SlideShare a Scribd company logo
1 of 26
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội cung
cấp nhiều loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường
rộng lớn của nền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tích luỹ
ban đầu cho sự nghiệp phát triển của đất nước.
Phát triển bền vững nông nghiệp nhằm tạo dựng một ngành nông
nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềm năng tăng
năng suất lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, thực hiện
công bằng xã hội và bảo vệ môi trường…
Đại Lộc là một huyện nông nghiệp với 77,8% lao động trực tiếp
tham gia sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, sản xuất nông nghiệp
huyện Đại Lộc đã đạt được những kết quả quan trọng như sản phẩm
nông nghiệp đã được đa dạng hóa, năng suất, chất lượng được nâng lên,
bước đầu đã hình thành vùng sản xuất phù hợp với đặc điểm địa phương,
tăng khối lượng sản phẩm, giải quyết công ăn việc làm, thu nhập và đời
sống nhân dân được cải thiện, góp phần làm thay đổi diện mạo nông
thôn, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp của huyện vẫn còn
nhiều hạn chế, tồn tại cần giải quyết như nông nghiệp phát triển chưa
khai thác tiềm năng, lợi thế của huyện, quá trình phát triển còn chạy theo
chiều rộng, phát triển kinh tế chưa thật sự chú ý phát triển chiều sâu,
chưa chú ý nhiều đến vấn đề môi trường cũng như vấn đề xã hội trong
nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, việc phát triển bền vững nông nghiệp
được coi là một yêu cầu cấp thiết tại huyện Đại Lộc.
Từ vấn đề cấp thiết trên, tác giả chọn đề tài “Phát triển bền vững
nông nghiệp huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn
thạc sĩ.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
2
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá các vấn đề lí luận liên quan đến phát triển bền
vững nông nghiệp.
- Phân tích thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp huyện
Đại Lộc thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp để phát triển bền vững nông nghiệp huyện
Đại Lộc thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu a. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến việc phát
triển bền vững nông nghiệp.
b. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung phát triển bền vững nông
nghiệp theo nghĩa rộng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích thực chứng,
- Phương pháp phân tích chuẩn tắc,
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về phát triển bền vững nông nghiệp
Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp huyện
Đại Lộc thời gian qua
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông
nghiệp huyện Đại Lộc thời gian tới.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
3
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Một số khái niệm
a. Nông nghiệp
Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt,
ngành chăn nuôi. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng nó còn bao
gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản nữa.
b. Phát triển
Phát triển là một quá trình thay đổi theo hướng hoàn thiện về mọi
mặt của nền kinh tế. Mục tiêu của sự phát triển là không ngừng cải thiện
chất lượng cuộc sống vật chất, văn hóa, tinh thần của con người.
c. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển trong đó kết hợp chặt chẽ,
hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển là kinh tế, xã hội và
môi trường nhằm thỏa mãn được nhu cầu xã hội hiện tại nhưng
không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai.
d. Phát triển bền vững nông nghiệp
Phát triển bền vững nông nghiệp là quá trình phát triển theo
hướng tăng lên của năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo ra nhiều sản
phẩm có chất lượng ngày càng cao trong khi khai thác hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, không tổn hại đến môi trường nhằm thỏa mãn
nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp, đồng thời
không làm giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau.
1.1.2. Ý nghĩa của phát triển bền vững nông nghiệp
- Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, điều kiện để có thể phát
triển kinh tế một cách nhanh chóng và ổn định chính trị.
- Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người về số lượng,
chất lượng và chủng loại sản phẩm nông nghiệp.
- Cung cấp các mặt hàng xuất khẩu có giá trị, đem lại nguồn thu
nhập ngoại tệ góp phần tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
4
- Nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp sẽ làm tăng sức
mua từ khu vực nông thôn về tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng cũng
như nhu cầu dịch vụ, thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.
- Giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động góp phần xóa
đói, giảm nghèo, hạn chế được làn sóng di dân từ nông thôn ra thành
thị tìm kiếm việc làm.
- Tạo nên hệ thống sinh thái hoàn chỉnh, đảm bảo sự phát triển
công bằng giữa các vùng, góp phần vào việc bảo vệ môi sinh.
1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP
1.2.1. Phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế
a. Tăng trưởng về quy mô sản xuất nông nghiệp
- Quá trình phát triển bền vững nông nghiệp phải làm tăng trưởng
quy mô của nền sản xuất nông nghiệp. Điều đó có nghĩa hoạt động
sản xuất nông nghiệp phải làm gia tăng số lượng cơ sở sản xuất nông
nghiệp, gia tăng các yếu tố nguồn lực (đất đai, lao động, vốn …), từ
đó gia tăng sản lượng nông sản nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của xã hội về sản phẩm nông nghiệp và đóng góp vào sự tăng
trưởng kinh tế của địa phương.
- Tiêu chí biểu hiện:
+ Số lượng cơ sở sản xuất và tốc độ tăng qua các năm,
+ Diện tích đất nông nghiệp và tốc độ tăng qua các năm,
+ Số lượng lao động nông nghiệp và tốc độ tăng qua các năm,
+ Vốn đầu tư cho nông nghiệp và tốc độ tăng qua các năm,
+ Sản lượng, giá trị sản lượng nông sản qua các năm…
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Chuyển cơ cấu kinh tế từ trạng thái hiện có sang trạng thái khác
nhằm khai thác tiềm năng các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên,
vốn, lao động … của địa phương, phù hợp với quy luật kinh tế, quy
luật sinh học góp phần tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, nhất
là những sản phẩm ngành chăn nuôi, sản phẩm có giá trị kinh tế cao
thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế của địa phương.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
5
- Tiêu chí biểu hiện:
+ Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp),
+ Cơ cấu lao động,
+ Cơ cấu vốn đầu tư.
c. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí
các nguồn lực có hạn (đất đai, lao động, vốn …) để nâng cao năng
suất ruộng đất, năng suất lao động, năng suất cây trồng.
- Tiêu chí biểu hiện:
+ Tỉ lệ diện tích đất sử dụng, chưa sử dụng so với tổng diện tích tự
nhiên,
+ Trình độ lao động trong ngành nông nghiệp,
+ Lao động ngành nông nghiệp chuyển sang các ngành phi nông nghiệp,
+ Khả năng huy động vốn,
+ Năng suất ruộng đất, năng suất lao động, năng suất cây
trồng. d. Nâng cao kết quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp
- Ngoài việc gia tăng các nguồn lực, người nông dân phải lựa
chọn hình thức tổ chức sản xuất phù hợp để sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực có hạn đảm bảo gia tăng sản lượng, giá trị sản phẩm hàng
hóa, gia tăng lợi nhuận, từ đó tăng tích lũy góp phần nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho người nông dân, đồng thời hoạt động sản xuất
nông nghiệp phải đóng góp cho Nhà nước ngày càng nhiều hơn.
- Tiêu chí biểu hiện:
+ Sản lượng, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp,
+ Giá trị sản phẩm hàng hóa,
+ Thuế,
+ Thu nhập của người lao động…
1.2.2. Phát triển bền vững nông nghiệp về xã
hội a. Giải quyết việc làm
- Tạo ra nhiều việc làm ổn định cho người nông dân, tăng thu
nhập, cải thiện điều kiện sống cho người nông dân, hạn chế sự nhàn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
6
rỗi của người dân, giảm tệ nạn xã hội, hạn chế rủi ro do việc di
chuyển ra thành thị kiếm việc làm.
- Tiêu chí biểu hiện:
+ Số lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp,
+ Tỉ lệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp.
b. Thực hiện công bằng xã hội
- Quá trình phát triển bền vững nông nghiệp phải đảm bảo mọi
người có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản như giáo dục, y tế, thông tin…mang tính an sinh xã hội.
- Tiêu chí biểu hiện:
+ Số bác sĩ /1 vạn dân, số giường bệnh / 1 vạn dân,
+ Tỉ lệ trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia,
+ Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng,
+ Tỉ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế,
+ Phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
+ Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung
học...
c. Tăng thu nhập
- Phát triển bền vững nông nghiệp phải tạo điều kiện cho người
nông dân phát triển sản xuất để tăng thu nhập, thu hẹp khoảng cách
giàu nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Tiêu chí biểu hiện:
+ Thu nhập bình quân của một lao động nông nghiệp,
+ Khoảng cách thu nhập giữa lao động nông nghiệp với lao động
các ngành phi nông nghiệp,
+ Đóng góp của nông nghiệp trong tổng thu nhập của người nông
dân.
d. Xóa đói, giảm nghèo
- Tạo việc làm ổn định, tạo điều kiện cho người nông dân phát
triển xản xuất, làm giàu chính đáng chủ yếu bằng hoạt động nông
nghiệp, từ đó tăng thu nhập góp phần xóa đói, giảm nghèo và hạn chế
tình trạng tái nghèo.
- Tiêu chí biểu hiện:
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
7
+ Tỉ lệ hộ nghèo,
+ Tỉ lệ hộ cận nghèo,
+ Tỉ lệ hộ tái nghèo.
1.2.3. Phát triển bền vững nông nghiệp về môi trường
a. Bảo vệ môi trường sinh thái
- Giữ cho môi trường trong lành, không bị ô nhiễm không khí và
tránh khai thác cạn kiệt các nguồn lợi tự nhiên nhằm duy trì sự đa
dạng thực vật, động vật.
- Tiêu chí biểu hiện:
+ Tỉ lệ che phủ rừng,
+ Giá trị các thông số cơ bản về không
khí. b. Bảo vệ đất
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp phải chống thoái hóa đất. Điều
đó có nghĩa trong quá trình sử dụng ruộng đất phải tìm mọi biện pháp
để chống xói mòn, rửa trôi, ngập úng và phải thường xuyên bồi
dưỡng, cải tạo đất làm tăng độ phì nhiêu của đất.
- Tiêu chí biểu hiện:
+ Diện tích đất bị thoái hóa,
+ Độ màu mỡ của đất nông nghiệp,
+ Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong
đất… c. Bảo vệ nguồn nước
- Sử dụng hợp lý, hạn chế lãng phí tài nguyên nước, bảo vệ nguồn
nước tránh bị ô nhiễm không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt mà còn
phải đáp ứng nhu cầu lâu dài.
- Tiêu chí biểu hiện: Giá trị các thông số cơ bản trong nước…
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG NÔNG NGHIỆP
1.3.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên: Địa lý, địa hình,
thời tiết, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên …
1.3.2. Nhóm nhân tố về kinh tế: Tình hình phát triển kinh tế, cơ
cấu kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển nông nghiệp
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
8
1.3.3. Nhóm nhân tố về xã hội: Dân số, dân tộc, trình độ văn
hóa, tập quán xã hội, truyền thống văn hóa …
1.4. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
BỀN VỮNG HUYỆN ĐẠI LỘC THỜI GIAN QUA
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng đến việc phát triển bền
vững nông nghiệp
- Thuận lợi: Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao; vị trí địa
lý, địa hình thuận lợi, tài nguyên rừng phong phú; hệ thống sông
ngòi, đập, hồ dày đặc cung cấp lượng nước dồi dào cho sản xuất
nông nghiệp; khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc sinh
trưởng và phát triển quanh năm của động thực vật.
- Khó khăn: Diện tích đất bị thoái hóa bạc màu ngày càng tăng. Hạn
hán trong mùa khô làm thiếu nước cho cây trồng; bão, lũ lụt trong mùa
mưa thường xuyên xảy ra tác động xấu đến năng suất cây trồng.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế ảnh hưởng đến việc phát triển bền
vững nông nghiệp
a. Tình hình phát triển kinh tế
Giai đoạn 2006-2010, giá trị sản xuất các ngành kinh tế liên tục
tăng với tốc độ khá, bình quân 12,68%/năm, cao hơn bình quân
chung của tỉnh Quảng Nam (10,6%). Từ 929,83 tỉ đồng năm 2006,
đến năm 2010 là 1.688,99 tỉ đồng. Trong đó, ngành công nghiệp-xây
dựng tăng 15,74%/năm, ngành thương mại-dịch vụ tăng
14,33%/năm, ngành nông-lâm-thủy sản tăng 4,71%/năm.
b. Cơ cấu kinh tế
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
9
Cơ cấu kinh tế huyện Đại Lộc chuyển dịch theo hướng tích cực,
ngày càng tăng tỉ lệ giá trị sản xuất công nghiệp, duy trì tỉ lệ giá trị
sản xuất thương mại-dịch vụ, giảm tỉ lệ giá trị sản xuất nông nghiệp.
c. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư, xây dựng, nâng cấp đã
mở rộng địa bàn phục vụ, chất lượng phục vụ từng bước được nâng lên. Tuy
nhiên, vẫn còn hơn 200 km đường xã, đường thôn, hầu hết đường giao thông
nội đồng chưa được bê tông hóa, 85% diện tích đất màu chưa chủ động được
nước tưới, 30 hộ dân chưa có điện thắp sáng …
2.1.3. Đặc điểm xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển bền
vững nông nghiệp
a. Dân số, dân tộc, lao động, tập quán xã hội
Dân số đông, cầu thị trường về sản phẩm nông nghiệp tương đối
lớn. Lực lượng lao động dồi dào, thuận lợi trong phát triển nông
nghiệp. Tuy nhiên, trình độ học vấn thấp, phần đông là phụ nữ, độ
tuổi lớn, tập quán canh tác nhỏ lẻ, không biết phán đoán, suy luận …
dễ rơi vào tình trạng thiếu chủ động trước những biến động khó
lường của nền kinh tế thị trường.
b. Truyền thống văn hóa
Người dân Đại Lộc có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ bao đời
nay, đức tính cần cù, siêng năng, tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG
NGHIỆP HUYỆN ĐẠI LỘC THỜI GIAN QUA
2.2.1. Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế
a. Tăng trưởng về quy mô sản xuất nông nghiệp
Trong những năm qua, sản lượng nông sản, giá trị sản xuất ngành
nông nghiệp tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, sản lượng nông sản
tăng chưa nhiều, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng với tốc độ
chưa cao (4,71%/năm) bởi thời gian qua chỉ có vốn đầu tư cho nông
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
10
nghiệp tăng, trong khi số lượng cơ sở sản xuất nông nghiệp, diện tích
đất nông nghiệp, lao động làm việc trong ngành nông nghiệp ngày
càng giảm. Điều đó thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về quy mô các nguồn lực sản xuất
nông nghiệp huyện Đại Lộc qua các năm
Quy mô nông nghiệp Tốc độ
Chỉ tiêu
TTBQ
ĐVT 2006 2008 2009 2010
(%)
Tổng số cơ
cơ sở 29.880 27.166 26.819 26.599 -2,30
sở SXNN
Hộ SXNN Hộ 29.801 27.059 26.702 26.471 -2,34
Trang trại Trang
79 107 117 128 10,13
SXNN trại
Diện tích
Ha 41.503,8 41.401,2 41.370,5 41.351,4 -0,07
đất NN
Lao động
người 56.049 50.845 48.001 45.877 -3,93
NN
Vốn đầu tư Tỉ
12,41 16,33 18,56 20,96 11,05
cho NN đồng
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc
Từ bảng 2.1 cho thấy: Giai đoạn 2006-2010, diện tích đất nông
nghiệp giảm 0,07%/năm, lao động nông nghiệp giảm 3,93%/năm, số
lượng cơ sở sản xuất giảm 2,30%/năm, song vốn đầu tư tăng
11,05%/năm, số lượng trang trại sản xuất nông nghiệp tăng 10,13%,
diện tích, lao động, vốn đầu tư bình quân của một trang trại cũng
tăng lên, đây là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu của nền kinh tế
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
sản xuất hàng hóa, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất lương
thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
11
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Giai đoạn 2006-2010, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích
cực. Điều đó thể hiện ở Hình 2.1.
80 74.1 73.6 73.4 73.1 72.8
60
40
26.4 26.6 26.9 27.2
20
25.9
0
2006 2007 2008 2009 2010
Trồng trọt
Chăn nuôi
Hình 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp)
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc
Từ hình 2.1 cho thấy: Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm, tỉ
trọng ngành chăn nuôi tăng. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch chậm, tỉ trọng
ngành chăn nuôi còn quá thấp, tỉ trọng ngành trồng trọt quá cao, lần lượt
năm 2006 là 25,9% và 74,1%, đến năm 2010 là 27,2% và 72,8%.
c. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực -
Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
Diện tích đất chưa sử dụng ngày càng giảm, tuy nhiên năm 2010
bỏ hoang 7.718,55 ha, chiếm 13,15% diện tích đất tự nhiên, gây lãng
phí. Đất trồng cây hoa màu sử dụng gần như quanh năm. Gần 400 ha
đất lúa chỉ sản xuất 1 vụ do đất xấu và không chủ động được nước.
Đất sản xuất nông nghiệp bị chia cắt lô, thửa quá manh mún nhỏ
lẻ, gây khó khăn cho việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất.
- Tình hình sử dụng lao động
Trình độ đào tạo người lao động thấp, năm 2010, số lao động
nông nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học quá ít với 20 người, chiếm
0,04%, số lượng lao động chưa qua đào tạo, tập huấn chiếm tỉ lệ khá
cao với 71,8%, trở ngại cho ngành nông nghiệp trong việc áp dụng
các tiến bộ khoa học - kỹ thuật.
- Tình hình sử dụng vốn
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
12
Vốn đầu tư cho nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ và giảm qua
các năm, từ 13,2% năm 2006, đến năm 2010 là 10,82%. Nguồn vốn
ngân sách là nhiều nhất. Nguồn vốn từ các dự án, các chương trình
tạo điều kiện để nông dân phát triển sản xuất. Người nông dân đã vay
vốn của các ngân hàng với 28,74 tỉ đồng để phát triển sản xuất nông
nghiệp... Tuy nhiên, khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn vay do
thủ tục vay vốn còn rườm rà, người nông dân không đủ tài sản để thế
chấp. Đầu tư dàn trải và tình trạng công trình thủy lợi được xây dựng,
nâng cấp không hoàn thành đúng kế hoạch thường xuyên diễn ra.
Nhìn chung, trong thời gian qua, việc sử dụng các nguồn lực cho
phát triển nông nghiệp tương đối có hiệu quả, từ đó năng suất ruộng đất,
năng suất lao động và năng suất cây trồng ngày càng được nâng lên.
Năng suất ruộng đất ngành nông nghiệp của huyện thể hiện ở bảng 2.2
Bảng 2.2: Năng suất ruộng đất ngành nông nghiệp huyện Đại
Lộc qua các năm
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010
Diện tích ha 9.580,2 9.500,35 9.469,5 9.430,44 9.408,66
5 5
GTSX Triệu đồng 192.534 205.612 213.551 221.935 233.326
NSRĐ Tr.đồng/ha 20,10 21,64 22,55 23,53 24,80
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc
Từ bảng 2.2 cho thấy: Giai đoạn 2006-2010, năng suất ruộng đất
tăng nhanh qua các năm với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 4,29%,
từ 20,10 triệu đồng/ha năm 2006 đến năm 2010 là 24,8 triệu đồng/ha.
Năng suất lao động ngành nông-lâm-thủy sản tăng dần qua các năm,
từ 4,79 triệu đồng năm 2006 tăng lên 7,37 triệu đồng vào năm 2010. Tuy
nhiên, đây là ngành có năng suất lao động không cao do phụ thuộc nhiều
vào điều kiện tự nhiên, độ rủi ro cao, giá cả đầu ra thấp.
Năng suất hầu hết các loại cây trồng chủ yếu đều tăng qua các
năm. d. Nâng cao kết quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
13
Nông nghiệp huyện đã cung cấp một khối lượng đáng kể về lương
thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng xã hội mang lại một lượng giá
trị sản xuất lớn cho ngành nông nghiệp, thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất ngành nông-lâm-thủy sản huyện
Đại Lộc qua các năm
Giá trị sản xuất (tỉ đồng) Tốc độ
Chỉ tiêu TTBQ
2006 2007 2008 2009 2010 (%)
268,7 289,6 302,4 318,2 338,2
Tổng số 4 3 6 0 1 4,71
259,8 279,3 290,9 303,6 320,5
4,29
Nông nghiệp 3 6 4 0 0
Lâm nghiệp 6,96 7,92 8,92 11,72 13,91 14,85
Thủy sản 1,95 2,34 2,60 2,88 3,80 14,27
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc
Từ bảng 2.3 cho thấy: Giai đoạn 2006-2010, giá trị sản xuất ngành
nông-lâm-thủy sản tăng bình quân 4,71%/năm. Từ 268,74 tỉ đồng năm 2006
đến năm 2010 là 338,21 tỉ đồng. Kết quả đạt được đó là nhờ huyện quan tâm
đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông dân mạnh dạng đầu tư sản
xuất, áp dụng khoa học-công nghệ nên sản lượng hầu hết các loại cây trồng,
quy mô đàn gia súc, gia cầm tăng liên tục qua các năm.
2.2.2. Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp về xã
hội a. Giải quyết việc làm
Lao động trong ngành nông-lâm-thủy sản giảm dần qua các năm
cả về số lượng và tỉ lệ, song đây là ngành giải quyết việc làm nhiều
nhất cho lao động tại địa phương, điều đó thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4: Lao động đang làm việc trong ngành nông-lâm-
thủy sản huyện Đại Lộc qua các năm
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
14
Số người đang làm 68.35 63.63 58.96
việc 3 8 65.449 65.014 8
Số người đang làm việc 56.04
50.91 51.705 50.841 45.877
trong ngành NLTS 9
Tỉ lệ (%) 82.0 80.0 79.0 78.2 77.8
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc
Từ bảng 2.4 cho thấy: Năm 2010, ngành nông nghiệp giải quyết
việc làm cho 45.877 người, thấp nhất giai đoạn 2006-2010, chiếm
77,8% số người đang làm việc.
b. Thực hiện công bằng xã hội
- Về y tế: Số lượng bác sĩ, số lượng giường bệnh trên 1 vận dân
ngày càng tăng. Nhờ vậy, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có
chất lượng ngày càng nâng lên. Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, chết
dưới 5 tuổi giảm qua các năm. Tỉ lệ người dân tham gia các hình thức
bảo hiểm y tế từ 28,45% năm 2006, đến năm 2010 là 47,45%.
- Về giáo dục: Huyện ngày càng quan tâm đầu tư cho giáo dục
nên chất lượng ngày càng tăng lên, thể hiện ở bảng 2.5.
Bảng 2.5: Tình hình giáo dục của huyện Đại Lộc qua các năm
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
200 200 200 200
2010
6 7 8 9
1.Phổ cập giáo dục trung học cơ sở
-Tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi học lớp 1 94,4 95,8 98 99,1 99
-Tỉ lệ trẻ nhóm tuổi 11-14 tốt nghiệp TH 89,54 90,15 93,7 97,1 97,4
-Tỉ lệ thanh, thiếu niên từ 15 đến
hết 18 tuổi có bằng tốt nghiệp 87,1 88,9 91,8 96,4 96,3
THCS
2.Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung
học cơ sở được tiếp tục học trung 89,4 89,7 90,1 91,2 91,4
học
3.Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp PTTH 95,8 97,0 97,8 98,5 99,0
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
15
Từ bảng 2.5 cho thấy: Thành quả đạt được về phổ cập giáo dục
trung học cơ sở luôn được duy trì. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học
cơ sở được tiếp tục học trung học, vượt so với mức quy định chung.
Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học cao hơn mức bình quân
chung của tỉnh và năm sau cao hơn năm trước.
c. Tăng thu nhập
Giai đoạn 2006-2010, thu nhập bình quân một lao động nông nghiệp
tăng 12,66%/năm, từ 4,16 triệu đồng/người lên 6,05 triệu đồng/người.
Tuy nhiên, thu nhập bình quân của 1 lao động nông nghiệp vẫn
thấp, bằng 54,8% thu nhập của một lao động ngành công nghiệp,
bằng 49,39% thu nhập của một lao động ngành vận tải.
Mặc dù vậy, hoạt động nông nghiệp đã tạo thu nhập chính cho tất
cả các hộ nông dân trên địa bàn huyện.
d. Xóa đói, giảm nghèo
Tỉ lệ hộ nghèo giảm, song vẫn còn cao với 10,37%, cao hơn nhiều
so với mức chuẩn 5%. Tính cả hộ nghèo và hộ cận nghèo, thì năm 2010
là 5.720 hộ, chiếm gần 15% tổng số hộ và 193 hộ tái nghèo. Như vậy, tỉ
lệ hộ nghèo cao và tính bền vững trong giảm nghèo thấp.
2.2.3. Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp về môi
trường a. Bảo vệ môi trường sinh thái
Môi trường không khí chưa bị ô nhiễm. Giá trị các thông số cơ
bản trong không khí đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên,
thông số NOx đã ở ngưỡng giới hạn, vài thông số khác như bụi, O3
có giá trị gần đến mức giới hạn, tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ xen lẫn
trong khu dân cư, lượng rác thải từ sinh hoạt của đại bộ phận dân cư
chưa được thu gom và xử lý hợp vệ sinh. Tình trạng khai thác rừng
bừa bãi, nạn lâm tặc hoành hành, cháy rừng vẫn đang diễn ra.
b. Bảo vệ đất
Đất nông nghiệp đã bị ô nhiễm, tuy nhiên ở mức độ thấp. Trong
đất, có 3 loại hóa chất về thuốc trừ cỏ, trừ sâu, diệt nấm được nông
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
16
dân sử dụng bảo vệ thực vật có dư lượng vượt quá mức cho phép
nhưng không đáng kể, đó là: Sofit, Fenoxaprop-ethyl, Diazinon. Tình
trạng ô nhiễm đất sẽ trầm trọng hơn nếu không có biện pháp triệt để
ngăn chặn ngay từ bây giờ.
c. Bảo vệ nguồn nước
Nước trên các sông, ao, hồ lớn của huyện đều bị ô nhiễm chất rắn lơ
lửng, ô nhiễm vi sinh, trong đó, các sông ô nhiễm chất rắn lơ lửng nặng hơn.
Nước ngầm trên địa bàn huyện đều bị ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm NH4+.
2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
THIẾU BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐẠI LỘC
- Đại Lộc là địa phương thường xuyên đối mặt với thiên tai như
nắng hạn, bão, lũ lụt… Dịch bệnh trên cây trồng, con vật nuôi thường
xuyên xảy ra làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
- Trình độ học vấn, đào tạo của người nông dân còn nhiều hạn chế, khát
vọng làm giàu chưa cao, tư tưởng trông chờ vào nhà nước còn nặng.
- Sản xuất nhỏ cùng với đất đai bị chia cắt, manh mún dẫn đến
khó áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, người nông dân khó
tiếp cận với tín dụng, năng suất lao động thấp, giá thành cao, sản
phẩm làm ra không đồng nhất cả về chất lượng và mẫu mã, khả năng
cạnh tranh kém.
- Đầu tư cho nông nghiệp tỉ lệ quá thấp, năm 2010 chỉ có 10,82%.
- Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, 40% số km kênh mương thủy lợi
chưa được kiên cố hóa, chỉ có 15% diện tích đất màu được thủy lợi hóa.
- Thị trường cho nông nghiệp huyện chưa được mỏ rộng, còn nhiều
bất hợp về giá cả, chất lượng sản phẩm, thông tin, kênh tiêu thụ….
- Quá trình công nghiệp hóa đã hình thành các cụm công nghiệp làm
thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, xuất hiện tình trạng ô nhiễm đất, nước...
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
17
- Nhận thức của người nông dân về vệ sinh môi trường, an toàn dịch
bệnh, về hiệu quả kinh tế lâu dài còn thấp. Hành vi và cách ứng xử của
với các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên rất hạn chế.
- Việc lạm dụng dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ảnh hưởng xấu
đến môi trường đất canh tác, nước, không khí và sức khỏe con người.
- Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất chưa được áp dụng đầy đủ trên
địa bàn toàn huyện. Chính sách khuyến nông, khuyến lâm còn mang tính
hình thức, việc hướng dẫn, tập huấn chưa sát với nhu cầu của người nông
dân. Chính sách phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức.
- Các ngành phi nông nghiệp chưa thu hút nhiều lao động từ
nông nghiệp, thu nhập không cao ảnh hưởng lớn đến công tác xóa
đói, giảm nghèo.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐẠI LỘC THỜI GIAN TỚI
3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP
3.1.1. Xuất phát từ sự biến động các yếu tố môi trường
- Thiên tai ngày càng nghiêm trọng và không mang tính quy luật như
trước đây, nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng ở đầu nguồn, giữ nước
trong mùa khô và xả nước trong mùa mưa lũ …đe dọa hoạt động của con
người nói chung, hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng.
- Việc thâm canh tăng vụ để tăng sản lượng đang diễn ra trên địa
bàn toàn huyện làm tăng sự biến động chất đất, làm suy giảm độ phì
nhiêu của đất.
- Việc sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật … ngày
càng rộng rãi và chưa đúng kỹ thuật đã gây tồn dư hóa chất độc hại
trong môi trường đất và nước.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
18
- Nhiều cơ sở chăn nuôi ra đời, chăn nuôi xen lẫn trong khu dân
cư vẫn là chủ yếu trong khi nhận thức về vệ sinh môi trường của
