SlideShare a Scribd company logo
Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân
và kế hoạch hành động
Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến 1
NHẬN DIỆN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA BẢN THÂN
VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến
Lớp Cao học QLKT 4B - Trường Đại học Ngoại thương
Ngày 10/3/2023
Lãnh đạo hiện nay được coi là một nghề, một nghề đặc biệt không phân theo
trình độ, và để đạt được "vị trí" này cần có đủ kiến thức chung, kinh nghiệm, sự thể
hiện trong công việc và tập hợp nhiều kỹ năng "mềm" khác... Công việc lãnh đạo
chủ yếu là sự giao tiếp với con người trong môi trường công việc, đòi hỏi người
lãnh đạo vừa phải có tố chất, sự sẵn sàng và được rèn luyện thêm nhiều kỹ năng,
nghiệp vụ. Trong công việc lãnh đạo, có nhiều mô hình khái quát nhưng mỗi người
lãnh đạo đều có phương pháp, cách thức thực hiện riêng, khó có thể có một mô hình
lý tưởng cho một tổ chức nào đó. Trong phạm vi bài viết này, tôi tập trung vào Lý
thuyết về phong cách lãnh đạo, nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân, vận
dụng, có giải pháp điều chỉnh trong tương lai.
Đối với bản thân tôi, đã có thời gian công tác khoảng 20 năm trong một Doanh
nghiệp cổ phần (tiền thân là Doanh nghiệp Nhà nước hạng I và được thực hiện chủ
trương cổ phần hoá), tôi đã trải qua một số vị trí công việc từ nhân viên, quản lý
team (Together Everyone Achieves More), quản lý cấp phòng, rồi đến vị trí CEO
(Chief Executive Officer). Trong từng vị trí công việc đó, tôi cũng đã suy nghĩ và
hình thành cho mình một phong cách làm việc, lãnh đạo mà tôi cảm thấy ưa thích
và đã đạt được một số kết quả nhất định cho doanh nghiệp của mình.
Hoạt động của một tổ chức, chịu ảnh hưởng cả vào môi trường bên ngoài và
bên trong, luôn luôn có sự thay đổi, người lãnh đạo thường xuyên phải quan tâm
xem xét, định vị lại phong cách làm việc của mình, từ đó có giải pháp, kế hoạch bổ
sung, nâng cao kiến thức, vận dụng thực tế tốt nhất cho công việc của mình, đảm
bảo mục tiêu phát triển cho tổ chức và lan toả động lực cho mọi người.
I. Lý thuyết về phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến sự thành công
của tổ chức, theo nghiên cứu của Daniel Coleman khi xem xét và phân tích hơn
3.000 nhà quản lý cấp trung để tìm ra những hành vi lãnh đạo và ảnh hưởng của nó
đến lợi nhuận, kết quả cho thấy phong cách lãnh đạo của một nhà quản lý ảnh hưởng
trực tiếp 30% lợi nhuận cuối cùng của tổ chức. Những nhà lãnh đạo, quản lý giỏi
Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân
và kế hoạch hành động
Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến 2
hiện nay phải là người có những cái nhìn thực tế về giá trị của họ đối với tổ chức
mà họ quản lý. Họ phải có một phong cách quản lý phù hợp, hiệu quả, vừa đáp ứng
được các nhu cầu khác nhau của những người dưới quyền, vừa phát huy được sức
mạnh cá nhân và tập thể trong hoạt động của tổ chức.
Phong cách lãnh đạo là gì?
Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo
để đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên.
Dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách đó thường được thể hiện qua các
hành động có thể rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ (Newstrom, Davis, 1993).
Theo Genov (Bungari) thì phong cách lãnh đạo là một hệ thống các nguyên tắc, tiêu
chuẩn, biện pháp và phương tiện của một nhà lãnh đạo trong việc tổ chức và động
viên những người dưới quyền đạt mục tiêu cụ thể.
Như vậy, có thể hiểu phong cách lãnh đạo là tổng thể các nguyên tắc, phương
pháp và hình thức thể hiện trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhằm đạt được
mục tiêu lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học về tổ chức lãnh đạo,
quản lý mà còn là sự thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tác động
lên người khác của người lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo của từng người thường có
cách thức riêng, những nét đặc trưng, tiêu biểu, ổn định, thể hiện trong cách giao
tiếp, hành vi, cử chỉ, hành động, trong cách làm việc cũng như trong cách "đối nhân
xử thế", có thể gắn bó với người lãnh đạo như là bản chất, cá tính của họ.
Phong cách lãnh đạo chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?
Phong cách lãnh đạo không tự nhiên nảy sinh, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
việc áp dụng các nguyên tắc và phương pháp quản lý của các nhà lãnh đạo, hình
thành lên các phong cách lãnh đạo khác nhau.
Các yếu tố bên ngoài bao gồm môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,
các nguyên tắc về quản lý, đặc điểm của ngành và tập thể..., những yếu tố này quy
định phong cách lãnh đạo chung của nhiều nhà quản lý.
Tại Nhật Bản, người ta thường áp dụng phong cách lãnh đạo đặt trọng tâm
vào con người chứ không phải vào công việc. Những người theo chủ nghĩa tập thể
như người Nhật tin rằng nếu mọi người ít chú ý đến lợi ích cá nhân và quan tâm tới
mối quan hệ giữa người với người hơn thì chắc chắn sẽ đạt được lợi ích tập thể. Vì
vậy, ưu tiên hàng đầu của người Nhật là là duy trì bầu không khí hoà thuận tại nơi
làm việc. Không dựa nhiều vào các quy định hay luật lệ, các nhà lãnh đạo Nhật Bản
thường sử dụng chuẩn mực văn hoá để quản lý nhân viên và điều hành doanh nghiệp.
Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân
và kế hoạch hành động
Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến 3
Và hoàn toàn đối lập với ở Nhật Bản, ở Mỹ người ta áp dụng triệt để phong
cách lãnh đạo tập trung vào công việc. Là một xã hội mang tính chủ nghĩa cá nhân
hàng đầu trên thế giới, người Mỹ đặc biệt nhấn mạnh sự tự chủ và thành công cá
nhân. Người Mỹ tin rằng cá nhân là trung tâm của thế giới, lợi ích cá nhân quan
trọng hơn lợi ích tập thể và nỗ lực của cá nhân là cần thiết để đạt được thành công.
Người Mỹ sẵn sàng đấu tranh cho sự thoả mãn cá nhân cho dù có phải hy sinh bầu
không khí hoà thuận của nhóm. Lãnh đạo các công ty Mỹ quan tâm trên hết đến
thành tích công việc của cá nhân và lấy kết quả công việc làm trung tâm của sự quản
lý. Người lao động được khuyến khích bày tỏ quan điểm, phát huy sáng kiến tại nơi
làm việc nhằm tăng năng suất.
Các yếu tố bên trong bao gồm: Các yếu tố lịch sử phát triển, truyền thống,
văn hoá của tổ chức, đặc điểm tâm lý, tính cách, năng lực, tầm nhìn của cá nhân
người lãnh đạo quyết định sắc thái cá nhân cụ thể trong phong cách lãnh đạo của
người quản lý.
Tại Tập đoàn FPT đã xây dựng một nét văn hoá rõ nét, tạo lên phong cách
lãnh đạo thiên về Nhân trị, FPT đề cao giá trị con người, đề cao tính dân chủ, nên
mọi ý kiến của mỗi cá nhân đều được ghi nhận và tôn trọng. Do đó tình trạng xung
đột giữa các thành viên hay với lãnh đạo, quản lý thường ít xảy ra. Cách ứng xử
giữa những người đồng nghiệp luôn chân thành, gắn bó như một gia đình. "Mỗi lãnh
đạo, nhân viên đều được chia sẻ ý tưởng và chúng tôi có thể chấp nhận cả những ý
tưởng khác biệt, hỗ trợ cho những ý tưởng đó được triển khai vì cái chung của cả
tập đoàn. Chúng tôi tin vào giá trị đồng đội và làm việc tập thể. Tinh thần đồng đội
đó đòi hỏi người lãnh đạo phải biết lắng nghe, có tính thuyết phục với mọi người,
bên cạnh khả năng quyết định một cách quyết liệt", theo Chủ tịch FPT Trương Gia
Bình chia sẻ.
Ở Tập đoàn Viettel, đặc thù là Doanh nghiệp nhà nước, gắn với lực lượng
Quân đội nhân dân Việt Nam, đã xây dựng nên nét văn hoá và phong cách quản lý
Pháp trị - Kỷ luật là sức mạnh. Mọi thứ trong tổ chức từ nhân viên, công việc đều
phải tuân theo luật lệ, quy định rõ ràng. Với pháp trị, làm tốt sẽ có thưởng, làm sai
sẽ bị phạt, không ai được quyền ngoại lệ. Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, trong
cương vị Chủ tịch Tập đoàn bày tỏ quan điểm: "Thông thường con người chỉ phát
huy 20% khả năng của mình. Thế nhưng, nếu có môi trường và áp lực thì người lao
động sẽ phát huy 80% năng lực của mình". Viettel luôn sát cánh cùng nhân viên
trong công việc và mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, Viettel sẽ luôn
điều hành và theo dõi công việc hằng ngày của từng nhân viên để xem sự tiến bộ và
trách nhiệm trong công việc của từng người để sau này làm căn cứ đánh giá năng
lực và xét tăng lương. Đây cũng là cách để Viettel tìm ra nhân tố mới đóng góp cho
sự phát triển của tập đoàn.
Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân
và kế hoạch hành động
Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến 4
3 phong cách lãnh đạo tiêu biểu
Mỗi người lãnh đạo khác nhau đều có một phương pháp lãnh đạo ưa thích mà
họ cảm thấy thoải mái nhưng cũng có thể điều chỉnh, kết hợp nhiều phong cách lãnh
đạo cho phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh, môi trường tổ chức cụ thể. Cụ thể
phân chia theo 3 phong cách lãnh đạo như sau:
1. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền: Nhà lãnh đạo đòi hỏi cấp dưới phải
tuân phục mọi mệnh lệnh của mình, người lãnh đạo thường ra quyết định đơn
phương, hạn chế sự tham gia của cấp dưới. Theo phong cách này, người lãnh đạo
thể hiện những phẩm chất mạnh mẽ của người lãnh đạo, tập trung quyền hạn, giao
nhiệm vụ bằng mệnh lệnh và chờ đợi sự phục tùng của nhân viên. Người lãnh đạo
luôn giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện các quyết định, buộc nhân viên đạt được
mục tiêu của họ đề ra. Người lãnh đạo sẽ phải nắm bắt, quản lý toàn bộ các thông
tin, quan hệ trong tổ chức theo chiều dọc từ trên xuống, những quyết định của họ
thường dựa vào kinh nghiệm, uy tín và quyền lực của mình. Phong cách lãnh đạo
chuyên quyền có ưu điểm phù hợp với môi trường, tổ chức mới thành lập, hoặc khi
trong một tập thể đang tồn tại nhiều mâu thuẫn, đòi hỏi người lãnh đạo phải mạnh
dạn chủ trì để ổn định tổ chức. Phong cách này giúp cho việc giải quyết vấn đề một
cách nhanh chóng trong một số tình huống, đồng thời có thể sử dụng thông tin phản
hồi để huấn luyện ngược lại cho đội ngũ nhân viên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, phong
cách lãnh đạo chuyên quyền cũng có những nhược điểm là thể hiện tính chủ quan
của người lãnh đạo, người lãnh đạo ít quan tâm đến nhân viên, làm giảm và thậm
trí triệt tiêu tính sáng tạo của nhân viên. Dần dần tạo cho nhân viên tinh thần làm
việc thụ động, thiếu cộng tác, tinh thần làm việc nhóm kém, môi trường làm việc
thiếu cởi mở, mọi người làm việc ngày càng dè dặt, thận trọng.
Điển hình Tổng thống của Mỹ, Abraham Lincoln được đánh giá là một nhà
lãnh đạo chuyên quyền vì nhiều quyết định tự trị mà ông đã đưa ra trong suốt thời
kỳ Nội chiến. Đặt trong lịch sử Hoa Kỳ có nhiều bất ổn (1861 - 1865), đất nước yêu
cầu có một tổng thống quyết liệt, táo bạo, người sẵn sàng đưa ra các quyết định khó
khăn nhất. Từ đó, Lincoln đã vươn lên và trở thành nhà lãnh đạo độc đoán, nhưng
vẫn chú trọng kết hợp hài hòa thái độ đúng đắn.
2. Phong cách lãnh đạo dân chủ: Nhà lãnh đạo thường đưa ra định hướng,
gợi ý, khuyến khích cấp dưới tham gia ý kiến, tạo ra sự đồng lòng, nhất trí trong
việc ra các quyết định. Người lãnh đạo dân chủ biết tổng hợp, lựa chọn những sáng
kiến, kinh nghiệm, trí tuệ tập thể trước khi ra quyết định, biết phân quyền và khuyến
khích cấp dưới tự quyết định mục tiêu và phương pháp làm việc của họ. Thông tin
ở đây sẽ được thể hiện hai chiều, giữa người lãnh đạo và người dưới quyền. Đây là
Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân
và kế hoạch hành động
Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến 5
một phương pháp lãnh đạo tương đối là phổ thông, ưu điểm của phương pháp này
làm cho cấp dưới luôn phấn khởi làm việc, chủ động, tích cực đề xuất nhiều sáng
kiến, môi trường làm việc cởi mở, thoải mái, các quyết định sẽ mang tính hiệu quả
cao, gắn quyền lợi, trách nhiệm của nhân viên với sự tham gia của họ. Ngược lại,
phương pháp này cũng có một số nhược điểm như các quá trình ra quyết định thường
chậm hơn do chờ đợi sự tham gia, góp ý kiến của tập thể, không phù hợp với tình
huống quan trọng, cấp bách. Hoặc trong trường hợp người lãnh đạo thiếu quan tâm,
thiếu quyết đoán, nhu nhược thì thường phụ thuộc và theo đuôi tập thể.
Một trong những người áp dụng thành công và sáng tạo nhất với phong cách
lãnh đạo dân chủ là Henry Ford - người sáng lập Công ty Ford Motor. Với những
triết lý của mình, ông gần như đã thay đổi quan niệm về "lãnh đạo" của giới tư bản
trong những năm 20 - 30 của thế kỷ XX, khi các công ty tư bản chỉ biết bóc lột và
tranh giành công nhân viên về phía mình. Với ông, mục tiêu cao nhất không phải là
lợi nhuận, mà là "mức độ hài lòng của mỗi người chứ không phải số tiền ghi trên
bản sao kê". Ông chú trọng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và bên
cạnh đó là quan tâm tới đời sống nhân viên của mình. Trong công việc, khi thảo
luận với nhân viên, Ford được đặt ở vị trí trung gian, khích lệ nhân viên nêu ra các
ý kiến, tranh luận, ai cũng có cơ hội được thể hiện. Điều đó làm cho nhân viên của
ông cảm thấy được tôn trọng và có tinh thần cống hiến vì tập thể hơn - khi thấy
mình là một phần của team.
3. Phong cách lãnh đạo tự do: Các nhà quản lý thường chỉ giao nhiệm vụ hay
vạch ra các kế hoạch chung cho nhân viên của mình, họ ít khi tham gia trực tiếp vào
công việc. Cho phép các thành viên của nhóm tự thực hiện công việc theo cách tốt
nhất mà họ có thể, cho phép nhóm toàn quyền quyết định, hoàn thành công việc
theo bất cứ cách nào họ cho là phù hợp. Nhà lãnh đạo cung cấp thông tin cho tập
thể, từ đó xem thông tin đó có nhận được sự ủng hộ, đồng tình không sau đó mới
đưa ra ý kiến, quyết định của mình. Theo cách này, các thông tin được trao đổi chủ
yếu theo chiều ngang. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo tự do là phát huy tối đa
năng lực sáng tạo của người dưới quyền, người lãnh đạo sẽ nhàn nhã hơn vì đã để
cho cấp dưới thực hiện công việc khi thấy phù hợp mà không cần sự can thiệp của
lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo tự do phù hợp với các tổ chức đã có một quy trình tổ
chức hợp lý, đầy đủ, để cho mọi người tự chủ động thực hiện trong phạm vi đã quy
định hoặc đối với trường hợp nhà quản lý có quá nhiều vấn đề cần được giải quyết
và họ tin tưởng vào năng lực, khả năng phân tích vấn đề của nhân viên mình. Tuy
nhiên, nhược điểm của phong cách lãnh đạo này cũng dễ dẫn đến tình trạng hỗn
loạn, vô tổ chức, thiếu chỉ dẫn của người lãnh đạo, kể cả người lãnh đạo và nhân
viên sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng buông thả, thiếu nề nếp, kỷ luật.
Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân
và kế hoạch hành động
Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến 6
Có khá nhiều nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh nổi tiếng thể hiện những
đặc điểm của Phong cách lãnh đạo tự do. Đầu tiên phải kể đến là Steve Jobs. Ông
được biết đến là người luôn đưa ra định hướng, chỉ dẫn những gì ông mong muốn
cho cấp dưới nhưng sau đó lại để nhân viên của ông toàn quyền hoàn thành nhiệm
vụ theo cách riêng của họ mà hầu như không can thiệp. Thứ 2 là cựu Tổng thống
Mỹ Herbert Hoover cũng nổi tiếng về phong cách lãnh đạo tự do. Ông thường cho
phép các cố vấn có kinh nghiệm đảm nhận các nhiệm vụ mà bản thân ông chưa đủ
kiến thức và chuyên môn cần thiết.
II. Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân
Sẽ thật nguy hiểm nếu một nhà lãnh đạo lúc nào cũng nghĩ mình biết hết mọi
thứ, không biết phát huy trí tuệ tập thể và không chịu thay đổi, hoàn thiện mình.
Khi nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân, tôi thấy rằng mình mong
muốn, lựa chọn và đang làm việc theo Phong cách lãnh đạo dân chủ. Việc cá nhân
hình thành lên phong cách lãnh đạo dân chủ, trước hết là do tính cách, cùng với một
quá trình dài học tập về văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, quá trình tự tìm hiểu những
lĩnh vực yêu thích, kinh nghiệm làm việc qua các vị trí, môi trường công việc khác
nhau và cũng là những gì mong muốn được lãnh đạo cấp trên "đối xử" với mình.
Để nhận diện lại chuẩn phong cách lãnh đạo của bản thân, tôi áp dụng một số
bài trắc nghiệm phổ biến sau:
1. Trắc nghiệm theo Bài giảng Lãnh đạo trong tổ chức:
Kết quả trắc nghiệm thể hiện thiên về Phong cách lãnh đạo dân chủ
Tổng theo các số thứ tự Điểm TB Tổng
1, 4, 7, 10, 13, 16 (xu hướng phong cách lãnh đạo chuyên quyền) 2,67 16
2, 5, 8, 11, 14, 17 (xu hướng phong cách lãnh đạo dân chủ) 3,67 22
3, 6, 9, 12, 15, 18 (xu hướng phong cách lãnh đạo tự do) 2,67 16
TT Các phát biểu
Thang điểm Thay
đổi
1 2 3 4 5
1
Nhân viên cần được giám sát chặt chẽ, nếu
không họ sẽ không thực hiện công việc của họ 1 2 3 4 5
2
Nhân viên muốn được tham gia vào quá trình
ra quyết định
1 2 3 4 5
3
Trong những tình huống phức tạp, lãnh đạo
nên để nhân viên tự giải quyết vấn đề theo
cách của họ
1 2 3 4 5
Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân
và kế hoạch hành động
Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến 7
TT Các phát biểu
Thang điểm Thay
đổi
1 2 3 4 5
4
Công bằng mà nói, nhìn chung hầu hết nhân
viên ở các doanh nghiệp đều chăm chỉ 1 2 3 4 5 3
5
Đối với nhân viên, nên hướng dẫn họ, không
nên tạo áp lực cho họ, đó là chìa khoá để trở
thành một lãnh đạo tốt
1 2 3 4 5
6
Lãnh đạo không nên can thiệp khi nhân viên
triển khai thực hiện công việc của mình 1 2 3 4 5
7
Như đã thành lệ, nhân viên cần được trao phần
thưởng hoặc bị phạt để động viên họ làm việc
nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức
1 2 3 4 5 3
8
Hầu hết nhân viên không muốn có sự giao tiếp
hỗ trợ thường xuyên từ lãnh đạo 1 2 3 4 5
9
Như đã thành lệ, lãnh đạo nên để nhân viên tự
đánh giá kết quả hoàn thành công việc của
chính mình
1 2 3 4 5
10
Hầu hết nhân viên thấy bất an về công việc
của họ, do vậy họ cần phải được hướng dẫn,
dắt đường chỉ lối
1 2 3 4 5
11
Lãnh đạo cần giúp đỡ nhân viên hiểu được và
chấp nhận trách nhiệm của mình trong khi
thực hiện và hoàn thành công tác
1 2 3 4 5
12
Lãnh đạo không cần cho nhân viên toàn quyền
tự do để giải quyết vấn đề theo cách của họ 1 2 3 4 5 2
13
Lãnh đạo là người quyết định cuối cùng và tối
cao về thành tựu của các thành viên trong 1 tổ
nhóm (1 tổ, 1 đội)
1 2 3 4 5
14
Trách nhiệm của lãnh đạo là giúp họ tìm ra
cảm hứng trong công việc 1 2 3 4 5
15
Trong mọi tình huống, nhân viên thích tự làm
là chủ yếu và không thích nhiều chỉ thị, nhiều
hướng dẫn, nhiều chỉ đạo từ lãnh đạo
1 2 3 4 5
16
Một lãnh đạo hiệu quả là người đưa ra mệnh
lệnh và làm rõ các quy trình, thủ tục mà nhân
viên cần tuân theo
1 2 3 4 5
17
Nhìn chung nhân viên cơ bản là tài giỏi, và
nếu ta cứ giao việc cho họ thì họ sẽ hoàn thành
tốt
1 2 3 4 5
18
Nhìn chung, cách tốt nhất là không nên để
nhân viên một mình trong quá trình thực hiện
công việc
1 2 3 4 5
Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân
và kế hoạch hành động
Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến 8
2. Thực hiện bài trắc nghiệm (quiz) trên trang Lovemind.com.vn:
Kết quả bài quiz: 25 điểm (với điểm số trong khoảng 21 - 27 điểm)
Ý nghĩa tham khảo: Phong cách lãnh đạo lôi cuốn, huấn luyện
Bạn nghiêng về Phong cách lãnh đạo kiểu dân chủ. Bạn có xu hướng thiết lập
các thông số cho công việc và có tiếng nói cuối cùng về các quyết định, nhưng bạn
tích cực lôi kéo các thành viên trong nhóm của mình tham gia vào quá trình này.
3. Thực hiện bài trắc nghiệm trên trang Adecco.com.vn:
Kết quả bài 17 điểm (với điểm số trong khoảng 13 - 19 điểm).
Bạn là một nhà Lãnh đạo dân chủ
Đúng như tên gọi, các nhà quản lý dân chủ là những người coi trọng ý tưởng
của các thành viên. Họ khuyến khích sự đóng góp, sẵn sàng lắng nghe và để bộ phận
được tham gia vào các quy trình kinh doanh. Các nhà lãnh đạo đôi khi có thể đóng
vai trò là nhà tư vấn để hỗ trợ cấp dưới về các khía cạnh của công việc, hoặc là
người phát ngôn đại diện trong những dịp quan trọng. Mặc dù các nhà lãnh đạo vẫn
là người đưa ra quyết định quan trọng sau cùng, các thành viên sẽ có nhiều sự tự do
hơn để quyết định cách họ làm việc. Trong các nhóm này, phạm vi giao tiếp của họ
bao gồm cả từ trên xuống lẫn từ dưới lên.
Dựa trên cơ sở thực tế và các kết quả trắc nghiệm nêu trên, nhận định phong
cách lãnh đạo của bản thân là Phong cách lãnh đạo dân chủ.
Việc thực hành Phong cách lãnh đạo dân chủ hiện nay tôi nhận thấy có ưu
điểm và tương đối phù hợp với môi trường doanh nghiệp của tôi. Là một doanh
nghiệp truyền thống, trải qua nhiều thế hệ lãnh đạo, có người đã nghỉ chế độ, có
người vẫn còn đang tiếp tục làm việc và một đội ngũ cán bộ, công nhân viên mới
được tuyển dụng sau này. Việc dung hoà được sự "không tương đồng" giữa đội ngũ
"lãnh đạo không chính thức" bề dày kinh nghiệm, bảo thủ, trì trệ, lại được hấp thụ
tinh thần "bao cấp" từ đơn vị Nhà nước với đội ngũ cán bộ, công nhân viên trẻ có
trình độ chuyên môn cao, tinh thần làm việc hăng say, năng động, ham học hỏi, tôi
nhận thấy việc điều hành trên tinh thần dân chủ sẽ phát huy được hiệu quả tốt hơn.
Việc phân quyền, trách nhiệm được rõ ràng phù hợp với từng đối tượng từ lãnh đạo
quản lý cấp trung đến nhân viên nên khuyến khích được mọi người chủ động hơn
trong công việc, với cương vị lãnh đạo tôi thường chỉ phải tham gia khi cần có sự
phối hợp của các bộ phận với nhau. Tinh thần làm việc của mọi người được thoải
mái, tin tưởng vào khả năng điều hành và sự cam kết của tôi về chăm lo đời sống,
việc làm và các chế độ ưu đãi khác. Đa số mọi thành viên đều nhiệt tình, năng động
trong việc đề xuất ý kiến, tham gia đóng góp ý kiến vào các chủ trương, kế hoạch
và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân
và kế hoạch hành động
Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến 9
Bên cạnh những ưu điểm, thành quả đã đạt được thì vẫn tồn tại một số nhược
điểm cần khắc phục như: Một số quyết sách được họp bàn, thông qua các thành viên
trước khi ban hành vẫn bị chậm chễ, do chờ đợi sự thống nhất ý kiến giữa thế hệ
kinh nghiệm và thế hệ trẻ có trình độ chuyên môn cao, năng động, có vẻ giữa hai
bên còn e dè lẫn nhau, đôi khi tôi cũng quyết liệt chủ động quyết định để đảm bảo
yêu cầu công việc. Mặc dù là lãnh đạo cấp trên, tôi luôn có thái độ tôn trọng và
khiêm tốn, một số cán bộ lâu năm, kiểu "lãnh đạo không vị trí" vẫn còn thể hiện sự
kiêu ngạo, bảo thủ, thiếu hợp tác trong công tác đào tạo, chia sẻ cho bộ phận cán bộ
lãnh đạo trẻ, tuy nhiên sau một quá trình ngắn tôi đã cân bằng được quyền lực của
mình, mọi người đã hiểu được sự cương quyết trong thái độ hoà nhã của tôi.
III. Kế hoạch hành động
Trên cơ sở xem xét, đánh giá thực trạng, phát huy những ưu điểm, khắc phục
những nhược điểm của bản thân, trước mắt tôi tiếp tục duy trì vận hành mô hình tổ
chức hoạt động sẵn có và từng bước điều chỉnh phù hợp. Tôi chủ trương, định hướng
xây dựng các mô hình sáng tạo, khuyến khích mọi người chủ động nghiên cứu, xây
dựng phát triển các dự án, đề xuất giải pháp và cơ chế thực hiện. Tăng cường hơn
công tác phân quyền, uỷ quyền nhưng thay đổi các phương thức quản lý, nắm bắt
thông tin, thẩm tra, phê duyệt, chỉ đạo bằng các phương tiện công nghệ thông tin,
tập trung chủ yếu trên phương diện hiệu quả công việc.
Thường xuyên hỗ trợ các cá nhân, tập thể triển khai công việc, tham gia
hướng dẫn, điều chỉnh hoặc tổ chức hội thảo họp bàn, giải quyết kịp thời các vướng
mắc phát sinh nếu có. Luôn cởi mở trong giao tiếp, chủ động tìm hiểu, lắng nghe sự
phản hồi của mọi người, để mọi người thoải mái chia sẻ ý kiến, nguyện vọng, đề
xuất giải pháp, đồng thời gợi ý nhiều chương trình hỗ trợ, động viên, khen thưởng
trên tinh thần đảm bảo công bằng, khách quan và đúng thời điểm. Bản thân cá nhân
luôn luôn gương mẫu trong công việc, chấp hành tốt các nội quy tập thể, khiêm tốn
học hỏi từ thế hệ đi trước và kể cả những kiến thức của thế hệ trẻ, trung thực trong
các thoả thuận và cam kết, phân công và điều hành công việc khách quan, đúng
người, hài hoà trong đối nhân xử thế, đảm bảo mục tiêu phát triển hiệu quả, lâu dài.
Dưới đây là một số kế hoạch hành động cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác
lãnh đạo như sau:
1. Thường xuyên cập nhật tình hình kinh tế, văn hoá, chính trị, môi trường
kinh doanh vĩ mô cũng như trong nội bộ doanh nghiệp để có những quyết sách, chủ
trương, đường lối đúng đắn, phù hợp.
2. Duy trì thái độ hoà đồng, chân thành lắng nghe để có thể nắm bắt đầy đủ
về năng lực chuyên môn, thái độ và tinh thần làm việc của cán bộ, công nhân viên,
đảm bảo việc phân công, trao quyền được phù hợp. Khiêm tốn tranh thủ ý kiến của
Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân
và kế hoạch hành động
Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến 10
những "lãnh đạo không vị trí", những lãnh đạo tầm trung đầy kinh nghiệm, động
viên đội ngũ cán bộ, công nhân viên trẻ có trình độ cao, chủ động phát huy sáng tạo.
3. Tăng cường nghiên cứu và có thể thực hành kết hợp nhiều phong cách lãnh
đạo phù hợp theo từng giai đoạn, đối tượng hoặc công việc cụ thể. Trong một vài
trường hợp cũng nên áp dụng Phong cách lãnh đạo chuyên quyền để đảm bảo duy
trì quyền uy của mình, hoặc trong giai đoạn mô hình tổ chức tương đối ổn định,
thống nhất, có sự hiểu biết và tin tưởng nhất định đối với cán bộ, công nhân viên thì
thực hiện trao quyền rộng hơn cho họ, thiên về Phong cách lãnh đạo tự do, việc này
sẽ làm giảm áp lực công việc cho bản thân, dành tâm sức sáng suốt cho các công
việc tầm chiến lược cao hơn.
4. Đặt mục tiêu cho bản thân và xác định nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu đó,
duy trì thái độ sống tích cực lạc quan, thường xuyên học tập nâng cao, bổ sung kiến
thức cũng như những kỹ năng xã hội khác.
5. Cảm nhận và thực hành các triết lý nhân văn, đạo đức, có quan niệm sống
hướng thiện, thường xuyên quan tâm và tôn trọng người khác. Chăm chỉ rèn luyện
sức khoẻ, có chế độ sinh hoạt phù hợp, biết cân bằng giữa cuộc sống và công việc,
giữa thể chất và tinh thần.
6. Luôn thể hiện sự tận tâm và đam mê công việc, học cách động viên chia sẻ
với mọi người, tạo động lực, tạo điều kiện cho mọi cán bộ, công nhân viên làm việc
với nỗ lực cao nhất, có cơ chế đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, kịp thời, đảm bảo duy
trì, nâng cao đời sống cả vật chất và tinh thần cho mọi người.
7. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, xây dựng môi trường làm việc tích cực,
năng động, cởi mở, tăng cường các hoạt động kết nối, gắn kết mọi người, khuyến
khích mọi người hăng hái thể hiện năng lực, bày tỏ tâm tư tình cảm, chia sẻ kiến
thức, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển, tạo điều kiện mọi người cùng học tập nâng
cao kiến thức cũng như cơ hội phát triển, thăng tiến trong công việc.
Tổng kết lại, nghề lãnh đạo là một nghề tổng hợp, đòi hỏi mọi người phải có
tố chất, có mong muốn và hội tụ đủ kiến thức quản lý, công việc, văn hoá, tâm lý,
xã hội... Trong mỗi môi trường tổ chức, đối tượng khác nhau cần phải xây dựng một
hình tượng lãnh đạo khác nhau, khéo léo thực hành một phong cách lãnh đạo phù
hợp đảm bảo mục tiêu phát triển chung. Và theo quan điểm của tôi, yếu tố giúp
thành công trong nghề lãnh đạo quan trọng nhất là việc giải quyết mối quan hệ giữa
con người với con người, biết "đối nhân xử thế", "biết người biết ta", vì mình và vì
mọi người.
Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân
và kế hoạch hành động
Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến 11
Tài liệu tham khảo
1. Bài giảng môn Lãnh đạo trong tổ chức của Giảng viên, PGS. TS Lê Thái Phong,
trưởng khoa Quản trị kinh doanh - Trường đại học ngoại thương.
2. Quyết định 34/2020/QĐ-TTg ngày 26/11/2020 của Thủ tướng chính phủ về Danh mục
nghề nghiệp Việt Nam.
3. Bài viết về Kỹ năng lãnh đạo ngày 28/4/2022 trên trang Gapowork.com.
4. Bài viết Nghệ thuật lãnh đạo, ví dụ về phong cách lãnh đạo dân chủ ngày 07/9/2021,
tham khảo trên Internet.
5. Bài viết về Phong cách lãnh đạo tự do ngày 22/4/2021 của Tạp chí Công thương.
6. Bài viết về 9 cách nhận diện nhà lãnh đạo thực thụ ngày 04/9/2022 của Tạp chí Doanh
nhân Sài Gòn.

More Related Content

Similar to Bài tập cuối kỳ - Phạm Tân Tiến (QLKT 4B).docx

18 Kynanglanhdaotheotinhhuong
18 Kynanglanhdaotheotinhhuong18 Kynanglanhdaotheotinhhuong
18 KynanglanhdaotheotinhhuongHung Pham Thai
 
18.kynanglanhdaotheotinhhuong
18.kynanglanhdaotheotinhhuong18.kynanglanhdaotheotinhhuong
18.kynanglanhdaotheotinhhuongHung Pham Thai
 
18. kỹ năng lãnh đạo theo tình huống
18. kỹ năng lãnh đạo theo tình huống18. kỹ năng lãnh đạo theo tình huống
18. kỹ năng lãnh đạo theo tình huống
Mai Xuan Tu
 
18. Ky Nang Lanh Dao Theo Tinh Huong
18. Ky Nang Lanh Dao Theo Tinh Huong18. Ky Nang Lanh Dao Theo Tinh Huong
18. Ky Nang Lanh Dao Theo Tinh Huonggaconnhome1988
 
qlhdc (1).docx
qlhdc (1).docxqlhdc (1).docx
qlhdc (1).docx
HongDng618299
 
Chuong 4. tam ly quan tri
Chuong 4. tam ly quan triChuong 4. tam ly quan tri
Chuong 4. tam ly quan triHằng Trần
 
Kỹ năng quản lý doanh nghiệp hiện đại
Kỹ năng quản lý doanh nghiệp hiện đạiKỹ năng quản lý doanh nghiệp hiện đại
Kỹ năng quản lý doanh nghiệp hiện đại
Tổ chức Đào tạo PTC
 
Bài tập nhóm Phong cách lãnh đạo của một doanh nhân mà em biết.docx
Bài tập nhóm Phong cách lãnh đạo của một doanh nhân mà em biết.docxBài tập nhóm Phong cách lãnh đạo của một doanh nhân mà em biết.docx
Bài tập nhóm Phong cách lãnh đạo của một doanh nhân mà em biết.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Ky nang lanh dao ..............................................pdf
Ky nang lanh dao ..............................................pdfKy nang lanh dao ..............................................pdf
Ky nang lanh dao ..............................................pdf
ThcNguyn84
 
Nâng cao năng lực quản lý cấp trung dành cho doanh nghiệp
Nâng cao năng lực quản lý cấp trung dành cho doanh nghiệpNâng cao năng lực quản lý cấp trung dành cho doanh nghiệp
Nâng cao năng lực quản lý cấp trung dành cho doanh nghiệp
otoAfotech
 
2105QLNH-33_Nguyễn Khắc Thắng_TLHQL.docx
2105QLNH-33_Nguyễn Khắc Thắng_TLHQL.docx2105QLNH-33_Nguyễn Khắc Thắng_TLHQL.docx
2105QLNH-33_Nguyễn Khắc Thắng_TLHQL.docx
ThngNguynKhc3
 
92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...
92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...
92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...Hang Nguyen
 
ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ Ở NHÀ TRƯỜNG MẦM NON V...
ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ Ở NHÀ TRƯỜNG MẦM NON V...ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ Ở NHÀ TRƯỜNG MẦM NON V...
ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ Ở NHÀ TRƯỜNG MẦM NON V...
NuioKila
 
Lãnh đạo - nhóm 12 - TDTUniversity
Lãnh đạo - nhóm 12 - TDTUniversityLãnh đạo - nhóm 12 - TDTUniversity
Lãnh đạo - nhóm 12 - TDTUniversity
Huy Vu
 
Lanh dao
Lanh daoLanh dao
Lanh dao
Huy Vu
 

Similar to Bài tập cuối kỳ - Phạm Tân Tiến (QLKT 4B).docx (20)

Ky nang lanh dao
Ky nang lanh daoKy nang lanh dao
Ky nang lanh dao
 
Ky nang lanh dao
Ky nang lanh daoKy nang lanh dao
Ky nang lanh dao
 
Nhom 12 de tai 2
Nhom 12 de tai 2Nhom 12 de tai 2
Nhom 12 de tai 2
 
18 Kynanglanhdaotheotinhhuong
18 Kynanglanhdaotheotinhhuong18 Kynanglanhdaotheotinhhuong
18 Kynanglanhdaotheotinhhuong
 
18 Ky Nang Lanh Dao Theo Tinh Huong4973
18 Ky Nang Lanh Dao Theo Tinh Huong497318 Ky Nang Lanh Dao Theo Tinh Huong4973
18 Ky Nang Lanh Dao Theo Tinh Huong4973
 
18.kynanglanhdaotheotinhhuong
18.kynanglanhdaotheotinhhuong18.kynanglanhdaotheotinhhuong
18.kynanglanhdaotheotinhhuong
 
18. kỹ năng lãnh đạo theo tình huống
18. kỹ năng lãnh đạo theo tình huống18. kỹ năng lãnh đạo theo tình huống
18. kỹ năng lãnh đạo theo tình huống
 
18. Ky Nang Lanh Dao Theo Tinh Huong
18. Ky Nang Lanh Dao Theo Tinh Huong18. Ky Nang Lanh Dao Theo Tinh Huong
18. Ky Nang Lanh Dao Theo Tinh Huong
 
Nhom 7 de tai 2
Nhom 7 de tai 2Nhom 7 de tai 2
Nhom 7 de tai 2
 
qlhdc (1).docx
qlhdc (1).docxqlhdc (1).docx
qlhdc (1).docx
 
Chuong 4. tam ly quan tri
Chuong 4. tam ly quan triChuong 4. tam ly quan tri
Chuong 4. tam ly quan tri
 
Kỹ năng quản lý doanh nghiệp hiện đại
Kỹ năng quản lý doanh nghiệp hiện đạiKỹ năng quản lý doanh nghiệp hiện đại
Kỹ năng quản lý doanh nghiệp hiện đại
 
Bài tập nhóm Phong cách lãnh đạo của một doanh nhân mà em biết.docx
Bài tập nhóm Phong cách lãnh đạo của một doanh nhân mà em biết.docxBài tập nhóm Phong cách lãnh đạo của một doanh nhân mà em biết.docx
Bài tập nhóm Phong cách lãnh đạo của một doanh nhân mà em biết.docx
 
Ky nang lanh dao ..............................................pdf
Ky nang lanh dao ..............................................pdfKy nang lanh dao ..............................................pdf
Ky nang lanh dao ..............................................pdf
 
Nâng cao năng lực quản lý cấp trung dành cho doanh nghiệp
Nâng cao năng lực quản lý cấp trung dành cho doanh nghiệpNâng cao năng lực quản lý cấp trung dành cho doanh nghiệp
Nâng cao năng lực quản lý cấp trung dành cho doanh nghiệp
 
2105QLNH-33_Nguyễn Khắc Thắng_TLHQL.docx
2105QLNH-33_Nguyễn Khắc Thắng_TLHQL.docx2105QLNH-33_Nguyễn Khắc Thắng_TLHQL.docx
2105QLNH-33_Nguyễn Khắc Thắng_TLHQL.docx
 
92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...
92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...
92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...
 
ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ Ở NHÀ TRƯỜNG MẦM NON V...
ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ Ở NHÀ TRƯỜNG MẦM NON V...ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ Ở NHÀ TRƯỜNG MẦM NON V...
ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ Ở NHÀ TRƯỜNG MẦM NON V...
 
Lãnh đạo - nhóm 12 - TDTUniversity
Lãnh đạo - nhóm 12 - TDTUniversityLãnh đạo - nhóm 12 - TDTUniversity
Lãnh đạo - nhóm 12 - TDTUniversity
 
Lanh dao
Lanh daoLanh dao
Lanh dao
 

Recently uploaded

Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 

Recently uploaded (18)

Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 

Bài tập cuối kỳ - Phạm Tân Tiến (QLKT 4B).docx

  • 1. Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân và kế hoạch hành động Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến 1 NHẬN DIỆN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA BẢN THÂN VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến Lớp Cao học QLKT 4B - Trường Đại học Ngoại thương Ngày 10/3/2023 Lãnh đạo hiện nay được coi là một nghề, một nghề đặc biệt không phân theo trình độ, và để đạt được "vị trí" này cần có đủ kiến thức chung, kinh nghiệm, sự thể hiện trong công việc và tập hợp nhiều kỹ năng "mềm" khác... Công việc lãnh đạo chủ yếu là sự giao tiếp với con người trong môi trường công việc, đòi hỏi người lãnh đạo vừa phải có tố chất, sự sẵn sàng và được rèn luyện thêm nhiều kỹ năng, nghiệp vụ. Trong công việc lãnh đạo, có nhiều mô hình khái quát nhưng mỗi người lãnh đạo đều có phương pháp, cách thức thực hiện riêng, khó có thể có một mô hình lý tưởng cho một tổ chức nào đó. Trong phạm vi bài viết này, tôi tập trung vào Lý thuyết về phong cách lãnh đạo, nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân, vận dụng, có giải pháp điều chỉnh trong tương lai. Đối với bản thân tôi, đã có thời gian công tác khoảng 20 năm trong một Doanh nghiệp cổ phần (tiền thân là Doanh nghiệp Nhà nước hạng I và được thực hiện chủ trương cổ phần hoá), tôi đã trải qua một số vị trí công việc từ nhân viên, quản lý team (Together Everyone Achieves More), quản lý cấp phòng, rồi đến vị trí CEO (Chief Executive Officer). Trong từng vị trí công việc đó, tôi cũng đã suy nghĩ và hình thành cho mình một phong cách làm việc, lãnh đạo mà tôi cảm thấy ưa thích và đã đạt được một số kết quả nhất định cho doanh nghiệp của mình. Hoạt động của một tổ chức, chịu ảnh hưởng cả vào môi trường bên ngoài và bên trong, luôn luôn có sự thay đổi, người lãnh đạo thường xuyên phải quan tâm xem xét, định vị lại phong cách làm việc của mình, từ đó có giải pháp, kế hoạch bổ sung, nâng cao kiến thức, vận dụng thực tế tốt nhất cho công việc của mình, đảm bảo mục tiêu phát triển cho tổ chức và lan toả động lực cho mọi người. I. Lý thuyết về phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của tổ chức, theo nghiên cứu của Daniel Coleman khi xem xét và phân tích hơn 3.000 nhà quản lý cấp trung để tìm ra những hành vi lãnh đạo và ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận, kết quả cho thấy phong cách lãnh đạo của một nhà quản lý ảnh hưởng trực tiếp 30% lợi nhuận cuối cùng của tổ chức. Những nhà lãnh đạo, quản lý giỏi
  • 2. Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân và kế hoạch hành động Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến 2 hiện nay phải là người có những cái nhìn thực tế về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý. Họ phải có một phong cách quản lý phù hợp, hiệu quả, vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của những người dưới quyền, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể trong hoạt động của tổ chức. Phong cách lãnh đạo là gì? Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên. Dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách đó thường được thể hiện qua các hành động có thể rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ (Newstrom, Davis, 1993). Theo Genov (Bungari) thì phong cách lãnh đạo là một hệ thống các nguyên tắc, tiêu chuẩn, biện pháp và phương tiện của một nhà lãnh đạo trong việc tổ chức và động viên những người dưới quyền đạt mục tiêu cụ thể. Như vậy, có thể hiểu phong cách lãnh đạo là tổng thể các nguyên tắc, phương pháp và hình thức thể hiện trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhằm đạt được mục tiêu lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học về tổ chức lãnh đạo, quản lý mà còn là sự thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tác động lên người khác của người lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo của từng người thường có cách thức riêng, những nét đặc trưng, tiêu biểu, ổn định, thể hiện trong cách giao tiếp, hành vi, cử chỉ, hành động, trong cách làm việc cũng như trong cách "đối nhân xử thế", có thể gắn bó với người lãnh đạo như là bản chất, cá tính của họ. Phong cách lãnh đạo chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Phong cách lãnh đạo không tự nhiên nảy sinh, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các nguyên tắc và phương pháp quản lý của các nhà lãnh đạo, hình thành lên các phong cách lãnh đạo khác nhau. Các yếu tố bên ngoài bao gồm môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, các nguyên tắc về quản lý, đặc điểm của ngành và tập thể..., những yếu tố này quy định phong cách lãnh đạo chung của nhiều nhà quản lý. Tại Nhật Bản, người ta thường áp dụng phong cách lãnh đạo đặt trọng tâm vào con người chứ không phải vào công việc. Những người theo chủ nghĩa tập thể như người Nhật tin rằng nếu mọi người ít chú ý đến lợi ích cá nhân và quan tâm tới mối quan hệ giữa người với người hơn thì chắc chắn sẽ đạt được lợi ích tập thể. Vì vậy, ưu tiên hàng đầu của người Nhật là là duy trì bầu không khí hoà thuận tại nơi làm việc. Không dựa nhiều vào các quy định hay luật lệ, các nhà lãnh đạo Nhật Bản thường sử dụng chuẩn mực văn hoá để quản lý nhân viên và điều hành doanh nghiệp.
  • 3. Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân và kế hoạch hành động Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến 3 Và hoàn toàn đối lập với ở Nhật Bản, ở Mỹ người ta áp dụng triệt để phong cách lãnh đạo tập trung vào công việc. Là một xã hội mang tính chủ nghĩa cá nhân hàng đầu trên thế giới, người Mỹ đặc biệt nhấn mạnh sự tự chủ và thành công cá nhân. Người Mỹ tin rằng cá nhân là trung tâm của thế giới, lợi ích cá nhân quan trọng hơn lợi ích tập thể và nỗ lực của cá nhân là cần thiết để đạt được thành công. Người Mỹ sẵn sàng đấu tranh cho sự thoả mãn cá nhân cho dù có phải hy sinh bầu không khí hoà thuận của nhóm. Lãnh đạo các công ty Mỹ quan tâm trên hết đến thành tích công việc của cá nhân và lấy kết quả công việc làm trung tâm của sự quản lý. Người lao động được khuyến khích bày tỏ quan điểm, phát huy sáng kiến tại nơi làm việc nhằm tăng năng suất. Các yếu tố bên trong bao gồm: Các yếu tố lịch sử phát triển, truyền thống, văn hoá của tổ chức, đặc điểm tâm lý, tính cách, năng lực, tầm nhìn của cá nhân người lãnh đạo quyết định sắc thái cá nhân cụ thể trong phong cách lãnh đạo của người quản lý. Tại Tập đoàn FPT đã xây dựng một nét văn hoá rõ nét, tạo lên phong cách lãnh đạo thiên về Nhân trị, FPT đề cao giá trị con người, đề cao tính dân chủ, nên mọi ý kiến của mỗi cá nhân đều được ghi nhận và tôn trọng. Do đó tình trạng xung đột giữa các thành viên hay với lãnh đạo, quản lý thường ít xảy ra. Cách ứng xử giữa những người đồng nghiệp luôn chân thành, gắn bó như một gia đình. "Mỗi lãnh đạo, nhân viên đều được chia sẻ ý tưởng và chúng tôi có thể chấp nhận cả những ý tưởng khác biệt, hỗ trợ cho những ý tưởng đó được triển khai vì cái chung của cả tập đoàn. Chúng tôi tin vào giá trị đồng đội và làm việc tập thể. Tinh thần đồng đội đó đòi hỏi người lãnh đạo phải biết lắng nghe, có tính thuyết phục với mọi người, bên cạnh khả năng quyết định một cách quyết liệt", theo Chủ tịch FPT Trương Gia Bình chia sẻ. Ở Tập đoàn Viettel, đặc thù là Doanh nghiệp nhà nước, gắn với lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam, đã xây dựng nên nét văn hoá và phong cách quản lý Pháp trị - Kỷ luật là sức mạnh. Mọi thứ trong tổ chức từ nhân viên, công việc đều phải tuân theo luật lệ, quy định rõ ràng. Với pháp trị, làm tốt sẽ có thưởng, làm sai sẽ bị phạt, không ai được quyền ngoại lệ. Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, trong cương vị Chủ tịch Tập đoàn bày tỏ quan điểm: "Thông thường con người chỉ phát huy 20% khả năng của mình. Thế nhưng, nếu có môi trường và áp lực thì người lao động sẽ phát huy 80% năng lực của mình". Viettel luôn sát cánh cùng nhân viên trong công việc và mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, Viettel sẽ luôn điều hành và theo dõi công việc hằng ngày của từng nhân viên để xem sự tiến bộ và trách nhiệm trong công việc của từng người để sau này làm căn cứ đánh giá năng lực và xét tăng lương. Đây cũng là cách để Viettel tìm ra nhân tố mới đóng góp cho sự phát triển của tập đoàn.
  • 4. Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân và kế hoạch hành động Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến 4 3 phong cách lãnh đạo tiêu biểu Mỗi người lãnh đạo khác nhau đều có một phương pháp lãnh đạo ưa thích mà họ cảm thấy thoải mái nhưng cũng có thể điều chỉnh, kết hợp nhiều phong cách lãnh đạo cho phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh, môi trường tổ chức cụ thể. Cụ thể phân chia theo 3 phong cách lãnh đạo như sau: 1. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền: Nhà lãnh đạo đòi hỏi cấp dưới phải tuân phục mọi mệnh lệnh của mình, người lãnh đạo thường ra quyết định đơn phương, hạn chế sự tham gia của cấp dưới. Theo phong cách này, người lãnh đạo thể hiện những phẩm chất mạnh mẽ của người lãnh đạo, tập trung quyền hạn, giao nhiệm vụ bằng mệnh lệnh và chờ đợi sự phục tùng của nhân viên. Người lãnh đạo luôn giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện các quyết định, buộc nhân viên đạt được mục tiêu của họ đề ra. Người lãnh đạo sẽ phải nắm bắt, quản lý toàn bộ các thông tin, quan hệ trong tổ chức theo chiều dọc từ trên xuống, những quyết định của họ thường dựa vào kinh nghiệm, uy tín và quyền lực của mình. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền có ưu điểm phù hợp với môi trường, tổ chức mới thành lập, hoặc khi trong một tập thể đang tồn tại nhiều mâu thuẫn, đòi hỏi người lãnh đạo phải mạnh dạn chủ trì để ổn định tổ chức. Phong cách này giúp cho việc giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng trong một số tình huống, đồng thời có thể sử dụng thông tin phản hồi để huấn luyện ngược lại cho đội ngũ nhân viên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo chuyên quyền cũng có những nhược điểm là thể hiện tính chủ quan của người lãnh đạo, người lãnh đạo ít quan tâm đến nhân viên, làm giảm và thậm trí triệt tiêu tính sáng tạo của nhân viên. Dần dần tạo cho nhân viên tinh thần làm việc thụ động, thiếu cộng tác, tinh thần làm việc nhóm kém, môi trường làm việc thiếu cởi mở, mọi người làm việc ngày càng dè dặt, thận trọng. Điển hình Tổng thống của Mỹ, Abraham Lincoln được đánh giá là một nhà lãnh đạo chuyên quyền vì nhiều quyết định tự trị mà ông đã đưa ra trong suốt thời kỳ Nội chiến. Đặt trong lịch sử Hoa Kỳ có nhiều bất ổn (1861 - 1865), đất nước yêu cầu có một tổng thống quyết liệt, táo bạo, người sẵn sàng đưa ra các quyết định khó khăn nhất. Từ đó, Lincoln đã vươn lên và trở thành nhà lãnh đạo độc đoán, nhưng vẫn chú trọng kết hợp hài hòa thái độ đúng đắn. 2. Phong cách lãnh đạo dân chủ: Nhà lãnh đạo thường đưa ra định hướng, gợi ý, khuyến khích cấp dưới tham gia ý kiến, tạo ra sự đồng lòng, nhất trí trong việc ra các quyết định. Người lãnh đạo dân chủ biết tổng hợp, lựa chọn những sáng kiến, kinh nghiệm, trí tuệ tập thể trước khi ra quyết định, biết phân quyền và khuyến khích cấp dưới tự quyết định mục tiêu và phương pháp làm việc của họ. Thông tin ở đây sẽ được thể hiện hai chiều, giữa người lãnh đạo và người dưới quyền. Đây là
  • 5. Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân và kế hoạch hành động Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến 5 một phương pháp lãnh đạo tương đối là phổ thông, ưu điểm của phương pháp này làm cho cấp dưới luôn phấn khởi làm việc, chủ động, tích cực đề xuất nhiều sáng kiến, môi trường làm việc cởi mở, thoải mái, các quyết định sẽ mang tính hiệu quả cao, gắn quyền lợi, trách nhiệm của nhân viên với sự tham gia của họ. Ngược lại, phương pháp này cũng có một số nhược điểm như các quá trình ra quyết định thường chậm hơn do chờ đợi sự tham gia, góp ý kiến của tập thể, không phù hợp với tình huống quan trọng, cấp bách. Hoặc trong trường hợp người lãnh đạo thiếu quan tâm, thiếu quyết đoán, nhu nhược thì thường phụ thuộc và theo đuôi tập thể. Một trong những người áp dụng thành công và sáng tạo nhất với phong cách lãnh đạo dân chủ là Henry Ford - người sáng lập Công ty Ford Motor. Với những triết lý của mình, ông gần như đã thay đổi quan niệm về "lãnh đạo" của giới tư bản trong những năm 20 - 30 của thế kỷ XX, khi các công ty tư bản chỉ biết bóc lột và tranh giành công nhân viên về phía mình. Với ông, mục tiêu cao nhất không phải là lợi nhuận, mà là "mức độ hài lòng của mỗi người chứ không phải số tiền ghi trên bản sao kê". Ông chú trọng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và bên cạnh đó là quan tâm tới đời sống nhân viên của mình. Trong công việc, khi thảo luận với nhân viên, Ford được đặt ở vị trí trung gian, khích lệ nhân viên nêu ra các ý kiến, tranh luận, ai cũng có cơ hội được thể hiện. Điều đó làm cho nhân viên của ông cảm thấy được tôn trọng và có tinh thần cống hiến vì tập thể hơn - khi thấy mình là một phần của team. 3. Phong cách lãnh đạo tự do: Các nhà quản lý thường chỉ giao nhiệm vụ hay vạch ra các kế hoạch chung cho nhân viên của mình, họ ít khi tham gia trực tiếp vào công việc. Cho phép các thành viên của nhóm tự thực hiện công việc theo cách tốt nhất mà họ có thể, cho phép nhóm toàn quyền quyết định, hoàn thành công việc theo bất cứ cách nào họ cho là phù hợp. Nhà lãnh đạo cung cấp thông tin cho tập thể, từ đó xem thông tin đó có nhận được sự ủng hộ, đồng tình không sau đó mới đưa ra ý kiến, quyết định của mình. Theo cách này, các thông tin được trao đổi chủ yếu theo chiều ngang. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo tự do là phát huy tối đa năng lực sáng tạo của người dưới quyền, người lãnh đạo sẽ nhàn nhã hơn vì đã để cho cấp dưới thực hiện công việc khi thấy phù hợp mà không cần sự can thiệp của lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo tự do phù hợp với các tổ chức đã có một quy trình tổ chức hợp lý, đầy đủ, để cho mọi người tự chủ động thực hiện trong phạm vi đã quy định hoặc đối với trường hợp nhà quản lý có quá nhiều vấn đề cần được giải quyết và họ tin tưởng vào năng lực, khả năng phân tích vấn đề của nhân viên mình. Tuy nhiên, nhược điểm của phong cách lãnh đạo này cũng dễ dẫn đến tình trạng hỗn loạn, vô tổ chức, thiếu chỉ dẫn của người lãnh đạo, kể cả người lãnh đạo và nhân viên sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng buông thả, thiếu nề nếp, kỷ luật.
  • 6. Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân và kế hoạch hành động Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến 6 Có khá nhiều nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh nổi tiếng thể hiện những đặc điểm của Phong cách lãnh đạo tự do. Đầu tiên phải kể đến là Steve Jobs. Ông được biết đến là người luôn đưa ra định hướng, chỉ dẫn những gì ông mong muốn cho cấp dưới nhưng sau đó lại để nhân viên của ông toàn quyền hoàn thành nhiệm vụ theo cách riêng của họ mà hầu như không can thiệp. Thứ 2 là cựu Tổng thống Mỹ Herbert Hoover cũng nổi tiếng về phong cách lãnh đạo tự do. Ông thường cho phép các cố vấn có kinh nghiệm đảm nhận các nhiệm vụ mà bản thân ông chưa đủ kiến thức và chuyên môn cần thiết. II. Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân Sẽ thật nguy hiểm nếu một nhà lãnh đạo lúc nào cũng nghĩ mình biết hết mọi thứ, không biết phát huy trí tuệ tập thể và không chịu thay đổi, hoàn thiện mình. Khi nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân, tôi thấy rằng mình mong muốn, lựa chọn và đang làm việc theo Phong cách lãnh đạo dân chủ. Việc cá nhân hình thành lên phong cách lãnh đạo dân chủ, trước hết là do tính cách, cùng với một quá trình dài học tập về văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, quá trình tự tìm hiểu những lĩnh vực yêu thích, kinh nghiệm làm việc qua các vị trí, môi trường công việc khác nhau và cũng là những gì mong muốn được lãnh đạo cấp trên "đối xử" với mình. Để nhận diện lại chuẩn phong cách lãnh đạo của bản thân, tôi áp dụng một số bài trắc nghiệm phổ biến sau: 1. Trắc nghiệm theo Bài giảng Lãnh đạo trong tổ chức: Kết quả trắc nghiệm thể hiện thiên về Phong cách lãnh đạo dân chủ Tổng theo các số thứ tự Điểm TB Tổng 1, 4, 7, 10, 13, 16 (xu hướng phong cách lãnh đạo chuyên quyền) 2,67 16 2, 5, 8, 11, 14, 17 (xu hướng phong cách lãnh đạo dân chủ) 3,67 22 3, 6, 9, 12, 15, 18 (xu hướng phong cách lãnh đạo tự do) 2,67 16 TT Các phát biểu Thang điểm Thay đổi 1 2 3 4 5 1 Nhân viên cần được giám sát chặt chẽ, nếu không họ sẽ không thực hiện công việc của họ 1 2 3 4 5 2 Nhân viên muốn được tham gia vào quá trình ra quyết định 1 2 3 4 5 3 Trong những tình huống phức tạp, lãnh đạo nên để nhân viên tự giải quyết vấn đề theo cách của họ 1 2 3 4 5
  • 7. Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân và kế hoạch hành động Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến 7 TT Các phát biểu Thang điểm Thay đổi 1 2 3 4 5 4 Công bằng mà nói, nhìn chung hầu hết nhân viên ở các doanh nghiệp đều chăm chỉ 1 2 3 4 5 3 5 Đối với nhân viên, nên hướng dẫn họ, không nên tạo áp lực cho họ, đó là chìa khoá để trở thành một lãnh đạo tốt 1 2 3 4 5 6 Lãnh đạo không nên can thiệp khi nhân viên triển khai thực hiện công việc của mình 1 2 3 4 5 7 Như đã thành lệ, nhân viên cần được trao phần thưởng hoặc bị phạt để động viên họ làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức 1 2 3 4 5 3 8 Hầu hết nhân viên không muốn có sự giao tiếp hỗ trợ thường xuyên từ lãnh đạo 1 2 3 4 5 9 Như đã thành lệ, lãnh đạo nên để nhân viên tự đánh giá kết quả hoàn thành công việc của chính mình 1 2 3 4 5 10 Hầu hết nhân viên thấy bất an về công việc của họ, do vậy họ cần phải được hướng dẫn, dắt đường chỉ lối 1 2 3 4 5 11 Lãnh đạo cần giúp đỡ nhân viên hiểu được và chấp nhận trách nhiệm của mình trong khi thực hiện và hoàn thành công tác 1 2 3 4 5 12 Lãnh đạo không cần cho nhân viên toàn quyền tự do để giải quyết vấn đề theo cách của họ 1 2 3 4 5 2 13 Lãnh đạo là người quyết định cuối cùng và tối cao về thành tựu của các thành viên trong 1 tổ nhóm (1 tổ, 1 đội) 1 2 3 4 5 14 Trách nhiệm của lãnh đạo là giúp họ tìm ra cảm hứng trong công việc 1 2 3 4 5 15 Trong mọi tình huống, nhân viên thích tự làm là chủ yếu và không thích nhiều chỉ thị, nhiều hướng dẫn, nhiều chỉ đạo từ lãnh đạo 1 2 3 4 5 16 Một lãnh đạo hiệu quả là người đưa ra mệnh lệnh và làm rõ các quy trình, thủ tục mà nhân viên cần tuân theo 1 2 3 4 5 17 Nhìn chung nhân viên cơ bản là tài giỏi, và nếu ta cứ giao việc cho họ thì họ sẽ hoàn thành tốt 1 2 3 4 5 18 Nhìn chung, cách tốt nhất là không nên để nhân viên một mình trong quá trình thực hiện công việc 1 2 3 4 5
  • 8. Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân và kế hoạch hành động Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến 8 2. Thực hiện bài trắc nghiệm (quiz) trên trang Lovemind.com.vn: Kết quả bài quiz: 25 điểm (với điểm số trong khoảng 21 - 27 điểm) Ý nghĩa tham khảo: Phong cách lãnh đạo lôi cuốn, huấn luyện Bạn nghiêng về Phong cách lãnh đạo kiểu dân chủ. Bạn có xu hướng thiết lập các thông số cho công việc và có tiếng nói cuối cùng về các quyết định, nhưng bạn tích cực lôi kéo các thành viên trong nhóm của mình tham gia vào quá trình này. 3. Thực hiện bài trắc nghiệm trên trang Adecco.com.vn: Kết quả bài 17 điểm (với điểm số trong khoảng 13 - 19 điểm). Bạn là một nhà Lãnh đạo dân chủ Đúng như tên gọi, các nhà quản lý dân chủ là những người coi trọng ý tưởng của các thành viên. Họ khuyến khích sự đóng góp, sẵn sàng lắng nghe và để bộ phận được tham gia vào các quy trình kinh doanh. Các nhà lãnh đạo đôi khi có thể đóng vai trò là nhà tư vấn để hỗ trợ cấp dưới về các khía cạnh của công việc, hoặc là người phát ngôn đại diện trong những dịp quan trọng. Mặc dù các nhà lãnh đạo vẫn là người đưa ra quyết định quan trọng sau cùng, các thành viên sẽ có nhiều sự tự do hơn để quyết định cách họ làm việc. Trong các nhóm này, phạm vi giao tiếp của họ bao gồm cả từ trên xuống lẫn từ dưới lên. Dựa trên cơ sở thực tế và các kết quả trắc nghiệm nêu trên, nhận định phong cách lãnh đạo của bản thân là Phong cách lãnh đạo dân chủ. Việc thực hành Phong cách lãnh đạo dân chủ hiện nay tôi nhận thấy có ưu điểm và tương đối phù hợp với môi trường doanh nghiệp của tôi. Là một doanh nghiệp truyền thống, trải qua nhiều thế hệ lãnh đạo, có người đã nghỉ chế độ, có người vẫn còn đang tiếp tục làm việc và một đội ngũ cán bộ, công nhân viên mới được tuyển dụng sau này. Việc dung hoà được sự "không tương đồng" giữa đội ngũ "lãnh đạo không chính thức" bề dày kinh nghiệm, bảo thủ, trì trệ, lại được hấp thụ tinh thần "bao cấp" từ đơn vị Nhà nước với đội ngũ cán bộ, công nhân viên trẻ có trình độ chuyên môn cao, tinh thần làm việc hăng say, năng động, ham học hỏi, tôi nhận thấy việc điều hành trên tinh thần dân chủ sẽ phát huy được hiệu quả tốt hơn. Việc phân quyền, trách nhiệm được rõ ràng phù hợp với từng đối tượng từ lãnh đạo quản lý cấp trung đến nhân viên nên khuyến khích được mọi người chủ động hơn trong công việc, với cương vị lãnh đạo tôi thường chỉ phải tham gia khi cần có sự phối hợp của các bộ phận với nhau. Tinh thần làm việc của mọi người được thoải mái, tin tưởng vào khả năng điều hành và sự cam kết của tôi về chăm lo đời sống, việc làm và các chế độ ưu đãi khác. Đa số mọi thành viên đều nhiệt tình, năng động trong việc đề xuất ý kiến, tham gia đóng góp ý kiến vào các chủ trương, kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
  • 9. Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân và kế hoạch hành động Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến 9 Bên cạnh những ưu điểm, thành quả đã đạt được thì vẫn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục như: Một số quyết sách được họp bàn, thông qua các thành viên trước khi ban hành vẫn bị chậm chễ, do chờ đợi sự thống nhất ý kiến giữa thế hệ kinh nghiệm và thế hệ trẻ có trình độ chuyên môn cao, năng động, có vẻ giữa hai bên còn e dè lẫn nhau, đôi khi tôi cũng quyết liệt chủ động quyết định để đảm bảo yêu cầu công việc. Mặc dù là lãnh đạo cấp trên, tôi luôn có thái độ tôn trọng và khiêm tốn, một số cán bộ lâu năm, kiểu "lãnh đạo không vị trí" vẫn còn thể hiện sự kiêu ngạo, bảo thủ, thiếu hợp tác trong công tác đào tạo, chia sẻ cho bộ phận cán bộ lãnh đạo trẻ, tuy nhiên sau một quá trình ngắn tôi đã cân bằng được quyền lực của mình, mọi người đã hiểu được sự cương quyết trong thái độ hoà nhã của tôi. III. Kế hoạch hành động Trên cơ sở xem xét, đánh giá thực trạng, phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm của bản thân, trước mắt tôi tiếp tục duy trì vận hành mô hình tổ chức hoạt động sẵn có và từng bước điều chỉnh phù hợp. Tôi chủ trương, định hướng xây dựng các mô hình sáng tạo, khuyến khích mọi người chủ động nghiên cứu, xây dựng phát triển các dự án, đề xuất giải pháp và cơ chế thực hiện. Tăng cường hơn công tác phân quyền, uỷ quyền nhưng thay đổi các phương thức quản lý, nắm bắt thông tin, thẩm tra, phê duyệt, chỉ đạo bằng các phương tiện công nghệ thông tin, tập trung chủ yếu trên phương diện hiệu quả công việc. Thường xuyên hỗ trợ các cá nhân, tập thể triển khai công việc, tham gia hướng dẫn, điều chỉnh hoặc tổ chức hội thảo họp bàn, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh nếu có. Luôn cởi mở trong giao tiếp, chủ động tìm hiểu, lắng nghe sự phản hồi của mọi người, để mọi người thoải mái chia sẻ ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp, đồng thời gợi ý nhiều chương trình hỗ trợ, động viên, khen thưởng trên tinh thần đảm bảo công bằng, khách quan và đúng thời điểm. Bản thân cá nhân luôn luôn gương mẫu trong công việc, chấp hành tốt các nội quy tập thể, khiêm tốn học hỏi từ thế hệ đi trước và kể cả những kiến thức của thế hệ trẻ, trung thực trong các thoả thuận và cam kết, phân công và điều hành công việc khách quan, đúng người, hài hoà trong đối nhân xử thế, đảm bảo mục tiêu phát triển hiệu quả, lâu dài. Dưới đây là một số kế hoạch hành động cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo như sau: 1. Thường xuyên cập nhật tình hình kinh tế, văn hoá, chính trị, môi trường kinh doanh vĩ mô cũng như trong nội bộ doanh nghiệp để có những quyết sách, chủ trương, đường lối đúng đắn, phù hợp. 2. Duy trì thái độ hoà đồng, chân thành lắng nghe để có thể nắm bắt đầy đủ về năng lực chuyên môn, thái độ và tinh thần làm việc của cán bộ, công nhân viên, đảm bảo việc phân công, trao quyền được phù hợp. Khiêm tốn tranh thủ ý kiến của
  • 10. Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân và kế hoạch hành động Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến 10 những "lãnh đạo không vị trí", những lãnh đạo tầm trung đầy kinh nghiệm, động viên đội ngũ cán bộ, công nhân viên trẻ có trình độ cao, chủ động phát huy sáng tạo. 3. Tăng cường nghiên cứu và có thể thực hành kết hợp nhiều phong cách lãnh đạo phù hợp theo từng giai đoạn, đối tượng hoặc công việc cụ thể. Trong một vài trường hợp cũng nên áp dụng Phong cách lãnh đạo chuyên quyền để đảm bảo duy trì quyền uy của mình, hoặc trong giai đoạn mô hình tổ chức tương đối ổn định, thống nhất, có sự hiểu biết và tin tưởng nhất định đối với cán bộ, công nhân viên thì thực hiện trao quyền rộng hơn cho họ, thiên về Phong cách lãnh đạo tự do, việc này sẽ làm giảm áp lực công việc cho bản thân, dành tâm sức sáng suốt cho các công việc tầm chiến lược cao hơn. 4. Đặt mục tiêu cho bản thân và xác định nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu đó, duy trì thái độ sống tích cực lạc quan, thường xuyên học tập nâng cao, bổ sung kiến thức cũng như những kỹ năng xã hội khác. 5. Cảm nhận và thực hành các triết lý nhân văn, đạo đức, có quan niệm sống hướng thiện, thường xuyên quan tâm và tôn trọng người khác. Chăm chỉ rèn luyện sức khoẻ, có chế độ sinh hoạt phù hợp, biết cân bằng giữa cuộc sống và công việc, giữa thể chất và tinh thần. 6. Luôn thể hiện sự tận tâm và đam mê công việc, học cách động viên chia sẻ với mọi người, tạo động lực, tạo điều kiện cho mọi cán bộ, công nhân viên làm việc với nỗ lực cao nhất, có cơ chế đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, kịp thời, đảm bảo duy trì, nâng cao đời sống cả vật chất và tinh thần cho mọi người. 7. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, xây dựng môi trường làm việc tích cực, năng động, cởi mở, tăng cường các hoạt động kết nối, gắn kết mọi người, khuyến khích mọi người hăng hái thể hiện năng lực, bày tỏ tâm tư tình cảm, chia sẻ kiến thức, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển, tạo điều kiện mọi người cùng học tập nâng cao kiến thức cũng như cơ hội phát triển, thăng tiến trong công việc. Tổng kết lại, nghề lãnh đạo là một nghề tổng hợp, đòi hỏi mọi người phải có tố chất, có mong muốn và hội tụ đủ kiến thức quản lý, công việc, văn hoá, tâm lý, xã hội... Trong mỗi môi trường tổ chức, đối tượng khác nhau cần phải xây dựng một hình tượng lãnh đạo khác nhau, khéo léo thực hành một phong cách lãnh đạo phù hợp đảm bảo mục tiêu phát triển chung. Và theo quan điểm của tôi, yếu tố giúp thành công trong nghề lãnh đạo quan trọng nhất là việc giải quyết mối quan hệ giữa con người với con người, biết "đối nhân xử thế", "biết người biết ta", vì mình và vì mọi người.
  • 11. Nhận diện phong cách lãnh đạo của bản thân và kế hoạch hành động Học viên thực hiện: Phạm Tân Tiến 11 Tài liệu tham khảo 1. Bài giảng môn Lãnh đạo trong tổ chức của Giảng viên, PGS. TS Lê Thái Phong, trưởng khoa Quản trị kinh doanh - Trường đại học ngoại thương. 2. Quyết định 34/2020/QĐ-TTg ngày 26/11/2020 của Thủ tướng chính phủ về Danh mục nghề nghiệp Việt Nam. 3. Bài viết về Kỹ năng lãnh đạo ngày 28/4/2022 trên trang Gapowork.com. 4. Bài viết Nghệ thuật lãnh đạo, ví dụ về phong cách lãnh đạo dân chủ ngày 07/9/2021, tham khảo trên Internet. 5. Bài viết về Phong cách lãnh đạo tự do ngày 22/4/2021 của Tạp chí Công thương. 6. Bài viết về 9 cách nhận diện nhà lãnh đạo thực thụ ngày 04/9/2022 của Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn.