SlideShare a Scribd company logo
1 of 45
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Xây dựng kế hoạch sản xuất cho công ty cổ phần vàng bạc đá quý
Phú Nhuận PNJ
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
Tp.HCM -08/2022
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 4
1. Tên báo cáo............................................................................................ 4
2. Tính cấp thiết của báo cáo....................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu của báo cáo:........................................................... 4
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của chuyên đề . .................................... 4
Chương 1 ................................................................................................... 5
Tổng quan về Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ.................. 5
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................ 5
1.2. Cơ cấu tổ chức..................................................................................... 9
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây... 11
Chương 2: Xây dựng kế hoạch sản xuất..................................................... 13
2.1. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch
sản xuất của công ty.................................................................................. 13
2.1.1. Đặc điểm về sản phẩm..................................................................... 13
2.1.2. Đặc điểm về thị trường .................................................................... 14
2.1.3. Đặc điểm về nhân sự ....................................................................... 15
2.1.4. Đặc điểm về Marketing ................................................................... 18
2.1.5. Đặc điểm về năng lực sản xuất......................................................... 20
2.2. Căn cứ lập kế hoạch sản xuất.............................................................. 20
2.3. Tổ chức lập kế hoạch sản xuất ............................................................ 21
2.3.1. Kế hoạch sản xuất sản phẩm............................................................ 21
2.3.2. Kế hoạch chi phí nguyên liệu........................................................... 23
2.3.3. Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp................................................ 24
2.3.4. Kế hoạch chi phí sản xuất chung...................................................... 25
2.3.5. Kế hoạch chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp .............. 26
Chương 3 ................................................................................................. 28
Giải pháp nhằm hoàn thiện kế hoạch sản xuất của công ty trong thời gian tới
................................................................................................................ 28
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
3.1. Phương hướng hoạt động của công ty đến năm 2022 ........................... 28
3.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp .......................................................... 29
3.2.1. Xây dựng chính sách sản phẩm tạo điều kiện chủ động trong công tác
xây dựng kế hoạch sản xuất....................................................................... 29
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu thị trường................... 32
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống định mức xây dựng kế hoạch sản xuất............... 35
3.2.4. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch sản
xuất.......................................................................................................... 41
3.3. Kiến nghị đối với nhà nước................................................................. 43
KẾT LUẬN.............................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 45
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MỞ ĐẦU
1. Tênbáo cáo
Xây dựng kế hoạch sản xuất cho công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú
Nhuận PNJ.
2. Tính cấpthiết của báo cáo
Với bất kỳ công ty nào, việc xây dựng kế hoạch sản xuất có vai trò rất
quan trọng. Kế hoạch sản xuất là một phần của kế hoạch kinh doanh, nó cho
biết bộ phận nào chịu trách nhiệm sản xuất, số lượng hàng hóa cần sản xuất là
bao nhiêu, chi phí tương ứng với số lượng sản phẩm được sản xuất ra cần
thiết. Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ chuyên sản xuất và
kinh doanh các sản phẩm đá quý, trang sức có giá trị và hiện công ty đã có
chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị
trường và gia tăng lợi nhuận thì việc xây dựng kế hoạch sản xuất là rất cần
thiết. Chính vì vậy, mục đíchcủa báo cáo là nhằm xây dựng một kế hoạch sản
xuất phù hợp cho công ty.
3. Mục đích nghiên cứu của báo cáo:
Tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến việc
xây dựng kế hoạch sản xuất và tổ chức lập kế hoạch sản xuất cho công ty cổ
phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ trong thời gian tới.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của chuyên đề .
+ Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động sản xuất của công ty Cổ phần vàng
bạc đá quý Phú Nhuận PNJ
+Đối tượng nghiên cứu: Kế hoạch sản xuất của công ty Cổ phần vàng
bạc đá quý Phú Nhuận PNJ.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chương 1
Tổng quan về Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
* Thông tin cơ bản
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN
(PNJ)
Tên tiếng Anh: Phu Nhuan Jewelry Joint Stock Company
Tên viết tắt: PNJ
Địa chỉ: 170E Phan Đăng Lưu – Phường 3 – Quận Phú Nhuận – Thành phố
Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3.9951703 – Fax: 08.3.9951702 – Email: pnj@pnj.com.vn
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0300521758
Mã số thuế: 0300521758
Loại hình công ty: Công ty cổ phần
Người đại diện theo pháp luật: Bà Cao Thị Ngọc Dung – Chức vụ Chủ tịch
HĐQT, Tổng giám đốc
Vốn điều lệ: 755.970.355.000 đồng (bảy trăm năm mươi lăm tỷ, chín trăm
bảy mươi triệu, ba trăm năm mươi lăm ngàn đồng)
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất kinh doanh trang sức bằng vàng, bạc, đá quý, phụ kiện thời trang,
quà lưu niệm, kinh doanh đồng hồ và mua bán vàng miếng
- Dịch vụ kiểm định kim cương, đá quý, kim loại quý
- Cho thuê nhà theo luật kinh doanh bất động sản
* Các mốc thời gian phát triển quan trọng
Giai đoạn: 1988 -1992 hình thành và xác định chiến lược phát triển
Ngày 28/04/1988, cửa hàng Kinh doanh Vàng bạc Phú Nhuận ra đời, trực
thuộc UBND Quận Phú Nhuận trong thời điểm ngành kim hoàn Việt Nam còn non
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
trẻ, chưa phát triển, thị trường còn nhiều hạn chế chính là những thách thức lớn mà
20 con người đầu tiên sáng lập ra PNJ phải vượt qua.
Năm 1992, PNJ chính thức mang tên Công ty Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận
sau hai lần đổi tên từ Cửa hàng Kinh doanh Vàng Bạc Phú Nhuận và Công ty Vàng
Bạc Mỹ Nghệ Kiều Hối Phú Nhuận, đồng thời xác định chiến lược phát triển là
nhà sản xuất kinh doanh trang sức chuyên nghiệp. Tại thời điểm này, PNJ còn mở
rộng hoạt động bằng việc sáng lập Ngân hàng Đông Á với tỷ lệ vốn góp 40%.
Giai đoạn 1993 – 2000: Tăng tốc mở rộng mạng lưới và ngành nghề.
Năm 1994, PNJ thành lập Chi nhánh Hà Nội, mở đầu cho chiến lược mở
rộng hệ thống tại các tỉnh, thành phố lớn trên toàn quốc về sau như Chi nhánh Đà
Nẵng được khai trương năm 1998, Chi nhánh Cần Thơ được khai trương năm
1999, hệ thống phân phối PNJ luôn được mở rộng không ngừng.
Giai đoạn này cũng mang đậm dấu ấn trong công tác xây dựng thương hiệu
chuyên nghiệp của PNJ, nữ trang PNJ bắt đầu xuất khẩu. Chỉ sau vài năm từ lúc
thành lập, trang sức thương hiệu PNJ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, được
người tiêu dùng tin yêu và khẳng định uy tín của mình. Với các danh hiệu và giải
thưởng đạt được: Chứng nhận danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, đón
nhận Huân chương Lao động Hạng 3, Huân chương Lao động Hạng 2, PNJ còn
được tổ chức DNV cấp chứng nhận Hệ thống Quản trị Chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO
Giai đoạn 2001 – 2004:đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và thực hiện cổ
phần hóa.
Năm 2001, Nhãn hiệu PNJSilver chính thức ra đời đáp ứng nhu cầu làm đẹp
cho các bạn trẻ yêu thích trang sức song song với việc tiếp tục phát triển mạnh mẽ
nhãn hàng trang sức vàng PNJ bằng nhiều chương trình tiếp thị gây tiếng vang với
sự bảo trợ của Hội đồng vàng thế giới.
Ngày 2/1/2004: PNJ chính thức cổ phần hóa, chuyển đổi từ doanh nghiệp
kinh tế Đảng thành Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận. Cũng trong
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
thời gian này, PNJ đạt danh hiệu Top 500 Doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Châu Á –
Thái Bình Dương và đón nhận Huân chương Lao động Hạng nhất.
Giai đoạn 2005 – 2008: Tái tung thương hiệu và phát triển nhãn hàng
cao cấp.
Đây là giai đoạn phát triển khá mạnh mẽ của PNJ trên mọi mặt. Đặc biệt là
trong công tác phát triển thương hiệu và sản phẩm mới, được đánh dấu bằng các sự
kiện PNJSilver tái tung hình ảnh mới. Nhãn hiệu trang sức CAO Fine Jewellery
chính thức ra đời. PNJ là nhà tài trợ trang sức và vương miện cho cuộc thi Hoa hậu
Hoàn vũ 2008 tổ chức tại Việt Nam. Và ngày 3/4/2008, PNJ chính thức công bố
thay đổi logo mới nhân kỷ niệm 20 năm thành lập và phát triển với hình ảnh
chuyên nghiệp, hiện đại hơn, xứng tầm cho chặng đường mới.
PNJ trở thành một trong 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo công bố
của UNDP và vinh dự đón nhận danh hiệu cao quý do Chủ tịch nước trao tặng:
Huân chương Độc lập Hạng ba.
Tháng 3/2009, cổ phiếu PNJ chính thức niêm yết tại HOSE, tăng vốn điều lệ
lên 400 tỷ đồng.
Tháng 8/2009 thành lập Công ty TNHH MTV Thời trang CAO cùng với
việc bổ sung ngành kinh doanh đồng hồ của các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới tại hệ
thống PNJ. PNJ cũng là nhà tài trợ trang sức cho cuộc thi Hoa hậu Trái đất năm
2010 được tổ chức tại Việt Nam. Với 142 cửa hàng, PNJ trở thành công ty có hệ
thống bán lẻ trang sức lớn nhất Việt Nam.
Năm 2010, PNJ được Chính phủ công nhận là thương hiệu quốc gia, đón
nhận giải vàng Chất lượng quốc gia, là 1 trong 3 doanh nghiệp Việt Nam nhận giải
thưởng chất lượng châu Á – Thái Bình Dương và được Plimsoll công bố là công ty
xếp thứ 16 trong top 500 công ty nữ trang lớn nhất thế giới. PNJ là công ty Việt
Nam duy nhất có mặt trong bảng xếp hạng này.
Tháng 3/2011, PNJ khởi công xây dựng Xí nghiệp Nữ trang PNJ hiện đại
nhất Việt Nam, đồng thời không ngừng nâng cấp quy mô hệ thống phân phối,
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
khánh thành các trụ sở và khai trương các trung tâm kim hoàn tại Kiên Giang, Bình
Dương, Biên Hòa, Hà Nội….
Thời điểm 2011 cũng là lúc PNJ chuẩn bị xây dựng chiến lược cho giai đoạn
2012-2017.
Giai đoạn 2012 – 2017: Tái cấu trúc để phát triển trường tồn.
Xác định cần phải tái cơ cấu lại chiến lược và bộ máy hoạt động để phát
triển trường tồn, năm 2012, PNJ thuê tư vấn nước ngoài để chuẩn hóa hệ thống
quản trị theo chuẩn quốc tế. Trước khi mời tư vấn vào, PNJ đã tổ chức những buổi
hội thảo để mọi người thấy được sự cần thiết của sự thay đổi. PNJ đã nhận ra
những điều chưa tốt đang cản trở phát triển và kết luận phải thay đổi để không tụt
hậu.
Ngày 18/10/2012, PNJ đã khánh thành Xí nghiệp nữ trang PNJ sau thời gian
gần 18 tháng thi công. Với tổng vốn đầu tư là 120 tỷ đồng, có công suất sản xuất
đạt trên 4 triệu sản phẩm/năm, XN Nữ trang PNJ được đánh giá là một trong
những xí nghiệp chế tác nữ trang lớn nhất khu vực Châu Á.
Năm 2013 là năm đánh dấu những sư kiện quan trọng trong chiến lược phát
triển thương hiệu của PNJ. Ngày 12/1/2013, PNJ đã khánh thành Trung tâm trang
sức, kim cương và đồng hồ lớn nhất trên toàn hệ thống tại 52A- 52B Nguyễn Văn
Trỗi, Q. Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh, được xem là một trong những trung tâm
trang sức, kim cương lớn nhất tại thị trường Việt Nam.
Ngày 10/09/2013, PNJSilver đã chính thức tái định vị nhãn hàng, ra mắt bộ
nhận diện thương hiệu mới, mở ra một “Thế giới Nàng tỏa sáng” với sắc tím thời
trang cùng những đột phá trong chiến lược phát triển sản phẩm và thương hiệu.
Song song đó, thương hiệu trang sức vàng PNJ công bố thông điệp mới “Tôn vinh
giá trị đích thực” với mục đích tôn vinh những giá trị “vàng”, những phẩm chất cao
quý của người phụ nữ trong xã hội hiện đại ngày nay trên nền tảng kế thừa hài hòa
với các giá trị truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
Năm 2014, PNJ đã mở hàng loạt TTKH ở các tỉnh thành VN …nâng tổng số
cửa hàng bán lẻ trang sức lên đến gần 200 cửa hàng trong toàn quốc.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Kết quả kinh doanh vượt trội của năm 2014 chính là kết quả tái cấu trúc
công ty thành công, hướng đến mục tiêu phát triển trường tồn, đưa PNJ trở thành
công ty chế tác và bán lẻ trang sức.
1.2. Cơ cấu tổ chức
(Nguồn:Báo cáo tài chính thường niên PNJ năm 2017)
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của PNJ
* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty
Phòng Kinh doanh
- Giám sát và kiểm tra hoạt động hệ thống kinh doanh vàng và bạc trong hệ
thống, đảm bảo các hoạt động của công ty được an toàn, hiệu quả, phù hợp với các
quy định của pháp luật và công ty.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Nghiên cứu, phân tích hoạt động của hệ thống kinh doanh vàng và bạc;
tham mưu cho Tổng Giám Đốc chiến lược hoạt động kinh doanh của Công ty.
Phòng Sản xuất
- Tham mưu cho Tổng Giám Đốc về chiến lược đầu tư máy móc thiết bị
- Giám sát, kiểm tra trong lĩnh vực kỹ thuật- sản xuất và hoạt động chất
lượng
- Nghiên cứu, thực hiện công tác cải tiến hệ thống chất lượng của toàn Công
ty
- Triển khai phòng cháy chữa cháy toàn công ty.
Phòng Tài chính, Công nghệ Thông tin và Giám sát Nội bộ
- Giám sát và quản lý tài chính toàn công ty
- Nghiên cứu, phân tích hoạt động tài chính và kinh doanh theo từng thời
điểm nhằm kịp thời điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, chiến lược trong hoạt động
kinh doanh của Công ty
- Điều hành bộ phận tin học xây dựng các chương trình quản lý hoạt động
của công ty
- Tư vấn về hướng phát triển công nghệ thông tin của Công ty do Ban Tổng
Giám Đốc
- Xây dựng, bảo trì và nâng cấp phần mềm quản lý mới cho Công ty
- Quản lý duy trì hệ thống mạng, phần cứng máy tính chạy ổn định trong
toàn Công ty
Phòng Đầu tư- Phát triển, Marketing
- Nghiên cứu và tham mưu cho Tổng Giám Đốc về chiến lược đầu tư phát
triển toàn Công ty
- Phụ trách lĩnh vực hoạt động đầu tư bao gồm:
- Giám sát, chỉ đạo theo dõi trực tiếp các kế hoạch và dự án đầu tư Khóa
luận tốt nghiệp.
- Phân tích báo cáo về hiệu quả hoạt động của dự án đầu tư và các nhiệm
vụ được phân công trước Tổng Giám Đốc
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, các nhãn hiệu con
- Nghiên cứu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, phát triển sản phẩm mới tham
mưu cho công tác xây dựng chiến lược và các dự án phát triển.
- Thống kê, tổng hợp, phân tích tình hình hoạt động của công ty. Tham gia
xây dựng kế hoạch hoạt động của công ty.
Phòng Quản trị Nhân sự
- Đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực cần thiết về số lượng và chất lượng các
hoạt động và mục tiêu của công ty.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả, để có những nhân viên
với kỹ năng thích hợp cho nhu cầu hiện tại và tương lại của công ty.
- Duy trì và quản lý nguồn nhân lực dài hạn, đề ra các biện pháp để xây
dựng mới môi trường làm việc thích hợp nhân viên.
- Cung cấp các dịch vụ hành chính, đảm bảo việc quản lý và điều hành Công
ty: lưu trữ, luân chuyển hồ sơ và thông tin quản lý trong các cấp của Công ty; làm
các thủ tục liên quan đến pháp luật và bảo quản các hồ sơ pháp lý về các hoạt
động của Công ty.
- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đảm bảo cho các hoạt động của công ty: cơ
sở vật chất, tiện nghi và phương tiện làm việc, dịch vụ thư ký, bưu chính, sao
chụp… công tác phục vụ.
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của PNJ giai đoạn 2015- 2017
ĐVT:triệu đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
So sánh
2016/2015
So sánh 2017/2016
Chênh
lệch
Tỷ lệ
Chênh
lệch
Tỷ lệ
Doanh thu thuần 7.697.947 8.564.590 10.976.836 866.643 11,26 2.412.246 28,17
Lợi nhuận gộp 1.138.350 1.411.293 1.911.963 272.943 23,98 500.670 35,48
Lợi nhuận trước
thuế
200.173 590.627 907.379 390.454 195,06 316.752 53,63
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Lợi nhuận sau
thuế
159.619 450.488 724.856 290.869 182,23 274.368 60,90
Tỷ suất lợi
nhuận
gộp/Doanh thu
15,00% 16,22% 17,42% 0,01 8,13 0,01 7,40
Lợi nhuận sau
thuế/Doanh thu
2,00% 5,26% 6,60% 0,03 163,00 0,01 25,48
(Nguồn:Báo cáo thường niên của PNJ các năm 2015 – 2017)
Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của PNJ giai đoạn 2015 – 2017 có
thể thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của công ty. Doanh thu và lợi nhuận luôn có mức
tăng trưởng cao. Cụ thể:
Doanh thu thuần năm 2016 đạt 8.564.590 triệu đồng, tăng 11,26% so với
năm 2015; đến năm 2017 doanh thu thuần của PNJ là 2.412.246 triệu đồng, tăng
28,17%.
Lợi nhuận gộp của công ty cũng có mức tăng trưởng khá. Năm 2016, lợi
nhuận gộp đạt 1.411.293 triệu đòng, tăng 23,98% thì đến năm 2017 tăng lên
1.911.963 triệu đồng, tăng 35,48% so với năm 2016.
Do đó, lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2016 đạt mức tăng kỷ lục
182,23%, tăng 290.869 triệu đồng so với năm 2015; năm 2017 đạt 724.856 triệu
đồng, tăng 274.368 triệu đồng so với năm 2016, tăng 60,90%.
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu của công ty năm 2015 đạt 15% thì đến
năm 2017 đạt 17,42%. Cùng với đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu tăng
từ 2% lên 6,60% trong giai đoạn 2015 – 2017.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chương 2: Xây dựng kế hoạch sản xuất
2.1. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch
sản xuất của công ty.
2.1.1. Đặc điểm về sản phẩm
Hiện nay, PNJ đang cung cấp 4 dòng nhãn hiệu trang sức bao gồm: PNJ
Gold, PNJ Silver, CAO Fine Jewellery, Jemma.
* Nhãn hiệu PNJ Gold
Nhãn hiệu PNJ Gold ra đời năm 1988. Đặc điểm của dòng nhãn hiệu này là
được làm từ vàng và đá quý với những thiết kế đột phá mang tính tiên phong, góp
phần tôn vinh vẻ đẹp, sự sang trọng và đẳng cấp của người tiêu dùng Việt.
Các sản phẩm trang sức vàng mang thương hiệu PNJ luôn có sự kết hợp hài
hòa giữa vẻ đẹp sang trọng và độc đáo, thời trang và hiện đại, với mỗi chi tiết đều
được thổi hồn sống động bởi các nhà thiết kế tài năng và đôi bàn tay khéo léo của
người thợ kim hoàn lành nghề, nhằm đảm bảo cho sản phẩm độ tinh xảo và tính
thẩm mỹ cao, đáp ứng thị hiếu của mọi đối tượng khách hàng.
* Nhãn hiệu PNJ Silver
Nhãn hiệu PNJ Siver bắt đầu xuất hiện trên thị trường trang sức Việt Nam
vào năm 2001. Đặc điểm của PNJSilver bao gồm những trang sức bạc và phụ kiện
đa dạng, mới lạ, màu sắc hồng tím thời trang và năng động, Đối tượng mà dòng
nhãn hiệu này hướng đến là giới trẻ với gu thời trang hiện đại, năng động.
* Nhãn hiệu CAO Fine Jewellery
Ra đời từ năm 2005, CAO Fine Jewellery từng bước chinh phục những
khách
hàng đẳng cấp bởi chính sự khác biệt độc đáo của một thương hiệu cao cấp.
Sản phẩm của CAO Fine Jewellery được chế tác từ vàng 18K cùng những viên kim
cương, đá quý, bán qúy có màu sắc sống động - tất cả đều được đảm bảo về độ
chiếu sáng cùng giác cắt mài tinh tế từ những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực cắt
mài đá quý hay trong lĩnh vực kiểm định trên thế giới.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Các trung tâm trang sức cao cấp của CAO luôn tọa lạc tại khu mua sắm sang
trọng nhất Sài Gòn, Hà Nội đã cho thấy tầm nhìn chiến lược đúng đắn của CAO
Fine Jewellery trên con đường chinh phục những khách hàng đẳng cấp cũng như
trong việc cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu trang sức quốc tế đang hiện
diện tại Việt Nam.PNJSilver tự hào là thương hiệu trang sức dễ dàng được nhận
diện tại nhiều trung tâm mua sắm trên khắp các tỉnh thành Việt Nam, đáp ứng cơn
khát trang sức thời trang của giới trẻ, nhóm đối tượng khách hàng chính mà
PNJSilver hướng tới.
* Nhãn hiệu Jemma
Được khơi nguồn từ trào lưu phụ kiện thời trang đang ngày càng rầm rộ trên
thế giới, Jemma là nhãn hàng trang sức phụ kiện cao cấp ra đời từ cuối năm 2009.
Với định hướng phát triển là một nhãn hàng trang sức phụ kiện thời trang cao cấp,
hiện đại, Jemma như một lựa chọn mới mẻ mang lại sự thanh lịch, quý phái cho
phái đẹp. Tất cả sản phẩm Jemma đều được thiết kế theo phong cách hiện đại, cập
nhật các xu hướng thời trang mới nhất trên nền chất liệu đa dạng từ bạc, hợp kim
cao cấp cùng các loại đá bán quý rực rỡ sắc màu, để tạo nên những sản phẩm trang
sức thời trang độc đáo, không chỉ thể hiện đẳng cấp, gu thẩm mỹ tinh tế mà còn
mang đến niềm tự hào cho người sở hữu.
2.1.2. Đặc điểm về thị trường
Theo báo cáo của Hội đồng vàng thế giới, nhu cầu vàng trang sức trên toàn
thế giới năm 2017 tăng trưởng 4% so với năm 2016 và đạt mức 2135.5 tấn. Trong
đó, nhu cầu ở thị trường Việt Nam tăng 7% so với năm 2016 và đạt mức 16,5 tấn,
đặc biệt tăng mạnh ở giai đoạn quý 4 năm 2017.
Những số liệu trên cho thấy, thị trường bán lẻ nói chung và thị trường bán lẻ
trang sức Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng và tiếp tục tăng trưởng mạnh
trong những năm sắp tới. Đặc biệt, lượng cầu trang sức vàng Việt Nam có mức
tăng trưởng cao hơn năm 2016 trong khi các nước khác trong khu vực đều giảm.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Truyền thống lâu đời hàng ngàn năm qua khiến người dân Việt Nam có "tình
cảm" đặc biệt với vàng. Vàng vừa là trang sức, vừa là kênh đầu tư giúp tích lũy tài
sản, lại vừa là “của hồi môn”.
Cũng giống như Ấn Độ hay Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ vàng tại Việt Nam
luôn ở mức cao. Điều này rất dễ thấy khi lướt qua những con phố bán vàng như
Hàng Bạc tại Hà Nội hay những cửa hàng vàng bạc dọc khắp Sài Gòn.
Thị trường quy mô rộng lớn nhưng lại chưa có một doanh nghiệp nào tại đây
đóng vai trò người dẫn đầu. Nếu tại thị trường vàng miếng, Nhà nước đã lựa
chọn SJC làm doanh nghiệp độc quyền thì trên thị trường vàng trang sức, vốn có
biên lợi nhuận tốt hơn nhiều, sân chơi vẫn rộng mở.
Theo thống kê của công ty chứng khoán VCBS, thị trường vàng trang sức
hiện tại tiềm năng nhưng lại bị phân mảnh rất mạnh khi có tới 80% thị phần thuộc
về 10.000 cửa hàng bán vàng nhỏ lẻ.
Hiện tại, thị trường vàng Việt Nam còn khá phân mảnh. Trong đó PNJ hiện
tại đang chiếm 26.5% thị phần chuỗi doanh nghiệp có thương hiệu, tuy nhiên chuỗi
doanh nghiệp chỉ chiếm 20% thị phần vàng cả nước, do đó thị phần PNJ tương
đương với 5,3% thị phần toàn thị trường, cao hơn so với các doanh nghiệp nữ trang
khác (Doji, SJC, Bảo Tín Minh Châu). Về độ phủ thị trường, PNJ đã có chi nhánh
tại 47/63 tỉnh thành phố bao gồm cả thành phố lớn và thành phố cấp 2.
2.1.3. Đặc điểm về nhân sự
PNJ luôn hướng tới mục tiêu xây dựng, phát triển và duy trì một môi trường
làm việc lành mạnh, an toàn và lý tưởng cho người lao động. Trong năm 2017,
PNJ đã nhận được hàng loạt các giải thưởng cao quý, cả trên phương diện cá nhân
và tổ chức, do các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước bình chọn.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Bảng 2.2. Tình hình lao động tại PNJ
Tổng số lao
động
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh
2016/2015
So sánh
2017/2016
Số
người
Tỷ
trọng
(%)
Số
người
Tỷ
trọng
(%)
Số
người
Tỷ
trọng
(%)
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
Giới
tính
Nam 1258 38,42 1464 37,05 1861 37,45 206 16,38 397 27,12
Nữ 2016 61,58 2487 62,95 3018 60,73 471 23,36 531 21,35
Độ
tuổi
<30 1938 59,19 2415 61,12 2977 59,91 477 24,61 562 23,27
30 -40 1021 31,19 1171 29,64 1519 30,56 150 14,69 348 29,72
40 -
50
241 7,36 280 7,09 357 7,18 39 16,18 77 27,50
>50 74 2,26 85 2,15 116 2,33 11 14,86 31 36,47
Trình
độ
Cao
đẳng,
đại
học
trở lên
1852 56,57 1861 47,10 1923 38,69 9 0,49 62 3,33
Tốt
nghiệp
THPT
1422 43,43 2090 52,90 3046 61,30 668 46,98 956 45,74
Tổng 3274 100 3951 100 4969 100 677 20,68 1018 25,77
(Nguồn: Báo cáo thường niên PNJ năm 2017)
Theo số liệu về nhân sự PNJ công bố, hiện nay công ty có gần 5.000 nhân
viên làm việc ở tất cả các chi nhánh rải rác trên cả 3 miền. Số lượng nhân viên của
công ty trong giai đoạn 2015 -2017 năm sau luôn cao hơn năm trước, với tốc độ
tăng trưởng trưởng 20- 25%/năm. Năm 2015 công ty có 3.274 nhân viên thì đến
năm 2016 tăng lên 3.951 nhân viên và năm 2017 tăng lên 4.969 nhân viên.
Xét về cơ cấu lao động theo giới tính, chiếm đa số lao động là nhân viên nữ
với trên 60%. Do đa phần nhân viên của công ty là đội ngũ nhân viên bán hàng,
giới thiệu sản phẩm do đó đặc thù công việc phù hợp với phái nữ.
Cũng chinh vì lí do trên, độ tuổi của lao động tại PNJ khá trẻ, chiếm đa số là
lao động dưới 30 tuổi với gần 60%. Tiếp đến là nhóm lao động từ 30 – 40 tuổi với
khoảng 30%. Chỉ còn 10% còn lại là lao động trên 40 tuổi.
Xét về trình độ lao động, nhóm lao động tốt nghiệp THPT chiếm tỷ lệ đa số
trên tổng số lao động của công ty. Tuy nhiên điều này khá phù hợp với cơ cấu nhân
sự của công ty khi chủ yếu là nhân viên bán hàng, công việc không cần trình độ
cao. Nhưng điều này không có nghĩa là PNJ thiếu một lực lượng lao động có trình
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
độ. Bởi chiếm tới gần 40% là lao động có trình độ tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở
lên.
Như vậy, xét về trình độ và độ tuổi lao động ở PNJ, công ty đang có những
thế mạnh khi sở hữu một lực lượng lao động trẻ, có trình độ và phù hợp với đặc thù
sản xuất kinh doanh của công ty. Để tiếp tục phát triển những ưu thế về nguồn
nhân sự nêu trên, công ty PNJ cũng luôn quan tâm đến vấn đề phát triển và đào tạo
nguồn nhân lực, bên cạnh đó là cung cấp những chế độ đãi ngộ khuyến khích
người lao động hợp lý.
Với chiến lược phấn đấu đưa PNJ trở thành một “Tổ chức không ngừng học
tập”, năm 2017 là năm mà PNJ đầu tư mạnh tay vào hoạt động đào tạo và phát
triển nhân tài, gần 5 tỷ đồng được chi cho chi phí đào tạo, nâng số lượt nhân viên
tham gia đào tạo từ 3.652 năm 2016 lên 7.883 năm 2017, tăng 116%
(ĐVT:triệu đồng)
Sơ đồ 2.2. Chi phí đào tạo phát triển nhân lực của PNJ
PNJ hiểu rõ và đánh giá cao tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ công nhân
viên của công ty. Vì vậy, PNJ luôn nỗ lực không ngừng để tạo ra một môi trường
làm việc lành mạnh cũng như đảm bảo điều kiện tốt nhất về mặt kinh tế cho người
lao động. 4 năm liên tiếp nằm trong bảng xếp hạng “100 nơi làm việc tốt nhất Viêt
Nam” (năm 2014, 2015, 2016, 2017), PNJ được đánh giá cao về chính sách lương
2197
3257
6636
2005
4239
4667
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
năm 2015 năm 2016 năm 2017
Ngân sách
Chi phí thực tế
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
thưởng công bằng và minh bạch cũng như mức lương thưởng hấp dẫn và cạnh
tranh. PNJ có chính sách lương thưởng cho người lao động dựa trên hiệu quả công
việc được xây dựng một cách toàn diện, tạo cơ hội công bằng để phát triển cho
toàn thể nhân viên.
Hàng năm, kết quả thực hiện các chỉ tiêu KPI và các chỉ tiêu trong Bộ chỉ
tiêu năng lực lõi của từng cấp bậc được báo cáo và đánh giá để làm cơ sở cho việc
đánh giá thăng tiến và chính sách lương thưởng cho từng cá nhân. Đồng thời, hệ
thống các chỉ tiêu KPI và Bộ chỉ tiêu năng lực lõi của từng cá nhân cũng được theo
dõi và đánh giá để phát hiện ra các cá nhân có năng lực giúp phòng nhân sự có cơ
sở xây dựng một lộ trình phát triển phù hợp cho từng nhân viên. Mô hình HRBP
PNJ hiểu rõ và đánh giá cao tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ công nhân viên của
công ty. Vì vậy, PNJ luôn nỗ lực không ngừng để tạo ra một môi trường làm việc
lành mạnh cũng như đảm bảo điều kiện tốt nhất về mặt kinh tế cho người lao động.
4 năm liên tiếp nằm trong bảng xếp hạng “100 nơi làm việc tốt nhất Viêt Nam”
(năm 2014, 2015, 2016, 2017), PNJ được đánh giá cao về chính sách lương thưởng
công bằng và minh bạch cũng như mức lương thưởng hấp dẫn và cạnh tranh. PNJ
có chính sách lương thưởng cho người lao động dựa trên hiệu quả công việc được
xây dựng một cách toàn diện, tạo cơ hội công bằng để phát triển cho toàn thể nhân
viên. Không chỉ đảm bảo về mặt lương thưởng và phúc lợi cho người lao động,
PNJ còn không ngừng tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao tinh thần cho người
lao động như ngày hội văn hóa PNJ, văn hóa đọc sách PNJ, phòng tập GYM và
phòng tập Yoga phục vụ cho nhu cầu rèn luyện sức khỏe của nhân viên.
2.1.4. Đặc điểm về Marketing
Kênh phân phối là yếu tố quan trọng sống còn của hệ thống bán lẻ. Hiểu
được điều này, trong gần 30 năm qua PNJ luôn đặt tầm quan trọng vào công tác
phát triển và mở rộng mạng lưới bán lẻ của mình.
Quá trình phát triển kênh phân phối trên cơ sở đã được hoạch định theo
chiến lược phát triển 10 năm của Công ty (2012- 2022) và được thẩm định một
cách kỹ lưỡng hàng năm. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2017, hệ thống các điểm
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
bán PNJ đạt mốc 269 cửa hàng và đã phủ được 48/63 tỉnh thành. Bên cạnh việc
xây dựng và phát triển các cửa hàng của riêng mình, PNJ đã nhận thấy sự phát
triển của các kênh mua sắm hiện đại nên tiếp tục đầu tư và tăng tỷ trọng tham gia
điểm bán vào kênh MT đối với các TTTM lớn và hoạt động hiệu quả như Lotte;
Vincom, Aeone... chính vì vậy, trong 54 điểm bán mới đi vào hoạt động trong năm
2017 có đến 26 là điểm bán trên kênh MT (chiếm 48.1%).
Biểu đồ 2.3. Sô lượng cửa hàng của PNJ giai đoạn 2015 -2017
(Nguồn:báo cáo thường niên PNJ năm 2017)
Tóm lại, công tác phát triển mạng lưới bán lẻ tuy gặp nhiều thách thức, khả
năng tìm kiếm các mặt bằng đủ tiêu chuẩn của PNJ ngày càng khan hiếm do tốc độ
phát triển của ngành bán lẻ cao, nguồn cung giới hạn trong khi lượng cầu ngày
càng tăng; Chi phí thuê mặt bằng tăng theo thời gian do đó việc đàm phán hợp
đồng cũng đòi hỏi ngày một chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, bằng tất cả những nỗ
lực của mình, PNJ vẫn quyết tâm sẽ thực hiện tốt những mục tiêu mà mình đã đề ra
để đảm bảo cho sự phát triển của Công ty một cách bền vững
Bên cạnh đó, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, hoạt
động truyền thông tiếp thị và kinh doanh trực tuyến tiếp tục là mảng hoạt động
được PNJ chú trọng đầu tư và phát triển. Với 43 chiến dịch truyền thông trong
năm, Marketing online đã thu hút được 4,5 triệu lượt khách hàng đến với website
trong đó có 2.5 triệu lượt khách hàng mới truy cập đã mang lại 41% lượng khách
190
219
269
0
50
100
150
200
250
300
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số cửa hàng
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
hàng giao dịch qua kênh bán hàng điện tử góp phần cho việc thúc đẩy doanh thu
Online đạt mức 26 tỷ đồng, tăng 70% so với năm 2016 và tăng 20% so với kế
hoạch đề ra. Trong bối cảnh người tiêu dùng Việt Nam chưa quen với việc mua
sắm trang sức qua kênh mua sắm hiện đại thì kết quả trên có ý nghĩa lớn và bước
đầu cho thấy PNJ đã và đang đi đúng với xu thế của thị trường và hành vi tiêu
dùng hiện đại từ cách xây dựng chương trình, thông điệp và việc chọn lựa kênh
truyền thông hiệu quả.
2.1.5. Đặc điểm về năng lực sản xuất
Sản phẩm trang sức PNJ được sản xuất từ các nguyên liệu vàng, bạc, kim
cương, đá quý, đá Cz... được tuyển chọn kỹ lưỡng trước khi nhập mua từ hơn 100
nhà cung cấp uy tín trong và ngoài nước như Ý, Nhật, HongKong, Thái Lan...
Không chỉ vậy, quá trình sáng tạo ý tưởng và xây dựng thiết kế sản phẩm PNJ
được thực hiện qua nhiều công đoạn khác nhau (phác thảo, vẽ 2D, 3D, tạo phôi...)
dưới bàn tay tài hoa của các chuyên viên thiết kế, các nghệ nhân kim hoàn PNJ
nhằm tạo ra những sản phẩm tinh tế và sang trọng. Bên cạnh đó, Xí nghiệp nữ
trang PNJ với quy mô hơn 12.500 m2 cùng với năng lực sản xuất hơn 3,5 triệu sản
phẩm/ năm cho phép PNJ cung ứng đa dạng sản phẩm trang sức vàng, trang sức
bạc không chỉ cho thị trường trong nước mà còn đáp ứng cho các thị trường khó
tính như Đức, Mỹ, Úc... PNJ luôn nỗ lực không ngừng nhằm đảm bảo và cải tiến
chất lượng nhằm tạo ra những sản phẩm vượt trội, mỗi cá nhân trong quá trình hoạt
động đều quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, cùng nhau thực hiện sứ mệnh “mang lại
niềm kiêu hãnh cho khách hàng bằng các sản phẩm trang sức tinh tế, chất lượng
vượt trội”.
2.2. Căn cứ lập kế hoạchsản xuất
Kế hoạch sản xuất của PNJ bao gồm kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất, kế
hoạch nguyên vật liệu trực tiếp, kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp, kế hoạch chi
phí sản xuất chung, kế hoạch chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kế hoạch tiêu thụ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Là cơ sở cho tất cả các kế hoạch khác, định hướng hoạt động, chỉ đạo quá
trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Kế hoạch tiêu thụ của PNJ được lập dựa trên cơ sở:
- Tình hình doanh số tiêu thụ các kỳ trước.
- Chính sách giá cả sản phẩm, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Xu hướng phát triển của ngành trang sức, đá quý.
- Thu nhập người tiêu dùng.
- Các chính sách của nhà nước.
- Những biến động kinh tế xã hội.
Kế hoạch sản xuất
Sản xuất phải đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ, đồng thời phải đảm bảo mức tồn
kho sản phẩm tối thiểu cần thiết đảm bảo cho quá trình tiêu thu liên tục. Mức tồn
kho sản phẩm cuối kỳ tùy thuộc chủ yếu vào chu kỳ sản xuất, chu kỳ sản xuất càng
dài mức tồn kho càng lớn và ngược lại.
Kế hoạch nguyên vật liệu trực tiếp
Kế hoạch nguyên vật liệu trực tiếp được lập trên cơ sở kế hoạch sản xuất và
định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhằm xác định nhu cầu về lượng và giá
đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất và kế hoạch thanh toán tiền mua nguyên vật
liệu.
Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp
Được căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức chi phí nhân công trực tiếp
nhằm xác định thời gian lao động và chi phí nhân công cần thiết đảm bảo cho tiến
trình sản xuất. Trên cơ sở đó bố trí, tuyển dụng lao động để đảm bảo đủ cho quá
trình sản xuất trong kỳ.
2.3. Tổ chức lập kế hoạchsản xuất
2.3.1. Kế hoạch sản xuất sản phẩm
Dự báo bán hàng năm kế hoạch 2018 được xây dựng dựa trên doanh số tiêu
thụ năm 2017 và dự báo thị trường năm 2018. Theo dự báo của Hội đồng vàng thế
giới, nhu cầu trang sức vàng trên toàn thế giới năm 2018 sẽ tăng trưởng 4% so với
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
năm 2017 và đạt mức 2135.5 tấn. Trong đó, nhu cầu trang sức vàng ở thị trường
Việt Nam tăng 7% so với năm 2017 và đạt mức 16.5 tấn, đặc biệt tăng mạnh ở giai
đoạn quý 4 năm 2017. Hiện nay PNJ đang chiếm lĩnh khoảng 5,3% thị trường nội
địa, tương đương với mức 875kg. Năm 2016, số lượng vàng, trang sức của PNJ
tiêu thụ đạt được ở mức 721,4 kg.
Đối với thị trường trang sức bạc, dự báo doanh số tiêu thụ bạc của PNJ hàng
năm tăng trưởng khoảng 6,5%. Năm 2017, doanh số tiêu thụ trang sức bạc của
công ty đạt 1.245 kg. Như vậy dự đoán năm 2018, doanh số tiêu thụ trang sức bạc
có thể đạt mức 1.300 kg.
Như vậy đây là những căn cứ để PNJ xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
trong năm 2018.
Khối lượng tiêu thụ dựa trên dự báo bán hàng năm kế hoạch. Chính sách
hàng tồn kho cuối kỳ của xí nghiệp bằng 10% nhu cầu tiêu thụ của quý tiếp theo.
Khối lượng sản phẩm tồn đầu kỳ quý I được lấy từ tồn kho năm 2017, quý II tồn
cuối quý I,quý III tồn cuối quý II, quý IV tồn cuối quý III. Số lượng sản phẩm
trang sức cần sản xuất được tính tổng cộng theo nhu cầu bao gồm khối lượng tiêu
thụ và số món trang sức tồn cuối kỳ trừ đi lượng tồn đầu kỳ.
Bảng 2.3. Kế hoạch sản xuất của PNJ năm 2018
ĐVT: kg
Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý IIIQuý IV Cả năm
Sản phẩm vàng
Khối lượng tiêu thụ 240 150 170 315 875
Khối lượng sản phẩm tồn cuối kỳ 20 15 15 30 30
Tổng cộng 260 165 185 345 905
Khối lượng tồn đầu kỳ 17 20 15 15 17
Khối lượng cần sản xuất 243 145 170 330 888
Sản phẩm bạc
Khối lượng tiêu thụ 400 250 250 400 1.300
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Khối lượng sản phẩm tồn cuối kỳ 50 80 80 50 50
Tổng cộng 450 330 330 450 1.350
Khối lượng tồn đầu kỳ 50 50 80 80 50
Khối lượng cần sản xuất 400 280 250 370 1.300
(Nguồn:tác giả tự tổng hợp)
2.3.2. Kế hoạch chi phí nguyên liệu
Khối lượng vàng và bạc cần sản xuất lấy từ bảng kế hoạch sản xuất ở trên.
Định mức nguyên liệu theo định mức kỹ thuật sản xuất gạo xuất khẩu của công ty
xây dựng, tỷ lệ thu hồi phải đạt trên 99,99 % nguyên liệu đưa vào sản xuất.
Tổng lượng nguyên liệu = khối lượng cần sx +khối lượng nguyên liệu tồn
cuối kỳ - khối lượng nguyên liệu tồn đầu kỳ.
Bảng 2.4. Kế hoạch chi phí vàng, bạc nguyên liệu năm 2018
Chỉ tiêu ĐVT Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm
Sản phẩm vàng
Khối lượng vàng
cần sản xuất kg 243 145 170 330 1.300
Định mức NL lần 1,001 1,001 1,001 1,001 1,001
Vàng NL cần sản
xuất kg 243,243 145,145 170,170 330,330 1.301,300
Vàng NL tồn cuối
kỳ kg 125,370 114,530 110,000 115,050 115,050
Tổng khối lượng
vàng NL kg 368,613 259,675 280,170 445,380 1.416,350
Vàng NL tồn đầu kỳ kg 98,560 125,370 114,530 110,000 98,560
Vàng NL cần mua kg 270,053 134,305 165,640 335,380 1.317,790
Đơn giá trd /kg 914,81 913,54 913,62 913,72
Tổng tiền trđ 247.048 122.694 151.333 306.442 827.516
Sản phẩm bạc
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Khối lượng bạc cần
sản xuất kg 400 280 250 370 1.300
Định mức NL lần 1,003 1,003 1,003 1,003 1,003
Bạc NL cần sản xuất kg 401,200 280,840 250,750 371,110 1.303,900
Bạc NL tồn cuối kỳ kg 123,400 150,200 140,300 116,500 116,500
Tổng khối lượng
bạc NL kg 524,600 431,040 391,050 487,610 1.420,400
Bạc NL tồn đầu kỳ kg 105,230 123,400 150,200 140,300 105,230
Bạc NL cần mua kg 419,370 307,640 240,850 347,310 1.315,170
Đơn giá trđ/kg 11,823 11,740 11,760 11,875
Tổng tiền trđ 4.958,212 3.611,694 2.832,396 4.124,306 15.526,607
(Nguồn:tác giả tự tổng hợp)
2.3.3. Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp
Khối lượng vàng, bạc cần sản xuất lấy từ bảng kế hoạch sản xuất
Thời gian sản xuất = khối lượng gạo x định mức thời gian.
Định mức thời gian để sản xuất vàng, bạc được lấy từ bảng định mức kỹ
thuật sản xuất vàng, bạc được công ty xây dựng.
Đối với đơn giá lao động mà PNJ trả cho thợ kim hoàn là theo giá thị
trường. Cân đối các khoản chi phí và dựa vào số liệu về khoản chi cho nhân công ở
những năm trước đưa ra mức dự kiến chi phí nhân công trực tiếp năm 2018 của
PNJ như sau:
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Bảng 2.5. Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp của PNJ năm 2018
Chỉ tiêu ĐVT Quý I Quý
II
Quý
III
Quý
IV
Cả
năm
Sản phẩm vàng
Lượng vàng cần sản xuất
(kg)
kg
243 145 170 330 1.300
Định mức thời gian (h/kg) h/kg 240 240 240 240
Thời gian sản xuất (h) h 58.320 34.800 40.800 79.200 213.120
Đơn giá lao động đồng 20.000 20.000 20.000 20.000 20.000
Chi phí nhân công trđ 1.166 696 816 1.584 4.262
Sản phẩm bạc
Lượng bạc cần sản xuất
(kg)
kg
400 280 250 370 1.300
Định mức thời gian (h/kg) h/kg 235 235 235 235
Thời gian sản xuất (h) h 94.000 65.800 58.750 86.950 305.500
Đơn giá lao động đồng 18.000 18.000 18.000 18.000 18000
Chi phí nhân công trđ 1.692 1.184 1.058 1.565 5.499
Tổng cộng chi phí nhân
công
trđ 2.858 1.880 1.874 3.149 9.761
(Nguồn:tác giả tính toán)
2.3.4. Kế hoạch chi phí sản xuất chung
Căn cứ vào tình hình chi phí qua các năm để ước lượng khoản chi phí phát
sinh trong năm 2018 cần sản xuất lấy từ bảng kế hoạch sản xuất sản phẩm.
Chi phí điện = điện cần sản xuất x đơn giá
Đơn giá điện cho sản xuất 1.434 đ/kwh trong giờ bình thường, 884 đ/kwh
trong giờ thấp điểm, 2.570 đ/kwh giờ cao điểm. Chọn mức giá trung bình là
1.434đ/kwh theo mức giá này bố trí thời gian sản xuất sao cho tránh sản xuất vào
các giờ cao điểm để tiết kiệm chi phí điện năng.
Chi phí nước = nước cần xuất x đơn giá
Đơn giá nước cho sản xuất bằng 11.040đ/m3.
Chi phí sữa chữa máy bằng 0,05% doanh thu trong năm được phân bổ 80%
quý đầu năm, 20% cho quý III.
Bảng 2.6. Kế hoạch chi phí sản xuất chung của PNJ năm 2018
Chỉ tiêu ĐVT Quý I Quý
II
Quý III Quý IV Cả
năm
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Điện năng tiêu tốn kwh 15.150 12.300 13.800 19.600 60.850
Đơn giá điện bình
quân
đ/kwh 1.434 1.434 1.434 1.434 1.434
Nước cần sản xuất m3 18.900 15.100 16.200 20.500 70.700
Đơn giá nước bình
quân
đ/m3 11.040 11.040 11.040 11.040 11.040
Chi phí sửa chữa máy trđ 156 120 135 170 581
Tổng chi phí SXC trđ 386 304 334 424 1.449
(Nguồn:tác giả tính toán)
2.3.5. Kế hoạch chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi lương cán bộ dựa trên lương của kế hoạch nhân sự và các khoản cấp
dưỡng cho cán bộ
Các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp ở PNJ hàng năm đều
có phát sinh. Căn cứ vào tình hình chi phí quản lý thực tế phát sinh qua các năm và
định mức chi phí đưa ra của công ty để ước đoán cho các khoản chi này trong năm
2018.
Bảng 2.7. Kế hoạch chi phí bán hàng của PNJ năm 2018
ĐVT:triệu đồng
Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm
Chi phí vật liệu
quản lý
3200 2800 3000 10.340 19.340
Chi phí nhân
viên
9.000 8.500 8.800 373.700 400.000
Chi phí đồ
dùng văn phòng
10.500 9.800 10.000 43.969.700 44.000.000
Chi phí khấu
hao TSCĐ
1.200 1.000 1.000 3.020 6.220
Chi phí dịch vụ
mua ngoài
40.500 38.000 39.000 52.500 170.000
Chi phí bằng
tiền khác
44.000 42.000 40.000 69.000 195.000
Tổng cộng 108.400 102.100 101.800 44.478.260 44.790.560
(Nguồn:tác giả tự tính toán)
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Bảng 2.8. Kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp của PNJ năm 2018
ĐVT:triệu đồng
Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm
Chi phí vật liêu quản
lý 300 280 285 435 1.300
Chi phí nhân viên
quản lý 31.250 28.000 30.200 35.950 125.400
Chi phí đồ dùng văn
phòng 1.700 1.350 1.500 2.250 6.800
Chi phí khấu hao
TSCĐ 2.400 2.200 2.350 3.250 10.200
Thuế, phí, lệ phí
76 71 73 90 310
Chi phí dịch vụ mua
ngoài 2.000 2.125 2.200 2.175 8.500
Chi phí bằng tiền
khác 9.800 8.800 8.900 15.500 43.000
Tổng cộng
47.526 42.826 45.508 59.650 195.510
(Nguồn:tác giả tự tính toán)
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chương 3
Giải pháp nhằm hoàn thiện kế hoạchsản xuất của công ty trong thời gian tới
3.1. Phương hướng hoạt động của công ty đến năm 2022
Giai đoạn 2018 – 2022 là giai đoạn cuối hoàn thành chiến lược 10 năm 2012
– 2022, đã được HĐQT xây dựng tiếp tục giữ vững sứ mệnh “mang lại niềm kiêu
hãnh cho khách hàng bằng các sản phẩm tinh tế & chất lượng vượt trội” và tầm
nhìn 2022. “Là công ty chế tác và bán lẻ trang sức hàng đầu tại Châu Á, giữ vị trí
số 1 trong phân khúc thị trường Trung – Cao cấp tại Việt Nam”; Định hướng chiến
lược của PNJ trong giai đoạn 2018 – 2022 bao gồm:
- Là tập thể liên tục học tập. Có trách nhiệm cao với Người lao động và xã
hội.
- Có hệ thống quản trị tiên tiến và hiệu quả.
- Là một thương hiệu mạnh và được khách hàng yêu thích.
- Có sức mạnh và hiệu quả về tài chính.
Các chỉ tiêu cụ thể như sau:
- Đạt trong TOP 10 Doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh phát triển bền vững
tại Việt Nam.
- Đạt TOP 50 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam.
- Toàn Công ty được đào tạo bình quân 72h/năm.
- Có hệ thống quy trình vận hành tiên tiến và hiệu quả, tích hợp toàn bộ với
ISO 9000. ISO 14000 và ISO 27000, được tin học hóa tối đa
- Doanh thu trang sức tăng bình quân 20% /năm.
- Lợi nhuận gộp toàn Công ty tăng bình quân 20%/năm.
- Lợi nhuận sau thuế tăng bình quân 20%/năm.
- ROA tăng bình quân 5% /năm.
- ROE tăng bình quân 5%/năm.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
3.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp
3.2.1. Xâydựng chính sách sản phẩm tạo điều kiện chủ động trong công tác xây
dựng kế hoạch sản xuất
Sản xuất sản phẩm nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, thị
trường và nhằm đạt mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận .
Trong thực tế không phải bất cứ nhu cầu nào của khách hàng, thị trường cũng
được một doanh nghiệp đáp ứng thoã mãn vì quy mô, nguồn lực của doanh nghiệp
có hạn chỉ có thể tập trung cho những hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả cao
nhất. Vì vậy, để tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp đều phải có chính sách sản
phẩm phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Chính sách sản phẩm của doanh
nghiệp gồm 3 nội dung chính là : Chính sách về sản phẩm mới, chính sách về khác
biệt hoá sản phẩm và chính sách về bao gói.
Chính sách đưa một sản phẩm mới vào thị trường hoặc loại bỏ một sản phẩm
cũ khỏi thị trường là do chu kỳ sống của sản phẩm quyết định. Để đưa được sản
phẩm mới vào thị trường trước hết phải dựa vào khả năng, trình độ công nghệ của
doanh nghiệp nhưng yếu tố quyết định là sự sẵn sàng chấp nhận của thị trường.
Chính sách về khác biệt hoá sản phẩm được thực hiện sau khi sản phẩm mới được
thị trường chấp nhận nhằm mục đích là tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mà
các doanh nghiệp khác không thể bắt chước. Khác biệt hoá sản phẩm phải gắn với
việc xác định chất lượng và hình thức biểu hiện của sản phẩm , những thay đổi của
sản phẩm theo thời gian, hình thành các nhóm sản phẩm đáp ứng sự đa dạng về
nhu cầu của khách hàng, cung cấp những sản phẩm mới trong phạm vi sản phẩm
đã có. Chính sách bao gói là các nguyên tắc , phương pháp thực hiện và cách lựa
chọn vật liệu bao gói , thiết kế nội dung mẫu mã phù hợp với thị hiếu của khách
hàng, tuân thủ các quy định của pháp luật, không gây ô nhiễm môi trường và đạt
chi phí kinh doanh thấp nhất có thể. Chính sách bao gói phải đáp ứng các yêu cầu
là phù hợp với kỹ thuật sản phẩm, kỹ thuật vận chuyển và lưu kho, đáp ứng các
yêu cầu của công tác marketing và đảm bảo chi phí kinh doanh hợp lý. Trong hệ
thống sản phẩm hàng quy chế của PNJ có những chủng loại sản phẩm chiếm tỷ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
trọng nhỏ về số lượng nhưng đóng góp lớn về doanh thu và lợi nhuận , có những
chủng loại chiếm số lượng lớn về số lượng nhưng có tỷ trọng lợi nhuận thấp và có
những chủng loại hầu như không có lợi nhuận.
Chính sách sản phẩm có vai trò quan trọng đối với công tác xây dựng kế
hoạch sản xuất của PNJ , cụ thể ở những lĩnh vực sau :
- Với những chính sách, định hướng rõ ràng về sản phẩm việc xác định các
chỉ tiêu về sản phẩm của kế hoạch sản xuất sẽ đơn giản và dễ dàng hơn.
- Khi PNJ có chính sách sản phẩm rõ ràng thì công tác sản xuất sẽ được
chuyên môn hoá ở mức độ cao hơn, năng suất lao động sẽ tăng lênđiều này rất
thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch năng lực sản xuất.
- Với những sản phẩm có nhu cầu nhỏ bị loại bỏ và tăng số lượng đối với
những sản phẩm có nhu cầu lớn thì kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu có được
thuận lợi lớn trong việc đàm phán với nhà cung cấp về giá cả và thời hạn giao
hàng.
- Chính sách về sản phẩm sẽ tạo điều kiện cho PNJ chủ động trong việc xây
dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất tác nghiệp.
Nội dung giải pháp
Sản phẩm mới
Để có cơ sở loại bỏ những sản phẩm cũ và đưa vào những sản phẩm mới ,
Phòng Kế toán – Tài chính tiến hành phân loại, đánh giá các mặt hàng theo các tiêu
chí chất lượng, giá trị doanh thu, lợi nhuận chú trọng đến những sản phẩm mang
lại hiệu quả cao, duy trì sự ổn định sản xuất kinh doanh và loại bỏ một số mặt hàng
mang lại hiệu quả thấp hoặc không có hiệu quả để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của PNJ. Việc thay đổi số lượng , chủng loại trong cơ cấu sản phẩm của PNJ
cần phải được tính toán , phân tích một cách khoa học, hợp lý để đảm bảo tính
đồng bộ , xác định được những sản phẩm mới có giá trị hiệu quả cao, khai thác tối
ưu các nguồn lực của PNJ vào hoạt động sản xuất đem lại hiệu quả cao nhất , đồng
thời đáp ứng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng , thị trường . Chính sách về sản
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
phẩm mới của PNJ do Phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm chính xây dựng và phối
hợp với các phòng chức năng thực hiện, nội dung chính gồm :
- Thông tin về sản phẩm : Phòng Kinh doanh thu thập các thông có liên quan
đến sản phẩm mới như nhu cầu , các đặc tính kỹ thuật, mục đích sử dụng, giá cả,
nguồn nhập khẩu.
- Chế tạo thử sản phẩm : Phòng Kinh doanh cung cấp thông tin về sản phẩm
cho Phòng Kỹ thuật - Sản xuất để lập phương án sản xuất hàng mẫu để sử dụng
thử.
- Phân tích hiệu quả kinh tế : Trên cơ sở thông tin từ khách hàng Phòng
kinh doanh kết hợp cùng Phòng Tài chính - Kế toán tiến hành phân tích đánh giá
hiệu quả kinh tế của sản phẩm.
- Kiểm tra và đưa sản phẩm ra thị trường : Hàng mẫu sẽ được gửi cho khách
hàng dùng thử và cho biết ký kiến về chất lượng. Nếu chất lượng đạt yêu cầu và
mức giá mà khách hàng chấp nhận có thể bù đắp chi phí thì sẽ tiến hành sản xuất
hàng loạt.
Khác biệt hoá sản phẩm
Sự cạnh tranh trên thị trường là một tất yếu khách quan . Vì vậy , sau khi đã
đưa ra thị trường sản phẩm mới PNJ cần tăng cường sức mạnh cạnh tranh của sản
phẩm và đối phó với những sản phẩm bắt chước thông qua chính sách khác biệt
hoá sản phẩm.
Do đặc tính chất đặc thù của sản phẩm hàng quy chế là theo tiêu chuẩn đã
được quy định . Vì vậy để khác biệt hoá sản phẩm của mình PNJ lựa chon việc
nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ bảo hành. Để thực hiện nội dung này
Phòng kinh doanh cần phải phối hợp với Phòng Kỹ thuật - Sản xuất thực hiện
những nội dung chính sau :
- Chất lượng hàng hoá : Để tạo ra sự khác biệt về chất lượng phải có những
giải pháp về công nghệ chế tạo và nguyên vật liệu đầu vào.
- Dịch vụ bảo hành sản phẩm : Thời hạn bảo hành đối với hàng hoá có chất
lượng cao phải cao hơn so với hàng hoá cấp thấp.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Bao gói sản phẩm.
Bao gói sản phẩm hàng quy chế không yêu cầu phức tạp những phải đảm
bảo các yêu cầu kỹ thuật thông tin về sản phẩm và nhà sản xuất. Nội dung này do
Phòng Kinh doanh thực hiện với nội dung chính sau :
- Thiết kế bao bì đóng gói đối với từng chủng loại sản phẩm, đối tượng
khách hàng.
- Lập phương án chi phí, giá thành đóng gói.
- Tham khảo ý kiến của khách hàng.
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu thị trường
Dự báo là một nghệ thuật và là môn khoa học tiên đoán các sự việc, hiện
tượng sẽ xẩy ra trong tương lai, dự báo chính xác sẽ giữ vai trò rất quan trọng và
có ý nghĩa quyết định đối với mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Dự báo nhu cầu thị trường là ước lượng nhu cầu về sản phẩm hàng
hoá, dịch vụ của thị trường cho đến khi nhu cầu thực sự được thể hiện. Do vậy, dự
báo nhu cầu thị trường có ý nghĩa rất quan trọng và tác động trực tiếp đến nhiều
lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp như : Quản lý nhân sự, hoạch định năng lực
sản xuất, quản lý hoạt động cung ứng, đầu tư , hoạt động tài chính, hoạt động
marketing.v.v. Dự báo nhu cầu thị trường là cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch
tiêu thụ, kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu, kế hoạch nhân sự,
kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư – xây dựng cơ bản v.v. Đây là một trong những
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và khó khăn nhất đối với đội ngũ cán bộ làm công
tác xây dựng kế hoạch của các doanh nghiệp. Nếu dự báo không chính xác, quá xa
rời thực tế thì sẽ dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được đối với doanh
nghiệp và dự báo đồng thời cũng là một vũ khí quan trọng trong việc ra các quyết
định chiến lược cũng như chiến thuật của doanh nghiệp trong môi trường cạnh
tranh ngày càng khốc liệt.
Điểm xuất phát đầu tiên của công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của PNJ là
phân tích thông tin, dự báo nhu cầu thị trường. Vì vậy nhu cầu thị trường là khâu
đầu tiên để xem xét, xây dựng các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất của PNJ. Kết quả
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
của công tác dự báo nhu cầu thị trường là cơ sở, căn cứ để PNJ quyết định mức
tăng hoặc giảm sản lượng đối với từng loại sản phẩm , đồng thời giúp PNJ đề ra
những giải pháp , phương hướng xây dựng và thực hiện thành công kế hoạch sản
xuất.
Mặc dù, trong những năm qua PNJ đã thực hiện công tác dự báo nhu cầu thị
trường một cách có hệ thống, liên tục trước khi xây dựng kế hoạch sản xuất. Tuy
nhiên, kết quả dự báo nhu cầu thị trường chưa cao còn nhiều yếu kém, hạn chế do
những nguyên nhân : Việc thực hiện mới chỉ dừng ở mức sơ lược chứ chưa đi sâu
thu thập, phân tích tất cả các yếu tố có tác động tới thị trường sản phẩm của PNJ
một cách toàn diện. Vì vậy, khi PNJ xây dựng kế hoạch sản xuất, một số chỉ tiêu
thực hiện không đạt , đặc biệt là những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và
những sản phẩm có sự biến động lớn trên thị trường. Mặt khác, việc xây dựng kế
hoạch sản xuất của PNJ không phản ánh sát tình hình thực tế của thị trường nên
trong quá trình thực hiện vẫn phải điều chỉnh kế hoạch khi thị trường thay đổi ,
điều này dẫn đến sự điều chỉnh của hàng loạt các kế hoạch khác có liên quan như
kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch cung ứng nguyên vật liêu, kế hoạch tài
chính.v.v. Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác dự báo nhu cầu thị trường
đối với công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của PNJ. Nếu thực hiện tốt công tác
dự báo nhu cầu thị trường thì kế hoạch sản xuất của sẽ sát với thực tế đáp ứng nhu
cầu thị trường phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của PNJ. Trong trường
hợp ngược lại , kế hoạch sản xuất không phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh
của PNJ và dẫn tới những hậu quả không thể lường hết được đối với PNJ như :
hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm, mất khách hàng, thị trường, sản phẩm sản xuất
ra không tiêu thụ được.v.v. PNJ cần nâng cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu
để có những cơ sở căn cứ chính xác cho công tác xây dựng kế hoạch sản xuất ,
tránh hiện tượng điều chỉnh, cân đối kế hoạch sản xuất trong quá trình thực hiện.
Đây chính là cơ sở của giải pháp nâng cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu của
PNJ.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Nội dung của giải pháp
Trong những năm vừa qua, công tác dự báo nhu cầu thị trường ở PNJ được
tiến hành mang nặng tính hình thức, trong phạm vi hẹp và mang tính chủ quan . Vì
vậy , công tác xây dựng kế hoạch sản xuất và thực hiện kế hoạch còn nhiều hạn
chế chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường và sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp. Chính vì vậy PNJ cần phải nâng cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu
thị trường , cụ thể như sau:
- PNJ cần phải triển khai thực hiện thường xuyên, có hệ thống, phương pháp
khoa học công tác dự báo nhu cầu thị trường để có căn cứ, cơ sở chính xác cho
việc xây dựng kế hoạch sản xuất. Các dự báo nhu cầu thị trường sử dụng làm căn
cứ cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất phải có chất lượng tốt : Chính xác, có độ
tin cậy cao, dễ hiểu, dễ sử dụng vào công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của PNJ.
PNJ cần tập trung vào phân tích, nghiên cứu các yếu tố có tác động mạnh nhất,
trực tiếp nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự báo nhu cầu thị trường được
tiến hành một cách khoa học sẽ giúp PNJ xác định và tiên lượng được những cơ
hội, thách thức trong tương lai nhằm đảm bảo thế chủ động , linh hoạt trong công
tác xây dựng kế hoạch sản xuất và hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Để nâng cao chất lượng, độ chính xác của các kết quả dự báo nhu cầu thị
trường, một vấn đề có ý nghĩa quan trọng và mang tính quyết định là việc lựa chọn
phương pháp dự báo thích hợp phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta. Như trên
đã đề cập có hai phương pháp dự báo định tính và định lượng, để đạt được kết quả
tốt đáp ứng được yêu cầu của công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, PNJ cần lựa
chọn, kết hợp sử dụng đồng thời cả hai phương pháp trên sẽ mang lại hiệu quả cao
- Đẩy mạnh việc thu thập thông tin về sản phẩm từ khách hàng. PNJ cần đẩy mạnh
việc thu thập thông tin từ khách hàng truyền thống và một số khách hàng tiềm
năng về nhu cầu, kế hoạch mua hàng trong tương lai. Qua thông tin thu thập được
giúp PNJ hiểu rõ nhu cầu, kế hoạch mua hàng của khách hàng và ước lượng, dự
báo thị trường tiềm năng cho từng kỳ. Việc thu thập thông tin từ khách hàng không
chỉ phục vụ cho các hoạt động dự báo về nhu cầu về những sản phẩm thông dụng
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
mà còn cho biết nhu cầu, xu hướng phát triển đối với những sản phẩm mới của
khách hàng giúp PNJ có kế hoạch nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới đáp ứng
nhu cầu thị trường.
Công tác dự báo nhu cầu do Phòng kinh doanh tiến hành thực hiện. Sau khi
có kết quả dự báo của Phòng Kinh doanh Ban giám đốc PNJ tiến hành lấy ý kiến
của các cán bộ quản lý lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh hàng quy chế về nhu cầu cho kỳ kế hoạch tới. Kết quả là sẽ tập hợp được
các ý kiến đóng góp và đưa đến một ý kiến thống nhất làm cơ sở cho công tác xây
dựng kế hoạch sản xuất của PNJ.
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống định mức xây dựng kế hoạch sản xuất
Khi xây dựng kế hoạch sản xuất tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng hệ
thống định mức được xây dựng riêng cho doanh nghiệp mình. Hệ thống định mức
là cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất , vì vậy các chỉ tiêu định mức được xây
dựng càng chính xác bao nhiêu thì chất lượng xây dựng kế hoạch sản xuất càng tốt
bấy nhiêu. Các loại định mức chính được sử dụng trong công tác xây dựng kế
hoạch sản xuất của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp gồm :Định mức lao động,
định mức tiêu thụ nguyên vật liệu, định mức tiêu thụ dụng cụ, định mức sửa chữa ,
định mức tiêu thụ năng lượng.
- Định mức lao động là cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất và thiết kế quy
trình công nghệ. Định mức lao động được dùng để xác định công suất của các máy,
năng suất của phân xưởng và của PNJ , đồng thời nó cũng được dùng để xác định
số lượng công nhân cần thiết cho sản xuất.
Nhiệm vụ chính của định mức lao động là xác định : mức thời gian, có nghĩa
là chi phí thời gian cần thiếtđể thực hiện một đơn vị công việc; mức sản phẩm là số
đơn vị sản phẩm ( chiếc, mét, tấn,.v.v. ) được chế tạo ra trong một đơn vị thời gian
( giờ, ca. v.v. ) và mức công nhân, có nghĩa là số công nhân cần thiết để thực hiện
một klhối lượng công việc cụ thể. Để xây dựng định mức lao động người ta sử
dụng 2 phương pháp là : phương pháp thống kê - kinh nghiệm và phương pháp tính
toán có căn cứ kỹ thuật.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Định mức tiêu thụ nguyên vật liệu được dùng để xác định nhu cầu nguyên
vật liệu trong công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất, để kiểm
tra tính hợp lý của việc sử dụng nguyên vật liệu và để tính toán giá thành sản
phẩm. Nhiệm vụ chính của định mức tiêu thụ nguyên vật liệu là xác định số lượng
vật liệu cần thiết để sản xuất , chế tạo một sản phẩm ( máy, phôi, chi tiết..v.v ) theo
quy trình công nghệ và điều kiện tổ chức sản xuất nhất định.
Phương pháp được sử dụng để xác định định mức tiêu thụ nguyên vật liệu là
phương pháp tính toán – phân tích và phương pháp thống kê - kinh nghiệm.
Định mức tiêu thụ nguyên vật liệu ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lao động .
Nếu định mức hợp lý sẽ làm giảm lượng dư gia công dẫn đến giảm bớt nguyên
công cho chế tạo sản phẩm làm tăng năng suất và ngược lại sẽ làm tăng nguyên
công chế tạo làm giảm năng suất. - Định mức tiêu thụ dụng cụ Mức tiêu thụ dụng
cụ là số lượng dụng cụ cần thiết để thực hiện một khối lượng công việc nhất định.
Việc cung cấp dụng cụ cho sản xuất được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi
để doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch và giảm chi phí sản xuất. Trong các doanh
nghiệp sản xuất cơ khí thì dụng cụ có vai trò quan trọng bậc nhất ảnh hưởng trược
tiếp tới năng suất và tiến độ thực hiện các đơn hàng. Chi phí cho sản xuất dụng cụ
nói chung chiếm khoảng 8 – 10 % chi phí chế tạo sản phẩm. Trong sản xuất hàng
khối và hàng loạt lớn mức tiêu thụ dụng cụ được tính cho số lượng đơn vị sản
phẩm chiếc. Trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ mức tiêu thụ dụng cụ được
xác định cho khối lượng sản phẩm.
- Định mức sửa chữa.
Để sử dụng hiệu quả thiết bị cần thực hiện nhiều biện pháp chăm sóc và
theo dõi thiết bị như : kiểm tra độ chính xác, tra dầu, mỡ , loại bỏ các khuyết tật,
kiểm tra nguyên tắc vận hành..v.v. Để thực hiện các công việc này doanh nghiệp
phải thực hiện công tác sửa chữa. Nhiêm vụ của công tác sửa chữa là ngăn ngừa độ
mòn của thiết bị bằng cách chăm sóc thiết bị một cách hợp lý; phục vụ và sửa chữa
ở trạng thái sẵn sàng vận hành với thời gian dừng thấp nhất và chi phí cho sửa
chữa, chăm sóc và theo dõi thấp nhất. đánh giá trạng thái của thiết bị , tổ chức sửa
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
chữa và vận hành thiết bị có ảnh hưởng có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động,
đến giá thành và chất lượng sản phẩm, có nghĩa là ảnh hưởng trực tiếp tới các chỉ
tiêu của kế hoạch sản xuất. Thiết bị hỏng hóc là nguyên nhân phá vỡ tính ổn định
của quá trình sản xuất. Chi phí cho sửa chữa chiếm khoảng 10 – 15% giá thành của
thiết bị . Tỷ trọng này trong giá thành của sản phẩm cơ khí chiếm 8-10%. Định
mức sửa chữa được xác định theo thứ tự , thời gian sửa chữa, khối lượng lao động
và vật tư tiêu hao cho sửa chữa. Các doanh nghiệp sản xuất cơ khí tiến hành công
tác sửa chữa theo kế hoạch, các định mức chủ yếu của hệ thống sửa chữa theo kế
hoạch là :
+ Chu kỳ giữa các lần sửa chữa là khoảng thời gian làm việc của thiết bị
giữa 2 lần sửa chữa lớn liên tục liền kề nhau. Ở giai đoạn này có các sửa chữa nhỏ,
sửa chữa trung bình hoặc kiểm tra thiết bị.
+ Khối lượng lao động và nguyên vật liệu phụ thuộc vào mức độ phức tạp
sửa chữa của thiết bị. Độ phức tạp phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật, kết cấu của
thiết bị.
+ Độ phức tạp sửa chữa cho phép xác định khối lượng lao động của nguyên
công cần thiết để sửa chữa thiết bị.
- Định mức tiêu thụ năng lượng Năng lượng cần thiết cho các doanh nghiệp
sản xuất ngày một tăng tương xứng với quy mô sản xuất. Tỷ lệ chi phí cho năng
lượng trong giá thành sản phẩm cơ khí khoảng 5-10%. Định mức tiêu thụ năng
lượng phản ánh mức độ sử dụng năng lượng của doanh nghiệp trong điều kiện áp
dụng công nghệ sản xuất với điều kiện tổ chức sản xuất nhất định. Định mức tiêu
thụ năng lượng là mức tiêu thụ năng lượng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
trong điều kiện sản xuất và vận hành thiết bị hợp lý. Định mức tiêu thụ năng lượng
được xác định cho từng thiết bị riêng biệt, cho từng phân xưởng và cho cả doanh
nghiệp. Thực tế , định mức tiêu thụ năng lượngđược chia thành 2 loại :
+ Định mức tiêu thụ chi tiết cho từng thiết bị riêng biệt, cho từng chi tiết gia
công và cho từng nguyên công cụ thể.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Định mức tiêu thụ gần đúng tính trung bình cho từng phân xưởng, cho cả
doanh nghiệp và cho từng đơn vị sản phẩm.
Phương pháp chủ yếu để xác định mức tiêu thụ năng lượng là phương phá
tính toán – phân tích. Phương pháp này cho phép xác định mức tiêu thụ năng lượng
theo kế hoạch có tính đến chế độ gia công, các thông số của quy trình công nghệ và
các yếu tố khác ảnh hưởng tới mức tiêu thụ năng lượng. Cơ sở của phương pháp
này là các thử nghiệm thiết bị trong điều kiện làm việc với chế độ gia công hợp lý
và ảnh hưởng của các yếu tố khác.
Nếu mức tiêu thụ năng lượng của doanh nghiệp gần với định mức chứng tỏ
doanh nghiệp có quy trình công nghệ hợp lý và công tác vận hành thiết bị ở chế độ
kinh tế làm tăng năng suất lao động và giảm giá thành sản phẩm.
Nội dung của giải pháp Để tiến hành công tác xác định lại định mức , PNJ
phải thành lập Ban chỉ đạo thực hiện công tác xác định định mức trong toàn PNJ.
Chịu trách nhiệm chính về công tác xác định định mức là Phòng Kỹ thuật - Sản
xuất phối hợp với Phòng Tổ chức – Hành chính, nội dung công việc gồm :
- Xác định định mức lao động Định mức lao động là định mức quan trọng
nhất trong hệ thống định mức của PNJ. Để định mức lao động PNJ sử dụng các
tiêu chuẩn : tiêu chuẩn thời gian, tiêu chuẩn số lượng cán bộ công nhân viên và
tiêu chuẩn chế độ làm việc của thiết bị. Yêu cầu đối với công tác định mức lao
động :
+ Phương pháp được sử dụng là phương pháp tính toán – phân tích kết hợp
với phương pháp thống kê – kinh nghiệm.
+ Nghiên cứu tổ chức quá trình sản xuất, tổ chức lao động, cấu trúc nguyên
công và chi phí thời gian để thực hiện các nguyên công.
+ Xây dựng các tiêu chí để xác định các mức chi phí.
+ Xác định mức thời gian, mức sản phẩm và số lượng lao động đối với từng
điều kiện cụ thể .
+ Kiểm tra và phân tích quá trình thực hiện các định mức. Với sự phát triển
của công nghệ và tổ chức sản xuất cộng với trình độ của cán bộ ngày càng được
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
nâng cao thì các định mức mới sẽ phản ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất của
PNJ và cần phải được cập nhật.
- Xác định định mức tiêu thụ nguyên vật liệu Các chỉ tiêu cần xác định trong
công tác xác địnhđịnh mức tiêu thụ nguyên vật liệu PNJ:
+ Khối lượng sản phẩm trước khi gia công.
+ Khối lượng sản phẩm sau khi gia công.
+ Hệ số sử dụng nguyên vật liệu theo chi tiết.
+ Hệ số sử dụng nguyên vật liệu theo sản phẩm.
+ Hệ số thành phẩm đầu ra.
Yêu cầu đối với công tác định mức tiêu thụ nguyên vật liệu là :
+ Phương pháp được sử dụng là phương pháp tính toán – phân tích kết hợp
với phương pháp thống kê – kinh nghiệm.
+ Phân loại nguyên vật liệu chi tiết, cụ thể đối với từng sản phẩm.
+ Xác định mức tiêu thụ nguyên vật liệu đối với từng chủng loại sản phẩm
trongđiều kiện cụ thể.
+ Kiểm tra và phân tích quá trình thực hiện định mức. Các định mới sẽ phản
đúng thực trạng mức tiêu thụ nguyên vật liệu tại PNJ và cần phải được cập nhật.
- Xác định định mức sử dụng dụng cụ Để xác định mức sử dụng dụng cụ ,
PNJ cần xác định các chỉ tiêu :
+ Trong sản xuất hàng khối và hàng loạt lớn : thời gian cơ bản ( thời gian
máy ) cần thiết để gia công, sản xuất một sản phẩm; tuổi thọ của dụng cụ ; số dụng
cụ được dùng cùng lức trên máy.
+ Trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ : thời gian cơ bản ( thời gian
máy ) cần thiết để gia công, sản xuất một sản phẩm ; hệ số đặc trưng cho tỷ lệ giữa
thời gian cơ bản và thời gian từng chiếc. Yêu cầu đối với công tác xác định mức sử
dụng dụng cụ :
+ Phương pháp được sử dụng là phương pháp tính toán – phân tích kết hợp
với phương pháp thống kê – kinh nghiệm.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Phân loại dụng cụ theo đặc tính sử dụng và công dụng. Theo đặc tính dụng
cụ được chia thành dụng cụ tiêu chuẩn và dụng cụ chuyên dùng. Theo công dụng
dụng cụ được chia thành các loại dụng cụ như dụng cụ cắt, khuôn mẫu...v.v.
+ Xác định mức sử dụng đối với từng chủng loại sản phẩm trongđiều kiện cụ
thể.
+ Kiểm tra và phân tích quá trình thực hiện định mức.
Việc áp dụng những kỹ thuật công nghệ và vật liệu mới trong quá trình sản
xuất dụng cụ và kinh nghiệm sản xuất cũng như quá trình sử dụng vận hành dụng
cụ sẽ làm mức tiêu thụ dụng cụ luôn giảm xuống đạt được những chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật đề ra và cần được cập nhật.
- Xác định định mức sửa chữa thiết bị Do tình trạng trang thiết bị của PNJ
đã cũ nên khối lượng công việc sửa chữa thiết bị là rất lớn ảnh hưởng trực tiếp tới
sự vận hành và năng suất của hệ thống sản xuất . Vì vậy , việc xác định đúng định
mức sửa chữa có ý nghĩa rất quan trọng. Để xác định mức sửa chữa PNJ cần xác
định những chỉ tiêu chính :
+ Thời gian và nguyên công cần thiết cho công tác kiểm tra , duy tu, bảo
dưỡng của từng thiết bị.
+ Thời gian và nguyên công cần thiết cho sửa chữa nhỏ đối với từng thiết bị.
+ Thời gian và nguyên công cần thiết chosửa chữa trung bình đối với từng
thiết bị.
+ Thời gian và nguyên công cần thiết cho sửa chữa lớn đối với từng thiết bị.
Yêu cầu đối với công tác xác định mức sửa chữa là :
+ Phương pháp được sử dụng là phương pháp tính toán – phân tích kết hợp
với phương pháp thống kê – kinh nghiệm.
+ Tiêu chuẩn hoá đối với những bộ phận chi tiết được sửa chữa.
+ Xây dựng tiêu chí đánh giá đối với mức độ phức tạp của công việc sửa
chữa.
+ Xác định mức sửa chữađối với từng thiết bị trongđiều kiện cụ thể.
+ Kiểm tra và phân tích quá trình thực hiện định mức.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Trong quá trình phát triển của PNJ thì kỹ thuật, công nghệ và tổ chức sửa
chữa không ngừng được hoàn thiện. Vì vậy định mức sửa chữa sẽ được rút ngắn
đảm bảo cho sản xuất liên tục ít bị gián đoạn và cần được cập nhật. Do điều kiện
thực tế của PNJ hiện nay việc xác định mức tiêu thụ năng lượng rất khó khăn, mất
nhiều chi phí và khả năng áp dụng không cao.
3.2.4. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch sản
xuất
Nền sản xuất hiện đại xác định con người là tài sản lớn nhất của doanh
nghiệp . Sự phát triển như vũ bão của của tiến bộ khoa học kỹ thuật , các mô hình
mô phỏng toán học ngày càng được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ cho công tác xây
dựng kế hoạch và kiểm soát sản xuất chặt chẽ, yêu cầu ngày càng cao của quá trình
sản xuất cùng với các trang thiết bị hiện đại , vì vậy vai trò của con người trở nên
ngày càng chiếm vị trí quyết định trong hệ thống sản xuất và sự thành công của các
doanh nghiệp. Do yêu cầu thực tế khách quan , các doanh nghiệp muốn phát triển
phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo có đủ năng lực , trình độ
chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của công việc. Đối với cán bộ làm công tác xây
dựng kế hoạch sản xuất, do nhiệm vụ được giao là khá phức tạp và nặng nề nên
yêu cầu về năng lực và trình độ chuyên môn cao hơn, chủ yếu là :
- Hiểu biết, thông thạo về sản phẩm và công nghệ sản xuất sản phẩm. - Có
kinh nghiệm đối với hoạt động sản xuất.
- Có năng lực tổ chức và kỹ năng xây dựng kế hoạch mạnh.
- Có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.
- Có kiến thức về quản trị doanh nghiệp.
- Có kiến thức về công nghệ thông tin và sử dụng thành thục máy tính cá
nhân.
- Có kiến thức và hiểu biết rộng về nhu cầu thị trường và các nguồn cung
ứng vật tư, nguyên vật liệu.
- Có kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch và khả năng quan hệ giao tiếp.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hiện tại Phòng kinh doanh của PNJ chịu trách nhiệm công tác xây dựng kế
hoạch sản xuất. Cán bộ nhân viên Phòng kinh doanh phần lớn là tốt nghiệp các
chuyên ngành kỹ thuật, trung cấp , vì vậy trong những năm vừa qua chất lượng của
công tác xây dựng chưa cao do trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng
kế hoạch sản xuất của PNJ còn thiếu và yếu chưa được đào tạo chuyên sâu về các
lĩnh vực chuyên môn cần thiết cho công tác xây dựng kế hoạch sản xuất. Đây
chính là cơ sở của giải pháp nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác xây
dựng kế hoạch sản xuất.
Để có cơ sở phân loại cán bộ theo trình độ để tổ chức các khoá đào tạo hoặc
gửi đi đào tạo, Phòng Tổ chức – Hành chính của PNJ căn cứ vào hồ sơ cán bộ lập
danh sách về trình độ chuyên môn báo cáo Lãnh đạo PNJ về phương án cách thức
tổ chức đào tạo và tuyển dụng. Kế hoạch đào tạo Công tác xây dựng kế hoạch sản
xuất có tầm quan trọng hàng đầu đối với PNJ , vì vậy tham gia vào quá trình này
tất cả các phòng ban, bộ phận của PNJ đều có trách nhiệm tham gia . Do vậy, việc
trang bị kiến thức xây dựng kế hoạch không chỉ cho cán bộ của Phòng Kinh doanh
mà còn cần thiết cho tất cả các cán bộ quản lý , các chuyên viên có trình độ đại học
trở lên của PNJ.
- Tổ chức đào tạo tại PNJ : Căn cứ vào kế hoạch đào tạo được Lãnh đạo PNJ
duyệt, Phòng Tổ chức – Hành chính liên hệ với các tổ chức đào tạo để tổ chức các
khoá học ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực xây dựng kế hoạch.
Việc tổ chức các khoá học ngắn hạn tại PNJ sẽ tiết kiệm được chi phí do số lượng
người tham gia đông và góp phần tạo ra nguồn cán bộ làm công tác xây dựng kế
hoạch trong tương lai.
- Cử cán bộ đi học : PNJ cử cán bộ chuyên trách từng bộ phận kế hoạch dự
các khoá học chuyên ngành nâng cao ngắn ngày. Đối với các khoá đào tạo dài
ngày PNJ cần có chính sách khuyến khích cán bộ làm công tác kế hoạch tự học tập
nghiên cứu nhằm tiết kiệm chi phí , thời gian và không ảnh hưởng tới công việc
chung.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Kế hoạch tuyển dụng Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch sản
xuất vẫn còn thiếu một số vị trí cần có năng lực và trình độ chuyên môn cần thiết.
Do yêu cầu thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh PNJ không thể chờ những
cán bộ được gửi đi đào tạo dài ngày. Vì vậy, PNJ cần có kế hoạch tuyển dụng
những cán bộ làm công tác kế hoạch có trình độ cao đáp ứng yêu cầu công việc của
PNJ. Căn cứ vào nhu cầu tuyển dụngđược Lãnh đạo PNJ phê duyệt, Phòng Tổ
chức – Hành chính kết hợp với đơn vị có nhu cầu tuyển dụng xây dựng tiêu chuẩn
cho vị trí cần tuyển dụng và tiến hành phỏng vấn các ứng viên. Kết quả phỏng vấn
báo cáo Lãnh đạo PNJ để xem xét quyết định.
3.3. Kiến nghị đối với nhà nước
- Có chính sách phát triển nguồn nhân lực cho ngành chế tạo trang sức. Thực
tế tại PNJ và các doanh nghiệp là số lượng cán bộ công nhân viên đông nhưng lại
yếu và thiếu cán bộ kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật giỏi và
cán bộ quản lý chính vì vậy mà năng suất lao động trong ngành cơ khí còn rất thấp.
Trong những năm gần đây số lượng thợ kim hoàn lành nghề rất ít, thiếu các trường
đào tạo ngành kim hoàn. . Để tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu sản xuất kinh doanh
các doanh nghiệp cơ khí phải tự đào tạo đội ngũ lao động của mình. Chất lượng
đào tạo không cao và không đồng đều giữa các doanh nghiệp dẫn đến năng suất lao
động không cao và gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh.
- Xây dựng mạng lưới dự báo và cung cấp thông tin kinh tế cho doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường , môi trường kinh doanh luôn biến động và có
tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc có
được thông tin dự báo chính xác giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh có tính khả thi cao, mở rộng thị trường phát triển sản xuất và ứng phó
được với rủi ro.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, công ty cổ phần vàng bạc Đá quý Phú Nhuận đã có
những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô lẫn chất lượng. Hằng năm, công ty
đã cung cấp ra thị trường rất nhiều sản phẩm trang sức có giá trị và mẫu mã đẹp,
được người tiêu dùng ưa chuộng. Giai đoạn 2015 -2017 công ty đã đạt được nhiều
thành tích đáng khích lệ, thể hiện rõ ở mức doanh số và lợi nhuận tăng trưởng hàng
năm đều cao.
Để tiếp tục phát huy những mặt đã đạt được trong năm 2018, công ty cần có
một kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể và chi tiết, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị
trường ngày một tăng cao với những sản phẩm trang sức tinh tế, giá trị. Đây cũng
chính là mục đích mà báo cáo thực tập hướng tới. Nội dung của báo cáo thực tập
tập trung về việc xây dựng kế hoạch sản xuất cho công ty PNJ vào năm 2018 và đề
xuất một số giải pháp cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất của công ty trong thời
gian tới. Hi vọng những đóng góp trên đây có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh thực tế của mình.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Haroldt Amrine – John A.Ritchey, Colin L.Moodie – Joseph Kmec
(2005), Quản trị sản xuất và quản trị doanh nghiệp, NXB Thống kê, tr.324 -367.
2. Gerard Chevalier và Nguyễn Văn Nghiến (1999), Quản lý sản xuất, NXB
Thống kê, tr.24 - 96 .
3. Lê Anh Cường, Bùi Minh Nguyệt (2004), Tổ chức và Quản lý sản xuất ,
NXB Lao động – Xã hội , tr.42-106.
4. GS.TS. Trần Văn Địch (2005), Tổ chức sản xuất cơ khí , NXB Khoa học
và kỹ thuật, tr.8-143,210-236.
5. GS.TS. Nguyễn Thành Độ – TS. Nguyễn Ngọc Huyền (2004) , Giáo trình
Quản trị kinh doanh, NXB Lao động – Xã hội, tr.174-195, 372-478.
6. PGS.TS. Phạm Hữu Huy (1998) , Kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh
nghiệp, NXB Giáo dục , 25-78, 94-163.
7. TS. Nguyễn Thanh Liêm (2006), TS. Nguyễn Quốc Tuấn – ThS. Nguyễn
Hữu Hiễn ,Quản trị sản xuất , NXB Tài chính ,tr. 7-59, 137-171, 225-240.
8. GS.TS Đồng Thị Thanh Phương ( 2005 ) ,Quản trị sản xuất và dịch vụ ,
NXB Thống kê, tr. 35-105.
9. Nhà máy Quy chế II ( 2003, 2005 ),Tài liệu kinh tế - kỹ thuật
10. Quản trị kinh doanh tổng hợp (2001) , tập 1 : Quản trị sản xuất và tiêu
thụ, NXB Thống kê , tr. 42-107.
11. PGS.TS. Lê Văn Tâm (2000), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB
Thống kê , tr. 26 -78.
12. TS. Trương Đoàn Thể (2002), Giáo trình Quản trị sản xuất và tác
nghiệp , NXB Thống kê , tr. 32- 60, 172 – 200, 259 - 292.
13. TS. Đặng Minh Trang (2003), Quản trị sản xuất và tác nghiệp , NXB
Thống kê , tr.46 – 92.
14. Báo cáo thường niên các năm 2015 – 2017 của PNJ.

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ tại BIDV
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ tại BIDVĐề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ tại BIDV
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ tại BIDV
 
Đề tài: Nghiên cứu sản xuất nến thơm quy mô phòng thí nghiệm
Đề tài: Nghiên cứu sản xuất nến thơm quy mô phòng thí nghiệmĐề tài: Nghiên cứu sản xuất nến thơm quy mô phòng thí nghiệm
Đề tài: Nghiên cứu sản xuất nến thơm quy mô phòng thí nghiệm
 
Chương 2: QUY TRÌNH VÀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Chương 2: QUY TRÌNH VÀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨMChương 2: QUY TRÌNH VÀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Chương 2: QUY TRÌNH VÀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
 
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
 
Đề tài công tác chăm sóc khách hàng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài  công tác chăm sóc khách hàng, ĐIỂM 8, HAYĐề tài  công tác chăm sóc khách hàng, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác chăm sóc khách hàng, ĐIỂM 8, HAY
 
Phân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia Hoàng
Phân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia HoàngPhân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia Hoàng
Phân tích hoạt động Marketing Mix của Công ty TNHH Gia Hoàng
 
Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại...
Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại...Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại...
Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại...
 
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Vib Ban...
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Vib Ban...Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Vib Ban...
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Vib Ban...
 
chiến lược
chiến lượcchiến lược
chiến lược
 
6 trang-dau
6 trang-dau6 trang-dau
6 trang-dau
 
Báo cáo thực tập marketing(athena)
Báo cáo thực tập marketing(athena)Báo cáo thực tập marketing(athena)
Báo cáo thực tập marketing(athena)
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Đất Việt
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Đất ViệtGiải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Đất Việt
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Đất Việt
 
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp Việt Nam đ...
 
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
 
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông á
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông áĐề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông á
Đề tài: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông á
 
[Download free]Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
[Download free]Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty[Download free]Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
[Download free]Đề tài báo cáo thực tập Marketing-Mix tại công ty
 
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile ...
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile ...BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile ...
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile ...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại siêu thị Co.op, HAY
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh ĐàoKhóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
 
BÁO CÁO THỰC TẬP MARKETING: SEO & MARKETING TRÊN CÔNG CỤ TÌM KIẾM
BÁO CÁO THỰC TẬP MARKETING: SEO & MARKETING TRÊN CÔNG CỤ TÌM KIẾMBÁO CÁO THỰC TẬP MARKETING: SEO & MARKETING TRÊN CÔNG CỤ TÌM KIẾM
BÁO CÁO THỰC TẬP MARKETING: SEO & MARKETING TRÊN CÔNG CỤ TÌM KIẾM
 

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com (20)

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương ĐôngMột Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
 
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công TyLuận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường HảiLuận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
 
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc NinhLuận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
 
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt NamLuận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện NayKhóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất RượuKhoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng ThànhKhóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú LâmKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc SơnKhóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi TrườngKhoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
 

Đề Tài Xây Dựng Sản Xuất Cho Công Ty Vàng Bạc Đá Quý Pnj

  • 1. VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Xây dựng kế hoạch sản xuất cho công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 Tp.HCM -08/2022
  • 2. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................... 4 1. Tên báo cáo............................................................................................ 4 2. Tính cấp thiết của báo cáo....................................................................... 4 3. Mục đích nghiên cứu của báo cáo:........................................................... 4 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của chuyên đề . .................................... 4 Chương 1 ................................................................................................... 5 Tổng quan về Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ.................. 5 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................ 5 1.2. Cơ cấu tổ chức..................................................................................... 9 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây... 11 Chương 2: Xây dựng kế hoạch sản xuất..................................................... 13 2.1. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty.................................................................................. 13 2.1.1. Đặc điểm về sản phẩm..................................................................... 13 2.1.2. Đặc điểm về thị trường .................................................................... 14 2.1.3. Đặc điểm về nhân sự ....................................................................... 15 2.1.4. Đặc điểm về Marketing ................................................................... 18 2.1.5. Đặc điểm về năng lực sản xuất......................................................... 20 2.2. Căn cứ lập kế hoạch sản xuất.............................................................. 20 2.3. Tổ chức lập kế hoạch sản xuất ............................................................ 21 2.3.1. Kế hoạch sản xuất sản phẩm............................................................ 21 2.3.2. Kế hoạch chi phí nguyên liệu........................................................... 23 2.3.3. Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp................................................ 24 2.3.4. Kế hoạch chi phí sản xuất chung...................................................... 25 2.3.5. Kế hoạch chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp .............. 26 Chương 3 ................................................................................................. 28 Giải pháp nhằm hoàn thiện kế hoạch sản xuất của công ty trong thời gian tới ................................................................................................................ 28
  • 3. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 3.1. Phương hướng hoạt động của công ty đến năm 2022 ........................... 28 3.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp .......................................................... 29 3.2.1. Xây dựng chính sách sản phẩm tạo điều kiện chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất....................................................................... 29 3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu thị trường................... 32 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống định mức xây dựng kế hoạch sản xuất............... 35 3.2.4. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch sản xuất.......................................................................................................... 41 3.3. Kiến nghị đối với nhà nước................................................................. 43 KẾT LUẬN.............................................................................................. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 45
  • 4. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP MỞ ĐẦU 1. Tênbáo cáo Xây dựng kế hoạch sản xuất cho công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ. 2. Tính cấpthiết của báo cáo Với bất kỳ công ty nào, việc xây dựng kế hoạch sản xuất có vai trò rất quan trọng. Kế hoạch sản xuất là một phần của kế hoạch kinh doanh, nó cho biết bộ phận nào chịu trách nhiệm sản xuất, số lượng hàng hóa cần sản xuất là bao nhiêu, chi phí tương ứng với số lượng sản phẩm được sản xuất ra cần thiết. Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đá quý, trang sức có giá trị và hiện công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường và gia tăng lợi nhuận thì việc xây dựng kế hoạch sản xuất là rất cần thiết. Chính vì vậy, mục đíchcủa báo cáo là nhằm xây dựng một kế hoạch sản xuất phù hợp cho công ty. 3. Mục đích nghiên cứu của báo cáo: Tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch sản xuất và tổ chức lập kế hoạch sản xuất cho công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ trong thời gian tới. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của chuyên đề . + Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động sản xuất của công ty Cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ +Đối tượng nghiên cứu: Kế hoạch sản xuất của công ty Cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ.
  • 5. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Chương 1 Tổng quan về Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển * Thông tin cơ bản Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN (PNJ) Tên tiếng Anh: Phu Nhuan Jewelry Joint Stock Company Tên viết tắt: PNJ Địa chỉ: 170E Phan Đăng Lưu – Phường 3 – Quận Phú Nhuận – Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: 08.3.9951703 – Fax: 08.3.9951702 – Email: pnj@pnj.com.vn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0300521758 Mã số thuế: 0300521758 Loại hình công ty: Công ty cổ phần Người đại diện theo pháp luật: Bà Cao Thị Ngọc Dung – Chức vụ Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Vốn điều lệ: 755.970.355.000 đồng (bảy trăm năm mươi lăm tỷ, chín trăm bảy mươi triệu, ba trăm năm mươi lăm ngàn đồng) Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất kinh doanh trang sức bằng vàng, bạc, đá quý, phụ kiện thời trang, quà lưu niệm, kinh doanh đồng hồ và mua bán vàng miếng - Dịch vụ kiểm định kim cương, đá quý, kim loại quý - Cho thuê nhà theo luật kinh doanh bất động sản * Các mốc thời gian phát triển quan trọng Giai đoạn: 1988 -1992 hình thành và xác định chiến lược phát triển Ngày 28/04/1988, cửa hàng Kinh doanh Vàng bạc Phú Nhuận ra đời, trực thuộc UBND Quận Phú Nhuận trong thời điểm ngành kim hoàn Việt Nam còn non
  • 6. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP trẻ, chưa phát triển, thị trường còn nhiều hạn chế chính là những thách thức lớn mà 20 con người đầu tiên sáng lập ra PNJ phải vượt qua. Năm 1992, PNJ chính thức mang tên Công ty Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận sau hai lần đổi tên từ Cửa hàng Kinh doanh Vàng Bạc Phú Nhuận và Công ty Vàng Bạc Mỹ Nghệ Kiều Hối Phú Nhuận, đồng thời xác định chiến lược phát triển là nhà sản xuất kinh doanh trang sức chuyên nghiệp. Tại thời điểm này, PNJ còn mở rộng hoạt động bằng việc sáng lập Ngân hàng Đông Á với tỷ lệ vốn góp 40%. Giai đoạn 1993 – 2000: Tăng tốc mở rộng mạng lưới và ngành nghề. Năm 1994, PNJ thành lập Chi nhánh Hà Nội, mở đầu cho chiến lược mở rộng hệ thống tại các tỉnh, thành phố lớn trên toàn quốc về sau như Chi nhánh Đà Nẵng được khai trương năm 1998, Chi nhánh Cần Thơ được khai trương năm 1999, hệ thống phân phối PNJ luôn được mở rộng không ngừng. Giai đoạn này cũng mang đậm dấu ấn trong công tác xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp của PNJ, nữ trang PNJ bắt đầu xuất khẩu. Chỉ sau vài năm từ lúc thành lập, trang sức thương hiệu PNJ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, được người tiêu dùng tin yêu và khẳng định uy tín của mình. Với các danh hiệu và giải thưởng đạt được: Chứng nhận danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, đón nhận Huân chương Lao động Hạng 3, Huân chương Lao động Hạng 2, PNJ còn được tổ chức DNV cấp chứng nhận Hệ thống Quản trị Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO Giai đoạn 2001 – 2004:đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và thực hiện cổ phần hóa. Năm 2001, Nhãn hiệu PNJSilver chính thức ra đời đáp ứng nhu cầu làm đẹp cho các bạn trẻ yêu thích trang sức song song với việc tiếp tục phát triển mạnh mẽ nhãn hàng trang sức vàng PNJ bằng nhiều chương trình tiếp thị gây tiếng vang với sự bảo trợ của Hội đồng vàng thế giới. Ngày 2/1/2004: PNJ chính thức cổ phần hóa, chuyển đổi từ doanh nghiệp kinh tế Đảng thành Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận. Cũng trong
  • 7. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP thời gian này, PNJ đạt danh hiệu Top 500 Doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương và đón nhận Huân chương Lao động Hạng nhất. Giai đoạn 2005 – 2008: Tái tung thương hiệu và phát triển nhãn hàng cao cấp. Đây là giai đoạn phát triển khá mạnh mẽ của PNJ trên mọi mặt. Đặc biệt là trong công tác phát triển thương hiệu và sản phẩm mới, được đánh dấu bằng các sự kiện PNJSilver tái tung hình ảnh mới. Nhãn hiệu trang sức CAO Fine Jewellery chính thức ra đời. PNJ là nhà tài trợ trang sức và vương miện cho cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 tổ chức tại Việt Nam. Và ngày 3/4/2008, PNJ chính thức công bố thay đổi logo mới nhân kỷ niệm 20 năm thành lập và phát triển với hình ảnh chuyên nghiệp, hiện đại hơn, xứng tầm cho chặng đường mới. PNJ trở thành một trong 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo công bố của UNDP và vinh dự đón nhận danh hiệu cao quý do Chủ tịch nước trao tặng: Huân chương Độc lập Hạng ba. Tháng 3/2009, cổ phiếu PNJ chính thức niêm yết tại HOSE, tăng vốn điều lệ lên 400 tỷ đồng. Tháng 8/2009 thành lập Công ty TNHH MTV Thời trang CAO cùng với việc bổ sung ngành kinh doanh đồng hồ của các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới tại hệ thống PNJ. PNJ cũng là nhà tài trợ trang sức cho cuộc thi Hoa hậu Trái đất năm 2010 được tổ chức tại Việt Nam. Với 142 cửa hàng, PNJ trở thành công ty có hệ thống bán lẻ trang sức lớn nhất Việt Nam. Năm 2010, PNJ được Chính phủ công nhận là thương hiệu quốc gia, đón nhận giải vàng Chất lượng quốc gia, là 1 trong 3 doanh nghiệp Việt Nam nhận giải thưởng chất lượng châu Á – Thái Bình Dương và được Plimsoll công bố là công ty xếp thứ 16 trong top 500 công ty nữ trang lớn nhất thế giới. PNJ là công ty Việt Nam duy nhất có mặt trong bảng xếp hạng này. Tháng 3/2011, PNJ khởi công xây dựng Xí nghiệp Nữ trang PNJ hiện đại nhất Việt Nam, đồng thời không ngừng nâng cấp quy mô hệ thống phân phối,
  • 8. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP khánh thành các trụ sở và khai trương các trung tâm kim hoàn tại Kiên Giang, Bình Dương, Biên Hòa, Hà Nội…. Thời điểm 2011 cũng là lúc PNJ chuẩn bị xây dựng chiến lược cho giai đoạn 2012-2017. Giai đoạn 2012 – 2017: Tái cấu trúc để phát triển trường tồn. Xác định cần phải tái cơ cấu lại chiến lược và bộ máy hoạt động để phát triển trường tồn, năm 2012, PNJ thuê tư vấn nước ngoài để chuẩn hóa hệ thống quản trị theo chuẩn quốc tế. Trước khi mời tư vấn vào, PNJ đã tổ chức những buổi hội thảo để mọi người thấy được sự cần thiết của sự thay đổi. PNJ đã nhận ra những điều chưa tốt đang cản trở phát triển và kết luận phải thay đổi để không tụt hậu. Ngày 18/10/2012, PNJ đã khánh thành Xí nghiệp nữ trang PNJ sau thời gian gần 18 tháng thi công. Với tổng vốn đầu tư là 120 tỷ đồng, có công suất sản xuất đạt trên 4 triệu sản phẩm/năm, XN Nữ trang PNJ được đánh giá là một trong những xí nghiệp chế tác nữ trang lớn nhất khu vực Châu Á. Năm 2013 là năm đánh dấu những sư kiện quan trọng trong chiến lược phát triển thương hiệu của PNJ. Ngày 12/1/2013, PNJ đã khánh thành Trung tâm trang sức, kim cương và đồng hồ lớn nhất trên toàn hệ thống tại 52A- 52B Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh, được xem là một trong những trung tâm trang sức, kim cương lớn nhất tại thị trường Việt Nam. Ngày 10/09/2013, PNJSilver đã chính thức tái định vị nhãn hàng, ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, mở ra một “Thế giới Nàng tỏa sáng” với sắc tím thời trang cùng những đột phá trong chiến lược phát triển sản phẩm và thương hiệu. Song song đó, thương hiệu trang sức vàng PNJ công bố thông điệp mới “Tôn vinh giá trị đích thực” với mục đích tôn vinh những giá trị “vàng”, những phẩm chất cao quý của người phụ nữ trong xã hội hiện đại ngày nay trên nền tảng kế thừa hài hòa với các giá trị truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Năm 2014, PNJ đã mở hàng loạt TTKH ở các tỉnh thành VN …nâng tổng số cửa hàng bán lẻ trang sức lên đến gần 200 cửa hàng trong toàn quốc.
  • 9. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Kết quả kinh doanh vượt trội của năm 2014 chính là kết quả tái cấu trúc công ty thành công, hướng đến mục tiêu phát triển trường tồn, đưa PNJ trở thành công ty chế tác và bán lẻ trang sức. 1.2. Cơ cấu tổ chức (Nguồn:Báo cáo tài chính thường niên PNJ năm 2017) Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của PNJ * Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty Phòng Kinh doanh - Giám sát và kiểm tra hoạt động hệ thống kinh doanh vàng và bạc trong hệ thống, đảm bảo các hoạt động của công ty được an toàn, hiệu quả, phù hợp với các quy định của pháp luật và công ty.
  • 10. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP - Nghiên cứu, phân tích hoạt động của hệ thống kinh doanh vàng và bạc; tham mưu cho Tổng Giám Đốc chiến lược hoạt động kinh doanh của Công ty. Phòng Sản xuất - Tham mưu cho Tổng Giám Đốc về chiến lược đầu tư máy móc thiết bị - Giám sát, kiểm tra trong lĩnh vực kỹ thuật- sản xuất và hoạt động chất lượng - Nghiên cứu, thực hiện công tác cải tiến hệ thống chất lượng của toàn Công ty - Triển khai phòng cháy chữa cháy toàn công ty. Phòng Tài chính, Công nghệ Thông tin và Giám sát Nội bộ - Giám sát và quản lý tài chính toàn công ty - Nghiên cứu, phân tích hoạt động tài chính và kinh doanh theo từng thời điểm nhằm kịp thời điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, chiến lược trong hoạt động kinh doanh của Công ty - Điều hành bộ phận tin học xây dựng các chương trình quản lý hoạt động của công ty - Tư vấn về hướng phát triển công nghệ thông tin của Công ty do Ban Tổng Giám Đốc - Xây dựng, bảo trì và nâng cấp phần mềm quản lý mới cho Công ty - Quản lý duy trì hệ thống mạng, phần cứng máy tính chạy ổn định trong toàn Công ty Phòng Đầu tư- Phát triển, Marketing - Nghiên cứu và tham mưu cho Tổng Giám Đốc về chiến lược đầu tư phát triển toàn Công ty - Phụ trách lĩnh vực hoạt động đầu tư bao gồm: - Giám sát, chỉ đạo theo dõi trực tiếp các kế hoạch và dự án đầu tư Khóa luận tốt nghiệp. - Phân tích báo cáo về hiệu quả hoạt động của dự án đầu tư và các nhiệm vụ được phân công trước Tổng Giám Đốc
  • 11. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP - Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, các nhãn hiệu con - Nghiên cứu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, phát triển sản phẩm mới tham mưu cho công tác xây dựng chiến lược và các dự án phát triển. - Thống kê, tổng hợp, phân tích tình hình hoạt động của công ty. Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của công ty. Phòng Quản trị Nhân sự - Đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực cần thiết về số lượng và chất lượng các hoạt động và mục tiêu của công ty. - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả, để có những nhân viên với kỹ năng thích hợp cho nhu cầu hiện tại và tương lại của công ty. - Duy trì và quản lý nguồn nhân lực dài hạn, đề ra các biện pháp để xây dựng mới môi trường làm việc thích hợp nhân viên. - Cung cấp các dịch vụ hành chính, đảm bảo việc quản lý và điều hành Công ty: lưu trữ, luân chuyển hồ sơ và thông tin quản lý trong các cấp của Công ty; làm các thủ tục liên quan đến pháp luật và bảo quản các hồ sơ pháp lý về các hoạt động của Công ty. - Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đảm bảo cho các hoạt động của công ty: cơ sở vật chất, tiện nghi và phương tiện làm việc, dịch vụ thư ký, bưu chính, sao chụp… công tác phục vụ. 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của PNJ giai đoạn 2015- 2017 ĐVT:triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ Doanh thu thuần 7.697.947 8.564.590 10.976.836 866.643 11,26 2.412.246 28,17 Lợi nhuận gộp 1.138.350 1.411.293 1.911.963 272.943 23,98 500.670 35,48 Lợi nhuận trước thuế 200.173 590.627 907.379 390.454 195,06 316.752 53,63
  • 12. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Lợi nhuận sau thuế 159.619 450.488 724.856 290.869 182,23 274.368 60,90 Tỷ suất lợi nhuận gộp/Doanh thu 15,00% 16,22% 17,42% 0,01 8,13 0,01 7,40 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu 2,00% 5,26% 6,60% 0,03 163,00 0,01 25,48 (Nguồn:Báo cáo thường niên của PNJ các năm 2015 – 2017) Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của PNJ giai đoạn 2015 – 2017 có thể thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của công ty. Doanh thu và lợi nhuận luôn có mức tăng trưởng cao. Cụ thể: Doanh thu thuần năm 2016 đạt 8.564.590 triệu đồng, tăng 11,26% so với năm 2015; đến năm 2017 doanh thu thuần của PNJ là 2.412.246 triệu đồng, tăng 28,17%. Lợi nhuận gộp của công ty cũng có mức tăng trưởng khá. Năm 2016, lợi nhuận gộp đạt 1.411.293 triệu đòng, tăng 23,98% thì đến năm 2017 tăng lên 1.911.963 triệu đồng, tăng 35,48% so với năm 2016. Do đó, lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2016 đạt mức tăng kỷ lục 182,23%, tăng 290.869 triệu đồng so với năm 2015; năm 2017 đạt 724.856 triệu đồng, tăng 274.368 triệu đồng so với năm 2016, tăng 60,90%. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu của công ty năm 2015 đạt 15% thì đến năm 2017 đạt 17,42%. Cùng với đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu tăng từ 2% lên 6,60% trong giai đoạn 2015 – 2017.
  • 13. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Chương 2: Xây dựng kế hoạch sản xuất 2.1. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty. 2.1.1. Đặc điểm về sản phẩm Hiện nay, PNJ đang cung cấp 4 dòng nhãn hiệu trang sức bao gồm: PNJ Gold, PNJ Silver, CAO Fine Jewellery, Jemma. * Nhãn hiệu PNJ Gold Nhãn hiệu PNJ Gold ra đời năm 1988. Đặc điểm của dòng nhãn hiệu này là được làm từ vàng và đá quý với những thiết kế đột phá mang tính tiên phong, góp phần tôn vinh vẻ đẹp, sự sang trọng và đẳng cấp của người tiêu dùng Việt. Các sản phẩm trang sức vàng mang thương hiệu PNJ luôn có sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp sang trọng và độc đáo, thời trang và hiện đại, với mỗi chi tiết đều được thổi hồn sống động bởi các nhà thiết kế tài năng và đôi bàn tay khéo léo của người thợ kim hoàn lành nghề, nhằm đảm bảo cho sản phẩm độ tinh xảo và tính thẩm mỹ cao, đáp ứng thị hiếu của mọi đối tượng khách hàng. * Nhãn hiệu PNJ Silver Nhãn hiệu PNJ Siver bắt đầu xuất hiện trên thị trường trang sức Việt Nam vào năm 2001. Đặc điểm của PNJSilver bao gồm những trang sức bạc và phụ kiện đa dạng, mới lạ, màu sắc hồng tím thời trang và năng động, Đối tượng mà dòng nhãn hiệu này hướng đến là giới trẻ với gu thời trang hiện đại, năng động. * Nhãn hiệu CAO Fine Jewellery Ra đời từ năm 2005, CAO Fine Jewellery từng bước chinh phục những khách hàng đẳng cấp bởi chính sự khác biệt độc đáo của một thương hiệu cao cấp. Sản phẩm của CAO Fine Jewellery được chế tác từ vàng 18K cùng những viên kim cương, đá quý, bán qúy có màu sắc sống động - tất cả đều được đảm bảo về độ chiếu sáng cùng giác cắt mài tinh tế từ những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực cắt mài đá quý hay trong lĩnh vực kiểm định trên thế giới.
  • 14. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Các trung tâm trang sức cao cấp của CAO luôn tọa lạc tại khu mua sắm sang trọng nhất Sài Gòn, Hà Nội đã cho thấy tầm nhìn chiến lược đúng đắn của CAO Fine Jewellery trên con đường chinh phục những khách hàng đẳng cấp cũng như trong việc cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu trang sức quốc tế đang hiện diện tại Việt Nam.PNJSilver tự hào là thương hiệu trang sức dễ dàng được nhận diện tại nhiều trung tâm mua sắm trên khắp các tỉnh thành Việt Nam, đáp ứng cơn khát trang sức thời trang của giới trẻ, nhóm đối tượng khách hàng chính mà PNJSilver hướng tới. * Nhãn hiệu Jemma Được khơi nguồn từ trào lưu phụ kiện thời trang đang ngày càng rầm rộ trên thế giới, Jemma là nhãn hàng trang sức phụ kiện cao cấp ra đời từ cuối năm 2009. Với định hướng phát triển là một nhãn hàng trang sức phụ kiện thời trang cao cấp, hiện đại, Jemma như một lựa chọn mới mẻ mang lại sự thanh lịch, quý phái cho phái đẹp. Tất cả sản phẩm Jemma đều được thiết kế theo phong cách hiện đại, cập nhật các xu hướng thời trang mới nhất trên nền chất liệu đa dạng từ bạc, hợp kim cao cấp cùng các loại đá bán quý rực rỡ sắc màu, để tạo nên những sản phẩm trang sức thời trang độc đáo, không chỉ thể hiện đẳng cấp, gu thẩm mỹ tinh tế mà còn mang đến niềm tự hào cho người sở hữu. 2.1.2. Đặc điểm về thị trường Theo báo cáo của Hội đồng vàng thế giới, nhu cầu vàng trang sức trên toàn thế giới năm 2017 tăng trưởng 4% so với năm 2016 và đạt mức 2135.5 tấn. Trong đó, nhu cầu ở thị trường Việt Nam tăng 7% so với năm 2016 và đạt mức 16,5 tấn, đặc biệt tăng mạnh ở giai đoạn quý 4 năm 2017. Những số liệu trên cho thấy, thị trường bán lẻ nói chung và thị trường bán lẻ trang sức Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng và tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những năm sắp tới. Đặc biệt, lượng cầu trang sức vàng Việt Nam có mức tăng trưởng cao hơn năm 2016 trong khi các nước khác trong khu vực đều giảm.
  • 15. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Truyền thống lâu đời hàng ngàn năm qua khiến người dân Việt Nam có "tình cảm" đặc biệt với vàng. Vàng vừa là trang sức, vừa là kênh đầu tư giúp tích lũy tài sản, lại vừa là “của hồi môn”. Cũng giống như Ấn Độ hay Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ vàng tại Việt Nam luôn ở mức cao. Điều này rất dễ thấy khi lướt qua những con phố bán vàng như Hàng Bạc tại Hà Nội hay những cửa hàng vàng bạc dọc khắp Sài Gòn. Thị trường quy mô rộng lớn nhưng lại chưa có một doanh nghiệp nào tại đây đóng vai trò người dẫn đầu. Nếu tại thị trường vàng miếng, Nhà nước đã lựa chọn SJC làm doanh nghiệp độc quyền thì trên thị trường vàng trang sức, vốn có biên lợi nhuận tốt hơn nhiều, sân chơi vẫn rộng mở. Theo thống kê của công ty chứng khoán VCBS, thị trường vàng trang sức hiện tại tiềm năng nhưng lại bị phân mảnh rất mạnh khi có tới 80% thị phần thuộc về 10.000 cửa hàng bán vàng nhỏ lẻ. Hiện tại, thị trường vàng Việt Nam còn khá phân mảnh. Trong đó PNJ hiện tại đang chiếm 26.5% thị phần chuỗi doanh nghiệp có thương hiệu, tuy nhiên chuỗi doanh nghiệp chỉ chiếm 20% thị phần vàng cả nước, do đó thị phần PNJ tương đương với 5,3% thị phần toàn thị trường, cao hơn so với các doanh nghiệp nữ trang khác (Doji, SJC, Bảo Tín Minh Châu). Về độ phủ thị trường, PNJ đã có chi nhánh tại 47/63 tỉnh thành phố bao gồm cả thành phố lớn và thành phố cấp 2. 2.1.3. Đặc điểm về nhân sự PNJ luôn hướng tới mục tiêu xây dựng, phát triển và duy trì một môi trường làm việc lành mạnh, an toàn và lý tưởng cho người lao động. Trong năm 2017, PNJ đã nhận được hàng loạt các giải thưởng cao quý, cả trên phương diện cá nhân và tổ chức, do các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước bình chọn.
  • 16. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Bảng 2.2. Tình hình lao động tại PNJ Tổng số lao động Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Số người Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 1258 38,42 1464 37,05 1861 37,45 206 16,38 397 27,12 Nữ 2016 61,58 2487 62,95 3018 60,73 471 23,36 531 21,35 Độ tuổi <30 1938 59,19 2415 61,12 2977 59,91 477 24,61 562 23,27 30 -40 1021 31,19 1171 29,64 1519 30,56 150 14,69 348 29,72 40 - 50 241 7,36 280 7,09 357 7,18 39 16,18 77 27,50 >50 74 2,26 85 2,15 116 2,33 11 14,86 31 36,47 Trình độ Cao đẳng, đại học trở lên 1852 56,57 1861 47,10 1923 38,69 9 0,49 62 3,33 Tốt nghiệp THPT 1422 43,43 2090 52,90 3046 61,30 668 46,98 956 45,74 Tổng 3274 100 3951 100 4969 100 677 20,68 1018 25,77 (Nguồn: Báo cáo thường niên PNJ năm 2017) Theo số liệu về nhân sự PNJ công bố, hiện nay công ty có gần 5.000 nhân viên làm việc ở tất cả các chi nhánh rải rác trên cả 3 miền. Số lượng nhân viên của công ty trong giai đoạn 2015 -2017 năm sau luôn cao hơn năm trước, với tốc độ tăng trưởng trưởng 20- 25%/năm. Năm 2015 công ty có 3.274 nhân viên thì đến năm 2016 tăng lên 3.951 nhân viên và năm 2017 tăng lên 4.969 nhân viên. Xét về cơ cấu lao động theo giới tính, chiếm đa số lao động là nhân viên nữ với trên 60%. Do đa phần nhân viên của công ty là đội ngũ nhân viên bán hàng, giới thiệu sản phẩm do đó đặc thù công việc phù hợp với phái nữ. Cũng chinh vì lí do trên, độ tuổi của lao động tại PNJ khá trẻ, chiếm đa số là lao động dưới 30 tuổi với gần 60%. Tiếp đến là nhóm lao động từ 30 – 40 tuổi với khoảng 30%. Chỉ còn 10% còn lại là lao động trên 40 tuổi. Xét về trình độ lao động, nhóm lao động tốt nghiệp THPT chiếm tỷ lệ đa số trên tổng số lao động của công ty. Tuy nhiên điều này khá phù hợp với cơ cấu nhân sự của công ty khi chủ yếu là nhân viên bán hàng, công việc không cần trình độ cao. Nhưng điều này không có nghĩa là PNJ thiếu một lực lượng lao động có trình
  • 17. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP độ. Bởi chiếm tới gần 40% là lao động có trình độ tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên. Như vậy, xét về trình độ và độ tuổi lao động ở PNJ, công ty đang có những thế mạnh khi sở hữu một lực lượng lao động trẻ, có trình độ và phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty. Để tiếp tục phát triển những ưu thế về nguồn nhân sự nêu trên, công ty PNJ cũng luôn quan tâm đến vấn đề phát triển và đào tạo nguồn nhân lực, bên cạnh đó là cung cấp những chế độ đãi ngộ khuyến khích người lao động hợp lý. Với chiến lược phấn đấu đưa PNJ trở thành một “Tổ chức không ngừng học tập”, năm 2017 là năm mà PNJ đầu tư mạnh tay vào hoạt động đào tạo và phát triển nhân tài, gần 5 tỷ đồng được chi cho chi phí đào tạo, nâng số lượt nhân viên tham gia đào tạo từ 3.652 năm 2016 lên 7.883 năm 2017, tăng 116% (ĐVT:triệu đồng) Sơ đồ 2.2. Chi phí đào tạo phát triển nhân lực của PNJ PNJ hiểu rõ và đánh giá cao tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty. Vì vậy, PNJ luôn nỗ lực không ngừng để tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh cũng như đảm bảo điều kiện tốt nhất về mặt kinh tế cho người lao động. 4 năm liên tiếp nằm trong bảng xếp hạng “100 nơi làm việc tốt nhất Viêt Nam” (năm 2014, 2015, 2016, 2017), PNJ được đánh giá cao về chính sách lương 2197 3257 6636 2005 4239 4667 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 năm 2015 năm 2016 năm 2017 Ngân sách Chi phí thực tế
  • 18. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP thưởng công bằng và minh bạch cũng như mức lương thưởng hấp dẫn và cạnh tranh. PNJ có chính sách lương thưởng cho người lao động dựa trên hiệu quả công việc được xây dựng một cách toàn diện, tạo cơ hội công bằng để phát triển cho toàn thể nhân viên. Hàng năm, kết quả thực hiện các chỉ tiêu KPI và các chỉ tiêu trong Bộ chỉ tiêu năng lực lõi của từng cấp bậc được báo cáo và đánh giá để làm cơ sở cho việc đánh giá thăng tiến và chính sách lương thưởng cho từng cá nhân. Đồng thời, hệ thống các chỉ tiêu KPI và Bộ chỉ tiêu năng lực lõi của từng cá nhân cũng được theo dõi và đánh giá để phát hiện ra các cá nhân có năng lực giúp phòng nhân sự có cơ sở xây dựng một lộ trình phát triển phù hợp cho từng nhân viên. Mô hình HRBP PNJ hiểu rõ và đánh giá cao tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty. Vì vậy, PNJ luôn nỗ lực không ngừng để tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh cũng như đảm bảo điều kiện tốt nhất về mặt kinh tế cho người lao động. 4 năm liên tiếp nằm trong bảng xếp hạng “100 nơi làm việc tốt nhất Viêt Nam” (năm 2014, 2015, 2016, 2017), PNJ được đánh giá cao về chính sách lương thưởng công bằng và minh bạch cũng như mức lương thưởng hấp dẫn và cạnh tranh. PNJ có chính sách lương thưởng cho người lao động dựa trên hiệu quả công việc được xây dựng một cách toàn diện, tạo cơ hội công bằng để phát triển cho toàn thể nhân viên. Không chỉ đảm bảo về mặt lương thưởng và phúc lợi cho người lao động, PNJ còn không ngừng tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao tinh thần cho người lao động như ngày hội văn hóa PNJ, văn hóa đọc sách PNJ, phòng tập GYM và phòng tập Yoga phục vụ cho nhu cầu rèn luyện sức khỏe của nhân viên. 2.1.4. Đặc điểm về Marketing Kênh phân phối là yếu tố quan trọng sống còn của hệ thống bán lẻ. Hiểu được điều này, trong gần 30 năm qua PNJ luôn đặt tầm quan trọng vào công tác phát triển và mở rộng mạng lưới bán lẻ của mình. Quá trình phát triển kênh phân phối trên cơ sở đã được hoạch định theo chiến lược phát triển 10 năm của Công ty (2012- 2022) và được thẩm định một cách kỹ lưỡng hàng năm. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2017, hệ thống các điểm
  • 19. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP bán PNJ đạt mốc 269 cửa hàng và đã phủ được 48/63 tỉnh thành. Bên cạnh việc xây dựng và phát triển các cửa hàng của riêng mình, PNJ đã nhận thấy sự phát triển của các kênh mua sắm hiện đại nên tiếp tục đầu tư và tăng tỷ trọng tham gia điểm bán vào kênh MT đối với các TTTM lớn và hoạt động hiệu quả như Lotte; Vincom, Aeone... chính vì vậy, trong 54 điểm bán mới đi vào hoạt động trong năm 2017 có đến 26 là điểm bán trên kênh MT (chiếm 48.1%). Biểu đồ 2.3. Sô lượng cửa hàng của PNJ giai đoạn 2015 -2017 (Nguồn:báo cáo thường niên PNJ năm 2017) Tóm lại, công tác phát triển mạng lưới bán lẻ tuy gặp nhiều thách thức, khả năng tìm kiếm các mặt bằng đủ tiêu chuẩn của PNJ ngày càng khan hiếm do tốc độ phát triển của ngành bán lẻ cao, nguồn cung giới hạn trong khi lượng cầu ngày càng tăng; Chi phí thuê mặt bằng tăng theo thời gian do đó việc đàm phán hợp đồng cũng đòi hỏi ngày một chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, bằng tất cả những nỗ lực của mình, PNJ vẫn quyết tâm sẽ thực hiện tốt những mục tiêu mà mình đã đề ra để đảm bảo cho sự phát triển của Công ty một cách bền vững Bên cạnh đó, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, hoạt động truyền thông tiếp thị và kinh doanh trực tuyến tiếp tục là mảng hoạt động được PNJ chú trọng đầu tư và phát triển. Với 43 chiến dịch truyền thông trong năm, Marketing online đã thu hút được 4,5 triệu lượt khách hàng đến với website trong đó có 2.5 triệu lượt khách hàng mới truy cập đã mang lại 41% lượng khách 190 219 269 0 50 100 150 200 250 300 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số cửa hàng
  • 20. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP hàng giao dịch qua kênh bán hàng điện tử góp phần cho việc thúc đẩy doanh thu Online đạt mức 26 tỷ đồng, tăng 70% so với năm 2016 và tăng 20% so với kế hoạch đề ra. Trong bối cảnh người tiêu dùng Việt Nam chưa quen với việc mua sắm trang sức qua kênh mua sắm hiện đại thì kết quả trên có ý nghĩa lớn và bước đầu cho thấy PNJ đã và đang đi đúng với xu thế của thị trường và hành vi tiêu dùng hiện đại từ cách xây dựng chương trình, thông điệp và việc chọn lựa kênh truyền thông hiệu quả. 2.1.5. Đặc điểm về năng lực sản xuất Sản phẩm trang sức PNJ được sản xuất từ các nguyên liệu vàng, bạc, kim cương, đá quý, đá Cz... được tuyển chọn kỹ lưỡng trước khi nhập mua từ hơn 100 nhà cung cấp uy tín trong và ngoài nước như Ý, Nhật, HongKong, Thái Lan... Không chỉ vậy, quá trình sáng tạo ý tưởng và xây dựng thiết kế sản phẩm PNJ được thực hiện qua nhiều công đoạn khác nhau (phác thảo, vẽ 2D, 3D, tạo phôi...) dưới bàn tay tài hoa của các chuyên viên thiết kế, các nghệ nhân kim hoàn PNJ nhằm tạo ra những sản phẩm tinh tế và sang trọng. Bên cạnh đó, Xí nghiệp nữ trang PNJ với quy mô hơn 12.500 m2 cùng với năng lực sản xuất hơn 3,5 triệu sản phẩm/ năm cho phép PNJ cung ứng đa dạng sản phẩm trang sức vàng, trang sức bạc không chỉ cho thị trường trong nước mà còn đáp ứng cho các thị trường khó tính như Đức, Mỹ, Úc... PNJ luôn nỗ lực không ngừng nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng nhằm tạo ra những sản phẩm vượt trội, mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động đều quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, cùng nhau thực hiện sứ mệnh “mang lại niềm kiêu hãnh cho khách hàng bằng các sản phẩm trang sức tinh tế, chất lượng vượt trội”. 2.2. Căn cứ lập kế hoạchsản xuất Kế hoạch sản xuất của PNJ bao gồm kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất, kế hoạch nguyên vật liệu trực tiếp, kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp, kế hoạch chi phí sản xuất chung, kế hoạch chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kế hoạch tiêu thụ
  • 21. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Là cơ sở cho tất cả các kế hoạch khác, định hướng hoạt động, chỉ đạo quá trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kế hoạch tiêu thụ của PNJ được lập dựa trên cơ sở: - Tình hình doanh số tiêu thụ các kỳ trước. - Chính sách giá cả sản phẩm, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ. - Xu hướng phát triển của ngành trang sức, đá quý. - Thu nhập người tiêu dùng. - Các chính sách của nhà nước. - Những biến động kinh tế xã hội. Kế hoạch sản xuất Sản xuất phải đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ, đồng thời phải đảm bảo mức tồn kho sản phẩm tối thiểu cần thiết đảm bảo cho quá trình tiêu thu liên tục. Mức tồn kho sản phẩm cuối kỳ tùy thuộc chủ yếu vào chu kỳ sản xuất, chu kỳ sản xuất càng dài mức tồn kho càng lớn và ngược lại. Kế hoạch nguyên vật liệu trực tiếp Kế hoạch nguyên vật liệu trực tiếp được lập trên cơ sở kế hoạch sản xuất và định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhằm xác định nhu cầu về lượng và giá đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất và kế hoạch thanh toán tiền mua nguyên vật liệu. Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp Được căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức chi phí nhân công trực tiếp nhằm xác định thời gian lao động và chi phí nhân công cần thiết đảm bảo cho tiến trình sản xuất. Trên cơ sở đó bố trí, tuyển dụng lao động để đảm bảo đủ cho quá trình sản xuất trong kỳ. 2.3. Tổ chức lập kế hoạchsản xuất 2.3.1. Kế hoạch sản xuất sản phẩm Dự báo bán hàng năm kế hoạch 2018 được xây dựng dựa trên doanh số tiêu thụ năm 2017 và dự báo thị trường năm 2018. Theo dự báo của Hội đồng vàng thế giới, nhu cầu trang sức vàng trên toàn thế giới năm 2018 sẽ tăng trưởng 4% so với
  • 22. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP năm 2017 và đạt mức 2135.5 tấn. Trong đó, nhu cầu trang sức vàng ở thị trường Việt Nam tăng 7% so với năm 2017 và đạt mức 16.5 tấn, đặc biệt tăng mạnh ở giai đoạn quý 4 năm 2017. Hiện nay PNJ đang chiếm lĩnh khoảng 5,3% thị trường nội địa, tương đương với mức 875kg. Năm 2016, số lượng vàng, trang sức của PNJ tiêu thụ đạt được ở mức 721,4 kg. Đối với thị trường trang sức bạc, dự báo doanh số tiêu thụ bạc của PNJ hàng năm tăng trưởng khoảng 6,5%. Năm 2017, doanh số tiêu thụ trang sức bạc của công ty đạt 1.245 kg. Như vậy dự đoán năm 2018, doanh số tiêu thụ trang sức bạc có thể đạt mức 1.300 kg. Như vậy đây là những căn cứ để PNJ xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong năm 2018. Khối lượng tiêu thụ dựa trên dự báo bán hàng năm kế hoạch. Chính sách hàng tồn kho cuối kỳ của xí nghiệp bằng 10% nhu cầu tiêu thụ của quý tiếp theo. Khối lượng sản phẩm tồn đầu kỳ quý I được lấy từ tồn kho năm 2017, quý II tồn cuối quý I,quý III tồn cuối quý II, quý IV tồn cuối quý III. Số lượng sản phẩm trang sức cần sản xuất được tính tổng cộng theo nhu cầu bao gồm khối lượng tiêu thụ và số món trang sức tồn cuối kỳ trừ đi lượng tồn đầu kỳ. Bảng 2.3. Kế hoạch sản xuất của PNJ năm 2018 ĐVT: kg Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý IIIQuý IV Cả năm Sản phẩm vàng Khối lượng tiêu thụ 240 150 170 315 875 Khối lượng sản phẩm tồn cuối kỳ 20 15 15 30 30 Tổng cộng 260 165 185 345 905 Khối lượng tồn đầu kỳ 17 20 15 15 17 Khối lượng cần sản xuất 243 145 170 330 888 Sản phẩm bạc Khối lượng tiêu thụ 400 250 250 400 1.300
  • 23. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Khối lượng sản phẩm tồn cuối kỳ 50 80 80 50 50 Tổng cộng 450 330 330 450 1.350 Khối lượng tồn đầu kỳ 50 50 80 80 50 Khối lượng cần sản xuất 400 280 250 370 1.300 (Nguồn:tác giả tự tổng hợp) 2.3.2. Kế hoạch chi phí nguyên liệu Khối lượng vàng và bạc cần sản xuất lấy từ bảng kế hoạch sản xuất ở trên. Định mức nguyên liệu theo định mức kỹ thuật sản xuất gạo xuất khẩu của công ty xây dựng, tỷ lệ thu hồi phải đạt trên 99,99 % nguyên liệu đưa vào sản xuất. Tổng lượng nguyên liệu = khối lượng cần sx +khối lượng nguyên liệu tồn cuối kỳ - khối lượng nguyên liệu tồn đầu kỳ. Bảng 2.4. Kế hoạch chi phí vàng, bạc nguyên liệu năm 2018 Chỉ tiêu ĐVT Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm Sản phẩm vàng Khối lượng vàng cần sản xuất kg 243 145 170 330 1.300 Định mức NL lần 1,001 1,001 1,001 1,001 1,001 Vàng NL cần sản xuất kg 243,243 145,145 170,170 330,330 1.301,300 Vàng NL tồn cuối kỳ kg 125,370 114,530 110,000 115,050 115,050 Tổng khối lượng vàng NL kg 368,613 259,675 280,170 445,380 1.416,350 Vàng NL tồn đầu kỳ kg 98,560 125,370 114,530 110,000 98,560 Vàng NL cần mua kg 270,053 134,305 165,640 335,380 1.317,790 Đơn giá trd /kg 914,81 913,54 913,62 913,72 Tổng tiền trđ 247.048 122.694 151.333 306.442 827.516 Sản phẩm bạc
  • 24. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Khối lượng bạc cần sản xuất kg 400 280 250 370 1.300 Định mức NL lần 1,003 1,003 1,003 1,003 1,003 Bạc NL cần sản xuất kg 401,200 280,840 250,750 371,110 1.303,900 Bạc NL tồn cuối kỳ kg 123,400 150,200 140,300 116,500 116,500 Tổng khối lượng bạc NL kg 524,600 431,040 391,050 487,610 1.420,400 Bạc NL tồn đầu kỳ kg 105,230 123,400 150,200 140,300 105,230 Bạc NL cần mua kg 419,370 307,640 240,850 347,310 1.315,170 Đơn giá trđ/kg 11,823 11,740 11,760 11,875 Tổng tiền trđ 4.958,212 3.611,694 2.832,396 4.124,306 15.526,607 (Nguồn:tác giả tự tổng hợp) 2.3.3. Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp Khối lượng vàng, bạc cần sản xuất lấy từ bảng kế hoạch sản xuất Thời gian sản xuất = khối lượng gạo x định mức thời gian. Định mức thời gian để sản xuất vàng, bạc được lấy từ bảng định mức kỹ thuật sản xuất vàng, bạc được công ty xây dựng. Đối với đơn giá lao động mà PNJ trả cho thợ kim hoàn là theo giá thị trường. Cân đối các khoản chi phí và dựa vào số liệu về khoản chi cho nhân công ở những năm trước đưa ra mức dự kiến chi phí nhân công trực tiếp năm 2018 của PNJ như sau:
  • 25. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Bảng 2.5. Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp của PNJ năm 2018 Chỉ tiêu ĐVT Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm Sản phẩm vàng Lượng vàng cần sản xuất (kg) kg 243 145 170 330 1.300 Định mức thời gian (h/kg) h/kg 240 240 240 240 Thời gian sản xuất (h) h 58.320 34.800 40.800 79.200 213.120 Đơn giá lao động đồng 20.000 20.000 20.000 20.000 20.000 Chi phí nhân công trđ 1.166 696 816 1.584 4.262 Sản phẩm bạc Lượng bạc cần sản xuất (kg) kg 400 280 250 370 1.300 Định mức thời gian (h/kg) h/kg 235 235 235 235 Thời gian sản xuất (h) h 94.000 65.800 58.750 86.950 305.500 Đơn giá lao động đồng 18.000 18.000 18.000 18.000 18000 Chi phí nhân công trđ 1.692 1.184 1.058 1.565 5.499 Tổng cộng chi phí nhân công trđ 2.858 1.880 1.874 3.149 9.761 (Nguồn:tác giả tính toán) 2.3.4. Kế hoạch chi phí sản xuất chung Căn cứ vào tình hình chi phí qua các năm để ước lượng khoản chi phí phát sinh trong năm 2018 cần sản xuất lấy từ bảng kế hoạch sản xuất sản phẩm. Chi phí điện = điện cần sản xuất x đơn giá Đơn giá điện cho sản xuất 1.434 đ/kwh trong giờ bình thường, 884 đ/kwh trong giờ thấp điểm, 2.570 đ/kwh giờ cao điểm. Chọn mức giá trung bình là 1.434đ/kwh theo mức giá này bố trí thời gian sản xuất sao cho tránh sản xuất vào các giờ cao điểm để tiết kiệm chi phí điện năng. Chi phí nước = nước cần xuất x đơn giá Đơn giá nước cho sản xuất bằng 11.040đ/m3. Chi phí sữa chữa máy bằng 0,05% doanh thu trong năm được phân bổ 80% quý đầu năm, 20% cho quý III. Bảng 2.6. Kế hoạch chi phí sản xuất chung của PNJ năm 2018 Chỉ tiêu ĐVT Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm
  • 26. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Điện năng tiêu tốn kwh 15.150 12.300 13.800 19.600 60.850 Đơn giá điện bình quân đ/kwh 1.434 1.434 1.434 1.434 1.434 Nước cần sản xuất m3 18.900 15.100 16.200 20.500 70.700 Đơn giá nước bình quân đ/m3 11.040 11.040 11.040 11.040 11.040 Chi phí sửa chữa máy trđ 156 120 135 170 581 Tổng chi phí SXC trđ 386 304 334 424 1.449 (Nguồn:tác giả tính toán) 2.3.5. Kế hoạch chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Chi lương cán bộ dựa trên lương của kế hoạch nhân sự và các khoản cấp dưỡng cho cán bộ Các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp ở PNJ hàng năm đều có phát sinh. Căn cứ vào tình hình chi phí quản lý thực tế phát sinh qua các năm và định mức chi phí đưa ra của công ty để ước đoán cho các khoản chi này trong năm 2018. Bảng 2.7. Kế hoạch chi phí bán hàng của PNJ năm 2018 ĐVT:triệu đồng Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm Chi phí vật liệu quản lý 3200 2800 3000 10.340 19.340 Chi phí nhân viên 9.000 8.500 8.800 373.700 400.000 Chi phí đồ dùng văn phòng 10.500 9.800 10.000 43.969.700 44.000.000 Chi phí khấu hao TSCĐ 1.200 1.000 1.000 3.020 6.220 Chi phí dịch vụ mua ngoài 40.500 38.000 39.000 52.500 170.000 Chi phí bằng tiền khác 44.000 42.000 40.000 69.000 195.000 Tổng cộng 108.400 102.100 101.800 44.478.260 44.790.560 (Nguồn:tác giả tự tính toán)
  • 27. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Bảng 2.8. Kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp của PNJ năm 2018 ĐVT:triệu đồng Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm Chi phí vật liêu quản lý 300 280 285 435 1.300 Chi phí nhân viên quản lý 31.250 28.000 30.200 35.950 125.400 Chi phí đồ dùng văn phòng 1.700 1.350 1.500 2.250 6.800 Chi phí khấu hao TSCĐ 2.400 2.200 2.350 3.250 10.200 Thuế, phí, lệ phí 76 71 73 90 310 Chi phí dịch vụ mua ngoài 2.000 2.125 2.200 2.175 8.500 Chi phí bằng tiền khác 9.800 8.800 8.900 15.500 43.000 Tổng cộng 47.526 42.826 45.508 59.650 195.510 (Nguồn:tác giả tự tính toán)
  • 28. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Chương 3 Giải pháp nhằm hoàn thiện kế hoạchsản xuất của công ty trong thời gian tới 3.1. Phương hướng hoạt động của công ty đến năm 2022 Giai đoạn 2018 – 2022 là giai đoạn cuối hoàn thành chiến lược 10 năm 2012 – 2022, đã được HĐQT xây dựng tiếp tục giữ vững sứ mệnh “mang lại niềm kiêu hãnh cho khách hàng bằng các sản phẩm tinh tế & chất lượng vượt trội” và tầm nhìn 2022. “Là công ty chế tác và bán lẻ trang sức hàng đầu tại Châu Á, giữ vị trí số 1 trong phân khúc thị trường Trung – Cao cấp tại Việt Nam”; Định hướng chiến lược của PNJ trong giai đoạn 2018 – 2022 bao gồm: - Là tập thể liên tục học tập. Có trách nhiệm cao với Người lao động và xã hội. - Có hệ thống quản trị tiên tiến và hiệu quả. - Là một thương hiệu mạnh và được khách hàng yêu thích. - Có sức mạnh và hiệu quả về tài chính. Các chỉ tiêu cụ thể như sau: - Đạt trong TOP 10 Doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh phát triển bền vững tại Việt Nam. - Đạt TOP 50 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam. - Toàn Công ty được đào tạo bình quân 72h/năm. - Có hệ thống quy trình vận hành tiên tiến và hiệu quả, tích hợp toàn bộ với ISO 9000. ISO 14000 và ISO 27000, được tin học hóa tối đa - Doanh thu trang sức tăng bình quân 20% /năm. - Lợi nhuận gộp toàn Công ty tăng bình quân 20%/năm. - Lợi nhuận sau thuế tăng bình quân 20%/năm. - ROA tăng bình quân 5% /năm. - ROE tăng bình quân 5%/năm.
  • 29. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 3.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp 3.2.1. Xâydựng chính sách sản phẩm tạo điều kiện chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất Sản xuất sản phẩm nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, thị trường và nhằm đạt mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận . Trong thực tế không phải bất cứ nhu cầu nào của khách hàng, thị trường cũng được một doanh nghiệp đáp ứng thoã mãn vì quy mô, nguồn lực của doanh nghiệp có hạn chỉ có thể tập trung cho những hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy, để tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp đều phải có chính sách sản phẩm phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Chính sách sản phẩm của doanh nghiệp gồm 3 nội dung chính là : Chính sách về sản phẩm mới, chính sách về khác biệt hoá sản phẩm và chính sách về bao gói. Chính sách đưa một sản phẩm mới vào thị trường hoặc loại bỏ một sản phẩm cũ khỏi thị trường là do chu kỳ sống của sản phẩm quyết định. Để đưa được sản phẩm mới vào thị trường trước hết phải dựa vào khả năng, trình độ công nghệ của doanh nghiệp nhưng yếu tố quyết định là sự sẵn sàng chấp nhận của thị trường. Chính sách về khác biệt hoá sản phẩm được thực hiện sau khi sản phẩm mới được thị trường chấp nhận nhằm mục đích là tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mà các doanh nghiệp khác không thể bắt chước. Khác biệt hoá sản phẩm phải gắn với việc xác định chất lượng và hình thức biểu hiện của sản phẩm , những thay đổi của sản phẩm theo thời gian, hình thành các nhóm sản phẩm đáp ứng sự đa dạng về nhu cầu của khách hàng, cung cấp những sản phẩm mới trong phạm vi sản phẩm đã có. Chính sách bao gói là các nguyên tắc , phương pháp thực hiện và cách lựa chọn vật liệu bao gói , thiết kế nội dung mẫu mã phù hợp với thị hiếu của khách hàng, tuân thủ các quy định của pháp luật, không gây ô nhiễm môi trường và đạt chi phí kinh doanh thấp nhất có thể. Chính sách bao gói phải đáp ứng các yêu cầu là phù hợp với kỹ thuật sản phẩm, kỹ thuật vận chuyển và lưu kho, đáp ứng các yêu cầu của công tác marketing và đảm bảo chi phí kinh doanh hợp lý. Trong hệ thống sản phẩm hàng quy chế của PNJ có những chủng loại sản phẩm chiếm tỷ
  • 30. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP trọng nhỏ về số lượng nhưng đóng góp lớn về doanh thu và lợi nhuận , có những chủng loại chiếm số lượng lớn về số lượng nhưng có tỷ trọng lợi nhuận thấp và có những chủng loại hầu như không có lợi nhuận. Chính sách sản phẩm có vai trò quan trọng đối với công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của PNJ , cụ thể ở những lĩnh vực sau : - Với những chính sách, định hướng rõ ràng về sản phẩm việc xác định các chỉ tiêu về sản phẩm của kế hoạch sản xuất sẽ đơn giản và dễ dàng hơn. - Khi PNJ có chính sách sản phẩm rõ ràng thì công tác sản xuất sẽ được chuyên môn hoá ở mức độ cao hơn, năng suất lao động sẽ tăng lênđiều này rất thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch năng lực sản xuất. - Với những sản phẩm có nhu cầu nhỏ bị loại bỏ và tăng số lượng đối với những sản phẩm có nhu cầu lớn thì kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu có được thuận lợi lớn trong việc đàm phán với nhà cung cấp về giá cả và thời hạn giao hàng. - Chính sách về sản phẩm sẽ tạo điều kiện cho PNJ chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất tác nghiệp. Nội dung giải pháp Sản phẩm mới Để có cơ sở loại bỏ những sản phẩm cũ và đưa vào những sản phẩm mới , Phòng Kế toán – Tài chính tiến hành phân loại, đánh giá các mặt hàng theo các tiêu chí chất lượng, giá trị doanh thu, lợi nhuận chú trọng đến những sản phẩm mang lại hiệu quả cao, duy trì sự ổn định sản xuất kinh doanh và loại bỏ một số mặt hàng mang lại hiệu quả thấp hoặc không có hiệu quả để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của PNJ. Việc thay đổi số lượng , chủng loại trong cơ cấu sản phẩm của PNJ cần phải được tính toán , phân tích một cách khoa học, hợp lý để đảm bảo tính đồng bộ , xác định được những sản phẩm mới có giá trị hiệu quả cao, khai thác tối ưu các nguồn lực của PNJ vào hoạt động sản xuất đem lại hiệu quả cao nhất , đồng thời đáp ứng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng , thị trường . Chính sách về sản
  • 31. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP phẩm mới của PNJ do Phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm chính xây dựng và phối hợp với các phòng chức năng thực hiện, nội dung chính gồm : - Thông tin về sản phẩm : Phòng Kinh doanh thu thập các thông có liên quan đến sản phẩm mới như nhu cầu , các đặc tính kỹ thuật, mục đích sử dụng, giá cả, nguồn nhập khẩu. - Chế tạo thử sản phẩm : Phòng Kinh doanh cung cấp thông tin về sản phẩm cho Phòng Kỹ thuật - Sản xuất để lập phương án sản xuất hàng mẫu để sử dụng thử. - Phân tích hiệu quả kinh tế : Trên cơ sở thông tin từ khách hàng Phòng kinh doanh kết hợp cùng Phòng Tài chính - Kế toán tiến hành phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của sản phẩm. - Kiểm tra và đưa sản phẩm ra thị trường : Hàng mẫu sẽ được gửi cho khách hàng dùng thử và cho biết ký kiến về chất lượng. Nếu chất lượng đạt yêu cầu và mức giá mà khách hàng chấp nhận có thể bù đắp chi phí thì sẽ tiến hành sản xuất hàng loạt. Khác biệt hoá sản phẩm Sự cạnh tranh trên thị trường là một tất yếu khách quan . Vì vậy , sau khi đã đưa ra thị trường sản phẩm mới PNJ cần tăng cường sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm và đối phó với những sản phẩm bắt chước thông qua chính sách khác biệt hoá sản phẩm. Do đặc tính chất đặc thù của sản phẩm hàng quy chế là theo tiêu chuẩn đã được quy định . Vì vậy để khác biệt hoá sản phẩm của mình PNJ lựa chon việc nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ bảo hành. Để thực hiện nội dung này Phòng kinh doanh cần phải phối hợp với Phòng Kỹ thuật - Sản xuất thực hiện những nội dung chính sau : - Chất lượng hàng hoá : Để tạo ra sự khác biệt về chất lượng phải có những giải pháp về công nghệ chế tạo và nguyên vật liệu đầu vào. - Dịch vụ bảo hành sản phẩm : Thời hạn bảo hành đối với hàng hoá có chất lượng cao phải cao hơn so với hàng hoá cấp thấp.
  • 32. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Bao gói sản phẩm. Bao gói sản phẩm hàng quy chế không yêu cầu phức tạp những phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật thông tin về sản phẩm và nhà sản xuất. Nội dung này do Phòng Kinh doanh thực hiện với nội dung chính sau : - Thiết kế bao bì đóng gói đối với từng chủng loại sản phẩm, đối tượng khách hàng. - Lập phương án chi phí, giá thành đóng gói. - Tham khảo ý kiến của khách hàng. 3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu thị trường Dự báo là một nghệ thuật và là môn khoa học tiên đoán các sự việc, hiện tượng sẽ xẩy ra trong tương lai, dự báo chính xác sẽ giữ vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dự báo nhu cầu thị trường là ước lượng nhu cầu về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của thị trường cho đến khi nhu cầu thực sự được thể hiện. Do vậy, dự báo nhu cầu thị trường có ý nghĩa rất quan trọng và tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp như : Quản lý nhân sự, hoạch định năng lực sản xuất, quản lý hoạt động cung ứng, đầu tư , hoạt động tài chính, hoạt động marketing.v.v. Dự báo nhu cầu thị trường là cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư – xây dựng cơ bản v.v. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và khó khăn nhất đối với đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch của các doanh nghiệp. Nếu dự báo không chính xác, quá xa rời thực tế thì sẽ dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được đối với doanh nghiệp và dự báo đồng thời cũng là một vũ khí quan trọng trong việc ra các quyết định chiến lược cũng như chiến thuật của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Điểm xuất phát đầu tiên của công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của PNJ là phân tích thông tin, dự báo nhu cầu thị trường. Vì vậy nhu cầu thị trường là khâu đầu tiên để xem xét, xây dựng các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất của PNJ. Kết quả
  • 33. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP của công tác dự báo nhu cầu thị trường là cơ sở, căn cứ để PNJ quyết định mức tăng hoặc giảm sản lượng đối với từng loại sản phẩm , đồng thời giúp PNJ đề ra những giải pháp , phương hướng xây dựng và thực hiện thành công kế hoạch sản xuất. Mặc dù, trong những năm qua PNJ đã thực hiện công tác dự báo nhu cầu thị trường một cách có hệ thống, liên tục trước khi xây dựng kế hoạch sản xuất. Tuy nhiên, kết quả dự báo nhu cầu thị trường chưa cao còn nhiều yếu kém, hạn chế do những nguyên nhân : Việc thực hiện mới chỉ dừng ở mức sơ lược chứ chưa đi sâu thu thập, phân tích tất cả các yếu tố có tác động tới thị trường sản phẩm của PNJ một cách toàn diện. Vì vậy, khi PNJ xây dựng kế hoạch sản xuất, một số chỉ tiêu thực hiện không đạt , đặc biệt là những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và những sản phẩm có sự biến động lớn trên thị trường. Mặt khác, việc xây dựng kế hoạch sản xuất của PNJ không phản ánh sát tình hình thực tế của thị trường nên trong quá trình thực hiện vẫn phải điều chỉnh kế hoạch khi thị trường thay đổi , điều này dẫn đến sự điều chỉnh của hàng loạt các kế hoạch khác có liên quan như kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch cung ứng nguyên vật liêu, kế hoạch tài chính.v.v. Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác dự báo nhu cầu thị trường đối với công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của PNJ. Nếu thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu thị trường thì kế hoạch sản xuất của sẽ sát với thực tế đáp ứng nhu cầu thị trường phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của PNJ. Trong trường hợp ngược lại , kế hoạch sản xuất không phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của PNJ và dẫn tới những hậu quả không thể lường hết được đối với PNJ như : hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm, mất khách hàng, thị trường, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được.v.v. PNJ cần nâng cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu để có những cơ sở căn cứ chính xác cho công tác xây dựng kế hoạch sản xuất , tránh hiện tượng điều chỉnh, cân đối kế hoạch sản xuất trong quá trình thực hiện. Đây chính là cơ sở của giải pháp nâng cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu của PNJ.
  • 34. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Nội dung của giải pháp Trong những năm vừa qua, công tác dự báo nhu cầu thị trường ở PNJ được tiến hành mang nặng tính hình thức, trong phạm vi hẹp và mang tính chủ quan . Vì vậy , công tác xây dựng kế hoạch sản xuất và thực hiện kế hoạch còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chính vì vậy PNJ cần phải nâng cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu thị trường , cụ thể như sau: - PNJ cần phải triển khai thực hiện thường xuyên, có hệ thống, phương pháp khoa học công tác dự báo nhu cầu thị trường để có căn cứ, cơ sở chính xác cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất. Các dự báo nhu cầu thị trường sử dụng làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất phải có chất lượng tốt : Chính xác, có độ tin cậy cao, dễ hiểu, dễ sử dụng vào công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của PNJ. PNJ cần tập trung vào phân tích, nghiên cứu các yếu tố có tác động mạnh nhất, trực tiếp nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự báo nhu cầu thị trường được tiến hành một cách khoa học sẽ giúp PNJ xác định và tiên lượng được những cơ hội, thách thức trong tương lai nhằm đảm bảo thế chủ động , linh hoạt trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất và hoạt động sản xuất kinh doanh. - Để nâng cao chất lượng, độ chính xác của các kết quả dự báo nhu cầu thị trường, một vấn đề có ý nghĩa quan trọng và mang tính quyết định là việc lựa chọn phương pháp dự báo thích hợp phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta. Như trên đã đề cập có hai phương pháp dự báo định tính và định lượng, để đạt được kết quả tốt đáp ứng được yêu cầu của công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, PNJ cần lựa chọn, kết hợp sử dụng đồng thời cả hai phương pháp trên sẽ mang lại hiệu quả cao - Đẩy mạnh việc thu thập thông tin về sản phẩm từ khách hàng. PNJ cần đẩy mạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng truyền thống và một số khách hàng tiềm năng về nhu cầu, kế hoạch mua hàng trong tương lai. Qua thông tin thu thập được giúp PNJ hiểu rõ nhu cầu, kế hoạch mua hàng của khách hàng và ước lượng, dự báo thị trường tiềm năng cho từng kỳ. Việc thu thập thông tin từ khách hàng không chỉ phục vụ cho các hoạt động dự báo về nhu cầu về những sản phẩm thông dụng
  • 35. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP mà còn cho biết nhu cầu, xu hướng phát triển đối với những sản phẩm mới của khách hàng giúp PNJ có kế hoạch nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường. Công tác dự báo nhu cầu do Phòng kinh doanh tiến hành thực hiện. Sau khi có kết quả dự báo của Phòng Kinh doanh Ban giám đốc PNJ tiến hành lấy ý kiến của các cán bộ quản lý lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng quy chế về nhu cầu cho kỳ kế hoạch tới. Kết quả là sẽ tập hợp được các ý kiến đóng góp và đưa đến một ý kiến thống nhất làm cơ sở cho công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của PNJ. 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống định mức xây dựng kế hoạch sản xuất Khi xây dựng kế hoạch sản xuất tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng hệ thống định mức được xây dựng riêng cho doanh nghiệp mình. Hệ thống định mức là cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất , vì vậy các chỉ tiêu định mức được xây dựng càng chính xác bao nhiêu thì chất lượng xây dựng kế hoạch sản xuất càng tốt bấy nhiêu. Các loại định mức chính được sử dụng trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp gồm :Định mức lao động, định mức tiêu thụ nguyên vật liệu, định mức tiêu thụ dụng cụ, định mức sửa chữa , định mức tiêu thụ năng lượng. - Định mức lao động là cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất và thiết kế quy trình công nghệ. Định mức lao động được dùng để xác định công suất của các máy, năng suất của phân xưởng và của PNJ , đồng thời nó cũng được dùng để xác định số lượng công nhân cần thiết cho sản xuất. Nhiệm vụ chính của định mức lao động là xác định : mức thời gian, có nghĩa là chi phí thời gian cần thiếtđể thực hiện một đơn vị công việc; mức sản phẩm là số đơn vị sản phẩm ( chiếc, mét, tấn,.v.v. ) được chế tạo ra trong một đơn vị thời gian ( giờ, ca. v.v. ) và mức công nhân, có nghĩa là số công nhân cần thiết để thực hiện một klhối lượng công việc cụ thể. Để xây dựng định mức lao động người ta sử dụng 2 phương pháp là : phương pháp thống kê - kinh nghiệm và phương pháp tính toán có căn cứ kỹ thuật.
  • 36. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP - Định mức tiêu thụ nguyên vật liệu được dùng để xác định nhu cầu nguyên vật liệu trong công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất, để kiểm tra tính hợp lý của việc sử dụng nguyên vật liệu và để tính toán giá thành sản phẩm. Nhiệm vụ chính của định mức tiêu thụ nguyên vật liệu là xác định số lượng vật liệu cần thiết để sản xuất , chế tạo một sản phẩm ( máy, phôi, chi tiết..v.v ) theo quy trình công nghệ và điều kiện tổ chức sản xuất nhất định. Phương pháp được sử dụng để xác định định mức tiêu thụ nguyên vật liệu là phương pháp tính toán – phân tích và phương pháp thống kê - kinh nghiệm. Định mức tiêu thụ nguyên vật liệu ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lao động . Nếu định mức hợp lý sẽ làm giảm lượng dư gia công dẫn đến giảm bớt nguyên công cho chế tạo sản phẩm làm tăng năng suất và ngược lại sẽ làm tăng nguyên công chế tạo làm giảm năng suất. - Định mức tiêu thụ dụng cụ Mức tiêu thụ dụng cụ là số lượng dụng cụ cần thiết để thực hiện một khối lượng công việc nhất định. Việc cung cấp dụng cụ cho sản xuất được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch và giảm chi phí sản xuất. Trong các doanh nghiệp sản xuất cơ khí thì dụng cụ có vai trò quan trọng bậc nhất ảnh hưởng trược tiếp tới năng suất và tiến độ thực hiện các đơn hàng. Chi phí cho sản xuất dụng cụ nói chung chiếm khoảng 8 – 10 % chi phí chế tạo sản phẩm. Trong sản xuất hàng khối và hàng loạt lớn mức tiêu thụ dụng cụ được tính cho số lượng đơn vị sản phẩm chiếc. Trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ mức tiêu thụ dụng cụ được xác định cho khối lượng sản phẩm. - Định mức sửa chữa. Để sử dụng hiệu quả thiết bị cần thực hiện nhiều biện pháp chăm sóc và theo dõi thiết bị như : kiểm tra độ chính xác, tra dầu, mỡ , loại bỏ các khuyết tật, kiểm tra nguyên tắc vận hành..v.v. Để thực hiện các công việc này doanh nghiệp phải thực hiện công tác sửa chữa. Nhiêm vụ của công tác sửa chữa là ngăn ngừa độ mòn của thiết bị bằng cách chăm sóc thiết bị một cách hợp lý; phục vụ và sửa chữa ở trạng thái sẵn sàng vận hành với thời gian dừng thấp nhất và chi phí cho sửa chữa, chăm sóc và theo dõi thấp nhất. đánh giá trạng thái của thiết bị , tổ chức sửa
  • 37. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP chữa và vận hành thiết bị có ảnh hưởng có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động, đến giá thành và chất lượng sản phẩm, có nghĩa là ảnh hưởng trực tiếp tới các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất. Thiết bị hỏng hóc là nguyên nhân phá vỡ tính ổn định của quá trình sản xuất. Chi phí cho sửa chữa chiếm khoảng 10 – 15% giá thành của thiết bị . Tỷ trọng này trong giá thành của sản phẩm cơ khí chiếm 8-10%. Định mức sửa chữa được xác định theo thứ tự , thời gian sửa chữa, khối lượng lao động và vật tư tiêu hao cho sửa chữa. Các doanh nghiệp sản xuất cơ khí tiến hành công tác sửa chữa theo kế hoạch, các định mức chủ yếu của hệ thống sửa chữa theo kế hoạch là : + Chu kỳ giữa các lần sửa chữa là khoảng thời gian làm việc của thiết bị giữa 2 lần sửa chữa lớn liên tục liền kề nhau. Ở giai đoạn này có các sửa chữa nhỏ, sửa chữa trung bình hoặc kiểm tra thiết bị. + Khối lượng lao động và nguyên vật liệu phụ thuộc vào mức độ phức tạp sửa chữa của thiết bị. Độ phức tạp phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật, kết cấu của thiết bị. + Độ phức tạp sửa chữa cho phép xác định khối lượng lao động của nguyên công cần thiết để sửa chữa thiết bị. - Định mức tiêu thụ năng lượng Năng lượng cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất ngày một tăng tương xứng với quy mô sản xuất. Tỷ lệ chi phí cho năng lượng trong giá thành sản phẩm cơ khí khoảng 5-10%. Định mức tiêu thụ năng lượng phản ánh mức độ sử dụng năng lượng của doanh nghiệp trong điều kiện áp dụng công nghệ sản xuất với điều kiện tổ chức sản xuất nhất định. Định mức tiêu thụ năng lượng là mức tiêu thụ năng lượng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong điều kiện sản xuất và vận hành thiết bị hợp lý. Định mức tiêu thụ năng lượng được xác định cho từng thiết bị riêng biệt, cho từng phân xưởng và cho cả doanh nghiệp. Thực tế , định mức tiêu thụ năng lượngđược chia thành 2 loại : + Định mức tiêu thụ chi tiết cho từng thiết bị riêng biệt, cho từng chi tiết gia công và cho từng nguyên công cụ thể.
  • 38. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP + Định mức tiêu thụ gần đúng tính trung bình cho từng phân xưởng, cho cả doanh nghiệp và cho từng đơn vị sản phẩm. Phương pháp chủ yếu để xác định mức tiêu thụ năng lượng là phương phá tính toán – phân tích. Phương pháp này cho phép xác định mức tiêu thụ năng lượng theo kế hoạch có tính đến chế độ gia công, các thông số của quy trình công nghệ và các yếu tố khác ảnh hưởng tới mức tiêu thụ năng lượng. Cơ sở của phương pháp này là các thử nghiệm thiết bị trong điều kiện làm việc với chế độ gia công hợp lý và ảnh hưởng của các yếu tố khác. Nếu mức tiêu thụ năng lượng của doanh nghiệp gần với định mức chứng tỏ doanh nghiệp có quy trình công nghệ hợp lý và công tác vận hành thiết bị ở chế độ kinh tế làm tăng năng suất lao động và giảm giá thành sản phẩm. Nội dung của giải pháp Để tiến hành công tác xác định lại định mức , PNJ phải thành lập Ban chỉ đạo thực hiện công tác xác định định mức trong toàn PNJ. Chịu trách nhiệm chính về công tác xác định định mức là Phòng Kỹ thuật - Sản xuất phối hợp với Phòng Tổ chức – Hành chính, nội dung công việc gồm : - Xác định định mức lao động Định mức lao động là định mức quan trọng nhất trong hệ thống định mức của PNJ. Để định mức lao động PNJ sử dụng các tiêu chuẩn : tiêu chuẩn thời gian, tiêu chuẩn số lượng cán bộ công nhân viên và tiêu chuẩn chế độ làm việc của thiết bị. Yêu cầu đối với công tác định mức lao động : + Phương pháp được sử dụng là phương pháp tính toán – phân tích kết hợp với phương pháp thống kê – kinh nghiệm. + Nghiên cứu tổ chức quá trình sản xuất, tổ chức lao động, cấu trúc nguyên công và chi phí thời gian để thực hiện các nguyên công. + Xây dựng các tiêu chí để xác định các mức chi phí. + Xác định mức thời gian, mức sản phẩm và số lượng lao động đối với từng điều kiện cụ thể . + Kiểm tra và phân tích quá trình thực hiện các định mức. Với sự phát triển của công nghệ và tổ chức sản xuất cộng với trình độ của cán bộ ngày càng được
  • 39. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP nâng cao thì các định mức mới sẽ phản ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất của PNJ và cần phải được cập nhật. - Xác định định mức tiêu thụ nguyên vật liệu Các chỉ tiêu cần xác định trong công tác xác địnhđịnh mức tiêu thụ nguyên vật liệu PNJ: + Khối lượng sản phẩm trước khi gia công. + Khối lượng sản phẩm sau khi gia công. + Hệ số sử dụng nguyên vật liệu theo chi tiết. + Hệ số sử dụng nguyên vật liệu theo sản phẩm. + Hệ số thành phẩm đầu ra. Yêu cầu đối với công tác định mức tiêu thụ nguyên vật liệu là : + Phương pháp được sử dụng là phương pháp tính toán – phân tích kết hợp với phương pháp thống kê – kinh nghiệm. + Phân loại nguyên vật liệu chi tiết, cụ thể đối với từng sản phẩm. + Xác định mức tiêu thụ nguyên vật liệu đối với từng chủng loại sản phẩm trongđiều kiện cụ thể. + Kiểm tra và phân tích quá trình thực hiện định mức. Các định mới sẽ phản đúng thực trạng mức tiêu thụ nguyên vật liệu tại PNJ và cần phải được cập nhật. - Xác định định mức sử dụng dụng cụ Để xác định mức sử dụng dụng cụ , PNJ cần xác định các chỉ tiêu : + Trong sản xuất hàng khối và hàng loạt lớn : thời gian cơ bản ( thời gian máy ) cần thiết để gia công, sản xuất một sản phẩm; tuổi thọ của dụng cụ ; số dụng cụ được dùng cùng lức trên máy. + Trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ : thời gian cơ bản ( thời gian máy ) cần thiết để gia công, sản xuất một sản phẩm ; hệ số đặc trưng cho tỷ lệ giữa thời gian cơ bản và thời gian từng chiếc. Yêu cầu đối với công tác xác định mức sử dụng dụng cụ : + Phương pháp được sử dụng là phương pháp tính toán – phân tích kết hợp với phương pháp thống kê – kinh nghiệm.
  • 40. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP + Phân loại dụng cụ theo đặc tính sử dụng và công dụng. Theo đặc tính dụng cụ được chia thành dụng cụ tiêu chuẩn và dụng cụ chuyên dùng. Theo công dụng dụng cụ được chia thành các loại dụng cụ như dụng cụ cắt, khuôn mẫu...v.v. + Xác định mức sử dụng đối với từng chủng loại sản phẩm trongđiều kiện cụ thể. + Kiểm tra và phân tích quá trình thực hiện định mức. Việc áp dụng những kỹ thuật công nghệ và vật liệu mới trong quá trình sản xuất dụng cụ và kinh nghiệm sản xuất cũng như quá trình sử dụng vận hành dụng cụ sẽ làm mức tiêu thụ dụng cụ luôn giảm xuống đạt được những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đề ra và cần được cập nhật. - Xác định định mức sửa chữa thiết bị Do tình trạng trang thiết bị của PNJ đã cũ nên khối lượng công việc sửa chữa thiết bị là rất lớn ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành và năng suất của hệ thống sản xuất . Vì vậy , việc xác định đúng định mức sửa chữa có ý nghĩa rất quan trọng. Để xác định mức sửa chữa PNJ cần xác định những chỉ tiêu chính : + Thời gian và nguyên công cần thiết cho công tác kiểm tra , duy tu, bảo dưỡng của từng thiết bị. + Thời gian và nguyên công cần thiết cho sửa chữa nhỏ đối với từng thiết bị. + Thời gian và nguyên công cần thiết chosửa chữa trung bình đối với từng thiết bị. + Thời gian và nguyên công cần thiết cho sửa chữa lớn đối với từng thiết bị. Yêu cầu đối với công tác xác định mức sửa chữa là : + Phương pháp được sử dụng là phương pháp tính toán – phân tích kết hợp với phương pháp thống kê – kinh nghiệm. + Tiêu chuẩn hoá đối với những bộ phận chi tiết được sửa chữa. + Xây dựng tiêu chí đánh giá đối với mức độ phức tạp của công việc sửa chữa. + Xác định mức sửa chữađối với từng thiết bị trongđiều kiện cụ thể. + Kiểm tra và phân tích quá trình thực hiện định mức.
  • 41. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Trong quá trình phát triển của PNJ thì kỹ thuật, công nghệ và tổ chức sửa chữa không ngừng được hoàn thiện. Vì vậy định mức sửa chữa sẽ được rút ngắn đảm bảo cho sản xuất liên tục ít bị gián đoạn và cần được cập nhật. Do điều kiện thực tế của PNJ hiện nay việc xác định mức tiêu thụ năng lượng rất khó khăn, mất nhiều chi phí và khả năng áp dụng không cao. 3.2.4. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch sản xuất Nền sản xuất hiện đại xác định con người là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp . Sự phát triển như vũ bão của của tiến bộ khoa học kỹ thuật , các mô hình mô phỏng toán học ngày càng được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ cho công tác xây dựng kế hoạch và kiểm soát sản xuất chặt chẽ, yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất cùng với các trang thiết bị hiện đại , vì vậy vai trò của con người trở nên ngày càng chiếm vị trí quyết định trong hệ thống sản xuất và sự thành công của các doanh nghiệp. Do yêu cầu thực tế khách quan , các doanh nghiệp muốn phát triển phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo có đủ năng lực , trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của công việc. Đối với cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, do nhiệm vụ được giao là khá phức tạp và nặng nề nên yêu cầu về năng lực và trình độ chuyên môn cao hơn, chủ yếu là : - Hiểu biết, thông thạo về sản phẩm và công nghệ sản xuất sản phẩm. - Có kinh nghiệm đối với hoạt động sản xuất. - Có năng lực tổ chức và kỹ năng xây dựng kế hoạch mạnh. - Có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên. - Có kiến thức về quản trị doanh nghiệp. - Có kiến thức về công nghệ thông tin và sử dụng thành thục máy tính cá nhân. - Có kiến thức và hiểu biết rộng về nhu cầu thị trường và các nguồn cung ứng vật tư, nguyên vật liệu. - Có kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch và khả năng quan hệ giao tiếp.
  • 42. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Hiện tại Phòng kinh doanh của PNJ chịu trách nhiệm công tác xây dựng kế hoạch sản xuất. Cán bộ nhân viên Phòng kinh doanh phần lớn là tốt nghiệp các chuyên ngành kỹ thuật, trung cấp , vì vậy trong những năm vừa qua chất lượng của công tác xây dựng chưa cao do trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của PNJ còn thiếu và yếu chưa được đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên môn cần thiết cho công tác xây dựng kế hoạch sản xuất. Đây chính là cơ sở của giải pháp nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch sản xuất. Để có cơ sở phân loại cán bộ theo trình độ để tổ chức các khoá đào tạo hoặc gửi đi đào tạo, Phòng Tổ chức – Hành chính của PNJ căn cứ vào hồ sơ cán bộ lập danh sách về trình độ chuyên môn báo cáo Lãnh đạo PNJ về phương án cách thức tổ chức đào tạo và tuyển dụng. Kế hoạch đào tạo Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất có tầm quan trọng hàng đầu đối với PNJ , vì vậy tham gia vào quá trình này tất cả các phòng ban, bộ phận của PNJ đều có trách nhiệm tham gia . Do vậy, việc trang bị kiến thức xây dựng kế hoạch không chỉ cho cán bộ của Phòng Kinh doanh mà còn cần thiết cho tất cả các cán bộ quản lý , các chuyên viên có trình độ đại học trở lên của PNJ. - Tổ chức đào tạo tại PNJ : Căn cứ vào kế hoạch đào tạo được Lãnh đạo PNJ duyệt, Phòng Tổ chức – Hành chính liên hệ với các tổ chức đào tạo để tổ chức các khoá học ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực xây dựng kế hoạch. Việc tổ chức các khoá học ngắn hạn tại PNJ sẽ tiết kiệm được chi phí do số lượng người tham gia đông và góp phần tạo ra nguồn cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch trong tương lai. - Cử cán bộ đi học : PNJ cử cán bộ chuyên trách từng bộ phận kế hoạch dự các khoá học chuyên ngành nâng cao ngắn ngày. Đối với các khoá đào tạo dài ngày PNJ cần có chính sách khuyến khích cán bộ làm công tác kế hoạch tự học tập nghiên cứu nhằm tiết kiệm chi phí , thời gian và không ảnh hưởng tới công việc chung.
  • 43. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Kế hoạch tuyển dụng Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng kế hoạch sản xuất vẫn còn thiếu một số vị trí cần có năng lực và trình độ chuyên môn cần thiết. Do yêu cầu thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh PNJ không thể chờ những cán bộ được gửi đi đào tạo dài ngày. Vì vậy, PNJ cần có kế hoạch tuyển dụng những cán bộ làm công tác kế hoạch có trình độ cao đáp ứng yêu cầu công việc của PNJ. Căn cứ vào nhu cầu tuyển dụngđược Lãnh đạo PNJ phê duyệt, Phòng Tổ chức – Hành chính kết hợp với đơn vị có nhu cầu tuyển dụng xây dựng tiêu chuẩn cho vị trí cần tuyển dụng và tiến hành phỏng vấn các ứng viên. Kết quả phỏng vấn báo cáo Lãnh đạo PNJ để xem xét quyết định. 3.3. Kiến nghị đối với nhà nước - Có chính sách phát triển nguồn nhân lực cho ngành chế tạo trang sức. Thực tế tại PNJ và các doanh nghiệp là số lượng cán bộ công nhân viên đông nhưng lại yếu và thiếu cán bộ kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật giỏi và cán bộ quản lý chính vì vậy mà năng suất lao động trong ngành cơ khí còn rất thấp. Trong những năm gần đây số lượng thợ kim hoàn lành nghề rất ít, thiếu các trường đào tạo ngành kim hoàn. . Để tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cơ khí phải tự đào tạo đội ngũ lao động của mình. Chất lượng đào tạo không cao và không đồng đều giữa các doanh nghiệp dẫn đến năng suất lao động không cao và gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Xây dựng mạng lưới dự báo và cung cấp thông tin kinh tế cho doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường , môi trường kinh doanh luôn biến động và có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc có được thông tin dự báo chính xác giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao, mở rộng thị trường phát triển sản xuất và ứng phó được với rủi ro.
  • 44. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KẾT LUẬN Trong những năm qua, công ty cổ phần vàng bạc Đá quý Phú Nhuận đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô lẫn chất lượng. Hằng năm, công ty đã cung cấp ra thị trường rất nhiều sản phẩm trang sức có giá trị và mẫu mã đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng. Giai đoạn 2015 -2017 công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, thể hiện rõ ở mức doanh số và lợi nhuận tăng trưởng hàng năm đều cao. Để tiếp tục phát huy những mặt đã đạt được trong năm 2018, công ty cần có một kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể và chi tiết, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày một tăng cao với những sản phẩm trang sức tinh tế, giá trị. Đây cũng chính là mục đích mà báo cáo thực tập hướng tới. Nội dung của báo cáo thực tập tập trung về việc xây dựng kế hoạch sản xuất cho công ty PNJ vào năm 2018 và đề xuất một số giải pháp cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất của công ty trong thời gian tới. Hi vọng những đóng góp trên đây có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh thực tế của mình.
  • 45. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Haroldt Amrine – John A.Ritchey, Colin L.Moodie – Joseph Kmec (2005), Quản trị sản xuất và quản trị doanh nghiệp, NXB Thống kê, tr.324 -367. 2. Gerard Chevalier và Nguyễn Văn Nghiến (1999), Quản lý sản xuất, NXB Thống kê, tr.24 - 96 . 3. Lê Anh Cường, Bùi Minh Nguyệt (2004), Tổ chức và Quản lý sản xuất , NXB Lao động – Xã hội , tr.42-106. 4. GS.TS. Trần Văn Địch (2005), Tổ chức sản xuất cơ khí , NXB Khoa học và kỹ thuật, tr.8-143,210-236. 5. GS.TS. Nguyễn Thành Độ – TS. Nguyễn Ngọc Huyền (2004) , Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Lao động – Xã hội, tr.174-195, 372-478. 6. PGS.TS. Phạm Hữu Huy (1998) , Kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, NXB Giáo dục , 25-78, 94-163. 7. TS. Nguyễn Thanh Liêm (2006), TS. Nguyễn Quốc Tuấn – ThS. Nguyễn Hữu Hiễn ,Quản trị sản xuất , NXB Tài chính ,tr. 7-59, 137-171, 225-240. 8. GS.TS Đồng Thị Thanh Phương ( 2005 ) ,Quản trị sản xuất và dịch vụ , NXB Thống kê, tr. 35-105. 9. Nhà máy Quy chế II ( 2003, 2005 ),Tài liệu kinh tế - kỹ thuật 10. Quản trị kinh doanh tổng hợp (2001) , tập 1 : Quản trị sản xuất và tiêu thụ, NXB Thống kê , tr. 42-107. 11. PGS.TS. Lê Văn Tâm (2000), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Thống kê , tr. 26 -78. 12. TS. Trương Đoàn Thể (2002), Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp , NXB Thống kê , tr. 32- 60, 172 – 200, 259 - 292. 13. TS. Đặng Minh Trang (2003), Quản trị sản xuất và tác nghiệp , NXB Thống kê , tr.46 – 92. 14. Báo cáo thường niên các năm 2015 – 2017 của PNJ.