SlideShare a Scribd company logo
NÃO BỘ
1. Sơ dẫn về não người.
Não (brain) là một khối mô mềm-xốp, là chất liệu tương tự như chất keo đặc. Khi mới
sanh, não bộ nặng khoảng 50 gr, lúc trưởng thành cân nặng khoảng 1350g – 1500g.
1.1. Hệ bảo vệ não:
Bộ não của con người được bảo vệ trong hộp sọ (skull). Nhằm bảo vệ tốt bộ não
không bị tổn thương do va chạm với xương sọ, bộ não được bao bọc bởi màng não.
Màng não bao gồm 3 lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài là: màng nuôi, màng nhện và
màng cứng. Khoảng trống giữa màng nuôi và màng nhện có chứa đầy dịch lỏng, được
gọi là dịch não tuỷ (DNT: dịch này lưu chuyển cả ở tủy sống và não). Dịch này chảy
qua các khoảng trống giữa các màng não và qua các não thất là những khoảng trống
trong não. Ngoài tác dụng bảo vệ, DNT còn là môi trường chứa các chất dinh dưỡng
cung cấp cho tế bào thần kinh.
Màng não không chỉ bảo vệ bộ não trước những chấn động cơ học mà còn là tấm
màng ngăn không cho các vi sinh vật (vi trùng, siêu vi, vi nấm…) xâm nhập vào não.
Khi các vi sinh vật có độc tính cao hay cơ thể bị suy yếu, màng não sẽ bị tấn công làm
xảy ra hiện tượng viêm, được gọi là “viêm màng não” (VMN). Sau khi tấn công màng
não gây ra VMN, các loại siêu vi có thể tiếp tục tiến sâu vào trong não làm cho người
bị mắc bệnh viêm não. Trong khi đó, các loại vi trùng chỉ gây ra áp xe não. Hay nói
cách khác, vi trùng không gây ra viêm não, chỉ tạo thành những ổ áp xe não.
1.2. Mạng mạch máu não: Não được nuôi dưỡng bằng những mạng mạch máu phong
phú nhất của cơ thể (gồm các động mạch, tĩnh mạch và mao mạch). Ước tính, tổng
chiều dài của mạch máu não lên đến hơn 160.000km, đủ để cuốn quanh trái đất 4
vòng.
Với từng nhịp tim, các động mạch mang khoảng 20 tới 25% lượng máu cơ thể lên bộ
não, nơi có hàng tỉ tế bào sử dụng 20% lượng oxy và năng lượng dưỡng chất cần thiết
trong máu mang tới cho não. Khi đang tập trung suy nghĩ, bộ não có thể dùng tới
50% năng lượng và oxy.
Hệ thống mạch máu não được tách biệt với dịch não tủy và mô não bởi hàng rào
máu não là một màng chắn sinh học có tính thẩu thấm và chọn lọc cao, vừa giúp cung
cấp dưỡng chất, vừa ngăn chặn sự xâm nhập của các chất độc hại vào não.
Khi lưu lượng máu đến não giảm xuống dưới mức cần thiết cho sự chuyển hóa, não
thiếu máu sẽ bị tổn thương, các chức năng chuyên biệt ở vùng não bị thiếu máu sẽ suy
giảm. Nếu tình trạng này kéo dài, mô não sẽ bị tổn thương khó hồi phục, thậm chí bị
tổn thương vĩnh viễn.
1.3. Mạng tế bào thần kinh:
Não là một cơ quan vô cùng phức tạp. Não người trưởng thành có hơn 100 tỉ tế bào
thần kinh, hay còn gọi là nơron (neuron). Mỗi tế bào thần kinh liên kết với khoảng
100 ngàn tế bào thần kinh khác.
Đa số các bộ não đều thể hiện sự khác biệt giữa chất xám và chất trắng. Chất xám chủ
yếu gồm các thân tế bào thần kinh. Trong khi đó trong chất trắng của não thì đa số là
các sợi liên kết các tế bào thần kinh. Những sợi thần kinh được tách ly bằng chất
Myelin do tế bào Oligodendroglia tạo ra. Màu trắng đặc trưng trong chất trắng của não
do màu trắng của chất Myelin mà ra.
Chất trắng chiến 45% khối lượng não, làm nhiệm vụ là đường dẫn truyền lên (cảm
giác khi ta chạm tay vào vật nóng thì dẫn truyền lên thần kinh trung ương ở vỏ não),
và trả lời lại bằng đường dẫn truyền xuống (vận động làm cho tay đó rụt lại). Vai trò
của chất trắng cụ thể là:
– Nối các vùng của vỏ não.
– Nối 2 nửa của đại não với nhau.
– Nối vỏ não với phần dưới của não và tủy sống.
Tế bào thần kinh
Tế bào thần kinh hoạt động liên miên – trung bình mỗi tế bào thần kinh nhận khoảng
5000 nối kết từ các tế bào thần kinh khác qua các đầu nối kết (synapse).
Khi tế bào thần kinh nhận được một tín hiệu, tín hiệu này sẽ tiềm ẩn nơi tế bào dưới
dang điện hóa và chuyển từ tế bào này sang tế bào khác ở đầu nối kết bằng một loạt
chất hóa học truyền đến, gọi là chất dẫn truyền xung động thần
kinh (neurotransmitter) nhằm điều hành mọi hoạt động cuả cơ thể với trí nhớ, suy
nghĩ vàcảm xúc. Đây là những phản ứng của quá trình cảm thọ.
Vài chất dẫn truyền xung động thần kinh thường là: Norepinephrine (NE, NA),
Epinephrine (EN), Acetylcholine (ACh), Dopamine (DA), Serotonin (5HT),
Melatonin (MT) và Histamine (HIST). [Xem thêm Phụ lục].
Mạng lưới đâm nhánh chằng chịt này thường được gọi là “rừng tế bào thần kinh”.
Các tín hiệu di chuyển lan truyền qua rừng thần kinh như là một quá trình nạp điện tí
hon, tạo nên cơ sở của ký ức(trí nhớ), tư duy (suy nghĩ), và cảm xúc.
Khi một mạng nối kết được tạo ra, ký ức mới được ghi lại, những tế bào thần kinh
cùng với sự điều tiết của một số chất hóa học – tạo nên những trạng thái tâm thức
thường xuyên hay không thường xuyên. Những đầu nối kết (synapse) nào thường
được dùng đến sẽ trở nên mạnh mẽ và kiên cố, trong khi nếu không được dùng đến lại
sẽ yếu đi và tự hủy. Đó là tính chất mềm dẻo của não (neuroplasticity).
Mỗi ngày có từ 60.000 tới 100.000 tế bào thần kinh bị hủy diệt và không được thay
thế. Đây là một cuộc tàn sát lớn mà khi ta tới tuổi 65, có đến 1/10 tổng số tế bào thần
kinh bị tiêu hủy.
May mắn thay là những tế bào còn lại có thể lãnh phần trách nhiệm của những tế bào
bị tiêu hủy. Chúng sẽ mọc ra nhiều nhánh xen kẽ vào khoảng trống để tiếp nhận tín
hiệu thần kinh. Sự việc này cũng giống như trong khu rừng già, một cây chết đi thì
cây kế cận vươn lên, sinh ra nhiều cành để điền khuyết.
Các tế bào thần kinh là loại tế bào chính bị phá hủy trong bệnh Alzheimer. Bệnh
Alzheimer phá hủy cả hai cách lan truyền bằng nạp điện giữa các tế bào lẫn hoạt động
của các chất dẫn truyền thần kinh.
Với 100 tỉ tế bào thần kinh… 100 tỉ tỉ khớp nối thần kinh… hàng chục chất dẫn truyền
thần kinh… Sức mạnh “trong những con số này ” cung cấp những nguyên liệu thô cho
bộ não. Qua thời gian, những kinh nghiệm của chúng ta tạo nên những vùng về dạng
và cường độ của tín hiệu. Những vùng hoạt động này giải thích cơ chế bằng cách nào,
ở mức độ tế bào, bộ não mã hóa các tư duy, trí nhớ, kỹ năng và cảm giác về bản thân
của chúng ta.
Mã hóa tế bào thần kinh: Vùng đặc trưng của hoạt động não
Hình ảnh phân tích trên máy chụp cắt lớp phát xạ hạt nhân (PET: Positron Emission
Tomography) trên bán cầu não trái thể hiện cácvùng đặc trưng của hoạt động
não (xem hình) – từ trên xuống dưới và trái qua phải – gắn liền với:
 Đọc hiểu chữ viết
 Nghe hiểu tiếng nói
 Tư duy qua lời nói
 Phát ngôn bằng lời nói
Hoạt động nhiều nhất ở các vùng màu đỏ và sau đó giảm dần đến các màu khác trong
dải sắc cầu vồng và lần đến xanh – tím.
Máy PET đã giúp chúng ta hiểu biết bề não bộ hơn bao giờ hết. Đồng thời những tiến
bộ về khoa dinh dưỡng và thiền tập của Phật giáo đang làm đảo lộn nền y học thế giới,
vì 95% bệnh tật (Tim mạch, Ung thư…) là do thức ăn gây nên. Nếu biết thay đổi dinh
dưỡng theo khoa học và làm não bộ lành mạnh bằng thiền tập, chúng ta sẽ có một
cuộc sống lành mạnh và an vui.
Các vùng hoạt động đặc trưng biến đổi suốt cả cuộc đời khi chúng ta gặp gỡ những
người mới, có những kinh nghiệm mới và tiếp thu các kỹ năng mới. Các vùng cũng
biến đổi khi mắc bệnh Alzheimer hay bệnh lý có liên quan phá hủy tế bào thần kinh và
các liên kết của chúng với các tế bào khác.
Não là cơ quan trung gian liên kết con người với thế giới bên ngoài. Tất cả những cảm
giác ghi nhận và những phản ứng đều được hình thành trước tiên qua những hoạt động
nối kết thần kinh trong não. Ví dụ: khi chúng ta ở trước một cảnh nào đó, không phải
là mắt chúng ta tự động nhìn thấy cảnh đó, mà hình ảnh ghi nhận được phải thông qua
sự phối hợp của những hoạt động thần kinh trong não để cho ta thấy được và nhận
diện cảnh đó là gì.
1. Hệ cuống não – tiểu não.
2. Cuống não (brain stem).
Cuống não hay còn gọi là thân não, có cấu tạo chất trắng ở ngoài, chất xám nằm
sâu bên trong (ngược với đại não và tiểu não). Cuống não kết nối não bộ với tủy sống
và kiểm soát cáccảm giác đói và khát, các chức năng tự động chẳng hạn như hô hấp,
tiêu hóa, nhịp tim và huyết áp. Cuống não gồm 3 phần chính là trung não (midbrain),
cầu não (pons) và hành não hay hành tủy (medulla):
– Brain: não bộ (= não) – Cerebrum: đại não (= vỏ não) – Diencephalon: gian não –
Cerebellum: tiểu não – Brain stem:cuống não – Dura: màng cứng – Cerebrospinal
fluid: dịch não tủy.
2.1. Trung não (midbrain): nằm dưới đại não ngay phía trước tiểu não, nối tiếp cầu
não ở dưới và gian não (diencephalon = Thalamus + Hypothalamus) ở trên. Trung
não điều hành những hoạt động cảm quan và các tuyến nội tiết.
2.2. Cầu não (pons): là phần tiếp theo của trung não, ngăn cách với hành não
bởi rãnh hành cầu là nơi xuất phát các dây thần kinh VI, VII, VIII. Phía trên, cầu não
ngăn cách với trung não (cuống đại não) bởi rãnh cầu cuống có dây thần kinh
V.
2.3. Hành não (medulla): Nhỏ chiếm 0,5% trọng lượng não bộ, nhưng là phần
rất quan trọng của hệ thần kinh. Ở dưới, hành não liên tục với tuỷ sống, ở trên liên tục
với cầu não. Hành não chứa các trung tâm quan trọng như trung tâm hô hấp, tim
mạch, chế tiết và chuyển hoá
3. Tiểu não (cerebellum):
Tiểu não nằm ở phía sau đầu, bên dưới đại
não. Trên bề mặt tiểu não có nhiều khe chia tiểu não ra làm nhiều thuỳ. Tiểu não có
cấu tạo chất xám phủ bên ngoài, tạo nên vỏ tiểu não, chất trắng bên trong tạo nên thể
tuỷ. Tiểu não điều khiển sự phối hợp và thăng bằng các hoạt động phức tạp như đi và
nói chuyện.
D.Hệ viền não (limpic system).
Hệ viền não gồm 5 bộ phận chính như sau:
4.1. Đồi thị (thalamus): đồi thị là 2 khối chất xám hình xoan giống quả trứng
chim bồ câu, dài 20 – 40 mm, rộng 18 – 20 mm và cao 20 – 22 mm. Trục đồi thị
hướng ra trước và vào trong. Đồi thị là trung khu thu nhận mọi cảm giác ngoại vi gửi
về, nghĩa là chặng dừng của mọi đường cảm giác từ ngũ quan trước khi lên vỏ não, để
nơi này phân tích, xem xét nhằm đưa ra những cách đáp ứng thích hợp và có ý thức.
Đồi thị làm giảm cường độ các kích thích có hại và tăng cường các kích thích có lợi
cho vỏ não.
4.2. Dưới đồi (hypothalamus) – còn gọi là hạ đồi: là 1khối chất xám nhỏ
khoảng 1/300 của toàn thể khối não. Hạ đồi là nơi điều khiển sự sản xuất hormon của
tuyến yên, điều hoà hệ thần kinh tự chủ (thực vật), điều hoà việc ăn uống và chuyển
hoá, điều hoà nhịp sinh học ngày đêm, kiểm soát thân nhiệt, điều hoà các hành vi và
cảm xúc (khứu giác, thị giác). Dưới đồi được xem là một tuyến nội tiết.
4.3. Hệ tuyến nội tiết (endocrine system): có 3 tuyến nội tiết ở não.
Sơ đồ các tuyến nội tiết phân bố trong cơ thể
(vùng dưới đồi được xem là tuyến nội tiết)
– Tuyến “Dưới đồi”: nơi dẫn xuất Ach, MT (Acetylcholine, Melatonine).
– Tuyến tùng [pineal body (epiphysis)]: nơi dẫn xuất 5NT, MT (Serotonin,
Melatonin).
– Tuyến yên [pituitary gland (hypophysis)]: có chức năng trong việc điều tiết
sự tăng trưởng, sinh dục, hoạt động của cơ bắp, của thận và nhiều cơ quan khác, tạo
sữa và kiểm soát hoạt động của tất cả các tuyến nội tiết khác. tạo các chất dẫn truyền
thần kinh não như endorphin (giảm đau), cortisone (gây stress); chứa và
tiết oxytoxin (chức năng tính dục).
4.4. Hải mã (hippocampus) – còn gọi là hồi hải mã hay hồi cá ngựa, là 2 khối
chất xám có hình cong giống như con ngựa biển nằm bên trong thuỳ thái dương. Con
người và các loài động vật có vú khác có hai hải mã, mỗi cái ở một bán cầu não. Hải
mã có chức năng sau:
– Liên quan đến hoạt động lưu giữ thông tin hình thành ký ức dài hạn (long-term
memory: trí nhớ dài hạn) hay ký ức sự kiện (fact memory), đó là tàng trử mọi tin tức
đã được thu nhận trong quá khứ mà bây giờ đã trở thành những hoài niệm.
– Khả năng định hướng trong không gian.
Trong bệnh Alzheimer, hải mã là một trong những khu vực đầu tiên của bộ não chịu
tổn thương; các vấn đề về trí nhớ và mất khả năng định hướng nằm trong số những
triệu chứng đầu tiên. Tổn thương đối với hải mã còn có thể có nguyên nhân từ sự thiếu
ôxi (anoxia) và bệnh viêm não (encephalitis).
4.5. Hạnh nhân (amygdala): là 2 khối chất xám nhỏ có hình quả hạnh. Đó là
một chùm thần kinh, là nơi xử lý các yếu tố gây cảm xúc ở con người.
Trong số những tin tức do ngoại vi gửi về, những tin tức có tính khẩn trương sẽ
được Đồi thị gửi thẳng đến Hạnh nhân. Nhiệm vụ của cấu trúc này là tham cứu kho
hoài niệm Hải mã, ở sát bên cạnh, và tức thì phát ra những mệnh lệnh cấp tốc, để các
bộ phận có liên hệ, phải chấp hành, không trì hoãn. Đồng thời với mệnh lệnh cấp tốc
được phát đi, Hạnh nhân phong tỏa mọi con đường đưa tin còn lại, bằng cách ra lệnh
nhả ra trong đường máu những hóa chất như Adrenaline, nhằm nâng cao mức độ canh
thức, đề phòng và phấn đấu. Khi làm những công việc khẩn trương nầy, Hạnh nhân
không cần phải tham khảo ý kiến của Võ não.
Cấu trúc nầy được xem là trung tâm của Tư duy, có nhiệm vụ đề xuất những chương
trình quan trọng, dài hạn thuộc đời sống có ý thức.
Một cách cụ thể và rõ ràng hơn, Hạnh nhân có nhiệm vụ chính yếu là điều hợp và
quản lý đời sống cảm xúc (xúc động). Chính vì lý do nầy, khi cảm xúc trở thành vấn
đề khẩn trương, mọi con đường của Tư duy phải bị phong tỏa, tê liệt và vô hiệu hóa.
Nói khác đi, bao lâu những cảm xúc như lo sợ, buồn phiền, tức giận đang tràn ngập
nội tâm, chúng ta có mắt nhưng không còn thấy; có tai nhưng không còn nghe; Tư duy
có mặt, nhưng bị khống chế và vô hiệu hóa hoàn toàn.
Ví dụ: Dù đã biết trước rằng có ai đó chuẩn bị trêu mình, một diễn viên hay một người
bạn mình lao từ trong bụi cây ra, bạn vẫn sẽ bị giật mình vì ngạc nhiên. Tuy nhiên,
phản ứng của bạn – chạy hoặc lao vào ôm lấy bạn mình – chắc chắn sẽ rất khác nhau.
Diagram of the limbic system
– Hồi đai (cingulate gyrus) – Thể chai (corpus callosum) – Hình vòm (fornix) – Đồi
thị (thalamus) – Thể núm (mammilary body) – Dưới đồi (hypothalamus) – Hải
mã (hippocampus) –Hạnh nhân (amygdala) – Hành khứu giác (olfactory bulb) – Hồi
răng (dentate gyrus), – Hồi trên chai (supracallosal gyrus) – Hồi cạnh hải
mã (parahippocampal gyrus).
– Não giữa (midbrain)
Ghi chú:
– Hạnh nhân (Amygdala): ký ức ngắn hạn hay ký ức xúc cảm. Xúc cảm có tính mãnh
liệt tức thời và tai hại như ghen tương, hận thù … khi tiếp cận với đối tượng.
– Vùng tiền trán của vỏ não (PFC): là vùng ký ức vận hành(working memory) ghi
nhận những gì mới xảy ra.
1. Hệ đại não.
5. Đại não (cerebrum):
Đại não còn gọi là vỏ não (cerebral cortex): chiếm đa số thể tích của hộp sọ với 85%
khối lượng của não. Đại não có cấu tạo chất xám ở ngoài và chất trắng bên trong. Bề
mặt bên ngoài của đại não là nhiều nếp cuộn gấp có cấu tạo chất xám.
Đại não dày 2-3mm gồm 6 lớp cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào hình tháp chiếm 40%
khối lượng não bộ. Đại não là trung tâm phản xạ có điều kiện điều khiển mọi hoạt
động cơ bản của các cơ quan vận động và các hoạt động phức tạp như vùng hiểu tiếng
nói và chữ viết …, là trung tâm thần kinh trung ương với các hoạt động thần kinh cao
cấp có chức năng đặc biệt như tư duy, tình cảm …
Các nhà khoa học đã “vẽ bản đồ” đại não bằng cách nhận dạng những vùng có mối
liên kết chặt chẽ với các chức năng đã được xác định. Chức năng của đại não được
khảo sát theo các vùng não được phân chia. Có 2 cách phân chia vùng não:
– Đại não được chia làm 4 thùy (lobe).
Đại não = Thuỳ chẩm + Thuỳ đỉnh + Thuỳ trán + Thuỳ thái dương
[Celebrum = Occipital lobe + Parietal lobe + Frontal lobe +Temporal lobe]
– Đại não được chia dọc theo 2 nửa bán cầu não (hemisphere) trái và phải.
Để nghiên cứu chi tiết các vùng chức năng của vỏ não, người ta phân chia vỏ não theo
nhiều cách khác nhau. Trong đó, cách phân chia vỏ não thành 50 vùng đánh số từ 1
đến 50 của Brodmann là thông dụng hơn cả.cụ thể như sau:
Sơ đồ Brodmann
5.1. Chức năng đại não theo cách phân chia 4 thùy não.
Dựa theo chức năng, cấu trúc và cách sắp sếp của các tế bào thần kinh
(cytoarchitechtonic of neurons), đại não được chia thành 4 vùng chính tổng quát.
1. Thuỳ trán (frontal lobe): có những chức năng “nâng cao” những đặc trưng phức
tạp, tinh tế của con người như tính toán, lập kế hoặch, tưởng tượng, giải quyết
các vấn đề khó khăn và những tình huống xã hội v.v… Tỷ lệ Thuỳ Trán của
con người lớn hơn tỷ lệ Thuỳ Trán của các động vật khác trừ những loài vượn
lớn, và được phân làm 2 phần là trán và trước trán.
2. Thuỳ đỉnh (parietal lobe): xử lý xúc giác và điều khiển sự vận chuyển.
3. Thuỳ thái dương (temporal lobe): có chức năng xử lý thông tin liên quan đến
thính giác và ngôn ngữ. Từ điển ngữ nghĩa (semantics) của con người xem như
được đặt tại đây.
4. Thuỳ chẩm (occipital lobe): xử lý thông tin liên quan đến thị giác.
Ghi chú: – Thùy đảo (Insula lobe) nằm sâu dưới lớp vỏ não ở thùy thái dương, có
thể cảm nhận được tình trạng nội tại của cơ thể, gồm cả những cảm tính trực giác, làm
phát khởi tình thương và sự đồng cảm.
Thùy đảo
5.2. Chức năng đại não theo cách phân chia vùng của Brodmann.
Hệ thống các chức năng nơi vỏ não được trình bày chi tiết theo sơ đồ Brodmann như
sau:
1/. Chức năng cảm giác: gồm các cảm giác là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác,
xúc giác.
Đường dẫn truyền thị giác
Vị trí chi phối ngũ quan ở vỏ não
– Vùng thị giác ở thùy chẩm cho cảm giác về ánh sáng, hình ảnh và màu sắc của vật.
Gồm các vùng 17, 18, 19 thuộc thùy chẩm 2 bên. Vùng 17 là vùng thị giác thông
thường, vùng này cho chúng ta cảm giác ánh sáng và màu sắc nhưng không cho ta
nhận biết vật nhìn thấy. Vùng 18, 19 là vùng thị giác nhận thức, cho ta nhận biết vật
nhìn thấy. Khi vùng này bị tổn thương thì nhìn thấy vật nhưng không biết là vật gì.
– Vùng thính giác ở thùy thái dương là cho cảm giác về âm thanh. Gồm các vùng 22,
41, 42 thuộc thùy thái dương 2 bên. Vùng 22 là vùng thính giác nhận thức, cho ta
nhận biết âm thanh loại gì. Vùng 41, 42 là vùng thính giác thông thường, cho ta cảm
giác tiếng động (âm thanh thô sơ). Tổn thương vùng này gây nên điếc. hồi đỉnh lên
của thùy đỉnh phụ trách xúc giác và cảm giác nhiệt độ.
– Vùng khứu giác thuộc vùng 34 của thùy thái dương, vùng này thuộc hệ viền não
(limpic system).
– Vùng vị giác thuộc vùng 43 của thùy đỉnh.
– Vùng xúc giác thuộc vùng 5, 7, 39, 40 của thùy đỉnh.
Đường truyền vận hành 5 giác quan với vỏ não.
2/. Chức năng vận động: do thùy đỉnh phụ trách, hồi trán lên chi phối các vân động
theo ý muốn. Đây là nơi xuất phát của bó tháp. So với các vùng khác thì vùng vận
động có diện tích lớn nhất. Ngoài ra, bên cạnh vùng vận động còn có vùng tiền vận
động thuộc vùng 6 thùy trán, đây là nơi xuất phát các sợi đi đến các nhân xám dưới vỏ
rồi theo hệ ngoại tháp chi phối các vận động tự động.
Ghi chú: Vùng cảm giác và vùng vận động của vỏ não có các quy luật hoạt động sau
đây:
– Quy luật bắt chéo: Bán cầu não bên này chi phối vận động và cảm giác của nửa
thân bên kia.
– Quy luật ưu thế: Những cơ quan nào vận động nhiều và cảm giác tinh tế thì chiếm
vùng vỏ não rộng hơn (tay, miệng…).
– Quy luật lộn ngược: Vùng vỏ não phía trên chi phối vận động và cảm giác của các
bộ phận phía dưới cơ thể. Ngược lại, vùng vỏ não phía dưới chi phối các bộ phận phía
trên.
3/. Chức năng ngôn ngữ: trên đại não có những vùng chuyên biệt phụ trách chức năng
ngôn ngữ. vùng Wercnick nằm ở ranh giới của thùy chẩm, thùy thái dương và thùy
đỉnh có chức năng phân tích giúp hiểu lời nói và chữ viết.vùng vận động ngôn ngữ
nằm ở hồi trán lên của thùy trán.
Vùng lời nói: có 2 vùng liên quan đến lời nói:
Vùng Broca thuộc vùng 44, 45 của thùy trán. Đây là vùng chi phối vận động của các
cơ quan tham gia vào động tác phát âm như: thanh quản, môi, lưỡi … Khi vùng này
tổn thương thì bị chứng câm nhưng vẫn hiểu lời, hiểu chữ. Bệnh nhân nghe và đọc thì
hiểu nhưng không thể diễn đạt ý nghĩ của mình bằng lời nói. Tuy nhiên, họ có thể diễn
đạt thông qua chữ viết.
Vùng Wernicke nằm ở thùy thái dương, đây là một vùng rất quan trọng trong việc
hình thành tiếng nói và tư duy. Vì vậy, còn được gọi là vùng hiểu ngôn ngữ, vùng hiểu
biết … Vùng này không chỉ chi phối lời nói mà còn cho ta hiểu lời, hiểu chữ … Khi
vùng Wernicke bị tổn thương thì bị chứng câm kèm thêm không hiểu lời, hiểu chữ…
Vùng lời nói phân bố không đều ở 2 bán cầu. Ở người thuận tay phải (chiếm khoảng
90%), vùng Broca và Wernicke phát triển rất rộng bên bán cầu trái, bán cầu phải
không đáng kể và bán cầu trái được gọi là bán cầu ưu thế. Ở người thuận tay trái
(chiếm 10%), ưu thế 2 bán cầu đều nhau. Số người ưu thế bán cầu phải rất ít.
4/. Chức năng tư duy: chủ yếu do đại não đảm nhận khả năng tư duy liên quan đến sự
phát triển của đại não. Do 2 bán cầu đại não rất phát triển và có ngôn ngữ nên con
người có khả năng tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng nhằm giải quyết các vấn đề và
lập kế hoạch.
Ngoài ra đại não còn có các chức năng đặc biệt của từng phần ở vỏ não như tạo ra và
lưu trữ vào ký ức – điều khiển các chức năng tự động.
Xem thêm:
– “Bật mí” mối liên hệ giữa khả năng đọc viết và não bộ
5.3. Chức năng đại não theo cách phân chia 2 bán cầu não.
5.3.1. Đặc điểm và chức năng hai bán cầu não.
Nhiều người có khả năng vẽ tuyệt vời nhưng không thể làm những phép tính đơn
giản? Có người rất giỏi phân tích những vấn đề nan giải nhưng mất hàng giờ để ngồi
viết một đoạn văn ngắn.
Tất cả được cho là do sự điều khiển của 2 bán cầu não – trái và phải. Mỗi bán cầu
kiểm soát và bổ nhiệm chức năng, hoạt động cho phần cơ thể, tinh thần khác nhau của
con người. Hầu hết những suy nghĩ, hành động, kỹ năng… của bạn phụ thuộc vào
chúng
– Những người chịu ảnh hưởng nhiều bởi bán cầu não phải có khuynh hướng
thiên về trực giác và giàu trí tưởng tượng. Họ có cái nhìn tổng thể, thích thú với các
mẫu vẽ, hình dạng, kích thước… và thường thiên về nghệ thuật như ca hát, hội họa,
văn chương, điêu khắc… Họ suy nghĩ theo kiểu phân kỳ rất sáng tạo, bỏ ngoài tai
những quy luật. Họ có tính cách nghệ sĩ, khuynh hướng yêu nghệ thuật và muốn tự do
bày tỏ cảm xúc bản thân.
– Những người chịu ảnh hưởng nhiều bởi bán cầu não trái, ngược lại, có khuynh
hướng logic và mang tính phân tích, suy luận. Đôi khi, họ khá mâu thuẫn với chính
mình do những chiều hướng suy nghĩ chồng chéo, đan xen nhau. Họ trội hơn người
khác khi thực hiện các phép tính toán, công thức và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ… Họ
suy nghĩ theo kiểu hội tụ tiếp cận vấn đề một cách hệ thống và thường đặt ra những
quy luật. Họ sẽ phân tích mọi thứ và đưa ra kết luận rất logic. Đây là những người rất
giỏi các dạng câu hỏi trực tiếp, trắc nghiệm…
Nói như vậy không có nghĩa những người thuận não trái hoặc não phải sẽ không
sử dụng phần não còn lại.
Đa số chúng ta có hai phần não hoạt động song song và ít có sự nổi trội. Bán
cầu não phải tiếp nhận thông tin theo chuỗi và nhờ bán cầu não trái phân tích, chọn
lọc, phân thành nhóm. Tuy nhiên vẫn chưa có định nghĩa nào phân định nhiệm vụ rõ
ràng của hai phần não.
Tiến sĩ Jared Nielsen, đại học Utah cho biết: “Trong tất cả các thử nghiệm,
chúng tôi không nhận thấy sự kết nối các sóng điện não ở bán cầu trái hoặc phải là
vượt trội hơn. Điều đó cho thấy không có bằng chứng chứng tỏ những người thiên về
sáng tạo và nghệ thuật sẽ sử dụng não phải nhiều hơn, còn những người thiên về tư
duy, logic sẽ dùng não trái nhiều hơn.” Nghĩa là không có sự vượt trội về hoạt động
của một bán cầu não nào so với nửa còn lại.
– Sự thật mới về người não trái và người não phải
Chắc chắn có những người có năng khiếu hoặc thế mạnh thiên về một lĩnh vực nào đó
của não trái hoặc não phải, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc họ sử dụng
thiên lệch một bán cầu não nào hơn, trong khi bán cầu não còn lại hoạt động ít hơn.
Đây là một phát hiện mới mang tính đột phá, có khả năng làm thay đổi quan niệm về
những khả năng của con người liên quan đến hai nửa bán cầu não khác nhau.
Ngay từ lúc mới ra đời, đứa bé chưa được định sẵn sẽ thiên về não trái hay phải.
Chính cách giáo dục của bố mẹ và nhà trường sẽ tạo nên thế chênh lệch cho sự phát
triển của hai bán cầu não.
Phân biệt chức năng của thùy não liên hệ tới vị trí trái và phải.
5.3.2. Nâng cao chất lượng cuộc sống với hai bán cầu não.
Não trái phát triển khi trẻ tiếp xúc nhiều với các chương trình giáo dục mang
tính thuộc lòng, kiểm tra theo dạng có sẵn. Cách giáo dục này khuyến khích và kích
thích bán cầu não trái phát triển. Từ đó, sự sáng tạo của bán cầu não phải mai một dần.
Ngược lại, khi bạn cho con sớm tiếp xúc với các môn nghệ thuật, bé sẽ tự do
sáng tạo theo cảm xúc của mình. Chính lúc đó, bán cầu não phải được nâng cao thế
lực.
Nếu bạn cảm thấy tính cách mình có khuynh hướng thiên về bán cầu não nào,
hãy phát huy hết thế mạnh và đừng quên tìm hiểu vùng đất phía bên kia. Rèn luyện,
khám phá những kỹ năng thiếu sót cũng là cách để chúng ta nâng cao chất lượng cuộc
sống, đẩy lùi khó khăn.
Sự cân bằng, bổ sung của hai bán cầu não giúp tạo nên những tính cách thú vị
cho từng cá nhân. Không những thế, người có hai bán cầu phát triển song song thường
ít khi đối diện với căng thẳng và áp lực. Họ biết cân bằng cuộc sống và dễ tìm thấy lý
tưởng hơn.
1. Hệ thần kinh não.
Hệ thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người, ở dưới dạng
ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, gồm các tế bào thần kinh – nơ-ron. Cũng chính các
nơ-ron đã tạo ra hai thành phần cơ bản của não, tủy sống và hạch thần kinh là chất
xám và chất trắng.
Hệ thần kinh con người tuy rất phức tạp, song trên căn bản tổ chức, nó rất đơn giản
được phân chia như sau: (xem sơ đồ)
– Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận là bộ phận trung ương
(não, tủy sống) gọi là hệ thần kinh trung ươngvà bộ phận ngoại biên (các dây thần
kinh, hạch thần kinh) gọi làhệ thần kinh ngoại biên.
Trong đó bộ phận trung ương giữ vai trò chủ đạo điều khiển các hoạt động của cơ thể
từ đơn giản đến phức tạp, còn bộ phận ngoại biên có chức năng truyền xung thần kinh
từ hệ thần kinh trung ương đến các cơ quan theo sự chỉ dẫn của bộ phận trung ương.
– Về mặt chức năng, hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh thân thể (= Thần kinh
vận động: somatic nervous) điều khiển cơ, xương và hệ thần kinh tự quản (= Thần
kinh sinh dưỡng, Thần kinh thực vật, Thần kinh tự động: autonomic nervous).
Chức năng hệ thần kinh thân thể và hệ thần kinh tự quản chính là hệ thần kinh ngoại
biên. Riêng hệ thần kinh tự quản lại gồm 2 phân hệ là phân hệ giao cảm và phân hệ
đối giao cảm.
Hoạt động thần kinh cấp cao ở người hình thành nên nhiều phản xạ rất phức tạp mà
không sinh vật nào có được. Vì vậy, việc “vệ sinh” hệ thần kinh có cơ sở khoa học là
cần thiết để hệ thần kinh luôn đạt chất lượng hoạt động cao.
6. Hệ thần kinh tự quản.
6.1. Đại cương về hệ thần kinh tự quản (TKTQ).
Hệ thần kinh tự quản (= Thần kinh thực vật, Thần kinh tự động:autonomic nervous)
gồm những sợi thần kinh điều hòa hoạt động là một phần của hệ thần kinh ngoại biên.
Nó là phương tiện để cơ thể biểu lộ những trạng thái xúc cảm (emotional states) và sự
nhận biết (awareness) của chính mình.
– Đường ly tâm của TKTQ chia ra hệ giao cảm và hệ đối giao cảm (xin xem
hình dưới).
+ Đường giao cảm gồm những đường đi ra từ phần giữa tủy sống, nó biểu
hiện hoạt động “chiến đấu hay tháo chạy: fight or flight”.
+ Đường đối giao cảm đi ra từ não bộ hay phần dưới của tủy sống, nó điều hợp
những hoạt động bình thường của thân. Vì vậy đường đối giao cảm được gọi là “bộ
phận nghỉ ngơi và hồi phục.”
– Đường hướng tâm của TKTQ tùy thuộc vào đường cảm giác nội tạng, nó mang ien
tin hồi đáp đến trung tâm hợp nhất tự quản trong hệ Thần kinh Trung ương.
Chú thích:
“Autonomic” được dịch là “tự quản” do xuất nguyên từ tiếng Hy Lạp là “autonomia,”
có nghĩa “độc lập”. Do đó, “tự quản” có nghĩa tự quản lý điều hành theo qui luật riêng
mà không có tri thức tham dự. Vì ien thường những bộ phận nội tạng tự hoạt động mà
ta không biết những tiến trình hoạt động của chúng như thế nào, bởi không do ý chí
điều khiển.
Ta không thể ra lệnh những bộ phận nội tạng theo lệnh của ta. Nó hoạt động ít hay
nhiều do sự tự động bên trong cơ thể qua những sự tương tác lẫn nhau (interactions)
của các bộ phận bên trong cơ thể.
Tuy nhiên nhờ sự khám phá của các nhà khoa học thần kinh ngày nay cho biết sự hoạt
động của nó có mối liên hệ tới cuống não(brain stem) là nơi những hoạt động chủ yếu
là ngoài tri thức hay ngoài ý thức biết và khu dưới đồi (hypothalamus).
Hệ thần kinh tự quản: Giao Cảm và Đối Giao Cảm
1/. Hệ Giao Cảm (sympathetic) gồm hai chuỗi dây thần kinh nằm trên 2 vùng của cột
sống đi đến các cơ quan khác nhau.
– Đốt sống ngực: gồm 12 đốt, nằm giữa đốt sống thắt lưng và đốt sống cổ;
ien hệ đến: mắt (con ngươi giãn nở/mở rộng); nước bọt (khô); nước mắt (khô); phổi
(thở bình thường); tim (làm tăng nhịp tim); gan (làm thoát ra đường (glucose) từ trong
gan; bao tử (ngăn chận tiêu hóa); ruột non (làm cho bón); tuyến tụy (tiết ra
glucagons); ruột tuyến thượng thận (tiết ra epinephrine và norepinephrine).
– Đốt sống thắt lưng: gồm 5 đốt, nằm ở giữa đốt sống ngực và xương
cùng; liên hệ đến: ruột già, bàng quan (bọng đái = túi chứa nưóc tiểu).
2/. Hệ Đối Giao Cảm (parasympathetic) gồm một chuỗi dây thần kinh đi từ
trong cuống não, gọi là thần kinh sọ não (Cranial nerve) và đường khác nằm phần
dưới cột sống. Các nhà khoa học về thần kinh xếp số thứ tự các chuỗi dây thần kinh đi
từ cuống não gồm các dây:
 III (3) = Dây thần kinh vận nhãn (Oculomotor nerve). Dây thần kinh này liên
hệ đến cơ mi, cơ mắt, đồng tử (con ngươi).
 V (5) = Dây thân kinh tam thoa (Trigeminal nerve). Dây này liên hệ đến dây thị
giác, và cơ nhai hàm trên và hàm duới.
 VII (7) = Dây thần kinh mặt (Facial nerve). Dây này liên hệ đến tuyến nước bọt
(hàm trên, hàm dưới), và tuyến nước mắt.
 IX (9) = Dây thần kinh thiệt hầu (Glossopharyngeal nerve). Dây thần kinh này
liên hệ đến lưỡi, họng.
 X (10) = Dây thần kinh phế vị (Vagus nerve). Đây là dây thần kinh dài nhất.
thần kinh này liên hệ đến tim (làm chậm nhịp tim), phổi (thở chậm lại), thanh
quản (nở), khí quản (thắt), mạch máu (giãn trong ruột non và hậu môn), bao tử
(kích thích tiêu hóa), túi mật (kích thích để tiết ra mật), tuyến tụy (kích thích
để tiết ra insulin), ruột non, ruột già (đi tiêu dễ), bọng đái (thắt lại).
6.2. Đặc tính hệ TKTQ.
1/. Hệ TKTQ và chất dẫn truyền thần kinh như sau:
Hệ TKTQ luôn hoạt hóa (activated) trong việc đáp ứng (response) thích hợp về những
sự thay đổi môi trường chung quanh, nó tiết ra chất sinh hóa học (biochemical
substances) theo sự hoạt động của cơ thể và sự phản ứng tâm lý xúc cảm tạo ra. Chất
sinh hóa học này được gọi là chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter), chất này có
nhiều ảnh hưởng đến trạng thái sinh lý của nội tạng (inner organs).
– Hệ giao cảm phần lớn tiết ra norepinephrine (NE) ở đầu dây thần kinh, cũng gọi
là noradrenaline (NA). Chất này theo máu đi vào ruột thượng thận (adrenal medulla)
làm tiết ra thêm norepinephrine và epinephrine (EN), cũng gọi là adrenaline.
Cả hai chất này làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Đặc biệt với sự tác động
của epinephrine nó làm cho gan không giữ đường được và thoát ra, làm cho máu có
đường. Tuy nhờ đó năng lực con người được tăng ien, nhưng nhiều quá làm hại cơ
thể. Cả hai chất NE và EN tạo ra chất béo trong máu, nếu tiết ra quá nhiều, làm ienơ
thể béo phì.
– Hệ đối giao cảm phần lớn tiết ra acetylcholine (Ach) ở đầu dây thần kinh để
làm dịu norepinephrine và epinephrine .
Ach có tác dụng làm hạ đường trong máu và chất béo trong máu. Càng nhiều Ach,
huyết áp càng hạ, ít mỡ trong máu (điều hòa hệ thống tim mạch), người không bị bệnh
béo phì, cơ thể linh hoạt, trí tuệ sáng suốt, phục hồi ký ức.
Như vậy ả 2 hệ này hoạt động hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng cả hai tham dự trực
tiếp vào việc kiểm soát, điều hòa, và hợp nhất hoạt động theo hướng duy trì sự cân
bằng bên trong cơ thể làm cho thân chúng ta được khỏe mạnh để tồn tại.
2/. Hệ TKTQ và đời sống của cá nhân:
– Hệ TKTQ bị ảnh hưởng bởi những hoạt động cơ bắp quá nhiều làm hoạt động thần
kinh căng thẳng. Thí dụ như bằng vận động thể dục hay tranh tài thể thao chống lại
đối thủ … sẽ làm cho hệ giao cảm bị kích thích tạo norepinephrine.
– Hệ TKTQ bị ảnh hưởng bởi những thái độ tâm lý của cá nhân. Thí dụ:
+ Lo âu, sợ hãi, sân hận, buồn chán, giận tức, thù hận … thì hệ giao cảm hoạt động
vượt trội norepinephrine.
+ Thư giãn, thanh thản, bình thản, thư thái, an vui, hòa thuận, tĩnh lặng thì hệ đối giao
cảm hoạt động vượt trội tạo acetylcholine.
Cả hai sự kiện thể chất và tinh thần nói trên qua ảnh hưởng lên trên hệ TKTQ, sẽ làm
ảnh hưởng tốt (acetylcholine) – xấu(norepinephrine) đến các cơ quan nội tạng của cơ
thể. Vì thế, chúng ta không nên làm việc bằng trí óc hay tay chân một cách quá sức.
Giao cảm làm cho gia tốc nhịp tim, trong khi Đối giao cảm làm hạ thấp nhịp tim. Tâm
dao động quá mức, thì kích thích Giao cảm làm cho gan thoát ra chất
đường glucose vào máu. Tâm an tĩnh thì Đối giao cảm bị kích thích làm cho gan tổng
hợp hợp chất glycogen và giữ đường lại trong gan.
Thí dụ về 2 hệ như sau:
– Hệ giao cảm: được xếp vào hệ thống “Tỉnh táo”.
Bình thường cả hai hệ đồng thời hoạt động để duy trì sự cân bằng bên trong cơ thể
làm cho chúng ta được khỏe mạnh. Nhưng nếu vì lý do nào đó, tâm chúng ta quá căng
thẳng như sợ hãi, giận dữ, lo âu, xúc động, hoặc đối phó những nguy cơ mà thiếu bình
tĩnh,chứng kiến những cảnh ien rợn, thảm khốc … sự cân bằng không còn bình
thường nữa. Lúc bấy giờ những chất sinh hóa học ien hệ đến trạng thái tâm căng thẳng
là epinephrine và norepinephrine sẽ tiết ra làm ienơ thể mất cân bằng, nhịp tim sẽ đập
nhanh, huyết áp tăng, đường trong máu tăng. Từ đó, bệnh bên trong nội tạng sẽ có cơ
hội phát sinh.
– Hệ đối giao cảm: được xếp vào hệ thống “Nghỉ ngơi và Tiêu hóa”hay “Trầm lặng “.
Hệ này hoạt động trong tình trạng không căng thẳng, và hoạt động chính của nó là tiêu
hóa và bài tiết phân và nước tiểu. Điều này giải thích vì sao nghỉ ngơi sau bữa ăn là
điều tốt nhất như xem báo chẳng hạn.
Tác dụng Đối Giao Cảm và Giao Cảm Thần Kinh vào
Thân và Tâm
Mục Tiêu
Đối Giao Cảm
(Tiết ra
Acetylcholine)
Giao Cảm
(Tiết ra Norepineprine)
Tuyến
nước mắt
Chảy nước mắt Không ảnh hưởng
Cơ mí mắt
Nặng, thu nhỏ lại;
nhìn gần; khép tự
động Không ảnh hưởng
Con ngươi
Con ngươi thắt lại Mở
Tuyến
nước bọt
Chảy nhiều và loãng Khô miệng
Cơ khí
quảng và
cuống phổi
Đường khí quản thắt
lại; thu nhỏ lại, thở
khẽ, tịnh tức
Đường khí quản thư giãn,
mở rộng, thở bình thường
Cơ tim
Giảm tốc độ, nhịp
đập chậm lại
Gia tăng tốc độ nhịp tim;
rối loạn nhịp
Mạch máu
động mạch
vành tim
Giãn nở Thắt lại
Da
Không ảnh hưởng Mạch máu bị thắt lại
Mạch máu
Không ảnh hưởng
Mạch máu giản nở; tăng
huyết áp; trệch hướng máu
đến não và tim
Gan
Trữ đường
(glucose), không
ảnh hưởng
Epinephrine kích thích
gan làm tăng đường vào
máu
Ruột
Vận động ruột
nhanh lên
Ruột già và hậu môn: thu
lại
Túi mật
Co lại, làm cho mật
tiết ra
Thận
Không ảnh hưởng
Làm co mạch máu, giảm
đi tiểu
Thượng
thận
Không ảnh hưởng Kích thích ruột thượng
thận, tiết ra Epinephrine
và Norepinephrine
Tuyến tụy
Kích thích, tiết ra
insulin và enzymes
Kích thích, tiết ra
glucagons
Cơ bọng
đái
Kích thích thắt lại
Thư giãn cơ thành bọng
đái
Tuyến mồ
hôi
Không ảnh hưởng Tăng mồ hôi
Bao tử
Tăng sự co bóp và
tăng số lượng
enzymes tiêu hóa
Mạch máu thắt lại, giảm
số lượng enzymes tiêu hóa
Hoạt động
nội tâm
Bình thản, thanh
thản, thư thái, yên
lặng.
Tỉnh táo, lo âu, sợ hãi, sân
hận, buồn vui … (những
trại thái tâm lý xúc cảm =
tùy miên).
1. Sóng não.
2. Sóng não.
Bằng điện não đồ (electroencephalogram, EEG), các nhà não học đã ghi nhận được
những loại điện thế (action potentials) từ bên trong các tế bào thần kinh não (neuron)
phát ra và truyền đi trong trục thần kinh não (axon). Dạng điện này được gọi là sóng
não.
Đo điện não đồ
4 dạng sóng não chính là: Beta, Alpha, Theta, và Delta.
(Thực ra có 5 dạng sóng, còn sóng Gamma với tần số > 30Hz)
7.1. Sóng Beta (β):
Ý nghĩa: C. Maxwell Cade, người Anh, là người đã thiết lập mô thức Hồi đáp sinh
học (biofeedback) đầu tiên, định nghĩa Beta như sau:
“Nhịp tỉnh táo bình thường của não kết hợp với hoạt động suy nghĩ hay hoạt động chú
ý, tập chú vào thế giới bên ngoài hay giải quyết những vấn đề cụ thể. Sức mạnh của
tín hiệu gia tăng bởi lo âu và giảm bởi sự hoạt động cơ bắp.”
“The normal waking rhythm of the brain associated with active thinking or active
attention, focussing on the outside world or solving concrete problems. The strength
of the signal is increased by anxiety and reduced by muscular activity.”
Đặc tính: Sóng Beta được đo từ 14 đến 30 Hz (Hertz: chu kỳ trong mỗi giây). Sóng
não Beta là nói lên những mức độ cao của tiến trình nhận thức bằng suy luận, bằng
suy nghĩ phức tạp, và bằng những sự phân biệt dây dưa sâu sắc của ý thức thông qua
sự nói thầm trong não, hoặc sự tưởng tượng về đối tượng hay chủ đề mà ta đương thực
hành.
Sóng Beta của não thường nhanh, không đều, tương ứng với tâm lý còn nhiễu động.
Sóng não Beta được kết hợp với sự gia tăng huyết áp và tăng gia sự biến đổi hóa học
bên trong cơ thể để cung cấp nhu cầu năng lượng cho cơ thể (metabolism).
Sóng Beta xuất hiện ở vùng trán, vùng Rolando và cả vùng thái dương. Khi căng
thẳng thần kinh (lo lắng, suy nghĩ, kích thích…), sóng Beta xuất hiện nhiều. Vì vậy,
sóng Beta còn được gọi là sóng hoạt động của não. Sóng Beta cũng xuất hiện nhiều
khi mở mắt (do ánh sáng kích thích).
Trong Thiền Phật giáo trạng thái này được gọi là trạo cử, nghĩa là tâm còn mang
nhiều tạp niệm. Dạng sóng này nói lên trạng thái dao động nội tâm cao, là nói thầm
như sóng biển dậy lên ào ạt từng đợt liên tục.
7.2. Sóng Alpha (α):
Ý nghĩa: Sóng não Alpha tượng trưng cho tinh thần trong trạng thái thư giãn do
nương vào một đối tượng, nghĩa là sóng xuất hiện khi ta dùng ý thức để tập trung vào
một đối tượng này (nhưng chưa thực sự yên lặng như sóng não Theta).
Đặc tính: Sóng Alpha thưa hơn sóng Beta, trung bình từ 9 đến 13 Hz. Sóng Alpha
thường luôn ổn định, nhịp chậm hơn và biên độ ngang rộng hơn nhiều, biểu hiệu
nhiều năng lực hơn.
Sóng Alpha xuất hiện nhiều ở vùng chẩm và vùng thái dương. Sóng Alpha biến mất
khi mở mắt (kích thích ánh sáng). Nếu nhắm mắt, sẽ xuất hiện trở lại.
Trong Thiền Phật giáo trạng thái này được gọi là tâm tạm lắng dịudừng lại, gắn với
lời nói thầm, nhưng không có đối thoại thầm lặng bên trong.
7.3. Sóng Theta (θ):
Ý nghĩa: Sóng não Theta tượng trưng cho tinh thần ở trạng thái thư giãn cao.
Đặc tính: Sóng não Theta có tần số từ 4 đến 8 Hz. Đây là trạng thái tinh thần tĩnh lặng
sâu hay thư giãn sâu. Thí dụ, thư giãn lưỡi, thư giãn thần kinh mặt, sóng Alpha xuất
hiện trước, sau đó là sóng Theta.
Sóng Theta xuất hiện ở vùng thái dương. Sóng Theta chỉ có ở trẻ < 10 tuổi, trên 10
tuổi vẫn có thể còn nhưng ít. Ở người trưởng thành, sóng Theta chỉ xuất hiện khi ngủ,
nếu thức vẫn có sóng Theta là bất thường.
Trong Thiền Phật giáo trạng thái này được gọi là Định, có nhiều tĩnh lặng, yên lặng.
7.4. Sóng Delta (Δ):
Ý nghĩa: Sóng não Delta tượng trưng cho tinh thần ở trạng thái yên lặng của não bộ
như lúc ngủ say, ngủ sâu, hôn mê …
Đặc tính: Sóng não Delta biên độ lớn, tần số từ 3 đến 4 Hz hay thấp hơn là từ 1 đến 3
Hz . Khi hệ thống cơ cấu mạng lưới(reticular formation) không nhận tín hiệu từ bên
ngoài vào – như tình trạng mất cảm giác (anesthesia) cũng, hoặc người ngủ say hay
hôn mê (coma), sóng não Delta cũng xuất hiện, nhưng nhận thức không lời không có
mặt.
Sóng Delta chỉ có ở trẻ < 2 tuổi và người lớn khi ngủ. Trên 2 tuổi, khi thức nếu có
sóng Delta là bất thường.
Phụ lục:
1/. Các hệ cơ quan trong cơ thể người.
Hệ vận động
– Bộ xương: các xương mặt, khối xương sọ, xương ức, các xương sườn, xương sống,
các xương chân, các xương tay ·
– Hệ cơ: cơ vân (cơ xương), cơ trơn, cơ tim, cơ hoành.
Hệ tuần hoàn
– Tim: tâm thất, tâm nhĩ · Mạch máu: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch ·
– Máu: huyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
– Vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ.
– Van
Hệ miễn dịch
– Bạch cầu: bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa a-xit, bạch cầu mô-nô,
bạch cầu lim-phô (tế bào B, tế bào T);
– Các cơ chế: thực bào, tiết kháng khể, phá hủy tế bào nhiễm.
Hệ bạch huyết
– Phân hệ: phân hệ lớn, phân hệ nhỏ ·
– Đường dẫn bạch huyết: ống bạch huyết, mạch bạch huyết, mao mạch bạch huyết,
hạch bạch huyết ·
– Bạch huyết.
Hệ hô hấp
– Đường dẫn khí: mũi, thanh quản, khí quản, phế quản.
– Phổi: hai lá phổi, phế nang. Hoạt động hô hấp: sự thở, sự trao đổi khí.
Hệ tiêu hóa
– Ống tiêu hóa: miệng, răng, hầu, lưỡi, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già,
ruột thừa, hậu môn ·
– Các tuyến tiêu hóa: tuyến nước bọt, tuyến mật, tuyến ruột, tuyến tụy
Hệ bài tiết
– Hệ tiết niệu: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái (bàng quang) ·
– Hệ bài tiết mồ hôi: da, tuyến mồ hôi · Hệ bài tiết cac-bô-nic (CO2): mũi, đường dẫn
khí, phổi.
Hệ vỏ bọc
– Da: lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da ·
– Cấu trúc đi kèm: lông – tóc, móng, chỉ tay và vân tay
Hệ thần kinh
– Thần kinh trung ương: não (gồm trụ não, tiểu não, não trung gian, đại não), tủy
sống.
– Thần kinh ngoại biên: dây thần kinh (dây thần kinh não, dây thần kinh tủy), hạch
thần kinh · Phân loại:
+ Hệ thần kinh vận động,
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng (gồm phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm)
Hệ giác quan
– Mắt – thị giác (màng cứng, màng mạch, màng lưới),
– Tai – thính giác (tai ngoài, tai giữa, tai trong) ·
– Mũi – khứu giác (lông niêm mạc),
– Lưỡi – vị giác (gai vị giác),
– Da – xúc giác (thụ quan)
Hệ nội tiết
– Nội tiết não: vùng dưới đồi, tuyến tùng, tuyến yên ·
– Nội tiết ngực: tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến ức ·
– Nội tiết bụng: tuyến trên thận, tuyến tụy, tuyến sinh dục (buồng trứng (ở nữ), tinh
hoàn (ở nam).
Hệ sinh dục
– Cơ quan sinh dục nam: tinh hoàn, tinh trùng, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, dương
vật, tuyến tiền liệt, tuyến hành, bìu.
– Cơ quan sinh dục nữ: buồng trứng, vòi trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, âm
vật, cửa mình.
2/. Chất dẫn truyền thần kinh.
1. Chất dẫn truyền thần kinh (Neurotransmitters) = Nhóm dịch chất hóa học của
tế bào thần kinh dùng để truyền đạt thông tin hay mang tín hiệu từ tế bào thần
kinh này đến tế bào thần kinh khác trong não. Nó hoạt hóa hầu hết tế bào não
(neurons). Khả năng cảm thấy, cảm nhận, suy nghĩ, di động, hành động, và
phản ứng đều tùy thuộc vào sự cân bằng hay mất cân bằng của thần kinh dẫn
truyền trong hệ thống thần kinh.
Hiện nay, người ta xác định được khoảng hơn 40 chất hóa học được xem là chất dẫn
truyền thần kinh ở synap. Các chất này được chia thành 2 nhóm: nhóm phân tử nhỏ và
nhóm phân tủ lớn
Nhóm phân tử nhỏ: có bản chất là các amin, là các chất có tác dụng nhanh và gây ra
phần lớn các đáp ứng cấp của hệ thần kinh.
Các acide amine (amino acide) là:
1. Glutamate: có tác dụng hoạt hoá cảm nhận.
2. GABA (d – aminobutiric acid): có tác dụng ức chế cảm nhận.
Các amine-sinh học (biogenic amine) là:
1. Dopamin
2. Epinephrine
3. Norepinephrrine
(3 chất này cũng được tổng hợp bởi 1 tiền chất là tyrosine và được gọi là nhóm
catecholamine).
4. Serotonine:
5. Acetylcholine
6. Histamine.
Trong đó, Acetylcholine được coi là một trong những chất trung gian hóa học được
nghiên cứu một cách đầy đủ nhất.
Nhóm phân tử lớn: có bản chất là các peptid. Chúng được tổng hợp chậm hơn, bài tiết
ít hơn so với các chất có phân tử nhỏ nhưng gây ra tác dụng mạnh và kéo dài hơn. Các
chất dẫn truyền thần kinh peptide đều tồn tại cùng với các chất dẫn truyền thần kinh
khác. Các chất điển hinh: endorphin, vasopressin…
Một số chất dẫn truyền thần kinh thông thường: Norepinephrine (NE, NA),
Epinephrine (EN), Acetylcholine (ACh), Dopamine (DA), Serotonin (5HT),
Melatonin (MT) và Histamine (HIST).
– Hệ thần kinh tự quản: nơi dẫn xuất NE, ACh.
– Cuống não: nơi dẫn xuất NE, ACh, DA, 5-HT.
– Tuyến “Dưới đồi”: nơi dẫn xuất Ach, MT
– Tuyến tùng: nơi dẫn xuất 5NT, MT.
– Tuyến yên: nơi dẫn xuất endorphin giúp giảm đau, cortisone gây stress,
chứa và tiết oxytoxin làm hưng phấn tính dục.
2. Norepinephrine (NE): Dịch chất hóa học được tiết ra từ tận cùng dây Giao cảm
thần kinh và cũng được mang từ thùy trước tuyến yên, nơi đây nó làm thoát ra
chất nước hóa học tên “ACTH” (Adrenocorticotrophic hormones). Chất này là
một loại hormone (nội tiết tố) có chức năng kéo dài đáp ứng uất cảm (stress).
Khi tiết ra, nó theo máu, truyền đến ruột thượng thận (Adrenal medulla). Nơi
đây, ruột thượng thận tiết ra thêm norepinephrine và epinephrine. Cả hai chất
này làm tim đập nhanh, máu tăng áp suất. Ở cuống não, nhân lục (locus
coeruleus) cũng có sản xuất nhiều norepinephrine. (Xem hình bên dưới)
Nó cũng có từ trong ruột tuyến thượng thận. Khi tiết ra, nó theo máu, truyền
đến trung khu thần kinh, tạo ra sự rối loạn tâm, đặc biệt là bệnh buồn chán cực
độ, gọi là bệnh “trầm cảm.” Khi sân hận, cáu kỉnh, bực tức, tỉnh táo, tỉnh thức
ý thức, từ đầu dây thần kinh tận cùng của Giao cảm thần kinh, norepinephrine
được tiết ra.
Chức năng của norepinephrine:
 Làm tăng chất béo trong máu;
 Gây ra rối loạn tâm;
 Nếu quá nhiều NE, có khả năng đưa đến bệnh trầm cảm (depression) và
bệnh mất khả năng xét đoán: khi vui, khi buồn quá mức, đôi khi có những
ảo giác phô trương về cá nhân mình có những tài năng đặc biệt nào đó, gọi
là loạn tâm thần hưng cảm (manic-depressive psychosis).
 Ngoài ra, nó không những làm cho huyết áp nâng cao mà còn làm cho tĩnh
mạch co thắt. Nhưng nếu tiết ra ít, nó sẽ giúp ích cho việc học được phát
triển và ký ức hoạt động tốt.
3. Epinephrine (EN): Dịch chất hóa học được tiết ra từ bên trong ruột tuyến
thượng thận (chất khác là norepineprine) trong việc đáp ứng tín hiệu từ Giao
cảm thần kinh của hệ thần kinh tự quản. (Ruột tuyến thượng thận tiết ra
khoảng 75-80% là epinephrine, số còn lại là norepinephrine).
Nguyên nhân Epinephrine tiết ra do:
 Đáp ứng Uất cảm (Stress) như căng thẳng thần kinh về công việc gì;
 Do tập luyện quá sức chịu đựng của cơ thể;
 Do xúc cảm sợ hãi và lo âu;
 Do đáp ứng trước tình huống nguy kịch làm căng thẳng Giao cảm thần kinh.
Nhiệm vụ:
 Epinephrine tác động cơ tim (cardiac muscle). Làm cho nhịp tim tăng: đập
nhanh hay hồi họp. Nếu quá nhiều epinephrine tiết ra, nó có khả năng gây trụy
tim (cardiogenic shock). Đây là trạng thái máu từ tĩnh mạch trở về tim bị giảm
đột ngột. Vì vậy, khi sợ hãi xuất hiện, epinephrine liền tiết ra nhiều và làm cho
tim đập nhanh hơn, mặt xanh, có cảm giác tay chân lạnh.
 Khi sân hận cả hai chất epinephrine và norepinephrine đều tiết ra. Cả hai chất
này đều là chất béo (lipid), tạo ra máu mỡ. Khi sợ hãi và lo âu, hoặc có trạng
thái tâm lý như chạy trốn điều gì, cơ thể con người bị tiêu hao năng lượng.
 Epinephrine từ ruột thượng thận hoạt hóa số lượng cần thiết cho sự điều chỉnh
bên trong trạng thái tâm lý xúc cảm gây nên. Nó đưa đến thân nhiệt tăng,
đường trong máu xuống thấp mức bình thường, thở ngắn.
 Nếu người lo âu hay hoảng sợ cảm thấy cần được giúp đỡ để điều chỉnh hoàn
cảnh đang lâm vào tình trạng nguy kịch, thần kinh họ vẫn còn căng thẳng,
nhưng nếu họ được giúp đỡ hay giải quyết được tình trạng khốn khó, thần kinh
bắt đầu được cân bằng. Bằng phương pháp Thở Hai Thì, ta có thể tạo ra sự cân
bằng thần kinh ngay tức khắc. Qua đó, huyết áp sẽ hạ, máu mỡ hạ, đường
trong máu hạ, và cuối cùng đường trong máu, máu cao, và máu mỡ sẽ trở lại
bình thường.
Tiêu hóa dừng lại; đường vào trong máu; máu có thể trở thành cục nghẽn (clot)
Sản sinh và truyền dẫn NE và ACh
4. Acetylcholine (ACh): Dịch chất này được tiết ra từ nhiều nơi trong cơ thể chủ
yếu ở hệ đối giao cảm, cuống não. Nó là chất tổng hợp của 2
chất choline và acetylcoenzyme A. Nó có trong tế bào não vùng vận động ở vỏ
não và đầu dây tận cùng của Đối Giao cảm thần kinh. Đặc biệt, acetylcholine
cũng được tiết ra từ Giao cảm thần kinh để nó kích thích tuyến mồ hôi. Ngoài
ra, ở giữa não thuộc Đồi Thị, như Hạt nhân Vách Trong (Medial Septal
Nucleus), và Dưới Đồi, như Hạt nhân Nền (“basal nucleus”), và Hạch Phức
Hợp ở vòm Cầu Não (Pontomecencephalo-tegmental complex) cũng có chứa
ACh.
Chức năng của acetylcholine:
 Phục hồi ký ức hay tăng cường ký ức và học hỏi. Bệnh từ lần mất trí nhớ, chức
năng trí năng bị giảm, và năng lực nhận thức từ lần kém đi, quen gọi là bệnh
“Alzheimer” là do thiếu acetylcholine ở vỏ não; trái lại, quá nhiều cortisol, đưa
đến mất ký ức.
 Trí năng bén nhạy.
 Cơ thể nhẹ nhàng linh hoạt, cơ xương mạnh khỏe.
 Tăng cường đường tiểu, tiện.
 Giảm áp suất ở bệnh mắt (Glaucoma).
 Chữa được huyết áp cao.
 Chữa được bệnh co thắt khí quản, gây ra khó thở.
5. Dopamine (DA): Dịch chất dẫn truyền thần kinh này có chức năng tạo cảm
giác hưng phấn trong não. Dopamine dẫn xuất từ cuống não.
– Dopamine khiến chúng ta cảm thấy thỏa mãn (hỷ lạc) sau khi ăn một bữa ngon, vui
sướng khi đội bóng quốc gia giành thắng lợi, đồng thời cũng khiến ta cảm thấy phấn
khích thực hiện những hành vi mạo hiểm như phóng xe tốc độ cao.
– Dopamine có nhiều khả năng chữa bệnh liệt rung (Parkinson) và bệnh tâm thần phân
liệt (Schizophrenia). Thông thường, người mang bệnh ảo giác về nghe và thấy là do 2
vùng nghe trong não và vùng thấy ở vỏ não bị thiếu dopamine và quá nhiều chất
glutamate tại 2 nơi này. Nếu biết cách hướng dẫn người mắc bệnh này thực hành
phương pháp thư giãn niệm hay thư giãn tâm, thư giãn thần kinh mặt, thư giãn lưỡi,
dopamine sẽ được tiết ra để điều chỉnh 2 thứ bệnh nan y đó.
Sản sinh và truyền dẫn DA và 5HT
6. Serotonin (5HT) là dịch chất dẫn truyền quan trọng. Nó được sản xuất từ tuyến
Tùng. Nó giúp cho sức khỏe dồi dào, làm việc dẻo dai, điều chỉnh ngủ thức,
chữa trị bệnh trầm cảm; có cảm giác như no bụng; ít ăn; điều chỉnh sự căng
thẳng thần kinh và lo âu. Nó cũng có khả năng chữa bệnh nhức một bên đầu
(Migraine). Ngược lại, nếu trong cơ thể mức serotonin xuống thấp, đưa đến
bệnh trầm cảm, mất ngủ, lo âu, chán nản, thiếu kiên nhẫn, thiếu hăng say.
7. Melatonin(MT): Dịch chất này có khả năng điều hòa ngủ thức, trị bệnh mất
ngủ kinh niên và ung thư. Nó cũng giúp hạ huyết áp và ngăn ngừa được bệnh
tim (heart attack), bệnh tai biến mạch máu não (stroke), ngăn chận bệnh mắt
(cataract). Nó được sản xuất từ tuyến Tùng và khu Dưới Đồi. Nó cũng có khả
năng kích thích hệ thống miễn dịch, phục hồi ký ức và chữa trị bệnh mất trí
nhớ (Alzheimer).

More Related Content

What's hot

cầu não
cầu nãocầu não
cầu não
an trần
 
Tam giác cảnh
Tam giác cảnhTam giác cảnh
Tam giác cảnh
youngunoistalented1995
 
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docx
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docxNỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docx
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docx
SoM
 
TIỂU NÃO
TIỂU NÃOTIỂU NÃO
TIỂU NÃO
SoM
 
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầuTứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
youngunoistalented1995
 
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SoM
 
Giải phẫu não 2
Giải phẫu não 2Giải phẫu não 2
Giải phẫu não 2
youngunoistalented1995
 
KHÁM TAI MŨI HỌNG CƠ BẢN
KHÁM TAI MŨI HỌNG CƠ BẢNKHÁM TAI MŨI HỌNG CƠ BẢN
KHÁM TAI MŨI HỌNG CƠ BẢN
SoM
 
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giacSinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
Dr NgocSâm
 
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNGPHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
SoM
 
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦNCÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
SoM
 
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃOVÕ NÃO VÀ THÂN NÃO
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO
SoM
 
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬTHỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
SoM
 
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SoM
 
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANHỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
SoM
 
HẠCH NỀN
HẠCH NỀNHẠCH NỀN
HẠCH NỀN
SoM
 
[Bài giảng, thần kinh] thantieunao
[Bài giảng, thần kinh] thantieunao[Bài giảng, thần kinh] thantieunao
[Bài giảng, thần kinh] thantieunao
tailieuhoctapctump
 
Tiếng tim
Tiếng timTiếng tim
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌHỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
SoM
 

What's hot (20)

cầu não
cầu nãocầu não
cầu não
 
Tam giác cảnh
Tam giác cảnhTam giác cảnh
Tam giác cảnh
 
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docx
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docxNỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docx
NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU.docx
 
Bai 14 he than kinh
Bai 14 he than kinhBai 14 he than kinh
Bai 14 he than kinh
 
TIỂU NÃO
TIỂU NÃOTIỂU NÃO
TIỂU NÃO
 
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầuTứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
Tứ giác Velpeau, tam giác cánh tay tam đầu, tam giác cẳng tay tam đầu
 
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
 
Giải phẫu não 2
Giải phẫu não 2Giải phẫu não 2
Giải phẫu não 2
 
KHÁM TAI MŨI HỌNG CƠ BẢN
KHÁM TAI MŨI HỌNG CƠ BẢNKHÁM TAI MŨI HỌNG CƠ BẢN
KHÁM TAI MŨI HỌNG CƠ BẢN
 
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giacSinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
Sinh ly t kinh con duong van dong-cam giac
 
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNGPHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
 
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦNCÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
CÂU HỎI LÂM SÀNG TÂM THẦN
 
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃOVÕ NÃO VÀ THÂN NÃO
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO
 
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬTHỘI CHỨNG TẮC MẬT
HỘI CHỨNG TẮC MẬT
 
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
 
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANHỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
 
HẠCH NỀN
HẠCH NỀNHẠCH NỀN
HẠCH NỀN
 
[Bài giảng, thần kinh] thantieunao
[Bài giảng, thần kinh] thantieunao[Bài giảng, thần kinh] thantieunao
[Bài giảng, thần kinh] thantieunao
 
Tiếng tim
Tiếng timTiếng tim
Tiếng tim
 
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌHỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
HỘI CHỨNG TÂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
 

Viewers also liked

Bai 43 gia tri phac do x
Bai 43 gia tri phac do xBai 43 gia tri phac do x
Bai 43 gia tri phac do xThanh Liem Vo
 
Nhập môn sinh lý học update2012
Nhập môn sinh lý học update2012Nhập môn sinh lý học update2012
Nhập môn sinh lý học update2012
Vũ Thanh
 
ประวัติคอม
ประวัติคอมประวัติคอม
ประวัติคอมlinnoi
 
[I talents] - Giải Mã DẤU Vân Tay
[I talents] - Giải Mã DẤU Vân Tay[I talents] - Giải Mã DẤU Vân Tay
[I talents] - Giải Mã DẤU Vân Tay
Công ty TNHH DV TV Tiềm Năng Việt
 
Your Brain on Words
Your Brain on WordsYour Brain on Words
Your Brain on Words
Meryl Salerno
 
Tổng quan phương pháp làm việc Trẻ với Trẻ
Tổng quan phương pháp làm việc Trẻ với TrẻTổng quan phương pháp làm việc Trẻ với Trẻ
Tổng quan phương pháp làm việc Trẻ với Trẻphongnq
 
Hệ thống làm người đẳng cấp
Hệ thống làm người đẳng cấpHệ thống làm người đẳng cấp
Hệ thống làm người đẳng cấp
Tâm Việt Group
 
Discover Your Inborn Talent - Scientifically
Discover Your Inborn Talent - ScientificallyDiscover Your Inborn Talent - Scientifically
Discover Your Inborn Talent - Scientifically
Jasmeet Singh
 
[Tâm Việt] Sức mạnh bộ não
[Tâm Việt] Sức mạnh bộ não[Tâm Việt] Sức mạnh bộ não
[Tâm Việt] Sức mạnh bộ nãoTâm Việt Group
 
Dmit at TOBC
Dmit at TOBCDmit at TOBC
Dmit at TOBC
padmavati12
 
Career Guidance - Find your inborn talent for a bright and perfect career tha...
Career Guidance - Find your inborn talent for a bright and perfect career tha...Career Guidance - Find your inborn talent for a bright and perfect career tha...
Career Guidance - Find your inborn talent for a bright and perfect career tha...
Dr. P P Vijayan
 
Nền giáo dục Steiner Mầm Non
Nền giáo dục Steiner Mầm NonNền giáo dục Steiner Mầm Non
Nền giáo dục Steiner Mầm Non
Little Daisy
 
Ca lam sang ctcsts
Ca lam sang ctcstsCa lam sang ctcsts
Ca lam sang ctcsts
Dr NgocSâm
 
dermatoglyphics multiple intelligence test
dermatoglyphics multiple intelligence testdermatoglyphics multiple intelligence test
dermatoglyphics multiple intelligence test
Iqbal Singh
 
Fingerprints
FingerprintsFingerprints
Finger printing
Finger printingFinger printing
Finger printing
Farhan Ali
 
Fingerprinting
FingerprintingFingerprinting
Fingerprintingannperry09
 
Ch 8 fingerprints
Ch 8 fingerprintsCh 8 fingerprints
Ch 8 fingerprintswarren142
 

Viewers also liked (20)

Bai 43 gia tri phac do x
Bai 43 gia tri phac do xBai 43 gia tri phac do x
Bai 43 gia tri phac do x
 
Nhập môn sinh lý học update2012
Nhập môn sinh lý học update2012Nhập môn sinh lý học update2012
Nhập môn sinh lý học update2012
 
Thói quen thứ 8
Thói quen thứ 8Thói quen thứ 8
Thói quen thứ 8
 
ประวัติคอม
ประวัติคอมประวัติคอม
ประวัติคอม
 
[I talents] - Giải Mã DẤU Vân Tay
[I talents] - Giải Mã DẤU Vân Tay[I talents] - Giải Mã DẤU Vân Tay
[I talents] - Giải Mã DẤU Vân Tay
 
Your Brain on Words
Your Brain on WordsYour Brain on Words
Your Brain on Words
 
Tổng quan phương pháp làm việc Trẻ với Trẻ
Tổng quan phương pháp làm việc Trẻ với TrẻTổng quan phương pháp làm việc Trẻ với Trẻ
Tổng quan phương pháp làm việc Trẻ với Trẻ
 
Hệ thống làm người đẳng cấp
Hệ thống làm người đẳng cấpHệ thống làm người đẳng cấp
Hệ thống làm người đẳng cấp
 
Discover Your Inborn Talent - Scientifically
Discover Your Inborn Talent - ScientificallyDiscover Your Inborn Talent - Scientifically
Discover Your Inborn Talent - Scientifically
 
[Tâm Việt] Sức mạnh bộ não
[Tâm Việt] Sức mạnh bộ não[Tâm Việt] Sức mạnh bộ não
[Tâm Việt] Sức mạnh bộ não
 
Dmit at TOBC
Dmit at TOBCDmit at TOBC
Dmit at TOBC
 
Career Guidance - Find your inborn talent for a bright and perfect career tha...
Career Guidance - Find your inborn talent for a bright and perfect career tha...Career Guidance - Find your inborn talent for a bright and perfect career tha...
Career Guidance - Find your inborn talent for a bright and perfect career tha...
 
