SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
Download to read offline
CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN KINH TẾ
NGÀNH: LOGISTICS
NGHIỆP VỤ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP
KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH
SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM.
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Sương.
Nhóm SVTH: Nhóm 1– Lớp LO19202.
1. Nguyễn Nhất Huy MSSV: PS37841
2. Nguyễn Gia Phong MSSV: PS37819
3. Trương Nhất Triệu MSSV: PS37854
4. Phan Duy Khang MSSV: PS37844
TP. Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2024
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
Giảng viên 1:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Giảng viên 2:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
NHÓM 1 –. Lớp LO19202. ĐÁNH GIÁ NHÓM VỀ: ASM GĐ1
STT THÀNH
VIÊN
THAM GIA
ĐẦY ĐỦ
CHẤT LƯỢNG
NỘI DUNG
ĐÚNG
HẠN
TRÁCH
NHIỆM
TỔNG KÝ
TÊN
1
Nguyễn
Nhất Huy 100% 100% 100% 100% 100%
2
Nguyễn
Gia Phong 100% 80% 100% 80% 90%
3
Trương
Nhất Triệu 100% 80% 100% 80% 90%
4
Phan Duy
Khang 100% 80% 100% 80% 90%
NHÓM 1 – Lớp LO19202. ĐÁNH GIÁ NHÓM VỀ: ASM GĐ2
STT THÀNH
VIÊN
THAM GIA
ĐẦY ĐỦ
CHẤT LƯỢNG
NỘI DUNG
ĐÚNG
HẠN
TRÁCH
NHIỆM
TỔNG KÝ
TÊN
1
Nguyễn
Nhất Huy 100% 100% 100% 100% 100%
2
Nguyễn
Gia Phong 100% 100% 100% 100% 100%
3
Trương
Nhất Triệu
100% 100% 100% 100% 100%
4
Phan Duy
Khang
100% 100% 100% 100% 100%
NHÓM 1–Lớp LO19202. ĐÁNH GIÁ NHÓM VỀ: ASM FINAL
STT THÀNH
VIÊN
THAM GIA
ĐẦY ĐỦ
CHẤT LƯỢNG
NỘI DUNG
ĐÚNG
HẠN
TRÁCH
NHIỆM
TỔNG KÝ
TÊN
1
Nguyễn
Nhất Huy 100% 100% 100% 100% 100%
2
Nguyễn
Gia Phong
100% 100% 100% 100% 100%
3
Trương
Nhất Triệu 100% 100% 100% 100% 100%
4
Phan Duy
Khang 100% 100% 100% 100% 100%
DANH MỤC BẢN BIỂU
Hình 1.1 Logo Công ty Samsung.................................................................................. 11
Hình 1.2 Công ty Samsung Electronics VietNam......................................................... 11
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức của Samsung Electrocnics VietNam....................................... 14
Hình 1.4 Samsung Galaxy s23 Ultra............................................................................ 15
Hình 1.5 Samsung Galaxy Tab S8................................................................................ 15
Hình 1.6 TV................................................................................................................... 16
Hình 1.7 Loa thanh Q-series của Samsung.................................................................. 16
Hình 1.8 Máy chiếu của Samsung. ............................................................................... 17
Hình 1.9 Tủ lạnh Samsung Family Hub. ...................................................................... 17
Hình 1.10 Máy giặc AI Ecobubble ............................................................................... 18
Hình 2. 1 Thị phần điện thoại thông minh ở Mỹ theo Quý 1 2021 và 2022................. 24
Hình 2. 2 Sơ đồ các bước thực hiện xuất khẩu............................................................ 26
Bảng 2. 1 Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của SEV năm 2021 ............................... 20
Bảng 2. 2 Thống kê doanh số bán smartphone của Samsung và Apple giai đoạn 2021 –
2022 ở thị trường Mỹ theo từng quý............................................................................. 25
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢN BIỂU.............................................................................................. 4
MỤC LỤC ..................................................................................................................... 5
LỜI CẢM ƠN!.............................................................................................................. 9
LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................... 10
CHƯƠNG 1................................................................................................................. 11
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY TNHH SAMSUNG
ELECTRONICS VIỆT NAM.................................................................................... 11
1.1 Thông tin công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam. .......................... 11
1.1.1 Giới thiệu công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam................... 11
1.1.2 Lịch sử hình thành và Phát triển............................................................. 12
1.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh của Samsung. .......................................................... 13
1.1.4. Hình thức kinh doanh chủ yếu. .............................................................. 14
1.1.5 Sơ đồ tổ chức ............................................................................................. 14
1.2 Lĩnh vực hoạt động của Samsung Electronic Việt Nam. .............................. 14
1.3 Sản phẩm chủ yếu của Samsung Electronic Việt Nam. ................................ 15
1.3.1 Thiết bị di động:........................................................................................ 15
1.3.2 TV & AV.................................................................................................... 16
1.3.3 Thiết bị gia dụng ....................................................................................... 17
CHƯƠNG 2................................................................................................................. 19
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
XUẤT/NHẬP KHẨU TẠI SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM (SEV). .... 19
2.1 Mô tả hoạt động kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm của Samsung Electronic
Việt Nam.................................................................................................................. 19
2.1.2 Phân tích chi tiết về thị trường kinh doanh về các sản phẩm thiết bị di
động của Samsung ở Mỹ. .................................................................................. 20
2.1.2.1 Về Doanh Số Bán Hàng và Tăng Trưởng............................................ 21
2.1.2.2 Về thị phần và nhu cầu về sản phẩm thiết bị di động trong thị trường
ở Mỹ..................................................................................................................... 22
2.1.2.3: Sự cạnh tranh và thách thức trong thị trường Mỹ. .......................... 25
2.2 Mô tả quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của
Samsung Electronics Việt Nam. ............................................................................ 26
2.2.1 Sơ đồ các bước tổ chức xuất khẩu của Samsung Electronics Việt Nam.
.............................................................................................................................. 26
2.2.2 Chi tiết từng bước trong quy trình xuất khẩu của Samsung................ 27
2.2.2.1 Chuẩn bị hồ sơ thủ tục bước đầu cho xuất nhập khẩu. ..................... 27
2.2.2.2 Kiểm tra xác nhận thanh toán.............................................................. 27
2.2.2.3 Chuẩn bị hàng xuất khẩu...................................................................... 28
2.2.2.4 Kiểm tra hàng xuất khẩu. ..................................................................... 29
2.2.2.5 Thuê phương tiện vận tải. ..................................................................... 29
2.2.2.6 Làm thủ tục hải quan. ........................................................................... 30
2.2.2.7 Giao cho người vận tải........................................................................... 31
2.2.2.8 Mua bảo hiểm......................................................................................... 31
2.2.2.9 Thanh toán/ thanh lý hợp đồng. ........................................................... 32
2.2.2.10 Khiếu nại (nếu có)................................................................................ 33
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức thực hiện xuất khẩu hàng hóa
của Samsung Electronics Việt Nam ...................................................................... 33
2.3.1 Nhân tố bên ngoài. .................................................................................... 33
2.3.1.1 Nhóm nhân tố kinh tế- chính trị........................................................... 33
2.3.1.2 Nhóm nhân tố xã hội - văn hóa............................................................. 34
2.3.2 Nhân tố bên ngoài. .................................................................................... 36
2.3.2.1 Nhóm nhân tố nguồn lực....................................................................... 36
2.3.2.2 Nhóm nhân tố quản trị. ......................................................................... 37
2.4 Đàm phán ký kết hợp đồng.............................................................................. 37
2.4.1 Trước đàm phán. ...................................................................................... 37
2.4.2 Trong cuộc đàm phán............................................................................... 38
2.4.3 Kết quả sau đàm phán, Ký kết hợp đồng ............................................... 39
2.4.4 Ký kết hợp đồng........................................................................................ 40
CHƯƠNG 3................................................................................................................. 45
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
XUẤT/ NHẬP KHẨU TẠI DOANH NGHIỆP ĐÓ ................................................ 45
3.1 Những ưu điểm trong hoạt động tổ chức thực hiện xuất khẩu hàng hóa của
công ty SamSung Việt Nam. .................................................................................. 45
3.2 Những hạn chế trong hoạt động tổ chức thực hiện xuất nhập khẩu hàng hoá
tại doanh nghiệp...................................................................................................... 49
3.3 Những rủi ro trong hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng
hóa của doanh nghiệp............................................................................................. 50
CHƯƠNG 4................................................................................................................. 53
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
XUẤT KHẨU CỦA SAMSUNG TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI........................ 53
4.1 Nguyên nhân của những hạn chế và rủi ro trong hoạt động tổ chức thực hiện
hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp................................................ 53
4.2 Các giải pháp để hoàn thiện và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tổ chức
thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa cho SEV. ............................................. 55
PHỤ LỤC. ................................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 74
LỜI CẢM ƠN!
Trước hết, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giảng viên
chính của môn học Nghiệp vụ thương mại quốc tế, cô Nguyễn Thị Thu Sương,
đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành bài luận văn này. Nhờ có sự hỗ trợ và góp ý của cô,
chúng tôi đã có thể hoàn thiện bài luận văn một cách tốt nhất.
Nhóm tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Quản trị
kinh doanh, trường Cao đẳng FPT Polytechnic, đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức quý báu và cần thiết trong lĩnh vực thuộc chuyên ngành Logistics. Những
kiến thức đó đã là nền tảng vững chắc cho tôi trong việc thực hiện bài luận văn
này.
Cuối cùng, chúng tôi xin tự nhận những thiếu sót và hạn chế trong bài luận
văn này. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và phản biện
của các thầy cô giáo và các bạn đọc để chúng tôi có thể hoàn thiện hơn trong
những công trình nghiên cứu sau này.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI.
Nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài này vì nó có tính thực tiễn cao và có ý nghĩa
quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty TNHH
Samsung Electric Việt Nam. Đây là một trong những công ty hàng đầu trong
lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm điện tử, điện máy, điện thoại
thông minh và các thiết bị liên quan. Công ty có quy mô lớn, phạm vi hoạt động
rộng khắp và có nhiều đối tác thương mại quốc tế. Do đó, việc hoàn thiện hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa là một yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả
kinh doanh, cạnh tranh và phát triển bền vững của công ty. Nhóm chúng tôi
mong muốn phân tích được những thách thức, cơ hội và giải pháp liên quan đến
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty, từ đó đề xuất những biện pháp
cải tiến và hoàn thiện phù hợp với thực tế và xu hướng của thị trường.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY TNHH
SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM.
1.1 Thông tin công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam.
1.1.1 Giới thiệu công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam.
Tên đầy đủ: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SAMSUNG
ELECTRONICS VIETNAM COMPANY LIMITED).
Website: www.samsung.com
Điện thoại: 02413696049. 0839157310.
Địa chỉ trụ sở công ty:
● Tòa nhà Bitexco, Số 2 đường Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
● Khu công nghiệp Yên Phong I, Xã Yên Trung, Huyện Yên Phong, Tỉnh
Bắc Ninh, Việt Nam.
Hình 1. 1 Logo Công ty Samsung
Hình 1. 2 Công ty Samsung Electronics VietNam
1.1.2 Lịch sử hình thành và Phát triển
● Năm 1995, Samsung Electronics khai trương văn phòng đại diện tại Hà
Nội, đánh dấu bước đầu tiên của sự hiện diện của Samsung tại Việt Nam.
● Năm 2008, Samsung Electronics ký kết thỏa thuận đầu tư với Chính
phủ Việt Nam để xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Khu công
nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, với tổng vốn đầu tư ban đầu là 670 triệu
USD. Đây là nhà máy đầu tiên của Samsung tại Việt Nam và cũng là nhà máy
sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Samsung trên thế giới lúc này.
● Năm 2009, Samsung Electronics chính thức thành lập CÔNG TY
TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM (SEV) để quản lý và vận
hành nhà máy tại Bắc Ninh. SEV bắt đầu sản xuất các sản phẩm điện thoại di
động, máy tính bảng, thiết bị đeo thông minh và các linh kiện liên quan.
● Năm 2013, Samsung Electronics mở rộng đầu tư bằng cách xây dựng
nhà máy thứ hai tại Thái Nguyên.
● Năm 2014, Samsung Electronics khởi công xây dựng nhà máy sản xuất
màn hình tinh thể lỏng (LCD) và màn hình điốt phát quang hữu cơ (OLED) tại
Khu công nghiệp Yên Phong.
● Năm 2015, Samsung Electronics tăng vốn đầu tư cho các nhà máy tại
Bắc Ninh và Thái Nguyên và khởi công xây dựng trung tâm R&D tại Hà Nội.
● Năm 2016, Samsung Electronics khai trương nhà máy sản xuất màn
hình tại Bắc Ninh và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại
Hòa Lạc.
● Năm 2017, Samsung Electronics khai trương trung tâm R&D tại Hà
Nội và tăng vốn đầu tư cho nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại Hòa Lạc.
● Năm 2019, Samsung Electronics kỷ niệm 10 năm hoạt động tại Việt
Nam, với tổng vốn đầu tư lên tới 17,3 tỷ USD và tổng số lao động là hơn
130.000 người. Cùng năm đó, Samsung Electronics cũng đầu tư thêm 220 triệu
USD để xây dựng nhà máy sản xuất pin lithium-ion tại Bắc Ninh.
● Năm 2020, Samsung Electronics tiếp tục đầu tư thêm để mở rộng các
nhà máy sản xuất pin lithium-ion và màn hình tại Bắc Ninh.
● Năm 2021 Samsung Electronics tiếp tục đầu tư thêm để xây dựng nhà
máy sản xuất linh kiện điện tử tại Hòa Lạc và nhà máy sản xuất màn hình tại
Hà Nội và khai trương nhà máy sản xuất pin lithium-ion tại Bắc Ninh.
● Năm 2022 Samsung Việt Nam đã lập kỷ lục doanh thu trong năm 2021,
đạt 71,71 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2020. Tổng lợi nhuận 4 công ty ở Việt
Nam là 4,55 tỷ USD, tăng trở lại sau 3 năm tăng trưởng âm, Samsung đã xây
dựng cơ sở trung tâm R&D mới tại Hà Nội với quy mô đầu tư lên tới 220 triệu
USD, dự kiến sẽ được khánh thành vào cuối năm 2022, đúng với cam kết với
Chính phủ Việt Nam.
● Năm 2023 Samsung Việt Nam đã đầu tư khoảng 240 nghìn tỷ won (206
tỷ USD) để mở rộng hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm sinh học, trí tuệ nhân
tạo, chất bán dẫn và robot trong thời kỳ hậu đại dịch. Samsung Việt Nam đã
tiếp tục xây dựng Ngôi trường Hy vọng Samsung tại Bình Phước, mang tới cơ
hội học tập và phát triển toàn diện cho trẻ em khắp Việt Nam.
1.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh của Samsung.
Tầm nhìn “Trở thành một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ
cao và điện tử tiêu dùng, mang lại những sản phẩm và dịch vụ vượt trội, sáng
tạo và có ý nghĩa cho cuộc sống của mọi người”
Sứ mệnh: “Cống hiến tài năng và công nghệ của mình để tạo ra các sản phẩm
và dịch vụ đóng góp cho một xã hội toàn cầu tốt đẹp hơn, coi trọng con người
và công nghệ, tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh có đạo đức và trách nhiệm
xã hội.”
Giá trị cốt lõi: “Samsung tin rằng sống bằng những giá trị mạnh mẽ là chìa
khóa cho hoạt động kinh doanh tốt. Đó là lý do tại sao những giá trị cốt lõi này,
cùng với bộ quy tắc ứng xử nghiêm ngặt, là trọng tâm của mọi quyết định mà
công ty đưa ra.”
1.1.4. Hình thức kinh doanh chủ yếu.
● Sản xuất và phân phối bán lẻ các thiết bị di động thông minh.
● Sản xuất và phân phối, bán lẻ các thiết bị điện gia dụng.
● Xuất khẩu sản phẩm.
1.1.5 Sơ đồ tổ chức.
1.2 Lĩnh vực hoạt động của Samsung Electronic Việt Nam.
Samsung Electronics hoạt động trong một số lĩnh vực sau:
● Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm điện tử tiêu dùng, bao gồm điện
thoại di động, máy tính bảng, tivi, máy giặt, tủ lạnh, máy lạnh, máy hút bụi và
các thiết bị gia dụng khác.
● Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền
thông di động, bao gồm màn hình hiển thị, bộ nhớ, chip xử lý, thiết bị mạng và
các giải pháp thiết bị khác.
● Nghiên cứu và phát triển các công nghệ và sản phẩm mới liên quan đến
các lĩnh vực kinh doanh trên, bao gồm phần mềm, phần cứng, thiết kế, trải
nghiệm người dùng và trí tuệ nhân tạo.
Hình 1. 3 Sơ đồ tổ chức của Samsung Electrocnics VietNam
1.3 Sản phẩm chủ yếu của Samsung Electronic Việt Nam.
1.3.1 Thiết bị di động:
● Điện thoại thông minh: Samsung Galaxy S-series, Samsung Galaxy
Note-series, Samsung Galaxy A-series, Samsung Galaxy M-series, Samsung
Galaxy Z-series.
● Máy tính bảng: Samsung Galaxy Tab-series.
Hình 1. 4 Samsung Galaxy s23 Ultra
Hình 1. 5 Samsung Galaxy Tab S8
1.3.2 TV & AV
● TVs: Neo QLED 8k, Neo QLED 4k, QLED 4k, Crystal UHD, Full HD
& HD TV, Smart TV
● Thiết bị âm thanh: Loa Thanh Q-series, Loa Thanh S-series, Loa
Thanh Ultra Slim, …
Hình 1. 6 TV
Hình 1. 7 Loa thanh Q-series của Samsung.
● Máy chiếu: The Freestyle, The Premiere.
1.3.3 Thiết bị gia dụng
● Tủ lạnh: Tủ Lạnh Thông Minh Family Hub, Tủ Lạnh Multidoor, Tủ
Lạnh Side by Side, Tủ Lạnh 2 Cửa Ngăn Đông Dưới, Tủ Lạnh 2 Cửa Ngăn
Đông Trên.
Hình 1. 8 Máy chiếu của Samsung.
Hình 1. 9 Tủ lạnh Samsung Family Hub.
● Máy giặt: Máy Giặt Cửa Trước, Máy Giặt Cửa Trên, Máy Giặt Kèm
Sấy, Tủ Chăm Sóc Quần Áo Thông Minh, Máy Sấy.
● Máy hút bụi: Robot Hút Bụi, Máy Hút Bụi Không Dây, Máy Hút Bụi
Dạng Hộp.
Hình 1. 10 Máy giặc AI Ecobubble
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
XUẤT/NHẬP KHẨU TẠI SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM (SEV).
SEV là tập đoàn kinh tế lớn đã đầu tư vào Việt Nam nhiều năm qua, giải quyết
công ăn, việc làm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, thúc đẩy phát triển KTXH.
Năm 2022, kết quả sản xuất, kinh doanh của Samsung cũng rất xuất sắc (xuất
khẩu đạt 65 tỷ USD, chiếm 8,9% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam), đóng góp
quan trọng vào quá trình hồi phục và phát triển kinh tế của Việt Nam, với kỷ
lục lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt mốc 700 tỷ
USD, đạt 732,5 tỷ USD.
2.1 Mô tả hoạt động kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm của Samsung Electronic
Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2022, SEV đã xuất
khẩu thiết bị di động sang 128 quốc gia và vùng lãnh thổ, Trong năm 2022, tổng
doanh thu của các dự án của Samsung tại Việt Nam đạt khoảng 74 tỷ USD, xuất
khẩu đạt 65 tỷ USD, đóng góp 17,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Theo số liệu của Samsung Việt Nam, hiện tại hơn 50% sản lượng điện thoại
Samsung toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam
Trong số đó, có 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của SEV, với tổng giá trị đạt
51,7 tỷ USD, chiếm 78,9% kim ngạch xuất khẩu thiết bị di động của SEV. Bảng
sau đây thể hiện danh sách 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của SEV năm 2021,
cùng với giá trị và tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2020:
Thị trường
Giá trị (triệu
USD)
Tăng trưởng
(%)
Mỹ 15.8 24,6
EU 10.9 18,2
Ấn Độ 4.6 9,5
Trung Quốc 3.9 11,4
Hàn Quốc 3.3 10
Mexico 2.8 16,7
Brazil 2.7 17,4
Canada 1.8 20
Nga 1.7 21,4
Việt Nam 1.6 14,3
Bảng 2. 1 Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của SEV năm 2021
Samsung chiếm một thị phần lớn trong việc sản xuất điện thoại toàn cầu với
một thị phần toàn cầu khoảng 20% trong quý 3 năm 2023. Samsung đã bán
được khoảng 157 triệu điện thoại thông minh trên toàn thế giới trong năm 2021,
và đã phục hồi từ sự sụt giảm do đại dịch COVID-19 trong năm 2020. Samsung
đã có những thành công lớn với dòng sản phẩm Galaxy S22 Ultra và Galaxy A,
cũng như với thị trường Ấn Độ, nơi Samsung chiếm 34% thị phần trong năm
2021.
2.1.2 Phân tích chi tiết về thị trường kinh doanh về các sản phẩm thiết bị di
động của Samsung ở Mỹ.
Trong số 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của SEV, Mỹ là thị trường chủ lực
nhất, với giá trị xuất khẩu đạt 15,8 tỷ USD, chiếm 24,1% kim ngạch xuất khẩu
thiết bị di động của SEV và tăng 24,6% so với năm 20202. Mỹ cũng là thị
trường tiêu thụ lớn nhất của Samsung toàn cầu, với thị phần đạt 33,7% trong
quý III năm 2021, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Samsung đã vượt qua
Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu tại Mỹ trong
quý III năm 2021, nhờ vào sự ra mắt của các dòng sản phẩm cao cấp như Galaxy
S21, Galaxy Z Fold và Galaxy Z Flip.
Sự tăng trưởng doanh số bán hàng của Samsung tại thị trường Mỹ cho thấy
giá cả của các sản phẩm thiết bị di động của Samsung là một yếu tố quan trọng
giúp công ty thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn. Samsung đã đầu tư vào
các nỗ lực tiếp thị để quảng bá sản phẩm và nhận thức về thương hiệu của mình
tại thị trường Mỹ. Họ đã hợp tác với các nhà mạng lớn như Verizon, AT&T và
T-Mobile để phân phối thiết bị của mình, giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận
rộng rãi các thiết bị này.
Samsung đã bán được hơn 2 triệu chiếc Galaxy S23 Ultra tại Mỹ trong tháng
đầu tiên ra mắt, tăng 40% so với Galaxy S22 Ultra. Ngoài ra, Samsung cũng
bán được hơn 1 triệu chiếc Galaxy Z Fold 3 và hơn 3 triệu chiếc Galaxy Z Flip
3 tại Mỹ trong năm 2021. Tổng cộng, Samsung đã bán được khoảng 15,5 triệu
chiếc điện thoại thông minh tại Mỹ trong năm 2021, chiếm 16,6% thị phần, xếp
thứ hai sau Apple.
2.1.2.1 Về Doanh Số Bán Hàng và Tăng Trưởng.
Trong quý II năm 2021, Samsung đã bán được 7,7 triệu chiếc điện thoại thông
minh tại Mỹ, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Samsung đã vượt qua Apple
để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu tại Mỹ trong quý III
năm 2021, với thị phần đạt 33,7%, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2021, các mẫu điện thoại gập của Samsung đã bán được trên 4
triệu sản phẩm trên toàn thế giới, tăng 4 lần so với năm 2020. Theo công ty
chuyên điều tra thị trường Counterpoint Research, trong tổng số thị phần của
điện thoại Samsung tại Mỹ, lượng bán ra của các dòng điện thoại gập đã tăng
từ 0,6% trong năm 2020 lên đến 12% trong năm 2021.
Theo báo cáo tài chính quý III năm 2022 của Samsung, doanh thu của mảng
kinh doanh truyền thông di động đạt 28,8 nghìn tỷ won, tăng 9% so với quý
trước, nhờ vào sự ra mắt của các dòng sản phẩm cao cấp như Galaxy S21,
Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Flip3.
Năm 2023 Doanh số bán hàng tăng 15% so với năm trước, đạt mức doanh thu
lên đến 10 tỷ USD. Tăng trưởng này được chủ yếu đẩy mạnh bởi sự gia tăng
nhu cầu cho các dòng sản phẩm cao cấp và giá trị gia tăng.
Các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của Samsung tại thị trường Mỹ:
Sự tăng trưởng của Samsung tại thị trường Mỹ trong năm 2023 là kết quả của
một số yếu tố, bao gồm:
• Đẩy mạnh đầu tư vào phân khúc cao cấp: Samsung đã giới thiệu ra thị
trường Mỹ nhiều mẫu điện thoại thông minh cao cấp, như Galaxy S22 Ultra,
Galaxy Z Fold 4 và Galaxy Z Flip 4. Các mẫu điện thoại này đã được đón nhận
tích cực từ người tiêu dùng Mỹ, giúp Samsung tăng thị phần trong phân khúc
cao cấp.
• Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và bán hàng: Samsung đã mở rộng mạng
lưới phân phối, đồng thời tăng cường các hoạt động quảng cáo và truyền thông
tại thị trường Mỹ. Các nỗ lực này đã giúp Samsung nâng cao nhận diện thương
hiệu và tăng doanh số bán hàng.
• Tăng cường hợp tác với các nhà mạng: Samsung đã hợp tác chặt chẽ
với các nhà mạng tại thị trường Mỹ để cung cấp các chương trình khuyến mãi
và ưu đãi hấp dẫn cho người tiêu dùng. Điều này đã giúp Samsung thu hút thêm
nhiều khách hàng mới.
2.1.2.2 Về thị phần và nhu cầu về sản phẩm thiết bị di động trong thị trường
ở Mỹ.
• Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Canalys, Samsung là
nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất tại thị trường Mỹ trong năm 2023,
với thị phần đạt 25%. Đây là mức tăng trưởng 5% so với năm 2022.
• Trong phân khúc điện thoại thông minh cao cấp, Samsung cũng là nhà
sản xuất dẫn đầu thị trường Mỹ với thị phần đạt 35%. Đây là mức tăng trưởng
10% so với năm 2022.
• Các sản phẩm di động khác của Samsung, như máy tính bảng, máy tính
xách tay và TV, cũng có thị phần tăng trưởng tại thị trường Mỹ trong năm 2023.
Thị phần kinh doanh các thiết bị di động ở Mỹ.
Thị phần của Samsung trong phân khúc cao cấp tại thị trường Mỹ cao hơn
Apple là do giá cả của các sản phẩm cao cấp của Samsung tương đối cạnh tranh.
Ví dụ, giá bán của Galaxy S23 Ultra, mẫu điện thoại cao cấp nhất của Samsung,
chỉ cao hơn giá bán của iPhone 14 Pro Max, mẫu điện thoại cao cấp nhất của
Apple, khoảng 50 USD.
Ngoài ra, Samsung cũng đã tung ra các sản phẩm thiết bị di động giá rẻ và tầm
trung để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng người tiêu dùng hơn. Ví dụ, giá
bán của Galaxy A53 5G, mẫu điện thoại tầm trung của Samsung, chỉ khoảng
400 USD.
Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Canalys, trong năm 2023,
Samsung đã bán được hơn 25 triệu chiếc điện thoại thông minh tại thị trường
Mỹ, tăng 10% so với năm 2022. Trong đó, doanh số bán hàng của các sản phẩm
cao cấp của Samsung tăng 15%, doanh số bán hàng của các sản phẩm giá rẻ và
tầm trung tăng 5%.
Sự tăng trưởng doanh số bán hàng của Samsung tại thị trường Mỹ cho thấy
giá cả của các sản phẩm thiết bị di động của Samsung là một yếu tố quan trọng
giúp công ty thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn. Samsung đã đầu tư vào
các nỗ lực tiếp thị để quảng bá sản phẩm và nhận thức về thương hiệu của mình
tại thị trường Mỹ. Họ đã hợp tác với các nhà mạng lớn như Verizon, AT&T và
T-Mobile để phân phối thiết bị của mình, giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận
rộng rãi các thiết bị này.
Samsung đã bán được hơn 2 triệu chiếc Galaxy S23 Ultra tại Mỹ trong tháng
đầu tiên ra mắt, tăng 40% so với Galaxy S22 Ultra. Ngoài ra, Samsung cũng
bán được hơn 1 triệu chiếc Galaxy Z Fold 3 và hơn 3 triệu chiếc Galaxy Z Flip
3 tại Mỹ trong năm 2021. Tổng cộng, Samsung đã bán được khoảng 15,5 triệu
chiếc điện thoại thông minh tại Mỹ trong năm 2021, chiếm 16,6% thị phần, xếp
thứ hai sau Apple.
Nhu cầu sử dụng sản phẩm di động của Samsung tại thị trường Mỹ.
Nhu cầu sử dụng sản phẩm di động của Samsung tại thị trường Mỹ đang tăng
trưởng mạnh mẽ. Theo một khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Gartner,
có đến 75% người tiêu dùng Mỹ có kế hoạch mua điện thoại thông minh mới
trong vòng 12 tháng tới. Trong số đó, 40% người tiêu dùng cho biết họ có khả
năng mua điện thoại thông minh của Samsung.
Nhu cầu sử dụng sản phẩm di động của Samsung tại thị trường Mỹ đang tăng
trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là trong phân khúc cao cấp. Điều này có thể được giải
thích bởi một số yếu tố, bao gồm:
• Nền kinh tế Mỹ đang phục hồi sau đại dịch COVID-19, dẫn đến sự gia
tăng thu nhập của người tiêu dùng.
• Người tiêu dùng Mỹ ngày càng quan tâm đến các sản phẩm công nghệ
cao cấp, như điện thoại thông minh màn hình gập.
• Sự phổ biến của các nền tảng dịch vụ trực tuyến, như streaming video,
gaming và social media.
• Sự phát triển của các công nghệ mới, như 5G và AI.
Hình 2. 1 Thị phần điện thoại thông minh ở Mỹ theo Quý 1 2021 và 2022.
• Các chương trình khuyến mãi và ưu đãi của Samsung.
2.1.2.3: Sự cạnh tranh và thách thức trong thị trường Mỹ.
Bảng 2. 2 Thống kê doanh số bán smartphone của Samsung và Apple giai đoạn
2021 – 2022 ở thị trường Mỹ theo từng quý.
Đối thủ cạnh tranh của Samsung: Một trong những đối thủ cạnh tranh lớn
nhất của Samsung ở thị trường Mỹ là Apple, công ty sản xuất iPhone, iPad và
các thiết bị iOS khác. Theo MarketSplash, vào năm 2020, Apple chiếm 60,5%
thị phần điện thoại thông minh tại Mỹ, trong khi Samsung chỉ chiếm 24,9%.
Mỹ là thị trường khu vực lớn nhất của Apple, với doanh thu hơn 100 tỷ đô la
vào quý IV năm 2020.
Ngoài Apple, Samsung còn phải cạnh tranh với các hãng sản xuất điện thoại
thông minh khác sử dụng hệ điều hành Android, như LG, Motorola, Google và
OnePlus. Theo Statista, vào quý III năm 2020, LG chiếm 12,9% thị phần điện
thoại thông minh tại Mỹ, Motorola chiếm 6,6%, Google chiếm 1,8% và
OnePlus chiếm 1,2%. Các hãng này cung cấp các sản phẩm có giá cả và tính
năng khác nhau, nhằm thu hút các phân khúc khách hàng khác nhau.
Thị trường kinh doanh mua bán và sử dụng thiết bị di động ở Mỹ là một thị
trường rất cạnh tranh và đa dạng. Samsung phải đối mặt với sự cạnh tranh không
chỉ từ Apple, mà còn từ các hãng Android khác. Để duy trì và tăng thị phần,
Thời điểm Samsung Apple
Q4/2022 58,3 triệu 70 triệu
Q3/2022 64,3 triệu 49,2 triệu
Q2/2022 62,5 triệu 46,5 triệu
Q1/2022 74,5 triệu 59 triệu
Tổng cộng
2022
259,6
triệu 224,7 triệu
Q4/2021 69 triệu 81,5 triệu
Q3/2021 69,3 triệu 48 triệu
Q2/2021 57,6 triệu 48,9 triệu
Q1/2021 76,6 triệu 59,5 triệu
Tổng cộng
2021
272,5
triệu 237,9 triệu
Samsung cần phải liên tục nghiên cứu và đổi mới sản phẩm, cũng như tăng
cường chiến lược marketing và phân phối.
Mặc dù Samsung đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Apple và các thương
hiệu Android khác, nhưng hãng vẫn giữ vững vị trí hàng đầu và có một lượng
người hâm mộ đông đảo ở Mỹ. Samsung thường ra mắt các mẫu điện thoại mới
hàng năm nhằm cung cấp những cải tiến đáng kể về thiết kế và tính năng.
2.2 Mô tả quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của
Samsung Electronics Việt Nam.
2.2.1 Sơ đồ các bước tổ chức xuất khẩu của Samsung Electronics Việt Nam.
1. Chuẩn bị hồ sơ thủ tục bước đầu cho xuất nhập khẩu.
2. Kiểm tra xác nhận thanh toán.
3. Chuẩn bị hàng xuất nhập khẩu.
4. Kiểm tra hàng xuất nhập khẩu.
5. Thuê phương tiện vận tải.
6. Làm thủ tục hải quan.
7. Giao hàng cho người vận tải.
8. Mua bảo hiểm.
9. Làm thủ tục thanh toán/ Thanh lý hợp đồng.
10. Khiếu nại (nếu có) và Thanh toán/ Thanh lý hợp đồng.
Chuẩn bị hồ sơ
thủ tục bước đầu
cho xuất nhập
khẩu
Kiểm tra xác nhận
thanh toán
Chuẩn bị hàng
xuất khẩu
Kiểm tra hàng
xuất khẩu
Thuê phương tiện
vận tải
Làm thủ tục hải
quan
Giao cho người
vận tải
Mua bảo hiểm
Làm thủ tục thanh
toán
Khiếu nại( nếu có)
và Thanh toán/
Thanh lý hợp đồng
Hình 2. 2 Sơ đồ các bước thực hiện xuất khẩu
2.2.2 Chi tiết từng bước trong quy trình xuất khẩu của Samsung.
2.2.2.1 Chuẩn bị hồ sơ thủ tục bước đầu cho xuất nhập khẩu.
Hồ sơ thủ tục bước đầu cho xuất khẩu của Samsung Electronics Việt Nam
sang Mỹ bao gồm các loại giấy tờ sau:
• Đơn xin cấp phép xuất khẩu.
• Hợp đồng xuất khẩu
• Hợp đồng thương mại.
Ngoài các giấy tờ bắt buộc trên, Samsung Việt Nam cũng có thể phải cung
cấp các giấy tờ khác tùy theo loại hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Ví dụ,
đối với hàng hóa xuất khẩu, Samsung Việt Nam có thể phải cung cấp giấy chứng
nhận xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm định chất lượng, giấy phép nhập khẩu của
nước nhập khẩu, ...
Công tác chuẩn bị hồ sơ thủ tục buộc đầu cần được thực hiện một cách cẩn
thận và chính xác. Các giấy tờ trong hồ sơ phải đầy đủ, hợp lệ và được khai báo
chính xác theo quy định.
2.2.2.2 Kiểm tra xác nhận thanh toán.
Trong trường hợp của Samsung xuất khẩu thiết bị di động, nên sử dụng
phương thức thanh toán L/C là hợp lý, ví dụ đang xuất khẩu một số lượng lớn
điện thoại Samsung S23 Ultra từ Samsung Electronics Việt Nam sang thị trường
Mỹ cho công ty T -Mobile. Đây là một giao dịch có giá trị cao, có thể gặp nhiều
rủi ro về pháp lý, hải quan, vận chuyển, chất lượng hàng hóa, và tỷ giá hối đoái.
Bằng cách sử dụng L/C, có thể bảo vệ quyền lợi của mình và đảm bảo rằng bạn
sẽ nhận được tiền đầy đủ và kịp thời khi bạn giao hàng đúng theo yêu cầu của
người mua. Nên thương lượng với người mua về các điều khoản và điều kiện
của L/C, cũng như các chi phí liên quan, trước khi ký kết hợp đồng xuất khẩu.
Để thực hiện bước kiểm tra xác nhận thanh toán, Samsung cần thực hiện
các công việc sau:
• Kiểm tra các thông tin về phương thức thanh toán: Samsung cần xác
minh lại các thông tin về phương thức thanh toán đã thỏa thuận với đối tác nhập
khẩu, bao gồm: loại phương thức thanh toán, tên ngân hàng phát hành, số tài
khoản, ngày và thời hạn thanh toán, ...
• Kiểm tra chứng từ thanh toán: Samsung cần kiểm tra các chứng từ
thanh toán do đối tác nhập khẩu cung cấp, bao gồm: thư tín dụng (L/C), giấy
báo chấp nhận L/C, ...
• Xác minh khả năng thanh toán của đối tác nhập khẩu: Samsung cần xác
minh khả năng thanh toán của đối tác nhập khẩu thông qua các kênh thông tin
như: báo cáo tín dụng, lịch sử thanh toán,...
2.2.2.3 Chuẩn bị hàng xuất khẩu.
Theo báo cáo của công ty, sản phẩm của Samsung là một sản phẩm công nghệ
cao cấp, có nhiều tính năng nổi bật và độ bền cao. Để đảm bảo chất lượng và
an toàn của sản phẩm, công ty phải thực hiện các việc sau:
• Lựa chọn nhà cung cấp linh kiện uy tín, đảm bảo nguồn gốc và chứng
nhận chất lượng của các linh kiện.
• Kiểm tra và đóng gói sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng các
vật liệu bảo vệ chống sốc, chống ẩm, chống trầy xước và chống tĩnh điện.
• Đánh dấu và ghi nhãn sản phẩm theo quy định của pháp luật Mỹ, bao
gồm mã vạch, số seri, thông tin nhà sản xuất, thông tin người nhập khẩu, thông
tin người nhận hàng và các cảnh báo an toàn.
• Lập danh sách chi tiết các sản phẩm trong mỗi kiện hàng, ghi rõ số
lượng, trọng lượng, kích thước và giá trị của hàng hóa.
Bằng cách thực hiện các việc trên, Samsung Electronics Việt Nam có thể chuẩn
bị hàng xuất nhập khẩu một cách hiệu quả và chuyên nghiệp, đảm bảo mang lại
sự hài lòng cho khách hàng Mỹ.
2.2.2.4 Kiểm tra hàng xuất khẩu.
Cụ thể, kiểm tra hàng xuất khẩu, Samsung Electronics Việt Nam cần thực hiện
các công việc sau:
• Kiểm tra số lượng: Samsung cần kiểm tra số lượng sản phẩm trong lô
hàng để đảm bảo đúng với số lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Việc kiểm
tra số lượng có thể được thực hiện bằng cách đếm thủ công hoặc sử dụng các
thiết bị đếm tự động.
• Kiểm tra chất lượng: Samsung cần kiểm tra chất lượng sản phẩm về
các tiêu chí như: ngoại quan, chức năng, tính năng,... Các sản phẩm được kiểm
tra bằng mắt thường và bằng các thiết bị chuyên dụng.
• Kiểm tra nhãn mác: Samsung cần kiểm tra nhãn mác sản phẩm để đảm
bảo đúng với quy định của pháp luật Việt Nam và Mỹ. Nhãn mác bao gồm các
thông tin như: tên sản phẩm, tên nhà sản xuất, xuất xứ,...
• Kiểm tra đóng gói: Samsung cần kiểm tra đóng gói sản phẩm của
mìnhđể đảm bảo chắc chắn và an toàn trong quá trình vận chuyển. Việc kiểm
tra đóng gói có thể được thực hiện bằng cách quan sát trực tiếp hoặc sử dụng
các thiết bị kiểm tra chuyên dụng.
2.2.2.5 Thuê phương tiện vận tải.
Trong quá trình xuất khẩu, huê phương tiện vận tải là một bước quan trọng
và phức tạp, vì nó liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí, thời gian, an toàn và
chất lượng của hàng hóa. Để thuê phương tiện vận tải, Samsung Electronics
Việt Nam cần thực hiện những việc sau:
• Tìm kiếm và lựa chọn các công ty vận tải uy tín và có kinh nghiệm
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu điện thoại. Các công ty này cần có đủ giấy tờ
pháp lý, giấy phép hoạt động, bảo hiểm và các chứng nhận liên quan đến an
toàn và chất lượng.
• So sánh và đàm phán các điều khoản và điều kiện của hợp đồng vận
tải, bao gồm giá cả, thời gian giao nhận, phương thức thanh toán, trách nhiệm
và quyền lợi của các bên, cách xử lý khi có sự cố hay tranh chấp.
• Ký kết hợp đồng vận tải với công ty được chọn, và cung cấp các thông
tin cần thiết về hàng hóa, như số lượng, khối lượng, kích thước, mã vạch, nhãn
hiệu, xuất xứ và các giấy tờ khác.
2.2.2.6 Làm thủ tục hải quan.
Quy trình làm thủ tục hải quan của Samsung Việt Nam được thực hiện theo các
bước sau:
Chuẩn bị hồ sơ
• Hồ sơ làm thủ tục hải quan của Samsung Việt Nam bao gồm:
• Tờ khai hải quan
• Hóa đơn thương mại
• Vận đơn
• Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
• Giấy chứng nhận kiểm dịch (C/Q)
• Giấy phép nhập khẩu (nếu có)
Samsung Việt Nam có hệ thống quản lý kho bãi và hàng hóa hiện đại, giúp
kiểm soát chặt chẽ tình trạng hàng hóa và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác.
Khai báo hải quan
Samsung Việt Nam thực hiện khai báo hải quan điện tử thông qua hệ thống
VNACCS/VCIS. Hồ sơ khai báo hải quan được gửi đến Chi cục Hải quan nơi
hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu.
Kiểm tra hàng hóa
Sau khi tiếp nhận hồ sơ khai báo hải quan, Chi cục Hải quan sẽ thực hiện kiểm
tra hàng hóa. Nếu hàng hóa không có vấn đề gì thì Chi cục Hải quan sẽ thông
quan hàng hóa.
Thanh toán thuế
Nếu hàng hóa thuộc diện chịu thuế thì Samsung Việt Nam phải nộp thuế cho
cơ quan hải quan. Số tiền thuế phải nộp được xác định dựa trên giá trị hàng hóa,
thuế suất và các quy định của pháp luật.
2.2.2.7 Giao cho người vận tải.
Công ty vận tải sẽ phụ trách việc đưa hàng hóa từ kho của Samsung
Electronics Việt Nam đến sân bay, làm thủ tục kiểm tra và xếp hàng hóa lên
máy bay. Công ty vận tải cũng phải cung cấp cho Samsung Electronics Việt
Nam các thông tin về tình trạng hàng hóa, thời gian khởi hành và đến nơi, cũng
như các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển.
2.2.2.8 Mua bảo hiểm.
Cụ thể, tại bước mua bảo hiểm, Samsung Electronics Việt Nam cần thực hiện
các công việc sau:
Lựa chọn công ty bảo hiểm
Samsung Electronics Việt Nam sẽ lựa chọn công ty bảo hiểm uy tín và có kinh
nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
Thỏa thuận về điều khoản bảo hiểm
Samsung Electronics Việt Nam sẽ thỏa thuận với công ty bảo hiểm về các điều
khoản bảo hiểm, bao gồm:
o Giá bảo hiểm
o Phạm vi bảo hiểm
o Số tiền bảo hiểm
o Điều kiện bồi thường
Ký hợp đồng bảo hiểm
Sau khi thỏa thuận được các điều khoản bảo hiểm, Samsung Electronics Việt
Nam sẽ ký hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm.
Lập hồ sơ bảo hiểm
Samsung Electronics Việt Nam sẽ lập hồ sơ bảo hiểm, bao gồm:
o Hợp đồng vận chuyển
o Hóa đơn giá trị gia tăng
o Danh sách hàng hóa
Nộp hồ sơ bảo hiểm
Samsung Electronics Việt Nam sẽ nộp hồ sơ bảo hiểm cho công ty bảo hiểm.
2.2.2.9 Thanh toán/ thanh lý hợp đồng.
Sau khi lô hàng đến tay khách hàng và được kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu,
Samsung Electronics Việt Nam đã gửi bộ chứng từ thanh toán cho đối tác nhập
khẩu. Bộ chứng từ này bao gồm:
• Hóa đơn thương mại
• Vận đơn
• Chứng nhận xuất xứ
• Giấy chứng nhận chất lượng
Sau khi nhận được bộ chứng từ thanh toán, đối tác nhập khẩu sẽ tiến hành
thanh toán số tiền còn lại cho Samsung Electronics Việt Nam:
• Lập bộ chứng từ thanh toán: Samsung Electronics Việt Nam cần lập bộ
chứng từ thanh toán bao gồm các chứng từ cần thiết để đối tác nhập khẩu có thể
tiến hành thanh toán.
• Gửi bộ chứng từ thanh toán cho đối tác nhập khẩu: Samsung
