SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC
1. Các khái niệm cơ bản
Sự khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể thoả mãn tất cả mọi nhu
cầu ngày càng tăng của con người. Tất cả mọi nền kinh tế đều tìm cách sử dụng các nguồn tài
nguyên khan hiếm một cách có hiệu quả nhất để thỏa mãn nhu cầu của con người.
Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của nền kinh tế
nói chung và cách thức ứng xử của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế nói riêng.
Các thành viên nền kinh tế gồm có:
- Các hộ gia đình
- Các doanh nghiệp
- Chính phủ
Hộ gia đình là một đơn vị ra quyết định. Tùy thuộc vào thị trường mà các hộ gia đình đóng
các vai khác nhau:
- Trong thị trường sản phẩm hộ gia đình là người tiêu dùng. Các hộ gia đình quyết định mua
bao nhiêu hàng hoá hoặc dịch vụ mỗi loại thông qua cầu của họ biểu hiện ở mức giá mà họ sẵn
sàng chi trả.
- Trong thị trường các yếu tố hộ gia đình là người chủ của các nguồn lực. Họ quyết định cung
cấp bao nhiêu các nguồn lực đó cho các doanh nghiệp. Có 3 nguồn lực cơ bản là lao động, vốn và
đất đai.
Doanh nghiệp là tổ chức mua hoặc thuê các yếu tố sản xuất và tổ chức các yếu tố đó để sản
xuất và bán các loại hàng hoá và dịch vụ.
Chính phủ tham gia vào nền kinh tế với tư cách là nhà cung cấp các hàng hoá và dịch vụ và
điều tiết phân phối lại thu nhập. Thông thường các chính phủ cung cấp hệ thống pháp luật, hạ tầng
cơ sở quốc phòng....chính phủ giới hạn sự lựa chọn của người tiêu dùng, chính phủ điều tiết sản xuất
và phân phối lại thu nhập.
Cơ chế phối hợp là cơ chế phối hợp sự lựa chọn của các thành viên kinh tế với nhau. Chúng
ta biết tới các loại cơ chế cơ bản là:
- Cơ chế mệnh lệnh (kế hoạch hóa tập trung)
- Cơ chế thị trường
- Cơ chế hỗn hợp
Trong cơ chế mệnh lệnh (kế hoạch hoá tập trung), 3 vấn đề kinh tế cơ bản do Nhà nước quyết
định. Còn trong cơ chế thị trường, các vấn đề kinh tế cơ bản do thị trường (cung - cầu) xác định.
Trong cơ chế hỗn hợp, cả chính phủ và thị trường đều tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản.
Hiện nay các nước đều áp dụng cơ chế hỗn hợp để giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản. Tuy nhiên,
việc giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản đó khác nhau ở các nước khác nhau.
2. Các bộ phận của kinh tế học
Tuỳ thuộc vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu, kinh tế học được chia thành 2 bộ phận cơ
bản là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.
a. Kinh tế học vi mô
Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học. Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi của
các thành viên kinh tế đó là các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Kinh tế vi mô nghiên cứu
cách thức ra quyết định của mỗi thành viên. Kinh tế học vi mô nghiên cứu các vấn đề sau:
- Mục tiêu của các thành viên kinh tế
- Các giới hạn của các thành viên kinh tế
- Phương pháp đạt được mục tiêu của các thành viên kinh tế
b. Kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học vĩ mô là bộ phận kinh tế học nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng hợp của các nền
kinh tế như các vấn đề tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp....
Kinh tế học chỉ cho chúng ta cách thức suy nghĩ về các vấn đề phân bổ nguồn lực chứ kinh tế
học không đảm bảo cho chúng ta các “câu trả lời đúng” vì kinh tế học nghiên cứu cả vấn đề thực
chứng (positive) và vấn đề chuẩn tắc (normative).
Kinh tế học thực chứng liên quan đến cách lý giải khoa học, các vấn đề mang tính nhân quả
và thường liên quan đến các câu hỏi như là đó là gì? Tại sao lại như vậy?
Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến việc đánh giá chủ quan của các cá nhân. Nó liên quan
đến các câu hỏi như điều gì nên xảy ra, cần phải như thế nào.
II. CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN VÀ CÁC CƠ CHẾ KINH TẾ
1. Những vấn đề kinh tế cơ bản
Mọi nền kinh tế đều phải giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản, đó là: sản xuất cái gì? sản xuất
như thế nào? và sản xuất cho ai? Việc lựa chọn để quyết định tối ưu 3 vấn đề ấy phụ thuộc vào vai
trò của chính phủ, phụ thuộc vào chế độ chính trị xã hội của mỗi nước. Tóm lại việc lựa chọn tối
ưu 3 vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp phụ thuộc vào cơ chế kinh tế.
a. Quyết định sản xuất cái gì
Bao gồm một số vấn đề cụ thể như sản xuất hàng hoá, dịch vụ nào, số lượng mỗi loại là bao
nhiêu, chất lượng như thế nào và thời gian cụ thể nào sẽ sản xuất.
b. Quyết định sản xuất như thế nào
Bao gồm các vấn đề như lựa chọn công nghệ sản xuất nào, lựa chọn các yếu tố đầu vào nào
và phương pháp tổ chức sản xuất nào.
c. Quyết định sản xuất cho ai
Bao gồm việc xác định rõ ai sẽ được hưởng và được lợi từ những hàng hoá và dịch vụ được
sản xuất ra. Vấn đề mấu chốt ở đây là việc phân phối có tác dụng vừa kích thích sản xuất vừa đảm
bảo công bằng xã hội. Vấn đề này liên quan trực tiếp đến việc phân phối thu nhập và các chính sách
của Nhà nước đối với vấn đề đó.
2. Ảnh hưởng của cơ chế kinh tế với việc lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản
Cơ chế quản lý kinh tế ảnh hưởng quyết định đến việc giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản.
a. Cơ chế mệnh lệnh (kế hoạch hoá tập trung)
Trong một nền kinh tế được quản lý theo cơ chế này, các vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh
tế được giải quyết tập trung. Nhà nước xác định toàn bộ kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cho các doanh
nghiệp. Ngoài ra, Nhà nước còn quyết định cả việc tiêu dùng của mọi thành viên kinh tế. Trong cơ
chế này các doanh nghiệp rất thụ động và hoạt động kém hiệu quả. Người tiêu dùng lại không được
lựa chọn theo ý muốn của mình. Cơ chế mệnh lệnh không kích thích sản xuất phát triển, phân phối
mang tính bình quân, kém hiệu quả và thiếu năng động.
b. Cơ chế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường các vấn đề kinh tế cơ bản phải giải quyết thông qua hoạt động
của quan hệ cung cầu, cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp chủ động điều tra nhu cầu của
thị trường, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng và tổ chức sản xuất nhằm đạt được lợi nhuận tối
đa. Cơ chế thị trường có ưu điểm nổi bật trong việc đáp ứng các nhu cầu ngày càng phong phú và
đa dạng của người tiêu dùng. Cơ chế thị trường khuyến khích cạnh tranh và đổi mới công nghệ kỹ
thuật. Cơ chế này khuyến khích việc sử dụng các nguồn tài nguyên của xã hội một cách có hiệu
quả nhất.
c. Cơ chế hỗn hợp
Trong nền kinh tế thị trường, trong một số lĩnh vực thị trường không đem lại hiệu quả tối ưu
đối với xã hội. Chính phủ phải trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các vấn đề cơ bản để khắc
phục các thất bại của thị trường. Chính phủ thường cung cấp hàng hoá công cộng, an ninh quốc
phòng. Ngoài ra chính phủ còn điều tiết thu nhập thông qua việc đánh thuế thu nhập để đảm bảo
công bằng cho xã hội.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nội dung của kinh tế vi mô
Nội dung chủ yếu của những vấn đề của kinh tế học vi mô theo các nội dung chủ yếu sau:
- Tổng quan về kinh tế học vi mô
- Cung và cầu
- Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
- Lý thuyết doanh nghiệp
- Cấu trúc thị trường
- Thị trường yếu tố sản xuất và vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường
2. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô
Kinh tế vi mô là một bộ phận của kinh tế học. Chúng ta sẽ nghiên cứu phương pháp nghiên
cứu nó thông qua phương pháp nghiên cứu kinh tế học.
a. Phương pháp mô hình hoá
Để nghiên cứu kinh tế học, các giả thuyết kinh tế được thành lập và được kiểm chứng bằng
thực nghiệm. Nếu các phép thử được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần đều cho kết quả thực nghiệm
đúng như giả thuyết thì giả thuyết kinh tế được coi là lý thuyết kinh tế. Một vài giả thuyết và lý
thuyết kinh tế được công nhận một cách rộng rãi thì được gọi là quy luật kinh tế.
Các bước tuần tự trong phương pháp nghiên cứu kinh tế học:
b. Phương pháp so sánh tĩnh
Giả định các yếu tố khác không thay đổi: Các giả thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa các biến
luôn phải đi kèm với giả định Ceteris Paribus trong mô hình. Ceteris Paribus là một thuật ngữ
Latinh được sử dụng thường xuyên trong kinh tế học có nghĩa là các yếu tố khác ko thay đổi.
c. Quan hệ nhân quả
Các giả thuyết kinh tế thường mô tả mối quan hệ giữa các biến số mà sự thay đổi của biến số
này là nguyên nhân khiến một hoặc các biến khác thay đổi theo. Biến chịu sự tác động được gọi là
biến phụ thuộc còn biến thay đổi tác động đến các biến khác được gọi là biến độc lập. Biến độc lập
ảnh huởng đến biến phụ thuộc nhưng bản thân thì chịu sự tác động của các biến số khác ngoài mô
hình.
IV. LÝ THUYẾT LỰA CHỌN KINH TẾ
1. Chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra một sự lựa chọn về kinh tế.
Ngoài ra chúng ta thường gặp một khái niệm khác về chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội là những
hàng hoá và dịch vụ cần thiết nhất bị bỏ qua để thu được những hàng hoá và dịch vụ khác. Như
vậy khi đưa ra bất cứ sự lựa chọn kinh tế nào chúng ta cũng phải cân nhắc so sánh các phương án
với nhau để xem phương án lựa chọn nào là tốt nhất. Đó chính là việc tính toán chi phí cơ hội của
sự lựa chọn.
Phát triển mô hình
Lựa chọn biến số phù hợp
Đưa ra các giả định đơn giản hoá so với thực tế
Xác lập các giả thuyết kinh tế để giải thích vấn đề
nghiên cứu
Xác định vấn đề nghiên cứu
Kiểm định giả thuyết kinh tế
Thu thập số liệu
- Phân tích số liệu
Kiểm định
2. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần
Quy luật này cho thấy rằng để thu thêm được một số lượng hàng hoá bằng nhau, xã hội ngày
càng phải hy sinh ngày càng nhiều hàng hoá khác. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần thường được
minh hoạ qua đường giới hạn năng lực sản xuất. Hãy xem xét quy luật này thông qua một ví dụ cụ
thể sau đây:
Một nền kinh tế giản đơn có 2 ngành sản xuất là trồng ngô và dệt vải. Giả định rằng các nguồn
lực được sử dụng một cách tối ưu. Các khả năng có thể đạt được của nền kinh tế đó được cho ở
bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1: Các khả năng sản xuất của một nền kinh tế
Các khả năng Sản lượng ngô (tấn) Sản lượng vải (nghìn m)
A
B
C
25
20
15
0
4
7
D
E
9
0
9
10
Nếu chúng ta biễu diễn các khả năng sản xuất đó trên đồ thị ta sẽ có đường giới hạn khả năng
sản xuất (PPF) sau đây:
Đường giới hạn khả năng sản xuất mô tả các mức sản lượng tối đa có thể sản xuất được các
nguồn lực hiện có trong điều kiện công nghệ nhất định.
Hình 1.1: Đường giới hạn khả năng sản xuất
A
B
 K
C
H D
E
Ngô
20
15
10
5
0
2 4 6 8 10
Vải
25
- Các điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất như điểm A, B, C, D, E minh họa khả
năng sản xuất cao nhất của một nền kinh tế. Không thể sản xuất nhiều hơn các mức đó được. Các
điểm này được coi là đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật hay sản xuất.
- Các điểm nằm bên ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất như điểm K là những điểm
không khả thi, không thể đạt được.
- Các điểm nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất như điểm H cho thấy việc sản xuất
chưa hiệu quả - chưa hết khả năng.
Chi phí cơ hội của việc sản xuất vải của nền kinh tế này thông qua bảng 1.2 sau đây:
Bảng 1.2: Chi phí cơ hội của việc sản xuất vải
Chi phí cơ hội của 1 nghìn m vải
(tấn ngô)
4 nghìn m vải đầu tiên đòi hỏi
phải bỏ qua 5 tấn ngô
5
4
3 nghìn m vải tiếp theo đòi hỏi
phải bỏ qua 5 tấn ngô
5
3
2 nghìn m vải tiếp theo đòi hỏi
phải bỏ qua 6 tấn ngô
3
1 nghìn m vải cuối cùng đòi hỏi
phải bỏ qua 9 tấn ngô
9
Kết luận: để thu thêm được cùng được một số lượng vải (1 nghìn mét) thì số lượng ngô bị
mất ngày càng tăng. Điều đó minh họa quy luật chi phí cơ hội tăng dần.
3. Phân tích cận biên - phương pháp lựa chọn tối ưu
Phân tích cận biên sẽ giúp chúng ta hiểu được cách thức lựa chọn của các thành viên kinh tế.
Bất cứ sự lựa chọn kinh tế nào cũng liên quan đến 2 vấn đề cơ bản là: chi phí và lợi ích của sự lựa
chọn. Mọi thành viên kinh tế đều mong muốn tối đa hoá lợi ích ròng (hiệu số giữa lợi ích và chi
phí)
LỢI ÍCH RÒNG = TỔNG LỢI ÍCH - TỔNG CHI PHÍ
Hàm tổng lợi ích: TB = f(Q)
Hàm tổng chi phí: TC = g(Q)
 Lợi ích ròng: NB = TB - TC = f(Q) - g(Q)
NB đạt cực trị mà ở đây là giá trị cực đại khi (NB)ʹQ = 0, ta có:
(NB)ʹQ = TBʹQ - TCʹQ = 0
 MB - MC = 0
 MB = MC
Vậy lợi ích ròng đạt giá trị cực đại khi: MB = MC
Trong đó:
- MB là lợi ích cận biên. Đó là sự thay đổi của tổng lợi ích khi sản xuất hoặc tiêu dùng
thêm một đơn vị hàng hoá.
- MC là chi phí cận biên. Đó là sự thay đổi của tổng chi phí bỏ ra để sản xuất hoặc tiêu dùng
thêm một đơn vị sản phẩm.
Khi MB = MC thì lợi ích ròng đạt giá trị tối đa.
Bản chất của phương pháp phân tích cận biên được hiểu như sau:
- Nếu MB > MC thì mở rộng quy mô hoạt động sẽ làm tăng lợi ích
- Nếu MB = MC quy mô hoạt động là tối ưu
- Nếu MB < MC thì thu hẹp quy mô hoạt động sẽ làm tăng lợi ích
Như vậy, khi đưa ra các quyết định về sự lựa chọn kinh tế các thành viên kinh tế luôn phải so
sánh giữa phần tăng thêm về lợi ích và phần tăng thêm về chi phí nhằm mục đích xác định một mức
sản lượng tối ưu.
BÀI 2: CUNG – CẦU
I. CẦU (DEMAND)
1. Khái niệm
Cầu là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng
mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.
Lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và sẵn sàng mua tại một
mức giá nhất định gọi là lượng cầu.
Cầu biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và giá.
15 25 Q
Hình 2.1: Đường cầu D đối với hàng hóa X
2. Luật cầu
Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hoá hoặc dịch vụ hơn nếu như giá của hàng hoá hoặc
dịch vụ đó giảm xuống.
Theo như luật cầu thì đường cầu là đường nghiêng xuống về phía bên phải như minh
hoạ trên hình 2.1
Phản ứng của lượng cầu đối với sự thay đổi của giá được minh họa trên đường cầu D được
gọi là sự vận động dọc theo đường cầu.
3. Các nhân tố khác của cầu
Có rất nhiều nhân tố khác ngoài giá bản thân hàng hoá tác động đến cầu đó là thu nhập, thị
hiếu, giá của các hàng hoá liên quan, thông tin, số lượng người tiêu dùng, quy định của chính phủ,
lãi suất, tín dụng, quảng cáo. Trong phạm vi chương này chúng ta chỉ xem xét các nhân tố cơ bản
sau đây:
a. Thu nhập
Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mua gì và bao nhiêu đối với
người tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của người tiêu dùng.
- Đối với đa số hàng hoá và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên thì cầu đối với chúng tăng lên và
10
7
P
ngược lại. Các hàng hoá đó được gọi là các hàng hoá bình thường (hàng hoá thiết yếu và hàng hoá
xa xỉ)
- Đối với một số hàng hoá và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng mua ít đi và
ngược lại. Các hàng hoá đó có tên gọi là hàng hoá cấp thấp.
b. Thị hiếu
Thị hiếu là ý thích của con người. Thị hiếu xác định chủng loại hàng hoá mà người tiêu dùng
muốn mua. Thị hiếu thường rất khó quan sát và các nhà kinh tế thường giả định là thị hiếu không
phụ thuộc vào giá của hàng hoá và thu nhập của người tiêu dùng. Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân
tố như tập quán tiêu dùng, tâm lý lứa tuổi, giới tính, tôn giáo. Thị hiếu cũng có thể thay đổi theo
thời gian và chịu ảnh hưởng lớn của quảng cáo.
c. Giá của hàng hoá liên quan
Khi mua sắm hàng hóa người tiêu dùng còn rất quan tâm đến giá của các hàng hóa liên
quan. Hàng hoá liên quan là hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung.
Hàng hoá thay thế là những hàng hoá giống hàng hoá đang xem xét hoặc có cùng giá trị
sử dụng hay thoả mãn cùng nhu cầu.
Hàng hoá bổ sung là các hàng hoá được sử dụng cùng nhau.
d. Số lượng người tiêu dùng
Số lượng người tiêu dùng hay quy mô thị trường là một trong những nhân tố quan trọng xác
định lượng tiêu dùng tiềm năng. Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu tiềm năng sẽ càng
lớn.
e. Các kỳ vọng
Các kỳ vọng cũng chi phối rất nhiều quyết định mua sắm của họ. Ví dụ, nếu bạn kỳ vọng
rằng giá hàng hóa bạn định mua sẽ giảm mạnh trong thời gian tới, tất nhiên bạn sẽ cân nhắc việc
dừng mua tại thời điểm hiện tại – có nghĩa là cầu giảm. Hoặc nếu bạn kỳ vọng rằng thu nhập của
bạn sẽ tăng cao trong thời gian tới (do ký được hợp đồng, do được thăng tiến....) bạn có thể
tiêu dùng nhiều hơn trong hiện tại – cầu của bạn tăng.
Sự thay đổi của bất cứ yếu tố nào khác giá bản thân hàng hoá sẽ gây ra sự dịch chuyển
của đường cầu.
- Khi đường cầu dịch chuyển sang bên phải cầu tăng (D2)
- Khi đường cầu dịch chuyển sang bên trái cầu giảm (D1)
Hình 2.2: Sự dịch chuyển của đường cầu
P
P
Q
D1
D2
II. CUNG (SUPPLY)
1. Khái niệm
Cung là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán
ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.
Lượng cung là số lượng hàng hoá mà các hãng muốn bán và có thể bán tại một mức giá đã
cho với các yếu tố khác không đổi.
5
3
2 4
Q
Hình 2.3: Đường cung
2. Luật cung
Khi giá tăng lên, các hãng cung nhiều hơn. Sự thay đổi của giá gây ra sự vận động dọc
theo đường cung.
Đường cung thị trường có thể là đường dốc lên, thẳng đứng, nằm ngang hay dốc xuống.
3. Các nhân tố khác của cung
a. Công nghệ sản xuất
Công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được sản xuất ra. Công nghệ
tiên tiến sẽ làm tăng năng suất và do đó nhiều hàng hoá hơn được sản xuất ra.
b. Số lượng người sản xuất
Càng nhiều người sản xuất thì lượng hàng hoá càng nhiều, đường cung dịch chuyển sang
bên phải. Ngược lại, nếu ít người sản xuất đường cung dịch chuyển sang bên trái.
c. Giá của các yếu tố đầu vào
Giá của các yếu tố đầu vào giảm, chi phí sản xuất sẽ giảm, lợi nhuận sẽ lớn và do đó hãng sẽ
muốn cung nhiều hàng hóa hơn và ngược lại.
d. Chính sách thuế
Đối với các hãng, thuế là chi phí do vậy khi chính phủ giảm thuế, miễn thuế hoặc trợ cấp có
thể khuyến khích sản xuất làm tăng cung. Ngược lại, nếu chính phủ đánh thuế sẽ hạn chế sản xuất
và làm giảm cung.
S1
P
e. Các kỳ vọng
Cũng giống như người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng đưa ra quyết định cung cấp của mình
dựa vào các kỳ vọng. Ví dụ, nếu các nhà sản xuất kỳ vọng thời gian tới chính phủ sẽ mở cửa thị
trường đối với các nhà sản xuất nước ngoài – các nhà sản xuất có khả năng cạnh tranh mạnh hơn,
họ phải cố gắng sản xuất.
Sự thay đổi giá của một hàng hóa gây ra sự vận động dọc theo đường cung đối với hàng
hóa đó, còn sự thay đổi của bất cứ yếu tố nào ngoài giá của hàng hoá đó như công nghệ, chi phí,
chính sách thuế sẽ gây ra sự dịch chuyển của đường cung.
- Khi đường cung dịch chuyển sang bên phải cung tăng (S2)
- Khi đường cung dịch chuyển sang bên trái cung giảm (S1)
Q
Hình 2.4: Sự dịch chuyển của đường cung
III. CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG
1. Khái niệm
Cân bằng thị trường là một trạng thái tại đó ko có sức ép làm thay đổi giá và sản lượng.
Tác động qua lại giữa cung và cầu xác định giá và sản lượng hàng hoá, dịch vụ được mua
và bán trên thị trường.
Mức giá mà người mua muốn mua và người bán muốn bán theo ý của họ được gọi là mức
giá cân bằng. Sản lượng được mua và bán tại mức giá cân bằng gọi là lượng cân bằng.
Qe
Hình 2.5: Cân bằng thị trường
S1
Pe
D1
S1
S2
Q
D1
Qe
2. Sự điều chỉnh của thị trường
Thị trường có khả năng tự điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng. Nếu giá khác với mức
giá cân bằng thì người tiêu dùng và hãng sẽ có động cơ để thay đổi hành vi của họ để đưa giá quay
trở lại trạng thái cân bằng.
- P1 > Pe: dư cung Nếu lúc đầu giá cao hơn mức cân bằng thì người bán sẽ muốn bán
nhiều hơn lượng người tiêu dùng muốn mua. Hiện tượng này gọi là dư thừa hàng hoá.
- P2 < Pe: dư cầu Nếu giá ban đầu thấp hơn giá cân bằng, người tiêu dùng sẽ muốn mua
nhiều hơn lượng mà người bán muốn bán. Hiện tượng này gọi là thiếu hụt hàng hoá.
Hình 2.6: Điều chỉnh của thị trường
3. Thay đổi trạng thái cân bằng
a. Tác động của sự dịch chuyển của cầu
Sự tăng cầu làm giá và sản lượng cân bằng đều tăng và ngược lại.
Hình 2.7: Tác động của sự dịch chuyển đường cầu
b. Tác động của sự dịch chuyển của đường cung
Sự tăng của cung làm giảm giá cân bằng, tăng lượng cân bằng và ngược lại.
S1
Pe
D1
S1
P
P1
Pe
P2
Q1
D2
D1
Qe
Hình 2.8: Tác động của sự dịch chuyển đường cung
IV. ĐỘ CO GIÃN
1. Độ co giãn của cầu
1.1. Khái niệm
Độ co giãn của cầu là tỷ lệ giữa phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay
đổi của các biến ảnh hưởng. Với hàm cầu chúng ta đã biết ở chương trước:
QD = f(P, I, PR, T, N, E)
Trong đó: - P: giá của hàng hóa
- I: thu nhập của người tiêu dùng
- PR: giá của các hàng hóa có liên quan
- T: thị hiếu của người tiêu dùng
- N: số lượng người mua trên thị trường
- E: kỳ vọng
Theo định nghĩa vừa đưa ra về hệ số co giãn, chúng ta có thể hiểu như sau:
ED =
∆𝑸%
∆𝑿%
Trong đó: ED: độ co giãn của cầu theo các biến ảnh hưởng
∆Q%: % thay đổi của lượng cầu hàng hóa
∆X % : % thay đổi của biến ảnh hưởng X (một trong các biến ảnh hưởng đến
lượng cầu như P, I, PR, N, T, E.
1.2. Co giãn của cầu theo giá
a. Sự thay đổi của lượng cầu theo giá
Độ co giãn của cầu theo giá là thước đo không đơn vị đo độ phản ứng của lượng cầu
hàng hoá với sự thay đổi của giá cả, với điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên.
P
P1
P2
Q2
S2
S1
Pe
Độ co giãn này được tính theo công thức sau:
Độ co giãn của cầu theo giá =
𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒓ă𝒎 𝒄ủ𝒂 𝒍ượ𝒏𝒈 𝒄ầ𝒖
𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒓ă𝒎 𝒄ủ𝒂 𝒈𝒊á
Dấu và độ co giãn âm: Đường cầu dốc xuống nên khi giá của hàng hoá tăng thì lượng cầu
giảm. Vì giá cả tăng dẫn đến lượng cầu giảm nên độ co giãn của cầu theo giá là số âm. Tuy
nhiên, độ lớn hay giá trị tuyệt đối của độ co giãn của cầu theo giá mới cho biết mức độ phản ứng
co giãn như thế nào của cầu.
Để so sánh độ phản ứng, chúng ta dùng độ lớn của độ co giãn của cầu và bỏ qua dấu âm.
b. Xác định độ co giãn
Độ co giãn của cầu được tính theo công thức sau:
Độ co giãn của cầu theo giá =
𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒓ă𝒎 𝒄ủ𝒂 𝒍ượ𝒏𝒈 𝒄ầ𝒖
𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒓ă𝒎 𝒄ủ𝒂 𝒈𝒊á
=
∆𝑸%
∆𝑿%
=
∆𝑸
𝑸𝒕𝒃
∆𝑷
𝑷𝒕𝒃
Trong đó: ∆ là sự thay đổi; %∆ là sự thay đổi phần trăm
Các giá trị của độ co giãn:
- Cầu hoàn toàn không co giãn: lượng cầu không đổi khi giá thay đổi; độ co giãn của cầu
là bằng 0
- Cầu không co giãn: mức thay đổi phần trăm trong lượng cầu ít hơn mức thay đổi phần
trăm của giá; độ lớn của độ co giãn của cầu nằm trong khoảng từ 0 đến 1
- Cầu co giãn: mức thay đổi phần trăm của lượng cầu vượt quá mức thay đổi phần trăm của
giá; độ lớn của độ co giãn lớn hơn 1
- Cầu co giãn đơn vị: mức thay đổi phần trăm của lượng cầu bằng mức thay đổi phần
trăm của giá; độ co giãn của cầu là 1
- Cầu hoàn toàn co giãn: nếu lượng cầu phản ứng vô hạn với sự thay đổi của giá thì độ lớn
của độ co giãn của cầu là vô cùng
Các nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu:
- Sự sẵn có của hàng hoá thay thế
- Tỷ lệ thu nhập chi tiêu cho hàng hoá
- Khoảng thời gian khi giá thay đổi
1.3. Độ co giãn chéo
Lượng của bất kỳ hàng hoá nào mà người tiêu dùng định mua phụ thuộc vào giá hàng hoá
thay thế và hàng hoá bổ sung của nó. Đo lường những nhân tố này bằng cách dùng khái niệm độ
co giãn chéo của cầu. Độ co giãn chéo của cầu là thước đo độ phản ứng của cầu hàng hoá với sự
thay đổi giá của hàng hóa khác (hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung), với điều kiện các nhân
tố khác không đổi. Độ co giãn được tính bằng cách sử dụng công thức sau:
Độ co giãn chéo của cầu =
𝑺ự 𝒕𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒓ă𝒎 𝒍ượ𝒏𝒈 𝒄ầ𝒖
𝑺ự 𝒕𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒓ă𝒎 𝒈𝒊á 𝒉à𝒏𝒈 𝒉ó𝒂 𝒕𝒉𝒂𝒚 𝒕𝒉ế 𝒉𝒂𝒚 𝒃ổ 𝒔𝒖𝒏𝒈
Độ co giãn chéo của cầu là dương đối với hàng hoá thay thế và âm đối với hàng hoá bổ sung.
1.4. Độ co giãn của cầu theo thu nhập
Độ co giãn của cầu theo thu nhập là thước đo độ phản ứng của cầu với sự thay đổi của thu
nhập, với điều kiện các nhân tố khác không đổi. Độ co giãn này được tính bằng cách dùng công
thức sau:
Độ co giãn của cầu theo thu nhập =
𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒓ă𝒎 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒍ượ𝒏𝒈 𝒄ầ𝒖
𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒓ă𝒎 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑
Độ co giãn của cầu theo thu nhập có thể là dương hoặc âm và chia thành 3 khoảng cần quan
tâm:
- Lớn hơn 1 (hàng hoá xa xỉ, co giãn theo thu nhập)
- Khoảng từ 0 đến 1 (hàng hoá thiết yếu, không co giãn theo thu nhập)
- Nhỏ hơn 0 (hàng hoá thứ cấp)
2. Độ co giãn của cung theo giá
Độ co giãn của cung đo độ phản ứng của lượng cung hàng hoá với sự thay đổi giá cả hàng
hoá. Độ co giãn được tính bằng công thức sau:
Độ co giãn của cung =
𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒓ă𝒎 𝒄ủ𝒂 𝒍ượ𝒏𝒈 𝒄𝒖𝒏𝒈
𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒓ă𝒎 𝒄ủ𝒂 𝒈𝒊á
Cũng như đối với cầu, nếu 1% giá tăng gây ra hơn 1% của lượng cung, chúng ta gọi là cung
co giãn. Nếu 1% giá tăng gây ra ít hơn 1% của lượng cung, chúng ta gọi là cung ít co giãn. Có 2
trường hợp thú vị về độ co giãn của cung. Nếu lượng cung được cố định bất kể giá cả, đường cung
thẳng đứng và độ co giãn của cung bằng 0 (Cung hoàn toàn không co giãn). Nếu giá mà nhà cung
cấp sẵn sàng bán tại bất kỳ lượng cầu nào, đường cung nằm ngang và độ co giãn của cung là vô
cùng (Cung hoàn toàn co giãn)
Độ lớn của độ co giãn cung phụ thuộc vào:
- Khả năng thay thế của các yếu tố sản xuất
- Khoảng thời gian cho quyết định cung cấp
BÀI 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
I. LÝ THUYẾT LỢI ÍCH
1. Các giả định
- Tính hợp lý: Người tiêu dùng có mục tiêu là tối đa hóa ích lợi của mình với các điều kiện
đã cho về thu nhập và giá của hàng hóa.
- Lợi ích của hàng hóa có thể đo được: Cách tiếp cận số lượng này giả thiết rằng người tiêu
dùng có thể gán cho mỗi hàng hoá hoặc mỗi kết hợp hàng hoá một con số đo độ lớn của lợi ích
tương ứng. Cách đo lợi ích bằng số lượng cũng giống như trọng lượng hay kích thước vật lý của
các vật.
- Tổng ích lợi phụ thuộc vào số lượng hàng hóa mỗi loại mà người tiêu dùng sử dụng.
- Lợi ích cận biên không đổi của tiền: Đơn vị để đo lợi ích có thể là tiền. Đó là lượng tiền mà
người tiêu dùng sẵn sàng chi trả để mua hàng hóa. Vì vậy giả định này rất cần thiết khi chúng ta sử
dụng tiền làm thước đo lợi ích.
2. Lợi ích, tổng lợi ích và lợi ích cận biên
Lợi ích (U) là sự thoả mãn và hài lòng do tiêu dùng hàng hoá mang lại.
Tổng lợi ích (TU) là toàn bộ sự thoả mãn và hài lòng từ việc tiêu dùng một số lượng nhất
định hàng hoá.
Lợi ích cận biên (MU) của một hàng hoá là sự thay đổi của tổng lợi ích do tiêu dùng thêm
một đơn vị hàng hoá đó với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hoá khác, tức là mức độ
thoả mãn và hài lòng do tiêu dùng một đơn vị sau cùng của hàng hoá đó mang lại.
Lợi ích cận biên =
𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒕ổ𝒏𝒈 𝒕𝒉ể 𝒍ợ𝒊 í𝒄𝒉
𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒗ề 𝒍ượ𝒏𝒈 𝒉à𝒏𝒈 𝒉ó𝒂
Về ý nghĩa toán học thì lợi ích cận biên của hàng hóa là đạo hàm của hàm tổng lợi nhuận TU.
Có thể viết công thức xác định lợi ích cận biên sau:
MU =
∆𝑻𝑼
∆𝑸
=
𝒅𝑻𝑼
𝒅𝑸
MUX: Lợi ích cận biên khi tiêu dùng hàng hóa X  MUX = TUʹX
MUY: Lợi ích cận biên khi tiêu dùng hàng hóa Y  MUY = TUʹY
3. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần
Quy luật lợi ích cận biên giảm dần được phát biểu là lợi ích cận biên của một hàng hoá có xu
hướng giảm xuống ở một điểm nào đó khi hàng hoá đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời
gian nhất định với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hoá khác. Hay nói cách khác mỗi
đơn vị hàng hoá kế tiếp được tiêu dùng sẽ mang lại lợi ích bổ sung (lợi ích cận biên) ít hơn đơn vị
hàng hoá tiêu dùng trước đó. Sở dĩ lợi ích cận biên ngày càng giảm là do giảm sự hài lòng hay
thoả mãn của người tiêu dùng đối với một mặt hàng khi tiêu dùng thêm hàng hoá đó.
Quy luật lợi ích cận biên giảm dần cho biết khi tiêu dùng ngày càng nhiều hơn một mặt hàng
nào đó thì tổng lợi ích sẽ tăng tuy nhiên với tốc độ chậm dần. Việc tăng chậm này là do lợi ích cận
biên (lợi ích tăng thêm do tiêu dùng đơn vị sau cùng của một hàng hoá) giảm đi khi ta tiêu dùng
thêm hàng hoá đó.
Quy luật lợi ích cận biên giảm dần được hầu hết các nhà kinh tế thừa nhận, nhưng đó chỉ
là quy luật trừu tượng. Trong tiêu dùng chúng ta thừa nhận có quy luật lợi ích cận biên giảm dần
nhưng đó chỉ là cảm nhận định tính vì sự thoả mãn hay sự hài lòng rất khó đo lường. Ngoài ra yếu
tố thời gian cũng có ý nghĩa quan trọng đối với quy luật này. Nói cách khác, quy luật lợi ích cận
biên giảm dần chỉ thích hợp trong thời hạn ngắn.
4. Lợi ích cận biên và đường cầu
Vận dụng khái niệm lợi ích, lợi ích cận biên và quy luật lợi ích cận biên giảm dần để giải
thích vì sao đường cầu lại nghiêng xuống dưới về phía phải. Khi số lượng của một hàng hoá được
tiêu dùng tăng lên (các yếu tố khác không đổi), lợi ích cận biên ứng với việc tiêu dùng thêm những
đơn vị hàng hoá sau cùng sẽ giảm xuống.
Lợi ích cận biên của hàng hoá tiêu dùng càng lớn thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả giá cao
hơn, còn lợi ích cận biên giảm thì sự sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng cũng giảm đi. Như vậy,
có thể dùng giá để đo lợi ích cận biên của việc tiêu dùng một hàng hoá nào đó và chúng ta cũng đã
nhận thấy dạng đường cầu cũng giống như dạng của đường lợi ích cận biên. Nói cách khác, đằng
sau đường cầu chứa đựng lợi cận biên của người tiêu dùng về các hàng hoá và chính do quy luật
lợi ích cận biên giảm dần, đường cầu nghiêng xuống dưới về phía phải.
Về mặt hình học, lợi ích cận biên của hàng hóa là độ dốc của tổng lợi ích. Như vậy, lợi ích
cận biên của các đơn vị hàng hóa có thể là số dương, bằng không và là số âm. Khi lợi ích cận biên
của hàng hóa đo bằng giá, thì đường cầu giống như phần dương của đường lợi ích cận biên một
đường có độ dốc âm. Đường cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các đường cầu cá
nhân.
II. PHÂN TÍCH BÀNG QUAN - NGÂN SÁCH
1. Các giả định
- Tính hợp lý: người tiêu dùng có mục tiêu là đạt được mức thoả mãn định tính cao nhất với
hạn chế ngân sách của mình.
- Lợi ích có thể so sánh được: người tiêu dùng có khả năng xếp hạng các kết hợp hàng hóa
căn cứ vào sự thỏa mãn mà mỗi kết hợp hàng hóa đó mang lại cho họ (Sở thích của người tiêu dùng
là hoàn chỉnh)
- Lợi ích cận biên giảm dần: khi tiêu dùng thêm các đơn vị hàng hóa, lợi ích bổ sung mà người
tiêu dùng thu được từ chúng giảm xuống.
- Sự nhất quán và tính bắc cầu của sự lựa chọn: thứ nhất là kết hợp hàng hoá bất kỳ phải được
sắp xếp theo một trình tự không thể đảo ngược, nói cách khác nếu A được ưu thích hơn B thì trong
mọi trường hợp B không bao giờ được ưu thích hơn A. Điều kiện thứ hai chính là tính chất bắc
cầu, nghĩa là nếu kết hợp hàng hoá A được ưa thích hơn kết hợp hàng hoá B và B được ưa thích
hơn C thì A phải được ưa thích hơn C.
2. Đường bàng quan
a. Khái niệm
Đường bàng quan là tập hợp các kết hợp hàng hóa hay các “giỏ” hàng hoá mang lại cùng
một mức lợi ích cho người tiêu dùng. Người ta còn gọi các đường bàng quan là đường đồng mức
lợi ích hay đường đồng mức thoả mãn. Ký hiệu: IC
Y
X
Hình 3.1: Đường bàng quan
b. Tính chất đường bàng quan
- Các đường bàng quan nhìn chung đều dốc xuống về phía bên phải và lồi so với gốc toạ độ.
Điều đó cho thấy nếu người tiêu dùng có ít hàng hoá này thì họ cần nhiều hàng hoá kia để đạt
cùng mức thoả mãn.
- Các đường bàng quan lồi so với gốc tọa độ là do người tiêu dùng đạt được sự thoả mãn tăng
thêm ngày càng ít hơn từ mỗi đơn vị tiêu dùng bổ sung của một hàng hoá.
- Các điểm trên một đường bàng quan là các tập hợp hàng hóa khác nhau mang lại cùng một
mức thoả mãn cho người tiêu dùng.
- Đường bàng quan nằm ngoài biểu diễn mức thoả mãn lớn hơn, hay các đường bàng quan
càng xa gốc toạ độ sẽ có mức thoả mãn càng cao.
- Các đường bàng quan không thể cắt nhau.
c. Tỷ lệ thay thế cận biên giữa 2 hàng hoá
Đường bàng quan dốc xuống và lồi về phía gốc toạ độ thể hiện giả thuyết cơ bản của lý thuyết
lợi ích về tỷ lệ thay thế cận biên giảm dần. Tỷ lệ thay thế cận biên (MRS) là số đơn vị hàng hoá X
cần mua thêm khi giảm đi một đơn vị hàng hoá Y để vẫn đạt được mức ích lợi đã cho và được xác
định bằng công thức:
MRSX/Y =
𝑴𝑼𝑿
𝑴𝑼𝒀
=
−∆𝒀
∆𝑿
(= độ dốc của đường bàng quan)
 B


C
IC3
IC2
IC1
C 
A
B
IC3
IC2
IC1
MRS là tỷ lệ thay thế giữa 2 hàng hóa mà vẫn bảo đảm lợi ích không thay đổi đối với người
tiêu dùng (vẫn nằm trên đường bàng quan ban đầu)
Khi vận động dọc theo đường bàng quan từ trái qua phải, để giữ nguyên mức lợi ích thì khi
tăng hàng hoá X phải giảm lượng tiêu dùng hàng hoá Y do đó lợi ích cận biên của hàng X sẽ giảm
xuống theo quy luật lợi ích cận biên giảm dần còn lợi ích cận biên của hànghoá Y lại tăng lên vì vậy
MRS sẽ giảm xuống.
Y
Y2
ΔY
Y1
0
Hình 3.2: Tỉ lệ thay thế cận biên MRS
Các trường hợp đặc biệt của đường bàng quan:
- Trường hợp 1: Khi các hàng hoá có thể hoàn toàn thay thế nhau trong tiêu dùng. Trong
trường hợp này, các đường bàng quan là các đường thẳng và MRS là một hằng số (hình a)
- Trường hợp 2: Các hàng hoá được tiêu dùng cùng với nhau theo những tỷ lệ cố định. Ở
trường hợp này, các đường bàng quan có dạng chữ "L” (hình b)
0 X 0 X
a. Thay thế hoàn hảo b. Bổ sung hoàn hảo
Hình 3.3: Các đường bàng quan đặc biệt
3. Đường ngân sách
a. Khái niệm
Đường ngân sách biểu thị tất cả các kết hợp hàng hoá mà người tiêu dùng có thể mua được
bằng cả thu nhập của mình. Ký hiệu: BL
I2
I1
X2
ΔX
X1
Y Y
Mỗi người tiêu dùng có một mức thu nhập nhất định và đó chính là giới hạn của người tiêu
dùng. Các kết hợp hàng hoá mà người tiêu dùng có thể mua được phụ thuộc vào thu nhập của họ
và giá của các hàng hoá và được biểu thị bằng đường ngân sách.
Giả sử chúng ta xem xét trường hợp hai hàng hóa, phương trình giới hạn ngân sách được biểu
diễn như sau:
I = Px.X + Py.Y
Trong đó: - I là thu nhập của người tiêu dùng
- Px là giá hàng hoá X
- Py là giá hàng hoá Y
- X là số lượng hàng hoá X
- Y là số lượng hàng hoá Y
Phương trình trên có thể biến đổi lại như sau:
Y =
𝑰
𝑷𝒀
-
𝑷𝑿
𝑷𝒀
.X
Độ dốc của đường ngân sách: -
𝑷𝑿
𝑷𝒀
Khi giá của các hàng hóa hoặc thu nhập của người tiêu dùng thay đổi thì đường ngân sách ban
đầu cũng sẽ thay đổi theo.
Y
A
B X
Hình 3.4: Đường ngân sách
4. Quyết định tiêu dùng tối ưu
Đường ngân sách mô tả những tập hợp hàng hoá có thể mua được với thu nhập hiện có của
người tiêu dùng (giả định toàn bộ số thu nhập đó được chi tiêu không có tiết kiệm) và giá của các
hàng hoá do thị trường xác định và vì vậy người tiêu dùng không thể tác động đến chúng được.
Các đường bàng quan cho thấy sở thích của người tiêu dùng.
Vậy người tiêu dùng lựa chọn như thế nào để mua mỗi hàng hóa với số lượng là bao nhiêu
Kết hợp hàng hoá tối ưu cho người tiêu dùng phải thoả mãn 2 điều kiện sau:
- Phải nằm trên đường ngân sách
- Phải nằm ở đường bàng quan cao nhất có thể
Với bản đồ đường bàng quan và đường ngân sách trên hình 3.5, trạng thái cân bằng là điểm
E (là tiếp điểm của đường ngân sách và đường bàng quan cao nhất có thể)
Người tiêu dùng sẽ sử dụng một lượng X* hàng hoá X và Y* hàng hoá Y để tối đa hoá lợi ích
của mình.
Tại điểm cân bằng E độ dốc của đường ngân sách bằng độ dốc của đường bàng quan. Như
vậy, mức độ thoả mãn sẽ được cực đại hoá ở điểm mà một đường bàng quan tiếp xúc với đường
ngân sách. Ở vị trí đó, độ dốc của đường bàng quan (tức là tỷ lệ thay thế cận biên các loại hàng hoá
X và Y với nhau theo sở thích của người tiêu dùng) sẽ bằng với độ dốc của đường ngân sách (tỷ lệ
thay thế cận biên trên thị trường)
Chúng ta đã có công thức tỷ lệ thay thế cận biên hàng hoá Y lấy hàng hoá X:
MRSX/Y =
𝑴𝑼𝑿
𝑴𝑼𝒀
=
−∆𝒀
∆𝑿
Độ dốc của đường bàng quan = MRSX/Y
Điều kiện tối ưu của người tiêu dùng là
𝑴𝑼𝑿
𝑴𝑼𝒀
=
𝑷𝑿
𝑷𝒀
Hình 3.5: Trạng thái cân bằng của người tiêu dùng
Y
X
E
Y*
X*
BÀI 4: LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP
I. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT
1. Các khái niệm
a. Sản xuất
Sản xuất là việc sử dụng các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau, gọi là các đầu vào hoặc các
yếu tố sản xuất, để tạo ra hàng hoá dịch vụ mới, gọi là đầu ra (hay sản phẩm). Hay nói ngắn gọn
thì sản xuất là việc chuyển hoá các đầu vào tài nguyên thành đầu ra là hàng hoá và dịch vụ. Sản
phẩm có thể là hàng hoá cuối cùng hoặc sản phẩm trung gian.
Các yếu tố sản xuất gồm 3 nhóm là lao động (bao gồm cả khả năng quản lý), tư bản và đất đai
hoặc tài nguyên thiên nhiên. Khi xây dựng mô hình hành vi người sản xuất, chúng ta giả định chỉ
có hai đầu vào – tư bản và lao động – bỏ qua các đầu vào khác.
Để xây dựng mô hình sản xuất, cần có 2 giả định đơn giản hoá nữa. Thứ nhất, giả định rằng
tất cả những người lao động đều cung cấp những dịch vụ lao động giống nhau. Thứ hai, khi phân
tích hành vi của người sản xuất chúng ta đã ngầm giả định rằng các doanh nghiệp có hành vi là tối
đa hoá lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường.
b. Công nghệ
Công nghệ là các cách thức hoặc các phương pháp (các kỹ thuật) kết hợp các đầu vào để tạo
ra đầu ra. Trong định nghĩa hàm sản xuất nêu trên, chúng ta giả định quá trình sản xuất được thực
hiện với một trình độ công nghệ nhất định hàm ý công nghệ được coi là không đổi trong quá trình
sản xuất xem xét. Như vậy khi xây dựng lý thuyết sản xuất và chi phí, công nghệ được coi là một
tham số cho trước.
c. Doanh nghiệp/Hãng
Doanh nghiệp hay hãng là tổ chức kinh tế thuê, mua các yếu tố sản xuất (đầu vào) sản xuất
ra các hàng hoá, dịch vụ (đầu ra) để bán nhằm mục đích sinh lời.
d. Ngắn hạn và dài hạn
Ngắn hạn (SR) là khoảng thời gian trong đó có ít nhất một đầu vào của doanh nghiệp là cố
định (không thể thay đổi được trong quá trình sản xuất đang xem xét hoặc thay đổi được nhưng với
chi phí rất cao)
Dài hạn (LR) được định nghĩa là khoảng thời gian trong đó doanh nghiệp có thể thay đổi tất
cả các đầu vào sử dụng trong quá trình sản xuất.
2. Hàm sản xuất
a. Khái niệm
Hàm sản xuất là mối quan hệ kỹ thuật biểu hiện lượng hàng hoá tối đa mà doanh nghiệp có
thể sản xuất được từ các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào (lao động, vốn...) với một trình
độ công nghệ nhất định.
Dạng tổng quát của hàm sản xuất là Q = f(x1, x2....xn)
Trong đó: Q là sản lượng (đầu ra)
x1, x2....xn là các yếu tố sản xuất (đầu vào)
Khi doanh nghiệp chỉ sản xuất với 2 đầu vào cơ bản là lao động (L) và vốn (K), thì hàm sản
xuất có dạng: Q = f(K, L)
Hàm sản xuất phổ biến và hữu dụng nhất là hàm Cobb-Douglas với dạng:
Q = f(K, L) = a.K
α
.L
β
Trong đó: a là một hằng số tuỳ thuộc vào đơn vị đo lường đầu vào và đầu ra
α và β là những hệ số cho biết về tầm quan trọng tương đối của vốn và lao động
trong quá trình sản xuất (hoặc α và β là độ co dãn của sản lượng Q theo K và L)
b. Hiệu suất của quy mô
Hiệu suất của quy mô (tính kinh tế theo quy mô) đề cập tới sự thay đổi của sản lượng đầu ra
khi tất cả các đầu vào có thể tăng theo cùng tỷ lệ trong dài hạn.
Gọi t là hằng số (t >1)
+ Nếu f(tK, tL) > tf (K, L): hiệu suất tăng theo quy mô
+ Nếu f(tK, tL) < tf (K, L): hiệu suất giảm theo quy mô
+ Nếu f(tK, tL) = tf (K, L): hiệu suất không đổi theo quy mô
Đối với hàm sản xuất Cobb-Douglas:
+ Nếu α và β > 1: hiệu suất tăng theo quy mô
+ Nếu α và β < 1: hiệu suất giảm theo quy mô
+ Nếu α và β = 1: hiệu suất không đổi theo quy mô
3. Sản xuất với một đầu vào biến đổi
Chúng ta hãy lấy một ví dụ về hàm sản xuất trong điều kiện sản xuất ngắn hạn của một doanh
nghiệp may quần áo, có nghĩa là cố định ít nhất một yếu tố đầu vào. Để vấn đề được đơn giản ở đây
ta chỉ xét 2 yếu tố đầu vào: lao động và máy khâu.
Số máy khâu cố định: K = 1
Số lao động sử dụng mỗi ngày L
Số bộ quần áo mỗi ngày Q
Khi nghiên cứu hàm sản xuất ngắn hạn chúng ta sẽ giả định rằng chỉ có lượng đầu vào lao
động sử dụng trong sản xuất là có thể thay đổi được còn lượng tư bản sử dụng là cố định ở K. Do
đó hàm sản xuất là hàm một biến số theo L được biểu thị là: Q = f (K, L)
3.1. Năng suất bình quân
Sản phẩm bình quân hay năng suất bình quân - AP (Average Product) của một yếu tố đầu vào
phản ánh số sản phẩm mà một đơn vị đầu vào đó tạo ra và được tính bằng công thức sau:
Sản phẩm bình quân (AP) =
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒔ả𝒏 𝒍ượ𝒏𝒈
𝑺ố 𝒍ượ𝒏𝒈 đầ𝒖 𝒗à𝒐
Năng suất bình quân hay sản phẩm bình quân của lao động (APL) là lượng sản phẩm tính theo
một đơn vị đầu vào lao động. Năng suất bình quân của lao động được xác định bằng cách lấy sản
lượng đầu ra chia cho số lao động mà doanh nghiệp đã sử dụng để sản xuất:
Sản phẩm bình quân của lao động (APL) =
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒔ả𝒏 𝒍ượ𝒏𝒈
𝑺ố 𝒍𝒂𝒐 độ𝒏𝒈
(APL =
𝑸
𝑳
)
Sản phẩm bình quân của vốn (APK) =
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒔ả𝒏 𝒍ượ𝒏𝒈
𝑺ố 𝒗ố𝒏
(APK =
𝑸
𝑲
)
Trong đó: - Q: Số lượng sản phẩm (đầu ra)
- L: Số lao động (đầu vào)
- K: Số vốn (đầu vào)
3.2. Năng suất cận biên
Sản phẩm cận biên hay năng suất cận biên - MP (Marginal Product) phản ánh số sản phẩm
tăng thêm do một đơn vị đầu vào bổ sung mang lại và được tính theo công thức sau:
Sản phẩm cận biên (MP) =
𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒄ủ𝒂 𝒕ổ𝒏𝒈 𝒔ả𝒏 𝒍ượ𝒏𝒈
𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒄ủ𝒂 𝒍ượ𝒏𝒈 đầ𝒖 𝒗à𝒐
Nếu đầu vào là lao động thì ta có công thức xác định năng suất cận biên hay sản phẩm cận
biên của lao động (MPL) như sau:
Sản phẩm cận biên của lao động (MPL) =
𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒄ủ𝒂 𝒕ổ𝒏𝒈 𝒔ả𝒏 𝒍ượ𝒏𝒈
𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒄ủ𝒂 𝒍ượ𝒏𝒈 đầ𝒖 𝒗à𝒐
=
∆𝑸
∆𝑳
Sản phẩm cận biên của vốn (MPK) =
𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒄ủ𝒂 𝒕ổ𝒏𝒈 𝒔ả𝒏 𝒍ượ𝒏𝒈
𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒄ủ𝒂 𝒍ượ𝒏𝒈 đầ𝒖 𝒗à𝒐
=
∆𝑸
∆𝑲
Trong đó: - Q: Sự thay đổi của tổng sản lượng (đầu ra)
- L: Sự thay đổi của lượng số lao động (đầu vào)
4. Sản xuất với 2 đầu vào biến đổi
4.1. Đường đồng sản lượng
Đường đồng sản lượng là đường biểu thị tất cả những kết hợp các yếu tố đầu vào khác nhau
để doanh nghiệp có thể sản xuất ra cùng một mức sản lượng đầu ra Q.
Trong dài hạn, doanh nghiệp sản xuất với 2 đầu vào biến đổi (vốn và lao động) khi đó quy
luật năng suất cận biên giảm dần không đúng nữa và công cụ để phân tích sản xuất dài hạn là các
đường đồng sản lượng.
Trên đồ thị sau (phần in đậm ở mỗi đường đồng sản lượng biểu thị khả năng thay thế giữa K
và L để sản xuất ra cùng một mức sản lượng nhất định)
Bản đồ các đường đồng lượng là một tập hợp các đường đồng lượng dốc xuống về phía phải,
mỗi đường biểu thị một mức sản lượng lớn nhất có thể đạt được từ một tập hợp nào đó các đầu vào
sử dụng cùng một hàm sản xuất. Do đó, công nghệ không thay đổi khi thực hiện sự dịch chuyển từ
đường đồng lượng này đến đường đồng lượng khác.
1 2 3 4 5 L
Hình 4.1: Đường đồng sản lượng
Họ các đường đồng lượng là một cách biểu thị hàm sản xuất. Các đường đồng sản lượng cho
thấy sự linh hoạt mà các doanh nghiệp có được khi ra quyết định sản xuất. Trong nhiều trường hợp
doanh nghiệp thể có thể đạt được một mức đầu ra nhất định bằng cách kết hợp khác nhau của các
đầu vào.
Người quản lý doanh nghiệp phải hiểu bản chất của sự linh hoạt ấy trong việc lựa chọn những
yếu tố đầu vào để tối thiểu hoá chi phí và tối đa hoá lợi nhuận, đồng thời phải chú ý tới quy luật
năng suất cận biên giảm dần.
4.2. Sự thay thế các đầu vào - tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (MRTS)
MRTS là tỉ lệ mà một đầu vào có thể thay thế cho cho đầu vào kia để giữ nguyên mức sản
lượng như cũ. Công thức tính tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của lao động cho tư bản:
MRTSK, L luôn nhận giá trị dương và bằng (-1) × độ dốc của đường đồng lượng. MRTSL,K là
số nghịch đảo của MRTSK, L. Tóm lại, khi vận động dọc theo đường đồng lượng, MP của tư bản
tăng lên còn MP của lao động giảm xuống. Do đó MRTSK, L giảm xuống, điều này phù hợp với giả
định là đường đồng lượng lồi.
II. LÝ THUYẾT CHI PHÍ
1. Chi phí kinh tế và chi phí tính toán
MRTS K ,L
 
K

MPL
L MPK
5
4
3
2
1
0
Q1 = 55
Q2 = 75
Q3 = 90
K
Chi phí kinh tế của một sản phẩm được đo bằng giá trị thị trường của các nguồn tài nguyên
cần thiết để sản xuất ra nó. Chi phí kinh tế khác với chi phí tính toán hay chi phí kế toán đó là những
chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp đã thực sự bỏ ra để sản xuất các hàng hoá dịch vụ không tính
đến các chi phí cơ hội của các yếu tố đầu vào đã sử dụng trong quá trình sản xuất.
Chi phí kinh tế là giá trị toàn bộ các nguồn tài nguyên sử dụng để sản xuất ra hàng hoá và dịch
vụ (bao gồm các khoản đã trả - chi phí hiện và chi phí ẩn)
Như vậy, chi phí kinh tế và chi phí tính toán sẽ khác nhau khi bất cứ một yếu tố sản xuất nào
không được tính đến. Ở đây, vấn đề có ý nghĩa kinh tế quan trọng là bao nhiêu nguồn tài nguyên
của xã hội đã được sử dụng trong sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ.
2. Chi phí ngắn hạn
Chi phí ngắn hạn là những chi phí của thời kỳ mà trong đó số lượng (và chất lượng) của một
vài đầu vào không thay đổi.
2.1. Tổng chi phí - Chi phí cố định - Chi phí biến đổi
Chi phí cố định (FC) là những chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi.
Chi phí biến đổi (VC) là những chi phí phụ thuộc vào các mức sản lượng, tăng giảm cùng với
việc tăng giảm của sản lượng.
Tổng chi phí (TC) của việc sản xuất ra một sản phẩm bao gồm giá trị thị trường của toàn bộ
các tài nguyên sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó: TC = FC + VC
2.2. Chi phí bình quân
Chi phí cố định bình quân (AFC) là tổng chi phí cố định tính trên một đơn vị sản phẩm:
AFC =
𝑭𝑪
𝑸
Chi phí biến đổi bình quân (AVC) là tổng chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm:
AVC =
𝑽𝑪
𝑸
Tổng chi phí bình quân (ATC) tính bằng tổng của chi phí biến đổi bình quân và chi phí cố
định bình quân: ATC = AFC + AVC
2.3. Chi phí cận biên
Chi phí cận biên (MC) là chi phí tăng thêm để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Chi phí cận biên =
𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒄ủ𝒂 𝒕ổ𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒊 𝒑𝒉í
𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒄ủ𝒂 𝒕ổ𝒏𝒈 𝒔ả𝒏 𝒍ượ𝒏𝒈
(MC =
∆𝑻𝑪
∆𝑸
)
Thông thường các đường biểu diễn chi phí bình quân (ATC), chi phí biến đổi bình quân (AVC)
và chi phí cận biên (MC) có hình chữ U. Còn đường biểu diễn chi phí cố định bình quân (AFC) sẽ
giảm dần khi sản lượng tăng. Đặc biệt đường MC luôn đi qua các điểm thấp nhất của đường ATC
và AVC.
3. Chi phí dài hạn
Chi phí dài hạn tức là khi toàn bộ đầu vào của doanh nghiệp có thể thay đổi, không có chi phí
cố định nữa.
Doanh nghiệp phải lựa chọn các đầu vào như thế nào để sản xuất một mức sản lượng (đầu
ra) nhất định với chi phí tối thiểu hay:
Min C = w.L+ r.K với ràng buộc Q = f (K, L)
Đường đồng chi phí (đường chi phí bằng nhau) là tất cả những tập hợp giữa vốn và lao động
mà người sản xuất có thể sử dụng với tổng chi phí nhất định.
Giả sử doanh nghiệp chỉ sử dụng tư bản và lao động trong quá trình sản xuất. Tổng chi phí hay
chi tiêu của doanh nghiệp có thể được biểu thị bằng:
TC = w.L + r.K
Trong đó: TC là tổng chi phí
w là mức lương giờ của lao động
L là số lượng lao động sử dụng
r là giá thuê tư bản
K là số lượng tư bản
Hình 4.2: Đường đồng phí
Kết hợp đầu vào tối ưu để doanh nghiệp tối thiểu hoá chi phí nằm ở tiếp điểm E giữa đường
đồng lượng và đường đồng chi phí.
Tại đó độ dốc của đường đồng lượng bằng độ dốc của đường đồng phí:
𝒘
𝒓
=
𝑴𝑷𝑳
𝑴𝑷𝑲
Đường phát triển của doanh nghiệp hay đường mở rộng sản xuất phản ánh tất cả các kỹ thuật
sản xuất có chi phí tối thiểu ở mỗi mức sản lượng khi doanh nghiệp sử dụng cả 2 yếu tố đầu vào tư
bản K và lao động L trong sản xuất.
Tổng chi phí dài hạn (LTC) cho biết những kết hợp có chi phí ít nhất của L và K mà DN có
thể dùng để sản xuất từng mức sản lượng trong dài hạn (khi tất cả các đầu vào đều thay đổi)
K
A
0 B
L
Chí phí bình quân dài hạn: LAC = LTC/Q là độ dốc của đường thẳng vẽ từ gốc toạ độ đến
một điểm trên đường LTC và cũng giống trong ngắn hạn LAC có dạng hình chữ U. Hình dạng
này phản ánh khái niệm tính kinh tế và tính phi kinh tế của quy mô.
Chi phí cận biên dài hạn: LMC = ∆LTC/∆Q = LTC'Q = dLTC/dQ. Cần lưu ý là LMC không
phải là tổng của các đường chi phí cận biên ngắn hạn SMC, mà được tính trực tiếp từ LTC. Đường
LMC cũng có dạng chữ U và cắt đường LAC ở điểm thấp nhất của LAC và min LMC < min LAC.
Đường chi phí bình quân dài hạn LAC là đường bao của các đường chi phí bình quân ngắn
hạn SAC. Với hiệu suất ko đổi theo quy mô, đường LAC đi qua những điểm tối thiểu của các đường
chi phí bình quân ngắn hạn. Khi có tính kinh tế và tính phi kinh tế của quy mô, các điểm tối thiểu
của các đường chi phí bình quân ngắn hạn không nằm trên đường chi phí bình quân dài hạn LAC.
III. LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN
1. Khái niệm
Lợi nhuận (𝜋) là chênh lệch giữa tổng doanh thu (TR) và tổng chi phí sản xuất (TC) trong
một khoảng thời gian xác định.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
𝝅 = TR - TC
Hoặc:
Tổng lợi nhuận = Lợi nhuận đơn vị × Lượng bán
𝝅 = (P - ATC) × Q
Trong đó: Lợi nhuận đơn vị = Giá bán - Tổng chi phí bình quân
𝜋 là lợi nhuận
TR là tổng doanh thu
TC là tổng chi phí
P là giá bán
ATC là tổng chi phí bình quân
Q là số lượng hàng bán
2. Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận tính toán
Lợi nhuận kinh tế là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí kinh tế.
Lợi nhuận tính toán là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí tính toán.
Về giá trị tuyệt đối thì lợi nhuận kinh tế thường nhỏ hơn lợi nhuận tính toán nhưng phản ánh
chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận
kinh tế bằng không thì tổng doanh thu doanh nghiệp thu được bằng chi phí kinh tế đã bỏ ra. Lợi
nhuận kinh tế âm có nghĩa là doanh thu của doanh nghiệp không đủ bù đắp chi phí kinh tế của mình.
3. Những yếu tố tác động đến lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình
kinh doanh kể từ khi bắt đầu xác định nhu cầu thị trường, chuẩn bị và tổ chức quá trình sản xuất
kinh doanh, đến khâu tổ chức bán hàng và dịch vụ cho thị trường. Nó phản ánh cả về mặt lượng và
mặt chất của quá trình kinh doanh. Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác động tổng hợp của các
nhân tố sau:
- Quy mô sản xuất hàng hoá, dịch vụ
- Giá và chất lượng của các đầu vào (lao động, nguyên vật liệu, thiết bị, công nghệ) và phương
pháp kết hợp các đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh
- Giá bán hàng hoá, dịch vụ cùng toàn bộ hoạt động nhằm thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ
và thu hồi vốn, đặc biệt là hoạt động marketing và công tác tài chính của doanh nghiệp
4. Nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận
Gọi MR là doanh thu cận biên, là mức thay đổi của tổng doanh thu (TR) do tiêu thụ thêm một
đơn vị sản phẩm (Q)
MR =
∆𝑻𝑹
∆𝑸
hoặc MR = TRʹQ
Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận
Để tối đa hoá lợi nhuận, các điều kiện sau đây phải được thoả mãn:
d𝝅/dQ = dTR/dQ - dTC/dQ = 0
hay MR - MC = 0
và do đó MR = MC
(Chú ý: Nguyên tắc tối đa hóa doanh thu TRmax là MR = 0)
Quy tắc chung để doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận là tăng sản lượng khi nào doanh thu cận
biên còn vượt quá chi phí cận biên cho đến khi doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên thì dừng
lại, khi MR = MC doanh nghiệp đạt mức sản lượng tối ưu (Q*) để tối đa hoá lợi nhuận (𝜋max)
BÀI 5: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
I. THỊ TRƯỜNG VÀ PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG
1. Khái niệm
- Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán hàng hoá và dịch vụ
- Thị trường là nơi gặp nhau giữa cung và cầu
- Thị trường là tổng hợp các quan hệ kinh tế hình thành trong hoạt động mua và bán
2. Phân loại thị trường
Dựa trên hành vi của thị trường, các nhà kinh tế học thường phân loại thị trường như sau:
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
- Thị trường cạnh tranh độc quyền
- Thị trường độc quyền tập đoàn
- Thị trường độc quyền
Những tiêu thức cơ bản khi phân loại thị trường là:
- Số lượng người sản xuất (người bán)
- Chủng loại sản phẩm
- Sức mạnh của hãng sản xuất
- Các trở ngại xâm nhập thị trường
- Hình thức cạnh tranh phi giá cả
Những vấn đề cơ bản về cơ cấu thị trường như bảng sau:
Bảng 5.1: Các loại cấu trúc thị trường
Cấu trúc thị
trường
Thí dụ Số lượng
nhà sản xuất
Loại sản
phẩm
Sức mạnh
thị trường
Trở ngại xâm
nhập thị trg
Cạnh tranh
phi giá cả
Cạnh tranh
hoàn hảo
Sản xuất nông
nghiệp
Rất nhiều Tiêu chuẩn Không có Thấp Không
Cạnh tranh
độc quyền
Bán lẻ thương
nghiệp
Rất nhiều Khác nhau Một vài ít Thấp Quảng cáo
phân biệt
sản phẩm
Độc quyền
tập đoàn
Ô tô, luyện kim,
chế tạo máy
Một vài Tiêu chuẩn
khác nhau
Một vài Cao Quảng cáo
và phân biệt
sản phẩm
Độc quyền Các dịch vụ xã
hội
Một Duy nhất Đáng kể Rất cao Quảng cáo
II. CẠNH TRANH HOÀN HẢO
1. Những đặc điểm của cạnh tranh hoàn hảo
- Có vô số người mua và người bán: Trong thị trường này phải có vô số người mua và người
bán. Sản lượng của họ là tương đối nhỏ so với lượng cung trên thị trường. Chính vì vậy mà họ
không thể tác động tới giá của thị trường được. Nói một cách khác họ không có sức mạnh thị
trường. Tham gia vào thị trường này các hãng sản xuất là người “chấp nhận giá” sẵn có trên thị
trường. Mỗi hãng đều có thể bán toàn bộ sản lượng của mình ở mức giá “chấp nhận” đó. Hay nói
cách khác đường cầu đối với hãng là một đường nằm ngang.
- Sản phẩm đồng nhất và người tiêu dùng có đầy đủ thông tin về sản phẩm: Trong thị trường
cạnh tranh hoàn hảo sản phẩm của các hãng phải giống nhau để đảm bảo cho việc người mua không
cần quan tâm đến việc họ sẽ mua của ai. Đồng thời, trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo mọi thông
tin về sản phẩm, giá cả đều được người mua biết rõ.
- Việc xâm nhập và rút khỏi thị trường là tự do: Lợi nhuận kinh tế là động lực, sức hút mạnh
mẽ đối với những ai muốn gia nhập thị trường. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo không có
trở ngại đáng kể đối với việc này. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo việc xâm nhập và rút
khỏi thị trường là tự do. Mục tiêu của cạnh tranh hoàn hảo là tối đa hóa lợi nhuận (𝜋max)
2. Sản lượng của hãng cạnh tranh
Mục đích ngắn hạn của một nhà sản xuất là xác định được sản lượng mang lại lợi nhuận tối
đa. Các hãng sản xuất đều tìm kiếm mức sản lượng tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên
(MR = MC)
Quy tắc lựa chọn sản lượng mang lại lợi nhuận tối đa với hãng cạnh tranh hoàn hảo là:
Chi phí cận biên = Giá bán (MC = P)
3. Đường cầu của một hãng cạnh tranh hoàn hảo và đường cầu thị trường
Một hãng cạnh tranh có thể bán được toàn bộ sản lượng của mình ở mức giá hiện hành trên
thị trường nên nó có đường cầu nằm ngang. Còn đường cầu thị trường luôn là đường nghiêng
xuống dưới về phía phải.
4. Đường cung của một hãng cạnh tranh và của thị trường
Lợi nhuận đã lôi kéo thêm nhiều người sản xuất mới tham gia vào thị trường. Như vậy,
cung trên thị trường đột nhiên tăng mạnh.
Để xác định mức sản lượng mang lại lợi nhuận tối đa, hãng cạnh tranh hoàn hảo phải so sánh
giá thị trường với chi phí cận biên (P = MC) hay đường cung đối với một hãng cạnh tranh hoàn
hảo chính là đường chi phí cận biên đối với các mức giá cao hơn chi phí biến đổi bình quân tối
thiểu. Còn đường cung của thị trường là tổng hợp các đường cung của các nhà sản xuất.
Để xác định mức sản lượng mang lại lợi nhuận tối đa, hãng cạnh tranh hoàn hảo phải so sánh
giá thị trường với chi phí cận biên (P = MC) hay đường cung đối với một hãng cạnh tranh hoàn
hảo chính là đường chi phí cận biên đối với các mức giá cao hơn chi phí biến đổi bình quân tối
thiểu. Còn đường cung của thị trường là tổng hợp các đường cung của các nhà sản xuất.
III. ĐỘC QUYỀN
1. Đặc điểm của thị trường độc quyền
- Độc quyền là một hãng sản xuất toàn bộ hàng hóa, dịch vụ cụ thể để cung cấp cho thị trg.
- Chỉ có một hãng duy nhất sản xuất một loại sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó.
- Sản phẩm là độc nhất và không có hàng hóa thay thế gần gũi.
- Tham gia vào thị trường độc quyền rất khó khăn vì các cản trở đối với việc xâm nhập hoặc
rút khỏi thị trường là rất lớn.
2. Các nguyên nhân dẫn đến độc quyền
- Bằng sáng chế (bản quyền): Một hãng có thể thu được vị trí độc quyền nhờ có được bản
quyền đối với sản phẩm hoặc qui trình công nghệ nhất định.
- Kiểm soát các yếu tố đầu vào: Một hãng có thể trở thành độc quyền khi nó kiểm soát được
toàn bộ nguồn cung cấp các nguyên liệu để chế tạo ra một loại sản phẩm nào đó.
- Quy định của chính phủ: Chính phủ có thể uỷ thác cho một hãng nào đó quyền được bán
hoặc cung cấp những loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định.
- Độc quyền tự nhiên: Một số ngành sản xuất có tính kinh tế của quy mô. Điều đó có nghĩa
là khi quy mô (sản lượng) tăng lên thì chi phí bình quân sẽ giảm xuống. Tính kinh tế của quy mô
cho phép một hãng lớn có lợi thế hơn các hãng nhỏ.
3. Đường cầu và đường doanh thu cận biên trong độc quyền
Trong độc quyền chỉ có một hãng sản xuất duy nhất do đó đường cầu thị trường chính là
đường cầu của hãng độc quyền (nghiêng xuống về phía bên phải)
4. Sản lượng độc quyền
Như bất kỳ người sản xuất nào nhà độc quyền cố gắng sản xuất ra sản lượng mang lại lợi
nhuận tối đa. Sản lượng này được xác định theo quy tắc tối đa hoá lợi nhuận đó là sản xuất tại mức
sản lượng ở đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên (MR = MC)
5. Phần mất không do nhà độc quyền gây ra
Mọi nhà sản xuất đều có mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất là làm sao thu được lợi nhuận
cao nhất. Quy tắc tối đa hoá lợi nhuận đã giúp cho nhà độc quyền xác định được sản lượng mang
lại lợi nhuận tối đa. Như ta đã biết đường doanh thu cận biên trong độc quyền luôn nằm dưới
đường cầu (giá) nên sản lượng của nhà độc quyền nhỏ hơn nhiều hơn so với sản lượng trong cạnh
tranh và giá bán lại cao hơn. Do vậy nhà độc quyền luôn thu được lợi nhuận cao hơn bằng cả hai
biện pháp:
- Giảm lượng cung
- Nâng giá bán
Như vậy trong điều kiện độc quyền lợi nhuận lớn hơn làm cho nhà độc quyền phấn khởi hơn
và làm cho người tiêu dùng bị thiệt hại. Phần thiệt hại do nhà độc quyền gây ra cho xã hội gọi là
phần mất không.
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hãng là người chấp nhận giá và đặt giá bằng chi phí cận
biên. Trong độc quyền, vì doanh thu cận biên nhỏ hơn giá bán do đó mức sản lượng do nhà độc quyền
lựa chọn sẽ nhỏ hơn so với mức sản lượng trong thị trường cạnh tranh.
Nhà độc quyền có sức mạnh thị trường hay có khả năng ảnh hưởng đến giá thị trường. Sức
mạnh của nhà độc quyền được xác định bằng chỉ số Lerner (do Abba Lerner đưa ra năm 1934)
L =
𝑷−𝑴𝑪
𝑷
Ta thấy 0 < L < 1: Khi L càng gần 1 thì sức mạnh của nhà độc quyền càng lớn.
6. Phân biệt giá
Nhà độc quyền còn có thể thu thêm được lợi nhuận nhờ việc thực hiện chính sách phân biệt
giá. Phân biệt giá là hình thức đặt các mức giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau đối với
sản phẩm giống nhau. Các nhà kinh tế thường phân biệt 3 hình thức phân biệt giá.
a. Phân biệt giá cấp một (phân biệt giá hoàn hảo)
Nhà độc quyền có thể đặt cho mỗi một khách hàng một mức giá cao nhất mà họ sẵn sàng trả.
Thực hiện thành công việc phân biệt giá theo kiểu này nhà độc quyền sẽ chiếm đoạt hết thặng dư
tiêu dùng của người mua và do đó nâng cao được lợi nhuận cho mình.
Khi mỗi một sản phẩm được bán với giá cao nhất mà thị trường chấp nhận thì doanh thu cận
biên thu được từ việc bán mỗi đơn vị sản phẩm sẽ là chính mức giá đó.
b. Phân biệt giá cấp hai
Khi nhà độc quyền phân biệt giá theo số lượng hàng hoá mà khách hàng mua thì ta gọi đó là
phân biệt giá cấp hai. Hình thức phân biệt giá này thường được áp dụng khi nhà độc quyền có tính
kinh tế của quy mô. Việc phân biệt giá này có thể làm cho người tiêu dùng có lợi vì họ được sử
dụng nhiều hàng hóa hơn và với mức giá thấp hơn và vẫn đảm bảo được lợi nhuận lớn hơn cho
nhà độc quyền vì chi phí bình quân thấp xuống khi mở rộng sản xuất.
c. Phân biệt giá cấp ba
Theo hình thức này, thị trường được chia ra thành nhiều phân đoạn khác nhau. Mỗi một phân
đoạn thị trường có một đường cầu riêng biệt. Hình thức phân biệt giá này được áp dụng rộng rãi
nhất. Các mức giá tối ưu và sản lượng tối ưu là các mức giá và sản lượng thỏa mãn điều kiện tối
đa hóa lợi nhuận.
IV. CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN
1. Những đặc điểm cơ bản
- Có nhiều hãng sản xuất các hàng hoá và dịch vụ, nhưng mỗi hãng chỉ có khả năng kiểm
soát một cách độc lập đối với giá cả của họ.
- Đặc điểm cơ bản của cạnh tranh độc quyền là sự phân biệt sản phẩm. Khác với cạnh tranh
hoàn hảo khi mà tất cả các hãng đều bán (sản xuất) một sản phẩm đồng nhất thì trong cạnh tranh
độc quyền các hãng sản xuất ra các sản phẩm khác nhau. Người tiêu dùng phân biệt được các sản
phẩm của từng hãng thông qua nhãn hiệu, quảng cáo, đóng gói và các dịch vụ khác.
- Số lượng người sản xuất phải tương đối lớn. Chính vì vậy mà mỗi nhà sản xuất sẽ có được
ảnh hưởng tương đối đến các quyết định về sản xuất, giá cả của riêng mình.
- Việc xâm nhập thị trường phải tương đối dễ dàng để không có các sự thông đồng như cố
định giá hoặc phân chia thị trường cho nhau.
2. Giá và sản lượng trong cạnh tranh độc quyền
- Trong cạnh tranh độc quyền, mỗi hãng sản xuất ra các sản phẩm khác nhau do đó đường
cầu đối với từng hãng là đường nghiêng xuống dưới về bên phải.
- Việc xác định giá và sản lượng theo qui tắc tối đa hoá lợi nhuận. Một hãng cạnh tranh độc
quyền sẽ sản xuất ở mức sản lượng tại đó chi phí cận biên bằng với doanh thu cận biên.
V. ĐỘC QUYỀN TẬP ĐOÀN
1. Những đặc điểm cơ bản
- Độc quyền tập đoàn là một thị trường trong đó một vài hãng sản xuất toàn bộ hay hầu hết
mức cung của thị trường về một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.
- Cản trở đối với xâm nhập và rút khỏi thị trường là tương đối lớn. Đó có thể là các cản trở
về vốn, công nghệ sản xuất.
- Có sự phụ thuộc lẫn nhau của các hãng tham gia thị trường này. Mỗi hãng này xây dựng
chính sách của mình đều chú ý đến hành vi của các đối thủ.
2. Đường cầu gãy khúc trong độc quyền tập đoàn
Thị trường độc quyền tập đoàn vài hãng chia nhau phần lớn lượng cung của thị trường. Nói
cách khác, mỗi hãng có được một tỷ trọng nhất định của thị trường.
Tuy nhiên tất cả mọi hãng đều muốn thu được nhiều lợi nhuận hơn, chiếm được tỷ trọng
thị trường lớn hơn và chính điều đó dẫn đến sự gãy khúc của đường cầu.
Để tăng được lượng bán một hãng độc quyền tập đoàn có thể sử dụng các biện pháp sau:
- Thay đổi các cố gắng về marketing
- Giảm giá bán
BÀI 6: THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ
CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT
1. Nguyên tắc thuê mua yếu tố sản xuất
1.1. Giá của yếu tố sản xuất
Giá của các yếu tố sản xuất được hình thành thông qua sự tương tác giữa các lực lượng cung
và cầu trên thị trường. Các doanh nghiệp là người cầu các yếu tố sản xuất và những người sở hữu
các yếu tố sản xuất (hộ gia đình, doanh nghiệp) cung ứng những yếu tố này trên thị trường.
1.2. Cầu đối với yếu tố sản xuất
Cầu đối với mỗi yếu tố sản xuất là cầu thứ phát (hay cầu dẫn xuất). Vì các yếu tố sản xuất
được sử dụng để sản xuất các hàng hoá, dịch vụ, do đó nó bị ràng buộc bởi công nghệ sản xuất,
điều kiện thị trường của doanh nghiệp. Mặt khác nó phụ thuộc vào mục tiêu của bản thân doanh
nghiệp.
a. Sản phẩm doanh thu cận biên (MRPf)
Sản phẩm doanh thu cận biên là phần doanh thu tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị yếu
tố sản xuất f trong quá trình sản xuất.
Công thức xác định sản phẩm doanh thu cận biên như sau:
MRPf =
∆𝑻𝑹
∆𝒇
Nhân cả tử và mẫu với ∆𝑄 ta có:
MRPf =
∆𝑻𝑹
∆𝑸
.
∆𝑸
∆𝒇
 MRPf =
𝒅𝑻𝑹
𝒅𝑸
.
𝒅𝑸
𝒅𝒇
= TRʹQ .Qʹf  MRPf = MR .MPf
Trong đó: - MR là doanh thu cận biên
- MPf là sản phẩm cận biên hay năng suất cận biên
Sản phẩm cận biên có thể biểu được biểu diễn dưới 2 hình thức:
+ Bằng đơn vị hiện vật: là sản phẩm hiện vật cận biên MPPf (MPPf = MPf)
+ Bằng đơn vị giá trị: là sản phẩm giá trị cận biên MVPf và được xác định như sau:
MVPf = MPf .P0
Trong đó: P0 là giá của hàng hoá, dịch vụ
Nếu thị trường hàng hoá, dịch vụ mang cấu trúc cạnh tranh hoàn hảo, lúc đó MR ≡ P0
và như vậy MRPf ≡ MVPf
b. Chi phí tài nguyên cận biên
Chi phí tài nguyên cận biên là phần chi phí tăng thêm khi doanh nghiệp sử dụng thêm một
đơn vị yếu tố sản xuất f. Nó được xác định bằng công thức sau:
MRCf =
∆𝑻𝑪
∆𝒇
 MRCf =
𝒅𝑻𝑪
𝒅𝒇
= TCʹf (MRCf ≡ Pf)
Trong đó: Pf là mức giá cân bằng trên thị trường yếu tố sản xuất f
c. Điều kiện tối ưu
Điều kiện tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp khi thuê mua yếu tố sản xuất f:
𝝅 = TR – TC Max
𝒅𝝅
𝒅𝒇
=
𝒅𝑻𝑹
𝒅𝒇
-
𝒅𝑻𝑪
𝒅𝒇
= 0
𝒅𝝅
𝒅𝒇
=
𝒅𝑻𝑹
𝒅𝑸
.
𝒅𝑸
𝒅𝒇
-
𝒅𝑻𝑪
𝒅𝒇
= 0
𝝅ʹf = MRPf – MRCf = 0  MRPf = MRCf
Trong trường hợp cả thị trường hàng hoá, dịch vụ lẫn thị trường yếu tố sản xuất đều là cạnh
tranh hoàn hảo thì điều kiện tối ưu là: MRPf = Pf
Trong đó: MRPf = MR .MPf = P0 .MPf
2. Thị trường lao động
2.1. Cầu lao động
Cầu lao động là số lượng lao động mà các doanh nghiệp có khả năng và sẵn sàng thuê mua
ở các mức tiền lương khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Dựa trên nguyên tắc tối ưu, việc thuê mua lao động của các doanh nghiệp như sau:
MRPL = MRCL
Trong đó: - MRPL là sản phẩm doanh thu cận biên của lao động
- MRCL là chi phí tài nguyên cận biên của lao động
Nếu trong trường hợp thị trường lao động và thị trường hàng hóa dịch vụ là cạnh tranh hoàn
hảo thì nguyên tắc trên trở thành: MRPL = w
Trong đó: w là tiền lương hay giá của một đơn vị lao động
MRPL = MR .MPL = P0 .MPL
Đường sản phẩm doanh thu cận biên chính là đường cầu về lao động. Vì căn cứ vào nguyên
tắc thuê mua lao động, chúng ta thấy đường sản phẩm doanh thu cận biên thể hiện mối quan hệ
giữa tiền lương và các mức lao động tối ưu cần thiết tương ứng với các mức tiền lương đó. Khi
phần doanh thu tăng thêm do sử dụng thêm một đơn vị lao động (MRPL) lớn hơn chi phí tăng thêm
của đơn vị lao động đó (w) thì thuê thêm lao động sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên
và ngược lại. Doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận khi tiền lương bằng với sản phẩm doanh thu cận
biên của lao động.
2.2. Cung lao động
* Cung lao động cá nhân
Cung lao động cá nhân là số lượng lao động mà một cá nhân có khả năng và sẵn sàng cung
cấp tại các mức tiền lương khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Cung lao động liên quan đến việc các cá nhân phân bổ thời gian 24 giờ mỗi ngày của mình
cho các mục đích khác nhau. Để đơn giản cho phân tích chúng ta giả định mỗi cá nhân chỉ có 2
cách sử dụng thời gian trong ngày của mình là làm việc và nghỉ ngơi. Làm việc tạo ra thu nhập từ
đó chúng ta có thể sử dụng để mua sắm các hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng và đạt được lợi ích. Nghỉ
ngơi cũng được coi là một loại hàng hoá dịch vụ nhưng chúng ta thu được lợi ích trực tiếp từ hoạt
động đó.
Như vậy ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng thu nhập khi tiền lương tăng lên luôn hoạt động
ngược chiều nhau. Hành vi cung ứng lao động của mỗi cá nhân phụ thuộc vào sự tổng hợp của cả
hai loại ảnh hưởng trên.
Ban đầu khi tiền lương tăng lên, ảnh hưởng thay thế sẽ lớn hơn ảnh hưởng thu nhập vì ở giai
đoạn đầu này lợi ích cận biên của nghỉ ngơi là tương đối thấp, khi tiền lương tăng cá nhân có xu
hướng thay thế nghỉ ngơi bằng lao động. Hơn nữa, ở giai đoạn đầu khi chỉ có một số ít giờ trong
ngày được sử dụng cho lao động thì ảnh hưởng thu nhập là tương đối nhỏ. Tuy nhiên, ở giai đoạn
sau, khi ảnh hưởng thu nhập đủ lớn và lấn át ảnh hưởng thay thế của việc tăng lương thì cá nhân có
xu hướng thay thế lao động bằng nghỉ ngơi. Do đó, đường cung lao động cá nhân có dạng cong trở
lại về phía sau như hình vẽ.
Hình 6.1: Đường cung lao động cá nhân
* Cung lao động thị trường
Cung lao động thị trường được hình thành từ sự tổng hợp tất cả các đường cung lao động cá
nhân trên thị trường.
2.3. Cân bằng trên thị trường lao động
Cung và cầu trên thị trường lao động là sự tổng hợp cung cầu lao động ở các ngành.
Chính phủ áp dụng quy định tiền lương tối thiểu để đảm bảo một mức lương nhất định cho
lao động không có kỹ năng.
L3 L2 L
SL
W
W3
W2
W1
3. Thị trường vốn
Chúng ta nghiên cứu thị trường trái phiếu và để đơn giản giả sử tất cả các trái phiếu của những
người phát hành khác nhau là giống nhau.
Trái phiếu được cung bởi chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức khác nhằm mục đích
huy động vốn. Giá trái phiếu càng cao có nghĩa là họ huy động được càng nhiều, hay chi phí huy
động càng thấp. Điều này giải thích tại sao đường cung trái phiếu dốc lên. Trái phiếu được mua
bởi các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức của chính phủ và các tổ chức khác. Giá trái phiếu càng
thấp thì lãi suất từ việc nắm giữ nó càng cao. Điều đó giải thích tại sao lượng cầu trái phiếu càng
lớn khi giá trái phiếu giảm xuống.
4. Thị trường đất đai
4.1. Cung, cầu đất đai
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tổng mức cung ứng của nó là cố định, nó không thể thay đổi
do bất kỳ quyết định cá nhân nào. Do đó đường cung đất đai là đường hoàn toàn không co giãn.
4.2. Tiền thuê đất đai
Cầu đất đai của từng ngành khác nhau thay đổi theo giá thuê đất do đó dẫn đến việc phân bổ
đất đai giữa các ngành là khác nhau. Trong ngắn hạn các chủ đất có thể cho thuê với giá cao hơn
mức bình thường, nhưng trong dài hạn giá thuê đất sẽ bằng nhau ở tất cả các ngành khác nhau.
II. VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Các thất bại của thị trường
1.1. Các ngoại ứng
Ngoại ứng là tác động của quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tới thành viên thứ ba không trực
tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu dùng đó.
Ngoại ứng có thể mang tính tích cực hoặc mang tính tiêu cực. Các ngoại ứng tiêu cực gây ra
chi phí đối với thành viên thứ ba còn các ngoại ứng tích cực mang lại lợi ích cho các thành viên
thứ ba. Những thành viên thứ ba này không nhận được sự thanh toán hay phải trả chi phí thích hợp.
Trong tất cả các trường hợp này chi phí và lợi ích cá nhân của người thực hiện hành động này
là khác biệt so với chi phí và lợi ích thực tế đối với toàn bộ xã hội.
Một ngoại ứng tích cực do tiêu dùng được gắn với lợi ích cận biên cá nhân thấp hơn lợi ích
xã hội cận biên. Chúng ta thấy điều này qua ví dụ về tiêu dùng dịch vụ giáo dục.
1.2. Hàng hoá công cộng
Hàng hoá công cộng là những hàng hoá và dịch vụ mà khi chúng được sản xuất ra thì mọi
người đều có khả năng tiêu dùng. Hàng hoá công cộng thuần tuý có 2 đặc tính chủ yếu là tính không
cạnh tranh trong tiêu dùng và tính không loại trừ trong tiêu dùng.
Tính không cạnh tranh trong tiêu dùng của hàng hoá công cộng ám chỉ khả năng của
chúng có thể được tiêu dùng bởi một người mà không giảm khối lượng cho người khác tiêu dùng.
Tính không loại trừ trong tiêu dùng của hàng hoá công cộng ám chỉ sự thật rằng khi những hàng
hóa như vậy được sản xuất ra thì không có cách gì ngăn cản được những người tiêu dùng nhất định
tiêu dùng chúng. Điều này được biết đến như vấn đề “kẻ ăn không” hay đây là hiện tượng tiêu dùng
tự do - tiêu dùng mà không cần phải trả tiền. Hàng hoá công cộng là một trường hợp đặc biệt
của ngoại ứng tích cực, ảnh hưởng tích cực đó không chỉ tác động đến một số người mà tác động
đến toàn bộ thành viên xã hội.
Sự cung cấp các hàng hoá công cộng bởi tư nhân thông qua thị trường sẽ không thể xảy ra vì
lợi ích của những hàng hoá này bị phân tán rộng rãi đến mức mà không một hãng nào muốn cung
cấp chúng. Họ không thể đặt giá cho những hàng hoá đó vì họ không thể ngăn cản mọi người tiêu
dùng hàng hoá đó miễn phí. Lợi ích cá nhân của sản xuất hàng hoá công cộng thấp hơn là lợi ích
xã hội tương ứng. Nói cách khác thị trường hoàn toàn thất bại vì vấn đề tiêu dùng tự do.
1.3. Cạnh tranh không hoàn hảo
Cạnh tranh không hoàn hảo là tình huống mà một nhà sản xuất (người tiêu dùng) có thể tác
động vào mức giá mà anh ta bán (hoặc mua) sản phẩm của mình. Sức mạnh thị trường, các hãng
cạnh tranh không hoàn hảo hạn chế sản lượng bán dưới mức hiệu quả tối ưu và nâng giá bán cao
hơn chi phí cận biên nhằm thu được lợi nhuận. Điều đó gây ra phần mất không đối với nền kinh tế.
1.4. Phân phối thu nhập không công bằng
Nền kinh tế thị trường phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả và tạo ra một sự phân
phối thu nhập nhất định dựa trên sở hữu của các cá nhân về các yếu tố sản xuất và giá cả hiện hành
của các yếu tố đó trên thị trường. Tuy nhiên, thị trường không tạo ra một sự phân phối thu nhập
công bằng.
Như vậy, có thể thấy rằng bên cạnh những ưu điểm về phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan
hiếm, kinh tế thị trường cũng có những thất bại mà thị trường tự do không thể giải quyết được. Để
khắc phục các thất bại của thị trường, chính phủ – bàn tay hữu hình – cần can thiệp vào nền kinh tế
để khắc phục các thất bại đó. Chính phủ có đủ sức mạnh và nguồn lực cũng như các công cụ cần
thiết để khắc phục các thất bại của thị trường. Các công cụ chính phủ thường dùng là chính sách
thuế, hệ thống luật pháp và các quy định.
2. Cách thức can thiệp của Chính phủ
2.1. Xử lý các ngoại ứng
a. Thương lượng
Sự thương lượng tự nguyện giữa các bên liên quan có thể dẫn đến giải pháp hữu hiệu nhất.
Vai trò của chính phủ ở đây là xác định các quyền sở hữu tài sản để thị trường tồn tại đối với tất cả
các hàng hoá và chi phí cho thương lượng thấp.
b. Đánh thuế và trợ cấp
Để tối đa hoá phúc lợi xã hội, chính phủ có thể tìm cách loại bỏ tất cả các chênh lệch giữa lợi
ích xã hội cận biên (MSB) và chi phí xã hội cận biên (MSC) bằng thuế và trợ cấp. Đối với các ngoại
ứng tiêu cực, chính phủ đánh thuế để hạn chế các ảnh hưởng đó. Tương tự, chính phủ nên trợ cấp
cho những hành vi mà lợi ích cá nhân thấp hơn lợi ích xã hội, nghĩa là nó mang lại lợi ích xã hội.
c. Điều chỉnh
Ngoài các công cụ kinh tế, chính phủ có thể sử dụng các biện pháp hành chính để điều chỉnh
số lượng hàng hoá được sản xuất hoặc thậm chí quy định “có sản xuất hay không” đối với những
hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định.
2.2. Cung cấp hàng hoá công cộng
Vì vấn đề tiêu dùng tự do không khuyến khích các hãng tư nhân cung cấp hàng hoá công
cộng, chính phủ thực sự chỉ có hai sự chọn lựa để đảm bảo sự sẵn có của nó. Thứ nhất, chính phủ
trực tiếp cung cấp hàng hoá công cộng thông qua các doanh nghiệp sở hữu Nhà nước. Thứ hai,
chính phủ khuyến khích sự cung cấp hàng hoá công cộng của khu vực tư nhân.
2.3. Khắc phục sự không hoàn hảo của thị trường
Sự không hoàn hảo của thị trường tồn tại một cách khách quan ngoài ý muốn của con người.
Kết quả của sự không hoàn hảo là giá cao và sản lượng thấp cũng như phần mất không đối với xã
hội như chúng ta đã nghiên cứu trong chương cơ cấu thị trường. Do đó, mục tiêu của chính sách
chính phủ liên quan đến cạnh tranh không hoàn hảo chủ yếu liên quan đến việc điều tiết giá, sản
lượng và lợi nhuận của độc quyền.
2.4. Đảm bảo phân phối thu nhập công bằng
Chính phủ đảm bảo phân phối thu nhập công bằng thông qua một số công cụ. Các công cụ
chủ yếu là thuế, trợ cấp, điều chỉnh giá và đầu tư vào con người. Thuế và trợ cấp là những phương
tiện trực tiếp nhất để tác động vào phân phối lại thu nhập. Việc kiểm soát giá cả cũng có tác động
phân phối lại, nhưng tác động này phụ thuộc vào hàng hoá và dịch vụ mà giá cả của chúng được
kiểm soát.

More Related Content

Similar to File PDF Lý thuyết môn Kinh tế vi mô hệ cơ bản

ChươNg 1 Va Ba Po
ChươNg 1 Va Ba PoChươNg 1 Va Ba Po
ChươNg 1 Va Ba Poguest800532
 
KT vi mô- bài 1 chuong 1LMS.pdf
KT vi mô- bài 1 chuong 1LMS.pdfKT vi mô- bài 1 chuong 1LMS.pdf
KT vi mô- bài 1 chuong 1LMS.pdfHongLongPhm6
 
Giới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ môGiới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ môntzthanh
 
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Gia Đình Ken
 
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien te
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien teChuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien te
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien telilyhazel2512
 
03 eco102 bai1_v2.0013107216
03 eco102 bai1_v2.001310721603 eco102 bai1_v2.0013107216
03 eco102 bai1_v2.0013107216Yen Dang
 
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdfĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdfGiaTrnNguynQunh
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếHyo Neul Shin
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVy Vu Vơ
 
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri13
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri132eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri13
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri13Phi Phi
 
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri13
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri132eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri13
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri13Vcoi Vit
 
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)USSH, VNU - Vietnam
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1Mon Le
 

Similar to File PDF Lý thuyết môn Kinh tế vi mô hệ cơ bản (20)

Basic Econ Ch1
Basic Econ Ch1Basic Econ Ch1
Basic Econ Ch1
 
ChươNg 1 Va Ba Po
ChươNg 1 Va Ba PoChươNg 1 Va Ba Po
ChươNg 1 Va Ba Po
 
KT vi mô- bài 1 chuong 1LMS.pdf
KT vi mô- bài 1 chuong 1LMS.pdfKT vi mô- bài 1 chuong 1LMS.pdf
KT vi mô- bài 1 chuong 1LMS.pdf
 
chương 1.pptx
chương 1.pptxchương 1.pptx
chương 1.pptx
 
Giới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ môGiới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ mô
 
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
 
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien te
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien teChuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien te
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien te
 
03 eco102 bai1_v2.0013107216
03 eco102 bai1_v2.001310721603 eco102 bai1_v2.0013107216
03 eco102 bai1_v2.0013107216
 
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdfĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
ĐỀ-CƯƠNG-ÔN-TẬP-KINH-TẾ-VI-MÔ.pdf
 
Cau 1+2+3
Cau 1+2+3Cau 1+2+3
Cau 1+2+3
 
Lskt
LsktLskt
Lskt
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
 
Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...
Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...
Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
 
bai mau tieu luan ve loi ich kinh
bai mau tieu luan ve loi ich kinhbai mau tieu luan ve loi ich kinh
bai mau tieu luan ve loi ich kinh
 
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri13
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri132eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri13
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri13
 
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri13
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri132eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri13
2eae0e86 e7c6-431d-aa08-b8f89ba71921 giaotrinhkinhtechinhtri13
 
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
 
TANET - Quản lý Nhà nước
TANET - Quản lý Nhà nướcTANET - Quản lý Nhà nước
TANET - Quản lý Nhà nước
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

File PDF Lý thuyết môn Kinh tế vi mô hệ cơ bản

  • 1. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC 1. Các khái niệm cơ bản Sự khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể thoả mãn tất cả mọi nhu cầu ngày càng tăng của con người. Tất cả mọi nền kinh tế đều tìm cách sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm một cách có hiệu quả nhất để thỏa mãn nhu cầu của con người. Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế nói riêng. Các thành viên nền kinh tế gồm có: - Các hộ gia đình - Các doanh nghiệp - Chính phủ Hộ gia đình là một đơn vị ra quyết định. Tùy thuộc vào thị trường mà các hộ gia đình đóng các vai khác nhau: - Trong thị trường sản phẩm hộ gia đình là người tiêu dùng. Các hộ gia đình quyết định mua bao nhiêu hàng hoá hoặc dịch vụ mỗi loại thông qua cầu của họ biểu hiện ở mức giá mà họ sẵn sàng chi trả. - Trong thị trường các yếu tố hộ gia đình là người chủ của các nguồn lực. Họ quyết định cung cấp bao nhiêu các nguồn lực đó cho các doanh nghiệp. Có 3 nguồn lực cơ bản là lao động, vốn và đất đai. Doanh nghiệp là tổ chức mua hoặc thuê các yếu tố sản xuất và tổ chức các yếu tố đó để sản xuất và bán các loại hàng hoá và dịch vụ. Chính phủ tham gia vào nền kinh tế với tư cách là nhà cung cấp các hàng hoá và dịch vụ và điều tiết phân phối lại thu nhập. Thông thường các chính phủ cung cấp hệ thống pháp luật, hạ tầng cơ sở quốc phòng....chính phủ giới hạn sự lựa chọn của người tiêu dùng, chính phủ điều tiết sản xuất và phân phối lại thu nhập. Cơ chế phối hợp là cơ chế phối hợp sự lựa chọn của các thành viên kinh tế với nhau. Chúng ta biết tới các loại cơ chế cơ bản là: - Cơ chế mệnh lệnh (kế hoạch hóa tập trung) - Cơ chế thị trường - Cơ chế hỗn hợp Trong cơ chế mệnh lệnh (kế hoạch hoá tập trung), 3 vấn đề kinh tế cơ bản do Nhà nước quyết định. Còn trong cơ chế thị trường, các vấn đề kinh tế cơ bản do thị trường (cung - cầu) xác định. Trong cơ chế hỗn hợp, cả chính phủ và thị trường đều tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản. Hiện nay các nước đều áp dụng cơ chế hỗn hợp để giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản. Tuy nhiên, việc giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản đó khác nhau ở các nước khác nhau.
  • 2. 2. Các bộ phận của kinh tế học Tuỳ thuộc vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu, kinh tế học được chia thành 2 bộ phận cơ bản là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. a. Kinh tế học vi mô Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học. Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi của các thành viên kinh tế đó là các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Kinh tế vi mô nghiên cứu cách thức ra quyết định của mỗi thành viên. Kinh tế học vi mô nghiên cứu các vấn đề sau: - Mục tiêu của các thành viên kinh tế - Các giới hạn của các thành viên kinh tế - Phương pháp đạt được mục tiêu của các thành viên kinh tế b. Kinh tế học vĩ mô Kinh tế học vĩ mô là bộ phận kinh tế học nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng hợp của các nền kinh tế như các vấn đề tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp.... Kinh tế học chỉ cho chúng ta cách thức suy nghĩ về các vấn đề phân bổ nguồn lực chứ kinh tế học không đảm bảo cho chúng ta các “câu trả lời đúng” vì kinh tế học nghiên cứu cả vấn đề thực chứng (positive) và vấn đề chuẩn tắc (normative). Kinh tế học thực chứng liên quan đến cách lý giải khoa học, các vấn đề mang tính nhân quả và thường liên quan đến các câu hỏi như là đó là gì? Tại sao lại như vậy? Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến việc đánh giá chủ quan của các cá nhân. Nó liên quan đến các câu hỏi như điều gì nên xảy ra, cần phải như thế nào. II. CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN VÀ CÁC CƠ CHẾ KINH TẾ 1. Những vấn đề kinh tế cơ bản Mọi nền kinh tế đều phải giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản, đó là: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Việc lựa chọn để quyết định tối ưu 3 vấn đề ấy phụ thuộc vào vai trò của chính phủ, phụ thuộc vào chế độ chính trị xã hội của mỗi nước. Tóm lại việc lựa chọn tối ưu 3 vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp phụ thuộc vào cơ chế kinh tế. a. Quyết định sản xuất cái gì Bao gồm một số vấn đề cụ thể như sản xuất hàng hoá, dịch vụ nào, số lượng mỗi loại là bao nhiêu, chất lượng như thế nào và thời gian cụ thể nào sẽ sản xuất. b. Quyết định sản xuất như thế nào Bao gồm các vấn đề như lựa chọn công nghệ sản xuất nào, lựa chọn các yếu tố đầu vào nào và phương pháp tổ chức sản xuất nào. c. Quyết định sản xuất cho ai Bao gồm việc xác định rõ ai sẽ được hưởng và được lợi từ những hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra. Vấn đề mấu chốt ở đây là việc phân phối có tác dụng vừa kích thích sản xuất vừa đảm bảo công bằng xã hội. Vấn đề này liên quan trực tiếp đến việc phân phối thu nhập và các chính sách của Nhà nước đối với vấn đề đó.
  • 3. 2. Ảnh hưởng của cơ chế kinh tế với việc lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản Cơ chế quản lý kinh tế ảnh hưởng quyết định đến việc giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản. a. Cơ chế mệnh lệnh (kế hoạch hoá tập trung) Trong một nền kinh tế được quản lý theo cơ chế này, các vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế được giải quyết tập trung. Nhà nước xác định toàn bộ kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, Nhà nước còn quyết định cả việc tiêu dùng của mọi thành viên kinh tế. Trong cơ chế này các doanh nghiệp rất thụ động và hoạt động kém hiệu quả. Người tiêu dùng lại không được lựa chọn theo ý muốn của mình. Cơ chế mệnh lệnh không kích thích sản xuất phát triển, phân phối mang tính bình quân, kém hiệu quả và thiếu năng động. b. Cơ chế thị trường Trong nền kinh tế thị trường các vấn đề kinh tế cơ bản phải giải quyết thông qua hoạt động của quan hệ cung cầu, cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp chủ động điều tra nhu cầu của thị trường, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng và tổ chức sản xuất nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Cơ chế thị trường có ưu điểm nổi bật trong việc đáp ứng các nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của người tiêu dùng. Cơ chế thị trường khuyến khích cạnh tranh và đổi mới công nghệ kỹ thuật. Cơ chế này khuyến khích việc sử dụng các nguồn tài nguyên của xã hội một cách có hiệu quả nhất. c. Cơ chế hỗn hợp Trong nền kinh tế thị trường, trong một số lĩnh vực thị trường không đem lại hiệu quả tối ưu đối với xã hội. Chính phủ phải trực tiếp tham gia vào việc giải quyết các vấn đề cơ bản để khắc phục các thất bại của thị trường. Chính phủ thường cung cấp hàng hoá công cộng, an ninh quốc phòng. Ngoài ra chính phủ còn điều tiết thu nhập thông qua việc đánh thuế thu nhập để đảm bảo công bằng cho xã hội. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nội dung của kinh tế vi mô Nội dung chủ yếu của những vấn đề của kinh tế học vi mô theo các nội dung chủ yếu sau: - Tổng quan về kinh tế học vi mô - Cung và cầu - Lý thuyết hành vi người tiêu dùng - Lý thuyết doanh nghiệp - Cấu trúc thị trường - Thị trường yếu tố sản xuất và vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường 2. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô Kinh tế vi mô là một bộ phận của kinh tế học. Chúng ta sẽ nghiên cứu phương pháp nghiên cứu nó thông qua phương pháp nghiên cứu kinh tế học.
  • 4. a. Phương pháp mô hình hoá Để nghiên cứu kinh tế học, các giả thuyết kinh tế được thành lập và được kiểm chứng bằng thực nghiệm. Nếu các phép thử được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần đều cho kết quả thực nghiệm đúng như giả thuyết thì giả thuyết kinh tế được coi là lý thuyết kinh tế. Một vài giả thuyết và lý thuyết kinh tế được công nhận một cách rộng rãi thì được gọi là quy luật kinh tế. Các bước tuần tự trong phương pháp nghiên cứu kinh tế học: b. Phương pháp so sánh tĩnh Giả định các yếu tố khác không thay đổi: Các giả thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa các biến luôn phải đi kèm với giả định Ceteris Paribus trong mô hình. Ceteris Paribus là một thuật ngữ Latinh được sử dụng thường xuyên trong kinh tế học có nghĩa là các yếu tố khác ko thay đổi. c. Quan hệ nhân quả Các giả thuyết kinh tế thường mô tả mối quan hệ giữa các biến số mà sự thay đổi của biến số này là nguyên nhân khiến một hoặc các biến khác thay đổi theo. Biến chịu sự tác động được gọi là biến phụ thuộc còn biến thay đổi tác động đến các biến khác được gọi là biến độc lập. Biến độc lập ảnh huởng đến biến phụ thuộc nhưng bản thân thì chịu sự tác động của các biến số khác ngoài mô hình. IV. LÝ THUYẾT LỰA CHỌN KINH TẾ 1. Chi phí cơ hội Chi phí cơ hội là cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra một sự lựa chọn về kinh tế. Ngoài ra chúng ta thường gặp một khái niệm khác về chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội là những hàng hoá và dịch vụ cần thiết nhất bị bỏ qua để thu được những hàng hoá và dịch vụ khác. Như vậy khi đưa ra bất cứ sự lựa chọn kinh tế nào chúng ta cũng phải cân nhắc so sánh các phương án với nhau để xem phương án lựa chọn nào là tốt nhất. Đó chính là việc tính toán chi phí cơ hội của sự lựa chọn. Phát triển mô hình Lựa chọn biến số phù hợp Đưa ra các giả định đơn giản hoá so với thực tế Xác lập các giả thuyết kinh tế để giải thích vấn đề nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu Kiểm định giả thuyết kinh tế Thu thập số liệu - Phân tích số liệu Kiểm định
  • 5. 2. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần Quy luật này cho thấy rằng để thu thêm được một số lượng hàng hoá bằng nhau, xã hội ngày càng phải hy sinh ngày càng nhiều hàng hoá khác. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần thường được minh hoạ qua đường giới hạn năng lực sản xuất. Hãy xem xét quy luật này thông qua một ví dụ cụ thể sau đây: Một nền kinh tế giản đơn có 2 ngành sản xuất là trồng ngô và dệt vải. Giả định rằng các nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu. Các khả năng có thể đạt được của nền kinh tế đó được cho ở bảng 1.1 dưới đây: Bảng 1.1: Các khả năng sản xuất của một nền kinh tế Các khả năng Sản lượng ngô (tấn) Sản lượng vải (nghìn m) A B C 25 20 15 0 4 7 D E 9 0 9 10 Nếu chúng ta biễu diễn các khả năng sản xuất đó trên đồ thị ta sẽ có đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) sau đây: Đường giới hạn khả năng sản xuất mô tả các mức sản lượng tối đa có thể sản xuất được các nguồn lực hiện có trong điều kiện công nghệ nhất định. Hình 1.1: Đường giới hạn khả năng sản xuất A B  K C H D E Ngô 20 15 10 5 0 2 4 6 8 10 Vải 25
  • 6. - Các điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất như điểm A, B, C, D, E minh họa khả năng sản xuất cao nhất của một nền kinh tế. Không thể sản xuất nhiều hơn các mức đó được. Các điểm này được coi là đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật hay sản xuất. - Các điểm nằm bên ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất như điểm K là những điểm không khả thi, không thể đạt được. - Các điểm nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất như điểm H cho thấy việc sản xuất chưa hiệu quả - chưa hết khả năng. Chi phí cơ hội của việc sản xuất vải của nền kinh tế này thông qua bảng 1.2 sau đây: Bảng 1.2: Chi phí cơ hội của việc sản xuất vải Chi phí cơ hội của 1 nghìn m vải (tấn ngô) 4 nghìn m vải đầu tiên đòi hỏi phải bỏ qua 5 tấn ngô 5 4 3 nghìn m vải tiếp theo đòi hỏi phải bỏ qua 5 tấn ngô 5 3 2 nghìn m vải tiếp theo đòi hỏi phải bỏ qua 6 tấn ngô 3 1 nghìn m vải cuối cùng đòi hỏi phải bỏ qua 9 tấn ngô 9 Kết luận: để thu thêm được cùng được một số lượng vải (1 nghìn mét) thì số lượng ngô bị mất ngày càng tăng. Điều đó minh họa quy luật chi phí cơ hội tăng dần. 3. Phân tích cận biên - phương pháp lựa chọn tối ưu Phân tích cận biên sẽ giúp chúng ta hiểu được cách thức lựa chọn của các thành viên kinh tế. Bất cứ sự lựa chọn kinh tế nào cũng liên quan đến 2 vấn đề cơ bản là: chi phí và lợi ích của sự lựa chọn. Mọi thành viên kinh tế đều mong muốn tối đa hoá lợi ích ròng (hiệu số giữa lợi ích và chi phí) LỢI ÍCH RÒNG = TỔNG LỢI ÍCH - TỔNG CHI PHÍ Hàm tổng lợi ích: TB = f(Q) Hàm tổng chi phí: TC = g(Q)  Lợi ích ròng: NB = TB - TC = f(Q) - g(Q) NB đạt cực trị mà ở đây là giá trị cực đại khi (NB)ʹQ = 0, ta có: (NB)ʹQ = TBʹQ - TCʹQ = 0  MB - MC = 0  MB = MC
  • 7. Vậy lợi ích ròng đạt giá trị cực đại khi: MB = MC Trong đó: - MB là lợi ích cận biên. Đó là sự thay đổi của tổng lợi ích khi sản xuất hoặc tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá. - MC là chi phí cận biên. Đó là sự thay đổi của tổng chi phí bỏ ra để sản xuất hoặc tiêu dùng thêm một đơn vị sản phẩm. Khi MB = MC thì lợi ích ròng đạt giá trị tối đa. Bản chất của phương pháp phân tích cận biên được hiểu như sau: - Nếu MB > MC thì mở rộng quy mô hoạt động sẽ làm tăng lợi ích - Nếu MB = MC quy mô hoạt động là tối ưu - Nếu MB < MC thì thu hẹp quy mô hoạt động sẽ làm tăng lợi ích Như vậy, khi đưa ra các quyết định về sự lựa chọn kinh tế các thành viên kinh tế luôn phải so sánh giữa phần tăng thêm về lợi ích và phần tăng thêm về chi phí nhằm mục đích xác định một mức sản lượng tối ưu.
  • 8. BÀI 2: CUNG – CẦU I. CẦU (DEMAND) 1. Khái niệm Cầu là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định. Lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và sẵn sàng mua tại một mức giá nhất định gọi là lượng cầu. Cầu biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và giá. 15 25 Q Hình 2.1: Đường cầu D đối với hàng hóa X 2. Luật cầu Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hoá hoặc dịch vụ hơn nếu như giá của hàng hoá hoặc dịch vụ đó giảm xuống. Theo như luật cầu thì đường cầu là đường nghiêng xuống về phía bên phải như minh hoạ trên hình 2.1 Phản ứng của lượng cầu đối với sự thay đổi của giá được minh họa trên đường cầu D được gọi là sự vận động dọc theo đường cầu. 3. Các nhân tố khác của cầu Có rất nhiều nhân tố khác ngoài giá bản thân hàng hoá tác động đến cầu đó là thu nhập, thị hiếu, giá của các hàng hoá liên quan, thông tin, số lượng người tiêu dùng, quy định của chính phủ, lãi suất, tín dụng, quảng cáo. Trong phạm vi chương này chúng ta chỉ xem xét các nhân tố cơ bản sau đây: a. Thu nhập Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mua gì và bao nhiêu đối với người tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của người tiêu dùng. - Đối với đa số hàng hoá và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên thì cầu đối với chúng tăng lên và 10 7 P
  • 9. ngược lại. Các hàng hoá đó được gọi là các hàng hoá bình thường (hàng hoá thiết yếu và hàng hoá xa xỉ) - Đối với một số hàng hoá và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng mua ít đi và ngược lại. Các hàng hoá đó có tên gọi là hàng hoá cấp thấp. b. Thị hiếu Thị hiếu là ý thích của con người. Thị hiếu xác định chủng loại hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua. Thị hiếu thường rất khó quan sát và các nhà kinh tế thường giả định là thị hiếu không phụ thuộc vào giá của hàng hoá và thu nhập của người tiêu dùng. Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân tố như tập quán tiêu dùng, tâm lý lứa tuổi, giới tính, tôn giáo. Thị hiếu cũng có thể thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng lớn của quảng cáo. c. Giá của hàng hoá liên quan Khi mua sắm hàng hóa người tiêu dùng còn rất quan tâm đến giá của các hàng hóa liên quan. Hàng hoá liên quan là hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung. Hàng hoá thay thế là những hàng hoá giống hàng hoá đang xem xét hoặc có cùng giá trị sử dụng hay thoả mãn cùng nhu cầu. Hàng hoá bổ sung là các hàng hoá được sử dụng cùng nhau. d. Số lượng người tiêu dùng Số lượng người tiêu dùng hay quy mô thị trường là một trong những nhân tố quan trọng xác định lượng tiêu dùng tiềm năng. Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu tiềm năng sẽ càng lớn. e. Các kỳ vọng Các kỳ vọng cũng chi phối rất nhiều quyết định mua sắm của họ. Ví dụ, nếu bạn kỳ vọng rằng giá hàng hóa bạn định mua sẽ giảm mạnh trong thời gian tới, tất nhiên bạn sẽ cân nhắc việc dừng mua tại thời điểm hiện tại – có nghĩa là cầu giảm. Hoặc nếu bạn kỳ vọng rằng thu nhập của bạn sẽ tăng cao trong thời gian tới (do ký được hợp đồng, do được thăng tiến....) bạn có thể tiêu dùng nhiều hơn trong hiện tại – cầu của bạn tăng. Sự thay đổi của bất cứ yếu tố nào khác giá bản thân hàng hoá sẽ gây ra sự dịch chuyển của đường cầu. - Khi đường cầu dịch chuyển sang bên phải cầu tăng (D2) - Khi đường cầu dịch chuyển sang bên trái cầu giảm (D1) Hình 2.2: Sự dịch chuyển của đường cầu P P Q D1 D2
  • 10. II. CUNG (SUPPLY) 1. Khái niệm Cung là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định. Lượng cung là số lượng hàng hoá mà các hãng muốn bán và có thể bán tại một mức giá đã cho với các yếu tố khác không đổi. 5 3 2 4 Q Hình 2.3: Đường cung 2. Luật cung Khi giá tăng lên, các hãng cung nhiều hơn. Sự thay đổi của giá gây ra sự vận động dọc theo đường cung. Đường cung thị trường có thể là đường dốc lên, thẳng đứng, nằm ngang hay dốc xuống. 3. Các nhân tố khác của cung a. Công nghệ sản xuất Công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được sản xuất ra. Công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng suất và do đó nhiều hàng hoá hơn được sản xuất ra. b. Số lượng người sản xuất Càng nhiều người sản xuất thì lượng hàng hoá càng nhiều, đường cung dịch chuyển sang bên phải. Ngược lại, nếu ít người sản xuất đường cung dịch chuyển sang bên trái. c. Giá của các yếu tố đầu vào Giá của các yếu tố đầu vào giảm, chi phí sản xuất sẽ giảm, lợi nhuận sẽ lớn và do đó hãng sẽ muốn cung nhiều hàng hóa hơn và ngược lại. d. Chính sách thuế Đối với các hãng, thuế là chi phí do vậy khi chính phủ giảm thuế, miễn thuế hoặc trợ cấp có thể khuyến khích sản xuất làm tăng cung. Ngược lại, nếu chính phủ đánh thuế sẽ hạn chế sản xuất và làm giảm cung. S1 P
  • 11. e. Các kỳ vọng Cũng giống như người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng đưa ra quyết định cung cấp của mình dựa vào các kỳ vọng. Ví dụ, nếu các nhà sản xuất kỳ vọng thời gian tới chính phủ sẽ mở cửa thị trường đối với các nhà sản xuất nước ngoài – các nhà sản xuất có khả năng cạnh tranh mạnh hơn, họ phải cố gắng sản xuất. Sự thay đổi giá của một hàng hóa gây ra sự vận động dọc theo đường cung đối với hàng hóa đó, còn sự thay đổi của bất cứ yếu tố nào ngoài giá của hàng hoá đó như công nghệ, chi phí, chính sách thuế sẽ gây ra sự dịch chuyển của đường cung. - Khi đường cung dịch chuyển sang bên phải cung tăng (S2) - Khi đường cung dịch chuyển sang bên trái cung giảm (S1) Q Hình 2.4: Sự dịch chuyển của đường cung III. CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG 1. Khái niệm Cân bằng thị trường là một trạng thái tại đó ko có sức ép làm thay đổi giá và sản lượng. Tác động qua lại giữa cung và cầu xác định giá và sản lượng hàng hoá, dịch vụ được mua và bán trên thị trường. Mức giá mà người mua muốn mua và người bán muốn bán theo ý của họ được gọi là mức giá cân bằng. Sản lượng được mua và bán tại mức giá cân bằng gọi là lượng cân bằng. Qe Hình 2.5: Cân bằng thị trường S1 Pe D1 S1 S2 Q
  • 12. D1 Qe 2. Sự điều chỉnh của thị trường Thị trường có khả năng tự điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng. Nếu giá khác với mức giá cân bằng thì người tiêu dùng và hãng sẽ có động cơ để thay đổi hành vi của họ để đưa giá quay trở lại trạng thái cân bằng. - P1 > Pe: dư cung Nếu lúc đầu giá cao hơn mức cân bằng thì người bán sẽ muốn bán nhiều hơn lượng người tiêu dùng muốn mua. Hiện tượng này gọi là dư thừa hàng hoá. - P2 < Pe: dư cầu Nếu giá ban đầu thấp hơn giá cân bằng, người tiêu dùng sẽ muốn mua nhiều hơn lượng mà người bán muốn bán. Hiện tượng này gọi là thiếu hụt hàng hoá. Hình 2.6: Điều chỉnh của thị trường 3. Thay đổi trạng thái cân bằng a. Tác động của sự dịch chuyển của cầu Sự tăng cầu làm giá và sản lượng cân bằng đều tăng và ngược lại. Hình 2.7: Tác động của sự dịch chuyển đường cầu b. Tác động của sự dịch chuyển của đường cung Sự tăng của cung làm giảm giá cân bằng, tăng lượng cân bằng và ngược lại. S1 Pe D1 S1 P P1 Pe P2 Q1 D2
  • 13. D1 Qe Hình 2.8: Tác động của sự dịch chuyển đường cung IV. ĐỘ CO GIÃN 1. Độ co giãn của cầu 1.1. Khái niệm Độ co giãn của cầu là tỷ lệ giữa phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của các biến ảnh hưởng. Với hàm cầu chúng ta đã biết ở chương trước: QD = f(P, I, PR, T, N, E) Trong đó: - P: giá của hàng hóa - I: thu nhập của người tiêu dùng - PR: giá của các hàng hóa có liên quan - T: thị hiếu của người tiêu dùng - N: số lượng người mua trên thị trường - E: kỳ vọng Theo định nghĩa vừa đưa ra về hệ số co giãn, chúng ta có thể hiểu như sau: ED = ∆𝑸% ∆𝑿% Trong đó: ED: độ co giãn của cầu theo các biến ảnh hưởng ∆Q%: % thay đổi của lượng cầu hàng hóa ∆X % : % thay đổi của biến ảnh hưởng X (một trong các biến ảnh hưởng đến lượng cầu như P, I, PR, N, T, E. 1.2. Co giãn của cầu theo giá a. Sự thay đổi của lượng cầu theo giá Độ co giãn của cầu theo giá là thước đo không đơn vị đo độ phản ứng của lượng cầu hàng hoá với sự thay đổi của giá cả, với điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên. P P1 P2 Q2 S2 S1 Pe
  • 14. Độ co giãn này được tính theo công thức sau: Độ co giãn của cầu theo giá = 𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒓ă𝒎 𝒄ủ𝒂 𝒍ượ𝒏𝒈 𝒄ầ𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒓ă𝒎 𝒄ủ𝒂 𝒈𝒊á Dấu và độ co giãn âm: Đường cầu dốc xuống nên khi giá của hàng hoá tăng thì lượng cầu giảm. Vì giá cả tăng dẫn đến lượng cầu giảm nên độ co giãn của cầu theo giá là số âm. Tuy nhiên, độ lớn hay giá trị tuyệt đối của độ co giãn của cầu theo giá mới cho biết mức độ phản ứng co giãn như thế nào của cầu. Để so sánh độ phản ứng, chúng ta dùng độ lớn của độ co giãn của cầu và bỏ qua dấu âm. b. Xác định độ co giãn Độ co giãn của cầu được tính theo công thức sau: Độ co giãn của cầu theo giá = 𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒓ă𝒎 𝒄ủ𝒂 𝒍ượ𝒏𝒈 𝒄ầ𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒓ă𝒎 𝒄ủ𝒂 𝒈𝒊á = ∆𝑸% ∆𝑿% = ∆𝑸 𝑸𝒕𝒃 ∆𝑷 𝑷𝒕𝒃 Trong đó: ∆ là sự thay đổi; %∆ là sự thay đổi phần trăm Các giá trị của độ co giãn: - Cầu hoàn toàn không co giãn: lượng cầu không đổi khi giá thay đổi; độ co giãn của cầu là bằng 0 - Cầu không co giãn: mức thay đổi phần trăm trong lượng cầu ít hơn mức thay đổi phần trăm của giá; độ lớn của độ co giãn của cầu nằm trong khoảng từ 0 đến 1 - Cầu co giãn: mức thay đổi phần trăm của lượng cầu vượt quá mức thay đổi phần trăm của giá; độ lớn của độ co giãn lớn hơn 1 - Cầu co giãn đơn vị: mức thay đổi phần trăm của lượng cầu bằng mức thay đổi phần trăm của giá; độ co giãn của cầu là 1 - Cầu hoàn toàn co giãn: nếu lượng cầu phản ứng vô hạn với sự thay đổi của giá thì độ lớn của độ co giãn của cầu là vô cùng Các nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu: - Sự sẵn có của hàng hoá thay thế - Tỷ lệ thu nhập chi tiêu cho hàng hoá - Khoảng thời gian khi giá thay đổi 1.3. Độ co giãn chéo Lượng của bất kỳ hàng hoá nào mà người tiêu dùng định mua phụ thuộc vào giá hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung của nó. Đo lường những nhân tố này bằng cách dùng khái niệm độ co giãn chéo của cầu. Độ co giãn chéo của cầu là thước đo độ phản ứng của cầu hàng hoá với sự thay đổi giá của hàng hóa khác (hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung), với điều kiện các nhân tố khác không đổi. Độ co giãn được tính bằng cách sử dụng công thức sau: Độ co giãn chéo của cầu = 𝑺ự 𝒕𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒓ă𝒎 𝒍ượ𝒏𝒈 𝒄ầ𝒖 𝑺ự 𝒕𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒓ă𝒎 𝒈𝒊á 𝒉à𝒏𝒈 𝒉ó𝒂 𝒕𝒉𝒂𝒚 𝒕𝒉ế 𝒉𝒂𝒚 𝒃ổ 𝒔𝒖𝒏𝒈 Độ co giãn chéo của cầu là dương đối với hàng hoá thay thế và âm đối với hàng hoá bổ sung.
  • 15. 1.4. Độ co giãn của cầu theo thu nhập Độ co giãn của cầu theo thu nhập là thước đo độ phản ứng của cầu với sự thay đổi của thu nhập, với điều kiện các nhân tố khác không đổi. Độ co giãn này được tính bằng cách dùng công thức sau: Độ co giãn của cầu theo thu nhập = 𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒓ă𝒎 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒍ượ𝒏𝒈 𝒄ầ𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒓ă𝒎 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 Độ co giãn của cầu theo thu nhập có thể là dương hoặc âm và chia thành 3 khoảng cần quan tâm: - Lớn hơn 1 (hàng hoá xa xỉ, co giãn theo thu nhập) - Khoảng từ 0 đến 1 (hàng hoá thiết yếu, không co giãn theo thu nhập) - Nhỏ hơn 0 (hàng hoá thứ cấp) 2. Độ co giãn của cung theo giá Độ co giãn của cung đo độ phản ứng của lượng cung hàng hoá với sự thay đổi giá cả hàng hoá. Độ co giãn được tính bằng công thức sau: Độ co giãn của cung = 𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒓ă𝒎 𝒄ủ𝒂 𝒍ượ𝒏𝒈 𝒄𝒖𝒏𝒈 𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒑𝒉ầ𝒏 𝒕𝒓ă𝒎 𝒄ủ𝒂 𝒈𝒊á Cũng như đối với cầu, nếu 1% giá tăng gây ra hơn 1% của lượng cung, chúng ta gọi là cung co giãn. Nếu 1% giá tăng gây ra ít hơn 1% của lượng cung, chúng ta gọi là cung ít co giãn. Có 2 trường hợp thú vị về độ co giãn của cung. Nếu lượng cung được cố định bất kể giá cả, đường cung thẳng đứng và độ co giãn của cung bằng 0 (Cung hoàn toàn không co giãn). Nếu giá mà nhà cung cấp sẵn sàng bán tại bất kỳ lượng cầu nào, đường cung nằm ngang và độ co giãn của cung là vô cùng (Cung hoàn toàn co giãn) Độ lớn của độ co giãn cung phụ thuộc vào: - Khả năng thay thế của các yếu tố sản xuất - Khoảng thời gian cho quyết định cung cấp
  • 16. BÀI 3: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG I. LÝ THUYẾT LỢI ÍCH 1. Các giả định - Tính hợp lý: Người tiêu dùng có mục tiêu là tối đa hóa ích lợi của mình với các điều kiện đã cho về thu nhập và giá của hàng hóa. - Lợi ích của hàng hóa có thể đo được: Cách tiếp cận số lượng này giả thiết rằng người tiêu dùng có thể gán cho mỗi hàng hoá hoặc mỗi kết hợp hàng hoá một con số đo độ lớn của lợi ích tương ứng. Cách đo lợi ích bằng số lượng cũng giống như trọng lượng hay kích thước vật lý của các vật. - Tổng ích lợi phụ thuộc vào số lượng hàng hóa mỗi loại mà người tiêu dùng sử dụng. - Lợi ích cận biên không đổi của tiền: Đơn vị để đo lợi ích có thể là tiền. Đó là lượng tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả để mua hàng hóa. Vì vậy giả định này rất cần thiết khi chúng ta sử dụng tiền làm thước đo lợi ích. 2. Lợi ích, tổng lợi ích và lợi ích cận biên Lợi ích (U) là sự thoả mãn và hài lòng do tiêu dùng hàng hoá mang lại. Tổng lợi ích (TU) là toàn bộ sự thoả mãn và hài lòng từ việc tiêu dùng một số lượng nhất định hàng hoá. Lợi ích cận biên (MU) của một hàng hoá là sự thay đổi của tổng lợi ích do tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá đó với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hoá khác, tức là mức độ thoả mãn và hài lòng do tiêu dùng một đơn vị sau cùng của hàng hoá đó mang lại. Lợi ích cận biên = 𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒕ổ𝒏𝒈 𝒕𝒉ể 𝒍ợ𝒊 í𝒄𝒉 𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒗ề 𝒍ượ𝒏𝒈 𝒉à𝒏𝒈 𝒉ó𝒂 Về ý nghĩa toán học thì lợi ích cận biên của hàng hóa là đạo hàm của hàm tổng lợi nhuận TU. Có thể viết công thức xác định lợi ích cận biên sau: MU = ∆𝑻𝑼 ∆𝑸 = 𝒅𝑻𝑼 𝒅𝑸 MUX: Lợi ích cận biên khi tiêu dùng hàng hóa X  MUX = TUʹX MUY: Lợi ích cận biên khi tiêu dùng hàng hóa Y  MUY = TUʹY 3. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần Quy luật lợi ích cận biên giảm dần được phát biểu là lợi ích cận biên của một hàng hoá có xu hướng giảm xuống ở một điểm nào đó khi hàng hoá đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời gian nhất định với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hoá khác. Hay nói cách khác mỗi đơn vị hàng hoá kế tiếp được tiêu dùng sẽ mang lại lợi ích bổ sung (lợi ích cận biên) ít hơn đơn vị hàng hoá tiêu dùng trước đó. Sở dĩ lợi ích cận biên ngày càng giảm là do giảm sự hài lòng hay thoả mãn của người tiêu dùng đối với một mặt hàng khi tiêu dùng thêm hàng hoá đó.
  • 17. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần cho biết khi tiêu dùng ngày càng nhiều hơn một mặt hàng nào đó thì tổng lợi ích sẽ tăng tuy nhiên với tốc độ chậm dần. Việc tăng chậm này là do lợi ích cận biên (lợi ích tăng thêm do tiêu dùng đơn vị sau cùng của một hàng hoá) giảm đi khi ta tiêu dùng thêm hàng hoá đó. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần được hầu hết các nhà kinh tế thừa nhận, nhưng đó chỉ là quy luật trừu tượng. Trong tiêu dùng chúng ta thừa nhận có quy luật lợi ích cận biên giảm dần nhưng đó chỉ là cảm nhận định tính vì sự thoả mãn hay sự hài lòng rất khó đo lường. Ngoài ra yếu tố thời gian cũng có ý nghĩa quan trọng đối với quy luật này. Nói cách khác, quy luật lợi ích cận biên giảm dần chỉ thích hợp trong thời hạn ngắn. 4. Lợi ích cận biên và đường cầu Vận dụng khái niệm lợi ích, lợi ích cận biên và quy luật lợi ích cận biên giảm dần để giải thích vì sao đường cầu lại nghiêng xuống dưới về phía phải. Khi số lượng của một hàng hoá được tiêu dùng tăng lên (các yếu tố khác không đổi), lợi ích cận biên ứng với việc tiêu dùng thêm những đơn vị hàng hoá sau cùng sẽ giảm xuống. Lợi ích cận biên của hàng hoá tiêu dùng càng lớn thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn, còn lợi ích cận biên giảm thì sự sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng cũng giảm đi. Như vậy, có thể dùng giá để đo lợi ích cận biên của việc tiêu dùng một hàng hoá nào đó và chúng ta cũng đã nhận thấy dạng đường cầu cũng giống như dạng của đường lợi ích cận biên. Nói cách khác, đằng sau đường cầu chứa đựng lợi cận biên của người tiêu dùng về các hàng hoá và chính do quy luật lợi ích cận biên giảm dần, đường cầu nghiêng xuống dưới về phía phải. Về mặt hình học, lợi ích cận biên của hàng hóa là độ dốc của tổng lợi ích. Như vậy, lợi ích cận biên của các đơn vị hàng hóa có thể là số dương, bằng không và là số âm. Khi lợi ích cận biên của hàng hóa đo bằng giá, thì đường cầu giống như phần dương của đường lợi ích cận biên một đường có độ dốc âm. Đường cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các đường cầu cá nhân. II. PHÂN TÍCH BÀNG QUAN - NGÂN SÁCH 1. Các giả định - Tính hợp lý: người tiêu dùng có mục tiêu là đạt được mức thoả mãn định tính cao nhất với hạn chế ngân sách của mình. - Lợi ích có thể so sánh được: người tiêu dùng có khả năng xếp hạng các kết hợp hàng hóa căn cứ vào sự thỏa mãn mà mỗi kết hợp hàng hóa đó mang lại cho họ (Sở thích của người tiêu dùng là hoàn chỉnh) - Lợi ích cận biên giảm dần: khi tiêu dùng thêm các đơn vị hàng hóa, lợi ích bổ sung mà người tiêu dùng thu được từ chúng giảm xuống. - Sự nhất quán và tính bắc cầu của sự lựa chọn: thứ nhất là kết hợp hàng hoá bất kỳ phải được sắp xếp theo một trình tự không thể đảo ngược, nói cách khác nếu A được ưu thích hơn B thì trong
  • 18. mọi trường hợp B không bao giờ được ưu thích hơn A. Điều kiện thứ hai chính là tính chất bắc cầu, nghĩa là nếu kết hợp hàng hoá A được ưa thích hơn kết hợp hàng hoá B và B được ưa thích hơn C thì A phải được ưa thích hơn C. 2. Đường bàng quan a. Khái niệm Đường bàng quan là tập hợp các kết hợp hàng hóa hay các “giỏ” hàng hoá mang lại cùng một mức lợi ích cho người tiêu dùng. Người ta còn gọi các đường bàng quan là đường đồng mức lợi ích hay đường đồng mức thoả mãn. Ký hiệu: IC Y X Hình 3.1: Đường bàng quan b. Tính chất đường bàng quan - Các đường bàng quan nhìn chung đều dốc xuống về phía bên phải và lồi so với gốc toạ độ. Điều đó cho thấy nếu người tiêu dùng có ít hàng hoá này thì họ cần nhiều hàng hoá kia để đạt cùng mức thoả mãn. - Các đường bàng quan lồi so với gốc tọa độ là do người tiêu dùng đạt được sự thoả mãn tăng thêm ngày càng ít hơn từ mỗi đơn vị tiêu dùng bổ sung của một hàng hoá. - Các điểm trên một đường bàng quan là các tập hợp hàng hóa khác nhau mang lại cùng một mức thoả mãn cho người tiêu dùng. - Đường bàng quan nằm ngoài biểu diễn mức thoả mãn lớn hơn, hay các đường bàng quan càng xa gốc toạ độ sẽ có mức thoả mãn càng cao. - Các đường bàng quan không thể cắt nhau. c. Tỷ lệ thay thế cận biên giữa 2 hàng hoá Đường bàng quan dốc xuống và lồi về phía gốc toạ độ thể hiện giả thuyết cơ bản của lý thuyết lợi ích về tỷ lệ thay thế cận biên giảm dần. Tỷ lệ thay thế cận biên (MRS) là số đơn vị hàng hoá X cần mua thêm khi giảm đi một đơn vị hàng hoá Y để vẫn đạt được mức ích lợi đã cho và được xác định bằng công thức: MRSX/Y = 𝑴𝑼𝑿 𝑴𝑼𝒀 = −∆𝒀 ∆𝑿 (= độ dốc của đường bàng quan)  B   C
  • 19. IC3 IC2 IC1 C  A B IC3 IC2 IC1 MRS là tỷ lệ thay thế giữa 2 hàng hóa mà vẫn bảo đảm lợi ích không thay đổi đối với người tiêu dùng (vẫn nằm trên đường bàng quan ban đầu) Khi vận động dọc theo đường bàng quan từ trái qua phải, để giữ nguyên mức lợi ích thì khi tăng hàng hoá X phải giảm lượng tiêu dùng hàng hoá Y do đó lợi ích cận biên của hàng X sẽ giảm xuống theo quy luật lợi ích cận biên giảm dần còn lợi ích cận biên của hànghoá Y lại tăng lên vì vậy MRS sẽ giảm xuống. Y Y2 ΔY Y1 0 Hình 3.2: Tỉ lệ thay thế cận biên MRS Các trường hợp đặc biệt của đường bàng quan: - Trường hợp 1: Khi các hàng hoá có thể hoàn toàn thay thế nhau trong tiêu dùng. Trong trường hợp này, các đường bàng quan là các đường thẳng và MRS là một hằng số (hình a) - Trường hợp 2: Các hàng hoá được tiêu dùng cùng với nhau theo những tỷ lệ cố định. Ở trường hợp này, các đường bàng quan có dạng chữ "L” (hình b) 0 X 0 X a. Thay thế hoàn hảo b. Bổ sung hoàn hảo Hình 3.3: Các đường bàng quan đặc biệt 3. Đường ngân sách a. Khái niệm Đường ngân sách biểu thị tất cả các kết hợp hàng hoá mà người tiêu dùng có thể mua được bằng cả thu nhập của mình. Ký hiệu: BL I2 I1 X2 ΔX X1 Y Y
  • 20. Mỗi người tiêu dùng có một mức thu nhập nhất định và đó chính là giới hạn của người tiêu dùng. Các kết hợp hàng hoá mà người tiêu dùng có thể mua được phụ thuộc vào thu nhập của họ và giá của các hàng hoá và được biểu thị bằng đường ngân sách. Giả sử chúng ta xem xét trường hợp hai hàng hóa, phương trình giới hạn ngân sách được biểu diễn như sau: I = Px.X + Py.Y Trong đó: - I là thu nhập của người tiêu dùng - Px là giá hàng hoá X - Py là giá hàng hoá Y - X là số lượng hàng hoá X - Y là số lượng hàng hoá Y Phương trình trên có thể biến đổi lại như sau: Y = 𝑰 𝑷𝒀 - 𝑷𝑿 𝑷𝒀 .X Độ dốc của đường ngân sách: - 𝑷𝑿 𝑷𝒀 Khi giá của các hàng hóa hoặc thu nhập của người tiêu dùng thay đổi thì đường ngân sách ban đầu cũng sẽ thay đổi theo. Y A B X Hình 3.4: Đường ngân sách 4. Quyết định tiêu dùng tối ưu Đường ngân sách mô tả những tập hợp hàng hoá có thể mua được với thu nhập hiện có của người tiêu dùng (giả định toàn bộ số thu nhập đó được chi tiêu không có tiết kiệm) và giá của các hàng hoá do thị trường xác định và vì vậy người tiêu dùng không thể tác động đến chúng được. Các đường bàng quan cho thấy sở thích của người tiêu dùng. Vậy người tiêu dùng lựa chọn như thế nào để mua mỗi hàng hóa với số lượng là bao nhiêu
  • 21. Kết hợp hàng hoá tối ưu cho người tiêu dùng phải thoả mãn 2 điều kiện sau: - Phải nằm trên đường ngân sách - Phải nằm ở đường bàng quan cao nhất có thể Với bản đồ đường bàng quan và đường ngân sách trên hình 3.5, trạng thái cân bằng là điểm E (là tiếp điểm của đường ngân sách và đường bàng quan cao nhất có thể) Người tiêu dùng sẽ sử dụng một lượng X* hàng hoá X và Y* hàng hoá Y để tối đa hoá lợi ích của mình. Tại điểm cân bằng E độ dốc của đường ngân sách bằng độ dốc của đường bàng quan. Như vậy, mức độ thoả mãn sẽ được cực đại hoá ở điểm mà một đường bàng quan tiếp xúc với đường ngân sách. Ở vị trí đó, độ dốc của đường bàng quan (tức là tỷ lệ thay thế cận biên các loại hàng hoá X và Y với nhau theo sở thích của người tiêu dùng) sẽ bằng với độ dốc của đường ngân sách (tỷ lệ thay thế cận biên trên thị trường) Chúng ta đã có công thức tỷ lệ thay thế cận biên hàng hoá Y lấy hàng hoá X: MRSX/Y = 𝑴𝑼𝑿 𝑴𝑼𝒀 = −∆𝒀 ∆𝑿 Độ dốc của đường bàng quan = MRSX/Y Điều kiện tối ưu của người tiêu dùng là 𝑴𝑼𝑿 𝑴𝑼𝒀 = 𝑷𝑿 𝑷𝒀 Hình 3.5: Trạng thái cân bằng của người tiêu dùng Y X E Y* X*
  • 22. BÀI 4: LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP I. LÝ THUYẾT SẢN XUẤT 1. Các khái niệm a. Sản xuất Sản xuất là việc sử dụng các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau, gọi là các đầu vào hoặc các yếu tố sản xuất, để tạo ra hàng hoá dịch vụ mới, gọi là đầu ra (hay sản phẩm). Hay nói ngắn gọn thì sản xuất là việc chuyển hoá các đầu vào tài nguyên thành đầu ra là hàng hoá và dịch vụ. Sản phẩm có thể là hàng hoá cuối cùng hoặc sản phẩm trung gian. Các yếu tố sản xuất gồm 3 nhóm là lao động (bao gồm cả khả năng quản lý), tư bản và đất đai hoặc tài nguyên thiên nhiên. Khi xây dựng mô hình hành vi người sản xuất, chúng ta giả định chỉ có hai đầu vào – tư bản và lao động – bỏ qua các đầu vào khác. Để xây dựng mô hình sản xuất, cần có 2 giả định đơn giản hoá nữa. Thứ nhất, giả định rằng tất cả những người lao động đều cung cấp những dịch vụ lao động giống nhau. Thứ hai, khi phân tích hành vi của người sản xuất chúng ta đã ngầm giả định rằng các doanh nghiệp có hành vi là tối đa hoá lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường. b. Công nghệ Công nghệ là các cách thức hoặc các phương pháp (các kỹ thuật) kết hợp các đầu vào để tạo ra đầu ra. Trong định nghĩa hàm sản xuất nêu trên, chúng ta giả định quá trình sản xuất được thực hiện với một trình độ công nghệ nhất định hàm ý công nghệ được coi là không đổi trong quá trình sản xuất xem xét. Như vậy khi xây dựng lý thuyết sản xuất và chi phí, công nghệ được coi là một tham số cho trước. c. Doanh nghiệp/Hãng Doanh nghiệp hay hãng là tổ chức kinh tế thuê, mua các yếu tố sản xuất (đầu vào) sản xuất ra các hàng hoá, dịch vụ (đầu ra) để bán nhằm mục đích sinh lời. d. Ngắn hạn và dài hạn Ngắn hạn (SR) là khoảng thời gian trong đó có ít nhất một đầu vào của doanh nghiệp là cố định (không thể thay đổi được trong quá trình sản xuất đang xem xét hoặc thay đổi được nhưng với chi phí rất cao) Dài hạn (LR) được định nghĩa là khoảng thời gian trong đó doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các đầu vào sử dụng trong quá trình sản xuất. 2. Hàm sản xuất a. Khái niệm Hàm sản xuất là mối quan hệ kỹ thuật biểu hiện lượng hàng hoá tối đa mà doanh nghiệp có thể sản xuất được từ các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào (lao động, vốn...) với một trình độ công nghệ nhất định.
  • 23. Dạng tổng quát của hàm sản xuất là Q = f(x1, x2....xn) Trong đó: Q là sản lượng (đầu ra) x1, x2....xn là các yếu tố sản xuất (đầu vào) Khi doanh nghiệp chỉ sản xuất với 2 đầu vào cơ bản là lao động (L) và vốn (K), thì hàm sản xuất có dạng: Q = f(K, L) Hàm sản xuất phổ biến và hữu dụng nhất là hàm Cobb-Douglas với dạng: Q = f(K, L) = a.K α .L β Trong đó: a là một hằng số tuỳ thuộc vào đơn vị đo lường đầu vào và đầu ra α và β là những hệ số cho biết về tầm quan trọng tương đối của vốn và lao động trong quá trình sản xuất (hoặc α và β là độ co dãn của sản lượng Q theo K và L) b. Hiệu suất của quy mô Hiệu suất của quy mô (tính kinh tế theo quy mô) đề cập tới sự thay đổi của sản lượng đầu ra khi tất cả các đầu vào có thể tăng theo cùng tỷ lệ trong dài hạn. Gọi t là hằng số (t >1) + Nếu f(tK, tL) > tf (K, L): hiệu suất tăng theo quy mô + Nếu f(tK, tL) < tf (K, L): hiệu suất giảm theo quy mô + Nếu f(tK, tL) = tf (K, L): hiệu suất không đổi theo quy mô Đối với hàm sản xuất Cobb-Douglas: + Nếu α và β > 1: hiệu suất tăng theo quy mô + Nếu α và β < 1: hiệu suất giảm theo quy mô + Nếu α và β = 1: hiệu suất không đổi theo quy mô 3. Sản xuất với một đầu vào biến đổi Chúng ta hãy lấy một ví dụ về hàm sản xuất trong điều kiện sản xuất ngắn hạn của một doanh nghiệp may quần áo, có nghĩa là cố định ít nhất một yếu tố đầu vào. Để vấn đề được đơn giản ở đây ta chỉ xét 2 yếu tố đầu vào: lao động và máy khâu. Số máy khâu cố định: K = 1 Số lao động sử dụng mỗi ngày L Số bộ quần áo mỗi ngày Q Khi nghiên cứu hàm sản xuất ngắn hạn chúng ta sẽ giả định rằng chỉ có lượng đầu vào lao động sử dụng trong sản xuất là có thể thay đổi được còn lượng tư bản sử dụng là cố định ở K. Do đó hàm sản xuất là hàm một biến số theo L được biểu thị là: Q = f (K, L)
  • 24. 3.1. Năng suất bình quân Sản phẩm bình quân hay năng suất bình quân - AP (Average Product) của một yếu tố đầu vào phản ánh số sản phẩm mà một đơn vị đầu vào đó tạo ra và được tính bằng công thức sau: Sản phẩm bình quân (AP) = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒔ả𝒏 𝒍ượ𝒏𝒈 𝑺ố 𝒍ượ𝒏𝒈 đầ𝒖 𝒗à𝒐 Năng suất bình quân hay sản phẩm bình quân của lao động (APL) là lượng sản phẩm tính theo một đơn vị đầu vào lao động. Năng suất bình quân của lao động được xác định bằng cách lấy sản lượng đầu ra chia cho số lao động mà doanh nghiệp đã sử dụng để sản xuất: Sản phẩm bình quân của lao động (APL) = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒔ả𝒏 𝒍ượ𝒏𝒈 𝑺ố 𝒍𝒂𝒐 độ𝒏𝒈 (APL = 𝑸 𝑳 ) Sản phẩm bình quân của vốn (APK) = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒔ả𝒏 𝒍ượ𝒏𝒈 𝑺ố 𝒗ố𝒏 (APK = 𝑸 𝑲 ) Trong đó: - Q: Số lượng sản phẩm (đầu ra) - L: Số lao động (đầu vào) - K: Số vốn (đầu vào) 3.2. Năng suất cận biên Sản phẩm cận biên hay năng suất cận biên - MP (Marginal Product) phản ánh số sản phẩm tăng thêm do một đơn vị đầu vào bổ sung mang lại và được tính theo công thức sau: Sản phẩm cận biên (MP) = 𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒄ủ𝒂 𝒕ổ𝒏𝒈 𝒔ả𝒏 𝒍ượ𝒏𝒈 𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒄ủ𝒂 𝒍ượ𝒏𝒈 đầ𝒖 𝒗à𝒐 Nếu đầu vào là lao động thì ta có công thức xác định năng suất cận biên hay sản phẩm cận biên của lao động (MPL) như sau: Sản phẩm cận biên của lao động (MPL) = 𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒄ủ𝒂 𝒕ổ𝒏𝒈 𝒔ả𝒏 𝒍ượ𝒏𝒈 𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒄ủ𝒂 𝒍ượ𝒏𝒈 đầ𝒖 𝒗à𝒐 = ∆𝑸 ∆𝑳 Sản phẩm cận biên của vốn (MPK) = 𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒄ủ𝒂 𝒕ổ𝒏𝒈 𝒔ả𝒏 𝒍ượ𝒏𝒈 𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒄ủ𝒂 𝒍ượ𝒏𝒈 đầ𝒖 𝒗à𝒐 = ∆𝑸 ∆𝑲 Trong đó: - Q: Sự thay đổi của tổng sản lượng (đầu ra) - L: Sự thay đổi của lượng số lao động (đầu vào) 4. Sản xuất với 2 đầu vào biến đổi 4.1. Đường đồng sản lượng Đường đồng sản lượng là đường biểu thị tất cả những kết hợp các yếu tố đầu vào khác nhau để doanh nghiệp có thể sản xuất ra cùng một mức sản lượng đầu ra Q. Trong dài hạn, doanh nghiệp sản xuất với 2 đầu vào biến đổi (vốn và lao động) khi đó quy luật năng suất cận biên giảm dần không đúng nữa và công cụ để phân tích sản xuất dài hạn là các đường đồng sản lượng.
  • 25. Trên đồ thị sau (phần in đậm ở mỗi đường đồng sản lượng biểu thị khả năng thay thế giữa K và L để sản xuất ra cùng một mức sản lượng nhất định) Bản đồ các đường đồng lượng là một tập hợp các đường đồng lượng dốc xuống về phía phải, mỗi đường biểu thị một mức sản lượng lớn nhất có thể đạt được từ một tập hợp nào đó các đầu vào sử dụng cùng một hàm sản xuất. Do đó, công nghệ không thay đổi khi thực hiện sự dịch chuyển từ đường đồng lượng này đến đường đồng lượng khác. 1 2 3 4 5 L Hình 4.1: Đường đồng sản lượng Họ các đường đồng lượng là một cách biểu thị hàm sản xuất. Các đường đồng sản lượng cho thấy sự linh hoạt mà các doanh nghiệp có được khi ra quyết định sản xuất. Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp thể có thể đạt được một mức đầu ra nhất định bằng cách kết hợp khác nhau của các đầu vào. Người quản lý doanh nghiệp phải hiểu bản chất của sự linh hoạt ấy trong việc lựa chọn những yếu tố đầu vào để tối thiểu hoá chi phí và tối đa hoá lợi nhuận, đồng thời phải chú ý tới quy luật năng suất cận biên giảm dần. 4.2. Sự thay thế các đầu vào - tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (MRTS) MRTS là tỉ lệ mà một đầu vào có thể thay thế cho cho đầu vào kia để giữ nguyên mức sản lượng như cũ. Công thức tính tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của lao động cho tư bản: MRTSK, L luôn nhận giá trị dương và bằng (-1) × độ dốc của đường đồng lượng. MRTSL,K là số nghịch đảo của MRTSK, L. Tóm lại, khi vận động dọc theo đường đồng lượng, MP của tư bản tăng lên còn MP của lao động giảm xuống. Do đó MRTSK, L giảm xuống, điều này phù hợp với giả định là đường đồng lượng lồi. II. LÝ THUYẾT CHI PHÍ 1. Chi phí kinh tế và chi phí tính toán MRTS K ,L   K  MPL L MPK 5 4 3 2 1 0 Q1 = 55 Q2 = 75 Q3 = 90 K
  • 26. Chi phí kinh tế của một sản phẩm được đo bằng giá trị thị trường của các nguồn tài nguyên cần thiết để sản xuất ra nó. Chi phí kinh tế khác với chi phí tính toán hay chi phí kế toán đó là những chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp đã thực sự bỏ ra để sản xuất các hàng hoá dịch vụ không tính đến các chi phí cơ hội của các yếu tố đầu vào đã sử dụng trong quá trình sản xuất. Chi phí kinh tế là giá trị toàn bộ các nguồn tài nguyên sử dụng để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ (bao gồm các khoản đã trả - chi phí hiện và chi phí ẩn) Như vậy, chi phí kinh tế và chi phí tính toán sẽ khác nhau khi bất cứ một yếu tố sản xuất nào không được tính đến. Ở đây, vấn đề có ý nghĩa kinh tế quan trọng là bao nhiêu nguồn tài nguyên của xã hội đã được sử dụng trong sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ. 2. Chi phí ngắn hạn Chi phí ngắn hạn là những chi phí của thời kỳ mà trong đó số lượng (và chất lượng) của một vài đầu vào không thay đổi. 2.1. Tổng chi phí - Chi phí cố định - Chi phí biến đổi Chi phí cố định (FC) là những chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Chi phí biến đổi (VC) là những chi phí phụ thuộc vào các mức sản lượng, tăng giảm cùng với việc tăng giảm của sản lượng. Tổng chi phí (TC) của việc sản xuất ra một sản phẩm bao gồm giá trị thị trường của toàn bộ các tài nguyên sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó: TC = FC + VC 2.2. Chi phí bình quân Chi phí cố định bình quân (AFC) là tổng chi phí cố định tính trên một đơn vị sản phẩm: AFC = 𝑭𝑪 𝑸 Chi phí biến đổi bình quân (AVC) là tổng chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm: AVC = 𝑽𝑪 𝑸 Tổng chi phí bình quân (ATC) tính bằng tổng của chi phí biến đổi bình quân và chi phí cố định bình quân: ATC = AFC + AVC 2.3. Chi phí cận biên Chi phí cận biên (MC) là chi phí tăng thêm để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Chi phí cận biên = 𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒄ủ𝒂 𝒕ổ𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝑻𝒉𝒂𝒚 đổ𝒊 𝒄ủ𝒂 𝒕ổ𝒏𝒈 𝒔ả𝒏 𝒍ượ𝒏𝒈 (MC = ∆𝑻𝑪 ∆𝑸 ) Thông thường các đường biểu diễn chi phí bình quân (ATC), chi phí biến đổi bình quân (AVC) và chi phí cận biên (MC) có hình chữ U. Còn đường biểu diễn chi phí cố định bình quân (AFC) sẽ giảm dần khi sản lượng tăng. Đặc biệt đường MC luôn đi qua các điểm thấp nhất của đường ATC và AVC.
  • 27. 3. Chi phí dài hạn Chi phí dài hạn tức là khi toàn bộ đầu vào của doanh nghiệp có thể thay đổi, không có chi phí cố định nữa. Doanh nghiệp phải lựa chọn các đầu vào như thế nào để sản xuất một mức sản lượng (đầu ra) nhất định với chi phí tối thiểu hay: Min C = w.L+ r.K với ràng buộc Q = f (K, L) Đường đồng chi phí (đường chi phí bằng nhau) là tất cả những tập hợp giữa vốn và lao động mà người sản xuất có thể sử dụng với tổng chi phí nhất định. Giả sử doanh nghiệp chỉ sử dụng tư bản và lao động trong quá trình sản xuất. Tổng chi phí hay chi tiêu của doanh nghiệp có thể được biểu thị bằng: TC = w.L + r.K Trong đó: TC là tổng chi phí w là mức lương giờ của lao động L là số lượng lao động sử dụng r là giá thuê tư bản K là số lượng tư bản Hình 4.2: Đường đồng phí Kết hợp đầu vào tối ưu để doanh nghiệp tối thiểu hoá chi phí nằm ở tiếp điểm E giữa đường đồng lượng và đường đồng chi phí. Tại đó độ dốc của đường đồng lượng bằng độ dốc của đường đồng phí: 𝒘 𝒓 = 𝑴𝑷𝑳 𝑴𝑷𝑲 Đường phát triển của doanh nghiệp hay đường mở rộng sản xuất phản ánh tất cả các kỹ thuật sản xuất có chi phí tối thiểu ở mỗi mức sản lượng khi doanh nghiệp sử dụng cả 2 yếu tố đầu vào tư bản K và lao động L trong sản xuất. Tổng chi phí dài hạn (LTC) cho biết những kết hợp có chi phí ít nhất của L và K mà DN có thể dùng để sản xuất từng mức sản lượng trong dài hạn (khi tất cả các đầu vào đều thay đổi) K A 0 B L
  • 28. Chí phí bình quân dài hạn: LAC = LTC/Q là độ dốc của đường thẳng vẽ từ gốc toạ độ đến một điểm trên đường LTC và cũng giống trong ngắn hạn LAC có dạng hình chữ U. Hình dạng này phản ánh khái niệm tính kinh tế và tính phi kinh tế của quy mô. Chi phí cận biên dài hạn: LMC = ∆LTC/∆Q = LTC'Q = dLTC/dQ. Cần lưu ý là LMC không phải là tổng của các đường chi phí cận biên ngắn hạn SMC, mà được tính trực tiếp từ LTC. Đường LMC cũng có dạng chữ U và cắt đường LAC ở điểm thấp nhất của LAC và min LMC < min LAC. Đường chi phí bình quân dài hạn LAC là đường bao của các đường chi phí bình quân ngắn hạn SAC. Với hiệu suất ko đổi theo quy mô, đường LAC đi qua những điểm tối thiểu của các đường chi phí bình quân ngắn hạn. Khi có tính kinh tế và tính phi kinh tế của quy mô, các điểm tối thiểu của các đường chi phí bình quân ngắn hạn không nằm trên đường chi phí bình quân dài hạn LAC. III. LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN 1. Khái niệm Lợi nhuận (𝜋) là chênh lệch giữa tổng doanh thu (TR) và tổng chi phí sản xuất (TC) trong một khoảng thời gian xác định. Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí 𝝅 = TR - TC Hoặc: Tổng lợi nhuận = Lợi nhuận đơn vị × Lượng bán 𝝅 = (P - ATC) × Q Trong đó: Lợi nhuận đơn vị = Giá bán - Tổng chi phí bình quân 𝜋 là lợi nhuận TR là tổng doanh thu TC là tổng chi phí P là giá bán ATC là tổng chi phí bình quân Q là số lượng hàng bán 2. Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận tính toán Lợi nhuận kinh tế là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí kinh tế. Lợi nhuận tính toán là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí tính toán. Về giá trị tuyệt đối thì lợi nhuận kinh tế thường nhỏ hơn lợi nhuận tính toán nhưng phản ánh chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận kinh tế bằng không thì tổng doanh thu doanh nghiệp thu được bằng chi phí kinh tế đã bỏ ra. Lợi nhuận kinh tế âm có nghĩa là doanh thu của doanh nghiệp không đủ bù đắp chi phí kinh tế của mình.
  • 29. 3. Những yếu tố tác động đến lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình kinh doanh kể từ khi bắt đầu xác định nhu cầu thị trường, chuẩn bị và tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, đến khâu tổ chức bán hàng và dịch vụ cho thị trường. Nó phản ánh cả về mặt lượng và mặt chất của quá trình kinh doanh. Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác động tổng hợp của các nhân tố sau: - Quy mô sản xuất hàng hoá, dịch vụ - Giá và chất lượng của các đầu vào (lao động, nguyên vật liệu, thiết bị, công nghệ) và phương pháp kết hợp các đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh - Giá bán hàng hoá, dịch vụ cùng toàn bộ hoạt động nhằm thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ và thu hồi vốn, đặc biệt là hoạt động marketing và công tác tài chính của doanh nghiệp 4. Nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận Gọi MR là doanh thu cận biên, là mức thay đổi của tổng doanh thu (TR) do tiêu thụ thêm một đơn vị sản phẩm (Q) MR = ∆𝑻𝑹 ∆𝑸 hoặc MR = TRʹQ Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận Để tối đa hoá lợi nhuận, các điều kiện sau đây phải được thoả mãn: d𝝅/dQ = dTR/dQ - dTC/dQ = 0 hay MR - MC = 0 và do đó MR = MC (Chú ý: Nguyên tắc tối đa hóa doanh thu TRmax là MR = 0) Quy tắc chung để doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận là tăng sản lượng khi nào doanh thu cận biên còn vượt quá chi phí cận biên cho đến khi doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên thì dừng lại, khi MR = MC doanh nghiệp đạt mức sản lượng tối ưu (Q*) để tối đa hoá lợi nhuận (𝜋max)
  • 30. BÀI 5: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG I. THỊ TRƯỜNG VÀ PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG 1. Khái niệm - Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán hàng hoá và dịch vụ - Thị trường là nơi gặp nhau giữa cung và cầu - Thị trường là tổng hợp các quan hệ kinh tế hình thành trong hoạt động mua và bán 2. Phân loại thị trường Dựa trên hành vi của thị trường, các nhà kinh tế học thường phân loại thị trường như sau: - Thị trường cạnh tranh hoàn hảo - Thị trường cạnh tranh độc quyền - Thị trường độc quyền tập đoàn - Thị trường độc quyền Những tiêu thức cơ bản khi phân loại thị trường là: - Số lượng người sản xuất (người bán) - Chủng loại sản phẩm - Sức mạnh của hãng sản xuất - Các trở ngại xâm nhập thị trường - Hình thức cạnh tranh phi giá cả Những vấn đề cơ bản về cơ cấu thị trường như bảng sau: Bảng 5.1: Các loại cấu trúc thị trường Cấu trúc thị trường Thí dụ Số lượng nhà sản xuất Loại sản phẩm Sức mạnh thị trường Trở ngại xâm nhập thị trg Cạnh tranh phi giá cả Cạnh tranh hoàn hảo Sản xuất nông nghiệp Rất nhiều Tiêu chuẩn Không có Thấp Không Cạnh tranh độc quyền Bán lẻ thương nghiệp Rất nhiều Khác nhau Một vài ít Thấp Quảng cáo phân biệt sản phẩm Độc quyền tập đoàn Ô tô, luyện kim, chế tạo máy Một vài Tiêu chuẩn khác nhau Một vài Cao Quảng cáo và phân biệt sản phẩm Độc quyền Các dịch vụ xã hội Một Duy nhất Đáng kể Rất cao Quảng cáo
  • 31. II. CẠNH TRANH HOÀN HẢO 1. Những đặc điểm của cạnh tranh hoàn hảo - Có vô số người mua và người bán: Trong thị trường này phải có vô số người mua và người bán. Sản lượng của họ là tương đối nhỏ so với lượng cung trên thị trường. Chính vì vậy mà họ không thể tác động tới giá của thị trường được. Nói một cách khác họ không có sức mạnh thị trường. Tham gia vào thị trường này các hãng sản xuất là người “chấp nhận giá” sẵn có trên thị trường. Mỗi hãng đều có thể bán toàn bộ sản lượng của mình ở mức giá “chấp nhận” đó. Hay nói cách khác đường cầu đối với hãng là một đường nằm ngang. - Sản phẩm đồng nhất và người tiêu dùng có đầy đủ thông tin về sản phẩm: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo sản phẩm của các hãng phải giống nhau để đảm bảo cho việc người mua không cần quan tâm đến việc họ sẽ mua của ai. Đồng thời, trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo mọi thông tin về sản phẩm, giá cả đều được người mua biết rõ. - Việc xâm nhập và rút khỏi thị trường là tự do: Lợi nhuận kinh tế là động lực, sức hút mạnh mẽ đối với những ai muốn gia nhập thị trường. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo không có trở ngại đáng kể đối với việc này. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo việc xâm nhập và rút khỏi thị trường là tự do. Mục tiêu của cạnh tranh hoàn hảo là tối đa hóa lợi nhuận (𝜋max) 2. Sản lượng của hãng cạnh tranh Mục đích ngắn hạn của một nhà sản xuất là xác định được sản lượng mang lại lợi nhuận tối đa. Các hãng sản xuất đều tìm kiếm mức sản lượng tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên (MR = MC) Quy tắc lựa chọn sản lượng mang lại lợi nhuận tối đa với hãng cạnh tranh hoàn hảo là: Chi phí cận biên = Giá bán (MC = P) 3. Đường cầu của một hãng cạnh tranh hoàn hảo và đường cầu thị trường Một hãng cạnh tranh có thể bán được toàn bộ sản lượng của mình ở mức giá hiện hành trên thị trường nên nó có đường cầu nằm ngang. Còn đường cầu thị trường luôn là đường nghiêng xuống dưới về phía phải. 4. Đường cung của một hãng cạnh tranh và của thị trường Lợi nhuận đã lôi kéo thêm nhiều người sản xuất mới tham gia vào thị trường. Như vậy, cung trên thị trường đột nhiên tăng mạnh. Để xác định mức sản lượng mang lại lợi nhuận tối đa, hãng cạnh tranh hoàn hảo phải so sánh giá thị trường với chi phí cận biên (P = MC) hay đường cung đối với một hãng cạnh tranh hoàn hảo chính là đường chi phí cận biên đối với các mức giá cao hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu. Còn đường cung của thị trường là tổng hợp các đường cung của các nhà sản xuất. Để xác định mức sản lượng mang lại lợi nhuận tối đa, hãng cạnh tranh hoàn hảo phải so sánh giá thị trường với chi phí cận biên (P = MC) hay đường cung đối với một hãng cạnh tranh hoàn
  • 32. hảo chính là đường chi phí cận biên đối với các mức giá cao hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu. Còn đường cung của thị trường là tổng hợp các đường cung của các nhà sản xuất. III. ĐỘC QUYỀN 1. Đặc điểm của thị trường độc quyền - Độc quyền là một hãng sản xuất toàn bộ hàng hóa, dịch vụ cụ thể để cung cấp cho thị trg. - Chỉ có một hãng duy nhất sản xuất một loại sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó. - Sản phẩm là độc nhất và không có hàng hóa thay thế gần gũi. - Tham gia vào thị trường độc quyền rất khó khăn vì các cản trở đối với việc xâm nhập hoặc rút khỏi thị trường là rất lớn. 2. Các nguyên nhân dẫn đến độc quyền - Bằng sáng chế (bản quyền): Một hãng có thể thu được vị trí độc quyền nhờ có được bản quyền đối với sản phẩm hoặc qui trình công nghệ nhất định. - Kiểm soát các yếu tố đầu vào: Một hãng có thể trở thành độc quyền khi nó kiểm soát được toàn bộ nguồn cung cấp các nguyên liệu để chế tạo ra một loại sản phẩm nào đó. - Quy định của chính phủ: Chính phủ có thể uỷ thác cho một hãng nào đó quyền được bán hoặc cung cấp những loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. - Độc quyền tự nhiên: Một số ngành sản xuất có tính kinh tế của quy mô. Điều đó có nghĩa là khi quy mô (sản lượng) tăng lên thì chi phí bình quân sẽ giảm xuống. Tính kinh tế của quy mô cho phép một hãng lớn có lợi thế hơn các hãng nhỏ. 3. Đường cầu và đường doanh thu cận biên trong độc quyền Trong độc quyền chỉ có một hãng sản xuất duy nhất do đó đường cầu thị trường chính là đường cầu của hãng độc quyền (nghiêng xuống về phía bên phải) 4. Sản lượng độc quyền Như bất kỳ người sản xuất nào nhà độc quyền cố gắng sản xuất ra sản lượng mang lại lợi nhuận tối đa. Sản lượng này được xác định theo quy tắc tối đa hoá lợi nhuận đó là sản xuất tại mức sản lượng ở đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên (MR = MC) 5. Phần mất không do nhà độc quyền gây ra Mọi nhà sản xuất đều có mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất là làm sao thu được lợi nhuận cao nhất. Quy tắc tối đa hoá lợi nhuận đã giúp cho nhà độc quyền xác định được sản lượng mang lại lợi nhuận tối đa. Như ta đã biết đường doanh thu cận biên trong độc quyền luôn nằm dưới đường cầu (giá) nên sản lượng của nhà độc quyền nhỏ hơn nhiều hơn so với sản lượng trong cạnh tranh và giá bán lại cao hơn. Do vậy nhà độc quyền luôn thu được lợi nhuận cao hơn bằng cả hai biện pháp: - Giảm lượng cung - Nâng giá bán
  • 33. Như vậy trong điều kiện độc quyền lợi nhuận lớn hơn làm cho nhà độc quyền phấn khởi hơn và làm cho người tiêu dùng bị thiệt hại. Phần thiệt hại do nhà độc quyền gây ra cho xã hội gọi là phần mất không. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hãng là người chấp nhận giá và đặt giá bằng chi phí cận biên. Trong độc quyền, vì doanh thu cận biên nhỏ hơn giá bán do đó mức sản lượng do nhà độc quyền lựa chọn sẽ nhỏ hơn so với mức sản lượng trong thị trường cạnh tranh. Nhà độc quyền có sức mạnh thị trường hay có khả năng ảnh hưởng đến giá thị trường. Sức mạnh của nhà độc quyền được xác định bằng chỉ số Lerner (do Abba Lerner đưa ra năm 1934) L = 𝑷−𝑴𝑪 𝑷 Ta thấy 0 < L < 1: Khi L càng gần 1 thì sức mạnh của nhà độc quyền càng lớn. 6. Phân biệt giá Nhà độc quyền còn có thể thu thêm được lợi nhuận nhờ việc thực hiện chính sách phân biệt giá. Phân biệt giá là hình thức đặt các mức giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau đối với sản phẩm giống nhau. Các nhà kinh tế thường phân biệt 3 hình thức phân biệt giá. a. Phân biệt giá cấp một (phân biệt giá hoàn hảo) Nhà độc quyền có thể đặt cho mỗi một khách hàng một mức giá cao nhất mà họ sẵn sàng trả. Thực hiện thành công việc phân biệt giá theo kiểu này nhà độc quyền sẽ chiếm đoạt hết thặng dư tiêu dùng của người mua và do đó nâng cao được lợi nhuận cho mình. Khi mỗi một sản phẩm được bán với giá cao nhất mà thị trường chấp nhận thì doanh thu cận biên thu được từ việc bán mỗi đơn vị sản phẩm sẽ là chính mức giá đó. b. Phân biệt giá cấp hai Khi nhà độc quyền phân biệt giá theo số lượng hàng hoá mà khách hàng mua thì ta gọi đó là phân biệt giá cấp hai. Hình thức phân biệt giá này thường được áp dụng khi nhà độc quyền có tính kinh tế của quy mô. Việc phân biệt giá này có thể làm cho người tiêu dùng có lợi vì họ được sử dụng nhiều hàng hóa hơn và với mức giá thấp hơn và vẫn đảm bảo được lợi nhuận lớn hơn cho nhà độc quyền vì chi phí bình quân thấp xuống khi mở rộng sản xuất. c. Phân biệt giá cấp ba Theo hình thức này, thị trường được chia ra thành nhiều phân đoạn khác nhau. Mỗi một phân đoạn thị trường có một đường cầu riêng biệt. Hình thức phân biệt giá này được áp dụng rộng rãi nhất. Các mức giá tối ưu và sản lượng tối ưu là các mức giá và sản lượng thỏa mãn điều kiện tối đa hóa lợi nhuận. IV. CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN 1. Những đặc điểm cơ bản - Có nhiều hãng sản xuất các hàng hoá và dịch vụ, nhưng mỗi hãng chỉ có khả năng kiểm soát một cách độc lập đối với giá cả của họ.
  • 34. - Đặc điểm cơ bản của cạnh tranh độc quyền là sự phân biệt sản phẩm. Khác với cạnh tranh hoàn hảo khi mà tất cả các hãng đều bán (sản xuất) một sản phẩm đồng nhất thì trong cạnh tranh độc quyền các hãng sản xuất ra các sản phẩm khác nhau. Người tiêu dùng phân biệt được các sản phẩm của từng hãng thông qua nhãn hiệu, quảng cáo, đóng gói và các dịch vụ khác. - Số lượng người sản xuất phải tương đối lớn. Chính vì vậy mà mỗi nhà sản xuất sẽ có được ảnh hưởng tương đối đến các quyết định về sản xuất, giá cả của riêng mình. - Việc xâm nhập thị trường phải tương đối dễ dàng để không có các sự thông đồng như cố định giá hoặc phân chia thị trường cho nhau. 2. Giá và sản lượng trong cạnh tranh độc quyền - Trong cạnh tranh độc quyền, mỗi hãng sản xuất ra các sản phẩm khác nhau do đó đường cầu đối với từng hãng là đường nghiêng xuống dưới về bên phải. - Việc xác định giá và sản lượng theo qui tắc tối đa hoá lợi nhuận. Một hãng cạnh tranh độc quyền sẽ sản xuất ở mức sản lượng tại đó chi phí cận biên bằng với doanh thu cận biên. V. ĐỘC QUYỀN TẬP ĐOÀN 1. Những đặc điểm cơ bản - Độc quyền tập đoàn là một thị trường trong đó một vài hãng sản xuất toàn bộ hay hầu hết mức cung của thị trường về một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. - Cản trở đối với xâm nhập và rút khỏi thị trường là tương đối lớn. Đó có thể là các cản trở về vốn, công nghệ sản xuất. - Có sự phụ thuộc lẫn nhau của các hãng tham gia thị trường này. Mỗi hãng này xây dựng chính sách của mình đều chú ý đến hành vi của các đối thủ. 2. Đường cầu gãy khúc trong độc quyền tập đoàn Thị trường độc quyền tập đoàn vài hãng chia nhau phần lớn lượng cung của thị trường. Nói cách khác, mỗi hãng có được một tỷ trọng nhất định của thị trường. Tuy nhiên tất cả mọi hãng đều muốn thu được nhiều lợi nhuận hơn, chiếm được tỷ trọng thị trường lớn hơn và chính điều đó dẫn đến sự gãy khúc của đường cầu. Để tăng được lượng bán một hãng độc quyền tập đoàn có thể sử dụng các biện pháp sau: - Thay đổi các cố gắng về marketing - Giảm giá bán
  • 35. BÀI 6: THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG I. THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT 1. Nguyên tắc thuê mua yếu tố sản xuất 1.1. Giá của yếu tố sản xuất Giá của các yếu tố sản xuất được hình thành thông qua sự tương tác giữa các lực lượng cung và cầu trên thị trường. Các doanh nghiệp là người cầu các yếu tố sản xuất và những người sở hữu các yếu tố sản xuất (hộ gia đình, doanh nghiệp) cung ứng những yếu tố này trên thị trường. 1.2. Cầu đối với yếu tố sản xuất Cầu đối với mỗi yếu tố sản xuất là cầu thứ phát (hay cầu dẫn xuất). Vì các yếu tố sản xuất được sử dụng để sản xuất các hàng hoá, dịch vụ, do đó nó bị ràng buộc bởi công nghệ sản xuất, điều kiện thị trường của doanh nghiệp. Mặt khác nó phụ thuộc vào mục tiêu của bản thân doanh nghiệp. a. Sản phẩm doanh thu cận biên (MRPf) Sản phẩm doanh thu cận biên là phần doanh thu tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất f trong quá trình sản xuất. Công thức xác định sản phẩm doanh thu cận biên như sau: MRPf = ∆𝑻𝑹 ∆𝒇 Nhân cả tử và mẫu với ∆𝑄 ta có: MRPf = ∆𝑻𝑹 ∆𝑸 . ∆𝑸 ∆𝒇  MRPf = 𝒅𝑻𝑹 𝒅𝑸 . 𝒅𝑸 𝒅𝒇 = TRʹQ .Qʹf  MRPf = MR .MPf Trong đó: - MR là doanh thu cận biên - MPf là sản phẩm cận biên hay năng suất cận biên Sản phẩm cận biên có thể biểu được biểu diễn dưới 2 hình thức: + Bằng đơn vị hiện vật: là sản phẩm hiện vật cận biên MPPf (MPPf = MPf) + Bằng đơn vị giá trị: là sản phẩm giá trị cận biên MVPf và được xác định như sau: MVPf = MPf .P0 Trong đó: P0 là giá của hàng hoá, dịch vụ Nếu thị trường hàng hoá, dịch vụ mang cấu trúc cạnh tranh hoàn hảo, lúc đó MR ≡ P0 và như vậy MRPf ≡ MVPf
  • 36. b. Chi phí tài nguyên cận biên Chi phí tài nguyên cận biên là phần chi phí tăng thêm khi doanh nghiệp sử dụng thêm một đơn vị yếu tố sản xuất f. Nó được xác định bằng công thức sau: MRCf = ∆𝑻𝑪 ∆𝒇  MRCf = 𝒅𝑻𝑪 𝒅𝒇 = TCʹf (MRCf ≡ Pf) Trong đó: Pf là mức giá cân bằng trên thị trường yếu tố sản xuất f c. Điều kiện tối ưu Điều kiện tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp khi thuê mua yếu tố sản xuất f: 𝝅 = TR – TC Max 𝒅𝝅 𝒅𝒇 = 𝒅𝑻𝑹 𝒅𝒇 - 𝒅𝑻𝑪 𝒅𝒇 = 0 𝒅𝝅 𝒅𝒇 = 𝒅𝑻𝑹 𝒅𝑸 . 𝒅𝑸 𝒅𝒇 - 𝒅𝑻𝑪 𝒅𝒇 = 0 𝝅ʹf = MRPf – MRCf = 0  MRPf = MRCf Trong trường hợp cả thị trường hàng hoá, dịch vụ lẫn thị trường yếu tố sản xuất đều là cạnh tranh hoàn hảo thì điều kiện tối ưu là: MRPf = Pf Trong đó: MRPf = MR .MPf = P0 .MPf 2. Thị trường lao động 2.1. Cầu lao động Cầu lao động là số lượng lao động mà các doanh nghiệp có khả năng và sẵn sàng thuê mua ở các mức tiền lương khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Dựa trên nguyên tắc tối ưu, việc thuê mua lao động của các doanh nghiệp như sau: MRPL = MRCL Trong đó: - MRPL là sản phẩm doanh thu cận biên của lao động - MRCL là chi phí tài nguyên cận biên của lao động Nếu trong trường hợp thị trường lao động và thị trường hàng hóa dịch vụ là cạnh tranh hoàn hảo thì nguyên tắc trên trở thành: MRPL = w Trong đó: w là tiền lương hay giá của một đơn vị lao động MRPL = MR .MPL = P0 .MPL Đường sản phẩm doanh thu cận biên chính là đường cầu về lao động. Vì căn cứ vào nguyên tắc thuê mua lao động, chúng ta thấy đường sản phẩm doanh thu cận biên thể hiện mối quan hệ giữa tiền lương và các mức lao động tối ưu cần thiết tương ứng với các mức tiền lương đó. Khi phần doanh thu tăng thêm do sử dụng thêm một đơn vị lao động (MRPL) lớn hơn chi phí tăng thêm của đơn vị lao động đó (w) thì thuê thêm lao động sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên
  • 37. và ngược lại. Doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận khi tiền lương bằng với sản phẩm doanh thu cận biên của lao động. 2.2. Cung lao động * Cung lao động cá nhân Cung lao động cá nhân là số lượng lao động mà một cá nhân có khả năng và sẵn sàng cung cấp tại các mức tiền lương khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Cung lao động liên quan đến việc các cá nhân phân bổ thời gian 24 giờ mỗi ngày của mình cho các mục đích khác nhau. Để đơn giản cho phân tích chúng ta giả định mỗi cá nhân chỉ có 2 cách sử dụng thời gian trong ngày của mình là làm việc và nghỉ ngơi. Làm việc tạo ra thu nhập từ đó chúng ta có thể sử dụng để mua sắm các hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng và đạt được lợi ích. Nghỉ ngơi cũng được coi là một loại hàng hoá dịch vụ nhưng chúng ta thu được lợi ích trực tiếp từ hoạt động đó. Như vậy ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng thu nhập khi tiền lương tăng lên luôn hoạt động ngược chiều nhau. Hành vi cung ứng lao động của mỗi cá nhân phụ thuộc vào sự tổng hợp của cả hai loại ảnh hưởng trên. Ban đầu khi tiền lương tăng lên, ảnh hưởng thay thế sẽ lớn hơn ảnh hưởng thu nhập vì ở giai đoạn đầu này lợi ích cận biên của nghỉ ngơi là tương đối thấp, khi tiền lương tăng cá nhân có xu hướng thay thế nghỉ ngơi bằng lao động. Hơn nữa, ở giai đoạn đầu khi chỉ có một số ít giờ trong ngày được sử dụng cho lao động thì ảnh hưởng thu nhập là tương đối nhỏ. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau, khi ảnh hưởng thu nhập đủ lớn và lấn át ảnh hưởng thay thế của việc tăng lương thì cá nhân có xu hướng thay thế lao động bằng nghỉ ngơi. Do đó, đường cung lao động cá nhân có dạng cong trở lại về phía sau như hình vẽ. Hình 6.1: Đường cung lao động cá nhân * Cung lao động thị trường Cung lao động thị trường được hình thành từ sự tổng hợp tất cả các đường cung lao động cá nhân trên thị trường. 2.3. Cân bằng trên thị trường lao động Cung và cầu trên thị trường lao động là sự tổng hợp cung cầu lao động ở các ngành. Chính phủ áp dụng quy định tiền lương tối thiểu để đảm bảo một mức lương nhất định cho lao động không có kỹ năng. L3 L2 L SL W W3 W2 W1
  • 38. 3. Thị trường vốn Chúng ta nghiên cứu thị trường trái phiếu và để đơn giản giả sử tất cả các trái phiếu của những người phát hành khác nhau là giống nhau. Trái phiếu được cung bởi chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức khác nhằm mục đích huy động vốn. Giá trái phiếu càng cao có nghĩa là họ huy động được càng nhiều, hay chi phí huy động càng thấp. Điều này giải thích tại sao đường cung trái phiếu dốc lên. Trái phiếu được mua bởi các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức của chính phủ và các tổ chức khác. Giá trái phiếu càng thấp thì lãi suất từ việc nắm giữ nó càng cao. Điều đó giải thích tại sao lượng cầu trái phiếu càng lớn khi giá trái phiếu giảm xuống. 4. Thị trường đất đai 4.1. Cung, cầu đất đai Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tổng mức cung ứng của nó là cố định, nó không thể thay đổi do bất kỳ quyết định cá nhân nào. Do đó đường cung đất đai là đường hoàn toàn không co giãn. 4.2. Tiền thuê đất đai Cầu đất đai của từng ngành khác nhau thay đổi theo giá thuê đất do đó dẫn đến việc phân bổ đất đai giữa các ngành là khác nhau. Trong ngắn hạn các chủ đất có thể cho thuê với giá cao hơn mức bình thường, nhưng trong dài hạn giá thuê đất sẽ bằng nhau ở tất cả các ngành khác nhau. II. VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Các thất bại của thị trường 1.1. Các ngoại ứng Ngoại ứng là tác động của quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tới thành viên thứ ba không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu dùng đó. Ngoại ứng có thể mang tính tích cực hoặc mang tính tiêu cực. Các ngoại ứng tiêu cực gây ra chi phí đối với thành viên thứ ba còn các ngoại ứng tích cực mang lại lợi ích cho các thành viên thứ ba. Những thành viên thứ ba này không nhận được sự thanh toán hay phải trả chi phí thích hợp. Trong tất cả các trường hợp này chi phí và lợi ích cá nhân của người thực hiện hành động này là khác biệt so với chi phí và lợi ích thực tế đối với toàn bộ xã hội. Một ngoại ứng tích cực do tiêu dùng được gắn với lợi ích cận biên cá nhân thấp hơn lợi ích xã hội cận biên. Chúng ta thấy điều này qua ví dụ về tiêu dùng dịch vụ giáo dục. 1.2. Hàng hoá công cộng Hàng hoá công cộng là những hàng hoá và dịch vụ mà khi chúng được sản xuất ra thì mọi người đều có khả năng tiêu dùng. Hàng hoá công cộng thuần tuý có 2 đặc tính chủ yếu là tính không cạnh tranh trong tiêu dùng và tính không loại trừ trong tiêu dùng. Tính không cạnh tranh trong tiêu dùng của hàng hoá công cộng ám chỉ khả năng của chúng có thể được tiêu dùng bởi một người mà không giảm khối lượng cho người khác tiêu dùng.
  • 39. Tính không loại trừ trong tiêu dùng của hàng hoá công cộng ám chỉ sự thật rằng khi những hàng hóa như vậy được sản xuất ra thì không có cách gì ngăn cản được những người tiêu dùng nhất định tiêu dùng chúng. Điều này được biết đến như vấn đề “kẻ ăn không” hay đây là hiện tượng tiêu dùng tự do - tiêu dùng mà không cần phải trả tiền. Hàng hoá công cộng là một trường hợp đặc biệt của ngoại ứng tích cực, ảnh hưởng tích cực đó không chỉ tác động đến một số người mà tác động đến toàn bộ thành viên xã hội. Sự cung cấp các hàng hoá công cộng bởi tư nhân thông qua thị trường sẽ không thể xảy ra vì lợi ích của những hàng hoá này bị phân tán rộng rãi đến mức mà không một hãng nào muốn cung cấp chúng. Họ không thể đặt giá cho những hàng hoá đó vì họ không thể ngăn cản mọi người tiêu dùng hàng hoá đó miễn phí. Lợi ích cá nhân của sản xuất hàng hoá công cộng thấp hơn là lợi ích xã hội tương ứng. Nói cách khác thị trường hoàn toàn thất bại vì vấn đề tiêu dùng tự do. 1.3. Cạnh tranh không hoàn hảo Cạnh tranh không hoàn hảo là tình huống mà một nhà sản xuất (người tiêu dùng) có thể tác động vào mức giá mà anh ta bán (hoặc mua) sản phẩm của mình. Sức mạnh thị trường, các hãng cạnh tranh không hoàn hảo hạn chế sản lượng bán dưới mức hiệu quả tối ưu và nâng giá bán cao hơn chi phí cận biên nhằm thu được lợi nhuận. Điều đó gây ra phần mất không đối với nền kinh tế. 1.4. Phân phối thu nhập không công bằng Nền kinh tế thị trường phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả và tạo ra một sự phân phối thu nhập nhất định dựa trên sở hữu của các cá nhân về các yếu tố sản xuất và giá cả hiện hành của các yếu tố đó trên thị trường. Tuy nhiên, thị trường không tạo ra một sự phân phối thu nhập công bằng. Như vậy, có thể thấy rằng bên cạnh những ưu điểm về phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm, kinh tế thị trường cũng có những thất bại mà thị trường tự do không thể giải quyết được. Để khắc phục các thất bại của thị trường, chính phủ – bàn tay hữu hình – cần can thiệp vào nền kinh tế để khắc phục các thất bại đó. Chính phủ có đủ sức mạnh và nguồn lực cũng như các công cụ cần thiết để khắc phục các thất bại của thị trường. Các công cụ chính phủ thường dùng là chính sách thuế, hệ thống luật pháp và các quy định. 2. Cách thức can thiệp của Chính phủ 2.1. Xử lý các ngoại ứng a. Thương lượng Sự thương lượng tự nguyện giữa các bên liên quan có thể dẫn đến giải pháp hữu hiệu nhất. Vai trò của chính phủ ở đây là xác định các quyền sở hữu tài sản để thị trường tồn tại đối với tất cả các hàng hoá và chi phí cho thương lượng thấp. b. Đánh thuế và trợ cấp Để tối đa hoá phúc lợi xã hội, chính phủ có thể tìm cách loại bỏ tất cả các chênh lệch giữa lợi ích xã hội cận biên (MSB) và chi phí xã hội cận biên (MSC) bằng thuế và trợ cấp. Đối với các ngoại ứng tiêu cực, chính phủ đánh thuế để hạn chế các ảnh hưởng đó. Tương tự, chính phủ nên trợ cấp
  • 40. cho những hành vi mà lợi ích cá nhân thấp hơn lợi ích xã hội, nghĩa là nó mang lại lợi ích xã hội. c. Điều chỉnh Ngoài các công cụ kinh tế, chính phủ có thể sử dụng các biện pháp hành chính để điều chỉnh số lượng hàng hoá được sản xuất hoặc thậm chí quy định “có sản xuất hay không” đối với những hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định. 2.2. Cung cấp hàng hoá công cộng Vì vấn đề tiêu dùng tự do không khuyến khích các hãng tư nhân cung cấp hàng hoá công cộng, chính phủ thực sự chỉ có hai sự chọn lựa để đảm bảo sự sẵn có của nó. Thứ nhất, chính phủ trực tiếp cung cấp hàng hoá công cộng thông qua các doanh nghiệp sở hữu Nhà nước. Thứ hai, chính phủ khuyến khích sự cung cấp hàng hoá công cộng của khu vực tư nhân. 2.3. Khắc phục sự không hoàn hảo của thị trường Sự không hoàn hảo của thị trường tồn tại một cách khách quan ngoài ý muốn của con người. Kết quả của sự không hoàn hảo là giá cao và sản lượng thấp cũng như phần mất không đối với xã hội như chúng ta đã nghiên cứu trong chương cơ cấu thị trường. Do đó, mục tiêu của chính sách chính phủ liên quan đến cạnh tranh không hoàn hảo chủ yếu liên quan đến việc điều tiết giá, sản lượng và lợi nhuận của độc quyền. 2.4. Đảm bảo phân phối thu nhập công bằng Chính phủ đảm bảo phân phối thu nhập công bằng thông qua một số công cụ. Các công cụ chủ yếu là thuế, trợ cấp, điều chỉnh giá và đầu tư vào con người. Thuế và trợ cấp là những phương tiện trực tiếp nhất để tác động vào phân phối lại thu nhập. Việc kiểm soát giá cả cũng có tác động phân phối lại, nhưng tác động này phụ thuộc vào hàng hoá và dịch vụ mà giá cả của chúng được kiểm soát.