SlideShare a Scribd company logo
1 of 346
Download to read offline
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI CẤP TỈNH
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
ĐỂ THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ,
CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TỈNH HẬU GIANG THEO HƯỚNG CẠNH TRANH
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011-2020
VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
Cơ quan chủ trì: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
Chủ nhiệm đề tài: PGs.Ts. ĐÀO DUY HUÂN
HẬU GIANG - 2013
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI CẤP TỈNH
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
ĐỂ THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ,
CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TỈNH HẬU GIANG THEO HƯỚNG CẠNH TRANH
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011-2020
VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
Cơ quan chủ trì: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
Chủ nhiệm đề tài: PGs.Ts. ĐÀO DUY HUÂN
HẬU GIANG - 2013
ii
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng
cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
2. Chủ nhiệm đề tài: PGs.Ts. Đào Duy Huân
3. Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Tây Đô
- Địa chỉ: 68 Lộ Hậu Thạnh Mỹ, Lê Bình, Cái Răng, TP. Cần Thơ
- Số điện thoại: 07102.473.668
4. Danh sách cán bộ tham gia chính (tên, học vị, chức danh, đơn vị công tác)
- Ths.NCS. Võ Minh Sang Trường Đại học Tây Đô
- Ths.NCS. Nguyễn Huỳnh Phước Thiện Trường Đại học Tây Đô
- Ths.NCS. Đoàn Hoài Nhân Trường Đại học Tây Đô
- Ts. Nguyễn Phước Quý Quang Trường Đại học Tây Đô
- Ts. Nguyễn Tiến Dũng Trường Đại học Tây Đô
- Ths. Đào Duy Tùng Trường ĐH Nam Cần Thơ
- Ths. Phòng Thị Huỳnh Mai Trường Đại học Tây Đô
- Ths.NCS. Thái Ngọc Vũ Trường Đại học Tây Đô
5.Thời gian thực hiện đã được phê duyệt:
Năm bắt đầu: 2012 Năm kết thúc: 2013
6. Thời gian kết thúc thực tế: tháng 12 năm 2013
7. Kinh phí thực hiện đề tài: 263.800.000 đồng
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI
1. Kết quả nghiên cứu
1.1. Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu
Làm rõ thêm về lý thuyết mô hình tăng trưởng kinh tế vào điều kiện cụ thể tỉnh
Hậu Giang.
1.2. Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả khoa học
Là nguồn tài liệu tham khảo tốt cho Ban tái cơ cấu kinh tế tỉnh Hậu Giang.
2. Các sản phẩm khoa học
1. PGS.TS Đào Duy Huân, phân tích, đánh giá kinh tế tư nhân tỉnh Hậu Giang
và gợi ý các chính sách, Tạp chí Tài chính-Marketing, Đại học Tài chính-
Marketing, tháng 8 năm 2013.
iii
2. PGS.TS Đào Duy Huân, phát triển các thành phần kinh tế tỉnh Hậu Giang,
Tạp chí hội nhập, Đại học Kinh tế-Tài chính TP.HCM, tháng 12- 2013.
3. PGS.TS Đào Duy Huân, Tái cơ cấu công nghiệp tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ
2015-2020, Tạp chí kinh tế-kỹ thuật, ĐH KT-KT Bình Dương, tháng 5-2014.
4. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu
Giang lý thuyết và thực tiễn, dự kiến NXB Đại học Cần Thơ 12/2014.
3. Kết quả tham gia đào tạo sau đại học
Số
TT
Họ và tên
học viên
Tên luận văn Cấp đào tạo Ghi chú *
1 Lê Anh Dũng Nâng cao năng lực cạnh
tranh của DN tỉnh Hậu
Giang
Thạc sĩ kinh tế Chủ nhiệm
hướng dẫn chính
2 Nguyễn Văn Việt Đánh giá hiệu quả hoạt
động của các Khu Công
nghiệp tỉnh Hậu Giang
Thạc sĩ kinh tế Chủ nhiệm
hướng dẫn chính
* Ghi các thông tin về: chủ nhiệm đề tài hướng dẫn chính hay tham gia hướng
dẫn, thời gian và kết quả bảo vệ.
4. Các kết quả khác (nếu có)
Hậu Giang, ngày 02 tháng 5 năm 2014
Xác nhận của tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài
(Ký tên và đóng dấu)
PGs.Ts. Đào Duy Huân
iv
TÓM LƯỢC
Tỉnh Hậu Giang được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2004 trên cơ sở
tách ra từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11
năm 2003 của Quốc hội khoá XI. Sau 10 năm thành lập, tỉnh Hậu Giang bước
đầu đã hình thành được cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế khá phù
hợp với bối cảnh khu vực, trong nước và thế giới. Để cho cơ cấu kinh tế, mô
hình tăng trưởng kinh tế luôn phù hợp môi trường bên trong và bên ngoài, Hậu
Giang vẫn phải tiếp tục chuyển đổi chúng, vì thế đề tài “Nghiên cứu đề xuất
các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-
2020 và tầm nhìn đến năm 2025” được đề xuất thực hiện.
Mục tiêu chung của đề tài là khái quát các lý thuyết và thực tiễn về cơ
cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế, làm khung lý thuyết để phân tích,
đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang những
năm qua; từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp tiếp tục thực hiện nhằm thúc
đẩy chuyển dịch và chuyển đổi đó theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm
2011 đến năm 2015, giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
Các phương pháp nghiên cứu chính sử dụng cho đề tài là thống kế mô tả,
thông qua sử dụng dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng
phương pháp chuyên gia, nghiên cứu đối chiếu và đạt được các kết quả sau:
Một là, đề tài đã phân tích khái quát các lý thuyết về cơ cấu kinh tế, mô
hình kinh tế nói chung để làm cơ sở để xác định cơ cấu kinh tế, mô hình tăng
trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ năm 2011
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
Hai là, thông qua phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đã có cái nhìn toàn
diện hơn, đầy đủ hơn về những kết quả tích cực đạt được và những hạn chế,
khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đối mô hình tăng trưởng
kinh tế của Hậu Giang theo hướng cạnh tranh.
Ba là, thông qua dự báo các yếu tố bên trong và bên ngoài để đề xuất
chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hậu Giang đến năm 2020, tập trung phát triển
ngành sản xuất lúa gạo chất lượng cao, nuôi thủy sản, cây ăn quả, phát triển
công nghiệp chế biến và dịch vụ trên cơ sở lấy nông nghiệp làm nền tảng; phát
triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học
công nghệ cao, giá trị gia tăng cao. Nghĩa là cơ cấu kinh tế Công nghiệp-Dịch
vụ-Nông nghiệp. Về mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh giai
đoạn từ năm 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025 là chuyển từng bước mô
hình tăng trưởng theo số lượng sang mô hình phát triển chủ yếu theo chiều sâu
theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; giải quyết hài hòa
mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, giữa tăng trưởng
v
kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường và đến năm 2030
đạt mức khá của cả nước.
Bốn là, đề tài đề xuất các giải pháp đột phá sau:
- Tập trung nguồn lực phát triển ngành sản xuất lúa gạo, phát triển vùng
sản xuất hàng hóa lớn, tập trung ứng dụng hiệu quả các tiến bộ về kỹ thuật,
công nghệ sinh học để cho năng suất cao nhất, nghiên cứu, ứng dụng thành
công các phương pháp canh tác có tỷ lệ cơ giới hóa cao. Ổn định diện tích đất
nông nghiệp, nhât là các khu vực diện tích có năng suât cao. Đổi mới cơ cấu
cây trồng phù hợp với sinh thái từng vùng và nhu cầu thị trường. Tập trung đột
phá trong giải quyết tăng năng suât bắp, đậu, cây ăn trái.
- Tập trung công nghiệp thông qua khai thác thế mạnh của các khu và
cụm công nghiệp (Sông Hậu - phát triển công nghiệp tàu thủy và chế biến thủy
sản; Phú Hữu A các giai đoạn 1, 2 và 3 - sản xuất giấy và bột giấy, dầu khí,
điện chạy than , xi măng; Tân Phú Thạnh - chế biến thủy sản, thức ăn gia súc,
nước mắm, gỗ cao cấp, BT đúc sẵn, cơ khí, sản xuất giày và kho xăng dầu và
các cụm công nghiệp Nhơn Nghĩa, Vị Thanh, Đông Phú, Ngã Bảy, Long Mỹ)
thành động lực phát triển của tỉnh.
- Đầu tư có trọng điểm gắn liền với thực thi các chính sách để phát triển
khoa học công nghệ; xây dựng và thu hút nguồn nhân lực đáp ứng được các
yêu cầu phát triển đột phá của tỉnh. Tập trung đầu tư và hoàn thiện hệ thống cơ
sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Kêu gọi các nhà đầu tư để đầu tư các cơ
sở đào tạo, các cơ sở dạy nghề chất lượng cao tại tỉnh.
- Chăm lo đầu tư nông nghiệp, nông thôn, tập trung xây dựng hoàn thành
chương trình nông thôn mới, đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững gắn với
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020.
- Tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năng lực cạnh tranh
doanh nghiệp. Kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài về đầu tư tại
địa bàn tỉnh. Xây dựng đề án thực hiện PPP, trước hết chọn một số công trình
hạ tầng trọng điểm thực hiện trên địa bàn; xây dựng đề án dùng quỹ đất để tạo
vốn phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn các khu kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Năm là, Kiến nghị với UBND tỉnh Hậu Giang trong việc tạo môi trường
tốt hơn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng
kinh tế. Kết quả đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô
nhình tăng trưởng vẫn còn khác nhau, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, đột phá từng
thời kỳ. Vì vậy, đề nghị giao cho các Sở kiểm chứng lại để có kết quả về sự
thành công và hạn chế chính xác, mới đưa ra được chính sách và giải pháp khả
thi. Kiến nghị Chính Phủ sớm xem xét để có cơ chế chính sách miễn 100% tiền
thuê đất xây dựng nhà cho công nhân thuê và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với
các doanh nghiệp đến tỉnh đầu tư xây dựng nhà cho công nhân thuê tại các khu-
cụm công nghiệp tập trung.
Cuối cùng, đề tài cũng còn những hạn chế như chưa định lượng, chủ yếu
sử dụng dữ liệu thứ cấp, chưa làm nổi bật mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh.
vi
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Thông tin chung về đề tài ii
Tóm lược iv
Mục lục vi
Danh sách chữ viết tắt x
Danh sách hình xii
Danh sách bảng xiii
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.....................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3
3. Nét mới trong nghiên cứu .................................................................................3
4. Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................4
6. Bố cục đề tài.....................................................................................................4
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước....................................................................5
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................................9
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận...................................................................................................12
2.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế ...............12
2.1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế .....................................................12
2.1.1.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế ........................................................12
2.1.2 Cơ cấu kinh tế.........................................................................................14
2.1.3 Tính khách quan, tính XH của cơ cấu KT, mô hình tăng trưởng KT .......17
2.1.4 Yếu tố ảnh hưởng cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế............18
2.1.5 Vai trò của Nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô
hình tăng trưởng kinh tế ..........................................................................19
2.1.6 Cơ cấu và mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và tỉnh Hậu Giang19
2.1.6.1 Cơ cấu và mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam..................19
vii
2.1.6.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang.......................................20
2.1.7 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh
tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh ................................................23
2.1.8 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh tỉnh Hậu Giang......................24
2.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................25
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................25
2.2.1.1 Dữ liệu thứ cấp............................................................................25
2.2.1.2 Dữ liệu sơ cấp..............................................................................25
2.2.2 Phương pháp phân tích ...........................................................................26
2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả .......................................................26
2.2.2.2 Phương pháp phân tích tổng hợp..................................................26
2.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu đối chiếu..............................................27
2.2.2.4 Phương pháp chuyên gia..............................................................27
2.2.2.5 Mô hình kim cương và kim cương đôi của M.Porter....................27
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả đạt được và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu KTNN và nông thôn ..30
3.1.1 Kết quả đạt được ....................................................................................30
3.1.2 Hạn chế ..................................................................................................37
3.2 Kết quả đạt được và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế CN và XD ......39
3.2.1 Kết quả đạt được ....................................................................................39
3.2.2 Hạn chế ..................................................................................................45
3.3 Kết quả đạt được và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế TM và DV......47
3.3.1 Kết quả đạt được ....................................................................................47
3.3.2 Hạn chế ..................................................................................................55
3.4 Đánh giá về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang ....................56
3.4.1 Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang những năm qua vẫn chủ yếu
tăng trưởng theo chiều rộng.....................................................................56
3.4.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện có chưa đảm bảo nâng cao hiệu quả đầu
tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong bối cảnh đẩy nhanh hội nhập
kinh tế thế giới và khu vực ......................................................................58
3.4.3 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và năng lực cạnh tranh của Hậu giang
so với các tỉnh trong khu vực và cả nước.................................................60
viii
3.5 Kết quả đạt được và hạn chế trong công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực ..........................................................................................................69
3.5.1 Kết quả đạt được ....................................................................................69
3.5.2. Hạn chế .................................................................................................71
3.6 Kết quả đạt được trong xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ................................72
3.7 Đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của công tác xây dựng và thực hiện các chiến
lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách ................................................................75
3.7.1 Những thành công ..................................................................................75
3.7.2 Hạn chế của các chính sách ....................................................................77
3.8 Đánh giá những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang giai đoạn 2011-
2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025 ................................................................78
3.8.1 Đánh giá lợi thế, điểm mạnh và hạn chế của HG từ môi trường bên trong..78
3.8.1.1 Những lợi thế, điểm mạnh ................................................................78
3.8.1.2 Những bất lợi, điểm yếu ..............................................................82
3.8.2 Đánh giá những cơ hội, thách thức của HG từ môi trường bên ngoài......85
3.8.2.1 Những cơ hội........................................................................ 85
3.8.2.2 Những thách thức ........................................................................86
3.9 Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế
Hậu Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025......................................88
3.9.1 Quan điểm, mục tiêu và chỉ tiêu..............................................................88
3.9.1.1 Quan điểm...................................................................................88
3.9.1.2. Mục tiêu .....................................................................................89
3.9.1.3. Các chỉ tiêu chủ yếu.........................................................................90
3.9.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế HG 92
3.9.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..............................................................92
3.9.2.2 Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế......................................96
3.9.2.3 Dự báo chất lượng tăng trưởng ........................................................97
3.9.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với khắc phục những thiếu sót của mô hình
tăng trưởng..............................................................................................99
3.9.4 Giải pháp ưu tiên lựa chọn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế.......................99
3.9.4.1 Tái cơ cấu khu vực nông nghiệp ..................................................101
3.9.4.2 Tái cơ cấu khu vực công nghiệp ..................................................105
ix
3.9.4.3 Tái cơ cấu khu vực thương mại-dịch vụ.......................................113
3.9.5 Nâng cao năng lực cạnh tranh hệ thống doanh nghiệp.............................115
3.9.6 Đẩy mạnh phát triển các thị trường.........................................................124
3.9.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực......................................................136
3.9.8 Tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm chất lượng và đồng bộ,
tập trung vốn đầu tư cơ sở hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm....................141
3.9.9 Đẩy mạnh cải cách hành chính ...............................................................151
3.9.10 Chính sách huy động vốn đầu tư...........................................................156
3.9.11 Lộ trình thực hiện .................................................................................161
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận...........................................................................................................165
Đề nghị ...........................................................................................................166
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................169
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 172
x
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GNP Tổng sản phẩm quốc gia
GO Giá trị sản xuất
IFE Ma trận đánh giá yếu tố bên trong
EFE Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài
SWOT Ma trận điểm mạnh-điểm yếu và cơ hội-nguy cơ
QSPM Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng
AS Số điểm hấp dẫn
TAS Tổng số điểm hấp dẫn
WTO Tổ chức thương mại thế giới
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
SPSS Chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê
VA Giá trị gia tăng
TFP Năng suất các yếu tố tổng hợp
ICOR Hệ số sử dụng vốn
UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc
GAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
SQF Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
IPM Quản lý dịch hại tổng hợp
PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
NGO Tổ chức phi chính phủ
ODA Viện trợ phát triển chính thức
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ILO Tổ chức Lao động quốc tế
R&D Nghiên cứu và phát triển
SS So sánh
NQ Nghị quyết
CNXH Chủ nghĩa xã hội
TX Thị xã
TP Thành phố
HG Hậu Giang
NN Nông nghiệp
CN Công nghiệp
xi
NT Nông thôn
XD Xây dựng
TM Thương mại
DV Dịch vụ
KTXH Kinh tế xã hội
UBND Ủy ban nhân dân
SXKD Sản xuất kinh doanh
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu long
HTX Hợp tác xã
KCN Khu công nghiệp
CCN Cụm công nghiệp
CNTT Công nghệ thông tin
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
HĐND Hội đồng nhân dân
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
SXSH Sản xuất sạch hơn
XKLĐ Xuất khẩu lao động
CSDN Cơ sở doanh nghiệp
LĐNT Lao động nông thôn
PCGD Phổ cập giáo dục
TTDN Trung tâm dạy nghề
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
KHCN Khoa học công nghệ
BĐS Bất động sản
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
CNPT Công nghệ phụ trợ
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp
TTS Thực tập sinh
CNC Công nghệ cao
TSCĐ Tài sản cố định
KTQD Kinh tế quốc dân
QL Quốc lộ
KCCN Khu cụm công nghiệp
CBCC Cán bộ công chức
xii
DANH SÁCH HÌNH
Hình Tựa hình Trang
2.1 Mô hình kim cương của Michael Porter 28
3.1 Loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 61
3.2 Đối tượng tiêu thụ chính của doanh nghiệp 62
3.3 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 62
3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hậu Giang 63
3.5 Đồ thị điểm mạnh-điểm yếu của doanh nghiệp Hậu Giang 64
3.6 Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến doanh nghiệp HG 64
3.7 Sự chuẩn bị tình hình kinh doanh thời gian tới của doanh nghiệp HG 66
3.8 Sự tác động của chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Hậu Giang 67
3.9 Định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hậu Giang 68
xiii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tựa bảng Trang
3.1 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản (giá SS 1994) 30
3.2 Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nông-lâm-thủy sản (giá thực tế) 31
3.3 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong nông nghiệp (giá SS 1994) 31
3.4 Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trong nông nghiệp (giá thực tế) 32
3.5 Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá SS 1994) 32
3.6 Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá thực tế) 33
3.7 Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản (giá SS 1994) 34
3.8 Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản (giá thực tế) 34
3.9 Tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng 39
3.10 Quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp tính theo giá trị sản xuất 40
3.11 Quy mô và cơ cấu thành phần tính theo giá trị sản xuất công nghiệp 41
3.12 Quy mô và cơ cấu ngành xây dựng theo giá trị sản xuất 44
3.13 Các cơ sở kinh doanh và lao động thương mại 47
3.14 Mạng luới chợ tỉnh Hậu Giang 48
3.15 Tình hình xuất nhập khẩu của Hậu Giang 50
3.16 Tình hình phát triển du lịch Hậu Giang 52
3.17 Khối lượng vận chuyển hàng hóa 54
3.18 Khối lượng vận chuyển hành khách 55
3.19 Tổng giá trị sản phẩm các khu vực kinh tế giai đoạn 2005-2011 57
3.20 Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế 58
3.21 Chỉ số ICOR và GDP/vốn đầu tư của tỉnh Hậu Giang 59
3.22 Dự báo dân số và nguồn lao động của Hậu Giang đến năm 2020 81
3.23 Tăng trưởng tổng giá trị GDP Hậu Giang 97
3.24 Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế 98
3.25 Các giải pháp ưu tiên lựa chọn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế HG 100
3.26 Sản phẩm chủ yếu của nông nghiệp Hậu Giang đến năm 2020 104
3.27 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất Khu vực II (giá SS 1994) 106
3.28 Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng (VA) Khu vực II (giá SS 1994) 106
3.29 Dự kiến các sản phẩm chủ yếu công nghiệp 108
3.30 Dự kiến phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung đến năm 2020 110
3.31 Dự kiến phát triển Trung tâm thương mại, siêu thị và chợ 135
3.32 Dự báo vốn đầu tư toàn xã hội 2016-2020 157
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Tỉnh Hậu Giang được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2004 trên cơ sở
tách ra từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11
năm 2003 của Quốc hội khoá XI. Sau 10 năm thành lập, kinh tế-xã hội tỉnh
Hậu Giang đã có bước phát triển khá nhanh, tạo tiền đề quan trọng cho quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hậu Giang có lợi thế là trung tâm của
tiểu vùng Tây sông Hậu, đầu mối trung chuyển giữa vùng Tây sông Hậu và
bắc bán đảo Cà Mau qua quốc lộ 61, đường nối Vị Thanh-Cần Thơ, tuyến
đường thủy Thành phố Hồ Chí Minh-Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh-Kiên
Giang. Những năm qua được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành ở
Trung ương đã tạo nhiều cơ hội cho tỉnh Hậu Giang sớm ổn định tổ chức bộ
máy, hỗ trợ vốn đầu tư kết cấu hạ tầng tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội của
tỉnh. Bên cạnh đó, Hậu Giang có điểm mạnh nổi bật là sự lãnh đạo đúng đắn,
kịp thời của Tỉnh Ủy, quản lý điều hành năng động, sáng tạo của Ủy ban nhân
dân tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, sự đồng thuận của nhân dân, sự
liên kết với các tỉnh bạn, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nên đã huy
động được nhiều nguồn lực thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của
tỉnh 8 năm qua.
Chính nhờ sự tận dụng tối đa những cơ hội và sử dụng hiệu quả điểm
mạnh trên, Hậu Giang đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với
tốc độ cao so với vùng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khá cao
12,38%/năm (năm 2011 đạt 14,12%; năm 2004 là 10,81%). Trong đó, khu
vực I: Nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 4,55%/năm (năm 2004 là 3,99%);
khu vực II: Công nghiệp-xây dựng tăng bình quân 16,28%/năm (năm 2004 là
12,64%); khu vực III: Dịch vụ tăng bình quân 18,64%/năm (năm 2004 là
12,19%).
Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 1994) tăng bình quân 15,59% (năm
2004 là 15,29%); trong đó: nông-lâm-ngư nghiệp tăng 6,76% (năm 2004 là
5,39%), công nghiệp-xây dựng tăng 19,75% (năm 2004 là 9,85%), thương
mại-dịch vụ tăng 20,88% (năm 2004 là 17,3%).
Tổng giá trị gia tăng của Hậu Giang năm 2011 đạt 15.155 tỷ đồng theo
giá thực tế và 7.256 tỷ đồng theo giá so sánh 1994, gấp khoảng 2,3 lần so với
năm 2004.
2
Tuy nhiên, những kết quả đạt được như đã trình bày ở trên chỉ là bước
đầu, chưa tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của Hậu Giang. Tuy tốc
độ tăng trưởng kinh tế khá cao, nhưng chưa thật ổn định, bền vững; năng lực
cạnh tranh kinh tế tỉnh còn thấp, nhất là năng lực cạnh tranh các doanh
nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chưa vững chắc so với yêu cầu phát
triển, cơ sở hạ tầng của nền kinh tế-xã hội còn yếu kém, chưa đồng bộ; sản
xuất nông nghiệp chi phí sản xuất cao, chất lượng hàng hóa nông sản còn
thấp, thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chưa ổn định, việc áp dụng khoa
học và công nghệ trong nông nghiệp, công nghiệp phát triển chậm, chưa có
nhiều sản phẩm cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước.
Quy mô giá trị gia tăng (VA) của Hậu Giang vẫn còn nhỏ so với các
tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nếu so tỷ trọng VA của tỉnh
với cả vùng trong giai đoạn 2004-2011, chỉ chiếm khoảng 3,7-4,0%, năm
2011 tỷ trọng tổng VA của Hậu Giang so với ĐBSCL là 4,4% (15.155 tỷ
đồng so với khoảng 344.000 tỷ đồng). Giá trị gia tăng bình quân đầu người
19,66 triệu đồng, gấp 3,2 lần so với năm 2004 (năm 2004 là 5,99 triệu đồng);
quy USD đạt 959 USD (năm 2004 là 383 USD), bằng 73,7%VA/người của cả
nước và 84-85%VA/người của vùng ĐBSCL.
Tất cả các hạn chế trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của
tỉnh. Xuất phát từ thực tế đó, việc tiếp tục đánh giá thực trạng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang giai đoạn
2004-2011 và nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy chúng theo hướng cạnh
tranh giai đoạn 2011-2015; 2016-2020 và tầm nhìn 2025 là vấn đề cần thiết.
Để góp một phần nhỏ về các ý tưởng vào phát triển kinh tế tỉnh Hậu
Giang, với sự đồng thuận của Hội đồng Khoa học tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh
Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ 2011-2015, 2016-2020 và
tầm nhìn 2025”. Mục đích của đề tài là thông qua khái quát lý thuyết, để làm
cơ sở đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng kinh tế của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2004-2011. Đồng thời đề
xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô
hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ
2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong quá
trình thực hiện các giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi
mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang trong 6 năm (2005-2011), trên cơ
sở đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp bổ sung nhằm thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh
giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích, đánh giá thực trạng các giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn nghiên cứu trong thời
gian qua.
(2) Phân tích, đánh giá tác động của các giải pháp hỗ trợ đến thực trạng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh
Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm
2025.
(3) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bổ sung nhằm thúc đầy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang
theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
3. Nét mới trong nghiên cứu
Thông qua phân tích, đánh giá các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ
năm 2005-2011 sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn những kết quả tích
cực đạt được và những hạn chế, khó khăn trong quá trình chuyển dịch và
nguyên nhân của tình hình.
Thông qua dự báo các yếu tố bên trong và bên ngoài để đề xuất các
chiến lược ưu tiên trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến
năm 2025, thông qua thiết lập ma trận SWOT (điểm mạnh-yếu, cơ hội-thách
thức), ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận QSPM.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bổ sung để tiếp tục thúc đầy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh
tranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
Kiến nghị với UBND tỉnh Hậu Giang trong việc tạo môi trường tốt hơn
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế
giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
4
4. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ làm tài liệu tham khảo tốt cho Ban tái cơ cấu của
tỉnh trong việc đưa ra các chiến lược tái cơ cấu kinh tế tỉnh. Đồng thời nó
cũng là dữ liệu tham khảo cho sở Kế hoạch - Đầu tư trong việc hoàn thiện quy
hoạch phát triển kinh tế-xã hội , nhất là giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ năm 2011-2015,
2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu nội hàm tổng thể cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh
tế tỉnh Hậu Giang đến năm 2025. Nghiên cứu đề xuất các chính sách, giải
pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng
kinh tế giai đoạn từ năm 2011-2015; 2016-2020 và tầm nhìn 2025.
Giới hạn sử dụng số liệu thứ cấp đến năm 2011, một số nội dung cập
nhật đến năm 2012.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và đề nghị, đề tài gồm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1 Tình hình nghiên ngoài nước
Về lý thuyết cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế đã được các
học giả tiền bối nghiên cứu khá kỹ lưỡng, trong đó phải nói đến lý luận tái sản
xuất Tư bản và hình thái Tư bản của Karl Marx.
Trong nền kinh tế hiện đại, cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế
được các nhà nhiên cứu các nước quan tâm nghiên cứu trên bình diện toàn
cầu và từng quốc gia, chẳng hạn:
Mô hình dựa vào tài nguyên của D. Ricardo: cho rằng đất đai là
nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Vì thế, khu vực đóng góp quan trọng cho
tăng trưởng kinh tế là nông nghiệp. Của cải, hay sản lượng quốc gia có được
là từ đất. Nhưng đất thì có giới hạn, sử dụng quá nhiều thì đất sẽ bạc màu,
làm cho năng suất giảm, vì vậy mức giá sẽ tăng, tức lạm phát tăng.
Mô hình nhị nguyên (mô hình hai khu vực): lý giải rằng, nguồn gốc
của tăng trưởng dựa vào hai yếu tố chính là lao động và vốn. Tăng trưởng
kinh tế dựa vào hai khu vực chính là nông nghiệp và công nghiệp. Tiêu biểu
cho mô hình này mô hình Lewis của trường phái Tân cổ điển và Harry
T.Oshima.
Mô hình Harrod-Domar: lại giải thích rằng nguồn gốc của tăng
trưởng kinh tế là do lượng vốn đưa vào sản xuất tăng lên.
Mô hình Sung Sang Park: từ tình hình thực tế trong quá trình tăng
trưởng kinh tế của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil,… nhà kinh tế
học gốc Hàn Quốc lại cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là tăng
cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con người, để có thể có nguồn nhân
lực trình độ cao, nhằm tiếp thu và phát triển những công nghệ hiện đại nhất
của nhân loại mà không cần đầu tư nghiên cứu và phát triển. Hay nói cách
khác, với nguồn nhân lực trình độ cao, một quốc gia có thể “đi tắt, đón đầu”
công nghệ của thế giới. Thực tế đã cho thấy, có những quốc gia bị tàn phá
nặng nề sau chiến tranh như nước Đức, nhưng nhờ có nguồn nhân lực với
trình độ kỹ thuật cao, tính kỷ luật cao và có sức khỏe tốt, đã nhanh chóng
khôi phục kinh tế, đạt được sự tăng trưởng thần kỳ.
Về thực tiễn cho thấy ở tất cả các nước đều quan tâm, nhất là sau khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay, trong có
có những quốc gia tiêu biểu như:
6
Trung Quốc: tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
toàn cầu, trong đó việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế mới là một
trong những nội dung được các nhà khoa học, chính phủ Trung Quốc quan
tâm. Bởi vì sau 30 năm phát triển, nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt
với nhiều hiện tượng phức tạp, hoạt động sản xuất có xu hướng giảm sút trong
9 tháng năm 2010, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa trên lợi thế lao động giá
rẻ, dựa trên lợi thế về tài nguyên. Sau 3 thập kỷ Trung Quốc đã trở thành công
xưởng của thế giới và cho đến nay không có ngành sản xuất nào thực sự có
khả năng cạnh tranh trên thế giới. Điều này đã buộc các nhà khoa học Trung
Quốc phải nghiên cứu và đề xuất sự cấp bách phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế
theo hướng xây dựng những ngành sản xuất mới có thể tạo ra những sản
phẩm có giá trị cao hơn. Trong tăng trưởng chủ yếu nhằm vào nâng cao chất
lượng. Một thành tố rất quan trọng của chiến lược mới là sử dụng năng lượng
tiết kiệm hơn, hướng mạnh vào thị trường trong nước, chú trọng hơn đến phát
triển nông thôn. Trung Quốc đã thực thi một loạt giải pháp toàn diện, song
đặc biệt nhấn mạnh một số giải pháp: tăng cường khả năng tự chủ, sáng tạo,
xây dựng đất nước theo mô hình đổi mới, sáng tạo, coi đây là điều cốt yếu của
chiến lược phát triển, nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất nước.
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy cần tránh tăng trưởng tốc độ
cao mà quên đi vấn đề môi trường, chú ý xây dựng nền kinh tế tiết kiệm năng
lượng, nguyên liệu và bảo vệ môi trường; phát triển hợp lý vấn đề tam nông.
Trung Quốc coi trọng quy hoạch tổng thể sự phát triển thành thị và nông thôn,
khai thác phát triển hiệu quả nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu là đất đai,
coi trọng sự phát triển con người. Trong đổi mới mô hình tăng trưởng cần đề
cao vai trò của các địa phương điển hình là Quảng Đông, từ tỉnh có nền nông
nghiệp lạc hậu trở thành tỉnh có nền kinh tế đứng đầu Trung Quốc. Quảng
Đông kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, theo con đường CNXH đặc sắc Trung
Quốc, kiên định lấy dân làm gốc và tư tưởng giải phóng, dám thử, dám làm,
cải cách kinh tế theo hướng thị trường XHCN, xử lý chính xác quan hệ giữa
cải cách, phát triển và ổn định.
Về đổi mới mô hình doanh nghiệp, Trung quốc cũng chia sẻ kinh
nghiệm xây dựng mô hình công ty quản lý, đầu tư vốn và tài sản Nhà nước tại
các doanh nghiệp cũng như phương pháp quản trị công ty, minh bạch hóa
thông tin, mối quan hệ giữa công ty với cổ đông chiến lược và các công ty
khác thuộc danh mục đầu tư.
7
Kỳ họp quốc hội Trung Quốc tháng 3 năm 2011 đã thông qua kế hoạch
5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ chuyển hóa toàn bộ mô hình kinh tế, từ
phương thức tăng trưởng phụ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu sang phương
thức tăng trưởng mới mà động lực chính là người tiêu dùng Trung Quốc.
Để tăng tỷ trọng của tiêu dùng cá nhân trong GDP (từ 35% lên 45%),
Đảng cộng sản Trung Quốc chủ trương tăng phần của tiền lương trong giá trị
gia tăng bằng biện pháp nâng mức lương tối thiểu cho các đối tượng lao động
có thu nhập thấp (70% tổng số lao động) là lao động nông thôn và lao động
nông thôn di dân đến thành thị (dân công). Đồng thời cải thiện an sinh xã hội,
đặc biệt trong lĩnh vực y tế và nhà ở, trợ cấp thất nghiệp và tiền hưu.
Trung Quốc chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất, từ những ngành
công nghiệp thâm dụng tư bản và không tận dụng lao động dư thừa sang
những ngành công nghiệp gắn với sự phát triển dịch vụ và sử dụng lao động
nhiều hơn, mục tiêu là tăng việc làm với tỷ suất tăng trưởng GDP chậm hơn,
bình quân 7%/năm. Đồng thời nâng hạng chất lượng sản phẩm của Trung
Quốc từ hạng dưới lên hạng trung và cao. Sau cùng là cải thiện môi trường
sinh thái, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, hướng đến mô hình
tăng trưởng xanh và sạch hơn.
Về mô hình xã hội chính trị, Trung Quốc tiến hành cải cách chính trị và
mở rộng dân chủ để duy trì phát triển hiện nay. Trung Quốc cho rằng nếu
không có cải cách chính trị thì không thể thực hiện được cải cách kinh tế,
mong muốn và sự cần thiết dân chủ và tự do không thể cưỡng lại được.
Thái Lan: đã thành công trong nghiên cứu và vận dụng rất thành công
trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn như: tạo
việc làm thông qua thay đổi và cơ cấu lại hệ thống sản xuất nông nghiệp, mở
rộng hoạt động công nghiệp và dịch vụ, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp,
nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, gắn kết nông nghiệp với công nghiệp
chế biến.
Trọng tâm của chính sách đào tạo lao động nông thôn nhằm đào tạo lại
lao động phục vụ sản xuất nông nghiệp, đào tạo ngành phi nông nghiệp, nhất
là chế biến thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, du lịch sinh thái, đào tạo các kỹ
năng marketing và buôn bán nông nghiệp quy mô nhỏ, hỗ trợ thành lập các
doanh nghiệp nông thôn quy mô vừa và nhỏ nhằm thu hút lực lượng lao động.
Nhật Bản: trong bối cảnh bị cạnh tranh quyết liệt từ các con rồng, con
hổ kinh tế châu Á, từ các nền kinh tế công nghiệp mới như: Hàn Quốc, Đài
Loan, Hồng Kông, Singapore đến các gã khổng lồ như Trung Quốc, Ấn Độ,
8
kinh tế Nhật Bản đã tỏ ra chậm chạp, thậm chí là đuối sức trong cuộc đua.
Một trong những nguyên nhân đưa Nhật Bản đến thời kỳ suy thoái kéo dài là
do mô hình kinh tế định hướng xuất khẩu không còn phù hợp với vị trí nền
kinh tế lớn thứ hai thế giới. Chính điều đó đã buộc Nhật Bản nghiên cứu và
chuyển đổi thành một nền kinh tế tiêu thụ như Mỹ thì mới giúp nền kinh tế
này phát triển bền vững hơn.
Do vẫn duy trì định hướng xuất khẩu nên mặc dù nằm cách xa trung
tâm của cuộc khủng hoảng ở Mỹ và Anh, nền kinh tế Nhật Bản đã được ghi
nhận là rơi nhanh nhất và sâu nhất trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Từ nhận
thức đó, Nhật đang tìm cách thúc đẩy chuyển đổi mô hình kinh tế với việc
phát triển thị trường nội địa làm trọng tâm. Theo đó, chính phủ Nhật đã tìm
cách tăng nhu cầu trong nước và bảo vệ đời sống nhân dân theo triết lý “tương
thân tương ái”.
Khoảng cách nông thôn và thành thị phải được thu hẹp. Thông qua đó
sẽ ưu tiên hỗ trợ dân chúng, trợ giúp những gì thiết yếu cho trẻ em, giáo dục,
y tế và điều dưỡng trong một xã hội Nhật Bản đang già đi. Chính sách này
như chuyển “từ bê tông sang con người”. Nhiều dự án cơ sở hạ tầng đang
được xem xét lại để chuyển đổi cấu trúc chính sách tài chính.
Như vậy, lần đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới II, trọng tâm chú ý ở
Nhật Bản sẽ là những hộ gia đình chứ không phải là các công ty. Cam kết sửa
đổi lại chính sách hậu chiến tranh của Nhật Bản và thiết lập một xã hội dựa
trên khái niệm “tương thân tương ái” của mình, ông Hatoyama nói rằng “thời
kỳ thay đổi thật sự đang nằm phía trước”.
Trong quá khứ Nhật Bản đã cho thế giới tận hưởng những sản phẩm
công nghệ tiên tiến của họ, nếu chính sách mới ưu tiên công nghệ xanh và vì
con người này thành công, Tokyo có thể trao món quà mô hình phát triển kinh
tế mới cho các nước láng giềng và thế giới.
Malaysia: sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu,
Malaysia đã nghiên cứu và đưa ra chính sách mới về kinh tế như: tất cả những
người bản xứ, cũng như những người thuộc các chủng tộc khác, đều được
phép tham gia đấu thầu các công trình, dự án một cách cạnh tranh và minh
bạch, phù hợp với các điều luật nghiêm ngặt và rõ ràng. Tập trung nâng cao
mức thu nhập cho tất cả các nhóm đối tượng bị thiệt thòi, sống ở các vùng sâu
vùng xa. Quỹ tiết kiệm người lao động sẽ được phép đầu tư nhiều hơn vào các
tài sản ở nước ngoài. Cơ quan phát triển công nghiệp Malaysia sẽ được hợp
9
nhất và đổi tên thành Cơ quan phát triển đầu tư Malaysia nhằm hoạt động
hiệu quả như một cơ quan xúc tiến đầu tư.
Một số công ty thuộc Bộ Tài chính có thể sẽ được tư nhân hóa và Công
ty dầu khí quốc gia Petronas sẽ chọn hai công ty con có tầm cỡ để niêm yết
trên thị trường chứng khoán trong năm nay. Đây là một động thái nhằm làm
giảm bớt sự can dự của chính phủ trong hoạt động kinh doanh của công ty và
tăng cường vai trò của khu vực tư nhân.
Ông Najib cho biết chính phủ sẽ xem xét lại chế độ trợ giá và mở rộng
cơ sở tăng doanh thu thông qua việc áp thuế hàng hóa và dịch vụ như đã đề
nghị.
Malaysia sẽ theo đuổi các chính sách kinh tế phát triển các ngành công
nghiệp kinh tế trí thức trong tương lai, nhằm tạo ra nhiều việc làm có mức
lương cao và mang lại thịnh vượng cho tất cả mọi người.
Việc tạo ra một đất nước có thu nhập cao đồng nghĩa với việc người lao
động có mức lương cao hơn nhờ tăng trưởng kinh tế không phải chỉ từ vốn mà
còn từ năng suất đạt được thông qua trình độ tay nghề, sự đổi mới, sự phối
hợp, thương hiệu mạnh và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, cũng như đảm
bảo quyền bảo vệ tác giả.
Theo mô hình mới, tất cả mọi người dân đều được quyền cống hiến
cũng như hưởng thụ những thành quả kinh tế của đất nước. Tiếp tục phát triển
công nghệ thông tin, điện và điện tử, các ngành công nghiệp dựa vào nguyên
liệu dầu cọ, dầu mỏ, khí đốt, nhiên liệu sinh học, hàng tiêu dùng, du lịch và
nông nghiệp.
Malaysia cũng quyết tâm phấn đấu chiếm lĩnh vai trò dẫn đầu trong
công nghệ xanh bằng cách phát triển dịch vụ, các ngành công nghiệp xanh có
giá trị cao và phấn đấu trở thành một trung tâm sinh học hàng đầu thế giới.
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, đã xác
định trọng tâm quan trọng trong phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2015 là:
Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng
sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa
chú trọng chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Tái cấu trúc đầu tư với trọng
tâm là đầu tư công chỉ có thể thành công trên cơ sở tiếp tục đổi mới tư duy và
phương pháp xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
hàng năm và 5 năm để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nhất các
nguồn nội lực và ngoại lực cho đầu tư phát triển theo quy hoạch.
10
Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển
đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh là dựa vào tiến bộ
khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực chất lượng cao. Dựa trên cơ sở máy móc
thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất cao cấp để chuyển sang phát triển theo
chiều sâu, khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng
tăng trưởng kinh tế, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và
bảo vệ môi trường. Để sau năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là một
trong những thành phố hiện đại, phát triển nhanh và năng động nhất khu vực
Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ vươn
lên trở thành một trung tâm đa chức năng, trong đó nổi bật là một trung tâm
tài chính của khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp giữ vai trò chi phối.
Tỉnh Đồng Nai xác định mô hình tăng trưởng kinh tế đến năm 2020
tầm nhìn 2025 là chuyển từ tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang phát
triển theo chiều sâu dựa trên việc sử dụng hiệu quả 4 nhóm yếu tố chủ yếu: tài
nguyên, vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao và tiến bộ khoa học kỹ
thuật bao gồm máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất hiện đại, phần
mềm quản lý tiên tiến đảm bảo nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh.
Thực tế tỉnh Đồng Nai cho thấy, trong giai đoạn 2011-2015, do các yếu
tố của tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng như lao động, tài nguyên thiên
nhiên tương đối dồi dào, trong khi trình độ của người lao động và công nghệ
vẫn còn hạn chế thì tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng vẫn được tiếp tục.
Song, giai đoạn 2016 trở đi, tỉnh Đồng Nai xác định chuyển sang phát triển
theo chiều sâu, tức là dựa chủ yếu vào nhân tố TFP (Total Factor
Productivity: Năng suất các yếu tố tổng hợp). Trên giác độ các yếu tố đầu
vào, một nền kinh tế đạt được tăng trưởng dựa chủ yếu vào 3 nhân tố chính:
vốn, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp. Theo mô hình này, tăng
trưởng kinh tế được phân thành 2 loại: tăng trưởng theo chiều rộng, phản ánh
tăng thu nhập phụ thuộc vào tăng quy mô nguồn vốn, số lượng lao động và
lượng tài nguyên thiên nhiên được khai thác; tăng trưởng theo chiều sâu, đó là
sự gia tăng thu nhập do tác động của yếu tố TFP.
Đối với Tỉnh Hậu Giang, nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII
(nhiệm kỳ 2010-2015) nhất trí mục tiêu chung: “Tiếp tục phát triển kinh tế-xã
hội với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ
môi trường; tập trung chuyển dịch cơ cầu kinh tế và cơ cấu lao động nông
11
nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội;..”
(NQĐH, trang 53).
Các hội thảo khoa học và đề án quy hoạch của các sở đã đề cập tất cả
các lĩnh vực liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang. Tuy vậy, nếu đi sâu vào, thì quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu
Giang đến năm 2025, do giai đọan này gắn với quá trình hội nhập kinh tế thế
giới và khu vực mạnh mẽ, nên cần phải được nghiên cứu đầy đủ hơn. Đây
chính là vấn đề sẽ được nghiên cứu trong đề tài này.
12
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái luận tăng trưởng kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế
2.1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm kinh tế học được dùng để chỉ sự
gia tăng về qui mô sản lượng của nền kinh tế của một quốc gia trong một thời
gian nhất định, được đo lường bằng chỉ tiêu qui mô và tốc độ tăng GDP, GNP
và các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác.
Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò quyết định cho phát triển xã hội, là
nền tảng vật chất của tiến bộ và văn minh xã hội. Tuy nhiên nội hàm tăng
trưởng kinh tế là tăng lên về số lượng, khái niệm này chưa thể hiện đầy đủ
chất lượng của sự tăng trưởng, do vậy trên thực tế không phải sự phát triển
nào cũng có lợi cho xã hội. Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc năm
1996 đã chỉ ra 5 loại tăng trưởng xấu cần tránh, đó là:
- Tăng trưởng không việc làm: không tạo ra việc làm mới.
- Tăng trưởng không lương tâm: chỉ quan tâm một bộ phận người giàu
có, nhưng không cải thiện điều kiện sống của đại đa số quần chúng.
- Tăng trưởng không tiếng nói: không gắn với sự phát triển về dân chủ.
- Tăng trưởng không gốc rễ: làm đạo đức xã hội bị suy thoái.
- Tăng trưởng không tương lai: làm hủy hoại môi trường sống.
Nhiệm vụ của chúng ta là cần phải lựa chọn những loại tăng trưởng tốt,
loại bỏ những loại tăng trưởng xấu nhằm hướng tới mục tiêu: tăng trưởng
kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững.
2.1.1.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế
Khái niệm
Mô hình tăng trưởng kinh tế: Là sự phản ánh khái quát những đặc tính
chủ yếu của phương thức tăng trưởng kinh tế thể hiện các yếu tố tăng trưởng
và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng với nhau trong từng điều kiện lịch sử cụ
thể nhất định.
Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều mô hình tăng trưởng kinh tế.
Các mô hình tăng trưởng kinh tế đều hướng tới lý giải nguồn gốc của tăng
13
trưởng kinh tế, để từ đó các nhà hoạch định chính sách chọn lựa mô hình
tăng trưởng kinh tế phù hợp. Cụ thể như:
Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng: có nhiều lý thuyết và
nhiều khái niệm về mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, song chung qui lại
là phương thức tăng trưởng sử dụng nhiều vốn, công nghệ lạc hậu, với đa số
lao động tay nghề thấp chủ yếu làm gia công, lắp ráp, khai thác và bán rẻ tài
nguyên thô hoặc sơ chế. Hệ quả là chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế
không cao, thu nhập của người lao động thấp, đời sống còn nhiều khó khăn.
Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu: có nhiều cách trình bày
khác nhau, chẳng hạn như mô hình dựa vào tài nguyên của D. Ricardo, mô
hình nhị nguyên (mô hình hai khu vực), mô hình Harrod-Domar, mô hình
Sung Sang.
Như vậy, có nhiều lý thuyết về mô hình tăng trưởng kinh tế, mỗi mô
hình đều có mặt tích cực và hạn chế của nó. Song nhìn trên tổng thể mô hình
Solow, Kaldor và Sung Sang Park là phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Bởi vì
mô hình tăng trưởng kinh tế Solow, Kaldor và Sung Sang Park dựa vào tiến
bộ khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ làm tăng sức cạnh
tranh của nền kinh tế. Nguồn nhân lực chất lượng cao bao hàm trình độ
chuyên môn kỹ thuật cao, tính kỷ luật cao và có sức khỏe tốt. Máy móc thiết
bị hiện đại, công nghệ sản xuất cao cấp hay phần mềm tiên tiến,... chỉ có thể
phát huy hiệu quả tối đa nếu được sử dụng bởi nguồn nhân lực chất lượng
cao. Đây là mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp bối cảnh các nước đang
phát triển hiện nay.
Về mô hình kinh tế gắn kết với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công
bằng xã hội, người ta có thể phân ra các loại mô hình: “mô hình nhấn mạnh
công bằng xã hội trước và tăng trưởng kinh tế sau”, “mô hình tăng trưởng
kinh tế trước, công bằng xã hội sau”, “mô hình tăng trưởng kinh tế và tiến
bộ, công bằng xã hội giải quyết đồng thời”.
Trong đề tài này chủ yếu tập trung nghiên cứu mô hình tăng trưởng
theo tiêu chí sử dụng nguồn lực để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, do đó
chúng tôi sẽ phân tích về các mô hình sau: tăng trưởng kinh tế theo chiều
rộng, tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu và mô hình kết hợp giữa chiều rộng
và chiều sâu nhằm phát triển và tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao
chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
14
Chất lượng của tăng trưởng
Hiện nay, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về chất lượng tăng
trưởng, mỗi cách tiếp cận có ưu và nhược điểm riêng. Chúng tôi sử dụng các
tiêu chí sau đây để đánh giá chất lượng tăng trưởng:
- Tăng trưởng kinh tế, thông qua tăng thu nhập quốc dân được đo bằng
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) một cách ổn định, bền vững của kinh tế.
- Tăng trưởng kinh tế phải là cơ sở để giúp tăng trưởng công ăn việc
làm cho người dân trên phạm vi toàn tỉnh, nhất là lực lượng lao động trong
nông nghiệp, nông thôn.
- Tăng trưởng kinh tế sẽ là cơ sở để tăng thu nhập GNP, sức mua cho
người dân trong tỉnh, từ đó cải thiện thường xuyên đời sống của người dân,
phát triển thị trường nội địa của tỉnh.
- Tăng trưởng kinh tế sẽ góp phần vào phát triển tri thức, trình độ học
vấn, y tế và văn hóa tinh thần cho đông đảo người dân trong tỉnh.
- Tăng trưởng với việc tăng của cải hay vốn tự có của kinh tế tỉnh,
nghĩa là tăng nội lực của tỉnh (tức là tài sản hiện có trừ đi nợ nước ngoài và tài
nguyên không tái tạo được đã khai thác).
- Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường thiên nhiên.
2.1.2 Cơ cấu kinh tế
Theo C. Marx, cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản
xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất
vật chất. C.Márx đồng thời nhấn mạnh, khi phân tích cơ cấu, phải chú ý đến
cả hai khía cạnh là chất lượng và số lượng, cơ cấu chính là sự phân chia về
chất và tỉ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội. Như vậy, cơ
cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ trọng
tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
Cơ cấu kinh tế được thể hiện trên hai phương diện vật chất kỹ thuật và kinh
tế-xã hội.
Về phương diện vật chất kỹ thuật: gồm có cơ cấu theo ngành nghề,
lĩnh vực kinh tế phản ánh số lượng, vị trí, tỉ trọng các ngành, lĩnh vực, bộ
phận cấu thành nền kinh tế; cơ cấu theo quy mô, trình độ kỹ thuật, công nghệ
của các loại hình tổ chức sản xuất phản ánh chất lượng các ngành, lĩnh vực,
bộ phận cấu thành nền kinh tế; cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ phản ánh
khả năng kết hợp, khai thác tài nguyên, tiềm lực kinh tế-xã hội của các vùng
phục vụ cho mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân thống nhất.
15
Về phương diện kinh tế-xã hội: bao gồm cơ cấu theo các thành phần
kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh
của mọi thành viên xã hội; Cơ cấu kinh tế theo trình độ phát triển của quan
hệ hàng hóa tiền tệ. Nó phản ánh khả năng giải quyết mối quan hệ và sự tác
động qua lại giữa các ngành, lĩnh vực và các bộ phận hợp thành nền kinh tế
quốc dân thống nhất.
Thập niên 1940, giới nghiên cứu kinh tế học ở Mỹ Latinh cho rằng
thuyết thương mại tự do để phát huy lợi thế so sánh cho phát triển kinh tế theo
lý luận của David Ricardo không phù hợp nữa. Ricardo cho rằng các nước
giàu tài nguyên có thể phát triển kinh tế bằng cách xuất khẩu nguyên liệu thô.
Theo các nhà kinh tế học Mỹ Latinh, Ricardo đưa ra thuyết đó vì
nước Anh không có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp, song có
lợi thế về khu vực chế tạo; và vì vậy nước Anh cần theo đuổi thương mại tự
do để có thể nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng chế tạo. Tuy nhiên,
đầu thế kỷ 20, Mỹ vươn lên thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nước này có
gần như đủ loại tài nguyên thiên nhiên, có nền nông nghiệp và khu vực chế
tạo phát triển. Mỹ đã không đi theo đường lối thương mại tự do và chính sự
bảo hộ nông nghiệp của Mỹ đã làm cho xuất khẩu nông sản của Mỹ bị đình
trệ trong thập niên 1920 và thập niên 1930.
Từ lập luận như thế, các nhà kinh tế học Mỹ Latinh chủ trương rằng:
muốn phát triển kinh tế thì phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm
dần tỷ trọng của khu vực sơ khai (nông, lâm, ngư nghiệp và khai thác khoáng
sản) và tăng dần tỷ trọng của khu vực chế tạo và khu vực dịch vụ. Trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu đó, công nghệ là thiết yếu. Quan sát mô hình phát
triển kinh tế của Phổ, theo đó trong khi nông nghiệp còn đang là khu vực chủ
đạo của nền kinh tế, thì công nghiệp nặng đã được Nhà nước ưu tiên phát
triển làm động lực cho công nghiệp hóa, các nhà kinh tế học theo trường phái
cơ cấu chủ trương rằng nhà phát triển kinh tế cần phải có sự can thiệp của
Nhà nước.
Trường phái cơ cấu còn cho rằng quan hệ kinh tế quốc tế (thập niên
1940 đến 1960) là quan hệ các nước đang phát triển cung cấp nguyên liệu thô,
còn các nước phát triển cung cấp hàng hóa chế tạo. Vì vậy, các nước đang
phát triển muốn phát triển nền công nghiệp trong nước phải dựa vào như cầu
trong nước.
16
Kết quả của lý thuyết nói trên về phát triển kinh tế đã làm ra đời chiến
lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu được áp dụng rộng rãi ở các nước
đang phát triển từ thập niên 1950.
Từ thành công của Marshall sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các
nhà kinh tế học phát triển ở các nước phát triển cho rằng các nước đang phát
triển có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế nếu họ nhận được nhiều vốn và nếu
Nhà nước can thiệp hợp lý. Nhân vật tiêu biểu cho các nhà kinh tế này là Walt
W. Rostow.
Rostow cho rằng để trở thành một nước công nghiệp tiên tiến, cần phải
trải qua bốn giai đoạn: (1) xã hội truyền thống; (2) chuẩn bị các tiền đề để cất
cánh; (3) cất cánh; (4) trưởng thành; và (5) chuyển sang xã hội tiêu dùng quy
mô lớn. Các nước đang phát triển ở vào các giai đoạn thứ nhất và thứ hai.
Muốn cất cánh, các nước đang phát triển cần phải thỏa mãn ba điều kiện, đó
là: tăng tỷ lệ đầu tư lên không dưới 10% thu nhập quốc dân thông qua tăng tỷ
lệ tiết kiệm hoặc nhận viện trợ của nước ngoài, có một hoặc một số ngành chế
tạo tăng trưởng nhanh chóng, và có một khung chính trị, xã hội, thể chế cho
phép ngành kinh tế hiện đại phát triển. Rostow nhấn mạnh tốc độ phát triển
mà không đề cập đến thay đổi cơ cấu ngành. Do đó, lý luận của Rostow hàm
ý phát triển kinh tế chính là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong thập niên 1960 và thập niên 1970, các nhà kinh tế học Marxist
mới (American Marxist) đưa ra lý thuyết phát triển phụ thuộc (dependent
development). Thế giới chia làm hai nhóm: nhóm nước giàu và nhóm nước
nghèo. Sự phát triển của nhóm nước nghèo là "sự phát triển phụ thuộc", theo
đó sự phát triển này phụ thuộc vào vốn, thương mại và công nghệ mang đến
từ các nước giàu. Các nước kém phát triển thường phụ thuộc vào các nước
phát triển và bị bóc lột. Ngay trong một nước nghèo có thể có tầng lớp thống
trị (bao gồm chính trị gia, quân nhân,...) có quan hệ khăng khít với các nước
phát triển và các tổ chức quốc tế bóc lột tầng lớp lao động trong nước. Vì vậy,
các nước nghèo không nên đi theo con đường tư bản chủ nghĩa để phát triển
kinh tế và không nên quan hệ kinh tế với các nước tư bản chủ nghĩa. Chủ
trương này hàm ý phát triển kinh tế với nền kinh tế đóng cửa và tự cấp tự túc.
Lý thuyết phát triển phụ thuộc sau đó phát triển hơn, đặc biệt là bởi các
học giả từ Châu Mỹ La Tinh. Phát triển phụ thuộc nhiều khi là cần thiết,
không tránh khỏi. Hầu hết các nước phát triển từ nghèo thành giàu như
Australia, Canada, các nước Đông Á, một số nước Mỹ La tinh như Brazil,
Argentina... đều phải dựa vào phát triển phụ thuộc. Tuy nhiên, kết cục các
17
nước này cũng khác nhau, tùy theo các yếu tố khác, đặc biệt là năng lực lãnh
đạo của nhà nước. Các nước như Hàn Quốc, Đài Loan,... bên cạnh dựa vào
thương mại, công nghệ của nước ngoài (như Mỹ), còn có một nhà nước minh
bạch, có năng lực quản lý.
Vào thập niên 1980, kinh tế học tân cổ điển chủ trương rằng muốn phát
triển kinh tế, các nước đang phát triển phải dựa vào thị trường chứ không phải
vào sự can thiệp của nhà nước. Nói cách khác, họ đề cao phát triển kinh tế
thân thiện với thị trường. Các biện pháp cần thực hiện là xóa bỏ những hạn
chế thị trường, tư nhân hóa, tự do hóa thương mại, giảm đầu tư công cộng như
một cách để giảm sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, tự do hóa
thương mại và tự do hóa tài khoản vốn, v.v... Một chương trình tổng hợp
những biện pháp như vậy được gọi là Đồng thuận Washington. Lý luận tân cổ
điển về phát triển kinh tế này được các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc
tế và Nhóm Ngân hàng Thế giới tán thành. Ngoài ra còn có Lý thuyết phát
triển kinh tế lấy xã hội làm trung tâm; Lý thuyết phát triển kinh tế lấy con
người làm trung tâm và lý thuyết phát triển bền vững.
2.1.3 Tính khách quan, tính xã hội của cơ cấu kinh tế, mô hình tăng
trưởng kinh tế
Tính khách quan: do sự phát triển của lực lượng sản xuất, nên phân
công lao động trong nền kinh tế xã hội biến đổi ngày càng sâu sắc. Hệ quả các
ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế được thay đổi sẽ hình thành một cơ cấu kinh
tế với tỉ lệ cân đối tương ứng với các bộ phận, tỉ lệ đó, từ đó đòi hỏi mô hình
tăng trưởng kinh tế sẽ hình thành và vận động phù hợp. Mọi sự tác động của
nhà nước vào cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế không tuân thủ qui
luật khách quan thì sẽ có nguy cơ không thiết lập được cơ cấu kinh tế, mô
hình tăng trưởng kinh tế tối ưu. Thực tiễn quá trình thiết lập cơ cấu kinh tế và
mô hình tăng trưởng.
Tính chất lịch sử xã hội: sự biến đổi của cơ cấu kinh tế, mô hình kinh tế
luôn gắn liền với sự thay đổi của các yếu tố về chính trị, xã hội của thế giới,
của từng quốc gia, trong từng thời kỳ lịch sử, nhất là ảnh hưởng bởi chiến
lược, tầm nhìn, mục tiêu và chính sách của nhà nước từng thời kỳ. Bởi vì cơ
cấu kinh tế được hình thành còn để phục vụ cho các mục tiêu về chính trị-xã
hội. Sự khác nhau đó bị chi phối bởi quan hệ sản xuất, bởi các đặc trưng văn
hoá xã hội, bởi các yếu tố lịch sử của mỗi dân tộc, bởi chính sách cụ thể của
từng quốc gia.
18
2.1.4 Yếu tố ảnh hưởng cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế
Sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ làm thay đổi quy mô sản xuất,
thay đổi công nghệ, thiết bị, hình thành các ngành nghề mới, biến đổi lao
động giản đơn thành lao động phức tạp, làm dịch chuyển từ ngành này sang
ngành khác. Sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ phá vỡ mô hình kinh tế
hiện hữu, hình thành một mô hình tăng trưởng kinh tế mới phù hợp hơn,
thích ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Nhu cầu tiêu dùng của xã hội sẽ quyết định sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế các ngành, lĩnh vực, bộ phận trong toàn bộ nền kinh tế. Và ngược lại nếu
như xã hội không có nhu cầu về sản phẩm hàng hóa một ngành nào đó, thì cơ
cấu giữa các ngành sẽ không thay đổi. Thị trường và nhu cầu xã hội còn quy
định chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nên tác động trực tiếp đến quy mô, trình
độ phát triển của các ngành kinh tế, cơ sở kinh tế, tác động đến xu hướng phát
triển và phân công lao động xã hội, đến vị trí, tỷ trọng các ngành, lĩnh vực
trong cơ cấu của nền kinh tế quốc gia.
Xu thế toàn cầu hóa, thị trường thế giới thống nhất tạo điều kiện cho
các quốc gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế theo
hướng toàn cầu. Sự biến động về chính trị, xã hội của một nước hay một số
nước, nhất là nước lớn, sẽ tác động mạnh đến các hoạt động xuất nhập khẩu,
thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ,…của các nước khác trên thế giới
và khu vực. Do đó, thị trường và nguồn lực nước ngoài cũng thay đổi, buộc
các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, đảm bảo cho nền kinh tế nước mình ổn định và phát triển.
Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội là định hướng chung cho
mọi thành phần, mọi doanh nghiệp trong cả nước, phấn đấu thực hiện dưới sự
điều tiết của nhà nước thông qua hệ thống luật pháp và các quy định, thể chế
chính sách của nhà nước. Sự điều tiết của nhà nước gián tiếp dẫn dắt các
ngành, lĩnh vực và thành phần kinh tế phát triển, đảm bảo tính cân đối, đồng
bộ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế.
Cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ và suy thoái kinh tế của các quốc
gia lớn trên thế giới năm 2008 đến nay, đã tác động xấu đến kinh tế Việt Nam
nói chung và Hậu Giang nói riêng, nhưng nó cũng mang lại nhiều nhân tố tích
cực hay “động lực” cho việc tìm đến cơ hội như: phá vỡ cục bộ hay toàn cục
cơ cấu kinh tế cũ, mô hình kinh tế đang vận hành, vì với cơ cấu kinh tế cũ và
mô hình hiện hành không đảm bảo khả năng cạnh tranh, không đảm bảo kinh
tế phát triển bền vững, không khai thác hiệu quả các tiềm lực. Nó giúp tái
19
thiết mô hình kinh tế, cơ cấu kinh tế mới, trật tự kinh tế mới, tạo dựng nền
móng vững chắc cho sự phát triển bền vững theo xu hướng toàn cầu hóa, có
khả năng cạnh tranh.
2.1.5 Vai trò của Nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế
- Thiết lập và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách có ảnh hưởng
đến hình thành, hoàn thiện cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế.
- Tạo lập và đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước các cấp
phù hợp với yêu cầu của việc tạo lập cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng
kinh tế.
- Nhà nước tạo lập một môi trường kinh doanh thuận lợi cho quá trình
thiết lập, hoàn thiện cơ cấu kinh tế, mô hình kinh tế.
- Nhà nước còn có vai trò kiểm tra, giám sát, điều chỉnh chúng trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình kinh tế đảm bảo cho nền kinh
tế phát triển bền vững.
- Nhà nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển khoa học công
nghệ, giáo dục, y tế,... nhằm tạo điều kiện tốt cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
mô hình tăng trưởng kinh tế.
2.1.6 Cơ cấu và mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và tỉnh
Hậu Giang
2.1.6.1 Cơ cấu và mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Về mô hình tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam
đã được nghị quyết Hội nghị ban chấp hành Trung ương lần thứ ba, Khóa XI
xác định như sau:
Về mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Chuyển đổi mô hình tăng
trưởng kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý
giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng chất lượng,
hiệu quả, tính bền vững.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam: Thực hiện cơ cấu lại nền
kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các
vùng; thúc đẩy cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược phát triển doanh nghiệp;
tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm,
doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.
Đây là một cơ sở quan trọng nhất để xác định nội dung cốt lõi của mô
hình tăng tưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hậu Giang. Vì
20
thực chất mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế tỉnh là sự cụ thể hóa mô hình
tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của cả nước vào điều kiện cụ thể của tỉnh.
2.1.6.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang
Trên cở sở lý thuyết đó, chúng tôi đồng tình với nhiều nhà khoa học
cho rằng mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh
đến năm 2020 tầm nhìn 2025 là Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ
chủ yếu từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng hợp lý giữa chiều
rộng và chiều sâu dựa trên việc sử dụng hiệu quả 4 nhóm yếu tố chủ yếu: tài
nguyên thiên nhiên - vốn đầu tư - nguồn lao động và khoa học & công nghệ,
vừa mở rộng qui mô SXKD vừa đảm bảo nâng cao chất lượng hiệu quả và sức
cạnh tranh.
Tài nguyên thiên nhiên (Resources): là một trong những yếu tố sản
xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất của tỉnh là đất đai, khoáng
sản, rừng và nguồn nước,... Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để
tăng trưởng kinh tế, nhất là tăng trưởng theo chiều rộng. Vì chúng tạo nên lợi
thế của tỉnh về các yếu sản xuất, có vai trò quan trọng trong tăng trưởng chiều
rộng. Tuy vậy, dây chỉ là nhóm yếu tố ban đầu, chứ không phải duy nhật. Thí
dụ Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ
tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệ
cao, nền kinh tế dựa trên đầu tư chiều sâu có sức cạnh tranh cao.
Lao động: Trước đây, chúng ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật
chất đầu vào giống như yếu tố vốn tài chính và được xác định bằng số lượng
dân số, nguồn lao động của mỗi quốc gia, địa phương.
Nhưng các mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại đã nhấn mạnh đến khía
cạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực, đó là lực lượng lao động
có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có kỹ năng sản xuất, lao động có thể
vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến và
phương pháp mới trong hoạt động kinh tế, những lao động có ý thức kỷ luật
cao và có sức khỏe tốt. Vì vậy, vốn nhân lực có thể đầu tư thông qua giáo dục,
đào tạo hay y tế. Thu nhập đem lại của loại vốn này phụ thuộc vào khả năng
sở hữu của từng cá nhân. Vốn nhân lực có đặc điểm khác biệt tạo nên đặc
trưng khi so với các nhân tố khác như: bản thân vốn nhân lực có thể tự sinh ra
và tăng lên trong quá trình lao động. Khả năng này được hiểu là quá trình gia
tăng kinh nghiệm của người lao động trong quá trình sản xuất làm năng suất
lao động tăng lên. Mặt khác, vốn nhân lực có khả năng chia sẻ, chuyển giao
mà không làm giảm đi nguồn lực ban đầu. Ví như, khi chia sẻ tri thức của
21
người lao động này sang người lao động khác, không làm giảm tri thức của
người đã chia sẻ.
Đối với các nước tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng thì sự đóng góp
của quy mô, số lượng lao động, giá lao động rẻ rất quan trọng. Nhưng số
lượng lực lượng lao động đông đảo không phải là động lực mạnh mẽ cho tăng
trưởng nếu như quốc gia đó có vốn nhân lực thấp. Đặc biệt là các nước, các
địa phương đang tăng trưởng, nơi mà lao động nông nghiệp-nông thôn còn
chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lực lượng lao động.
Vốn: vốn sản xuất là biểu hiện bằng tiền của những tài sản nhằm phục
vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình tăng trưởng và phát triển kinh
tế. Vốn là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng
trưởng kinh tế. Ở nước ta, cũng như các địa phương, do đang ở giai đoạn tăng
trưởng chiều rộng nên sự đóng góp của vốn sản xuất kinh donah thường
chiếm tỷ trọng cao nhất. Đó là sự thể hiện của tính chất tăng trưởng theo
chiều rộng. Tuy vậy, tác động của yếu tố này đang có xu hướng giảm dần và
được thay thế bằng các yếu tố khác trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Có
nhiều lý thuyết kinh tế đề cập đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với
yếu tố vốn. Như lý thuyết Harrod-Domar cho rằng: đầu ra của bất kỳ một đơn
vị kinh tế nào từ một công ty, một ngành hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc
vào tổng vốn đầu tư của đơn vị đó.
Với công thức:
Trong đó:
- g: tốc độ tăng trưởng của sản lượng đầu ra
- s: tỷ lệ tiết kiệm
- k: hệ số vốn đầu ra hay hệ số (ICOR)
- Khoa học và Công nghệ (Technology): sự phát triển của khoa học
đem đến cho thế giới những điều kỳ diệu, cho phép nâng cao năng suất lao
động, nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tạo ưu thế cạnh tranh,
tạo cơ sở để quá trình sản xuất hiệu quả hơn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu
được rất nhiều công nghệ mới trong các lĩnh vực: công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,... đã góp phần gia tăng nhanh chóng,
hiệu quả của sản xuất kinh doanh.
s
g =
k
22
Đề tài cho rằng, mô hình tăng trưởng kinh tế hợp lý của Hậu Giang,
trước hết thể hiện được hiệu quả sử dụng các nhân tố tổng hợp. Năng suất các
yếu tố tổng hợp là một khái niệm để đo lường tác động của các nhân tố tác
động đến tổng sản phẩm nội địa của một nền kinh tế, một địa phương. Năng
suất các yếu tố tổng hợp - Total Factor Productivity (TFP) phản ánh sự đóng
góp của các yếu tố như : kiến thức - kinh nghiệm - kỹ năng lao động - cơ cấu
lại nền kinh tế - hàng hoá, dịch vụ - chất lượng trang thiết bị công nghệ, kỹ
năng quản lý,... tác động của nó không trực tiếp như năng suất bộ phận mà
phải thông qua sự biến đổi của các yếu tố hữu hình, đặc biệt là lao động và
vốn. (Cách gọi khác của TFP là MFP - Multifactor productivity).
Năng suất nhân tố tổng hợp phản ảnh hiệu quả sử dụng các thành tựu
của tiến bộ công nghệ, nghiên cứu triển khai khoa học kỹ thuật vào hoạt động
kinh tế; cũng như tác động của các yếu tố thể chế, chính sách, quá trình mở
cửa, hội nhập, vốn nhân lực; tất cả tạo nên hiệu quả, năng suất sử dụng lao
động cao hơn và tạo nên phần còn lại của thu nhập sau khi loại trừ tác động
của yếu tố vốn và lao động.
Trong khi vốn và lao động được xem như là các nhân tố vật chất có thể
lượng hoá được mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế và được coi
là những nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng. TFP được coi là nhân tố phi vật
chất tác động đến tăng trưởng, được coi là nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu.
Nâng cao TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản xuất với cùng số lượng đầu
vào. Điều này là rất quan trọng đối với người lao động, doanh nghiệp và toàn
nền kinh tế. Đối với người lao động, nâng cao TFP sẽ góp phần nâng thu
nhập, điều kiện lao động được cải thiện. Đối với doanh nghiệp thì có khả
năng mở rộng tái sản xuất. Còn đối với nền kinh tế sẽ nâng cao sức cạnh tranh
trên trường quốc tế, nâng cao phúc lợi xã hội. Sự đóng góp của TFP ngày
càng cao trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh của các quốc
gia trên thế giới. Nhiều quốc gia phát triển có mức đóng góp của TFP vào
tăng trưởng kinh tế chiếm từ 50% đến 75%. Trong khi các quốc gia đang phát
triển TFP đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thường thấp hơn 50%.
Sau đó ICOR: là một chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản
lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn
vị vốn đầu tư trong kỳ đó. Đây là tập hợp các chữ cái đầu của cụm từ tiếng
Anh “Incremental Capital Output Ratio”. Trong tiếng Việt, ICOR còn được
gọi là hệ số sử dụng vốn, hay hệ số đầu tư tăng trưởng, hay tỷ lệ vốn trên sản
lượng tăng thêm.
23
ICOR được tính bằng công thức sau: ICOR = (Kt-Kt-1) / (Yt-Yt-1)
Trong đó: K là vốn, Y là sản lượng, t là kỳ báo cáo, t-1 là kỳ trước.
Cần lưu ý là gia tăng sản lượng có thể nhờ nhiều nhân tố chứ không
phải chỉ nhờ gia tăng vốn đầu tư. Chính vì thế, việc tính ICOR thường giả
định: mọi nhân tố khác không thay đổi và chỉ có gia tăng vốn dẫn tới gia tăng
sản lượng.
Tuy công thức tính ICOR đơn giản, song việc đem so sánh kết quả tính
có thể gây nhiều tranh cãi bởi một số lý do sau: Cách xác định vốn và sản
lượng giữa những người/tổ chức tính toán có thể không thống nhất. Các giả
định nói trên không được thỏa mãn.
Về chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh Hậu Giang: theo quyết định 1446/
TTg của thủ trướng chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung qui hoạch phát
triển kinh tế - xã hội ngày 27/8/2013, thì cơ cấu kinh tế tỉnh Hậu giang đến
năm 2020 là lấy nông-lâm-ngư nghiệp làm nền tảng cho sự phát triển công
nghiệp và dịch vụ, có vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển của Hậu
Giang, với thế mạnh về tự nhiên, nông-lâm-ngư nghiệp được coi là nền tảng
cho phát triển kinh tế tỉnh.
2.1.7 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh
Từ lý thuyết và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô
hình tăng trưởng kinh tế chung. Trong điều kiện cụ thể của tỉnh Hậu Giang,
nhóm nghiên cứu khái quát nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi
mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng năng lực cạnh tranh gồm:
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Một là, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng tập trung
phát triển các ngành mà Hậu Giang có lợi thế lâu dài trong trong việc nâng
cao năng lực cạnh tranh trong khu vực Tây Nam Bộ, cả nước và toàn cầu,
nhằm làm cho tỷ trọng giá trị gia tăng cao, từng bước giảm tỷ trọng các ngành
gia công, sơ chế và khai thác tài nguyên thô.
Hai là, tiếp tục chuyển dịch nội bộ khu vực công nghiệp, theo hướng
phát triển công nghiệp chế biến, phát triển khu công nghiệp, xây dựng cụm
công nghiệp ngành có lợi thế so sánh về địa kinh tế của tỉnh, kết hợp với
chuyển dịch cơ cấu ngành, hình thành chuỗi giá trị và mạng lưới liên kết sản
xuất, kinh doanh trong vùng Tây Nam bộ, cả nước và thế giới, đẩy mạnh
chuyên môn hóa sản xuất, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm.
24
Ba là, chuyển dịch cơ cấu khu vực dịch vụ theo hướng phục vụ hiệu
quả phát triển chuyển dịch khu vực nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, cơ
cấu thành phần kinh tế, cơ cấu khu vực khu kinh tế, cơ cấu đầu tư và cơ cấu
thị trường, nhằm phục vụ tối ưu nhất cho đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh.
Về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế
Một là, duy trì tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, vừa từng bước chiều
sang phát triển theo chiều sâu, trên cơ sở nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng
tài nguyên thiên nhiên về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản..
trên địa bàn tỉnh hiện có, bảo vệ ngày càng tốt hơn môi trường, sinh thái. Trên
cơ sở nâng cao từng bước chất lượng nguồn nhân lực trên tất cả các mặt thể
lực, trí lực, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý.
Tác phong, lỹ luật lao động trong tất cả các ngành, khu vực kinh tế, khu vục
hành chính, y tế, giáo dục.
Hai là, nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP), ICOR, trên cơ sở
ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học - công nghệ, tài nguyên, lao động, vốn
để gia tăng năng suất, nâng cao chất lượng, gia tăng chất lượng, gia tăng hiệu
quả sản xuất, kinh doanh, để tạo tiền đề từng bước chuyển kinh tế tỉnh từ tăng
trưởng chiều rộng sang chiều sâu.
Ba là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài thông qua việc tổ chức rà soát, xây dựng và triển khai áp dụng nghiêm
hệ thống quy định các yêu cầu bắt buộc về công nghệ, về chuyển giao công
nghệ, về thu hút và đào tạo kỹ năng cho người lao động, về bảo vệ môi
trường; hình thành mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh, các ngành công
nghiệp hỗ trợ để hình thành chuỗi giá trị.
Bốn là, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năng lực cạnh tranh hệ
thống doanh nghiệp. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm chất lượng và
đồng bộ; nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư công cho cơ sở hạ tầng; tập
trung vốn có trọng tâm, trọng điểm. Đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng
cường tính hiệu quả, hiệu lực của công tác xây dựng và thực hiện các chiến
lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách.
2.1.8 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh tỉnh Hậu Giang
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi lấy kết quả nghiên cứu của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) được hợp tác nghiên cứu và
trợ giúp của Cơ quan hợp tác Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ US-Aid, trong việc
xác định các chỉ số (indicators) để đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh,
thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf

More Related Content

Similar to Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf

Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf (20)

Luận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi.docLuận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdf
ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdfĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdf
ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdf
 
đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế đại học huế 6772221
đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế   đại học huế 6772221đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế   đại học huế 6772221
đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế đại học huế 6772221
 
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
Th s01.050 giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành ...
 
Luận Văn Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lúa Và Vai Trò Đối Với Đời Sống Người Dân ...
Luận Văn Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lúa Và Vai Trò Đối Với Đời Sống Người Dân ...Luận Văn Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lúa Và Vai Trò Đối Với Đời Sống Người Dân ...
Luận Văn Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lúa Và Vai Trò Đối Với Đời Sống Người Dân ...
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Quảng Ngãi
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi sdt/ ZALO 09345 497 28
Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi  sdt/ ZALO 09345 497 28	Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi  sdt/ ZALO 09345 497 28
Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi sdt/ ZALO 09345 497 28
 
Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.docGiải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
 
Luận Văn Phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn quận Hải Châu.doc
Luận Văn Phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn quận Hải Châu.docLuận Văn Phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn quận Hải Châu.doc
Luận Văn Phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn quận Hải Châu.doc
 
Đề tài: Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao, HAY
Đề tài: Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao, HAYĐề tài: Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao, HAY
Đề tài: Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao, HAY
 
Phân Tích Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế Quảng Nam 9 Điểm.doc
Phân Tích Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế Quảng Nam 9 Điểm.docPhân Tích Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế Quảng Nam 9 Điểm.doc
Phân Tích Chất Lượng Tăng Trưởng Kinh Tế Quảng Nam 9 Điểm.doc
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng Trị
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng TrịLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng Trị
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân tại tp Đông Hà, Quảng Trị
 
Luận Văn tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi tiế...
Luận Văn tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi tiế...Luận Văn tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi tiế...
Luận Văn tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ngãi tiế...
 
Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị.doc
Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị.docPhát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị.doc
Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị.doc
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
 
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.doc
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.docTác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.doc
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam tiếng việt.doc
 
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAYĐề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niênLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Giải Pháp Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế
Luận Văn Nghiên Cứu Các Giải Pháp Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh TếLuận Văn Nghiên Cứu Các Giải Pháp Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế
Luận Văn Nghiên Cứu Các Giải Pháp Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Giải Pháp Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế
Luận Văn Nghiên Cứu Các Giải Pháp Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh TếLuận Văn Nghiên Cứu Các Giải Pháp Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế
Luận Văn Nghiên Cứu Các Giải Pháp Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế
 

More from Man_Ebook

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.pdf

  • 1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI CẤP TỈNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ, CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH HẬU GIANG THEO HƯỚNG CẠNH TRANH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025 Cơ quan chủ trì: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ Chủ nhiệm đề tài: PGs.Ts. ĐÀO DUY HUÂN HẬU GIANG - 2013
  • 2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI CẤP TỈNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ, CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH HẬU GIANG THEO HƯỚNG CẠNH TRANH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025 Cơ quan chủ trì: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ Chủ nhiệm đề tài: PGs.Ts. ĐÀO DUY HUÂN HẬU GIANG - 2013
  • 3. ii I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1. Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. 2. Chủ nhiệm đề tài: PGs.Ts. Đào Duy Huân 3. Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Tây Đô - Địa chỉ: 68 Lộ Hậu Thạnh Mỹ, Lê Bình, Cái Răng, TP. Cần Thơ - Số điện thoại: 07102.473.668 4. Danh sách cán bộ tham gia chính (tên, học vị, chức danh, đơn vị công tác) - Ths.NCS. Võ Minh Sang Trường Đại học Tây Đô - Ths.NCS. Nguyễn Huỳnh Phước Thiện Trường Đại học Tây Đô - Ths.NCS. Đoàn Hoài Nhân Trường Đại học Tây Đô - Ts. Nguyễn Phước Quý Quang Trường Đại học Tây Đô - Ts. Nguyễn Tiến Dũng Trường Đại học Tây Đô - Ths. Đào Duy Tùng Trường ĐH Nam Cần Thơ - Ths. Phòng Thị Huỳnh Mai Trường Đại học Tây Đô - Ths.NCS. Thái Ngọc Vũ Trường Đại học Tây Đô 5.Thời gian thực hiện đã được phê duyệt: Năm bắt đầu: 2012 Năm kết thúc: 2013 6. Thời gian kết thúc thực tế: tháng 12 năm 2013 7. Kinh phí thực hiện đề tài: 263.800.000 đồng II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI 1. Kết quả nghiên cứu 1.1. Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu Làm rõ thêm về lý thuyết mô hình tăng trưởng kinh tế vào điều kiện cụ thể tỉnh Hậu Giang. 1.2. Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả khoa học Là nguồn tài liệu tham khảo tốt cho Ban tái cơ cấu kinh tế tỉnh Hậu Giang. 2. Các sản phẩm khoa học 1. PGS.TS Đào Duy Huân, phân tích, đánh giá kinh tế tư nhân tỉnh Hậu Giang và gợi ý các chính sách, Tạp chí Tài chính-Marketing, Đại học Tài chính- Marketing, tháng 8 năm 2013.
  • 4. iii 2. PGS.TS Đào Duy Huân, phát triển các thành phần kinh tế tỉnh Hậu Giang, Tạp chí hội nhập, Đại học Kinh tế-Tài chính TP.HCM, tháng 12- 2013. 3. PGS.TS Đào Duy Huân, Tái cơ cấu công nghiệp tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ 2015-2020, Tạp chí kinh tế-kỹ thuật, ĐH KT-KT Bình Dương, tháng 5-2014. 4. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang lý thuyết và thực tiễn, dự kiến NXB Đại học Cần Thơ 12/2014. 3. Kết quả tham gia đào tạo sau đại học Số TT Họ và tên học viên Tên luận văn Cấp đào tạo Ghi chú * 1 Lê Anh Dũng Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN tỉnh Hậu Giang Thạc sĩ kinh tế Chủ nhiệm hướng dẫn chính 2 Nguyễn Văn Việt Đánh giá hiệu quả hoạt động của các Khu Công nghiệp tỉnh Hậu Giang Thạc sĩ kinh tế Chủ nhiệm hướng dẫn chính * Ghi các thông tin về: chủ nhiệm đề tài hướng dẫn chính hay tham gia hướng dẫn, thời gian và kết quả bảo vệ. 4. Các kết quả khác (nếu có) Hậu Giang, ngày 02 tháng 5 năm 2014 Xác nhận của tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài (Ký tên và đóng dấu) PGs.Ts. Đào Duy Huân
  • 5. iv TÓM LƯỢC Tỉnh Hậu Giang được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2004 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI. Sau 10 năm thành lập, tỉnh Hậu Giang bước đầu đã hình thành được cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế khá phù hợp với bối cảnh khu vực, trong nước và thế giới. Để cho cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế luôn phù hợp môi trường bên trong và bên ngoài, Hậu Giang vẫn phải tiếp tục chuyển đổi chúng, vì thế đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2025” được đề xuất thực hiện. Mục tiêu chung của đề tài là khái quát các lý thuyết và thực tiễn về cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế, làm khung lý thuyết để phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang những năm qua; từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp tiếp tục thực hiện nhằm thúc đẩy chuyển dịch và chuyển đổi đó theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Các phương pháp nghiên cứu chính sử dụng cho đề tài là thống kế mô tả, thông qua sử dụng dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp chuyên gia, nghiên cứu đối chiếu và đạt được các kết quả sau: Một là, đề tài đã phân tích khái quát các lý thuyết về cơ cấu kinh tế, mô hình kinh tế nói chung để làm cơ sở để xác định cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Hai là, thông qua phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đã có cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn về những kết quả tích cực đạt được và những hạn chế, khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đối mô hình tăng trưởng kinh tế của Hậu Giang theo hướng cạnh tranh. Ba là, thông qua dự báo các yếu tố bên trong và bên ngoài để đề xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hậu Giang đến năm 2020, tập trung phát triển ngành sản xuất lúa gạo chất lượng cao, nuôi thủy sản, cây ăn quả, phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ trên cơ sở lấy nông nghiệp làm nền tảng; phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng cao. Nghĩa là cơ cấu kinh tế Công nghiệp-Dịch vụ-Nông nghiệp. Về mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025 là chuyển từng bước mô hình tăng trưởng theo số lượng sang mô hình phát triển chủ yếu theo chiều sâu theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, giữa tăng trưởng
  • 6. v kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường và đến năm 2030 đạt mức khá của cả nước. Bốn là, đề tài đề xuất các giải pháp đột phá sau: - Tập trung nguồn lực phát triển ngành sản xuất lúa gạo, phát triển vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung ứng dụng hiệu quả các tiến bộ về kỹ thuật, công nghệ sinh học để cho năng suất cao nhất, nghiên cứu, ứng dụng thành công các phương pháp canh tác có tỷ lệ cơ giới hóa cao. Ổn định diện tích đất nông nghiệp, nhât là các khu vực diện tích có năng suât cao. Đổi mới cơ cấu cây trồng phù hợp với sinh thái từng vùng và nhu cầu thị trường. Tập trung đột phá trong giải quyết tăng năng suât bắp, đậu, cây ăn trái. - Tập trung công nghiệp thông qua khai thác thế mạnh của các khu và cụm công nghiệp (Sông Hậu - phát triển công nghiệp tàu thủy và chế biến thủy sản; Phú Hữu A các giai đoạn 1, 2 và 3 - sản xuất giấy và bột giấy, dầu khí, điện chạy than , xi măng; Tân Phú Thạnh - chế biến thủy sản, thức ăn gia súc, nước mắm, gỗ cao cấp, BT đúc sẵn, cơ khí, sản xuất giày và kho xăng dầu và các cụm công nghiệp Nhơn Nghĩa, Vị Thanh, Đông Phú, Ngã Bảy, Long Mỹ) thành động lực phát triển của tỉnh. - Đầu tư có trọng điểm gắn liền với thực thi các chính sách để phát triển khoa học công nghệ; xây dựng và thu hút nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu phát triển đột phá của tỉnh. Tập trung đầu tư và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Kêu gọi các nhà đầu tư để đầu tư các cơ sở đào tạo, các cơ sở dạy nghề chất lượng cao tại tỉnh. - Chăm lo đầu tư nông nghiệp, nông thôn, tập trung xây dựng hoàn thành chương trình nông thôn mới, đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020. - Tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài về đầu tư tại địa bàn tỉnh. Xây dựng đề án thực hiện PPP, trước hết chọn một số công trình hạ tầng trọng điểm thực hiện trên địa bàn; xây dựng đề án dùng quỹ đất để tạo vốn phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn các khu kinh tế trọng điểm của tỉnh. Năm là, Kiến nghị với UBND tỉnh Hậu Giang trong việc tạo môi trường tốt hơn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Kết quả đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô nhình tăng trưởng vẫn còn khác nhau, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, đột phá từng thời kỳ. Vì vậy, đề nghị giao cho các Sở kiểm chứng lại để có kết quả về sự thành công và hạn chế chính xác, mới đưa ra được chính sách và giải pháp khả thi. Kiến nghị Chính Phủ sớm xem xét để có cơ chế chính sách miễn 100% tiền thuê đất xây dựng nhà cho công nhân thuê và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các doanh nghiệp đến tỉnh đầu tư xây dựng nhà cho công nhân thuê tại các khu- cụm công nghiệp tập trung. Cuối cùng, đề tài cũng còn những hạn chế như chưa định lượng, chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp, chưa làm nổi bật mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh.
  • 7. vi MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Thông tin chung về đề tài ii Tóm lược iv Mục lục vi Danh sách chữ viết tắt x Danh sách hình xii Danh sách bảng xiii MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.....................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3 3. Nét mới trong nghiên cứu .................................................................................3 4. Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................................4 5. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................4 6. Bố cục đề tài.....................................................................................................4 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước....................................................................5 1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................................9 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận...................................................................................................12 2.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế ...............12 2.1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế .....................................................12 2.1.1.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế ........................................................12 2.1.2 Cơ cấu kinh tế.........................................................................................14 2.1.3 Tính khách quan, tính XH của cơ cấu KT, mô hình tăng trưởng KT .......17 2.1.4 Yếu tố ảnh hưởng cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế............18 2.1.5 Vai trò của Nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ..........................................................................19 2.1.6 Cơ cấu và mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và tỉnh Hậu Giang19 2.1.6.1 Cơ cấu và mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam..................19
  • 8. vii 2.1.6.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang.......................................20 2.1.7 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh ................................................23 2.1.8 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh tỉnh Hậu Giang......................24 2.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................25 2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................25 2.2.1.1 Dữ liệu thứ cấp............................................................................25 2.2.1.2 Dữ liệu sơ cấp..............................................................................25 2.2.2 Phương pháp phân tích ...........................................................................26 2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả .......................................................26 2.2.2.2 Phương pháp phân tích tổng hợp..................................................26 2.2.2.3 Phương pháp nghiên cứu đối chiếu..............................................27 2.2.2.4 Phương pháp chuyên gia..............................................................27 2.2.2.5 Mô hình kim cương và kim cương đôi của M.Porter....................27 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả đạt được và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu KTNN và nông thôn ..30 3.1.1 Kết quả đạt được ....................................................................................30 3.1.2 Hạn chế ..................................................................................................37 3.2 Kết quả đạt được và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế CN và XD ......39 3.2.1 Kết quả đạt được ....................................................................................39 3.2.2 Hạn chế ..................................................................................................45 3.3 Kết quả đạt được và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế TM và DV......47 3.3.1 Kết quả đạt được ....................................................................................47 3.3.2 Hạn chế ..................................................................................................55 3.4 Đánh giá về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang ....................56 3.4.1 Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang những năm qua vẫn chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng.....................................................................56 3.4.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện có chưa đảm bảo nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong bối cảnh đẩy nhanh hội nhập kinh tế thế giới và khu vực ......................................................................58 3.4.3 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và năng lực cạnh tranh của Hậu giang so với các tỉnh trong khu vực và cả nước.................................................60
  • 9. viii 3.5 Kết quả đạt được và hạn chế trong công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ..........................................................................................................69 3.5.1 Kết quả đạt được ....................................................................................69 3.5.2. Hạn chế .................................................................................................71 3.6 Kết quả đạt được trong xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ................................72 3.7 Đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của công tác xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách ................................................................75 3.7.1 Những thành công ..................................................................................75 3.7.2 Hạn chế của các chính sách ....................................................................77 3.8 Đánh giá những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang giai đoạn 2011- 2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025 ................................................................78 3.8.1 Đánh giá lợi thế, điểm mạnh và hạn chế của HG từ môi trường bên trong..78 3.8.1.1 Những lợi thế, điểm mạnh ................................................................78 3.8.1.2 Những bất lợi, điểm yếu ..............................................................82 3.8.2 Đánh giá những cơ hội, thách thức của HG từ môi trường bên ngoài......85 3.8.2.1 Những cơ hội........................................................................ 85 3.8.2.2 Những thách thức ........................................................................86 3.9 Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025......................................88 3.9.1 Quan điểm, mục tiêu và chỉ tiêu..............................................................88 3.9.1.1 Quan điểm...................................................................................88 3.9.1.2. Mục tiêu .....................................................................................89 3.9.1.3. Các chỉ tiêu chủ yếu.........................................................................90 3.9.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế HG 92 3.9.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..............................................................92 3.9.2.2 Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế......................................96 3.9.2.3 Dự báo chất lượng tăng trưởng ........................................................97 3.9.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với khắc phục những thiếu sót của mô hình tăng trưởng..............................................................................................99 3.9.4 Giải pháp ưu tiên lựa chọn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế.......................99 3.9.4.1 Tái cơ cấu khu vực nông nghiệp ..................................................101 3.9.4.2 Tái cơ cấu khu vực công nghiệp ..................................................105
  • 10. ix 3.9.4.3 Tái cơ cấu khu vực thương mại-dịch vụ.......................................113 3.9.5 Nâng cao năng lực cạnh tranh hệ thống doanh nghiệp.............................115 3.9.6 Đẩy mạnh phát triển các thị trường.........................................................124 3.9.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực......................................................136 3.9.8 Tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm chất lượng và đồng bộ, tập trung vốn đầu tư cơ sở hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm....................141 3.9.9 Đẩy mạnh cải cách hành chính ...............................................................151 3.9.10 Chính sách huy động vốn đầu tư...........................................................156 3.9.11 Lộ trình thực hiện .................................................................................161 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận...........................................................................................................165 Đề nghị ...........................................................................................................166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................169 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 172
  • 11. x DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc gia GO Giá trị sản xuất IFE Ma trận đánh giá yếu tố bên trong EFE Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài SWOT Ma trận điểm mạnh-điểm yếu và cơ hội-nguy cơ QSPM Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng AS Số điểm hấp dẫn TAS Tổng số điểm hấp dẫn WTO Tổ chức thương mại thế giới FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế SPSS Chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê VA Giá trị gia tăng TFP Năng suất các yếu tố tổng hợp ICOR Hệ số sử dụng vốn UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc GAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt SQF Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm IPM Quản lý dịch hại tổng hợp PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh NGO Tổ chức phi chính phủ ODA Viện trợ phát triển chính thức ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ILO Tổ chức Lao động quốc tế R&D Nghiên cứu và phát triển SS So sánh NQ Nghị quyết CNXH Chủ nghĩa xã hội TX Thị xã TP Thành phố HG Hậu Giang NN Nông nghiệp CN Công nghiệp
  • 12. xi NT Nông thôn XD Xây dựng TM Thương mại DV Dịch vụ KTXH Kinh tế xã hội UBND Ủy ban nhân dân SXKD Sản xuất kinh doanh ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu long HTX Hợp tác xã KCN Khu công nghiệp CCN Cụm công nghiệp CNTT Công nghệ thông tin TNHH Trách nhiệm hữu hạn HĐND Hội đồng nhân dân DNTN Doanh nghiệp tư nhân SXSH Sản xuất sạch hơn XKLĐ Xuất khẩu lao động CSDN Cơ sở doanh nghiệp LĐNT Lao động nông thôn PCGD Phổ cập giáo dục TTDN Trung tâm dạy nghề THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông KHCN Khoa học công nghệ BĐS Bất động sản TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam CNPT Công nghệ phụ trợ DNNN Doanh nghiệp nhà nước HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp TTS Thực tập sinh CNC Công nghệ cao TSCĐ Tài sản cố định KTQD Kinh tế quốc dân QL Quốc lộ KCCN Khu cụm công nghiệp CBCC Cán bộ công chức
  • 13. xii DANH SÁCH HÌNH Hình Tựa hình Trang 2.1 Mô hình kim cương của Michael Porter 28 3.1 Loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 61 3.2 Đối tượng tiêu thụ chính của doanh nghiệp 62 3.3 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 62 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hậu Giang 63 3.5 Đồ thị điểm mạnh-điểm yếu của doanh nghiệp Hậu Giang 64 3.6 Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến doanh nghiệp HG 64 3.7 Sự chuẩn bị tình hình kinh doanh thời gian tới của doanh nghiệp HG 66 3.8 Sự tác động của chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Hậu Giang 67 3.9 Định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hậu Giang 68
  • 14. xiii DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 3.1 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản (giá SS 1994) 30 3.2 Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nông-lâm-thủy sản (giá thực tế) 31 3.3 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong nông nghiệp (giá SS 1994) 31 3.4 Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trong nông nghiệp (giá thực tế) 32 3.5 Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá SS 1994) 32 3.6 Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá thực tế) 33 3.7 Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản (giá SS 1994) 34 3.8 Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản (giá thực tế) 34 3.9 Tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng 39 3.10 Quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp tính theo giá trị sản xuất 40 3.11 Quy mô và cơ cấu thành phần tính theo giá trị sản xuất công nghiệp 41 3.12 Quy mô và cơ cấu ngành xây dựng theo giá trị sản xuất 44 3.13 Các cơ sở kinh doanh và lao động thương mại 47 3.14 Mạng luới chợ tỉnh Hậu Giang 48 3.15 Tình hình xuất nhập khẩu của Hậu Giang 50 3.16 Tình hình phát triển du lịch Hậu Giang 52 3.17 Khối lượng vận chuyển hàng hóa 54 3.18 Khối lượng vận chuyển hành khách 55 3.19 Tổng giá trị sản phẩm các khu vực kinh tế giai đoạn 2005-2011 57 3.20 Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế 58 3.21 Chỉ số ICOR và GDP/vốn đầu tư của tỉnh Hậu Giang 59 3.22 Dự báo dân số và nguồn lao động của Hậu Giang đến năm 2020 81 3.23 Tăng trưởng tổng giá trị GDP Hậu Giang 97 3.24 Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế 98 3.25 Các giải pháp ưu tiên lựa chọn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế HG 100 3.26 Sản phẩm chủ yếu của nông nghiệp Hậu Giang đến năm 2020 104 3.27 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất Khu vực II (giá SS 1994) 106 3.28 Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng (VA) Khu vực II (giá SS 1994) 106 3.29 Dự kiến các sản phẩm chủ yếu công nghiệp 108 3.30 Dự kiến phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung đến năm 2020 110 3.31 Dự kiến phát triển Trung tâm thương mại, siêu thị và chợ 135 3.32 Dự báo vốn đầu tư toàn xã hội 2016-2020 157
  • 15. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Tỉnh Hậu Giang được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2004 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI. Sau 10 năm thành lập, kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang đã có bước phát triển khá nhanh, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hậu Giang có lợi thế là trung tâm của tiểu vùng Tây sông Hậu, đầu mối trung chuyển giữa vùng Tây sông Hậu và bắc bán đảo Cà Mau qua quốc lộ 61, đường nối Vị Thanh-Cần Thơ, tuyến đường thủy Thành phố Hồ Chí Minh-Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh-Kiên Giang. Những năm qua được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành ở Trung ương đã tạo nhiều cơ hội cho tỉnh Hậu Giang sớm ổn định tổ chức bộ máy, hỗ trợ vốn đầu tư kết cấu hạ tầng tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, Hậu Giang có điểm mạnh nổi bật là sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Tỉnh Ủy, quản lý điều hành năng động, sáng tạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, sự đồng thuận của nhân dân, sự liên kết với các tỉnh bạn, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nên đã huy động được nhiều nguồn lực thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh 8 năm qua. Chính nhờ sự tận dụng tối đa những cơ hội và sử dụng hiệu quả điểm mạnh trên, Hậu Giang đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với tốc độ cao so với vùng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khá cao 12,38%/năm (năm 2011 đạt 14,12%; năm 2004 là 10,81%). Trong đó, khu vực I: Nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 4,55%/năm (năm 2004 là 3,99%); khu vực II: Công nghiệp-xây dựng tăng bình quân 16,28%/năm (năm 2004 là 12,64%); khu vực III: Dịch vụ tăng bình quân 18,64%/năm (năm 2004 là 12,19%). Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 1994) tăng bình quân 15,59% (năm 2004 là 15,29%); trong đó: nông-lâm-ngư nghiệp tăng 6,76% (năm 2004 là 5,39%), công nghiệp-xây dựng tăng 19,75% (năm 2004 là 9,85%), thương mại-dịch vụ tăng 20,88% (năm 2004 là 17,3%). Tổng giá trị gia tăng của Hậu Giang năm 2011 đạt 15.155 tỷ đồng theo giá thực tế và 7.256 tỷ đồng theo giá so sánh 1994, gấp khoảng 2,3 lần so với năm 2004.
  • 16. 2 Tuy nhiên, những kết quả đạt được như đã trình bày ở trên chỉ là bước đầu, chưa tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của Hậu Giang. Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, nhưng chưa thật ổn định, bền vững; năng lực cạnh tranh kinh tế tỉnh còn thấp, nhất là năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chưa vững chắc so với yêu cầu phát triển, cơ sở hạ tầng của nền kinh tế-xã hội còn yếu kém, chưa đồng bộ; sản xuất nông nghiệp chi phí sản xuất cao, chất lượng hàng hóa nông sản còn thấp, thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chưa ổn định, việc áp dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, công nghiệp phát triển chậm, chưa có nhiều sản phẩm cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước. Quy mô giá trị gia tăng (VA) của Hậu Giang vẫn còn nhỏ so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nếu so tỷ trọng VA của tỉnh với cả vùng trong giai đoạn 2004-2011, chỉ chiếm khoảng 3,7-4,0%, năm 2011 tỷ trọng tổng VA của Hậu Giang so với ĐBSCL là 4,4% (15.155 tỷ đồng so với khoảng 344.000 tỷ đồng). Giá trị gia tăng bình quân đầu người 19,66 triệu đồng, gấp 3,2 lần so với năm 2004 (năm 2004 là 5,99 triệu đồng); quy USD đạt 959 USD (năm 2004 là 383 USD), bằng 73,7%VA/người của cả nước và 84-85%VA/người của vùng ĐBSCL. Tất cả các hạn chế trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Xuất phát từ thực tế đó, việc tiếp tục đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang giai đoạn 2004-2011 và nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy chúng theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015; 2016-2020 và tầm nhìn 2025 là vấn đề cần thiết. Để góp một phần nhỏ về các ý tưởng vào phát triển kinh tế tỉnh Hậu Giang, với sự đồng thuận của Hội đồng Khoa học tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025”. Mục đích của đề tài là thông qua khái quát lý thuyết, để làm cơ sở đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2004-2011. Đồng thời đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
  • 17. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình thực hiện các giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang trong 6 năm (2005-2011), trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp bổ sung nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích, đánh giá thực trạng các giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian qua. (2) Phân tích, đánh giá tác động của các giải pháp hỗ trợ đến thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. (3) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bổ sung nhằm thúc đầy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. 3. Nét mới trong nghiên cứu Thông qua phân tích, đánh giá các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ năm 2005-2011 sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn những kết quả tích cực đạt được và những hạn chế, khó khăn trong quá trình chuyển dịch và nguyên nhân của tình hình. Thông qua dự báo các yếu tố bên trong và bên ngoài để đề xuất các chiến lược ưu tiên trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025, thông qua thiết lập ma trận SWOT (điểm mạnh-yếu, cơ hội-thách thức), ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận QSPM. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bổ sung để tiếp tục thúc đầy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Kiến nghị với UBND tỉnh Hậu Giang trong việc tạo môi trường tốt hơn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
  • 18. 4 4. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ làm tài liệu tham khảo tốt cho Ban tái cơ cấu của tỉnh trong việc đưa ra các chiến lược tái cơ cấu kinh tế tỉnh. Đồng thời nó cũng là dữ liệu tham khảo cho sở Kế hoạch - Đầu tư trong việc hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội , nhất là giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ năm 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025. 5. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu nội hàm tổng thể cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang đến năm 2025. Nghiên cứu đề xuất các chính sách, giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ năm 2011-2015; 2016-2020 và tầm nhìn 2025. Giới hạn sử dụng số liệu thứ cấp đến năm 2011, một số nội dung cập nhật đến năm 2012. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và đề nghị, đề tài gồm 3 chương chính: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả và thảo luận
  • 19. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.1 Tình hình nghiên ngoài nước Về lý thuyết cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế đã được các học giả tiền bối nghiên cứu khá kỹ lưỡng, trong đó phải nói đến lý luận tái sản xuất Tư bản và hình thái Tư bản của Karl Marx. Trong nền kinh tế hiện đại, cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế được các nhà nhiên cứu các nước quan tâm nghiên cứu trên bình diện toàn cầu và từng quốc gia, chẳng hạn: Mô hình dựa vào tài nguyên của D. Ricardo: cho rằng đất đai là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Vì thế, khu vực đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế là nông nghiệp. Của cải, hay sản lượng quốc gia có được là từ đất. Nhưng đất thì có giới hạn, sử dụng quá nhiều thì đất sẽ bạc màu, làm cho năng suất giảm, vì vậy mức giá sẽ tăng, tức lạm phát tăng. Mô hình nhị nguyên (mô hình hai khu vực): lý giải rằng, nguồn gốc của tăng trưởng dựa vào hai yếu tố chính là lao động và vốn. Tăng trưởng kinh tế dựa vào hai khu vực chính là nông nghiệp và công nghiệp. Tiêu biểu cho mô hình này mô hình Lewis của trường phái Tân cổ điển và Harry T.Oshima. Mô hình Harrod-Domar: lại giải thích rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn đưa vào sản xuất tăng lên. Mô hình Sung Sang Park: từ tình hình thực tế trong quá trình tăng trưởng kinh tế của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil,… nhà kinh tế học gốc Hàn Quốc lại cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là tăng cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con người, để có thể có nguồn nhân lực trình độ cao, nhằm tiếp thu và phát triển những công nghệ hiện đại nhất của nhân loại mà không cần đầu tư nghiên cứu và phát triển. Hay nói cách khác, với nguồn nhân lực trình độ cao, một quốc gia có thể “đi tắt, đón đầu” công nghệ của thế giới. Thực tế đã cho thấy, có những quốc gia bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh như nước Đức, nhưng nhờ có nguồn nhân lực với trình độ kỹ thuật cao, tính kỷ luật cao và có sức khỏe tốt, đã nhanh chóng khôi phục kinh tế, đạt được sự tăng trưởng thần kỳ. Về thực tiễn cho thấy ở tất cả các nước đều quan tâm, nhất là sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay, trong có có những quốc gia tiêu biểu như:
  • 20. 6 Trung Quốc: tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, trong đó việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế mới là một trong những nội dung được các nhà khoa học, chính phủ Trung Quốc quan tâm. Bởi vì sau 30 năm phát triển, nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều hiện tượng phức tạp, hoạt động sản xuất có xu hướng giảm sút trong 9 tháng năm 2010, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa trên lợi thế lao động giá rẻ, dựa trên lợi thế về tài nguyên. Sau 3 thập kỷ Trung Quốc đã trở thành công xưởng của thế giới và cho đến nay không có ngành sản xuất nào thực sự có khả năng cạnh tranh trên thế giới. Điều này đã buộc các nhà khoa học Trung Quốc phải nghiên cứu và đề xuất sự cấp bách phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng xây dựng những ngành sản xuất mới có thể tạo ra những sản phẩm có giá trị cao hơn. Trong tăng trưởng chủ yếu nhằm vào nâng cao chất lượng. Một thành tố rất quan trọng của chiến lược mới là sử dụng năng lượng tiết kiệm hơn, hướng mạnh vào thị trường trong nước, chú trọng hơn đến phát triển nông thôn. Trung Quốc đã thực thi một loạt giải pháp toàn diện, song đặc biệt nhấn mạnh một số giải pháp: tăng cường khả năng tự chủ, sáng tạo, xây dựng đất nước theo mô hình đổi mới, sáng tạo, coi đây là điều cốt yếu của chiến lược phát triển, nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất nước. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy cần tránh tăng trưởng tốc độ cao mà quên đi vấn đề môi trường, chú ý xây dựng nền kinh tế tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu và bảo vệ môi trường; phát triển hợp lý vấn đề tam nông. Trung Quốc coi trọng quy hoạch tổng thể sự phát triển thành thị và nông thôn, khai thác phát triển hiệu quả nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu là đất đai, coi trọng sự phát triển con người. Trong đổi mới mô hình tăng trưởng cần đề cao vai trò của các địa phương điển hình là Quảng Đông, từ tỉnh có nền nông nghiệp lạc hậu trở thành tỉnh có nền kinh tế đứng đầu Trung Quốc. Quảng Đông kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, theo con đường CNXH đặc sắc Trung Quốc, kiên định lấy dân làm gốc và tư tưởng giải phóng, dám thử, dám làm, cải cách kinh tế theo hướng thị trường XHCN, xử lý chính xác quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định. Về đổi mới mô hình doanh nghiệp, Trung quốc cũng chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình công ty quản lý, đầu tư vốn và tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp cũng như phương pháp quản trị công ty, minh bạch hóa thông tin, mối quan hệ giữa công ty với cổ đông chiến lược và các công ty khác thuộc danh mục đầu tư.
  • 21. 7 Kỳ họp quốc hội Trung Quốc tháng 3 năm 2011 đã thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ chuyển hóa toàn bộ mô hình kinh tế, từ phương thức tăng trưởng phụ thuộc vào đầu tư và xuất khẩu sang phương thức tăng trưởng mới mà động lực chính là người tiêu dùng Trung Quốc. Để tăng tỷ trọng của tiêu dùng cá nhân trong GDP (từ 35% lên 45%), Đảng cộng sản Trung Quốc chủ trương tăng phần của tiền lương trong giá trị gia tăng bằng biện pháp nâng mức lương tối thiểu cho các đối tượng lao động có thu nhập thấp (70% tổng số lao động) là lao động nông thôn và lao động nông thôn di dân đến thành thị (dân công). Đồng thời cải thiện an sinh xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực y tế và nhà ở, trợ cấp thất nghiệp và tiền hưu. Trung Quốc chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất, từ những ngành công nghiệp thâm dụng tư bản và không tận dụng lao động dư thừa sang những ngành công nghiệp gắn với sự phát triển dịch vụ và sử dụng lao động nhiều hơn, mục tiêu là tăng việc làm với tỷ suất tăng trưởng GDP chậm hơn, bình quân 7%/năm. Đồng thời nâng hạng chất lượng sản phẩm của Trung Quốc từ hạng dưới lên hạng trung và cao. Sau cùng là cải thiện môi trường sinh thái, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, hướng đến mô hình tăng trưởng xanh và sạch hơn. Về mô hình xã hội chính trị, Trung Quốc tiến hành cải cách chính trị và mở rộng dân chủ để duy trì phát triển hiện nay. Trung Quốc cho rằng nếu không có cải cách chính trị thì không thể thực hiện được cải cách kinh tế, mong muốn và sự cần thiết dân chủ và tự do không thể cưỡng lại được. Thái Lan: đã thành công trong nghiên cứu và vận dụng rất thành công trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn như: tạo việc làm thông qua thay đổi và cơ cấu lại hệ thống sản xuất nông nghiệp, mở rộng hoạt động công nghiệp và dịch vụ, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, gắn kết nông nghiệp với công nghiệp chế biến. Trọng tâm của chính sách đào tạo lao động nông thôn nhằm đào tạo lại lao động phục vụ sản xuất nông nghiệp, đào tạo ngành phi nông nghiệp, nhất là chế biến thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, du lịch sinh thái, đào tạo các kỹ năng marketing và buôn bán nông nghiệp quy mô nhỏ, hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp nông thôn quy mô vừa và nhỏ nhằm thu hút lực lượng lao động. Nhật Bản: trong bối cảnh bị cạnh tranh quyết liệt từ các con rồng, con hổ kinh tế châu Á, từ các nền kinh tế công nghiệp mới như: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore đến các gã khổng lồ như Trung Quốc, Ấn Độ,
  • 22. 8 kinh tế Nhật Bản đã tỏ ra chậm chạp, thậm chí là đuối sức trong cuộc đua. Một trong những nguyên nhân đưa Nhật Bản đến thời kỳ suy thoái kéo dài là do mô hình kinh tế định hướng xuất khẩu không còn phù hợp với vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Chính điều đó đã buộc Nhật Bản nghiên cứu và chuyển đổi thành một nền kinh tế tiêu thụ như Mỹ thì mới giúp nền kinh tế này phát triển bền vững hơn. Do vẫn duy trì định hướng xuất khẩu nên mặc dù nằm cách xa trung tâm của cuộc khủng hoảng ở Mỹ và Anh, nền kinh tế Nhật Bản đã được ghi nhận là rơi nhanh nhất và sâu nhất trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Từ nhận thức đó, Nhật đang tìm cách thúc đẩy chuyển đổi mô hình kinh tế với việc phát triển thị trường nội địa làm trọng tâm. Theo đó, chính phủ Nhật đã tìm cách tăng nhu cầu trong nước và bảo vệ đời sống nhân dân theo triết lý “tương thân tương ái”. Khoảng cách nông thôn và thành thị phải được thu hẹp. Thông qua đó sẽ ưu tiên hỗ trợ dân chúng, trợ giúp những gì thiết yếu cho trẻ em, giáo dục, y tế và điều dưỡng trong một xã hội Nhật Bản đang già đi. Chính sách này như chuyển “từ bê tông sang con người”. Nhiều dự án cơ sở hạ tầng đang được xem xét lại để chuyển đổi cấu trúc chính sách tài chính. Như vậy, lần đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới II, trọng tâm chú ý ở Nhật Bản sẽ là những hộ gia đình chứ không phải là các công ty. Cam kết sửa đổi lại chính sách hậu chiến tranh của Nhật Bản và thiết lập một xã hội dựa trên khái niệm “tương thân tương ái” của mình, ông Hatoyama nói rằng “thời kỳ thay đổi thật sự đang nằm phía trước”. Trong quá khứ Nhật Bản đã cho thế giới tận hưởng những sản phẩm công nghệ tiên tiến của họ, nếu chính sách mới ưu tiên công nghệ xanh và vì con người này thành công, Tokyo có thể trao món quà mô hình phát triển kinh tế mới cho các nước láng giềng và thế giới. Malaysia: sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, Malaysia đã nghiên cứu và đưa ra chính sách mới về kinh tế như: tất cả những người bản xứ, cũng như những người thuộc các chủng tộc khác, đều được phép tham gia đấu thầu các công trình, dự án một cách cạnh tranh và minh bạch, phù hợp với các điều luật nghiêm ngặt và rõ ràng. Tập trung nâng cao mức thu nhập cho tất cả các nhóm đối tượng bị thiệt thòi, sống ở các vùng sâu vùng xa. Quỹ tiết kiệm người lao động sẽ được phép đầu tư nhiều hơn vào các tài sản ở nước ngoài. Cơ quan phát triển công nghiệp Malaysia sẽ được hợp
  • 23. 9 nhất và đổi tên thành Cơ quan phát triển đầu tư Malaysia nhằm hoạt động hiệu quả như một cơ quan xúc tiến đầu tư. Một số công ty thuộc Bộ Tài chính có thể sẽ được tư nhân hóa và Công ty dầu khí quốc gia Petronas sẽ chọn hai công ty con có tầm cỡ để niêm yết trên thị trường chứng khoán trong năm nay. Đây là một động thái nhằm làm giảm bớt sự can dự của chính phủ trong hoạt động kinh doanh của công ty và tăng cường vai trò của khu vực tư nhân. Ông Najib cho biết chính phủ sẽ xem xét lại chế độ trợ giá và mở rộng cơ sở tăng doanh thu thông qua việc áp thuế hàng hóa và dịch vụ như đã đề nghị. Malaysia sẽ theo đuổi các chính sách kinh tế phát triển các ngành công nghiệp kinh tế trí thức trong tương lai, nhằm tạo ra nhiều việc làm có mức lương cao và mang lại thịnh vượng cho tất cả mọi người. Việc tạo ra một đất nước có thu nhập cao đồng nghĩa với việc người lao động có mức lương cao hơn nhờ tăng trưởng kinh tế không phải chỉ từ vốn mà còn từ năng suất đạt được thông qua trình độ tay nghề, sự đổi mới, sự phối hợp, thương hiệu mạnh và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, cũng như đảm bảo quyền bảo vệ tác giả. Theo mô hình mới, tất cả mọi người dân đều được quyền cống hiến cũng như hưởng thụ những thành quả kinh tế của đất nước. Tiếp tục phát triển công nghệ thông tin, điện và điện tử, các ngành công nghiệp dựa vào nguyên liệu dầu cọ, dầu mỏ, khí đốt, nhiên liệu sinh học, hàng tiêu dùng, du lịch và nông nghiệp. Malaysia cũng quyết tâm phấn đấu chiếm lĩnh vai trò dẫn đầu trong công nghệ xanh bằng cách phát triển dịch vụ, các ngành công nghiệp xanh có giá trị cao và phấn đấu trở thành một trung tâm sinh học hàng đầu thế giới. 1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, đã xác định trọng tâm quan trọng trong phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2015 là: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công chỉ có thể thành công trên cơ sở tiếp tục đổi mới tư duy và phương pháp xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm và 5 năm để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn nội lực và ngoại lực cho đầu tư phát triển theo quy hoạch.
  • 24. 10 Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng cạnh tranh là dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực chất lượng cao. Dựa trên cơ sở máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất cao cấp để chuyển sang phát triển theo chiều sâu, khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Để sau năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là một trong những thành phố hiện đại, phát triển nhanh và năng động nhất khu vực Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ vươn lên trở thành một trung tâm đa chức năng, trong đó nổi bật là một trung tâm tài chính của khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp giữ vai trò chi phối. Tỉnh Đồng Nai xác định mô hình tăng trưởng kinh tế đến năm 2020 tầm nhìn 2025 là chuyển từ tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu dựa trên việc sử dụng hiệu quả 4 nhóm yếu tố chủ yếu: tài nguyên, vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao và tiến bộ khoa học kỹ thuật bao gồm máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất hiện đại, phần mềm quản lý tiên tiến đảm bảo nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh. Thực tế tỉnh Đồng Nai cho thấy, trong giai đoạn 2011-2015, do các yếu tố của tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng như lao động, tài nguyên thiên nhiên tương đối dồi dào, trong khi trình độ của người lao động và công nghệ vẫn còn hạn chế thì tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng vẫn được tiếp tục. Song, giai đoạn 2016 trở đi, tỉnh Đồng Nai xác định chuyển sang phát triển theo chiều sâu, tức là dựa chủ yếu vào nhân tố TFP (Total Factor Productivity: Năng suất các yếu tố tổng hợp). Trên giác độ các yếu tố đầu vào, một nền kinh tế đạt được tăng trưởng dựa chủ yếu vào 3 nhân tố chính: vốn, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp. Theo mô hình này, tăng trưởng kinh tế được phân thành 2 loại: tăng trưởng theo chiều rộng, phản ánh tăng thu nhập phụ thuộc vào tăng quy mô nguồn vốn, số lượng lao động và lượng tài nguyên thiên nhiên được khai thác; tăng trưởng theo chiều sâu, đó là sự gia tăng thu nhập do tác động của yếu tố TFP. Đối với Tỉnh Hậu Giang, nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (nhiệm kỳ 2010-2015) nhất trí mục tiêu chung: “Tiếp tục phát triển kinh tế-xã hội với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường; tập trung chuyển dịch cơ cầu kinh tế và cơ cấu lao động nông
  • 25. 11 nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội;..” (NQĐH, trang 53). Các hội thảo khoa học và đề án quy hoạch của các sở đã đề cập tất cả các lĩnh vực liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang. Tuy vậy, nếu đi sâu vào, thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, do giai đọan này gắn với quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực mạnh mẽ, nên cần phải được nghiên cứu đầy đủ hơn. Đây chính là vấn đề sẽ được nghiên cứu trong đề tài này.
  • 26. 12 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Khái luận tăng trưởng kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế 2.1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm kinh tế học được dùng để chỉ sự gia tăng về qui mô sản lượng của nền kinh tế của một quốc gia trong một thời gian nhất định, được đo lường bằng chỉ tiêu qui mô và tốc độ tăng GDP, GNP và các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác. Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò quyết định cho phát triển xã hội, là nền tảng vật chất của tiến bộ và văn minh xã hội. Tuy nhiên nội hàm tăng trưởng kinh tế là tăng lên về số lượng, khái niệm này chưa thể hiện đầy đủ chất lượng của sự tăng trưởng, do vậy trên thực tế không phải sự phát triển nào cũng có lợi cho xã hội. Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc năm 1996 đã chỉ ra 5 loại tăng trưởng xấu cần tránh, đó là: - Tăng trưởng không việc làm: không tạo ra việc làm mới. - Tăng trưởng không lương tâm: chỉ quan tâm một bộ phận người giàu có, nhưng không cải thiện điều kiện sống của đại đa số quần chúng. - Tăng trưởng không tiếng nói: không gắn với sự phát triển về dân chủ. - Tăng trưởng không gốc rễ: làm đạo đức xã hội bị suy thoái. - Tăng trưởng không tương lai: làm hủy hoại môi trường sống. Nhiệm vụ của chúng ta là cần phải lựa chọn những loại tăng trưởng tốt, loại bỏ những loại tăng trưởng xấu nhằm hướng tới mục tiêu: tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững. 2.1.1.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế Khái niệm Mô hình tăng trưởng kinh tế: Là sự phản ánh khái quát những đặc tính chủ yếu của phương thức tăng trưởng kinh tế thể hiện các yếu tố tăng trưởng và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng với nhau trong từng điều kiện lịch sử cụ thể nhất định. Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều mô hình tăng trưởng kinh tế. Các mô hình tăng trưởng kinh tế đều hướng tới lý giải nguồn gốc của tăng
  • 27. 13 trưởng kinh tế, để từ đó các nhà hoạch định chính sách chọn lựa mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp. Cụ thể như: Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng: có nhiều lý thuyết và nhiều khái niệm về mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, song chung qui lại là phương thức tăng trưởng sử dụng nhiều vốn, công nghệ lạc hậu, với đa số lao động tay nghề thấp chủ yếu làm gia công, lắp ráp, khai thác và bán rẻ tài nguyên thô hoặc sơ chế. Hệ quả là chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế không cao, thu nhập của người lao động thấp, đời sống còn nhiều khó khăn. Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu: có nhiều cách trình bày khác nhau, chẳng hạn như mô hình dựa vào tài nguyên của D. Ricardo, mô hình nhị nguyên (mô hình hai khu vực), mô hình Harrod-Domar, mô hình Sung Sang. Như vậy, có nhiều lý thuyết về mô hình tăng trưởng kinh tế, mỗi mô hình đều có mặt tích cực và hạn chế của nó. Song nhìn trên tổng thể mô hình Solow, Kaldor và Sung Sang Park là phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Bởi vì mô hình tăng trưởng kinh tế Solow, Kaldor và Sung Sang Park dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nguồn nhân lực chất lượng cao bao hàm trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tính kỷ luật cao và có sức khỏe tốt. Máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất cao cấp hay phần mềm tiên tiến,... chỉ có thể phát huy hiệu quả tối đa nếu được sử dụng bởi nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp bối cảnh các nước đang phát triển hiện nay. Về mô hình kinh tế gắn kết với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội, người ta có thể phân ra các loại mô hình: “mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội trước và tăng trưởng kinh tế sau”, “mô hình tăng trưởng kinh tế trước, công bằng xã hội sau”, “mô hình tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội giải quyết đồng thời”. Trong đề tài này chủ yếu tập trung nghiên cứu mô hình tăng trưởng theo tiêu chí sử dụng nguồn lực để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, do đó chúng tôi sẽ phân tích về các mô hình sau: tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu và mô hình kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu nhằm phát triển và tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
  • 28. 14 Chất lượng của tăng trưởng Hiện nay, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về chất lượng tăng trưởng, mỗi cách tiếp cận có ưu và nhược điểm riêng. Chúng tôi sử dụng các tiêu chí sau đây để đánh giá chất lượng tăng trưởng: - Tăng trưởng kinh tế, thông qua tăng thu nhập quốc dân được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) một cách ổn định, bền vững của kinh tế. - Tăng trưởng kinh tế phải là cơ sở để giúp tăng trưởng công ăn việc làm cho người dân trên phạm vi toàn tỉnh, nhất là lực lượng lao động trong nông nghiệp, nông thôn. - Tăng trưởng kinh tế sẽ là cơ sở để tăng thu nhập GNP, sức mua cho người dân trong tỉnh, từ đó cải thiện thường xuyên đời sống của người dân, phát triển thị trường nội địa của tỉnh. - Tăng trưởng kinh tế sẽ góp phần vào phát triển tri thức, trình độ học vấn, y tế và văn hóa tinh thần cho đông đảo người dân trong tỉnh. - Tăng trưởng với việc tăng của cải hay vốn tự có của kinh tế tỉnh, nghĩa là tăng nội lực của tỉnh (tức là tài sản hiện có trừ đi nợ nước ngoài và tài nguyên không tái tạo được đã khai thác). - Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường thiên nhiên. 2.1.2 Cơ cấu kinh tế Theo C. Marx, cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất. C.Márx đồng thời nhấn mạnh, khi phân tích cơ cấu, phải chú ý đến cả hai khía cạnh là chất lượng và số lượng, cơ cấu chính là sự phân chia về chất và tỉ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội. Như vậy, cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Cơ cấu kinh tế được thể hiện trên hai phương diện vật chất kỹ thuật và kinh tế-xã hội. Về phương diện vật chất kỹ thuật: gồm có cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực kinh tế phản ánh số lượng, vị trí, tỉ trọng các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế; cơ cấu theo quy mô, trình độ kỹ thuật, công nghệ của các loại hình tổ chức sản xuất phản ánh chất lượng các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế; cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ phản ánh khả năng kết hợp, khai thác tài nguyên, tiềm lực kinh tế-xã hội của các vùng phục vụ cho mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân thống nhất.
  • 29. 15 Về phương diện kinh tế-xã hội: bao gồm cơ cấu theo các thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của mọi thành viên xã hội; Cơ cấu kinh tế theo trình độ phát triển của quan hệ hàng hóa tiền tệ. Nó phản ánh khả năng giải quyết mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các ngành, lĩnh vực và các bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân thống nhất. Thập niên 1940, giới nghiên cứu kinh tế học ở Mỹ Latinh cho rằng thuyết thương mại tự do để phát huy lợi thế so sánh cho phát triển kinh tế theo lý luận của David Ricardo không phù hợp nữa. Ricardo cho rằng các nước giàu tài nguyên có thể phát triển kinh tế bằng cách xuất khẩu nguyên liệu thô. Theo các nhà kinh tế học Mỹ Latinh, Ricardo đưa ra thuyết đó vì nước Anh không có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp, song có lợi thế về khu vực chế tạo; và vì vậy nước Anh cần theo đuổi thương mại tự do để có thể nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng chế tạo. Tuy nhiên, đầu thế kỷ 20, Mỹ vươn lên thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nước này có gần như đủ loại tài nguyên thiên nhiên, có nền nông nghiệp và khu vực chế tạo phát triển. Mỹ đã không đi theo đường lối thương mại tự do và chính sự bảo hộ nông nghiệp của Mỹ đã làm cho xuất khẩu nông sản của Mỹ bị đình trệ trong thập niên 1920 và thập niên 1930. Từ lập luận như thế, các nhà kinh tế học Mỹ Latinh chủ trương rằng: muốn phát triển kinh tế thì phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng của khu vực sơ khai (nông, lâm, ngư nghiệp và khai thác khoáng sản) và tăng dần tỷ trọng của khu vực chế tạo và khu vực dịch vụ. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đó, công nghệ là thiết yếu. Quan sát mô hình phát triển kinh tế của Phổ, theo đó trong khi nông nghiệp còn đang là khu vực chủ đạo của nền kinh tế, thì công nghiệp nặng đã được Nhà nước ưu tiên phát triển làm động lực cho công nghiệp hóa, các nhà kinh tế học theo trường phái cơ cấu chủ trương rằng nhà phát triển kinh tế cần phải có sự can thiệp của Nhà nước. Trường phái cơ cấu còn cho rằng quan hệ kinh tế quốc tế (thập niên 1940 đến 1960) là quan hệ các nước đang phát triển cung cấp nguyên liệu thô, còn các nước phát triển cung cấp hàng hóa chế tạo. Vì vậy, các nước đang phát triển muốn phát triển nền công nghiệp trong nước phải dựa vào như cầu trong nước.
  • 30. 16 Kết quả của lý thuyết nói trên về phát triển kinh tế đã làm ra đời chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu được áp dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển từ thập niên 1950. Từ thành công của Marshall sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà kinh tế học phát triển ở các nước phát triển cho rằng các nước đang phát triển có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế nếu họ nhận được nhiều vốn và nếu Nhà nước can thiệp hợp lý. Nhân vật tiêu biểu cho các nhà kinh tế này là Walt W. Rostow. Rostow cho rằng để trở thành một nước công nghiệp tiên tiến, cần phải trải qua bốn giai đoạn: (1) xã hội truyền thống; (2) chuẩn bị các tiền đề để cất cánh; (3) cất cánh; (4) trưởng thành; và (5) chuyển sang xã hội tiêu dùng quy mô lớn. Các nước đang phát triển ở vào các giai đoạn thứ nhất và thứ hai. Muốn cất cánh, các nước đang phát triển cần phải thỏa mãn ba điều kiện, đó là: tăng tỷ lệ đầu tư lên không dưới 10% thu nhập quốc dân thông qua tăng tỷ lệ tiết kiệm hoặc nhận viện trợ của nước ngoài, có một hoặc một số ngành chế tạo tăng trưởng nhanh chóng, và có một khung chính trị, xã hội, thể chế cho phép ngành kinh tế hiện đại phát triển. Rostow nhấn mạnh tốc độ phát triển mà không đề cập đến thay đổi cơ cấu ngành. Do đó, lý luận của Rostow hàm ý phát triển kinh tế chính là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong thập niên 1960 và thập niên 1970, các nhà kinh tế học Marxist mới (American Marxist) đưa ra lý thuyết phát triển phụ thuộc (dependent development). Thế giới chia làm hai nhóm: nhóm nước giàu và nhóm nước nghèo. Sự phát triển của nhóm nước nghèo là "sự phát triển phụ thuộc", theo đó sự phát triển này phụ thuộc vào vốn, thương mại và công nghệ mang đến từ các nước giàu. Các nước kém phát triển thường phụ thuộc vào các nước phát triển và bị bóc lột. Ngay trong một nước nghèo có thể có tầng lớp thống trị (bao gồm chính trị gia, quân nhân,...) có quan hệ khăng khít với các nước phát triển và các tổ chức quốc tế bóc lột tầng lớp lao động trong nước. Vì vậy, các nước nghèo không nên đi theo con đường tư bản chủ nghĩa để phát triển kinh tế và không nên quan hệ kinh tế với các nước tư bản chủ nghĩa. Chủ trương này hàm ý phát triển kinh tế với nền kinh tế đóng cửa và tự cấp tự túc. Lý thuyết phát triển phụ thuộc sau đó phát triển hơn, đặc biệt là bởi các học giả từ Châu Mỹ La Tinh. Phát triển phụ thuộc nhiều khi là cần thiết, không tránh khỏi. Hầu hết các nước phát triển từ nghèo thành giàu như Australia, Canada, các nước Đông Á, một số nước Mỹ La tinh như Brazil, Argentina... đều phải dựa vào phát triển phụ thuộc. Tuy nhiên, kết cục các
  • 31. 17 nước này cũng khác nhau, tùy theo các yếu tố khác, đặc biệt là năng lực lãnh đạo của nhà nước. Các nước như Hàn Quốc, Đài Loan,... bên cạnh dựa vào thương mại, công nghệ của nước ngoài (như Mỹ), còn có một nhà nước minh bạch, có năng lực quản lý. Vào thập niên 1980, kinh tế học tân cổ điển chủ trương rằng muốn phát triển kinh tế, các nước đang phát triển phải dựa vào thị trường chứ không phải vào sự can thiệp của nhà nước. Nói cách khác, họ đề cao phát triển kinh tế thân thiện với thị trường. Các biện pháp cần thực hiện là xóa bỏ những hạn chế thị trường, tư nhân hóa, tự do hóa thương mại, giảm đầu tư công cộng như một cách để giảm sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, tự do hóa thương mại và tự do hóa tài khoản vốn, v.v... Một chương trình tổng hợp những biện pháp như vậy được gọi là Đồng thuận Washington. Lý luận tân cổ điển về phát triển kinh tế này được các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Nhóm Ngân hàng Thế giới tán thành. Ngoài ra còn có Lý thuyết phát triển kinh tế lấy xã hội làm trung tâm; Lý thuyết phát triển kinh tế lấy con người làm trung tâm và lý thuyết phát triển bền vững. 2.1.3 Tính khách quan, tính xã hội của cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế Tính khách quan: do sự phát triển của lực lượng sản xuất, nên phân công lao động trong nền kinh tế xã hội biến đổi ngày càng sâu sắc. Hệ quả các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế được thay đổi sẽ hình thành một cơ cấu kinh tế với tỉ lệ cân đối tương ứng với các bộ phận, tỉ lệ đó, từ đó đòi hỏi mô hình tăng trưởng kinh tế sẽ hình thành và vận động phù hợp. Mọi sự tác động của nhà nước vào cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế không tuân thủ qui luật khách quan thì sẽ có nguy cơ không thiết lập được cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế tối ưu. Thực tiễn quá trình thiết lập cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng. Tính chất lịch sử xã hội: sự biến đổi của cơ cấu kinh tế, mô hình kinh tế luôn gắn liền với sự thay đổi của các yếu tố về chính trị, xã hội của thế giới, của từng quốc gia, trong từng thời kỳ lịch sử, nhất là ảnh hưởng bởi chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu và chính sách của nhà nước từng thời kỳ. Bởi vì cơ cấu kinh tế được hình thành còn để phục vụ cho các mục tiêu về chính trị-xã hội. Sự khác nhau đó bị chi phối bởi quan hệ sản xuất, bởi các đặc trưng văn hoá xã hội, bởi các yếu tố lịch sử của mỗi dân tộc, bởi chính sách cụ thể của từng quốc gia.
  • 32. 18 2.1.4 Yếu tố ảnh hưởng cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế Sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ làm thay đổi quy mô sản xuất, thay đổi công nghệ, thiết bị, hình thành các ngành nghề mới, biến đổi lao động giản đơn thành lao động phức tạp, làm dịch chuyển từ ngành này sang ngành khác. Sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ phá vỡ mô hình kinh tế hiện hữu, hình thành một mô hình tăng trưởng kinh tế mới phù hợp hơn, thích ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nhu cầu tiêu dùng của xã hội sẽ quyết định sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành, lĩnh vực, bộ phận trong toàn bộ nền kinh tế. Và ngược lại nếu như xã hội không có nhu cầu về sản phẩm hàng hóa một ngành nào đó, thì cơ cấu giữa các ngành sẽ không thay đổi. Thị trường và nhu cầu xã hội còn quy định chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nên tác động trực tiếp đến quy mô, trình độ phát triển của các ngành kinh tế, cơ sở kinh tế, tác động đến xu hướng phát triển và phân công lao động xã hội, đến vị trí, tỷ trọng các ngành, lĩnh vực trong cơ cấu của nền kinh tế quốc gia. Xu thế toàn cầu hóa, thị trường thế giới thống nhất tạo điều kiện cho các quốc gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng toàn cầu. Sự biến động về chính trị, xã hội của một nước hay một số nước, nhất là nước lớn, sẽ tác động mạnh đến các hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ,…của các nước khác trên thế giới và khu vực. Do đó, thị trường và nguồn lực nước ngoài cũng thay đổi, buộc các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế nước mình ổn định và phát triển. Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội là định hướng chung cho mọi thành phần, mọi doanh nghiệp trong cả nước, phấn đấu thực hiện dưới sự điều tiết của nhà nước thông qua hệ thống luật pháp và các quy định, thể chế chính sách của nhà nước. Sự điều tiết của nhà nước gián tiếp dẫn dắt các ngành, lĩnh vực và thành phần kinh tế phát triển, đảm bảo tính cân đối, đồng bộ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ và suy thoái kinh tế của các quốc gia lớn trên thế giới năm 2008 đến nay, đã tác động xấu đến kinh tế Việt Nam nói chung và Hậu Giang nói riêng, nhưng nó cũng mang lại nhiều nhân tố tích cực hay “động lực” cho việc tìm đến cơ hội như: phá vỡ cục bộ hay toàn cục cơ cấu kinh tế cũ, mô hình kinh tế đang vận hành, vì với cơ cấu kinh tế cũ và mô hình hiện hành không đảm bảo khả năng cạnh tranh, không đảm bảo kinh tế phát triển bền vững, không khai thác hiệu quả các tiềm lực. Nó giúp tái
  • 33. 19 thiết mô hình kinh tế, cơ cấu kinh tế mới, trật tự kinh tế mới, tạo dựng nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững theo xu hướng toàn cầu hóa, có khả năng cạnh tranh. 2.1.5 Vai trò của Nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế - Thiết lập và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách có ảnh hưởng đến hình thành, hoàn thiện cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế. - Tạo lập và đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước các cấp phù hợp với yêu cầu của việc tạo lập cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng kinh tế. - Nhà nước tạo lập một môi trường kinh doanh thuận lợi cho quá trình thiết lập, hoàn thiện cơ cấu kinh tế, mô hình kinh tế. - Nhà nước còn có vai trò kiểm tra, giám sát, điều chỉnh chúng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình kinh tế đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. - Nhà nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển khoa học công nghệ, giáo dục, y tế,... nhằm tạo điều kiện tốt cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế. 2.1.6 Cơ cấu và mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và tỉnh Hậu Giang 2.1.6.1 Cơ cấu và mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam Về mô hình tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam đã được nghị quyết Hội nghị ban chấp hành Trung ương lần thứ ba, Khóa XI xác định như sau: Về mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam: Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược phát triển doanh nghiệp; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Đây là một cơ sở quan trọng nhất để xác định nội dung cốt lõi của mô hình tăng tưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hậu Giang. Vì
  • 34. 20 thực chất mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế tỉnh là sự cụ thể hóa mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của cả nước vào điều kiện cụ thể của tỉnh. 2.1.6.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế Hậu Giang Trên cở sở lý thuyết đó, chúng tôi đồng tình với nhiều nhà khoa học cho rằng mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh đến năm 2020 tầm nhìn 2025 là Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chủ yếu từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu dựa trên việc sử dụng hiệu quả 4 nhóm yếu tố chủ yếu: tài nguyên thiên nhiên - vốn đầu tư - nguồn lao động và khoa học & công nghệ, vừa mở rộng qui mô SXKD vừa đảm bảo nâng cao chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh. Tài nguyên thiên nhiên (Resources): là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất của tỉnh là đất đai, khoáng sản, rừng và nguồn nước,... Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để tăng trưởng kinh tế, nhất là tăng trưởng theo chiều rộng. Vì chúng tạo nên lợi thế của tỉnh về các yếu sản xuất, có vai trò quan trọng trong tăng trưởng chiều rộng. Tuy vậy, dây chỉ là nhóm yếu tố ban đầu, chứ không phải duy nhật. Thí dụ Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệ cao, nền kinh tế dựa trên đầu tư chiều sâu có sức cạnh tranh cao. Lao động: Trước đây, chúng ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất đầu vào giống như yếu tố vốn tài chính và được xác định bằng số lượng dân số, nguồn lao động của mỗi quốc gia, địa phương. Nhưng các mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực, đó là lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế, những lao động có ý thức kỷ luật cao và có sức khỏe tốt. Vì vậy, vốn nhân lực có thể đầu tư thông qua giáo dục, đào tạo hay y tế. Thu nhập đem lại của loại vốn này phụ thuộc vào khả năng sở hữu của từng cá nhân. Vốn nhân lực có đặc điểm khác biệt tạo nên đặc trưng khi so với các nhân tố khác như: bản thân vốn nhân lực có thể tự sinh ra và tăng lên trong quá trình lao động. Khả năng này được hiểu là quá trình gia tăng kinh nghiệm của người lao động trong quá trình sản xuất làm năng suất lao động tăng lên. Mặt khác, vốn nhân lực có khả năng chia sẻ, chuyển giao mà không làm giảm đi nguồn lực ban đầu. Ví như, khi chia sẻ tri thức của
  • 35. 21 người lao động này sang người lao động khác, không làm giảm tri thức của người đã chia sẻ. Đối với các nước tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng thì sự đóng góp của quy mô, số lượng lao động, giá lao động rẻ rất quan trọng. Nhưng số lượng lực lượng lao động đông đảo không phải là động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng nếu như quốc gia đó có vốn nhân lực thấp. Đặc biệt là các nước, các địa phương đang tăng trưởng, nơi mà lao động nông nghiệp-nông thôn còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lực lượng lao động. Vốn: vốn sản xuất là biểu hiện bằng tiền của những tài sản nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vốn là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Ở nước ta, cũng như các địa phương, do đang ở giai đoạn tăng trưởng chiều rộng nên sự đóng góp của vốn sản xuất kinh donah thường chiếm tỷ trọng cao nhất. Đó là sự thể hiện của tính chất tăng trưởng theo chiều rộng. Tuy vậy, tác động của yếu tố này đang có xu hướng giảm dần và được thay thế bằng các yếu tố khác trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Có nhiều lý thuyết kinh tế đề cập đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với yếu tố vốn. Như lý thuyết Harrod-Domar cho rằng: đầu ra của bất kỳ một đơn vị kinh tế nào từ một công ty, một ngành hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng vốn đầu tư của đơn vị đó. Với công thức: Trong đó: - g: tốc độ tăng trưởng của sản lượng đầu ra - s: tỷ lệ tiết kiệm - k: hệ số vốn đầu ra hay hệ số (ICOR) - Khoa học và Công nghệ (Technology): sự phát triển của khoa học đem đến cho thế giới những điều kỳ diệu, cho phép nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tạo ưu thế cạnh tranh, tạo cơ sở để quá trình sản xuất hiệu quả hơn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu được rất nhiều công nghệ mới trong các lĩnh vực: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,... đã góp phần gia tăng nhanh chóng, hiệu quả của sản xuất kinh doanh. s g = k
  • 36. 22 Đề tài cho rằng, mô hình tăng trưởng kinh tế hợp lý của Hậu Giang, trước hết thể hiện được hiệu quả sử dụng các nhân tố tổng hợp. Năng suất các yếu tố tổng hợp là một khái niệm để đo lường tác động của các nhân tố tác động đến tổng sản phẩm nội địa của một nền kinh tế, một địa phương. Năng suất các yếu tố tổng hợp - Total Factor Productivity (TFP) phản ánh sự đóng góp của các yếu tố như : kiến thức - kinh nghiệm - kỹ năng lao động - cơ cấu lại nền kinh tế - hàng hoá, dịch vụ - chất lượng trang thiết bị công nghệ, kỹ năng quản lý,... tác động của nó không trực tiếp như năng suất bộ phận mà phải thông qua sự biến đổi của các yếu tố hữu hình, đặc biệt là lao động và vốn. (Cách gọi khác của TFP là MFP - Multifactor productivity). Năng suất nhân tố tổng hợp phản ảnh hiệu quả sử dụng các thành tựu của tiến bộ công nghệ, nghiên cứu triển khai khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh tế; cũng như tác động của các yếu tố thể chế, chính sách, quá trình mở cửa, hội nhập, vốn nhân lực; tất cả tạo nên hiệu quả, năng suất sử dụng lao động cao hơn và tạo nên phần còn lại của thu nhập sau khi loại trừ tác động của yếu tố vốn và lao động. Trong khi vốn và lao động được xem như là các nhân tố vật chất có thể lượng hoá được mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế và được coi là những nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng. TFP được coi là nhân tố phi vật chất tác động đến tăng trưởng, được coi là nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu. Nâng cao TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản xuất với cùng số lượng đầu vào. Điều này là rất quan trọng đối với người lao động, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Đối với người lao động, nâng cao TFP sẽ góp phần nâng thu nhập, điều kiện lao động được cải thiện. Đối với doanh nghiệp thì có khả năng mở rộng tái sản xuất. Còn đối với nền kinh tế sẽ nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, nâng cao phúc lợi xã hội. Sự đóng góp của TFP ngày càng cao trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh của các quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia phát triển có mức đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế chiếm từ 50% đến 75%. Trong khi các quốc gia đang phát triển TFP đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thường thấp hơn 50%. Sau đó ICOR: là một chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳ đó. Đây là tập hợp các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh “Incremental Capital Output Ratio”. Trong tiếng Việt, ICOR còn được gọi là hệ số sử dụng vốn, hay hệ số đầu tư tăng trưởng, hay tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm.
  • 37. 23 ICOR được tính bằng công thức sau: ICOR = (Kt-Kt-1) / (Yt-Yt-1) Trong đó: K là vốn, Y là sản lượng, t là kỳ báo cáo, t-1 là kỳ trước. Cần lưu ý là gia tăng sản lượng có thể nhờ nhiều nhân tố chứ không phải chỉ nhờ gia tăng vốn đầu tư. Chính vì thế, việc tính ICOR thường giả định: mọi nhân tố khác không thay đổi và chỉ có gia tăng vốn dẫn tới gia tăng sản lượng. Tuy công thức tính ICOR đơn giản, song việc đem so sánh kết quả tính có thể gây nhiều tranh cãi bởi một số lý do sau: Cách xác định vốn và sản lượng giữa những người/tổ chức tính toán có thể không thống nhất. Các giả định nói trên không được thỏa mãn. Về chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh Hậu Giang: theo quyết định 1446/ TTg của thủ trướng chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngày 27/8/2013, thì cơ cấu kinh tế tỉnh Hậu giang đến năm 2020 là lấy nông-lâm-ngư nghiệp làm nền tảng cho sự phát triển công nghiệp và dịch vụ, có vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển của Hậu Giang, với thế mạnh về tự nhiên, nông-lâm-ngư nghiệp được coi là nền tảng cho phát triển kinh tế tỉnh. 2.1.7 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh Từ lý thuyết và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế chung. Trong điều kiện cụ thể của tỉnh Hậu Giang, nhóm nghiên cứu khái quát nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng năng lực cạnh tranh gồm: Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Một là, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng tập trung phát triển các ngành mà Hậu Giang có lợi thế lâu dài trong trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực Tây Nam Bộ, cả nước và toàn cầu, nhằm làm cho tỷ trọng giá trị gia tăng cao, từng bước giảm tỷ trọng các ngành gia công, sơ chế và khai thác tài nguyên thô. Hai là, tiếp tục chuyển dịch nội bộ khu vực công nghiệp, theo hướng phát triển công nghiệp chế biến, phát triển khu công nghiệp, xây dựng cụm công nghiệp ngành có lợi thế so sánh về địa kinh tế của tỉnh, kết hợp với chuyển dịch cơ cấu ngành, hình thành chuỗi giá trị và mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh trong vùng Tây Nam bộ, cả nước và thế giới, đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm.
  • 38. 24 Ba là, chuyển dịch cơ cấu khu vực dịch vụ theo hướng phục vụ hiệu quả phát triển chuyển dịch khu vực nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu khu vực khu kinh tế, cơ cấu đầu tư và cơ cấu thị trường, nhằm phục vụ tối ưu nhất cho đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh. Về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Một là, duy trì tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, vừa từng bước chiều sang phát triển theo chiều sâu, trên cơ sở nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản.. trên địa bàn tỉnh hiện có, bảo vệ ngày càng tốt hơn môi trường, sinh thái. Trên cơ sở nâng cao từng bước chất lượng nguồn nhân lực trên tất cả các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý. Tác phong, lỹ luật lao động trong tất cả các ngành, khu vực kinh tế, khu vục hành chính, y tế, giáo dục. Hai là, nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP), ICOR, trên cơ sở ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học - công nghệ, tài nguyên, lao động, vốn để gia tăng năng suất, nâng cao chất lượng, gia tăng chất lượng, gia tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, để tạo tiền đề từng bước chuyển kinh tế tỉnh từ tăng trưởng chiều rộng sang chiều sâu. Ba là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua việc tổ chức rà soát, xây dựng và triển khai áp dụng nghiêm hệ thống quy định các yêu cầu bắt buộc về công nghệ, về chuyển giao công nghệ, về thu hút và đào tạo kỹ năng cho người lao động, về bảo vệ môi trường; hình thành mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh, các ngành công nghiệp hỗ trợ để hình thành chuỗi giá trị. Bốn là, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năng lực cạnh tranh hệ thống doanh nghiệp. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm chất lượng và đồng bộ; nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư công cho cơ sở hạ tầng; tập trung vốn có trọng tâm, trọng điểm. Đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường tính hiệu quả, hiệu lực của công tác xây dựng và thực hiện các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách. 2.1.8 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh tỉnh Hậu Giang Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi lấy kết quả nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) được hợp tác nghiên cứu và trợ giúp của Cơ quan hợp tác Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ US-Aid, trong việc xác định các chỉ số (indicators) để đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho