SlideShare a Scribd company logo
Chương 1 – Giới thiệu chung
Đặng Huy Khánh
Bộ môn cầu đường _ VUNI
Vinh, 2018
THIẾT KẾ CẦU BÊ TÔNG CỐT THÉP
BỘ MÔN CẦU ĐƯỜNG - KHOA XÂY DỰNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
BÀI GIẢNG
THIẾT KẾ THEO TCVN 11823-2017
MỤC LỤC
CHƯƠNG I......................................................................................................................1
GIỚI THIỆU CHUNG ....................................................................................................1
1.1. Định nghĩa công trình cầu: ...................................................................................1
1.2. Các bộ phận của công trình cầu:...........................................................................1
1.3. Phân loại công trình cầu: ......................................................................................4
1.3.1. Phân loại theo vật liệu: ..................................................................................4
1.3.2. Phân loại theo tải trọng sử dụng:...................................................................5
1.3.3.Phân loại theo sơ đồ kết cấu:..........................................................................5
1.4. Lịch sử và phương hướng phát triển: .................................................................12
1.4.1. Sơ lược lịch sử phát triển cầu BTCT:..........................................................12
1.4.2. Sơ lược lịch sử phát triển cầu ở Việt Nam: .................................................14
1.4.3. Phương hướng phát triển:............................................................................15
1.5. Quan điểm và tiêu chuẩn thiết kế cầu:................................................................15
1.5.1. Tiêu chuẩn thiết kế: .....................................................................................15
1.5.2. Quan điểm, triết lý thiết kế:.........................................................................16
1.5.3. Các trạng thái giới hạn: ...............................................................................16
1.6. Ví dụ về thiết kế một phương án cầu: ................................................................17
CHƯƠNG 2...................................................................................................................19
VẬT LIỆU TRONG CẦU BÊ TÔNG CỐT THÉP ......................................................19
2.1. Khái niệm chung bê tông cốt thép:.....................................................................19
2.2. Bê tông:...............................................................................................................19
2.2.1. Yêu cầu chung về bê tông: ..........................................................................19
2.2.2. Bê tông chất lượng cao:...............................................................................20
2.2.3. Cường độ và đặc trưng cơ lý của bê tông:...................................................22
2.3. Cốt thép: .............................................................................................................26
2.3.1. Yêu cầu chung:............................................................................................26
2.3.2. Cốt thép thường:..........................................................................................27
2.3.3. Cốt thép dự ứng lực:....................................................................................28
2.4. Phân bố ứng suất trong tiết diện bê tông cốt thép: .............................................28
CHƯƠNG 3...................................................................................................................31
TẢI TRỌNG, TỔ HỢP TẢI TRỌNG...........................................................................31
3.1. Khái niệm chung: ...............................................................................................31
3.2. Tải trọng: ............................................................................................................32
3.3. Hệ số tải trọng và tổ hợp tải trọng:.....................................................................42
3.3.1. Tổng quan:...................................................................................................42
3.3.2. Hệ số tải trọng và tổ hợp tải trọng:..............................................................43
3.3.3. Hệ số tải trọng dùng trong thi công:............................................................45
3.3.4. Các phương pháp phân tích kết cấu được chấp nhận:.................................45
CHƯƠNG 4...................................................................................................................47
CẦU BẢN BÊ TÔNG CỐT THÉP...............................................................................47
4.1. Đặc điểm cầu bản bê tông cốt thép:....................................................................47
4.2. Các sơ đồ thiết kế cầu bản:.................................................................................47
4.2.1. Cầu bản mố nặng:........................................................................................47
4.2.2. Cầu bản mố nhẹ:..........................................................................................48
4.2.3. Cầu bản dạng mút thừa:...............................................................................49
4.2.4. Cầu dầm bản liên tục:..................................................................................49
4.3. Cấu tạo cầu bản bê tông cốt thép:.......................................................................49
4.3.1. Cấu tạo cầu bản đúc tại chỗ:........................................................................49
4.3.2. Cấu tạo cầu bản lắp ghép và bán lắp ghép: .................................................52
4.4. Nguyên lý tính toán kết cấu nhịp cầu bản: .........................................................56
4.4.1. Chiều cao bản: .............................................................................................56
4.4.2. Chiều rộng làm việc của cầu bản: (Mục 6.2.3, phần 4)..............................56
4.4.3. Nguyên tắc xác định nội lực trong bản mặt cầu toàn khối:.........................58
CHƯƠNG 5...................................................................................................................60
NGUYÊN LÝ CẤU TẠO CẦU DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP...................................60
5.1. Khái niệm về cầu dầm BTCT:............................................................................60
5.2. Cấu tạo cầu dầm bê tông cốt thép đổ tại chỗ:.....................................................61
5.2.1. Tổng thể:......................................................................................................61
5.2.2. Bản mặt cầu:................................................................................................62
5.2.3. Dầm chủ: .....................................................................................................62
5.2.4. Dầm ngang: .................................................................................................62
5.2.5. Dầm dọc phụ: ..............................................................................................62
5.3. Cấu tạo dầm bê tông cốt thép lắp ghép: .............................................................63
5.3.1. Tổng thể:......................................................................................................63
5.3.2. Một số loại mặt cắt ngang phổ biến hiện nay:.............................................63
5.3.3. Nguyên tắc phân khối:.................................................................................64
5.3.4. Các phương pháp phân khối:.......................................................................65
5.3.5. Cấu tạo mối nối: ..........................................................................................66
5.3.6. Các kích thước cơ bản:................................................................................67
5.3.7. Bố trí cốt thép (mục 10, phần 5, TCVN11823-2017): ................................69
5.4. Cấu tạo cầu dầm bê tông cốt thép bán lắp ghép:................................................74
5.5. Cấu tạo cầu dầm bê tông cốt thép ứng suất trước: .............................................75
5.5.1. Nguyên lý cấu tạo:.......................................................................................75
5.5.2. Mặt cắt điển hình:........................................................................................75
5.5.3. Bố trí cốt thép ứng suất trước:.....................................................................80
5.5.4. Cốt thép thường trong dầm bê tông cốt thép ứng suất trước:......................82
5.5.5. Các hệ thống bố trí cốt thép ứng suất trước trong dầm giản đơn:...............83
5.5.6. Cấu tạo neo - kích - cốt thép cường độ cao:................................................85
5.6. Bản liên tục nhiệt:...............................................................................................87
5.6.1. Cấu tạo sơ đồ kết cấu nhịp liên tục nhiệt: ...................................................87
5.6.2. Kết cấu bản nối liên tục nhiệt:.....................................................................89
5.7. Kết cấu nhịp bán liên tục:...................................................................................90
CHƯƠNG 6...................................................................................................................94
THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN CẦU DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP ...................................94
6.1. Khái niệm chung: ...............................................................................................94
6.2. Tính toán thiết kế bản mặt cầu bê tông cốt thép:................................................95
6.2.1. Xác định kích thước bản mặt cầu:...............................................................95
6.2.2. Tính toán nội lực bản mặt cầu:....................................................................96
6.3. Tính hệ số phân phối ngang: ............................................................................108
6.3.1. Khái niệm về hệ số phân phối ngang tải trọng:.........................................108
6.3.2. Tính hệ số phân phối ngang theo nguyên lý đòn bẩy:...............................109
6.3.3. Tính hệ số phân phối ngang theo phương pháp nén lệch tâm:..................110
6.3.4. Tính hệ số phân phối ngang theo phương pháp dầm liên tục trên gối đàn
hồi:.......................................................................................................................112
6.3.5. Tính hệ số phân phối ngang theo tiêu chuẩn:............................................112
6.4. Tính nội lực dầm chủ:.......................................................................................115
6.4.1. Khái niệm: .................................................................................................115
6.4.2. Trình tự tính toán nội lực trong dầm chủ: .................................................115
6.5. Tính toán dầm bê tông cốt thép ứng suất trước:...............................................120
6.5.1. Xác định đặc trưng hình học tiết diện dầm: ..............................................120
6.5.2. Thiết kế tiết diện dầm bê tông cốt thép dự ứng lực:..................................124
6.5.3. Kiểm toán dầm theo các trạng thái giới hạn:.............................................132
CHƯƠNG 7.................................................................................................................145
CẦU DẦM THI CÔNG PHÂN ĐOẠN VÀ CẦU VÒM BTCT................................145
7.1. Cầu dầm thi công phân đoạn: ...........................................................................145
7.1.1. Khái niệm chung: ......................................................................................145
7.1.2. Một số biện pháp thi công cầu dầm phân đoạn phổ biến:.........................145
7.1.3. Các kích thước cơ bản ...............................................................................146
7.2. Cầu vòm bê tông cốt thép:................................................................................147
7.2.1. Các sơ đồ cầu vòm bê tông cốt thép:.........................................................147
7.2.2. Các dạng cấu tạo cầu vòm bê tông cốt thép:.............................................148
7.2.3. Cấu tạo mố trụ cầu vòm: ...........................................................................150
PHỤ LỤC ....................................................................................................................153
ĐƯỜNG ẢNH HƯỞNG PHẢN LỰC VÀ NỘI LỰC DẦM LIÊN TỤC ..................153
Chương 1 – Giới thiệu chung
Đặng Huy Khánh_VUNI 1
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG
* Mục tiêu:
- Nhớ được khái niệm cơ bản về công trình cầu, phân biệt được với các dạng kết cấu công
trình bê tông cốt thép khác.
- Phân biệt được các loại cầu bê tông cốt thép, cấu tạo và cách phân loại kết cấu công
trình cầu bê tông cốt thép.
- Hiểu biết về lịch sự phát triển công nghệ cầu, các mục tiêu nhiệm vụ trong tương lai.
* Nội dung:
1.1. Định nghĩa công trình cầu:
- Theo định nghĩa trước đây, cầu được hiểu là công trình vượt qua các chướng ngại vật.
chướng ngại vật có thể là: eo biển, sông, suối, khe núi, thung lũng, nhà máy, chợ, vượt đường
hoặc đi dọc trên đường khác, … Mục đích chính yếu của công trình cầu là phục vụ sự qua
lại của các phương tiện giao thông. Ngoài ra, có loại cầu còn được dùng vào mục đích
khác như dẫn nước, dầu, khí, …
- Theo định nghĩa của 22TCN272-05 và mới đây nhất là TCVN11823-2017, Cầu
được hiểu là một kết cấu bất kỳ vượt khẩu độ không dưới 6,1m tạo thành một phần của
một con đường.
1.2. Các bộ phận của công trình cầu:
Cầu là công trình nhân tạo để nối liền đường, vượt qua các chướng ngại mà tuyến
đường không vòng tránh được. Các bộ phận chính của công trình cầu gồm có: Kết cấu
nhịp và mố trụ, giữa kết cấu nhịp và mố trụ là gối cầu (hình 1.1) ngoài các bộ phận trên
còn có một số công trình phụ khác nữa như: đường đầu cầu, phần tứ nón, công trình
điều chỉnh dòng sông, thiết bị chiếu sáng, chống sét, v.v... mà tuỳ theo từng công trình
có bố trí hay không.
Hình 1.1 – Sơ đồ cầu BTCT
1- Móng; 2- Bệ móng; 3- Mố; 4- Trụ; 5- Gối; 6- Kết cấu nhịp
1.2.1. Các bộ phận chính của công trình cầu và chức năng:
- Kết cấu phần dưới: Gồm có móng (1), bệ móng (2), thân mố (3), thân trụ (4) như trên
hình 1.1; Đây là bộ phận liên kết công trình với nền đất, có chức năng đảm bảo cho công trình
cầu ổn định, vững chắc trong quá trình khai thác.
MNTT
MNCN
MNTN
L
li li li
10m
10m
Chương 1 – Giới thiệu chung
Đặng Huy Khánh_VUNI 2
- Kết cấu phần trên: Gồm có hệ dầm chủ (6), các bộ phận tiện ích khác như bản mặt cầu,
lớp phủ mặt cầu, lan can, khe con giãn, chiếu sáng, .... Đây là bộ phận phục vụ mục tiêu khai
thác của công trình, có chức năng mang tải trọng khai thác để truyền xuống kết cấu phần dưới.
- Gối cầu: Bộ phận liên kết giữa kết cấu phần trên và kết cấu phần dưới, điểm truyền lực
và chuyển đổi tải trọng cùng với các tác động khác. Có nhiều loại gối cầu, tùy nhu cầu khai
thác công trình và loại công trình cầu để sử dụng loại gối cầu phù hợp công trình đó.
- Đường hai đầu cầu: 10m nền đường hai đầu cầu thuộc phạm vi công trình cầu, là bộ
phận chuyển tiếp giữa kết cấu cứng và mềm nhằm chuyển tiếp các tải trọng khai thác từ đường
vào cầu một cách êm thuận. Tứ nón được sử dụng để bảo vệ nền đường đầu cầu.
1.2.2. Các kích thước cơ bản:
Hình 1.2- Các kích thước cơ bản
- Trên hình 1.1 ta có L là tổng chiều dài công trình cầu, kích thước này được tính từ đuôi
tường cánh mố bên này sang mố bên kia cầu. 10m đường đầu cầu được tính từ đuôi tường cánh
mỗi mố về phía đường dẫn hai đầu cầu 10m được tính khối lượng của công trình cầu.
- Trên hình 1.2 là các kích thước cơ bản của một công trình cầu gồm:
 Li là chiều dài nhịp cầu thứ i được tính từ tim trụ cầu này đến tim trụ cầu kế tiếp
hoặc từ mép ngoài tường đỉnh mố cầu đến tim trụ cầu, được sử dụng để thiết kế
tổng chiều dài công trình cầu.
 Ld là chiều dài cơ sở của dầm, được tính từ mép đầu dầm cầu đến mép cuối dầm,
được sử dụng để chế tạo phiến dầm.
 Ltt là chiều dài tính toán, được tính từ tim gối cầu trên trụ cầu này đến trụ cầu kia,
đây là kích thước đặc trưng phục vụ tính toán thiết kế kết cấu nhịp cầu.
 L0 là khẩu độ thoát nước, được tính từ mép ngoài trụ hoặc than mố cầu đến mép
than trụ đối diện. Nếu cầu có nhiều nhịp thì L0 = ∑L0i với i = 1,2,..n số nhịp cầu,
Khẩu độ thoát nước được sử dụng để tính toán thiết kế tổng chiều dài cầu và số
lượng nhịp cầu đảm bảo không xâm phạm khẩu độ thoát nước quy định.
 H là chiều cao thông thủy, được tính từ mực nước cao nhất đến đáy dầm cầu, chiều
cao này tối thiểu cho phép là 0,5m nhằm đảm bảo đủ khoảng không cho cây hoặc
các vật thể trôi trên song mù nước lũ giảm tác động bất lợi đến công trình cầu.
Li
Ltt
Ld
Lo
H
Hkt
Htt
MNTT
MNCN
MNTN
Chương 1 – Giới thiệu chung
Đặng Huy Khánh_VUNI 3
 Hkt là chiều cao kiến trúc, được tính từ đáy dầm đến mặt đường xe chạy, được sử
dụng để thiết kế kiến trúc chung của công trình.
 Htt là chiều cao mực nước thông thuyền, là chiều cao tính từ mặt nước thông
thuyền đến cao độ đáy dầm cầu, đảm bảo đủ khoảng không theo quy định thông
thuyền cho từng loại cấp sông, được sử dụng kết hợp với H để thiết kế tổng thể
chiều cao công trình. Theo quy định tại TCVN 11823-2017, khổ thông thuyền
được quy định như bảng sau:
Bảng 1.1-Khổ giới hạn thông thuyền trên các sông có thông thuyền
- Mực nước:
 Mực nước cao nhất (MNCN): là mực nước lũ được xác định theo lịch sử lũ trên
dòng sông nơi đặt công trình cầu theo tần suất thiết kế P1% hoặc P2%. Mực nước
này được sử dụng để thiết kế chiều cao tổng thể công trình cầu đảm bảo an toàn
tối thiểu.
 Mực nước thông thuyền (MNTT): là mực nước được xác định trung bình hàng
năm theo số liệu đo đạc của trung tâm khí tượng thủy văn tại địa phương với tần
suất thiết kế trung bình P5%. Mực nước này được sử dụng để thiết kế chiều cao
tối thiểu công trình cầu đảm bảo cho các phương tiện đường thủy đi lại thuận tiện
theo đúng quy định của cấp sông.
 Mực nước thấp nhất (MNTN): là mực nước thấp nhất được xác định trung bình
hàng năm theo số liệu thống kê của địa phương với tần suất P1% hoặc P2%, được
sử dụng để tính toán xói lở và xác định sơ bộ thời điểm thi công phù hợp.
Chương 1 – Giới thiệu chung
Đặng Huy Khánh_VUNI 4
- Chiều rộng và khổ cầu:
Hình 1.3- Mặt cắt ngang cầu
 Chiều rộng cầu (có nơi gọi là khổ cầu) là toàn bộ chiều rộng công trình cầu được
tính từ mép lan can bên này đến mép lan can bên kia cầu.
Bcầu = B + 2xBng + 2xBlc, trong đó:
B là chiều rộng làn xe chạy, bao gồm cả giải phân cách làn nếu có.
Bng là chiều rộng phần lề người đi bộ
Blc là chiều rộng chân lan can cầu
 Khổ giới hạn cầu đường bộ:
Khổ giới hạn đứng: là khoảng không gian theo phương đứng đảm bảo cho các
phương tiện lưu thông trên hoặc dưới cầu đủ không gian di chuyển theo quy định tối thiểu
tại điều 4.10.2 trong TCVN 4054-2005. Đối với cầu cấp I, II, và III khổ giới hạn đứng tối
thiểu là 4,75m và các cấp còn lại là 4,5m.
Khổ giới hạn ngang: Chiều rộng cầu không được nhỏ hơn chiều rộng của đoạn
đường đầu cầu bao gồm cả lề hoặc bó vỉa, rãnh nước và đường người đi. Đảm bảo đủ
không gian an toàn cho các phương tiện lưu thông và bảo vệ kết cấu cầu theo quy định
tại điều 3.2.2 trong TCVN 11823-2017, các vật thể như rào chắn hay kết cấu khác phải
đặt cách mép làn xe tối thiểu là 600mm.
- Các loại cao độ cầu:
Cao độ được hiểu là vị trí của kết cấu công trình xét về mặt độ cao so với mực nước thủy
chuẩn (cao động thủy chuẩn 0m được tính tại mốc Hòn Dấu), trong công trình cầu cần ghi rõ
các loại cao độ sau:
 Cao độ đáy dầm
 Cao độ mặt đường xe chạy.
 Cao độ đỉnh xà mũ và đáy trụ.
 Cao độ đáy bệ móng và đáy móng.
1.3. Phân loại công trình cầu:
1.3.1. Phân loại theo vật liệu:
- Cầu gỗ: Loại công trình cầu được thiết kế thi công toàn bộ bằng gỗ hoặc có có kết cấu
nhịp bằng vật liệu gỗ. Loại cầu này nhẹ, đẹp song chỉ phục vụ tải trọng nhỏ như người đi bộ,
Bng
Bng
Blc B Blc
Chương 1 – Giới thiệu chung
Đặng Huy Khánh_VUNI 5
nhịp cầu nhỏ, độ bền không cao, tốn chi phí duy tu bảo dưỡng. Ở Việt Nam có các cầu điển
hình như cầu Thê Húc (Nà Nội), cầu Chùa (Quảng Nam), …
- Cầu đá: Loại công trình cầu được thiết kế xây dựng hoàn toàn bằng đá ghép nguyên
khối, loại cầu này có trọng lượng lớn, đồ sộ, vượt nhịp nhỏ. Loại cầu này thường xuất hiện từ
xa xưa đến nay đã bị thảo dỡ thay thế hoặc làm kỷ niệm chứ không còn phổ biến trong giao
thông nữa.
- Cầu thép: Loại công tình cầu được thiết kế xây dựng hoàn toàn bằng thép hoặc có kết
cấu nhịp cầu làm bằng thép. Đây là loại công trình rất phát triển ở những thế kỷ 15-17. Nhiều
công trình cầu bằng thép đã được xây dựng và có khả năng vượt nhịp rất đáng kể, ngay nay kết
hợp với dây treo đã cho ra đời những công trình cầu lớn, kỷ lục thế giới. Tuy nhiên, nhược điểm
lớn của loại cầu này là chi phí đắt đỏ, tốn kém vật liệu và chi phí duy tu bảo dưỡng hàng năm
tốn kém.
- Cầu bê tông, bê tông cốt thép, bê tông cốt thép dự ứng lực: Loại công trình cầu được
thiết kế và xây dựng bằng vật liệu bê tông, bê tông cốt thép có hoặc không có dự ứng lực. Đây
là loại công trình đang phát triển rất mạnh mẽ từ thế kỷ 18 đến nay mà chưa có vật liệu tối ưu
nào thay thế được. Cầu có độ bền theo thời gian, không tốn chi phí duy tuy bảo dưỡng nhưng
kết cấu đồ sộ thiếu mỹ quan, trọng lượng nặng nên khả năng vượt nhịp chưa lớn.
1.3.2. Phân loại theo tải trọng sử dụng:
- Cầu cho người đi bộ: Cầu được thiết kế thi công chỉ để phục vụ cho người đi bộ, rất phổ
biến trong các thành phố lớn, làm kết cấu kết nối giữa các tòa nhà, công trình nhà ga, …
- Cầu đường ô tô: Cầu được thiết kế xây dựng phục vụ giao thông các phương tiện trên
tuyến đường bộ, đây là loại công trình cầu phổ biến nhất và được xây dựng nhiều nhất hiện nay.
- Cầu đường sắt: Cầu được thiết kế xây dựng chỉ để phục vụ giao thông đường sắt, các
tuyến tàu hỏa đi qua các địa hình khó khan và không kết nối với tuyến đường bộ nào.
- Cầu đi chung: Cầu được thiết kế xây dựng để phục vụ các loại phương tiện giao thông
kể cả đường sắt, đường bộ, người đi bộ như cầu Long Biên ở Hà Nội, cầu Hàm Rồng ở Thanh
Hóa, …
- Cầu đặc biệt: Cầu được thiết kế xây dựng vì mục đích đặc biệt, như để phục vụ giải trí,
lưu giữ kỷ niệm, phụ vụ quân sự, chiến tranh, cầu phao, cầu cất, …
1.3.3.Phân loại theo sơ đồ kết cấu:
a. Hệ thống cấu dầm:
- Đặc điểm: dưới tác dụng của tải trọng thẳng đứng tại các gối tựa chỉ phát sinh ra thành
phần lực thẳng đứng.
- Các loại cầu dầm:
 Dầm đơn giản:
 Dầm mút thừa:
 Dầm liên tục:
Chương 1 – Giới thiệu chung
Đặng Huy Khánh_VUNI 6
a1. Cầu dầm nhịp giản đơn:
 Biểu đồ mô men chỉ có một dấu (+)
 Bố trí cốt thép ở biên dưới chịu uốn là chính;
 Trên trụ, theo phương dọc có 2 gối cầu (phản lực gối là thẳng đứng) => khi áp lực
gối không bằng nhau trụ chịu nén lệch tâm;
 Chiều dài nhịp ≤ 42m, cá biệt lên đến 60‐70m;
Hình 1.4- Sơ đồ cầu dầm giản đơn
 Ưu điểm:
 Tính toán thiết kế đơn giản.
 Bố trí cốt thép đơn giản.
 Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lún mố, trụ.
 Dễ tiêu chuẩn hóa.
 Thi công đơn giản: đổ tải chỗ, lắp ghép, hoặc bán lắp ghép.
 Nhược điểm:
 Tốn vật liệu.
 Không vượt được nhịp lớn.
 Phạm vi áp dụng:
 Được sử dụng rộng rãi đặc biệt là với cầu nhiều nhịp.
 Kết cấu nhịp dạng dầm bản (dùng cho nhịp ngắn):
Dầm bản BTCT thường (nhịp ≤ 9m).
Dầm bản BTCT ứng suất trước (nhịp ≤ 18m).
 Kết cấu nhịp dạng dầm (dùng cho nhịp trung).
Dầm BTCT thường: nhịp từ 10‐22m cho cầu ô tô và nhịp từ 8‐16m cho
cầu đường sắt.
Dầm BTCT ứng suất trước: nhịp từ 15‐40m cho cầu ô tô và nhịp từ 16‐
33m cho cầu đường sắt.
 Dầm giản đơn tiết diện hộp BTCT ƯST (chế tạo ở Việt Nam nhịp 50m).
a2. Cầu dầm mút thừa:
 Cầu dầm mút thừa không có dầm đeo:
Chương 1 – Giới thiệu chung
Đặng Huy Khánh_VUNI 7
Hình 1.5 – Cầu đầm mút thừa không có dầm đeo
 Sơ đồ cầu không có mố, không dầm treo, phần mút thừa làm đối trọng
để giảm mô men dương ở nhịp giữa.
 Chiều dài nhịp chính: L2 = 10 ‐ 45m (BTCT ứng suất trước có L2 lớn hơn).
 Chiều dài của nhịp biên so với nhịp hẫng: L1 = (0,25 ‐ 0,4).L2
 Chiều cao dầm tại giữa nhịp: h = (1/12 ‐ 1/20).L2 và chiều cao dầm tại vị trí
trụ: H = (1‐2).h.
 Cầu dầm mút thừa có dầm đeo:
Hình 1.6 – Cầu dầm mút thừa có dầm đeo
 Với sơ đồ 3 nhịp: Lđ = (0,4 ‐ 0,6).L2; L1 = (0,6 ‐ 0,8).L2
 Với sơ đồ nhiều nhịp có dầm treo: Lđ = (0,5 ‐ 0,6).L2; L1 = (0,75 ‐ 0,8).L2.
 Chiều cao dầm tại giữa nhịp: BTCT thường h = (1/12 ‐ 1/20).L ÷ (1/20 ‐
1/30).L; BTCT ƯST có thể h = (1/50 ‐ 1/60).L
 Chiều cao dầm tại vị trí trụ: H = (1,5 ‐ 1,8).h
 Ưu điểm:
• So với kết cấu nhịp giản đơn cùng nhịp thì mô men ở giữa nhịp nhỏ vì
có mô men âm ở gối => vượt được nhịp lớn hơn (60‐100‐150m).
• Có thể điều chỉnh nội lực một cách hợp lý hơn.
• Hệ tĩnh định => không bị ảnh hưởng do lún mố trụ…
 Nhược điểm:
• Có cấu tạo khớp và mút thừa => đường đàn hồi gãy khúc => gây ra lực
xung kích => xe chạy không êm thuận.
• Thi công phức tạp hơn (cấu tạo ván khuôn, lao lắp).
 Phạm vi áp dụng: Nhịp từ 60‐100m (có thể lớn hơn nhưng do Lđ > 42m =>
không kinh tế).
a.3. Cầu dầm liên tục:
Chương 1 – Giới thiệu chung
Đặng Huy Khánh_VUNI 8
Theo một số kết quả nghiên cứu đã được công bố, dựa trên sự phân bố mômen uốn trong
kết cấu, đối với cầu dầm nhịp liên tục 3 nhịp chiều dài hợp lý các nhịp là L2 = (0,75-0,8)L1
(Jacques Mathivat) hoặc L2 = (0,8-0,9)L1 (Nazarenko). Đối với cầu 5 nhịp thì L3:L2:L1 =
0,65:0,9:1,0 (Nazarenko). Một số trường hợp cụ thể như sau:
 Loại nhịp biên có chiều cao không thay đổi
Hình 1.7 - Cầu dầm liên tục với chiều cao nhịp biên không đổi
 Sơ đồ nhịp hợp lý:
L2=0,75.L1=(L1+L3)/2; L3=2L2‐L1=0,5L1; L4=(0,62‐0,65)L3
• L1 – chiều dài nhịp chính (có thể nhiều nhịp chính);
• L2 – chiều dài nhịp chuyển tiếp;
• L3 – chiều dài nhịp có chiều cao không đổi;
• L4 – chiều dài nhịp sát mố.
 Loại nhịp biên có chiều cao thay đổi:
Hình 1.8 – Cầu dầm liên tục với chiều cao nhịp biện thay đổi
 Sơ đồ nhịp hợp lý: L2 = (0,65‐0,7)L1,
 Chiều cao trên trụ: H = (1/15‐1/20)L1; Tốt nhất nên chọn (1/17‐1/18)L1;
 Chiều cao dầm dầm tại giữa nhịp: h=(1/30‐1/40)L1 (theo Jacques Mathivat tỷ
số này có thể giảm đến 1/60L1); Tốt nhất nên chọn 1/36L1; Không được nhỏ
hơn 2m để đảm bảo thi công được dễ dàng và thuận tiện cho công tác duy tu
bảo dưỡng.
 Chiều cao dầm trên mố (1/22 – 1/33)L1, tốt nhất nên chọn 1/27L1 và ≥ 2m.
 Đối với tiết diện có chiều cao không đổi thi công bằng: Đúc đẩy H/L = (1/15-
1/17)L1, tốt nhất 1/16L1; Đúc hẫng: H/L = (1/17‐1/20)L1, tốt nhất 1/18L1.
 Ưu điểm:
 Mô men nhỏ hơn so với dầm giản đơn cùng nhịp nên vượt nhịp lớn hơn.
 Độ cứng lớn nên độ võng nhỏ hơn, vượt được nhịp lớn, ít trụ, thoát nước tốt,
phù hợp với sông có cấp thông thuyền lớn.
 Trên các trụ chỉ có một gối nên trụ chịu lực đúng tâm => trụ nhỏ.
Chương 1 – Giới thiệu chung
Đặng Huy Khánh_VUNI 9
 Ít khe biến dạng, trong phạm vi dầm liên tục đường đàn hồi không gãy khúc
nên xe chạy được êm thuận hơn.
 Dáng kiến trúc, mỹ quan đẹp nên phù hợp với các công trình cầu nhịp lớn,
cầu trong đô thị.
 Nhược điểm:
 Dễ có ứng suất phụ do lún trụ, mố không đều, do thay đổi nhiệt độ, do co ngót
từ biến của bê tông do đó nên ứng dụng nơi địa chất tốt.
 Cấu tạo phức tạp.
 Thi công khó khăn.
 Phạm vi áp dụng: nhịp 60 – 150m (có thể lên đến 200, 300m)
b. Hệ cầu khung:
- Đặc điểm: kết cấu nhịp và trụ (mố) liên kết cứng với nhau, do đó dưới tác dụng của tải
trọng thẳng đứng thì mố trụ cũng tham gia chịu mô men uốn. Do phát sinh mô men uốn trong
mố trụ cầu nên làm giảm mô men dương trong kết cấu nhịp so với hệ dầm đơn giản. Vì thế, cầu
khung so với cầu dầm có thể vượt được nhịp lớn hơn hoặc có thể giảm được chiều cao dầm và
do đó, giảm được khối lượng của bê tông trong kết cấu nhịp.
- Các loại cầu khung phổ biến:
 Cầu khung trụ một thân:
 Cầu khung trụ hai thân:
 Cầu khung T liên kết khớp:
- Ưu điểm:
 Cầu khung có độ cứng lớn nên độ võng nhỏ do đó vượt nhịp lớn.
 Mô men tại các vị trí trong kết cấu nhịp nhìn chung là nhỏ nên tiết kiệm vật liệu.
 Không cần cấu tạo gối cầu như trong hệ dầm nên giảm được chi phí đầu tư, bảo
quản, sửa chữa và thay thế.
Chương 1 – Giới thiệu chung
Đặng Huy Khánh_VUNI 10
 Khả năng vượt nhịp khá lớn, L ≥ 40m.
- Nhược điểm:
 Cấu tạo, thi công phức tạp.
 Kết cấu siêu tĩnh nên dễ phát sinh nội lực phụ do các ảnh hưởng khác.
c. Hệ cầu vòm:
- Đặc điểm: Phản lực tại chân vòm có lực xô ngang (khi không có thanh căng), vòm chịu
lực nén là chủ yếu..
- Cầu vòm thường được phân loại theo các dạng sau:
 Theo vị trí xe chạy: Trên, dưới và giữa
 Theo số khớp vòm: Không khớp, hai khớp, 3 khớp.
 Theo loại vòm: Vòm cứng, vòm mềm.
Hình 1.9 – Sơ đồ cầu vòm
- Ưu điểm:
 Hình thức đẹp nên thỏa mãn yêu cầu mỹ quan.
 Tận dụng khả năng chịu nén của vật liệu khi chọn trục vòm hợp lý.
- Nhược điểm:
 Có lực xô ngang.
 Thi công phức tạp, khó tiêu chuẩn hóa, ít dùng.
- Phạm vi áp dụng: Vượt được nhịp lớn: 60‐100m hoặc hơn nữa (ví dụ cầu Lupu ở Thượng
Hải Trung Quốc Lnhịp=550m).
d. Hệ hỗn hợp và cầu treo:
- Đặc điểm: là loại cầu được kết hợp từ các hệ đơn giản hoặc hệ đơn giản được tăng cường
các bộ phận chịu lực để có thể tạo ra những kết cấu chịu lực hợp lý, có hiệu quả về kinh tế, kỹ
thuật đặc biệt khi vượt nhịp lớn.
- Một số loại hỗn hợp như:
Không khớp, chạy trên
Không khớp, chạy giữa
Không khớp, chạy dưới
2 khớp, chạy trên
2 khớp, chạy giữa
2 khớp, chạy dưới
3 khớp, chạy trên
3 khớp, chạy giữa
3 khớp, chạy dưới
Chương 1 – Giới thiệu chung
Đặng Huy Khánh_VUNI 11
 Hỗn hợp dầm và vòm: Kết cấu
cấu dầm cứng vòm mềm, không
xuất hiện lực xô ngang trên gối,
vòm tham gia chịu lực cùng với
dầm.
 Dầm và hệ treo: Dầm được treo bằng dây cáp mềm xiên hay đứng, trong đó hệ
thống dây cáp chịu lực chính có dạng cong Parabol, dầm làm bộ phận mang tải
(thường gọi là cầu treo dây võng). Đây là kết cấu tối ưu nhất tính đến thời điểm
hiện nay và đã
thực hiện được
những công trình
cầu có chiều dài rất
lớn (cầu Akashi
Kaikyo, 1991m).
 Vòm và khung: Cấu tạo dạng vòm công xon với đường xe chạy trên, loại kết cấu
này không mang lại
hiệu quả cao nên ít được
áp dụng trong thực tế.
 Hệ khung vòm: Vòm cứng
kết hợp thanh treo mềm
thẳng đứng hoặc xiên, có lực
xô ngang (d) hoặc không có
lực xô ngang (a,b,c).
 Hệ thống dầm có tăng cường thanh xiên cứng hoặc mềm:
 Tăng cường bằng thanh
xiên cứng chống dưới
hoặc trên.
 Tăng cường thanh xiên
mềm, hay còn gọi là cầu
treo dây văng, rất phổ biến ở thời điểm hiện tại, vì:
 Đặc điểm: Khai thác được dầm vừa chịu uốn vừa nén.
 Ưu điểm: Có thể điều chỉnh
trạng thái ứng suất, biến dạng
trong quá trình lắp ráp và có
thể ngay cả trong giai đoạn
khai thác. Có độ cứng lớn hơn
(so với cầu treo dây võng) vì
không có biến dạng hình học
của dây. Thi công hẫng không
cần giàn giáo, ít ảnh hưởng
thông thuyền dưới cầu.
 Nhược điểm: Ổn định theo
phương ngang cầu kém, rất
Chương 1 – Giới thiệu chung
Đặng Huy Khánh_VUNI 12
nhạy cảm với các tác dụng của gió bão và các lực tác dụng có tính chất
chu kỳ, hệ thống dây cáp dễ chịu ảnh hưởng của môi trường nước mặn,
độ ẩm cao, có nồng độ hóa chất cao.
 Hệ thống dàn BTCT: Có cấu tạo dạng biên song song hoặc gãy khúc, giảm thiểu
được khối lượng vật liệu đáng kể tuy nhiên các thanh dàn chịu kéo bị nứt nên bất
lợi trong khai thác. Loại kết cấu này đến nay không còn được sử dụng trừ một số
công trình cầu làm từ thời Pháp tại đồng bằng sông Cửu Long.
Hình 1.10- Cầu Đầu Sấu, Cần Thơ dạng dàn BTCT
1.4. Lịch sử và phương hướng phát triển:
1.4.1. Sơ lược lịch sử phát triển cầu BTCT:
Cầu BTCT xuất hiện đầu tiên vào những năm 70 của thế kỷ XIX, sau khi Xi măng được
phát minh vào khoảng năm 1825, việc đặt thép vào BT xuất hiện lẻ tẻ vào những năm 1835-
1850. Từ năm 1855 trở đi BTCT mới chính thức ra đời tại Pháp. Năm 1875 Joseph Monier đã
xây dựng cầu BTCT đầu tiên dài 50ft (15,24m) rộng 13ft (3,96m). Kỹ sư người Pháp Francois
Hennebique đã phát triển mặt cắt ngang dạng T, ông và những học trò của ông như kỹ sư người
Thuỵ Sĩ Robert Maillart đã xây dựng một vài cầu vòm BTCT nổi tiếng. Những cầu BTCT của
Maillart được xem như là biểu tượng về thẩm mỹ. Giai đoạn cuối thế kỷ XIX cầu BTCT chủ
yếu là cầu nhịp nhỏ - cầu bản, dầm, vòm. Năm 1896 người ta đã xây dựng cầu vòm nhịp 45m
tại nước Nga.
Giai đoạn đầu thế kỷ XX cầu BTCT đã phát triển mạnh mẽ ngoài dạng đơn giản, người
ta đã bắt đầu làm cầu liên tục, cầu khung, dầm công xon nhịp đến 30-40m. Trong giai đoạn này
cầu thường dùng phương pháp đổ bê tông liền khối và là BTCT thường nên nhịp nhỏ. Thời kỳ
đầu trong lịch sử của BTCT, năm 1888 một người Mỹ tên là P.H Jackson ở San Francisco đã
có ý tưởng rất hay. Ông ta nghĩ rằng sợi thép mà đã được sử dụng trong BTCT nếu ngay từ đầu
được kéo căng thì kết quả kết cấu này sẽ khoẻ hơn nhiều so với kiểu BTCT. Những cuộc thí
nghiệm của Jackson đã không bao giờ thành công vì hầu như chắc chắn là do những sợi thép ở
thời kỳ đó không đủ chịu kéo. Năm 1930 Eugène Freyssinet - người Pháp bắt đầu sử dụng sợi
thép cường độ cao và đã mở ra một khái niệm mới khác trong ngành xây dựng - BTCT ứng suất
trước.
BTCTƯST ra đời đầu tiên ở Pháp ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX đến cuối những
năm 1940 thì phát triển mạnh. Từ những năm 50 đã xây dựng những cầu dầm giản đơn
BTCTƯST nhịp 60-70m và từ những năm đầu thập kỷ 60 họ đã sử dụng công nghệ hẫng trong
Chương 1 – Giới thiệu chung
Đặng Huy Khánh_VUNI 13
xây dựng cầu BTCT. Năm 1964 cầu Orleron dài 2.832m gồm 46 nhịp (nhịp chính dài 79m)
được xây dựng bằng phương pháp lắp hẫng, cầu Calix dài 1.200m gồm 3 nhịp chính
113+156+113 ở hai bờ có cầu dẫn nhịp 70m. Song song với công nghệ lắp hẫng, ở Pháp cũng
phát triển nhiều công trình đúc hẫng (thường dùng cho các nhịp 80-130m) ví dụ cầu dầm liên
tục Gennevillies gồm phần cầu chính có 5 nhịp đối xứng, cầu treo dây văng Brontonne bắc qua
sông Sein có nhịp chính dài 320m dầm BTCTƯST tiết diện hình hộp. Công nghệ này cũng
được sử dụng ở nhiều nước ví dụ: Cầu Beldoif ở Đức có L=208m. ở Nhật Cầu Hikoshima
Ohashi nhịp 236m, cầu Hamana nhịp 240m. ở Mỹ có cầu Koror Babelthuap có nhịp giữa dài
240,7m; Tại Áo cầu SCHOTTWIEN nhịp giữa dài 250m (77,75+162,5+250+142,25) xây dựng
1986-1989.
Trong những năm 30-40 của thế kỷ XX cầu BTCT phát triển mạnh, đã xây dựng được
những cầu lớn, áp dụng kết cấu lắp ghép, bán lắp ghép trong xây dựng cầu. Trong thời kỳ này
ở Nga đã xây dựng những cầu vòm nhịp đến 116,120m (Cầu vòm qua kênh đào Mátxkva nhịp
116m, 4 làn đường sắt). Cầu vòm ở Thuỵ Điển nhịp 181m, Tây ban Nha 205m. Những năm 50
ở Liên Xô cũ đã xây dựng cầu nhịp 40-70m. Năm 1952 Xây dựng cầu vòm qua sông Dnhep
nhịp tới 228m. Năm 1961 cầu Abtozavodsi có 3 nhịp (36,4+148+36,4) là cầu khung dầm có
khớp L=148m (là cầu khung có nhịp dài thứ 2 sau cầu Medway ở Anh Nhịp 152m). BTCTƯST
hầu như được sử dụng rộng rãi trong xây dựng cầu ở Châu Âu trong nửa đầu của thế kỷ 20, ở
Mỹ bắt đầu chậm hơn. Cầu BTCTỨST lớn đầu tiên đã được xây dựng ở Mỹ là cầu Walnut Lane
ở Philadelphia, Pennsylvania được xây dựng năm 1956. Cầu đầu tiên thi công bằng công nghệ
đúc đẩy là cầu Rio Caroni ở Venezuela do giáo sư Fritz Leonhardt đưa vào, kể từ đó cho đến
nay đã có hàng trăm cầu được thi công theo công nghệ này, ví dụ cầu Nuec dài 246m (6x41)
dầm cao 2,5m rộng 12,4, cầu cạn Oli dài 615m (15x41) dầm cao 3,1m.
Dưới đây giới thiệu danh sách 10 công trình cầu BTCT lớn nhất trên thế giới tính đến thời
điểm hiện tại.
TT Tên cầu Quốc gia
Hoàn
thành
Tổng
chiều dài
Giá trị Kết cấu nhịp
1 Cầu Vịnh Giao châu
Trung
Quốc
2011 41,58km
1,8 tỷ
USD
Dầm BTCT +
Dây xiên
2 Cầu Pontchartrain Mỹ 1969 38,35km
56,7 triệu
USD
Cầu đôi dầm
BTCT
3 Cầu Chesapeake Mỹ 1964 37km
200 triệu
USD
Dầm BTCT +
Dây võng
4 Cầu Đông Hải
Trung
Quốc
2008 32,5 km
1,5 tỷ
USD
Dầm BTCT +
Dây xiên
5 Cầu Vasco da Gama
Bồ Đào
Nha
1998 17,2 km
1,1 tỷ
USD
Dầm BTCT +
Dây xiên
6 Cầu Penang Malaysia 1985 13,5 km
1,29 tỷ
USD
Dầm BTCT +
Dây xiên
7 Cầu Rio-Niteroi Brazil 1985 13 km
1,24 tỷ
USD
Dầm hộp
BTCT
8 Cầu Confederation Canada 1997 12,9 km
1,00 tỷ
USD
Dầm hộp
BTCT
9 Cầu San Mateo Mỹ 1967 11,2 km
70 triệu
USD
Dầm BTCT
10 Cầu Seven Miles Mỹ 1982 10,93 km
45 triệu
USD
Dầm BTCT
Chương 1 – Giới thiệu chung
Đặng Huy Khánh_VUNI 14
1.4.2. Sơ lược lịch sử phát triển cầu ở Việt Nam:
Ở Việt Nam cầu BTCT được xây dựng từ thời Pháp thuộc với các dạng như cầu bản, cầu
dầm hoặc giàn đơn giản, cầu dầm hoặc giàn mút thừa được thi công theo phương pháp đúc tại
chỗ. Các kết cấu này thường có hai dầm chủ hoặc giàn chủ, bản mặt cầu, dầm dọc, dầm ngang.
Bề rộng đường ô tô khoảng 4-5m ví dụ cầu Ba Càng - QL1 tỉnh Vĩnh Long sơ đồ cầu:
14,5+30+14,5m (Hình 1-1), và các cầu đường sắt đơn tuyến khổ đường 1m, các cầu này có
chiều dài nhỏ hơn 20-30(m). Một số dạng dầm liên tục với chiều dài nhịp 30-40(m). Cho đến
nay sau một thời gian dài sử dụng hoặc do sự tàn phá qua các thời kỳ chiến tranh nhiều cầu bị
phá huỷ hoặc hư hỏng, xuống cấp phải thay thế bằng những cầu mới, tuy nhiên hiện nay một
số cầu được xây dựng từ thời Pháp thuộc hiện vẫn còn đang được sử dụng như cầu Đầu Sấu
QL1 tỉnh Cần Thơ, Cái Xếp (Đồng Tháp), hoặc cầu mút thừa có dầm treo cầu Cái Bường -
QL80 Đồng Tháp sơ đồ cầu 10+13,6+10m (nhịp đeo dài 8,7m, công xon dài 2,4m) chiều rộng
cầu 5,2m. Cầu vòm mút thừa Tân Lợi QL 80 Đồng Tháp.
Những năm sau kháng chiến chống Pháp ta đã xây dựng lại một số cầu với kết cấu dầm
giản đơn lắp ghép tiết diện chữ T, được liên kết ngang bằng mối nối hàn tại dầm ngang hoặc
bằng bản mặt cầu BTCT đổ tại chỗ. Kết cấu BTCT sử dụng cho cầu nhịp nhỏ như cầu bản hay
cầu dầm với nhịp dưới 22m. Khi kết cấu BTCTƯST phát triển chúng ta đã ứng dụng thiết kế
xây dựng cầu Phủ Lỗ nhịp 18m. Đến những năm đầu thập kỷ 70 đã thiết kế và xây dựng các
cầu BTCTƯST nhịp 24m, 33m (nhịp dẫn cầu Thăng Long Hà Nội).
Tại miền nam trước 1975: xây dựng rất nhiều cầu BTCTƯST sử dụng chủ yếu là kết cấu
nhịp 24,7; 24,54 (bán lắp ghép); dầm bụng cá: 12,5m; 15,6m; 18,6m; 21,6m, ... các kết cấu nhịp
này chủ yếu được chế tạo tại nhà máy bê tông Châu Thới. Sau ngày thống nhất đất nước chúng
ta đã xây dựng nhiều cầu nhịp trung bình và nhịp lớn. Ví dụ Cầu An Dương, Cầu Rào_dạng
cầu khung nhịp đeo, nhịp dầm chính dài 63m (cánh T dài 39m dầm treo dài 24m). Sau sự cố
cầu Rào, cầu Bo Thái Bình đã được thi công bằng phương pháp đúc hẫng (cánh T dài 28m, dầm
treo dài 33m). Đặc biệt trong những năm gần đây đã áp dụng những công nghệ tiên tiến trong
việc thi công cầu BTCTƯST ví dụ một số cầu xây dựng theo công nghệ đúc hẫng:
+ Cầu Phú Lương tại thị Xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương nằm trên Quốc lộ 5 dài 490,7m,
sơ đồ cầu: 2x37,4+64,75+2x102+64,75+2x37,4.
+ Cầu Sông Gianh-Quốc lộ 1-Tỉnh Quảng Bình dài 746,4m (37,4+58+90,6+3x120+90,6
+58+37,4).
+ Cầu Phù Đổng (cầu Đuống mới) – Quốc lộ 1 (mới) tuyến Hà Nội Lạng Sơn - Huyện
Gia Lâm - Hà Nội dài 929m sơ đồ cầu: 65+7x100+65 + 3x33 (m); gồm 9 nhịp liên tục thi công
bằng phương pháp đúc hẫng và 3 nhịp giản đơn thi công bằng phương pháp bán lắp ghép (PCI).
Chiều rộng toàn cầu 15m, phần cầu liên tục tiết diện hình hộp (2 sườn) chiều cao thay đổi từ
6m (trên trụ) và 2,5m (giữa nhịp). Mặt cầu sử dụng cốt thép ƯST. Gối cầu có sử dụng loại
Semi-fixed (bán cố định) trên các trụ P3, P4, P5, P6. Hoàn thành tháng 12/2000.
+ Cầu Như Nguyệt (Đáp cầu) - Quốc lộ 1 (mới) tuyến Hà Nội Lạng Sơn –Thị Xã Bắc
Ninh – Tỉnh Bắc Ninh dài 428m, sơ đồ cầu: 4 x33 +65+100+65+2x33 (m); mặt cắt ngang tương
tự như cầu Đuống. Hoàn thành tháng 12/2000.
+ Cầu Hoàng Long (Hàm Rồng) - QL 1, qua sông Mã - Tỉnh Thanh Hoá nhịp chính là
cầu khung dầm liên tục 3 nhịp sơ đồ: 75 + 130 +75 (m) chiều cao dầm thay đổi từ 7,5m (trên
trụ) đến 3,5m (tại giữa nhịp) và 2,75m (trên mố); chiều rộng toàn cầu 12,8m. Với một nhịp giản
đơn dài 49,4m, tiết diện hình hộp có chiều cao không thay đổi (2,75m).
Chương 1 – Giới thiệu chung
Đặng Huy Khánh_VUNI 15
+ Ngoài ra còn có một số cầu lớn khác: Cầu Quán Hầu (Quảng Bình), sơ đồ cầu phần đúc
hẫng 64,84+2x102+64,84 (m); Cầu Bắc Giang (Thị xã Bắc Giang – Tỉnh Bắc Giang), sơ đồ
cầu: 45+55+90+45+55(m).
+ Cầu Kiền – Quốc lộ 10 – Hải phòng dạng cầu dây văng thi công bằng công nghệ lắp
hẫng,... và cầu Cần Thơ qua sông Hậu có nhịp chính 550m, cầu Bãi Cháy là cầu dây văng 1 mặt
phẳng dây.
+ Công nghệ đúc đẩy: Cầu Mẹt Tuyến Hà Nội Lạng Sơn, Cầu Hiền Lương vượt sông Bến
Hải, nhịp dẫn cầu Quán Hầu (Quảng Bình).
Tính đến thời điểm hiện nay, chúng ta đã đạt nhiều thành quả trong công tác thiết kế và
xây dựng các công trình cầu lớn BTCT có kết hợp nhiều kết cấu tăng cường khác nhau. Danh
sách 5 công trình cầu ghi nhận thành quả của ngành cầu đường gồm:
TT Tên cầu
Địa
điểm
Hoàn
thành
Tổng
chiều dài
Giá trị Kết cấu nhịp
1
Cầu Tân Vũ – Lạch
Huyện
Hải
Phòng
2016 5,44km
257 triệu
USD
Cầu dầm
BTCT
2 Cầu Vĩnh Thịnh
Hà Nội
2014 5,5km
137 triệu
USD
Cầu dầm
BTCT
3 Cầu Pá Ôn
Sơn La
2010 1,3 km
5,9 triệu
USD
Cầu dầm
BTCT
4 Cầu Thị Nại
Quy
Nhơn
2006 2,5km
27,3 triệu
USD
Cầu dầm
BTCT
5 Cầu Bãi cháy
Quang
Ninh
2006 0,9 km
52 triệu
USD
Dầm BTCT +
Dây văng
1.4.3. Phương hướng phát triển:
1. Nghiên cứu sử dụng vật liệu mới: Bê tông chất lượng cao (High Performance Concrete-
HPC) và Thép chất lượng cao (High Performance Steel - HPS), fiber reinforced polymer (FRP)
vào thiết kế xây dựng công trình cầu.
2. Kết cấu mới, kết cấu tối ưu.
3. Nghiên cứu các phương pháp tính toán truyền thống để tính toán cho kết cấu mới và
các phương pháp tính toán mới.
4. Áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin: Thiết kế tối ưu, tự động hoá thiết kế, ...
5. Nghiên cứu, áp dụng các công nghệ thi công tiên tiến.
6. Định hình hoá (Dầm, mố, trụ), công nghiệp hoá sản xuất và cơ giới hoá thi công.
1.5. Quan điểm và tiêu chuẩn thiết kế cầu:
1.5.1. Tiêu chuẩn thiết kế:
- Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 11823 – 1:2017 Thiết kế cầu đường bộ.
- Tiêu chuẩn ngành 22-TCN272-05 Tiêu chuẩn thiết kế cầu.
Chương 1 – Giới thiệu chung
Đặng Huy Khánh_VUNI 16
- Trong thực tế các dự án các kỹ sư có thể tham khảo các bộ tiêu chuẩn của các nước tiên
tiến để thiết kế các hạng mục chi tiết như ASSHTO, JIG, AU, ASTM, … Các tiêu chuẩn này
khi đưa vào khung tiêu chuẩn của dự án phải được Chủ đầu tư và Đại diện cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt trước khi áp dụng.
1.5.2. Quan điểm, triết lý thiết kế:
Cầu phải được thiết kế theo các trạng thái giới hạn quy định để đạt được các mục tiêu thi
công được, an toàn và sử dụng được, có xét đến các vấn đề: khả năng dễ kiểm tra, tính kinh tế
và mỹ quan. Bất kể dùng phương pháp phân tích kết cấu nào thì Phương trình (1) phải luôn
luôn được thỏa mãn với mọi ứng lực và các tổ hợp tải trọng được qui định của chúng.
∑ η γ Q < ϕR = R (1)
Trong đó :
+ Đối với tải trọng dùng giá trị cực đại của γi thì tương ứng với
ηi= ηD ηR ηI ≥ 0,95 (2)
+ Đối với tải trọng dùng giá trị tối thiểu của γi thì tương ứng:
η = ≤ 1,0 (3)
trong đó:
γi = hệ số tải trọng: hệ số nhân dựa trên thống kê dùng cho ứng lực.
 = hệ số sức kháng: hệ số nhân dựa trên cơ sở thống kê dùng cho sức kháng danh
định được qui định ở các Phần 5, 6, 10, 11 và 12 của bộ tiêu chuẩn TCVN11823.
ηi = hệ số điều chỉnh tải trọng: hệ số liên quan đến tính dẻo, tính dư và tầm quan
trọng trong khai thác.
ηD = hệ số liên quan đến tính dẻo được qui định ở Điều 4.3_TCVN11823.
ηR = hệ số liên quan đến tính dư được qui định ở Điều 4.4_TCVN11823.
ηI = hệ số liên quan đến tầm quan trọng trong khai thác được qui định ở Điều
4.5_TCVN11823
Qi = ứng lực.
Rn = sức kháng danh định.
Rr = sức kháng tính toán : .Rn
1.5.3. Các trạng thái giới hạn:
- Trạng thái giới hạn sử dụng: Phải tính kết cấu theo trạng thái giới hạn sử dụng để nhằm
hạn chế ứng suất, biến dạng và bề rộng vết nứt xuất hiện trong cấu kiện dưới điều kiện sử dụng
bình thường.
- Trạng thái giới hạn mỏi và phá hoại giòn (nứt gãy): Trạng thái giới hạn mỏi phải được
xét đến trong tính toán như một biện pháp nhằm hạn chế về biên độ ứng suất do một xe tải thiết
kế gây ra với số chu kỳ biên độ ứng suất dự kiến. Trạng thái giới hạn phá hoại giòn phải được
xét đến như một số yêu cầu về tính bền của vật liệu theo Tiêu chuẩn vật liệu.
- Trạng thái giới hạn cường độ: Trạng thái giới hạn cường độ phải được xét đến để đảm
bảo kết cấu cầu có cấu tạo đủ cường độ, sự ổn định cục bộ và ổn định tổng thể, chịu được tác
Chương 1 – Giới thiệu chung
Đặng Huy Khánh_VUNI 17
động của các tổ hợp tải trọng quan trọng theo thống kê có thể xảy ra trong suốt thời gian tuổi
thọ thiết kế của nó.
- Trạng thái giới hạn đặc biệt: Trạng thái giới hạn đặc biệt phải được xét đến để đảm bảo
sự tồn tại của cầu khi động đất hoặc lũ lớn hoặc khi bị tầu thuỷ, xe cộ va, và cả trong điều kiện
bị xói lở.
1.6. Ví dụ về thiết kế một phương án cầu:
Từ số liệu điều tra, khảo sát ta sẽ thu thập được các số liệu cơ bản về cấp sông, cao độ
các mức nước, cao độ đáy sông, khẩu độ thoát nước, … Tùy điều kiện kinh kế, nhu cầu phát
triển trong tương lai mà các kỹ sư thiết kế lựa chọn các giải pháp vượt sông phù hợp nhưng
phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản là công trình cầu không được phép làm thu hẹp dòng chảy.
Ví dụ yêu cầu thiết kế một phương án cầu
vượt sông có yêu cầu thông thuyền cấp V và khẩu
độ thoát nước l0 = 90m.
Tra bảng cấp sông ở trên ta có khổ thông
thuyền là BxH = 25x5m
Phương án thiết kế vượt sông với số nhịp là n, ta có tổng chiều dài các nhịp cầu là
Lc = ∑l0 + (n-1).BT + 2.BM
Trong đó:
BT: Chiều rộng thân trụ (giả thiết trụ cầu giản đơn ta thường thiết kế là 1,5)
BM: Chiều rộng thân mố (giả thiết mố chữ U có chiều dày thân mố là 1m)
Nếu thiết kế 3 nhịp cầu ta có: Lc = 90 + (3-1).1,5 + 2.1 = 95m
Nếu thiết kế 3 nhịp bằng nhau ta có chiều dài mỗi nhịp là: Ln = 95/3 = 31,7m.
Kiểm tra: Ln > Btt + BT = 25 + 1,5 = 26,5 => Đạt
Nếu thiết kế 4 nhịp cầu thì Ln = 24,1m < 26,5m => Không đạt.
Hình 1.11 - Thiết kế 1 phương án cầu
* Tài liệu tham khảo:
[1]. GS.TS.Lê Đình Tâm – Cầu bê tông cốt thép trên đường ô tô, Tập 1, Nhà xuất bản xây
dựng.
[2]. Tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế cầu đường bộ TCVN 11823-2017.
* Câu hỏi ôn tập:
Câu 1: Trình bày tác dụng các bộ phận của công trình cầu, ký hiệu, tên gọi các kích thước
cơ bản của công trình cầu.
Chương 1 – Giới thiệu chung
Đặng Huy Khánh_VUNI 18
Câu 2: Trình bày nội dung của các phương pháp phân loại cầu.
Câu 3: Trình bày những yêu cầu cơ bản của công trình cầu và những phương hướng chủ
yếu về sự phát triển của ngành cầu ở Việt Nam.
Câu 4: Tiêu chuẩn thiết kế cầu ở nước ta là gì? Phân biệt khái niệm TCN và TCVN?
Câu 5: Triết lý thiết kế cầu là gì? Viết và giải thích phương trình cơ bản trong nguyên lý
thiết kế cầu theo trạng thái giới hạn?
Câu 6: Phân biệt các trạng thái giới hạn trong thiết kế cầu?
Câu 7: Thiết kế phương án cầu là làm việc gì? Hãy thử đặt giả thiết và lập một phương
án cầu vượt sông?
Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT
Đặng Huy Khánh_VUNI 19
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU TRONG CẦU BÊ TÔNG CỐT THÉP
* Mục tiêu:
- Nhớ được các loại vật liệu cơ bản sử dụng trong cầu bê tông cốt thép.
- Hiểu các kiến thức cơ bản về những tính chất đặc thù của vật liệu, vận dụng linh hoạt
trong thiết kế công trình thực tế.
- Phân tích và lựa chọn được vật liệu chính cho việc thiết kế cầu bê tông cốt thép thỏa
mãn các yêu cầu đề ra.
* Nội dung:
2.1. Khái niệm chung bê tông cốt thép:
- Bê tông là một loại đá nhân tạo hình thành từ hỗn hợp xi măng, cát, đá và nước,… Vật
liệu bê tông có giá thành rẻ, sau khi đông cứng, bê tông chịu nén tốt nhưng chịu kéo kém. Vật
liệu rời hay còn gọi là cốt liệu, thường có 2 loại bé và lớn. Loại bé là cát có kích thước (1-5)mm,
loại lớn là sỏi hoặc đá dăm có kích thước (5-40)mm. Chất kết dính là xi măng trộn với nước
hoặc các chất dẻo khác. Phụ gia nhằm cải thiện một số tính chất của bê tông trong lúc thi công
cũng như trong quá trình sử dụng. Nguyên lý tạo nên bê tông là dùng các cốt liệu lớn làm thành
bộ khung, cốt liệu nhỏ lấp đầy các khoảng trống và dùng chất kết dính liên kết chúng lại thành
một thể đặc chắc có khả năng chịu lực và chống lại các biến dạng.
- Cốt thép là sản phẩm công nghiệp, là một loại vật liệu có tính năng chịu kéo và nén đều
tốt nhưng là loại vật liệu đặc thù, đắt tiền. Tuy nhiên, thép lại bị ăn mòn trong môi trường không
khí.
Vì thế, người ta kết hợp hai loại vật liệu trên để tạo thành vật liệu “bê tông cốt thép” có
khả năng chịu lực tốt và tương đối rẻ tiền. Vật liệu bê tông cốt thép phát huy được các ưu điểm
đồng thời hạn chế các nhược điểm của riêng bê tông và cốt thép, về cơ bản:
• Bê tông bao bọc cốt thép không cho tiếp xúc với môi trường tạo điều kiện chống gỉ cho
cốt thép
• Thép làm bộ khung và hạn chế nứt trong bê tông, …
2.2. Bê tông:
2.2.1. Yêu cầu chung về bê tông:
- Người ta phân loại bê tông theo một số tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn cơ bản nhất là cường độ
nén sau 28 ngày, ký hiệu là f’c
- Ngoài ra còn phân loại bê tông như sau:
a. Bê tông loại A: dùng cho mọi loại kết cấu, đặc biệt thường dùng ở trong và trên
nước mặn. Phụ gia tạo bọt trong bê tông (AE_Air entrained) nhằm tăng độ bền
vững khi chịu lạnh, giảm hiện tượng mao dẫn trong bê tông bảo vệ cốt thép => Bê
tông loại A(AE) là bê tông loại A có sử dụng phụ gia tạo bọt.
b. Bê tông loại B: thường dùng cho móng, cọc lớn, tường trọng lực, mố trụ nặng.
Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT
Đặng Huy Khánh_VUNI 20
c. Bê tông loại C: thường dùng cho kết cấu có tiết diện mỏng (có chiều dày <
100mm) như lan can, sàn lưới thép…
d. Bê tông loại P: dùng khi cường độ yêu cầu f’c ≥ 28 Mpa. Đối với bê tông dự ứng
lực, cần phải hạn chế kích thước cốt liệu danh định dưới 20mm.
e. Bê tông loại S: dùng bịt nước tường vây, đê bao…
- Theo quy định của TCVN11823-2017 (viện dẫn từ ASSHTO LRFD):
 Với bê tông loại A, A(AE), và P dùng ở trong và trên nước mặn thì tỉ lệ N/X≤0,45
 Lượng xi măng Pooc lăng không vượt quá 475kg/m3
(tương ứng với tỉ lệ N/X
chuẩn để hạn chế lượng nước trong hỗn hợp). Ngoài trừ bê tông tính năng cao thì
lượng xi măng Pooc lăng không vượt quá 593kg/m3
.
 Không dùng bê tông có f’c ≤ 16 MPa cho mọi loại kết cấu.
 Bê tông có cường độ nén > 70 MPa chỉ được dùng khi có các thí nghiệm vật lý
xác lập được các quan hệ giữa cường độ chịu nén và các tính chất khác.
 Cường độ bê tông dầm ƯST và bản mặt cầu ≥ 28 MPa
- Chất lượng bê tông phải đảm bảo các yêu cầu:
 Dính kết tốt với cốt thép.
 Độ chặt (đặc sít) đồng đều bảo vệ được cốt thép không bị môi trường xâm thực,
ăn mòn.
 Đủ cường độ thiết kế và cường độ đồng đều.
Ví dụ quy định về bê tông cho một dự án:
Cấp bê
tông
Cường độ f’c
(Mpa)
Sử dụng
C40 40 Dầm đơn giản BTCT DƯL tiết diện chữ T, I
C30 30
Bản mặt cầu, dầm ngang, gờ lan can, bản quá
độ
Cọc đóng BTCT
Cọc khoan nhồi
C15 15 Bê tông bịt đáy
C10 10 Bê tông tạo phẳng đáy móng
2.2.2. Bê tông chất lượng cao:
- Để cải thiện các tính năng của bê tông nhằm phục vụ như cầu phát triển ngày càng cao
trong xây dựng, người ta đã tìm cách cải tiến cấu trúc, thành phần, công nghệ bằng cách sử
dụng các chất phụ gia, các chất hỗ trợ công nghệ và các phương pháp công nghệ mới để tìm ra
các bê tông chất lượng cao. Có 5 loại bê tông chất lượng cao ta thường gặp gồm:
 Bê tông cường độ cao siêu dẻo: là loại bê tông có thành phần cốt liệu, ximăng
truyền thống và phụ gia siêu dẻo. Loại bê tông này có tỷ lệ N/X khoảng 0,35- 0,40,
độ sụt đạt đến 15 - 20 cm, giữ được ít nhất 60 phút. Cường độ đạt đến 70 MPa và
Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT
Đặng Huy Khánh_VUNI 21
có cường độ sớm (R7 = 0,85 R28). Đây là loại bê tông được sử dụng chủ yếu trong
các kết cấu cầu đường ở Việt Nam.
 Bê tông chất lượng cao (HPC): có sử dụng N/X gần đến 0,25, phụ gia siêu mịn là
tro nhẹ hoặc muội silic siêu mịn. Đây là loại bê tông có cường độ chịu nén đến 80
hoặc 100 MPa và có các đặc tính vật lý và cơ học được cải tiến dẫn đến độ bền
cao và tuổi thọ khai thác đến 100 năm.
 Bê tông siêu nhẹ: có cường độ tương tự như bê tông thường, khối lượng đơn vị
thấp đến 0,8 g/cm3
 Bê tông tự đầm: thành phần cốt liệu lớn ít, tăng thêm các chất bột và sử dụng phụ
gia siêu dẻo đặc biệt. Bê tông có khả năng tự đầm, trong quá trình thi công không
cần sử dụng các thiết bị đầm. Loại bê tông này cho phép thi công các công trình
có khối lượng rất lớn (20.000 m3
trở lên ) không cần bố trí mối nối, không cần
đầm. Sử dụng bê tông tự đầm tiết kiệm được nhân công, thời gian và không gây
ồn.
 Bê tông cốt sợi: trong thành phần có thêm sợi (kim loại, polyme, các sợi khác).
Bê tông cốt sợi cải thiện độ dẻo của bê tông, tăng cường khả năng chống nứt cho
bê tông ở trạng thái mềm và trạng thái chịu lực.
- Bê tông UHPC được phát triển trên thế giới từ những năm 70. Từ năm 2000, UHPC đã
được nghiên cứu tại các trường đại học và các Viện nghiên cứu ở Việt Nam, tuy nhiên loại bê
tông này vẫn chưa có một tiêu chuẩn thi công riêng và chưa được áp dụng rộng rãi trong nước.
- Thành phần cấu tạo của bê tông tính năng siêu cao UHPC thông thường gồm:
- Một số tính chất của bê tông chất lượng cao:
 Cường độ chịu nén cao, cường độ chịu kéo tăng.
 Mô đun đàn hồi cao, cường độ ban đầu cao.
 Độ rỗng nhỏ, co ngót nhỏ hoặc không co ngót.
 Từ biến nhỏ, hệ số từ biến  = 0.8‐1.0 (trong khi đối với bê tông thường, hệ số từ
biến  = 2.5‐3.0). Nhanh chóng đạt được mức độ từ biến cuối cùng.
Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT
Đặng Huy Khánh_VUNI 22
 Phá hoại do xung kích của bê tông chất lượng cao tốt hơn bê tông thường, do bê
tông đặc sít nên ít bị phá hoại.
 Sự dính kết của cốt liệu‐xi măng‐thép tốt hơn bê tông thường.
 Dễ tạo hình, đầm chặt mà không bị phân tầng.
 Độ ổn định thể tích cao.
2.2.3. Cường độ và đặc trưng cơ lý của bê tông:
- Cường độ chịu nén (f’c): là cường độ nén không kiềm chế “mẫu thử tiêu chuẩn” với
mẫu tiêu chuẩn là mẫu hình trụ tròn D = 150mm; H = 300mm, sau khi đúc mẫu được bảo dưỡng
trong 28 ngày.
Ví dụ: Bê tông cấp 30 là loại bê tông có cường độ chịu nén f’c = 30MPa với mẫu thử tiêu
chuẩn bảo dưỡng trong 28 ngày, xác xuất 0,95.
Cường độ chịu nén của bê tông tăng theo thời gian và phụ thuộc vào: loại xi măng, điều
kiện bảo dưỡng. Theo Branson (1977), cường độ của bê tông tính bằng:
′ =
+
′
Trong đó:
 f’c là cường độ nén 28 ngày;
 t là số ngày;
 α là hệ số phụ thuộc vào xi măng và phương pháp bảo dưỡng;
 β là hệ số phụ thuộc vào trị số α (tham khảo bảng sau)
Loại xi măng và điều kiện bảo dưỡng Hệ số α Hệ số β
Xi măng loại I ; bảo dưỡng ẩm 4 0,85
Xi măng loại III ; bảo dưỡng ẩm 2,3 0,92
Xi măng loại I ; bảo dưỡng hơi nước 1 0,95
Xi măng loại III ; bảo dưỡng hơi nước 0,7 0,98
- Cường độ chịu kéo của bê tông:
Hình 2.1- Thí nghiệm nén mẫu bê tông
a, Sơ đồ nén mẫu; b, mẫu phá hoại có kiềm chế; c, mẫu phá hoại không kiểm chế
Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT
Đặng Huy Khánh_VUNI 23
 Khi không có số liệu thí nghiệm, cường độ chịu kéo khi uốn của bê tông (fr, MPa)
có thể được xác định như sau:
 Bê tông tỷ trọng trung bình: f = 0,63 f′
 Bê tông cát có tỷ trọng thấp: f = 0,52 f′
 Bê tông tỷ trọng thấp các loại: f = 0,45 f′
 Khi có điều kiện làm thí nghiệm, cường độ chịu kéo của bê tông có thể được đo
trực tiếp (a => fcr) hoặc gián tiếp (b => fr và c => fsp) như sau:
a. Kéo trực tiếp: Ít dùng do phải có thiết bị chuyên dụng.
f =
P
A
=
P
bh
b. Kéo khi uốn:
c. Kéo khi ép chẻ:
Kết quả thí nghiệm cường độ chịu kéo theo 3 phương pháp nêu trên thường cho kết quả
trên một mẫu thử với thứ tự độ lớn là fcr < fr < fsp
 Ngoài ra, Collin và Mitchell đề nghị cách xác định cường độ kéo trực tiếp của bê
tông fcr đối với bê tông tỷ trọng trung bình laf: f = 0,33 f′
- Mác bê tông và cấp bê tông: Theo các tiêu chuẩn trước đây thường dùng khái niệm mác
bê tông với ký hiệu chữ M (ví dụ M300, M400, … tương đương với bê tông có cường độ chịu
nén trung bình của mẫu thử hình lập phương 15x15x15cm là 300kG/cm2, 400kG/cm2, …).
Theo TCVN11823-2017 người ta sử dụng khái niệm cấp bê tông với ký hiệu chữ C (ví dụ C30,
C40, … tương đương với với bê tông có cường độ chịu nén trung bình mẫu thử hình trụ
Pcr: tải giới hạn kéo đứt
Ac = bh: diện tích mẫu
Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT
Đặng Huy Khánh_VUNI 24
15x30cm là 30MPa, 40MPa, …). Để quy đổi giữa hai khái niệm này người ta dùng hệ số quy
đổi cường độ mẫu thử là 1,2. Nghĩa là R15x30 = 1,2.R15x15x15
Ví dụ: Bê tông có mác M300 (có R15x15x15 = 300kG/cm2
= 300x0,0981 = 29,43Mpa =>
R15x30 = 29,43/1,2 = 24,525MPa), tương đương cấp bê tông C25.
- Hệ số giãn nở vì nhiệt: Phụ thuộc vào bê tông có cấp phối khác nhau, khi cần thiết thì
làm thí nghiệm để xác định, trong trường hợp thiếu số liệu chính xác có thể lấy như sau:
 Bê tông tỷ trọng thường: 10,8 × 10‐6
/ 1˚C
 Bê tông tỷ trọng thấp: 9 × 10‐6
/ 1˚C
- Hệ số Poisson của bê tông: Khi thiếu số liệu thí nghiệm, hệ số Poisson có thể lấy bằng
0,2. Nếu cấu kiện có xét đến nứt thì không xét đến hiệu ứng của hệ số Poisson.
- Mô đun đàn hồi Ec: Khi không có số liệu đo thì mô đun đàn hồi của bê tông có tỷ trọng
trong khoảng 1400-2500kg/m3
và cường độ nén tới 105MPa có thể lấy như sau:
Ec = 0,0017.K1Wc
2
f’c
0,33
(MPa)
Trong đó:
 K1 là hệ số điều chỉnh nguồn cốt liệu.
Được phép lấy bằng 1,0 trừ trường hợp
có quy định khác.
 Wc là tỷ trọng của bê tông (kg/m3
).
 f'c là cường độ nén của bê tông (MPa).
Ví dụ: Bê tông có tỷ trọng 2300 kg/m3
và có
f’c = 28MPa thì mô đun đàn hồi:
Ec = 0,0017 x 1 x 2.3002
x 280,33
= 27.006 MPa
Theo AASHTO, mô đun đàn hồi Ec là độ nghiêng của đường thẳng tính từ gốc tọa độ tới
điểm trên đường cong ứng suất biến dạng tại 0,4 f’c.
- Tính từ biến ɛCR: là hiện tượng phát triển biến dạng theo thời gian khi chịu tác dụng của
tải trọng không đổi.
 Từ biến phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
 Độ ẩm của bê tông, thành phần của bê tông.
 Tỷ lệ thể tích/diện tích bề mặt,
 Cường độ của bê tông,
 Trị số ứng suất lâu dài trong bê tông và,
 Tuổi của bê tông tại thời điểm bắt đầu chịu ứng suất lâu dài.
 Từ biến gây mất mát ứng suất trong cốt thép DƯL , nội lực phụ trong kết cấu siêu
tĩnh, và làm tăng độ võng, chuyển vị…
 Biện pháp giảm ảnh hưởng của từ biến:
Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT
Đặng Huy Khánh_VUNI 25
 Giảm hàm lượng N/XM,
 Bảo dưỡng bê tông: giữ ẩm, làm mát, giữ kín gió,
 Bố trí thép.
 Từ biến có quan hệ chặt chẽ với co ngót (bê tông chịu co ngót tốt thì chịu từ biến
cũng tốt).
 Biến dạng do từ biến εCR xác định bằng cách nhân biến dạng nén đàn hồi tức thời
do tải trọng lâu dài εci với hệ số từ biến:
ε
( , )
= ψ(t, t ). ε
Trong đó:
 t là tuổi của bê tông (ngày) tính từ lúc đúc thành khuôn,
 ti là tuổi của bê tông (ngày) tính từ khi tác dụng tải trọng thường xuyên,
 εci là biến dạng nén đàn hồi tức thời do tải trọng thường xuyên,
 ψ(t, t ) là hệ số từ biến.
Theo TCVN11823-2017, hệ số từ biến có thể lấy như sau:
ψ(t, t ) = 1,9k k k k t ,
Trong đó:
 ks=1,45 - 0,0051(V/S) ≥ 1,0 là hệ số ảnh hưởng của tỷ lệ giữa thể tích với
diện tích bề mặt cấu kiện bê tông V/S.
 khc=1,56 - 0,008.H là hệ số độ ẩm cho từ biến, với H là độ ẩm tương đối
(%), trong trường hợp không có thông tin tốt hơn, H có thể lấy từ các số
liệu thống kê do Tổng cục khí tượng thủy văn Bộ tài nguyên môi trường
xuất bản.
 k = là hệ số ảnh hưởng của cường độ bê tông, với f’ci là cường độ
nén quy định của bê tông tại thời điểm căng dự ứng lực cho cấu kiện căng
sau và tại thời điểm gia tải ban đầu của các cấu kiện không dự ứng lực.
Nếu tuổi của bê tông tại thời điểm đặt tải ban đầu là không xác định được
tại thời điểm thiết kế, thì f’ci có thể lấy bằng 0,80 f’c (MPa).
 k = ,
,
là hệ số phụ thuộc thời gian.
Chú ý: Diện tích bề mặt dùng để xác định tỷ lệ thể tích trên bề mặt chỉ tính các
diện tích bề mặt tiếp xúc với khí quyển. Đối với các mặt cắt hộp kín mà khả năng
thông gió kém thì chỉ tính 50% diện tích bề mặt bên trong của hộp. Với cấu kiện
đúc sẵn và đổ tại chỗ, tổng diện tích bề mặt bê tông đúc sẵn nên được sử dụng.
Đối với các kết cấu dự ứng lực kéo trước có sườn (dầm - I, dầm - T, và dầm hộp),
với bề dày trung bình sườn dầm từ 150 đến 200mm, giá trị ks có thể lấy bằng 1,00.
 Mô đun đàn hồi của bê tông cho tải trọng thường xuyên (có xét tới từ biến) Ec,LT
Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT
Đặng Huy Khánh_VUNI 26
E , =
f′
(1 + ψ(t, t ))ε
=
E
1 + ψ(t, t )
Với:
 ECi là mô đun đàn hồi tại thời điểm ti;
 ti là tuổi của bê tông khi bắt đầu chịu lực (ngày).
Để đơn giản ta có thể dùng: E , =
- Tính co ngótsh: là hiện tượng giảm thể tích của bê tông khi không chịu ảnh hưởng của
tác động bên ngoài như tải trọng, môi trường,…
 Co ngót phụ thuộc vào tỷ lệ N/X, loại xi măng, bảo dưỡng…
 Co ngót có thể gây nứt bề mặt kết cấu, gây mất mát ứng suất trong cốt thép DƯL,
và gây nội lực phụ trong kết cấu siêu tĩnh.
 Biện pháp giảm co ngót và nứt do co ngót:
 Giảm tỷ lệ N/X.
 Bảo dưỡng bê tông: giữ ẩm, làm mát, giữ kín gió.
 Bố trí cốt thép chống co ngót …
 Khi không có các số liệu chính xác hơn, hệ số co ngót có thể giả thiết là 0,0002
sau 28 ngày và 0,0005 sau một năm khô.
 Theo TCVN11823-2017, ứng biến do co ngót sh có thể xác định như sau:
εsh=kskhskfktd0,48x10-3
Với khs=(2,00-0,014.H) là hệ số độ ẩm do co ngót.
Nếu bê tông được để khô trước 5 ngày kể từ ngày đóng rắn, co ngót được xác định
theo phương trình trên phải được tăng lên 20%.
2.3. Cốt thép:
2.3.1. Yêu cầu chung:
Trong thiết kế cầu BTCT, các loại cốt thép thanh, thép tròn, thép có gờ, thép sợi kéo
nguội, lưới sợi thép tròn hàn, lưới sợi thép có gờ hàn, phải tuân thủ theo TCVN1651: 2008,
những chỉ tiêu không có qui định trong TCVN 1651: 2008, phải theo tiêu chuẩn vật liệu quy
định trong Điều 9.2 của Tiêu chuẩn Kỹ thuật Thi công cầu AASHTO LRFD.
Cốt thép phải là loại có gờ, trừ khi dùng các thanh thép trơn, sợi thép tròn trơn làm thép
đai xoắn, làm móc treo, và làm lưới thép.
Giới hạn chảy danh định của cốt thép phải là tối thiểu như qui định của cấp thép đã được
chọn, không thiết kế cốt thép có giới hạn chảy vượt quá 520 MPa, trừ trường hợp đặc biệt cho
phép mới được dùng thép có giới hạn chảy tới 690 MPa. Giới hạn chảy hay cấp của thép sợi
phải quy định rõ trong hồ sơ thiết kế. Chỉ được dùng cốt thép thanh có giới hạn chảy nhỏ hơn
420 MPa trong trường hợp đăc biệt, khi có cơ sở pháp lý.
Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT
Đặng Huy Khánh_VUNI 27
2.3.2. Cốt thép thường:
Trong cầu bê tông cốt thép thường dùng các loại thanh cốt thép tròn, thép có gờ, thép sợi,
lưới cốt thép hàn được sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM, các tính chất quan trọng nhất của của
cốt thép:
 Môđun đàn hồi Es, theo quy định của TCVN 11823-2017 mô đun đàn hồi của
thép lấy bằng 200.000MPa.
 Cường độ chảy dẻo fy là giá trị ứng suất ở đầu giai đoạn chảy của thép.
 Cường độ phá hoại fu là giá trị ứng suất tại thời điểm thép bị kéo đứt.
 Cấp thép: Cốt thép thường được phân cấp dựa vào cường độ chảy dẻo, ví dụ: thép
cấp Grade75, Grade60 và Grade40 tương ứng với loại thép có cường độ chảy dẻo
fy lần lượt là 520, 420 và 280 Mpa.
 Kích thước cơ bản của sợi hoặc thanh, ví dụ theo quy định của ASTM dùng trong
cầu bê tông cốt thép:
Số
hiệu
Đường kính danh
định (mm)
Diện tích danh
định (mm2)
Khối lượng danh
định (kg/m)
N10 11.3 100 0.785
N15 16.0 200 1.870
N20 19.5 300 2.356
N25 25.2 500 3.925
N30 29.9 700 5.495
N35 35.7 1000 7.850
N45 43.7 1500 11.775
N55 56.4 2500 19.625
Để tăng cường dính bám giữa bê tông và cốt thép, thường tạo gờ quanh thanh thép (theo
TCVN 1651-2-2008). Trừ trường hợp đai xoắn ốc trong cột, các cốt thép trong bê tông cốt thép
đều dùng thép thanh hoặc thép sợ có gờ.
Mô đun đàn hồi của thép thường
Es lấy bằng độ dốc của đường cong
ứng suất biến dạng trong miền đàn hồi
với quan hệ ứng suất biến dạng của
thép cơ bản dùng trong cầu BTCT
theo tiêu chuẩn ASTM.
Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT
Đặng Huy Khánh_VUNI 28
2.3.3. Cốt thép dự ứng lực:
Cốt thép dự ứng lực có thể dưới dạng: dây đơn, tao gồm một số sợi bện xoắn với nhau,
và thanh cốt thép cường độ cao. Theo tiêu chuẩn AASHTO thường dùng ba loại cốt thép cường
độ cao sau:
 Thép sợi không bọc, có khử ứng suất dư hoặc chùng thấp.
 Tao cáp không bọc, có khử ứng suất dư hoặc chùng thấp.
 Thép thanh cường độ cao không bọc.
Giới hạn kéo và giới hạn chảy của các loại thép nói trên có thể lây trong bảng sau:
Vật liệu Cấp hoặc loại thép
Đường kính
(mm)
Cường độ chịu
kéo fpu (MPa)
Giới hạn chảy
fpy (MPa)
Tao cáp
1725 MPa (Cấp 250)
1860 MPa (Cấp 270)
6,35 đến 15,24
9,53 đến 15,24
1725
1860
90% của fpu
Thép
thanh
Loại 1, thép trơn
Loại 2, thép có gờ
19 đến 35
16 đến 35
1035
1035
85% của fpu
80% của fpu
Nếu không có các số liệu chính xác hơn, mô đun đàn hồi của thép dự ứng lực, dựa trên
diện tích mặt cắt ngang danh định của thép có thể lấy như sau:
 Đối với tao cáp: Ep = 197.000 MPa.
 Đối với thép thanh: Ep = 207.000 MPa.
Cấu tạo một số loại cáp phổ biến trong cầu BTCT:
Hình 2.2 – Các loại tao cáp dự ứng lực
Chú ý:
- Tao hoặc cáp không khử ứng suất dư không được sử dụng trong công trình cầu (do có
mất mát ứng suất chùng cốt thép lớn).
- Thép dự ứng lực sử dụng phổ biến nhất hiện nay là tao cáp 7 sợi do có cường độ tương
đối cao và độ chùng thấp.
2.4. Phân bố ứng suất trong tiết diện bê tông cốt thép:
Để hiểu về phân bố ứng suất trong tiết diện BTCT ta xét một ví dụ cơ bản như sau:
- Cho kết cấu dầm BTCT nhịp giản đơn chịu lực như hình vẽ:
Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT
Đặng Huy Khánh_VUNI 29
- Ta có biểu đồ mô men với giả thiết không xét đến trọng lượng bản thân dầm như sau:
- Nếu ta tăng dần lực tác dụng P từ 0 kN cho đến khi dầm bị phá hoại để nghiên cứu diễn
biến ứng suất trong tiết diện BTCT. Khi đó sơ đồ biểu diễn biến dạng và ứng suất trên mặt cắt
ngang dầm theo từng cấp tải trọng như sau:
- Theo quy định tại điều 7.2.2-Phần 5-TCVN11823:2017 về phân bố ứng suất theo hình
chữ nhật. Theo đó biểu đồ ứng suất tương ứng nêu trên có thể biểu diễn tương đương như sau:
Quan hệ tự nhiên giữa ứng suất bê tông và ứng biến có thể coi như một khối hình chữ
nhật tương đương cạnh bằng α1f’c, phân bố trên một vùng giới hạn bởi mặt ngoài cùng chịu nén
của mặt cắt và đường thẳng song song với trục trung hoà cách thớ chịu nén ngoài cùng một
khoảng cách a = β1c. Khoảng cách c phải đo vuông góc với trục trung hoà.
Sơ đồ biến dạng:
Sơ đồ ứng suất:
Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT
Đặng Huy Khánh_VUNI 30
Hệ số α1 xác định như sau:
 Với f’c  70 MPa thì 1 = 0,85
 Với f’c > 70 MPa thì = 0,85 − 0,02 ≥ 0,75
Hệ β1 xác định như sau:
 Với f’c  28 MPa thì β 1 = 0,85
 Với f’c > 28 MPa thì = 0,85 − 0,05 ≥ 0,65
* Tài liệu tham khảo:
[1]. GS.TS.Lê Đình Tâm – Cầu bê tông cốt thép trên đường ô tô, Tập 1, Nhà xuất bản xây
dựng.
[2]. Tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế cầu đường bộ TCVN 11823-2017.
* Câu hỏi ôn tập:
Câu 1: Trình bày cấu tạo của vật liệu bê tông cốt thép? Các yêu cầu đối với bê tông? Bê
tông chất lượng cao có đặc điểm gì khác bê tông thường?
Câu 2: Thế nào là cường độ khối vuông, cường độ lăng trụ và mác bê tông?
Câu 3: Thế nào là biến dạng đàn hồi, biến dạng dư và biến dạng toàn phần của bê tông?
Nêu khái niệm về môđun đàn hồi ban đầu của bê tông?
Câu 4: Trình bày các khái niệm về co ngót và từ biến của bê tông. Các ảnh hưởng của nó
đến tính chất chịu lực của kết cấu bê tông cốt thép?
Câu 5: Trình bày các cách phân loại cốt thép, ở Việt Nam thường dùng loại cốt thép nào
và các yêu cầu của cốt thép trong xây dựng cầu bê tông cốt thép?
Cầu 6: Trình bày đặc điểm của cốt thép dự ứng lực, tác dụng của thép DƯL trong thiết
kế cầu là gì?
Câu 7: Hãy phân tích sự phân bố ứng suất trong tiết diện bê tông cốt thép? Các thành
phần ứng suất phân bố như thế nào?
Chương 3 – Tải trọng và tổ hợp tải trọng
Đặng Huy Khánh_VUNI 31
CHƯƠNG 3
TẢI TRỌNG, TỔ HỢP TẢI TRỌNG
* Mục tiêu:
- Hiểu vai trò của tải trọng, hệ số tải trọng và các trạng thái giới hạn trong thiết kế công
trình cầu BTCT.
- Vận dụng được các loại tải trọng, các giả thiết, giá trị độ lớn vào bài toàn thiết kế cầu.
- Phân tích được các hệ số tải trong trong từng trường hợp cụ thể khi thiết kế cầu BTCT.
- Tổng hợp được các trạng thái giới hạn trong việc kiểm toán thiết kế công trình cầu.
* Nội dung:
3.1. Khái niệm chung:
Nhận định đúng đắn về tải trọng là nền tảng cơ bản để thiết kế được một công trình cầu.
Về thực chất, thiết kế là một quá trình lặp đi lặp lại với việc tạo ra các kích cỡ cấu kiện để mang
tải rồi từ tải trọng tác dụng để điều chỉnh lại các kích cỡ cấu kiện cho phù hợp. Như vậy thì điều
cần thiết đầu tiên là phải tạo ra được một kết cấu cân xứng dựa trên kinh nghiệm rồi sau đó tiến
hành điều chỉnh cho phù hợp với khả năng mang tải thực tế và kiến trúc hình học của công trình
cầu.
Nội dung chương học này sẽ cung cấp thông tin về các loại tải trọng tác dụng lên công
trình cầu theo quy định của Tiêu chuẩn quốc gia số TCVN11823-2017 “Thiết kế cầu đường
bộ” dựa trên bộ tiêu chuẩn thiết kế cầu của Mỹ ASSHTO 2012-2014. Trong đó, lưu ý một điều
quan trọng là không phải tất cả các loại tải trọng trong dánh sách đều áp dụng cho mọi loại cầu
mà tùy từng trường hợp cụ thể để áp dụng. Ví dụ, như cầu thiết kế ở vùng không động đất thì
không xét đến tải trọng động đất, hoặc cầu đi bộ thì không xét đến tải trọng xe tải thiết kế.
Đường đi của tải trọng: Người kỹ sư cần phải nắm rõ đường đi của tải trọng, như mô ta
trong hình 3.1 về đường đi của tải trọng xe tải tác dụng trên mặt cắt ngang dầm hộp. Theo đó,
trọng lượng xe tải sẽ phần bổ qua các trục xe rồi chia hai phần cho bánh xe để truyền xuống
bản mặt cầu rồi truyền sang các sườn dầm hộp.
Hình 3.1-Tải trọng trục xe truyền lên bản mặt cầu
Tải trọng sau khi truyền xuống bản mặt cầu thì có xu thế truyền sang phương ngang để
phần bố cho các dầm hoặc sườn dầm để truyền tải trọng dọc theo nhịp cầu giữa các trụ và mố.
Sau đó tải trọng lại được phần bố sang ngang tại xà mũ trụ để chuyển đổi thành lực dọc truyền
xuống thân mố trụ và phần bố cho các cọc trong nền móng truyền trực tiếp vào đất nền.
Chương 3 – Tải trọng và tổ hợp tải trọng
Đặng Huy Khánh_VUNI 32
Hình 3.2- Hướng truyền của tải trọng xe tải trên cầu
3.2. Tải trọng:
- Khái niệm: Tải trọng là các tác động có tính chất truyền trọng lượng hoặc các tác động
có tính chất lực hay áp lực lên một kết cấu làm phát sinh nội lực trong các bộ phận của kết cấu
công trình đó.
- Phân loại: Theo quy định của TCVN11823-2017, trong thiết kế cầu BTCT người ta phân
ra hai loại tải trọng chính là tải trọng thường xuyên và tải trọng nhất thời.
 Tải trọng thường xuyên là những tải trọng tác dụng liên lục, không thay đổi về
phương, chiều và độ lớn trong suốt thời gian tác động lên kết cấu công trình cầu,
gồm:
Ký
hiệu
Mô tả
Ký
hiệu
Mô tả
CR Hiệu ứng lực do từ biến EL
Các hiệu ứng lực bị hãm tích
lũy do phương pháp thi công
bao gồm cả căng dự ứng lực
trong thi công hẫng phần đoạn
DD
Tải trọng kéo xuống (ma sát
âm)
ES Tải trọng đất chất them
DC
Tải trọng bản thân kết cấu hoặc
thiết bị phụ trợ phi kết cấu
EV
Áp lực thẳng đứng do tải trọng
đất đắp
DW
Tải trọng bản thân lớp phủ hoặc
các tiện ích công cộng
PS
Hiệu ứng lực thứ cấp sau khi
căng dự ứng lực
EH Tải trọng áp lực đất nằm ngang SH Hiệu ứng lực do co ngót
 Tải trọng nhất thời là những loại tải trọng tác dụng vào từng thời điểm nhất định,
riêng biệt, có tính đột ngột với phương, chiều và độ lớn thay đổi trong thời gian
hoạt động của công trình cầu, gồm:
Ký
hiệu
Mô tả
Ký
hiệu
Mô tả
BR Lực hãm xe PL Tải trọng người đi
CE Lực li tâm SE Ứng lực do lún
CT Lực va xe BL Tải nổ
CV Lực va tàu thủy TG Ứng lực do gradient nhiệt độ
EQ Tải trọng động đất TU Ứng lực do chuyển đổi nhiệt độ đều
FR Lực ma sát WA Tải trọng nước và dòng chảy
IM Lực xung kích WL Tải trọng gió trên hoạt tải
LL Hoạt tải xe WS Tải trọng gió trên kết cấu
LS Hoạt tải chất thêm
Chương 3 – Tải trọng và tổ hợp tải trọng
Đặng Huy Khánh_VUNI 33
- Công trình cầu phải chịu dưới tác dụng của nhiều tải trọng khác nhau. Khi tính toán thiết
kế từng bộ phận phải căn cứ vào tính chất chịu lực của chúng mà xét tới chứ ta không thể kể
tới tất cả các tải trọng tác dụng. Các tải trọng này được quy định theo quy trình thiết kế và có
thể phân loại chi tiết theo phương tác dụng như sau:
 Tải trọng thẳng đứng gồm: Tải trọng cố định (gọi tắt là tĩnh tải, tải trọng tác dụng
thường xuyên) và hoạt tải (tải trọng di động).
 Tải trọng nằm ngang bao gồm: Lực gió, lực ly tâm, lực hãm, áp lực đất, ... (tải
trọng nhất thời)
 Ngoài tải trọng thẳng đứng và nằm ngang kể trên ra còn có các tác dụng khác ảnh
hưởng đến tính chất chịu lực của công trình như tác dụng xung kích và lắc ngang
của hoạt tải chạy trên cầu gây ra, ảnh hưởng của nhiệt độ thay đổi, co ngót và từ
biến của bê tông, ảnh hưởng của động đất v.v ...
- Khi không có thí nghiệm hoặc số liệu cân đong chính xác, kỹ sư có thể sử dụng khối
lượng một số loại vật liệu phổ biến được quy định trong TCVN11823-2017 như bảng sau.
Bảng 3.1 - Khối lượng riêng
Vật liệu
Khối lượng riêng
(kg/m3)
Hợp kim nhôm 2.800
Lớp phủ bê tông asphalt 2.250
Thép đúc 7.200
Xỉ than 960
Đất đầm chặt loại cát, bụi, sét 1.925
Bê tông Nhẹ 1.775
Bê tông cát nhẹ 1.925
Bê tông thường với f’c ≤ 35MPa 2.320
Bê tông thường với 35 < f’c ≤ 105MPa 2.240+2,29f’c
Đất xốp loại cát, bụi, đá sỏi 1.600
Sét mềm 1.600
Sỏi cuội, Ma ca đam hoặc ba lát 2.250
Thép 7.850
Đá xây 2.725
Gỗ Cứng 960
Gỗ Mềm 800
Nước ngọt 1.000
Nước mặn 1.025
Hạng mục
Khối lượng trên đơn vị
chiều dài (kg/mm)
Ray, nối, cóc hãm cho mỗi đường ray 0,30
Chương 3 – Tải trọng và tổ hợp tải trọng
Đặng Huy Khánh_VUNI 34
3.2.1 Tải trọng thường xuyên:
a. Tĩnh tải DC:
Tĩnh tải là trọng lượng bản thân kết cấu được xác định dựa trên kích thước hình học cấu
kiện và khối lượng riêng của vật liệu.
Ví dụ: Một công trình cầu có mặt cắt ngang như hình vẽ Hình 3.3 dưới đây:
Hình 3.3- mặt cắt ngang điển hình một kết cấu nhịp
Theo ví dụ trên ta có tĩnh tải DC gồm: trọng lượng dầm chủ + dầm ngang + bản mặt cầu
+ tấm ván khuôn vĩnh cửu.
Tính toán trọng lượng dầm chủ: Nếu dầm chủ có diện tích trung bình mặt cắt ngang là
0,62m2
với chiều dài dầm là 33m, ta có thể tích bê tông dầm chủ là 0,62*33 = 20,46m3
; bê tông
dầm có cường độ f’c = 40MPa, vậy trong lượng của dầm chủ là DCdầm chủ = 20,46*2.331,6 =
47.704,5kg  47,7 tấn.
Các thành phần các tính tương tự dầm chủ, sau đó cộng tổng lại ta có tĩnh tải DC tác dụng
lên kết cấu nhịp cầu thiết kế.
b. Tĩnh tải DW:
Tĩnh tải DW (hay gọi là tĩnh tải giai đoạn 2) là trọng lượng bản thân các lớp phủ mặt cầu
và trọng lượng các cấu kiện khác trên cầu. Có thể hiểu đơn giản, tĩnh tải giai đoạn 2 là toàn bộ
trọng lượng của các kết cấu hoặc cấu kiện phi kết cấu được lắp đặt lên kết cấu cầu đã cơ bản
hoàn thiện về mặt chịu lực, các kết cấu giai đoạn 2 chủ yếu phục vụ việc khai thác công trình
cầu.
Như ví dụ trên hình 3.3 thì tĩnh tải DW gồm: trọng lượng bê tông nhựa + lớp mui luyện
+ lớp phòng nước + vạch sơn + lan can.
Tính trọng lượng lớp bê tông nhựa: Lớp BTN thiết kế dày 5cm, rộng 10m, dài 33m. Như
vậy theo bảng 3.1 trên ta có: DWBTN = 0,05*10*33*2.250 = 37.125kg  37,13 tấn.
Các thành phần khác tính tương tự BTN, sau đó cộng tổng lại với nhau ta có tĩnh tải DW
tác dụng lên nhịp cầu thiết kế.
c. Tải trọng kéo xuống DD:
Tải trọng kéo xuống hay còn gọi là hiện tượng ma sát âm, là loại tải trọng tác dụng lên
cọc trong móng mố trụ cầu do trong quá trình khai thác công trình thì nền đất có thể bị lún
Chương 3 – Tải trọng và tổ hợp tải trọng
Đặng Huy Khánh_VUNI 35
xuống do nguyên nhân nào đó (đất yếu, tải trọng chất trên đất, …). Ma sát giữa nền đất và thân
cọc móng có xu thế giữ việc lún xuống của đất nền và như vậy nó sẽ sinh ra một phản lực trên
thân cọc móng có xu thế kéo xuống làm cho cọc trong móng phải gánh thêm phần tải trọng tăng
thêm này. Do đó, trong tính toán cọc móng cần phải xét đển ảnh hưởng của tải trọng thường
xuyên này để thiết kế kích thước cọc đảm bảo ổn định. Tham khảo các quy định tại mục 10.8,
phần 3m TCVN11823-2017.
d. Tải trọng áp lực EH, EV và ES:
Tải trọng áp lực đất lần lượt là áp lực ngang EH, thẳng đứng EV và đất chất thêm ES
được xác định tác động chủ yếu lên mố cầu, tham khảo các quy định tính toán chi tiết tại mục
10, phần 3, TCVN11823-2017.
e. Hiệu ứng lực do co ngót và từ biến CR, SH:
Hiện tượng co ngót và từ biến rất đặc thù trong vật liệu bê tông, trong đó hiện tượng co
ngót xẩy ra chủ yếu do quá trình bảo dưỡng sản phẩm bê tông còn từ biến xẩy ra do tác động
lâu dài của tải trọng. Về cơ bản, hai hiệu ứng lực này chú yếu ảnh hưởng đến việc mất mát ứng
suất trong bê tông dự ứng lực chứ không không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng chịu lực
của kết cấu công trình. Do dó, các hiệu ứng này được xét cụ thể trong các trường hợp sử dụng
dự ứng lực cho bê tông.
f. Hiệu ứng lực do tác động căng sau cáp dự ứng lực, PS và EL:
Việc căng sau cốt thép dự ứng lực sẽ làm phát sinh lực nén dọc trong kết cấu nhịp để
chống lại trọng lượng bản thân của kết cấu. Hiệu ứng lực do căng cốt thép này chủ yếu tác động
lên kết cấu nhịp liên tục khi phát sinh các chuyển vị tại gối cầu trung gian. Do đó, khi tính toán
thiết kế cầu liên tục nhiều nhịp, người ta mới xét đến lực PS như là một hiệu ứng lực thứ cấp
trong cấu trúc đàn hồi ngắn hạn về hướng không có chuyển vị.
Hiệu ứng lực EL chỉ xuất hiện khi chúng ta thi công một kết cấu công trình nhưng vì một
lý do nào đó phải tác dụng trước vào kết cấu một lực nhất định, khi đó tác động của EL lên kết
cấu có thể xem là tải trọng vĩnh cửu. Như việc thi công theo biện pháp đúc hoặc ghép phần
đoạn, các đốt dầm đều được tác dụng một lực kích trước khi kết cấu được hợp long tại nhịp
giữa. Khi kết cấu hoàn chỉnh, hiệu ứng lực do tác động của việc căn cáp DƯL trong các đốt
dầm trước đó cần được tính toán, tuy nhiên trên thực tế rất ít khi xét đến.
3.2.2. Tải trọng nhất thời:
Trong thiết kế cầu, một số tải trọng nhất thời rất quan trọng luôn luôn cần phải xem xét
tới như tải trọng xe (LL) và các hiệu ứng sinh ra từ nó gồm lực hãm phanh (BR), lực li tâm
(CE), và lực xung kích (IM). Những hiệu ứng này luôn được xem xét tổ hợp với trọng lực của
tải trọng xe tải như là một tác động phụ thêm.
Hiệu ứng nhiệt độ đều có thể có ý nghĩa quan trọng trong các loại cầu khung với nhịp lớn
và/hoặc các trụ cầu thấp. Tải trọng gió lên kết cấu (WS) và lên xe tải (WL) cần xét đến với với
các cầu có trụ cao trên 9m. Tải trọng động đất (EQ) chỉ xét đến đối với các vùng có hiện tượng
động đất thường xảy ra.
a. Tải trọng hoạt tải xe LL:
Hoạt tải xe ôtô trên mặt cầu hay kết cấu phụ trợ được đặt tên là HL-93 sẽ gồm một tổ hợp
của:
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017

More Related Content

What's hot

Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệp
Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệpHướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệp
Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệp
Tung Nguyen Xuan
 
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG CỐT THÉP I - NUCE
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG CỐT THÉP I - NUCEĐỒ ÁN BÊ TÔNG CỐT THÉP I - NUCE
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG CỐT THÉP I - NUCE
chiennuce
 
Chương 4 bể nước mái
Chương 4 bể nước máiChương 4 bể nước mái
Chương 4 bể nước mái
Vương Hữu
 
Phan 4 hu hong va sua chua, gia cuong ket cau thep
Phan 4  hu hong va sua chua, gia cuong ket cau thepPhan 4  hu hong va sua chua, gia cuong ket cau thep
Phan 4 hu hong va sua chua, gia cuong ket cau thep
xaydungdongkhanhsg
 
Giáo trình Kết cấu thép 1 - Phạm Văn Hội
Giáo trình Kết cấu thép 1 - Phạm Văn HộiGiáo trình Kết cấu thép 1 - Phạm Văn Hội
Giáo trình Kết cấu thép 1 - Phạm Văn Hội
share-connect Blog
 
Thuyết Kế Động Đât
Thuyết Kế Động ĐâtThuyết Kế Động Đât
Thuyết Kế Động Đât
Phi Lê
 
Đề tài: Tải trọng động do gió và động đất tác dụng lên nhà cao tầng
Đề tài: Tải trọng động do gió và động đất tác dụng lên nhà cao tầngĐề tài: Tải trọng động do gió và động đất tác dụng lên nhà cao tầng
Đề tài: Tải trọng động do gió và động đất tác dụng lên nhà cao tầng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bài Tập Trắc Địa
Bài Tập Trắc ĐịaBài Tập Trắc Địa
Bài Tập Trắc Địa
Phi Lê
 
Đồ Án Thép II Thiết Kế Kết Cấu Thép Khung Nhà Công Nghiệp 1 Tâng L=27 M , Hr=...
Đồ Án Thép II Thiết Kế Kết Cấu Thép Khung Nhà Công Nghiệp 1 Tâng L=27 M , Hr=...Đồ Án Thép II Thiết Kế Kết Cấu Thép Khung Nhà Công Nghiệp 1 Tâng L=27 M , Hr=...
Đồ Án Thép II Thiết Kế Kết Cấu Thép Khung Nhà Công Nghiệp 1 Tâng L=27 M , Hr=...
hanhha12
 
Bài giảng kết cấu bê tông cốt thép
Bài giảng kết cấu bê tông cốt thépBài giảng kết cấu bê tông cốt thép
Bài giảng kết cấu bê tông cốt thépTrieu Nguyen Xuan
 
VẼ COLUMN STRIPS HAY MIDDLE STRIPS TRONG SAFE
VẼ COLUMN STRIPS HAY MIDDLE STRIPS TRONG SAFEVẼ COLUMN STRIPS HAY MIDDLE STRIPS TRONG SAFE
VẼ COLUMN STRIPS HAY MIDDLE STRIPS TRONG SAFE
VOBAOTOAN
 
Cau hoi bao ve do an thep 2
Cau hoi bao ve do an thep 2Cau hoi bao ve do an thep 2
Cau hoi bao ve do an thep 2
ebookfree
 
Liên kết trong kết cấu thép
Liên kết trong kết cấu thépLiên kết trong kết cấu thép
Liên kết trong kết cấu thép
GTVT
 
Sàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình Cống
Sàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình CốngSàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình Cống
Sàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình Cống
share-connect Blog
 
1 tầng hầm - 1 tầng trệt, 9 tầng lầu, 1 tầng thượng, 1 tầng mái-Đại Học Mở Th...
1 tầng hầm - 1 tầng trệt, 9 tầng lầu, 1 tầng thượng, 1 tầng mái-Đại Học Mở Th...1 tầng hầm - 1 tầng trệt, 9 tầng lầu, 1 tầng thượng, 1 tầng mái-Đại Học Mở Th...
1 tầng hầm - 1 tầng trệt, 9 tầng lầu, 1 tầng thượng, 1 tầng mái-Đại Học Mở Th...
Đồ án Xây Dựng
 
Giáo trình Máy Xây Dựng - Nguyễn Phước Bình - ĐHBK Đà Nẵng
Giáo trình Máy Xây Dựng - Nguyễn Phước Bình - ĐHBK Đà NẵngGiáo trình Máy Xây Dựng - Nguyễn Phước Bình - ĐHBK Đà Nẵng
Giáo trình Máy Xây Dựng - Nguyễn Phước Bình - ĐHBK Đà Nẵng
share-connect Blog
 
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hội
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn HộiGiáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hội
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hội
share-connect Blog
 

What's hot (20)

Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệp
Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệpHướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệp
Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệp
 
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG CỐT THÉP I - NUCE
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG CỐT THÉP I - NUCEĐỒ ÁN BÊ TÔNG CỐT THÉP I - NUCE
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG CỐT THÉP I - NUCE
 
Chương 4 bể nước mái
Chương 4 bể nước máiChương 4 bể nước mái
Chương 4 bể nước mái
 
Phan 4 hu hong va sua chua, gia cuong ket cau thep
Phan 4  hu hong va sua chua, gia cuong ket cau thepPhan 4  hu hong va sua chua, gia cuong ket cau thep
Phan 4 hu hong va sua chua, gia cuong ket cau thep
 
Giáo trình Kết cấu thép 1 - Phạm Văn Hội
Giáo trình Kết cấu thép 1 - Phạm Văn HộiGiáo trình Kết cấu thép 1 - Phạm Văn Hội
Giáo trình Kết cấu thép 1 - Phạm Văn Hội
 
Thuyết Kế Động Đât
Thuyết Kế Động ĐâtThuyết Kế Động Đât
Thuyết Kế Động Đât
 
Đề tài: Tải trọng động do gió và động đất tác dụng lên nhà cao tầng
Đề tài: Tải trọng động do gió và động đất tác dụng lên nhà cao tầngĐề tài: Tải trọng động do gió và động đất tác dụng lên nhà cao tầng
Đề tài: Tải trọng động do gió và động đất tác dụng lên nhà cao tầng
 
Bài Tập Trắc Địa
Bài Tập Trắc ĐịaBài Tập Trắc Địa
Bài Tập Trắc Địa
 
Đồ Án Thép II Thiết Kế Kết Cấu Thép Khung Nhà Công Nghiệp 1 Tâng L=27 M , Hr=...
Đồ Án Thép II Thiết Kế Kết Cấu Thép Khung Nhà Công Nghiệp 1 Tâng L=27 M , Hr=...Đồ Án Thép II Thiết Kế Kết Cấu Thép Khung Nhà Công Nghiệp 1 Tâng L=27 M , Hr=...
Đồ Án Thép II Thiết Kế Kết Cấu Thép Khung Nhà Công Nghiệp 1 Tâng L=27 M , Hr=...
 
Xoắn dầm thép I
Xoắn dầm thép IXoắn dầm thép I
Xoắn dầm thép I
 
Bài giảng kết cấu bê tông cốt thép
Bài giảng kết cấu bê tông cốt thépBài giảng kết cấu bê tông cốt thép
Bài giảng kết cấu bê tông cốt thép
 
VẼ COLUMN STRIPS HAY MIDDLE STRIPS TRONG SAFE
VẼ COLUMN STRIPS HAY MIDDLE STRIPS TRONG SAFEVẼ COLUMN STRIPS HAY MIDDLE STRIPS TRONG SAFE
VẼ COLUMN STRIPS HAY MIDDLE STRIPS TRONG SAFE
 
Kct1 chuong 3 dam
Kct1 chuong 3 damKct1 chuong 3 dam
Kct1 chuong 3 dam
 
Cau hoi bao ve do an thep 2
Cau hoi bao ve do an thep 2Cau hoi bao ve do an thep 2
Cau hoi bao ve do an thep 2
 
Chương 2 sàn
Chương 2 sànChương 2 sàn
Chương 2 sàn
 
Liên kết trong kết cấu thép
Liên kết trong kết cấu thépLiên kết trong kết cấu thép
Liên kết trong kết cấu thép
 
Sàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình Cống
Sàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình CốngSàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình Cống
Sàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình Cống
 
1 tầng hầm - 1 tầng trệt, 9 tầng lầu, 1 tầng thượng, 1 tầng mái-Đại Học Mở Th...
1 tầng hầm - 1 tầng trệt, 9 tầng lầu, 1 tầng thượng, 1 tầng mái-Đại Học Mở Th...1 tầng hầm - 1 tầng trệt, 9 tầng lầu, 1 tầng thượng, 1 tầng mái-Đại Học Mở Th...
1 tầng hầm - 1 tầng trệt, 9 tầng lầu, 1 tầng thượng, 1 tầng mái-Đại Học Mở Th...
 
Giáo trình Máy Xây Dựng - Nguyễn Phước Bình - ĐHBK Đà Nẵng
Giáo trình Máy Xây Dựng - Nguyễn Phước Bình - ĐHBK Đà NẵngGiáo trình Máy Xây Dựng - Nguyễn Phước Bình - ĐHBK Đà Nẵng
Giáo trình Máy Xây Dựng - Nguyễn Phước Bình - ĐHBK Đà Nẵng
 
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hội
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn HộiGiáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hội
Giáo trình kết cấu thép 2 - Phạm Văn Hội
 

Similar to Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017

Luận án: Nghiên cứu gia cường kết cấu bê tông cốt thép, HAY
Luận án: Nghiên cứu gia cường kết cấu bê tông cốt thép, HAYLuận án: Nghiên cứu gia cường kết cấu bê tông cốt thép, HAY
Luận án: Nghiên cứu gia cường kết cấu bê tông cốt thép, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đồ án môn học thiết kế hệ thống truyền động cơ khí, HAY
Đồ án môn học thiết kế hệ thống truyền động cơ khí, HAYĐồ án môn học thiết kế hệ thống truyền động cơ khí, HAY
Đồ án môn học thiết kế hệ thống truyền động cơ khí, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
thuyết minh đồ án thép 2
thuyết minh đồ án thép 2 thuyết minh đồ án thép 2
thuyết minh đồ án thép 2
Ho Ngoc Thuan
 
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
nataliej4
 
Luận văn: Thiết kế cầu Cẩm Lĩnh-Nghi Sơn-Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Thiết kế cầu Cẩm Lĩnh-Nghi Sơn-Thanh Hóa, HAYLuận văn: Thiết kế cầu Cẩm Lĩnh-Nghi Sơn-Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Thiết kế cầu Cẩm Lĩnh-Nghi Sơn-Thanh Hóa, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tieu chuan thiet_ke_cau_duong_bo_11823_2017_part04
Tieu chuan thiet_ke_cau_duong_bo_11823_2017_part04Tieu chuan thiet_ke_cau_duong_bo_11823_2017_part04
Tieu chuan thiet_ke_cau_duong_bo_11823_2017_part04
NgcJulie
 
đồ án bể chứa
đồ án bể chứađồ án bể chứa
đồ án bể chứaluuguxd
 
Thiết kế máy cắt thép tấm và hệ thống cấp phôi tự động.pdf
Thiết kế máy cắt thép tấm và hệ thống cấp phôi tự động.pdfThiết kế máy cắt thép tấm và hệ thống cấp phôi tự động.pdf
Thiết kế máy cắt thép tấm và hệ thống cấp phôi tự động.pdf
Man_Ebook
 
Bài giảng vật lý hồ hoàng việt
Bài giảng vật lý   hồ hoàng việtBài giảng vật lý   hồ hoàng việt
Bài giảng vật lý hồ hoàng việt
Hồ Việt
 
Thuyết minh kết cấu Chung cư cao tầng CT7
Thuyết minh kết cấu Chung cư cao tầng CT7 Thuyết minh kết cấu Chung cư cao tầng CT7
Thuyết minh kết cấu Chung cư cao tầng CT7
nataliej4
 
1 tầng trệt, 17 tầng lầu, 1 sân thượng, 1 tầng mái. Đại học Tôn Đức Thắng
1 tầng trệt, 17 tầng lầu, 1 sân thượng, 1 tầng mái. Đại học Tôn Đức Thắng1 tầng trệt, 17 tầng lầu, 1 sân thượng, 1 tầng mái. Đại học Tôn Đức Thắng
1 tầng trệt, 17 tầng lầu, 1 sân thượng, 1 tầng mái. Đại học Tôn Đức Thắng
Đồ án Xây Dựng
 
Luan antiensi huynhthithusuong
Luan antiensi huynhthithusuongLuan antiensi huynhthithusuong
Luan antiensi huynhthithusuong
quan santos
 
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Dự án đầu tư.pdf
Dự án đầu tư.pdfDự án đầu tư.pdf
Dự án đầu tư.pdf
NgaL139233
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Mô Hình Tập Đoàn Ở Một Số Nước Đông Á Và Bài ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Mô Hình Tập Đoàn Ở Một Số Nước Đông Á Và Bài ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Mô Hình Tập Đoàn Ở Một Số Nước Đông Á Và Bài ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Mô Hình Tập Đoàn Ở Một Số Nước Đông Á Và Bài ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAY
Luận văn: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAYLuận văn: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAY
Luận văn: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAY, 9đĐề tài: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017 (20)

Luận án: Nghiên cứu gia cường kết cấu bê tông cốt thép, HAY
Luận án: Nghiên cứu gia cường kết cấu bê tông cốt thép, HAYLuận án: Nghiên cứu gia cường kết cấu bê tông cốt thép, HAY
Luận án: Nghiên cứu gia cường kết cấu bê tông cốt thép, HAY
 
Đồ án môn học thiết kế hệ thống truyền động cơ khí, HAY
Đồ án môn học thiết kế hệ thống truyền động cơ khí, HAYĐồ án môn học thiết kế hệ thống truyền động cơ khí, HAY
Đồ án môn học thiết kế hệ thống truyền động cơ khí, HAY
 
thuyết minh đồ án thép 2
thuyết minh đồ án thép 2 thuyết minh đồ án thép 2
thuyết minh đồ án thép 2
 
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
 
Luận văn: Thiết kế cầu Cẩm Lĩnh-Nghi Sơn-Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Thiết kế cầu Cẩm Lĩnh-Nghi Sơn-Thanh Hóa, HAYLuận văn: Thiết kế cầu Cẩm Lĩnh-Nghi Sơn-Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Thiết kế cầu Cẩm Lĩnh-Nghi Sơn-Thanh Hóa, HAY
 
Tieu chuan thiet_ke_cau_duong_bo_11823_2017_part04
Tieu chuan thiet_ke_cau_duong_bo_11823_2017_part04Tieu chuan thiet_ke_cau_duong_bo_11823_2017_part04
Tieu chuan thiet_ke_cau_duong_bo_11823_2017_part04
 
đồ án bể chứa
đồ án bể chứađồ án bể chứa
đồ án bể chứa
 
Thiết kế máy cắt thép tấm và hệ thống cấp phôi tự động.pdf
Thiết kế máy cắt thép tấm và hệ thống cấp phôi tự động.pdfThiết kế máy cắt thép tấm và hệ thống cấp phôi tự động.pdf
Thiết kế máy cắt thép tấm và hệ thống cấp phôi tự động.pdf
 
Bài giảng vật lý hồ hoàng việt
Bài giảng vật lý   hồ hoàng việtBài giảng vật lý   hồ hoàng việt
Bài giảng vật lý hồ hoàng việt
 
Thuyết minh kết cấu Chung cư cao tầng CT7
Thuyết minh kết cấu Chung cư cao tầng CT7 Thuyết minh kết cấu Chung cư cao tầng CT7
Thuyết minh kết cấu Chung cư cao tầng CT7
 
1 tầng trệt, 17 tầng lầu, 1 sân thượng, 1 tầng mái. Đại học Tôn Đức Thắng
1 tầng trệt, 17 tầng lầu, 1 sân thượng, 1 tầng mái. Đại học Tôn Đức Thắng1 tầng trệt, 17 tầng lầu, 1 sân thượng, 1 tầng mái. Đại học Tôn Đức Thắng
1 tầng trệt, 17 tầng lầu, 1 sân thượng, 1 tầng mái. Đại học Tôn Đức Thắng
 
Luan antiensi huynhthithusuong
Luan antiensi huynhthithusuongLuan antiensi huynhthithusuong
Luan antiensi huynhthithusuong
 
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng...
 
Dự án đầu tư.pdf
Dự án đầu tư.pdfDự án đầu tư.pdf
Dự án đầu tư.pdf
 
56251639 bao-dam-chat-luong-pm
56251639 bao-dam-chat-luong-pm56251639 bao-dam-chat-luong-pm
56251639 bao-dam-chat-luong-pm
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Mô Hình Tập Đoàn Ở Một Số Nước Đông Á Và Bài ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Mô Hình Tập Đoàn Ở Một Số Nước Đông Á Và Bài ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Mô Hình Tập Đoàn Ở Một Số Nước Đông Á Và Bài ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Mô Hình Tập Đoàn Ở Một Số Nước Đông Á Và Bài ...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...
 
Luận văn: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAY
Luận văn: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAYLuận văn: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAY
Luận văn: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAY, 9đĐề tài: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Trụ sở làm việc Bảo hiểm Bảo Việt Hà Nội, HAY, 9đ
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trụ sở làm việc bảo hiểm B...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
nataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
nataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
nataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
nataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
nataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
nataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
nataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
nataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
nataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
nataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
nataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
nataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (11)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 

Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017

  • 1. Chương 1 – Giới thiệu chung Đặng Huy Khánh Bộ môn cầu đường _ VUNI Vinh, 2018 THIẾT KẾ CẦU BÊ TÔNG CỐT THÉP BỘ MÔN CẦU ĐƯỜNG - KHOA XÂY DỰNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI GIẢNG THIẾT KẾ THEO TCVN 11823-2017
  • 2. MỤC LỤC CHƯƠNG I......................................................................................................................1 GIỚI THIỆU CHUNG ....................................................................................................1 1.1. Định nghĩa công trình cầu: ...................................................................................1 1.2. Các bộ phận của công trình cầu:...........................................................................1 1.3. Phân loại công trình cầu: ......................................................................................4 1.3.1. Phân loại theo vật liệu: ..................................................................................4 1.3.2. Phân loại theo tải trọng sử dụng:...................................................................5 1.3.3.Phân loại theo sơ đồ kết cấu:..........................................................................5 1.4. Lịch sử và phương hướng phát triển: .................................................................12 1.4.1. Sơ lược lịch sử phát triển cầu BTCT:..........................................................12 1.4.2. Sơ lược lịch sử phát triển cầu ở Việt Nam: .................................................14 1.4.3. Phương hướng phát triển:............................................................................15 1.5. Quan điểm và tiêu chuẩn thiết kế cầu:................................................................15 1.5.1. Tiêu chuẩn thiết kế: .....................................................................................15 1.5.2. Quan điểm, triết lý thiết kế:.........................................................................16 1.5.3. Các trạng thái giới hạn: ...............................................................................16 1.6. Ví dụ về thiết kế một phương án cầu: ................................................................17 CHƯƠNG 2...................................................................................................................19 VẬT LIỆU TRONG CẦU BÊ TÔNG CỐT THÉP ......................................................19 2.1. Khái niệm chung bê tông cốt thép:.....................................................................19 2.2. Bê tông:...............................................................................................................19 2.2.1. Yêu cầu chung về bê tông: ..........................................................................19 2.2.2. Bê tông chất lượng cao:...............................................................................20 2.2.3. Cường độ và đặc trưng cơ lý của bê tông:...................................................22 2.3. Cốt thép: .............................................................................................................26 2.3.1. Yêu cầu chung:............................................................................................26 2.3.2. Cốt thép thường:..........................................................................................27 2.3.3. Cốt thép dự ứng lực:....................................................................................28 2.4. Phân bố ứng suất trong tiết diện bê tông cốt thép: .............................................28 CHƯƠNG 3...................................................................................................................31 TẢI TRỌNG, TỔ HỢP TẢI TRỌNG...........................................................................31 3.1. Khái niệm chung: ...............................................................................................31 3.2. Tải trọng: ............................................................................................................32 3.3. Hệ số tải trọng và tổ hợp tải trọng:.....................................................................42
  • 3. 3.3.1. Tổng quan:...................................................................................................42 3.3.2. Hệ số tải trọng và tổ hợp tải trọng:..............................................................43 3.3.3. Hệ số tải trọng dùng trong thi công:............................................................45 3.3.4. Các phương pháp phân tích kết cấu được chấp nhận:.................................45 CHƯƠNG 4...................................................................................................................47 CẦU BẢN BÊ TÔNG CỐT THÉP...............................................................................47 4.1. Đặc điểm cầu bản bê tông cốt thép:....................................................................47 4.2. Các sơ đồ thiết kế cầu bản:.................................................................................47 4.2.1. Cầu bản mố nặng:........................................................................................47 4.2.2. Cầu bản mố nhẹ:..........................................................................................48 4.2.3. Cầu bản dạng mút thừa:...............................................................................49 4.2.4. Cầu dầm bản liên tục:..................................................................................49 4.3. Cấu tạo cầu bản bê tông cốt thép:.......................................................................49 4.3.1. Cấu tạo cầu bản đúc tại chỗ:........................................................................49 4.3.2. Cấu tạo cầu bản lắp ghép và bán lắp ghép: .................................................52 4.4. Nguyên lý tính toán kết cấu nhịp cầu bản: .........................................................56 4.4.1. Chiều cao bản: .............................................................................................56 4.4.2. Chiều rộng làm việc của cầu bản: (Mục 6.2.3, phần 4)..............................56 4.4.3. Nguyên tắc xác định nội lực trong bản mặt cầu toàn khối:.........................58 CHƯƠNG 5...................................................................................................................60 NGUYÊN LÝ CẤU TẠO CẦU DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP...................................60 5.1. Khái niệm về cầu dầm BTCT:............................................................................60 5.2. Cấu tạo cầu dầm bê tông cốt thép đổ tại chỗ:.....................................................61 5.2.1. Tổng thể:......................................................................................................61 5.2.2. Bản mặt cầu:................................................................................................62 5.2.3. Dầm chủ: .....................................................................................................62 5.2.4. Dầm ngang: .................................................................................................62 5.2.5. Dầm dọc phụ: ..............................................................................................62 5.3. Cấu tạo dầm bê tông cốt thép lắp ghép: .............................................................63 5.3.1. Tổng thể:......................................................................................................63 5.3.2. Một số loại mặt cắt ngang phổ biến hiện nay:.............................................63 5.3.3. Nguyên tắc phân khối:.................................................................................64 5.3.4. Các phương pháp phân khối:.......................................................................65 5.3.5. Cấu tạo mối nối: ..........................................................................................66
  • 4. 5.3.6. Các kích thước cơ bản:................................................................................67 5.3.7. Bố trí cốt thép (mục 10, phần 5, TCVN11823-2017): ................................69 5.4. Cấu tạo cầu dầm bê tông cốt thép bán lắp ghép:................................................74 5.5. Cấu tạo cầu dầm bê tông cốt thép ứng suất trước: .............................................75 5.5.1. Nguyên lý cấu tạo:.......................................................................................75 5.5.2. Mặt cắt điển hình:........................................................................................75 5.5.3. Bố trí cốt thép ứng suất trước:.....................................................................80 5.5.4. Cốt thép thường trong dầm bê tông cốt thép ứng suất trước:......................82 5.5.5. Các hệ thống bố trí cốt thép ứng suất trước trong dầm giản đơn:...............83 5.5.6. Cấu tạo neo - kích - cốt thép cường độ cao:................................................85 5.6. Bản liên tục nhiệt:...............................................................................................87 5.6.1. Cấu tạo sơ đồ kết cấu nhịp liên tục nhiệt: ...................................................87 5.6.2. Kết cấu bản nối liên tục nhiệt:.....................................................................89 5.7. Kết cấu nhịp bán liên tục:...................................................................................90 CHƯƠNG 6...................................................................................................................94 THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN CẦU DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP ...................................94 6.1. Khái niệm chung: ...............................................................................................94 6.2. Tính toán thiết kế bản mặt cầu bê tông cốt thép:................................................95 6.2.1. Xác định kích thước bản mặt cầu:...............................................................95 6.2.2. Tính toán nội lực bản mặt cầu:....................................................................96 6.3. Tính hệ số phân phối ngang: ............................................................................108 6.3.1. Khái niệm về hệ số phân phối ngang tải trọng:.........................................108 6.3.2. Tính hệ số phân phối ngang theo nguyên lý đòn bẩy:...............................109 6.3.3. Tính hệ số phân phối ngang theo phương pháp nén lệch tâm:..................110 6.3.4. Tính hệ số phân phối ngang theo phương pháp dầm liên tục trên gối đàn hồi:.......................................................................................................................112 6.3.5. Tính hệ số phân phối ngang theo tiêu chuẩn:............................................112 6.4. Tính nội lực dầm chủ:.......................................................................................115 6.4.1. Khái niệm: .................................................................................................115 6.4.2. Trình tự tính toán nội lực trong dầm chủ: .................................................115 6.5. Tính toán dầm bê tông cốt thép ứng suất trước:...............................................120 6.5.1. Xác định đặc trưng hình học tiết diện dầm: ..............................................120 6.5.2. Thiết kế tiết diện dầm bê tông cốt thép dự ứng lực:..................................124 6.5.3. Kiểm toán dầm theo các trạng thái giới hạn:.............................................132 CHƯƠNG 7.................................................................................................................145
  • 5. CẦU DẦM THI CÔNG PHÂN ĐOẠN VÀ CẦU VÒM BTCT................................145 7.1. Cầu dầm thi công phân đoạn: ...........................................................................145 7.1.1. Khái niệm chung: ......................................................................................145 7.1.2. Một số biện pháp thi công cầu dầm phân đoạn phổ biến:.........................145 7.1.3. Các kích thước cơ bản ...............................................................................146 7.2. Cầu vòm bê tông cốt thép:................................................................................147 7.2.1. Các sơ đồ cầu vòm bê tông cốt thép:.........................................................147 7.2.2. Các dạng cấu tạo cầu vòm bê tông cốt thép:.............................................148 7.2.3. Cấu tạo mố trụ cầu vòm: ...........................................................................150 PHỤ LỤC ....................................................................................................................153 ĐƯỜNG ẢNH HƯỞNG PHẢN LỰC VÀ NỘI LỰC DẦM LIÊN TỤC ..................153
  • 6. Chương 1 – Giới thiệu chung Đặng Huy Khánh_VUNI 1 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG * Mục tiêu: - Nhớ được khái niệm cơ bản về công trình cầu, phân biệt được với các dạng kết cấu công trình bê tông cốt thép khác. - Phân biệt được các loại cầu bê tông cốt thép, cấu tạo và cách phân loại kết cấu công trình cầu bê tông cốt thép. - Hiểu biết về lịch sự phát triển công nghệ cầu, các mục tiêu nhiệm vụ trong tương lai. * Nội dung: 1.1. Định nghĩa công trình cầu: - Theo định nghĩa trước đây, cầu được hiểu là công trình vượt qua các chướng ngại vật. chướng ngại vật có thể là: eo biển, sông, suối, khe núi, thung lũng, nhà máy, chợ, vượt đường hoặc đi dọc trên đường khác, … Mục đích chính yếu của công trình cầu là phục vụ sự qua lại của các phương tiện giao thông. Ngoài ra, có loại cầu còn được dùng vào mục đích khác như dẫn nước, dầu, khí, … - Theo định nghĩa của 22TCN272-05 và mới đây nhất là TCVN11823-2017, Cầu được hiểu là một kết cấu bất kỳ vượt khẩu độ không dưới 6,1m tạo thành một phần của một con đường. 1.2. Các bộ phận của công trình cầu: Cầu là công trình nhân tạo để nối liền đường, vượt qua các chướng ngại mà tuyến đường không vòng tránh được. Các bộ phận chính của công trình cầu gồm có: Kết cấu nhịp và mố trụ, giữa kết cấu nhịp và mố trụ là gối cầu (hình 1.1) ngoài các bộ phận trên còn có một số công trình phụ khác nữa như: đường đầu cầu, phần tứ nón, công trình điều chỉnh dòng sông, thiết bị chiếu sáng, chống sét, v.v... mà tuỳ theo từng công trình có bố trí hay không. Hình 1.1 – Sơ đồ cầu BTCT 1- Móng; 2- Bệ móng; 3- Mố; 4- Trụ; 5- Gối; 6- Kết cấu nhịp 1.2.1. Các bộ phận chính của công trình cầu và chức năng: - Kết cấu phần dưới: Gồm có móng (1), bệ móng (2), thân mố (3), thân trụ (4) như trên hình 1.1; Đây là bộ phận liên kết công trình với nền đất, có chức năng đảm bảo cho công trình cầu ổn định, vững chắc trong quá trình khai thác. MNTT MNCN MNTN L li li li 10m 10m
  • 7. Chương 1 – Giới thiệu chung Đặng Huy Khánh_VUNI 2 - Kết cấu phần trên: Gồm có hệ dầm chủ (6), các bộ phận tiện ích khác như bản mặt cầu, lớp phủ mặt cầu, lan can, khe con giãn, chiếu sáng, .... Đây là bộ phận phục vụ mục tiêu khai thác của công trình, có chức năng mang tải trọng khai thác để truyền xuống kết cấu phần dưới. - Gối cầu: Bộ phận liên kết giữa kết cấu phần trên và kết cấu phần dưới, điểm truyền lực và chuyển đổi tải trọng cùng với các tác động khác. Có nhiều loại gối cầu, tùy nhu cầu khai thác công trình và loại công trình cầu để sử dụng loại gối cầu phù hợp công trình đó. - Đường hai đầu cầu: 10m nền đường hai đầu cầu thuộc phạm vi công trình cầu, là bộ phận chuyển tiếp giữa kết cấu cứng và mềm nhằm chuyển tiếp các tải trọng khai thác từ đường vào cầu một cách êm thuận. Tứ nón được sử dụng để bảo vệ nền đường đầu cầu. 1.2.2. Các kích thước cơ bản: Hình 1.2- Các kích thước cơ bản - Trên hình 1.1 ta có L là tổng chiều dài công trình cầu, kích thước này được tính từ đuôi tường cánh mố bên này sang mố bên kia cầu. 10m đường đầu cầu được tính từ đuôi tường cánh mỗi mố về phía đường dẫn hai đầu cầu 10m được tính khối lượng của công trình cầu. - Trên hình 1.2 là các kích thước cơ bản của một công trình cầu gồm:  Li là chiều dài nhịp cầu thứ i được tính từ tim trụ cầu này đến tim trụ cầu kế tiếp hoặc từ mép ngoài tường đỉnh mố cầu đến tim trụ cầu, được sử dụng để thiết kế tổng chiều dài công trình cầu.  Ld là chiều dài cơ sở của dầm, được tính từ mép đầu dầm cầu đến mép cuối dầm, được sử dụng để chế tạo phiến dầm.  Ltt là chiều dài tính toán, được tính từ tim gối cầu trên trụ cầu này đến trụ cầu kia, đây là kích thước đặc trưng phục vụ tính toán thiết kế kết cấu nhịp cầu.  L0 là khẩu độ thoát nước, được tính từ mép ngoài trụ hoặc than mố cầu đến mép than trụ đối diện. Nếu cầu có nhiều nhịp thì L0 = ∑L0i với i = 1,2,..n số nhịp cầu, Khẩu độ thoát nước được sử dụng để tính toán thiết kế tổng chiều dài cầu và số lượng nhịp cầu đảm bảo không xâm phạm khẩu độ thoát nước quy định.  H là chiều cao thông thủy, được tính từ mực nước cao nhất đến đáy dầm cầu, chiều cao này tối thiểu cho phép là 0,5m nhằm đảm bảo đủ khoảng không cho cây hoặc các vật thể trôi trên song mù nước lũ giảm tác động bất lợi đến công trình cầu. Li Ltt Ld Lo H Hkt Htt MNTT MNCN MNTN
  • 8. Chương 1 – Giới thiệu chung Đặng Huy Khánh_VUNI 3  Hkt là chiều cao kiến trúc, được tính từ đáy dầm đến mặt đường xe chạy, được sử dụng để thiết kế kiến trúc chung của công trình.  Htt là chiều cao mực nước thông thuyền, là chiều cao tính từ mặt nước thông thuyền đến cao độ đáy dầm cầu, đảm bảo đủ khoảng không theo quy định thông thuyền cho từng loại cấp sông, được sử dụng kết hợp với H để thiết kế tổng thể chiều cao công trình. Theo quy định tại TCVN 11823-2017, khổ thông thuyền được quy định như bảng sau: Bảng 1.1-Khổ giới hạn thông thuyền trên các sông có thông thuyền - Mực nước:  Mực nước cao nhất (MNCN): là mực nước lũ được xác định theo lịch sử lũ trên dòng sông nơi đặt công trình cầu theo tần suất thiết kế P1% hoặc P2%. Mực nước này được sử dụng để thiết kế chiều cao tổng thể công trình cầu đảm bảo an toàn tối thiểu.  Mực nước thông thuyền (MNTT): là mực nước được xác định trung bình hàng năm theo số liệu đo đạc của trung tâm khí tượng thủy văn tại địa phương với tần suất thiết kế trung bình P5%. Mực nước này được sử dụng để thiết kế chiều cao tối thiểu công trình cầu đảm bảo cho các phương tiện đường thủy đi lại thuận tiện theo đúng quy định của cấp sông.  Mực nước thấp nhất (MNTN): là mực nước thấp nhất được xác định trung bình hàng năm theo số liệu thống kê của địa phương với tần suất P1% hoặc P2%, được sử dụng để tính toán xói lở và xác định sơ bộ thời điểm thi công phù hợp.
  • 9. Chương 1 – Giới thiệu chung Đặng Huy Khánh_VUNI 4 - Chiều rộng và khổ cầu: Hình 1.3- Mặt cắt ngang cầu  Chiều rộng cầu (có nơi gọi là khổ cầu) là toàn bộ chiều rộng công trình cầu được tính từ mép lan can bên này đến mép lan can bên kia cầu. Bcầu = B + 2xBng + 2xBlc, trong đó: B là chiều rộng làn xe chạy, bao gồm cả giải phân cách làn nếu có. Bng là chiều rộng phần lề người đi bộ Blc là chiều rộng chân lan can cầu  Khổ giới hạn cầu đường bộ: Khổ giới hạn đứng: là khoảng không gian theo phương đứng đảm bảo cho các phương tiện lưu thông trên hoặc dưới cầu đủ không gian di chuyển theo quy định tối thiểu tại điều 4.10.2 trong TCVN 4054-2005. Đối với cầu cấp I, II, và III khổ giới hạn đứng tối thiểu là 4,75m và các cấp còn lại là 4,5m. Khổ giới hạn ngang: Chiều rộng cầu không được nhỏ hơn chiều rộng của đoạn đường đầu cầu bao gồm cả lề hoặc bó vỉa, rãnh nước và đường người đi. Đảm bảo đủ không gian an toàn cho các phương tiện lưu thông và bảo vệ kết cấu cầu theo quy định tại điều 3.2.2 trong TCVN 11823-2017, các vật thể như rào chắn hay kết cấu khác phải đặt cách mép làn xe tối thiểu là 600mm. - Các loại cao độ cầu: Cao độ được hiểu là vị trí của kết cấu công trình xét về mặt độ cao so với mực nước thủy chuẩn (cao động thủy chuẩn 0m được tính tại mốc Hòn Dấu), trong công trình cầu cần ghi rõ các loại cao độ sau:  Cao độ đáy dầm  Cao độ mặt đường xe chạy.  Cao độ đỉnh xà mũ và đáy trụ.  Cao độ đáy bệ móng và đáy móng. 1.3. Phân loại công trình cầu: 1.3.1. Phân loại theo vật liệu: - Cầu gỗ: Loại công trình cầu được thiết kế thi công toàn bộ bằng gỗ hoặc có có kết cấu nhịp bằng vật liệu gỗ. Loại cầu này nhẹ, đẹp song chỉ phục vụ tải trọng nhỏ như người đi bộ, Bng Bng Blc B Blc
  • 10. Chương 1 – Giới thiệu chung Đặng Huy Khánh_VUNI 5 nhịp cầu nhỏ, độ bền không cao, tốn chi phí duy tu bảo dưỡng. Ở Việt Nam có các cầu điển hình như cầu Thê Húc (Nà Nội), cầu Chùa (Quảng Nam), … - Cầu đá: Loại công trình cầu được thiết kế xây dựng hoàn toàn bằng đá ghép nguyên khối, loại cầu này có trọng lượng lớn, đồ sộ, vượt nhịp nhỏ. Loại cầu này thường xuất hiện từ xa xưa đến nay đã bị thảo dỡ thay thế hoặc làm kỷ niệm chứ không còn phổ biến trong giao thông nữa. - Cầu thép: Loại công tình cầu được thiết kế xây dựng hoàn toàn bằng thép hoặc có kết cấu nhịp cầu làm bằng thép. Đây là loại công trình rất phát triển ở những thế kỷ 15-17. Nhiều công trình cầu bằng thép đã được xây dựng và có khả năng vượt nhịp rất đáng kể, ngay nay kết hợp với dây treo đã cho ra đời những công trình cầu lớn, kỷ lục thế giới. Tuy nhiên, nhược điểm lớn của loại cầu này là chi phí đắt đỏ, tốn kém vật liệu và chi phí duy tu bảo dưỡng hàng năm tốn kém. - Cầu bê tông, bê tông cốt thép, bê tông cốt thép dự ứng lực: Loại công trình cầu được thiết kế và xây dựng bằng vật liệu bê tông, bê tông cốt thép có hoặc không có dự ứng lực. Đây là loại công trình đang phát triển rất mạnh mẽ từ thế kỷ 18 đến nay mà chưa có vật liệu tối ưu nào thay thế được. Cầu có độ bền theo thời gian, không tốn chi phí duy tuy bảo dưỡng nhưng kết cấu đồ sộ thiếu mỹ quan, trọng lượng nặng nên khả năng vượt nhịp chưa lớn. 1.3.2. Phân loại theo tải trọng sử dụng: - Cầu cho người đi bộ: Cầu được thiết kế thi công chỉ để phục vụ cho người đi bộ, rất phổ biến trong các thành phố lớn, làm kết cấu kết nối giữa các tòa nhà, công trình nhà ga, … - Cầu đường ô tô: Cầu được thiết kế xây dựng phục vụ giao thông các phương tiện trên tuyến đường bộ, đây là loại công trình cầu phổ biến nhất và được xây dựng nhiều nhất hiện nay. - Cầu đường sắt: Cầu được thiết kế xây dựng chỉ để phục vụ giao thông đường sắt, các tuyến tàu hỏa đi qua các địa hình khó khan và không kết nối với tuyến đường bộ nào. - Cầu đi chung: Cầu được thiết kế xây dựng để phục vụ các loại phương tiện giao thông kể cả đường sắt, đường bộ, người đi bộ như cầu Long Biên ở Hà Nội, cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa, … - Cầu đặc biệt: Cầu được thiết kế xây dựng vì mục đích đặc biệt, như để phục vụ giải trí, lưu giữ kỷ niệm, phụ vụ quân sự, chiến tranh, cầu phao, cầu cất, … 1.3.3.Phân loại theo sơ đồ kết cấu: a. Hệ thống cấu dầm: - Đặc điểm: dưới tác dụng của tải trọng thẳng đứng tại các gối tựa chỉ phát sinh ra thành phần lực thẳng đứng. - Các loại cầu dầm:  Dầm đơn giản:  Dầm mút thừa:  Dầm liên tục:
  • 11. Chương 1 – Giới thiệu chung Đặng Huy Khánh_VUNI 6 a1. Cầu dầm nhịp giản đơn:  Biểu đồ mô men chỉ có một dấu (+)  Bố trí cốt thép ở biên dưới chịu uốn là chính;  Trên trụ, theo phương dọc có 2 gối cầu (phản lực gối là thẳng đứng) => khi áp lực gối không bằng nhau trụ chịu nén lệch tâm;  Chiều dài nhịp ≤ 42m, cá biệt lên đến 60‐70m; Hình 1.4- Sơ đồ cầu dầm giản đơn  Ưu điểm:  Tính toán thiết kế đơn giản.  Bố trí cốt thép đơn giản.  Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lún mố, trụ.  Dễ tiêu chuẩn hóa.  Thi công đơn giản: đổ tải chỗ, lắp ghép, hoặc bán lắp ghép.  Nhược điểm:  Tốn vật liệu.  Không vượt được nhịp lớn.  Phạm vi áp dụng:  Được sử dụng rộng rãi đặc biệt là với cầu nhiều nhịp.  Kết cấu nhịp dạng dầm bản (dùng cho nhịp ngắn): Dầm bản BTCT thường (nhịp ≤ 9m). Dầm bản BTCT ứng suất trước (nhịp ≤ 18m).  Kết cấu nhịp dạng dầm (dùng cho nhịp trung). Dầm BTCT thường: nhịp từ 10‐22m cho cầu ô tô và nhịp từ 8‐16m cho cầu đường sắt. Dầm BTCT ứng suất trước: nhịp từ 15‐40m cho cầu ô tô và nhịp từ 16‐ 33m cho cầu đường sắt.  Dầm giản đơn tiết diện hộp BTCT ƯST (chế tạo ở Việt Nam nhịp 50m). a2. Cầu dầm mút thừa:  Cầu dầm mút thừa không có dầm đeo:
  • 12. Chương 1 – Giới thiệu chung Đặng Huy Khánh_VUNI 7 Hình 1.5 – Cầu đầm mút thừa không có dầm đeo  Sơ đồ cầu không có mố, không dầm treo, phần mút thừa làm đối trọng để giảm mô men dương ở nhịp giữa.  Chiều dài nhịp chính: L2 = 10 ‐ 45m (BTCT ứng suất trước có L2 lớn hơn).  Chiều dài của nhịp biên so với nhịp hẫng: L1 = (0,25 ‐ 0,4).L2  Chiều cao dầm tại giữa nhịp: h = (1/12 ‐ 1/20).L2 và chiều cao dầm tại vị trí trụ: H = (1‐2).h.  Cầu dầm mút thừa có dầm đeo: Hình 1.6 – Cầu dầm mút thừa có dầm đeo  Với sơ đồ 3 nhịp: Lđ = (0,4 ‐ 0,6).L2; L1 = (0,6 ‐ 0,8).L2  Với sơ đồ nhiều nhịp có dầm treo: Lđ = (0,5 ‐ 0,6).L2; L1 = (0,75 ‐ 0,8).L2.  Chiều cao dầm tại giữa nhịp: BTCT thường h = (1/12 ‐ 1/20).L ÷ (1/20 ‐ 1/30).L; BTCT ƯST có thể h = (1/50 ‐ 1/60).L  Chiều cao dầm tại vị trí trụ: H = (1,5 ‐ 1,8).h  Ưu điểm: • So với kết cấu nhịp giản đơn cùng nhịp thì mô men ở giữa nhịp nhỏ vì có mô men âm ở gối => vượt được nhịp lớn hơn (60‐100‐150m). • Có thể điều chỉnh nội lực một cách hợp lý hơn. • Hệ tĩnh định => không bị ảnh hưởng do lún mố trụ…  Nhược điểm: • Có cấu tạo khớp và mút thừa => đường đàn hồi gãy khúc => gây ra lực xung kích => xe chạy không êm thuận. • Thi công phức tạp hơn (cấu tạo ván khuôn, lao lắp).  Phạm vi áp dụng: Nhịp từ 60‐100m (có thể lớn hơn nhưng do Lđ > 42m => không kinh tế). a.3. Cầu dầm liên tục:
  • 13. Chương 1 – Giới thiệu chung Đặng Huy Khánh_VUNI 8 Theo một số kết quả nghiên cứu đã được công bố, dựa trên sự phân bố mômen uốn trong kết cấu, đối với cầu dầm nhịp liên tục 3 nhịp chiều dài hợp lý các nhịp là L2 = (0,75-0,8)L1 (Jacques Mathivat) hoặc L2 = (0,8-0,9)L1 (Nazarenko). Đối với cầu 5 nhịp thì L3:L2:L1 = 0,65:0,9:1,0 (Nazarenko). Một số trường hợp cụ thể như sau:  Loại nhịp biên có chiều cao không thay đổi Hình 1.7 - Cầu dầm liên tục với chiều cao nhịp biên không đổi  Sơ đồ nhịp hợp lý: L2=0,75.L1=(L1+L3)/2; L3=2L2‐L1=0,5L1; L4=(0,62‐0,65)L3 • L1 – chiều dài nhịp chính (có thể nhiều nhịp chính); • L2 – chiều dài nhịp chuyển tiếp; • L3 – chiều dài nhịp có chiều cao không đổi; • L4 – chiều dài nhịp sát mố.  Loại nhịp biên có chiều cao thay đổi: Hình 1.8 – Cầu dầm liên tục với chiều cao nhịp biện thay đổi  Sơ đồ nhịp hợp lý: L2 = (0,65‐0,7)L1,  Chiều cao trên trụ: H = (1/15‐1/20)L1; Tốt nhất nên chọn (1/17‐1/18)L1;  Chiều cao dầm dầm tại giữa nhịp: h=(1/30‐1/40)L1 (theo Jacques Mathivat tỷ số này có thể giảm đến 1/60L1); Tốt nhất nên chọn 1/36L1; Không được nhỏ hơn 2m để đảm bảo thi công được dễ dàng và thuận tiện cho công tác duy tu bảo dưỡng.  Chiều cao dầm trên mố (1/22 – 1/33)L1, tốt nhất nên chọn 1/27L1 và ≥ 2m.  Đối với tiết diện có chiều cao không đổi thi công bằng: Đúc đẩy H/L = (1/15- 1/17)L1, tốt nhất 1/16L1; Đúc hẫng: H/L = (1/17‐1/20)L1, tốt nhất 1/18L1.  Ưu điểm:  Mô men nhỏ hơn so với dầm giản đơn cùng nhịp nên vượt nhịp lớn hơn.  Độ cứng lớn nên độ võng nhỏ hơn, vượt được nhịp lớn, ít trụ, thoát nước tốt, phù hợp với sông có cấp thông thuyền lớn.  Trên các trụ chỉ có một gối nên trụ chịu lực đúng tâm => trụ nhỏ.
  • 14. Chương 1 – Giới thiệu chung Đặng Huy Khánh_VUNI 9  Ít khe biến dạng, trong phạm vi dầm liên tục đường đàn hồi không gãy khúc nên xe chạy được êm thuận hơn.  Dáng kiến trúc, mỹ quan đẹp nên phù hợp với các công trình cầu nhịp lớn, cầu trong đô thị.  Nhược điểm:  Dễ có ứng suất phụ do lún trụ, mố không đều, do thay đổi nhiệt độ, do co ngót từ biến của bê tông do đó nên ứng dụng nơi địa chất tốt.  Cấu tạo phức tạp.  Thi công khó khăn.  Phạm vi áp dụng: nhịp 60 – 150m (có thể lên đến 200, 300m) b. Hệ cầu khung: - Đặc điểm: kết cấu nhịp và trụ (mố) liên kết cứng với nhau, do đó dưới tác dụng của tải trọng thẳng đứng thì mố trụ cũng tham gia chịu mô men uốn. Do phát sinh mô men uốn trong mố trụ cầu nên làm giảm mô men dương trong kết cấu nhịp so với hệ dầm đơn giản. Vì thế, cầu khung so với cầu dầm có thể vượt được nhịp lớn hơn hoặc có thể giảm được chiều cao dầm và do đó, giảm được khối lượng của bê tông trong kết cấu nhịp. - Các loại cầu khung phổ biến:  Cầu khung trụ một thân:  Cầu khung trụ hai thân:  Cầu khung T liên kết khớp: - Ưu điểm:  Cầu khung có độ cứng lớn nên độ võng nhỏ do đó vượt nhịp lớn.  Mô men tại các vị trí trong kết cấu nhịp nhìn chung là nhỏ nên tiết kiệm vật liệu.  Không cần cấu tạo gối cầu như trong hệ dầm nên giảm được chi phí đầu tư, bảo quản, sửa chữa và thay thế.
  • 15. Chương 1 – Giới thiệu chung Đặng Huy Khánh_VUNI 10  Khả năng vượt nhịp khá lớn, L ≥ 40m. - Nhược điểm:  Cấu tạo, thi công phức tạp.  Kết cấu siêu tĩnh nên dễ phát sinh nội lực phụ do các ảnh hưởng khác. c. Hệ cầu vòm: - Đặc điểm: Phản lực tại chân vòm có lực xô ngang (khi không có thanh căng), vòm chịu lực nén là chủ yếu.. - Cầu vòm thường được phân loại theo các dạng sau:  Theo vị trí xe chạy: Trên, dưới và giữa  Theo số khớp vòm: Không khớp, hai khớp, 3 khớp.  Theo loại vòm: Vòm cứng, vòm mềm. Hình 1.9 – Sơ đồ cầu vòm - Ưu điểm:  Hình thức đẹp nên thỏa mãn yêu cầu mỹ quan.  Tận dụng khả năng chịu nén của vật liệu khi chọn trục vòm hợp lý. - Nhược điểm:  Có lực xô ngang.  Thi công phức tạp, khó tiêu chuẩn hóa, ít dùng. - Phạm vi áp dụng: Vượt được nhịp lớn: 60‐100m hoặc hơn nữa (ví dụ cầu Lupu ở Thượng Hải Trung Quốc Lnhịp=550m). d. Hệ hỗn hợp và cầu treo: - Đặc điểm: là loại cầu được kết hợp từ các hệ đơn giản hoặc hệ đơn giản được tăng cường các bộ phận chịu lực để có thể tạo ra những kết cấu chịu lực hợp lý, có hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật đặc biệt khi vượt nhịp lớn. - Một số loại hỗn hợp như: Không khớp, chạy trên Không khớp, chạy giữa Không khớp, chạy dưới 2 khớp, chạy trên 2 khớp, chạy giữa 2 khớp, chạy dưới 3 khớp, chạy trên 3 khớp, chạy giữa 3 khớp, chạy dưới
  • 16. Chương 1 – Giới thiệu chung Đặng Huy Khánh_VUNI 11  Hỗn hợp dầm và vòm: Kết cấu cấu dầm cứng vòm mềm, không xuất hiện lực xô ngang trên gối, vòm tham gia chịu lực cùng với dầm.  Dầm và hệ treo: Dầm được treo bằng dây cáp mềm xiên hay đứng, trong đó hệ thống dây cáp chịu lực chính có dạng cong Parabol, dầm làm bộ phận mang tải (thường gọi là cầu treo dây võng). Đây là kết cấu tối ưu nhất tính đến thời điểm hiện nay và đã thực hiện được những công trình cầu có chiều dài rất lớn (cầu Akashi Kaikyo, 1991m).  Vòm và khung: Cấu tạo dạng vòm công xon với đường xe chạy trên, loại kết cấu này không mang lại hiệu quả cao nên ít được áp dụng trong thực tế.  Hệ khung vòm: Vòm cứng kết hợp thanh treo mềm thẳng đứng hoặc xiên, có lực xô ngang (d) hoặc không có lực xô ngang (a,b,c).  Hệ thống dầm có tăng cường thanh xiên cứng hoặc mềm:  Tăng cường bằng thanh xiên cứng chống dưới hoặc trên.  Tăng cường thanh xiên mềm, hay còn gọi là cầu treo dây văng, rất phổ biến ở thời điểm hiện tại, vì:  Đặc điểm: Khai thác được dầm vừa chịu uốn vừa nén.  Ưu điểm: Có thể điều chỉnh trạng thái ứng suất, biến dạng trong quá trình lắp ráp và có thể ngay cả trong giai đoạn khai thác. Có độ cứng lớn hơn (so với cầu treo dây võng) vì không có biến dạng hình học của dây. Thi công hẫng không cần giàn giáo, ít ảnh hưởng thông thuyền dưới cầu.  Nhược điểm: Ổn định theo phương ngang cầu kém, rất
  • 17. Chương 1 – Giới thiệu chung Đặng Huy Khánh_VUNI 12 nhạy cảm với các tác dụng của gió bão và các lực tác dụng có tính chất chu kỳ, hệ thống dây cáp dễ chịu ảnh hưởng của môi trường nước mặn, độ ẩm cao, có nồng độ hóa chất cao.  Hệ thống dàn BTCT: Có cấu tạo dạng biên song song hoặc gãy khúc, giảm thiểu được khối lượng vật liệu đáng kể tuy nhiên các thanh dàn chịu kéo bị nứt nên bất lợi trong khai thác. Loại kết cấu này đến nay không còn được sử dụng trừ một số công trình cầu làm từ thời Pháp tại đồng bằng sông Cửu Long. Hình 1.10- Cầu Đầu Sấu, Cần Thơ dạng dàn BTCT 1.4. Lịch sử và phương hướng phát triển: 1.4.1. Sơ lược lịch sử phát triển cầu BTCT: Cầu BTCT xuất hiện đầu tiên vào những năm 70 của thế kỷ XIX, sau khi Xi măng được phát minh vào khoảng năm 1825, việc đặt thép vào BT xuất hiện lẻ tẻ vào những năm 1835- 1850. Từ năm 1855 trở đi BTCT mới chính thức ra đời tại Pháp. Năm 1875 Joseph Monier đã xây dựng cầu BTCT đầu tiên dài 50ft (15,24m) rộng 13ft (3,96m). Kỹ sư người Pháp Francois Hennebique đã phát triển mặt cắt ngang dạng T, ông và những học trò của ông như kỹ sư người Thuỵ Sĩ Robert Maillart đã xây dựng một vài cầu vòm BTCT nổi tiếng. Những cầu BTCT của Maillart được xem như là biểu tượng về thẩm mỹ. Giai đoạn cuối thế kỷ XIX cầu BTCT chủ yếu là cầu nhịp nhỏ - cầu bản, dầm, vòm. Năm 1896 người ta đã xây dựng cầu vòm nhịp 45m tại nước Nga. Giai đoạn đầu thế kỷ XX cầu BTCT đã phát triển mạnh mẽ ngoài dạng đơn giản, người ta đã bắt đầu làm cầu liên tục, cầu khung, dầm công xon nhịp đến 30-40m. Trong giai đoạn này cầu thường dùng phương pháp đổ bê tông liền khối và là BTCT thường nên nhịp nhỏ. Thời kỳ đầu trong lịch sử của BTCT, năm 1888 một người Mỹ tên là P.H Jackson ở San Francisco đã có ý tưởng rất hay. Ông ta nghĩ rằng sợi thép mà đã được sử dụng trong BTCT nếu ngay từ đầu được kéo căng thì kết quả kết cấu này sẽ khoẻ hơn nhiều so với kiểu BTCT. Những cuộc thí nghiệm của Jackson đã không bao giờ thành công vì hầu như chắc chắn là do những sợi thép ở thời kỳ đó không đủ chịu kéo. Năm 1930 Eugène Freyssinet - người Pháp bắt đầu sử dụng sợi thép cường độ cao và đã mở ra một khái niệm mới khác trong ngành xây dựng - BTCT ứng suất trước. BTCTƯST ra đời đầu tiên ở Pháp ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX đến cuối những năm 1940 thì phát triển mạnh. Từ những năm 50 đã xây dựng những cầu dầm giản đơn BTCTƯST nhịp 60-70m và từ những năm đầu thập kỷ 60 họ đã sử dụng công nghệ hẫng trong
  • 18. Chương 1 – Giới thiệu chung Đặng Huy Khánh_VUNI 13 xây dựng cầu BTCT. Năm 1964 cầu Orleron dài 2.832m gồm 46 nhịp (nhịp chính dài 79m) được xây dựng bằng phương pháp lắp hẫng, cầu Calix dài 1.200m gồm 3 nhịp chính 113+156+113 ở hai bờ có cầu dẫn nhịp 70m. Song song với công nghệ lắp hẫng, ở Pháp cũng phát triển nhiều công trình đúc hẫng (thường dùng cho các nhịp 80-130m) ví dụ cầu dầm liên tục Gennevillies gồm phần cầu chính có 5 nhịp đối xứng, cầu treo dây văng Brontonne bắc qua sông Sein có nhịp chính dài 320m dầm BTCTƯST tiết diện hình hộp. Công nghệ này cũng được sử dụng ở nhiều nước ví dụ: Cầu Beldoif ở Đức có L=208m. ở Nhật Cầu Hikoshima Ohashi nhịp 236m, cầu Hamana nhịp 240m. ở Mỹ có cầu Koror Babelthuap có nhịp giữa dài 240,7m; Tại Áo cầu SCHOTTWIEN nhịp giữa dài 250m (77,75+162,5+250+142,25) xây dựng 1986-1989. Trong những năm 30-40 của thế kỷ XX cầu BTCT phát triển mạnh, đã xây dựng được những cầu lớn, áp dụng kết cấu lắp ghép, bán lắp ghép trong xây dựng cầu. Trong thời kỳ này ở Nga đã xây dựng những cầu vòm nhịp đến 116,120m (Cầu vòm qua kênh đào Mátxkva nhịp 116m, 4 làn đường sắt). Cầu vòm ở Thuỵ Điển nhịp 181m, Tây ban Nha 205m. Những năm 50 ở Liên Xô cũ đã xây dựng cầu nhịp 40-70m. Năm 1952 Xây dựng cầu vòm qua sông Dnhep nhịp tới 228m. Năm 1961 cầu Abtozavodsi có 3 nhịp (36,4+148+36,4) là cầu khung dầm có khớp L=148m (là cầu khung có nhịp dài thứ 2 sau cầu Medway ở Anh Nhịp 152m). BTCTƯST hầu như được sử dụng rộng rãi trong xây dựng cầu ở Châu Âu trong nửa đầu của thế kỷ 20, ở Mỹ bắt đầu chậm hơn. Cầu BTCTỨST lớn đầu tiên đã được xây dựng ở Mỹ là cầu Walnut Lane ở Philadelphia, Pennsylvania được xây dựng năm 1956. Cầu đầu tiên thi công bằng công nghệ đúc đẩy là cầu Rio Caroni ở Venezuela do giáo sư Fritz Leonhardt đưa vào, kể từ đó cho đến nay đã có hàng trăm cầu được thi công theo công nghệ này, ví dụ cầu Nuec dài 246m (6x41) dầm cao 2,5m rộng 12,4, cầu cạn Oli dài 615m (15x41) dầm cao 3,1m. Dưới đây giới thiệu danh sách 10 công trình cầu BTCT lớn nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại. TT Tên cầu Quốc gia Hoàn thành Tổng chiều dài Giá trị Kết cấu nhịp 1 Cầu Vịnh Giao châu Trung Quốc 2011 41,58km 1,8 tỷ USD Dầm BTCT + Dây xiên 2 Cầu Pontchartrain Mỹ 1969 38,35km 56,7 triệu USD Cầu đôi dầm BTCT 3 Cầu Chesapeake Mỹ 1964 37km 200 triệu USD Dầm BTCT + Dây võng 4 Cầu Đông Hải Trung Quốc 2008 32,5 km 1,5 tỷ USD Dầm BTCT + Dây xiên 5 Cầu Vasco da Gama Bồ Đào Nha 1998 17,2 km 1,1 tỷ USD Dầm BTCT + Dây xiên 6 Cầu Penang Malaysia 1985 13,5 km 1,29 tỷ USD Dầm BTCT + Dây xiên 7 Cầu Rio-Niteroi Brazil 1985 13 km 1,24 tỷ USD Dầm hộp BTCT 8 Cầu Confederation Canada 1997 12,9 km 1,00 tỷ USD Dầm hộp BTCT 9 Cầu San Mateo Mỹ 1967 11,2 km 70 triệu USD Dầm BTCT 10 Cầu Seven Miles Mỹ 1982 10,93 km 45 triệu USD Dầm BTCT
  • 19. Chương 1 – Giới thiệu chung Đặng Huy Khánh_VUNI 14 1.4.2. Sơ lược lịch sử phát triển cầu ở Việt Nam: Ở Việt Nam cầu BTCT được xây dựng từ thời Pháp thuộc với các dạng như cầu bản, cầu dầm hoặc giàn đơn giản, cầu dầm hoặc giàn mút thừa được thi công theo phương pháp đúc tại chỗ. Các kết cấu này thường có hai dầm chủ hoặc giàn chủ, bản mặt cầu, dầm dọc, dầm ngang. Bề rộng đường ô tô khoảng 4-5m ví dụ cầu Ba Càng - QL1 tỉnh Vĩnh Long sơ đồ cầu: 14,5+30+14,5m (Hình 1-1), và các cầu đường sắt đơn tuyến khổ đường 1m, các cầu này có chiều dài nhỏ hơn 20-30(m). Một số dạng dầm liên tục với chiều dài nhịp 30-40(m). Cho đến nay sau một thời gian dài sử dụng hoặc do sự tàn phá qua các thời kỳ chiến tranh nhiều cầu bị phá huỷ hoặc hư hỏng, xuống cấp phải thay thế bằng những cầu mới, tuy nhiên hiện nay một số cầu được xây dựng từ thời Pháp thuộc hiện vẫn còn đang được sử dụng như cầu Đầu Sấu QL1 tỉnh Cần Thơ, Cái Xếp (Đồng Tháp), hoặc cầu mút thừa có dầm treo cầu Cái Bường - QL80 Đồng Tháp sơ đồ cầu 10+13,6+10m (nhịp đeo dài 8,7m, công xon dài 2,4m) chiều rộng cầu 5,2m. Cầu vòm mút thừa Tân Lợi QL 80 Đồng Tháp. Những năm sau kháng chiến chống Pháp ta đã xây dựng lại một số cầu với kết cấu dầm giản đơn lắp ghép tiết diện chữ T, được liên kết ngang bằng mối nối hàn tại dầm ngang hoặc bằng bản mặt cầu BTCT đổ tại chỗ. Kết cấu BTCT sử dụng cho cầu nhịp nhỏ như cầu bản hay cầu dầm với nhịp dưới 22m. Khi kết cấu BTCTƯST phát triển chúng ta đã ứng dụng thiết kế xây dựng cầu Phủ Lỗ nhịp 18m. Đến những năm đầu thập kỷ 70 đã thiết kế và xây dựng các cầu BTCTƯST nhịp 24m, 33m (nhịp dẫn cầu Thăng Long Hà Nội). Tại miền nam trước 1975: xây dựng rất nhiều cầu BTCTƯST sử dụng chủ yếu là kết cấu nhịp 24,7; 24,54 (bán lắp ghép); dầm bụng cá: 12,5m; 15,6m; 18,6m; 21,6m, ... các kết cấu nhịp này chủ yếu được chế tạo tại nhà máy bê tông Châu Thới. Sau ngày thống nhất đất nước chúng ta đã xây dựng nhiều cầu nhịp trung bình và nhịp lớn. Ví dụ Cầu An Dương, Cầu Rào_dạng cầu khung nhịp đeo, nhịp dầm chính dài 63m (cánh T dài 39m dầm treo dài 24m). Sau sự cố cầu Rào, cầu Bo Thái Bình đã được thi công bằng phương pháp đúc hẫng (cánh T dài 28m, dầm treo dài 33m). Đặc biệt trong những năm gần đây đã áp dụng những công nghệ tiên tiến trong việc thi công cầu BTCTƯST ví dụ một số cầu xây dựng theo công nghệ đúc hẫng: + Cầu Phú Lương tại thị Xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương nằm trên Quốc lộ 5 dài 490,7m, sơ đồ cầu: 2x37,4+64,75+2x102+64,75+2x37,4. + Cầu Sông Gianh-Quốc lộ 1-Tỉnh Quảng Bình dài 746,4m (37,4+58+90,6+3x120+90,6 +58+37,4). + Cầu Phù Đổng (cầu Đuống mới) – Quốc lộ 1 (mới) tuyến Hà Nội Lạng Sơn - Huyện Gia Lâm - Hà Nội dài 929m sơ đồ cầu: 65+7x100+65 + 3x33 (m); gồm 9 nhịp liên tục thi công bằng phương pháp đúc hẫng và 3 nhịp giản đơn thi công bằng phương pháp bán lắp ghép (PCI). Chiều rộng toàn cầu 15m, phần cầu liên tục tiết diện hình hộp (2 sườn) chiều cao thay đổi từ 6m (trên trụ) và 2,5m (giữa nhịp). Mặt cầu sử dụng cốt thép ƯST. Gối cầu có sử dụng loại Semi-fixed (bán cố định) trên các trụ P3, P4, P5, P6. Hoàn thành tháng 12/2000. + Cầu Như Nguyệt (Đáp cầu) - Quốc lộ 1 (mới) tuyến Hà Nội Lạng Sơn –Thị Xã Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh dài 428m, sơ đồ cầu: 4 x33 +65+100+65+2x33 (m); mặt cắt ngang tương tự như cầu Đuống. Hoàn thành tháng 12/2000. + Cầu Hoàng Long (Hàm Rồng) - QL 1, qua sông Mã - Tỉnh Thanh Hoá nhịp chính là cầu khung dầm liên tục 3 nhịp sơ đồ: 75 + 130 +75 (m) chiều cao dầm thay đổi từ 7,5m (trên trụ) đến 3,5m (tại giữa nhịp) và 2,75m (trên mố); chiều rộng toàn cầu 12,8m. Với một nhịp giản đơn dài 49,4m, tiết diện hình hộp có chiều cao không thay đổi (2,75m).
  • 20. Chương 1 – Giới thiệu chung Đặng Huy Khánh_VUNI 15 + Ngoài ra còn có một số cầu lớn khác: Cầu Quán Hầu (Quảng Bình), sơ đồ cầu phần đúc hẫng 64,84+2x102+64,84 (m); Cầu Bắc Giang (Thị xã Bắc Giang – Tỉnh Bắc Giang), sơ đồ cầu: 45+55+90+45+55(m). + Cầu Kiền – Quốc lộ 10 – Hải phòng dạng cầu dây văng thi công bằng công nghệ lắp hẫng,... và cầu Cần Thơ qua sông Hậu có nhịp chính 550m, cầu Bãi Cháy là cầu dây văng 1 mặt phẳng dây. + Công nghệ đúc đẩy: Cầu Mẹt Tuyến Hà Nội Lạng Sơn, Cầu Hiền Lương vượt sông Bến Hải, nhịp dẫn cầu Quán Hầu (Quảng Bình). Tính đến thời điểm hiện nay, chúng ta đã đạt nhiều thành quả trong công tác thiết kế và xây dựng các công trình cầu lớn BTCT có kết hợp nhiều kết cấu tăng cường khác nhau. Danh sách 5 công trình cầu ghi nhận thành quả của ngành cầu đường gồm: TT Tên cầu Địa điểm Hoàn thành Tổng chiều dài Giá trị Kết cấu nhịp 1 Cầu Tân Vũ – Lạch Huyện Hải Phòng 2016 5,44km 257 triệu USD Cầu dầm BTCT 2 Cầu Vĩnh Thịnh Hà Nội 2014 5,5km 137 triệu USD Cầu dầm BTCT 3 Cầu Pá Ôn Sơn La 2010 1,3 km 5,9 triệu USD Cầu dầm BTCT 4 Cầu Thị Nại Quy Nhơn 2006 2,5km 27,3 triệu USD Cầu dầm BTCT 5 Cầu Bãi cháy Quang Ninh 2006 0,9 km 52 triệu USD Dầm BTCT + Dây văng 1.4.3. Phương hướng phát triển: 1. Nghiên cứu sử dụng vật liệu mới: Bê tông chất lượng cao (High Performance Concrete- HPC) và Thép chất lượng cao (High Performance Steel - HPS), fiber reinforced polymer (FRP) vào thiết kế xây dựng công trình cầu. 2. Kết cấu mới, kết cấu tối ưu. 3. Nghiên cứu các phương pháp tính toán truyền thống để tính toán cho kết cấu mới và các phương pháp tính toán mới. 4. Áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin: Thiết kế tối ưu, tự động hoá thiết kế, ... 5. Nghiên cứu, áp dụng các công nghệ thi công tiên tiến. 6. Định hình hoá (Dầm, mố, trụ), công nghiệp hoá sản xuất và cơ giới hoá thi công. 1.5. Quan điểm và tiêu chuẩn thiết kế cầu: 1.5.1. Tiêu chuẩn thiết kế: - Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 11823 – 1:2017 Thiết kế cầu đường bộ. - Tiêu chuẩn ngành 22-TCN272-05 Tiêu chuẩn thiết kế cầu.
  • 21. Chương 1 – Giới thiệu chung Đặng Huy Khánh_VUNI 16 - Trong thực tế các dự án các kỹ sư có thể tham khảo các bộ tiêu chuẩn của các nước tiên tiến để thiết kế các hạng mục chi tiết như ASSHTO, JIG, AU, ASTM, … Các tiêu chuẩn này khi đưa vào khung tiêu chuẩn của dự án phải được Chủ đầu tư và Đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi áp dụng. 1.5.2. Quan điểm, triết lý thiết kế: Cầu phải được thiết kế theo các trạng thái giới hạn quy định để đạt được các mục tiêu thi công được, an toàn và sử dụng được, có xét đến các vấn đề: khả năng dễ kiểm tra, tính kinh tế và mỹ quan. Bất kể dùng phương pháp phân tích kết cấu nào thì Phương trình (1) phải luôn luôn được thỏa mãn với mọi ứng lực và các tổ hợp tải trọng được qui định của chúng. ∑ η γ Q < ϕR = R (1) Trong đó : + Đối với tải trọng dùng giá trị cực đại của γi thì tương ứng với ηi= ηD ηR ηI ≥ 0,95 (2) + Đối với tải trọng dùng giá trị tối thiểu của γi thì tương ứng: η = ≤ 1,0 (3) trong đó: γi = hệ số tải trọng: hệ số nhân dựa trên thống kê dùng cho ứng lực.  = hệ số sức kháng: hệ số nhân dựa trên cơ sở thống kê dùng cho sức kháng danh định được qui định ở các Phần 5, 6, 10, 11 và 12 của bộ tiêu chuẩn TCVN11823. ηi = hệ số điều chỉnh tải trọng: hệ số liên quan đến tính dẻo, tính dư và tầm quan trọng trong khai thác. ηD = hệ số liên quan đến tính dẻo được qui định ở Điều 4.3_TCVN11823. ηR = hệ số liên quan đến tính dư được qui định ở Điều 4.4_TCVN11823. ηI = hệ số liên quan đến tầm quan trọng trong khai thác được qui định ở Điều 4.5_TCVN11823 Qi = ứng lực. Rn = sức kháng danh định. Rr = sức kháng tính toán : .Rn 1.5.3. Các trạng thái giới hạn: - Trạng thái giới hạn sử dụng: Phải tính kết cấu theo trạng thái giới hạn sử dụng để nhằm hạn chế ứng suất, biến dạng và bề rộng vết nứt xuất hiện trong cấu kiện dưới điều kiện sử dụng bình thường. - Trạng thái giới hạn mỏi và phá hoại giòn (nứt gãy): Trạng thái giới hạn mỏi phải được xét đến trong tính toán như một biện pháp nhằm hạn chế về biên độ ứng suất do một xe tải thiết kế gây ra với số chu kỳ biên độ ứng suất dự kiến. Trạng thái giới hạn phá hoại giòn phải được xét đến như một số yêu cầu về tính bền của vật liệu theo Tiêu chuẩn vật liệu. - Trạng thái giới hạn cường độ: Trạng thái giới hạn cường độ phải được xét đến để đảm bảo kết cấu cầu có cấu tạo đủ cường độ, sự ổn định cục bộ và ổn định tổng thể, chịu được tác
  • 22. Chương 1 – Giới thiệu chung Đặng Huy Khánh_VUNI 17 động của các tổ hợp tải trọng quan trọng theo thống kê có thể xảy ra trong suốt thời gian tuổi thọ thiết kế của nó. - Trạng thái giới hạn đặc biệt: Trạng thái giới hạn đặc biệt phải được xét đến để đảm bảo sự tồn tại của cầu khi động đất hoặc lũ lớn hoặc khi bị tầu thuỷ, xe cộ va, và cả trong điều kiện bị xói lở. 1.6. Ví dụ về thiết kế một phương án cầu: Từ số liệu điều tra, khảo sát ta sẽ thu thập được các số liệu cơ bản về cấp sông, cao độ các mức nước, cao độ đáy sông, khẩu độ thoát nước, … Tùy điều kiện kinh kế, nhu cầu phát triển trong tương lai mà các kỹ sư thiết kế lựa chọn các giải pháp vượt sông phù hợp nhưng phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản là công trình cầu không được phép làm thu hẹp dòng chảy. Ví dụ yêu cầu thiết kế một phương án cầu vượt sông có yêu cầu thông thuyền cấp V và khẩu độ thoát nước l0 = 90m. Tra bảng cấp sông ở trên ta có khổ thông thuyền là BxH = 25x5m Phương án thiết kế vượt sông với số nhịp là n, ta có tổng chiều dài các nhịp cầu là Lc = ∑l0 + (n-1).BT + 2.BM Trong đó: BT: Chiều rộng thân trụ (giả thiết trụ cầu giản đơn ta thường thiết kế là 1,5) BM: Chiều rộng thân mố (giả thiết mố chữ U có chiều dày thân mố là 1m) Nếu thiết kế 3 nhịp cầu ta có: Lc = 90 + (3-1).1,5 + 2.1 = 95m Nếu thiết kế 3 nhịp bằng nhau ta có chiều dài mỗi nhịp là: Ln = 95/3 = 31,7m. Kiểm tra: Ln > Btt + BT = 25 + 1,5 = 26,5 => Đạt Nếu thiết kế 4 nhịp cầu thì Ln = 24,1m < 26,5m => Không đạt. Hình 1.11 - Thiết kế 1 phương án cầu * Tài liệu tham khảo: [1]. GS.TS.Lê Đình Tâm – Cầu bê tông cốt thép trên đường ô tô, Tập 1, Nhà xuất bản xây dựng. [2]. Tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế cầu đường bộ TCVN 11823-2017. * Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Trình bày tác dụng các bộ phận của công trình cầu, ký hiệu, tên gọi các kích thước cơ bản của công trình cầu.
  • 23. Chương 1 – Giới thiệu chung Đặng Huy Khánh_VUNI 18 Câu 2: Trình bày nội dung của các phương pháp phân loại cầu. Câu 3: Trình bày những yêu cầu cơ bản của công trình cầu và những phương hướng chủ yếu về sự phát triển của ngành cầu ở Việt Nam. Câu 4: Tiêu chuẩn thiết kế cầu ở nước ta là gì? Phân biệt khái niệm TCN và TCVN? Câu 5: Triết lý thiết kế cầu là gì? Viết và giải thích phương trình cơ bản trong nguyên lý thiết kế cầu theo trạng thái giới hạn? Câu 6: Phân biệt các trạng thái giới hạn trong thiết kế cầu? Câu 7: Thiết kế phương án cầu là làm việc gì? Hãy thử đặt giả thiết và lập một phương án cầu vượt sông?
  • 24. Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT Đặng Huy Khánh_VUNI 19 CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU TRONG CẦU BÊ TÔNG CỐT THÉP * Mục tiêu: - Nhớ được các loại vật liệu cơ bản sử dụng trong cầu bê tông cốt thép. - Hiểu các kiến thức cơ bản về những tính chất đặc thù của vật liệu, vận dụng linh hoạt trong thiết kế công trình thực tế. - Phân tích và lựa chọn được vật liệu chính cho việc thiết kế cầu bê tông cốt thép thỏa mãn các yêu cầu đề ra. * Nội dung: 2.1. Khái niệm chung bê tông cốt thép: - Bê tông là một loại đá nhân tạo hình thành từ hỗn hợp xi măng, cát, đá và nước,… Vật liệu bê tông có giá thành rẻ, sau khi đông cứng, bê tông chịu nén tốt nhưng chịu kéo kém. Vật liệu rời hay còn gọi là cốt liệu, thường có 2 loại bé và lớn. Loại bé là cát có kích thước (1-5)mm, loại lớn là sỏi hoặc đá dăm có kích thước (5-40)mm. Chất kết dính là xi măng trộn với nước hoặc các chất dẻo khác. Phụ gia nhằm cải thiện một số tính chất của bê tông trong lúc thi công cũng như trong quá trình sử dụng. Nguyên lý tạo nên bê tông là dùng các cốt liệu lớn làm thành bộ khung, cốt liệu nhỏ lấp đầy các khoảng trống và dùng chất kết dính liên kết chúng lại thành một thể đặc chắc có khả năng chịu lực và chống lại các biến dạng. - Cốt thép là sản phẩm công nghiệp, là một loại vật liệu có tính năng chịu kéo và nén đều tốt nhưng là loại vật liệu đặc thù, đắt tiền. Tuy nhiên, thép lại bị ăn mòn trong môi trường không khí. Vì thế, người ta kết hợp hai loại vật liệu trên để tạo thành vật liệu “bê tông cốt thép” có khả năng chịu lực tốt và tương đối rẻ tiền. Vật liệu bê tông cốt thép phát huy được các ưu điểm đồng thời hạn chế các nhược điểm của riêng bê tông và cốt thép, về cơ bản: • Bê tông bao bọc cốt thép không cho tiếp xúc với môi trường tạo điều kiện chống gỉ cho cốt thép • Thép làm bộ khung và hạn chế nứt trong bê tông, … 2.2. Bê tông: 2.2.1. Yêu cầu chung về bê tông: - Người ta phân loại bê tông theo một số tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn cơ bản nhất là cường độ nén sau 28 ngày, ký hiệu là f’c - Ngoài ra còn phân loại bê tông như sau: a. Bê tông loại A: dùng cho mọi loại kết cấu, đặc biệt thường dùng ở trong và trên nước mặn. Phụ gia tạo bọt trong bê tông (AE_Air entrained) nhằm tăng độ bền vững khi chịu lạnh, giảm hiện tượng mao dẫn trong bê tông bảo vệ cốt thép => Bê tông loại A(AE) là bê tông loại A có sử dụng phụ gia tạo bọt. b. Bê tông loại B: thường dùng cho móng, cọc lớn, tường trọng lực, mố trụ nặng.
  • 25. Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT Đặng Huy Khánh_VUNI 20 c. Bê tông loại C: thường dùng cho kết cấu có tiết diện mỏng (có chiều dày < 100mm) như lan can, sàn lưới thép… d. Bê tông loại P: dùng khi cường độ yêu cầu f’c ≥ 28 Mpa. Đối với bê tông dự ứng lực, cần phải hạn chế kích thước cốt liệu danh định dưới 20mm. e. Bê tông loại S: dùng bịt nước tường vây, đê bao… - Theo quy định của TCVN11823-2017 (viện dẫn từ ASSHTO LRFD):  Với bê tông loại A, A(AE), và P dùng ở trong và trên nước mặn thì tỉ lệ N/X≤0,45  Lượng xi măng Pooc lăng không vượt quá 475kg/m3 (tương ứng với tỉ lệ N/X chuẩn để hạn chế lượng nước trong hỗn hợp). Ngoài trừ bê tông tính năng cao thì lượng xi măng Pooc lăng không vượt quá 593kg/m3 .  Không dùng bê tông có f’c ≤ 16 MPa cho mọi loại kết cấu.  Bê tông có cường độ nén > 70 MPa chỉ được dùng khi có các thí nghiệm vật lý xác lập được các quan hệ giữa cường độ chịu nén và các tính chất khác.  Cường độ bê tông dầm ƯST và bản mặt cầu ≥ 28 MPa - Chất lượng bê tông phải đảm bảo các yêu cầu:  Dính kết tốt với cốt thép.  Độ chặt (đặc sít) đồng đều bảo vệ được cốt thép không bị môi trường xâm thực, ăn mòn.  Đủ cường độ thiết kế và cường độ đồng đều. Ví dụ quy định về bê tông cho một dự án: Cấp bê tông Cường độ f’c (Mpa) Sử dụng C40 40 Dầm đơn giản BTCT DƯL tiết diện chữ T, I C30 30 Bản mặt cầu, dầm ngang, gờ lan can, bản quá độ Cọc đóng BTCT Cọc khoan nhồi C15 15 Bê tông bịt đáy C10 10 Bê tông tạo phẳng đáy móng 2.2.2. Bê tông chất lượng cao: - Để cải thiện các tính năng của bê tông nhằm phục vụ như cầu phát triển ngày càng cao trong xây dựng, người ta đã tìm cách cải tiến cấu trúc, thành phần, công nghệ bằng cách sử dụng các chất phụ gia, các chất hỗ trợ công nghệ và các phương pháp công nghệ mới để tìm ra các bê tông chất lượng cao. Có 5 loại bê tông chất lượng cao ta thường gặp gồm:  Bê tông cường độ cao siêu dẻo: là loại bê tông có thành phần cốt liệu, ximăng truyền thống và phụ gia siêu dẻo. Loại bê tông này có tỷ lệ N/X khoảng 0,35- 0,40, độ sụt đạt đến 15 - 20 cm, giữ được ít nhất 60 phút. Cường độ đạt đến 70 MPa và
  • 26. Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT Đặng Huy Khánh_VUNI 21 có cường độ sớm (R7 = 0,85 R28). Đây là loại bê tông được sử dụng chủ yếu trong các kết cấu cầu đường ở Việt Nam.  Bê tông chất lượng cao (HPC): có sử dụng N/X gần đến 0,25, phụ gia siêu mịn là tro nhẹ hoặc muội silic siêu mịn. Đây là loại bê tông có cường độ chịu nén đến 80 hoặc 100 MPa và có các đặc tính vật lý và cơ học được cải tiến dẫn đến độ bền cao và tuổi thọ khai thác đến 100 năm.  Bê tông siêu nhẹ: có cường độ tương tự như bê tông thường, khối lượng đơn vị thấp đến 0,8 g/cm3  Bê tông tự đầm: thành phần cốt liệu lớn ít, tăng thêm các chất bột và sử dụng phụ gia siêu dẻo đặc biệt. Bê tông có khả năng tự đầm, trong quá trình thi công không cần sử dụng các thiết bị đầm. Loại bê tông này cho phép thi công các công trình có khối lượng rất lớn (20.000 m3 trở lên ) không cần bố trí mối nối, không cần đầm. Sử dụng bê tông tự đầm tiết kiệm được nhân công, thời gian và không gây ồn.  Bê tông cốt sợi: trong thành phần có thêm sợi (kim loại, polyme, các sợi khác). Bê tông cốt sợi cải thiện độ dẻo của bê tông, tăng cường khả năng chống nứt cho bê tông ở trạng thái mềm và trạng thái chịu lực. - Bê tông UHPC được phát triển trên thế giới từ những năm 70. Từ năm 2000, UHPC đã được nghiên cứu tại các trường đại học và các Viện nghiên cứu ở Việt Nam, tuy nhiên loại bê tông này vẫn chưa có một tiêu chuẩn thi công riêng và chưa được áp dụng rộng rãi trong nước. - Thành phần cấu tạo của bê tông tính năng siêu cao UHPC thông thường gồm: - Một số tính chất của bê tông chất lượng cao:  Cường độ chịu nén cao, cường độ chịu kéo tăng.  Mô đun đàn hồi cao, cường độ ban đầu cao.  Độ rỗng nhỏ, co ngót nhỏ hoặc không co ngót.  Từ biến nhỏ, hệ số từ biến  = 0.8‐1.0 (trong khi đối với bê tông thường, hệ số từ biến  = 2.5‐3.0). Nhanh chóng đạt được mức độ từ biến cuối cùng.
  • 27. Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT Đặng Huy Khánh_VUNI 22  Phá hoại do xung kích của bê tông chất lượng cao tốt hơn bê tông thường, do bê tông đặc sít nên ít bị phá hoại.  Sự dính kết của cốt liệu‐xi măng‐thép tốt hơn bê tông thường.  Dễ tạo hình, đầm chặt mà không bị phân tầng.  Độ ổn định thể tích cao. 2.2.3. Cường độ và đặc trưng cơ lý của bê tông: - Cường độ chịu nén (f’c): là cường độ nén không kiềm chế “mẫu thử tiêu chuẩn” với mẫu tiêu chuẩn là mẫu hình trụ tròn D = 150mm; H = 300mm, sau khi đúc mẫu được bảo dưỡng trong 28 ngày. Ví dụ: Bê tông cấp 30 là loại bê tông có cường độ chịu nén f’c = 30MPa với mẫu thử tiêu chuẩn bảo dưỡng trong 28 ngày, xác xuất 0,95. Cường độ chịu nén của bê tông tăng theo thời gian và phụ thuộc vào: loại xi măng, điều kiện bảo dưỡng. Theo Branson (1977), cường độ của bê tông tính bằng: ′ = + ′ Trong đó:  f’c là cường độ nén 28 ngày;  t là số ngày;  α là hệ số phụ thuộc vào xi măng và phương pháp bảo dưỡng;  β là hệ số phụ thuộc vào trị số α (tham khảo bảng sau) Loại xi măng và điều kiện bảo dưỡng Hệ số α Hệ số β Xi măng loại I ; bảo dưỡng ẩm 4 0,85 Xi măng loại III ; bảo dưỡng ẩm 2,3 0,92 Xi măng loại I ; bảo dưỡng hơi nước 1 0,95 Xi măng loại III ; bảo dưỡng hơi nước 0,7 0,98 - Cường độ chịu kéo của bê tông: Hình 2.1- Thí nghiệm nén mẫu bê tông a, Sơ đồ nén mẫu; b, mẫu phá hoại có kiềm chế; c, mẫu phá hoại không kiểm chế
  • 28. Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT Đặng Huy Khánh_VUNI 23  Khi không có số liệu thí nghiệm, cường độ chịu kéo khi uốn của bê tông (fr, MPa) có thể được xác định như sau:  Bê tông tỷ trọng trung bình: f = 0,63 f′  Bê tông cát có tỷ trọng thấp: f = 0,52 f′  Bê tông tỷ trọng thấp các loại: f = 0,45 f′  Khi có điều kiện làm thí nghiệm, cường độ chịu kéo của bê tông có thể được đo trực tiếp (a => fcr) hoặc gián tiếp (b => fr và c => fsp) như sau: a. Kéo trực tiếp: Ít dùng do phải có thiết bị chuyên dụng. f = P A = P bh b. Kéo khi uốn: c. Kéo khi ép chẻ: Kết quả thí nghiệm cường độ chịu kéo theo 3 phương pháp nêu trên thường cho kết quả trên một mẫu thử với thứ tự độ lớn là fcr < fr < fsp  Ngoài ra, Collin và Mitchell đề nghị cách xác định cường độ kéo trực tiếp của bê tông fcr đối với bê tông tỷ trọng trung bình laf: f = 0,33 f′ - Mác bê tông và cấp bê tông: Theo các tiêu chuẩn trước đây thường dùng khái niệm mác bê tông với ký hiệu chữ M (ví dụ M300, M400, … tương đương với bê tông có cường độ chịu nén trung bình của mẫu thử hình lập phương 15x15x15cm là 300kG/cm2, 400kG/cm2, …). Theo TCVN11823-2017 người ta sử dụng khái niệm cấp bê tông với ký hiệu chữ C (ví dụ C30, C40, … tương đương với với bê tông có cường độ chịu nén trung bình mẫu thử hình trụ Pcr: tải giới hạn kéo đứt Ac = bh: diện tích mẫu
  • 29. Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT Đặng Huy Khánh_VUNI 24 15x30cm là 30MPa, 40MPa, …). Để quy đổi giữa hai khái niệm này người ta dùng hệ số quy đổi cường độ mẫu thử là 1,2. Nghĩa là R15x30 = 1,2.R15x15x15 Ví dụ: Bê tông có mác M300 (có R15x15x15 = 300kG/cm2 = 300x0,0981 = 29,43Mpa => R15x30 = 29,43/1,2 = 24,525MPa), tương đương cấp bê tông C25. - Hệ số giãn nở vì nhiệt: Phụ thuộc vào bê tông có cấp phối khác nhau, khi cần thiết thì làm thí nghiệm để xác định, trong trường hợp thiếu số liệu chính xác có thể lấy như sau:  Bê tông tỷ trọng thường: 10,8 × 10‐6 / 1˚C  Bê tông tỷ trọng thấp: 9 × 10‐6 / 1˚C - Hệ số Poisson của bê tông: Khi thiếu số liệu thí nghiệm, hệ số Poisson có thể lấy bằng 0,2. Nếu cấu kiện có xét đến nứt thì không xét đến hiệu ứng của hệ số Poisson. - Mô đun đàn hồi Ec: Khi không có số liệu đo thì mô đun đàn hồi của bê tông có tỷ trọng trong khoảng 1400-2500kg/m3 và cường độ nén tới 105MPa có thể lấy như sau: Ec = 0,0017.K1Wc 2 f’c 0,33 (MPa) Trong đó:  K1 là hệ số điều chỉnh nguồn cốt liệu. Được phép lấy bằng 1,0 trừ trường hợp có quy định khác.  Wc là tỷ trọng của bê tông (kg/m3 ).  f'c là cường độ nén của bê tông (MPa). Ví dụ: Bê tông có tỷ trọng 2300 kg/m3 và có f’c = 28MPa thì mô đun đàn hồi: Ec = 0,0017 x 1 x 2.3002 x 280,33 = 27.006 MPa Theo AASHTO, mô đun đàn hồi Ec là độ nghiêng của đường thẳng tính từ gốc tọa độ tới điểm trên đường cong ứng suất biến dạng tại 0,4 f’c. - Tính từ biến ɛCR: là hiện tượng phát triển biến dạng theo thời gian khi chịu tác dụng của tải trọng không đổi.  Từ biến phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:  Độ ẩm của bê tông, thành phần của bê tông.  Tỷ lệ thể tích/diện tích bề mặt,  Cường độ của bê tông,  Trị số ứng suất lâu dài trong bê tông và,  Tuổi của bê tông tại thời điểm bắt đầu chịu ứng suất lâu dài.  Từ biến gây mất mát ứng suất trong cốt thép DƯL , nội lực phụ trong kết cấu siêu tĩnh, và làm tăng độ võng, chuyển vị…  Biện pháp giảm ảnh hưởng của từ biến:
  • 30. Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT Đặng Huy Khánh_VUNI 25  Giảm hàm lượng N/XM,  Bảo dưỡng bê tông: giữ ẩm, làm mát, giữ kín gió,  Bố trí thép.  Từ biến có quan hệ chặt chẽ với co ngót (bê tông chịu co ngót tốt thì chịu từ biến cũng tốt).  Biến dạng do từ biến εCR xác định bằng cách nhân biến dạng nén đàn hồi tức thời do tải trọng lâu dài εci với hệ số từ biến: ε ( , ) = ψ(t, t ). ε Trong đó:  t là tuổi của bê tông (ngày) tính từ lúc đúc thành khuôn,  ti là tuổi của bê tông (ngày) tính từ khi tác dụng tải trọng thường xuyên,  εci là biến dạng nén đàn hồi tức thời do tải trọng thường xuyên,  ψ(t, t ) là hệ số từ biến. Theo TCVN11823-2017, hệ số từ biến có thể lấy như sau: ψ(t, t ) = 1,9k k k k t , Trong đó:  ks=1,45 - 0,0051(V/S) ≥ 1,0 là hệ số ảnh hưởng của tỷ lệ giữa thể tích với diện tích bề mặt cấu kiện bê tông V/S.  khc=1,56 - 0,008.H là hệ số độ ẩm cho từ biến, với H là độ ẩm tương đối (%), trong trường hợp không có thông tin tốt hơn, H có thể lấy từ các số liệu thống kê do Tổng cục khí tượng thủy văn Bộ tài nguyên môi trường xuất bản.  k = là hệ số ảnh hưởng của cường độ bê tông, với f’ci là cường độ nén quy định của bê tông tại thời điểm căng dự ứng lực cho cấu kiện căng sau và tại thời điểm gia tải ban đầu của các cấu kiện không dự ứng lực. Nếu tuổi của bê tông tại thời điểm đặt tải ban đầu là không xác định được tại thời điểm thiết kế, thì f’ci có thể lấy bằng 0,80 f’c (MPa).  k = , , là hệ số phụ thuộc thời gian. Chú ý: Diện tích bề mặt dùng để xác định tỷ lệ thể tích trên bề mặt chỉ tính các diện tích bề mặt tiếp xúc với khí quyển. Đối với các mặt cắt hộp kín mà khả năng thông gió kém thì chỉ tính 50% diện tích bề mặt bên trong của hộp. Với cấu kiện đúc sẵn và đổ tại chỗ, tổng diện tích bề mặt bê tông đúc sẵn nên được sử dụng. Đối với các kết cấu dự ứng lực kéo trước có sườn (dầm - I, dầm - T, và dầm hộp), với bề dày trung bình sườn dầm từ 150 đến 200mm, giá trị ks có thể lấy bằng 1,00.  Mô đun đàn hồi của bê tông cho tải trọng thường xuyên (có xét tới từ biến) Ec,LT
  • 31. Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT Đặng Huy Khánh_VUNI 26 E , = f′ (1 + ψ(t, t ))ε = E 1 + ψ(t, t ) Với:  ECi là mô đun đàn hồi tại thời điểm ti;  ti là tuổi của bê tông khi bắt đầu chịu lực (ngày). Để đơn giản ta có thể dùng: E , = - Tính co ngótsh: là hiện tượng giảm thể tích của bê tông khi không chịu ảnh hưởng của tác động bên ngoài như tải trọng, môi trường,…  Co ngót phụ thuộc vào tỷ lệ N/X, loại xi măng, bảo dưỡng…  Co ngót có thể gây nứt bề mặt kết cấu, gây mất mát ứng suất trong cốt thép DƯL, và gây nội lực phụ trong kết cấu siêu tĩnh.  Biện pháp giảm co ngót và nứt do co ngót:  Giảm tỷ lệ N/X.  Bảo dưỡng bê tông: giữ ẩm, làm mát, giữ kín gió.  Bố trí cốt thép chống co ngót …  Khi không có các số liệu chính xác hơn, hệ số co ngót có thể giả thiết là 0,0002 sau 28 ngày và 0,0005 sau một năm khô.  Theo TCVN11823-2017, ứng biến do co ngót sh có thể xác định như sau: εsh=kskhskfktd0,48x10-3 Với khs=(2,00-0,014.H) là hệ số độ ẩm do co ngót. Nếu bê tông được để khô trước 5 ngày kể từ ngày đóng rắn, co ngót được xác định theo phương trình trên phải được tăng lên 20%. 2.3. Cốt thép: 2.3.1. Yêu cầu chung: Trong thiết kế cầu BTCT, các loại cốt thép thanh, thép tròn, thép có gờ, thép sợi kéo nguội, lưới sợi thép tròn hàn, lưới sợi thép có gờ hàn, phải tuân thủ theo TCVN1651: 2008, những chỉ tiêu không có qui định trong TCVN 1651: 2008, phải theo tiêu chuẩn vật liệu quy định trong Điều 9.2 của Tiêu chuẩn Kỹ thuật Thi công cầu AASHTO LRFD. Cốt thép phải là loại có gờ, trừ khi dùng các thanh thép trơn, sợi thép tròn trơn làm thép đai xoắn, làm móc treo, và làm lưới thép. Giới hạn chảy danh định của cốt thép phải là tối thiểu như qui định của cấp thép đã được chọn, không thiết kế cốt thép có giới hạn chảy vượt quá 520 MPa, trừ trường hợp đặc biệt cho phép mới được dùng thép có giới hạn chảy tới 690 MPa. Giới hạn chảy hay cấp của thép sợi phải quy định rõ trong hồ sơ thiết kế. Chỉ được dùng cốt thép thanh có giới hạn chảy nhỏ hơn 420 MPa trong trường hợp đăc biệt, khi có cơ sở pháp lý.
  • 32. Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT Đặng Huy Khánh_VUNI 27 2.3.2. Cốt thép thường: Trong cầu bê tông cốt thép thường dùng các loại thanh cốt thép tròn, thép có gờ, thép sợi, lưới cốt thép hàn được sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM, các tính chất quan trọng nhất của của cốt thép:  Môđun đàn hồi Es, theo quy định của TCVN 11823-2017 mô đun đàn hồi của thép lấy bằng 200.000MPa.  Cường độ chảy dẻo fy là giá trị ứng suất ở đầu giai đoạn chảy của thép.  Cường độ phá hoại fu là giá trị ứng suất tại thời điểm thép bị kéo đứt.  Cấp thép: Cốt thép thường được phân cấp dựa vào cường độ chảy dẻo, ví dụ: thép cấp Grade75, Grade60 và Grade40 tương ứng với loại thép có cường độ chảy dẻo fy lần lượt là 520, 420 và 280 Mpa.  Kích thước cơ bản của sợi hoặc thanh, ví dụ theo quy định của ASTM dùng trong cầu bê tông cốt thép: Số hiệu Đường kính danh định (mm) Diện tích danh định (mm2) Khối lượng danh định (kg/m) N10 11.3 100 0.785 N15 16.0 200 1.870 N20 19.5 300 2.356 N25 25.2 500 3.925 N30 29.9 700 5.495 N35 35.7 1000 7.850 N45 43.7 1500 11.775 N55 56.4 2500 19.625 Để tăng cường dính bám giữa bê tông và cốt thép, thường tạo gờ quanh thanh thép (theo TCVN 1651-2-2008). Trừ trường hợp đai xoắn ốc trong cột, các cốt thép trong bê tông cốt thép đều dùng thép thanh hoặc thép sợ có gờ. Mô đun đàn hồi của thép thường Es lấy bằng độ dốc của đường cong ứng suất biến dạng trong miền đàn hồi với quan hệ ứng suất biến dạng của thép cơ bản dùng trong cầu BTCT theo tiêu chuẩn ASTM.
  • 33. Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT Đặng Huy Khánh_VUNI 28 2.3.3. Cốt thép dự ứng lực: Cốt thép dự ứng lực có thể dưới dạng: dây đơn, tao gồm một số sợi bện xoắn với nhau, và thanh cốt thép cường độ cao. Theo tiêu chuẩn AASHTO thường dùng ba loại cốt thép cường độ cao sau:  Thép sợi không bọc, có khử ứng suất dư hoặc chùng thấp.  Tao cáp không bọc, có khử ứng suất dư hoặc chùng thấp.  Thép thanh cường độ cao không bọc. Giới hạn kéo và giới hạn chảy của các loại thép nói trên có thể lây trong bảng sau: Vật liệu Cấp hoặc loại thép Đường kính (mm) Cường độ chịu kéo fpu (MPa) Giới hạn chảy fpy (MPa) Tao cáp 1725 MPa (Cấp 250) 1860 MPa (Cấp 270) 6,35 đến 15,24 9,53 đến 15,24 1725 1860 90% của fpu Thép thanh Loại 1, thép trơn Loại 2, thép có gờ 19 đến 35 16 đến 35 1035 1035 85% của fpu 80% của fpu Nếu không có các số liệu chính xác hơn, mô đun đàn hồi của thép dự ứng lực, dựa trên diện tích mặt cắt ngang danh định của thép có thể lấy như sau:  Đối với tao cáp: Ep = 197.000 MPa.  Đối với thép thanh: Ep = 207.000 MPa. Cấu tạo một số loại cáp phổ biến trong cầu BTCT: Hình 2.2 – Các loại tao cáp dự ứng lực Chú ý: - Tao hoặc cáp không khử ứng suất dư không được sử dụng trong công trình cầu (do có mất mát ứng suất chùng cốt thép lớn). - Thép dự ứng lực sử dụng phổ biến nhất hiện nay là tao cáp 7 sợi do có cường độ tương đối cao và độ chùng thấp. 2.4. Phân bố ứng suất trong tiết diện bê tông cốt thép: Để hiểu về phân bố ứng suất trong tiết diện BTCT ta xét một ví dụ cơ bản như sau: - Cho kết cấu dầm BTCT nhịp giản đơn chịu lực như hình vẽ:
  • 34. Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT Đặng Huy Khánh_VUNI 29 - Ta có biểu đồ mô men với giả thiết không xét đến trọng lượng bản thân dầm như sau: - Nếu ta tăng dần lực tác dụng P từ 0 kN cho đến khi dầm bị phá hoại để nghiên cứu diễn biến ứng suất trong tiết diện BTCT. Khi đó sơ đồ biểu diễn biến dạng và ứng suất trên mặt cắt ngang dầm theo từng cấp tải trọng như sau: - Theo quy định tại điều 7.2.2-Phần 5-TCVN11823:2017 về phân bố ứng suất theo hình chữ nhật. Theo đó biểu đồ ứng suất tương ứng nêu trên có thể biểu diễn tương đương như sau: Quan hệ tự nhiên giữa ứng suất bê tông và ứng biến có thể coi như một khối hình chữ nhật tương đương cạnh bằng α1f’c, phân bố trên một vùng giới hạn bởi mặt ngoài cùng chịu nén của mặt cắt và đường thẳng song song với trục trung hoà cách thớ chịu nén ngoài cùng một khoảng cách a = β1c. Khoảng cách c phải đo vuông góc với trục trung hoà. Sơ đồ biến dạng: Sơ đồ ứng suất:
  • 35. Chương 2 – Vật liệu trong cầu BTCT Đặng Huy Khánh_VUNI 30 Hệ số α1 xác định như sau:  Với f’c  70 MPa thì 1 = 0,85  Với f’c > 70 MPa thì = 0,85 − 0,02 ≥ 0,75 Hệ β1 xác định như sau:  Với f’c  28 MPa thì β 1 = 0,85  Với f’c > 28 MPa thì = 0,85 − 0,05 ≥ 0,65 * Tài liệu tham khảo: [1]. GS.TS.Lê Đình Tâm – Cầu bê tông cốt thép trên đường ô tô, Tập 1, Nhà xuất bản xây dựng. [2]. Tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế cầu đường bộ TCVN 11823-2017. * Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Trình bày cấu tạo của vật liệu bê tông cốt thép? Các yêu cầu đối với bê tông? Bê tông chất lượng cao có đặc điểm gì khác bê tông thường? Câu 2: Thế nào là cường độ khối vuông, cường độ lăng trụ và mác bê tông? Câu 3: Thế nào là biến dạng đàn hồi, biến dạng dư và biến dạng toàn phần của bê tông? Nêu khái niệm về môđun đàn hồi ban đầu của bê tông? Câu 4: Trình bày các khái niệm về co ngót và từ biến của bê tông. Các ảnh hưởng của nó đến tính chất chịu lực của kết cấu bê tông cốt thép? Câu 5: Trình bày các cách phân loại cốt thép, ở Việt Nam thường dùng loại cốt thép nào và các yêu cầu của cốt thép trong xây dựng cầu bê tông cốt thép? Cầu 6: Trình bày đặc điểm của cốt thép dự ứng lực, tác dụng của thép DƯL trong thiết kế cầu là gì? Câu 7: Hãy phân tích sự phân bố ứng suất trong tiết diện bê tông cốt thép? Các thành phần ứng suất phân bố như thế nào?
  • 36. Chương 3 – Tải trọng và tổ hợp tải trọng Đặng Huy Khánh_VUNI 31 CHƯƠNG 3 TẢI TRỌNG, TỔ HỢP TẢI TRỌNG * Mục tiêu: - Hiểu vai trò của tải trọng, hệ số tải trọng và các trạng thái giới hạn trong thiết kế công trình cầu BTCT. - Vận dụng được các loại tải trọng, các giả thiết, giá trị độ lớn vào bài toàn thiết kế cầu. - Phân tích được các hệ số tải trong trong từng trường hợp cụ thể khi thiết kế cầu BTCT. - Tổng hợp được các trạng thái giới hạn trong việc kiểm toán thiết kế công trình cầu. * Nội dung: 3.1. Khái niệm chung: Nhận định đúng đắn về tải trọng là nền tảng cơ bản để thiết kế được một công trình cầu. Về thực chất, thiết kế là một quá trình lặp đi lặp lại với việc tạo ra các kích cỡ cấu kiện để mang tải rồi từ tải trọng tác dụng để điều chỉnh lại các kích cỡ cấu kiện cho phù hợp. Như vậy thì điều cần thiết đầu tiên là phải tạo ra được một kết cấu cân xứng dựa trên kinh nghiệm rồi sau đó tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với khả năng mang tải thực tế và kiến trúc hình học của công trình cầu. Nội dung chương học này sẽ cung cấp thông tin về các loại tải trọng tác dụng lên công trình cầu theo quy định của Tiêu chuẩn quốc gia số TCVN11823-2017 “Thiết kế cầu đường bộ” dựa trên bộ tiêu chuẩn thiết kế cầu của Mỹ ASSHTO 2012-2014. Trong đó, lưu ý một điều quan trọng là không phải tất cả các loại tải trọng trong dánh sách đều áp dụng cho mọi loại cầu mà tùy từng trường hợp cụ thể để áp dụng. Ví dụ, như cầu thiết kế ở vùng không động đất thì không xét đến tải trọng động đất, hoặc cầu đi bộ thì không xét đến tải trọng xe tải thiết kế. Đường đi của tải trọng: Người kỹ sư cần phải nắm rõ đường đi của tải trọng, như mô ta trong hình 3.1 về đường đi của tải trọng xe tải tác dụng trên mặt cắt ngang dầm hộp. Theo đó, trọng lượng xe tải sẽ phần bổ qua các trục xe rồi chia hai phần cho bánh xe để truyền xuống bản mặt cầu rồi truyền sang các sườn dầm hộp. Hình 3.1-Tải trọng trục xe truyền lên bản mặt cầu Tải trọng sau khi truyền xuống bản mặt cầu thì có xu thế truyền sang phương ngang để phần bố cho các dầm hoặc sườn dầm để truyền tải trọng dọc theo nhịp cầu giữa các trụ và mố. Sau đó tải trọng lại được phần bố sang ngang tại xà mũ trụ để chuyển đổi thành lực dọc truyền xuống thân mố trụ và phần bố cho các cọc trong nền móng truyền trực tiếp vào đất nền.
  • 37. Chương 3 – Tải trọng và tổ hợp tải trọng Đặng Huy Khánh_VUNI 32 Hình 3.2- Hướng truyền của tải trọng xe tải trên cầu 3.2. Tải trọng: - Khái niệm: Tải trọng là các tác động có tính chất truyền trọng lượng hoặc các tác động có tính chất lực hay áp lực lên một kết cấu làm phát sinh nội lực trong các bộ phận của kết cấu công trình đó. - Phân loại: Theo quy định của TCVN11823-2017, trong thiết kế cầu BTCT người ta phân ra hai loại tải trọng chính là tải trọng thường xuyên và tải trọng nhất thời.  Tải trọng thường xuyên là những tải trọng tác dụng liên lục, không thay đổi về phương, chiều và độ lớn trong suốt thời gian tác động lên kết cấu công trình cầu, gồm: Ký hiệu Mô tả Ký hiệu Mô tả CR Hiệu ứng lực do từ biến EL Các hiệu ứng lực bị hãm tích lũy do phương pháp thi công bao gồm cả căng dự ứng lực trong thi công hẫng phần đoạn DD Tải trọng kéo xuống (ma sát âm) ES Tải trọng đất chất them DC Tải trọng bản thân kết cấu hoặc thiết bị phụ trợ phi kết cấu EV Áp lực thẳng đứng do tải trọng đất đắp DW Tải trọng bản thân lớp phủ hoặc các tiện ích công cộng PS Hiệu ứng lực thứ cấp sau khi căng dự ứng lực EH Tải trọng áp lực đất nằm ngang SH Hiệu ứng lực do co ngót  Tải trọng nhất thời là những loại tải trọng tác dụng vào từng thời điểm nhất định, riêng biệt, có tính đột ngột với phương, chiều và độ lớn thay đổi trong thời gian hoạt động của công trình cầu, gồm: Ký hiệu Mô tả Ký hiệu Mô tả BR Lực hãm xe PL Tải trọng người đi CE Lực li tâm SE Ứng lực do lún CT Lực va xe BL Tải nổ CV Lực va tàu thủy TG Ứng lực do gradient nhiệt độ EQ Tải trọng động đất TU Ứng lực do chuyển đổi nhiệt độ đều FR Lực ma sát WA Tải trọng nước và dòng chảy IM Lực xung kích WL Tải trọng gió trên hoạt tải LL Hoạt tải xe WS Tải trọng gió trên kết cấu LS Hoạt tải chất thêm
  • 38. Chương 3 – Tải trọng và tổ hợp tải trọng Đặng Huy Khánh_VUNI 33 - Công trình cầu phải chịu dưới tác dụng của nhiều tải trọng khác nhau. Khi tính toán thiết kế từng bộ phận phải căn cứ vào tính chất chịu lực của chúng mà xét tới chứ ta không thể kể tới tất cả các tải trọng tác dụng. Các tải trọng này được quy định theo quy trình thiết kế và có thể phân loại chi tiết theo phương tác dụng như sau:  Tải trọng thẳng đứng gồm: Tải trọng cố định (gọi tắt là tĩnh tải, tải trọng tác dụng thường xuyên) và hoạt tải (tải trọng di động).  Tải trọng nằm ngang bao gồm: Lực gió, lực ly tâm, lực hãm, áp lực đất, ... (tải trọng nhất thời)  Ngoài tải trọng thẳng đứng và nằm ngang kể trên ra còn có các tác dụng khác ảnh hưởng đến tính chất chịu lực của công trình như tác dụng xung kích và lắc ngang của hoạt tải chạy trên cầu gây ra, ảnh hưởng của nhiệt độ thay đổi, co ngót và từ biến của bê tông, ảnh hưởng của động đất v.v ... - Khi không có thí nghiệm hoặc số liệu cân đong chính xác, kỹ sư có thể sử dụng khối lượng một số loại vật liệu phổ biến được quy định trong TCVN11823-2017 như bảng sau. Bảng 3.1 - Khối lượng riêng Vật liệu Khối lượng riêng (kg/m3) Hợp kim nhôm 2.800 Lớp phủ bê tông asphalt 2.250 Thép đúc 7.200 Xỉ than 960 Đất đầm chặt loại cát, bụi, sét 1.925 Bê tông Nhẹ 1.775 Bê tông cát nhẹ 1.925 Bê tông thường với f’c ≤ 35MPa 2.320 Bê tông thường với 35 < f’c ≤ 105MPa 2.240+2,29f’c Đất xốp loại cát, bụi, đá sỏi 1.600 Sét mềm 1.600 Sỏi cuội, Ma ca đam hoặc ba lát 2.250 Thép 7.850 Đá xây 2.725 Gỗ Cứng 960 Gỗ Mềm 800 Nước ngọt 1.000 Nước mặn 1.025 Hạng mục Khối lượng trên đơn vị chiều dài (kg/mm) Ray, nối, cóc hãm cho mỗi đường ray 0,30
  • 39. Chương 3 – Tải trọng và tổ hợp tải trọng Đặng Huy Khánh_VUNI 34 3.2.1 Tải trọng thường xuyên: a. Tĩnh tải DC: Tĩnh tải là trọng lượng bản thân kết cấu được xác định dựa trên kích thước hình học cấu kiện và khối lượng riêng của vật liệu. Ví dụ: Một công trình cầu có mặt cắt ngang như hình vẽ Hình 3.3 dưới đây: Hình 3.3- mặt cắt ngang điển hình một kết cấu nhịp Theo ví dụ trên ta có tĩnh tải DC gồm: trọng lượng dầm chủ + dầm ngang + bản mặt cầu + tấm ván khuôn vĩnh cửu. Tính toán trọng lượng dầm chủ: Nếu dầm chủ có diện tích trung bình mặt cắt ngang là 0,62m2 với chiều dài dầm là 33m, ta có thể tích bê tông dầm chủ là 0,62*33 = 20,46m3 ; bê tông dầm có cường độ f’c = 40MPa, vậy trong lượng của dầm chủ là DCdầm chủ = 20,46*2.331,6 = 47.704,5kg  47,7 tấn. Các thành phần các tính tương tự dầm chủ, sau đó cộng tổng lại ta có tĩnh tải DC tác dụng lên kết cấu nhịp cầu thiết kế. b. Tĩnh tải DW: Tĩnh tải DW (hay gọi là tĩnh tải giai đoạn 2) là trọng lượng bản thân các lớp phủ mặt cầu và trọng lượng các cấu kiện khác trên cầu. Có thể hiểu đơn giản, tĩnh tải giai đoạn 2 là toàn bộ trọng lượng của các kết cấu hoặc cấu kiện phi kết cấu được lắp đặt lên kết cấu cầu đã cơ bản hoàn thiện về mặt chịu lực, các kết cấu giai đoạn 2 chủ yếu phục vụ việc khai thác công trình cầu. Như ví dụ trên hình 3.3 thì tĩnh tải DW gồm: trọng lượng bê tông nhựa + lớp mui luyện + lớp phòng nước + vạch sơn + lan can. Tính trọng lượng lớp bê tông nhựa: Lớp BTN thiết kế dày 5cm, rộng 10m, dài 33m. Như vậy theo bảng 3.1 trên ta có: DWBTN = 0,05*10*33*2.250 = 37.125kg  37,13 tấn. Các thành phần khác tính tương tự BTN, sau đó cộng tổng lại với nhau ta có tĩnh tải DW tác dụng lên nhịp cầu thiết kế. c. Tải trọng kéo xuống DD: Tải trọng kéo xuống hay còn gọi là hiện tượng ma sát âm, là loại tải trọng tác dụng lên cọc trong móng mố trụ cầu do trong quá trình khai thác công trình thì nền đất có thể bị lún
  • 40. Chương 3 – Tải trọng và tổ hợp tải trọng Đặng Huy Khánh_VUNI 35 xuống do nguyên nhân nào đó (đất yếu, tải trọng chất trên đất, …). Ma sát giữa nền đất và thân cọc móng có xu thế giữ việc lún xuống của đất nền và như vậy nó sẽ sinh ra một phản lực trên thân cọc móng có xu thế kéo xuống làm cho cọc trong móng phải gánh thêm phần tải trọng tăng thêm này. Do đó, trong tính toán cọc móng cần phải xét đển ảnh hưởng của tải trọng thường xuyên này để thiết kế kích thước cọc đảm bảo ổn định. Tham khảo các quy định tại mục 10.8, phần 3m TCVN11823-2017. d. Tải trọng áp lực EH, EV và ES: Tải trọng áp lực đất lần lượt là áp lực ngang EH, thẳng đứng EV và đất chất thêm ES được xác định tác động chủ yếu lên mố cầu, tham khảo các quy định tính toán chi tiết tại mục 10, phần 3, TCVN11823-2017. e. Hiệu ứng lực do co ngót và từ biến CR, SH: Hiện tượng co ngót và từ biến rất đặc thù trong vật liệu bê tông, trong đó hiện tượng co ngót xẩy ra chủ yếu do quá trình bảo dưỡng sản phẩm bê tông còn từ biến xẩy ra do tác động lâu dài của tải trọng. Về cơ bản, hai hiệu ứng lực này chú yếu ảnh hưởng đến việc mất mát ứng suất trong bê tông dự ứng lực chứ không không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng chịu lực của kết cấu công trình. Do dó, các hiệu ứng này được xét cụ thể trong các trường hợp sử dụng dự ứng lực cho bê tông. f. Hiệu ứng lực do tác động căng sau cáp dự ứng lực, PS và EL: Việc căng sau cốt thép dự ứng lực sẽ làm phát sinh lực nén dọc trong kết cấu nhịp để chống lại trọng lượng bản thân của kết cấu. Hiệu ứng lực do căng cốt thép này chủ yếu tác động lên kết cấu nhịp liên tục khi phát sinh các chuyển vị tại gối cầu trung gian. Do đó, khi tính toán thiết kế cầu liên tục nhiều nhịp, người ta mới xét đến lực PS như là một hiệu ứng lực thứ cấp trong cấu trúc đàn hồi ngắn hạn về hướng không có chuyển vị. Hiệu ứng lực EL chỉ xuất hiện khi chúng ta thi công một kết cấu công trình nhưng vì một lý do nào đó phải tác dụng trước vào kết cấu một lực nhất định, khi đó tác động của EL lên kết cấu có thể xem là tải trọng vĩnh cửu. Như việc thi công theo biện pháp đúc hoặc ghép phần đoạn, các đốt dầm đều được tác dụng một lực kích trước khi kết cấu được hợp long tại nhịp giữa. Khi kết cấu hoàn chỉnh, hiệu ứng lực do tác động của việc căn cáp DƯL trong các đốt dầm trước đó cần được tính toán, tuy nhiên trên thực tế rất ít khi xét đến. 3.2.2. Tải trọng nhất thời: Trong thiết kế cầu, một số tải trọng nhất thời rất quan trọng luôn luôn cần phải xem xét tới như tải trọng xe (LL) và các hiệu ứng sinh ra từ nó gồm lực hãm phanh (BR), lực li tâm (CE), và lực xung kích (IM). Những hiệu ứng này luôn được xem xét tổ hợp với trọng lực của tải trọng xe tải như là một tác động phụ thêm. Hiệu ứng nhiệt độ đều có thể có ý nghĩa quan trọng trong các loại cầu khung với nhịp lớn và/hoặc các trụ cầu thấp. Tải trọng gió lên kết cấu (WS) và lên xe tải (WL) cần xét đến với với các cầu có trụ cao trên 9m. Tải trọng động đất (EQ) chỉ xét đến đối với các vùng có hiện tượng động đất thường xảy ra. a. Tải trọng hoạt tải xe LL: Hoạt tải xe ôtô trên mặt cầu hay kết cấu phụ trợ được đặt tên là HL-93 sẽ gồm một tổ hợp của: