SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
Download to read offline
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TPHCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
  
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE
BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH QUANG TRUNG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI
MSSV: 2119190135
LỚP: CCQ1919B
KHÓA: 2019 - 2022
GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
TPHCM, ngày 29 tháng 11 năm 2021
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
GVHD CHẤM ĐIỂM:
1. QUÁ TRÌNH THỰC TẬP: ……/ (3 điểm)
 Gặp GVHD đúng yêu cầu ……/ (2 điểm)
 Viết cảm nhận thực tập ……/ (1 điểm)
2. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ……/ (7 điểm)
 Nội dung báo cáo ……/ (5 điểm)
 Hình thức trình bày ……/ (2 điểm)
3. TỔNG ĐIỂM ……/ (10 điểm)
(Bằng chữ:...................................................................................................................
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 3
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
TP.HCM, ngày … tháng 01 năm 2022
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 4
LỜI CÁM ƠN
Hai tháng thực tập vừa qua là hai tháng đầy khó khăn và cũng là dấu ấn đáng
nhớ trong quãng đường sinh viên của em. Được tiếp thu những kiến thức mới mẻ, bài
học quý giá của các thầy cô trường Cao đẳng Công thương TP.HCM từ những kiến
thức chuyên ngành đến các bài học về đạo đức nghề nghiệp cũng như định hướng
cuộc sống mà thầy cô đã truyền tải qua các bài giảng dạy trên giảng đường.
Cùng với đó là hai tháng thực tập trong mùa dịch tại Ngân hàng Thương mại cổ
phần Quân đội chi nhánh Quang Trung là quãng thời gian quý báu để em có thể vận
dụng những kiến thức đã học trong suốt thời gian qua. Các anh chị tại chi nhánh ngân
hàng đã có những chia sẻ quý báu để em có thể thực hành những kiến thức đã học vào
ngành nghề của mình một cách thành thạo, nhanh chóng và thực tế.
Em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô trong BGH
trường Cao đẳng Công thương TP.HCM, và đặc biệt là cô Nguyễn Phạm Mai Trang,
giảng viên khoa Kế toán – Tài chính Ngân hàng đã hướng dẫn tận tâm đầy nhiệt huyết
để em có thể hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp của mình. Cám ơn cô đã luôn đồng
hành, tận tình hướng dẫn, dành thời gian quý báu, các kinh nghiệm của bản thân và
chỉ dạy tận tình các thiếu sót mà em mắc phải.
Em xin cám ơn đến quý Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội chi nhánh
Quang Trung đã tạo cơ hội cho em được thử sức, thực tập một cách bài bản nhất
những kiến thức đã học và áp dụng vào thực tế.
Và hơn hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất dến anh Trần Thanh Tẩn –
Phó phòng Khách hàng cá nhân và chị Lương Thị Diễm Khuyên – Chuyên viên
Khách hàng cá nhân đã phụ trách quản lý, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập,
luôn nhiệt tình chỉ dạy và yêu thương, sẵn sàng chia sẻ hết kiến thức và kinh nghiệm
để em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao tại Quý Ngân hàng. Em cũng rất cám ơn
toàn thể các anh chọ trong Ngân hàng đã giúp đỡ em trong thời gian vừa qua.
Em mong sau khi hoàn thành báo cáo thực tập, em sẽ có thể bước ra xã hội và
làm đúng việc, đúng ngành nghề bản thân đã chọn, không ngừng phát triển và hoàn
thiện bản thân. Trong thời gian thực tập vừa qua không thể tránh khỏi những sai sót,
em mong thầy cô cũng như Quý Ngân hàng có thể bỏ qua cho em.
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện
Trần Vũ Đại
TP.HCM, ngày … tháng 01 năm 2022
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATM Automatic Teller Machine (Máy rút tiền tự động)
MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
MBBank Quang Trung Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh
Quang Trung
NHTM Ngân hàng thương mại
NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHNN Ngân hàng nhà nước
POS Point Of Sale (Thiết bị thanh toán tại điểm bán hàng)
TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt
ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ
DANH MỤC BẢNG
BẢNG TÊN BẢNG TRANG
2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu của MBBank
Quang Trung 2018 – 2019
40
2.2 Kết quả thống kê mô tả dữ liệu mẫu khảo sát quý
IV/2021
46
2.3 Lý do sử dụng TTKDTM của khách hàng 49
2.4 Thống kê những tiện ích của Mobile banking khách
hàng thường dùng
50
2.5 Tình hình thanh toán của MBBank Quang Trung 2018 -
2020
52
2.6 Doanh số thanh toán Mobile banking so với các hình
thức TTKDTM khác tại MBBank Quang Trung
53
2.7 Cơ cấu số lượng giao dịch các dịch vụ khách hàng sử
dụng trên ứng dụng Mobile banking tại MBBank Quang
Trung
56
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ TÊN BIỂU ĐỒ TRANG
2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu của MBBank
Quang Trung 2018 - 2020
41
2.2 Cơ cấu khách hàng sử dụng Mobile banking theo độ 47
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 6
tuổi
2.3 Cơ cấu khách hàng phân lại theo nghề nghiệp 48
2.4 Cơ cấu khách hàng phân lại theo nhu cầu sử dụng ngân
hàng khác
48
2.5 Cơ cấu những tiện ích của Mobile banking khách hàng
thường dùng
50
2.6 Cơ cấu tình hình thanh toán tại MBBank Quang Trung
2018 – 2020
52
2.7 Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của Doanh số thanh toán
Mobile banking tại MBBank Quang Trung
53
2.8 Cơ cấu khả năng tiếp cận dịch vụ phân loại theo từng
loại hình tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Quân đội –
chi nhánh Quang Trung
54
2.9 Tốc độ tăng trưởng số lượng giao dịch các dịch vụ
khách hàng sử dụng trên ứng dụng Mobile banking tại
MBBank Quang Trung
57
DANH MỤC SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ TÊN SƠ ĐỒ TRANG
2.1 Quy trình phát hành và sử dụng thẻ tín dụng 17
2.2 Quy trình thanh toán trực tuyến (ví điện tử) 18, 29,
2.3 Quy trình thanh toán bằng Séc 19
2.4 Quy trình thanh toán Ủy nhiệm chi 20
2.5 Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử 23
2.6 Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử 24
2.7 Cơ cấu tổ chức của MBBank Quang Trung 39
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 7
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tiền mặt có lịch sử lâu đời và là phương thức thanh toán mang tính thiết yếu
trong sự vận động của xã hội thông qua các tổ chức, đặc biệt là ngân hàng. Hơn sáu
thập kỷ qua hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước tiến triển mạnh mẽ và
đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Trong sự hình thành
của các hoạt động Ngân hàng nói chung, chúng ta không thể phủ nhận vai trò đặc biệt
to lớn của thanh toán qua Ngân hàng, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy
nhiên, Thời đại Công nghệ 4.0 thì các hoạt động giao dịch thương mại diễn ra mọi lúc
mọi nơi vượt qua giới hạn ranh giới thời gian và không gian. Hoạt động này không chỉ
thúc đẩy tăng trưởng cho hầu hết các lĩnh vực kinh tế mà còn góp phần đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Để khắc phục những hạn chế của phương thức thanh toán bằng tiền mặt đã dẫn
đến sự xuất hiện các phương thức thanh toán khác tiện lợi, nhanh chóng, hiện đại hơn
như thanh toán trực tuyến, thanh toán thẻ, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,… và được gọi
là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Qua quá trình công tác tại NH TMCP Quân đội CN Quang Trung, em nhận thấy
tình hình sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile
banking là một trong những hoạt động nghiệp vụ quan trọng của chi nhánh nói riêng,
là xu hướng cấp thiết phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nói chung. Tuy nhiên,
nghiệp vụ này rất đa dạng và phức tạp còn hạn chế, đặc biệt là khách hàng cá nhân
còn chưa quen với hình thức thanh toán trực tuyến, thanh toán qua điện thoại, tài
khoản thanh toán,…
Nhận thức được các vấn đề nêu trên và tình hình thực tế tại NH TMCP Quân đội
chi nhánh Quang Trung, em mạnh dạn lựa chọn đề tài “Giải pháp mở rộng dịch vụ
thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking tại NH TMCP
Quân đội CN Quang Trung” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa kiến thức lý luận về hoạt động TTKDTM, trên cơ sở đó nghiên cứu
dịch vụ TTKDTM qua ứng dụng Mobile banking.
➢ Phân tích thực trạng hoạt động TTKDTM qua ứng dụng Mobile banking tại NH
TMCP Quân đội chi nhánh Quang Trung.
➢ Đề xuất giải pháp nhằm mở rộng dịch vụ TTKDTM qua ứng dụng Mobile
banking tại NH TMCP Quân đội chi nhánh Quang Trung.
3. Phương pháp nghiên cứu
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 8
Phương pháp nghiên cứu của báo cáo đi từ cơ sở lý luận và thực tiễn của đối
tượng nghiên cứu từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá phân tích để đưa ra những gợi ý
nhằm mở rộng nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile
banking.
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở sử dụng những phương pháp như:
➢ Phương pháp điều tra mẫu qua bảng biểu
➢ Phương pháp thống kê
➢ Phương pháp mô tả
➢ Phương pháp lịch sử
4. Phạm vi nghiên cứu
➢ Đối tượng: Ứng dụng Mobile banking tại NH TMCP Quân đội - CN Quang
Trung, TPHCM.
➢ Phạm vi:
• Không gian: nghiên cứu tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi
nhánh Quang Trung.
• Thời gian: đề tài nghiên cứu trong 3 năm 2018, 2019, 2020.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương:
 Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
qua ứng dụng Mobile banking tại ngân hàng thương mại
 Chương 2: Thực trạng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng
dụng Mobile banking tại NH TMCP Quân đội chi nhánh Quang Trung
 Chương 3: Giải pháp – kiến nghị mở rộng dịch vụ không dùng tiền mặt qua ứng
dụng Mobile banking tại NH TMCP Quân đội chi nhánh Quang Trung
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE BANKING TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
QUA ỨNG DỤNG MOBILE TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1.Thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân
hàng thương mại
1.1.1.2.Phương tiện và phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng
thương mại
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 9
1.1.1.3.Quy trình thanh toán không dùng tiền mặt, một số công cụ thanh toán phổ biến
đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại
1.1.1.4.Rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại
1.1.2.Thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng mobile banking
1.1.2.1.Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng
dụng Mobile banking tại ngân hàng thương mại
1.1.2.2.Phương tiện và phương thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng
Mobile banking tại ngân hàng thương mại
1.1.2.3.Quy trình thanh toán không dùng tiền mặt, một số công cụ thanh toán không
dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking phổ biến đối với khách hàng cá nhân tại
ngân hàng thương mại
1.1.2.4.Rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking tại
ngân hàng thương mại
1.1.2.5.Vai trò của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile
banking tại ngân hàng thương mại
1.2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG
DÙNG TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE BANKING TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.2.1.Quan niệm về mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng
dụng Mobile banking
− Chính sách điện tử hiện nay
− Quy trình thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking hiện
nay
1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
qua ứng dụng Mobile banking
1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
qua ứng dụng Mobile banking
1.3.KINH NGHIỆM VỀ MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE BANKING
1.3.1.Kinh nghiệm quốc tế
1.3.2.Bài học kinh nghiệm đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong
việc mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile
banking
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG
DÙNG TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE BANKING TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH QUANG TRUNG
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUÂN ĐỘI
2.1.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển MBBank
2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động, các sản phẩm tín dụng và dịch vụ tại
MBBank
2.1.3. Chiến lược, phương hướng phát triển của ngân hàng MBBank trong tương
lai
2.2.KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH QUANG TRUNG
2.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân
đội chi nhánh Quang Trung
2.2.2.Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh
Quang Trung
2.2.3.Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại cổ phần
Quân đội chi nhánh Quang Trung QUA 3 NĂM 2018 - 2020
2.3.THỰC TRẠNG MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE BANKING TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH QUANG TRUNG
2.3.1.Cơ sở pháp lý của việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile
banking tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Quang Trung
2.3.1.1.Sản phẩm của NH TMCP Quân đội
2.3.1.2.Chính sách của NH TMCP Quân đội CN Quang Trung hiện nay
2.3.2.Phân tích thực trạng mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua
ứng dụng Mobile banking tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh
Quang Trung
2.3.2.1.Tình hình mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile
banking tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Quang Trung
2.3.2.2.Cơ cấu nghiệp vụ TTKDTM qua ứng dụng Mobile Banking tại MBBank
Quang Trung
2.3.2.3.Các chỉ tiêu phân tích
− Giá trị TTKDTM qua ứng dụng Mobile Banking
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 11
− Khả năng tiếp cận dịch vụ TTKDTM qua ứng dụng Mobile Banking
− Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch TTKDTM qua ứng dụng
Mobile Banking
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH QUANG TRUNG
3.1.ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG
DÙNG TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE BANKING TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH QUANG TRUNG
3.1.1.Kết quả đạt được
3.1.2.Hạn chế
3.1.3.Nguyên nhân
3.2.GIẢI PHÁP
3.2.1.Mục tiêu định hướng mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại
ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh quang trung.
3.2.1.1.Định hướng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới
3.2.1.2.Định hướng mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng
Mobile banking tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Quang Trung
3.2.2.Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng
mobile banking
3.2.2.1. Xây dựng các chính sách thúc đẩy, phát triển, khuyến khích người dân, doanh
nghiệp, tổ chức liên quan sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt
động thương mại điện tử; chú trọng phát triển các tiện ích thanh toán trên thiết bị di
động (như QR Code, mã hóa thông tin thẻ, thanh toán di động, thanh toán phi tiếp
xúc, Ví điện tử) để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.
3.2.2.2.Hợp tác kết nối các công ty Fitech để đổi mới, sáng tạo phát triển các dịch vụ,
giải pháp, mô hình thanh toán mới
3.2.2.3. Hoàn thiện, tăng cường kết nối, tích hợp giữa hạ tầng thanh toán điện tử của
tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với hạ tầng của các đơn vị
chấp nhận thanh toán, đáp ứng tốt hơn yêu cầu thanh toán điện tử trong thương mại
điện tử, tại các điểm bán lẻ và thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ trực tuyến
3.2.2.4. Xây dựng hệ thống giải quyết phản ánh khiếu nại tranh chấp trực tuyến trong
thương mại điện tử, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch
3.2.2.5. Tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí xã hội để
phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động ở khu
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 12
vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với việc triển khai dùng tài khoản viễn thông
thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile - Money); tổng kết, đánh
giá, đề xuất xử lý phù hợp đối với dịch vụ Mobile – Money.
3.3.KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC BAN NGÀNH CÓ LIÊN QUAN
3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
3.3.2.Kiến nghị với ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
3.3.3.Kiến nghị với hiệp hội thẻ ngân hàng Việt Nam
KẾT LUẬN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 13
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA ỨNG
DỤNG MOBILE BANKING
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
QUA ỨNG DỤNG MOBILE TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1.Thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân
hàng thương mại
− Thanh toán dùng tiền mặt
+ Khái niệm
Thanh toán dùng tiền mặt (gồm tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng
Nhà nước phát hành) là việc tổ chức, cá nhân sử dụng tiền mặt để trực
tiếp chi trả hoặc thực hiện các nghĩa vụ trả tiền khác trong các giao dịch
thanh toán (Nghị định 222/2013/NĐ-CP)
+ Đặc điểm
• Đây là thói quen thanh toán đã tồn tại lâu đời từ khi có đồng tiền xuất
hiện, thích hợp với những giao dịch có giá trị nhỏ hằng ngày.
• Không qua trung gian thanh toán nên hạn chế những thủ tục rườm rà,
cách thức thanh toán nhanh chóng, đơn giản có thể thấy điều này ngay
trực tiếp khi mua hàng thì bên mua sẽ trả bằng tiền mặt cho bên bán mà
không phải thông qua hình thức chuyển qua thẻ ngân hàng hoặc giao
dịch khác.
• Bảo mật thông tin cá nhân, do người thanh toán không cần cung cấp bất
kỳ thông tin nào cho dịch vụ, nên khả năng rò rỉ được giảm thiểu tối đa
bởi lẽ người trả tiền trả trực tiếp bằng tiền mặt còn đối với hình thức trả
tiền khác như qua thẻ ngân hàng thì cần cung cấp thông tin cá nhân làm
cơ sở đảm bảo cho giao dịch.
• Tiền mặt do chính cá nhân, tổ chức trực tiếp quản lý, không tốn kém các
chi phí khác như phí duy trì tài khoản, phí sử dụng thẻ thường niên thu
theo tháng ở hạn mức nhất định, phí giao dịch mỗi khi chuyển tiền,…
− Thanh toán không dùng tiền mặt
+ Khái niệm
Thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng là dịch vụ trong đó NH
sẽ thực hiện việc trích từ tài khoản tiền gửi theo yêu cầu của người có
nghĩa vụ trả tiền, hoặc nhu cầu chuyển tiền cho người khác để chuyển
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 14
vào tài khoản cho người thụ hưởng nhằm chi trả tiền mua hàng hóa, dịch
vụ hoặc đơn giản hơn chỉ là chuyển tiền cho người khác.
+ Đặc điểm
▪ TTKDTM là sự vận động của tiền tệ, độc lập với sự vận động của hàng
hóa cả về thời gian lẫn không gian và thường không có sự ăn khớp với
nhau.
Trong TTKDTM, vật trung gian trao đổi không xuất hiện như
trong hình thức thanh toán dùng tiền mặt theo kiểu Hàng-Tiền-Hàng (H-
T-H) mà chỉ xuất hiện dưới dạng tiền kế toán hay tiền ghi sổ và được
ghi chép trên các chứng từ sổ sách kế toán.
▪ Trong TTKDTM, ngân hàng vừa là người tổ chức vừa là người thực
hiện các khoản thanh toán.
Chỉ có ngân hàng, người quản lý tài khoản tiền gửi của các khách
hàng mới được quyền trích chuyển những tài khoản này theo các nguyên
tắc chuyên môn đặc thù như là một nghiệp vụ của riêng mình. Với
nghiệp vụ này, ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán đối với các
khách hàng của mình.
1.1.1.2.Phương tiện và phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng
thương mại
− Các phương tiện phương thức TTKDTM áp dụng cho doanh nghiệp
+ Séc thanh toán
Séc là một tờ lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu đã quy
định sẵn, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích tiền từ tài khoản tiền gửi
của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc hay người cầm tờ
séc đó.
Séc là một hình thức thanh toán quan trọng không thể thiếu được trong
Thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay. Mặc dù đã ra đời từ rất sớm và
ngày càng có nhiều công cụ thanh toán hiện đại nhưng thanh toán bằng séc
vẫn giữ vị trí quan trọng trong các hình thức Thanh toán không dùng tiền
mặt.
Séc là loại chứng từ thanh toán được áp dụng rộng rãi ở tất cả các nước
trên thế giới, quy định sử dụng séc đã được chuẩn hoá trên Công ước quốc
tế. Séc được sử dụng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ, nộp thuế, trả
nợ…hoặc được dùng để rút tiền mặt tại các chi nhánh ngân hàng. Tất cả các
khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng đều có quyền sử dụng séc để thanh
toán. Tuy nhiên, phương thức này đã khá lỗi thời và bất tiện vì phải đến
ngân hàng lấy tiền, chỉ được sử dụng nhiều trước khi thẻ ngân hàng ra đời.
+ Ủy nhiệm chi
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 15
Ủy nhiệm chi cũng mang tính chất căn bản như séc, là một lệnh chi theo
mẫu ngan hàng. Tờ giấy này yêu cầu ngân hàng trích một số tiền nhất định
cho người được hưởng và có ghi tên trên giấy Ủy nhiệm. Giấy Ủy nhiệm
chi khác với séc ở chỗ phải ghi tên cụ thể người nhận.
+ Ủy nhiệm thu (hoặc nhờ thu)
Uỷ nhiệm thu là giấy uỷ nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng lập và gửi
vào ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền theo số lượng hàng hoá đã
giao, dịch vụ đã cung ứng.
Uỷ nhiệm thu được sử dụng rộng rãi trong việc thanh toán các hoá đơn
định kỳ cho người cung ứng dịch vụ công cộng như điện, nước, điện thoại
… bởi nó thường được dùng cho các giao dịch thanh toán có giá trị nhỏ nên
các UNT chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng các giao dịch thanh toán
không dùng tiền mặt.
+ Thư tín dụng
Thư tín dụng ( Letter of credit) là một văn bản cam kết dùng trong thanh
toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng người nhập khẩu) theo yêu cầu
của một khách hàng (người nhập khẩu) viết ra nhằm cam kết trả cho người
thứ ba hoặc bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba một số tiền nhất
định, trong một kỳ hạn nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và
đầy đủ các điều khoản ghi trong thư tín dụng.
− Các phương tiện phương thức TTKDTM áp dụng cho cá nhân
+ Thanh toán bằng thẻ thanh toán
Phương thức thanh toán đầu tiên không dùng tiền mặt quen thuộc ở Việt
Nam là dùng thẻ ngân hàng. Mỗi chiếc thẻ ngân hàng đều đã được mã hóa
thông tin với chủ thẻ và tài khoản của bạn. Khi giao dịch, chúng ta chỉ cần quẹt
thẻ vào máy quẹt, không cần phải mang theo tiền mặt. Nhưng không phải ở cửa
hàng nào cũng có máy quẹt thẻ.
Bao gồm:
• Thẻ ATM
Thẻ ATM là một loại thẻ theo chuẩn ISO 7810, bao gồm thẻ ghi nợ
và thẻ tín dụng, dùng để thực hiện các giao dịch tự động như kiểm
tra tài khoản, rút tiền hoặc chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua
thẻ điện thoại từ máy rút tiền tự động (ATM). Loại thẻ này cũng
được chấp nhận như một phương thức thanh toán không dùng tiền
mặt tại các điểm thanh toán có chấp nhận thẻ
• Thẻ tín dụng (Credit card)
Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất. Chủ thẻ được phép sử dụng
một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hoá, dịch
vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay... chấp nhận loại
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 16
thẻ này. Nó được gọi là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một
hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau
một kỳ hạn nhất định.
• Thẻ ghi nợ (Debit card)
Là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi.
Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị
những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ
thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn...
đồng thời chuyển ngân lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách
sạn... Thẻ ghi nợ còn được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự
động. Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số
dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ.
+ Thanh toán bằng ví điện tử
Ví điện tử là phương thức hiện đại, mới mẻ nhất, là xu hướng của thời
đại vì vô cùng tiện lợi, khi mà đại đa số người dân ai cũng sử dụng điện thoại
thông minh (Smartphone). Chỉ cần mang theo điện thoại bên mình, bạn có thể
thanh toán giao dịch mọi lúc mọi nơi tiện lợi, không cần mang theo bất cứ thứ
gì khác. Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều ví điện tử như Momo, ViettelPay,
ZaloPay, VNPAY, Payoo, BankPlus,…
+ Thanh toán trực tuyến
Đây là xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại, phù hợp với
sự vận động của xã hội hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang chống
chọi với dịch bệnh COVID-19. Các ngân hàng hiện nay đều đã có dịch vụ
Internet Banking, Mobile Banking, cho phép chủ tài khoản có đăng ký dịch vụ
chuyển/nhận tiền và thanh toán các hóa đơn như tiền điện, tiền nước, tiền điện
thoại,… Sử dụng thanh toán không tiền mặt qua ví điện tử, thẻ ngân hàng và
thanh toán trực tuyến sẽ giúp cả đôi bên thuận lợi hơn nhiều trong mọi giao
dịch.
1.1.1.3.Quy trình thanh toán không dùng tiền mặt, một số công cụ thanh toán phổ biến
đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 17
− Thanh toán bằng thẻ thanh toán
Sơ đồ 1.1 Quy trình phát hành và sử dụng thẻ thanh toán
Bước 1: Ngân hàng phát hành thẻ phát hành thẻ cho chủ thẻ
Bước 2: Mua hàng hóa, dịch vụ, gửi yêu cầu thanh toán cho ĐVCNT.
Bước 3: Cơ sở chấp nhận thẻ lập hóa đơn về giao dịch và hóa đơn sẽ được gửi
đến ngân hàng thanh toán, hoặc ngân hàng đại lý thanh toán trong vòng 4 ngày
kể từ khi giao dịch phát sinh.
Bước 4: Các ngân hàng này ghi Có cho tài khoản của ĐVCNT đồng thời lưu
hóa đơn làm chứng từ gốc để tra soát và giải quyết khiếu nại phát sinh khi cần
thiết.
Bước 5: Ngân hàng thanh toán sẽ lập bộ chứng từ nhờ thu gửi Trung tâm thanh
toán của Tổ chức thẻ quốc tế để thanh toán với ngân hàng phát hành.
Bước 6: Khi nhận được báo Có từ trung tâm, ngân hàng đại lý và ngân hàng
thanh toán đối chiếu với hồ sơ gốc và làm thủ tục tất toán tài khoản nhờ thu.
Bước 7+8: Tại ngân hàng phát hành, căn cứ bảng kê do tổ chức thẻ quốc tế gửi
tới nhờ thu, báo Có cho trung tâm số tiền đã thanh toán theo bảng kê và làm thủ
tục thanh toán.
Bước 9: Ngân hàng phát hành sẽ gửi sao kê hàng tháng cho Chủ thẻ yêu cầu
thanh toán.
Bước 10: Chủ thẻ phải thanh toán tối thiểu 10% số dư (bao gồm dư nợ kỳ trước
và tổng số phát sinh trong kỳ kể cả phí và lãi)
CHỦ THẺ ĐVCNT
TỔ CHỨC
THẺ QUỐC TẾ
NGÂN HÀNG
PHÁT HÀNH
NGÂN HÀNG
THANH TOÁN
(2)
(1) (3) (4)
(5)
(6)
(7)
(8
)
(9)
(10)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 18
− Thanh toán qua Cổng thanh toán trực tuyến (Ví điện tử, Mobile banking,…)
Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán trực tuyến (ví điện tử)
Bước 1: Khách hàng đặt mua hàng hóa, dịch vụ và tiến hành thanh toán trực
tuyến cho đơn hàng.
Bước 2: Bên bán thành lập yêu cầu thanh toán đã được mã hóa mang thông
thông tin Khách hàng sang Ví điện tử. Ví điện tử xử lý yêu cầu thanh toán của
Bên bán.
Bước 3: Ví điện tử gửi thông tin giao dịch, hóa đơn đã được mã hóa cho Ngân
hàng khách hàng.
Bước 4: Bên bán hiển thị kết quả giao dịch tới Khách hàng.
Bước 5: Ngân hàng xác nhận giao dịch, thanh toán sang Ví điện tử. Ví điện tử
thanh toán cho ngân hàng người bán.
Bước 6: Bên bán rút tiền từ Ngân hàng Bên bán.
CỔNG THANH
TOÁN TRỰC
TUYẾN
KHÁCH HÀNG BÊN BÁN
NGÂN HÀNG
BÊN BÁN
NGÂN HÀNG
KHÁCH HÀNG
(1)
(3)
(2)
(4)
(5)
(6)
(5)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 19
− Séc thanh toán
Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán bằng Séc
Bước 1: Người bán giao hàng hóa, dịch vụ cho người mua
Bước 2: Người mua ký phát hành séc chuyển khoản (SCK) và giao trực tiếp
cho người bán.
Bước 3: Người bán (người thụ hưởng) lập bảng kê nộp séc (BKNS) cùng với
các giấy tờ SCK gửi đến ngân hàng đề nghị thanh toán (1 BKNS có thể gồm
nhiều tờ séc cùng đến một ngân hàng phát hành).
Bước 4: Chuyển BKNS kèm (các) tờ séc chuyển khoản sang đơn vị thanh toán.
Bước 5: Đơn vị thanh toán thực hiện kiểm soát, hạch toán và ghi Nợ cho người
phát hành séc
Bước 6: Truyền Lệnh chuyển Có tới địa điểm đơn vị thu hộ.
Bước 7: Căn cứ vào Lệnh chuyển Có nhận được, đơn vị thu hộ ghi Có cho
người thụ hưởng.
Người ký phát
(Người mua)
Người thụ hưởng
(Người bán)
Đơn vị thu hộ
(TCCƯDVTT phục
vụ người thụ hưởng)
Đơn vị thanh toán
(TCCƯDVTT phục
vụ người phát hành
Séc)
(1
(2
(3
(4)
(5 (7
(6
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 20
− Ủy nhiệm chi
Sơ đồ 1.4 Quy trình thanh toán Ủy nhiệm chi
Bước 1: Người bán bán hàng hóa, dịch vụ cho người mua.
Bước 2: Người trả tiền sẽ làm thủ tục Ủy nhiệm chi qua ngân hàng khi có nhu
cầu chi trả. Theo đó mà Ủy nhiệm chi sẽ phải ghi đầy đủ các thông tin theo
đúng mẫu mà pháp luật quy định mới được xem là hợp lệ.
Bước 3: Ngân hàng phục vụ sẽ trả tiền và làm thủ tục trích tiền trên tài khoản
người trả khi đã nhận được lệnh chi và tiến hành thủ tục chuyển tiền với ngân
hàng phục vụ người thụ hưởng.
Bước 4: Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sẽ tiến hành làm thủ tục thanh
toán nhanh đối với người thụ hưởng và giao dịch Ủy nhiệm chi chính thức
hoàn tất.
1.1.1.4.Rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại
Công nghệ ngân hàng phát triển tạo ra nhiều đột phá mới về mọi mặt, tuy
nhiên, bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một số rủi ro trong hệ thống TTKDTM
thường gặp hiện nay có thể ghi nhận như sau:
− Thứ nhất, về tín dụng: Xảy ra trong các trường hợp khi người bán chuyển giao
tài sản tài chính nhưng không nhận được tiền thanh toán. Người mua thanh
toán nhưng không nhận được tài sản.
− Thứ hai, về thanh khoản: Là rủi ro mà một bên đối tác sẽ không thanh toán toàn
bộ giá trị của một nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn. Nguyên nhân là do không
đủ nguồn tiền hoặc tài sản cần thiết mà họ được tùy ý sử dụng khi nghĩa vụ đến
hạn. Tạm thời không có khả năng chuyển tài sản thành vốn thanh khoản.
− Thứ ba, trong hoạt động: Đó là do sự yếu kém trong hệ thống thông tin hoặc
quy trình nội bộ, do hạn chế trong quản lý con người, hay là do các yếu tố bên
ngoài.
Người mua Người bán
Ngân hàng
bên mua
Ngân hàng
bên bán
(1)
(2)
(3)
(4)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 21
− Thứ tư, về pháp lý: Việc thanh toán một nghĩa vụ thanh toán không được hoàn
tất do:
+ Thiếu luật, quy định pháp lý để giải quyết.
+ Việc áp dụng không được dự kiến trước trong luật hoặc quy định liên quan.
+ Luật hoặc quy định bị lạc hậu.
+ Khác biệt trong luật hoặc hướng dẫn luật liên quan đến các hệ thống thanh
toán đa biên.
− Thứ năm, rủi ro về hệ thống: Trường hợp này do một bên tham gia không có
khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán của một ngân hàng, gây ra các bên tham
gia khác trong hệ thống không thể thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn.
1.1.2.Thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng mobile banking
1.1.2.1.Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng
dụng Mobile banking tại ngân hàng thương mại
Dịch vụ Mobile banking được xem là một trong những loại hình sản phẩm của
dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép các tổ chức tài chính khách hàng cá nhân, doanh
nghiệp có thể thực hiện các tính năng như truy vấn số tài khoản, giao dịch chuyển
khoản, tìm hiểu các sản phẩm chính sách của ngân hàng thông qua mạng Internet.
Mobile banking là một dịch vụ được cung cấp bởi ngân hàng hoặc là những tổ
chức tài chính khác cho phép khách hàng có thể tiến hành những giao dịch tài chính từ
xa bằng cách sử dụng những thiết bị như là điện thoại di động hoặc là máy tính bảng.
Mobile banking được mã hóa dưới dạng một phần mềm, còn được gọi là một ứng
dụng do chính ngân hàng hay tổ chức tài chính ấy phát hành ra.
Mobile banking là hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng điện thoại di
động, phương thức này ra đời nhằm giải quyết các nhu cầu thanh toán các giao dịch có
giá trị nhỏ hoặc những dịch vụ tự động bảo mật không có người phục vụ.
Thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking (Ngân hàng di
động) là kênh dịch vụ ngân hàng hiện đại, cho phép khách hàng tương tác với ngân
hàng thông qua một thiết bị điện thoại di động hoặc một thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá
nhân di động (Barnes and Corbitt 2003).
1.1.2.2.Phương tiện và phương thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng
Mobile banking tại ngân hàng thương mại
− Cụm tính năng tài chính
+ Chuyển tiền 24/7
+ Tiết kiệm trực tuyến
+ Thông tin tài khoản
+ Rút tiền bằng mã QR
+ Quản lý thẻ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 22
− Cụm tính năng thanh toán
+ Thanh toán hóa đơn điện nước, phí dịch vụ, internet, cước di động,…
+ Nạp tiền điện thoại
− Cụm tính năng di chuyển
+ Đặt vé máy bay, tàu hỏa, xe khách
+ Đặt phòng khách sạn
+ Gọi taxi
− Cụm tính năng mua sắm
+ Quét QR Pay
+ Mua sắm trực tuyến
− Cụm tính năng giải trí
+ Đặt vé xem phim
+ Đặt hoa
+ Gửi thiệp mừng
1.1.2.3.Quy trình thanh toán không dùng tiền mặt, một số công cụ thanh toán không
dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking phổ biến đối với khách hàng cá nhân tại
ngân hàng thương mại
+ Chuyển khoản
+ Lập lệnh thanh toán, chuyển tiền
Người lập lệnh thực hiện việc lập lệnh chuyển tiền trực tiếp trên ứng
dụng Mobile banking (Điền đầy đủ thông tin chính xác cho lệnh chuyển
tiền). Người lập lệnh có thể sửa hoặc xóa lệnh thanh toán khi lệnh đó chưa
được phê duyệt.
+ Phê duyệt lệnh thanh toán, chuyển tiền
Khách hàng sử dụng 02 mã điện tử gồm mã PIN và mã OTP, người
duyệt lệnh đăng nhập vào Mobile banking và thực hiện phê duyệt lệnh
thanh toán đã được đăng ký online hoặc tại ngân hàng.
Lưu ý: Các lệnh thanh toán, chuyển tiền đã được Khách hàng nhập và
phê duyệt chưa có nghĩa là các tài khoản của Khách hàng đã được ghi nợ và
tài khoản người thụ hưởng đã được ghi có. Việc ghi nợ và lệnh thanh toán,
chuyển tiền chỉ được thực hiện khi Ngân hàng kiểm tra chi tiết lệnh và chấp
nhận việc chuyển tiền.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 23
Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán trực tuyến
CỔNG THANH
TOÁN TRỰC
TUYẾN
KHÁCH HÀNG BÊN BÁN
NGÂN HÀNG
BÊN BÁN
NGÂN HÀNG
KHÁCH HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 24
+ Ví điện tử
Sơ đồ 1.5 Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử
Nguồn: Cổng phát triển của ngân hàng MB
+ QR Code
QR Code, tên tiếng Anh là Quick Response code, nhiều người còn gọi là mã
vạch ma trận (Matrix-barcode), hay mã phản ứng nhanh. Mã QR là hình màu
5. Kiểm tra tính
hợplệcủathông
9.KiểmtraOTP
có hợp lệ không?
10. Thông báo kết
quả liên kết ví điện tử.
8. Gửi OTP sang
7.NhậpOTPvàoapp
6.GửiOTPxácthực
4. Gửi thôngtin liên kết
víđếnngânhàng
3. Nhập thông tin
liênkếtví:sốthẻ, tên
chủthẻ,ngày
cấp
11. Gửi thông báo
2. Hiển thị màn hình
nhập thông tin ví
1. Chọn tính năng
liên kết ví điện tử
qua thẻ nộiđịa
MBBANK
Khách hàng
YES
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 25
đen nền trắng, chưa nhiều ô vuông nhỏ và các ký tự chồng chéo. Mọi thông tin
mã hóa trong QR Code sẽ được truyền tải đến chiếc smartphone có thiết bị
chụp ảnh và hiển thị trên màn hình. Mã QR code có thể được đọc bởi một máy
đọc mã vạch hay smartphone (điện thoại thông minh) có chức năng chụp ảnh
(camera) với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch.
+ Quét mã QR Code cá nhân
Khi thanh toán tiền cho khách, nhân viên thu ngân sẽ nhập số tiền cần
thanh toán. Sau đó, bạn sẽ đưa ra mã QR trên ứng dụng của mình, nhân
viên thu ngân sẽ quét mã QR đó và khấu trừ tiền trong tài khoản. Mã QR
của bạn phải được kết nối đến tài khoản ngân hàng, hoặc sử dụng mã
QR cá nhân sẵn có trong ứng dụng Mobile banking.
+ Quét mã QR Code cửa hàng
Nhà bán lẻ sẽ có sẵn một mã QR Code tại quầy thu ngân (hoặc trong hóa
đơn thanh toán) và người mua hàng sẽ quét mã đó bằng ứng dụng quét
mã QR trên thiết bị của mình. Tiếp tục nhập số tiền phải trả và hoàn tất
thanh toán. Hầu hết các chuỗi bán lẻ thời trang, ăn uống, đồ gia dụng
hiện nay đều đang áp dụng cách thức thanh toán này.
1.1.2.4.Rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking tại
ngân hàng thương mại
− Thứ nhất, hạn chế rủi ro về thông tin, dữ liệu: Các quy định pháp luật về bảo
mật
− Thứ hai, phát triển mạng lưới đại lý phân phối cung cấp ứng dụng sẽ phát sinh
rủi ro liên quan đến trình độ, năng lực, nhận thức và trách nhiệm của mạng lưới
này.
− Thứ ba, phương án quản lý và bảo mật phù hợp, tiền của khách hàng có nguy
cơ bị mất, có thể bắt nguồn từ phía ngân hàng cung cấp, đại lý, tội phạm công
nghệ thông tin hoặc thậm chí là người thân.
− Thứ tư, môi trường pháp lý cho giao dịch TTKDTM qua Ứng dụng Mobile
banking còn chưa hoàn thiện, đồng bộ. Việt Nam chưa hoàn thiện việc cấp mã
công dân.
1.1.2.5.Vai trò của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile
banking tại ngân hàng thương mại
TTKDTM được tổ chức thành một hệ thống thống nhất, trong hệ thống này thì
Ngân hàng là một trung tâm thanh toán. Mọi hoạt động trao đổi về hàng hóa, dịch vụ
đều được kết thúc bằng thanh toán, liên quan đến mọi hoạt động trong xã hội. Vì vậy,
việc tổ chức tốt công tác thanh toán đặc biệt là TTKDTM có ý nghĩa kinh tế rất lớn,
đặc biệt là TTKDTM qua ứng dụng Mobile banking.
− Đối với cá nhân, doanh nghiệp:
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 26
+ Góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển. Thanh toán
vừa là khâu mở đầu và cũng là khâu cuối cùng trong chu kỳ sản xuát kinh
doanh, do vậy nếu tổ chức tốt sẽ góp phần tăng nhanh sự vận động của vật
tư, hàng hóa, tiền vốn giúp cho các doanh nghiệp thu hồi được vốn nhanh
để phục vụ cho chu trình sản xuất sau,quy trình tái sản xuất không ngừng
phát triển. Nhờ dịch vụ này khách hàng sẽ giảm được lượng lớn thời gian
và không gian, hạn chế về khoảng cách địa lý, thời gian vận chuyển tiền
mặt, rút ngắn vòng quay vốn của khách hàng.
+ Ngân hàng có thể biết được phần nào hoạt động thanh toán của khách hàng
từ đó tổng hợp số liệu để biết được hoạt động thanh toán chung cho cả nền
kinh tế. Ngoài ra, ngân hàng gián tiếp đánh giá được “sức khỏe” tài chính
cá nhân của khách hàng để có những chính sách kịp thời, hợp lý đối với các
quyết định về huy động vốn, cho vay và các dịch vụ khác của khách hàng.
+ Khách hàng có thể nhận nhiều khuyến mãi từ người bán cũng như ngân
hàng hơn. Thường xuyên giảm giá, khuyến mãi khi thanh toán qua ứng
dụng Mobile banking, các chương trình được khuyến mãi đến với khách
hàng nhanh chóng, để khuyến khích tiêu dùng.
− Đối với tổng thể kinh tế:
+ Góp phần tạo nên nguồn vốn đầu tư cho ngân hàng vì ngân hàng sử dụng
được số tiền nhàn rỗi tạm thời của khách hàng gửi vào để đáp ứng nhu cầu
thanh toán. Việc này góp phần khả năng tạo tiền của NHTM, đảm bảo được
nhu cầu thanh toán ngày càng tăng trong nền kinh tế.
+ Giảm chi phí in ấn, bảo quản, vận chuyển tiền mặt.
+ Làm giảm khối lượng tiền mặt đang lưu thông trong nền kinh tế kiểm soát
lạm phát, hỗ trợ cung ứng tiền mặt, điều hòa lưu thông tiền tệ của NHNN.
+ Góp phần thiết thực phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.
1.2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG
DÙNG TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE BANKING TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.2.1.Quan niệm về mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng
dụng Mobile banking
− Chính sách điện tử hiện nay
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Kế hoạch triển
khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt
Nam giai đoạn 2021-2025.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 27
Mục đích của Kế hoạch nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải
pháp thuộc phạm vi, thẩm quyền, trách nhiệm của NHNN theo Đề án phát triển
thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là
Đề án) ban hành kèm theo Quyết định số 1813/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ. Đồng thời, xác định nhiệm vụ cụ thể, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm
của đơn vị thuộc NHNN và ngành Ngân hàng, đảm bảo triển khai kịp thời, phối
hợp chặt chẽ, thông tin báo cáo thông suốt, giám sát, theo dõi tiến độ hoàn
thành nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong Đề án.
Cụ thể, trước hết, hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách:
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến thanh toán
tại một số văn bản Luật hiện hành; Nghiên cứu xây dựng Dự án Luật các hệ
thống thanh toán, đảm bảo tương thích, phù hợp với quy định tại Luật Ngân
hàng Nhà nước, Luật Các TCTD, Luật Phòng, chống rửa tiền và đảm bảo thẩm
quyền quản lý, giám sát của NHNN đối với các hệ thống thanh toán, các dịch
vụ và phương tiện thanh toán, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, xu hướng phát
triển và thông lệ quốc tế; Hoàn thiện việc xây dựng, ban hành Nghị định thay
thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng
tiền mặt và xây dựng các văn bản hướng dẫn; Rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa
đổi, bổ sung, thay thế Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 về
thanh toán bằng tiền mặt nhằm tăng cường quản lý hoạt động thanh toán bằng
tiền mặt, nhất là đối với giao dịch mua, bán tài sản có giá trị lớn phù hợp với
quy định tại Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Phòng, chống rửa
tiền, Luật Phòng, chống tham nhũng; Xây dựng, trình Chính phủ ban hành
Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính
(Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng; Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về
tiền kỹ thuật số quốc gia. Thực hiện chính sách phù hợp về phí dịch vụ thanh
toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận dịch vụ
thanh toán không dùng tiền mặt với chi phí hợp lý…
Bên cạnh đó, nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, hoạt động
an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác: Xây
dựng, ban hành và triển khai Chiến lược phát triển với các hệ thống thanh toán
đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nâng cấp, hiện đại hóa Hệ thống
thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia, hướng tới vận hành theo các
nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường quốc tế, tăng cường khả năng kết
nối, tích hợp và thực hiện thanh, quyết toán cho các hệ thống khác; Hoàn thiện,
phát triển hạ tầng chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, mở rộng hệ sinh thái
thanh toán số, đảm bảo khả năng kết nối, tích hợp với các ngành, lĩnh vực khác
để phục vụ thanh toán trực tuyến; mở rộng, kết nối với hệ thống chuyển mạch
tài chính, bù trừ điện tử của các quốc gia khác… Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống
ngân hàng lõi, hệ thống thanh toán nội bộ, đảm bảo kết nối, tích hợp với các hệ
thống thanh toán quan trọng, hạ tầng kỹ thuật của các tổ chức cung ứng dịch vụ
công và các hệ thống khác; Áp dụng chuẩn tin điện tài chính quốc tế ISO
20022 đối với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Đặc biệt, phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu
của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ,
mô hình kinh doanh, giải pháp số tiên tiến, đổi mới gắn với Cách mạng công
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 28
nghiệp 4.0 để phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên nền tảng
số hóa, đảm bảo an toàn, bảo mật, mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng;
Phát triển thanh toán điện tử trong thương mại điện tử; Phát triển thanh toán
không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực chính phủ, dịch vụ hành
chính công: Phối hợp hoàn thiện kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của các
tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, hệ thống thanh
toán điện tử liên ngân hàng quốc gia, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ
điện tử với hạ tầng của các cơ quan thuế, hải quan, kho bạc để phục vụ yêu cầu
phối hợp thu, chi ngân sách nhà nước bằng phương thức thanh toán không
dùng tiền mặt; Tăng cường kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán, trung gian thanh toán với Cổng dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống một cửa
điện tử của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm đơn
giản hóa thủ tục và tạo điều kiện thanh toán điện tử đối với các khoản phí, lệ
phí, thanh toán hóa đơn điện, nước, học phí, viện phí; Thực hiện kết nối, chia
sẻ thông tin với các trường học, bệnh viện, công ty điện, nước, vệ sinh môi
trường, viễn thông, bưu chính trên địa bàn đô thị để thu học học phí, viện phí,
tiền điện… bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt…
Cùng với đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh,
an toàn và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động thanh toán: Xây
dựng công cụ thu thập, phân tích thông tin giám sát theo hướng tự động hóa,
xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tượng giám sát; nâng cao hiệu quả giám sát
nhằm phát hiện, ngăn chặn các nguy cơ, rủi ro phát sinh; Nghiên cứu, áp dụng
các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động đánh giá, giám sát các hệ thống thanh
toán…
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo
vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt: Xây dựng kế hoạch,
triển khai các chương tình truyền thông, giáo dục tài chính với nhiều hình thức
đa dạng, phong phú, ứng dụng thành tựu của cách mạnh công nghệ 4.0; Triển
khai công tác truyền thông, giáo dục về các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn,
bảo mật trong thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử,…
Ngoài ra, tăng cường cơ chế phối hợp thúc đẩy thanh toán không dùng
tiền mặt: Triển khai thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận, quy chế phối hợp,
biên bản hợp tác, phối hợp song phương hoặc đa phương giữa các Bộ, ngành
liên quan để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; Chủ động hội nhập quốc
tế trong lĩnh vực thanh toán theo lộ trình và bước đi phù hợp; tích cực tham gia
vào các hoạt động của các định chế tài chính – tiền tệ, các diễn đàn về thanh
toán khu vực và quốc tế; tập trung triển khai các cam kết quốc tế hội nhập đã
ký liên quan đến lĩnh vực thanh toán; Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn
dưới hình thức hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, tư vấn chính sách, hỗ trợ đào tạo và
tăng cường năng lực từ các đối tác song phương, đa phương để nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thanh
toán; Chủ động nghiên cứu các mô hình, phương tiện, hình thức thanh toán mới
trên thế giới, áp dụng hiệu quả vào Việt Nam; Tiếp tục thiết lập và củng cố các
cơ chế đối ngoại song phương về lĩnh vực thanh toán với các đối tác chiến lược
và đối tác quan trọng khác; nghiên cứu việc tham gia, gia nhập tổ chức, diễn
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 29
đàn quốc tế về tài chính toàn diện, thanh toán; Tích cực tham gia vào thảo luận
các luật lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động thanh toán tại các tổ chức, diễn
đàn đa phương, đặc biệt là Ngân hàng Thanh toán Quốc tế; Tiếp tục mở rộng
hội nhập trong các lĩnh vực ưu tiên về hệ thống thanh toán, từng bước tiếp cận
các chuẩn mực chung và các thông lệ quốc tế.
− Quy trình thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking hiện
nay
+ Chuyển khoản
+ Lập lệnh thanh toán, chuyển tiền
Người lập lệnh thực hiện việc lập lệnh chuyển tiền trực tiếp trên ứng
dụng Mobile banking (Điền đầy đủ thông tin chính xác cho lệnh chuyển
tiền). Người lập lệnh có thể sửa hoặc xóa lệnh thanh toán khi lệnh đó chưa
được phê duyệt.
+ Phê duyệt lệnh thanh toán, chuyển tiền
Khách hàng sử dụng 02 mã điện tử gồm mã PIN và mã OTP, người
duyệt lệnh đăng nhập vào Mobile banking và thực hiện phê duyệt lệnh
thanh toán đã được đăng ký online hoặc tại ngân hàng.
Lưu ý: Các lệnh thanh toán, chuyển tiền đã được Khách hàng nhập và
phê duyệt chưa có nghĩa là các tài khoản của Khách hàng đã được ghi nợ và
tài khoản người thụ hưởng đã được ghi có. Việc ghi nợ và lệnh thanh toán,
chuyển tiền chỉ được thực hiện khi Ngân hàng kiểm tra chi tiết lệnh và chấp
nhận việc chuyển tiền.
Sơ đồ 1.2 Quy trình thanh toán trực tuyến
CỔNG THANH
TOÁN TRỰC
TUYẾN
KHÁCH HÀNG BÊN BÁN
NGÂN HÀNG
BÊN BÁN
NGÂN HÀNG
KHÁCH HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 30
1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
qua ứng dụng Mobile banking
− Giá trị TTKDTM qua ứng dụng Mobile Banking
Là chỉ tiêu cho biết quy mô các giá trị giao dịch, giá trị doanh số càng cao
chứng tỏ sự phát triển của dịch vụ tăng về chất lượng.
Doanh số thanh toán là chỉ tiêu cho biết tổng giá trị TTKDTM trong một đơn vị
thời gian. Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ sử dụng các sản phẩm
dịch vụ của khách hàng.
Sự tăng giảm tuyệt đối là mức chênh lệch về quy mô thanh toán giữa hai kỳ cần
so sánh với nhau. Công thức:
𝑺ự 𝒕ă𝒏𝒈 𝒈𝒊ả𝒎 𝒕𝒖𝒚ệ𝒕 đố𝒊 = 𝒏(𝒕) − 𝒏(𝒕 − 𝟏)
Sự tăng giảm tương đối là sự chênh lệch giữa quy mô thanh toán ở năm hiện tại
so với năm liền trước rồi chia cho năm liền trước, được tính bằng đơn vị phần
trăm (%). Công thức:
𝑺ự 𝒕ă𝒏𝒈 𝒈𝒊ả𝒎 𝒕ươ𝒏𝒈 đố𝒊 =
𝒏(𝒕) − 𝒏(𝒕 − 𝟏)
𝒏(𝒕 − 𝟏)
Với: n(t) là doanh số TTKDTM ở năm hiện tại
n(t – 1) là doanh số TTKDTM ở năm liền trước
𝑇ỷ 𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 𝑇𝑇𝐾𝐷𝑇𝑀 =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑘ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑇𝑇𝐾𝐷𝑇𝑀
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑘ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑛𝑔â𝑛 ℎà𝑛𝑔
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển của hoạt động
TTKDTM của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh được khách hàng của ngân
hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM ở mức độ nào. Khi tỷ trọng này cao thì tổng số
phí thu được sẽ lớn, lượng khách hàng tham gia lớn thì ngân hàng lại có điều
kiện đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại để phát triển hoạt động TTKDTM
lên mức cao hơn.
NHTM ở Việt Nam thì tỷ trọng này dao động trong khoảng từ 55% đến 75%
do chịu ảnh hưởng nhiều từ chính sách ngân hàng.
− Khả năng tiếp cận dịch vụ TTKDTM qua ứng dụng Mobile Banking
Là tiêu chí quan trọng để đánh giá khách hàng đã quan tâm đến chất lượng dịch
vụ, mức độ tiếp cận cũng như các tiêu chí về ưu khuyết điểm ngân hàng cần chú
ý.
− Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch TTKDTM qua ứng dụng
Mobile Banking
Là chỉ tiêu cho biết số lượng và chất lượng dịch vụ mà khách hàng quan tâm,
gắn bó với ngân hàng.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 31
1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
qua ứng dụng Mobile banking
− Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán điện tử vẫn chưa hoàn thiện và
đồng bộ, mặc dù thời gian qua đã được cải thiện nhiều. Các chính sách về
TTKDTM chưa có đột phá đáng kể, chưa luật hóa các hoạt động TTKDTM.
Các quy định còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của thị trường,
nhiều dịch vụ mới ra đời nhưng hành lang pháp lý chưa được thiết lập cụ thể
(như tiền ảo, tiền điện tử…) để tạo môi trường phát triển dịch vụ và hình thành
cơ chế bảo vệ các chủ thể, khách thể trong hoạt động cũng như xây dựng quy
trình giải quyết tranh chấp hiệu quả, khách quan.
− TTKDTM ở Việt Nam chưa phát triển như kỳ vọng, tỷ lệ giao dịch sử dụng
tiền mặt còn cao. Theo Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) năm 2019, gần 40% số
dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng nhưng vẫn còn 80% chi tiêu hằng ngày
sử dụng tiền mặt, 98% sử dụng tiền mặt khi thanh toán các mặt hàng dưới 100
nghìn đồng và có tới gần 85% giao dịch tại ATM là giao dịch rút tiền. Chỉ tiêu
tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán vẫn còn cao so với mục tiêu đã
đề ra tại Quyết định số 2545/QĐ-TTg (đến ngày 31/12/2019 là 11,33%).
− Việc sử dụng tiền mặt vẫn còn khá phổ biến trong các giao dịch dân sự của
người dân, nhất là ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa; thanh toán điện tử
trong thương mại điện tử còn thấp. Nguyên nhân chính là do thói quen tiêu
dùng bằng tiền mặt đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, tâm lý e ngại khi
tiếp cận với công nghệ thanh toán mới, cũng như lo ngại về an ninh an toàn và
chi phí khi sử dụng các phương thức thanh toán điện tử nên việc triển khai
TTKDTM gặp nhiều khó khăn.
− Hạ tầng cơ sở và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động TTLDTM còn
kém hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện nay, các tổ chức tài chính
(gồm ngân hàng, trung gian thanh toán và ví điện tử) đều xây dựng hệ thống
trang thiết bị thanh toán riêng tại một điểm chấp nhận thanh toán, do vậy, vừa
lãng phí lại không tận dụng được hạ tầng chung. Các hình thức thanh toán mới
như QR Code, sinh trắc học... bắt đầu phát triển nhưng chưa được quy hoạch,
đánh giá để triển khai diện rộng.
− Việc TTKDTM hiện nay còn thiếu đồng bộ giữa các trung gian thanh toán và
các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Các ngân hàng và công ty Fintech chịu
trách nhiệm lớn về việc cung cấp các phương tiện thanh toán cho người dân,
nhưng các đơn vị cung ứng dịch vụ, hàng hóa mới là nơi để người dân thực
hiện việc TTKDTM chưa nhiều. Tại nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ, hàng hóa,
người dân vẫn chưa thể áp dụng các phương tiện TTKDTM...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 32
1.3.KINH NGHIỆM VỀ MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE BANKING
1.3.1.Kinh nghiệm quốc tế
Ngân hàng số ở Ấn Độ
Để tạo môi trường thuận lợi cho mục tiêu số hóa ngân hàng Chính phủ Ấn Độ đã
thành lập Công ty Thanh toán Quốc gia (NPCI), cung cấp mã số định danh công dân
(Aadhaar), phát triển ví điện tử dựa trên cổng thanh toán hợp nhất UPI (LBP
Resarch, 2018)
Theo LBP Reasearch (2018), Công ty thanh toán quốc gia (NPCI) được thành
lập bởi Ngân hàng Trung ương Ấn Độ và Hiệp hội Ngân hàng Ấn Độ. Đây là cơ quan
chủ quản trong việc vận hành các hệ thống thanh toán bán lẻ tại Ấn Độ. NPCI đã tiếp
quản hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia từ Viện nghiên cứu và phát triển công
nghệ ngân hàng. Công ty đang từng bước chuẩn hóa hoạt động thanh toán bán lẻ, mở
rộng và phát triển thêm các sản phẩm mới nhằm đem lại tiện ích lớn nhất cho khách
hàng. Giao diện thanh toán hợp nhất (UPI) là hệ thống thanh toán số được thiết lập bởi
Công ty Thanh toán Quốc gia vào tháng 8/2016 với mục tiêu đơn giản hóa các giao
dịch chuyển tiền liên ngân hàng trên nền tảng ứng dụng di động. UPI cho phép tích
hợp các tài khoản ngân hàng trên cùng một ví điện tử, từ đó gia tăng tiện ích cho
khách hàng. Địa chỉ ảo (Virtual address) trên các phần mềm ứng dụng di động giúp
khách hàng thay thế và bảo mật các thông tin cá nhân như số thẻ, số tài khoản. Sử
dụng UPI, khách hàng có thể chuyển tiền 24/7, liên tục trong 365 ngày chỉ thông qua
chiếc điện thoại thông minh, giúp các hoạt động thanh toán được thực hiện một cách
dễ dàng và nhiều tiện ích đi kèm khác.
Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ đã khởi động nền tảng BHIM Aadhaar (Bharat
Interface for Money) – là hệ thống thanh toán dựa trên công nghệ sinh trắc học, cho
phép người sử dụng chuyển tiền qua scan dấu vân tay. Đây là hệ thống ID sinh trắc
học lớn nhất thế giới với dữ liệu của 1,19 tỷ người đến thời điểm 30/11/2017. Hệ
thống này được kết nối với hệ thống thanh toán số, các tài khoản ngân hàng nhằm tạo
sự tiện lợi trong giao dịch, tăng cường tính bảo mật và tạo môi trường sinh thái cho sự
phát triển của ngân hàng số.
Ấn Độ cũng triển khai dự án số hóa nhận diện séc ngân hàng CTS (Cheque
Truncation System) nhằm xác nhận séc một cách nhanh chóng dựa trên nền tảng hệ
thống lưu trữ thông tin tài khoản bằng hình ảnh – nơi ảnh chụp séc thanh toán và dữ
liệu nhận diện bằng mực in từ tính (MICR) được ghi lại ở ngân hàng thu hộ và truyền
dữ liệu điện tử tới ngân hàng phát hành. “Cheque truncation” nghĩa là chấm dứt việc
chuyển séc dạng vật chất giữa các ngân hàng.
Cùng với các chính sách thiết lập hạ tầng kĩ thuật cho thanh toán điện tử, Chính
phủ Ấn Độ cũng ban hành nhiều cơ chế khuyến khích khác như giảm thuế 2% cho thu
nhập được thanh toán điện tử thay vì chi trả trực tiếp, có hiệu lực từ 01/04/2017;
chuyển tiền từ thiện, chi mua sắm tài sản và các khoản chi hoạt động khác vượt quá
một mức nhất định cần phải có chứng từ thanh toán điện tử thì mới được khấu trừ thuế
thu nhập doanh nghiệp, có hiệu lực từ 01/04/2018. Đồng thời, Chính phủ Ấn Độ còn
cấm tuyệt đối việc trao đổi tiền mặt giữa các cá nhân có giá trị từ 300.000 Rupee trở
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 33
lên trong một ngày/một giao dịch/tổng giá trị các giao dịch liên quan đến một sự kiện
kinh tế. (LBP Reasearch, 2018).
1.3.2.Bài học kinh nghiệm đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong
việc mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile
banking.
Ngày 30 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt
Nam giai đoạn 2016 – 2020 (Quyết định 2545/QĐ – TTg). Sau gần bốn năm triển khai
Quyết định 2545/QĐ – TTg, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục phát
triển tích cực mạnh, đặc biệt thanh toán qua thiết bị di động có tốc độ tăng trưởng
mạnh. Tuy nhiên, chỉ tiêu tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán vẫn còn cao so
với mục tiêu đã đề ra tại Quyết định 2545/QĐ – TTg (dến ngày 31 tháng 12 năm 2019
là 11,33%); việc sử dụng tiền mặt vẫn còn khá phổ biến trong các giao dịch dân sự của
người dân, nhất là ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa; thanh toán điện tử trong
TMĐT còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển; việc triển khai thanh toán
không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế, giáo dục còn khiêm tốn.
Đại dịch COVID-19 thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngân hàng, thay
đổi thói quen thanh toán của người dân, vì thế ngân hàng và doanh nghiệp thích ứng
theo người tiêu dùng, tích cực trong việc chuyển đổi số để gia tăng tiện ích cho khách
hàng của mình.
Qua nghiên cứu quá trình chuyển đổi ngân hàng số của DBS Singapore và
Krung Thai Bank, có thể rút ra một số kinh nghiệm để phát triển ngân hàng số tại Việt
Nam.
− Thứ nhất, lấy khách hàng là trung tâm. Nếu như trước đây các ngân hàng
truyền thống thường chú trọng đến các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung
cấp thì giờ đây theo kinh nghiệm của DBS Singapore để có thể chuyển đổi sang
ngân hàng số thành công cần phải lấy khách hàng làm trọng tâm. BDS đã đưa
ra nhiều sáng kiến, cả tiến và đã tạo được hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và
công sức cho khách hàng cũng như nhân viên của mình như tiết kiệm hàng
triệu giờ chăm sóc khách hàng, hàng triệu giờ năng suất nội bộ cho nhân viên,
cũng nhờ đó đã đưa DBS từ đứng cuối bảng xếp hạng về trải nghiệm khách
hàng tại Singapore lên đứng đầu vào năm 2009.
− Thứ hai, thay đổi mô hình theo hướng tích hợp nhiều kênh và hợp tác với các
công ty công nghệ tài chính. Theo kinh nghiệm của các ngân hàng trong khu
vực Đông Nam Á như DBS Singapore và và Krung Thai Bank, một trong
những thành công khi chuyển đổi sang ngân hàng số là sự chuyển đổi số các
kênh của hệ thống ngân hàng truyền thông, hợp tác với các công ty công nghệ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 34
tài chính (Fitech) nhằm tận dụng được mô hình kinh doanh tinh gọn, hướng tới
trải nghiệm khách hàng về sự đổi mới, sáng tạo đem lại nhiều lợi ích thiết thực
là giảm chi phí, tăng tiện ích, thuận lợi cho khách hàng đặc biệt là các khách
hàng địa bàn vùng sâu, vùng xa, nông thôn.
− Thứ ba, để có thể phát triển ngân hàng số thành công, các ngân hàng thương
mại cần chủ động về ngân sách cũng như nguồn lực thích đáng cho việc đầu tư
phát triển ngân hàng số. theo kinh nghiệm về phát triển ngân hàng số của DBS
Singapore thì đẻ phát triển thành công ngân hàng số, ngân hàng này đã dành
200 triệu USD từ ngân sách để đầu tư.
− Cuối cùng, để có thể thành công trong công cuộc chuyển đổi số và phát triển
mô hình ngân hàng số, cần phải có một đội ngũ nhân viên với trình độ công
nghệ cao, có khả năng vận hành hệ thống số một cách tốt nhất, đảm bảo tính
bảo mật thông tin.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG
DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG
MOBILE BANKING
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH
QUANG TRUNG
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUÂN ĐỘI (MBBANK)
2.1.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển MBBank
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội gọi tắt là Ngân hàng Quân đội, viết
tắt là MB, là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, một doanh nghiệp
trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Ngân hàng Quân đội được thành lập theo giấy phép hoạt
động số 0054/NH-GP do thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày 14 tháng
09 năm 1994 và Quyết định số 00374/GP-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà
Nội. Thời gian hoạt động theo giấy phép là 50 năm và ngân hàng chính thức đi vào
hoạt động từ ngày 04 tháng 11 năm 1994.
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
Tên giao dịch: Military Comercial Joint Stock Bank.
Hội sở: Tòa nhà Ngân hàng Quân đội tại số 03 Liễu Giai, phường Cống Vị,
Quận Ba Đình, Hà Nội. Hiện nay, Ngân hàng Quân đội đã có mạng lưới khắp cả nước
với trên 100 chi nhánh và trên 190 điểm giao dịch trải dài khắp 48 tỉnh thành phố.
Ngân hàng còn có văn phòng đại diện tại Liên bang Nga, chi nhánh tại Lào và
Campuchia.
Trong hơn 26 năm hình thành và phát triển của mình từ một ngân hàng mới
thành lập với số vốn ít ỏi 20 tỷ và 25 cán bộ nhân viên đến nay ngân hàng đã có mạng
lưới chi nhánh gấp 100 lần quy mô vốn điều lệ gấp 265 lần và số lượng nhân viên đạt
1200, chiếm hơn 10% tổng nhân sự toàn ngân hàng.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 36
Ý nghĩa logo mới
Trên nền tảng logo cũ, MB Bank đã cho ra mắt hình ảnh nhận diện mới. Logo
mới được cải tiến về mẫu mã để mang đến sự tươi mới cũng như niềm tin vào sự phát
triển vững mạnh và trường tồn của ngân hàng quân đội. Nó chỉ khác ở điểm lớn nhất
là bỏ đi dòng chữ “Ngân Hàng Quân Đội” phía dưới logo.
Ngôi sao:
Ngôi sao trong bộ nhận diện mới được lấy cảm hứng từ ngôi sao trên quốc kỳ
Việt Nam, kế thừa từ ngôi sao trong logo hiện tại. Các cánh của ngôi sao được ghép từ
10 cụm hình khối màu đỏ đặt nghiêng lại với nhau tạo nên cảm giác như một người
chuyển động liên tục thể hiện sự không ngừng đổi mới về chất lượng dịch vụ của MB
Bank để mang đến cho khách hàng.
Hai chữ MB không còn nối liền vào nhau nữa, mà thay vào đó là dòng chữ
được thiết kế vững chãi, tinh gọn, thể hiện hình ảnh hiện đại, trẻ trung nhưng vẫn
chuyên nghiệp và tin cậy đối với khách hàng.
Màu sắc:
Màu sắc đồng hành với bộ nhận diện mới của MB Bank trong suốt những năm
qua vẫn là màu đỏ và màu xanh thể hiện niềm tự hào về các giá trị vững vàng, tin cậy,
sẽ được kết hợp với những gam màu trẻ trung nhằm tạo ra một diện mạo tươi mới,
hiện đại, và gần gũi với mọi người.
Nền logo mới đã được chuyển sang màu xanh, màu sắc của sự hy vọng phát
triển không ngừng. Hai chữ MB được đổi sang từ màu xanh sang màu trắng để tạo nên
sự hài hòa nổi bật bắt mắt của logo.
2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động, các sản phẩm tín dụng và dịch vụ tại
MBBank
Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm:
− Huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức, cá
nhân.
− Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ
sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng
− Thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ thương mại quốc tế, chiết khấu
thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.
− Ngoài dịch vụ ngân hàng, Ngân hàng Quân đội còn tham gia vào các dịch vụ
môi giới chứng khoán, quản lý quỹ, kinh doanh địa ốc, bảo hiểm, quản lý nợ và
khai thác tài sản bằng cách nắm cổ phần chi phối của một số doanh nghiệp
trong lĩnh vực này.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 37
2.1.3. Chiến lược, phương hướng phát triển của ngân hàng MBBank trong tương
lai
Tập trung triển khai hiệu quả, đúng tiến độ, hoàn thành chiến lược giai đoạn
2017-2021 và xây dựng chiến lược giai đoạn 2022-2026. Tập trung triển khai 5 sáng
kiến chuyển đổi với 22 dự án trọng tâm nhằm mục tiêu Doanh nghiệp số dẫn đầu bao
gồm:
• Bán hàng thông minh và Thấu hiểu khách hàng
MB triển khai nhóm dự án kinh doanh bao gồm Customer Insight, Smart
Channel, Smart Marketing, Digital lending, Customer onboard với mục tiêu đạt
10 triệu khách hàng trong năm 2021, chuyển đổi 90% giao dịch sang kênh số.
Mở rộng các điểm Smart Bank thu hút và gia tăng lợi ích cho khách hàng, đa
dạng hóa các sản phẩm tự động trên kênh số. Hoàn chỉnh hành trình
onboarding trên kênh online cho Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh
nghiệp. Tối ưu thời gian phục vụ khách hàng tại quầy và gia tăng mức độ hài
lòng của khách hàng bên ngoài trên các kênh đạt 85%.
• Vận hành thông minh
Với việc triển khai 2 dự án Tái thiết kế quy trình BPR và Tự động hóa quy
trình bằng robot RPA, MB sẽ gia tăng đáng kể tốc độ xử lý giao dịch cho khách
hàng cũng như quy trình nội bộ, tối ưu hóa nguồn lực. Các cam kết TAT (thời
gian xử lý giao dịch toàn trình) được ban hành đảm bảo cạnh tranh và phấn đấu
mục tiêu Top 3 Ngân hàng thương mại.
• Quản trị tài chính và Dữ liệu thông minh
MB nâng cao chất lượng dữ liệu khách hàng và làm chủ dữ liệu bằng việc đầu
tư xây dựng các hệ thống quản trị dữ liệu hiện đại như Operational Data Store
(ODS), meta data, tối ưu hóa Data Warehouse (DWH); hoàn chỉnh các khung
chính sách về quản trị dữ liệu cũng như các công cụ đo lường chất lượng dữ
liệu. Quản lý lợi nhuận đa chiều giúp phân tích chính xác hiệu quả hoạt động
theo đơn vị kinh doanh, khách hàng, sản phảm, kênh phân phối, là cơ sở để MB
quản trị tốt chi phí và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.
• Quản trị rủi ro thông minh
MB đã hoàn thành xây dựng các mô hình đo lường xác suất vỡ nợ (PD), ước
lượng tỷ lệ tổn thất dự kiến (LGD), ước lượng giá trị dư nợ tại thời điểm vỡ nợ
(EDA) đáp ứng Basel 2, năm 2021 sẽ là năm MB ứng dụng sâu rộng kết quả
vào hoạt động với mục tiêu tỷ lệ phê duyệt tự động cho các khoản vay khách
hàng cá nhân là 30% và SME là 10%. Triển khai Dự án ICAAP (Internal
Capital Adequacy Assessment Process – dự án đánh giá mức độ đủ vốn) giúp
MB nhận diện và quản trị được 100% các rủi ro trọng yếu trên hệ thống phần
mềm, từ đó tối ưu hóa phân bổ vốn, định giá dựa trên rủi ro
• Hạ tầng công nghệ thông tin linh hoạt
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 38
Để tham gia vào công cuộc chuyển dịch số, MB đã trang bị cho mình một nền
tảng công nghệ thông tin hiện đại, linh hoạt với việc triển khai nhóm 8 dự án IT
thực hiện mục tiêu đảm bảo năng lực xử lý hệ thống, cam kết tỷ lệ giao dịch
thành công trên 99%, đáp ứng yêu cầu kinh doanh cho quy mô 20 triệu khách
hàng, giảm thời gian phát triển đưa sản phẩm ra thị trường nhằm tăng cơ
hội/hiệu quả cạnh tranh cho các sản phẩm, dịch vụ của MB.
2.2.KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH QUANG TRUNG
2.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân
đội chi nhánh Quang Trung
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Quang Trung được thành
lập vào năm 2006. Vào ngày 14 tháng 04 năm 2019, Ban giám đốc cùng với các cán
bộ, nhân viên ngân hàng đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm 15 năm thành lập và phát triển.
Trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, MBBank Quang Trung đã không
ngừng lớn mạnh, phát triển từ một Phòng giao dịch trở thành Chi nhánh cấp hai với
các thành tựu đáng kể. MBBank phấn đấu trở thành 1 trong 10 đơn vị hoạt động hiệu
quả nhất của MB, đơn vị có nhiều thành tích trong mảng khách hàng SME (khách
hàng vừa và nhỏ) với lợi thế thu dịch vụ tốt nhất hệ thống.
MBBank Quang Trung thực hiện đầy đủ các chức năng, nghiệp vụ ngân hàng –
tài chính của một ngân hàng thương mại như cho vay, thanh toán, huy động tiền gửi…
Tính đến thời điểm quý III – 2021, một số chỉ tiêu kinh doanh cơ bản của chi
nhánh đạt được là: Huy động vốn 252 tỷ đồng, bằng 63,76% so với cùng kỳ năm
2020; Tổng dư nợ đạt 94 tỷ đồng, bằng 46% so với cùng kỳ năm 2020; Tổng thu dịch
vụ đạt 2,8 tỷ đồng, bằng 71,93% so với cùng kỳ năm 2020.
Với phương châm “Vững vàng – Tin cậy”, từng bước MBBank Quang Trung
khẳng định được vị thế trên địa bàn, được khách hàng tin tưởng sử dụng.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 39
2.2.2.Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh
Quang Trung
Sơ đồ 2.7 Cơ cấu tổ chức của MBBank Quang Trung
− Ban giám đốc:
Lãnh đạo của MBBank Quang Trung là Ban Giám đốc gồm 01 giám
đốc, 02 phó giám đốc và các trưởng phòng của các phòng ban giám sát và điều
hành mọi hoạt động công việc của ngân hàng.
Tổ chức chỉ đạo điều hành, quản lý và giải quyết mọi vấn đề liên quan
đến hoạt động của chi nhánh như: hoạt động kinh doanh, quản lý nhân viên,
quan hệ hợp tác, đầu tư… theo sự ủy nhiệm của Đại hội đồng cổ đông và Tổng
Giám đốc.
Kiểm tra, đôn đốc nhân viên dưới quyền trong việc thực hiện các chính
sách của Nhà nước, các quy định của MB.
Ban giám đốc có quyền xử lý và kiến nghị lên tổng giám đốc hay các
cấp có thẩm quyền xử lý những hành vi, vi phạm về các nghiệp vụ và các dịch
vụ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Ban giám
đốc là đại diện pháp nhân của chi nhánh và là người chịu trách nhiệm trực tiếp
với Hội đồng cổ đông.
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KHCN
BP giao dịch
BP CSKH
BP ngân quỹ
BP Tín dụng
cá nhân
PHÒNG KHDN
BP Dịch vụ
Khách hàng
BP Dịch vụ
Doanh nghiệp
BP Thanh toán
quốc tế
BP Pháp lý và
quản lý tài sản
PHÒNG TÀI
CHÍNH
Tổ bảo trì và
QLTS
Tổ hành chính
văn thư
Tổ lưu trữ
chứng từ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 40
− Phòng KHCN và KHDN
Đây là hai phòng quan trọng và lớn nhất của đơn vị, chuyên sâu về
nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, thanh toán quốc tế. Đây là nơi mang lại nguồn thu
nhập chính cho ngân hàng. Chức năng chính của phòng là nghiên cứu, xem xét
và cấp tín dụng cho khách hàng dưới nhiều hình thức, tùy theo năng lực và khả
năng trả nợ của khách hàng.
− Phòng Tài chính
Phụ trách công tác hành chính của văn phòng, lưu trữ hồ sơ và quản lý
nhân sự, theo dõi lưu trữ công văn đến và công văn đi. Dù không trực tiếp tham
gia vào quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhưng nó lại hỗ trợ rất
nhiều cho các phòng ban khác.
2.2.3.Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại cổ phần
Quân đội chi nhánh Quang Trung QUA 3 NĂM 2018 – 2020
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu
của MBBank Quang Trung 2018 – 2019
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
2018
Năm
2019
Năm
2020
2019/2018 2020/2019
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tổng tài
sản
367,9 425.3 562.7 57,4 15,6% 137,4 32,3%
Vốn huy
động
318,5 387,2 413,9 68,7 21,6% 26,7 6,9%
Dư nợ tín
dụng
284,6 354,4 386,1 69.8 24,5% 31,7 8,9%
LNTT 72,8 81,6 82,5 8,8 12,1% 0,9 1,1%
Tỷ lệ nợ
xấu
1,34% 1,27% 1,21% (0,07%) - (0,06%) -
Tỷ lệ an
toàn vốn
CAR
10,92% 10,43% 10,56% (0,49%) - 0,13% -
Nguồn: Phòng tài chính
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 41
Biểu đồ 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu
của MBBank Quang Trung 2018 - 2020
Năm 2018, MB hợp tác chiến lược với IBM – một trong những tập đoàn công nghệ
hàng đầu thế giới. Theo đó, IBM tư vấn, cập nhật các xu hướng công nghệ mới đồng
thời hỗ trợ ngân hàng chuyển đổi sang nền tảng số. Chính điều này đã dẫn đến yêu cầu
cao về tài sản, cũng như các công nghệ liên quan. Tổng tài sản của MBBank Quang
Trung tăng mạnh từ mức 367,9 tỷ đồng (năm 2018) lên mức 425,3 tỷ đồng (năm
2019) và 562,7 tỷ đồng (năm 2020) tương đương tăng 15,6% so với năm 2018 và
32,3% so với năm 2019. Vốn huy động tăng 23,7 tỷ đồng tương đương tăng 6,9% so
với kỳ trước.
Với nền tảng công nghệ, tài chính, MB vượt qua thách thức đại dịch khi liên
tục tăng trưởng. Covid-19 đã tạo nên những thách thức lớn cho nền kinh tế, song lại là
thời cơ "vàng" cho những doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị về nền tảng công nghệ hiện
đại như MB tăng tốc, triển khai chiến lược số, không chỉ trong nội bộ mà còn kết nối,
hỗ trợ hệ sinh thái nhiều triệu khách hàng.
367.9
425.3
562.7
318.5
387.2 413.9
284.6
354.4
386.1
1.34% 1.27% 1.21%
10.92%
10.00%
10.56%
0.00%
2.00%
4.00%
6.00%
8.00%
10.00%
12.00%
0
100
200
300
400
500
600
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tổng tài sản Vốn huy động Dư nợ tín dụng Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ an toàn vốn CAR
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG
SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 42
Hiện nay, MBBank Quang Trung thực hiện mục tiêu của MB dẫn đầu mảng
Ngân hàng số, đẩy mạnh chiến lược tăng tốc số theo hướng hoàn chỉnh mô hình tập
đoàn tài chính trên nền tảng số hóa. Tổng tài sản của MBBank Quang Trung tăng
mạnh qua từ mức 425,3 tỷ đồng (năm 2019) lên mức 562,7 tỷ đồng (năm 2020), nhằm
nâng cao
2.3.THỰC TRẠNG MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE BANKING TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH QUANG TRUNG
2.3.1.Cơ sở pháp lý của việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile
banking tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Quang Trung
2.3.1.1.Sản phẩm của NH TMCP Quân đội
MB sử dụng hình thức thanh toán chuyển tiền điện tử giữa các ngân hàng cùng
hệ thống thanh toán với các NHTM khác, các TCTD khác trên khắp cả nước, thanh
toán qua tiền gửi NHNN và hiện nay đã sử dụng hình thức thanh toán điện tử liên
ngân hàng với các ngân hàng khác cùng hệ thống.
Xét về cơ cấu TTKDTM, chủ yếu khách hàng vẫn sử dụng công nghệ truyền
thống như Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, các loại Séc… đối với hình thức thanh toán
thư tín dụng L/C trong nước ít được áp dụng. Tuy nhiên, đối với thẻ thanh toán thì tại
MB khá phát triển và là loại hình phổ biến đối với các NHTM tại Việt Nam. Căn cứ
chủ yếu mà khách hàng lựa chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt là:
Quy định cụ thể của mỗi hình thức thanh toán
− Điều kiện sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp tham gia
thanh toán
− Mức độ tín nhiệm đối tác
− Thói quen sử dụng hình thức thanh toán
− Trình độ nhân viên và trang thiết bị thanh toán của ngân hàng
Các sản phẩm của MB
− Các sản phẩm chính
+ Kiến tạo tương lai
+ Ung dung sống khỏe
+ Kiến tạo ước mơ
+ Ngày mai sẵn sàng
+ Hành trình hạnh phúc
+ Món quà phú quý
+ Sản phẩm vững tương lai
− Sản phẩm gói
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking
BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tại Phòng Giao Dịch Ngân Hàng, Điểm Cao
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàngĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
 
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng phương đông ocb
Báo cáo thực tập tại ngân hàng phương đông  ocbBáo cáo thực tập tại ngân hàng phương đông  ocb
Báo cáo thực tập tại ngân hàng phương đông ocb
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
 
Đề tài phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018
Đề tài  phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018Đề tài  phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018
Đề tài phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018
 
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương TínBáo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
Báo cáo thực tập tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành thẻ tại ngân hàng ĐÔNG Á, Chi nhánh 5
 Nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành thẻ tại ngân hàng ĐÔNG Á, Chi nhánh 5 Nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành thẻ tại ngân hàng ĐÔNG Á, Chi nhánh 5
Nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành thẻ tại ngân hàng ĐÔNG Á, Chi nhánh 5
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Phát triển dịch vụ Internet Banking tại Ngân hàng Tiên Phong - Gửi mi...
Đề tài: Phát triển dịch vụ Internet Banking tại Ngân hàng Tiên Phong - Gửi mi...Đề tài: Phát triển dịch vụ Internet Banking tại Ngân hàng Tiên Phong - Gửi mi...
Đề tài: Phát triển dịch vụ Internet Banking tại Ngân hàng Tiên Phong - Gửi mi...
 
Đề tài: Nghiệp vụ cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại MSBank
Đề tài: Nghiệp vụ cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại MSBankĐề tài: Nghiệp vụ cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại MSBank
Đề tài: Nghiệp vụ cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại MSBank
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAY
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAYBài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAY
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HAY
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
 

Similar to BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking

Similar to BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking (20)

Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
 
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAY
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAYBài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAY
Bài mẫu Khóa luận Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, HAY
 
Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...
Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...
Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ THẺ ATM - TẢI FREE QUA ZALO: 093 4...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ THẺ ATM - TẢI FREE QUA ZALO: 093 4...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ THẺ ATM - TẢI FREE QUA ZALO: 093 4...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ THẺ ATM - TẢI FREE QUA ZALO: 093 4...
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ SẢN PHẨM THẺ ATM - TẢI FREE QUA ZA...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ SẢN PHẨM THẺ ATM - TẢI FREE QUA ZA...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ SẢN PHẨM THẺ ATM - TẢI FREE QUA ZA...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ SẢN PHẨM THẺ ATM - TẢI FREE QUA ZA...
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp VietbankBáo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
Báo cáo thực tập tập tại ngân hàng tmcp Vietbank
 
báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp vietbank
 báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp vietbank báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp vietbank
báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp vietbank
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ph...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ph...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ph...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ph...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
 
Luận văn ngành Tài Chính ngân hàng trường đại học ngân hàng, HAY
Luận văn ngành Tài Chính ngân hàng trường đại học ngân hàng, HAYLuận văn ngành Tài Chính ngân hàng trường đại học ngân hàng, HAY
Luận văn ngành Tài Chính ngân hàng trường đại học ngân hàng, HAY
 
LV: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại
LV: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại LV: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại
LV: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBáo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua, Người Bán Tại...
Khóa Luận Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua, Người Bán Tại...Khóa Luận Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua, Người Bán Tại...
Khóa Luận Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua, Người Bán Tại...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...
 
Đề tài chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp
Đề tài chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệpĐề tài chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp
Đề tài chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp
 
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
 
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 

BCTT Giải pháp mở rộng DV Thanh toán không dùng tiền mặt qua Ứng dụng Mobile banking

  • 1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TPHCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG    BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH QUANG TRUNG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI MSSV: 2119190135 LỚP: CCQ1919B KHÓA: 2019 - 2022 GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG TPHCM, ngày 29 tháng 11 năm 2021
  • 2. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 2 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... GVHD CHẤM ĐIỂM: 1. QUÁ TRÌNH THỰC TẬP: ……/ (3 điểm)  Gặp GVHD đúng yêu cầu ……/ (2 điểm)  Viết cảm nhận thực tập ……/ (1 điểm) 2. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ……/ (7 điểm)  Nội dung báo cáo ……/ (5 điểm)  Hình thức trình bày ……/ (2 điểm) 3. TỔNG ĐIỂM ……/ (10 điểm) (Bằng chữ:...................................................................................................................
  • 3. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 3 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) TP.HCM, ngày … tháng 01 năm 2022
  • 4. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 4 LỜI CÁM ƠN Hai tháng thực tập vừa qua là hai tháng đầy khó khăn và cũng là dấu ấn đáng nhớ trong quãng đường sinh viên của em. Được tiếp thu những kiến thức mới mẻ, bài học quý giá của các thầy cô trường Cao đẳng Công thương TP.HCM từ những kiến thức chuyên ngành đến các bài học về đạo đức nghề nghiệp cũng như định hướng cuộc sống mà thầy cô đã truyền tải qua các bài giảng dạy trên giảng đường. Cùng với đó là hai tháng thực tập trong mùa dịch tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Quang Trung là quãng thời gian quý báu để em có thể vận dụng những kiến thức đã học trong suốt thời gian qua. Các anh chị tại chi nhánh ngân hàng đã có những chia sẻ quý báu để em có thể thực hành những kiến thức đã học vào ngành nghề của mình một cách thành thạo, nhanh chóng và thực tế. Em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô trong BGH trường Cao đẳng Công thương TP.HCM, và đặc biệt là cô Nguyễn Phạm Mai Trang, giảng viên khoa Kế toán – Tài chính Ngân hàng đã hướng dẫn tận tâm đầy nhiệt huyết để em có thể hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp của mình. Cám ơn cô đã luôn đồng hành, tận tình hướng dẫn, dành thời gian quý báu, các kinh nghiệm của bản thân và chỉ dạy tận tình các thiếu sót mà em mắc phải. Em xin cám ơn đến quý Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội chi nhánh Quang Trung đã tạo cơ hội cho em được thử sức, thực tập một cách bài bản nhất những kiến thức đã học và áp dụng vào thực tế. Và hơn hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất dến anh Trần Thanh Tẩn – Phó phòng Khách hàng cá nhân và chị Lương Thị Diễm Khuyên – Chuyên viên Khách hàng cá nhân đã phụ trách quản lý, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập, luôn nhiệt tình chỉ dạy và yêu thương, sẵn sàng chia sẻ hết kiến thức và kinh nghiệm để em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao tại Quý Ngân hàng. Em cũng rất cám ơn toàn thể các anh chọ trong Ngân hàng đã giúp đỡ em trong thời gian vừa qua. Em mong sau khi hoàn thành báo cáo thực tập, em sẽ có thể bước ra xã hội và làm đúng việc, đúng ngành nghề bản thân đã chọn, không ngừng phát triển và hoàn thiện bản thân. Trong thời gian thực tập vừa qua không thể tránh khỏi những sai sót, em mong thầy cô cũng như Quý Ngân hàng có thể bỏ qua cho em. Em xin chân thành cảm ơn Sinh viên thực hiện Trần Vũ Đại TP.HCM, ngày … tháng 01 năm 2022
  • 5. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATM Automatic Teller Machine (Máy rút tiền tự động) MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội MBBank Quang Trung Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Quang Trung NHTM Ngân hàng thương mại NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng nhà nước POS Point Of Sale (Thiết bị thanh toán tại điểm bán hàng) TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ DANH MỤC BẢNG BẢNG TÊN BẢNG TRANG 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu của MBBank Quang Trung 2018 – 2019 40 2.2 Kết quả thống kê mô tả dữ liệu mẫu khảo sát quý IV/2021 46 2.3 Lý do sử dụng TTKDTM của khách hàng 49 2.4 Thống kê những tiện ích của Mobile banking khách hàng thường dùng 50 2.5 Tình hình thanh toán của MBBank Quang Trung 2018 - 2020 52 2.6 Doanh số thanh toán Mobile banking so với các hình thức TTKDTM khác tại MBBank Quang Trung 53 2.7 Cơ cấu số lượng giao dịch các dịch vụ khách hàng sử dụng trên ứng dụng Mobile banking tại MBBank Quang Trung 56 DANH MỤC BIỂU ĐỒ BIỂU ĐỒ TÊN BIỂU ĐỒ TRANG 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu của MBBank Quang Trung 2018 - 2020 41 2.2 Cơ cấu khách hàng sử dụng Mobile banking theo độ 47
  • 6. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 6 tuổi 2.3 Cơ cấu khách hàng phân lại theo nghề nghiệp 48 2.4 Cơ cấu khách hàng phân lại theo nhu cầu sử dụng ngân hàng khác 48 2.5 Cơ cấu những tiện ích của Mobile banking khách hàng thường dùng 50 2.6 Cơ cấu tình hình thanh toán tại MBBank Quang Trung 2018 – 2020 52 2.7 Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của Doanh số thanh toán Mobile banking tại MBBank Quang Trung 53 2.8 Cơ cấu khả năng tiếp cận dịch vụ phân loại theo từng loại hình tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Quân đội – chi nhánh Quang Trung 54 2.9 Tốc độ tăng trưởng số lượng giao dịch các dịch vụ khách hàng sử dụng trên ứng dụng Mobile banking tại MBBank Quang Trung 57 DANH MỤC SƠ ĐỒ SƠ ĐỒ TÊN SƠ ĐỒ TRANG 2.1 Quy trình phát hành và sử dụng thẻ tín dụng 17 2.2 Quy trình thanh toán trực tuyến (ví điện tử) 18, 29, 2.3 Quy trình thanh toán bằng Séc 19 2.4 Quy trình thanh toán Ủy nhiệm chi 20 2.5 Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử 23 2.6 Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử 24 2.7 Cơ cấu tổ chức của MBBank Quang Trung 39
  • 7. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 7 LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Tiền mặt có lịch sử lâu đời và là phương thức thanh toán mang tính thiết yếu trong sự vận động của xã hội thông qua các tổ chức, đặc biệt là ngân hàng. Hơn sáu thập kỷ qua hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước tiến triển mạnh mẽ và đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Trong sự hình thành của các hoạt động Ngân hàng nói chung, chúng ta không thể phủ nhận vai trò đặc biệt to lớn của thanh toán qua Ngân hàng, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, Thời đại Công nghệ 4.0 thì các hoạt động giao dịch thương mại diễn ra mọi lúc mọi nơi vượt qua giới hạn ranh giới thời gian và không gian. Hoạt động này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng cho hầu hết các lĩnh vực kinh tế mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Để khắc phục những hạn chế của phương thức thanh toán bằng tiền mặt đã dẫn đến sự xuất hiện các phương thức thanh toán khác tiện lợi, nhanh chóng, hiện đại hơn như thanh toán trực tuyến, thanh toán thẻ, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,… và được gọi là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Qua quá trình công tác tại NH TMCP Quân đội CN Quang Trung, em nhận thấy tình hình sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking là một trong những hoạt động nghiệp vụ quan trọng của chi nhánh nói riêng, là xu hướng cấp thiết phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nói chung. Tuy nhiên, nghiệp vụ này rất đa dạng và phức tạp còn hạn chế, đặc biệt là khách hàng cá nhân còn chưa quen với hình thức thanh toán trực tuyến, thanh toán qua điện thoại, tài khoản thanh toán,… Nhận thức được các vấn đề nêu trên và tình hình thực tế tại NH TMCP Quân đội chi nhánh Quang Trung, em mạnh dạn lựa chọn đề tài “Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking tại NH TMCP Quân đội CN Quang Trung” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa kiến thức lý luận về hoạt động TTKDTM, trên cơ sở đó nghiên cứu dịch vụ TTKDTM qua ứng dụng Mobile banking. ➢ Phân tích thực trạng hoạt động TTKDTM qua ứng dụng Mobile banking tại NH TMCP Quân đội chi nhánh Quang Trung. ➢ Đề xuất giải pháp nhằm mở rộng dịch vụ TTKDTM qua ứng dụng Mobile banking tại NH TMCP Quân đội chi nhánh Quang Trung. 3. Phương pháp nghiên cứu
  • 8. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 8 Phương pháp nghiên cứu của báo cáo đi từ cơ sở lý luận và thực tiễn của đối tượng nghiên cứu từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá phân tích để đưa ra những gợi ý nhằm mở rộng nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở sử dụng những phương pháp như: ➢ Phương pháp điều tra mẫu qua bảng biểu ➢ Phương pháp thống kê ➢ Phương pháp mô tả ➢ Phương pháp lịch sử 4. Phạm vi nghiên cứu ➢ Đối tượng: Ứng dụng Mobile banking tại NH TMCP Quân đội - CN Quang Trung, TPHCM. ➢ Phạm vi: • Không gian: nghiên cứu tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Quang Trung. • Thời gian: đề tài nghiên cứu trong 3 năm 2018, 2019, 2020. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương:  Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking tại ngân hàng thương mại  Chương 2: Thực trạng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking tại NH TMCP Quân đội chi nhánh Quang Trung  Chương 3: Giải pháp – kiến nghị mở rộng dịch vụ không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking tại NH TMCP Quân đội chi nhánh Quang Trung CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1.Thanh toán không dùng tiền mặt 1.1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại 1.1.1.2.Phương tiện và phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại
  • 9. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 9 1.1.1.3.Quy trình thanh toán không dùng tiền mặt, một số công cụ thanh toán phổ biến đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 1.1.1.4.Rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại 1.1.2.Thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng mobile banking 1.1.2.1.Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking tại ngân hàng thương mại 1.1.2.2.Phương tiện và phương thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking tại ngân hàng thương mại 1.1.2.3.Quy trình thanh toán không dùng tiền mặt, một số công cụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking phổ biến đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 1.1.2.4.Rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking tại ngân hàng thương mại 1.1.2.5.Vai trò của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking tại ngân hàng thương mại 1.2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1.Quan niệm về mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking − Chính sách điện tử hiện nay − Quy trình thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking hiện nay 1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking 1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking 1.3.KINH NGHIỆM VỀ MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE BANKING 1.3.1.Kinh nghiệm quốc tế 1.3.2.Bài học kinh nghiệm đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking
  • 10. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH QUANG TRUNG 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 2.1.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển MBBank 2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động, các sản phẩm tín dụng và dịch vụ tại MBBank 2.1.3. Chiến lược, phương hướng phát triển của ngân hàng MBBank trong tương lai 2.2.KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH QUANG TRUNG 2.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Quang Trung 2.2.2.Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Quang Trung 2.2.3.Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Quang Trung QUA 3 NĂM 2018 - 2020 2.3.THỰC TRẠNG MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH QUANG TRUNG 2.3.1.Cơ sở pháp lý của việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Quang Trung 2.3.1.1.Sản phẩm của NH TMCP Quân đội 2.3.1.2.Chính sách của NH TMCP Quân đội CN Quang Trung hiện nay 2.3.2.Phân tích thực trạng mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Quang Trung 2.3.2.1.Tình hình mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Quang Trung 2.3.2.2.Cơ cấu nghiệp vụ TTKDTM qua ứng dụng Mobile Banking tại MBBank Quang Trung 2.3.2.3.Các chỉ tiêu phân tích − Giá trị TTKDTM qua ứng dụng Mobile Banking
  • 11. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 11 − Khả năng tiếp cận dịch vụ TTKDTM qua ứng dụng Mobile Banking − Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch TTKDTM qua ứng dụng Mobile Banking CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH QUANG TRUNG 3.1.ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH QUANG TRUNG 3.1.1.Kết quả đạt được 3.1.2.Hạn chế 3.1.3.Nguyên nhân 3.2.GIẢI PHÁP 3.2.1.Mục tiêu định hướng mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh quang trung. 3.2.1.1.Định hướng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới 3.2.1.2.Định hướng mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Quang Trung 3.2.2.Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng mobile banking 3.2.2.1. Xây dựng các chính sách thúc đẩy, phát triển, khuyến khích người dân, doanh nghiệp, tổ chức liên quan sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thương mại điện tử; chú trọng phát triển các tiện ích thanh toán trên thiết bị di động (như QR Code, mã hóa thông tin thẻ, thanh toán di động, thanh toán phi tiếp xúc, Ví điện tử) để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. 3.2.2.2.Hợp tác kết nối các công ty Fitech để đổi mới, sáng tạo phát triển các dịch vụ, giải pháp, mô hình thanh toán mới 3.2.2.3. Hoàn thiện, tăng cường kết nối, tích hợp giữa hạ tầng thanh toán điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với hạ tầng của các đơn vị chấp nhận thanh toán, đáp ứng tốt hơn yêu cầu thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, tại các điểm bán lẻ và thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ trực tuyến 3.2.2.4. Xây dựng hệ thống giải quyết phản ánh khiếu nại tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch 3.2.2.5. Tận dụng hạ tầng, dữ liệu, mạng lưới viễn thông, giảm các chi phí xã hội để phát triển, mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt trên thiết bị di động ở khu
  • 12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 12 vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với việc triển khai dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile - Money); tổng kết, đánh giá, đề xuất xử lý phù hợp đối với dịch vụ Mobile – Money. 3.3.KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC BAN NGÀNH CÓ LIÊN QUAN 3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 3.3.2.Kiến nghị với ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 3.3.3.Kiến nghị với hiệp hội thẻ ngân hàng Việt Nam KẾT LUẬN
  • 13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 13 MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1.Thanh toán không dùng tiền mặt 1.1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại − Thanh toán dùng tiền mặt + Khái niệm Thanh toán dùng tiền mặt (gồm tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) là việc tổ chức, cá nhân sử dụng tiền mặt để trực tiếp chi trả hoặc thực hiện các nghĩa vụ trả tiền khác trong các giao dịch thanh toán (Nghị định 222/2013/NĐ-CP) + Đặc điểm • Đây là thói quen thanh toán đã tồn tại lâu đời từ khi có đồng tiền xuất hiện, thích hợp với những giao dịch có giá trị nhỏ hằng ngày. • Không qua trung gian thanh toán nên hạn chế những thủ tục rườm rà, cách thức thanh toán nhanh chóng, đơn giản có thể thấy điều này ngay trực tiếp khi mua hàng thì bên mua sẽ trả bằng tiền mặt cho bên bán mà không phải thông qua hình thức chuyển qua thẻ ngân hàng hoặc giao dịch khác. • Bảo mật thông tin cá nhân, do người thanh toán không cần cung cấp bất kỳ thông tin nào cho dịch vụ, nên khả năng rò rỉ được giảm thiểu tối đa bởi lẽ người trả tiền trả trực tiếp bằng tiền mặt còn đối với hình thức trả tiền khác như qua thẻ ngân hàng thì cần cung cấp thông tin cá nhân làm cơ sở đảm bảo cho giao dịch. • Tiền mặt do chính cá nhân, tổ chức trực tiếp quản lý, không tốn kém các chi phí khác như phí duy trì tài khoản, phí sử dụng thẻ thường niên thu theo tháng ở hạn mức nhất định, phí giao dịch mỗi khi chuyển tiền,… − Thanh toán không dùng tiền mặt + Khái niệm Thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng là dịch vụ trong đó NH sẽ thực hiện việc trích từ tài khoản tiền gửi theo yêu cầu của người có nghĩa vụ trả tiền, hoặc nhu cầu chuyển tiền cho người khác để chuyển
  • 14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 14 vào tài khoản cho người thụ hưởng nhằm chi trả tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc đơn giản hơn chỉ là chuyển tiền cho người khác. + Đặc điểm ▪ TTKDTM là sự vận động của tiền tệ, độc lập với sự vận động của hàng hóa cả về thời gian lẫn không gian và thường không có sự ăn khớp với nhau. Trong TTKDTM, vật trung gian trao đổi không xuất hiện như trong hình thức thanh toán dùng tiền mặt theo kiểu Hàng-Tiền-Hàng (H- T-H) mà chỉ xuất hiện dưới dạng tiền kế toán hay tiền ghi sổ và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách kế toán. ▪ Trong TTKDTM, ngân hàng vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh toán. Chỉ có ngân hàng, người quản lý tài khoản tiền gửi của các khách hàng mới được quyền trích chuyển những tài khoản này theo các nguyên tắc chuyên môn đặc thù như là một nghiệp vụ của riêng mình. Với nghiệp vụ này, ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán đối với các khách hàng của mình. 1.1.1.2.Phương tiện và phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại − Các phương tiện phương thức TTKDTM áp dụng cho doanh nghiệp + Séc thanh toán Séc là một tờ lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu đã quy định sẵn, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc hay người cầm tờ séc đó. Séc là một hình thức thanh toán quan trọng không thể thiếu được trong Thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay. Mặc dù đã ra đời từ rất sớm và ngày càng có nhiều công cụ thanh toán hiện đại nhưng thanh toán bằng séc vẫn giữ vị trí quan trọng trong các hình thức Thanh toán không dùng tiền mặt. Séc là loại chứng từ thanh toán được áp dụng rộng rãi ở tất cả các nước trên thế giới, quy định sử dụng séc đã được chuẩn hoá trên Công ước quốc tế. Séc được sử dụng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ, nộp thuế, trả nợ…hoặc được dùng để rút tiền mặt tại các chi nhánh ngân hàng. Tất cả các khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng đều có quyền sử dụng séc để thanh toán. Tuy nhiên, phương thức này đã khá lỗi thời và bất tiện vì phải đến ngân hàng lấy tiền, chỉ được sử dụng nhiều trước khi thẻ ngân hàng ra đời. + Ủy nhiệm chi
  • 15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 15 Ủy nhiệm chi cũng mang tính chất căn bản như séc, là một lệnh chi theo mẫu ngan hàng. Tờ giấy này yêu cầu ngân hàng trích một số tiền nhất định cho người được hưởng và có ghi tên trên giấy Ủy nhiệm. Giấy Ủy nhiệm chi khác với séc ở chỗ phải ghi tên cụ thể người nhận. + Ủy nhiệm thu (hoặc nhờ thu) Uỷ nhiệm thu là giấy uỷ nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng lập và gửi vào ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền theo số lượng hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng. Uỷ nhiệm thu được sử dụng rộng rãi trong việc thanh toán các hoá đơn định kỳ cho người cung ứng dịch vụ công cộng như điện, nước, điện thoại … bởi nó thường được dùng cho các giao dịch thanh toán có giá trị nhỏ nên các UNT chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. + Thư tín dụng Thư tín dụng ( Letter of credit) là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng người nhập khẩu) theo yêu cầu của một khách hàng (người nhập khẩu) viết ra nhằm cam kết trả cho người thứ ba hoặc bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba một số tiền nhất định, trong một kỳ hạn nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản ghi trong thư tín dụng. − Các phương tiện phương thức TTKDTM áp dụng cho cá nhân + Thanh toán bằng thẻ thanh toán Phương thức thanh toán đầu tiên không dùng tiền mặt quen thuộc ở Việt Nam là dùng thẻ ngân hàng. Mỗi chiếc thẻ ngân hàng đều đã được mã hóa thông tin với chủ thẻ và tài khoản của bạn. Khi giao dịch, chúng ta chỉ cần quẹt thẻ vào máy quẹt, không cần phải mang theo tiền mặt. Nhưng không phải ở cửa hàng nào cũng có máy quẹt thẻ. Bao gồm: • Thẻ ATM Thẻ ATM là một loại thẻ theo chuẩn ISO 7810, bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, dùng để thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, rút tiền hoặc chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua thẻ điện thoại từ máy rút tiền tự động (ATM). Loại thẻ này cũng được chấp nhận như một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm thanh toán có chấp nhận thẻ • Thẻ tín dụng (Credit card) Là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất. Chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay... chấp nhận loại
  • 16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 16 thẻ này. Nó được gọi là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. • Thẻ ghi nợ (Debit card) Là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn... đồng thời chuyển ngân lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn... Thẻ ghi nợ còn được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động. Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. + Thanh toán bằng ví điện tử Ví điện tử là phương thức hiện đại, mới mẻ nhất, là xu hướng của thời đại vì vô cùng tiện lợi, khi mà đại đa số người dân ai cũng sử dụng điện thoại thông minh (Smartphone). Chỉ cần mang theo điện thoại bên mình, bạn có thể thanh toán giao dịch mọi lúc mọi nơi tiện lợi, không cần mang theo bất cứ thứ gì khác. Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều ví điện tử như Momo, ViettelPay, ZaloPay, VNPAY, Payoo, BankPlus,… + Thanh toán trực tuyến Đây là xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại, phù hợp với sự vận động của xã hội hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang chống chọi với dịch bệnh COVID-19. Các ngân hàng hiện nay đều đã có dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking, cho phép chủ tài khoản có đăng ký dịch vụ chuyển/nhận tiền và thanh toán các hóa đơn như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại,… Sử dụng thanh toán không tiền mặt qua ví điện tử, thẻ ngân hàng và thanh toán trực tuyến sẽ giúp cả đôi bên thuận lợi hơn nhiều trong mọi giao dịch. 1.1.1.3.Quy trình thanh toán không dùng tiền mặt, một số công cụ thanh toán phổ biến đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại
  • 17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 17 − Thanh toán bằng thẻ thanh toán Sơ đồ 1.1 Quy trình phát hành và sử dụng thẻ thanh toán Bước 1: Ngân hàng phát hành thẻ phát hành thẻ cho chủ thẻ Bước 2: Mua hàng hóa, dịch vụ, gửi yêu cầu thanh toán cho ĐVCNT. Bước 3: Cơ sở chấp nhận thẻ lập hóa đơn về giao dịch và hóa đơn sẽ được gửi đến ngân hàng thanh toán, hoặc ngân hàng đại lý thanh toán trong vòng 4 ngày kể từ khi giao dịch phát sinh. Bước 4: Các ngân hàng này ghi Có cho tài khoản của ĐVCNT đồng thời lưu hóa đơn làm chứng từ gốc để tra soát và giải quyết khiếu nại phát sinh khi cần thiết. Bước 5: Ngân hàng thanh toán sẽ lập bộ chứng từ nhờ thu gửi Trung tâm thanh toán của Tổ chức thẻ quốc tế để thanh toán với ngân hàng phát hành. Bước 6: Khi nhận được báo Có từ trung tâm, ngân hàng đại lý và ngân hàng thanh toán đối chiếu với hồ sơ gốc và làm thủ tục tất toán tài khoản nhờ thu. Bước 7+8: Tại ngân hàng phát hành, căn cứ bảng kê do tổ chức thẻ quốc tế gửi tới nhờ thu, báo Có cho trung tâm số tiền đã thanh toán theo bảng kê và làm thủ tục thanh toán. Bước 9: Ngân hàng phát hành sẽ gửi sao kê hàng tháng cho Chủ thẻ yêu cầu thanh toán. Bước 10: Chủ thẻ phải thanh toán tối thiểu 10% số dư (bao gồm dư nợ kỳ trước và tổng số phát sinh trong kỳ kể cả phí và lãi) CHỦ THẺ ĐVCNT TỔ CHỨC THẺ QUỐC TẾ NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH NGÂN HÀNG THANH TOÁN (2) (1) (3) (4) (5) (6) (7) (8 ) (9) (10)
  • 18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 18 − Thanh toán qua Cổng thanh toán trực tuyến (Ví điện tử, Mobile banking,…) Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán trực tuyến (ví điện tử) Bước 1: Khách hàng đặt mua hàng hóa, dịch vụ và tiến hành thanh toán trực tuyến cho đơn hàng. Bước 2: Bên bán thành lập yêu cầu thanh toán đã được mã hóa mang thông thông tin Khách hàng sang Ví điện tử. Ví điện tử xử lý yêu cầu thanh toán của Bên bán. Bước 3: Ví điện tử gửi thông tin giao dịch, hóa đơn đã được mã hóa cho Ngân hàng khách hàng. Bước 4: Bên bán hiển thị kết quả giao dịch tới Khách hàng. Bước 5: Ngân hàng xác nhận giao dịch, thanh toán sang Ví điện tử. Ví điện tử thanh toán cho ngân hàng người bán. Bước 6: Bên bán rút tiền từ Ngân hàng Bên bán. CỔNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN KHÁCH HÀNG BÊN BÁN NGÂN HÀNG BÊN BÁN NGÂN HÀNG KHÁCH HÀNG (1) (3) (2) (4) (5) (6) (5)
  • 19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 19 − Séc thanh toán Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán bằng Séc Bước 1: Người bán giao hàng hóa, dịch vụ cho người mua Bước 2: Người mua ký phát hành séc chuyển khoản (SCK) và giao trực tiếp cho người bán. Bước 3: Người bán (người thụ hưởng) lập bảng kê nộp séc (BKNS) cùng với các giấy tờ SCK gửi đến ngân hàng đề nghị thanh toán (1 BKNS có thể gồm nhiều tờ séc cùng đến một ngân hàng phát hành). Bước 4: Chuyển BKNS kèm (các) tờ séc chuyển khoản sang đơn vị thanh toán. Bước 5: Đơn vị thanh toán thực hiện kiểm soát, hạch toán và ghi Nợ cho người phát hành séc Bước 6: Truyền Lệnh chuyển Có tới địa điểm đơn vị thu hộ. Bước 7: Căn cứ vào Lệnh chuyển Có nhận được, đơn vị thu hộ ghi Có cho người thụ hưởng. Người ký phát (Người mua) Người thụ hưởng (Người bán) Đơn vị thu hộ (TCCƯDVTT phục vụ người thụ hưởng) Đơn vị thanh toán (TCCƯDVTT phục vụ người phát hành Séc) (1 (2 (3 (4) (5 (7 (6
  • 20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 20 − Ủy nhiệm chi Sơ đồ 1.4 Quy trình thanh toán Ủy nhiệm chi Bước 1: Người bán bán hàng hóa, dịch vụ cho người mua. Bước 2: Người trả tiền sẽ làm thủ tục Ủy nhiệm chi qua ngân hàng khi có nhu cầu chi trả. Theo đó mà Ủy nhiệm chi sẽ phải ghi đầy đủ các thông tin theo đúng mẫu mà pháp luật quy định mới được xem là hợp lệ. Bước 3: Ngân hàng phục vụ sẽ trả tiền và làm thủ tục trích tiền trên tài khoản người trả khi đã nhận được lệnh chi và tiến hành thủ tục chuyển tiền với ngân hàng phục vụ người thụ hưởng. Bước 4: Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sẽ tiến hành làm thủ tục thanh toán nhanh đối với người thụ hưởng và giao dịch Ủy nhiệm chi chính thức hoàn tất. 1.1.1.4.Rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại Công nghệ ngân hàng phát triển tạo ra nhiều đột phá mới về mọi mặt, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một số rủi ro trong hệ thống TTKDTM thường gặp hiện nay có thể ghi nhận như sau: − Thứ nhất, về tín dụng: Xảy ra trong các trường hợp khi người bán chuyển giao tài sản tài chính nhưng không nhận được tiền thanh toán. Người mua thanh toán nhưng không nhận được tài sản. − Thứ hai, về thanh khoản: Là rủi ro mà một bên đối tác sẽ không thanh toán toàn bộ giá trị của một nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn. Nguyên nhân là do không đủ nguồn tiền hoặc tài sản cần thiết mà họ được tùy ý sử dụng khi nghĩa vụ đến hạn. Tạm thời không có khả năng chuyển tài sản thành vốn thanh khoản. − Thứ ba, trong hoạt động: Đó là do sự yếu kém trong hệ thống thông tin hoặc quy trình nội bộ, do hạn chế trong quản lý con người, hay là do các yếu tố bên ngoài. Người mua Người bán Ngân hàng bên mua Ngân hàng bên bán (1) (2) (3) (4)
  • 21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 21 − Thứ tư, về pháp lý: Việc thanh toán một nghĩa vụ thanh toán không được hoàn tất do: + Thiếu luật, quy định pháp lý để giải quyết. + Việc áp dụng không được dự kiến trước trong luật hoặc quy định liên quan. + Luật hoặc quy định bị lạc hậu. + Khác biệt trong luật hoặc hướng dẫn luật liên quan đến các hệ thống thanh toán đa biên. − Thứ năm, rủi ro về hệ thống: Trường hợp này do một bên tham gia không có khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán của một ngân hàng, gây ra các bên tham gia khác trong hệ thống không thể thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn. 1.1.2.Thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng mobile banking 1.1.2.1.Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking tại ngân hàng thương mại Dịch vụ Mobile banking được xem là một trong những loại hình sản phẩm của dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép các tổ chức tài chính khách hàng cá nhân, doanh nghiệp có thể thực hiện các tính năng như truy vấn số tài khoản, giao dịch chuyển khoản, tìm hiểu các sản phẩm chính sách của ngân hàng thông qua mạng Internet. Mobile banking là một dịch vụ được cung cấp bởi ngân hàng hoặc là những tổ chức tài chính khác cho phép khách hàng có thể tiến hành những giao dịch tài chính từ xa bằng cách sử dụng những thiết bị như là điện thoại di động hoặc là máy tính bảng. Mobile banking được mã hóa dưới dạng một phần mềm, còn được gọi là một ứng dụng do chính ngân hàng hay tổ chức tài chính ấy phát hành ra. Mobile banking là hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng điện thoại di động, phương thức này ra đời nhằm giải quyết các nhu cầu thanh toán các giao dịch có giá trị nhỏ hoặc những dịch vụ tự động bảo mật không có người phục vụ. Thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking (Ngân hàng di động) là kênh dịch vụ ngân hàng hiện đại, cho phép khách hàng tương tác với ngân hàng thông qua một thiết bị điện thoại di động hoặc một thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân di động (Barnes and Corbitt 2003). 1.1.2.2.Phương tiện và phương thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking tại ngân hàng thương mại − Cụm tính năng tài chính + Chuyển tiền 24/7 + Tiết kiệm trực tuyến + Thông tin tài khoản + Rút tiền bằng mã QR + Quản lý thẻ
  • 22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 22 − Cụm tính năng thanh toán + Thanh toán hóa đơn điện nước, phí dịch vụ, internet, cước di động,… + Nạp tiền điện thoại − Cụm tính năng di chuyển + Đặt vé máy bay, tàu hỏa, xe khách + Đặt phòng khách sạn + Gọi taxi − Cụm tính năng mua sắm + Quét QR Pay + Mua sắm trực tuyến − Cụm tính năng giải trí + Đặt vé xem phim + Đặt hoa + Gửi thiệp mừng 1.1.2.3.Quy trình thanh toán không dùng tiền mặt, một số công cụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking phổ biến đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại + Chuyển khoản + Lập lệnh thanh toán, chuyển tiền Người lập lệnh thực hiện việc lập lệnh chuyển tiền trực tiếp trên ứng dụng Mobile banking (Điền đầy đủ thông tin chính xác cho lệnh chuyển tiền). Người lập lệnh có thể sửa hoặc xóa lệnh thanh toán khi lệnh đó chưa được phê duyệt. + Phê duyệt lệnh thanh toán, chuyển tiền Khách hàng sử dụng 02 mã điện tử gồm mã PIN và mã OTP, người duyệt lệnh đăng nhập vào Mobile banking và thực hiện phê duyệt lệnh thanh toán đã được đăng ký online hoặc tại ngân hàng. Lưu ý: Các lệnh thanh toán, chuyển tiền đã được Khách hàng nhập và phê duyệt chưa có nghĩa là các tài khoản của Khách hàng đã được ghi nợ và tài khoản người thụ hưởng đã được ghi có. Việc ghi nợ và lệnh thanh toán, chuyển tiền chỉ được thực hiện khi Ngân hàng kiểm tra chi tiết lệnh và chấp nhận việc chuyển tiền.
  • 23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 23 Sơ đồ 1.2: Quy trình thanh toán trực tuyến CỔNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN KHÁCH HÀNG BÊN BÁN NGÂN HÀNG BÊN BÁN NGÂN HÀNG KHÁCH HÀNG
  • 24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 24 + Ví điện tử Sơ đồ 1.5 Quy trình thanh toán bằng Ví điện tử Nguồn: Cổng phát triển của ngân hàng MB + QR Code QR Code, tên tiếng Anh là Quick Response code, nhiều người còn gọi là mã vạch ma trận (Matrix-barcode), hay mã phản ứng nhanh. Mã QR là hình màu 5. Kiểm tra tính hợplệcủathông 9.KiểmtraOTP có hợp lệ không? 10. Thông báo kết quả liên kết ví điện tử. 8. Gửi OTP sang 7.NhậpOTPvàoapp 6.GửiOTPxácthực 4. Gửi thôngtin liên kết víđếnngânhàng 3. Nhập thông tin liênkếtví:sốthẻ, tên chủthẻ,ngày cấp 11. Gửi thông báo 2. Hiển thị màn hình nhập thông tin ví 1. Chọn tính năng liên kết ví điện tử qua thẻ nộiđịa MBBANK Khách hàng YES
  • 25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 25 đen nền trắng, chưa nhiều ô vuông nhỏ và các ký tự chồng chéo. Mọi thông tin mã hóa trong QR Code sẽ được truyền tải đến chiếc smartphone có thiết bị chụp ảnh và hiển thị trên màn hình. Mã QR code có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone (điện thoại thông minh) có chức năng chụp ảnh (camera) với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch. + Quét mã QR Code cá nhân Khi thanh toán tiền cho khách, nhân viên thu ngân sẽ nhập số tiền cần thanh toán. Sau đó, bạn sẽ đưa ra mã QR trên ứng dụng của mình, nhân viên thu ngân sẽ quét mã QR đó và khấu trừ tiền trong tài khoản. Mã QR của bạn phải được kết nối đến tài khoản ngân hàng, hoặc sử dụng mã QR cá nhân sẵn có trong ứng dụng Mobile banking. + Quét mã QR Code cửa hàng Nhà bán lẻ sẽ có sẵn một mã QR Code tại quầy thu ngân (hoặc trong hóa đơn thanh toán) và người mua hàng sẽ quét mã đó bằng ứng dụng quét mã QR trên thiết bị của mình. Tiếp tục nhập số tiền phải trả và hoàn tất thanh toán. Hầu hết các chuỗi bán lẻ thời trang, ăn uống, đồ gia dụng hiện nay đều đang áp dụng cách thức thanh toán này. 1.1.2.4.Rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking tại ngân hàng thương mại − Thứ nhất, hạn chế rủi ro về thông tin, dữ liệu: Các quy định pháp luật về bảo mật − Thứ hai, phát triển mạng lưới đại lý phân phối cung cấp ứng dụng sẽ phát sinh rủi ro liên quan đến trình độ, năng lực, nhận thức và trách nhiệm của mạng lưới này. − Thứ ba, phương án quản lý và bảo mật phù hợp, tiền của khách hàng có nguy cơ bị mất, có thể bắt nguồn từ phía ngân hàng cung cấp, đại lý, tội phạm công nghệ thông tin hoặc thậm chí là người thân. − Thứ tư, môi trường pháp lý cho giao dịch TTKDTM qua Ứng dụng Mobile banking còn chưa hoàn thiện, đồng bộ. Việt Nam chưa hoàn thiện việc cấp mã công dân. 1.1.2.5.Vai trò của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking tại ngân hàng thương mại TTKDTM được tổ chức thành một hệ thống thống nhất, trong hệ thống này thì Ngân hàng là một trung tâm thanh toán. Mọi hoạt động trao đổi về hàng hóa, dịch vụ đều được kết thúc bằng thanh toán, liên quan đến mọi hoạt động trong xã hội. Vì vậy, việc tổ chức tốt công tác thanh toán đặc biệt là TTKDTM có ý nghĩa kinh tế rất lớn, đặc biệt là TTKDTM qua ứng dụng Mobile banking. − Đối với cá nhân, doanh nghiệp:
  • 26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 26 + Góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển. Thanh toán vừa là khâu mở đầu và cũng là khâu cuối cùng trong chu kỳ sản xuát kinh doanh, do vậy nếu tổ chức tốt sẽ góp phần tăng nhanh sự vận động của vật tư, hàng hóa, tiền vốn giúp cho các doanh nghiệp thu hồi được vốn nhanh để phục vụ cho chu trình sản xuất sau,quy trình tái sản xuất không ngừng phát triển. Nhờ dịch vụ này khách hàng sẽ giảm được lượng lớn thời gian và không gian, hạn chế về khoảng cách địa lý, thời gian vận chuyển tiền mặt, rút ngắn vòng quay vốn của khách hàng. + Ngân hàng có thể biết được phần nào hoạt động thanh toán của khách hàng từ đó tổng hợp số liệu để biết được hoạt động thanh toán chung cho cả nền kinh tế. Ngoài ra, ngân hàng gián tiếp đánh giá được “sức khỏe” tài chính cá nhân của khách hàng để có những chính sách kịp thời, hợp lý đối với các quyết định về huy động vốn, cho vay và các dịch vụ khác của khách hàng. + Khách hàng có thể nhận nhiều khuyến mãi từ người bán cũng như ngân hàng hơn. Thường xuyên giảm giá, khuyến mãi khi thanh toán qua ứng dụng Mobile banking, các chương trình được khuyến mãi đến với khách hàng nhanh chóng, để khuyến khích tiêu dùng. − Đối với tổng thể kinh tế: + Góp phần tạo nên nguồn vốn đầu tư cho ngân hàng vì ngân hàng sử dụng được số tiền nhàn rỗi tạm thời của khách hàng gửi vào để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Việc này góp phần khả năng tạo tiền của NHTM, đảm bảo được nhu cầu thanh toán ngày càng tăng trong nền kinh tế. + Giảm chi phí in ấn, bảo quản, vận chuyển tiền mặt. + Làm giảm khối lượng tiền mặt đang lưu thông trong nền kinh tế kiểm soát lạm phát, hỗ trợ cung ứng tiền mặt, điều hòa lưu thông tiền tệ của NHNN. + Góp phần thiết thực phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố. 1.2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1.Quan niệm về mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking − Chính sách điện tử hiện nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
  • 27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 27 Mục đích của Kế hoạch nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp thuộc phạm vi, thẩm quyền, trách nhiệm của NHNN theo Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Đề án) ban hành kèm theo Quyết định số 1813/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, xác định nhiệm vụ cụ thể, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của đơn vị thuộc NHNN và ngành Ngân hàng, đảm bảo triển khai kịp thời, phối hợp chặt chẽ, thông tin báo cáo thông suốt, giám sát, theo dõi tiến độ hoàn thành nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong Đề án. Cụ thể, trước hết, hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách: Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến thanh toán tại một số văn bản Luật hiện hành; Nghiên cứu xây dựng Dự án Luật các hệ thống thanh toán, đảm bảo tương thích, phù hợp với quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các TCTD, Luật Phòng, chống rửa tiền và đảm bảo thẩm quyền quản lý, giám sát của NHNN đối với các hệ thống thanh toán, các dịch vụ và phương tiện thanh toán, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, xu hướng phát triển và thông lệ quốc tế; Hoàn thiện việc xây dựng, ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt và xây dựng các văn bản hướng dẫn; Rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 về thanh toán bằng tiền mặt nhằm tăng cường quản lý hoạt động thanh toán bằng tiền mặt, nhất là đối với giao dịch mua, bán tài sản có giá trị lớn phù hợp với quy định tại Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Phòng, chống tham nhũng; Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng; Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia. Thực hiện chính sách phù hợp về phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt với chi phí hợp lý… Bên cạnh đó, nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác: Xây dựng, ban hành và triển khai Chiến lược phát triển với các hệ thống thanh toán đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nâng cấp, hiện đại hóa Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia, hướng tới vận hành theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường quốc tế, tăng cường khả năng kết nối, tích hợp và thực hiện thanh, quyết toán cho các hệ thống khác; Hoàn thiện, phát triển hạ tầng chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, mở rộng hệ sinh thái thanh toán số, đảm bảo khả năng kết nối, tích hợp với các ngành, lĩnh vực khác để phục vụ thanh toán trực tuyến; mở rộng, kết nối với hệ thống chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử của các quốc gia khác… Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi, hệ thống thanh toán nội bộ, đảm bảo kết nối, tích hợp với các hệ thống thanh toán quan trọng, hạ tầng kỹ thuật của các tổ chức cung ứng dịch vụ công và các hệ thống khác; Áp dụng chuẩn tin điện tài chính quốc tế ISO 20022 đối với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Đặc biệt, phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ, mô hình kinh doanh, giải pháp số tiên tiến, đổi mới gắn với Cách mạng công
  • 28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 28 nghiệp 4.0 để phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên nền tảng số hóa, đảm bảo an toàn, bảo mật, mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng; Phát triển thanh toán điện tử trong thương mại điện tử; Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực chính phủ, dịch vụ hành chính công: Phối hợp hoàn thiện kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử với hạ tầng của các cơ quan thuế, hải quan, kho bạc để phục vụ yêu cầu phối hợp thu, chi ngân sách nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; Tăng cường kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với Cổng dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống một cửa điện tử của các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện thanh toán điện tử đối với các khoản phí, lệ phí, thanh toán hóa đơn điện, nước, học phí, viện phí; Thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin với các trường học, bệnh viện, công ty điện, nước, vệ sinh môi trường, viễn thông, bưu chính trên địa bàn đô thị để thu học học phí, viện phí, tiền điện… bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt… Cùng với đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động thanh toán: Xây dựng công cụ thu thập, phân tích thông tin giám sát theo hướng tự động hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu về đối tượng giám sát; nâng cao hiệu quả giám sát nhằm phát hiện, ngăn chặn các nguy cơ, rủi ro phát sinh; Nghiên cứu, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động đánh giá, giám sát các hệ thống thanh toán… Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt: Xây dựng kế hoạch, triển khai các chương tình truyền thông, giáo dục tài chính với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, ứng dụng thành tựu của cách mạnh công nghệ 4.0; Triển khai công tác truyền thông, giáo dục về các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử,… Ngoài ra, tăng cường cơ chế phối hợp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt: Triển khai thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận, quy chế phối hợp, biên bản hợp tác, phối hợp song phương hoặc đa phương giữa các Bộ, ngành liên quan để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; Chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thanh toán theo lộ trình và bước đi phù hợp; tích cực tham gia vào các hoạt động của các định chế tài chính – tiền tệ, các diễn đàn về thanh toán khu vực và quốc tế; tập trung triển khai các cam kết quốc tế hội nhập đã ký liên quan đến lĩnh vực thanh toán; Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn dưới hình thức hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, tư vấn chính sách, hỗ trợ đào tạo và tăng cường năng lực từ các đối tác song phương, đa phương để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ thanh toán; Chủ động nghiên cứu các mô hình, phương tiện, hình thức thanh toán mới trên thế giới, áp dụng hiệu quả vào Việt Nam; Tiếp tục thiết lập và củng cố các cơ chế đối ngoại song phương về lĩnh vực thanh toán với các đối tác chiến lược và đối tác quan trọng khác; nghiên cứu việc tham gia, gia nhập tổ chức, diễn
  • 29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 29 đàn quốc tế về tài chính toàn diện, thanh toán; Tích cực tham gia vào thảo luận các luật lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động thanh toán tại các tổ chức, diễn đàn đa phương, đặc biệt là Ngân hàng Thanh toán Quốc tế; Tiếp tục mở rộng hội nhập trong các lĩnh vực ưu tiên về hệ thống thanh toán, từng bước tiếp cận các chuẩn mực chung và các thông lệ quốc tế. − Quy trình thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking hiện nay + Chuyển khoản + Lập lệnh thanh toán, chuyển tiền Người lập lệnh thực hiện việc lập lệnh chuyển tiền trực tiếp trên ứng dụng Mobile banking (Điền đầy đủ thông tin chính xác cho lệnh chuyển tiền). Người lập lệnh có thể sửa hoặc xóa lệnh thanh toán khi lệnh đó chưa được phê duyệt. + Phê duyệt lệnh thanh toán, chuyển tiền Khách hàng sử dụng 02 mã điện tử gồm mã PIN và mã OTP, người duyệt lệnh đăng nhập vào Mobile banking và thực hiện phê duyệt lệnh thanh toán đã được đăng ký online hoặc tại ngân hàng. Lưu ý: Các lệnh thanh toán, chuyển tiền đã được Khách hàng nhập và phê duyệt chưa có nghĩa là các tài khoản của Khách hàng đã được ghi nợ và tài khoản người thụ hưởng đã được ghi có. Việc ghi nợ và lệnh thanh toán, chuyển tiền chỉ được thực hiện khi Ngân hàng kiểm tra chi tiết lệnh và chấp nhận việc chuyển tiền. Sơ đồ 1.2 Quy trình thanh toán trực tuyến CỔNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN KHÁCH HÀNG BÊN BÁN NGÂN HÀNG BÊN BÁN NGÂN HÀNG KHÁCH HÀNG
  • 30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 30 1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking − Giá trị TTKDTM qua ứng dụng Mobile Banking Là chỉ tiêu cho biết quy mô các giá trị giao dịch, giá trị doanh số càng cao chứng tỏ sự phát triển của dịch vụ tăng về chất lượng. Doanh số thanh toán là chỉ tiêu cho biết tổng giá trị TTKDTM trong một đơn vị thời gian. Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ sử dụng các sản phẩm dịch vụ của khách hàng. Sự tăng giảm tuyệt đối là mức chênh lệch về quy mô thanh toán giữa hai kỳ cần so sánh với nhau. Công thức: 𝑺ự 𝒕ă𝒏𝒈 𝒈𝒊ả𝒎 𝒕𝒖𝒚ệ𝒕 đố𝒊 = 𝒏(𝒕) − 𝒏(𝒕 − 𝟏) Sự tăng giảm tương đối là sự chênh lệch giữa quy mô thanh toán ở năm hiện tại so với năm liền trước rồi chia cho năm liền trước, được tính bằng đơn vị phần trăm (%). Công thức: 𝑺ự 𝒕ă𝒏𝒈 𝒈𝒊ả𝒎 𝒕ươ𝒏𝒈 đố𝒊 = 𝒏(𝒕) − 𝒏(𝒕 − 𝟏) 𝒏(𝒕 − 𝟏) Với: n(t) là doanh số TTKDTM ở năm hiện tại n(t – 1) là doanh số TTKDTM ở năm liền trước 𝑇ỷ 𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 𝑇𝑇𝐾𝐷𝑇𝑀 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑘ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑇𝑇𝐾𝐷𝑇𝑀 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑘ℎố𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑛𝑔â𝑛 ℎà𝑛𝑔 Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển của hoạt động TTKDTM của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh được khách hàng của ngân hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM ở mức độ nào. Khi tỷ trọng này cao thì tổng số phí thu được sẽ lớn, lượng khách hàng tham gia lớn thì ngân hàng lại có điều kiện đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại để phát triển hoạt động TTKDTM lên mức cao hơn. NHTM ở Việt Nam thì tỷ trọng này dao động trong khoảng từ 55% đến 75% do chịu ảnh hưởng nhiều từ chính sách ngân hàng. − Khả năng tiếp cận dịch vụ TTKDTM qua ứng dụng Mobile Banking Là tiêu chí quan trọng để đánh giá khách hàng đã quan tâm đến chất lượng dịch vụ, mức độ tiếp cận cũng như các tiêu chí về ưu khuyết điểm ngân hàng cần chú ý. − Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch TTKDTM qua ứng dụng Mobile Banking Là chỉ tiêu cho biết số lượng và chất lượng dịch vụ mà khách hàng quan tâm, gắn bó với ngân hàng.
  • 31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 31 1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking − Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán điện tử vẫn chưa hoàn thiện và đồng bộ, mặc dù thời gian qua đã được cải thiện nhiều. Các chính sách về TTKDTM chưa có đột phá đáng kể, chưa luật hóa các hoạt động TTKDTM. Các quy định còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của thị trường, nhiều dịch vụ mới ra đời nhưng hành lang pháp lý chưa được thiết lập cụ thể (như tiền ảo, tiền điện tử…) để tạo môi trường phát triển dịch vụ và hình thành cơ chế bảo vệ các chủ thể, khách thể trong hoạt động cũng như xây dựng quy trình giải quyết tranh chấp hiệu quả, khách quan. − TTKDTM ở Việt Nam chưa phát triển như kỳ vọng, tỷ lệ giao dịch sử dụng tiền mặt còn cao. Theo Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) năm 2019, gần 40% số dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng nhưng vẫn còn 80% chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt, 98% sử dụng tiền mặt khi thanh toán các mặt hàng dưới 100 nghìn đồng và có tới gần 85% giao dịch tại ATM là giao dịch rút tiền. Chỉ tiêu tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán vẫn còn cao so với mục tiêu đã đề ra tại Quyết định số 2545/QĐ-TTg (đến ngày 31/12/2019 là 11,33%). − Việc sử dụng tiền mặt vẫn còn khá phổ biến trong các giao dịch dân sự của người dân, nhất là ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa; thanh toán điện tử trong thương mại điện tử còn thấp. Nguyên nhân chính là do thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, tâm lý e ngại khi tiếp cận với công nghệ thanh toán mới, cũng như lo ngại về an ninh an toàn và chi phí khi sử dụng các phương thức thanh toán điện tử nên việc triển khai TTKDTM gặp nhiều khó khăn. − Hạ tầng cơ sở và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động TTLDTM còn kém hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện nay, các tổ chức tài chính (gồm ngân hàng, trung gian thanh toán và ví điện tử) đều xây dựng hệ thống trang thiết bị thanh toán riêng tại một điểm chấp nhận thanh toán, do vậy, vừa lãng phí lại không tận dụng được hạ tầng chung. Các hình thức thanh toán mới như QR Code, sinh trắc học... bắt đầu phát triển nhưng chưa được quy hoạch, đánh giá để triển khai diện rộng. − Việc TTKDTM hiện nay còn thiếu đồng bộ giữa các trung gian thanh toán và các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Các ngân hàng và công ty Fintech chịu trách nhiệm lớn về việc cung cấp các phương tiện thanh toán cho người dân, nhưng các đơn vị cung ứng dịch vụ, hàng hóa mới là nơi để người dân thực hiện việc TTKDTM chưa nhiều. Tại nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ, hàng hóa, người dân vẫn chưa thể áp dụng các phương tiện TTKDTM...
  • 32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 32 1.3.KINH NGHIỆM VỀ MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE BANKING 1.3.1.Kinh nghiệm quốc tế Ngân hàng số ở Ấn Độ Để tạo môi trường thuận lợi cho mục tiêu số hóa ngân hàng Chính phủ Ấn Độ đã thành lập Công ty Thanh toán Quốc gia (NPCI), cung cấp mã số định danh công dân (Aadhaar), phát triển ví điện tử dựa trên cổng thanh toán hợp nhất UPI (LBP Resarch, 2018) Theo LBP Reasearch (2018), Công ty thanh toán quốc gia (NPCI) được thành lập bởi Ngân hàng Trung ương Ấn Độ và Hiệp hội Ngân hàng Ấn Độ. Đây là cơ quan chủ quản trong việc vận hành các hệ thống thanh toán bán lẻ tại Ấn Độ. NPCI đã tiếp quản hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia từ Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ ngân hàng. Công ty đang từng bước chuẩn hóa hoạt động thanh toán bán lẻ, mở rộng và phát triển thêm các sản phẩm mới nhằm đem lại tiện ích lớn nhất cho khách hàng. Giao diện thanh toán hợp nhất (UPI) là hệ thống thanh toán số được thiết lập bởi Công ty Thanh toán Quốc gia vào tháng 8/2016 với mục tiêu đơn giản hóa các giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng trên nền tảng ứng dụng di động. UPI cho phép tích hợp các tài khoản ngân hàng trên cùng một ví điện tử, từ đó gia tăng tiện ích cho khách hàng. Địa chỉ ảo (Virtual address) trên các phần mềm ứng dụng di động giúp khách hàng thay thế và bảo mật các thông tin cá nhân như số thẻ, số tài khoản. Sử dụng UPI, khách hàng có thể chuyển tiền 24/7, liên tục trong 365 ngày chỉ thông qua chiếc điện thoại thông minh, giúp các hoạt động thanh toán được thực hiện một cách dễ dàng và nhiều tiện ích đi kèm khác. Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ đã khởi động nền tảng BHIM Aadhaar (Bharat Interface for Money) – là hệ thống thanh toán dựa trên công nghệ sinh trắc học, cho phép người sử dụng chuyển tiền qua scan dấu vân tay. Đây là hệ thống ID sinh trắc học lớn nhất thế giới với dữ liệu của 1,19 tỷ người đến thời điểm 30/11/2017. Hệ thống này được kết nối với hệ thống thanh toán số, các tài khoản ngân hàng nhằm tạo sự tiện lợi trong giao dịch, tăng cường tính bảo mật và tạo môi trường sinh thái cho sự phát triển của ngân hàng số. Ấn Độ cũng triển khai dự án số hóa nhận diện séc ngân hàng CTS (Cheque Truncation System) nhằm xác nhận séc một cách nhanh chóng dựa trên nền tảng hệ thống lưu trữ thông tin tài khoản bằng hình ảnh – nơi ảnh chụp séc thanh toán và dữ liệu nhận diện bằng mực in từ tính (MICR) được ghi lại ở ngân hàng thu hộ và truyền dữ liệu điện tử tới ngân hàng phát hành. “Cheque truncation” nghĩa là chấm dứt việc chuyển séc dạng vật chất giữa các ngân hàng. Cùng với các chính sách thiết lập hạ tầng kĩ thuật cho thanh toán điện tử, Chính phủ Ấn Độ cũng ban hành nhiều cơ chế khuyến khích khác như giảm thuế 2% cho thu nhập được thanh toán điện tử thay vì chi trả trực tiếp, có hiệu lực từ 01/04/2017; chuyển tiền từ thiện, chi mua sắm tài sản và các khoản chi hoạt động khác vượt quá một mức nhất định cần phải có chứng từ thanh toán điện tử thì mới được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, có hiệu lực từ 01/04/2018. Đồng thời, Chính phủ Ấn Độ còn cấm tuyệt đối việc trao đổi tiền mặt giữa các cá nhân có giá trị từ 300.000 Rupee trở
  • 33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 33 lên trong một ngày/một giao dịch/tổng giá trị các giao dịch liên quan đến một sự kiện kinh tế. (LBP Reasearch, 2018). 1.3.2.Bài học kinh nghiệm đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking. Ngày 30 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 (Quyết định 2545/QĐ – TTg). Sau gần bốn năm triển khai Quyết định 2545/QĐ – TTg, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục phát triển tích cực mạnh, đặc biệt thanh toán qua thiết bị di động có tốc độ tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, chỉ tiêu tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán vẫn còn cao so với mục tiêu đã đề ra tại Quyết định 2545/QĐ – TTg (dến ngày 31 tháng 12 năm 2019 là 11,33%); việc sử dụng tiền mặt vẫn còn khá phổ biến trong các giao dịch dân sự của người dân, nhất là ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa; thanh toán điện tử trong TMĐT còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển; việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế, giáo dục còn khiêm tốn. Đại dịch COVID-19 thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngân hàng, thay đổi thói quen thanh toán của người dân, vì thế ngân hàng và doanh nghiệp thích ứng theo người tiêu dùng, tích cực trong việc chuyển đổi số để gia tăng tiện ích cho khách hàng của mình. Qua nghiên cứu quá trình chuyển đổi ngân hàng số của DBS Singapore và Krung Thai Bank, có thể rút ra một số kinh nghiệm để phát triển ngân hàng số tại Việt Nam. − Thứ nhất, lấy khách hàng là trung tâm. Nếu như trước đây các ngân hàng truyền thống thường chú trọng đến các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp thì giờ đây theo kinh nghiệm của DBS Singapore để có thể chuyển đổi sang ngân hàng số thành công cần phải lấy khách hàng làm trọng tâm. BDS đã đưa ra nhiều sáng kiến, cả tiến và đã tạo được hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng cũng như nhân viên của mình như tiết kiệm hàng triệu giờ chăm sóc khách hàng, hàng triệu giờ năng suất nội bộ cho nhân viên, cũng nhờ đó đã đưa DBS từ đứng cuối bảng xếp hạng về trải nghiệm khách hàng tại Singapore lên đứng đầu vào năm 2009. − Thứ hai, thay đổi mô hình theo hướng tích hợp nhiều kênh và hợp tác với các công ty công nghệ tài chính. Theo kinh nghiệm của các ngân hàng trong khu vực Đông Nam Á như DBS Singapore và và Krung Thai Bank, một trong những thành công khi chuyển đổi sang ngân hàng số là sự chuyển đổi số các kênh của hệ thống ngân hàng truyền thông, hợp tác với các công ty công nghệ
  • 34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 34 tài chính (Fitech) nhằm tận dụng được mô hình kinh doanh tinh gọn, hướng tới trải nghiệm khách hàng về sự đổi mới, sáng tạo đem lại nhiều lợi ích thiết thực là giảm chi phí, tăng tiện ích, thuận lợi cho khách hàng đặc biệt là các khách hàng địa bàn vùng sâu, vùng xa, nông thôn. − Thứ ba, để có thể phát triển ngân hàng số thành công, các ngân hàng thương mại cần chủ động về ngân sách cũng như nguồn lực thích đáng cho việc đầu tư phát triển ngân hàng số. theo kinh nghiệm về phát triển ngân hàng số của DBS Singapore thì đẻ phát triển thành công ngân hàng số, ngân hàng này đã dành 200 triệu USD từ ngân sách để đầu tư. − Cuối cùng, để có thể thành công trong công cuộc chuyển đổi số và phát triển mô hình ngân hàng số, cần phải có một đội ngũ nhân viên với trình độ công nghệ cao, có khả năng vận hành hệ thống số một cách tốt nhất, đảm bảo tính bảo mật thông tin.
  • 35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH QUANG TRUNG 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (MBBANK) 2.1.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển MBBank Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội gọi tắt là Ngân hàng Quân đội, viết tắt là MB, là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Ngân hàng Quân đội được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0054/NH-GP do thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày 14 tháng 09 năm 1994 và Quyết định số 00374/GP-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Thời gian hoạt động theo giấy phép là 50 năm và ngân hàng chính thức đi vào hoạt động từ ngày 04 tháng 11 năm 1994. Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Tên giao dịch: Military Comercial Joint Stock Bank. Hội sở: Tòa nhà Ngân hàng Quân đội tại số 03 Liễu Giai, phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội. Hiện nay, Ngân hàng Quân đội đã có mạng lưới khắp cả nước với trên 100 chi nhánh và trên 190 điểm giao dịch trải dài khắp 48 tỉnh thành phố. Ngân hàng còn có văn phòng đại diện tại Liên bang Nga, chi nhánh tại Lào và Campuchia. Trong hơn 26 năm hình thành và phát triển của mình từ một ngân hàng mới thành lập với số vốn ít ỏi 20 tỷ và 25 cán bộ nhân viên đến nay ngân hàng đã có mạng lưới chi nhánh gấp 100 lần quy mô vốn điều lệ gấp 265 lần và số lượng nhân viên đạt 1200, chiếm hơn 10% tổng nhân sự toàn ngân hàng.
  • 36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 36 Ý nghĩa logo mới Trên nền tảng logo cũ, MB Bank đã cho ra mắt hình ảnh nhận diện mới. Logo mới được cải tiến về mẫu mã để mang đến sự tươi mới cũng như niềm tin vào sự phát triển vững mạnh và trường tồn của ngân hàng quân đội. Nó chỉ khác ở điểm lớn nhất là bỏ đi dòng chữ “Ngân Hàng Quân Đội” phía dưới logo. Ngôi sao: Ngôi sao trong bộ nhận diện mới được lấy cảm hứng từ ngôi sao trên quốc kỳ Việt Nam, kế thừa từ ngôi sao trong logo hiện tại. Các cánh của ngôi sao được ghép từ 10 cụm hình khối màu đỏ đặt nghiêng lại với nhau tạo nên cảm giác như một người chuyển động liên tục thể hiện sự không ngừng đổi mới về chất lượng dịch vụ của MB Bank để mang đến cho khách hàng. Hai chữ MB không còn nối liền vào nhau nữa, mà thay vào đó là dòng chữ được thiết kế vững chãi, tinh gọn, thể hiện hình ảnh hiện đại, trẻ trung nhưng vẫn chuyên nghiệp và tin cậy đối với khách hàng. Màu sắc: Màu sắc đồng hành với bộ nhận diện mới của MB Bank trong suốt những năm qua vẫn là màu đỏ và màu xanh thể hiện niềm tự hào về các giá trị vững vàng, tin cậy, sẽ được kết hợp với những gam màu trẻ trung nhằm tạo ra một diện mạo tươi mới, hiện đại, và gần gũi với mọi người. Nền logo mới đã được chuyển sang màu xanh, màu sắc của sự hy vọng phát triển không ngừng. Hai chữ MB được đổi sang từ màu xanh sang màu trắng để tạo nên sự hài hòa nổi bật bắt mắt của logo. 2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động, các sản phẩm tín dụng và dịch vụ tại MBBank Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm: − Huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân. − Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng − Thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác. − Ngoài dịch vụ ngân hàng, Ngân hàng Quân đội còn tham gia vào các dịch vụ môi giới chứng khoán, quản lý quỹ, kinh doanh địa ốc, bảo hiểm, quản lý nợ và khai thác tài sản bằng cách nắm cổ phần chi phối của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
  • 37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 37 2.1.3. Chiến lược, phương hướng phát triển của ngân hàng MBBank trong tương lai Tập trung triển khai hiệu quả, đúng tiến độ, hoàn thành chiến lược giai đoạn 2017-2021 và xây dựng chiến lược giai đoạn 2022-2026. Tập trung triển khai 5 sáng kiến chuyển đổi với 22 dự án trọng tâm nhằm mục tiêu Doanh nghiệp số dẫn đầu bao gồm: • Bán hàng thông minh và Thấu hiểu khách hàng MB triển khai nhóm dự án kinh doanh bao gồm Customer Insight, Smart Channel, Smart Marketing, Digital lending, Customer onboard với mục tiêu đạt 10 triệu khách hàng trong năm 2021, chuyển đổi 90% giao dịch sang kênh số. Mở rộng các điểm Smart Bank thu hút và gia tăng lợi ích cho khách hàng, đa dạng hóa các sản phẩm tự động trên kênh số. Hoàn chỉnh hành trình onboarding trên kênh online cho Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp. Tối ưu thời gian phục vụ khách hàng tại quầy và gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng bên ngoài trên các kênh đạt 85%. • Vận hành thông minh Với việc triển khai 2 dự án Tái thiết kế quy trình BPR và Tự động hóa quy trình bằng robot RPA, MB sẽ gia tăng đáng kể tốc độ xử lý giao dịch cho khách hàng cũng như quy trình nội bộ, tối ưu hóa nguồn lực. Các cam kết TAT (thời gian xử lý giao dịch toàn trình) được ban hành đảm bảo cạnh tranh và phấn đấu mục tiêu Top 3 Ngân hàng thương mại. • Quản trị tài chính và Dữ liệu thông minh MB nâng cao chất lượng dữ liệu khách hàng và làm chủ dữ liệu bằng việc đầu tư xây dựng các hệ thống quản trị dữ liệu hiện đại như Operational Data Store (ODS), meta data, tối ưu hóa Data Warehouse (DWH); hoàn chỉnh các khung chính sách về quản trị dữ liệu cũng như các công cụ đo lường chất lượng dữ liệu. Quản lý lợi nhuận đa chiều giúp phân tích chính xác hiệu quả hoạt động theo đơn vị kinh doanh, khách hàng, sản phảm, kênh phân phối, là cơ sở để MB quản trị tốt chi phí và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. • Quản trị rủi ro thông minh MB đã hoàn thành xây dựng các mô hình đo lường xác suất vỡ nợ (PD), ước lượng tỷ lệ tổn thất dự kiến (LGD), ước lượng giá trị dư nợ tại thời điểm vỡ nợ (EDA) đáp ứng Basel 2, năm 2021 sẽ là năm MB ứng dụng sâu rộng kết quả vào hoạt động với mục tiêu tỷ lệ phê duyệt tự động cho các khoản vay khách hàng cá nhân là 30% và SME là 10%. Triển khai Dự án ICAAP (Internal Capital Adequacy Assessment Process – dự án đánh giá mức độ đủ vốn) giúp MB nhận diện và quản trị được 100% các rủi ro trọng yếu trên hệ thống phần mềm, từ đó tối ưu hóa phân bổ vốn, định giá dựa trên rủi ro • Hạ tầng công nghệ thông tin linh hoạt
  • 38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 38 Để tham gia vào công cuộc chuyển dịch số, MB đã trang bị cho mình một nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, linh hoạt với việc triển khai nhóm 8 dự án IT thực hiện mục tiêu đảm bảo năng lực xử lý hệ thống, cam kết tỷ lệ giao dịch thành công trên 99%, đáp ứng yêu cầu kinh doanh cho quy mô 20 triệu khách hàng, giảm thời gian phát triển đưa sản phẩm ra thị trường nhằm tăng cơ hội/hiệu quả cạnh tranh cho các sản phẩm, dịch vụ của MB. 2.2.KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH QUANG TRUNG 2.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Quang Trung Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Quang Trung được thành lập vào năm 2006. Vào ngày 14 tháng 04 năm 2019, Ban giám đốc cùng với các cán bộ, nhân viên ngân hàng đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm 15 năm thành lập và phát triển. Trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, MBBank Quang Trung đã không ngừng lớn mạnh, phát triển từ một Phòng giao dịch trở thành Chi nhánh cấp hai với các thành tựu đáng kể. MBBank phấn đấu trở thành 1 trong 10 đơn vị hoạt động hiệu quả nhất của MB, đơn vị có nhiều thành tích trong mảng khách hàng SME (khách hàng vừa và nhỏ) với lợi thế thu dịch vụ tốt nhất hệ thống. MBBank Quang Trung thực hiện đầy đủ các chức năng, nghiệp vụ ngân hàng – tài chính của một ngân hàng thương mại như cho vay, thanh toán, huy động tiền gửi… Tính đến thời điểm quý III – 2021, một số chỉ tiêu kinh doanh cơ bản của chi nhánh đạt được là: Huy động vốn 252 tỷ đồng, bằng 63,76% so với cùng kỳ năm 2020; Tổng dư nợ đạt 94 tỷ đồng, bằng 46% so với cùng kỳ năm 2020; Tổng thu dịch vụ đạt 2,8 tỷ đồng, bằng 71,93% so với cùng kỳ năm 2020. Với phương châm “Vững vàng – Tin cậy”, từng bước MBBank Quang Trung khẳng định được vị thế trên địa bàn, được khách hàng tin tưởng sử dụng.
  • 39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 39 2.2.2.Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Quang Trung Sơ đồ 2.7 Cơ cấu tổ chức của MBBank Quang Trung − Ban giám đốc: Lãnh đạo của MBBank Quang Trung là Ban Giám đốc gồm 01 giám đốc, 02 phó giám đốc và các trưởng phòng của các phòng ban giám sát và điều hành mọi hoạt động công việc của ngân hàng. Tổ chức chỉ đạo điều hành, quản lý và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của chi nhánh như: hoạt động kinh doanh, quản lý nhân viên, quan hệ hợp tác, đầu tư… theo sự ủy nhiệm của Đại hội đồng cổ đông và Tổng Giám đốc. Kiểm tra, đôn đốc nhân viên dưới quyền trong việc thực hiện các chính sách của Nhà nước, các quy định của MB. Ban giám đốc có quyền xử lý và kiến nghị lên tổng giám đốc hay các cấp có thẩm quyền xử lý những hành vi, vi phạm về các nghiệp vụ và các dịch vụ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Ban giám đốc là đại diện pháp nhân của chi nhánh và là người chịu trách nhiệm trực tiếp với Hội đồng cổ đông. BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KHCN BP giao dịch BP CSKH BP ngân quỹ BP Tín dụng cá nhân PHÒNG KHDN BP Dịch vụ Khách hàng BP Dịch vụ Doanh nghiệp BP Thanh toán quốc tế BP Pháp lý và quản lý tài sản PHÒNG TÀI CHÍNH Tổ bảo trì và QLTS Tổ hành chính văn thư Tổ lưu trữ chứng từ
  • 40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 40 − Phòng KHCN và KHDN Đây là hai phòng quan trọng và lớn nhất của đơn vị, chuyên sâu về nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, thanh toán quốc tế. Đây là nơi mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Chức năng chính của phòng là nghiên cứu, xem xét và cấp tín dụng cho khách hàng dưới nhiều hình thức, tùy theo năng lực và khả năng trả nợ của khách hàng. − Phòng Tài chính Phụ trách công tác hành chính của văn phòng, lưu trữ hồ sơ và quản lý nhân sự, theo dõi lưu trữ công văn đến và công văn đi. Dù không trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhưng nó lại hỗ trợ rất nhiều cho các phòng ban khác. 2.2.3.Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Quang Trung QUA 3 NĂM 2018 – 2020 Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu của MBBank Quang Trung 2018 – 2019 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tổng tài sản 367,9 425.3 562.7 57,4 15,6% 137,4 32,3% Vốn huy động 318,5 387,2 413,9 68,7 21,6% 26,7 6,9% Dư nợ tín dụng 284,6 354,4 386,1 69.8 24,5% 31,7 8,9% LNTT 72,8 81,6 82,5 8,8 12,1% 0,9 1,1% Tỷ lệ nợ xấu 1,34% 1,27% 1,21% (0,07%) - (0,06%) - Tỷ lệ an toàn vốn CAR 10,92% 10,43% 10,56% (0,49%) - 0,13% - Nguồn: Phòng tài chính
  • 41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 41 Biểu đồ 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu của MBBank Quang Trung 2018 - 2020 Năm 2018, MB hợp tác chiến lược với IBM – một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Theo đó, IBM tư vấn, cập nhật các xu hướng công nghệ mới đồng thời hỗ trợ ngân hàng chuyển đổi sang nền tảng số. Chính điều này đã dẫn đến yêu cầu cao về tài sản, cũng như các công nghệ liên quan. Tổng tài sản của MBBank Quang Trung tăng mạnh từ mức 367,9 tỷ đồng (năm 2018) lên mức 425,3 tỷ đồng (năm 2019) và 562,7 tỷ đồng (năm 2020) tương đương tăng 15,6% so với năm 2018 và 32,3% so với năm 2019. Vốn huy động tăng 23,7 tỷ đồng tương đương tăng 6,9% so với kỳ trước. Với nền tảng công nghệ, tài chính, MB vượt qua thách thức đại dịch khi liên tục tăng trưởng. Covid-19 đã tạo nên những thách thức lớn cho nền kinh tế, song lại là thời cơ "vàng" cho những doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị về nền tảng công nghệ hiện đại như MB tăng tốc, triển khai chiến lược số, không chỉ trong nội bộ mà còn kết nối, hỗ trợ hệ sinh thái nhiều triệu khách hàng. 367.9 425.3 562.7 318.5 387.2 413.9 284.6 354.4 386.1 1.34% 1.27% 1.21% 10.92% 10.00% 10.56% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 0 100 200 300 400 500 600 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng tài sản Vốn huy động Dư nợ tín dụng Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ an toàn vốn CAR
  • 42. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: Th.S NGUYỄN PHẠM MAI TRANG SVTH: TRẦN VŨ ĐẠI 42 Hiện nay, MBBank Quang Trung thực hiện mục tiêu của MB dẫn đầu mảng Ngân hàng số, đẩy mạnh chiến lược tăng tốc số theo hướng hoàn chỉnh mô hình tập đoàn tài chính trên nền tảng số hóa. Tổng tài sản của MBBank Quang Trung tăng mạnh qua từ mức 425,3 tỷ đồng (năm 2019) lên mức 562,7 tỷ đồng (năm 2020), nhằm nâng cao 2.3.THỰC TRẠNG MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA ỨNG DỤNG MOBILE BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH QUANG TRUNG 2.3.1.Cơ sở pháp lý của việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ứng dụng Mobile banking tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Quang Trung 2.3.1.1.Sản phẩm của NH TMCP Quân đội MB sử dụng hình thức thanh toán chuyển tiền điện tử giữa các ngân hàng cùng hệ thống thanh toán với các NHTM khác, các TCTD khác trên khắp cả nước, thanh toán qua tiền gửi NHNN và hiện nay đã sử dụng hình thức thanh toán điện tử liên ngân hàng với các ngân hàng khác cùng hệ thống. Xét về cơ cấu TTKDTM, chủ yếu khách hàng vẫn sử dụng công nghệ truyền thống như Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, các loại Séc… đối với hình thức thanh toán thư tín dụng L/C trong nước ít được áp dụng. Tuy nhiên, đối với thẻ thanh toán thì tại MB khá phát triển và là loại hình phổ biến đối với các NHTM tại Việt Nam. Căn cứ chủ yếu mà khách hàng lựa chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt là: Quy định cụ thể của mỗi hình thức thanh toán − Điều kiện sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp tham gia thanh toán − Mức độ tín nhiệm đối tác − Thói quen sử dụng hình thức thanh toán − Trình độ nhân viên và trang thiết bị thanh toán của ngân hàng Các sản phẩm của MB − Các sản phẩm chính + Kiến tạo tương lai + Ung dung sống khỏe + Kiến tạo ước mơ + Ngày mai sẵn sàng + Hành trình hạnh phúc + Món quà phú quý + Sản phẩm vững tương lai − Sản phẩm gói