SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
Download to read offline
3
Mỗi ngày, chúng ta sử dụng rất nhiều đồ dùng, sản phẩm
khác nhau để phục vụ cuộc sống của mình, từ việc ăn
uống, vui chơi, đi lại, làm việc và lúc nghỉ ngơi… Nhưng
có bao giờ bạn nghĩ những thứ còn lại sau mỗi sản phẩm
đó sẽ đi đâu? Và chúng sẽ tồn tại trên Trái Đất bao lâu
trước khi biến mất? Hay một ngày nào đó, chúng lại trở về
với chính chúng ta trong một hình hài khác? Những câu
hỏi này sẽ được giải đáp cụ thể và sinh động với bạn qua
bộ thẻ trò chơi“Tuổi thọ của rác”.
Với hi vọng “Tuổi thọ của rác” sẽ giúp bạn có thể hiểu
đúng về vòng đời của sản phẩm và những ảnh hưởng của
chúng trong cả vòng đời của mình. Các thông tin khoa
học ngắn gọn trong tài liệu này sẽ là nguồn thông tin bổ
ích cho trẻ em, trường học và các nhóm cộng đồng ở Việt
Nam.Trong quá trình sử dụng bộ thẻ, có những thông tin
sẽ thay đổi theo thực tế vì vậy chúng tôi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp để tài liệu hay và thú vị hơn!
GIỚI THIỆU
Mục đích: Sau khi sử dụng bộ thẻ, bộ thẻ mong muốn
người tham gia sẽ:
GIỚI THIỆU BỘ THẺ TRÒ CHƠI
“TUỔITHỌCỦARÁC”
4
• Về kiến thức: nâng cao hiểu biết về một số loại chất
thải, tuổi thọ của rác, tác hại do chất thải gây ra, các
hành động nên và không nên làm.
• Về thái độ: ý thức được mối liên quan giữa những hoạt
động sinh hoạt, sản xuất của con người với việc tạo ra
chất thải, từ đó, mong muốn xây dựng ý thức, thói quen
tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu chất thải và bảo vệ môi
trường.
• Về kỹ năng: áp dụng và thực hành các hành động nên
làm để sử dụng tiết kiệm tài nguyên và giảm thải rác;
rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi, lắng nghe, quan sát, làm
việc nhóm, giải quyết vấn đề, truyền thông và hợp tác.
ĐỐI TƯỢNG: Bộ thẻ dành cho trẻ em và người lớn với
nhiều hình thức sử dụng khác nhau:
• Với trẻ mầm non: giáo viên có thể cho trẻ quan sát
tranh để nhận biết các chủ đề liên quan tới chất thải,
rác thải; ảnh hưởng của rác tới con người và môi
trường xung quanh và các hành động đơn giản có thể
thực hiện.
• Với học sinh từ cấp tiểu học trở lên: có thể chơi và
tổ chức các trò chơi với mức độ đơn giản và phức tạp
khác nhau.
• Tại gia đình: phụ huynh có thể chơi cùng trẻ để chia sẻ,
xây dựng thói quen tiêu dùng tiết kiệm, phân loại rác,
tái sử dụng và tái chế; tại gia đình, phụ huynh có thể sử
dụng bộ thẻ để cùng chơi, trò chuyện, chia sẻ với trẻ về
ý thức và xây dựng thói quen bảo vệ môi trường.
5
• Với nhóm cộng đồng: có thể tổ chức một số trò chơi
nhằm nâng cao nhận thức cho người dân và các hoạt
động chia sẻ thông tin liên quan đến quản lý rác thải
và bảo vệ môi trường trong các cuộc họp địa phương
hoặc buổi sinh hoạt cộng đồng.
NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CỦA BỘ THẺ:
Bộ thẻ gồm 55 thẻ với mặt trước là tranh minh hoạ, mặt
sau là thông tin bổ sung nội dung bức tranh. Tất cả các
thẻ được đánh số để dễ dàng lựa chọn trong quá trình tổ
chức hoạt động. Các thẻ được chia nhóm cụ thể:
• Thẻ khái niệm: từ thẻ số 1 – 8
• Thẻ ảnh hưởng: từ thẻ số 9 – 14
• Thẻ thực trạng: 15 – 18
• Thẻ hành động không nên làm: 19, 22, 31
• Thẻ hành động nên làm: 20, 21, 23, 24, 25, 26, 27, 28,
29, 30, 32
• Thẻ tuổi thọ của rác: 33
• 17 thẻ một số loại rác và 4 thẻ mốc thời gian. Lưu ý: Các
thẻ này không được đánh số.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ THẺ:
• Hãy đọc kỹ Phần 1 – Hướng dẫn tổ chức trò chơi. Mỗi
trò chơi là một thử thách khác nhau. Trò chơi sau đòi
hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức hơn trò chơi trước. Thứ
tự và mục tiêu đưa ra trong mỗi trò chơi được sắp xếp
6
1
Tôi là ai?
(10-15 phút)
Đoántênthẻthôngquamôtảbằnglờinói
hoặchànhđộngtừngườikhác.
• Nhậnbiếtmộtsốloạirác.
• Rènluyệnkỹnăngđặtcâuhỏi,tưduyphánđoán.
2
Nhìn hình
đoán nghĩa
(10 - 15 phút)
Nhìn tranh minh họa và đoán tên/nội dung
của thẻ.
• Nhậnbiếtcácđịnhnghĩaliênquanđếnchủđềrác.
• Rènluyệnkỹnăngquansát,phảnxạnhanh,tư
duyphánđoán.
theo trình tự nhằm tìm hiểu tất cả các nội dung kiến
thức về rác thải. Nội dung của mỗi thẻ được tổng hợp
trong Phần 2 – Nội dung các thẻ về rác.
• Mỗi trò chơi có thể tổ chức cho cá nhân, cặp hay một
nhóm nhỏ (4 – 6 người) hoặc tổ chức thành nhiều
nhóm thi đua với nhau.
• Người tổ chức trò chơi (quản trò) có thể là sinh viên,
thanh niên, giáo viên, cha mẹ học sinh, hoặc sau khi
chơi thử, học sinh có thể tự tổ chức.
Lưu ý: Tùy theo đặc điểm địa phương và kinh nghiệm
của người chơi, quản trò lựa chọn hoạt động và thẻ có
nội dung phù hợp. Quản trò có thể xây dựng và bổ sung
thêm thẻ.
7
3
Tuổi thọ
của rác
(20 - 30 phút)
Dự đoán thời gian phân hủy của rác.
• Biết thời gian phân hủy của một số loại rác và
cách phân loại.
• Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, tư duy suy
luận, phán đoán.
4
Truyền tin
(15 - 20 phút)
Nhận và truyền tin về nội dung trong thẻ.
• Nhận biết hành động nên làm và không nên làm
để sử dụng tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu
chất thải ra môi trường.
• Rèn luyện kỹ năng truyền thông, lắng nghe và
hợp tác.
5
Hãy chọn
thẻ đúng
(15-20 phút)
Chọn các thẻ có nội dung liên quan đến một
chủ đề.
• Nhận biết được hành động nên và không
nên làm.
• Rèn luyện kỹ năng quan sát và phản xạ nhanh.
6
Kể chuyện
theo tranh
(25 - 30 phút)
Xây dựng câu chuyện từ các thẻ.
• Mô tả được các loại rác, tuổi thọ của rác, tác hại
do rác gây ra, thực trạng của rác hiện nay, các
hành động nên làm và không nên làm.
• Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, lắng nghe, chia
sẻ và khả năng tư duy sáng tạo.
8
7
Nếu…thì
(15 - 20 phút)
Ghép thẻ: đặt tình huống“Nếu”điều này
xảy ra“Thì”sẽ có hệ quả hoặc giải pháp như
thế nào.
• Hiểu mối quan hệ giữa các hoạt động của con
người, với các vấn đề của rác và các ảnh hưởng
của chúng đến môi trường và sức khỏe.
• Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng
tư duy logic.
8
Hiệp sĩ xanh
(20-30 phút)
Vượt qua các thử thách để giảm thiểu rác.
• Vận dụng được tất cả các kinh nghiệm và kiến
thức để trở thành“Hiệp sĩ Xanh”.
• Rèn luyện kỹ năng phân tích và tổng hợp
thông tin.
Thứ tự và mục tiêu đưa ra trong mỗi trò chơi được sắp xếp
theo trình tự nhằm tìm hiểu tất cả các nội dung kiến thức
về rác thải. Tuy nhiên, tùy vào hứng thú, sở thích, khả
năng của người chơi, quản trò có thể lựa chọn một trò
chơi để tìm hiểu một nội dung mong muốn (bằng cách
lựa chọn nhóm thẻ tương ứng).
Các nhóm thẻ có thể được xem trong phần giới thiệu Nội
dung bộ thẻ.
9
PHẦN 1
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
HƯỚNG DẪN CHUNG
Mỗi trò chơi được thực hiện theo 2 bước sau:
1. CHUẨN BỊ
• Lựa chọn trò chơi và các thẻ trò chơi có nội dung
phù hợp.
• Lựa chọn hình thức tổ chức trò chơi: cá nhân, cặp hoặc
giữa các nhóm nhỏ (4 - 6 người/nhóm) với nhau.
2. TIẾN HÀNH
• Giới thiệu tên và mục tiêu của trò chơi.
• Phổ biến luật chơi: ngắn gọn, rõ ràng mạch lạc, dễ hiểu.
• Chơi thử: để người chơi nắm rõ luật chơi và lưu ý
những lỗi người chơi hay mắc phải.
• Chơi thật: cá nhân, theo cặp, theo nhóm … và ghi
nhận thành tích ở từng lượt chơi.
• Tổng kết: quản trò hướng dẫn hoặc người chơi tự chia
sẻ những bài học từ hoạt động.
Lưuý:Sau khi kết thúc hoạt động, quản trò cần tự đánh giá
và rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn ở những lần sau.
10
Ngoài ra, với một số trò chơi, phần Gợi ý cách tổ chức trò
chơi khác đưa ra nhiều cách tổ chức trò chơi khác nhau
để quản trò có thể tham khảo, ví dụ thay đổi cách thức tổ
chức, thi đua hoặc làm tăng độ khó của trò chơi.
Để làm không khí sôi nổi hơn, có thể áp dụng một số hình
thức thưởng - phạt vui.
Ví dụ: người/nhóm thua cuộc hát một bài hát, nhảy lò cò
một vòng quanh lớp học hoặc đứng lên ngồi xuống 3 lần.
11
Thời gian:
10 -15 phút
1 Troø chôi
Tôi là ai?
Tôi là ai?
12
MỤC TIÊU:
• Nhận biết được các loại rác thải.
• Rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi và tư duy phán đoán.
1. CHUẨN BỊ
• Lựa chọn những thẻ về một số loại rác phổ biến;
• Tổ chức người chơi thành từng cặp.
2. TIẾN HÀNH
• Giới thiệu tên và mục tiêu của trò chơi
• Phổ biến luật chơi
 Haibạnghépthànhmộtcặpchơi,mộtngườimô
tả tấm thẻ, người còn lại đoán xem thẻ đó có tên
hay có nội dung gì.
 Người đoán không được nhìn thẻ (thẻ có thể
được dán trên lưng người đoán, hoặc do quản
trò giơ lên từ phía sau lưng người đoán). Nhiệm
vụ của người này là lắng nghe/quan sát mô tả
của bạn chơi và đoán: “Tôi có phải là...” đến khi
trả lời được đáp án chính xác theo thông tin
trên thẻ.
 Người còn lại sẽ quan sát thẻ (tranh, tên) và mô
tả từ khóa được nhắc tới trong thẻ bằng hành
động, bằng lời nói hoặc cả hai, tùy theo yêu cầu
của quản trò.
Lưu ý:
 Người chơi không được nhắc tới từ khóa trong
thẻ và không dùng ngoại ngữ.
13
 Tùy thuộc vào năng lực của người chơi, quản
trò có thể đưa ra yêu cầu đoán đúng hoặc gần
đúng tên thẻ. Tuy nhiên, yêu cầu cần được làm
rõ trước khi chơi.
 Các cặp chơi cùng lúc, cặp nào đoán đúng nhất
và nhanh nhất sẽ chiến thắng.
• Chơi thử
 Quản trò tổ chức cho các cặp chơi thử để nắm
rõ luật chơi. Ví dụ:Tôi được làm ra từ cây. Nhờ có
tôi mà mọi người có thể cập nhật được tin tức
hàng ngày. Tôi là ai?
 Nhắc lại luật chơi và các lưu ý khi chơi để tránh
phạm luật.
• Chơi thật: Quản trò tổ chức cho các cặp chơi thật.
• Tổng kết: Quản trò khuyến khích người chơi chia sẻ
những điều đáng nhớ nhất, trao đổi lại nội dung chính
của những thẻ vừa chơi.
GỢI Ý CÁCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC
Ngoài cách tổ chức theo cặp như trên, quản trò có thể tổ
chức theo nhóm. Đại diện các nhóm lên xem thẻ và mô
tả bằng lời nói hoặc hành động để các thành viên trong
nhóm mình đoán. Nhóm nào có câu trả lời chính xác và
nhanh nhất sẽ được giữ lại thẻ và số điểm của mỗi nhóm
được tính dựa trên số thẻ thu nhận được.
14
Rác
Chất thải
Ô nhiễm
Thời gian:
10-15 phút
2 Troø chôi
Nhìn hình
đoán nghĩa
MỤC TIÊU
• Nhận biết một số định nghĩa liên quan đến chủ đề
rác thải.
• Rèn luyện kỹ năng quan sát, phản xạ nhanh, tư duy
phán đoán.
1. CHUẨN BỊ
• Lựa chọn các thẻ về định nghĩa (thẻ 1 - 8);
• Tổ chức chơi cả nhóm.
15
2. TIẾN HÀNH
• Giới thiệu tên và mục tiêu của trò chơi
• Phổ biến luật chơi
 Quảntròrúttừngthẻvàchongườichơixemmặt
tranh. Người chơi nhìn tranh rồi giơ tay đoán
tên hoặc nội dung chính của thẻ.
 Ngườinóiđúng/gầnđúngvànhanhnhấtvềtên/
nội dung của thẻ thì được cầm và chia sẻ nội
dung ở mặt sau của thẻ đó.
 Kết thúc trò chơi, người nào có nhiều thẻ nhất
sẽ chiến thắng.
Lưu ý: Yêu cầu nói đúng hay gần đúng cần được làm rõ
khi phổ biến luật chơi với người chơi.
• Chơi thử
 Quản trò đưa ra 1 thẻ cho các bạn quan sát và
mời các bạn đoán thử.
 Nhắc lại luật chơi và lưu ý nếu người chơi
phạm luật.
• Chơi thật: Quản trò tổ chức cho nhóm chơi thật.
• Tổng kết: Quản trò mời người chơi nhắc lại các thẻ vừa
chơi và nhắc lại nội dung chính của các thẻ.
GỢI Ý CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁC
Nếu trong một nhóm lớn hơn, quản trò có thể tổ chức thi
đua giữa các nhóm: cho các nhóm đứng xếp hàng cùng
xem hình và giơ tay đoán nghĩa, hoặc các nhóm lần lượt
cử từng người chơi lên xem - đoán.
16
MỤC TIÊU
• Biết được thời gian phân hủy của một số loại rác và
cách phân loại rác.
• Rèn luyện kỹ năng phán đoán, làm việc nhóm.
3 Troø chôi
Tuổi thọ của rác
Thời gian:
20 -30 phút
17
1. CHUẨN BỊ
• Lựa chọn các thẻ:
- Thẻ tuổi thọ của rác (dành cho quản trò).
- Thẻ thời gian được dán lên bảng hoặc trải xuống
đất, nơi dễ nhìn.
- Thẻ các loại rác (mỗi nhóm 1 bộ).
Lưu ý: Trong trường hợp thiếu bộ thẻ, quản trò
cần viết thêm thẻ cho đủ với các nhóm.
• Tổ chức người chơi thành các nhóm.
2. TIẾN HÀNH
• Giới thiệu tên và mục tiêu của trò chơi
• Phổ biến luật chơi
 Quản trò giới thiệu về 4 mốc thời gian phân
hủy rác.
 Các nhóm nhận bộ thẻ, thảo luận và sắp xếp các
loại rác vào mốc thời gian phân hủy phù hợp.
 Nhómthắngcuộclànhómcónhiềurácđượcphân
loại chính xác nhất.
• Chơi thử
 Quản trò tổ chức chơi thử với 1 - 2 loại rác để các
nhóm nắm rõ luật chơi.
 Nhắc lại luật chơi và các lưu ý trong khi chơi.
Lưuý:Khôngđưarađápánchocácthẻchơithử.
18
• Chơi thật
 Tổ chức cho các nhóm chơi thật.
 Có thể giới hạn thời gian cho các nhóm thảo luận
và sắp xếp thẻ..
3. TỔNG KẾT
• Quản trò kiểm tra kết quả của các nhóm và chia sẻ
các câu chuyện liên quan đến từng loại rác tùy (quy
trình sản xuất, số lượng, thực trạng, ảnh hưởng…)
theo sự tìm hiểu thông tin của quản trò.
• Mời các nhóm chia sẻ về số lượng rác ở mỗi mốc thời
gian, cảm nghĩ của mình, liên hệ thực tế, hành động
cần thay đổi.
GỢI Ý CÁCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC
Để cho người chơi thích thú hơn, quản trò có thể yêu
cầu người chơi ra ngoài tìm rác xung quanh nơi tổ chức
trò chơi, rồi tập trung phân loại.
19
4 Troø chôi
Truyền tin
Thời gian:
15-20 phút
20
MỤC TIÊU
• Nhận biết các hành động nên làm và không nên làm
để sử dụng tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu chất
thải ra môi trường.
• Rèn luyện kỹ năng truyền thông, lắng nghe và
hợp tác.
1. CHUẨN BỊ
• Lựa chọn các thẻ
 Thẻ hành động nên làm: 20, 21, 23, 24, 25, 26, 27,
28, 29, 30, 32.
 Thẻ hành động không nên làm: 19, 22, 31.
• Tổ chức chơi theo nhóm, ít nhất 2 nhóm và đứng theo
hàng dọc. Người cuối hàng có thể cầm giấy trắng và
bút viết.
2. TIẾN HÀNH
• Giới thiệu tên và mục tiêu của trò chơi
• Phổ biến luật chơi
 Quản trò chọn 1 thẻ và sử dụng thông tin của thẻ
làm“tin”cần truyền (tin có thể ngắn hoặc dài).
 Người đứng đầu mỗi hàng bước lên trên xem“tin”
cần truyền từ người quản trò. Khi có hiệu lệnh
“truyền tin”, người này di chuyển về hàng và nói
thầm cho người ngay sau mình, cứ thế truyền lần
lượt đến hết.
21
 Người cuối cùng sẽ lên nói hoặc viết đáp án ra giấy
rồi chạy lên phía đầu hàng đưa cho quản trò và đối
chiếu kết quả.
 Nhóm chiến thắng là nhóm có “tin” truyền đúng
hoặcgầnđúngnhấtvới“tin”banđầuvànhanhnhất.
Lưu ý:
 Khi “truyền tin”, chỉ nói thầm, chỉ truyền lần lượt
giữa 2 người đứng cạnh nhau trong hàng.
 Kết quả được tính dựa trên số lượt truyền tin đúng
của mỗi nhóm.
 Yêu cầu đúng hoặc gần đúng (về nội dung, chính
tả…) cần được làm rõ trước khi chơi.
• Chơi thử
 Quản trò tổ chức chơi thử để người chơi nắm rõ
luật chơi.
 Nhắc lại luật chơi nếu người chơi phạm luật.
• Chơi thật: Quản trò tổ chức cho nhóm chơi thật.
• Tổng kết:
 Quản trò yêu cầu người chơi nhắc lại các tin đã
truyền.
 Quảntròđặtcâuhỏichonhómthảoluận“Chúng
ta có thể làm gì để phổ biến các thông tin về rác
thải cho gia đình, bạn bè, cộng đồng? Có lưu ý gì
khi phổ biến thông tin cho mọi người không?”
22
GỢI Ý CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁC
• Ngoài truyền bằng lời nói, quản trò có thể tổ chức
truyền tin bằng hành động và hình vẽ.
• Để tăng thêm độ khó của trò chơi, quản trò có thể tổ
chức cho người chơi truyền nhiều tin (2 - 3 tin) trong
một lượt chơi. Ví dụ, sau khi người đầu hàng về chỗ
truyền tin cho người kế tiếp, thì tiếp tục trở lại vị trí của
người quản trò để nhận tin tiếp theo rồi chạy về hàng
truyền cho người kế tiếp.
23
5
Troø chôi
Hãy chọn
thẻ đúng
Thời gian:
15-20 phút
24
MỤC TIÊU
• Nhận biết được hành động nên và không nên làm.
• Rèn luyện kỹ năng quan sát và phản xạ nhanh.
1. CHUẨN BỊ
• Lựa chọn các thẻ cho quản trò:
 Thẻ hành động nên làm: 20, 21, 23, 24, 25, 26, 27,
28, 29, 30, 32.
 Thẻ hành động không nên làm: 19, 22, 31.
• Mỗi nhóm 1 bộ thẻ.
• Tổ chức chơi theo nhóm, mỗi nhóm xếp thành 1
hàng dọc.
2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
• Giới thiệu tên và mục tiêu trò chơi
• Phổ biến luật chơi
 Phát mỗi nhóm một bộ thẻ.
 Quản trò chọn trước một số thẻ thuộc cùng một
chủ đề (3 - 7 thẻ). Sau đó lần lượt giơ từng thẻ lên
cho các nhóm cùng quan sát, mỗi thẻ 1 - 2 giây.
 Yêu cầu các nhóm tìm ra các thẻ giống như các thẻ
đã quan sát trong khoảng thời gian quy định (2 -
5 phút). Mỗi thẻ đúng tính 1 điểm và cộng thêm
điểm tương ứng với thứ tự thời gian hoàn thành.
 Kết thúc trò chơi, nhóm có số điểm cao nhất sẽ
chiến thắng.
25
• Chơi thử
 Quản trò tổ chức chơi thử để người chơi nắm rõ
luật chơi.
 Nhắc lại luật chơi nếu người chơi phạm luật.
• Chơi thật
 Quản trò tổ chức cho các nhóm chơi.
 Quản trò kiểm tra kết quả các nhóm bằng cách
mời đại diện các nhóm đứng lên ngang hàng
với quản trò, lần lượt đưa ra tấm thẻ theo yêu
cầu của quản trò.
 Quản trò yêu cầu người chơi đọc to nội dung
phía sau thẻ.
• Tổng kết: Quản trò mời người chơi chia sẻ thông tin
mình nhớ được trong trò chơi.
GỢI Ý CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁC
Quản trò nêu một chủ đề để các nhóm tìm thẻ tương ứng
với chủ đề đó. Ví dụ “Tìm những thẻ về hành động không
nên làm khiến rác ngày càng nhiều”. Sau đó các nhóm tìm
trong vòng 5 phút, báo cáo và so sánh kết quả.
26
Thời gian:
25 - 30 phút
Troø chôi
Kể chuyện
theo tranh
6
27
MỤC TIÊU
• Môtảđượccácvấnđềvềrác,mốiquanhệgiữa hoạtđộng
củaconngườivớicácvấnđềđóvàảnhhưởngcủarácthải
tớiconngười,cácsinhvậtvàmôitrườngxungquanh.
• Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, lắng nghe, chia sẻ, khả
năng tư duy sáng tạo.
1. CHUẨN BỊ
• Số lượng thẻ không giới hạn cho bất kỳ chủ đề nào.
• Giấy và bút.
2. TIẾN HÀNH
• Giới thiệu tên trò chơi và mục tiêu trò chơi
• Phổ biến luật chơi
 Mỗi nhóm sẽ nhận 3 - 7 thẻ khác nhau. Trong thời
gian 10 phút, các nhóm thảo luận và xây dựng
một câu chuyện, vở kịch, làm thơ…(tùy theo yêu
cầu của quản trò) dựa trên những thẻ được nhận.
 Câu chuyện nào hấp dẫn nhất đối với tất cả mọi
người thì sẽ giành chiến thắng.
Lưu ý:
 Các nhóm có thể rút các thẻ bất kỳ hoặc quản trò
có thể lựa chọn các thẻ giống nhau để phát cho
các nhóm.
• Chơi thử
Quản trò lấy thẻ tranh và kể mẫu một đoạn cho người
chơi hiểu:Ví dụ, quản trò lấy 3 thẻ như sau: 27-Sử dụng đồ
28
nhựa dùng 1 lần; 19-Đốt rác; 32-Giảm thiểu rác thải nhựa
và kể câu chuyện gợi ý như sau:
“Với cuộc sống hiện đại này, đa số mọi người vẫn còn thói
quensửdụngtúinilôngrấtnhiềuvàvứtchúngcũngrấtbừa
bãi.Túinilôngcóởkhắpnơi.Mộtsốngườiđãthugomlạivà
đốt rác thải, nhưng hành động ấy gây ô nhiễm môi trường
trầm trọng. Vì vậy, em đã khuyên mọi người nên hạn chế sử
dụng túi ni lông, trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thì
hãy cố gắng giữ gìn và sử dụng lại túi khi có thể.
• Chơi thật: Quản trò tổ chức cho các bạn thảo luận xây
dựng câu chuyện và lần lượt mời từng nhóm lên trình
bày câu chuyện của nhóm mình.
• Tổng kết:
 Sau mỗi câu chuyện, quản trò mời các nhóm chia
sẻ cảm nhận, suy nghĩ về câu chuyện.
 Quản trò tổng kết ý nghĩa các câu chuyện về việc
nên và không nên làm để tiết kiệm tài nguyên và
giảm thiểu chất thải.
GỢI Ý CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁC
• Để trò chơi thêm thú vị, quản trò có thể cho các nhóm
rút các thể bất kì, hoặc quản trò sẽ lựa chọn trước
các thẻ giống nhau để phát cho các nhóm thi đua kể
chuyện.
• Quản trò có thể yêu cầu các hình thức kể chuyện khác
nhau như thuyết trình, vẽ tranh, diễn kịch, làm thơ...
29
MỤC TIÊU
• Hiểu mối quan hệ giữa hành động của con người với
thực trạng chất thải và những tác động, ảnh hưởng từ
các vấn đề đó.
• Rèn luyện các kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng
tư duy sáng tạo.
Thời gian:
15 - 20 phút
Troø chôi
Nếu…thì…7
30
1. CHUẨN BỊ
• Chuẩn bị 2 nhóm thẻ:
 Câu“Nếu”có nội dung là các hành động nên hoặc
không nên (thẻ 19 - 32)
 Thẻ “Thì” có nội dung là thực trạng việc thu gom
xử lý rác thải (15 - 18); ảnh hưởng của rác thải đến
môi trường, con người và động thực vật (9 - 14).
 Một số thẻ trắng và bút viết bảng sử dụng cho các
nhóm viết thêm các nội dung do nhóm nghĩ ra.
• Tổ chức chơi theo các cặp hoặc nhóm.
2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
• Giới thiệu tên và mục tiêu của trò chơi
• Phổ biến luật chơi
 Quản trò đưa ra các tình huống “Nếu” + thẻ hành
động nên/không nên, ví dụ: Nếu đốt rác
 Nhóm/người chơi sẽ trả lời “Thì”+ thẻ Thực trạng,
ảnh hưởng, ví dụ:…Thì ảnh hưởng đến sức khỏe
con người.
 Nhóm chiến thắng là nhóm điền được nhiều đáp
án nhất.
Lưu ý:
 Quản trò có thể cho lặp lại tình huống để có thể
đưa nhiều giải pháp. Hoặc quản trò có thể đưa
một số thẻ trắng để người/đội chơi có thể tự viết
tác hại do rác thải gây ra.
31
 Các nhóm luân phiên đưa ra tình huống và trả lời.
• Chơi thử
 Quản trò tổ chức chơi thử để người chơi nắm rõ
luật chơi.
 Nhắc lại luật chơi nếu người chơi phạm luật.
• Chơi thật: Quản trò tổ chức cho các bạn chơi thật.
• Tổng kết:
 Sau mỗi tình huống, quản trò mời người chơi chia
sẻ cảm nhận về những tác hại của các vấn đề liên
quan đến rác được đưa ra.
 Quản trò tổng kết những hành động nên/không
nên làm để sử dụng tiết kiệm tài nguyên và giảm
thải rác ra môi trường.
GỢI Ý CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁC
Chia đội chơi thành 2 nhóm, sử dụng các thẻ Hành động
không nên và thẻ Tác hại.
Nhóm 1 chọn 1 thẻ ngẫu nhiên và đặt tình huống “Nếu”.
Nhóm 2 sẽ trả lời “Thì” và tự đưa ra tác hại từ tình huống
“Nếu”. Nếu câu trả lời của nhóm 2 hợp lý, nhóm 2 sẽ được
bốc thẻ và đặt tình huống“Nếu”cho nhóm 1. Nếu câu trả
lời chưa hợp lý, nhóm 1 tiếp tục được quyền chọn thẻ và
đặt tình huống.
32
Thời gian:
20- 30 phút
Troø chôi
Hiệp sĩ xanh8
33
MỤC TIÊU
• Vận dụng được tất cả các kinh nghiệm và kiến thức đã
biết để cùng nhau trở thành“Hiệp sĩ Xanh”.
• Rèn luyện kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin.
1. CHUẨN BỊ
• Số lượng thẻ không giới hạn cho bất kỳ chủ đề nào.
• Một con xúc xắc hoặc sáu phiếu bốc thăm có đánh số
từ 1 đến 6.
• Tổ chức chơi theo nhóm.
• Kẻ ô theo bảng và xếp 6 - 10 thẻ bất kỳ vào các ô (mỗi
ô 1 thẻ), mặt chữ úp xuống.
13 14 15 16 17 18 Đích
12 11 10 9 8 7 6
Xuất phát 1 2 3 4 5
• Nếu ô nhỏ và không đủ chỗ đứng, tìm 1 vật đại diện
cho mỗi người chơi (ví dụ: cục tẩy, sỏi…).
TIẾN HÀNH
• Giới thiệu tên trò chơi và mục tiêu của trò chơi
• Phổ biến luật chơi
Người chơi (đại diện cho các nhóm) đứng ở vị trí Xuất
phát, đi theo số tăng dần và thi đua về Đích. Người chơi
lần lượt tung xúc xắc (hoặc bốc thăm) và di chuyển số ô
34
bằng với số xúc xắc (bốc thăm) được. Khi di chuyển tới ô
tương ứng, nếu trong ô không có thẻ, người chơi đứng
nguyên tại ô đó, nếu trong ô có thẻ, người chơi sẽ đọc to
tên thẻ và sẽ có các tình huống như sau:
 Nếu là thẻ Hành động nên làm, người chơi được
tiến 2 ô;
 Nếu là thẻ Hành động không nên làm, người chơi
lùi lại 1 ô;
 Nếu là thẻ khác, người chơi phải nêu ra 1 giải pháp
liên quan đến nội dung thẻ. Nếu giải pháp phù
hợp, người chơi đứng nguyên, nếu không phù
hợp hoặc quá 30 giây mà chưa đưa ra được giải
pháp, người chơi phải lùi 1 ô;
 Người thắng cuộc là người về đích đầu tiên.
Lưu ý:
 Sau khi tiến hoặc lùi, nếu vẫn vào ô có thẻ, người
chơi sẽ đi tiếp.
 Khi đến gần đích, nếu người chơi tung xúc xắc ra
số lớn hơn số ô tiến về đích thì coi như mất lượt và
phải đứng yên.
• Chơi thử
 Quản trò tổ chức chơi thử để người chơi nắm rõ
luật chơi.
 Nhắc lại luật chơi và lưu ý khi chơi.
• Chơi thật: Quản trò tổ chức cho các nhóm chơi.
35
• Tổng kết: Quản trò tổng kết lại nội dung của các thẻ
đã chơi.
GỢI Ý CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁC
Ngoài hình thức người chơi (đại diện mỗi nhóm) đi theo
một đường vòng, cùng xuất phát tại một điểm thì quản
trò có thể tổ chức cho người chơi đi theo đường thẳng,
người chơi đứng tại mốc xuất phát như bảng kẻ phía dưới.
Xuấtphát
1
2
3
4
5
6
7
8
Đích
1
2
3
4
5
6
7
8
1
2
3
4
5
6
7
8
1
2
3
4
5
6
7
8
36
I. CÁC ĐỊNH NGHĨA LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ
CHẤT THẢI
1. Chất thải
Chất thải là mọi thứ được thải ra từ sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Chất thải có thể
ở dạng rắn, lỏng (nước thải) hoặc khí (khí thải).
2. Chất thải rắn
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn
thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc các hoạt động khác. Trong đó, rác sinh hoạt là
chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của
con người. Ví dụ như: vỏ chuối, lá, túi ni lông không sử
dụng, thức ăn thừa, gỗ vụn, thủy tinh...
3. Khí thải
Khí thải là chất thải tồn tại ở trạng thái khí hoặc hơi.
Các loại khí thải có thể:
 Gây ô nhiễm môi trường
 Liên quan đến hiện tượng nóng lên toàn cầu, làm suy
giảm và thủng tầng ôzôn…
PHẦN 2
NỘI DUNG CÁCTHẺVỀ CHẤTTHẢI
37
 Ảnh hưởng tới sức khỏe
Ví dụ: Khí Cacbon dioxit, Nito oxit (NOx), Sulfur dioxit
(SO2), hợp chất halocacbon (CFC), NH3,….
4. Nước thải
Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất...,
được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Ví dụ: nước rửa xe, nước
thải từ trại chăn nuôi, sản xuất công nghiệp, nước giặt
quần áo…
Rất nhiều nơi không xử lý nước thải mà đổ thẳng ra ao,
hồ, sông, biển gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến
môi trường sống và sự phát triển của các loài sinh vật.
5. Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại là chất thải có tính chất nguy hiểm, có
thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi
trường. Chất thải nguy hại tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và
thể khí.
Chất thải nguy hại có thể gây nguy hiểm trực tiếp hoặc
tương tác với chất khác để gây ra các đặc tính: dễ cháy, dễ
nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm...
Những thùng, hòm chứa chất thải như chất phóng xạ,
dầu nhờn, phốt pho, thuốc trừ sâu hay cả chất thải y tế,…
nếu đem chôn lấp sẽ rất nguy hiểm cho con người.
6. Sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường
Sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường là sản phẩm,
dịch vụ đảm bảo các tiêu chí sau:
38
 Được tạo ra từ các nguyên vật liệu thân thiện với môi
trường. Ví dụ: Ống hút làm từ cỏ, tre, gạo;
 Ít tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình
sản xuất và sử dụng. Ví dụ: Sử dụng các nguyên liệu,
sản phẩm địa phương thay vì nhập khẩu để giảm phát
thải do quá trình vận chuyển; tái sử dụng các nguyên
vật liệu đã sử dụng;
 Đảm bảo an toàn cho người dùng và môi trường.Ví dụ:
Dùng chất tẩy rửa hữu cơ thay cho các chất tẩy rửa có
chứa thành phần hóa chất độc hại.
7. Xử lý chất thải
Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công
nghệ, kỹ thuật nhằm:
 Giảm, loại bỏ, tiêu hủy, cô lập, cách ly các thành phần
có hại hoặc không có ích trong chất thải;
 Thu hồi, tái chế, tái sử dụng các thành phần có ích
trong chất thải.
8. Rác là nguồn tài nguyên
Rác không phải là đồ bỏ đi. Rác được xem là một nguồn
tài nguyên cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con
người.
Rác hữu cơ có thể ủ thành phân xanh, vừa giảm chi phí
mua phân bón cho nông dân, vừa làm giàu cho đất, bảo
vệ môi trường.
Rác từ giấy, sắt, thép, nhựa… có thể tái chế, làm nguyên
liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất.
39
9. Ô nhiễm đất
Môi trường đất bị ô nhiễm bởi các tác nhân có hại (hóa
học, sinh học) có trong chất thải phát sinh từ quá trình
sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt…
được thải bỏ hoặc rò rỉ vào đất, làm nhiễm bẩn môi
trường đất.
Ô nhiễm đất gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây
cối và các động vật sống trong đất, ảnh hưởng đến sức
khỏe con người cũng như làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm
nguồn nước.
10. Ô nhiễm không khí
Khí thải từ các hoạt động sản xuất (lò đốt, lò nung…), nông
nghiệp (đốt rơm rạ...), giao thông (ô tô, xe máy…), sinh
hoạt (đốt rác, đun nấu…), đưa khói, bụi, hơi hoặc khí lạ vào
không khí và gây ra ô nhiễm không khí.
Theo thống kê củaTổ chứcY tế thế giới (WHO), cứ 10 người
trênthếgiới,thìcó9ngườiđanghítthởkhôngkhíônhiễm.
Nguồn:https://www.who.int/news-room/detail/02-05-2018-9-out-of-
10-people-worldwide-breathe-polluted-air-but-more-countries-are-
taking-action
11. Ô nhiễm nước
Nước bị ô nhiễm khi các chất độc hại xâm nhập vào các
vùng nước như hồ, sông, biển, nước ngầm… Các chất này
có thể bị hòa tan, lơ lửng hoặc đọng lại trong nước.
Chất gây ô nhiễm nguồn nước có thể phát sinh từ các nhà
máy sản xuất, bệnh viện, rác sinh hoạt hoặc hoạt động
nông nghiệp (hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ...).
40
II. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤTTHẢI ĐẾN CON NGƯỜI,
SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
12. Ảnh hưởng đến sức khỏe
Chất thải chưa qua xử lý đổ trực tiếp ra môi trường có thể
tác động nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Những chất gây ô nhiễm không khí như bụi mịn, khí CO,
SO2
, NO2
, chì… có thể dẫn đến suy giảm chức năng phổi,
làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim. 
Đất bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông
qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua ăn uống các sản phẩm
được trồng trong đất, qua hô hấp do sự bốc hơi của chất
gây ô nhiễm.
Việc sử dụng nước bị ô nhiễm hoặc các sản phẩm được
nuôi trồng trong nguồn nước bị ô nhiễm có thể gây ra
nhiều bệnh như tiêu chảy, giun sán, ngộ độc, ung thư…
13. Ảnh hướng tới đa dạng sinh học
Hàng năm có rất nhiều động vật chết vì ăn nhầm hoặc
mắc vào rác thải nhựa ở biển.
Các mảnh nhựa có chứa các kim loại nặng và chất hữu
cơ khó phân hủy trong chất thải không chỉ đi vào cơ thể
động vật mà còn có thể đi vào cơ thể thực vật qua môi
trường sống hay chuỗi thức ăn, tích lũy trong cơ thể và
gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm, khiến cây cối, động vật
không thể sinh trưởng và phát triển.
41
14. Ảnh hưởng tới cảnh quan
Các bãi rác tự phát gây ảnh hưởng tới cảnh quan và bốc
mùi hôi thối, khó chịu cho khu dân cư, bãi biển…và người
dân sống xung quanh.
III. THỰC TRẠNG VIỆC THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC
HIỆN NAY
15. Hạt vi nhựa
Hạt vi nhựa là các hạt nhựa có kích thước nhỏ hơn
5 micromet (mm).
Hạt vi nhựa hình thành từ quá trình phân hủy không hoàn
toàn của các sản phẩm nhựa như chai nhựa, vải tổng
hợp… hoặc được con người chủ động sản xuất và đưa
vào thành phần của một số loại kem đánh răng, sữa rửa
mặt, mỹ phẩm, sơn móng tay...để làm sạch và tẩy da chết.
Vì kích thước rất nhỏ, chúng dễ dàng lọt qua các hệ thống
lọc nước, trôi nổi trong nước và xâm nhập vào cơ thể
người, sinh vật qua đường ăn uống.
16. Bãi rác quá tải
Số lượng chất thải từ sinh hoạt, từ sản xuất công nghiệp,
khai thác khoáng sản,… ngày càng nhiều khiến các bãi
chôn lấp rác bị quá tải. Việt Nam hiện có 660 bãi chôn lấp,
tiếp nhận khoảng 20.200 tấn rác thải mỗi ngày.
Nguồn: Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải
công nghiệp nguy hại, Worldbank, 38
42
17. Hệ thống thu gom rác chưa hiệu quả
Ở các làng nghề và vùng nông thôn, chỉ một phần nhỏ
chất thải rắn được thu gom, phần còn lại thường đổ lộ
thiên ven đường làng, bờ mương, gây ô nhiễm môi
trường xung quanh.
Ở thành phố, các điểm tập kết rác luôn bị quá tải, rác vứt
tràn ra đường phố, trong khi đó các xe chở rác còn thô sơ,
không có nắp che đậy nên thường bốc mùi hôi thối khó
chịu, mất vệ sinh.
Tỷ lệ thu gom rác thải là 85,5% ở khu vực đô thị và khoảng
40 - 55% ở nông thôn.
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2016
18. Xử lý rác chưa hiệu quả
Tỷ lệ rác thải được xử lý đúng kỹ thuật, hợp vệ sinh môi
trường còn thấp. Chôn lấp và đốt là phương pháp xử lý
phổ biến, chỉ có 10% chất thải rắn được thu gom và xử
lý, tái chế.
Chỉ có 30%, tức 198/660 bãi chôn lấp rác được xếp loại là
bãi chôn lấp hợp vệ sinh, có lớp che phủ hàng ngày trên
rác thải.
Phần lớn lò đốt rác thải không đáp ứng yêu cầu về xử lý
khí thải, tác động xấu đến chất lượng không khí.
Nguồn: Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải
công nghiệp nguy hại, Worldbank, 38
43
IV. HÀNH ĐỘNG NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM ĐỂ SỬ
DỤNG TIẾT KIỆM TÀI NGUYÊN VÀ GIẢM THIỂU
RÁC THẢI
19. Đốt rác
Đốt rác có vẻ như là một giải pháp rất thuận tiện. Nhưng
việc đốt rác không kiểm soát vừa lãng phí tài nguyên vừa
làm tăng lượng khí đốt ô nhiễm, trong đó có nhiều chất
độc hại như khí CO, oxit nitơ, dioxin và furan dioxin, có thể
gây ra một số bệnh như ung thư, các bệnh hô hấp, dị ứng.
20. Tìm hiểu vòng đời sản phẩm
Mọi đồ vật không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất
đi. Một quả cam hay một máy tính đều có một vòng đời:
từ khai thác tài nguyên, đến sản xuất, phân phối, tiêu
dùng, và sau cùng là thải bỏ. Vòng đời đó có thể tạo ra
nhiều chất thải như nguyên liệu dư thừa, hóa chất khi sản
xuất, bao bì sau khi sử dụng…
Nếu muốn sử dụng hay vứt đi, hãy luôn tìm hiểu:
 Đồ vật đó từ đâu đến? Quá trình sản xuất có sạch và an
toàn không?
 Có thể tái sử dụng đồ vật đó thay vì vứt đi không?
 Khi vứt đi, đồ vật đó sẽ đi đâu? Có dễ dàng phân hủy
không? Có độc hại không?
21. Phân loại rác
Phân rác thành từng loại phù hợp với quá trình xử lí
sau đó:
44
 Thùng 1: rác hữu cơ dễ phân hủy như rau, củ quả hay
thức ăn thừa
 Thùng 2: rác có khả năng tái sử dụng, tái chế như giấy,
nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh
 Thùng 3: rác thải nguy hại như pin và đồ điện tử
 Thùng 4: rác còn lại có thể là quần áo cũ (sành sứ,
than…)
Các thùng trên được thu gom với những mục đích khác
nhau như thùng 1 có thể dùng làm enzyme, phân bón,
thức ăn chăn nuôi…
Các thùng đựng trên cần giữ sạch, gọn gàng, không mùi
để không thu hút gián, bọ và không ảnh hưởng đến chất
lượng tái chế, làm sạch sau đó.
22. Lãng phí
Mua sắm hàng hóa quá mức, tiêu dùng nhiều hơn nhu
cầu, thay đổi mẫu mã sản phẩm liên tục… dẫn đến việc
vứt bỏ hàng hóa nhanh, tạo ra nhiều chất thải hơn.
Sự lãng phí có thể nhận thấy ở nhiều nơi, nhiều lúc từ
sinh hoạt hàng ngày đến khai thác sản xuất. Ví dụ trong
đời sống hàng ngày, biểu hiện của lãng phí như vứt bỏ đồ
ăn, mua quá nhiều trang phục, vật dụng trong gia đình…
23. Bỏ rác vào thùng
Bỏ rác vào thùng
Anh hùng đất Việt
Bỏ rác đúng nơi quy định, nếu chưa thấy thùng rác thì bỏ
rác vào trong túi riêng để mang tới nơi có thùng rác.
45
24. Xử lý chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại và rác thải có chứa thành phần chất
thải nguy hại (thuốc trừ sâu, bình ắc qui, pin, kim tiêm...)
rất nguy hiểm với sức khỏe con người cũng như môi
trường xung quanh.
Vì vậy, các chất thải và rác thải có chứa thành phần chất
thải nguy hại nên được người lớn thu gom, phân loại và
hủy bỏ theo đúng quy định. Trẻ em cần tránh xa các chất
thải, rác thải này.
25. 3R
3R là viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce
(Giảm thiểu), Reuse (Tái sử dụng), Recycle (Tái chế).
Ngoài ra chúng ta có thể:
 Rethink: suy nghĩ kĩ trước khi mua đồ
 Refuse: nói không với túi ni lông
 Reject: từ chối dùng ống hút.
26. Tái sử dụng
Tái sử dụng là việc sử dụng lại các đồ vật đã qua sử dụng
bằng cách giữ nguyên các đặc tính của nó hoặc sửa lại
một cách sáng tạo tùy vào mục đích, thay vì việc bỏ các
đồ vật đó đi. Ví dụ: sử dụng lốp xe ô tô làm thành đồ chơi;
dùng lại chai thủy tinh làm lọ cắm hoa; dùng giấy một
mặt làm sổ...
Nguồn tham khảo: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính
phủ : Về quản lý chất thải và phế liệu
46
27. Tái chế
Tái chế là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật để thu lại các thành phần có giá trị sử dụng trong
chất thải làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.
Đây là một giải pháp thay thế giúp giảm phát thải ra môi
trường, tiết kiệm vật liệu và tài nguyên.
Mộtsốloạiráccóthểtáichếnhưgiấy,kimloại,vỏhộp,nhựa…
Ráctáichếsẽđượcsảnxuấtthànhcácsảnphẩmmới.
Nguồn tham khảo: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Về
quản lý chất thải và phế liệu
28. Nghĩ kỹ trước khi mua
Mỗi khi bạn sắm đồ,
Hãy nghĩ cho thật kỹ,
Bạn có thiếu đồ không?
Nếu không, ngừng mua nhé.
Nếu thiếu, liệu có cần?
Nếu không, đừng mua nhé.
Chỉ mua khi thật thiếu,
Và khi thật sự cần.
29. Nghĩ kỹ trước khi vứt
Bạn ơi hãy nghĩ
Vật nào có ích
Giữ lại để dùng
47
Bình nhựa trồng cây
Thủy tinh trang trí
Giấy gập túi xinh
Áo quần cho bạn
Nếu buộc phải vứt
Tìm cách làm hay
Không hại môi trường.
30. Ủ phân hữu cơ
Với rác dễ phân hủy
Như thức ăn, lá cây...
Hãy ủ kỹ làm phân
Bón cây trồng tươi tốt.
31. Sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần
Do nhẹ, rẻ, tiện dụng, các đồ nhựa dùng 1 lần như túi ni
lông, ống hút, chai, đồ đựng thực phẩm,… ngày càng trở
nên phổ biến tại siêu thị, cửa hàng đồ ăn nhanh, trong
bữa tiệc hay chuyến dã ngoại.Trong đó, có nhiều đồ nhựa
dùng 1 lần chứa các chất độc như chì, cadimi mà nếu
đựng thực phẩm sẽ khiến đồ ăn nhiễm những chất độc.
Rác thải nhựa tràn ngập các đại dương và sẽ tồn tại nhiều
thế kỷ, trở thành một phần thức ăn đầu độc các loài sinh
vật biển, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
48
32. Giảm thiểu rác thải nhựa
Chính phủ, người dân và các doanh nghiệp đã có hành
động để giảm thiểu rác thải nhựa. Ví dụ:
 Sử dụng bình nước lớn, bình đựng thủy tinh thay cho
chai nước nhựa dùng 1 lần trong các cuộc họp, sự kiện;
 Các siêu thị sử dụng túi ni lông tự hủy sinh học hoặc lá
cây để gói đồ thay cho túi ni lông thường;
 Sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường như
tre, giấy,... thay vì nhựa;
 Không sử dụng ống hút, cốc sử dụng 1 lần.
V. MỘT SỐ LOẠI RÁC THẢI
33. Tuổi thọ của rác
Bạn có biết phải bao lâu các loại rác sau mới phân hủy
hoàn toàn?
 Giấy vệ sinh: 2- 4 tuần
 Vỏ cam, vỏ chuối: 6 tuần
 Lõi táo: 2 tháng
 Hộp các tông: 3 tháng
 Ván ép: 1-3 năm
 Đầu lọc thuốc lá: 1-5 năm
 Vải ni lông: 30 - 40 năm
 Áo da: 50 năm
 Hộp sữa, hộp thiếc: 50 năm
 Lon kim loại: 50 năm
 Đế giày cao su: 50-80 năm
49
 Ủng cao su: 50-80 năm
 Phao cứu sinh: 80 năm
 Tã bỉm dùng 1 lần: 450 năm
 Dây câu cá: 600 năm
 Cốc xốp, hộp xốp: 400 – 1000 năm
 Chai thủy tinh: 1 triệu năm
Nguồn:
(1) U.S. National Park Service, Mote Marine Lab, Sarasota, FL
(2) Cơ quan Quản lý khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ và WWF-Úc
34. Giấy vệ sinh
35. Vỏ chuối, vỏ cam
36. Lõi táo
37. Hộp các tông
38. Ván ép
39. Đầu lọc thuốc lá
40. Vải ni lông
41. Áo da
42. Hộp sữa, hộp thiếc
43. Đế giày
44. Ủng cao su
45. Cốc xốp, hộp xốp
46. Phao cứu sinh
47. Tã bỉm, băng vệ sinh
48. Dây câu cá
49. Chai thủy tinh
50. Chai nhựa
51. Lon nhôm
Với những hình ảnh sinh động và thông tin cụ thể, bộ thẻ trò
chơi “Tuổi thọ của rác” cung cấp kiến thức và kỹ năng cần
thiết, giúp cộng đồng đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên
hiểu về chất thải, từ đó có ý thức trong việc sử dụng tiết kiệm
tài nguyên và giảm thải rác.
Tài liệu này được xây dựng với hỗ trợ từ Nhân dân Mỹ thông
qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Nội dung của
tài liệu được xây dựng bởi Trung tâm Sống và Học tập vì Môi
trường và Cộng đồng (Live&Learn). Những thông tin trong tài
liệu này không nhất thiết phản ánh lập trường hay quan điểm
của USAID hay Chính phủ Hoa Kỳ.
Để biết thêm thông tin, xin mời liên hệ:
Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn)
Số 24, Làng kiến trúc phong cảnh, Ngõ 45A Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội
Tel: +84 - 24 3718 5930 * Fax: +84-24 3718694
Email: vietnam@livelearn.org
Website: www.livelearn.org, www.thehexanh.net, www.khisachtroixanh.com
BIÊN SOẠN: Đỗ Vân Nguyệt, Phạm Thị Bích Ngà,
Nguyễn Phương Thảo, Dương Thùy Ly,
Nguyễn Quỳnh Giao với sự đóng góp của
các cán bộ Live&Learn
MINH HỌA: JuneTien
IN ẤN: Công tyTNHH In ấnThiết kếT.E.A.M DP
Số ĐKXB:
ISBN:
HDSD Bộ thẻ Tuổi thọ của rác

More Related Content

Similar to HDSD Bộ thẻ Tuổi thọ của rác

281-Article Text-483-1-10-20200723.pdf
281-Article Text-483-1-10-20200723.pdf281-Article Text-483-1-10-20200723.pdf
281-Article Text-483-1-10-20200723.pdf
hn230601
 
Tác hại và lợi ích của GO
Tác hại và lợi ích của GOTác hại và lợi ích của GO
Tác hại và lợi ích của GO
Dũng Krb
 
1 trò chơi bổ trợ học tiếng anh
1 trò chơi bổ trợ học tiếng anh1 trò chơi bổ trợ học tiếng anh
1 trò chơi bổ trợ học tiếng anh
Hong Phuong Nguyen
 
Tác hại và lợi ích của Game Online(go)
Tác hại và lợi ích của Game Online(go)Tác hại và lợi ích của Game Online(go)
Tác hại và lợi ích của Game Online(go)
Dũng Krb
 
SK tham khảo.docx
SK tham khảo.docxSK tham khảo.docx
SK tham khảo.docx
HonNg30
 

Similar to HDSD Bộ thẻ Tuổi thọ của rác (20)

Bai trac nghiem holland
Bai trac nghiem hollandBai trac nghiem holland
Bai trac nghiem holland
 
Tài liệu giảng dạy môn hoạt náo trong du lịch
Tài liệu giảng dạy môn hoạt náo trong du lịchTài liệu giảng dạy môn hoạt náo trong du lịch
Tài liệu giảng dạy môn hoạt náo trong du lịch
 
Mẫu Giáo Lớn
Mẫu Giáo LớnMẫu Giáo Lớn
Mẫu Giáo Lớn
 
Thời khóa biểu khối Mẫu Giáo Lớn năm học 2017-2018
Thời khóa biểu khối Mẫu Giáo Lớn năm học 2017-2018Thời khóa biểu khối Mẫu Giáo Lớn năm học 2017-2018
Thời khóa biểu khối Mẫu Giáo Lớn năm học 2017-2018
 
Cách chơi một số trò chơi team building hay
Cách chơi một số trò chơi team building hayCách chơi một số trò chơi team building hay
Cách chơi một số trò chơi team building hay
 
play therapy.pptx
play therapy.pptxplay therapy.pptx
play therapy.pptx
 
281-Article Text-483-1-10-20200723.pdf
281-Article Text-483-1-10-20200723.pdf281-Article Text-483-1-10-20200723.pdf
281-Article Text-483-1-10-20200723.pdf
 
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ
 
Tác hại và lợi ích của GO
Tác hại và lợi ích của GOTác hại và lợi ích của GO
Tác hại và lợi ích của GO
 
1 trò chơi bổ trợ học tiếng anh
1 trò chơi bổ trợ học tiếng anh1 trò chơi bổ trợ học tiếng anh
1 trò chơi bổ trợ học tiếng anh
 
Tác hại và lợi ích của Game Online(go)
Tác hại và lợi ích của Game Online(go)Tác hại và lợi ích của Game Online(go)
Tác hại và lợi ích của Game Online(go)
 
SK tham khảo.docx
SK tham khảo.docxSK tham khảo.docx
SK tham khảo.docx
 
Seeds of the soul party
Seeds of the soul partySeeds of the soul party
Seeds of the soul party
 
Đánh thức tài năng toán học - Quyển 5 (11-13 tuổi) | Sách toán song ngữ singa...
Đánh thức tài năng toán học - Quyển 5 (11-13 tuổi) | Sách toán song ngữ singa...Đánh thức tài năng toán học - Quyển 5 (11-13 tuổi) | Sách toán song ngữ singa...
Đánh thức tài năng toán học - Quyển 5 (11-13 tuổi) | Sách toán song ngữ singa...
 
Xây dựng và tổ chức các trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thế gi...
Xây dựng và tổ chức các trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thế gi...Xây dựng và tổ chức các trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thế gi...
Xây dựng và tổ chức các trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thế gi...
 
Skkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non
Skkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm nonSkkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non
Skkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non
 
Bai 1
Bai 1Bai 1
Bai 1
 
Bài thuyết trình nhóm "Một chút của ngày hôm qua" - Dự án Học văn để sống
Bài thuyết trình nhóm "Một chút của ngày hôm qua" - Dự án Học văn để sốngBài thuyết trình nhóm "Một chút của ngày hôm qua" - Dự án Học văn để sống
Bài thuyết trình nhóm "Một chút của ngày hôm qua" - Dự án Học văn để sống
 
Giáo dục nhật bản
Giáo dục nhật bảnGiáo dục nhật bản
Giáo dục nhật bản
 
Lemmy's tips for freshmans
Lemmy's tips for freshmansLemmy's tips for freshmans
Lemmy's tips for freshmans
 

More from Little Daisy

Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã
Little Daisy
 
Tiềm thức
Tiềm thứcTiềm thức
Tiềm thức
Little Daisy
 
Antahkarana.pdf
Antahkarana.pdfAntahkarana.pdf
Antahkarana.pdf
Little Daisy
 

More from Little Daisy (20)

Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
 
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
 
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền ThanhMaitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
 
Karma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdfKarma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdf
 
Kinh tế nhân văn
Kinh tế nhân vănKinh tế nhân văn
Kinh tế nhân văn
 
Thái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnThái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên Thần
 
Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã
 
Tiềm thức
Tiềm thứcTiềm thức
Tiềm thức
 
Antahkarana.pdf
Antahkarana.pdfAntahkarana.pdf
Antahkarana.pdf
 
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
 
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường ĐạoNhững Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
 
Phát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề TâmPhát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề Tâm
 
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuThánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
 
Đêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnĐêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh Hồn
 
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạoÝ nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
 
8. Nghiệp quả
8. Nghiệp quả8. Nghiệp quả
8. Nghiệp quả
 
7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết 7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết
 
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
 
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
 
6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn 6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn
 

HDSD Bộ thẻ Tuổi thọ của rác

  • 1.
  • 2.
  • 3. 3 Mỗi ngày, chúng ta sử dụng rất nhiều đồ dùng, sản phẩm khác nhau để phục vụ cuộc sống của mình, từ việc ăn uống, vui chơi, đi lại, làm việc và lúc nghỉ ngơi… Nhưng có bao giờ bạn nghĩ những thứ còn lại sau mỗi sản phẩm đó sẽ đi đâu? Và chúng sẽ tồn tại trên Trái Đất bao lâu trước khi biến mất? Hay một ngày nào đó, chúng lại trở về với chính chúng ta trong một hình hài khác? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp cụ thể và sinh động với bạn qua bộ thẻ trò chơi“Tuổi thọ của rác”. Với hi vọng “Tuổi thọ của rác” sẽ giúp bạn có thể hiểu đúng về vòng đời của sản phẩm và những ảnh hưởng của chúng trong cả vòng đời của mình. Các thông tin khoa học ngắn gọn trong tài liệu này sẽ là nguồn thông tin bổ ích cho trẻ em, trường học và các nhóm cộng đồng ở Việt Nam.Trong quá trình sử dụng bộ thẻ, có những thông tin sẽ thay đổi theo thực tế vì vậy chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để tài liệu hay và thú vị hơn! GIỚI THIỆU Mục đích: Sau khi sử dụng bộ thẻ, bộ thẻ mong muốn người tham gia sẽ: GIỚI THIỆU BỘ THẺ TRÒ CHƠI “TUỔITHỌCỦARÁC”
  • 4. 4 • Về kiến thức: nâng cao hiểu biết về một số loại chất thải, tuổi thọ của rác, tác hại do chất thải gây ra, các hành động nên và không nên làm. • Về thái độ: ý thức được mối liên quan giữa những hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người với việc tạo ra chất thải, từ đó, mong muốn xây dựng ý thức, thói quen tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu chất thải và bảo vệ môi trường. • Về kỹ năng: áp dụng và thực hành các hành động nên làm để sử dụng tiết kiệm tài nguyên và giảm thải rác; rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi, lắng nghe, quan sát, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, truyền thông và hợp tác. ĐỐI TƯỢNG: Bộ thẻ dành cho trẻ em và người lớn với nhiều hình thức sử dụng khác nhau: • Với trẻ mầm non: giáo viên có thể cho trẻ quan sát tranh để nhận biết các chủ đề liên quan tới chất thải, rác thải; ảnh hưởng của rác tới con người và môi trường xung quanh và các hành động đơn giản có thể thực hiện. • Với học sinh từ cấp tiểu học trở lên: có thể chơi và tổ chức các trò chơi với mức độ đơn giản và phức tạp khác nhau. • Tại gia đình: phụ huynh có thể chơi cùng trẻ để chia sẻ, xây dựng thói quen tiêu dùng tiết kiệm, phân loại rác, tái sử dụng và tái chế; tại gia đình, phụ huynh có thể sử dụng bộ thẻ để cùng chơi, trò chuyện, chia sẻ với trẻ về ý thức và xây dựng thói quen bảo vệ môi trường.
  • 5. 5 • Với nhóm cộng đồng: có thể tổ chức một số trò chơi nhằm nâng cao nhận thức cho người dân và các hoạt động chia sẻ thông tin liên quan đến quản lý rác thải và bảo vệ môi trường trong các cuộc họp địa phương hoặc buổi sinh hoạt cộng đồng. NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CỦA BỘ THẺ: Bộ thẻ gồm 55 thẻ với mặt trước là tranh minh hoạ, mặt sau là thông tin bổ sung nội dung bức tranh. Tất cả các thẻ được đánh số để dễ dàng lựa chọn trong quá trình tổ chức hoạt động. Các thẻ được chia nhóm cụ thể: • Thẻ khái niệm: từ thẻ số 1 – 8 • Thẻ ảnh hưởng: từ thẻ số 9 – 14 • Thẻ thực trạng: 15 – 18 • Thẻ hành động không nên làm: 19, 22, 31 • Thẻ hành động nên làm: 20, 21, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 32 • Thẻ tuổi thọ của rác: 33 • 17 thẻ một số loại rác và 4 thẻ mốc thời gian. Lưu ý: Các thẻ này không được đánh số. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ THẺ: • Hãy đọc kỹ Phần 1 – Hướng dẫn tổ chức trò chơi. Mỗi trò chơi là một thử thách khác nhau. Trò chơi sau đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức hơn trò chơi trước. Thứ tự và mục tiêu đưa ra trong mỗi trò chơi được sắp xếp
  • 6. 6 1 Tôi là ai? (10-15 phút) Đoántênthẻthôngquamôtảbằnglờinói hoặchànhđộngtừngườikhác. • Nhậnbiếtmộtsốloạirác. • Rènluyệnkỹnăngđặtcâuhỏi,tưduyphánđoán. 2 Nhìn hình đoán nghĩa (10 - 15 phút) Nhìn tranh minh họa và đoán tên/nội dung của thẻ. • Nhậnbiếtcácđịnhnghĩaliênquanđếnchủđềrác. • Rènluyệnkỹnăngquansát,phảnxạnhanh,tư duyphánđoán. theo trình tự nhằm tìm hiểu tất cả các nội dung kiến thức về rác thải. Nội dung của mỗi thẻ được tổng hợp trong Phần 2 – Nội dung các thẻ về rác. • Mỗi trò chơi có thể tổ chức cho cá nhân, cặp hay một nhóm nhỏ (4 – 6 người) hoặc tổ chức thành nhiều nhóm thi đua với nhau. • Người tổ chức trò chơi (quản trò) có thể là sinh viên, thanh niên, giáo viên, cha mẹ học sinh, hoặc sau khi chơi thử, học sinh có thể tự tổ chức. Lưu ý: Tùy theo đặc điểm địa phương và kinh nghiệm của người chơi, quản trò lựa chọn hoạt động và thẻ có nội dung phù hợp. Quản trò có thể xây dựng và bổ sung thêm thẻ.
  • 7. 7 3 Tuổi thọ của rác (20 - 30 phút) Dự đoán thời gian phân hủy của rác. • Biết thời gian phân hủy của một số loại rác và cách phân loại. • Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, tư duy suy luận, phán đoán. 4 Truyền tin (15 - 20 phút) Nhận và truyền tin về nội dung trong thẻ. • Nhận biết hành động nên làm và không nên làm để sử dụng tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu chất thải ra môi trường. • Rèn luyện kỹ năng truyền thông, lắng nghe và hợp tác. 5 Hãy chọn thẻ đúng (15-20 phút) Chọn các thẻ có nội dung liên quan đến một chủ đề. • Nhận biết được hành động nên và không nên làm. • Rèn luyện kỹ năng quan sát và phản xạ nhanh. 6 Kể chuyện theo tranh (25 - 30 phút) Xây dựng câu chuyện từ các thẻ. • Mô tả được các loại rác, tuổi thọ của rác, tác hại do rác gây ra, thực trạng của rác hiện nay, các hành động nên làm và không nên làm. • Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, lắng nghe, chia sẻ và khả năng tư duy sáng tạo.
  • 8. 8 7 Nếu…thì (15 - 20 phút) Ghép thẻ: đặt tình huống“Nếu”điều này xảy ra“Thì”sẽ có hệ quả hoặc giải pháp như thế nào. • Hiểu mối quan hệ giữa các hoạt động của con người, với các vấn đề của rác và các ảnh hưởng của chúng đến môi trường và sức khỏe. • Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tư duy logic. 8 Hiệp sĩ xanh (20-30 phút) Vượt qua các thử thách để giảm thiểu rác. • Vận dụng được tất cả các kinh nghiệm và kiến thức để trở thành“Hiệp sĩ Xanh”. • Rèn luyện kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin. Thứ tự và mục tiêu đưa ra trong mỗi trò chơi được sắp xếp theo trình tự nhằm tìm hiểu tất cả các nội dung kiến thức về rác thải. Tuy nhiên, tùy vào hứng thú, sở thích, khả năng của người chơi, quản trò có thể lựa chọn một trò chơi để tìm hiểu một nội dung mong muốn (bằng cách lựa chọn nhóm thẻ tương ứng). Các nhóm thẻ có thể được xem trong phần giới thiệu Nội dung bộ thẻ.
  • 9. 9 PHẦN 1 HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HƯỚNG DẪN CHUNG Mỗi trò chơi được thực hiện theo 2 bước sau: 1. CHUẨN BỊ • Lựa chọn trò chơi và các thẻ trò chơi có nội dung phù hợp. • Lựa chọn hình thức tổ chức trò chơi: cá nhân, cặp hoặc giữa các nhóm nhỏ (4 - 6 người/nhóm) với nhau. 2. TIẾN HÀNH • Giới thiệu tên và mục tiêu của trò chơi. • Phổ biến luật chơi: ngắn gọn, rõ ràng mạch lạc, dễ hiểu. • Chơi thử: để người chơi nắm rõ luật chơi và lưu ý những lỗi người chơi hay mắc phải. • Chơi thật: cá nhân, theo cặp, theo nhóm … và ghi nhận thành tích ở từng lượt chơi. • Tổng kết: quản trò hướng dẫn hoặc người chơi tự chia sẻ những bài học từ hoạt động. Lưuý:Sau khi kết thúc hoạt động, quản trò cần tự đánh giá và rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn ở những lần sau.
  • 10. 10 Ngoài ra, với một số trò chơi, phần Gợi ý cách tổ chức trò chơi khác đưa ra nhiều cách tổ chức trò chơi khác nhau để quản trò có thể tham khảo, ví dụ thay đổi cách thức tổ chức, thi đua hoặc làm tăng độ khó của trò chơi. Để làm không khí sôi nổi hơn, có thể áp dụng một số hình thức thưởng - phạt vui. Ví dụ: người/nhóm thua cuộc hát một bài hát, nhảy lò cò một vòng quanh lớp học hoặc đứng lên ngồi xuống 3 lần.
  • 11. 11 Thời gian: 10 -15 phút 1 Troø chôi Tôi là ai? Tôi là ai?
  • 12. 12 MỤC TIÊU: • Nhận biết được các loại rác thải. • Rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi và tư duy phán đoán. 1. CHUẨN BỊ • Lựa chọn những thẻ về một số loại rác phổ biến; • Tổ chức người chơi thành từng cặp. 2. TIẾN HÀNH • Giới thiệu tên và mục tiêu của trò chơi • Phổ biến luật chơi  Haibạnghépthànhmộtcặpchơi,mộtngườimô tả tấm thẻ, người còn lại đoán xem thẻ đó có tên hay có nội dung gì.  Người đoán không được nhìn thẻ (thẻ có thể được dán trên lưng người đoán, hoặc do quản trò giơ lên từ phía sau lưng người đoán). Nhiệm vụ của người này là lắng nghe/quan sát mô tả của bạn chơi và đoán: “Tôi có phải là...” đến khi trả lời được đáp án chính xác theo thông tin trên thẻ.  Người còn lại sẽ quan sát thẻ (tranh, tên) và mô tả từ khóa được nhắc tới trong thẻ bằng hành động, bằng lời nói hoặc cả hai, tùy theo yêu cầu của quản trò. Lưu ý:  Người chơi không được nhắc tới từ khóa trong thẻ và không dùng ngoại ngữ.
  • 13. 13  Tùy thuộc vào năng lực của người chơi, quản trò có thể đưa ra yêu cầu đoán đúng hoặc gần đúng tên thẻ. Tuy nhiên, yêu cầu cần được làm rõ trước khi chơi.  Các cặp chơi cùng lúc, cặp nào đoán đúng nhất và nhanh nhất sẽ chiến thắng. • Chơi thử  Quản trò tổ chức cho các cặp chơi thử để nắm rõ luật chơi. Ví dụ:Tôi được làm ra từ cây. Nhờ có tôi mà mọi người có thể cập nhật được tin tức hàng ngày. Tôi là ai?  Nhắc lại luật chơi và các lưu ý khi chơi để tránh phạm luật. • Chơi thật: Quản trò tổ chức cho các cặp chơi thật. • Tổng kết: Quản trò khuyến khích người chơi chia sẻ những điều đáng nhớ nhất, trao đổi lại nội dung chính của những thẻ vừa chơi. GỢI Ý CÁCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC Ngoài cách tổ chức theo cặp như trên, quản trò có thể tổ chức theo nhóm. Đại diện các nhóm lên xem thẻ và mô tả bằng lời nói hoặc hành động để các thành viên trong nhóm mình đoán. Nhóm nào có câu trả lời chính xác và nhanh nhất sẽ được giữ lại thẻ và số điểm của mỗi nhóm được tính dựa trên số thẻ thu nhận được.
  • 14. 14 Rác Chất thải Ô nhiễm Thời gian: 10-15 phút 2 Troø chôi Nhìn hình đoán nghĩa MỤC TIÊU • Nhận biết một số định nghĩa liên quan đến chủ đề rác thải. • Rèn luyện kỹ năng quan sát, phản xạ nhanh, tư duy phán đoán. 1. CHUẨN BỊ • Lựa chọn các thẻ về định nghĩa (thẻ 1 - 8); • Tổ chức chơi cả nhóm.
  • 15. 15 2. TIẾN HÀNH • Giới thiệu tên và mục tiêu của trò chơi • Phổ biến luật chơi  Quảntròrúttừngthẻvàchongườichơixemmặt tranh. Người chơi nhìn tranh rồi giơ tay đoán tên hoặc nội dung chính của thẻ.  Ngườinóiđúng/gầnđúngvànhanhnhấtvềtên/ nội dung của thẻ thì được cầm và chia sẻ nội dung ở mặt sau của thẻ đó.  Kết thúc trò chơi, người nào có nhiều thẻ nhất sẽ chiến thắng. Lưu ý: Yêu cầu nói đúng hay gần đúng cần được làm rõ khi phổ biến luật chơi với người chơi. • Chơi thử  Quản trò đưa ra 1 thẻ cho các bạn quan sát và mời các bạn đoán thử.  Nhắc lại luật chơi và lưu ý nếu người chơi phạm luật. • Chơi thật: Quản trò tổ chức cho nhóm chơi thật. • Tổng kết: Quản trò mời người chơi nhắc lại các thẻ vừa chơi và nhắc lại nội dung chính của các thẻ. GỢI Ý CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁC Nếu trong một nhóm lớn hơn, quản trò có thể tổ chức thi đua giữa các nhóm: cho các nhóm đứng xếp hàng cùng xem hình và giơ tay đoán nghĩa, hoặc các nhóm lần lượt cử từng người chơi lên xem - đoán.
  • 16. 16 MỤC TIÊU • Biết được thời gian phân hủy của một số loại rác và cách phân loại rác. • Rèn luyện kỹ năng phán đoán, làm việc nhóm. 3 Troø chôi Tuổi thọ của rác Thời gian: 20 -30 phút
  • 17. 17 1. CHUẨN BỊ • Lựa chọn các thẻ: - Thẻ tuổi thọ của rác (dành cho quản trò). - Thẻ thời gian được dán lên bảng hoặc trải xuống đất, nơi dễ nhìn. - Thẻ các loại rác (mỗi nhóm 1 bộ). Lưu ý: Trong trường hợp thiếu bộ thẻ, quản trò cần viết thêm thẻ cho đủ với các nhóm. • Tổ chức người chơi thành các nhóm. 2. TIẾN HÀNH • Giới thiệu tên và mục tiêu của trò chơi • Phổ biến luật chơi  Quản trò giới thiệu về 4 mốc thời gian phân hủy rác.  Các nhóm nhận bộ thẻ, thảo luận và sắp xếp các loại rác vào mốc thời gian phân hủy phù hợp.  Nhómthắngcuộclànhómcónhiềurácđượcphân loại chính xác nhất. • Chơi thử  Quản trò tổ chức chơi thử với 1 - 2 loại rác để các nhóm nắm rõ luật chơi.  Nhắc lại luật chơi và các lưu ý trong khi chơi. Lưuý:Khôngđưarađápánchocácthẻchơithử.
  • 18. 18 • Chơi thật  Tổ chức cho các nhóm chơi thật.  Có thể giới hạn thời gian cho các nhóm thảo luận và sắp xếp thẻ.. 3. TỔNG KẾT • Quản trò kiểm tra kết quả của các nhóm và chia sẻ các câu chuyện liên quan đến từng loại rác tùy (quy trình sản xuất, số lượng, thực trạng, ảnh hưởng…) theo sự tìm hiểu thông tin của quản trò. • Mời các nhóm chia sẻ về số lượng rác ở mỗi mốc thời gian, cảm nghĩ của mình, liên hệ thực tế, hành động cần thay đổi. GỢI Ý CÁCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC Để cho người chơi thích thú hơn, quản trò có thể yêu cầu người chơi ra ngoài tìm rác xung quanh nơi tổ chức trò chơi, rồi tập trung phân loại.
  • 19. 19 4 Troø chôi Truyền tin Thời gian: 15-20 phút
  • 20. 20 MỤC TIÊU • Nhận biết các hành động nên làm và không nên làm để sử dụng tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu chất thải ra môi trường. • Rèn luyện kỹ năng truyền thông, lắng nghe và hợp tác. 1. CHUẨN BỊ • Lựa chọn các thẻ  Thẻ hành động nên làm: 20, 21, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 32.  Thẻ hành động không nên làm: 19, 22, 31. • Tổ chức chơi theo nhóm, ít nhất 2 nhóm và đứng theo hàng dọc. Người cuối hàng có thể cầm giấy trắng và bút viết. 2. TIẾN HÀNH • Giới thiệu tên và mục tiêu của trò chơi • Phổ biến luật chơi  Quản trò chọn 1 thẻ và sử dụng thông tin của thẻ làm“tin”cần truyền (tin có thể ngắn hoặc dài).  Người đứng đầu mỗi hàng bước lên trên xem“tin” cần truyền từ người quản trò. Khi có hiệu lệnh “truyền tin”, người này di chuyển về hàng và nói thầm cho người ngay sau mình, cứ thế truyền lần lượt đến hết.
  • 21. 21  Người cuối cùng sẽ lên nói hoặc viết đáp án ra giấy rồi chạy lên phía đầu hàng đưa cho quản trò và đối chiếu kết quả.  Nhóm chiến thắng là nhóm có “tin” truyền đúng hoặcgầnđúngnhấtvới“tin”banđầuvànhanhnhất. Lưu ý:  Khi “truyền tin”, chỉ nói thầm, chỉ truyền lần lượt giữa 2 người đứng cạnh nhau trong hàng.  Kết quả được tính dựa trên số lượt truyền tin đúng của mỗi nhóm.  Yêu cầu đúng hoặc gần đúng (về nội dung, chính tả…) cần được làm rõ trước khi chơi. • Chơi thử  Quản trò tổ chức chơi thử để người chơi nắm rõ luật chơi.  Nhắc lại luật chơi nếu người chơi phạm luật. • Chơi thật: Quản trò tổ chức cho nhóm chơi thật. • Tổng kết:  Quản trò yêu cầu người chơi nhắc lại các tin đã truyền.  Quảntròđặtcâuhỏichonhómthảoluận“Chúng ta có thể làm gì để phổ biến các thông tin về rác thải cho gia đình, bạn bè, cộng đồng? Có lưu ý gì khi phổ biến thông tin cho mọi người không?”
  • 22. 22 GỢI Ý CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁC • Ngoài truyền bằng lời nói, quản trò có thể tổ chức truyền tin bằng hành động và hình vẽ. • Để tăng thêm độ khó của trò chơi, quản trò có thể tổ chức cho người chơi truyền nhiều tin (2 - 3 tin) trong một lượt chơi. Ví dụ, sau khi người đầu hàng về chỗ truyền tin cho người kế tiếp, thì tiếp tục trở lại vị trí của người quản trò để nhận tin tiếp theo rồi chạy về hàng truyền cho người kế tiếp.
  • 23. 23 5 Troø chôi Hãy chọn thẻ đúng Thời gian: 15-20 phút
  • 24. 24 MỤC TIÊU • Nhận biết được hành động nên và không nên làm. • Rèn luyện kỹ năng quan sát và phản xạ nhanh. 1. CHUẨN BỊ • Lựa chọn các thẻ cho quản trò:  Thẻ hành động nên làm: 20, 21, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 32.  Thẻ hành động không nên làm: 19, 22, 31. • Mỗi nhóm 1 bộ thẻ. • Tổ chức chơi theo nhóm, mỗi nhóm xếp thành 1 hàng dọc. 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG • Giới thiệu tên và mục tiêu trò chơi • Phổ biến luật chơi  Phát mỗi nhóm một bộ thẻ.  Quản trò chọn trước một số thẻ thuộc cùng một chủ đề (3 - 7 thẻ). Sau đó lần lượt giơ từng thẻ lên cho các nhóm cùng quan sát, mỗi thẻ 1 - 2 giây.  Yêu cầu các nhóm tìm ra các thẻ giống như các thẻ đã quan sát trong khoảng thời gian quy định (2 - 5 phút). Mỗi thẻ đúng tính 1 điểm và cộng thêm điểm tương ứng với thứ tự thời gian hoàn thành.  Kết thúc trò chơi, nhóm có số điểm cao nhất sẽ chiến thắng.
  • 25. 25 • Chơi thử  Quản trò tổ chức chơi thử để người chơi nắm rõ luật chơi.  Nhắc lại luật chơi nếu người chơi phạm luật. • Chơi thật  Quản trò tổ chức cho các nhóm chơi.  Quản trò kiểm tra kết quả các nhóm bằng cách mời đại diện các nhóm đứng lên ngang hàng với quản trò, lần lượt đưa ra tấm thẻ theo yêu cầu của quản trò.  Quản trò yêu cầu người chơi đọc to nội dung phía sau thẻ. • Tổng kết: Quản trò mời người chơi chia sẻ thông tin mình nhớ được trong trò chơi. GỢI Ý CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁC Quản trò nêu một chủ đề để các nhóm tìm thẻ tương ứng với chủ đề đó. Ví dụ “Tìm những thẻ về hành động không nên làm khiến rác ngày càng nhiều”. Sau đó các nhóm tìm trong vòng 5 phút, báo cáo và so sánh kết quả.
  • 26. 26 Thời gian: 25 - 30 phút Troø chôi Kể chuyện theo tranh 6
  • 27. 27 MỤC TIÊU • Môtảđượccácvấnđềvềrác,mốiquanhệgiữa hoạtđộng củaconngườivớicácvấnđềđóvàảnhhưởngcủarácthải tớiconngười,cácsinhvậtvàmôitrườngxungquanh. • Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, lắng nghe, chia sẻ, khả năng tư duy sáng tạo. 1. CHUẨN BỊ • Số lượng thẻ không giới hạn cho bất kỳ chủ đề nào. • Giấy và bút. 2. TIẾN HÀNH • Giới thiệu tên trò chơi và mục tiêu trò chơi • Phổ biến luật chơi  Mỗi nhóm sẽ nhận 3 - 7 thẻ khác nhau. Trong thời gian 10 phút, các nhóm thảo luận và xây dựng một câu chuyện, vở kịch, làm thơ…(tùy theo yêu cầu của quản trò) dựa trên những thẻ được nhận.  Câu chuyện nào hấp dẫn nhất đối với tất cả mọi người thì sẽ giành chiến thắng. Lưu ý:  Các nhóm có thể rút các thẻ bất kỳ hoặc quản trò có thể lựa chọn các thẻ giống nhau để phát cho các nhóm. • Chơi thử Quản trò lấy thẻ tranh và kể mẫu một đoạn cho người chơi hiểu:Ví dụ, quản trò lấy 3 thẻ như sau: 27-Sử dụng đồ
  • 28. 28 nhựa dùng 1 lần; 19-Đốt rác; 32-Giảm thiểu rác thải nhựa và kể câu chuyện gợi ý như sau: “Với cuộc sống hiện đại này, đa số mọi người vẫn còn thói quensửdụngtúinilôngrấtnhiềuvàvứtchúngcũngrấtbừa bãi.Túinilôngcóởkhắpnơi.Mộtsốngườiđãthugomlạivà đốt rác thải, nhưng hành động ấy gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Vì vậy, em đã khuyên mọi người nên hạn chế sử dụng túi ni lông, trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thì hãy cố gắng giữ gìn và sử dụng lại túi khi có thể. • Chơi thật: Quản trò tổ chức cho các bạn thảo luận xây dựng câu chuyện và lần lượt mời từng nhóm lên trình bày câu chuyện của nhóm mình. • Tổng kết:  Sau mỗi câu chuyện, quản trò mời các nhóm chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ về câu chuyện.  Quản trò tổng kết ý nghĩa các câu chuyện về việc nên và không nên làm để tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu chất thải. GỢI Ý CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁC • Để trò chơi thêm thú vị, quản trò có thể cho các nhóm rút các thể bất kì, hoặc quản trò sẽ lựa chọn trước các thẻ giống nhau để phát cho các nhóm thi đua kể chuyện. • Quản trò có thể yêu cầu các hình thức kể chuyện khác nhau như thuyết trình, vẽ tranh, diễn kịch, làm thơ...
  • 29. 29 MỤC TIÊU • Hiểu mối quan hệ giữa hành động của con người với thực trạng chất thải và những tác động, ảnh hưởng từ các vấn đề đó. • Rèn luyện các kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng tư duy sáng tạo. Thời gian: 15 - 20 phút Troø chôi Nếu…thì…7
  • 30. 30 1. CHUẨN BỊ • Chuẩn bị 2 nhóm thẻ:  Câu“Nếu”có nội dung là các hành động nên hoặc không nên (thẻ 19 - 32)  Thẻ “Thì” có nội dung là thực trạng việc thu gom xử lý rác thải (15 - 18); ảnh hưởng của rác thải đến môi trường, con người và động thực vật (9 - 14).  Một số thẻ trắng và bút viết bảng sử dụng cho các nhóm viết thêm các nội dung do nhóm nghĩ ra. • Tổ chức chơi theo các cặp hoặc nhóm. 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG • Giới thiệu tên và mục tiêu của trò chơi • Phổ biến luật chơi  Quản trò đưa ra các tình huống “Nếu” + thẻ hành động nên/không nên, ví dụ: Nếu đốt rác  Nhóm/người chơi sẽ trả lời “Thì”+ thẻ Thực trạng, ảnh hưởng, ví dụ:…Thì ảnh hưởng đến sức khỏe con người.  Nhóm chiến thắng là nhóm điền được nhiều đáp án nhất. Lưu ý:  Quản trò có thể cho lặp lại tình huống để có thể đưa nhiều giải pháp. Hoặc quản trò có thể đưa một số thẻ trắng để người/đội chơi có thể tự viết tác hại do rác thải gây ra.
  • 31. 31  Các nhóm luân phiên đưa ra tình huống và trả lời. • Chơi thử  Quản trò tổ chức chơi thử để người chơi nắm rõ luật chơi.  Nhắc lại luật chơi nếu người chơi phạm luật. • Chơi thật: Quản trò tổ chức cho các bạn chơi thật. • Tổng kết:  Sau mỗi tình huống, quản trò mời người chơi chia sẻ cảm nhận về những tác hại của các vấn đề liên quan đến rác được đưa ra.  Quản trò tổng kết những hành động nên/không nên làm để sử dụng tiết kiệm tài nguyên và giảm thải rác ra môi trường. GỢI Ý CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁC Chia đội chơi thành 2 nhóm, sử dụng các thẻ Hành động không nên và thẻ Tác hại. Nhóm 1 chọn 1 thẻ ngẫu nhiên và đặt tình huống “Nếu”. Nhóm 2 sẽ trả lời “Thì” và tự đưa ra tác hại từ tình huống “Nếu”. Nếu câu trả lời của nhóm 2 hợp lý, nhóm 2 sẽ được bốc thẻ và đặt tình huống“Nếu”cho nhóm 1. Nếu câu trả lời chưa hợp lý, nhóm 1 tiếp tục được quyền chọn thẻ và đặt tình huống.
  • 32. 32 Thời gian: 20- 30 phút Troø chôi Hiệp sĩ xanh8
  • 33. 33 MỤC TIÊU • Vận dụng được tất cả các kinh nghiệm và kiến thức đã biết để cùng nhau trở thành“Hiệp sĩ Xanh”. • Rèn luyện kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin. 1. CHUẨN BỊ • Số lượng thẻ không giới hạn cho bất kỳ chủ đề nào. • Một con xúc xắc hoặc sáu phiếu bốc thăm có đánh số từ 1 đến 6. • Tổ chức chơi theo nhóm. • Kẻ ô theo bảng và xếp 6 - 10 thẻ bất kỳ vào các ô (mỗi ô 1 thẻ), mặt chữ úp xuống. 13 14 15 16 17 18 Đích 12 11 10 9 8 7 6 Xuất phát 1 2 3 4 5 • Nếu ô nhỏ và không đủ chỗ đứng, tìm 1 vật đại diện cho mỗi người chơi (ví dụ: cục tẩy, sỏi…). TIẾN HÀNH • Giới thiệu tên trò chơi và mục tiêu của trò chơi • Phổ biến luật chơi Người chơi (đại diện cho các nhóm) đứng ở vị trí Xuất phát, đi theo số tăng dần và thi đua về Đích. Người chơi lần lượt tung xúc xắc (hoặc bốc thăm) và di chuyển số ô
  • 34. 34 bằng với số xúc xắc (bốc thăm) được. Khi di chuyển tới ô tương ứng, nếu trong ô không có thẻ, người chơi đứng nguyên tại ô đó, nếu trong ô có thẻ, người chơi sẽ đọc to tên thẻ và sẽ có các tình huống như sau:  Nếu là thẻ Hành động nên làm, người chơi được tiến 2 ô;  Nếu là thẻ Hành động không nên làm, người chơi lùi lại 1 ô;  Nếu là thẻ khác, người chơi phải nêu ra 1 giải pháp liên quan đến nội dung thẻ. Nếu giải pháp phù hợp, người chơi đứng nguyên, nếu không phù hợp hoặc quá 30 giây mà chưa đưa ra được giải pháp, người chơi phải lùi 1 ô;  Người thắng cuộc là người về đích đầu tiên. Lưu ý:  Sau khi tiến hoặc lùi, nếu vẫn vào ô có thẻ, người chơi sẽ đi tiếp.  Khi đến gần đích, nếu người chơi tung xúc xắc ra số lớn hơn số ô tiến về đích thì coi như mất lượt và phải đứng yên. • Chơi thử  Quản trò tổ chức chơi thử để người chơi nắm rõ luật chơi.  Nhắc lại luật chơi và lưu ý khi chơi. • Chơi thật: Quản trò tổ chức cho các nhóm chơi.
  • 35. 35 • Tổng kết: Quản trò tổng kết lại nội dung của các thẻ đã chơi. GỢI Ý CÁCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁC Ngoài hình thức người chơi (đại diện mỗi nhóm) đi theo một đường vòng, cùng xuất phát tại một điểm thì quản trò có thể tổ chức cho người chơi đi theo đường thẳng, người chơi đứng tại mốc xuất phát như bảng kẻ phía dưới. Xuấtphát 1 2 3 4 5 6 7 8 Đích 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8
  • 36. 36 I. CÁC ĐỊNH NGHĨA LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CHẤT THẢI 1. Chất thải Chất thải là mọi thứ được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, lỏng (nước thải) hoặc khí (khí thải). 2. Chất thải rắn Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Trong đó, rác sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. Ví dụ như: vỏ chuối, lá, túi ni lông không sử dụng, thức ăn thừa, gỗ vụn, thủy tinh... 3. Khí thải Khí thải là chất thải tồn tại ở trạng thái khí hoặc hơi. Các loại khí thải có thể:  Gây ô nhiễm môi trường  Liên quan đến hiện tượng nóng lên toàn cầu, làm suy giảm và thủng tầng ôzôn… PHẦN 2 NỘI DUNG CÁCTHẺVỀ CHẤTTHẢI
  • 37. 37  Ảnh hưởng tới sức khỏe Ví dụ: Khí Cacbon dioxit, Nito oxit (NOx), Sulfur dioxit (SO2), hợp chất halocacbon (CFC), NH3,…. 4. Nước thải Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất..., được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Ví dụ: nước rửa xe, nước thải từ trại chăn nuôi, sản xuất công nghiệp, nước giặt quần áo… Rất nhiều nơi không xử lý nước thải mà đổ thẳng ra ao, hồ, sông, biển gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến môi trường sống và sự phát triển của các loài sinh vật. 5. Chất thải nguy hại Chất thải nguy hại là chất thải có tính chất nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Chất thải nguy hại tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí. Chất thải nguy hại có thể gây nguy hiểm trực tiếp hoặc tương tác với chất khác để gây ra các đặc tính: dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm... Những thùng, hòm chứa chất thải như chất phóng xạ, dầu nhờn, phốt pho, thuốc trừ sâu hay cả chất thải y tế,… nếu đem chôn lấp sẽ rất nguy hiểm cho con người. 6. Sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường Sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường là sản phẩm, dịch vụ đảm bảo các tiêu chí sau:
  • 38. 38  Được tạo ra từ các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường. Ví dụ: Ống hút làm từ cỏ, tre, gạo;  Ít tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sản xuất và sử dụng. Ví dụ: Sử dụng các nguyên liệu, sản phẩm địa phương thay vì nhập khẩu để giảm phát thải do quá trình vận chuyển; tái sử dụng các nguyên vật liệu đã sử dụng;  Đảm bảo an toàn cho người dùng và môi trường.Ví dụ: Dùng chất tẩy rửa hữu cơ thay cho các chất tẩy rửa có chứa thành phần hóa chất độc hại. 7. Xử lý chất thải Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm:  Giảm, loại bỏ, tiêu hủy, cô lập, cách ly các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải;  Thu hồi, tái chế, tái sử dụng các thành phần có ích trong chất thải. 8. Rác là nguồn tài nguyên Rác không phải là đồ bỏ đi. Rác được xem là một nguồn tài nguyên cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Rác hữu cơ có thể ủ thành phân xanh, vừa giảm chi phí mua phân bón cho nông dân, vừa làm giàu cho đất, bảo vệ môi trường. Rác từ giấy, sắt, thép, nhựa… có thể tái chế, làm nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất.
  • 39. 39 9. Ô nhiễm đất Môi trường đất bị ô nhiễm bởi các tác nhân có hại (hóa học, sinh học) có trong chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt… được thải bỏ hoặc rò rỉ vào đất, làm nhiễm bẩn môi trường đất. Ô nhiễm đất gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cối và các động vật sống trong đất, ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. 10. Ô nhiễm không khí Khí thải từ các hoạt động sản xuất (lò đốt, lò nung…), nông nghiệp (đốt rơm rạ...), giao thông (ô tô, xe máy…), sinh hoạt (đốt rác, đun nấu…), đưa khói, bụi, hơi hoặc khí lạ vào không khí và gây ra ô nhiễm không khí. Theo thống kê củaTổ chứcY tế thế giới (WHO), cứ 10 người trênthếgiới,thìcó9ngườiđanghítthởkhôngkhíônhiễm. Nguồn:https://www.who.int/news-room/detail/02-05-2018-9-out-of- 10-people-worldwide-breathe-polluted-air-but-more-countries-are- taking-action 11. Ô nhiễm nước Nước bị ô nhiễm khi các chất độc hại xâm nhập vào các vùng nước như hồ, sông, biển, nước ngầm… Các chất này có thể bị hòa tan, lơ lửng hoặc đọng lại trong nước. Chất gây ô nhiễm nguồn nước có thể phát sinh từ các nhà máy sản xuất, bệnh viện, rác sinh hoạt hoặc hoạt động nông nghiệp (hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ...).
  • 40. 40 II. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤTTHẢI ĐẾN CON NGƯỜI, SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG 12. Ảnh hưởng đến sức khỏe Chất thải chưa qua xử lý đổ trực tiếp ra môi trường có thể tác động nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Những chất gây ô nhiễm không khí như bụi mịn, khí CO, SO2 , NO2 , chì… có thể dẫn đến suy giảm chức năng phổi, làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim.  Đất bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua ăn uống các sản phẩm được trồng trong đất, qua hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm. Việc sử dụng nước bị ô nhiễm hoặc các sản phẩm được nuôi trồng trong nguồn nước bị ô nhiễm có thể gây ra nhiều bệnh như tiêu chảy, giun sán, ngộ độc, ung thư… 13. Ảnh hướng tới đa dạng sinh học Hàng năm có rất nhiều động vật chết vì ăn nhầm hoặc mắc vào rác thải nhựa ở biển. Các mảnh nhựa có chứa các kim loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy trong chất thải không chỉ đi vào cơ thể động vật mà còn có thể đi vào cơ thể thực vật qua môi trường sống hay chuỗi thức ăn, tích lũy trong cơ thể và gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm, khiến cây cối, động vật không thể sinh trưởng và phát triển.
  • 41. 41 14. Ảnh hưởng tới cảnh quan Các bãi rác tự phát gây ảnh hưởng tới cảnh quan và bốc mùi hôi thối, khó chịu cho khu dân cư, bãi biển…và người dân sống xung quanh. III. THỰC TRẠNG VIỆC THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC HIỆN NAY 15. Hạt vi nhựa Hạt vi nhựa là các hạt nhựa có kích thước nhỏ hơn 5 micromet (mm). Hạt vi nhựa hình thành từ quá trình phân hủy không hoàn toàn của các sản phẩm nhựa như chai nhựa, vải tổng hợp… hoặc được con người chủ động sản xuất và đưa vào thành phần của một số loại kem đánh răng, sữa rửa mặt, mỹ phẩm, sơn móng tay...để làm sạch và tẩy da chết. Vì kích thước rất nhỏ, chúng dễ dàng lọt qua các hệ thống lọc nước, trôi nổi trong nước và xâm nhập vào cơ thể người, sinh vật qua đường ăn uống. 16. Bãi rác quá tải Số lượng chất thải từ sinh hoạt, từ sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản,… ngày càng nhiều khiến các bãi chôn lấp rác bị quá tải. Việt Nam hiện có 660 bãi chôn lấp, tiếp nhận khoảng 20.200 tấn rác thải mỗi ngày. Nguồn: Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp nguy hại, Worldbank, 38
  • 42. 42 17. Hệ thống thu gom rác chưa hiệu quả Ở các làng nghề và vùng nông thôn, chỉ một phần nhỏ chất thải rắn được thu gom, phần còn lại thường đổ lộ thiên ven đường làng, bờ mương, gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Ở thành phố, các điểm tập kết rác luôn bị quá tải, rác vứt tràn ra đường phố, trong khi đó các xe chở rác còn thô sơ, không có nắp che đậy nên thường bốc mùi hôi thối khó chịu, mất vệ sinh. Tỷ lệ thu gom rác thải là 85,5% ở khu vực đô thị và khoảng 40 - 55% ở nông thôn. Nguồn: Tổng cục Thống kê 2016 18. Xử lý rác chưa hiệu quả Tỷ lệ rác thải được xử lý đúng kỹ thuật, hợp vệ sinh môi trường còn thấp. Chôn lấp và đốt là phương pháp xử lý phổ biến, chỉ có 10% chất thải rắn được thu gom và xử lý, tái chế. Chỉ có 30%, tức 198/660 bãi chôn lấp rác được xếp loại là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, có lớp che phủ hàng ngày trên rác thải. Phần lớn lò đốt rác thải không đáp ứng yêu cầu về xử lý khí thải, tác động xấu đến chất lượng không khí. Nguồn: Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp nguy hại, Worldbank, 38
  • 43. 43 IV. HÀNH ĐỘNG NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM ĐỂ SỬ DỤNG TIẾT KIỆM TÀI NGUYÊN VÀ GIẢM THIỂU RÁC THẢI 19. Đốt rác Đốt rác có vẻ như là một giải pháp rất thuận tiện. Nhưng việc đốt rác không kiểm soát vừa lãng phí tài nguyên vừa làm tăng lượng khí đốt ô nhiễm, trong đó có nhiều chất độc hại như khí CO, oxit nitơ, dioxin và furan dioxin, có thể gây ra một số bệnh như ung thư, các bệnh hô hấp, dị ứng. 20. Tìm hiểu vòng đời sản phẩm Mọi đồ vật không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi. Một quả cam hay một máy tính đều có một vòng đời: từ khai thác tài nguyên, đến sản xuất, phân phối, tiêu dùng, và sau cùng là thải bỏ. Vòng đời đó có thể tạo ra nhiều chất thải như nguyên liệu dư thừa, hóa chất khi sản xuất, bao bì sau khi sử dụng… Nếu muốn sử dụng hay vứt đi, hãy luôn tìm hiểu:  Đồ vật đó từ đâu đến? Quá trình sản xuất có sạch và an toàn không?  Có thể tái sử dụng đồ vật đó thay vì vứt đi không?  Khi vứt đi, đồ vật đó sẽ đi đâu? Có dễ dàng phân hủy không? Có độc hại không? 21. Phân loại rác Phân rác thành từng loại phù hợp với quá trình xử lí sau đó:
  • 44. 44  Thùng 1: rác hữu cơ dễ phân hủy như rau, củ quả hay thức ăn thừa  Thùng 2: rác có khả năng tái sử dụng, tái chế như giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh  Thùng 3: rác thải nguy hại như pin và đồ điện tử  Thùng 4: rác còn lại có thể là quần áo cũ (sành sứ, than…) Các thùng trên được thu gom với những mục đích khác nhau như thùng 1 có thể dùng làm enzyme, phân bón, thức ăn chăn nuôi… Các thùng đựng trên cần giữ sạch, gọn gàng, không mùi để không thu hút gián, bọ và không ảnh hưởng đến chất lượng tái chế, làm sạch sau đó. 22. Lãng phí Mua sắm hàng hóa quá mức, tiêu dùng nhiều hơn nhu cầu, thay đổi mẫu mã sản phẩm liên tục… dẫn đến việc vứt bỏ hàng hóa nhanh, tạo ra nhiều chất thải hơn. Sự lãng phí có thể nhận thấy ở nhiều nơi, nhiều lúc từ sinh hoạt hàng ngày đến khai thác sản xuất. Ví dụ trong đời sống hàng ngày, biểu hiện của lãng phí như vứt bỏ đồ ăn, mua quá nhiều trang phục, vật dụng trong gia đình… 23. Bỏ rác vào thùng Bỏ rác vào thùng Anh hùng đất Việt Bỏ rác đúng nơi quy định, nếu chưa thấy thùng rác thì bỏ rác vào trong túi riêng để mang tới nơi có thùng rác.
  • 45. 45 24. Xử lý chất thải nguy hại Chất thải nguy hại và rác thải có chứa thành phần chất thải nguy hại (thuốc trừ sâu, bình ắc qui, pin, kim tiêm...) rất nguy hiểm với sức khỏe con người cũng như môi trường xung quanh. Vì vậy, các chất thải và rác thải có chứa thành phần chất thải nguy hại nên được người lớn thu gom, phân loại và hủy bỏ theo đúng quy định. Trẻ em cần tránh xa các chất thải, rác thải này. 25. 3R 3R là viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce (Giảm thiểu), Reuse (Tái sử dụng), Recycle (Tái chế). Ngoài ra chúng ta có thể:  Rethink: suy nghĩ kĩ trước khi mua đồ  Refuse: nói không với túi ni lông  Reject: từ chối dùng ống hút. 26. Tái sử dụng Tái sử dụng là việc sử dụng lại các đồ vật đã qua sử dụng bằng cách giữ nguyên các đặc tính của nó hoặc sửa lại một cách sáng tạo tùy vào mục đích, thay vì việc bỏ các đồ vật đó đi. Ví dụ: sử dụng lốp xe ô tô làm thành đồ chơi; dùng lại chai thủy tinh làm lọ cắm hoa; dùng giấy một mặt làm sổ... Nguồn tham khảo: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Về quản lý chất thải và phế liệu
  • 46. 46 27. Tái chế Tái chế là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu lại các thành phần có giá trị sử dụng trong chất thải làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Đây là một giải pháp thay thế giúp giảm phát thải ra môi trường, tiết kiệm vật liệu và tài nguyên. Mộtsốloạiráccóthểtáichếnhưgiấy,kimloại,vỏhộp,nhựa… Ráctáichếsẽđượcsảnxuấtthànhcácsảnphẩmmới. Nguồn tham khảo: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Về quản lý chất thải và phế liệu 28. Nghĩ kỹ trước khi mua Mỗi khi bạn sắm đồ, Hãy nghĩ cho thật kỹ, Bạn có thiếu đồ không? Nếu không, ngừng mua nhé. Nếu thiếu, liệu có cần? Nếu không, đừng mua nhé. Chỉ mua khi thật thiếu, Và khi thật sự cần. 29. Nghĩ kỹ trước khi vứt Bạn ơi hãy nghĩ Vật nào có ích Giữ lại để dùng
  • 47. 47 Bình nhựa trồng cây Thủy tinh trang trí Giấy gập túi xinh Áo quần cho bạn Nếu buộc phải vứt Tìm cách làm hay Không hại môi trường. 30. Ủ phân hữu cơ Với rác dễ phân hủy Như thức ăn, lá cây... Hãy ủ kỹ làm phân Bón cây trồng tươi tốt. 31. Sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần Do nhẹ, rẻ, tiện dụng, các đồ nhựa dùng 1 lần như túi ni lông, ống hút, chai, đồ đựng thực phẩm,… ngày càng trở nên phổ biến tại siêu thị, cửa hàng đồ ăn nhanh, trong bữa tiệc hay chuyến dã ngoại.Trong đó, có nhiều đồ nhựa dùng 1 lần chứa các chất độc như chì, cadimi mà nếu đựng thực phẩm sẽ khiến đồ ăn nhiễm những chất độc. Rác thải nhựa tràn ngập các đại dương và sẽ tồn tại nhiều thế kỷ, trở thành một phần thức ăn đầu độc các loài sinh vật biển, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
  • 48. 48 32. Giảm thiểu rác thải nhựa Chính phủ, người dân và các doanh nghiệp đã có hành động để giảm thiểu rác thải nhựa. Ví dụ:  Sử dụng bình nước lớn, bình đựng thủy tinh thay cho chai nước nhựa dùng 1 lần trong các cuộc họp, sự kiện;  Các siêu thị sử dụng túi ni lông tự hủy sinh học hoặc lá cây để gói đồ thay cho túi ni lông thường;  Sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường như tre, giấy,... thay vì nhựa;  Không sử dụng ống hút, cốc sử dụng 1 lần. V. MỘT SỐ LOẠI RÁC THẢI 33. Tuổi thọ của rác Bạn có biết phải bao lâu các loại rác sau mới phân hủy hoàn toàn?  Giấy vệ sinh: 2- 4 tuần  Vỏ cam, vỏ chuối: 6 tuần  Lõi táo: 2 tháng  Hộp các tông: 3 tháng  Ván ép: 1-3 năm  Đầu lọc thuốc lá: 1-5 năm  Vải ni lông: 30 - 40 năm  Áo da: 50 năm  Hộp sữa, hộp thiếc: 50 năm  Lon kim loại: 50 năm  Đế giày cao su: 50-80 năm
  • 49. 49  Ủng cao su: 50-80 năm  Phao cứu sinh: 80 năm  Tã bỉm dùng 1 lần: 450 năm  Dây câu cá: 600 năm  Cốc xốp, hộp xốp: 400 – 1000 năm  Chai thủy tinh: 1 triệu năm Nguồn: (1) U.S. National Park Service, Mote Marine Lab, Sarasota, FL (2) Cơ quan Quản lý khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ và WWF-Úc 34. Giấy vệ sinh 35. Vỏ chuối, vỏ cam 36. Lõi táo 37. Hộp các tông 38. Ván ép 39. Đầu lọc thuốc lá 40. Vải ni lông 41. Áo da 42. Hộp sữa, hộp thiếc 43. Đế giày 44. Ủng cao su 45. Cốc xốp, hộp xốp 46. Phao cứu sinh 47. Tã bỉm, băng vệ sinh 48. Dây câu cá 49. Chai thủy tinh 50. Chai nhựa 51. Lon nhôm
  • 50.
  • 51. Với những hình ảnh sinh động và thông tin cụ thể, bộ thẻ trò chơi “Tuổi thọ của rác” cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết, giúp cộng đồng đặc biệt là trẻ em, thanh thiếu niên hiểu về chất thải, từ đó có ý thức trong việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên và giảm thải rác. Tài liệu này được xây dựng với hỗ trợ từ Nhân dân Mỹ thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Nội dung của tài liệu được xây dựng bởi Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn). Những thông tin trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh lập trường hay quan điểm của USAID hay Chính phủ Hoa Kỳ. Để biết thêm thông tin, xin mời liên hệ: Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Số 24, Làng kiến trúc phong cảnh, Ngõ 45A Võng Thị, Tây Hồ, Hà Nội Tel: +84 - 24 3718 5930 * Fax: +84-24 3718694 Email: vietnam@livelearn.org Website: www.livelearn.org, www.thehexanh.net, www.khisachtroixanh.com BIÊN SOẠN: Đỗ Vân Nguyệt, Phạm Thị Bích Ngà, Nguyễn Phương Thảo, Dương Thùy Ly, Nguyễn Quỳnh Giao với sự đóng góp của các cán bộ Live&Learn MINH HỌA: JuneTien IN ẤN: Công tyTNHH In ấnThiết kếT.E.A.M DP Số ĐKXB: ISBN: