SlideShare a Scribd company logo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
ĐỖ MINH PHƯƠNG
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ XÉT NGHIỆM MIỄN DỊCH TRONG
MỘT SỐ BỆNH HỆ THỐNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
ĐỖ MINH PHƯƠNG
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ XÉT NGHIỆM MIỄN DỊCH TRONG
MỘT SỐ BỆNH HỆ THỐNG
Chuyên ngành: Nội Khoa
Mã số: 60720140
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. LƯU THỊ BÌNH
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lưu Thị Bình. Các số liệu,
kết quả được nêu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong
bất kì một công trình nghiên cứu nào khác.
Người thực hiện
Đỗ Minh Phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám
hiệu, bộ phận Sau Đại học - phòng Đào tạo, Bộ môn Nội - Trường Đại học Y
Dược Thái Nguyên; Đảng ủy, Ban giám đốc, phòng Tổ Chức Cán Bộ Bệnh
viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi theo học cao
học tại trường Đại Học Y - Dược Thái Nguyên. Khoa Cơ xương khớp và
Trung tâm Dị ứng - MDLS, phòng Kế Hoạch Tổng Hợp Bệnh viện Bạch Mai
đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lưu Thị Bình, giảng
viên Bộ môn Nội trường Đại học Y dược Thái Nguyên, trưởng khoa Cơ xương
khớp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, người Thầy đã luôn hết
lòng dạy bảo, dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập, bắt đầu làm quen với
nghiên cứu khoa học, và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi bày tỏ lòng biết ơn bố mẹ và gia đình thân yêu đã luôn
khuyến khích động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như
quá trình thực hiện luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 23 tháng 5 năm 2016
Đỗ Minh Phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ....................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Đại cương bệnh tự miễn hệ thống.............................................................. 3
1.1.1. Khái niệm bệnh tự miễn hệ thống ....................................................... 3
1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh....................................................... 3
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh tự miễn hệ thống............................. 10
1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh tự miễn hệ thống ...... 16
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng............................................................................. 16
1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng...................................................................... 20
1.2.3. Các xét nghiệm miễn dịch trong chẩn đoán các bệnh tự
miễn hệ thống ............................................................................................. 20
1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh tự miễn hệ thống ............. 24
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới.............................................................. 24
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam............................................................. 25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân......................................................... 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ........................................................... 30
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................................... 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 30
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả........................................................ 30
2.2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................ 30
2.3. Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 33
2.3.1. Đặc điểm lâm sàng............................................................................. 34
2.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu ..... 35
2.3.3. Xét nghiệm miễn dịch........................................................................ 38
2.4. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 41
2.5. Xử lý số liệu............................................................................................. 42
2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu ....................................................... 42
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 43
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ........................................................ 43
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng............................................................................. 43
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng...................................................................... 46
3.2. Phân tích mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm miễn dịch với đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong chẩn đoán SLE, SSc, PM/DM, MCTD........ 51
Chương 4. BÀN LUẬN................................................................................. 56
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân ............................................................... 56
4.1.1. Tuổi và giới nhóm nghiên cứu........................................................... 56
4.1.2. Thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu ................................. 57
4.1.3. Tỷ lệ chẩn đoán các bệnh tự miễn hệ thống ...................................... 58
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ........................................................ 59
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng............................................................................. 59
4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng...................................................................... 61
4.2.3. Xét nghiệm miễn dịch........................................................................ 66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
v
4.3. Phân tích mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm miễn dịch với đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong chẩn đoán của bệnh SLE, SSc,
PM/DM, MCTD.............................................................................................. 70
4.3.1. Liên quan giữa kết quả xét nghiệm ANA trong chẩn đoán của
bệnh SLE, SSc, PM/DM, MCTD ................................................................ 70
4.3.2. Liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti DsDNA
trong chẩn đoán của bệnh SLE, SSc, PM/DM, MCTD............................... 71
4.3.3. Liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti Scl-70 trong
chẩn đoán của bệnh SLE, SSc, PM/DM, MCTD ........................................ 71
4.3.4. Liên quan kết quả xét nghiệm kháng thể anti RNP-70 trong
chẩn đoán của bệnh SLE, SSc, PM/DM, MCTD ........................................ 72
4.3.5. Mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti DsDNA với
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống............... 73
4.3.6. Mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti Scl-70
với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân xơ cứng bì ................... 73
4.3.7. Mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti Jo1 với
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm đa cơ/viêm da cơ...... 74
4.3.8. Mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti RNP70 với
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân mô liên kết hỗn hợp.............. 75
KẾT LUẬN.................................................................................................... 76
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACR : Hội thấp khớp Hoa Kỳ
(American College of Rheumatology)
ALĐMP : Áp lực động mạch phổi
ANA : Kháng thể kháng nhân
(Antinuclear Antibodies)
Anti Ds-DNA : Kháng thể kháng chuỗi kép DNA
(Anti double stranded DNA)
Anti-RNP70 : Anti Ribonucleotidprotein 70
Anti-Scl-70 : Topoisomerase-I
Anti-Jo-1 : Antihistidyl transfer RNA synthetase
CT : Chụp cắt lớp vi tính (Computed Tomography)
CK : Creatin kinase
DM : Viêm da cơ (Dermatopolymyosits)
EF : Phân số tống máu (Ejection fraction)
ELISA : Hấp phụ miễn dịch gắn enzyme gián tiếp
(Enzyme Linked ImmunoSorbent Assay)
ELISA gián tiếp: Indirect ELISA
MCTD : Bệnh mô liên kết hỗn hợp
(Mixed Connective Tissue Disease)
PM : Viêm đa cơ (Polymyositis)
SLE : Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
(Systemic lupus erythematosus)
SSc : Xơ cứng bì hệ thống (Systemic sclerosis)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Giá trị bình thường của các chỉ số xét nghiệm công thức máu...... 35
Bảng 2.2. Giá trị bình thường của các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu..... 36
Bảng 3.1. Đặc điểm phân bố nhóm tuổi...................................................... 43
Bảng 3.2. Đặc điểm thời gian mắc bệnh...................................................... 44
Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng đặc trưng...................................................... 45
Bảng 3.4. Thay đổi chỉ số huyết học ........................................................... 46
Bảng 3.5. Đặc điểm biến đổi các men cơ.................................................... 46
Bảng 3.6. Đặc điểm tổn thương thận........................................................... 47
Bảng 3.7. Đặc điểm sinh thiết cơ, điện cơ trong chẩn đoán Viêm đa
cơ/ Viêm da cơ ............................................................................ 47
Bảng 3.8. Đặc điểm tổn thương phổi trên phim Xquang và CT scan phổi...... 47
Bảng 3.9. Đặc điểm tổn thương tim trên siêu âm doppler tim.................... 48
Bảng 3.10. Tỷ lệ bệnh nhân viêm đa cơ/viêm da cơ dương tính với xét
nghiệm kháng thể anti Jo1 .......................................................... 48
Bảng 3.11. Đối chiếu kết quả xét nghiệm ANA và kháng thể anti
DsDNA với các bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống..................... 49
Bảng 3.12. Đối chiếu kết quả xét nghiệm ANA và kháng thể anti Scl-
70 với các bệnh nhân xơ cứng bì ................................................ 49
Bảng 3.13. Đối chiếu kết quả xét nghiệm ANA và kháng thể anti Jo1
với các bệnh nhân viêm đa cơ/viêm da cơ.................................. 50
Bảng 3.14. Đối chiếu kết quả xét nghiệm ANA và kháng thể anti
RNP-70 với bệnh nhân mô liên kết hỗn hợp .............................. 50
Bảng 3.15. Liên quan giữa kết quả xét nghiệm ANA trong chẩn đoán
từng bệnh..................................................................................... 51
Bảng 3.16. Liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti DsDNA
trong chẩn đoán từng bệnh.......................................................... 51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
viii
Bảng 3.17. Liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti Scl-70
trong chẩn đoán từng bệnh.......................................................... 52
Bảng 3.18. Liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti RNP- 70
trong chẩn đoán từng bệnh.......................................................... 52
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti
DsDNA với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở
bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống................................................ 53
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti Scl-
70 với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh
nhân xơ cứng bì........................................................................... 54
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti Jo1
với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm đa
cơ/viêm da cơ.............................................................................. 54
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti
RNP-70 với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân
mô liên kết hỗn hợp..................................................................... 55
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ix
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Các hình ảnh của tổn thương da trong bệnh viêm da cơ ......... 14
Hình 1.2: Hình ảnh hội chứng Raynaud................................................... 17
Hình 2.1: Một bộ kít gồm 96 giếng được sử dụng trong kỹ thuật
ELISA (ảnh minh họa)............................................................. 39
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm phân bố giới ............................................................. 43
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ chẩn đoán của đối tượng nghiên cứu.............................. 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tự miễn là nhóm bệnh lý viêm có cơ chế bệnh sinh liên quan đến
hệ thống tự miễn dịch trong cơ thể. Nhóm bệnh tự miễn hệ thống chiếm
khoảng 3-5% dân số [8], [39], [70]. Bệnh gặp chủ yếu ở nữ giới, tỷ lệ nữ/nam
là 9/1 [43], [49].
Bệnh tự miễn chia làm hai nhóm chính: Bệnh tự miễn đặc hiệu cơ
quan và bệnh tự miễn hệ thống. Tiêu biểu cho bệnh tự miễn đặc hiệu cơ
quan là bệnh viêm tuyến giáp, đáp ứng miễn dịch chống lại tự kháng
nguyên tuyến giáp dẫn đến phá hủy chọn lọc tuyến giáp. Ngược lại bệnh tự
miễn hệ thống đáp ứng miễn dịch chống lại cấu trúc nhân gây tổn thương
lan tỏa đa dạng. Sự lưu hành của các tự kháng thể trong bệnh tự miễn rất đa
dạng, phức tạp về cấu trúc, nguồn gốc, cơ chế sinh bệnh học. Các tự kháng
thể kháng lại các thành phần mô cơ quan bao gồm nhân tế bào, bào tương,
màng tế bào…Dẫn tới tổn thương phối hợp nhiều cơ quan trong cơ thể:
Tổn thương cơ xương khớp ảnh hưởng chức năng vận động, xơ hóa phổi,
viêm phổi kẽ, tăng áp lực động mạch phổi ảnh hưởng đến chức năng hô
hấp; Tổn thương thận gây suy thận, viêm cầu thận, xơ hóa mạch thận; Tổn
thương tim mạch như viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim; Tổn thương da
[8], [39], [48]…
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, các tạng tổn
thương và huyết thanh học của nhóm bệnh này như: Sharp, Hoffman [33],
[61]…Và nhiều nghiên cứu khác nhưng chủ yếu từng mặt bệnh như: Lupus
ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, bệnh mô liên kết hỗn hợp…
Tại Việt Nam, năm 2012 tác giả Nguyễn Thị Mai Hương nghiên cứu
đặc điểm lâm sàng và tổn thương phổi ở bệnh nhân mô liên kết hỗn hợp, tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2
giả Trần Thị Minh Hoa nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của
bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. Năm 2015, tác giả Nguyễn Thị Phương
Thủy nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số thay đổi miễn
dịch trong bệnh viêm đa cơ/viêm da cơ [3], [5], [10] …
Do đặc điểm bệnh tự miễn hệ thống gây tổn thương nhiều cơ quan nội
tạng trong cơ thể, nên trên lâm sàng bệnh nhân thường vào viện với nhiều lý
do khác nhau. Giai đoạn sớm triệu chứng của bệnh không đặc hiệu nên khó
chẩn đoán xác định bệnh. Khi bệnh có biểu hiện rõ trên lâm sàng thường ở
giai đoạn muộn, triệu chứng lâm sàng các bệnh nhân này thường chồng lấp
nhau: Tổn thương cơ xương khớp, da niêm mạc, tổn thương các tạng…Chẩn
đoán thường gặp của các bệnh này là: Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì,
viêm đa cơ/viêm da cơ, mô liên kết hỗn hợp. Đồng thời chúng tôi cũng nhận
thấy có rất ít nghiên cứu công bố so sánh về đặc điểm tổn thương lâm sàng,
xét nghiệm miễn dịch trên bệnh tự miễn hệ thống hay gặp nên chúng tôi muốn
có một nghiên cứu tổng hợp phân tích trên bốn bệnh này. Để có sự hiểu biết
sâu sắc hơn về các bệnh tự miễn hệ thống nhằm giúp cho việc chẩn đoán và
điều trị bệnh được tốt hơn, nên chúng tôi thực hiện đề tài: “Đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống”
với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân: Lupus
ban đỏ, Xơ cứng bì, Viêm đa cơ/ Viêm da cơ, Bệnh mô liên kết hỗn hợp.
2. Phân tích mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm miễn dịch với một
số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong chẩn đoán của bệnh Lupus ban đỏ,
Xơ cứng bì, Viêm đa cơ / Viêm da cơ, Bệnh mô liên kết hỗn hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương bệnh tự miễn hệ thống
1.1.1. Khái niệm bệnh tự miễn hệ thống
Bệnh tự miễn hệ thống là tình trạng bệnh lý về đáp ứng miễn dịch trong
cơ thể. Có các bằng chứng tự miễn về mặt sinh học, biểu hiện sự xuất hiện
các tự kháng thể [8], [61].
Đặc điểm chung của bệnh tự miễn hệ thống
Đặc điểm mô bệnh học: Có các u hạt viêm thâm nhiễm các cơ quan bị
bệnh. Tùy theo từng trường hợp mà là các lympho-plasmocyte hay bạch cầu
đa nhân. Trong lòng u hạt là các hoại tử dạng tơ huyết. Đa số các trường hợp
có tổn thương viêm mao mạch [66].
Đặc điểm lâm sàng: Tổn thương đa nội tạng là biểu hiện của bệnh hệ
thống. Thường tổn thương các cơ quan sau: khớp, thanh mạc, thận da, cơ
[54], [70]…Thường có sốt và ảnh hưởng đến toàn trạng.
Đặc điểm sinh học: Biểu hiện bởi hai hội chứng:
- Hội chứng viêm: Tăng tốc độ máu lắng, tăng protein viêm, hội chứng
thiếu máu là hậu quả của quá trình viêm mạn tính.
- Hội chứng miễn dịch: Trong huyết thanh bệnh nhân xuất hiện các tự
kháng thể: kháng thể kháng nhân các loại, phức hợp miễn dịch lưu hành,
lượng bổ thể giảm [47].
1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
1.1.2.1. Rối loạn quá trình dung nạp miễn dịch
Hiện tượng dung nạp với kháng nguyên tự thân là tự nhiên còn với
kháng nguyên lạ thì không có hiện tượng này. Trong bệnh tự miễn hệ thống
miễn dịch của cơ thể đối xử với một số kháng nguyên của bản thân như là
kháng nguyên lạ nghĩa là không có sự dung nạp mà có phản ứng miễn dịch
dịch thể hoặc tế bào kết quả là hình thành các tự kháng thể [61], [74], [35].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
4
* Tế bào T và sự rối loạn dung nạp dòng lympho T
Khi cơ thể chưa trưởng thành (giai đoạn bào thai và sơ sinh) các tế bào
lympho T tại tuyến ức có sự chọn lọc:
 Chọn lọc tích cực hay chọn lọc chủ động: Giúp tế bào lympho T
nhận biết các phân tử MHC I và II (tức là những dấu ấn nói lên tế bào là của
bản thân).
 Chọn lọc không tích cực hay chọn lọc thụ động: Khi những tế bào
trình diện kháng nguyên (có MHC II) mang theo cả những peptid kháng
nguyên của bản thân. Những dòng này sẽ bị loại trừ (clonal deletion) không
hoạt động nên được gọi là clon cấm (forbidden clones). Sự chọn lọc này nhằm
loại bỏ những dòng tế bào có phản ứng với kháng nguyên tự thân. Quá trình
này xảy ra trong tuyến ức với dòng tế bào lympho T và tại tủy xương đối với
dòng lympho B. Nếu cơ thể không có phản ứng lại với kháng nguyên tự thân
thì đó là sự dung nạp miễn dịch.
Như vậy trong bệnh lý tự miễn một trong những cơ chế bệnh sinh gây
bệnh là do rối loạn quá trình chọn lọc và có sự tái hoạt động của một hay
nhiều clon cấm. Thực tế ở những người khỏe mạnh vẫn có một số lượng nhỏ
người mang các tự kháng thể với hiệu giá thấp như người già, bệnh nhân
nhiễm trùng kéo dài…Như vậy có nghĩa là quá trình loại bỏ các dòng cấm
này là không hoàn toàn. Thực tế chứng minh: còn tồn tại đến hơn một nửa
quần thể tế bào lymphoT trong cơ thể có thẩm quyền miễn dịch đáng lẽ là
những dòng cấm nhưng không có dung nạp hoàn toàn nên chống lại những
nhóm quyết định kháng nguyên của bản thân. Như vậy có lẽ chỉ những nhóm
quyết định kháng nguyên nào đã được xử lý chu đáo và trình diện cẩn thận
mới được loại trừ trong quá trình chọn lọc thụ động. Những kháng nguyên
của bản thân không được dung nạp được gọi là kháng nguyên kín đáo tự thân
(cryptic self) [30].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
5
Tế bào lympho T giữ vai trò trung tâm trong bệnh sinh bệnh tự miễn,
hoặc trực tiếp gây tổn thương như trong bệnh tự miễn đặc hiệu cơ quan, hoặc
gián tiếp qua tác dụng kích thích dòng lympho B sinh tự kháng thể. Trong
bệnh lý tự miễn có sự mất cân bằng dưới nhóm Th1 (tế bào T tự phản ứng) và
Th2 (tế bào B tự phản ứng) [29], [71], [76].
* Tế bào B và rối loạn dung nạp dòng lympho B
Các tế bào lympho B bị loại trừ ở tủy xương theo cơ chế apoptosis khi
tế bào còn non chỉ có IgM bề mặt. Khi những phân tử này kết dính thành cầu
tự nhiên hay do sự có mặt của tự kháng nguyên thì chúng sẽ bị loại trừ. Nếu
không bị loại trừ thì những dòng tế bào này sẽ trở thành dòng tế bào B có khả
năng tự phản ứng (auto-reactive clones) và là nguồn gốc sinh các tự kháng thể
trong bệnh lý tự miễn. Rối loạn này cũng có thể gặp ở người lớn tuổi, bệnh
nhân nhiễm trùng kéo dài [26], [28].
1.1.2.2. Tình trạng vô cảm và các yếu tố đồng kích thích
Sự hoạt động của tế bào lympho không chỉ phụ thuộc vào yếu tố kích
thích của kháng nguyên mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác được gọi là
yếu tố đồng kích thích (costimulators). Khi thiếu những yếu tố này thì dù
kháng nguyên có tính mẫn cảm mạnh, dòng tế bào cũng không được hoạt hóa.
Đó là tình trạng vô cảm. Trong cơ thể bình thường có sự vô cảm của hệ miễn
dịch đối với các tự kháng thể. Do đó chúng không được trình diện với các tế
bào T, hoặc khi trình diện mà không có đủ các đồng yếu tố (cofactors) như
các phân tử kết dính thông tin giữa các tế bào ví dụ như CD3, CD4, CD8,
CD2, CD28, LFA-1, các cytokine. Như vậy khi ở trạng thái bình thường đối
với các tự kháng nguyên hệ thống miễn dịch thiếu hoặc không hoạt hóa các
yếu tố đồng kích thích tại các tế bào T phản ứng. Bệnh tự miễn xảy ra và có
sự đáp ứng miễn dịch hình thành các kháng thể tự miễn có thể các yếu tố
đồng kích thích xuất hiện trở lại hoặc được hoạt hóa [26], [34].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
6
1.1.2.3. Rối loạn quá trình chết tế bào
Chết tế bào là một quá trình thông qua 2 cơ chế chính là apoptosis (chết
theo chương trình) và hoại tử (necrosis). Chết tế bào cung cấp các tín hiệu và
các tự kháng nguyên nội bào. Bình thường trong cơ thể có quá trính làm sạch
các thành phần này bởi các tế bào thực bào (phagocytes) bằng quá trình thực
bào (phagocytosis). Rối loạn quá trình thực bào này gây ra tình trạng hình
thành các tự kháng nguyên không được dung nạp miễn dịch gây kích thích
sinh kháng thể thông qua các tế bào lympho T và lympho B tự hoạt hóa [20].
* Apoptosis
Apoptosis là quá trình chết tế bào theo chương trình nhằm loại bỏ
những tế bào già, tế bào không còn chức năng hay dư thừa trong cơ thể. Trong
trạng thái bình thường, hàng ngày cơ thể mất hàng triệu tế bào thông qua quá
trình apoptosis để tạo ra sự cân bằng các thể hệ tế bào trong cơ thể. Quá trình
apoptosis có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kích thích nội sinh và ngoại sinh
bao gồm: Các loại tia cực tím, stress oxy hóa, hạ oxy máu, cytokines như yếu tố
hoại tử u (TNF), các thuốc gây tổn thương nhân AND tế bào, lạm dụng thuốc
đặc biệt các thuốc kích thích như cocaine, heroine, rượu…hệ thống bổ thể tấn
công (phức hợp tấn công màng), NO và nhiều yếu tố khác.
Phân biệt tế bào chết theo chương trình với hoại tử thông qua đặc điểm
về hình thái bao gồm: Tế bào co lại, đứt gãy của các sợi chromatin, sự tan vỡ
của nhân tế bào…
Sự đứt gãy và vỡ vụn của tế bào chết theo chương trình tạo ra các
mảnh vỡ và như một tín hiệu cho các tế bào thực bào “hãy ăn tôi bây giờ và
các thứ khác nữa”. Khi đó các tín hiệu này sẽ hóa ứng động các tế bào thực
bào đến để dọn sạch các tế bào này và hoàn tất quá trình chết theo chương
trình của tế bào. Tuy nhiên một số tế bào vỡ tạo ra các tín hiệu nguy hiểm do
mang các enzyme như protease, nuclease và các yếu tố tiền viêm gây tổn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
7
thương các mô xung quanh và kích thích viêm tại chỗ sẽ được đưa qua con
đường hoại tử thứ phát. Sự làm sạch các tế bào chết theo chương trình là
một hình thức bảo vệ cao và nhằm hạn chế những phản ứng viêm không cần
thiết trong cơ thể [13], [58].
* Quá trình hoại tử (necrosis)
Về mặt hình thái quá trình hoại tử tế bào rất khác so với quá trình
apoptosis. Không giống giai đoạn đầu của quá trình apoptosis tế bào co nhỏ,
giai đoạn đầu của quá trình hoại tử tế bào sưng phồng hoặc tiêu hủy “oncosis”
(thiếu máu tế bào). Trong thực tế biểu hiện điển hình của quá trình hoại tử là
tình trạng tế bào bị phá hủy hoàn toàn màng tế bào chất sớm và nhanh chóng
dẫn đến phá hủy tế bào chất. Một điều đáng chú ý là trong giai đoạn đầu của
hoại tử nhân tế bào dường như không có nhiều thay đổi [31].
Theo quan niệm kinh điển, hoại tử tế bào không phải là một quá trình
được lập trình mà nó xảy ra đột ngột liên quan đến quá trình bệnh lý gây tổn
thương tế bào như: Thiếu máu, sốc nhiệt, nhiễm virus hoặc vi khuẩn hoặc do
tế bào tiếp xúc với chất độc hoặc hóa chất. Tuy nhiên ngày nay người ta cho
rằng quá trình hoại tử thường kết hợp với quá trình apoptosis có thể là độc lập
hoặc thứ phát sau quá trình apoptosis [76].
* Khiếm khuyết quá trình làm sạch tế bào chết theo chương trình và tự
miễn dịch
Vai trò của sự suy yếu khả năng thực bào của các tế bào thực bào trong
sự phát sinh các kháng thể tự miễn trong bệnh lý tự miễn đã thu hút được sự
chú ý đáng kể trong những năm gần đây. Trong điều kiện bình thường các thể
thực bào sẽ được nhận ra và bị thực bào bởi các tế bào thực bào. Các tế bào
thực bào chuyên nghiệp như đại thực bào, tế bào tua (Dendritic Cells) thực
bào các tế bào chết theo chương trình một cách nhanh chóng còn ngược lại
những tế bào không chuyên nghiêp xuất hiện để bắt các tế bào chết khi chúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
8
chuyển sang giai đoạn sau của quá trình chết theo chương trình. Quá trình làm
sạch này được khởi động bởi tín hiệu “ăn tôi” được trình diện trên bề mặt tế
bào chết bởi phosphatidylserine, các thụ thể nhận diện các tế bào chết theo
chương trình trên bề mặt các tế bào thực bào (phosphatidylserine receptor, β2-
glycoprotein1 receptor, vitronectin receptor, complement receptors, and
tyrosine kinase Mer receptor), các protein huyết thanh như các thành phần của
bổ thể, protein C phản ứng…Có sự đồng thuận rộng rãi rằng quá trình thực
bào để làm sạch các tế bào apoptosis đã kiểm soát phản ứng viêm không đáng
có trong cơ thể do làm hạn chế sự giải phóng các tín hiệu nguy hiểm đó là các
yếu tố tiền viêm, protease, nuclease, TNF …
Quá trình làm sạch hiệu quả có vai trò then chốt trong việc hạn chế
phản ứng tự miễn dịch với các tự kháng nguyên nội bào. Kết quả của quá
trình làm sạch này tạo ra sự trình diện các kháng nguyên nội sinh trong môi
trường không viêm và vì vậy các kháng nguyên này được dung nạp miễn dịch
mặc dù có hay không có sự thay đổi cấu trúc hay tính kháng nguyên. Tuy
nhiên trong một số trường hợp nhất định các tự kháng nguyên này cũng có thể
được trình diện trong môi trường tiền viêm và nguy cơ dẫn đến đáp ứng miễn
dịch. Các trường hợp này thường gặp khi có sự gia tăng của tình trạng hoại tử
thứ phát dẫn đến làm hạn chế hiệu quả làm sạch các tế bào chết theo chương
trình của các tế bào thực bào, làm tăng tốc độ apoptosis, chết tế bào do
nguyên nhân nhiễm trùng (cả apoptosis và necrosis) hoặc có sự hiện diện của
các phân tử tiền viêm trong môi trường mà có quá trình chết theo chương
trình của tế bào và quá trình làm sạch của các tế bào thực bào.
Các tế bào chết theo chương trình không được loại bỏ một cách có hiệu
quả bằng quá trình làm sạch sẽ bị mất hoàn toàn màng tế bào chất và bị hoại
tử thứ cấp (hay còn gọi là giai đoạn sau của apoptosis, hoại tử sau apoptosis
hoặc ly giải tế bào sau apoptosis).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
9
Sự chồng chất của các tế bào trong hoại tử thứ cấp sẽ tạo thuận cho quá
trình giải phóng các tín hiệu tiền viêm làm kích thích tế bào tua trưởng thành
và trình diện các tự kháng thể nội bào do các tế bào chết tạo ra mà các tự
kháng nguyên này đã bị thay đổi cấu trúc. Sự trình diện này của tế bào tua với
các tế bào T tự phản ứng rồi thông qua tế bào lympho B tự phả ứng hình
thành các tế bào sản xuất kháng thể kháng lại kháng nguyên tự thân chính là
các tự kháng thể [55], [70], [76].
1.1.2.4. Cơ chế gây bệnh của tự kháng thể
* Cơ chế gây bệnh của tự kháng thể [21], [27], [34]
Quá trình apoptosis là nhân tố hạn chế sự sao chép của tự kháng
nguyên được nhận diện bởi thụ thể tế bào T. Lympho T help (CD4+) thường
nhận ra peptide 12-16 acid amin trong phạm vi HLA lớp II. Mất điều hòa các
tế bào lympho T helper (CD4+) và lympho T ức chế (lymphocyte T
supressor), trong một số trường hợp các vị trí gắn kháng nguyên trên kháng
thể nhỏ được nhận diện có thể kích thích miễn dịch hơn phân tử ban đầu. Khi
phản ứng miễn dịch với một thành phần của phức hợp miễn dịch đã xảy ra,
các protein khác hay phức hợp tại vị trí gắn kháng nguyên trên kháng thể có
thể trở thành kháng nguyên giống kháng nguyên cơ thể.
Một số cơ chế gây tổn thương cơ quan qua trung gian tự kháng thể
được xác định hoặc mặc nhiên được thừa nhận bao gồm: gắn lên bề mặt tế
bào và phá hủy tế bào; gắn lên các thụ thể trên bề mặt tế bào và làm thay đổi
hoạt tính sinh học của tế bào mà không gây ly giải tế bào; hình thành phức
hợp miễn dịch và lắng đọng tại mô; dịch chuyển các kháng thể nội bào lên bề
mặt tế bào; thâm nhập vào tế bào sống; gắn với các phân tử ngoại bào [32], [68].
- Gắn lên bề mặt tế bào và ly giải tế bào (cytotoxicity: cơ chế gây độc)
+ Gây độc tế bào qua trung gian bổ thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
10
+ Gây độc tế bào qua trung gian tế bào phụ thuộc kháng thể
+ Thực bào thông qua hệ thống tế bào thực bào đơn nhân
- Gắn lên các thụ thể bề mặt tế bào không gây ly giải tế bào
+ Điều biến các thụ thể bề mặt tế bào bởi tự kháng thể
+ Phong tỏa các thụ thể bề mặt tế bào bởi tự kháng thể
+ Kích thích các thụ thể bề mặt tế bào bởi tự kháng thể.
- Gây tổn thương mô, tế bào qua trung gian phức hợp miễn dịch.
- Dịch chuyển các kháng nguyên nội bào lên bề mặt tế bào
+ Dịch chuyển các kháng nguyên nội bào lên bề mặt do sự tổn thương
hoặc hoạt hóa tế bào.
+ Phản ứng chéo giữa kháng nguyên nội bào và kháng nguyên bề mặt
tế bào.
- Sự xâm nhập của tự kháng thể vào trong tế bào sống
- Gắn với các cấu trúc ngoại bào.
Thông qua các cơ chế trên mà các tự kháng thể gây tổn thương các tế
bào, các mô, các cơ quan trong bệnh lý tự miễn và gây biểu hiện lâm sàng.
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh tự miễn hệ thống
* Lupus ban đỏ hệ thống
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là bệnh điển hình nhất trong bệnh tự
miễn hệ thống, trong đó các tế bào và tổ chức bị tổn thương bởi sự lắng đọng
các tự kháng thể bệnh lý và các phức hợp miễn dịch. Bệnh thường gặp ở nữ
trẻ tuổi, tỷ lệ nữ/nam là 9/1 [23].
Chẩn đoán xác định bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ hệ thống của hội thấp khớp
học Mỹ (ACR) 1997 gồm 11 yếu tố được sử dụng rộng rãi. Tiêu chuẩn này
đạt độ nhạy 96% và độ đặc hiệu 96% [8], [52].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
11
1. Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt
2. Ban đỏ dạng đĩa ở mặt hoặc ở thân
3. Nhạy cảm với ánh nắng
4. Loét miệng hoặc mũi họng
5. Viêm nhiều khớp không có hình bào mòn trên Xquang
6. Viêm thanh mạc: Màng phổi, màng tim
7. Tổn thương thận: Protein niệu>500mg/24h, hoặc tế bào niệu
8. Tổn thương thần kinh-tâm thần đã loại trừ nguyên nhân khác
9. Rối loạn về máu:
Thiếu máu huyết tán có tăng hồng cầu lưới
hoặc giảm tổng số bạch cầu < 4.000/mm3
hoặc giảm lympho bào < 1.500/mm3
hoặc giảm tiểu cầu < 100.000/mm3
10. Rối loạn miễn dịch
Kháng thể anti Ds-DNA hoặc kháng Sm hoặc tìm thấy kháng thể kháng
Antiphospholipid dương tính. Hoặc test huyết thanh dương tính giả với giang
mai kéo dài trên 6 tháng
11. Kháng thể kháng nhân: Dương tính
Chẩn đoán xác định khi có ít nhất 4/11 tiêu chuẩn trên.
Hiện nay áp dụng tiêu chuẩn của ACR 1997.
* Viêm đa cơ và Viêm da cơ
Viêm đa cơ (Polymyositis) và Viêm da cơ (Dermatomyositis) là các
bệnh viêm cơ kèm theo tổn thương da hoặc không. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ
lứa tuổi nào, song lứa tuổi hay gặp nhất: Ở người lớn khoảng 50 tuổi và trẻ
nhỏ 5-10 tuổi. Nữ mắc bệnh nhiều gấp đôi nam, bệnh gặp ở người già thường
kèm theo ung thư [34].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
12
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh viêm đa cơ và viêm da cơ
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm đa cơ và viêm da cơ của Bohan và
Peter năm 1975, gồm có 5 yếu tố [6].
1. Yếu cơ vùng gốc chi đối xứng 2 bên.
2. Sinh thiết cơ có bằng chứng của viêm cơ.
3. Men cơ trong huyết thanh tăng.
4. Điện cơ có dấu hiệu của viêm cơ.
5. Tổn thương da điển hình của viêm da cơ (sần Gottron, ban màu đỏ
hoặc tím ở vùng mi mắt, ban đỏ ở ngực và cổ hình chữ V, ban đỏ và giãn
mạch ở quanh móng, bàn tay thợ cơ khí).
Chẩn đoán xác định
 Viêm đa cơ
+ Chắc chắn: Khi có tất cả 4 yếu tố đầu tiên.
+ Phần lớn: Khi có 3 trong 4 yếu tố đầu tiên.
+ Có thể: Khi có 2 trong 4 yếu tố đầu tiên.
 Viêm da cơ
+ Chắc chắn: Khi có yếu tố 5 kết hợp với 3 trong 4 yếu tố đầu tiên.
+ Phần lớn: Khi có yếu tố 5 kết hợp với 2 trong 4 yếu tố đầu tiên.
+ Có thể: Khi có yếu tố 5 kết hợp với 1 trong 4 yếu tố đầu tiên.
Tiêu chuẩn của Tanimoto và cộng sự 1995:Tiêu chuẩn này có độ nhậy
98,9%, độ đặc hiệu 95,2% [6], [67]. Gồm tám triệu chứng được trình bày dưới
đây. Chẩn đoán xác định viêm đa cơ khi có ít nhất bốn trong tám triệu chứng.
 Chẩn đoán xác định viêm đa cơ
1. Yếu cơ vùng gốc chi: Chi dưới hoặc thân.
2. Tăng CK (creatinin kinase) huyết thanh hoặc Aldolase
3. Đau cơ gây nên hoặc đau tự phát.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
13
4. Điện cơ có biến đổi nguồn gốc cơ: Thời gian ngắn, đơn vị vận động
nhiều pha với các rung giật tự phát.
5. Kháng thể anti Jo1 dương tính.
6. Viêm khớp không phá hủy khớp hoặc đau khớp.
7. Các triệu chứng hệ thống: Sốt trên 37 độ, tăng CRP hoặc tăng tốc độ
máu lắng trên 20 mm/h bằng phương pháp Westegren.
8. Các bằng chứng của viêm cơ: Thâm nhiễm cơ vân kèm theo thoái
hóa hoại tử sợi cơ.
 Chẩn đoán xác định viêm da cơ
Triệu chứng về da
1. Ban tím sẫm quanh hốc mắt (Heliotrope rash): Hồng ban xuất hiện
trên mí mắt.
2. Sẩn Gottron: Ban xuất huyết sừng hóa, ban teo hoặc mảng đỏ hoặc
tím ở quanh mặt duỗi của ngón tay.
3. Hồng ban ở mặt duỗi ở các khớp ngoại vi lớn (khớp gối, khuỷu).
Triệu chứng về cơ
1. Yếu cơ vùng gốc chi: Chi dưới hoặc cánh tay.
2. Tăng men CK (Creatinin kinase) huyết thanh hoặc adolase.
3. Đau cơ gây nên hoặc đau cơ tự phát.
4. Điện cơ có biến đổi nguồn gốc cơ: Thời gian ngắn, đơn vị vận động
nhiều pha với các rung giật cơ tự phát.
5. Kháng thể anti jo1 (histadyl tRNA synthetase).
6. Viêm khớp không phá hủy khớp hoặc đau khớp.
7. Các triệu chứng hệ thống: Sốt trên 37 độ, tăng CRP hoặc tăng tốc độ
máu lắng trên 20 mm/h bằng phương pháp Westegren.
8. Các bằng chứng của viêm cơ: Thâm nhiễm cơ vân kèm theo thoái
hóa hoại tử sợi cơ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
14
Chẩn đoán xác định viêm da cơ: Có ít nhất một trong ba triệu chứng về
da và bốn trong tám triệu chứng về cơ.
Hiện nay chẩn đoán xác định viêm đa cơ và viêm da cơ sử dụng theo
tiêu chuẩn Tanimoto và cộng sự 1995.
Sẩn Gottron ở mặt duỗi
của các khớp bàn ngón gần
Sẩn Gottron ở mặt duỗi
của khớp khuỷu tay
Hình 1.1. Các hình ảnh của tổn thương da trong bệnh viêm da cơ [45]
* Bệnh xơ cứng bì toàn thể (Systemic sclerosis - SSc)
Xơ cứng bì hệ thống là một bệnh tự miễn hệ thống, đặc trưng về lâm
sàng bởi tình trạng dầy và cứng da do sự tích luỹ colagen. Bệnh thường gặp ở
nữ (75%-80%), khoảng 30-50 tuổi, tần xuất mắc bệnh khoảng 10-20 trường
hợp mới mắc trên một triệu dân hàng năm [19], [32], [40].
Chẩn đoán xác định xơ cứng bì toàn thể
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ACR- 1980 gồm một tiêu chuẩn chính và ba
tiêu chuẩn phụ như sau:
- Tiêu chuẩn chính: Xơ da vùng gần, da dày ở mặt, ngực, lưng, gốc chi…
- Tiêu chuẩn phụ:
1. Xơ da đầu chi
2. Sẹo ở ngón tay hoặc vết loét ở đầu ngón tay.
3. Xơ hai đáy phổi nhìn thấy trên phim Xquang tim phổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
15
Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn chính hoặc 2/3 yếu tố của tiêu
chuẩn phụ.
Hoặc có thể chẩn đoán theo tiêu chuẩn ABCDCREST (U F Hanstein-
Hội da liễu đức),
1. Các tự kháng thể: Tự kháng thể với protein dây tơ, kháng thể Scl-70.
2. Xơ phổi vùng đáy.
3. Cứng khớp và hạn chế vận động khớp.
4. Xơ cứng da.
5. Calci hóa đầu chi.
6. Hội chứng Raynaud.
7. Rối loạn vận động thực quản.
8. Xơ hóa da đầu chi.
9. Dãn mạch da ở đầu chi, mặt, môi, lưỡi.
Chẩn đoán xơ cứng bì khi có >=3/9 yếu tố.
Hiện nay áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán xơ cứng bì toàn thể của ACR-
1980 ( đạt độ nhậy 97% và độ đặc hiệu 98%) được áp dụng rộng rãi [9], [17].
* Bệnh mô liên kết hỗn hợp
Bệnh mô liên kết hỗn hợp (Mixed Connective Tissue Disease - MCTD)
là một bệnh tự miễn dịch, được mô tả lần đầu tiên bởi Sharp vào năm 1972.
Bệnh gây tổn thương tại nhiều cơ quan với biểu hiện lâm sàng chồng chéo các
đặc điểm lâm sàng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic lupus
erythematosus - SLE), xơ cứng bì hệ thống (Systemic sclerosis - SSc), viêm
đa cơ (Polymyositis- PM) [13], [26], [38].
Tiêu chuẩn chẩn đoán MCTD của Alarcon-Segovia và Villareal (1987)
A. Huyết thanh học
Hiệu giá kháng thể kháng RNP cao (>1:1600)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
16
B. Lâm sàng
1. Phù các ngón tay
2. Viêm màng hoạt dịch
3. Viêm cơ (mô bệnh học hoặc sinh học)
4. Hiện tượng Raynaud
5. Xơ cứng da vùng đầu chi, có hoặc không kèm theo xơ cứng toàn thể
Chẩn đoán MCTD khi có: Tiêu chuẩn về huyết thanh học và ≥ 3 tiêu
chuẩn lâm sàng, trong đó ưu tiên tiêu chuẩn viêm cơ hoặc viêm màng hoạt dịch.
Trường hợp 3 tiêu chuẩn lâm sàng là sưng ngón tay, xơ cứng đầu chi và
hiện tượng Raunaud cần phải có thêm tiêu chuẩn khác để phân biệt với với
bệnh xơ cứng bì.
Hiện nay áp dụng tiêu chuẩn của của Alarcon-Segovia và Villareal
(1987) để chẩn đoán bệnh mô liên kết hỗn hợp.
1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh tự miễn hệ thống
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng
1.2.1.1. Sốt
Sốt có thể là triệu chứng nổi bật của bệnh tự miễn, không có nguyên
nhân rõ ràng. Phần lớn là sốt dai dẳng, kéo dài, thường sốt nhẹ 37,5ºC-37,6 ºC
nhưng cũng có trường hợp sốt cao tới 39- 40ºC. Không thành cơn, sốt không
rõ nguyên nhân, không có tính chu kì, thường xuất hiện vào các đợt cấp của
bệnh. Sốt không rõ nguyên nhân có thể biểu hiện ban đầu, nhưng tìm hiểu rõ
hơn có thể liên quan viêm cơ, viêm màng não vô trùng, viêm màng hoạt dịch,
hạch hoặc nhiễm trùng tái diễn [14], [33], [23].
1.2.1.2. Tổn thương hệ cơ xương khớp
Tổn thương xương khớp là triệu chứng thường gặp trong các bệnh tự
miễn hệ thống. Bệnh nhân đau khớp với tính chất đau kiểu viêm: Đau cả khi
nghỉ ngơi, đau tăng về đêm gần sáng [8], [54], [51].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
17
1.2.1.3. Tổn thương da và niêm mạc
Hiện tượng Raynaud (Hình1.2) là triệu chứng gặp ở hầu hết các trường
hợp, và là một trong những biểu hiện sớm nhất của MCTD, xơ cứng bì [16],
[50]. Có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu tại chỗ nặng, thậm chí hoại tử các
ngón. Các triệu chứng hay gặp khác gồm sưng nề tay, ngón tay dạng “dồi
lợn” [70], cứng da, tổn thương da niêm mạc như ban đỏ dạng đĩa, ban đỏ tím,
rụng tóc và loét niêm mạc miệng họng-sinh dục gặp ở bệnh nhân lupus [43],
MCTD. Tổn thương da dạng ban sẩn như sẩn gottron. Các biểu hiện khác như
giãn mạch da, loét và calci hóa da cũng có thể gặp. Tình trạng khô mắt-miệng
(sicca) gặp ở 30% các trường hợp có thể là triệu chứng của hội chứng
Gougerot-SjÖgren tiên phát hoặc thứ phát [23], [37].
Hình 1.2: Hình ảnh hội chứng Raynaud [50]
1.2.1.4. Tổn thương phổi
Tổn thương phổi gặp ở 75% các trường hợp MCTD [70], 10-13%
trường hợp SLE [23], xơ phổi là biến chứng thường gặp trong SSc có thể
không biểu hiện triệu chứng cho đến khi bệnh nặng hoặc bệnh nhân thấy khó
thở khi gắng sức, đau ngực khi hít thở, ho khan, nghe phổi thấy ran nổ ở hai
đáy [42], [41]. Tổn thương viêm phổi kẽ là biến chứng nặng của bệnh
PM/DM, là yếu tố tiên lượng nặng nguy cơ tử vong do suy hô hấp chiếm 33-
66% [10], [44], [46], [57].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
18
1.2.1.5. Tổn thương thận
Trong SLE biểu hiện tổn thương thận rất đa dạng, trong đợt kịch phát
của SLE thường có hội chứng viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, suy thận.
Tổn thương qua sinh thiết thận ở giai đoạn sớm của SLE gặp từ 60-70% bệnh
nhân [53]. Chủ yếu là tổn thương cầu thận, thường là nguyên nhân gây tử
vong của bệnh.
Trong SSc tổn thương thận luôn luôn có về mô bệnh học cho dù không
có biểu hiện trên lâm sàng. SSc có thể xảy ra cơn tổn thương thận cấp tính hay
còn gọi là cơn cao huyết áp gây suy thận cấp tính có thể gây tử vong [17], [40].
Biểu hiện hay gặp nhất ở bệnh nhân MCTD là viêm cầu thận màng kín
đáo không triệu chứng hoặc hội chứng thận hư. Tuy nhiên các trường hợp
viêm cầu thận nặng hơn ở (giai đoạn III, IV, V). Tổn thương mạch thận cũng
liên quan đến tình trạng tăng sinh tối thiểu và có thể gây ra tăng huyết áp ác
tính, suy thận cấp, được ví như cơn thận cấp trong xơ cứng bì [61], [73].
1.2.1.6. Tổn thương dạ dày - ruột
Hội chứng mất nhu động thực quản như trong xơ cứng bì gặp ở gần 60 -
80% các trường hợp MCTD [72], là tổn thương về tiêu hóa hay gặp nhất. Biểu
hiện của hội chứng này là giảm nhu động ở 2/3 dưới thực quản, dẫn đến giảm áp
lực cơ hoành, nguyên nhân của các hiện tượng trào ngược, ợ nóng, khó nuốt, khó
tiêu [16], [17]. Một số biểu hiện khác có thể gặp như giảm nhu động ruột, viêm
thanh mạc, viêm mạch mạc treo dẫn đến thủng ruột, viêm tụy, hội chứng giảm
hấp thu, bụng chướng khí hoặc giả túi thừa, viêm gan tự miễn [64], [22].
SLE các biểu hiện về tiêu hóa rất hiếm gặp. Có thể gặp xuất huyết tiêu
hóa, thủng tạng rỗng, viêm tụy cấp [8], [23].
SSc tổn thương toàn bộ đường tiêu hóa, tổn thương thực quản thường
gặp và biểu hiện sớm nhất (80%) [19], [36]. Tổn thương dạ dày biểu hiện
bằng hội chứng kém hấp thu, sa dạ dày, hẹp môn vị, ruột kém nhu động [9].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
19
1.2.1.7. Tổn thương thần kinh
Khoảng 25% bệnh nhân MCTD có tổn thương thần kinh [39], hay gặp
đau đầu do nguyên nhân mạch máu hoặc thứ phát sau viêm màng não vô
khuẩn. Các triệu chứng co giật, rối loạn tâm thần hay xuất huyết não ít gặp.
Tổn thương thần kinh ngoại biên có thể gặp viêm dây thần kinh sinh ba, đây
cũng là biểu hiện thần kinh hay gặp trong xơ cứng bì. Ngược lại thì biểu hiện
tổn thương thần kinh trung ương thường gặp trong SLE [43], rối loạn tâm
thần và co giật hiếm khi gặp trong MCTD. Nhức đầu là triệu chứng tương đối
phổ biến trong MCTD, phần lớn bệnh nhân có nguyên nhân do mạch máu với
biểu hiện đau nửa đầu, dấu hiệu kích thích màng não và viêm màng não vô
trùng. Ngoài ra có thể gặp viêm tủy cắt ngang, hội chứng đuôi ngựa, viêm
mạch võng mạc hoặc viêm đa dây thần kinh ngoại vi [70].
1.2.1.8. Tổn thương tế bào máu
SLE thiếu máu gă ̣p ở ít nhất 50% bê ̣
nh nhân, có thể là biểu hiê ̣n khởi
phát của bê ̣nh, giảm ba ̣ch cầu, giảm tiểu cầu [12], [51].
Thiếu máu gặp trong 75% các trường hợp MCTD, thường là thiếu máu
của viêm mạn tính, test Coombs dương tính trong khoảng 60% bệnh nhân,
nhưng biểu hiện thiếu máu huyết tán không phổ biến. Giảm bạch cầu chủ yếu
là tế bào lympho cũng gặp khoảng 75% các trường hợp và thường tương quan
với mức độ hoạt động của bệnh [5], [55]. Giảm tiểu cầu và xuất huyết do giảm
tiểu cầu hiếm gặp hơn. SSc và PM/DM ít tổn thương tế bào máu [40], [67].
1.2.1.9. Biểu hiện tim mạch
Tổn thương tim mạch trong bệnh SLE chiếm 80% (theo giải phẫu
bệnh) [23]. Trong đó tổn thương cơ tim là nặng nhất. SSc tổn thương nặng nề
rối loạn dẫn truyền gây rối loạn nhịp tim [9], [53].
MCTD tổn thương tim mạch rất đa dạng, viêm màng ngoài tim là biểu hiện
hay gặp nhất với tỷ lệ 20-30% các bệnh nhân [72]. Tổn thương cơ tim thường thứ
phát sau tăng áp lực động mạch phổi. Do vậy cần siêu âm Doppler tim phát hiện
tăng áp lực động mạch phổi giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ tử vong [75].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
20
1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu ngoại vi thường thấy
Giảm các dòng tế bào máu ngoại vi, thường gặp nhất là giảm bạch cầu.
Xét nghiệm biểu hiện phản ứng viêm:
Tốc độ máu lắng tăng.
Protein C phản ứng tăng.
Điện di protein: Albumin giảm, globulin tăng.
Tổn thương gan thận phát hiện qua xét nghiệm: Ure, creatinin, SGOT,
SGPT, tế bào trụ cặn, hồng cầu, protein trong nước tiểu.
Phát hiện những tổn thương phổi kẽ, xơ hóa phổi, tràn dịch màng phổi
bằng chụp Xquang tim phổi, có thể phát hiện sớm bằng chụp CTscan phổi.
Phát hiện tổn thương tim mạch: Áp lực động mạch phổi tâm thu, tràn
dịch màng tim bằng siêu âm Doppler tim màu.
1.2.3. Các xét nghiệm miễn dịch trong chẩn đoán các bệnh tự miễn hệ thống
1.2.3.1. Kháng thể kháng nhân (Anti nuclear antibodies - ANAs)
Kháng thể kháng nhân là các tự kháng thể kháng lại histone, chuỗi kép,
chuỗi đơn DNA, phức hợp RNP và các thành phần khác của nhân tế bào. Xét
nghiệm huỳnh quang miễn dịch gián tiếp sử dụng tế bào Hep-2 một dải tế bào
nội mô người là nguồn nhân và sử dụng tế bào Hep-2 nhậy hơn so các xét
nghiệm trước đây sử dụng tế bào gan và thận của bộ gặm nhấm. Xét nghiệm
ANA bằng huỳnh quang miễn dịch gián tiếp cho hình ảnh nhuộm màu của
nhân tế bào. Mầu nhuộm có thể lan tỏa hoặc đồng đều (kháng thể kháng
histone), hình móng ngựa (hình ảnh không phải phổ biến thường do kháng thể
protein vỏ nhân và kháng chuỗi kép DsDNA, dạng đốm (kháng thể kháng Sm,
RNP, và các kháng nguyên khác), nhân, tâm động. Nhìn chung không có mối
tương quan chặt chẽ giữa các hình thái bắt màu nhuộm với bệnh cảnh lâm
sàng và bệnh. Ngoại trừ hình ảnh tâm động có thể đặc hiệu cho xơ cứng bì.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
21
Bệnh nhân thường có kháng thể kháng lại nhiều thành phần của nhân,
và các hình thái bắt màu của các tự kháng thể (ví dụ kháng histone) có thể cản
trở việc phát hiện các kháng thể khác. Các loại kháng thể trong gia đình của
ANA không nên loại trừ, thay thế hoặc được chỉ định một cách cụ thể nếu
không có chỉ định gồm: SLE và các bệnh thấp khác, bệnh tự miễn đặc hiệu cơ
quan, bệnh tăng sinh lympho và nhiễm trùng mạn tính. Một số ANA dương
tính do thuốc nhưng ít phổ biến như trong hội chứng giống lupus [74], [68].
Độ nhạy của xét nghiệm ANA bằng huỳnh quang miễn dịch gián tiếp cho
SLE là rất cao >95%.
Xét nghiệm kháng thể kháng nhân bằng phương pháp huỳnh quang
miễn dịch gián tiếp là hữu ích và là xét nghiệm tiêu chuẩn để sàng lọc và khi
có nghi ngờ SLE, lupus do thuốc, bệnh hỗn hợp mô liên kết và xơ cứng bì.
ANA có vài trò tiên lượng nếu bệnh nhân có hội chứng raynaud đơn độc xác
định nguy cơ mắc xơ cứng bì đến 95% [74], [68].
1.2.3.2. Kháng thể kháng chuỗi kép (Anti-DsDNA)
Kháng thể anti DsDNA nhận ra cặp base, bộ khung phosphat ribose của
nó và cấu trúc xoắn kép. Phương pháp ELISA là phương pháp phổ biến dùng
trong xét nghiệm phát hiện Tự kháng thể anti DsDNA và đã thay thể phương
pháp miễn dịch phóng xa Farr (Farr radioimmunoassay) và phương pháp
nhuộm huỳnh quang miễn dịch bằng trùng roi Crithidia luciliae.
Kháng thể anti DsDNA nên được xét nghiệm nếu nghi ngờ bệnh nhân
SLE và khi ANA dương tính. Ích lợi xét nghiệm kháng thể anti DsDNA mang
lại là cực kì thấp nếu như bệnh nhân xét nghiệm ANA âm tính bằng huỳnh
quang miễn dịch gián tiếp trên tế bào Hep -2. Theo dõi hiệu giá kháng thể anti
DsDNA có thể có vai trò theo dõi đợt cấp của SLE.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
22
Độ đặc hiệu của kháng thể anti DsDNA cho SLE là 97% và có thể đạt
đến 100%. Vì vậy nếu kháng thể anti DsDNA dương tính có vai trò quan
trong cho chẩn đoán SLE. Kháng thể anti DsDNA xuất hiện khoảng 60-80%
số bệnh nhân bị SLE [61].
1.2.3.3. Kháng thể kháng RNP-70 (Anti-RNP-70)
Kháng thể anti RNP-70 được xác định ban đầu là kháng nguyên ngoài
nhân. Kháng thể anti RNP-70 nhận biết phức hợp protein và RNA nhân được
gọi là U1. Phương pháp ELISA ngày càng thay thể một cách rộng rãi cho xét
nghiệm bằng phương pháp miễn dịch khuếch tán để xác định kháng thể anti
RNP 70. Bằng phương pháp huỳnh quang miễn dịch gián tiếp phát hiện ANA,
kháng thể anti RNP-70 cho hình ảnh bắt màu nhuộm lốm đốm [58], [47], [59].
Kháng thể anti RNP-70 nên được xét nghiệm nếu tình trạng lâm sàng
nghi ngờ SLE hoặc MCTD và khi ANA dương tính bằng xét nghiệm huỳnh
quang miễn dịch gián tiếp [39].
Kháng thể anti RNP-70 xuất hiện khoảng 30-40% số bệnh nhân SLE.
Bệnh MCTD thường có sự lưu hành của kháng thể anti RNP-70 khoảng 95-
100% [33] [70].
1.2.3.4. Kháng thể kháng ScL -70 (Anti-Scl-70)
Kháng thể anti Scl-70 cho hình ảnh nhuộm nucleptit trên huỳnh quang
miễn dịch gián tiếp và cũng được xác định bằng xét nghiệm miễn dịch khuếch
tán, immunoblotting và ELISA.
Kháng thể anti Scl-70 nên được chỉ định khi có nghi ngờ bệnh nhân
biểu hiện lâm sàng của xơ cứng bì.
Phương pháp miễn dịch khuếch tán xác định kháng thể anti Scl -70 gặp
20-30% ở bệnh nhân xơ cứng bì và khoảng 40% bệnh nhân có sự hiện diện
của kháng thể nếu làm bằng phương pháp immunoblotting hoặc ELISA. Độ
đặc hiệu của kháng thể anti Scl-70 đạt gần 100% bằng phương pháp huỳnh
quang miễn dịch gián tiếp và immunoblotting.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
23
Vì vậy khi bệnh nhân có triệu chứng của xơ cứng bì mà xét nghiệm
kháng thể anti Scl-70 dương tính thì cho phép chẩn đoán xác định xơ cứng bì.
Độ đặc hiệu của phương pháp ELISA có thể thấp hơn các phương pháp trên
[56]. Sự lưu hành kháng thể này có giá trị tiên lượng trong bệnh xơ cứng bì và
thường là tiên lượng nặng, làm tăng nguy cơ tổn thương da lan tỏa và bệnh
phổi kẽ [7], [49].
1.2.3.5. Kháng thể kháng Jo1 (Anti-Jo1)
Kháng thể anti Jo1 kháng lại enzyme tổng hợp Histidyl-tRNA, một
enzyme của bào tương.
Phát hiện kháng thể anti Jo1 sử dụng phương pháp huỳnh quang miễn
dịch và thường dương tính trên bệnh nhân viêm da cơ, viêm đa cơ [67].
Kháng thể này được sử dụng cho chẩn đoán khi nghi ngờ hội chứng kháng
synthetase syndrome, chẩn đoán phân biệt viêm cơ, chẩn đoán phân biệt các
dạng viêm phế nang xơ hóa.
Kháng thể anti Jo1 gặp trong bệnh nhân viêm da cơ tự miễn hoặc bệnh
lý viêm da cơ trong bệnh cảnh bệnh hỗn hợp mô liên kết. Giá trị đặc hiệu
chẩn đoán của kháng thể anti Jo1 đạt gần 100% xét nghiệm này thường được
loại trừ trong dạng tổn thương viêm cơ vô căn [45]. Trong viêm cơ thanh
thiếu niên, kháng thể anti Jo1 hiếm khi được tìm thấy.
Hầu hết các bệnh nhân viêm cơ có kháng thể anti Jo1 lưu hành được
gọi là hội chứng kháng enzyme tổng hợp (anti-synthetase syndrome). Tỷ lệ
lưu hành kháng thể anti Jo1 trong bệnh lý phối hợp viêm cơ và xơ hóa phế nang
khoảng 60% [65].
Bệnh nhân viêm da cơ có kháng thể anti Jo1 thường biểu hiện tình
trạng lâm sàng nặng hơn, tần suất tái phát nhiều hơn và tiên lượng xấu
hơn. Bệnh phổi kẽ biểu hiện ở trên 70% bệnh nhân viêm da cơ có kháng
thể anti Jo1 lưu hành. Nồng độ kháng thể anti Jo1 có thể dao động khi
tình trạng bệnh hoạt động hoặc lui bệnh sau điều trị thành công hoặc quá
trình thoái lui [58].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
24
1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh tự miễn hệ thống
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Năm 1976 Sharp và cộng sự nghiên cứu các tự kháng thể trong bệnh
MCTD, SLE và các bệnh thấp khác, đã tìm ra các tự kháng thể
Ribonucleoprotein, qua nghiên cứu 100 bệnh nhân có 74 bệnh nhân
MCTD, 12 SLE, 8 SSc, 6 bệnh nhân có hội chứng chồng chéo chưa rõ ràng [61].
Năm 2005 Greidinger E L và Hoffman R W nghiên cứu về các tự
kháng thể trong cơ chế bệnh sinh MCTD tìm ra tự kháng thể U1- RNP [30].
Năm 2008 Hoffman và cộng sự đã nghiên cứu cơ chế bệnh sinh của
bệnh MCTD: Thấy có một sự tương tác phức tạp của hệ thống miễn dịch bẩm
sinh và biến đổi cấu trúc kháng nguyên xảy ra trong quá trình apoptosis hoặc
biến đổi của tự kháng nguyên dẫn đến sinh ra các tự kháng thể gây bệnh [33].
Năm 2015 Gomes và cộng sự nghiên cứu các bệnh tự miễn và thai kỳ:
Các tác giả thấy một liên kết mạnh mẽ giữa bệnh tự miễn dịch và biến chứng
sản khoa, đặc biệt là với bệnh lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng kháng
phospholipid và viêm tuyến giáp tự miễn dịch [29].
Năm 2015 Hozumi và cộng sự đã nghiên cứu về vai trò của kháng thể
kháng Synthetase và bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân viêm đa cơ/viêm da cơ kết
luận: Sự xuất hiện của kháng thể kháng Synthetase là một dấu ấn tiên lượng
tốt của bệnh nhân viêm đa cơ/viêm da cơ [34].
Năm 2016 Ungprasert P và cộng sự nghiên cứu về dịch tễ học bệnh
MCTD (từ năm 1985-2014) có kết quả như sau: Trong 50 trường hợp MCTD
tuổi trung bình mắc bệnh là 48,1 tuổi, nữ chiếm 84%, tỷ lệ mắc bệnh
1,9/100000 dân. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp như: H/c Raynaud
chiếm 80%, đau khớp 30%, sưng phù bàn tay là 64% [70]…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
25
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, năm 2006 tác giả Vũ Thị Kim Hải đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và tổn thương tim mạch ở bệnh nhân
lupus ban đỏ hệ thống”. Qua nghiên cứu thấy suy tim phải là 19,6%, tiếng cọ
màng tim 29,03% [2].
Năm 2012, Trần Thị Minh Hoa và cộng sự nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng và cân lâm sàng của 128 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống tại Khoa Cơ
Xương Khớp giai đoạn 2009-2011 kết quả: triệu chứng lâm sàng hay gặp là
viêm khớp 84,4%, thiếu máu 87,5%, ANA(+) 94% [3].
Năm 2011, Vũ Văn Cường thực hiện đề tài “Khảo sát tỷ lệ kháng thể kháng
nhân (ANA), Kháng thể kháng chuỗi kép DNA trong huyết thanh của bệnh nhân
Lupus ban đỏ hệ thống, một số bệnh tự miễn khác và mối liên quan các tổn
thương nội tạng”. Kết quả triệu chứng ban đỏ chiếm 87.5%, sốt chiếm 72.5%,
viêm khớp 65%, số bệnh nhân dương tính với hai kháng thể chiếm 55% [1].
Năm 2012, tác giả Nguyễn Thùy Trang với đề tài nghiên cứu: “Đánh
giá tổn thương thận và mức độ suy thận trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống
điều trị tại trung tâm Dị ứng- miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai” cho
thấy tỷ lệ bệnh nhân suy thận độ 1 cao nhất (32%), sau đó đến độ 2 (26%), độ
3b (24%), độ 4 (10%), và cuối cùng là độ 3a (8%) [11].
Năm 2013, tác giả Nguyễn Văn Nghĩa với nghiên cứu “Đánh giá mối
liên quan giữa kháng thể Scl-70 và tổn thương nội tạng ở bệnh nhân xơ cứng
bì hệ thống tiến triển”. Kết quả tỷ lệ lưu hành kháng thể Scl-70 ở bệnh nhân
xơ cứng bì toàn thể là 36.7%, tổn thương phổi là tổn thương thường gặp ở
bệnh nhân có kháng thể Scl-70, trong đó tổn thương chủ yếu là tăng áp lực
động mạch phổi và viêm phổi kẽ [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
26
Năm 2012, tác giả Nguyễn thị Mai Hương nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng và cận lâm sàng của 45 bệnh nhân mô liên kết hỗn hợp cho thấy các triệu
chứng thường gặp: Đau khớp 100%, Hội chứng Raynaud 93,3%, tổn thương
cơ chiếm 86,7%, tỷ lệ tổn thương các màng là 55,6%, 100% RNP-70 (+) [5].
Năm 2015, tác giả Mai Văn Hưng nghiên cứu “Đặc điểm tổn thương tim
của bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống” kết quả tỷ lệ bệnh nhân có ít nhất 1 tổn
thương tim trên siêu âm tim hoặc điện tâm đồ trong nghiên cứu là 81,8% [4].
Năm 2015, tác giả Nguyễn thị Phương Thủy nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và một số thay đổi miễn dịch của 151 bệnh nhân viêm đa
cơ/ viêm da cơ. Kết quả có 43,7% bệnh nhân có các kháng thể đặc hiệu của
bệnh viêm đa cơ và viêm da cơ [10].
Tuy nhiên ở nước ta chưa có nghiên cứu tổng hợp phân tích bốn nhóm
bệnh tự miễn thường gặp và so sánh mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm
miễn dịch với triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh lupus
ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm đa cơ/viêm da cơ, mô liên kết hỗn hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
27
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 138 bệnh nhân có tổn thương cơ xương khớp trên lâm sàng, được
chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ (47 bệnh nhân), viêm đa cơ/viêm da cơ (31 bệnh
nhân), mô liên kết hỗn hợp (30 bệnh nhân), xơ cứng bì (30 bệnh nhân).
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân có tổn thương cơ và/hoặc xương khớp:
+ Khớp: sưng, đau khớp ngoại vi và/hoặc biểu hiện tổn thương tại cơ:
yếu cơ gốc chi, dấu hiệu ghế đẩu dương tính, men CK tăng
- Các bệnh nhân được lựa chọn có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán:
+ Bệnh lupus ban đỏ hệ thống: Theo tiêu chuẩn của hội thấp khớp học
mỹ ACR 1997 [52]:
1. Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt
2. Ban đỏ dạng đĩa ở mặt hoặc ở thân
3. Nhạy cảm với ánh nắng
4. Loét miệng hoặc mũi họng
5. Viêm nhiều khớp không có hình bào mòn trên Xquang
6. Viêm thanh mạc: Màng phổi, màng tim
7. Tổn thương thận: Protein niệu>500mg/24h, hoặc tế bào niệu
8. Tổn thương thần kinh-tâm thần đã loại trừ nguyên nhân khác
9. Rối loạn về máu:
Thiếu máu huyết tán có tăng hồng cầu lưới
hoặc giảm tổng số bạch cầu < 4.000/mm3
hoặc giảm lympho bào < 1.500/mm3
hoặc giảm tiểu cầu < 100.000/mm3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
28
10. Rối loạn miễn dịch:
Kháng thể anti Ds-DNA hoặc kháng Sm hoặc tìm thấy kháng thể kháng
Antiphospholipid dương tính.Hoặc test huyết thanh dương tính giả với giang
mai kéo dài trên 6 tháng
11. Kháng thể kháng nhân: Dương tính
Chẩn đoán xác định khi có ít nhất 4/11 tiêu chuẩn trên.
+ Xơ cứng bì toàn thể: Theo tiêu chuẩn ACR 1980 [40]:
- Tiêu chuẩn chính: Xơ da vùng gần, da dày ở mặt, ngực, lưng, gốc chi…
- Tiêu chuẩn phụ:
1. Xơ da đầu chi
2. Sẹo ở ngón tay hoặc vết loét ở đầu ngón tay.
3. Xơ hai đáy phổi nhìn thấy trên phim Xquang tim phổi.
Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn chính hoặc 2/3 yếu tố của tiêu
chuẩn phụ.
+ Viêm đa cơ/ Viêm da cơ: Theo tiêu chuẩn của của Tanimoto và cộng
sự 1995[67]:
 Chẩn đoán xác định viêm đa cơ
1. Yếu cơ vùng gốc chi: Chi dưới hoặc thân.
2. Tăng men CK (creatinin kinase) huyết thanh hoặc Aldolase
3. Đau cơ gây nên hoặc đau tự phát.
4. Điện cơ có biến đổi nguồn gốc cơ: Thời gian ngắn, đơn vị vận động
nhiều pha với các rung giật tự phát.
5. Kháng thể kháng Jo1 dương tính.
6. Viêm khớp không phá hủy khớp hoặc đau khớp.
7. Các triệu chứng hệ thống: Sốt trên 37 độ, tăng CRP hoặc tăng tốc độ
máu lắng trên 20 mm/h bằng phương pháp Westegren.
8. Các bằng chứng của viêm cơ: Thâm nhiễm cơ vân kèm theo thoái
hóa hoại tử sợi cơ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
29
 Chẩn đoán xác định viêm da cơ
Triệu chứng về da:
1. Ban tím sẫm quanh hốc mắt (Heliotrope rash): Hồng ban xuất hiện
trên mí mắt.
2. Sẩn Gottron: Ban xuất huyết sừng hóa, ban teo hoặc mảng đỏ hoặc
tím ở quanh mặt duỗi của ngón tay.
3. Hồng ban ở mặt duỗi ở các khớp ngoại vi lớn (khớp gối, khuỷu).
Triệu chứng về cơ:
1. Yếu cơ vùng gốc chi: Chi dưới hoặc cánh tay.
2. Tăng men CK (Creatinin kinase) huyết thanh hoặc adolase.
3. Đau cơ gây nên hoặc đau cơ tự phát.
4. Điện cơ có biến đổi nguồn gốc cơ: Thời gian ngắn, đơn vị vận động
nhiều pha với các rung giật cơ tự phát.
5. Kháng thể kháng jo1 (histadyl tRNA synthetase).
6. Viêm khớp không phá hủy khớp hoặc đau khớp.
7. Các triệu chứng hệ thống: Sốt trên 37 độ, tăng CRP hoặc tăng tốc độ
máu lắng trên 20 mm/h bằng phương pháp Westegren.
8. Các bằng chứng của viêm cơ: Thâm nhiễm cơ vân kèm theo thoái
hóa hoại tử sợi cơ.
Chẩn đoán xác định viêm da cơ: Có ít nhất một trong ba triệu chứng về
da và bốn trong tám triệu chứng về cơ.
+ Bệnh mô liên kết hỗn hợp: Theo tiêu chuẩn của Alarcon-Segovia
(1987) [38]:
Huyết thanh học:
Hiệu giá kháng thể kháng RNP cao (>1:1600)
Lâm sàng:
1. Phù các ngón tay
2. Viêm màng hoạt dịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
30
3. Viêm cơ (mô bệnh học hoặc sinh học)
4. Hiện tượng Raynaud
5. Xơ cứng da vùng đầu chi, có hoặc không kèm theo xơ cứng toàn thể
Chẩn đoán MCTD khi có: Tiêu chuẩn về huyết thanh học và ≥ 3 tiêu
chuẩn lâm sàng, trong đó ưu tiên tiêu chuẩn viêm cơ hoặc viêm màng hoạt dịch.
- Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Bệnh nhân không được làm đủ xét nghiệm miễn dịch cơ bản.
- Bệnh nhân đang mắc bệnh ung thư.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: 124 bệnh nhân ở Bệnh viện Bạch Mai và 14
bệnh nhân của Bệnh viện ĐKTƯ Thái Nguyên (khoa Cơ Xương Khớp) được
chuyển về Bệnh viện Bạch Mai làm xét nghiệm chẩn đoán xác định bệnh.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 1/2015 - 3/2016.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả.
- Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang.
- Phương pháp chọn mẫu: Thuận tiện.
- Cỡ mẫu: Toàn bộ.
- Phương pháp thu thập số liệu: Tiến cứu kết hợp hồi cứu từ 1/2015 - 3/2016.
2.2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.2.1. Về đặc điểm lâm sàng
* Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
- Tuổi: Phân nhóm tuổi
+ 18- 30 tuổi
+ 31-40 tuổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
31
+ 41-50 tuổi
+ 51-60 tuổi
+ > 60 tuổi
- Giới: (nam, nữ).
- Thời gian phát hiện bệnh: Thời gian xuất hiện triệu chứng ban đầu của
bệnh. Các nhóm thời gian: < 1 năm; 1-5 năm; 5-10 năm; >10 năm.
* Lâm sàng
+ Sốt
+ Teo da, loét da, loét niêm mạc
+ Ban đỏ
+ Sẩn gottron
+ Hội chứng Raynaud
+ Rụng tóc
+ Mất nếp nhăn ở da
+ Đau khớp, sưng khớp
+ Đau cơ, yếu cơ
+ Sưng phù bàn tay
2.2.2.2. Về cận lâm sàng
* Các xét nghiệm thường quy
- Thiếu máu, hạ bạch cầu, giảm tiểu cầu: Xét nghiệm tổng phân tích tế
bào máu.
- Hội chứng viêm: Máu lắng tăng, CRP tăng.
- Rối loạn điện giải: Na, K thay đổi, tăng các men cơ: SGOT, SGPT,
creatinin kinase (CK), suy chức năng thận dựa vào: Ure, Creatinin.
- Biểu hiện tổn thương thận qua xét nghiệm nước tiểu: Protein niệu
24h, hồng cầu, trụ niệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
32
* Chẩn đoán hình ảnh: Xquang phổi thẳng, CT scan phổi, Siêu âm
Doppler tim.
- Tổn thương phổi: Xơ phổi, viêm phổi kẽ, tràn dịch màng phổi.
- Tổn thương tim: EF giảm, tràn dịch màng tim, viêm cơ tim, tăng ALĐMP.
- Tổn thương cơ: Điện cơ, sinh thiết cơ.
* Xét nghiệm miễn dịch
- Kết quả xét nghiệm miễn dịch: ANA, kháng thể anti DsDNA, kháng
thể anti Scl-70, kháng thể anti Jo1, kháng thể anti RNP-70.
- Tỷ lệ kết quả xét nghiệm ANA và kháng thể anti DsDNA trong bệnh
lupus ban đỏ hệ thống.
- Tỷ lệ kết quả xét nghiệm ANA và kháng thể anti Scl-70 trong bệnh xơ
cứng bì.
- Tỷ lệ kết quả xét nghiệm ANA và kháng thể anti Jo1 trong bệnh viêm
đa cơ/viêm da cơ.
- Tỷ lệ kết quả xét nghiệm ANA và kháng thể anti RNP-70 trong bệnh
mô liên kết hỗn hợp.
2.2.2.3. Phân tích mối liên quan giữ kết quả xét nghiệm miễn dịch với đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng trong chẩn đoán các bệnh SLE, SSc, PM/DM, MCTD
* Liên quan giữa kết quả xét nghiệm miễn dịch trong chẩn đoán từng bệnh
- Liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể kháng nhân ANA trong
chẩn đoán SLE, SSc, PM/DM, MCTD.
- Liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể kháng chuỗi kép Ds
DNA trong chẩn đoán SLE, SSc, PM/DM, MCTD.
- Liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti Scl-70 trong chẩn đoán
SLE, SSc, PM/DM, MCTD.
- Liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti RNP-70 trong chẩn
đoán SLE, SSc, PM/DM, MCTD.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
33
* Mối liên quan giữa xét kết quả nghiệm miễn dịch với đặc điểm lâm
sàng và cận lâm sàng của các bệnh SLE, SSc, PM/DM, MCTD
- Liên quan giữa xét nghiệm anti DsDNA với một số đặc điểm lâm
sàng và cận lâm sàng ở các bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống:
+ Lâm sàng: Sốt, rụng tóc, viêm khớp, ban đỏ, đau yếu cơ.
+ Cận lâm sàng: Viêm phổi kẽ, tăng ALĐMP, thiếu máu, tổn thương thận
- Liên quan giữa xét nghiệm anti Scl-70 với một số đặc điểm lâm sàng
và cận lâm sàng ở các bệnh nhân xơ cứng bì:
+ Lâm sàng: Sốt, viêm khớp, H/c Raynaud, teo loét da, mất nếp nhăn.
+ Cận lâm sàng: Viêm phổi kẽ, tăng ALĐMP, thiếu máu, tổn thương thận
- Liên quan giữa xét nghiệm anti Jo1 với một số đặc điểm lâm sàng và
cận lâm sàng ở các bệnh nhân viêm đa cơ/viêm da cơ:
+ Lâm sàng: Sốt, viêm khớp, đau yếu cơ.
+ Cận lâm sàng: Viêm phổi kẽ, tăng ALĐMP, thiếu máu, tổn thương thận.
- Liên quan giữa xét nghiệm anti RNP-70 với một số đặc điểm lâm
sàng và cận lâm sàng ở các bệnh nhân mô liên kết hỗn hợp:
+ Lâm sàng: Sốt, viêm khớp, sưng phù bàn tay.
+ Cận lâm sàng: Viêm phổi kẽ, tăng ALĐMP, thiếu máu, tổn thương thận
2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Tất cả các bệnh nhân được khám lâm sàng và hỏi bệnh lấy thông tin
theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất: Tuổi, giới, thời gian bị bệnh, các
dấu hiệu lâm sàng (sốt, đau khớp, biến dạng khớp, sưng phù bàn tay, đau cơ,
yếu cơ, mất nếp nhăn, ban đỏ ở da, teo da, loét da).
Tất cả các bệnh nhân được làm các xét nghiệm miễn dịch tại Trung tâm
Dị ứng- MDLS Bạch Mai, chụp Xquang tim phổi, CT scan phổi, siêu âm
doppler tim. Với bệnh nhân viêm đa cơ/viêm da cơ đều được sinh thiết cơ tứ
đầu đùi dưới hướng dẫn siêu âm tại khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch
Mai, điện cơ tứ chi tại Viện Lão Khoa trung ương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
34
Trong đó 14 bệnh nhân điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Đa
khoa Trung Ương Thái Nguyên được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai làm xét
nghiệm, chẩn đoán xác định bệnh.
2.3.1. Đặc điểm lâm sàng
- Toàn thân: Mệt mỏi, sốt, gầy sút
+ Sốt: Mức độ sốt cao, trung bình, nhẹ. Sốt thành cơn hay sốt liên tục,
sốt kéo dài (sốt >14 ngày).
+ Da có ban hình cánh bướm, ban dạng đĩa, sẩn gottron ở mặt duỗi các
chi. Khám da có teo, loét, hoại tử, dày cứng da, mất nếp nhăn.
+ Niêm mạc: Khám niêm mạc khô, loét.
+ Hội chứng Raynaud: Là tình trạng thiếu máu ở ngọn chi, sẹo ngọn
chi khó liền, hoại tử các ngón.
- Khớp: Đau khớp và viêm khớp, tính chất đau kiểu viêm hay kiểu cơ
học, mức độ đau đánh giá theo thang điểm VAS (Visual Analog Scale).
Thang điểm VAS: Đánh giá cường độ đau theo cảm giác chủ quan của bệnh
nhân tại thời điểm nghiên cứu. Bệnh nhân nhìn vào một thước chia 10 vạch,
mỗi vạch cách nhau 10mm và lượng giá mức độ đau của mình trên thước.
Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS có ba mức độ sau:
Từ 10 đến 40 (mm): Đau nhẹ
Từ 50 đến 60 (mm): Đau vừa
Từ 70 đến 100 (mm): Đau nặng
- Cơ: Đau cơ, yếu cơ vùng gốc chi, đối xứng 2 bên. Bệnh nhân có dấu
hiệu ghế đẩu dương tính. Yếu cơ vùng ngọn chi thường xảy ra ở giai đoạn
muộn của bệnh. Hay gặp nhất là các nhóm cơ ở vùng vai và vùng đái chậu, sau
đó đến cơ ở cổ, đặc biệt là những cơ tham gia vào động tác gập cổ. Những cơ ở
vùng mặt và các cơ vận nhãn hiếm khi bị tổn thương. Yếu cơ vùng hầu họng
làm bệnh nhân khó nuốt hoặc khàn tiếng, yếu cơ liên sườn dẫn đến khó thở.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
35
- Tiêu hóa: Nuốt nghẹn, ăn nghẹn uống nước nghẹn, khó nuốt.
- Thận: Protein niệu, hồng cầu niệu, bạch cầu niệu.
- Tim mạch: Tràn dịch màng tim, suy tim.
- Phổi: Ho, khó thở, viêm phổi kẽ, tràn dịch màng phổi, tăng áp lực động
mạch phổi
- Chẩn đoán viêm phổi kẽ khi [18]:
+ Trên phim Xquang phổi thường quy có biểu hiện xơ phổi.
+ Hoặc trên phim CT scan phổi có ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau:
o Hình tổ ong
o Hình kính mờ
o Xơ phổi và có hình ảnh lưới
o Giãn phế quản do co kéo
2.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu
2.3.2.1. Xét nghiệm công thức máu
- Xét nghiệm công thức máu làm tại khoa Huyết học bệnh viện Bạch
Mai, giá trị tham chiếu do khoa cung cấp.
+ Các tế bào máu ngoại vi được đo bằng máy đếm huyết học tự động.
Bảng 2.1. Giá trị bình thường của các chỉ số xét nghiệm công thức máu
Công thức máu
Giá trị bình thường
Nữ Nam
Hồng cầu 4,0 - 5,2 T/l 4,5 - 5,9 T/l
Huyết sắc tố 120 - 160 g/l 130 - 175 g/l
Bạch cầu 4 - 10 G/l
Tiểu cầu 150 - 400 G/l
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
36
Bệnh nhân được coi là thiếu máu khi: Hồng cầu và huyết sắc tố ở dưới
giới hạn thấp trên.
- Tốc độ máu lắng được đánh giá bằng phương pháp Westergren, xét
nghiệm được coi là tăng khi máu lắng giờ 1:
+ Ở nam giới: > 15mm/giờ (<50 tuổi) và >20mm/h (>50 tuổi)
+ Ở nữ giới: > 20mm/giờ (<50 tuổi) và >30mm/h (>50 tuổi).
2.3.2.2. Xét nghiệm sinh hóa máu
- Các xét nghiệm sinh hóa máu: Được thực hiện tại Bệnh viện Bạch
Mai bằng máy Olympus au2700.
Bảng 2.2. Giá trị bình thường của các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu
Các thông số
sinh hóa
Giá trị bình thường
Tăng Giảm
Nữ Nam
Creatinin 53-97 µmol/l 62-115 µmol/l Khi giá
trị cao
hơn
mức giá
trị cận
trên
Khi giá
trị thấp
hơn mức
giá trị
cận dưới
Natri 135-145 mmol/l
Kali 3,2-5,0 mmol/l
SGOT ≤31U/l ≤37 U/l
SGPT ≤31U/l ≤40 U/l
CK 24-167 U/l 24-190 U/l
2.3.2.3. Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu
Được thực hiện tại Bệnh viện Bạch Mai bằng máy clinitek novis.
Bệnh nhân đều được làm xét nghiệm nước tiểu 10 thông số và xét
nghiệm protein niệu 24h. Bệnh nhân có biểu hiện tổn thương thận khi: Protein
niệu >500mg/24h hoặc có tế bào hồng cầu niệu, trụ hạt.
- Cách lấy nước tiểu 24h: Bỏ bãi nước tiểu đầu trên vào buổi sáng sớm
vào lúc 6h sáng. Bắt đầu hứng nước tiểu vào bình sạch (có chất bảo quản
nước tiểu) từ bãi thứ hai trở đi cho đến 6h sáng hôm sau, đi tiểu lần cuối cùng
vào bình. Sau đó trộn đều, đong số lượng nước tiểu và gửi mẫu nước tiểu 24h
tới phòng thí nghiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
37
2.3.2.4. Các phương pháp thăm dò phát hiện tổn thương ở phổi:
- Chụp Xquang phổi thường quy: Được tiến hành tại Khoa Chẩn đoán
hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai. Các tổn thương phổi trên phim Xquang phổi
thường quy có thể gặp gồm: Tràn dịch màng phổi, giãn phế quản phế nang,
viêm phổi kẽ, xơ phổi…
- Chụp CT scan phổi: Lớp mỏng có độ phân dải cao ở thì hít vào hết sức,
không tiêm thuốc cản quang. Độ dày của 1 lớp cắt là 1mm, khoảng cách giữa 2
lớp là 12 mm, lấy hết toàn bộ trường phổi, được tiến hành tại Khoa Chẩn đoán
hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai. Các tổn thương phổi trên phim CT scan phổi có
thể gặp gồm: Hình kính mờ, hình đông đặc, tổn thương xơ: hình tổ ong, hình
giãn phế quản do co kéo, tràn dịch màng phổi, viêm phổi kẽ.
2.3.2.5. Các phương pháp thăm dò phát hiện tổn thương ở cơ
- Điện cơ tứ chi: Được thực hiện tại phòng ghi điện cơ, Viện Lão khoa
trung ương bằng máy Neuropack MEB-9400K của hãng Nihon Kohden Nhật
Bản. Những điện cực kim được cắm vào cơ ở các chi để ghi lại dẫn truyền
thần kinh và hoạt động của điện cơ.
+ Chỉ định làm điện cơ tứ chi khi bệnh nhân có một trong những biểu hiện
sau: Yếu cơ vùng gốc chi đối xứng hai bên, đau cơ ở vùng gốc chi, có các tổn
thương ở da trong bệnh viêm da cơ, các men cơ trong huyết thanh tăng.
Trong bệnh viêm đa cơ và viêm da cơ, trên điện cơ đồ chẩn đoán
dương tính khi thấy hình ảnh dễ bị kích thích của các sợi cơ khi nghỉ ngơi
và/hoặc khi co cơ thấy các điện thế phức tạp, biên độ thấp.
- Sinh thiết cơ đùi: Bằng súng sinh thiết cơ tự động dưới hướng dẫn của
siêu âm, được thực hiện tại Khoa Khớp, Bệnh viện Bạch Mai.
+ Chỉ định sinh thiết cơ đùi khi bệnh nhân có một trong những biểu
hiện sau: Yếu cơ vùng gốc chi đối xứng hai bên, đau cơ ở vùng gốc chi, có
các tổn thương ở da trong bệnh viêm da cơ, các men cơ trong huyết thanh
tăng, có tổn thương nguồn gốc cơ khi làm điện cơ tứ chi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
38
+ Mỗi bệnh nhân được lấy 2 mảnh mô cơ ở vùng đùi để làm giải phẫu
bệnh. Mô bệnh học của cơ sẽ được đọc kết quả tại khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh
viện Bạch Mai. Mô cơ được chuyển đúc paraffin, sau đó, được cắt với các lớp
cắt có độ dày là 5 µm, nhuộm HE và PAS.
+ Mô bệnh học của bệnh viêm đa cơ và viêm da cơ dương tính khi:
Xâm nhập các tế bào viêm mạn tính ở xung quanh các mạch máu và tổ chức
mô kẽ xung quanh các sợi cơ.
2.3.2.6. Các phương pháp thăm dò phát hiện tổn thương ở tim
- Tất cả bệnh nhân nghiên cứu được siêu âm Doppler tim được làm tại
Viện Tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai: Phát hiện suy tim, tràn dịch
màng tim, tăng áp lực động mạch phổi
EF< 50 mmHg (giảm)
+ Áp lực động mạch phổi tâm thu [18]:
Bình thường < 30 mmHg
Tăng nhẹ 30 - 45 mmHg
Tăng vừa 45 - 65 mmHg
Tăng nhiều > 65 mmHg
2.3.3. Xét nghiệm miễn dịch
- Xét nghiệm miễn dịch bằng phương pháp ELISA gián tiếp làm tại
Trung tâm Dị ứng - MDLS bệnh viện Bạch Mai, với dàn máy ELISA của
hãng BIORAD của Đức.
- Phương pháp ELISA gián tiếp (Enzyme Linked ImmunoSorbent Assay)
ELISA gián tiếp là một phương pháp được sử dụng rất phổ biến để phát
hiện các kháng thể tự miễn.
Trong phương pháp này các kháng nguyên chuẩn được gắn lên các
giếng của bộ kit. Mỗi bộ kít gồm 96 giếng (Hình 2.1). Kháng nguyên gắn kết
rất chặt chẽ với các tấm nhựa trong ELISA vì nhựa là phản ứng tự nhiên hoặc
đã được kích hoạt bởi bức xạ do đó không bị tách rời với kít.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
39
Hình 2.1: Một bộ kít gồm 96 giếng được sử dụng trong kỹ thuật ELISA
(ảnh minh họa)
Phương pháp ELISA gián tiếp gồm 3 pha khác nhau (Hình 2.1)
Pha 1: mẫu chứng và mẫu bệnh phẩm pha loãng được nhỏ vào các
giếng của phiến nhựa. Các kháng thể có mặt bất kì sẽ kết hợp với các kháng
nguyên cố định. Sau 1 thời gian ủ nhất định phiến nhựa được rửa sạch với
dung dịch đệm để loại bỏ các thành phần không phản ứng của huyết thanh.
Pha 2: Hỗn hợp của kháng kháng thể người IgG-IgG, kháng kháng thể
người IgM-IgG và kháng kháng thể người IgA-IgG kết hợp với horseradish
peroxidase (HRP) được nhỏ vào các giếng để phát hiện các tự kháng thể gắn
kết với các kháng nguyên cố định. Sau 1 thời gian ủ nhất định enzyme cộng
hợp thừa sẽ được rửa bằng dung dịch đệm.
Pha 3: Một dung dịch cơ chất màu chứa chất nền (TMB) sẽ được đưa
vào các giếng. Trong quá trình ủ màu sắc của dung dịch sẽ thay đổi. Bổ
sung chất dừng phản ứng để kết thúc phản ứng sẽ làm thay đổi màu sắc các
giếng. Mức độ của màu tỷ lệ trực tiếp với nồng độ của kháng thể IgG/IgM/IgA
có mặt trong những mẫu bệnh phẩm ban đầu. Đọc mật độ quang học của
những giếng trong bản nhựa bằng máy đọc ở bước sóng 450nm là yêu
cầu bắt buộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
40
Phương pháp ELISA có nhiều ưu điểm đặc biệt nó có thể thực hiện hàng
chục nghìn mẫu thử mỗi ngày vì bộ kít chứa 96 giếng. Hơn nữa mỗi giếng không
chỉ gắn một loại kháng nguyên mà có thể gắn nhiều kháng nguyên nên không
gây cản trở các kháng thể khác nhau trong huyết thanh người bệnh.
Hình 2.2: Nguyên lý phương pháp ELISA (hình ảnh minh họa)
Kết quả ANA: Sử dụng kit của hãng BIORAD
Âm tính: < 1.0
Nghi ngờ: 1.0 - 1.2
Dương tính: > 1.2
Kết quả Anti-DsDNA: Sử dụng Kit của hãng BIORAD
Âm tính: < 60
Nghi ngờ: = 60
Dương tính: > 60
Kết quả Anti-Scl-70: Sử dụng Kit của hãng BIORAD
Âm tính: < 15
Nghi ngờ: 15 -25
Dương tính: > 25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
41
Kết quả Anti-RNP70: Sử dụng Kit của hãng BIORAD
Âm tính: < 25
Nghi ngờ: = 25
Dương tính: > 25
Kết quả Anti-Jo-1: Sử dụng Kit của hãng BIORAD
Âm tính: < 15
Nghi ngờ: 15 -25
Dương tính: > 25
2.4. Quy trình nghiên cứu
Theo sơ đồ nghiên cứu:
138 bệnh nhân có tổn thương
cơ xương khớp đươc chẩn đoán
SLE, SSc, PM/DM, MCTD
Hỏi bệnh và
khám lâm sàng
Làm các XN máu
và thăm dò cận
lâm sàng
XN miễn dịch: ANA,
anti-DsDNA, anti-
Scl-70, anti-RNP-70,
Anti-Jo1
- Mô tả đặc điểm lâm sàng, CLS của
SLE, SSc, PM/DM, MCTD
- Phân tích mối liên quan giữa kết quả
xét nghiệm miễn dịch với đặc điểm
LS, CLS trong chẩn đoán SLE, SSc,
PM/DM, MCTD
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
42
2.5. Xử lý số liệu
Số liệu được mã hóa và nhập bằng phần mềm EPI DATA và xử lý,
phân tích trên phần mềm SPSS 21.0
2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
- Đề tài chúng tôi được tiến hành hoàn toàn nhằm mục tiêu chăm sóc sức
khỏe và phát hiện sớm điều trị kịp thời, tránh chi phí tốn kém cho bệnh nhân.
- Tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực, áp dụng nguyên tắc và
đạo đức nghiên cứu cũng như phổ biến kết quả nghiên cứu.
- Với bệnh nhân tham gia nghiên cứu: Thái độ tôn trọng đặt mục đích
chăm sóc sức khỏe lên hàng đầu và được sự đồng ý của bệnh nhân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
43
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng
Bảng 3.1. Đặc điểm phân bố nhóm tuổi
Bệnh
Nhóm
tuổi
SLE
(n=47)
SSc
(n=30)
PM/DM
(n=31)
MCTD
(n=30) Chung
(138)
n (%) n (%) n (%) n (%)
18-30 18 (38,3) 2 (6,7) 3 (9,7) 6 (20,0) 29 (21,0)
31-40 17 (36,2) 6 (20,0) 8 (25,8) 6 (20,0) 37 (26,8)
41-50 4 (8,5) 2 (6,7) 7 (22,6) 6 (20,0) 19 (13,8)
51-60 4 (8,5) 6 (20,0) 8 (25,8) 7 (23,3) 25 (18,1)
>60 4 (8,5) 14 (46,7) 5 (16,4) 5 (16,7) 28 (20,3)
± SD 36,0 ± 14,1 54,9 ± 16,9 45,7 ± 13,4 44,8 ± 15,7 44,2 ± 16,3
Nhận xét:
Tuổi trung bình của các bệnh nhân mắc bệnh tự miễn hệ thống là 44,2 ±
16,3 tuổi. Bệnh lupus ban đỏ (SLE) thường gặp ở lứa tuổi trẻ từ 18-30 tuổi
chiếm 38,3%, bệnh xơ cứng bì gặp nhiều hơn ở lứa tuổi già >60 chiếm 46,7%.
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm phân bố giới
%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
44
Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh nhân nữ ở tất cả các bệnh nhân mắc bệnh tự miễn hệ thống
là 84,1%. Tỷ lệ nữ cao nhất trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống chiếm 93,6%.
Bảng 3.2. Đặc điểm thời gian mắc bệnh
Bệnh
Thời
gian
SLE
(N=47)
SSc
(N=30)
PM/DM
(N=31)
MCTD
(N=30)
Chung
(138)
n (%) n (%) n (%) n (%)
<1 năm 35 (74,5) 16 (53,3) 26 (83,9) 20 (66,7) 97 (70,3)
1-5 năm 10 (21,3) 12 (40,0) 5 (16,1) 7 (23,3) 34 (24,6)
5-10 năm 1 (2,1) 1 (3,3) 0 (0,0) 0 (0,0) 2 (1,4)
>10 năm 1 (2,1) 1 (3,3) 0 (0,0) 3 (10,0) 5 (3,6)
Nhận xét:
- Bệnh nhân có thời gian mắc bệnh <1 năm gặp tỷ lệ cao nhất, chiếm
70,3%. Chỉ gặp 1,4% bệnh nhân mắc bệnh từ 5-10 năm.
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ phân bố bệnh trong nhóm nghiên cứu
Nhận xét:
Trong nhóm nghiên cứu bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống chiếm tỷ lệ
cao nhất là 34,1%.
%
%
%
%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
45
Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng đặc trưng
Dấu hiệu
lâm sàng
SLE
(N=47)
SSc
(N=30)
PM/DM
(N=31)
MCTD
(N=30)
Chung
N=138
n (%) n (%) n (%) n (%) n (%)
Sốt 42 (89,4) 3 (10,0) 16 (51,6) 21 (70,0) 82 (59,4)
Sưng, đau khớp 40 (85,1) 29 (96,7) 14 (45,2) 25 (83,3)
108
(78,3)
Hc Raynaud 0 (0,0)
30
(100,0)
3 (9,7) 14 (46,7) 47 (34,1)
Sưng phù bàn tay 0 (0,0) 5 (16,7) 1 (3,2) 18 (60,0) 24 (17,4)
Ban đỏ 37 (78,7) 1 (3,3) 11 (35,5) 7 (23,3) 56 (40,6)
Mất nếp nhăn 2 (4,3) 26 (86,7) 0 (0,0) 6 (20,0) 34 (24,6)
Rụng tóc 38 (80,9) 1 (3,3) 1 (3,2) 6 (20,0) 46 (33,3)
Sẩn Gottron 0 (0,0) 0 (0,0) 3 (9,7) 1 (3,3) 4 (2,9)
Teo loét da 2 (4,3) 20 (66,7) 0 (0,0) 8 (26,7) 30 (21,7)
Loét niêm mạc 12 (25,5) 1 (3,3) 0 (0,0) 0 (0,0) 13 (9,4)
Đau cơ, yếu gốc chi 8 (17,0) 3 (10,0) 27 (87,1) 7 (23,3) 45 (32,6)
Dh ghế đẩu 5 (10,6) 0 (0,0) 26 (83,9) 4 (13,3) 35 (25,4)
Nhận xét:
Các triệu chứng thường gặp trong các bệnh tự miễn hệ thống: Sưng,
đau khớp (78,3%), sốt (59,4%). Trong đó hội chứng Raynaud gặp chủ yếu
ở bệnh nhân xơ cứng bì chiếm 100%, triệu chứng đau cơ và yếu cơ gốc chi
gặp chủ yếu ở bệnh nhân viêm đa cơ/viêm da cơ chiếm 87,1%, rụng tóc là
triệu chứng gặp nhiều ở bệnh nhân lupus ban đỏ chiếm 80,9%, 60% triệu
chứng sưng phù bàn tay gặp trong bệnh nhân mô liên kết hỗn hợp.
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống

More Related Content

What's hot

luan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe den
luan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe denluan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe den
luan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe den
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganTác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đ
Luận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đLuận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đ
Luận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Nghiên cứu chế tạo vàng nano và một số ứng dụng, HAY
Luận án: Nghiên cứu chế tạo vàng nano và một số ứng dụng, HAYLuận án: Nghiên cứu chế tạo vàng nano và một số ứng dụng, HAY
Luận án: Nghiên cứu chế tạo vàng nano và một số ứng dụng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án tiến sĩ y học đánh giá hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây mê pro...
Luận án tiến sĩ y học đánh giá hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây mê pro...Luận án tiến sĩ y học đánh giá hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây mê pro...
Luận án tiến sĩ y học đánh giá hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây mê pro...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đườngNồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyênKết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2
Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2
Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wasselKết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngKết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Thành phần hóa học enzym α-glucosidase của cao hexan
Đề tài: Thành phần hóa học enzym α-glucosidase của cao hexanĐề tài: Thành phần hóa học enzym α-glucosidase của cao hexan
Đề tài: Thành phần hóa học enzym α-glucosidase của cao hexan
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

luan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe den
luan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe denluan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe den
luan an anh huong cua chat kich khang len mot so gen o te bao nghe den
 
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
 
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganTác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
 
Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Phân tích các đặc tính của lectin từ rong biển, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đ
Luận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đLuận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đ
Luận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đ
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
 
Luận án: Nghiên cứu chế tạo vàng nano và một số ứng dụng, HAY
Luận án: Nghiên cứu chế tạo vàng nano và một số ứng dụng, HAYLuận án: Nghiên cứu chế tạo vàng nano và một số ứng dụng, HAY
Luận án: Nghiên cứu chế tạo vàng nano và một số ứng dụng, HAY
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp c...
 
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
 
Luận án tiến sĩ y học đánh giá hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây mê pro...
Luận án tiến sĩ y học đánh giá hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây mê pro...Luận án tiến sĩ y học đánh giá hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây mê pro...
Luận án tiến sĩ y học đánh giá hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây mê pro...
 
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đườngNồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
 
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyênKết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả nuôi dưỡng tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
 
Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2
Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2
Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2
 
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
 
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wasselKết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
 
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
 
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
 
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngKết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
 
Đề tài: Thành phần hóa học enzym α-glucosidase của cao hexan
Đề tài: Thành phần hóa học enzym α-glucosidase của cao hexanĐề tài: Thành phần hóa học enzym α-glucosidase của cao hexan
Đề tài: Thành phần hóa học enzym α-glucosidase của cao hexan
 

Similar to đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống

Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi HọngĐịnh lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...
Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...
Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh viện
Xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh việnXét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh viện
Xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh viện
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...
đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...
đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidsNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
ssuser499fca
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của viêm não cấp ở trẻ em theo một số c...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của viêm não cấp ở trẻ em theo một số c...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của viêm não cấp ở trẻ em theo một số c...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của viêm não cấp ở trẻ em theo một số c...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Yếu tố tiên lượng nặng của bệnh viêm não cấp ở trẻ em
Luận án: Yếu tố tiên lượng nặng của bệnh viêm não cấp ở trẻ emLuận án: Yếu tố tiên lượng nặng của bệnh viêm não cấp ở trẻ em
Luận án: Yếu tố tiên lượng nặng của bệnh viêm não cấp ở trẻ em
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuậtLuận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuậtLuận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuật
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 thángĐề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAYLuận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết ápđặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục...
Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục...Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục...
Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục...
anh hieu
 

Similar to đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống (20)

Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...
 
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi HọngĐịnh lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
 
Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...
Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...
Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...
 
Xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh viện
Xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh việnXét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh viện
Xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh viện
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...
 
đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...
đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...
đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidsNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của viêm não cấp ở trẻ em theo một số c...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của viêm não cấp ở trẻ em theo một số c...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của viêm não cấp ở trẻ em theo một số c...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của viêm não cấp ở trẻ em theo một số c...
 
Luận án: Yếu tố tiên lượng nặng của bệnh viêm não cấp ở trẻ em
Luận án: Yếu tố tiên lượng nặng của bệnh viêm não cấp ở trẻ emLuận án: Yếu tố tiên lượng nặng của bệnh viêm não cấp ở trẻ em
Luận án: Yếu tố tiên lượng nặng của bệnh viêm não cấp ở trẻ em
 
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
 
Luận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuậtLuận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật
 
Luận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuậtLuận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuật
 
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
 
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
 
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 thángĐề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAYLuận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
 
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết ápđặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
 
Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục...
Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục...Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục...
Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục...
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại khách sạn Classic Hoàng Long .pdf
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại khách sạn Classic Hoàng Long .pdfNâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại khách sạn Classic Hoàng Long .pdf
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại khách sạn Classic Hoàng Long .pdf
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ phát triển du lịch.pdf
Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ phát triển du lịch.pdfKhai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ phát triển du lịch.pdf
Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ phát triển du lịch.pdf
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khai thác cụm đền và lễ hội đền tại Tràng Kênh, Minh Đức, Thủy Nguyên phục vụ...
Khai thác cụm đền và lễ hội đền tại Tràng Kênh, Minh Đức, Thủy Nguyên phục vụ...Khai thác cụm đền và lễ hội đền tại Tràng Kênh, Minh Đức, Thủy Nguyên phục vụ...
Khai thác cụm đền và lễ hội đền tại Tràng Kênh, Minh Đức, Thủy Nguyên phục vụ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khai thác Festival trà Thái Nguyên phục vụ phát triển du lịch .pdf
Khai thác Festival trà Thái Nguyên phục vụ phát triển du lịch .pdfKhai thác Festival trà Thái Nguyên phục vụ phát triển du lịch .pdf
Khai thác Festival trà Thái Nguyên phục vụ phát triển du lịch .pdf
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Lập trình game trên thiết bị di động.pdf
Lập trình game trên thiết bị di động.pdfLập trình game trên thiết bị di động.pdf
Lập trình game trên thiết bị di động.pdf
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất Thương ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất Thương ...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất Thương ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất Thương ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần...
Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần...Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần...
Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docxĐặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...
Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...
Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...
Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...
Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại khách sạn Classic Hoàng Long .pdf
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại khách sạn Classic Hoàng Long .pdfNâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại khách sạn Classic Hoàng Long .pdf
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại khách sạn Classic Hoàng Long .pdf
 
Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ phát triển du lịch.pdf
Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ phát triển du lịch.pdfKhai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ phát triển du lịch.pdf
Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ phát triển du lịch.pdf
 
Khai thác cụm đền và lễ hội đền tại Tràng Kênh, Minh Đức, Thủy Nguyên phục vụ...
Khai thác cụm đền và lễ hội đền tại Tràng Kênh, Minh Đức, Thủy Nguyên phục vụ...Khai thác cụm đền và lễ hội đền tại Tràng Kênh, Minh Đức, Thủy Nguyên phục vụ...
Khai thác cụm đền và lễ hội đền tại Tràng Kênh, Minh Đức, Thủy Nguyên phục vụ...
 
Khai thác Festival trà Thái Nguyên phục vụ phát triển du lịch .pdf
Khai thác Festival trà Thái Nguyên phục vụ phát triển du lịch .pdfKhai thác Festival trà Thái Nguyên phục vụ phát triển du lịch .pdf
Khai thác Festival trà Thái Nguyên phục vụ phát triển du lịch .pdf
 
Lập trình game trên thiết bị di động.pdf
Lập trình game trên thiết bị di động.pdfLập trình game trên thiết bị di động.pdf
Lập trình game trên thiết bị di động.pdf
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất Thương ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất Thương ...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất Thương ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất Thương ...
 
Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần...
Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần...Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần...
Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...
 
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docxĐặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
 
Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...
Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...
Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...
 
Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...
Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...
Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...
 
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 

Recently uploaded

FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (18)

FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 

đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ĐỖ MINH PHƯƠNG ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM MIỄN DỊCH TRONG MỘT SỐ BỆNH HỆ THỐNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN - 2016
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ĐỖ MINH PHƯƠNG ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM MIỄN DỊCH TRONG MỘT SỐ BỆNH HỆ THỐNG Chuyên ngành: Nội Khoa Mã số: 60720140 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. LƯU THỊ BÌNH THÁI NGUYÊN - 2016
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lưu Thị Bình. Các số liệu, kết quả được nêu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào khác. Người thực hiện Đỗ Minh Phương
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu, bộ phận Sau Đại học - phòng Đào tạo, Bộ môn Nội - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên; Đảng ủy, Ban giám đốc, phòng Tổ Chức Cán Bộ Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi theo học cao học tại trường Đại Học Y - Dược Thái Nguyên. Khoa Cơ xương khớp và Trung tâm Dị ứng - MDLS, phòng Kế Hoạch Tổng Hợp Bệnh viện Bạch Mai đã giúp đỡ tôi thu thập số liệu nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lưu Thị Bình, giảng viên Bộ môn Nội trường Đại học Y dược Thái Nguyên, trưởng khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, người Thầy đã luôn hết lòng dạy bảo, dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập, bắt đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi bày tỏ lòng biết ơn bố mẹ và gia đình thân yêu đã luôn khuyến khích động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như quá trình thực hiện luận văn này. Thái Nguyên, ngày 23 tháng 5 năm 2016 Đỗ Minh Phương
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii MỤC LỤC........................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ....................................................................... ix ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3 1.1. Đại cương bệnh tự miễn hệ thống.............................................................. 3 1.1.1. Khái niệm bệnh tự miễn hệ thống ....................................................... 3 1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh....................................................... 3 1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh tự miễn hệ thống............................. 10 1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh tự miễn hệ thống ...... 16 1.2.1. Đặc điểm lâm sàng............................................................................. 16 1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng...................................................................... 20 1.2.3. Các xét nghiệm miễn dịch trong chẩn đoán các bệnh tự miễn hệ thống ............................................................................................. 20 1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh tự miễn hệ thống ............. 24 1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới.............................................................. 24 1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam............................................................. 25 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 27 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân......................................................... 27 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ........................................................... 30 2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................................... 30
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 30 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả........................................................ 30 2.2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................ 30 2.3. Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 33 2.3.1. Đặc điểm lâm sàng............................................................................. 34 2.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu ..... 35 2.3.3. Xét nghiệm miễn dịch........................................................................ 38 2.4. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 41 2.5. Xử lý số liệu............................................................................................. 42 2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu ....................................................... 42 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 43 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ........................................................ 43 3.1.1. Đặc điểm lâm sàng............................................................................. 43 3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng...................................................................... 46 3.2. Phân tích mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm miễn dịch với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong chẩn đoán SLE, SSc, PM/DM, MCTD........ 51 Chương 4. BÀN LUẬN................................................................................. 56 4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân ............................................................... 56 4.1.1. Tuổi và giới nhóm nghiên cứu........................................................... 56 4.1.2. Thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu ................................. 57 4.1.3. Tỷ lệ chẩn đoán các bệnh tự miễn hệ thống ...................................... 58 4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ........................................................ 59 4.2.1. Đặc điểm lâm sàng............................................................................. 59 4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng...................................................................... 61 4.2.3. Xét nghiệm miễn dịch........................................................................ 66
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v 4.3. Phân tích mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm miễn dịch với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong chẩn đoán của bệnh SLE, SSc, PM/DM, MCTD.............................................................................................. 70 4.3.1. Liên quan giữa kết quả xét nghiệm ANA trong chẩn đoán của bệnh SLE, SSc, PM/DM, MCTD ................................................................ 70 4.3.2. Liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti DsDNA trong chẩn đoán của bệnh SLE, SSc, PM/DM, MCTD............................... 71 4.3.3. Liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti Scl-70 trong chẩn đoán của bệnh SLE, SSc, PM/DM, MCTD ........................................ 71 4.3.4. Liên quan kết quả xét nghiệm kháng thể anti RNP-70 trong chẩn đoán của bệnh SLE, SSc, PM/DM, MCTD ........................................ 72 4.3.5. Mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti DsDNA với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống............... 73 4.3.6. Mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti Scl-70 với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân xơ cứng bì ................... 73 4.3.7. Mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti Jo1 với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm đa cơ/viêm da cơ...... 74 4.3.8. Mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti RNP70 với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân mô liên kết hỗn hợp.............. 75 KẾT LUẬN.................................................................................................... 76 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ACR : Hội thấp khớp Hoa Kỳ (American College of Rheumatology) ALĐMP : Áp lực động mạch phổi ANA : Kháng thể kháng nhân (Antinuclear Antibodies) Anti Ds-DNA : Kháng thể kháng chuỗi kép DNA (Anti double stranded DNA) Anti-RNP70 : Anti Ribonucleotidprotein 70 Anti-Scl-70 : Topoisomerase-I Anti-Jo-1 : Antihistidyl transfer RNA synthetase CT : Chụp cắt lớp vi tính (Computed Tomography) CK : Creatin kinase DM : Viêm da cơ (Dermatopolymyosits) EF : Phân số tống máu (Ejection fraction) ELISA : Hấp phụ miễn dịch gắn enzyme gián tiếp (Enzyme Linked ImmunoSorbent Assay) ELISA gián tiếp: Indirect ELISA MCTD : Bệnh mô liên kết hỗn hợp (Mixed Connective Tissue Disease) PM : Viêm đa cơ (Polymyositis) SLE : Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic lupus erythematosus) SSc : Xơ cứng bì hệ thống (Systemic sclerosis)
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Giá trị bình thường của các chỉ số xét nghiệm công thức máu...... 35 Bảng 2.2. Giá trị bình thường của các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu..... 36 Bảng 3.1. Đặc điểm phân bố nhóm tuổi...................................................... 43 Bảng 3.2. Đặc điểm thời gian mắc bệnh...................................................... 44 Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng đặc trưng...................................................... 45 Bảng 3.4. Thay đổi chỉ số huyết học ........................................................... 46 Bảng 3.5. Đặc điểm biến đổi các men cơ.................................................... 46 Bảng 3.6. Đặc điểm tổn thương thận........................................................... 47 Bảng 3.7. Đặc điểm sinh thiết cơ, điện cơ trong chẩn đoán Viêm đa cơ/ Viêm da cơ ............................................................................ 47 Bảng 3.8. Đặc điểm tổn thương phổi trên phim Xquang và CT scan phổi...... 47 Bảng 3.9. Đặc điểm tổn thương tim trên siêu âm doppler tim.................... 48 Bảng 3.10. Tỷ lệ bệnh nhân viêm đa cơ/viêm da cơ dương tính với xét nghiệm kháng thể anti Jo1 .......................................................... 48 Bảng 3.11. Đối chiếu kết quả xét nghiệm ANA và kháng thể anti DsDNA với các bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống..................... 49 Bảng 3.12. Đối chiếu kết quả xét nghiệm ANA và kháng thể anti Scl- 70 với các bệnh nhân xơ cứng bì ................................................ 49 Bảng 3.13. Đối chiếu kết quả xét nghiệm ANA và kháng thể anti Jo1 với các bệnh nhân viêm đa cơ/viêm da cơ.................................. 50 Bảng 3.14. Đối chiếu kết quả xét nghiệm ANA và kháng thể anti RNP-70 với bệnh nhân mô liên kết hỗn hợp .............................. 50 Bảng 3.15. Liên quan giữa kết quả xét nghiệm ANA trong chẩn đoán từng bệnh..................................................................................... 51 Bảng 3.16. Liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti DsDNA trong chẩn đoán từng bệnh.......................................................... 51
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn viii Bảng 3.17. Liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti Scl-70 trong chẩn đoán từng bệnh.......................................................... 52 Bảng 3.18. Liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti RNP- 70 trong chẩn đoán từng bệnh.......................................................... 52 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti DsDNA với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống................................................ 53 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti Scl- 70 với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân xơ cứng bì........................................................................... 54 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti Jo1 với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm đa cơ/viêm da cơ.............................................................................. 54 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti RNP-70 với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân mô liên kết hỗn hợp..................................................................... 55
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ix DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Các hình ảnh của tổn thương da trong bệnh viêm da cơ ......... 14 Hình 1.2: Hình ảnh hội chứng Raynaud................................................... 17 Hình 2.1: Một bộ kít gồm 96 giếng được sử dụng trong kỹ thuật ELISA (ảnh minh họa)............................................................. 39 Biểu đồ 3.1. Đặc điểm phân bố giới ............................................................. 43 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ chẩn đoán của đối tượng nghiên cứu.............................. 44
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tự miễn là nhóm bệnh lý viêm có cơ chế bệnh sinh liên quan đến hệ thống tự miễn dịch trong cơ thể. Nhóm bệnh tự miễn hệ thống chiếm khoảng 3-5% dân số [8], [39], [70]. Bệnh gặp chủ yếu ở nữ giới, tỷ lệ nữ/nam là 9/1 [43], [49]. Bệnh tự miễn chia làm hai nhóm chính: Bệnh tự miễn đặc hiệu cơ quan và bệnh tự miễn hệ thống. Tiêu biểu cho bệnh tự miễn đặc hiệu cơ quan là bệnh viêm tuyến giáp, đáp ứng miễn dịch chống lại tự kháng nguyên tuyến giáp dẫn đến phá hủy chọn lọc tuyến giáp. Ngược lại bệnh tự miễn hệ thống đáp ứng miễn dịch chống lại cấu trúc nhân gây tổn thương lan tỏa đa dạng. Sự lưu hành của các tự kháng thể trong bệnh tự miễn rất đa dạng, phức tạp về cấu trúc, nguồn gốc, cơ chế sinh bệnh học. Các tự kháng thể kháng lại các thành phần mô cơ quan bao gồm nhân tế bào, bào tương, màng tế bào…Dẫn tới tổn thương phối hợp nhiều cơ quan trong cơ thể: Tổn thương cơ xương khớp ảnh hưởng chức năng vận động, xơ hóa phổi, viêm phổi kẽ, tăng áp lực động mạch phổi ảnh hưởng đến chức năng hô hấp; Tổn thương thận gây suy thận, viêm cầu thận, xơ hóa mạch thận; Tổn thương tim mạch như viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim; Tổn thương da [8], [39], [48]… Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, các tạng tổn thương và huyết thanh học của nhóm bệnh này như: Sharp, Hoffman [33], [61]…Và nhiều nghiên cứu khác nhưng chủ yếu từng mặt bệnh như: Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, bệnh mô liên kết hỗn hợp… Tại Việt Nam, năm 2012 tác giả Nguyễn Thị Mai Hương nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và tổn thương phổi ở bệnh nhân mô liên kết hỗn hợp, tác
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2 giả Trần Thị Minh Hoa nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. Năm 2015, tác giả Nguyễn Thị Phương Thủy nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số thay đổi miễn dịch trong bệnh viêm đa cơ/viêm da cơ [3], [5], [10] … Do đặc điểm bệnh tự miễn hệ thống gây tổn thương nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể, nên trên lâm sàng bệnh nhân thường vào viện với nhiều lý do khác nhau. Giai đoạn sớm triệu chứng của bệnh không đặc hiệu nên khó chẩn đoán xác định bệnh. Khi bệnh có biểu hiện rõ trên lâm sàng thường ở giai đoạn muộn, triệu chứng lâm sàng các bệnh nhân này thường chồng lấp nhau: Tổn thương cơ xương khớp, da niêm mạc, tổn thương các tạng…Chẩn đoán thường gặp của các bệnh này là: Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm đa cơ/viêm da cơ, mô liên kết hỗn hợp. Đồng thời chúng tôi cũng nhận thấy có rất ít nghiên cứu công bố so sánh về đặc điểm tổn thương lâm sàng, xét nghiệm miễn dịch trên bệnh tự miễn hệ thống hay gặp nên chúng tôi muốn có một nghiên cứu tổng hợp phân tích trên bốn bệnh này. Để có sự hiểu biết sâu sắc hơn về các bệnh tự miễn hệ thống nhằm giúp cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh được tốt hơn, nên chúng tôi thực hiện đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ thống” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân: Lupus ban đỏ, Xơ cứng bì, Viêm đa cơ/ Viêm da cơ, Bệnh mô liên kết hỗn hợp. 2. Phân tích mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm miễn dịch với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong chẩn đoán của bệnh Lupus ban đỏ, Xơ cứng bì, Viêm đa cơ / Viêm da cơ, Bệnh mô liên kết hỗn hợp.
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Đại cương bệnh tự miễn hệ thống 1.1.1. Khái niệm bệnh tự miễn hệ thống Bệnh tự miễn hệ thống là tình trạng bệnh lý về đáp ứng miễn dịch trong cơ thể. Có các bằng chứng tự miễn về mặt sinh học, biểu hiện sự xuất hiện các tự kháng thể [8], [61]. Đặc điểm chung của bệnh tự miễn hệ thống Đặc điểm mô bệnh học: Có các u hạt viêm thâm nhiễm các cơ quan bị bệnh. Tùy theo từng trường hợp mà là các lympho-plasmocyte hay bạch cầu đa nhân. Trong lòng u hạt là các hoại tử dạng tơ huyết. Đa số các trường hợp có tổn thương viêm mao mạch [66]. Đặc điểm lâm sàng: Tổn thương đa nội tạng là biểu hiện của bệnh hệ thống. Thường tổn thương các cơ quan sau: khớp, thanh mạc, thận da, cơ [54], [70]…Thường có sốt và ảnh hưởng đến toàn trạng. Đặc điểm sinh học: Biểu hiện bởi hai hội chứng: - Hội chứng viêm: Tăng tốc độ máu lắng, tăng protein viêm, hội chứng thiếu máu là hậu quả của quá trình viêm mạn tính. - Hội chứng miễn dịch: Trong huyết thanh bệnh nhân xuất hiện các tự kháng thể: kháng thể kháng nhân các loại, phức hợp miễn dịch lưu hành, lượng bổ thể giảm [47]. 1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 1.1.2.1. Rối loạn quá trình dung nạp miễn dịch Hiện tượng dung nạp với kháng nguyên tự thân là tự nhiên còn với kháng nguyên lạ thì không có hiện tượng này. Trong bệnh tự miễn hệ thống miễn dịch của cơ thể đối xử với một số kháng nguyên của bản thân như là kháng nguyên lạ nghĩa là không có sự dung nạp mà có phản ứng miễn dịch dịch thể hoặc tế bào kết quả là hình thành các tự kháng thể [61], [74], [35].
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4 * Tế bào T và sự rối loạn dung nạp dòng lympho T Khi cơ thể chưa trưởng thành (giai đoạn bào thai và sơ sinh) các tế bào lympho T tại tuyến ức có sự chọn lọc:  Chọn lọc tích cực hay chọn lọc chủ động: Giúp tế bào lympho T nhận biết các phân tử MHC I và II (tức là những dấu ấn nói lên tế bào là của bản thân).  Chọn lọc không tích cực hay chọn lọc thụ động: Khi những tế bào trình diện kháng nguyên (có MHC II) mang theo cả những peptid kháng nguyên của bản thân. Những dòng này sẽ bị loại trừ (clonal deletion) không hoạt động nên được gọi là clon cấm (forbidden clones). Sự chọn lọc này nhằm loại bỏ những dòng tế bào có phản ứng với kháng nguyên tự thân. Quá trình này xảy ra trong tuyến ức với dòng tế bào lympho T và tại tủy xương đối với dòng lympho B. Nếu cơ thể không có phản ứng lại với kháng nguyên tự thân thì đó là sự dung nạp miễn dịch. Như vậy trong bệnh lý tự miễn một trong những cơ chế bệnh sinh gây bệnh là do rối loạn quá trình chọn lọc và có sự tái hoạt động của một hay nhiều clon cấm. Thực tế ở những người khỏe mạnh vẫn có một số lượng nhỏ người mang các tự kháng thể với hiệu giá thấp như người già, bệnh nhân nhiễm trùng kéo dài…Như vậy có nghĩa là quá trình loại bỏ các dòng cấm này là không hoàn toàn. Thực tế chứng minh: còn tồn tại đến hơn một nửa quần thể tế bào lymphoT trong cơ thể có thẩm quyền miễn dịch đáng lẽ là những dòng cấm nhưng không có dung nạp hoàn toàn nên chống lại những nhóm quyết định kháng nguyên của bản thân. Như vậy có lẽ chỉ những nhóm quyết định kháng nguyên nào đã được xử lý chu đáo và trình diện cẩn thận mới được loại trừ trong quá trình chọn lọc thụ động. Những kháng nguyên của bản thân không được dung nạp được gọi là kháng nguyên kín đáo tự thân (cryptic self) [30].
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5 Tế bào lympho T giữ vai trò trung tâm trong bệnh sinh bệnh tự miễn, hoặc trực tiếp gây tổn thương như trong bệnh tự miễn đặc hiệu cơ quan, hoặc gián tiếp qua tác dụng kích thích dòng lympho B sinh tự kháng thể. Trong bệnh lý tự miễn có sự mất cân bằng dưới nhóm Th1 (tế bào T tự phản ứng) và Th2 (tế bào B tự phản ứng) [29], [71], [76]. * Tế bào B và rối loạn dung nạp dòng lympho B Các tế bào lympho B bị loại trừ ở tủy xương theo cơ chế apoptosis khi tế bào còn non chỉ có IgM bề mặt. Khi những phân tử này kết dính thành cầu tự nhiên hay do sự có mặt của tự kháng nguyên thì chúng sẽ bị loại trừ. Nếu không bị loại trừ thì những dòng tế bào này sẽ trở thành dòng tế bào B có khả năng tự phản ứng (auto-reactive clones) và là nguồn gốc sinh các tự kháng thể trong bệnh lý tự miễn. Rối loạn này cũng có thể gặp ở người lớn tuổi, bệnh nhân nhiễm trùng kéo dài [26], [28]. 1.1.2.2. Tình trạng vô cảm và các yếu tố đồng kích thích Sự hoạt động của tế bào lympho không chỉ phụ thuộc vào yếu tố kích thích của kháng nguyên mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác được gọi là yếu tố đồng kích thích (costimulators). Khi thiếu những yếu tố này thì dù kháng nguyên có tính mẫn cảm mạnh, dòng tế bào cũng không được hoạt hóa. Đó là tình trạng vô cảm. Trong cơ thể bình thường có sự vô cảm của hệ miễn dịch đối với các tự kháng thể. Do đó chúng không được trình diện với các tế bào T, hoặc khi trình diện mà không có đủ các đồng yếu tố (cofactors) như các phân tử kết dính thông tin giữa các tế bào ví dụ như CD3, CD4, CD8, CD2, CD28, LFA-1, các cytokine. Như vậy khi ở trạng thái bình thường đối với các tự kháng nguyên hệ thống miễn dịch thiếu hoặc không hoạt hóa các yếu tố đồng kích thích tại các tế bào T phản ứng. Bệnh tự miễn xảy ra và có sự đáp ứng miễn dịch hình thành các kháng thể tự miễn có thể các yếu tố đồng kích thích xuất hiện trở lại hoặc được hoạt hóa [26], [34].
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6 1.1.2.3. Rối loạn quá trình chết tế bào Chết tế bào là một quá trình thông qua 2 cơ chế chính là apoptosis (chết theo chương trình) và hoại tử (necrosis). Chết tế bào cung cấp các tín hiệu và các tự kháng nguyên nội bào. Bình thường trong cơ thể có quá trính làm sạch các thành phần này bởi các tế bào thực bào (phagocytes) bằng quá trình thực bào (phagocytosis). Rối loạn quá trình thực bào này gây ra tình trạng hình thành các tự kháng nguyên không được dung nạp miễn dịch gây kích thích sinh kháng thể thông qua các tế bào lympho T và lympho B tự hoạt hóa [20]. * Apoptosis Apoptosis là quá trình chết tế bào theo chương trình nhằm loại bỏ những tế bào già, tế bào không còn chức năng hay dư thừa trong cơ thể. Trong trạng thái bình thường, hàng ngày cơ thể mất hàng triệu tế bào thông qua quá trình apoptosis để tạo ra sự cân bằng các thể hệ tế bào trong cơ thể. Quá trình apoptosis có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kích thích nội sinh và ngoại sinh bao gồm: Các loại tia cực tím, stress oxy hóa, hạ oxy máu, cytokines như yếu tố hoại tử u (TNF), các thuốc gây tổn thương nhân AND tế bào, lạm dụng thuốc đặc biệt các thuốc kích thích như cocaine, heroine, rượu…hệ thống bổ thể tấn công (phức hợp tấn công màng), NO và nhiều yếu tố khác. Phân biệt tế bào chết theo chương trình với hoại tử thông qua đặc điểm về hình thái bao gồm: Tế bào co lại, đứt gãy của các sợi chromatin, sự tan vỡ của nhân tế bào… Sự đứt gãy và vỡ vụn của tế bào chết theo chương trình tạo ra các mảnh vỡ và như một tín hiệu cho các tế bào thực bào “hãy ăn tôi bây giờ và các thứ khác nữa”. Khi đó các tín hiệu này sẽ hóa ứng động các tế bào thực bào đến để dọn sạch các tế bào này và hoàn tất quá trình chết theo chương trình của tế bào. Tuy nhiên một số tế bào vỡ tạo ra các tín hiệu nguy hiểm do mang các enzyme như protease, nuclease và các yếu tố tiền viêm gây tổn
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7 thương các mô xung quanh và kích thích viêm tại chỗ sẽ được đưa qua con đường hoại tử thứ phát. Sự làm sạch các tế bào chết theo chương trình là một hình thức bảo vệ cao và nhằm hạn chế những phản ứng viêm không cần thiết trong cơ thể [13], [58]. * Quá trình hoại tử (necrosis) Về mặt hình thái quá trình hoại tử tế bào rất khác so với quá trình apoptosis. Không giống giai đoạn đầu của quá trình apoptosis tế bào co nhỏ, giai đoạn đầu của quá trình hoại tử tế bào sưng phồng hoặc tiêu hủy “oncosis” (thiếu máu tế bào). Trong thực tế biểu hiện điển hình của quá trình hoại tử là tình trạng tế bào bị phá hủy hoàn toàn màng tế bào chất sớm và nhanh chóng dẫn đến phá hủy tế bào chất. Một điều đáng chú ý là trong giai đoạn đầu của hoại tử nhân tế bào dường như không có nhiều thay đổi [31]. Theo quan niệm kinh điển, hoại tử tế bào không phải là một quá trình được lập trình mà nó xảy ra đột ngột liên quan đến quá trình bệnh lý gây tổn thương tế bào như: Thiếu máu, sốc nhiệt, nhiễm virus hoặc vi khuẩn hoặc do tế bào tiếp xúc với chất độc hoặc hóa chất. Tuy nhiên ngày nay người ta cho rằng quá trình hoại tử thường kết hợp với quá trình apoptosis có thể là độc lập hoặc thứ phát sau quá trình apoptosis [76]. * Khiếm khuyết quá trình làm sạch tế bào chết theo chương trình và tự miễn dịch Vai trò của sự suy yếu khả năng thực bào của các tế bào thực bào trong sự phát sinh các kháng thể tự miễn trong bệnh lý tự miễn đã thu hút được sự chú ý đáng kể trong những năm gần đây. Trong điều kiện bình thường các thể thực bào sẽ được nhận ra và bị thực bào bởi các tế bào thực bào. Các tế bào thực bào chuyên nghiệp như đại thực bào, tế bào tua (Dendritic Cells) thực bào các tế bào chết theo chương trình một cách nhanh chóng còn ngược lại những tế bào không chuyên nghiêp xuất hiện để bắt các tế bào chết khi chúng
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8 chuyển sang giai đoạn sau của quá trình chết theo chương trình. Quá trình làm sạch này được khởi động bởi tín hiệu “ăn tôi” được trình diện trên bề mặt tế bào chết bởi phosphatidylserine, các thụ thể nhận diện các tế bào chết theo chương trình trên bề mặt các tế bào thực bào (phosphatidylserine receptor, β2- glycoprotein1 receptor, vitronectin receptor, complement receptors, and tyrosine kinase Mer receptor), các protein huyết thanh như các thành phần của bổ thể, protein C phản ứng…Có sự đồng thuận rộng rãi rằng quá trình thực bào để làm sạch các tế bào apoptosis đã kiểm soát phản ứng viêm không đáng có trong cơ thể do làm hạn chế sự giải phóng các tín hiệu nguy hiểm đó là các yếu tố tiền viêm, protease, nuclease, TNF … Quá trình làm sạch hiệu quả có vai trò then chốt trong việc hạn chế phản ứng tự miễn dịch với các tự kháng nguyên nội bào. Kết quả của quá trình làm sạch này tạo ra sự trình diện các kháng nguyên nội sinh trong môi trường không viêm và vì vậy các kháng nguyên này được dung nạp miễn dịch mặc dù có hay không có sự thay đổi cấu trúc hay tính kháng nguyên. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định các tự kháng nguyên này cũng có thể được trình diện trong môi trường tiền viêm và nguy cơ dẫn đến đáp ứng miễn dịch. Các trường hợp này thường gặp khi có sự gia tăng của tình trạng hoại tử thứ phát dẫn đến làm hạn chế hiệu quả làm sạch các tế bào chết theo chương trình của các tế bào thực bào, làm tăng tốc độ apoptosis, chết tế bào do nguyên nhân nhiễm trùng (cả apoptosis và necrosis) hoặc có sự hiện diện của các phân tử tiền viêm trong môi trường mà có quá trình chết theo chương trình của tế bào và quá trình làm sạch của các tế bào thực bào. Các tế bào chết theo chương trình không được loại bỏ một cách có hiệu quả bằng quá trình làm sạch sẽ bị mất hoàn toàn màng tế bào chất và bị hoại tử thứ cấp (hay còn gọi là giai đoạn sau của apoptosis, hoại tử sau apoptosis hoặc ly giải tế bào sau apoptosis).
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 9 Sự chồng chất của các tế bào trong hoại tử thứ cấp sẽ tạo thuận cho quá trình giải phóng các tín hiệu tiền viêm làm kích thích tế bào tua trưởng thành và trình diện các tự kháng thể nội bào do các tế bào chết tạo ra mà các tự kháng nguyên này đã bị thay đổi cấu trúc. Sự trình diện này của tế bào tua với các tế bào T tự phản ứng rồi thông qua tế bào lympho B tự phả ứng hình thành các tế bào sản xuất kháng thể kháng lại kháng nguyên tự thân chính là các tự kháng thể [55], [70], [76]. 1.1.2.4. Cơ chế gây bệnh của tự kháng thể * Cơ chế gây bệnh của tự kháng thể [21], [27], [34] Quá trình apoptosis là nhân tố hạn chế sự sao chép của tự kháng nguyên được nhận diện bởi thụ thể tế bào T. Lympho T help (CD4+) thường nhận ra peptide 12-16 acid amin trong phạm vi HLA lớp II. Mất điều hòa các tế bào lympho T helper (CD4+) và lympho T ức chế (lymphocyte T supressor), trong một số trường hợp các vị trí gắn kháng nguyên trên kháng thể nhỏ được nhận diện có thể kích thích miễn dịch hơn phân tử ban đầu. Khi phản ứng miễn dịch với một thành phần của phức hợp miễn dịch đã xảy ra, các protein khác hay phức hợp tại vị trí gắn kháng nguyên trên kháng thể có thể trở thành kháng nguyên giống kháng nguyên cơ thể. Một số cơ chế gây tổn thương cơ quan qua trung gian tự kháng thể được xác định hoặc mặc nhiên được thừa nhận bao gồm: gắn lên bề mặt tế bào và phá hủy tế bào; gắn lên các thụ thể trên bề mặt tế bào và làm thay đổi hoạt tính sinh học của tế bào mà không gây ly giải tế bào; hình thành phức hợp miễn dịch và lắng đọng tại mô; dịch chuyển các kháng thể nội bào lên bề mặt tế bào; thâm nhập vào tế bào sống; gắn với các phân tử ngoại bào [32], [68]. - Gắn lên bề mặt tế bào và ly giải tế bào (cytotoxicity: cơ chế gây độc) + Gây độc tế bào qua trung gian bổ thể
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 10 + Gây độc tế bào qua trung gian tế bào phụ thuộc kháng thể + Thực bào thông qua hệ thống tế bào thực bào đơn nhân - Gắn lên các thụ thể bề mặt tế bào không gây ly giải tế bào + Điều biến các thụ thể bề mặt tế bào bởi tự kháng thể + Phong tỏa các thụ thể bề mặt tế bào bởi tự kháng thể + Kích thích các thụ thể bề mặt tế bào bởi tự kháng thể. - Gây tổn thương mô, tế bào qua trung gian phức hợp miễn dịch. - Dịch chuyển các kháng nguyên nội bào lên bề mặt tế bào + Dịch chuyển các kháng nguyên nội bào lên bề mặt do sự tổn thương hoặc hoạt hóa tế bào. + Phản ứng chéo giữa kháng nguyên nội bào và kháng nguyên bề mặt tế bào. - Sự xâm nhập của tự kháng thể vào trong tế bào sống - Gắn với các cấu trúc ngoại bào. Thông qua các cơ chế trên mà các tự kháng thể gây tổn thương các tế bào, các mô, các cơ quan trong bệnh lý tự miễn và gây biểu hiện lâm sàng. 1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh tự miễn hệ thống * Lupus ban đỏ hệ thống Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là bệnh điển hình nhất trong bệnh tự miễn hệ thống, trong đó các tế bào và tổ chức bị tổn thương bởi sự lắng đọng các tự kháng thể bệnh lý và các phức hợp miễn dịch. Bệnh thường gặp ở nữ trẻ tuổi, tỷ lệ nữ/nam là 9/1 [23]. Chẩn đoán xác định bệnh lupus ban đỏ hệ thống Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ hệ thống của hội thấp khớp học Mỹ (ACR) 1997 gồm 11 yếu tố được sử dụng rộng rãi. Tiêu chuẩn này đạt độ nhạy 96% và độ đặc hiệu 96% [8], [52].
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 11 1. Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt 2. Ban đỏ dạng đĩa ở mặt hoặc ở thân 3. Nhạy cảm với ánh nắng 4. Loét miệng hoặc mũi họng 5. Viêm nhiều khớp không có hình bào mòn trên Xquang 6. Viêm thanh mạc: Màng phổi, màng tim 7. Tổn thương thận: Protein niệu>500mg/24h, hoặc tế bào niệu 8. Tổn thương thần kinh-tâm thần đã loại trừ nguyên nhân khác 9. Rối loạn về máu: Thiếu máu huyết tán có tăng hồng cầu lưới hoặc giảm tổng số bạch cầu < 4.000/mm3 hoặc giảm lympho bào < 1.500/mm3 hoặc giảm tiểu cầu < 100.000/mm3 10. Rối loạn miễn dịch Kháng thể anti Ds-DNA hoặc kháng Sm hoặc tìm thấy kháng thể kháng Antiphospholipid dương tính. Hoặc test huyết thanh dương tính giả với giang mai kéo dài trên 6 tháng 11. Kháng thể kháng nhân: Dương tính Chẩn đoán xác định khi có ít nhất 4/11 tiêu chuẩn trên. Hiện nay áp dụng tiêu chuẩn của ACR 1997. * Viêm đa cơ và Viêm da cơ Viêm đa cơ (Polymyositis) và Viêm da cơ (Dermatomyositis) là các bệnh viêm cơ kèm theo tổn thương da hoặc không. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, song lứa tuổi hay gặp nhất: Ở người lớn khoảng 50 tuổi và trẻ nhỏ 5-10 tuổi. Nữ mắc bệnh nhiều gấp đôi nam, bệnh gặp ở người già thường kèm theo ung thư [34].
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 12 Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh viêm đa cơ và viêm da cơ Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm đa cơ và viêm da cơ của Bohan và Peter năm 1975, gồm có 5 yếu tố [6]. 1. Yếu cơ vùng gốc chi đối xứng 2 bên. 2. Sinh thiết cơ có bằng chứng của viêm cơ. 3. Men cơ trong huyết thanh tăng. 4. Điện cơ có dấu hiệu của viêm cơ. 5. Tổn thương da điển hình của viêm da cơ (sần Gottron, ban màu đỏ hoặc tím ở vùng mi mắt, ban đỏ ở ngực và cổ hình chữ V, ban đỏ và giãn mạch ở quanh móng, bàn tay thợ cơ khí). Chẩn đoán xác định  Viêm đa cơ + Chắc chắn: Khi có tất cả 4 yếu tố đầu tiên. + Phần lớn: Khi có 3 trong 4 yếu tố đầu tiên. + Có thể: Khi có 2 trong 4 yếu tố đầu tiên.  Viêm da cơ + Chắc chắn: Khi có yếu tố 5 kết hợp với 3 trong 4 yếu tố đầu tiên. + Phần lớn: Khi có yếu tố 5 kết hợp với 2 trong 4 yếu tố đầu tiên. + Có thể: Khi có yếu tố 5 kết hợp với 1 trong 4 yếu tố đầu tiên. Tiêu chuẩn của Tanimoto và cộng sự 1995:Tiêu chuẩn này có độ nhậy 98,9%, độ đặc hiệu 95,2% [6], [67]. Gồm tám triệu chứng được trình bày dưới đây. Chẩn đoán xác định viêm đa cơ khi có ít nhất bốn trong tám triệu chứng.  Chẩn đoán xác định viêm đa cơ 1. Yếu cơ vùng gốc chi: Chi dưới hoặc thân. 2. Tăng CK (creatinin kinase) huyết thanh hoặc Aldolase 3. Đau cơ gây nên hoặc đau tự phát.
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 13 4. Điện cơ có biến đổi nguồn gốc cơ: Thời gian ngắn, đơn vị vận động nhiều pha với các rung giật tự phát. 5. Kháng thể anti Jo1 dương tính. 6. Viêm khớp không phá hủy khớp hoặc đau khớp. 7. Các triệu chứng hệ thống: Sốt trên 37 độ, tăng CRP hoặc tăng tốc độ máu lắng trên 20 mm/h bằng phương pháp Westegren. 8. Các bằng chứng của viêm cơ: Thâm nhiễm cơ vân kèm theo thoái hóa hoại tử sợi cơ.  Chẩn đoán xác định viêm da cơ Triệu chứng về da 1. Ban tím sẫm quanh hốc mắt (Heliotrope rash): Hồng ban xuất hiện trên mí mắt. 2. Sẩn Gottron: Ban xuất huyết sừng hóa, ban teo hoặc mảng đỏ hoặc tím ở quanh mặt duỗi của ngón tay. 3. Hồng ban ở mặt duỗi ở các khớp ngoại vi lớn (khớp gối, khuỷu). Triệu chứng về cơ 1. Yếu cơ vùng gốc chi: Chi dưới hoặc cánh tay. 2. Tăng men CK (Creatinin kinase) huyết thanh hoặc adolase. 3. Đau cơ gây nên hoặc đau cơ tự phát. 4. Điện cơ có biến đổi nguồn gốc cơ: Thời gian ngắn, đơn vị vận động nhiều pha với các rung giật cơ tự phát. 5. Kháng thể anti jo1 (histadyl tRNA synthetase). 6. Viêm khớp không phá hủy khớp hoặc đau khớp. 7. Các triệu chứng hệ thống: Sốt trên 37 độ, tăng CRP hoặc tăng tốc độ máu lắng trên 20 mm/h bằng phương pháp Westegren. 8. Các bằng chứng của viêm cơ: Thâm nhiễm cơ vân kèm theo thoái hóa hoại tử sợi cơ.
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 14 Chẩn đoán xác định viêm da cơ: Có ít nhất một trong ba triệu chứng về da và bốn trong tám triệu chứng về cơ. Hiện nay chẩn đoán xác định viêm đa cơ và viêm da cơ sử dụng theo tiêu chuẩn Tanimoto và cộng sự 1995. Sẩn Gottron ở mặt duỗi của các khớp bàn ngón gần Sẩn Gottron ở mặt duỗi của khớp khuỷu tay Hình 1.1. Các hình ảnh của tổn thương da trong bệnh viêm da cơ [45] * Bệnh xơ cứng bì toàn thể (Systemic sclerosis - SSc) Xơ cứng bì hệ thống là một bệnh tự miễn hệ thống, đặc trưng về lâm sàng bởi tình trạng dầy và cứng da do sự tích luỹ colagen. Bệnh thường gặp ở nữ (75%-80%), khoảng 30-50 tuổi, tần xuất mắc bệnh khoảng 10-20 trường hợp mới mắc trên một triệu dân hàng năm [19], [32], [40]. Chẩn đoán xác định xơ cứng bì toàn thể Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ACR- 1980 gồm một tiêu chuẩn chính và ba tiêu chuẩn phụ như sau: - Tiêu chuẩn chính: Xơ da vùng gần, da dày ở mặt, ngực, lưng, gốc chi… - Tiêu chuẩn phụ: 1. Xơ da đầu chi 2. Sẹo ở ngón tay hoặc vết loét ở đầu ngón tay. 3. Xơ hai đáy phổi nhìn thấy trên phim Xquang tim phổi.
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 15 Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn chính hoặc 2/3 yếu tố của tiêu chuẩn phụ. Hoặc có thể chẩn đoán theo tiêu chuẩn ABCDCREST (U F Hanstein- Hội da liễu đức), 1. Các tự kháng thể: Tự kháng thể với protein dây tơ, kháng thể Scl-70. 2. Xơ phổi vùng đáy. 3. Cứng khớp và hạn chế vận động khớp. 4. Xơ cứng da. 5. Calci hóa đầu chi. 6. Hội chứng Raynaud. 7. Rối loạn vận động thực quản. 8. Xơ hóa da đầu chi. 9. Dãn mạch da ở đầu chi, mặt, môi, lưỡi. Chẩn đoán xơ cứng bì khi có >=3/9 yếu tố. Hiện nay áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán xơ cứng bì toàn thể của ACR- 1980 ( đạt độ nhậy 97% và độ đặc hiệu 98%) được áp dụng rộng rãi [9], [17]. * Bệnh mô liên kết hỗn hợp Bệnh mô liên kết hỗn hợp (Mixed Connective Tissue Disease - MCTD) là một bệnh tự miễn dịch, được mô tả lần đầu tiên bởi Sharp vào năm 1972. Bệnh gây tổn thương tại nhiều cơ quan với biểu hiện lâm sàng chồng chéo các đặc điểm lâm sàng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic lupus erythematosus - SLE), xơ cứng bì hệ thống (Systemic sclerosis - SSc), viêm đa cơ (Polymyositis- PM) [13], [26], [38]. Tiêu chuẩn chẩn đoán MCTD của Alarcon-Segovia và Villareal (1987) A. Huyết thanh học Hiệu giá kháng thể kháng RNP cao (>1:1600)
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 16 B. Lâm sàng 1. Phù các ngón tay 2. Viêm màng hoạt dịch 3. Viêm cơ (mô bệnh học hoặc sinh học) 4. Hiện tượng Raynaud 5. Xơ cứng da vùng đầu chi, có hoặc không kèm theo xơ cứng toàn thể Chẩn đoán MCTD khi có: Tiêu chuẩn về huyết thanh học và ≥ 3 tiêu chuẩn lâm sàng, trong đó ưu tiên tiêu chuẩn viêm cơ hoặc viêm màng hoạt dịch. Trường hợp 3 tiêu chuẩn lâm sàng là sưng ngón tay, xơ cứng đầu chi và hiện tượng Raunaud cần phải có thêm tiêu chuẩn khác để phân biệt với với bệnh xơ cứng bì. Hiện nay áp dụng tiêu chuẩn của của Alarcon-Segovia và Villareal (1987) để chẩn đoán bệnh mô liên kết hỗn hợp. 1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh tự miễn hệ thống 1.2.1. Đặc điểm lâm sàng 1.2.1.1. Sốt Sốt có thể là triệu chứng nổi bật của bệnh tự miễn, không có nguyên nhân rõ ràng. Phần lớn là sốt dai dẳng, kéo dài, thường sốt nhẹ 37,5ºC-37,6 ºC nhưng cũng có trường hợp sốt cao tới 39- 40ºC. Không thành cơn, sốt không rõ nguyên nhân, không có tính chu kì, thường xuất hiện vào các đợt cấp của bệnh. Sốt không rõ nguyên nhân có thể biểu hiện ban đầu, nhưng tìm hiểu rõ hơn có thể liên quan viêm cơ, viêm màng não vô trùng, viêm màng hoạt dịch, hạch hoặc nhiễm trùng tái diễn [14], [33], [23]. 1.2.1.2. Tổn thương hệ cơ xương khớp Tổn thương xương khớp là triệu chứng thường gặp trong các bệnh tự miễn hệ thống. Bệnh nhân đau khớp với tính chất đau kiểu viêm: Đau cả khi nghỉ ngơi, đau tăng về đêm gần sáng [8], [54], [51].
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 17 1.2.1.3. Tổn thương da và niêm mạc Hiện tượng Raynaud (Hình1.2) là triệu chứng gặp ở hầu hết các trường hợp, và là một trong những biểu hiện sớm nhất của MCTD, xơ cứng bì [16], [50]. Có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu tại chỗ nặng, thậm chí hoại tử các ngón. Các triệu chứng hay gặp khác gồm sưng nề tay, ngón tay dạng “dồi lợn” [70], cứng da, tổn thương da niêm mạc như ban đỏ dạng đĩa, ban đỏ tím, rụng tóc và loét niêm mạc miệng họng-sinh dục gặp ở bệnh nhân lupus [43], MCTD. Tổn thương da dạng ban sẩn như sẩn gottron. Các biểu hiện khác như giãn mạch da, loét và calci hóa da cũng có thể gặp. Tình trạng khô mắt-miệng (sicca) gặp ở 30% các trường hợp có thể là triệu chứng của hội chứng Gougerot-SjÖgren tiên phát hoặc thứ phát [23], [37]. Hình 1.2: Hình ảnh hội chứng Raynaud [50] 1.2.1.4. Tổn thương phổi Tổn thương phổi gặp ở 75% các trường hợp MCTD [70], 10-13% trường hợp SLE [23], xơ phổi là biến chứng thường gặp trong SSc có thể không biểu hiện triệu chứng cho đến khi bệnh nặng hoặc bệnh nhân thấy khó thở khi gắng sức, đau ngực khi hít thở, ho khan, nghe phổi thấy ran nổ ở hai đáy [42], [41]. Tổn thương viêm phổi kẽ là biến chứng nặng của bệnh PM/DM, là yếu tố tiên lượng nặng nguy cơ tử vong do suy hô hấp chiếm 33- 66% [10], [44], [46], [57].
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 18 1.2.1.5. Tổn thương thận Trong SLE biểu hiện tổn thương thận rất đa dạng, trong đợt kịch phát của SLE thường có hội chứng viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, suy thận. Tổn thương qua sinh thiết thận ở giai đoạn sớm của SLE gặp từ 60-70% bệnh nhân [53]. Chủ yếu là tổn thương cầu thận, thường là nguyên nhân gây tử vong của bệnh. Trong SSc tổn thương thận luôn luôn có về mô bệnh học cho dù không có biểu hiện trên lâm sàng. SSc có thể xảy ra cơn tổn thương thận cấp tính hay còn gọi là cơn cao huyết áp gây suy thận cấp tính có thể gây tử vong [17], [40]. Biểu hiện hay gặp nhất ở bệnh nhân MCTD là viêm cầu thận màng kín đáo không triệu chứng hoặc hội chứng thận hư. Tuy nhiên các trường hợp viêm cầu thận nặng hơn ở (giai đoạn III, IV, V). Tổn thương mạch thận cũng liên quan đến tình trạng tăng sinh tối thiểu và có thể gây ra tăng huyết áp ác tính, suy thận cấp, được ví như cơn thận cấp trong xơ cứng bì [61], [73]. 1.2.1.6. Tổn thương dạ dày - ruột Hội chứng mất nhu động thực quản như trong xơ cứng bì gặp ở gần 60 - 80% các trường hợp MCTD [72], là tổn thương về tiêu hóa hay gặp nhất. Biểu hiện của hội chứng này là giảm nhu động ở 2/3 dưới thực quản, dẫn đến giảm áp lực cơ hoành, nguyên nhân của các hiện tượng trào ngược, ợ nóng, khó nuốt, khó tiêu [16], [17]. Một số biểu hiện khác có thể gặp như giảm nhu động ruột, viêm thanh mạc, viêm mạch mạc treo dẫn đến thủng ruột, viêm tụy, hội chứng giảm hấp thu, bụng chướng khí hoặc giả túi thừa, viêm gan tự miễn [64], [22]. SLE các biểu hiện về tiêu hóa rất hiếm gặp. Có thể gặp xuất huyết tiêu hóa, thủng tạng rỗng, viêm tụy cấp [8], [23]. SSc tổn thương toàn bộ đường tiêu hóa, tổn thương thực quản thường gặp và biểu hiện sớm nhất (80%) [19], [36]. Tổn thương dạ dày biểu hiện bằng hội chứng kém hấp thu, sa dạ dày, hẹp môn vị, ruột kém nhu động [9].
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 19 1.2.1.7. Tổn thương thần kinh Khoảng 25% bệnh nhân MCTD có tổn thương thần kinh [39], hay gặp đau đầu do nguyên nhân mạch máu hoặc thứ phát sau viêm màng não vô khuẩn. Các triệu chứng co giật, rối loạn tâm thần hay xuất huyết não ít gặp. Tổn thương thần kinh ngoại biên có thể gặp viêm dây thần kinh sinh ba, đây cũng là biểu hiện thần kinh hay gặp trong xơ cứng bì. Ngược lại thì biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương thường gặp trong SLE [43], rối loạn tâm thần và co giật hiếm khi gặp trong MCTD. Nhức đầu là triệu chứng tương đối phổ biến trong MCTD, phần lớn bệnh nhân có nguyên nhân do mạch máu với biểu hiện đau nửa đầu, dấu hiệu kích thích màng não và viêm màng não vô trùng. Ngoài ra có thể gặp viêm tủy cắt ngang, hội chứng đuôi ngựa, viêm mạch võng mạc hoặc viêm đa dây thần kinh ngoại vi [70]. 1.2.1.8. Tổn thương tế bào máu SLE thiếu máu gă ̣p ở ít nhất 50% bê ̣ nh nhân, có thể là biểu hiê ̣n khởi phát của bê ̣nh, giảm ba ̣ch cầu, giảm tiểu cầu [12], [51]. Thiếu máu gặp trong 75% các trường hợp MCTD, thường là thiếu máu của viêm mạn tính, test Coombs dương tính trong khoảng 60% bệnh nhân, nhưng biểu hiện thiếu máu huyết tán không phổ biến. Giảm bạch cầu chủ yếu là tế bào lympho cũng gặp khoảng 75% các trường hợp và thường tương quan với mức độ hoạt động của bệnh [5], [55]. Giảm tiểu cầu và xuất huyết do giảm tiểu cầu hiếm gặp hơn. SSc và PM/DM ít tổn thương tế bào máu [40], [67]. 1.2.1.9. Biểu hiện tim mạch Tổn thương tim mạch trong bệnh SLE chiếm 80% (theo giải phẫu bệnh) [23]. Trong đó tổn thương cơ tim là nặng nhất. SSc tổn thương nặng nề rối loạn dẫn truyền gây rối loạn nhịp tim [9], [53]. MCTD tổn thương tim mạch rất đa dạng, viêm màng ngoài tim là biểu hiện hay gặp nhất với tỷ lệ 20-30% các bệnh nhân [72]. Tổn thương cơ tim thường thứ phát sau tăng áp lực động mạch phổi. Do vậy cần siêu âm Doppler tim phát hiện tăng áp lực động mạch phổi giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ tử vong [75].
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 20 1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng - Xét nghiệm máu ngoại vi thường thấy Giảm các dòng tế bào máu ngoại vi, thường gặp nhất là giảm bạch cầu. Xét nghiệm biểu hiện phản ứng viêm: Tốc độ máu lắng tăng. Protein C phản ứng tăng. Điện di protein: Albumin giảm, globulin tăng. Tổn thương gan thận phát hiện qua xét nghiệm: Ure, creatinin, SGOT, SGPT, tế bào trụ cặn, hồng cầu, protein trong nước tiểu. Phát hiện những tổn thương phổi kẽ, xơ hóa phổi, tràn dịch màng phổi bằng chụp Xquang tim phổi, có thể phát hiện sớm bằng chụp CTscan phổi. Phát hiện tổn thương tim mạch: Áp lực động mạch phổi tâm thu, tràn dịch màng tim bằng siêu âm Doppler tim màu. 1.2.3. Các xét nghiệm miễn dịch trong chẩn đoán các bệnh tự miễn hệ thống 1.2.3.1. Kháng thể kháng nhân (Anti nuclear antibodies - ANAs) Kháng thể kháng nhân là các tự kháng thể kháng lại histone, chuỗi kép, chuỗi đơn DNA, phức hợp RNP và các thành phần khác của nhân tế bào. Xét nghiệm huỳnh quang miễn dịch gián tiếp sử dụng tế bào Hep-2 một dải tế bào nội mô người là nguồn nhân và sử dụng tế bào Hep-2 nhậy hơn so các xét nghiệm trước đây sử dụng tế bào gan và thận của bộ gặm nhấm. Xét nghiệm ANA bằng huỳnh quang miễn dịch gián tiếp cho hình ảnh nhuộm màu của nhân tế bào. Mầu nhuộm có thể lan tỏa hoặc đồng đều (kháng thể kháng histone), hình móng ngựa (hình ảnh không phải phổ biến thường do kháng thể protein vỏ nhân và kháng chuỗi kép DsDNA, dạng đốm (kháng thể kháng Sm, RNP, và các kháng nguyên khác), nhân, tâm động. Nhìn chung không có mối tương quan chặt chẽ giữa các hình thái bắt màu nhuộm với bệnh cảnh lâm sàng và bệnh. Ngoại trừ hình ảnh tâm động có thể đặc hiệu cho xơ cứng bì.
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 21 Bệnh nhân thường có kháng thể kháng lại nhiều thành phần của nhân, và các hình thái bắt màu của các tự kháng thể (ví dụ kháng histone) có thể cản trở việc phát hiện các kháng thể khác. Các loại kháng thể trong gia đình của ANA không nên loại trừ, thay thế hoặc được chỉ định một cách cụ thể nếu không có chỉ định gồm: SLE và các bệnh thấp khác, bệnh tự miễn đặc hiệu cơ quan, bệnh tăng sinh lympho và nhiễm trùng mạn tính. Một số ANA dương tính do thuốc nhưng ít phổ biến như trong hội chứng giống lupus [74], [68]. Độ nhạy của xét nghiệm ANA bằng huỳnh quang miễn dịch gián tiếp cho SLE là rất cao >95%. Xét nghiệm kháng thể kháng nhân bằng phương pháp huỳnh quang miễn dịch gián tiếp là hữu ích và là xét nghiệm tiêu chuẩn để sàng lọc và khi có nghi ngờ SLE, lupus do thuốc, bệnh hỗn hợp mô liên kết và xơ cứng bì. ANA có vài trò tiên lượng nếu bệnh nhân có hội chứng raynaud đơn độc xác định nguy cơ mắc xơ cứng bì đến 95% [74], [68]. 1.2.3.2. Kháng thể kháng chuỗi kép (Anti-DsDNA) Kháng thể anti DsDNA nhận ra cặp base, bộ khung phosphat ribose của nó và cấu trúc xoắn kép. Phương pháp ELISA là phương pháp phổ biến dùng trong xét nghiệm phát hiện Tự kháng thể anti DsDNA và đã thay thể phương pháp miễn dịch phóng xa Farr (Farr radioimmunoassay) và phương pháp nhuộm huỳnh quang miễn dịch bằng trùng roi Crithidia luciliae. Kháng thể anti DsDNA nên được xét nghiệm nếu nghi ngờ bệnh nhân SLE và khi ANA dương tính. Ích lợi xét nghiệm kháng thể anti DsDNA mang lại là cực kì thấp nếu như bệnh nhân xét nghiệm ANA âm tính bằng huỳnh quang miễn dịch gián tiếp trên tế bào Hep -2. Theo dõi hiệu giá kháng thể anti DsDNA có thể có vai trò theo dõi đợt cấp của SLE.
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 22 Độ đặc hiệu của kháng thể anti DsDNA cho SLE là 97% và có thể đạt đến 100%. Vì vậy nếu kháng thể anti DsDNA dương tính có vai trò quan trong cho chẩn đoán SLE. Kháng thể anti DsDNA xuất hiện khoảng 60-80% số bệnh nhân bị SLE [61]. 1.2.3.3. Kháng thể kháng RNP-70 (Anti-RNP-70) Kháng thể anti RNP-70 được xác định ban đầu là kháng nguyên ngoài nhân. Kháng thể anti RNP-70 nhận biết phức hợp protein và RNA nhân được gọi là U1. Phương pháp ELISA ngày càng thay thể một cách rộng rãi cho xét nghiệm bằng phương pháp miễn dịch khuếch tán để xác định kháng thể anti RNP 70. Bằng phương pháp huỳnh quang miễn dịch gián tiếp phát hiện ANA, kháng thể anti RNP-70 cho hình ảnh bắt màu nhuộm lốm đốm [58], [47], [59]. Kháng thể anti RNP-70 nên được xét nghiệm nếu tình trạng lâm sàng nghi ngờ SLE hoặc MCTD và khi ANA dương tính bằng xét nghiệm huỳnh quang miễn dịch gián tiếp [39]. Kháng thể anti RNP-70 xuất hiện khoảng 30-40% số bệnh nhân SLE. Bệnh MCTD thường có sự lưu hành của kháng thể anti RNP-70 khoảng 95- 100% [33] [70]. 1.2.3.4. Kháng thể kháng ScL -70 (Anti-Scl-70) Kháng thể anti Scl-70 cho hình ảnh nhuộm nucleptit trên huỳnh quang miễn dịch gián tiếp và cũng được xác định bằng xét nghiệm miễn dịch khuếch tán, immunoblotting và ELISA. Kháng thể anti Scl-70 nên được chỉ định khi có nghi ngờ bệnh nhân biểu hiện lâm sàng của xơ cứng bì. Phương pháp miễn dịch khuếch tán xác định kháng thể anti Scl -70 gặp 20-30% ở bệnh nhân xơ cứng bì và khoảng 40% bệnh nhân có sự hiện diện của kháng thể nếu làm bằng phương pháp immunoblotting hoặc ELISA. Độ đặc hiệu của kháng thể anti Scl-70 đạt gần 100% bằng phương pháp huỳnh quang miễn dịch gián tiếp và immunoblotting.
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 23 Vì vậy khi bệnh nhân có triệu chứng của xơ cứng bì mà xét nghiệm kháng thể anti Scl-70 dương tính thì cho phép chẩn đoán xác định xơ cứng bì. Độ đặc hiệu của phương pháp ELISA có thể thấp hơn các phương pháp trên [56]. Sự lưu hành kháng thể này có giá trị tiên lượng trong bệnh xơ cứng bì và thường là tiên lượng nặng, làm tăng nguy cơ tổn thương da lan tỏa và bệnh phổi kẽ [7], [49]. 1.2.3.5. Kháng thể kháng Jo1 (Anti-Jo1) Kháng thể anti Jo1 kháng lại enzyme tổng hợp Histidyl-tRNA, một enzyme của bào tương. Phát hiện kháng thể anti Jo1 sử dụng phương pháp huỳnh quang miễn dịch và thường dương tính trên bệnh nhân viêm da cơ, viêm đa cơ [67]. Kháng thể này được sử dụng cho chẩn đoán khi nghi ngờ hội chứng kháng synthetase syndrome, chẩn đoán phân biệt viêm cơ, chẩn đoán phân biệt các dạng viêm phế nang xơ hóa. Kháng thể anti Jo1 gặp trong bệnh nhân viêm da cơ tự miễn hoặc bệnh lý viêm da cơ trong bệnh cảnh bệnh hỗn hợp mô liên kết. Giá trị đặc hiệu chẩn đoán của kháng thể anti Jo1 đạt gần 100% xét nghiệm này thường được loại trừ trong dạng tổn thương viêm cơ vô căn [45]. Trong viêm cơ thanh thiếu niên, kháng thể anti Jo1 hiếm khi được tìm thấy. Hầu hết các bệnh nhân viêm cơ có kháng thể anti Jo1 lưu hành được gọi là hội chứng kháng enzyme tổng hợp (anti-synthetase syndrome). Tỷ lệ lưu hành kháng thể anti Jo1 trong bệnh lý phối hợp viêm cơ và xơ hóa phế nang khoảng 60% [65]. Bệnh nhân viêm da cơ có kháng thể anti Jo1 thường biểu hiện tình trạng lâm sàng nặng hơn, tần suất tái phát nhiều hơn và tiên lượng xấu hơn. Bệnh phổi kẽ biểu hiện ở trên 70% bệnh nhân viêm da cơ có kháng thể anti Jo1 lưu hành. Nồng độ kháng thể anti Jo1 có thể dao động khi tình trạng bệnh hoạt động hoặc lui bệnh sau điều trị thành công hoặc quá trình thoái lui [58].
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 24 1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh tự miễn hệ thống 1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới Năm 1976 Sharp và cộng sự nghiên cứu các tự kháng thể trong bệnh MCTD, SLE và các bệnh thấp khác, đã tìm ra các tự kháng thể Ribonucleoprotein, qua nghiên cứu 100 bệnh nhân có 74 bệnh nhân MCTD, 12 SLE, 8 SSc, 6 bệnh nhân có hội chứng chồng chéo chưa rõ ràng [61]. Năm 2005 Greidinger E L và Hoffman R W nghiên cứu về các tự kháng thể trong cơ chế bệnh sinh MCTD tìm ra tự kháng thể U1- RNP [30]. Năm 2008 Hoffman và cộng sự đã nghiên cứu cơ chế bệnh sinh của bệnh MCTD: Thấy có một sự tương tác phức tạp của hệ thống miễn dịch bẩm sinh và biến đổi cấu trúc kháng nguyên xảy ra trong quá trình apoptosis hoặc biến đổi của tự kháng nguyên dẫn đến sinh ra các tự kháng thể gây bệnh [33]. Năm 2015 Gomes và cộng sự nghiên cứu các bệnh tự miễn và thai kỳ: Các tác giả thấy một liên kết mạnh mẽ giữa bệnh tự miễn dịch và biến chứng sản khoa, đặc biệt là với bệnh lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng kháng phospholipid và viêm tuyến giáp tự miễn dịch [29]. Năm 2015 Hozumi và cộng sự đã nghiên cứu về vai trò của kháng thể kháng Synthetase và bệnh phổi kẽ ở bệnh nhân viêm đa cơ/viêm da cơ kết luận: Sự xuất hiện của kháng thể kháng Synthetase là một dấu ấn tiên lượng tốt của bệnh nhân viêm đa cơ/viêm da cơ [34]. Năm 2016 Ungprasert P và cộng sự nghiên cứu về dịch tễ học bệnh MCTD (từ năm 1985-2014) có kết quả như sau: Trong 50 trường hợp MCTD tuổi trung bình mắc bệnh là 48,1 tuổi, nữ chiếm 84%, tỷ lệ mắc bệnh 1,9/100000 dân. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp như: H/c Raynaud chiếm 80%, đau khớp 30%, sưng phù bàn tay là 64% [70]…
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 25 1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, năm 2006 tác giả Vũ Thị Kim Hải đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và tổn thương tim mạch ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống”. Qua nghiên cứu thấy suy tim phải là 19,6%, tiếng cọ màng tim 29,03% [2]. Năm 2012, Trần Thị Minh Hoa và cộng sự nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cân lâm sàng của 128 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống tại Khoa Cơ Xương Khớp giai đoạn 2009-2011 kết quả: triệu chứng lâm sàng hay gặp là viêm khớp 84,4%, thiếu máu 87,5%, ANA(+) 94% [3]. Năm 2011, Vũ Văn Cường thực hiện đề tài “Khảo sát tỷ lệ kháng thể kháng nhân (ANA), Kháng thể kháng chuỗi kép DNA trong huyết thanh của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống, một số bệnh tự miễn khác và mối liên quan các tổn thương nội tạng”. Kết quả triệu chứng ban đỏ chiếm 87.5%, sốt chiếm 72.5%, viêm khớp 65%, số bệnh nhân dương tính với hai kháng thể chiếm 55% [1]. Năm 2012, tác giả Nguyễn Thùy Trang với đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tổn thương thận và mức độ suy thận trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống điều trị tại trung tâm Dị ứng- miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai” cho thấy tỷ lệ bệnh nhân suy thận độ 1 cao nhất (32%), sau đó đến độ 2 (26%), độ 3b (24%), độ 4 (10%), và cuối cùng là độ 3a (8%) [11]. Năm 2013, tác giả Nguyễn Văn Nghĩa với nghiên cứu “Đánh giá mối liên quan giữa kháng thể Scl-70 và tổn thương nội tạng ở bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống tiến triển”. Kết quả tỷ lệ lưu hành kháng thể Scl-70 ở bệnh nhân xơ cứng bì toàn thể là 36.7%, tổn thương phổi là tổn thương thường gặp ở bệnh nhân có kháng thể Scl-70, trong đó tổn thương chủ yếu là tăng áp lực động mạch phổi và viêm phổi kẽ [7].
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 26 Năm 2012, tác giả Nguyễn thị Mai Hương nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 45 bệnh nhân mô liên kết hỗn hợp cho thấy các triệu chứng thường gặp: Đau khớp 100%, Hội chứng Raynaud 93,3%, tổn thương cơ chiếm 86,7%, tỷ lệ tổn thương các màng là 55,6%, 100% RNP-70 (+) [5]. Năm 2015, tác giả Mai Văn Hưng nghiên cứu “Đặc điểm tổn thương tim của bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống” kết quả tỷ lệ bệnh nhân có ít nhất 1 tổn thương tim trên siêu âm tim hoặc điện tâm đồ trong nghiên cứu là 81,8% [4]. Năm 2015, tác giả Nguyễn thị Phương Thủy nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số thay đổi miễn dịch của 151 bệnh nhân viêm đa cơ/ viêm da cơ. Kết quả có 43,7% bệnh nhân có các kháng thể đặc hiệu của bệnh viêm đa cơ và viêm da cơ [10]. Tuy nhiên ở nước ta chưa có nghiên cứu tổng hợp phân tích bốn nhóm bệnh tự miễn thường gặp và so sánh mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm miễn dịch với triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm đa cơ/viêm da cơ, mô liên kết hỗn hợp.
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 27 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Gồm 138 bệnh nhân có tổn thương cơ xương khớp trên lâm sàng, được chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ (47 bệnh nhân), viêm đa cơ/viêm da cơ (31 bệnh nhân), mô liên kết hỗn hợp (30 bệnh nhân), xơ cứng bì (30 bệnh nhân). 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân - Bệnh nhân có tổn thương cơ và/hoặc xương khớp: + Khớp: sưng, đau khớp ngoại vi và/hoặc biểu hiện tổn thương tại cơ: yếu cơ gốc chi, dấu hiệu ghế đẩu dương tính, men CK tăng - Các bệnh nhân được lựa chọn có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán: + Bệnh lupus ban đỏ hệ thống: Theo tiêu chuẩn của hội thấp khớp học mỹ ACR 1997 [52]: 1. Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt 2. Ban đỏ dạng đĩa ở mặt hoặc ở thân 3. Nhạy cảm với ánh nắng 4. Loét miệng hoặc mũi họng 5. Viêm nhiều khớp không có hình bào mòn trên Xquang 6. Viêm thanh mạc: Màng phổi, màng tim 7. Tổn thương thận: Protein niệu>500mg/24h, hoặc tế bào niệu 8. Tổn thương thần kinh-tâm thần đã loại trừ nguyên nhân khác 9. Rối loạn về máu: Thiếu máu huyết tán có tăng hồng cầu lưới hoặc giảm tổng số bạch cầu < 4.000/mm3 hoặc giảm lympho bào < 1.500/mm3 hoặc giảm tiểu cầu < 100.000/mm3
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 28 10. Rối loạn miễn dịch: Kháng thể anti Ds-DNA hoặc kháng Sm hoặc tìm thấy kháng thể kháng Antiphospholipid dương tính.Hoặc test huyết thanh dương tính giả với giang mai kéo dài trên 6 tháng 11. Kháng thể kháng nhân: Dương tính Chẩn đoán xác định khi có ít nhất 4/11 tiêu chuẩn trên. + Xơ cứng bì toàn thể: Theo tiêu chuẩn ACR 1980 [40]: - Tiêu chuẩn chính: Xơ da vùng gần, da dày ở mặt, ngực, lưng, gốc chi… - Tiêu chuẩn phụ: 1. Xơ da đầu chi 2. Sẹo ở ngón tay hoặc vết loét ở đầu ngón tay. 3. Xơ hai đáy phổi nhìn thấy trên phim Xquang tim phổi. Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn chính hoặc 2/3 yếu tố của tiêu chuẩn phụ. + Viêm đa cơ/ Viêm da cơ: Theo tiêu chuẩn của của Tanimoto và cộng sự 1995[67]:  Chẩn đoán xác định viêm đa cơ 1. Yếu cơ vùng gốc chi: Chi dưới hoặc thân. 2. Tăng men CK (creatinin kinase) huyết thanh hoặc Aldolase 3. Đau cơ gây nên hoặc đau tự phát. 4. Điện cơ có biến đổi nguồn gốc cơ: Thời gian ngắn, đơn vị vận động nhiều pha với các rung giật tự phát. 5. Kháng thể kháng Jo1 dương tính. 6. Viêm khớp không phá hủy khớp hoặc đau khớp. 7. Các triệu chứng hệ thống: Sốt trên 37 độ, tăng CRP hoặc tăng tốc độ máu lắng trên 20 mm/h bằng phương pháp Westegren. 8. Các bằng chứng của viêm cơ: Thâm nhiễm cơ vân kèm theo thoái hóa hoại tử sợi cơ.
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 29  Chẩn đoán xác định viêm da cơ Triệu chứng về da: 1. Ban tím sẫm quanh hốc mắt (Heliotrope rash): Hồng ban xuất hiện trên mí mắt. 2. Sẩn Gottron: Ban xuất huyết sừng hóa, ban teo hoặc mảng đỏ hoặc tím ở quanh mặt duỗi của ngón tay. 3. Hồng ban ở mặt duỗi ở các khớp ngoại vi lớn (khớp gối, khuỷu). Triệu chứng về cơ: 1. Yếu cơ vùng gốc chi: Chi dưới hoặc cánh tay. 2. Tăng men CK (Creatinin kinase) huyết thanh hoặc adolase. 3. Đau cơ gây nên hoặc đau cơ tự phát. 4. Điện cơ có biến đổi nguồn gốc cơ: Thời gian ngắn, đơn vị vận động nhiều pha với các rung giật cơ tự phát. 5. Kháng thể kháng jo1 (histadyl tRNA synthetase). 6. Viêm khớp không phá hủy khớp hoặc đau khớp. 7. Các triệu chứng hệ thống: Sốt trên 37 độ, tăng CRP hoặc tăng tốc độ máu lắng trên 20 mm/h bằng phương pháp Westegren. 8. Các bằng chứng của viêm cơ: Thâm nhiễm cơ vân kèm theo thoái hóa hoại tử sợi cơ. Chẩn đoán xác định viêm da cơ: Có ít nhất một trong ba triệu chứng về da và bốn trong tám triệu chứng về cơ. + Bệnh mô liên kết hỗn hợp: Theo tiêu chuẩn của Alarcon-Segovia (1987) [38]: Huyết thanh học: Hiệu giá kháng thể kháng RNP cao (>1:1600) Lâm sàng: 1. Phù các ngón tay 2. Viêm màng hoạt dịch
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 30 3. Viêm cơ (mô bệnh học hoặc sinh học) 4. Hiện tượng Raynaud 5. Xơ cứng da vùng đầu chi, có hoặc không kèm theo xơ cứng toàn thể Chẩn đoán MCTD khi có: Tiêu chuẩn về huyết thanh học và ≥ 3 tiêu chuẩn lâm sàng, trong đó ưu tiên tiêu chuẩn viêm cơ hoặc viêm màng hoạt dịch. - Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên. - Bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân - Bệnh nhân không được làm đủ xét nghiệm miễn dịch cơ bản. - Bệnh nhân đang mắc bệnh ung thư. - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: 124 bệnh nhân ở Bệnh viện Bạch Mai và 14 bệnh nhân của Bệnh viện ĐKTƯ Thái Nguyên (khoa Cơ Xương Khớp) được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai làm xét nghiệm chẩn đoán xác định bệnh. - Thời gian nghiên cứu: Từ 1/2015 - 3/2016. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả. - Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang. - Phương pháp chọn mẫu: Thuận tiện. - Cỡ mẫu: Toàn bộ. - Phương pháp thu thập số liệu: Tiến cứu kết hợp hồi cứu từ 1/2015 - 3/2016. 2.2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu 2.2.2.1. Về đặc điểm lâm sàng * Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu - Tuổi: Phân nhóm tuổi + 18- 30 tuổi + 31-40 tuổi
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 31 + 41-50 tuổi + 51-60 tuổi + > 60 tuổi - Giới: (nam, nữ). - Thời gian phát hiện bệnh: Thời gian xuất hiện triệu chứng ban đầu của bệnh. Các nhóm thời gian: < 1 năm; 1-5 năm; 5-10 năm; >10 năm. * Lâm sàng + Sốt + Teo da, loét da, loét niêm mạc + Ban đỏ + Sẩn gottron + Hội chứng Raynaud + Rụng tóc + Mất nếp nhăn ở da + Đau khớp, sưng khớp + Đau cơ, yếu cơ + Sưng phù bàn tay 2.2.2.2. Về cận lâm sàng * Các xét nghiệm thường quy - Thiếu máu, hạ bạch cầu, giảm tiểu cầu: Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu. - Hội chứng viêm: Máu lắng tăng, CRP tăng. - Rối loạn điện giải: Na, K thay đổi, tăng các men cơ: SGOT, SGPT, creatinin kinase (CK), suy chức năng thận dựa vào: Ure, Creatinin. - Biểu hiện tổn thương thận qua xét nghiệm nước tiểu: Protein niệu 24h, hồng cầu, trụ niệu.
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 32 * Chẩn đoán hình ảnh: Xquang phổi thẳng, CT scan phổi, Siêu âm Doppler tim. - Tổn thương phổi: Xơ phổi, viêm phổi kẽ, tràn dịch màng phổi. - Tổn thương tim: EF giảm, tràn dịch màng tim, viêm cơ tim, tăng ALĐMP. - Tổn thương cơ: Điện cơ, sinh thiết cơ. * Xét nghiệm miễn dịch - Kết quả xét nghiệm miễn dịch: ANA, kháng thể anti DsDNA, kháng thể anti Scl-70, kháng thể anti Jo1, kháng thể anti RNP-70. - Tỷ lệ kết quả xét nghiệm ANA và kháng thể anti DsDNA trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống. - Tỷ lệ kết quả xét nghiệm ANA và kháng thể anti Scl-70 trong bệnh xơ cứng bì. - Tỷ lệ kết quả xét nghiệm ANA và kháng thể anti Jo1 trong bệnh viêm đa cơ/viêm da cơ. - Tỷ lệ kết quả xét nghiệm ANA và kháng thể anti RNP-70 trong bệnh mô liên kết hỗn hợp. 2.2.2.3. Phân tích mối liên quan giữ kết quả xét nghiệm miễn dịch với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong chẩn đoán các bệnh SLE, SSc, PM/DM, MCTD * Liên quan giữa kết quả xét nghiệm miễn dịch trong chẩn đoán từng bệnh - Liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể kháng nhân ANA trong chẩn đoán SLE, SSc, PM/DM, MCTD. - Liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể kháng chuỗi kép Ds DNA trong chẩn đoán SLE, SSc, PM/DM, MCTD. - Liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti Scl-70 trong chẩn đoán SLE, SSc, PM/DM, MCTD. - Liên quan giữa kết quả xét nghiệm kháng thể anti RNP-70 trong chẩn đoán SLE, SSc, PM/DM, MCTD.
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 33 * Mối liên quan giữa xét kết quả nghiệm miễn dịch với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh SLE, SSc, PM/DM, MCTD - Liên quan giữa xét nghiệm anti DsDNA với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở các bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống: + Lâm sàng: Sốt, rụng tóc, viêm khớp, ban đỏ, đau yếu cơ. + Cận lâm sàng: Viêm phổi kẽ, tăng ALĐMP, thiếu máu, tổn thương thận - Liên quan giữa xét nghiệm anti Scl-70 với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở các bệnh nhân xơ cứng bì: + Lâm sàng: Sốt, viêm khớp, H/c Raynaud, teo loét da, mất nếp nhăn. + Cận lâm sàng: Viêm phổi kẽ, tăng ALĐMP, thiếu máu, tổn thương thận - Liên quan giữa xét nghiệm anti Jo1 với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở các bệnh nhân viêm đa cơ/viêm da cơ: + Lâm sàng: Sốt, viêm khớp, đau yếu cơ. + Cận lâm sàng: Viêm phổi kẽ, tăng ALĐMP, thiếu máu, tổn thương thận. - Liên quan giữa xét nghiệm anti RNP-70 với một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở các bệnh nhân mô liên kết hỗn hợp: + Lâm sàng: Sốt, viêm khớp, sưng phù bàn tay. + Cận lâm sàng: Viêm phổi kẽ, tăng ALĐMP, thiếu máu, tổn thương thận 2.3. Phương pháp thu thập số liệu Tất cả các bệnh nhân được khám lâm sàng và hỏi bệnh lấy thông tin theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất: Tuổi, giới, thời gian bị bệnh, các dấu hiệu lâm sàng (sốt, đau khớp, biến dạng khớp, sưng phù bàn tay, đau cơ, yếu cơ, mất nếp nhăn, ban đỏ ở da, teo da, loét da). Tất cả các bệnh nhân được làm các xét nghiệm miễn dịch tại Trung tâm Dị ứng- MDLS Bạch Mai, chụp Xquang tim phổi, CT scan phổi, siêu âm doppler tim. Với bệnh nhân viêm đa cơ/viêm da cơ đều được sinh thiết cơ tứ đầu đùi dưới hướng dẫn siêu âm tại khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai, điện cơ tứ chi tại Viện Lão Khoa trung ương.
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 34 Trong đó 14 bệnh nhân điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai làm xét nghiệm, chẩn đoán xác định bệnh. 2.3.1. Đặc điểm lâm sàng - Toàn thân: Mệt mỏi, sốt, gầy sút + Sốt: Mức độ sốt cao, trung bình, nhẹ. Sốt thành cơn hay sốt liên tục, sốt kéo dài (sốt >14 ngày). + Da có ban hình cánh bướm, ban dạng đĩa, sẩn gottron ở mặt duỗi các chi. Khám da có teo, loét, hoại tử, dày cứng da, mất nếp nhăn. + Niêm mạc: Khám niêm mạc khô, loét. + Hội chứng Raynaud: Là tình trạng thiếu máu ở ngọn chi, sẹo ngọn chi khó liền, hoại tử các ngón. - Khớp: Đau khớp và viêm khớp, tính chất đau kiểu viêm hay kiểu cơ học, mức độ đau đánh giá theo thang điểm VAS (Visual Analog Scale). Thang điểm VAS: Đánh giá cường độ đau theo cảm giác chủ quan của bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu. Bệnh nhân nhìn vào một thước chia 10 vạch, mỗi vạch cách nhau 10mm và lượng giá mức độ đau của mình trên thước. Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS có ba mức độ sau: Từ 10 đến 40 (mm): Đau nhẹ Từ 50 đến 60 (mm): Đau vừa Từ 70 đến 100 (mm): Đau nặng - Cơ: Đau cơ, yếu cơ vùng gốc chi, đối xứng 2 bên. Bệnh nhân có dấu hiệu ghế đẩu dương tính. Yếu cơ vùng ngọn chi thường xảy ra ở giai đoạn muộn của bệnh. Hay gặp nhất là các nhóm cơ ở vùng vai và vùng đái chậu, sau đó đến cơ ở cổ, đặc biệt là những cơ tham gia vào động tác gập cổ. Những cơ ở vùng mặt và các cơ vận nhãn hiếm khi bị tổn thương. Yếu cơ vùng hầu họng làm bệnh nhân khó nuốt hoặc khàn tiếng, yếu cơ liên sườn dẫn đến khó thở.
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 35 - Tiêu hóa: Nuốt nghẹn, ăn nghẹn uống nước nghẹn, khó nuốt. - Thận: Protein niệu, hồng cầu niệu, bạch cầu niệu. - Tim mạch: Tràn dịch màng tim, suy tim. - Phổi: Ho, khó thở, viêm phổi kẽ, tràn dịch màng phổi, tăng áp lực động mạch phổi - Chẩn đoán viêm phổi kẽ khi [18]: + Trên phim Xquang phổi thường quy có biểu hiện xơ phổi. + Hoặc trên phim CT scan phổi có ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau: o Hình tổ ong o Hình kính mờ o Xơ phổi và có hình ảnh lưới o Giãn phế quản do co kéo 2.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu 2.3.2.1. Xét nghiệm công thức máu - Xét nghiệm công thức máu làm tại khoa Huyết học bệnh viện Bạch Mai, giá trị tham chiếu do khoa cung cấp. + Các tế bào máu ngoại vi được đo bằng máy đếm huyết học tự động. Bảng 2.1. Giá trị bình thường của các chỉ số xét nghiệm công thức máu Công thức máu Giá trị bình thường Nữ Nam Hồng cầu 4,0 - 5,2 T/l 4,5 - 5,9 T/l Huyết sắc tố 120 - 160 g/l 130 - 175 g/l Bạch cầu 4 - 10 G/l Tiểu cầu 150 - 400 G/l
  • 47. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 36 Bệnh nhân được coi là thiếu máu khi: Hồng cầu và huyết sắc tố ở dưới giới hạn thấp trên. - Tốc độ máu lắng được đánh giá bằng phương pháp Westergren, xét nghiệm được coi là tăng khi máu lắng giờ 1: + Ở nam giới: > 15mm/giờ (<50 tuổi) và >20mm/h (>50 tuổi) + Ở nữ giới: > 20mm/giờ (<50 tuổi) và >30mm/h (>50 tuổi). 2.3.2.2. Xét nghiệm sinh hóa máu - Các xét nghiệm sinh hóa máu: Được thực hiện tại Bệnh viện Bạch Mai bằng máy Olympus au2700. Bảng 2.2. Giá trị bình thường của các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu Các thông số sinh hóa Giá trị bình thường Tăng Giảm Nữ Nam Creatinin 53-97 µmol/l 62-115 µmol/l Khi giá trị cao hơn mức giá trị cận trên Khi giá trị thấp hơn mức giá trị cận dưới Natri 135-145 mmol/l Kali 3,2-5,0 mmol/l SGOT ≤31U/l ≤37 U/l SGPT ≤31U/l ≤40 U/l CK 24-167 U/l 24-190 U/l 2.3.2.3. Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu Được thực hiện tại Bệnh viện Bạch Mai bằng máy clinitek novis. Bệnh nhân đều được làm xét nghiệm nước tiểu 10 thông số và xét nghiệm protein niệu 24h. Bệnh nhân có biểu hiện tổn thương thận khi: Protein niệu >500mg/24h hoặc có tế bào hồng cầu niệu, trụ hạt. - Cách lấy nước tiểu 24h: Bỏ bãi nước tiểu đầu trên vào buổi sáng sớm vào lúc 6h sáng. Bắt đầu hứng nước tiểu vào bình sạch (có chất bảo quản nước tiểu) từ bãi thứ hai trở đi cho đến 6h sáng hôm sau, đi tiểu lần cuối cùng vào bình. Sau đó trộn đều, đong số lượng nước tiểu và gửi mẫu nước tiểu 24h tới phòng thí nghiệm.
  • 48. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 37 2.3.2.4. Các phương pháp thăm dò phát hiện tổn thương ở phổi: - Chụp Xquang phổi thường quy: Được tiến hành tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai. Các tổn thương phổi trên phim Xquang phổi thường quy có thể gặp gồm: Tràn dịch màng phổi, giãn phế quản phế nang, viêm phổi kẽ, xơ phổi… - Chụp CT scan phổi: Lớp mỏng có độ phân dải cao ở thì hít vào hết sức, không tiêm thuốc cản quang. Độ dày của 1 lớp cắt là 1mm, khoảng cách giữa 2 lớp là 12 mm, lấy hết toàn bộ trường phổi, được tiến hành tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai. Các tổn thương phổi trên phim CT scan phổi có thể gặp gồm: Hình kính mờ, hình đông đặc, tổn thương xơ: hình tổ ong, hình giãn phế quản do co kéo, tràn dịch màng phổi, viêm phổi kẽ. 2.3.2.5. Các phương pháp thăm dò phát hiện tổn thương ở cơ - Điện cơ tứ chi: Được thực hiện tại phòng ghi điện cơ, Viện Lão khoa trung ương bằng máy Neuropack MEB-9400K của hãng Nihon Kohden Nhật Bản. Những điện cực kim được cắm vào cơ ở các chi để ghi lại dẫn truyền thần kinh và hoạt động của điện cơ. + Chỉ định làm điện cơ tứ chi khi bệnh nhân có một trong những biểu hiện sau: Yếu cơ vùng gốc chi đối xứng hai bên, đau cơ ở vùng gốc chi, có các tổn thương ở da trong bệnh viêm da cơ, các men cơ trong huyết thanh tăng. Trong bệnh viêm đa cơ và viêm da cơ, trên điện cơ đồ chẩn đoán dương tính khi thấy hình ảnh dễ bị kích thích của các sợi cơ khi nghỉ ngơi và/hoặc khi co cơ thấy các điện thế phức tạp, biên độ thấp. - Sinh thiết cơ đùi: Bằng súng sinh thiết cơ tự động dưới hướng dẫn của siêu âm, được thực hiện tại Khoa Khớp, Bệnh viện Bạch Mai. + Chỉ định sinh thiết cơ đùi khi bệnh nhân có một trong những biểu hiện sau: Yếu cơ vùng gốc chi đối xứng hai bên, đau cơ ở vùng gốc chi, có các tổn thương ở da trong bệnh viêm da cơ, các men cơ trong huyết thanh tăng, có tổn thương nguồn gốc cơ khi làm điện cơ tứ chi.
  • 49. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 38 + Mỗi bệnh nhân được lấy 2 mảnh mô cơ ở vùng đùi để làm giải phẫu bệnh. Mô bệnh học của cơ sẽ được đọc kết quả tại khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Bạch Mai. Mô cơ được chuyển đúc paraffin, sau đó, được cắt với các lớp cắt có độ dày là 5 µm, nhuộm HE và PAS. + Mô bệnh học của bệnh viêm đa cơ và viêm da cơ dương tính khi: Xâm nhập các tế bào viêm mạn tính ở xung quanh các mạch máu và tổ chức mô kẽ xung quanh các sợi cơ. 2.3.2.6. Các phương pháp thăm dò phát hiện tổn thương ở tim - Tất cả bệnh nhân nghiên cứu được siêu âm Doppler tim được làm tại Viện Tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai: Phát hiện suy tim, tràn dịch màng tim, tăng áp lực động mạch phổi EF< 50 mmHg (giảm) + Áp lực động mạch phổi tâm thu [18]: Bình thường < 30 mmHg Tăng nhẹ 30 - 45 mmHg Tăng vừa 45 - 65 mmHg Tăng nhiều > 65 mmHg 2.3.3. Xét nghiệm miễn dịch - Xét nghiệm miễn dịch bằng phương pháp ELISA gián tiếp làm tại Trung tâm Dị ứng - MDLS bệnh viện Bạch Mai, với dàn máy ELISA của hãng BIORAD của Đức. - Phương pháp ELISA gián tiếp (Enzyme Linked ImmunoSorbent Assay) ELISA gián tiếp là một phương pháp được sử dụng rất phổ biến để phát hiện các kháng thể tự miễn. Trong phương pháp này các kháng nguyên chuẩn được gắn lên các giếng của bộ kit. Mỗi bộ kít gồm 96 giếng (Hình 2.1). Kháng nguyên gắn kết rất chặt chẽ với các tấm nhựa trong ELISA vì nhựa là phản ứng tự nhiên hoặc đã được kích hoạt bởi bức xạ do đó không bị tách rời với kít.
  • 50. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 39 Hình 2.1: Một bộ kít gồm 96 giếng được sử dụng trong kỹ thuật ELISA (ảnh minh họa) Phương pháp ELISA gián tiếp gồm 3 pha khác nhau (Hình 2.1) Pha 1: mẫu chứng và mẫu bệnh phẩm pha loãng được nhỏ vào các giếng của phiến nhựa. Các kháng thể có mặt bất kì sẽ kết hợp với các kháng nguyên cố định. Sau 1 thời gian ủ nhất định phiến nhựa được rửa sạch với dung dịch đệm để loại bỏ các thành phần không phản ứng của huyết thanh. Pha 2: Hỗn hợp của kháng kháng thể người IgG-IgG, kháng kháng thể người IgM-IgG và kháng kháng thể người IgA-IgG kết hợp với horseradish peroxidase (HRP) được nhỏ vào các giếng để phát hiện các tự kháng thể gắn kết với các kháng nguyên cố định. Sau 1 thời gian ủ nhất định enzyme cộng hợp thừa sẽ được rửa bằng dung dịch đệm. Pha 3: Một dung dịch cơ chất màu chứa chất nền (TMB) sẽ được đưa vào các giếng. Trong quá trình ủ màu sắc của dung dịch sẽ thay đổi. Bổ sung chất dừng phản ứng để kết thúc phản ứng sẽ làm thay đổi màu sắc các giếng. Mức độ của màu tỷ lệ trực tiếp với nồng độ của kháng thể IgG/IgM/IgA có mặt trong những mẫu bệnh phẩm ban đầu. Đọc mật độ quang học của những giếng trong bản nhựa bằng máy đọc ở bước sóng 450nm là yêu cầu bắt buộc.
  • 51. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 40 Phương pháp ELISA có nhiều ưu điểm đặc biệt nó có thể thực hiện hàng chục nghìn mẫu thử mỗi ngày vì bộ kít chứa 96 giếng. Hơn nữa mỗi giếng không chỉ gắn một loại kháng nguyên mà có thể gắn nhiều kháng nguyên nên không gây cản trở các kháng thể khác nhau trong huyết thanh người bệnh. Hình 2.2: Nguyên lý phương pháp ELISA (hình ảnh minh họa) Kết quả ANA: Sử dụng kit của hãng BIORAD Âm tính: < 1.0 Nghi ngờ: 1.0 - 1.2 Dương tính: > 1.2 Kết quả Anti-DsDNA: Sử dụng Kit của hãng BIORAD Âm tính: < 60 Nghi ngờ: = 60 Dương tính: > 60 Kết quả Anti-Scl-70: Sử dụng Kit của hãng BIORAD Âm tính: < 15 Nghi ngờ: 15 -25 Dương tính: > 25
  • 52. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 41 Kết quả Anti-RNP70: Sử dụng Kit của hãng BIORAD Âm tính: < 25 Nghi ngờ: = 25 Dương tính: > 25 Kết quả Anti-Jo-1: Sử dụng Kit của hãng BIORAD Âm tính: < 15 Nghi ngờ: 15 -25 Dương tính: > 25 2.4. Quy trình nghiên cứu Theo sơ đồ nghiên cứu: 138 bệnh nhân có tổn thương cơ xương khớp đươc chẩn đoán SLE, SSc, PM/DM, MCTD Hỏi bệnh và khám lâm sàng Làm các XN máu và thăm dò cận lâm sàng XN miễn dịch: ANA, anti-DsDNA, anti- Scl-70, anti-RNP-70, Anti-Jo1 - Mô tả đặc điểm lâm sàng, CLS của SLE, SSc, PM/DM, MCTD - Phân tích mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm miễn dịch với đặc điểm LS, CLS trong chẩn đoán SLE, SSc, PM/DM, MCTD
  • 53. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 42 2.5. Xử lý số liệu Số liệu được mã hóa và nhập bằng phần mềm EPI DATA và xử lý, phân tích trên phần mềm SPSS 21.0 2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu - Đề tài chúng tôi được tiến hành hoàn toàn nhằm mục tiêu chăm sóc sức khỏe và phát hiện sớm điều trị kịp thời, tránh chi phí tốn kém cho bệnh nhân. - Tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực, áp dụng nguyên tắc và đạo đức nghiên cứu cũng như phổ biến kết quả nghiên cứu. - Với bệnh nhân tham gia nghiên cứu: Thái độ tôn trọng đặt mục đích chăm sóc sức khỏe lên hàng đầu và được sự đồng ý của bệnh nhân.
  • 54. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 43 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 3.1.1. Đặc điểm lâm sàng Bảng 3.1. Đặc điểm phân bố nhóm tuổi Bệnh Nhóm tuổi SLE (n=47) SSc (n=30) PM/DM (n=31) MCTD (n=30) Chung (138) n (%) n (%) n (%) n (%) 18-30 18 (38,3) 2 (6,7) 3 (9,7) 6 (20,0) 29 (21,0) 31-40 17 (36,2) 6 (20,0) 8 (25,8) 6 (20,0) 37 (26,8) 41-50 4 (8,5) 2 (6,7) 7 (22,6) 6 (20,0) 19 (13,8) 51-60 4 (8,5) 6 (20,0) 8 (25,8) 7 (23,3) 25 (18,1) >60 4 (8,5) 14 (46,7) 5 (16,4) 5 (16,7) 28 (20,3) ± SD 36,0 ± 14,1 54,9 ± 16,9 45,7 ± 13,4 44,8 ± 15,7 44,2 ± 16,3 Nhận xét: Tuổi trung bình của các bệnh nhân mắc bệnh tự miễn hệ thống là 44,2 ± 16,3 tuổi. Bệnh lupus ban đỏ (SLE) thường gặp ở lứa tuổi trẻ từ 18-30 tuổi chiếm 38,3%, bệnh xơ cứng bì gặp nhiều hơn ở lứa tuổi già >60 chiếm 46,7%. Biểu đồ 3.1. Đặc điểm phân bố giới %
  • 55. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 44 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nữ ở tất cả các bệnh nhân mắc bệnh tự miễn hệ thống là 84,1%. Tỷ lệ nữ cao nhất trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống chiếm 93,6%. Bảng 3.2. Đặc điểm thời gian mắc bệnh Bệnh Thời gian SLE (N=47) SSc (N=30) PM/DM (N=31) MCTD (N=30) Chung (138) n (%) n (%) n (%) n (%) <1 năm 35 (74,5) 16 (53,3) 26 (83,9) 20 (66,7) 97 (70,3) 1-5 năm 10 (21,3) 12 (40,0) 5 (16,1) 7 (23,3) 34 (24,6) 5-10 năm 1 (2,1) 1 (3,3) 0 (0,0) 0 (0,0) 2 (1,4) >10 năm 1 (2,1) 1 (3,3) 0 (0,0) 3 (10,0) 5 (3,6) Nhận xét: - Bệnh nhân có thời gian mắc bệnh <1 năm gặp tỷ lệ cao nhất, chiếm 70,3%. Chỉ gặp 1,4% bệnh nhân mắc bệnh từ 5-10 năm. Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ phân bố bệnh trong nhóm nghiên cứu Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống chiếm tỷ lệ cao nhất là 34,1%. % % % %
  • 56. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 45 Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng đặc trưng Dấu hiệu lâm sàng SLE (N=47) SSc (N=30) PM/DM (N=31) MCTD (N=30) Chung N=138 n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) Sốt 42 (89,4) 3 (10,0) 16 (51,6) 21 (70,0) 82 (59,4) Sưng, đau khớp 40 (85,1) 29 (96,7) 14 (45,2) 25 (83,3) 108 (78,3) Hc Raynaud 0 (0,0) 30 (100,0) 3 (9,7) 14 (46,7) 47 (34,1) Sưng phù bàn tay 0 (0,0) 5 (16,7) 1 (3,2) 18 (60,0) 24 (17,4) Ban đỏ 37 (78,7) 1 (3,3) 11 (35,5) 7 (23,3) 56 (40,6) Mất nếp nhăn 2 (4,3) 26 (86,7) 0 (0,0) 6 (20,0) 34 (24,6) Rụng tóc 38 (80,9) 1 (3,3) 1 (3,2) 6 (20,0) 46 (33,3) Sẩn Gottron 0 (0,0) 0 (0,0) 3 (9,7) 1 (3,3) 4 (2,9) Teo loét da 2 (4,3) 20 (66,7) 0 (0,0) 8 (26,7) 30 (21,7) Loét niêm mạc 12 (25,5) 1 (3,3) 0 (0,0) 0 (0,0) 13 (9,4) Đau cơ, yếu gốc chi 8 (17,0) 3 (10,0) 27 (87,1) 7 (23,3) 45 (32,6) Dh ghế đẩu 5 (10,6) 0 (0,0) 26 (83,9) 4 (13,3) 35 (25,4) Nhận xét: Các triệu chứng thường gặp trong các bệnh tự miễn hệ thống: Sưng, đau khớp (78,3%), sốt (59,4%). Trong đó hội chứng Raynaud gặp chủ yếu ở bệnh nhân xơ cứng bì chiếm 100%, triệu chứng đau cơ và yếu cơ gốc chi gặp chủ yếu ở bệnh nhân viêm đa cơ/viêm da cơ chiếm 87,1%, rụng tóc là triệu chứng gặp nhiều ở bệnh nhân lupus ban đỏ chiếm 80,9%, 60% triệu chứng sưng phù bàn tay gặp trong bệnh nhân mô liên kết hỗn hợp.