SlideShare a Scribd company logo
1 of 7
THỂ NĂNG LƯỢNG CỦA VẠN VẬT
(Tham luận tại Hội thảo “Y HỌC BỔ SUNG & SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG”
– Thành phố Hồ Chí Minh, 24/02/2010)
ThS. Cao Giáp Bình
1, Những thuyết nghiên cứu vũ trụ tiêu biểu :
Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học đương đại, con người ngày càng đạt được
nhiều thành tựu trong việc giải thích về nguồn gốc của vũ trụ, cung cấp cho chúng ta một
cái nhìn phổ quát, bức tranh toàn cảnh về thế giới quanh ta.
* Theo thuyết Big Bang, cách đây 14 tỉ năm vụ nổ lớn đã tạo ra vũ trụ ngày nay.
Năng lượng từ vụ nổ đó đã tạo ra toàn thể vật chất và năng lượng trong vũ trụ. Từ đó đến
nay, vũ trụ liên tục giãn nở không ngừng.
Năm 1965, hai nhà vật lí người Mĩ là Arno Penzias và Robert Wilson phát hiện ra bức
xạ “lạ” phát ra đồng đều từ mọi phía trong vũ trụ, tương ứng với các bức xạ phát ra từ các
vật có nhiệt độ 3 K, được gọi là bức xạ “nền” vũ trụ, được coi là tàn dư của vụ nổ BB.
Khám phá này đem lại cho hai ông giải thưởng Nobel năm 1978.
* Đối trọng với thuyết BB trên có thuyết Hoyle, cho rằng vũ trụ không có khởi thuỷ,
vũ trụ đang giãn ra chỉ là một giai đoạn tiếp nối với một giai đoạn co lại rồi giãn ra, cứ
tiếp diễn tuần hoàn liên tục như vậy.
Nhưng dù sao thuyết BB vẫn được nhiều nhà khoa học đồng tình nhất, tính cho đến
thời điểm này, phù hợp với những quan sát thiên văn, vũ trụ đang giãn ra nở với vận tốc
ngày càng lớn, các thiên hà đang chạy tản ra xa nhau.
Tuy nhiên, những quan sát thiên văn cho thấy cũng có những thiên hà đang chạy lại
gần phía dải Ngân hà của chúng ta, điều này làm cho các nhà khoa học bối rối, và làm
cho thuyết BB kém dần sức thuyết phục. Những người phản đối thuyết BB (nhất là những
người hữu thần và tin vào thuyết sáng tạo) có cơ sở hơn để “tấn công”.
* Thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Giải quyết mâu thuẫn giữa hai thuyết
Những năm đầu thế kỉ 20 đánh dấu một bước phát triển hết sức quan trọng của vật lí
và thiên văn, thay đổi phần lớn nhận thức và tư duy của con người về thế giới tự nhiên.
Toàn bộ những thay đổi đó đã biến tất cả những thành tựu vật lí của thế kỉ 19 trở về trước
trở thành "Vật lí cổ điển" và mở ra một hướng mới cho Vật lí hiện đại. Ngành vật lí hiện
đại ra đời và phát triển từ đầu thế kỉ 20 đến nay dựa trên 2 nền tảng chính là 2 lí thuyết ra
đời vào những năm 1900-1905 : Thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Dù được coi là 2
lí thuyết có tầm quan trọng nhất trong khoa học thực nghiệm hiện đại, giải thích được
nhiều hiện tượng trước đây còn bí ẩn, nhưng điều đặc biệt là 2 lí thuyết này đến nay chưa
có một giải pháp nào thật sự thích đáng để dung hoà chúng, các mâu thuẫn giữa 2 lí
thuyết này vẫn luôn tồn tại và người ta tin rằng một ngày nào đó, một giả thuyết hay một
phương trình mới cho phép hợp nhất hai lí thuyết này sẽ là cách tốt nhất để tìm hiểu đến
tận gốc bản chất của vũ trụ.
Lí thuyết tương đối hẹp do Einstein đề xướng vào năm 1905 và 10 năm sau đó là lí
thuyết tương đối rộng (tổng quát) cho chúng ta một cái nhìn tổng thể và đúng đắn về vũ
trụ vĩ mô (qui mô lớn), nó hoàn toàn phù hợp khi nghiên cứu các vận tốc lớn, chỉ ra các
thiếu sót của cơ học Newton khi áp dụng cho các thang vận tốc vĩ mô cũng như khi đi sâu
vào bản chất của chuyển động, lí thuyết tương đối rộng cho chúng ta một cái nhìn tổng
quát về vũ trụ, giải thích về không gian và thời gian, và phương trình trường của nó tiên
đoán khá chính xác về tương lai vũ trụ.
Hệ thức “đẹp” nhất của thuyết tương đối là : E = mc2
=
20
2
2
m
.c
v
1 -
c
Hệ thức này chỉ ra rằng mọi trạng thái vật chất trong vũ trụ đều có thể quy đổi ra năng
lượng. Vật chất và năng lượng (dạng hạt - sóng) có thể chuyển hóa cho nhau, khối
lượng là một hình thức của năng lượng (khối lượng chứa đựng những năng lượng
tiềm tàng, kết tinh cố kết trong vật chất liên kết). Vật chất là hình thái của năng lượng
chuyển động chậm lại hay kết tinh lại.
Thuyết tương đối của Einstein cũng chỉ ra rằng: Trong một thể liên tục vô tận
(continuum) không gian - thời gian 4 chiều, cho thấy tính chất tuyến tính, biểu kiến của
sự kiện tùy thuộc vào người quan sát. Như vậy không gian nào thì thời gian ấy, mỗi một
không gian có một dòng thời gian tương ứng, thời gian là một tọa độ của không gian. "Độ
dài" của không gian ở các thời gian khác nhau sẽ khác nhau.
Tuy nhiên, lí thuyết tương đối không mô tả được chi tiết vũ trụ ở các thang vi mô.
Việc đi sâu vào bản chất của nguyên tử, hạt nhân, các hạt cơ bản như electron, proton,
neutron, hay là các mezon, neutrino hay là cả các quark thì lí thuyết tương đối Einstein
phải nhường chỗ cho các lí thuyết của cơ học lượng tử. Cơ học lượng tử cho chúng ta
nhìn sâu vào các hạt cơ bản, vào các thăng giáng lượng tử nhỏ nhất của tự nhiên, điều mà
lí thuyết tương đối không làm được.
Lí thuyết tương đối và cơ học tương đối tính không nhìn được vào tận bên trong các
hạt nhân, các hạt cơ bản và nhìn chung, ở các thang vĩ mô, lí thuyết tương đối cho thấy
năng lượng và vật chất dường như khá ổn định. Trong khi đó thì lí thuyết lượng tử đi sâu
vào bên trong bản chất của các hạt, nó cho thấy ở thang vi mô, các hạt không phải là bất
biến, chúng có sự biến đổi về bản chất và bản thân năng lượng của chúng luôn có những
thăng giáng nhất định, các thăng giáng này rất nhỏ (thăng giáng lượng tử) và do đó không
gây ảnh hưởng đến các tiên đoán vi mô của cơ học tương đối tính.
Một trong các nỗ lực để giải thích bản chất của vũ trụ là, người ta cố gắng tìm kiếm
một lí thuyết hợp nhất 4 loại lực trong tự nhiên (gồm hấp dẫn, điện từ, tương tác hạt nhân
mạnh và tương tác yếu) vào một loại trường duy nhất. Các cố gắng gần đây đã thống nhất
được 3 loại tương tác là: điện từ, tương tác mạnh và tương tác yếu, chỉ còn hấp dẫn là
chưa thể có cách nào đưa vào loại trường duy nhất này. Bản thân trường hấp dẫn được
Einstein đưa vào vật lí lần đầu khi thuyết tương đối rộng ra đời, và sau đó Einstein đã cho
rằng lí thuyết của mình chưa hoàn hảo vì nó chỉ mô tả được trường hấp dẫn mà không
phải là một loại trường tổng quát cho mọi loại tương tác trong vũ trụ.
Khi cố gắng thống nhất các trường này, người ta nghĩ đến việc đưa tất cả chúng về
cùng một tương tác cơ bản của một hạt cơ bản nào đó. Việc tìm tương tác cơ bản đó đối
với các hạt cơ bản như proton, neutron, photon hay các hạt nhỏ nhất đã biết là các
quark không mang lại hiệu quả và người ta nghĩ đến một giả thuyết mới - giả thuyết về
dao động của các phần tử có kích thước lượng tử, coi chúng là dao động của các dây n
chiều (có khoảng 11 chiều), và thế là lí thuyết dây ra đời.
* Các lí thuyết dây và sự tham gia của siêu hấp dẫn - Thuyết siêu dây !
Lí thuyết này xin được lưu ý các bạn một điều rằng hiện nay tuy đã khá phổ biến và
chiếm được sự tin cậy của nhiều người nhưng lí thuyết này vẫn chỉ mang tính giả thuyết.
Năm 1974, hai nhà vật lí là John Schwarz và Joel Scherk đã quan sát kĩ các hình thức
dao động khác nhau của một sợi dây và nhận thấy các dao động này mang đầy đủ các đặc
trưng của một Graviton. Họ đi đến kết luận là lí thuyết dây hoàn toàn có khả năng mô tả
toàn bộ các tương tác bao gồm cả tương tác hạt nhân và hấp dẫn.
Những năm 1984 - 1986 là những năm nở rộ của lí thuyết dây. Người ta không ngừng
nghiên cứu và phát triển lí thuyết này vì cái đẹp của nó, và cái quan trọng nhất là nó đã
cho phép người ta thống nhất được tương tác hấp dẫn vào một trường chung nhất mà
trước đây người ta mới kết nạp được 3 thành viên là điện từ, tương tác hạt nhân mạnh và
tương tác yếu. Lí thuyết này đưa ra giả thuyết coi các sợi dây kín (số chiều của dây xin
nói rõ sau) gọi là dây cơ bản, mỗi sợi dây có kích thước bằng độ dài Plank, đó mới chính
là những “viên gạch cơ bản” của vũ trụ. Một lưu ý nữa là dây ở đây không có nghĩa là các
dây có 2 đầu và kéo dài như dây thông thường, thuật ngữ "dây" ở đây đưa vào với mục
đích mô tả các phần tử cơ bản có một tính chất chung nhất có thể so sánh với các dây: đó
là dao động (với cường độ và tần số).
Trước đây, việc khó khăn không thống nhất được 4
loại tương tác cơ bản với nhau có nguyên nhân cơ bản là
tính “hạt”, các Quark và Lepton được chỉ ra là hạt nhỏ
nhất nhưng khối lượng và các thuộc tính cơ bản của nó
cũng chưa tìm ra được. Lí thuyết dây ra đời để khắc phục
khó khăn này. Lí thuyết này cho biết rằng tất cả các loại
hạt trong tự nhiên người ta đã tìm ra đều chỉ là các biểu
hiện, các hình thức dao động khác nhau của dây cơ bản.
Dây cơ bản có thể dao động theo nhiều cách thức, tạo ra
các "âm sắc" riêng biệt, mỗi âm sắc đó tương ứng với một
loại hạt được sinh ra và mỗi loại hạt như chúng ta đã biết
lại có một đặc trưng riêng (khối lượng, điện tích, spin...)
gây ra các tương tác khác nhau.
Như vậy là mọi loại hạt trong tự nhiên cũng như tương
tác do chúng gây ra đều được coi đơn giản là các biểu
hiện, các hình thức dao động khác nhau (về cường độ
và tần số) của cùng một loại dây cơ bản.
Chính tần số khác nhau của các dây dẫn đến chúng có năng lượng dao động khác
nhau và điều đó tương đương với việc khối lượng của các hạt cơ bản do chúng sinh ra
cũng khác nhau, điều này diễn ra tương tự với các thuộc tính khác như điện tích, spin....
* Lí thuyết M :
Khi nghiên cứu lí thuyết dây, người ta nhận thấy không phải
có 1 lí thuyết dây mà có đến 5 dạng của lí thuyết này được kí
hiệu lần lượt là I, IIA, IIB, O và E, Cả 5 dạng này đều chưa thể
mô tả một cách hoàn chỉnh vũ trụ, chúng hoàn toàn khác nhau
và ngay cả sự có mặt của siêu hấp dẫn cũng không thể giúp bất
cứ dạng nào mô tả được vũ trụ một cách chính xác. Tại hội
nghị về lí thuyết dây năm 1995, Edward Witten tuyên bố khẳng
định của mình rằng cả 5 lí thuyết dây đều chỉ là 5 biểu hiện khác nhau của cùng một lí
thuyết, giống như từ trước đến giờ người ta đang lần lượt khảo sát 5 cái cánh mà không
biết nó thuộc cùng một ngôi sao và qui luật của 5 cái cánh đó được kết luận bởi phần
trung tâm của ngôi sao thì trước giờ không ai biết đến. Lí thuyết thống nhất 5 lí thuyết
dây này được gọi là lí thuyết M (M Theory).
2, Vũ trụ được cấu kết bởi năng lượng :
- Cho dù đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một lí thuyết nào thực sự hoàn hảo để mô
tả vũ trụ, nguồn gốc của vũ trụ (và có thể sẽ không bao giờ có). Tuy nhiên, chúng ta thấy
rằng, bất luận là lí thuyết nào thì vũ trụ cũng được nhìn dưới quan điểm rất khoa học là
nó được cố kết bởi năng lượng. Và dĩ nhiên, năng lượng mà ta nói đến ở đây là năng
lượng theo nghĩa rộng của khoa học. Nó bao hàm cả vật chất, vật chất tối (dark matter),
năng lượng và năng lượng tối (dark energy). Vũ trụ là một “Trường Năng Lượng" to lớn.
- Theo các tính toán hiện nay, năng lượng vũ trụ có đến 73% là năng lượng tối, 23%
là năng lượng của vật chất tối và chỉ có 4% còn lại là vật chất thông thường mà chúng ta
biết. ( thế mới biết là sự am hiểu của con người về vũ trụ còn quá ư ít ỏi, và vũ trụ còn quá
nhiều điều huyền bí ! Ở đây, cho phép tôi so sánh tỉ lệ đó với sự khai thác sử dụng của não bộ
con người cũng khoảng 3-5% (?))
Ph.D Bedri Cetin cho rằng : Trường NLVT không được tạo ra từ một nguồn nào;
chính nó là Nguồn Gốc của mọi vật khác. Trường NLVT gồm "Những Siêu Sợi" nhỏ hơn
nguyên tử, ánh sáng, hay cái gì khác mà chúng ta thấy bằng giác quan hay trong phòng
thí nghiệm vật lý. Trường NLVT là nguồn cuả ánh sáng, của mọi vật thể, của tất cả mọi
lực trong vũ trụ; nó vật chất hóa để thành những thể chất đặc cứng chung quanh ta.
Trường NLVT di chuyển trong không gian như những sóng di hành, liên tục rung động.
* Quan điểm toàn đồ (toàn thể) về không gian :
- Từ nửa đầu thế kỷ XX, thuyết sóng - hạt lưỡng nguyên về ánh sáng (lý thuyết De
Broglie) cho thấy hạt có thể cùng lúc là sóng bởi vì chúng không phải sóng thể chất thực
như sóng âm hay sóng nước. Sóng xác suất không đại diện cho xác xuất đồ vật mà cho
xác suất của các mối liên hệ tổng thể nhiều hơn. Mặc dù nó là khái niệm khó hiểu theo
quan niệm tĩnh, còn về quan điểm động biến thì không có đồ vật nào như thể là "đồ
vật" cả. Cái mà ta dùng để gọi là "đồ vật" thực ra là "sự kiện lịch sử” hoặc đường
mòn đã trở thành thói quen.
Thế giới cũ của các không gian, vật thể và các quy luật quyết định của tự nhiên giờ
đây hòa vào một thế giới mô hình dạng sóng các mối liên kết. Toàn bộ không gian vũ
trụ hiện ra như một mạng lưới năng động các mô hình năng lượng không thể tách
rời. Vậy là vũ trụ được xác định là một tổng thể năng động không thể chia cắt. Về thực
chất tổng thể này cũng bao gồm cả người quan sát.
Năm 1979, Denis Gabor nhận giải Nobel về xây dựng toàn đồ đầu tiên.
3, Những khám phá về tiềm năng của con người :
Cũng như mọi tạo vật khác, con người có đầy đủ những bản năng tồn tại bình hòa với
những nhu cầu tối thiểu. Nhưng hơn hẳn muôn tạo vật khác, con người có ý chí, tư tưởng
và nhận thức, có khát vọng cao cả và có tình yêu rộng mở. Chính "tư tưởng tạo nên sự
cao cả của con người" và tâm tình yêu thương không ngừng tăng tiến đã "biến những
điều không thể thành có thể". Cho nên, việc khơi dậy tiềm năng con người thực chất là
làm thức dậy khả năng tự nhiên bình hòa vốn có và phát triển tâm tình hướng tới những
khung trời mỹ cảm cao sáng.
Cho nên, trước hết tiềm năng của cuộc sống chính nằm ngay trong tinh thần, trong
những quy luật tâm - sinh lý của thiên nhiên vũ trụ. Cho nên để khai phóng tiềm năng
thì hệ thống hiểu biết phải đồng điệu với những thổn thức của tự nhiên, duyên tình
của đất trời và tinh thần của tạo hóa.
- TS. Kim Pribram, nhà nghiên cứu về não nổi tiếng, trong suốt một thập kỷ đã tích
lũy được nhiều bằng chứng nói lên cấu trúc sâu của não thực chất là toàn đồ. Ông cho
biết các nghiên cứu từ phòng thí nghiệm dùng vi phân tích tần số thời gian hoặc không
gian đã chứng minh rằng não cấu trúc nên thị giác, thính giác và xúc giác một cách toàn
đồ. Thông tin được phân bố trong toàn bộ hệ thống, do đó một mẩu nhỏ cũng tạo ra được
thông tin của tổng thể. Pribram dùng mô hình toàn đồ để không những mô tả não mà
mô tả cả vũ trụ cũng được. Ông cho biết não sử dụng một quá trình toàn đồ để tách ra
khỏi một lĩnh vực toàn đồ vượt trước cả không gian và thời gian. Các nhà cận tâm lý học
đã tìm tòi từ năng lượng cơ thể truyền đi qua thần giao cách cảm, cách không khiển vật,
chữa trị. Từ quan điểm vũ trụ toàn đồ, những sự kiện này xảy ra từ những tần số vượt
trước thời gian và không gian, không phải là chúng được truyền đi. Tiềm lực của chúng
là đồng thời và có khắp mọi nơi.
Mỗi một con người là một toàn đồ, một tổng thể phổ quát. Về mặt vật lý chúng ta
cần có điểm tựa, đó là không gian sống, không khí, dinh dưỡng, môi trường trao đổi chất
và trau dồi, rèn luyện bản thân... Về mặt văn hóa, tinh thần chúng ta có nhiều vị thế, chức
năng quan hệ khác nhau, quan hệ giữa nội giới - ngoại giới, trí tuệ - văn hóa, gia đình, họ
hàng, bạn bè, làng xóm, đồng nghiệp, .đoàn thể xã hội, công việc. Về mặt trường, mỗi
người có một trường sinh học, từ trường, trường tâm thần, các trường này liên kết với vũ
trụ thông qua các kinh mạch, huyệt, luân xa...
4, Những minh chứng về sự bức xạ năng lượng của con người và vạn vật :
Xin trình bày ở đây một vài kĩ thuật chụp ảnh hiện đại nhất ghi lại được hjào quang
năng lượng của con người và các vật thể :
- Phương pháp chụp ảnh Kirlian: Một thành tựu lớn của tư tưởng khoa học kỹ thuật
trong thế kỷ 20 là việc chế tạo kính hiển vi điện tử với khả năng phóng đại cực lớn (tới
hàng triệu lần). Ở đây, hình ảnh được phát sinh trong dòng các điện từ. Hiện nay, người
ta còn biết đến một cách ghi hình ảnh nữa là dùng các dòng cao tần. Điều thú vị nhất ở
đây là: các bức ảnh chụp cơ thể sống trong trường các dòng cao tần phản ánh không
chỉ trạng thái sinh lý mà cả trạng thái tâm lý của các cơ thể đó. Trên phim nhựa, bằng
tư liệu rõ ràng, ta có thể nhìn thấy con người đang ở tâm trạng nào. Ưu tư hay bị kích
động !
Phương pháp chụp ảnh này có thể suy ra những cơ thể sống có thể là nguồn phát ra
các điện tử. Không nên ngạc nhiên về điều đó : Gần đây, người ta càng biết nhiều hơn về
vai trò to lớn của các quá trình điện học trong sự sống của cơ thể chúng ta. Những dòng
điện sinh học truyền theo các dây thần kinh, ra lệnh cho các cơ tim co lại. Có thể nhận
biết được các dòng điện ấy bằng cách ghi lại dưới dạng điện tâm đồ. Não phát ra những
sóng điện từ mà ta có thể thấy trên điện não đồ. Cần phải nghĩ rằng cả các bộ phận khác
của cơ thể, trong đó có các tế bào da, và sự làm việc của chúng đều gắn bó chặt chẽ với
điện.
Viện sĩ thông tin y học Vaxili Kixeelep (Liên Xô cũ) nói: "Bất kỳ bệnh nào cũng gắn
liền với sự hao hụt năng lượng do bị các tế bào hấp thu. Khi mắc bệnh, điện từ trường của
tế bào thay đổi. Vì vậy, cần tác động lên tế bào bằng tác nhân vật lý. Cách chữa bệnh của
các nhà thôi miên ngoại cảm là tác động lên cơ thể bệnh nhân một nguồn năng lượng vật
lý điện học".
- Máy chụp ảnh hào quang sinh học của George Hadjo (Anh) : Từ lâu, các nhà cận
tâm lý học cho rằng, mọi người và vật đều có khả năng phát hào quang, tuy nhiên có
nhiều mức độ khác nhau và không phải ai cũng nhận ra điều đó. Năm 1970, George
Hadjo đã phát minh ra máy chụp ảnh hào quang sinh học. Đó cũng là cơ sở cho sự ra đời
môn khám bệnh qua chụp hình hào quang, dựa vào sự phân bổ "năng lượng" trên các bức
hình để đánh giá tình trạng sức khỏe. Ví dụ như, bệnh nhân nhiễm độc có hình ảnh vành
năng lượng tách ra thể hiện sự suy thoái, bệnh nhân ung thư có vành năng lượng màu đen
như than. Ở bệnh nhân tự kỷ, stress, sang chấn tâm lý, hình ảnh hào quang ở ngón tay đeo
nhẫn sẽ rối loạn, phân tán, mù mờ màu đỏ.
Nếu hình dáng, màu sắc và kích thước của hào quang của một con người thay đổi,
biến sắc thì người đó có bệnh. Cuộc giải mã hào quang của loài người đã trải qua hàng
ngàn năm và vẫn đang tiếp diễn.
Các nhà khoa học đã khám phá và khẳng định, ý thức tư tưởng tình cảm con người
cũng là một thứ vật chất mang tính hạt và sóng do một loại hạt nguyên tử siêu nhẹ cấu
tạo nên. Lớp này bền vững hơn cả và mang sắc độ từ màu vàng đến màu xanh da trời.
Ngày càng chứng tỏ được rằng thiên nhiên sống luôn ẩn chứa những điều sâu kín
nhất, bất ngờ nhất nhưng lại gần gũi với đại vũ trụ nhất.
Ph.D Bedri Cetin trong khảo luận “Năng Lượng Vũ Trụ : Khảo Sát Theo Quan
Điểm Khoa Học & Hệ Thống Hóa” cho rằng :
Con người, thú vật, cây cỏ, mọi vật trong vũ trụ là những rung động khác nhau của
cùng một chất liệu-siêu sợi. Là một thực thể rõ ràng riêng biệt, "Thực sự chúng ta là
những siêu vật bằng năng lựơng rung động" cho thấy có mối liên kết với mọi vật khác
trong vũ trụ mà Trường này thì không có ranh giới.
Trường NLVT, ở cuối phổ năng lượng thấp, tạo ra vật thể trong vũ trụ. Như thế,
những rung động chậm hơn làm lộ rõ vũ trụ như một thể đặc mà các giác quan ta thấy
được và nhận thức được. Cơ thể chúng ta được làm nên từ trường đậm đặc này, với
những rung động chậm hơn và năng lượng thấp hơn. Tuy thế, ở cuối đầu cao hơn của phổ
năng lượng, Trường NLVT, vẫn giữ y như thế; và không vật chất hóa thành vật thể mà
giữ nguyên ở điều kiện nguyên thuỷ- là một trường thuần nhất, chuyển động tự do gồm
những siêu sợi. Trường này bao bọc chung quanh cơ thể chúng ta và xâm nhập toàn bộ
vũ trụ và rất tinh tế. Như thế, trường tinh tế này với những rung động nhanh của nó (và
năng lượng cao) là nguồn của NLVT, cái mang năng lượng sống cho cơ thể chúng ta.
Việc trao đổi năng lượng này bên trong của cùng một trường vũ trụ, giữ cho cơ thể chúng
ta được sống và hoạt động theo cách thức khỏe mạnh, bao la mà không xẩy ra sự mất
quân bình năng lượng, vì sự mất quân bình năng lượng này có thể đưa tới đau ốm. Hơn
nữa, NLVT có thể mang lại sự chữa trị cho tất cả những bệnh trạng.
Cơ thể chúng ta là một bản nhạc tuyệt diệu nhất (như một bản hòa tấu của
Beethoven) mà những notes nhạc là những siêu sợi rung động nhịp nhàng chung cùng
với mọi vật khác trong vũ trụ. Vũ trụ là một "Trường Năng Lượng" to lớn, và mỗi chúng
ta là một phần tử sống động của nó, chung cùng một năng lượng "Năng Lượng Vũ Trụ".
Dù cho đôi khi "bản nhạc tạo nên chúng ta"- cơ thể chúng ta - trở nên mất cân bằng và
chúng ta bị bệnh. Trường Năng Lượng Vũ Trụ bao bọc chung quanh chúng ta có tiềm
năng đem lại sức khỏe và sinh lực. Chúng ta được bao bọc trong một nguồn năng lượng
(NLVT) vô tận, tuyệt đối sạch, bình đẳng và huyền vi. Chỉ có điều là chúng ta phải luôn ý
thức rằng nó hiện hữu; và rằng nó sẽ đem lại lợi ích cho chúng ta nếu chúng ta học được
tiếng nói của nó, hoà tan vào nó, làm sao cho nó tác động và đánh thức những tiềm năng
trong mỗi chúng ta, đánh thức “kho thuốc” vốn có trong chúng ta để chữa trị, để tạo lập
sự cân bằng cho “tiểu vũ trụ”. Và với nguồn năng lượng vô tận này, chúng ta phải làm
gì để giúp cho đồng loại cũng tiếp nhận sự huyền diệu ấy để cùng nhau hoàn thành bổn
sự của Đất Trời giao phó.... Điều này quả là không dễ chút nào !
Đó chính cũng là điều chính yếu, điều trăn trở mà tham luận này nhắm tới.
Từ ngàn xưa, con người đã mong muốn giải thích vũ trụ, giải thích nguồn gốc của vạn
vật. Nhưng khi khoa học phát triển mạnh thì nhận thức, tư duy của con người thay đổi
ngày một nhanh hơn.
Chúng ta đã mất gần 2000 năm để con người hiểu rằng Trái đất quay quanh Mặt trời.
Chúng ta đã mất gần 300 năm sau đó để con người biết về sóng và hạt, về sự tương đối
của không gian – thời gian. Nhưng chưa đầy 1 thế kỷ sau, người ta bắt đầu cố chứng
minh rằng hạt cũng chỉ là của “dây”, với lí thuyết siêu dây. Đến đây, chúng ta có quyền
khẳng định rằng : Con người và vạn vật trong vũ trụ, mọi trạng thái của vũ trụ đều có
chung một bản thể, một nguồn gốc, đó là sự biểu hiện khác nhau về sự rung động của
“dây”, về năng lượng dao động dây.
Có thể do bản thân chưa có điều kiện cập nhật hết các nghiên cứu lượng tử mới nhất,
nên phàn trình bày không tránh khỏi những khiếm khuyết, mong sự cảm thông và góp ý
của quý vị. Xin cảm ơn quý vị đã chú ý lắng nghe !
Cao Giáp Bình
Phụ lục :
- Định nghĩa của WHO (tại Hội nghị Y tế Thế giới lần thứ 5, năm 1998) về sức khỏe:
“Sức khỏe là một trạng thái toàn vẹn giữa thể xác, tinh thần, xã hội và tâm linh, mà nó
không phải chỉ là loại trừ bệnh tật và sự đau yếu”.
- Đức Giáo Hoàng John Paul II định nghĩa sức khoẻ như sau: “Sức khoẻ là một sự giằng co
linh động hướng về sự hoà hợp thể xác, tinh thần, xã hội và tâm linh, mà nó không phải chỉ là
loại trừ bệnh tật. Nó đem cho con người khả năng hoàn thành sứ mạng mà đã được giao phó
cho mình, tuỳ theo trạng thái cuộc đời của mỗi cá nhân.”)

More Related Content

What's hot

Nhóm 4-Sự hình thành của vũ trụ
Nhóm 4-Sự hình thành của vũ trụNhóm 4-Sự hình thành của vũ trụ
Nhóm 4-Sự hình thành của vũ trụMrNguyenTienPhong
 
Nhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụ
Nhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụNhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụ
Nhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụDoan Huy
 
Thuyet thuong doi hep thuyết tương đối cho mọi người
Thuyet thuong doi hep thuyết tương đối cho mọi ngườiThuyet thuong doi hep thuyết tương đối cho mọi người
Thuyet thuong doi hep thuyết tương đối cho mọi ngườifree lance
 
Thuyết tương đối hẹp thuyết tương đối cho mọi người
Thuyết tương đối hẹp thuyết tương đối cho mọi ngườiThuyết tương đối hẹp thuyết tương đối cho mọi người
Thuyết tương đối hẹp thuyết tương đối cho mọi ngườifree lance
 

What's hot (6)

Luận văn: Về đa thức jones của nút, HAY, 9đ
Luận văn: Về đa thức jones của nút, HAY, 9đLuận văn: Về đa thức jones của nút, HAY, 9đ
Luận văn: Về đa thức jones của nút, HAY, 9đ
 
Nhóm 4-Sự hình thành của vũ trụ
Nhóm 4-Sự hình thành của vũ trụNhóm 4-Sự hình thành của vũ trụ
Nhóm 4-Sự hình thành của vũ trụ
 
Nhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụ
Nhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụNhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụ
Nhóm 1: Chuong 1: Sự hình thành của vũ trụ
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
Thuyet thuong doi hep thuyết tương đối cho mọi người
Thuyet thuong doi hep thuyết tương đối cho mọi ngườiThuyet thuong doi hep thuyết tương đối cho mọi người
Thuyet thuong doi hep thuyết tương đối cho mọi người
 
Thuyết tương đối hẹp thuyết tương đối cho mọi người
Thuyết tương đối hẹp thuyết tương đối cho mọi ngườiThuyết tương đối hẹp thuyết tương đối cho mọi người
Thuyết tương đối hẹp thuyết tương đối cho mọi người
 

Viewers also liked

DESARROLLO FÍSICO Y SALUD
DESARROLLO FÍSICO Y SALUD DESARROLLO FÍSICO Y SALUD
DESARROLLO FÍSICO Y SALUD cinthya Alonzo
 
01 b-salinan-lampiran-permendikbud-no-54-tahun-2013-ttg-skl
01 b-salinan-lampiran-permendikbud-no-54-tahun-2013-ttg-skl01 b-salinan-lampiran-permendikbud-no-54-tahun-2013-ttg-skl
01 b-salinan-lampiran-permendikbud-no-54-tahun-2013-ttg-sklGalih Galank
 
Baseline report us embassy project mewat v4
Baseline report us embassy project mewat v4Baseline report us embassy project mewat v4
Baseline report us embassy project mewat v4Mohd Tarique Anwar
 
Walentynkowe namiętności
Walentynkowe namiętnościWalentynkowe namiętności
Walentynkowe namiętnościznamlek_pl
 
LSJ Article - The Power of Two
LSJ Article - The Power of TwoLSJ Article - The Power of Two
LSJ Article - The Power of TwoLisa To
 
Epic research malaysia daily klse report for 26th february 2016
Epic research malaysia   daily klse report for 26th february 2016Epic research malaysia   daily klse report for 26th february 2016
Epic research malaysia daily klse report for 26th february 2016Epic Research Pte. Ltd.
 
Rudra aek nava yug ni sharuaat
Rudra   aek nava yug ni sharuaatRudra   aek nava yug ni sharuaat
Rudra aek nava yug ni sharuaatJignesh Ahir
 

Viewers also liked (10)

INDICE DE DESARROLLO HUMANO
INDICE DE DESARROLLO HUMANOINDICE DE DESARROLLO HUMANO
INDICE DE DESARROLLO HUMANO
 
DESARROLLO FÍSICO Y SALUD
DESARROLLO FÍSICO Y SALUD DESARROLLO FÍSICO Y SALUD
DESARROLLO FÍSICO Y SALUD
 
LifeLock
LifeLockLifeLock
LifeLock
 
Testing SlideShare
Testing SlideShareTesting SlideShare
Testing SlideShare
 
01 b-salinan-lampiran-permendikbud-no-54-tahun-2013-ttg-skl
01 b-salinan-lampiran-permendikbud-no-54-tahun-2013-ttg-skl01 b-salinan-lampiran-permendikbud-no-54-tahun-2013-ttg-skl
01 b-salinan-lampiran-permendikbud-no-54-tahun-2013-ttg-skl
 
Baseline report us embassy project mewat v4
Baseline report us embassy project mewat v4Baseline report us embassy project mewat v4
Baseline report us embassy project mewat v4
 
Walentynkowe namiętności
Walentynkowe namiętnościWalentynkowe namiętności
Walentynkowe namiętności
 
LSJ Article - The Power of Two
LSJ Article - The Power of TwoLSJ Article - The Power of Two
LSJ Article - The Power of Two
 
Epic research malaysia daily klse report for 26th february 2016
Epic research malaysia   daily klse report for 26th february 2016Epic research malaysia   daily klse report for 26th february 2016
Epic research malaysia daily klse report for 26th february 2016
 
Rudra aek nava yug ni sharuaat
Rudra   aek nava yug ni sharuaatRudra   aek nava yug ni sharuaat
Rudra aek nava yug ni sharuaat
 

Similar to Thamluan hoithao sg_2010

Trinh chieu hoi thao
Trinh chieu hoi thaoTrinh chieu hoi thao
Trinh chieu hoi thaoLe Vui
 
Vũ trụ học dưới quan điểm khoa học Năng lượng Mới
Vũ trụ học dưới quan điểm khoa học Năng lượng MớiVũ trụ học dưới quan điểm khoa học Năng lượng Mới
Vũ trụ học dưới quan điểm khoa học Năng lượng MớiNhóm Năng lượng Mới Việt Nam
 
nhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdf
nhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdfnhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdf
nhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdfstyle tshirt
 
Các hạt cơ bản
Các hạt cơ bảnCác hạt cơ bản
Các hạt cơ bảnĐoàn Công
 
Định luật bảo toàn năng lượng dưới quan điểm khoa học Năng lượng Mới
Định luật bảo toàn năng lượng dưới quan điểm khoa học Năng lượng MớiĐịnh luật bảo toàn năng lượng dưới quan điểm khoa học Năng lượng Mới
Định luật bảo toàn năng lượng dưới quan điểm khoa học Năng lượng MớiNhóm Năng lượng Mới Việt Nam
 
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER www. mientayvn.com
 
Những con đường của ánh sáng (Gs Trịnh Xuân Thuận)
Những con đường của ánh sáng (Gs Trịnh Xuân Thuận)Những con đường của ánh sáng (Gs Trịnh Xuân Thuận)
Những con đường của ánh sáng (Gs Trịnh Xuân Thuận)thayhoang
 
Vat ly dai cuong tap 1
Vat ly dai cuong tap 1Vat ly dai cuong tap 1
Vat ly dai cuong tap 1baolanchi
 
Hang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tu
Hang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tuHang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tu
Hang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tuLê Đại-Nam
 
Vu tru-trong-vo-hat-de
Vu tru-trong-vo-hat-deVu tru-trong-vo-hat-de
Vu tru-trong-vo-hat-dethayhoang
 
Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt Dẻ
Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt Dẻ Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt Dẻ
Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt Dẻ khosachdientu2015
 
Thiết kế vĩ đại
Thiết kế vĩ đạiThiết kế vĩ đại
Thiết kế vĩ đạiEbookmanire
 
Vũ trụ trong một vỏ hạt
Vũ trụ trong một vỏ hạtVũ trụ trong một vỏ hạt
Vũ trụ trong một vỏ hạtfree lance
 
on the de broglie's hypothesis of wave particle duality
on the de broglie's hypothesis of wave particle dualityon the de broglie's hypothesis of wave particle duality
on the de broglie's hypothesis of wave particle dualityLê Đại-Nam
 
Các quá trình rã sinh u hạt.pdf
Các quá trình rã sinh u hạt.pdfCác quá trình rã sinh u hạt.pdf
Các quá trình rã sinh u hạt.pdfHanaTiti
 

Similar to Thamluan hoithao sg_2010 (20)

Trinh chieu hoi thao
Trinh chieu hoi thaoTrinh chieu hoi thao
Trinh chieu hoi thao
 
Lecture1F1020
Lecture1F1020Lecture1F1020
Lecture1F1020
 
Vũ trụ học dưới quan điểm khoa học Năng lượng Mới
Vũ trụ học dưới quan điểm khoa học Năng lượng MớiVũ trụ học dưới quan điểm khoa học Năng lượng Mới
Vũ trụ học dưới quan điểm khoa học Năng lượng Mới
 
Vũ trụ học với khoa học Năng lượng Mới
Vũ trụ học với khoa học Năng lượng MớiVũ trụ học với khoa học Năng lượng Mới
Vũ trụ học với khoa học Năng lượng Mới
 
nhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdf
nhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdfnhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdf
nhasachmienphi-ban-thiet-ke-vi-dai tạo hóa.pdf
 
Các hạt cơ bản
Các hạt cơ bảnCác hạt cơ bản
Các hạt cơ bản
 
Định luật bảo toàn năng lượng dưới quan điểm khoa học Năng lượng Mới
Định luật bảo toàn năng lượng dưới quan điểm khoa học Năng lượng MớiĐịnh luật bảo toàn năng lượng dưới quan điểm khoa học Năng lượng Mới
Định luật bảo toàn năng lượng dưới quan điểm khoa học Năng lượng Mới
 
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
 
Những con đường của ánh sáng (Gs Trịnh Xuân Thuận)
Những con đường của ánh sáng (Gs Trịnh Xuân Thuận)Những con đường của ánh sáng (Gs Trịnh Xuân Thuận)
Những con đường của ánh sáng (Gs Trịnh Xuân Thuận)
 
Vật lý lượng tử
Vật lý lượng tử Vật lý lượng tử
Vật lý lượng tử
 
Vat ly dai cuong tap 1
Vat ly dai cuong tap 1Vat ly dai cuong tap 1
Vat ly dai cuong tap 1
 
Giáo trình cơ học
Giáo trình cơ họcGiáo trình cơ học
Giáo trình cơ học
 
Hang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tu
Hang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tuHang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tu
Hang so Dirac - Ranh gioi giua vat ly co dien va vat ly luong tu
 
Vu tru-trong-vo-hat-de
Vu tru-trong-vo-hat-deVu tru-trong-vo-hat-de
Vu tru-trong-vo-hat-de
 
Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt Dẻ
Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt Dẻ Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt Dẻ
Vũ Trụ Trong Vỏ Hạt Dẻ
 
Thiết kế vĩ đại
Thiết kế vĩ đạiThiết kế vĩ đại
Thiết kế vĩ đại
 
Đề tài: Sự phân cực của sóng điện từ và ứng dụng, HAY
Đề tài: Sự phân cực của sóng điện từ và ứng dụng, HAYĐề tài: Sự phân cực của sóng điện từ và ứng dụng, HAY
Đề tài: Sự phân cực của sóng điện từ và ứng dụng, HAY
 
Vũ trụ trong một vỏ hạt
Vũ trụ trong một vỏ hạtVũ trụ trong một vỏ hạt
Vũ trụ trong một vỏ hạt
 
on the de broglie's hypothesis of wave particle duality
on the de broglie's hypothesis of wave particle dualityon the de broglie's hypothesis of wave particle duality
on the de broglie's hypothesis of wave particle duality
 
Các quá trình rã sinh u hạt.pdf
Các quá trình rã sinh u hạt.pdfCác quá trình rã sinh u hạt.pdf
Các quá trình rã sinh u hạt.pdf
 

Recently uploaded

Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸHongBiThi1
 
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfBài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfMinhTTrn14
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
 
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfBài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 

Thamluan hoithao sg_2010

  • 1. THỂ NĂNG LƯỢNG CỦA VẠN VẬT (Tham luận tại Hội thảo “Y HỌC BỔ SUNG & SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG” – Thành phố Hồ Chí Minh, 24/02/2010) ThS. Cao Giáp Bình 1, Những thuyết nghiên cứu vũ trụ tiêu biểu : Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học đương đại, con người ngày càng đạt được nhiều thành tựu trong việc giải thích về nguồn gốc của vũ trụ, cung cấp cho chúng ta một cái nhìn phổ quát, bức tranh toàn cảnh về thế giới quanh ta. * Theo thuyết Big Bang, cách đây 14 tỉ năm vụ nổ lớn đã tạo ra vũ trụ ngày nay. Năng lượng từ vụ nổ đó đã tạo ra toàn thể vật chất và năng lượng trong vũ trụ. Từ đó đến nay, vũ trụ liên tục giãn nở không ngừng. Năm 1965, hai nhà vật lí người Mĩ là Arno Penzias và Robert Wilson phát hiện ra bức xạ “lạ” phát ra đồng đều từ mọi phía trong vũ trụ, tương ứng với các bức xạ phát ra từ các vật có nhiệt độ 3 K, được gọi là bức xạ “nền” vũ trụ, được coi là tàn dư của vụ nổ BB. Khám phá này đem lại cho hai ông giải thưởng Nobel năm 1978. * Đối trọng với thuyết BB trên có thuyết Hoyle, cho rằng vũ trụ không có khởi thuỷ, vũ trụ đang giãn ra chỉ là một giai đoạn tiếp nối với một giai đoạn co lại rồi giãn ra, cứ tiếp diễn tuần hoàn liên tục như vậy. Nhưng dù sao thuyết BB vẫn được nhiều nhà khoa học đồng tình nhất, tính cho đến thời điểm này, phù hợp với những quan sát thiên văn, vũ trụ đang giãn ra nở với vận tốc ngày càng lớn, các thiên hà đang chạy tản ra xa nhau. Tuy nhiên, những quan sát thiên văn cho thấy cũng có những thiên hà đang chạy lại gần phía dải Ngân hà của chúng ta, điều này làm cho các nhà khoa học bối rối, và làm cho thuyết BB kém dần sức thuyết phục. Những người phản đối thuyết BB (nhất là những người hữu thần và tin vào thuyết sáng tạo) có cơ sở hơn để “tấn công”. * Thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Giải quyết mâu thuẫn giữa hai thuyết Những năm đầu thế kỉ 20 đánh dấu một bước phát triển hết sức quan trọng của vật lí và thiên văn, thay đổi phần lớn nhận thức và tư duy của con người về thế giới tự nhiên. Toàn bộ những thay đổi đó đã biến tất cả những thành tựu vật lí của thế kỉ 19 trở về trước trở thành "Vật lí cổ điển" và mở ra một hướng mới cho Vật lí hiện đại. Ngành vật lí hiện đại ra đời và phát triển từ đầu thế kỉ 20 đến nay dựa trên 2 nền tảng chính là 2 lí thuyết ra đời vào những năm 1900-1905 : Thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Dù được coi là 2 lí thuyết có tầm quan trọng nhất trong khoa học thực nghiệm hiện đại, giải thích được nhiều hiện tượng trước đây còn bí ẩn, nhưng điều đặc biệt là 2 lí thuyết này đến nay chưa có một giải pháp nào thật sự thích đáng để dung hoà chúng, các mâu thuẫn giữa 2 lí thuyết này vẫn luôn tồn tại và người ta tin rằng một ngày nào đó, một giả thuyết hay một phương trình mới cho phép hợp nhất hai lí thuyết này sẽ là cách tốt nhất để tìm hiểu đến tận gốc bản chất của vũ trụ. Lí thuyết tương đối hẹp do Einstein đề xướng vào năm 1905 và 10 năm sau đó là lí thuyết tương đối rộng (tổng quát) cho chúng ta một cái nhìn tổng thể và đúng đắn về vũ trụ vĩ mô (qui mô lớn), nó hoàn toàn phù hợp khi nghiên cứu các vận tốc lớn, chỉ ra các thiếu sót của cơ học Newton khi áp dụng cho các thang vận tốc vĩ mô cũng như khi đi sâu vào bản chất của chuyển động, lí thuyết tương đối rộng cho chúng ta một cái nhìn tổng
  • 2. quát về vũ trụ, giải thích về không gian và thời gian, và phương trình trường của nó tiên đoán khá chính xác về tương lai vũ trụ. Hệ thức “đẹp” nhất của thuyết tương đối là : E = mc2 = 20 2 2 m .c v 1 - c Hệ thức này chỉ ra rằng mọi trạng thái vật chất trong vũ trụ đều có thể quy đổi ra năng lượng. Vật chất và năng lượng (dạng hạt - sóng) có thể chuyển hóa cho nhau, khối lượng là một hình thức của năng lượng (khối lượng chứa đựng những năng lượng tiềm tàng, kết tinh cố kết trong vật chất liên kết). Vật chất là hình thái của năng lượng chuyển động chậm lại hay kết tinh lại. Thuyết tương đối của Einstein cũng chỉ ra rằng: Trong một thể liên tục vô tận (continuum) không gian - thời gian 4 chiều, cho thấy tính chất tuyến tính, biểu kiến của sự kiện tùy thuộc vào người quan sát. Như vậy không gian nào thì thời gian ấy, mỗi một không gian có một dòng thời gian tương ứng, thời gian là một tọa độ của không gian. "Độ dài" của không gian ở các thời gian khác nhau sẽ khác nhau. Tuy nhiên, lí thuyết tương đối không mô tả được chi tiết vũ trụ ở các thang vi mô. Việc đi sâu vào bản chất của nguyên tử, hạt nhân, các hạt cơ bản như electron, proton, neutron, hay là các mezon, neutrino hay là cả các quark thì lí thuyết tương đối Einstein phải nhường chỗ cho các lí thuyết của cơ học lượng tử. Cơ học lượng tử cho chúng ta nhìn sâu vào các hạt cơ bản, vào các thăng giáng lượng tử nhỏ nhất của tự nhiên, điều mà lí thuyết tương đối không làm được. Lí thuyết tương đối và cơ học tương đối tính không nhìn được vào tận bên trong các hạt nhân, các hạt cơ bản và nhìn chung, ở các thang vĩ mô, lí thuyết tương đối cho thấy năng lượng và vật chất dường như khá ổn định. Trong khi đó thì lí thuyết lượng tử đi sâu vào bên trong bản chất của các hạt, nó cho thấy ở thang vi mô, các hạt không phải là bất biến, chúng có sự biến đổi về bản chất và bản thân năng lượng của chúng luôn có những thăng giáng nhất định, các thăng giáng này rất nhỏ (thăng giáng lượng tử) và do đó không gây ảnh hưởng đến các tiên đoán vi mô của cơ học tương đối tính. Một trong các nỗ lực để giải thích bản chất của vũ trụ là, người ta cố gắng tìm kiếm một lí thuyết hợp nhất 4 loại lực trong tự nhiên (gồm hấp dẫn, điện từ, tương tác hạt nhân mạnh và tương tác yếu) vào một loại trường duy nhất. Các cố gắng gần đây đã thống nhất được 3 loại tương tác là: điện từ, tương tác mạnh và tương tác yếu, chỉ còn hấp dẫn là chưa thể có cách nào đưa vào loại trường duy nhất này. Bản thân trường hấp dẫn được Einstein đưa vào vật lí lần đầu khi thuyết tương đối rộng ra đời, và sau đó Einstein đã cho rằng lí thuyết của mình chưa hoàn hảo vì nó chỉ mô tả được trường hấp dẫn mà không phải là một loại trường tổng quát cho mọi loại tương tác trong vũ trụ. Khi cố gắng thống nhất các trường này, người ta nghĩ đến việc đưa tất cả chúng về cùng một tương tác cơ bản của một hạt cơ bản nào đó. Việc tìm tương tác cơ bản đó đối với các hạt cơ bản như proton, neutron, photon hay các hạt nhỏ nhất đã biết là các quark không mang lại hiệu quả và người ta nghĩ đến một giả thuyết mới - giả thuyết về dao động của các phần tử có kích thước lượng tử, coi chúng là dao động của các dây n chiều (có khoảng 11 chiều), và thế là lí thuyết dây ra đời. * Các lí thuyết dây và sự tham gia của siêu hấp dẫn - Thuyết siêu dây ! Lí thuyết này xin được lưu ý các bạn một điều rằng hiện nay tuy đã khá phổ biến và chiếm được sự tin cậy của nhiều người nhưng lí thuyết này vẫn chỉ mang tính giả thuyết. Năm 1974, hai nhà vật lí là John Schwarz và Joel Scherk đã quan sát kĩ các hình thức dao động khác nhau của một sợi dây và nhận thấy các dao động này mang đầy đủ các đặc
  • 3. trưng của một Graviton. Họ đi đến kết luận là lí thuyết dây hoàn toàn có khả năng mô tả toàn bộ các tương tác bao gồm cả tương tác hạt nhân và hấp dẫn. Những năm 1984 - 1986 là những năm nở rộ của lí thuyết dây. Người ta không ngừng nghiên cứu và phát triển lí thuyết này vì cái đẹp của nó, và cái quan trọng nhất là nó đã cho phép người ta thống nhất được tương tác hấp dẫn vào một trường chung nhất mà trước đây người ta mới kết nạp được 3 thành viên là điện từ, tương tác hạt nhân mạnh và tương tác yếu. Lí thuyết này đưa ra giả thuyết coi các sợi dây kín (số chiều của dây xin nói rõ sau) gọi là dây cơ bản, mỗi sợi dây có kích thước bằng độ dài Plank, đó mới chính là những “viên gạch cơ bản” của vũ trụ. Một lưu ý nữa là dây ở đây không có nghĩa là các dây có 2 đầu và kéo dài như dây thông thường, thuật ngữ "dây" ở đây đưa vào với mục đích mô tả các phần tử cơ bản có một tính chất chung nhất có thể so sánh với các dây: đó là dao động (với cường độ và tần số). Trước đây, việc khó khăn không thống nhất được 4 loại tương tác cơ bản với nhau có nguyên nhân cơ bản là tính “hạt”, các Quark và Lepton được chỉ ra là hạt nhỏ nhất nhưng khối lượng và các thuộc tính cơ bản của nó cũng chưa tìm ra được. Lí thuyết dây ra đời để khắc phục khó khăn này. Lí thuyết này cho biết rằng tất cả các loại hạt trong tự nhiên người ta đã tìm ra đều chỉ là các biểu hiện, các hình thức dao động khác nhau của dây cơ bản. Dây cơ bản có thể dao động theo nhiều cách thức, tạo ra các "âm sắc" riêng biệt, mỗi âm sắc đó tương ứng với một loại hạt được sinh ra và mỗi loại hạt như chúng ta đã biết lại có một đặc trưng riêng (khối lượng, điện tích, spin...) gây ra các tương tác khác nhau. Như vậy là mọi loại hạt trong tự nhiên cũng như tương tác do chúng gây ra đều được coi đơn giản là các biểu hiện, các hình thức dao động khác nhau (về cường độ và tần số) của cùng một loại dây cơ bản. Chính tần số khác nhau của các dây dẫn đến chúng có năng lượng dao động khác nhau và điều đó tương đương với việc khối lượng của các hạt cơ bản do chúng sinh ra cũng khác nhau, điều này diễn ra tương tự với các thuộc tính khác như điện tích, spin.... * Lí thuyết M : Khi nghiên cứu lí thuyết dây, người ta nhận thấy không phải có 1 lí thuyết dây mà có đến 5 dạng của lí thuyết này được kí hiệu lần lượt là I, IIA, IIB, O và E, Cả 5 dạng này đều chưa thể mô tả một cách hoàn chỉnh vũ trụ, chúng hoàn toàn khác nhau và ngay cả sự có mặt của siêu hấp dẫn cũng không thể giúp bất cứ dạng nào mô tả được vũ trụ một cách chính xác. Tại hội nghị về lí thuyết dây năm 1995, Edward Witten tuyên bố khẳng định của mình rằng cả 5 lí thuyết dây đều chỉ là 5 biểu hiện khác nhau của cùng một lí thuyết, giống như từ trước đến giờ người ta đang lần lượt khảo sát 5 cái cánh mà không biết nó thuộc cùng một ngôi sao và qui luật của 5 cái cánh đó được kết luận bởi phần trung tâm của ngôi sao thì trước giờ không ai biết đến. Lí thuyết thống nhất 5 lí thuyết dây này được gọi là lí thuyết M (M Theory).
  • 4. 2, Vũ trụ được cấu kết bởi năng lượng : - Cho dù đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một lí thuyết nào thực sự hoàn hảo để mô tả vũ trụ, nguồn gốc của vũ trụ (và có thể sẽ không bao giờ có). Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng, bất luận là lí thuyết nào thì vũ trụ cũng được nhìn dưới quan điểm rất khoa học là nó được cố kết bởi năng lượng. Và dĩ nhiên, năng lượng mà ta nói đến ở đây là năng lượng theo nghĩa rộng của khoa học. Nó bao hàm cả vật chất, vật chất tối (dark matter), năng lượng và năng lượng tối (dark energy). Vũ trụ là một “Trường Năng Lượng" to lớn. - Theo các tính toán hiện nay, năng lượng vũ trụ có đến 73% là năng lượng tối, 23% là năng lượng của vật chất tối và chỉ có 4% còn lại là vật chất thông thường mà chúng ta biết. ( thế mới biết là sự am hiểu của con người về vũ trụ còn quá ư ít ỏi, và vũ trụ còn quá nhiều điều huyền bí ! Ở đây, cho phép tôi so sánh tỉ lệ đó với sự khai thác sử dụng của não bộ con người cũng khoảng 3-5% (?)) Ph.D Bedri Cetin cho rằng : Trường NLVT không được tạo ra từ một nguồn nào; chính nó là Nguồn Gốc của mọi vật khác. Trường NLVT gồm "Những Siêu Sợi" nhỏ hơn nguyên tử, ánh sáng, hay cái gì khác mà chúng ta thấy bằng giác quan hay trong phòng thí nghiệm vật lý. Trường NLVT là nguồn cuả ánh sáng, của mọi vật thể, của tất cả mọi lực trong vũ trụ; nó vật chất hóa để thành những thể chất đặc cứng chung quanh ta. Trường NLVT di chuyển trong không gian như những sóng di hành, liên tục rung động. * Quan điểm toàn đồ (toàn thể) về không gian : - Từ nửa đầu thế kỷ XX, thuyết sóng - hạt lưỡng nguyên về ánh sáng (lý thuyết De Broglie) cho thấy hạt có thể cùng lúc là sóng bởi vì chúng không phải sóng thể chất thực như sóng âm hay sóng nước. Sóng xác suất không đại diện cho xác xuất đồ vật mà cho xác suất của các mối liên hệ tổng thể nhiều hơn. Mặc dù nó là khái niệm khó hiểu theo quan niệm tĩnh, còn về quan điểm động biến thì không có đồ vật nào như thể là "đồ vật" cả. Cái mà ta dùng để gọi là "đồ vật" thực ra là "sự kiện lịch sử” hoặc đường mòn đã trở thành thói quen. Thế giới cũ của các không gian, vật thể và các quy luật quyết định của tự nhiên giờ đây hòa vào một thế giới mô hình dạng sóng các mối liên kết. Toàn bộ không gian vũ trụ hiện ra như một mạng lưới năng động các mô hình năng lượng không thể tách rời. Vậy là vũ trụ được xác định là một tổng thể năng động không thể chia cắt. Về thực chất tổng thể này cũng bao gồm cả người quan sát. Năm 1979, Denis Gabor nhận giải Nobel về xây dựng toàn đồ đầu tiên. 3, Những khám phá về tiềm năng của con người : Cũng như mọi tạo vật khác, con người có đầy đủ những bản năng tồn tại bình hòa với những nhu cầu tối thiểu. Nhưng hơn hẳn muôn tạo vật khác, con người có ý chí, tư tưởng và nhận thức, có khát vọng cao cả và có tình yêu rộng mở. Chính "tư tưởng tạo nên sự cao cả của con người" và tâm tình yêu thương không ngừng tăng tiến đã "biến những điều không thể thành có thể". Cho nên, việc khơi dậy tiềm năng con người thực chất là làm thức dậy khả năng tự nhiên bình hòa vốn có và phát triển tâm tình hướng tới những khung trời mỹ cảm cao sáng. Cho nên, trước hết tiềm năng của cuộc sống chính nằm ngay trong tinh thần, trong những quy luật tâm - sinh lý của thiên nhiên vũ trụ. Cho nên để khai phóng tiềm năng thì hệ thống hiểu biết phải đồng điệu với những thổn thức của tự nhiên, duyên tình của đất trời và tinh thần của tạo hóa. - TS. Kim Pribram, nhà nghiên cứu về não nổi tiếng, trong suốt một thập kỷ đã tích lũy được nhiều bằng chứng nói lên cấu trúc sâu của não thực chất là toàn đồ. Ông cho biết các nghiên cứu từ phòng thí nghiệm dùng vi phân tích tần số thời gian hoặc không
  • 5. gian đã chứng minh rằng não cấu trúc nên thị giác, thính giác và xúc giác một cách toàn đồ. Thông tin được phân bố trong toàn bộ hệ thống, do đó một mẩu nhỏ cũng tạo ra được thông tin của tổng thể. Pribram dùng mô hình toàn đồ để không những mô tả não mà mô tả cả vũ trụ cũng được. Ông cho biết não sử dụng một quá trình toàn đồ để tách ra khỏi một lĩnh vực toàn đồ vượt trước cả không gian và thời gian. Các nhà cận tâm lý học đã tìm tòi từ năng lượng cơ thể truyền đi qua thần giao cách cảm, cách không khiển vật, chữa trị. Từ quan điểm vũ trụ toàn đồ, những sự kiện này xảy ra từ những tần số vượt trước thời gian và không gian, không phải là chúng được truyền đi. Tiềm lực của chúng là đồng thời và có khắp mọi nơi. Mỗi một con người là một toàn đồ, một tổng thể phổ quát. Về mặt vật lý chúng ta cần có điểm tựa, đó là không gian sống, không khí, dinh dưỡng, môi trường trao đổi chất và trau dồi, rèn luyện bản thân... Về mặt văn hóa, tinh thần chúng ta có nhiều vị thế, chức năng quan hệ khác nhau, quan hệ giữa nội giới - ngoại giới, trí tuệ - văn hóa, gia đình, họ hàng, bạn bè, làng xóm, đồng nghiệp, .đoàn thể xã hội, công việc. Về mặt trường, mỗi người có một trường sinh học, từ trường, trường tâm thần, các trường này liên kết với vũ trụ thông qua các kinh mạch, huyệt, luân xa... 4, Những minh chứng về sự bức xạ năng lượng của con người và vạn vật : Xin trình bày ở đây một vài kĩ thuật chụp ảnh hiện đại nhất ghi lại được hjào quang năng lượng của con người và các vật thể : - Phương pháp chụp ảnh Kirlian: Một thành tựu lớn của tư tưởng khoa học kỹ thuật trong thế kỷ 20 là việc chế tạo kính hiển vi điện tử với khả năng phóng đại cực lớn (tới hàng triệu lần). Ở đây, hình ảnh được phát sinh trong dòng các điện từ. Hiện nay, người ta còn biết đến một cách ghi hình ảnh nữa là dùng các dòng cao tần. Điều thú vị nhất ở đây là: các bức ảnh chụp cơ thể sống trong trường các dòng cao tần phản ánh không chỉ trạng thái sinh lý mà cả trạng thái tâm lý của các cơ thể đó. Trên phim nhựa, bằng tư liệu rõ ràng, ta có thể nhìn thấy con người đang ở tâm trạng nào. Ưu tư hay bị kích động ! Phương pháp chụp ảnh này có thể suy ra những cơ thể sống có thể là nguồn phát ra các điện tử. Không nên ngạc nhiên về điều đó : Gần đây, người ta càng biết nhiều hơn về vai trò to lớn của các quá trình điện học trong sự sống của cơ thể chúng ta. Những dòng điện sinh học truyền theo các dây thần kinh, ra lệnh cho các cơ tim co lại. Có thể nhận biết được các dòng điện ấy bằng cách ghi lại dưới dạng điện tâm đồ. Não phát ra những sóng điện từ mà ta có thể thấy trên điện não đồ. Cần phải nghĩ rằng cả các bộ phận khác của cơ thể, trong đó có các tế bào da, và sự làm việc của chúng đều gắn bó chặt chẽ với điện. Viện sĩ thông tin y học Vaxili Kixeelep (Liên Xô cũ) nói: "Bất kỳ bệnh nào cũng gắn liền với sự hao hụt năng lượng do bị các tế bào hấp thu. Khi mắc bệnh, điện từ trường của tế bào thay đổi. Vì vậy, cần tác động lên tế bào bằng tác nhân vật lý. Cách chữa bệnh của các nhà thôi miên ngoại cảm là tác động lên cơ thể bệnh nhân một nguồn năng lượng vật lý điện học". - Máy chụp ảnh hào quang sinh học của George Hadjo (Anh) : Từ lâu, các nhà cận tâm lý học cho rằng, mọi người và vật đều có khả năng phát hào quang, tuy nhiên có nhiều mức độ khác nhau và không phải ai cũng nhận ra điều đó. Năm 1970, George Hadjo đã phát minh ra máy chụp ảnh hào quang sinh học. Đó cũng là cơ sở cho sự ra đời môn khám bệnh qua chụp hình hào quang, dựa vào sự phân bổ "năng lượng" trên các bức hình để đánh giá tình trạng sức khỏe. Ví dụ như, bệnh nhân nhiễm độc có hình ảnh vành năng lượng tách ra thể hiện sự suy thoái, bệnh nhân ung thư có vành năng lượng màu đen như than. Ở bệnh nhân tự kỷ, stress, sang chấn tâm lý, hình ảnh hào quang ở ngón tay đeo nhẫn sẽ rối loạn, phân tán, mù mờ màu đỏ.
  • 6. Nếu hình dáng, màu sắc và kích thước của hào quang của một con người thay đổi, biến sắc thì người đó có bệnh. Cuộc giải mã hào quang của loài người đã trải qua hàng ngàn năm và vẫn đang tiếp diễn. Các nhà khoa học đã khám phá và khẳng định, ý thức tư tưởng tình cảm con người cũng là một thứ vật chất mang tính hạt và sóng do một loại hạt nguyên tử siêu nhẹ cấu tạo nên. Lớp này bền vững hơn cả và mang sắc độ từ màu vàng đến màu xanh da trời. Ngày càng chứng tỏ được rằng thiên nhiên sống luôn ẩn chứa những điều sâu kín nhất, bất ngờ nhất nhưng lại gần gũi với đại vũ trụ nhất. Ph.D Bedri Cetin trong khảo luận “Năng Lượng Vũ Trụ : Khảo Sát Theo Quan Điểm Khoa Học & Hệ Thống Hóa” cho rằng : Con người, thú vật, cây cỏ, mọi vật trong vũ trụ là những rung động khác nhau của cùng một chất liệu-siêu sợi. Là một thực thể rõ ràng riêng biệt, "Thực sự chúng ta là những siêu vật bằng năng lựơng rung động" cho thấy có mối liên kết với mọi vật khác trong vũ trụ mà Trường này thì không có ranh giới. Trường NLVT, ở cuối phổ năng lượng thấp, tạo ra vật thể trong vũ trụ. Như thế, những rung động chậm hơn làm lộ rõ vũ trụ như một thể đặc mà các giác quan ta thấy được và nhận thức được. Cơ thể chúng ta được làm nên từ trường đậm đặc này, với những rung động chậm hơn và năng lượng thấp hơn. Tuy thế, ở cuối đầu cao hơn của phổ năng lượng, Trường NLVT, vẫn giữ y như thế; và không vật chất hóa thành vật thể mà giữ nguyên ở điều kiện nguyên thuỷ- là một trường thuần nhất, chuyển động tự do gồm những siêu sợi. Trường này bao bọc chung quanh cơ thể chúng ta và xâm nhập toàn bộ vũ trụ và rất tinh tế. Như thế, trường tinh tế này với những rung động nhanh của nó (và năng lượng cao) là nguồn của NLVT, cái mang năng lượng sống cho cơ thể chúng ta. Việc trao đổi năng lượng này bên trong của cùng một trường vũ trụ, giữ cho cơ thể chúng ta được sống và hoạt động theo cách thức khỏe mạnh, bao la mà không xẩy ra sự mất quân bình năng lượng, vì sự mất quân bình năng lượng này có thể đưa tới đau ốm. Hơn nữa, NLVT có thể mang lại sự chữa trị cho tất cả những bệnh trạng. Cơ thể chúng ta là một bản nhạc tuyệt diệu nhất (như một bản hòa tấu của Beethoven) mà những notes nhạc là những siêu sợi rung động nhịp nhàng chung cùng với mọi vật khác trong vũ trụ. Vũ trụ là một "Trường Năng Lượng" to lớn, và mỗi chúng ta là một phần tử sống động của nó, chung cùng một năng lượng "Năng Lượng Vũ Trụ". Dù cho đôi khi "bản nhạc tạo nên chúng ta"- cơ thể chúng ta - trở nên mất cân bằng và chúng ta bị bệnh. Trường Năng Lượng Vũ Trụ bao bọc chung quanh chúng ta có tiềm năng đem lại sức khỏe và sinh lực. Chúng ta được bao bọc trong một nguồn năng lượng (NLVT) vô tận, tuyệt đối sạch, bình đẳng và huyền vi. Chỉ có điều là chúng ta phải luôn ý thức rằng nó hiện hữu; và rằng nó sẽ đem lại lợi ích cho chúng ta nếu chúng ta học được tiếng nói của nó, hoà tan vào nó, làm sao cho nó tác động và đánh thức những tiềm năng trong mỗi chúng ta, đánh thức “kho thuốc” vốn có trong chúng ta để chữa trị, để tạo lập sự cân bằng cho “tiểu vũ trụ”. Và với nguồn năng lượng vô tận này, chúng ta phải làm gì để giúp cho đồng loại cũng tiếp nhận sự huyền diệu ấy để cùng nhau hoàn thành bổn sự của Đất Trời giao phó.... Điều này quả là không dễ chút nào ! Đó chính cũng là điều chính yếu, điều trăn trở mà tham luận này nhắm tới. Từ ngàn xưa, con người đã mong muốn giải thích vũ trụ, giải thích nguồn gốc của vạn vật. Nhưng khi khoa học phát triển mạnh thì nhận thức, tư duy của con người thay đổi ngày một nhanh hơn. Chúng ta đã mất gần 2000 năm để con người hiểu rằng Trái đất quay quanh Mặt trời. Chúng ta đã mất gần 300 năm sau đó để con người biết về sóng và hạt, về sự tương đối
  • 7. của không gian – thời gian. Nhưng chưa đầy 1 thế kỷ sau, người ta bắt đầu cố chứng minh rằng hạt cũng chỉ là của “dây”, với lí thuyết siêu dây. Đến đây, chúng ta có quyền khẳng định rằng : Con người và vạn vật trong vũ trụ, mọi trạng thái của vũ trụ đều có chung một bản thể, một nguồn gốc, đó là sự biểu hiện khác nhau về sự rung động của “dây”, về năng lượng dao động dây. Có thể do bản thân chưa có điều kiện cập nhật hết các nghiên cứu lượng tử mới nhất, nên phàn trình bày không tránh khỏi những khiếm khuyết, mong sự cảm thông và góp ý của quý vị. Xin cảm ơn quý vị đã chú ý lắng nghe ! Cao Giáp Bình Phụ lục : - Định nghĩa của WHO (tại Hội nghị Y tế Thế giới lần thứ 5, năm 1998) về sức khỏe: “Sức khỏe là một trạng thái toàn vẹn giữa thể xác, tinh thần, xã hội và tâm linh, mà nó không phải chỉ là loại trừ bệnh tật và sự đau yếu”. - Đức Giáo Hoàng John Paul II định nghĩa sức khoẻ như sau: “Sức khoẻ là một sự giằng co linh động hướng về sự hoà hợp thể xác, tinh thần, xã hội và tâm linh, mà nó không phải chỉ là loại trừ bệnh tật. Nó đem cho con người khả năng hoàn thành sứ mạng mà đã được giao phó cho mình, tuỳ theo trạng thái cuộc đời của mỗi cá nhân.”)