SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
Download to read offline
1
VÔ THƯỜNG
ĐÔNG Y
VỚI
TRUYỀN THỐNG
ĐẠO HỌC – KHÍ HÓA
Phục bản tháng 07,11,12/2013 : Huỳnh Hiếu Nghị
2009 – 2013
2
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày xưa, khi giao dịch thông tin còn hạn chế, Đông Tây còn cách biệt, tạo hóa cùng
nhân loại đã tùy thuận hình thành hai nền Âm Dương đối lập :
- ĐÔNG Y : Với sở trường Đạo học Khí hóa.
- TÂY Y : Với sở trường Khoa học Thực nghiệm.
Ngày nay, giao dịch thông tin đã tiến bộ đến mức toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa tức là
thống nhất. Thống nhất không phải là hai mặt đối lập tiêu diệt nhau chỉ còn lại một, mà là kết
hợp hài hòa thành một khối Âm Dương thống nhất.
Ai cũng biết Đông y phát xuất từ Trung Quốc, người Trung Hoa gọi Đông y là Trung Y và
rất tự hào về các tác phẩm mà tổ tiên đã để lại cho họ. Đó là Nội (Nội Kinh, Linh khu và Tố vấn),
Nạn (Nan kinh), Thương (Thương Hàn Luận – Trương Trọng Cảnh), Kim (Kim quỹ yếu lược,
nguyên tác Tạp Bệnh Luận – Trương Trọng Cảnh).
Không ai ngờ ngay từ thời Hán, sau khi Trọng Cảnh viết Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh
Luận, không có ai kế thừa được, đó là nguyên nhân chính làm cho Đông y suy đồi cho đến hôm
nay.
Cũng không ai ngờ tại Việt Nam có một nhà Nho sinh quán tại Quảng Nam hiệu Việt
Nhân Lưu Thủy (1887 – 1964), tu Phật và nghiên cứu Đông Y, đã khám phá hầu hết các bí chỉ
làm sách của Ngài Trọng Cảnh, Tiên sinh đã để lại hai tập sách Thương Hàn Luận Bản Nghĩa và
Tạp Bệnh Luận Bản Nghĩa.
Tôi nhờ học tập trong nhóm Đông Y Hán Việt và đọc được Thương Hàn Luận Bản Nghĩa
mà thấy biết truyền thống của Đông Y là Đạo học Khí hóa. Tôi không ngại tài hèn trí mọn ghi lại
đây đôi dòng để giúp cho những người bạn muốn tiếp nối đề xướng “Chấn hưng Đông Y “ của
Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy.
Trung Thu – 2008
Huỳnh Hiếu Hữu
*
3
CHƯƠNG I :
DẪN NHẬP
(Đường vào Đông Y)
Đông Y là môn học có nền tảng từ Triết học Đông phương. Triết Đông mở đầu là học
thuyết Âm Dương được mô tả bằng tượng số . Cho nên người muốn tìm hiểu Đông y cần phải :
 Hiểu biết Hệ Từ.
 Tỏ ngộ Chính Danh.
 Dốc lòng Chánh Tín.
 Nắm chắc Bản Nghĩa.
1. HỆ TỪ :
Hệ từ là lời nói (từ) buộc liền (hệ) với tượng hoặc số để cho người trước, người sau có
chỗ dựa để hiểu như nhau một sự vật.
a. Tượng :
- ○ Hình tròn, tượng vô cực hoặc thái cực.
- △ Hình tam giác, tượng tam cực, tam âm, tam dương.
- □ Hình vuông, tượng Tứ tượng, tứ bộ kinh khí.
- _____ Nét liền, tượng hào dương (cương).
- __ __ Nét đứt, tượng hào âm (nhu).
- ..v..v….
b. Số :
- Số tổng quát : 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10.
- Số chẵn lẻ Âm Dương Thiên Địa :
 Số lẻ là Dương thuộc Thiên : 1,3,5,7,9
 Số chẵn là Âm thuộc Địa : 2,4,6,8,10
4
- Số sinh thành :
 Số sinh : 1,2,3,4,5
 Số thành : 6,7,8,9,10
- Số Âm Dương Lão thành :
 Số Lão Dương : 9 (thuận từ 7 đến 9).
 Số Lão Âm : 6 (nghịch từ 10,8 đến 6).
Người xưa nói số Lão thành mới biến hóa nên dùng số 9 đặt tên Hào Dương, số 6 đặt
tên cho Hào Âm :
- Cửu ngũ : Hào Dương vị thứ 5.
- Lục nhị : Hào Âm vị thứ 2.
- .v.v….
- Số thủy chung :
 Số Thủy : là số 1 [số bắt đầu, cũng gọi là Nguyên].
 Số Chung : là số 10 [số cuối cùng, cũng gọi là Trinh].
Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy viết :
Nói về Âm Dương trong Trời Đất không ai bằng Phục Hy, Văn Vương; đến Khổng Tử viết Hệ
Từ Truyện là rốt ráo.
Nói về Âm Dương trong thân người không ai bằng Hiên Viên, Kỳ Bá; đến Trương Trọng
Cảnh viết Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận là rốt ráo.
Lại nói, Thương Hàn Luận là “ Hệ Từ Văn ” của Y Gia.
Tóm lại, người học Đông Y bỏ qua không đọc Kinh Dịch và Thương Hàn Luận nhất định
không có hiểu biết Hệ Từ, nhất định không thấu đạt được truyền thống Đông Y.
.
5
2. CHÍNH DANH :
Khoa học nào cũng có thuật ngữ, Chính Danh là hiểu biết chính xác các thuật ngữ, các
tên của sự vật.
- Đồng có tên Thái Dương nhưng lại có nghĩa rất khác nhau :
 Tại Hệ Tứ Tượng (4 quẻ 2 hào, tượng 4 Kinh - 4 Khí), Kinh Dịch gọi tên 4 quẻ này theo
nghĩa Thái Thiếu (Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm), Thái Dương có nghĩa là
Dương Nhiệt [ ] tức toàn là Dương, cách gọi này dễ có nhầm lẫn giữa Thiếu Dương
và Thiếu Âm; trái lại Đông Y truyền thống gọi tên theo tượng Kinh Khí (Dương Nhiệt,
Dương Hàn, Âm Nhiệt, Âm Hàn), cách gọi này tránh được nhầm lẫn giữa Dương Hàn và
Âm Nhiệt.
 Tại Hệ Bát Quái (8 quẻ 3 hào, tượng 2 Kỳ Kinh và 6 Kinh - 6 Khí), Kinh Dịch gọi tên 8 quẻ
này theo tượng Tự nhiên (Càn, Khôn, Chấn, Tốn, Khảm, Ly, Cấn, Đoài), còn Đông Y truyền
thống gọi 8 quẻ này theo tượng Kinh Lạc (Đốc, Nhâm, Thiếu Dương, Khuyết Âm, Thái
Dương, Thiếu Âm, Thái Âm, Dương Minh). Tại Hệ này Thái Dương có tượng 3 hào là Khảm,
Thủy [ ] tương ứng với cách gọi cả Kinh Khí là Thái Dương Hàn Khí hàm nghĩa Thái
Dương là mặt trời chiếu soi Hàn Thủy của đại dương sinh thành một Khí bao quanh quả
đất bảo vệ vạn vật gọi là Thái Dương Khí (Khí giao là Âm Dương Khí đã giao tạo thành mọi
sinh hoạt trong vũ trụ cũng như trong thân người).
 Tại Hệ Tạng Tượng (16 quẻ 4 hào, tượng 4 Kỳ Kinh và 12 Kinh – 12 Khí) Kinh Dịch không
gọi tên, Đông Y truyền thống gọi là Tạng Tượng. Tại Hệ này Thái Dương Hàn Khí được gọi
thêm Thủ Túc Kinh và Tiêu Bản Khí cho rõ ràng hơn (Túc Thái Dương Kinh, Bản Hàn Khí),
đôi khi chỉ gọi Kinh rồi kế tiếp là Tạng Phủ có Khí tương ứng (Túc Thái Dương Bàng Quang
thuộc Kinh Dương Hàn – Khí Âm Hàn ).
Thái Dương còn được gọi là Cự Dương với hàm nghĩa là Kinh dài và lớn thống lãnh các
Kinh, cũng còn được gọi là Khuyết Dương với ý là Kinh khiếm khuyết và Dương vì nó hành
Hàn là Âm Khí.
- Bắt đầu tiết 1, Ngài Trọng Cảnh đã dùng ngay Hư Tự ‘Chi vi ’; Bản Nghĩa chú giải là ‘ Thái
Dương Chi Kinh Khí vi bệnh ‘ với hàm nghĩa ‘ Thái cực thị sinh Lưỡng Nghi ’, là 2 mặt làm
bệnh tại Thái Dương (Bản Hàn Bản Nhiệt hoặc Tiêu Âm Tiêu Dương). Ở tiết này, hầu hết
Thời Y không hiểu được thâm ý của tác giả nên bỏ bớt chữ ‘chi ’ hoặc chữ ‘vi‘ .
- Mạch Thương Hàn tại Kinh Thái Dương là Phù Khẩn mà đôi khi nơi sách lại có mạch Phù nhi
Khẩn, Thời Y không rõ được thâm ý của tác giả khi thêm chữ ‘nhi’ giữa 2 chữ Phù Khẩn là
6
để giúp người sau phân hiểu chỗ khác nhau của bệnh tình là chỉ có Phù Khẩn thì bệnh do 1
Kinh còn Phù nhi Khẩn là bệnh do 2 Kinh.
- Các tên Phương Thang như Tiểu Sài Hồ, Đại Sài Hồ, Đại Hãm Hung, Tiểu Hãm Hung .v.v..
không nên hiểu là thang thuốc nhỏ lớn mà phải hiểu theo chủ trị của nó, đơn thuần hoặc
Âm hoặc Dương, hoặc Hàn hoặc Nhiệt thì gọi là Tiểu [小] ; còn kiêm trị cả Âm Dương, Hàn
Nhiệt thì gọi là Đại [大] .
Bước vào rừng y (Hạnh Lâm) người học còn gặp nhiều thuật ngữ không kể xiết,Tiên
sinh Việt Nhân Lưu Thủy nhờ tỏ ngộ Chính Danh nên dễ dàng làm Bản Nghĩa 2 sách Thương Hàn
Luận và Tạp Bệnh Luận .
3. CHÁNH TÍN :
Có lòng tin chân thật về trật tự vũ trụ vạn vật mới có thể hiểu được truyền thống
Thánh Nhân đã truyền tải. Càng là hậu học càng không nên vội vàng cố chấp chỉ một đoạn văn
mà phải xét kỹ vấn đề một cách toàn diện :
a. Thiếu Âm không phải là Khu mà là Hạp:
 Nội Kinh luận Khí Hóa có chỗ viết “ Thái Dương -Thái Âm vi Khai, Dương Minh – Khuyết
Âm vi Hạp, Thiếu Dương – Thiếu Âm vi Khu “. Người học không nên cố chấp điều này vội
vàng hiểu Thiếu Âm là Khu mà phải thận trọng xét kỹ hơn. Cùng luận Khí Hóa cũng có chỗ
viết ‘ Kinh Thái Dương chủ Hàn Khí nó gặp ở giữa (Trung kiến) để cân bằng với Kinh đối
lập là Thiếu Âm chủ Nhiệt Khí ‘. Nếu đã là đối lập, Thái Dương là Khai thì Thiếu Âm tất
nhiên là Hạp, huống chi chúng nó lại chủ hai Khí Hàn Nhiệt ?
 Cũng tại Nội Kinh khi luận phép trị có viết ‘Thái Dương - Thiếu Âm tòng Bản tòng Tiêu,
Dương Minh - Thái Âm tòng Bản, Thiếu Dương – Khuyết Âm bất tòng Tiêu Bản nhi tòng
Trung hiện ’.
 Châm cứu kinh huyệt đồ xác định “ 3 Kinh Dương là Thái Dương – Dương Minh thì ở hai
bên còn Thiếu Dương thì ở giữa; 3 Kinh Âm là Thái Âm – Thiếu Âm thì ở hai bên còn
Khuyết Âm thì ở giữa. Điều này thêm một lần chứng minh vai trò Trung hiện và Khu
chuyển của hai Kinh Thiếu Dương – Khuyết Âm (không phải là Thiếu Dương - Thiếu Âm).
 Thương Hàn Luận tiếp theo Nội Kinh cũng xác định quan hệ Khí Hóa của Lục Kinh ‘Thái
Dương -Thiếu Âm là cặp Kinh Âm Dương Hàn Nhiệt, Dương Minh -Thái Âm là cặp Kinh Âm
Dương Táo Thấp, Thiếu Dương - Khuyết Âm là cặp Kinh Âm Dương Trung Hiện ‘ . Chứng tỏ
Thiếu Âm không phải là Khu mà là Hạp.
7
Thánh Nhân làm Kinh chân thật không thiếu sót, Nội Kinh có chỗ sai chẳng qua do
người sao chép nhầm lẫn mà thôi, Hậu học như chúng ta không nên cố chấp mà phải hiểu theo
Tự nhiên ‘Thái Dương – Thái Âm là Khai, Dương Minh – Thiếu Âm là Hạp, Thiếu Dương –
Khuyết Âm là Khu ‘.
b. Phủ Tam Tiêu và Tạng Tâm Bào Lạc là gì ?
Sách Đông Y thường nói : “ Ngũ Tạng Lục Phủ “ tương ứng với Ngũ Hành Lục Khí. Thực
tế có 12 Kinh, rõ ràng có 6 Phủ 6 Tạng. Như vậy là thân người có 5 Phủ 5 Tạng đủ hình tích ứng,
với 5 Hành còn 1 Phủ 1 Tạng là con đường giao liên khí huyết nuôi dưỡng cả thân người và 5
Tạng 5 Phủ kia.
Kéo dài ngàn năm Đông Y không biết rõ ràng về Phủ Tam Tiêu và Tạng Tâm Bào Lạc.
Đến thế kỷ 19 Bác sĩ Đường Tôn Hải viết bộ Trung Tây Hối Thông, có công khám phá rõ ràng về
Tam Tiêu là con đường lưu thông của Thủy và Khí. Còn về Tạng Tâm Bào Lạc thì lại không dám
quyết là cái gì, có lẽ nỗi bức xúc này khiến tác giả viết cuốn Huyết chứng luận.
Học giả gọi Tạng Tâm Bào Lạc là màng bao tim. Việc sai lầm này phải chăng vì hời hợt
bỏ mất chữ lạc, chỉ còn hai chữ Tâm bào nên cố chấp gọi nó là màng bao tim không có chức
năng gì đáng nói. Chữ “Lạc” từ Nội Kinh có nghĩa là Mạch máu, tại sao không có ai nghĩ được
Tạng Tâm Bào lạc là Mạch máu, hệ tuần hoàn ngoài tim, đường lưu thông của Hỏa và Huyết trải
khắp châu thân và các Tạng Phủ.
Như vậy chức năng của Phủ Tam Tiêu và Tạng Tâm Bào Lạc là vận hành Khí Huyết
Vinh Vệ toàn thân, phù hợp với nhu cầu của cơ thể (Khí Huyết thuộc Hậu Thiên, trước nó là
Thủy Hỏa thuộc Tiên Thiên; cặp Dương Trung Hiện gồm có 2 Phủ Tam Tiêu và Đởm điều hành
Thủy Khí; cặp Âm Trung Hiện gồm có 2 Tạng Tâm Bào Lạc và Can điều hành Hỏa Huyết; bốn chất
liệu này châu lưu Doanh Vệ toàn thân.
c. Phủ Tam Tiêu không phải hành Hỏa mà thuộc hành Thủy :
Mãi đến ngày nay giới Đông Y còn cho Phủ Tam Tiêu thuộc hành Hỏa. Nếu điều này
đúng thì :
- Tâm + Tiểu Trường + Tâm Bào Lạc +Tam Tiêu = 4 Hỏa
- Thận + Bàng Quang = 2 Thủy.
Như vậy làm sao có được sự cân bằng Thủy Hỏa. Thiết tưởng có sai lầm này là do mê
tín ở chỗ Nội Kinh gọi Thiếu Dương tướng Hỏa không chịu đọc chức năng của Tam Tiêu là : “
Quan quyết độc, xuất phát thủy đạo “. Lại nữa, Tam Tiêu xuất phát từ Thận hệ đối lập với Tâm
Bào Lạc xuất phát từ Tâm hệ, cho nên Tam Tiêu nhất định thuộc hành Thủy. Nhân Thân có :
8
- Tâm + Tiểu Trường + Tâm Bào Lạc = 3 Hỏa.
- Thận + Bàng Quang + Tam Tiêu = 3 Thủy.
Như vậy Thủy Hỏa trong thân người mới cân bằng điều hòa.
Do không Chánh Tín mà giới Đông Y đã có những sai lầm kéo dài ngàn năm làm
cho ngày nay Đông Y mai một.
4. BẢN NGHĨA :
Người học Đông Y, đọc sách : “Nhân Thân Khí Hóa” của Lương Y Việt Cúc, ai cũng thấy
6 chữ : “ Trị bệnh tất cầu kỳ Bản “. Thử hỏi Bản là gì ? Nhiều người trả lời đó là nguyên nhân
sanh bệnh. Nói như vậy chưa thật xác đáng. Nếu thật biết 6 chữ này nằm tại Chương “ Âm
Dương Ứng Tượng Đại Luận “ của Nội Kinh thì nghĩa chữ “ Bản ” rõ ràng là Âm Dương. Tiên sinh
Việt Nhân Lưu Thủy còn nói : “ Thánh Nhân ưu tư về sức khỏe nên trước giải nguyên lý ‘Âm
Dương Hàn Nhiệt ‘ rồi sau làm sách Thương Hàn “ . Âm Dương là cốt lõi của Đạo học, Hàn Nhiệt
là cốt lõi của Khí hóa. Bản Nghĩa của sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận là tại 4 chữ này.
*
9
CHƯƠNG II
ĐẠO HỌC
(Âm Dương có gốc Tuyệt đối và ngọn Tương đối)
Theo dấu người xưa Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nói :
Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo.
1. ĐẠO LÀ GÌ ?
Trong Triết học Đông phương chữ Đạo không chỉ có nghĩa bắt buộc như luân lý, cũng
không chỉ có nghĩa giới răn như tôn giáo. Chữ Đạo là nhận thức của con người về qui luật tự
nhiên của Trời Đất. Đạo là con đường dời đổi (Dịch) của sự vật trong vũ trụ nhân sinh với cái thể
không dời đổi (bất Dịch) của nó là Nhất Âm Nhất Dương.
Hiện tại ai cũng biết Âm Dương là 2 mặt tương phản của sự vật, đó là hiện tượng tương
đối của sự vật gọi là Âm Dương đối lập; nhưng ít ai chịu biết gốc của sự vật là bản chất tuyệt đối
và do không thể chia lìa với gốc tuyệt đối, Âm Dương của sự vật còn được gọi là Âm Dương
thống nhất. Học thuyết Âm Dương được truyền thừa từ xưa đến nay với 3 qui luật Âm Dương
cần và đủ là Âm Dương tương đối [hiện tượng], Âm Dương Hổ căn [bản chất tuyệt đối], Âm
Dương bình hành [tuyệt đối mà tương đối].
Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nói : “Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo”. Câu này là người
nói theo Kinh Dịch, Hệ Từ Thượng, chương 5 :
- Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo (1).
- Kế chi giã, Thiện dã (2).
- Thành chi giã, Tính dã (3).
- Nhân giã kiến chi vị chi Nhân (4).
- Trí giã kiến chi vị chi Trí (5).
- Bách tính nhật dụng nhi bất tri (6).
- Cố quân tử chi Đạo tiễn hỉ (7).
10
Tạm dịch như sau :
(1) Đạo là con đường dời đổi của sự vật với cái thể không dời đổi của nó là Nhất Âm Nhất Dương.
(2) Đi ra (hướng tán vạn thù) còn kế tục được Đạo gọi là Thiện.
(3) Đi vào (hướng qui nhất bản) thành tựu được Đạo gọi là Tính.
(4) Người thiên về Nhân gọi Đạo là Nhân.
(5) Người thiên về Trí gọi Đạo là Trí (Sự thật Nhân và Trí là hai mặt Âm Dương của Đạo).
(6) Bách tính là trăm họ hằng ngày dùng Đạo mà không biết.
(7) Cho nên Đạo của người quân tử (là người biết rõ đạo Nhất Âm Nhất Dương) rất hiếm có.
Kinh Dịch lại nói Thái cực “ thị sinh Lưỡng nghi ” có nghĩa Thái cực là đã sinh Lưỡng
nghi. Lưỡng nghi tức là Nhất Âm Nhất Dương. Cho nên Kinh Dịch nói : “Đạo là Thái cực “. Nghĩa
này cụ thể, hình dung được rõ ràng.
Đạo Đức Kinh nói :“Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật “.Có Lý giải :
 Đạo sinh nhất : Đạo sinh Thái cực tức Đạo Nhất.
 Nhất sinh nhị : Là Thái cực sinh Lưỡng nghi.
 Nhị sinh tam : Lưỡng nghi tức Âm Dương đối lập (2), hiệp với Âm Dương thống nhất (1)
thành 3.
 Tam sinh vạn vật : Âm Dương tương giao sinh vạn vật (3).
Chữ ‘sinh’ hàm nghĩa Đạo biến hóa tùy thời.
Lại nói : “Vô cực sinh Thái cực”, như vậy Đạo là Vô cực (khi chưa phân cực),cho thấy
Đạo Đức Kinh nói nghĩa chữ Đạo khi còn mập mờ, thấp thoáng, khó nhận thấy.
Trái lại theo Đồ Đại Diễn của Kinh Dịch có thể Lý giải câu nói trên của Đạo Đức Kinh
như vầy :
 Đạo sinh nhất : Thái cực sinh Nhất Âm Nhất Dương là Lưỡng nghi (2 quẻ 1 hào).
 Nhất sinh nhị : Lưỡng nghi sinh Tứ Tượng (4 quẻ 2 hào).
 Nhị sinh tam : Tứ Tượng sinh Bát Quái (8 quẻ 3 hào).
 Tam sinh vạn vật : Bát Quái sinh 64 Thành Quái tượng vạn vật (64 quẻ 6 hào).
11
Lão Tử nói “ Đạo là Vô cực ” (sự vật khi chưa phân cực), Khổng Tử lại nói “ Đạo là
Thái cực “ (sự vật khi đã phân cực) ,vậy thì chữ Đạo chẳng qua có nghĩa ‘tùy thời ’ của Thánh
Nhân mà thôi !
a- Đạo Dịch
Loài người nhận thức vạn vật luôn dời đổi với cái thể không dời đổi là Nhất Âm Nhất
Dương làm thành sách Kinh Dịch đầy đủ 3 mặt:
 Thể : Bất dịch, không dời đổi là Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo.
 Tướng : Biến dịch, dời đổi biến hóa tuần hoàn không ngừng.
 Dụng : Giản dị, hai đức tính căn bản của Âm Dương.
b- Đạo Thái cực – Đạo Nhất
Thái là lớn, Cực là rất, Thái cực là cái rất lớn; Định nghĩa này e không phù hợp với nhận
định “Vạn vật các hữu Thái cực”. Cho nên cần định nghĩa lại như sau : Thái là toàn thể, Cực là
các phân cực như Âm cực Dương cực … , Thái cực là cái toàn thể gồm hết thảy các phân cực mà
chủ thể đã chia ra. Người xưa dành chữ Đạo để nói về Âm Dương thống nhất, hiệp với câu
“Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo” tức là Đạo Thái cực = Đạo Nhất :
- Nho Giáo : Đức Khổng Tử nói “Ngô đạo nhất dĩ quán chi” có nghĩa là Đạo của ta dùng
“cái nhất” để quan sát tất cả.
- Phật Giáo : Tu giải thoát bằng pháp môn “bất nhị”. Kinh Hoa Nghiêm nói “Một là tất cả,
tất cả là một”.
- Công Giáo : Chúa Kitô là “con một” của Thiên chúa.
c- Đạo Trú Dạ
- Đạo (Thiên thời) : Thời thống nhất.
- Trú Dạ (Địa vị) : Thế đối lập.
Đạo Trú Dạ tức vừa nói Thời là Âm Dương thống nhất, vừa nói Vị là Âm Dương đối lập.
.
12
d- Đạo Tam Cực
Tam cực là gồm 2 cực Âm Dương đối lập và 1 cực Âm Dương thống nhất là cực Trung Hòa :
- Tam Tài: Thiên – Nhân – Địa [Thiên Địa là 2 cực Âm Dương và Nhân là 1 cực Trung Hòa].
- Tam Vận : Khai (mở) – Khu (bản lề) – Hạp (đóng). [Khai Hạp là 2 cực Âm Dương và Khu là
1 cực Trung Hòa].
e- Đạo Kiền – Đạo Khôn
Kiền Khôn là 2 quẻ 3 hào thuộc hệ Bát Quái thể hiện Đạo Tam cực (Kiền là Tam Dương
– tượng cha, Khôn là Tam Âm – tượng mẹ). Nói túi Kiền Khôn là gợi ý Đạo Âm Dương thống
nhất; nói cửa Kiền Khôn là gợi ý Nghĩa Âm Dương đối lập. Phối hợp Âm Dương với 2 hào Thể và
1 hào Dụng gọi là :
- Kiền đạo thành Nam (2 hào Thể Nhu, 1 hào Dụng Cương) :
 : Quẻ Chấn, Dụng Cương tại Hạ, tượng Trưởng Nam.
 : Quẻ Khảm, Dụng Cương tại Trung, tưởng Trung Nam.
 : Quẻ Cấn, Dụng Cương tại Thượng, tượng Thiếu Nam.
- Khôn đạo thành Nữ (2 hào Thể Cương, 1 hào Dụng Nhu) :
 : Quẻ Tốn, Dụng Nhu tại Hạ, tượng Trưởng Nữ.
 : Quẻ Ly, Dụng Nhu tại Trung, tượng Trung Nữ.
 : Quẻ Đoài, Dụng Nhu tại Thượng, tượng Thiếu Nữ.
f- Đạo Vuông Tròn :
Hệ Từ truyện nói : “Cát Hung Hối Lẫn sinh hồ động“ có liên quan Tứ Tượng xác minh
vai trò Trung Thiên và Đạo Vuông Tròn. Kinh Dịch tỏ rõ có 3 hệ :
 1 hào : Lưỡng nghi (chia 2) = Tiên Thiên = Đạo
 2 hào : Tứ Tượng (chia 4) = Trung Thiên = Truyền Chuyển.
 3 hào : Bát Quái (chia 8) = Hậu Thiên = Đời.
13
Tròn là tượng Thái Cực nhị phân Âm Dương, Vuông là Tứ Tượng; xưa nay Kinh Dịch
truyền thừa tượng đồ Thái Cực chính là Đồ Thái Cực nhi Tứ Tượng, cụ thể hơn dân gian Việt
Nam có truyện cổ tích bánh chưng bánh dầy cũng chính là nhắc nhớ Đạo Vuông tròn. Cơ cấu
của Dịch Lý là Trung Đạo đường liên kết giữa 2 cực Âm Dương và khởi đầu của hệ Trung Thiên
nơi Kinh Dịch là Tứ Tượng (tứ tượng – 16 tạng tượng – 64 tượng vạn vật). Đức Trọng Cảnh thừa
kế tuyệt vời hệ Trung Thiên này và làm rõ tứ bộ Sinh Lý Bệnh Lý, tiếp nối điều này Cụ Việt Nhân
Lưu Thủy cũng có một nhận định để Đời về Khí Hóa bằng câu:
Nhị Âm Nhị Dương Chi Vị Khí
Bốn chữ Âm Dương Hàn Nhiệt là Tứ Bộ Kinh Khí nơi thân người gồm có Dương Hàn - Dương
Nhiệt và Âm Hàn – Âm Nhiệt là cơ chuyển hóa từ Sinh Lý đến Bệnh Lý khi thọ bệnh và ngược lại
khi trị lành.
Từ ngàn xưa, Đức Trọng Cảnh đã để lại Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận là một bộ
sách bệnh lý học vô cùng quý giá nêu rõ cơ chuyển biến của nó là Khí Hóa có cơ sở là hệ Kinh
Lạc và Bộ vị Tấu nơi thân người. Chủ trương Tứ Bộ Âm Dương Hàn Nhiệt với đầy đủ 3 mặt Khí
làm bệnh,Kinh thọ bệnh,Lạc truyền chuyển bệnh là một ứng dụng tuyệt vời từ Kinh Dịch truyền
thống cho nên từ đó về sau ít có người theo kịp do Kinh Dịch đã bị xuyên tạc.
Cụ Lưu Thủy tuy là người Việt nhưng thấm nhuần Nho Giáo và Phật Giáo lại nhờ hiểu
thấu Đạo Vuông tròn nên đã để lại cho dân tộc ta các di cảo đề xướng chấn hưng Đông Y vô
cùng quý giá cần được quan tâm thừa kế và phát huy.
14
2. ĐỨC LÀ GÌ ?
Đức là khả năng dùng Đạo, sử dụng 2 qui luật thống nhất và đối lập kể cả 2 tính giản
dị của Âm Dương.
Kinh Dịch Hệ Từ Hạ nói : “Thiên Địa chi đại đức viết sinh” có nghĩa Đức lớn của Trời
Đất là sinh dưỡng vạn vật, cũng như nói : Kiền Khôn , Khôn Đức … . Đức của Thánh Nhân là
khéo dụng tính Giản Dị, Cương Nhu qua 2 câu thơ bất hủ của Lục Tượng Sơn :
Giản dị công phu chung cửu đại
Chi li sự nghiệp cánh phù trầm.
Nghĩa là :
Công phu giản dị cuối cùng được lớn mạnh lâu dài.
Chi li tạo lập sự nghiệp rốt lại cũng là chìm nổi
Tôi còn nhớ thầy dạy Hán văn Trung học có đọc 2 câu thơ giúp nhớ về chữ Đức :
Chim Cúc mà đậu cành tre.
Thượng thập, hạ tứ, nhất đề chữ tâm.
彳 : Bộ sách, bước chân trái có ý nghĩa làm hoặc đi.
十 : Chữ Thập số 10, số chung tượng Tròn.
四 : Chữ Tứ số 4, tượng Vuông.
一 : Chữ Nhất nghĩa là một.
心 : Chữ Tâm, nghĩa là lòng.
Người xưa viết chữ Đức có ngụ ý muốn có Đức thì phải Một lòng làm theo Đạo Vuông Tròn.
3. Y ĐẠO – Y ĐỨC :
a- Y Đạo:
Y Đạo là con đường hành y hợp Tự nhiên theo đúng các qui luật của Âm Dương.
15
*Thân người cần có sức khỏe cường tráng, Âm Dương điều hòa là vô bệnh.
*Tâm người cần được an lạc, tư tưởng tĩnh lặng là vô niệm.
*Cá nhân lại không tách rời xã hội nên xã hội Hòa bình Thống nhất là vô cửu.
Ngành Y trong xã hội cần được nhiều ngành tương quan hổ trọ, thì Y Đạo mới trọn vẹn được.
b- Y Đức :
Y Đức là năng lực sử dụng Y Đạo. Người thầy thuốc muốn rèn luyện Y Đức, khi học phải
theo truyền thống Y Đạo, khi làm đem lại cho người bệnh sức khỏe về Thân, sức khỏe về Tâm
và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, nhân ái.
4. NHẬN ĐỊNH :
Hào Thượng quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu có hào từ : “ Tự Thiên hựu chi, cát vô bất
lợi “ có nghĩa ‘Tự được Trời giúp cho, mọi việc đều tốt, không gì là không lợi ‘.
Đức Khổng Tử có giải thêm ở Hệ Từ Hạ : ‘Sở dĩ được Trời giúp sức là nhờ biết thuận ‘.
Người xưa từng nói : Thuận Thiên giã tồn, nghịch Thiên giã vong.
Có tín ngưỡng gọi Đạo là Trời, không tín ngưỡng gọi Đạo là qui luật.
Thuận qui luật thì được qui luật giúp đỡ
Trái qui luật thì bị qui luật trừng phạt.
Nào khác gì Lão Tử nói nơi Đạo Đức Kinh : “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên
pháp Đạo, Đạo pháp Tự nhiên ”.
Tóm lại thuận qui luật Tự nhiên gọi là có Đạo, nghịch qui luật Tự nhiên gọi là thất
Đức. Hai chữ Đạo Đức rất giản dị nhưng lại rất sâu sắc. Trong đời sống thế gian 2 qui luật
Âm Dương thống nhất và Âm Dương đối lập không bao giờ rời nhau :
Âm Dương điều hòa là Sinh lý
Âm Dương bất hòa là Bệnh lý.
Gốc Tuyệt đối là Âm Dương thống nhất = Đạo.
Ngọn Tương đối là Âm Dương đối lập = Nghĩa.
16
CHƯƠNG III
KHÍ HÓA
(Năng lực sinh hoạt của vạn vật)
Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nói :
Nhị Âm Nhị Dương chi vị Khí
1. KHÍ HÓA LÀ GÌ ?
Khí : Trong Triết học Đông Phương, khí không chỉ là thể hơi, không khí, mùi hương mà
còn là môi trường và bao hàm các năng lực (Lý, Hóa…) giúp sự vật sinh hoạt, đổi dời.
Hóa : Là một trong hai từ biến hóa, hai thuộc tính dời đổi của Âm Dương :
Dương biến thành Âm
Âm hóa thành Dương.
Do Hóa là quá trình tiến từ Âm đến Dương, từ xấu đến tốt, cho nên thường được ghép
với nhiều từ khác như Tiến hóa, Văn hóa. Nhưng khi gặp từ Hóa người đọc cần hiểu nó nằm
trong 2 từ biến hóa.
Khí Hóa là nhận thức của con người về nguyên nhân dời đổi của sự vật, trong vũ trụ nhân
sinh, đều bằng năng lực gọi là khí, chưa trong môi trường và trong bản thân sự vật.
2. TỨ TƯỢNG – TỨ KHÍ – TỨ KINH :
Nhị Âm Nhị Dương là Hệ 2 nét có 4 quẻ gọi là Tứ Tượng, còn gọi là Khí thì xưa nay mới
thấy lần đầu. Nét thứ nhất đọc là Âm Dương, nét thứ hai đọc là Hàn Nhiệt :
 Tứ Tượng : 4 quẻ 2 hào của Kinh Dịch. Do tuân thủ Hệ Tiên Thiên đại diễn từ 1 đến 6
hào nên có cách đọc từ dưới lên.
17
 Tứ Khí : 4 Khí Dương Nhiệt – Dương Hàn – Âm Nhiệt – Âm Hàn. Do là 2 hào trên nên
cũng đọc từ dưới lên đồng với Tứ Tượng.
: Dương Nhiệt : Táo Khí.
: Âm Hàn : Thấp Khí.
: Dương Hàn : Dương Hàn Khí .
: Âm Nhiệt : Âm Nhiệt Khí.
 Tứ Kinh : cũng là 4 Kinh Dương Nhiệt – Dương Hàn – Âm Nhiệt - Âm Hàn. Nhưng là 2
hào dưới nên phải đọc từ trên xuống (2 tượng Kinh Dương Hàn, Âm Nhiệt đảo ngược với 2
tượng Khí).
: Dương Nhiệt : Dương Minh Kinh.
: Âm Hàn : Thái Âm Kinh.
: Dương Hàn : Thái Dương Kinh.
: Âm Nhiệt : Thiếu Âm Kinh.
 Trong tứ bộ Kinh Khí thì Dương Nhiệt thuần Dương và Dương Hàn thuần Âm nên xưa
nay không có sự lẫn lộn, riêng Dương Hàn và Âm Nhiệt thường có sự lầm lẫn giữa trên dưới của
các nét Âm Dương Hàn Nhiệt. Cụ Lưu Thủy nói ‘Thiếu Âm là phản ảnh của Thái Dương’ (Âm
Nhiệt là phản ảnh của Dương Hàn); thực tế cho thấy rất rõ là Kinh Khí đều như vậy :
- Khí Dương Hàn ; Khí Âm Nhiệt .(tượng ở trên, đọc từ dưới lên)
- Kinh Dương Hàn ; Kinh Âm Nhiệt . (tượng ở dưới, đọc từ trên xuống)
3. PHÂN LOẠI TỨ TƯỢNG :
Tứ Tượng có vị trí không đổi, nhưng tùy cách phân loại mà có trật tự Hệ từ như sau :
a- Âm Dương Nhị Phân (hệ theo 4 thời gian)
Dương Nhiệt : Nguyên – Sinh
Dương Hàn : Hanh – Trụ
Âm Nhiệt : Lợi – Dị
Âm Hàn : Trinh – Diệt
18
b- Âm Dương tuần hoàn (hệ theo 4 mùa)
Dương Hàn : Xuân - Sanh
Dương Nhiệt: Hạ - Trưởng
Âm Nhiệt : Thu - Thâu
Âm Hàn : Đông - Tàng
c- Âm Dương đối lập (hệ theo 4 thời vận)
Dương Nhiệt : Cát - Dương
Âm Hàn : Hung - Âm
Dương Hàn : Hối – Biến
Âm Nhiệt : Lẫn - Hóa
4. TỨ KHÍ LÀM BỆNH :
a- Lưỡng nghi bệnh :
Thái Dương [Dương Hàn] làm bệnh Thương Hàn.
Thiếu Âm [Âm Nhiệt] làm bệnh Trúng Phong.
Do Dương Hàn và Âm Nhiệt đầy đủ tính Âm Dương nên có khả năng tự làm bệnh và lây
truyền các Kinh khác.
*Dương Hàn (Dương Kinh Hàn Khí) : Dương Kinh bị Thương bởi Hàn Khí nên gọi là Thương Hàn.
*Âm Nhiệt (Âm Kinh Nhiệt Khí) : Nhiệt Khí bị Âm Kinh (Nhiệt + Hàn = Phong) làm bệnh tại Cơ
Nhục (Biểu Trung) nên gọi là Trúng Phong.
19
Thái Dương là Thái cực, Thái Dương bệnh là Thái cực bệnh, Thái Dương có Kinh có Khí,
Khí có Tiêu có Bản cũng như Thái cực có Lưỡng Nghi do đó bệnh có Thương Hàn, có Trúng
Phong.
Kinh của Thái Dương (Nhiệt) làm bệnh Trúng Phong.
Khí của Thái Dương (Hàn) làm bệnh Thương Hàn.
Bản Khí của Thái Dương (Hàn) làm bệnh Thương Hàn.
Tiêu Khí của Thái Dương (Nhiệt) làm bệnh Trúng Phong.
b- Tứ bộ bệnh :
- Đơn bệnh tại Tứ Kinh :
Thái Dương bệnh Hàn,Dương Minh bệnh Ôn, Thiếu Âm bệnh Phong, Thái Âm bệnh Thấp.
- Kiêm bệnh tại Tứ Kinh :
Khí Thái Dương Hàn và Thiếu Âm Nhiệt kết hợp làm Lưỡng nghi bệnh đã trình bày, còn
lại 2 Khí Dương Minh Táo và Thái Âm Thấp có đặc điểm :
. Khí Dương Minh Táo là Dương Nhiệt, thuần Dương.
. Khí Thái Âm Thấp là Âm Hàn, thuần Âm.
Hai Khí này không tự làm bệnh, muốn làm bệnh phải có sự kết hợp với Thái Dương
(Dương Hàn) hoặc với Thiếu Âm (Âm Nhiệt).
- Dương Nhiệt + Dương Hàn làm Ôn bệnh.
- Dương Nhiệt + Âm Nhiệt làm Phong Ôn.
- Âm Hàn + Dương Hàn làm Hàn thấp.
- Âm Hàn + Âm Nhiệt làm Phong Thấp.
Tóm lại, Tứ Khí làm ra 6 bệnh danh là Trúng Phong, Thương Hàn và Ôn bệnh, Phong
Ôn, Hàn Thấp, Phong Thấp.
20
5. ÂM DƯƠNG – HÀN NHIỆT- TIÊU BẢN :
Thương Hàn Luận Bản Nghĩa nói về Tiêu Khí, Bản Khí rất dễ hiểu :
Bản Nhiệt = Dương Nhiệt + Âm Nhiệt
Bản Hàn = Dương Hàn + Âm Hàn
Tiêu Dương = Dương Nhiệt + Dương Hàn [hiệp Bản Nhiệt]
Tiêu Âm = Âm Hàn + Âm Nhiệt [hiệp Bản Hàn]
6. KẾT LUẬN :
Đức Trọng Cảnh chủ trương dùng Tứ Tượng để luận Tứ Khí Tứ Kinh . Nhiều người cho
như thế là không đúng với Nội Kinh (chủ trương Lục Khí). Lục Khí chẳng qua là Tứ Khí Âm Dương
Hàn Nhiệt, 2 cặp đối lập này với 2 Khí Trung Hiện của chúng là Thiếu Dương và Khuyết Âm. Đây
không phải là ước tóm mà là phân tích cho rõ hơn chức năng của Lục Khí tại Lục Kinh làm thành
6 bệnh danh cốt yếu của sách Thương Hàn. Chủ trương như vậy càng làm sáng tỏ truyền thống
Đông Y là Đạo học Khí hóa và Bản Nghĩa của Tứ bộ Âm Dương Hàn Nhiệt.
*
21
CHƯƠNG IV
BỘ VỊ
(Xứ sở của Sinh Lý và Bệnh Lý)
Khí hóa là tùy Thời (Thiên tùy Địa) nói lúc Kinh Lạc làm bệnh. Bộ Vị là thuận Vị (Địa
thuận Thiên) nói chỗ Kinh Lạc bị bệnh. Người học Đông Y qua loa vội vàng theo Bát cương học
Bộ Vị chỉ 2 phần là Biểu và Lý. Sự thật của Đạo Tam Cực nói về Bộ Vị của Nhân thân Khí hóa thì
ngoài 2 cực Âm Dương đối lập là Biểu Lý, còn có 1 cực Trung Hòa. Bộ Vị gọi cực này là Tấu Lý.
1. TẤU LÝ LÀ GÌ ?
Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nói : “Tấu là chỗ thông hội chân nguyên của khí Tam Tiêu.
Lý là đường Văn nét Lý trãi suốt Bì Phu tới Tạng Phủ “. Nói Tam Tiêu tức là chỉ nói Dương không
nói Âm, Âm của Tam Tiêu chính là Tâm Bào Lạc. Tam Tiêu và Tâm Bào Lạc là nền tảng, đạo lộ của
Hệ Kinh Lạc, nơi Kinh Lạc thông tới ngọn, hội về gốc. Tấu Lý [!] là toàn bộ mạn lưới Kinh Lạc có
chức năng liên kết Biểu Lý làm một, điều hành, nuôi dưỡng Biểu – Lý không khác với chức năng
xung hòa Khí đối với 2 Khí Âm Dương đối lập.
[!] Trong Hán tự chữ Lý (Tấu Lý) có bộ Vương ( ) nghĩa là Văn nét, vùng đất, dặm đường …
khác với chữ Lý (Biểu Lý) có bộ Y ( ) nghĩa là trong đối với ngoài ; cho nên dùng chữ Hán để
trình bày đoạn trên không có trở ngại, trái lại nếu dùng chữ Việt thì hai chữ Lý đều giống nhau dễ
có nhầm lẫn. Người thuật đề nghị về sau dùng một chữ Tấu không kèm chữ Lý khi nói về Bộ Vị
(Biểu – Tấu – Lý) chẳng những giản lược mà còn tránh được nhầm lẫn.
2. TẤU CÓ 2 PHẦN :
a- Tấu Bán Biểu : là phần mạn lưới Kinh Lạc trãi suốt phần Biểu. Trong phần này Kinh Lạc
vào ra (Nội Ngoại) theo chiều ngang (Hoành).
b- Tấu Bán Lý : là phần mạn lưới Kinh Lạc trãi suốt phần Lý.Trong phần này Kinh Lạc lên
xuống (Thướng Há) theo chiều dọc (Tung). Tại Lý, Tấu Bán Lý liên kết với Cách để phân
kết phần Thượng và phần Trung; liên kết với Đái để phân kết phần Trung và phần Hạ.
22
3. BIỂU CÓ 3 PHẦN :
a- Bì Phu :
Là Biểu ngoài, phần ngoài nhất bao bọc và bảo vệ cơ thể, có Bộ Vị Trung hiệp với Khí
Hóa là Hàn Khí.
- Kinh Lạc chủ Bộ Vị : Kinh Thủ Dương Minh Đại Trường và Kinh Thủ Thái Âm Phế (Nội
Kinh).
- Kinh Lạc chủ Khí Hóa : Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang và Kinh túc Thiếu Âm Thận chủ
Hàn Khí (Thương Hàn Luận).
b- Cơ Nhục:
Là Biểu giữa, nơi Vinh Vệ sơ hội, có Bộ Vị Trung hiệp với Khí Hóa là Phong Khí.
- Kinh Lạc chủ Bộ Vị : Kinh Túc Dương Minh Vỵ và Kinh Túc Thái Âm Tỳ (Nội Kinh).
- Kinh Lạc chủ Khí Hóa : Kinh Túc Thiếu Dương Đởm và Kinh Túc Khuyết Âm Can chủ
Phong Khí. (Thương Hàn Luận).
c- Tấu Biểu :
Là Biểu trong, nối liền mạn lưới Kinh Lạc trãi suốt phần Biểu, có Bộ Vị Trung hiệp với
Khí hóa là Nhiệt Khí.
- Kinh Lạc chủ Bộ Vị : Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu và Kinh Thủ Khuyết Âm Tâm Bào
Lạc (Nội Kinh).
- Kinh Lạc chủ Khí Hóa : Kinh Thủ Thái Dương Tiểu Trường và Kinh Thủ Thiếu Âm Tâm chủ
Nhiệt Khí (Thương Hàn Luận).
4. LÝ CÓ 3 PHẦN :
a- Phần trên (Thượng) - Chủ Nhiệt Khí gồm có 3 Tạng : Phế - Tâm – Bào Lạc.
*Tạng Tâm Bào Lạc phát xuất từ Tâm, tùy thuộc phần trên nhưng bao gồm mạch máu khắp cơ
thể.
b- Phần giữa (Trung) – Chủ Phong Khí gồm có 6 Phủ Tạng : Vỵ, Tỳ - Đởm, Can – Tiểu
Trường, Thận.
c- Phần dưới (Hạ) – Chủ Hàn Khí gồm có 3 Phủ : Tam Tiêu - Bàng Quang - Đại Trường.
23
*Phủ Tam Tiêu thuộc Hệ Thận - Bàng Quang phát xuất tại phần dưới nhưng lưu chuyển mọi
đường nước và luồng khí khắp cơ thể.
5. VAI TRÒ CỦA BỘ VỊ :
Khí Hóa và Bộ Vị là cặp Âm Dương cũng như Thời Vị trong Kinh Dịch. Mỗi Bộ vị đều có
Kinh Lạc chủ Khí Hóa thích hợp Trung Hiệp. Cho nên trong Thương Hàn Luận Đức Trọng Cảnh
dùng từ “ Danh Viết “ để gọi tên bệnh đều là hàm ý kiêm chỉ Bộ Vị thọ bệnh.
a- Kiêm chỉ Bộ Vị thọ bệnh :
Tại Thiên Thái Dương sách Thương Hàn Luận Bản Nghĩa, tiên sinh Lưu Thủy có lời chú
như sau :
- Danh viết Thương Hàn : Chỉ bệnh tại Bì Phần.
- Danh viết Trúng Phong : Chỉ bệnh tại Nhục Phần.
- Danh viết Ôn Bệnh : Chỉ bệnh tại Tấu bán Biểu.
- Danh viết Phong Ôn : Chỉ bệnh tại Tấu bán Lý.
- Danh viết Hoành : Chỉ bệnh từ Tấu bán Biểu ra Biểu, Kinh Lạc đi Hoành (ngang).
- Danh viết Tung : Chỉ bệnh từ Tấu bán Lý vào Lý, Kinh Lạc đi Tung (dọc).
- Danh viết Cách, danh viết Đại : Chỉ bệnh tại Cách Mô là chỗ Kinh Lạc tập trung để triều
hội về Phế làm thành Mạch Tượng nơi Thốn khẩu.
b- Dùng tên thuốc gọi chứng :
Dùng thuốc gọi tên chứng là có hàm ý chứng tại Bộ Vị :
- Ma Hoàng chứng : Chứng tại Bì Phu.
- Quế Chi chứng : Chứng tại Cơ Nhục.
- Sài Hồ chứng : Chứng tại Tấu.
.
24
6. KẾT LUẬN :
Chủ trương Khí Hóa nhưng không bỏ sót Bộ Vị là nền Y học đầy đủ tánh Âm Dương. Ngày
nay số đông học Đông Y chú trọng thuyết Ngũ Hành (Vị) bỏ qua Lục Khí (Thời). Thiên lệch như
vậy trách sao Đông Y không mai một ?
*
25
CHƯƠNG V
KINH LẠC
(Nền tảng của Khí Hóa)
Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nói :
Tam Âm Tam Dương chi vị Kinh
Người xưa thường nói : “ Học Y mà không học Kinh Lạc như người đi đêm tối không có
trăng sao đèn đuốc “. Nội Kinh Linh Khu, sách chuyên nói về Kinh Lạc trong truyền thống Đông
Y. Tiếc rằng ngày nay giới Đông Y , ngành Châm Cứu thì học Kinh Lạc qua loa những đường kinh
có Huyệt, ngành Thang Dược thì học hời hợt Lý luận cơ bản về Âm Dương Ngũ Hành, không hề
học Kinh Lạc; trách sao Đông Y không mai một !
Kinh Lạc trên thân người là cơ sở của Đạo học - Khí hóa (Âm Dương Hàn Nhiệt), đối
tượng cốt yếu của truyền thống Đông Y.
1. KINH LẠC LÀ GÌ ?
Kinh là những đường năng lực tạo thành một mạng lưới có chức trách vận hành khí
huyết nuôi dưỡng và điều hòa mọi sinh hoạt của cơ thể; bên trong dính kết với Phủ Tạng, bên
ngoài nối liền với thịt da và các quan khiếu.
Mỗi Kinh gồm có :
- Lạc (mạch máu) là con đường lưu thông của Huyết ( + Hỏa) dính kết với các năng lực
thuộc Ngũ Hành của Đất.
- Khí (luồng hơi) là con đường lưu thông của Khí ( + Thủy) nối liền với các năng lực thuộc
Lục Khí của Trời.
TRỜI THẦN TÂM THỂ HỒN KHÍ
NGƯỜI KHÍ PHẾ - TỲ - CAN THỂ PHÁCH KINH
ĐẤT TINH THẬN THỂ XÁC LẠC
26
Trong con người Thể Phách là mạng lưới Kinh Lạc. Khí Kinh Lạc không bao giờ rời nhau
khi con người còn sống.
Thương Hàn Luận là sách bệnh lý xiển minh Kinh Lạc từ đầu đến cuối :
- Nói Mạch tượng : Chứng của Lạc.
- Nói run rẩy, đau, cứng : Chứng của Kinh.
- Nói sợ gió, sợ lạnh : Chứng của Khí.
2. BÁT QUÁI – LỤC KINH – LỤC KHÍ :
Nói Hệ 3 nét có 8 quẻ gọi là Bát Quái. Trong Bát Quái có cha mẹ là 2 Kỳ Kinh và 6 con là
Lục Kinh hành Lục Khí.
TƯỢNG QUẺ TÊN QUẺ QUAN HỆ KINH KHÍ
KIỀN CHA ĐỐC DƯƠNG
KHÔN MẸ NHÂM ÂM
ĐOÀI THIẾU NỮ DƯƠNG MINH TÁO
CẤN THIẾU NAM THÁI ÂM THẤP
LY TRUNG NỮ THIẾU ÂM NHIỆT
KHẢM TRUNG NAM THÁI DƯƠNG HÀN
TỐN TRƯỞNG NỮ KHUYẾT ÂM PHONG
CHẤN TRƯỞNG NAM THIẾU DƯƠNG HỎA
27
3. TAM ÂM – TAM DƯƠNG :
Tam Âm Tam Dương thường được mô tả bằng 2 tam giác đều đối đỉnh, đỉnh cao là
Dương, đỉnh thấp là Âm, 2 Tam Âm Tam Dương là 6 và thể hiện của nó gồm có Lục Khí – Lục
Kinh.[khi trái thường Lục Khí là Lục Dâm].
a- Phân hiểu Lục Khí – Lục Dâm – Lục Kinh :
Lục Khí là 6 Khí bình thường trong Trời Đất cũng như trong con người. Lục Dâm là 6
Khí bất thường. Thân người có Lục Kinh hành Lục Khí, Lục Khí này khi bình thường làm thành
Sinh Lý, khi bất thường làm thành Bệnh Lý.
*Phân hiểu Lục Khí và Lục Dâm:
- Lục Khí : PHONG(gió) – HÀN(lạnh) – NHIỆT(nóng) – THẤP(ẩm) – TÁO(ráo) – HỎA(lửa).
- Lục Dâm: PHONG(gió)– HÀN(lạnh) – THỬ(nắng) - THẤP(ẩm) – TÁO(ráo) - HỎA(lửa).
(theo thứ tự thường dùng đối xứng giữa lục khí và lục dâm).
 Do nhận thức Lục Dâm cũng chỉ là 6 khí bình thường chuyển biến bất thường mà ra nên
người xưa chỉ gọi Lục Dâm khác với Lục Khí nơi cặp Nhiệt Thử để phân hiểu.
 Đông Y truyền thống có nhận thức bệnh lý không đơn thuần do Lục Dâm của bên ngoài tác
động mà chủ yếu là do Lục Dâm bên trong tạo ra, gắn liền với quan niệm Lục Kinh điều hành
Lục Khí, Khí làm bệnh và Kinh thọ bệnh.
 Đông Y hiện nay trái lại cố chấp chỉ có Lục Dâm bên ngoài làm bệnh mà không biết đến chức
năng của Lục Kinh hành Lục Khí trong thân người.
*Phân hiểu Lục Khí và Lục Kinh:
- Lục Khí: HÀN (lạnh) – TÁO(Ráo) – HỎA(lửa) – THẤP (ẩm) – NHIỆT(nóng)– PHONG(gió).
- Lục Kinh:Thái Dương–Dương Minh – Thiếu Dương - Thái Âm – Thiếu Âm – Khuyết Âm.
(theo thứ tự đối xứng giữa lục khí và lục kinh thường dùng trong 2 sách Thương Hàn Luận và
Tạp Bệnh Luận).
Theo thứ tự đối chiếu Thái Dương hiệp nhất với Hàn, Thiếu Âm hiệp nhất với Nhiệt,
Thái Âm hiệp nhất với Thấp, Dương Minh hiệp nhất với Táo, Khuyết Âm hiệp nhất với Phong,
Thiếu Dương hiệp nhất với Hỏa. Cách gọi tên Lục Kinh của người xưa rất thuận tự nhiên, không
còn gì để nghi ngờ.
28
b- Ba mối quan hệ giữa Tam Âm và Tam Dương :
Giữa Tam Âm và Tam Dương có 3 mối quan hệ cơ bản :
1) KHÍ HÓA
Mối quan hệ Khí Hóa, Nội Kinh gọi là Trung Kiến. Trung Kiến là gặp ở giữa (Tâm) với
Kinh Khí đối lập.
2) BỘ VỊ :
THÁI DƯƠNG
HÀN KHÍ
THÁI ÂM
BÌ BỘ
DƯƠNG MINH
NHỤC BỘ
KHUYẾT ÂM
PHONG KHÍ
THIẾU DƯƠNG
TẤU BỘ
THIẾU ÂM
NHIỆT KHÍ
KINH KHÍ QUAN HỆ KINH KHÍ
THÁI DƯƠNG
HÀN KHÍ
THIẾU ÂM
NHIỆT KHÍ
DƯƠNG MINH
TÁO KHÍ
THÁI ÂM
THẤP KHÍ
THIẾU DƯƠNG
HỎA KHÍ
KHUYẾT ÂM
PHONG KHÍ
TRUNG HIỆP
TRUNG HIỆP
TRUNG HIỆP
TRUNG KIẾN
TRUNG KIẾN
TRUNG KIẾN
29
3) TRUYỀN KINH
[Hàn vào gọi là Truyền, Nhiệt ra gọi là Chuyển, gọi chung Hàn Nhiệt ra vào là Truyền Chuyển]
23/07/2013
Mối quan hệ Truyền Kinh tạm gọi là Trung chuyển. Trung chuyển là từ Kinh Dương
chuyển đến Kinh Âm hoặc ngược lại.
*Trung Quốc 1963, Trung Y Học Viện, Thương Hàn Luận giảng nghĩa (Hà nội, Nguyễn Trung Hòa
dịch, Bài giảng Thương Hàn). Trong phần Khái Luận có đề nghị xếp Thiên Thiếu Âm sau cùng của
Lục Kinh. Đề nghị này cho thấy nhóm soạn thảo hiểu chưa đúng nội dung của 2 sách Nội Kinh và
Thương Hàn Luận :
- Thiếu Âm không phải là Khu (điều này đã trình bày ở chương I).
- Thứ tự của Lục Kinh xét trong sách Thương Hàn Luận là theo thứ tự hành Kinh của Lục Kinh đã
nói rõ tại Nội Kinh : “ Ngày 1 Thái Dương, ngày 2 Dương Minh, ngày 3 Thiếu Dương, ngày 4 Thái
Âm, ngày 5 Thiếu Âm, ngày 6 Khuyết Âm, ngày 7 trở lại Thái Dương “.
4. BỆNH CỦA LỤC KINH - LỤC KHÍ :
Kinh là nơi chốn thọ bệnh, Khí là động lực làm bệnh. Kinh Thái Dương chủ Hàn Khí dẫn
khởi tất cả bệnh với 2 loại bệnh phát ra từ Kinh này là Thương Hàn [Hàn] và Trúng Phong
[Nhiệt], gọi tắt là Phong Hàn (Lưỡng Nghi bệnh). Cần lưu ý do tên gọi tắt Phong Hàn mà người
sau này hiểu ‘ Phong Hàn là gió lạnh ‘ nên từ đó cố chấp chỉ có Hàn làm bệnh và lầm lẫn cho đó
là nội dung của Thương Hàn Luận.
Tuy có Lục Kinh Lục Khí nhưng chỉ có 4 Kinh Thái Dương [Dương Hàn], Thiếu Âm [Âm
Nhiệt], Dương Minh [Dương Nhiệt], Thái Âm [Âm Hàn] làm bệnh. Còn 2 Kinh Thiếu Dương [Hỏa]
KINH QUAN HỆ KINH
KHUYẾT ÂM
THIẾU DƯƠNG
THÁI DƯƠNG THIẾU ÂM
DƯƠNG MINH THÁI ÂM
TRUNG CHUYỂN
30
và Khuyết Âm [Phong] chủ trì Bộ vị Tấu là đường giao thông của các thể Âm Dương Thủy Hỏa
Khí Huyết nơi thân người. Do đó, cơ thể có 4 bộ bệnh (tương ứng Tứ Tượng):
 Đơn bệnh tại 4 Kinh : Hàn [tại Dương Hàn], Ôn [tại Dương Nhiệt], Phong [tại Âm Nhiệt],
Thấp [tại Âm Hàn].
 Phối bệnh bởi 4 Khí : Ôn Bệnh [Hàn + Ôn], Phong Ôn [Nhiệt + Ôn], Hàn Thấp [Hàn +
Thấp], Phong Thấp [Nhiệt + Thấp].
5. BÁT QUÁI – NGŨ HÀNH :
Trên đã nói Bát Quái với Lục Kinh – Lục Khí, đây nói Bát Quái với Ngũ Hành :
TƯỢNG QUẺ TÊN QUẺ NGŨ HÀNH
KIỀN DƯƠNG
KIMĐOÀI ÂM
KHÔN ÂM
THỔ
CẤN DƯƠNG
LY HỎA
KHẢM THỦY
TỐN ÂM
MỘC
CHẤN DƯƠNG
a- Số Sinh, Số Thành của Ngũ Hành :
Thiên nhất [1] sinh Thủy, Địa lục [6] thành chi.
Địa nhị [2] sinh Hỏa, Thiên thất [7] thành chi.
Thiên tam [3] sinh Mộc, Địa bát [8] thành chi.
Địa tứ [4] sinh Kim, Thiên cửu [9] thành chi.
Thiên ngũ [5] sinh Thổ, Địa thập [10] thành chi.
(Chữ chi cuối của mỗi câu thay thế tên Hành sau số sinh).
31
b- Hà Đồ và Ngũ Hành tương sinh :
Truyền thuyết Hà Đồ nói : “Số sinh thành của Ngũ Hành tương sinh hiện trên lưng con
Linh Quy”.
c- Lạc Thư và Ngũ Hành tương khắc :
Truyền thuyết Lạc Thư nói : “Số sinh thành của Ngũ Hành tương khắc hiện trên lưng
con Long Mã “.
32
d- Ngũ Hành và Địa Vị :
Ngũ Hành thuộc đất (Địa Vị) Hành Thổ dù tương sinh hay tương khắc đều ở tại trung
ương, có tính điều hòa bốn Hành bên ngoài (vai trò vị khí và huyệt Túc Tam Lý). Ngày nay để
tiện việc giảng dạy một lúc hai luật Sinh Khắc, nhiều người vẽ Hành Thổ nằm trên vòng tròn.
Điều này trái với bí chỉ “Địa Vị “ của Ngũ Hành.
e- Ngũ Hành làm bệnh:
 Khi thăng bằng và điều hòa thì Ngũ Hành dù sinh hay khắc cũng là hỗ trợ cho sự sống. Ví
dụ : nhờ Mộc khắc Thổ mà Can giúp Vỵ tiết ra dịch vị (nước chua, axít) tiêu hóa thức ăn ;
cũng nhờ Mộc khắc Thổ mà Can tiết nước mật (Đởm) rót vào hành Tá tràng điều hòa
dịch Vỵ và hỗ trợ việc hấp thu.
 Khi thái quá bất cập, Ngũ Hành mới làm bịnh và được luận theo luật tương khắc. Ví dụ :
theo quy luật Mộc khắc Thổ :
 Khi Mộc bất cập : Mộc không tương khắc được Thổ mà còn bị Thổ khinh lờn (Vũ).
 Khi Mộc thái quá : thì tương khắc đến đè bẹp Thổ (Thừa).
Tóm lại Ngũ Hành chỉ làm bịnh khi tương Thừa tương Vũ. Ví dụ : khi Mộc thái quá sinh
Can khí phạm Vỵ. Vỵ tiết quá nhiều nước chua gây bịnh loét dạ dày (bao tử).
6. KẾT LUẬN :
Bát Quái là thành phần cốt yếu của Kinh Dịch. Kinh Lạc là cơ sở của Đông Y truyền thống.
Bát Quái là biểu trưng của Đạo Tam Cực thì Kinh, Khí, Lạc là 3 thành phần nơi thân người nói lên
sự sống không tách rời con người và trời đất. Cho nên Kinh Lạc với Lục Khí và Ngũ Hành là 3 đối
tượng không thể thiếu sót của người học Đông Y.
*
33
CHƯƠNG VI
TẠNG TƯỢNG
(Chức năng của Kinh Lạc và Phủ Tạng phát huy từ Y Dịch)
Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nói :
- “ Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo “ là nói theo Kinh Dịch.
- “ Nhị Âm Nhị Dương chi vị Khí “ là có Tâm đắc.
- “ Tam Âm Tam Dương chi vị Kinh “ là theo ý của Nội Kinh.
Chúng tôi sau khi đọc Thương Hàn Luận Bản Nghĩa và Tạp Bệnh Luận Bản Nghĩa, lĩnh hội
được một vài ý chỉ cụ chưa nói ra, nay xin phép được nói tiếp :
Tứ Âm Tứ Dương chi vị Tạng Tượng.
1. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT :
- Khi học tập Đông Y tôi đã nghe nói đến Tạng Tượng nhưng đọc sách và hỏi các thầy thì
không thấy ai nói, tìm kiếm cũng không thấy dấu vết nên nghĩ phải chăng chỉ là truyền thuyết
hoặc chỉ là huyền thoại. Khi học Kinh Dịch tôi cũng nghe nói Trung Đồ nhưng cũng không thấy
dấu vết mặc dù tìm tòi đến các di cảo của Cụ Trần Cao Vân.
Trong thập niên 1980 tại Sài gòn có 1 lương y chủ trương phổ biến “Y Dịch Lục Khí “, tôi
rất hâm mộ với mong mỏi tìm học được Tượng của Phủ Tạng, nhưng đành thất vọng vì vị này
chỉ nói theo Bát Quái, Tâm Tiểu Trường đồng là quẻ Ly thuộc Hành Hỏa.
Trong thập niên 1990 tôi kiên trì học tập Thương Hàn Luận Bản Nghĩa và tìm hiểu thuyết
Trung Đạo của Phật Giáo tôi mới bừng tỉnh, mới thấy được Âm Dương của sự vật chỉ là hiện
tượng, còn bản chất của nó chính là cơ cấu tương giao của Âm Dương. Tôi dần dần thấy được
Đạo Tam Cực, thấy được Khí Hóa nơi Nhân thân từ bài thơ Vịnh Tam Tài của Cụ Trần Cao Vân !
Tại sao Dịch có 2 Thời loại Tiên Thiên và Hậu Thiên còn thân người thì chỉ được nêu Bộ Vị Biểu
và Lý ? Thời có 3 là Quá khứ - Hiện tại – Vị lai; Vị có ngoài - giữa – trong hoặc là trên - giữa -
dưới ? Vậy thì còn có 1 Bộ Vị nơi Nhân thân hoặc 1 Thời loại nơi Kinh Dịch là gì ? Tạng Tượng và
Trung Đồ phải chăng là sự thật và có thể tìm thấy ở chỗ này ?
34
- Kinh Dịch Đại Diễn theo Hệ Tiên Thiên (nhị phân) phát triển từng hào một gồm có : Hệ 1
hào có 2 quẻ gọi là Lưỡng Nghi, hệ 2 hào có 4 quẻ gọi là Tứ Tượng, hệ 3 hào có 8 quẻ gọi là Bát
Quái rồi đến hệ 6 hào có 64 quẻ đều có hệ tên; chỉ riêng hệ 4 hào có 16 tượng và hệ 5 hào có
32 tượng là chưa có tên. Như vậy trong 2 hệ này hệ nào là Tạng Tượng ?
- Sách Nội Kinh Tố Vấn dùng từ nói về Tạng Phủ rất rõ ràng. Nếu đối chiếu thêm Tạng
Tượng thì sách Thương Hàn Luận càng xứng đáng là “Hệ Từ Văn” của Y gia.
2. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN :
a- Tích lũy Tư duy :
- Tượng 3 hào có 8 gọi là Bát Quái, tương ứng với Phụ Mẫu là 2 Kỳ Kinh; Lục Tử là Lục Kinh
Lục Khí.
- Đọc Thương Hàn Luận Bản Nghĩa thấy Đức Trọng Sư chỉ nói bệnh của 4 Kỳ Kinh,như vậy :
4 Kỳ Kinh + 12 Kinh = 16 Kinh phù hợp với hệ quẻ 4 hào có 16 tượng.
- Xét thực tế 64 quẻ 6 hào có thể chia thành 3 Thời loại như sau :
. Tiên Thiên : Đại Diễn 6 lần, mỗi lần 1 hào [ 26
] = 64
. Trung Thiên : Trung Hiệp 3 lần, mỗi lần 2 hào [43
] = 64
. Hậu Thiên : Tiểu Thành 2 lần, mỗi lần 3 hào [82
] = 64
- Trung Thiên phải chăng là cơ cấu chuyển hóa từ Tiên Thiên đến Hậu Thiên, là căn bản
của học thuyết Khí Hóa ? 16 quẻ 4 hào lại trùng với 16 quẻ Tứ Trung Hào mà Kinh Dịch
Hệ Từ Hạ đã đề cập càng chứng tỏ hệ quẻ 4 hào là Tạng Tượng với 2 hào dưới là Kinh và
2 hào trên là Khí.
- Nơi sách Thương Hàn Giáo Khoa Tiên sinh Lưu Thủy khẳng định : “ Kinh Khí là một mà
chẳng phải một, Kinh thọ Khí mà Hành, Khí cũng do Kinh mà riêng biệt “. Kinh Khí của
một Phủ Tạng cùng tồn tại không rời nhau từ khi con người được sinh đến khi chết. Mỗi
người là một Thái Cực có 16 tượng Kinh Khí gọi là Tạng Tượng ?
.
35
b- Hệ tên Tạng Tượng :
+ Kinh Dương Nhiệt (Dương Minh) :
c- Kinh Dương Nhiệt, Khí Dương Nhiệt,Thuần Dương Nhiệt, Mạch Đốc.
d- Kinh Dương Nhiệt, Khí Âm Nhiệt, Kinh Túc Dương Minh Vỵ.
e- Kinh Dương Nhiệt, Khí Dương Hàn, Kinh Thủ Dương Minh Đại Trường.
f- Kinh Dương Nhiệt, Khí Âm Hàn, Kinh Túc Thiếu Dương Đởm.
+ Kinh Dương Hàn (Thái Dương) :
g- Kinh Dương Hàn, Khí Dương Hàn, Thuần Dương Hàn, Mạch Đới.
h- Kinh Dương Hàn, Khí Âm Hàn, Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang.
i- Kinh Dương Hàn, Khí Dương Nhiệt, Kinh Thủ Thái Dương Tiểu Trường.
j- Kinh Dương Hàn, Khí Âm Nhiệt, Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu.
+ Kinh Âm Nhiệt (Thiếu Âm) :
k- Kinh Âm Nhiệt, Khí Âm Nhiệt, Thuần Âm Nhiệt, Mạch Xung.
l- Kinh Âm Nhiệt, Khí Dương Nhiệt, Kinh Thủ Thiếu Âm Tâm.
m- Kinh Âm Nhiệt, Khí Âm Hàn, Kinh Túc Thiếu Âm Thận.
n- Kinh Âm Nhiệt, Khí Dương Hàn, Kinh Thủ Khuyết Âm Tâm Bào Lạc.
+ Kinh Âm Hàn (Thái Âm) :
o- Kinh Âm Hàn, Khí Âm Hàn, Thuần Âm Hàn, Mạch Nhâm.
p- Kinh Âm Hàn, Khí Dương Hàn, Kinh Thủ Thái Âm Phế.
q- Kinh Âm Hàn, Khí Âm Nhiệt, Kinh Túc Thái Âm Tỳ.
r- Kinh Âm Hàn, Khí Dương Nhiệt, Kinh Túc Khuyết Âm Can.
c- Phân loại Tạng Tượng :
- Phân loại theo Nội Kinh :
+ Tứ Kỳ Kinh : Đốc, Đới, Xung, Nhâm.
+ Tứ Phủ Tạng Tiên Thiên :Tâm, Bàng Quang, Tiểu Trường, Thận.
+ Tứ Phủ Tạng Hậu Thiên : Vỵ, Phế, Tỳ, Đại Trường.
+ Tứ Phủ Tạng Trung Hiện : Đởm, Can, Tam Tiêu, Tâm Bào.
- Phân loại theo Thương Hàn Luận :
+ Tứ Phủ Tạng Bản Khí :
. Bản Nhiệt : Tâm, Vỵ.
. Bản Hàn : Bàng Quang, Phế.
36
+ Tứ Phủ Tạng Tiêu Khí :
. Tiêu Dương : Tiểu Trường, Đại Trường.
. Tiêu Âm : Thận, Tỳ.
3. KIỂM CHỨNG :
Tuy đã hệ tên và phân loại Tạng Tượng cũng nên nhìn lại chúng có quan hệ với Kinh
Dịch, Nội Kinh và Thương Hàn Luận như thế nào ?
a- Trùng Tượng với Kinh Dịch :
- Tạng Tượng là 16 quẻ 4 hào thuộc hệ Dịch Trung Thiên, có 3 hệ quẻ :
. Tứ Tượng : 4 quẻ 2 hào.
. Tạng Tượng : 16 quẻ 4 hào [hệ giữa của Trung Thiên].
. Tượng vạn vật : 64 quẻ 6 hào.
- Tạng Tượng là 16 Tứ Trung Hào, 4 hào là cốt lõi của 64 quẻ Dịch. Nếu kết hợp mỗi Tạng
Tượng với 2 hào Bản Mạt thuộc hệ Tứ Tượng thì cũng có 64 quẻ 6 hào.
Vì dụ : Tượng Tạng Tâm = là Tứ Trung Hào của 4 quẻ.
Thiên
Trạch Lý
Bát
Thuần Đoài
Thiên
Thủy Tụng
Trạch
Thủy Khốn
*Mỗi Tạng Tượng là cấu thành một quẻ Hổ (gồm 2 Bát Quái), chức năng của quẻ Hổ thường
trùng hợp với chức năng của Tạng Tượng.
37
Ví dụ 1 : Tượng Tạng Tâm có quẻ Hổ là Phong Hỏa Gia Nhân. Tạp Quái truyện ghi Gia
nhân là Nội, trùng hợp với chức năng của Tâm chủ Doanh Nội.
Ví dụ 2 : Tượng Bàng Quang có quẻ Hổ là Lôi Thủy Giải. Tạp Quái truyện ghi Giải là Ngoại,
trùng hợp với Phủ Bàng Quang chủ Vệ Ngoại.
- Tạng Tượng cũng là 16 Tứ Trung Hào của 16 quẻ Bát Thuần và Bát Hợp :
. Bát Thuần : Tứ Trung Hào của nó có Tượng 4 Kỳ Kinh + 4 Phủ Tạng Bản Khí.
Bát Kiền Mạch Đốc
Thuần
Bát
Khôn Mạch Nhâm
Thuần
Bát
Ly Mạch Đái
Thuần
Bát
Khảm
Mạch Xung
Thuần
Bát
Chấn Kinh PhếThuần
Bát
Đoài Kinh Tâm
Thuần
Bát
Cấn Kinh Bàng Quang
Thuần
Bát
Tốn
Kinh Vỵ
Thuần
38
. Bát Hợp :Tứ Trung Hào của nó có Tượng 4 Phủ Tạng Trung Hiện + 4 Phủ Tạng Tiêu Khí.
Địa
Thái Kinh Đởm
Thiên
Thiên
Bỉ Kinh Can
Địa
Thủy
Ký Tế Kinh Tam Tiêu
Hỏa
Hỏa
Vị Tế Kinh Tâm Bào Lạc
Thủy
Sơn
Tổn
Kinh ThậnTrạch
Trạch
Hàm
Kinh Tiểu TrườngSơn
Lôi
Hằng Kinh Đại TrườngPhong
Phong
Ích Kinh TỳLôi
b- Hiệp ý với Nội Kinh :
Tạng Tượng có chức năng và Kinh Khí của Phủ Tạng phù hợp với nội dung của Tố Vấn.
- Phù hợp chức năng :
*Nội Kinh nói Tâm là quan Quân chủ phát ra Thần Minh. Tạng Tượng của Tâm ngoài Tượng Ly
( ) phát xuất tuần hoàn huyết làm ấm cơ thể, còn có tượng Tốn ( ) chủ về đầu não.
Như vậy Tạng Tâm gồm cả não rất phù hợp với chức năng kể trên.
*Bàng Quang là quan Châu Đô, tàng chứa tân dịch. Tạng Tượng Bàng Quang ( ) có tượng
Khảm ( ) là tân dịch, lại gồm có 3 Âm, 1 Dương rất phù hợp với cơ thể con người gồm ¾ là
nước.
39
- Phù hợp Kinh Khí :
*Bàng Quang và Tiểu Trường đồng kinh Thái Dương (Dương Hàn).
. Túc Thái Dương Bàng Quang hiệp với Khí Âm Hàn thuộc Bản Hàn.
. Thủ Thái Dương Tiểu Trường hợp với Khí Dương Nhiệt thuộc Tiêu Dương.
*Tâm và Thận đồng Kinh Thiếu Âm (Âm Nhiệt).
. Thủ Thiếu Âm Tâm hiệp với Khí Dương Nhiệt thuộc Bản Nhiệt.
. Túc Thiếu Âm Thận hiệp với Khí Âm Hàn thuộc Tiêu Âm.
Các điều này phù hợp với nghĩa Tiêu Bản khí.
*Kinh Thủ Dương Minh Đại Trường và Kinh Thủ Thái Âm Phế, khác Kinh nhưng đồng Khí Dương
Hàn ( ), đồng chủ Bì Phu, bảo vệ da lông.
*Kinh Túc Dương Minh Vỵ và Kinh Túc Thái Âm Tỳ, khác Kinh nhưng đồng Khí Âm Nhiệt ( )
đồng chủ Cơ Nhục, tiêu hóa Thủy Cốc.
*Bốn Kinh Trung Hiện :
. Kinh Túc Thiếu Dương Đởm là Dương Nhiệt giao với Âm Hàn.
. Kinh Túc Khuyết Âm Can là Âm Hàn giao với Dương Nhiệt.
. Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu là Dương Hàn Tế (tới) Âm Nhiệt.
. Kinh Thủ Khuyết Âm Tâm Bào là Âm Nhiệt Tế (tới) Dương Hàn.
Bốn Kinh Trung Hiện (2 Thiếu Dương + 2 Khuyết Âm) kể trên là con đường giao tế của 4
cặp Kinh Âm Dương Hàn Nhiệt.
c- Thích nghi với Thương Hàn Luận :
Nhờ học tập Bản Nghĩa mới thấy được Tạng Tượng, tất nhiên Tạng Tượng thích nghi
với Thương Hàn Luận và cũng chính nhờ sự thích nghi này mà Thương Hàn Luận càng lúc càng
được sáng tỏ hơn. Chủ trương của Đức Trọng Cảnh là dùng Hệ Trung Thiên, đặc biệt là Đạo
Vuông Tròn, người học có thể thấy rõ :
. Tứ Kỳ Kinh (Nhâm, Đốc, Xung, Đái) cho thấy lực thăng giáng, xuất nhập nơi thân người.
. 4 Kinh Âm Dương Trung Hiện (Tam Tiêu , Tâm Bào Lạc, Đởm, Can) cho thấy vai trò thăng
bằng và điều hòa 4 chất Khí, Huyết, Thủy, Hỏa lưu hành Vinh Vệ toàn thân.
40
. 4 Kinh Âm Dương Bản Khí (Tâm - Vỵ là Bản Nhiệt, Bàng Quang - Phế là Bản Hàn) tỏ rõ tính
đối lập Hàn Nhiệt của Bản Khí cùng với yêu cầu nuôi dưỡng và bảo vệ toàn thân.
. 4 Kinh Âm Dương Tiêu Khí (Tiểu Trường - Đại Trường là cặp Phủ Tiêu Dương, Thận – Tỳ là
cặp Tạng Tiêu Âm) thể hiện qui luật Tiêu Dương tòng Bản Nhiệt và Tiêu Âm tòng Bản Hàn là
định luật muôn đời của thế vận cũng như trong thân người.
Sau đây là Đồ hình minh họa ý nghĩa của Tạng Tượng nơi Thương Hàn Luận :
4. TRUNG ĐỒ TẠNG TƯỢNG VUÔNG TRÒN :
Thời loại Tiên Thiên của Kinh Dịch có đồ Đại Diễn trật tự phát triển từng hào từ dưới lên,
nhị phân Âm Dương thuận theo đạo Trời; Thời loại Hậu Thiên của Kinh Dịch phát triển từ trên
xuống dưới thành 64 quẻ có thứ tự tùy nhận thức sinh hoạt của loài người. Như vậy 16 quẻ 4
hào Tạng Tượng có thứ tự như thế nào ? Chúng tôi đã kết luận được 2 hào dưới là Kinh và 2
41
hào trên là Khí thì thứ tự của Tạng Tượng tất nhiên chia theo 4 Kinh Khí. Đó là thứ tự được trình
bày nơi Trung Đồ vuông tròn này.
5. NHẬN ĐỊNH :
Con người nhận thức tự nhiên rồi mô tả bằng tượng số là căn bản của Triết học Đông
Phương. Dịch lý và Y lý vốn là một, việc hệ tên 16 tượng 4 hào của Kinh Dịch thành 16 Tạng
Tượng chẳng qua là dựa theo Kinh Khí cho rõ thêm chức năng của Phủ Tạng, trình bày các điều
người xưa vốn biết mà chưa nói.
Người trước dùng Bát Quái (quẻ 3 hào) nói Tâm Tiểu Trường đồng có tượng quẻ Ly
thuộc Hành Hỏa là chỉ đúng theo lý Âm Dương đối lập [hiện tượng tương đối] còn thực tế với
Tạng Tượng là quẻ 4 hào (đồng với Tứ Trung Hào của 64 quẻ tượng vạn vật) thì mới đủ thấy lý
Âm Dương thống nhất [bản chất tuyệt đối] của sự vật, đó là Tâm và Tiểu Trường đồng có quẻ
Tốn (Tâm 4 hào đọc theo quẻ Hổ là Phong Hỏa Gia Nhân, Tiểu trường 4 hào đọc theo quẻ Hổ là
Thiên Phong Cấu). Phong là Khí hòa hợp của 2 khí Hàn Thủy và Nhiệt Hỏa, Thủy được Hỏa
hóa khí thành Phong rất là phù hợp Tự nhiên. Suy rộng thêm Bàng Quang có tượng Lôi
Thủy Giải, Thận có tượng Địa Lôi Phục, cả hai đồng có quẻ Lôi là Hỏa nhờ Thủy biến điện
thành Lôi , hiển lộ đầy đủ 2 mặt Âm Dương đối lập mà thống nhất.
42
CHƯƠNG VII
TRUYỀN KINH
( Đường truyền Sinh Lý và Bệnh Lý sống động)
Mở đầu bài “Tự Tự” của sách Thương Hàn Luận Bản Nghĩa, tiên sinh Việt Nhân Lưu
Thủy khẳng định Thương Hàn không phải là “Ngoại cảm”, cũng không phải là “Nội thương“ mà
là Truyền Kinh bệnh “. Trong thập niên 1970 tại Sài Gòn có Lương Y Việt Cúc sinh quán Gò Công,
viết “ Ngoại cảm truyền biến “ thuận theo Nội dung sách Thương Hàn Luận. Các hiện tượng này
chẳng những xác minh Thương Hàn là luận Truyền Kinh bệnh mà 3 chữ “Truyền Kinh bệnh” còn
tỏ rõ cách nói Trung Đạo gồm tất cả các bệnh từ ngoại cảm truyền biến đến Nội thương. Tuy
nhiên, bệnh bắt đầu từ Kinh nào ? Lý do nào ? Truyền Kinh theo con đường nào ?... là những
điều cần nói rõ.
1. THÁI DƯƠNG KINH :
Nội Kinh Tố Vấn chủ trương Sinh Lý, luận Kinh Thiếu Âm, chủ trì Vinh Huyết, viết
Nhiệt Bệnh Luận.
Trương Trọng Cảnh chủ trương Bệnh Lý, luận Kinh Thái Dương, chủ trì Vệ Khí, viết
Thương Hàn Luận.
Người đời sau thấy khác vội cho là Trọng Cảnh làm luận trái nghịch với Nội Kinh. Không
biết rằng Trọng Cảnh làm sách có thâm ý bổ khuyết Nội Kinh, làm cho tròn đủ hai mặt của một
vấn đề.
- Kinh Thái Dương chủ trì Vệ Khí cho nên Thái Dương bệnh tức là Vệ Khí bệnh, mở đầu cho
mọi bệnh tiếp theo.
- Kinh Thái Dương chủ Biểu, là đường kinh dài nhất trong 6 Kinh, chạy dọc 2 bên cột sống, có
các Du huyệt thông với Ngũ Tạng Lục Phủ và các thể chất trọng yếu trong thân người cho
nên cũng là đầu mối truyền bệnh khắp châu thân.
- Thương Hàn Luận trước hết nói bệnh tại Kinh Thái Dương với 3 Thiên Thượng Trung Hạ
chiếm gần nửa luận điều này càng chứng tỏ tầm quan trọng của nó về Truyền Kinh.
43
2. TRUYỀN KINH :
a- Lý do Truyền Kinh :
Thái Dương bệnh cũng tức là Thái Cực bệnh, sinh Lưỡng Nghi tức Thái Dương Khí
[Hàn] làm bệnh Thương Hàn. Thái Dương Kinh [Nhiệt] làm bệnh Trúng Phong. Truyền bệnh cho
các Kinh khác theo các lý do sau đây :
*Kinh Thái Dương có mối tương quan khắp các Kinh.
*Sáu Kinh có mối quan hệ tuần hành chính khí theo Quỹ đạo Thái Dương, Dương Minh, Thiếu
Dương, Thái Âm,Thiếu Âm, Khuyết Âm. Bệnh Tà hoặc truyền tuần tự theo quỹ đạo hành kinh này
hoặc không truyền. Học giả có thể nắm quỹ đạo hành kinh để biết bệnh truyền hay không
truyền. Trong luận nói Thái Dương bệnh 4,5 ngày hoặc 6,7 ngày là … ý này.
*Truyền đến chỗ “Đồng khí tương cầu”.
- Thái Dương Kinh hoặc Tiêu Dương [Nhiệt] bệnh truyền các Kinh Bản Nhiệt – Tiêu Dương.
- Thái Dương Khí hoặc Tiêu Âm [Hàn] bệnh truyền các Kinh Bản Hàn – Tiêu Âm.
*Tuy Thái Dương Hàn Khí là nguyên nhân dẫn khởi tất cả bệnh nhưng kết quả đều là hoặc Hàn
hoặc Nhiệt tạo thành, không hề thấy Thương Hàn Luận thiên về Hàn hoặc Nhiệt. Bản Nghĩa
thường nói “ Hàn truyền Kinh ắt Nhiệt chuyển Hệ “ tại nhiều ca bệnh cho thấy chúng đồng là
thủ phạm làm bệnh.
b- Con đường Truyền Kinh :
Như đã nói ở chương Kinh Lạc. Kinh Lạc là cơ sở bị bệnh cũng là con đường truyền
kinh, cũng là cở sở thọ truyền. Tất cả Kinh lạc tập trung tại Tấu, cho nên nói con đường truyền
kinh là Tấu Lý.
c- Truyền Kinh làm bệnh :
Thái Dương bệnh gồm Lưỡng Nghi bệnh là Thương Hàn và Trúng Phong. Trúng Phong
là do Hàn + Nhiệt = Phong cho nên nói Kinh bệnh, nói Tiêu Dương bệnh, nói Thái Dương bệnh
truyền Thiếu Âm [Âm Nhiệt] đều làm Trúng Phong. Cho nên suy rộng ra thì Thái Dương [Bản
Hàn] làm bệnh Thương Hàn, Thiếu Âm [Bản Nhiệt] làm bệnh Trúng Phong.
Thái Dương bệnh truyền Kinh làm Ôn Bệnh, Phong Ôn hoặc Hàn Thấp, Phong Thấp
đã nói ở chương Khí Hóa.
.
44
d- Truyền Kinh thọ bệnh :
Thái Dương bệnh truyền cho các Kinh khác trong 6 Kinh, Kinh được truyền thọ nhận,
có thể vừa làm bệnh, vừa thọ bệnh gồm 1 trong 6 bệnh danh chính đã nêu ở phần làm bệnh.
- Nói truyền kinh tuần tự là theo quỹ đạo hành Kinh của chính khí, ngày một Thái Dương,
ngày hai Dương Minh, ngày ba Thiếu Dương, ngày bốn Thái Âm, ngày năm Thiếu Âm, ngày
sáu Khuyết Âm, ngày bảy trở lại Thái Dương gọi là Thái Dương Thái Kinh.
- Nói truyền kinh không tuần tự là không theo quỹ đạo hành Kinh ví như ngày một bệnh
truyền thẳng vào Âm Kinh (hiện chứng của Âm Kinh).
- Nói không truyền là bệnh đã trải qua 2,3 ngày hoặc hơn mà vẫn còn thấy chứng Thái Dương
không thấy các chứng các kinh khác.
- Nói hiệp bệnh là truyền làm bệnh tại các kinh Dương kết tiếp mà kinh trước vẫn còn bệnh
như nói Thái Dương Dương Minh hiệp bệnh, Tam Dương hiệp bệnh. Trong trường hợp này
thường thấy chứng thuộc các kỳ kinh Dương như Đái hoặc Đốc.
- Nói tinh bệnh như “Nhị Dương tinh bệnh” là nói 2 kinh Dương hiệp bệnh đồng thời truyền
vào làm bệnh tại các kinh Âm.
e- Truyền Kinh khỏi bệnh :
Cần phân biệt truyền kinh làm bệnh, thọ bệnh là do tà khí (khí thiên lệch), truyền kinh
khỏi bệnh là nhờ Chính Khí hành kinh trợ giúp điều hòa.
- Bệnh Hàn gặp lúc kinh chủ Nhiệt Khí tuần hành. Nhiệt Khí trợ giúp Hàn Khí điều hòa nên
bệnh khỏi.
- Bệnh Nhiệt gặp lúc kinh chủ Hàn Khí tuần hành. Hàn Khí trợ giúp Nhiệt Khí điều hòa nên
bệnh khỏi.
3. CHUYỂN THUỘC – CHUYỂN HỆ :
Sách Thương Hàn Luận chủ trương Thái Dương Hàn Khí nên ưu tiên nói Hàn truyền
Kinh. Tuy nhiên theo qui luật Âm Dương không thể phủ nhận Nhiệt cũng làm bệnh. Khi Nhiệt
truyền bệnh thì dùng chữ chuyển để phân biệt [Hàn truyền, Nhiệt chuyển].
a- Chuyển thuộc :
Bản Nghĩa gọi là truyền trực tiếp tại Thiên Dương Minh, khi Dương Nhiệt thực thì các
Kinh chuyển thuộc Dương Minh.
45
b- Chuyển hệ :
Bản Nghĩa gọi là truyền gián tiếp cũng tại Thiên Dương Minh, luận nói : “Dương Minh
Hệ tại Thái Âm, Thái Âm đương phát thân hoàng”. Nói bệnh Dương Minh [Dương Nhiệt] truyền
cho Thái Âm [Âm Hàn]. Thái Âm mắc bệnh Thấp Nhiệt (có Âm Nhiệt làm bệnh, có chứng tiểu
tiện không lợi) thì mới phát bệnh mình vàng. Tóm lại trường hợp này phải có Thiếu Âm làm
bệnh “Ứ Nhiệt tại Lý”, cho nên gọi là chuyển Hệ.
4. CÁC ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN CHUYỂN :
- Thái Dương còn được gọi là Cự Dương, thống lãnh các kinh, làm chủ Vệ Khí, truyền kinh dẫn
khởi mọi bệnh của các kinh.Thái Dương Kinh là Kinh duy nhất dẫn khởi bệnh tật,không thể
dùng đặc điểm đó để hiểu.Thương Hàn là sách chỉ luận bệnh Hàn vì chính nó cũng có bệnh
Nhiệt do Thiếu Âm chuyển.Thương Hàn Luận thuộc bệnh không hề thiên về Hàn,cũng không
thiên về Nhiệt. Thái Dương Kinh chủ Hàn Khí và Vệ Khí dẫn khởi mọi bệnh nơi thân người.
. Tại Kinh Thái Dương, Bản Hàn Khí làm bệnh gọi là Thương Hàn, Tiêu Dương Khí làm bệnh
(do Thiếu Âm Nhiệt chuyển) gọi là Trúng Phong.
. Thái Dương Kinh bị bệnh bởi Hàn Khí gọi là Hàn. Các Kinh bị bệnh do Thái Dương Kinh dẫn
khởi, tại Dương Minh Táo [Dương Nhiệt] là Ôn, tại Thái Âm Thấp là Thấp, tại Thiếu Âm Nhiệt
là Phong.
- Hai Kinh Thái Dương Hàn và Thiếu Âm Nhiệt là cặp Kinh Âm Dương Hàn Nhiệt có đủ 3 chức
năng làm bệnh, truyền chuyển bệnh và thọ bệnh.
- Hai Kinh Dương Minh Táo và Thái Âm Thấp là cặp kinh Âm Dương Táo Thấp vì thuần Dương
Nhiệt và thuần Âm Hàn nên không thể tự làm bệnh chỉ có chức năng truyền chuyển bệnh và
thọ bệnh. Kinh Dương Minh thọ Thái Dương làm Ôn Bệnh, thọ Thiếu Âm làm Phong Ôn.
Kinh Thái Âm thọ Thái Dương làm Hàn Thấp, thọ Thiếu Âm làm Phong Thấp.
- Hai Kinh Thiếu Dương Hỏa và Khuyết Âm Phong là cặp Kinh Âm Dương Trung Hiện chỉ thụ
động làm đường xá truyền chuyển và thọ 6 bệnh của 4 Kinh trên [Trúng Phong, Thương
Hàn, Ôn Bệnh, Phong Ôn, Hàn Thấp, Phong Thấp].
- Mọi tật bệnh đều do Thái Dương Kinh dẫn khởi, tiếp theo các Kinh đều thọ 6 loại bệnh đã
kể, bệnh do Bản Hàn gọi là truyền, bệnh do Bản Nhiệt gọi là chuyển.
.
46
5. NHẬN ĐỊNH :
Dời đổi là bản chất muôn đời của sự vật. Bệnh tật cũng không ra ngoài thông lệ này. Cho
nên Thương Hàn Luận nói : “ Truyền Kinh bệnh”. Người đời sau phủ nhận Thuyết Truyền Kinh là
trái đạo, chấp nhận Thuyết Truyền Kinh mà chỉ biết có Truyền Kinh tuần tự là sơ hốt. Người học
nắm vững Thuyết Truyền Kinh để theo dõi từng bước chuyển biến của bệnh tật thì việc trị liệu
đâu còn mơ hồ, cầu may. Huống chi luận đã nói rõ Hàn truyền, Nhiệt chuyển, bản nghĩa sở dĩ
nhấn mạnh 2 chữ “Truyền Kinh” chỉ vì Thái Dương là kinh chủ trì Vệ Khí và Hàn Khí là đầu mối
của mọi tật bệnh chứ việc làm bệnh nào có thiên lệch Hàn Nhiệt bao giờ ?
*
47
CHƯƠNG VIII
PHƯƠNG DƯỢC
(Vận dụng Lý - Pháp Tứ Bộ)
Lý Pháp Phương Dược là 4 vấn đề không thể tách rời trong trị liệu của Đông Y truyền
thống. Phần Lý đã trình bày qua các chương phía trước. Phần Pháp sẽ nói chung tại chương này,
bởi vì Phương Pháp luôn dính liền nhau.
1. CÁC PHÁP ĐIỀU TRỊ :
Đông Y có 2 pháp điều trị chính :
- Không dùng thuốc là châm cứu, xoa bóp.
- Dùng thuốc là dùng Thang Dược hoặc cao đơn hoàn tán.
Giới hạn của Chương này là Phương Dược nên không bàn các pháp châm cứu, chỉ bàn các
pháp dùng thuốc.
- Hãn : Pháp làm đổ mồ hôi trị chứng tại Biểu.
- Thổ : Pháp làm mửa trị chứng tại Lý phần trên.
- Hạ : Pháp làm đại tiện trị chứng tại Lý phần dưới.
- Hòa : Pháp điều hòa Hàn Nhiệt trị tại Lý phần giữa.
Ngoài ra còn có Pháp Ôn [làm ấm], Lương [làm mát], Tiêu [trị kết rắn], Bổ [trị hư yếu]
.v.v.. , còn lại xin giản lược.
2. MỘT SỐ PHƯƠNG DƯỢC TRONG THƯƠNG HÀN LUẬN :
Hầu hết Phương Dược trong Thương Hàn Luận đều được thiết lập theo Lý Pháp Tứ Bộ Âm
Dương Hàn Nhiệt Tiêu Bản :
48
a- Thuốc Hãn :
Tuy cùng là pháp làm đổ mồ hôi nhưng trị tại Bì Phu, tại Cơ Nhục, tại Tấu Biểu có
khác nhau.
- Ma Hoàng thang : Phát Hãn trị Thương Hàn tại Bì Phu gồm có Ma Hoàng, Quế Chi trị Dương
Hàn, Hạnh Nhân trị Âm Hàn, Cam Thảo trị Âm Nhiệt.
 Các Phương Dược dùng trong sách Thương Hàn đều chu đáo, an toàn do trị đủ các Khí.
Thang này trị tại Bì Phu [Dương Hàn] nên không cần thuốc trị Dương Nhiệt.
 Quế Chi thang : Giải Cơ điều hòa Vinh Vệ, trị Trúng Phong (Hàn loại) tại Cơ Nhục, trị Thái
dương Hàn Thấp, trị tự đổ mồ hôi. Gồm có Quế Chi trị Dương Hàn, Sinh Khương trị Âm Hàn,
Bạch Thược trị Dương Nhiệt, Cam Thảo trị Âm Nhiệt, Đại Táo hòa Vỵ Khí.
49
 Cơ Nhục là Bộ Vị Biểu giữa có Khí Hóa là Phong [Hàn + Nhiệt]. Phương này điều trị đủ tứ khí
lại thêm thuốc điều hòa Vỵ Khí, thật là một phương Thái Cực có thể sử dụng rộng vô cùng.
 Tiểu Sài Hồ thang : Hòa Hàn Nhiệt giải bệnh Thái Dương tại Tấu bán Biểu gồm có Nhân Sâm
- Sài Hồ hòa Dương Hàn, Hoàng Cầm giải Dương Nhiệt, Bán Hạ - Sinh Cương giải Âm Hàn,
Cam Thảo trị Âm Nhiệt, Đại Táo hòa Vỵ Khí.
 Tấu Bán Biểu là Bộ Vị có Khí Hóa thuộc Nhiệt được Hàn truyền kinh làm bệnh nên dùng
phương hòa Hàn Nhiệt gồm thuốc trị đủ tứ Khí, lại có thuốc hòa Vỵ Khí. Đây cũng là phương
có phạm vi sử dụng rất rộng.
b- Thuốc Thổ : (làm cho mửa).
 Qua Đế tán : Trị Hàn.
 Tiểu Hãm Hung thang : Trị Nhiệt.
c- Thuốc Hạ : (làm cho đại tiện)
Trong Thương Hàn Luận có 3 thang thuốc Hạ đều có tên Thừa Khí. Thừa Khí có nghĩa
Dương Minh Táo Khí [Dương Nhiệt] thừa nhận Thiếu Âm Nhiệt Khí [Âm Nhiệt] để thành táo Khí,
đồng thời cũng thừa (nhận) Thái Dương Hàn Khí [Dương Hàn] để có đủ Tân dịch điều hòa Táo
Khí.
50
 Điều Vỵ Thừa Khí thang : Trị Táo do thừa Thiếu Âm Nhiệt Khí [Âm Nhiệt có dư] gồm có
Đại Hoàng trị Dương Nhiệt, Mang Tiêu trị Bản Nhiệt [Dương Nhiệt + Âm Nhiệt], Cam
Thảo trị Âm Nhiệt.
 Tiểu Thừa Khí thang : Trị Táo do Thừa Thái Dương Hàn Khí [Dương Hàn, không đủ] gồm
có Đại Hoàng trị Dương Nhiệt, Chỉ Thực trị Tiêu Dương [Dương Nhiệt + Dương Hàn], Hậu
Phác trị Bản Hàn [Âm Hàn + Dương Hàn].
 Đại Thừa Khí thang : Trị Táo do thừa Thiếu Âm Nhiệt Khí [Âm Nhiệt, có dư] đồng thời
cũng thừa Thái Dương Hàn Khí [Dương Hàn, không đủ]. Gồm có Đại Hoàng trị Dương
Nhiệt, Hậu Phác trị Bản Hàn. Mang Tiêu trị Bản Nhiệt. Chỉ Thực trị Tiêu Dương.
51
d- Thuốc Hòa :
(Điều hòa Hàn Nhiệt tại Lý phần giữa).
 Đại Sài Hồ thang : Điều hòa Hàn Nhiệt trị Tấu Bán Lý phần giữa gồm có : Sài Hồ trị
Dương Hàn (tại Tấu), Bán Hạ trị Âm Hàn, Chỉ thực trị Tiêu Dương, Hoàng Cầm trị Dương
Nhiệt, Bạch Thược trị Bản Nhiệt, Sinh Khương trị Bản Hàn, Đại Táo hòa Vỵ Khí.
3. THỜI Y LUẬN PHƯƠNG DƯỢC :
Trên đây là một số Phương Dược trong sách Thương Hàn Luận được lập Phương, dụng
Dược theo truyền thống Tứ Kinh tứ Khí. Đông Y ngày nay luận Lý Pháp chỉ chú trọng học thuyết
Âm Dương Ngũ Hành [bỏ sót Lục Khí], luận Phương Dược theo Quân Thần Tá Sứ tuy có luận lý
nhưng cũng chỗ mù mờ không đủ tính thuyết phục. Thiết nghĩ việc luận Phương Dược theo
truyền thống Tứ Kinh Tứ Khí không chỉ có ở sách Thương Hàn Luận mà còn rãi rác lâu đời ở các
thời Phương.
a- Tứ Quân thang :
Đây là bài thuốc bổ khí có tên Tứ Quân. Gồm có 4 vị : Nhân Sâm trị Dương Hàn, Phục
Linh trị Dương Nhiệt, Bạch Truật trị Âm Hàn, Cam Thảo trị Âm Nhiệt.
52
b- Tứ Vật thang :
Đây là bài thuốc bổ huyết có tên Tứ Vật. Gồm có 4 vị : Đương Qui trị Dương Hàn, Bạch
Thược [hoặc Xích Thược] trị Dương Nhiệt, Xuyên Khung trị Âm Hàn, Thục Địa trị Âm Nhiệt.
* Lập Phương, dụng Dược để bổ khí bổ huyết có 4 vị vừa đủ để trị Tứ Kinh - Tứ Khí rất tiện
lợi cho thầy thuốc tùy Khí Huyết mỗi người mà cân lượng nhiều ít. Phương pháp Luận này xác
thực và khoa học vô cùng.
4. KẾT LUẬN :
Ngày nay chỉ còn thấy Đông Y lập Phương, dụng Dược theo nghĩa Quân -Thần - Tá - Sứ
tuy có lý luận phù hợp nhưng cũng có chỗ thiếu xác thực, thiếu khoa học, chẳng qua là vận
dụng tư tưởng trong thời phong kiến. Đông Y truyền thống lập Phương dụng Dược theo Tứ Bộ
Kinh Khí rất khoa học và có sức thuyết phục hơn.
*
53
CHƯƠNG IX
KẾT LUẬN
( Âm Dương bình hành tức là vừa Thống Nhất vừa Đối Lập)
Đạo Đức Kinh, chương 42 Lão Tử nói : “Vạn vật cõng Âm ôm Dương, dùng xung khí để
điều hòa “. Âm trên Dương dưới [ ] là tượng Âm Dương tương giao. Xung khí là khí chân
nguyên hiện ra ở giữa (Trung Hiện) khi 2 khí Âm và Dương giao nhau. Đó là Đạo Tam Cực khuôn
mẫu thống nhất theo qui luật tự nhiên muôn đời của vạn vật.
Một nền Y học toàn cầu chưa được hoàn thành do Đông Y mai một không tương xứng với
Tây Y. Đông Y có truyền thống Đạo học Khí Hóa, lẽ ra người học hành Đông Y phải chuộng gốc,
trái lại ngày nay chỉ theo ngọn, nên không thừa kế và phát huy được.
 Tại Trung Quốc trải hơn ngàn năm vào thế kỷ 19, chỉ có Bác sĩ Đường Tôn Hải viết bộ
“Trung Tây Hối Thông” phát hiện được Phủ Tam Tiêu là nhờ có thực học chuộng gốc,
ngoài ra không có gì đáng nói kể cả “Bộ Giáo Trình Trung Y” được soạn thảo trong thời
hiện đại.
 Tại Nhật Bản có Bác sĩ Thang Bản Cầu Chân viết “Hoàng Hán Y học” có tâm đắc nhưng
chỉ thiên về Phương Dược.
 Tại Việt Nam may mắn hơn là giữa thế kỷ 20 có nhà Nho tu Phật, nghiên cứu Y học là
Việt Nhân Lưu Thủy viết “Thương Hàn Luận Bản Nghĩa” và “Tạp Bệnh Luận Bản Nghĩa”
(Nguyên tác Hán văn trong lúc học tập tôi đã tạm dịch ra Việt văn). Cuối thế kỷ 20 có
Giáo sư Huỳnh Minh Đức dịch sách : “Nội Kinh Linh Khu” và Nội Kinh Tố Vấn” , “Nan
Kinh” ngoài ra còn viết sách Dịch lý và Y lý. Người Việt Nam có thể học tập các sách này
để chấn hưng Đông Y.
 Tại Hoa Kỳ tuy có trường Đại Học Đông Y, đào tạo được một số Bác sĩ Đông Y và Châm
cứu, nhưng chương trình huấn luyện cũng chỉ giới hạn theo các thầy đến từ Trung Quốc
chưa đào sâu được kinh điển, chưa thấu đáo được bản nghĩa truyền thống của Đông Y.
54
Tôi kết thúc tập sách nhỏ này với 8 Chương vắn tắt, chắc hẳn còn nhiều thiếu sót đối
với lịch sử lâu dài và gia tài đồ sộ của Đông Y nhưng cũng tạm đủ cho :
*Giới Đông Y nhìn lại truyền thống của mình để có kế hoạch thừa kế và phát huy cho không còn
mai một.
*Giới Tây Y thấy được giá trị của Đông Y là khoa học tự nhiên, muôn đời không đổi, xứng đáng
được kết hợp để nghiên cứu phát triển một nền Y học thống nhất.
Kinh Dịch, Hệ Từ Truyện, Đức Khổng Tử sau khi tán dương hiệu quả rộng lớn của Dịch,
kết luận : “Cẩu phi kỳ nhân, đạo bất hư hành” nghĩa là : “Nếu như không có kỳ nhân thì Đạo
Dịch không thể lưu hành đầy đủ ở thế gian”.
Một nền Y học toàn cầu hóa đang chờ đón những “Kỳ Nhân” trong Y giới Đông Tây.
(Hết phần Chính Luận)
*
55
PHỤ LỤC 1
VẬT LOẠI THUỘC NGŨ HÀNH
VẬT LOẠI
NGŨ HÀNH
MỘC HỎA THỔ KIM THỦY
THỜI Xuân Hạ Tứ Quý Thu Đông
PHƯƠNG Đông Nam Trung Ương Tây Bắc
THIÊN CAN Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý
ĐỊA CHI Dần Mão Tỵ Ngọ Thìn Tuất
Sửu Mùi
Thân Dậu Hợi Tý
KHÍ HÓA Phong Nhiệt Thấp Táo Hàn
BỘ VỊ Trái Trên Giữa Phải Dưới
TƯỢNG
DƯƠNG ÂM
Chấn – Tốn Ly Cấn -Khôn Càn - Đoài Khảm
SỐ .
SINH THÀNH
3- 8 2 - 7 5 - 10 4 - 9 1 - 6
KINH DƯƠNG
PHỦ
Túc Thiếu Dg
Đởm
Thủ Thái Dg
Tiểu Trường
Túc Dg Minh
Vỵ
Thủ Dg Minh
Đại Trường
Túc Thái Dg
Bàng Quang
KINH ÂM
TẠNG
Túc Khuyết Â.
Can
Thủ Thiếu Âm
Tâm
Túc Thái Âm
Tỳ
Thủ Thái Âm
Phế
Túc Thiếu Âm
Thận
THỂ CHẤT Cân [gân] Mạch máu Nhục [thịt] Bì [da lông] Cốt [xương]
KHIẾU Mục [mắt] Thiệt [lưỡi] Khẩu [miệng] Tỵ [mũi] Nhĩ [tai] 2 tiện
CHỦ LOẠI Sắc [màu] Sú [mùi] Vị [Ngũ vị] Thanh [tiếng] Dịch[chất lỏng]
SẮC
[màu sắc]
Thương
[xanh lá]
Xích [đỏ] Hoàng [vàng] Bạch [trắng] Hắc [đen]
.
56
SÚ [Mùi] Táo [hôi] Tiêu [khê khét] Hương [thơm] Tinh [tanh] Hủ [thối]
VỊ [Ngũ vị] Toan [chua] Khổ [đắng] Cam [ngọt] Tân [cay] Hàm [mặn]
THANH Hô [la] Tiếu [cười] Ca [hát] Khấp [khóc] Thân [rên]
ÂM
[ Giọng]
Giốc
[hòa mà dài]
Chủy [phát
âm khi lưỡi
chạm răng]
Cung [to mà
hòa lưỡi ở
giữa]
Thương [cao
khi há miệng]
Vũ [thấp nhỏ]
DỊCH Lệ [nước mắt] Hãn [mồ hôi] Diên [nước dãi] Thê [nước mũi] Niệu [nước tiểu]
TÀNG [Chứa] Huyết Mạch Doanh Khí Tinh
XÁ [ở tạm] Hồn Thần Ý Phách Chí
QUAN
[chức
trách]
TẠNG Tướng quân Quân chủ Gián nghị Tướng phó Tác cường
PHỦ Trung chính Thọ thạnh Thương lẫm Truyền đạo Châu đô
XUẤT
[công
năng]
TẠNG Mưu lự Thần minh Tri châu Trị tiết Kỷ xảo
PHỦ Quyết đoán Hóa vật Ngũ vị Biến hóa Tân dịch
DU
HUYỆT
ÂM Tĩnh Huỳnh Du Kinh Hợp
DƯƠNG Du Kinh Hợp Tĩnh Huỳnh
PHÁT [chức năng] Sinh động Phát Nhiệt Vận hóa Liễm thu Tàng trữ
BIẾN ĐỘNG Ốc [nắm níu] Ưu [lo] Uế [ọe] Khái [ho] Lặc [run]
BỆNH KHÍ Ngữ [nói] Thôn [nuốt] Y [ợ] Khiếm [ngáp] Thóa [nhổ]
TÌNH CHÍ Bi [đau xót]
Nộ [giận]
Hỷ [vui] Tư [nghĩ] Ưu [lo] Khủng [sợ]
TUYỆT KHÍ
[khí thoát,chết]
Môi xanh,
lưỡi thụt,
dái teo.
Thở rút vai,
ngó sững sờ,
mắt đứng
tròng.
Miệng lạnh,
sưng chân,
gò má thũng,
ỉa són.
Há miệng
thở ra,
mồ hôi ướt
tóc,thở nhịp
một.
Răng khô, mặt
đen, đau lưng
như gãy, mồ
hôi như tắm,
Nhân trung cạn
.
57
THÔNG KHÍ Phong
[gió]
Lôi
[sấm sét]
Cốc
[thức ăn]
Thiên
[sinh khí ]
Vũ
[mưa]
Ố TÀ KHÍ Phong
[gió]
Thử Nhiệt
[nắng nóng]
Thấp
[ẩm ướt]
Hàn
[lạnh]
Táo
[khô ráo]
VINH HOA
[nuôi tốt]
Trảo [móng
tay chân]
Diện .
[sắc mặt]
Thần .
[môi mép]
Mao [lông] Phát [tóc]
NGŨ CỐC Mạch [lúa] Thử [nếp] Tắc [lúa tắc] Đạo [lúa dẽ] Đậu
NGŨ SÚC Kê[gà] Mã [ngựa] Ngưu [bò] Cẩu [bò] Trư [heo]
NGŨ TRÙNG Mao [có lông
nhỏ]
Vũ[có lông
cánh]
Lỏa [như loại
trùng đất]
Giới [có vảy
cứng]
Lân [có vảy cá
như lý ngư]
NGŨ QUẢ Lý [mận] Hạnh Táo Đào Túc [ấu]
NGŨ THÁI Cửu [hẹ] Giới [kiệu] Quỳ Cửu [hẹ] Hoắc
BỘ VỊ NƠI THÂN
NGƯỜI
Đỉnh đầu.
Lòng đen mắt
Hông sườn
Bộ Sinh dục
Thịt đỏ 2 mí
mắt
Trán, đầu lưỡi
Lõm dưới ngực.
Lòng bàn tay
chân.
Mu mắt.
Đầu mũi.
Giữa lưỡi
Tứ chi.
Ấn Đường.
Lòng trắng
mắt.
Gò má phải.
Lổ mũi.
Con ngươi.
Dưới càm.
Chẫm gáy.
Eo lưng.
GHI CHÚ : Tâm Bào Lạc là quan Thần Sử xuất hỷ lạc, phát nguyên từ Tâm hệ.
Tam Tiêu là quan Quyết Độc xuất thủy đạo,, phát nguyên từ Thận hệ.
Hai Tạng Phủ này trải khắp cơ thể, có Kinh Lạc chủ trì Bộ Vị Tấu, tuy được Đông Y xếp
theo Hành Hỏa và Hành Thủy, nhưng sự thật chúng là đường giao tế Khí Huyết Thủy Hỏa khắp
ngũ Tạng, ngũ Phủ (tương ứng ngũ Hành) với công dụng dưỡng nuôi và bảo vệ cơ thể, có nhiệm
vụ điều hòa cả 5 Hành.
58
NGŨ HÀNH và SINH LÝ - BỆNH LÝ
Ngũ Hành có hai mối tương quan tuần hoàn :
 Tương sinh : Mộc sinh Hỏa – Hỏa sinh Thổ - Thổ sinh Kim – Kim sinh Thủy –
Thủy trở lại sinh Mộc.
 Tương khắc : Mộc khắc Thổ - Thổ khắc Thủy – Thủy khắc Hỏa – Hỏa khắc Kim
– Kim trở lại khắc Mộc.
Sinh lý = Tương sinh + Tương Khắc (chế hóa - điều hòa)
Bệnh lý = Thái quá hoặc bất cập sinh hiện tượng hoặc Thừa [khắc thái quá như đè bẹp
lên hành bị khắc] hoặc Vũ [hành bị khắc khinh lờn đôi khi khắc ngược lại hành khắc] .
 Thái quá (có dư) = Tà thực (khắc hại).
 Bất cập (không đủ) = Chính hư ( bị hại).
Trong trị liệu, Đông Y thường dùng luật Ngũ Hành tương sinh.
 Tả = bớt = trị Tà Thực= Tả tử = bớt con = bớt mẹ (bắt mẹ phải nuôi con).
 Bổ = thêm = trị Chính hư= Bổ mẫu = thêm mẹ = thêm con (bổ mẹ để nuôi
con).
*
59
PHỤ LỤC 2
MỘT VÀI CẢM NGHĨ KHI HỌC TẬP
THƯƠNG HÀN LUẬN BẢN NGHĨA
Tôi học Đông Y từ những năm đầu thập niên 1960. Năm 1967 tôi đến với Nam Dương
học phái và được Đông Y sĩ Phương Thế Minh cho biết về vị thầy là Việt Nhân Lưu Thủy và các
tác phẩm Thương Hàn Luận Bản Nghĩa và Tạp Bệnh Luận Bản Nghĩa. Nhưng mãi đến thập niên
1970, sau khi thầy Minh qua đời, tôi mới thực sự tiếp xúc được các tác phẩm này. Tuy nhiên
biến cố 30 - 04 – 1975 đã khiến tôi không còn điều kiện để học tập Đông Y. Mãi đến những năm
cuối của thập niên 1980 tôi mới tiếp tục đọc lại sách Thương Hàn Luận Bản Nghĩa.
1. BÚT DANH VIỆT NHÂN LƯU THỦY :
Trong suốt thời gian đọc sách Thương Hàn Luận Bản Nghĩa, tôi thường tự hỏi ý nghĩa
của bút danh Việt Nhân Lưu Thủy. Một hôm tôi tự nhận ra :
 Việt Nhân : Vượt khỏi kiếp người sanh diệt = Tự Độ.
 Lưu Thủy : Nước chảy xuôi dòng ra biển = Độ Tha.
Một bút hiệu không tính cách cá nhân chỉ nói 2 giai đoạn tu hành, tinh tấn trong tự độ
và bình đẳng trong độ tha. Tinh thần vô ngã này, người đọc bao giờ theo kịp ?
2. NGUYÊN VĂN VÀ BẢN NGHĨA :
Nhằm tiện việc học tập, tôi chia sách làm 2 phần : Những câu nơi sách Thương Hàn
Luận của ngài Trọng Cảnh gọi là Nguyên Văn ; Phần chú giải của Việt Nhân Lưu Thủy gọi là Bản
Nghĩa. Nhờ có Bản Nghĩa, chúng tôi mới hiểu được Nguyên Văn. Một người bạn trong nhóm
học tập nói : Trọng Cảnh nói tướng, Lưu Thủy nói tánh, lại nói : Nguyên Văn mô tả Bệnh Lý, Bản
Nghĩa chú thích bằng Sinh Lý trái thường, hai mặt đối lập bổ túc cho nhau giúp chúng tôi hiểu
được Nguyên Văn. Từ xưa đến nay, chúng tôi chưa thấy có người hiểu được như vậy. Chúng tôi
đồng có cảm nghĩ Lưu Thủy hiểu được Trọng Cảnh gần như chính ngài tái sanh.
60
3. CẢM NGHĨ KHÁI QUÁT :
Chúng tôi đọc Thương Hàn Luận Bản Nghĩa nhiều năm, thoạt đầu thấy ngay được đây là
sách trân quý, có một không hai của Đông Y. Nhưng chúng tôi không thật sự thấu hiểu để áp
dụng thực tế. Chúng tôi mắc phải một sai lầm của đa số người đọc là muốn hiểu tác phẩm bằng
cách hạ thấp nó bằng sự hiểu biết của mình, thay vì nâng hiểu biết của mình lên cho ngang bằng
tác phẩm. Thức tỉnh từ nhận thức này, chúng tôi quay sang nghiên cứu Kinh Dịch, Kinh Phật và
sau khi đọc được sách Chu Dịch Thiền Giải của Thiền Sư Trí Húc, chúng tôi mới hiểu được tầm
vóc của Bản Nghĩa. Làm được Bản Nghĩa với nội dung phân chương và đề cương từng tiết
Nguyên Văn, chỉ có thể là một người giác ngộ. Tuy nhiên giác ngộ cũng có thời gian, quá trình từ
từng phần đến toàn giác. Bản Nghĩa cho thấy còn sót lại, một vài chỗ cần chỉnh đốn, chứng tỏ
được viết khi tác giả chưa toàn giác. Dù vậy có được Bản Nghĩa là cần thiết và may mắn cho thế
hệ đương thời. Thiển nghĩ việc chỉnh đốn và làm cho thêm sáng tỏ là nhiệm vụ của người đọc
sau này.
a- Kinh Lạc :
Kinh Lạc là nền tảng của học thuyết “Nhân Thân Khí Hóa“. Người xưa để lại sách “Nội
Kinh Linh Khu” là bằng chứng hùng hồn về vai trò của Kinh Lạc trong Đông Y truyền thống. Sách
Thương Hàn Luận tuân thủ truyền thống này nên từ đầu đến cuối đều dùng Kinh Lạc để thuyết
minh. Kinh Lạc gồm chức năng Khí Hóa là động lực sinh bệnh và hình tướng Bộ Vị là cơ sở thọ
bệnh cho nên sách Thương Hàn Luận không hề trình bày thiên lệch trong lĩnh vực này. Đọc Bản
Nghĩa thoạt đầu thấy :
 Danh viết Trúng Phong chỉ bệnh tại Cơ Nhục.
 Danh viết Thương Hàn chỉ bệnh tại Bì Phu.
Chúng tôi vội cố chấp : “Bộ Vị là cốt yếu đặt tên bệnh” việc cố chấp này đã khiến chúng
tôi mất khá nhiều thời gian học tập.
Có người hỏi : “Kinh Lạc có phải là Thần Kinh ? ”. Điều này rất khó trả lời bởi vì một
định nghĩa trong phương pháp hệ thống rất khác với một định nghĩa trong phân tích. Kinh Lạc là
mô tả con đường sinh hoạt gồm cả hai mặt bảo vệ và dưỡng nuôi toàn cơ thể nối liền một Phủ
hoặc một Tạng. Thần Kinh chỉ là một vật loại chức năng phân tích. Nói Kinh Lạc # Thần Kinh +
thể dịch thì có lẽ gần đúng hơn. Nhưng không thể quyết đoán mà phải đợi đến khi Đông Tây
thực sự biết mình và thật hiểu về nhau.
61
b- Tấu Lý :
Tấu Lý là một Bộ Vị đã nói tại Nội Kinh và tỏ rõ trong Thương Hàn Luận. Các tác giả
Đông Y sau này không chú trọng Kinh Lạc, chỉ nói 2 Bộ Vị Biểu và Lý, thiếu sót này là nguyên
nhân mai một của Đông Y. Tấu Lý là một Bộ Vị có thật của Nhân Thân Khí Hóa, là con đường
truyền sự sống, cũng là con đường truyền bệnh. Đã có lúc tôi vẽ Tấu Lý nằm giữa Biểu Lý, chia
cơ thể làm 3 phần rõ ràng trên một mặt phẳng, của không gian hai chiều. Sự thật không như
vậy, Biểu Lý tuy chia hai nhưng liền nhau, còn Tấu Lý được hình dung theo không gian ba chiều.
Tấu Lý là toàn bộ màn lưới Kinh Lạc của Nhân Thân tập trung [Tấu] tại Cốt Tủy [Não tủy, Tủy
sống, Tủy xương]. Tấu Lý chia hai phần : Nửa trải suốt Biểu gọi là Tấu bán Biểu ở phần này Kinh
Lạc ra vào gọi là Hoành; Nửa trải suốt Lý gọi là Tấu bán Lý, ở phần này Kinh Lạc lên xuống gọi là
Tung.
Bản Nghĩa có tán thán Đức Trọng Sư ước tóm Lục Kinh thành Tứ Kinh là Dương Nhiệt,
Dương Hàn, Âm Nhiệt, Âm Hàn và tạm xếp Thiếu Dương vào Dương Nhiệt và Khuyết Âm vào
Âm Hàn. Không ngờ có người cố chấp nói : “Thương Hàn Luận chủ trương Tứ Kinh Tứ Khí là sai
với chủ trương Lục Kinh Lục Khí “. Sự thật không như vậy, gọi Thái Dương = Dương Hàn là gọi cụ
thể theo Tượng; Chia Lục Kinh làm hai phần gồm Tứ Kinh Tứ Khí là hai cặp Âm Dương Hàn Nhiệt
đối lập và hai Kinh còn lại là Thiếu Dương và Khuyết Âm chẳng qua là Trung Hiện của bốn Kinh
đã nói mà thôi.
 Kinh Thiếu Dương = Dương [Nhiệt + Hàn] Trung Hiện :
 Túc Thiếu Dương Đởm = Kinh Dương Nhiệt Khí Âm Hàn thuộc Kinh Dương Nhiệt.
 Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu = Kinh Dương Hàn Khí Âm Nhiệt thuộc Kinh Dương Hàn.
 Kinh Khuyết Âm = Âm [Hàn + Nhiệt] Trung Hiện :
 Túc Khuyết Âm Can = Kinh Âm Hàn Khí Dương Nhiệt thuộc Kinh Âm Hàn.
 Thủ Khuyết Âm Tâm Bào Lạc = Kinh Âm Nhiệt Khí Dương Hàn thuộc Kinh Âm Nhiệt.
Tóm lại không hề có việc ước tóm, mà chỉ có việc chia 6 Kinh thành 4 Kinh Khí làm bệnh
và hai Kinh Thiếu Dương và Khuyết Âm thuộc bộ vị Tấu Lý, là Bộ Vị “Trung Đạo” của Nhân Thân
Khí Hóa. Tấu Lý chẳng những gồm màn lưới của tất cả Kinh Lạc trong thân người, nó còn chuyên
trách chức năng của hai Kinh Lạc Thiếu Dương và Khuyết Âm là thanh lọc, cân bằng, lưu thông,
trao đổi các loại Khí Huyết, Vinh Vệ trong thân người :
 Đởm : Chủ Thần Kinh thực vật, thanh lọc và cân bằng chất khí và chất kiềm.
 Can : Chủ Thần Kinh động vật, thanh lọc và cân bằng chất huyết và chất toan.
B1.    yvtt-hkh  2013
B1.    yvtt-hkh  2013
B1.    yvtt-hkh  2013
B1.    yvtt-hkh  2013
B1.    yvtt-hkh  2013
B1.    yvtt-hkh  2013
B1.    yvtt-hkh  2013
B1.    yvtt-hkh  2013
B1.    yvtt-hkh  2013
B1.    yvtt-hkh  2013
B1.    yvtt-hkh  2013
B1.    yvtt-hkh  2013
B1.    yvtt-hkh  2013

More Related Content

What's hot

Bệnh án vẩy nến thể mủ.
Bệnh án vẩy nến thể mủ.Bệnh án vẩy nến thể mủ.
Bệnh án vẩy nến thể mủ.Ducha254
 
PHÂN TÍCH DỊCH MÀNG PHỔI
PHÂN TÍCH DỊCH MÀNG PHỔIPHÂN TÍCH DỊCH MÀNG PHỔI
PHÂN TÍCH DỊCH MÀNG PHỔISoM
 
LAO HẠCH
LAO HẠCHLAO HẠCH
LAO HẠCHSoM
 
Sổ tay điện tâm đồ - Phạm Nguyễn Vinh
Sổ tay điện tâm đồ - Phạm Nguyễn VinhSổ tay điện tâm đồ - Phạm Nguyễn Vinh
Sổ tay điện tâm đồ - Phạm Nguyễn VinhVinh Pham Nguyen
 
BỆNH ÁN 3
BỆNH ÁN 3BỆNH ÁN 3
BỆNH ÁN 3SoM
 
Dot quy chay mau nao cme 2020 - ts do duc thuan
Dot quy chay mau nao   cme 2020 - ts do duc thuanDot quy chay mau nao   cme 2020 - ts do duc thuan
Dot quy chay mau nao cme 2020 - ts do duc thuandangphucduc
 
CHUYÊN ĐỀ BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CHUYÊN ĐỀ BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGCHUYÊN ĐỀ BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CHUYÊN ĐỀ BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGSoM
 
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOHỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOSoM
 
[Duoc ly] bai 3 nsaid
[Duoc ly] bai 3   nsaid[Duoc ly] bai 3   nsaid
[Duoc ly] bai 3 nsaidk1351010236
 
MẠCH MÁU CHI TRÊN
MẠCH MÁU CHI TRÊNMẠCH MÁU CHI TRÊN
MẠCH MÁU CHI TRÊNSoM
 
Bệnh án tim mạch
Bệnh án tim mạchBệnh án tim mạch
Bệnh án tim mạchSoM
 
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC Great Doctor
 
HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNHHỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNHSoM
 
CT XOANG
CT XOANGCT XOANG
CT XOANGSoM
 
Trắc Nghiệm Ung Thư Y Hà Nội - Test Ung Thư HMU YHN - Ung Thu Trac Nghiem Y ...
Trắc Nghiệm Ung Thư  Y Hà Nội - Test Ung Thư HMU YHN - Ung Thu Trac Nghiem Y ...Trắc Nghiệm Ung Thư  Y Hà Nội - Test Ung Thư HMU YHN - Ung Thu Trac Nghiem Y ...
Trắc Nghiệm Ung Thư Y Hà Nội - Test Ung Thư HMU YHN - Ung Thu Trac Nghiem Y ...TBFTTH
 

What's hot (20)

Danh muc luan van thac si bac si noi tru 2017
Danh muc luan van thac si bac si noi tru 2017Danh muc luan van thac si bac si noi tru 2017
Danh muc luan van thac si bac si noi tru 2017
 
Bệnh án vẩy nến thể mủ.
Bệnh án vẩy nến thể mủ.Bệnh án vẩy nến thể mủ.
Bệnh án vẩy nến thể mủ.
 
PHÂN TÍCH DỊCH MÀNG PHỔI
PHÂN TÍCH DỊCH MÀNG PHỔIPHÂN TÍCH DỊCH MÀNG PHỔI
PHÂN TÍCH DỊCH MÀNG PHỔI
 
LAO HẠCH
LAO HẠCHLAO HẠCH
LAO HẠCH
 
Sổ tay điện tâm đồ - Phạm Nguyễn Vinh
Sổ tay điện tâm đồ - Phạm Nguyễn VinhSổ tay điện tâm đồ - Phạm Nguyễn Vinh
Sổ tay điện tâm đồ - Phạm Nguyễn Vinh
 
Xq hoi chung mang phoi
Xq hoi chung mang phoiXq hoi chung mang phoi
Xq hoi chung mang phoi
 
BỆNH ÁN 3
BỆNH ÁN 3BỆNH ÁN 3
BỆNH ÁN 3
 
Cách làm bệnh án nội khoa
Cách làm bệnh án nội khoaCách làm bệnh án nội khoa
Cách làm bệnh án nội khoa
 
Dot quy chay mau nao cme 2020 - ts do duc thuan
Dot quy chay mau nao   cme 2020 - ts do duc thuanDot quy chay mau nao   cme 2020 - ts do duc thuan
Dot quy chay mau nao cme 2020 - ts do duc thuan
 
CHUYÊN ĐỀ BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CHUYÊN ĐỀ BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNGCHUYÊN ĐỀ BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CHUYÊN ĐỀ BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOHỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
 
[Duoc ly] bai 3 nsaid
[Duoc ly] bai 3   nsaid[Duoc ly] bai 3   nsaid
[Duoc ly] bai 3 nsaid
 
MẠCH MÁU CHI TRÊN
MẠCH MÁU CHI TRÊNMẠCH MÁU CHI TRÊN
MẠCH MÁU CHI TRÊN
 
Bài 26 thuốc đặt
Bài 26 thuốc đặtBài 26 thuốc đặt
Bài 26 thuốc đặt
 
Cập nhật Nhiễm khuẩn huyết 2016
Cập nhật Nhiễm khuẩn huyết 2016Cập nhật Nhiễm khuẩn huyết 2016
Cập nhật Nhiễm khuẩn huyết 2016
 
Bệnh án tim mạch
Bệnh án tim mạchBệnh án tim mạch
Bệnh án tim mạch
 
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
 
HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNHHỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH
 
CT XOANG
CT XOANGCT XOANG
CT XOANG
 
Trắc Nghiệm Ung Thư Y Hà Nội - Test Ung Thư HMU YHN - Ung Thu Trac Nghiem Y ...
Trắc Nghiệm Ung Thư  Y Hà Nội - Test Ung Thư HMU YHN - Ung Thu Trac Nghiem Y ...Trắc Nghiệm Ung Thư  Y Hà Nội - Test Ung Thư HMU YHN - Ung Thu Trac Nghiem Y ...
Trắc Nghiệm Ung Thư Y Hà Nội - Test Ung Thư HMU YHN - Ung Thu Trac Nghiem Y ...
 

Viewers also liked (8)

11. Fire Officer I
11. Fire Officer I11. Fire Officer I
11. Fire Officer I
 
Mohamed_Fat'hy_Mohamed
Mohamed_Fat'hy_MohamedMohamed_Fat'hy_Mohamed
Mohamed_Fat'hy_Mohamed
 
Resume Rakesh Jhajharia(2)
Resume Rakesh Jhajharia(2)Resume Rakesh Jhajharia(2)
Resume Rakesh Jhajharia(2)
 
Wyland CMS Paper
Wyland CMS PaperWyland CMS Paper
Wyland CMS Paper
 
ЛШ 2016 П2 От лида до клиента - Максимова, Силинская, Эрман
ЛШ 2016 П2 От лида до клиента - Максимова, Силинская, ЭрманЛШ 2016 П2 От лида до клиента - Максимова, Силинская, Эрман
ЛШ 2016 П2 От лида до клиента - Максимова, Силинская, Эрман
 
Palestra semana da gestão UNI-BH
Palestra semana da gestão UNI-BHPalestra semana da gestão UNI-BH
Palestra semana da gestão UNI-BH
 
Type casting in c programming
Type casting in c programmingType casting in c programming
Type casting in c programming
 
Indicators of Development
Indicators of DevelopmentIndicators of Development
Indicators of Development
 

Similar to B1. yvtt-hkh 2013

Hồng nghĩa giac tư y thư tuệ tĩnh
Hồng nghĩa giac tư y thư   tuệ tĩnhHồng nghĩa giac tư y thư   tuệ tĩnh
Hồng nghĩa giac tư y thư tuệ tĩnhTu Sắc
 
81 nan kinh luong y huynh thi lich suu tam (1)
81 nan kinh luong y huynh thi lich suu tam (1)81 nan kinh luong y huynh thi lich suu tam (1)
81 nan kinh luong y huynh thi lich suu tam (1)Pipuska Coffee
 
BAN THAO VAN DAP.pdf
BAN THAO VAN DAP.pdfBAN THAO VAN DAP.pdf
BAN THAO VAN DAP.pdfssuserca116d
 
Dịch Cân Kinh
Dịch Cân KinhDịch Cân Kinh
Dịch Cân KinhDuongVIP777
 
Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư)
Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư) Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư)
Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư) nataliej4
 
Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người Việt
Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người ViệtTìm lại tục vái lạy tổ tiên của người Việt
Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người ViệtPham Long
 
Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 2
Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 2Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 2
Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 2Phật Ngôn
 
Dich Hoc Khai Quat Phan1
Dich Hoc Khai Quat  Phan1Dich Hoc Khai Quat  Phan1
Dich Hoc Khai Quat Phan1Ngo Hung Long
 
Kinhdichdaocuanguoiquantu
KinhdichdaocuanguoiquantuKinhdichdaocuanguoiquantu
KinhdichdaocuanguoiquantuNgà Nguyễn
 
Duy Thức Học Yếu Luận (Thích Từ Thông)
Duy Thức Học Yếu Luận (Thích Từ Thông)Duy Thức Học Yếu Luận (Thích Từ Thông)
Duy Thức Học Yếu Luận (Thích Từ Thông)Phật Ngôn
 
Diệu cát tường chiêm bốc pháp
Diệu cát tường chiêm bốc phápDiệu cát tường chiêm bốc pháp
Diệu cát tường chiêm bốc phápMạng dược liệu
 
Bộ mật tông
Bộ mật tôngBộ mật tông
Bộ mật tôngchuongtp
 
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuTubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuHung Duong
 
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy SámTừ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy SámPhật Ngôn
 
Các đạo sư của sự thiền định
Các đạo sư của sự thiền địnhCác đạo sư của sự thiền định
Các đạo sư của sự thiền địnhleolove04
 

Similar to B1. yvtt-hkh 2013 (20)

Hồng nghĩa giac tư y thư tuệ tĩnh
Hồng nghĩa giac tư y thư   tuệ tĩnhHồng nghĩa giac tư y thư   tuệ tĩnh
Hồng nghĩa giac tư y thư tuệ tĩnh
 
81 nan kinh luong y huynh thi lich suu tam (1)
81 nan kinh luong y huynh thi lich suu tam (1)81 nan kinh luong y huynh thi lich suu tam (1)
81 nan kinh luong y huynh thi lich suu tam (1)
 
BAN THAO VAN DAP.pdf
BAN THAO VAN DAP.pdfBAN THAO VAN DAP.pdf
BAN THAO VAN DAP.pdf
 
Dich cankinh
Dich cankinhDich cankinh
Dich cankinh
 
Dịch Cân Kinh
Dịch Cân KinhDịch Cân Kinh
Dịch Cân Kinh
 
Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư)
Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư) Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư)
Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư)
 
Phong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen dePhong thuy chuyen de
Phong thuy chuyen de
 
Tam baovanchuong doantrungcon
Tam baovanchuong doantrungconTam baovanchuong doantrungcon
Tam baovanchuong doantrungcon
 
To nu kinh
To nu kinhTo nu kinh
To nu kinh
 
Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người Việt
Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người ViệtTìm lại tục vái lạy tổ tiên của người Việt
Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người Việt
 
Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 2
Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 2Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 2
Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 2
 
Dich Hoc Khai Quat Phan1
Dich Hoc Khai Quat  Phan1Dich Hoc Khai Quat  Phan1
Dich Hoc Khai Quat Phan1
 
Hue menhkinh
Hue menhkinhHue menhkinh
Hue menhkinh
 
Kinhdichdaocuanguoiquantu
KinhdichdaocuanguoiquantuKinhdichdaocuanguoiquantu
Kinhdichdaocuanguoiquantu
 
Duy Thức Học Yếu Luận (Thích Từ Thông)
Duy Thức Học Yếu Luận (Thích Từ Thông)Duy Thức Học Yếu Luận (Thích Từ Thông)
Duy Thức Học Yếu Luận (Thích Từ Thông)
 
Diệu cát tường chiêm bốc pháp
Diệu cát tường chiêm bốc phápDiệu cát tường chiêm bốc pháp
Diệu cát tường chiêm bốc pháp
 
Bộ mật tông
Bộ mật tôngBộ mật tông
Bộ mật tông
 
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuTubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
 
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy SámTừ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
 
Các đạo sư của sự thiền định
Các đạo sư của sự thiền địnhCác đạo sư của sự thiền định
Các đạo sư của sự thiền định
 

Recently uploaded

200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 

Recently uploaded (20)

200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 

B1. yvtt-hkh 2013

  • 1. 1 VÔ THƯỜNG ĐÔNG Y VỚI TRUYỀN THỐNG ĐẠO HỌC – KHÍ HÓA Phục bản tháng 07,11,12/2013 : Huỳnh Hiếu Nghị 2009 – 2013
  • 2. 2 LỜI NÓI ĐẦU Ngày xưa, khi giao dịch thông tin còn hạn chế, Đông Tây còn cách biệt, tạo hóa cùng nhân loại đã tùy thuận hình thành hai nền Âm Dương đối lập : - ĐÔNG Y : Với sở trường Đạo học Khí hóa. - TÂY Y : Với sở trường Khoa học Thực nghiệm. Ngày nay, giao dịch thông tin đã tiến bộ đến mức toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa tức là thống nhất. Thống nhất không phải là hai mặt đối lập tiêu diệt nhau chỉ còn lại một, mà là kết hợp hài hòa thành một khối Âm Dương thống nhất. Ai cũng biết Đông y phát xuất từ Trung Quốc, người Trung Hoa gọi Đông y là Trung Y và rất tự hào về các tác phẩm mà tổ tiên đã để lại cho họ. Đó là Nội (Nội Kinh, Linh khu và Tố vấn), Nạn (Nan kinh), Thương (Thương Hàn Luận – Trương Trọng Cảnh), Kim (Kim quỹ yếu lược, nguyên tác Tạp Bệnh Luận – Trương Trọng Cảnh). Không ai ngờ ngay từ thời Hán, sau khi Trọng Cảnh viết Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận, không có ai kế thừa được, đó là nguyên nhân chính làm cho Đông y suy đồi cho đến hôm nay. Cũng không ai ngờ tại Việt Nam có một nhà Nho sinh quán tại Quảng Nam hiệu Việt Nhân Lưu Thủy (1887 – 1964), tu Phật và nghiên cứu Đông Y, đã khám phá hầu hết các bí chỉ làm sách của Ngài Trọng Cảnh, Tiên sinh đã để lại hai tập sách Thương Hàn Luận Bản Nghĩa và Tạp Bệnh Luận Bản Nghĩa. Tôi nhờ học tập trong nhóm Đông Y Hán Việt và đọc được Thương Hàn Luận Bản Nghĩa mà thấy biết truyền thống của Đông Y là Đạo học Khí hóa. Tôi không ngại tài hèn trí mọn ghi lại đây đôi dòng để giúp cho những người bạn muốn tiếp nối đề xướng “Chấn hưng Đông Y “ của Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy. Trung Thu – 2008 Huỳnh Hiếu Hữu *
  • 3. 3 CHƯƠNG I : DẪN NHẬP (Đường vào Đông Y) Đông Y là môn học có nền tảng từ Triết học Đông phương. Triết Đông mở đầu là học thuyết Âm Dương được mô tả bằng tượng số . Cho nên người muốn tìm hiểu Đông y cần phải :  Hiểu biết Hệ Từ.  Tỏ ngộ Chính Danh.  Dốc lòng Chánh Tín.  Nắm chắc Bản Nghĩa. 1. HỆ TỪ : Hệ từ là lời nói (từ) buộc liền (hệ) với tượng hoặc số để cho người trước, người sau có chỗ dựa để hiểu như nhau một sự vật. a. Tượng : - ○ Hình tròn, tượng vô cực hoặc thái cực. - △ Hình tam giác, tượng tam cực, tam âm, tam dương. - □ Hình vuông, tượng Tứ tượng, tứ bộ kinh khí. - _____ Nét liền, tượng hào dương (cương). - __ __ Nét đứt, tượng hào âm (nhu). - ..v..v…. b. Số : - Số tổng quát : 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10. - Số chẵn lẻ Âm Dương Thiên Địa :  Số lẻ là Dương thuộc Thiên : 1,3,5,7,9  Số chẵn là Âm thuộc Địa : 2,4,6,8,10
  • 4. 4 - Số sinh thành :  Số sinh : 1,2,3,4,5  Số thành : 6,7,8,9,10 - Số Âm Dương Lão thành :  Số Lão Dương : 9 (thuận từ 7 đến 9).  Số Lão Âm : 6 (nghịch từ 10,8 đến 6). Người xưa nói số Lão thành mới biến hóa nên dùng số 9 đặt tên Hào Dương, số 6 đặt tên cho Hào Âm : - Cửu ngũ : Hào Dương vị thứ 5. - Lục nhị : Hào Âm vị thứ 2. - .v.v…. - Số thủy chung :  Số Thủy : là số 1 [số bắt đầu, cũng gọi là Nguyên].  Số Chung : là số 10 [số cuối cùng, cũng gọi là Trinh]. Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy viết : Nói về Âm Dương trong Trời Đất không ai bằng Phục Hy, Văn Vương; đến Khổng Tử viết Hệ Từ Truyện là rốt ráo. Nói về Âm Dương trong thân người không ai bằng Hiên Viên, Kỳ Bá; đến Trương Trọng Cảnh viết Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận là rốt ráo. Lại nói, Thương Hàn Luận là “ Hệ Từ Văn ” của Y Gia. Tóm lại, người học Đông Y bỏ qua không đọc Kinh Dịch và Thương Hàn Luận nhất định không có hiểu biết Hệ Từ, nhất định không thấu đạt được truyền thống Đông Y. .
  • 5. 5 2. CHÍNH DANH : Khoa học nào cũng có thuật ngữ, Chính Danh là hiểu biết chính xác các thuật ngữ, các tên của sự vật. - Đồng có tên Thái Dương nhưng lại có nghĩa rất khác nhau :  Tại Hệ Tứ Tượng (4 quẻ 2 hào, tượng 4 Kinh - 4 Khí), Kinh Dịch gọi tên 4 quẻ này theo nghĩa Thái Thiếu (Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm), Thái Dương có nghĩa là Dương Nhiệt [ ] tức toàn là Dương, cách gọi này dễ có nhầm lẫn giữa Thiếu Dương và Thiếu Âm; trái lại Đông Y truyền thống gọi tên theo tượng Kinh Khí (Dương Nhiệt, Dương Hàn, Âm Nhiệt, Âm Hàn), cách gọi này tránh được nhầm lẫn giữa Dương Hàn và Âm Nhiệt.  Tại Hệ Bát Quái (8 quẻ 3 hào, tượng 2 Kỳ Kinh và 6 Kinh - 6 Khí), Kinh Dịch gọi tên 8 quẻ này theo tượng Tự nhiên (Càn, Khôn, Chấn, Tốn, Khảm, Ly, Cấn, Đoài), còn Đông Y truyền thống gọi 8 quẻ này theo tượng Kinh Lạc (Đốc, Nhâm, Thiếu Dương, Khuyết Âm, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm, Dương Minh). Tại Hệ này Thái Dương có tượng 3 hào là Khảm, Thủy [ ] tương ứng với cách gọi cả Kinh Khí là Thái Dương Hàn Khí hàm nghĩa Thái Dương là mặt trời chiếu soi Hàn Thủy của đại dương sinh thành một Khí bao quanh quả đất bảo vệ vạn vật gọi là Thái Dương Khí (Khí giao là Âm Dương Khí đã giao tạo thành mọi sinh hoạt trong vũ trụ cũng như trong thân người).  Tại Hệ Tạng Tượng (16 quẻ 4 hào, tượng 4 Kỳ Kinh và 12 Kinh – 12 Khí) Kinh Dịch không gọi tên, Đông Y truyền thống gọi là Tạng Tượng. Tại Hệ này Thái Dương Hàn Khí được gọi thêm Thủ Túc Kinh và Tiêu Bản Khí cho rõ ràng hơn (Túc Thái Dương Kinh, Bản Hàn Khí), đôi khi chỉ gọi Kinh rồi kế tiếp là Tạng Phủ có Khí tương ứng (Túc Thái Dương Bàng Quang thuộc Kinh Dương Hàn – Khí Âm Hàn ). Thái Dương còn được gọi là Cự Dương với hàm nghĩa là Kinh dài và lớn thống lãnh các Kinh, cũng còn được gọi là Khuyết Dương với ý là Kinh khiếm khuyết và Dương vì nó hành Hàn là Âm Khí. - Bắt đầu tiết 1, Ngài Trọng Cảnh đã dùng ngay Hư Tự ‘Chi vi ’; Bản Nghĩa chú giải là ‘ Thái Dương Chi Kinh Khí vi bệnh ‘ với hàm nghĩa ‘ Thái cực thị sinh Lưỡng Nghi ’, là 2 mặt làm bệnh tại Thái Dương (Bản Hàn Bản Nhiệt hoặc Tiêu Âm Tiêu Dương). Ở tiết này, hầu hết Thời Y không hiểu được thâm ý của tác giả nên bỏ bớt chữ ‘chi ’ hoặc chữ ‘vi‘ . - Mạch Thương Hàn tại Kinh Thái Dương là Phù Khẩn mà đôi khi nơi sách lại có mạch Phù nhi Khẩn, Thời Y không rõ được thâm ý của tác giả khi thêm chữ ‘nhi’ giữa 2 chữ Phù Khẩn là
  • 6. 6 để giúp người sau phân hiểu chỗ khác nhau của bệnh tình là chỉ có Phù Khẩn thì bệnh do 1 Kinh còn Phù nhi Khẩn là bệnh do 2 Kinh. - Các tên Phương Thang như Tiểu Sài Hồ, Đại Sài Hồ, Đại Hãm Hung, Tiểu Hãm Hung .v.v.. không nên hiểu là thang thuốc nhỏ lớn mà phải hiểu theo chủ trị của nó, đơn thuần hoặc Âm hoặc Dương, hoặc Hàn hoặc Nhiệt thì gọi là Tiểu [小] ; còn kiêm trị cả Âm Dương, Hàn Nhiệt thì gọi là Đại [大] . Bước vào rừng y (Hạnh Lâm) người học còn gặp nhiều thuật ngữ không kể xiết,Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nhờ tỏ ngộ Chính Danh nên dễ dàng làm Bản Nghĩa 2 sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận . 3. CHÁNH TÍN : Có lòng tin chân thật về trật tự vũ trụ vạn vật mới có thể hiểu được truyền thống Thánh Nhân đã truyền tải. Càng là hậu học càng không nên vội vàng cố chấp chỉ một đoạn văn mà phải xét kỹ vấn đề một cách toàn diện : a. Thiếu Âm không phải là Khu mà là Hạp:  Nội Kinh luận Khí Hóa có chỗ viết “ Thái Dương -Thái Âm vi Khai, Dương Minh – Khuyết Âm vi Hạp, Thiếu Dương – Thiếu Âm vi Khu “. Người học không nên cố chấp điều này vội vàng hiểu Thiếu Âm là Khu mà phải thận trọng xét kỹ hơn. Cùng luận Khí Hóa cũng có chỗ viết ‘ Kinh Thái Dương chủ Hàn Khí nó gặp ở giữa (Trung kiến) để cân bằng với Kinh đối lập là Thiếu Âm chủ Nhiệt Khí ‘. Nếu đã là đối lập, Thái Dương là Khai thì Thiếu Âm tất nhiên là Hạp, huống chi chúng nó lại chủ hai Khí Hàn Nhiệt ?  Cũng tại Nội Kinh khi luận phép trị có viết ‘Thái Dương - Thiếu Âm tòng Bản tòng Tiêu, Dương Minh - Thái Âm tòng Bản, Thiếu Dương – Khuyết Âm bất tòng Tiêu Bản nhi tòng Trung hiện ’.  Châm cứu kinh huyệt đồ xác định “ 3 Kinh Dương là Thái Dương – Dương Minh thì ở hai bên còn Thiếu Dương thì ở giữa; 3 Kinh Âm là Thái Âm – Thiếu Âm thì ở hai bên còn Khuyết Âm thì ở giữa. Điều này thêm một lần chứng minh vai trò Trung hiện và Khu chuyển của hai Kinh Thiếu Dương – Khuyết Âm (không phải là Thiếu Dương - Thiếu Âm).  Thương Hàn Luận tiếp theo Nội Kinh cũng xác định quan hệ Khí Hóa của Lục Kinh ‘Thái Dương -Thiếu Âm là cặp Kinh Âm Dương Hàn Nhiệt, Dương Minh -Thái Âm là cặp Kinh Âm Dương Táo Thấp, Thiếu Dương - Khuyết Âm là cặp Kinh Âm Dương Trung Hiện ‘ . Chứng tỏ Thiếu Âm không phải là Khu mà là Hạp.
  • 7. 7 Thánh Nhân làm Kinh chân thật không thiếu sót, Nội Kinh có chỗ sai chẳng qua do người sao chép nhầm lẫn mà thôi, Hậu học như chúng ta không nên cố chấp mà phải hiểu theo Tự nhiên ‘Thái Dương – Thái Âm là Khai, Dương Minh – Thiếu Âm là Hạp, Thiếu Dương – Khuyết Âm là Khu ‘. b. Phủ Tam Tiêu và Tạng Tâm Bào Lạc là gì ? Sách Đông Y thường nói : “ Ngũ Tạng Lục Phủ “ tương ứng với Ngũ Hành Lục Khí. Thực tế có 12 Kinh, rõ ràng có 6 Phủ 6 Tạng. Như vậy là thân người có 5 Phủ 5 Tạng đủ hình tích ứng, với 5 Hành còn 1 Phủ 1 Tạng là con đường giao liên khí huyết nuôi dưỡng cả thân người và 5 Tạng 5 Phủ kia. Kéo dài ngàn năm Đông Y không biết rõ ràng về Phủ Tam Tiêu và Tạng Tâm Bào Lạc. Đến thế kỷ 19 Bác sĩ Đường Tôn Hải viết bộ Trung Tây Hối Thông, có công khám phá rõ ràng về Tam Tiêu là con đường lưu thông của Thủy và Khí. Còn về Tạng Tâm Bào Lạc thì lại không dám quyết là cái gì, có lẽ nỗi bức xúc này khiến tác giả viết cuốn Huyết chứng luận. Học giả gọi Tạng Tâm Bào Lạc là màng bao tim. Việc sai lầm này phải chăng vì hời hợt bỏ mất chữ lạc, chỉ còn hai chữ Tâm bào nên cố chấp gọi nó là màng bao tim không có chức năng gì đáng nói. Chữ “Lạc” từ Nội Kinh có nghĩa là Mạch máu, tại sao không có ai nghĩ được Tạng Tâm Bào lạc là Mạch máu, hệ tuần hoàn ngoài tim, đường lưu thông của Hỏa và Huyết trải khắp châu thân và các Tạng Phủ. Như vậy chức năng của Phủ Tam Tiêu và Tạng Tâm Bào Lạc là vận hành Khí Huyết Vinh Vệ toàn thân, phù hợp với nhu cầu của cơ thể (Khí Huyết thuộc Hậu Thiên, trước nó là Thủy Hỏa thuộc Tiên Thiên; cặp Dương Trung Hiện gồm có 2 Phủ Tam Tiêu và Đởm điều hành Thủy Khí; cặp Âm Trung Hiện gồm có 2 Tạng Tâm Bào Lạc và Can điều hành Hỏa Huyết; bốn chất liệu này châu lưu Doanh Vệ toàn thân. c. Phủ Tam Tiêu không phải hành Hỏa mà thuộc hành Thủy : Mãi đến ngày nay giới Đông Y còn cho Phủ Tam Tiêu thuộc hành Hỏa. Nếu điều này đúng thì : - Tâm + Tiểu Trường + Tâm Bào Lạc +Tam Tiêu = 4 Hỏa - Thận + Bàng Quang = 2 Thủy. Như vậy làm sao có được sự cân bằng Thủy Hỏa. Thiết tưởng có sai lầm này là do mê tín ở chỗ Nội Kinh gọi Thiếu Dương tướng Hỏa không chịu đọc chức năng của Tam Tiêu là : “ Quan quyết độc, xuất phát thủy đạo “. Lại nữa, Tam Tiêu xuất phát từ Thận hệ đối lập với Tâm Bào Lạc xuất phát từ Tâm hệ, cho nên Tam Tiêu nhất định thuộc hành Thủy. Nhân Thân có :
  • 8. 8 - Tâm + Tiểu Trường + Tâm Bào Lạc = 3 Hỏa. - Thận + Bàng Quang + Tam Tiêu = 3 Thủy. Như vậy Thủy Hỏa trong thân người mới cân bằng điều hòa. Do không Chánh Tín mà giới Đông Y đã có những sai lầm kéo dài ngàn năm làm cho ngày nay Đông Y mai một. 4. BẢN NGHĨA : Người học Đông Y, đọc sách : “Nhân Thân Khí Hóa” của Lương Y Việt Cúc, ai cũng thấy 6 chữ : “ Trị bệnh tất cầu kỳ Bản “. Thử hỏi Bản là gì ? Nhiều người trả lời đó là nguyên nhân sanh bệnh. Nói như vậy chưa thật xác đáng. Nếu thật biết 6 chữ này nằm tại Chương “ Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận “ của Nội Kinh thì nghĩa chữ “ Bản ” rõ ràng là Âm Dương. Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy còn nói : “ Thánh Nhân ưu tư về sức khỏe nên trước giải nguyên lý ‘Âm Dương Hàn Nhiệt ‘ rồi sau làm sách Thương Hàn “ . Âm Dương là cốt lõi của Đạo học, Hàn Nhiệt là cốt lõi của Khí hóa. Bản Nghĩa của sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận là tại 4 chữ này. *
  • 9. 9 CHƯƠNG II ĐẠO HỌC (Âm Dương có gốc Tuyệt đối và ngọn Tương đối) Theo dấu người xưa Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nói : Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo. 1. ĐẠO LÀ GÌ ? Trong Triết học Đông phương chữ Đạo không chỉ có nghĩa bắt buộc như luân lý, cũng không chỉ có nghĩa giới răn như tôn giáo. Chữ Đạo là nhận thức của con người về qui luật tự nhiên của Trời Đất. Đạo là con đường dời đổi (Dịch) của sự vật trong vũ trụ nhân sinh với cái thể không dời đổi (bất Dịch) của nó là Nhất Âm Nhất Dương. Hiện tại ai cũng biết Âm Dương là 2 mặt tương phản của sự vật, đó là hiện tượng tương đối của sự vật gọi là Âm Dương đối lập; nhưng ít ai chịu biết gốc của sự vật là bản chất tuyệt đối và do không thể chia lìa với gốc tuyệt đối, Âm Dương của sự vật còn được gọi là Âm Dương thống nhất. Học thuyết Âm Dương được truyền thừa từ xưa đến nay với 3 qui luật Âm Dương cần và đủ là Âm Dương tương đối [hiện tượng], Âm Dương Hổ căn [bản chất tuyệt đối], Âm Dương bình hành [tuyệt đối mà tương đối]. Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nói : “Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo”. Câu này là người nói theo Kinh Dịch, Hệ Từ Thượng, chương 5 : - Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo (1). - Kế chi giã, Thiện dã (2). - Thành chi giã, Tính dã (3). - Nhân giã kiến chi vị chi Nhân (4). - Trí giã kiến chi vị chi Trí (5). - Bách tính nhật dụng nhi bất tri (6). - Cố quân tử chi Đạo tiễn hỉ (7).
  • 10. 10 Tạm dịch như sau : (1) Đạo là con đường dời đổi của sự vật với cái thể không dời đổi của nó là Nhất Âm Nhất Dương. (2) Đi ra (hướng tán vạn thù) còn kế tục được Đạo gọi là Thiện. (3) Đi vào (hướng qui nhất bản) thành tựu được Đạo gọi là Tính. (4) Người thiên về Nhân gọi Đạo là Nhân. (5) Người thiên về Trí gọi Đạo là Trí (Sự thật Nhân và Trí là hai mặt Âm Dương của Đạo). (6) Bách tính là trăm họ hằng ngày dùng Đạo mà không biết. (7) Cho nên Đạo của người quân tử (là người biết rõ đạo Nhất Âm Nhất Dương) rất hiếm có. Kinh Dịch lại nói Thái cực “ thị sinh Lưỡng nghi ” có nghĩa Thái cực là đã sinh Lưỡng nghi. Lưỡng nghi tức là Nhất Âm Nhất Dương. Cho nên Kinh Dịch nói : “Đạo là Thái cực “. Nghĩa này cụ thể, hình dung được rõ ràng. Đạo Đức Kinh nói :“Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật “.Có Lý giải :  Đạo sinh nhất : Đạo sinh Thái cực tức Đạo Nhất.  Nhất sinh nhị : Là Thái cực sinh Lưỡng nghi.  Nhị sinh tam : Lưỡng nghi tức Âm Dương đối lập (2), hiệp với Âm Dương thống nhất (1) thành 3.  Tam sinh vạn vật : Âm Dương tương giao sinh vạn vật (3). Chữ ‘sinh’ hàm nghĩa Đạo biến hóa tùy thời. Lại nói : “Vô cực sinh Thái cực”, như vậy Đạo là Vô cực (khi chưa phân cực),cho thấy Đạo Đức Kinh nói nghĩa chữ Đạo khi còn mập mờ, thấp thoáng, khó nhận thấy. Trái lại theo Đồ Đại Diễn của Kinh Dịch có thể Lý giải câu nói trên của Đạo Đức Kinh như vầy :  Đạo sinh nhất : Thái cực sinh Nhất Âm Nhất Dương là Lưỡng nghi (2 quẻ 1 hào).  Nhất sinh nhị : Lưỡng nghi sinh Tứ Tượng (4 quẻ 2 hào).  Nhị sinh tam : Tứ Tượng sinh Bát Quái (8 quẻ 3 hào).  Tam sinh vạn vật : Bát Quái sinh 64 Thành Quái tượng vạn vật (64 quẻ 6 hào).
  • 11. 11 Lão Tử nói “ Đạo là Vô cực ” (sự vật khi chưa phân cực), Khổng Tử lại nói “ Đạo là Thái cực “ (sự vật khi đã phân cực) ,vậy thì chữ Đạo chẳng qua có nghĩa ‘tùy thời ’ của Thánh Nhân mà thôi ! a- Đạo Dịch Loài người nhận thức vạn vật luôn dời đổi với cái thể không dời đổi là Nhất Âm Nhất Dương làm thành sách Kinh Dịch đầy đủ 3 mặt:  Thể : Bất dịch, không dời đổi là Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo.  Tướng : Biến dịch, dời đổi biến hóa tuần hoàn không ngừng.  Dụng : Giản dị, hai đức tính căn bản của Âm Dương. b- Đạo Thái cực – Đạo Nhất Thái là lớn, Cực là rất, Thái cực là cái rất lớn; Định nghĩa này e không phù hợp với nhận định “Vạn vật các hữu Thái cực”. Cho nên cần định nghĩa lại như sau : Thái là toàn thể, Cực là các phân cực như Âm cực Dương cực … , Thái cực là cái toàn thể gồm hết thảy các phân cực mà chủ thể đã chia ra. Người xưa dành chữ Đạo để nói về Âm Dương thống nhất, hiệp với câu “Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo” tức là Đạo Thái cực = Đạo Nhất : - Nho Giáo : Đức Khổng Tử nói “Ngô đạo nhất dĩ quán chi” có nghĩa là Đạo của ta dùng “cái nhất” để quan sát tất cả. - Phật Giáo : Tu giải thoát bằng pháp môn “bất nhị”. Kinh Hoa Nghiêm nói “Một là tất cả, tất cả là một”. - Công Giáo : Chúa Kitô là “con một” của Thiên chúa. c- Đạo Trú Dạ - Đạo (Thiên thời) : Thời thống nhất. - Trú Dạ (Địa vị) : Thế đối lập. Đạo Trú Dạ tức vừa nói Thời là Âm Dương thống nhất, vừa nói Vị là Âm Dương đối lập. .
  • 12. 12 d- Đạo Tam Cực Tam cực là gồm 2 cực Âm Dương đối lập và 1 cực Âm Dương thống nhất là cực Trung Hòa : - Tam Tài: Thiên – Nhân – Địa [Thiên Địa là 2 cực Âm Dương và Nhân là 1 cực Trung Hòa]. - Tam Vận : Khai (mở) – Khu (bản lề) – Hạp (đóng). [Khai Hạp là 2 cực Âm Dương và Khu là 1 cực Trung Hòa]. e- Đạo Kiền – Đạo Khôn Kiền Khôn là 2 quẻ 3 hào thuộc hệ Bát Quái thể hiện Đạo Tam cực (Kiền là Tam Dương – tượng cha, Khôn là Tam Âm – tượng mẹ). Nói túi Kiền Khôn là gợi ý Đạo Âm Dương thống nhất; nói cửa Kiền Khôn là gợi ý Nghĩa Âm Dương đối lập. Phối hợp Âm Dương với 2 hào Thể và 1 hào Dụng gọi là : - Kiền đạo thành Nam (2 hào Thể Nhu, 1 hào Dụng Cương) :  : Quẻ Chấn, Dụng Cương tại Hạ, tượng Trưởng Nam.  : Quẻ Khảm, Dụng Cương tại Trung, tưởng Trung Nam.  : Quẻ Cấn, Dụng Cương tại Thượng, tượng Thiếu Nam. - Khôn đạo thành Nữ (2 hào Thể Cương, 1 hào Dụng Nhu) :  : Quẻ Tốn, Dụng Nhu tại Hạ, tượng Trưởng Nữ.  : Quẻ Ly, Dụng Nhu tại Trung, tượng Trung Nữ.  : Quẻ Đoài, Dụng Nhu tại Thượng, tượng Thiếu Nữ. f- Đạo Vuông Tròn : Hệ Từ truyện nói : “Cát Hung Hối Lẫn sinh hồ động“ có liên quan Tứ Tượng xác minh vai trò Trung Thiên và Đạo Vuông Tròn. Kinh Dịch tỏ rõ có 3 hệ :  1 hào : Lưỡng nghi (chia 2) = Tiên Thiên = Đạo  2 hào : Tứ Tượng (chia 4) = Trung Thiên = Truyền Chuyển.  3 hào : Bát Quái (chia 8) = Hậu Thiên = Đời.
  • 13. 13 Tròn là tượng Thái Cực nhị phân Âm Dương, Vuông là Tứ Tượng; xưa nay Kinh Dịch truyền thừa tượng đồ Thái Cực chính là Đồ Thái Cực nhi Tứ Tượng, cụ thể hơn dân gian Việt Nam có truyện cổ tích bánh chưng bánh dầy cũng chính là nhắc nhớ Đạo Vuông tròn. Cơ cấu của Dịch Lý là Trung Đạo đường liên kết giữa 2 cực Âm Dương và khởi đầu của hệ Trung Thiên nơi Kinh Dịch là Tứ Tượng (tứ tượng – 16 tạng tượng – 64 tượng vạn vật). Đức Trọng Cảnh thừa kế tuyệt vời hệ Trung Thiên này và làm rõ tứ bộ Sinh Lý Bệnh Lý, tiếp nối điều này Cụ Việt Nhân Lưu Thủy cũng có một nhận định để Đời về Khí Hóa bằng câu: Nhị Âm Nhị Dương Chi Vị Khí Bốn chữ Âm Dương Hàn Nhiệt là Tứ Bộ Kinh Khí nơi thân người gồm có Dương Hàn - Dương Nhiệt và Âm Hàn – Âm Nhiệt là cơ chuyển hóa từ Sinh Lý đến Bệnh Lý khi thọ bệnh và ngược lại khi trị lành. Từ ngàn xưa, Đức Trọng Cảnh đã để lại Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận là một bộ sách bệnh lý học vô cùng quý giá nêu rõ cơ chuyển biến của nó là Khí Hóa có cơ sở là hệ Kinh Lạc và Bộ vị Tấu nơi thân người. Chủ trương Tứ Bộ Âm Dương Hàn Nhiệt với đầy đủ 3 mặt Khí làm bệnh,Kinh thọ bệnh,Lạc truyền chuyển bệnh là một ứng dụng tuyệt vời từ Kinh Dịch truyền thống cho nên từ đó về sau ít có người theo kịp do Kinh Dịch đã bị xuyên tạc. Cụ Lưu Thủy tuy là người Việt nhưng thấm nhuần Nho Giáo và Phật Giáo lại nhờ hiểu thấu Đạo Vuông tròn nên đã để lại cho dân tộc ta các di cảo đề xướng chấn hưng Đông Y vô cùng quý giá cần được quan tâm thừa kế và phát huy.
  • 14. 14 2. ĐỨC LÀ GÌ ? Đức là khả năng dùng Đạo, sử dụng 2 qui luật thống nhất và đối lập kể cả 2 tính giản dị của Âm Dương. Kinh Dịch Hệ Từ Hạ nói : “Thiên Địa chi đại đức viết sinh” có nghĩa Đức lớn của Trời Đất là sinh dưỡng vạn vật, cũng như nói : Kiền Khôn , Khôn Đức … . Đức của Thánh Nhân là khéo dụng tính Giản Dị, Cương Nhu qua 2 câu thơ bất hủ của Lục Tượng Sơn : Giản dị công phu chung cửu đại Chi li sự nghiệp cánh phù trầm. Nghĩa là : Công phu giản dị cuối cùng được lớn mạnh lâu dài. Chi li tạo lập sự nghiệp rốt lại cũng là chìm nổi Tôi còn nhớ thầy dạy Hán văn Trung học có đọc 2 câu thơ giúp nhớ về chữ Đức : Chim Cúc mà đậu cành tre. Thượng thập, hạ tứ, nhất đề chữ tâm. 彳 : Bộ sách, bước chân trái có ý nghĩa làm hoặc đi. 十 : Chữ Thập số 10, số chung tượng Tròn. 四 : Chữ Tứ số 4, tượng Vuông. 一 : Chữ Nhất nghĩa là một. 心 : Chữ Tâm, nghĩa là lòng. Người xưa viết chữ Đức có ngụ ý muốn có Đức thì phải Một lòng làm theo Đạo Vuông Tròn. 3. Y ĐẠO – Y ĐỨC : a- Y Đạo: Y Đạo là con đường hành y hợp Tự nhiên theo đúng các qui luật của Âm Dương.
  • 15. 15 *Thân người cần có sức khỏe cường tráng, Âm Dương điều hòa là vô bệnh. *Tâm người cần được an lạc, tư tưởng tĩnh lặng là vô niệm. *Cá nhân lại không tách rời xã hội nên xã hội Hòa bình Thống nhất là vô cửu. Ngành Y trong xã hội cần được nhiều ngành tương quan hổ trọ, thì Y Đạo mới trọn vẹn được. b- Y Đức : Y Đức là năng lực sử dụng Y Đạo. Người thầy thuốc muốn rèn luyện Y Đức, khi học phải theo truyền thống Y Đạo, khi làm đem lại cho người bệnh sức khỏe về Thân, sức khỏe về Tâm và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, nhân ái. 4. NHẬN ĐỊNH : Hào Thượng quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu có hào từ : “ Tự Thiên hựu chi, cát vô bất lợi “ có nghĩa ‘Tự được Trời giúp cho, mọi việc đều tốt, không gì là không lợi ‘. Đức Khổng Tử có giải thêm ở Hệ Từ Hạ : ‘Sở dĩ được Trời giúp sức là nhờ biết thuận ‘. Người xưa từng nói : Thuận Thiên giã tồn, nghịch Thiên giã vong. Có tín ngưỡng gọi Đạo là Trời, không tín ngưỡng gọi Đạo là qui luật. Thuận qui luật thì được qui luật giúp đỡ Trái qui luật thì bị qui luật trừng phạt. Nào khác gì Lão Tử nói nơi Đạo Đức Kinh : “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp Tự nhiên ”. Tóm lại thuận qui luật Tự nhiên gọi là có Đạo, nghịch qui luật Tự nhiên gọi là thất Đức. Hai chữ Đạo Đức rất giản dị nhưng lại rất sâu sắc. Trong đời sống thế gian 2 qui luật Âm Dương thống nhất và Âm Dương đối lập không bao giờ rời nhau : Âm Dương điều hòa là Sinh lý Âm Dương bất hòa là Bệnh lý. Gốc Tuyệt đối là Âm Dương thống nhất = Đạo. Ngọn Tương đối là Âm Dương đối lập = Nghĩa.
  • 16. 16 CHƯƠNG III KHÍ HÓA (Năng lực sinh hoạt của vạn vật) Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nói : Nhị Âm Nhị Dương chi vị Khí 1. KHÍ HÓA LÀ GÌ ? Khí : Trong Triết học Đông Phương, khí không chỉ là thể hơi, không khí, mùi hương mà còn là môi trường và bao hàm các năng lực (Lý, Hóa…) giúp sự vật sinh hoạt, đổi dời. Hóa : Là một trong hai từ biến hóa, hai thuộc tính dời đổi của Âm Dương : Dương biến thành Âm Âm hóa thành Dương. Do Hóa là quá trình tiến từ Âm đến Dương, từ xấu đến tốt, cho nên thường được ghép với nhiều từ khác như Tiến hóa, Văn hóa. Nhưng khi gặp từ Hóa người đọc cần hiểu nó nằm trong 2 từ biến hóa. Khí Hóa là nhận thức của con người về nguyên nhân dời đổi của sự vật, trong vũ trụ nhân sinh, đều bằng năng lực gọi là khí, chưa trong môi trường và trong bản thân sự vật. 2. TỨ TƯỢNG – TỨ KHÍ – TỨ KINH : Nhị Âm Nhị Dương là Hệ 2 nét có 4 quẻ gọi là Tứ Tượng, còn gọi là Khí thì xưa nay mới thấy lần đầu. Nét thứ nhất đọc là Âm Dương, nét thứ hai đọc là Hàn Nhiệt :  Tứ Tượng : 4 quẻ 2 hào của Kinh Dịch. Do tuân thủ Hệ Tiên Thiên đại diễn từ 1 đến 6 hào nên có cách đọc từ dưới lên.
  • 17. 17  Tứ Khí : 4 Khí Dương Nhiệt – Dương Hàn – Âm Nhiệt – Âm Hàn. Do là 2 hào trên nên cũng đọc từ dưới lên đồng với Tứ Tượng. : Dương Nhiệt : Táo Khí. : Âm Hàn : Thấp Khí. : Dương Hàn : Dương Hàn Khí . : Âm Nhiệt : Âm Nhiệt Khí.  Tứ Kinh : cũng là 4 Kinh Dương Nhiệt – Dương Hàn – Âm Nhiệt - Âm Hàn. Nhưng là 2 hào dưới nên phải đọc từ trên xuống (2 tượng Kinh Dương Hàn, Âm Nhiệt đảo ngược với 2 tượng Khí). : Dương Nhiệt : Dương Minh Kinh. : Âm Hàn : Thái Âm Kinh. : Dương Hàn : Thái Dương Kinh. : Âm Nhiệt : Thiếu Âm Kinh.  Trong tứ bộ Kinh Khí thì Dương Nhiệt thuần Dương và Dương Hàn thuần Âm nên xưa nay không có sự lẫn lộn, riêng Dương Hàn và Âm Nhiệt thường có sự lầm lẫn giữa trên dưới của các nét Âm Dương Hàn Nhiệt. Cụ Lưu Thủy nói ‘Thiếu Âm là phản ảnh của Thái Dương’ (Âm Nhiệt là phản ảnh của Dương Hàn); thực tế cho thấy rất rõ là Kinh Khí đều như vậy : - Khí Dương Hàn ; Khí Âm Nhiệt .(tượng ở trên, đọc từ dưới lên) - Kinh Dương Hàn ; Kinh Âm Nhiệt . (tượng ở dưới, đọc từ trên xuống) 3. PHÂN LOẠI TỨ TƯỢNG : Tứ Tượng có vị trí không đổi, nhưng tùy cách phân loại mà có trật tự Hệ từ như sau : a- Âm Dương Nhị Phân (hệ theo 4 thời gian) Dương Nhiệt : Nguyên – Sinh Dương Hàn : Hanh – Trụ Âm Nhiệt : Lợi – Dị Âm Hàn : Trinh – Diệt
  • 18. 18 b- Âm Dương tuần hoàn (hệ theo 4 mùa) Dương Hàn : Xuân - Sanh Dương Nhiệt: Hạ - Trưởng Âm Nhiệt : Thu - Thâu Âm Hàn : Đông - Tàng c- Âm Dương đối lập (hệ theo 4 thời vận) Dương Nhiệt : Cát - Dương Âm Hàn : Hung - Âm Dương Hàn : Hối – Biến Âm Nhiệt : Lẫn - Hóa 4. TỨ KHÍ LÀM BỆNH : a- Lưỡng nghi bệnh : Thái Dương [Dương Hàn] làm bệnh Thương Hàn. Thiếu Âm [Âm Nhiệt] làm bệnh Trúng Phong. Do Dương Hàn và Âm Nhiệt đầy đủ tính Âm Dương nên có khả năng tự làm bệnh và lây truyền các Kinh khác. *Dương Hàn (Dương Kinh Hàn Khí) : Dương Kinh bị Thương bởi Hàn Khí nên gọi là Thương Hàn. *Âm Nhiệt (Âm Kinh Nhiệt Khí) : Nhiệt Khí bị Âm Kinh (Nhiệt + Hàn = Phong) làm bệnh tại Cơ Nhục (Biểu Trung) nên gọi là Trúng Phong.
  • 19. 19 Thái Dương là Thái cực, Thái Dương bệnh là Thái cực bệnh, Thái Dương có Kinh có Khí, Khí có Tiêu có Bản cũng như Thái cực có Lưỡng Nghi do đó bệnh có Thương Hàn, có Trúng Phong. Kinh của Thái Dương (Nhiệt) làm bệnh Trúng Phong. Khí của Thái Dương (Hàn) làm bệnh Thương Hàn. Bản Khí của Thái Dương (Hàn) làm bệnh Thương Hàn. Tiêu Khí của Thái Dương (Nhiệt) làm bệnh Trúng Phong. b- Tứ bộ bệnh : - Đơn bệnh tại Tứ Kinh : Thái Dương bệnh Hàn,Dương Minh bệnh Ôn, Thiếu Âm bệnh Phong, Thái Âm bệnh Thấp. - Kiêm bệnh tại Tứ Kinh : Khí Thái Dương Hàn và Thiếu Âm Nhiệt kết hợp làm Lưỡng nghi bệnh đã trình bày, còn lại 2 Khí Dương Minh Táo và Thái Âm Thấp có đặc điểm : . Khí Dương Minh Táo là Dương Nhiệt, thuần Dương. . Khí Thái Âm Thấp là Âm Hàn, thuần Âm. Hai Khí này không tự làm bệnh, muốn làm bệnh phải có sự kết hợp với Thái Dương (Dương Hàn) hoặc với Thiếu Âm (Âm Nhiệt). - Dương Nhiệt + Dương Hàn làm Ôn bệnh. - Dương Nhiệt + Âm Nhiệt làm Phong Ôn. - Âm Hàn + Dương Hàn làm Hàn thấp. - Âm Hàn + Âm Nhiệt làm Phong Thấp. Tóm lại, Tứ Khí làm ra 6 bệnh danh là Trúng Phong, Thương Hàn và Ôn bệnh, Phong Ôn, Hàn Thấp, Phong Thấp.
  • 20. 20 5. ÂM DƯƠNG – HÀN NHIỆT- TIÊU BẢN : Thương Hàn Luận Bản Nghĩa nói về Tiêu Khí, Bản Khí rất dễ hiểu : Bản Nhiệt = Dương Nhiệt + Âm Nhiệt Bản Hàn = Dương Hàn + Âm Hàn Tiêu Dương = Dương Nhiệt + Dương Hàn [hiệp Bản Nhiệt] Tiêu Âm = Âm Hàn + Âm Nhiệt [hiệp Bản Hàn] 6. KẾT LUẬN : Đức Trọng Cảnh chủ trương dùng Tứ Tượng để luận Tứ Khí Tứ Kinh . Nhiều người cho như thế là không đúng với Nội Kinh (chủ trương Lục Khí). Lục Khí chẳng qua là Tứ Khí Âm Dương Hàn Nhiệt, 2 cặp đối lập này với 2 Khí Trung Hiện của chúng là Thiếu Dương và Khuyết Âm. Đây không phải là ước tóm mà là phân tích cho rõ hơn chức năng của Lục Khí tại Lục Kinh làm thành 6 bệnh danh cốt yếu của sách Thương Hàn. Chủ trương như vậy càng làm sáng tỏ truyền thống Đông Y là Đạo học Khí hóa và Bản Nghĩa của Tứ bộ Âm Dương Hàn Nhiệt. *
  • 21. 21 CHƯƠNG IV BỘ VỊ (Xứ sở của Sinh Lý và Bệnh Lý) Khí hóa là tùy Thời (Thiên tùy Địa) nói lúc Kinh Lạc làm bệnh. Bộ Vị là thuận Vị (Địa thuận Thiên) nói chỗ Kinh Lạc bị bệnh. Người học Đông Y qua loa vội vàng theo Bát cương học Bộ Vị chỉ 2 phần là Biểu và Lý. Sự thật của Đạo Tam Cực nói về Bộ Vị của Nhân thân Khí hóa thì ngoài 2 cực Âm Dương đối lập là Biểu Lý, còn có 1 cực Trung Hòa. Bộ Vị gọi cực này là Tấu Lý. 1. TẤU LÝ LÀ GÌ ? Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nói : “Tấu là chỗ thông hội chân nguyên của khí Tam Tiêu. Lý là đường Văn nét Lý trãi suốt Bì Phu tới Tạng Phủ “. Nói Tam Tiêu tức là chỉ nói Dương không nói Âm, Âm của Tam Tiêu chính là Tâm Bào Lạc. Tam Tiêu và Tâm Bào Lạc là nền tảng, đạo lộ của Hệ Kinh Lạc, nơi Kinh Lạc thông tới ngọn, hội về gốc. Tấu Lý [!] là toàn bộ mạn lưới Kinh Lạc có chức năng liên kết Biểu Lý làm một, điều hành, nuôi dưỡng Biểu – Lý không khác với chức năng xung hòa Khí đối với 2 Khí Âm Dương đối lập. [!] Trong Hán tự chữ Lý (Tấu Lý) có bộ Vương ( ) nghĩa là Văn nét, vùng đất, dặm đường … khác với chữ Lý (Biểu Lý) có bộ Y ( ) nghĩa là trong đối với ngoài ; cho nên dùng chữ Hán để trình bày đoạn trên không có trở ngại, trái lại nếu dùng chữ Việt thì hai chữ Lý đều giống nhau dễ có nhầm lẫn. Người thuật đề nghị về sau dùng một chữ Tấu không kèm chữ Lý khi nói về Bộ Vị (Biểu – Tấu – Lý) chẳng những giản lược mà còn tránh được nhầm lẫn. 2. TẤU CÓ 2 PHẦN : a- Tấu Bán Biểu : là phần mạn lưới Kinh Lạc trãi suốt phần Biểu. Trong phần này Kinh Lạc vào ra (Nội Ngoại) theo chiều ngang (Hoành). b- Tấu Bán Lý : là phần mạn lưới Kinh Lạc trãi suốt phần Lý.Trong phần này Kinh Lạc lên xuống (Thướng Há) theo chiều dọc (Tung). Tại Lý, Tấu Bán Lý liên kết với Cách để phân kết phần Thượng và phần Trung; liên kết với Đái để phân kết phần Trung và phần Hạ.
  • 22. 22 3. BIỂU CÓ 3 PHẦN : a- Bì Phu : Là Biểu ngoài, phần ngoài nhất bao bọc và bảo vệ cơ thể, có Bộ Vị Trung hiệp với Khí Hóa là Hàn Khí. - Kinh Lạc chủ Bộ Vị : Kinh Thủ Dương Minh Đại Trường và Kinh Thủ Thái Âm Phế (Nội Kinh). - Kinh Lạc chủ Khí Hóa : Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang và Kinh túc Thiếu Âm Thận chủ Hàn Khí (Thương Hàn Luận). b- Cơ Nhục: Là Biểu giữa, nơi Vinh Vệ sơ hội, có Bộ Vị Trung hiệp với Khí Hóa là Phong Khí. - Kinh Lạc chủ Bộ Vị : Kinh Túc Dương Minh Vỵ và Kinh Túc Thái Âm Tỳ (Nội Kinh). - Kinh Lạc chủ Khí Hóa : Kinh Túc Thiếu Dương Đởm và Kinh Túc Khuyết Âm Can chủ Phong Khí. (Thương Hàn Luận). c- Tấu Biểu : Là Biểu trong, nối liền mạn lưới Kinh Lạc trãi suốt phần Biểu, có Bộ Vị Trung hiệp với Khí hóa là Nhiệt Khí. - Kinh Lạc chủ Bộ Vị : Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu và Kinh Thủ Khuyết Âm Tâm Bào Lạc (Nội Kinh). - Kinh Lạc chủ Khí Hóa : Kinh Thủ Thái Dương Tiểu Trường và Kinh Thủ Thiếu Âm Tâm chủ Nhiệt Khí (Thương Hàn Luận). 4. LÝ CÓ 3 PHẦN : a- Phần trên (Thượng) - Chủ Nhiệt Khí gồm có 3 Tạng : Phế - Tâm – Bào Lạc. *Tạng Tâm Bào Lạc phát xuất từ Tâm, tùy thuộc phần trên nhưng bao gồm mạch máu khắp cơ thể. b- Phần giữa (Trung) – Chủ Phong Khí gồm có 6 Phủ Tạng : Vỵ, Tỳ - Đởm, Can – Tiểu Trường, Thận. c- Phần dưới (Hạ) – Chủ Hàn Khí gồm có 3 Phủ : Tam Tiêu - Bàng Quang - Đại Trường.
  • 23. 23 *Phủ Tam Tiêu thuộc Hệ Thận - Bàng Quang phát xuất tại phần dưới nhưng lưu chuyển mọi đường nước và luồng khí khắp cơ thể. 5. VAI TRÒ CỦA BỘ VỊ : Khí Hóa và Bộ Vị là cặp Âm Dương cũng như Thời Vị trong Kinh Dịch. Mỗi Bộ vị đều có Kinh Lạc chủ Khí Hóa thích hợp Trung Hiệp. Cho nên trong Thương Hàn Luận Đức Trọng Cảnh dùng từ “ Danh Viết “ để gọi tên bệnh đều là hàm ý kiêm chỉ Bộ Vị thọ bệnh. a- Kiêm chỉ Bộ Vị thọ bệnh : Tại Thiên Thái Dương sách Thương Hàn Luận Bản Nghĩa, tiên sinh Lưu Thủy có lời chú như sau : - Danh viết Thương Hàn : Chỉ bệnh tại Bì Phần. - Danh viết Trúng Phong : Chỉ bệnh tại Nhục Phần. - Danh viết Ôn Bệnh : Chỉ bệnh tại Tấu bán Biểu. - Danh viết Phong Ôn : Chỉ bệnh tại Tấu bán Lý. - Danh viết Hoành : Chỉ bệnh từ Tấu bán Biểu ra Biểu, Kinh Lạc đi Hoành (ngang). - Danh viết Tung : Chỉ bệnh từ Tấu bán Lý vào Lý, Kinh Lạc đi Tung (dọc). - Danh viết Cách, danh viết Đại : Chỉ bệnh tại Cách Mô là chỗ Kinh Lạc tập trung để triều hội về Phế làm thành Mạch Tượng nơi Thốn khẩu. b- Dùng tên thuốc gọi chứng : Dùng thuốc gọi tên chứng là có hàm ý chứng tại Bộ Vị : - Ma Hoàng chứng : Chứng tại Bì Phu. - Quế Chi chứng : Chứng tại Cơ Nhục. - Sài Hồ chứng : Chứng tại Tấu. .
  • 24. 24 6. KẾT LUẬN : Chủ trương Khí Hóa nhưng không bỏ sót Bộ Vị là nền Y học đầy đủ tánh Âm Dương. Ngày nay số đông học Đông Y chú trọng thuyết Ngũ Hành (Vị) bỏ qua Lục Khí (Thời). Thiên lệch như vậy trách sao Đông Y không mai một ? *
  • 25. 25 CHƯƠNG V KINH LẠC (Nền tảng của Khí Hóa) Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nói : Tam Âm Tam Dương chi vị Kinh Người xưa thường nói : “ Học Y mà không học Kinh Lạc như người đi đêm tối không có trăng sao đèn đuốc “. Nội Kinh Linh Khu, sách chuyên nói về Kinh Lạc trong truyền thống Đông Y. Tiếc rằng ngày nay giới Đông Y , ngành Châm Cứu thì học Kinh Lạc qua loa những đường kinh có Huyệt, ngành Thang Dược thì học hời hợt Lý luận cơ bản về Âm Dương Ngũ Hành, không hề học Kinh Lạc; trách sao Đông Y không mai một ! Kinh Lạc trên thân người là cơ sở của Đạo học - Khí hóa (Âm Dương Hàn Nhiệt), đối tượng cốt yếu của truyền thống Đông Y. 1. KINH LẠC LÀ GÌ ? Kinh là những đường năng lực tạo thành một mạng lưới có chức trách vận hành khí huyết nuôi dưỡng và điều hòa mọi sinh hoạt của cơ thể; bên trong dính kết với Phủ Tạng, bên ngoài nối liền với thịt da và các quan khiếu. Mỗi Kinh gồm có : - Lạc (mạch máu) là con đường lưu thông của Huyết ( + Hỏa) dính kết với các năng lực thuộc Ngũ Hành của Đất. - Khí (luồng hơi) là con đường lưu thông của Khí ( + Thủy) nối liền với các năng lực thuộc Lục Khí của Trời. TRỜI THẦN TÂM THỂ HỒN KHÍ NGƯỜI KHÍ PHẾ - TỲ - CAN THỂ PHÁCH KINH ĐẤT TINH THẬN THỂ XÁC LẠC
  • 26. 26 Trong con người Thể Phách là mạng lưới Kinh Lạc. Khí Kinh Lạc không bao giờ rời nhau khi con người còn sống. Thương Hàn Luận là sách bệnh lý xiển minh Kinh Lạc từ đầu đến cuối : - Nói Mạch tượng : Chứng của Lạc. - Nói run rẩy, đau, cứng : Chứng của Kinh. - Nói sợ gió, sợ lạnh : Chứng của Khí. 2. BÁT QUÁI – LỤC KINH – LỤC KHÍ : Nói Hệ 3 nét có 8 quẻ gọi là Bát Quái. Trong Bát Quái có cha mẹ là 2 Kỳ Kinh và 6 con là Lục Kinh hành Lục Khí. TƯỢNG QUẺ TÊN QUẺ QUAN HỆ KINH KHÍ KIỀN CHA ĐỐC DƯƠNG KHÔN MẸ NHÂM ÂM ĐOÀI THIẾU NỮ DƯƠNG MINH TÁO CẤN THIẾU NAM THÁI ÂM THẤP LY TRUNG NỮ THIẾU ÂM NHIỆT KHẢM TRUNG NAM THÁI DƯƠNG HÀN TỐN TRƯỞNG NỮ KHUYẾT ÂM PHONG CHẤN TRƯỞNG NAM THIẾU DƯƠNG HỎA
  • 27. 27 3. TAM ÂM – TAM DƯƠNG : Tam Âm Tam Dương thường được mô tả bằng 2 tam giác đều đối đỉnh, đỉnh cao là Dương, đỉnh thấp là Âm, 2 Tam Âm Tam Dương là 6 và thể hiện của nó gồm có Lục Khí – Lục Kinh.[khi trái thường Lục Khí là Lục Dâm]. a- Phân hiểu Lục Khí – Lục Dâm – Lục Kinh : Lục Khí là 6 Khí bình thường trong Trời Đất cũng như trong con người. Lục Dâm là 6 Khí bất thường. Thân người có Lục Kinh hành Lục Khí, Lục Khí này khi bình thường làm thành Sinh Lý, khi bất thường làm thành Bệnh Lý. *Phân hiểu Lục Khí và Lục Dâm: - Lục Khí : PHONG(gió) – HÀN(lạnh) – NHIỆT(nóng) – THẤP(ẩm) – TÁO(ráo) – HỎA(lửa). - Lục Dâm: PHONG(gió)– HÀN(lạnh) – THỬ(nắng) - THẤP(ẩm) – TÁO(ráo) - HỎA(lửa). (theo thứ tự thường dùng đối xứng giữa lục khí và lục dâm).  Do nhận thức Lục Dâm cũng chỉ là 6 khí bình thường chuyển biến bất thường mà ra nên người xưa chỉ gọi Lục Dâm khác với Lục Khí nơi cặp Nhiệt Thử để phân hiểu.  Đông Y truyền thống có nhận thức bệnh lý không đơn thuần do Lục Dâm của bên ngoài tác động mà chủ yếu là do Lục Dâm bên trong tạo ra, gắn liền với quan niệm Lục Kinh điều hành Lục Khí, Khí làm bệnh và Kinh thọ bệnh.  Đông Y hiện nay trái lại cố chấp chỉ có Lục Dâm bên ngoài làm bệnh mà không biết đến chức năng của Lục Kinh hành Lục Khí trong thân người. *Phân hiểu Lục Khí và Lục Kinh: - Lục Khí: HÀN (lạnh) – TÁO(Ráo) – HỎA(lửa) – THẤP (ẩm) – NHIỆT(nóng)– PHONG(gió). - Lục Kinh:Thái Dương–Dương Minh – Thiếu Dương - Thái Âm – Thiếu Âm – Khuyết Âm. (theo thứ tự đối xứng giữa lục khí và lục kinh thường dùng trong 2 sách Thương Hàn Luận và Tạp Bệnh Luận). Theo thứ tự đối chiếu Thái Dương hiệp nhất với Hàn, Thiếu Âm hiệp nhất với Nhiệt, Thái Âm hiệp nhất với Thấp, Dương Minh hiệp nhất với Táo, Khuyết Âm hiệp nhất với Phong, Thiếu Dương hiệp nhất với Hỏa. Cách gọi tên Lục Kinh của người xưa rất thuận tự nhiên, không còn gì để nghi ngờ.
  • 28. 28 b- Ba mối quan hệ giữa Tam Âm và Tam Dương : Giữa Tam Âm và Tam Dương có 3 mối quan hệ cơ bản : 1) KHÍ HÓA Mối quan hệ Khí Hóa, Nội Kinh gọi là Trung Kiến. Trung Kiến là gặp ở giữa (Tâm) với Kinh Khí đối lập. 2) BỘ VỊ : THÁI DƯƠNG HÀN KHÍ THÁI ÂM BÌ BỘ DƯƠNG MINH NHỤC BỘ KHUYẾT ÂM PHONG KHÍ THIẾU DƯƠNG TẤU BỘ THIẾU ÂM NHIỆT KHÍ KINH KHÍ QUAN HỆ KINH KHÍ THÁI DƯƠNG HÀN KHÍ THIẾU ÂM NHIỆT KHÍ DƯƠNG MINH TÁO KHÍ THÁI ÂM THẤP KHÍ THIẾU DƯƠNG HỎA KHÍ KHUYẾT ÂM PHONG KHÍ TRUNG HIỆP TRUNG HIỆP TRUNG HIỆP TRUNG KIẾN TRUNG KIẾN TRUNG KIẾN
  • 29. 29 3) TRUYỀN KINH [Hàn vào gọi là Truyền, Nhiệt ra gọi là Chuyển, gọi chung Hàn Nhiệt ra vào là Truyền Chuyển] 23/07/2013 Mối quan hệ Truyền Kinh tạm gọi là Trung chuyển. Trung chuyển là từ Kinh Dương chuyển đến Kinh Âm hoặc ngược lại. *Trung Quốc 1963, Trung Y Học Viện, Thương Hàn Luận giảng nghĩa (Hà nội, Nguyễn Trung Hòa dịch, Bài giảng Thương Hàn). Trong phần Khái Luận có đề nghị xếp Thiên Thiếu Âm sau cùng của Lục Kinh. Đề nghị này cho thấy nhóm soạn thảo hiểu chưa đúng nội dung của 2 sách Nội Kinh và Thương Hàn Luận : - Thiếu Âm không phải là Khu (điều này đã trình bày ở chương I). - Thứ tự của Lục Kinh xét trong sách Thương Hàn Luận là theo thứ tự hành Kinh của Lục Kinh đã nói rõ tại Nội Kinh : “ Ngày 1 Thái Dương, ngày 2 Dương Minh, ngày 3 Thiếu Dương, ngày 4 Thái Âm, ngày 5 Thiếu Âm, ngày 6 Khuyết Âm, ngày 7 trở lại Thái Dương “. 4. BỆNH CỦA LỤC KINH - LỤC KHÍ : Kinh là nơi chốn thọ bệnh, Khí là động lực làm bệnh. Kinh Thái Dương chủ Hàn Khí dẫn khởi tất cả bệnh với 2 loại bệnh phát ra từ Kinh này là Thương Hàn [Hàn] và Trúng Phong [Nhiệt], gọi tắt là Phong Hàn (Lưỡng Nghi bệnh). Cần lưu ý do tên gọi tắt Phong Hàn mà người sau này hiểu ‘ Phong Hàn là gió lạnh ‘ nên từ đó cố chấp chỉ có Hàn làm bệnh và lầm lẫn cho đó là nội dung của Thương Hàn Luận. Tuy có Lục Kinh Lục Khí nhưng chỉ có 4 Kinh Thái Dương [Dương Hàn], Thiếu Âm [Âm Nhiệt], Dương Minh [Dương Nhiệt], Thái Âm [Âm Hàn] làm bệnh. Còn 2 Kinh Thiếu Dương [Hỏa] KINH QUAN HỆ KINH KHUYẾT ÂM THIẾU DƯƠNG THÁI DƯƠNG THIẾU ÂM DƯƠNG MINH THÁI ÂM TRUNG CHUYỂN
  • 30. 30 và Khuyết Âm [Phong] chủ trì Bộ vị Tấu là đường giao thông của các thể Âm Dương Thủy Hỏa Khí Huyết nơi thân người. Do đó, cơ thể có 4 bộ bệnh (tương ứng Tứ Tượng):  Đơn bệnh tại 4 Kinh : Hàn [tại Dương Hàn], Ôn [tại Dương Nhiệt], Phong [tại Âm Nhiệt], Thấp [tại Âm Hàn].  Phối bệnh bởi 4 Khí : Ôn Bệnh [Hàn + Ôn], Phong Ôn [Nhiệt + Ôn], Hàn Thấp [Hàn + Thấp], Phong Thấp [Nhiệt + Thấp]. 5. BÁT QUÁI – NGŨ HÀNH : Trên đã nói Bát Quái với Lục Kinh – Lục Khí, đây nói Bát Quái với Ngũ Hành : TƯỢNG QUẺ TÊN QUẺ NGŨ HÀNH KIỀN DƯƠNG KIMĐOÀI ÂM KHÔN ÂM THỔ CẤN DƯƠNG LY HỎA KHẢM THỦY TỐN ÂM MỘC CHẤN DƯƠNG a- Số Sinh, Số Thành của Ngũ Hành : Thiên nhất [1] sinh Thủy, Địa lục [6] thành chi. Địa nhị [2] sinh Hỏa, Thiên thất [7] thành chi. Thiên tam [3] sinh Mộc, Địa bát [8] thành chi. Địa tứ [4] sinh Kim, Thiên cửu [9] thành chi. Thiên ngũ [5] sinh Thổ, Địa thập [10] thành chi. (Chữ chi cuối của mỗi câu thay thế tên Hành sau số sinh).
  • 31. 31 b- Hà Đồ và Ngũ Hành tương sinh : Truyền thuyết Hà Đồ nói : “Số sinh thành của Ngũ Hành tương sinh hiện trên lưng con Linh Quy”. c- Lạc Thư và Ngũ Hành tương khắc : Truyền thuyết Lạc Thư nói : “Số sinh thành của Ngũ Hành tương khắc hiện trên lưng con Long Mã “.
  • 32. 32 d- Ngũ Hành và Địa Vị : Ngũ Hành thuộc đất (Địa Vị) Hành Thổ dù tương sinh hay tương khắc đều ở tại trung ương, có tính điều hòa bốn Hành bên ngoài (vai trò vị khí và huyệt Túc Tam Lý). Ngày nay để tiện việc giảng dạy một lúc hai luật Sinh Khắc, nhiều người vẽ Hành Thổ nằm trên vòng tròn. Điều này trái với bí chỉ “Địa Vị “ của Ngũ Hành. e- Ngũ Hành làm bệnh:  Khi thăng bằng và điều hòa thì Ngũ Hành dù sinh hay khắc cũng là hỗ trợ cho sự sống. Ví dụ : nhờ Mộc khắc Thổ mà Can giúp Vỵ tiết ra dịch vị (nước chua, axít) tiêu hóa thức ăn ; cũng nhờ Mộc khắc Thổ mà Can tiết nước mật (Đởm) rót vào hành Tá tràng điều hòa dịch Vỵ và hỗ trợ việc hấp thu.  Khi thái quá bất cập, Ngũ Hành mới làm bịnh và được luận theo luật tương khắc. Ví dụ : theo quy luật Mộc khắc Thổ :  Khi Mộc bất cập : Mộc không tương khắc được Thổ mà còn bị Thổ khinh lờn (Vũ).  Khi Mộc thái quá : thì tương khắc đến đè bẹp Thổ (Thừa). Tóm lại Ngũ Hành chỉ làm bịnh khi tương Thừa tương Vũ. Ví dụ : khi Mộc thái quá sinh Can khí phạm Vỵ. Vỵ tiết quá nhiều nước chua gây bịnh loét dạ dày (bao tử). 6. KẾT LUẬN : Bát Quái là thành phần cốt yếu của Kinh Dịch. Kinh Lạc là cơ sở của Đông Y truyền thống. Bát Quái là biểu trưng của Đạo Tam Cực thì Kinh, Khí, Lạc là 3 thành phần nơi thân người nói lên sự sống không tách rời con người và trời đất. Cho nên Kinh Lạc với Lục Khí và Ngũ Hành là 3 đối tượng không thể thiếu sót của người học Đông Y. *
  • 33. 33 CHƯƠNG VI TẠNG TƯỢNG (Chức năng của Kinh Lạc và Phủ Tạng phát huy từ Y Dịch) Tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy nói : - “ Nhất Âm Nhất Dương chi vị Đạo “ là nói theo Kinh Dịch. - “ Nhị Âm Nhị Dương chi vị Khí “ là có Tâm đắc. - “ Tam Âm Tam Dương chi vị Kinh “ là theo ý của Nội Kinh. Chúng tôi sau khi đọc Thương Hàn Luận Bản Nghĩa và Tạp Bệnh Luận Bản Nghĩa, lĩnh hội được một vài ý chỉ cụ chưa nói ra, nay xin phép được nói tiếp : Tứ Âm Tứ Dương chi vị Tạng Tượng. 1. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT : - Khi học tập Đông Y tôi đã nghe nói đến Tạng Tượng nhưng đọc sách và hỏi các thầy thì không thấy ai nói, tìm kiếm cũng không thấy dấu vết nên nghĩ phải chăng chỉ là truyền thuyết hoặc chỉ là huyền thoại. Khi học Kinh Dịch tôi cũng nghe nói Trung Đồ nhưng cũng không thấy dấu vết mặc dù tìm tòi đến các di cảo của Cụ Trần Cao Vân. Trong thập niên 1980 tại Sài gòn có 1 lương y chủ trương phổ biến “Y Dịch Lục Khí “, tôi rất hâm mộ với mong mỏi tìm học được Tượng của Phủ Tạng, nhưng đành thất vọng vì vị này chỉ nói theo Bát Quái, Tâm Tiểu Trường đồng là quẻ Ly thuộc Hành Hỏa. Trong thập niên 1990 tôi kiên trì học tập Thương Hàn Luận Bản Nghĩa và tìm hiểu thuyết Trung Đạo của Phật Giáo tôi mới bừng tỉnh, mới thấy được Âm Dương của sự vật chỉ là hiện tượng, còn bản chất của nó chính là cơ cấu tương giao của Âm Dương. Tôi dần dần thấy được Đạo Tam Cực, thấy được Khí Hóa nơi Nhân thân từ bài thơ Vịnh Tam Tài của Cụ Trần Cao Vân ! Tại sao Dịch có 2 Thời loại Tiên Thiên và Hậu Thiên còn thân người thì chỉ được nêu Bộ Vị Biểu và Lý ? Thời có 3 là Quá khứ - Hiện tại – Vị lai; Vị có ngoài - giữa – trong hoặc là trên - giữa - dưới ? Vậy thì còn có 1 Bộ Vị nơi Nhân thân hoặc 1 Thời loại nơi Kinh Dịch là gì ? Tạng Tượng và Trung Đồ phải chăng là sự thật và có thể tìm thấy ở chỗ này ?
  • 34. 34 - Kinh Dịch Đại Diễn theo Hệ Tiên Thiên (nhị phân) phát triển từng hào một gồm có : Hệ 1 hào có 2 quẻ gọi là Lưỡng Nghi, hệ 2 hào có 4 quẻ gọi là Tứ Tượng, hệ 3 hào có 8 quẻ gọi là Bát Quái rồi đến hệ 6 hào có 64 quẻ đều có hệ tên; chỉ riêng hệ 4 hào có 16 tượng và hệ 5 hào có 32 tượng là chưa có tên. Như vậy trong 2 hệ này hệ nào là Tạng Tượng ? - Sách Nội Kinh Tố Vấn dùng từ nói về Tạng Phủ rất rõ ràng. Nếu đối chiếu thêm Tạng Tượng thì sách Thương Hàn Luận càng xứng đáng là “Hệ Từ Văn” của Y gia. 2. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN : a- Tích lũy Tư duy : - Tượng 3 hào có 8 gọi là Bát Quái, tương ứng với Phụ Mẫu là 2 Kỳ Kinh; Lục Tử là Lục Kinh Lục Khí. - Đọc Thương Hàn Luận Bản Nghĩa thấy Đức Trọng Sư chỉ nói bệnh của 4 Kỳ Kinh,như vậy : 4 Kỳ Kinh + 12 Kinh = 16 Kinh phù hợp với hệ quẻ 4 hào có 16 tượng. - Xét thực tế 64 quẻ 6 hào có thể chia thành 3 Thời loại như sau : . Tiên Thiên : Đại Diễn 6 lần, mỗi lần 1 hào [ 26 ] = 64 . Trung Thiên : Trung Hiệp 3 lần, mỗi lần 2 hào [43 ] = 64 . Hậu Thiên : Tiểu Thành 2 lần, mỗi lần 3 hào [82 ] = 64 - Trung Thiên phải chăng là cơ cấu chuyển hóa từ Tiên Thiên đến Hậu Thiên, là căn bản của học thuyết Khí Hóa ? 16 quẻ 4 hào lại trùng với 16 quẻ Tứ Trung Hào mà Kinh Dịch Hệ Từ Hạ đã đề cập càng chứng tỏ hệ quẻ 4 hào là Tạng Tượng với 2 hào dưới là Kinh và 2 hào trên là Khí. - Nơi sách Thương Hàn Giáo Khoa Tiên sinh Lưu Thủy khẳng định : “ Kinh Khí là một mà chẳng phải một, Kinh thọ Khí mà Hành, Khí cũng do Kinh mà riêng biệt “. Kinh Khí của một Phủ Tạng cùng tồn tại không rời nhau từ khi con người được sinh đến khi chết. Mỗi người là một Thái Cực có 16 tượng Kinh Khí gọi là Tạng Tượng ? .
  • 35. 35 b- Hệ tên Tạng Tượng : + Kinh Dương Nhiệt (Dương Minh) : c- Kinh Dương Nhiệt, Khí Dương Nhiệt,Thuần Dương Nhiệt, Mạch Đốc. d- Kinh Dương Nhiệt, Khí Âm Nhiệt, Kinh Túc Dương Minh Vỵ. e- Kinh Dương Nhiệt, Khí Dương Hàn, Kinh Thủ Dương Minh Đại Trường. f- Kinh Dương Nhiệt, Khí Âm Hàn, Kinh Túc Thiếu Dương Đởm. + Kinh Dương Hàn (Thái Dương) : g- Kinh Dương Hàn, Khí Dương Hàn, Thuần Dương Hàn, Mạch Đới. h- Kinh Dương Hàn, Khí Âm Hàn, Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang. i- Kinh Dương Hàn, Khí Dương Nhiệt, Kinh Thủ Thái Dương Tiểu Trường. j- Kinh Dương Hàn, Khí Âm Nhiệt, Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu. + Kinh Âm Nhiệt (Thiếu Âm) : k- Kinh Âm Nhiệt, Khí Âm Nhiệt, Thuần Âm Nhiệt, Mạch Xung. l- Kinh Âm Nhiệt, Khí Dương Nhiệt, Kinh Thủ Thiếu Âm Tâm. m- Kinh Âm Nhiệt, Khí Âm Hàn, Kinh Túc Thiếu Âm Thận. n- Kinh Âm Nhiệt, Khí Dương Hàn, Kinh Thủ Khuyết Âm Tâm Bào Lạc. + Kinh Âm Hàn (Thái Âm) : o- Kinh Âm Hàn, Khí Âm Hàn, Thuần Âm Hàn, Mạch Nhâm. p- Kinh Âm Hàn, Khí Dương Hàn, Kinh Thủ Thái Âm Phế. q- Kinh Âm Hàn, Khí Âm Nhiệt, Kinh Túc Thái Âm Tỳ. r- Kinh Âm Hàn, Khí Dương Nhiệt, Kinh Túc Khuyết Âm Can. c- Phân loại Tạng Tượng : - Phân loại theo Nội Kinh : + Tứ Kỳ Kinh : Đốc, Đới, Xung, Nhâm. + Tứ Phủ Tạng Tiên Thiên :Tâm, Bàng Quang, Tiểu Trường, Thận. + Tứ Phủ Tạng Hậu Thiên : Vỵ, Phế, Tỳ, Đại Trường. + Tứ Phủ Tạng Trung Hiện : Đởm, Can, Tam Tiêu, Tâm Bào. - Phân loại theo Thương Hàn Luận : + Tứ Phủ Tạng Bản Khí : . Bản Nhiệt : Tâm, Vỵ. . Bản Hàn : Bàng Quang, Phế.
  • 36. 36 + Tứ Phủ Tạng Tiêu Khí : . Tiêu Dương : Tiểu Trường, Đại Trường. . Tiêu Âm : Thận, Tỳ. 3. KIỂM CHỨNG : Tuy đã hệ tên và phân loại Tạng Tượng cũng nên nhìn lại chúng có quan hệ với Kinh Dịch, Nội Kinh và Thương Hàn Luận như thế nào ? a- Trùng Tượng với Kinh Dịch : - Tạng Tượng là 16 quẻ 4 hào thuộc hệ Dịch Trung Thiên, có 3 hệ quẻ : . Tứ Tượng : 4 quẻ 2 hào. . Tạng Tượng : 16 quẻ 4 hào [hệ giữa của Trung Thiên]. . Tượng vạn vật : 64 quẻ 6 hào. - Tạng Tượng là 16 Tứ Trung Hào, 4 hào là cốt lõi của 64 quẻ Dịch. Nếu kết hợp mỗi Tạng Tượng với 2 hào Bản Mạt thuộc hệ Tứ Tượng thì cũng có 64 quẻ 6 hào. Vì dụ : Tượng Tạng Tâm = là Tứ Trung Hào của 4 quẻ. Thiên Trạch Lý Bát Thuần Đoài Thiên Thủy Tụng Trạch Thủy Khốn *Mỗi Tạng Tượng là cấu thành một quẻ Hổ (gồm 2 Bát Quái), chức năng của quẻ Hổ thường trùng hợp với chức năng của Tạng Tượng.
  • 37. 37 Ví dụ 1 : Tượng Tạng Tâm có quẻ Hổ là Phong Hỏa Gia Nhân. Tạp Quái truyện ghi Gia nhân là Nội, trùng hợp với chức năng của Tâm chủ Doanh Nội. Ví dụ 2 : Tượng Bàng Quang có quẻ Hổ là Lôi Thủy Giải. Tạp Quái truyện ghi Giải là Ngoại, trùng hợp với Phủ Bàng Quang chủ Vệ Ngoại. - Tạng Tượng cũng là 16 Tứ Trung Hào của 16 quẻ Bát Thuần và Bát Hợp : . Bát Thuần : Tứ Trung Hào của nó có Tượng 4 Kỳ Kinh + 4 Phủ Tạng Bản Khí. Bát Kiền Mạch Đốc Thuần Bát Khôn Mạch Nhâm Thuần Bát Ly Mạch Đái Thuần Bát Khảm Mạch Xung Thuần Bát Chấn Kinh PhếThuần Bát Đoài Kinh Tâm Thuần Bát Cấn Kinh Bàng Quang Thuần Bát Tốn Kinh Vỵ Thuần
  • 38. 38 . Bát Hợp :Tứ Trung Hào của nó có Tượng 4 Phủ Tạng Trung Hiện + 4 Phủ Tạng Tiêu Khí. Địa Thái Kinh Đởm Thiên Thiên Bỉ Kinh Can Địa Thủy Ký Tế Kinh Tam Tiêu Hỏa Hỏa Vị Tế Kinh Tâm Bào Lạc Thủy Sơn Tổn Kinh ThậnTrạch Trạch Hàm Kinh Tiểu TrườngSơn Lôi Hằng Kinh Đại TrườngPhong Phong Ích Kinh TỳLôi b- Hiệp ý với Nội Kinh : Tạng Tượng có chức năng và Kinh Khí của Phủ Tạng phù hợp với nội dung của Tố Vấn. - Phù hợp chức năng : *Nội Kinh nói Tâm là quan Quân chủ phát ra Thần Minh. Tạng Tượng của Tâm ngoài Tượng Ly ( ) phát xuất tuần hoàn huyết làm ấm cơ thể, còn có tượng Tốn ( ) chủ về đầu não. Như vậy Tạng Tâm gồm cả não rất phù hợp với chức năng kể trên. *Bàng Quang là quan Châu Đô, tàng chứa tân dịch. Tạng Tượng Bàng Quang ( ) có tượng Khảm ( ) là tân dịch, lại gồm có 3 Âm, 1 Dương rất phù hợp với cơ thể con người gồm ¾ là nước.
  • 39. 39 - Phù hợp Kinh Khí : *Bàng Quang và Tiểu Trường đồng kinh Thái Dương (Dương Hàn). . Túc Thái Dương Bàng Quang hiệp với Khí Âm Hàn thuộc Bản Hàn. . Thủ Thái Dương Tiểu Trường hợp với Khí Dương Nhiệt thuộc Tiêu Dương. *Tâm và Thận đồng Kinh Thiếu Âm (Âm Nhiệt). . Thủ Thiếu Âm Tâm hiệp với Khí Dương Nhiệt thuộc Bản Nhiệt. . Túc Thiếu Âm Thận hiệp với Khí Âm Hàn thuộc Tiêu Âm. Các điều này phù hợp với nghĩa Tiêu Bản khí. *Kinh Thủ Dương Minh Đại Trường và Kinh Thủ Thái Âm Phế, khác Kinh nhưng đồng Khí Dương Hàn ( ), đồng chủ Bì Phu, bảo vệ da lông. *Kinh Túc Dương Minh Vỵ và Kinh Túc Thái Âm Tỳ, khác Kinh nhưng đồng Khí Âm Nhiệt ( ) đồng chủ Cơ Nhục, tiêu hóa Thủy Cốc. *Bốn Kinh Trung Hiện : . Kinh Túc Thiếu Dương Đởm là Dương Nhiệt giao với Âm Hàn. . Kinh Túc Khuyết Âm Can là Âm Hàn giao với Dương Nhiệt. . Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu là Dương Hàn Tế (tới) Âm Nhiệt. . Kinh Thủ Khuyết Âm Tâm Bào là Âm Nhiệt Tế (tới) Dương Hàn. Bốn Kinh Trung Hiện (2 Thiếu Dương + 2 Khuyết Âm) kể trên là con đường giao tế của 4 cặp Kinh Âm Dương Hàn Nhiệt. c- Thích nghi với Thương Hàn Luận : Nhờ học tập Bản Nghĩa mới thấy được Tạng Tượng, tất nhiên Tạng Tượng thích nghi với Thương Hàn Luận và cũng chính nhờ sự thích nghi này mà Thương Hàn Luận càng lúc càng được sáng tỏ hơn. Chủ trương của Đức Trọng Cảnh là dùng Hệ Trung Thiên, đặc biệt là Đạo Vuông Tròn, người học có thể thấy rõ : . Tứ Kỳ Kinh (Nhâm, Đốc, Xung, Đái) cho thấy lực thăng giáng, xuất nhập nơi thân người. . 4 Kinh Âm Dương Trung Hiện (Tam Tiêu , Tâm Bào Lạc, Đởm, Can) cho thấy vai trò thăng bằng và điều hòa 4 chất Khí, Huyết, Thủy, Hỏa lưu hành Vinh Vệ toàn thân.
  • 40. 40 . 4 Kinh Âm Dương Bản Khí (Tâm - Vỵ là Bản Nhiệt, Bàng Quang - Phế là Bản Hàn) tỏ rõ tính đối lập Hàn Nhiệt của Bản Khí cùng với yêu cầu nuôi dưỡng và bảo vệ toàn thân. . 4 Kinh Âm Dương Tiêu Khí (Tiểu Trường - Đại Trường là cặp Phủ Tiêu Dương, Thận – Tỳ là cặp Tạng Tiêu Âm) thể hiện qui luật Tiêu Dương tòng Bản Nhiệt và Tiêu Âm tòng Bản Hàn là định luật muôn đời của thế vận cũng như trong thân người. Sau đây là Đồ hình minh họa ý nghĩa của Tạng Tượng nơi Thương Hàn Luận : 4. TRUNG ĐỒ TẠNG TƯỢNG VUÔNG TRÒN : Thời loại Tiên Thiên của Kinh Dịch có đồ Đại Diễn trật tự phát triển từng hào từ dưới lên, nhị phân Âm Dương thuận theo đạo Trời; Thời loại Hậu Thiên của Kinh Dịch phát triển từ trên xuống dưới thành 64 quẻ có thứ tự tùy nhận thức sinh hoạt của loài người. Như vậy 16 quẻ 4 hào Tạng Tượng có thứ tự như thế nào ? Chúng tôi đã kết luận được 2 hào dưới là Kinh và 2
  • 41. 41 hào trên là Khí thì thứ tự của Tạng Tượng tất nhiên chia theo 4 Kinh Khí. Đó là thứ tự được trình bày nơi Trung Đồ vuông tròn này. 5. NHẬN ĐỊNH : Con người nhận thức tự nhiên rồi mô tả bằng tượng số là căn bản của Triết học Đông Phương. Dịch lý và Y lý vốn là một, việc hệ tên 16 tượng 4 hào của Kinh Dịch thành 16 Tạng Tượng chẳng qua là dựa theo Kinh Khí cho rõ thêm chức năng của Phủ Tạng, trình bày các điều người xưa vốn biết mà chưa nói. Người trước dùng Bát Quái (quẻ 3 hào) nói Tâm Tiểu Trường đồng có tượng quẻ Ly thuộc Hành Hỏa là chỉ đúng theo lý Âm Dương đối lập [hiện tượng tương đối] còn thực tế với Tạng Tượng là quẻ 4 hào (đồng với Tứ Trung Hào của 64 quẻ tượng vạn vật) thì mới đủ thấy lý Âm Dương thống nhất [bản chất tuyệt đối] của sự vật, đó là Tâm và Tiểu Trường đồng có quẻ Tốn (Tâm 4 hào đọc theo quẻ Hổ là Phong Hỏa Gia Nhân, Tiểu trường 4 hào đọc theo quẻ Hổ là Thiên Phong Cấu). Phong là Khí hòa hợp của 2 khí Hàn Thủy và Nhiệt Hỏa, Thủy được Hỏa hóa khí thành Phong rất là phù hợp Tự nhiên. Suy rộng thêm Bàng Quang có tượng Lôi Thủy Giải, Thận có tượng Địa Lôi Phục, cả hai đồng có quẻ Lôi là Hỏa nhờ Thủy biến điện thành Lôi , hiển lộ đầy đủ 2 mặt Âm Dương đối lập mà thống nhất.
  • 42. 42 CHƯƠNG VII TRUYỀN KINH ( Đường truyền Sinh Lý và Bệnh Lý sống động) Mở đầu bài “Tự Tự” của sách Thương Hàn Luận Bản Nghĩa, tiên sinh Việt Nhân Lưu Thủy khẳng định Thương Hàn không phải là “Ngoại cảm”, cũng không phải là “Nội thương“ mà là Truyền Kinh bệnh “. Trong thập niên 1970 tại Sài Gòn có Lương Y Việt Cúc sinh quán Gò Công, viết “ Ngoại cảm truyền biến “ thuận theo Nội dung sách Thương Hàn Luận. Các hiện tượng này chẳng những xác minh Thương Hàn là luận Truyền Kinh bệnh mà 3 chữ “Truyền Kinh bệnh” còn tỏ rõ cách nói Trung Đạo gồm tất cả các bệnh từ ngoại cảm truyền biến đến Nội thương. Tuy nhiên, bệnh bắt đầu từ Kinh nào ? Lý do nào ? Truyền Kinh theo con đường nào ?... là những điều cần nói rõ. 1. THÁI DƯƠNG KINH : Nội Kinh Tố Vấn chủ trương Sinh Lý, luận Kinh Thiếu Âm, chủ trì Vinh Huyết, viết Nhiệt Bệnh Luận. Trương Trọng Cảnh chủ trương Bệnh Lý, luận Kinh Thái Dương, chủ trì Vệ Khí, viết Thương Hàn Luận. Người đời sau thấy khác vội cho là Trọng Cảnh làm luận trái nghịch với Nội Kinh. Không biết rằng Trọng Cảnh làm sách có thâm ý bổ khuyết Nội Kinh, làm cho tròn đủ hai mặt của một vấn đề. - Kinh Thái Dương chủ trì Vệ Khí cho nên Thái Dương bệnh tức là Vệ Khí bệnh, mở đầu cho mọi bệnh tiếp theo. - Kinh Thái Dương chủ Biểu, là đường kinh dài nhất trong 6 Kinh, chạy dọc 2 bên cột sống, có các Du huyệt thông với Ngũ Tạng Lục Phủ và các thể chất trọng yếu trong thân người cho nên cũng là đầu mối truyền bệnh khắp châu thân. - Thương Hàn Luận trước hết nói bệnh tại Kinh Thái Dương với 3 Thiên Thượng Trung Hạ chiếm gần nửa luận điều này càng chứng tỏ tầm quan trọng của nó về Truyền Kinh.
  • 43. 43 2. TRUYỀN KINH : a- Lý do Truyền Kinh : Thái Dương bệnh cũng tức là Thái Cực bệnh, sinh Lưỡng Nghi tức Thái Dương Khí [Hàn] làm bệnh Thương Hàn. Thái Dương Kinh [Nhiệt] làm bệnh Trúng Phong. Truyền bệnh cho các Kinh khác theo các lý do sau đây : *Kinh Thái Dương có mối tương quan khắp các Kinh. *Sáu Kinh có mối quan hệ tuần hành chính khí theo Quỹ đạo Thái Dương, Dương Minh, Thiếu Dương, Thái Âm,Thiếu Âm, Khuyết Âm. Bệnh Tà hoặc truyền tuần tự theo quỹ đạo hành kinh này hoặc không truyền. Học giả có thể nắm quỹ đạo hành kinh để biết bệnh truyền hay không truyền. Trong luận nói Thái Dương bệnh 4,5 ngày hoặc 6,7 ngày là … ý này. *Truyền đến chỗ “Đồng khí tương cầu”. - Thái Dương Kinh hoặc Tiêu Dương [Nhiệt] bệnh truyền các Kinh Bản Nhiệt – Tiêu Dương. - Thái Dương Khí hoặc Tiêu Âm [Hàn] bệnh truyền các Kinh Bản Hàn – Tiêu Âm. *Tuy Thái Dương Hàn Khí là nguyên nhân dẫn khởi tất cả bệnh nhưng kết quả đều là hoặc Hàn hoặc Nhiệt tạo thành, không hề thấy Thương Hàn Luận thiên về Hàn hoặc Nhiệt. Bản Nghĩa thường nói “ Hàn truyền Kinh ắt Nhiệt chuyển Hệ “ tại nhiều ca bệnh cho thấy chúng đồng là thủ phạm làm bệnh. b- Con đường Truyền Kinh : Như đã nói ở chương Kinh Lạc. Kinh Lạc là cơ sở bị bệnh cũng là con đường truyền kinh, cũng là cở sở thọ truyền. Tất cả Kinh lạc tập trung tại Tấu, cho nên nói con đường truyền kinh là Tấu Lý. c- Truyền Kinh làm bệnh : Thái Dương bệnh gồm Lưỡng Nghi bệnh là Thương Hàn và Trúng Phong. Trúng Phong là do Hàn + Nhiệt = Phong cho nên nói Kinh bệnh, nói Tiêu Dương bệnh, nói Thái Dương bệnh truyền Thiếu Âm [Âm Nhiệt] đều làm Trúng Phong. Cho nên suy rộng ra thì Thái Dương [Bản Hàn] làm bệnh Thương Hàn, Thiếu Âm [Bản Nhiệt] làm bệnh Trúng Phong. Thái Dương bệnh truyền Kinh làm Ôn Bệnh, Phong Ôn hoặc Hàn Thấp, Phong Thấp đã nói ở chương Khí Hóa. .
  • 44. 44 d- Truyền Kinh thọ bệnh : Thái Dương bệnh truyền cho các Kinh khác trong 6 Kinh, Kinh được truyền thọ nhận, có thể vừa làm bệnh, vừa thọ bệnh gồm 1 trong 6 bệnh danh chính đã nêu ở phần làm bệnh. - Nói truyền kinh tuần tự là theo quỹ đạo hành Kinh của chính khí, ngày một Thái Dương, ngày hai Dương Minh, ngày ba Thiếu Dương, ngày bốn Thái Âm, ngày năm Thiếu Âm, ngày sáu Khuyết Âm, ngày bảy trở lại Thái Dương gọi là Thái Dương Thái Kinh. - Nói truyền kinh không tuần tự là không theo quỹ đạo hành Kinh ví như ngày một bệnh truyền thẳng vào Âm Kinh (hiện chứng của Âm Kinh). - Nói không truyền là bệnh đã trải qua 2,3 ngày hoặc hơn mà vẫn còn thấy chứng Thái Dương không thấy các chứng các kinh khác. - Nói hiệp bệnh là truyền làm bệnh tại các kinh Dương kết tiếp mà kinh trước vẫn còn bệnh như nói Thái Dương Dương Minh hiệp bệnh, Tam Dương hiệp bệnh. Trong trường hợp này thường thấy chứng thuộc các kỳ kinh Dương như Đái hoặc Đốc. - Nói tinh bệnh như “Nhị Dương tinh bệnh” là nói 2 kinh Dương hiệp bệnh đồng thời truyền vào làm bệnh tại các kinh Âm. e- Truyền Kinh khỏi bệnh : Cần phân biệt truyền kinh làm bệnh, thọ bệnh là do tà khí (khí thiên lệch), truyền kinh khỏi bệnh là nhờ Chính Khí hành kinh trợ giúp điều hòa. - Bệnh Hàn gặp lúc kinh chủ Nhiệt Khí tuần hành. Nhiệt Khí trợ giúp Hàn Khí điều hòa nên bệnh khỏi. - Bệnh Nhiệt gặp lúc kinh chủ Hàn Khí tuần hành. Hàn Khí trợ giúp Nhiệt Khí điều hòa nên bệnh khỏi. 3. CHUYỂN THUỘC – CHUYỂN HỆ : Sách Thương Hàn Luận chủ trương Thái Dương Hàn Khí nên ưu tiên nói Hàn truyền Kinh. Tuy nhiên theo qui luật Âm Dương không thể phủ nhận Nhiệt cũng làm bệnh. Khi Nhiệt truyền bệnh thì dùng chữ chuyển để phân biệt [Hàn truyền, Nhiệt chuyển]. a- Chuyển thuộc : Bản Nghĩa gọi là truyền trực tiếp tại Thiên Dương Minh, khi Dương Nhiệt thực thì các Kinh chuyển thuộc Dương Minh.
  • 45. 45 b- Chuyển hệ : Bản Nghĩa gọi là truyền gián tiếp cũng tại Thiên Dương Minh, luận nói : “Dương Minh Hệ tại Thái Âm, Thái Âm đương phát thân hoàng”. Nói bệnh Dương Minh [Dương Nhiệt] truyền cho Thái Âm [Âm Hàn]. Thái Âm mắc bệnh Thấp Nhiệt (có Âm Nhiệt làm bệnh, có chứng tiểu tiện không lợi) thì mới phát bệnh mình vàng. Tóm lại trường hợp này phải có Thiếu Âm làm bệnh “Ứ Nhiệt tại Lý”, cho nên gọi là chuyển Hệ. 4. CÁC ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN CHUYỂN : - Thái Dương còn được gọi là Cự Dương, thống lãnh các kinh, làm chủ Vệ Khí, truyền kinh dẫn khởi mọi bệnh của các kinh.Thái Dương Kinh là Kinh duy nhất dẫn khởi bệnh tật,không thể dùng đặc điểm đó để hiểu.Thương Hàn là sách chỉ luận bệnh Hàn vì chính nó cũng có bệnh Nhiệt do Thiếu Âm chuyển.Thương Hàn Luận thuộc bệnh không hề thiên về Hàn,cũng không thiên về Nhiệt. Thái Dương Kinh chủ Hàn Khí và Vệ Khí dẫn khởi mọi bệnh nơi thân người. . Tại Kinh Thái Dương, Bản Hàn Khí làm bệnh gọi là Thương Hàn, Tiêu Dương Khí làm bệnh (do Thiếu Âm Nhiệt chuyển) gọi là Trúng Phong. . Thái Dương Kinh bị bệnh bởi Hàn Khí gọi là Hàn. Các Kinh bị bệnh do Thái Dương Kinh dẫn khởi, tại Dương Minh Táo [Dương Nhiệt] là Ôn, tại Thái Âm Thấp là Thấp, tại Thiếu Âm Nhiệt là Phong. - Hai Kinh Thái Dương Hàn và Thiếu Âm Nhiệt là cặp Kinh Âm Dương Hàn Nhiệt có đủ 3 chức năng làm bệnh, truyền chuyển bệnh và thọ bệnh. - Hai Kinh Dương Minh Táo và Thái Âm Thấp là cặp kinh Âm Dương Táo Thấp vì thuần Dương Nhiệt và thuần Âm Hàn nên không thể tự làm bệnh chỉ có chức năng truyền chuyển bệnh và thọ bệnh. Kinh Dương Minh thọ Thái Dương làm Ôn Bệnh, thọ Thiếu Âm làm Phong Ôn. Kinh Thái Âm thọ Thái Dương làm Hàn Thấp, thọ Thiếu Âm làm Phong Thấp. - Hai Kinh Thiếu Dương Hỏa và Khuyết Âm Phong là cặp Kinh Âm Dương Trung Hiện chỉ thụ động làm đường xá truyền chuyển và thọ 6 bệnh của 4 Kinh trên [Trúng Phong, Thương Hàn, Ôn Bệnh, Phong Ôn, Hàn Thấp, Phong Thấp]. - Mọi tật bệnh đều do Thái Dương Kinh dẫn khởi, tiếp theo các Kinh đều thọ 6 loại bệnh đã kể, bệnh do Bản Hàn gọi là truyền, bệnh do Bản Nhiệt gọi là chuyển. .
  • 46. 46 5. NHẬN ĐỊNH : Dời đổi là bản chất muôn đời của sự vật. Bệnh tật cũng không ra ngoài thông lệ này. Cho nên Thương Hàn Luận nói : “ Truyền Kinh bệnh”. Người đời sau phủ nhận Thuyết Truyền Kinh là trái đạo, chấp nhận Thuyết Truyền Kinh mà chỉ biết có Truyền Kinh tuần tự là sơ hốt. Người học nắm vững Thuyết Truyền Kinh để theo dõi từng bước chuyển biến của bệnh tật thì việc trị liệu đâu còn mơ hồ, cầu may. Huống chi luận đã nói rõ Hàn truyền, Nhiệt chuyển, bản nghĩa sở dĩ nhấn mạnh 2 chữ “Truyền Kinh” chỉ vì Thái Dương là kinh chủ trì Vệ Khí và Hàn Khí là đầu mối của mọi tật bệnh chứ việc làm bệnh nào có thiên lệch Hàn Nhiệt bao giờ ? *
  • 47. 47 CHƯƠNG VIII PHƯƠNG DƯỢC (Vận dụng Lý - Pháp Tứ Bộ) Lý Pháp Phương Dược là 4 vấn đề không thể tách rời trong trị liệu của Đông Y truyền thống. Phần Lý đã trình bày qua các chương phía trước. Phần Pháp sẽ nói chung tại chương này, bởi vì Phương Pháp luôn dính liền nhau. 1. CÁC PHÁP ĐIỀU TRỊ : Đông Y có 2 pháp điều trị chính : - Không dùng thuốc là châm cứu, xoa bóp. - Dùng thuốc là dùng Thang Dược hoặc cao đơn hoàn tán. Giới hạn của Chương này là Phương Dược nên không bàn các pháp châm cứu, chỉ bàn các pháp dùng thuốc. - Hãn : Pháp làm đổ mồ hôi trị chứng tại Biểu. - Thổ : Pháp làm mửa trị chứng tại Lý phần trên. - Hạ : Pháp làm đại tiện trị chứng tại Lý phần dưới. - Hòa : Pháp điều hòa Hàn Nhiệt trị tại Lý phần giữa. Ngoài ra còn có Pháp Ôn [làm ấm], Lương [làm mát], Tiêu [trị kết rắn], Bổ [trị hư yếu] .v.v.. , còn lại xin giản lược. 2. MỘT SỐ PHƯƠNG DƯỢC TRONG THƯƠNG HÀN LUẬN : Hầu hết Phương Dược trong Thương Hàn Luận đều được thiết lập theo Lý Pháp Tứ Bộ Âm Dương Hàn Nhiệt Tiêu Bản :
  • 48. 48 a- Thuốc Hãn : Tuy cùng là pháp làm đổ mồ hôi nhưng trị tại Bì Phu, tại Cơ Nhục, tại Tấu Biểu có khác nhau. - Ma Hoàng thang : Phát Hãn trị Thương Hàn tại Bì Phu gồm có Ma Hoàng, Quế Chi trị Dương Hàn, Hạnh Nhân trị Âm Hàn, Cam Thảo trị Âm Nhiệt.  Các Phương Dược dùng trong sách Thương Hàn đều chu đáo, an toàn do trị đủ các Khí. Thang này trị tại Bì Phu [Dương Hàn] nên không cần thuốc trị Dương Nhiệt.  Quế Chi thang : Giải Cơ điều hòa Vinh Vệ, trị Trúng Phong (Hàn loại) tại Cơ Nhục, trị Thái dương Hàn Thấp, trị tự đổ mồ hôi. Gồm có Quế Chi trị Dương Hàn, Sinh Khương trị Âm Hàn, Bạch Thược trị Dương Nhiệt, Cam Thảo trị Âm Nhiệt, Đại Táo hòa Vỵ Khí.
  • 49. 49  Cơ Nhục là Bộ Vị Biểu giữa có Khí Hóa là Phong [Hàn + Nhiệt]. Phương này điều trị đủ tứ khí lại thêm thuốc điều hòa Vỵ Khí, thật là một phương Thái Cực có thể sử dụng rộng vô cùng.  Tiểu Sài Hồ thang : Hòa Hàn Nhiệt giải bệnh Thái Dương tại Tấu bán Biểu gồm có Nhân Sâm - Sài Hồ hòa Dương Hàn, Hoàng Cầm giải Dương Nhiệt, Bán Hạ - Sinh Cương giải Âm Hàn, Cam Thảo trị Âm Nhiệt, Đại Táo hòa Vỵ Khí.  Tấu Bán Biểu là Bộ Vị có Khí Hóa thuộc Nhiệt được Hàn truyền kinh làm bệnh nên dùng phương hòa Hàn Nhiệt gồm thuốc trị đủ tứ Khí, lại có thuốc hòa Vỵ Khí. Đây cũng là phương có phạm vi sử dụng rất rộng. b- Thuốc Thổ : (làm cho mửa).  Qua Đế tán : Trị Hàn.  Tiểu Hãm Hung thang : Trị Nhiệt. c- Thuốc Hạ : (làm cho đại tiện) Trong Thương Hàn Luận có 3 thang thuốc Hạ đều có tên Thừa Khí. Thừa Khí có nghĩa Dương Minh Táo Khí [Dương Nhiệt] thừa nhận Thiếu Âm Nhiệt Khí [Âm Nhiệt] để thành táo Khí, đồng thời cũng thừa (nhận) Thái Dương Hàn Khí [Dương Hàn] để có đủ Tân dịch điều hòa Táo Khí.
  • 50. 50  Điều Vỵ Thừa Khí thang : Trị Táo do thừa Thiếu Âm Nhiệt Khí [Âm Nhiệt có dư] gồm có Đại Hoàng trị Dương Nhiệt, Mang Tiêu trị Bản Nhiệt [Dương Nhiệt + Âm Nhiệt], Cam Thảo trị Âm Nhiệt.  Tiểu Thừa Khí thang : Trị Táo do Thừa Thái Dương Hàn Khí [Dương Hàn, không đủ] gồm có Đại Hoàng trị Dương Nhiệt, Chỉ Thực trị Tiêu Dương [Dương Nhiệt + Dương Hàn], Hậu Phác trị Bản Hàn [Âm Hàn + Dương Hàn].  Đại Thừa Khí thang : Trị Táo do thừa Thiếu Âm Nhiệt Khí [Âm Nhiệt, có dư] đồng thời cũng thừa Thái Dương Hàn Khí [Dương Hàn, không đủ]. Gồm có Đại Hoàng trị Dương Nhiệt, Hậu Phác trị Bản Hàn. Mang Tiêu trị Bản Nhiệt. Chỉ Thực trị Tiêu Dương.
  • 51. 51 d- Thuốc Hòa : (Điều hòa Hàn Nhiệt tại Lý phần giữa).  Đại Sài Hồ thang : Điều hòa Hàn Nhiệt trị Tấu Bán Lý phần giữa gồm có : Sài Hồ trị Dương Hàn (tại Tấu), Bán Hạ trị Âm Hàn, Chỉ thực trị Tiêu Dương, Hoàng Cầm trị Dương Nhiệt, Bạch Thược trị Bản Nhiệt, Sinh Khương trị Bản Hàn, Đại Táo hòa Vỵ Khí. 3. THỜI Y LUẬN PHƯƠNG DƯỢC : Trên đây là một số Phương Dược trong sách Thương Hàn Luận được lập Phương, dụng Dược theo truyền thống Tứ Kinh tứ Khí. Đông Y ngày nay luận Lý Pháp chỉ chú trọng học thuyết Âm Dương Ngũ Hành [bỏ sót Lục Khí], luận Phương Dược theo Quân Thần Tá Sứ tuy có luận lý nhưng cũng chỗ mù mờ không đủ tính thuyết phục. Thiết nghĩ việc luận Phương Dược theo truyền thống Tứ Kinh Tứ Khí không chỉ có ở sách Thương Hàn Luận mà còn rãi rác lâu đời ở các thời Phương. a- Tứ Quân thang : Đây là bài thuốc bổ khí có tên Tứ Quân. Gồm có 4 vị : Nhân Sâm trị Dương Hàn, Phục Linh trị Dương Nhiệt, Bạch Truật trị Âm Hàn, Cam Thảo trị Âm Nhiệt.
  • 52. 52 b- Tứ Vật thang : Đây là bài thuốc bổ huyết có tên Tứ Vật. Gồm có 4 vị : Đương Qui trị Dương Hàn, Bạch Thược [hoặc Xích Thược] trị Dương Nhiệt, Xuyên Khung trị Âm Hàn, Thục Địa trị Âm Nhiệt. * Lập Phương, dụng Dược để bổ khí bổ huyết có 4 vị vừa đủ để trị Tứ Kinh - Tứ Khí rất tiện lợi cho thầy thuốc tùy Khí Huyết mỗi người mà cân lượng nhiều ít. Phương pháp Luận này xác thực và khoa học vô cùng. 4. KẾT LUẬN : Ngày nay chỉ còn thấy Đông Y lập Phương, dụng Dược theo nghĩa Quân -Thần - Tá - Sứ tuy có lý luận phù hợp nhưng cũng có chỗ thiếu xác thực, thiếu khoa học, chẳng qua là vận dụng tư tưởng trong thời phong kiến. Đông Y truyền thống lập Phương dụng Dược theo Tứ Bộ Kinh Khí rất khoa học và có sức thuyết phục hơn. *
  • 53. 53 CHƯƠNG IX KẾT LUẬN ( Âm Dương bình hành tức là vừa Thống Nhất vừa Đối Lập) Đạo Đức Kinh, chương 42 Lão Tử nói : “Vạn vật cõng Âm ôm Dương, dùng xung khí để điều hòa “. Âm trên Dương dưới [ ] là tượng Âm Dương tương giao. Xung khí là khí chân nguyên hiện ra ở giữa (Trung Hiện) khi 2 khí Âm và Dương giao nhau. Đó là Đạo Tam Cực khuôn mẫu thống nhất theo qui luật tự nhiên muôn đời của vạn vật. Một nền Y học toàn cầu chưa được hoàn thành do Đông Y mai một không tương xứng với Tây Y. Đông Y có truyền thống Đạo học Khí Hóa, lẽ ra người học hành Đông Y phải chuộng gốc, trái lại ngày nay chỉ theo ngọn, nên không thừa kế và phát huy được.  Tại Trung Quốc trải hơn ngàn năm vào thế kỷ 19, chỉ có Bác sĩ Đường Tôn Hải viết bộ “Trung Tây Hối Thông” phát hiện được Phủ Tam Tiêu là nhờ có thực học chuộng gốc, ngoài ra không có gì đáng nói kể cả “Bộ Giáo Trình Trung Y” được soạn thảo trong thời hiện đại.  Tại Nhật Bản có Bác sĩ Thang Bản Cầu Chân viết “Hoàng Hán Y học” có tâm đắc nhưng chỉ thiên về Phương Dược.  Tại Việt Nam may mắn hơn là giữa thế kỷ 20 có nhà Nho tu Phật, nghiên cứu Y học là Việt Nhân Lưu Thủy viết “Thương Hàn Luận Bản Nghĩa” và “Tạp Bệnh Luận Bản Nghĩa” (Nguyên tác Hán văn trong lúc học tập tôi đã tạm dịch ra Việt văn). Cuối thế kỷ 20 có Giáo sư Huỳnh Minh Đức dịch sách : “Nội Kinh Linh Khu” và Nội Kinh Tố Vấn” , “Nan Kinh” ngoài ra còn viết sách Dịch lý và Y lý. Người Việt Nam có thể học tập các sách này để chấn hưng Đông Y.  Tại Hoa Kỳ tuy có trường Đại Học Đông Y, đào tạo được một số Bác sĩ Đông Y và Châm cứu, nhưng chương trình huấn luyện cũng chỉ giới hạn theo các thầy đến từ Trung Quốc chưa đào sâu được kinh điển, chưa thấu đáo được bản nghĩa truyền thống của Đông Y.
  • 54. 54 Tôi kết thúc tập sách nhỏ này với 8 Chương vắn tắt, chắc hẳn còn nhiều thiếu sót đối với lịch sử lâu dài và gia tài đồ sộ của Đông Y nhưng cũng tạm đủ cho : *Giới Đông Y nhìn lại truyền thống của mình để có kế hoạch thừa kế và phát huy cho không còn mai một. *Giới Tây Y thấy được giá trị của Đông Y là khoa học tự nhiên, muôn đời không đổi, xứng đáng được kết hợp để nghiên cứu phát triển một nền Y học thống nhất. Kinh Dịch, Hệ Từ Truyện, Đức Khổng Tử sau khi tán dương hiệu quả rộng lớn của Dịch, kết luận : “Cẩu phi kỳ nhân, đạo bất hư hành” nghĩa là : “Nếu như không có kỳ nhân thì Đạo Dịch không thể lưu hành đầy đủ ở thế gian”. Một nền Y học toàn cầu hóa đang chờ đón những “Kỳ Nhân” trong Y giới Đông Tây. (Hết phần Chính Luận) *
  • 55. 55 PHỤ LỤC 1 VẬT LOẠI THUỘC NGŨ HÀNH VẬT LOẠI NGŨ HÀNH MỘC HỎA THỔ KIM THỦY THỜI Xuân Hạ Tứ Quý Thu Đông PHƯƠNG Đông Nam Trung Ương Tây Bắc THIÊN CAN Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý ĐỊA CHI Dần Mão Tỵ Ngọ Thìn Tuất Sửu Mùi Thân Dậu Hợi Tý KHÍ HÓA Phong Nhiệt Thấp Táo Hàn BỘ VỊ Trái Trên Giữa Phải Dưới TƯỢNG DƯƠNG ÂM Chấn – Tốn Ly Cấn -Khôn Càn - Đoài Khảm SỐ . SINH THÀNH 3- 8 2 - 7 5 - 10 4 - 9 1 - 6 KINH DƯƠNG PHỦ Túc Thiếu Dg Đởm Thủ Thái Dg Tiểu Trường Túc Dg Minh Vỵ Thủ Dg Minh Đại Trường Túc Thái Dg Bàng Quang KINH ÂM TẠNG Túc Khuyết Â. Can Thủ Thiếu Âm Tâm Túc Thái Âm Tỳ Thủ Thái Âm Phế Túc Thiếu Âm Thận THỂ CHẤT Cân [gân] Mạch máu Nhục [thịt] Bì [da lông] Cốt [xương] KHIẾU Mục [mắt] Thiệt [lưỡi] Khẩu [miệng] Tỵ [mũi] Nhĩ [tai] 2 tiện CHỦ LOẠI Sắc [màu] Sú [mùi] Vị [Ngũ vị] Thanh [tiếng] Dịch[chất lỏng] SẮC [màu sắc] Thương [xanh lá] Xích [đỏ] Hoàng [vàng] Bạch [trắng] Hắc [đen] .
  • 56. 56 SÚ [Mùi] Táo [hôi] Tiêu [khê khét] Hương [thơm] Tinh [tanh] Hủ [thối] VỊ [Ngũ vị] Toan [chua] Khổ [đắng] Cam [ngọt] Tân [cay] Hàm [mặn] THANH Hô [la] Tiếu [cười] Ca [hát] Khấp [khóc] Thân [rên] ÂM [ Giọng] Giốc [hòa mà dài] Chủy [phát âm khi lưỡi chạm răng] Cung [to mà hòa lưỡi ở giữa] Thương [cao khi há miệng] Vũ [thấp nhỏ] DỊCH Lệ [nước mắt] Hãn [mồ hôi] Diên [nước dãi] Thê [nước mũi] Niệu [nước tiểu] TÀNG [Chứa] Huyết Mạch Doanh Khí Tinh XÁ [ở tạm] Hồn Thần Ý Phách Chí QUAN [chức trách] TẠNG Tướng quân Quân chủ Gián nghị Tướng phó Tác cường PHỦ Trung chính Thọ thạnh Thương lẫm Truyền đạo Châu đô XUẤT [công năng] TẠNG Mưu lự Thần minh Tri châu Trị tiết Kỷ xảo PHỦ Quyết đoán Hóa vật Ngũ vị Biến hóa Tân dịch DU HUYỆT ÂM Tĩnh Huỳnh Du Kinh Hợp DƯƠNG Du Kinh Hợp Tĩnh Huỳnh PHÁT [chức năng] Sinh động Phát Nhiệt Vận hóa Liễm thu Tàng trữ BIẾN ĐỘNG Ốc [nắm níu] Ưu [lo] Uế [ọe] Khái [ho] Lặc [run] BỆNH KHÍ Ngữ [nói] Thôn [nuốt] Y [ợ] Khiếm [ngáp] Thóa [nhổ] TÌNH CHÍ Bi [đau xót] Nộ [giận] Hỷ [vui] Tư [nghĩ] Ưu [lo] Khủng [sợ] TUYỆT KHÍ [khí thoát,chết] Môi xanh, lưỡi thụt, dái teo. Thở rút vai, ngó sững sờ, mắt đứng tròng. Miệng lạnh, sưng chân, gò má thũng, ỉa són. Há miệng thở ra, mồ hôi ướt tóc,thở nhịp một. Răng khô, mặt đen, đau lưng như gãy, mồ hôi như tắm, Nhân trung cạn .
  • 57. 57 THÔNG KHÍ Phong [gió] Lôi [sấm sét] Cốc [thức ăn] Thiên [sinh khí ] Vũ [mưa] Ố TÀ KHÍ Phong [gió] Thử Nhiệt [nắng nóng] Thấp [ẩm ướt] Hàn [lạnh] Táo [khô ráo] VINH HOA [nuôi tốt] Trảo [móng tay chân] Diện . [sắc mặt] Thần . [môi mép] Mao [lông] Phát [tóc] NGŨ CỐC Mạch [lúa] Thử [nếp] Tắc [lúa tắc] Đạo [lúa dẽ] Đậu NGŨ SÚC Kê[gà] Mã [ngựa] Ngưu [bò] Cẩu [bò] Trư [heo] NGŨ TRÙNG Mao [có lông nhỏ] Vũ[có lông cánh] Lỏa [như loại trùng đất] Giới [có vảy cứng] Lân [có vảy cá như lý ngư] NGŨ QUẢ Lý [mận] Hạnh Táo Đào Túc [ấu] NGŨ THÁI Cửu [hẹ] Giới [kiệu] Quỳ Cửu [hẹ] Hoắc BỘ VỊ NƠI THÂN NGƯỜI Đỉnh đầu. Lòng đen mắt Hông sườn Bộ Sinh dục Thịt đỏ 2 mí mắt Trán, đầu lưỡi Lõm dưới ngực. Lòng bàn tay chân. Mu mắt. Đầu mũi. Giữa lưỡi Tứ chi. Ấn Đường. Lòng trắng mắt. Gò má phải. Lổ mũi. Con ngươi. Dưới càm. Chẫm gáy. Eo lưng. GHI CHÚ : Tâm Bào Lạc là quan Thần Sử xuất hỷ lạc, phát nguyên từ Tâm hệ. Tam Tiêu là quan Quyết Độc xuất thủy đạo,, phát nguyên từ Thận hệ. Hai Tạng Phủ này trải khắp cơ thể, có Kinh Lạc chủ trì Bộ Vị Tấu, tuy được Đông Y xếp theo Hành Hỏa và Hành Thủy, nhưng sự thật chúng là đường giao tế Khí Huyết Thủy Hỏa khắp ngũ Tạng, ngũ Phủ (tương ứng ngũ Hành) với công dụng dưỡng nuôi và bảo vệ cơ thể, có nhiệm vụ điều hòa cả 5 Hành.
  • 58. 58 NGŨ HÀNH và SINH LÝ - BỆNH LÝ Ngũ Hành có hai mối tương quan tuần hoàn :  Tương sinh : Mộc sinh Hỏa – Hỏa sinh Thổ - Thổ sinh Kim – Kim sinh Thủy – Thủy trở lại sinh Mộc.  Tương khắc : Mộc khắc Thổ - Thổ khắc Thủy – Thủy khắc Hỏa – Hỏa khắc Kim – Kim trở lại khắc Mộc. Sinh lý = Tương sinh + Tương Khắc (chế hóa - điều hòa) Bệnh lý = Thái quá hoặc bất cập sinh hiện tượng hoặc Thừa [khắc thái quá như đè bẹp lên hành bị khắc] hoặc Vũ [hành bị khắc khinh lờn đôi khi khắc ngược lại hành khắc] .  Thái quá (có dư) = Tà thực (khắc hại).  Bất cập (không đủ) = Chính hư ( bị hại). Trong trị liệu, Đông Y thường dùng luật Ngũ Hành tương sinh.  Tả = bớt = trị Tà Thực= Tả tử = bớt con = bớt mẹ (bắt mẹ phải nuôi con).  Bổ = thêm = trị Chính hư= Bổ mẫu = thêm mẹ = thêm con (bổ mẹ để nuôi con). *
  • 59. 59 PHỤ LỤC 2 MỘT VÀI CẢM NGHĨ KHI HỌC TẬP THƯƠNG HÀN LUẬN BẢN NGHĨA Tôi học Đông Y từ những năm đầu thập niên 1960. Năm 1967 tôi đến với Nam Dương học phái và được Đông Y sĩ Phương Thế Minh cho biết về vị thầy là Việt Nhân Lưu Thủy và các tác phẩm Thương Hàn Luận Bản Nghĩa và Tạp Bệnh Luận Bản Nghĩa. Nhưng mãi đến thập niên 1970, sau khi thầy Minh qua đời, tôi mới thực sự tiếp xúc được các tác phẩm này. Tuy nhiên biến cố 30 - 04 – 1975 đã khiến tôi không còn điều kiện để học tập Đông Y. Mãi đến những năm cuối của thập niên 1980 tôi mới tiếp tục đọc lại sách Thương Hàn Luận Bản Nghĩa. 1. BÚT DANH VIỆT NHÂN LƯU THỦY : Trong suốt thời gian đọc sách Thương Hàn Luận Bản Nghĩa, tôi thường tự hỏi ý nghĩa của bút danh Việt Nhân Lưu Thủy. Một hôm tôi tự nhận ra :  Việt Nhân : Vượt khỏi kiếp người sanh diệt = Tự Độ.  Lưu Thủy : Nước chảy xuôi dòng ra biển = Độ Tha. Một bút hiệu không tính cách cá nhân chỉ nói 2 giai đoạn tu hành, tinh tấn trong tự độ và bình đẳng trong độ tha. Tinh thần vô ngã này, người đọc bao giờ theo kịp ? 2. NGUYÊN VĂN VÀ BẢN NGHĨA : Nhằm tiện việc học tập, tôi chia sách làm 2 phần : Những câu nơi sách Thương Hàn Luận của ngài Trọng Cảnh gọi là Nguyên Văn ; Phần chú giải của Việt Nhân Lưu Thủy gọi là Bản Nghĩa. Nhờ có Bản Nghĩa, chúng tôi mới hiểu được Nguyên Văn. Một người bạn trong nhóm học tập nói : Trọng Cảnh nói tướng, Lưu Thủy nói tánh, lại nói : Nguyên Văn mô tả Bệnh Lý, Bản Nghĩa chú thích bằng Sinh Lý trái thường, hai mặt đối lập bổ túc cho nhau giúp chúng tôi hiểu được Nguyên Văn. Từ xưa đến nay, chúng tôi chưa thấy có người hiểu được như vậy. Chúng tôi đồng có cảm nghĩ Lưu Thủy hiểu được Trọng Cảnh gần như chính ngài tái sanh.
  • 60. 60 3. CẢM NGHĨ KHÁI QUÁT : Chúng tôi đọc Thương Hàn Luận Bản Nghĩa nhiều năm, thoạt đầu thấy ngay được đây là sách trân quý, có một không hai của Đông Y. Nhưng chúng tôi không thật sự thấu hiểu để áp dụng thực tế. Chúng tôi mắc phải một sai lầm của đa số người đọc là muốn hiểu tác phẩm bằng cách hạ thấp nó bằng sự hiểu biết của mình, thay vì nâng hiểu biết của mình lên cho ngang bằng tác phẩm. Thức tỉnh từ nhận thức này, chúng tôi quay sang nghiên cứu Kinh Dịch, Kinh Phật và sau khi đọc được sách Chu Dịch Thiền Giải của Thiền Sư Trí Húc, chúng tôi mới hiểu được tầm vóc của Bản Nghĩa. Làm được Bản Nghĩa với nội dung phân chương và đề cương từng tiết Nguyên Văn, chỉ có thể là một người giác ngộ. Tuy nhiên giác ngộ cũng có thời gian, quá trình từ từng phần đến toàn giác. Bản Nghĩa cho thấy còn sót lại, một vài chỗ cần chỉnh đốn, chứng tỏ được viết khi tác giả chưa toàn giác. Dù vậy có được Bản Nghĩa là cần thiết và may mắn cho thế hệ đương thời. Thiển nghĩ việc chỉnh đốn và làm cho thêm sáng tỏ là nhiệm vụ của người đọc sau này. a- Kinh Lạc : Kinh Lạc là nền tảng của học thuyết “Nhân Thân Khí Hóa“. Người xưa để lại sách “Nội Kinh Linh Khu” là bằng chứng hùng hồn về vai trò của Kinh Lạc trong Đông Y truyền thống. Sách Thương Hàn Luận tuân thủ truyền thống này nên từ đầu đến cuối đều dùng Kinh Lạc để thuyết minh. Kinh Lạc gồm chức năng Khí Hóa là động lực sinh bệnh và hình tướng Bộ Vị là cơ sở thọ bệnh cho nên sách Thương Hàn Luận không hề trình bày thiên lệch trong lĩnh vực này. Đọc Bản Nghĩa thoạt đầu thấy :  Danh viết Trúng Phong chỉ bệnh tại Cơ Nhục.  Danh viết Thương Hàn chỉ bệnh tại Bì Phu. Chúng tôi vội cố chấp : “Bộ Vị là cốt yếu đặt tên bệnh” việc cố chấp này đã khiến chúng tôi mất khá nhiều thời gian học tập. Có người hỏi : “Kinh Lạc có phải là Thần Kinh ? ”. Điều này rất khó trả lời bởi vì một định nghĩa trong phương pháp hệ thống rất khác với một định nghĩa trong phân tích. Kinh Lạc là mô tả con đường sinh hoạt gồm cả hai mặt bảo vệ và dưỡng nuôi toàn cơ thể nối liền một Phủ hoặc một Tạng. Thần Kinh chỉ là một vật loại chức năng phân tích. Nói Kinh Lạc # Thần Kinh + thể dịch thì có lẽ gần đúng hơn. Nhưng không thể quyết đoán mà phải đợi đến khi Đông Tây thực sự biết mình và thật hiểu về nhau.
  • 61. 61 b- Tấu Lý : Tấu Lý là một Bộ Vị đã nói tại Nội Kinh và tỏ rõ trong Thương Hàn Luận. Các tác giả Đông Y sau này không chú trọng Kinh Lạc, chỉ nói 2 Bộ Vị Biểu và Lý, thiếu sót này là nguyên nhân mai một của Đông Y. Tấu Lý là một Bộ Vị có thật của Nhân Thân Khí Hóa, là con đường truyền sự sống, cũng là con đường truyền bệnh. Đã có lúc tôi vẽ Tấu Lý nằm giữa Biểu Lý, chia cơ thể làm 3 phần rõ ràng trên một mặt phẳng, của không gian hai chiều. Sự thật không như vậy, Biểu Lý tuy chia hai nhưng liền nhau, còn Tấu Lý được hình dung theo không gian ba chiều. Tấu Lý là toàn bộ màn lưới Kinh Lạc của Nhân Thân tập trung [Tấu] tại Cốt Tủy [Não tủy, Tủy sống, Tủy xương]. Tấu Lý chia hai phần : Nửa trải suốt Biểu gọi là Tấu bán Biểu ở phần này Kinh Lạc ra vào gọi là Hoành; Nửa trải suốt Lý gọi là Tấu bán Lý, ở phần này Kinh Lạc lên xuống gọi là Tung. Bản Nghĩa có tán thán Đức Trọng Sư ước tóm Lục Kinh thành Tứ Kinh là Dương Nhiệt, Dương Hàn, Âm Nhiệt, Âm Hàn và tạm xếp Thiếu Dương vào Dương Nhiệt và Khuyết Âm vào Âm Hàn. Không ngờ có người cố chấp nói : “Thương Hàn Luận chủ trương Tứ Kinh Tứ Khí là sai với chủ trương Lục Kinh Lục Khí “. Sự thật không như vậy, gọi Thái Dương = Dương Hàn là gọi cụ thể theo Tượng; Chia Lục Kinh làm hai phần gồm Tứ Kinh Tứ Khí là hai cặp Âm Dương Hàn Nhiệt đối lập và hai Kinh còn lại là Thiếu Dương và Khuyết Âm chẳng qua là Trung Hiện của bốn Kinh đã nói mà thôi.  Kinh Thiếu Dương = Dương [Nhiệt + Hàn] Trung Hiện :  Túc Thiếu Dương Đởm = Kinh Dương Nhiệt Khí Âm Hàn thuộc Kinh Dương Nhiệt.  Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu = Kinh Dương Hàn Khí Âm Nhiệt thuộc Kinh Dương Hàn.  Kinh Khuyết Âm = Âm [Hàn + Nhiệt] Trung Hiện :  Túc Khuyết Âm Can = Kinh Âm Hàn Khí Dương Nhiệt thuộc Kinh Âm Hàn.  Thủ Khuyết Âm Tâm Bào Lạc = Kinh Âm Nhiệt Khí Dương Hàn thuộc Kinh Âm Nhiệt. Tóm lại không hề có việc ước tóm, mà chỉ có việc chia 6 Kinh thành 4 Kinh Khí làm bệnh và hai Kinh Thiếu Dương và Khuyết Âm thuộc bộ vị Tấu Lý, là Bộ Vị “Trung Đạo” của Nhân Thân Khí Hóa. Tấu Lý chẳng những gồm màn lưới của tất cả Kinh Lạc trong thân người, nó còn chuyên trách chức năng của hai Kinh Lạc Thiếu Dương và Khuyết Âm là thanh lọc, cân bằng, lưu thông, trao đổi các loại Khí Huyết, Vinh Vệ trong thân người :  Đởm : Chủ Thần Kinh thực vật, thanh lọc và cân bằng chất khí và chất kiềm.  Can : Chủ Thần Kinh động vật, thanh lọc và cân bằng chất huyết và chất toan.