Nền giáo dục Steiner Mầm Non
Nền giáo dục Steiner Mầm NonNền giáo dục Steiner Mầm Non
Nền giáo dục Steiner Mầm Non
 
Ca lam sang ctcsts
Ca lam sang ctcstsCa lam sang ctcsts
Ca lam sang ctcsts
 
dermatoglyphics multiple intelligence test
dermatoglyphics multiple intelligence testdermatoglyphics multiple intelligence test
dermatoglyphics multiple intelligence test
 
Fs Ch 7
Fs Ch 7Fs Ch 7
Fs Ch 7
 
Fingerprints
FingerprintsFingerprints
Fingerprints
 
Finger printing
Finger printingFinger printing
Finger printing
 
Fingerprinting
FingerprintingFingerprinting
Fingerprinting
 
Ch 8 fingerprints
Ch 8 fingerprintsCh 8 fingerprints
Ch 8 fingerprints
 

Similar to Não bộ

hệ thần kinh.docx
hệ thần kinh.docxhệ thần kinh.docx
hệ thần kinh.docx
NguynThYnNhi57
 
CÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐC
CÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐCCÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐC
CÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐC
Dr Hoc
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
SoM
 
HỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINHHỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINH
SoM
 
He luoi cao phi phong (2017)
He luoi   cao phi phong (2017)He luoi   cao phi phong (2017)
He luoi cao phi phong (2017)
Quang Hạ Trần
 
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8 trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8 Jackson Linh
 
Giải phẫu não 1
Giải phẫu não 1Giải phẫu não 1
Giải phẫu não 1
youngunoistalented1995
 
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtKhám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtsibyl779
 
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtKhám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtsophia537
 
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtKhám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtlindsey576
 
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtKhám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtcary742
 
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtKhám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtwilburn752
 
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtKhám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtraymundo730
 
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtKhám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtchet877
 
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtKhám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtkyong434
 
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám pháNhững điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phálorenza625
 
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám pháNhững điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám pháharris295
 
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám pháNhững điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám pháfrancisco586
 
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám pháNhững điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám pháchristi696
 
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám pháNhững điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám pháleslie167
 

Similar to Não bộ (20)

hệ thần kinh.docx
hệ thần kinh.docxhệ thần kinh.docx
hệ thần kinh.docx
 
CÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐC
CÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐCCÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐC
CÁC BỆNH THẦN KINH & THUỐC
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
 
HỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINHHỆ THẦN KINH
HỆ THẦN KINH
 
He luoi cao phi phong (2017)
He luoi   cao phi phong (2017)He luoi   cao phi phong (2017)
He luoi cao phi phong (2017)
 
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8 trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8
trả lời các câu hỏi trong sgk sinh học 8
 
Giải phẫu não 1
Giải phẫu não 1Giải phẫu não 1
Giải phẫu não 1
 
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtKhám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
 
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtKhám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
 
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtKhám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
 
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtKhám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
 
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtKhám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
 
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtKhám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
 
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtKhám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
 
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biếtKhám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
Khám phá những điều thú vị của bộ não mà bạn chưa biết
 
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám pháNhững điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
 
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám pháNhững điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
 
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám pháNhững điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
 
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám pháNhững điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
 
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám pháNhững điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
Những điều thú vị về bộ não mà bạn cần khám phá
 

More from Dr NgocSâm

Bệnh parkinson
Bệnh parkinsonBệnh parkinson
Bệnh parkinson
Dr NgocSâm
 
Bệnh án khoa phục hồi chức năng
Bệnh án khoa phục hồi chức năngBệnh án khoa phục hồi chức năng
Bệnh án khoa phục hồi chức năng
Dr NgocSâm
 
Phcn ngon ngu
Phcn ngon nguPhcn ngon ngu
Phcn ngon ngu
Dr NgocSâm
 
Các bài tập phcn nuốt
Các bài tập phcn nuốtCác bài tập phcn nuốt
Các bài tập phcn nuốt
Dr NgocSâm
 
Tiep can thuc hanh hoi chung đau le minh novartis event may 2012 (copy to cd)
Tiep can thuc hanh hoi chung đau  le minh novartis event may 2012 (copy to cd)Tiep can thuc hanh hoi chung đau  le minh novartis event may 2012 (copy to cd)
Tiep can thuc hanh hoi chung đau le minh novartis event may 2012 (copy to cd)
Dr NgocSâm
 
Các cơ hô hấp
Các cơ hô hấpCác cơ hô hấp
Các cơ hô hấp
Dr NgocSâm
 
Ky thuat tao thuan thu cam the than kinh co
Ky thuat tao thuan thu cam the than kinh coKy thuat tao thuan thu cam the than kinh co
Ky thuat tao thuan thu cam the than kinh co
Dr NgocSâm
 
Hội chứng kháng thể kháng phospholipid
Hội chứng kháng thể kháng phospholipidHội chứng kháng thể kháng phospholipid
Hội chứng kháng thể kháng phospholipid
Dr NgocSâm
 
Siêu âm điều trị
Siêu âm điều trịSiêu âm điều trị
Siêu âm điều trị
Dr NgocSâm
 

More from Dr NgocSâm (9)

Bệnh parkinson
Bệnh parkinsonBệnh parkinson
Bệnh parkinson
 
Bệnh án khoa phục hồi chức năng
Bệnh án khoa phục hồi chức năngBệnh án khoa phục hồi chức năng
Bệnh án khoa phục hồi chức năng
 
Phcn ngon ngu
Phcn ngon nguPhcn ngon ngu
Phcn ngon ngu
 
Các bài tập phcn nuốt
Các bài tập phcn nuốtCác bài tập phcn nuốt
Các bài tập phcn nuốt
 
Tiep can thuc hanh hoi chung đau le minh novartis event may 2012 (copy to cd)
Tiep can thuc hanh hoi chung đau  le minh novartis event may 2012 (copy to cd)Tiep can thuc hanh hoi chung đau  le minh novartis event may 2012 (copy to cd)
Tiep can thuc hanh hoi chung đau le minh novartis event may 2012 (copy to cd)
 
Các cơ hô hấp
Các cơ hô hấpCác cơ hô hấp
Các cơ hô hấp
 
Ky thuat tao thuan thu cam the than kinh co
Ky thuat tao thuan thu cam the than kinh coKy thuat tao thuan thu cam the than kinh co
Ky thuat tao thuan thu cam the than kinh co
 
Hội chứng kháng thể kháng phospholipid
Hội chứng kháng thể kháng phospholipidHội chứng kháng thể kháng phospholipid
Hội chứng kháng thể kháng phospholipid
 
Siêu âm điều trị
Siêu âm điều trịSiêu âm điều trị
Siêu âm điều trị
 

Recently uploaded

Sinh ly noi tiennnnnnnnnnnnnnnnnnnt.pptx
Sinh ly noi tiennnnnnnnnnnnnnnnnnnt.pptxSinh ly noi tiennnnnnnnnnnnnnnnnnnt.pptx
Sinh ly noi tiennnnnnnnnnnnnnnnnnnt.pptx
MyThaoAiDoan
 
Phác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trị
Phác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trịPhác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trị
Phác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trị
HongBiThi1
 
Thuốc điều chỉnh RLTH Y3 2018.pdf rất hay
Thuốc điều chỉnh RLTH Y3 2018.pdf rất hayThuốc điều chỉnh RLTH Y3 2018.pdf rất hay
Thuốc điều chỉnh RLTH Y3 2018.pdf rất hay
fdgdfsgsdfgsdf
 
Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...
Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...
Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...
Phngon26
 
NCT_Gãy xương hở- BS. Phùng Ngọc Hòa.pdf
NCT_Gãy xương hở- BS. Phùng Ngọc Hòa.pdfNCT_Gãy xương hở- BS. Phùng Ngọc Hòa.pdf
NCT_Gãy xương hở- BS. Phùng Ngọc Hòa.pdf
HongBiThi1
 
SGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạSGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạ
fdgdfsgsdfgsdf
 
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
Phngon26
 
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩB11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
fdgdfsgsdfgsdf
 
SGK Chấn thương bàng quang Y4.pdf rất hay
SGK Chấn thương bàng quang Y4.pdf rất haySGK Chấn thương bàng quang Y4.pdf rất hay
SGK Chấn thương bàng quang Y4.pdf rất hay
fdgdfsgsdfgsdf
 
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
Công ty cổ phần GMPc Việt Nam | Tư vấn GMP, HS GMP, CGMP ASEAN, EU GMP, WHO GMP
 
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdfSGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
HongBiThi1
 
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọngSinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
HongBiThi1
 
B9 THUỐC KHÁNG SINH.pdf cần bác sĩ đọc nhiều
B9 THUỐC KHÁNG SINH.pdf cần bác sĩ đọc nhiềuB9 THUỐC KHÁNG SINH.pdf cần bác sĩ đọc nhiều
B9 THUỐC KHÁNG SINH.pdf cần bác sĩ đọc nhiều
HongBiThi1
 
B5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hay
B5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hayB5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hay
B5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hay
HongBiThi1
 
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảoSản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
HongBiThi1
 
Test THTNN aeghgfthghrghgfgvbsdbvbfcbcvcf
Test THTNN aeghgfthghrghgfgvbsdbvbfcbcvcfTest THTNN aeghgfthghrghgfgvbsdbvbfcbcvcf
Test THTNN aeghgfthghrghgfgvbsdbvbfcbcvcf
HongBiThi1
 
B12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bàn
B12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bànB12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bàn
B12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bàn
HongBiThi1
 
Quy trình chuẩn bị, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất m...
Quy trình chuẩn bị, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất m...Quy trình chuẩn bị, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất m...
Quy trình chuẩn bị, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất m...
Công ty cổ phần GMPc Việt Nam | Tư vấn GMP, HS GMP, CGMP ASEAN, EU GMP, WHO GMP
 
SGK gãy xương hở.pdf tài liệu quý nha các bs
SGK gãy xương hở.pdf tài liệu quý nha các bsSGK gãy xương hở.pdf tài liệu quý nha các bs
SGK gãy xương hở.pdf tài liệu quý nha các bs
HongBiThi1
 
B6 Giang Y3_Dieu tri TANG HUYET AP 2019 - Copy.pdf
B6 Giang Y3_Dieu tri TANG HUYET AP 2019 - Copy.pdfB6 Giang Y3_Dieu tri TANG HUYET AP 2019 - Copy.pdf
B6 Giang Y3_Dieu tri TANG HUYET AP 2019 - Copy.pdf
HongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

Sinh ly noi tiennnnnnnnnnnnnnnnnnnt.pptx
Sinh ly noi tiennnnnnnnnnnnnnnnnnnt.pptxSinh ly noi tiennnnnnnnnnnnnnnnnnnt.pptx
Sinh ly noi tiennnnnnnnnnnnnnnnnnnt.pptx
 
Phác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trị
Phác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trịPhác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trị
Phác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trị
 
Thuốc điều chỉnh RLTH Y3 2018.pdf rất hay
Thuốc điều chỉnh RLTH Y3 2018.pdf rất hayThuốc điều chỉnh RLTH Y3 2018.pdf rất hay
Thuốc điều chỉnh RLTH Y3 2018.pdf rất hay
 
Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...
Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...
Quyết định số 314/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc có chứng minh tương đ...
 
NCT_Gãy xương hở- BS. Phùng Ngọc Hòa.pdf
NCT_Gãy xương hở- BS. Phùng Ngọc Hòa.pdfNCT_Gãy xương hở- BS. Phùng Ngọc Hòa.pdf
NCT_Gãy xương hở- BS. Phùng Ngọc Hòa.pdf
 
SGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạSGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Sỏi tiết niệu Y4.pdf rất hay các bạn ạ
 
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
 
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩB11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
 
SGK Chấn thương bàng quang Y4.pdf rất hay
SGK Chấn thương bàng quang Y4.pdf rất haySGK Chấn thương bàng quang Y4.pdf rất hay
SGK Chấn thương bàng quang Y4.pdf rất hay
 
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
 
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdfSGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
 
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọngSinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
 
B9 THUỐC KHÁNG SINH.pdf cần bác sĩ đọc nhiều
B9 THUỐC KHÁNG SINH.pdf cần bác sĩ đọc nhiềuB9 THUỐC KHÁNG SINH.pdf cần bác sĩ đọc nhiều
B9 THUỐC KHÁNG SINH.pdf cần bác sĩ đọc nhiều
 
B5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hay
B5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hayB5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hay
B5 Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm.pdf hay
 
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảoSản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
 
Test THTNN aeghgfthghrghgfgvbsdbvbfcbcvcf
Test THTNN aeghgfthghrghgfgvbsdbvbfcbcvcfTest THTNN aeghgfthghrghgfgvbsdbvbfcbcvcf
Test THTNN aeghgfthghrghgfgvbsdbvbfcbcvcf
 
B12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bàn
B12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bànB12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bàn
B12 THUOC LOI NIEU_Y3 2017.pdf Trường ĐHYHN độ hay là khỏi phải bàn
 
Quy trình chuẩn bị, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất m...
Quy trình chuẩn bị, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất m...Quy trình chuẩn bị, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất m...
Quy trình chuẩn bị, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất m...
 
SGK gãy xương hở.pdf tài liệu quý nha các bs
SGK gãy xương hở.pdf tài liệu quý nha các bsSGK gãy xương hở.pdf tài liệu quý nha các bs
SGK gãy xương hở.pdf tài liệu quý nha các bs
 
B6 Giang Y3_Dieu tri TANG HUYET AP 2019 - Copy.pdf
B6 Giang Y3_Dieu tri TANG HUYET AP 2019 - Copy.pdfB6 Giang Y3_Dieu tri TANG HUYET AP 2019 - Copy.pdf
B6 Giang Y3_Dieu tri TANG HUYET AP 2019 - Copy.pdf
 

Não bộ

  • 1. NÃO BỘ 1. Sơ dẫn về não người. Não (brain) là một khối mô mềm-xốp, là chất liệu tương tự như chất keo đặc. Khi mới sanh, não bộ nặng khoảng 50 gr, lúc trưởng thành cân nặng khoảng 1350g – 1500g. 1.1. Hệ bảo vệ não: Bộ não của con người được bảo vệ trong hộp sọ (skull). Nhằm bảo vệ tốt bộ não không bị tổn thương do va chạm với xương sọ, bộ não được bao bọc bởi màng não. Màng não bao gồm 3 lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài là: màng nuôi, màng nhện và màng cứng. Khoảng trống giữa màng nuôi và màng nhện có chứa đầy dịch lỏng, được gọi là dịch não tuỷ (DNT: dịch này lưu chuyển cả ở tủy sống và não). Dịch này chảy qua các khoảng trống giữa các màng não và qua các não thất là những khoảng trống trong não. Ngoài tác dụng bảo vệ, DNT còn là môi trường chứa các chất dinh dưỡng cung cấp cho tế bào thần kinh. Màng não không chỉ bảo vệ bộ não trước những chấn động cơ học mà còn là tấm màng ngăn không cho các vi sinh vật (vi trùng, siêu vi, vi nấm…) xâm nhập vào não. Khi các vi sinh vật có độc tính cao hay cơ thể bị suy yếu, màng não sẽ bị tấn công làm xảy ra hiện tượng viêm, được gọi là “viêm màng não” (VMN). Sau khi tấn công màng não gây ra VMN, các loại siêu vi có thể tiếp tục tiến sâu vào trong não làm cho người bị mắc bệnh viêm não. Trong khi đó, các loại vi trùng chỉ gây ra áp xe não. Hay nói cách khác, vi trùng không gây ra viêm não, chỉ tạo thành những ổ áp xe não. 1.2. Mạng mạch máu não: Não được nuôi dưỡng bằng những mạng mạch máu phong phú nhất của cơ thể (gồm các động mạch, tĩnh mạch và mao mạch). Ước tính, tổng chiều dài của mạch máu não lên đến hơn 160.000km, đủ để cuốn quanh trái đất 4 vòng.
  • 2. Với từng nhịp tim, các động mạch mang khoảng 20 tới 25% lượng máu cơ thể lên bộ não, nơi có hàng tỉ tế bào sử dụng 20% lượng oxy và năng lượng dưỡng chất cần thiết trong máu mang tới cho não. Khi đang tập trung suy nghĩ, bộ não có thể dùng tới 50% năng lượng và oxy. Hệ thống mạch máu não được tách biệt với dịch não tủy và mô não bởi hàng rào máu não là một màng chắn sinh học có tính thẩu thấm và chọn lọc cao, vừa giúp cung cấp dưỡng chất, vừa ngăn chặn sự xâm nhập của các chất độc hại vào não. Khi lưu lượng máu đến não giảm xuống dưới mức cần thiết cho sự chuyển hóa, não thiếu máu sẽ bị tổn thương, các chức năng chuyên biệt ở vùng não bị thiếu máu sẽ suy giảm. Nếu tình trạng này kéo dài, mô não sẽ bị tổn thương khó hồi phục, thậm chí bị tổn thương vĩnh viễn. 1.3. Mạng tế bào thần kinh: Não là một cơ quan vô cùng phức tạp. Não người trưởng thành có hơn 100 tỉ tế bào thần kinh, hay còn gọi là nơron (neuron). Mỗi tế bào thần kinh liên kết với khoảng 100 ngàn tế bào thần kinh khác. Đa số các bộ não đều thể hiện sự khác biệt giữa chất xám và chất trắng. Chất xám chủ yếu gồm các thân tế bào thần kinh. Trong khi đó trong chất trắng của não thì đa số là các sợi liên kết các tế bào thần kinh. Những sợi thần kinh được tách ly bằng chất Myelin do tế bào Oligodendroglia tạo ra. Màu trắng đặc trưng trong chất trắng của não do màu trắng của chất Myelin mà ra. Chất trắng chiến 45% khối lượng não, làm nhiệm vụ là đường dẫn truyền lên (cảm giác khi ta chạm tay vào vật nóng thì dẫn truyền lên thần kinh trung ương ở vỏ não), và trả lời lại bằng đường dẫn truyền xuống (vận động làm cho tay đó rụt lại). Vai trò của chất trắng cụ thể là:
  • 3. – Nối các vùng của vỏ não. – Nối 2 nửa của đại não với nhau. – Nối vỏ não với phần dưới của não và tủy sống. Tế bào thần kinh Tế bào thần kinh hoạt động liên miên – trung bình mỗi tế bào thần kinh nhận khoảng 5000 nối kết từ các tế bào thần kinh khác qua các đầu nối kết (synapse). Khi tế bào thần kinh nhận được một tín hiệu, tín hiệu này sẽ tiềm ẩn nơi tế bào dưới dang điện hóa và chuyển từ tế bào này sang tế bào khác ở đầu nối kết bằng một loạt chất hóa học truyền đến, gọi là chất dẫn truyền xung động thần kinh (neurotransmitter) nhằm điều hành mọi hoạt động cuả cơ thể với trí nhớ, suy nghĩ vàcảm xúc. Đây là những phản ứng của quá trình cảm thọ. Vài chất dẫn truyền xung động thần kinh thường là: Norepinephrine (NE, NA), Epinephrine (EN), Acetylcholine (ACh), Dopamine (DA), Serotonin (5HT), Melatonin (MT) và Histamine (HIST). [Xem thêm Phụ lục]. Mạng lưới đâm nhánh chằng chịt này thường được gọi là “rừng tế bào thần kinh”. Các tín hiệu di chuyển lan truyền qua rừng thần kinh như là một quá trình nạp điện tí hon, tạo nên cơ sở của ký ức(trí nhớ), tư duy (suy nghĩ), và cảm xúc. Khi một mạng nối kết được tạo ra, ký ức mới được ghi lại, những tế bào thần kinh cùng với sự điều tiết của một số chất hóa học – tạo nên những trạng thái tâm thức thường xuyên hay không thường xuyên. Những đầu nối kết (synapse) nào thường được dùng đến sẽ trở nên mạnh mẽ và kiên cố, trong khi nếu không được dùng đến lại sẽ yếu đi và tự hủy. Đó là tính chất mềm dẻo của não (neuroplasticity). Mỗi ngày có từ 60.000 tới 100.000 tế bào thần kinh bị hủy diệt và không được thay thế. Đây là một cuộc tàn sát lớn mà khi ta tới tuổi 65, có đến 1/10 tổng số tế bào thần kinh bị tiêu hủy.
  • 4. May mắn thay là những tế bào còn lại có thể lãnh phần trách nhiệm của những tế bào bị tiêu hủy. Chúng sẽ mọc ra nhiều nhánh xen kẽ vào khoảng trống để tiếp nhận tín hiệu thần kinh. Sự việc này cũng giống như trong khu rừng già, một cây chết đi thì cây kế cận vươn lên, sinh ra nhiều cành để điền khuyết. Các tế bào thần kinh là loại tế bào chính bị phá hủy trong bệnh Alzheimer. Bệnh Alzheimer phá hủy cả hai cách lan truyền bằng nạp điện giữa các tế bào lẫn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh. Với 100 tỉ tế bào thần kinh… 100 tỉ tỉ khớp nối thần kinh… hàng chục chất dẫn truyền thần kinh… Sức mạnh “trong những con số này ” cung cấp những nguyên liệu thô cho bộ não. Qua thời gian, những kinh nghiệm của chúng ta tạo nên những vùng về dạng và cường độ của tín hiệu. Những vùng hoạt động này giải thích cơ chế bằng cách nào, ở mức độ tế bào, bộ não mã hóa các tư duy, trí nhớ, kỹ năng và cảm giác về bản thân của chúng ta. Mã hóa tế bào thần kinh: Vùng đặc trưng của hoạt động não Hình ảnh phân tích trên máy chụp cắt lớp phát xạ hạt nhân (PET: Positron Emission Tomography) trên bán cầu não trái thể hiện cácvùng đặc trưng của hoạt động não (xem hình) – từ trên xuống dưới và trái qua phải – gắn liền với:  Đọc hiểu chữ viết  Nghe hiểu tiếng nói  Tư duy qua lời nói  Phát ngôn bằng lời nói Hoạt động nhiều nhất ở các vùng màu đỏ và sau đó giảm dần đến các màu khác trong dải sắc cầu vồng và lần đến xanh – tím. Máy PET đã giúp chúng ta hiểu biết bề não bộ hơn bao giờ hết. Đồng thời những tiến bộ về khoa dinh dưỡng và thiền tập của Phật giáo đang làm đảo lộn nền y học thế giới, vì 95% bệnh tật (Tim mạch, Ung thư…) là do thức ăn gây nên. Nếu biết thay đổi dinh dưỡng theo khoa học và làm não bộ lành mạnh bằng thiền tập, chúng ta sẽ có một cuộc sống lành mạnh và an vui.
  • 5. Các vùng hoạt động đặc trưng biến đổi suốt cả cuộc đời khi chúng ta gặp gỡ những người mới, có những kinh nghiệm mới và tiếp thu các kỹ năng mới. Các vùng cũng biến đổi khi mắc bệnh Alzheimer hay bệnh lý có liên quan phá hủy tế bào thần kinh và các liên kết của chúng với các tế bào khác. Não là cơ quan trung gian liên kết con người với thế giới bên ngoài. Tất cả những cảm giác ghi nhận và những phản ứng đều được hình thành trước tiên qua những hoạt động nối kết thần kinh trong não. Ví dụ: khi chúng ta ở trước một cảnh nào đó, không phải là mắt chúng ta tự động nhìn thấy cảnh đó, mà hình ảnh ghi nhận được phải thông qua sự phối hợp của những hoạt động thần kinh trong não để cho ta thấy được và nhận diện cảnh đó là gì. 1. Hệ cuống não – tiểu não. 2. Cuống não (brain stem). Cuống não hay còn gọi là thân não, có cấu tạo chất trắng ở ngoài, chất xám nằm sâu bên trong (ngược với đại não và tiểu não). Cuống não kết nối não bộ với tủy sống và kiểm soát cáccảm giác đói và khát, các chức năng tự động chẳng hạn như hô hấp, tiêu hóa, nhịp tim và huyết áp. Cuống não gồm 3 phần chính là trung não (midbrain), cầu não (pons) và hành não hay hành tủy (medulla): – Brain: não bộ (= não) – Cerebrum: đại não (= vỏ não) – Diencephalon: gian não – Cerebellum: tiểu não – Brain stem:cuống não – Dura: màng cứng – Cerebrospinal fluid: dịch não tủy. 2.1. Trung não (midbrain): nằm dưới đại não ngay phía trước tiểu não, nối tiếp cầu não ở dưới và gian não (diencephalon = Thalamus + Hypothalamus) ở trên. Trung não điều hành những hoạt động cảm quan và các tuyến nội tiết. 2.2. Cầu não (pons): là phần tiếp theo của trung não, ngăn cách với hành não bởi rãnh hành cầu là nơi xuất phát các dây thần kinh VI, VII, VIII. Phía trên, cầu não ngăn cách với trung não (cuống đại não) bởi rãnh cầu cuống có dây thần kinh V.
  • 6. 2.3. Hành não (medulla): Nhỏ chiếm 0,5% trọng lượng não bộ, nhưng là phần rất quan trọng của hệ thần kinh. Ở dưới, hành não liên tục với tuỷ sống, ở trên liên tục với cầu não. Hành não chứa các trung tâm quan trọng như trung tâm hô hấp, tim mạch, chế tiết và chuyển hoá 3. Tiểu não (cerebellum): Tiểu não nằm ở phía sau đầu, bên dưới đại não. Trên bề mặt tiểu não có nhiều khe chia tiểu não ra làm nhiều thuỳ. Tiểu não có cấu tạo chất xám phủ bên ngoài, tạo nên vỏ tiểu não, chất trắng bên trong tạo nên thể tuỷ. Tiểu não điều khiển sự phối hợp và thăng bằng các hoạt động phức tạp như đi và nói chuyện. D.Hệ viền não (limpic system). Hệ viền não gồm 5 bộ phận chính như sau: 4.1. Đồi thị (thalamus): đồi thị là 2 khối chất xám hình xoan giống quả trứng chim bồ câu, dài 20 – 40 mm, rộng 18 – 20 mm và cao 20 – 22 mm. Trục đồi thị hướng ra trước và vào trong. Đồi thị là trung khu thu nhận mọi cảm giác ngoại vi gửi về, nghĩa là chặng dừng của mọi đường cảm giác từ ngũ quan trước khi lên vỏ não, để nơi này phân tích, xem xét nhằm đưa ra những cách đáp ứng thích hợp và có ý thức. Đồi thị làm giảm cường độ các kích thích có hại và tăng cường các kích thích có lợi cho vỏ não. 4.2. Dưới đồi (hypothalamus) – còn gọi là hạ đồi: là 1khối chất xám nhỏ khoảng 1/300 của toàn thể khối não. Hạ đồi là nơi điều khiển sự sản xuất hormon của tuyến yên, điều hoà hệ thần kinh tự chủ (thực vật), điều hoà việc ăn uống và chuyển hoá, điều hoà nhịp sinh học ngày đêm, kiểm soát thân nhiệt, điều hoà các hành vi và cảm xúc (khứu giác, thị giác). Dưới đồi được xem là một tuyến nội tiết. 4.3. Hệ tuyến nội tiết (endocrine system): có 3 tuyến nội tiết ở não.
  • 7. Sơ đồ các tuyến nội tiết phân bố trong cơ thể (vùng dưới đồi được xem là tuyến nội tiết) – Tuyến “Dưới đồi”: nơi dẫn xuất Ach, MT (Acetylcholine, Melatonine). – Tuyến tùng [pineal body (epiphysis)]: nơi dẫn xuất 5NT, MT (Serotonin, Melatonin). – Tuyến yên [pituitary gland (hypophysis)]: có chức năng trong việc điều tiết sự tăng trưởng, sinh dục, hoạt động của cơ bắp, của thận và nhiều cơ quan khác, tạo sữa và kiểm soát hoạt động của tất cả các tuyến nội tiết khác. tạo các chất dẫn truyền thần kinh não như endorphin (giảm đau), cortisone (gây stress); chứa và tiết oxytoxin (chức năng tính dục). 4.4. Hải mã (hippocampus) – còn gọi là hồi hải mã hay hồi cá ngựa, là 2 khối chất xám có hình cong giống như con ngựa biển nằm bên trong thuỳ thái dương. Con người và các loài động vật có vú khác có hai hải mã, mỗi cái ở một bán cầu não. Hải mã có chức năng sau: – Liên quan đến hoạt động lưu giữ thông tin hình thành ký ức dài hạn (long-term memory: trí nhớ dài hạn) hay ký ức sự kiện (fact memory), đó là tàng trử mọi tin tức đã được thu nhận trong quá khứ mà bây giờ đã trở thành những hoài niệm. – Khả năng định hướng trong không gian. Trong bệnh Alzheimer, hải mã là một trong những khu vực đầu tiên của bộ não chịu tổn thương; các vấn đề về trí nhớ và mất khả năng định hướng nằm trong số những triệu chứng đầu tiên. Tổn thương đối với hải mã còn có thể có nguyên nhân từ sự thiếu ôxi (anoxia) và bệnh viêm não (encephalitis). 4.5. Hạnh nhân (amygdala): là 2 khối chất xám nhỏ có hình quả hạnh. Đó là một chùm thần kinh, là nơi xử lý các yếu tố gây cảm xúc ở con người. Trong số những tin tức do ngoại vi gửi về, những tin tức có tính khẩn trương sẽ được Đồi thị gửi thẳng đến Hạnh nhân. Nhiệm vụ của cấu trúc này là tham cứu kho hoài niệm Hải mã, ở sát bên cạnh, và tức thì phát ra những mệnh lệnh cấp tốc, để các bộ phận có liên hệ, phải chấp hành, không trì hoãn. Đồng thời với mệnh lệnh cấp tốc được phát đi, Hạnh nhân phong tỏa mọi con đường đưa tin còn lại, bằng cách ra lệnh nhả ra trong đường máu những hóa chất như Adrenaline, nhằm nâng cao mức độ canh
  • 8. thức, đề phòng và phấn đấu. Khi làm những công việc khẩn trương nầy, Hạnh nhân không cần phải tham khảo ý kiến của Võ não. Cấu trúc nầy được xem là trung tâm của Tư duy, có nhiệm vụ đề xuất những chương trình quan trọng, dài hạn thuộc đời sống có ý thức. Một cách cụ thể và rõ ràng hơn, Hạnh nhân có nhiệm vụ chính yếu là điều hợp và quản lý đời sống cảm xúc (xúc động). Chính vì lý do nầy, khi cảm xúc trở thành vấn đề khẩn trương, mọi con đường của Tư duy phải bị phong tỏa, tê liệt và vô hiệu hóa. Nói khác đi, bao lâu những cảm xúc như lo sợ, buồn phiền, tức giận đang tràn ngập nội tâm, chúng ta có mắt nhưng không còn thấy; có tai nhưng không còn nghe; Tư duy có mặt, nhưng bị khống chế và vô hiệu hóa hoàn toàn. Ví dụ: Dù đã biết trước rằng có ai đó chuẩn bị trêu mình, một diễn viên hay một người bạn mình lao từ trong bụi cây ra, bạn vẫn sẽ bị giật mình vì ngạc nhiên. Tuy nhiên, phản ứng của bạn – chạy hoặc lao vào ôm lấy bạn mình – chắc chắn sẽ rất khác nhau. Diagram of the limbic system – Hồi đai (cingulate gyrus) – Thể chai (corpus callosum) – Hình vòm (fornix) – Đồi thị (thalamus) – Thể núm (mammilary body) – Dưới đồi (hypothalamus) – Hải mã (hippocampus) –Hạnh nhân (amygdala) – Hành khứu giác (olfactory bulb) – Hồi răng (dentate gyrus), – Hồi trên chai (supracallosal gyrus) – Hồi cạnh hải mã (parahippocampal gyrus). – Não giữa (midbrain) Ghi chú:
  • 9. – Hạnh nhân (Amygdala): ký ức ngắn hạn hay ký ức xúc cảm. Xúc cảm có tính mãnh liệt tức thời và tai hại như ghen tương, hận thù … khi tiếp cận với đối tượng. – Vùng tiền trán của vỏ não (PFC): là vùng ký ức vận hành(working memory) ghi nhận những gì mới xảy ra. 1. Hệ đại não. 5. Đại não (cerebrum): Đại não còn gọi là vỏ não (cerebral cortex): chiếm đa số thể tích của hộp sọ với 85% khối lượng của não. Đại não có cấu tạo chất xám ở ngoài và chất trắng bên trong. Bề mặt bên ngoài của đại não là nhiều nếp cuộn gấp có cấu tạo chất xám. Đại não dày 2-3mm gồm 6 lớp cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào hình tháp chiếm 40% khối lượng não bộ. Đại não là trung tâm phản xạ có điều kiện điều khiển mọi hoạt động cơ bản của các cơ quan vận động và các hoạt động phức tạp như vùng hiểu tiếng nói và chữ viết …, là trung tâm thần kinh trung ương với các hoạt động thần kinh cao cấp có chức năng đặc biệt như tư duy, tình cảm … Các nhà khoa học đã “vẽ bản đồ” đại não bằng cách nhận dạng những vùng có mối liên kết chặt chẽ với các chức năng đã được xác định. Chức năng của đại não được khảo sát theo các vùng não được phân chia. Có 2 cách phân chia vùng não: – Đại não được chia làm 4 thùy (lobe). Đại não = Thuỳ chẩm + Thuỳ đỉnh + Thuỳ trán + Thuỳ thái dương [Celebrum = Occipital lobe + Parietal lobe + Frontal lobe +Temporal lobe] – Đại não được chia dọc theo 2 nửa bán cầu não (hemisphere) trái và phải.
  • 10. Để nghiên cứu chi tiết các vùng chức năng của vỏ não, người ta phân chia vỏ não theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, cách phân chia vỏ não thành 50 vùng đánh số từ 1 đến 50 của Brodmann là thông dụng hơn cả.cụ thể như sau: Sơ đồ Brodmann 5.1. Chức năng đại não theo cách phân chia 4 thùy não. Dựa theo chức năng, cấu trúc và cách sắp sếp của các tế bào thần kinh (cytoarchitechtonic of neurons), đại não được chia thành 4 vùng chính tổng quát. 1. Thuỳ trán (frontal lobe): có những chức năng “nâng cao” những đặc trưng phức tạp, tinh tế của con người như tính toán, lập kế hoặch, tưởng tượng, giải quyết các vấn đề khó khăn và những tình huống xã hội v.v… Tỷ lệ Thuỳ Trán của con người lớn hơn tỷ lệ Thuỳ Trán của các động vật khác trừ những loài vượn lớn, và được phân làm 2 phần là trán và trước trán. 2. Thuỳ đỉnh (parietal lobe): xử lý xúc giác và điều khiển sự vận chuyển. 3. Thuỳ thái dương (temporal lobe): có chức năng xử lý thông tin liên quan đến thính giác và ngôn ngữ. Từ điển ngữ nghĩa (semantics) của con người xem như được đặt tại đây. 4. Thuỳ chẩm (occipital lobe): xử lý thông tin liên quan đến thị giác.
  • 11. Ghi chú: – Thùy đảo (Insula lobe) nằm sâu dưới lớp vỏ não ở thùy thái dương, có thể cảm nhận được tình trạng nội tại của cơ thể, gồm cả những cảm tính trực giác, làm phát khởi tình thương và sự đồng cảm. Thùy đảo 5.2. Chức năng đại não theo cách phân chia vùng của Brodmann. Hệ thống các chức năng nơi vỏ não được trình bày chi tiết theo sơ đồ Brodmann như sau: 1/. Chức năng cảm giác: gồm các cảm giác là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. Đường dẫn truyền thị giác Vị trí chi phối ngũ quan ở vỏ não – Vùng thị giác ở thùy chẩm cho cảm giác về ánh sáng, hình ảnh và màu sắc của vật. Gồm các vùng 17, 18, 19 thuộc thùy chẩm 2 bên. Vùng 17 là vùng thị giác thông thường, vùng này cho chúng ta cảm giác ánh sáng và màu sắc nhưng không cho ta nhận biết vật nhìn thấy. Vùng 18, 19 là vùng thị giác nhận thức, cho ta nhận biết vật nhìn thấy. Khi vùng này bị tổn thương thì nhìn thấy vật nhưng không biết là vật gì.
  • 12. – Vùng thính giác ở thùy thái dương là cho cảm giác về âm thanh. Gồm các vùng 22, 41, 42 thuộc thùy thái dương 2 bên. Vùng 22 là vùng thính giác nhận thức, cho ta nhận biết âm thanh loại gì. Vùng 41, 42 là vùng thính giác thông thường, cho ta cảm giác tiếng động (âm thanh thô sơ). Tổn thương vùng này gây nên điếc. hồi đỉnh lên của thùy đỉnh phụ trách xúc giác và cảm giác nhiệt độ. – Vùng khứu giác thuộc vùng 34 của thùy thái dương, vùng này thuộc hệ viền não (limpic system). – Vùng vị giác thuộc vùng 43 của thùy đỉnh. – Vùng xúc giác thuộc vùng 5, 7, 39, 40 của thùy đỉnh. Đường truyền vận hành 5 giác quan với vỏ não. 2/. Chức năng vận động: do thùy đỉnh phụ trách, hồi trán lên chi phối các vân động theo ý muốn. Đây là nơi xuất phát của bó tháp. So với các vùng khác thì vùng vận động có diện tích lớn nhất. Ngoài ra, bên cạnh vùng vận động còn có vùng tiền vận động thuộc vùng 6 thùy trán, đây là nơi xuất phát các sợi đi đến các nhân xám dưới vỏ rồi theo hệ ngoại tháp chi phối các vận động tự động. Ghi chú: Vùng cảm giác và vùng vận động của vỏ não có các quy luật hoạt động sau đây: – Quy luật bắt chéo: Bán cầu não bên này chi phối vận động và cảm giác của nửa thân bên kia. – Quy luật ưu thế: Những cơ quan nào vận động nhiều và cảm giác tinh tế thì chiếm vùng vỏ não rộng hơn (tay, miệng…). – Quy luật lộn ngược: Vùng vỏ não phía trên chi phối vận động và cảm giác của các bộ phận phía dưới cơ thể. Ngược lại, vùng vỏ não phía dưới chi phối các bộ phận phía trên. 3/. Chức năng ngôn ngữ: trên đại não có những vùng chuyên biệt phụ trách chức năng ngôn ngữ. vùng Wercnick nằm ở ranh giới của thùy chẩm, thùy thái dương và thùy đỉnh có chức năng phân tích giúp hiểu lời nói và chữ viết.vùng vận động ngôn ngữ nằm ở hồi trán lên của thùy trán.
  • 13. Vùng lời nói: có 2 vùng liên quan đến lời nói: Vùng Broca thuộc vùng 44, 45 của thùy trán. Đây là vùng chi phối vận động của các cơ quan tham gia vào động tác phát âm như: thanh quản, môi, lưỡi … Khi vùng này tổn thương thì bị chứng câm nhưng vẫn hiểu lời, hiểu chữ. Bệnh nhân nghe và đọc thì hiểu nhưng không thể diễn đạt ý nghĩ của mình bằng lời nói. Tuy nhiên, họ có thể diễn đạt thông qua chữ viết. Vùng Wernicke nằm ở thùy thái dương, đây là một vùng rất quan trọng trong việc hình thành tiếng nói và tư duy. Vì vậy, còn được gọi là vùng hiểu ngôn ngữ, vùng hiểu biết … Vùng này không chỉ chi phối lời nói mà còn cho ta hiểu lời, hiểu chữ … Khi vùng Wernicke bị tổn thương thì bị chứng câm kèm thêm không hiểu lời, hiểu chữ… Vùng lời nói phân bố không đều ở 2 bán cầu. Ở người thuận tay phải (chiếm khoảng 90%), vùng Broca và Wernicke phát triển rất rộng bên bán cầu trái, bán cầu phải không đáng kể và bán cầu trái được gọi là bán cầu ưu thế. Ở người thuận tay trái (chiếm 10%), ưu thế 2 bán cầu đều nhau. Số người ưu thế bán cầu phải rất ít. 4/. Chức năng tư duy: chủ yếu do đại não đảm nhận khả năng tư duy liên quan đến sự phát triển của đại não. Do 2 bán cầu đại não rất phát triển và có ngôn ngữ nên con người có khả năng tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng nhằm giải quyết các vấn đề và lập kế hoạch. Ngoài ra đại não còn có các chức năng đặc biệt của từng phần ở vỏ não như tạo ra và lưu trữ vào ký ức – điều khiển các chức năng tự động. Xem thêm: – “Bật mí” mối liên hệ giữa khả năng đọc viết và não bộ 5.3. Chức năng đại não theo cách phân chia 2 bán cầu não.
  • 14. 5.3.1. Đặc điểm và chức năng hai bán cầu não. Nhiều người có khả năng vẽ tuyệt vời nhưng không thể làm những phép tính đơn giản? Có người rất giỏi phân tích những vấn đề nan giải nhưng mất hàng giờ để ngồi viết một đoạn văn ngắn. Tất cả được cho là do sự điều khiển của 2 bán cầu não – trái và phải. Mỗi bán cầu kiểm soát và bổ nhiệm chức năng, hoạt động cho phần cơ thể, tinh thần khác nhau của con người. Hầu hết những suy nghĩ, hành động, kỹ năng… của bạn phụ thuộc vào chúng – Những người chịu ảnh hưởng nhiều bởi bán cầu não phải có khuynh hướng thiên về trực giác và giàu trí tưởng tượng. Họ có cái nhìn tổng thể, thích thú với các mẫu vẽ, hình dạng, kích thước… và thường thiên về nghệ thuật như ca hát, hội họa, văn chương, điêu khắc… Họ suy nghĩ theo kiểu phân kỳ rất sáng tạo, bỏ ngoài tai những quy luật. Họ có tính cách nghệ sĩ, khuynh hướng yêu nghệ thuật và muốn tự do bày tỏ cảm xúc bản thân. – Những người chịu ảnh hưởng nhiều bởi bán cầu não trái, ngược lại, có khuynh hướng logic và mang tính phân tích, suy luận. Đôi khi, họ khá mâu thuẫn với chính mình do những chiều hướng suy nghĩ chồng chéo, đan xen nhau. Họ trội hơn người khác khi thực hiện các phép tính toán, công thức và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ… Họ suy nghĩ theo kiểu hội tụ tiếp cận vấn đề một cách hệ thống và thường đặt ra những quy luật. Họ sẽ phân tích mọi thứ và đưa ra kết luận rất logic. Đây là những người rất giỏi các dạng câu hỏi trực tiếp, trắc nghiệm… Nói như vậy không có nghĩa những người thuận não trái hoặc não phải sẽ không sử dụng phần não còn lại. Đa số chúng ta có hai phần não hoạt động song song và ít có sự nổi trội. Bán cầu não phải tiếp nhận thông tin theo chuỗi và nhờ bán cầu não trái phân tích, chọn lọc, phân thành nhóm. Tuy nhiên vẫn chưa có định nghĩa nào phân định nhiệm vụ rõ ràng của hai phần não.
  • 15. Tiến sĩ Jared Nielsen, đại học Utah cho biết: “Trong tất cả các thử nghiệm, chúng tôi không nhận thấy sự kết nối các sóng điện não ở bán cầu trái hoặc phải là vượt trội hơn. Điều đó cho thấy không có bằng chứng chứng tỏ những người thiên về sáng tạo và nghệ thuật sẽ sử dụng não phải nhiều hơn, còn những người thiên về tư duy, logic sẽ dùng não trái nhiều hơn.” Nghĩa là không có sự vượt trội về hoạt động của một bán cầu não nào so với nửa còn lại. – Sự thật mới về người não trái và người não phải Chắc chắn có những người có năng khiếu hoặc thế mạnh thiên về một lĩnh vực nào đó của não trái hoặc não phải, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc họ sử dụng thiên lệch một bán cầu não nào hơn, trong khi bán cầu não còn lại hoạt động ít hơn. Đây là một phát hiện mới mang tính đột phá, có khả năng làm thay đổi quan niệm về những khả năng của con người liên quan đến hai nửa bán cầu não khác nhau. Ngay từ lúc mới ra đời, đứa bé chưa được định sẵn sẽ thiên về não trái hay phải. Chính cách giáo dục của bố mẹ và nhà trường sẽ tạo nên thế chênh lệch cho sự phát triển của hai bán cầu não. Phân biệt chức năng của thùy não liên hệ tới vị trí trái và phải.
  • 16.
  • 17. 5.3.2. Nâng cao chất lượng cuộc sống với hai bán cầu não. Não trái phát triển khi trẻ tiếp xúc nhiều với các chương trình giáo dục mang tính thuộc lòng, kiểm tra theo dạng có sẵn. Cách giáo dục này khuyến khích và kích thích bán cầu não trái phát triển. Từ đó, sự sáng tạo của bán cầu não phải mai một dần. Ngược lại, khi bạn cho con sớm tiếp xúc với các môn nghệ thuật, bé sẽ tự do sáng tạo theo cảm xúc của mình. Chính lúc đó, bán cầu não phải được nâng cao thế lực. Nếu bạn cảm thấy tính cách mình có khuynh hướng thiên về bán cầu não nào, hãy phát huy hết thế mạnh và đừng quên tìm hiểu vùng đất phía bên kia. Rèn luyện, khám phá những kỹ năng thiếu sót cũng là cách để chúng ta nâng cao chất lượng cuộc sống, đẩy lùi khó khăn. Sự cân bằng, bổ sung của hai bán cầu não giúp tạo nên những tính cách thú vị cho từng cá nhân. Không những thế, người có hai bán cầu phát triển song song thường ít khi đối diện với căng thẳng và áp lực. Họ biết cân bằng cuộc sống và dễ tìm thấy lý tưởng hơn.
  • 18. 1. Hệ thần kinh não. Hệ thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người, ở dưới dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, gồm các tế bào thần kinh – nơ-ron. Cũng chính các nơ-ron đã tạo ra hai thành phần cơ bản của não, tủy sống và hạch thần kinh là chất xám và chất trắng. Hệ thần kinh con người tuy rất phức tạp, song trên căn bản tổ chức, nó rất đơn giản được phân chia như sau: (xem sơ đồ) – Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận là bộ phận trung ương (não, tủy sống) gọi là hệ thần kinh trung ươngvà bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh, hạch thần kinh) gọi làhệ thần kinh ngoại biên. Trong đó bộ phận trung ương giữ vai trò chủ đạo điều khiển các hoạt động của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp, còn bộ phận ngoại biên có chức năng truyền xung thần kinh từ hệ thần kinh trung ương đến các cơ quan theo sự chỉ dẫn của bộ phận trung ương. – Về mặt chức năng, hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh thân thể (= Thần kinh vận động: somatic nervous) điều khiển cơ, xương và hệ thần kinh tự quản (= Thần kinh sinh dưỡng, Thần kinh thực vật, Thần kinh tự động: autonomic nervous). Chức năng hệ thần kinh thân thể và hệ thần kinh tự quản chính là hệ thần kinh ngoại biên. Riêng hệ thần kinh tự quản lại gồm 2 phân hệ là phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm. Hoạt động thần kinh cấp cao ở người hình thành nên nhiều phản xạ rất phức tạp mà không sinh vật nào có được. Vì vậy, việc “vệ sinh” hệ thần kinh có cơ sở khoa học là cần thiết để hệ thần kinh luôn đạt chất lượng hoạt động cao.
  • 19. 6. Hệ thần kinh tự quản. 6.1. Đại cương về hệ thần kinh tự quản (TKTQ). Hệ thần kinh tự quản (= Thần kinh thực vật, Thần kinh tự động:autonomic nervous) gồm những sợi thần kinh điều hòa hoạt động là một phần của hệ thần kinh ngoại biên. Nó là phương tiện để cơ thể biểu lộ những trạng thái xúc cảm (emotional states) và sự nhận biết (awareness) của chính mình. – Đường ly tâm của TKTQ chia ra hệ giao cảm và hệ đối giao cảm (xin xem hình dưới). + Đường giao cảm gồm những đường đi ra từ phần giữa tủy sống, nó biểu hiện hoạt động “chiến đấu hay tháo chạy: fight or flight”. + Đường đối giao cảm đi ra từ não bộ hay phần dưới của tủy sống, nó điều hợp những hoạt động bình thường của thân. Vì vậy đường đối giao cảm được gọi là “bộ phận nghỉ ngơi và hồi phục.” – Đường hướng tâm của TKTQ tùy thuộc vào đường cảm giác nội tạng, nó mang ien tin hồi đáp đến trung tâm hợp nhất tự quản trong hệ Thần kinh Trung ương. Chú thích: “Autonomic” được dịch là “tự quản” do xuất nguyên từ tiếng Hy Lạp là “autonomia,” có nghĩa “độc lập”. Do đó, “tự quản” có nghĩa tự quản lý điều hành theo qui luật riêng mà không có tri thức tham dự. Vì ien thường những bộ phận nội tạng tự hoạt động mà ta không biết những tiến trình hoạt động của chúng như thế nào, bởi không do ý chí điều khiển. Ta không thể ra lệnh những bộ phận nội tạng theo lệnh của ta. Nó hoạt động ít hay nhiều do sự tự động bên trong cơ thể qua những sự tương tác lẫn nhau (interactions) của các bộ phận bên trong cơ thể. Tuy nhiên nhờ sự khám phá của các nhà khoa học thần kinh ngày nay cho biết sự hoạt động của nó có mối liên hệ tới cuống não(brain stem) là nơi những hoạt động chủ yếu là ngoài tri thức hay ngoài ý thức biết và khu dưới đồi (hypothalamus).
  • 20. Hệ thần kinh tự quản: Giao Cảm và Đối Giao Cảm 1/. Hệ Giao Cảm (sympathetic) gồm hai chuỗi dây thần kinh nằm trên 2 vùng của cột sống đi đến các cơ quan khác nhau. – Đốt sống ngực: gồm 12 đốt, nằm giữa đốt sống thắt lưng và đốt sống cổ; ien hệ đến: mắt (con ngươi giãn nở/mở rộng); nước bọt (khô); nước mắt (khô); phổi (thở bình thường); tim (làm tăng nhịp tim); gan (làm thoát ra đường (glucose) từ trong gan; bao tử (ngăn chận tiêu hóa); ruột non (làm cho bón); tuyến tụy (tiết ra glucagons); ruột tuyến thượng thận (tiết ra epinephrine và norepinephrine). – Đốt sống thắt lưng: gồm 5 đốt, nằm ở giữa đốt sống ngực và xương cùng; liên hệ đến: ruột già, bàng quan (bọng đái = túi chứa nưóc tiểu). 2/. Hệ Đối Giao Cảm (parasympathetic) gồm một chuỗi dây thần kinh đi từ trong cuống não, gọi là thần kinh sọ não (Cranial nerve) và đường khác nằm phần dưới cột sống. Các nhà khoa học về thần kinh xếp số thứ tự các chuỗi dây thần kinh đi từ cuống não gồm các dây:  III (3) = Dây thần kinh vận nhãn (Oculomotor nerve). Dây thần kinh này liên hệ đến cơ mi, cơ mắt, đồng tử (con ngươi).  V (5) = Dây thân kinh tam thoa (Trigeminal nerve). Dây này liên hệ đến dây thị giác, và cơ nhai hàm trên và hàm duới.  VII (7) = Dây thần kinh mặt (Facial nerve). Dây này liên hệ đến tuyến nước bọt (hàm trên, hàm dưới), và tuyến nước mắt.
  • 21.  IX (9) = Dây thần kinh thiệt hầu (Glossopharyngeal nerve). Dây thần kinh này liên hệ đến lưỡi, họng.  X (10) = Dây thần kinh phế vị (Vagus nerve). Đây là dây thần kinh dài nhất. thần kinh này liên hệ đến tim (làm chậm nhịp tim), phổi (thở chậm lại), thanh quản (nở), khí quản (thắt), mạch máu (giãn trong ruột non và hậu môn), bao tử (kích thích tiêu hóa), túi mật (kích thích để tiết ra mật), tuyến tụy (kích thích để tiết ra insulin), ruột non, ruột già (đi tiêu dễ), bọng đái (thắt lại). 6.2. Đặc tính hệ TKTQ. 1/. Hệ TKTQ và chất dẫn truyền thần kinh như sau: Hệ TKTQ luôn hoạt hóa (activated) trong việc đáp ứng (response) thích hợp về những sự thay đổi môi trường chung quanh, nó tiết ra chất sinh hóa học (biochemical substances) theo sự hoạt động của cơ thể và sự phản ứng tâm lý xúc cảm tạo ra. Chất sinh hóa học này được gọi là chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter), chất này có nhiều ảnh hưởng đến trạng thái sinh lý của nội tạng (inner organs). – Hệ giao cảm phần lớn tiết ra norepinephrine (NE) ở đầu dây thần kinh, cũng gọi là noradrenaline (NA). Chất này theo máu đi vào ruột thượng thận (adrenal medulla) làm tiết ra thêm norepinephrine và epinephrine (EN), cũng gọi là adrenaline. Cả hai chất này làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Đặc biệt với sự tác động của epinephrine nó làm cho gan không giữ đường được và thoát ra, làm cho máu có đường. Tuy nhờ đó năng lực con người được tăng ien, nhưng nhiều quá làm hại cơ thể. Cả hai chất NE và EN tạo ra chất béo trong máu, nếu tiết ra quá nhiều, làm ienơ thể béo phì. – Hệ đối giao cảm phần lớn tiết ra acetylcholine (Ach) ở đầu dây thần kinh để làm dịu norepinephrine và epinephrine . Ach có tác dụng làm hạ đường trong máu và chất béo trong máu. Càng nhiều Ach, huyết áp càng hạ, ít mỡ trong máu (điều hòa hệ thống tim mạch), người không bị bệnh béo phì, cơ thể linh hoạt, trí tuệ sáng suốt, phục hồi ký ức. Như vậy ả 2 hệ này hoạt động hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng cả hai tham dự trực tiếp vào việc kiểm soát, điều hòa, và hợp nhất hoạt động theo hướng duy trì sự cân bằng bên trong cơ thể làm cho thân chúng ta được khỏe mạnh để tồn tại. 2/. Hệ TKTQ và đời sống của cá nhân: – Hệ TKTQ bị ảnh hưởng bởi những hoạt động cơ bắp quá nhiều làm hoạt động thần kinh căng thẳng. Thí dụ như bằng vận động thể dục hay tranh tài thể thao chống lại đối thủ … sẽ làm cho hệ giao cảm bị kích thích tạo norepinephrine. – Hệ TKTQ bị ảnh hưởng bởi những thái độ tâm lý của cá nhân. Thí dụ: + Lo âu, sợ hãi, sân hận, buồn chán, giận tức, thù hận … thì hệ giao cảm hoạt động vượt trội norepinephrine.
  • 22. + Thư giãn, thanh thản, bình thản, thư thái, an vui, hòa thuận, tĩnh lặng thì hệ đối giao cảm hoạt động vượt trội tạo acetylcholine. Cả hai sự kiện thể chất và tinh thần nói trên qua ảnh hưởng lên trên hệ TKTQ, sẽ làm ảnh hưởng tốt (acetylcholine) – xấu(norepinephrine) đến các cơ quan nội tạng của cơ thể. Vì thế, chúng ta không nên làm việc bằng trí óc hay tay chân một cách quá sức. Giao cảm làm cho gia tốc nhịp tim, trong khi Đối giao cảm làm hạ thấp nhịp tim. Tâm dao động quá mức, thì kích thích Giao cảm làm cho gan thoát ra chất đường glucose vào máu. Tâm an tĩnh thì Đối giao cảm bị kích thích làm cho gan tổng hợp hợp chất glycogen và giữ đường lại trong gan. Thí dụ về 2 hệ như sau: – Hệ giao cảm: được xếp vào hệ thống “Tỉnh táo”. Bình thường cả hai hệ đồng thời hoạt động để duy trì sự cân bằng bên trong cơ thể làm cho chúng ta được khỏe mạnh. Nhưng nếu vì lý do nào đó, tâm chúng ta quá căng thẳng như sợ hãi, giận dữ, lo âu, xúc động, hoặc đối phó những nguy cơ mà thiếu bình tĩnh,chứng kiến những cảnh ien rợn, thảm khốc … sự cân bằng không còn bình thường nữa. Lúc bấy giờ những chất sinh hóa học ien hệ đến trạng thái tâm căng thẳng là epinephrine và norepinephrine sẽ tiết ra làm ienơ thể mất cân bằng, nhịp tim sẽ đập nhanh, huyết áp tăng, đường trong máu tăng. Từ đó, bệnh bên trong nội tạng sẽ có cơ hội phát sinh. – Hệ đối giao cảm: được xếp vào hệ thống “Nghỉ ngơi và Tiêu hóa”hay “Trầm lặng “. Hệ này hoạt động trong tình trạng không căng thẳng, và hoạt động chính của nó là tiêu hóa và bài tiết phân và nước tiểu. Điều này giải thích vì sao nghỉ ngơi sau bữa ăn là điều tốt nhất như xem báo chẳng hạn. Tác dụng Đối Giao Cảm và Giao Cảm Thần Kinh vào Thân và Tâm Mục Tiêu Đối Giao Cảm (Tiết ra Acetylcholine) Giao Cảm (Tiết ra Norepineprine)
  • 23. Tuyến nước mắt Chảy nước mắt Không ảnh hưởng Cơ mí mắt Nặng, thu nhỏ lại; nhìn gần; khép tự động Không ảnh hưởng Con ngươi Con ngươi thắt lại Mở Tuyến nước bọt Chảy nhiều và loãng Khô miệng Cơ khí quảng và cuống phổi Đường khí quản thắt lại; thu nhỏ lại, thở khẽ, tịnh tức Đường khí quản thư giãn, mở rộng, thở bình thường Cơ tim Giảm tốc độ, nhịp đập chậm lại Gia tăng tốc độ nhịp tim; rối loạn nhịp Mạch máu động mạch vành tim Giãn nở Thắt lại Da Không ảnh hưởng Mạch máu bị thắt lại Mạch máu Không ảnh hưởng Mạch máu giản nở; tăng huyết áp; trệch hướng máu đến não và tim Gan Trữ đường (glucose), không ảnh hưởng Epinephrine kích thích gan làm tăng đường vào máu Ruột Vận động ruột nhanh lên Ruột già và hậu môn: thu lại Túi mật Co lại, làm cho mật tiết ra Thận Không ảnh hưởng Làm co mạch máu, giảm đi tiểu Thượng thận Không ảnh hưởng Kích thích ruột thượng thận, tiết ra Epinephrine
  • 24. và Norepinephrine Tuyến tụy Kích thích, tiết ra insulin và enzymes Kích thích, tiết ra glucagons Cơ bọng đái Kích thích thắt lại Thư giãn cơ thành bọng đái Tuyến mồ hôi Không ảnh hưởng Tăng mồ hôi Bao tử Tăng sự co bóp và tăng số lượng enzymes tiêu hóa Mạch máu thắt lại, giảm số lượng enzymes tiêu hóa Hoạt động nội tâm Bình thản, thanh thản, thư thái, yên lặng. Tỉnh táo, lo âu, sợ hãi, sân hận, buồn vui … (những trại thái tâm lý xúc cảm = tùy miên). 1. Sóng não. 2. Sóng não. Bằng điện não đồ (electroencephalogram, EEG), các nhà não học đã ghi nhận được những loại điện thế (action potentials) từ bên trong các tế bào thần kinh não (neuron) phát ra và truyền đi trong trục thần kinh não (axon). Dạng điện này được gọi là sóng não. Đo điện não đồ
  • 25. 4 dạng sóng não chính là: Beta, Alpha, Theta, và Delta. (Thực ra có 5 dạng sóng, còn sóng Gamma với tần số > 30Hz) 7.1. Sóng Beta (β): Ý nghĩa: C. Maxwell Cade, người Anh, là người đã thiết lập mô thức Hồi đáp sinh học (biofeedback) đầu tiên, định nghĩa Beta như sau: “Nhịp tỉnh táo bình thường của não kết hợp với hoạt động suy nghĩ hay hoạt động chú ý, tập chú vào thế giới bên ngoài hay giải quyết những vấn đề cụ thể. Sức mạnh của tín hiệu gia tăng bởi lo âu và giảm bởi sự hoạt động cơ bắp.” “The normal waking rhythm of the brain associated with active thinking or active attention, focussing on the outside world or solving concrete problems. The strength of the signal is increased by anxiety and reduced by muscular activity.” Đặc tính: Sóng Beta được đo từ 14 đến 30 Hz (Hertz: chu kỳ trong mỗi giây). Sóng não Beta là nói lên những mức độ cao của tiến trình nhận thức bằng suy luận, bằng suy nghĩ phức tạp, và bằng những sự phân biệt dây dưa sâu sắc của ý thức thông qua sự nói thầm trong não, hoặc sự tưởng tượng về đối tượng hay chủ đề mà ta đương thực hành. Sóng Beta của não thường nhanh, không đều, tương ứng với tâm lý còn nhiễu động. Sóng não Beta được kết hợp với sự gia tăng huyết áp và tăng gia sự biến đổi hóa học bên trong cơ thể để cung cấp nhu cầu năng lượng cho cơ thể (metabolism).
  • 26. Sóng Beta xuất hiện ở vùng trán, vùng Rolando và cả vùng thái dương. Khi căng thẳng thần kinh (lo lắng, suy nghĩ, kích thích…), sóng Beta xuất hiện nhiều. Vì vậy, sóng Beta còn được gọi là sóng hoạt động của não. Sóng Beta cũng xuất hiện nhiều khi mở mắt (do ánh sáng kích thích). Trong Thiền Phật giáo trạng thái này được gọi là trạo cử, nghĩa là tâm còn mang nhiều tạp niệm. Dạng sóng này nói lên trạng thái dao động nội tâm cao, là nói thầm như sóng biển dậy lên ào ạt từng đợt liên tục. 7.2. Sóng Alpha (α): Ý nghĩa: Sóng não Alpha tượng trưng cho tinh thần trong trạng thái thư giãn do nương vào một đối tượng, nghĩa là sóng xuất hiện khi ta dùng ý thức để tập trung vào một đối tượng này (nhưng chưa thực sự yên lặng như sóng não Theta). Đặc tính: Sóng Alpha thưa hơn sóng Beta, trung bình từ 9 đến 13 Hz. Sóng Alpha thường luôn ổn định, nhịp chậm hơn và biên độ ngang rộng hơn nhiều, biểu hiệu nhiều năng lực hơn. Sóng Alpha xuất hiện nhiều ở vùng chẩm và vùng thái dương. Sóng Alpha biến mất khi mở mắt (kích thích ánh sáng). Nếu nhắm mắt, sẽ xuất hiện trở lại. Trong Thiền Phật giáo trạng thái này được gọi là tâm tạm lắng dịudừng lại, gắn với lời nói thầm, nhưng không có đối thoại thầm lặng bên trong. 7.3. Sóng Theta (θ): Ý nghĩa: Sóng não Theta tượng trưng cho tinh thần ở trạng thái thư giãn cao. Đặc tính: Sóng não Theta có tần số từ 4 đến 8 Hz. Đây là trạng thái tinh thần tĩnh lặng sâu hay thư giãn sâu. Thí dụ, thư giãn lưỡi, thư giãn thần kinh mặt, sóng Alpha xuất hiện trước, sau đó là sóng Theta. Sóng Theta xuất hiện ở vùng thái dương. Sóng Theta chỉ có ở trẻ < 10 tuổi, trên 10 tuổi vẫn có thể còn nhưng ít. Ở người trưởng thành, sóng Theta chỉ xuất hiện khi ngủ, nếu thức vẫn có sóng Theta là bất thường. Trong Thiền Phật giáo trạng thái này được gọi là Định, có nhiều tĩnh lặng, yên lặng. 7.4. Sóng Delta (Δ): Ý nghĩa: Sóng não Delta tượng trưng cho tinh thần ở trạng thái yên lặng của não bộ như lúc ngủ say, ngủ sâu, hôn mê … Đặc tính: Sóng não Delta biên độ lớn, tần số từ 3 đến 4 Hz hay thấp hơn là từ 1 đến 3 Hz . Khi hệ thống cơ cấu mạng lưới(reticular formation) không nhận tín hiệu từ bên ngoài vào – như tình trạng mất cảm giác (anesthesia) cũng, hoặc người ngủ say hay hôn mê (coma), sóng não Delta cũng xuất hiện, nhưng nhận thức không lời không có mặt. Sóng Delta chỉ có ở trẻ < 2 tuổi và người lớn khi ngủ. Trên 2 tuổi, khi thức nếu có sóng Delta là bất thường.
  • 27. Phụ lục: 1/. Các hệ cơ quan trong cơ thể người. Hệ vận động – Bộ xương: các xương mặt, khối xương sọ, xương ức, các xương sườn, xương sống, các xương chân, các xương tay · – Hệ cơ: cơ vân (cơ xương), cơ trơn, cơ tim, cơ hoành. Hệ tuần hoàn – Tim: tâm thất, tâm nhĩ · Mạch máu: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch · – Máu: huyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. – Vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ. – Van Hệ miễn dịch – Bạch cầu: bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa a-xit, bạch cầu mô-nô, bạch cầu lim-phô (tế bào B, tế bào T); – Các cơ chế: thực bào, tiết kháng khể, phá hủy tế bào nhiễm. Hệ bạch huyết – Phân hệ: phân hệ lớn, phân hệ nhỏ · – Đường dẫn bạch huyết: ống bạch huyết, mạch bạch huyết, mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết · – Bạch huyết. Hệ hô hấp
  • 28. – Đường dẫn khí: mũi, thanh quản, khí quản, phế quản. – Phổi: hai lá phổi, phế nang. Hoạt động hô hấp: sự thở, sự trao đổi khí. Hệ tiêu hóa – Ống tiêu hóa: miệng, răng, hầu, lưỡi, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, ruột thừa, hậu môn · – Các tuyến tiêu hóa: tuyến nước bọt, tuyến mật, tuyến ruột, tuyến tụy Hệ bài tiết – Hệ tiết niệu: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái (bàng quang) · – Hệ bài tiết mồ hôi: da, tuyến mồ hôi · Hệ bài tiết cac-bô-nic (CO2): mũi, đường dẫn khí, phổi. Hệ vỏ bọc – Da: lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da · – Cấu trúc đi kèm: lông – tóc, móng, chỉ tay và vân tay Hệ thần kinh – Thần kinh trung ương: não (gồm trụ não, tiểu não, não trung gian, đại não), tủy sống. – Thần kinh ngoại biên: dây thần kinh (dây thần kinh não, dây thần kinh tủy), hạch thần kinh · Phân loại: + Hệ thần kinh vận động, + Hệ thần kinh sinh dưỡng (gồm phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm) Hệ giác quan – Mắt – thị giác (màng cứng, màng mạch, màng lưới), – Tai – thính giác (tai ngoài, tai giữa, tai trong) · – Mũi – khứu giác (lông niêm mạc), – Lưỡi – vị giác (gai vị giác),
  • 29. – Da – xúc giác (thụ quan) Hệ nội tiết – Nội tiết não: vùng dưới đồi, tuyến tùng, tuyến yên · – Nội tiết ngực: tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến ức · – Nội tiết bụng: tuyến trên thận, tuyến tụy, tuyến sinh dục (buồng trứng (ở nữ), tinh hoàn (ở nam). Hệ sinh dục – Cơ quan sinh dục nam: tinh hoàn, tinh trùng, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, dương vật, tuyến tiền liệt, tuyến hành, bìu. – Cơ quan sinh dục nữ: buồng trứng, vòi trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, âm vật, cửa mình. 2/. Chất dẫn truyền thần kinh. 1. Chất dẫn truyền thần kinh (Neurotransmitters) = Nhóm dịch chất hóa học của tế bào thần kinh dùng để truyền đạt thông tin hay mang tín hiệu từ tế bào thần kinh này đến tế bào thần kinh khác trong não. Nó hoạt hóa hầu hết tế bào não (neurons). Khả năng cảm thấy, cảm nhận, suy nghĩ, di động, hành động, và phản ứng đều tùy thuộc vào sự cân bằng hay mất cân bằng của thần kinh dẫn truyền trong hệ thống thần kinh. Hiện nay, người ta xác định được khoảng hơn 40 chất hóa học được xem là chất dẫn truyền thần kinh ở synap. Các chất này được chia thành 2 nhóm: nhóm phân tử nhỏ và nhóm phân tủ lớn Nhóm phân tử nhỏ: có bản chất là các amin, là các chất có tác dụng nhanh và gây ra phần lớn các đáp ứng cấp của hệ thần kinh. Các acide amine (amino acide) là: 1. Glutamate: có tác dụng hoạt hoá cảm nhận. 2. GABA (d – aminobutiric acid): có tác dụng ức chế cảm nhận. Các amine-sinh học (biogenic amine) là: 1. Dopamin 2. Epinephrine 3. Norepinephrrine (3 chất này cũng được tổng hợp bởi 1 tiền chất là tyrosine và được gọi là nhóm catecholamine). 4. Serotonine: 5. Acetylcholine
  • 30. 6. Histamine. Trong đó, Acetylcholine được coi là một trong những chất trung gian hóa học được nghiên cứu một cách đầy đủ nhất. Nhóm phân tử lớn: có bản chất là các peptid. Chúng được tổng hợp chậm hơn, bài tiết ít hơn so với các chất có phân tử nhỏ nhưng gây ra tác dụng mạnh và kéo dài hơn. Các chất dẫn truyền thần kinh peptide đều tồn tại cùng với các chất dẫn truyền thần kinh khác. Các chất điển hinh: endorphin, vasopressin… Một số chất dẫn truyền thần kinh thông thường: Norepinephrine (NE, NA), Epinephrine (EN), Acetylcholine (ACh), Dopamine (DA), Serotonin (5HT), Melatonin (MT) và Histamine (HIST). – Hệ thần kinh tự quản: nơi dẫn xuất NE, ACh. – Cuống não: nơi dẫn xuất NE, ACh, DA, 5-HT. – Tuyến “Dưới đồi”: nơi dẫn xuất Ach, MT – Tuyến tùng: nơi dẫn xuất 5NT, MT.
  • 31. – Tuyến yên: nơi dẫn xuất endorphin giúp giảm đau, cortisone gây stress, chứa và tiết oxytoxin làm hưng phấn tính dục. 2. Norepinephrine (NE): Dịch chất hóa học được tiết ra từ tận cùng dây Giao cảm thần kinh và cũng được mang từ thùy trước tuyến yên, nơi đây nó làm thoát ra chất nước hóa học tên “ACTH” (Adrenocorticotrophic hormones). Chất này là một loại hormone (nội tiết tố) có chức năng kéo dài đáp ứng uất cảm (stress). Khi tiết ra, nó theo máu, truyền đến ruột thượng thận (Adrenal medulla). Nơi đây, ruột thượng thận tiết ra thêm norepinephrine và epinephrine. Cả hai chất này làm tim đập nhanh, máu tăng áp suất. Ở cuống não, nhân lục (locus coeruleus) cũng có sản xuất nhiều norepinephrine. (Xem hình bên dưới) Nó cũng có từ trong ruột tuyến thượng thận. Khi tiết ra, nó theo máu, truyền đến trung khu thần kinh, tạo ra sự rối loạn tâm, đặc biệt là bệnh buồn chán cực độ, gọi là bệnh “trầm cảm.” Khi sân hận, cáu kỉnh, bực tức, tỉnh táo, tỉnh thức ý thức, từ đầu dây thần kinh tận cùng của Giao cảm thần kinh, norepinephrine được tiết ra. Chức năng của norepinephrine:  Làm tăng chất béo trong máu;  Gây ra rối loạn tâm;  Nếu quá nhiều NE, có khả năng đưa đến bệnh trầm cảm (depression) và bệnh mất khả năng xét đoán: khi vui, khi buồn quá mức, đôi khi có những ảo giác phô trương về cá nhân mình có những tài năng đặc biệt nào đó, gọi là loạn tâm thần hưng cảm (manic-depressive psychosis).  Ngoài ra, nó không những làm cho huyết áp nâng cao mà còn làm cho tĩnh mạch co thắt. Nhưng nếu tiết ra ít, nó sẽ giúp ích cho việc học được phát triển và ký ức hoạt động tốt. 3. Epinephrine (EN): Dịch chất hóa học được tiết ra từ bên trong ruột tuyến thượng thận (chất khác là norepineprine) trong việc đáp ứng tín hiệu từ Giao cảm thần kinh của hệ thần kinh tự quản. (Ruột tuyến thượng thận tiết ra khoảng 75-80% là epinephrine, số còn lại là norepinephrine). Nguyên nhân Epinephrine tiết ra do:  Đáp ứng Uất cảm (Stress) như căng thẳng thần kinh về công việc gì;  Do tập luyện quá sức chịu đựng của cơ thể;  Do xúc cảm sợ hãi và lo âu;  Do đáp ứng trước tình huống nguy kịch làm căng thẳng Giao cảm thần kinh. Nhiệm vụ:  Epinephrine tác động cơ tim (cardiac muscle). Làm cho nhịp tim tăng: đập nhanh hay hồi họp. Nếu quá nhiều epinephrine tiết ra, nó có khả năng gây trụy tim (cardiogenic shock). Đây là trạng thái máu từ tĩnh mạch trở về tim bị giảm đột ngột. Vì vậy, khi sợ hãi xuất hiện, epinephrine liền tiết ra nhiều và làm cho tim đập nhanh hơn, mặt xanh, có cảm giác tay chân lạnh.  Khi sân hận cả hai chất epinephrine và norepinephrine đều tiết ra. Cả hai chất này đều là chất béo (lipid), tạo ra máu mỡ. Khi sợ hãi và lo âu, hoặc có trạng thái tâm lý như chạy trốn điều gì, cơ thể con người bị tiêu hao năng lượng.
  • 32.  Epinephrine từ ruột thượng thận hoạt hóa số lượng cần thiết cho sự điều chỉnh bên trong trạng thái tâm lý xúc cảm gây nên. Nó đưa đến thân nhiệt tăng, đường trong máu xuống thấp mức bình thường, thở ngắn.  Nếu người lo âu hay hoảng sợ cảm thấy cần được giúp đỡ để điều chỉnh hoàn cảnh đang lâm vào tình trạng nguy kịch, thần kinh họ vẫn còn căng thẳng, nhưng nếu họ được giúp đỡ hay giải quyết được tình trạng khốn khó, thần kinh bắt đầu được cân bằng. Bằng phương pháp Thở Hai Thì, ta có thể tạo ra sự cân bằng thần kinh ngay tức khắc. Qua đó, huyết áp sẽ hạ, máu mỡ hạ, đường trong máu hạ, và cuối cùng đường trong máu, máu cao, và máu mỡ sẽ trở lại bình thường. Tiêu hóa dừng lại; đường vào trong máu; máu có thể trở thành cục nghẽn (clot) Sản sinh và truyền dẫn NE và ACh 4. Acetylcholine (ACh): Dịch chất này được tiết ra từ nhiều nơi trong cơ thể chủ yếu ở hệ đối giao cảm, cuống não. Nó là chất tổng hợp của 2
  • 33. chất choline và acetylcoenzyme A. Nó có trong tế bào não vùng vận động ở vỏ não và đầu dây tận cùng của Đối Giao cảm thần kinh. Đặc biệt, acetylcholine cũng được tiết ra từ Giao cảm thần kinh để nó kích thích tuyến mồ hôi. Ngoài ra, ở giữa não thuộc Đồi Thị, như Hạt nhân Vách Trong (Medial Septal Nucleus), và Dưới Đồi, như Hạt nhân Nền (“basal nucleus”), và Hạch Phức Hợp ở vòm Cầu Não (Pontomecencephalo-tegmental complex) cũng có chứa ACh. Chức năng của acetylcholine:  Phục hồi ký ức hay tăng cường ký ức và học hỏi. Bệnh từ lần mất trí nhớ, chức năng trí năng bị giảm, và năng lực nhận thức từ lần kém đi, quen gọi là bệnh “Alzheimer” là do thiếu acetylcholine ở vỏ não; trái lại, quá nhiều cortisol, đưa đến mất ký ức.  Trí năng bén nhạy.  Cơ thể nhẹ nhàng linh hoạt, cơ xương mạnh khỏe.  Tăng cường đường tiểu, tiện.  Giảm áp suất ở bệnh mắt (Glaucoma).  Chữa được huyết áp cao.  Chữa được bệnh co thắt khí quản, gây ra khó thở. 5. Dopamine (DA): Dịch chất dẫn truyền thần kinh này có chức năng tạo cảm giác hưng phấn trong não. Dopamine dẫn xuất từ cuống não. – Dopamine khiến chúng ta cảm thấy thỏa mãn (hỷ lạc) sau khi ăn một bữa ngon, vui sướng khi đội bóng quốc gia giành thắng lợi, đồng thời cũng khiến ta cảm thấy phấn khích thực hiện những hành vi mạo hiểm như phóng xe tốc độ cao. – Dopamine có nhiều khả năng chữa bệnh liệt rung (Parkinson) và bệnh tâm thần phân liệt (Schizophrenia). Thông thường, người mang bệnh ảo giác về nghe và thấy là do 2 vùng nghe trong não và vùng thấy ở vỏ não bị thiếu dopamine và quá nhiều chất glutamate tại 2 nơi này. Nếu biết cách hướng dẫn người mắc bệnh này thực hành phương pháp thư giãn niệm hay thư giãn tâm, thư giãn thần kinh mặt, thư giãn lưỡi, dopamine sẽ được tiết ra để điều chỉnh 2 thứ bệnh nan y đó. Sản sinh và truyền dẫn DA và 5HT
  • 34. 6. Serotonin (5HT) là dịch chất dẫn truyền quan trọng. Nó được sản xuất từ tuyến Tùng. Nó giúp cho sức khỏe dồi dào, làm việc dẻo dai, điều chỉnh ngủ thức, chữa trị bệnh trầm cảm; có cảm giác như no bụng; ít ăn; điều chỉnh sự căng thẳng thần kinh và lo âu. Nó cũng có khả năng chữa bệnh nhức một bên đầu (Migraine). Ngược lại, nếu trong cơ thể mức serotonin xuống thấp, đưa đến bệnh trầm cảm, mất ngủ, lo âu, chán nản, thiếu kiên nhẫn, thiếu hăng say. 7. Melatonin(MT): Dịch chất này có khả năng điều hòa ngủ thức, trị bệnh mất ngủ kinh niên và ung thư. Nó cũng giúp hạ huyết áp và ngăn ngừa được bệnh tim (heart attack), bệnh tai biến mạch máu não (stroke), ngăn chận bệnh mắt (cataract). Nó được sản xuất từ tuyến Tùng và khu Dưới Đồi. Nó cũng có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch, phục hồi ký ức và chữa trị bệnh mất trí nhớ (Alzheimer).