SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
Download to read offline
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.1 (2014)
76
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP CHO TRẺ MẪU GIÁO
Ở TRƯỜNG MẦM NON
DESIGNING AND ORGANIZING LEARNING GAMES FOR CHILDREN AT KINDERGARTEN
Tôn Nữ Diệu Hằng
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Email: tonnudieuhang@gmail.com
TÓM TẮT
Vui chơi là hoạt động thường xuyên của con người ở mọi lứa tuổi. Đối với trẻ mẫu giáo – lứa tuổi mới bắt đầu
tiếp xúc với thế giới xung quanh và cộng đồng xã hội, vui chơi luôn được gắn liền với học tập. Trò chơi học tập cho
trẻ mẫu giáo luôn được người lớn, nhất là các cô nuôi dạy trẻ ở trường mẫu giáo quan tâm tổ chức. Tuy nhiên, trong
thực tế hiện nay không phải cô nuôi dạy trẻ và trường mẫu giáo nào cũng tổ chức được những trò chơi học tập phù
hợp và bổ ích cho trẻ. Bài viết đi sâu nghiên cứu về cách thiết kế và tổ chức trò chơi học tập cho trẻ nhằm góp phần
giúp các cô nuôi dạy trẻ và trường mẫu giáo có cơ sở để xây dựng và tổ chức các hoạt động trò chơi bổ ích cho trẻ,
đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mẫu giáo hiện nay
Từ khoá: trò chơi học tập; thiết kế trò chơi học tập; tổ chức trò chơi học tập; trẻ mẫu giáo; cô giáo mầm non,
trường mầm non.
ABSTRAT
Having fun is a regular activity of people of all ages. As for kindergarten children who start to contact the
surrounding world and social community, it is associated with the learning process. Games for them are always
concerned by adults, especially kindergarten teachers. However, in reality not all the kindergartens and teachers can
hold suitable and helpful games for children. The paper studies how to design and organize learning games for
children in order to enable kindergartens and teachers to have the foundation to create useful games for children,
which helps meet the requirements of improving the quality of current kindergarten education.
Key words: learning games; designing learning games; organizing learning games; kindergarten children;
kindergarten teachers; kindergartens.
1. Đặt vấn đề
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu
giáo, “trẻ học mà chơi, chơi mà học”. Trò chơi học
tập là một trong số các loại trò chơi được sử dụng
như một phương tiện nhằm giáo dục phát triển nhân
cách toàn diện cho trẻ, giúp trẻ được thỏa mãn nhu
cầu chơi, nhu cầu học, khám phá và hòa nhập vào thế
giới xung quanh. Vì vậy, việc thiết kế và tổ chức trò
chơi học tập cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm
non là một việc làm vô cùng quan trọng.
2. Nội dung
2.1. Trò chơi học tập của trẻ mẫu giáo
2.1.1. Khái niệm về trò chơi, trò chơi học tập
Trò chơi là một hoạt động có nguồn gốc từ
lao động và chuẩn bị cho thế hệ trẻ đến với lao
động. Trò chơi mang bản chất xã hội, nội dung
chơi phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh.
Trò chơi không nảy sinh một cách tự phát mà do
ảnh hưởng có ý thức hoặc không có ý thức từ phía
người lớn và bạn bè, giao tiếp xã hội đóng vai trò
quan trọng trong việc hình thành và phát triển trò
chơi [5, tr.36].
Trò chơi học tập là loại trò chơi chứa đựng
các yếu tố dạy học, và có nguồn gốc trong nền
giáo dục dân gian. Nó thuộc nhóm trò chơi có luật,
do người lớn nghĩ ra cho trẻ chơi và dùng nó vào
mục đích giáo dục và dạy học, hướng tới việc phát
triển hoạt động trí tuệ cho trẻ [5, tr.39].
2.1.2. Kết cấu của trò chơi học tập
Mỗi trò chơi học tập bao gồm 3 thành tố, và
chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nếu
thiếu một trong ba thành tố thì không thể tiến hành
trò chơi được. Đó là:
+ Nội dung chơi: Chính là nhiệm vụ nhận thức
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 4, SỐ 1 (2014)
77
và là thành phần cơ bản của trò chơi, nó khơi gợi
hứng thú, tính tích cực, nguyện vọng chơi của trẻ.
Mỗi trò chơi học tập có nhiệm vụ nhận thức
của mình, chính điều đó làm cho trò chơi này khác
trò chơi kia.
+ Hành động chơi: Là những động tác trẻ
làm trong lúc chơi và nó là thành tố đặc trưng của
trò chơi học tập. Các hành động chơi là thành phần
chính của trò chơi học tập, thiếu chúng thì không
còn là trò chơi nữa. Hành động càng phong phú,
nhiều hình nhiều vẻ bao nhiêu thì số trẻ tham gia
trò chơi càng nhiều bấy nhiêu và bản thân trò chơi
càng lý thú.
+ Luật chơi: Là qui định buộc trẻ phải tuân
thủ khi chơi, nếu phá vỡ chúng thì trò chơi cũng bị
phá vỡ. Luật chơi này do nội dung chơi qui định.
Và qua luật chơi trẻ đã tạo nên cơ chế tự điều
khiển hành vi của mình [1-3].
Khi trẻ tham gia vào trò chơi học tập thì kết
thúc trò chơi bao giờ cũng có một kết quả nhất định,
đó là trẻ phải hoàn thành một nhiệm vụ nhận thức
nào đó. Vì vậy, việc dạy học cho trẻ mẫu giáo bằng
các trò chơi học tập đã tạo cho trẻ khả năng giải
quyết nhiệm vụ nhận thức dưới hình thức chơi nhẹ
nhàng, không bị áp đặt, nâng cao hứng thú của trẻ,
phát triển năng lực tập trung chú ý, tạo điều kiện
thuận lợi cho những hành động có định hướng phù
hợp với lời chỉ dẫn của cô giáo và đảm bảo cho việc
lĩnh hội tri thức, kĩ năng một cách tốt hơn. Những
nhiệm vụ chơi và hành động chơi đòi hỏi trẻ tích
cực huy động các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của mình
để đạt được kết quả mà trò chơi đặt ra.
2.1.3. Phân loại trò chơi học tập
Mỗi trò chơi học tập có một ý nghĩa nhất
định đối với sự phát triển của trẻ. Để giúp chúng ta
dễ nhận ra ý nghĩa, vai trò của trò chơi học tập đối
với sự phát triển tâm lí nói chung và trí tuệ của trẻ
nói riêng, thì trò chơi học tập được phân thành các
loại sau:
- Trò chơi học tập nhằm phát triển các giác
quan: nhằm rèn luyện và phát triển hoạt động nhận
cảm của trẻ.
- Trò chơi học tập nhằm phát triển các thao
tác tư duy: quan sát, phân tích, so sánh, khái quát
các sự vật hiện tượng. Loto là một dạng cơ bản của
trò chơi này.
- Trò chơi học tập phát triển óc tưởng tượng
của trẻ: dạng cơ bản của trò chơi này là trò chơi
mô phỏng.
- Trò chơi học tập phát triển trí nhớ: rèn
luyện và phát triển trí nhớ của trẻ về những tri
thức, những khái niệm, biểu tượng mà trẻ lĩnh hội
trước đó.
- Trò chơi học tập phát triển ngôn ngữ:
nhiều trò chơi có lời ca, tiếng hát để diễn tả nội
dung chơi. Chính lời ca, tiếng hát đó làm trẻ vui
nhộn, thoải mái, hồn nhiên và qua đó ngôn ngữ
của trẻ trở nên mạch lạc.
2.1.4. Ý nghĩa của trò chơi học tập đối với trẻ
mẫu giáo
Những công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học trên thế giới đều cho rằng, trò chơi học
tập có một ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo
dục và phát triển nhân cách nói chung và trí tuệ
của trẻ mẫu giáo nói riêng. Trò chơi học tập chẳng
những dạy cho trẻ trí thông minh, lòng dũng cảm,
ý chí kiên cường không chịu lùi bước trước khó
khăn mà còn giáo dục cho trẻ tự tin vào bản thân,
tính hài hước, tính tổ chức, tính kỉ luật, lòng tự hào
dân tộc, yêu quê hương... “Trò chơi học tập không
chỉ là nguồn sống nuôi dưỡng trẻ về cả thể chất lẫn
tâm hồn mà còn là nguồn thông tin vô tận, là điều
kiện thuận lợi để phát triển khả năng độc lập, óc
sáng tạo của trẻ. Trạng thái xúc cảm lành mạnh
trong khi chơi thúc đẩy sự phát triển các quá trình
tâm lí của trẻ như tri giác, cảm giác, tư duy, chú ý,
ghi nhớ, ngôn ngữ... Trong trò chơi, trẻ làm được
những điều cao hơn so với khả năng thực, trẻ có
thể thực hiện được những nhiệm vụ trí tuệ và thực
hành phức tạp” [5,tr.49].
Và dưới ảnh hưởng của trò chơi học tập,
trong sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo có một
bước tiến rất quan trọng là sự chuyển hóa các thao
tác tỉ mỉ bên ngoài với đồ vật vào thao tác trí tuệ
bên trong dưới dạng những biểu tượng và khái
niệm. Nhờ cấu trúc đặc biệt của trò chơi học tập,
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.1 (2014)
78
luật chơi có chứa đựng những yêu cầu, đòi hỏi mới
đối với phương thức giải quyết nhiệm vụ nhận
thức, dần dần giúp trẻ làm chủ được hoạt động của
mình. Điều đó cho thấy rằng, nếu trò chơi học tập
được sử dụng thành hệ thống sẽ góp phần đắc lực
vào việc phát triển các quá trình tri giác, cảm giác
và biểu tượng của trẻ mẫu giáo.
2.2. Thiết kế trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo
2.2.1. Yêu cầu khi thiết kế trò chơi học tập
- Cần đảm bảo các thành tố cấu trúc cơ bản
của trò chơi học tập.
- Các yếu tố của trò chơi hấp dẫn: tên trò
chơi hấp dẫn; luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu,
dễ nhớ, dễ thực hiện; phương tiện chơi sinh động,
hấp dẫn, thu hút nhiều trẻ cùng tham gia chuẩn bị.
- Trò chơi phải theo hướng mở nhằm đáp
ứng mức độ nhận thức khác nhau của trẻ.
- Sắp xếp các trò chơi theo mức độ và từng
chủ đề giáo dục thành một hệ thống từ dễ đến khó,
từ đơn giản đến phức tạp.
- Đảm bảo trẻ được chơi vui vẻ, tự do, tự
nguyện.
2.2.2. Nguyên tắc thiết kế
- Đảm bảo tính mục đích: Phải hướng tới
thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Do đó các
thành tố của trò chơi học tập cần hướng vào làm
giàu biểu tượng về sự vật hiện tượng, phát triển kĩ
năng nhận thức và hành động, giáo dục thái độ
đúng đắn đối với cuộc sống xung quanh.
- Đảm bảo tính vừa sức: Phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo nói chung và đặc
điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo nói riêng.
- Đảm bảo tính phát triển: Việc thiết kế trò chơi
được xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Đảm bảo tính đa dạng: Đa dạng về nội
dung để hình thành ở trẻ không chỉ các kiến thức,
các kĩ năng mà còn giáo dục ở trẻ cả thái độ nhân
văn đối với sự vật hiện tượng.
- Đảm bảo tính hấp dẫn: Để phát huy tính
tích cực, tự do, tự nguyện tham gia trò chơi của
trẻ, kích thích ở trẻ nhu cầu tìm tòi, khám phá và
có ý nghĩa giải quyết vấn đề.
- Đảm bảo tính phổ biến: Có thể sử dụng rộng
rãi ở các địa phương, các trường khác nhau, dễ sử
dụng; vật liệu, đồ chơi đơn giản, dễ kiếm, dễ làm.
2.2.3. Cách thiết kế trò chơi học tập
Bước1: Xác định trình độ phát triển nhận
thức hiện tại của trẻ.
Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung nhận thức.
Bước 3: Lựa chọn và sắp xếp các nội dung
theo từng mảng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp.
Bước 4: Lựa chọn và gắn kết các thành tố
của trò chơi phù hợp với nội dung nhận thức đã
lựa chọn.
- Xác định nhiệm vụ nhận thức của trò
chơi (chính là nội dung, nhiệm vụ nhận thức mà
giáo viên đã lựa chọn ở bước 3).
- Lựa chọn hành động chơi của trò chơi:
Dựa vào nội dung nhận thức, nhiệm vụ nhận thức
đã được xác định và điều kiện của trường lớp
(không gian, địa điểm, đồ chơi…).
+ Có thể lựa chọn các vận động cơ bản như
đi, chạy, nhảy, ném bắt, leo trèo… hoặc những vận
động sáng tạo như mô phỏng sự vật hiện tượng theo
tưởng tượng, trí nhớ, cảm xúc… Tuy nhiên các hình
thức vận động chỉ được sử dụng như một yếu tố để
tăng phần vui vẻ và thể hiện hiểu biết của trẻ.
+ Các hành động khám phá: đó là quan sát,
tìm kiếm, so sánh, phân tích, phân loại, phê phán,
chắp ghép, xé dán…
+ Hành động đố và đoán: Hành động này
thỏa mãn tính tò mò, ham tìm hiểu của trẻ, đồng
thời thoả mãn nhu cầu giao tiếp, phát huy tính tích
cực trong tư duy, ngôn ngữ của trẻ. Bởi đố và đoán
trẻ phải sử dụng các hành động ngôn ngữ (miêu tả,
giải thích…), phân tích, so sánh, suy đoán…
Như vậy, các hành động chơi phải giúp trẻ
định hướng, thực hành các hành động nhận thức.
Mỗi trò chơi nên có sự phối hợp 2 hay 3 kiểu hành
động chơi khác nhau để tạo nên những trò chơi
hấp dẫn, đa dạng.
- Xác định luật chơi của trò chơi: Tuỳ
thuộc vào nhiệm vụ nhận thức, hành động chơi, đồ
dùng, đồ chơi và kết quả chơi của trò chơi. Luật
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 4, SỐ 1 (2014)
79
chơi phải biểu đạt rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ và cần
thể hiện những việc phải làm và những việc không
được làm.
Ví dụ khi chơi trò chơi: Nghe giai điệu đoán
tên bài hát, thì luật chơi là trẻ phải nghe và nói
đúng tên bài hát, tên tác giả. Nếu trả lời sai thì sẽ
mất lượt chơi hoặc bị thua.
- Đặt tên trò chơi: Tên cần đơn giản, dễ
hiểu, gợi sự vui vẻ, hướng vào nhiệm vụ nhận
thức, hành động chơi như : Đố vòng quanh, Con
vật ngộ nghĩnh, Bạn chọn quả nào, Ai giỏi hơn…
Khi thiết kế xong trò chơi, giáo viên cho trẻ
chơi. Theo dõi quá trình chơi và đánh giá kết quả
chơi của trẻ, từ đó giáo viên có thể phát triển trò
chơi để chúng trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn
thành hệ thống trò chơi mang tính phát triển và có
độ mở. Nếu trò chơi không đạt thì chỉnh sửa hoặc
loại bỏ.
Minh hoạ trò chơi học tập phát triển trí nhớ
Ghép lại cho đúng (dành cho trẻ 5- 6 tuổi)
+ Mục đích của trò chơi: Củng cố hiểu biết
của trẻ về cây (hoa, quả). Đồng thời phát triển khả
năng quan sát và tư duy trực quan sơ đồ.
+ Chuẩn bị: Bức tranh cây (hoa, quả) từ bìa
cứng và được cắt thành 5-6 mảnh rời.
+ Cách chơi: Chơi theo cá nhân hoặc nhóm
dưới hình thức thi đua. Trẻ ghép các mảnh tranh
rời để tạo thành tranh cây (hoa, quả) hoàn chỉnh.
2.3. Tổ chức trò chơi học tập
2.3.1. Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức trò chơi
học tập
Năng lực tổ chức, cuốn hút trẻ vào trò chơi
của giáo viên đóng vai trò quyết định đến kết quả
hoạt động giáo dục. Dựa trên lý thuyết “vùng phát
triển gần” của L.X.Vưgotxki, thì việc tổ chức trò
chơi học tập không đi sau sự phát triển, phụ hoạ
cho sự phát triển, mà việc tổ chức trò chơi học tập
đó phải đi trước sự phát triển, kéo theo sự phát
triển của trẻ. Do đó với vai trò là “điểm tựa”,
“thang đỡ”, là người bạn chơi của trẻ, giáo viên
mầm non phải thật sáng tạo, vận dụng khéo léo,
linh hoạt các phương pháp, biện pháp tổ chức trẻ
chơi nhằm giúp trẻ tích cực, hứng thú, kích thích
hoạt động trí tuệ, giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ học
tập dễ dàng, hiệu quả.
2.3.2. Tổ chức chơi
Có thể nói rằng, tổ chức trò chơi học tập
chính là hình thức vận động bên trong của nội
dung, chúng gắn liền với hoạt động của giáo viên
giúp họ hoàn thành được nhiệm vụ phù hợp với
mục đích đã đặt ra. Khi tổ chức cho trẻ chơi trò
chơi học tập đòi hỏi cô giáo có nghệ thuật sư
phạm, có năng lực sư phạm hiểu được hứng thú
cũng như ý tưởng của trẻ, có kĩ năng hành động
cùng trẻ, và biết cách hướng trẻ tới những ý tưởng
mới. Do vậy, việc tổ chức trò chơi học tập được
diễn ra theo tiến trình sau:
* Chuẩn bị chơi
- Lập kế hoạch tổ chức chơi
+ Xác định mục đích, yêu cầu
+ Lựa chọn nội dung trò chơi học tập và
hình thức tổ chức chơi.
+ Lựa chọn các biện pháp và các phương
tiện tiến hành các hoạt động của cô và trẻ trong trò
chơi.
- Tạo môi trường chơi
+ Bố trí địa điểm chơi (không gian chơi
trong lớp hoặc ngoài lớp).
+ Lựa chọn đồ dùng đồ chơi, vật liệu chơi
để trẻ thực hiện trò chơi. Số lượng và kiểu loại đồ
chơi tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu của trò chơi.
Số lượng đồ chơi chỉ nên vưa đủ cho trẻ tri giác và
hành động; không nên quá nhiều bởi sẽ làm trẻ sao
nhãng nhiệm vụ nhận thức. Các phương tiện chơi
này phải được sắp xếp ở trạng thái mở để kích
thích ý tưởng chơi và tạo hứng thú cho trẻ.
* Hướng dẫn trò chơi
- Gây hứng thú của trẻ đến trò chơi bằng
những lời đề nghị, tạo các tình huống, những câu
đố, câu thơ...
- Phổ biến nội dung, luật chơi và cách tiến
hành: Cô hướng dẫn trò chơi, làm mẫu hành động
chơi, kèm theo lời giải thích ngắn gọn và hướng
trò chơi vào nhiệm vụ nhận thức.
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.1 (2014)
80
- Cho trẻ chơi: Cô theo dõi, bao quát, nhắc
nhở trẻ khi chơi. Cô khuyến khích trẻ rụt rè, chú ý
đến khả năng trí tuệ của cá nhân.
- Kết thúc cần tạo cho trẻ phấn chấn vì kết
quả đã đạt được và tạo tâm thế chờ đợi những trò
chơi tiếp theo.
* Lưu ý: Trò chơi học tập là một trò chơi có
luật với những đặc điểm riêng. Do đó trong quá
trình tổ chức cần quan tâm đến một số điều sau:
+ Nhấn mạnh luật chơi để trẻ nắm được
trước khi thực hiện nội dung trò chơi. Luật chơi
giúp cho người tổ chức, hướng dẫn chơi hướng trẻ
vào mục đích mà trò chơi đặt ra, nó qui định việc
thực hiện các hành động chơi.
+ Nội dung, mục đích chơi phải có tác dụng đối
với sự phát triển tâm lí nói chung và trí tuệ của trẻ.
+ Một trò chơi học tập có thể khai thác được
nhiều khía cạnh khác nhau với những yêu cầu và
qui ước khác nhau. Sự thay đổi cách chơi, luật chơi
không chỉ hình thành ở trẻ sự năng động, linh hoạt
mà còn gây hứng thú, tránh sự nhàm chán ở trẻ.
Ví dụ: Cùng là phân loại một số loài hoa
nhưng hôm nay ta yêu cầu trẻ phân loại theo màu
sắc, ngày mai theo hình dạng, hôm sau là theo mùi
hương....
* Kiểm tra đánh giá kết quả chơi
Dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ nhận
thức, luật chơi và thái độ của trẻ trong khi chơi,
giáo viên tổ chức:
- Cho trẻ được tự đánh giá nhận xét kết quả
chơi của mình, của bạn.
- Sau đó giáo viên cần nhận xét, đánh giá kết
quả chơi của trẻ một cách công bằng tạo cho trẻ tự
tin và sự cố gắng hơn ở các trò chơi sau. Kết quả
chơi đánh giá sự tiến bộ của trẻ, thông qua đó cô
giáo điều chỉnh việc thiết kế và tổ chức chơi ở trẻ.
- Tạo cho trẻ tâm thế chờ đợi niềm vui ở
những trò chơi tiếp theo.
3. Kết luận
Thực tiễn đổi mới giáo dục mầm non hiện
nay cho thấy, trò chơi học tập được sử dụng như
một phương pháp, phương tiện hữu hiệu nhằm
phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non
nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng, giúp trẻ được
khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, các trò
chơi học tập đã được thiết kế sẵn và có số lượng
chưa nhiều, nội dung nghèo nàn, ít hấp dẫn đối với
trẻ. Giáo viên mầm non còn lúng túng trong việc
thiết kế và tổ chức trò chơi. Vì vậy việc hướng dẫn
thiết kế và tổ chức trò chơi học tập cho trẻ mẫu
giáo giúp giáo viên mầm non chủ động sáng tạo ra
các trò chơi phù hợp, hấp dẫn với trẻ, đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay, tiến tới
thực hiện thành công chương trình giáo dục mầm
non mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đào Thanh Âm (chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hoà (2002), Giáo dục học mầm non (tập 1, 2,
3), ĐHSP Hà Nội.
[2] Bộ giáo dục và đào tạo- Vụ GDMN-Trung tâm nghiên cứu GDMN (2001), Hướng dẫn thực hiện
công tác chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo ( 3-4 tuổi; 4-5 tuổi; 5-6 tuổi), NXB Hà Nội.
[3] Nguyễn Thị Thu Hiền (2008), Trò chơi, thí nghiệm tìm hiểu môi trường thiên nhiên (trẻ 5-6 tuổi),
NXB Giáo dục.
[4] Nguyễn Thị Thu Hiền (2008), Trò chơi giúp bé làm quen với số và phép đếm, NXB Giáo dục.
[5] Nguyễn Thị Hòa (2009), Phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi
học tập, NXB Đại học Sư phạm.
[6] Trương Thị Xuân Huệ (2001), Phương pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng
toán ban đầu cho trẻ mẫu giáo lớn, Thành phố Hồ Chí Minh.
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 4, SỐ 1 (2014)
81
[7] Nguyễn Ánh Tuyết (2008), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non (từ lọt lòng đến 6 tuổi), NXB Đại
học Sư Phạm.

More Related Content

Similar to 281-Article Text-483-1-10-20200723.pdf

Sáng kiến một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động t...
Sáng kiến một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động t...Sáng kiến một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động t...
Sáng kiến một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động t...nataliej4
 
Skkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non
Skkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm nonSkkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non
Skkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm nonnataliej4
 
Tài liệu giảng dạy môn hoạt náo trong du lịch
Tài liệu giảng dạy môn hoạt náo trong du lịchTài liệu giảng dạy môn hoạt náo trong du lịch
Tài liệu giảng dạy môn hoạt náo trong du lịchnataliej4
 
Sang kien kinh nghiem mon the duc tieu hoc
Sang kien kinh nghiem mon the duc tieu hocSang kien kinh nghiem mon the duc tieu hoc
Sang kien kinh nghiem mon the duc tieu hocnguyenduy4121
 
Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trong chươ...
Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trong chươ...Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trong chươ...
Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trong chươ...nguyenduy4121
 
Mot so bien phap to chuc tro choi dan gian trong chuong trinh the duc tieu học
Mot so bien phap to chuc tro choi dan gian trong chuong trinh the duc tieu họcMot so bien phap to chuc tro choi dan gian trong chuong trinh the duc tieu học
Mot so bien phap to chuc tro choi dan gian trong chuong trinh the duc tieu họcnguyenduy4121
 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành trải nghiệm 5 6 tuổi c...
Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành trải nghiệm 5 6 tuổi c...Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành trải nghiệm 5 6 tuổi c...
Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành trải nghiệm 5 6 tuổi c...jackjohn45
 
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Skkntoan2013
Skkntoan2013Skkntoan2013
Skkntoan2013Anh Thu
 
ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...
ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...
ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...nataliej4
 
Cách Thức Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Trường Trung...
Cách Thức Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Trường Trung...Cách Thức Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Trường Trung...
Cách Thức Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Trường Trung...nataliej4
 
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...NuioKila
 
Tác dụng giáo dục, rèn luyện tư duy của board game [cờ bàn]
Tác dụng giáo dục, rèn luyện tư duy của board game [cờ bàn]Tác dụng giáo dục, rèn luyện tư duy của board game [cờ bàn]
Tác dụng giáo dục, rèn luyện tư duy của board game [cờ bàn]Miss La Sen house
 

Similar to 281-Article Text-483-1-10-20200723.pdf (20)

Sáng kiến một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động t...
Sáng kiến một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động t...Sáng kiến một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động t...
Sáng kiến một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động t...
 
Skkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non
Skkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm nonSkkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non
Skkn nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non
 
# 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
# 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Giỏi.docx# 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
# 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
 
Luận Văn Thiết Kế Và Sử Dụng Hệ Thống Trò Chơi Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Dạy Họ...
Luận Văn Thiết Kế Và Sử Dụng Hệ Thống Trò Chơi Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Dạy Họ...Luận Văn Thiết Kế Và Sử Dụng Hệ Thống Trò Chơi Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Dạy Họ...
Luận Văn Thiết Kế Và Sử Dụng Hệ Thống Trò Chơi Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Dạy Họ...
 
Tài liệu giảng dạy môn hoạt náo trong du lịch
Tài liệu giảng dạy môn hoạt náo trong du lịchTài liệu giảng dạy môn hoạt náo trong du lịch
Tài liệu giảng dạy môn hoạt náo trong du lịch
 
Sang kien kinh nghiem mon the duc tieu hoc
Sang kien kinh nghiem mon the duc tieu hocSang kien kinh nghiem mon the duc tieu hoc
Sang kien kinh nghiem mon the duc tieu hoc
 
Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trong chươ...
Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trong chươ...Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trong chươ...
Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp tổ chức trò chơi dân gian trong chươ...
 
Mot so bien phap to chuc tro choi dan gian trong chuong trinh the duc tieu học
Mot so bien phap to chuc tro choi dan gian trong chuong trinh the duc tieu họcMot so bien phap to chuc tro choi dan gian trong chuong trinh the duc tieu học
Mot so bien phap to chuc tro choi dan gian trong chuong trinh the duc tieu học
 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành trải nghiệm 5 6 tuổi c...
Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành trải nghiệm 5 6 tuổi c...Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành trải nghiệm 5 6 tuổi c...
Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ thực hành trải nghiệm 5 6 tuổi c...
 
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
Danh Sách 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Mầm Non, Từ Sinh Viên Khá ...
 
Skkntoan2013
Skkntoan2013Skkntoan2013
Skkntoan2013
 
ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...
ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...
ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ GIÚP TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI HỌC TỐT HOẠT Đ...
 
Cách Thức Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Trường Trung...
Cách Thức Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Trường Trung...Cách Thức Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Trường Trung...
Cách Thức Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Trường Trung...
 
Luận án: Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi Tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi Tỉnh Tuyên QuangLuận án: Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi Tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi Tỉnh Tuyên Quang
 
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
Một số hình thức dạy trẻ 24 - 36 tháng phát triển nhận thức trong hoạt động n...
 
Tác dụng giáo dục, rèn luyện tư duy của board game [cờ bàn]
Tác dụng giáo dục, rèn luyện tư duy của board game [cờ bàn]Tác dụng giáo dục, rèn luyện tư duy của board game [cờ bàn]
Tác dụng giáo dục, rèn luyện tư duy của board game [cờ bàn]
 
Tham khảo 200 đề tài luận văn thạc sĩ mầm non,mới nhất.docx
Tham khảo 200 đề tài luận văn thạc sĩ mầm non,mới nhất.docxTham khảo 200 đề tài luận văn thạc sĩ mầm non,mới nhất.docx
Tham khảo 200 đề tài luận văn thạc sĩ mầm non,mới nhất.docx
 
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (19)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

281-Article Text-483-1-10-20200723.pdf

  • 1. UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.1 (2014) 76 THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON DESIGNING AND ORGANIZING LEARNING GAMES FOR CHILDREN AT KINDERGARTEN Tôn Nữ Diệu Hằng Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng Email: tonnudieuhang@gmail.com TÓM TẮT Vui chơi là hoạt động thường xuyên của con người ở mọi lứa tuổi. Đối với trẻ mẫu giáo – lứa tuổi mới bắt đầu tiếp xúc với thế giới xung quanh và cộng đồng xã hội, vui chơi luôn được gắn liền với học tập. Trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo luôn được người lớn, nhất là các cô nuôi dạy trẻ ở trường mẫu giáo quan tâm tổ chức. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay không phải cô nuôi dạy trẻ và trường mẫu giáo nào cũng tổ chức được những trò chơi học tập phù hợp và bổ ích cho trẻ. Bài viết đi sâu nghiên cứu về cách thiết kế và tổ chức trò chơi học tập cho trẻ nhằm góp phần giúp các cô nuôi dạy trẻ và trường mẫu giáo có cơ sở để xây dựng và tổ chức các hoạt động trò chơi bổ ích cho trẻ, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mẫu giáo hiện nay Từ khoá: trò chơi học tập; thiết kế trò chơi học tập; tổ chức trò chơi học tập; trẻ mẫu giáo; cô giáo mầm non, trường mầm non. ABSTRAT Having fun is a regular activity of people of all ages. As for kindergarten children who start to contact the surrounding world and social community, it is associated with the learning process. Games for them are always concerned by adults, especially kindergarten teachers. However, in reality not all the kindergartens and teachers can hold suitable and helpful games for children. The paper studies how to design and organize learning games for children in order to enable kindergartens and teachers to have the foundation to create useful games for children, which helps meet the requirements of improving the quality of current kindergarten education. Key words: learning games; designing learning games; organizing learning games; kindergarten children; kindergarten teachers; kindergartens. 1. Đặt vấn đề Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, “trẻ học mà chơi, chơi mà học”. Trò chơi học tập là một trong số các loại trò chơi được sử dụng như một phương tiện nhằm giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ, giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu chơi, nhu cầu học, khám phá và hòa nhập vào thế giới xung quanh. Vì vậy, việc thiết kế và tổ chức trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non là một việc làm vô cùng quan trọng. 2. Nội dung 2.1. Trò chơi học tập của trẻ mẫu giáo 2.1.1. Khái niệm về trò chơi, trò chơi học tập Trò chơi là một hoạt động có nguồn gốc từ lao động và chuẩn bị cho thế hệ trẻ đến với lao động. Trò chơi mang bản chất xã hội, nội dung chơi phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh. Trò chơi không nảy sinh một cách tự phát mà do ảnh hưởng có ý thức hoặc không có ý thức từ phía người lớn và bạn bè, giao tiếp xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trò chơi [5, tr.36]. Trò chơi học tập là loại trò chơi chứa đựng các yếu tố dạy học, và có nguồn gốc trong nền giáo dục dân gian. Nó thuộc nhóm trò chơi có luật, do người lớn nghĩ ra cho trẻ chơi và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học, hướng tới việc phát triển hoạt động trí tuệ cho trẻ [5, tr.39]. 2.1.2. Kết cấu của trò chơi học tập Mỗi trò chơi học tập bao gồm 3 thành tố, và chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nếu thiếu một trong ba thành tố thì không thể tiến hành trò chơi được. Đó là: + Nội dung chơi: Chính là nhiệm vụ nhận thức
  • 2. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 4, SỐ 1 (2014) 77 và là thành phần cơ bản của trò chơi, nó khơi gợi hứng thú, tính tích cực, nguyện vọng chơi của trẻ. Mỗi trò chơi học tập có nhiệm vụ nhận thức của mình, chính điều đó làm cho trò chơi này khác trò chơi kia. + Hành động chơi: Là những động tác trẻ làm trong lúc chơi và nó là thành tố đặc trưng của trò chơi học tập. Các hành động chơi là thành phần chính của trò chơi học tập, thiếu chúng thì không còn là trò chơi nữa. Hành động càng phong phú, nhiều hình nhiều vẻ bao nhiêu thì số trẻ tham gia trò chơi càng nhiều bấy nhiêu và bản thân trò chơi càng lý thú. + Luật chơi: Là qui định buộc trẻ phải tuân thủ khi chơi, nếu phá vỡ chúng thì trò chơi cũng bị phá vỡ. Luật chơi này do nội dung chơi qui định. Và qua luật chơi trẻ đã tạo nên cơ chế tự điều khiển hành vi của mình [1-3]. Khi trẻ tham gia vào trò chơi học tập thì kết thúc trò chơi bao giờ cũng có một kết quả nhất định, đó là trẻ phải hoàn thành một nhiệm vụ nhận thức nào đó. Vì vậy, việc dạy học cho trẻ mẫu giáo bằng các trò chơi học tập đã tạo cho trẻ khả năng giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, không bị áp đặt, nâng cao hứng thú của trẻ, phát triển năng lực tập trung chú ý, tạo điều kiện thuận lợi cho những hành động có định hướng phù hợp với lời chỉ dẫn của cô giáo và đảm bảo cho việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng một cách tốt hơn. Những nhiệm vụ chơi và hành động chơi đòi hỏi trẻ tích cực huy động các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của mình để đạt được kết quả mà trò chơi đặt ra. 2.1.3. Phân loại trò chơi học tập Mỗi trò chơi học tập có một ý nghĩa nhất định đối với sự phát triển của trẻ. Để giúp chúng ta dễ nhận ra ý nghĩa, vai trò của trò chơi học tập đối với sự phát triển tâm lí nói chung và trí tuệ của trẻ nói riêng, thì trò chơi học tập được phân thành các loại sau: - Trò chơi học tập nhằm phát triển các giác quan: nhằm rèn luyện và phát triển hoạt động nhận cảm của trẻ. - Trò chơi học tập nhằm phát triển các thao tác tư duy: quan sát, phân tích, so sánh, khái quát các sự vật hiện tượng. Loto là một dạng cơ bản của trò chơi này. - Trò chơi học tập phát triển óc tưởng tượng của trẻ: dạng cơ bản của trò chơi này là trò chơi mô phỏng. - Trò chơi học tập phát triển trí nhớ: rèn luyện và phát triển trí nhớ của trẻ về những tri thức, những khái niệm, biểu tượng mà trẻ lĩnh hội trước đó. - Trò chơi học tập phát triển ngôn ngữ: nhiều trò chơi có lời ca, tiếng hát để diễn tả nội dung chơi. Chính lời ca, tiếng hát đó làm trẻ vui nhộn, thoải mái, hồn nhiên và qua đó ngôn ngữ của trẻ trở nên mạch lạc. 2.1.4. Ý nghĩa của trò chơi học tập đối với trẻ mẫu giáo Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng, trò chơi học tập có một ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách nói chung và trí tuệ của trẻ mẫu giáo nói riêng. Trò chơi học tập chẳng những dạy cho trẻ trí thông minh, lòng dũng cảm, ý chí kiên cường không chịu lùi bước trước khó khăn mà còn giáo dục cho trẻ tự tin vào bản thân, tính hài hước, tính tổ chức, tính kỉ luật, lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương... “Trò chơi học tập không chỉ là nguồn sống nuôi dưỡng trẻ về cả thể chất lẫn tâm hồn mà còn là nguồn thông tin vô tận, là điều kiện thuận lợi để phát triển khả năng độc lập, óc sáng tạo của trẻ. Trạng thái xúc cảm lành mạnh trong khi chơi thúc đẩy sự phát triển các quá trình tâm lí của trẻ như tri giác, cảm giác, tư duy, chú ý, ghi nhớ, ngôn ngữ... Trong trò chơi, trẻ làm được những điều cao hơn so với khả năng thực, trẻ có thể thực hiện được những nhiệm vụ trí tuệ và thực hành phức tạp” [5,tr.49]. Và dưới ảnh hưởng của trò chơi học tập, trong sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo có một bước tiến rất quan trọng là sự chuyển hóa các thao tác tỉ mỉ bên ngoài với đồ vật vào thao tác trí tuệ bên trong dưới dạng những biểu tượng và khái niệm. Nhờ cấu trúc đặc biệt của trò chơi học tập,
  • 3. UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.1 (2014) 78 luật chơi có chứa đựng những yêu cầu, đòi hỏi mới đối với phương thức giải quyết nhiệm vụ nhận thức, dần dần giúp trẻ làm chủ được hoạt động của mình. Điều đó cho thấy rằng, nếu trò chơi học tập được sử dụng thành hệ thống sẽ góp phần đắc lực vào việc phát triển các quá trình tri giác, cảm giác và biểu tượng của trẻ mẫu giáo. 2.2. Thiết kế trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo 2.2.1. Yêu cầu khi thiết kế trò chơi học tập - Cần đảm bảo các thành tố cấu trúc cơ bản của trò chơi học tập. - Các yếu tố của trò chơi hấp dẫn: tên trò chơi hấp dẫn; luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện; phương tiện chơi sinh động, hấp dẫn, thu hút nhiều trẻ cùng tham gia chuẩn bị. - Trò chơi phải theo hướng mở nhằm đáp ứng mức độ nhận thức khác nhau của trẻ. - Sắp xếp các trò chơi theo mức độ và từng chủ đề giáo dục thành một hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. - Đảm bảo trẻ được chơi vui vẻ, tự do, tự nguyện. 2.2.2. Nguyên tắc thiết kế - Đảm bảo tính mục đích: Phải hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Do đó các thành tố của trò chơi học tập cần hướng vào làm giàu biểu tượng về sự vật hiện tượng, phát triển kĩ năng nhận thức và hành động, giáo dục thái độ đúng đắn đối với cuộc sống xung quanh. - Đảm bảo tính vừa sức: Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo nói chung và đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo nói riêng. - Đảm bảo tính phát triển: Việc thiết kế trò chơi được xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. - Đảm bảo tính đa dạng: Đa dạng về nội dung để hình thành ở trẻ không chỉ các kiến thức, các kĩ năng mà còn giáo dục ở trẻ cả thái độ nhân văn đối với sự vật hiện tượng. - Đảm bảo tính hấp dẫn: Để phát huy tính tích cực, tự do, tự nguyện tham gia trò chơi của trẻ, kích thích ở trẻ nhu cầu tìm tòi, khám phá và có ý nghĩa giải quyết vấn đề. - Đảm bảo tính phổ biến: Có thể sử dụng rộng rãi ở các địa phương, các trường khác nhau, dễ sử dụng; vật liệu, đồ chơi đơn giản, dễ kiếm, dễ làm. 2.2.3. Cách thiết kế trò chơi học tập Bước1: Xác định trình độ phát triển nhận thức hiện tại của trẻ. Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung nhận thức. Bước 3: Lựa chọn và sắp xếp các nội dung theo từng mảng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Bước 4: Lựa chọn và gắn kết các thành tố của trò chơi phù hợp với nội dung nhận thức đã lựa chọn. - Xác định nhiệm vụ nhận thức của trò chơi (chính là nội dung, nhiệm vụ nhận thức mà giáo viên đã lựa chọn ở bước 3). - Lựa chọn hành động chơi của trò chơi: Dựa vào nội dung nhận thức, nhiệm vụ nhận thức đã được xác định và điều kiện của trường lớp (không gian, địa điểm, đồ chơi…). + Có thể lựa chọn các vận động cơ bản như đi, chạy, nhảy, ném bắt, leo trèo… hoặc những vận động sáng tạo như mô phỏng sự vật hiện tượng theo tưởng tượng, trí nhớ, cảm xúc… Tuy nhiên các hình thức vận động chỉ được sử dụng như một yếu tố để tăng phần vui vẻ và thể hiện hiểu biết của trẻ. + Các hành động khám phá: đó là quan sát, tìm kiếm, so sánh, phân tích, phân loại, phê phán, chắp ghép, xé dán… + Hành động đố và đoán: Hành động này thỏa mãn tính tò mò, ham tìm hiểu của trẻ, đồng thời thoả mãn nhu cầu giao tiếp, phát huy tính tích cực trong tư duy, ngôn ngữ của trẻ. Bởi đố và đoán trẻ phải sử dụng các hành động ngôn ngữ (miêu tả, giải thích…), phân tích, so sánh, suy đoán… Như vậy, các hành động chơi phải giúp trẻ định hướng, thực hành các hành động nhận thức. Mỗi trò chơi nên có sự phối hợp 2 hay 3 kiểu hành động chơi khác nhau để tạo nên những trò chơi hấp dẫn, đa dạng. - Xác định luật chơi của trò chơi: Tuỳ thuộc vào nhiệm vụ nhận thức, hành động chơi, đồ dùng, đồ chơi và kết quả chơi của trò chơi. Luật
  • 4. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 4, SỐ 1 (2014) 79 chơi phải biểu đạt rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ và cần thể hiện những việc phải làm và những việc không được làm. Ví dụ khi chơi trò chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát, thì luật chơi là trẻ phải nghe và nói đúng tên bài hát, tên tác giả. Nếu trả lời sai thì sẽ mất lượt chơi hoặc bị thua. - Đặt tên trò chơi: Tên cần đơn giản, dễ hiểu, gợi sự vui vẻ, hướng vào nhiệm vụ nhận thức, hành động chơi như : Đố vòng quanh, Con vật ngộ nghĩnh, Bạn chọn quả nào, Ai giỏi hơn… Khi thiết kế xong trò chơi, giáo viên cho trẻ chơi. Theo dõi quá trình chơi và đánh giá kết quả chơi của trẻ, từ đó giáo viên có thể phát triển trò chơi để chúng trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn thành hệ thống trò chơi mang tính phát triển và có độ mở. Nếu trò chơi không đạt thì chỉnh sửa hoặc loại bỏ. Minh hoạ trò chơi học tập phát triển trí nhớ Ghép lại cho đúng (dành cho trẻ 5- 6 tuổi) + Mục đích của trò chơi: Củng cố hiểu biết của trẻ về cây (hoa, quả). Đồng thời phát triển khả năng quan sát và tư duy trực quan sơ đồ. + Chuẩn bị: Bức tranh cây (hoa, quả) từ bìa cứng và được cắt thành 5-6 mảnh rời. + Cách chơi: Chơi theo cá nhân hoặc nhóm dưới hình thức thi đua. Trẻ ghép các mảnh tranh rời để tạo thành tranh cây (hoa, quả) hoàn chỉnh. 2.3. Tổ chức trò chơi học tập 2.3.1. Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức trò chơi học tập Năng lực tổ chức, cuốn hút trẻ vào trò chơi của giáo viên đóng vai trò quyết định đến kết quả hoạt động giáo dục. Dựa trên lý thuyết “vùng phát triển gần” của L.X.Vưgotxki, thì việc tổ chức trò chơi học tập không đi sau sự phát triển, phụ hoạ cho sự phát triển, mà việc tổ chức trò chơi học tập đó phải đi trước sự phát triển, kéo theo sự phát triển của trẻ. Do đó với vai trò là “điểm tựa”, “thang đỡ”, là người bạn chơi của trẻ, giáo viên mầm non phải thật sáng tạo, vận dụng khéo léo, linh hoạt các phương pháp, biện pháp tổ chức trẻ chơi nhằm giúp trẻ tích cực, hứng thú, kích thích hoạt động trí tuệ, giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ học tập dễ dàng, hiệu quả. 2.3.2. Tổ chức chơi Có thể nói rằng, tổ chức trò chơi học tập chính là hình thức vận động bên trong của nội dung, chúng gắn liền với hoạt động của giáo viên giúp họ hoàn thành được nhiệm vụ phù hợp với mục đích đã đặt ra. Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi học tập đòi hỏi cô giáo có nghệ thuật sư phạm, có năng lực sư phạm hiểu được hứng thú cũng như ý tưởng của trẻ, có kĩ năng hành động cùng trẻ, và biết cách hướng trẻ tới những ý tưởng mới. Do vậy, việc tổ chức trò chơi học tập được diễn ra theo tiến trình sau: * Chuẩn bị chơi - Lập kế hoạch tổ chức chơi + Xác định mục đích, yêu cầu + Lựa chọn nội dung trò chơi học tập và hình thức tổ chức chơi. + Lựa chọn các biện pháp và các phương tiện tiến hành các hoạt động của cô và trẻ trong trò chơi. - Tạo môi trường chơi + Bố trí địa điểm chơi (không gian chơi trong lớp hoặc ngoài lớp). + Lựa chọn đồ dùng đồ chơi, vật liệu chơi để trẻ thực hiện trò chơi. Số lượng và kiểu loại đồ chơi tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu của trò chơi. Số lượng đồ chơi chỉ nên vưa đủ cho trẻ tri giác và hành động; không nên quá nhiều bởi sẽ làm trẻ sao nhãng nhiệm vụ nhận thức. Các phương tiện chơi này phải được sắp xếp ở trạng thái mở để kích thích ý tưởng chơi và tạo hứng thú cho trẻ. * Hướng dẫn trò chơi - Gây hứng thú của trẻ đến trò chơi bằng những lời đề nghị, tạo các tình huống, những câu đố, câu thơ... - Phổ biến nội dung, luật chơi và cách tiến hành: Cô hướng dẫn trò chơi, làm mẫu hành động chơi, kèm theo lời giải thích ngắn gọn và hướng trò chơi vào nhiệm vụ nhận thức.
  • 5. UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.1 (2014) 80 - Cho trẻ chơi: Cô theo dõi, bao quát, nhắc nhở trẻ khi chơi. Cô khuyến khích trẻ rụt rè, chú ý đến khả năng trí tuệ của cá nhân. - Kết thúc cần tạo cho trẻ phấn chấn vì kết quả đã đạt được và tạo tâm thế chờ đợi những trò chơi tiếp theo. * Lưu ý: Trò chơi học tập là một trò chơi có luật với những đặc điểm riêng. Do đó trong quá trình tổ chức cần quan tâm đến một số điều sau: + Nhấn mạnh luật chơi để trẻ nắm được trước khi thực hiện nội dung trò chơi. Luật chơi giúp cho người tổ chức, hướng dẫn chơi hướng trẻ vào mục đích mà trò chơi đặt ra, nó qui định việc thực hiện các hành động chơi. + Nội dung, mục đích chơi phải có tác dụng đối với sự phát triển tâm lí nói chung và trí tuệ của trẻ. + Một trò chơi học tập có thể khai thác được nhiều khía cạnh khác nhau với những yêu cầu và qui ước khác nhau. Sự thay đổi cách chơi, luật chơi không chỉ hình thành ở trẻ sự năng động, linh hoạt mà còn gây hứng thú, tránh sự nhàm chán ở trẻ. Ví dụ: Cùng là phân loại một số loài hoa nhưng hôm nay ta yêu cầu trẻ phân loại theo màu sắc, ngày mai theo hình dạng, hôm sau là theo mùi hương.... * Kiểm tra đánh giá kết quả chơi Dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ nhận thức, luật chơi và thái độ của trẻ trong khi chơi, giáo viên tổ chức: - Cho trẻ được tự đánh giá nhận xét kết quả chơi của mình, của bạn. - Sau đó giáo viên cần nhận xét, đánh giá kết quả chơi của trẻ một cách công bằng tạo cho trẻ tự tin và sự cố gắng hơn ở các trò chơi sau. Kết quả chơi đánh giá sự tiến bộ của trẻ, thông qua đó cô giáo điều chỉnh việc thiết kế và tổ chức chơi ở trẻ. - Tạo cho trẻ tâm thế chờ đợi niềm vui ở những trò chơi tiếp theo. 3. Kết luận Thực tiễn đổi mới giáo dục mầm non hiện nay cho thấy, trò chơi học tập được sử dụng như một phương pháp, phương tiện hữu hiệu nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng, giúp trẻ được khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, các trò chơi học tập đã được thiết kế sẵn và có số lượng chưa nhiều, nội dung nghèo nàn, ít hấp dẫn đối với trẻ. Giáo viên mầm non còn lúng túng trong việc thiết kế và tổ chức trò chơi. Vì vậy việc hướng dẫn thiết kế và tổ chức trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo giúp giáo viên mầm non chủ động sáng tạo ra các trò chơi phù hợp, hấp dẫn với trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay, tiến tới thực hiện thành công chương trình giáo dục mầm non mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đào Thanh Âm (chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hoà (2002), Giáo dục học mầm non (tập 1, 2, 3), ĐHSP Hà Nội. [2] Bộ giáo dục và đào tạo- Vụ GDMN-Trung tâm nghiên cứu GDMN (2001), Hướng dẫn thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo ( 3-4 tuổi; 4-5 tuổi; 5-6 tuổi), NXB Hà Nội. [3] Nguyễn Thị Thu Hiền (2008), Trò chơi, thí nghiệm tìm hiểu môi trường thiên nhiên (trẻ 5-6 tuổi), NXB Giáo dục. [4] Nguyễn Thị Thu Hiền (2008), Trò chơi giúp bé làm quen với số và phép đếm, NXB Giáo dục. [5] Nguyễn Thị Hòa (2009), Phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi học tập, NXB Đại học Sư phạm. [6] Trương Thị Xuân Huệ (2001), Phương pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ mẫu giáo lớn, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 6. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 4, SỐ 1 (2014) 81 [7] Nguyễn Ánh Tuyết (2008), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non (từ lọt lòng đến 6 tuổi), NXB Đại học Sư Phạm.