Electronics Việt Nam cần gửi bộ chứng từ thanh toán cho đối tác nhập khẩu để
đối tác nhập khẩu có thể tiến hành thanh toán.
• Nhận tiền thanh toán từ đối tác nhập khẩu: Samsung Electronics Việt
Nam cần nhận tiền thanh toán từ đối tác nhập khẩu sau khi đối tác nhập khẩu
đã kiểm tra và chấp nhận bộ chứng từ thanh toán.
2.2.2.10 Khiếu nại (nếu có).
Nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra với hàng hóa, Samsung Electronics Việt Nam
cần phải khiếu nại với người vận tải hoặc bên bảo hiểm trong thời hạn quy định.
Bên cạnh đó, Samsung Electronics Việt Nam cũng cần kiểm tra và xác nhận
chất lượng hàng hóa khi nhận được từ bên nhập khẩu, và khiếu nại nếu có sai
lệch hoặc thiếu sót.
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức thực hiện xuất khẩu hàng
hóa của Samsung Electronics Việt Nam
2.3.1 Nhân tố bên ngoài.
Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của SEV có thể
được chia thành hai nhóm chính:
• Nhóm nhân tố kinh tế - chính trị: bao gồm các yếu tố như: tình hình
kinh tế - chính trị của các quốc gia nhập khẩu, các hiệp định thương mại tự do,
các chính sách liên quan đến xuất khẩu, ...
• Nhóm nhân tố xã hội - văn hóa: bao gồm các yếu tố như: xu hướng tiêu
dùng của người dân các nước, các tập quán thương mại…
2.3.1.1 Nhóm nhân tố kinh tế- chính trị.
Tình hình kinh tế - chính trị của các quốc gia nhập khẩu là một yếu tố quan
trọng ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của SEV. Khi nền kinh tế của các quốc
gia nhập khẩu phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên, kéo theo
nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cũng tăng lên. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho
SEV mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng kim ngạch xuất khẩu. Ngược lại, khi
nền kinh tế của các quốc gia nhập khẩu suy thoái, nhu cầu tiêu dùng của người
dân giảm xuống, kéo theo nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cũng giảm xuống. Điều
này gây khó khăn cho SEV trong việc xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường
này.
Các hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng có tác động đáng kể tới hoạt động
xuất khẩu của SEV. Thông qua các FTA, SEV được hưởng ưu đãi về thuế quan
khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước thành viên. Điều này giúp giảm chi phí
xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa của SEV trên thị trường quốc tế.
Các chính sách liên quan đến xuất khẩu của Việt Nam cũng có tác động tới
hoạt động xuất khẩu của SEV. Các chính sách này bao gồm các chính sách về
thuế, hải quan, xúc tiến thương mại... Các chính sách này được thiết kế nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu, giúp doanh nghiệp tăng
kim ngạch xuất khẩu.
Về chính sách thương mại quốc tế, Việt Nam đã tham gia nhiều FTA quan
trọng, trong đó có Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp
định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA). Các FTA này
giúp SEV giảm thuế nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho SEV cạnh tranh với
các doanh nghiệp khác trên thị trường quốc tế.
2.3.1.2 Nhóm nhân tố xã hội - văn hóa.
Xu hướng tiêu dùng của người dân các nước là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng tới hoạt động xuất khẩu của SEV. Khi xu hướng tiêu dùng của người dân
thay đổi, SEV cần thay đổi sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu của mình để đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng.
Các tập quán thương mại cũng là một yếu tố cần được SEV quan tâm khi xuất
khẩu hàng hóa sang các thị trường quốc tế. Mỗi quốc gia có những tập quán
thương mại khác nhau, SEV cần hiểu rõ các tập quán này để tránh những rủi ro
trong quá trình giao dịch.
Các đặc điểm trong nhóm nhân tố xã hội– văn hóa phân tích như sau:
Xu hướng tiêu dùng của người dân các nước
Xu hướng tiêu dùng của người dân các nước là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng tới hoạt động xuất khẩu của SEV. Khi xu hướng tiêu dùng của người dân
thay đổi, SEV cần thay đổi sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu của mình để đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng.
Ví dụ, trong những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm xanh, thân
thiện với môi trường đang ngày càng phổ biến trên thế giới. Để đáp ứng xu
hướng này, SEV đã tập trung phát triển các sản phẩm điện tử thông minh có
tính năng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm công nghệ cao, tích hợp nhiều tính
năng cũng đang phát triển mạnh mẽ. SEV đã nắm bắt xu hướng này và tập trung
phát triển các sản phẩm điện tử thông minh có nhiều tính năng nổi bật, đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng.
Các tập quán thương mại
Mỗi quốc gia có những tập quán thương mại khác nhau, SEV cần hiểu rõ các
tập quán này để tránh những rủi ro trong quá trình giao dịch.
Ví dụ, ở một số quốc gia, người mua thường yêu cầu nhà cung cấp gửi mẫu
sản phẩm trước khi đặt hàng. Ở một số quốc gia khác, người mua thường yêu
cầu nhà cung cấp cung cấp các chứng nhận chất lượng cho sản phẩm.
SEV luôn chú trọng nghiên cứu các tập quán thương mại của các quốc gia
nhập khẩu để đảm bảo quá trình giao dịch diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
Cạnh tranh quốc tế
Cạnh tranh quốc tế là một nhân tố khác ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu
của SEV, vì SEV phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ khác trong lĩnh
vực điện tử, đặc biệt là Apple, Huawei, Xiaomi, Oppo, Vivo và các hãng khác.
Các đối thủ này có thể cạnh tranh về giá, chất lượng, công nghệ, thiết kế, dịch
vụ, thương hiệu và các yếu tố khác. Ví dụ, Apple là đối thủ lớn nhất của
Samsung trong phân khúc điện thoại thông minh cao cấp, với dòng iPhone được
nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Huawei là đối thủ lớn nhất của Samsung trong
phân khúc điện thoại thông minh trung cấp và thấp, với dòng Honor và Y được
nhiều người tiêu dùng chọn lựa. Xiaomi, Oppo và Vivo là các đối thủ mạnh của
Samsung trong các thị trường mới nổi, như Ấn Độ, Đông Nam Á và châu Phi,
với các sản phẩm có giá rẻ, chất lượng tốt và thiết kế đẹp. Các đối thủ này có
thể ăn mất thị phần của Samsung, giảm lợi nhuận và doanh thu xuất khẩu của
SEV.
2.3.2 Nhân tố bên ngoài.
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của SEV có thể
được chia thành hai nhóm chính:
• Nhóm nhân tố nguồn lực: bao gồm các yếu tố như: nguồn nhân lực,
vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật,...
• Nhóm nhân tố quản trị: bao gồm các yếu tố như: chiến lược, chính sách,
quy trình,...
2.3.2.1 Nhóm nhân tố nguồn lực.
Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu
của SEV. SEV có đội ngũ nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản, có
kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu. Đội ngũ nhân lực này là yếu tố
quan trọng giúp SEV đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, dịch
vụ, đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường quốc tế.
Vốn là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của
SEV. SEV có nguồn vốn dồi dào, được đầu tư từ Samsung Hàn Quốc. Nguồn
vốn này giúp SEV đầu tư cho nghiên cứu phát triển, đầu tư cho cơ sở vật chất
kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tới hoạt động
xuất khẩu của SEV. SEV có hệ thống nhà máy, dây chuyền sản xuất hiện đại,
đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật này giúp SEV sản xuất
ra các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường quốc
tế.
2.3.2.2 Nhóm nhân tố quản trị.
Chiến lược là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của
SEV. SEV có chiến lược xuất khẩu rõ ràng, tập trung vào các thị trường tiềm
năng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chiến
lược xuất khẩu này giúp SEV đạt được những thành công trong hoạt động xuất
khẩu.
Chính sách là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu
của SEV. SEV có chính sách ưu đãi cho xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho
cán bộ, nhân viên tham gia các khóa đào tạo, hội thảo về xuất khẩu. Chính sách
này giúp SEV nâng cao năng lực xuất khẩu của cán bộ, nhân viên, góp phần
tăng kim ngạch xuất khẩu.
Quy trình là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu
của SEV. SEV có quy trình xuất khẩu rõ ràng, khoa học, giúp quá trình xuất
khẩu diễn ra thuận lợi, hiệu quả. Quy trình này giúp SEV tiết kiệm chi phí, nâng
cao năng suất lao động.
2.4 Đàm phán ký kết hợp đồng.
Đây là phần giả định một cuộc đàm phán của Công Ty Samsung Electronics
Việt Nam với một công ty là T-Mobile US ở Mỹ.
2.4.1 Trước đàm phán.
• Samsung Electronics Việt Nam (SEV) muốn xuất khẩu điện thoại
Galaxy S23 Ultra cho T-Mobile US, một trong những nhà cung cấp dịch vụ
viễn thông lớn nhất ở Mỹ.
• SEV đã nghiên cứu thị trường Mỹ và đối thủ cạnh tranh, và đề xuất giá
bán là 1200 USD cho mỗi chiếc điện thoại, với số lượng tối thiểu là 40.000
chiếc.
• SEV cũng đề xuất điều kiện giao hàng là DDP Incoterms 2020 tại sân
bay Nội Bài, Việt Nam.
• SEV mong muốn thời gian giao hàng là trong vòng 30 ngày kể từ ngày
ký hợp đồng, và phương thức thanh toán là L/C (Letter of Credit) không hủy
ngang, nghĩa là SEV sẽ nhận được tiền khi giao hàng hóa cho ngân hàng của T-
Mobile US tại Việt Nam và xuất trình các tài liệu chứng từ theo yêu cầu.
• SEV cam kết chất lượng sản phẩm cao cấp, đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật,
an toàn và bảo vệ môi trường của Mỹ, và cung cấp bảo hành 12 tháng cho mỗi
chiếc điện thoại.
• SEV liên hệ với T-Mobile US qua email và gửi cho họ bảng báo giá,
hợp đồng mẫu và các tài liệu liên quan, và đề nghị họ xem xét và phản hồi.
• SEV và T-Mobile US thống nhất hình thức đàm phán là online qua
Zoom, và thời gian đàm phán là vào lúc 9 giờ sáng thứ Hai, ngày 22 tháng 1
năm 2024 (theo giờ Việt Nam).
2.4.2 Trong cuộc đàm phán.
• SEV và T-Mobile US cùng tham gia cuộc họp Zoom đúng giờ, và giới
thiệu bản thân và vai trò của mình trong cuộc đàm phán.
• SEV bắt đầu bằng cách giới thiệu về công ty, sản phẩm và thị trường
của mình, và nêu rõ lý do và mục tiêu của việc xuất khẩu điện thoại Galaxy S23
cho T-Mobile US.
• SEV trình bày bảng báo giá, hợp đồng mẫu và các tài liệu liên quan, và
giải thích các điều khoản và điều kiện chính, bao gồm giá bán, số lượng, điều
kiện giao hàng, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, chất lượng sản
phẩm và bảo hành.
• Bên bán yêu cầu:
o Giá cả: 1.200 USD/chiếc
o Điều kiện giao hàng: DDP
o Thời gian giao hàng: 15 ngày
o Cảng đi: Sân bay Nội Bài
o Cảng đến: Sân bay Los Angeles
o Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất
lượng của T-Mobile US
• Bên mua yêu cầu:
o Giá cả: 1.150 USD/chiếc
o Điều kiện giao hàng: CIP
o Thời gian giao hàng: 10 ngày
o Cảng đi: Sân bay Nội Bài
o Cảng đến: Sân bay Los Angeles
2.4.3 Kết quả sau đàm phán, Ký kết hợp đồng
Kết quả đàm phán là một thành công cho cả hai bên. Samsung Electronics
Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất khẩu điện thoại thông minh Galaxy S23
Ultra sang thị trường Hoa Kỳ. T-Mobile US đã ký được hợp đồng mua điện
thoại thông minh Galaxy S23 Ultra với giá cả cạnh tranh và thời gian giao hàng
nhanh chóng.
Cuộc đàm phán đã diễn ra một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Cả hai bên đã
thể hiện sự thiện chí và sẵn sàng hợp tác.
Cuộc đàm phán đã đạt được kết quả như sau:
• Samsung Electronics Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất khẩu 44.000
chiếc điện thoại thông minh Galaxy S23 Ultra sang thị trường Hoa Kỳ.
• Giá cả mỗi chiếc điện thoại là 1.180 USD.
• Điều kiện giao hàng là CIP.
• Thời gian giao hàng là 13 ngày.
• Cảng đi là Sân bay Nội Bài.
• Cảng đến là Sân bay Los Angeles.
Kết quả này là một thành công cho cả hai bên. Samsung Electronics Việt Nam
đã ký được hợp đồng xuất khẩu với giá cả cạnh tranh và thời gian giao hàng
nhanh chóng. T-Mobile US đã ký được hợp đồng mua điện thoại thông minh
Galaxy S23 Ultra với giá cả hợp lý và thời gian giao hàng đáp ứng nhu cầu.
2.4.4 Ký kết hợp đồng
SALES CONTRACT
Day: 15/1/2024.
Sellers: SAMSUNG ELECTRONICS VIETNAM COMPANY LIMITED
Address: Yen Phong 1 Industrial Park - Yen Trung Commune - Yen Phong
District - Bac Ninh Province
Tel: 0222 369 6875
Email: sev.contact@samsung.com
Website: http://www.samsung.com.vn
Buyer: T-Mobile US, Inc
Address: 12920 SE 38th St, Bellevue, WA 98006, USA
Tel: +1-800-937-8997
Email: info@t-mobile.com
The Seller and the Buyer have mutually agreed to sell and buy the goods under
the terms & conditions as below:
ARTICLE 1: COMMODITY
1.1 Name of foods, specification, quantity, price, amount, total:
NO
Description of
Goods/Commodity
Quantity
(Pieces)
Unit
Price
(USD)
Amount
(USD)
1
Samsung Galaxy S23
Ultra phones
44,000
pieces 1,180
51,920,000
Total (USD) 51,920,000
1.2 Total value: 51,920,000 (USD)
Say total value: fifty-one million nine hundred twenty thousand dollars
1.3 Packing:
1. The phone is packaged in a paper box measuring 20x20x10. With thickness
from 0.03 mm to 0.04 mm
2. In 1 box there will be 10 phones
3. There will be 49 cartons on 1 wooden pallet and will be covered with plastic
wrap
4. There will be a total of 90 pallets with a total of 4,400 boxes equivalent to
44,000 phones
Shipping handling is carried out according to the Company's regulations.
ARTICLE 2 : QUALITY - DELIVERY TERM
2.1 Delivery term: Within 13 days from receiving deposit.
2.2 Time of Delivery: January 26,2024.
2.3 Port of Loading: Noi Bai Airport (HNA), VietNam.
2.4 Port of destination: Los Angeles (LAX), US.
2.5 Condition: CIP, Incoterms 2020.
2.6 Following documents to be transferred when delivery of goods:
- Commercial invoice.
- Packing list.
- Bill of lading.
- C/O.
- Phytosanitary Certificate.
- Certificate Quantity.
- Others related document includes: COCQ (Certificate of Origin and
Certificate of Quality, the Warranty Certificate, Cargo Insurance Policy).
ARTICLE 3 : PAYMENT
3.1 The terms and method of payment will be as follows:
• Payment method: 50% of the total amount will be paid after signing the 3-day
contract, 50% of the total amount will be paid 14 days after receiving the goods.
• The seller’s account name: SAMSUNG ELECTRONICS VIET NAM
• Bank name: VIETCOMBANK
• Account number: 399888888
• SWIFT CODE: BFTV VNVX 088, VIETCOMBANK, HA NOI CITY
• The buyer shall pay by the account: T-Mobile US.
• Bank name: BANK OF AMERICA.
• Account number: 390402421
• Account name: T-Mobile US.
ARTICLE 4: PRICE
• Unit price: 1.180 USD/ pieces CIP Noi Bai Airport – Incoterms 2020.
• Total amount: 51,920,000 USD.
• In words: Twelve million nine hundred ninety thousand United States Dollars.
ARTICLE 5: RESPONSIBILITY FOR BOTH OF PARTIES
5.1 Responsibilities for Party A
Inspection for quantity and quality of goods at delivery place.
When Party B has the notice for delivery, Party A has to prepare the storage
and arrange the receiver so that Party B delivers goods conveniently and
quickly.
Party A must pay to Party B according to Article 3 of this Contract.
5.2 Responsibilities for Party B
To be responsible for delivery of goods according to Article 1 of this Contract.
Delivery on time and install at the place where indicated at Article 2 of this
Contract.
ARTICLE 6: PENALTY
In case of Party A pays to Party B late, eliminating Force Majeure (war,
inundation, terror...) and Party B does not provide enough documents as
described in article 3 to Party A, the penalty for payment is 10% of the contract
value for a late week, but the total amount of penalty will not exceed 50% of
the contract value.
In case of Party B can not deliver goods to Party A on time, eliminating Force
Majeure (war, inundation, terror...), Party B shall be penalized 10% of the
contract value for a late week, but the total amount of penalty will not exceed
50% of the contract value.
ARTICLE 7 : GENERAL CLAUSES
Both parties commit themselves to perform this Contract strictly in accordance
with the terms and conditions provided herein. Should any difficulty or trouble
arise, both parties should meet each other for settlement, failure to settle any
dispute should be referred to the Commercial Court. All costs shall be born by
the party that lost their case.
These modifications or supplementations must be made in terms of addenda
of this contract.
The product is warranted for 24 months from the date of handover at the
installation site.
ARTICLE 8 : THE VALIDITY OF THE CONTRACT
This contract takes effect from the date of signing and automatic liquidation
when both parties have fully discharged their respective obligation under this
agreement.
This contract consists of 5 pages, it is made out in 4 copies 2 English copies
and 2 Vietnamese copies by English and Vietnamese, Each party keeps 2
copies copies 21 English copies and 1 Vietnamese copies by English and
Vietnamese . In case of a discrepancy between the English and Vietnamese
texts of this contract, preference shall be given to the Vietnamese text.
ARTICLE 9: ARBITRATION PROVISION
This clause clearly states how to handle arising disputes and disputes in the
shipment, if they arise. If the two parties cannot reach an agreement themselves,
a third party will need to resolve the matter according to the agreed upon source
of law, location and legal fees.
ARTICLE 10: FORCE MAJEURE CLAUSE
In some cases of force majeure (act of God), there will be exemption for the
Seller if any risks arise with the shipment.
ARTICLE 11: CLAIM
Within 07 working days after the Notice of Arrival date, the Buyer shall give
all their ideas or complaints to the Seller in writing, otherwise, any claimation
from Buyer on quanlity or quantity is out of validity.
The Seller shall be free from claimation or any responsibility realted to
transportation from port to port.
Within 01 working day from receipt of claimation email, the Seller shall
respond to the complaint with a clear solution for such claim.
ARTICLE 12: OTHER PROVISIONS
Other terms depend on each shipment and are agreed upon by both parties.
ON BEHAFT THE SELLER ON BEHAFT THE BUYER
General Director
Mr. Huy Nguenn
General Director
MS. Serene Chen
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG XUẤT/ NHẬP KHẨU TẠI DOANH NGHIỆP ĐÓ
3.1 Những ưu điểm trong hoạt động tổ chức thực hiện xuất khẩu hàng hóa
của công ty SamSung Việt Nam.
3.1.1 Nhân lực chất lượng cao
Để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, Samsung Việt Nam cần có
nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân viên xuất nhập khẩu, vì đây là
một trong những lĩnh vực quan trọng và chiến lược của công ty.
Nhân viên xuất nhập khẩu của Samsung Việt Nam là những người có trình độ
đại học trở lên, chuyên ngành liên quan đến kinh tế, thương mại, quản trị kinh
doanh, luật, ngoại ngữ... Họ có khả năng giao tiếp, đàm phán, thương lượng,
hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước. Họ cũng có kiến thức về các quy
định, thủ tục, chính sách liên quan đến xuất nhập khẩu, cũng như các thị trường,
sản phẩm, khách hàng tiềm năng. Họ có tinh thần trách nhiệm, chuyên nghiệp,
sáng tạo, linh hoạt và chịu được áp lực cao trong công việc.
Nguồn nhân lực chất lượng cao của nhân viên xuất nhập khẩu của Samsung
Việt Nam là kết quả của quá trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân tài của
công ty. Samsung Việt Nam tổ chức tuyển dụng kỹ sư, cử nhân đại học hàng
năm, với tiêu chí chọn lọc nghiêm ngặt, đánh giá khả năng chuyên môn, ngoại
ngữ, tư duy logic và kỹ năng mềm của ứng viên. Sau khi tuyển dụng, Samsung
Việt Nam cung cấp các khóa đào tạo chuyên sâu, bồi dưỡng kỹ năng, cập nhật
kiến thức mới nhất cho nhân viên xuất nhập khẩu, đồng thời tạo điều kiện cho
họ tham gia các dự án, hợp tác, trao đổi với các chuyên gia, đối tác trong và
ngoài nước. Samsung Việt Nam cũng đầu tư hơn 38 tỷ đồng phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao của Việt Nam thông qua chương trình hợp tác với các
trường đại học, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu, phát triển ứng
dụng di động theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.
3.1.2 Nguồn tài chính mạnh mẽ.
Nguồn tài chính mạnh mẽ của Samsung Việt Nam trong hoạt động xuất nhập
khẩu là nhờ vào nhiều yếu tố, trong đó có:
• Sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam và chính quyền các địa phương nơi
Samsung và các nhà cung ứng đặt nhà máy, nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho Samsung hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong bối cảnh dịch
COVID-19
• Sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong và ngoài nước, nhằm tìm kiếm
và duy trì mối quan hệ với các khách hàng lớn, các nhà cung cấp linh kiện, các
nhà vận chuyển, các công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính
• Sự quản lý tài chính hiệu quả, nhằm tối ưu hóa chi phí, tăng doanh thu,
giảm rủi ro và tận dụng các cơ hội kinh doanh.
Nguồn tài chính mạnh mẽ của Samsung Việt Nam trong hoạt động xuất
nhập khẩu mang lại nhiều lợi thế cho công ty, trong đó có:
• Tăng cường năng lực cạnh tranh, nhằm chiếm lĩnh thị phần và tăng
doanh số bán hàng trên các thị trường quan trọng như Mỹ, châu Âu, châu Á...
• Tăng cường khả năng chịu đựng và thích ứng với các biến động của thị
trường và môi trường kinh doanh, như biến động tỷ giá, biến động giá cả, biến
động nhu cầu, biến động chính sách...
• Tăng cường khả năng hợp tác và phát triển quan hệ đối tác, nhằm mở
rộng thị trường, tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới, chia sẻ kinh nghiệm và
kiến thức, hỗ trợ nhau trong các vấn đề phát sinh…
• Tăng cường khả năng đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của
Việt Nam, như tạo công ăn việc làm, tăng thu ngân sách, thúc đẩy xuất khẩu,
hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực...
Samsung Việt Nam không chỉ tận dụng được các lợi thế của nguồn tài chính
mạnh mẽ, mà còn có thể khắc phục được các khó khăn và thách thức trong hoạt
động xuất nhập khẩu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hợp tác
quốc tế và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
3.1.3 Cơ cấu quản lí hiệu quả.
Samsung Việt Nam có cơ cấu tổ chức phân cấp, linh hoạt và chuyên nghiệp,
với sự phân công rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các cấp quản lí và nhân
viên. Công ty có các bộ phận chức năng như phòng xuất nhập khẩu, phòng kế
hoạch, phòng tài chính, phòng nghiên cứu và phát triển, phòng nhân sự... để hỗ
trợ và phối hợp với nhau trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu.
Cơ chế quản lí: Samsung Việt Nam áp dụng cơ chế quản lí dựa trên kết quả,
khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và cải tiến liên tục của nhân viên. Công ty
có các hệ thống đánh giá, thưởng phạt, đào tạo và phát triển nhân tài, nhằm nâng
cao năng lực và hiệu suất làm việc của nhân viên, đồng thời tạo ra môi trường
làm việc tích cực, hài hòa và đoàn kết.
Công nghệ quản lí: Samsung Việt Nam sử dụng các công nghệ quản lí hiện
đại, tiên tiến và an toàn, nhằm tối ưu hóa các quy trình, thủ tục, thông tin và
giao tiếp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Công ty có các hệ thống quản lí chất
lượng, quản lí rủi ro, quản lí chuỗi cung ứng, quản lí khách hàng, quản lí tài
chính... để kiểm soát và cải thiện hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu.
Cơ cấu quản lí hiệu quả của Samsung Việt Nam trong hoạt động xuất nhập
khẩu mang lại nhiều ưu điểm cho công ty, trong đó có:
• Tăng cường hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu, nhằm tăng doanh thu,
lợi nhuận, thị phần và uy tín của công ty trên thị trường quốc tế.
• Tăng cường chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nhằm đáp ứng và vượt
quá kỳ vọng của khách hàng, tạo ra sự hài lòng và trung thành của khách hàng
• Tăng cường khả năng đáp ứng và thích nghi với các thay đổi của môi
trường kinh doanh, như biến động tỷ giá, giá cả, nhu cầu, chính sách...
• Tăng cường khả năng hợp tác và phát triển quan hệ đối tác, nhằm mở
rộng thị trường, tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới, chia sẻ kinh nghiệm và
kiến thức, hỗ trợ nhau trong các vấn đề phát sinh...
• Tăng cường khả năng đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của
Việt Nam, như tạo công ăn việc làm, tăng thu ngân sách, thúc đẩy xuất khẩu,
hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực…
Ngoài ra SEV còn có một số ưu điểm đáng kể như sau:
• Sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến: Samsung Việt Nam đã đầu tư
vào các nhà máy sản xuất điện thoại thông minh, tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều
hòa không khí và các thiết bị gia dụng khác với quy mô lớn và trang bị các thiết
bị, máy móc, công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Công ty cũng áp dụng các quy
trình quản lý chất lượng, an toàn, môi trường theo các tiêu chuẩn quốc tế như
ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 180012. Nhờ đó, các sản phẩm của Samsung
Việt Nam đạt được chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong
nước và quốc tế.
• Mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường hợp tác với các đối tác
quốc tế: Công ty Samsung Việt Nam đã xuất khẩu các sản phẩm của mình sang
hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có các thị trường lớn
như Mỹ, Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi, Châu Á. Công ty cũng đã thiết lập
các mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác quốc tế, như các nhà cung cấp,
nhà phân phối, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan chính phủ, các tổ chức
quốc tế. Nhờ đó, công ty Samsung Việt Nam đã nâng cao uy tín và thương hiệu
của Samsung trên thế giới, đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và
hợp tác giữa Việt Nam và các nước khác.
• Tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu: Công ty Samsung Việt
Nam đã trở thành một phần quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu của
Samsung, đóng góp lớn vào việc sản xuất và phân phối các sản phẩm của
Samsung trên toàn thế giới. Công ty cũng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
trong nước tham gia vào sản xuất phụ trợ và gia công quốc tế, như cung cấp các
linh kiện, vật tư, dịch vụ cho các nhà máy của Samsung Việt Nam. Điều này đã
giúp cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng
sản phẩm, tiếp cận các công nghệ mới, mở rộng thị trường và tăng cường hợp
tác với các đối tác quốc tế.
3.2 Những hạn chế trong hoạt động tổ chức thực hiện xuất nhập khẩu hàng
hoá tại doanh nghiệp
Samsung Việt Nam là một trong những doanh nghiệp FDI lớn nhất tại Việt
Nam, với quy mô sản xuất và xuất khẩu hàng hóa lớn. Tuy nhiên, hoạt động tổ
chức hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa tại doanh nghiệp này cũng còn tồn tại
một số hạn chế:
Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan
Hoạt động tổ chức hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa tại Samsung Việt Nam
liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau, bao gồm bộ phận kinh doanh, bộ phận
sản xuất, bộ phận logistics, bộ phận tài chính,... Tuy nhiên, giữa các bộ phận
này vẫn còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ, dẫn đến tình trạng chồng chéo công
việc, chậm trễ trong quá trình giao nhận hàng hóa,...
Quy trình thủ tục còn phức tạp
Quy trình thủ tục trong hoạt động tổ chức hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa
tại Samsung Việt Nam còn khá phức tạp, gây khó khăn cho các bộ phận liên
quan trong việc thực hiện công việc.
Thiếu sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước
Các cơ quan quản lý nhà nước chưa có sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả cho các
doanh nghiệp trong hoạt động tổ chức hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa. Điều
này dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp phải tự tìm hiểu và giải quyết các vấn
đề phát sinh trong quá trình giao nhận hàng hóa, gây tốn kém thời gian và chi
phí.
Thiếu quy trình, quy định cụ thể
Samsung Việt Nam hiện chưa có quy trình, quy định cụ thể về việc tổ chức
hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa. Điều này dẫn đến tình trạng việc đàm phán,
ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa còn mang tính tự phát, thiếu thống
nhất, gây khó khăn cho việc quản lý và thực hiện hợp đồng.
Rủi ro do môi trường hoạt động của doanh nghiệp
Đây là những rủi ro do các yếu tố nội bộ của Samsung Vietnam như chiến
lược, chính sách, kế hoạch, ngân sách, nhân sự, văn hóa, quy trình, có thể gây
ra những sai sót, thiếu sót, và hiệu quả thấp trong quá trình tổ chức thực hiện
hợp đồng xuất khẩu hàng hoá.
3.3 Những rủi ro trong hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
hàng hóa của doanh nghiệp
Trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của SEV có thể kể đến một số rủi ro như
sau:
3.3.1 Rủi ro về văn bản pháp lí và quy định.
Rủi ro về văn bản pháp lý và quy định là rủi ro do sự thay đổi, khác biệt hoặc
mâu thuẫn của các văn bản pháp lý và quy định liên quan đến hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa của SEV. Các văn bản pháp lý và quy định có thể bao gồm:
luật, nghị định, thông tư, quyết định, quy chế, quy định, quy trình, hợp đồng,
giấy tờ, chứng từ... của các cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế, đối tác kinh
doanh, khách hàng, nhà cung cấp... ở các quốc gia, khu vực, thị trường mà SEV
tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa.
Ảnh hưởng của rủi ro
Rủi ro về văn bản pháp lý và quy định trong hoạt động tổ chức thực hiện hợp
đồng xuất khẩu hàng hóa của SEV có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như
sau:
• Làm giảm hiệu quả, lợi ích, uy tín, cạnh tranh của hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa của SEV.
• Làm tăng chi phí, thời gian, rủi ro khác của hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa của SEV.
• Làm mất cơ hội, thị trường, khách hàng, đối tác, nguồn cung ứng của
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của SEV.
• Làm phát sinh các tranh chấp, khiếu nại, kiện tụng, xử lý vi phạm, bồi
thường thiệt hại... liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của SEV.
3.3.2 Rủi ro về vấn đề hải quan và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Rủi ro về vấn đề hải quan và kiểm tra chất lượng sản phẩm trong hoạt
động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của SEV là những nguy
cơ tiềm ẩn có thể phát sinh do:
• Hàng hóa không tuân thủ các quy định hải quan: Hàng hóa xuất
khẩu có thể bị giữ lại hoặc tịch thu nếu không tuân thủ các quy định hải quan
của nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu.
• Chất lượng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu: Hàng hóa xuất khẩu
có thể bị trả lại hoặc tiêu hủy nếu chất lượng không đáp ứng yêu cầu của đối tác
nhập khẩu hoặc các quy định của nước nhập khẩu.
• Thủ tục hải quan phức tạp: Thủ tục hải quan có thể phức tạp và tốn
thời gian, dẫn đến chậm trễ trong việc giao hàng.
• Chi phí hải quan cao: Chi phí hải quan có thể cao, ảnh hưởng đến lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Ảnh hưởng của rủi ro
• Rủi ro về vấn đề hải quan và kiểm tra chất lượng sản phẩm trong hoạt
động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của SEV có thể gây ra
những ảnh hưởng tiêu cực như sau:
• Làm giảm hiệu quả, lợi ích, uy tín, cạnh tranh của hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa của SEV
• Làm tăng chi phí, thời gian, rủi ro khác của hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa của SEV
• Làm mất cơ hội, thị trường, khách hàng, đối tác, nguồn cung ứng của
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của SEV
• Làm phát sinh các tranh chấp, khiếu nại, kiện tụng, xử lý vi phạm, bồi
thường thiệt hại... liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của SEV.
3.3.3 Rủi ro về vấn đề vận chuyển và hậu cần.
Rủi ro về vấn đề vận chuyển và hậu cần là rủi ro do sự chậm trễ, hư
hỏng, mất mát, trộm cắp, sai lệch, phát sinh chi phí... của hàng hóa trong quá
trình vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm cả các hoạt động
bốc xếp, đóng gói, kiểm tra, lưu kho, giao nhận... liên quan đến hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa của SEV. Các vấn đề vận chuyển và hậu cần có thể
ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng, thời gian, giá cả, an toàn, pháp lý... của
hàng hóa xuất nhập khẩu.
Ảnh hưởng của rủi ro
Rủi ro về vấn đề vận chuyển và hậu cần trong hoạt động tổ chức thực hiện
hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của SEV có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu
cực như sau:
• Làm giảm hiệu quả, lợi ích, uy tín, cạnh tranh của hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa của SEV.
• Làm tăng chi phí, thời gian, rủi ro khác của hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa của SEV.
• Làm mất cơ hội, thị trường, khách hàng, đối tác, nguồn cung ứng của
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của SEV.
▪ Làm phát sinh các tranh chấp, khiếu nại, kiện tụng, xử lý vi phạm, bồi
thường thiệt hại... liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của SEV.
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG XUẤT KHẨU CỦA SAMSUNG TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI.
4.1 Nguyên nhân của những hạn chế và rủi ro trong hoạt động tổ chức thực
hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế và rủi ro trong hoạt đông tổ
chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của SEV:
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro về văn bản pháp lí và các quy định.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro về văn bản pháp lý và quy định trong
hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của SEV, trong đó
có:
• Sự bất ổn chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường ở các quốc gia,
khu vực, thị trường mà SEV tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa, làm ảnh hưởng
đến các chính sách, quy định, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện, giới hạn, cấm vận...
liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
• Sự khác biệt về hệ thống pháp lý, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, thói
quen, kỳ vọng... giữa các quốc gia, khu vực, thị trường mà SEV tham gia xuất
nhập khẩu hàng hóa, làm khó khăn cho việc soạn thảo, ký kết, thực hiện, giải
quyết tranh chấp... các văn bản pháp lý và quy định liên quan đến hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa.
• Sự thiếu sót, sai sót, lỗi lầm, bất cẩn, gian lận, lạm dụng... của các bên
liên quan trong quá trình soạn thảo, ký kết, thực hiện, giám sát, kiểm tra, thanh
toán... các văn bản pháp lý và quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa.
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro về hải quan và kiểm tra chất lượng sản
phẩm:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro về vấn đề hải quan và kiểm tra chất lượng
sản phẩm trong hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của
SEV, trong đó có:
• Sự bất ổn chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường ở các quốc gia,
khu vực, thị trường mà SEV tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa, làm ảnh hưởng
đến các chính sách, quy định, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện, giới hạn, cấm vận...
liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
• Sự khác biệt về hệ thống pháp lý, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, thói
quen, kỳ vọng... giữa các quốc gia, khu vực, thị trường mà SEV tham gia xuất
nhập khẩu hàng hóa, làm khó khăn cho việc soạn thảo, ký kết, thực hiện, giải
quyết tranh chấp... các văn bản pháp lý và quy định liên quan đến hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa
• Sự thiếu sót, sai sót, lỗi lầm, bất cẩn, gian lận, lạm dụng... của các bên
liên quan trong quá trình soạn thảo, ký kết, thực hiện, giám sát, kiểm tra, thanh
toán... các văn bản pháp lý và quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa.
• Sự không đảm bảo chất lượng, an toàn, phù hợp với các tiêu chuẩn, quy
định, yêu cầu... của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm đối với hàng hóa
xuất nhập khẩu, do sự cố, hư hỏng, hết hạn, giả mạo, làm giả, nhập lậu...
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro về hậu cần và vận chuyển:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro về vấn đề vận chuyển và hậu cần trong
hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của SEV, trong đó
có:
• Sự bất ổn chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường ở các quốc gia,
khu vực, thị trường mà SEV tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa, làm ảnh hưởng
đến các tuyến đường, phương tiện, cơ sở hạ tầng, dịch vụ vận chuyển và hậu
cần.
• Sự khác biệt về hệ thống pháp lý, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, thói
quen, kỳ vọng... giữa các quốc gia, khu vực, thị trường mà SEV tham gia xuất
nhập khẩu hàng hóa, làm khó khăn cho việc thực hiện các quy định, thủ tục,
tiêu chuẩn, điều kiện, giới hạn... liên quan đến vận chuyển và hậu cần.
• Sự thiếu sót, sai sót, lỗi lầm, bất cẩn, gian lận, lạm dụng... của các bên
liên quan trong quá trình vận chuyển và hậu cần, như nhà sản xuất, nhà xuất
nhập khẩu, nhà vận chuyển, nhà cung cấp dịch vụ, nhà bảo hiểm, cơ quan hải
quan, cơ quan kiểm tra chất lượng...
• Sự không đảm bảo chất lượng, an toàn, phù hợp với các tiêu chuẩn, quy
định, yêu cầu... của hàng hóa xuất nhập khẩu, do sự cố, hư hỏng, hết hạn, giả
mạo, làm giả, nhập lậu...
4.2 Các giải pháp để hoàn thiện và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tổ chức
thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa cho SEV.
Trong hoạt động xuất khẩu của SEV sẽ xảy ra những rủi ro và những hạn chế gây
ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, nhóm đề xuất
một số cách để khắc phục các rủi ro và hạn chế hiện tại:
Cách để khắc phục nguyên nhân đó: Để khắc phục nguyên nhân này, SEV
cần có những biện pháp như sau:
• Nghiên cứu kỹ lưỡng về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, môi
trường ở các quốc gia, khu vực, thị trường mà SEV tham gia xuất nhập khẩu hàng
hóa, để đánh giá rủi ro và lựa chọn các thị trường tiềm năng, ổn định và an toàn.
• Theo dõi và cập nhật thường xuyên về các chính sách, quy định, thủ tục,
tiêu chuẩn, điều kiện, giới hạn, cấm vận... liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa, để thích ứng kịp thời và tuân thủ đúng các quy định.
• Chọn lựa các đối tác kinh doanh uy tín, tin cậy, có kinh nghiệm và hiểu
biết về thị trường, để hợp tác, hỗ trợ và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, rủi ro trong
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
• Sử dụng các phương tiện, cơ sở hạ tầng, dịch vụ vận chuyển và hậu cần
an toàn, hiệu quả, tiết kiệm và phù hợp với các quy định, thủ tục, tiêu chuẩn, điều
kiện, giới hạn, cấm vận... liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
• Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, để giảm thiểu thiệt hại do các rủi ro
trong quá trình vận chuyển và hậu cần.
• Thanh toán bằng các phương thức an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và phù
hợp với các quy định, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện, giới hạn, cấm vận... liên quan
đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Nhóm 1 đề xuất 1 số giải pháp mới để hoạt động thực hiện hợp đồng xuất khẩu
có thể hiệu quả hơn.
Giải pháp 1: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hàng hóa xuất khẩu
theo tiêu chuẩn quốc tế
Giải pháp này hoạt động như thế nào trong thực tế: SEV cần đầu tư vào việc
nâng cao năng lực sản xuất, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận chất lượng hàng hóa
xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế ISO có thể thực hiện như sau:
• Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, bao
gồm lập ban chỉ đạo, khảo sát thực trạng, đào tạo nhận thức và phương pháp xây
dựng hệ thống.
• Bước 2: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm xác định bối
cảnh, phạm vi, rủi ro, chính sách, mục tiêu, quá trình và văn bản của hệ thống.
• Bước 3: Tổ chức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm phổ biến,
hướng dẫn, đào tạo, rà soát và đánh giá nội bộ hệ thống.
• Bước 4: Đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm lựa
chọn tổ chức chứng nhận, chuẩn bị hồ sơ, tiến hành đánh giá và nhận chứng chỉ.
Và các chứng chỉ khác như HACCP, GMP, GAP, etc. SEV cần thực hiện các
hoạt động sau:
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds
Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds

More Related Content

Similar to Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds

Bài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdf
Bài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdfBài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdf
Bài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdfChiV83
 
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàngĐề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàngDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìPhân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìGấu Đồng Bằng
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận
Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang ThuậnDự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận
Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang ThuậnQuang Thuan Nguyen
 
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...jackjohn45
 
Phân tích tài chính công ty mẫu chuẩn
Phân tích tài chính công ty mẫu chuẩnPhân tích tài chính công ty mẫu chuẩn
Phân tích tài chính công ty mẫu chuẩnVũ Kha
 
Huong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day duHuong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day duthanh_k8_cntt
 

Similar to Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds (20)

Đề tài: Tăng cường công tác quản lý chi phí kinh doanh tại cty Đệm
Đề tài: Tăng cường công tác quản lý chi phí kinh doanh tại cty ĐệmĐề tài: Tăng cường công tác quản lý chi phí kinh doanh tại cty Đệm
Đề tài: Tăng cường công tác quản lý chi phí kinh doanh tại cty Đệm
 
Đề tài: Quản lý chi phí kinh doanh tại công ty đệm mút Ngọc Sơn, 9đ
Đề tài: Quản lý chi phí kinh doanh tại công ty đệm mút Ngọc Sơn, 9đĐề tài: Quản lý chi phí kinh doanh tại công ty đệm mút Ngọc Sơn, 9đ
Đề tài: Quản lý chi phí kinh doanh tại công ty đệm mút Ngọc Sơn, 9đ
 
Bài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdf
Bài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdfBài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdf
Bài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdf
 
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàngĐề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
 
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìPhân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
 
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
 
Đề tài: Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ tại Công ty kỹ thuật điện
Đề tài: Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ tại Công ty kỹ thuật điệnĐề tài: Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ tại Công ty kỹ thuật điện
Đề tài: Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ tại Công ty kỹ thuật điện
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xi măng Vicem Bút Sơn
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xi măng Vicem Bút SơnĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xi măng Vicem Bút Sơn
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xi măng Vicem Bút Sơn
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xây lắp công nghiệp
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xây lắp công nghiệpĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xây lắp công nghiệp
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xây lắp công nghiệp
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Lam Sơn Sao Vàng, 9đ - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông ĐôĐề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Dịch Vụ Đại Nam, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Dịch Vụ Đại Nam, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Dịch Vụ Đại Nam, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Dịch Vụ Đại Nam, HAY
 
Đề tài: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty điện Hải Phòng, HOT
Đề tài: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty điện Hải Phòng, HOTĐề tài: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty điện Hải Phòng, HOT
Đề tài: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty điện Hải Phòng, HOT
 
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAYĐề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
 
Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận
Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang ThuậnDự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận
Dự án chiếu sáng công nghiệp - KLTN - Nguyễn Quang Thuận
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tếĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
 
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
 
Phân tích tài chính công ty mẫu chuẩn
Phân tích tài chính công ty mẫu chuẩnPhân tích tài chính công ty mẫu chuẩn
Phân tích tài chính công ty mẫu chuẩn
 
Huong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day duHuong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day du
 
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đĐề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
 

Asignment-Nhóm 1-LO19202ddsfdsfdsfdsfdssdds

  • 1. CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN KINH TẾ NGÀNH: LOGISTICS NGHIỆP VỤ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM. GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Sương. Nhóm SVTH: Nhóm 1– Lớp LO19202. 1. Nguyễn Nhất Huy MSSV: PS37841 2. Nguyễn Gia Phong MSSV: PS37819 3. Trương Nhất Triệu MSSV: PS37854 4. Phan Duy Khang MSSV: PS37844 TP. Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2024
  • 2. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG Giảng viên 1: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Giảng viên 2: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………
  • 3. NHÓM 1 –. Lớp LO19202. ĐÁNH GIÁ NHÓM VỀ: ASM GĐ1 STT THÀNH VIÊN THAM GIA ĐẦY ĐỦ CHẤT LƯỢNG NỘI DUNG ĐÚNG HẠN TRÁCH NHIỆM TỔNG KÝ TÊN 1 Nguyễn Nhất Huy 100% 100% 100% 100% 100% 2 Nguyễn Gia Phong 100% 80% 100% 80% 90% 3 Trương Nhất Triệu 100% 80% 100% 80% 90% 4 Phan Duy Khang 100% 80% 100% 80% 90% NHÓM 1 – Lớp LO19202. ĐÁNH GIÁ NHÓM VỀ: ASM GĐ2 STT THÀNH VIÊN THAM GIA ĐẦY ĐỦ CHẤT LƯỢNG NỘI DUNG ĐÚNG HẠN TRÁCH NHIỆM TỔNG KÝ TÊN 1 Nguyễn Nhất Huy 100% 100% 100% 100% 100% 2 Nguyễn Gia Phong 100% 100% 100% 100% 100% 3 Trương Nhất Triệu 100% 100% 100% 100% 100% 4 Phan Duy Khang 100% 100% 100% 100% 100% NHÓM 1–Lớp LO19202. ĐÁNH GIÁ NHÓM VỀ: ASM FINAL STT THÀNH VIÊN THAM GIA ĐẦY ĐỦ CHẤT LƯỢNG NỘI DUNG ĐÚNG HẠN TRÁCH NHIỆM TỔNG KÝ TÊN 1 Nguyễn Nhất Huy 100% 100% 100% 100% 100% 2 Nguyễn Gia Phong 100% 100% 100% 100% 100% 3 Trương Nhất Triệu 100% 100% 100% 100% 100% 4 Phan Duy Khang 100% 100% 100% 100% 100%
  • 4. DANH MỤC BẢN BIỂU Hình 1.1 Logo Công ty Samsung.................................................................................. 11 Hình 1.2 Công ty Samsung Electronics VietNam......................................................... 11 Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức của Samsung Electrocnics VietNam....................................... 14 Hình 1.4 Samsung Galaxy s23 Ultra............................................................................ 15 Hình 1.5 Samsung Galaxy Tab S8................................................................................ 15 Hình 1.6 TV................................................................................................................... 16 Hình 1.7 Loa thanh Q-series của Samsung.................................................................. 16 Hình 1.8 Máy chiếu của Samsung. ............................................................................... 17 Hình 1.9 Tủ lạnh Samsung Family Hub. ...................................................................... 17 Hình 1.10 Máy giặc AI Ecobubble ............................................................................... 18 Hình 2. 1 Thị phần điện thoại thông minh ở Mỹ theo Quý 1 2021 và 2022................. 24 Hình 2. 2 Sơ đồ các bước thực hiện xuất khẩu............................................................ 26 Bảng 2. 1 Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của SEV năm 2021 ............................... 20 Bảng 2. 2 Thống kê doanh số bán smartphone của Samsung và Apple giai đoạn 2021 – 2022 ở thị trường Mỹ theo từng quý............................................................................. 25
  • 5. MỤC LỤC DANH MỤC BẢN BIỂU.............................................................................................. 4 MỤC LỤC ..................................................................................................................... 5 LỜI CẢM ƠN!.............................................................................................................. 9 LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................... 10 CHƯƠNG 1................................................................................................................. 11 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM.................................................................................... 11 1.1 Thông tin công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam. .......................... 11 1.1.1 Giới thiệu công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam................... 11 1.1.2 Lịch sử hình thành và Phát triển............................................................. 12 1.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh của Samsung. .......................................................... 13 1.1.4. Hình thức kinh doanh chủ yếu. .............................................................. 14 1.1.5 Sơ đồ tổ chức ............................................................................................. 14 1.2 Lĩnh vực hoạt động của Samsung Electronic Việt Nam. .............................. 14 1.3 Sản phẩm chủ yếu của Samsung Electronic Việt Nam. ................................ 15 1.3.1 Thiết bị di động:........................................................................................ 15 1.3.2 TV & AV.................................................................................................... 16 1.3.3 Thiết bị gia dụng ....................................................................................... 17 CHƯƠNG 2................................................................................................................. 19
  • 6. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT/NHẬP KHẨU TẠI SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM (SEV). .... 19 2.1 Mô tả hoạt động kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm của Samsung Electronic Việt Nam.................................................................................................................. 19 2.1.2 Phân tích chi tiết về thị trường kinh doanh về các sản phẩm thiết bị di động của Samsung ở Mỹ. .................................................................................. 20 2.1.2.1 Về Doanh Số Bán Hàng và Tăng Trưởng............................................ 21 2.1.2.2 Về thị phần và nhu cầu về sản phẩm thiết bị di động trong thị trường ở Mỹ..................................................................................................................... 22 2.1.2.3: Sự cạnh tranh và thách thức trong thị trường Mỹ. .......................... 25 2.2 Mô tả quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của Samsung Electronics Việt Nam. ............................................................................ 26 2.2.1 Sơ đồ các bước tổ chức xuất khẩu của Samsung Electronics Việt Nam. .............................................................................................................................. 26 2.2.2 Chi tiết từng bước trong quy trình xuất khẩu của Samsung................ 27 2.2.2.1 Chuẩn bị hồ sơ thủ tục bước đầu cho xuất nhập khẩu. ..................... 27 2.2.2.2 Kiểm tra xác nhận thanh toán.............................................................. 27 2.2.2.3 Chuẩn bị hàng xuất khẩu...................................................................... 28 2.2.2.4 Kiểm tra hàng xuất khẩu. ..................................................................... 29 2.2.2.5 Thuê phương tiện vận tải. ..................................................................... 29 2.2.2.6 Làm thủ tục hải quan. ........................................................................... 30 2.2.2.7 Giao cho người vận tải........................................................................... 31 2.2.2.8 Mua bảo hiểm......................................................................................... 31
  • 7. 2.2.2.9 Thanh toán/ thanh lý hợp đồng. ........................................................... 32 2.2.2.10 Khiếu nại (nếu có)................................................................................ 33 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức thực hiện xuất khẩu hàng hóa của Samsung Electronics Việt Nam ...................................................................... 33 2.3.1 Nhân tố bên ngoài. .................................................................................... 33 2.3.1.1 Nhóm nhân tố kinh tế- chính trị........................................................... 33 2.3.1.2 Nhóm nhân tố xã hội - văn hóa............................................................. 34 2.3.2 Nhân tố bên ngoài. .................................................................................... 36 2.3.2.1 Nhóm nhân tố nguồn lực....................................................................... 36 2.3.2.2 Nhóm nhân tố quản trị. ......................................................................... 37 2.4 Đàm phán ký kết hợp đồng.............................................................................. 37 2.4.1 Trước đàm phán. ...................................................................................... 37 2.4.2 Trong cuộc đàm phán............................................................................... 38 2.4.3 Kết quả sau đàm phán, Ký kết hợp đồng ............................................... 39 2.4.4 Ký kết hợp đồng........................................................................................ 40 CHƯƠNG 3................................................................................................................. 45 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT/ NHẬP KHẨU TẠI DOANH NGHIỆP ĐÓ ................................................ 45 3.1 Những ưu điểm trong hoạt động tổ chức thực hiện xuất khẩu hàng hóa của công ty SamSung Việt Nam. .................................................................................. 45 3.2 Những hạn chế trong hoạt động tổ chức thực hiện xuất nhập khẩu hàng hoá tại doanh nghiệp...................................................................................................... 49
  • 8. 3.3 Những rủi ro trong hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp............................................................................................. 50 CHƯƠNG 4................................................................................................................. 53 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CỦA SAMSUNG TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI........................ 53 4.1 Nguyên nhân của những hạn chế và rủi ro trong hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp................................................ 53 4.2 Các giải pháp để hoàn thiện và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa cho SEV. ............................................. 55 PHỤ LỤC. ................................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 74
  • 9. LỜI CẢM ƠN! Trước hết, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giảng viên chính của môn học Nghiệp vụ thương mại quốc tế, cô Nguyễn Thị Thu Sương, đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài luận văn này. Nhờ có sự hỗ trợ và góp ý của cô, chúng tôi đã có thể hoàn thiện bài luận văn một cách tốt nhất. Nhóm tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh, trường Cao đẳng FPT Polytechnic, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và cần thiết trong lĩnh vực thuộc chuyên ngành Logistics. Những kiến thức đó đã là nền tảng vững chắc cho tôi trong việc thực hiện bài luận văn này. Cuối cùng, chúng tôi xin tự nhận những thiếu sót và hạn chế trong bài luận văn này. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và phản biện của các thầy cô giáo và các bạn đọc để chúng tôi có thể hoàn thiện hơn trong những công trình nghiên cứu sau này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 10. LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI. Nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài này vì nó có tính thực tiễn cao và có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty TNHH Samsung Electric Việt Nam. Đây là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm điện tử, điện máy, điện thoại thông minh và các thiết bị liên quan. Công ty có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng khắp và có nhiều đối tác thương mại quốc tế. Do đó, việc hoàn thiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là một yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh, cạnh tranh và phát triển bền vững của công ty. Nhóm chúng tôi mong muốn phân tích được những thách thức, cơ hội và giải pháp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty, từ đó đề xuất những biện pháp cải tiến và hoàn thiện phù hợp với thực tế và xu hướng của thị trường.
  • 11. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM. 1.1 Thông tin công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam. 1.1.1 Giới thiệu công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam. Tên đầy đủ: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SAMSUNG ELECTRONICS VIETNAM COMPANY LIMITED). Website: www.samsung.com Điện thoại: 02413696049. 0839157310. Địa chỉ trụ sở công ty: ● Tòa nhà Bitexco, Số 2 đường Hải Triều, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. ● Khu công nghiệp Yên Phong I, Xã Yên Trung, Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Hình 1. 1 Logo Công ty Samsung Hình 1. 2 Công ty Samsung Electronics VietNam
  • 12. 1.1.2 Lịch sử hình thành và Phát triển ● Năm 1995, Samsung Electronics khai trương văn phòng đại diện tại Hà Nội, đánh dấu bước đầu tiên của sự hiện diện của Samsung tại Việt Nam. ● Năm 2008, Samsung Electronics ký kết thỏa thuận đầu tư với Chính phủ Việt Nam để xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, với tổng vốn đầu tư ban đầu là 670 triệu USD. Đây là nhà máy đầu tiên của Samsung tại Việt Nam và cũng là nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Samsung trên thế giới lúc này. ● Năm 2009, Samsung Electronics chính thức thành lập CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM (SEV) để quản lý và vận hành nhà máy tại Bắc Ninh. SEV bắt đầu sản xuất các sản phẩm điện thoại di động, máy tính bảng, thiết bị đeo thông minh và các linh kiện liên quan. ● Năm 2013, Samsung Electronics mở rộng đầu tư bằng cách xây dựng nhà máy thứ hai tại Thái Nguyên. ● Năm 2014, Samsung Electronics khởi công xây dựng nhà máy sản xuất màn hình tinh thể lỏng (LCD) và màn hình điốt phát quang hữu cơ (OLED) tại Khu công nghiệp Yên Phong. ● Năm 2015, Samsung Electronics tăng vốn đầu tư cho các nhà máy tại Bắc Ninh và Thái Nguyên và khởi công xây dựng trung tâm R&D tại Hà Nội. ● Năm 2016, Samsung Electronics khai trương nhà máy sản xuất màn hình tại Bắc Ninh và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại Hòa Lạc. ● Năm 2017, Samsung Electronics khai trương trung tâm R&D tại Hà Nội và tăng vốn đầu tư cho nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại Hòa Lạc. ● Năm 2019, Samsung Electronics kỷ niệm 10 năm hoạt động tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư lên tới 17,3 tỷ USD và tổng số lao động là hơn 130.000 người. Cùng năm đó, Samsung Electronics cũng đầu tư thêm 220 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất pin lithium-ion tại Bắc Ninh.
  • 13. ● Năm 2020, Samsung Electronics tiếp tục đầu tư thêm để mở rộng các nhà máy sản xuất pin lithium-ion và màn hình tại Bắc Ninh. ● Năm 2021 Samsung Electronics tiếp tục đầu tư thêm để xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại Hòa Lạc và nhà máy sản xuất màn hình tại Hà Nội và khai trương nhà máy sản xuất pin lithium-ion tại Bắc Ninh. ● Năm 2022 Samsung Việt Nam đã lập kỷ lục doanh thu trong năm 2021, đạt 71,71 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2020. Tổng lợi nhuận 4 công ty ở Việt Nam là 4,55 tỷ USD, tăng trở lại sau 3 năm tăng trưởng âm, Samsung đã xây dựng cơ sở trung tâm R&D mới tại Hà Nội với quy mô đầu tư lên tới 220 triệu USD, dự kiến sẽ được khánh thành vào cuối năm 2022, đúng với cam kết với Chính phủ Việt Nam. ● Năm 2023 Samsung Việt Nam đã đầu tư khoảng 240 nghìn tỷ won (206 tỷ USD) để mở rộng hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm sinh học, trí tuệ nhân tạo, chất bán dẫn và robot trong thời kỳ hậu đại dịch. Samsung Việt Nam đã tiếp tục xây dựng Ngôi trường Hy vọng Samsung tại Bình Phước, mang tới cơ hội học tập và phát triển toàn diện cho trẻ em khắp Việt Nam. 1.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh của Samsung. Tầm nhìn “Trở thành một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ cao và điện tử tiêu dùng, mang lại những sản phẩm và dịch vụ vượt trội, sáng tạo và có ý nghĩa cho cuộc sống của mọi người” Sứ mệnh: “Cống hiến tài năng và công nghệ của mình để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đóng góp cho một xã hội toàn cầu tốt đẹp hơn, coi trọng con người và công nghệ, tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh có đạo đức và trách nhiệm xã hội.” Giá trị cốt lõi: “Samsung tin rằng sống bằng những giá trị mạnh mẽ là chìa khóa cho hoạt động kinh doanh tốt. Đó là lý do tại sao những giá trị cốt lõi này, cùng với bộ quy tắc ứng xử nghiêm ngặt, là trọng tâm của mọi quyết định mà công ty đưa ra.”
  • 14. 1.1.4. Hình thức kinh doanh chủ yếu. ● Sản xuất và phân phối bán lẻ các thiết bị di động thông minh. ● Sản xuất và phân phối, bán lẻ các thiết bị điện gia dụng. ● Xuất khẩu sản phẩm. 1.1.5 Sơ đồ tổ chức. 1.2 Lĩnh vực hoạt động của Samsung Electronic Việt Nam. Samsung Electronics hoạt động trong một số lĩnh vực sau: ● Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm điện tử tiêu dùng, bao gồm điện thoại di động, máy tính bảng, tivi, máy giặt, tủ lạnh, máy lạnh, máy hút bụi và các thiết bị gia dụng khác. ● Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông di động, bao gồm màn hình hiển thị, bộ nhớ, chip xử lý, thiết bị mạng và các giải pháp thiết bị khác. ● Nghiên cứu và phát triển các công nghệ và sản phẩm mới liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh trên, bao gồm phần mềm, phần cứng, thiết kế, trải nghiệm người dùng và trí tuệ nhân tạo. Hình 1. 3 Sơ đồ tổ chức của Samsung Electrocnics VietNam
  • 15. 1.3 Sản phẩm chủ yếu của Samsung Electronic Việt Nam. 1.3.1 Thiết bị di động: ● Điện thoại thông minh: Samsung Galaxy S-series, Samsung Galaxy Note-series, Samsung Galaxy A-series, Samsung Galaxy M-series, Samsung Galaxy Z-series. ● Máy tính bảng: Samsung Galaxy Tab-series. Hình 1. 4 Samsung Galaxy s23 Ultra Hình 1. 5 Samsung Galaxy Tab S8
  • 16. 1.3.2 TV & AV ● TVs: Neo QLED 8k, Neo QLED 4k, QLED 4k, Crystal UHD, Full HD & HD TV, Smart TV ● Thiết bị âm thanh: Loa Thanh Q-series, Loa Thanh S-series, Loa Thanh Ultra Slim, … Hình 1. 6 TV Hình 1. 7 Loa thanh Q-series của Samsung.
  • 17. ● Máy chiếu: The Freestyle, The Premiere. 1.3.3 Thiết bị gia dụng ● Tủ lạnh: Tủ Lạnh Thông Minh Family Hub, Tủ Lạnh Multidoor, Tủ Lạnh Side by Side, Tủ Lạnh 2 Cửa Ngăn Đông Dưới, Tủ Lạnh 2 Cửa Ngăn Đông Trên. Hình 1. 8 Máy chiếu của Samsung. Hình 1. 9 Tủ lạnh Samsung Family Hub.
  • 18. ● Máy giặt: Máy Giặt Cửa Trước, Máy Giặt Cửa Trên, Máy Giặt Kèm Sấy, Tủ Chăm Sóc Quần Áo Thông Minh, Máy Sấy. ● Máy hút bụi: Robot Hút Bụi, Máy Hút Bụi Không Dây, Máy Hút Bụi Dạng Hộp. Hình 1. 10 Máy giặc AI Ecobubble
  • 19. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT/NHẬP KHẨU TẠI SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM (SEV). SEV là tập đoàn kinh tế lớn đã đầu tư vào Việt Nam nhiều năm qua, giải quyết công ăn, việc làm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, thúc đẩy phát triển KTXH. Năm 2022, kết quả sản xuất, kinh doanh của Samsung cũng rất xuất sắc (xuất khẩu đạt 65 tỷ USD, chiếm 8,9% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam), đóng góp quan trọng vào quá trình hồi phục và phát triển kinh tế của Việt Nam, với kỷ lục lần đầu tiên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt mốc 700 tỷ USD, đạt 732,5 tỷ USD. 2.1 Mô tả hoạt động kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm của Samsung Electronic Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2022, SEV đã xuất khẩu thiết bị di động sang 128 quốc gia và vùng lãnh thổ, Trong năm 2022, tổng doanh thu của các dự án của Samsung tại Việt Nam đạt khoảng 74 tỷ USD, xuất khẩu đạt 65 tỷ USD, đóng góp 17,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Theo số liệu của Samsung Việt Nam, hiện tại hơn 50% sản lượng điện thoại Samsung toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam Trong số đó, có 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của SEV, với tổng giá trị đạt 51,7 tỷ USD, chiếm 78,9% kim ngạch xuất khẩu thiết bị di động của SEV. Bảng sau đây thể hiện danh sách 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của SEV năm 2021, cùng với giá trị và tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2020:
  • 20. Thị trường Giá trị (triệu USD) Tăng trưởng (%) Mỹ 15.8 24,6 EU 10.9 18,2 Ấn Độ 4.6 9,5 Trung Quốc 3.9 11,4 Hàn Quốc 3.3 10 Mexico 2.8 16,7 Brazil 2.7 17,4 Canada 1.8 20 Nga 1.7 21,4 Việt Nam 1.6 14,3 Bảng 2. 1 Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của SEV năm 2021 Samsung chiếm một thị phần lớn trong việc sản xuất điện thoại toàn cầu với một thị phần toàn cầu khoảng 20% trong quý 3 năm 2023. Samsung đã bán được khoảng 157 triệu điện thoại thông minh trên toàn thế giới trong năm 2021, và đã phục hồi từ sự sụt giảm do đại dịch COVID-19 trong năm 2020. Samsung đã có những thành công lớn với dòng sản phẩm Galaxy S22 Ultra và Galaxy A, cũng như với thị trường Ấn Độ, nơi Samsung chiếm 34% thị phần trong năm 2021. 2.1.2 Phân tích chi tiết về thị trường kinh doanh về các sản phẩm thiết bị di động của Samsung ở Mỹ. Trong số 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của SEV, Mỹ là thị trường chủ lực nhất, với giá trị xuất khẩu đạt 15,8 tỷ USD, chiếm 24,1% kim ngạch xuất khẩu thiết bị di động của SEV và tăng 24,6% so với năm 20202. Mỹ cũng là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Samsung toàn cầu, với thị phần đạt 33,7% trong quý III năm 2021, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Samsung đã vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu tại Mỹ trong quý III năm 2021, nhờ vào sự ra mắt của các dòng sản phẩm cao cấp như Galaxy S21, Galaxy Z Fold và Galaxy Z Flip. Sự tăng trưởng doanh số bán hàng của Samsung tại thị trường Mỹ cho thấy giá cả của các sản phẩm thiết bị di động của Samsung là một yếu tố quan trọng
  • 21. giúp công ty thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn. Samsung đã đầu tư vào các nỗ lực tiếp thị để quảng bá sản phẩm và nhận thức về thương hiệu của mình tại thị trường Mỹ. Họ đã hợp tác với các nhà mạng lớn như Verizon, AT&T và T-Mobile để phân phối thiết bị của mình, giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận rộng rãi các thiết bị này. Samsung đã bán được hơn 2 triệu chiếc Galaxy S23 Ultra tại Mỹ trong tháng đầu tiên ra mắt, tăng 40% so với Galaxy S22 Ultra. Ngoài ra, Samsung cũng bán được hơn 1 triệu chiếc Galaxy Z Fold 3 và hơn 3 triệu chiếc Galaxy Z Flip 3 tại Mỹ trong năm 2021. Tổng cộng, Samsung đã bán được khoảng 15,5 triệu chiếc điện thoại thông minh tại Mỹ trong năm 2021, chiếm 16,6% thị phần, xếp thứ hai sau Apple. 2.1.2.1 Về Doanh Số Bán Hàng và Tăng Trưởng. Trong quý II năm 2021, Samsung đã bán được 7,7 triệu chiếc điện thoại thông minh tại Mỹ, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Samsung đã vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu tại Mỹ trong quý III năm 2021, với thị phần đạt 33,7%, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2021, các mẫu điện thoại gập của Samsung đã bán được trên 4 triệu sản phẩm trên toàn thế giới, tăng 4 lần so với năm 2020. Theo công ty chuyên điều tra thị trường Counterpoint Research, trong tổng số thị phần của điện thoại Samsung tại Mỹ, lượng bán ra của các dòng điện thoại gập đã tăng từ 0,6% trong năm 2020 lên đến 12% trong năm 2021. Theo báo cáo tài chính quý III năm 2022 của Samsung, doanh thu của mảng kinh doanh truyền thông di động đạt 28,8 nghìn tỷ won, tăng 9% so với quý trước, nhờ vào sự ra mắt của các dòng sản phẩm cao cấp như Galaxy S21, Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Flip3. Năm 2023 Doanh số bán hàng tăng 15% so với năm trước, đạt mức doanh thu lên đến 10 tỷ USD. Tăng trưởng này được chủ yếu đẩy mạnh bởi sự gia tăng nhu cầu cho các dòng sản phẩm cao cấp và giá trị gia tăng. Các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của Samsung tại thị trường Mỹ:
  • 22. Sự tăng trưởng của Samsung tại thị trường Mỹ trong năm 2023 là kết quả của một số yếu tố, bao gồm: • Đẩy mạnh đầu tư vào phân khúc cao cấp: Samsung đã giới thiệu ra thị trường Mỹ nhiều mẫu điện thoại thông minh cao cấp, như Galaxy S22 Ultra, Galaxy Z Fold 4 và Galaxy Z Flip 4. Các mẫu điện thoại này đã được đón nhận tích cực từ người tiêu dùng Mỹ, giúp Samsung tăng thị phần trong phân khúc cao cấp. • Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và bán hàng: Samsung đã mở rộng mạng lưới phân phối, đồng thời tăng cường các hoạt động quảng cáo và truyền thông tại thị trường Mỹ. Các nỗ lực này đã giúp Samsung nâng cao nhận diện thương hiệu và tăng doanh số bán hàng. • Tăng cường hợp tác với các nhà mạng: Samsung đã hợp tác chặt chẽ với các nhà mạng tại thị trường Mỹ để cung cấp các chương trình khuyến mãi và ưu đãi hấp dẫn cho người tiêu dùng. Điều này đã giúp Samsung thu hút thêm nhiều khách hàng mới. 2.1.2.2 Về thị phần và nhu cầu về sản phẩm thiết bị di động trong thị trường ở Mỹ. • Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Canalys, Samsung là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất tại thị trường Mỹ trong năm 2023, với thị phần đạt 25%. Đây là mức tăng trưởng 5% so với năm 2022. • Trong phân khúc điện thoại thông minh cao cấp, Samsung cũng là nhà sản xuất dẫn đầu thị trường Mỹ với thị phần đạt 35%. Đây là mức tăng trưởng 10% so với năm 2022. • Các sản phẩm di động khác của Samsung, như máy tính bảng, máy tính xách tay và TV, cũng có thị phần tăng trưởng tại thị trường Mỹ trong năm 2023. Thị phần kinh doanh các thiết bị di động ở Mỹ. Thị phần của Samsung trong phân khúc cao cấp tại thị trường Mỹ cao hơn Apple là do giá cả của các sản phẩm cao cấp của Samsung tương đối cạnh tranh.
  • 23. Ví dụ, giá bán của Galaxy S23 Ultra, mẫu điện thoại cao cấp nhất của Samsung, chỉ cao hơn giá bán của iPhone 14 Pro Max, mẫu điện thoại cao cấp nhất của Apple, khoảng 50 USD. Ngoài ra, Samsung cũng đã tung ra các sản phẩm thiết bị di động giá rẻ và tầm trung để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng người tiêu dùng hơn. Ví dụ, giá bán của Galaxy A53 5G, mẫu điện thoại tầm trung của Samsung, chỉ khoảng 400 USD. Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Canalys, trong năm 2023, Samsung đã bán được hơn 25 triệu chiếc điện thoại thông minh tại thị trường Mỹ, tăng 10% so với năm 2022. Trong đó, doanh số bán hàng của các sản phẩm cao cấp của Samsung tăng 15%, doanh số bán hàng của các sản phẩm giá rẻ và tầm trung tăng 5%. Sự tăng trưởng doanh số bán hàng của Samsung tại thị trường Mỹ cho thấy giá cả của các sản phẩm thiết bị di động của Samsung là một yếu tố quan trọng giúp công ty thu hút được nhiều người tiêu dùng hơn. Samsung đã đầu tư vào các nỗ lực tiếp thị để quảng bá sản phẩm và nhận thức về thương hiệu của mình tại thị trường Mỹ. Họ đã hợp tác với các nhà mạng lớn như Verizon, AT&T và T-Mobile để phân phối thiết bị của mình, giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận rộng rãi các thiết bị này. Samsung đã bán được hơn 2 triệu chiếc Galaxy S23 Ultra tại Mỹ trong tháng đầu tiên ra mắt, tăng 40% so với Galaxy S22 Ultra. Ngoài ra, Samsung cũng bán được hơn 1 triệu chiếc Galaxy Z Fold 3 và hơn 3 triệu chiếc Galaxy Z Flip 3 tại Mỹ trong năm 2021. Tổng cộng, Samsung đã bán được khoảng 15,5 triệu
  • 24. chiếc điện thoại thông minh tại Mỹ trong năm 2021, chiếm 16,6% thị phần, xếp thứ hai sau Apple. Nhu cầu sử dụng sản phẩm di động của Samsung tại thị trường Mỹ. Nhu cầu sử dụng sản phẩm di động của Samsung tại thị trường Mỹ đang tăng trưởng mạnh mẽ. Theo một khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Gartner, có đến 75% người tiêu dùng Mỹ có kế hoạch mua điện thoại thông minh mới trong vòng 12 tháng tới. Trong số đó, 40% người tiêu dùng cho biết họ có khả năng mua điện thoại thông minh của Samsung. Nhu cầu sử dụng sản phẩm di động của Samsung tại thị trường Mỹ đang tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là trong phân khúc cao cấp. Điều này có thể được giải thích bởi một số yếu tố, bao gồm: • Nền kinh tế Mỹ đang phục hồi sau đại dịch COVID-19, dẫn đến sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng. • Người tiêu dùng Mỹ ngày càng quan tâm đến các sản phẩm công nghệ cao cấp, như điện thoại thông minh màn hình gập. • Sự phổ biến của các nền tảng dịch vụ trực tuyến, như streaming video, gaming và social media. • Sự phát triển của các công nghệ mới, như 5G và AI. Hình 2. 1 Thị phần điện thoại thông minh ở Mỹ theo Quý 1 2021 và 2022.
  • 25. • Các chương trình khuyến mãi và ưu đãi của Samsung. 2.1.2.3: Sự cạnh tranh và thách thức trong thị trường Mỹ. Bảng 2. 2 Thống kê doanh số bán smartphone của Samsung và Apple giai đoạn 2021 – 2022 ở thị trường Mỹ theo từng quý. Đối thủ cạnh tranh của Samsung: Một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Samsung ở thị trường Mỹ là Apple, công ty sản xuất iPhone, iPad và các thiết bị iOS khác. Theo MarketSplash, vào năm 2020, Apple chiếm 60,5% thị phần điện thoại thông minh tại Mỹ, trong khi Samsung chỉ chiếm 24,9%. Mỹ là thị trường khu vực lớn nhất của Apple, với doanh thu hơn 100 tỷ đô la vào quý IV năm 2020. Ngoài Apple, Samsung còn phải cạnh tranh với các hãng sản xuất điện thoại thông minh khác sử dụng hệ điều hành Android, như LG, Motorola, Google và OnePlus. Theo Statista, vào quý III năm 2020, LG chiếm 12,9% thị phần điện thoại thông minh tại Mỹ, Motorola chiếm 6,6%, Google chiếm 1,8% và OnePlus chiếm 1,2%. Các hãng này cung cấp các sản phẩm có giá cả và tính năng khác nhau, nhằm thu hút các phân khúc khách hàng khác nhau. Thị trường kinh doanh mua bán và sử dụng thiết bị di động ở Mỹ là một thị trường rất cạnh tranh và đa dạng. Samsung phải đối mặt với sự cạnh tranh không chỉ từ Apple, mà còn từ các hãng Android khác. Để duy trì và tăng thị phần, Thời điểm Samsung Apple Q4/2022 58,3 triệu 70 triệu Q3/2022 64,3 triệu 49,2 triệu Q2/2022 62,5 triệu 46,5 triệu Q1/2022 74,5 triệu 59 triệu Tổng cộng 2022 259,6 triệu 224,7 triệu Q4/2021 69 triệu 81,5 triệu Q3/2021 69,3 triệu 48 triệu Q2/2021 57,6 triệu 48,9 triệu Q1/2021 76,6 triệu 59,5 triệu Tổng cộng 2021 272,5 triệu 237,9 triệu
  • 26. Samsung cần phải liên tục nghiên cứu và đổi mới sản phẩm, cũng như tăng cường chiến lược marketing và phân phối. Mặc dù Samsung đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Apple và các thương hiệu Android khác, nhưng hãng vẫn giữ vững vị trí hàng đầu và có một lượng người hâm mộ đông đảo ở Mỹ. Samsung thường ra mắt các mẫu điện thoại mới hàng năm nhằm cung cấp những cải tiến đáng kể về thiết kế và tính năng. 2.2 Mô tả quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của Samsung Electronics Việt Nam. 2.2.1 Sơ đồ các bước tổ chức xuất khẩu của Samsung Electronics Việt Nam. 1. Chuẩn bị hồ sơ thủ tục bước đầu cho xuất nhập khẩu. 2. Kiểm tra xác nhận thanh toán. 3. Chuẩn bị hàng xuất nhập khẩu. 4. Kiểm tra hàng xuất nhập khẩu. 5. Thuê phương tiện vận tải. 6. Làm thủ tục hải quan. 7. Giao hàng cho người vận tải. 8. Mua bảo hiểm. 9. Làm thủ tục thanh toán/ Thanh lý hợp đồng. 10. Khiếu nại (nếu có) và Thanh toán/ Thanh lý hợp đồng. Chuẩn bị hồ sơ thủ tục bước đầu cho xuất nhập khẩu Kiểm tra xác nhận thanh toán Chuẩn bị hàng xuất khẩu Kiểm tra hàng xuất khẩu Thuê phương tiện vận tải Làm thủ tục hải quan Giao cho người vận tải Mua bảo hiểm Làm thủ tục thanh toán Khiếu nại( nếu có) và Thanh toán/ Thanh lý hợp đồng Hình 2. 2 Sơ đồ các bước thực hiện xuất khẩu
  • 27. 2.2.2 Chi tiết từng bước trong quy trình xuất khẩu của Samsung. 2.2.2.1 Chuẩn bị hồ sơ thủ tục bước đầu cho xuất nhập khẩu. Hồ sơ thủ tục bước đầu cho xuất khẩu của Samsung Electronics Việt Nam sang Mỹ bao gồm các loại giấy tờ sau: • Đơn xin cấp phép xuất khẩu. • Hợp đồng xuất khẩu • Hợp đồng thương mại. Ngoài các giấy tờ bắt buộc trên, Samsung Việt Nam cũng có thể phải cung cấp các giấy tờ khác tùy theo loại hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Ví dụ, đối với hàng hóa xuất khẩu, Samsung Việt Nam có thể phải cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm định chất lượng, giấy phép nhập khẩu của nước nhập khẩu, ... Công tác chuẩn bị hồ sơ thủ tục buộc đầu cần được thực hiện một cách cẩn thận và chính xác. Các giấy tờ trong hồ sơ phải đầy đủ, hợp lệ và được khai báo chính xác theo quy định. 2.2.2.2 Kiểm tra xác nhận thanh toán. Trong trường hợp của Samsung xuất khẩu thiết bị di động, nên sử dụng phương thức thanh toán L/C là hợp lý, ví dụ đang xuất khẩu một số lượng lớn điện thoại Samsung S23 Ultra từ Samsung Electronics Việt Nam sang thị trường Mỹ cho công ty T -Mobile. Đây là một giao dịch có giá trị cao, có thể gặp nhiều rủi ro về pháp lý, hải quan, vận chuyển, chất lượng hàng hóa, và tỷ giá hối đoái. Bằng cách sử dụng L/C, có thể bảo vệ quyền lợi của mình và đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được tiền đầy đủ và kịp thời khi bạn giao hàng đúng theo yêu cầu của người mua. Nên thương lượng với người mua về các điều khoản và điều kiện của L/C, cũng như các chi phí liên quan, trước khi ký kết hợp đồng xuất khẩu. Để thực hiện bước kiểm tra xác nhận thanh toán, Samsung cần thực hiện các công việc sau:
  • 28. • Kiểm tra các thông tin về phương thức thanh toán: Samsung cần xác minh lại các thông tin về phương thức thanh toán đã thỏa thuận với đối tác nhập khẩu, bao gồm: loại phương thức thanh toán, tên ngân hàng phát hành, số tài khoản, ngày và thời hạn thanh toán, ... • Kiểm tra chứng từ thanh toán: Samsung cần kiểm tra các chứng từ thanh toán do đối tác nhập khẩu cung cấp, bao gồm: thư tín dụng (L/C), giấy báo chấp nhận L/C, ... • Xác minh khả năng thanh toán của đối tác nhập khẩu: Samsung cần xác minh khả năng thanh toán của đối tác nhập khẩu thông qua các kênh thông tin như: báo cáo tín dụng, lịch sử thanh toán,... 2.2.2.3 Chuẩn bị hàng xuất khẩu. Theo báo cáo của công ty, sản phẩm của Samsung là một sản phẩm công nghệ cao cấp, có nhiều tính năng nổi bật và độ bền cao. Để đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm, công ty phải thực hiện các việc sau: • Lựa chọn nhà cung cấp linh kiện uy tín, đảm bảo nguồn gốc và chứng nhận chất lượng của các linh kiện. • Kiểm tra và đóng gói sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng các vật liệu bảo vệ chống sốc, chống ẩm, chống trầy xước và chống tĩnh điện. • Đánh dấu và ghi nhãn sản phẩm theo quy định của pháp luật Mỹ, bao gồm mã vạch, số seri, thông tin nhà sản xuất, thông tin người nhập khẩu, thông tin người nhận hàng và các cảnh báo an toàn. • Lập danh sách chi tiết các sản phẩm trong mỗi kiện hàng, ghi rõ số lượng, trọng lượng, kích thước và giá trị của hàng hóa. Bằng cách thực hiện các việc trên, Samsung Electronics Việt Nam có thể chuẩn bị hàng xuất nhập khẩu một cách hiệu quả và chuyên nghiệp, đảm bảo mang lại sự hài lòng cho khách hàng Mỹ.
  • 29. 2.2.2.4 Kiểm tra hàng xuất khẩu. Cụ thể, kiểm tra hàng xuất khẩu, Samsung Electronics Việt Nam cần thực hiện các công việc sau: • Kiểm tra số lượng: Samsung cần kiểm tra số lượng sản phẩm trong lô hàng để đảm bảo đúng với số lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Việc kiểm tra số lượng có thể được thực hiện bằng cách đếm thủ công hoặc sử dụng các thiết bị đếm tự động. • Kiểm tra chất lượng: Samsung cần kiểm tra chất lượng sản phẩm về các tiêu chí như: ngoại quan, chức năng, tính năng,... Các sản phẩm được kiểm tra bằng mắt thường và bằng các thiết bị chuyên dụng. • Kiểm tra nhãn mác: Samsung cần kiểm tra nhãn mác sản phẩm để đảm bảo đúng với quy định của pháp luật Việt Nam và Mỹ. Nhãn mác bao gồm các thông tin như: tên sản phẩm, tên nhà sản xuất, xuất xứ,... • Kiểm tra đóng gói: Samsung cần kiểm tra đóng gói sản phẩm của mìnhđể đảm bảo chắc chắn và an toàn trong quá trình vận chuyển. Việc kiểm tra đóng gói có thể được thực hiện bằng cách quan sát trực tiếp hoặc sử dụng các thiết bị kiểm tra chuyên dụng. 2.2.2.5 Thuê phương tiện vận tải. Trong quá trình xuất khẩu, huê phương tiện vận tải là một bước quan trọng và phức tạp, vì nó liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí, thời gian, an toàn và chất lượng của hàng hóa. Để thuê phương tiện vận tải, Samsung Electronics Việt Nam cần thực hiện những việc sau: • Tìm kiếm và lựa chọn các công ty vận tải uy tín và có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu điện thoại. Các công ty này cần có đủ giấy tờ pháp lý, giấy phép hoạt động, bảo hiểm và các chứng nhận liên quan đến an toàn và chất lượng.
  • 30. • So sánh và đàm phán các điều khoản và điều kiện của hợp đồng vận tải, bao gồm giá cả, thời gian giao nhận, phương thức thanh toán, trách nhiệm và quyền lợi của các bên, cách xử lý khi có sự cố hay tranh chấp. • Ký kết hợp đồng vận tải với công ty được chọn, và cung cấp các thông tin cần thiết về hàng hóa, như số lượng, khối lượng, kích thước, mã vạch, nhãn hiệu, xuất xứ và các giấy tờ khác. 2.2.2.6 Làm thủ tục hải quan. Quy trình làm thủ tục hải quan của Samsung Việt Nam được thực hiện theo các bước sau: Chuẩn bị hồ sơ • Hồ sơ làm thủ tục hải quan của Samsung Việt Nam bao gồm: • Tờ khai hải quan • Hóa đơn thương mại • Vận đơn • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) • Giấy chứng nhận kiểm dịch (C/Q) • Giấy phép nhập khẩu (nếu có) Samsung Việt Nam có hệ thống quản lý kho bãi và hàng hóa hiện đại, giúp kiểm soát chặt chẽ tình trạng hàng hóa và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác. Khai báo hải quan Samsung Việt Nam thực hiện khai báo hải quan điện tử thông qua hệ thống VNACCS/VCIS. Hồ sơ khai báo hải quan được gửi đến Chi cục Hải quan nơi hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Kiểm tra hàng hóa Sau khi tiếp nhận hồ sơ khai báo hải quan, Chi cục Hải quan sẽ thực hiện kiểm tra hàng hóa. Nếu hàng hóa không có vấn đề gì thì Chi cục Hải quan sẽ thông quan hàng hóa.
  • 31. Thanh toán thuế Nếu hàng hóa thuộc diện chịu thuế thì Samsung Việt Nam phải nộp thuế cho cơ quan hải quan. Số tiền thuế phải nộp được xác định dựa trên giá trị hàng hóa, thuế suất và các quy định của pháp luật. 2.2.2.7 Giao cho người vận tải. Công ty vận tải sẽ phụ trách việc đưa hàng hóa từ kho của Samsung Electronics Việt Nam đến sân bay, làm thủ tục kiểm tra và xếp hàng hóa lên máy bay. Công ty vận tải cũng phải cung cấp cho Samsung Electronics Việt Nam các thông tin về tình trạng hàng hóa, thời gian khởi hành và đến nơi, cũng như các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. 2.2.2.8 Mua bảo hiểm. Cụ thể, tại bước mua bảo hiểm, Samsung Electronics Việt Nam cần thực hiện các công việc sau: Lựa chọn công ty bảo hiểm Samsung Electronics Việt Nam sẽ lựa chọn công ty bảo hiểm uy tín và có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Thỏa thuận về điều khoản bảo hiểm Samsung Electronics Việt Nam sẽ thỏa thuận với công ty bảo hiểm về các điều khoản bảo hiểm, bao gồm: o Giá bảo hiểm o Phạm vi bảo hiểm o Số tiền bảo hiểm o Điều kiện bồi thường Ký hợp đồng bảo hiểm Sau khi thỏa thuận được các điều khoản bảo hiểm, Samsung Electronics Việt Nam sẽ ký hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm. Lập hồ sơ bảo hiểm
  • 32. Samsung Electronics Việt Nam sẽ lập hồ sơ bảo hiểm, bao gồm: o Hợp đồng vận chuyển o Hóa đơn giá trị gia tăng o Danh sách hàng hóa Nộp hồ sơ bảo hiểm Samsung Electronics Việt Nam sẽ nộp hồ sơ bảo hiểm cho công ty bảo hiểm. 2.2.2.9 Thanh toán/ thanh lý hợp đồng. Sau khi lô hàng đến tay khách hàng và được kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu, Samsung Electronics Việt Nam đã gửi bộ chứng từ thanh toán cho đối tác nhập khẩu. Bộ chứng từ này bao gồm: • Hóa đơn thương mại • Vận đơn • Chứng nhận xuất xứ • Giấy chứng nhận chất lượng Sau khi nhận được bộ chứng từ thanh toán, đối tác nhập khẩu sẽ tiến hành thanh toán số tiền còn lại cho Samsung Electronics Việt Nam: • Lập bộ chứng từ thanh toán: Samsung Electronics Việt Nam cần lập bộ chứng từ thanh toán bao gồm các chứng từ cần thiết để đối tác nhập khẩu có thể tiến hành thanh toán. • Gửi bộ chứng từ thanh toán cho đối tác nhập khẩu: Samsung Electronics Việt Nam cần gửi bộ chứng từ thanh toán cho đối tác nhập khẩu để đối tác nhập khẩu có thể tiến hành thanh toán. • Nhận tiền thanh toán từ đối tác nhập khẩu: Samsung Electronics Việt Nam cần nhận tiền thanh toán từ đối tác nhập khẩu sau khi đối tác nhập khẩu đã kiểm tra và chấp nhận bộ chứng từ thanh toán.
  • 33. 2.2.2.10 Khiếu nại (nếu có). Nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra với hàng hóa, Samsung Electronics Việt Nam cần phải khiếu nại với người vận tải hoặc bên bảo hiểm trong thời hạn quy định. Bên cạnh đó, Samsung Electronics Việt Nam cũng cần kiểm tra và xác nhận chất lượng hàng hóa khi nhận được từ bên nhập khẩu, và khiếu nại nếu có sai lệch hoặc thiếu sót. 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức thực hiện xuất khẩu hàng hóa của Samsung Electronics Việt Nam 2.3.1 Nhân tố bên ngoài. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của SEV có thể được chia thành hai nhóm chính: • Nhóm nhân tố kinh tế - chính trị: bao gồm các yếu tố như: tình hình kinh tế - chính trị của các quốc gia nhập khẩu, các hiệp định thương mại tự do, các chính sách liên quan đến xuất khẩu, ... • Nhóm nhân tố xã hội - văn hóa: bao gồm các yếu tố như: xu hướng tiêu dùng của người dân các nước, các tập quán thương mại… 2.3.1.1 Nhóm nhân tố kinh tế- chính trị. Tình hình kinh tế - chính trị của các quốc gia nhập khẩu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của SEV. Khi nền kinh tế của các quốc gia nhập khẩu phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên, kéo theo nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cũng tăng lên. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho SEV mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng kim ngạch xuất khẩu. Ngược lại, khi nền kinh tế của các quốc gia nhập khẩu suy thoái, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm xuống, kéo theo nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cũng giảm xuống. Điều này gây khó khăn cho SEV trong việc xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường này.
  • 34. Các hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng có tác động đáng kể tới hoạt động xuất khẩu của SEV. Thông qua các FTA, SEV được hưởng ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước thành viên. Điều này giúp giảm chi phí xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa của SEV trên thị trường quốc tế. Các chính sách liên quan đến xuất khẩu của Việt Nam cũng có tác động tới hoạt động xuất khẩu của SEV. Các chính sách này bao gồm các chính sách về thuế, hải quan, xúc tiến thương mại... Các chính sách này được thiết kế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu, giúp doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu. Về chính sách thương mại quốc tế, Việt Nam đã tham gia nhiều FTA quan trọng, trong đó có Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA). Các FTA này giúp SEV giảm thuế nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho SEV cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường quốc tế. 2.3.1.2 Nhóm nhân tố xã hội - văn hóa. Xu hướng tiêu dùng của người dân các nước là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của SEV. Khi xu hướng tiêu dùng của người dân thay đổi, SEV cần thay đổi sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu của mình để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các tập quán thương mại cũng là một yếu tố cần được SEV quan tâm khi xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường quốc tế. Mỗi quốc gia có những tập quán thương mại khác nhau, SEV cần hiểu rõ các tập quán này để tránh những rủi ro trong quá trình giao dịch. Các đặc điểm trong nhóm nhân tố xã hội– văn hóa phân tích như sau: Xu hướng tiêu dùng của người dân các nước
  • 35. Xu hướng tiêu dùng của người dân các nước là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của SEV. Khi xu hướng tiêu dùng của người dân thay đổi, SEV cần thay đổi sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu của mình để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ví dụ, trong những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường đang ngày càng phổ biến trên thế giới. Để đáp ứng xu hướng này, SEV đã tập trung phát triển các sản phẩm điện tử thông minh có tính năng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Ngoài ra, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm công nghệ cao, tích hợp nhiều tính năng cũng đang phát triển mạnh mẽ. SEV đã nắm bắt xu hướng này và tập trung phát triển các sản phẩm điện tử thông minh có nhiều tính năng nổi bật, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các tập quán thương mại Mỗi quốc gia có những tập quán thương mại khác nhau, SEV cần hiểu rõ các tập quán này để tránh những rủi ro trong quá trình giao dịch. Ví dụ, ở một số quốc gia, người mua thường yêu cầu nhà cung cấp gửi mẫu sản phẩm trước khi đặt hàng. Ở một số quốc gia khác, người mua thường yêu cầu nhà cung cấp cung cấp các chứng nhận chất lượng cho sản phẩm. SEV luôn chú trọng nghiên cứu các tập quán thương mại của các quốc gia nhập khẩu để đảm bảo quá trình giao dịch diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Cạnh tranh quốc tế Cạnh tranh quốc tế là một nhân tố khác ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của SEV, vì SEV phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ khác trong lĩnh vực điện tử, đặc biệt là Apple, Huawei, Xiaomi, Oppo, Vivo và các hãng khác. Các đối thủ này có thể cạnh tranh về giá, chất lượng, công nghệ, thiết kế, dịch vụ, thương hiệu và các yếu tố khác. Ví dụ, Apple là đối thủ lớn nhất của Samsung trong phân khúc điện thoại thông minh cao cấp, với dòng iPhone được
  • 36. nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Huawei là đối thủ lớn nhất của Samsung trong phân khúc điện thoại thông minh trung cấp và thấp, với dòng Honor và Y được nhiều người tiêu dùng chọn lựa. Xiaomi, Oppo và Vivo là các đối thủ mạnh của Samsung trong các thị trường mới nổi, như Ấn Độ, Đông Nam Á và châu Phi, với các sản phẩm có giá rẻ, chất lượng tốt và thiết kế đẹp. Các đối thủ này có thể ăn mất thị phần của Samsung, giảm lợi nhuận và doanh thu xuất khẩu của SEV. 2.3.2 Nhân tố bên ngoài. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của SEV có thể được chia thành hai nhóm chính: • Nhóm nhân tố nguồn lực: bao gồm các yếu tố như: nguồn nhân lực, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật,... • Nhóm nhân tố quản trị: bao gồm các yếu tố như: chiến lược, chính sách, quy trình,... 2.3.2.1 Nhóm nhân tố nguồn lực. Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của SEV. SEV có đội ngũ nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu. Đội ngũ nhân lực này là yếu tố quan trọng giúp SEV đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường quốc tế. Vốn là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của SEV. SEV có nguồn vốn dồi dào, được đầu tư từ Samsung Hàn Quốc. Nguồn vốn này giúp SEV đầu tư cho nghiên cứu phát triển, đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu. Cơ sở vật chất kỹ thuật là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của SEV. SEV có hệ thống nhà máy, dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật này giúp SEV sản xuất
  • 37. ra các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường quốc tế. 2.3.2.2 Nhóm nhân tố quản trị. Chiến lược là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của SEV. SEV có chiến lược xuất khẩu rõ ràng, tập trung vào các thị trường tiềm năng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chiến lược xuất khẩu này giúp SEV đạt được những thành công trong hoạt động xuất khẩu. Chính sách là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của SEV. SEV có chính sách ưu đãi cho xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, nhân viên tham gia các khóa đào tạo, hội thảo về xuất khẩu. Chính sách này giúp SEV nâng cao năng lực xuất khẩu của cán bộ, nhân viên, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Quy trình là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của SEV. SEV có quy trình xuất khẩu rõ ràng, khoa học, giúp quá trình xuất khẩu diễn ra thuận lợi, hiệu quả. Quy trình này giúp SEV tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động. 2.4 Đàm phán ký kết hợp đồng. Đây là phần giả định một cuộc đàm phán của Công Ty Samsung Electronics Việt Nam với một công ty là T-Mobile US ở Mỹ. 2.4.1 Trước đàm phán. • Samsung Electronics Việt Nam (SEV) muốn xuất khẩu điện thoại Galaxy S23 Ultra cho T-Mobile US, một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất ở Mỹ. • SEV đã nghiên cứu thị trường Mỹ và đối thủ cạnh tranh, và đề xuất giá bán là 1200 USD cho mỗi chiếc điện thoại, với số lượng tối thiểu là 40.000 chiếc.
  • 38. • SEV cũng đề xuất điều kiện giao hàng là DDP Incoterms 2020 tại sân bay Nội Bài, Việt Nam. • SEV mong muốn thời gian giao hàng là trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, và phương thức thanh toán là L/C (Letter of Credit) không hủy ngang, nghĩa là SEV sẽ nhận được tiền khi giao hàng hóa cho ngân hàng của T- Mobile US tại Việt Nam và xuất trình các tài liệu chứng từ theo yêu cầu. • SEV cam kết chất lượng sản phẩm cao cấp, đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn và bảo vệ môi trường của Mỹ, và cung cấp bảo hành 12 tháng cho mỗi chiếc điện thoại. • SEV liên hệ với T-Mobile US qua email và gửi cho họ bảng báo giá, hợp đồng mẫu và các tài liệu liên quan, và đề nghị họ xem xét và phản hồi. • SEV và T-Mobile US thống nhất hình thức đàm phán là online qua Zoom, và thời gian đàm phán là vào lúc 9 giờ sáng thứ Hai, ngày 22 tháng 1 năm 2024 (theo giờ Việt Nam). 2.4.2 Trong cuộc đàm phán. • SEV và T-Mobile US cùng tham gia cuộc họp Zoom đúng giờ, và giới thiệu bản thân và vai trò của mình trong cuộc đàm phán. • SEV bắt đầu bằng cách giới thiệu về công ty, sản phẩm và thị trường của mình, và nêu rõ lý do và mục tiêu của việc xuất khẩu điện thoại Galaxy S23 cho T-Mobile US. • SEV trình bày bảng báo giá, hợp đồng mẫu và các tài liệu liên quan, và giải thích các điều khoản và điều kiện chính, bao gồm giá bán, số lượng, điều kiện giao hàng, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, chất lượng sản phẩm và bảo hành. • Bên bán yêu cầu: o Giá cả: 1.200 USD/chiếc o Điều kiện giao hàng: DDP o Thời gian giao hàng: 15 ngày
  • 39. o Cảng đi: Sân bay Nội Bài o Cảng đến: Sân bay Los Angeles o Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của T-Mobile US • Bên mua yêu cầu: o Giá cả: 1.150 USD/chiếc o Điều kiện giao hàng: CIP o Thời gian giao hàng: 10 ngày o Cảng đi: Sân bay Nội Bài o Cảng đến: Sân bay Los Angeles 2.4.3 Kết quả sau đàm phán, Ký kết hợp đồng Kết quả đàm phán là một thành công cho cả hai bên. Samsung Electronics Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất khẩu điện thoại thông minh Galaxy S23 Ultra sang thị trường Hoa Kỳ. T-Mobile US đã ký được hợp đồng mua điện thoại thông minh Galaxy S23 Ultra với giá cả cạnh tranh và thời gian giao hàng nhanh chóng. Cuộc đàm phán đã diễn ra một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Cả hai bên đã thể hiện sự thiện chí và sẵn sàng hợp tác. Cuộc đàm phán đã đạt được kết quả như sau: • Samsung Electronics Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất khẩu 44.000 chiếc điện thoại thông minh Galaxy S23 Ultra sang thị trường Hoa Kỳ. • Giá cả mỗi chiếc điện thoại là 1.180 USD. • Điều kiện giao hàng là CIP. • Thời gian giao hàng là 13 ngày. • Cảng đi là Sân bay Nội Bài. • Cảng đến là Sân bay Los Angeles. Kết quả này là một thành công cho cả hai bên. Samsung Electronics Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất khẩu với giá cả cạnh tranh và thời gian giao hàng
  • 40. nhanh chóng. T-Mobile US đã ký được hợp đồng mua điện thoại thông minh Galaxy S23 Ultra với giá cả hợp lý và thời gian giao hàng đáp ứng nhu cầu. 2.4.4 Ký kết hợp đồng SALES CONTRACT Day: 15/1/2024. Sellers: SAMSUNG ELECTRONICS VIETNAM COMPANY LIMITED Address: Yen Phong 1 Industrial Park - Yen Trung Commune - Yen Phong District - Bac Ninh Province Tel: 0222 369 6875 Email: sev.contact@samsung.com Website: http://www.samsung.com.vn Buyer: T-Mobile US, Inc Address: 12920 SE 38th St, Bellevue, WA 98006, USA Tel: +1-800-937-8997 Email: info@t-mobile.com The Seller and the Buyer have mutually agreed to sell and buy the goods under the terms & conditions as below: ARTICLE 1: COMMODITY 1.1 Name of foods, specification, quantity, price, amount, total: NO Description of Goods/Commodity Quantity (Pieces) Unit Price (USD) Amount (USD) 1 Samsung Galaxy S23 Ultra phones 44,000 pieces 1,180 51,920,000 Total (USD) 51,920,000 1.2 Total value: 51,920,000 (USD) Say total value: fifty-one million nine hundred twenty thousand dollars
  • 41. 1.3 Packing: 1. The phone is packaged in a paper box measuring 20x20x10. With thickness from 0.03 mm to 0.04 mm 2. In 1 box there will be 10 phones 3. There will be 49 cartons on 1 wooden pallet and will be covered with plastic wrap 4. There will be a total of 90 pallets with a total of 4,400 boxes equivalent to 44,000 phones Shipping handling is carried out according to the Company's regulations. ARTICLE 2 : QUALITY - DELIVERY TERM 2.1 Delivery term: Within 13 days from receiving deposit. 2.2 Time of Delivery: January 26,2024. 2.3 Port of Loading: Noi Bai Airport (HNA), VietNam. 2.4 Port of destination: Los Angeles (LAX), US. 2.5 Condition: CIP, Incoterms 2020. 2.6 Following documents to be transferred when delivery of goods: - Commercial invoice. - Packing list. - Bill of lading. - C/O. - Phytosanitary Certificate. - Certificate Quantity. - Others related document includes: COCQ (Certificate of Origin and Certificate of Quality, the Warranty Certificate, Cargo Insurance Policy). ARTICLE 3 : PAYMENT 3.1 The terms and method of payment will be as follows: • Payment method: 50% of the total amount will be paid after signing the 3-day contract, 50% of the total amount will be paid 14 days after receiving the goods.
  • 42. • The seller’s account name: SAMSUNG ELECTRONICS VIET NAM • Bank name: VIETCOMBANK • Account number: 399888888 • SWIFT CODE: BFTV VNVX 088, VIETCOMBANK, HA NOI CITY • The buyer shall pay by the account: T-Mobile US. • Bank name: BANK OF AMERICA. • Account number: 390402421 • Account name: T-Mobile US. ARTICLE 4: PRICE • Unit price: 1.180 USD/ pieces CIP Noi Bai Airport – Incoterms 2020. • Total amount: 51,920,000 USD. • In words: Twelve million nine hundred ninety thousand United States Dollars. ARTICLE 5: RESPONSIBILITY FOR BOTH OF PARTIES 5.1 Responsibilities for Party A Inspection for quantity and quality of goods at delivery place. When Party B has the notice for delivery, Party A has to prepare the storage and arrange the receiver so that Party B delivers goods conveniently and quickly. Party A must pay to Party B according to Article 3 of this Contract. 5.2 Responsibilities for Party B To be responsible for delivery of goods according to Article 1 of this Contract. Delivery on time and install at the place where indicated at Article 2 of this Contract. ARTICLE 6: PENALTY In case of Party A pays to Party B late, eliminating Force Majeure (war, inundation, terror...) and Party B does not provide enough documents as described in article 3 to Party A, the penalty for payment is 10% of the contract
  • 43. value for a late week, but the total amount of penalty will not exceed 50% of the contract value. In case of Party B can not deliver goods to Party A on time, eliminating Force Majeure (war, inundation, terror...), Party B shall be penalized 10% of the contract value for a late week, but the total amount of penalty will not exceed 50% of the contract value. ARTICLE 7 : GENERAL CLAUSES Both parties commit themselves to perform this Contract strictly in accordance with the terms and conditions provided herein. Should any difficulty or trouble arise, both parties should meet each other for settlement, failure to settle any dispute should be referred to the Commercial Court. All costs shall be born by the party that lost their case. These modifications or supplementations must be made in terms of addenda of this contract. The product is warranted for 24 months from the date of handover at the installation site. ARTICLE 8 : THE VALIDITY OF THE CONTRACT This contract takes effect from the date of signing and automatic liquidation when both parties have fully discharged their respective obligation under this agreement. This contract consists of 5 pages, it is made out in 4 copies 2 English copies and 2 Vietnamese copies by English and Vietnamese, Each party keeps 2 copies copies 21 English copies and 1 Vietnamese copies by English and Vietnamese . In case of a discrepancy between the English and Vietnamese texts of this contract, preference shall be given to the Vietnamese text. ARTICLE 9: ARBITRATION PROVISION This clause clearly states how to handle arising disputes and disputes in the shipment, if they arise. If the two parties cannot reach an agreement themselves,
  • 44. a third party will need to resolve the matter according to the agreed upon source of law, location and legal fees. ARTICLE 10: FORCE MAJEURE CLAUSE In some cases of force majeure (act of God), there will be exemption for the Seller if any risks arise with the shipment. ARTICLE 11: CLAIM Within 07 working days after the Notice of Arrival date, the Buyer shall give all their ideas or complaints to the Seller in writing, otherwise, any claimation from Buyer on quanlity or quantity is out of validity. The Seller shall be free from claimation or any responsibility realted to transportation from port to port. Within 01 working day from receipt of claimation email, the Seller shall respond to the complaint with a clear solution for such claim. ARTICLE 12: OTHER PROVISIONS Other terms depend on each shipment and are agreed upon by both parties. ON BEHAFT THE SELLER ON BEHAFT THE BUYER General Director Mr. Huy Nguenn General Director MS. Serene Chen
  • 45. CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT/ NHẬP KHẨU TẠI DOANH NGHIỆP ĐÓ 3.1 Những ưu điểm trong hoạt động tổ chức thực hiện xuất khẩu hàng hóa của công ty SamSung Việt Nam. 3.1.1 Nhân lực chất lượng cao Để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, Samsung Việt Nam cần có nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân viên xuất nhập khẩu, vì đây là một trong những lĩnh vực quan trọng và chiến lược của công ty. Nhân viên xuất nhập khẩu của Samsung Việt Nam là những người có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành liên quan đến kinh tế, thương mại, quản trị kinh doanh, luật, ngoại ngữ... Họ có khả năng giao tiếp, đàm phán, thương lượng, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước. Họ cũng có kiến thức về các quy định, thủ tục, chính sách liên quan đến xuất nhập khẩu, cũng như các thị trường, sản phẩm, khách hàng tiềm năng. Họ có tinh thần trách nhiệm, chuyên nghiệp, sáng tạo, linh hoạt và chịu được áp lực cao trong công việc. Nguồn nhân lực chất lượng cao của nhân viên xuất nhập khẩu của Samsung Việt Nam là kết quả của quá trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân tài của công ty. Samsung Việt Nam tổ chức tuyển dụng kỹ sư, cử nhân đại học hàng năm, với tiêu chí chọn lọc nghiêm ngặt, đánh giá khả năng chuyên môn, ngoại ngữ, tư duy logic và kỹ năng mềm của ứng viên. Sau khi tuyển dụng, Samsung Việt Nam cung cấp các khóa đào tạo chuyên sâu, bồi dưỡng kỹ năng, cập nhật kiến thức mới nhất cho nhân viên xuất nhập khẩu, đồng thời tạo điều kiện cho họ tham gia các dự án, hợp tác, trao đổi với các chuyên gia, đối tác trong và ngoài nước. Samsung Việt Nam cũng đầu tư hơn 38 tỷ đồng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam thông qua chương trình hợp tác với các
  • 46. trường đại học, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu, phát triển ứng dụng di động theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế. 3.1.2 Nguồn tài chính mạnh mẽ. Nguồn tài chính mạnh mẽ của Samsung Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu là nhờ vào nhiều yếu tố, trong đó có: • Sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam và chính quyền các địa phương nơi Samsung và các nhà cung ứng đặt nhà máy, nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Samsung hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 • Sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong và ngoài nước, nhằm tìm kiếm và duy trì mối quan hệ với các khách hàng lớn, các nhà cung cấp linh kiện, các nhà vận chuyển, các công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính • Sự quản lý tài chính hiệu quả, nhằm tối ưu hóa chi phí, tăng doanh thu, giảm rủi ro và tận dụng các cơ hội kinh doanh. Nguồn tài chính mạnh mẽ của Samsung Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu mang lại nhiều lợi thế cho công ty, trong đó có: • Tăng cường năng lực cạnh tranh, nhằm chiếm lĩnh thị phần và tăng doanh số bán hàng trên các thị trường quan trọng như Mỹ, châu Âu, châu Á... • Tăng cường khả năng chịu đựng và thích ứng với các biến động của thị trường và môi trường kinh doanh, như biến động tỷ giá, biến động giá cả, biến động nhu cầu, biến động chính sách... • Tăng cường khả năng hợp tác và phát triển quan hệ đối tác, nhằm mở rộng thị trường, tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức, hỗ trợ nhau trong các vấn đề phát sinh… • Tăng cường khả năng đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, như tạo công ăn việc làm, tăng thu ngân sách, thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực...
  • 47. Samsung Việt Nam không chỉ tận dụng được các lợi thế của nguồn tài chính mạnh mẽ, mà còn có thể khắc phục được các khó khăn và thách thức trong hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hợp tác quốc tế và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. 3.1.3 Cơ cấu quản lí hiệu quả. Samsung Việt Nam có cơ cấu tổ chức phân cấp, linh hoạt và chuyên nghiệp, với sự phân công rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các cấp quản lí và nhân viên. Công ty có các bộ phận chức năng như phòng xuất nhập khẩu, phòng kế hoạch, phòng tài chính, phòng nghiên cứu và phát triển, phòng nhân sự... để hỗ trợ và phối hợp với nhau trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu. Cơ chế quản lí: Samsung Việt Nam áp dụng cơ chế quản lí dựa trên kết quả, khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và cải tiến liên tục của nhân viên. Công ty có các hệ thống đánh giá, thưởng phạt, đào tạo và phát triển nhân tài, nhằm nâng cao năng lực và hiệu suất làm việc của nhân viên, đồng thời tạo ra môi trường làm việc tích cực, hài hòa và đoàn kết. Công nghệ quản lí: Samsung Việt Nam sử dụng các công nghệ quản lí hiện đại, tiên tiến và an toàn, nhằm tối ưu hóa các quy trình, thủ tục, thông tin và giao tiếp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Công ty có các hệ thống quản lí chất lượng, quản lí rủi ro, quản lí chuỗi cung ứng, quản lí khách hàng, quản lí tài chính... để kiểm soát và cải thiện hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu. Cơ cấu quản lí hiệu quả của Samsung Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu mang lại nhiều ưu điểm cho công ty, trong đó có: • Tăng cường hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu, nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận, thị phần và uy tín của công ty trên thị trường quốc tế. • Tăng cường chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nhằm đáp ứng và vượt quá kỳ vọng của khách hàng, tạo ra sự hài lòng và trung thành của khách hàng
  • 48. • Tăng cường khả năng đáp ứng và thích nghi với các thay đổi của môi trường kinh doanh, như biến động tỷ giá, giá cả, nhu cầu, chính sách... • Tăng cường khả năng hợp tác và phát triển quan hệ đối tác, nhằm mở rộng thị trường, tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức, hỗ trợ nhau trong các vấn đề phát sinh... • Tăng cường khả năng đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, như tạo công ăn việc làm, tăng thu ngân sách, thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực… Ngoài ra SEV còn có một số ưu điểm đáng kể như sau: • Sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến: Samsung Việt Nam đã đầu tư vào các nhà máy sản xuất điện thoại thông minh, tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa không khí và các thiết bị gia dụng khác với quy mô lớn và trang bị các thiết bị, máy móc, công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Công ty cũng áp dụng các quy trình quản lý chất lượng, an toàn, môi trường theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 180012. Nhờ đó, các sản phẩm của Samsung Việt Nam đạt được chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế. • Mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế: Công ty Samsung Việt Nam đã xuất khẩu các sản phẩm của mình sang hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi, Châu Á. Công ty cũng đã thiết lập các mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác quốc tế, như các nhà cung cấp, nhà phân phối, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan chính phủ, các tổ chức quốc tế. Nhờ đó, công ty Samsung Việt Nam đã nâng cao uy tín và thương hiệu của Samsung trên thế giới, đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và các nước khác. • Tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu: Công ty Samsung Việt Nam đã trở thành một phần quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu của
  • 49. Samsung, đóng góp lớn vào việc sản xuất và phân phối các sản phẩm của Samsung trên toàn thế giới. Công ty cũng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào sản xuất phụ trợ và gia công quốc tế, như cung cấp các linh kiện, vật tư, dịch vụ cho các nhà máy của Samsung Việt Nam. Điều này đã giúp cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiếp cận các công nghệ mới, mở rộng thị trường và tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế. 3.2 Những hạn chế trong hoạt động tổ chức thực hiện xuất nhập khẩu hàng hoá tại doanh nghiệp Samsung Việt Nam là một trong những doanh nghiệp FDI lớn nhất tại Việt Nam, với quy mô sản xuất và xuất khẩu hàng hóa lớn. Tuy nhiên, hoạt động tổ chức hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa tại doanh nghiệp này cũng còn tồn tại một số hạn chế: Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan Hoạt động tổ chức hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa tại Samsung Việt Nam liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau, bao gồm bộ phận kinh doanh, bộ phận sản xuất, bộ phận logistics, bộ phận tài chính,... Tuy nhiên, giữa các bộ phận này vẫn còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ, dẫn đến tình trạng chồng chéo công việc, chậm trễ trong quá trình giao nhận hàng hóa,... Quy trình thủ tục còn phức tạp Quy trình thủ tục trong hoạt động tổ chức hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa tại Samsung Việt Nam còn khá phức tạp, gây khó khăn cho các bộ phận liên quan trong việc thực hiện công việc. Thiếu sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước Các cơ quan quản lý nhà nước chưa có sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả cho các doanh nghiệp trong hoạt động tổ chức hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa. Điều này dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp phải tự tìm hiểu và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giao nhận hàng hóa, gây tốn kém thời gian và chi phí.
  • 50. Thiếu quy trình, quy định cụ thể Samsung Việt Nam hiện chưa có quy trình, quy định cụ thể về việc tổ chức hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa. Điều này dẫn đến tình trạng việc đàm phán, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa còn mang tính tự phát, thiếu thống nhất, gây khó khăn cho việc quản lý và thực hiện hợp đồng. Rủi ro do môi trường hoạt động của doanh nghiệp Đây là những rủi ro do các yếu tố nội bộ của Samsung Vietnam như chiến lược, chính sách, kế hoạch, ngân sách, nhân sự, văn hóa, quy trình, có thể gây ra những sai sót, thiếu sót, và hiệu quả thấp trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá. 3.3 Những rủi ro trong hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của SEV có thể kể đến một số rủi ro như sau: 3.3.1 Rủi ro về văn bản pháp lí và quy định. Rủi ro về văn bản pháp lý và quy định là rủi ro do sự thay đổi, khác biệt hoặc mâu thuẫn của các văn bản pháp lý và quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của SEV. Các văn bản pháp lý và quy định có thể bao gồm: luật, nghị định, thông tư, quyết định, quy chế, quy định, quy trình, hợp đồng, giấy tờ, chứng từ... của các cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế, đối tác kinh doanh, khách hàng, nhà cung cấp... ở các quốc gia, khu vực, thị trường mà SEV tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa. Ảnh hưởng của rủi ro Rủi ro về văn bản pháp lý và quy định trong hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của SEV có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như sau: • Làm giảm hiệu quả, lợi ích, uy tín, cạnh tranh của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của SEV.
  • 51. • Làm tăng chi phí, thời gian, rủi ro khác của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của SEV. • Làm mất cơ hội, thị trường, khách hàng, đối tác, nguồn cung ứng của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của SEV. • Làm phát sinh các tranh chấp, khiếu nại, kiện tụng, xử lý vi phạm, bồi thường thiệt hại... liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của SEV. 3.3.2 Rủi ro về vấn đề hải quan và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Rủi ro về vấn đề hải quan và kiểm tra chất lượng sản phẩm trong hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của SEV là những nguy cơ tiềm ẩn có thể phát sinh do: • Hàng hóa không tuân thủ các quy định hải quan: Hàng hóa xuất khẩu có thể bị giữ lại hoặc tịch thu nếu không tuân thủ các quy định hải quan của nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu. • Chất lượng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu: Hàng hóa xuất khẩu có thể bị trả lại hoặc tiêu hủy nếu chất lượng không đáp ứng yêu cầu của đối tác nhập khẩu hoặc các quy định của nước nhập khẩu. • Thủ tục hải quan phức tạp: Thủ tục hải quan có thể phức tạp và tốn thời gian, dẫn đến chậm trễ trong việc giao hàng. • Chi phí hải quan cao: Chi phí hải quan có thể cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Ảnh hưởng của rủi ro • Rủi ro về vấn đề hải quan và kiểm tra chất lượng sản phẩm trong hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của SEV có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như sau: • Làm giảm hiệu quả, lợi ích, uy tín, cạnh tranh của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của SEV
  • 52. • Làm tăng chi phí, thời gian, rủi ro khác của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của SEV • Làm mất cơ hội, thị trường, khách hàng, đối tác, nguồn cung ứng của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của SEV • Làm phát sinh các tranh chấp, khiếu nại, kiện tụng, xử lý vi phạm, bồi thường thiệt hại... liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của SEV. 3.3.3 Rủi ro về vấn đề vận chuyển và hậu cần. Rủi ro về vấn đề vận chuyển và hậu cần là rủi ro do sự chậm trễ, hư hỏng, mất mát, trộm cắp, sai lệch, phát sinh chi phí... của hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bao gồm cả các hoạt động bốc xếp, đóng gói, kiểm tra, lưu kho, giao nhận... liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của SEV. Các vấn đề vận chuyển và hậu cần có thể ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng, thời gian, giá cả, an toàn, pháp lý... của hàng hóa xuất nhập khẩu. Ảnh hưởng của rủi ro Rủi ro về vấn đề vận chuyển và hậu cần trong hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của SEV có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như sau: • Làm giảm hiệu quả, lợi ích, uy tín, cạnh tranh của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của SEV. • Làm tăng chi phí, thời gian, rủi ro khác của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của SEV. • Làm mất cơ hội, thị trường, khách hàng, đối tác, nguồn cung ứng của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của SEV. ▪ Làm phát sinh các tranh chấp, khiếu nại, kiện tụng, xử lý vi phạm, bồi thường thiệt hại... liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của SEV.
  • 53. CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CỦA SAMSUNG TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI. 4.1 Nguyên nhân của những hạn chế và rủi ro trong hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Một số nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế và rủi ro trong hoạt đông tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của SEV: Nguyên nhân dẫn đến rủi ro về văn bản pháp lí và các quy định. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro về văn bản pháp lý và quy định trong hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của SEV, trong đó có: • Sự bất ổn chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường ở các quốc gia, khu vực, thị trường mà SEV tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa, làm ảnh hưởng đến các chính sách, quy định, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện, giới hạn, cấm vận... liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. • Sự khác biệt về hệ thống pháp lý, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, thói quen, kỳ vọng... giữa các quốc gia, khu vực, thị trường mà SEV tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa, làm khó khăn cho việc soạn thảo, ký kết, thực hiện, giải quyết tranh chấp... các văn bản pháp lý và quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. • Sự thiếu sót, sai sót, lỗi lầm, bất cẩn, gian lận, lạm dụng... của các bên liên quan trong quá trình soạn thảo, ký kết, thực hiện, giám sát, kiểm tra, thanh toán... các văn bản pháp lý và quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro về hải quan và kiểm tra chất lượng sản phẩm:
  • 54. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro về vấn đề hải quan và kiểm tra chất lượng sản phẩm trong hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của SEV, trong đó có: • Sự bất ổn chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường ở các quốc gia, khu vực, thị trường mà SEV tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa, làm ảnh hưởng đến các chính sách, quy định, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện, giới hạn, cấm vận... liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. • Sự khác biệt về hệ thống pháp lý, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, thói quen, kỳ vọng... giữa các quốc gia, khu vực, thị trường mà SEV tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa, làm khó khăn cho việc soạn thảo, ký kết, thực hiện, giải quyết tranh chấp... các văn bản pháp lý và quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa • Sự thiếu sót, sai sót, lỗi lầm, bất cẩn, gian lận, lạm dụng... của các bên liên quan trong quá trình soạn thảo, ký kết, thực hiện, giám sát, kiểm tra, thanh toán... các văn bản pháp lý và quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. • Sự không đảm bảo chất lượng, an toàn, phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định, yêu cầu... của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, do sự cố, hư hỏng, hết hạn, giả mạo, làm giả, nhập lậu... Nguyên nhân dẫn đến rủi ro về hậu cần và vận chuyển: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro về vấn đề vận chuyển và hậu cần trong hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của SEV, trong đó có: • Sự bất ổn chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường ở các quốc gia, khu vực, thị trường mà SEV tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa, làm ảnh hưởng đến các tuyến đường, phương tiện, cơ sở hạ tầng, dịch vụ vận chuyển và hậu cần.
  • 55. • Sự khác biệt về hệ thống pháp lý, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, thói quen, kỳ vọng... giữa các quốc gia, khu vực, thị trường mà SEV tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa, làm khó khăn cho việc thực hiện các quy định, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện, giới hạn... liên quan đến vận chuyển và hậu cần. • Sự thiếu sót, sai sót, lỗi lầm, bất cẩn, gian lận, lạm dụng... của các bên liên quan trong quá trình vận chuyển và hậu cần, như nhà sản xuất, nhà xuất nhập khẩu, nhà vận chuyển, nhà cung cấp dịch vụ, nhà bảo hiểm, cơ quan hải quan, cơ quan kiểm tra chất lượng... • Sự không đảm bảo chất lượng, an toàn, phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định, yêu cầu... của hàng hóa xuất nhập khẩu, do sự cố, hư hỏng, hết hạn, giả mạo, làm giả, nhập lậu... 4.2 Các giải pháp để hoàn thiện và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa cho SEV. Trong hoạt động xuất khẩu của SEV sẽ xảy ra những rủi ro và những hạn chế gây ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, nhóm đề xuất một số cách để khắc phục các rủi ro và hạn chế hiện tại: Cách để khắc phục nguyên nhân đó: Để khắc phục nguyên nhân này, SEV cần có những biện pháp như sau: • Nghiên cứu kỹ lưỡng về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường ở các quốc gia, khu vực, thị trường mà SEV tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa, để đánh giá rủi ro và lựa chọn các thị trường tiềm năng, ổn định và an toàn. • Theo dõi và cập nhật thường xuyên về các chính sách, quy định, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện, giới hạn, cấm vận... liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, để thích ứng kịp thời và tuân thủ đúng các quy định. • Chọn lựa các đối tác kinh doanh uy tín, tin cậy, có kinh nghiệm và hiểu biết về thị trường, để hợp tác, hỗ trợ và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • 56. • Sử dụng các phương tiện, cơ sở hạ tầng, dịch vụ vận chuyển và hậu cần an toàn, hiệu quả, tiết kiệm và phù hợp với các quy định, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện, giới hạn, cấm vận... liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. • Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, để giảm thiểu thiệt hại do các rủi ro trong quá trình vận chuyển và hậu cần. • Thanh toán bằng các phương thức an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và phù hợp với các quy định, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện, giới hạn, cấm vận... liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhóm 1 đề xuất 1 số giải pháp mới để hoạt động thực hiện hợp đồng xuất khẩu có thể hiệu quả hơn. Giải pháp 1: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hàng hóa xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế Giải pháp này hoạt động như thế nào trong thực tế: SEV cần đầu tư vào việc nâng cao năng lực sản xuất, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận chất lượng hàng hóa xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế ISO có thể thực hiện như sau: • Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm lập ban chỉ đạo, khảo sát thực trạng, đào tạo nhận thức và phương pháp xây dựng hệ thống. • Bước 2: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm xác định bối cảnh, phạm vi, rủi ro, chính sách, mục tiêu, quá trình và văn bản của hệ thống. • Bước 3: Tổ chức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm phổ biến, hướng dẫn, đào tạo, rà soát và đánh giá nội bộ hệ thống. • Bước 4: Đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm lựa chọn tổ chức chứng nhận, chuẩn bị hồ sơ, tiến hành đánh giá và nhận chứng chỉ. Và các chứng chỉ khác như HACCP, GMP, GAP, etc. SEV cần thực hiện các hoạt động sau: