SlideShare a Scribd company logo
1 of 36
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
BÀI NGHIÊN CỨU
MÔN: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ TỚI TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: MAI THỊ PHƯỢNG
LỚP:
THÀNH VIÊN: 1. NGUYỄN THỊ YẾN – 51QT (NHÓM TRƯỞNG)
2. NGUYỄN THÙY NGÂN – 51QT
3. NGÔ THỊ ÁNH – 51QT
4. NGUYỄN THU HIỀN – 51QT
5. NGHIÊM THỊ THẢO – 51MT
6. TRẦN THỊ PHƯỢNG – 51QT
7. LÊ QUỐC VIỆT – 51QT
Hà nội, 10/9/2011
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 1
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
Đề Tài: Chính sách khuyến khích và những ảnh
hưởng của nó tới tình hình xuất khẩu gạo của
Việt Nam Giai Đoạn 2006 – 2010
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 2
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………....5
B. NỘI DUNG…………………………………......................………………………...7
Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến xuất khẩu gạo............................……………...7
I/ Khái niệm và vai trò của xuất khẩu……………………………………………........7
II/ Vai trò của xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế Việt Nam……………………...........9
III/ Các công cụ chủ yếu được sử dụng để khuyến khích xuất khẩu gạo……………..11
VI/ Sự cần thiết của chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo…………………..........12
Chương 2: Thực trạng và chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Việt Nam…...13
I/ Thực trạng sản xuất và kinh doanh lúa gạo…………………………………………13
1.1.Những vấn đề chung của sản xuất lúa gạo hiện nay ……………………………..13
1.2.Tình hình kinh doanh lúa gạo hiện nay…………………………………………..14
II/ Những chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Chính phủ…………………..15
2.1.Nhóm chính sách vĩ mô ………………………………………………………….15
2.2. Nhóm chính sách vi mô ……………………………...……………………….….17
III/ Đánh giá chung về chính sách của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu gạo….24
3.1. Thành tựu……………………………………………………………………. ....24
3.2. Hạn chế………………………………………………………………………….26
Chương III: Đánh giá chung và những kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách khuyến
khích xuất khẩu gạo của Việt Nam…………………………………………………29
3.1.Đánh giá chung………………………………………………………………….29
3.2.Kiến nghị giải pháp ……………………………………………………………..32
C. KẾT LUẬN ………………………………………………………………………34
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………...…34
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 3
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
LỜI MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, trong suốt quá trình lịch sử xây dựng và phát triển đất nước, Việt
nam chủ yếu dựa vào nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt nam giữ vị trí quan
trọng với 80% dân số và 73% lực lượng lao động xã hội làm nông nghiệp và “. . .
chúng ta không thể có con đường nào khác là phải xây dựng một nền nông nghiệp
mạnh và phát triển bền vững (cả về kinh tế, xã hội và sinh thái), dựa vào công nghệ cao
từng bước Hiện đại hoá vươn lên trong cạnh tranh ngay cả trên thị trường trong nước
và nước ngoài ” và “nông nghiệp Việt nam trong thế kỷ XXI phải phấn đấu trở thành
nền nông nghiệp có tỷ trọng hàng hoá cao mức xuất khẩu cao".
Hoạt động ngoại thương có vai trò rất lớn trong sự phát triển thần kỳ của một số
nước như Nhật bản, các nước NICs . . . và là các vấn đề tốt để hội nhập vào xu thế phát
triển nền kinh tế thế giới .
Việt nam đang trong giai đoạn xây dựng nên kinh tế thị trường, thực hiện chính
sách “mở của" giao lưu làm ăn kinh tế với các nước trên thế giới, tiến hành Công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá đưa đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa . Vì vậy hoạt động
ngoại thương có ý nghĩa chiến lược và là một bộ phận trọng yếu trong nền kinh tế .
Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước đang thực hiện việc chuyển đổi nền kinh
tế theo hướng xuất khẩu .
Hơn nữa để góp phần vào công cuộc chuyển mình của đất nước thì Hiện đại hoá
nông nghiệp, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, phát triển sản xuất theo
hướng xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sông nhân dân . Sản xuât lúa
gạo hàng hoá cũng đang là một vấn đề nóng bỏng đặt ra trong nông nghiệp hiện nay.
Tuy nhiên, việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng như hiệu quả xuất khẩu gạo ở Việt
nam còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc như giá gạo xuất khẩu, chất lượng gạo xuất
khẩu, lợi ích của những người làm ra hạt gạo . . . . Như vậy việc xuất khẩu phải chịu
tác động của rất nhiều các nhân tố cả tầm vi mô và vĩ mô .
Nhận thức được sự phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu cũng
như trước đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu,
cũng như những hiểu biết vốn có và việc tìm hiểu thực tế khi làm bài nghiên cứu này.
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 4
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
Chúng tôi mạnh dạn xem xét và nghiên cứu về các chính sách ảnh hưởng đến việc xuất
khẩu gạo của Việt nam và đề tài được chọn là : “CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH
VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010"
Hy vọng với đề tài này sẽ góp phần nhìn nhận và tháo gỡ khó khăn trong việc
đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt nam trong thời gian tới .
Với đề tài thì đây là một vấn đề không phải là mới nhưng phức tạp vì liên quan
đến nhiều vấn đề kinh tế xã hội . Vì vậy, trong quá trình thực hiện nghiên cứu không
tránh khỏi thiếu sót trong nội dung cũng như cách trình bầy rất mong các thầy cô và
bạn đọc góp ý kiến để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Mọi ý kiến xin gửi về địa chỉ:
YENNT942@WRU.VN
Xin trân thành cảm ơn !
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 5
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và chính sách khuyến khích xuất
khẩu gạo của Việt Nam.
I/ Khái niệm và vai trò của xuất khẩu.
1- Khái niệm.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia
khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận.Tiền
tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của
hoạt động này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh
của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa
các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này.
2- Vai trò .
2.1. Đối với nền kinh tế toàn cầu.
Như chúng ta đã biết xuất khẩu hàng hoá xuất hiện từ rất sớm. Nó là hoạt động
buôn bán trên phạm vi giữa các quốc gia với nhau (quốc tế). Nó không phải là hành vi
buôn bán riêng lẻ, đơn phương mà ta có cả một hệ thống các quan hệ buôn bán trong tổ
chức thương mại toàn cầu. Với mục tiêu là tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp nói
riêng cả quốc gia nói chung.
Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là
hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế. Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới.
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá là một trong bốn
khâu của quá trình sản xuất mở rộng.Đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng của
nước này với nước khác.Có thể nói sự phát triển của xuất khẩu sẽ là một trong những
động lực chính để thúc đẩy sản xuất.
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 6
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
Trước hết, xuất khẩu bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiện của sản xuất
giữa các nước, nên chuyên môn hoá một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt
hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế hơn thì chắc chắn sẽ đem
lại lợi nhuần lớn hơn.
2.2. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia.
Xuất khẩu là một trong những yếu tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Theo như hầu hết các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều khẳng
định và chỉ rõ để tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện là
nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn, kỹ thuật công nghệ. Nhưng hầu hết các quốc gia đang
phát triển (như Việt Nam ) đều thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ. Do vậy câu hỏi đặt ra
làm thế nào để có vốn và công nghệ? Như vậy:
• Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
• Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển.
• Tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân
dân.
• Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối
ngoại.
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các tác động
của xuất khẩu đối với các quốc gia khác nhau là khác nhau.
2.3. Đối với các doanh nghiệp.
Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường
quốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Xuất khẩu
là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch
bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình. Tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra.
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 7
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng
cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật
liệu… phục vụ cho quá trình phát triển.
Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ XNK cũng như
các đơn vị tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng xuất
khẩu các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập.
Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác
quản trị kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu kỳ sống
của một sản phẩm.
Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lẫn nhau giữa các đơn vị tham
gia xuất khẩu trong và ngoài nước. Đây là một trong những nguyên nhân buộc các
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, các
doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản phẩm, từ đó tiết kiệm
các yếu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn lực.
II/ Vai trò của xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam là một nước đông dân, trong đó gạo là lương thực chính và khó có
thể thay thế. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của sản xuất gạo đối với nền kinh tế quốc
dân. Bên cạnh đó, khi đất nước đã có thể đảm bảo an ninh lương thực, xuất khẩu gạo
trong điều kiện kinh tế hiện nay có ý nghĩa quyết định đối với quá trình hội nhập của
nước ta và được thể hiện trên nhiều khía cạnh, mà chủ yếu là:
2.1 Xuất khẩu gạo tăng thu ngoại tệ, tích luỹ vốn cho quá trình Công nghiệp hoá -
Hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước.
Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta những năm gần đây, kim ngạch từ
xuất khẩu gạo chiếm một tỷ trọng khá lớn. Gạo đã trở thành một mặt hàng chủ lực của
nông sản Việt Nam trên trường quốc tế. Thực tế cho thấy xuất khẩu gạo từ lâu đã mang
lại một nguồn vốn không nhỏ cho nước ta. Theo số liệu mới nhất của Bộ Thương mại,
trong suốt 11 năm từ 1989 đến 2000, tổng kim ngạch mà xuất khẩu gạo mang lại đạt
gần 7 tỷ USD, chưa kể đến xuất khẩu tiểu ngạch sang các nước láng giềng như Trung
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 8
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
Quốc, Lào, Campuchia.
2.2 Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản
xuất phát triển.
Khi Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo đồng nghĩa với việc tăng cường sản xuất
theo quy mô vùng. Hiện nay, ở nước ta đã và đang hình thành những vùng lúa tập trung
chuyên sản xuất gạo xuất khẩu bao gồm cả hai khu vực chủ yếu là đồng bằng sông Cửu
Long và đồng bằng sông Hồng. Mỗi vùng phù hợp với những loại giống lúa khác nhau.
Như vậy, cơ cấu nông nghiệp sẽ thay đổi phát huy theo lợi thế của từng vùng.
Khi đẩy mạnh xuất khẩu gạo, cơ cấu ngành nghề cũng sẽ thay đổi. Hàng loạt các
nghề phụ liên quan đến sản xuất và chế biến gạo như xay sát, bảo quản, đánh bóng...
cũng phát triển theo
Trong những năm gần đây, sản lượng lúa thu hoạch tăng cao. Xuất khẩu gạo tạo
điều kiện mở rộng tiêu thụ sản phẩm, tránh ứ đọng, tồn kho và khi khâu tiêu thu được
giải quyết sẽ tạo tâm lý an tâm khuyến khích nông dân tăng cường, đẩy mạnh sản xuất,
nâng cao năng suất lao động. Như vậy, xuất khẩu đã tác động ngược trở lại đối với sản
xuất, là một tiền đề cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp
và khả năng tiêu dùng của một quốc gia như Việt Nam.
Khi tham gia xuất khẩu gạo, Việt Nam có điều kiện cạnh tranh, cọ xát với các
sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế. Đây vừa là thuận lợi, vừa là khó khăn đối
với mặt hàng gạo của Việt Nam vì chất lượng của ta còn kém hơn so với các nước xuất
khẩu khác, đặc biệt là Thái Lan
2.3 Xuất khẩu gạo tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc làm và
cải thiện đời sống của nhân dân.
Như trên đã phân tích, khi xuất khẩu gạo được đẩy mạnh sẽ kéo theo sự phát
triển của những ngành nghề khác hỗ trợ cho sản xuất như các hoạt động thương mại,
dịch vụ bao gồm các công đoạn tổ chức thu mua thóc từ nông dân, tạo đầu vào cho
xuất khẩu. Các hoạt động này nếu được tiến hành tốt, có sự chỉ đạo đúng đắn sẽ tạo ra
sự khai thông đầu ra cho sản phẩm thóc của nhân dân ở thời vụ thu hoạch, kích thích
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 9
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
nông dân canh tác, nâng cao năng suất. Từ đó tác động trở lại đối với sản xuất và xuất
khẩu. Như vậy, không chỉ sản xuất gạo xuất khẩu có thể giải quyết việc làm, tạo thu
nhập ổn định cho nhiều lao động mà những ngành nghề khác có liên quan cũng góp
phần giảm tỉ lệ thất nghiệp của nước ta.
Xuất khẩu gạo tạo một thị trường trong nước ít biến động, cân bằng được cung
cầu, không còn lượng hàng dư thừa và tồn kho trong nước, giá gạo nội địa sẽ ổn định
và cao hơn tạo thêm thu nhập cho người nông dân. Khi xuất khẩu gạo thu được thêm
ngoại tệ một phần để nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng mà trong nước không sản xuất
được. Điều đó góp phần cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, khuyến khích họ tăng
cường sản xuất gạo xuất khẩu nhiều hơn nữa.
Xuất khẩu gạo tạo sự phân công lao động hợp lý trên phạm vi toàn thế giới. Dựa
vào lợi thế so sánh tương đối đối với các loại gạo Việt Nam, chúng ta cần biết sản xuất
loại gạo nào đạt hiệu quả cao nhất và có khả năng bán với số lượng lớn, giá cao. Tham
gia vào thị trường bên ngoài rộng lớn,chúng ta hiểu rõ hơn về nhu cầu người tiêu dùng
và khả năng cung cấp của các nước xuất khẩu khác để điều chỉnh định hướng xuất
khẩu cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của nước ta.
III. Các công cụ chủ yếu được sử dụng để khuyến khích xuất khẩu gạo
Công cụ được sử dụng để khuyến khích xuất khẩu gạo của nhà nước:
Về các công cụ thúc đẩy hoạt động sản xuất lúa gạo như: giống, phân bón và
thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó còn có những chính sách về ruộng đất và công nghệ khoa
học kĩ thuật, nhằm mục tiêu là sản xuất tập chung và nâng cao năng xuất, chất lượng
của gạo.
Về công cụ Thuế quan: nhà nước đã giảm mức thuế xuất khẩu cho mặt hàng gạo
xuống mức tối thiểu. Chính thức ngưng đánh thuế từ ngày 19-12. Loại thuế xuất
khẩu tuyệt đối này được áp dụng từ khoảng cuối tháng 7. Nhằm mục đích khuyến
khích xuất khẩu gạo. Như vậy người làm hoạt động kinh doanh xuất khẩu có lợi, người
dân có lợi còn hơn thế nữa nhà nước cũng có lợi. khi giảm mức thuế đánh vào hàng
gạo xuất khẩu thì mọi người có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn. Từ đó thu lại lợi nhuận
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 10
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
nhiều hơn. Và tới một lúc nào đó thuế cũng có tác dụng làm hạn chế xuất khẩu. khi nhà
nước muốn hạn chế xuất khẩu nhà nước sẽ cho mức thuế lên cao. Đó chính là công cụ
để nhà nước khuyến khích hoạt đông xuất khẩu gạo. Chính phủ giảm thuế xuất khẩu
gạo vẫn điều tiết giá gạo trong nước; mà lại vẫn thu được thuế vừa có hiệu quả
hơn so với hạn ngạch.
Về hạn ngạch: Chính phủ đã áp dụng biện pháp hạn ngạch để điều tiết sản lượng
gạo xuất khẩu, với mong muốn vừa kiểm soát được giá gạo trong nước không quá leo
thang, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Ví dụ hạn ngạch xuất khẩu gạo năm
2008 là 5 – 5.5 triệu tấn.
Về biện pháp tài chính: nhà nước đưa ra các quy định về mức lãi xuất có lợi
nhất với người dân nhằm thúc đẩy nhân dân sản xuất; với những nhà kinh doanh lúa
gạo cũng có những quy định về mức lãi xuất ngân hàng phù hợp để có thể hoạt động
liên tục.
IV. Sự cần thiết của chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo.
Việt nam với truyền thống từ xưa tới nay là làm về nghành nông nghiệp và có
thế mạnh về nghành trồng lúa nước. Chúng ta đã và đang đứng ở vị trí thứ 2 về hoạt
động xuất khẩu gạo trên thế giới. Một vấn đề đặt ra là chúng ta có thể giữ vững vị trí
này tới bao giờ hay có thể là tiến lên vị trí thứ nhât điều đó đòi hỏi rất nhiều yếu tố
nhưng quan trọng hơn cả đó chính là những chính sách của nhà nước nhằm khuyến
khích hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo. Có những chính sách đó sẽ giúp:
• Năng xuất lao động và chất lượng lúa gạo tăng cao
• Người dân có vốn để tăng gia sản xuất.
• Nhà kinh doanh buôn bán, nhà thu mua hay doanh nghiệp có vốn đề đầu
tư vào hoạt động thu mua lúa gạo.
• Nhà nước thu được nguồn lợi nhiều hơn.
Và cũng vì gạo chiếm tới khoảng 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước,
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 11
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
một tỷ lệ không nhỏ đối với riêng một mặt hàng trong rất nhiều mặt hàng xuất khẩu
khác. Xuất phát từ vai trò quan trọng của gạo đối với quá trình CNH - HĐH đất nước,
Đảng và Nhà nước ta nên chú trọng hơn tới các chính sách khuyến khích sản xuất và
xuất khẩu gạo như tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt chú ý
tới những giống lúa có chất lượng và cho năng suất cao, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa
xuất khẩu gạo nhằm đem lại nguồn vốn lớn phục vụ công cuộc đổi mới đất nước.
Chương 2: Thực trạng và chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo
của Việt Nam.
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 12
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
I/ Thực trạng sản xuất và kinh doanh lúa gạo.
1.1.Những vấn đề chung của sản xuất lúa gạo hiện nay
1.1.1.Thực trạng về các hình thức sản xuất lúa gạo
Nền nông nghiệp của chúng ta đã từng bước được cơ giới hóa, năng suất và sản
lượng tăng đều qua từng vụ sản xuất. bên cạnh đó còn nhiều hạn chế và bất cập trong
sản xuất nông nghiệp:
Một là, hình thức sản xuất lúa gạo của các hộ nông dân cá thể. Với hình thức
sản xuất rất nhỏ lẻ không tận dụng được các yếu tố về chăm sóc, đất đai để sản xuất
quy mô lớn.
Hai là, hình thức sản xuất ở các nông trường. Có thể nói hiện nay hình thức này
còn lại là rất ít vì trên cả nước số nông trường sản xuất chỉ là một con số nhỏ. Tiểu biểu
phải kể đến một nông trường Sông Hậu đã xây dựng vùng nguyên liệu trên diện tích
5000 ha, với các giống lúa chất lượng cao như: IR64, VND 5-20, OM1490. Đặc biệt
nông trường chuyển sang sản xuất lúa đặc sản Jasmine 85. Thương hiệu gạo Soharfam
của nông trường đã được khách hàng nhiều nước trên thế giới tín nhiệm. Hình thức này
có thể coi là hình thức sản xuất quy mô lớn.
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 13
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
Vì vậy, cần thay đổi hệ thống sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hoá thâm canh với quy mô ngày càng lớn hơn. Chính sách cần có là tạo mọi điều kiện
môi trường thuận lợi hơn cho nông dân, giúp nông dân tham gia vào hệ thống sản xuất
lớn có thể trụ vững lâu dài. Muốn thế, cái cần thiết hiện nay là hiện đại hoá nông
nghiệp trong khuôn khổ phát triển nông thôn để nông dân đủ điều kiện sản xuất sản
phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
1.1.2. Sản lượng và năng suất vụ lúa
Vụ lúa hè năm 2008 được coi là trúng lớn. Vì theo dự báo ban đầu sản
lượng gạo cả nước năm 2008 sẽ đạt khoảng 37,6 triệu tấn, tăng 1,7 triệu tấn so với
năm 2007, trong đó: vụ đông xuân cho 18 triệu tấn, vụ hè thù cho 10,8 triệu tấn, vụ
mùa cho 8,85 triệu tấn. Và nếu không có đột biến về thiên tai và phòng trừ được dịch
rầy nâu thì sản luợng lúa cả năm của các tỉnh ĐBSCL đạt khoảng 20,28 triệu tấn.
Nhưng theo báo cáo của Bộ NN & PTNT cho thấy mặc dù năng suất lúa của nuớc ta
tăng bình quân 2.06% ( giai đoạn 1997 – 2006) tương đương 770000 ngàn tấn/năm
nhưng trong giai đoạn 2003 – 2007 thì sản luợng lúa của chúng ta chỉ ở mức xấp xỉ 36
triệu tấn tấn do giảm diện tích. Ở Hà Tĩnh: năng suất lúa hè thu năm 2008 đạt 47,64
tạ/ha, tăng hơn vụ hè thu năm 2005 17 tạ, sản lượng ước đạt 188.926 tấn. Các địa
phương có năng suất lúa cao là thị xã Hồng Lĩnh, huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên năng
suất 50 tạ/ha, Can Lộc, Thạch Hà và Lộc Hà năng suất 48 tạ/ha.
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 14
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
1.2.Tình hình kinh doanh lúa gạo hiện nay
1.2.1.Hệ thống các doanh nghiệp thu mua lúa gạo
Thứ nhất, hệ thống các doanh nghiệp thu mua lúa gạo ở Việt Nam hiện nay là
các doanh nghiệp Quốc doanh. Các doanh nghiệp này thường thu mua với khối lượng
lớn xong họ lại không chủ động trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ gạo sau khi thu
mua. Do vậy đôi khi dẫn đến tình trạng thiếu hệ thống kho chứa lúa. Đặc biệt là khó
khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp này là thiếu hệ thống kho chứa lúa, thiếu
điện để sản xuất dẫn đến ảnh hưởng chất lượng trong việc chế biến hạt thóc.
Vì vậy nếu hoạt động thu mua lúa gạo chững lại thì bà con nông dân lại lo lắng không
bán được lúa.
Thứ hai là các thương lái tham gia thu mua lúa gạo hoặc các công ty thu mua
lúa gạo ngoài Quốc doanh thì gặp khó khăn trong việc vay vốn để thu mua. Do điều
kiện các ngân hàng đưa ra để họ được vay là phải có hợp đồng xuất khẩu gạo lớn trong
khi đó họ là những người buôn bán nhỏ và bị hạn chế về hạn ngạch thu mua.
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 15
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
1.2.2. Hoạt động kinh doanh lúa gạo của các doanh nghiệp
Hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo hầu như còn rất non yếu, không
chủ động tìm kiếm các cách thức tiêu thụ mà thụ động phục vụ theo nhu cầu là chính.
II/ Những chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Nhà nước.
2.1. Nhóm chính sách vĩ mô
2.1.1 Chính sách ruộng đất
Chính phủ đã đưa ra những chính sách: “ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp
luật các quyền sử dụng đất, sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần hoặc
liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất khẩu nông sản, chỉ
đạo việc xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất nông sản hàng hóa, chỉ
đạo thực hiện việc dồn điền, đổi thửa ở nơi cần thiết. Các doanh nghiệp chế biến, tiêu
thụ, xuất khẩu nông sản có nhu cầu đất đai để xây dựng nhà máy chế biến hoặc kho
tàng, bến bãi bảo quản và vận chuyển hàng hóa thì được ưu tiên thuê đất. Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quy định cụ thể tạo điều kiện thuận lợi
về thủ tục, giá cả để hỗ trợ các doanh nghiệp nhận đất đầu tư”.
2.1.2. Chính sách về chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật tiến bộ
Hàng năm, ngân sách nhà nước dành khoản kinh phí để hỗ trợ các doanh nghiệp
và người sản xuất có hợp đồng tiêu thụ nông sản: áp dụng, phổ cập nhanh các loại
giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy
sản, đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp các cơ sở sản xuất và nhân giống cây trồng, giống
vật nuôi, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục..nhằm phổ cập nhanh tiến
bộ kỹ thuật và công nghệ mới, thông tin về thị trường, giá cả đến người sản xuất. Các
vùng sản xuất hàng hóa tập trung có hợp đồng tiêu thụ nông sản được ưu tiên triển khai
và hỗ trợ về công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Có thể thấy tiến bộ khoa
học kỹ thuật tập trung vào bốn khâu : Giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, bảo quản
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 16
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
sản phẩm.
Khó khăn cơ bản cho quá trình chuyển giao là khả năng kinh tế của hộ nông dân rất eo
hẹp, địa bàn sản xuất lúa gạo lại trải rộng.
Với đặc điểm của tiến bộ khoa học kỹ thuật ở từng khâu như trên, với điều kiện
thuận lợi và khó khăn cơ bản như vậy, để có thể chuyển nhanh tiến bộ khoa học kỹ
thuật đến hộ nông dân trước hết cần có sự hỗ trợ về tài chính của Nhà Nước. Mức độ
hỗ trợ cho chuyển giao khoa học kỹ thuật đến hộ nông dân có thể khá lớn, song lợi ích
thu được qua sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ còn to lớn gấp bội. Ngoài ra hệ thống
khuyến nông là vô cùng quan trọng, và đặc biệt là đa dạng hóa các kênh thông tin về
tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hộ nông dân.
2.1.3. Chính sách thuế xuất khẩu gạo
Sử dụng thuế xuất khẩu để ổn định cung cầu trên thị trường nội địa. Thông qua
việc sử dụng thuế xuất khẩu để tăng hoặc giảm hoạt động xuất khẩu. Đây cũng là một
trong các mục tiêu mà chính sách đánh thuế xuất khẩu gạo của ta.
Mới đây Thủ tướng chính phủ đồng ý về nguyên tắc đề nghị của Bộ Tài Chính
về việc áp dụng thuế tuyệt đối các mặt hàng gạo xuất khẩu. Quy định gạo có giá xuất
khẩu dưới 800USD/ tấn sẽ không phải chịu thuế tuyệt đối xuất khẩu. Gạo xuất khẩu
trên mức này sẽ bị đánh thuế từ 800 000 đồng/ tấn trở lên cụ thể nếu xuất khẩu gạo giá
từ 800 USD/tấn đến dưới 900 USD/tấn sẽ áp mức thuế tuyệt đối 800.000 đồng/tấn; từ
900 USD đến dưới 1000 USD/tấn sẽ là 1,2 triệu đồng/tấn; từ 1000 USD/ tấn đến dưới
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 17
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
1100 USD/tấn là 1,5 triệu đồng/tấn và nhiều mức khác nữa…
2.1.4. Chính sách hạn ngạch
Gạo là mặt hàng nằm trong rổ hàng hoá để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của
Việt Nam. Chỉ số giá tiêu dùng nhóm hàng lương thực, trong đó có gạo, luôn tăng
mạnh hơn so với tốc độ tăng chung của CPI. Chính vì vậy, Chính phủ đã áp dụng biện
hạn ngạch để điều tiết sản lượng gạo xuất khẩu, với mong muốn vừa kiểm soát được
giá gạo trong nước không quá leo thang, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Khi áp dụng hạn ngạch xuất khẩu gạo hay thu thuế xuất khẩu gạo đều giống như
nhau, cả hai chính sách này đều nhằm mục tiêu điều chỉnh giá gạo nội địa để kiềm chế
lạm phát.
2.2. Nhóm chính sách vi mô
2.2.1. Chính sách quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu
Đối với đồng bằng Sông Cửu Long: đây là vùng lúa trọng điểm số một của cả
nước ta. Trong tương lai đây vẫn là vùng sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu chủ yếu của
nước ta.
Đối với đồng bằng Sông Hồng: đây là vùng lúa trọng điểm thứ hai của cả nước
ta. Tuy nhiên vùng này có những mặt hạn chế về số lượng gạo xuất khẩu do đất chật
người đông, đất canh tác không được bổ sung độ phì nhiêu tự nhiên. Bù lại vùng này
có những ưu thế về chất đất, nguồn nước, thời tiết khí hậu rất thuận lợi cho phát triển
các giống lúa đặc sản chất lượng cao như: tám hương, …đó là các sản phẩm nhanh
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 18
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
chóng chiếm lĩnh thị trường gạo cao cấp của thế giới.
Trong xu thế nhu cầu gạo của thị trường thế giới đang hướng tới các loại gạo có
hương vị tự nhiên đậm đà, chất lượng cao, thì việc quy hoạch vùng phát triển sản xuất
các loại lúa gạo đặc sản truyền thống để xuất khẩu là rất cần thiết. Ngoài ra tiến hành
thí điểm khu vực hóa các giống lúa nhập nội có chất lượng cao, năng suất khá của một
số nước trong khu vực. Điều đó làm phong phú thêm chủng loại gạo cao cấp cho xuất
khẩu, khai thác tốt hơn lợi thế của vùng này trong sản xuất và xuất khẩu gạo.
2.2.2.Chính sách tín dụng ưu đãi, bảo hộ cho sản xuất và xuất khẩu gạo
Nhà nước đã đưa ra những yêu cầu rất rõ ràng: “ đối với tín dụng thương mại,
các ngân hàng thương mại đảm bảo nhu cầu vay vốn cho người sản xuất và kinh doanh
đã tham gia ký hợp đồng theo lãi suất thỏa thuận với điều kiện và thủ tục thuận lợi.
Người sản xuất, kinh doanh được thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay
vốn ngân hàng được vay vốn bằng tín chấp và vay theo dự án sản xuất kinh doanh có
hiệu quả”.
2.2.3.Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và xuất khẩu gạo
Chính sách này được thực hiện như sau:
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng trong khâu sản xuất nông nghiệp. Trước tiên cần quan
tâm đến hệ thống thủy lợi.
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 19
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
Thứ hai, cơ sở hạ tầng trong các khâu sau thu hoạch lúa gạo.
Do đó, thời gian tới chúng ta cần tập trung hoàn thiện các yếu tố sau: một là có
hệ thống phơi, sấy thóc sau thu hoạch vì thực tế chủ yếu chúng ta làm khô thóc bằng
ánh nắng mặt trời để giảm độ ẩm của thóc. Hai là có công nghệ bảo quản thóc trên cơ
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 20
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
sở áp dụng công nghệ và thiết bị bảo quản kín gạo trắng, gạo lật và một số chế phẩm vi
sinh, các chế phẩm từ thực vật có tác dụng diệt côn trùng mà không gây độc hại cho
người và gia súc. Ba là nâng cao hệ thống xay sát gạo.
2.2.4. Chính sách thực hiện giải pháp đồng bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất ở vùng
sản xuất gạo xuất khẩu
2.2.4.1. Giải pháp về giống lúa
Hiện tại chúng ta đã có nhiều trung tâm nghiên cứu về giống lúa có năng suất và
chất lượng tốt mà phù hợp với điều kiện thời tiết ở từng vùng để tránh các loại sâu
bệnh hại lúa khi gieo trồng.
Có thể thấy rằng trong các giải pháp thâm canh sản xuất lúa, giải pháp về giống
đã đạt được nhiều thành công nhất. Tuy nhiên để có thể đạt kết quả cao hơn trong lĩnh
vực này, cần hoàn thiện một số khía cạnh sau đây:
Một là, xúc tiến nhanh việc bình tuyển các loại giống lúa đặc sản của các địa
phương, từ đó hình thành quỹ gen về giống lúa chất lượng cao để xuất khẩu.
Hai là, hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về giống lúa theo hướng: rút ngắn
thời gian từ khâu thử nghiệm ra sản xuất đại trà, đồng thời vẫn giữ được độ an toàn khi
đưa các giống mới ra sản xuất đại trà.
Ba là, hình thành hệ thống nhân giống lúa thích hợp để thường xuyên thay giống
lai tạp bằng giống thuần cho nông dân, do phần lớn các giống lúa mới đều bị xuống cấp
nhanh, dễ bị lai tạp.
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 21
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
Bốn là, mỗi vùng, tỉnh, huyện cần nghiên cứu để xác định được cơ cấu giống
lúa, chủng loại lúa thích hợp với nhu cầu của thị trường ngoài nước.
2.2.4.2. Giải pháp về phân bón
Đây là giải pháp kỹ thuật cần phải tiến hành đồng bộ với giải pháp về giống lúa.
Vì rằng, phần lớn các loại giống lúa mới, kể cả một số giống lúa đặc sản đều chịu được
cường độ thâm canh cao thậm chí chúng còn đỏi hỏi phải được gieo trồng, trong điều
kiện đó các loai giống lúa mới có thể đạt hiệu quả kinh doanh cao. Hướng giải quyết
công tác phân bón cho sản xuất lúa trong các năm tới nên chú trọng những điểm chính
như sau:
Chúng ta cần thiết và có thể vẫn duy trì việc sử dụng các loại phân hữu cơ
truyền thống bón lúa( phân lợn, phân trâu bò. Đây là loại phân có giá thành rẻ hơn rất
nhiều so với các loại phân vô cơ được bán trên thị trường và tương đối sẵn có ở hầu hết
các vùng trồng lúa gạo. Giá thành rẻ rất phù hợp với khả năng kinh tế của nông dân,
vừa giảm được chi phí sản xuất lúa, vừa nâng cao chất lượng gạo và khả năng cạnh
tranh của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tính khả thi của hướng này thể hiện ở
chỗ: sử dụng loại phân chuồng bón ruộng lúa không sợ gây ô nhiễm môi trường, không
làm bẩn sản phẩm. Trong khi đó các loại phân vô cơ trên thị trường có nhiều loại phân
kém chất lượng, khi bón không mang lại hiệu quả thậm chí gây ô nhiễm môi trường và
sản phẩm. Nhà nước đã có nhiều biện pháp hơn để thắt chặt quản lý các doanh nghiệp
sản xuất phân bón, nhằm kiểm soát chất lượng các loại phân vô cơ và khuyến khích bà
con sử dụng phân hữu cơ cho sản xuất để tiết kiệm chi phí mà lại có hiệu quả cao hơn.
Thứ hai, ngay từ bây giờ chúng ta nên đặt vấn để và chuẩn bị điều kiện chuyển
dịch cơ cấu phân bón giữa các loại phân hóa học với phân hữu cơ công nghiệp và phân
vi sinh theo hướng tăng dần tỉ trọng hai loại phân bón phân vi sinh và phân hữu cơ
công nghiệp.
Thứ ba, cần tăng cường sản xuất và nhập khẩu các loại phân bón hóa học tổng
hợp. Bằng cách đó vừa để nâng cao hiệu quả sử dụng, vừa chống lối bón phân đơn điệu
của nông dân ta: chỉ bón phân đạm, coi nhẹ các loại phân lân, kali và các yếu tố vi
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 22
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
lượng khác. Đây là cách đi tốt nhất để khắc phục lối bón phân hóa học lạc hậu của
nông dân từ trước đến nay.
2.2.4.3. Giải pháp về phòng trừ sâu bệnh cho lúa
Đây là giải pháp cần áp dụng đồng bộ với giải pháp về giống. Trên thực tế kết
quả của giải pháp giống, phân bón có thể bị lu mờ hoàn toàn nếu phong trừ bệnh không
được thực hiện chu đáo. Thực tiễn nhưng năm qua cho thấy đối với sản xuất lúa cần tập
trung phong trừ các loại sâu, bệnh và côn trùng nguy hiểm là rầy nâu, châu chấu phá
hoại thành dịch, ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn, bệnh vàng lá da cam.
Giải pháp tốt nhất vẫn là sử dụng các loại thuốc trừ sâu, bệnh, côn trùng. Vấn đề
là cần chú ý trong sử dụng các loại thuốc này theo 4 nguyên tắc: đúng thuốc, đúng lúc,
đúng cách và đúng mức. Và có một giải pháp mà tính hiệu quả rất cao xong vẫn chưa
được sử dụng phổ biến đó là phòng trừ bằng phương pháp sinh học thông qua vi sinh
vật kí sinh để tiêu diệt các loại sâu bệnh. Phương pháp này tiết kiệm được chi phí, bảo
vệ môi trường xong đòi hỏi về mặt kỹ thuật là rất bài bản. Hy vọng trong tương lai
phương pháp này sẽ được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp.
Như vậy có thể khẳng định điểm thuận lợi mà chính sách này tạo ra được là sự
kết hợp đồng bộ từ giống lúa, phân bón, và phòng trừ sâu bệnh. Có được sự đồng bộ
này sẽ tạo điều kiện cho sản xuất tập trung và có hiệu quả. Xong đó cũng là điểm hạn
chế, vì sự kết hợp các yếu tố này đòi hỏi phải có kỹ thuật, được đào tạo thì mới tạo ra
được sự hiệu quả đó.
2.2.5. Chính sách Marketing trong xuất khẩu gạo
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 23
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
2.2.5.1. Các biện pháp để thích ứng
• Kết hợp chuyên môn hóa và đa dạng hóa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo về
loại hình doanh nghiệp, về quy mô doanh nghiệp.
• Cần có cơ chế mềm trong quản lý và giao hạn ngạch xuất khẩu cho các doanh
nghiệp. Tỉ lệ phần cơ chế mềm có thể từ 20- 30% chỉ tiêu sản lượng gạo xuất
khẩu hàng năm. Cần có cơ chế quản lý và giảm sát chặt chẽ xuất khẩu gạo tiền
ngạch qua các nước láng giêng nhằm tăng khả năng cân đối linh hoạt cung cầu
gạo trên thị trường nội địa.
• Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu gạo,
đồng thời không bị khách hàng ép giá bán cũng như các điều kiện khác. Kinh
phí để nghiên cứu thị trường nên có cơ chế huy động thích hợp để khai thác cả
tiềm năng của các doanh nghiệp, giảm gánh nặng đối với ngân sách nhà nước.
• Quan hệ chính trị đối ngoại cần đi trước để tạo điều kiện cho việc thâm nhập và
mở rộng thị trường.
Do vậy, các bên ký kết hợp đồng cùng nhau thỏa thuận xử lý các rủi ro về thiên tai,
đột biến về giá cả thị trường và các nguyên nhân bất khả kháng khác theo nguyên tắc
cùng chia sẻ rủi ro và được Nhà nước xem xét hỗ trợ một phần thiệt hại theo quy định
của pháp luật.
2.2.5.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu
Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh thì cần tập trung vào một số điểm sau đây:
 Không ngừng nâng cao chất lượng gạo. Muốn vậy trước hết phải hoàn thiện
công tác giống lúa, xác định cơ cấu giống lúa phù hợp với nhu cầu thị trường.
Sau khâu chọn và xác định cơ cấu giống phù hợp cần hoàn chỉnh hệ thống cơ sở
vật chất kỹ thuật và công nghệ thu hoạch, bảo quản và xay xát gạo. Tiếp theo là
nên tăng tỉ trọng các loại gạo cao cấp và đặc sản trong tổng lượng gạo xuất
khẩu. Các yếu tố này thì chính phủ cũng như cơ quan quản lý có vai trò quyết
định, vì mọi quyết định về nghiên cứu, nhập khẩu các giống lúa mới, giống lúa
có năng suất cao là do bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 24
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
 Cần chủ động chuẩn bị hàng để chủ động đàm phán từng lô hàng. Khi đó sẽ
không bị khách hàng gây sức ép, sẽ tranh thủ được thời cơ, được giá tốt nhất
mới xuất khẩu. Muốn vậy, cần tăng cường mua dự trữ kinh doanh, kết hợp giữa
dự trữ quốc gia và dự trữ kinh doanh xuất khẩu gạo. Cái quan trọng là vai trò
trong điều tiết lượng dự trữ của nhà nước.
 Nhà nước xem xét mức thuế suất hợp lý trong xuất khẩu gạo.
 Đầu tư cho việc xây dựng hệ thống giao thông bến cảng, hệ thống thiết bị bốc
xếp tại các bến bãi đầu mối
2.2.5.3.Chính sách mở rộng thị trường
Thời gian tới chúng ta phải tích cực tìm kiếm thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ và
các nước Nics bằng các gạo đặc sản. Từ uy tín gạo đặc sản để mở rộng thị trường.
Nên hợp tác với các nước Tâu Âu và các tổ chức quốc tế để tranh thủ bán gạo
theo các chương trình viện trợ cho châu phi. Giải pháp này cần được coi như một trong
những phương sách để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo.
III/ Đánh giá chung về chính sách của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu gạo
3.1. Thành tựu
Từ khi chúng ta có những chính sách khuyến khích của nhà nước thì hoạt động
về lúa gạo có vẻ sôi nổi hơn như:
* Nhờ những thuận lợi của chính sách ruộng đất thời gian qua chúng ta đã trực
tiếp tạo ra động lực mới trong nông thôn. Chính sách này đã đi theo hướng chuyển dần
ruộng đất từ chỗ được làm chủ bởi các tập thể đến chỗ được làm chủ bởi hộ nông dân
từ chỗ người nông dân chỉ được chú trọng một số khâu công việc trong quá trình trồng
lúa đến chỗ họ được làm chủ toàn bộ quá trình đó – là chủ việc sử dụng ruộng đất.
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 25
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
Đỉnh cao của quá trình đổi mới chính sách ruộng đất là sự triển khai trên thực tế, theo
đó người nông dân sẽ được thực hiện năm quyền ( quyền sử dụng, quyền chuyển
nhượng, quyền chuyển đổi, quyền thế chấp, quyền cho thuê).
*Những thuận lợi mà chính sách áp dụng khoa học kĩ thuật này đã tạo ra đó là
về điều kiện chuyển giao công nghệ tiến bộ khoa học kỹ thuật đến nông dân sản xuất
lúa gạo: phần lớn các vùng lúa gạo tập trung và xuất khẩu đều ở đồng bằng, hệ thống
cơ sở vật chất kỹ thuật bước đầu được hình thành cơ bản, trình độ dân trí của nông dân
các vùng trồng lúa nói chung khá cao.
* Nhờ chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và xuất khẩu gạo này mà về
cơ bản chúng ta đã kiến tạo được hệ thống kênh mương tưới tiêu nước phục vụ sản
xuất lúa gạo tương đối hoàn chỉnh, Quá trình đó đã phục vụ tưới tiêu nước tốt hơn,
ngăn chặn tình trạng xuống cấp của các công trình, từng bước nâng cấp công trình đã
được đấu thầu.
Thực tế đó đã được chứng minh bằng kết quả như:
* Chúng ta đã trúng thầu 17050 tấn gạo xuất khẩu sang Nhật Bản với mức giá
trung bình khoảng 459,16 USD/tấn. Trong năm 2007 chúng ta đã liên tiếp 3 lần trúng
thầu với tổng số lượng lên đến 45050 tấn. Đặc biệt là phải kể đến thương vụ mà chúng
ta đã trúng thầu trong cuộc đầu thầu cung cấp 210000 tấn gạo cho INDONESIA, trong
đó có 3 công ty Việt Nam và 1 công ty Thái Lan. Theo Bộ NN &PTNT thì sản lượng
xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2007 là 4500 000 tấn với giá trị thu về là 1480
triệu USD, và là một trong mười nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 26
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
Và
Có thể thấy gạo Việt Nam bắt đầu xuất hiện trên nhiều thị trường thế giới và
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 27
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
nhanh chóng khẳng định vị thế của xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới khiến cho các
đối thủ lớn như Thái Lan cũng gặp không ít trở ngại trong cạnh tranh. Gạo Thái Lan
đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ gạo Việt Nam vì theo báo cáo tháng 7/2008 của Bộ
nông nghiệp Mỹ cho biết gạo 5% tấm, loại gạo chất lượng hàng đầu của Việt Nam
đang được chào bán dưới mức 575 USD/ tấn, trong khi đó gạo 100% B của Thái Lan,
loại gạo cạnh tranh với gạo 5%tấm của ta hiện có giá 738 USD/ tấn, cơ quan này nhận
định rằng gạo Thái Lan sẽ tiếp tục đối mặt với sự cạnh tranh về giá của gạo Việt Nam.
Và đã khẳng đinh được một số nhãn hàng gạo nổi tiếng như:
Năng xuất lúa gạo tăng mạnh nhờ có những chính sách đó điển hình:
Trước khi áp dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu:
ĐVT: triệu tấn
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng
Diện tích gieo
trồng (ha)
480000 500000 600000 577000 353000 2510000
Năng xuất lúa 30.4 32.7 34.6 36.2 35.79 169.69
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 28
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
Sản lượng xuất
khẩu
2 2.5 3.92 4 5.2 17.62
Sau khi thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu:
ĐVT: triệu tấn
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng
Diện tích gieo
trồng (ha)
444200 460000 387000 436000 372000 2099200
Năng xuất lúa 36.5 36.8 38.3 39.2 40.7 191.5
Sản lượng xuât
khẩu
6,1 6,3 6.1 5.7 6.2 30.4
3.2. Hạn chế
Tuy chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của nhà nước có rât nhiều ưu điểm
nhưng bên cạnh đó không tránh khỏi những hạn chế như:
* Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ các khâu sau thu hoạch lúa gạo đã được chú
ý. Nhưng do nhiều nguyên nhân, nên hệ thống đó vẫn còn xa mới đáp ứng được yêu
cầu giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Đây là điểm bất
cập mà chính sách này chưa đề cập để giải quyết nó. Đặc biệt ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long- nơi sản xuất trên 50% sản lượng thóc của cả nước, hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật sau thu hoạch còn thiếu trầm trọng. Nếu chúng ta giảm được 30% tổn thất sau
thu hoạch so với mức tổn thất hiện nay, thì sẽ thu được sản lượng từ 810 đến 850 ngàn
tấn thóc. Ngoài ra còn có thể nâng cao đáng kể chất lượng gạo xuất khẩu mà kết quả đó
đưa lại thu nhập cũng tương đương hàng trăm ngàn tấn thóc. Hiện nay, 3 khâu có tổn
thất cao nhất là: phơi sấy, bảo quản, xay sát. Tổn thất ở 3 khâu này chiếm tới 70% tổng
lượng tổn thất sau thu hoạch.
* Chính sách tín dụng: chúng ta Có thể thấy được việc nhà nước tạo điều kiện
cho người nông dân và các doanh nghiệp thu mua lúa gạo được vay vốn là rất hợp lý và
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 29
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
rõ ràng xong trên thực tế thì lại nảy sinh nhiều mâu thuẫn là thủ tục cho vay rất phức
tạp, nhiều khâu, nhiều công đoạn. Trong khi đó do tính thời vụ cấp bách, sự tăng giá
liên lục của các yếu tố đầu vào như phân bón, giống, …đã buộc người nông dân phải đi
vay nóng ở thị trường tín dụng chợ đen với lãi suất cao.
Như vậy, nhờ những chính sách khuyến khích trong hoạt động xuất khẩu gạo
mà nước ta đã đạt được những kết quả đáng mừng.
Chương III: Đánh giá chung và những kiến nghị nhằm hoàn thiện
chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Việt Nam.
3.1. Đánh giá chung
3.1.1. Những tồn tại trong ngành hàng xuất khẩu gạo hiện nay
Mặc dù thời gian vừa qua hoạt động xuất khẩu ngành gạo đã có được những kết
quả đáng mừng xong cũng vẫn còn tồn tại một số vấn đề đáng được quan tâm:
Một là, nông dân sản xuất nhỏ, phân tán nên không có năng lực mặc cả, chịu
thiệt thòi: bởi đây vẫn là các thức sản xuất truyền thống của bà con nông dân. Việc sản
xuất nhỏ lẻ dẫn việc không thể thống nhất trong quản lý về giống lúa, mùa vụ, cũng
như áp dụng các giải pháp kỹ thuật. Đặc biệt rất khó cho các doanh nghiệp khi thu mua
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 30
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
lúa gạo, và trong việc phân loại chất lượng lúa gạo để chế biến bảo quản và đem xuất
khẩu. Khắc phục nó thì chúng ta nên tập trung sản xuất thành từng vùng mà các hộ
nông dân vẫn tham gia vào những vùng sản xuất đó trên chính mảnh ruộng của mình.
Khi đã tham gia vào thị trường hội nhập nếu chúng ta không thay đổi phương thức sản
xuất thì chúng ta sẽ dễ bị đào thải.
Hai là, tổ chức kênh hàng có nhiều trung gian và thiếu điều phối hiệu quả do đó
khả năng truyền thông tin kém, không khuyến khích mua bán theo chất lượng. Việc
chúng ta phải qua nhiều trung gian vì chúng ta không chủ động tìm kiếm thị trường,
tìm kiếm bạn hàng do vậy sẽ phải chia sẻ lợi ích với trung gian, mặt khác không tự
tăng quy mô sản xuất cho mình cũng như không mở rộng được thị trường.
Ba là, năng lực đàm phán ký kết hợp đồng còn yếu do hiệp hội lương thực hoạt
động còn non yếu nên một số hợp đồng ký với giá thấp không phù hợp với giá trị thị
trường trong nước. Khi đó để không bị vi phạm hợp đồng, các doanh nghiệp đề nghị
chính phủ hạn chế xuất khẩu để giảm giá mua của nông dân. Đây có lẽ là cách làm
thiếu khoa học và sự thông minh. Tồn tại này cũng là do chúng ta chưa có kinh nghiệm
trên thương trường nên chưa dự báo trước được hết những biến động của thị trường về
giá cả, điều kiện….
3.1.2. Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm của xuất khẩu gạo
3.1.2.1.Đánh giá chung
Câu hỏi đặt ra là ngành sản xuất lúa gạo của chúng ta có thể đảm bảo tiếp tục
xuất khẩu như dự báo mang tính kế hoạch, trong khi có rất nhiều yếu tố tác động tiêu
cực đến người sản xuất và môi trường rất cần các chính sách hỗ trợ điều tiết kinh tế xã
hội ngoài các chính sách hỗ trợ về kỹ thuật và đầu vào sản xuất mà nhà nước đang tập
trung hiện nay. Giá lương thực tăng cao là cơ hội đối với nước xuất khẩu gạo như Việt
Nam, tuy vậy chúng ta cũng có những mối lo ngại về xuất khẩu gạo do hệ thống sản
xuất và lưu thông gặp nhiều khó khăn về thể chế tổ chức và chia sẻ lợi nhuận cần được
tháo gỡ. Để đảm bảo ưu thế cạnh tranh trong xuất khẩu gạo cần giải quyết hai vấn đề là
đảm bảo chất lượng và nâng cao năng suất lao động của người nông dân sản xuất lúa,
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 31
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
có liên quan đến vấn đề quy mô sản xuất của họ. Đây là những vấn đề còn ít được
nghiên cứu và chưa có giải pháp cụ thể.
Lúa gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu chủ yếu tập trung ở đồng bằng Sông Cửu
Long. Tỷ suất lúa hàng hóa đạt 80 – 85% tổng sản lượng. Lúa hàng hóa phần lớn được
nông dân bán cho các lái thu gom tại địa phương, bán trực tiếp cho các doanh nghiệp
rất ít ( chỉ 0,9% số hộ bán trực tiếp cho các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh xuất
khẩu gạo). Người trồng lúa thường không có khả năng dự trữ và khả năng mặc cả nên
thường bị thua thiệt. Chẳng hạn khi giá lúa xuất khẩu là 1000 USD/tấn thì giá lúa thu
mua tối thiểu cũng phải 8000 đồng/kg nhưng thực tế giá tại thị trường đồng bằng Sông
Cửu Long cũng chỉ là 5400 đồng/kg. Phần lợi nhuận này chủ yếu nằm trong tay tư
thương, chủ vựa lúa có năng lực tích trữ và hưởng lợi từ thị trường. Việc phân chia lợi
nhuận không công bằng trong ngành hàng như vậy sẽ không khuyến khích nông dân
tiếp tục sản xuất lâu dài được. Chính sách quy định giá sàn thu mua thóc gạo của nhà
nước mang tính hành chính như hiện nay chỉ mang tính hình thức vì nhà nước không
có khả năng kiểm soát. Tăng cường năng lực cho các tổ chức nông dân để có khả năng
mặc cả là giải pháp hữu hiệu lâu dài của nông dân sản xuất lúa chuyên nghiệp. Hơn
nữa với xu hướng tăng giá các vật tư đầu vào nhanh do lạm phát phi mã như hiện nay,
nguy cơ về tăng giá thành sản xuất, giảm lợi nhuận của người sản xuất sẽ dẫn đến nông
dân rơi vào cảnh nợ nần do đến 95% người dân hoạt động với phương thức vay trước
trả sau vào thời vụ thu hoạch. Hầu hết nông dân phải bán vào thời vụ thu hoạch do vậy
không bao giờ có được giá cao bán cao. Để nông dân có thể yên tâm sản xuất cần có
biện pháp chính sách cấp bách để ổn định giá vật tư đầu vào, nếu không thu nhập thực
tế của hộ sản xuất có xu hướng giảm đi. Phân tích hoạt động của thị trường lúa gạo
trong nước cho thấy nguyên nhân tăng giá lương thực trong nước vừa qua chủ yếu do
đầu cơ và hệ thống phân phối kém và nhà nước ít có khả năng điều tiết hơn là do thiếu
lương thực. Các nghiên cứu của thế giới cũng chỉ ra rằng thị trường lương thực cần có
điều tiết của nhà nước để ổn định giá, nếu để thị trường tự do sẽ có mức biến động giá
ngày càng tăng. Vấn đề điều tiết chỉ có thể thực hiện được thông qua các thể chế tổ
chức trong ngành hàng lúa gạo. Như vậy, cần có sự liên kết trong quan hệ giữa nhà
nước, doanh nghiệp và người nông dân trong mọi chính sách thị mới thấy được tính
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 32
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
hiệu quả của nó.
3.1.2.2. Bài học kinh nghiệm về xuất khẩu gạo
Vì sự thiếu kinh nghiệm, cũng như không có khả năng dự đoán được những biến
động của thị trường, giá cả…dẫn đến chúng ta đã mắc phải một số sai lầm cũng là bài
học đắt giá cho xuất khẩu gạo. Đó là khi giá gạo lên cao đến đỉnh điểm, trên 1000
USD/tấn thì Việt Nam lại ngừng xuất khấu. Giá gạo cao có thể coi là một cơ hội kinh
doanh lớn vậy mà chúng ta đã bỏ qua cơ hội lợi nhuận khổng lồ này. Thứ hai là dự báo
sẽ sản lượng xuất khẩu gần 4 triệu tấn gạo trong năm 2008 nhưng sau khi được mùa vụ
hè thu thì chúng ta còn dư thừa và có khả năng xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, với dự báo
ban đầu đã kiến các doanh nghiệp được giao chỉ tiêu thu mua ít, các doanh nghiệp khác
lại không giám thu mua. Thứ ba là gần sáu tháng đầu năm 2008, sản lượng xuất khẩu
gạo ước đạt 2,2 triệu tấn, tăng 19% về lượng và gấp 2 lần về giá trị so với cùng kỳ năm
2007. Đáng lẽ với lượng gạo xuất khẩu như vậy, kim ngạch thu về phải trên 1,7 tỷ
USD, nhưng thực tế chỉ đạt gần 1,2 tỷ USD. Đây đều là bài học đắt giá cho cả doanh
nghiệp xuất khẩu gạo và sự quản lý dự báo của nhà nước.
3.2.Kiến nghị giải pháp
3.2.1.Giải pháp trước mắt
• Tạm thời quản lý xuất khẩu bằng hạn ngạch hoặc giấy phép tự động đối với mặt
hàng gạo xuất khẩu để tránh xuất khẩu ồ ạt gây biến động giá gạo trong nước.
• Chính quyền ở từng tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu long lên ngay kế hoạch hỗ trợ
nông dân sản xuất vụ lúa thứ 3 trong năm các năm. Cụ thể hỗ trợ thông tin về
giống, kỹ thuật, về vay vốn. Theo ý kiến của các nhà nông học thì vụ thứ 3 này
chỉ nên trồng loại lúa ngắn ngày với chu kỳ sống của lúa chỉ 80 – 90 ngày, đây
là loại lúa cao sản, chất lượng trung bình nhưng năng suất cao, kháng rầy tốt,
không nên đầu tư trồng loại gạo đặc sản với chu kỳ trồng dài ngày.
• Bộ NT&PTNT cùng với hiệp hội Lương Thực Việt Nam sớm xúc tiến với Thái
Lan để bàn thực hiện yêu cầu của họ là cùng với Việt Nam thành lập tổ chức
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 33
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
xuất khẩu gạo nhằm nâng cao hiệu quả thị trường cung cấp gạo quốc tế.
• Tăng cường tài trợ gián tiếp mà WTO cho phép để phát triển ổn định sản xuất
lúa của Việt Nam: đầu tư vào nghiên cứu và phát triển giống lúa, đầu tư nghiên
cứu giảm tổn thất lúa, đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển cây lúa
nói riêng và nông nghiệp nói chung.
• Hỗ trợ các nhà khoa học sớm đưa ra các đánh giá tác động về việc năm 2009
theo lộ trình cam kết WTO Việt Nam cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được
tham gia vào hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam.
Cần có một giải pháp đồng bộ trong ngành hàng gạo xuất khẩu: cải tiến
tiêu chuẩn trồng lúa theo 3 giảm 3 tăng và nâng tính cạnh tranh trong xuất khẩu
bằng cách giúp người nông dân chất lượng, đổi mới cách tiếp thị gạo, phát triển
quản lý bằng cách tối ưu hóa hệ thống kinh doanh gạo của nông dân – nhà máy xay
lúa – nhà xuất khẩu, coi trọng phát triển kho vận và phương tiện kinh doanh nhằm
hạ giá thành trong khâu kho vận và gia tăng hiệu quả phân phối ở thị trường trong
và ngoài nước.
3.2.2. Giải pháp trung hạn và dài hạn
• Nâng cao năng lực dự báo về sự biến động của thị trường trong và ngoài
nước để nắm chắc sự diễn biến tình hình cung cầu, giá cả… làm cơ sở đưa ra
các quyết sách ở tầm vĩ mô và quyết định kinh doanh ở các doanh nghiệp
xuất khẩu gạo.
• Nhà nước và cấp chính quyền ở ĐBSCL, phải kiểm soát chặt chẽ và toàn
diện các KCN và sân golf ở vùng này.Vì hiện nay theo thông tin các KCN đã
gây ô nhiễm môi trường cũng như mở rộng diện tích làm thu hẹp diện tích
đất sản xuất và gây tác động xấu đến việc trồng lúa.
• Xây dựng hệ thống kho dự trữ quốc gia hiện đại ở ngay vùng ĐBSCL, vừa
làm chức năng dự trữ, vừa tham gia vào quá trình nâng cấp cơ sở hạ tầng
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 34
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
kinh doanh gạo theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp.
• Tổ chức nghiên cứu giúp nông dân giảm chi phí sản xuất lúa, nâng cao chất
lượng sản phẩm để tăng thu nhập.
• Hỗ trợ đầu tư cho công cuộc cơ giới hóa khâu cày cấy, đặc biệt là khâu thu
hoạch lúa sẽ giảm tổn thất. Theo các chuyên gia nếu giảm tổn thất lúa ở khâu
thu hoạch xuống ½ so với hiện nay thì Việt Nam sẽ có thêm cả triệu tấn gạo
xuất khẩu.
Trên đây là một số giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo
diễn ra mạnh mẽ hơn. Để thực hiện được những kiến nghị này cái quan trọng là
phải hiểu hiện nay chúng ta đang ở đâu? Đang ở vị trí nào trên thương trường ?
Từ đó mới đưa ra được chính sách phù hợp với từng giai đoạn, từng thị trường,
từng doanh nghiệp.
C. KẾT LUẬN
Có thể thấy các chính sách trên trong thời gian qua đã được triển khai. Nó đã
mang lại một số lợi ích đáng kể cho người nông dân cũng như các doanh nghiệp thu
mua. Tạo cho họ được lòng tin vào sản xuất và kinh doanh, mang lại giá trị cao hơn.
Xong việc thực hiện những chính sách này sẽ chỉ mang lại được tính hiệu quả cao hơn
rộng lớn hơn thì đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, các khâu, các
thành phần tham gia vào sản xuất và kinh doanh lúa gạo. Vì thực tế các chính sách đó
vẫn chưa được triển khai một cách đồng bộ, mà mới chỉ triển khai ở những nơi thuận
lợi hoặc vùng sản xuất lớn. Đảng và chính phủ cũng đang tìm mọi cách để chính sách
đến được với tận tay người dân có vậy thì lợi ích mới thực sự mang lại cho người dân.
Một lần nữa chúng ta có thể khẳng định được là những chính sách này đã đang và sẽ
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 35
Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế
thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới,
khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam cho bạn bè năm châu biết đến. Đó là cách mà
chúng ta đang hội nhập sâu hơn, lớn hơn. Qua đề án này, chúng tôi với tư cách là
những sinh viên sắp năm 3, chúng tôi có thể hiểu biết hơn về chính sách mà chính phủ
đưa ra trong từng giai đoạn và hiểu mình phải làm gì, cần gì trong thời đại hội nhập
quốc tế. Đó là hàng trang để chuẩn bị cho bản thân chúng tôi khi ra trường.
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế ngoại thương – NXB Lao Động Xã Hội – Hà Nội 2006.
2. Slide bài giảng của cô giáo bộ môn.
3. http://www.fas.usda.gov/
4. Website Luật Việt: http://210.245.87.59:1082/vi-VN/Home/vietnam_wto.aspx
5. http://vietbao.vn/Kinh-te/Viet-Nam-la-mot-nuoc-hang-dau-ve-xuat-khau-
gao/55108852/93/
Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ
Page 36

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...Huynh Quang Minh
 
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-Thuyet Dam
 
Xuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóaXuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóakennho2928
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếLyLy Tran
 
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngLí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngMĩm's Thư
 
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015Nhung Tran
 
Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien
Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien
Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien Diệu Lì
 
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nayChính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtChương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Doko.vn 153787-huong-dan-giai-bai-tap-quan-tri-tai-chin
Doko.vn 153787-huong-dan-giai-bai-tap-quan-tri-tai-chinDoko.vn 153787-huong-dan-giai-bai-tap-quan-tri-tai-chin
Doko.vn 153787-huong-dan-giai-bai-tap-quan-tri-tai-chinHằng Đào
 
90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)
90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)
90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)Trần Vỹ Thông
 
Chế độ tỷ giá
Chế độ tỷ giáChế độ tỷ giá
Chế độ tỷ giáPureLe Gooner
 
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptCan Tho University
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYLuận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Môn thi bài tập tình huống thủ tục hải quan tài liệu ôn thi cấp chứng chỉ n...
Môn thi bài tập tình huống thủ tục hải quan   tài liệu ôn thi cấp chứng chỉ n...Môn thi bài tập tình huống thủ tục hải quan   tài liệu ôn thi cấp chứng chỉ n...
Môn thi bài tập tình huống thủ tục hải quan tài liệu ôn thi cấp chứng chỉ n...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 

What's hot (20)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 - Nghiên...
 
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
 
Đề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam
Đề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt NamĐề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam
Đề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam
 
Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020
Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020
Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020
 
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBCGiáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
 
Xuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóaXuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóa
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
 
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùngLí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng
 
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
Thực trạng xuất khẩu thủy sản vn 2013 2015
 
Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien
Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien
Chiến lược kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Viettien
 
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAYĐề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
 
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nayChính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
 
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuấtChương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
Chương 4 Lý thuyết hành vi của người sản xuất
 
Doko.vn 153787-huong-dan-giai-bai-tap-quan-tri-tai-chin
Doko.vn 153787-huong-dan-giai-bai-tap-quan-tri-tai-chinDoko.vn 153787-huong-dan-giai-bai-tap-quan-tri-tai-chin
Doko.vn 153787-huong-dan-giai-bai-tap-quan-tri-tai-chin
 
90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)
90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)
90 câu trắc nghiệm môn kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương (đã chỉnh sửa)
 
Chế độ tỷ giá
Chế độ tỷ giáChế độ tỷ giá
Chế độ tỷ giá
 
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYLuận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
 
Môn thi bài tập tình huống thủ tục hải quan tài liệu ôn thi cấp chứng chỉ n...
Môn thi bài tập tình huống thủ tục hải quan   tài liệu ôn thi cấp chứng chỉ n...Môn thi bài tập tình huống thủ tục hải quan   tài liệu ôn thi cấp chứng chỉ n...
Môn thi bài tập tình huống thủ tục hải quan tài liệu ôn thi cấp chứng chỉ n...
 
Quy tac xuat xu hang hoa theo free trade area - certificate of origin.
Quy tac xuat xu hang hoa theo free trade area - certificate of origin.Quy tac xuat xu hang hoa theo free trade area - certificate of origin.
Quy tac xuat xu hang hoa theo free trade area - certificate of origin.
 

Viewers also liked

Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoNgọc Hưng
 
Bài 2 thị trường- cung và cầu
Bài 2  thị trường- cung và cầuBài 2  thị trường- cung và cầu
Bài 2 thị trường- cung và cầuQuyen Le
 
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014Ngọc Hưng
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môTrung Billy
 
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủTiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Semina kinh tế vĩ mô chủ đề 3
Semina kinh tế vĩ mô chủ đề 3Semina kinh tế vĩ mô chủ đề 3
Semina kinh tế vĩ mô chủ đề 3Shu Trym
 
Chuoi gia tri lua gao đbscl
Chuoi gia tri lua gao đbsclChuoi gia tri lua gao đbscl
Chuoi gia tri lua gao đbsclDuc Phat Company
 
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủTiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa 2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa FOODCROPS
 
Thuyet trinh dia li kinh te de tai nong lam ngu nghiep
Thuyet trinh dia li kinh te de tai nong lam ngu nghiepThuyet trinh dia li kinh te de tai nong lam ngu nghiep
Thuyet trinh dia li kinh te de tai nong lam ngu nghiepNgọc Hưng
 
Báo cáo ngành thủy sản T12/2013
Báo cáo ngành thủy sản T12/2013Báo cáo ngành thủy sản T12/2013
Báo cáo ngành thủy sản T12/2013BUG Corporation
 
Thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp
Thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệpThống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp
Thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệpHải Đào
 
BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG
BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNGBIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG
BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNGLan Anh
 
Địa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Địa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệpĐịa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Địa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệpNgốc Nghếch Nhóc
 
nguyên lí thống kê Thu nhập dữ liệu
nguyên lí thống kê Thu nhập dữ liệunguyên lí thống kê Thu nhập dữ liệu
nguyên lí thống kê Thu nhập dữ liệuVõ Thùy Linh
 

Viewers also liked (20)

Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
 
Bài 2 thị trường- cung và cầu
Bài 2  thị trường- cung và cầuBài 2  thị trường- cung và cầu
Bài 2 thị trường- cung và cầu
 
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi mô
 
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủTiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủ
 
Semina kinh tế vĩ mô chủ đề 3
Semina kinh tế vĩ mô chủ đề 3Semina kinh tế vĩ mô chủ đề 3
Semina kinh tế vĩ mô chủ đề 3
 
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạoMẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
 
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giaiBai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
 
Chuoi gia tri lua gao đbscl
Chuoi gia tri lua gao đbsclChuoi gia tri lua gao đbscl
Chuoi gia tri lua gao đbscl
 
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủTiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
 
Tài liệu đo lường sản lượng quốc gia
Tài liệu đo lường sản lượng quốc giaTài liệu đo lường sản lượng quốc gia
Tài liệu đo lường sản lượng quốc gia
 
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa 2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
 
Thuyet trinh dia li kinh te de tai nong lam ngu nghiep
Thuyet trinh dia li kinh te de tai nong lam ngu nghiepThuyet trinh dia li kinh te de tai nong lam ngu nghiep
Thuyet trinh dia li kinh te de tai nong lam ngu nghiep
 
Báo cáo ngành thủy sản T12/2013
Báo cáo ngành thủy sản T12/2013Báo cáo ngành thủy sản T12/2013
Báo cáo ngành thủy sản T12/2013
 
Cereals
CerealsCereals
Cereals
 
Thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp
Thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệpThống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp
Thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp
 
Nhóm 8 bt NLTK
Nhóm 8 bt NLTKNhóm 8 bt NLTK
Nhóm 8 bt NLTK
 
BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG
BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNGBIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG
BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG
 
Địa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Địa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệpĐịa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Địa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệp
 
nguyên lí thống kê Thu nhập dữ liệu
nguyên lí thống kê Thu nhập dữ liệunguyên lí thống kê Thu nhập dữ liệu
nguyên lí thống kê Thu nhập dữ liệu
 

Similar to 80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpguest3c41775
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docNguyễn Công Huy
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Dương Hà
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)Nguyễn Công Huy
 
de an mon hoc (8).doc
de an mon hoc  (8).docde an mon hoc  (8).doc
de an mon hoc (8).docLuanvan84
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOCNguyễn Công Huy
 
Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...
Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...
Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chuyên đề thực tập tốt nghiệpchuyên đề thực tập tốt nghiệp
chuyên đề thực tập tốt nghiệpguest3c41775
 
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...s2nhomau
 

Similar to 80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam (20)

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInhGiải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
 
QT238.doc
QT238.docQT238.doc
QT238.doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
 
Nh013 998
Nh013 998Nh013 998
Nh013 998
 
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...
 
de an mon hoc (8).doc
de an mon hoc  (8).docde an mon hoc  (8).doc
de an mon hoc (8).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (47).doc
 
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
 
Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...
Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...
Luận Văn Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế Đối Ngoại Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Ngh...
 
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chuyên đề thực tập tốt nghiệpchuyên đề thực tập tốt nghiệp
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
 

Recently uploaded

Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHongBiThi1
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh TrangMinhTTrn14
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 

80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam

  • 1. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ BÀI NGHIÊN CỨU MÔN: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: MAI THỊ PHƯỢNG LỚP: THÀNH VIÊN: 1. NGUYỄN THỊ YẾN – 51QT (NHÓM TRƯỞNG) 2. NGUYỄN THÙY NGÂN – 51QT 3. NGÔ THỊ ÁNH – 51QT 4. NGUYỄN THU HIỀN – 51QT 5. NGHIÊM THỊ THẢO – 51MT 6. TRẦN THỊ PHƯỢNG – 51QT 7. LÊ QUỐC VIỆT – 51QT Hà nội, 10/9/2011 Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 1
  • 2. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế Đề Tài: Chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam Giai Đoạn 2006 – 2010 Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 2
  • 3. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………....5 B. NỘI DUNG…………………………………......................………………………...7 Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến xuất khẩu gạo............................……………...7 I/ Khái niệm và vai trò của xuất khẩu……………………………………………........7 II/ Vai trò của xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế Việt Nam……………………...........9 III/ Các công cụ chủ yếu được sử dụng để khuyến khích xuất khẩu gạo……………..11 VI/ Sự cần thiết của chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo…………………..........12 Chương 2: Thực trạng và chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Việt Nam…...13 I/ Thực trạng sản xuất và kinh doanh lúa gạo…………………………………………13 1.1.Những vấn đề chung của sản xuất lúa gạo hiện nay ……………………………..13 1.2.Tình hình kinh doanh lúa gạo hiện nay…………………………………………..14 II/ Những chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Chính phủ…………………..15 2.1.Nhóm chính sách vĩ mô ………………………………………………………….15 2.2. Nhóm chính sách vi mô ……………………………...……………………….….17 III/ Đánh giá chung về chính sách của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu gạo….24 3.1. Thành tựu……………………………………………………………………. ....24 3.2. Hạn chế………………………………………………………………………….26 Chương III: Đánh giá chung và những kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Việt Nam…………………………………………………29 3.1.Đánh giá chung………………………………………………………………….29 3.2.Kiến nghị giải pháp ……………………………………………………………..32 C. KẾT LUẬN ………………………………………………………………………34 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………...…34 Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 3
  • 4. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế LỜI MỞ ĐẦU Từ xa xưa, trong suốt quá trình lịch sử xây dựng và phát triển đất nước, Việt nam chủ yếu dựa vào nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt nam giữ vị trí quan trọng với 80% dân số và 73% lực lượng lao động xã hội làm nông nghiệp và “. . . chúng ta không thể có con đường nào khác là phải xây dựng một nền nông nghiệp mạnh và phát triển bền vững (cả về kinh tế, xã hội và sinh thái), dựa vào công nghệ cao từng bước Hiện đại hoá vươn lên trong cạnh tranh ngay cả trên thị trường trong nước và nước ngoài ” và “nông nghiệp Việt nam trong thế kỷ XXI phải phấn đấu trở thành nền nông nghiệp có tỷ trọng hàng hoá cao mức xuất khẩu cao". Hoạt động ngoại thương có vai trò rất lớn trong sự phát triển thần kỳ của một số nước như Nhật bản, các nước NICs . . . và là các vấn đề tốt để hội nhập vào xu thế phát triển nền kinh tế thế giới . Việt nam đang trong giai đoạn xây dựng nên kinh tế thị trường, thực hiện chính sách “mở của" giao lưu làm ăn kinh tế với các nước trên thế giới, tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đưa đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa . Vì vậy hoạt động ngoại thương có ý nghĩa chiến lược và là một bộ phận trọng yếu trong nền kinh tế . Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước đang thực hiện việc chuyển đổi nền kinh tế theo hướng xuất khẩu . Hơn nữa để góp phần vào công cuộc chuyển mình của đất nước thì Hiện đại hoá nông nghiệp, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, phát triển sản xuất theo hướng xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sông nhân dân . Sản xuât lúa gạo hàng hoá cũng đang là một vấn đề nóng bỏng đặt ra trong nông nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng như hiệu quả xuất khẩu gạo ở Việt nam còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc như giá gạo xuất khẩu, chất lượng gạo xuất khẩu, lợi ích của những người làm ra hạt gạo . . . . Như vậy việc xuất khẩu phải chịu tác động của rất nhiều các nhân tố cả tầm vi mô và vĩ mô . Nhận thức được sự phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu cũng như trước đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu, cũng như những hiểu biết vốn có và việc tìm hiểu thực tế khi làm bài nghiên cứu này. Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 4
  • 5. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế Chúng tôi mạnh dạn xem xét và nghiên cứu về các chính sách ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo của Việt nam và đề tài được chọn là : “CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010" Hy vọng với đề tài này sẽ góp phần nhìn nhận và tháo gỡ khó khăn trong việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt nam trong thời gian tới . Với đề tài thì đây là một vấn đề không phải là mới nhưng phức tạp vì liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế xã hội . Vì vậy, trong quá trình thực hiện nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót trong nội dung cũng như cách trình bầy rất mong các thầy cô và bạn đọc góp ý kiến để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Mọi ý kiến xin gửi về địa chỉ: YENNT942@WRU.VN Xin trân thành cảm ơn ! Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 5
  • 6. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Việt Nam. I/ Khái niệm và vai trò của xuất khẩu. 1- Khái niệm. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận.Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này. 2- Vai trò . 2.1. Đối với nền kinh tế toàn cầu. Như chúng ta đã biết xuất khẩu hàng hoá xuất hiện từ rất sớm. Nó là hoạt động buôn bán trên phạm vi giữa các quốc gia với nhau (quốc tế). Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ, đơn phương mà ta có cả một hệ thống các quan hệ buôn bán trong tổ chức thương mại toàn cầu. Với mục tiêu là tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp nói riêng cả quốc gia nói chung. Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế. Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá là một trong bốn khâu của quá trình sản xuất mở rộng.Đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng của nước này với nước khác.Có thể nói sự phát triển của xuất khẩu sẽ là một trong những động lực chính để thúc đẩy sản xuất. Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 6
  • 7. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế Trước hết, xuất khẩu bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiện của sản xuất giữa các nước, nên chuyên môn hoá một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế hơn thì chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuần lớn hơn. 2.2. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia. Xuất khẩu là một trong những yếu tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Theo như hầu hết các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều khẳng định và chỉ rõ để tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện là nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn, kỹ thuật công nghệ. Nhưng hầu hết các quốc gia đang phát triển (như Việt Nam ) đều thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ. Do vậy câu hỏi đặt ra làm thế nào để có vốn và công nghệ? Như vậy: • Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. • Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển. • Tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. • Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các tác động của xuất khẩu đối với các quốc gia khác nhau là khác nhau. 2.3. Đối với các doanh nghiệp. Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường quốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Xuất khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 7
  • 8. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển. Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ XNK cũng như các đơn vị tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng xuất khẩu các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập. Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu kỳ sống của một sản phẩm. Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lẫn nhau giữa các đơn vị tham gia xuất khẩu trong và ngoài nước. Đây là một trong những nguyên nhân buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, các doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản phẩm, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn lực. II/ Vai trò của xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam là một nước đông dân, trong đó gạo là lương thực chính và khó có thể thay thế. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của sản xuất gạo đối với nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, khi đất nước đã có thể đảm bảo an ninh lương thực, xuất khẩu gạo trong điều kiện kinh tế hiện nay có ý nghĩa quyết định đối với quá trình hội nhập của nước ta và được thể hiện trên nhiều khía cạnh, mà chủ yếu là: 2.1 Xuất khẩu gạo tăng thu ngoại tệ, tích luỹ vốn cho quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta những năm gần đây, kim ngạch từ xuất khẩu gạo chiếm một tỷ trọng khá lớn. Gạo đã trở thành một mặt hàng chủ lực của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế. Thực tế cho thấy xuất khẩu gạo từ lâu đã mang lại một nguồn vốn không nhỏ cho nước ta. Theo số liệu mới nhất của Bộ Thương mại, trong suốt 11 năm từ 1989 đến 2000, tổng kim ngạch mà xuất khẩu gạo mang lại đạt gần 7 tỷ USD, chưa kể đến xuất khẩu tiểu ngạch sang các nước láng giềng như Trung Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 8
  • 9. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế Quốc, Lào, Campuchia. 2.2 Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển. Khi Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo đồng nghĩa với việc tăng cường sản xuất theo quy mô vùng. Hiện nay, ở nước ta đã và đang hình thành những vùng lúa tập trung chuyên sản xuất gạo xuất khẩu bao gồm cả hai khu vực chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Mỗi vùng phù hợp với những loại giống lúa khác nhau. Như vậy, cơ cấu nông nghiệp sẽ thay đổi phát huy theo lợi thế của từng vùng. Khi đẩy mạnh xuất khẩu gạo, cơ cấu ngành nghề cũng sẽ thay đổi. Hàng loạt các nghề phụ liên quan đến sản xuất và chế biến gạo như xay sát, bảo quản, đánh bóng... cũng phát triển theo Trong những năm gần đây, sản lượng lúa thu hoạch tăng cao. Xuất khẩu gạo tạo điều kiện mở rộng tiêu thụ sản phẩm, tránh ứ đọng, tồn kho và khi khâu tiêu thu được giải quyết sẽ tạo tâm lý an tâm khuyến khích nông dân tăng cường, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Như vậy, xuất khẩu đã tác động ngược trở lại đối với sản xuất, là một tiền đề cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp và khả năng tiêu dùng của một quốc gia như Việt Nam. Khi tham gia xuất khẩu gạo, Việt Nam có điều kiện cạnh tranh, cọ xát với các sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế. Đây vừa là thuận lợi, vừa là khó khăn đối với mặt hàng gạo của Việt Nam vì chất lượng của ta còn kém hơn so với các nước xuất khẩu khác, đặc biệt là Thái Lan 2.3 Xuất khẩu gạo tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Như trên đã phân tích, khi xuất khẩu gạo được đẩy mạnh sẽ kéo theo sự phát triển của những ngành nghề khác hỗ trợ cho sản xuất như các hoạt động thương mại, dịch vụ bao gồm các công đoạn tổ chức thu mua thóc từ nông dân, tạo đầu vào cho xuất khẩu. Các hoạt động này nếu được tiến hành tốt, có sự chỉ đạo đúng đắn sẽ tạo ra sự khai thông đầu ra cho sản phẩm thóc của nhân dân ở thời vụ thu hoạch, kích thích Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 9
  • 10. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế nông dân canh tác, nâng cao năng suất. Từ đó tác động trở lại đối với sản xuất và xuất khẩu. Như vậy, không chỉ sản xuất gạo xuất khẩu có thể giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho nhiều lao động mà những ngành nghề khác có liên quan cũng góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp của nước ta. Xuất khẩu gạo tạo một thị trường trong nước ít biến động, cân bằng được cung cầu, không còn lượng hàng dư thừa và tồn kho trong nước, giá gạo nội địa sẽ ổn định và cao hơn tạo thêm thu nhập cho người nông dân. Khi xuất khẩu gạo thu được thêm ngoại tệ một phần để nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được. Điều đó góp phần cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, khuyến khích họ tăng cường sản xuất gạo xuất khẩu nhiều hơn nữa. Xuất khẩu gạo tạo sự phân công lao động hợp lý trên phạm vi toàn thế giới. Dựa vào lợi thế so sánh tương đối đối với các loại gạo Việt Nam, chúng ta cần biết sản xuất loại gạo nào đạt hiệu quả cao nhất và có khả năng bán với số lượng lớn, giá cao. Tham gia vào thị trường bên ngoài rộng lớn,chúng ta hiểu rõ hơn về nhu cầu người tiêu dùng và khả năng cung cấp của các nước xuất khẩu khác để điều chỉnh định hướng xuất khẩu cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của nước ta. III. Các công cụ chủ yếu được sử dụng để khuyến khích xuất khẩu gạo Công cụ được sử dụng để khuyến khích xuất khẩu gạo của nhà nước: Về các công cụ thúc đẩy hoạt động sản xuất lúa gạo như: giống, phân bón và thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó còn có những chính sách về ruộng đất và công nghệ khoa học kĩ thuật, nhằm mục tiêu là sản xuất tập chung và nâng cao năng xuất, chất lượng của gạo. Về công cụ Thuế quan: nhà nước đã giảm mức thuế xuất khẩu cho mặt hàng gạo xuống mức tối thiểu. Chính thức ngưng đánh thuế từ ngày 19-12. Loại thuế xuất khẩu tuyệt đối này được áp dụng từ khoảng cuối tháng 7. Nhằm mục đích khuyến khích xuất khẩu gạo. Như vậy người làm hoạt động kinh doanh xuất khẩu có lợi, người dân có lợi còn hơn thế nữa nhà nước cũng có lợi. khi giảm mức thuế đánh vào hàng gạo xuất khẩu thì mọi người có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn. Từ đó thu lại lợi nhuận Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 10
  • 11. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế nhiều hơn. Và tới một lúc nào đó thuế cũng có tác dụng làm hạn chế xuất khẩu. khi nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu nhà nước sẽ cho mức thuế lên cao. Đó chính là công cụ để nhà nước khuyến khích hoạt đông xuất khẩu gạo. Chính phủ giảm thuế xuất khẩu gạo vẫn điều tiết giá gạo trong nước; mà lại vẫn thu được thuế vừa có hiệu quả hơn so với hạn ngạch. Về hạn ngạch: Chính phủ đã áp dụng biện pháp hạn ngạch để điều tiết sản lượng gạo xuất khẩu, với mong muốn vừa kiểm soát được giá gạo trong nước không quá leo thang, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Ví dụ hạn ngạch xuất khẩu gạo năm 2008 là 5 – 5.5 triệu tấn. Về biện pháp tài chính: nhà nước đưa ra các quy định về mức lãi xuất có lợi nhất với người dân nhằm thúc đẩy nhân dân sản xuất; với những nhà kinh doanh lúa gạo cũng có những quy định về mức lãi xuất ngân hàng phù hợp để có thể hoạt động liên tục. IV. Sự cần thiết của chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo. Việt nam với truyền thống từ xưa tới nay là làm về nghành nông nghiệp và có thế mạnh về nghành trồng lúa nước. Chúng ta đã và đang đứng ở vị trí thứ 2 về hoạt động xuất khẩu gạo trên thế giới. Một vấn đề đặt ra là chúng ta có thể giữ vững vị trí này tới bao giờ hay có thể là tiến lên vị trí thứ nhât điều đó đòi hỏi rất nhiều yếu tố nhưng quan trọng hơn cả đó chính là những chính sách của nhà nước nhằm khuyến khích hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo. Có những chính sách đó sẽ giúp: • Năng xuất lao động và chất lượng lúa gạo tăng cao • Người dân có vốn để tăng gia sản xuất. • Nhà kinh doanh buôn bán, nhà thu mua hay doanh nghiệp có vốn đề đầu tư vào hoạt động thu mua lúa gạo. • Nhà nước thu được nguồn lợi nhiều hơn. Và cũng vì gạo chiếm tới khoảng 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 11
  • 12. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế một tỷ lệ không nhỏ đối với riêng một mặt hàng trong rất nhiều mặt hàng xuất khẩu khác. Xuất phát từ vai trò quan trọng của gạo đối với quá trình CNH - HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước ta nên chú trọng hơn tới các chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu gạo như tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt chú ý tới những giống lúa có chất lượng và cho năng suất cao, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu gạo nhằm đem lại nguồn vốn lớn phục vụ công cuộc đổi mới đất nước. Chương 2: Thực trạng và chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Việt Nam. Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 12
  • 13. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế I/ Thực trạng sản xuất và kinh doanh lúa gạo. 1.1.Những vấn đề chung của sản xuất lúa gạo hiện nay 1.1.1.Thực trạng về các hình thức sản xuất lúa gạo Nền nông nghiệp của chúng ta đã từng bước được cơ giới hóa, năng suất và sản lượng tăng đều qua từng vụ sản xuất. bên cạnh đó còn nhiều hạn chế và bất cập trong sản xuất nông nghiệp: Một là, hình thức sản xuất lúa gạo của các hộ nông dân cá thể. Với hình thức sản xuất rất nhỏ lẻ không tận dụng được các yếu tố về chăm sóc, đất đai để sản xuất quy mô lớn. Hai là, hình thức sản xuất ở các nông trường. Có thể nói hiện nay hình thức này còn lại là rất ít vì trên cả nước số nông trường sản xuất chỉ là một con số nhỏ. Tiểu biểu phải kể đến một nông trường Sông Hậu đã xây dựng vùng nguyên liệu trên diện tích 5000 ha, với các giống lúa chất lượng cao như: IR64, VND 5-20, OM1490. Đặc biệt nông trường chuyển sang sản xuất lúa đặc sản Jasmine 85. Thương hiệu gạo Soharfam của nông trường đã được khách hàng nhiều nước trên thế giới tín nhiệm. Hình thức này có thể coi là hình thức sản xuất quy mô lớn. Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 13
  • 14. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế Vì vậy, cần thay đổi hệ thống sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá thâm canh với quy mô ngày càng lớn hơn. Chính sách cần có là tạo mọi điều kiện môi trường thuận lợi hơn cho nông dân, giúp nông dân tham gia vào hệ thống sản xuất lớn có thể trụ vững lâu dài. Muốn thế, cái cần thiết hiện nay là hiện đại hoá nông nghiệp trong khuôn khổ phát triển nông thôn để nông dân đủ điều kiện sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. 1.1.2. Sản lượng và năng suất vụ lúa Vụ lúa hè năm 2008 được coi là trúng lớn. Vì theo dự báo ban đầu sản lượng gạo cả nước năm 2008 sẽ đạt khoảng 37,6 triệu tấn, tăng 1,7 triệu tấn so với năm 2007, trong đó: vụ đông xuân cho 18 triệu tấn, vụ hè thù cho 10,8 triệu tấn, vụ mùa cho 8,85 triệu tấn. Và nếu không có đột biến về thiên tai và phòng trừ được dịch rầy nâu thì sản luợng lúa cả năm của các tỉnh ĐBSCL đạt khoảng 20,28 triệu tấn. Nhưng theo báo cáo của Bộ NN & PTNT cho thấy mặc dù năng suất lúa của nuớc ta tăng bình quân 2.06% ( giai đoạn 1997 – 2006) tương đương 770000 ngàn tấn/năm nhưng trong giai đoạn 2003 – 2007 thì sản luợng lúa của chúng ta chỉ ở mức xấp xỉ 36 triệu tấn tấn do giảm diện tích. Ở Hà Tĩnh: năng suất lúa hè thu năm 2008 đạt 47,64 tạ/ha, tăng hơn vụ hè thu năm 2005 17 tạ, sản lượng ước đạt 188.926 tấn. Các địa phương có năng suất lúa cao là thị xã Hồng Lĩnh, huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên năng suất 50 tạ/ha, Can Lộc, Thạch Hà và Lộc Hà năng suất 48 tạ/ha. Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 14
  • 15. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế 1.2.Tình hình kinh doanh lúa gạo hiện nay 1.2.1.Hệ thống các doanh nghiệp thu mua lúa gạo Thứ nhất, hệ thống các doanh nghiệp thu mua lúa gạo ở Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp Quốc doanh. Các doanh nghiệp này thường thu mua với khối lượng lớn xong họ lại không chủ động trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ gạo sau khi thu mua. Do vậy đôi khi dẫn đến tình trạng thiếu hệ thống kho chứa lúa. Đặc biệt là khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp này là thiếu hệ thống kho chứa lúa, thiếu điện để sản xuất dẫn đến ảnh hưởng chất lượng trong việc chế biến hạt thóc. Vì vậy nếu hoạt động thu mua lúa gạo chững lại thì bà con nông dân lại lo lắng không bán được lúa. Thứ hai là các thương lái tham gia thu mua lúa gạo hoặc các công ty thu mua lúa gạo ngoài Quốc doanh thì gặp khó khăn trong việc vay vốn để thu mua. Do điều kiện các ngân hàng đưa ra để họ được vay là phải có hợp đồng xuất khẩu gạo lớn trong khi đó họ là những người buôn bán nhỏ và bị hạn chế về hạn ngạch thu mua. Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 15
  • 16. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế 1.2.2. Hoạt động kinh doanh lúa gạo của các doanh nghiệp Hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo hầu như còn rất non yếu, không chủ động tìm kiếm các cách thức tiêu thụ mà thụ động phục vụ theo nhu cầu là chính. II/ Những chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Nhà nước. 2.1. Nhóm chính sách vĩ mô 2.1.1 Chính sách ruộng đất Chính phủ đã đưa ra những chính sách: “ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền sử dụng đất, sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất khẩu nông sản, chỉ đạo việc xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất nông sản hàng hóa, chỉ đạo thực hiện việc dồn điền, đổi thửa ở nơi cần thiết. Các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản có nhu cầu đất đai để xây dựng nhà máy chế biến hoặc kho tàng, bến bãi bảo quản và vận chuyển hàng hóa thì được ưu tiên thuê đất. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quy định cụ thể tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, giá cả để hỗ trợ các doanh nghiệp nhận đất đầu tư”. 2.1.2. Chính sách về chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật tiến bộ Hàng năm, ngân sách nhà nước dành khoản kinh phí để hỗ trợ các doanh nghiệp và người sản xuất có hợp đồng tiêu thụ nông sản: áp dụng, phổ cập nhanh các loại giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản, đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp các cơ sở sản xuất và nhân giống cây trồng, giống vật nuôi, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục..nhằm phổ cập nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, thông tin về thị trường, giá cả đến người sản xuất. Các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có hợp đồng tiêu thụ nông sản được ưu tiên triển khai và hỗ trợ về công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Có thể thấy tiến bộ khoa học kỹ thuật tập trung vào bốn khâu : Giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, bảo quản Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 16
  • 17. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế sản phẩm. Khó khăn cơ bản cho quá trình chuyển giao là khả năng kinh tế của hộ nông dân rất eo hẹp, địa bàn sản xuất lúa gạo lại trải rộng. Với đặc điểm của tiến bộ khoa học kỹ thuật ở từng khâu như trên, với điều kiện thuận lợi và khó khăn cơ bản như vậy, để có thể chuyển nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hộ nông dân trước hết cần có sự hỗ trợ về tài chính của Nhà Nước. Mức độ hỗ trợ cho chuyển giao khoa học kỹ thuật đến hộ nông dân có thể khá lớn, song lợi ích thu được qua sản xuất và xuất khẩu gạo sẽ còn to lớn gấp bội. Ngoài ra hệ thống khuyến nông là vô cùng quan trọng, và đặc biệt là đa dạng hóa các kênh thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hộ nông dân. 2.1.3. Chính sách thuế xuất khẩu gạo Sử dụng thuế xuất khẩu để ổn định cung cầu trên thị trường nội địa. Thông qua việc sử dụng thuế xuất khẩu để tăng hoặc giảm hoạt động xuất khẩu. Đây cũng là một trong các mục tiêu mà chính sách đánh thuế xuất khẩu gạo của ta. Mới đây Thủ tướng chính phủ đồng ý về nguyên tắc đề nghị của Bộ Tài Chính về việc áp dụng thuế tuyệt đối các mặt hàng gạo xuất khẩu. Quy định gạo có giá xuất khẩu dưới 800USD/ tấn sẽ không phải chịu thuế tuyệt đối xuất khẩu. Gạo xuất khẩu trên mức này sẽ bị đánh thuế từ 800 000 đồng/ tấn trở lên cụ thể nếu xuất khẩu gạo giá từ 800 USD/tấn đến dưới 900 USD/tấn sẽ áp mức thuế tuyệt đối 800.000 đồng/tấn; từ 900 USD đến dưới 1000 USD/tấn sẽ là 1,2 triệu đồng/tấn; từ 1000 USD/ tấn đến dưới Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 17
  • 18. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế 1100 USD/tấn là 1,5 triệu đồng/tấn và nhiều mức khác nữa… 2.1.4. Chính sách hạn ngạch Gạo là mặt hàng nằm trong rổ hàng hoá để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam. Chỉ số giá tiêu dùng nhóm hàng lương thực, trong đó có gạo, luôn tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng chung của CPI. Chính vì vậy, Chính phủ đã áp dụng biện hạn ngạch để điều tiết sản lượng gạo xuất khẩu, với mong muốn vừa kiểm soát được giá gạo trong nước không quá leo thang, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Khi áp dụng hạn ngạch xuất khẩu gạo hay thu thuế xuất khẩu gạo đều giống như nhau, cả hai chính sách này đều nhằm mục tiêu điều chỉnh giá gạo nội địa để kiềm chế lạm phát. 2.2. Nhóm chính sách vi mô 2.2.1. Chính sách quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu Đối với đồng bằng Sông Cửu Long: đây là vùng lúa trọng điểm số một của cả nước ta. Trong tương lai đây vẫn là vùng sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu chủ yếu của nước ta. Đối với đồng bằng Sông Hồng: đây là vùng lúa trọng điểm thứ hai của cả nước ta. Tuy nhiên vùng này có những mặt hạn chế về số lượng gạo xuất khẩu do đất chật người đông, đất canh tác không được bổ sung độ phì nhiêu tự nhiên. Bù lại vùng này có những ưu thế về chất đất, nguồn nước, thời tiết khí hậu rất thuận lợi cho phát triển các giống lúa đặc sản chất lượng cao như: tám hương, …đó là các sản phẩm nhanh Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 18
  • 19. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế chóng chiếm lĩnh thị trường gạo cao cấp của thế giới. Trong xu thế nhu cầu gạo của thị trường thế giới đang hướng tới các loại gạo có hương vị tự nhiên đậm đà, chất lượng cao, thì việc quy hoạch vùng phát triển sản xuất các loại lúa gạo đặc sản truyền thống để xuất khẩu là rất cần thiết. Ngoài ra tiến hành thí điểm khu vực hóa các giống lúa nhập nội có chất lượng cao, năng suất khá của một số nước trong khu vực. Điều đó làm phong phú thêm chủng loại gạo cao cấp cho xuất khẩu, khai thác tốt hơn lợi thế của vùng này trong sản xuất và xuất khẩu gạo. 2.2.2.Chính sách tín dụng ưu đãi, bảo hộ cho sản xuất và xuất khẩu gạo Nhà nước đã đưa ra những yêu cầu rất rõ ràng: “ đối với tín dụng thương mại, các ngân hàng thương mại đảm bảo nhu cầu vay vốn cho người sản xuất và kinh doanh đã tham gia ký hợp đồng theo lãi suất thỏa thuận với điều kiện và thủ tục thuận lợi. Người sản xuất, kinh doanh được thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn ngân hàng được vay vốn bằng tín chấp và vay theo dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả”. 2.2.3.Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và xuất khẩu gạo Chính sách này được thực hiện như sau: Thứ nhất, cơ sở hạ tầng trong khâu sản xuất nông nghiệp. Trước tiên cần quan tâm đến hệ thống thủy lợi. Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 19
  • 20. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế Thứ hai, cơ sở hạ tầng trong các khâu sau thu hoạch lúa gạo. Do đó, thời gian tới chúng ta cần tập trung hoàn thiện các yếu tố sau: một là có hệ thống phơi, sấy thóc sau thu hoạch vì thực tế chủ yếu chúng ta làm khô thóc bằng ánh nắng mặt trời để giảm độ ẩm của thóc. Hai là có công nghệ bảo quản thóc trên cơ Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 20
  • 21. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế sở áp dụng công nghệ và thiết bị bảo quản kín gạo trắng, gạo lật và một số chế phẩm vi sinh, các chế phẩm từ thực vật có tác dụng diệt côn trùng mà không gây độc hại cho người và gia súc. Ba là nâng cao hệ thống xay sát gạo. 2.2.4. Chính sách thực hiện giải pháp đồng bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất ở vùng sản xuất gạo xuất khẩu 2.2.4.1. Giải pháp về giống lúa Hiện tại chúng ta đã có nhiều trung tâm nghiên cứu về giống lúa có năng suất và chất lượng tốt mà phù hợp với điều kiện thời tiết ở từng vùng để tránh các loại sâu bệnh hại lúa khi gieo trồng. Có thể thấy rằng trong các giải pháp thâm canh sản xuất lúa, giải pháp về giống đã đạt được nhiều thành công nhất. Tuy nhiên để có thể đạt kết quả cao hơn trong lĩnh vực này, cần hoàn thiện một số khía cạnh sau đây: Một là, xúc tiến nhanh việc bình tuyển các loại giống lúa đặc sản của các địa phương, từ đó hình thành quỹ gen về giống lúa chất lượng cao để xuất khẩu. Hai là, hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về giống lúa theo hướng: rút ngắn thời gian từ khâu thử nghiệm ra sản xuất đại trà, đồng thời vẫn giữ được độ an toàn khi đưa các giống mới ra sản xuất đại trà. Ba là, hình thành hệ thống nhân giống lúa thích hợp để thường xuyên thay giống lai tạp bằng giống thuần cho nông dân, do phần lớn các giống lúa mới đều bị xuống cấp nhanh, dễ bị lai tạp. Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 21
  • 22. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế Bốn là, mỗi vùng, tỉnh, huyện cần nghiên cứu để xác định được cơ cấu giống lúa, chủng loại lúa thích hợp với nhu cầu của thị trường ngoài nước. 2.2.4.2. Giải pháp về phân bón Đây là giải pháp kỹ thuật cần phải tiến hành đồng bộ với giải pháp về giống lúa. Vì rằng, phần lớn các loại giống lúa mới, kể cả một số giống lúa đặc sản đều chịu được cường độ thâm canh cao thậm chí chúng còn đỏi hỏi phải được gieo trồng, trong điều kiện đó các loai giống lúa mới có thể đạt hiệu quả kinh doanh cao. Hướng giải quyết công tác phân bón cho sản xuất lúa trong các năm tới nên chú trọng những điểm chính như sau: Chúng ta cần thiết và có thể vẫn duy trì việc sử dụng các loại phân hữu cơ truyền thống bón lúa( phân lợn, phân trâu bò. Đây là loại phân có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các loại phân vô cơ được bán trên thị trường và tương đối sẵn có ở hầu hết các vùng trồng lúa gạo. Giá thành rẻ rất phù hợp với khả năng kinh tế của nông dân, vừa giảm được chi phí sản xuất lúa, vừa nâng cao chất lượng gạo và khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tính khả thi của hướng này thể hiện ở chỗ: sử dụng loại phân chuồng bón ruộng lúa không sợ gây ô nhiễm môi trường, không làm bẩn sản phẩm. Trong khi đó các loại phân vô cơ trên thị trường có nhiều loại phân kém chất lượng, khi bón không mang lại hiệu quả thậm chí gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm. Nhà nước đã có nhiều biện pháp hơn để thắt chặt quản lý các doanh nghiệp sản xuất phân bón, nhằm kiểm soát chất lượng các loại phân vô cơ và khuyến khích bà con sử dụng phân hữu cơ cho sản xuất để tiết kiệm chi phí mà lại có hiệu quả cao hơn. Thứ hai, ngay từ bây giờ chúng ta nên đặt vấn để và chuẩn bị điều kiện chuyển dịch cơ cấu phân bón giữa các loại phân hóa học với phân hữu cơ công nghiệp và phân vi sinh theo hướng tăng dần tỉ trọng hai loại phân bón phân vi sinh và phân hữu cơ công nghiệp. Thứ ba, cần tăng cường sản xuất và nhập khẩu các loại phân bón hóa học tổng hợp. Bằng cách đó vừa để nâng cao hiệu quả sử dụng, vừa chống lối bón phân đơn điệu của nông dân ta: chỉ bón phân đạm, coi nhẹ các loại phân lân, kali và các yếu tố vi Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 22
  • 23. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế lượng khác. Đây là cách đi tốt nhất để khắc phục lối bón phân hóa học lạc hậu của nông dân từ trước đến nay. 2.2.4.3. Giải pháp về phòng trừ sâu bệnh cho lúa Đây là giải pháp cần áp dụng đồng bộ với giải pháp về giống. Trên thực tế kết quả của giải pháp giống, phân bón có thể bị lu mờ hoàn toàn nếu phong trừ bệnh không được thực hiện chu đáo. Thực tiễn nhưng năm qua cho thấy đối với sản xuất lúa cần tập trung phong trừ các loại sâu, bệnh và côn trùng nguy hiểm là rầy nâu, châu chấu phá hoại thành dịch, ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn, bệnh vàng lá da cam. Giải pháp tốt nhất vẫn là sử dụng các loại thuốc trừ sâu, bệnh, côn trùng. Vấn đề là cần chú ý trong sử dụng các loại thuốc này theo 4 nguyên tắc: đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách và đúng mức. Và có một giải pháp mà tính hiệu quả rất cao xong vẫn chưa được sử dụng phổ biến đó là phòng trừ bằng phương pháp sinh học thông qua vi sinh vật kí sinh để tiêu diệt các loại sâu bệnh. Phương pháp này tiết kiệm được chi phí, bảo vệ môi trường xong đòi hỏi về mặt kỹ thuật là rất bài bản. Hy vọng trong tương lai phương pháp này sẽ được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp. Như vậy có thể khẳng định điểm thuận lợi mà chính sách này tạo ra được là sự kết hợp đồng bộ từ giống lúa, phân bón, và phòng trừ sâu bệnh. Có được sự đồng bộ này sẽ tạo điều kiện cho sản xuất tập trung và có hiệu quả. Xong đó cũng là điểm hạn chế, vì sự kết hợp các yếu tố này đòi hỏi phải có kỹ thuật, được đào tạo thì mới tạo ra được sự hiệu quả đó. 2.2.5. Chính sách Marketing trong xuất khẩu gạo Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 23
  • 24. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế 2.2.5.1. Các biện pháp để thích ứng • Kết hợp chuyên môn hóa và đa dạng hóa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo về loại hình doanh nghiệp, về quy mô doanh nghiệp. • Cần có cơ chế mềm trong quản lý và giao hạn ngạch xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Tỉ lệ phần cơ chế mềm có thể từ 20- 30% chỉ tiêu sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm. Cần có cơ chế quản lý và giảm sát chặt chẽ xuất khẩu gạo tiền ngạch qua các nước láng giêng nhằm tăng khả năng cân đối linh hoạt cung cầu gạo trên thị trường nội địa. • Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu gạo, đồng thời không bị khách hàng ép giá bán cũng như các điều kiện khác. Kinh phí để nghiên cứu thị trường nên có cơ chế huy động thích hợp để khai thác cả tiềm năng của các doanh nghiệp, giảm gánh nặng đối với ngân sách nhà nước. • Quan hệ chính trị đối ngoại cần đi trước để tạo điều kiện cho việc thâm nhập và mở rộng thị trường. Do vậy, các bên ký kết hợp đồng cùng nhau thỏa thuận xử lý các rủi ro về thiên tai, đột biến về giá cả thị trường và các nguyên nhân bất khả kháng khác theo nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro và được Nhà nước xem xét hỗ trợ một phần thiệt hại theo quy định của pháp luật. 2.2.5.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh thì cần tập trung vào một số điểm sau đây:  Không ngừng nâng cao chất lượng gạo. Muốn vậy trước hết phải hoàn thiện công tác giống lúa, xác định cơ cấu giống lúa phù hợp với nhu cầu thị trường. Sau khâu chọn và xác định cơ cấu giống phù hợp cần hoàn chỉnh hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ thu hoạch, bảo quản và xay xát gạo. Tiếp theo là nên tăng tỉ trọng các loại gạo cao cấp và đặc sản trong tổng lượng gạo xuất khẩu. Các yếu tố này thì chính phủ cũng như cơ quan quản lý có vai trò quyết định, vì mọi quyết định về nghiên cứu, nhập khẩu các giống lúa mới, giống lúa có năng suất cao là do bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 24
  • 25. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế  Cần chủ động chuẩn bị hàng để chủ động đàm phán từng lô hàng. Khi đó sẽ không bị khách hàng gây sức ép, sẽ tranh thủ được thời cơ, được giá tốt nhất mới xuất khẩu. Muốn vậy, cần tăng cường mua dự trữ kinh doanh, kết hợp giữa dự trữ quốc gia và dự trữ kinh doanh xuất khẩu gạo. Cái quan trọng là vai trò trong điều tiết lượng dự trữ của nhà nước.  Nhà nước xem xét mức thuế suất hợp lý trong xuất khẩu gạo.  Đầu tư cho việc xây dựng hệ thống giao thông bến cảng, hệ thống thiết bị bốc xếp tại các bến bãi đầu mối 2.2.5.3.Chính sách mở rộng thị trường Thời gian tới chúng ta phải tích cực tìm kiếm thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ và các nước Nics bằng các gạo đặc sản. Từ uy tín gạo đặc sản để mở rộng thị trường. Nên hợp tác với các nước Tâu Âu và các tổ chức quốc tế để tranh thủ bán gạo theo các chương trình viện trợ cho châu phi. Giải pháp này cần được coi như một trong những phương sách để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo. III/ Đánh giá chung về chính sách của nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu gạo 3.1. Thành tựu Từ khi chúng ta có những chính sách khuyến khích của nhà nước thì hoạt động về lúa gạo có vẻ sôi nổi hơn như: * Nhờ những thuận lợi của chính sách ruộng đất thời gian qua chúng ta đã trực tiếp tạo ra động lực mới trong nông thôn. Chính sách này đã đi theo hướng chuyển dần ruộng đất từ chỗ được làm chủ bởi các tập thể đến chỗ được làm chủ bởi hộ nông dân từ chỗ người nông dân chỉ được chú trọng một số khâu công việc trong quá trình trồng lúa đến chỗ họ được làm chủ toàn bộ quá trình đó – là chủ việc sử dụng ruộng đất. Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 25
  • 26. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế Đỉnh cao của quá trình đổi mới chính sách ruộng đất là sự triển khai trên thực tế, theo đó người nông dân sẽ được thực hiện năm quyền ( quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền chuyển đổi, quyền thế chấp, quyền cho thuê). *Những thuận lợi mà chính sách áp dụng khoa học kĩ thuật này đã tạo ra đó là về điều kiện chuyển giao công nghệ tiến bộ khoa học kỹ thuật đến nông dân sản xuất lúa gạo: phần lớn các vùng lúa gạo tập trung và xuất khẩu đều ở đồng bằng, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật bước đầu được hình thành cơ bản, trình độ dân trí của nông dân các vùng trồng lúa nói chung khá cao. * Nhờ chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và xuất khẩu gạo này mà về cơ bản chúng ta đã kiến tạo được hệ thống kênh mương tưới tiêu nước phục vụ sản xuất lúa gạo tương đối hoàn chỉnh, Quá trình đó đã phục vụ tưới tiêu nước tốt hơn, ngăn chặn tình trạng xuống cấp của các công trình, từng bước nâng cấp công trình đã được đấu thầu. Thực tế đó đã được chứng minh bằng kết quả như: * Chúng ta đã trúng thầu 17050 tấn gạo xuất khẩu sang Nhật Bản với mức giá trung bình khoảng 459,16 USD/tấn. Trong năm 2007 chúng ta đã liên tiếp 3 lần trúng thầu với tổng số lượng lên đến 45050 tấn. Đặc biệt là phải kể đến thương vụ mà chúng ta đã trúng thầu trong cuộc đầu thầu cung cấp 210000 tấn gạo cho INDONESIA, trong đó có 3 công ty Việt Nam và 1 công ty Thái Lan. Theo Bộ NN &PTNT thì sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2007 là 4500 000 tấn với giá trị thu về là 1480 triệu USD, và là một trong mười nhóm mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 26
  • 27. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế Và Có thể thấy gạo Việt Nam bắt đầu xuất hiện trên nhiều thị trường thế giới và Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 27
  • 28. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế nhanh chóng khẳng định vị thế của xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới khiến cho các đối thủ lớn như Thái Lan cũng gặp không ít trở ngại trong cạnh tranh. Gạo Thái Lan đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ gạo Việt Nam vì theo báo cáo tháng 7/2008 của Bộ nông nghiệp Mỹ cho biết gạo 5% tấm, loại gạo chất lượng hàng đầu của Việt Nam đang được chào bán dưới mức 575 USD/ tấn, trong khi đó gạo 100% B của Thái Lan, loại gạo cạnh tranh với gạo 5%tấm của ta hiện có giá 738 USD/ tấn, cơ quan này nhận định rằng gạo Thái Lan sẽ tiếp tục đối mặt với sự cạnh tranh về giá của gạo Việt Nam. Và đã khẳng đinh được một số nhãn hàng gạo nổi tiếng như: Năng xuất lúa gạo tăng mạnh nhờ có những chính sách đó điển hình: Trước khi áp dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu: ĐVT: triệu tấn Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng Diện tích gieo trồng (ha) 480000 500000 600000 577000 353000 2510000 Năng xuất lúa 30.4 32.7 34.6 36.2 35.79 169.69 Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 28
  • 29. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế Sản lượng xuất khẩu 2 2.5 3.92 4 5.2 17.62 Sau khi thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu: ĐVT: triệu tấn Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng Diện tích gieo trồng (ha) 444200 460000 387000 436000 372000 2099200 Năng xuất lúa 36.5 36.8 38.3 39.2 40.7 191.5 Sản lượng xuât khẩu 6,1 6,3 6.1 5.7 6.2 30.4 3.2. Hạn chế Tuy chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của nhà nước có rât nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó không tránh khỏi những hạn chế như: * Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ các khâu sau thu hoạch lúa gạo đã được chú ý. Nhưng do nhiều nguyên nhân, nên hệ thống đó vẫn còn xa mới đáp ứng được yêu cầu giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Đây là điểm bất cập mà chính sách này chưa đề cập để giải quyết nó. Đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long- nơi sản xuất trên 50% sản lượng thóc của cả nước, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật sau thu hoạch còn thiếu trầm trọng. Nếu chúng ta giảm được 30% tổn thất sau thu hoạch so với mức tổn thất hiện nay, thì sẽ thu được sản lượng từ 810 đến 850 ngàn tấn thóc. Ngoài ra còn có thể nâng cao đáng kể chất lượng gạo xuất khẩu mà kết quả đó đưa lại thu nhập cũng tương đương hàng trăm ngàn tấn thóc. Hiện nay, 3 khâu có tổn thất cao nhất là: phơi sấy, bảo quản, xay sát. Tổn thất ở 3 khâu này chiếm tới 70% tổng lượng tổn thất sau thu hoạch. * Chính sách tín dụng: chúng ta Có thể thấy được việc nhà nước tạo điều kiện cho người nông dân và các doanh nghiệp thu mua lúa gạo được vay vốn là rất hợp lý và Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 29
  • 30. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế rõ ràng xong trên thực tế thì lại nảy sinh nhiều mâu thuẫn là thủ tục cho vay rất phức tạp, nhiều khâu, nhiều công đoạn. Trong khi đó do tính thời vụ cấp bách, sự tăng giá liên lục của các yếu tố đầu vào như phân bón, giống, …đã buộc người nông dân phải đi vay nóng ở thị trường tín dụng chợ đen với lãi suất cao. Như vậy, nhờ những chính sách khuyến khích trong hoạt động xuất khẩu gạo mà nước ta đã đạt được những kết quả đáng mừng. Chương III: Đánh giá chung và những kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo của Việt Nam. 3.1. Đánh giá chung 3.1.1. Những tồn tại trong ngành hàng xuất khẩu gạo hiện nay Mặc dù thời gian vừa qua hoạt động xuất khẩu ngành gạo đã có được những kết quả đáng mừng xong cũng vẫn còn tồn tại một số vấn đề đáng được quan tâm: Một là, nông dân sản xuất nhỏ, phân tán nên không có năng lực mặc cả, chịu thiệt thòi: bởi đây vẫn là các thức sản xuất truyền thống của bà con nông dân. Việc sản xuất nhỏ lẻ dẫn việc không thể thống nhất trong quản lý về giống lúa, mùa vụ, cũng như áp dụng các giải pháp kỹ thuật. Đặc biệt rất khó cho các doanh nghiệp khi thu mua Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 30
  • 31. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế lúa gạo, và trong việc phân loại chất lượng lúa gạo để chế biến bảo quản và đem xuất khẩu. Khắc phục nó thì chúng ta nên tập trung sản xuất thành từng vùng mà các hộ nông dân vẫn tham gia vào những vùng sản xuất đó trên chính mảnh ruộng của mình. Khi đã tham gia vào thị trường hội nhập nếu chúng ta không thay đổi phương thức sản xuất thì chúng ta sẽ dễ bị đào thải. Hai là, tổ chức kênh hàng có nhiều trung gian và thiếu điều phối hiệu quả do đó khả năng truyền thông tin kém, không khuyến khích mua bán theo chất lượng. Việc chúng ta phải qua nhiều trung gian vì chúng ta không chủ động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm bạn hàng do vậy sẽ phải chia sẻ lợi ích với trung gian, mặt khác không tự tăng quy mô sản xuất cho mình cũng như không mở rộng được thị trường. Ba là, năng lực đàm phán ký kết hợp đồng còn yếu do hiệp hội lương thực hoạt động còn non yếu nên một số hợp đồng ký với giá thấp không phù hợp với giá trị thị trường trong nước. Khi đó để không bị vi phạm hợp đồng, các doanh nghiệp đề nghị chính phủ hạn chế xuất khẩu để giảm giá mua của nông dân. Đây có lẽ là cách làm thiếu khoa học và sự thông minh. Tồn tại này cũng là do chúng ta chưa có kinh nghiệm trên thương trường nên chưa dự báo trước được hết những biến động của thị trường về giá cả, điều kiện…. 3.1.2. Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm của xuất khẩu gạo 3.1.2.1.Đánh giá chung Câu hỏi đặt ra là ngành sản xuất lúa gạo của chúng ta có thể đảm bảo tiếp tục xuất khẩu như dự báo mang tính kế hoạch, trong khi có rất nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến người sản xuất và môi trường rất cần các chính sách hỗ trợ điều tiết kinh tế xã hội ngoài các chính sách hỗ trợ về kỹ thuật và đầu vào sản xuất mà nhà nước đang tập trung hiện nay. Giá lương thực tăng cao là cơ hội đối với nước xuất khẩu gạo như Việt Nam, tuy vậy chúng ta cũng có những mối lo ngại về xuất khẩu gạo do hệ thống sản xuất và lưu thông gặp nhiều khó khăn về thể chế tổ chức và chia sẻ lợi nhuận cần được tháo gỡ. Để đảm bảo ưu thế cạnh tranh trong xuất khẩu gạo cần giải quyết hai vấn đề là đảm bảo chất lượng và nâng cao năng suất lao động của người nông dân sản xuất lúa, Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 31
  • 32. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế có liên quan đến vấn đề quy mô sản xuất của họ. Đây là những vấn đề còn ít được nghiên cứu và chưa có giải pháp cụ thể. Lúa gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu chủ yếu tập trung ở đồng bằng Sông Cửu Long. Tỷ suất lúa hàng hóa đạt 80 – 85% tổng sản lượng. Lúa hàng hóa phần lớn được nông dân bán cho các lái thu gom tại địa phương, bán trực tiếp cho các doanh nghiệp rất ít ( chỉ 0,9% số hộ bán trực tiếp cho các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh xuất khẩu gạo). Người trồng lúa thường không có khả năng dự trữ và khả năng mặc cả nên thường bị thua thiệt. Chẳng hạn khi giá lúa xuất khẩu là 1000 USD/tấn thì giá lúa thu mua tối thiểu cũng phải 8000 đồng/kg nhưng thực tế giá tại thị trường đồng bằng Sông Cửu Long cũng chỉ là 5400 đồng/kg. Phần lợi nhuận này chủ yếu nằm trong tay tư thương, chủ vựa lúa có năng lực tích trữ và hưởng lợi từ thị trường. Việc phân chia lợi nhuận không công bằng trong ngành hàng như vậy sẽ không khuyến khích nông dân tiếp tục sản xuất lâu dài được. Chính sách quy định giá sàn thu mua thóc gạo của nhà nước mang tính hành chính như hiện nay chỉ mang tính hình thức vì nhà nước không có khả năng kiểm soát. Tăng cường năng lực cho các tổ chức nông dân để có khả năng mặc cả là giải pháp hữu hiệu lâu dài của nông dân sản xuất lúa chuyên nghiệp. Hơn nữa với xu hướng tăng giá các vật tư đầu vào nhanh do lạm phát phi mã như hiện nay, nguy cơ về tăng giá thành sản xuất, giảm lợi nhuận của người sản xuất sẽ dẫn đến nông dân rơi vào cảnh nợ nần do đến 95% người dân hoạt động với phương thức vay trước trả sau vào thời vụ thu hoạch. Hầu hết nông dân phải bán vào thời vụ thu hoạch do vậy không bao giờ có được giá cao bán cao. Để nông dân có thể yên tâm sản xuất cần có biện pháp chính sách cấp bách để ổn định giá vật tư đầu vào, nếu không thu nhập thực tế của hộ sản xuất có xu hướng giảm đi. Phân tích hoạt động của thị trường lúa gạo trong nước cho thấy nguyên nhân tăng giá lương thực trong nước vừa qua chủ yếu do đầu cơ và hệ thống phân phối kém và nhà nước ít có khả năng điều tiết hơn là do thiếu lương thực. Các nghiên cứu của thế giới cũng chỉ ra rằng thị trường lương thực cần có điều tiết của nhà nước để ổn định giá, nếu để thị trường tự do sẽ có mức biến động giá ngày càng tăng. Vấn đề điều tiết chỉ có thể thực hiện được thông qua các thể chế tổ chức trong ngành hàng lúa gạo. Như vậy, cần có sự liên kết trong quan hệ giữa nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân trong mọi chính sách thị mới thấy được tính Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 32
  • 33. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế hiệu quả của nó. 3.1.2.2. Bài học kinh nghiệm về xuất khẩu gạo Vì sự thiếu kinh nghiệm, cũng như không có khả năng dự đoán được những biến động của thị trường, giá cả…dẫn đến chúng ta đã mắc phải một số sai lầm cũng là bài học đắt giá cho xuất khẩu gạo. Đó là khi giá gạo lên cao đến đỉnh điểm, trên 1000 USD/tấn thì Việt Nam lại ngừng xuất khấu. Giá gạo cao có thể coi là một cơ hội kinh doanh lớn vậy mà chúng ta đã bỏ qua cơ hội lợi nhuận khổng lồ này. Thứ hai là dự báo sẽ sản lượng xuất khẩu gần 4 triệu tấn gạo trong năm 2008 nhưng sau khi được mùa vụ hè thu thì chúng ta còn dư thừa và có khả năng xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, với dự báo ban đầu đã kiến các doanh nghiệp được giao chỉ tiêu thu mua ít, các doanh nghiệp khác lại không giám thu mua. Thứ ba là gần sáu tháng đầu năm 2008, sản lượng xuất khẩu gạo ước đạt 2,2 triệu tấn, tăng 19% về lượng và gấp 2 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2007. Đáng lẽ với lượng gạo xuất khẩu như vậy, kim ngạch thu về phải trên 1,7 tỷ USD, nhưng thực tế chỉ đạt gần 1,2 tỷ USD. Đây đều là bài học đắt giá cho cả doanh nghiệp xuất khẩu gạo và sự quản lý dự báo của nhà nước. 3.2.Kiến nghị giải pháp 3.2.1.Giải pháp trước mắt • Tạm thời quản lý xuất khẩu bằng hạn ngạch hoặc giấy phép tự động đối với mặt hàng gạo xuất khẩu để tránh xuất khẩu ồ ạt gây biến động giá gạo trong nước. • Chính quyền ở từng tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu long lên ngay kế hoạch hỗ trợ nông dân sản xuất vụ lúa thứ 3 trong năm các năm. Cụ thể hỗ trợ thông tin về giống, kỹ thuật, về vay vốn. Theo ý kiến của các nhà nông học thì vụ thứ 3 này chỉ nên trồng loại lúa ngắn ngày với chu kỳ sống của lúa chỉ 80 – 90 ngày, đây là loại lúa cao sản, chất lượng trung bình nhưng năng suất cao, kháng rầy tốt, không nên đầu tư trồng loại gạo đặc sản với chu kỳ trồng dài ngày. • Bộ NT&PTNT cùng với hiệp hội Lương Thực Việt Nam sớm xúc tiến với Thái Lan để bàn thực hiện yêu cầu của họ là cùng với Việt Nam thành lập tổ chức Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 33
  • 34. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế xuất khẩu gạo nhằm nâng cao hiệu quả thị trường cung cấp gạo quốc tế. • Tăng cường tài trợ gián tiếp mà WTO cho phép để phát triển ổn định sản xuất lúa của Việt Nam: đầu tư vào nghiên cứu và phát triển giống lúa, đầu tư nghiên cứu giảm tổn thất lúa, đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển cây lúa nói riêng và nông nghiệp nói chung. • Hỗ trợ các nhà khoa học sớm đưa ra các đánh giá tác động về việc năm 2009 theo lộ trình cam kết WTO Việt Nam cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được tham gia vào hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam. Cần có một giải pháp đồng bộ trong ngành hàng gạo xuất khẩu: cải tiến tiêu chuẩn trồng lúa theo 3 giảm 3 tăng và nâng tính cạnh tranh trong xuất khẩu bằng cách giúp người nông dân chất lượng, đổi mới cách tiếp thị gạo, phát triển quản lý bằng cách tối ưu hóa hệ thống kinh doanh gạo của nông dân – nhà máy xay lúa – nhà xuất khẩu, coi trọng phát triển kho vận và phương tiện kinh doanh nhằm hạ giá thành trong khâu kho vận và gia tăng hiệu quả phân phối ở thị trường trong và ngoài nước. 3.2.2. Giải pháp trung hạn và dài hạn • Nâng cao năng lực dự báo về sự biến động của thị trường trong và ngoài nước để nắm chắc sự diễn biến tình hình cung cầu, giá cả… làm cơ sở đưa ra các quyết sách ở tầm vĩ mô và quyết định kinh doanh ở các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. • Nhà nước và cấp chính quyền ở ĐBSCL, phải kiểm soát chặt chẽ và toàn diện các KCN và sân golf ở vùng này.Vì hiện nay theo thông tin các KCN đã gây ô nhiễm môi trường cũng như mở rộng diện tích làm thu hẹp diện tích đất sản xuất và gây tác động xấu đến việc trồng lúa. • Xây dựng hệ thống kho dự trữ quốc gia hiện đại ở ngay vùng ĐBSCL, vừa làm chức năng dự trữ, vừa tham gia vào quá trình nâng cấp cơ sở hạ tầng Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 34
  • 35. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế kinh doanh gạo theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp. • Tổ chức nghiên cứu giúp nông dân giảm chi phí sản xuất lúa, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng thu nhập. • Hỗ trợ đầu tư cho công cuộc cơ giới hóa khâu cày cấy, đặc biệt là khâu thu hoạch lúa sẽ giảm tổn thất. Theo các chuyên gia nếu giảm tổn thất lúa ở khâu thu hoạch xuống ½ so với hiện nay thì Việt Nam sẽ có thêm cả triệu tấn gạo xuất khẩu. Trên đây là một số giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo diễn ra mạnh mẽ hơn. Để thực hiện được những kiến nghị này cái quan trọng là phải hiểu hiện nay chúng ta đang ở đâu? Đang ở vị trí nào trên thương trường ? Từ đó mới đưa ra được chính sách phù hợp với từng giai đoạn, từng thị trường, từng doanh nghiệp. C. KẾT LUẬN Có thể thấy các chính sách trên trong thời gian qua đã được triển khai. Nó đã mang lại một số lợi ích đáng kể cho người nông dân cũng như các doanh nghiệp thu mua. Tạo cho họ được lòng tin vào sản xuất và kinh doanh, mang lại giá trị cao hơn. Xong việc thực hiện những chính sách này sẽ chỉ mang lại được tính hiệu quả cao hơn rộng lớn hơn thì đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, các khâu, các thành phần tham gia vào sản xuất và kinh doanh lúa gạo. Vì thực tế các chính sách đó vẫn chưa được triển khai một cách đồng bộ, mà mới chỉ triển khai ở những nơi thuận lợi hoặc vùng sản xuất lớn. Đảng và chính phủ cũng đang tìm mọi cách để chính sách đến được với tận tay người dân có vậy thì lợi ích mới thực sự mang lại cho người dân. Một lần nữa chúng ta có thể khẳng định được là những chính sách này đã đang và sẽ Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 35
  • 36. Bài tiểu luận - - - o0o - - - Môn chính sách thương mại quốc tế thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới, khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam cho bạn bè năm châu biết đến. Đó là cách mà chúng ta đang hội nhập sâu hơn, lớn hơn. Qua đề án này, chúng tôi với tư cách là những sinh viên sắp năm 3, chúng tôi có thể hiểu biết hơn về chính sách mà chính phủ đưa ra trong từng giai đoạn và hiểu mình phải làm gì, cần gì trong thời đại hội nhập quốc tế. Đó là hàng trang để chuẩn bị cho bản thân chúng tôi khi ra trường. D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kinh tế ngoại thương – NXB Lao Động Xã Hội – Hà Nội 2006. 2. Slide bài giảng của cô giáo bộ môn. 3. http://www.fas.usda.gov/ 4. Website Luật Việt: http://210.245.87.59:1082/vi-VN/Home/vietnam_wto.aspx 5. http://vietbao.vn/Kinh-te/Viet-Nam-la-mot-nuoc-hang-dau-ve-xuat-khau- gao/55108852/93/ Một trong những chi phí ẩn khuất lớn nhất là chi phí của sự chậm trễ Page 36