SlideShare a Scribd company logo
DHQG
1
CẢM GIÁC THÂN THỂ
Hệ thần kinh là hệ thống giúp cơ thể tương tác với môi trường bên ngoài và môi trường bên trong cơ
thể. Chức năng tổng quát của hệ thần kinh là phát hiện bằng cảm giác, xử lý thông tin và biểu hiện hành
vi. Phát hiện bằng cảm giác là quá trình nơrôn biến đổi năng lượng của môi trường thành tín hiệu thần
kinh. Xử lý thông tin là quá trình học tập và thành lập trí nhớ. Biểu hiện hành vi là đáp ứng của cơ thể
với môi trường, qua các cử động do co thắt cơ hay qua sự bài tiết của các tuyến.
Như vậy về mặt chức năng hệ thần kinh được chia thành hệ cảm giác (đầu vào) và hệ vận động (đầu ra).
Hệ cảm giác bao gồm:
- Thụ thể: cảm biến kích thích thành xung động thần kinh.
- Dây thần kinh cảm giác: dẫn truyền xung động về hệ thần kinh trung ương.
- Hệ thần kinh trung ương: xử lý tín hiệu thần kinh.
Cảm giác thân thể bao gồm ba loại chính:
- cảm giác cơ học: xúc giác tinh vi, xúc giác thô sơ, ép, rung và cảm giác bản thể.
- cảm giác nhiệt: nóng, lạnh.
- cảm giác độc hại: phát hiện mô bị tổn thương hay các phân tử trung gian của cảm giác đau.
Cảm giác bên ngoài là cảm giác phát xuất từ sự kích thích các cấu trúc bề mặt như da và mô dưới da,
hay các cấu trúc sâu hơn hơn bao gồm cơ, bao bó cơ và gân cơ. Ngược lại, tín hiệu cảm giác từ các cơ
quan bên trong được gọi là cảm giác tạng.
Thụ thể cảm giác
 Có năm loại thụ thể cảm giác căn bản
- Thụ thể cơ học, phát hiện sự biến dạng vật lý của màng thụ thể hay mô xung quanh thụ thể.
- Thụ thể nhiệt, phát hiện những thay đổi về nhiệt độ trong thụ thể.
- Thụ thể độc hại, phát hiện tổn thương vật lý hay hóa học của thụ thể hay mô xung quanh thụ
thể.
- Thụ thể ánh sáng, phát hiện ánh sáng chiếu lên võng mạc.
- Thụ thể hóa học nhận cảm vị giác và khứu giác, nồng độ O2 và CO2 trong máu, và nồng độ
thẩm thấu của dịch trong mô.
 Thụ thể cảm giác nhạy cảm với một loại kích thích đặc biệt.
Một khi bị kích thích thụ thể sẽ khởi sinh điện thế động trong dây thần kinh cảm giác. Xung động
hay điện thế động đều giống nhau trong tất cả các dây thần kinh cảm giác tuy có thể khác nhau về
cường độ và tần số. Chúng ta phân biệt được cảm giác này với cảm giác khác tùy vào vị trí tận cùng
của dây thần kinh cảm giác trong hệ thần kinh. TD điện thế động được dẫn truyền trong dây thần
kinh và nơrôn của hệ thống tủy đồi thị trước bên được cảm nhận là cảm giác đau, trong khi điện thế
DHQG
2
động được dẫn truyền trong hệ thống cột sau-bó dọc giữa được phân biệt là xúc giác hay cảm giác
ép.
 Thụ thể cảm giác cảm biến kích thích vật lý hóa học thành xung động thần kinh.
- Khi được kích thích phù hợp một dòng điện được tạo ra tại thụ thể - gọi là điện thế cảm thụ-
không phân biệt là kích thích cơ học, hóa học hay vật lý. Quá trình cảm biến dẫn đến sự thay
đổi trong tính thấm của màng thụ thể và sau đó là sự thay đổi trong sự sai biệt điện thế ngang
qua màng. Biên độ điện thế cảm thụ tối đa khoảng 100 mV, khi tính thấm của màng thụ thể
đối với natri ở mức tối đa.
- Chỉ khi điện thế cảm thụ vượt qua ngưỡng thì một điện thế động tự lan truyền mới được khởi
sự trong dây thần kinh.
- Điện thế cảm thụ giảm dần với thời gian và không gian.
- Điện thế cảm thụ tỉ lệ với cường độ kích thích. Khi cường độ kích thích tăng, điện thế động
thường tăng về tần số. Biên độ điện thế cảm thụ có thể thay đổi nhiều với một sự thay đổi
nhỏ của cường độ nhưng sau đó chỉ tăng ít với cường độ kích thích lớn hơn.
 Thụ thể cảm giác thích nghi một phần hay hoàn toàn với kích thích theo thời gian.
- Sự thích nghi xảy ra theo một trong hai cơ chế.
+ Thứ nhất, các đặc tính vật lý hóa học của thụ thể có thể thay đổi do tác nhân kích thích;
thí dụ khi tiểu thể Pacini bị biến dạng, dịch trong các lớp đồng tâm sẽ phân phối lại sức
ép. Sự tái phân phối này được phản ánh bằng sự giảm tính thấm của màng nên điện thế
cảm thụ giảm.
+ Thứ hai, quá trình thích nghi xảy ra trong dây thần kinh cảm giác có thể do bất hoạt kênh
natri theo thời gian.
- Thụ thể cảm giác được phân loại là thích nghi chậm hay nhanh.
+ Thụ thể thích nghi chậm tiếp tục dẫn truyền tín hiệu với tần số ít thay đổi trong khi tác
nhân kích thích vẫn còn tác dụng. Do đó chúng được gọi là thụ thể trương lực và có khả
năng đưa tín hiệu về kích thích trong thời gian dài. Thí dụ thoi cơ, cơ quan Golgi của gân
cơ, thụ thể áp suất và thụ thể hóa học.
+ Thụ thể thích nghi nhanh chỉ bị kích thích khi cường độ kích thích thay đổi, do đó chúng
được gọi là thụ thể phát hiện cử động, thí dụ tiểu thể Pacini, thụ thể trong ống bán khuyên
và tại khớp.
Dây thần kinh cảm giác
 Phân loại dây thần kinh cảm giác.
Có hai cách phân loại:
- Tất cả các dây thần kinh cảm giác được chia thành dây A và dây C. Dây A được chia tiếp thành 4
loại A, A, A và A. Sự phân loại này dựa trên đường kính và tốc độ dẫn truyền của mỗi loại
dây thần kinh với dây thần kinh A là dây thần kinh lớn nhất và dẫn truyền nhanh nhất. Dây thần
kinh C không có bao myelin nên dẫn truyền chậm.
- Các dây thần kinh được phân chia thành 5 loại: IA, IB, II, III và IV, cũng dựa trên đường kính
và tốc độ dẫn truyền.
 Cường độ kích thích
DHQG
3
Cường độ kích thích được biểu hiện trong dây thần kinh cảm giác bằng hiện tượng tổng kế theo
không gian và thời gian.
- Thông thường một dây thần kinh cảm giác trong dây thần kinh ngoại biên chứa nhiều sợi, mỗi
sợi liên hệ với một số thụ thể ở đầu tận cùng của nó. Tập hợp của tất cả các thụ thể và sợi của
một dây thần kinh quyết định vùng cảm thụ của dây thần kinh đó. Một kích thích mạnh hoạt hóa
tất cả các sợi trong dây thần kinh và một kích thích yếu hơn hoạt hóa ít sợi hơn.
- Sự tăng dần cường độ kích thích được biểu hiện bằng việc tham gia của một số sợi song song
trong cùng một dây thần kinh (tổng kế theo không gian) hay bằng việc thay đổi tần số xung động
dẫn truyền trong dây thần kinh (tổng kế theo thời gian).
Tủy sống
 Cách tổ chức của tủy sống theo đoạn và theo hàng dọc. Tủy sống được chia thành 4 vùng: cổ,
ngực, lưng và cùng. Có 31 đoạn, xác định bằng 31 cặp thần kinh sống.
 Cấu trúc bên trong tủy sống. Tủy sống có hai vùng, chất xám và chất trắng. Chất xám ở vị trí trung
tâm, có hình chữ H, với hai sừng trước (phía bụng) và hai sừng sau (phía lưng). Chung quanh chất
xám là chất trắng. Chất trắng bao gồm các bó thần kinh đi lên (cảm giác) và đi xuống (vận động).
Dây thần kinh cảm giác đi qua rễ lưng của thần kinh sống vào sừng sau tủy sống. Thân tế bào nơrôn
cảm giác nằm tại hạch rễ lưng.
 Bó dẫn truyền thần kinh cảm giác. Thông tin cảm giác từ phần lớn cơ thể được chuyển đến não
qua các bó thần kinh dẫn truyền xung động đi lên trong tủy sống. Thông tin từ bên phải thân thể
thường được não bên trái phân tích do có sự bắt chéo của các dây thần kinh tại tủy sống hay tại hành
não.
- Bó tủy đồi thị trước: dẫn truyền cảm giác sờ thô sơ và cảm giác ép, bắt chéo tại tủy sống.
- Bó tủy đồi thị bên: dẫn truyền cảm giác đau và nhiệt, bắt chéo tại tủy sống.
- Bó cột sau (bó thon và bó chêm): dẫn truyền cảm giác sờ tinh vi và cảm giác bản thể, bắt chéo tại
hành não.
- Bó tủy tiểu não trước: dẫn truyền cảm giác bản thể từ hai bên thân thể về tiểu não, một số dây
thần kinh bắt chéo, một số không bắt chéo.
- Bó tủy tiểu não sau: dẫn truyền cảm giác bản thể từ một bên thân thể về tiểu não cùng bên,
không bắt chéo.
 Đốt da
- Ở người lớn một một thần kinh sống phân phối cho một vùng da chuyên biệt, gọi là đốt da. Tuy
một đốt da nhận sự phân phối thần kinh nhiều nhất từ đoạn tủy sống tương ứng nhưng những dây
thần kinh hướng tâm của các đoạn tủy sống lân cận cũng phân phối cho đốt da đó. Như vậy cắt
ngang một rễ thần kinh lưng ít gây mất cảm giác trong đốt da tương ứng. Muốn gây tê một đốt da
nào đó phải làm gián đoạn nhiều rễ thần kinh lưng nằm kề nhau.
- Bệnh zona minh họa rất rõ sự tổ chức theo đốt da. Lần đầu xâm nhập virus thủy đậu đi vào tế bào
hạch gai lưng và nằm tại đó trong nhiều năm. Khi được hoạt hóa trở lại virus này di chuyển dọc
theo các nhánh của sợi trục của tế bào thần kinh bị nhiễm và gây đau rát, chỉ giới hạn ở nửa bên
thân người chứ không vượt qua đường giữa.
DHQG
4
Vỏ não cảm giác thân thể
 Thùy sau tâm, nằm sau rãnh tâm của thùy đỉnh, là vùng vỏ não nguyên phát phụ trách nhận biết cảm
giác thân thể.
- Vùng vỏ não cảm giác nguyên phát (SI) nhận biết một cách có ý thức: (1) một kích thích đã xảy
ra, (2) tính chất kích thích, (3) định vị kích thích, (4) cường độ kích thích và (5) thời gian kích
thích.
- Vùng vỏ não SII: chức năng chưa rõ, nơi đây có sự biểu hiện thân thể đối xứng hai bên.
- Vùng vỏ não liên hợp: thông tin từ vùng SI được phân tích tiếp ý nghĩa của kích thích.
 Kích thích các vùng khác nhau của vùng này sẽ gây cảm giác tại những vùng chuyên biệt của cơ thể,
giúp thành lập bản đồ cảm giác. Có thể thấy phần trên vỏ não cảm giác liên quan đến chân và phần
dưới liên quan đến đầu. Đặc điểm nổi bật là vùng nào của cơ thể có mật độ thụ thể cao nhất được
biểu hiện bằng vùng lớn nhất của vỏ não cảm giác như vùng tay và mặt.
Xúc giác
 Thụ thể xúc giác
Tuy cảm giác xúc giác, ép và rung thường được phân loại thành những cảm giác riêng biệt
chúng được phát hiện bởi cùng một loại thụ thể xúc giác.
- Có ít nhất 6 loại thụ thể xúc giác.
+ Đầu thần kinh tự do được tìm thấy trong tất cả các vùng da cũng như trong giác mạc.
+ Tiểu thể Meissner có tính thích nghi nhanh, được tìm thấy trong những vùng da không có
lông như đầu ngón tay, môi, là những vùng đặc biệt nhạy cảm với kích thích xúc giác.
+ Đĩa Merkel được tìm thấy trong những vùng da không có lông và có lông, có tính thích nghi
chậm, đưa tín hiệu về sự tiếp xúc liên tục của một vật trên da.
+ Đầu thần kinh ở đáy mỗi sợi lông. Chúng thích nghi nhanh và phát hiện cử động của những
vật làm lông di chuyển.
+ Tiểu thể Ruffini nằm trong da và mô sâu hơn, cũng như bao khớp. Chúng ít thích nghi, do đó
đưa tín hiệu về tình trạng xúc giác và ép liên tục trên da hay cử động chung quanh khớp.
+ Thể Pacini nằm trong da và mô sâu hơn như bao bó cơ. Chúng thích nghi nhanh và được xem
là quan trọng để phát hiện cảm giác rung hay sự thay đổi nhanh tình trạng cơ học của mô.
Phần lớn các thụ thể xúc giác truyền tín hiệu cho những dây thần kinh lớn, có tốc độ dẫn truyền
nhanh. Ngược lại, các đầu thần kinh tự do liên kết với các dây thần kinh nhỏ, có bao myelin, và
dây thần kinh C không có bao myelin, dẫn truyền với tốc độ khá chậm.
- Mỗi thụ thể xúc giác đều phát hiện cảm giác rung. Tiểu thể Pacini phát hiện các kích thích
rung nhanh (30-800 chu kỳ/giây) liên kết với các dây thần kinh lớn, có bao myelin, dẫn truyền
nhanh. Rung ở tần số thấp (cho đến 80 chu kỳ/giây) kích thích tiểu thể Meissner và các thụ thể
xúc giác khác, thường dẫn truyền với tốc độ chậm và thích nghi chậm hơn là tiểu thể Pacini.
- Cảm giác nhột hay ngứa liên quan đến các đầu thần kinh tự do trong lớp nông của da dẫn
truyền chủ yếu qua dây thần kinh C. Chức năng của cảm giác này có lẽ là gây chú ý đến sự
kích thích da nhẹ, có thể giảm bớt bằng cách cử động hay gãi.
 Đường dẫn truyền cảm giác xúc giác trong hệ thống cột sau-bó dọc giữa
Tín hiệu từ các thụ thể xúc giác đi trong hệ thống cột sau-bó dọc giữa.
- Nơrôn 1. Khi đi vào tủy sống một số các dây thần kinh hướng tâm tạo xináp trong chất xám và
một số đi vào vùng cột sau và đi lên đến nhân cột sau ở hành não. Tại đây các dây thần kinh
DHQG
5
mang thông tin từ chi dưới tận cùng tại nhân thon (nucleus gracilis), trong khi các dây thần kinh
mang thông tin từ chi trên tận cùng tại nhân chêm (nucleus cuneatus).
- Nhân cột sau và bó dọc giữa. Sợi trục của các TB trong nhân thon và nhân chêm tạo thành bó
dọc giữa, bắt chéo qua đường giữa trong hành não. Bó này đi đến đồi thị và tận cùng trong nhân
bụng sau ngoài (VPL). Các nơrôn VPL đi vào vỏ trong và đến vỏ não cảm giác thân thể I (SI).
Có mối liên hệ từ điểm phát xuất ở vùng ngoại biên đến điểm tận cùng trong SI.
- Tín hiệu xúc giác từ mặt đi trong dây thần kinh V vào cầu não, tận cùng trong nhân cảm giác
của dây V. Từ đây các sợi trục bắt chéo qua đường giữa và đi lên song song với bó dọc giữa, đến
đồi thị, tận cùng trong nhân bụng sau trong (VPM).
- Vùng cảm giác thân thể vỏ não. Hồi sau tâm bao gồm vùng SI (vùng Brodman 3,1,và 2). Một
vùng cảm giác thân thể SII nằm phía sau SI (vùng Brodman 5 và 7) là vùng vỏ não liên hợp của
cảm giác thân thể. Trong SI thể tích vỏ não dành cho mỗi phần của cơ thể không bằng nhau.
Những bề mặt cơ thể có nhiều thụ thể có vùng đại diện lớn hơn các vùng có ít thụ thể.
 Đặc điểm của sự dẫn truyền và xử lý tín hiệu trong hệ thống cột sau-bó dọc giữa
- Dùng test phân biệt hai điểm để thử hệ thống cột sau-bó dọc giữa. Phương pháp này được
dùng để xác định khả năng phân biệt hai kích thích trên da tác dụng cùng lúc trên hai điểm riêng
biệt. Khả năng này thay đổi nhiều trên bề mặt cơ thể. Trên đầu ngón tay và môi hai điểm cách
nhau 1-2 mm có thể được phân biệt trong khi trên lưng chúng phải cách nhau 30-70 mm.
- Ức chế ngang là cơ chế trong hệ thần kinh để làm sắc nét sự dẫn truyền tín hiệu. Quá trình
này dùng sự ức chế tín hiệu từ phần ngoại biên của vùng cảm thụ để xác định rõ hơn giới hạn của
vùng bị kích thích. Trong hệ thống cột sau-bó dọc giữa ức chế ngang xảy ra tại nhân cột sau và
nhân đồi thị.
- Hệ thống cột sau-bó dọc giữa đặc biệt hữu hiệu trong việc cảm nhận kích thích thay đổi
nhanh và lặp lại là cơ sở của cảm giác rung. Khả năng này là do các tiểu thể Pacini thích nghi
nhanh có thể phát hiện những rung động đến 700 chu kỳ/giây và tiểu thể Meissner phát hiện tần
số thấp hơn, khoảng 200 chu kỳ/giây.
 Cảm giác bản thể là sự cảm nhận vị trí hay cử động thân thể. Sự kết hợp tín hiệu xúc giác, từ cơ
và thụ thể khớp, được hệ thần kinh sử dụng để cho cảm giác bản thể.
- Đối với cử động của những phần nhỏ của thân thể như ngón tay, thụ thể xúc giác trong da và bao
khớp được xem là đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tín hiệu bản thể.
- Đối với các động tác phức tạp của chi trên hay chi dưới, thoi cơ quyết định cảm giác bản thể. Khi
khớp co nhiều, sức căng trên dây chằng và mô sâu bên dưới chung quanh khớp có thể hoạt hóa
các tiểu thể Pacini và Ruffini. Tiểu thể Ruffini thích nghi nhanh, có lẽ chịu trách nhiệm phát hiện
tốc độ thay đổi của cử động.
 Dẫn truyền tín hiệu xúc giác thô sơ: hệ thống trước bên
Các tín hiệu đi trong các dây thần kinh C nhỏ có bao myelin và không có bao myelin có thể phát
xuất từ các thụ thể xúc giác trong da. Thông tin này được dẫn truyền chung với tín hiệu đau và nhiệt
trong phần trước bên của chất trắng tủy sống. Hệ thống trước bên đi đến đồi thị. Hệ thống này có khả
năng định vị kém hơn hệ thống cột sau-bó dọc giữa.
Cảm giác đau
Đau chủ yếu là cơ chế bảo vệ cơ thể vì nó không chỉ là một cảm giác đơn thuần mà là một đáp ứng với
tổn thương mô được tạo ra trong hệ thần kinh.
DHQG
6
 Thụ thể đau.Tất cả các thụ thể đau là đầu thần kinh tự do. Chúng được tìm thấy nhiều nhất trong da,
màng bao xương, thành động mạch, bề mặt khớp, màng cứng và liềm não.
 Phân loại: đau nhanh và đau chậm
- Cảm giác đau nhanh được cảm nhận khoảng 0,1 giây sau kích thích trong khi cảm giác đau chậm
bắt đầu 1 giây hay hơn sau kích thích.
- Cảm giác đau chậm thường kết hợp với tổn thương mô và có thể được mô tả như đau âm ỉ, đau
từng cơn hay đau mạn tính.
 Kích thích đau
- Thụ thể đau được hoạt hóa bởi các kích thích cơ học, nhiệt và hóa học.Kích thích cơ học và nhiệt
có khuynh hướng khởi sự đau nhanh. Kích thích hóa học có khuynh hướng khởi sự đau chậm tuy
không phải lúc nào cũng như thế.
- Tổn thương mô gây phóng thích H+ và K+ và kích thích sự tổng hợp prostaglandin và
bradykinin. Chúng được gọi là các chất gây đau nguyên phát vì nồng độ của các chất này liên
quan trực tiếp đến mức độ tổn thương mô và đến mức độ cảm nhận đau sau đó. Thêm nữa,
prostaglandin làm tăng thêm sự nhạy cảm của thụ thể đau. Xung động thần kinh do các chất gây
đau nguyên phát không chỉ đi về tủy sống mà còn kích thích các đầu tận cùng thần kinh khác.
Tại đây chúng kích thích sự phóng thích chất P. Chất P gấy phóng thích serotonin từ tiểu cầu,
histamin từ tế bào mast và bradykinin từ mạch máu; đó là các chất gây đau thứ phát.
- Thụ thể đau thích nghi rất chậm hay không thích nghi. Trong một số trường hợp, sự hoạt hóa các
thụ thể này càng ngày càng tăng khi kích thích đau tiếp tục tác dụng, được gọi là hiện tượng tăng
cảm giác đau (hyperalgesia).
 Dẫn truyền cảm giác đau
- Tín hiệu đau nhanh do kích thích cơ học hay nhiệt được dẫn truyền trong dây thần kinh
A và tín hiệu đau chậm, mạn tính được dẫn truyền trong dây thần kinh C. Các dây thần
kinh A dẫn truyền với vận tốc từ 6-30 m/giây còn dây thần kinh C dẫn truyền với vận tốc từ 0,5
đến 2,0 m/giây. Khi hai loại dây thần kinh này đi vào tủy sống, các nơrôn nhận tín hiệu từ dây
thần kinh A tạo ra bó tủy đồi thị mới trong khi các nơrôn nhận tín hiệu từ dây thần kinh C tạo ra
bó tủy đồi thị cũ.
- Bó tủy đồi thị mới (neospinothalamic tract) được sử dụng để định vị cảm giác đau.
+ Các sợi trục của các nơrôn bó tủy đồi thị mới bắt chéo qua đường giữa và đi lên trong chất
trắng của tủy sống như một phần của hệ thống tủy đồi thị trước bên. Một số các dây thần
kinh này tận cùng trong hệ lưới của thân não nhưng phần lớn đi đến nhân VPL của đồi thị.
+ Từ đồi thị các nơrôn tận cùng tại SI. Hệ thống này được sử dụng để định vị cảm giác đau.
- Hoạt động của bó tủy đồi thị cũ (paleospinothalamic tract) có thể tạo ra cảm giác khó chịu
của cảm giác đau.
+ Các nơrôn bó tủy đồi thị cũ bắt chéo qua đường giữa và đi lên trong hệ thống tủy đồi thị
trước bên. Chúng tận cùng trong thân não tại hệ lưới, cuống não trên và chất xám quanh ống.
Chúng cũng đi lên đồi thị và hạ đồi rồi từ đó lên SI.
+ Hệ lưới và các nhân đồi thị nhận tín hiệu đau từ bó tủy đồi thị cũ là một phần của hệ thống
báo động của thân não, điều này giải thích vì sao bệnh nhân bị đau mạn tính lại khó ngủ.
 Não và tủy sống: hệ thống ức chế đau nội sinh
DHQG
7
- Có sự biến thiên rõ rệt trong mức độ mà một người phản ứng với kích thích đau; điều đó phần
lớn là do có cơ chế ức chế đau trong hệ thần kinh trung ương. Sự ức chế đau này bao gồm ba
thành phần:
+ Chất xám quanh ống của trung não và phần trên cầu não, nhận tín hiệu từ các đường dẫn
truyền cảm giác đau đi lên và các đường dẫn truyền đi xuống từ hạ đồi và các vùng khác của
não trước.
+ Nhân raphe magnus (serotonin) và nhân paragigantocellularis (norepinephrine) trong hành
não nhận tín hiệu từ chất xám quanh ống và đi đến các nơrôn của sừng sau tủy sống.
+ Trong sừng sau tủy sống các nơrôn trung gian enkephalin nhận tín hiệu của các sợi trục đi
xuống từ nhân raphe magnus và các sợi trục này tạo xináp với các dây thần kinh đau đi vào
tủy sống. Hiện tượng này được gọi là ức chế trước xináp, có tác dụng làm gián đoạn sự dẫn
truyền tín hiệu đau trong các dây thần kinh cảm giác cấp 1. Tác dụng này là do ức chế kênh
canxi trong màng của đầu tận cùng dây thần kinh cảm giác.
+ Những dây thần kinh serotonergic cũng có tác dụng ức chế sau xináp đối với các nơrôn xử lý
các tín hiệu đau tại sừng sau.
+ Cơ chế tác dụng của các sợi trục noradrenergic từ hệ lưới hành não không được biết rõ
nhưng hệ thống này cũng dẫn đến sự gián đoạn dẫn truyền cảm giác đau ở sừng sau.
- Vai trò của chất xám quanh ống trong cảm nhận đau. Nơrôn trong chất xám quanh ống và
nhân raphe magnus có những thụ thể á phiện trên bề mặt màng TB. Khi bị kích thích bởi các
phức hợp á phiện ngoại sinh hay bởi các tác nhân á phiện nội sinh (endorphin và enkephalin) tìm
thấy trong não, chu trình ức chế đau bị hoạt hóa dẫn đến giảm cảm nhận đau.
- Cảm giác đau bị ức chế bởi một số loại kích thích xúc giác. Sự hoạt hóa các dây thần kinh
cảm giác xúc giác của sừng sau ức chế sự dần truyền các tín hiệu đau trong sừng sau, có lẽ do
vòng ức chế ngang. Tuy chưa hiểu rõ nhưng vòng ức chế này giải thích việc giảm đau khi chà
sát da gần nơi kích thích đau.
- Kích thích điện: giảm đau. Điện cực kích thích cho tác dụng vào tủy sống, đồi thị hay chất xám
quanh ống đã được dùng để làm giảm đau mạn tính. Mức độ kích thích có thể tăng lên hay giảm
xuống bởi bệnh nhân để ức chế đau hiệu quả hơn.
- Đau qui chiếu : đau ở nơi xa kích thích.
+ Đau qui chiếu thường liên quan đến các tín hiệu phát xuất từ một cơ quan hay mô bên trong
(tạng). Cơ chế chưa hiểu rõ nhưng có thể do các dây thần kinh cảm giác đau của tạng tạo
xináp với các nơrôn trong tủy sống cũng nhận tín hiệu đau từ các vùng da có vẻ không liên
quan gì đến vị trí kích thích tạng.
+ Một thí dụ thường gặp là đau tim được qui chiếu ra bên trái hàm và cổ hay cánh tay. Thay vì
kết hợp cảm giác đau với tim bệnh nhân cảm nhận đau ở mặt hay cánh tay. Điều này có nghĩa
là các tín hiệu từ tim hội tụ trên cùng các nơrôn nhận tín hiệu từ da.
+ Đau ruột thừa có thể được cảm nhận ở hai vị trí. Nếu ruột thừa đụng vào màng bụng có thể
thấy đau ở góc tư bụng dưới phải hay có thể tham chiếu tại vùng rốn hay cả hai vì các dây
thần kinh đau của tạng tận cùng trong các đoạn T10 hay T11 của tủy sống, nhận tín hiệu từ
da của các đốt da (dermatome) này.
Cảm giác nhiệt
 3 loại thụ thể của sự thay đổi nhiệt độ
DHQG
8
- Thụ thể đau chỉ được kích thích khi quá nóng hay quá lạnh. Trong trường hợp này là cảm nhận
đau thay vì cảm nhận nhiệt độ.
- Thụ thể nóng chuyên biệt chưa được xác định, cho đến nay được xem là đầu thần kinh tự do.
Tín hiệu nóng được dẫn truyền bởi dây thần kinh C.
- Thụ thể lạnh đã được xác định là đầu thần kinh nhỏ. Tín hiệu từ các thụ thể này được dẫn
truyền bởi các dây thần kinh A. Số lượng thụ thể lạnh lớn hơn thụ thể nóng 3-10 lần và mật độ
thay đổi từ 15-25/cm2
trên môi đến 3-5/ cm2
trên ngón tay.
 Kích thích nhiệt
- Nhiệt độ dưới 7C và trên 50C kích thích thụ thể đau. Nhiệt độ cao nhất cho sự hoạt hóa thụ
thể lạnh là 24C và thụ thể nóng là 45C. Thụ thể lạnh và nóng đều bị kích thích trong giới hạn
từ 31C đến 43C.
- Thụ thể nóng và lạnh đáp ứng với nhiệt độ ổn định và những thay đổi về nhiệt độ. Khi thụ
thể lạnh chịu sự thay giảm nhiệt độ đột ngột, lúc đầu nó bị kích thích mạnh nhưng sau đó vài
giây sự phát xung động giảm xuống nhiều. Tuy nhiên tốc độ giảm phát xung chậm hơn trong
khoảng 30 phút sau. Điều này có nghĩa là thụ thể nóng và lạnh đáp ứng với nhiệt độ ổn định và
với những thay đổi về nhiệt độ, giải thích vì sao nhiệt độ khí hậu bên ngoài sẽ được cảm thấy
lạnh hơn nếu người ta bước ra từ một môi trường ấm áp.
- Cơ chế kích thích thụ thể nhiệt liên quan đến sự thay đổi tốc độ chuyển hóa trong dây thần
kinh do sự thay đổi nhiệt độ. Đối với mỗi sự thay đổi nhiệt độ là 10C thì tốc độ phản ứng hóa
học trong TB thay đổi gấp 2 lần.
- Mật độ thụ thể nhiệt trên bề mặt da tương đối ít. Do đó những thay đổi về nhiệt độ chỉ ảnh
hưởng lên một vùng da nhỏ không được phát hiện hiệu quả bằng những thay đổi nhiệt độ ảnh
hưởng lên một vùng da lớn. Nếu toàn bộ cơ thể bị kích thích một sự thay đổi nhiệt độ chỉ bằng
0,01C cũng có thể được phát hiện. Tín hiệu nhiệt được dẫn truyền trong hệ thần kinh trung ương
song song với tín hiệu đau.
Rối loạn cảm giác
Triệu chứng và dấu hiệu cảm giác có thể do tổn thương bất kỳ nơi nào của hệ cảm giác. Sự phân bố
và tính chất của triệu chứng rất quan trọng để định vị nguồn gốc rối loạn cảm giác.
 Tổn thương rễ thần kinh và dây thần kinh
- Tổn thương rễ thần kinh sống (radiculopathy): thường do thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần
kinh. Biểu hiện là đau dọc theo rễ thần kinh, kèm theo cảm giác tê hay buốt. Nếu chỉ một rễ thần
kinh bị ảnh hưởng thường không mất cảm giác do hiện tượng trùng lắp của các vùng cảm thụ
của rex thần kinh lân cận.
- Tổn thương đa dây thần kinh (polyneuropathy): mất cảm giác đối xứng hai bên chi, chân bị nhiều
hơn tay. Nguyên nhân do rối loạn toàn thân, TD bệnh đái tháo đường, suy dinh dưỡng trong
nghiện rượu.
 Tổn thương tủy sống
- Nếu tủy sống bị tổn thương tất cả cảm giác bị mất phía dưới mức cắt ngang tủy sống.
- Hội chứng Brown-Séquard: tổn thương nửa tủy sống thì mất cảm giác bản thể bên đó và mất cảm
giác đau và nhiệt bên đối diện.
DHQG
9
- Chèn ép phần trung tâm tủy sống: thường gây mất cảm giác đau và nhiệt tại vùng tổn thuơng vì
các dây thần kinh bắt chéo đi vào bó tủy đồi thị thường nằm ở trung tâm.
 Tổn thương thân não: mất cảm giác đau và nhiệt bên đối diện.
 Tổn thương gian não và đồi thị: mất cảm giác đau, nhiệt, bản thể bên đối diện.
 Tổn thương vỏ não
- Không nhận biết được những sự vật phía đối diện với bên tổn thương (hemineglect). TD bị tổn
thương vỏ não đỉnh bên phải chỉ ăn một nửa đĩa thức ăn, viết trên một nửa trang giấy, cạo râu
một nửa bên... phía bên phải.
- Không đáp ứng với kích thích bên đối diện với bên tổn thương (hemi-inattention).
- Không sử dụng tay bên bị tổn thương.
- Không nhận biết được đồ vật dựa vào xúc giác và kết cấu.

More Related Content

What's hot

TÂY Y - KHÁM TIM,ÂM THỔI, HỘI CHỨNG VAN TIM
TÂY Y - KHÁM TIM,ÂM THỔI, HỘI CHỨNG VAN TIMTÂY Y - KHÁM TIM,ÂM THỔI, HỘI CHỨNG VAN TIM
TÂY Y - KHÁM TIM,ÂM THỔI, HỘI CHỨNG VAN TIM
Great Doctor
 
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SoM
 
ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI
ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚIĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI
ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI
SoM
 
GIẢI PHẪU ĐOAN NÃO
GIẢI PHẪU ĐOAN NÃOGIẢI PHẪU ĐOAN NÃO
GIẢI PHẪU ĐOAN NÃO
Tín Nguyễn-Trương
 
GIẢI PHẪU TIM
GIẢI PHẪU TIMGIẢI PHẪU TIM
GIẢI PHẪU TIM
SoM
 
THẦN KINH CHI DƯỚI
THẦN KINH CHI DƯỚITHẦN KINH CHI DƯỚI
THẦN KINH CHI DƯỚI
Tín Nguyễn-Trương
 
Cơ chi dưới - YHN
Cơ chi dưới - YHNCơ chi dưới - YHN
Cơ chi dưới - YHN
Trần Đương
 
Các bất thường bóng tim trên xquang
Các bất thường bóng tim trên xquangCác bất thường bóng tim trên xquang
Các bất thường bóng tim trên xquang
Michel Phuong
 
GIẢI PHẪU GIAN NÃO
GIẢI PHẪU GIAN NÃOGIẢI PHẪU GIAN NÃO
GIẢI PHẪU GIAN NÃO
Tín Nguyễn-Trương
 
VIÊM RUỘT THỪA
VIÊM RUỘT THỪAVIÊM RUỘT THỪA
VIÊM RUỘT THỪA
Great Doctor
 
Tam giác cảnh
Tam giác cảnhTam giác cảnh
Tam giác cảnh
youngunoistalented1995
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
SoM
 
GP hệ tiết niệu
GP hệ tiết niệuGP hệ tiết niệu
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANHỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
SoM
 
Các cơ hô hấp
Các cơ hô hấpCác cơ hô hấp
Các cơ hô hấp
Dr NgocSâm
 
Cơ chi trên
Cơ chi trênCơ chi trên
Tủy sống
Tủy sốngTủy sống
Tủy sống
Song sau
 
SINH LÝ THỊ GIÁC
SINH LÝ THỊ GIÁCSINH LÝ THỊ GIÁC
SINH LÝ THỊ GIÁC
SoM
 

What's hot (20)

TÂY Y - KHÁM TIM,ÂM THỔI, HỘI CHỨNG VAN TIM
TÂY Y - KHÁM TIM,ÂM THỔI, HỘI CHỨNG VAN TIMTÂY Y - KHÁM TIM,ÂM THỔI, HỘI CHỨNG VAN TIM
TÂY Y - KHÁM TIM,ÂM THỔI, HỘI CHỨNG VAN TIM
 
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
 
ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI
ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚIĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI
ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI
 
GIẢI PHẪU ĐOAN NÃO
GIẢI PHẪU ĐOAN NÃOGIẢI PHẪU ĐOAN NÃO
GIẢI PHẪU ĐOAN NÃO
 
GIẢI PHẪU TIM
GIẢI PHẪU TIMGIẢI PHẪU TIM
GIẢI PHẪU TIM
 
THẦN KINH CHI DƯỚI
THẦN KINH CHI DƯỚITHẦN KINH CHI DƯỚI
THẦN KINH CHI DƯỚI
 
Cơ chi dưới - YHN
Cơ chi dưới - YHNCơ chi dưới - YHN
Cơ chi dưới - YHN
 
Các bất thường bóng tim trên xquang
Các bất thường bóng tim trên xquangCác bất thường bóng tim trên xquang
Các bất thường bóng tim trên xquang
 
GIẢI PHẪU GIAN NÃO
GIẢI PHẪU GIAN NÃOGIẢI PHẪU GIAN NÃO
GIẢI PHẪU GIAN NÃO
 
VIÊM RUỘT THỪA
VIÊM RUỘT THỪAVIÊM RUỘT THỪA
VIÊM RUỘT THỪA
 
Tam giác cảnh
Tam giác cảnhTam giác cảnh
Tam giác cảnh
 
Bai 14 he than kinh
Bai 14 he than kinhBai 14 he than kinh
Bai 14 he than kinh
 
Giải phẫu vùng chi trên
Giải phẫu vùng chi trênGiải phẫu vùng chi trên
Giải phẫu vùng chi trên
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
 
GP hệ tiết niệu
GP hệ tiết niệuGP hệ tiết niệu
GP hệ tiết niệu
 
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANHỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
 
Các cơ hô hấp
Các cơ hô hấpCác cơ hô hấp
Các cơ hô hấp
 
Cơ chi trên
Cơ chi trênCơ chi trên
Cơ chi trên
 
Tủy sống
Tủy sốngTủy sống
Tủy sống
 
SINH LÝ THỊ GIÁC
SINH LÝ THỊ GIÁCSINH LÝ THỊ GIÁC
SINH LÝ THỊ GIÁC
 

Viewers also liked

Hipervinculos
Hipervinculos Hipervinculos
MEOS Q3 2016
MEOS Q3 2016MEOS Q3 2016
MEOS Q3 2016
ManpowerGroup UK
 
гр рада зверн по тарифах дербеньов ш
гр рада зверн по тарифах дербеньов  шгр рада зверн по тарифах дербеньов  ш
гр рада зверн по тарифах дербеньов ш
Nova Gromada
 
Грипп 2016
Грипп 2016Грипп 2016
Грипп 2016
sk1ll
 
яльчики петрова ти
яльчики петрова тияльчики петрова ти
яльчики петрова ти
sk1ll
 
05
0505
Moldes de navios
Moldes de naviosMoldes de navios
Moldes de navios
Roseli Aparecida Tavares
 
Magda canales delgado_aula 15.docx
Magda canales delgado_aula 15.docxMagda canales delgado_aula 15.docx
Magda canales delgado_aula 15.docx
Matematica2APV
 
Clinical Research Jobs and Career Prospects
Clinical Research Jobs and Career ProspectsClinical Research Jobs and Career Prospects
Clinical Research Jobs and Career Prospects
www.CLINIINDIA.com .
 
CÁCH KHÁM VÀ GHI SƠ ĐỒ RĂNG TRONG CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT
CÁCH KHÁM VÀ GHI SƠ ĐỒ RĂNG TRONG CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶTCÁCH KHÁM VÀ GHI SƠ ĐỒ RĂNG TRONG CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT
CÁCH KHÁM VÀ GHI SƠ ĐỒ RĂNG TRONG CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT
SoM
 
Meos Q1 2017
Meos Q1 2017Meos Q1 2017
Meos Q1 2017
ManpowerGroup UK
 
Final report
Final reportFinal report
Final report
Farhana Mahamud
 
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔITĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
SoM
 
Cleaning the Horizontal Laminar Flow Hood
Cleaning the Horizontal Laminar Flow Hood Cleaning the Horizontal Laminar Flow Hood
Cleaning the Horizontal Laminar Flow Hood
Kdurant36
 
La constitución de 1857
La constitución de 1857La constitución de 1857
La constitución de 1857
Leobardo Amparan Garcia
 

Viewers also liked (16)

Hipervinculos
Hipervinculos Hipervinculos
Hipervinculos
 
MEOS Q3 2016
MEOS Q3 2016MEOS Q3 2016
MEOS Q3 2016
 
гр рада зверн по тарифах дербеньов ш
гр рада зверн по тарифах дербеньов  шгр рада зверн по тарифах дербеньов  ш
гр рада зверн по тарифах дербеньов ш
 
Грипп 2016
Грипп 2016Грипп 2016
Грипп 2016
 
яльчики петрова ти
яльчики петрова тияльчики петрова ти
яльчики петрова ти
 
05
0505
05
 
Moldes de navios
Moldes de naviosMoldes de navios
Moldes de navios
 
Magda canales delgado_aula 15.docx
Magda canales delgado_aula 15.docxMagda canales delgado_aula 15.docx
Magda canales delgado_aula 15.docx
 
Clinical Research Jobs and Career Prospects
Clinical Research Jobs and Career ProspectsClinical Research Jobs and Career Prospects
Clinical Research Jobs and Career Prospects
 
CÁCH KHÁM VÀ GHI SƠ ĐỒ RĂNG TRONG CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT
CÁCH KHÁM VÀ GHI SƠ ĐỒ RĂNG TRONG CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶTCÁCH KHÁM VÀ GHI SƠ ĐỒ RĂNG TRONG CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT
CÁCH KHÁM VÀ GHI SƠ ĐỒ RĂNG TRONG CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT
 
Meos Q1 2017
Meos Q1 2017Meos Q1 2017
Meos Q1 2017
 
Final report
Final reportFinal report
Final report
 
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔITĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
 
Dengue
DengueDengue
Dengue
 
Cleaning the Horizontal Laminar Flow Hood
Cleaning the Horizontal Laminar Flow Hood Cleaning the Horizontal Laminar Flow Hood
Cleaning the Horizontal Laminar Flow Hood
 
La constitución de 1857
La constitución de 1857La constitución de 1857
La constitución de 1857
 

Similar to HỆ CẢM GIÁC

Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giacSinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
Dr NgocSâm
 
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SoM
 
hệ thần kinh.docx
hệ thần kinh.docxhệ thần kinh.docx
hệ thần kinh.docx
NguynThYnNhi57
 
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNGVÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
SoM
 
Thiền và Khoa Học Thần Kinh
Thiền và Khoa Học Thần KinhThiền và Khoa Học Thần Kinh
Thiền và Khoa Học Thần Kinh
Little Daisy
 
Tiếng anh chuyên ngành
Tiếng anh chuyên ngànhTiếng anh chuyên ngành
Tiếng anh chuyên ngành
cat9397
 
Não bộ
Não bộNão bộ
Não bộ
Dr NgocSâm
 
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8 trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8 Jackson Linh
 
Sinh lý hệ thần kinh vận động
Sinh lý  hệ thần kinh vận độngSinh lý  hệ thần kinh vận động
Sinh lý hệ thần kinh vận động
Thạch Thông
 
Giải phẫu não 2
Giải phẫu não 2Giải phẫu não 2
Giải phẫu não 2
youngunoistalented1995
 
0.2. TIẾP CẬN BỆNH NHÂN THẦN KINH.pdf
0.2. TIẾP CẬN BỆNH NHÂN THẦN KINH.pdf0.2. TIẾP CẬN BỆNH NHÂN THẦN KINH.pdf
0.2. TIẾP CẬN BỆNH NHÂN THẦN KINH.pdf
Kietluntunho
 
Than kinh thuc vat cao phi phong (2018)
Than kinh thuc vat   cao phi phong (2018)Than kinh thuc vat   cao phi phong (2018)
Than kinh thuc vat cao phi phong (2018)
Quang Hạ Trần
 
GPTK.pptx
GPTK.pptxGPTK.pptx
GPTK.pptx
TranNhan52
 
CÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐC
CÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐCCÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐC
CÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐC
Dr Hoc
 
Tiep can thuc hanh hoi chung đau le minh novartis event may 2012 (copy to cd)
Tiep can thuc hanh hoi chung đau  le minh novartis event may 2012 (copy to cd)Tiep can thuc hanh hoi chung đau  le minh novartis event may 2012 (copy to cd)
Tiep can thuc hanh hoi chung đau le minh novartis event may 2012 (copy to cd)
Dr NgocSâm
 
HỆ CẢM GIÁC
HỆ CẢM GIÁCHỆ CẢM GIÁC
HỆ CẢM GIÁC
SoM
 
TIỂU NÃO
TIỂU NÃOTIỂU NÃO
TIỂU NÃO
SoM
 
đIều trị đau
đIều trị đauđIều trị đau
đIều trị đau
Nguyễn Bá Khánh Hòa
 
HỆ THẦN KINH THỰC VẬT.pdf
HỆ THẦN KINH THỰC VẬT.pdfHỆ THẦN KINH THỰC VẬT.pdf
HỆ THẦN KINH THỰC VẬT.pdf
timmythai huynh
 

Similar to HỆ CẢM GIÁC (20)

Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giacSinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
 
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
 
đề Cương-sinh-lý-2
đề Cương-sinh-lý-2đề Cương-sinh-lý-2
đề Cương-sinh-lý-2
 
hệ thần kinh.docx
hệ thần kinh.docxhệ thần kinh.docx
hệ thần kinh.docx
 
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNGVÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO TRONG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
 
Thiền và Khoa Học Thần Kinh
Thiền và Khoa Học Thần KinhThiền và Khoa Học Thần Kinh
Thiền và Khoa Học Thần Kinh
 
Tiếng anh chuyên ngành
Tiếng anh chuyên ngànhTiếng anh chuyên ngành
Tiếng anh chuyên ngành
 
Não bộ
Não bộNão bộ
Não bộ
 
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8 trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8
 
Sinh lý hệ thần kinh vận động
Sinh lý  hệ thần kinh vận độngSinh lý  hệ thần kinh vận động
Sinh lý hệ thần kinh vận động
 
Giải phẫu não 2
Giải phẫu não 2Giải phẫu não 2
Giải phẫu não 2
 
0.2. TIẾP CẬN BỆNH NHÂN THẦN KINH.pdf
0.2. TIẾP CẬN BỆNH NHÂN THẦN KINH.pdf0.2. TIẾP CẬN BỆNH NHÂN THẦN KINH.pdf
0.2. TIẾP CẬN BỆNH NHÂN THẦN KINH.pdf
 
Than kinh thuc vat cao phi phong (2018)
Than kinh thuc vat   cao phi phong (2018)Than kinh thuc vat   cao phi phong (2018)
Than kinh thuc vat cao phi phong (2018)
 
GPTK.pptx
GPTK.pptxGPTK.pptx
GPTK.pptx
 
CÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐC
CÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐCCÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐC
CÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐC
 
Tiep can thuc hanh hoi chung đau le minh novartis event may 2012 (copy to cd)
Tiep can thuc hanh hoi chung đau  le minh novartis event may 2012 (copy to cd)Tiep can thuc hanh hoi chung đau  le minh novartis event may 2012 (copy to cd)
Tiep can thuc hanh hoi chung đau le minh novartis event may 2012 (copy to cd)
 
HỆ CẢM GIÁC
HỆ CẢM GIÁCHỆ CẢM GIÁC
HỆ CẢM GIÁC
 
TIỂU NÃO
TIỂU NÃOTIỂU NÃO
TIỂU NÃO
 
đIều trị đau
đIều trị đauđIều trị đau
đIều trị đau
 
HỆ THẦN KINH THỰC VẬT.pdf
HỆ THẦN KINH THỰC VẬT.pdfHỆ THẦN KINH THỰC VẬT.pdf
HỆ THẦN KINH THỰC VẬT.pdf
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
SoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
SoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
SoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
SoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
SoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
SoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
SoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
SoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
SoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
SoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
SoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
SoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
SoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
SoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
SoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
SoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
SoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
SoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

B13 Thươc điều chỉnh rối loạn tiêu hóa_ xử lý ngộ độc thuốc.pdf
B13 Thươc điều chỉnh rối loạn tiêu hóa_ xử lý ngộ độc thuốc.pdfB13 Thươc điều chỉnh rối loạn tiêu hóa_ xử lý ngộ độc thuốc.pdf
B13 Thươc điều chỉnh rối loạn tiêu hóa_ xử lý ngộ độc thuốc.pdf
HongBiThi1
 
Quy trình chuẩn bị, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất m...
Quy trình chuẩn bị, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất m...Quy trình chuẩn bị, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất m...
Quy trình chuẩn bị, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất m...
Công ty cổ phần GMPc Việt Nam | Tư vấn GMP, HS GMP, CGMP ASEAN, EU GMP, WHO GMP
 
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảoSản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
HongBiThi1
 
B8 KHÁNG SINH.pdf rất hay cần phải đọc nhiều
B8 KHÁNG SINH.pdf rất hay cần phải đọc nhiềuB8 KHÁNG SINH.pdf rất hay cần phải đọc nhiều
B8 KHÁNG SINH.pdf rất hay cần phải đọc nhiều
HongBiThi1
 
Quy trình đánh giá đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thu...
Quy trình đánh giá đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thu...Quy trình đánh giá đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thu...
Quy trình đánh giá đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thu...
Công ty cổ phần GMPc Việt Nam | Tư vấn GMP, HS GMP, CGMP ASEAN, EU GMP, WHO GMP
 
SGK Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú Y4.pdf
SGK Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú Y4.pdfSGK Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú Y4.pdf
SGK Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú Y4.pdf
HongBiThi1
 
Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...
Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...
Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...
Công ty cổ phần GMPc Việt Nam | Tư vấn GMP, HS GMP, CGMP ASEAN, EU GMP, WHO GMP
 
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...
TBFTTH
 
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
Công ty cổ phần GMPc Việt Nam | Tư vấn GMP, HS GMP, CGMP ASEAN, EU GMP, WHO GMP
 
B14 Hormone và kháng hormone.pdf glucocorticoid
B14 Hormone và kháng hormone.pdf glucocorticoidB14 Hormone và kháng hormone.pdf glucocorticoid
B14 Hormone và kháng hormone.pdf glucocorticoid
HongBiThi1
 
B8 THUỐC KHÁNG NẤM.pdf quá hay và chất, cực kỳ tâm huyết
B8 THUỐC KHÁNG NẤM.pdf quá hay và chất, cực kỳ tâm huyếtB8 THUỐC KHÁNG NẤM.pdf quá hay và chất, cực kỳ tâm huyết
B8 THUỐC KHÁNG NẤM.pdf quá hay và chất, cực kỳ tâm huyết
HongBiThi1
 
B12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bàn
B12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bànB12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bàn
B12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bàn
HongBiThi1
 
SGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dân
SGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dânSGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dân
SGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dân
HongBiThi1
 
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọngSinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
HongBiThi1
 
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdfSGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
HongBiThi1
 
Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ 5-tap-1
Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ  5-tap-1Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ  5-tap-1
Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ 5-tap-1
anhchetdi
 
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩB11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
fdgdfsgsdfgsdf
 
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu...
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu...Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu...
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu...
Công ty cổ phần GMPc Việt Nam | Tư vấn GMP, HS GMP, CGMP ASEAN, EU GMP, WHO GMP
 
Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...
Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...
Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...
Phngon26
 
B5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hay
B5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hayB5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hay
B5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hay
HongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

B13 Thươc điều chỉnh rối loạn tiêu hóa_ xử lý ngộ độc thuốc.pdf
B13 Thươc điều chỉnh rối loạn tiêu hóa_ xử lý ngộ độc thuốc.pdfB13 Thươc điều chỉnh rối loạn tiêu hóa_ xử lý ngộ độc thuốc.pdf
B13 Thươc điều chỉnh rối loạn tiêu hóa_ xử lý ngộ độc thuốc.pdf
 
Quy trình chuẩn bị, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất m...
Quy trình chuẩn bị, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất m...Quy trình chuẩn bị, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất m...
Quy trình chuẩn bị, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất m...
 
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảoSản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
 
B8 KHÁNG SINH.pdf rất hay cần phải đọc nhiều
B8 KHÁNG SINH.pdf rất hay cần phải đọc nhiềuB8 KHÁNG SINH.pdf rất hay cần phải đọc nhiều
B8 KHÁNG SINH.pdf rất hay cần phải đọc nhiều
 
Quy trình đánh giá đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thu...
Quy trình đánh giá đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thu...Quy trình đánh giá đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thu...
Quy trình đánh giá đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thu...
 
SGK Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú Y4.pdf
SGK Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú Y4.pdfSGK Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú Y4.pdf
SGK Lồng ruột cấp tính ở trẻ còn bú Y4.pdf
 
Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...
Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...
Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...
 
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN BẰNG CHỨNG CHO BỆNH LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀN...
 
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
 
B14 Hormone và kháng hormone.pdf glucocorticoid
B14 Hormone và kháng hormone.pdf glucocorticoidB14 Hormone và kháng hormone.pdf glucocorticoid
B14 Hormone và kháng hormone.pdf glucocorticoid
 
B8 THUỐC KHÁNG NẤM.pdf quá hay và chất, cực kỳ tâm huyết
B8 THUỐC KHÁNG NẤM.pdf quá hay và chất, cực kỳ tâm huyếtB8 THUỐC KHÁNG NẤM.pdf quá hay và chất, cực kỳ tâm huyết
B8 THUỐC KHÁNG NẤM.pdf quá hay và chất, cực kỳ tâm huyết
 
B12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bàn
B12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bànB12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bàn
B12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bàn
 
SGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dân
SGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dânSGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dân
SGK đột quỵ não.pdf quan trọng cho cả NVYT và người dân
 
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọngSinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
 
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdfSGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
 
Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ 5-tap-1
Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ  5-tap-1Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ  5-tap-1
Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ 5-tap-1
 
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩB11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
 
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu...
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu...Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu...
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu...
 
Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...
Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...
Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...
 
B5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hay
B5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hayB5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hay
B5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hay
 

HỆ CẢM GIÁC

  • 1. DHQG 1 CẢM GIÁC THÂN THỂ Hệ thần kinh là hệ thống giúp cơ thể tương tác với môi trường bên ngoài và môi trường bên trong cơ thể. Chức năng tổng quát của hệ thần kinh là phát hiện bằng cảm giác, xử lý thông tin và biểu hiện hành vi. Phát hiện bằng cảm giác là quá trình nơrôn biến đổi năng lượng của môi trường thành tín hiệu thần kinh. Xử lý thông tin là quá trình học tập và thành lập trí nhớ. Biểu hiện hành vi là đáp ứng của cơ thể với môi trường, qua các cử động do co thắt cơ hay qua sự bài tiết của các tuyến. Như vậy về mặt chức năng hệ thần kinh được chia thành hệ cảm giác (đầu vào) và hệ vận động (đầu ra). Hệ cảm giác bao gồm: - Thụ thể: cảm biến kích thích thành xung động thần kinh. - Dây thần kinh cảm giác: dẫn truyền xung động về hệ thần kinh trung ương. - Hệ thần kinh trung ương: xử lý tín hiệu thần kinh. Cảm giác thân thể bao gồm ba loại chính: - cảm giác cơ học: xúc giác tinh vi, xúc giác thô sơ, ép, rung và cảm giác bản thể. - cảm giác nhiệt: nóng, lạnh. - cảm giác độc hại: phát hiện mô bị tổn thương hay các phân tử trung gian của cảm giác đau. Cảm giác bên ngoài là cảm giác phát xuất từ sự kích thích các cấu trúc bề mặt như da và mô dưới da, hay các cấu trúc sâu hơn hơn bao gồm cơ, bao bó cơ và gân cơ. Ngược lại, tín hiệu cảm giác từ các cơ quan bên trong được gọi là cảm giác tạng. Thụ thể cảm giác  Có năm loại thụ thể cảm giác căn bản - Thụ thể cơ học, phát hiện sự biến dạng vật lý của màng thụ thể hay mô xung quanh thụ thể. - Thụ thể nhiệt, phát hiện những thay đổi về nhiệt độ trong thụ thể. - Thụ thể độc hại, phát hiện tổn thương vật lý hay hóa học của thụ thể hay mô xung quanh thụ thể. - Thụ thể ánh sáng, phát hiện ánh sáng chiếu lên võng mạc. - Thụ thể hóa học nhận cảm vị giác và khứu giác, nồng độ O2 và CO2 trong máu, và nồng độ thẩm thấu của dịch trong mô.  Thụ thể cảm giác nhạy cảm với một loại kích thích đặc biệt. Một khi bị kích thích thụ thể sẽ khởi sinh điện thế động trong dây thần kinh cảm giác. Xung động hay điện thế động đều giống nhau trong tất cả các dây thần kinh cảm giác tuy có thể khác nhau về cường độ và tần số. Chúng ta phân biệt được cảm giác này với cảm giác khác tùy vào vị trí tận cùng của dây thần kinh cảm giác trong hệ thần kinh. TD điện thế động được dẫn truyền trong dây thần kinh và nơrôn của hệ thống tủy đồi thị trước bên được cảm nhận là cảm giác đau, trong khi điện thế
  • 2. DHQG 2 động được dẫn truyền trong hệ thống cột sau-bó dọc giữa được phân biệt là xúc giác hay cảm giác ép.  Thụ thể cảm giác cảm biến kích thích vật lý hóa học thành xung động thần kinh. - Khi được kích thích phù hợp một dòng điện được tạo ra tại thụ thể - gọi là điện thế cảm thụ- không phân biệt là kích thích cơ học, hóa học hay vật lý. Quá trình cảm biến dẫn đến sự thay đổi trong tính thấm của màng thụ thể và sau đó là sự thay đổi trong sự sai biệt điện thế ngang qua màng. Biên độ điện thế cảm thụ tối đa khoảng 100 mV, khi tính thấm của màng thụ thể đối với natri ở mức tối đa. - Chỉ khi điện thế cảm thụ vượt qua ngưỡng thì một điện thế động tự lan truyền mới được khởi sự trong dây thần kinh. - Điện thế cảm thụ giảm dần với thời gian và không gian. - Điện thế cảm thụ tỉ lệ với cường độ kích thích. Khi cường độ kích thích tăng, điện thế động thường tăng về tần số. Biên độ điện thế cảm thụ có thể thay đổi nhiều với một sự thay đổi nhỏ của cường độ nhưng sau đó chỉ tăng ít với cường độ kích thích lớn hơn.  Thụ thể cảm giác thích nghi một phần hay hoàn toàn với kích thích theo thời gian. - Sự thích nghi xảy ra theo một trong hai cơ chế. + Thứ nhất, các đặc tính vật lý hóa học của thụ thể có thể thay đổi do tác nhân kích thích; thí dụ khi tiểu thể Pacini bị biến dạng, dịch trong các lớp đồng tâm sẽ phân phối lại sức ép. Sự tái phân phối này được phản ánh bằng sự giảm tính thấm của màng nên điện thế cảm thụ giảm. + Thứ hai, quá trình thích nghi xảy ra trong dây thần kinh cảm giác có thể do bất hoạt kênh natri theo thời gian. - Thụ thể cảm giác được phân loại là thích nghi chậm hay nhanh. + Thụ thể thích nghi chậm tiếp tục dẫn truyền tín hiệu với tần số ít thay đổi trong khi tác nhân kích thích vẫn còn tác dụng. Do đó chúng được gọi là thụ thể trương lực và có khả năng đưa tín hiệu về kích thích trong thời gian dài. Thí dụ thoi cơ, cơ quan Golgi của gân cơ, thụ thể áp suất và thụ thể hóa học. + Thụ thể thích nghi nhanh chỉ bị kích thích khi cường độ kích thích thay đổi, do đó chúng được gọi là thụ thể phát hiện cử động, thí dụ tiểu thể Pacini, thụ thể trong ống bán khuyên và tại khớp. Dây thần kinh cảm giác  Phân loại dây thần kinh cảm giác. Có hai cách phân loại: - Tất cả các dây thần kinh cảm giác được chia thành dây A và dây C. Dây A được chia tiếp thành 4 loại A, A, A và A. Sự phân loại này dựa trên đường kính và tốc độ dẫn truyền của mỗi loại dây thần kinh với dây thần kinh A là dây thần kinh lớn nhất và dẫn truyền nhanh nhất. Dây thần kinh C không có bao myelin nên dẫn truyền chậm. - Các dây thần kinh được phân chia thành 5 loại: IA, IB, II, III và IV, cũng dựa trên đường kính và tốc độ dẫn truyền.  Cường độ kích thích
  • 3. DHQG 3 Cường độ kích thích được biểu hiện trong dây thần kinh cảm giác bằng hiện tượng tổng kế theo không gian và thời gian. - Thông thường một dây thần kinh cảm giác trong dây thần kinh ngoại biên chứa nhiều sợi, mỗi sợi liên hệ với một số thụ thể ở đầu tận cùng của nó. Tập hợp của tất cả các thụ thể và sợi của một dây thần kinh quyết định vùng cảm thụ của dây thần kinh đó. Một kích thích mạnh hoạt hóa tất cả các sợi trong dây thần kinh và một kích thích yếu hơn hoạt hóa ít sợi hơn. - Sự tăng dần cường độ kích thích được biểu hiện bằng việc tham gia của một số sợi song song trong cùng một dây thần kinh (tổng kế theo không gian) hay bằng việc thay đổi tần số xung động dẫn truyền trong dây thần kinh (tổng kế theo thời gian). Tủy sống  Cách tổ chức của tủy sống theo đoạn và theo hàng dọc. Tủy sống được chia thành 4 vùng: cổ, ngực, lưng và cùng. Có 31 đoạn, xác định bằng 31 cặp thần kinh sống.  Cấu trúc bên trong tủy sống. Tủy sống có hai vùng, chất xám và chất trắng. Chất xám ở vị trí trung tâm, có hình chữ H, với hai sừng trước (phía bụng) và hai sừng sau (phía lưng). Chung quanh chất xám là chất trắng. Chất trắng bao gồm các bó thần kinh đi lên (cảm giác) và đi xuống (vận động). Dây thần kinh cảm giác đi qua rễ lưng của thần kinh sống vào sừng sau tủy sống. Thân tế bào nơrôn cảm giác nằm tại hạch rễ lưng.  Bó dẫn truyền thần kinh cảm giác. Thông tin cảm giác từ phần lớn cơ thể được chuyển đến não qua các bó thần kinh dẫn truyền xung động đi lên trong tủy sống. Thông tin từ bên phải thân thể thường được não bên trái phân tích do có sự bắt chéo của các dây thần kinh tại tủy sống hay tại hành não. - Bó tủy đồi thị trước: dẫn truyền cảm giác sờ thô sơ và cảm giác ép, bắt chéo tại tủy sống. - Bó tủy đồi thị bên: dẫn truyền cảm giác đau và nhiệt, bắt chéo tại tủy sống. - Bó cột sau (bó thon và bó chêm): dẫn truyền cảm giác sờ tinh vi và cảm giác bản thể, bắt chéo tại hành não. - Bó tủy tiểu não trước: dẫn truyền cảm giác bản thể từ hai bên thân thể về tiểu não, một số dây thần kinh bắt chéo, một số không bắt chéo. - Bó tủy tiểu não sau: dẫn truyền cảm giác bản thể từ một bên thân thể về tiểu não cùng bên, không bắt chéo.  Đốt da - Ở người lớn một một thần kinh sống phân phối cho một vùng da chuyên biệt, gọi là đốt da. Tuy một đốt da nhận sự phân phối thần kinh nhiều nhất từ đoạn tủy sống tương ứng nhưng những dây thần kinh hướng tâm của các đoạn tủy sống lân cận cũng phân phối cho đốt da đó. Như vậy cắt ngang một rễ thần kinh lưng ít gây mất cảm giác trong đốt da tương ứng. Muốn gây tê một đốt da nào đó phải làm gián đoạn nhiều rễ thần kinh lưng nằm kề nhau. - Bệnh zona minh họa rất rõ sự tổ chức theo đốt da. Lần đầu xâm nhập virus thủy đậu đi vào tế bào hạch gai lưng và nằm tại đó trong nhiều năm. Khi được hoạt hóa trở lại virus này di chuyển dọc theo các nhánh của sợi trục của tế bào thần kinh bị nhiễm và gây đau rát, chỉ giới hạn ở nửa bên thân người chứ không vượt qua đường giữa.
  • 4. DHQG 4 Vỏ não cảm giác thân thể  Thùy sau tâm, nằm sau rãnh tâm của thùy đỉnh, là vùng vỏ não nguyên phát phụ trách nhận biết cảm giác thân thể. - Vùng vỏ não cảm giác nguyên phát (SI) nhận biết một cách có ý thức: (1) một kích thích đã xảy ra, (2) tính chất kích thích, (3) định vị kích thích, (4) cường độ kích thích và (5) thời gian kích thích. - Vùng vỏ não SII: chức năng chưa rõ, nơi đây có sự biểu hiện thân thể đối xứng hai bên. - Vùng vỏ não liên hợp: thông tin từ vùng SI được phân tích tiếp ý nghĩa của kích thích.  Kích thích các vùng khác nhau của vùng này sẽ gây cảm giác tại những vùng chuyên biệt của cơ thể, giúp thành lập bản đồ cảm giác. Có thể thấy phần trên vỏ não cảm giác liên quan đến chân và phần dưới liên quan đến đầu. Đặc điểm nổi bật là vùng nào của cơ thể có mật độ thụ thể cao nhất được biểu hiện bằng vùng lớn nhất của vỏ não cảm giác như vùng tay và mặt. Xúc giác  Thụ thể xúc giác Tuy cảm giác xúc giác, ép và rung thường được phân loại thành những cảm giác riêng biệt chúng được phát hiện bởi cùng một loại thụ thể xúc giác. - Có ít nhất 6 loại thụ thể xúc giác. + Đầu thần kinh tự do được tìm thấy trong tất cả các vùng da cũng như trong giác mạc. + Tiểu thể Meissner có tính thích nghi nhanh, được tìm thấy trong những vùng da không có lông như đầu ngón tay, môi, là những vùng đặc biệt nhạy cảm với kích thích xúc giác. + Đĩa Merkel được tìm thấy trong những vùng da không có lông và có lông, có tính thích nghi chậm, đưa tín hiệu về sự tiếp xúc liên tục của một vật trên da. + Đầu thần kinh ở đáy mỗi sợi lông. Chúng thích nghi nhanh và phát hiện cử động của những vật làm lông di chuyển. + Tiểu thể Ruffini nằm trong da và mô sâu hơn, cũng như bao khớp. Chúng ít thích nghi, do đó đưa tín hiệu về tình trạng xúc giác và ép liên tục trên da hay cử động chung quanh khớp. + Thể Pacini nằm trong da và mô sâu hơn như bao bó cơ. Chúng thích nghi nhanh và được xem là quan trọng để phát hiện cảm giác rung hay sự thay đổi nhanh tình trạng cơ học của mô. Phần lớn các thụ thể xúc giác truyền tín hiệu cho những dây thần kinh lớn, có tốc độ dẫn truyền nhanh. Ngược lại, các đầu thần kinh tự do liên kết với các dây thần kinh nhỏ, có bao myelin, và dây thần kinh C không có bao myelin, dẫn truyền với tốc độ khá chậm. - Mỗi thụ thể xúc giác đều phát hiện cảm giác rung. Tiểu thể Pacini phát hiện các kích thích rung nhanh (30-800 chu kỳ/giây) liên kết với các dây thần kinh lớn, có bao myelin, dẫn truyền nhanh. Rung ở tần số thấp (cho đến 80 chu kỳ/giây) kích thích tiểu thể Meissner và các thụ thể xúc giác khác, thường dẫn truyền với tốc độ chậm và thích nghi chậm hơn là tiểu thể Pacini. - Cảm giác nhột hay ngứa liên quan đến các đầu thần kinh tự do trong lớp nông của da dẫn truyền chủ yếu qua dây thần kinh C. Chức năng của cảm giác này có lẽ là gây chú ý đến sự kích thích da nhẹ, có thể giảm bớt bằng cách cử động hay gãi.  Đường dẫn truyền cảm giác xúc giác trong hệ thống cột sau-bó dọc giữa Tín hiệu từ các thụ thể xúc giác đi trong hệ thống cột sau-bó dọc giữa. - Nơrôn 1. Khi đi vào tủy sống một số các dây thần kinh hướng tâm tạo xináp trong chất xám và một số đi vào vùng cột sau và đi lên đến nhân cột sau ở hành não. Tại đây các dây thần kinh
  • 5. DHQG 5 mang thông tin từ chi dưới tận cùng tại nhân thon (nucleus gracilis), trong khi các dây thần kinh mang thông tin từ chi trên tận cùng tại nhân chêm (nucleus cuneatus). - Nhân cột sau và bó dọc giữa. Sợi trục của các TB trong nhân thon và nhân chêm tạo thành bó dọc giữa, bắt chéo qua đường giữa trong hành não. Bó này đi đến đồi thị và tận cùng trong nhân bụng sau ngoài (VPL). Các nơrôn VPL đi vào vỏ trong và đến vỏ não cảm giác thân thể I (SI). Có mối liên hệ từ điểm phát xuất ở vùng ngoại biên đến điểm tận cùng trong SI. - Tín hiệu xúc giác từ mặt đi trong dây thần kinh V vào cầu não, tận cùng trong nhân cảm giác của dây V. Từ đây các sợi trục bắt chéo qua đường giữa và đi lên song song với bó dọc giữa, đến đồi thị, tận cùng trong nhân bụng sau trong (VPM). - Vùng cảm giác thân thể vỏ não. Hồi sau tâm bao gồm vùng SI (vùng Brodman 3,1,và 2). Một vùng cảm giác thân thể SII nằm phía sau SI (vùng Brodman 5 và 7) là vùng vỏ não liên hợp của cảm giác thân thể. Trong SI thể tích vỏ não dành cho mỗi phần của cơ thể không bằng nhau. Những bề mặt cơ thể có nhiều thụ thể có vùng đại diện lớn hơn các vùng có ít thụ thể.  Đặc điểm của sự dẫn truyền và xử lý tín hiệu trong hệ thống cột sau-bó dọc giữa - Dùng test phân biệt hai điểm để thử hệ thống cột sau-bó dọc giữa. Phương pháp này được dùng để xác định khả năng phân biệt hai kích thích trên da tác dụng cùng lúc trên hai điểm riêng biệt. Khả năng này thay đổi nhiều trên bề mặt cơ thể. Trên đầu ngón tay và môi hai điểm cách nhau 1-2 mm có thể được phân biệt trong khi trên lưng chúng phải cách nhau 30-70 mm. - Ức chế ngang là cơ chế trong hệ thần kinh để làm sắc nét sự dẫn truyền tín hiệu. Quá trình này dùng sự ức chế tín hiệu từ phần ngoại biên của vùng cảm thụ để xác định rõ hơn giới hạn của vùng bị kích thích. Trong hệ thống cột sau-bó dọc giữa ức chế ngang xảy ra tại nhân cột sau và nhân đồi thị. - Hệ thống cột sau-bó dọc giữa đặc biệt hữu hiệu trong việc cảm nhận kích thích thay đổi nhanh và lặp lại là cơ sở của cảm giác rung. Khả năng này là do các tiểu thể Pacini thích nghi nhanh có thể phát hiện những rung động đến 700 chu kỳ/giây và tiểu thể Meissner phát hiện tần số thấp hơn, khoảng 200 chu kỳ/giây.  Cảm giác bản thể là sự cảm nhận vị trí hay cử động thân thể. Sự kết hợp tín hiệu xúc giác, từ cơ và thụ thể khớp, được hệ thần kinh sử dụng để cho cảm giác bản thể. - Đối với cử động của những phần nhỏ của thân thể như ngón tay, thụ thể xúc giác trong da và bao khớp được xem là đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tín hiệu bản thể. - Đối với các động tác phức tạp của chi trên hay chi dưới, thoi cơ quyết định cảm giác bản thể. Khi khớp co nhiều, sức căng trên dây chằng và mô sâu bên dưới chung quanh khớp có thể hoạt hóa các tiểu thể Pacini và Ruffini. Tiểu thể Ruffini thích nghi nhanh, có lẽ chịu trách nhiệm phát hiện tốc độ thay đổi của cử động.  Dẫn truyền tín hiệu xúc giác thô sơ: hệ thống trước bên Các tín hiệu đi trong các dây thần kinh C nhỏ có bao myelin và không có bao myelin có thể phát xuất từ các thụ thể xúc giác trong da. Thông tin này được dẫn truyền chung với tín hiệu đau và nhiệt trong phần trước bên của chất trắng tủy sống. Hệ thống trước bên đi đến đồi thị. Hệ thống này có khả năng định vị kém hơn hệ thống cột sau-bó dọc giữa. Cảm giác đau Đau chủ yếu là cơ chế bảo vệ cơ thể vì nó không chỉ là một cảm giác đơn thuần mà là một đáp ứng với tổn thương mô được tạo ra trong hệ thần kinh.
  • 6. DHQG 6  Thụ thể đau.Tất cả các thụ thể đau là đầu thần kinh tự do. Chúng được tìm thấy nhiều nhất trong da, màng bao xương, thành động mạch, bề mặt khớp, màng cứng và liềm não.  Phân loại: đau nhanh và đau chậm - Cảm giác đau nhanh được cảm nhận khoảng 0,1 giây sau kích thích trong khi cảm giác đau chậm bắt đầu 1 giây hay hơn sau kích thích. - Cảm giác đau chậm thường kết hợp với tổn thương mô và có thể được mô tả như đau âm ỉ, đau từng cơn hay đau mạn tính.  Kích thích đau - Thụ thể đau được hoạt hóa bởi các kích thích cơ học, nhiệt và hóa học.Kích thích cơ học và nhiệt có khuynh hướng khởi sự đau nhanh. Kích thích hóa học có khuynh hướng khởi sự đau chậm tuy không phải lúc nào cũng như thế. - Tổn thương mô gây phóng thích H+ và K+ và kích thích sự tổng hợp prostaglandin và bradykinin. Chúng được gọi là các chất gây đau nguyên phát vì nồng độ của các chất này liên quan trực tiếp đến mức độ tổn thương mô và đến mức độ cảm nhận đau sau đó. Thêm nữa, prostaglandin làm tăng thêm sự nhạy cảm của thụ thể đau. Xung động thần kinh do các chất gây đau nguyên phát không chỉ đi về tủy sống mà còn kích thích các đầu tận cùng thần kinh khác. Tại đây chúng kích thích sự phóng thích chất P. Chất P gấy phóng thích serotonin từ tiểu cầu, histamin từ tế bào mast và bradykinin từ mạch máu; đó là các chất gây đau thứ phát. - Thụ thể đau thích nghi rất chậm hay không thích nghi. Trong một số trường hợp, sự hoạt hóa các thụ thể này càng ngày càng tăng khi kích thích đau tiếp tục tác dụng, được gọi là hiện tượng tăng cảm giác đau (hyperalgesia).  Dẫn truyền cảm giác đau - Tín hiệu đau nhanh do kích thích cơ học hay nhiệt được dẫn truyền trong dây thần kinh A và tín hiệu đau chậm, mạn tính được dẫn truyền trong dây thần kinh C. Các dây thần kinh A dẫn truyền với vận tốc từ 6-30 m/giây còn dây thần kinh C dẫn truyền với vận tốc từ 0,5 đến 2,0 m/giây. Khi hai loại dây thần kinh này đi vào tủy sống, các nơrôn nhận tín hiệu từ dây thần kinh A tạo ra bó tủy đồi thị mới trong khi các nơrôn nhận tín hiệu từ dây thần kinh C tạo ra bó tủy đồi thị cũ. - Bó tủy đồi thị mới (neospinothalamic tract) được sử dụng để định vị cảm giác đau. + Các sợi trục của các nơrôn bó tủy đồi thị mới bắt chéo qua đường giữa và đi lên trong chất trắng của tủy sống như một phần của hệ thống tủy đồi thị trước bên. Một số các dây thần kinh này tận cùng trong hệ lưới của thân não nhưng phần lớn đi đến nhân VPL của đồi thị. + Từ đồi thị các nơrôn tận cùng tại SI. Hệ thống này được sử dụng để định vị cảm giác đau. - Hoạt động của bó tủy đồi thị cũ (paleospinothalamic tract) có thể tạo ra cảm giác khó chịu của cảm giác đau. + Các nơrôn bó tủy đồi thị cũ bắt chéo qua đường giữa và đi lên trong hệ thống tủy đồi thị trước bên. Chúng tận cùng trong thân não tại hệ lưới, cuống não trên và chất xám quanh ống. Chúng cũng đi lên đồi thị và hạ đồi rồi từ đó lên SI. + Hệ lưới và các nhân đồi thị nhận tín hiệu đau từ bó tủy đồi thị cũ là một phần của hệ thống báo động của thân não, điều này giải thích vì sao bệnh nhân bị đau mạn tính lại khó ngủ.  Não và tủy sống: hệ thống ức chế đau nội sinh
  • 7. DHQG 7 - Có sự biến thiên rõ rệt trong mức độ mà một người phản ứng với kích thích đau; điều đó phần lớn là do có cơ chế ức chế đau trong hệ thần kinh trung ương. Sự ức chế đau này bao gồm ba thành phần: + Chất xám quanh ống của trung não và phần trên cầu não, nhận tín hiệu từ các đường dẫn truyền cảm giác đau đi lên và các đường dẫn truyền đi xuống từ hạ đồi và các vùng khác của não trước. + Nhân raphe magnus (serotonin) và nhân paragigantocellularis (norepinephrine) trong hành não nhận tín hiệu từ chất xám quanh ống và đi đến các nơrôn của sừng sau tủy sống. + Trong sừng sau tủy sống các nơrôn trung gian enkephalin nhận tín hiệu của các sợi trục đi xuống từ nhân raphe magnus và các sợi trục này tạo xináp với các dây thần kinh đau đi vào tủy sống. Hiện tượng này được gọi là ức chế trước xináp, có tác dụng làm gián đoạn sự dẫn truyền tín hiệu đau trong các dây thần kinh cảm giác cấp 1. Tác dụng này là do ức chế kênh canxi trong màng của đầu tận cùng dây thần kinh cảm giác. + Những dây thần kinh serotonergic cũng có tác dụng ức chế sau xináp đối với các nơrôn xử lý các tín hiệu đau tại sừng sau. + Cơ chế tác dụng của các sợi trục noradrenergic từ hệ lưới hành não không được biết rõ nhưng hệ thống này cũng dẫn đến sự gián đoạn dẫn truyền cảm giác đau ở sừng sau. - Vai trò của chất xám quanh ống trong cảm nhận đau. Nơrôn trong chất xám quanh ống và nhân raphe magnus có những thụ thể á phiện trên bề mặt màng TB. Khi bị kích thích bởi các phức hợp á phiện ngoại sinh hay bởi các tác nhân á phiện nội sinh (endorphin và enkephalin) tìm thấy trong não, chu trình ức chế đau bị hoạt hóa dẫn đến giảm cảm nhận đau. - Cảm giác đau bị ức chế bởi một số loại kích thích xúc giác. Sự hoạt hóa các dây thần kinh cảm giác xúc giác của sừng sau ức chế sự dần truyền các tín hiệu đau trong sừng sau, có lẽ do vòng ức chế ngang. Tuy chưa hiểu rõ nhưng vòng ức chế này giải thích việc giảm đau khi chà sát da gần nơi kích thích đau. - Kích thích điện: giảm đau. Điện cực kích thích cho tác dụng vào tủy sống, đồi thị hay chất xám quanh ống đã được dùng để làm giảm đau mạn tính. Mức độ kích thích có thể tăng lên hay giảm xuống bởi bệnh nhân để ức chế đau hiệu quả hơn. - Đau qui chiếu : đau ở nơi xa kích thích. + Đau qui chiếu thường liên quan đến các tín hiệu phát xuất từ một cơ quan hay mô bên trong (tạng). Cơ chế chưa hiểu rõ nhưng có thể do các dây thần kinh cảm giác đau của tạng tạo xináp với các nơrôn trong tủy sống cũng nhận tín hiệu đau từ các vùng da có vẻ không liên quan gì đến vị trí kích thích tạng. + Một thí dụ thường gặp là đau tim được qui chiếu ra bên trái hàm và cổ hay cánh tay. Thay vì kết hợp cảm giác đau với tim bệnh nhân cảm nhận đau ở mặt hay cánh tay. Điều này có nghĩa là các tín hiệu từ tim hội tụ trên cùng các nơrôn nhận tín hiệu từ da. + Đau ruột thừa có thể được cảm nhận ở hai vị trí. Nếu ruột thừa đụng vào màng bụng có thể thấy đau ở góc tư bụng dưới phải hay có thể tham chiếu tại vùng rốn hay cả hai vì các dây thần kinh đau của tạng tận cùng trong các đoạn T10 hay T11 của tủy sống, nhận tín hiệu từ da của các đốt da (dermatome) này. Cảm giác nhiệt  3 loại thụ thể của sự thay đổi nhiệt độ
  • 8. DHQG 8 - Thụ thể đau chỉ được kích thích khi quá nóng hay quá lạnh. Trong trường hợp này là cảm nhận đau thay vì cảm nhận nhiệt độ. - Thụ thể nóng chuyên biệt chưa được xác định, cho đến nay được xem là đầu thần kinh tự do. Tín hiệu nóng được dẫn truyền bởi dây thần kinh C. - Thụ thể lạnh đã được xác định là đầu thần kinh nhỏ. Tín hiệu từ các thụ thể này được dẫn truyền bởi các dây thần kinh A. Số lượng thụ thể lạnh lớn hơn thụ thể nóng 3-10 lần và mật độ thay đổi từ 15-25/cm2 trên môi đến 3-5/ cm2 trên ngón tay.  Kích thích nhiệt - Nhiệt độ dưới 7C và trên 50C kích thích thụ thể đau. Nhiệt độ cao nhất cho sự hoạt hóa thụ thể lạnh là 24C và thụ thể nóng là 45C. Thụ thể lạnh và nóng đều bị kích thích trong giới hạn từ 31C đến 43C. - Thụ thể nóng và lạnh đáp ứng với nhiệt độ ổn định và những thay đổi về nhiệt độ. Khi thụ thể lạnh chịu sự thay giảm nhiệt độ đột ngột, lúc đầu nó bị kích thích mạnh nhưng sau đó vài giây sự phát xung động giảm xuống nhiều. Tuy nhiên tốc độ giảm phát xung chậm hơn trong khoảng 30 phút sau. Điều này có nghĩa là thụ thể nóng và lạnh đáp ứng với nhiệt độ ổn định và với những thay đổi về nhiệt độ, giải thích vì sao nhiệt độ khí hậu bên ngoài sẽ được cảm thấy lạnh hơn nếu người ta bước ra từ một môi trường ấm áp. - Cơ chế kích thích thụ thể nhiệt liên quan đến sự thay đổi tốc độ chuyển hóa trong dây thần kinh do sự thay đổi nhiệt độ. Đối với mỗi sự thay đổi nhiệt độ là 10C thì tốc độ phản ứng hóa học trong TB thay đổi gấp 2 lần. - Mật độ thụ thể nhiệt trên bề mặt da tương đối ít. Do đó những thay đổi về nhiệt độ chỉ ảnh hưởng lên một vùng da nhỏ không được phát hiện hiệu quả bằng những thay đổi nhiệt độ ảnh hưởng lên một vùng da lớn. Nếu toàn bộ cơ thể bị kích thích một sự thay đổi nhiệt độ chỉ bằng 0,01C cũng có thể được phát hiện. Tín hiệu nhiệt được dẫn truyền trong hệ thần kinh trung ương song song với tín hiệu đau. Rối loạn cảm giác Triệu chứng và dấu hiệu cảm giác có thể do tổn thương bất kỳ nơi nào của hệ cảm giác. Sự phân bố và tính chất của triệu chứng rất quan trọng để định vị nguồn gốc rối loạn cảm giác.  Tổn thương rễ thần kinh và dây thần kinh - Tổn thương rễ thần kinh sống (radiculopathy): thường do thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh. Biểu hiện là đau dọc theo rễ thần kinh, kèm theo cảm giác tê hay buốt. Nếu chỉ một rễ thần kinh bị ảnh hưởng thường không mất cảm giác do hiện tượng trùng lắp của các vùng cảm thụ của rex thần kinh lân cận. - Tổn thương đa dây thần kinh (polyneuropathy): mất cảm giác đối xứng hai bên chi, chân bị nhiều hơn tay. Nguyên nhân do rối loạn toàn thân, TD bệnh đái tháo đường, suy dinh dưỡng trong nghiện rượu.  Tổn thương tủy sống - Nếu tủy sống bị tổn thương tất cả cảm giác bị mất phía dưới mức cắt ngang tủy sống. - Hội chứng Brown-Séquard: tổn thương nửa tủy sống thì mất cảm giác bản thể bên đó và mất cảm giác đau và nhiệt bên đối diện.
  • 9. DHQG 9 - Chèn ép phần trung tâm tủy sống: thường gây mất cảm giác đau và nhiệt tại vùng tổn thuơng vì các dây thần kinh bắt chéo đi vào bó tủy đồi thị thường nằm ở trung tâm.  Tổn thương thân não: mất cảm giác đau và nhiệt bên đối diện.  Tổn thương gian não và đồi thị: mất cảm giác đau, nhiệt, bản thể bên đối diện.  Tổn thương vỏ não - Không nhận biết được những sự vật phía đối diện với bên tổn thương (hemineglect). TD bị tổn thương vỏ não đỉnh bên phải chỉ ăn một nửa đĩa thức ăn, viết trên một nửa trang giấy, cạo râu một nửa bên... phía bên phải. - Không đáp ứng với kích thích bên đối diện với bên tổn thương (hemi-inattention). - Không sử dụng tay bên bị tổn thương. - Không nhận biết được đồ vật dựa vào xúc giác và kết cấu.