SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
 Giới thiệu
 Tin tức
 Công văn
 Hoạt động
 Thư viện ảnh
 XD Trường học hạnh phúc
 Quản trị
Hoạt động chuyên môn
1. Trang chủ
2. Hoạt động chuyên môn
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:TRẺ 4-5 TUỔI TỰ
LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỪ CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU TỰ NHIÊN. GIÁO VIÊN:
NGUYỄN VŨ TRÀ
Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM:TRẺ 4-5 TUỔI TỰ LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỪ CÁC
NGUYÊN VẬT LIỆU TỰ NHIÊN. GIÁO VIÊN: NGUYỄN VŨ TRÀ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi1
: Hội đồng sáng kiến Huyện Đại Lộc
Tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến như sau:
1. Họ và tên tác giả hoặc đồng tác giả2
: Nguyễn Vũ Trà
2. Đơn vị công tác: Trường Mầm non Đại Hiệp
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến3
– nếu có: Nguyễn Vũ Trà
4. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi tự làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật
liệu tự nhiên”.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến4
: Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm
non.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử5
: Bắt đầu thực hiện từ ngày 15/09/2020
7. Hồ sơ đính kèm:
+ Chín (09) tập Báo cáo sáng kiến.
+ Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan (nêu cụ thể, nếu có).
+ Văn bản đề nghị công nhận sáng kiến kèm Biên bản của Hội đồng sáng
kiến và quyết định công nhận sáng kiến của cơ quan, đơn vị nơi tác giả đang công
tác.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,đúng
sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đại Hiệp, ngày 15 tháng 03 năm 2021
Người nộp đơn
Nguyễn Vũ Trà
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN TRẺ 4-5 TUỔI TỰ LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỪ CÁC
NGUYÊN VẬT LIỆU TỰ NHIÊN6
1. Mô tả bản chất của sáng kiến7
:
Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ dùng đồ chơi là phương tiện giúp trẻ
thực hiện các hoạt động đó, là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, trong trường
mầm non thì đồ dùng đồ chơi giúp trẻ tiếp thu các hoạt động của chương trình GDMN một cách sinh động,
hấp dẫn hơn.
Hiện nay, trong thời đại nền công nhệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ, những đồ chơi điện tử cho trẻ em
có rất nhiều trên thị trường, những đồ chơi điện tử luôn có hai mặt và chúng ta làm sao có thể yên tâm khi
từng ngày, từng giờ các mặt trái của của các đồ chơi điện tử này đang ảnh hưởng không mấy tích cực đến
sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Tuy nhiên, xét về phương diện giáo dục thì chúng không
thể để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường mầm non. Hơn thế nữa
việc mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến kinh tế của các bậc phụ huynh trong khi các phế
phẩm từ gia đình đang sẵn có và có rất nhiều để cho các cháu có thể sử dụng tái tạo làm đồ chơi cho chính
mình. Khi món đồ chơi do tự tay mình làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so
với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quí sức lao động ngay khi còn bé.
Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, chúng tôi nghĩ rằng việc dạy cho trẻ tự làm đồ chơi là việc làm hết
sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non.
Vì vậy làm đồ dùng đồ chơi đóng một vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục trẻ. Trong quá trình làm đồ
dùng đồ chơi, đòi hỏi trẻ phải luôn tìm hiểu, khám phá, phát hiện những tính chất của các vật liệu làm đồ
chơi cũng như khả năng tạo hình, khả năng tạo ra sức truyền cảm cho chúng, trẻ rèn luyện các kỹ năng, kỹ
xảo tạo hình để hoàn thành sản phẩm đẹp. Trong quá trình làm đồ dùng đồ chơi, có thể sẽ đưa ra những
sáng kiến riêng, đôi bàn tay của trẻ sẽ linh hoạt và khéo léo hơn. Ngoài ra, trẻ sẽ học được cách chia sẻ
trong quá trình lao động, điều này sẽ giúp trẻ tích cực, tự chủ trong hoạt động.
Chương trình dạy trẻ làm đồ chơi phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải
giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với
từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ.
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
Giải pháp 1: Tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng về kỹ năng, thao tác, mẫu mã để làm đồ dùng dạy học,
đồ chơi có tính thẩm mỹ, bền chắc thu hút sự ham thích của trẻ qua từng chủ đề.
Để có thể thực hiện tốt biện pháp “Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi” trước hết giáo viên mầm non không chỉ
nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà giáo viên còn phải nắm chắc được phương pháp và biện
pháp thực hiện đơn giản dễ làm, vừa sức với khả năng của trẻ, lời giảng, cách thực hiện dễ hiểu giúp trẻ
lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, không quá khó, giúp trẻ hiểu các bước thực hiện,
giảng giải bằng lời đi đôi với thao tác và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ như
cách cầm kéo, cách xé giấy, dán hồ, cách gấp, xếp một mẫu đồ vật theo yêu cầu của cô. Vì vậy, để giúp trẻ
4-5 tuổi làm được một số đồ dùng đồ chơi tôi đã đọc và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục
trẻ mầm non 4- 5 tuổi, tham khảo những cách làm đồ dùng đồ chơi đơn giản trên sách báo, thông tin đại
chúng, ti vi, Internet….Xem các chương trình truyền hình về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trên các kênh
truyền hình như VTC11 (Chương trình “ Những tờ giấy diệu kỳ” “Chiếc hộp biết nói” “Con thú
ngoan”….) các chương trình này dạy cách làm một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non, vào mạng xem
chương trình “Hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non” ở đó có nhiều điều thú vị mà tôi cần học
hỏi để áp dụng vào nghiên cứu đề tài này.
Như vậy, qua tự bồi dưỡng bản thân, học hỏi đồng nghiệp cũng như xem các phương tiện thông tin hiện
đại chúng, tôi đã nắm vững được các phương pháp để dạy trẻ làm dược một số đồ dùng đồ chơi nhằm phát
huy tính tích cực sáng tạo của trẻ thông qua một số nguyên vật liệu như giấy xốp, vải vụn, cạt tông, bìa
cứng, giấy màu, cành cây khô, phim xquang cũ…. từ đó tôi đã thực hiện được nhiều chủ đề với nhiều cách
làm khác nhau như:
Chủ đề trường mầm non: Cách cắt hoa, cắt lá, làm thân cây, lắp ghép những cánh hoa, lá hoa, thân cây lại
thành một cây hoa đẹp trang trí trong mô hình trường em, làm những chiếc xích đu, cầu trượt, làm những
bộ bàn ghế….
Chủ đề bản thân: Cách làm một con diều, làm quạt giấy, cắt áo quần cho búp bê, làm giày dép, mũ, nón,..
Chủ đề ngành nghề: Cắt và ghép những chiếc bay của chú thợ hồ, làm cái cuốc, cái xẻng, cái đục, cái cưa,
của chú thợ mộc, làm những quyển vở, cái cặp của cô giáo, chiếc mũ và đôi giày cho chú bộ đội…
Chủ đề động vật: Cho trẻ cắt hình các trang họa báo xin ở siêu thị để làm thành quyển album về thế giới
động vật có động vật sống dưới nước, sống trong rừng, sống trong nhà … để ở góc thư viện.
Trẻ rất hứng thú với sản phẩm mình tạo ra, đã trang trí trưng bày ở các góc, các mảng tường, áp dụng vào
học ở các hoạt động Làm quen văn học, Làm quen với Toán, Khám phá khoa học, Tạo hình…
Giải pháp 2: Chọn nguyên vật liệu và ý tưởng thực hiện làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế
thải, tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm, dễ làm, áp dụng
hiệu quả vào giờ học, giờ chơi của trẻ
Để việc làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu phế thải được đề ra thực hiện đạt hiệu quả, đi vào thực
tiễn, tôi đã suy nghĩ sáng tạo trò chơi trong các hoạt động và nghĩ ra ý tưởng, cách làm, nguyên vật liệu của
đồ dùng đồ chơi, sao cho phù hợp, hiệu quả nhất.
– Độ an toàn: Tươi tắn, sạch sẽ, không độc hại, không có gai nhọn, không quá cứng hoặc quá mềm, không
quá nhỏ, không héo úa.
– Sẵn có ở gia đình, địa phương và phù hợp với từng mùa trong năm.
Ví dụ: Để tập cho trẻ xâu vòng, mùa hè có thể chọn hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa dại, cọng rau
muống… mùa thu có thể chọn hạt bưởi, cuống rạ…
– Theo mức độ thành thaọ của trẻ
Ví dụ: Khi xâu chuỗi hạt nên bắt đầu bằng những vật liệu cứng, có lỗ to đến vật liệu mềm, có lỗ nhỏ hơn,
xâu bằng các loại dây cứng, rồi đến các loại dây mềm hơn. Lúc đầu cho trẻ xâu những vật liệu cùng loại (
hoa, hoa…), sau đó có thể xâu xen kẽ các vật liệu ( hoa – lá, hoa – hạt, lá – hạt,…).
– Đảm bảo tính giáo dục
+ Có hình dáng, màu săc, âm thanh … hấp dẫn trẻ
+ Phản ánh về các sự vật, hiện tượng xung quanh gần gũi trẻ.
+ Là phương tiện giáo dục, giúp trẻ phát triển toàn diện: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm
và kĩ năng xã hội.
+ Nội dung và kích thước phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của trẻ.
– Đảm bảo an toàn, vệ sinh
+ Nguyên vật liệu dễ lau rửa.
+ Các nguyên vật liệu thiên nhiên cần được làm vệ sinh sạch sẽ trước khi cho trẻ sử dụng (rửa sạch, phơi
khô và loại bỏ những nguyên vật liệu không còn nguyên hình, rách, nát)
+ Các nguyên vật liệu có sẵn trong thiên nhiên phải tươi, không độc hại, không có gai nhọn, không sử
dụng những loại cây có nhựa độc (như lá cây hoa anh đào, lá vạn liên thanh…)
+ Các bộ phận, chi tiết nhỏ của đồ dùng, đồ chơi cần được gắn chắc chắn, không có cạnh nhọn sắc.
– Phải đẹp: Hình dáng, kích thước, màu sắc, bố cục của sản phẩm thể hiện sự hài hòa, cân đối.
– Kích thước: vừa tay trẻ, không quá to và cũng không quá nhỏ. Khi cho trẻ sử dụng các nguyên vật liệu
nhỏ như hột hạt..thì giáo viên phải bao quát tốt
– Kỹ thuật: Các thao tác để tạo sản phẩm cần đơn giản, phù hợp với trình độ, sự phát triển của từng lứa
tuổi
– Màu sắc:
+ Cần lựa chọn những nguyên vật liệu có màu sắc tươi, đẹp
+ Có thể sơn màu cho các nguyên vật liệu trước khi cho trẻ sử dụn
– Hình dáng:
+ Cần lựa chọn những nguyên vật liệu có hình dáng đặc trưng
+ Có thể cắt, tạo dáng lá cây trước khi sử dụng
– Phải đảm bảo tính thực tiễn
Phản ánh được xã hội mà trẻ đang sống
– Các loại đồ dùng đồ chơi đã hướng dẫn trẻ thực hiện
* Làm bảng chun học toán: Đế làm được bảng chun này có thể tận dụng từ rất nhiều nguyên liệu như
gỗ, la phông nhựa, ván ép vụn … làm cột cài dây chun bằng những vật dụng an toàn, thuận tiện từ que tăm
cắt lấy phần giữa, bỏ 2 đầu nhọn để đảm bảo an toàn, cắt que tính bằng nhựa thành nhiều đoạn, khoan lỗ
vừa với que tăm, que tính, đính vào bảng thay vì dùng đinh đóng sẽ không đảm bảo an toàn khi trẻ sử
dụng .
Nhiệm vụ của trẻ trong bộ đồ chơi này là tìm những sợi dây chun móc vào bản để thành hình theo yêu cầu
của cô và bỏ dây chun còn thừa vào hộp, tương ứng mỗi hộp dây chun với 1 bản chun.
* Bộ thước đo móc xích: Giáo viên xin phụ huynh ghim kẹp hồ sơ bằng nhựa nhiều màu để làm thước đo,
với nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau ( Tròn, vuông, chữ nhật, dẹt, dài….). Bộ đồ dùng này làm đơn
giản, vật liệu dễ tìm, để bộ đồ dùng thêm phong phú có thể vận động phụ huynh cùng tìm kiếm, cùng đóng
góp vật liệu cho cô giáo.
Bộ đồ dùng nhiều màu sắc, nhiều kiểu dáng khác nhau nhưng phục vụ chung là Bộ thước đo móc xích làm
cho trẻ hứng thú hơn, không tranh dành với bạn, ai thích màu nào, thích kiểu dáng nào thì chọn màu ấy,
kiểu dáng ấy, đảm bảo đủ và dư cho mỗi cháu một bộ khi tham gia thực hiện hoạt động luyện tập hay trò
chơi.
* Bộ toán và xâu khuy nhỏ:
Hiện nay cúc áo, các loại hột hạt đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc vô cùng, do điều kiện kinh tế phát
triển, thị hiếu người tiêu dùng muốn thay đổi, muốn làm mới mình nên các đồ dùng bỏ đi nhưng vẫn còn
rất mới, chúng ta có thể tận dụng với nhiều hình thức khác nhau để tạo ra sản phẩm, đồ dùng theo ý của
mình, đảm bảo cho các hoạt động giáo dục trẻ tại lớp.
Với bộ đồ dùng này, nguyên vật liệu thật phong phú, tôi có thể gợi ý cho trẻ biết tận dụng cúc áo cũ, các
loại hột hạt trang trí váy, áo cưới cũ, bỏ đi của ba mẹ, người thân hoặc xin ở cửa hàng cho thuê đồ cưới,
giấy xốp nhiều màu xanh, đỏ, vàng, tím, trắng, đen,…. xin từ các cửa hàng trang trí nội thất cắt theo hình
đồng xu hoặc những nắp chai trà xanh, nước uống giải khác nhiều màu…. khoét lỗ chính giữa, xâu dây
chỉ nhựa hoặc dây cước để trẻ xâu, ghép thành những hình theo yêu cầu cô giáo, với bộ đồ dùng này tôi có
thể dạy trẻ đếm, phân biệt màu, luyện kỷ năng xâu, khéo tay, làm vật trang trí hoa tai cho búp bê….
Nhiệm vụ của trẻ là thu thập giúp cô một số nắp chai nhựa nhiều màu, cúc áo bỏ nhiều màu.
* Lô tô hình và số:
Từ những tấm bìa cacton, thùng sữa bột mà nhà trường cho trẻ uống, từ những tấm lịch treo tường, từ
những cuốn sách, họa báo, quảng cáo, tờ rơi của các công ty, xí nghiệp, siêu thị, metrol….. tôi có thể làm
phông, cắt hình ảnh rời tìm được, gắn vào theo số lượng bài dạy phù hợp với chủ đề, đề tài, thời khóa biểu
dạy để cung cấp cho trẻ với môn Làm quen với toán, có thể lồng ghép tích hợp với môn Làm quen văn học
và các môn học khác…..Thật đơn giản vô cùng, với những đồ dùng là rác, là phế thải bỏ đi, với bàn tay
cần mẫn, chịu khó, óc sáng tạo của cô và trẻ trong lớp tôi, đồ dùng tưởng chừng bỏ đi ấy đã có lợi, có ích
đối với trẻ, mang lại nguồn cảm hứng, óc quan sát, trí tưởng tượng cho các cháu tại lớp rất tốt.
Ở đồ dùng này, nhiệm vụ một số trẻ giỏi là cắt phụ với cô các hình từ họa báo, một số trẻ chậm hơn, kỹ
năng chưa khéo thì dán theo mẫu giúp cô, chỉ sau 2 ngày ở hoạt động chiều, lớp tôi đã có đủ mỗi cháu một
bộ thẻ bài chủ đề thực vật.
* Bộ que tính học đếm: Tận dụng que kem và sơn nhiều màu làm que tính cho từng trẻ.
Nhiệm vụ của trẻ tìm các loại ống hút đã qua sử dụng cùng cô, trẻ có thể tạo nhiều cách chơi khác nhau với
ống hút như sắp xếp chúng thành những chiếc quạt, làm hàng rào, gấp lại thành con vật yêu thích, làm
những bông hoa….
*Bộ thẻ từ: Tận dụng hình ảnh từ sách báo hoặc hình ảnh in màu quảng cáo rau quả, đồ dùng gia đình, đồ
điện, xe máy, các loại thực phẩm, con vật từ các siêu thị để làm bộ thẻ từ theo từng chủ đề cho lớp.
* Lô tô học toán phân chia, lô tô số lượng cũng được tận dụng hình ảnh, các chữ số từ sách báo, lịch
cũ…..
* Đômino số lượng: Hình và chữ số được cắt từ sách báo hoặc in màu, phần nẹp được tận dụng từ la
phông vụn, nép điện, phông từ cạc tông các thùng sữa…, nhiều ý tưởng hay, sáng tạo khác nhau được thảo
luận với sự giúp đỡ tư vấn của lãnh đạo nhà trường và chị em giáo viên, tôi đã làm được những bộ đồ dùng
đồ chơi vừa đẹp, vừa bền, vừa có số lượng nhiều, vừa đủ các chủ đề đang dạy ở trường, vừa dễ làm lại ít
tốn tiền với kết quả ban đầu là 11 loại đồ dùng . Qua kiểm tra các đồ dùng được nhà trường đánh giá cao
và triển khai thực hiện đại trà cho các khối lớp.
Nhiệm vụ của trẻ khi làm đồ chơi, đồ dùng này là giúp cô dán những hình cô đã cắt vào thẻ bài theo số
lượng cô yêu cầu.
Giải pháp 3: Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi thông qua hoạt động học và qua hoạt động tự do.
Đồ chơi là phương tiện không thể thiếu đối với trẻ, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui, tính cần mẫn, tỉ mỉ,
chịu khó khi thực hiện làm cùng cô. Trẻ mầm non thích được tự mình tìm tòi khám phá, thích tự tay mình
làm ra một cái gì đó, tự tay mình làm ra một đồ chơi là điều trẻ hứng thú và sẽ thích hơn những đồ chơi đó
được trẻ làm ra từ vật bỏ đi trong gia đình mình. Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi gia đình có nhiều vật
liệu loại bỏ sau khi sử dụng như: Lõi giấy vệ sinh, đĩa CD, chai nhựa, lon bia, giấy báo, vỏ hộp sữa, ống
hút, vỏ hủ sữa chua…..đó là những nguyên vật liệu rất phong phú và đa dạng có thể làm được những đồ
chơi, đồ dùng trong lớp học kể cả đồ dùng trong gia đình, cô giáo dạy trẻ có ý thức thu gom chọn lọc từ
nguồn phế thải đó để làm đồ dùng, đồ chơi thì có thể biến những chiếc hộp to nhỏ thành những ô tô, tàu
hoả…và một số đồ chơi khác có thể để trang trí, để học, để dùng, để trong các góc chơi của trẻ ở trường, ở
nhà….
Tôi lôi cuốn sự chú ý của trẻ vào hoạt động bằng một bài hát, câu thơ hoặc câu đố…có liên quan tới đồ
chơi mà trẻ sắp được làm.
Bản thân tôi và cô cùng lớp làm mẫu từng bước từ nguyên vật liệu trơn đến mẫu hoàn chỉnh cho trẻ xem.
Sau đó, hướng dẫn từng bước cho trẻ làm theo, làm xong bước này mới hướng dẫn trẻ làm bước tiếp theo,
vừa làm vừa nhấn mạnh đặc điểm từng bước. Có thể lần đầu trẻ sẽ gặp khó khăn, nên tôi phải luôn kiên trì
giúp đỡ, khích lệ trẻ cho tới khi trẻ tự làm được trọn vẹn cả sản phẩm, có thể chỉ ra những điểm sai trong
từng bước của trẻ.
Với những đồ chơi đơn giản, hướng dẫn cho cả lớp, cho trẻ vừa quan sát vật liệu vừa làm đồ chơi.
Ví dụ: Cho trẻ đi dạo, nhặt hoa dại rơi, cùng nhận xét, rồi xâu thành vòng quấn quanh đầu, quàng cổ, đeo
tay bằng những sợi dây mà cô đã chuẩn bị sẵn.
Với những đồ chơi phức tạp hơn, hướng dẫn theo từng nhóm nhỏ từ 3 -4 trẻ và cô giáo làm hộ trẻ những kĩ
năng khó như sử dụng dao để cắt, khoét và có thể làm trong nhiều ngày.
Ví dụ: Ngày đầu tiên cho trẻ đi dạo, lựa chọn vật liệu và quan sát. Những ngày sau, hướng dẫn trẻ làm và
dần dần giúp trẻ hoàn tất sản phẩm.
Tuy nhiên cần chú ý, không nên để trẻ ngồi làm đồ chơi quá lâu, trẻ sẽ mệt mỏi và mất hứng thú, khi trẻ
biết làm thành thạo, có thể cho trẻ làm theo một chủ đề nào đó theo ý thích của trẻ.
Hướng dẫn trẻ làm ống đựng bút
Chuẩn bị: Lõi giấy vệ sinh, bìa cứng, keo, kéo, giấy màu hoặc giấy hoa
+ Cắt ống giấy vệ sinh có độ dài ngắn khác nhau tùy ý mỗi người
+ Dán giấy màu xung quanh lõi giấy, có thể tạo hoa văn khác nhau cho lạ mắt, cắt bìa hình tròn dính vào
làm đáy
+ Dán hồ dính lại với nhau thành khối vững chắc tùy theo mẫu thích, mục đích để khỏi bị ngã
+ Sản phẩm của trẻ, mỗi tổ từ 3-4 cái để đựng bút màu, bút chì Với cách làm đơn giản từ
nguyên vật liệu dễ tìm trẻ đã tạo thành những ống đựng bút cho lớp thật đẹp, sử dụng để trang trí góc chơi
ở trong lớp hay dùng cho trẻ đựng bút màu ở góc học tập.
Cũng từ lõi giấy vệ sinh kết hợp với một số nguyên vật liệu khác như: xốp màu, băng dính hai mặt, bút chì,
bông cũ, kéo…, tôi dạy trẻ làm những chú thỏ thật đáng yêu trong chủ đề “Thế giới động vật”
+ Lấy băng dính hai mặt cắt ở đầu lõi giấy vệ sinh sau đó lấy bông dính vào xung quanh làm thân con thỏ.
+ Vẽ mặt thỏ, đuôi thỏ lên một miếng xốp rồi cắt từng bộ phận dính vào đầu lõi giấy vệ sinh làm đầu thỏ,
còn đuôi thỏ dán vào đầu còn lại của lõi giấy vệ sinh.
Cô và trẻ trang trí lên thảm cỏ hoặc để ở góc học tập.
+ Chủ đề Thực vật: Làm lọ hoa
Chuẩn bị: Chai nhựa, xốp màu, vỏ kẹo, băng dính hai mặt.
+ Chai nhựa cắt bỏ 70% phần đầu, trang trí viền thành lọ hoa
+ Cho trẻ chọn vỏ kẹo và xoắn lại, bấm hoặc dính băng keo 2 mặt, lấy thép làm cành, cuộn hoa thành
những bông hoa trang trí lớp học, tặng ông bà bố mẹ…
Đề tài: Làm búp bê-
Chuẩn bị: Giấy bìa cứng, hồ dán, giấy màu, bút xạ
Tiến hành:
– Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi, đồ dùng mà trẻ thích
– Dạy trẻ làm búp bê:
+ Dùng bút xạ vẽ hình tròn to và hình tròn nhỏ lên giấy bìa, sau đó dùng kéo cắt rời từng hình ra.
+ Gấp đôi hình tròn to làm phần thân, hình tròn nhỏ làm phần đầu búp bê.
+ Lấy hồ dán phần đầu vào phần thân búp bê.
+ Cho trẻ vẽ tóc, mắt, mũi, miệng lên một miếng giấy màu, lấy kéo cắt rời từng bộ phận ra và dán vào
phần đầu của búp bê.
+ Cuối cùng vẽ họa tiết theo ý thích lên giấy màu dán trang trí váy búp bê.
Chủ đề Thế giới động vật: Dạy trẻ làm con gà trống
Chuẩn bị:
– Tờ bìa hình vuông 12 x 12cm, 4 x 4cm
– Giấy màu, kéo, hồ dán, bút màu
Tiến hành:
– Cho trẻ kể về một số con vật trong gia đình.
– Sau đó cho trẻ quan sát đồ chơi “ Con gà trống” và cho trẻ nhận xét đặc điểm của gà trống gồm 3 bộ
phận chính: Đầu, cổ, mình.
– Hướng dẫn trẻ làm:
+ Cho trẻ dùng đường bao của chiếc rổ nhựa để vẽ một hình tròn làm thân con gà.
+ Dùng kéo để cắt theo đường bao đó, dùng màu tô kín theo ý thích, gấp đôi hai mép của hình tròn lại tạo
thành thân con gà.
+ Gấp đôi tờ bìa 4cm x 4cm sau đó cắt một đường xiên chéo được cổ gà.
+ Dán cổ gà vào thân gà
+ Vẽ một hình tròn lên miếng bìa làm đầu gà, lấy kéo cắt ra và dùng hồ dán vào cổ gà.
+ Lấy bút vẽ các bộ phận lên giấy màu: Mào gà hình lượn sóng, mắt hình tròn, mỏ hình tam giác sau đó
lấy hồ dán các bộ phận lên đầu gà.
+ Lấy giấy màu kích thước 2 x 4cm rồi gấp đôi hai lần, vẽ một đường cong phía trên dùng kéo cắt theo
đường vẽ tạo đường viền cong, xếp chồng các đường viền cong đó lên cổ gà rồi lấy hồ dán lại.
+ Cuối cùng vẽ các đường cong nhiều màu sắc gắn làm đuôi gà, vẽ nửa hình tròn làm cánh gà.
Ngoài ra, trong những giờ sinh hoạt chiều, tổ chức cho trẻ tự làm một đồ chơi cho riêng mình từ những
nguyên vật liệu đã qua sử dụng, tuy đó chỉ là những đồ chơi rất đơn giản nhưng đây là một việc làm hết
sức ý nghĩa đối với trẻ, hơn thế nữa tôi tổ chức một cuộc thi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ và chắc chắn
không khí của tiết học sẽ trở nên tưng bừng và náo nhiệt hơn. Sản phẩm của trẻ làm ra vừa để ngắm vừa là
một món quà độc đáo của trẻ nhỏ dành cho người thân bằng chính sức lao động và khả năng cùa mình, lại
vừa thoả mãn chính nhu cầu chơi của trẻ.
Giải pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh và học sinh thu gom phế thải để làm đồ dùng đồ chơi
Là một giáo viên mầm non việc dạy cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi rất thiết thực và phục vụ hàng ngày cho
trẻ trong các hoạt động ở lớp. Tuy nhiên đồ chơi của các cháu ở lớp còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng đủ để
phục cho trẻ. Để có vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi tôi đã kết hợp với phụ huynh nhặt gom các loại phế thải:
lõi giấy vệ sinh, các hộp bánh kẹo, các túi, lon, hủ đựng đồ, đựng thức ăn, báo cũ, tạp chí…là một kho
nguyên liệu vô cùng phong phú để cho trẻ có thể làm được đồ chơi cho mình. Tuy nhiên, để chương trình
giáo dục này càng thêm phong phú, chúng ta có thể tư vấn cho phụ huynh giúp trẻ sưu tầm thêm các loại
nguyên liệu khác như: các loại hạt ngũ cốc, rau củ quả tươi và khô, nhánh cây, lá cây khô, các loại hạt, các
loại nui, vỏ trứng, len…Những thứ vật dụng phế thải an toàn đảm bảo thì hàng tuần mỗi phụ huynh của trẻ
gom đưa cho trẻ mang đi và nộp lại cho cô, để cô giáo làm nhiều đồ chơi cho trẻ chơi và học tập. Tôi đã
dùng biện pháp này phụ huynh đồng tình ủng hộ rất cao và đạt kết quả. Nhiệm vụ và hướng dẫn cho trẻ
cách sưu tầm, thu nhặt, và bảo quản các các nguyên vật liệu. Tùy vào từng nhiệm vụ và điều kiện cụ thể
của trẻ mà qui định thời gian thực hiện ngắn hay dài.
Với biện pháp trên tôi đưa ra hình thức thi đua giữa trẻ với trẻ hoặc giữa tổ này với tổ khác .
Sau mỗi tuần cô giáo tổng kết lại nếu tổ nào thu gom được nhiều đồ phế thải hơn thì cô sẽ tuyên dương tổ
đó. Sau 3 tháng lớp đã có các nguyên vật liêu cần thiết cho việc làm đồ dùng như sau: ống hút, nắp bia, gáo
dừa, hạt cau già hoặc hạt nhãn, vải nĩ, giấy bìa cứng, các loại hạt ngũ cốc, rau củ quả tươi và khô, nhánh
cây, lá cây khô, các loại hạt, các loại nui, vỏ trứng, len…
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước
đó tại cơ sở):
Khi thực hiện đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi tự làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật
liệu tự nhiên” tại lóp Nhỡ 1 trường mầm non Đại Hiệp có những thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
Trong những năm qua, trường mầm non Đại Hiệp đã không ngừng đầu tư, mua sắm, trang bị đồ dùng đồ
chơi trong lớp học và ngoài trời cho trẻ mầm non. Bên cạnh đó, bộ phận chuyên môn cũng đã có nhiều giải
pháp để hướng dẫn giáo viên tự tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non phục vụ cho hoạt động chăm sóc,
giáo dục trong nhà trường, nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ. Trong các hoạt động theo chủ đề, chủ
điểm nhà trường đã tạo điều kiện để cung cấp đồ chơi cho từng chủ đề để thực hiện tốt hoạt động trên trẻ.
Theo đó, mỗi lớp đều có góc chơi nghệ thuật hay còn gọi là góc “Sáng tạo của bé”, được cô giáo và trẻ đầu
tư thường xuyên theo từng chủ điểm. Trẻ luôn được cô tạo điệu kiện trong việc tiếp xúc thường xuyên với
góc chơi sáng tạo này, có nhiều đồ chơi sáng tạo, học cụ và các nguyên vật liệu mở để trẻ tham gia.
Ngoài việc có năng lực chuyên môn, tham khảo qua tài liệu, sách báo, các chương trình dạy trẻ làm đồ
chơi sáng tạo, cô giáo còn khéo tay, luôn tìm tòi, sáng tạo những mẫu đồ chơi, đồ dùng mới lạ để áp dụng
vào làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tại lớp, có kinh nghiệm đứng lớp nhiều năm. Được Ban giám hiệu đánh
giá cao trong các phong trào làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp.
Phụ huynh quan tâm đến việc học của các cháu, hỗ trợ nguyên vật liệu như: Sách báo, giấy, lịch cũ, sách
giáo khoa cũ, thùng, hộp, chai lọ các loại… để cô và trẻ làm các đồ dùng đồ chơi.
* Khó khăn:
Dù nhà trường đã tích cực đầu tư, nhưng đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non vẫn còn thiếu rất nhiều, đồ
dùng đồ chơi mầm non tự tạo của giáo viên cũng chỉ dùng để trưng bày, trẻ không được chơi. Các chương
trình dạy học thì đi theo từng chủ đề nên nội dung chơi có tính sáng tạo chưa được cao, trẻ có thói quen
chơi với đồ chơi có sẵn nên ít có tư duy khi tham gia làm đồ chơi cùng cô và bạn.
Trẻ thiếu vốn kinh nghiệm sống nên thường gặp trở ngại khi cô gợi ý chúng ta làm được đồ chơi gì với
những nguyên vật này. Như ở góc chơi nghệ thuật trẻ chỉ biết vẽ chứ chưa làm ra những đồ chơi có tính
sáng tạo nếu như không có sự gợi ý của cô. Việc bố trí góc chơi sáng tạo với việc thực hiện làm đồ dùng
đồ chơi của trẻ cùng cô chưa đảm bảo.
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại (nếu là giải pháp cải tiến
giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
Từ những ưu và nhược điểm đã rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện trước đây về việc làm, dạy trẻ làm
và sử dụng đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi, thì trước tiên bản thân cô giáo phải tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng về
kỹ năng, thao tác, mẫu mã để làm đồ dùng dạy học, đồ chơi có tính thẩm mỹ, bền chắc để thu hút sự ham
thích của trẻ. Bản thân đã kết hợp các giải pháp để hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi tự làm đồ dùng đồ chơi từ các
nguyên vật liệu tự nhiên:
– Tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng về kỹ năng, thao tác, mẫu mã để làm đồ dùng dạy học, đồ chơi có tính thẩm
mỹ, bền chắc thu hút sự ham thích của trẻ qua từng chủ đề.
– Chọn nguyên vật liệu và ý tưởng thực hiện làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải, tổ chức cho
trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm, dễ làm, áp dụng hiệu quả vào giờ học,
giờ chơi của trẻ
– Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi thông qua hoạt động học qua hoạt động tự do.
– Kết hợp với phụ huynh trong việc dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi khi ở nhà vào buổi tối, thứ bảy, chủ nhật,
ngày nghĩ lễ.
Đối với giải pháp 1: Giúp giáo viên nắm được quy trình tổ chức hướng dẫn làm đồ chơi bằng
nguyên vật liệu thiên nhiên trong các hoạt động và tìm tòi các nguyên vật liệu sẵn có trong thiên nhiên là
việc làm cần thiết. Từ đó khơi gợi ý tưởng sáng tạo trong công tác tận dụng nguyên vật liệu phế thải làm
đồ dùng đồ chơi và tổ chức đúng quy trình.
Đối với giải pháp 2: Khâu chọn vật liệu, chuẩn bị đồ dùng cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi cũng cần
phải thật cẩn thận, bảo đảm an toàn cho trẻ trong quá trình làm và chơi. Đồ dùng, nguyên vật liệu cũng
phải thật phong phú để khơi gợi phát huy ý tưởng sáng tạo từ trẻ.
Đối với giải pháp 3: Để đồ dùng đồ chơi phong phú hơn cho tất cả các chủ đề, giáo viên cần lập kế
hoạch làm đồ dùng đồ chơi qua các chủ đề. Mỗi chủ đề cô cần đưa ra kế hoạch cụ thể về những đồ dùng
phục vụ cho việc học và chơi của trẻ. Qua đó nghiên cứu các nguyên vật liệu phế thải có thể sử dụng để
làm đồ dùng đồ chơi.
Chọn thời gian thích hợp để tiến hành hướng dẫn trẻ cùng tham gia hoạt động làm đồ dùng đồ chơi từ
nguyên vật liệu phế thải. Giúp trẻ khắc sâu được những nguyên vật liệu cũng như cách làm.
Lồng ghép giáo dục phân loại rác thải và bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động làm đồ dùng
đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải.
Đối với giải pháp 4: Việc phối hợp, vận động gia đình trẻ cung cấp nguyên vật liệu phế thải để làm
đồ dùng đồ chơi vừa tuyên truyền cho phụ huynh về hoạt động phân loại rác thải, vừa tiết kiệm kinh phí
mua nguyên liệu, đồ dùng cho trẻ.
Đồng thời có thể tuyên tuyền cho phụ huynh về các hoạt động cũng như sản phẩm, đồ dùng, đồ chơi từ
nguyên vật liệu phế thải của trẻ ở trường.
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến8
:
Sau khi thực hiện chuyên đề, bản thân tôi nhận thấy đồ dùng đồ chơi của lớp được nâng lên đáng kể cả về
số lượng và chất lượng. Từ đó giúp trẻ hứng thú và tích cực hơn khi tham gia vào các hoạt động. Thể hiện
cụ thể qua bảng khảo sát:
*Về phía trẻ
Hứng thú trong hoạt động này, tăng cường sự ham thích đến lớp, đoàn kết cùng cô, cùng bạn làm nên sản
phẩm đẹp, sáng tạo trong cách trang trí cho đồ dùng đồ chơi của mình. Trẻ hào hứng tiếp nhận kiến thức
một cách thoải mái thông qua các hoạt động nhóm, tập thể…
Trẻ khéo léo trong cách cầm kéo, cầm bút, tô màu, vẽ, xé dán, gấp ghép, trang trí…. Mỗi khi làm xong một
đồ chơi trẻ phấn khởi và vui sướng.
Biết vận dụng từ nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi, biết bảo vệ môi trường, phân loại rác
thải, yêu quý, giữ gìn đồ dùng đồ chơi làm ra.
*Về phía giáo viên
Giáo viên luôn tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, sách báo, học hỏi bạn đồng nghiệp để thực hiện tốt việc
tổ chức làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
Biết hình thành kiến thức cho bản thân và học tập nâng cao trình độ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Cô giáo phải thật sự là người mẹ thứ hai của trẻ ở trường, luôn yêu thương, chăm sóc trẻ, quan tâm đến
từng trẻ, không thiên vị đối với trẻ.
Luôn đầu tư suy nghĩ sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi, nắm bắt được những cách thức và phương
thức để hướng dẫn cho trẻ thực hiện việc làm đồ dùng đồ chơi cùng cô giáo.
Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, phối hợp tốt với phụ huynh để cùng tham gia làm đồ dùng đồ
chơi và hổ trợ nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non
Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn để sử dụng đồ dùng đồ chơi vào các hoạt động một cách
hợp lý.
*Về phía phụ huynh
Phụ huynh có sự thay đổi suy nghĩ về giáo dục của giáo viên đối với trẻ từ đó phụ huynh nhiệt tình phối
hợp với cô giáo và nhà trường cùng thực hiện tốt việc rèn luyện ý thức hướng dẫn trẻ tự làm đồ dùng đồ
chơi từ nguyên vật liệu mở trong các hoạt động cho trẻ.và yên tâm hơn khi đưa con đến lớp.
Phụ huynh rất vui khi mỗi ngày đưa con em mình đến trường và có niềm tin hơn khi giao con mình cho
giáo viên.
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để sáng kiến áp dụng có hiệu quả cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Điều kiện về con người:
– Cần có sự thống nhất về kế hoạch, nội dung, hình thức tổ chức thực hiện của tập thể cán bộ, giáo viên
trong nhà trường.
– Tuyên truyền và vận động phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu, cùng học cách làm để hướng dẫn trẻ thực
hiện ở nhà và phát huy, cũng cố những kỷ năng mà cô giáo đã dạy ở trường, trân trọng, quý mến sản phẩm
trẻ làm ra, không vứt bỏ khi còn sử dụng được.
– Cô giáo phải có tấm lòng yêu trẻ, nhiệt tình, chịu thương chịu khó, tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu các mẫu
làm, cách làm sao cho đơn giản, đẹp, tiện dụng, phù hợp với khả năng của cô và trẻ để cùng trẻ tạo nên sản
phẩm hữu ích, cô thường xuyên rèn luyện kỷ năng cắt dán, tạo hình để nâng dần kỷ năng, thao tác nhanh,
gọn cho trẻ noi theo, khơi dậy cho trẻ tính tò mò, lòng ham thích, yêu quý đồ dùng, đồ chơi mà mình tạo
ra, lòng kiên trì nhẫn nại, biết phối hợp mọi người để hoàn thành sản phẩm.
– Sự hứng thú tham gia của học sinh.
1. Điều kiện về cơ sở vật chất:
– Cần phải lập được kế hoạch, xây dựng bài giảng theo chủ đề một cách cụ thể, chi tiết, sáng tạo.
– Cần có sự ủng hộ kinh phí từ phụ huynh học sinh, của nhà trường.
– Địa điểm tổ chức phải đảm bảo phù hợp, sạch sẽ và an toàn cho trẻ.
– Lớp học có đủ đồ dùng cá nhân trẻ theo quy định tại Thông tư số 34 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy
định như kéo, hồ dán, giấy màu, bút màu, đinh bấm, một số vật liệu khác xin từ phụ huynh hoặc cô và trẻ
cùng thu thập được như hộp sữa chua, hộp giấy, chai nhựa, những chiếc vỏ ốc, nắp chai nhựa, viên sỏi, tờ
giấy báo, bao ni lông, ống hút, chiếc lá rơi từ sân trường, que kem. Đồ dùng đồ chơi cho trẻ phải đẹp mắt,
phù hợp và an toàn.
1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại9
:
Qua quá trình áp dụng sáng kiến trong trường Mầm non Đại Hiệp thì lợi ích mà sáng kiến này đem lại có
thể nói rất nhiều.
– Đối với nhà trường: Sáng kiến nếu được áp dụng rộng rãi sẽ đem lại lợi ích kinh tế rất cao, nhà trường sẽ
tiết kiệm được một khoản chi phí không hề nhỏ về việc mua nguyên vật liệu, trang bị đồ dùng, đồ chơi cho
lớp; sẽ góp phần làm phong phú các góc chơi, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong
lớp, trong trường.
Trong năm học qua, từ việc thực hiện hướng dẫn trẻ cùng làm một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ các góc,
hoạt động học tập vui chơi của trẻ tại lớp này rất tốt, với kết quả ngoài mong đợi, cụ thể :
– Bảng chun học toán : Đã có đủ số lượng bảng chun cho trẻ học với tỷ lệ 5 cháu/1 cái .
– Bàn tính học đếm: 10 cái/lớp
– Hình phẳng : 1 trẻ / 1 bộ
– Que tính: 1 trẻ/bộ
– Lô tô động vật : 10 bộ/ chủ đề / lớp
– Lô tô thực vật : 10 bộ/ chủ đề / lớp
– Bộ toán và xâu khuy nhỏ : mỗi cháu 1 cái
– Đối với xã hội: Tạo được sự ủng hộ, trợ giúp nhiệt tình từ cha mẹ trẻ, nâng cao nhận thức của xã hội đối
với giáo dục mầm non, từ đó công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chặt chẽ hơn, từ
việc phát huy tính tích cực cho trẻ trong việc làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, sẽ giúp chúng ta giáo dục trẻ
biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, tài sản trong lớp. Biết giao tiếp ứng xử với bạn bè, cô giáo và
người lớn, biết khám phá thế giới xung quanh qua các hoạt động hằng ngày trên lớp.
* Đối với trẻ:
+ Nhiều trẻ khéo léo hơn trong cách cầm kéo, cắt, xé, dán, gấp, xếp các đồ dùng đẹp mắt
+ Trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
+ Biết yêu thiên nhiên, có ý thưc bảo vệ môi trường và phân loại rác thải.
+ Trẻ tự tin, tự lực trong hoạt động đơn giản hàng ngày
* Đối với bản thân:
+ Nắm chắc quy trình tổ chức và hướng dẫn làm đồ chơi bằng nguyên vật liệu tự nhiên trong các hoạt động
và tìm tòi các nguyên vật liệu sẵn có trong tự nhiên.
+ Tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác dạy và học.
2. Những thông tin cần được bảo mật – nếu có:
3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu – nếu có:
TT Họ và tên Nơi công tác Nơi áp dụng sáng kiến Ghi chú
1 Huỳnh Thị Thu
Trường MN Đại
Hiệp
Tại lớp Nhỡ 2 trường MN
Đại Hiệp
2 Phạm Thị Thanh Thảo
Trường MN Đại
Hiệp
Tại lớp Nhỡ 3 trường MN
Đại Hiệp
4. Hồ sơ kèm theo (Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các
bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm… – nếu có)
5. 1. Bảng chun học toán:
6. Bộ thước đo móc xích:
3. Bộ toán và xâu khuy nhỏ:
4. Lô tô hình và số:
5. Bộ que tính học đếm:
6. Bộ thẻ từ:
7. Lô tô học toán phân chia, lô tô số lượng
8. Đômino số lượng:
9. Hình ảnh lọ hoa làm từ chai nhựa:
10. Hình ảnh “ Con gà trống”:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: ………………………………………………………………………………………….
Thời gian họp: …………………………………………………………………………………………
Họ và tên người nhận xét: ………………………………………………………………………….
Học vị: ……………………………….. Chuyên ngành:……………………………………………
Đơn vị công tác: ……………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại cơ quan/di động: …………………………………………………………………..
Chức trách trong Hội đồng sáng kiến:………………………………………………………….
NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
TT Tiêu chí
Nhận xét, đánh giá
của thành viên Hội đồng
1
Tính mới và sáng tạo của sáng kiến:
Sáng kiến phải có giải pháp cải tiến giải pháp
đã biết trước đó tại cơ sở hoặc những nội dung
đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược
điểm của giải pháp đã biết hoặc là các giải pháp
mang tính mới hoàn toàn.
2
Tính khả thi của sáng kiến:
Sáng kiến phải có giải pháp đã được áp dụng,
kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế – kỹ
thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực;
ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng
áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức
nào.
3
Tính hiệu quả của sáng kiến:
Sáng kiến phải so sánh lợi ích kinh tế, xã hội
thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với
trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc
so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở
(cần nêu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế,
lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc khắc
phục được đến mức độ nào những nhược điểm
của giải pháp đã biết trước đó – nếu là giải pháp
cải tiến giải pháp đã biết trước đó);
Sáng kiến nếu được số tiền làm lợi (nếu có thể
tính được) và nêu cách tính cụ thể.
Đánh giá chung (Đạt hay không đạt):
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG MẦM NON BÌNH MINH
HỒ SƠ
ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
NĂM HỌC: 2020-2021
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
TẬN DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU PHẾ THẢI
LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI SÁNG TẠO CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI
Tác giả: Võ Thị Lợi
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường mầm non Bình Minh
Tháng 3/2021
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ HĐ HỌC: LỒNG GHÉP HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VĂN HỌC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: CHUYỂN GẠCH GIÚP CHÚ CÔNG NHÂN
CHƠI TỰ DO VỚI ĐỒ CHƠI NGOÀI TRỜI
 GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CỮ CÁI ĐỀ TÀI: TRÒ CHƠI CHỮ CÁI H K Độ tuổi: Trẻ
5 – 6 tuổi Giáo viên: Nguyễn Thu Nguyệt
 GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG ĐỀ TÀI: BÉ HỌC LẾ PHÉP Độ tuổi:
Trẻ 3 – 4 tuổi Giáo viên: Võ Thị Kim Hằng
 GIÁO ÁN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO CHÓ SÓI VÀ CỪU NON
 SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHUYÊN MÔN
 CHỦ ĐỀ : ĐỘNG VẬT HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC Đề tài: Chuyện: “ CHÚ DÊ ĐEN
” Độ tuổi: 3 – 4 tuổi Giáo viên: Lê Thị Thắm
Thông báo
Album ảnh
HÌNH ẢNH HỘI THI
Lượt xem: 858
Ảnh hội thi trang trí lớp
Lượt xem: 4277
Hình ảnh thao giảng chuyên đề cấp huyện về tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ trong trường mầm non
Lượt xem: 8260
Lượt xem: 2585
Đăng nhập
Tài khoản
Mật khẩu
Lưu mật khẩu
Ðang nh?p ?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 378
Hôm qua : 798
Tháng này : 12110
Tổng truy cập : 725214
Đang trực tuyến : 10
Địa chỉ IP: 116.110.227.247
Cảm nhận của Phụ huynh
Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan –
Lớp lớn
Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé
thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu
cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút
thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự
tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi
của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.
Phương châm
Chất lượng giáo dục là danh dự, uy tín của nhà trường
Liên hệ
Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam
Địa chỉ: Nhà A – Khu nghiên cứu và phát triển công nghệ Đà Nẵng - Viện khoa học công nghệ, TP
Đà Nẵng.
Điện thoại: (+84) 0511.3509.789
Email: viettechkey@gmail.com
Hỗ trợ
HOTLINE: 0511.3509.789
Email: viettechkey@gmail.com
Tiện ích
Tìm kiếm
 Kế hoạch
 Phân công chuyên môn
 Tài nguyên Download
 Thủ tục HC
 Thi đua – Khen thưởng
 Người tốt việc tốt
 Cảm nhận PH
© 2015 Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam | Thiết kế & Phát triển
bởi VIETTECHKEY
Dành cho phụ huynh

More Related Content

Similar to SK tham khảo.docx

Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...NuioKila
 
Skkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non
Skkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm nonSkkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non
Skkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm nonnataliej4
 
Sáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn học
Sáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn họcSáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn học
Sáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn họcHọc Tập Long An
 
Edibooks gioi thieu-steam-final 16.9
Edibooks gioi thieu-steam-final 16.9Edibooks gioi thieu-steam-final 16.9
Edibooks gioi thieu-steam-final 16.9Hoang Quan Vu
 
Mẫu Giáo Lớn
Mẫu Giáo LớnMẫu Giáo Lớn
Mẫu Giáo LớnMít Ướt
 
Thời khóa biểu khối Mẫu Giáo Lớn năm học 2017-2018
Thời khóa biểu khối Mẫu Giáo Lớn năm học 2017-2018Thời khóa biểu khối Mẫu Giáo Lớn năm học 2017-2018
Thời khóa biểu khối Mẫu Giáo Lớn năm học 2017-2018Non Mầm
 
Tieu chi-chon-khoa-day-ky-nang-cho-tre-em
Tieu chi-chon-khoa-day-ky-nang-cho-tre-emTieu chi-chon-khoa-day-ky-nang-cho-tre-em
Tieu chi-chon-khoa-day-ky-nang-cho-tre-emHoangtrang123
 
281-Article Text-483-1-10-20200723.pdf
281-Article Text-483-1-10-20200723.pdf281-Article Text-483-1-10-20200723.pdf
281-Article Text-483-1-10-20200723.pdfhn230601
 
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học nataliej4
 
Thời khóa biểu khối MGB năm học 2017-2018
Thời khóa biểu khối MGB năm học 2017-2018Thời khóa biểu khối MGB năm học 2017-2018
Thời khóa biểu khối MGB năm học 2017-2018Non Mầm
 
SKKN Đề tài Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
SKKN Đề tài Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi SKKN Đề tài Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
SKKN Đề tài Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nataliej4
 
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời Lê Cường
 
7 câu hỏi giúp hiểu mình hiểu trẻ
7 câu hỏi giúp  hiểu mình  hiểu trẻ7 câu hỏi giúp  hiểu mình  hiểu trẻ
7 câu hỏi giúp hiểu mình hiểu trẻYourKids .vn
 
Nền giáo dục Steiner Mầm Non
Nền giáo dục Steiner Mầm NonNền giáo dục Steiner Mầm Non
Nền giáo dục Steiner Mầm NonLittle Daisy
 

Similar to SK tham khảo.docx (20)

Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
 
Giáo Án Lập 01 Kế Hoạch Cho Trẻ Làm Quen Với Toán.docx
Giáo Án Lập 01 Kế Hoạch Cho Trẻ Làm Quen Với Toán.docxGiáo Án Lập 01 Kế Hoạch Cho Trẻ Làm Quen Với Toán.docx
Giáo Án Lập 01 Kế Hoạch Cho Trẻ Làm Quen Với Toán.docx
 
Skkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non
Skkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm nonSkkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non
Skkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non
 
Sáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn học
Sáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn họcSáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn học
Sáng kiến kinh nghiệm – môn làm quen Văn học
 
# 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
# 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Giỏi.docx# 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
# 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
 
Edibooks gioi thieu-steam-final 16.9
Edibooks gioi thieu-steam-final 16.9Edibooks gioi thieu-steam-final 16.9
Edibooks gioi thieu-steam-final 16.9
 
Mẫu Giáo Lớn
Mẫu Giáo LớnMẫu Giáo Lớn
Mẫu Giáo Lớn
 
Thời khóa biểu khối Mẫu Giáo Lớn năm học 2017-2018
Thời khóa biểu khối Mẫu Giáo Lớn năm học 2017-2018Thời khóa biểu khối Mẫu Giáo Lớn năm học 2017-2018
Thời khóa biểu khối Mẫu Giáo Lớn năm học 2017-2018
 
Tieu chi-chon-khoa-day-ky-nang-cho-tre-em
Tieu chi-chon-khoa-day-ky-nang-cho-tre-emTieu chi-chon-khoa-day-ky-nang-cho-tre-em
Tieu chi-chon-khoa-day-ky-nang-cho-tre-em
 
281-Article Text-483-1-10-20200723.pdf
281-Article Text-483-1-10-20200723.pdf281-Article Text-483-1-10-20200723.pdf
281-Article Text-483-1-10-20200723.pdf
 
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
 
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
 
Mẫu Giáo Bé
Mẫu Giáo BéMẫu Giáo Bé
Mẫu Giáo Bé
 
Thời khóa biểu khối MGB năm học 2017-2018
Thời khóa biểu khối MGB năm học 2017-2018Thời khóa biểu khối MGB năm học 2017-2018
Thời khóa biểu khối MGB năm học 2017-2018
 
SKKN Đề tài Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
SKKN Đề tài Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi SKKN Đề tài Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
SKKN Đề tài Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
 
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời
Tại Sao Trẻ Không Nghe Lời
 
Tài liệu của tổ chức Plan
Tài liệu của tổ chức PlanTài liệu của tổ chức Plan
Tài liệu của tổ chức Plan
 
7 câu hỏi giúp hiểu mình hiểu trẻ
7 câu hỏi giúp  hiểu mình  hiểu trẻ7 câu hỏi giúp  hiểu mình  hiểu trẻ
7 câu hỏi giúp hiểu mình hiểu trẻ
 
Nền giáo dục Steiner Mầm Non
Nền giáo dục Steiner Mầm NonNền giáo dục Steiner Mầm Non
Nền giáo dục Steiner Mầm Non
 

Recently uploaded

Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdfBài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdfAnhHong215504
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxThuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Recently uploaded (9)

Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
 
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docxDự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
Dự án nhà Máy Chế Biến Nông Sản, Lâm Sản Xuất Khẩu.docx
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
 
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdfBài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
Bài giảng 1 _ Giới thiệu thẩm định dự án đầu tư.pdf
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
 
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docxThuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh Dự án du lịch nghĩ dưỡng.docx
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
 

SK tham khảo.docx

  • 1.  Giới thiệu  Tin tức  Công văn  Hoạt động  Thư viện ảnh  XD Trường học hạnh phúc  Quản trị Hoạt động chuyên môn 1. Trang chủ 2. Hoạt động chuyên môn 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:TRẺ 4-5 TUỔI TỰ LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỪ CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU TỰ NHIÊN. GIÁO VIÊN: NGUYỄN VŨ TRÀ Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam
  • 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:TRẺ 4-5 TUỔI TỰ LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỪ CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU TỰ NHIÊN. GIÁO VIÊN: NGUYỄN VŨ TRÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi1 : Hội đồng sáng kiến Huyện Đại Lộc Tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến như sau: 1. Họ và tên tác giả hoặc đồng tác giả2 : Nguyễn Vũ Trà 2. Đơn vị công tác: Trường Mầm non Đại Hiệp 3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến3 – nếu có: Nguyễn Vũ Trà 4. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi tự làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu tự nhiên”. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến4 : Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ cho trẻ mẫu giáo nhỡ trong trường mầm non. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử5 : Bắt đầu thực hiện từ ngày 15/09/2020 7. Hồ sơ đính kèm: + Chín (09) tập Báo cáo sáng kiến. + Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan (nêu cụ thể, nếu có). + Văn bản đề nghị công nhận sáng kiến kèm Biên bản của Hội đồng sáng kiến và quyết định công nhận sáng kiến của cơ quan, đơn vị nơi tác giả đang công tác. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đại Hiệp, ngày 15 tháng 03 năm 2021 Người nộp đơn Nguyễn Vũ Trà CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN TRẺ 4-5 TUỔI TỰ LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỪ CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU TỰ NHIÊN6 1. Mô tả bản chất của sáng kiến7 : Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ dùng đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện các hoạt động đó, là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, trong trường
  • 3. mầm non thì đồ dùng đồ chơi giúp trẻ tiếp thu các hoạt động của chương trình GDMN một cách sinh động, hấp dẫn hơn. Hiện nay, trong thời đại nền công nhệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ, những đồ chơi điện tử cho trẻ em có rất nhiều trên thị trường, những đồ chơi điện tử luôn có hai mặt và chúng ta làm sao có thể yên tâm khi từng ngày, từng giờ các mặt trái của của các đồ chơi điện tử này đang ảnh hưởng không mấy tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Tuy nhiên, xét về phương diện giáo dục thì chúng không thể để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường mầm non. Hơn thế nữa việc mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến kinh tế của các bậc phụ huynh trong khi các phế phẩm từ gia đình đang sẵn có và có rất nhiều để cho các cháu có thể sử dụng tái tạo làm đồ chơi cho chính mình. Khi món đồ chơi do tự tay mình làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quí sức lao động ngay khi còn bé. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, chúng tôi nghĩ rằng việc dạy cho trẻ tự làm đồ chơi là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non. Vì vậy làm đồ dùng đồ chơi đóng một vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục trẻ. Trong quá trình làm đồ dùng đồ chơi, đòi hỏi trẻ phải luôn tìm hiểu, khám phá, phát hiện những tính chất của các vật liệu làm đồ chơi cũng như khả năng tạo hình, khả năng tạo ra sức truyền cảm cho chúng, trẻ rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo tạo hình để hoàn thành sản phẩm đẹp. Trong quá trình làm đồ dùng đồ chơi, có thể sẽ đưa ra những sáng kiến riêng, đôi bàn tay của trẻ sẽ linh hoạt và khéo léo hơn. Ngoài ra, trẻ sẽ học được cách chia sẻ trong quá trình lao động, điều này sẽ giúp trẻ tích cực, tự chủ trong hoạt động. Chương trình dạy trẻ làm đồ chơi phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ. 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: Giải pháp 1: Tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng về kỹ năng, thao tác, mẫu mã để làm đồ dùng dạy học, đồ chơi có tính thẩm mỹ, bền chắc thu hút sự ham thích của trẻ qua từng chủ đề. Để có thể thực hiện tốt biện pháp “Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi” trước hết giáo viên mầm non không chỉ nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà giáo viên còn phải nắm chắc được phương pháp và biện pháp thực hiện đơn giản dễ làm, vừa sức với khả năng của trẻ, lời giảng, cách thực hiện dễ hiểu giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, không quá khó, giúp trẻ hiểu các bước thực hiện, giảng giải bằng lời đi đôi với thao tác và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ như cách cầm kéo, cách xé giấy, dán hồ, cách gấp, xếp một mẫu đồ vật theo yêu cầu của cô. Vì vậy, để giúp trẻ 4-5 tuổi làm được một số đồ dùng đồ chơi tôi đã đọc và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 4- 5 tuổi, tham khảo những cách làm đồ dùng đồ chơi đơn giản trên sách báo, thông tin đại chúng, ti vi, Internet….Xem các chương trình truyền hình về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trên các kênh truyền hình như VTC11 (Chương trình “ Những tờ giấy diệu kỳ” “Chiếc hộp biết nói” “Con thú ngoan”….) các chương trình này dạy cách làm một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non, vào mạng xem chương trình “Hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non” ở đó có nhiều điều thú vị mà tôi cần học hỏi để áp dụng vào nghiên cứu đề tài này. Như vậy, qua tự bồi dưỡng bản thân, học hỏi đồng nghiệp cũng như xem các phương tiện thông tin hiện đại chúng, tôi đã nắm vững được các phương pháp để dạy trẻ làm dược một số đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ thông qua một số nguyên vật liệu như giấy xốp, vải vụn, cạt tông, bìa cứng, giấy màu, cành cây khô, phim xquang cũ…. từ đó tôi đã thực hiện được nhiều chủ đề với nhiều cách làm khác nhau như: Chủ đề trường mầm non: Cách cắt hoa, cắt lá, làm thân cây, lắp ghép những cánh hoa, lá hoa, thân cây lại thành một cây hoa đẹp trang trí trong mô hình trường em, làm những chiếc xích đu, cầu trượt, làm những bộ bàn ghế…. Chủ đề bản thân: Cách làm một con diều, làm quạt giấy, cắt áo quần cho búp bê, làm giày dép, mũ, nón,.. Chủ đề ngành nghề: Cắt và ghép những chiếc bay của chú thợ hồ, làm cái cuốc, cái xẻng, cái đục, cái cưa, của chú thợ mộc, làm những quyển vở, cái cặp của cô giáo, chiếc mũ và đôi giày cho chú bộ đội… Chủ đề động vật: Cho trẻ cắt hình các trang họa báo xin ở siêu thị để làm thành quyển album về thế giới động vật có động vật sống dưới nước, sống trong rừng, sống trong nhà … để ở góc thư viện. Trẻ rất hứng thú với sản phẩm mình tạo ra, đã trang trí trưng bày ở các góc, các mảng tường, áp dụng vào học ở các hoạt động Làm quen văn học, Làm quen với Toán, Khám phá khoa học, Tạo hình…
  • 4. Giải pháp 2: Chọn nguyên vật liệu và ý tưởng thực hiện làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải, tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm, dễ làm, áp dụng hiệu quả vào giờ học, giờ chơi của trẻ Để việc làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu phế thải được đề ra thực hiện đạt hiệu quả, đi vào thực tiễn, tôi đã suy nghĩ sáng tạo trò chơi trong các hoạt động và nghĩ ra ý tưởng, cách làm, nguyên vật liệu của đồ dùng đồ chơi, sao cho phù hợp, hiệu quả nhất. – Độ an toàn: Tươi tắn, sạch sẽ, không độc hại, không có gai nhọn, không quá cứng hoặc quá mềm, không quá nhỏ, không héo úa. – Sẵn có ở gia đình, địa phương và phù hợp với từng mùa trong năm. Ví dụ: Để tập cho trẻ xâu vòng, mùa hè có thể chọn hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa dại, cọng rau muống… mùa thu có thể chọn hạt bưởi, cuống rạ… – Theo mức độ thành thaọ của trẻ Ví dụ: Khi xâu chuỗi hạt nên bắt đầu bằng những vật liệu cứng, có lỗ to đến vật liệu mềm, có lỗ nhỏ hơn, xâu bằng các loại dây cứng, rồi đến các loại dây mềm hơn. Lúc đầu cho trẻ xâu những vật liệu cùng loại ( hoa, hoa…), sau đó có thể xâu xen kẽ các vật liệu ( hoa – lá, hoa – hạt, lá – hạt,…). – Đảm bảo tính giáo dục + Có hình dáng, màu săc, âm thanh … hấp dẫn trẻ + Phản ánh về các sự vật, hiện tượng xung quanh gần gũi trẻ. + Là phương tiện giáo dục, giúp trẻ phát triển toàn diện: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm và kĩ năng xã hội. + Nội dung và kích thước phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của trẻ. – Đảm bảo an toàn, vệ sinh + Nguyên vật liệu dễ lau rửa. + Các nguyên vật liệu thiên nhiên cần được làm vệ sinh sạch sẽ trước khi cho trẻ sử dụng (rửa sạch, phơi khô và loại bỏ những nguyên vật liệu không còn nguyên hình, rách, nát) + Các nguyên vật liệu có sẵn trong thiên nhiên phải tươi, không độc hại, không có gai nhọn, không sử dụng những loại cây có nhựa độc (như lá cây hoa anh đào, lá vạn liên thanh…) + Các bộ phận, chi tiết nhỏ của đồ dùng, đồ chơi cần được gắn chắc chắn, không có cạnh nhọn sắc. – Phải đẹp: Hình dáng, kích thước, màu sắc, bố cục của sản phẩm thể hiện sự hài hòa, cân đối. – Kích thước: vừa tay trẻ, không quá to và cũng không quá nhỏ. Khi cho trẻ sử dụng các nguyên vật liệu nhỏ như hột hạt..thì giáo viên phải bao quát tốt – Kỹ thuật: Các thao tác để tạo sản phẩm cần đơn giản, phù hợp với trình độ, sự phát triển của từng lứa tuổi – Màu sắc: + Cần lựa chọn những nguyên vật liệu có màu sắc tươi, đẹp + Có thể sơn màu cho các nguyên vật liệu trước khi cho trẻ sử dụn – Hình dáng: + Cần lựa chọn những nguyên vật liệu có hình dáng đặc trưng + Có thể cắt, tạo dáng lá cây trước khi sử dụng – Phải đảm bảo tính thực tiễn Phản ánh được xã hội mà trẻ đang sống – Các loại đồ dùng đồ chơi đã hướng dẫn trẻ thực hiện
  • 5. * Làm bảng chun học toán: Đế làm được bảng chun này có thể tận dụng từ rất nhiều nguyên liệu như gỗ, la phông nhựa, ván ép vụn … làm cột cài dây chun bằng những vật dụng an toàn, thuận tiện từ que tăm cắt lấy phần giữa, bỏ 2 đầu nhọn để đảm bảo an toàn, cắt que tính bằng nhựa thành nhiều đoạn, khoan lỗ vừa với que tăm, que tính, đính vào bảng thay vì dùng đinh đóng sẽ không đảm bảo an toàn khi trẻ sử dụng . Nhiệm vụ của trẻ trong bộ đồ chơi này là tìm những sợi dây chun móc vào bản để thành hình theo yêu cầu của cô và bỏ dây chun còn thừa vào hộp, tương ứng mỗi hộp dây chun với 1 bản chun. * Bộ thước đo móc xích: Giáo viên xin phụ huynh ghim kẹp hồ sơ bằng nhựa nhiều màu để làm thước đo, với nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau ( Tròn, vuông, chữ nhật, dẹt, dài….). Bộ đồ dùng này làm đơn giản, vật liệu dễ tìm, để bộ đồ dùng thêm phong phú có thể vận động phụ huynh cùng tìm kiếm, cùng đóng góp vật liệu cho cô giáo. Bộ đồ dùng nhiều màu sắc, nhiều kiểu dáng khác nhau nhưng phục vụ chung là Bộ thước đo móc xích làm cho trẻ hứng thú hơn, không tranh dành với bạn, ai thích màu nào, thích kiểu dáng nào thì chọn màu ấy, kiểu dáng ấy, đảm bảo đủ và dư cho mỗi cháu một bộ khi tham gia thực hiện hoạt động luyện tập hay trò chơi. * Bộ toán và xâu khuy nhỏ: Hiện nay cúc áo, các loại hột hạt đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc vô cùng, do điều kiện kinh tế phát triển, thị hiếu người tiêu dùng muốn thay đổi, muốn làm mới mình nên các đồ dùng bỏ đi nhưng vẫn còn rất mới, chúng ta có thể tận dụng với nhiều hình thức khác nhau để tạo ra sản phẩm, đồ dùng theo ý của mình, đảm bảo cho các hoạt động giáo dục trẻ tại lớp. Với bộ đồ dùng này, nguyên vật liệu thật phong phú, tôi có thể gợi ý cho trẻ biết tận dụng cúc áo cũ, các loại hột hạt trang trí váy, áo cưới cũ, bỏ đi của ba mẹ, người thân hoặc xin ở cửa hàng cho thuê đồ cưới, giấy xốp nhiều màu xanh, đỏ, vàng, tím, trắng, đen,…. xin từ các cửa hàng trang trí nội thất cắt theo hình đồng xu hoặc những nắp chai trà xanh, nước uống giải khác nhiều màu…. khoét lỗ chính giữa, xâu dây chỉ nhựa hoặc dây cước để trẻ xâu, ghép thành những hình theo yêu cầu cô giáo, với bộ đồ dùng này tôi có thể dạy trẻ đếm, phân biệt màu, luyện kỷ năng xâu, khéo tay, làm vật trang trí hoa tai cho búp bê…. Nhiệm vụ của trẻ là thu thập giúp cô một số nắp chai nhựa nhiều màu, cúc áo bỏ nhiều màu. * Lô tô hình và số: Từ những tấm bìa cacton, thùng sữa bột mà nhà trường cho trẻ uống, từ những tấm lịch treo tường, từ những cuốn sách, họa báo, quảng cáo, tờ rơi của các công ty, xí nghiệp, siêu thị, metrol….. tôi có thể làm phông, cắt hình ảnh rời tìm được, gắn vào theo số lượng bài dạy phù hợp với chủ đề, đề tài, thời khóa biểu dạy để cung cấp cho trẻ với môn Làm quen với toán, có thể lồng ghép tích hợp với môn Làm quen văn học và các môn học khác…..Thật đơn giản vô cùng, với những đồ dùng là rác, là phế thải bỏ đi, với bàn tay cần mẫn, chịu khó, óc sáng tạo của cô và trẻ trong lớp tôi, đồ dùng tưởng chừng bỏ đi ấy đã có lợi, có ích đối với trẻ, mang lại nguồn cảm hứng, óc quan sát, trí tưởng tượng cho các cháu tại lớp rất tốt. Ở đồ dùng này, nhiệm vụ một số trẻ giỏi là cắt phụ với cô các hình từ họa báo, một số trẻ chậm hơn, kỹ năng chưa khéo thì dán theo mẫu giúp cô, chỉ sau 2 ngày ở hoạt động chiều, lớp tôi đã có đủ mỗi cháu một bộ thẻ bài chủ đề thực vật. * Bộ que tính học đếm: Tận dụng que kem và sơn nhiều màu làm que tính cho từng trẻ. Nhiệm vụ của trẻ tìm các loại ống hút đã qua sử dụng cùng cô, trẻ có thể tạo nhiều cách chơi khác nhau với ống hút như sắp xếp chúng thành những chiếc quạt, làm hàng rào, gấp lại thành con vật yêu thích, làm những bông hoa…. *Bộ thẻ từ: Tận dụng hình ảnh từ sách báo hoặc hình ảnh in màu quảng cáo rau quả, đồ dùng gia đình, đồ điện, xe máy, các loại thực phẩm, con vật từ các siêu thị để làm bộ thẻ từ theo từng chủ đề cho lớp. * Lô tô học toán phân chia, lô tô số lượng cũng được tận dụng hình ảnh, các chữ số từ sách báo, lịch cũ….. * Đômino số lượng: Hình và chữ số được cắt từ sách báo hoặc in màu, phần nẹp được tận dụng từ la phông vụn, nép điện, phông từ cạc tông các thùng sữa…, nhiều ý tưởng hay, sáng tạo khác nhau được thảo luận với sự giúp đỡ tư vấn của lãnh đạo nhà trường và chị em giáo viên, tôi đã làm được những bộ đồ dùng đồ chơi vừa đẹp, vừa bền, vừa có số lượng nhiều, vừa đủ các chủ đề đang dạy ở trường, vừa dễ làm lại ít tốn tiền với kết quả ban đầu là 11 loại đồ dùng . Qua kiểm tra các đồ dùng được nhà trường đánh giá cao và triển khai thực hiện đại trà cho các khối lớp.
  • 6. Nhiệm vụ của trẻ khi làm đồ chơi, đồ dùng này là giúp cô dán những hình cô đã cắt vào thẻ bài theo số lượng cô yêu cầu. Giải pháp 3: Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi thông qua hoạt động học và qua hoạt động tự do. Đồ chơi là phương tiện không thể thiếu đối với trẻ, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui, tính cần mẫn, tỉ mỉ, chịu khó khi thực hiện làm cùng cô. Trẻ mầm non thích được tự mình tìm tòi khám phá, thích tự tay mình làm ra một cái gì đó, tự tay mình làm ra một đồ chơi là điều trẻ hứng thú và sẽ thích hơn những đồ chơi đó được trẻ làm ra từ vật bỏ đi trong gia đình mình. Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi gia đình có nhiều vật liệu loại bỏ sau khi sử dụng như: Lõi giấy vệ sinh, đĩa CD, chai nhựa, lon bia, giấy báo, vỏ hộp sữa, ống hút, vỏ hủ sữa chua…..đó là những nguyên vật liệu rất phong phú và đa dạng có thể làm được những đồ chơi, đồ dùng trong lớp học kể cả đồ dùng trong gia đình, cô giáo dạy trẻ có ý thức thu gom chọn lọc từ nguồn phế thải đó để làm đồ dùng, đồ chơi thì có thể biến những chiếc hộp to nhỏ thành những ô tô, tàu hoả…và một số đồ chơi khác có thể để trang trí, để học, để dùng, để trong các góc chơi của trẻ ở trường, ở nhà…. Tôi lôi cuốn sự chú ý của trẻ vào hoạt động bằng một bài hát, câu thơ hoặc câu đố…có liên quan tới đồ chơi mà trẻ sắp được làm. Bản thân tôi và cô cùng lớp làm mẫu từng bước từ nguyên vật liệu trơn đến mẫu hoàn chỉnh cho trẻ xem. Sau đó, hướng dẫn từng bước cho trẻ làm theo, làm xong bước này mới hướng dẫn trẻ làm bước tiếp theo, vừa làm vừa nhấn mạnh đặc điểm từng bước. Có thể lần đầu trẻ sẽ gặp khó khăn, nên tôi phải luôn kiên trì giúp đỡ, khích lệ trẻ cho tới khi trẻ tự làm được trọn vẹn cả sản phẩm, có thể chỉ ra những điểm sai trong từng bước của trẻ. Với những đồ chơi đơn giản, hướng dẫn cho cả lớp, cho trẻ vừa quan sát vật liệu vừa làm đồ chơi. Ví dụ: Cho trẻ đi dạo, nhặt hoa dại rơi, cùng nhận xét, rồi xâu thành vòng quấn quanh đầu, quàng cổ, đeo tay bằng những sợi dây mà cô đã chuẩn bị sẵn. Với những đồ chơi phức tạp hơn, hướng dẫn theo từng nhóm nhỏ từ 3 -4 trẻ và cô giáo làm hộ trẻ những kĩ năng khó như sử dụng dao để cắt, khoét và có thể làm trong nhiều ngày. Ví dụ: Ngày đầu tiên cho trẻ đi dạo, lựa chọn vật liệu và quan sát. Những ngày sau, hướng dẫn trẻ làm và dần dần giúp trẻ hoàn tất sản phẩm. Tuy nhiên cần chú ý, không nên để trẻ ngồi làm đồ chơi quá lâu, trẻ sẽ mệt mỏi và mất hứng thú, khi trẻ biết làm thành thạo, có thể cho trẻ làm theo một chủ đề nào đó theo ý thích của trẻ. Hướng dẫn trẻ làm ống đựng bút Chuẩn bị: Lõi giấy vệ sinh, bìa cứng, keo, kéo, giấy màu hoặc giấy hoa + Cắt ống giấy vệ sinh có độ dài ngắn khác nhau tùy ý mỗi người + Dán giấy màu xung quanh lõi giấy, có thể tạo hoa văn khác nhau cho lạ mắt, cắt bìa hình tròn dính vào làm đáy + Dán hồ dính lại với nhau thành khối vững chắc tùy theo mẫu thích, mục đích để khỏi bị ngã + Sản phẩm của trẻ, mỗi tổ từ 3-4 cái để đựng bút màu, bút chì Với cách làm đơn giản từ nguyên vật liệu dễ tìm trẻ đã tạo thành những ống đựng bút cho lớp thật đẹp, sử dụng để trang trí góc chơi ở trong lớp hay dùng cho trẻ đựng bút màu ở góc học tập. Cũng từ lõi giấy vệ sinh kết hợp với một số nguyên vật liệu khác như: xốp màu, băng dính hai mặt, bút chì, bông cũ, kéo…, tôi dạy trẻ làm những chú thỏ thật đáng yêu trong chủ đề “Thế giới động vật” + Lấy băng dính hai mặt cắt ở đầu lõi giấy vệ sinh sau đó lấy bông dính vào xung quanh làm thân con thỏ. + Vẽ mặt thỏ, đuôi thỏ lên một miếng xốp rồi cắt từng bộ phận dính vào đầu lõi giấy vệ sinh làm đầu thỏ, còn đuôi thỏ dán vào đầu còn lại của lõi giấy vệ sinh. Cô và trẻ trang trí lên thảm cỏ hoặc để ở góc học tập. + Chủ đề Thực vật: Làm lọ hoa Chuẩn bị: Chai nhựa, xốp màu, vỏ kẹo, băng dính hai mặt. + Chai nhựa cắt bỏ 70% phần đầu, trang trí viền thành lọ hoa
  • 7. + Cho trẻ chọn vỏ kẹo và xoắn lại, bấm hoặc dính băng keo 2 mặt, lấy thép làm cành, cuộn hoa thành những bông hoa trang trí lớp học, tặng ông bà bố mẹ… Đề tài: Làm búp bê- Chuẩn bị: Giấy bìa cứng, hồ dán, giấy màu, bút xạ Tiến hành: – Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi, đồ dùng mà trẻ thích – Dạy trẻ làm búp bê: + Dùng bút xạ vẽ hình tròn to và hình tròn nhỏ lên giấy bìa, sau đó dùng kéo cắt rời từng hình ra. + Gấp đôi hình tròn to làm phần thân, hình tròn nhỏ làm phần đầu búp bê. + Lấy hồ dán phần đầu vào phần thân búp bê. + Cho trẻ vẽ tóc, mắt, mũi, miệng lên một miếng giấy màu, lấy kéo cắt rời từng bộ phận ra và dán vào phần đầu của búp bê. + Cuối cùng vẽ họa tiết theo ý thích lên giấy màu dán trang trí váy búp bê. Chủ đề Thế giới động vật: Dạy trẻ làm con gà trống Chuẩn bị: – Tờ bìa hình vuông 12 x 12cm, 4 x 4cm – Giấy màu, kéo, hồ dán, bút màu Tiến hành: – Cho trẻ kể về một số con vật trong gia đình. – Sau đó cho trẻ quan sát đồ chơi “ Con gà trống” và cho trẻ nhận xét đặc điểm của gà trống gồm 3 bộ phận chính: Đầu, cổ, mình. – Hướng dẫn trẻ làm: + Cho trẻ dùng đường bao của chiếc rổ nhựa để vẽ một hình tròn làm thân con gà. + Dùng kéo để cắt theo đường bao đó, dùng màu tô kín theo ý thích, gấp đôi hai mép của hình tròn lại tạo thành thân con gà. + Gấp đôi tờ bìa 4cm x 4cm sau đó cắt một đường xiên chéo được cổ gà. + Dán cổ gà vào thân gà + Vẽ một hình tròn lên miếng bìa làm đầu gà, lấy kéo cắt ra và dùng hồ dán vào cổ gà. + Lấy bút vẽ các bộ phận lên giấy màu: Mào gà hình lượn sóng, mắt hình tròn, mỏ hình tam giác sau đó lấy hồ dán các bộ phận lên đầu gà. + Lấy giấy màu kích thước 2 x 4cm rồi gấp đôi hai lần, vẽ một đường cong phía trên dùng kéo cắt theo đường vẽ tạo đường viền cong, xếp chồng các đường viền cong đó lên cổ gà rồi lấy hồ dán lại. + Cuối cùng vẽ các đường cong nhiều màu sắc gắn làm đuôi gà, vẽ nửa hình tròn làm cánh gà. Ngoài ra, trong những giờ sinh hoạt chiều, tổ chức cho trẻ tự làm một đồ chơi cho riêng mình từ những nguyên vật liệu đã qua sử dụng, tuy đó chỉ là những đồ chơi rất đơn giản nhưng đây là một việc làm hết sức ý nghĩa đối với trẻ, hơn thế nữa tôi tổ chức một cuộc thi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ và chắc chắn không khí của tiết học sẽ trở nên tưng bừng và náo nhiệt hơn. Sản phẩm của trẻ làm ra vừa để ngắm vừa là một món quà độc đáo của trẻ nhỏ dành cho người thân bằng chính sức lao động và khả năng cùa mình, lại vừa thoả mãn chính nhu cầu chơi của trẻ. Giải pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh và học sinh thu gom phế thải để làm đồ dùng đồ chơi Là một giáo viên mầm non việc dạy cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi rất thiết thực và phục vụ hàng ngày cho trẻ trong các hoạt động ở lớp. Tuy nhiên đồ chơi của các cháu ở lớp còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng đủ để phục cho trẻ. Để có vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi tôi đã kết hợp với phụ huynh nhặt gom các loại phế thải:
  • 8. lõi giấy vệ sinh, các hộp bánh kẹo, các túi, lon, hủ đựng đồ, đựng thức ăn, báo cũ, tạp chí…là một kho nguyên liệu vô cùng phong phú để cho trẻ có thể làm được đồ chơi cho mình. Tuy nhiên, để chương trình giáo dục này càng thêm phong phú, chúng ta có thể tư vấn cho phụ huynh giúp trẻ sưu tầm thêm các loại nguyên liệu khác như: các loại hạt ngũ cốc, rau củ quả tươi và khô, nhánh cây, lá cây khô, các loại hạt, các loại nui, vỏ trứng, len…Những thứ vật dụng phế thải an toàn đảm bảo thì hàng tuần mỗi phụ huynh của trẻ gom đưa cho trẻ mang đi và nộp lại cho cô, để cô giáo làm nhiều đồ chơi cho trẻ chơi và học tập. Tôi đã dùng biện pháp này phụ huynh đồng tình ủng hộ rất cao và đạt kết quả. Nhiệm vụ và hướng dẫn cho trẻ cách sưu tầm, thu nhặt, và bảo quản các các nguyên vật liệu. Tùy vào từng nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của trẻ mà qui định thời gian thực hiện ngắn hay dài. Với biện pháp trên tôi đưa ra hình thức thi đua giữa trẻ với trẻ hoặc giữa tổ này với tổ khác . Sau mỗi tuần cô giáo tổng kết lại nếu tổ nào thu gom được nhiều đồ phế thải hơn thì cô sẽ tuyên dương tổ đó. Sau 3 tháng lớp đã có các nguyên vật liêu cần thiết cho việc làm đồ dùng như sau: ống hút, nắp bia, gáo dừa, hạt cau già hoặc hạt nhãn, vải nĩ, giấy bìa cứng, các loại hạt ngũ cốc, rau củ quả tươi và khô, nhánh cây, lá cây khô, các loại hạt, các loại nui, vỏ trứng, len… 1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở): Khi thực hiện đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi tự làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu tự nhiên” tại lóp Nhỡ 1 trường mầm non Đại Hiệp có những thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận lợi: Trong những năm qua, trường mầm non Đại Hiệp đã không ngừng đầu tư, mua sắm, trang bị đồ dùng đồ chơi trong lớp học và ngoài trời cho trẻ mầm non. Bên cạnh đó, bộ phận chuyên môn cũng đã có nhiều giải pháp để hướng dẫn giáo viên tự tạo đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trong nhà trường, nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ. Trong các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm nhà trường đã tạo điều kiện để cung cấp đồ chơi cho từng chủ đề để thực hiện tốt hoạt động trên trẻ. Theo đó, mỗi lớp đều có góc chơi nghệ thuật hay còn gọi là góc “Sáng tạo của bé”, được cô giáo và trẻ đầu tư thường xuyên theo từng chủ điểm. Trẻ luôn được cô tạo điệu kiện trong việc tiếp xúc thường xuyên với góc chơi sáng tạo này, có nhiều đồ chơi sáng tạo, học cụ và các nguyên vật liệu mở để trẻ tham gia. Ngoài việc có năng lực chuyên môn, tham khảo qua tài liệu, sách báo, các chương trình dạy trẻ làm đồ chơi sáng tạo, cô giáo còn khéo tay, luôn tìm tòi, sáng tạo những mẫu đồ chơi, đồ dùng mới lạ để áp dụng vào làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tại lớp, có kinh nghiệm đứng lớp nhiều năm. Được Ban giám hiệu đánh giá cao trong các phong trào làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp. Phụ huynh quan tâm đến việc học của các cháu, hỗ trợ nguyên vật liệu như: Sách báo, giấy, lịch cũ, sách giáo khoa cũ, thùng, hộp, chai lọ các loại… để cô và trẻ làm các đồ dùng đồ chơi. * Khó khăn: Dù nhà trường đã tích cực đầu tư, nhưng đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non vẫn còn thiếu rất nhiều, đồ dùng đồ chơi mầm non tự tạo của giáo viên cũng chỉ dùng để trưng bày, trẻ không được chơi. Các chương trình dạy học thì đi theo từng chủ đề nên nội dung chơi có tính sáng tạo chưa được cao, trẻ có thói quen chơi với đồ chơi có sẵn nên ít có tư duy khi tham gia làm đồ chơi cùng cô và bạn. Trẻ thiếu vốn kinh nghiệm sống nên thường gặp trở ngại khi cô gợi ý chúng ta làm được đồ chơi gì với những nguyên vật này. Như ở góc chơi nghệ thuật trẻ chỉ biết vẽ chứ chưa làm ra những đồ chơi có tính sáng tạo nếu như không có sự gợi ý của cô. Việc bố trí góc chơi sáng tạo với việc thực hiện làm đồ dùng đồ chơi của trẻ cùng cô chưa đảm bảo. 1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở): Từ những ưu và nhược điểm đã rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện trước đây về việc làm, dạy trẻ làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi, thì trước tiên bản thân cô giáo phải tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng về kỹ năng, thao tác, mẫu mã để làm đồ dùng dạy học, đồ chơi có tính thẩm mỹ, bền chắc để thu hút sự ham thích của trẻ. Bản thân đã kết hợp các giải pháp để hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi tự làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu tự nhiên: – Tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng về kỹ năng, thao tác, mẫu mã để làm đồ dùng dạy học, đồ chơi có tính thẩm mỹ, bền chắc thu hút sự ham thích của trẻ qua từng chủ đề.
  • 9. – Chọn nguyên vật liệu và ý tưởng thực hiện làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải, tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm, dễ làm, áp dụng hiệu quả vào giờ học, giờ chơi của trẻ – Dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi thông qua hoạt động học qua hoạt động tự do. – Kết hợp với phụ huynh trong việc dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi khi ở nhà vào buổi tối, thứ bảy, chủ nhật, ngày nghĩ lễ. Đối với giải pháp 1: Giúp giáo viên nắm được quy trình tổ chức hướng dẫn làm đồ chơi bằng nguyên vật liệu thiên nhiên trong các hoạt động và tìm tòi các nguyên vật liệu sẵn có trong thiên nhiên là việc làm cần thiết. Từ đó khơi gợi ý tưởng sáng tạo trong công tác tận dụng nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng đồ chơi và tổ chức đúng quy trình. Đối với giải pháp 2: Khâu chọn vật liệu, chuẩn bị đồ dùng cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi cũng cần phải thật cẩn thận, bảo đảm an toàn cho trẻ trong quá trình làm và chơi. Đồ dùng, nguyên vật liệu cũng phải thật phong phú để khơi gợi phát huy ý tưởng sáng tạo từ trẻ. Đối với giải pháp 3: Để đồ dùng đồ chơi phong phú hơn cho tất cả các chủ đề, giáo viên cần lập kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi qua các chủ đề. Mỗi chủ đề cô cần đưa ra kế hoạch cụ thể về những đồ dùng phục vụ cho việc học và chơi của trẻ. Qua đó nghiên cứu các nguyên vật liệu phế thải có thể sử dụng để làm đồ dùng đồ chơi. Chọn thời gian thích hợp để tiến hành hướng dẫn trẻ cùng tham gia hoạt động làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải. Giúp trẻ khắc sâu được những nguyên vật liệu cũng như cách làm. Lồng ghép giáo dục phân loại rác thải và bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua các hoạt động làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải. Đối với giải pháp 4: Việc phối hợp, vận động gia đình trẻ cung cấp nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi vừa tuyên truyền cho phụ huynh về hoạt động phân loại rác thải, vừa tiết kiệm kinh phí mua nguyên liệu, đồ dùng cho trẻ. Đồng thời có thể tuyên tuyền cho phụ huynh về các hoạt động cũng như sản phẩm, đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải của trẻ ở trường. 1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến8 : Sau khi thực hiện chuyên đề, bản thân tôi nhận thấy đồ dùng đồ chơi của lớp được nâng lên đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Từ đó giúp trẻ hứng thú và tích cực hơn khi tham gia vào các hoạt động. Thể hiện cụ thể qua bảng khảo sát: *Về phía trẻ Hứng thú trong hoạt động này, tăng cường sự ham thích đến lớp, đoàn kết cùng cô, cùng bạn làm nên sản phẩm đẹp, sáng tạo trong cách trang trí cho đồ dùng đồ chơi của mình. Trẻ hào hứng tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái thông qua các hoạt động nhóm, tập thể… Trẻ khéo léo trong cách cầm kéo, cầm bút, tô màu, vẽ, xé dán, gấp ghép, trang trí…. Mỗi khi làm xong một đồ chơi trẻ phấn khởi và vui sướng. Biết vận dụng từ nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi, biết bảo vệ môi trường, phân loại rác thải, yêu quý, giữ gìn đồ dùng đồ chơi làm ra. *Về phía giáo viên Giáo viên luôn tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, sách báo, học hỏi bạn đồng nghiệp để thực hiện tốt việc tổ chức làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Biết hình thành kiến thức cho bản thân và học tập nâng cao trình độ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Cô giáo phải thật sự là người mẹ thứ hai của trẻ ở trường, luôn yêu thương, chăm sóc trẻ, quan tâm đến từng trẻ, không thiên vị đối với trẻ. Luôn đầu tư suy nghĩ sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi, nắm bắt được những cách thức và phương thức để hướng dẫn cho trẻ thực hiện việc làm đồ dùng đồ chơi cùng cô giáo. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, phối hợp tốt với phụ huynh để cùng tham gia làm đồ dùng đồ chơi và hổ trợ nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non
  • 10. Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn để sử dụng đồ dùng đồ chơi vào các hoạt động một cách hợp lý. *Về phía phụ huynh Phụ huynh có sự thay đổi suy nghĩ về giáo dục của giáo viên đối với trẻ từ đó phụ huynh nhiệt tình phối hợp với cô giáo và nhà trường cùng thực hiện tốt việc rèn luyện ý thức hướng dẫn trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu mở trong các hoạt động cho trẻ.và yên tâm hơn khi đưa con đến lớp. Phụ huynh rất vui khi mỗi ngày đưa con em mình đến trường và có niềm tin hơn khi giao con mình cho giáo viên. 1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để sáng kiến áp dụng có hiệu quả cần phải đảm bảo các điều kiện sau: 1. Điều kiện về con người: – Cần có sự thống nhất về kế hoạch, nội dung, hình thức tổ chức thực hiện của tập thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường. – Tuyên truyền và vận động phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu, cùng học cách làm để hướng dẫn trẻ thực hiện ở nhà và phát huy, cũng cố những kỷ năng mà cô giáo đã dạy ở trường, trân trọng, quý mến sản phẩm trẻ làm ra, không vứt bỏ khi còn sử dụng được. – Cô giáo phải có tấm lòng yêu trẻ, nhiệt tình, chịu thương chịu khó, tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu các mẫu làm, cách làm sao cho đơn giản, đẹp, tiện dụng, phù hợp với khả năng của cô và trẻ để cùng trẻ tạo nên sản phẩm hữu ích, cô thường xuyên rèn luyện kỷ năng cắt dán, tạo hình để nâng dần kỷ năng, thao tác nhanh, gọn cho trẻ noi theo, khơi dậy cho trẻ tính tò mò, lòng ham thích, yêu quý đồ dùng, đồ chơi mà mình tạo ra, lòng kiên trì nhẫn nại, biết phối hợp mọi người để hoàn thành sản phẩm. – Sự hứng thú tham gia của học sinh. 1. Điều kiện về cơ sở vật chất: – Cần phải lập được kế hoạch, xây dựng bài giảng theo chủ đề một cách cụ thể, chi tiết, sáng tạo. – Cần có sự ủng hộ kinh phí từ phụ huynh học sinh, của nhà trường. – Địa điểm tổ chức phải đảm bảo phù hợp, sạch sẽ và an toàn cho trẻ. – Lớp học có đủ đồ dùng cá nhân trẻ theo quy định tại Thông tư số 34 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như kéo, hồ dán, giấy màu, bút màu, đinh bấm, một số vật liệu khác xin từ phụ huynh hoặc cô và trẻ cùng thu thập được như hộp sữa chua, hộp giấy, chai nhựa, những chiếc vỏ ốc, nắp chai nhựa, viên sỏi, tờ giấy báo, bao ni lông, ống hút, chiếc lá rơi từ sân trường, que kem. Đồ dùng đồ chơi cho trẻ phải đẹp mắt, phù hợp và an toàn. 1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại9 : Qua quá trình áp dụng sáng kiến trong trường Mầm non Đại Hiệp thì lợi ích mà sáng kiến này đem lại có thể nói rất nhiều. – Đối với nhà trường: Sáng kiến nếu được áp dụng rộng rãi sẽ đem lại lợi ích kinh tế rất cao, nhà trường sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không hề nhỏ về việc mua nguyên vật liệu, trang bị đồ dùng, đồ chơi cho lớp; sẽ góp phần làm phong phú các góc chơi, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong lớp, trong trường. Trong năm học qua, từ việc thực hiện hướng dẫn trẻ cùng làm một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ các góc, hoạt động học tập vui chơi của trẻ tại lớp này rất tốt, với kết quả ngoài mong đợi, cụ thể : – Bảng chun học toán : Đã có đủ số lượng bảng chun cho trẻ học với tỷ lệ 5 cháu/1 cái . – Bàn tính học đếm: 10 cái/lớp – Hình phẳng : 1 trẻ / 1 bộ – Que tính: 1 trẻ/bộ
  • 11. – Lô tô động vật : 10 bộ/ chủ đề / lớp – Lô tô thực vật : 10 bộ/ chủ đề / lớp – Bộ toán và xâu khuy nhỏ : mỗi cháu 1 cái – Đối với xã hội: Tạo được sự ủng hộ, trợ giúp nhiệt tình từ cha mẹ trẻ, nâng cao nhận thức của xã hội đối với giáo dục mầm non, từ đó công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chặt chẽ hơn, từ việc phát huy tính tích cực cho trẻ trong việc làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, sẽ giúp chúng ta giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, tài sản trong lớp. Biết giao tiếp ứng xử với bạn bè, cô giáo và người lớn, biết khám phá thế giới xung quanh qua các hoạt động hằng ngày trên lớp. * Đối với trẻ: + Nhiều trẻ khéo léo hơn trong cách cầm kéo, cắt, xé, dán, gấp, xếp các đồ dùng đẹp mắt + Trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp. + Biết yêu thiên nhiên, có ý thưc bảo vệ môi trường và phân loại rác thải. + Trẻ tự tin, tự lực trong hoạt động đơn giản hàng ngày * Đối với bản thân: + Nắm chắc quy trình tổ chức và hướng dẫn làm đồ chơi bằng nguyên vật liệu tự nhiên trong các hoạt động và tìm tòi các nguyên vật liệu sẵn có trong tự nhiên. + Tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác dạy và học. 2. Những thông tin cần được bảo mật – nếu có: 3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu – nếu có: TT Họ và tên Nơi công tác Nơi áp dụng sáng kiến Ghi chú 1 Huỳnh Thị Thu Trường MN Đại Hiệp Tại lớp Nhỡ 2 trường MN Đại Hiệp 2 Phạm Thị Thanh Thảo Trường MN Đại Hiệp Tại lớp Nhỡ 3 trường MN Đại Hiệp
  • 12. 4. Hồ sơ kèm theo (Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm… – nếu có) 5. 1. Bảng chun học toán: 6. Bộ thước đo móc xích: 3. Bộ toán và xâu khuy nhỏ: 4. Lô tô hình và số: 5. Bộ que tính học đếm:
  • 13. 6. Bộ thẻ từ: 7. Lô tô học toán phân chia, lô tô số lượng 8. Đômino số lượng:
  • 14. 9. Hình ảnh lọ hoa làm từ chai nhựa: 10. Hình ảnh “ Con gà trống”: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: …………………………………………………………………………………………. Thời gian họp: ………………………………………………………………………………………… Họ và tên người nhận xét: …………………………………………………………………………. Học vị: ……………………………….. Chuyên ngành:…………………………………………… Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………………………. Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….. Số điện thoại cơ quan/di động: ………………………………………………………………….. Chức trách trong Hội đồng sáng kiến:…………………………………………………………. NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TT Tiêu chí Nhận xét, đánh giá của thành viên Hội đồng 1 Tính mới và sáng tạo của sáng kiến: Sáng kiến phải có giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở hoặc những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược
  • 15. điểm của giải pháp đã biết hoặc là các giải pháp mang tính mới hoàn toàn. 2 Tính khả thi của sáng kiến: Sáng kiến phải có giải pháp đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế – kỹ thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực; ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào. 3 Tính hiệu quả của sáng kiến: Sáng kiến phải so sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở (cần nêu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc khắc phục được đến mức độ nào những nhược điểm của giải pháp đã biết trước đó – nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó); Sáng kiến nếu được số tiền làm lợi (nếu có thể tính được) và nêu cách tính cụ thể. Đánh giá chung (Đạt hay không đạt): THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
  • 16. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC TRƯỜNG MẦM NON BÌNH MINH HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN NĂM HỌC: 2020-2021 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẬN DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU PHẾ THẢI LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI SÁNG TẠO CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI Tác giả: Võ Thị Lợi Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường mầm non Bình Minh Tháng 3/2021
  • 17. BÀI VIẾT LIÊN QUAN  HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ HĐ HỌC: LỒNG GHÉP HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: CHUYỂN GẠCH GIÚP CHÚ CÔNG NHÂN CHƠI TỰ DO VỚI ĐỒ CHƠI NGOÀI TRỜI  GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CỮ CÁI ĐỀ TÀI: TRÒ CHƠI CHỮ CÁI H K Độ tuổi: Trẻ 5 – 6 tuổi Giáo viên: Nguyễn Thu Nguyệt  GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG ĐỀ TÀI: BÉ HỌC LẾ PHÉP Độ tuổi: Trẻ 3 – 4 tuổi Giáo viên: Võ Thị Kim Hằng  GIÁO ÁN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO CHÓ SÓI VÀ CỪU NON  SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHUYÊN MÔN  CHỦ ĐỀ : ĐỘNG VẬT HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC Đề tài: Chuyện: “ CHÚ DÊ ĐEN ” Độ tuổi: 3 – 4 tuổi Giáo viên: Lê Thị Thắm Thông báo Album ảnh HÌNH ẢNH HỘI THI Lượt xem: 858 Ảnh hội thi trang trí lớp Lượt xem: 4277 Hình ảnh thao giảng chuyên đề cấp huyện về tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ trong trường mầm non
  • 18. Lượt xem: 8260 Lượt xem: 2585 Đăng nhập Tài khoản Mật khẩu Lưu mật khẩu Ðang nh?p ? Thống kê truy cập Hôm nay : 378 Hôm qua : 798 Tháng này : 12110 Tổng truy cập : 725214 Đang trực tuyến : 10 Địa chỉ IP: 116.110.227.247 Cảm nhận của Phụ huynh Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.
  • 19. Phương châm Chất lượng giáo dục là danh dự, uy tín của nhà trường Liên hệ Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam Địa chỉ: Nhà A – Khu nghiên cứu và phát triển công nghệ Đà Nẵng - Viện khoa học công nghệ, TP Đà Nẵng. Điện thoại: (+84) 0511.3509.789 Email: viettechkey@gmail.com Hỗ trợ HOTLINE: 0511.3509.789 Email: viettechkey@gmail.com Tiện ích Tìm kiếm  Kế hoạch  Phân công chuyên môn  Tài nguyên Download  Thủ tục HC  Thi đua – Khen thưởng  Người tốt việc tốt  Cảm nhận PH © 2015 Website Trường Mầm Non Đại Hiệp – Đại Lộc – Quảng Nam | Thiết kế & Phát triển bởi VIETTECHKEY