người chăn nuôi chưa cao, chưa đủ điều kiện xử lý chất thải phù hợp
nên tình trạng ô nhiễm môi trường khó tránh khỏi.
- Quá trình công nghiệp hóa với sự tăng lên nhanh chóng các nhà máy,
xí nghiệp trên địa bàn thải ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường.
3.1.2. Xuất phát từ tiềm lực nông nghiệp huyện Đại Lộc
- Vị trí địa lí, địa hình thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong
phú, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, nguồn lao động dồi dào và
trình độ đào tạo ngày càng được nâng cao.
- Trung ương, Tỉnh ngày càng có nhiều chương trình, dự án đầu
tư phát triển nông nghiệp. Sự quan tâm của các cấp chính quyền từ
huyện đến xã đối với phát triển nông nghiệp ngày càng lớn.
- Huyện đang tăng cường huy động các nguồn vốn để đầu tư cơ
sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ tạo điều kiện nâng
cao năng suất, chất lượng cây trồng, con vật nuôi và khả năng ứng dụng
vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng rộng rãi.
3.1.3. Xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của
huyện Đại Lộc
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát huy những
lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh; thúc đẩy phát triển
nhanh, bền vững nền kinh tế trong điều kiện hội nhập.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển
nông nghiệp là phát triển nông-lâm nghiệp theo hướng bền vững, chú
trọng tăng trưởng về giá trị và hiệu quả kinh tế, gắn chặt hơn nữa với
công nghiệp chế biến và thị trường; ứng dụng khoa học và công
nghệ; nâng cao hiệu lực; hiệu quả về bảo vệ môi trường.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
19
3.1.4. Các quan điểm có tính nguyên tắc khi xây dựng giải pháp
- Con người là trung tâm của phát triển bền vững nông nghiệp.
- Phát triển nông nghiệp phải gắn liền với xây dựng nông thôn mới.
Phát triển bền vững nông nghiệp phải mang lại hiệu quả kinh tế trên cơ
sở khai thác lợi thế so sánh của địa phương. Phát triển nông nghiệp theo
hướng chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
- Phát triển nông nghiệp không tách rời việc bảo vệ và cải thiện
chất lượng môi trường phải.
- Quá trình phát triển nông nghiệp phải đáp ứng một cách công
bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại với cuộc sống
thế hệ tương lai.
- Phát triển bền vững nông nghiệp là sự nghiệp của cả hệ thống
chính trị và mọi người dân.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐẠI LỘC
3.2.1. Giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp về kinh
tế - Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp
Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp đảm bảo diện
tích đất tối thiểu cho sản xuất nông nghiệp, khai thác tốt quỹ đất chưa sử
dụng và hình thành những vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn đáp ứng
yêu cầu liên kết của người nông dân, tạo ra nhiều sản phẩm là lợi thế của
địa phương, có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu thị trường,
tăng đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế cho địa phương.
Quy hoạch đến năm 2020 như sau:
+ Quy hoạch bố trí đất cho vùng sản xuất tập trung: Vùng trồng
lúa giống 600 ha, vùng trồng rau 600 ha.
+ Quy hoạch sản xuất trồng trọt: Giữ ổn định diện tích đất lúa
4.000-4.200 ha, ngô 1.600 ha, cây thực phẩm 4.000 ha, đậu phụng
1.000 ha, trồng cỏ 150 ha, hoa 100 ha…
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
20
+ Quy hoạch ngành chăn nuôi: Chăn nuôi lợn theo hướng tập
trung, tốc độ tăng trưởng bình quân tổng đàn 5%/năm. Chăn nuôi bò
với tốc độ tăng trưởng đàn bò bình quân 6%/năm. Chăn nuôi gia
cầm, chủ yếu là gà, vịt với tốc độ tăng trưởng tổng đàn 6%/năm.
+ Quy hoạch phát triển trang trại gồm trang trại cây hàng năm,
cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và trang
trại kinh doanh tổng hợp.
- Tiếp tục thực hiện chủ trương “dồn điền đổi thửa”
Để khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ của các thửa ruộng,
tiếp tục thực hiện chủ trương “dồn điền đổi thửa” ở những xã chưa
tiến hành hoặc mới tiến hành ở một số diện tích.
- Tăng cường huy động các nguồn vốn cho nông nghiệp
Hiện nay, vốn đầu tư cho nông nghiệp thấp, đòi hỏi phải tăng cường
huy động các nguồn vốn để đảm bảo cho phát triển nông nghiệp.
+ Về nguồn vốn ngân sách:
Huy động nguồn vốn hỗ trợ, đầu tư có mục tiêu của Trung ương
để đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ các chương
trình, dự án lớn. Để huy động vốn đầu tư cho hạ tầng, huyện lập dự
án cơ hội để đăng ký xin Trung ương, tỉnh. Nuôi dưỡng, khai thác và
mở rộng nguồn thu cho ngân sách huyện, đồng thời tiết kiệm các
khoản chi thường xuyên, dành một lượng vốn hợp lý cho đầu tư nông
nghiệp.
+ Về nguồn vốn tín dụng: Xây dựng các dự án phát triển cơ sở hạ
tầng như trạm bơm nước, chợ nông thôn ... để xin vay vốn tín dụng
ưu đãi từ quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của tỉnh. Các ngân hàng cần
đơn giản các thủ tục cho vay, tăng nguồn vốn cho vay trung, dài hạn,
thực hiện đúng quy định của Ngân hàng nhà nước trong vấn đề
khoanh nợ, dãn nợ, hoãn nợ và xóa nợ. UBND xã, thị trấn phải tạo
thuận lợi về thủ tục để người dân vay vốn kịp thời, hỗ trợ hoạt động
của các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn huyện.
+ Về nguồn vốn tự có của nhân dân:
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
21
Huyện cần công khai các chương trình, dự án, các định hướng
khuyến khích phát triển để thu hút mọi tầng lớp nhân dân đầu tư phát
triển sản xuất. Khuyến khích người nông dân tăng cường tích lũy,
chủ động trong tính toán làm ăn, mạnh dạn mở rộng sản xuất.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nông nghiệp
Để người nông dân đổi mới tư duy làm nông nghiệp, tiếp thu,
ứng dụng có hiệu quả những tiến bộ vào sản xuất, phải thường xuyên
đào tạo, bồi dưỡng cho lao động nông nghiệp. Cụ thể:
+ Đối với người lao động:
Bồi dưỡng để người lao động nhận thức đầy đủ về tầm quan
trọng của phát triển nông nghiệp bền vững. Tăng cường đào tạo nghề
cho người lao động. Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm
dưới các hình thức tập trung ngắn hạn học lý thuyết kết hợp với thực
hành.
+ Đối với cán bộ quản lý nông nghiệp cấp xã, cán bộ khuyến
nông, khuyến lâm, chủ trang trại: Đào tạo, bồi dưỡng về khoa học kỹ
thuật và quản lý bằng cách đào tạo tại chỗ hoặc đưa đi nơi khác.
+ Đối với cán bộ cấp huyện:
Tiếp tục gửi đi đào tạo, tập huấn đối với những cán bộ hiện có. Có
chính sách thu hút sinh viên sau khi tốt nghiệp về làm việc tại địa phương.
Phát huy đầy đủ khả năng, sở trường và lòng nhiệt tình lao động sáng tạo
của cán bộ để họ phấn khởi, yên tâm phục vụ cho nông nghiệp.
- Tăng cường đầu tư về cơ sở hạ tầng
Để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, cần tăng cường huy
động các nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Phấn
đấu đến năm 2020, tất cả các đường ĐH của huyện được thâm nhập
nhựa và bê tông hóa, 90-100% đường liên thôn xóm được bê tông
hóa. Kéo điện về khu II xã Đại Sơn, bảo đảm 100% số hộ có điện sử
dụng trước năm 2015. Đầu tư các công trình thủy lợi theo hướng đa
mục tiêu; thực hiện kiên cố hóa 100% kênh mương thủy lợi, 90%
diện tích đất màu được thủy lợi hóa năm 2020… Trong đầu tư phát
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
22
triển cơ sở hạ tầng, thực hiện tốt phương châm nhà nước và nhân dân
cùng làm, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.
- Tăng cường ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp
Phát triển bền vững nông nghiệp với yêu cầu ngày càng nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh và đáp
ứng yêu cầu xã hội, đòi hỏi phải tăng cường ứng dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Để thực hiện được điều đó phải:
+ Củng cố kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng công tác khuyến
nông.
+ Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân.
+ Liên kết giữa các trung tâm khuyến nông, các cơ sở nghiên cứu
của tỉnh với đơn vị sản xuất địa phương.
+ Tổng kết thực tiễn các mô hình ứng dụng khoa học-công nghệ.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản phẩm
Để nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, ngoài việc
tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều, đòi hỏi phải mở rộng thị trường để
tiêu thụ nông sản phẩm. Để mở rộng thị trường tiêu thụ cần phải:
+ Duy trì và nâng cao chất lượng, độ an toàn sản phẩm.
+ Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại. Từng bước xây
dựng thương hiệu cho sản phẩm chủ lực …
+ Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp chế
biến và thương mại thuộc các thành phần kinh tế thực hiện ký hợp
đồng tiêu thụ với các hợp tác xã hoặc ký trực tiếp với nông dân.
+ Phát triển hệ thống chợ nông thôn tạo điều kiện cho nhân dân
trao đổi, mua bán hàng nông sản được thuận lợi.
+ Khuyến khích xây dựng các cơ sở chế biến, tiêu thụ nguồn
nguyên liệu tại chỗ.
3.2.2. Giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp xã hội
- Thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo
Phát triển bền vững nông nghiệp phải thực hiện tốt công tác giảm
nghèo để giảm nghèo thực sự bền vững. Muốn vậy, phải:
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
23
+ Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức,
quyết tâm vượt nghèo của hộ nghèo.
+Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia
về giảm nghèo–việc làm giai đoạn 2010-2015 của Tỉnh.
+ Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hướng
những cây, con có giá trị kinh tế cao.
+ Phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, tăng hộ nông
nghiệp kiêm ngành nghề dịch vụ, phát triển công nghiệp, làng nghề
để giải quyết việc làm từ nông nghiệp chuyển sang.
+ Cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người
nghèo thông qua các chính sách, chương trình.
- Nâng cao chất lượng phục vụ trong lĩnh vực y tế
Để đảm bảo mọi người dân đều được chăm sóc y tế với chất
lượng ngày càng nâng lên, cần phải:
+ Củng cố mạng lưới y tế cơ sở. Tranh thủ nguồn vốn của tỉnh để
xây dựng thêm 1 trạm y tế. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị cho các cơ sở khám, chữa bệnh.
+ Cùng với tỉnh có chính sách hiệu quả hơn để thu hút Bác sĩ về làm
việc. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia.
+ Củng cố và tăng cường hệ thống tổ chức về quản lý công tác
Dược từ huyện đến xã, thị trấn.
+ Tăng cường các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ
em. Phát triển hình thức bảo hiểm y tế tự nguyện.
- Nâng cao chất lượng dạy và học trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo
Nâng cao chất lượng dạy và học trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo
góp phần cho mọi người dân đều được hưởng chất lượng giáo dục
ngày càng cao. Trong thời gian đến, cần phải:
+ Tiếp tục củng cố mạng lưới trường lớp.
+ Thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục.
+ Tôn vinh các nhà hảo tâm, doanh nghiệp đã đóng góp cho sự
nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
24
+ Tích cực huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, từng
bước đầu tư hiện đại về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.
+ Mở rộng trường dạy nghề để giải quyết nhu cầu đào tạo nghề dài
hạn kết hợp với bổ túc văn hóa trung học cho thanh niên, học sinh.
3.2.3. Giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp về môi trường
- Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân đối với
việc bảo vệ, khai thác cũng như phát triển tài nguyên và môi trường. -
Từng bước phát triển nền nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu
cơ.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lịch thời vụ đảm bảo hạn chế
thoái hóa đất như trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế, thương mại cao
nhưng ít phải xới xáo đất, thực hiện các hệ thống nông-lâm-súc kết
hợp ở vùng đất dốc, giữ cân bằng sinh thái và điều hòa các tác động
lẫn nhau giữa đồng bằng và miền núi.
- Quy hoạch thủy lợi theo hướng khai thác, sử dụng tổng hợp,
gắn quy hoạch thủy lợi với quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp.
Ưu tiên xây dựng các công trình hồ chứa, kiên cố hóa kênh mương.
- Tập trung phục hồi, tái sinh rừng và trồng rừng mới. Có chính
sách ưu đãi trong vay vốn tín dụng để người dân trồng rừng sản xuất.
Tạo công ăn việc làm cho bộ phận dân cư sống gần rừng.
- Các ngành chức năng quan tâm, thực hiện ngăn chặn có hiệu
quả tình trạng khai thác trái phép các loại tài nguyên thiên nhiên.
- Vận động nhân dân ký hợp đồng với công ty môi trường thu
gom rác thải sinh hoạt, sản xuất định kỳ.
- Tăng cường kiểm tra vấn đề môi trường tại các cụm công nghiệp…
3.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kết luận
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
25
Trong những năm qua, nông nghiệp huyện đã phát triển theo
hướng bền vững như năng suất ruộng đất, năng suất lao động ngày
càng nâng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực…Tuy
nhiên, nông nghiệp Đại Lộc phát triển chưa thể gọi là bền vững, thể
hiện tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi còn quá thấp, lao động
nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao, thu nhập người nông dân có tăng
nhưng vẫn chỉ bằng một nửa thu nhập lao động các ngành khác, tỉ lệ
hộ nghèo cao. Môi trường đất, nước đã bị ô nhiễm...Vì vậy, việc tìm
ra những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy sự phát triển bền vững nông
nghiệp tại huyện Đại Lộc là rất cần thiết.
3.3.2. Kiến nghị
Chính quyền và người dân địa phương phải đồng lòng thực hiện
đồng bộ các giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế, xã
hội và môi trường. Quan tâm giải pháp điều chỉnh, bổ sung quy
hoạch phát triển nông nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản
phẩm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Định hình thương hiệu
cho những sản phẩm chủ lực. Nhân rộng những mô hình sản xuất
nông nghiệp hiệu quả cho nông dân học tập làm theo.

More Related Content

Similar to Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc

Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.doc
Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.docPhát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.doc
Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế.docPhát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.docLuận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.docsividocz
 
Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đắc Chƣng Tỉnh Sê Kong, Nƣớc Cộng Hòa D...
Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đắc Chƣng Tỉnh Sê Kong, Nƣớc Cộng Hòa D...Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đắc Chƣng Tỉnh Sê Kong, Nƣớc Cộng Hòa D...
Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đắc Chƣng Tỉnh Sê Kong, Nƣớc Cộng Hòa D...sividocz
 
Luận Văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk.doc
Luận Văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk.docLuận Văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk.doc
Luận Văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk.docsividocz
 
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Nam Giang - Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Nam Giang - Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Nam Giang - Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Nam Giang - Tỉnh Quảng Nam.docsividocz
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similar to Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc (20)

Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.doc
Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.docPhát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.doc
Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thị xã An nhơn Tỉnh Bình định.doc
 
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế.docPhát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
 
Phát triển nông nghiệp huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.doc
Phát triển nông nghiệp huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.docPhát triển nông nghiệp huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.doc
Phát triển nông nghiệp huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luân Văn Phát triển nông nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.docLuân Văn Phát triển nông nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
 
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.docLuận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình ĐịnhC.doc
 
Phát Triển Bền Vững Nông Nghiệp Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Bền Vững Nông Nghiệp Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Bền Vững Nông Nghiệp Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Bền Vững Nông Nghiệp Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đắc Chƣng Tỉnh Sê Kong, Nƣớc Cộng Hòa D...
Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đắc Chƣng Tỉnh Sê Kong, Nƣớc Cộng Hòa D...Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đắc Chƣng Tỉnh Sê Kong, Nƣớc Cộng Hòa D...
Luận Văn Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đắc Chƣng Tỉnh Sê Kong, Nƣớc Cộng Hòa D...
 
Đề Tài Nghiên Cứu Thạc Sĩ Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Núi Th...
Đề Tài Nghiên Cứu Thạc Sĩ Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Núi Th...Đề Tài Nghiên Cứu Thạc Sĩ Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Núi Th...
Đề Tài Nghiên Cứu Thạc Sĩ Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Núi Th...
 
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Cầu Ngang, Tỉnh Trà Vinh.doc
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Cầu Ngang, Tỉnh Trà Vinh.docPhát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Cầu Ngang, Tỉnh Trà Vinh.doc
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Cầu Ngang, Tỉnh Trà Vinh.doc
 
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Eah’leo, Tỉnh Đăklăk.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Eah’leo, Tỉnh Đăklăk.docPhát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Eah’leo, Tỉnh Đăklăk.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Eah’leo, Tỉnh Đăklăk.doc
 
Luận Văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk.doc
Luận Văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk.docLuận Văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk.doc
Luận Văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk.doc
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng NamLuận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
 
Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn Huyện Hoà Vang, Thành ...
Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn Huyện Hoà Vang, Thành ...Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn Huyện Hoà Vang, Thành ...
Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn Huyện Hoà Vang, Thành ...
 
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Nam Giang - Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Nam Giang - Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Nam Giang - Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Nam Giang - Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp tại thị xã An Khê, tỉnh Gia L...
 
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum ..doc
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum ..docPhát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum ..doc
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện Sa Thầy, Tỉnh Kon Tum ..doc
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk LăkLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp Tỉnh Trà Vinh.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp Tỉnh Trà Vinh.docTóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp Tỉnh Trà Vinh.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển nông nghiệp Tỉnh Trà Vinh.doc
 
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, Tỉnh Quảng Ngã...
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, Tỉnh Quảng Ngã...Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, Tỉnh Quảng Ngã...
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, Tỉnh Quảng Ngã...
 

More from dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149

Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...
Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...
Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..docLuận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...
Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...
Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...
Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...
Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...
Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...
Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.docQuản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.docPhát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.doc
Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.docTạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.doc
Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

More from dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149 (20)

Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...
Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...
Hoàn thiện hoạt động kiểm tra của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Th...
 
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..docLuận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
 
Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...
Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...
Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008 tại nhà...
 
Hoàn Thiện Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Tnhh Domex Quảng Nam.doc
Hoàn Thiện Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Tnhh Domex Quảng Nam.docHoàn Thiện Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Tnhh Domex Quảng Nam.doc
Hoàn Thiện Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Tnhh Domex Quảng Nam.doc
 
Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...
Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...
Hoàn thiện hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạ...
 
Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...
Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...
Hoàn thiện công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty cổ phần x...
 
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.docQuản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý Nhà nước về đầu tư công trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.doc
 
Luận Văn Phát triến nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triến nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Quảng Nam.docLuận Văn Phát triến nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triến nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Quảng Nam.doc
 
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi N...
 
Phát triển dịch vụ E-Mobifhone banking tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - chi n...
Phát triển dịch vụ E-Mobifhone banking tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - chi n...Phát triển dịch vụ E-Mobifhone banking tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - chi n...
Phát triển dịch vụ E-Mobifhone banking tại ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - chi n...
 
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.docPhát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Dược – Vật Tư Y Tế Đắk Lắk.doc
 
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Đại học Duy Tân đến năm 202...
 
LUận Văn Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Kon Tum.doc
LUận Văn Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Kon Tum.docLUận Văn Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Kon Tum.doc
LUận Văn Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cao Su Kon Tum.doc
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại trường ...
 
Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.doc
Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.docTạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.doc
Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Văn Trỗi.doc
 
Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.docPhát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.doc
Phát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.docPhát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.doc
Phát triển nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần dược TW 3.doc
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần dược TW 3.docHoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần dược TW 3.doc
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần dược TW 3.doc
 
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển thương hiệu VDC tại khu vực miền Trung.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Phát triển thương hiệu VDC tại khu vực miền Trung.docLuận Văn Thạc Sĩ  Phát triển thương hiệu VDC tại khu vực miền Trung.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển thương hiệu VDC tại khu vực miền Trung.doc
 

Recently uploaded

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội cung cấp nhiều loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tích luỹ ban đầu cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Phát triển bền vững nông nghiệp nhằm tạo dựng một ngành nông nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềm năng tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, thực hiện công bằng xã hội và bảo vệ môi trường… Đại Lộc là một huyện nông nghiệp với 77,8% lao động trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, sản xuất nông nghiệp huyện Đại Lộc đã đạt được những kết quả quan trọng như sản phẩm nông nghiệp đã được đa dạng hóa, năng suất, chất lượng được nâng lên, bước đầu đã hình thành vùng sản xuất phù hợp với đặc điểm địa phương, tăng khối lượng sản phẩm, giải quyết công ăn việc làm, thu nhập và đời sống nhân dân được cải thiện, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp của huyện vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại cần giải quyết như nông nghiệp phát triển chưa khai thác tiềm năng, lợi thế của huyện, quá trình phát triển còn chạy theo chiều rộng, phát triển kinh tế chưa thật sự chú ý phát triển chiều sâu, chưa chú ý nhiều đến vấn đề môi trường cũng như vấn đề xã hội trong nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, việc phát triển bền vững nông nghiệp được coi là một yêu cầu cấp thiết tại huyện Đại Lộc. Từ vấn đề cấp thiết trên, tác giả chọn đề tài “Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 2 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hoá các vấn đề lí luận liên quan đến phát triển bền vững nông nghiệp. - Phân tích thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp huyện Đại Lộc thời gian qua. - Đề xuất giải pháp để phát triển bền vững nông nghiệp huyện Đại Lộc thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Là những vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến việc phát triển bền vững nông nghiệp. b. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung phát triển bền vững nông nghiệp theo nghĩa rộng. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích thực chứng, - Phương pháp phân tích chuẩn tắc, - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lí luận về phát triển bền vững nông nghiệp Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp huyện Đại Lộc thời gian qua Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông nghiệp huyện Đại Lộc thời gian tới.
  • 3. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 3 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Một số khái niệm a. Nông nghiệp Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng nó còn bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản nữa. b. Phát triển Phát triển là một quá trình thay đổi theo hướng hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế. Mục tiêu của sự phát triển là không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống vật chất, văn hóa, tinh thần của con người. c. Phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển trong đó kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển là kinh tế, xã hội và môi trường nhằm thỏa mãn được nhu cầu xã hội hiện tại nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai. d. Phát triển bền vững nông nghiệp Phát triển bền vững nông nghiệp là quá trình phát triển theo hướng tăng lên của năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng ngày càng cao trong khi khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, không tổn hại đến môi trường nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp, đồng thời không làm giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau. 1.1.2. Ý nghĩa của phát triển bền vững nông nghiệp - Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, điều kiện để có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng và ổn định chính trị. - Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người về số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm nông nghiệp. - Cung cấp các mặt hàng xuất khẩu có giá trị, đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ góp phần tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
  • 4. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 4 - Nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp sẽ làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn về tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng cũng như nhu cầu dịch vụ, thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển. - Giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động góp phần xóa đói, giảm nghèo, hạn chế được làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm. - Tạo nên hệ thống sinh thái hoàn chỉnh, đảm bảo sự phát triển công bằng giữa các vùng, góp phần vào việc bảo vệ môi sinh. 1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP 1.2.1. Phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế a. Tăng trưởng về quy mô sản xuất nông nghiệp - Quá trình phát triển bền vững nông nghiệp phải làm tăng trưởng quy mô của nền sản xuất nông nghiệp. Điều đó có nghĩa hoạt động sản xuất nông nghiệp phải làm gia tăng số lượng cơ sở sản xuất nông nghiệp, gia tăng các yếu tố nguồn lực (đất đai, lao động, vốn …), từ đó gia tăng sản lượng nông sản nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về sản phẩm nông nghiệp và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. - Tiêu chí biểu hiện: + Số lượng cơ sở sản xuất và tốc độ tăng qua các năm, + Diện tích đất nông nghiệp và tốc độ tăng qua các năm, + Số lượng lao động nông nghiệp và tốc độ tăng qua các năm, + Vốn đầu tư cho nông nghiệp và tốc độ tăng qua các năm, + Sản lượng, giá trị sản lượng nông sản qua các năm… b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Chuyển cơ cấu kinh tế từ trạng thái hiện có sang trạng thái khác nhằm khai thác tiềm năng các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động … của địa phương, phù hợp với quy luật kinh tế, quy luật sinh học góp phần tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, nhất là những sản phẩm ngành chăn nuôi, sản phẩm có giá trị kinh tế cao thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế của địa phương.
  • 5. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 5 - Tiêu chí biểu hiện: + Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), + Cơ cấu lao động, + Cơ cấu vốn đầu tư. c. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực - Hoạt động sản xuất nông nghiệp phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí các nguồn lực có hạn (đất đai, lao động, vốn …) để nâng cao năng suất ruộng đất, năng suất lao động, năng suất cây trồng. - Tiêu chí biểu hiện: + Tỉ lệ diện tích đất sử dụng, chưa sử dụng so với tổng diện tích tự nhiên, + Trình độ lao động trong ngành nông nghiệp, + Lao động ngành nông nghiệp chuyển sang các ngành phi nông nghiệp, + Khả năng huy động vốn, + Năng suất ruộng đất, năng suất lao động, năng suất cây trồng. d. Nâng cao kết quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp - Ngoài việc gia tăng các nguồn lực, người nông dân phải lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất phù hợp để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực có hạn đảm bảo gia tăng sản lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa, gia tăng lợi nhuận, từ đó tăng tích lũy góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân, đồng thời hoạt động sản xuất nông nghiệp phải đóng góp cho Nhà nước ngày càng nhiều hơn. - Tiêu chí biểu hiện: + Sản lượng, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, + Giá trị sản phẩm hàng hóa, + Thuế, + Thu nhập của người lao động… 1.2.2. Phát triển bền vững nông nghiệp về xã hội a. Giải quyết việc làm - Tạo ra nhiều việc làm ổn định cho người nông dân, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho người nông dân, hạn chế sự nhàn
  • 6. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 6 rỗi của người dân, giảm tệ nạn xã hội, hạn chế rủi ro do việc di chuyển ra thành thị kiếm việc làm. - Tiêu chí biểu hiện: + Số lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, + Tỉ lệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp. b. Thực hiện công bằng xã hội - Quá trình phát triển bền vững nông nghiệp phải đảm bảo mọi người có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, thông tin…mang tính an sinh xã hội. - Tiêu chí biểu hiện: + Số bác sĩ /1 vạn dân, số giường bệnh / 1 vạn dân, + Tỉ lệ trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia, + Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, + Tỉ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế, + Phổ cập giáo dục trung học cơ sở, + Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học... c. Tăng thu nhập - Phát triển bền vững nông nghiệp phải tạo điều kiện cho người nông dân phát triển sản xuất để tăng thu nhập, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống. - Tiêu chí biểu hiện: + Thu nhập bình quân của một lao động nông nghiệp, + Khoảng cách thu nhập giữa lao động nông nghiệp với lao động các ngành phi nông nghiệp, + Đóng góp của nông nghiệp trong tổng thu nhập của người nông dân. d. Xóa đói, giảm nghèo - Tạo việc làm ổn định, tạo điều kiện cho người nông dân phát triển xản xuất, làm giàu chính đáng chủ yếu bằng hoạt động nông nghiệp, từ đó tăng thu nhập góp phần xóa đói, giảm nghèo và hạn chế tình trạng tái nghèo. - Tiêu chí biểu hiện:
  • 7. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 7 + Tỉ lệ hộ nghèo, + Tỉ lệ hộ cận nghèo, + Tỉ lệ hộ tái nghèo. 1.2.3. Phát triển bền vững nông nghiệp về môi trường a. Bảo vệ môi trường sinh thái - Giữ cho môi trường trong lành, không bị ô nhiễm không khí và tránh khai thác cạn kiệt các nguồn lợi tự nhiên nhằm duy trì sự đa dạng thực vật, động vật. - Tiêu chí biểu hiện: + Tỉ lệ che phủ rừng, + Giá trị các thông số cơ bản về không khí. b. Bảo vệ đất - Hoạt động sản xuất nông nghiệp phải chống thoái hóa đất. Điều đó có nghĩa trong quá trình sử dụng ruộng đất phải tìm mọi biện pháp để chống xói mòn, rửa trôi, ngập úng và phải thường xuyên bồi dưỡng, cải tạo đất làm tăng độ phì nhiêu của đất. - Tiêu chí biểu hiện: + Diện tích đất bị thoái hóa, + Độ màu mỡ của đất nông nghiệp, + Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất… c. Bảo vệ nguồn nước - Sử dụng hợp lý, hạn chế lãng phí tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước tránh bị ô nhiễm không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt mà còn phải đáp ứng nhu cầu lâu dài. - Tiêu chí biểu hiện: Giá trị các thông số cơ bản trong nước… 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP 1.3.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên: Địa lý, địa hình, thời tiết, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên … 1.3.2. Nhóm nhân tố về kinh tế: Tình hình phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển nông nghiệp
  • 8. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 8 1.3.3. Nhóm nhân tố về xã hội: Dân số, dân tộc, trình độ văn hóa, tập quán xã hội, truyền thống văn hóa … 1.4. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HUYỆN ĐẠI LỘC THỜI GIAN QUA 2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng đến việc phát triển bền vững nông nghiệp - Thuận lợi: Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao; vị trí địa lý, địa hình thuận lợi, tài nguyên rừng phong phú; hệ thống sông ngòi, đập, hồ dày đặc cung cấp lượng nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp; khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển quanh năm của động thực vật. - Khó khăn: Diện tích đất bị thoái hóa bạc màu ngày càng tăng. Hạn hán trong mùa khô làm thiếu nước cho cây trồng; bão, lũ lụt trong mùa mưa thường xuyên xảy ra tác động xấu đến năng suất cây trồng. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế ảnh hưởng đến việc phát triển bền vững nông nghiệp a. Tình hình phát triển kinh tế Giai đoạn 2006-2010, giá trị sản xuất các ngành kinh tế liên tục tăng với tốc độ khá, bình quân 12,68%/năm, cao hơn bình quân chung của tỉnh Quảng Nam (10,6%). Từ 929,83 tỉ đồng năm 2006, đến năm 2010 là 1.688,99 tỉ đồng. Trong đó, ngành công nghiệp-xây dựng tăng 15,74%/năm, ngành thương mại-dịch vụ tăng 14,33%/năm, ngành nông-lâm-thủy sản tăng 4,71%/năm. b. Cơ cấu kinh tế
  • 9. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 9 Cơ cấu kinh tế huyện Đại Lộc chuyển dịch theo hướng tích cực, ngày càng tăng tỉ lệ giá trị sản xuất công nghiệp, duy trì tỉ lệ giá trị sản xuất thương mại-dịch vụ, giảm tỉ lệ giá trị sản xuất nông nghiệp. c. Hệ thống cơ sở hạ tầng Hệ thống cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư, xây dựng, nâng cấp đã mở rộng địa bàn phục vụ, chất lượng phục vụ từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, vẫn còn hơn 200 km đường xã, đường thôn, hầu hết đường giao thông nội đồng chưa được bê tông hóa, 85% diện tích đất màu chưa chủ động được nước tưới, 30 hộ dân chưa có điện thắp sáng … 2.1.3. Đặc điểm xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển bền vững nông nghiệp a. Dân số, dân tộc, lao động, tập quán xã hội Dân số đông, cầu thị trường về sản phẩm nông nghiệp tương đối lớn. Lực lượng lao động dồi dào, thuận lợi trong phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, trình độ học vấn thấp, phần đông là phụ nữ, độ tuổi lớn, tập quán canh tác nhỏ lẻ, không biết phán đoán, suy luận … dễ rơi vào tình trạng thiếu chủ động trước những biến động khó lường của nền kinh tế thị trường. b. Truyền thống văn hóa Người dân Đại Lộc có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ bao đời nay, đức tính cần cù, siêng năng, tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐẠI LỘC THỜI GIAN QUA 2.2.1. Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế a. Tăng trưởng về quy mô sản xuất nông nghiệp Trong những năm qua, sản lượng nông sản, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, sản lượng nông sản tăng chưa nhiều, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng với tốc độ chưa cao (4,71%/năm) bởi thời gian qua chỉ có vốn đầu tư cho nông
  • 10. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 10 nghiệp tăng, trong khi số lượng cơ sở sản xuất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp, lao động làm việc trong ngành nông nghiệp ngày càng giảm. Điều đó thể hiện ở bảng 2.1. Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về quy mô các nguồn lực sản xuất nông nghiệp huyện Đại Lộc qua các năm Quy mô nông nghiệp Tốc độ Chỉ tiêu TTBQ ĐVT 2006 2008 2009 2010 (%) Tổng số cơ cơ sở 29.880 27.166 26.819 26.599 -2,30 sở SXNN Hộ SXNN Hộ 29.801 27.059 26.702 26.471 -2,34 Trang trại Trang 79 107 117 128 10,13 SXNN trại Diện tích Ha 41.503,8 41.401,2 41.370,5 41.351,4 -0,07 đất NN Lao động người 56.049 50.845 48.001 45.877 -3,93 NN Vốn đầu tư Tỉ 12,41 16,33 18,56 20,96 11,05 cho NN đồng Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc Từ bảng 2.1 cho thấy: Giai đoạn 2006-2010, diện tích đất nông nghiệp giảm 0,07%/năm, lao động nông nghiệp giảm 3,93%/năm, số lượng cơ sở sản xuất giảm 2,30%/năm, song vốn đầu tư tăng 11,05%/năm, số lượng trang trại sản xuất nông nghiệp tăng 10,13%, diện tích, lao động, vốn đầu tư bình quân của một trang trại cũng tăng lên, đây là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu của nền kinh tế
  • 11. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 sản xuất hàng hóa, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
  • 12. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 11 b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Giai đoạn 2006-2010, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Điều đó thể hiện ở Hình 2.1. 80 74.1 73.6 73.4 73.1 72.8 60 40 26.4 26.6 26.9 27.2 20 25.9 0 2006 2007 2008 2009 2010 Trồng trọt Chăn nuôi Hình 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc Từ hình 2.1 cho thấy: Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch chậm, tỉ trọng ngành chăn nuôi còn quá thấp, tỉ trọng ngành trồng trọt quá cao, lần lượt năm 2006 là 25,9% và 74,1%, đến năm 2010 là 27,2% và 72,8%. c. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực - Tình hình sử dụng đất nông nghiệp Diện tích đất chưa sử dụng ngày càng giảm, tuy nhiên năm 2010 bỏ hoang 7.718,55 ha, chiếm 13,15% diện tích đất tự nhiên, gây lãng phí. Đất trồng cây hoa màu sử dụng gần như quanh năm. Gần 400 ha đất lúa chỉ sản xuất 1 vụ do đất xấu và không chủ động được nước. Đất sản xuất nông nghiệp bị chia cắt lô, thửa quá manh mún nhỏ lẻ, gây khó khăn cho việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất. - Tình hình sử dụng lao động Trình độ đào tạo người lao động thấp, năm 2010, số lao động nông nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học quá ít với 20 người, chiếm 0,04%, số lượng lao động chưa qua đào tạo, tập huấn chiếm tỉ lệ khá cao với 71,8%, trở ngại cho ngành nông nghiệp trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật. - Tình hình sử dụng vốn
  • 13. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 12 Vốn đầu tư cho nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ và giảm qua các năm, từ 13,2% năm 2006, đến năm 2010 là 10,82%. Nguồn vốn ngân sách là nhiều nhất. Nguồn vốn từ các dự án, các chương trình tạo điều kiện để nông dân phát triển sản xuất. Người nông dân đã vay vốn của các ngân hàng với 28,74 tỉ đồng để phát triển sản xuất nông nghiệp... Tuy nhiên, khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn vay do thủ tục vay vốn còn rườm rà, người nông dân không đủ tài sản để thế chấp. Đầu tư dàn trải và tình trạng công trình thủy lợi được xây dựng, nâng cấp không hoàn thành đúng kế hoạch thường xuyên diễn ra. Nhìn chung, trong thời gian qua, việc sử dụng các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp tương đối có hiệu quả, từ đó năng suất ruộng đất, năng suất lao động và năng suất cây trồng ngày càng được nâng lên. Năng suất ruộng đất ngành nông nghiệp của huyện thể hiện ở bảng 2.2 Bảng 2.2: Năng suất ruộng đất ngành nông nghiệp huyện Đại Lộc qua các năm Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 Diện tích ha 9.580,2 9.500,35 9.469,5 9.430,44 9.408,66 5 5 GTSX Triệu đồng 192.534 205.612 213.551 221.935 233.326 NSRĐ Tr.đồng/ha 20,10 21,64 22,55 23,53 24,80 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc Từ bảng 2.2 cho thấy: Giai đoạn 2006-2010, năng suất ruộng đất tăng nhanh qua các năm với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 4,29%, từ 20,10 triệu đồng/ha năm 2006 đến năm 2010 là 24,8 triệu đồng/ha. Năng suất lao động ngành nông-lâm-thủy sản tăng dần qua các năm, từ 4,79 triệu đồng năm 2006 tăng lên 7,37 triệu đồng vào năm 2010. Tuy nhiên, đây là ngành có năng suất lao động không cao do phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, độ rủi ro cao, giá cả đầu ra thấp. Năng suất hầu hết các loại cây trồng chủ yếu đều tăng qua các năm. d. Nâng cao kết quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp
  • 14. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 13 Nông nghiệp huyện đã cung cấp một khối lượng đáng kể về lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng xã hội mang lại một lượng giá trị sản xuất lớn cho ngành nông nghiệp, thể hiện ở bảng 2.3. Bảng 2.3: Giá trị sản xuất ngành nông-lâm-thủy sản huyện Đại Lộc qua các năm Giá trị sản xuất (tỉ đồng) Tốc độ Chỉ tiêu TTBQ 2006 2007 2008 2009 2010 (%) 268,7 289,6 302,4 318,2 338,2 Tổng số 4 3 6 0 1 4,71 259,8 279,3 290,9 303,6 320,5 4,29 Nông nghiệp 3 6 4 0 0 Lâm nghiệp 6,96 7,92 8,92 11,72 13,91 14,85 Thủy sản 1,95 2,34 2,60 2,88 3,80 14,27 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc Từ bảng 2.3 cho thấy: Giai đoạn 2006-2010, giá trị sản xuất ngành nông-lâm-thủy sản tăng bình quân 4,71%/năm. Từ 268,74 tỉ đồng năm 2006 đến năm 2010 là 338,21 tỉ đồng. Kết quả đạt được đó là nhờ huyện quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông dân mạnh dạng đầu tư sản xuất, áp dụng khoa học-công nghệ nên sản lượng hầu hết các loại cây trồng, quy mô đàn gia súc, gia cầm tăng liên tục qua các năm. 2.2.2. Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp về xã hội a. Giải quyết việc làm Lao động trong ngành nông-lâm-thủy sản giảm dần qua các năm cả về số lượng và tỉ lệ, song đây là ngành giải quyết việc làm nhiều nhất cho lao động tại địa phương, điều đó thể hiện ở bảng 2.4. Bảng 2.4: Lao động đang làm việc trong ngành nông-lâm- thủy sản huyện Đại Lộc qua các năm Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
  • 15. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 14 Số người đang làm 68.35 63.63 58.96 việc 3 8 65.449 65.014 8 Số người đang làm việc 56.04 50.91 51.705 50.841 45.877 trong ngành NLTS 9 Tỉ lệ (%) 82.0 80.0 79.0 78.2 77.8 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc Từ bảng 2.4 cho thấy: Năm 2010, ngành nông nghiệp giải quyết việc làm cho 45.877 người, thấp nhất giai đoạn 2006-2010, chiếm 77,8% số người đang làm việc. b. Thực hiện công bằng xã hội - Về y tế: Số lượng bác sĩ, số lượng giường bệnh trên 1 vận dân ngày càng tăng. Nhờ vậy, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có chất lượng ngày càng nâng lên. Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, chết dưới 5 tuổi giảm qua các năm. Tỉ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế từ 28,45% năm 2006, đến năm 2010 là 47,45%. - Về giáo dục: Huyện ngày càng quan tâm đầu tư cho giáo dục nên chất lượng ngày càng tăng lên, thể hiện ở bảng 2.5. Bảng 2.5: Tình hình giáo dục của huyện Đại Lộc qua các năm Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 200 200 200 200 2010 6 7 8 9 1.Phổ cập giáo dục trung học cơ sở -Tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi học lớp 1 94,4 95,8 98 99,1 99 -Tỉ lệ trẻ nhóm tuổi 11-14 tốt nghiệp TH 89,54 90,15 93,7 97,1 97,4 -Tỉ lệ thanh, thiếu niên từ 15 đến hết 18 tuổi có bằng tốt nghiệp 87,1 88,9 91,8 96,4 96,3 THCS 2.Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung 89,4 89,7 90,1 91,2 91,4 học 3.Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp PTTH 95,8 97,0 97,8 98,5 99,0 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc
  • 16. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 15 Từ bảng 2.5 cho thấy: Thành quả đạt được về phổ cập giáo dục trung học cơ sở luôn được duy trì. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học, vượt so với mức quy định chung. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học cao hơn mức bình quân chung của tỉnh và năm sau cao hơn năm trước. c. Tăng thu nhập Giai đoạn 2006-2010, thu nhập bình quân một lao động nông nghiệp tăng 12,66%/năm, từ 4,16 triệu đồng/người lên 6,05 triệu đồng/người. Tuy nhiên, thu nhập bình quân của 1 lao động nông nghiệp vẫn thấp, bằng 54,8% thu nhập của một lao động ngành công nghiệp, bằng 49,39% thu nhập của một lao động ngành vận tải. Mặc dù vậy, hoạt động nông nghiệp đã tạo thu nhập chính cho tất cả các hộ nông dân trên địa bàn huyện. d. Xóa đói, giảm nghèo Tỉ lệ hộ nghèo giảm, song vẫn còn cao với 10,37%, cao hơn nhiều so với mức chuẩn 5%. Tính cả hộ nghèo và hộ cận nghèo, thì năm 2010 là 5.720 hộ, chiếm gần 15% tổng số hộ và 193 hộ tái nghèo. Như vậy, tỉ lệ hộ nghèo cao và tính bền vững trong giảm nghèo thấp. 2.2.3. Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp về môi trường a. Bảo vệ môi trường sinh thái Môi trường không khí chưa bị ô nhiễm. Giá trị các thông số cơ bản trong không khí đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, thông số NOx đã ở ngưỡng giới hạn, vài thông số khác như bụi, O3 có giá trị gần đến mức giới hạn, tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ xen lẫn trong khu dân cư, lượng rác thải từ sinh hoạt của đại bộ phận dân cư chưa được thu gom và xử lý hợp vệ sinh. Tình trạng khai thác rừng bừa bãi, nạn lâm tặc hoành hành, cháy rừng vẫn đang diễn ra. b. Bảo vệ đất Đất nông nghiệp đã bị ô nhiễm, tuy nhiên ở mức độ thấp. Trong đất, có 3 loại hóa chất về thuốc trừ cỏ, trừ sâu, diệt nấm được nông
  • 17. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 16 dân sử dụng bảo vệ thực vật có dư lượng vượt quá mức cho phép nhưng không đáng kể, đó là: Sofit, Fenoxaprop-ethyl, Diazinon. Tình trạng ô nhiễm đất sẽ trầm trọng hơn nếu không có biện pháp triệt để ngăn chặn ngay từ bây giờ. c. Bảo vệ nguồn nước Nước trên các sông, ao, hồ lớn của huyện đều bị ô nhiễm chất rắn lơ lửng, ô nhiễm vi sinh, trong đó, các sông ô nhiễm chất rắn lơ lửng nặng hơn. Nước ngầm trên địa bàn huyện đều bị ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm NH4+. 2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THIẾU BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐẠI LỘC - Đại Lộc là địa phương thường xuyên đối mặt với thiên tai như nắng hạn, bão, lũ lụt… Dịch bệnh trên cây trồng, con vật nuôi thường xuyên xảy ra làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. - Trình độ học vấn, đào tạo của người nông dân còn nhiều hạn chế, khát vọng làm giàu chưa cao, tư tưởng trông chờ vào nhà nước còn nặng. - Sản xuất nhỏ cùng với đất đai bị chia cắt, manh mún dẫn đến khó áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp, người nông dân khó tiếp cận với tín dụng, năng suất lao động thấp, giá thành cao, sản phẩm làm ra không đồng nhất cả về chất lượng và mẫu mã, khả năng cạnh tranh kém. - Đầu tư cho nông nghiệp tỉ lệ quá thấp, năm 2010 chỉ có 10,82%. - Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, 40% số km kênh mương thủy lợi chưa được kiên cố hóa, chỉ có 15% diện tích đất màu được thủy lợi hóa. - Thị trường cho nông nghiệp huyện chưa được mỏ rộng, còn nhiều bất hợp về giá cả, chất lượng sản phẩm, thông tin, kênh tiêu thụ…. - Quá trình công nghiệp hóa đã hình thành các cụm công nghiệp làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, xuất hiện tình trạng ô nhiễm đất, nước...
  • 18. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 17 - Nhận thức của người nông dân về vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh, về hiệu quả kinh tế lâu dài còn thấp. Hành vi và cách ứng xử của với các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên rất hạn chế. - Việc lạm dụng dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ảnh hưởng xấu đến môi trường đất canh tác, nước, không khí và sức khỏe con người. - Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất chưa được áp dụng đầy đủ trên địa bàn toàn huyện. Chính sách khuyến nông, khuyến lâm còn mang tính hình thức, việc hướng dẫn, tập huấn chưa sát với nhu cầu của người nông dân. Chính sách phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức. - Các ngành phi nông nghiệp chưa thu hút nhiều lao động từ nông nghiệp, thu nhập không cao ảnh hưởng lớn đến công tác xóa đói, giảm nghèo. Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐẠI LỘC THỜI GIAN TỚI 3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1. Xuất phát từ sự biến động các yếu tố môi trường - Thiên tai ngày càng nghiêm trọng và không mang tính quy luật như trước đây, nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng ở đầu nguồn, giữ nước trong mùa khô và xả nước trong mùa mưa lũ …đe dọa hoạt động của con người nói chung, hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng. - Việc thâm canh tăng vụ để tăng sản lượng đang diễn ra trên địa bàn toàn huyện làm tăng sự biến động chất đất, làm suy giảm độ phì nhiêu của đất. - Việc sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật … ngày càng rộng rãi và chưa đúng kỹ thuật đã gây tồn dư hóa chất độc hại trong môi trường đất và nước.
  • 19. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 18 - Nhiều cơ sở chăn nuôi ra đời, chăn nuôi xen lẫn trong khu dân cư vẫn là chủ yếu trong khi nhận thức về vệ sinh môi trường của người chăn nuôi chưa cao, chưa đủ điều kiện xử lý chất thải phù hợp nên tình trạng ô nhiễm môi trường khó tránh khỏi. - Quá trình công nghiệp hóa với sự tăng lên nhanh chóng các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn thải ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường. 3.1.2. Xuất phát từ tiềm lực nông nghiệp huyện Đại Lộc - Vị trí địa lí, địa hình thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, nguồn lao động dồi dào và trình độ đào tạo ngày càng được nâng cao. - Trung ương, Tỉnh ngày càng có nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển nông nghiệp. Sự quan tâm của các cấp chính quyền từ huyện đến xã đối với phát triển nông nghiệp ngày càng lớn. - Huyện đang tăng cường huy động các nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, con vật nuôi và khả năng ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng rộng rãi. 3.1.3. Xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Đại Lộc Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát huy những lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh; thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế trong điều kiện hội nhập. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển nông nghiệp là phát triển nông-lâm nghiệp theo hướng bền vững, chú trọng tăng trưởng về giá trị và hiệu quả kinh tế, gắn chặt hơn nữa với công nghiệp chế biến và thị trường; ứng dụng khoa học và công nghệ; nâng cao hiệu lực; hiệu quả về bảo vệ môi trường.
  • 20. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 19 3.1.4. Các quan điểm có tính nguyên tắc khi xây dựng giải pháp - Con người là trung tâm của phát triển bền vững nông nghiệp. - Phát triển nông nghiệp phải gắn liền với xây dựng nông thôn mới. Phát triển bền vững nông nghiệp phải mang lại hiệu quả kinh tế trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của địa phương. Phát triển nông nghiệp theo hướng chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. - Phát triển nông nghiệp không tách rời việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải. - Quá trình phát triển nông nghiệp phải đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại với cuộc sống thế hệ tương lai. - Phát triển bền vững nông nghiệp là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị và mọi người dân. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐẠI LỘC 3.2.1. Giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế - Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp đảm bảo diện tích đất tối thiểu cho sản xuất nông nghiệp, khai thác tốt quỹ đất chưa sử dụng và hình thành những vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn đáp ứng yêu cầu liên kết của người nông dân, tạo ra nhiều sản phẩm là lợi thế của địa phương, có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu thị trường, tăng đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế cho địa phương. Quy hoạch đến năm 2020 như sau: + Quy hoạch bố trí đất cho vùng sản xuất tập trung: Vùng trồng lúa giống 600 ha, vùng trồng rau 600 ha. + Quy hoạch sản xuất trồng trọt: Giữ ổn định diện tích đất lúa 4.000-4.200 ha, ngô 1.600 ha, cây thực phẩm 4.000 ha, đậu phụng 1.000 ha, trồng cỏ 150 ha, hoa 100 ha…
  • 21. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 20 + Quy hoạch ngành chăn nuôi: Chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, tốc độ tăng trưởng bình quân tổng đàn 5%/năm. Chăn nuôi bò với tốc độ tăng trưởng đàn bò bình quân 6%/năm. Chăn nuôi gia cầm, chủ yếu là gà, vịt với tốc độ tăng trưởng tổng đàn 6%/năm. + Quy hoạch phát triển trang trại gồm trang trại cây hàng năm, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và trang trại kinh doanh tổng hợp. - Tiếp tục thực hiện chủ trương “dồn điền đổi thửa” Để khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ của các thửa ruộng, tiếp tục thực hiện chủ trương “dồn điền đổi thửa” ở những xã chưa tiến hành hoặc mới tiến hành ở một số diện tích. - Tăng cường huy động các nguồn vốn cho nông nghiệp Hiện nay, vốn đầu tư cho nông nghiệp thấp, đòi hỏi phải tăng cường huy động các nguồn vốn để đảm bảo cho phát triển nông nghiệp. + Về nguồn vốn ngân sách: Huy động nguồn vốn hỗ trợ, đầu tư có mục tiêu của Trung ương để đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ các chương trình, dự án lớn. Để huy động vốn đầu tư cho hạ tầng, huyện lập dự án cơ hội để đăng ký xin Trung ương, tỉnh. Nuôi dưỡng, khai thác và mở rộng nguồn thu cho ngân sách huyện, đồng thời tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, dành một lượng vốn hợp lý cho đầu tư nông nghiệp. + Về nguồn vốn tín dụng: Xây dựng các dự án phát triển cơ sở hạ tầng như trạm bơm nước, chợ nông thôn ... để xin vay vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của tỉnh. Các ngân hàng cần đơn giản các thủ tục cho vay, tăng nguồn vốn cho vay trung, dài hạn, thực hiện đúng quy định của Ngân hàng nhà nước trong vấn đề khoanh nợ, dãn nợ, hoãn nợ và xóa nợ. UBND xã, thị trấn phải tạo thuận lợi về thủ tục để người dân vay vốn kịp thời, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn huyện. + Về nguồn vốn tự có của nhân dân:
  • 22. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 21 Huyện cần công khai các chương trình, dự án, các định hướng khuyến khích phát triển để thu hút mọi tầng lớp nhân dân đầu tư phát triển sản xuất. Khuyến khích người nông dân tăng cường tích lũy, chủ động trong tính toán làm ăn, mạnh dạn mở rộng sản xuất. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nông nghiệp Để người nông dân đổi mới tư duy làm nông nghiệp, tiếp thu, ứng dụng có hiệu quả những tiến bộ vào sản xuất, phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cho lao động nông nghiệp. Cụ thể: + Đối với người lao động: Bồi dưỡng để người lao động nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp bền vững. Tăng cường đào tạo nghề cho người lao động. Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm dưới các hình thức tập trung ngắn hạn học lý thuyết kết hợp với thực hành. + Đối với cán bộ quản lý nông nghiệp cấp xã, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, chủ trang trại: Đào tạo, bồi dưỡng về khoa học kỹ thuật và quản lý bằng cách đào tạo tại chỗ hoặc đưa đi nơi khác. + Đối với cán bộ cấp huyện: Tiếp tục gửi đi đào tạo, tập huấn đối với những cán bộ hiện có. Có chính sách thu hút sinh viên sau khi tốt nghiệp về làm việc tại địa phương. Phát huy đầy đủ khả năng, sở trường và lòng nhiệt tình lao động sáng tạo của cán bộ để họ phấn khởi, yên tâm phục vụ cho nông nghiệp. - Tăng cường đầu tư về cơ sở hạ tầng Để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, cần tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Phấn đấu đến năm 2020, tất cả các đường ĐH của huyện được thâm nhập nhựa và bê tông hóa, 90-100% đường liên thôn xóm được bê tông hóa. Kéo điện về khu II xã Đại Sơn, bảo đảm 100% số hộ có điện sử dụng trước năm 2015. Đầu tư các công trình thủy lợi theo hướng đa mục tiêu; thực hiện kiên cố hóa 100% kênh mương thủy lợi, 90% diện tích đất màu được thủy lợi hóa năm 2020… Trong đầu tư phát
  • 23. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 22 triển cơ sở hạ tầng, thực hiện tốt phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. - Tăng cường ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp Phát triển bền vững nông nghiệp với yêu cầu ngày càng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu xã hội, đòi hỏi phải tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Để thực hiện được điều đó phải: + Củng cố kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng công tác khuyến nông. + Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân. + Liên kết giữa các trung tâm khuyến nông, các cơ sở nghiên cứu của tỉnh với đơn vị sản xuất địa phương. + Tổng kết thực tiễn các mô hình ứng dụng khoa học-công nghệ. - Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản phẩm Để nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, ngoài việc tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều, đòi hỏi phải mở rộng thị trường để tiêu thụ nông sản phẩm. Để mở rộng thị trường tiêu thụ cần phải: + Duy trì và nâng cao chất lượng, độ an toàn sản phẩm. + Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại. Từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chủ lực … + Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến và thương mại thuộc các thành phần kinh tế thực hiện ký hợp đồng tiêu thụ với các hợp tác xã hoặc ký trực tiếp với nông dân. + Phát triển hệ thống chợ nông thôn tạo điều kiện cho nhân dân trao đổi, mua bán hàng nông sản được thuận lợi. + Khuyến khích xây dựng các cơ sở chế biến, tiêu thụ nguồn nguyên liệu tại chỗ. 3.2.2. Giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp xã hội - Thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo Phát triển bền vững nông nghiệp phải thực hiện tốt công tác giảm nghèo để giảm nghèo thực sự bền vững. Muốn vậy, phải:
  • 24. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 23 + Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, quyết tâm vượt nghèo của hộ nghèo. +Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo–việc làm giai đoạn 2010-2015 của Tỉnh. + Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hướng những cây, con có giá trị kinh tế cao. + Phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, tăng hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề dịch vụ, phát triển công nghiệp, làng nghề để giải quyết việc làm từ nông nghiệp chuyển sang. + Cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo thông qua các chính sách, chương trình. - Nâng cao chất lượng phục vụ trong lĩnh vực y tế Để đảm bảo mọi người dân đều được chăm sóc y tế với chất lượng ngày càng nâng lên, cần phải: + Củng cố mạng lưới y tế cơ sở. Tranh thủ nguồn vốn của tỉnh để xây dựng thêm 1 trạm y tế. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở khám, chữa bệnh. + Cùng với tỉnh có chính sách hiệu quả hơn để thu hút Bác sĩ về làm việc. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia. + Củng cố và tăng cường hệ thống tổ chức về quản lý công tác Dược từ huyện đến xã, thị trấn. + Tăng cường các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Phát triển hình thức bảo hiểm y tế tự nguyện. - Nâng cao chất lượng dạy và học trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo Nâng cao chất lượng dạy và học trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo góp phần cho mọi người dân đều được hưởng chất lượng giáo dục ngày càng cao. Trong thời gian đến, cần phải: + Tiếp tục củng cố mạng lưới trường lớp. + Thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục. + Tôn vinh các nhà hảo tâm, doanh nghiệp đã đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện.
  • 25. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 24 + Tích cực huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, từng bước đầu tư hiện đại về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. + Mở rộng trường dạy nghề để giải quyết nhu cầu đào tạo nghề dài hạn kết hợp với bổ túc văn hóa trung học cho thanh niên, học sinh. 3.2.3. Giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp về môi trường - Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân đối với việc bảo vệ, khai thác cũng như phát triển tài nguyên và môi trường. - Từng bước phát triển nền nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ. - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lịch thời vụ đảm bảo hạn chế thoái hóa đất như trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế, thương mại cao nhưng ít phải xới xáo đất, thực hiện các hệ thống nông-lâm-súc kết hợp ở vùng đất dốc, giữ cân bằng sinh thái và điều hòa các tác động lẫn nhau giữa đồng bằng và miền núi. - Quy hoạch thủy lợi theo hướng khai thác, sử dụng tổng hợp, gắn quy hoạch thủy lợi với quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp. Ưu tiên xây dựng các công trình hồ chứa, kiên cố hóa kênh mương. - Tập trung phục hồi, tái sinh rừng và trồng rừng mới. Có chính sách ưu đãi trong vay vốn tín dụng để người dân trồng rừng sản xuất. Tạo công ăn việc làm cho bộ phận dân cư sống gần rừng. - Các ngành chức năng quan tâm, thực hiện ngăn chặn có hiệu quả tình trạng khai thác trái phép các loại tài nguyên thiên nhiên. - Vận động nhân dân ký hợp đồng với công ty môi trường thu gom rác thải sinh hoạt, sản xuất định kỳ. - Tăng cường kiểm tra vấn đề môi trường tại các cụm công nghiệp… 3.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.3.1. Kết luận
  • 26. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 25 Trong những năm qua, nông nghiệp huyện đã phát triển theo hướng bền vững như năng suất ruộng đất, năng suất lao động ngày càng nâng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực…Tuy nhiên, nông nghiệp Đại Lộc phát triển chưa thể gọi là bền vững, thể hiện tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi còn quá thấp, lao động nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao, thu nhập người nông dân có tăng nhưng vẫn chỉ bằng một nửa thu nhập lao động các ngành khác, tỉ lệ hộ nghèo cao. Môi trường đất, nước đã bị ô nhiễm...Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy sự phát triển bền vững nông nghiệp tại huyện Đại Lộc là rất cần thiết. 3.3.2. Kiến nghị Chính quyền và người dân địa phương phải đồng lòng thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế, xã hội và môi trường. Quan tâm giải pháp điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Định hình thương hiệu cho những sản phẩm chủ lực. Nhân rộng những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả cho nông dân học tập làm theo.