi không sử dụng, cuối mỗi ca nên flush hệ thống với khí
mới không có khí mê.
3.Thay vôi thường xuyên.
4. Khi máy GM không sử dụng trong 1 thời gian không nên để vôi trong bình
hấp thu.
5. Kiểm tra sự nguyên vẹn của túi đựng vôi trước khi sử dụng. Vôi đã mở sử dụng
càng sớm càng tốt.
PHÒNG NGỪA TẠO KHÍ CO
6. Không nên cung cấp oxy cho BN bằng hệ thống vòng khi không có
gây mê.
7. Không nên sử dụng khí mới để làm khô hệ thống thở.
8. Kiểm tra valve giảm áp lực âm gần hệ thống thu thập khí thải thường
xuyên. Khi valve này hư sẽ kéo không khí làm cho khí mới bị đẩy qua
bình hấp thu nếu valve APL mở.
9. Theo dõi nhiệt độ bình bốc hợi, thay vôi khi có dấu hiệu tăng nhiệt độ
- sử dụng probe theo dõi nhiệt độ BN, >50)
PHÒNG NGỪA TẠO KHÍ CO
BỘ PHẬN LÀM ẨM VÀ GIỮ ẤM
• Không thêm nhiệt và hơi nước
• Giữ lại nhiệt và hơi nước trong khí
thở ra và khí hít vào sẽ lấy hơi nhiệt
và độ ẩm từ đây
• Làm tăng khoảng chết cơ học
(khoảng 60ml)
• Giúp lọc bỏ vi khuẩn, chống lây
nhiễm
CÁC BỘ PHẬN KHÁC
• Bộ phân tích oxy (Oxygen Analyzers):
- Đặt ở nhánh hít vào hoặc thở ra
- Không được đặt ở vị trí đường vào của khí mới
• Hô hấp kế (Spirometers): đo thể tích khí thở ra, nằm ở gần van thở ra
• Bộ phận theo dõi áp lực hệ thống hô hấp:
- Luôn đặt giữa van thở ra và van hít vào
- Giúp phản ánh áp lực đường thở, chính xác nhất khi đặt ở ống chữ Y
2.3 MÁY THỞ GẮN VÀO MÁY GÂY MÊ
Các loại máy thở gây mê (bơm khí)
- Hệ thống máy thở vòng đôi (khí nén)
+ Bóng xếp hướng lên
+ Bóng xếp hướng xuống
- Máy thở Piston (động cơ điện tử)
+ Kiểm soát bằng cơ học
+ Kiểm soát bằng điện tử
Hệ thống máy thở vòng đôi Datex-Ohmeda (A) và Drage (B)
Hệ thống máy thở vòng đôi
- Bóng xếp hướng lên
- Bóng xếp hướng xuống
Máy thở gây mê với bóng xếp có thể gặp
1 số vấn đề:
- Chất liệu bóng xếp
- Hộp chứa gắn không khít
- Lỗ thủng trên bóng xếp
- Van khí ra bị kẹt
Van tràn
- Van giảm áp của máy thở
- Thì hít vào: đóng lại bằng khí nén  áp lực dương
- Thì thở ra: mở ra
Hệ thống máy thở vòng đôi Datex-Ohmeda (A) và Drage (B)
Bộ phận theo dõi áp lực và thể tích
- Áp lực đỉnh hít vào
- Áp lực bình nguyên
Báo động của máy thở
- Ít nhất 3 cảnh báo
+ Áp lực đỉnh thấp
+ Vte thấp
+ EtCO2 thấp
- Khác:
+ P hít vào cao nhất
+ PEEP cao
+ P đường thở cao liên tục
…….
Một số vấn đề liên quan đến máy thở gây mê
1. Kết nối máy thở - lưu lượng khí mới:
+ luồng khí mới từ máy góp phần vào thể tích khí lưu thông cung cấp
cho bệnh nhân
+ VD: nếu lưu lượng khí mới là 6 L/phút, tỷ lệ hít vào-thở ra (I:E) là 1:2
và nhịp thở là 10 nhịp thở/phút
 mỗi thể tích khí lưu thông sẽ bao gồm thêm:
(6000ml/phút)x 33% : 10 lần/phút= 200ml/chu kì thở
Một số vấn đề liên quan đến máy thở gây mê
2. Áp lực dương quá mức
- Pi > 30 mmHg  tổn thương phổi do áp lực + rối loạn huyết động
- Nguyên nhân
+ Cài đặt không chính xác
+ Kết nối máy thở-lưu lượng khí mới
+ O2 khẩn thì hít vào
+ Máy thở trục trặc
Một số vấn đề liên quan đến máy thở gây mê
3. Chênh lệch thể tích khí lưu thông: Nguyên nhân
- Đọ giãn nở của dây máy gây mê: 5mL/ cmH20
- Khí nén: 3%
- Kết nối dòng khí mới của máy thở: V(ml/phút) x %T hít vào / TST
(lần/phút)
- Rò rỉ trong máy/dây máy gây mê / đường thở của bệnh nhân
CÁC KIỂU THÔNG KHÍ CƠ HỌC
Đại cương
- Chức năng của máy thở được mô tả liên quan đến bốn giai
đoạn:
 hít vào
 chuyển từ hít vào sang thở ra
 thở ra
 chuyển từ thở ra sang hít vào.
Pha hít vào
- Áp lực/Tốc độ dòng khí không đổi
- Đồng bộ giữa các lần thở
Pha chuyển từ hít vào sang thở ra
- Sau khi đạt được áp lực/thể tích hít vào: 1 khoảng thời gian
cố định
- Rò rỉ nhiều: giảm áp lực  kéo dài thời gian hít vào
Pha thở ra
- Thụ động
- Áp lực đường thở: mức khí quyển hoặc giá trị PEEP cài sẵn
- Khí thở ra: sức cản đường thở + độ giãn nở phổi
Pha chuyển từ thở ra sang hít vào
- Dựa trên khoảng thời gian đặt trước hoặc sự thay đổi áp lực
- Thông khí kiểm soát thể tích: Thể tích và tốc độ khí lưu thông
cố định
- Thông khí kiểm soát áp lực: áp lực và tốc độ thở vào cố định
So sánh các kiểu thông khí
Các thông số về
thông khí
Kiểm soát thể
tích
Kiểm soát áp lực
Thể tích thường lưu Cố định (cài đặt) Biến đổi
Áp lực đường thở Biến đổi Cố định (Kiểm soát =
an toàn)
Lưu lượng Hình vuông (hằng
định)
Giảm dần
Báo động cần theo
dõi
Áp lực (AL đỉnh, AL
bình nguyên, AL
trung bình)
Thể tích (Vt nhỏ nhất)
Thông khí phút
EtCO2
Kiểm soát áp lực với đảm bảo
thể tích (PCV-VG)
- Sử dụng lưu lượng sóng giảm (Decelerating flow)
- Khi sức dãn nở của phổi thay đổi thường xuyên  máy sẽ
điều chỉnh áp lực thấp nhất để đảm bảo đạt được thể tích cài
đặt
- Nhược: áp lực nhịp thở sau dựa trên thể tích khí lưu thông
của nhịp thở trước đó.
2.4 HỆ THỐNG LOẠI TRỪ KHÍ THẢI
Các nguyên nhân tích tụ thuốc mê bốc
hơi trong phòng mổ
- Không tắt lưu lượng khí qua bình bốc hơi sau khi đã tháo hệ
thống hô hấp ra khỏi người bệnh.
- Đặt mặt nạ không kín
- Đẩy khí (flush) của hệ thống hô hấp vào môi trường phòng
mổ
- Đổ thuốc mê vào bình bốc hơi
- Sử dụng ống nội khí quản không có bóng chèn
- Sử dụng hệ thống hô hấp khác hệ thống vòng
Hệ thống loại trừ khí thải
3. KIỂM TRA MÁY GÂY MÊ
Có thể cung cấp oxy với nồng độ chính xác (lên đến 100% nếu cần)
- Các phương tiện thông khí áp lực dương đáng tin cậy.
- Thiết bị thông khí dự phòng luôn sẵn sàng và hoạt động tốt (bóng giúp thở
rời, dây nối, mặt nạ, oxy dự phòng).
- Kiểm soát tốt việc xả bớt áp lực dương từ hệ thống hô hấp.
- Thiết bị cung cấp thuốc mê bốc hơi (nếu là phương pháp vô cảm chọn lựa).
- Hệ thống hút hoạt động tốt.
- Các phương tiện theo dõi kiểm báo tiêu chuẩn dành cho người bệnh
Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của
quí thầy cô và quí đồng nghiệp!!!

More Related Content

Similar to CĐ abcnslamsdnsmssak MÁY GÂY MÊ final.pptx

Nhom d water chiller
Nhom d  water chillerNhom d  water chiller
Nhom d water chiller
Huy Cường
 
Liệu pháp oxy dài hạn cho bệnh nhân
Liệu pháp oxy dài hạn cho bệnh nhânLiệu pháp oxy dài hạn cho bệnh nhân
Liệu pháp oxy dài hạn cho bệnh nhân
ninano381
 
Cau tao va nguyen ly hoat dong cua may tho
Cau tao va nguyen ly hoat dong cua may thoCau tao va nguyen ly hoat dong cua may tho
Cau tao va nguyen ly hoat dong cua may tho
SoM
 
B13 - Ống trinh độc - Sơn PH55.pptx
B13 - Ống trinh độc - Sơn PH55.pptxB13 - Ống trinh độc - Sơn PH55.pptx
B13 - Ống trinh độc - Sơn PH55.pptx
Kijuto Huỳnh
 
Sinh ly dong vat on thi hsg quoc gia
Sinh ly dong vat on thi hsg quoc giaSinh ly dong vat on thi hsg quoc gia
Sinh ly dong vat on thi hsg quoc gia
Chu Kien
 
Cập nhật về thông khí nhân tạo cho người bệnh phù phổi cấp huyết động
Cập nhật về thông khí nhân tạo cho người bệnh phù phổi cấp huyết độngCập nhật về thông khí nhân tạo cho người bệnh phù phổi cấp huyết động
Cập nhật về thông khí nhân tạo cho người bệnh phù phổi cấp huyết động
SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
cập nhật về thông khí nhân tạo cho bệnh nhân phù phổi cấp huyết động
cập nhật về thông khí nhân tạo cho bệnh nhân phù phổi cấp huyết độngcập nhật về thông khí nhân tạo cho bệnh nhân phù phổi cấp huyết động
cập nhật về thông khí nhân tạo cho bệnh nhân phù phổi cấp huyết động
SoM
 

Similar to CĐ abcnslamsdnsmssak MÁY GÂY MÊ final.pptx (20)

THO MAY.pdf
THO MAY.pdfTHO MAY.pdf
THO MAY.pdf
 
Nhom d water chiller
Nhom d  water chillerNhom d  water chiller
Nhom d water chiller
 
Liệu pháp oxy dài hạn cho bệnh nhân
Liệu pháp oxy dài hạn cho bệnh nhânLiệu pháp oxy dài hạn cho bệnh nhân
Liệu pháp oxy dài hạn cho bệnh nhân
 
Cau tao va nguyen ly hoat dong cua may tho
Cau tao va nguyen ly hoat dong cua may thoCau tao va nguyen ly hoat dong cua may tho
Cau tao va nguyen ly hoat dong cua may tho
 
B13 - Ống trinh độc - Sơn PH55.pptx
B13 - Ống trinh độc - Sơn PH55.pptxB13 - Ống trinh độc - Sơn PH55.pptx
B13 - Ống trinh độc - Sơn PH55.pptx
 
Nghien cuu ve cac model may tho HAMILTON MEDICAL AG
Nghien cuu ve cac model may tho HAMILTON MEDICAL AGNghien cuu ve cac model may tho HAMILTON MEDICAL AG
Nghien cuu ve cac model may tho HAMILTON MEDICAL AG
 
Chapter 9 hooman poor - basics of mechanical ventilation 2018
Chapter 9   hooman poor - basics of mechanical ventilation 2018Chapter 9   hooman poor - basics of mechanical ventilation 2018
Chapter 9 hooman poor - basics of mechanical ventilation 2018
 
Kỹ thuật mở màng phổi tối thiểu
Kỹ thuật mở màng phổi tối thiểuKỹ thuật mở màng phổi tối thiểu
Kỹ thuật mở màng phổi tối thiểu
 
Sinh ly dong vat on thi hsg quoc gia
Sinh ly dong vat on thi hsg quoc giaSinh ly dong vat on thi hsg quoc gia
Sinh ly dong vat on thi hsg quoc gia
 
Sinh Lý Hệ Hô Hấp
Sinh Lý Hệ Hô HấpSinh Lý Hệ Hô Hấp
Sinh Lý Hệ Hô Hấp
 
Thở áp lực dương liên tục qua mũi
Thở áp lực dương liên tục qua mũiThở áp lực dương liên tục qua mũi
Thở áp lực dương liên tục qua mũi
 
Đề cương ôn thi sinh lý 2019
Đề cương ôn thi sinh lý 2019Đề cương ôn thi sinh lý 2019
Đề cương ôn thi sinh lý 2019
 
Hướng dẫn thở máy cho bệnh nhân ards
Hướng dẫn thở máy cho bệnh nhân ardsHướng dẫn thở máy cho bệnh nhân ards
Hướng dẫn thở máy cho bệnh nhân ards
 
Báo cáo thực tập công nhân ngành hóa dầu
Báo cáo thực tập công nhân ngành hóa dầuBáo cáo thực tập công nhân ngành hóa dầu
Báo cáo thực tập công nhân ngành hóa dầu
 
HVQY | Sinh lý bệnh | Hô hấp
HVQY | Sinh lý bệnh | Hô hấpHVQY | Sinh lý bệnh | Hô hấp
HVQY | Sinh lý bệnh | Hô hấp
 
Kỹ thuật đo Hô hấp ký
Kỹ thuật đo Hô hấp kýKỹ thuật đo Hô hấp ký
Kỹ thuật đo Hô hấp ký
 
Chapter 2 hooman poor - basics of mechanical ventilation 2018
Chapter 2   hooman poor - basics of mechanical ventilation 2018Chapter 2   hooman poor - basics of mechanical ventilation 2018
Chapter 2 hooman poor - basics of mechanical ventilation 2018
 
Cập nhật về thông khí nhân tạo cho người bệnh phù phổi cấp huyết động
Cập nhật về thông khí nhân tạo cho người bệnh phù phổi cấp huyết độngCập nhật về thông khí nhân tạo cho người bệnh phù phổi cấp huyết động
Cập nhật về thông khí nhân tạo cho người bệnh phù phổi cấp huyết động
 
cập nhật về thông khí nhân tạo cho bệnh nhân phù phổi cấp huyết động
cập nhật về thông khí nhân tạo cho bệnh nhân phù phổi cấp huyết độngcập nhật về thông khí nhân tạo cho bệnh nhân phù phổi cấp huyết động
cập nhật về thông khí nhân tạo cho bệnh nhân phù phổi cấp huyết động
 
Chap6.pdf
Chap6.pdfChap6.pdf
Chap6.pdf
 

More from Quynh Nhu Nguyen Pham (7)

BAI GIANG XÉT NGHIỆM SINH HOÁ GAN Y3 2022ppt.ppt
BAI GIANG XÉT NGHIỆM SINH HOÁ GAN Y3 2022ppt.pptBAI GIANG XÉT NGHIỆM SINH HOÁ GAN Y3 2022ppt.ppt
BAI GIANG XÉT NGHIỆM SINH HOÁ GAN Y3 2022ppt.ppt
 
Sinh lý thận và Gay Me BN có bệnh thận.pptx
Sinh lý thận và Gay Me BN có bệnh thận.pptxSinh lý thận và Gay Me BN có bệnh thận.pptx
Sinh lý thận và Gay Me BN có bệnh thận.pptx
 
TAI LIEU NHOM 8 TAI LIEU NHOM 8 TAI.pptx
TAI LIEU NHOM 8 TAI LIEU NHOM 8 TAI.pptxTAI LIEU NHOM 8 TAI LIEU NHOM 8 TAI.pptx
TAI LIEU NHOM 8 TAI LIEU NHOM 8 TAI.pptx
 
B2. GIOI THIEU DB GENE SUB BY TQHUY .pdf
B2. GIOI THIEU DB GENE SUB BY TQHUY .pdfB2. GIOI THIEU DB GENE SUB BY TQHUY .pdf
B2. GIOI THIEU DB GENE SUB BY TQHUY .pdf
 
B12_SU CHET TE BAO.pptx
B12_SU CHET TE BAO.pptxB12_SU CHET TE BAO.pptx
B12_SU CHET TE BAO.pptx
 
B4-5_CanhTay - Khuyu.pdf
B4-5_CanhTay - Khuyu.pdfB4-5_CanhTay - Khuyu.pdf
B4-5_CanhTay - Khuyu.pdf
 
dai cuong+dong phan.pdf
dai cuong+dong phan.pdfdai cuong+dong phan.pdf
dai cuong+dong phan.pdf
 

CĐ abcnslamsdnsmssak MÁY GÂY MÊ final.pptx

  • 1. MÁY GÂY MÊ Học viên: Nguyễn Phạm Quỳnh Như Đỗ Thị Xuân Miên Lớp BSNT GMHS 2022-2025
  • 2. NỘI DUNG 1. TỔNG QUAN 2. CẤU TẠO MÁY GÂY MÊ 3. KIỂM TRA MÁY GÂY MÊ
  • 3. 1. TỔNG QUAN Máy gây mê: • Đưa oxy và thuốc mê vào cơ thể người bệnh • Thông qua hệ thống gây mê hô hấp • Cho phép người bệnh tự thở, thông khí bằng tay (với bóng giúp thở) và thông khí cơ học.
  • 4. SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG MÁY GÂY MÊ Nguồn: Morgan & Mikhail's Clinical Anesthesiology 7th
  • 5.
  • 6.
  • 7.
  • 8. 2. CẤU TẠO MÁY GÂY MÊ Máy gây mê cơ bản có 4 bộ phận: - Bộ phận cung cấp khí mới (gas supply) - Hệ thống hô hấp (breathing circuit): hệ thống vòng (circle system) - Máy thở (ventilator) - Bộ phận loại trừ khí thải (waste-gas scavenger)
  • 9. 2.1 BỘ PHẬN CUNG CẤP KHÍ MỚI (GAS SUPPLY) Bộ phận này bao gồm: - Phần cung cấp khí y tế: Nguồn khí, Đồng hồ đo áp lực và bộ phận giảm áp, Thiết bị bảo vệ mất cung cấp oxy - Lưu lượng kế (flowmeter) - Bình bốc hơi thuốc mê (vaporizer) - Nút nhấn cung cấp oxy nhanh (oxygen flush)
  • 10. Phần cung cấp khí y tế Nguồn khí • Khí trung tâm từ đường ống (pipeline) hay bình nén (cylinder) • Hầu hết các máy gây mê có đường khí vào cho: Oxy, nitrous oxide, khí trời. • Từng loại khí sẽ có 2 đường vào riêng cho khí từ đường ống và bình nén.
  • 11. Nguồn khí – Khí trung tâm • Nguồn khí trung tâm  hệ thống đường ống (pineline)  phòng mổ • Mỗi loại khí: Mã hóa màu và Hệ thống an toàn theo chỉ số đường kính (DISS: Diameter – index safety system) • Phin lọc ngăn cản dị vật và van 1 chiều ngăn dòng khí đi ngược lại. • Áp lực trong hệ thống đường ống: 50 psig
  • 12. Hệ thống đường ống (pineline)
  • 13. 13 Diameter – index safety system
  • 14. • Gắn với máy qua khóa (hanger-yoke assemblies), có hệ thống an toàn (PIN- INDEX SAFETY SYSTEM) • Áp lực đo bằng đồng hồ áp lực Bourdon • Van điều hòa áp lực 1 hay 2 van Nguồn khí – Bình nén 14
  • 15. • Đồng hồ đo áp lực và bộ phận giảm áp • Thiết bị bảo vệ mất cung cấp oxy Phần cung cấp khí y tế
  • 18.  Khóa chỉnh nồng độ.  Buồng bypas.  Buồng bốc hơi.  Cổng châm thuốc.  Nắp đâỵ bình bốc hơi.  Van điều chỉnh nồng độ 18 SƠ ĐỒ BÌNH BỐC HƠI DẠNG BẮC CẦU
  • 19. KHÍ MỚI VÀO QUA BÌNH BỐC HƠI KHÔNG QUA BÌNH BỐC HƠI BỆNH NHÂN BÃO HÒA THUỐC 19
  • 20.  Khi ở trong bình chứa, khí mê bốc hơi đến khi các phân tử hơi bão hoà trong bình và các phân tử này bám lên thành bình tạo áp lực bốc hơi bão hoà.  Khi nhiệt độ tăng, sự bốc hơi tăng.  Áp lực bốc hơi độc lập với áp lực khí quyển và thay đổi tùy thuộc vào đặc tính vật lý và nhiệt độ của chất lỏng. 20
  • 21.  Đổ đúng thuốc vào đúng bình bốc hơi.  Không đổ quá đầy, vượt quá vạch tối đa.  Không để thuốc mê dưới vạch qui định. 21
  • 22. THUỐC ĐÚNG – BÌNH ĐÚNG!!! 22 Thuốc P buồng bốc hơi (mmHg tại 20oC) Bình bốc hơi Nồng độ thuốc mê trong khí đi ra (xấp xỉ) – Khi cài nồng độ là 1% Sevoflurane 157 Isoflurane 0,57% Isoflurane 238 Sevoflurane 1,75% Halothane 243 Isoflurane 1,03% Isoflurane 238 Halothane 0,97%
  • 23. Nút nhấn cung cấp oxy nhanh • Cung cấp trực tiếp oxy 100% với lưu lượng cao 35 -75 l/phút • Không đi qua (bypass) bình bốc hơi thuốc mê => Sử dụng thì thở vào khi thở máy có thể gây tổn thương phổi do áp lực => làm loãng nông độ khí mê gây tăng khả năng thức tỉnh
  • 24. 2.2 HỆ THỐNG HÔ HẤP (breathing circuit): HỆ THỐNG VÒNG (circle system) Các thành phần chính của hệ thống vòng bao gồm: - Đường vào khí mới - Các van 1 chiều hít vào và thở ra - Ống nẫng (ống xoắn, dây máy gây mê) - Ống nối chữ Y gắn với người bệnh - Van xả (pop-off hay còn gọi là van APL) - Bóng giúp thở - Bình hấp thu CO2
  • 25.
  • 26.  Ưu điểm của hệ thống vòng trong hệ thống thở: - Duy trì nồng độ khí hít vào ổn định. - Bảo tồn được độ ẩm và nhiệt độ của khí hít vào. - Giảm ô nhiễm phòng mổ.  Bất lợi: thiết kế và lắp đặt phức tạp.  Những máy gây mê hiện nay van APL nằm ngoài vòng khi thông khí bằng máy  3 qui luật của hệ thống vòng (theo tác giả Eger) - Van 1 chiều được đặt giữa BN và bóng giúp thở trên chiều hít vào và thở ra . - Khí mới không đi vào vòng giữa van thở ra và BN. - Van giảm áp (van POP-OFF, van APL) không đặt giữa BN và valve hít vào. 26 HỆ THỐNG VÒNG
  • 27.  2 van1 chiều: đi vào và đi ra khỏi BN.  Van hít vào đặt trên đường hít vào  Van thở ra đặt trên đường thở ra  Đảm bảo khí đi theo 1 hướng. VAN MỘT CHIỀU
  • 28. Ống nẫng: Gồm 2 ống đưa khí mới đi vào bệnh nhân và đưa khí thở ra về máy Ống chữ Y: có 3 đường, 2 đường nối với ống nẫng dài 22 mm, 1 đường nối với BN dài 15mm.  Nhờ có hệ thống van 1 chiều mà khoảng chết được tính từ sau ống nối chữ Y về phía BN. Chiều dài ống không ảnh hưởng đến khoảng chết. ỐNG NẪNG VÀ ỐNG CHỮ Y
  • 29. VAN APL  Van APL: mở khi tự thở, đóng 1 phần khi thông khí hỗ trợ, điều khiển bằng tay.  Nằm ngoài vòng khi thông khí bằng máy  Nằm ở vị trí giữa van thở ra và bình hấp thu CO2, và nằm gần với bóng giúp thở Inspiratory Expiratory
  • 30. BÓNG GIÚP THỞ Có 4 chức năng chính: - Nơi dự trữ thuốc mê bốc hơi và oxy - Giúp đánh giá bằng mắt thường xem người bệnh có tự thở (thông khí) và đánh giá thể tích thông khí (không định lượng được) - Giúp thông khí bằng tay (bóp bóng) - Bảo vệ người bệnh một phần khi áp lực dương tăng quá cao trong hệ thống hô hấp do van APL đóng bởi vô tình hoặc đường thải khí bị tắc nghẽn.
  • 31.  Thiết bị hấp thu:  Gắn liền với máy GM hay tách biệt.  Thành phần: bình hấp thu, 2 cổng: nối với ống thở và đường vào khí mới.  TP gắn vào thiết bị hấp thu: 2 valve 1 chiều, APL valve.  Bình hấp thu:  Trong suốt, quan sát được màu sắc của chất hấp thu.  1 hoặc 2 bình chứa.  Hình thức hấp thu:  Không phụ thuộc vào khí đi vào ở đỉnh hay đáy bình.  Đỉnh bình chứa và đi xuống dọc 2 bên bình, sau đó đi xuống đáy bình. BÌNH HẤP THU CO2
  • 32.  Chất hấp thu là base, trung hòa acid.  Các loại chất hấp thu:  Base mạnh: soda lime (vôi soda, bao gồm Ca(OH)2, NaOH và KOH). Khi bị mất nước sẽ phản ứng với thuốc mê hô hấp tạo CO, chất A với Sevoflurane.  Base yếu: Giảm lượng NaOH và KOH thay vào những base yếu để giảm tạo chất A.  Amsorb: chỉ chứa Ca(OH)2 và chất làm tăng sự hấp thu CO2 và gắn với nước. Không tạo CO và không tạo chất A. Khả năng hấp thu CO2 không bằng base mạnh.  Lithium Hydroxide: phản ứng với CO2 tạo carbonate, không phản ứng với thuốc mê. Tuy nhiên đắt và cẩn thận vì có thể gây bỏng mắt, da và đường thở khi tiếp xúc. CHẤT HẤP THU
  • 33. 1. Tắt tất cả khí khi không sử dụng máy GM. 2. Thay vôi đều đặn định kì. 3. Thay vôi bất cứ khi nào thấy vôi đổi màu. 4. Thay vôi nếu không đảm bảo đủ độ ẩm của vôi. 5. Thay cả 2 bình vôi cùng lúc. 6. Đối với bình vôi nhỏ, nên thay thường xuyên hơn. NGUYÊN TẮC KHI SỬ DỤNG VÔI HẤP THU CO2
  • 34. Tạo hợp chất A: Sevoflurane phản ứng với 1 số chất hấp thu tạo hợp chất A – độc tính thận phụ thuộc liều trên các thử nghiệm với chuôt. Tạo khí CO PHẢN ỨNG GIỮA CHẤT HẤP THU VÀ THUỐC MÊ
  • 35.  FGF: thấp, 1 số nghiên cứu chứng tỏ FGF không ảnh hưởng tạo chất A.  Thành phần chất hấp thu: NaOH và KOH.  Nhiệt độ chất hấp thu: tỉ lệ thuận với sự tạo chất A. Tăng đào thải CO2 gây tăng nhiệt độ, tăng tạo chất A.  Nồng độ Sevoflurane sử dụng: tỉ lệ thuận.  Thời gian gây mê: càng lâu tạo hợp chất A càng nhiều.  Thành phần nước: chất hấp thu bị mất nước sẽ tăng tạo chất A. => FDA khuyến cáo sevoflurane không vượt qua 2 MAC.giờ ở lưu lượng khí từ 1 - < 2L/phút và tránh < 1L/phút YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG SỰ TẠO THÀNH CHẤT A
  • 36.  Tạo ra khi desflurane, enflurane và isoflurane đi qua vôi NaOH hoặc KOH bị mất nước.  Với sevoflurane, CO được tạo ra khi nhiệt độ > 80 oC  Triệu chứng khi ngộ độc CO: đau đầu, buồn nôn…  Khó phát hiện bằng các phương tiện theo dõi thông thường.  Yếu tố liên quan tạo CO:  Thành phần chất hấp thu: NaOH, KOH.  Chất hấp thu bị mất nước.  Thuốc gây mê: desflurane > enflurane > isoflurane TẠO KHÍ CARBON MONOXIDE (CO)
  • 37. APSF (Anesthesia Patient Safety Foundation) khuyến cáo: 1.Tắt khí mê, oxy… khi không sử dụng. Cuối ngày ngắt nguồn cung cấp khí cho máy gây mê. 2.Tắt bình bốc hơi khi không sử dụng, cuối mỗi ca nên flush hệ thống với khí mới không có khí mê. 3.Thay vôi thường xuyên. 4. Khi máy GM không sử dụng trong 1 thời gian không nên để vôi trong bình hấp thu. 5. Kiểm tra sự nguyên vẹn của túi đựng vôi trước khi sử dụng. Vôi đã mở sử dụng càng sớm càng tốt. PHÒNG NGỪA TẠO KHÍ CO
  • 38. 6. Không nên cung cấp oxy cho BN bằng hệ thống vòng khi không có gây mê. 7. Không nên sử dụng khí mới để làm khô hệ thống thở. 8. Kiểm tra valve giảm áp lực âm gần hệ thống thu thập khí thải thường xuyên. Khi valve này hư sẽ kéo không khí làm cho khí mới bị đẩy qua bình hấp thu nếu valve APL mở. 9. Theo dõi nhiệt độ bình bốc hợi, thay vôi khi có dấu hiệu tăng nhiệt độ - sử dụng probe theo dõi nhiệt độ BN, >50) PHÒNG NGỪA TẠO KHÍ CO
  • 39. BỘ PHẬN LÀM ẨM VÀ GIỮ ẤM • Không thêm nhiệt và hơi nước • Giữ lại nhiệt và hơi nước trong khí thở ra và khí hít vào sẽ lấy hơi nhiệt và độ ẩm từ đây • Làm tăng khoảng chết cơ học (khoảng 60ml) • Giúp lọc bỏ vi khuẩn, chống lây nhiễm
  • 40. CÁC BỘ PHẬN KHÁC • Bộ phân tích oxy (Oxygen Analyzers): - Đặt ở nhánh hít vào hoặc thở ra - Không được đặt ở vị trí đường vào của khí mới • Hô hấp kế (Spirometers): đo thể tích khí thở ra, nằm ở gần van thở ra • Bộ phận theo dõi áp lực hệ thống hô hấp: - Luôn đặt giữa van thở ra và van hít vào - Giúp phản ánh áp lực đường thở, chính xác nhất khi đặt ở ống chữ Y
  • 41. 2.3 MÁY THỞ GẮN VÀO MÁY GÂY MÊ
  • 42. Các loại máy thở gây mê (bơm khí) - Hệ thống máy thở vòng đôi (khí nén) + Bóng xếp hướng lên + Bóng xếp hướng xuống - Máy thở Piston (động cơ điện tử) + Kiểm soát bằng cơ học + Kiểm soát bằng điện tử
  • 43. Hệ thống máy thở vòng đôi Datex-Ohmeda (A) và Drage (B)
  • 44. Hệ thống máy thở vòng đôi - Bóng xếp hướng lên - Bóng xếp hướng xuống
  • 45. Máy thở gây mê với bóng xếp có thể gặp 1 số vấn đề: - Chất liệu bóng xếp - Hộp chứa gắn không khít - Lỗ thủng trên bóng xếp - Van khí ra bị kẹt
  • 46. Van tràn - Van giảm áp của máy thở - Thì hít vào: đóng lại bằng khí nén  áp lực dương - Thì thở ra: mở ra
  • 47. Hệ thống máy thở vòng đôi Datex-Ohmeda (A) và Drage (B)
  • 48. Bộ phận theo dõi áp lực và thể tích - Áp lực đỉnh hít vào - Áp lực bình nguyên
  • 49.
  • 50.
  • 51.
  • 52. Báo động của máy thở - Ít nhất 3 cảnh báo + Áp lực đỉnh thấp + Vte thấp + EtCO2 thấp - Khác: + P hít vào cao nhất + PEEP cao + P đường thở cao liên tục …….
  • 53. Một số vấn đề liên quan đến máy thở gây mê 1. Kết nối máy thở - lưu lượng khí mới: + luồng khí mới từ máy góp phần vào thể tích khí lưu thông cung cấp cho bệnh nhân + VD: nếu lưu lượng khí mới là 6 L/phút, tỷ lệ hít vào-thở ra (I:E) là 1:2 và nhịp thở là 10 nhịp thở/phút  mỗi thể tích khí lưu thông sẽ bao gồm thêm: (6000ml/phút)x 33% : 10 lần/phút= 200ml/chu kì thở
  • 54. Một số vấn đề liên quan đến máy thở gây mê 2. Áp lực dương quá mức - Pi > 30 mmHg  tổn thương phổi do áp lực + rối loạn huyết động - Nguyên nhân + Cài đặt không chính xác + Kết nối máy thở-lưu lượng khí mới + O2 khẩn thì hít vào + Máy thở trục trặc
  • 55. Một số vấn đề liên quan đến máy thở gây mê 3. Chênh lệch thể tích khí lưu thông: Nguyên nhân - Đọ giãn nở của dây máy gây mê: 5mL/ cmH20 - Khí nén: 3% - Kết nối dòng khí mới của máy thở: V(ml/phút) x %T hít vào / TST (lần/phút) - Rò rỉ trong máy/dây máy gây mê / đường thở của bệnh nhân
  • 56. CÁC KIỂU THÔNG KHÍ CƠ HỌC Đại cương - Chức năng của máy thở được mô tả liên quan đến bốn giai đoạn:  hít vào  chuyển từ hít vào sang thở ra  thở ra  chuyển từ thở ra sang hít vào.
  • 57. Pha hít vào - Áp lực/Tốc độ dòng khí không đổi - Đồng bộ giữa các lần thở
  • 58. Pha chuyển từ hít vào sang thở ra - Sau khi đạt được áp lực/thể tích hít vào: 1 khoảng thời gian cố định - Rò rỉ nhiều: giảm áp lực  kéo dài thời gian hít vào
  • 59. Pha thở ra - Thụ động - Áp lực đường thở: mức khí quyển hoặc giá trị PEEP cài sẵn - Khí thở ra: sức cản đường thở + độ giãn nở phổi
  • 60. Pha chuyển từ thở ra sang hít vào - Dựa trên khoảng thời gian đặt trước hoặc sự thay đổi áp lực - Thông khí kiểm soát thể tích: Thể tích và tốc độ khí lưu thông cố định - Thông khí kiểm soát áp lực: áp lực và tốc độ thở vào cố định
  • 61.
  • 62. So sánh các kiểu thông khí Các thông số về thông khí Kiểm soát thể tích Kiểm soát áp lực Thể tích thường lưu Cố định (cài đặt) Biến đổi Áp lực đường thở Biến đổi Cố định (Kiểm soát = an toàn) Lưu lượng Hình vuông (hằng định) Giảm dần Báo động cần theo dõi Áp lực (AL đỉnh, AL bình nguyên, AL trung bình) Thể tích (Vt nhỏ nhất) Thông khí phút EtCO2
  • 63. Kiểm soát áp lực với đảm bảo thể tích (PCV-VG) - Sử dụng lưu lượng sóng giảm (Decelerating flow) - Khi sức dãn nở của phổi thay đổi thường xuyên  máy sẽ điều chỉnh áp lực thấp nhất để đảm bảo đạt được thể tích cài đặt - Nhược: áp lực nhịp thở sau dựa trên thể tích khí lưu thông của nhịp thở trước đó.
  • 64. 2.4 HỆ THỐNG LOẠI TRỪ KHÍ THẢI
  • 65. Các nguyên nhân tích tụ thuốc mê bốc hơi trong phòng mổ - Không tắt lưu lượng khí qua bình bốc hơi sau khi đã tháo hệ thống hô hấp ra khỏi người bệnh. - Đặt mặt nạ không kín - Đẩy khí (flush) của hệ thống hô hấp vào môi trường phòng mổ - Đổ thuốc mê vào bình bốc hơi - Sử dụng ống nội khí quản không có bóng chèn - Sử dụng hệ thống hô hấp khác hệ thống vòng
  • 66. Hệ thống loại trừ khí thải
  • 67. 3. KIỂM TRA MÁY GÂY MÊ Có thể cung cấp oxy với nồng độ chính xác (lên đến 100% nếu cần) - Các phương tiện thông khí áp lực dương đáng tin cậy. - Thiết bị thông khí dự phòng luôn sẵn sàng và hoạt động tốt (bóng giúp thở rời, dây nối, mặt nạ, oxy dự phòng). - Kiểm soát tốt việc xả bớt áp lực dương từ hệ thống hô hấp. - Thiết bị cung cấp thuốc mê bốc hơi (nếu là phương pháp vô cảm chọn lựa). - Hệ thống hút hoạt động tốt. - Các phương tiện theo dõi kiểm báo tiêu chuẩn dành cho người bệnh
  • 68.
  • 69. Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của quí thầy cô và quí đồng nghiệp!!!

Editor's Notes

  1. Một trong những thiết bị quan trọng nhất đối với ng bs GM là Anesthesia machine
  2. Đây là 1 thiết bị tích hợp, vừa có chức năng của máy thở, vừa giúp bs gây mê đưa thuốc mê vào cơ thể ng bệnh thông qua hệ thống gây mê hh. Thông qua AM, Ngb có thể tự thở or bs có thể thông khí cho ngb bằng tay or thông khí cơ học hoàn toàn cho ngb.
  3. Thể hiện sơ lược đường đi của khí mới khi đi vào MGM rồi đến người bệnh Máy thở đc tích hợp vào máy gây mê, giải phóng người gây mê khỏi việc phải bóp bóng liên tục .
  4. Cylinder: Oxy 2200, N20 750, Air 2000 => giảm còn 40-45 psig Pineline: 50 – 55 psig
  5. điều chỉnh và đo đạc lượng khí đi qua hệ thống máy trong một phút bố trí rotameter của oxy nằm ở hạ lưu so với rotameter của N2O, để tránh tạo ra hỗn hợp khí gây giảm oxy máu
  6. Bình bốc hơi là thiết bị giúp cung cấp thuốc mê bốc hơi (dạng khí) với nồng độ xác định cho người bệnh. Các máy gây mê hiện đại đều sử dụng bình bốc hơi ngoài hệ thống vòng, được đặt trên vị trí đường vào của khí mới bắc cầu dòng đôi cassette bơm thuốc mê trực tiếp phụ thuộc lưu lượng
  7. Phần khí mới còn lại đi thẳng đến lối ra (ko đi qua buồng bốc hơi) để cuối cùng gặp khí gây mê đã bốc hơi tạo thành một hỗn hợp có nồng độ mà người gây mê muốn cung cấp cho người bệnh, thí dụ sevoflurane 2% (
  8. Tỷ số khí bắc cầu/khí qua buồng bốc hơi (splitting ratio) tùy thuộc vào nồng độ cài đặt. Cơ chế này được sử dụng vì nồng độ thuốc mê bốc hơi thật sự trong buồng bốc hơi cao hơn rất nhiều so với mong muốn, nên cần được pha loãng.
  9. cho phép cung cấp trực tiếp oxy 100% với lưu lượng cao vào hệ thống hô hấp của người bệnh để bù cho việc bị rò rỉ khí quá mức hoặc giúp tăng nồng độ oxy trong khí thở vào nhanh chóng
  10. sử dụng nhiều nhất cho phép dòng khí di chuyển 1 chiều theo hình vòng nhờ sự trợ giúp của các van 1 chiều
  11. - Vòng hở: Lưu lượng khí mới lớn, giúp không thở lại khí thở ra. Tổng lưu lượng khí mới phải rất lớn để đảm bảo cung cấp đủ toàn bộ lượng khí thở vào. Do đó, lượng khí thở ra sẽ được thải toàn bộ ra ngoài và không quay lại người bệnh. Hệ thống vòng hở thường được sử dụng khi cần thay đổi nhanh nồng độ khí - Vòng kín: Lưu lượng khí mới không lớn hơn lưu lượng khí người bệnh sử dụng cộng với lượng rò rỉ của hệ thống. - Vòng nửa kín lưu lượng thấp: Lưu lượng khí mới < 1 lít/phút (trong đó phần thở lại chiếm > 50%) - Vòng nửa kín lưu lượng tối thiểu: 0,5 lít/phút. Rò rỉ khí và tuột ống Kết nối sai Tắc nghẽn => tăng áp lực trong heek thống
  12. Tất cả các máy gây mê hiện đại đều được trang bị máy thở. Trong lịch sử, máy thở được sử dụng trong phòng phẫu thuật đơn giản và nhỏ gọn hơn so với các máy thở ở phòng chăm sóc đặc biệt (ICU). Sự khác biệt này đã không còn ý nghĩa do những tiến bộ trong công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về máy thở “loại ICU” khi ngày càng có nhiều bệnh nhân nguy kịch đến phòng phẫu thuật. Máy thở trên một số máy hiện đại có khả năng tương tự như máy thở trong ICU. Thật vậy, trong đại dịch COVID-19, máy thở gắn vào máy gây mê được sử dụng khi không có máy thở ICU truyền thống.
  13. - Ưu điểm chính của máy thở gây mê dạng piston là khả năng cung cấp thể tích khí lưu thông chính xác cho những bệnh nhân có độ giãn nở phổi rất kém và những bệnh nhân có thân hình thấp bé.
  14. - Hướng lên: + Khí thở ra của người bệnh và khí mới sẽ làm đầy bóng xếp và đẩy bóng xếp đi lên. Trong thì thở vào, khí khởi động (còn gọi là khí đẩy, driving gas) xung quanh bóng xếp đẩy bóng xếp đi xuống và khí bên trong bóng xếp sẽ đi vào đường thở của người bệnh. Sau đó, đến thì thở ra, khí thở ra của người bệnh và khí mới sẽ lại làm đầy bóng xếp để tiếp tục chu kỳ hô hấp + Bóng xếp hướng lên luôn tạo 1 giá trị PEEP lên hệ thống hô hấp (khoảng 2–3cm H2O) nên khí thở ra phải vượt qua áp lực này để đẩy bóng xếp lên - Hướng xuống: Bóng xếp đi xuống trong thì thở ra. Bóng xếp kết nối với hệ thống qua phần đỉnh. Do vị trí nên quá trình làm đầy bóng xếp (giai đoạn thở ra) vẫn xảy ra do trọng lực tác động lên bóng xếp dù có tình trạng rò rỉ khí hoặc tuột ống
  15. Chất liệu của bóng xếp bị lão hóa, gây dính và khiến bóng xếp không hoạt động được Hộp chứa gắn không khít gây ra hậu quả là khí khởi động bị thoát ra môi trường bên ngoài, không đảmbảo chứcnăng di chuyển bóng xếp Lỗ thủng trên bóng xếp khiến khí khởi động (cóáplựccaohơn) lọt vào hệ thống hô hấp,có thể gây tổn thương phổi do áp lực và làm thay đổi các nồng độ khí Van khí ra (exhalation valve) bị kẹt sẽ làm thất thoát khí trong hệ thống hô hấp khi ở trạng thái mở và làm tăng áp lực trong hệ thống hô hấp khi ở trạng thái đóng 1 phần hoặc hoàn toàn (gây tổn thương phổi do áp lực hoặc PEEP quá cao). Áp lực hút quá mức của hệ thống loại trừ khí thải có thể gây kẹt van này ở trạng thái đóng
  16. Bất cứ khi nào sử dụng máy thở gắn vào máy gây mê, van APL của hệ thống vòng sẽ phải được khóa lại. Khi công tắc được chuyển sang chế độ bóng, máy thở sẽ ngưng hoạt động và bệnh thân có thể tự thở hoặc thông khí bằng tay. Khi chuyển sang chế độ “máy thở”, bóng thở và APL sẽ bị khóa lại. Van APL có thể tự động khóa trong một số máy gây mê mới hơn khi bật máy thở. Máy thở có van giảm áp riêng, được gọi là van tràn, được đóng bằng khí nén trong thì hít vào để có thể tạo ra áp lực dương.
  17. Chúng ta lưu ý trong thì thở ra, khí thở ra trong hệ thống hôhấp (và khí mới) sẽ làm đầy bóng xếp, đẩy khí khởi động ra khỏi khoang giữa bóng xếp và hộp chứa, đi qua van khí ra (exhalation valve, phân biệt với van 1 chiều thở ra là expiratory valve) và đi ra theo ngõ ra của khí thải. Van khí ra này sẽ đóng trong thì thở vào khi khí khởi động đi vào khoang giữa bóng xếp và hộp chứa. Trong quá trình thở ra, khí điều áp được thoát ra ngoài và van tràn của máy thở không còn đóng nữa, khi bóng xếp được khí lấp đầy hoàn toàn, áp suất của hệ thống vòng tăng lên khiến khí dư được dẫn đến hệ thống thu hồi thông qua van tràn. Việc van này bị kẹt có thể dẫn đến áp lực đường thở tăng cao bất thường trong quá trình thở ra. Van khí ra (exhalation valve) bị kẹt sẽ làm thất thoát khí trong hệ thống hô hấp khi ở trạng thái mở và làm tăng áp lực trong hệ thống hô hấp khi ở trạng thái đóng 1 phần hoặc hoàn toàn (gây tổn thương phổi do áp lực hoặc PEEP quá cao). Áp lực hút quá mức của hệ thống loại trừ khí thải có thể gây kẹt van này ở trạng thái đóng
  18. Áp lực hít đỉnh là áp lực cao nhất trong đường thở được tạo ra trong thời kì bơm khí vào. Áp lực bình nguyên là áp lực được đo vào thời gian tạm dừng hít vào (thời gian không có luồng khí)
  19. Trong quá trình thông khí bình thường của bệnh nhân không có bệnh phổi, áp lực đỉnh bằng hoặc chỉ lớn hơn một chút so với áp lực bình nguyên
  20. Sự gia tăng cả áp lực đỉnh và áp lực bình nguyên chỉ ra sự gia tăng thể tích khí lưu thông hoặc giảm độ giãn nở của phổi (xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, ảnh hưởng đến phế nang như ARDS, viêm phổi)
  21. Sự gia tăng áp lực đỉnh mà không có bất kỳ thay đổi nào về áp lực bình nguyên báo hiệu sự gia tăng sức cản đường thở (gập/xoắn ống, tắc đàm, sốc phản vệ) hoặc tốc độ dòng khí hít vào  Do đó, hình dạng của dạng sóng áp lực đường thở có thể cung cấp thông tin quan trọng về đường thở
  22. Cái đầu tiên luôn được tích hợp vào máy thở, trong khi hai cái sau có thể ở trong các mô-đun riêng biệt Một rò rỉ nhỏ hoặc ngắt kết nối một phần đường thở có thể được phát hiện bằng cách giảm nhẹ áp lực đỉnh, thể tích thở ra hoặc CO2 cuối thì thở ra trước khi đạt đến ngưỡng báo động
  23. Do đó, việc tăng lưu lượng khí mới sẽ làm tăng thể tích khí lưu thông, thông khí phút và áp lực đỉnh. Để tránh các vấn đề liên quan đến dòng khí mới của máy thở, áp lực đường thở và thể tích khí lưu thông thở ra phải được theo dõi chặt chẽ và phải tránh lưu lượng khí mới quá mức. Máy thở hiện tại tự động bù đắp cho việc kết nối dòng khí mới. Máy thở kiểu pít-tông chuyển hướng dòng khí mới đến bóng giúp thở trong thì hít vào, do đó ngăn chặn sự gia tăng thể tích khí lưu thông thứ cấp so với thể tích khí thở mới.
  24. tổn thương phổi do áp lực (ví dụ tràn khí màng phổi) hoặc rối loạn huyết động, hoặc cả hai, trong khi gây mê O2 khẩn: lượng oxy tăng vọt (600–1200 mL/s) và áp lực đường thở sẽ được chuyển đến phổi của bệnh nhân
  25. Sự khác biệt lớn giữa thể tích khí lưu thông cài đặt và thể tích khí lưu thông thực tế mà bệnh nhân nhận được thường được thấy trong quá trình thông khí kiểm soát thể tích. Các nguyên nhân bao gồm: (như slide) Tiêu chuẩn độ đàn hồi cho phép của vòng thở (dây máy gây mê, ống nẫng) người lớn là khoảng 5 mL/cm H2O. Do đó, nếu áp lực hít vào tối đa là 20 cm H2O, khoảng 100 mL thể tích khí lưu thông đã cài đặt sẽ bị mất khi vòng thở giãn ra. Vì lý do này, dây thở cho trẻ em được thiết kế cứng hơn nhiều, với độ giãn nở nhỏ từ 1,5 đến 2,5 mL/cm H2O. Tổn thất do nén, thường khoảng 3%, là do nén khí trong bóng xếp của máy thở và có thể phụ thuộc vào thể tích dây thở. Do đó, nếu thể tích khí lưu thông là 500 mL thì có thể mất thêm 15 mL khí lưu thông đã cài đặt. Việc lấy mẫu khí để đo capnography và đo nồng độ khí gây mê gây thất thoát trừ khi khí được đưa trở lại hệ thống thở. Việc phát hiện chính xác sự chênh lệch thể tích khí lưu thông phụ thuộc vào vị trí đặt máy đo phế dung kế. Máy thở đo cả thể tích khí lưu thông hít vào và thở ra. Cần lưu ý là trừ khi phế dung kế được đặt ở ống chữ Y trong dây thở, nếu không thì tổn thất do độ giãn nở và lực nén sẽ khó phát hiện. Một số thiết bị đã được tích hợp vào các máy gây mê hiện đại để giảm sự chênh lệch về thể tích khí lưu thông. Trong quá trình tự kiểm tra ban đầu, một số máy đo mức độ tuân thủ của toàn bộ hệ thống và sau đó sử dụng phép đo này để điều chỉnh độ chênh lệch của bóng xếp hoặc piston của máy thở; rò rỉ cũng có thể được phát hiện nhưng thường không được bù trừ. Phương pháp bù trừ hoặc điều chỉnh thể tích lưu thông khác nhau tùy theo nhà sản xuất và kiểu máy. Trong một số máy, cảm biến đo thể tích khí lưu thông được cung cấp tại van thở vào trong vài nhịp thở đầu tiên, giúp điều chỉnh thể tích khí trong lần thở vào kế tiếp , để bù đắp cho tổn thất thể tích khí lưu thông trước đó (điều chỉnh phản hồi). Một số máy khác đo liên tục lưu lượng khí mới và bình bốc hơi rồi trừ đi lượng này khỏi lưu lượng khí đã điều chỉnh trước. Ngoài ra, các máy sử dụng điều khiển tự động lưu lượng khí có thể tách dòng khí mới khỏi thể tích khí lưu thông bằng cách chỉ cung cấp dòng khí mới trong quá trình thở ra. Cuối cùng, giai đoạn hít vào luồng khí mới của máy thở có thể được chuyển qua van đi vào bóng giúp thở, bóng này được tách biệt khỏi hệ thống vòng trong quá trình thông khí. Trong quá trình thở ra, van mở ra, cho phép khí mới được lưu trữ tạm thời trong bóng đi vào hệ thống thở.
  26. Ví dụ, một máy thở tạo ra mô hình dòng chảy giống như nửa chu kỳ của sóng hình sin (ví dụ: máy thở có piston quay) sẽ được phân loại là máy tạo dòng không đổi. Hình 1: Áp lực, thể tích, lưu lượng của các loại máy thở khác nhau: Sự gia tăng sức cản đường thở hoặc giảm độ giãn nở của phổi sẽ làm tăng áp lực đỉnh thì hít vào nhưng sẽ không làm thay đổi tốc độ dòng khí do máy thở tạo ra.
  27. Thể tích khí lưu thông được điều chỉnh bằng cách cài đặt thời gian hít vào và tốc độ lưu lượng hít vào Một rò rỉ nhỏ có thể không làm giảm đáng kể thể tích khí lưu thông vì chu kỳ thở sẽ được trì hoãn cho đến khi đạt được áp lực cài đặt. Máy thở kiểm soát thể tích: làm thay đổi thời gian hít vào và áp lực để cung cấp thể tích cài đặt sẵn.
  28. Dòng khí ra khỏi phổi được xác định chủ yếu bởi sức cản đường thở và độ giãn nở của phổi.
  29. Hình 3: Thông khí kiểm soát thể tích (A), thông khí kiểm soát áp lực (B)
  30. Ở người lớn kiểm soát V sử dụng nhiều hơn, ở trẻ em sử dụng chế độ kiểm soát áp lực nhiều hơn
  31. Chế độ thông khí trên các máy gây mê mới, kết hợp những ưu điểm của mode kiểm soát thể tích và mode kiểm soát áp lực Khi sức dãn nở của phổi thay đổi thường xuyên (mổ nội soi ổ bụng, lồng ngực) -> máy sẽ điều chỉnh áp lực thấp nhất để đảm bảo đạt được thể tích cài đặt. Đây là 1 mode được ưu tiên sử dụng trong thông khí bảo vệ phổi
  32. Hệ thống loại trừ khí thải: là bộ phận thu thập và chuyển lượng khí thải từ máy gây mê và từ người bệnh đến vị trí quy định. Bộ phận này cần thiết vì lưu lượng khí mới luôn cung cấp thuốc mê bốc hơi và oxy nhiều hơn mức cần thiết. Nếu không có hệ thống này, phòng mổ có thể bị tích tụ nhiều thuốc mê bốc hơi, có nguy cơ cháy khi tiếp xúc với môi trường giàu oxy
  33. Hệ thống loại trừ khí thải được nối với van an toàn, rồi khí được chuyển ra ngoài một cách chủ động hay thụ động. + Hệ thống chủ động là gắn với nguồn hút chân không (vacuum), như hệ thống hút của bệnh viện. Cần có van điều chỉnh áp lực âm để bảo vệ hệ thống hô hấp khỏi áp lực hút thấp hơn áp lực khí quyển (bằng cách hút khí trời vào khi áp lực hút thấp hơn áp lực âm cài đặt, thường là – 0,5 cm H2O). + Hệ thống thụ động là cách thổi khí qua một hệ thống điều hòa không khí có quạt và làm ấm hoặc qua 1 ống đặt trên tường/trần nhà để đưa ra ngoài Hệ thống loại trừ khí thải còn có thể phân loại dựa trên giao diện + giao diện mở (cho phép hút cả khí trong phòng mổ lọt vào qua giao diện thải khí) + giao điện đóng (chỉ cho khí thải của hệ thống hô hấp đi vào giao diện thải khí). Giao diện đóng được trang bị thêm hệ thống van điều chỉnh áp lực dương để đẩy khí ra hệ thống khi áp lực tăng quá cao
  34. Các yêu cầu cơ bản này là một phần của Khuyến cáo dành cho quy trình kiểm tra trước khi gây mê của Hiệp hội GMHS Hoa Kỳ (ASA, American Society of Anesthesiologists)