SlideShare a Scribd company logo
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THU HẰNG
MÚA DÂN GIAN ĐƢƠNG ĐẠI: VẤN ĐỀ BẢN SẮC
TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP
Ngành: Văn hóa học
Mã số: 9 22 90 40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Hoàng Cầm
TS. Đoàn Thị Tuyến
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, tư liệu nêu trong luận án là trung thực. Những nội dung nghiên cứu của
luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thu Hằng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN............................................................................................................................ 14
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................ 14
1.2. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 27
CHƢƠNG 2: XÃ HỘI VIỆT NAM SAU ĐỔI MỚI VÀ VẤN ĐỀ BẢN SẮC
VĂN HOÁ DÂN TỘC................................................................................................. 39
2.1. Bối cảnh kinh tế, văn hoá, xã hội và đối ngoại của Việt Nam sau đổi mới........... 39
2.2. Vấn đề bản sắc văn hoá sau đổi mới ....................................................................... 53
Tiểu kết.......................................................................................................................... 64
CHƢƠNG 3: BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM
MÚA DÂN GIAN ĐƢƠNG ĐẠI TIÊU BIỂU.............................................................. 65
3.1. Múa dân gian đương đại: lịch sử hình thành và phát triển..................................... 65
3.2. Yếu tố bản sắc và hiện đại trong các tác phẩm múa tiêu biểu ............................... 69
Tiểu kết........................................................................................................................112
CHƢƠNG 4: MÚA DÂN GIAN ĐƢƠNG ĐẠI: TẠO DỰNG BẢN SẮC DÂN
TỘC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP....................................................................114
4.1. Bản sắc có chọn lọc trong các tác phẩm ..............................................................114
4.2. Các yếu tố hiện đại được biên đạo lựa chọn trong các tác phẩm.........................126
4.3. Múa dân gian đương đại và sự kiến tạo/tạo dựng bản sắc văn hoá dân tộc trong bối
cảnh hội nhập ...............................................................................................................133
KẾT LUẬN................................................................................................................138
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ....................................142
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................143
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCHTW Ban chấp hành Trung ương
TW Trung ương
NQ Nghị quyết
HLHVHNT Hội liên hiệp văn học nghệ thuật
NXB Nhà xuất bản
Tr Trang
VH/CT Văn hoá/chỉ thị
VHQC Văn hoá quần chúng
XHCN Xã hội chủ nghĩa
TCCS Tạp chí cộng sản
TP Thành phố
NSND Nghệ sỹ nhân dân
NCS Nghiên cứu sinh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1986 Việt Nam chính thức mở cửa hội nhập với tất cả các nước
trên thế giới về mọi mặt. Việc hội nhập nhanh và mạnh không chỉ diễn ra ở
lĩnh vực kinh tế mà còn ở nhiều khía cạnh khác trong đời sống văn hoá và xã
hội, tạo ra những băn khoăn, lo ngại, trăn trở trong nhiều tầng lớp xã hội.
Những lo lắng, trăn trở tập trung vào vấn đề: Làm thế nào trong xu thế hội
nhập như hiện nay, Việt Nam vừa có thể hội nhập, bắt kịp sự tiên tiến của thời
đại, vừa có thể tạo ra được, khẳng định được một Việt Nam với những nét bản
sắc nhất để không bị hoà lẫn, pha trộn vào các quốc gia khác? Vấn đề này thể
hiện trong các chủ trương, chính sách của Đảng, trong thực tiễn quản lý và
thực hành văn hoá, nghệ thuật, trong các thảo luận trên truyền thông, trong
các hội nghị khoa học, vv...
Những nỗ lực để có một nền văn hoá Việt Nam "tiên tiến", "hiện đại"
nhưng “đậm đà bản sắc dân tộc" đã được thể hiện ở nhiều chính sách, chương
trình và hoạt động ở các cấp trung ương và địa phương, thể hiện ở các hoạt
động của cơ quan đoàn thể lẫn cá nhân những người hoạt động quản lý văn
hoá và nghệ thuật. Về chính sách, Hội nghị BCHTW4 khóa VII (tháng
1/1993) nhấn mạnh vấn đề gìn giữ và xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc, tộc
người đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để phù hợp với xu thế
phát triển của thời đại là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp phát triển
văn hóa của Việt Nam. Theo đó, “mọi sự phát triển xã hội phải gắn liền với
việc kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc. Phát triển tách khỏi
cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa. Đi vào kinh tế thị
trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống sẽ làm mất
bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người
khác, của dân tộc khác” (Phạm Đình Hạc 1996:46). Tinh thần “hội nhập”
nhưng không “hòa tan”; “tiên tiến” nhưng phải “đậm đà bản sắc” của Nghị
2
quyết BCH TW4 khóa VII, có thể nói, trở thành "kim chỉ nam" cho các hoạt
động nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, hội hoạ, âm nhạc, múa, vv... cũng
như các các hoạt động và quản lý văn hoá khác. Tinh thần cốt lõi của Nghị
Quyết này vẫn được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện trong các kỳ Đại hội VIII,
IX, X, XI và XII.
Trong bối cảnh của hội nhập mạnh mẽ và trước sự đòi hỏi của xã hội
trong sự nghiệp phát triển văn hóa đất nước mà Đảng đã đề ra, nhiều cơ quan
đoàn thể và bản thân cá nhân các nhà hoạt động xác định nghệ thuật là một
thành tố quan trọng của văn hóa nên họ đã và đang nỗ lực tìm tòi con đường
phát triển sao cho vừa đáp ứng được yêu cầu của tinh thần Nghị quyết TW 4
là vừa đảm bảo được tính hiện đại trong các tác phẩm vừa bảo vệ được bản
sắc của truyền thống văn hoá quốc gia, tộc người. Với nghệ thuật múa dân
gian Việt Nam, những người làm nghề cũng thể hiện sự băn khoăn, lo lắng
khi phải đứng trước những đòi hỏi của thời đại. Giới nghệ sỹ, biên đạo múa lo
ngại về sự mất bản sắc trong các tác phẩm múa dân gian đương đại, sự sính
ngoại hay sự vắng bóng của ngôn ngữ múa dân gian truyền thống Việt Nam
trong các sáng tác múa mới thời kỳ đương đại. Sau chính sách mở cửa hội
nhập văn hóa, nghệ thuật các nước tràn vào Việt Nam, tạo ra môt làn sóng vô
cùng lạ lẫm và mới mẻ với nghệ thuật nước nhà. Nghệ sỹ Việt Nam, nhất là
thế hệ nghệ sỹ trẻ rất nhạy cảm đã nhanh chóng học tập, du nhập làn sóng
nghệ thuật mới, biểu diễn và sáng tác trên mọi sân khấu không chuyên và
chuyên nghiệp. Các hình thức, thể loại nghệ thuật mới này đã nhanh chóng
phát triển rất mạnh mẽ, tạo được chỗ đứng trong lòng khán giả, chủ yếu là thanh
thiếu niên, học sinh… Nghệ thuật các nước tràn vào Việt Nam cũng tạo cơ hội
cho nghệ sỹ, khán giả Việt Nam mở rộng hiểu biết về các thể loại nghệ thuật trên
thế giới, trau dồi và làm mới nghệ thuật truyền thống Việt Nam, để hội nhập dễ
dàng hơn, khoảng cách địa lí, văn hóa giữa Việt Nam và các nước được rút ngắn
hơn nhờ nghệ thuật và để hình ảnh về con người Việt Nam, đất nước Việt Nam
3
được quảng bá sâu rộng trên thế giới thông qua nghệ thuật… Tuy nhiên, sự hội
nhập mạnh cũng tạo ra nguy cơ làm "mất bản sắc" của các tác phẩm, không đáp
ứng tinh thần của chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp
phát triển văn hoá nói chung. Đó là việc đảm bảo cho ra đời những tác phẩm
múa dân gian vừa mang tính chất “tiên tiến” của thời đại vừa mang đậm yếu tố
“bản sắc dân tộc”.
Bối cảnh Việt Nam thời kỳ hội nhập cho thấy có sự quan tâm đặc biệt
của toàn xã hội đến vấn đề nhận diện đâu là bản sắc văn hoá Việt Nam và
phải gìn giữ bản sắc đó như thế nào? Những nỗ lực đã được minh chứng và
thể hiện trên nhiều bình diện khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội. Song, với luận án này, NCS chọn đối tượng nghiên cứu là thể
loại múa dân gian đương đại để xem xét xem trong bối cảnh hội nhập những
người nghệ sỹ, biên đạo múa đã thể hiện/tạo dựng bản sắc văn hoá dân tộc
như thế nào để đáp ứng nhu cầu của nhà nước và xã hội trong quá trình xây
dựng một nền văn hoá Việt Nam mới trong bối cảnh mới. Đề tài luận án
mong muốn cung cấp thêm một nghiên cứu trường hợp cụ thể về quá trình tạo
dựng bản sắc văn hoá quốc gia/dân tộc trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội
nhập. Vì vậy, NCS lựa chọn đề tài là: “Múa dân gian đương đại: Vấn đề bản
sắc trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập”. Thông qua đề tài, luận án
hướng tới trả lời các câu hỏi như: Trong bối cảnh hội nhập 1) Múa dân gian
đương đại đã được sử dụng để tham gia vào quá trình tạo dựng bản sắc văn
hóa Việt Nam như thế nào? 2) Những người nghệ sỹ múa đã và đang làm như
thế nào để các tác phẩm của mình có thể vừa “gìn giữ bản sắc” vừa thể hiện
sự “hội nhập” với xã hội đương đại? 3) Những thành tố văn hoá nào được sử
dụng để thể hiện tính “bản sắc” của dân tộc?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục đích:
4
Thông qua nghiên cứu về vấn đề bản sắc trong múa dân gian đương đại
nói chung và các tác phẩm múa dân gian đương đại tiêu biểu, luận án góp
phần làm rõ thêm sự kiến tạo văn hoá quốc gia, dân tộc trong trong bối cảnh
hội nhập ở Việt Nam hiện nay.
- Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, luận án có 3 nhiệm vụ nghiên cứu chính là:
1) Trình bày và phân tích nội dung, hình thức thể hiện, vv… các tác
phẩm múa dân gian đương đại tiêu biểu được đánh giá là có sự kết hợp giữa
tính “dân tộc”, “đậm bản sắc” và yếu tố hiện đại.
2) Tìm hiểu và chỉ ra các quan điểm, đánh giá, nhận xét của các nghệ sỹ, nhà
phê bình, lý luận về một số tác phẩm múa dân gian đương đại, đặc biệt là các quan
điểm liên quan đến “bản sắc văn hoá” được thể hiện trong các tác phẩm đó.
3) Xem xét và mô tả các thành tố văn hoá, kỹ thuật được sử dụng để thể
hiện tính “bản sắc” dân tộc và tính “hiện đại” trong các tác phẩm múa dân
gian đương đại.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tác phẩm múa dân gian đương
đại Việt Nam và những vấn đề liên quan như bối cảnh ra đời, quan điểm sáng
tác, kỹ thuật thể hiện và các diễn ngôn về bản sắc văn hoá nói chung, bản sắc
văn hoá trong các tác phẩm nghệ thuật ở Việt Nam sau đổi mới nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án là một số tác phẩm múa dân gian
đương đại tiêu biểu. NCS lựa chọn một số tác phẩm ra đời trong bối cảnh hội
nhập, tạm tính từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa từ năm 1986 đến
nay. NCS không lựa chọn tác phẩm theo các mốc thời gian cụ thể mà trên tiêu
chí xác định tác phẩm có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu chính của
đề tài hay không. Vì vậy, công trình luận án này sẽ phân tích các tác phẩm
5
tiêu biểu ở thể loại múa dân gian đương đại. Các tác phẩm đó bao gồm: Thân
phận; Sương sớm; Sóng lụa ven đô; Nhinh sao; Nhịp điệu Tang Sành; Sắc
màu non cao; Séc bùa hồn Chiêng; Huyền ảo vĩnh hằng; Tiếng trống Paranul;
Múa quạt; 11 Keo Moni Mekhala. Khi lựa chọn, NCS chú ý đến nguồn gốc
tác phẩm cụ thể là: Tác phẩm của ai, là thể loại múa dân gian của vùng miền
nào, chủ đề phản ánh hay hình tượng nghệ thuật là gì… NCS quan tâm tới
việc tác phẩm được xây dựng như thế nào, ý tưởng/thông điệp của các biên
đạo và nghệ sỹ ở đây là gì, có những tranh luận nào liên quan tới xây dựng
bản sắc trong tác phẩm…
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
- Phương pháp luận
Về vấn đề bản sắc văn hoá
Trong giới học thuật vẫn tồn tại hai quan điểm đối nghịch nhau về bản sắc
văn hoá đó là, quan điểm bản thể luận và quan điểm kiến tạo luận: Theo quan
điểm bản thể luận thì bản sắc văn hoá được nhìn nhận là một thực thể tĩnh tại, cố
định và không thay đổi. Bản sắc là cái có sẵn, là “cái tôn/căn tính” (Barker
(2011,Tr: 299). Hay như nhà nghiên cứu Phan Ngọc cho rằng: “Nói đến bản sắc
văn hóa tức là nói đến cái mặt bất biến của văn hóa trong quá trình phát triển của
lịch sử. Dĩ nhiên văn hóa là một hệ thống những quan hệ, không phải là những
sự vật. Các hệ thống quan hệ này mang những tên gọi riêng, có thể chứa đựng
những cách lý giải khác nhau trong cách biểu hiện qua các thời đại. Cái tạo thành
tính bất biến trong các hệ thống quan hệ này là những nhu cầu của tâm thức con
người Việt Nam. Các nhu cầu này cơ bản là như nhau ở mọi tầng lớp, mọi lứa
tuổi, không liên quan đến tài sản, học vấn và khá ổn định, mặc dầu một tầng lớp
người có thể chiếm ưu thế hơn một tầng lớp người khác”.
Tuy nhiên, để tìm hiểu về bản sắc văn hoá Việt Nam được thể hiện như
thế nào thông qua các tác phẩm múa dân gian được lựa chọn trong đề tài luận
6
án này, tác giả luận án sử dụng quan điểm kiến tạo luận khi xem xét, nghiên
cứu về vấn đề bản sắc trong các tác phẩm múa dân gian đương đại.
Bản sắc theo quan điểm kiến tạo luận được hiểu như sau:
Ngược lại với hướng bản thể luận, theo các nhà kiến tạo luận cho rằng:
mọi bản sắc luôn luôn biến đổi khi chịu tác động của bối cảnh. Mỗi một bối
cảnh khác nhau sẽ làm cơ sở để tạo dựng ra bản sắc mới nhằm phục vụ các
mục đích mới. Bản sắc dân tộc hay bản sắc văn hoá không phải chỉ là những
cái truyền thống - cái cũ mà bao gồm cả những cái mới - cái đang diễn ra,
không phải là những cái cao xa mà chính là những cái đời thường, hàng ngày.
Bản sắc dân tộc không chỉ là cái bất biến mà luôn có sự vận động, tương thích
với sự thay đổi của bối cảnh. Bởi vậy, bên cạnh các giá trị truyền thống, giá
trị cốt lõi, bản sắc văn hóa luôn được sáng tạo, bổ sung những giá trị mới -
những cái phù hợp với xã hội hiện đại trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.
Bản sắc văn hóa “không phải là một vật cụ thể mà chỉ là một mô tả trong
ngôn ngữ (diễn ngôn)”. Nó là “những cách kết cấu diễn ngôn và có thể thay đổi
ý nghĩa theo thời gian, không gian và sự sử dụng” (Barker 2001, Tr:300).
Tác giả Đoàn Thị Tuyến, (2014, Tr:22). “Bản sắc văn hóa - từ góc độ
lý thuyết”. Tác giả nêu: “Theo quan điểm của kiến tạo luận, bản sắc văn hóa
được xem như là một quá trình và ở đó các yếu tố cấu thành luôn luôn vận
động. Bản sắc văn hóa được cấu thành thông qua trải nghiệm cá nhân/nhóm
trước môi trường xã hội, lịch sử và với các nhóm/cá nhân khác bên ngoài.
Không có bản sắc văn hóa tự thân hoặc bản sắc sẵn có. Ngược lại, bản sắc
văn hóa là tạo dựng và mang tính xã hội rõ rệt. Sự cấu thành của bản sắc văn
hóa giống như là diễn ngôn, luôn thông qua sự thể hiện và ở đó chúng không
nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của quyền lực nói chung”.
Tác giả Đỗ Huy - Trường Lưu (1990), “Bản sắc dân tộc của văn hoá”.
Hai tác giả cho biết: “Bản sắc dân tộc của mỗi nền văn hóa không tách rời các
giá trị truyền thống nhưng căn bản mang tính hiện đại. Các giá trị truyền
7
thống tham gia tạo dựng bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống. Còn bản sắc
văn hóa dân tộc hiện đại đại diện cho diện mạo văn hóa dân tộc hiện đại”
(Tr:15). Hai tác giả còn đề cập đến sự phát triển và biến hóa của bản sắc dân
tộc: “Nói bản sắc dân tộc nghiêng về diện mạo có hồn của văn hóa mỗi dân
tộc. Nó thể hiện ở mọi nơi, mọi chỗ theo kiểu cách riêng của mỗi dân tộc.
Nó được phát triển và biến hóa bởi sự nghiệp lao động và chiến đấu của
nhiều thế hệ trong lịch sử dân tộc.” (Tr:15-16).
Đại diện cho quan điểm kiến tạo luận trong nghiên cứu về bản sắc văn
hóa ở Việt Nam không thể không kể đến tác giả Nguyễn Văn Chính. Qua bài
viết “Tôn thờ tổ tiên, bản sắc văn hóa và chủ nghĩa dân tộc trong nhân học
Việt Nam đương đại”, in trong Tạp chí Văn hóa Dân gian, tác giả đặt ra các
vấn đề quan trọng của bản sắc như: bản sắc văn hóa Việt Nam là gì, và bản
sắc ấy có vai trò, ý nghĩa thế nào trong quá trình toàn cầu hóa? Theo tác giả,
trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế các nhà nghiên cứu văn hóa băn
khoăn, lo lắng về việc tìm ra đâu, cái gì… là bản sắc văn hóa Việt Nam để
khẳng định và phân biệt trong ngôi nhà văn hóa chung toàn cầu. Chính từ bối
cảnh này mà vấn đề thờ cúng tổ tiên được tạo dựng, được nhìn nhận như một
“quốc đạo” và là một biểu tượng mới cho văn hóa Việt Nam. “Cách tiếp cận
Việt Nam như một thực thể thống nhất (unified entity) với những biểu tượng
văn hóa chung giờ đây không còn ý nghĩa nữa, đơn giản bởi vì là trong khi cố
gắng bao gồm các nhóm tộc người, các xã hội, tôn giáo, ngôn ngữ và phong
tục vào một khuôn mẫu chung, người ta không thể nhìn thấy hết sự đa dạng
và khác biệt. Cái gọi là bản sắc văn hóa được phát hiện trên cơ sở của cách
tiếp cận này rõ ràng chỉ là một dạng bản sắc được cấu trúc có tính nhân tạo
(artificially constructed identity)”. Để lý giải cho điều này tác giả đã đưa ra
minh chứng qua quan sát cách thờ cúng tổ tiên của người Việt (Kinh) và một
số dân tộc. Người Kinh thường chọn nơi trang trọng nhất trong gia đình để
thờ cúng tổ tiên, (gian giữa nhà, nơi đảm bảo tất cả mọi người có thể dễ dàng
8
nhìn thấy), còn một số nhóm dân tộc thường thờ cúng ở góc khuất khó có thể
nhìn thấy như góc nhà hay trên gác bếp. Cách tưởng nhớ người đã khuất cũng
rất đa dạng, người Việt (Kinh) thờ cúng tổ tiên vào ngày rằm, mồng một, đặc
biệt có ngày giỗ, người Thái chỉ thờ linh hồn người cha đã khuất, người Bana
cắt đứt mối liên hệ giữa người sống với người chết từ sau lễ bỏ mả… Như
vậy, có thể thấy việc thờ cúng tổ tiên của các tộc người ở Việt Nam rất đa
dạng và không có cơ sở để nói đó là một mẫu số chung. Các cách thờ cúng tổ
tiên khác nhau đó cũng có thể giao thoa với nhau và tác động lẫn nhau như
một quá trình tiếp biến văn hóa để tạo dựng bản sắc. Chính vì thế, bản sắc
không thể được nhìn nhận như một thực thể tĩnh mà sẽ luôn vận động và biến
đổi. Tác giả đã chỉ rõ khái niệm bản sắc văn hóa chỉ là một dạng bản sắc được
cấu trúc có tính nhân tạo (artificially constructed identity) tùy thuộc vào nhận
thức chủ quan của nhà nghiên cứu cũng như tác động trong từng bối cảnh cụ thể.
Trong cuốn “Văn hóa Việt Nam đặc trưng và cách tiếp cận”, tác giả
Nguyễn Văn Xuân thông qua bài viết mang tên “Bản sắc dân tộc ứng dựng
vào đổi mới” đã bàn về vấn đề y phục của Việt Nam trải qua từng giai đoạn.
Từ khi ông cha ta đóng khố, bận váy, đến thời người Trung Quốc đời nhà
Minh thay đổi thành quần có thắt lưng. Đến thời Pháp y phục lại thay đổi sang
kiểu Âu hóa quần Tây, áo sơmi. “chúng ta thay đổi bản sắc dân tộc có từ thế
kỷ 17 để chuyển sang một bản sắc mới đang hình thành do phong khí mới của
phong trào mới gọi là Âu hóa cũng là điều tự nhiên”. Có thể thấy rõ ràng một
bản sắc mới được hình thành để phù hợp với bối cảnh xã hội mới. “Bản sắc
dân tộc không chỉ duy trì sâu sắc cho cái cũ có giá trị mà chính nó tạo nên tập
tục cho giá trị mới trở thành truyền thống mới để phát triển.” (Tr:335).
Về việc lựa chọn các tác phẩm múa
Để tìm hiểu về bản sắc văn hóa đã và đang được các nhà biên đạo sáng
tác như thế nào, NCS đã lựa chọn 12 tác phẩm múa dân gian đương đại thuộc
10 vùng miền, tộc người khác nhau trên cả nước như: Kinh, Thái, Mường,
9
Cao Lan, Dao, Chăm, Khmer. Các tác phẩm NCS lựa chọn đó là: Sóng lụa
ven đô; Sương sớm; Thân phận; Nhinh sao, Nhịp điệu Tang Sành; Sắc màu
non cao; Séc bùa hồn chiêng; Trống Paranul; Huyền ảo vĩnh hằng; Múa quạt;
Nấm báo mưa; 11 Robam Keo Moni Mekhala.
NCS đã gặp gỡ và trò chuyện với từng biên đạo của các tác phẩm nói
trên, tổ chức tọa đàm, thảo luận nhóm, tổ chức các cuộc phỏng vấn sâu với
mục đích tìm hiểu những quan điểm, nhận xét của các đối tượng hay nhóm
đối tượng khác nhau về các tác phẩm được lựa chọn phân tích trong luận án
và về cách các nhà biên đạo lựa chọn các thành tố thể hiện yếu tố bản sắc
trong mỗi tác phẩm.
Các tác phẩm múa dân gian đương đại được NCS lựa chọn để phân tích
trong luận án được gọi là tiêu biểu bởi những lý do sau: (1), Đây đều là các
tác phẩm được biên đạo lựa chọn trong rất nhiều các sáng tác về bản sắc dân
tộc; (2), Các tác phẩm đều được cộng đồng nơi tác phẩm phản ánh công nhận
và lựa chọn là tác phẩm tiêu biểu; (3), Đa số các tác phẩm đều đạt giải cao
trong các cuộc thi do các đơn vị chuyên môn uy tín tổ chức như Hội nghệ sỹ
múa Hà Nội, Hội nghệ sỹ múa Việt Nam, liên hoan nghệ thuật các cấp của
tỉnh, thành phố…
Thông qua phân tích các tác phẩm múa được lựa chọn, ở phần viết này
sẽ tập trung trả lời câu hỏi: Những thành tố đã được các biên đạo lựa chọn để
tạo dựng bản sắc trong tác phẩm là gì và tại sao các biên đạo lại lựa chọn
những thành tố đó?
Đối với mỗi một tác phẩm múa dân gian đương đại, các yếu tố như: chủ
đề tư tưởng, hình tượng nghệ thuật, ý nghĩa tác phẩm, âm thanh, ánh sáng,
trang phục, đạo cụ, ngôn ngữ động tác, cách tạo hình, tuyến múa…đều được
phân tích, mô tả cụ thể, chi tiết theo tư liệu cung cấp của biên đạo, kết quả
thảo luận nhóm và thông qua các đánh giá của các đối tượng người xem.
- Phương pháp nghiên cứu
10
Để triển khai đề tài luận án, NCS đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu định tính, phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu.
Đối với phương pháp nghiên cứu định tính, NCS đã thực hiện nhiều đợt
khảo sát thực tế, tiến hành quan sát tham dự, kết hợp với phỏng vấn sâu. Để
có thể thu thập thông tin một cách khách quan và chính xác nhất, NCS đã có
mặt ở nhiều buổi biểu diễn, các chương trình giao lưu nghệ thuật. Bên cạnh
quan sát, khi có cơ hội, NCS còn tiến hành phỏng vấn/trò chuyện với các
chuyên gia, biên đạo, diễn viên, nhà phê bình lí luận múa và cả khán giả -
những người đã có mặt ở các chương trình biểu diễn. Ngoài ra, NCS còn tổ
chức các buổi semina theo nhóm đối tượng ở nhiều vùng miền khác nhau nơi
các tác phẩm phản ánh tới. Các cuộc thảo luận nhóm ở Tuyên Quang, Hoà
Bình, Sơn La, Điện Biên, Trà Vinh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng,
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… đối tượng tham gia chủ yếu là những
khán giả đã được xem tác phẩm, diễn viên của các phẩm, biên đạo, nghệ nhân
và các nhóm khán giả chưa được xem tác phẩm trước đó. Trong quá trình
phỏng vấn hay thảo luận nhóm, NCS thường ưu tiên sử dụng các câu hỏi mở
đối với các đối tượng tham gia, đặt trọng tâm câu hỏi vào tìm hiểu suy
nghĩ/quan điểm của họ về các vấn đề như: những thành tố nào trong tác phẩm
thể hiện được bản sắc?; Ngoài những thành tố được biên đạo lựa chọn, còn
những thành tố nào khác không?; Những yếu tố bản sắc được thể hiện như thế
nào thông qua nội dung, hình tượng nghệ thuật, trang phục, đạo cụ mà biên
đạo đã sử dụng trong tác phẩm?; Những nguyên nhân chủ quan/khách quan
nào đưa đến sự lựa chọn của biên đạo về các yếu tố bản sắc trong mỗi tác
phẩm?... Phương pháp quan sát tham dự kết hợp phỏng vấn sâu cho phép
NCS hiểu sâu hơn về suy nghĩ/quan điểm của các nhà biên đạo về bản sắc văn
hóa/bản sắc dân tộc, lý do họ lựa chọn hình tượng nghệ thuật/động tác/trang
phục/âm nhạc cho tác phẩm hoặc cảm nhận của các khán giả về tác phẩm...vv.
Việc thực hiện các quan sát và trò truyện trực tiếp còn giúp NCS hiểu sâu hơn
11
về sự khác nhau trong các quan điểm/cách thức lựa chọn/thể hiện bản sắc ở
mỗi vùng miền/địa phương …
Trong quá trình thu thập tư liệu cho đề tài luận án, NCS đã phỏng vấn
các nhóm đối tượng sau:
+ Nhóm biên đạo, nghệ sỹ đã về hưu: Đây là những người đã trải qua
nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của dân tộc, đại diện cho lớp thế hệ nghệ
sỹ tiên phong sưu tầm, chỉnh lý hệ thống động tác múa dân gian truyền thống
trong các lễ hội để trở thành hệ thống múa đào tạo trong các trường nghệ
thuật chuyên nghiệp. Sự nghiệp của họ gắn liền với các sáng tác múa dân gian
truyền thống.
+ Nhóm biên đạo, nghệ sỹ thế hệ 7x và 8x: Họ thuộc thế hệ sinh ra khi
đất nước đã hoàn toàn ra khỏi chiến tranh và trên đà hội nhập sâu rộng về
kinh tế, văn hóa, chính trị…, đại diện cho thế hệ vừa muốn gìn giữ, bảo vệ
những di sản văn hóa của dân tộc vừa muốn cách tân để theo kịp xu hướng
của thời đại.
+ Nhóm những nhà quản lý văn hóa nghệ thuật: Đây là những người có
vai trò hoạch định chính sách, đường lối phát triển văn hóa nghệ thuật cho đất
nước, đại diện các quan điểm chính thống của Nhà nước về vấn đề giữ gìn
bản sắc trong nghệ thuật múa hiện nay.
+ Nhóm khán giả hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật múa: Họ là
những nghệ sĩ, biên đạo chuyên nghiệp, có thể đưa ra các nhận định chuyên
môn sâu đối với tạo dựng bản sắc văn hoá dân tộc trong các tác phẩm múa
dân gian đương đại và với cách thức lựa chọn các thành tố thể hiện bản sắc
trong tác phẩm múa được phân tích trong luận án.
+ Nhóm khán giả ngoài ngành: Họ bao gồm tất cả quần chúng nhân dân
không phân biệt lứa tuổi, giới tính hay nghề nghiệp, là những người đã từng
xem múa dân gian đương đại hoặc được NCS lựa chọn ngẫu nhiên để thu thập
thông tin cho đề tài luận án. Nhóm đối tượng này có thể giúp NCS nhận
12
diện/phân biệt được các thành tố của bản sắc dân tộc/tộc người nào được thừa
nhận trong các tác phẩm múa.
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án NCS đã gặp gỡ, trao đổi
và phỏng vấn sâu 12 biên đạo của 12 tác phẩm được lựa chọn phân tích trong
luận án. Tổ chức hơn 10 cuộc thảo luận nhóm với mỗi nhóm khoảng từ 7 đến
10 khách mời, họ là biên đạo, là nhà báo, là nhà quản lý văn hoá, là khán giả,
diễn viên, nghệ nhân…
- Về phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu:
NCS đã tiến hành tổng thuật và phân tích nhiều tài liệu đã xuất
bản/công bố, cụ thể là các bài báo, phát biểu tại các cuộc hội thảo chuyên
ngành múa và bài tạp chí của Hội nghệ sỹ múa Hà Nội, Hội nghệ sỹ múa Việt
Nam. Khi thực hiện tổng thuật, NCS ưu tiên tìm hiểu các quan điểm, bàn luận
xoay quanh thể loại múa dân gian đương đại thể hiện trong các bài viết về sự
nghiệp phát triển múa nước nhà trong bối cảnh hội nhập. NCS cũng quan tâm
tới các tài liệu, sách, báo, các công trình nghiên cứu liên quan chẳng hạn về
vấn đề bản sắc, bản sắc dân tộc hay các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước trong sự nghiệp phát triển văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc trong
xu thế hội nhập toàn cầu. Ngoài ra, không chỉ các bài viết, nghiên cứu, phê
bình, lý luận về múa dân gian đương đai mà cả những bài viết, cuốn sách về
nghệ thuật nói chung bao gồm điện ảnh, âm nhạc, sáng tác ca khúc và các thể
loại nghệ thuật khác cũng thuộc phạm vi quan tâm của đề tài.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án đưa ra cách tiếp cận mới trong nghiên cứu về nghệ thuật, cụ
thể là múa dân gian đương đại, chú trọng khía cạnh văn hoá, xã hội và chính
trị của các tác phẩm nghệ thuật. Múa dân gian đương đại, ở cả bình diện nội
dung lẫn bình diện nghệ thuật (chất liệu, ngôn ngữ, âm nhạc, vv...), theo cách
tiếp cận nghiên cứu này, có mối liên hệ khăng khít với bối cảnh và nền tảng
văn hoá- xã hội nơi nó được sinh ra và tồn tại.
13
- Đề tài luận án là một nghiên cứu trường hợp đầu tiên về múa dân gian
đương đại dưới góc nhìn kiến tạo luận bản sắc, giúp người đọc hiểu sâu hơn
về quá trình tạo dựng bản sắc quốc gia/dân tộc trước những đòi hỏi của xã hội
thời kỳ hội nhập và việc thực hiện chính sách phát triển văn hoá “tiên tiến”,
“đậm đà bản sắc” của Việt Nam. Thông qua việc phân tích múa dân gian
đương đại, luận án cung cấp những hiểu biết mới và sâu hơn về quá trình tạo
dựng bản sắc trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: Thông qua nghiên cứu về quá trình kiến tạo “bản sắc”
văn hoá quốc gia, dân tộc thể hiện qua việc xây dựng/thể hiện các tác phẩm
múa dân gian đương đại, đề tài luận án góp phần cung cấp thêm một hiểu biết
chuyên ngành về vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc/tộc người trong bối cảnh
Việt Nam đương đại.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án sẽ là một tài
liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu sau này về bản sắc thông qua
ngôn ngữ nghệ thuật nói chung và nghệ thuật múa nói riêng trước đòi hỏi của
xã hội và thời đại, góp phần vào sự nghiệp gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc/tộc
người theo đúng tinh thần, chủ trương, chính sách “tiên tiến” và “đậm đà bản
sắc” mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận. Đề tài luận án được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 2: Xã hội Việt Nam sau đổi mới và vấn đề bản sắc văn hoá quốc gia,
tộc người
Chương 3: Bản sắc văn hoá quốc gia, tộc người trong một số tác phẩm múa
dân gian đương đại tiêu biểu
Chương 4: Múa dân gian đương đại: Tạo dựng bản sắc quốc gia, tộc người trong
bối cảnh hội nhập
14
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu về múa và múa dân gian đương đại Việt Nam
Múa dân gian và múa dân gian đương đại thu hút được sự quan tâm
nghiên cứu của không chỉ giới chuyên môn mà còn là đề tài dành được sự
quan tâm chú ý của ngành nghiên cứu văn hoá là bởi vì: Từ khi Việt Nam
chính thức mở cửa hội nhập, nghệ thuật thế giới du nhập vào Việt Nam với
tốc độ “không kiểm soát” được, giới trẻ bao gồm cả những người theo học
chuyên nghiệp, biên đạo, diễn viên đến những cá nhân, nhóm hoạt động tự
do…có thêm nhiều cơ hội được quan sát, học hỏi qua nhiều kênh khác nhau
về các thể loại nhảy múa trên toàn thế giới. Sự thâm nhập của các thể loại
nghệ thuật nhảy múa mới mẻ này đã nhanh chóng trở nên chiếm ưu thế trên
thị trường thưởng thức nghệ thuật trong nước. Thể loại nghệ thuật dân gian
truyền thống bị vắng bóng trên các sân khấu và những người trong giới bắt
đầu lo ngại về sự mất đi của thể loại múa đã ra đời và ăn sâu trong đời sống
văn hoá cộng đồng mỗi dân tộc Việt Nam. Điều này cũng nằm trong sự lo
ngại chung của toàn dân tộc về sự “cào bằng” văn hoá hay “mất bản sắc” dân
tộc. Tâm lý sợ đánh mất mình, sợ bị hoà tan trong thế giới toàn cầu hoá của
Việt Nam hậu thuộc địa - một đất nước vừa thoát khỏi sự đô hộ của thực dân,
luôn muốn khẳng định mình, xây dựng một quốc gia độc lập, có bản sắc riêng
và không thể bị nhầm/trộn lẫn với bất kỳ quốc gia nào khác, đã trở thành nỗi
ám ảnh và là nhiệm vụ của toàn ngành văn hoá trong đó có nghệ thuật. Vì lý
do ấy, các nhà nghiên cứu, sưu tầm bắt đầu nhìn nhận múa và cụ thể là múa
dân gian Việt Nam như một kho tàng văn hoá gắn với bản sắc dân tộc và cần
được nhìn nhận lại giá trị của nó trong bối cảnh đương đại. Các công trình
nghiên cứu lần lượt ra đời, các cuộc hội thảo lớn nhỏ của ngành múa đã được
tổ chức. Trong rất nhiều các nghiên cứu về múa đã cho thấy múa là một thành
15
tố văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc cần được gìn giữ và phát triển. Trong
phần tổng thuật này NCS sẽ tập trung vào các công trình tiêu biểu nhất, có
liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu chính của đề tài luận án:
Viết về lịch sử nghệ thuật múa, Lê Ngọc Canh là một trong những nhà
nghiên cứu được nhiều người biết tới. Năm 2009, ông đã xuất bản cuốn sách
Lịch sử nghệ thuật múa Việt Nam. Đây có thể coi là một công trình nổi bật
nhất của ông về chủ đề này; ở đây ông đã tổng kết lại lịch sử nghệ thuật múa
dân gian Việt Nam gắn liền với tiến trình phát triển dân tộc. Ngoài ra, viết
riêng về chủ đề múa dân gian của các dân tộc thiểu số, tác giả Lê Ngọc Canh
còn có nhiều ấn phẩn khác như: Nghệ thuật múa người Mạ (2005); Nghệ
thuật múa tộc người Châu Ro (2005) và Múa tín ngưỡng dân gian Việt Nam
(1998). Các ấn phẩm trên là kết quả sưu tầm nghiên cứu của tác giả về kho
tàng múa dân gian của các dân tộc thiểu số, nhằm bổ sung, hoàn thiện vào kho
tàng văn hóa nghệ thuật dân gian các dân tộc Việt Nam. Đây cũng là sự đóng
góp đầy tâm huyết của ông đối với công tác bảo tồn và gìn giữ nền nghệ thuật
múa của Việt Nam thời kỳ hội nhập. Đặc biệt tác phẩm Múa tín ngưỡng dân
gian Việt Nam phản ánh cái nhìn sâu sắc về nghệ thuật múa dân gian đặt trong
mối quan hệ với thực hành văn hoá tín ngưỡng. Múa ở đây được coi là một
thành tố văn hóa, và vì vậy mọi động tác, ngôn ngữ múa đều mang một ý
nghĩa biểu tượng nào đó của văn hóa tộc người trong các bối cảnh cụ thể.
Bên cạnh các nghiên cứu đã được công bố của Lê Ngọc Canh, các tác
phẩm: Tìm hiểu về nghệ thuật múa Việt Nam (2001) và Nghệ thuật múa dân tộc
Việt (1979) của Lâm Tô Lộc hay Múa dân gian trong tác phẩm múa chuyên
nghiệp Việt Nam của Ứng Duy Thịnh (2006) cũng là những tác phẩm có đóng
góp quan trọng, giúp hoàn thiện hơn nữa những khảo cứu mang tính thực tiễn về
kho tàng múa dân gian của dân tộc và ý nghĩa của nghệ thuật múa trong đời sống
đương đại. Các tác phẩm này phản ánh kết quả bước đầu và quan trọng về
nghiên cứu sự phát triển của múa dân gian dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập đã
16
có sự tham gia mạnh mẽ của các thể loại múa mới, đặc biệt là múa ballet - cổ
điển châu Âu. Đây cũng chính là tiền đề cho sự ra đời của hàng loạt các tác
phẩm được sáng tác theo phong cách mới - dân gian kết hợp với hiện đại.
Nhìn chung các tác phẩm đã công bố ở trên tập trung tìm hiểu về thể loại
múa của dân tộc và kho tàng nghệ thuật múa của dân tộc đó với các đặc trưng
về ngôn ngữ động tác, văn hóa nghệ thuật vùng miền, tuyến múa và phong
cách thể hiện. Các tác phẩm này, trên thực tế, đã được sử dụng làm cơ sở cho
việc biên soạn và chỉnh lý giáo trình múa dân gian dân tộc, tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác đào tạo diễn viên, biên đạo múa. Chúng đồng thời cũng
gợi mở cho các nghiên cứu về múa sau này có cơ sở lý luận nền tảng về hệ
thống múa dân gian các dân tộc và là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo.
Ở một khía cạnh nào đó, những nỗ lực, tìm tòi của các nhà nghiên cứu múa
thời kỳ này cũng chính là quá trình đi tìm những biểu hiện đặc trưng mang
tính bản sắc của ngôn ngữ múa dân gian ở từng tộc người cụ thể, điều đó cho
phép biên đạo nhận diện các thành tố ngôn ngữ múa thể hiện bản sắc văn hoá
dân tộc/tộc người và đưa vào trong các tác phẩm múa dân gian đương đại.
Múa và vấn đề tính dân tộc, hiện đại trong tác phẩm
Nghệ thuật múa nói chung và múa dân gian dân tộc Việt Nam nói riêng
hiện nay đang được rất nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật và nghiên cứu văn
hóa quan tâm. Sự phát triển của nghệ thuật múa đặt trong bối cảnh của sự phát
triển văn hóa có sự giao lưu hội nhập với nghệ thuật thế giới, đặt trong những
chính sách để gìn giữ và phát huy bản sắc. Dòng chảy của nghệ thuật đương
đại các nước du nhập vào Việt Nam và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Trước
tình hình đó, giới nghệ sỹ múa cũng đã thể hiện tiếng nói, suy nghĩ của mình
về sự phát triển của nghệ thuật múa dân gian Việt Nam bằng các bài viết, bài
tham luận, bài báo và bài phát biểu tại các hội thảo chuyên ngành.
Năm 1993, Bộ Văn hóa Thông tin và Viện Âm nhạc và Múa đã xuất
bản cuốn Những vấn đề dân tộc hiện đại trong nghệ thuật múa, tập trung 26
17
bài viết của các tác giả là nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú, biên đạo, diễn viên
múa, nhạc sĩ và họa sĩ. Nội dung của cuốn sách xoay quanh câu hỏi: nên phát
triển múa như thế nào trong thời đại hội nhập để không đánh mất bản sắc dân
tộc? Tính dân tộc và hiện đại là hai thuật ngữ được sử dụng chính trong tất cả
các bài viết, thể hiện sự tìm tòi, quan điểm của các nghệ sĩ trước vấn đề xác
định tính dân tộc, bản sắc dân tộc trong múa. Một số bài viết nổi bật là: Bàn
về truyền thống và phát triển nghệ thuật múa Việt Nam của Lê Ngọc Canh;
Tính dân tộc hiện đại trong múa của Lâm Tô Lộc; Dân tộc hiện đại, một định
hướng cho sự bảo tồn và phát triển nghệ thuật múa Việt Nam của Vũ Đức
Thoàn; Vài suy nghĩ về gìn giữ phát triển nghệ thuật múa của Ngọc Cường;
Vị trí của di sản múa dân tộc trong nghệ thuật múa dân tộc hiện đại của
Hoàng Hà; và Hướng về cội nguồn - xây dựng một nền nghệ thuật múa đậm
đà bản sắc dân tộc của Trương Lê Giáp. Một số luận điểm về tính dân tộc
cũng được đặc biệt đề cập trong các bài tham luận chẳng hạn: Trong bài “Dân
tộc hiện đại, một định hướng cho sự bảo tồn và phát triển nghệ thuật múa
Việt Nam”, Vũ Đức Thoàn nhận định, “trong nghệ thuật múa, tính dân tộc
được biểu hiện trong nội dung và hình thức của tác phẩm. Đó là sự thể hiện
bản sắc dân tộc và những yếu tố tinh thần của dân tộc.” (Tr:66). Tác giả cho
rằng tính dân tộc hay bản sắc dân tộc Việt Nam nằm ở tính cách, cốt cách của
con người Việt Nam đã được minh chứng trong lịch sử đấu tranh dựng nước
và giữ nước của dân tộc ta như: bền bỉ, cần cù, cứng cỏi, anh hùng, không
chịu khuất phục…; cũng trong bài viết này tác giả viết: “Giữ gìn bản sắc dân
tộc có nghĩa là chúng ta giữ gìn cái tinh hoa, cốt cách của dân tộc và phải biết
gắn cái tinh hoa ấy với sự tiếp thu tinh hoa của thế giới, của nhân loại. Có như
thế mới có thể đưa nền nghệ thuật múa dân tộc của ta ngang tầm thời đại,
ngang tầm thế giới” (Tr:68).
Khác với quan điểm vừa nêu, tác giả Lê Ngọc Canh, trong bài viết Bàn
về truyền thống và phát triển nghệ thuật múa Việt Nam lại chia sự phát triển
18
của nghệ thuật múa Việt Nam thành ba kiểu dạng: Một là, Múa dân gian; Hai
là, Múa sáng tác trên chất liệu múa dân gian và thứ ba là Múa mới. Tác giả
viết về kiểu dạng thứ ba như sau: “Có những biên đạo say sưa với kiểu dạng
này, với khái niệm là mốt, là mới, là dân tộc, hiện đại và cũng bỏ ra khá nhiều
công sức, sáng tạo để hiện lên một hướng mới, kiểu mới. Song không mấy tác
phẩm thành công… dấu ấn của múa truyền thống dân tộc khá mờ nhạt và thật
khó tìm…” (Tr:7-8). Tác giả khẳng định ở ba kiểu dạng trên đều có điều kiện
phát triển tuy nhiên “đứng về góc độ nghiên cứu nghệ thuật múa dân gian dân
tộc thì dạng kiểu thứ nhất cần được quan tâm, tạo điều kiện nuôi dưỡng, chăm
sóc… Phải trả cho nó cái đích thực, cái chất dân gian, biến nó như một bảo
tàng về múa dân gian Việt Nam. Có như vậy, các thế hệ tiếp theo mới có cơ
sở để tìm đến và hiểu bản sắc, tinh hoa, cội nguồn múa dân gian, dân tộc Việt
Nam đích thực” (Tr:8).
Lâm Tô Lộc khi nhắc đến vấn đề tính dân tộc trong sự phát triển của
nghệ thuật múa ở Việt Nam đã cho rằng múa cần được phát triển để phù hợp
với thời đại, song sự phát triển ấy phải dựa trên kế thừa những tinh hoa của
nghệ thuật múa truyền thống, đồng thời kế thừa cả những tinh hoa của nhân
loại. Ông viết: “Sự kế thừa không chỉ giới hạn trong phạm vi văn hóa dân tộc
mà thường mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia để tiếp thu tinh hoa của nhân
loại. Tất nhiên, diễn ra một quá trình tiếp biến văn hóa để dân tộc hóa các yếu
tố ngoại nhập, nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho múa” (“Tính dân tộc, hiện
đại trong múa” (1993), Tr:11). Tác giả cũng nêu quan điểm của mình về
những tác phẩm múa mới. Ông cho rằng, các tác phẩm múa mới đạt chất
lượng phải đảm bảo được tính dân tộc và hiện đại đều là sản phẩm sáng tạo
của những người vừa là nhà nghiên cứu vừa là biên đạo. Theo ông, chỉ những
nhà nghiên cứu mới hiểu rõ được nhiều mặt của một vấn đề từ nội dung, thể
loại, hình thức, phương tiện biểu hiện, phương pháp kết cấu, …đến mối quan
hệ giữa múa và các thành tố văn hóa khác như phong tục, lễ nghi… để tìm ra
19
quy luật khi sáng tạo cái mới. Tác giả gọi người biên đạo ấy là “mô hình nhân
cách sáng tạo tối ưu” có khả năng tạo ra những giá trị múa dân tộc đích thực
và đảm bảo tính dân tộc hiện đại trong tác phẩm múa mới.
Vấn đề phát triển múa dân gian trong xã hội đương đại
Từ năm 2000 trở lại đây, vấn đề phát triển múa dân gian Việt Nam
trước xu thế hội nhập đã được đề cập đến ở nhiều bài viết/báo cáo trình bày
tại hội thảo, hội nghị và trên các tạp chí chuyên ngành như: Hội nghị lý luận
phê bình múa tháng 12 - 2007; Hội thảo sáng tác múa trong cơ chế thị trường
và hội nhập tháng 12 - 2008; và Tạp chí Nhịp điệu … Tại các hội thảo, hội
nghị và tạp chí này đều dành một thời lượng không nhỏ cho những bàn
luận/trao đổi về sự phát triển của nghệ thuật múa Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập với nghệ thuật thế giới. Một câu hỏi được đặt ra thường xuyên là: “Hội
nhập như thế nào để theo kịp sự phát triển của thời đại nhưng không làm mất
đi bản sắc dân tộc?”. Đây cũng chính là chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước được thể hiện trong nghị quyết TW 5 khóa VIII về phát triển văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
“Văn nghệ bồi dưỡng, nâng cao con người chứ không phải là nơi giãi
bày tâm trạng cá nhân, hạ thấp con người… hòa nhịp đập trái tim mình với
nhịp đập trái tim toàn dân tộc, chứ không phải đi vào tâm trạng cá nhân, gặm
nhấm tâm tư yếm thế, lấy tiểu xảo thay cho tài năng, nhìn đời bằng góc nhìn
chật hẹp, thậm chí coi văn nghệ như là thú vui giải trí, hoặc một cuộc chơi,
một đam mê tầm thường”1
(Đây cũng là một đánh giá, phản ảnh phần nào
thực trạng trong sáng tác múa hiện nay.
Con đường phát triển và sáng tạo của nghệ thuật múa dân gian từ môi
trường diễn xướng dân gian đến sân khấu biểu diễn phục vụ cho những mục
1
Trích bài phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị liên hiệp các HLHVHNT toàn quốc
29/1/2013
20
đích khác nhau của xã hội đã làm thay đổi căn bản ý nghĩa đích thực của múa
dân gian khi nó ở trong môi trường diễn xướng - nơi khởi nguồn của múa dân
gian truyền thống. Trào lưu “sân khấu hóa” hay “sáng chế truyền thống” đối
với nghệ thuật múa dân gian khi Việt Nam mở cửa hội nhập, nhất là trong giai
đoạn hiện nay với sự lên ngôi của nghệ thuật múa đương đại đã đặt nghệ thuật
múa dân gian Việt Nam trong bối cảnh có nguy cơ bị “yếu thế”, “mờ nhạt”
hay “bị lãng quên” như một số nghệ sỹ đang lo ngại. Và vấn đề này vẫn đang
được giới nghệ sỹ múa, quản lý nghệ thuật múa tìm cách tháo gỡ, tìm ra con
đường đúng đắn nhất để nghệ thuật múa dân gian Việt Nam vẫn phát triển
trong thời kỳ mới mà không làm mất đi bản sắc dân tộc. Nói đến vấn đề sáng
tạo múa dân gian với nghệ thuật múa đương đại, mới đây Hội nghệ sỹ múa
Việt Nam đã cho xuất bản 2 tập sách Nghệ thuật múa những khoảnh khắc
sáng tạo tập I và tập II (Nxb Mỹ thuật, tháng 6/2015), có nội dung về sự sáng
tạo của nghệ thuật múa hiện nay. Hai tập sách, ngoài giới thiệu các tác phẩm
sáng tạo mới, cũng thể hiện sự cổ vũ, ghi nhận những cống hiến, lao động
sáng tạo trong nghệ thuật của của các nghệ sỹ, biên đạo múa hiện nay đã có
những tác phẩm mới hợp thời đại. Cuốn sách cũng lại một lần nữa đặt vấn đề
sáng tạo, hội nhập như hiện nay có đang đi đúng con đường phát triển của
nghệ thuật múa nước nhà theo quan điểm chủ trương của Đảng và mong
muốn của đại bộ phận nghệ sỹ, biên đạo múa về giữ gìn bản sắc của múa dân
gian hay không?
Tương tự, đề cập đến sự phát triển của múa dân gian Việt Nam trong xu
thế hội nhập, bài viết “Múa dân gian với thời đại và sự kế thừa phát triển múa
dân gian trong lĩnh vực huấn luyện” của Ngân Quý đã phản ánh sự phát triển
của múa dân gian. Trong bài viết tác giả khẳng định trong hoạt động nghệ
thuật gần đây trên sân khấu vắng dần những điệu múa dân gian thuần chất;
hoặc có chăng nữa thì cũng thô sơ, tăng về chiều hướng ồ ạt, thiếu chiều sâu
tinh tế; hoặc dùng chất liệu múa dân gian để gây một ấn tượng về tính cách
21
mà ngôn ngữ, hình tượng…thì xa lạ với tính thẩm mỹ và phong cách múa
Việt Nam. Trên cơ sở nhận định này, tác giả đặt câu hỏi phải chăng múa dân
gian Việt Nam không còn phù hợp với thời đại, với lớp trẻ và do đó cần phải
tìm cái mới phù hợp hơn? (Tr:24) Trong bài viết vừa nêu, một lần nữa múa
dân gian Việt Nam lại được đặt trong mối lo ngại bị mất dần vị thế trong sự
phát triển chung của nền nghệ thuật múa nước nhà trước thời đại hội nhập và
phát triển. Tuy nhiên, tác giả Ngân Quý thể hiện rõ quan điểm cho rằng “Bốn
mươi năm qua, dưới ánh sáng, đường lối văn nghệ đúng đắn của Đảng, múa
dân gian càng được khai thác, phát triển và đạt được những thành tựu rực rỡ.
Vậy, những hiện tượng về múa dân gian trên sân khấu hiện nay chắc chắn
không nằm trong tình trạng trái quy luật như nỗi băn khoăn của một số người”
(Tr:24). Theo tác giả Ngân Quý, nền nghệ thuật múa dân gian Việt Nam chưa
bao giờ đánh mất bản sắc; sự phát triển và biến đổi trong phong cách sáng tác
hiện nay chỉ là cách các nghệ sỹ làm mới tác phẩm của mình để bắt kịp xu
hướng thời đại và đó không phải là sự “bỏ quên” bản sắc dân tộc như nhiều
nghệ sỹ khác lo ngại.
Trong bài viết mới nhất có tựa đề Đôi điều về bản sắc dân tộc trong
sáng tác múa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Tạp chí Nhịp điệu số
192/2016), nghệ sĩ nhân dân Thái Phiên đã nghiêm khắc phê phán lối sáng tác
bắt chước và sao chép qua băng đĩa nước ngoài của một số biên đạo trẻ hiện
nay. Ông gọi đó là “đạo múa” chứ không đơn giản chỉ là sự giao thoa, kế thừa
như một số nhà biên đạo bao biện. Ông viết “Hiện tượng nói tiếng “Lào” ra
tiếng “Ý” không phải hiếm. Điều mà nhiều người hay bao biện là sự giao thoa
không đồng nghĩa với bắt chước, với “đạo múa”! Mỗi một tác phẩm múa dù
là múa dư hứng cũng vẫn cần phải tôn trọng phong tục, tập quán…của dân tộc
mình định thể hiện đó chính là giữ gìn bản sắc” (Tr:20).
Cũng trong cuốn Tạp chí Nhịp điệu số 192/2016, có một bài viết của nghệ
sỹ Lê Huân bàn về bản sắc dân tộc trong tác phẩm múa dân gian các dân tộc
22
thiểu số. Nghệ sỹ Lê Huân cho rằng: bản sắc dân tộc chính là tinh thần tự tôn, tự
hào dân tộc, là ý chí anh dũng, quật cường… nếu người biên đạo biết sử dụng tất
cả những đặc điểm đó vào các sáng tác mới, có sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa
các dân tộc thì nền nghệ thuật múa dân gian Việt Nam nói chung hoàn toàn có
thể hội nhập phát triển mà vẫn giữ được giá trị bản sắc truyền thống.
Những bài báo và cuốn sách vừa điểm lại ở trên phản ánh một tiếp cận
về múa theo hướng nghiên cứu lịch sử, mô tả đặc điểm ngôn ngữ động tác múa
của từng dân tộc cụ thể cũng như thực trạng phát triển của múa dân gian đương
đại. Các nghệ sĩ, biên đạo đã bước đầu thể hiện sự băn khoăn lo lắng của mình
đối với sự phát triển của múa dân gian Việt Nam trong xu thế hội nhập và bước
đầu nêu quan điểm về cái gọi là bản sắc đã và đang được thể hiện trong các tác
phẩm múa mới. Trong đề tài luận án của mình, NCS không nghiên cứu về đặc
trưng nghệ thuật hay ngôn ngữ của múa dân gian đương đại Việt Nam mà tập
trung bàn luận vấn đề “bản sắc văn hóa” dân tộc đã và đang được tạo dựng/thể
hiện như thế nào trong một số tác phẩm múa dân gian đương đại tiêu biểu. Các
nhà biện đạo đã làm gì để vừa đảm bảo tính chất đậm đà của bản sắc vừa đảm
bảo tính hiện đại trước yêu cầu của thời đại hội nhập.
1.1.2. Các nghiên cứu về bản sắc và bản sắc văn hóa dân tộc
Vấn đề bản sắc dân tộc và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc chưa bao giờ
lại trở nên quan trọng và cấp thiết đến vậy trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội
nhập. Như đã trình bày trên, khi Việt Nam đứng trước ngưỡng cửa của hội
nhập và ngay cả khi đang trong quá trình hội nhập, toàn cầu hoá sâu rộng mọi
mặt của đời sống xã hội thì thực tế chứng minh sự lo ngại của nguy cơ mất
bản sắc văn hoá dân tộc càng trở nên rõ ràng. Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam
thời kỳ hậu thuộc địa trở thành mối quan tâm lớn được đặt ra trong các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước qua các kỳ Đại hội. Vấn đề bản sắc
dân tộc và việc gìn giữ bản sắc dân tộc được đặc biệt quan tâm trong tiến trình
phát triển của đất nước. Điều này có thể khẳng định qua sự xuất hiện của một
23
số lượng các công trình nghiên cứu, cuốn sách, bài viết, bài phát biểu… về
bản sắc văn hoá trong bối cảnh hội nhập ở các khía cạnh, thuộc nhiều ngành
chuyên môn khác nhau, đứng trên các phương diện như nhà nghiên cứu văn
hoá, nhà quản lý văn hoá và tất nhiên trong đó có văn hoá nghệ thuật.
Trong bài viết “Bản sắc văn hoá Việt Nam” (2005, Tr:239), Nguyễn
Đăng Duy nêu quan điểm về những đặc trưng của bản sắc của văn hoá Việt
Nam. Tác giả cho rằng, bản sắc văn hoá Việt Nam được nhận diện bởi hệ giá
trị và chuẩn mực xã hội được đúc kết qua lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ
nước của dân tộc bao gồm: “lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc,
tính cộng đồng gắn kết cá nhân gia đình làng nước, lòng nhân ái bao dung,
trọng nghĩa tình, đạo lý”. Ngoài ra, tác giả còn nhắc tới hệ giá trị biểu hiện
trong nếp sống của con người Việt Nam như “cần cù sáng tạo trong lao động,
tế nhị trong cư xử, giản dị trong cách sống”. Cũng đề cập đến hệ giá trị văn
hoá Việt Nam, trong bài viết “Bản sắc dân tộc trong hệ giá trị văn hoá Việt
Nam và một số vấn đề liên quan trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, (2014,
Tr:140), tác giả Nguyễn Thuỵ Loan có quan điểm, “bản sắc dân tộc và ý thức
kiên trì gìn giữ bản sắc dân tộc - một giá trị bền vững trong hệ giá trị văn hoá
Việt Nam”. Theo đó tác giả viết: “Chính nhờ ý thức gìn giữ bản sắc riêng của
dân tộc đã ăn sâu trong tâm khảm của người Việt Nam, mà dân tộc ta đã
chống chọi thành công với những thế lực ngoại xâm hùng cường gấp bội,
…Vì vậy, bản sắc dân tộc đã được chung đúc trong một chiều dài lịch sử cùng
ý thức kiên cường gìn giữ bản sắc đó trong cả quá trình hàng ngàn năm dựng
nước và giữ nước… là một giá trị lớn lao và bền vững trong hệ giá trị văn hoá
của dân tộc ta…”. (Tr:140-141)
Ở một góc nhìn khác, Ngô Đức Thịnh lại cho rằng “một nét bản sắc của
văn hoá của người Việt Nam, đó là tính cởi mở, khả năng tiếp nhận và dễ hoà
nhập, để từ đó bản địa hoá nhân tố ngoại lai” [Dẫn theo, Hà Minh Đức 2008
Tr:53]. Với tác giả Lê Như Hoa trong bài viết “Bản sắc dân tộc trong lối sống
24
hiện đại” (2003, Tr.6) lại nhấn mạnh đến biểu hiện của bản sắc văn hoá Việt
Nam qua lối sống. Tác giả cho rằng, chính lối sống được hun đúc qua lịch sử
dựng nước và giữ nước của con ngưởi Việt Nam là một nhân tố quan trọng
tạo nên con người Việt Nam có thể hoà nhập và chiến thắng mọi kẻ thù xâm
lược trong quá khứ và con người ấy cũng có thể có đủ bản lĩnh để khẳng định
mình trong thế giới hội nhập, hiện đại. Cũng theo tác giả, bản sắc văn hoá
Việt Nam được biển hiện trong các mặt của lối sống: lối sống đô thị; lối sống
gia đình; lối sống thanh niên… Tác giả viết: “Trong thời hiện đại, việc bảo
tồn và phát huy bản sắc dân tộc trong văn hoá lối sống càng trở nên khó khăn,
phức tạp…Phát huy bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại chính là cho gia
nhập vào lối sống hiện nay những giá trị truyền thống của dân tộc, hạn chế,
tiến tới thủ tiêu những yếu tố tiêu cực không những làm ảnh hưởng đến yếu tố
truyền thống tốt đẹp, mà còn cản trở những yếu tố tiến bộ trong lối sống hiện
đại.”(Tr:70). “Lối sống hiện đại” mà tác giả Lê Như Hoa đề cập trong bài viết
được nhận diện là lối sống xã hội chủ nghĩa, xây dựng con người mới xã hội
chủ nghĩa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập. Con người mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm của Đảng. Cụ
thể đó là: Tiếp nối chủ trương, tinh thần của Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày
9/6/2014 Hội nghị TW 9 khóa XI đã nhấn mạnh việc gắn mục tiêu xây dựng
văn hóa với xây dựng con người: “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước”. Quan điểm này đã được Đại
hội XII tiếp tục khẳng định, với phương hướng phát triển văn hóa là “Xây
dựng, phát triển văn hóa, con người”. Đây được xem là chủ trương phù hợp
và đúng đắn cả về lý luận và thực tiễn của Đảng bởi vì con người vừa là chủ
thể sáng tạo ra văn hóa, đồng thời là sản phẩm của chính nền văn hóa do mình
sáng tạo ra; con người là trung tâm của chiến lược phát triển, nói đến văn hóa là
nói đến con người, vì văn hóa là của con người, do con người, vì con người.
Việc xây dựng, phát triển văn hóa không thể tách khỏi xây dựng, phát triển con
25
người. Qua cách diễn đạt như vậy, Đảng ta khẳng định và nhấn mạnh vấn đề
trọng tâm, cốt lõi của xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc là xây dựng con người với nhân cách và lối sống tốt đẹp.
Cốt lõi của nền văn hóa tiên tiến là “lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả
vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con
người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự
nhiên”, tiên tiến không chỉ ở nội dung tư tưởng mà còn tiên tiến trong cả hình
thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung. Bản sắc văn hóa
Việt Nam là những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam được vun đắp nên qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ
nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn
kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân
ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao
động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… đậm nét trong các
hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. (Trích Nghị quyết số 33-
NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị TW 9 khóa XI)
1.1.3. Các nghiên cứu về vấn đề toàn cầu hóa, chủ nghĩa dân tộc và
bản sắc văn hóa
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, cuốn sách của các tác giả hiện sự băn
khoăn, lo lắng trước sự nghiệp gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế hội
nhập. Năm 2010, trong công trình mang tên “Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế”, Nguyễn Chí Bền đã trình bày những khảo cứu của
một tập thể tác giả về những tác động thuận, nghịch của bối cảnh hội nhập, phân
tích những thuận lợi và thách thức nảy sinh trong quá trình này. Cuốn sách bước
đầu nêu những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam,
đồng thời xác định phương hướng, nhiệm vụ cho nền văn hóa Việt Nam trong
26
giai đoạn hội nhập, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đặt ra
đó là: Xây dựng một nền văn hóa “tiên tiến” và “đậm đà bản sắc”.
Một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác như: Trường Lưu
(2003) “Toàn cầu hóa và vấn đề bảo lưu văn hóa dân tộc”; và Lê Như Hoa
(1996) “Phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa” cũng đều đặt vấn đề về bản sắc dân tộc, các giá trị truyền thống
trước những nguy cơ biến mất do tác động của xu thế toàn cầu hóa. Các công
trình này nêu rõ: để hội nhập và phát triển chúng ta phải lấy bản sắc dân tộc
làm nền tảng, làm “bộ lọc” cho sự tiếp thu. Làm rõ quan điểm này, tác giả Lê
Như Hoa viết: “Dân tộc không phải là vấn đề mới mẻ trong lịch sử các nền
văn hóa, văn minh. Nhưng trước xu thế toàn cầu hiện nay, vấn đề dân tộc lại
nổi lên, song song với vấn đề con người trước bao nhiêu biến đổi lớn lao của
thời cuộc… hầu như đâu đâu người ta cũng nói đến vấn đề dân tộc, gắn với sự
lo âu trước những thử thách, có khả năng khuynh đảo dân tộc, làm biến chất
con người.” (Tr:21) Tương tự, các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn
Huyên (2002) trong cuốn “Giá trị truyền thống trước những thách thức của
toàn cầu hóa” cũng đưa ra những phân tích về vấn đề văn hóa dân tộc trước
tác động của xu thế toàn cầu. Tác giả thể hiện sự lo lắng, cho rằng quá trình
mở cửa nền kinh tế đã kéo theo sự đổ bộ ồ ạt của “những sản phẩm văn hóa
vật thể xa lạ đe dọa phá vỡ truyền thống và cũng làm mất bản sắc văn hóa
cùng các giá trị truyền thống lâu đời khác…” (Tr:13)
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đặc trưng bởi sự phát triển mạnh mẽ của
công nghệ thông tin, bản sắc văn hóa trở nên “có vấn đề và phức tạp hơn bao
giờ hết” (Mustafa 2006). Điều này là không nghi ngờ. Một số ý kiến nhìn nhận
quá trình toàn cầu hóa là nguyên nhân dẫn tới mất bản sắc văn hóa, đặc biệt là
đối với các nước đang phát triển ngoài Châu Âu và Mỹ. Ý kiến này khẳng định
với sự tàn phá của toàn cầu hóa, bản sắc văn hóa “đang gặp nguy hiểm”. Các
nhà nghiên cứu nhận định, do xu hướng phụ thuộc lẫn nhau trong thời đại toàn
27
cầu hóa ngày càng tăng dẫn đến sự sụp đổ của các bản sắc văn hóa địa phương
trong điều kiện các nền văn hóa quốc gia trở nên cởi mở, tiếp xúc nhiều với bên
ngoài, và chịu ảnh hưởng ngược lại. Các nền văn hóa quốc gia, do đó, sẽ gặp khó
khăn trong giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương nguyên vẹn, hoặc trong nỗ lực
ngăn chặn sự suy yếu của bản sắc văn hóa địa phương. Nhóm ý kiến này còn
chủ trương bản sắc văn hóa nên là đối tượng được bảo vệ/bảo tồn (dẫn theo,
Đoàn Thị Tuyến, Bản sắc văn hóa - từ góc độ lý thuyết, đề tài NCKH cơ sở).
Ngược lại, với một số nhà nghiên cứu, toàn cầu hóa không phá hủy bản
sắc văn hóa. Họ thậm chí tin rằng toàn cầu hóa có thể coi là động lực giúp tạo
dựng và làm sinh sôi nảy nở các bản sắc (xem John Tomlinso 1999). Toàn cầu
hóa tạo cơ hội gia tăng các bản sắc văn hóa mới, cho phép một cá nhân có thể
có nhiều hơn một bản sắc ở những thời điểm khác nhau và các bản sắc này
cũng không còn chỉ hợp nhất xung quanh một nền văn hóa cụ thể [dẫn theo,
Đoàn Thị Tuyến, Bản sắc văn hóa - từ góc độ lý thuyết, đề tài NCKH cơ sở].
Các công trình trên đây đã đưa ra những phân tích, nhận định về tình
hình xã hội Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Song, đều thống nhất cho rằng: Chính xu thế toàn cầu đã làm nảy sinh những
nguy cơ có thể làm mất “bản sắc dân tộc” được thể hiện rõ ở sự thay đổi trên
các lĩnh vực đời sống văn hóa xã hội, kinh tế, chính trị, lối sống, con người,
giá trị truyền thống… và đặt ra vấn đề cần phải có những hoạch định, chính
sách cho sự phát triển bền vững, có nghĩa là vừa “hội nhập” vừa bảo vệ được
“bản sắc dân tộc”.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Khái niệm bản sắc và bản sắc văn hoá
Khái niệm về bản sắc
Bản sắc, về mặt từ nguyên, được bắt nguồn từ một thuật ngữ tiếng Pháp
identité - có nguồn gốc là một danh từ trong tiếng Latin cổ: identitas, có nghĩa
là “giống nhau” hay “tương tự”.
28
Thuật ngữ bản sắc được nhắc đến lần đầu tiên trong giới học thuật
khoảng những năm 1950 bởi nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Erik
Erikson (1902-1994). Erikson xem xét các tình huống tâm lý ảnh hưởng tới
sự điều chỉnh “nhân cách” của bản thân (personality of self) đối tượng
trước những tác động của điều kiện môi trường sống. Theo cách hiểu của
Erikson, bản sắc chủ yếu nói đến sự tự ý thức hoặc một cảm nhận rõ ràng
về cái cá nhân, gần tương tự như cách cá nhân được người khác quan sát và
nhận diện. Bản sắc, do đó, đề cập tới một trạng thái tâm lý ổn định xuất
phát từ nhận diện tương tự hoặc giống nhau về cái tôi/căn tính của bản thân
và bởi những người khác (Erikson 1950).2
Trong từ điển English Oxford, bản sắc được xem là sự “giống nhau” ở
mọi thời gian, bối cảnh, trạng thái hay điều kiện thực tế của bản thân một
người/thực thể, phân biệt với người/thực thể khác ở một số tính cách hoặc đặc
trưng riêng. Theo quan điểm này, bản sắc chính là đặc tính/cá tính nổi trội giúp
phân biệt người này với người khác.
Trong phạm vi các ngành khoa học xã hội và nhân văn, bản sắc là chủ
đề được thảo luận rộng rãi. Z. Bauman (2004:17) từng nhận xét: “bản sắc là
“thứ được thảo luận náo nhiệt” và luôn là chủ đề “nóng bỏng trong tâm trí và
miệng lưỡi của mọi người”. Bản sắc trong khoa học xã hội và nhân văn chủ
yếu được hiểu trong mối liên hệ với quan niệm về bản thân (self-concept) hay
bản sắc tự thân (self-identity) - một tập hợp các niềm tin về bản thân. Về cơ
bản, bản sắc chính là cách một người nhận biết về bản thân (ví dụ khi trả lời
cho câu hỏi: tôi là ai?), và về những người khác (anh/chị là ai?). Bản sắc cho
phép những người khác biết chúng ta là ai và chúng ta biết những người khác
biết gì về chúng ta. Bản sắc, tương tự như là một đặc điểm nhận biết thuộc về
2
[Dẫn theo, Đoàn Thị Tuyến, Bản sắc văn hoá từ góc độ lý thuyết, đề tài
NCKH cơ sở].
29
mỗi cá nhân cụ thể, có thể là thứ được chia sẻ (shared) giữa các cá nhân thành
viên trong một nhóm hoặc một tầng lớp xã hội nhất định (xem thêm
Rummen1993 và Jenkins 2008).
Tóm lại, khái niệm bản sắc văn hóa, bản sắc dân tộc vẫn đang được
tiếp tục nghiên cứu và thảo luận. Sẽ còn có nhiều quan điểm khác nhau về
bản sắc văn hóa. Tuy nhiên, có một điểm chung giữa các khái niệm về bản
sắc văn hóa đã nêu ở trên đó là: bản sắc văn hóa giống như một tấm thẻ căn
cước (identification), giúp phân biệt giữa các cá nhân, nhóm và cộng đồng
trên cơ sở các trải nghiệm văn hóa cụ thể. Bản sắc chỉ là tương đối và luôn
biến đổi phụ thuộc vào những bối cảnh văn hóa cụ thể. Trong luận án này,
NCS sẽ vận dụng quan điểm của các nhà kiến tạo luận về bản sắc, coi bản sắc
nói chung và bản sắc văn hoá nói riêng không phải là cái gì đó mang tính bất
biến, được kết tinh trong một thời gian dài, mà nó được tạo dựng, mang tính
bối cảnh và có sự thay đổi.
1.2.2. Khái niệm múa dân gian Việt Nam
Múa dân gian là một hình thái trong múa dân tộc với đặc trưng là ngôn
ngữ hình thể, động tác, điệu bộ. Múa dân gian là kết quả sáng tạo của nhiều
thế hệ được tồn tại, lưu giữ và phát triển trong dân chúng. Trải qua thời gian,
múa dân gian được điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với đời sống thẩm mĩ của
nhân dân, nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa của một hoặc nhiều cộng đồng.
Theo Lâm Tô Lộc:
“Múa dân gian là một hình thái múa dân tộc do nhân dân chủ yếu là
nông dân, sáng tạo theo phương thức: đầu tiên có một người khởi
thảo, sau đó những người khác, qua nhiều thế hệ, kế tục công việc
hoàn chỉnh điệu múa ấy. Bởi vậy, nó chưa có một cấu trúc nghệ thuật
từ đầu mà được lưu truyền qua nhiều thế hệ để tiếp tục sự sáng tạo,
nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa của một cộng đồng” (Tr:11,15).
30
Theo Lê Ngọc Canh:
“Múa dân gian là hình thái phổ biến lưu truyền trong nhân dân, từ đời
này qua đời khác, thế hệ này đến thế hệ khác. Múa dân gian được nuôi
dưỡng phát triển sinh ra từ khối óc, trái tim và bàn tay của nhân dân,
nó sống trong nhân dân, tồn tại vĩnh viễn trong nhân dân. Múa dân
gian phản ánh những khía cạnh tình cảm tư tưởng, quan niệm thẩm
mỹ của nhân dân, được nhân dân yêu thích và tham gia vui múa, mục
đích cao nhất của nó là phục vụ đời sống nhân dân, khích lệ tinh thần
hăng say lao động, yêu lao động, yêu tổ quốc, yêu mảnh đất giang sơn
của mình. Múa dân gian được xây dựng trên cơ sở tư tưởng nhân đạo,
dân chủ, lòng yêu chính nghĩa, yêu lao động, thiên nhiên, yêu tổ quốc,
yêu nhân dân. Vì vậy nó là một bộ phận tiến bộ nhất, đẹp nhất, tiêu
biểu nhất, tinh hoa nhất của nền nghệ thuật múa truyền thống dân tộc”
(Tr:11-12,15).
Múa dân gian được nảy sinh trong quá trình lao động, trong sinh hoạt,
phong tục tập quán, lễ hội, v.v… Một nhà nghiên cứu đã viết: Nhảy múa dân
gian thường là tổ hợp các động tác bắt chước, mô phỏng. Nó thường sao chép
lại các chuyển động của loài vật hoặc các hoạt động lao động, bắt chước các
vũ điệu của nông dân như các động tác: gieo hạt, gặt lúa, kéo lưới, trọc lỗ, tra
hạt, chèo thuyền, xúc tép...
Múa dân gian còn thể hiện những hành vi ứng xử của con người, tạo
môi trường không gian để con người đến với nhau. Đặc điểm này thể hiện rất
rõ trong sinh hoạt văn hoá dân gian ở làng, bản như xoè vòng của dân tộc
Thái, xoè chiêng của dân tộc Tày. Hoặc có thể lấy ví dụ rõ hơn như múa lăm-
vông của người Lào. Có những điệu múa dân gian cũng mang ý nghĩa đạo
đức nhưng được thể hiện ở góc độ khác nhau. Ví dụ một số điệu múa dân gian
như múa dô (gắn với tục thờ Tản Viên), múa dậm (gắn với tục thờ Lý Thường
Kiệt), múa cờ lau tập trận (trong hội Hoa Lư), múa chèo tàu (gắn với tục thờ
31
các tướng của Hai Bà Trưng), hay là múa dân gian trong hội đền Hùng, hội
Gióng (gắn với tục thờ Phù Đổng Thiên Vương). Những điệu múa đó tuy đơn
giản, nhưng đều thể hiện tình cảm của con người, qua đó phản ánh những giá
trị đạo đức cổ truyền của nhân dân. Đó là lòng tôn kính và biết ơn sâu sắc với
các anh hùng dân tộc.
Trong đời sống văn hoá của nhân dân còn có một loại múa đó là múa tín
ngưỡng. Một số nhà nghiên cứu gọi đó là múa tín ngưỡng dân gian. Loại múa
này tương đối phổ biến ở nhiều tộc người. Múa tín ngưỡng thể hiện trong các
loại nghi lễ. Ví dụ, người Việt có múa tín ngưỡng hầu bóng, còn gọi là múa lên
đồng. Đây cũng là một hình thái múa dân gian rất độc đáo. Loại múa này tồn
tại, phát triển trong quá trình hình thành tục thờ Mẫu và đạo Mẫu ở Việt Nam.
Múa hầu bóng là một bộ phận của chương trình lễ hội và nghi lễ đạo Mẫu.
Nhìn từ góc độ tín ngưỡng thì động tác, điệu bộ của người múa thể hiện tiếng
nói, ý nguyện của thánh thần. Nét độc đáo của múa hầu bóng đó là (theo quan
niệm dân gian) phần xác (ông đồng, bà đồng) là của con người, còn phần hồn
là của thánh thần. Điều này nói lên sức tưởng tượng của con người rất lớn. Con
người và thánh thần có thể gần gũi, hoà quyện (giao hoà) với nhau. Đây là lí do
làm cho các động tác múa trong hầu bóng trở nên phóng khoáng và tự do hơn.
Nếu nhìn từ góc độ nghệ thuật thì đây là yếu tố rất đặc biệt của múa hầu bóng.
Ông đồng, bà đồng, ngoài những động tác múa mang tính quy ước cần phải thể
hiện, còn có những động tác ngẫu hứng xuất hiện ở thời điểm mà người ta gọi
là nhập đồng (nhập hồn). Ông đồng, bà đồng thoạt đầu ngồi trong tư thế tĩnh,
tập trung cao, người ngoài có cảm giác họ quên hết mọi sự vật xung quanh, chỉ
còn tiếng đàn phách của cung văn và lời khấn tụng của con nhang, đệ tử. Dần
dần, ông đồng, bà cốt bắt đầu đảo vòng, xoay tròn từ thắt lưng trở lên. Từ vòng
nhỏ đến vòng to, từ tiết tấu chậm đến nhanh. Âm nhạc, tiết tấu, lời ca càng dồn
dập càng thôi thúc ông đồng, bà đồng xoay, đảo mạnh, càng ngây ngất, say sưa.
Họ hất khăn đội đầu ra và thời điểm đó được gọi là nhập đồng (nhập hồn).
32
Động tác múa lúc này không còn giữ được quy cách, khuôn định như ban đầu
nữa. Tính ngẫu hứng được biểu hiện ở mức độ rất cao, có nghĩa là cùng một
thời điểm, con người vừa trình diễn, vừa sáng tạo. Như vậy, trong môi trường
nghi lễ, trong “thời điểm mạnh” cùng với sự tác động của khách quan (âm
thanh, đàn, nhạc, khói hương và những người hầu đồng…) thì ông đồng, bà
đồng đã ngẫu hứng, sáng tạo theo cường độ, sắc thái, tiết tấu khác nhau trong
cùng một thời điểm. Tất nhiên, yếu tố chính vẫn là năng lực cảm nhận và biểu
hiện của ông đồng, bà đồng. Như vậy, trong hoàn cảnh này, múa dân gian đã
được đẩy lên ở một mức độ cao hơn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đạo Mẫu,
thờ Mẫu là một tục lệ đẹp của cộng đồng người Việt. Hiện nay, những hoạt
động lễ hội tương đối phát triển, thu hút khá đông quần chúng nhân dân ở khắp
mọi nơi. Múa hầu bóng là một trong những sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng
không chỉ diễn ra vào những dịp lễ hội mà còn phát triển bên ngoài của lễ hội,
do một số cá nhân tự tổ chức. Và tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ cùng với thực
hành nghi lễ hầu đồng đã trở thành di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia
được UNESSCO công nhận.
Ngoài múa hầu bóng của cộng đồng người Việt còn có một số điệu múa
trong nghi lễ của một số tộc người như: người Mường có múa mỡi, múa mo,
múa sắc bùa, người Tày có múa múa then, múa đi săn thú, múa chèo thuyền;
người Thái có múa tín ngưỡng kinpangthen, người Dao có múa trong lễ cấp
sắc, hát múa đám cưới, đám tang, múa Tết nhảy (nhì ang chằm đao); người
Chăm có múa trong lễ hội Chà Và, múa trong lễ bóng, múa nhảy lửa, múa
gậy, múa roi; người Khơ me có múa thày cúng, múa trống lễ (trống xayăm)
cúng trăng, múa dây bông (slatho) v.v…
Múa dân gian không ngừng được bồi đắp và bổ sung những sáng tạo
mới của các thế hệ tiếp theo với mục đích nhằm thoả mãn nhu cầu văn hoá
của cộng đồng, khu vực, quốc gia. Những bồi đắp mới, bổ sung mới được dân
chúng chấp nhận, lưu giữ và sử dụng sẽ trở thành di sản của văn hoá dân tộc,
33
đồng thời là cơ sở, nền tảng cho những sáng tạo bổ sung của các thế hệ nối
tiếp. Thông qua các diệu múa, chúng ta thấy nó mang dấu ấn một cách sinh
động cuộc sống lao động, chiến đấu, tình cảm, cách nghĩ và những quan điểm
thẩm mĩ của các cộng đồng, các tộc người, xuất phát từ những điều kiện địa
lí, xã hội, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc khác nhau. Sự khác
nhau đó xét về một khía cạnh nào đó cũng chính là sự thể hiện bản sắc riêng
của từng dân tộc. Múa dân gian do mô phỏng hiện thực nên mặc dù đã được
cách điệu hoá vẫn mang tới cho người xem những thông điệp sát thực. Điều
này được thể hiện cả hai chiều. Chiều thứ nhất là tự thân điệu múa được “tác
giả dân gian” ghi nhận trong thực tế, từ đó sáng tạo nên. Chiều thứ hai là
người thể hiện (người trình bày điệu múa) cũng hết sức cố gắng bắt chước
hiện thực cộng với yếu tố sáng tạo cá nhân trong quá trình thể hiện cũng
mang lại những tín hiệu chân thực và có sức hấp dẫn.
Theo Ứng Duy Thịnh múa dân gian được khái niệm như sau:
„„Là một hình thái trong múa dân tộc, múa dân gian (folk dance) là kết
quả sáng tạo của nhiều thế hệ, được tồn tại, lưu giữ và phát triển trong
dân chúng. Trải qua thời gian, múa dân gian luôn được điều chỉnh, bổ
sung để phù hợp với đời sống thẩm mỹ của nhân dân, nhằm thỏa mãn
nhu cầu văn hóa của một hoặc nhiều cộng đồng. Tác giả của múa dân
gian chính là người dân. Họ vừa là người sáng tạo, vừa là người thưởng
thức”. [Tr16,14]
1.2.3. Khái niệm múa dân gian đương đại
Có nhiều cách hiểu khác nhau về múa dân gian đương đại. Hiện nay
trong giới học thuật về múa chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra khái
niệm về múa dân gian đương đại. Chính vì vậy, để tìm hiểu xem thể loại múa
mới này được quan niệm như thế nào, tác giả luận án dựa vào các kết quả thu
thập được qua phỏng vấn các nghệ sĩ, biên đạo ở các độ tuổi khác nhau.
34
Phần lớn nghệ sỹ đã về hưu đưa ra quan điểm rằng; Múa dân gian đương
đại là thể loại múa mới, đang phát triển. Tuy nhiên, chưa hiểu nó sẽ đi về đâu khi
mỗi người sáng tác một kiểu, dân gian chẳng thấy đâu, toàn chỉ thấy múa hiện
đại, đương đại… (Trích phỏng vấn anh Vũ Thanh, tại Hà Nội tháng 6/2017)
Theo đa số các nghệ sĩ, biên đạo trẻ hiện nay thì: Múa dân gian đương đại
là thể loại pha trộn giữa ngôn ngữ múa dân gian và ngôn ngữ múa hiện đại…;
“Múa dân gian đương đại là dân gian một ít, bale một ít”, “Múa dân gian đương
đại là sự kết hợp giữa động tác dân gian dân tộc và thể loại múa đương đại, thể
loại múa bale”. (Trích phỏng vấn chị Đặng Thu L, tại Hà Nội tháng 6/2017)
Một số người không phải nghệ sĩ, diễn viên, không hoạt động trong
lĩnh vực nghệ thuật có quan điểm cho rằng: Múa dân gian đương đại là thể
loại múa ra đời trong bối cảnh xã hội Việt Nam mở cửa. Múa có sự kết hợp
sáng tạo giữa yếu tố dân gian và yếu tố hiện đại. Các yếu tố dân gian trong
mỗi tác phẩm không chỉ thể hiện ở ngôn ngữ động tác mà còn ở bối cảnh,
hình tượng, âm nhạc, chủ đề… còn yếu tố hiện đại chính là những ngôn
ngữ múa hiện đại, phong cách sáng tác hiện đại, các phương tiện hỗ trợ như
âm thanh, ánh sáng, sân khấu, trang phục… hiện đại.
Trên cơ sở những quan điểm đã được NCS thu thập, trong luận án của
mình, múa dân gian đương đại sẽ được giới thuyết như sau:
Múa dân gian đương đại là các tác phẩm múa dân gian hoặc là các tác
phẩm múa sáng tác bằng ngôn ngữ động tác múa đương đại nhưng có chủ đề
nội dung phản ánh về truyền thống, về dân gian Việt Nam…; các tác phẩm đó
được sáng tác trong xã hội đương đại - thời kỳ mở cửa, hội nhập. Các tác
phẩm múa dân gian đương đại có nội dung thể hiện về vấn đề bản sắc văn hoá
dân tộc, tộc người. Sự ra đời của thể loại múa mới này là quá trình kiến tạo bản
sắc quốc gia/dân tộc của các biên đạo múa trước sự đòi hỏi phải đảm bảo hai
tính chất “tiên tiến” và “bản sắc” theo nhu cầu của xã hội và thực hiện chủ
trương, chính sách của Đảng ta trong sự nghiệp phát triển văn hoá dân tộc. Từ
35
“đương đại” trong tên gọi thể loại “Múa dân gian đương đại” không phải chỉ
dùng để chỉ đến ngôn ngữ động tác múa mà chính là chỉ thời điểm, bối cảnh
ra đời của tác phẩm.
1.2.4. Lý thuyết tiếp cận
Trong luận án này, NCS vận dụng hướng tiếp cận liên ngành về múa
của Thomas Helen để phân tích về ý nghĩa và nội dung của các tác phẩm múa
dân gian đương đại Việt Nam. Trong luận án tiến sĩ "Chuyển động, chủ nghĩa
hiện đại và văn hóa đương đại: các vấn đề của một xã hội học văn hoá về
múa" (1986), và trong tác phẩm "Múa, tính hiện đại và văn hoá" (1996),
Helen Thomas xây dựng một hướng tiếp cận mới mang tính liên ngành về
múa đương đại. Dựa vào các nghiên cứu nhân học và xã hội học về múa,
trong đó nhấn mạnh về mối tương liên giữa múa và xã hội, tác giả cho rằng
các nghệ sĩ, nhà biên đạo là các cá nhân bị chi phối mạnh và bị ảnh hưởng lớn
của điều kiện kinh tế văn hoá và xã hội. Trong quá trình sáng tác các tác
phẩm, họ thường chuyển tải một cách có ý thức hoặc vô thức cách nhìn của
họ về xã hội vào trong các tác phẩm. Các tác phẩm nghệ thuật nói chung và
múa nói riêng, vì vậy, "không chỉ phản ánh thực tế cuộc sống mà còn chuyển
hoá thực tế cuộc sống vào trong bối cảnh riêng của nó" (1986: 66-67). Để
hiểu các tác phẩm, nhà nghiên cứu, theo tác giả, cần phải xem xét chúng từ
hai quan điểm tiếp cận có sự tương liên là: quan điểm mang tính nội tại
(instrinsic) và quan điểm từ bên ngoài (extrinsic). Quan điểm từ bên ngoài
liên quan đến việc xem xét "các chiều kích thể hiện tính xã hội của múa" và
quan điểm từ bên trong "xem xét đặc tính nghệ thuật, ý nghĩa của chúng"
(1986: 69). Các đặc tính mang tính nội tại của múa bao gồm âm nhạc,
chuyển động, trang phục, vv... trong khi các đặc tính bên ngoài chính là các
yếu tố liên quan đến bối cảnh kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội và lịch sử
của tác phẩm.
36
Hướng tiếp cận xã hội học về múa của Helen Thomas đã được nhiều
nhà nghiên cứu áp dụng trong nghiên cứu múa đương đại ở nhiều quốc gia
khác nhau. Điển hình trong số này là công trình nghiên cứu của học giả Đài
Loan - Yu-ling Chao (2000), “Dance, Culture and Nationalism: the Socio-
cultural Significance of Cloud Gate Dance Theatre in Taiwanese Society”
[múa, văn hoá và chủ nghĩa dân tộc: ý nghĩa văn hoá - xã hội của nhà hát
Cloud Gate trong xã hội Đài Loan]. Trong công trình này, sự ra đời của nhà
hát múa đương đại đầu tiên của Đài Loan mang tên Cloud Gate (1973), được
đặt trong bối cảnh khi làn sóng xây dựng chủ nghĩa dân tộc trở nên mạnh mẽ
ở Đài Loan. Trong bối cảnh này, các tiết mục múa đương đại của Cloud Gate
được sáng tạo với sự pha trộn của các nền văn hoá khác nhau: Trung Quốc,
Đài Loan, Phương Tây và một số nước Châu Á khác. Điển hình là hai tác
phẩm múa mang tên Legacy (1978) và Nice Songs (1993), được coi là những
tác phẩm tiêu biểu cho sự đa văn hoá và chủ nghĩa dân tộc trong bối cảnh
hình thành Đài Loan giống như một xã hội sau thuộc địa trên con đường
chống lại quyền bá chủ của Trung Quốc. Công trình nghiên cứu của Yu-ling
Chao cũng chỉ ra những ảnh hưởng của nghệ thuật múa đương đại Đài Loan
tới những quan điểm chính trị liên quan đến quốc gia, dân tộc. Đài Loan
muốn xây dựng và hình thành nên một quốc gia độc lập, không phải là bóng
mờ của Trung Quốc hay bị lệ thuộc vào Trung Quốc. Theo đó, các tác phẩm
múa đương đại Đài Loan được ra đời đảm bảo trên hai khái cạnh: Một là, các
tiết mục múa mang âm hưởng văn hoá Đài Loan được thể hiện qua sự thay
đổi trong nghệ thuật múa: các tác phẩm là sự tổng hợp của nhiều nên văn hoá
khác nhau như Trung Quốc, Phương Tây, Đài Loan và người dân bản địa Đài
Loan. Sự pha trộn giữa cái cũ và mới, giữa truyền thống và hiện đại giúp sản
sinh ra sự độc đáo trong phong cách thể hiện thể loại múa mới và nó mang
tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người Trung Quốc; Hai là, sự liên kết
tương tác giữa nghệ thuật múa và sự ảnh hưởng trong môi trường văn hoá của
37
Đài Loan, các tác phẩm và mọi sự sáng tạo của các nghệ sỹ, biên đạo múa đều
lấy nguyên liệu từ xã hội và môi trường chính trị đương đại của Đài Loan, đặc
biệt là những vấn đề liên quan đến văn hoá và thể chế chính trị. Tác giả cho
rằng chỉ có thể hiểu được đầy đủ ý nghĩa của các tác phẩm nghệ thuật, đặc
biệt là múa, đương đại của Đài Loan, khi đặt các tác phẩm nghệ thuật trong
bối cảnh kinh tế - chính trị và văn hoá nơi chúng được ra đời và tồn tại (chủ
nghĩa quốc gia dân tộc trỗi dậy ở Đài Loan những năm 1970, bối cảnh hội
nhập cần xây dựng một nền văn hoá riêng của Đài Loan, vừa có tính dân tộc,
vừa có tính hiện đại, ...).
Trong luận án này NCS vận dụng hướng tiếp cận lý thuyết về múa của
Helen Thomas để tìm hiểu về nội dung và ý nghĩa của các tác phẩm múa dân
gian đương đại Việt Nam, đặc biệt là yếu tố "bản sắc" và 'tiến tiến" được thể
hiện trong các tác phẩm múa. Như sẽ được trình bày và phân tích ở các
chương tiếp theo của luận án, chúng tôi xem xét các yếu tố mang tính 'bản
sắc" và 'tiến tiến' được các biên đạo múa thể hiện trong các tác phẩm múa dân
gian đương đại của mình trong bối cảnh Việt Nam sau đổi mới.
Tiểu kết
Bối cảnh xã hội Việt Nam thời kỳ mở cửa hội nhập với hàng loạt những
thách thức mới trong sự nghiệp phát triển văn hoá của đất nước và trong bối
cảnh này cũng đặt ra các vấn đề về bản sắc và gìn giữ bản sắc sao cho phù
hợp với nhu cầu của xã hội mới. Tâm lý của một dân tộc vừa thoát khỏi chiến
tranh và sự đô hộ của thực dân, phong kiến, muốn khẳng định mình trước thế
giới hội nhập về sự tồn tại của một Việt Nam độc lập, không thể bị đồng hoá,
một Việt Nam có thể chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và vì vậy, Việt Nam
đó không thể bị “hoà tan”. Song, những thách thức của bối cảnh toàn cầu hoá
lại nổi cộm lên nguy cơ có thể đánh mất bản sắc hay sự hoà tan trong quá
trình hội nhập. Điều này, đã trở thành lý do cho những động thái của giới học
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY

More Related Content

What's hot

Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOTLuận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAYLuận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ: Quản lý Nhà hát Chèo Quân đội, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Quản lý Nhà hát Chèo Quân đội, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Quản lý Nhà hát Chèo Quân đội, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Quản lý Nhà hát Chèo Quân đội, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
nataliej4
 
Đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAYĐề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Các tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt namCác tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt nam
Hoang Nguyen
 
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam BộLuận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
Minh Chanh
 
Đề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đĐề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật
Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật
Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật Thao An
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Thanh Hải
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
nataliej4
 
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà NộiLuận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
nataliej4
 
Nho Giáo và văn hóa Việt Nam
Nho Giáo và văn hóa Việt NamNho Giáo và văn hóa Việt Nam
Nho Giáo và văn hóa Việt Namnguyenhoangtri11ta
 
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Cai dep trong nghe thuat
Cai dep trong nghe thuatCai dep trong nghe thuat
Cai dep trong nghe thuat
DoKo.VN Channel
 

What's hot (20)

Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOTLuận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
 
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAYLuận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
Luận án: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng, HAY
 
Luận văn thạc sĩ: Quản lý Nhà hát Chèo Quân đội, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Quản lý Nhà hát Chèo Quân đội, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Quản lý Nhà hát Chèo Quân đội, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Quản lý Nhà hát Chèo Quân đội, HAY, 9đ
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
 
Đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAYĐề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc chùa Mễ Trì Thượng, HAY
 
Các tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt namCác tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt nam
 
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam BộLuận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
 
Đề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đĐề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đ
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 
Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật
Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật
Xây dựng chương trình Giáo dục nghệ thuật
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
 
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
 
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà NộiLuận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
 
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
 
Nho Giáo và văn hóa Việt Nam
Nho Giáo và văn hóa Việt NamNho Giáo và văn hóa Việt Nam
Nho Giáo và văn hóa Việt Nam
 
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
 
Cai dep trong nghe thuat
Cai dep trong nghe thuatCai dep trong nghe thuat
Cai dep trong nghe thuat
 

Similar to Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY

Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và TháiLuận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOTĐề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nayLuận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmCa tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Chau Duong
 
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naVấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAYLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdfTiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
OnTimeVitThu
 
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóaLuận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
6.pdf
6.pdf6.pdf
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
NuioKila
 
[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ
[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ
[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận Văn Sự Hình Thành Xu Hướng Và Đặc Điểm Của Hội Họa Việt Nam.
Luận Văn Sự Hình Thành Xu Hướng Và Đặc Điểm Của Hội Họa Việt Nam.Luận Văn Sự Hình Thành Xu Hướng Và Đặc Điểm Của Hội Họa Việt Nam.
Luận Văn Sự Hình Thành Xu Hướng Và Đặc Điểm Của Hội Họa Việt Nam.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Sự Hình Thành Xu Hướng Và Đặc Điểm Của Hội Họa Việt Nam.
Luận Văn Sự Hình Thành Xu Hướng Và Đặc Điểm Của Hội Họa Việt Nam.Luận Văn Sự Hình Thành Xu Hướng Và Đặc Điểm Của Hội Họa Việt Nam.
Luận Văn Sự Hình Thành Xu Hướng Và Đặc Điểm Của Hội Họa Việt Nam.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Thư viện Tài liệu mẫu
 

Similar to Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY (20)

Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và TháiLuận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
 
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...
[Kho tài liệu ngành may] trang phục dạ hội được phát triển dựa trên hình ảnh ...
 
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOTĐề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
 
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nayLuận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
 
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmCa tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
 
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện naVấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện na
 
Chăm phồn thực
Chăm phồn thựcChăm phồn thực
Chăm phồn thực
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAYLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
 
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdfTiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
Tiểu luận Văn hóa Nhật Bản Sân khấu truyền thống Nhật Bản.pdf
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóaLuận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
 
6.pdf
6.pdf6.pdf
6.pdf
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
 
[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ
[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ
[Kho tài liệu ngành may] bst cảm hứng phố cổ
 
Luận Văn Sự Hình Thành Xu Hướng Và Đặc Điểm Của Hội Họa Việt Nam.
Luận Văn Sự Hình Thành Xu Hướng Và Đặc Điểm Của Hội Họa Việt Nam.Luận Văn Sự Hình Thành Xu Hướng Và Đặc Điểm Của Hội Họa Việt Nam.
Luận Văn Sự Hình Thành Xu Hướng Và Đặc Điểm Của Hội Họa Việt Nam.
 
Luận Văn Sự Hình Thành Xu Hướng Và Đặc Điểm Của Hội Họa Việt Nam.
Luận Văn Sự Hình Thành Xu Hướng Và Đặc Điểm Của Hội Họa Việt Nam.Luận Văn Sự Hình Thành Xu Hướng Và Đặc Điểm Của Hội Họa Việt Nam.
Luận Văn Sự Hình Thành Xu Hướng Và Đặc Điểm Của Hội Họa Việt Nam.
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PhuongMai559533
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (14)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THU HẰNG MÚA DÂN GIAN ĐƢƠNG ĐẠI: VẤN ĐỀ BẢN SẮC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP Ngành: Văn hóa học Mã số: 9 22 90 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Cầm TS. Đoàn Thị Tuyến HÀ NỘI - 2019
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu nêu trong luận án là trung thực. Những nội dung nghiên cứu của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thu Hằng
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................................................ 14 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................ 14 1.2. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 27 CHƢƠNG 2: XÃ HỘI VIỆT NAM SAU ĐỔI MỚI VÀ VẤN ĐỀ BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC................................................................................................. 39 2.1. Bối cảnh kinh tế, văn hoá, xã hội và đối ngoại của Việt Nam sau đổi mới........... 39 2.2. Vấn đề bản sắc văn hoá sau đổi mới ....................................................................... 53 Tiểu kết.......................................................................................................................... 64 CHƢƠNG 3: BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM MÚA DÂN GIAN ĐƢƠNG ĐẠI TIÊU BIỂU.............................................................. 65 3.1. Múa dân gian đương đại: lịch sử hình thành và phát triển..................................... 65 3.2. Yếu tố bản sắc và hiện đại trong các tác phẩm múa tiêu biểu ............................... 69 Tiểu kết........................................................................................................................112 CHƢƠNG 4: MÚA DÂN GIAN ĐƢƠNG ĐẠI: TẠO DỰNG BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP....................................................................114 4.1. Bản sắc có chọn lọc trong các tác phẩm ..............................................................114 4.2. Các yếu tố hiện đại được biên đạo lựa chọn trong các tác phẩm.........................126 4.3. Múa dân gian đương đại và sự kiến tạo/tạo dựng bản sắc văn hoá dân tộc trong bối cảnh hội nhập ...............................................................................................................133 KẾT LUẬN................................................................................................................138 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ....................................142 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................143
  • 4. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHTW Ban chấp hành Trung ương TW Trung ương NQ Nghị quyết HLHVHNT Hội liên hiệp văn học nghệ thuật NXB Nhà xuất bản Tr Trang VH/CT Văn hoá/chỉ thị VHQC Văn hoá quần chúng XHCN Xã hội chủ nghĩa TCCS Tạp chí cộng sản TP Thành phố NSND Nghệ sỹ nhân dân NCS Nghiên cứu sinh
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 1986 Việt Nam chính thức mở cửa hội nhập với tất cả các nước trên thế giới về mọi mặt. Việc hội nhập nhanh và mạnh không chỉ diễn ra ở lĩnh vực kinh tế mà còn ở nhiều khía cạnh khác trong đời sống văn hoá và xã hội, tạo ra những băn khoăn, lo ngại, trăn trở trong nhiều tầng lớp xã hội. Những lo lắng, trăn trở tập trung vào vấn đề: Làm thế nào trong xu thế hội nhập như hiện nay, Việt Nam vừa có thể hội nhập, bắt kịp sự tiên tiến của thời đại, vừa có thể tạo ra được, khẳng định được một Việt Nam với những nét bản sắc nhất để không bị hoà lẫn, pha trộn vào các quốc gia khác? Vấn đề này thể hiện trong các chủ trương, chính sách của Đảng, trong thực tiễn quản lý và thực hành văn hoá, nghệ thuật, trong các thảo luận trên truyền thông, trong các hội nghị khoa học, vv... Những nỗ lực để có một nền văn hoá Việt Nam "tiên tiến", "hiện đại" nhưng “đậm đà bản sắc dân tộc" đã được thể hiện ở nhiều chính sách, chương trình và hoạt động ở các cấp trung ương và địa phương, thể hiện ở các hoạt động của cơ quan đoàn thể lẫn cá nhân những người hoạt động quản lý văn hoá và nghệ thuật. Về chính sách, Hội nghị BCHTW4 khóa VII (tháng 1/1993) nhấn mạnh vấn đề gìn giữ và xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc, tộc người đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp phát triển văn hóa của Việt Nam. Theo đó, “mọi sự phát triển xã hội phải gắn liền với việc kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc. Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa. Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống sẽ làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác” (Phạm Đình Hạc 1996:46). Tinh thần “hội nhập” nhưng không “hòa tan”; “tiên tiến” nhưng phải “đậm đà bản sắc” của Nghị
  • 6. 2 quyết BCH TW4 khóa VII, có thể nói, trở thành "kim chỉ nam" cho các hoạt động nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, hội hoạ, âm nhạc, múa, vv... cũng như các các hoạt động và quản lý văn hoá khác. Tinh thần cốt lõi của Nghị Quyết này vẫn được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện trong các kỳ Đại hội VIII, IX, X, XI và XII. Trong bối cảnh của hội nhập mạnh mẽ và trước sự đòi hỏi của xã hội trong sự nghiệp phát triển văn hóa đất nước mà Đảng đã đề ra, nhiều cơ quan đoàn thể và bản thân cá nhân các nhà hoạt động xác định nghệ thuật là một thành tố quan trọng của văn hóa nên họ đã và đang nỗ lực tìm tòi con đường phát triển sao cho vừa đáp ứng được yêu cầu của tinh thần Nghị quyết TW 4 là vừa đảm bảo được tính hiện đại trong các tác phẩm vừa bảo vệ được bản sắc của truyền thống văn hoá quốc gia, tộc người. Với nghệ thuật múa dân gian Việt Nam, những người làm nghề cũng thể hiện sự băn khoăn, lo lắng khi phải đứng trước những đòi hỏi của thời đại. Giới nghệ sỹ, biên đạo múa lo ngại về sự mất bản sắc trong các tác phẩm múa dân gian đương đại, sự sính ngoại hay sự vắng bóng của ngôn ngữ múa dân gian truyền thống Việt Nam trong các sáng tác múa mới thời kỳ đương đại. Sau chính sách mở cửa hội nhập văn hóa, nghệ thuật các nước tràn vào Việt Nam, tạo ra môt làn sóng vô cùng lạ lẫm và mới mẻ với nghệ thuật nước nhà. Nghệ sỹ Việt Nam, nhất là thế hệ nghệ sỹ trẻ rất nhạy cảm đã nhanh chóng học tập, du nhập làn sóng nghệ thuật mới, biểu diễn và sáng tác trên mọi sân khấu không chuyên và chuyên nghiệp. Các hình thức, thể loại nghệ thuật mới này đã nhanh chóng phát triển rất mạnh mẽ, tạo được chỗ đứng trong lòng khán giả, chủ yếu là thanh thiếu niên, học sinh… Nghệ thuật các nước tràn vào Việt Nam cũng tạo cơ hội cho nghệ sỹ, khán giả Việt Nam mở rộng hiểu biết về các thể loại nghệ thuật trên thế giới, trau dồi và làm mới nghệ thuật truyền thống Việt Nam, để hội nhập dễ dàng hơn, khoảng cách địa lí, văn hóa giữa Việt Nam và các nước được rút ngắn hơn nhờ nghệ thuật và để hình ảnh về con người Việt Nam, đất nước Việt Nam
  • 7. 3 được quảng bá sâu rộng trên thế giới thông qua nghệ thuật… Tuy nhiên, sự hội nhập mạnh cũng tạo ra nguy cơ làm "mất bản sắc" của các tác phẩm, không đáp ứng tinh thần của chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp phát triển văn hoá nói chung. Đó là việc đảm bảo cho ra đời những tác phẩm múa dân gian vừa mang tính chất “tiên tiến” của thời đại vừa mang đậm yếu tố “bản sắc dân tộc”. Bối cảnh Việt Nam thời kỳ hội nhập cho thấy có sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội đến vấn đề nhận diện đâu là bản sắc văn hoá Việt Nam và phải gìn giữ bản sắc đó như thế nào? Những nỗ lực đã được minh chứng và thể hiện trên nhiều bình diện khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Song, với luận án này, NCS chọn đối tượng nghiên cứu là thể loại múa dân gian đương đại để xem xét xem trong bối cảnh hội nhập những người nghệ sỹ, biên đạo múa đã thể hiện/tạo dựng bản sắc văn hoá dân tộc như thế nào để đáp ứng nhu cầu của nhà nước và xã hội trong quá trình xây dựng một nền văn hoá Việt Nam mới trong bối cảnh mới. Đề tài luận án mong muốn cung cấp thêm một nghiên cứu trường hợp cụ thể về quá trình tạo dựng bản sắc văn hoá quốc gia/dân tộc trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập. Vì vậy, NCS lựa chọn đề tài là: “Múa dân gian đương đại: Vấn đề bản sắc trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập”. Thông qua đề tài, luận án hướng tới trả lời các câu hỏi như: Trong bối cảnh hội nhập 1) Múa dân gian đương đại đã được sử dụng để tham gia vào quá trình tạo dựng bản sắc văn hóa Việt Nam như thế nào? 2) Những người nghệ sỹ múa đã và đang làm như thế nào để các tác phẩm của mình có thể vừa “gìn giữ bản sắc” vừa thể hiện sự “hội nhập” với xã hội đương đại? 3) Những thành tố văn hoá nào được sử dụng để thể hiện tính “bản sắc” của dân tộc? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục đích:
  • 8. 4 Thông qua nghiên cứu về vấn đề bản sắc trong múa dân gian đương đại nói chung và các tác phẩm múa dân gian đương đại tiêu biểu, luận án góp phần làm rõ thêm sự kiến tạo văn hoá quốc gia, dân tộc trong trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam hiện nay. - Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận án có 3 nhiệm vụ nghiên cứu chính là: 1) Trình bày và phân tích nội dung, hình thức thể hiện, vv… các tác phẩm múa dân gian đương đại tiêu biểu được đánh giá là có sự kết hợp giữa tính “dân tộc”, “đậm bản sắc” và yếu tố hiện đại. 2) Tìm hiểu và chỉ ra các quan điểm, đánh giá, nhận xét của các nghệ sỹ, nhà phê bình, lý luận về một số tác phẩm múa dân gian đương đại, đặc biệt là các quan điểm liên quan đến “bản sắc văn hoá” được thể hiện trong các tác phẩm đó. 3) Xem xét và mô tả các thành tố văn hoá, kỹ thuật được sử dụng để thể hiện tính “bản sắc” dân tộc và tính “hiện đại” trong các tác phẩm múa dân gian đương đại. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tác phẩm múa dân gian đương đại Việt Nam và những vấn đề liên quan như bối cảnh ra đời, quan điểm sáng tác, kỹ thuật thể hiện và các diễn ngôn về bản sắc văn hoá nói chung, bản sắc văn hoá trong các tác phẩm nghệ thuật ở Việt Nam sau đổi mới nói riêng. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án là một số tác phẩm múa dân gian đương đại tiêu biểu. NCS lựa chọn một số tác phẩm ra đời trong bối cảnh hội nhập, tạm tính từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa từ năm 1986 đến nay. NCS không lựa chọn tác phẩm theo các mốc thời gian cụ thể mà trên tiêu chí xác định tác phẩm có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu chính của đề tài hay không. Vì vậy, công trình luận án này sẽ phân tích các tác phẩm
  • 9. 5 tiêu biểu ở thể loại múa dân gian đương đại. Các tác phẩm đó bao gồm: Thân phận; Sương sớm; Sóng lụa ven đô; Nhinh sao; Nhịp điệu Tang Sành; Sắc màu non cao; Séc bùa hồn Chiêng; Huyền ảo vĩnh hằng; Tiếng trống Paranul; Múa quạt; 11 Keo Moni Mekhala. Khi lựa chọn, NCS chú ý đến nguồn gốc tác phẩm cụ thể là: Tác phẩm của ai, là thể loại múa dân gian của vùng miền nào, chủ đề phản ánh hay hình tượng nghệ thuật là gì… NCS quan tâm tới việc tác phẩm được xây dựng như thế nào, ý tưởng/thông điệp của các biên đạo và nghệ sỹ ở đây là gì, có những tranh luận nào liên quan tới xây dựng bản sắc trong tác phẩm… 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án - Phương pháp luận Về vấn đề bản sắc văn hoá Trong giới học thuật vẫn tồn tại hai quan điểm đối nghịch nhau về bản sắc văn hoá đó là, quan điểm bản thể luận và quan điểm kiến tạo luận: Theo quan điểm bản thể luận thì bản sắc văn hoá được nhìn nhận là một thực thể tĩnh tại, cố định và không thay đổi. Bản sắc là cái có sẵn, là “cái tôn/căn tính” (Barker (2011,Tr: 299). Hay như nhà nghiên cứu Phan Ngọc cho rằng: “Nói đến bản sắc văn hóa tức là nói đến cái mặt bất biến của văn hóa trong quá trình phát triển của lịch sử. Dĩ nhiên văn hóa là một hệ thống những quan hệ, không phải là những sự vật. Các hệ thống quan hệ này mang những tên gọi riêng, có thể chứa đựng những cách lý giải khác nhau trong cách biểu hiện qua các thời đại. Cái tạo thành tính bất biến trong các hệ thống quan hệ này là những nhu cầu của tâm thức con người Việt Nam. Các nhu cầu này cơ bản là như nhau ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, không liên quan đến tài sản, học vấn và khá ổn định, mặc dầu một tầng lớp người có thể chiếm ưu thế hơn một tầng lớp người khác”. Tuy nhiên, để tìm hiểu về bản sắc văn hoá Việt Nam được thể hiện như thế nào thông qua các tác phẩm múa dân gian được lựa chọn trong đề tài luận
  • 10. 6 án này, tác giả luận án sử dụng quan điểm kiến tạo luận khi xem xét, nghiên cứu về vấn đề bản sắc trong các tác phẩm múa dân gian đương đại. Bản sắc theo quan điểm kiến tạo luận được hiểu như sau: Ngược lại với hướng bản thể luận, theo các nhà kiến tạo luận cho rằng: mọi bản sắc luôn luôn biến đổi khi chịu tác động của bối cảnh. Mỗi một bối cảnh khác nhau sẽ làm cơ sở để tạo dựng ra bản sắc mới nhằm phục vụ các mục đích mới. Bản sắc dân tộc hay bản sắc văn hoá không phải chỉ là những cái truyền thống - cái cũ mà bao gồm cả những cái mới - cái đang diễn ra, không phải là những cái cao xa mà chính là những cái đời thường, hàng ngày. Bản sắc dân tộc không chỉ là cái bất biến mà luôn có sự vận động, tương thích với sự thay đổi của bối cảnh. Bởi vậy, bên cạnh các giá trị truyền thống, giá trị cốt lõi, bản sắc văn hóa luôn được sáng tạo, bổ sung những giá trị mới - những cái phù hợp với xã hội hiện đại trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Bản sắc văn hóa “không phải là một vật cụ thể mà chỉ là một mô tả trong ngôn ngữ (diễn ngôn)”. Nó là “những cách kết cấu diễn ngôn và có thể thay đổi ý nghĩa theo thời gian, không gian và sự sử dụng” (Barker 2001, Tr:300). Tác giả Đoàn Thị Tuyến, (2014, Tr:22). “Bản sắc văn hóa - từ góc độ lý thuyết”. Tác giả nêu: “Theo quan điểm của kiến tạo luận, bản sắc văn hóa được xem như là một quá trình và ở đó các yếu tố cấu thành luôn luôn vận động. Bản sắc văn hóa được cấu thành thông qua trải nghiệm cá nhân/nhóm trước môi trường xã hội, lịch sử và với các nhóm/cá nhân khác bên ngoài. Không có bản sắc văn hóa tự thân hoặc bản sắc sẵn có. Ngược lại, bản sắc văn hóa là tạo dựng và mang tính xã hội rõ rệt. Sự cấu thành của bản sắc văn hóa giống như là diễn ngôn, luôn thông qua sự thể hiện và ở đó chúng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của quyền lực nói chung”. Tác giả Đỗ Huy - Trường Lưu (1990), “Bản sắc dân tộc của văn hoá”. Hai tác giả cho biết: “Bản sắc dân tộc của mỗi nền văn hóa không tách rời các giá trị truyền thống nhưng căn bản mang tính hiện đại. Các giá trị truyền
  • 11. 7 thống tham gia tạo dựng bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống. Còn bản sắc văn hóa dân tộc hiện đại đại diện cho diện mạo văn hóa dân tộc hiện đại” (Tr:15). Hai tác giả còn đề cập đến sự phát triển và biến hóa của bản sắc dân tộc: “Nói bản sắc dân tộc nghiêng về diện mạo có hồn của văn hóa mỗi dân tộc. Nó thể hiện ở mọi nơi, mọi chỗ theo kiểu cách riêng của mỗi dân tộc. Nó được phát triển và biến hóa bởi sự nghiệp lao động và chiến đấu của nhiều thế hệ trong lịch sử dân tộc.” (Tr:15-16). Đại diện cho quan điểm kiến tạo luận trong nghiên cứu về bản sắc văn hóa ở Việt Nam không thể không kể đến tác giả Nguyễn Văn Chính. Qua bài viết “Tôn thờ tổ tiên, bản sắc văn hóa và chủ nghĩa dân tộc trong nhân học Việt Nam đương đại”, in trong Tạp chí Văn hóa Dân gian, tác giả đặt ra các vấn đề quan trọng của bản sắc như: bản sắc văn hóa Việt Nam là gì, và bản sắc ấy có vai trò, ý nghĩa thế nào trong quá trình toàn cầu hóa? Theo tác giả, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế các nhà nghiên cứu văn hóa băn khoăn, lo lắng về việc tìm ra đâu, cái gì… là bản sắc văn hóa Việt Nam để khẳng định và phân biệt trong ngôi nhà văn hóa chung toàn cầu. Chính từ bối cảnh này mà vấn đề thờ cúng tổ tiên được tạo dựng, được nhìn nhận như một “quốc đạo” và là một biểu tượng mới cho văn hóa Việt Nam. “Cách tiếp cận Việt Nam như một thực thể thống nhất (unified entity) với những biểu tượng văn hóa chung giờ đây không còn ý nghĩa nữa, đơn giản bởi vì là trong khi cố gắng bao gồm các nhóm tộc người, các xã hội, tôn giáo, ngôn ngữ và phong tục vào một khuôn mẫu chung, người ta không thể nhìn thấy hết sự đa dạng và khác biệt. Cái gọi là bản sắc văn hóa được phát hiện trên cơ sở của cách tiếp cận này rõ ràng chỉ là một dạng bản sắc được cấu trúc có tính nhân tạo (artificially constructed identity)”. Để lý giải cho điều này tác giả đã đưa ra minh chứng qua quan sát cách thờ cúng tổ tiên của người Việt (Kinh) và một số dân tộc. Người Kinh thường chọn nơi trang trọng nhất trong gia đình để thờ cúng tổ tiên, (gian giữa nhà, nơi đảm bảo tất cả mọi người có thể dễ dàng
  • 12. 8 nhìn thấy), còn một số nhóm dân tộc thường thờ cúng ở góc khuất khó có thể nhìn thấy như góc nhà hay trên gác bếp. Cách tưởng nhớ người đã khuất cũng rất đa dạng, người Việt (Kinh) thờ cúng tổ tiên vào ngày rằm, mồng một, đặc biệt có ngày giỗ, người Thái chỉ thờ linh hồn người cha đã khuất, người Bana cắt đứt mối liên hệ giữa người sống với người chết từ sau lễ bỏ mả… Như vậy, có thể thấy việc thờ cúng tổ tiên của các tộc người ở Việt Nam rất đa dạng và không có cơ sở để nói đó là một mẫu số chung. Các cách thờ cúng tổ tiên khác nhau đó cũng có thể giao thoa với nhau và tác động lẫn nhau như một quá trình tiếp biến văn hóa để tạo dựng bản sắc. Chính vì thế, bản sắc không thể được nhìn nhận như một thực thể tĩnh mà sẽ luôn vận động và biến đổi. Tác giả đã chỉ rõ khái niệm bản sắc văn hóa chỉ là một dạng bản sắc được cấu trúc có tính nhân tạo (artificially constructed identity) tùy thuộc vào nhận thức chủ quan của nhà nghiên cứu cũng như tác động trong từng bối cảnh cụ thể. Trong cuốn “Văn hóa Việt Nam đặc trưng và cách tiếp cận”, tác giả Nguyễn Văn Xuân thông qua bài viết mang tên “Bản sắc dân tộc ứng dựng vào đổi mới” đã bàn về vấn đề y phục của Việt Nam trải qua từng giai đoạn. Từ khi ông cha ta đóng khố, bận váy, đến thời người Trung Quốc đời nhà Minh thay đổi thành quần có thắt lưng. Đến thời Pháp y phục lại thay đổi sang kiểu Âu hóa quần Tây, áo sơmi. “chúng ta thay đổi bản sắc dân tộc có từ thế kỷ 17 để chuyển sang một bản sắc mới đang hình thành do phong khí mới của phong trào mới gọi là Âu hóa cũng là điều tự nhiên”. Có thể thấy rõ ràng một bản sắc mới được hình thành để phù hợp với bối cảnh xã hội mới. “Bản sắc dân tộc không chỉ duy trì sâu sắc cho cái cũ có giá trị mà chính nó tạo nên tập tục cho giá trị mới trở thành truyền thống mới để phát triển.” (Tr:335). Về việc lựa chọn các tác phẩm múa Để tìm hiểu về bản sắc văn hóa đã và đang được các nhà biên đạo sáng tác như thế nào, NCS đã lựa chọn 12 tác phẩm múa dân gian đương đại thuộc 10 vùng miền, tộc người khác nhau trên cả nước như: Kinh, Thái, Mường,
  • 13. 9 Cao Lan, Dao, Chăm, Khmer. Các tác phẩm NCS lựa chọn đó là: Sóng lụa ven đô; Sương sớm; Thân phận; Nhinh sao, Nhịp điệu Tang Sành; Sắc màu non cao; Séc bùa hồn chiêng; Trống Paranul; Huyền ảo vĩnh hằng; Múa quạt; Nấm báo mưa; 11 Robam Keo Moni Mekhala. NCS đã gặp gỡ và trò chuyện với từng biên đạo của các tác phẩm nói trên, tổ chức tọa đàm, thảo luận nhóm, tổ chức các cuộc phỏng vấn sâu với mục đích tìm hiểu những quan điểm, nhận xét của các đối tượng hay nhóm đối tượng khác nhau về các tác phẩm được lựa chọn phân tích trong luận án và về cách các nhà biên đạo lựa chọn các thành tố thể hiện yếu tố bản sắc trong mỗi tác phẩm. Các tác phẩm múa dân gian đương đại được NCS lựa chọn để phân tích trong luận án được gọi là tiêu biểu bởi những lý do sau: (1), Đây đều là các tác phẩm được biên đạo lựa chọn trong rất nhiều các sáng tác về bản sắc dân tộc; (2), Các tác phẩm đều được cộng đồng nơi tác phẩm phản ánh công nhận và lựa chọn là tác phẩm tiêu biểu; (3), Đa số các tác phẩm đều đạt giải cao trong các cuộc thi do các đơn vị chuyên môn uy tín tổ chức như Hội nghệ sỹ múa Hà Nội, Hội nghệ sỹ múa Việt Nam, liên hoan nghệ thuật các cấp của tỉnh, thành phố… Thông qua phân tích các tác phẩm múa được lựa chọn, ở phần viết này sẽ tập trung trả lời câu hỏi: Những thành tố đã được các biên đạo lựa chọn để tạo dựng bản sắc trong tác phẩm là gì và tại sao các biên đạo lại lựa chọn những thành tố đó? Đối với mỗi một tác phẩm múa dân gian đương đại, các yếu tố như: chủ đề tư tưởng, hình tượng nghệ thuật, ý nghĩa tác phẩm, âm thanh, ánh sáng, trang phục, đạo cụ, ngôn ngữ động tác, cách tạo hình, tuyến múa…đều được phân tích, mô tả cụ thể, chi tiết theo tư liệu cung cấp của biên đạo, kết quả thảo luận nhóm và thông qua các đánh giá của các đối tượng người xem. - Phương pháp nghiên cứu
  • 14. 10 Để triển khai đề tài luận án, NCS đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu. Đối với phương pháp nghiên cứu định tính, NCS đã thực hiện nhiều đợt khảo sát thực tế, tiến hành quan sát tham dự, kết hợp với phỏng vấn sâu. Để có thể thu thập thông tin một cách khách quan và chính xác nhất, NCS đã có mặt ở nhiều buổi biểu diễn, các chương trình giao lưu nghệ thuật. Bên cạnh quan sát, khi có cơ hội, NCS còn tiến hành phỏng vấn/trò chuyện với các chuyên gia, biên đạo, diễn viên, nhà phê bình lí luận múa và cả khán giả - những người đã có mặt ở các chương trình biểu diễn. Ngoài ra, NCS còn tổ chức các buổi semina theo nhóm đối tượng ở nhiều vùng miền khác nhau nơi các tác phẩm phản ánh tới. Các cuộc thảo luận nhóm ở Tuyên Quang, Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Trà Vinh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… đối tượng tham gia chủ yếu là những khán giả đã được xem tác phẩm, diễn viên của các phẩm, biên đạo, nghệ nhân và các nhóm khán giả chưa được xem tác phẩm trước đó. Trong quá trình phỏng vấn hay thảo luận nhóm, NCS thường ưu tiên sử dụng các câu hỏi mở đối với các đối tượng tham gia, đặt trọng tâm câu hỏi vào tìm hiểu suy nghĩ/quan điểm của họ về các vấn đề như: những thành tố nào trong tác phẩm thể hiện được bản sắc?; Ngoài những thành tố được biên đạo lựa chọn, còn những thành tố nào khác không?; Những yếu tố bản sắc được thể hiện như thế nào thông qua nội dung, hình tượng nghệ thuật, trang phục, đạo cụ mà biên đạo đã sử dụng trong tác phẩm?; Những nguyên nhân chủ quan/khách quan nào đưa đến sự lựa chọn của biên đạo về các yếu tố bản sắc trong mỗi tác phẩm?... Phương pháp quan sát tham dự kết hợp phỏng vấn sâu cho phép NCS hiểu sâu hơn về suy nghĩ/quan điểm của các nhà biên đạo về bản sắc văn hóa/bản sắc dân tộc, lý do họ lựa chọn hình tượng nghệ thuật/động tác/trang phục/âm nhạc cho tác phẩm hoặc cảm nhận của các khán giả về tác phẩm...vv. Việc thực hiện các quan sát và trò truyện trực tiếp còn giúp NCS hiểu sâu hơn
  • 15. 11 về sự khác nhau trong các quan điểm/cách thức lựa chọn/thể hiện bản sắc ở mỗi vùng miền/địa phương … Trong quá trình thu thập tư liệu cho đề tài luận án, NCS đã phỏng vấn các nhóm đối tượng sau: + Nhóm biên đạo, nghệ sỹ đã về hưu: Đây là những người đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của dân tộc, đại diện cho lớp thế hệ nghệ sỹ tiên phong sưu tầm, chỉnh lý hệ thống động tác múa dân gian truyền thống trong các lễ hội để trở thành hệ thống múa đào tạo trong các trường nghệ thuật chuyên nghiệp. Sự nghiệp của họ gắn liền với các sáng tác múa dân gian truyền thống. + Nhóm biên đạo, nghệ sỹ thế hệ 7x và 8x: Họ thuộc thế hệ sinh ra khi đất nước đã hoàn toàn ra khỏi chiến tranh và trên đà hội nhập sâu rộng về kinh tế, văn hóa, chính trị…, đại diện cho thế hệ vừa muốn gìn giữ, bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc vừa muốn cách tân để theo kịp xu hướng của thời đại. + Nhóm những nhà quản lý văn hóa nghệ thuật: Đây là những người có vai trò hoạch định chính sách, đường lối phát triển văn hóa nghệ thuật cho đất nước, đại diện các quan điểm chính thống của Nhà nước về vấn đề giữ gìn bản sắc trong nghệ thuật múa hiện nay. + Nhóm khán giả hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật múa: Họ là những nghệ sĩ, biên đạo chuyên nghiệp, có thể đưa ra các nhận định chuyên môn sâu đối với tạo dựng bản sắc văn hoá dân tộc trong các tác phẩm múa dân gian đương đại và với cách thức lựa chọn các thành tố thể hiện bản sắc trong tác phẩm múa được phân tích trong luận án. + Nhóm khán giả ngoài ngành: Họ bao gồm tất cả quần chúng nhân dân không phân biệt lứa tuổi, giới tính hay nghề nghiệp, là những người đã từng xem múa dân gian đương đại hoặc được NCS lựa chọn ngẫu nhiên để thu thập thông tin cho đề tài luận án. Nhóm đối tượng này có thể giúp NCS nhận
  • 16. 12 diện/phân biệt được các thành tố của bản sắc dân tộc/tộc người nào được thừa nhận trong các tác phẩm múa. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án NCS đã gặp gỡ, trao đổi và phỏng vấn sâu 12 biên đạo của 12 tác phẩm được lựa chọn phân tích trong luận án. Tổ chức hơn 10 cuộc thảo luận nhóm với mỗi nhóm khoảng từ 7 đến 10 khách mời, họ là biên đạo, là nhà báo, là nhà quản lý văn hoá, là khán giả, diễn viên, nghệ nhân… - Về phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: NCS đã tiến hành tổng thuật và phân tích nhiều tài liệu đã xuất bản/công bố, cụ thể là các bài báo, phát biểu tại các cuộc hội thảo chuyên ngành múa và bài tạp chí của Hội nghệ sỹ múa Hà Nội, Hội nghệ sỹ múa Việt Nam. Khi thực hiện tổng thuật, NCS ưu tiên tìm hiểu các quan điểm, bàn luận xoay quanh thể loại múa dân gian đương đại thể hiện trong các bài viết về sự nghiệp phát triển múa nước nhà trong bối cảnh hội nhập. NCS cũng quan tâm tới các tài liệu, sách, báo, các công trình nghiên cứu liên quan chẳng hạn về vấn đề bản sắc, bản sắc dân tộc hay các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp phát triển văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc trong xu thế hội nhập toàn cầu. Ngoài ra, không chỉ các bài viết, nghiên cứu, phê bình, lý luận về múa dân gian đương đai mà cả những bài viết, cuốn sách về nghệ thuật nói chung bao gồm điện ảnh, âm nhạc, sáng tác ca khúc và các thể loại nghệ thuật khác cũng thuộc phạm vi quan tâm của đề tài. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án đưa ra cách tiếp cận mới trong nghiên cứu về nghệ thuật, cụ thể là múa dân gian đương đại, chú trọng khía cạnh văn hoá, xã hội và chính trị của các tác phẩm nghệ thuật. Múa dân gian đương đại, ở cả bình diện nội dung lẫn bình diện nghệ thuật (chất liệu, ngôn ngữ, âm nhạc, vv...), theo cách tiếp cận nghiên cứu này, có mối liên hệ khăng khít với bối cảnh và nền tảng văn hoá- xã hội nơi nó được sinh ra và tồn tại.
  • 17. 13 - Đề tài luận án là một nghiên cứu trường hợp đầu tiên về múa dân gian đương đại dưới góc nhìn kiến tạo luận bản sắc, giúp người đọc hiểu sâu hơn về quá trình tạo dựng bản sắc quốc gia/dân tộc trước những đòi hỏi của xã hội thời kỳ hội nhập và việc thực hiện chính sách phát triển văn hoá “tiên tiến”, “đậm đà bản sắc” của Việt Nam. Thông qua việc phân tích múa dân gian đương đại, luận án cung cấp những hiểu biết mới và sâu hơn về quá trình tạo dựng bản sắc trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Thông qua nghiên cứu về quá trình kiến tạo “bản sắc” văn hoá quốc gia, dân tộc thể hiện qua việc xây dựng/thể hiện các tác phẩm múa dân gian đương đại, đề tài luận án góp phần cung cấp thêm một hiểu biết chuyên ngành về vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc/tộc người trong bối cảnh Việt Nam đương đại. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu sau này về bản sắc thông qua ngôn ngữ nghệ thuật nói chung và nghệ thuật múa nói riêng trước đòi hỏi của xã hội và thời đại, góp phần vào sự nghiệp gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc/tộc người theo đúng tinh thần, chủ trương, chính sách “tiên tiến” và “đậm đà bản sắc” mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận. Đề tài luận án được chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2: Xã hội Việt Nam sau đổi mới và vấn đề bản sắc văn hoá quốc gia, tộc người Chương 3: Bản sắc văn hoá quốc gia, tộc người trong một số tác phẩm múa dân gian đương đại tiêu biểu Chương 4: Múa dân gian đương đại: Tạo dựng bản sắc quốc gia, tộc người trong bối cảnh hội nhập
  • 18. 14 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu về múa và múa dân gian đương đại Việt Nam Múa dân gian và múa dân gian đương đại thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của không chỉ giới chuyên môn mà còn là đề tài dành được sự quan tâm chú ý của ngành nghiên cứu văn hoá là bởi vì: Từ khi Việt Nam chính thức mở cửa hội nhập, nghệ thuật thế giới du nhập vào Việt Nam với tốc độ “không kiểm soát” được, giới trẻ bao gồm cả những người theo học chuyên nghiệp, biên đạo, diễn viên đến những cá nhân, nhóm hoạt động tự do…có thêm nhiều cơ hội được quan sát, học hỏi qua nhiều kênh khác nhau về các thể loại nhảy múa trên toàn thế giới. Sự thâm nhập của các thể loại nghệ thuật nhảy múa mới mẻ này đã nhanh chóng trở nên chiếm ưu thế trên thị trường thưởng thức nghệ thuật trong nước. Thể loại nghệ thuật dân gian truyền thống bị vắng bóng trên các sân khấu và những người trong giới bắt đầu lo ngại về sự mất đi của thể loại múa đã ra đời và ăn sâu trong đời sống văn hoá cộng đồng mỗi dân tộc Việt Nam. Điều này cũng nằm trong sự lo ngại chung của toàn dân tộc về sự “cào bằng” văn hoá hay “mất bản sắc” dân tộc. Tâm lý sợ đánh mất mình, sợ bị hoà tan trong thế giới toàn cầu hoá của Việt Nam hậu thuộc địa - một đất nước vừa thoát khỏi sự đô hộ của thực dân, luôn muốn khẳng định mình, xây dựng một quốc gia độc lập, có bản sắc riêng và không thể bị nhầm/trộn lẫn với bất kỳ quốc gia nào khác, đã trở thành nỗi ám ảnh và là nhiệm vụ của toàn ngành văn hoá trong đó có nghệ thuật. Vì lý do ấy, các nhà nghiên cứu, sưu tầm bắt đầu nhìn nhận múa và cụ thể là múa dân gian Việt Nam như một kho tàng văn hoá gắn với bản sắc dân tộc và cần được nhìn nhận lại giá trị của nó trong bối cảnh đương đại. Các công trình nghiên cứu lần lượt ra đời, các cuộc hội thảo lớn nhỏ của ngành múa đã được tổ chức. Trong rất nhiều các nghiên cứu về múa đã cho thấy múa là một thành
  • 19. 15 tố văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc cần được gìn giữ và phát triển. Trong phần tổng thuật này NCS sẽ tập trung vào các công trình tiêu biểu nhất, có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu chính của đề tài luận án: Viết về lịch sử nghệ thuật múa, Lê Ngọc Canh là một trong những nhà nghiên cứu được nhiều người biết tới. Năm 2009, ông đã xuất bản cuốn sách Lịch sử nghệ thuật múa Việt Nam. Đây có thể coi là một công trình nổi bật nhất của ông về chủ đề này; ở đây ông đã tổng kết lại lịch sử nghệ thuật múa dân gian Việt Nam gắn liền với tiến trình phát triển dân tộc. Ngoài ra, viết riêng về chủ đề múa dân gian của các dân tộc thiểu số, tác giả Lê Ngọc Canh còn có nhiều ấn phẩn khác như: Nghệ thuật múa người Mạ (2005); Nghệ thuật múa tộc người Châu Ro (2005) và Múa tín ngưỡng dân gian Việt Nam (1998). Các ấn phẩm trên là kết quả sưu tầm nghiên cứu của tác giả về kho tàng múa dân gian của các dân tộc thiểu số, nhằm bổ sung, hoàn thiện vào kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian các dân tộc Việt Nam. Đây cũng là sự đóng góp đầy tâm huyết của ông đối với công tác bảo tồn và gìn giữ nền nghệ thuật múa của Việt Nam thời kỳ hội nhập. Đặc biệt tác phẩm Múa tín ngưỡng dân gian Việt Nam phản ánh cái nhìn sâu sắc về nghệ thuật múa dân gian đặt trong mối quan hệ với thực hành văn hoá tín ngưỡng. Múa ở đây được coi là một thành tố văn hóa, và vì vậy mọi động tác, ngôn ngữ múa đều mang một ý nghĩa biểu tượng nào đó của văn hóa tộc người trong các bối cảnh cụ thể. Bên cạnh các nghiên cứu đã được công bố của Lê Ngọc Canh, các tác phẩm: Tìm hiểu về nghệ thuật múa Việt Nam (2001) và Nghệ thuật múa dân tộc Việt (1979) của Lâm Tô Lộc hay Múa dân gian trong tác phẩm múa chuyên nghiệp Việt Nam của Ứng Duy Thịnh (2006) cũng là những tác phẩm có đóng góp quan trọng, giúp hoàn thiện hơn nữa những khảo cứu mang tính thực tiễn về kho tàng múa dân gian của dân tộc và ý nghĩa của nghệ thuật múa trong đời sống đương đại. Các tác phẩm này phản ánh kết quả bước đầu và quan trọng về nghiên cứu sự phát triển của múa dân gian dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập đã
  • 20. 16 có sự tham gia mạnh mẽ của các thể loại múa mới, đặc biệt là múa ballet - cổ điển châu Âu. Đây cũng chính là tiền đề cho sự ra đời của hàng loạt các tác phẩm được sáng tác theo phong cách mới - dân gian kết hợp với hiện đại. Nhìn chung các tác phẩm đã công bố ở trên tập trung tìm hiểu về thể loại múa của dân tộc và kho tàng nghệ thuật múa của dân tộc đó với các đặc trưng về ngôn ngữ động tác, văn hóa nghệ thuật vùng miền, tuyến múa và phong cách thể hiện. Các tác phẩm này, trên thực tế, đã được sử dụng làm cơ sở cho việc biên soạn và chỉnh lý giáo trình múa dân gian dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo diễn viên, biên đạo múa. Chúng đồng thời cũng gợi mở cho các nghiên cứu về múa sau này có cơ sở lý luận nền tảng về hệ thống múa dân gian các dân tộc và là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo. Ở một khía cạnh nào đó, những nỗ lực, tìm tòi của các nhà nghiên cứu múa thời kỳ này cũng chính là quá trình đi tìm những biểu hiện đặc trưng mang tính bản sắc của ngôn ngữ múa dân gian ở từng tộc người cụ thể, điều đó cho phép biên đạo nhận diện các thành tố ngôn ngữ múa thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc/tộc người và đưa vào trong các tác phẩm múa dân gian đương đại. Múa và vấn đề tính dân tộc, hiện đại trong tác phẩm Nghệ thuật múa nói chung và múa dân gian dân tộc Việt Nam nói riêng hiện nay đang được rất nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật và nghiên cứu văn hóa quan tâm. Sự phát triển của nghệ thuật múa đặt trong bối cảnh của sự phát triển văn hóa có sự giao lưu hội nhập với nghệ thuật thế giới, đặt trong những chính sách để gìn giữ và phát huy bản sắc. Dòng chảy của nghệ thuật đương đại các nước du nhập vào Việt Nam và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Trước tình hình đó, giới nghệ sỹ múa cũng đã thể hiện tiếng nói, suy nghĩ của mình về sự phát triển của nghệ thuật múa dân gian Việt Nam bằng các bài viết, bài tham luận, bài báo và bài phát biểu tại các hội thảo chuyên ngành. Năm 1993, Bộ Văn hóa Thông tin và Viện Âm nhạc và Múa đã xuất bản cuốn Những vấn đề dân tộc hiện đại trong nghệ thuật múa, tập trung 26
  • 21. 17 bài viết của các tác giả là nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú, biên đạo, diễn viên múa, nhạc sĩ và họa sĩ. Nội dung của cuốn sách xoay quanh câu hỏi: nên phát triển múa như thế nào trong thời đại hội nhập để không đánh mất bản sắc dân tộc? Tính dân tộc và hiện đại là hai thuật ngữ được sử dụng chính trong tất cả các bài viết, thể hiện sự tìm tòi, quan điểm của các nghệ sĩ trước vấn đề xác định tính dân tộc, bản sắc dân tộc trong múa. Một số bài viết nổi bật là: Bàn về truyền thống và phát triển nghệ thuật múa Việt Nam của Lê Ngọc Canh; Tính dân tộc hiện đại trong múa của Lâm Tô Lộc; Dân tộc hiện đại, một định hướng cho sự bảo tồn và phát triển nghệ thuật múa Việt Nam của Vũ Đức Thoàn; Vài suy nghĩ về gìn giữ phát triển nghệ thuật múa của Ngọc Cường; Vị trí của di sản múa dân tộc trong nghệ thuật múa dân tộc hiện đại của Hoàng Hà; và Hướng về cội nguồn - xây dựng một nền nghệ thuật múa đậm đà bản sắc dân tộc của Trương Lê Giáp. Một số luận điểm về tính dân tộc cũng được đặc biệt đề cập trong các bài tham luận chẳng hạn: Trong bài “Dân tộc hiện đại, một định hướng cho sự bảo tồn và phát triển nghệ thuật múa Việt Nam”, Vũ Đức Thoàn nhận định, “trong nghệ thuật múa, tính dân tộc được biểu hiện trong nội dung và hình thức của tác phẩm. Đó là sự thể hiện bản sắc dân tộc và những yếu tố tinh thần của dân tộc.” (Tr:66). Tác giả cho rằng tính dân tộc hay bản sắc dân tộc Việt Nam nằm ở tính cách, cốt cách của con người Việt Nam đã được minh chứng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta như: bền bỉ, cần cù, cứng cỏi, anh hùng, không chịu khuất phục…; cũng trong bài viết này tác giả viết: “Giữ gìn bản sắc dân tộc có nghĩa là chúng ta giữ gìn cái tinh hoa, cốt cách của dân tộc và phải biết gắn cái tinh hoa ấy với sự tiếp thu tinh hoa của thế giới, của nhân loại. Có như thế mới có thể đưa nền nghệ thuật múa dân tộc của ta ngang tầm thời đại, ngang tầm thế giới” (Tr:68). Khác với quan điểm vừa nêu, tác giả Lê Ngọc Canh, trong bài viết Bàn về truyền thống và phát triển nghệ thuật múa Việt Nam lại chia sự phát triển
  • 22. 18 của nghệ thuật múa Việt Nam thành ba kiểu dạng: Một là, Múa dân gian; Hai là, Múa sáng tác trên chất liệu múa dân gian và thứ ba là Múa mới. Tác giả viết về kiểu dạng thứ ba như sau: “Có những biên đạo say sưa với kiểu dạng này, với khái niệm là mốt, là mới, là dân tộc, hiện đại và cũng bỏ ra khá nhiều công sức, sáng tạo để hiện lên một hướng mới, kiểu mới. Song không mấy tác phẩm thành công… dấu ấn của múa truyền thống dân tộc khá mờ nhạt và thật khó tìm…” (Tr:7-8). Tác giả khẳng định ở ba kiểu dạng trên đều có điều kiện phát triển tuy nhiên “đứng về góc độ nghiên cứu nghệ thuật múa dân gian dân tộc thì dạng kiểu thứ nhất cần được quan tâm, tạo điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc… Phải trả cho nó cái đích thực, cái chất dân gian, biến nó như một bảo tàng về múa dân gian Việt Nam. Có như vậy, các thế hệ tiếp theo mới có cơ sở để tìm đến và hiểu bản sắc, tinh hoa, cội nguồn múa dân gian, dân tộc Việt Nam đích thực” (Tr:8). Lâm Tô Lộc khi nhắc đến vấn đề tính dân tộc trong sự phát triển của nghệ thuật múa ở Việt Nam đã cho rằng múa cần được phát triển để phù hợp với thời đại, song sự phát triển ấy phải dựa trên kế thừa những tinh hoa của nghệ thuật múa truyền thống, đồng thời kế thừa cả những tinh hoa của nhân loại. Ông viết: “Sự kế thừa không chỉ giới hạn trong phạm vi văn hóa dân tộc mà thường mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia để tiếp thu tinh hoa của nhân loại. Tất nhiên, diễn ra một quá trình tiếp biến văn hóa để dân tộc hóa các yếu tố ngoại nhập, nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho múa” (“Tính dân tộc, hiện đại trong múa” (1993), Tr:11). Tác giả cũng nêu quan điểm của mình về những tác phẩm múa mới. Ông cho rằng, các tác phẩm múa mới đạt chất lượng phải đảm bảo được tính dân tộc và hiện đại đều là sản phẩm sáng tạo của những người vừa là nhà nghiên cứu vừa là biên đạo. Theo ông, chỉ những nhà nghiên cứu mới hiểu rõ được nhiều mặt của một vấn đề từ nội dung, thể loại, hình thức, phương tiện biểu hiện, phương pháp kết cấu, …đến mối quan hệ giữa múa và các thành tố văn hóa khác như phong tục, lễ nghi… để tìm ra
  • 23. 19 quy luật khi sáng tạo cái mới. Tác giả gọi người biên đạo ấy là “mô hình nhân cách sáng tạo tối ưu” có khả năng tạo ra những giá trị múa dân tộc đích thực và đảm bảo tính dân tộc hiện đại trong tác phẩm múa mới. Vấn đề phát triển múa dân gian trong xã hội đương đại Từ năm 2000 trở lại đây, vấn đề phát triển múa dân gian Việt Nam trước xu thế hội nhập đã được đề cập đến ở nhiều bài viết/báo cáo trình bày tại hội thảo, hội nghị và trên các tạp chí chuyên ngành như: Hội nghị lý luận phê bình múa tháng 12 - 2007; Hội thảo sáng tác múa trong cơ chế thị trường và hội nhập tháng 12 - 2008; và Tạp chí Nhịp điệu … Tại các hội thảo, hội nghị và tạp chí này đều dành một thời lượng không nhỏ cho những bàn luận/trao đổi về sự phát triển của nghệ thuật múa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập với nghệ thuật thế giới. Một câu hỏi được đặt ra thường xuyên là: “Hội nhập như thế nào để theo kịp sự phát triển của thời đại nhưng không làm mất đi bản sắc dân tộc?”. Đây cũng chính là chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được thể hiện trong nghị quyết TW 5 khóa VIII về phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. “Văn nghệ bồi dưỡng, nâng cao con người chứ không phải là nơi giãi bày tâm trạng cá nhân, hạ thấp con người… hòa nhịp đập trái tim mình với nhịp đập trái tim toàn dân tộc, chứ không phải đi vào tâm trạng cá nhân, gặm nhấm tâm tư yếm thế, lấy tiểu xảo thay cho tài năng, nhìn đời bằng góc nhìn chật hẹp, thậm chí coi văn nghệ như là thú vui giải trí, hoặc một cuộc chơi, một đam mê tầm thường”1 (Đây cũng là một đánh giá, phản ảnh phần nào thực trạng trong sáng tác múa hiện nay. Con đường phát triển và sáng tạo của nghệ thuật múa dân gian từ môi trường diễn xướng dân gian đến sân khấu biểu diễn phục vụ cho những mục 1 Trích bài phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị liên hiệp các HLHVHNT toàn quốc 29/1/2013
  • 24. 20 đích khác nhau của xã hội đã làm thay đổi căn bản ý nghĩa đích thực của múa dân gian khi nó ở trong môi trường diễn xướng - nơi khởi nguồn của múa dân gian truyền thống. Trào lưu “sân khấu hóa” hay “sáng chế truyền thống” đối với nghệ thuật múa dân gian khi Việt Nam mở cửa hội nhập, nhất là trong giai đoạn hiện nay với sự lên ngôi của nghệ thuật múa đương đại đã đặt nghệ thuật múa dân gian Việt Nam trong bối cảnh có nguy cơ bị “yếu thế”, “mờ nhạt” hay “bị lãng quên” như một số nghệ sỹ đang lo ngại. Và vấn đề này vẫn đang được giới nghệ sỹ múa, quản lý nghệ thuật múa tìm cách tháo gỡ, tìm ra con đường đúng đắn nhất để nghệ thuật múa dân gian Việt Nam vẫn phát triển trong thời kỳ mới mà không làm mất đi bản sắc dân tộc. Nói đến vấn đề sáng tạo múa dân gian với nghệ thuật múa đương đại, mới đây Hội nghệ sỹ múa Việt Nam đã cho xuất bản 2 tập sách Nghệ thuật múa những khoảnh khắc sáng tạo tập I và tập II (Nxb Mỹ thuật, tháng 6/2015), có nội dung về sự sáng tạo của nghệ thuật múa hiện nay. Hai tập sách, ngoài giới thiệu các tác phẩm sáng tạo mới, cũng thể hiện sự cổ vũ, ghi nhận những cống hiến, lao động sáng tạo trong nghệ thuật của của các nghệ sỹ, biên đạo múa hiện nay đã có những tác phẩm mới hợp thời đại. Cuốn sách cũng lại một lần nữa đặt vấn đề sáng tạo, hội nhập như hiện nay có đang đi đúng con đường phát triển của nghệ thuật múa nước nhà theo quan điểm chủ trương của Đảng và mong muốn của đại bộ phận nghệ sỹ, biên đạo múa về giữ gìn bản sắc của múa dân gian hay không? Tương tự, đề cập đến sự phát triển của múa dân gian Việt Nam trong xu thế hội nhập, bài viết “Múa dân gian với thời đại và sự kế thừa phát triển múa dân gian trong lĩnh vực huấn luyện” của Ngân Quý đã phản ánh sự phát triển của múa dân gian. Trong bài viết tác giả khẳng định trong hoạt động nghệ thuật gần đây trên sân khấu vắng dần những điệu múa dân gian thuần chất; hoặc có chăng nữa thì cũng thô sơ, tăng về chiều hướng ồ ạt, thiếu chiều sâu tinh tế; hoặc dùng chất liệu múa dân gian để gây một ấn tượng về tính cách
  • 25. 21 mà ngôn ngữ, hình tượng…thì xa lạ với tính thẩm mỹ và phong cách múa Việt Nam. Trên cơ sở nhận định này, tác giả đặt câu hỏi phải chăng múa dân gian Việt Nam không còn phù hợp với thời đại, với lớp trẻ và do đó cần phải tìm cái mới phù hợp hơn? (Tr:24) Trong bài viết vừa nêu, một lần nữa múa dân gian Việt Nam lại được đặt trong mối lo ngại bị mất dần vị thế trong sự phát triển chung của nền nghệ thuật múa nước nhà trước thời đại hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, tác giả Ngân Quý thể hiện rõ quan điểm cho rằng “Bốn mươi năm qua, dưới ánh sáng, đường lối văn nghệ đúng đắn của Đảng, múa dân gian càng được khai thác, phát triển và đạt được những thành tựu rực rỡ. Vậy, những hiện tượng về múa dân gian trên sân khấu hiện nay chắc chắn không nằm trong tình trạng trái quy luật như nỗi băn khoăn của một số người” (Tr:24). Theo tác giả Ngân Quý, nền nghệ thuật múa dân gian Việt Nam chưa bao giờ đánh mất bản sắc; sự phát triển và biến đổi trong phong cách sáng tác hiện nay chỉ là cách các nghệ sỹ làm mới tác phẩm của mình để bắt kịp xu hướng thời đại và đó không phải là sự “bỏ quên” bản sắc dân tộc như nhiều nghệ sỹ khác lo ngại. Trong bài viết mới nhất có tựa đề Đôi điều về bản sắc dân tộc trong sáng tác múa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Tạp chí Nhịp điệu số 192/2016), nghệ sĩ nhân dân Thái Phiên đã nghiêm khắc phê phán lối sáng tác bắt chước và sao chép qua băng đĩa nước ngoài của một số biên đạo trẻ hiện nay. Ông gọi đó là “đạo múa” chứ không đơn giản chỉ là sự giao thoa, kế thừa như một số nhà biên đạo bao biện. Ông viết “Hiện tượng nói tiếng “Lào” ra tiếng “Ý” không phải hiếm. Điều mà nhiều người hay bao biện là sự giao thoa không đồng nghĩa với bắt chước, với “đạo múa”! Mỗi một tác phẩm múa dù là múa dư hứng cũng vẫn cần phải tôn trọng phong tục, tập quán…của dân tộc mình định thể hiện đó chính là giữ gìn bản sắc” (Tr:20). Cũng trong cuốn Tạp chí Nhịp điệu số 192/2016, có một bài viết của nghệ sỹ Lê Huân bàn về bản sắc dân tộc trong tác phẩm múa dân gian các dân tộc
  • 26. 22 thiểu số. Nghệ sỹ Lê Huân cho rằng: bản sắc dân tộc chính là tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc, là ý chí anh dũng, quật cường… nếu người biên đạo biết sử dụng tất cả những đặc điểm đó vào các sáng tác mới, có sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa các dân tộc thì nền nghệ thuật múa dân gian Việt Nam nói chung hoàn toàn có thể hội nhập phát triển mà vẫn giữ được giá trị bản sắc truyền thống. Những bài báo và cuốn sách vừa điểm lại ở trên phản ánh một tiếp cận về múa theo hướng nghiên cứu lịch sử, mô tả đặc điểm ngôn ngữ động tác múa của từng dân tộc cụ thể cũng như thực trạng phát triển của múa dân gian đương đại. Các nghệ sĩ, biên đạo đã bước đầu thể hiện sự băn khoăn lo lắng của mình đối với sự phát triển của múa dân gian Việt Nam trong xu thế hội nhập và bước đầu nêu quan điểm về cái gọi là bản sắc đã và đang được thể hiện trong các tác phẩm múa mới. Trong đề tài luận án của mình, NCS không nghiên cứu về đặc trưng nghệ thuật hay ngôn ngữ của múa dân gian đương đại Việt Nam mà tập trung bàn luận vấn đề “bản sắc văn hóa” dân tộc đã và đang được tạo dựng/thể hiện như thế nào trong một số tác phẩm múa dân gian đương đại tiêu biểu. Các nhà biện đạo đã làm gì để vừa đảm bảo tính chất đậm đà của bản sắc vừa đảm bảo tính hiện đại trước yêu cầu của thời đại hội nhập. 1.1.2. Các nghiên cứu về bản sắc và bản sắc văn hóa dân tộc Vấn đề bản sắc dân tộc và gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc chưa bao giờ lại trở nên quan trọng và cấp thiết đến vậy trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập. Như đã trình bày trên, khi Việt Nam đứng trước ngưỡng cửa của hội nhập và ngay cả khi đang trong quá trình hội nhập, toàn cầu hoá sâu rộng mọi mặt của đời sống xã hội thì thực tế chứng minh sự lo ngại của nguy cơ mất bản sắc văn hoá dân tộc càng trở nên rõ ràng. Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam thời kỳ hậu thuộc địa trở thành mối quan tâm lớn được đặt ra trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước qua các kỳ Đại hội. Vấn đề bản sắc dân tộc và việc gìn giữ bản sắc dân tộc được đặc biệt quan tâm trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này có thể khẳng định qua sự xuất hiện của một
  • 27. 23 số lượng các công trình nghiên cứu, cuốn sách, bài viết, bài phát biểu… về bản sắc văn hoá trong bối cảnh hội nhập ở các khía cạnh, thuộc nhiều ngành chuyên môn khác nhau, đứng trên các phương diện như nhà nghiên cứu văn hoá, nhà quản lý văn hoá và tất nhiên trong đó có văn hoá nghệ thuật. Trong bài viết “Bản sắc văn hoá Việt Nam” (2005, Tr:239), Nguyễn Đăng Duy nêu quan điểm về những đặc trưng của bản sắc của văn hoá Việt Nam. Tác giả cho rằng, bản sắc văn hoá Việt Nam được nhận diện bởi hệ giá trị và chuẩn mực xã hội được đúc kết qua lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc bao gồm: “lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tính cộng đồng gắn kết cá nhân gia đình làng nước, lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình, đạo lý”. Ngoài ra, tác giả còn nhắc tới hệ giá trị biểu hiện trong nếp sống của con người Việt Nam như “cần cù sáng tạo trong lao động, tế nhị trong cư xử, giản dị trong cách sống”. Cũng đề cập đến hệ giá trị văn hoá Việt Nam, trong bài viết “Bản sắc dân tộc trong hệ giá trị văn hoá Việt Nam và một số vấn đề liên quan trong thời kỳ đổi mới, hội nhập, (2014, Tr:140), tác giả Nguyễn Thuỵ Loan có quan điểm, “bản sắc dân tộc và ý thức kiên trì gìn giữ bản sắc dân tộc - một giá trị bền vững trong hệ giá trị văn hoá Việt Nam”. Theo đó tác giả viết: “Chính nhờ ý thức gìn giữ bản sắc riêng của dân tộc đã ăn sâu trong tâm khảm của người Việt Nam, mà dân tộc ta đã chống chọi thành công với những thế lực ngoại xâm hùng cường gấp bội, …Vì vậy, bản sắc dân tộc đã được chung đúc trong một chiều dài lịch sử cùng ý thức kiên cường gìn giữ bản sắc đó trong cả quá trình hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước… là một giá trị lớn lao và bền vững trong hệ giá trị văn hoá của dân tộc ta…”. (Tr:140-141) Ở một góc nhìn khác, Ngô Đức Thịnh lại cho rằng “một nét bản sắc của văn hoá của người Việt Nam, đó là tính cởi mở, khả năng tiếp nhận và dễ hoà nhập, để từ đó bản địa hoá nhân tố ngoại lai” [Dẫn theo, Hà Minh Đức 2008 Tr:53]. Với tác giả Lê Như Hoa trong bài viết “Bản sắc dân tộc trong lối sống
  • 28. 24 hiện đại” (2003, Tr.6) lại nhấn mạnh đến biểu hiện của bản sắc văn hoá Việt Nam qua lối sống. Tác giả cho rằng, chính lối sống được hun đúc qua lịch sử dựng nước và giữ nước của con ngưởi Việt Nam là một nhân tố quan trọng tạo nên con người Việt Nam có thể hoà nhập và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược trong quá khứ và con người ấy cũng có thể có đủ bản lĩnh để khẳng định mình trong thế giới hội nhập, hiện đại. Cũng theo tác giả, bản sắc văn hoá Việt Nam được biển hiện trong các mặt của lối sống: lối sống đô thị; lối sống gia đình; lối sống thanh niên… Tác giả viết: “Trong thời hiện đại, việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc trong văn hoá lối sống càng trở nên khó khăn, phức tạp…Phát huy bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại chính là cho gia nhập vào lối sống hiện nay những giá trị truyền thống của dân tộc, hạn chế, tiến tới thủ tiêu những yếu tố tiêu cực không những làm ảnh hưởng đến yếu tố truyền thống tốt đẹp, mà còn cản trở những yếu tố tiến bộ trong lối sống hiện đại.”(Tr:70). “Lối sống hiện đại” mà tác giả Lê Như Hoa đề cập trong bài viết được nhận diện là lối sống xã hội chủ nghĩa, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Con người mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm của Đảng. Cụ thể đó là: Tiếp nối chủ trương, tinh thần của Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị TW 9 khóa XI đã nhấn mạnh việc gắn mục tiêu xây dựng văn hóa với xây dựng con người: “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước”. Quan điểm này đã được Đại hội XII tiếp tục khẳng định, với phương hướng phát triển văn hóa là “Xây dựng, phát triển văn hóa, con người”. Đây được xem là chủ trương phù hợp và đúng đắn cả về lý luận và thực tiễn của Đảng bởi vì con người vừa là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, đồng thời là sản phẩm của chính nền văn hóa do mình sáng tạo ra; con người là trung tâm của chiến lược phát triển, nói đến văn hóa là nói đến con người, vì văn hóa là của con người, do con người, vì con người. Việc xây dựng, phát triển văn hóa không thể tách khỏi xây dựng, phát triển con
  • 29. 25 người. Qua cách diễn đạt như vậy, Đảng ta khẳng định và nhấn mạnh vấn đề trọng tâm, cốt lõi của xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là xây dựng con người với nhân cách và lối sống tốt đẹp. Cốt lõi của nền văn hóa tiên tiến là “lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên”, tiên tiến không chỉ ở nội dung tư tưởng mà còn tiên tiến trong cả hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung. Bản sắc văn hóa Việt Nam là những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… đậm nét trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. (Trích Nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị TW 9 khóa XI) 1.1.3. Các nghiên cứu về vấn đề toàn cầu hóa, chủ nghĩa dân tộc và bản sắc văn hóa Đã có nhiều công trình nghiên cứu, cuốn sách của các tác giả hiện sự băn khoăn, lo lắng trước sự nghiệp gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập. Năm 2010, trong công trình mang tên “Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Nguyễn Chí Bền đã trình bày những khảo cứu của một tập thể tác giả về những tác động thuận, nghịch của bối cảnh hội nhập, phân tích những thuận lợi và thách thức nảy sinh trong quá trình này. Cuốn sách bước đầu nêu những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam, đồng thời xác định phương hướng, nhiệm vụ cho nền văn hóa Việt Nam trong
  • 30. 26 giai đoạn hội nhập, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đặt ra đó là: Xây dựng một nền văn hóa “tiên tiến” và “đậm đà bản sắc”. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác như: Trường Lưu (2003) “Toàn cầu hóa và vấn đề bảo lưu văn hóa dân tộc”; và Lê Như Hoa (1996) “Phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” cũng đều đặt vấn đề về bản sắc dân tộc, các giá trị truyền thống trước những nguy cơ biến mất do tác động của xu thế toàn cầu hóa. Các công trình này nêu rõ: để hội nhập và phát triển chúng ta phải lấy bản sắc dân tộc làm nền tảng, làm “bộ lọc” cho sự tiếp thu. Làm rõ quan điểm này, tác giả Lê Như Hoa viết: “Dân tộc không phải là vấn đề mới mẻ trong lịch sử các nền văn hóa, văn minh. Nhưng trước xu thế toàn cầu hiện nay, vấn đề dân tộc lại nổi lên, song song với vấn đề con người trước bao nhiêu biến đổi lớn lao của thời cuộc… hầu như đâu đâu người ta cũng nói đến vấn đề dân tộc, gắn với sự lo âu trước những thử thách, có khả năng khuynh đảo dân tộc, làm biến chất con người.” (Tr:21) Tương tự, các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (2002) trong cuốn “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa” cũng đưa ra những phân tích về vấn đề văn hóa dân tộc trước tác động của xu thế toàn cầu. Tác giả thể hiện sự lo lắng, cho rằng quá trình mở cửa nền kinh tế đã kéo theo sự đổ bộ ồ ạt của “những sản phẩm văn hóa vật thể xa lạ đe dọa phá vỡ truyền thống và cũng làm mất bản sắc văn hóa cùng các giá trị truyền thống lâu đời khác…” (Tr:13) Trong bối cảnh toàn cầu hóa đặc trưng bởi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, bản sắc văn hóa trở nên “có vấn đề và phức tạp hơn bao giờ hết” (Mustafa 2006). Điều này là không nghi ngờ. Một số ý kiến nhìn nhận quá trình toàn cầu hóa là nguyên nhân dẫn tới mất bản sắc văn hóa, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển ngoài Châu Âu và Mỹ. Ý kiến này khẳng định với sự tàn phá của toàn cầu hóa, bản sắc văn hóa “đang gặp nguy hiểm”. Các nhà nghiên cứu nhận định, do xu hướng phụ thuộc lẫn nhau trong thời đại toàn
  • 31. 27 cầu hóa ngày càng tăng dẫn đến sự sụp đổ của các bản sắc văn hóa địa phương trong điều kiện các nền văn hóa quốc gia trở nên cởi mở, tiếp xúc nhiều với bên ngoài, và chịu ảnh hưởng ngược lại. Các nền văn hóa quốc gia, do đó, sẽ gặp khó khăn trong giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương nguyên vẹn, hoặc trong nỗ lực ngăn chặn sự suy yếu của bản sắc văn hóa địa phương. Nhóm ý kiến này còn chủ trương bản sắc văn hóa nên là đối tượng được bảo vệ/bảo tồn (dẫn theo, Đoàn Thị Tuyến, Bản sắc văn hóa - từ góc độ lý thuyết, đề tài NCKH cơ sở). Ngược lại, với một số nhà nghiên cứu, toàn cầu hóa không phá hủy bản sắc văn hóa. Họ thậm chí tin rằng toàn cầu hóa có thể coi là động lực giúp tạo dựng và làm sinh sôi nảy nở các bản sắc (xem John Tomlinso 1999). Toàn cầu hóa tạo cơ hội gia tăng các bản sắc văn hóa mới, cho phép một cá nhân có thể có nhiều hơn một bản sắc ở những thời điểm khác nhau và các bản sắc này cũng không còn chỉ hợp nhất xung quanh một nền văn hóa cụ thể [dẫn theo, Đoàn Thị Tuyến, Bản sắc văn hóa - từ góc độ lý thuyết, đề tài NCKH cơ sở]. Các công trình trên đây đã đưa ra những phân tích, nhận định về tình hình xã hội Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ở nhiều khía cạnh khác nhau. Song, đều thống nhất cho rằng: Chính xu thế toàn cầu đã làm nảy sinh những nguy cơ có thể làm mất “bản sắc dân tộc” được thể hiện rõ ở sự thay đổi trên các lĩnh vực đời sống văn hóa xã hội, kinh tế, chính trị, lối sống, con người, giá trị truyền thống… và đặt ra vấn đề cần phải có những hoạch định, chính sách cho sự phát triển bền vững, có nghĩa là vừa “hội nhập” vừa bảo vệ được “bản sắc dân tộc”. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Khái niệm bản sắc và bản sắc văn hoá Khái niệm về bản sắc Bản sắc, về mặt từ nguyên, được bắt nguồn từ một thuật ngữ tiếng Pháp identité - có nguồn gốc là một danh từ trong tiếng Latin cổ: identitas, có nghĩa là “giống nhau” hay “tương tự”.
  • 32. 28 Thuật ngữ bản sắc được nhắc đến lần đầu tiên trong giới học thuật khoảng những năm 1950 bởi nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Erik Erikson (1902-1994). Erikson xem xét các tình huống tâm lý ảnh hưởng tới sự điều chỉnh “nhân cách” của bản thân (personality of self) đối tượng trước những tác động của điều kiện môi trường sống. Theo cách hiểu của Erikson, bản sắc chủ yếu nói đến sự tự ý thức hoặc một cảm nhận rõ ràng về cái cá nhân, gần tương tự như cách cá nhân được người khác quan sát và nhận diện. Bản sắc, do đó, đề cập tới một trạng thái tâm lý ổn định xuất phát từ nhận diện tương tự hoặc giống nhau về cái tôi/căn tính của bản thân và bởi những người khác (Erikson 1950).2 Trong từ điển English Oxford, bản sắc được xem là sự “giống nhau” ở mọi thời gian, bối cảnh, trạng thái hay điều kiện thực tế của bản thân một người/thực thể, phân biệt với người/thực thể khác ở một số tính cách hoặc đặc trưng riêng. Theo quan điểm này, bản sắc chính là đặc tính/cá tính nổi trội giúp phân biệt người này với người khác. Trong phạm vi các ngành khoa học xã hội và nhân văn, bản sắc là chủ đề được thảo luận rộng rãi. Z. Bauman (2004:17) từng nhận xét: “bản sắc là “thứ được thảo luận náo nhiệt” và luôn là chủ đề “nóng bỏng trong tâm trí và miệng lưỡi của mọi người”. Bản sắc trong khoa học xã hội và nhân văn chủ yếu được hiểu trong mối liên hệ với quan niệm về bản thân (self-concept) hay bản sắc tự thân (self-identity) - một tập hợp các niềm tin về bản thân. Về cơ bản, bản sắc chính là cách một người nhận biết về bản thân (ví dụ khi trả lời cho câu hỏi: tôi là ai?), và về những người khác (anh/chị là ai?). Bản sắc cho phép những người khác biết chúng ta là ai và chúng ta biết những người khác biết gì về chúng ta. Bản sắc, tương tự như là một đặc điểm nhận biết thuộc về 2 [Dẫn theo, Đoàn Thị Tuyến, Bản sắc văn hoá từ góc độ lý thuyết, đề tài NCKH cơ sở].
  • 33. 29 mỗi cá nhân cụ thể, có thể là thứ được chia sẻ (shared) giữa các cá nhân thành viên trong một nhóm hoặc một tầng lớp xã hội nhất định (xem thêm Rummen1993 và Jenkins 2008). Tóm lại, khái niệm bản sắc văn hóa, bản sắc dân tộc vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và thảo luận. Sẽ còn có nhiều quan điểm khác nhau về bản sắc văn hóa. Tuy nhiên, có một điểm chung giữa các khái niệm về bản sắc văn hóa đã nêu ở trên đó là: bản sắc văn hóa giống như một tấm thẻ căn cước (identification), giúp phân biệt giữa các cá nhân, nhóm và cộng đồng trên cơ sở các trải nghiệm văn hóa cụ thể. Bản sắc chỉ là tương đối và luôn biến đổi phụ thuộc vào những bối cảnh văn hóa cụ thể. Trong luận án này, NCS sẽ vận dụng quan điểm của các nhà kiến tạo luận về bản sắc, coi bản sắc nói chung và bản sắc văn hoá nói riêng không phải là cái gì đó mang tính bất biến, được kết tinh trong một thời gian dài, mà nó được tạo dựng, mang tính bối cảnh và có sự thay đổi. 1.2.2. Khái niệm múa dân gian Việt Nam Múa dân gian là một hình thái trong múa dân tộc với đặc trưng là ngôn ngữ hình thể, động tác, điệu bộ. Múa dân gian là kết quả sáng tạo của nhiều thế hệ được tồn tại, lưu giữ và phát triển trong dân chúng. Trải qua thời gian, múa dân gian được điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với đời sống thẩm mĩ của nhân dân, nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa của một hoặc nhiều cộng đồng. Theo Lâm Tô Lộc: “Múa dân gian là một hình thái múa dân tộc do nhân dân chủ yếu là nông dân, sáng tạo theo phương thức: đầu tiên có một người khởi thảo, sau đó những người khác, qua nhiều thế hệ, kế tục công việc hoàn chỉnh điệu múa ấy. Bởi vậy, nó chưa có một cấu trúc nghệ thuật từ đầu mà được lưu truyền qua nhiều thế hệ để tiếp tục sự sáng tạo, nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa của một cộng đồng” (Tr:11,15).
  • 34. 30 Theo Lê Ngọc Canh: “Múa dân gian là hình thái phổ biến lưu truyền trong nhân dân, từ đời này qua đời khác, thế hệ này đến thế hệ khác. Múa dân gian được nuôi dưỡng phát triển sinh ra từ khối óc, trái tim và bàn tay của nhân dân, nó sống trong nhân dân, tồn tại vĩnh viễn trong nhân dân. Múa dân gian phản ánh những khía cạnh tình cảm tư tưởng, quan niệm thẩm mỹ của nhân dân, được nhân dân yêu thích và tham gia vui múa, mục đích cao nhất của nó là phục vụ đời sống nhân dân, khích lệ tinh thần hăng say lao động, yêu lao động, yêu tổ quốc, yêu mảnh đất giang sơn của mình. Múa dân gian được xây dựng trên cơ sở tư tưởng nhân đạo, dân chủ, lòng yêu chính nghĩa, yêu lao động, thiên nhiên, yêu tổ quốc, yêu nhân dân. Vì vậy nó là một bộ phận tiến bộ nhất, đẹp nhất, tiêu biểu nhất, tinh hoa nhất của nền nghệ thuật múa truyền thống dân tộc” (Tr:11-12,15). Múa dân gian được nảy sinh trong quá trình lao động, trong sinh hoạt, phong tục tập quán, lễ hội, v.v… Một nhà nghiên cứu đã viết: Nhảy múa dân gian thường là tổ hợp các động tác bắt chước, mô phỏng. Nó thường sao chép lại các chuyển động của loài vật hoặc các hoạt động lao động, bắt chước các vũ điệu của nông dân như các động tác: gieo hạt, gặt lúa, kéo lưới, trọc lỗ, tra hạt, chèo thuyền, xúc tép... Múa dân gian còn thể hiện những hành vi ứng xử của con người, tạo môi trường không gian để con người đến với nhau. Đặc điểm này thể hiện rất rõ trong sinh hoạt văn hoá dân gian ở làng, bản như xoè vòng của dân tộc Thái, xoè chiêng của dân tộc Tày. Hoặc có thể lấy ví dụ rõ hơn như múa lăm- vông của người Lào. Có những điệu múa dân gian cũng mang ý nghĩa đạo đức nhưng được thể hiện ở góc độ khác nhau. Ví dụ một số điệu múa dân gian như múa dô (gắn với tục thờ Tản Viên), múa dậm (gắn với tục thờ Lý Thường Kiệt), múa cờ lau tập trận (trong hội Hoa Lư), múa chèo tàu (gắn với tục thờ
  • 35. 31 các tướng của Hai Bà Trưng), hay là múa dân gian trong hội đền Hùng, hội Gióng (gắn với tục thờ Phù Đổng Thiên Vương). Những điệu múa đó tuy đơn giản, nhưng đều thể hiện tình cảm của con người, qua đó phản ánh những giá trị đạo đức cổ truyền của nhân dân. Đó là lòng tôn kính và biết ơn sâu sắc với các anh hùng dân tộc. Trong đời sống văn hoá của nhân dân còn có một loại múa đó là múa tín ngưỡng. Một số nhà nghiên cứu gọi đó là múa tín ngưỡng dân gian. Loại múa này tương đối phổ biến ở nhiều tộc người. Múa tín ngưỡng thể hiện trong các loại nghi lễ. Ví dụ, người Việt có múa tín ngưỡng hầu bóng, còn gọi là múa lên đồng. Đây cũng là một hình thái múa dân gian rất độc đáo. Loại múa này tồn tại, phát triển trong quá trình hình thành tục thờ Mẫu và đạo Mẫu ở Việt Nam. Múa hầu bóng là một bộ phận của chương trình lễ hội và nghi lễ đạo Mẫu. Nhìn từ góc độ tín ngưỡng thì động tác, điệu bộ của người múa thể hiện tiếng nói, ý nguyện của thánh thần. Nét độc đáo của múa hầu bóng đó là (theo quan niệm dân gian) phần xác (ông đồng, bà đồng) là của con người, còn phần hồn là của thánh thần. Điều này nói lên sức tưởng tượng của con người rất lớn. Con người và thánh thần có thể gần gũi, hoà quyện (giao hoà) với nhau. Đây là lí do làm cho các động tác múa trong hầu bóng trở nên phóng khoáng và tự do hơn. Nếu nhìn từ góc độ nghệ thuật thì đây là yếu tố rất đặc biệt của múa hầu bóng. Ông đồng, bà đồng, ngoài những động tác múa mang tính quy ước cần phải thể hiện, còn có những động tác ngẫu hứng xuất hiện ở thời điểm mà người ta gọi là nhập đồng (nhập hồn). Ông đồng, bà đồng thoạt đầu ngồi trong tư thế tĩnh, tập trung cao, người ngoài có cảm giác họ quên hết mọi sự vật xung quanh, chỉ còn tiếng đàn phách của cung văn và lời khấn tụng của con nhang, đệ tử. Dần dần, ông đồng, bà cốt bắt đầu đảo vòng, xoay tròn từ thắt lưng trở lên. Từ vòng nhỏ đến vòng to, từ tiết tấu chậm đến nhanh. Âm nhạc, tiết tấu, lời ca càng dồn dập càng thôi thúc ông đồng, bà đồng xoay, đảo mạnh, càng ngây ngất, say sưa. Họ hất khăn đội đầu ra và thời điểm đó được gọi là nhập đồng (nhập hồn).
  • 36. 32 Động tác múa lúc này không còn giữ được quy cách, khuôn định như ban đầu nữa. Tính ngẫu hứng được biểu hiện ở mức độ rất cao, có nghĩa là cùng một thời điểm, con người vừa trình diễn, vừa sáng tạo. Như vậy, trong môi trường nghi lễ, trong “thời điểm mạnh” cùng với sự tác động của khách quan (âm thanh, đàn, nhạc, khói hương và những người hầu đồng…) thì ông đồng, bà đồng đã ngẫu hứng, sáng tạo theo cường độ, sắc thái, tiết tấu khác nhau trong cùng một thời điểm. Tất nhiên, yếu tố chính vẫn là năng lực cảm nhận và biểu hiện của ông đồng, bà đồng. Như vậy, trong hoàn cảnh này, múa dân gian đã được đẩy lên ở một mức độ cao hơn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đạo Mẫu, thờ Mẫu là một tục lệ đẹp của cộng đồng người Việt. Hiện nay, những hoạt động lễ hội tương đối phát triển, thu hút khá đông quần chúng nhân dân ở khắp mọi nơi. Múa hầu bóng là một trong những sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng không chỉ diễn ra vào những dịp lễ hội mà còn phát triển bên ngoài của lễ hội, do một số cá nhân tự tổ chức. Và tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ cùng với thực hành nghi lễ hầu đồng đã trở thành di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia được UNESSCO công nhận. Ngoài múa hầu bóng của cộng đồng người Việt còn có một số điệu múa trong nghi lễ của một số tộc người như: người Mường có múa mỡi, múa mo, múa sắc bùa, người Tày có múa múa then, múa đi săn thú, múa chèo thuyền; người Thái có múa tín ngưỡng kinpangthen, người Dao có múa trong lễ cấp sắc, hát múa đám cưới, đám tang, múa Tết nhảy (nhì ang chằm đao); người Chăm có múa trong lễ hội Chà Và, múa trong lễ bóng, múa nhảy lửa, múa gậy, múa roi; người Khơ me có múa thày cúng, múa trống lễ (trống xayăm) cúng trăng, múa dây bông (slatho) v.v… Múa dân gian không ngừng được bồi đắp và bổ sung những sáng tạo mới của các thế hệ tiếp theo với mục đích nhằm thoả mãn nhu cầu văn hoá của cộng đồng, khu vực, quốc gia. Những bồi đắp mới, bổ sung mới được dân chúng chấp nhận, lưu giữ và sử dụng sẽ trở thành di sản của văn hoá dân tộc,
  • 37. 33 đồng thời là cơ sở, nền tảng cho những sáng tạo bổ sung của các thế hệ nối tiếp. Thông qua các diệu múa, chúng ta thấy nó mang dấu ấn một cách sinh động cuộc sống lao động, chiến đấu, tình cảm, cách nghĩ và những quan điểm thẩm mĩ của các cộng đồng, các tộc người, xuất phát từ những điều kiện địa lí, xã hội, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc khác nhau. Sự khác nhau đó xét về một khía cạnh nào đó cũng chính là sự thể hiện bản sắc riêng của từng dân tộc. Múa dân gian do mô phỏng hiện thực nên mặc dù đã được cách điệu hoá vẫn mang tới cho người xem những thông điệp sát thực. Điều này được thể hiện cả hai chiều. Chiều thứ nhất là tự thân điệu múa được “tác giả dân gian” ghi nhận trong thực tế, từ đó sáng tạo nên. Chiều thứ hai là người thể hiện (người trình bày điệu múa) cũng hết sức cố gắng bắt chước hiện thực cộng với yếu tố sáng tạo cá nhân trong quá trình thể hiện cũng mang lại những tín hiệu chân thực và có sức hấp dẫn. Theo Ứng Duy Thịnh múa dân gian được khái niệm như sau: „„Là một hình thái trong múa dân tộc, múa dân gian (folk dance) là kết quả sáng tạo của nhiều thế hệ, được tồn tại, lưu giữ và phát triển trong dân chúng. Trải qua thời gian, múa dân gian luôn được điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với đời sống thẩm mỹ của nhân dân, nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa của một hoặc nhiều cộng đồng. Tác giả của múa dân gian chính là người dân. Họ vừa là người sáng tạo, vừa là người thưởng thức”. [Tr16,14] 1.2.3. Khái niệm múa dân gian đương đại Có nhiều cách hiểu khác nhau về múa dân gian đương đại. Hiện nay trong giới học thuật về múa chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra khái niệm về múa dân gian đương đại. Chính vì vậy, để tìm hiểu xem thể loại múa mới này được quan niệm như thế nào, tác giả luận án dựa vào các kết quả thu thập được qua phỏng vấn các nghệ sĩ, biên đạo ở các độ tuổi khác nhau.
  • 38. 34 Phần lớn nghệ sỹ đã về hưu đưa ra quan điểm rằng; Múa dân gian đương đại là thể loại múa mới, đang phát triển. Tuy nhiên, chưa hiểu nó sẽ đi về đâu khi mỗi người sáng tác một kiểu, dân gian chẳng thấy đâu, toàn chỉ thấy múa hiện đại, đương đại… (Trích phỏng vấn anh Vũ Thanh, tại Hà Nội tháng 6/2017) Theo đa số các nghệ sĩ, biên đạo trẻ hiện nay thì: Múa dân gian đương đại là thể loại pha trộn giữa ngôn ngữ múa dân gian và ngôn ngữ múa hiện đại…; “Múa dân gian đương đại là dân gian một ít, bale một ít”, “Múa dân gian đương đại là sự kết hợp giữa động tác dân gian dân tộc và thể loại múa đương đại, thể loại múa bale”. (Trích phỏng vấn chị Đặng Thu L, tại Hà Nội tháng 6/2017) Một số người không phải nghệ sĩ, diễn viên, không hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật có quan điểm cho rằng: Múa dân gian đương đại là thể loại múa ra đời trong bối cảnh xã hội Việt Nam mở cửa. Múa có sự kết hợp sáng tạo giữa yếu tố dân gian và yếu tố hiện đại. Các yếu tố dân gian trong mỗi tác phẩm không chỉ thể hiện ở ngôn ngữ động tác mà còn ở bối cảnh, hình tượng, âm nhạc, chủ đề… còn yếu tố hiện đại chính là những ngôn ngữ múa hiện đại, phong cách sáng tác hiện đại, các phương tiện hỗ trợ như âm thanh, ánh sáng, sân khấu, trang phục… hiện đại. Trên cơ sở những quan điểm đã được NCS thu thập, trong luận án của mình, múa dân gian đương đại sẽ được giới thuyết như sau: Múa dân gian đương đại là các tác phẩm múa dân gian hoặc là các tác phẩm múa sáng tác bằng ngôn ngữ động tác múa đương đại nhưng có chủ đề nội dung phản ánh về truyền thống, về dân gian Việt Nam…; các tác phẩm đó được sáng tác trong xã hội đương đại - thời kỳ mở cửa, hội nhập. Các tác phẩm múa dân gian đương đại có nội dung thể hiện về vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc, tộc người. Sự ra đời của thể loại múa mới này là quá trình kiến tạo bản sắc quốc gia/dân tộc của các biên đạo múa trước sự đòi hỏi phải đảm bảo hai tính chất “tiên tiến” và “bản sắc” theo nhu cầu của xã hội và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng ta trong sự nghiệp phát triển văn hoá dân tộc. Từ
  • 39. 35 “đương đại” trong tên gọi thể loại “Múa dân gian đương đại” không phải chỉ dùng để chỉ đến ngôn ngữ động tác múa mà chính là chỉ thời điểm, bối cảnh ra đời của tác phẩm. 1.2.4. Lý thuyết tiếp cận Trong luận án này, NCS vận dụng hướng tiếp cận liên ngành về múa của Thomas Helen để phân tích về ý nghĩa và nội dung của các tác phẩm múa dân gian đương đại Việt Nam. Trong luận án tiến sĩ "Chuyển động, chủ nghĩa hiện đại và văn hóa đương đại: các vấn đề của một xã hội học văn hoá về múa" (1986), và trong tác phẩm "Múa, tính hiện đại và văn hoá" (1996), Helen Thomas xây dựng một hướng tiếp cận mới mang tính liên ngành về múa đương đại. Dựa vào các nghiên cứu nhân học và xã hội học về múa, trong đó nhấn mạnh về mối tương liên giữa múa và xã hội, tác giả cho rằng các nghệ sĩ, nhà biên đạo là các cá nhân bị chi phối mạnh và bị ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế văn hoá và xã hội. Trong quá trình sáng tác các tác phẩm, họ thường chuyển tải một cách có ý thức hoặc vô thức cách nhìn của họ về xã hội vào trong các tác phẩm. Các tác phẩm nghệ thuật nói chung và múa nói riêng, vì vậy, "không chỉ phản ánh thực tế cuộc sống mà còn chuyển hoá thực tế cuộc sống vào trong bối cảnh riêng của nó" (1986: 66-67). Để hiểu các tác phẩm, nhà nghiên cứu, theo tác giả, cần phải xem xét chúng từ hai quan điểm tiếp cận có sự tương liên là: quan điểm mang tính nội tại (instrinsic) và quan điểm từ bên ngoài (extrinsic). Quan điểm từ bên ngoài liên quan đến việc xem xét "các chiều kích thể hiện tính xã hội của múa" và quan điểm từ bên trong "xem xét đặc tính nghệ thuật, ý nghĩa của chúng" (1986: 69). Các đặc tính mang tính nội tại của múa bao gồm âm nhạc, chuyển động, trang phục, vv... trong khi các đặc tính bên ngoài chính là các yếu tố liên quan đến bối cảnh kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội và lịch sử của tác phẩm.
  • 40. 36 Hướng tiếp cận xã hội học về múa của Helen Thomas đã được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng trong nghiên cứu múa đương đại ở nhiều quốc gia khác nhau. Điển hình trong số này là công trình nghiên cứu của học giả Đài Loan - Yu-ling Chao (2000), “Dance, Culture and Nationalism: the Socio- cultural Significance of Cloud Gate Dance Theatre in Taiwanese Society” [múa, văn hoá và chủ nghĩa dân tộc: ý nghĩa văn hoá - xã hội của nhà hát Cloud Gate trong xã hội Đài Loan]. Trong công trình này, sự ra đời của nhà hát múa đương đại đầu tiên của Đài Loan mang tên Cloud Gate (1973), được đặt trong bối cảnh khi làn sóng xây dựng chủ nghĩa dân tộc trở nên mạnh mẽ ở Đài Loan. Trong bối cảnh này, các tiết mục múa đương đại của Cloud Gate được sáng tạo với sự pha trộn của các nền văn hoá khác nhau: Trung Quốc, Đài Loan, Phương Tây và một số nước Châu Á khác. Điển hình là hai tác phẩm múa mang tên Legacy (1978) và Nice Songs (1993), được coi là những tác phẩm tiêu biểu cho sự đa văn hoá và chủ nghĩa dân tộc trong bối cảnh hình thành Đài Loan giống như một xã hội sau thuộc địa trên con đường chống lại quyền bá chủ của Trung Quốc. Công trình nghiên cứu của Yu-ling Chao cũng chỉ ra những ảnh hưởng của nghệ thuật múa đương đại Đài Loan tới những quan điểm chính trị liên quan đến quốc gia, dân tộc. Đài Loan muốn xây dựng và hình thành nên một quốc gia độc lập, không phải là bóng mờ của Trung Quốc hay bị lệ thuộc vào Trung Quốc. Theo đó, các tác phẩm múa đương đại Đài Loan được ra đời đảm bảo trên hai khái cạnh: Một là, các tiết mục múa mang âm hưởng văn hoá Đài Loan được thể hiện qua sự thay đổi trong nghệ thuật múa: các tác phẩm là sự tổng hợp của nhiều nên văn hoá khác nhau như Trung Quốc, Phương Tây, Đài Loan và người dân bản địa Đài Loan. Sự pha trộn giữa cái cũ và mới, giữa truyền thống và hiện đại giúp sản sinh ra sự độc đáo trong phong cách thể hiện thể loại múa mới và nó mang tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người Trung Quốc; Hai là, sự liên kết tương tác giữa nghệ thuật múa và sự ảnh hưởng trong môi trường văn hoá của
  • 41. 37 Đài Loan, các tác phẩm và mọi sự sáng tạo của các nghệ sỹ, biên đạo múa đều lấy nguyên liệu từ xã hội và môi trường chính trị đương đại của Đài Loan, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến văn hoá và thể chế chính trị. Tác giả cho rằng chỉ có thể hiểu được đầy đủ ý nghĩa của các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là múa, đương đại của Đài Loan, khi đặt các tác phẩm nghệ thuật trong bối cảnh kinh tế - chính trị và văn hoá nơi chúng được ra đời và tồn tại (chủ nghĩa quốc gia dân tộc trỗi dậy ở Đài Loan những năm 1970, bối cảnh hội nhập cần xây dựng một nền văn hoá riêng của Đài Loan, vừa có tính dân tộc, vừa có tính hiện đại, ...). Trong luận án này NCS vận dụng hướng tiếp cận lý thuyết về múa của Helen Thomas để tìm hiểu về nội dung và ý nghĩa của các tác phẩm múa dân gian đương đại Việt Nam, đặc biệt là yếu tố "bản sắc" và 'tiến tiến" được thể hiện trong các tác phẩm múa. Như sẽ được trình bày và phân tích ở các chương tiếp theo của luận án, chúng tôi xem xét các yếu tố mang tính 'bản sắc" và 'tiến tiến' được các biên đạo múa thể hiện trong các tác phẩm múa dân gian đương đại của mình trong bối cảnh Việt Nam sau đổi mới. Tiểu kết Bối cảnh xã hội Việt Nam thời kỳ mở cửa hội nhập với hàng loạt những thách thức mới trong sự nghiệp phát triển văn hoá của đất nước và trong bối cảnh này cũng đặt ra các vấn đề về bản sắc và gìn giữ bản sắc sao cho phù hợp với nhu cầu của xã hội mới. Tâm lý của một dân tộc vừa thoát khỏi chiến tranh và sự đô hộ của thực dân, phong kiến, muốn khẳng định mình trước thế giới hội nhập về sự tồn tại của một Việt Nam độc lập, không thể bị đồng hoá, một Việt Nam có thể chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và vì vậy, Việt Nam đó không thể bị “hoà tan”. Song, những thách thức của bối cảnh toàn cầu hoá lại nổi cộm lên nguy cơ có thể đánh mất bản sắc hay sự hoà tan trong quá trình hội nhập. Điều này, đã trở thành lý do cho những động thái của giới học