SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
Download to read offline
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 59 (12/2017)108
BÀI BÁO KHOA HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA
THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
Vũ Tuấn Kiệt1
, Nguyễn Tri Quang Hưng1
, Nguyễn Minh Kỳ1
Tóm tắt: Mô hình công nghệ biofloc (Biofloc Technology - BFT) được vận hành nhằm mục đích
đánh giá hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm trong quá trình nuôi thử nghiệm cá tra Pangasianodon
hypophthalmus. Trong hệ thống tuần hoàn nước biofloc, carbohydrate được thêm vào có vai trò
thúc đẩy sự phát triển đa dạng và cân bằng cộng đồng vi sinh vật. Kết quả nghiên cứu cho thấy
mức độ ổn định cao các hợp chất hữu cơ và chất dinh dưỡng nitơ, phốtpho. Mức trung bình xử lý
BOD5 của công nghệ biofloc tương ứng 21,4% (SD=12,11). Hiệu suất xử lý COD dao động trong
khoảng giá trị 10,6% đến 67,2% và trung bình 32,2% (SD=12,14). Hiệu quả xử lý trung bình TN,
TP tương ứng lần lượt 28,9% (SD=27,79) và 11,0% (SD=4,28). Nhìn chung, mức độ xử lý nitơ tốt
hơn so với khả năng loại bỏ phốtpho. Giá trị trung bình các thông số chất lượng nước mô hình thí
nghiệm sau xử lý đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN
40:2011/BTNMT (Cột A). Công nghệ biofloc có ưu điểm trong việc ứng dụng nuôi trồng thủy sản
bền vững và thân thiện môi trường.
Từ khóa: Công nghệ biofloc, cá tra, nước thải, vi sinh vật, thân thiện môi trường.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ1
Là loài cá da trơn, cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) có thân dài, lưng xám đen,
bụng hơi bạc, miệng rộng, 2 đôi râu dài, và có
giá trị kinh tế cao. Đây là loài có tốc độ tăng
trưởng tương đối nhanh, phân bố ở lưu vực sông
Mê Kông, sống chủ yếu trong nước ngọt hoặc
vùng nước hơi lợ. Độ tuổi thuần thục từ 2-3 năm
tuổi và trọng lượng giai đoạn thuần thục lần đầu
dao động 2,5-3 kg. Quá trình nuôi cá tra thời
gian dài, sử dụng nguồn nước lớn dễ gây ra các
nguy cơ ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài
nguyên nước. Trong khi, phong trào đẩy mạnh
hoạt động nuôi cá da trơn như cá tra ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long đang nở rộ. Vì vậy,
càng làm gia tăng nguy cơ suy thoái chất lượng
nước, thách thức cho các hoạt động quản lý tài
nguyên và môi trường.
Do nhu cầu sử dụng tài nguyên nước lớn và
rủi ro dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Tính chất
nước trong hệ thống ao nuôi cá tra gồm các
thành phần gây hại cho môi trường như các hợp
1
Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng N, P được sinh
ra từ thức ăn dư thừa, chất thải của cá. Phương
pháp truyền thống nuôi trồng thủy sản nói
chung và nuôi cá tra nói riêng phải thường
xuyên thay một lượng nước lớn mỗi ngày. Hàm
lượng các chất độc sinh ra gây cản trở, kìm hãm
sự sinh trưởng và phát triển các loài thủy sản và
không hiệu quả kinh tế. Khắc phục những hạn
chế trên, công nghệ tuần hoàn nước biofloc
(BFT) sử dụng cơ chế trao đổi tuần hoàn nước
và thúc đẩy mật độ quần thể vi sinh vật bằng
cách gia tăng tỷ lệ thành phần C:N trong nước
(Avnimelec, 1999; Ebeling et al., 2006). Mô
hình BFT duy trì hàm lượng ammoni, nitrit và
nitrat trong nước dưới ngưỡng gây hại cho cá.
Công nghệ BFT được xem là giải pháp nuôi
trồng thủy sản bền vững (Megahed, 2010). Mục
đích của nghiên cứu nhằm thiết lập mô hình thí
nghiệm tuần hoàn nước, thân thiện môi trường
sử dụng công nghệ biofloc và đánh giá hiệu quả
xử lý các chất ô nhiễm trong điều kiện nuôi vận
hành loài cá tra Pangasianodon hypophthalmus.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 59 (12/2017) 109
2.1. Mô hình nghiên cứu
Cấu tạo: Thí nghiệm bố trí với các đơn
nguyên được mô tả như Hình 1, bao gồm 1 bể
nuôi cá, 1 bể vi sinh hiếu khí (aerotank) và 1 bể
lắng sinh học được làm bằng vật liệu composite
tổng hợp. Kích thước bể nuôi cá R*H=110*75
cm (dung tích 400L), sử dụng nước sạch khử clo
và sục khí liên tục để duy trì hàm lượng oxy hòa
tan trung bình 6,0 mg/l. Quá trình kiểm soát
hàm lượng oxy hòa tan dựa trên lượng khí cấp
liên tục với dòng lưu lượng dao động 4-8
lít/phút. Bể aerotank 200L (R*H=80*50 cm)
chứa bùn hoạt tính với nồng độ MLSS = 3000
mg/l. Bể lắng chứa nước sạch có đường kính
R=70 cm và chiều cao H=80 cm.
Hình 1. Sơ đồ bố trí mô hình nghiên cứu BFT
Nguyên lý hoạt động: Nước được bơm từ bể
nuôi sang bể aerotank, rồi từ bể aerotank sang
bể lắng và cuối cùng tự chảy tuần hoàn từ bể
lắng trở lại bể nuôi cá với lưu lượng 25 lít/giờ.
Hệ thống có các van đóng mở nước và xả bùn
tuần hoàn về bể aerotank.
Đốitượng nghiêncứu: Cátragiống(Pangasianodon
hypophthalmus), khối lượng trung bình từ 14-25
gram/con. Mật độ thả nuôi tương đương 100
con/bể. Nghiên cứu sử dụng thức ăn hiệu Cagrill
(30% đạm). Cá được cho ăn 2 lần/ngày vào các
thời điểm 8h00’ và 17h00’ với liều lượng tương
ứng 5% trọng lượng của cá.
Nghiên cứu tiến hành khởi động hệ thống
trong thời gian 90 ngày để khảo sát và lựa chọn
các tối ưu cho hệ thống. Sau đó, vận hành trong
suốt 60 ngày tiếp theo nhằm đánh giá hiệu quả
xử lý các chất ô nhiễm của mô hình biofloc.
Theo Frank R.S., (2010) các thông số tính toán,
lựa chọn thiết kế mô hình nghiên cứu được trình
bày ở Bảng 1.
Bảng 1. Khảo sát thông số tính toán thiết kế
Giá trị
Thông số
Đơn
vị Khảo sát Tính toán
BOD5 mg/l 8-120 120
COD mg/l 15-140 140
TN mg/l 0-4 4
TP mg/l 2-20 20
HRT giờ 4-8 8
Cụ thể, quá trình khảo sát thử nghiệm thích
nghi nhằm đảm bảo sự phù hợp với điều kiện
vận hành hệ thống (Frank R.S., 2010). Trong
nghiên cứu này, quá trình thích nghi cho bể sinh
học hiếu khí được thực hiện bằng hình thức nuôi
cấy vi sinh và tăng dần tải trọng hữu cơ được
nạp vào bể phản ứng. Bùn hoạt tính được lấy từ
hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt (tòa nhà
Samco 444, Q.5, Tp. HCM). Việc lựa chọn lưu
lượng nước tuần hoàn phụ thuộc vào thời gian
lưu của bể aerotank và quá trình ở bể lắng. Hoạt
động kiểm soát hệ thống tuần hoàn dựa vào các
van đóng mở nước và bùn. Nhằm đảm bảo duy
trì hàm lượng oxy hòa tan trung bình 6,0 mg/l,
mô hình được sục khí liên tục và bổ sung độ
kiềm để đảm bảo pH từ 6,0-8,5 bằng cách châm
thêm NaHCO3. Để đáp ứng mô hình thí nghiệm,
nghiên cứu điều chỉnh tỷ lệ C:N bằng cách sử
dụng đường cát theo tỷ lệ 20:1 (so với hàm
lượng N-NH4
+
).
2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phương pháp phân tích các thông số chất
lượng nước theo phương pháp chuẩn (APHA,
AWWA, WEF, 2005). Tần suất phân tích các
chỉ tiêu chất lượng nước được thực hiện 1
lần/tuần (trừ thông số COD: 1 lần/ngày). Hàm
lượng DO được đo bằng thiết bị cầm tay (máy
đo DO, Orion, Mỹ). Xác định chỉ tiêu BOD5
bằng phương pháp ủ trong tủ cấy ở điều kiện
200
C và 5 ngày. Nồng độ thông số COD đo bằng
máy quang phổ UV-VIS, theo phương pháp
SMEWW 5220-D:2005. Hàm lượng nitơ tổng
(TN), phốtpho tổng (TP) đo bằng máy quang
phổ UV-VIS, theo các phương pháp SMEWW
4500-N và 4500-P. Thể tích floc (Floc Volume -
FV) được xác định bằng phễu lắng Imhoff.
Nghiên cứu tiến hành lắng 1 lít mẫu nước trong
thời gian 30 phút rồi đọc kết quả (Avnimelech,
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 59 (12/2017)110
2012). Các số liệu nghiên cứu được thống kê và
xử lý bằng các phần mềm Microsoft Excel
2010, SPSS 13.0 for Windows.
3.KẾTQUẢNGHIÊNCỨUVÀTHẢOLUẬN
3.1. Kết quả vận hành hệ thống tuần hoàn
nước biofloc
Bảng 2. Thống kê kết quả chất lượng nước giai đoạn nghiên cứu
Trước xử lý Sau xử lý
Thông số Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
COD (mg/l) 44,8 128,3 65,0 17,53 21,9 78,6 43,5 11,66
BOD5 (mg/l) 11,0 41,5 17,2 11,00 7,7 37,0 13,9 9,78
TN (mg/l) 1,1 2,8 1,9 0,69 0,2 2,4 1,4 0,81
TP (mg/l) 3,9 11,2 7,7 2,88 3,4 10,1 6,8 2,64
Bảng 2 trình bày kết quả phân tích các thông
số chất lượng nước của mô hình công nghệ
BFT. Thông số COD hòa tan trước và sau xử lý
dao động trong khoảng 44,8 - 128,3 mg/l và
21,9 - 78,6 mg/l và có trị trung bình lần lượt bằng
65,0 mg/l (SD=17,53); 43,5 mg/l (SD = 11,66).
Trong khi, chỉ tiêu BOD5 trung bình lần lượt
trước và sau xử lý là 17,2 và 13,9 mg/l. Các kết
quả này thấp hơn ngưỡng giới hạn cho phép của
Quy chuẩn kỹ thuật kỹ thuật Quốc gia về nước
thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT (Cột
A). Hàm lượng thông số các chất dinh dưỡng
(N, P) khá thấp, đặc biệt đối với chỉ tiêu TN.
Giá trị trung bình các thông số chất lượng nước
mô hình thí nghiệm sau xử lý thấp hơn so với
trước xử lý. Bởi lẽ, khi bổ sung nguồn carbon để
duy trì tỷ lệ C:N và vi khuẩn sẽ chuyển hóa
những hợp chất độc chứa nitơ vào trong tế bào
đơn protein (Ebeling et al., 2006; Asaduzzaman
et al., 2008). Lượng nitơ-protein được tái chế
bởi vi tảo và hệ vi sinh vật, đồng thời gia tăng
lượng protein chuyển vào sinh khối của cá.
Bảng 3. Thống kê thể tích floc mô hình
nghiên cứu
Thể tích floc, ml/l
Tuần Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
1 3,4 4,65 4,12 0,65
2 0,8 3,2 2,19 1,23
3 3,2 4,3 3,64 0,60
4 2,1 3,5 2,92 0,71
5 1,0 10,2 5,89 4,64
6 2,1 7,8 5,19 2,88
7 1,9 14,2 6,66 6,60
8 3,9 11,2 6,53 4,05
Về nguyên tắc, để hệ biofloc hoạt động tốt và
hiệu quả, tỷ lệ C:N cần duy trì trong khoảng giá
trị tương ứng tỷ lệ 10-20:1 (Avnimelech, 1999;
Asaduzzaman et al., 2008). Để duy trì tỷ lệ C:N
thích hợp, nghiên cứu sử dụng carbohydrate
thêm vào bằng cách bổ sung lượng đường cát
dao động từ 0,4-8 gram, với trung bình 1,13
gram. Trong hệ biofloc vi khuẩn và tảo cấu trúc
nên hạt biofloc trong điều kiện môi trường giàu
hàm lượng oxy hòa tan, dao động trong khoảng
giá trị 4,2-6,5 mg/l. Chỉ số thể tích floc bể phản
ứng dao động trong khoảng 0,8 – 14,2 ml/l và
có trung bình 4,65 ml/l (SD=3,26). Ở giai đoạn
đầu, chỉ số thể tích floc thấp và đạt giá trị cực
đại ở các tuần cuối trong giai đoạn vận hành thí
nghiệm (tuần thứ 5 - 8). Khối lượng hạt biofloc
có ý nghĩa quan trọng không chỉ với việc ổn
định chất lượng nước mà còn là nguồn dinh
dưỡng cho cá (Browdy et al., 2001; Avnimelech,
2012). Trong hệ xử lý BFT, sự phát triển mật độ
vi sinh vật có vai trò quan trọng trong việc sản
xuất các hạt biofloc và cung cấp nguồn thức ăn tự
nhiên cho cá. Đồng thời qua đó góp phần loại bỏ
các chất ô nhiễm gây độc cho cá và môi trường.
3.2. Hiệu quả xử lý các chất hữu cơ trong
mô hình nuôi cá tra
Đồ thị biểu diễn sự biến động và hiệu quả xử
lý COD trong mô hình thí nghiệm tuần hoàn
nước biofloc. Các kết quả cho thấy hàm lượng
thông số ô nhiễm trong bể BFT được duy trì ở
mức thấp (Hình 2). Sự chênh lệch này chứng tỏ
tính hiệu quả của quá trình xử lý. Các nhóm vi
khuẩn tạo ra năng lượng từ nguồn carbohydrate
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 59 (12/2017) 111
như cellulose, đường, tinh bột và tái tạo tế bào
mới: Carbon hữu cơ + vi khuẩn  CO2 + năng
lượng + tế bào vi khuẩn mới (Avnimelech,
1999). Ưu điểm của công nghệ BFT giúp ổn
định hàm lượng chất ô nhiễm trong mô hình
nuôi cá.
Hình 2. Biến động nồng độ COD
và hiệu suất xử lý
Hình 3. Biến động nồng độ BOD5
và hiệu suất xử lý
Hiệu suất xử lý COD thấp nhất (10,6%), cao
nhất (67,2%) và trung bình 32,2% (SD=12,14).
Đối với chỉ tiêu BOD5, biến thiên hàm lượng
theo thời gian vận hành được thể hiện ở Hình 3.
Mức trung bình xử lý BOD5 của công nghệ BFT
tương ứng 21,4% (SD=12,11) và dao động từ 4,0
đến 39,5%. Thực tế, đây là công nghệ đáp ứng
nhu cầu phát triển bền vững trong nuôi trồng
thủy sản bằng cách duy trì chất lượng nước với
việc chuyển hóa chất thải vào sinh khối vi khuẩn
(Schneider et al., 2005; Xu et al., 2013).
3.3. Hiệu quả xử lý các chất dinh dưỡng
trong mô hình nuôi cá tra
Biofloc bao gồm nhiều loại vi khuẩn, nấm, vi
tảo và các sinh vật lơ lửng khác (Hargreaves,
2006). Đây là nguồn chứa vitamin và các
khoáng chất, đặc biệt là phốtpho. Sự ổn định các
thông số chất lượng nước trong BFT là kết quả
các hoạt động tích cực của vi khuẩn còn được
thể hiện qua hiệu suất xử lý TN và TP (Hình 4).
Trong đó, vi khuẩn dị dưỡng sẽ chuyển hóa trực
tiếp nguồn độc tố NH4
+
vào thành phần biofloc
và hấp thu phốtpho vô cơ vào quá trình tổng
hợp tế bào vi khuẩn.
Hình 4. Biến động hàm lượng TN, TP
và hiệu suất xử lý
Nhìn chung, mức độ xử lý nitơ tốt hơn so với
khả năng loại bỏ phốtpho. Đặc biệt, khả năng ổn
định và làm giảm hàm lượng TN của mô hình
nghiên cứu cao nhất đạt mức 80,0%. Trung bình
hiệu quả xử lý TN, TP lần lượt tương ứng 28,9
(SD=27,79) và 11,0% (SD=4,28). Vi khuẩn sử
dụng chất thải trong BFT như là nguồn dinh
dưỡng và giảm sự tích lũy và sản sinh các độc
chất (Avnimelech, 1999; Asaduzzaman et al.,
2008). Ưu điểm của biofloc là một mô hình kín,
ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường và
khí hậu nên có thể chủ động kiểm soát dễ dàng
hoạt động hệ thống tối ưu nhất. Tuy nhiên, hạn
chế của BFT tăng chi phí vận hành, phụ thuộc
vào lượng oxy cần duy trì và nguồn carbon
được thêm vào.
4. KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu thể thấy mô
hình biofloc vận hành ổn định, các chỉ tiêu ô
nhiễm có xu hướng giảm xuống và được kiểm
soát an toàn dưới ngưỡng Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 59 (12/2017)112
40:2011/BTNMT (Cột A). Các thông số ô
nhiễm trong bể phản ứng BFT thấp hơn so với
quy chuẩn xả thải nước thải công nghiệp. Hiệu
suất xử lý các chất hữu cơ (COD, BOD5) của
công nghệ BFT tương ứng 32,2 và 21,4%. Khả
năng duy trì chất lượng nước thông qua sự ổn
định các chất dinh dưỡng nitơ và phốtpho khá
tốt. Hàm lượng TN, TP sau xử lý trung bình đạt
kết qủa thấp với các giá trị lần lượt 1,4
(SD=0,81) và 6,8 (SD=2,64) mg/l. Ưu điểm nổi
bật của công nghệ BFT là thân thiện môi trường
và là giải pháp hữu hiệu phát triển bền vững
hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi
cá tra nói riêng. Công nghệ BFT đáp ứng và duy
trì chất lượng nước với việc chuyển hóa, xử lý
nguồn chất thải vào bên trong sinh khối vi
khuẩn. Ngoài ra, đây là một mô hình kín, ít chịu
ảnh hưởng trực tiếp của môi trường và khí hậu
nên có thể chủ động kiểm soát dễ dàng các hoạt
động tối ưu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Asaduzzaman, M., Wahab, M.A., Verdegem, M.C.J., Huque, S., Salam, M.A., Azim, M.E., (2008).
“C/N ratio control and substrate addi-tion for periphyton development jointly enhance freshwater
prawn Macrobrachium rosenbergiiproduction in ponds”. Aquaculture, Vol. 280, pp. 117-123.
Avnimelech Y., (1999). “Carbon/nitrogen ratio as a control element in aquaculture systems”.
Aquaculture, Vol. 176, pp. 227-235.
Avnimelech, Y., (2012). Biofloc Technology - A Practical Guide Book, 2nd Edition. The World
Aquaculture Society, Baton Rouge, Louisiana, United State.
Browdy, C.L., Bratvold, D., Stokes, A.D., & McIntosh, R.P., (2001). Perspectives on theapplication
of closed shrimp culture systems. The World Aquaculture Society, Baton Rouge, LA, USA.
Ebeling J.M., Timmons M. B., Bisogni J.J., (2006). “Engineering analysis of the stoichiometry of
photoautotrophic, autotrophic, and heterotrophic removal of ammonia–nitrogen in aquaculture
systems”. Aquaculture, Vol. 257, pp. 346-358.
Hargreaves J.A., (2006). “Photosynthetic suspended-growth systems in aquaculture”. Aquaculture
Engineering, Vol. 34, pp. 344–363.
Megahed, M.E., (2010). “The effect of Microbial Biofloc on water quality, survival and growth of
the green tiger shrimp (PenaeusSemisulcatus) fed with different crude protein levels”. Journal of
the Arabian Aquaculture Society, Vol. 5, pp. 119-142.
Frank R.S., (2010). Spellman's Standard Handbook for Wastewater Operators. CRC Press, Taylor
and Francis Group, LLC.
Schneider, O., Sereti, V., Eding, E.H., & Verreth, J.A.J., (2005). “Analysis of nutrient flows in
integrated intensive aquaculture systems”. Aquacult. Eng., Vol. 32, pp. 379-401.
Xu, W.J., Pan, L.Q., Sun, X.H., & Huang, J., (2013). “Effects of bioflocs on water quality, and
survival, growth and digestive enzyme activities of Litopenaeus vannamei (Boone) in zero-water
exchange culture tanks”. Aquaculture Research, Vol. 44(7), pp. 1093-1102.
Abstract:
ASSESSMENT OF WASTEWATER TREATMENT EFFICIENCY FROM
ENVIRONMENTALLY FRIENDLY CATFISH FARMING MODEL
Biofloc technology (BFT) was carried out and operated for purpose of assessing the pollutants
removal efficiency by catfish farming model (Pangasianodon hypophthalmus). In the recirculating
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 59 (12/2017) 113
model biofloc, the studying added carbohydrates to promote the balanced and diverse development
of microorganisms. The studying results showed that stable levels of organic compounds and
nutrients such as nitrogen, phosphorus were good. The biofloc technology’s average treatment of
BOD5 was equal to 21.4% (SD=12.11). The removal efficiency of COD was ranged between 10.6%
and 67.2%, and averaged 32.2% (SD=12.14). The average treatment efficiency of TN, TP were
28.9% (SD=27.79) and 11.0% (SD=4.28, respectively. Overall, the nitrogen treatment levels were
better than the phosphorus removal ability. In the experiment, average values of treated water
quality parameters models met QCVN 40:2011/BTNMT National Technical Regulation on industrial
wastewater (Columm A). Therefore, the biofloc technology’s advantages can be applied for
environmentally friendly and sustainable aquaculture.
Keywords: Biofloc technology, catfish, wastewater, microorganism, environmentally friendly.
Ngày nhận bài: 15/9/2017
Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2017

More Related Content

What's hot

Bài giảng chuẩn độ điện thế mới
Bài giảng chuẩn độ điện thế mớiBài giảng chuẩn độ điện thế mới
Bài giảng chuẩn độ điện thế mớiNhat Tam Nhat Tam
 
Bài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫuBài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫuNhat Tam Nhat Tam
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đạI cương về các phương pháp quang phổ
đạI cương  về các phương pháp quang phổđạI cương  về các phương pháp quang phổ
đạI cương về các phương pháp quang phổNhat Tam Nhat Tam
 
Chương 5. phương pháp chuẩn độ kết tủa
Chương 5. phương pháp chuẩn độ kết tủaChương 5. phương pháp chuẩn độ kết tủa
Chương 5. phương pháp chuẩn độ kết tủaLaw Slam
 
Hệ thống bài tập phần hóa phân tích
Hệ thống bài tập phần hóa phân tíchHệ thống bài tập phần hóa phân tích
Hệ thống bài tập phần hóa phân tíchCang Nguyentrong
 
Hóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngHóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngDanh Lợi Huỳnh
 
Xac dinh ham luong anthocyanin trong mot so loai rau qua bang phuong phap p h...
Xac dinh ham luong anthocyanin trong mot so loai rau qua bang phuong phap p h...Xac dinh ham luong anthocyanin trong mot so loai rau qua bang phuong phap p h...
Xac dinh ham luong anthocyanin trong mot so loai rau qua bang phuong phap p h...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóngNghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc phamCong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc phamLinh Linpine
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTuấn Nguyễn
 

What's hot (20)

Bài giảng chuẩn độ điện thế mới
Bài giảng chuẩn độ điện thế mớiBài giảng chuẩn độ điện thế mới
Bài giảng chuẩn độ điện thế mới
 
Bài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫuBài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫu
 
Đề tài: Thành phần hóa học cao chloroform của quả mướp đắng
Đề tài: Thành phần hóa học cao chloroform của quả mướp đắngĐề tài: Thành phần hóa học cao chloroform của quả mướp đắng
Đề tài: Thành phần hóa học cao chloroform của quả mướp đắng
 
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!
 
Dinh luong vsv
Dinh luong vsvDinh luong vsv
Dinh luong vsv
 
Luận văn: Nghiên cứu sự thủy phân tinh bột bởi γ-amylase, HAY
Luận văn: Nghiên cứu sự thủy phân tinh bột bởi γ-amylase, HAYLuận văn: Nghiên cứu sự thủy phân tinh bột bởi γ-amylase, HAY
Luận văn: Nghiên cứu sự thủy phân tinh bột bởi γ-amylase, HAY
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...
 
Chương 7 lipid
Chương 7 lipidChương 7 lipid
Chương 7 lipid
 
đạI cương về các phương pháp quang phổ
đạI cương  về các phương pháp quang phổđạI cương  về các phương pháp quang phổ
đạI cương về các phương pháp quang phổ
 
Chương 5. phương pháp chuẩn độ kết tủa
Chương 5. phương pháp chuẩn độ kết tủaChương 5. phương pháp chuẩn độ kết tủa
Chương 5. phương pháp chuẩn độ kết tủa
 
Hệ thống bài tập phần hóa phân tích
Hệ thống bài tập phần hóa phân tíchHệ thống bài tập phần hóa phân tích
Hệ thống bài tập phần hóa phân tích
 
Hóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngHóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định Lượng
 
Xac dinh ham luong anthocyanin trong mot so loai rau qua bang phuong phap p h...
Xac dinh ham luong anthocyanin trong mot so loai rau qua bang phuong phap p h...Xac dinh ham luong anthocyanin trong mot so loai rau qua bang phuong phap p h...
Xac dinh ham luong anthocyanin trong mot so loai rau qua bang phuong phap p h...
 
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóngNghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
 
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc phamCong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
Cong nge say phun va ung dung trong san xuat thucpham _do an thuc pham
 
Kim loai nang
Kim loai nangKim loai nang
Kim loai nang
 
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đĐề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
 
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAOĐề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
 
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh thuc phamCac phuong phap kiem nghiem vi sinh thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh thuc pham
 

Similar to Nghiên cứu xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ biofloc

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG...
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG...NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG...
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG...Nhuoc Tran
 
Sản xuất phân bón vi sinh từ lục bình
Sản xuất phân bón vi sinh từ lục bìnhSản xuất phân bón vi sinh từ lục bình
Sản xuất phân bón vi sinh từ lục bìnhNhuoc Tran
 
Nghiên cứu tuyển chọn một số vi khuẩn có hoạt tính phân giải protein cao ứng ...
Nghiên cứu tuyển chọn một số vi khuẩn có hoạt tính phân giải protein cao ứng ...Nghiên cứu tuyển chọn một số vi khuẩn có hoạt tính phân giải protein cao ứng ...
Nghiên cứu tuyển chọn một số vi khuẩn có hoạt tính phân giải protein cao ứng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau quá trình xử lý yếm khí bằng phư...
Nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau quá trình xử lý yếm khí bằng phư...Nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau quá trình xử lý yếm khí bằng phư...
Nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau quá trình xử lý yếm khí bằng phư...nataliej4
 
Xử lý nước thải bằng aqualift
Xử lý nước thải bằng aqualiftXử lý nước thải bằng aqualift
Xử lý nước thải bằng aqualiftCậu Ba
 
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus blochKy thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus blochnhatthai1969
 
Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải chế biến thịt và thủy sản của một số chủng ...
Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải chế biến thịt và thủy sản của một số chủng ...Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải chế biến thịt và thủy sản của một số chủng ...
Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải chế biến thịt và thủy sản của một số chủng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trongtruong so28b 09
Trongtruong so28b 09Trongtruong so28b 09
Trongtruong so28b 09Thái Bình
 
Phân lập và tuyển chọn và xác định môi trường nhân sinh khối của các chủng az...
Phân lập và tuyển chọn và xác định môi trường nhân sinh khối của các chủng az...Phân lập và tuyển chọn và xác định môi trường nhân sinh khối của các chủng az...
Phân lập và tuyển chọn và xác định môi trường nhân sinh khối của các chủng az...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2
023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2
023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2doanlmit
 
2017. nguyễn thị xuân trang. khảo sát khả năng chịu mặn muối na cl trong điều...
2017. nguyễn thị xuân trang. khảo sát khả năng chịu mặn muối na cl trong điều...2017. nguyễn thị xuân trang. khảo sát khả năng chịu mặn muối na cl trong điều...
2017. nguyễn thị xuân trang. khảo sát khả năng chịu mặn muối na cl trong điều...FOODCROPS
 
Bài báo cáo nhóm
Bài báo cáo nhómBài báo cáo nhóm
Bài báo cáo nhómtrongluc01
 
Nghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây Ninh
Nghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây NinhNghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây Ninh
Nghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây NinhNhuoc Tran
 
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...Trinh Lê
 
Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...
Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...
Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[9PSK] Phan-tich-perchlorate-trong-thuc-pham-va-djo-uong-bang-sac-ky-ion-ket-...
[9PSK] Phan-tich-perchlorate-trong-thuc-pham-va-djo-uong-bang-sac-ky-ion-ket-...[9PSK] Phan-tich-perchlorate-trong-thuc-pham-va-djo-uong-bang-sac-ky-ion-ket-...
[9PSK] Phan-tich-perchlorate-trong-thuc-pham-va-djo-uong-bang-sac-ky-ion-ket-...TiMinh19
 
Vi sinh hữu hiệu EM.pdf
Vi sinh hữu hiệu EM.pdfVi sinh hữu hiệu EM.pdf
Vi sinh hữu hiệu EM.pdfJeepc
 
THỬ NGHIỆM TRỒNG RONG NHO (Caulerpa lentillifera) TRONG BỂ VỚI CÁC DẠNG RONG ...
THỬ NGHIỆM TRỒNG RONG NHO (Caulerpa lentillifera) TRONG BỂ VỚI CÁC DẠNG RONG ...THỬ NGHIỆM TRỒNG RONG NHO (Caulerpa lentillifera) TRONG BỂ VỚI CÁC DẠNG RONG ...
THỬ NGHIỆM TRỒNG RONG NHO (Caulerpa lentillifera) TRONG BỂ VỚI CÁC DẠNG RONG ...Trần Trung
 

Similar to Nghiên cứu xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ biofloc (20)

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG...
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG...NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG...
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG...
 
Sản xuất phân bón vi sinh từ lục bình
Sản xuất phân bón vi sinh từ lục bìnhSản xuất phân bón vi sinh từ lục bình
Sản xuất phân bón vi sinh từ lục bình
 
Nghiên cứu tuyển chọn một số vi khuẩn có hoạt tính phân giải protein cao ứng ...
Nghiên cứu tuyển chọn một số vi khuẩn có hoạt tính phân giải protein cao ứng ...Nghiên cứu tuyển chọn một số vi khuẩn có hoạt tính phân giải protein cao ứng ...
Nghiên cứu tuyển chọn một số vi khuẩn có hoạt tính phân giải protein cao ứng ...
 
Nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau quá trình xử lý yếm khí bằng phư...
Nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau quá trình xử lý yếm khí bằng phư...Nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau quá trình xử lý yếm khí bằng phư...
Nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau quá trình xử lý yếm khí bằng phư...
 
Xử lý nước thải bằng aqualift
Xử lý nước thải bằng aqualiftXử lý nước thải bằng aqualift
Xử lý nước thải bằng aqualift
 
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus blochKy thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
 
Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải chế biến thịt và thủy sản của một số chủng ...
Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải chế biến thịt và thủy sản của một số chủng ...Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải chế biến thịt và thủy sản của một số chủng ...
Khảo sát hiệu quả xử lý nước thải chế biến thịt và thủy sản của một số chủng ...
 
Trongtruong so28b 09
Trongtruong so28b 09Trongtruong so28b 09
Trongtruong so28b 09
 
Đề tài: Xử lý nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, HAYĐề tài: Xử lý nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, HAY
Đề tài: Xử lý nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, HAY
 
Phân lập và tuyển chọn và xác định môi trường nhân sinh khối của các chủng az...
Phân lập và tuyển chọn và xác định môi trường nhân sinh khối của các chủng az...Phân lập và tuyển chọn và xác định môi trường nhân sinh khối của các chủng az...
Phân lập và tuyển chọn và xác định môi trường nhân sinh khối của các chủng az...
 
023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2
023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2
023 vie06 ms4-bao cao 6 thang lan 2
 
2017. nguyễn thị xuân trang. khảo sát khả năng chịu mặn muối na cl trong điều...
2017. nguyễn thị xuân trang. khảo sát khả năng chịu mặn muối na cl trong điều...2017. nguyễn thị xuân trang. khảo sát khả năng chịu mặn muối na cl trong điều...
2017. nguyễn thị xuân trang. khảo sát khả năng chịu mặn muối na cl trong điều...
 
Bài báo cáo nhóm
Bài báo cáo nhómBài báo cáo nhóm
Bài báo cáo nhóm
 
Nghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây Ninh
Nghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây NinhNghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây Ninh
Nghiên cứu hiện trạng nước cấp sinh hoạt tại Tây Ninh
 
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
 
Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...
Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...
Nghiên cứu quá trình tách chiết và tinh sạch protein trong rong bún enteromor...
 
[9PSK] Phan-tich-perchlorate-trong-thuc-pham-va-djo-uong-bang-sac-ky-ion-ket-...
[9PSK] Phan-tich-perchlorate-trong-thuc-pham-va-djo-uong-bang-sac-ky-ion-ket-...[9PSK] Phan-tich-perchlorate-trong-thuc-pham-va-djo-uong-bang-sac-ky-ion-ket-...
[9PSK] Phan-tich-perchlorate-trong-thuc-pham-va-djo-uong-bang-sac-ky-ion-ket-...
 
Vi sinh hữu hiệu EM.pdf
Vi sinh hữu hiệu EM.pdfVi sinh hữu hiệu EM.pdf
Vi sinh hữu hiệu EM.pdf
 
THỬ NGHIỆM TRỒNG RONG NHO (Caulerpa lentillifera) TRONG BỂ VỚI CÁC DẠNG RONG ...
THỬ NGHIỆM TRỒNG RONG NHO (Caulerpa lentillifera) TRONG BỂ VỚI CÁC DẠNG RONG ...THỬ NGHIỆM TRỒNG RONG NHO (Caulerpa lentillifera) TRONG BỂ VỚI CÁC DẠNG RONG ...
THỬ NGHIỆM TRỒNG RONG NHO (Caulerpa lentillifera) TRONG BỂ VỚI CÁC DẠNG RONG ...
 
Toi uu hoa
Toi uu hoaToi uu hoa
Toi uu hoa
 

More from Nhuoc Tran

Một số lưu ý thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Một số lưu ý thực hiện sản xuất sạch hơn.pdfMột số lưu ý thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Một số lưu ý thực hiện sản xuất sạch hơn.pdfNhuoc Tran
 
Đánh giá vòng đời sản phẩm.pdf
Đánh giá vòng đời sản phẩm.pdfĐánh giá vòng đời sản phẩm.pdf
Đánh giá vòng đời sản phẩm.pdfNhuoc Tran
 
Sử dụng hiệu quả năng lượng trong sản xuất sạch hơn.pdf
Sử dụng hiệu quả năng lượng trong sản xuất sạch hơn.pdfSử dụng hiệu quả năng lượng trong sản xuất sạch hơn.pdf
Sử dụng hiệu quả năng lượng trong sản xuất sạch hơn.pdfNhuoc Tran
 
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdfPhương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdfNhuoc Tran
 
Tổng quan sản xuất sạch hơn.pdf
Tổng quan sản xuất sạch hơn.pdfTổng quan sản xuất sạch hơn.pdf
Tổng quan sản xuất sạch hơn.pdfNhuoc Tran
 
Bài tập _ Hướng dẫn đánh giá rủi ro.pdf
Bài tập _ Hướng dẫn đánh giá rủi ro.pdfBài tập _ Hướng dẫn đánh giá rủi ro.pdf
Bài tập _ Hướng dẫn đánh giá rủi ro.pdfNhuoc Tran
 
Đánh giá khía cạnh môi trường.pdf
Đánh giá khía cạnh môi trường.pdfĐánh giá khía cạnh môi trường.pdf
Đánh giá khía cạnh môi trường.pdfNhuoc Tran
 
Đánh giá rủi ro môi trường, an toàn, và sức khỏe.pdf
Đánh giá rủi ro môi trường, an toàn, và sức khỏe.pdfĐánh giá rủi ro môi trường, an toàn, và sức khỏe.pdf
Đánh giá rủi ro môi trường, an toàn, và sức khỏe.pdfNhuoc Tran
 
Phương pháp trọng số.pdf
Phương pháp trọng số.pdfPhương pháp trọng số.pdf
Phương pháp trọng số.pdfNhuoc Tran
 
Thi thử EHS.pdf
Thi thử EHS.pdfThi thử EHS.pdf
Thi thử EHS.pdfNhuoc Tran
 
Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdfXử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdfNhuoc Tran
 
Xử lý Nito và Photpho trong nước thải.pdf
Xử lý Nito và Photpho trong nước thải.pdfXử lý Nito và Photpho trong nước thải.pdf
Xử lý Nito và Photpho trong nước thải.pdfNhuoc Tran
 
Hướng dẫn xử lý nước thải.pdf
Hướng dẫn xử lý nước thải.pdfHướng dẫn xử lý nước thải.pdf
Hướng dẫn xử lý nước thải.pdfNhuoc Tran
 
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.pdfXử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.pdfNhuoc Tran
 
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý.pdfXử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý.pdfNhuoc Tran
 
Hoạt động bảo vệ môi trường xây dựng.pdf
Hoạt động bảo vệ môi trường xây dựng.pdfHoạt động bảo vệ môi trường xây dựng.pdf
Hoạt động bảo vệ môi trường xây dựng.pdfNhuoc Tran
 
Suy thoái và ô nhiễm đất.pdf
Suy thoái và ô nhiễm đất.pdfSuy thoái và ô nhiễm đất.pdf
Suy thoái và ô nhiễm đất.pdfNhuoc Tran
 
Quản lý và kiểm soát bảo vệ môi trường 2.pdf
Quản lý và kiểm soát bảo vệ môi trường 2.pdfQuản lý và kiểm soát bảo vệ môi trường 2.pdf
Quản lý và kiểm soát bảo vệ môi trường 2.pdfNhuoc Tran
 
Quản lý và kiểm soát bảo vệ môi trường 1.pdf
Quản lý và kiểm soát bảo vệ môi trường 1.pdfQuản lý và kiểm soát bảo vệ môi trường 1.pdf
Quản lý và kiểm soát bảo vệ môi trường 1.pdfNhuoc Tran
 
Investigation of Nitrogen and Phosphorus recovery from swine wastewater by st...
Investigation of Nitrogen and Phosphorus recovery from swine wastewater by st...Investigation of Nitrogen and Phosphorus recovery from swine wastewater by st...
Investigation of Nitrogen and Phosphorus recovery from swine wastewater by st...Nhuoc Tran
 

More from Nhuoc Tran (20)

Một số lưu ý thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Một số lưu ý thực hiện sản xuất sạch hơn.pdfMột số lưu ý thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Một số lưu ý thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
 
Đánh giá vòng đời sản phẩm.pdf
Đánh giá vòng đời sản phẩm.pdfĐánh giá vòng đời sản phẩm.pdf
Đánh giá vòng đời sản phẩm.pdf
 
Sử dụng hiệu quả năng lượng trong sản xuất sạch hơn.pdf
Sử dụng hiệu quả năng lượng trong sản xuất sạch hơn.pdfSử dụng hiệu quả năng lượng trong sản xuất sạch hơn.pdf
Sử dụng hiệu quả năng lượng trong sản xuất sạch hơn.pdf
 
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdfPhương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
Phương pháp và kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn.pdf
 
Tổng quan sản xuất sạch hơn.pdf
Tổng quan sản xuất sạch hơn.pdfTổng quan sản xuất sạch hơn.pdf
Tổng quan sản xuất sạch hơn.pdf
 
Bài tập _ Hướng dẫn đánh giá rủi ro.pdf
Bài tập _ Hướng dẫn đánh giá rủi ro.pdfBài tập _ Hướng dẫn đánh giá rủi ro.pdf
Bài tập _ Hướng dẫn đánh giá rủi ro.pdf
 
Đánh giá khía cạnh môi trường.pdf
Đánh giá khía cạnh môi trường.pdfĐánh giá khía cạnh môi trường.pdf
Đánh giá khía cạnh môi trường.pdf
 
Đánh giá rủi ro môi trường, an toàn, và sức khỏe.pdf
Đánh giá rủi ro môi trường, an toàn, và sức khỏe.pdfĐánh giá rủi ro môi trường, an toàn, và sức khỏe.pdf
Đánh giá rủi ro môi trường, an toàn, và sức khỏe.pdf
 
Phương pháp trọng số.pdf
Phương pháp trọng số.pdfPhương pháp trọng số.pdf
Phương pháp trọng số.pdf
 
Thi thử EHS.pdf
Thi thử EHS.pdfThi thử EHS.pdf
Thi thử EHS.pdf
 
Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdfXử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý, cơ học.pdf
 
Xử lý Nito và Photpho trong nước thải.pdf
Xử lý Nito và Photpho trong nước thải.pdfXử lý Nito và Photpho trong nước thải.pdf
Xử lý Nito và Photpho trong nước thải.pdf
 
Hướng dẫn xử lý nước thải.pdf
Hướng dẫn xử lý nước thải.pdfHướng dẫn xử lý nước thải.pdf
Hướng dẫn xử lý nước thải.pdf
 
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.pdfXử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.pdf
 
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý.pdfXử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý.pdf
 
Hoạt động bảo vệ môi trường xây dựng.pdf
Hoạt động bảo vệ môi trường xây dựng.pdfHoạt động bảo vệ môi trường xây dựng.pdf
Hoạt động bảo vệ môi trường xây dựng.pdf
 
Suy thoái và ô nhiễm đất.pdf
Suy thoái và ô nhiễm đất.pdfSuy thoái và ô nhiễm đất.pdf
Suy thoái và ô nhiễm đất.pdf
 
Quản lý và kiểm soát bảo vệ môi trường 2.pdf
Quản lý và kiểm soát bảo vệ môi trường 2.pdfQuản lý và kiểm soát bảo vệ môi trường 2.pdf
Quản lý và kiểm soát bảo vệ môi trường 2.pdf
 
Quản lý và kiểm soát bảo vệ môi trường 1.pdf
Quản lý và kiểm soát bảo vệ môi trường 1.pdfQuản lý và kiểm soát bảo vệ môi trường 1.pdf
Quản lý và kiểm soát bảo vệ môi trường 1.pdf
 
Investigation of Nitrogen and Phosphorus recovery from swine wastewater by st...
Investigation of Nitrogen and Phosphorus recovery from swine wastewater by st...Investigation of Nitrogen and Phosphorus recovery from swine wastewater by st...
Investigation of Nitrogen and Phosphorus recovery from swine wastewater by st...
 

Nghiên cứu xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ biofloc

  • 1. KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 59 (12/2017)108 BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG Vũ Tuấn Kiệt1 , Nguyễn Tri Quang Hưng1 , Nguyễn Minh Kỳ1 Tóm tắt: Mô hình công nghệ biofloc (Biofloc Technology - BFT) được vận hành nhằm mục đích đánh giá hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm trong quá trình nuôi thử nghiệm cá tra Pangasianodon hypophthalmus. Trong hệ thống tuần hoàn nước biofloc, carbohydrate được thêm vào có vai trò thúc đẩy sự phát triển đa dạng và cân bằng cộng đồng vi sinh vật. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ ổn định cao các hợp chất hữu cơ và chất dinh dưỡng nitơ, phốtpho. Mức trung bình xử lý BOD5 của công nghệ biofloc tương ứng 21,4% (SD=12,11). Hiệu suất xử lý COD dao động trong khoảng giá trị 10,6% đến 67,2% và trung bình 32,2% (SD=12,14). Hiệu quả xử lý trung bình TN, TP tương ứng lần lượt 28,9% (SD=27,79) và 11,0% (SD=4,28). Nhìn chung, mức độ xử lý nitơ tốt hơn so với khả năng loại bỏ phốtpho. Giá trị trung bình các thông số chất lượng nước mô hình thí nghiệm sau xử lý đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT (Cột A). Công nghệ biofloc có ưu điểm trong việc ứng dụng nuôi trồng thủy sản bền vững và thân thiện môi trường. Từ khóa: Công nghệ biofloc, cá tra, nước thải, vi sinh vật, thân thiện môi trường. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Là loài cá da trơn, cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) có thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, 2 đôi râu dài, và có giá trị kinh tế cao. Đây là loài có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, phân bố ở lưu vực sông Mê Kông, sống chủ yếu trong nước ngọt hoặc vùng nước hơi lợ. Độ tuổi thuần thục từ 2-3 năm tuổi và trọng lượng giai đoạn thuần thục lần đầu dao động 2,5-3 kg. Quá trình nuôi cá tra thời gian dài, sử dụng nguồn nước lớn dễ gây ra các nguy cơ ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên nước. Trong khi, phong trào đẩy mạnh hoạt động nuôi cá da trơn như cá tra ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nở rộ. Vì vậy, càng làm gia tăng nguy cơ suy thoái chất lượng nước, thách thức cho các hoạt động quản lý tài nguyên và môi trường. Do nhu cầu sử dụng tài nguyên nước lớn và rủi ro dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Tính chất nước trong hệ thống ao nuôi cá tra gồm các thành phần gây hại cho môi trường như các hợp 1 Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh. chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng N, P được sinh ra từ thức ăn dư thừa, chất thải của cá. Phương pháp truyền thống nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá tra nói riêng phải thường xuyên thay một lượng nước lớn mỗi ngày. Hàm lượng các chất độc sinh ra gây cản trở, kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển các loài thủy sản và không hiệu quả kinh tế. Khắc phục những hạn chế trên, công nghệ tuần hoàn nước biofloc (BFT) sử dụng cơ chế trao đổi tuần hoàn nước và thúc đẩy mật độ quần thể vi sinh vật bằng cách gia tăng tỷ lệ thành phần C:N trong nước (Avnimelec, 1999; Ebeling et al., 2006). Mô hình BFT duy trì hàm lượng ammoni, nitrit và nitrat trong nước dưới ngưỡng gây hại cho cá. Công nghệ BFT được xem là giải pháp nuôi trồng thủy sản bền vững (Megahed, 2010). Mục đích của nghiên cứu nhằm thiết lập mô hình thí nghiệm tuần hoàn nước, thân thiện môi trường sử dụng công nghệ biofloc và đánh giá hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm trong điều kiện nuôi vận hành loài cá tra Pangasianodon hypophthalmus. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  • 2. KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 59 (12/2017) 109 2.1. Mô hình nghiên cứu Cấu tạo: Thí nghiệm bố trí với các đơn nguyên được mô tả như Hình 1, bao gồm 1 bể nuôi cá, 1 bể vi sinh hiếu khí (aerotank) và 1 bể lắng sinh học được làm bằng vật liệu composite tổng hợp. Kích thước bể nuôi cá R*H=110*75 cm (dung tích 400L), sử dụng nước sạch khử clo và sục khí liên tục để duy trì hàm lượng oxy hòa tan trung bình 6,0 mg/l. Quá trình kiểm soát hàm lượng oxy hòa tan dựa trên lượng khí cấp liên tục với dòng lưu lượng dao động 4-8 lít/phút. Bể aerotank 200L (R*H=80*50 cm) chứa bùn hoạt tính với nồng độ MLSS = 3000 mg/l. Bể lắng chứa nước sạch có đường kính R=70 cm và chiều cao H=80 cm. Hình 1. Sơ đồ bố trí mô hình nghiên cứu BFT Nguyên lý hoạt động: Nước được bơm từ bể nuôi sang bể aerotank, rồi từ bể aerotank sang bể lắng và cuối cùng tự chảy tuần hoàn từ bể lắng trở lại bể nuôi cá với lưu lượng 25 lít/giờ. Hệ thống có các van đóng mở nước và xả bùn tuần hoàn về bể aerotank. Đốitượng nghiêncứu: Cátragiống(Pangasianodon hypophthalmus), khối lượng trung bình từ 14-25 gram/con. Mật độ thả nuôi tương đương 100 con/bể. Nghiên cứu sử dụng thức ăn hiệu Cagrill (30% đạm). Cá được cho ăn 2 lần/ngày vào các thời điểm 8h00’ và 17h00’ với liều lượng tương ứng 5% trọng lượng của cá. Nghiên cứu tiến hành khởi động hệ thống trong thời gian 90 ngày để khảo sát và lựa chọn các tối ưu cho hệ thống. Sau đó, vận hành trong suốt 60 ngày tiếp theo nhằm đánh giá hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm của mô hình biofloc. Theo Frank R.S., (2010) các thông số tính toán, lựa chọn thiết kế mô hình nghiên cứu được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1. Khảo sát thông số tính toán thiết kế Giá trị Thông số Đơn vị Khảo sát Tính toán BOD5 mg/l 8-120 120 COD mg/l 15-140 140 TN mg/l 0-4 4 TP mg/l 2-20 20 HRT giờ 4-8 8 Cụ thể, quá trình khảo sát thử nghiệm thích nghi nhằm đảm bảo sự phù hợp với điều kiện vận hành hệ thống (Frank R.S., 2010). Trong nghiên cứu này, quá trình thích nghi cho bể sinh học hiếu khí được thực hiện bằng hình thức nuôi cấy vi sinh và tăng dần tải trọng hữu cơ được nạp vào bể phản ứng. Bùn hoạt tính được lấy từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt (tòa nhà Samco 444, Q.5, Tp. HCM). Việc lựa chọn lưu lượng nước tuần hoàn phụ thuộc vào thời gian lưu của bể aerotank và quá trình ở bể lắng. Hoạt động kiểm soát hệ thống tuần hoàn dựa vào các van đóng mở nước và bùn. Nhằm đảm bảo duy trì hàm lượng oxy hòa tan trung bình 6,0 mg/l, mô hình được sục khí liên tục và bổ sung độ kiềm để đảm bảo pH từ 6,0-8,5 bằng cách châm thêm NaHCO3. Để đáp ứng mô hình thí nghiệm, nghiên cứu điều chỉnh tỷ lệ C:N bằng cách sử dụng đường cát theo tỷ lệ 20:1 (so với hàm lượng N-NH4 + ). 2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Phương pháp phân tích các thông số chất lượng nước theo phương pháp chuẩn (APHA, AWWA, WEF, 2005). Tần suất phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước được thực hiện 1 lần/tuần (trừ thông số COD: 1 lần/ngày). Hàm lượng DO được đo bằng thiết bị cầm tay (máy đo DO, Orion, Mỹ). Xác định chỉ tiêu BOD5 bằng phương pháp ủ trong tủ cấy ở điều kiện 200 C và 5 ngày. Nồng độ thông số COD đo bằng máy quang phổ UV-VIS, theo phương pháp SMEWW 5220-D:2005. Hàm lượng nitơ tổng (TN), phốtpho tổng (TP) đo bằng máy quang phổ UV-VIS, theo các phương pháp SMEWW 4500-N và 4500-P. Thể tích floc (Floc Volume - FV) được xác định bằng phễu lắng Imhoff. Nghiên cứu tiến hành lắng 1 lít mẫu nước trong thời gian 30 phút rồi đọc kết quả (Avnimelech,
  • 3. KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 59 (12/2017)110 2012). Các số liệu nghiên cứu được thống kê và xử lý bằng các phần mềm Microsoft Excel 2010, SPSS 13.0 for Windows. 3.KẾTQUẢNGHIÊNCỨUVÀTHẢOLUẬN 3.1. Kết quả vận hành hệ thống tuần hoàn nước biofloc Bảng 2. Thống kê kết quả chất lượng nước giai đoạn nghiên cứu Trước xử lý Sau xử lý Thông số Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn COD (mg/l) 44,8 128,3 65,0 17,53 21,9 78,6 43,5 11,66 BOD5 (mg/l) 11,0 41,5 17,2 11,00 7,7 37,0 13,9 9,78 TN (mg/l) 1,1 2,8 1,9 0,69 0,2 2,4 1,4 0,81 TP (mg/l) 3,9 11,2 7,7 2,88 3,4 10,1 6,8 2,64 Bảng 2 trình bày kết quả phân tích các thông số chất lượng nước của mô hình công nghệ BFT. Thông số COD hòa tan trước và sau xử lý dao động trong khoảng 44,8 - 128,3 mg/l và 21,9 - 78,6 mg/l và có trị trung bình lần lượt bằng 65,0 mg/l (SD=17,53); 43,5 mg/l (SD = 11,66). Trong khi, chỉ tiêu BOD5 trung bình lần lượt trước và sau xử lý là 17,2 và 13,9 mg/l. Các kết quả này thấp hơn ngưỡng giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT (Cột A). Hàm lượng thông số các chất dinh dưỡng (N, P) khá thấp, đặc biệt đối với chỉ tiêu TN. Giá trị trung bình các thông số chất lượng nước mô hình thí nghiệm sau xử lý thấp hơn so với trước xử lý. Bởi lẽ, khi bổ sung nguồn carbon để duy trì tỷ lệ C:N và vi khuẩn sẽ chuyển hóa những hợp chất độc chứa nitơ vào trong tế bào đơn protein (Ebeling et al., 2006; Asaduzzaman et al., 2008). Lượng nitơ-protein được tái chế bởi vi tảo và hệ vi sinh vật, đồng thời gia tăng lượng protein chuyển vào sinh khối của cá. Bảng 3. Thống kê thể tích floc mô hình nghiên cứu Thể tích floc, ml/l Tuần Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn 1 3,4 4,65 4,12 0,65 2 0,8 3,2 2,19 1,23 3 3,2 4,3 3,64 0,60 4 2,1 3,5 2,92 0,71 5 1,0 10,2 5,89 4,64 6 2,1 7,8 5,19 2,88 7 1,9 14,2 6,66 6,60 8 3,9 11,2 6,53 4,05 Về nguyên tắc, để hệ biofloc hoạt động tốt và hiệu quả, tỷ lệ C:N cần duy trì trong khoảng giá trị tương ứng tỷ lệ 10-20:1 (Avnimelech, 1999; Asaduzzaman et al., 2008). Để duy trì tỷ lệ C:N thích hợp, nghiên cứu sử dụng carbohydrate thêm vào bằng cách bổ sung lượng đường cát dao động từ 0,4-8 gram, với trung bình 1,13 gram. Trong hệ biofloc vi khuẩn và tảo cấu trúc nên hạt biofloc trong điều kiện môi trường giàu hàm lượng oxy hòa tan, dao động trong khoảng giá trị 4,2-6,5 mg/l. Chỉ số thể tích floc bể phản ứng dao động trong khoảng 0,8 – 14,2 ml/l và có trung bình 4,65 ml/l (SD=3,26). Ở giai đoạn đầu, chỉ số thể tích floc thấp và đạt giá trị cực đại ở các tuần cuối trong giai đoạn vận hành thí nghiệm (tuần thứ 5 - 8). Khối lượng hạt biofloc có ý nghĩa quan trọng không chỉ với việc ổn định chất lượng nước mà còn là nguồn dinh dưỡng cho cá (Browdy et al., 2001; Avnimelech, 2012). Trong hệ xử lý BFT, sự phát triển mật độ vi sinh vật có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các hạt biofloc và cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Đồng thời qua đó góp phần loại bỏ các chất ô nhiễm gây độc cho cá và môi trường. 3.2. Hiệu quả xử lý các chất hữu cơ trong mô hình nuôi cá tra Đồ thị biểu diễn sự biến động và hiệu quả xử lý COD trong mô hình thí nghiệm tuần hoàn nước biofloc. Các kết quả cho thấy hàm lượng thông số ô nhiễm trong bể BFT được duy trì ở mức thấp (Hình 2). Sự chênh lệch này chứng tỏ tính hiệu quả của quá trình xử lý. Các nhóm vi khuẩn tạo ra năng lượng từ nguồn carbohydrate
  • 4. KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 59 (12/2017) 111 như cellulose, đường, tinh bột và tái tạo tế bào mới: Carbon hữu cơ + vi khuẩn  CO2 + năng lượng + tế bào vi khuẩn mới (Avnimelech, 1999). Ưu điểm của công nghệ BFT giúp ổn định hàm lượng chất ô nhiễm trong mô hình nuôi cá. Hình 2. Biến động nồng độ COD và hiệu suất xử lý Hình 3. Biến động nồng độ BOD5 và hiệu suất xử lý Hiệu suất xử lý COD thấp nhất (10,6%), cao nhất (67,2%) và trung bình 32,2% (SD=12,14). Đối với chỉ tiêu BOD5, biến thiên hàm lượng theo thời gian vận hành được thể hiện ở Hình 3. Mức trung bình xử lý BOD5 của công nghệ BFT tương ứng 21,4% (SD=12,11) và dao động từ 4,0 đến 39,5%. Thực tế, đây là công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững trong nuôi trồng thủy sản bằng cách duy trì chất lượng nước với việc chuyển hóa chất thải vào sinh khối vi khuẩn (Schneider et al., 2005; Xu et al., 2013). 3.3. Hiệu quả xử lý các chất dinh dưỡng trong mô hình nuôi cá tra Biofloc bao gồm nhiều loại vi khuẩn, nấm, vi tảo và các sinh vật lơ lửng khác (Hargreaves, 2006). Đây là nguồn chứa vitamin và các khoáng chất, đặc biệt là phốtpho. Sự ổn định các thông số chất lượng nước trong BFT là kết quả các hoạt động tích cực của vi khuẩn còn được thể hiện qua hiệu suất xử lý TN và TP (Hình 4). Trong đó, vi khuẩn dị dưỡng sẽ chuyển hóa trực tiếp nguồn độc tố NH4 + vào thành phần biofloc và hấp thu phốtpho vô cơ vào quá trình tổng hợp tế bào vi khuẩn. Hình 4. Biến động hàm lượng TN, TP và hiệu suất xử lý Nhìn chung, mức độ xử lý nitơ tốt hơn so với khả năng loại bỏ phốtpho. Đặc biệt, khả năng ổn định và làm giảm hàm lượng TN của mô hình nghiên cứu cao nhất đạt mức 80,0%. Trung bình hiệu quả xử lý TN, TP lần lượt tương ứng 28,9 (SD=27,79) và 11,0% (SD=4,28). Vi khuẩn sử dụng chất thải trong BFT như là nguồn dinh dưỡng và giảm sự tích lũy và sản sinh các độc chất (Avnimelech, 1999; Asaduzzaman et al., 2008). Ưu điểm của biofloc là một mô hình kín, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường và khí hậu nên có thể chủ động kiểm soát dễ dàng hoạt động hệ thống tối ưu nhất. Tuy nhiên, hạn chế của BFT tăng chi phí vận hành, phụ thuộc vào lượng oxy cần duy trì và nguồn carbon được thêm vào. 4. KẾT LUẬN Từ những kết quả nghiên cứu thể thấy mô hình biofloc vận hành ổn định, các chỉ tiêu ô nhiễm có xu hướng giảm xuống và được kiểm soát an toàn dưới ngưỡng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN
  • 5. KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 59 (12/2017)112 40:2011/BTNMT (Cột A). Các thông số ô nhiễm trong bể phản ứng BFT thấp hơn so với quy chuẩn xả thải nước thải công nghiệp. Hiệu suất xử lý các chất hữu cơ (COD, BOD5) của công nghệ BFT tương ứng 32,2 và 21,4%. Khả năng duy trì chất lượng nước thông qua sự ổn định các chất dinh dưỡng nitơ và phốtpho khá tốt. Hàm lượng TN, TP sau xử lý trung bình đạt kết qủa thấp với các giá trị lần lượt 1,4 (SD=0,81) và 6,8 (SD=2,64) mg/l. Ưu điểm nổi bật của công nghệ BFT là thân thiện môi trường và là giải pháp hữu hiệu phát triển bền vững hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá tra nói riêng. Công nghệ BFT đáp ứng và duy trì chất lượng nước với việc chuyển hóa, xử lý nguồn chất thải vào bên trong sinh khối vi khuẩn. Ngoài ra, đây là một mô hình kín, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường và khí hậu nên có thể chủ động kiểm soát dễ dàng các hoạt động tối ưu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Asaduzzaman, M., Wahab, M.A., Verdegem, M.C.J., Huque, S., Salam, M.A., Azim, M.E., (2008). “C/N ratio control and substrate addi-tion for periphyton development jointly enhance freshwater prawn Macrobrachium rosenbergiiproduction in ponds”. Aquaculture, Vol. 280, pp. 117-123. Avnimelech Y., (1999). “Carbon/nitrogen ratio as a control element in aquaculture systems”. Aquaculture, Vol. 176, pp. 227-235. Avnimelech, Y., (2012). Biofloc Technology - A Practical Guide Book, 2nd Edition. The World Aquaculture Society, Baton Rouge, Louisiana, United State. Browdy, C.L., Bratvold, D., Stokes, A.D., & McIntosh, R.P., (2001). Perspectives on theapplication of closed shrimp culture systems. The World Aquaculture Society, Baton Rouge, LA, USA. Ebeling J.M., Timmons M. B., Bisogni J.J., (2006). “Engineering analysis of the stoichiometry of photoautotrophic, autotrophic, and heterotrophic removal of ammonia–nitrogen in aquaculture systems”. Aquaculture, Vol. 257, pp. 346-358. Hargreaves J.A., (2006). “Photosynthetic suspended-growth systems in aquaculture”. Aquaculture Engineering, Vol. 34, pp. 344–363. Megahed, M.E., (2010). “The effect of Microbial Biofloc on water quality, survival and growth of the green tiger shrimp (PenaeusSemisulcatus) fed with different crude protein levels”. Journal of the Arabian Aquaculture Society, Vol. 5, pp. 119-142. Frank R.S., (2010). Spellman's Standard Handbook for Wastewater Operators. CRC Press, Taylor and Francis Group, LLC. Schneider, O., Sereti, V., Eding, E.H., & Verreth, J.A.J., (2005). “Analysis of nutrient flows in integrated intensive aquaculture systems”. Aquacult. Eng., Vol. 32, pp. 379-401. Xu, W.J., Pan, L.Q., Sun, X.H., & Huang, J., (2013). “Effects of bioflocs on water quality, and survival, growth and digestive enzyme activities of Litopenaeus vannamei (Boone) in zero-water exchange culture tanks”. Aquaculture Research, Vol. 44(7), pp. 1093-1102. Abstract: ASSESSMENT OF WASTEWATER TREATMENT EFFICIENCY FROM ENVIRONMENTALLY FRIENDLY CATFISH FARMING MODEL Biofloc technology (BFT) was carried out and operated for purpose of assessing the pollutants removal efficiency by catfish farming model (Pangasianodon hypophthalmus). In the recirculating
  • 6. KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 59 (12/2017) 113 model biofloc, the studying added carbohydrates to promote the balanced and diverse development of microorganisms. The studying results showed that stable levels of organic compounds and nutrients such as nitrogen, phosphorus were good. The biofloc technology’s average treatment of BOD5 was equal to 21.4% (SD=12.11). The removal efficiency of COD was ranged between 10.6% and 67.2%, and averaged 32.2% (SD=12.14). The average treatment efficiency of TN, TP were 28.9% (SD=27.79) and 11.0% (SD=4.28, respectively. Overall, the nitrogen treatment levels were better than the phosphorus removal ability. In the experiment, average values of treated water quality parameters models met QCVN 40:2011/BTNMT National Technical Regulation on industrial wastewater (Columm A). Therefore, the biofloc technology’s advantages can be applied for environmentally friendly and sustainable aquaculture. Keywords: Biofloc technology, catfish, wastewater, microorganism, environmentally friendly. Ngày nhận bài: 15/9/2017 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2017