SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
Download to read offline
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Môi trường Trường Đại học Tài nguyên & Môi
trường TP.HCM, và sự đồng ý của thầy hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn, em đã
thực hiện đề tài “NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ SỬ DỤNG
NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ CHO NGÀNH MAY MẶC: ÁP DỤNG ĐIỂN HÌNH TẠI
CÔNG TY TNHH MTV LT”.
Để hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã tận tình
hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại Trường
ĐH Tài nguyên & Môi trường TP.HCM.
Em xin cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Truyền và các anh chị tại Trung tâm Tư vấn
Dịch vụ Tài nguyên Môi trường – ĐH Tài nguyên & Môi trường TP.HCM đã tạo điều
kiện rất tốt để em có thể tiếp cận với môi trường thực tế nhằm phục vụ cho luận văn.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn,
cảm ơn thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em định hướng nghiên cứu, thực hiện và
hoàn thành luận văn.
Mặc dù nghiên cứu đã hoàn thành, nhưng do mới bắt đầu với công tác nghiên
cứu khoa học, tiếp cận với thực tế sản xuất cũng như còn hạn chế về kiến thức và thời
gian thực hiện nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô góp ý bổ
sung để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, xin gửi đến mọi người lời cảm ơn chân thành và lời chúc sức khỏe.
Trân trọng!
SVTH: Ngô Chí Hiễn
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Sản xuất sạch hơn (SXSH) và Sử dụng năng lượng hiệu quả (SDNLHQ) là hai
chiến lược đã được xác lập và hữu hiệu giúp giảm thiểu chi phí, mang lại lợi nhuận bằng
cách giảm thiểu chất thải. Hiện nay SXSH và SDNLHQ thường được tính hợp để bổ
sung tốt cho nhau và việc lồng ghép 2 hoạt động có thể mang lại sự đồng vận để mở
rộng phạm vi ứng dụng và mang lại lợi ích lớn hơn cả về môi trường và kinh tế. Ngành
may mặc Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Tuy vậy, ngành may mặc của Việt Nam cũng đang phải đương đầu với những thách thức
không nhỏ. Áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) và sử dung hiệu quả năng lượng
(SDNLHQ) sẽ là lựa chọn tối ưu cho ngành công nghiệp may mặc.
Luận văn được thực hiện với mục đích nghiên cứu và đề xuất áp dụng các giải
pháp SXSH – SDNLHQ cho Công ty TNHH MTV TL theo hướng chủ động ngăn ngừa
giảm thiểu, sử dụng hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Luận
văn chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu hiện trạng sử dụng nước, nguyên vật liệu và năng lượng,
từ đó tìm ra các nguyên nhân gây lãng phí nước, nhiên liệu cho lò hơi, lãng phí điện…
trong quá trình sản xuất và đề xuất các giải pháp tiết kiệm. Quá trình đánh giá sản xuất
sạch hơn gồm các nội dung: thành lập đội sản xuất sạch hơn; xác định được các trọng
tâm đánh giá như: Tiết kiệm nước, điện, hệ thống lò hơi; nguyên nhân gây lãng phí từ
đó xây dựng các cơ hội sản xuất sạch hơn; sàng lọc các giải pháp sản xuất sạch hơn;
đánh giá tính khả thi của các giải pháp ; sau đó tiến hành lựa chọn các giải pháp, lên kế
hoạch thực hiện; tiếp theo là tiến hành thực hiện các giải pháp, đánh giá kết quả thực
hiện và duy trì các giải pháp sản xuất sạch hơn.
Đặc biệt, sau một thời gian áp dụng các biện pháp thực tế tại Công ty nhằm tiết
kiệm nước đã mang lại các kết quả khả quan, cụ thể: Nghiên cứu đã thực hiện 8 giải
pháp nhằm giảm thiểu và tiết kiệm nước tại Công ty; với chi phí đầu tư ban đầu khoảng
75 triệu đồng; lợi ích thu được là đã giảm được trung bình khoảng 104 m3
/ngày, tiết
kiệm được khoảng 54 triệu đồng/tháng.
ABSTRACT
Cleaner production (CP) and Energy Efficiency (EE) are two strategies for
reducing waste which are affirmed to be effective beneficial cost saving. Nowadays,
they are normally combined and mixed in order to expand their application and bring
broader benefits for both the environment and economics. The Vietnamese garment
industry has always been leading the national export for many years, however, it is
facing difficult challenges. To deal with them, Cleaner production and Energy
Efficiency can be employed as the most optimal solutions.
The thesis has been conducted to research and recommend Cleaner production
and Energy Efficiency for TL limited Company in order to eliminate waste and take the
most of the energy source for its sustainable development. The main content of the thesis
focuses on analyzing the practice of using water, materials and energy in the company
in order to find out the reasons of water, electricity, boiler fuel waste in the production
process, and recommend possible solutions. The evaluation process of cleaner
production includes establishing spectator team, identifying key criteria of evaluation
such as reasons of waste, choosing cleaner production solutions, analyzing the
possibility of each solutions, building and carrying on the action plans, evaluating the
results, and finally maintaining the cleaner production process.
Specially, after a period of application of practical measures in order to save
water company has brought positive results, particularly: Research was carried out to
minimize 8 solution and save water at the company; the initial investment cost of about
75 million VND; benefits are reduced an average of about 104 m3 / day, saving about
54 million VND/ month.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Tp,Hồ Chí Minh, ngày……tháng……năm 2016
Giảng viên hướng dẫn
PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Tp,Hồ Chí Minh, ngày…..tháng…..năm 2016
Giảng viên phản biện
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... i
DANH MỤC BẢNG............................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH.................................................................................. iv
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................1
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG.....................................................................................2
1. Mục tiêu ..............................................................................................................2
2. Nội dung .............................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................2
4. Phạm vi................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 4
1.1. SẢN XUẤT SẠCH HƠN – SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ...........4
1.1.1. Sản xuất sạch hơn (SXSH) ...........................................................................4
1.1.2. Sử dụng năng lượng hiệu quả (SDNLHQ) ...................................................4
1.1.3. Lợi ích của việc lồng ghép SXSH – SDNLHQ ............................................5
1.1.4. Các bước thực hiện SXSH – SDNLHQ........................................................6
1.2. NGÀNH MAY MẶC Ở VIỆT NAM – TRÊN THẾ GIỚI .............................8
1.2.1. Trên thế giới..................................................................................................8
1.2.2. Tại Việt Nam ................................................................................................9
1.3. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG SXSH – SDNLHQ TRONG NGÀNH MAY MẶC
VIỆT NAM – THẾ GIỚI………………………………………………..………...11
1.3.1. Trên thế giới................................................................................................11
1.3.2. Tại Việt Nam ..............................................................................................13
1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH MAY MẶC ..........13
1.4.1. Chất thải rắn (CTR) ....................................................................................13
1.4.2. Nước thải ....................................................................................................14
1.4.3. Khí thải .......................................................................................................14
1.4.4. Chất thải nguy hại (CTNH).........................................................................14
1.4.5. Tiếng ồn, độ rung........................................................................................14
1.4.6. Sử dụng hóa chất.........................................................................................15
1.4.7. Tiêu thụ điện, nước .....................................................................................15
1.4.8. Tiêu thụ nhiên liệu khác..............................................................................15
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV TL...................... 16
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV TL.............................................16
2.1.1. Thông tin chung..........................................................................................16
2.1.2. Nhóm SXSH – SDNLHQ...........................................................................17
2.2. THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY ........................17
2.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất hàng may mặc.............................................17
2.2.2. Số liệu sản xuất...........................................................................................19
2.2.3. Tình hình tiêu thụ nguyên liệu, nhiên liệu và hóa chất...............................19
2.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY..........................................23
2.3.1. Hệ thống hồ sơ, báo cáo môi trường...........................................................23
2.3.2. Hiện trạng môi trường tại Công ty..............................................................24
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH – SDNLHQ
CHO CÔNG TY TNHH MTV TL................................................................... 29
3.1. ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT SẠCH HƠN - SỬ DỤNG NĂNG LƯƠNG HIỆU
QUẢ TẠI CÔNG TY……………………………….………………………..........29
3.1.1. Trọng tâm đánh giá.....................................................................................29
3.1.2. Đánh giá tìm năng tiết kiệm nước tại Công ty............................................29
3.1.3. Đánh giá hiện trạng lò hơi và tiềm năng tiết kiệm .....................................35
3.1.4. Đánh giá các vấn đề tiêu thụ điện năng chính và tiềm năng tiết kiệm .......38
3.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN - SỬ DỤNG NĂNG
LƯỢNG HIỆU QUẢ……………………………………..…………………….…40
3.2.1. Giải pháp tiết kiệm nước.............................................................................40
3.2.2. Giải pháp tiết kiệm nhiên liệu cho lò hơi....................................................46
3.2.3. Giải pháp tiết kiệm điện năng.....................................................................51
3.3. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI KHI ÁP DỤNG SXSH – SDNLHQ
TẠI CÔNG TY………………………………………………...…………………..57
3.3.1. Khó khăn.....................................................................................................57
3.3.2. Thuận lợi.....................................................................................................57
3.4. XÂY DỰNG CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SXSH –
SDNLHQ CHO CÔNG TY………………………………….………………........58
3.4.1. Giai đoạn 1: Tuyên truyền ..........................................................................58
3.4.2. Giai đoạn 2: Chuẩn bị.................................................................................58
3.4.3. Giai đoạn 3: Triển khai...............................................................................58
3.4.4. Giai đoạn 4: Đánh giá.................................................................................59
3.5. KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐẠT ĐƯỢC SAU THỜI GIAN THỰC HIỆN ....59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 64
Kết luận………………………………………………….……...………………….64
Kiến nghị...................................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 66
PHỤ LỤC........................................................................................................... 67
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD Biological Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh học)
CBCNV Cán bộ công nhân viên
COD Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học)
CTNH Chất thải nguy hại
CTR Chất thải rắn
GSV Global Security Verification (Xác nhận bảo mật toàn cầu)
HDSDNPL Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu
IFC International Finance Corporation (Công ty tài chính quốc tế)
KCN Khu công nghiệp
NAMA National Appropriate Mitigation Action (Hành động giảm nhẹ khí nhà
kính phù hợp với điều kiện quốc gia)
NPL Nguyên phụ liệu
PCCC Phòng cháy chữa cháy
SDNLHQ Sử dụng năng lượng hiệu quả
SS Suspended solids (Các chất rắn lơ lửng)
SXSH Sản xuất sạch hơn
TCKT Tiêu chuẩn kỹ thuật
WRAP Worldwide Responsible Accredited Production (Tổ chức công nhận
trách nhiệm sản xuất toàn cầu)
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thông tin tình hình phát triển của ngành May mặc Việt Nam.............10
Bảng 2.1: Thông tin chung về Công ty.................................................................16
Bảng 2.2. Nhóm SXSH – SDNLHQ tại Công ty..................................................17
Bảng 2.3. Danh mục nhu cầu về nguyên, nhiên liệu và hóa chất sử dụng ...........20
Bảng 2.4. Nhu cầu sử dụng điện, nước tại Công ty..............................................20
Bảng 2.5. Thông tin về lò hơi ...............................................................................21
Bảng 2.6. Thông tin về giải nhiệt nhà xưởng .......................................................22
Bảng 2.7. Thông tin về hệ thống chiếu sáng tại Công ty......................................22
Bảng 2.8. Danh mục thiết bị, máy móc quan trọng tại Công ty ...........................22
Bảng 2.9. Hệ thống hồ sơ, báo cáo môi trường tại Công ty .................................23
Bảng 2.10. Kết quả đo nồng độ khí thải lò hơi.....................................................24
Bảng 2.11. Kết quả phân tích nước thải ...............................................................26
Bảng 2.12. Chất thải nguy hại phát sinh trong một tháng ....................................27
Bảng 3.1. Đánh giá nhu cầu sử dụng nước tại Công ty ........................................30
Bảng 3.2. Tổng kết các nguyên nhân và cơ hội tiết kiệm nước tại Công ty.........34
Bảng 3.3. Công suất thiết kế lò hơi của Công ty ..................................................36
Bảng 3.4. Thông tin nhiên liệu sử dụng cho lò hơi tại Công ty............................36
Bảng 3.5. Tổng kết nguyên nhân và đề xuất các cơ hội tiết kiệm nhiên liệu cho lò
hơi tại Công ty.......................................................................................................37
Bảng 3.6. Tổng kết nguyên nhân và đề xuất cơ hội tiết kiệm điện năng tại TL...40
Bảng 3.7. Thông tin giải pháp quản lý, giám sát tiêu thụ nước...........................40
Bảng 3.8. Phân công trách nhiệm và khoán định mức cho các bộ phận ..............41
Bảng 3.9. Thông tin giải pháp khắc phục rò rỉ hệ thống cấp nước.......................43
Bảng 3.10. Thông tin giải pháp tăng cường công tác bảo trì hệ thống van vòi ở các
nhà vệ sinh.............................................................................................................43
Bảng 3.11. Thông tin giải pháp điều chỉnh lưu lượng các vòi rửa tay .................44
Bảng 3.12. Thông tin giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức.......................45
Bảng 3.13. Thông tin giải pháp quản lý hiệu suất sinh hơi cho lò hơi .................46
Bảng 3.14. Thông tin giải pháp thu hồi nước ngưng cho lò hơi...........................48
Bảng 3.15. So sánh bẫy hơi dạng nhiệt và bẫy hơi dạng tiết lưu .........................51
Bảng 3.16. Thông tin giải pháp thay đổi phương án cấp hơi bằng đốt gas cho nhà
ăn...........................................................................................................................49
Bảng 3.17. So sánh đèn T8 và Led 22W ..............................................................51
Bảng 3.18. Thông tin giải pháp tắt đèn khi không sử dụng..................................52
Bảng 3.19. Thông tin giải pháp thay đổi máy may cũ thành máy may điện tử....53
Bảng 3.20. Tổng hợp các giải pháp đề xuất..........................................................56
Bảng 3.21. Các giải pháp thực tế đã được thực hiện............................................59
Bảng 3.22. Kết quả đạt được sau một tháng áp dụng các biện pháp tiết kiệm
nước......................................................................................................................63
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Sơ đồ các bước tiến hành đánh giá SXSH – SDNLHQ..........................7
Hình 1.2. Biểu đồ quy mô ngành công nghiệp may mặc toàn cầu. .......................9
Hình 1.3. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam................10
Hình 1.4. Biểu đồ thể hiện mức tiêu thụ điện trung bình mỗi tháng của Allwear từ
năm 2007 – 2009...................................................................................................12
Hình 2.1. Sơ đồ tổng quan quy trình sản xuất hang may mặc tại Công ty...........18
Hình 2.2. Biểu đồ sản lượng sản phẩm của Công ty năm 2015 ...........................19
Hình 3.1. Nguyên nhân gấy thất thoát nước.........................................................33
Hình 3.2. Hệ thống lò hơi của Công ty.................................................................35
Hình 3.3. Bố trí đèn chiếu sáng tại Công ty..........................................................39
Hình 3.4. Hệ thống máy nén khí tại Công ty........................................................39
Hình 3.5. Sơ đồ lắp đồng hồ nước đối với Khu A của công ty. ...........................42
Hình 3.6. Sơ đồ hệ thống lò hơi sử dụng bộ hâm nước để gia nhiệt cho nước
cấp.........................................................................................................................50
Hình 3.7. Phương pháp điều khiển PID tiết kiệm điện năng cho máy nén khí….61
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 1
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành may mặc Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là ngành xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề
ngày càng chiếm tỷ trọng lớn cùng với sự ưu đãi từ các chính sách của Nhà nước, ngành
may mặc đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa, vừa đảm
bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Theo bối cảnh kinh tế ảm đạm trên toàn
cầu trong năm 2015, giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tăng 9,43% so với cùng
kỳ là 27,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đối với Hoa Kỳ tăng 11,5% là 10,9 tỷ USD. Hoa
Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam với tỷ lệ 40,3% trong tổng
giá trị xuất khẩu. Thứ hai là Châu Âu với 12,5%, Nhật Bản với 10,2% và Hàn Quốc với
7,8%. Dự kiến những năm tiếp theo kim ngạch xuất khẩu ngành May mặc sẽ tăng cao
do thuế suất giảm mạnh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ở khu vực
phía Nam, có khoảng trên 70% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc đòi hỏi
một số lượng lớn nguồn nhân lực có trình độ cao trong những năm tới. Vào cuối năm
2015, Việt Nam đã ký kết các Hiệp định Thương mại tự do FTA, Hiệp định Đối tác
xuyên Thái Bình Dương TPP, FTA Việt Nam-EU, FTA Hàn Quốc. Việt Nam thiết lập
quan hệ thương mại tự do với 55 quốc gia và các đối tác, trong đó 15 là thành viên của
G20. Hơn nữa, 59 quốc gia thừa nhận rằng Việt Nam có tình trạng kinh tế thị trường
đầy đủ.
Có thể thấy trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hóa
đáng kể. Nhiều cơ sở từ sử dụng máy may cơ đã chuyển sang sử dụng máy may điện tử
với công suất cao hơn, được lập trình sẵn nên đường may đẹp, mũi chỉ tinh xảo, giảm
bớt được công đoạn cắt chỉ thừa. Các sản phẩm May mặc của Việt Nam đã có chất lượng
ngày một tốt hơn và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản chấp
nhận.
Tuy vậy, ngành may mặc của Việt Nam cũng đang phải đương đầu với những
thách thức không nhỏ. Một mặt, xuất phát điểm của may mặc Việt Nam còn thấp, công
nghiệp phụ trợ chưa thực sự phát triển, nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu, tỷ lệ gia
công cao, năng lực cạnh tranh còn yếu hơn các nước trong khu vực và trên thế giới... là
thách thức khi hội nhập kinh tế toàn cầu. Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đến năm 2020, ngành dệt may phấn đấu đạt giá trị xuất khẩu 30 tỷ USD. Để
đạt được con số này, ngành dệt may Việt Nam đang áp dụng nhiều biện pháp thúc đẩy
sản xuất, nhưng đồng thời cũng cần đặc biệt quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường.
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 2
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
Trong đó, áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) và sử dung hiệu quả năng lượng
(SDNLHQ) sẽ là lựa chọn tối ưu cho ngành công nghiệp may mặc.
Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập vào WTO thì các sản phẩm của
Việt Nam buộc phải đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường thế giới,
trong đó có sản phẩm của ngành may mặc. Điển hình Công ty TNHH MTV TL là một
doanh nghiệp sản xuất hang May mặc xuất khẩu với số lượng lớn ra nước ngoài, trong
khi sản phẩm đạt chất lượng tốt nhưng công ty vẫn luôn quan tâm đến các vấn đề về tiết
kiệm nguồn tài nguyên, năng lượng nhằm cải thiện môi trường và hướng đến phát triển
bền vững.
Chính vì vậy, luận văn “NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN
VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ CHO NGÀNH MAY MẶC: ÁP DỤNG
ĐIỂN HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV LT” được thực hiện với mục đích cải thiện
năng suất sản xuất, giảm thiểu và sử dụng hợp lý năng lượng và nước cho công ty…
theo hướng chủ động ngăn ngừa giảm thiểu, sử dụng hiệu quả, góp phần thực hiện mục
tiêu phát triển bền vững.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG
1. Mục tiêu
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm:
- Giảm thiểu chi phí sản xuất thông qua việc tiết kiệm nước và năng lượng.
- Giảm chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất góp phần giảm chi phí sản xuất
và giảm ô nhiễm môi trường.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín cho công ty.
2. Nội dung
2.1. Nội dung 1: Tổng quan tài liệu
- Tổng quan về ngành may mặc.
- Tổng quan về SXSH – SDNLHQ.
2.2. Nội dung 2: Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp SXSH – SDNLHQ tại công
ty
- Tổng quan về công ty.
- Đánh giá SXSH – SDNLHQ.
- Áp dụng thử nghiệm việc giảm tiêu thụ nước.
2.3. Nội dung 3: Kết luận, kiến nghị
- Thảo luận, chia sẻ về kết quả đạt được từ quá trình áp dung vào thực tiễn. Rút ra
các phương pháp, công cụ có thể áp dụng đối với lĩnh vực sản xuất khác.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 3
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
Các số liệu và các thông tin được thu thập thông qua các tài liệu về SXSH –
SDNLHQ, tài liệu chuyên ngành về sản xuất hàng may mặc, các trang wed về ngành
sản xuất hàng may mặc và tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp. Các số liệu và thông
tin bao gồm:
- Các hoạt động SXSH – SDNLHQ trên Thế giới và tại Việt Nam.
- Tổng quan về ngành công nghiệp may mặc.
- Công nghệ sản xuất, năng suất, lượng nước và năng lượng sử dụng, tình hình
quản lý.
3.2. Phân tích tài liệu
Các số liệu thu thập được tiến hành phân tích lựa chọn sao cho phù hợp với điều
kiện thực tế của doanh nghiệp.
3.3. Phương pháp đánh giá nhanh
Khảo sát, đánh giá nhanh các khu vực có dấu hiệu rò rỉ, thất thoát nước, năng
lượng.
3.4. Phương pháp đo đạc
- Đo đạc số liệu lưu lượng nước.
- Đo đạc các thiết bị sử dụng năng lượng.
3.5. Phương pháp chuyên gia
Tham vấn các chuyên gia về SXSH – SDNLHQ nhằm hoàn thiện đề xuất các giải
pháp SXSH – SDNLHQ.
3.6. Phương pháp áp dụng đánh giá SXSH – SDNLHQ
Áp dụng cách thức SXSH – SDNLHQ đã được phát triển tại Việt Nam và toàn
bộ 6 bước SXSH – SDNLHQ cho ngành may mặc tại Đồng Nai.
4. Phạm vi
- Tìm hiểu, đưa ra hướng đánh giá SXSH – SDNLHQ trong ngành may mặc.
- Nghiên cứu cụ thể cho một công ty tại Tỉnh Đồng Nai.
- Ứng dụng thử nghiệm việc giảm tiêu thụ nước.
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 4
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SẢN XUẤT SẠCH HƠN – SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ
Sản xuất sạch hơn (SXSH) và Sử dụng năng lượng hiệu quả (SDNLHQ) là hai
chiến lược đã được xác lập và hữu hiệu giúp giảm thiểu chi phí và mang lại lợi nhuận
bằng cách giảm thiểu chất thải. Tuy nhiên, cả hai đều mới chỉ được áp dụng đơn lẻ và
hầu như ít hoặc không được áp dụng cùng lúc. Xu hướng hiện nay SXSH và SDNLHQ
thường được tính hợp để bổ sung tốt cho nhau và việc lồng ghép 2 hoạt động có thể
mang lại sự đồng vận để mở rộng phạm vi ứng dụng và mang lại lợi ích lớn hơn cả về
môi trường và kinh tế.
1.1.1. Sản xuất sạch hơn (SXSH)
UNEP định nghĩa: “Sản xuất sạch hơn là quá trình ứng dụng liên tục một chiến
lược tổng hợp phòng ngừa về môi trường trong các quá trình công nghệ, các sản phẩm
và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất kinh tế và giảm thiểu hoàn toàn các rủi ro đối với
con người và môi trường”
 Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng,
loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất
thải ngay tại nguồn thải.
 Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt
chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
 Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát
triển các dịch vụ.
Mục tiêu của SXSH là tránh tạo ra chất thải ngay từ đầu và tránh ô nhiễm bằng
cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Điều
này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển
thành sản phẩm.
1.1.2. Sử dụng năng lượng hiệu quả (SDNLHQ)
Vào đầu những năm 70 thì những nỗ lực cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng
đã bắt đầu được tiến hành, chủ yếu là do nhu cầu giảm chi phí sản xuất. Hiện nay,
SDNLHQ luôn được xem xét dưới góc độ của nhiều bộ phận và vì thiếu một phương
pháp luận được xác lập nên thường được làm theo tập quán và rời rạc. Theo đó, từng
quốc gia đã phát triển những chiến lược của riêng mình để giải quyết vấn đề sử dụng
năng lượng hiệu quả và các chi phí năng lượng đầu vào.
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 5
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
Rất ít nơi thực hiện SDNLHQ quan tâm về các kết quả môi trường khi thực hiện
SDNLHQ và - mặc dù một số những giải pháp SDNLHQ đã mang lợi lợi ích cho môi
trường cũng không giành được nhiều sự chú ý về khía cạnh này. Đối với những nơi thực
hiện SDNLHQ, giảm chi phí là một vấn đề quan trọng và họ vẫn ưu tiên những giải
pháp giúp tiết kiệm về mặt chi phí kể cả khi những giải pháp này có tác động xấu đến
môi trường.
Những hoạt động sử dụng hiệu quả năng lượng của UNEP thường tập trung vào
nhu cầu của các nước đang phát triển và quốc gia có nền kinh tế trong quá trình chuyển
đổi. Các hoạt động liên quan đến các khía cạnh khác nhau của nghiên cứu công nghệ,
phát triển, chuyển giao và thương mại hóa, cũng như thúc đẩy công nghiệp mới và sáng
tạo năng lượng hiệu quả phương pháp và kỹ thuật.
1.1.3. Lợi ích của việc lồng ghép SXSH – SDNLHQ
Tiếp cận việc tích hợp SXSH-SDNLHQ sẽ giúp mang lại những lợi ích sau:
 Gói dịch vụ mở rộng mang lại lợi ích lớn hơn (sự đồng vận)
Khi tài nguyên được định giá ở mức thấp (hoặc có thể được trợ giá) và các vấn
đề môi trường chưa được xem là quan trọng thì giải pháp SXSH có thể không thu hút
được nhiều sự quan tâm. Lúc đó, nếu kết hợp với lợi ích từ SDNLHQ thì có thể đề xuất
một gói giải pháp hấp dẫn hơn. Tương tự, sự lôi cuốn của vấn đề giảm tiêu hao năng
lượng trong thời điểm giá năng lượng giảm xuống có thể được nhân lên khi kết hợp với
SXSH. Tiếp cận SXSH-SDNLHQ tích hợp đúc rút từ số lượng lớn hơn những thực hành
sản xuất tốt nhất nên mang lại các giải pháp kinh doanh toàn diện và có nhiều lợi ích
hơn về mặt kinh tế .
 Thị phần của sản phẩm được mở rộng hơn
SXSH-SDNLHQ có thể giúp tạo ra những sản phẩm thực sự ‘thân thiện với sinh
thái’. Sản phẩm ‘xanh’, bảo đảm cả nhãn đánh giá tính sinh thái và năng lượng, nên sẽ
giúp sản phẩm có thêm lợi thế cạnh tranh - có thể giành được thị phần tốt hơn.
 Việc tích hợp bảo đảm cho tính bền vững của các giải pháp SDNLHQ
Cho đến nay, tiếp cận SDNLHQ đang thịnh hành, về bản chất, có định hướng
theo nhiệm vụ (kiểu "kê toa") và vì thế không được xem là hoạt động quản lý hàng ngày
tại doanh nghiệp. Một tình trạng phổ biến là các chương trình SDNLHQ kết thúc ngay
khi các nhà tư vấn rời khỏi công ty và kết quả là các chương trình vẫn mang tính rời rạc
và diễn ra trong thời gian ngắn. Ngược lại, áp dụng liên tục là một đặc điểm chính của
SXSH. Khi SXSH và SDNLHQ tích hợp, khái niệm "liên tục" mở rộng cho SDNLHQ
và do đó đảm bảo tính bền vững lâu dài cho thực hiện SDNLHQ.
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 6
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
 Hỗ trợ thực hiện các hiệp định và nghị định thư toàn cầu
Trong những năm gần đây một loạt các hiệp định và nghị định thư của khu vực
và toàn cầu đã được xây dựng nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường và năng lượng.
SXSH-SDNLHQ có thể giúp kiểm soát những vấn đề này dễ dàng hơn so với khi chỉ áp
dụng SXSH hay SDNLHQ đơn lẻ. Một số quốc gia ban hành luật về SXSH, một số quốc
gia khác lại ban hành luật về SDNLHQ; nếu kết hợp hai luật này sẽ giúp thực hiện đồng
thời những biện pháp bảo toàn nguyên vật liệu và năng lượng. Nhóm công tác SXSH-
SDNLHQ có thể đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ chính phủ một quốc gia đạt
được mục tiêu này.
 Bớt lặp lại nhiệm vụ và tạo ra sự đồng vận giữa các mục tiêu của SXSH và
SDNLHQ
Khi không tích hợp, các chuyên gia SXSH và SDNLHQ mất nhiều thời gian để
thu thập và phân tích dữ liệu một cách riêng biệt và sau đó thực hiện các giải pháp tiết
kiệm nguyên liệu và năng lượng cũng theo cách đơn lẻ. Khi tích hợp, nỗ lực chung và
đồng thời sẽ giúp tiết kiệm nhiều thời gian thu thập và phân tích dữ liệu sẽ dẫn đến nhiều
cách thức đơn giản hơn để giải quyết những vấn đề độc lập về lãng phí nguyên vật liệu
và năng lượng.
 Dễ dàng tiếp cận với nhiều nguồn vốn hơn
Có những nguồn vốn trong khu vực và trên toàn cầu chỉ dành cho SXSH hoặc
chỉ dành cho SDNLHQ. Có thể tiếp cận với tất cả những nguồn vốn này bằng cách tích
hợp SXSH-SDNLHQ.
 SXSH-SDNLHQ mở đường cho việc thực hiện Hệ thống Quản lý Môi trường
(EMS)
Tiếp cận SXSH-SDNLHQ tích hợp, với phương pháp luận của mình sẽ giúp dễ
dàng triển khai và duy trì một Hệ thống Quản lý Môi trường (EMS) toàn diện hơn.
1.1.4. Các bước thực hiện SXSH – SDNLHQ
SXSH – SDNLHQ là một quá trình liên tục. Sau khi kết thúc một đánh giá SXSH
– SDNLHQ, đánh giá tiếp theo cần được tiến hành để cải thiện hiện trạng tốt hơn hoặc
bắt đầu với phạm vi đánh giá mới.
SXSH - SDNLHQ được xây dựng và như chiến lược hiệu quả giúp doanh nghiệp
trong việc giảm chi phí và tăng lợi nhuận nhờ giảm phát thải. Việc tích hợp hai tiếp cận
này đã mở rộng phạm vi ứng dụng và đem lại kết quả hiệu quả hơn về kinh tế và môi
trường. Việc tích hợp có thể được thực hiện thông qua áp dụng phương pháp luận có hệ
thống được mô tả bên dưới.
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 7
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
Hình 1.1. Sơ đồ các bước tiến hành đánh giá SXSH – SDNLHQ.
a. Bước 1: Lập kế hoạch và tổ chức
- Đảm bảo cam kết của lãnh đạo;
- Có sự tham gia của nhân viên;
- Hình thành đội đánh giá SXSH – SDNLHQ;
- Thu thập thông tin cơ bản hiện có;
- Xác định rào cản và biện pháp tháo gỡ cho quá trình đánh giá SXSH - SDNLHQ;
- Quyết định khu vực trọng tâm của đánh giá SXSH – SDNLHQ.
b. Bước 2: Đánh giá sơ bộ
- Chuẩn bị sơ đồ dòng của quy trình sản xuất;
- Tiến hành khảo sát các khu vực sản xuất;
- Chuẩn bị định lượng và xác định tính chất vật liệu đầu vào - đầu ra;
- Tính toán và chốt số liệu nền.
c. Bước 3: Đánh giá chi tiết
- Chuẩn bị cân bằng nguyên liệu chi tiết bao gồm các tổn thất;
- Tiến hành phân tích nguyên nhân;
- Đề xuất và lựa chon SXSH – SDNLHQ;
- Sàng lọc các lựa chọn SXSH – SDNLHQ.
Lập kế hoạch
tổ chức
Đánh giá
sơ bộ
Đánh giá
chi tiết
Phân tích
khả thi
Thực hiện
và duy trì
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 8
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
d. Bước 4: Phân tích khả thi
- Thực hiện đánh giá khả thi về kỹ thuật, kinh tế và môi trường;
- Chọn giải pháp khả thi.
e. Bước 5: Thực hiện và duy trì
- Chuẩn bị kế hoạch thực hiện SXSH;
- Duy trì đánh giá SXSH.
1.2. NGÀNH MAY MẶC Ở VIỆT NAM – TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1. Trên thế giới
Quy mô thị trường may mặc thế giới trong năm 2012 đạt khoảng 1.105 tỷ USD,
chiếm 1,8% GDP toàn cầu. Nó được dự báo sẽ đạt 2.110 tỷ USD vào năm 2025, tương
đương với CAGR khoảng 5% mỗi năm trong giai đoạn 2012 – 2025. Bốn thị trường
tiêu thụ chính là EU – 27, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản; với dân số chỉ khoảng 1/3
dân số toàn cầu, các thị trường này chiếm trên 75% giá trị may mặc toàn cầu. EU – 27
hiện đang là thị trường lớn nhất với giá trị 350 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, Trung
Quốc được dự báo sẽ trở thành thị trường lớn nhất vào năm 2025 với giá trị khoảng 540
tỷ USD, tương đương với CAGR mỗi năm 10% trong giai đoạn 2012 – 2025. Brazil,
Ấn Độ, Nga, Canada và Úc cũng nằm trong danh sách những thị trường lớn. Ấn Độ
được dự báo sẽ là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất với tốc độ CAGR là 12% mỗi
năm với giá trị 200 tỷ USD vào năm 2025. Do đó, Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản và Brazil
để trở thành nước có quy mô lớn thứ 4 trên thế giới. Các quốc gia khác có khoảng 44%
dân số thế giới nhưng chỉ chiếm khoảng 7% thị trường may mặc toàn cầu.
Các quốc gia đi trước như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản chủ yếu tập trung vào khâu
mang lại giá trị gia tăng cao nhất của chuỗi giá trị dệt may là thiết kế, marketing và phân
phối. Trong khi đó, hoạt động sản xuất tập trung tại Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc
gia đang phát triển như Bangladesh, Việt Nam, Pakistan, Indonesia,…
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 9
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
Hình 1.2. Biểu đồ quy mô ngành công nghiệp may mặc toàn cầu.
(Nguồn: Global Competitiveness, Wazir Advisors)
Hiện nay, trên Thế giới có khoảng 50-60 triệu lao động làm việc trong ngành
may mặc và giày dép trên toàn Thế giới (2014) so với năm 2000 chỉ có khoảng 20 triệu
lao động tham gia vào ngành công nghiệp này. Trong đó, khoảng 3/4 số lao động trong
ngành công nghiệp này là nữ.
1.2.2. Tại Việt Nam
Việt Nam, nằm trong vùng trung tâm của Đông Nam Á, đạt mức tăng trưởng
đáng kể trong 20 năm gần đây. GDP khoảng 204 tỷ USD/năm với GDP bình quân đầu
người vào khoảng 2.228 USD/năm vào năm 2015. Năm 2015, công nhân được đào tạo
chiếm 51,6%. Trong năm 2015, hàng loạt hiệp định khác được ký kết và có hiệu lực
như: hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
khu vực giữa 10 nước ASEAN và 6 nước đối tác (RCEP); FTA với Liên minh châu Âu;
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); FTA Việt Nam – Hàn Quốc; tiếp tục
cắt giảm thuế quan theo cam kết tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO)… Ngoài ra, Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ thương mại tự do với 55 quốc
gia và các đối tác, trong đó 15 là thành viên của G20. Hơn nữa, 59 quốc gia thừa nhận
rằng Việt Nam có tình trạng kinh tế thị trường đầy đủ.
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 10
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
Hình 1.3. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam.
(Nguồn: Race to the top program)
Với tốc độ tăng trưởng trung bình 20% mỗi năm trong giai đoạn 2002-2014, Việt
Nam đã là một trong những nhà sản xuất may mặc và giày dép tăng trưởng nhanh nhất
trên thế giới. Lĩnh vực này đóng một vai trò trung tâm trong nền kinh tế Việt Nam, về
doanh thu, việc làm, thương mại quốc tế. Trong năm 2015, mức lương tối thiểu của
ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam là khoảng 108 USD (2,4 triệu
đồng) mỗi tháng, tương đối thấp so với thế giới mặc dù đã tăng so với năm 2015. Xét về
chất lượng của nguồn nhân lực tại Việt Nam được đánh giá cao hơn hầu hết các nước ở
Đông Nam Á, năng suất tương đối cao. Các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Châu Âu,
và Nhật Bản (cùng đại diện cho hơn 75% kim ngạch xuất khẩu trong năm 2014).
Hiện cả nước có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may sản xuất hàng may mặc ;
thu hút hơn 2,5 triệu lao động; chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công
nghiệp Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân (84%); tập
trung ở Đông Nam Bộ (60%) và đồng bằng sông Hồng. Các doanh nghiệp may chiếm
khoảng 70% tổng số doanh nghiệp trong ngành với hình thức xuất khẩu chủ yếu là CMT
(85%).
Bảng 1.1. Thông tin tình hình phát triển của ngành May mặc Việt Nam
Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
Số lượng công ty Công
ty
6.000
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 11
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
Quy mô doanh nghiệp Người SME 200-500+ chiếm tỷ trọng lớn
Cơ cấu công ty theo hình thức sở hữu Tư nhân (84%), FDI (15%), nhà
nước (1%).
Cơ cấu công ty theo hoạt động
May (70%), se sợi (6%), dệt/đan
(17%), nhuộm (4%), công nghiệp
phụ trợ (3%)
Vùng phân bố công ty
Miền Bắc (30%), miền Trung và
cao nguyên (8%), miền Nam (62%).
Số lượng lao động Người 2,5 triệu
Thu nhập bình quân công nhân VND 4,5 triệu
Số ngày làm việc/tuần Ngày 6
Số giờ làm việc/tuần Giờ 48
Số ca/ngày Ca 2
Thị trường xuất khẩu chính Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc
Thị trường nhập khẩu chính Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan
Phương thức sản xuất CMT (85%); khác (15%)
Thời gian thực hiện đơn hàng Ngày 90 – 100
1.3. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG SXSH – SDNLHQ TRONG NGÀNH MAY MẶC
VIỆT NAM – THẾ GIỚI
1.3.1. Trên thế giới
Từ lâu nay, SXSH được áp dụng rộng rãi trên toàn Thế giới với mục đích giảm
phát thải vào môi trường tại nguồn tại các quá trình sản xuất. SXSH là cách tiếp cận chủ
động, theo hướng “dự đoán và phòng ngừa” ô nhiễm phát sinh trong quá trình sản xuất
của các ngành công nghiệp. Những năm gần đây, việc tích hợp SXSH với Sử dụng năng
lượng hiệu quả (SDNLHQ) trở nên cải tiến hơn bao giờ hết với mục tiêu cuối cùng chính
là nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm phát thải khí nhà kính.
“Hành động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia” (Nationally
Appropriate Mitigation Action - NAMA) - là hành động giảm phát thải khí nhà kính tự
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 12
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
nguyện thực hiện bởi các quốc gia đang phát triển trên quy mô lớn với sự linh hoạt trong
điều khoản can thiệp. Tại Campuchia, dưới sự hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức quốc
tế, cùng với tiềm năng trong việc cải thiện sử dụng năng lượng đã tiến hành các biện
pháp tiết kiệm năng lượng bằng cách thay thế thiết bị cũ kém hiệu quả với công nghệ
mới hiệu quả hơn. Bao gồm các công nghệ nhiệt năng lượng cho ngành công nghiệp
may mặc, như nồi hơi sinh khối hiệu quả (cộng với vật liệu cách nhiệt), và các công
nghệ điện, chẳng hạn như máy may, máy giặt, máy sấy, máy nén khí và ánh sáng. Tổng
chi phí của NAMA được dự kiến xấp xỉ 29,7 triệu USD và thực thiện trong khoảng thời
gian 6,5 năm.
Tại Bangladesh, IFC (International Finance Corporation) đã thúc đẩy sản xuất
sạch hơn và nguồn tài nguyên hiệu quả trong lĩnh vực dệt may và hàng may mặc. IFC
đã hoàn thành các dự án sản xuất sạch hơn với khoảng 18 nhà máy ở Bangladesh và đã
tiết kiệm 2 triệu USD và 1,26 triệu m3
nước thông qua các biện pháp sử dụng nguồn tài
nguyên hiệu quả. Và các hoạt động trong khuôn khổ này đang được mở rộng đến nhiều
nhà máy để đạt hiệu quả nhiều hơn.
Allwear là một doanh nghiệp sản xuất quần áo cho học sinh và quần áo nam ở
phía bắc KwaZulu-Natal, Nam Phi. Công ty có khoảng 1100 lao động. Công ty đã có
một số biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả như: Hạn chế sử dụng các thiết bị làm
lạnh, loại bỏ các bóng đèn dư thừa, tắt đèn khi không sử dụng… Việc can thiệp hiệu quả
năng lượng và theo dõi và đo lường sản lượng điện trên cơ sở hàng tháng. Kết quả đạt
được như sau:
Hình 1.4. Biểu đồ thể hiện mức tiêu thụ điện trung bình mỗi tháng của Allwear từ
năm 2007 – 2009.
(Nguồn: AllWear)
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 13
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
1.3.2. Tại Việt Nam
Hiện nay, làn sóng đầu tư vào ngành may mặc đã được di chuyển từ Trung Mỹ,
Nam Mỹ, Nam Phi, Đông Âu, và Tây Nam châu Âu để sản xuất dệt may ở các nước
châu Á. Tuy nhiên, trong các quốc gia châu Á, tình hình cạnh tranh cũng rất khốc liệt.
Hơn nữa, các rào cản kỹ thuật trong điều kiện lao động, môi trường, phá giá tăng do thị
trường nhập khẩu lớn như Mỹ, Tây Âu đang nhận được phức tạp hơn. Hiện nay hầu hết
các doanh nghiệp may mặc trong nước đã nhận thức hơn được tầm quan trọng của các
chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, tăng năng suất và chất lượng sản
phẩm.
Năng suất được tăng lên là kết quả của việc thực hiện áp dụng các chương trình
SXSH - SDNLHQ trong ngành dệt may. Cùng với đó, chương trình tiết kiệm năng lượng
giúp các doanh nghiệp tập trung hơn vào năng suất và chất lượng sản phẩm.
Là một trong những doanh nghiệp tiên phong dệt may trong việc đầu tư, sử dụng
các sản phẩm công nghệ thân thiện với môi trường, Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà
Nội (Hanosimex) đã đầu tư gần 223.5 triệu đồng để cài đặt các thiết bị tiết kiệm năng
lượng cho các máy may 3S . Những lợi thế của thiết bị này giúp giảm công suất động
cơ vào thời gian nhàn rỗi và động cơ luôn hoạt động trong điều kiện tối ưu tiết kiệm,
hiệu suất cao và điện năng trong thời gian tải thấp.
Tương tự, Công ty May Hưng Tiến (Hưng Yên) đã lắp đặt hai máy bơm nhiệt để
thay thế lò hơi; đã sử dụng 35 đèn LED thay thế đèn compact; lắp biến tần cho hệ thống
bơm. Các thiết bị này đã giúp công ty cắt giảm 177.6 triệu đồng/năm chi phí năng lượng.
Hai công ty như đã đề cập ở trên chỉ là hai trong số nhiều công ty áp dụng chương
trình SXSH - SDNLHQ, theo đó các công ty hoạt động trong điều kiện tối ưu, hiệu quả
và năng suất, đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Việc đầu tư vào các sản phẩm công
nghệ thân thiện với môi trường không phải lúc nào cũng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đầu tư
thời gian dài trong khi những lợi ích có thể là rất lớn. Lợi ích này không chỉ giúp các
doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong sản xuất, mà còn cùng nhau góp phần hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững của ngành công nghiệp dệt may.
1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH MAY MẶC
1.4.1. Chất thải rắn (CTR)
 Chất thải rắn sinh hoạt
- Chủ yếu từ khu ăn uống và khu văn phòng, bao gồm các loại như: giấy vụn, vỏ
hộp, nilon, thực phẩm thừa…
- Bùn thải từ bể tự hoại có thành phần chủ yếu là các loại cặn lắng, chất bẩn phân
hủy từ phân, giấy vệ sinh…
 Chất thải rắn sản xuất
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 14
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
- Vải vụn thừa từ các quá trình cắt may…
- Các loại bìa carton, bao bì giấy, nilon…
1.4.2. Nước thải
Nước thải phát sinh trong ngành may mặc chủ yếu là nước thải sinh hoạt (khu
vực vệ sinh, tắm rửa), nước mưa chảy tràn, một phần nước thải từ quá trình giặt.
 Nước thải sinh hoạt
- Phát sinh từ hoạt động vệ sinh, tắm rửa,…
- Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng
(SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh
vật gây hại,…
 Nước mưa chảy tràn
- Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng sẽ cuốn theo rác, dầu mỡ và
các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Nếu lượng nước mưa này
không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt,
nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực.
1.4.3. Khí thải
Trong quá trình hoạt động, các tác động đến môi trường không khí chủ yếu là bụi
và khí thải từ:
- Hoạt động giao thông vận tải: vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm,…(Bụi, CO,
SO2, NOx, VOCs…)
- Hoạt động sản xuất: đốt lò hơi (bụi, NOx, SO2), in ấn (Hydrocacbons, amonia ),
xả vải, nhập nguyên vật liệu, đóng bao,…
1.4.4. Chất thải nguy hại (CTNH)
Chất thải nguy hại: chủ yếu là các, giẻ lau mỡ dính dầu, bóng đèn huỳnh quang,
hộp chứa hóa chất, bông thấm dầu, xốp… thừa do quá trình gia công, bảo dưỡng thiết
bị phát sinh ra.
1.4.5. Tiếng ồn, độ rung
 Tiếng ồn
- Tiếng ồn thường phát sinh từ các máy móc, thiết bị như: máy may, máy cắt, ...
Ngoài ra, tiếng ồn còn phát sinh từ các phương tiện của CBCNV, các phương
tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu và vận chuyển sản phẩm.
 Độ rung
- Rung động cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Tuy nhiên, đối với
ngành may mặc thì độ rung là không lớn do hệ thống thiết bị máy móc có mức
rung nhỏ và quá trình lắp đặt thiết bị đã áp dụng các giải pháp giảm rung như lắp
các thiết bị giảm rung, sữa chữa, bảo dưỡng định kỳ máy móc.
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 15
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
1.4.6. Sử dụng hóa chất
Các hoá chất được sử dụng trong ngành may mặc có thể được chia thành:
 Chất phụ trợ – bao gồm nhiều loại chức năng, từ làm sạch sợi tự nhiên và chất
làm mịn để cải thiện đặc tính mềm mịn của sản phẩm. Dưới đây là một số chất phụ
trợ điển hình:
- Chất tạo phức tạo phức tan trong nước ổn định.
- Chất hoạt động bề mặt làm giảm sức căng bề mặt của nước để dầu và mỡ được
loại bỏ một cách dễ dàng hơn.
 Hoá chất hồ vải như:
- Chất làm cứng: dùng để tạo độ cứng cho vải.
- Chất làm mềm: dùng để tạo độ mềm mại cho vải.
- Chất làm bóng: dùng để tạo độ bóng cho vải.
1.4.7. Tiêu thụ điện, nước
 Chiếu sáng: Với không gian rộng, xưởng may cần tiêu tốn rất nhiều điện mới có
thể đảm bảo đủ ánh sáng cho toàn bộ xưởng.
 Hoạt động của các thiết bị máy móc: máy may và các máy móc chuyên dụng…
 Nước sinh hoạt, sử dụng cho lò hơi, làm mát.
1.4.8. Tiêu thụ nhiên liệu khác
- Dầu DO, củi: Đốt lò hơi.
- Gas: Nấu ăn.
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 16
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
CHƯƠNG 2:
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV TL
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV TL
2.1.1. Thông tin chung
Bảng 2.1: Thông tin chung về Công ty
Tên Công ty CÔNG TY TNHH MTV TL
Địa chỉ:
Lô B1 đường số 5, KCN Sông Mây, huyện
Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Sản phẩm chính: Quần áo
Năm thành lập: 2006
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV
Vốn chủ sở hữu 27 triệu USD
Khách hàng chính Target, Kohl’s, H&M, Gymboree
Các chứng chỉ GSV, WRAP
Thoả ước lao động tập thể Có
Số lượng lao động 5.300
Thời gian làm việc/ ca làm việc 8 giờ
Tổng số ngày làm việc trong năm 305
Diện tích 108.000 m2
với 16% diện tích là mảng xanh
Công ty TNHH MTV TL là một doanh nghiệp May mặc có quy mô lớn và có
trang thiết bị tốt. Công ty bắt đầu xây dựng hoạt động vào năm 2006 với Khu A (5
Xưởng) sản xuất quần áo và đến năm 2014 mở thêm Khu B (3 Xưởng) liên tục phát triển
từ đó.
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 17
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
Để tiếp tục hoàn thiện về bảo tồn tài nguyên và năng lượng, công ty tự nguyện
tham gia nghiên cứu áp dụng SXSH-SDNLHQ do “Dự án phát triển doanh nghiệp
bền vững” (SCORE) tiến hành. Cty TNHH MTV TL cũng được chọn để nghiên cứu
SXSH-SDNLHQ vì những lý do sau:
- Công ty là đại diện của ngành may mặc tại Việt Nam.
- Công ty có tiềm năng đáng kể về thực hiện SXSH-SDNLHQ, đặc biệt là
tiết kiệm nước và năng lượng.
- Công ty có tiềm năng nâng cấp công nghệ.
- Kết quả thực hiện SXSH-SDNLHQ của công ty có tính nhân rộng cao.
- Ban quản lý cam kết tham gia nghiên cứu áp dụng SXSH-SDNLHQ và sẵn
sàng cộng tác.
2.1.2. Nhóm SXSH – SDNLHQ
Thành lập một nhóm SXSH – SDNLHQ là yếu tố quan trọng để khởi động,
điều tra khảo sát, điều phối và giám sát các nghiên cứu SXSH-SDNLHQ. Nhóm
bao gồm lãnhđạo,các nhân viên trong công ty với sự trợ giúp và hỗ trợ của các chuyên
gia SXSH-SDNLHQ khi cần. Thành viên được tập hợp từ nhiều phòng ban như:
Cơ điện, nước, môi trường, quản đốc phân xưởng, an ninh…Là yếu tố tối cần thiết
nhằm tránh những khó khăn có thể gặp phải từ nội bộ (chẳng hạn như từ các nhân
viên khác trong công ty) cũng như là từ bên ngoài.
Bảng 2.2. Nhóm SXSH – SDNLHQ tại Công ty
Đại diện Chức vụ Vai trò trong đội
Đại diện ban lãnh đạo nhà máy Tổng vụ Trưởng nhóm
Đại diện bộ phận cơ điện, nước
Quản lý bộ phận cơ điện,
nước
Thành viên
Đại diện bộ phân sản xuất chính Quản đốc phân xưởng Thành viên
Đại diện bộ phận HSE Quản lý bộ phận HSE Thành viên
Đại diện bên ngoài Tư vấn Thành viên
2.2. THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
2.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất hàng may mặc
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 18
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
Hình 2.1. Sơ đồ tổng quan quy trình sản xuất hang may mặc tại Công ty.
 Chú thích
- TCKT: Tiêu chuẩn kỹ thuật
- NPL: Nguyên phụ liệu
- HDSDNPL: Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu
a. Chuẩn bị sản xuất
- Chuẩn bị về nguyên phụ liệu: Tiếp nhận nguyên phụ liệu, kiểm tra phân loại nguyên
phụ liệu, thống kê, bảo quản.
- Chuẩn bị về thiết kế: Nghiên cứu mẫu, thiết kế mẫu, may mẫu, chỉnh mẩu, nhảy mẫu,
ra rập, giác sơ đồ.
Ủi định
hình, may
chi tiết,
Lắp ráp,
kiểm hóa
KCS
Công đoạn
sản xuất
Chuẩn bị sản
xuất
Hoàn
tất
Công
nghệ
Thiết
kế
Nguyên
phụ liệu
Cắt May
Tẩy, Ủi,
Bao gói,
Đóng
kiện
Trải vải,
cắt phá,
cắt gọt, ủi
ép, đánh
số phối
kiện
Lập TCKT,
Bảng
HDSDNPL,
Thiết kế
truyền, Bố
trí mặt bằng
phân xưởng,
Định mức,
cân đối NPL
Thiết kế,
chọn mẫu,
nghiên cứu
mẫu, Thiết
kế mẫu,
nhảy mẫu,
cắt mẫu,
Giác sơ đồ
Tiếp nhận
NPL,
kiểm tra,
thống kê,
bảo quản
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 19
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
- Chuẩn bị về công nghệ
+ Chuẩn bị về tài liệu kỹ thuật, lập bảng màu, tính định mức NPL, cân đối NPL.
+ Lập quy trình công nghệ: Tập hợp tất cả các công đoạn hoàn thành một sản phẩm cái
nào trước cái nào sau.
+ Sơ đồ nhánh cây: Sơ đồ trực quan thể hiện quy trình công nghệ giúp cho ta biết các
chi tiết gắn kết với nhau như thế nào.
b. Công đoạn sản xuất
- Cắt: Xổ vải, trải vải, phối kiện, đánh số, bốc tập, ép keo.
- May: May chi tiết, may lăp ráp
- Hoàn tất: Kiểm hóa, vệ sinh, ủi sản phẩm, bao gói, đóng kiện.
2.2.2. Số liệu sản xuất
Theo số liệu sổ sách của Công ty, tổng sản lượng năm 2015 là 21.000.000 sản
phẩm , trung bình 1.750.000 sản phẩm/tháng . Hình 2.2 trình bày sự biến động sản lượng
trong năm 2015.
Hình 2.2. Biểu đồ sản lượng sản phẩm của Công ty năm 2015
2.2.3. Tình hình tiêu thụ nguyên liệu, nhiên liệu và hóa chất
Trung bình công ty sản xuất 70.000 sản phẩm/ngày. Cũng giống như bất cứ công
ty gia công May mặc khác, quá trình sản xuất cần có nguyên liệu, hơi, nước, gas, khí
nén, dầu, củi …
a. Nguyên, nhiên vật liệu và hóa chất sử dụng
Nhu cầu về nguyên, nhiên liệu và hóa chất sử dụng được trình bày trong bảng:
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 20
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
Bảng 2.3. Danh mục nhu cầu về nguyên, nhiên liệu và hóa chất sử dụng
STT
Nguyên, nhiên liệu
và hóa chất
Đơn vị Số lượng Mục đích sử dụng
Nguyên liệu
1 Vải m2
/năm 22.050.000 Sản xuất
2 Chỉ m/năm 3.800.000.000 Sản xuất
3 Thùng carton Cái/năm 8.000.000 Sản xuất
4 Băng keo Cuộn/năm 48.000 Sản xuất
5 Bao nylon Cái/năm 13.000.000 Sản xuất
6 Móc áo Cái/năm 2.000.000 Sản xuất
7 Tem nhãn Cái/năm 81.000.000 Sản xuất
Hóa chất, nhiên liệu
8 Củi Tấn/tháng 105 Lò hơi
9 Dầu DO Lít/tháng 1300 Xe
10 Gas Kg/tháng 3400 Nấu ăn
(Nguồn: Công ty TNHH MTV TL)
b. Nguồn cung cấp điện nước và lượng sử dụng
Nhu cầu về điện: Công ty sử dung điện của trạm cung cấp điện chung của KCN
Sông Mây. Sử dụng cho tất cả các bộ phận, dùng cho máy móc, chiếu sáng, bớm nước,
máy lạnh, quạt.
Nhu cầu sử dụng nước tại Công ty được cung cấp bởi đơn vị cấp nước Công ty
Việt Thăng Long. Được sử dụng chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt; trong sản xuất,
nước được sử dụng cho lò hơi, hệ thống làm mát.
Bảng 2.4. Nhu cầu sử dụng điện, nước tại Công ty
Đơn vị Số lượng Chi phí (VNĐ)
Điện Kwh/tháng 366.893 8,237,532,000
Nước m3
/tháng 17,760 2,450,730,500
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 21
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
Nước thải: 1,091,107,840
(Nguồn: Công ty TNHH MTV TL)
c. Các thiết bị tiêu thụ nhiên liệu và năng lượng chính tại Công ty
 Hệ thống lò hơi
Bảng 2.5. Thông tin về lò hơi
Thông tin Khu A Khu B Dự bị
Nhà chế tạo
SAMHO
BOILER
SAMHO
BOILER
SAMHO
BOILER
Năm chế tạo 2016 2014 2007
Số lượng 2 1 6
Công suất thiết kế hơi (Tấn/h) 2, 3 3 1
Loại nhiên liệu (dầu, điện, củi…) Vải, củi Vải Dầu
Thời gian hoạt động (giờ/ngày) 7h  16h 30 7h  16h 30 7h  16h 30
Tổng số ngày hoạt động/ năm 305 ngày 305 ngày 305 ngày
Lượng nước cấp tiêu thụ /ngày 10m3 10m3 6 m3
Có bồn thu hồi nước ngưng không Có Có Có
Ước tính % lượng nước ngưng thu
hồi được
50% 50% 50%
Tiêu thụ nhiên liệu/điện năng trung
bình trong ngày
5 kgf/cm3 5 kgf/cm3 5 kgf/cm3
Áp suất hơi nước tại đầu ra lò hơi
(bar)
4,5 kg 4,5 kg 4,5 kg
Nhiệt độ nước cấp vào lò hơi 50 50 50
Số lần xả đáy trong 1 ngày(lần) 1 1 1
(Nguồn: Công ty TNHH MTV TL)
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 22
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
 Hệ thống làm mát
Bảng 2.6. Thông tin về giải nhiệt nhà xưởng
Khu vực
Thông số màng
nước (Dài x cao)
Số lượng
màng nước
Diện tích sàn nhà xưởng
làm mát (m2
)
Khu A
(5 xưởng)
3.6m* 1,6m 65 25.000
Khu B
(3 xưởng)
3.6m* 1,6m 39 15.000
Phòng Mẫu 0.8m* 0.7m 16 1.000 m2
Tổng 41,000 m2
(Nguồn: Công ty TNHH MTV TL)
 Hệ thống chiếu sáng
Bảng 2.7. Thông tin về hệ thống chiếu sáng tại Công ty
Khu vực Loại đèn Số lượng
Công suất
(W)
Nhà xưởng
(8 xưởng)
T8 9500 36
Nhà ăn T8 640 36
Ngoài nhà xưởng Cao áp 64 400
(Nguồn: Công ty TNHH MTV TL)
 Các thiết bị, máy móc khác phục vụ cho hoạt động của Công ty
Bảng 2.8. Danh mục thiết bị, máy móc quan trọng tại Công ty
STT Thiết bị/máy móc Đặc tính Đơn vị Số lượng
1 Dây chuyền sản xuất Sản xuất quần áo
Dây
chuyền
32
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 23
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
2 Thiết bị vận chuyển Vận chuyển hang hóa Chiếc 8
3 Thiết bị văn phòng Phục vụ công việc văn phòng Bộ 80
4 Máy phát điện Công suất Cái 4
5 Máy nén khí Công suất 40 HP Bộ 8
(Nguồn: Công ty TNHH MTV TL)
2.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY
2.3.1. Hệ thống hồ sơ, báo cáo môi trường
Bảng 2.9. Hệ thống hồ sơ, báo cáo môi trường tại Công ty
STT Hệ thống hồ sơ pháp lý Tình trạng Ghi chú
1
Báo cáo đánh giá tác động môi trường và
Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM
Có
2 Hợp đồng thu gom chất thải sinh hoạt Có
3
Hợp đồng thu gom, xử lý chất thải nguy
hại
Có
4 Giám sát môi trường định kỳ Có
5
Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy
hại
Có
6 Báo cáo quản lý chất thải nguy hại Có
7 Giấy phép khai thác nước ngầm/nước mặt Không
8 Đăng ký xả thải Không
9
Đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải
Có
Phí xử lý nước
thải
10
Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công
trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục
vụ giai đoạn vận hành
Có
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 24
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
(Nguồn: Công ty TNHH MTV TL)
Nhìn chung Công ty tuân thủ tốt các quy định, yêu cầu pháp luật về môi trường
của cơ quan quản lý địa phương tại tỉnh Đồng Nai và các bộ ngành. Tuy nhiên, lò hơi
có thay đổi nên cần bổ sung hồ sơ.
2.3.2. Hiện trạng môi trường tại Công ty
a. Khí thải
Các thành phần có khả năng làm ô nhiễm môi trường không khí của Công ty
gồm:
 Bụi
- Bụi phát sinh trong quá trình này là các sợi bông hay sợi vải nhân tạo. Chúng chỉ
kích thích cơ học mà không mang tính độc cấp tính hay mãn tính. Tuy nhiên, nếu
không có biện pháp khống chế thì cũng gây ra những tác động nhất định đối với
môi trường và con người.
- Ngoài ra bụi còn phát sinh ở khâu bốc dỡ vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm,
bụi phát sinh là bụi từ hoạt động của các phương tiện giao thông lưu thông trong
khuôn viên Công ty.
 Ô nhiễm do hoạt động của phương tiện vận chuyển
- Các phương tiện vận tải chủ yếu trong Công ty bao gồm: Xe nâng, xe tải và một
số loại phương tiện khác. Các loại phương tiện này sử dụng nguồn nguyên liệu
để hoạt động là xăng hoặc dầu DO. Khi nhiên liệu bị đốt cháy sẽ phát sinh các
chất ô nhiễm, chủ yếu là khói, bụi, SO2, NOx… Tải lượng của các chất khí này
phụ thuộc vào khối lượng, loại nhiên liệu, tình trạng xe cộ…
- Tuy nhiên sự hoạt động của các loại phương tiện này không nhiều và không tập
trung vào cùng thời điểm và lại là nguồn di động nên ảnh hưởng của nguồn gây
ô nhiễm này là không đáng kể.
 Ô nhiễm do khí thải lò hơi
Lò hơi của Công ty được đốt bằng củi và vải. Do đó thành phần khí thải của Công
ty sau khi đốt chứa phần lớn các loại ô nhiễm như: CO, NOx, SO2… và khói bụi.
Bảng 2.10. Kết quả đo nồng độ khí thải lò hơi
Chỉ tiêu điểm đo Lưu lượng Bụi CO SO2 NOx
P (m3
/h) (mg/m3
) (mg/m3
) (mg/m3
) (mg/m3
)
Khí thải tại lò hơi
Khu A (5 tấn)
P<20.000 120 412 92,5 140
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 25
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
(Đo tại nguồn thải)
Khí thải tại lò hơi
Khu B (3 tấn)
(Đo tại nguồn thải)
P<20.000 110 388 85,4 65,2
QCVN
19:2009/BTNMT
(giới hạn B)
Áp dụng
Cmax = C*
Kp*
Kv
với Kp=1, Kv=1
160 800 400 680
QCVN
19:2009/BTNMT
(giới hạn A)
Áp dụng
Cmax = C*
Kp*
Kv
với Kp=1, Kv=1
320 800 1200 800
(Nguồn: Báo cáo giám sát định kỳ lần 2 năm 2015)
Kết quả đo cho thấy rằng các giá trị của các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng không
khí đầu ra của ống khói lò hơi đều nằm trong giới hạn cho phép xả thải theo QCVN
19:2009/BTNMT.
b. Nước thải
Hoạt động tại Công ty không phát sinh nguồn nước thải sản xuất. Nước cấp cho
sản xuất chủ yếu cung cấp cho hoạt động của lò hơi, lượng nước này được sử dụng tuần
hoàn lại, nước trong quá trình hoạt động đó sẽ mất đi do bị bốc hơi, Công ty chỉ việc bổ
sung vào lượng nước bốc hơi đó. Vì vậy nguồn phát sinh nước thải của Công ty bao
gồm 2 dạng chính:
 Nước thải sinh hoạt
- Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các hoạt động hằng ngày của công nhân
như: Nước thải từ nhà vệ sinh, nước rửa chân tay… Lượng nước thải này trung
bình khoảng 450 – 500 m3
/ngày (khoảng 80% lượng nước cấp). Thành phần của
nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu là chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, vi khuẩn…
- Nguồn nước thải sinh hoạt của Công ty được tách riêng biệt thành 2 phần:
 Nước thải từ các lavabo, vòi rửa, nhà ăn… Được thải trực tiếp ra hệ thống
thoát nước của Công ty.
 Nước thải từ các bệ xí được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại. Nước thải sau
bể tự hoại được thải ra hệ thống thoát nước của Công ty.
 Nước mưa chảy tràn
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 26
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
- Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng Công ty sẽ cuốn theo đất cát, rác và các tạp
chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước.
- So với các nguồn thải khác, nước mưa chảy tràn khá sạch, vì vậy có thể tách riêng
đường nước mưa ra khỏi nước thải và cho thải thẳng ra môi trường sau khi qua
hệ thống hố ga và song chắn rác để giữ lại các cặn rác có kích thước lớn.
Bảng 2.11. Kết quả phân tích nước thải
Thông số Đơn vị Khu A Khu B
Tiêu chuẩn
KCN
pH - 6,32 6,32 5 – 9
TSS mg/l 64 20 200
COD mg/l 80 28 400
BOD5 mg/l 42 20 100
Tổng N mg/l 28,6 0,21 60
Tổng P mg/l 1,05 0,28 8
Amoni mg/l 8,06 0,14 15
Dầu mở động, thực vật mg/l 1,62 1,4 30
Tổng coliform MPN/100ml 3.000 2.000 5.000
(Nguồn: Báo cáo giám sát định kỳ lần 2 năm 2015)
Theo kết quả phân tích, các thông số đo đạc chất lượng nước đều không vượt tiêu
chuẩn tiếp nhận của KCN Sông Mây. Cho thấy các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi
trường nước tại Công ty có hiệu quả.
c. Chất thải rắn
 Chất thải rắn sinh hoạt
- Rác thải từ các hoạt động sinh hoạt trong phân xưởng gồm 2 dạng:
 Loại rác thải cứng gồm vỏ đồ hộp, vỏ lon, nhựa, thủy tinh…
 Loại mềm như giấy các loại, thức ăn dư, vỏ trái cây…
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 27
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
- Lượng rác thải sinh hoạt trung bình một người thải ra 0,3 - 0,5kg/ngày. Số lượng
phát sinh khoảng 1000kg/ngày.
 Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất của Công ty có thể chia
làm 2 loại cơ bản:
- Chất thải không nguy hại: Khối lượng phát sinh là 1.375kg/tháng, dạng chất thải
này bao gồm những loại chất thải sau:
 Các phế liệu vải, ren, chỉ, sợi cotton vụn.
 Kéo, dao cắt chỉ, kim hỏng.
 Giấy, bao bì hỏng.
- Chất thải nguy hại: Lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của Công ty
không lớn, chủ yếu là giẻ lau dính dầu nhớt và bóng đèn huỳnh quang hỏng. Danh
sách CTNH được thể hiện trong bảng.
Bảng 2.12. Chất thải nguy hại phát sinh trong một tháng
Tên nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất Đơn vị Số lượng/tháng
Bao bì thải chứ hoặc bị nhiễm các thành phần nguy
hại
Kg 72
Bóng đèn huynh quan thải Kg 54
Dầu máy thải Kg 30
Giẻ lau dính dầu Kg 66
Nhóm nhựa Kg 2.800
Nhóm kim loại Kg 4.000
Nhóm giấy Kg 130.000
Tro từ lò hơi Kg 110.000
Bùn từ bể tự hoại Kg 160.000
Chất thải sinh hoạt Kg 58.000
Tổng số lượng Kg 465.022
(Nguồn: Báo cáo giám sát đinh kỳ lần 2 năm 2015)
d. Tiếng ồn
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 28
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
Tiếng ồn trong hoạt động may mặc có cường độ không cao nhưng diễn ra liên
tục nên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của nhân viên Công ty. Tiếng ồn phát sinh
chủ yếu từ máy móc ở công đoạn vắt sổ và may.
Ngoài ra, các phương tiện vận chuyển và hoạt động của nhân viên trong Công ty
cũng gây nên tiếng ồn. Tuy nhiên, cường độ ồn do các nguồn phát này không gây ảnh
hưởng nhiều do chỉ mang tính chất gián đoạn.
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 29
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
CHƯƠNG 3:
ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH – SDNLHQ CHO CÔNG
TY TNHH MTV TL
3.1. ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT SẠCH HƠN - SỬ DỤNG NĂNG LƯƠNG HIỆU QUẢ
TẠI CÔNG TY
3.1.1. Trọng tâm đánh giá
Dựa trên số liệu tiêu thụ đầu vào và phát sinh dòng thải, nhóm SXSH – SDNLHQ
ước tính rằng có nhiều tiềm năng giảm sử dụng đầu vào ở Công ty kể cả năng lượng và
nước. Từ đó đội đã xác định được trọng tâm đánh giá, gồm:
 Tiềm năng tiết kiệm và đề xuất giải pháp giảm tiêu thụ nước
- Đánh giá tiềm năng tiết kiệm nước
- Các giải pháp giảm tiêu thụ nước
 Các vấn đề liên quan đến lò hơi.
- Hiện trạng hoạt động của lò hơi.
- Các giải pháp kỹ thuật nhằm tiết kiệm năng lượng đối với lò hơi.
 Các vấn đề tiêu thụ điện năng.
- Hiện trạng tiêu thụ điện năng.
- Các giải pháp kỹ thuật nhằm tiết kiệm năng lượng điện.
3.1.2. Đánh giá tìm năng tiết kiệm nước tại Công ty
a. Đánh giá nhu cầu sử dụng nước và tiềm năng tiết kiệm nước
Để đánh giá tiềm năng tiết kiệm nước, trước hết đội Đánh giá nhu cầu sử dụng
nước tại công ty, trên cơ sở đối chiếu với lượng nước sử dụng thực tế để so sánh và xác
định tiềm năng tiết kiệm nước.
Đánh giá nhu cầu sử dụng nước tại công ty sẽ được thực hiện cho từng khu vực
và các hoạt động có sử dụng nước. Kết quả đánh giá được mô tả chi tiết ở bảng sau:
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 30
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
Bảng 3.1. Đánh giá nhu cầu sử dụng nước tại Công ty
Khu vực Mục đích
Cơ sở tính toán
(Nguồn: TCVN 33:2006)
Lượng nước
sử dụng
(m3
/ngày)
Thực tế sử
dụng nước
(m3
/ngày)
Khu chuyên gia
Vệ sinh, tắm, rửa,
sinh hoạt hằng ngày
- Ước tính lượng nước sử dụng cho 15 chuyên gia
dùng cho mục đích sinh hoạt hằng ngày:
15 người * 300 lít/người/ngày =4500 lít/ngày
Trong đó:
15: là số lượng chuyên gia cư trú.
300: lượng nước cần cho một người trong một
ngày.
4,5 4.5
Nhà xưởng
Vệ sinh WC, rửa tay
chân
- Ước tính lượng nước sử dụng cho 5.300 người
dùng cho mục đích vệ sinh:
5.300 người * 20 lít/người/ngày =106.000 lít/ngày
Trong đó:
5.300: là số lượng công nhân của nhà máy.
20: lượng nước cần cho một người trong một
ngày.
106 140
Nhà ăn Chuẩn bị xuất ăn
- Nhu cầu nước cho nhà ăn:
5.300 người * 15 lít/ xuất ăn = 79.5 m3
Trong đó:
79.5 84.23
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 31
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
Khu vực Mục đích
Cơ sở tính toán
(Nguồn: TCVN 33:2006)
Lượng nước
sử dụng
(m3
/ngày)
Thực tế sử
dụng nước
(m3
/ngày)
5.300: là số lượng người.
15 lít: lượng nước cần cho 1 xuất ăn.
Xử lý nước
uống
- Nhu cầu nước uống:
5.300 người * 2 lít/ người * 1,2 = 12720 lít
Trong đó:
5.300: là số lượng người sử dụng nước uống.
2 lít: lượng nước uống/người.
1,2: hệ số xử lý nước uống.
12.72 13.5
Lò hơi Cấp cho lò hơi
- Nhu cầu nước cấp cho lò hơi:
(6x6 + 3x10) m3
= 66 m3
66 80
Làm mát Làm mát nhà xưởng
- Ước tính lượng nước sử dụng cho Cooling Pad:
41.000 m2
* (120lít/ 1000m2
.h)*8h =39.360 lít
Trong đó:
41.000: là tổng diện tích nhà xưởng.
120: lượng nước bay hơi tính trên 1,000 m2
trong
1 giờ.
39,36 50
Rửa tay
Rửa tay công nhân
khi có nhu cầu
- Ước tính lượng nước sử dụng cho công nhân
dùng cho mục đích rửa tay:
26.5 53
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 32
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
Khu vực Mục đích
Cơ sở tính toán
(Nguồn: TCVN 33:2006)
Lượng nước
sử dụng
(m3
/ngày)
Thực tế sử
dụng nước
(m3
/ngày)
5.300 người * 5 lít/người/ngày = 26.500 m3
Trong đó:
5.300: là số lao động của nhà máy.
5 lít: lượng nước cần cho rửa tay và rửa mặt của
một người trong một ngày.
Khuôn viên
Công ty
Tưới cây xanh
- Ước tính lượng nước sử dụng:
108.000 m2
*16% * 2,5 lít/m2
= 43.200 lít
Trong đó:
108.000 m2
: Diện tích toàn công ty.
16%: Ước tính diện tích cây xanh tưới.
2,5lít: lượng nước tưới cho 1m2
cây xanh.
43,2 43
Toàn Công ty PCCC Ước tính trung bình khoảng 1 m3
/ngày 1 1
Khác Lau sàn nhà Ước tính trung bình khoảng 5 m3
/ngày 5 5
Tổng cộng ~383 ~698 (*)
(*) Lượng nước dùng năm 2015: 213.120 m3
.
Số ngày làm việc trong năm : 305 ngày
Trung bình ngày: khoảng 698 m3
/ngày
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 33
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
Nhu cầu sử dụng nước của Công ty nếu tính trong điều kiện tối đa khoảng
383m3
/ngày (Theo TCVN 33:2006 và tình hình thực tế tại Công ty). Thực tế tổng lượng
nước sử dụng trung bình ngày khoảng 698 m3
/ngày, gấp đôi nhu cầu cần có. Nước được sử
dụng chủ yếu cho nhu cầu vệ sinh, ăn uống và lò hơi. Tiềm năng tiết kiệm nước khoảng
336 m3
/ngày tương ứng khoảng 50% tổng lượng nước sử dụng trên toàn công ty.
b. Phân tích nguyên nhân và đề xuất cơ hội SXSH – SDNLHQ
Qua quá trình khảo sát và theo dõi hiện trạng sử dụng nước tại Công ty, đội đã đưa
ra một số nguyên nhân sau:
- Hệ thống đường ống cấp và khu vực các nhà vệ sinh của Công ty xuất hiện nhiều
điểm rò rỉ do quá trình sử dụng lâu, đường ống và trang thiết bị xuống cấp (Hình
3.1.a)
- Ý thức của công nhân trong việc sử dụng nước và các thiết bị thường xuyên sử dụng
(thiết bị nhà vệ sinh) cài đặt lưu lượng cao (Hình 3.1.b).
a. nước rò rỉ trên hệ thống b. ý thức sử dụng nước
Hình 3.1. Nguyên nhân gây thất thoát nước
- Khu A của Công ty chưa có hệ thống đồng hồ giám sát tiêu thụ nước cho các xưởng
và khu vực khác. Ngoài ra còn có nhiều khả năng khác gây thất thoát nguồn nước
của Công ty.
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 34
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
Bảng 3.2. Tổng kết các nguyên nhân và cơ hội tiết kiệm nước tại Công ty
STT
Khu vực Phân tích nguyên
nhân
Đề xuất các cơ hội tiết
kiệm Nước
Đánh giá tính
khả thi
1
Trên toàn
công ty
Chưa có hệ thống
kiểm soát và quản lý
tiêu thụ nước cho các
bộ phận và toàn công
ty.
Lắp đặt đồng hồ nước
tại các khu vực tiêu thụ
và thiết lập hệ thống
quan trắc, giám sát và
quản lý tiệu thụ nước
trên toàn công ty.
Dễ thực hiện
và rất cần thiết.
Có thể rò rỉ trên các
hệ thống phân phối
nước, bể ngầm.
Lắp đặt đồng hồ,
khoanh vùng kiểm tra rò
rỉ.
Cần lập một
đội chuyên
trách thực hiện.
2
Nhà vệ
sinh WC
Ý thức công nhân:
Quên khóa nước, xả
tràn, gây hư hỏng
trang thiết bị…
Tăng cường công tác
truyền thông với nhiều
hình thức khác nhau
Tăng cường
phối hợp với
các Quản đốc
Xưởng trong
công tác tuyên
truyền
Rò rỉ các vòi nước ở
nhà vệ sinh WC chưa
được sửa chữa kịp
thời
Bố trí thêm nhân lực
kiểm tra, bảo trì hệ
thống van vòi ở các nhà
vệ sinh vào cuối ca làm
việc.
Giao khoán
cho Đội Vệ
sinh An toàn
thực hiện
Các bồn nước WC
Cài đặt lại lưu lượng dội
hợp lý.
Dễ thực hiện
3
Vòi nước
rửa tay
Lưu lượng các vòi rửa
tay còn cao, khoảng
10 - 12 lít/phút
Thay mới hoặc nghiên
cứu chế tạo các vòi rửa
tay điều chỉnh lưu lượng
còn khoảng 5 - 6
lít/phút
Dễ thực hiện
5
Một số
khu vực sử
dụng khác
Lò hơi chưa thu hồi
nước ngưng triệt để
Hoàn thiên hệ thống thu
hồi nước ngưng
Cần xem xét
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 35
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
3.1.3. Đánh giá hiện trạng lò hơi và tiềm năng tiết kiệm
a. Giới thiệu về hệ thống lò hơi của Công ty
Lò hơi là thiết bị sử dụng các nhiên liệu như than, củi, trấu, giấy vụn,… để đun sôi
nước và tạo thành hơi nước mang nhiệt phục vụ trong các lĩnh vực công nghiệp như giặt là
khô, sấy gỗ, sấy quần áo,…Nói cách khác, lò hơi sử dụng nhiệt lượng sinh ra của nhiên liệu
biến thành nhiệt năng của hơi nước. Hơi này được cung cấp cho các quá trình công nghiệp
tùy thuộc vào mục đích sử dụng.
Hệ thống lò hơi tại Công ty bao gồm: Một bồn nước cấp lò hơi, lò hơi, hệ thống ống
dẫn hơi và cung cấp nhiên liệu.
- Bồn nước cấp: có nhiệm vụ cấp nước cho lò hơi và điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu
cầu hơi. Hai nguồn cấp nước cho lò hơi là nước ngưng thu lại từ các quá trình qua
bẫy hơi và nước bù được lấy từ bên ngoài đã qua xử lý.
- Lò hơi sử dụng nhiên liệu là củi và vải để tạo ra nhiệt năng cần thiết.
- Lò hơi: Công ty sử dụng loại lò hơi kiểu ống lửa - ống lò dạng đứng.
- Hệ thống dẫn hơi: sẽ tiếp nhận và kiểm soát lượng hơi nước sản xuất ra trong lò hơi.
Hơi nước được dẫn trực tiếp thông qua hệ thống ống dẫn đến các điểm sử dụng. Qua
hệ thống này, áp suất hơi được điều chỉnh bằng cách sử dụng các van được kiểm tra
bằng các đồng hồ đo áp suất hơi.
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của lò hơi Hệ thống lò hơi tại Công ty
Hình 3.2. Hệ thống lò hơi của Công ty.
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 36
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
b. Hiệu suất lò hơi
Hiệu suất của lò hơi phụ thuộc vào một số vấn đề về kết cấu, vận hành và bảo
trì. Nhiệt độ của lò hơi với điều kiện vận hành và bảo trì tối ưu phụ thuộc vào kết cấu
của lò và trên hết tùy thuộc vào số bậc của lò ( số lần khí nóng đi qua lò hơi).
 Hiện tại TL đang sử dụng 3 lò hơi với công suất như sau:
Bảng 3.3. Công suất thiết kế lò hơi của Công ty
Công suất thiết kế Tổng công suất thiết kế
Lò 1 3 tấn/ giờ
8 tấn/ giờLò 2 3 tấn/ giờ
Lò 3 2 tấn/ giờ
 Nhiên liệu sử dụng cho lò hơi tại Công ty
Bảng 3.4. Thông tin nhiên liệu sử dụng cho lò hơi tại Công ty
Nhiên
liệu
Khối lượng
(kg/ ngày)
Nhiệt trị
(Kcal/kg)
Tổng nhiệt
trị (Kcal)
% Nhiệt
trị
Đơn
giá
(VNĐ)
Thành tiền
(VNĐ)
Vải 8.500 6.000 51.000.000 76,23 0 0
Củi 4.183 3.800 15.895.400 23,77 1350 5.647.050
Tổng:
66.895.400
Tổng:
5.647.050
- Chi phí nhiên liệu/ ngày : 5.647.050 VNĐ/ ngày
- Chi phí nhiên liệu/ năm : 1.722.350.250 VNĐ/ năm (Tính cho 305 ngày làm việc)
 Tính toán hiệu suất cho lò hơi tại Công ty
- Áp suất hơi: P = 4,5 at;
- Nhiệt độ nước cấp vào lò hơi: to
= 50o
C;
- Khối lượng hơi sinh ra: mhơi = 20 tấn/ ngày;
- Khối lượng nhiên liệu cung cấp cho lò hơi: mvải = 8.500 kg/ngày; mcủi = 4.183
kg/ngày.
- Nhiệt độ hơi bão hòa:
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL
SVTH: Ngô Chí Hiễn 37
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn
𝑇𝑠 = 100 × (
𝑃
0,965
)1 4⁄
= 100 × (
4,5
0,965
)1 4⁄
= 146,95 𝑜
𝐶
- Enthalpy của hơi:
𝐸ℎ = 2500 + 1,7𝑇𝑠 = 2500 + 1,7 × 146,95 = 2749,8 𝐾𝐽/𝑘𝑔
- Enthalpy của nước:
𝐸 𝑛 = 4,186 × ∆𝑡 = 4,186 × 50 = 209,3 𝐾𝐽/𝑘𝑔
- Hiệu suất lò hơi:
𝐻 =
𝑅𝑎
𝑉à𝑜
× 100 =
𝑚ℎơ𝑖 × ( 𝐸ℎ − 𝐸 𝑛)
( 𝑚 𝑣ả𝑖 × 𝐺 𝑣ả𝑖) + ( 𝑚 𝑐ủ𝑖 × 𝐺𝑐ủ𝑖)
× 100
=
20000 × (2749,8 − 209,3)
(8.500 × 6.000) + (4.183 × 3.800)
× 100 = 75,95%
c. Phân tích nguyên nhân và đề xuất cơ hội SXSH – SDNLHQ
Với hiệu suất của lò hơi đạt 75,95% , như vậy đã đáp ứng đủ đảm bảo cho nhu cầu
sản xuất của Công ty.
Tuy nhiên, để tăng hiệu suất và nâng cao hiệu quả sử dụng từ lò hơi, đội đã khảo sát
và xem xét hệ thống phân phối hơi cho thấy:
- Bồn nước cấp (chứa nước ngưng có nhiệt độ cao) chưa được bảo ôn tốt làm thất
thoát nhiều năng lượng do bức xạ và đối lưu.
- Công ty còn sử dụng công nghệ bẫy hơi cũ (dạng nhiệt), loại bẫy hơi này thường
hay hư hỏng và làm thất thoát hơi nhiều. Trong khi đó, Công ty lại không thường
xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các bẫy hơi này.
Bảng 3.5. Tổng kết nguyên nhân và đề xuất các cơ hội tiết kiệm nhiên liệu cho lò hơi
tại Công ty
STT Khu vực
Phân tích nguyên
nhân
Đề xuất các cơ hội tiết
kiệm
Đánh giá tính
khả thi
1
Van,
co,đường
ống
Bảo ôn chưa kỹ.
Bọc lại bảo ôn, thay thế
van bị hư, xì hơi.
Khả thi
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final
Khoaluan final

More Related Content

Similar to Khoaluan final

Đề tài Kế toán quản trị môi trường tại công ty cổ phần xi măng vicem hải vân ...
Đề tài Kế toán quản trị môi trường tại công ty cổ phần xi măng vicem hải vân ...Đề tài Kế toán quản trị môi trường tại công ty cổ phần xi măng vicem hải vân ...
Đề tài Kế toán quản trị môi trường tại công ty cổ phần xi măng vicem hải vân ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tổng quan sản xuất sạch hơn.pdf
Tổng quan sản xuất sạch hơn.pdfTổng quan sản xuất sạch hơn.pdf
Tổng quan sản xuất sạch hơn.pdfNhuoc Tran
 
Sổ tay ngôi nhà xanh - Edition 2011
Sổ tay ngôi nhà xanh - Edition 2011Sổ tay ngôi nhà xanh - Edition 2011
Sổ tay ngôi nhà xanh - Edition 2011michael waibel
 
So tay ngoi nha xanh tietkiem nang luong
So tay ngoi nha xanh tietkiem nang luongSo tay ngoi nha xanh tietkiem nang luong
So tay ngoi nha xanh tietkiem nang luongVo Phuc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...nataliej4
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơnBài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơnNhuoc Tran
 
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sông...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sông...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sông...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sông...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
EPR thuc day KTTH loi ich dem lai.pptx
EPR thuc day KTTH loi ich dem lai.pptxEPR thuc day KTTH loi ich dem lai.pptx
EPR thuc day KTTH loi ich dem lai.pptxAM0709
 

Similar to Khoaluan final (20)

Khu công nghiệp sinh thái ứng dụng vào xây dựng khu công nghiệp Hòa Lạc
Khu công nghiệp sinh thái ứng dụng vào xây dựng khu công nghiệp Hòa LạcKhu công nghiệp sinh thái ứng dụng vào xây dựng khu công nghiệp Hòa Lạc
Khu công nghiệp sinh thái ứng dụng vào xây dựng khu công nghiệp Hòa Lạc
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 400m3 ngày.đêm
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 400m3 ngày.đêmĐề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 400m3 ngày.đêm
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 400m3 ngày.đêm
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 400m3 ngày.đêm
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 400m3 ngày.đêmĐề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 400m3 ngày.đêm
Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa công suất 400m3 ngày.đêm
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Công ty Bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Công ty Bảo vệ thực vật, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động của Công ty Bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Công ty Bảo vệ thực vật, HAY
 
Đề tài Kế toán quản trị môi trường tại công ty cổ phần xi măng vicem hải vân ...
Đề tài Kế toán quản trị môi trường tại công ty cổ phần xi măng vicem hải vân ...Đề tài Kế toán quản trị môi trường tại công ty cổ phần xi măng vicem hải vân ...
Đề tài Kế toán quản trị môi trường tại công ty cổ phần xi măng vicem hải vân ...
 
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
 
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
 
Tổng quan sản xuất sạch hơn.pdf
Tổng quan sản xuất sạch hơn.pdfTổng quan sản xuất sạch hơn.pdf
Tổng quan sản xuất sạch hơn.pdf
 
Sổ tay ngôi nhà xanh - Edition 2011
Sổ tay ngôi nhà xanh - Edition 2011Sổ tay ngôi nhà xanh - Edition 2011
Sổ tay ngôi nhà xanh - Edition 2011
 
So tay ngoi nha xanh tietkiem nang luong
So tay ngoi nha xanh tietkiem nang luongSo tay ngoi nha xanh tietkiem nang luong
So tay ngoi nha xanh tietkiem nang luong
 
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trườngGiáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường
 
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
 
nguyenthikieulam_5tc.doc
nguyenthikieulam_5tc.docnguyenthikieulam_5tc.doc
nguyenthikieulam_5tc.doc
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
 
Bài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơnBài giảng Sản xuất sạch hơn
Bài giảng Sản xuất sạch hơn
 
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sông...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sông...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sông...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sông...
 
EPR thuc day KTTH loi ich dem lai.pptx
EPR thuc day KTTH loi ich dem lai.pptxEPR thuc day KTTH loi ich dem lai.pptx
EPR thuc day KTTH loi ich dem lai.pptx
 

Khoaluan final

  • 1. LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Môi trường Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường TP.HCM, và sự đồng ý của thầy hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn, em đã thực hiện đề tài “NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ CHO NGÀNH MAY MẶC: ÁP DỤNG ĐIỂN HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV LT”. Để hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại Trường ĐH Tài nguyên & Môi trường TP.HCM. Em xin cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Truyền và các anh chị tại Trung tâm Tư vấn Dịch vụ Tài nguyên Môi trường – ĐH Tài nguyên & Môi trường TP.HCM đã tạo điều kiện rất tốt để em có thể tiếp cận với môi trường thực tế nhằm phục vụ cho luận văn. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn, cảm ơn thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em định hướng nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn. Mặc dù nghiên cứu đã hoàn thành, nhưng do mới bắt đầu với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế sản xuất cũng như còn hạn chế về kiến thức và thời gian thực hiện nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô góp ý bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, xin gửi đến mọi người lời cảm ơn chân thành và lời chúc sức khỏe. Trân trọng! SVTH: Ngô Chí Hiễn
  • 2. TÓM TẮT LUẬN VĂN Sản xuất sạch hơn (SXSH) và Sử dụng năng lượng hiệu quả (SDNLHQ) là hai chiến lược đã được xác lập và hữu hiệu giúp giảm thiểu chi phí, mang lại lợi nhuận bằng cách giảm thiểu chất thải. Hiện nay SXSH và SDNLHQ thường được tính hợp để bổ sung tốt cho nhau và việc lồng ghép 2 hoạt động có thể mang lại sự đồng vận để mở rộng phạm vi ứng dụng và mang lại lợi ích lớn hơn cả về môi trường và kinh tế. Ngành may mặc Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy vậy, ngành may mặc của Việt Nam cũng đang phải đương đầu với những thách thức không nhỏ. Áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) và sử dung hiệu quả năng lượng (SDNLHQ) sẽ là lựa chọn tối ưu cho ngành công nghiệp may mặc. Luận văn được thực hiện với mục đích nghiên cứu và đề xuất áp dụng các giải pháp SXSH – SDNLHQ cho Công ty TNHH MTV TL theo hướng chủ động ngăn ngừa giảm thiểu, sử dụng hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Luận văn chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu hiện trạng sử dụng nước, nguyên vật liệu và năng lượng, từ đó tìm ra các nguyên nhân gây lãng phí nước, nhiên liệu cho lò hơi, lãng phí điện… trong quá trình sản xuất và đề xuất các giải pháp tiết kiệm. Quá trình đánh giá sản xuất sạch hơn gồm các nội dung: thành lập đội sản xuất sạch hơn; xác định được các trọng tâm đánh giá như: Tiết kiệm nước, điện, hệ thống lò hơi; nguyên nhân gây lãng phí từ đó xây dựng các cơ hội sản xuất sạch hơn; sàng lọc các giải pháp sản xuất sạch hơn; đánh giá tính khả thi của các giải pháp ; sau đó tiến hành lựa chọn các giải pháp, lên kế hoạch thực hiện; tiếp theo là tiến hành thực hiện các giải pháp, đánh giá kết quả thực hiện và duy trì các giải pháp sản xuất sạch hơn. Đặc biệt, sau một thời gian áp dụng các biện pháp thực tế tại Công ty nhằm tiết kiệm nước đã mang lại các kết quả khả quan, cụ thể: Nghiên cứu đã thực hiện 8 giải pháp nhằm giảm thiểu và tiết kiệm nước tại Công ty; với chi phí đầu tư ban đầu khoảng 75 triệu đồng; lợi ích thu được là đã giảm được trung bình khoảng 104 m3 /ngày, tiết kiệm được khoảng 54 triệu đồng/tháng.
  • 3. ABSTRACT Cleaner production (CP) and Energy Efficiency (EE) are two strategies for reducing waste which are affirmed to be effective beneficial cost saving. Nowadays, they are normally combined and mixed in order to expand their application and bring broader benefits for both the environment and economics. The Vietnamese garment industry has always been leading the national export for many years, however, it is facing difficult challenges. To deal with them, Cleaner production and Energy Efficiency can be employed as the most optimal solutions. The thesis has been conducted to research and recommend Cleaner production and Energy Efficiency for TL limited Company in order to eliminate waste and take the most of the energy source for its sustainable development. The main content of the thesis focuses on analyzing the practice of using water, materials and energy in the company in order to find out the reasons of water, electricity, boiler fuel waste in the production process, and recommend possible solutions. The evaluation process of cleaner production includes establishing spectator team, identifying key criteria of evaluation such as reasons of waste, choosing cleaner production solutions, analyzing the possibility of each solutions, building and carrying on the action plans, evaluating the results, and finally maintaining the cleaner production process. Specially, after a period of application of practical measures in order to save water company has brought positive results, particularly: Research was carried out to minimize 8 solution and save water at the company; the initial investment cost of about 75 million VND; benefits are reduced an average of about 104 m3 / day, saving about 54 million VND/ month.
  • 4. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Tp,Hồ Chí Minh, ngày……tháng……năm 2016 Giảng viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn
  • 5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Tp,Hồ Chí Minh, ngày…..tháng…..năm 2016 Giảng viên phản biện
  • 6. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... i DANH MỤC BẢNG............................................................................................ii DANH MỤC HÌNH ẢNH.................................................................................. iv MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................1 II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG.....................................................................................2 1. Mục tiêu ..............................................................................................................2 2. Nội dung .............................................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................2 4. Phạm vi................................................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 4 1.1. SẢN XUẤT SẠCH HƠN – SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ...........4 1.1.1. Sản xuất sạch hơn (SXSH) ...........................................................................4 1.1.2. Sử dụng năng lượng hiệu quả (SDNLHQ) ...................................................4 1.1.3. Lợi ích của việc lồng ghép SXSH – SDNLHQ ............................................5 1.1.4. Các bước thực hiện SXSH – SDNLHQ........................................................6 1.2. NGÀNH MAY MẶC Ở VIỆT NAM – TRÊN THẾ GIỚI .............................8 1.2.1. Trên thế giới..................................................................................................8 1.2.2. Tại Việt Nam ................................................................................................9 1.3. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG SXSH – SDNLHQ TRONG NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM – THẾ GIỚI………………………………………………..………...11 1.3.1. Trên thế giới................................................................................................11 1.3.2. Tại Việt Nam ..............................................................................................13 1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH MAY MẶC ..........13 1.4.1. Chất thải rắn (CTR) ....................................................................................13 1.4.2. Nước thải ....................................................................................................14 1.4.3. Khí thải .......................................................................................................14
  • 7. 1.4.4. Chất thải nguy hại (CTNH).........................................................................14 1.4.5. Tiếng ồn, độ rung........................................................................................14 1.4.6. Sử dụng hóa chất.........................................................................................15 1.4.7. Tiêu thụ điện, nước .....................................................................................15 1.4.8. Tiêu thụ nhiên liệu khác..............................................................................15 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV TL...................... 16 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV TL.............................................16 2.1.1. Thông tin chung..........................................................................................16 2.1.2. Nhóm SXSH – SDNLHQ...........................................................................17 2.2. THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY ........................17 2.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất hàng may mặc.............................................17 2.2.2. Số liệu sản xuất...........................................................................................19 2.2.3. Tình hình tiêu thụ nguyên liệu, nhiên liệu và hóa chất...............................19 2.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY..........................................23 2.3.1. Hệ thống hồ sơ, báo cáo môi trường...........................................................23 2.3.2. Hiện trạng môi trường tại Công ty..............................................................24 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH – SDNLHQ CHO CÔNG TY TNHH MTV TL................................................................... 29 3.1. ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT SẠCH HƠN - SỬ DỤNG NĂNG LƯƠNG HIỆU QUẢ TẠI CÔNG TY……………………………….………………………..........29 3.1.1. Trọng tâm đánh giá.....................................................................................29 3.1.2. Đánh giá tìm năng tiết kiệm nước tại Công ty............................................29 3.1.3. Đánh giá hiện trạng lò hơi và tiềm năng tiết kiệm .....................................35 3.1.4. Đánh giá các vấn đề tiêu thụ điện năng chính và tiềm năng tiết kiệm .......38 3.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN - SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ……………………………………..…………………….…40 3.2.1. Giải pháp tiết kiệm nước.............................................................................40 3.2.2. Giải pháp tiết kiệm nhiên liệu cho lò hơi....................................................46 3.2.3. Giải pháp tiết kiệm điện năng.....................................................................51
  • 8. 3.3. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI KHI ÁP DỤNG SXSH – SDNLHQ TẠI CÔNG TY………………………………………………...…………………..57 3.3.1. Khó khăn.....................................................................................................57 3.3.2. Thuận lợi.....................................................................................................57 3.4. XÂY DỰNG CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SXSH – SDNLHQ CHO CÔNG TY………………………………….………………........58 3.4.1. Giai đoạn 1: Tuyên truyền ..........................................................................58 3.4.2. Giai đoạn 2: Chuẩn bị.................................................................................58 3.4.3. Giai đoạn 3: Triển khai...............................................................................58 3.4.4. Giai đoạn 4: Đánh giá.................................................................................59 3.5. KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐẠT ĐƯỢC SAU THỜI GIAN THỰC HIỆN ....59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 64 Kết luận………………………………………………….……...………………….64 Kiến nghị...................................................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 66 PHỤ LỤC........................................................................................................... 67
  • 9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BOD Biological Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh học) CBCNV Cán bộ công nhân viên COD Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học) CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn GSV Global Security Verification (Xác nhận bảo mật toàn cầu) HDSDNPL Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu IFC International Finance Corporation (Công ty tài chính quốc tế) KCN Khu công nghiệp NAMA National Appropriate Mitigation Action (Hành động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia) NPL Nguyên phụ liệu PCCC Phòng cháy chữa cháy SDNLHQ Sử dụng năng lượng hiệu quả SS Suspended solids (Các chất rắn lơ lửng) SXSH Sản xuất sạch hơn TCKT Tiêu chuẩn kỹ thuật WRAP Worldwide Responsible Accredited Production (Tổ chức công nhận trách nhiệm sản xuất toàn cầu)
  • 10. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thông tin tình hình phát triển của ngành May mặc Việt Nam.............10 Bảng 2.1: Thông tin chung về Công ty.................................................................16 Bảng 2.2. Nhóm SXSH – SDNLHQ tại Công ty..................................................17 Bảng 2.3. Danh mục nhu cầu về nguyên, nhiên liệu và hóa chất sử dụng ...........20 Bảng 2.4. Nhu cầu sử dụng điện, nước tại Công ty..............................................20 Bảng 2.5. Thông tin về lò hơi ...............................................................................21 Bảng 2.6. Thông tin về giải nhiệt nhà xưởng .......................................................22 Bảng 2.7. Thông tin về hệ thống chiếu sáng tại Công ty......................................22 Bảng 2.8. Danh mục thiết bị, máy móc quan trọng tại Công ty ...........................22 Bảng 2.9. Hệ thống hồ sơ, báo cáo môi trường tại Công ty .................................23 Bảng 2.10. Kết quả đo nồng độ khí thải lò hơi.....................................................24 Bảng 2.11. Kết quả phân tích nước thải ...............................................................26 Bảng 2.12. Chất thải nguy hại phát sinh trong một tháng ....................................27 Bảng 3.1. Đánh giá nhu cầu sử dụng nước tại Công ty ........................................30 Bảng 3.2. Tổng kết các nguyên nhân và cơ hội tiết kiệm nước tại Công ty.........34 Bảng 3.3. Công suất thiết kế lò hơi của Công ty ..................................................36 Bảng 3.4. Thông tin nhiên liệu sử dụng cho lò hơi tại Công ty............................36 Bảng 3.5. Tổng kết nguyên nhân và đề xuất các cơ hội tiết kiệm nhiên liệu cho lò hơi tại Công ty.......................................................................................................37 Bảng 3.6. Tổng kết nguyên nhân và đề xuất cơ hội tiết kiệm điện năng tại TL...40 Bảng 3.7. Thông tin giải pháp quản lý, giám sát tiêu thụ nước...........................40 Bảng 3.8. Phân công trách nhiệm và khoán định mức cho các bộ phận ..............41 Bảng 3.9. Thông tin giải pháp khắc phục rò rỉ hệ thống cấp nước.......................43 Bảng 3.10. Thông tin giải pháp tăng cường công tác bảo trì hệ thống van vòi ở các nhà vệ sinh.............................................................................................................43 Bảng 3.11. Thông tin giải pháp điều chỉnh lưu lượng các vòi rửa tay .................44 Bảng 3.12. Thông tin giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức.......................45 Bảng 3.13. Thông tin giải pháp quản lý hiệu suất sinh hơi cho lò hơi .................46
  • 11. Bảng 3.14. Thông tin giải pháp thu hồi nước ngưng cho lò hơi...........................48 Bảng 3.15. So sánh bẫy hơi dạng nhiệt và bẫy hơi dạng tiết lưu .........................51 Bảng 3.16. Thông tin giải pháp thay đổi phương án cấp hơi bằng đốt gas cho nhà ăn...........................................................................................................................49 Bảng 3.17. So sánh đèn T8 và Led 22W ..............................................................51 Bảng 3.18. Thông tin giải pháp tắt đèn khi không sử dụng..................................52 Bảng 3.19. Thông tin giải pháp thay đổi máy may cũ thành máy may điện tử....53 Bảng 3.20. Tổng hợp các giải pháp đề xuất..........................................................56 Bảng 3.21. Các giải pháp thực tế đã được thực hiện............................................59 Bảng 3.22. Kết quả đạt được sau một tháng áp dụng các biện pháp tiết kiệm nước......................................................................................................................63
  • 12. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Sơ đồ các bước tiến hành đánh giá SXSH – SDNLHQ..........................7 Hình 1.2. Biểu đồ quy mô ngành công nghiệp may mặc toàn cầu. .......................9 Hình 1.3. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam................10 Hình 1.4. Biểu đồ thể hiện mức tiêu thụ điện trung bình mỗi tháng của Allwear từ năm 2007 – 2009...................................................................................................12 Hình 2.1. Sơ đồ tổng quan quy trình sản xuất hang may mặc tại Công ty...........18 Hình 2.2. Biểu đồ sản lượng sản phẩm của Công ty năm 2015 ...........................19 Hình 3.1. Nguyên nhân gấy thất thoát nước.........................................................33 Hình 3.2. Hệ thống lò hơi của Công ty.................................................................35 Hình 3.3. Bố trí đèn chiếu sáng tại Công ty..........................................................39 Hình 3.4. Hệ thống máy nén khí tại Công ty........................................................39 Hình 3.5. Sơ đồ lắp đồng hồ nước đối với Khu A của công ty. ...........................42 Hình 3.6. Sơ đồ hệ thống lò hơi sử dụng bộ hâm nước để gia nhiệt cho nước cấp.........................................................................................................................50 Hình 3.7. Phương pháp điều khiển PID tiết kiệm điện năng cho máy nén khí….61
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 1 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành may mặc Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỷ trọng lớn cùng với sự ưu đãi từ các chính sách của Nhà nước, ngành may mặc đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Theo bối cảnh kinh tế ảm đạm trên toàn cầu trong năm 2015, giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tăng 9,43% so với cùng kỳ là 27,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đối với Hoa Kỳ tăng 11,5% là 10,9 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam với tỷ lệ 40,3% trong tổng giá trị xuất khẩu. Thứ hai là Châu Âu với 12,5%, Nhật Bản với 10,2% và Hàn Quốc với 7,8%. Dự kiến những năm tiếp theo kim ngạch xuất khẩu ngành May mặc sẽ tăng cao do thuế suất giảm mạnh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ở khu vực phía Nam, có khoảng trên 70% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc đòi hỏi một số lượng lớn nguồn nhân lực có trình độ cao trong những năm tới. Vào cuối năm 2015, Việt Nam đã ký kết các Hiệp định Thương mại tự do FTA, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, FTA Việt Nam-EU, FTA Hàn Quốc. Việt Nam thiết lập quan hệ thương mại tự do với 55 quốc gia và các đối tác, trong đó 15 là thành viên của G20. Hơn nữa, 59 quốc gia thừa nhận rằng Việt Nam có tình trạng kinh tế thị trường đầy đủ. Có thể thấy trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hóa đáng kể. Nhiều cơ sở từ sử dụng máy may cơ đã chuyển sang sử dụng máy may điện tử với công suất cao hơn, được lập trình sẵn nên đường may đẹp, mũi chỉ tinh xảo, giảm bớt được công đoạn cắt chỉ thừa. Các sản phẩm May mặc của Việt Nam đã có chất lượng ngày một tốt hơn và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản chấp nhận. Tuy vậy, ngành may mặc của Việt Nam cũng đang phải đương đầu với những thách thức không nhỏ. Một mặt, xuất phát điểm của may mặc Việt Nam còn thấp, công nghiệp phụ trợ chưa thực sự phát triển, nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu, tỷ lệ gia công cao, năng lực cạnh tranh còn yếu hơn các nước trong khu vực và trên thế giới... là thách thức khi hội nhập kinh tế toàn cầu. Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến năm 2020, ngành dệt may phấn đấu đạt giá trị xuất khẩu 30 tỷ USD. Để đạt được con số này, ngành dệt may Việt Nam đang áp dụng nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất, nhưng đồng thời cũng cần đặc biệt quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 2 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn Trong đó, áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) và sử dung hiệu quả năng lượng (SDNLHQ) sẽ là lựa chọn tối ưu cho ngành công nghiệp may mặc. Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập vào WTO thì các sản phẩm của Việt Nam buộc phải đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường thế giới, trong đó có sản phẩm của ngành may mặc. Điển hình Công ty TNHH MTV TL là một doanh nghiệp sản xuất hang May mặc xuất khẩu với số lượng lớn ra nước ngoài, trong khi sản phẩm đạt chất lượng tốt nhưng công ty vẫn luôn quan tâm đến các vấn đề về tiết kiệm nguồn tài nguyên, năng lượng nhằm cải thiện môi trường và hướng đến phát triển bền vững. Chính vì vậy, luận văn “NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ CHO NGÀNH MAY MẶC: ÁP DỤNG ĐIỂN HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV LT” được thực hiện với mục đích cải thiện năng suất sản xuất, giảm thiểu và sử dụng hợp lý năng lượng và nước cho công ty… theo hướng chủ động ngăn ngừa giảm thiểu, sử dụng hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG 1. Mục tiêu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm: - Giảm thiểu chi phí sản xuất thông qua việc tiết kiệm nước và năng lượng. - Giảm chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất góp phần giảm chi phí sản xuất và giảm ô nhiễm môi trường. - Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín cho công ty. 2. Nội dung 2.1. Nội dung 1: Tổng quan tài liệu - Tổng quan về ngành may mặc. - Tổng quan về SXSH – SDNLHQ. 2.2. Nội dung 2: Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp SXSH – SDNLHQ tại công ty - Tổng quan về công ty. - Đánh giá SXSH – SDNLHQ. - Áp dụng thử nghiệm việc giảm tiêu thụ nước. 2.3. Nội dung 3: Kết luận, kiến nghị - Thảo luận, chia sẻ về kết quả đạt được từ quá trình áp dung vào thực tiễn. Rút ra các phương pháp, công cụ có thể áp dụng đối với lĩnh vực sản xuất khác. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 3 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn Các số liệu và các thông tin được thu thập thông qua các tài liệu về SXSH – SDNLHQ, tài liệu chuyên ngành về sản xuất hàng may mặc, các trang wed về ngành sản xuất hàng may mặc và tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp. Các số liệu và thông tin bao gồm: - Các hoạt động SXSH – SDNLHQ trên Thế giới và tại Việt Nam. - Tổng quan về ngành công nghiệp may mặc. - Công nghệ sản xuất, năng suất, lượng nước và năng lượng sử dụng, tình hình quản lý. 3.2. Phân tích tài liệu Các số liệu thu thập được tiến hành phân tích lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. 3.3. Phương pháp đánh giá nhanh Khảo sát, đánh giá nhanh các khu vực có dấu hiệu rò rỉ, thất thoát nước, năng lượng. 3.4. Phương pháp đo đạc - Đo đạc số liệu lưu lượng nước. - Đo đạc các thiết bị sử dụng năng lượng. 3.5. Phương pháp chuyên gia Tham vấn các chuyên gia về SXSH – SDNLHQ nhằm hoàn thiện đề xuất các giải pháp SXSH – SDNLHQ. 3.6. Phương pháp áp dụng đánh giá SXSH – SDNLHQ Áp dụng cách thức SXSH – SDNLHQ đã được phát triển tại Việt Nam và toàn bộ 6 bước SXSH – SDNLHQ cho ngành may mặc tại Đồng Nai. 4. Phạm vi - Tìm hiểu, đưa ra hướng đánh giá SXSH – SDNLHQ trong ngành may mặc. - Nghiên cứu cụ thể cho một công ty tại Tỉnh Đồng Nai. - Ứng dụng thử nghiệm việc giảm tiêu thụ nước.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 4 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. SẢN XUẤT SẠCH HƠN – SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ Sản xuất sạch hơn (SXSH) và Sử dụng năng lượng hiệu quả (SDNLHQ) là hai chiến lược đã được xác lập và hữu hiệu giúp giảm thiểu chi phí và mang lại lợi nhuận bằng cách giảm thiểu chất thải. Tuy nhiên, cả hai đều mới chỉ được áp dụng đơn lẻ và hầu như ít hoặc không được áp dụng cùng lúc. Xu hướng hiện nay SXSH và SDNLHQ thường được tính hợp để bổ sung tốt cho nhau và việc lồng ghép 2 hoạt động có thể mang lại sự đồng vận để mở rộng phạm vi ứng dụng và mang lại lợi ích lớn hơn cả về môi trường và kinh tế. 1.1.1. Sản xuất sạch hơn (SXSH) UNEP định nghĩa: “Sản xuất sạch hơn là quá trình ứng dụng liên tục một chiến lược tổng hợp phòng ngừa về môi trường trong các quá trình công nghệ, các sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất kinh tế và giảm thiểu hoàn toàn các rủi ro đối với con người và môi trường”  Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.  Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.  Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ. Mục tiêu của SXSH là tránh tạo ra chất thải ngay từ đầu và tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển thành sản phẩm. 1.1.2. Sử dụng năng lượng hiệu quả (SDNLHQ) Vào đầu những năm 70 thì những nỗ lực cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng đã bắt đầu được tiến hành, chủ yếu là do nhu cầu giảm chi phí sản xuất. Hiện nay, SDNLHQ luôn được xem xét dưới góc độ của nhiều bộ phận và vì thiếu một phương pháp luận được xác lập nên thường được làm theo tập quán và rời rạc. Theo đó, từng quốc gia đã phát triển những chiến lược của riêng mình để giải quyết vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả và các chi phí năng lượng đầu vào.
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 5 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn Rất ít nơi thực hiện SDNLHQ quan tâm về các kết quả môi trường khi thực hiện SDNLHQ và - mặc dù một số những giải pháp SDNLHQ đã mang lợi lợi ích cho môi trường cũng không giành được nhiều sự chú ý về khía cạnh này. Đối với những nơi thực hiện SDNLHQ, giảm chi phí là một vấn đề quan trọng và họ vẫn ưu tiên những giải pháp giúp tiết kiệm về mặt chi phí kể cả khi những giải pháp này có tác động xấu đến môi trường. Những hoạt động sử dụng hiệu quả năng lượng của UNEP thường tập trung vào nhu cầu của các nước đang phát triển và quốc gia có nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi. Các hoạt động liên quan đến các khía cạnh khác nhau của nghiên cứu công nghệ, phát triển, chuyển giao và thương mại hóa, cũng như thúc đẩy công nghiệp mới và sáng tạo năng lượng hiệu quả phương pháp và kỹ thuật. 1.1.3. Lợi ích của việc lồng ghép SXSH – SDNLHQ Tiếp cận việc tích hợp SXSH-SDNLHQ sẽ giúp mang lại những lợi ích sau:  Gói dịch vụ mở rộng mang lại lợi ích lớn hơn (sự đồng vận) Khi tài nguyên được định giá ở mức thấp (hoặc có thể được trợ giá) và các vấn đề môi trường chưa được xem là quan trọng thì giải pháp SXSH có thể không thu hút được nhiều sự quan tâm. Lúc đó, nếu kết hợp với lợi ích từ SDNLHQ thì có thể đề xuất một gói giải pháp hấp dẫn hơn. Tương tự, sự lôi cuốn của vấn đề giảm tiêu hao năng lượng trong thời điểm giá năng lượng giảm xuống có thể được nhân lên khi kết hợp với SXSH. Tiếp cận SXSH-SDNLHQ tích hợp đúc rút từ số lượng lớn hơn những thực hành sản xuất tốt nhất nên mang lại các giải pháp kinh doanh toàn diện và có nhiều lợi ích hơn về mặt kinh tế .  Thị phần của sản phẩm được mở rộng hơn SXSH-SDNLHQ có thể giúp tạo ra những sản phẩm thực sự ‘thân thiện với sinh thái’. Sản phẩm ‘xanh’, bảo đảm cả nhãn đánh giá tính sinh thái và năng lượng, nên sẽ giúp sản phẩm có thêm lợi thế cạnh tranh - có thể giành được thị phần tốt hơn.  Việc tích hợp bảo đảm cho tính bền vững của các giải pháp SDNLHQ Cho đến nay, tiếp cận SDNLHQ đang thịnh hành, về bản chất, có định hướng theo nhiệm vụ (kiểu "kê toa") và vì thế không được xem là hoạt động quản lý hàng ngày tại doanh nghiệp. Một tình trạng phổ biến là các chương trình SDNLHQ kết thúc ngay khi các nhà tư vấn rời khỏi công ty và kết quả là các chương trình vẫn mang tính rời rạc và diễn ra trong thời gian ngắn. Ngược lại, áp dụng liên tục là một đặc điểm chính của SXSH. Khi SXSH và SDNLHQ tích hợp, khái niệm "liên tục" mở rộng cho SDNLHQ và do đó đảm bảo tính bền vững lâu dài cho thực hiện SDNLHQ.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 6 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  Hỗ trợ thực hiện các hiệp định và nghị định thư toàn cầu Trong những năm gần đây một loạt các hiệp định và nghị định thư của khu vực và toàn cầu đã được xây dựng nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường và năng lượng. SXSH-SDNLHQ có thể giúp kiểm soát những vấn đề này dễ dàng hơn so với khi chỉ áp dụng SXSH hay SDNLHQ đơn lẻ. Một số quốc gia ban hành luật về SXSH, một số quốc gia khác lại ban hành luật về SDNLHQ; nếu kết hợp hai luật này sẽ giúp thực hiện đồng thời những biện pháp bảo toàn nguyên vật liệu và năng lượng. Nhóm công tác SXSH- SDNLHQ có thể đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ chính phủ một quốc gia đạt được mục tiêu này.  Bớt lặp lại nhiệm vụ và tạo ra sự đồng vận giữa các mục tiêu của SXSH và SDNLHQ Khi không tích hợp, các chuyên gia SXSH và SDNLHQ mất nhiều thời gian để thu thập và phân tích dữ liệu một cách riêng biệt và sau đó thực hiện các giải pháp tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng cũng theo cách đơn lẻ. Khi tích hợp, nỗ lực chung và đồng thời sẽ giúp tiết kiệm nhiều thời gian thu thập và phân tích dữ liệu sẽ dẫn đến nhiều cách thức đơn giản hơn để giải quyết những vấn đề độc lập về lãng phí nguyên vật liệu và năng lượng.  Dễ dàng tiếp cận với nhiều nguồn vốn hơn Có những nguồn vốn trong khu vực và trên toàn cầu chỉ dành cho SXSH hoặc chỉ dành cho SDNLHQ. Có thể tiếp cận với tất cả những nguồn vốn này bằng cách tích hợp SXSH-SDNLHQ.  SXSH-SDNLHQ mở đường cho việc thực hiện Hệ thống Quản lý Môi trường (EMS) Tiếp cận SXSH-SDNLHQ tích hợp, với phương pháp luận của mình sẽ giúp dễ dàng triển khai và duy trì một Hệ thống Quản lý Môi trường (EMS) toàn diện hơn. 1.1.4. Các bước thực hiện SXSH – SDNLHQ SXSH – SDNLHQ là một quá trình liên tục. Sau khi kết thúc một đánh giá SXSH – SDNLHQ, đánh giá tiếp theo cần được tiến hành để cải thiện hiện trạng tốt hơn hoặc bắt đầu với phạm vi đánh giá mới. SXSH - SDNLHQ được xây dựng và như chiến lược hiệu quả giúp doanh nghiệp trong việc giảm chi phí và tăng lợi nhuận nhờ giảm phát thải. Việc tích hợp hai tiếp cận này đã mở rộng phạm vi ứng dụng và đem lại kết quả hiệu quả hơn về kinh tế và môi trường. Việc tích hợp có thể được thực hiện thông qua áp dụng phương pháp luận có hệ thống được mô tả bên dưới.
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 7 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn Hình 1.1. Sơ đồ các bước tiến hành đánh giá SXSH – SDNLHQ. a. Bước 1: Lập kế hoạch và tổ chức - Đảm bảo cam kết của lãnh đạo; - Có sự tham gia của nhân viên; - Hình thành đội đánh giá SXSH – SDNLHQ; - Thu thập thông tin cơ bản hiện có; - Xác định rào cản và biện pháp tháo gỡ cho quá trình đánh giá SXSH - SDNLHQ; - Quyết định khu vực trọng tâm của đánh giá SXSH – SDNLHQ. b. Bước 2: Đánh giá sơ bộ - Chuẩn bị sơ đồ dòng của quy trình sản xuất; - Tiến hành khảo sát các khu vực sản xuất; - Chuẩn bị định lượng và xác định tính chất vật liệu đầu vào - đầu ra; - Tính toán và chốt số liệu nền. c. Bước 3: Đánh giá chi tiết - Chuẩn bị cân bằng nguyên liệu chi tiết bao gồm các tổn thất; - Tiến hành phân tích nguyên nhân; - Đề xuất và lựa chon SXSH – SDNLHQ; - Sàng lọc các lựa chọn SXSH – SDNLHQ. Lập kế hoạch tổ chức Đánh giá sơ bộ Đánh giá chi tiết Phân tích khả thi Thực hiện và duy trì
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 8 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn d. Bước 4: Phân tích khả thi - Thực hiện đánh giá khả thi về kỹ thuật, kinh tế và môi trường; - Chọn giải pháp khả thi. e. Bước 5: Thực hiện và duy trì - Chuẩn bị kế hoạch thực hiện SXSH; - Duy trì đánh giá SXSH. 1.2. NGÀNH MAY MẶC Ở VIỆT NAM – TRÊN THẾ GIỚI 1.2.1. Trên thế giới Quy mô thị trường may mặc thế giới trong năm 2012 đạt khoảng 1.105 tỷ USD, chiếm 1,8% GDP toàn cầu. Nó được dự báo sẽ đạt 2.110 tỷ USD vào năm 2025, tương đương với CAGR khoảng 5% mỗi năm trong giai đoạn 2012 – 2025. Bốn thị trường tiêu thụ chính là EU – 27, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản; với dân số chỉ khoảng 1/3 dân số toàn cầu, các thị trường này chiếm trên 75% giá trị may mặc toàn cầu. EU – 27 hiện đang là thị trường lớn nhất với giá trị 350 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, Trung Quốc được dự báo sẽ trở thành thị trường lớn nhất vào năm 2025 với giá trị khoảng 540 tỷ USD, tương đương với CAGR mỗi năm 10% trong giai đoạn 2012 – 2025. Brazil, Ấn Độ, Nga, Canada và Úc cũng nằm trong danh sách những thị trường lớn. Ấn Độ được dự báo sẽ là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất với tốc độ CAGR là 12% mỗi năm với giá trị 200 tỷ USD vào năm 2025. Do đó, Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản và Brazil để trở thành nước có quy mô lớn thứ 4 trên thế giới. Các quốc gia khác có khoảng 44% dân số thế giới nhưng chỉ chiếm khoảng 7% thị trường may mặc toàn cầu. Các quốc gia đi trước như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản chủ yếu tập trung vào khâu mang lại giá trị gia tăng cao nhất của chuỗi giá trị dệt may là thiết kế, marketing và phân phối. Trong khi đó, hoạt động sản xuất tập trung tại Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển như Bangladesh, Việt Nam, Pakistan, Indonesia,…
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 9 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn Hình 1.2. Biểu đồ quy mô ngành công nghiệp may mặc toàn cầu. (Nguồn: Global Competitiveness, Wazir Advisors) Hiện nay, trên Thế giới có khoảng 50-60 triệu lao động làm việc trong ngành may mặc và giày dép trên toàn Thế giới (2014) so với năm 2000 chỉ có khoảng 20 triệu lao động tham gia vào ngành công nghiệp này. Trong đó, khoảng 3/4 số lao động trong ngành công nghiệp này là nữ. 1.2.2. Tại Việt Nam Việt Nam, nằm trong vùng trung tâm của Đông Nam Á, đạt mức tăng trưởng đáng kể trong 20 năm gần đây. GDP khoảng 204 tỷ USD/năm với GDP bình quân đầu người vào khoảng 2.228 USD/năm vào năm 2015. Năm 2015, công nhân được đào tạo chiếm 51,6%. Trong năm 2015, hàng loạt hiệp định khác được ký kết và có hiệu lực như: hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa 10 nước ASEAN và 6 nước đối tác (RCEP); FTA với Liên minh châu Âu; Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); FTA Việt Nam – Hàn Quốc; tiếp tục cắt giảm thuế quan theo cam kết tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)… Ngoài ra, Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ thương mại tự do với 55 quốc gia và các đối tác, trong đó 15 là thành viên của G20. Hơn nữa, 59 quốc gia thừa nhận rằng Việt Nam có tình trạng kinh tế thị trường đầy đủ.
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 10 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn Hình 1.3. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam. (Nguồn: Race to the top program) Với tốc độ tăng trưởng trung bình 20% mỗi năm trong giai đoạn 2002-2014, Việt Nam đã là một trong những nhà sản xuất may mặc và giày dép tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Lĩnh vực này đóng một vai trò trung tâm trong nền kinh tế Việt Nam, về doanh thu, việc làm, thương mại quốc tế. Trong năm 2015, mức lương tối thiểu của ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam là khoảng 108 USD (2,4 triệu đồng) mỗi tháng, tương đối thấp so với thế giới mặc dù đã tăng so với năm 2015. Xét về chất lượng của nguồn nhân lực tại Việt Nam được đánh giá cao hơn hầu hết các nước ở Đông Nam Á, năng suất tương đối cao. Các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản (cùng đại diện cho hơn 75% kim ngạch xuất khẩu trong năm 2014). Hiện cả nước có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may sản xuất hàng may mặc ; thu hút hơn 2,5 triệu lao động; chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân (84%); tập trung ở Đông Nam Bộ (60%) và đồng bằng sông Hồng. Các doanh nghiệp may chiếm khoảng 70% tổng số doanh nghiệp trong ngành với hình thức xuất khẩu chủ yếu là CMT (85%). Bảng 1.1. Thông tin tình hình phát triển của ngành May mặc Việt Nam Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị Số lượng công ty Công ty 6.000
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 11 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn Quy mô doanh nghiệp Người SME 200-500+ chiếm tỷ trọng lớn Cơ cấu công ty theo hình thức sở hữu Tư nhân (84%), FDI (15%), nhà nước (1%). Cơ cấu công ty theo hoạt động May (70%), se sợi (6%), dệt/đan (17%), nhuộm (4%), công nghiệp phụ trợ (3%) Vùng phân bố công ty Miền Bắc (30%), miền Trung và cao nguyên (8%), miền Nam (62%). Số lượng lao động Người 2,5 triệu Thu nhập bình quân công nhân VND 4,5 triệu Số ngày làm việc/tuần Ngày 6 Số giờ làm việc/tuần Giờ 48 Số ca/ngày Ca 2 Thị trường xuất khẩu chính Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc Thị trường nhập khẩu chính Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan Phương thức sản xuất CMT (85%); khác (15%) Thời gian thực hiện đơn hàng Ngày 90 – 100 1.3. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG SXSH – SDNLHQ TRONG NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM – THẾ GIỚI 1.3.1. Trên thế giới Từ lâu nay, SXSH được áp dụng rộng rãi trên toàn Thế giới với mục đích giảm phát thải vào môi trường tại nguồn tại các quá trình sản xuất. SXSH là cách tiếp cận chủ động, theo hướng “dự đoán và phòng ngừa” ô nhiễm phát sinh trong quá trình sản xuất của các ngành công nghiệp. Những năm gần đây, việc tích hợp SXSH với Sử dụng năng lượng hiệu quả (SDNLHQ) trở nên cải tiến hơn bao giờ hết với mục tiêu cuối cùng chính là nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm phát thải khí nhà kính. “Hành động giảm nhẹ khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia” (Nationally Appropriate Mitigation Action - NAMA) - là hành động giảm phát thải khí nhà kính tự
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 12 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn nguyện thực hiện bởi các quốc gia đang phát triển trên quy mô lớn với sự linh hoạt trong điều khoản can thiệp. Tại Campuchia, dưới sự hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế, cùng với tiềm năng trong việc cải thiện sử dụng năng lượng đã tiến hành các biện pháp tiết kiệm năng lượng bằng cách thay thế thiết bị cũ kém hiệu quả với công nghệ mới hiệu quả hơn. Bao gồm các công nghệ nhiệt năng lượng cho ngành công nghiệp may mặc, như nồi hơi sinh khối hiệu quả (cộng với vật liệu cách nhiệt), và các công nghệ điện, chẳng hạn như máy may, máy giặt, máy sấy, máy nén khí và ánh sáng. Tổng chi phí của NAMA được dự kiến xấp xỉ 29,7 triệu USD và thực thiện trong khoảng thời gian 6,5 năm. Tại Bangladesh, IFC (International Finance Corporation) đã thúc đẩy sản xuất sạch hơn và nguồn tài nguyên hiệu quả trong lĩnh vực dệt may và hàng may mặc. IFC đã hoàn thành các dự án sản xuất sạch hơn với khoảng 18 nhà máy ở Bangladesh và đã tiết kiệm 2 triệu USD và 1,26 triệu m3 nước thông qua các biện pháp sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả. Và các hoạt động trong khuôn khổ này đang được mở rộng đến nhiều nhà máy để đạt hiệu quả nhiều hơn. Allwear là một doanh nghiệp sản xuất quần áo cho học sinh và quần áo nam ở phía bắc KwaZulu-Natal, Nam Phi. Công ty có khoảng 1100 lao động. Công ty đã có một số biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả như: Hạn chế sử dụng các thiết bị làm lạnh, loại bỏ các bóng đèn dư thừa, tắt đèn khi không sử dụng… Việc can thiệp hiệu quả năng lượng và theo dõi và đo lường sản lượng điện trên cơ sở hàng tháng. Kết quả đạt được như sau: Hình 1.4. Biểu đồ thể hiện mức tiêu thụ điện trung bình mỗi tháng của Allwear từ năm 2007 – 2009. (Nguồn: AllWear)
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 13 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn 1.3.2. Tại Việt Nam Hiện nay, làn sóng đầu tư vào ngành may mặc đã được di chuyển từ Trung Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, Đông Âu, và Tây Nam châu Âu để sản xuất dệt may ở các nước châu Á. Tuy nhiên, trong các quốc gia châu Á, tình hình cạnh tranh cũng rất khốc liệt. Hơn nữa, các rào cản kỹ thuật trong điều kiện lao động, môi trường, phá giá tăng do thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, Tây Âu đang nhận được phức tạp hơn. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp may mặc trong nước đã nhận thức hơn được tầm quan trọng của các chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Năng suất được tăng lên là kết quả của việc thực hiện áp dụng các chương trình SXSH - SDNLHQ trong ngành dệt may. Cùng với đó, chương trình tiết kiệm năng lượng giúp các doanh nghiệp tập trung hơn vào năng suất và chất lượng sản phẩm. Là một trong những doanh nghiệp tiên phong dệt may trong việc đầu tư, sử dụng các sản phẩm công nghệ thân thiện với môi trường, Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội (Hanosimex) đã đầu tư gần 223.5 triệu đồng để cài đặt các thiết bị tiết kiệm năng lượng cho các máy may 3S . Những lợi thế của thiết bị này giúp giảm công suất động cơ vào thời gian nhàn rỗi và động cơ luôn hoạt động trong điều kiện tối ưu tiết kiệm, hiệu suất cao và điện năng trong thời gian tải thấp. Tương tự, Công ty May Hưng Tiến (Hưng Yên) đã lắp đặt hai máy bơm nhiệt để thay thế lò hơi; đã sử dụng 35 đèn LED thay thế đèn compact; lắp biến tần cho hệ thống bơm. Các thiết bị này đã giúp công ty cắt giảm 177.6 triệu đồng/năm chi phí năng lượng. Hai công ty như đã đề cập ở trên chỉ là hai trong số nhiều công ty áp dụng chương trình SXSH - SDNLHQ, theo đó các công ty hoạt động trong điều kiện tối ưu, hiệu quả và năng suất, đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Việc đầu tư vào các sản phẩm công nghệ thân thiện với môi trường không phải lúc nào cũng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đầu tư thời gian dài trong khi những lợi ích có thể là rất lớn. Lợi ích này không chỉ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong sản xuất, mà còn cùng nhau góp phần hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của ngành công nghiệp dệt may. 1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH MAY MẶC 1.4.1. Chất thải rắn (CTR)  Chất thải rắn sinh hoạt - Chủ yếu từ khu ăn uống và khu văn phòng, bao gồm các loại như: giấy vụn, vỏ hộp, nilon, thực phẩm thừa… - Bùn thải từ bể tự hoại có thành phần chủ yếu là các loại cặn lắng, chất bẩn phân hủy từ phân, giấy vệ sinh…  Chất thải rắn sản xuất
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 14 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn - Vải vụn thừa từ các quá trình cắt may… - Các loại bìa carton, bao bì giấy, nilon… 1.4.2. Nước thải Nước thải phát sinh trong ngành may mặc chủ yếu là nước thải sinh hoạt (khu vực vệ sinh, tắm rửa), nước mưa chảy tràn, một phần nước thải từ quá trình giặt.  Nước thải sinh hoạt - Phát sinh từ hoạt động vệ sinh, tắm rửa,… - Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật gây hại,…  Nước mưa chảy tràn - Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng sẽ cuốn theo rác, dầu mỡ và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực. 1.4.3. Khí thải Trong quá trình hoạt động, các tác động đến môi trường không khí chủ yếu là bụi và khí thải từ: - Hoạt động giao thông vận tải: vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm,…(Bụi, CO, SO2, NOx, VOCs…) - Hoạt động sản xuất: đốt lò hơi (bụi, NOx, SO2), in ấn (Hydrocacbons, amonia ), xả vải, nhập nguyên vật liệu, đóng bao,… 1.4.4. Chất thải nguy hại (CTNH) Chất thải nguy hại: chủ yếu là các, giẻ lau mỡ dính dầu, bóng đèn huỳnh quang, hộp chứa hóa chất, bông thấm dầu, xốp… thừa do quá trình gia công, bảo dưỡng thiết bị phát sinh ra. 1.4.5. Tiếng ồn, độ rung  Tiếng ồn - Tiếng ồn thường phát sinh từ các máy móc, thiết bị như: máy may, máy cắt, ... Ngoài ra, tiếng ồn còn phát sinh từ các phương tiện của CBCNV, các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu và vận chuyển sản phẩm.  Độ rung - Rung động cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Tuy nhiên, đối với ngành may mặc thì độ rung là không lớn do hệ thống thiết bị máy móc có mức rung nhỏ và quá trình lắp đặt thiết bị đã áp dụng các giải pháp giảm rung như lắp các thiết bị giảm rung, sữa chữa, bảo dưỡng định kỳ máy móc.
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 15 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn 1.4.6. Sử dụng hóa chất Các hoá chất được sử dụng trong ngành may mặc có thể được chia thành:  Chất phụ trợ – bao gồm nhiều loại chức năng, từ làm sạch sợi tự nhiên và chất làm mịn để cải thiện đặc tính mềm mịn của sản phẩm. Dưới đây là một số chất phụ trợ điển hình: - Chất tạo phức tạo phức tan trong nước ổn định. - Chất hoạt động bề mặt làm giảm sức căng bề mặt của nước để dầu và mỡ được loại bỏ một cách dễ dàng hơn.  Hoá chất hồ vải như: - Chất làm cứng: dùng để tạo độ cứng cho vải. - Chất làm mềm: dùng để tạo độ mềm mại cho vải. - Chất làm bóng: dùng để tạo độ bóng cho vải. 1.4.7. Tiêu thụ điện, nước  Chiếu sáng: Với không gian rộng, xưởng may cần tiêu tốn rất nhiều điện mới có thể đảm bảo đủ ánh sáng cho toàn bộ xưởng.  Hoạt động của các thiết bị máy móc: máy may và các máy móc chuyên dụng…  Nước sinh hoạt, sử dụng cho lò hơi, làm mát. 1.4.8. Tiêu thụ nhiên liệu khác - Dầu DO, củi: Đốt lò hơi. - Gas: Nấu ăn.
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 16 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV TL 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV TL 2.1.1. Thông tin chung Bảng 2.1: Thông tin chung về Công ty Tên Công ty CÔNG TY TNHH MTV TL Địa chỉ: Lô B1 đường số 5, KCN Sông Mây, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai Sản phẩm chính: Quần áo Năm thành lập: 2006 Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV Vốn chủ sở hữu 27 triệu USD Khách hàng chính Target, Kohl’s, H&M, Gymboree Các chứng chỉ GSV, WRAP Thoả ước lao động tập thể Có Số lượng lao động 5.300 Thời gian làm việc/ ca làm việc 8 giờ Tổng số ngày làm việc trong năm 305 Diện tích 108.000 m2 với 16% diện tích là mảng xanh Công ty TNHH MTV TL là một doanh nghiệp May mặc có quy mô lớn và có trang thiết bị tốt. Công ty bắt đầu xây dựng hoạt động vào năm 2006 với Khu A (5 Xưởng) sản xuất quần áo và đến năm 2014 mở thêm Khu B (3 Xưởng) liên tục phát triển từ đó.
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 17 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn Để tiếp tục hoàn thiện về bảo tồn tài nguyên và năng lượng, công ty tự nguyện tham gia nghiên cứu áp dụng SXSH-SDNLHQ do “Dự án phát triển doanh nghiệp bền vững” (SCORE) tiến hành. Cty TNHH MTV TL cũng được chọn để nghiên cứu SXSH-SDNLHQ vì những lý do sau: - Công ty là đại diện của ngành may mặc tại Việt Nam. - Công ty có tiềm năng đáng kể về thực hiện SXSH-SDNLHQ, đặc biệt là tiết kiệm nước và năng lượng. - Công ty có tiềm năng nâng cấp công nghệ. - Kết quả thực hiện SXSH-SDNLHQ của công ty có tính nhân rộng cao. - Ban quản lý cam kết tham gia nghiên cứu áp dụng SXSH-SDNLHQ và sẵn sàng cộng tác. 2.1.2. Nhóm SXSH – SDNLHQ Thành lập một nhóm SXSH – SDNLHQ là yếu tố quan trọng để khởi động, điều tra khảo sát, điều phối và giám sát các nghiên cứu SXSH-SDNLHQ. Nhóm bao gồm lãnhđạo,các nhân viên trong công ty với sự trợ giúp và hỗ trợ của các chuyên gia SXSH-SDNLHQ khi cần. Thành viên được tập hợp từ nhiều phòng ban như: Cơ điện, nước, môi trường, quản đốc phân xưởng, an ninh…Là yếu tố tối cần thiết nhằm tránh những khó khăn có thể gặp phải từ nội bộ (chẳng hạn như từ các nhân viên khác trong công ty) cũng như là từ bên ngoài. Bảng 2.2. Nhóm SXSH – SDNLHQ tại Công ty Đại diện Chức vụ Vai trò trong đội Đại diện ban lãnh đạo nhà máy Tổng vụ Trưởng nhóm Đại diện bộ phận cơ điện, nước Quản lý bộ phận cơ điện, nước Thành viên Đại diện bộ phân sản xuất chính Quản đốc phân xưởng Thành viên Đại diện bộ phận HSE Quản lý bộ phận HSE Thành viên Đại diện bên ngoài Tư vấn Thành viên 2.2. THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 2.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất hàng may mặc
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 18 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn Hình 2.1. Sơ đồ tổng quan quy trình sản xuất hang may mặc tại Công ty.  Chú thích - TCKT: Tiêu chuẩn kỹ thuật - NPL: Nguyên phụ liệu - HDSDNPL: Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu a. Chuẩn bị sản xuất - Chuẩn bị về nguyên phụ liệu: Tiếp nhận nguyên phụ liệu, kiểm tra phân loại nguyên phụ liệu, thống kê, bảo quản. - Chuẩn bị về thiết kế: Nghiên cứu mẫu, thiết kế mẫu, may mẫu, chỉnh mẩu, nhảy mẫu, ra rập, giác sơ đồ. Ủi định hình, may chi tiết, Lắp ráp, kiểm hóa KCS Công đoạn sản xuất Chuẩn bị sản xuất Hoàn tất Công nghệ Thiết kế Nguyên phụ liệu Cắt May Tẩy, Ủi, Bao gói, Đóng kiện Trải vải, cắt phá, cắt gọt, ủi ép, đánh số phối kiện Lập TCKT, Bảng HDSDNPL, Thiết kế truyền, Bố trí mặt bằng phân xưởng, Định mức, cân đối NPL Thiết kế, chọn mẫu, nghiên cứu mẫu, Thiết kế mẫu, nhảy mẫu, cắt mẫu, Giác sơ đồ Tiếp nhận NPL, kiểm tra, thống kê, bảo quản
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 19 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn - Chuẩn bị về công nghệ + Chuẩn bị về tài liệu kỹ thuật, lập bảng màu, tính định mức NPL, cân đối NPL. + Lập quy trình công nghệ: Tập hợp tất cả các công đoạn hoàn thành một sản phẩm cái nào trước cái nào sau. + Sơ đồ nhánh cây: Sơ đồ trực quan thể hiện quy trình công nghệ giúp cho ta biết các chi tiết gắn kết với nhau như thế nào. b. Công đoạn sản xuất - Cắt: Xổ vải, trải vải, phối kiện, đánh số, bốc tập, ép keo. - May: May chi tiết, may lăp ráp - Hoàn tất: Kiểm hóa, vệ sinh, ủi sản phẩm, bao gói, đóng kiện. 2.2.2. Số liệu sản xuất Theo số liệu sổ sách của Công ty, tổng sản lượng năm 2015 là 21.000.000 sản phẩm , trung bình 1.750.000 sản phẩm/tháng . Hình 2.2 trình bày sự biến động sản lượng trong năm 2015. Hình 2.2. Biểu đồ sản lượng sản phẩm của Công ty năm 2015 2.2.3. Tình hình tiêu thụ nguyên liệu, nhiên liệu và hóa chất Trung bình công ty sản xuất 70.000 sản phẩm/ngày. Cũng giống như bất cứ công ty gia công May mặc khác, quá trình sản xuất cần có nguyên liệu, hơi, nước, gas, khí nén, dầu, củi … a. Nguyên, nhiên vật liệu và hóa chất sử dụng Nhu cầu về nguyên, nhiên liệu và hóa chất sử dụng được trình bày trong bảng:
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 20 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn Bảng 2.3. Danh mục nhu cầu về nguyên, nhiên liệu và hóa chất sử dụng STT Nguyên, nhiên liệu và hóa chất Đơn vị Số lượng Mục đích sử dụng Nguyên liệu 1 Vải m2 /năm 22.050.000 Sản xuất 2 Chỉ m/năm 3.800.000.000 Sản xuất 3 Thùng carton Cái/năm 8.000.000 Sản xuất 4 Băng keo Cuộn/năm 48.000 Sản xuất 5 Bao nylon Cái/năm 13.000.000 Sản xuất 6 Móc áo Cái/năm 2.000.000 Sản xuất 7 Tem nhãn Cái/năm 81.000.000 Sản xuất Hóa chất, nhiên liệu 8 Củi Tấn/tháng 105 Lò hơi 9 Dầu DO Lít/tháng 1300 Xe 10 Gas Kg/tháng 3400 Nấu ăn (Nguồn: Công ty TNHH MTV TL) b. Nguồn cung cấp điện nước và lượng sử dụng Nhu cầu về điện: Công ty sử dung điện của trạm cung cấp điện chung của KCN Sông Mây. Sử dụng cho tất cả các bộ phận, dùng cho máy móc, chiếu sáng, bớm nước, máy lạnh, quạt. Nhu cầu sử dụng nước tại Công ty được cung cấp bởi đơn vị cấp nước Công ty Việt Thăng Long. Được sử dụng chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt; trong sản xuất, nước được sử dụng cho lò hơi, hệ thống làm mát. Bảng 2.4. Nhu cầu sử dụng điện, nước tại Công ty Đơn vị Số lượng Chi phí (VNĐ) Điện Kwh/tháng 366.893 8,237,532,000 Nước m3 /tháng 17,760 2,450,730,500
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 21 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn Nước thải: 1,091,107,840 (Nguồn: Công ty TNHH MTV TL) c. Các thiết bị tiêu thụ nhiên liệu và năng lượng chính tại Công ty  Hệ thống lò hơi Bảng 2.5. Thông tin về lò hơi Thông tin Khu A Khu B Dự bị Nhà chế tạo SAMHO BOILER SAMHO BOILER SAMHO BOILER Năm chế tạo 2016 2014 2007 Số lượng 2 1 6 Công suất thiết kế hơi (Tấn/h) 2, 3 3 1 Loại nhiên liệu (dầu, điện, củi…) Vải, củi Vải Dầu Thời gian hoạt động (giờ/ngày) 7h  16h 30 7h  16h 30 7h  16h 30 Tổng số ngày hoạt động/ năm 305 ngày 305 ngày 305 ngày Lượng nước cấp tiêu thụ /ngày 10m3 10m3 6 m3 Có bồn thu hồi nước ngưng không Có Có Có Ước tính % lượng nước ngưng thu hồi được 50% 50% 50% Tiêu thụ nhiên liệu/điện năng trung bình trong ngày 5 kgf/cm3 5 kgf/cm3 5 kgf/cm3 Áp suất hơi nước tại đầu ra lò hơi (bar) 4,5 kg 4,5 kg 4,5 kg Nhiệt độ nước cấp vào lò hơi 50 50 50 Số lần xả đáy trong 1 ngày(lần) 1 1 1 (Nguồn: Công ty TNHH MTV TL)
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 22 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  Hệ thống làm mát Bảng 2.6. Thông tin về giải nhiệt nhà xưởng Khu vực Thông số màng nước (Dài x cao) Số lượng màng nước Diện tích sàn nhà xưởng làm mát (m2 ) Khu A (5 xưởng) 3.6m* 1,6m 65 25.000 Khu B (3 xưởng) 3.6m* 1,6m 39 15.000 Phòng Mẫu 0.8m* 0.7m 16 1.000 m2 Tổng 41,000 m2 (Nguồn: Công ty TNHH MTV TL)  Hệ thống chiếu sáng Bảng 2.7. Thông tin về hệ thống chiếu sáng tại Công ty Khu vực Loại đèn Số lượng Công suất (W) Nhà xưởng (8 xưởng) T8 9500 36 Nhà ăn T8 640 36 Ngoài nhà xưởng Cao áp 64 400 (Nguồn: Công ty TNHH MTV TL)  Các thiết bị, máy móc khác phục vụ cho hoạt động của Công ty Bảng 2.8. Danh mục thiết bị, máy móc quan trọng tại Công ty STT Thiết bị/máy móc Đặc tính Đơn vị Số lượng 1 Dây chuyền sản xuất Sản xuất quần áo Dây chuyền 32
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 23 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn 2 Thiết bị vận chuyển Vận chuyển hang hóa Chiếc 8 3 Thiết bị văn phòng Phục vụ công việc văn phòng Bộ 80 4 Máy phát điện Công suất Cái 4 5 Máy nén khí Công suất 40 HP Bộ 8 (Nguồn: Công ty TNHH MTV TL) 2.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY 2.3.1. Hệ thống hồ sơ, báo cáo môi trường Bảng 2.9. Hệ thống hồ sơ, báo cáo môi trường tại Công ty STT Hệ thống hồ sơ pháp lý Tình trạng Ghi chú 1 Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM Có 2 Hợp đồng thu gom chất thải sinh hoạt Có 3 Hợp đồng thu gom, xử lý chất thải nguy hại Có 4 Giám sát môi trường định kỳ Có 5 Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại Có 6 Báo cáo quản lý chất thải nguy hại Có 7 Giấy phép khai thác nước ngầm/nước mặt Không 8 Đăng ký xả thải Không 9 Đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải Có Phí xử lý nước thải 10 Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành Có
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 24 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn (Nguồn: Công ty TNHH MTV TL) Nhìn chung Công ty tuân thủ tốt các quy định, yêu cầu pháp luật về môi trường của cơ quan quản lý địa phương tại tỉnh Đồng Nai và các bộ ngành. Tuy nhiên, lò hơi có thay đổi nên cần bổ sung hồ sơ. 2.3.2. Hiện trạng môi trường tại Công ty a. Khí thải Các thành phần có khả năng làm ô nhiễm môi trường không khí của Công ty gồm:  Bụi - Bụi phát sinh trong quá trình này là các sợi bông hay sợi vải nhân tạo. Chúng chỉ kích thích cơ học mà không mang tính độc cấp tính hay mãn tính. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp khống chế thì cũng gây ra những tác động nhất định đối với môi trường và con người. - Ngoài ra bụi còn phát sinh ở khâu bốc dỡ vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm, bụi phát sinh là bụi từ hoạt động của các phương tiện giao thông lưu thông trong khuôn viên Công ty.  Ô nhiễm do hoạt động của phương tiện vận chuyển - Các phương tiện vận tải chủ yếu trong Công ty bao gồm: Xe nâng, xe tải và một số loại phương tiện khác. Các loại phương tiện này sử dụng nguồn nguyên liệu để hoạt động là xăng hoặc dầu DO. Khi nhiên liệu bị đốt cháy sẽ phát sinh các chất ô nhiễm, chủ yếu là khói, bụi, SO2, NOx… Tải lượng của các chất khí này phụ thuộc vào khối lượng, loại nhiên liệu, tình trạng xe cộ… - Tuy nhiên sự hoạt động của các loại phương tiện này không nhiều và không tập trung vào cùng thời điểm và lại là nguồn di động nên ảnh hưởng của nguồn gây ô nhiễm này là không đáng kể.  Ô nhiễm do khí thải lò hơi Lò hơi của Công ty được đốt bằng củi và vải. Do đó thành phần khí thải của Công ty sau khi đốt chứa phần lớn các loại ô nhiễm như: CO, NOx, SO2… và khói bụi. Bảng 2.10. Kết quả đo nồng độ khí thải lò hơi Chỉ tiêu điểm đo Lưu lượng Bụi CO SO2 NOx P (m3 /h) (mg/m3 ) (mg/m3 ) (mg/m3 ) (mg/m3 ) Khí thải tại lò hơi Khu A (5 tấn) P<20.000 120 412 92,5 140
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 25 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn (Đo tại nguồn thải) Khí thải tại lò hơi Khu B (3 tấn) (Đo tại nguồn thải) P<20.000 110 388 85,4 65,2 QCVN 19:2009/BTNMT (giới hạn B) Áp dụng Cmax = C* Kp* Kv với Kp=1, Kv=1 160 800 400 680 QCVN 19:2009/BTNMT (giới hạn A) Áp dụng Cmax = C* Kp* Kv với Kp=1, Kv=1 320 800 1200 800 (Nguồn: Báo cáo giám sát định kỳ lần 2 năm 2015) Kết quả đo cho thấy rằng các giá trị của các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng không khí đầu ra của ống khói lò hơi đều nằm trong giới hạn cho phép xả thải theo QCVN 19:2009/BTNMT. b. Nước thải Hoạt động tại Công ty không phát sinh nguồn nước thải sản xuất. Nước cấp cho sản xuất chủ yếu cung cấp cho hoạt động của lò hơi, lượng nước này được sử dụng tuần hoàn lại, nước trong quá trình hoạt động đó sẽ mất đi do bị bốc hơi, Công ty chỉ việc bổ sung vào lượng nước bốc hơi đó. Vì vậy nguồn phát sinh nước thải của Công ty bao gồm 2 dạng chính:  Nước thải sinh hoạt - Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các hoạt động hằng ngày của công nhân như: Nước thải từ nhà vệ sinh, nước rửa chân tay… Lượng nước thải này trung bình khoảng 450 – 500 m3 /ngày (khoảng 80% lượng nước cấp). Thành phần của nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu là chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, vi khuẩn… - Nguồn nước thải sinh hoạt của Công ty được tách riêng biệt thành 2 phần:  Nước thải từ các lavabo, vòi rửa, nhà ăn… Được thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước của Công ty.  Nước thải từ các bệ xí được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại. Nước thải sau bể tự hoại được thải ra hệ thống thoát nước của Công ty.  Nước mưa chảy tràn
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 26 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn - Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng Công ty sẽ cuốn theo đất cát, rác và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. - So với các nguồn thải khác, nước mưa chảy tràn khá sạch, vì vậy có thể tách riêng đường nước mưa ra khỏi nước thải và cho thải thẳng ra môi trường sau khi qua hệ thống hố ga và song chắn rác để giữ lại các cặn rác có kích thước lớn. Bảng 2.11. Kết quả phân tích nước thải Thông số Đơn vị Khu A Khu B Tiêu chuẩn KCN pH - 6,32 6,32 5 – 9 TSS mg/l 64 20 200 COD mg/l 80 28 400 BOD5 mg/l 42 20 100 Tổng N mg/l 28,6 0,21 60 Tổng P mg/l 1,05 0,28 8 Amoni mg/l 8,06 0,14 15 Dầu mở động, thực vật mg/l 1,62 1,4 30 Tổng coliform MPN/100ml 3.000 2.000 5.000 (Nguồn: Báo cáo giám sát định kỳ lần 2 năm 2015) Theo kết quả phân tích, các thông số đo đạc chất lượng nước đều không vượt tiêu chuẩn tiếp nhận của KCN Sông Mây. Cho thấy các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường nước tại Công ty có hiệu quả. c. Chất thải rắn  Chất thải rắn sinh hoạt - Rác thải từ các hoạt động sinh hoạt trong phân xưởng gồm 2 dạng:  Loại rác thải cứng gồm vỏ đồ hộp, vỏ lon, nhựa, thủy tinh…  Loại mềm như giấy các loại, thức ăn dư, vỏ trái cây…
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 27 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn - Lượng rác thải sinh hoạt trung bình một người thải ra 0,3 - 0,5kg/ngày. Số lượng phát sinh khoảng 1000kg/ngày.  Chất thải rắn công nghiệp Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất của Công ty có thể chia làm 2 loại cơ bản: - Chất thải không nguy hại: Khối lượng phát sinh là 1.375kg/tháng, dạng chất thải này bao gồm những loại chất thải sau:  Các phế liệu vải, ren, chỉ, sợi cotton vụn.  Kéo, dao cắt chỉ, kim hỏng.  Giấy, bao bì hỏng. - Chất thải nguy hại: Lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của Công ty không lớn, chủ yếu là giẻ lau dính dầu nhớt và bóng đèn huỳnh quang hỏng. Danh sách CTNH được thể hiện trong bảng. Bảng 2.12. Chất thải nguy hại phát sinh trong một tháng Tên nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất Đơn vị Số lượng/tháng Bao bì thải chứ hoặc bị nhiễm các thành phần nguy hại Kg 72 Bóng đèn huynh quan thải Kg 54 Dầu máy thải Kg 30 Giẻ lau dính dầu Kg 66 Nhóm nhựa Kg 2.800 Nhóm kim loại Kg 4.000 Nhóm giấy Kg 130.000 Tro từ lò hơi Kg 110.000 Bùn từ bể tự hoại Kg 160.000 Chất thải sinh hoạt Kg 58.000 Tổng số lượng Kg 465.022 (Nguồn: Báo cáo giám sát đinh kỳ lần 2 năm 2015) d. Tiếng ồn
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 28 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn Tiếng ồn trong hoạt động may mặc có cường độ không cao nhưng diễn ra liên tục nên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của nhân viên Công ty. Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ máy móc ở công đoạn vắt sổ và may. Ngoài ra, các phương tiện vận chuyển và hoạt động của nhân viên trong Công ty cũng gây nên tiếng ồn. Tuy nhiên, cường độ ồn do các nguồn phát này không gây ảnh hưởng nhiều do chỉ mang tính chất gián đoạn.
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 29 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH – SDNLHQ CHO CÔNG TY TNHH MTV TL 3.1. ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT SẠCH HƠN - SỬ DỤNG NĂNG LƯƠNG HIỆU QUẢ TẠI CÔNG TY 3.1.1. Trọng tâm đánh giá Dựa trên số liệu tiêu thụ đầu vào và phát sinh dòng thải, nhóm SXSH – SDNLHQ ước tính rằng có nhiều tiềm năng giảm sử dụng đầu vào ở Công ty kể cả năng lượng và nước. Từ đó đội đã xác định được trọng tâm đánh giá, gồm:  Tiềm năng tiết kiệm và đề xuất giải pháp giảm tiêu thụ nước - Đánh giá tiềm năng tiết kiệm nước - Các giải pháp giảm tiêu thụ nước  Các vấn đề liên quan đến lò hơi. - Hiện trạng hoạt động của lò hơi. - Các giải pháp kỹ thuật nhằm tiết kiệm năng lượng đối với lò hơi.  Các vấn đề tiêu thụ điện năng. - Hiện trạng tiêu thụ điện năng. - Các giải pháp kỹ thuật nhằm tiết kiệm năng lượng điện. 3.1.2. Đánh giá tìm năng tiết kiệm nước tại Công ty a. Đánh giá nhu cầu sử dụng nước và tiềm năng tiết kiệm nước Để đánh giá tiềm năng tiết kiệm nước, trước hết đội Đánh giá nhu cầu sử dụng nước tại công ty, trên cơ sở đối chiếu với lượng nước sử dụng thực tế để so sánh và xác định tiềm năng tiết kiệm nước. Đánh giá nhu cầu sử dụng nước tại công ty sẽ được thực hiện cho từng khu vực và các hoạt động có sử dụng nước. Kết quả đánh giá được mô tả chi tiết ở bảng sau:
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 30 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn Bảng 3.1. Đánh giá nhu cầu sử dụng nước tại Công ty Khu vực Mục đích Cơ sở tính toán (Nguồn: TCVN 33:2006) Lượng nước sử dụng (m3 /ngày) Thực tế sử dụng nước (m3 /ngày) Khu chuyên gia Vệ sinh, tắm, rửa, sinh hoạt hằng ngày - Ước tính lượng nước sử dụng cho 15 chuyên gia dùng cho mục đích sinh hoạt hằng ngày: 15 người * 300 lít/người/ngày =4500 lít/ngày Trong đó: 15: là số lượng chuyên gia cư trú. 300: lượng nước cần cho một người trong một ngày. 4,5 4.5 Nhà xưởng Vệ sinh WC, rửa tay chân - Ước tính lượng nước sử dụng cho 5.300 người dùng cho mục đích vệ sinh: 5.300 người * 20 lít/người/ngày =106.000 lít/ngày Trong đó: 5.300: là số lượng công nhân của nhà máy. 20: lượng nước cần cho một người trong một ngày. 106 140 Nhà ăn Chuẩn bị xuất ăn - Nhu cầu nước cho nhà ăn: 5.300 người * 15 lít/ xuất ăn = 79.5 m3 Trong đó: 79.5 84.23
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 31 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn Khu vực Mục đích Cơ sở tính toán (Nguồn: TCVN 33:2006) Lượng nước sử dụng (m3 /ngày) Thực tế sử dụng nước (m3 /ngày) 5.300: là số lượng người. 15 lít: lượng nước cần cho 1 xuất ăn. Xử lý nước uống - Nhu cầu nước uống: 5.300 người * 2 lít/ người * 1,2 = 12720 lít Trong đó: 5.300: là số lượng người sử dụng nước uống. 2 lít: lượng nước uống/người. 1,2: hệ số xử lý nước uống. 12.72 13.5 Lò hơi Cấp cho lò hơi - Nhu cầu nước cấp cho lò hơi: (6x6 + 3x10) m3 = 66 m3 66 80 Làm mát Làm mát nhà xưởng - Ước tính lượng nước sử dụng cho Cooling Pad: 41.000 m2 * (120lít/ 1000m2 .h)*8h =39.360 lít Trong đó: 41.000: là tổng diện tích nhà xưởng. 120: lượng nước bay hơi tính trên 1,000 m2 trong 1 giờ. 39,36 50 Rửa tay Rửa tay công nhân khi có nhu cầu - Ước tính lượng nước sử dụng cho công nhân dùng cho mục đích rửa tay: 26.5 53
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 32 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn Khu vực Mục đích Cơ sở tính toán (Nguồn: TCVN 33:2006) Lượng nước sử dụng (m3 /ngày) Thực tế sử dụng nước (m3 /ngày) 5.300 người * 5 lít/người/ngày = 26.500 m3 Trong đó: 5.300: là số lao động của nhà máy. 5 lít: lượng nước cần cho rửa tay và rửa mặt của một người trong một ngày. Khuôn viên Công ty Tưới cây xanh - Ước tính lượng nước sử dụng: 108.000 m2 *16% * 2,5 lít/m2 = 43.200 lít Trong đó: 108.000 m2 : Diện tích toàn công ty. 16%: Ước tính diện tích cây xanh tưới. 2,5lít: lượng nước tưới cho 1m2 cây xanh. 43,2 43 Toàn Công ty PCCC Ước tính trung bình khoảng 1 m3 /ngày 1 1 Khác Lau sàn nhà Ước tính trung bình khoảng 5 m3 /ngày 5 5 Tổng cộng ~383 ~698 (*) (*) Lượng nước dùng năm 2015: 213.120 m3 . Số ngày làm việc trong năm : 305 ngày Trung bình ngày: khoảng 698 m3 /ngày
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 33 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn Nhu cầu sử dụng nước của Công ty nếu tính trong điều kiện tối đa khoảng 383m3 /ngày (Theo TCVN 33:2006 và tình hình thực tế tại Công ty). Thực tế tổng lượng nước sử dụng trung bình ngày khoảng 698 m3 /ngày, gấp đôi nhu cầu cần có. Nước được sử dụng chủ yếu cho nhu cầu vệ sinh, ăn uống và lò hơi. Tiềm năng tiết kiệm nước khoảng 336 m3 /ngày tương ứng khoảng 50% tổng lượng nước sử dụng trên toàn công ty. b. Phân tích nguyên nhân và đề xuất cơ hội SXSH – SDNLHQ Qua quá trình khảo sát và theo dõi hiện trạng sử dụng nước tại Công ty, đội đã đưa ra một số nguyên nhân sau: - Hệ thống đường ống cấp và khu vực các nhà vệ sinh của Công ty xuất hiện nhiều điểm rò rỉ do quá trình sử dụng lâu, đường ống và trang thiết bị xuống cấp (Hình 3.1.a) - Ý thức của công nhân trong việc sử dụng nước và các thiết bị thường xuyên sử dụng (thiết bị nhà vệ sinh) cài đặt lưu lượng cao (Hình 3.1.b). a. nước rò rỉ trên hệ thống b. ý thức sử dụng nước Hình 3.1. Nguyên nhân gây thất thoát nước - Khu A của Công ty chưa có hệ thống đồng hồ giám sát tiêu thụ nước cho các xưởng và khu vực khác. Ngoài ra còn có nhiều khả năng khác gây thất thoát nguồn nước của Công ty.
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 34 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn Bảng 3.2. Tổng kết các nguyên nhân và cơ hội tiết kiệm nước tại Công ty STT Khu vực Phân tích nguyên nhân Đề xuất các cơ hội tiết kiệm Nước Đánh giá tính khả thi 1 Trên toàn công ty Chưa có hệ thống kiểm soát và quản lý tiêu thụ nước cho các bộ phận và toàn công ty. Lắp đặt đồng hồ nước tại các khu vực tiêu thụ và thiết lập hệ thống quan trắc, giám sát và quản lý tiệu thụ nước trên toàn công ty. Dễ thực hiện và rất cần thiết. Có thể rò rỉ trên các hệ thống phân phối nước, bể ngầm. Lắp đặt đồng hồ, khoanh vùng kiểm tra rò rỉ. Cần lập một đội chuyên trách thực hiện. 2 Nhà vệ sinh WC Ý thức công nhân: Quên khóa nước, xả tràn, gây hư hỏng trang thiết bị… Tăng cường công tác truyền thông với nhiều hình thức khác nhau Tăng cường phối hợp với các Quản đốc Xưởng trong công tác tuyên truyền Rò rỉ các vòi nước ở nhà vệ sinh WC chưa được sửa chữa kịp thời Bố trí thêm nhân lực kiểm tra, bảo trì hệ thống van vòi ở các nhà vệ sinh vào cuối ca làm việc. Giao khoán cho Đội Vệ sinh An toàn thực hiện Các bồn nước WC Cài đặt lại lưu lượng dội hợp lý. Dễ thực hiện 3 Vòi nước rửa tay Lưu lượng các vòi rửa tay còn cao, khoảng 10 - 12 lít/phút Thay mới hoặc nghiên cứu chế tạo các vòi rửa tay điều chỉnh lưu lượng còn khoảng 5 - 6 lít/phút Dễ thực hiện 5 Một số khu vực sử dụng khác Lò hơi chưa thu hồi nước ngưng triệt để Hoàn thiên hệ thống thu hồi nước ngưng Cần xem xét
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 35 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn 3.1.3. Đánh giá hiện trạng lò hơi và tiềm năng tiết kiệm a. Giới thiệu về hệ thống lò hơi của Công ty Lò hơi là thiết bị sử dụng các nhiên liệu như than, củi, trấu, giấy vụn,… để đun sôi nước và tạo thành hơi nước mang nhiệt phục vụ trong các lĩnh vực công nghiệp như giặt là khô, sấy gỗ, sấy quần áo,…Nói cách khác, lò hơi sử dụng nhiệt lượng sinh ra của nhiên liệu biến thành nhiệt năng của hơi nước. Hơi này được cung cấp cho các quá trình công nghiệp tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Hệ thống lò hơi tại Công ty bao gồm: Một bồn nước cấp lò hơi, lò hơi, hệ thống ống dẫn hơi và cung cấp nhiên liệu. - Bồn nước cấp: có nhiệm vụ cấp nước cho lò hơi và điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu hơi. Hai nguồn cấp nước cho lò hơi là nước ngưng thu lại từ các quá trình qua bẫy hơi và nước bù được lấy từ bên ngoài đã qua xử lý. - Lò hơi sử dụng nhiên liệu là củi và vải để tạo ra nhiệt năng cần thiết. - Lò hơi: Công ty sử dụng loại lò hơi kiểu ống lửa - ống lò dạng đứng. - Hệ thống dẫn hơi: sẽ tiếp nhận và kiểm soát lượng hơi nước sản xuất ra trong lò hơi. Hơi nước được dẫn trực tiếp thông qua hệ thống ống dẫn đến các điểm sử dụng. Qua hệ thống này, áp suất hơi được điều chỉnh bằng cách sử dụng các van được kiểm tra bằng các đồng hồ đo áp suất hơi. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của lò hơi Hệ thống lò hơi tại Công ty Hình 3.2. Hệ thống lò hơi của Công ty.
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 36 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn b. Hiệu suất lò hơi Hiệu suất của lò hơi phụ thuộc vào một số vấn đề về kết cấu, vận hành và bảo trì. Nhiệt độ của lò hơi với điều kiện vận hành và bảo trì tối ưu phụ thuộc vào kết cấu của lò và trên hết tùy thuộc vào số bậc của lò ( số lần khí nóng đi qua lò hơi).  Hiện tại TL đang sử dụng 3 lò hơi với công suất như sau: Bảng 3.3. Công suất thiết kế lò hơi của Công ty Công suất thiết kế Tổng công suất thiết kế Lò 1 3 tấn/ giờ 8 tấn/ giờLò 2 3 tấn/ giờ Lò 3 2 tấn/ giờ  Nhiên liệu sử dụng cho lò hơi tại Công ty Bảng 3.4. Thông tin nhiên liệu sử dụng cho lò hơi tại Công ty Nhiên liệu Khối lượng (kg/ ngày) Nhiệt trị (Kcal/kg) Tổng nhiệt trị (Kcal) % Nhiệt trị Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) Vải 8.500 6.000 51.000.000 76,23 0 0 Củi 4.183 3.800 15.895.400 23,77 1350 5.647.050 Tổng: 66.895.400 Tổng: 5.647.050 - Chi phí nhiên liệu/ ngày : 5.647.050 VNĐ/ ngày - Chi phí nhiên liệu/ năm : 1.722.350.250 VNĐ/ năm (Tính cho 305 ngày làm việc)  Tính toán hiệu suất cho lò hơi tại Công ty - Áp suất hơi: P = 4,5 at; - Nhiệt độ nước cấp vào lò hơi: to = 50o C; - Khối lượng hơi sinh ra: mhơi = 20 tấn/ ngày; - Khối lượng nhiên liệu cung cấp cho lò hơi: mvải = 8.500 kg/ngày; mcủi = 4.183 kg/ngày. - Nhiệt độ hơi bão hòa:
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Nghiên cứu áp dụng SXSH – SDNLHQ trong ngành May mặc: Áp dụng điển hình tại Cty TNHH MTV TL SVTH: Ngô Chí Hiễn 37 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn 𝑇𝑠 = 100 × ( 𝑃 0,965 )1 4⁄ = 100 × ( 4,5 0,965 )1 4⁄ = 146,95 𝑜 𝐶 - Enthalpy của hơi: 𝐸ℎ = 2500 + 1,7𝑇𝑠 = 2500 + 1,7 × 146,95 = 2749,8 𝐾𝐽/𝑘𝑔 - Enthalpy của nước: 𝐸 𝑛 = 4,186 × ∆𝑡 = 4,186 × 50 = 209,3 𝐾𝐽/𝑘𝑔 - Hiệu suất lò hơi: 𝐻 = 𝑅𝑎 𝑉à𝑜 × 100 = 𝑚ℎơ𝑖 × ( 𝐸ℎ − 𝐸 𝑛) ( 𝑚 𝑣ả𝑖 × 𝐺 𝑣ả𝑖) + ( 𝑚 𝑐ủ𝑖 × 𝐺𝑐ủ𝑖) × 100 = 20000 × (2749,8 − 209,3) (8.500 × 6.000) + (4.183 × 3.800) × 100 = 75,95% c. Phân tích nguyên nhân và đề xuất cơ hội SXSH – SDNLHQ Với hiệu suất của lò hơi đạt 75,95% , như vậy đã đáp ứng đủ đảm bảo cho nhu cầu sản xuất của Công ty. Tuy nhiên, để tăng hiệu suất và nâng cao hiệu quả sử dụng từ lò hơi, đội đã khảo sát và xem xét hệ thống phân phối hơi cho thấy: - Bồn nước cấp (chứa nước ngưng có nhiệt độ cao) chưa được bảo ôn tốt làm thất thoát nhiều năng lượng do bức xạ và đối lưu. - Công ty còn sử dụng công nghệ bẫy hơi cũ (dạng nhiệt), loại bẫy hơi này thường hay hư hỏng và làm thất thoát hơi nhiều. Trong khi đó, Công ty lại không thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các bẫy hơi này. Bảng 3.5. Tổng kết nguyên nhân và đề xuất các cơ hội tiết kiệm nhiên liệu cho lò hơi tại Công ty STT Khu vực Phân tích nguyên nhân Đề xuất các cơ hội tiết kiệm Đánh giá tính khả thi 1 Van, co,đường ống Bảo ôn chưa kỹ. Bọc lại bảo ôn, thay thế van bị hư, xì hơi. Khả thi