SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA LUẬT
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
PHÁP LUẬT VỀ RÀ SOÁT, XỬ PHẠT HÀNH VI GIAN LẬN THUẾ
TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - THỰC TRẠNG TẠI VIỆT
NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
Tháng 05, Năm 2022
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô ở Trường
Đại Học Huế - Đại Học Kinh Tế Huế và đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Luật
đã dành tất cả kinh nghiệm quý báu cùng với tâm huyết của mình để truyền đạt vốn
kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Và đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. ..., là người đã hướng dẫn em
hoàn thiện bài chuyên đề tốt nghiệp này, những kinh nghiệm quý báu mà cô đã
hướng dẫn cho em, đã được em tiếp thu và chỉnh sửa cho chuyên đề của mình trở
nên hoàn chỉnh nhất có thể. Em rất trân trọng và biết ơn cô về điều này.
Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức, bài chuyên đề này chắc
chắn sẽ có rất nhiều sai sót, tôi xin tiếp nhận các ý kiến của thầy, cô để bài chuyên
đề của em trở nên chỉnh chu hơn.
Một lần nữa, xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến tất cả mọi người.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thương mại điện tử về cơ bản là việc ứng dụng các phương tiện điện tử vào hoạt
động kinh doanh, thương mại. Hiện nay, mạng lưới Internet phát triển và phổ cập
rộng rãi, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh trực tuyến phát triển và mang lại
cho chủ thể kinh doanh những giá trị và lợi ích to lớn. Chủ thể tham gia hoạt động
thương mại điện tử bên cạnh việc tuân thủ các quy định trực tiếp về Thương mại
điện tử, còn phải thực hiện các quy định pháp luật liên quan khác như đầu tư kinh
doanh, thương mại, dân sự.. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
về Thương mại điện tử trở nên cần thiết và cấp bách. Pháp luật về thương mại điện
tử được xem là công cụ pháp lý bảo vệ, định hướng chủ thể kinh doanh, tạo ra môi
trường kinh doanh thông qua Thương mại điện tử an toàn. Trên cơ sở quy định của
pháp luật các chủ thể xác định được các quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời lựa
chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh
thực tế của mình khi có tranh chấp xảy ra. Cũng chính vì những lí do đó mà em đã
mạnh dạng lựa chọn cho mình đề tài: “Pháp Luật Về Rà Soát, Xử Phạt Hành Vi
Gian Lận Thuế Trong Giao Dịch Thương Mại Điện Tử - Thực Trạng Tại Việt
Nam” để làm đề tài cho bài chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Pháp luật về rà soát, xử phạt hành vi gian lận thuế trong giao dịch thương
mại điện tử nghiên cứu trên phương diện:
• Lý luận về thương mại điện tử
• Thực tiễn thực hiện Pháp luật về rà soát, xử phạt hành vi gian lận thuế
trong giao dịch thương mại điện tử tại việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
Phạm vi nghiên cứu thời gian: Luật thương mại 2005
Phạm vi không gian: Pháp luật về hành vi gian lận thuế trong giao dịch
thương mại điện tử.
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp
luật về hành vi phạm gian lận thuế trong giao dịch thương mại điện tử, nâng
cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả chuyên đề sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích các sự kiện, hiện tượng pháp lý
đơn lẻ và tổng hợp những kinh nghiệm về hành vi phạm gian lận thuế trong giao
dịch thương mại điện tử.
- Phương pháp phân tích quy phạm: Phân tích các quy phạm pháp luật thực
định làm sáng tỏ những điểm hợp lý, hạn chế cũng như mối quan hệ với các quy
định khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam có liên quan đến hành vi phạm gian
lận thuế trong giao dịch thương mại điện tử.
- Phương pháp so sánh pháp luật: So sánh pháp luật Việt Nam với một số
nước có đặc điểm tương đồng.
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ
GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
2.1 Hệ thống pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam
-Theo quy định pháp luật: Pháp luật về thương mại điện tử là tổng thể các quy
phạm pháp luật có tính bắt buộc chung. Hệ thống các quy tắc xử sự này có mối liên
hệ nội tại mật thiết với nhau. Nội dung quy định và điều chỉnh được thể hiện trong
các văn bản qui phạm pháp luật. Điều chỉnh một lĩnh vực cụ thể, hệ thống quy
phạm do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Hệ thống quy tắc này
hướng đến mục đích điều chỉnh các quan hệ liên quan đến hoạt động thương mại
dịch vụ.
– Về bản chất: Pháp luật thương mại điện tử được hiểu là hệ thống các quy định
pháp luật. Theo đó, có hoạt động thương mại diễn ra, bao gồm các hoạt động
thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Với đối tượng là hàng hóa tham gia
vào các giao dịch điện tử. Có thể hiểu đây là hoạt động trên các nền tảng mạng,
không diễn ra các mua bán và trao đổi hàng hóa trực tiếp. Hoạt động này có sự
tham gia của các bên có nhu cầu giao dịch và cả các bên trung gian.
Tính chất của hoạt động mua bán này cũng trở nên phức tạp và đặc thù hơn. Để
đảm bảo quyền cũng như ràng buộc nghĩa vụ của các bên liên quan mà Pháp luật
thương mại điện tử ra đời. Nhờ có hệ thống quy định này mà phát huy được lợi ích
trong hoạt động thương mại điện tử nói riêng. Và quản lý môi trường không gian
mạng nói chung. Vì lẽ đó, việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động thương
mại điện tử cần đặc biệt quan tâm trong thời gian tới.
Các nhóm đối tượng được điều chỉnh bao gồm:
– Quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thương mại điện tử
– Hoặc các quan hệ xã hội có liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử.
Hoạt động thương mại điện tử được hiểu là giao dịch thương mại sử dụng công
nghệ web (web-commerce) và công nghệ mobile (mobile-commerce). Bởi đặc tính
kỹ thuật của những loại hình công nghệ này phù hợp; có thể hỗ trợ một giao dịch
thương mại điện tử hoàn chỉnh. Một giao dịch thương mại điện tử hoàn chỉnh bao
gồm:
– Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ.
– Có hình thức thanh toán trực tuyến.
– Hoạt động hậu mãi, chăm sóc khách hàng trực tuyến.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, chúng ta đã xây dựng được một loạt
các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử. Năm
2005, Quốc hội thông qua ba luật có tính chất đặt nền tảng pháp lý cho Thương
mại điện tử, đó là Luật thương mại, Bộ luật Dân sự và Luật giao dịch điện tử.
Ngoài những văn bản trên, hoạt động Thương mại điện tử, các hoạt động liên quan
đến Thương mại điện tử nói chung và việc giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực
Thương mại điện tử còn chịu sự điều chỉnh của một số luật như; Luật Công nghệ
thông tin năm 2006; Luật viễn thông năm 2009; Bộ luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 số 37/2009/QH12; Luật Bảo vệ người tiêu
dùng năm 2010; Luật Quảng cáo 2012; Luật đầu tư 2014; Luật Doanh nghiệp
2014. Ngoài các văn bản luật, Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đã ban hành nhiều văn bản dưới luật để hướng dẫn cụ thể và quản lý các hoạt động
giao dịch và các hoạt động liên quan trong Thương mại điện tử như: Nghị định
57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 của Chính phủ về Thương mại điện tử; Nghị định
26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử
về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số; Nghị định 27/2007/NĐ-CP ngày
23/02/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định 35/2007/NĐ-
CP ngày 08/03/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động Ngân hàng; Nghị định số
90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 về chống thư rác; Nghị định 25/2011/NĐ-CP
ngày 06/04/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Viễn thông; Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 quy định về việc cung
cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng
thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày
23/11/2011sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2007/NĐ-CP về Chữ ký và Dịch vụ
chứng thực chữ ký; Nghị định 77/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 sửa đổi bổ sung
Nghị định số 90/2008/NĐ-CP về Chống thư rác; Nghị định số 101/2012/NĐ-CP
ngày 22/11/2012 về Thanh toán không dùng tiền mặt; Nghị định 52/2013/NĐ-CP
ngày 16/5/2013 về Thương mại điện tử; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày
15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông
tin trên mạng; Nghị định số 154/2013/NĐ-CP ngày 08/11/2013 quy định về khu
công nghệ thông tin tập trung; Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và
dịch vụ chứng thực chữ ký số và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP
ngày 15/02/2007; Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo. Về xử lý vi phạm trong lĩnh vực
Thương mại điện tử có các Nghị định sau: Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày
12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao
du lịch và quảng cáo; Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả,
hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày
07/4/2014 quy định về Phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử
dụng công nghệ cao. Về Thông tư hướng dẫn thi hành có các Thông tư sau: Thông
tư số 78/2008/TT-BTC ngày 15/9/2008 hướng dẫn thi hành một số nội dung của
Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;
Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT ngày 30/12/2008 hướng dẫn thực hiện một số nội
dung của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chống thư rác; Thông tư
03/2009/TT-BTC ngày 2/03/2009 quy định về mã số quản lý đối với nhà cung cấp
dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua
mạng Internet, hướng dẫn thi hành Nghị định số 90/2008/NĐ-CP; Thông tư số
50/2009/TT-BTC ngày 16/03/2009 về việc hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị
trường chứng khoán; Thông tư 26/2009/TT-BTTTT ngày 31/07/2009 quy định về
cung cấp thông tin và bảo đảm khả năng truy cập tuận tiện đối với trang thông tin
điện tử của cơ quan nhà nước[4]; Thông tư số 37/2009/TT-BTTTT ngày
22/7/2010 quy định về hồ sơ và thủ tục liên quan đến cấp phép, đăng ký, công
nhận các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;Thông tư số 17/2010/TT-
BKH ngày 22/07/2010 quy định chi tiết thí điểm đấu thầu qua mạng; Thông tư số
153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-
CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ; Thông tư số 23/2010/TT-NHNN ngày 9/11/2010 quy định về việc quản lý,
vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng[7]; Thông tư số
180/2010/TT-BTC ngày 9/11/2010 hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực
thuế[8]; Thông tư số 25/2010/TT-BTTTT ngày 15/11/2010quy định việc thu thập,
sử dụng, chia sẻ, đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân trên trang thông tin
điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Thông tư số
209/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 quy định giao dịch điện tử trong hoạt động
nghiệp vụ kho bạc nhà nước[10]; Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011
hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ[11]; Thông tư số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTTTT-VKSNDTC-
TANDTC ngày 10/9/2012 hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về một
số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông[12]; Thông tư số
47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 quy định về quản lý website thương mại điện
tử[; Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 về dịch vụ trung gian thanh
toán.
Trong số các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên các nội dung mới được quy
định trong Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014, Thông tư 47/2014/TT-BCT
quy định về quản lý website thương mại điện tử, Thông tư số 39/2014/TT-NHNN
hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán thể hiện cụ thể như sau:
Điểm mới liên quan đến hoạt động thương mại điện tử theo quy định của pháp luật
hiện hành
Điểm mới liên quan đến hoạt động thương mại điện tử theo Luật Đầu tư năm và
Luật Doanh nghiệp năm 2014
- Luật đầu tư năm 2014 có 07 Chương, 76 Điều với nhiều nội dung mới bảo đảm
hành lang pháp lý mở rộng thu hút đầu tư, xây dựng môi trường đầu tư minh bạch,
đảm bảo quyền lợi của các chủ thể trong hoạt động đầu tư, đem lại lợi ích tốt nhất
cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Điểm mới nổi bật trong Luật Đầu tư năm 2014 là
các vấn đề liên quan đến nguyên tắc về quyền tự do đầu tư kinh doanh của công
dân trong các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và Danh mục ngành, nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện theo pháp luật loại trừ, theo đó các nhà đầu tư chỉ được
quyền thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp
luật cho phép sang nguyên tắc được tự do đầu tư, kinh doanh tất cả các ngành,
nghề mà Luật không cấm hoặc quy định phải có điều kiện.
- Luật Doanh nghiệp năm 2014 có nhiều điểm mới so với Luật Doanh nghiệp năm
2005, thể hiện theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do kinh doanh của
công dân, của doanh nghiệp. Theo đó, những gì luật pháp không cấm thì người
dân, doanh nghiệp được tự do đầu tư, kinh doanh.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã tách riêng thủ tục thành lập doanh nghiệp với các
thủ tục về đầu tư dự án, chứng nhận đầu tư, tạo cơ hội về khả năng gia nhập thị
trường cho doanh nghiệp; bãi bỏ quy định đề nghị doanh nghiệp cung cấp mã
nghành khi thực hiện đăng ký kinh doanh. Theo đó, doanh nghiệp được tự chủ kinh
doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề,
địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và nghành, nghề kinh
doanh; theo xu hướng phát triển phương thức giao dịch điện tử thì việc sử dụng
con dấu có sự thay đổi. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng
và nội dung con dấu của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; đồng thời, có
nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai
trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, không phải tất cả
văn bản của doanh nghiệp phải đóng dấu mà chỉ đóng dấu vào văn bản nào pháp
luật quy định hoặc đối tác yêu cầu phái có dấu; Trước đây Luật Doanh nghiệp quy
định Doanh nghiệp nhà nước là Doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50%
vốn điều lệ, thì Luật Doanh nghiệp 2014 quy định Doanh nghiệp Nhà nước là
doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Điểm mới liên quan đến hoạt động thương mại điện tử theo Thông tư số
47/2014/TT-BCT
Thông tư 47/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 05/12/2014 quy định về
quản lý website thương mại điện tử nhằm hướng dẫn một số quy định của Nghị
định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/5/2013 về Thương mại điện tử.
Thông tư số 47/2014/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 20/01/20115, thay thế Thông tư
12/2013/TT-BCT quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên
quan đến website thương mại điện tử.
Bên cạnh việc kế thừa Thông tư số 12/2013/TT-BCT về các quy định liên quan
đến thủ tục thông báo, đăng ký liên quan website thương mại điện tử thì Thông tư
số 47/2014/TT-BCT chi tiết hóa hơn một số các quy định khác của Nghị định số
52/2013/TT-BCT như các vấn đề liên quan đến: quản lý hoạt động kinh doanh trên
các website Thương mại điện tử, bao gồm việc phân định trách nhiệm quản lý với
các website chuyên ngành; hoạt động kinh doanh hàng hóa hạn chế kinh doanh
hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trên website Thương mại điện tử;
quản lý hoạt động kinh doanh Thương mại điện tử trên các mạng xã hội... Thông tư
số 47/2014/TT-BCT không áp dụng đối với các website hoạt động trong lĩnh vực
tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, website mua bán, trao đổi tiền, vàng,
ngoại hối và các phương tiện thanh toán khác, website cung cấp dịch vụ trò chơi
trực tuyến, đặt cược hoặc trò chơi có thưởng.
Việc quản lý hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội, chủ sở hữu mạng xã hội sẽ
cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng
hóa hoặc dịch vụ; chủ sở hữu mạng xã hội cho phép người tham gia mở gian hàng
trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; chủ sở hữu mạng xã hội có
chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa
và dịch vụ. Tất cả các hoạt động này đều phải đăng ký qua sàn giao dịch Thương
mại điện tử.
Thông tư 47/2014/TT-BCT cũng quy định việc quản lý hoạt động kinh doanh hàng
hóa hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trên
website thương mại điện tử theo đó: Thương nhân, tổ chức, cá nhân không được
phép kinh doanh hàng hóa hạn chế kinh doanh trên website Thương mại điện tử
bán hàng và website cung cấp dịch vụ Thương mại điện tử; cá nhân không được
phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện; thương nhân, tổ chức
được phép thiết lập website Thương mại điện tử bán hàng để kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ kinh doanh có điều kiện và phải công bố trên website của mình số, ngày
cấp, nơi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ
đó trong trường hợp pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện
đăng ký kinh doanh; thương nhân và tổ chức được phép sử dụng website cung cấp
dịch vụ Thương mại điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện;
phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó theo quy định của
pháp luật, chủ sở hữu website cung cấp dịch vụ Thương mại điện tử trong trường
hợp này phải có trách nhiệm: yêu cầu người bán cung cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh (trong trường hợp pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh); loại bỏ khỏi website thông tin bán hàng hóa, dịch vụ vi
phạm pháp luật khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh có căn cứ xác thực.
Điểm mới liên quan đến hoạt động thương mại điện tử theo Thông tư số
39/2014/TT-NHNN
Ngày 11/12/2014, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 39/2014/TT-NHNN
hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/3/2015, nhằm hướng dẫn một số quy định về dịch vụ trung gian thanh toán
được quy định tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2013 của Chính phủ
về thanh toán không dùng tiền mặt[18].
Thông tư số 39/2014/TT-NHNN làm rõ các loại hình dịch vụ trung gian thanh
toán, đồng thời đưa ra các quy định cụ thể đối với hoạt động cung ứng dịch vụ
trung gian thanh toán, bao gồm: Quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật; đảm bảo
khả năng thanh toán; hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải thực
hiện các quy định sau:
- Xây dựng và thực hiện các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng
điện tử
- Bảo đảm an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân
hàng; an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử;
- Tuân thủ các quy định về việc lập, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử
theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động Ngân hàng.
2.2. Đặc điểm của pháp luật Thương mại điện tử.
Pháp luật Thương mại điện tử mang những đặc điểm chung của một hệ thống pháp
luật. Đó một ngành luật là có tính quy phạm cụ thể, có tính quy phạm phổ biến, có
tính cưỡng chế và chặt chẽ về nội dung, hình thức. Ngoài ra, còn có những đặc
điểm riêng biệt. Đặc điểm này xuất phát từ đặc thù hoạt động thương mại điện tử
như sau:
Thương mại điện tử có bản chất là hoạt động mua bán, nhưng được thực hiện theo
phương thức mới. Như vậy, có sự kết hợp các yếu tố truyền thống và các yếu tố
hiện đại. Yếu tố truyền thống thể hiện ở hoạt động thương mại truyền thống. Yếu
tố hiện đại trong việc ứng dụng công nghệ thông tin.
Do đó nhận thấy đặc điểm thứ nhất. Pháp luật về thương mại điện tử cũng có sự
kết hợp các quy phạm truyền thống với quy phạm hiện đại.
Các quy định của Pháp luật thương mại điện tử được thiết kế, xây dựng, ban hành
hướng đến điều chỉnh những mối quan hệ sau:
– Yếu tố thương mại, hành vi thương mại, hoạt động thương mại diễn ra trên môi
trường mạng.
– Các hành vi ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao.
– Hành vi sử dụng các phương tiện điện tử, thiết bị số để thực hiện hoạt động
thương mại.
Hai là, Pháp luật thương mại điện tử liên quan tới nhiều ngành luật khác. Cần xem
xét lựa chọn áp dụng pháp luật phù hợp trong trường hợp cụ thể.
Thương mại điện tử là lĩnh vực mới, có sự giao thoa nhiều ngành nghề khác. Do
đó, nội dung pháp luật sẽ bao gồm cả những quy phạm pháp luật trong các lĩnh
vực, ngành Luật khác. Kể đến như: thương mại, công nghệ thông tin, giao dịch
điện tử, ngân hàng, quảng cáo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thuế… Trường
hợp này có sự giao thoa của các quy phạm pháp luật. Như vậy trong trường hợp cụ
thể, cần xem xét các ngành luật khác có liên quan. Bởi Thương mại điện tử cũng là
một quy định đặc thù được ghi nhận trong các ngành luật đó. Ngoài ra cần xem xét
áp dụng pháp luật phù hợp khi có nhiều quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh.
Thứ ba, Pháp luật cần bao quát, cụ thể để kịp thời điều chỉnh so với tốc độ phát
triển của công nghệ.
Trên thực tế, không gian mạng là nơi dễ diễn ra những biến đổi nhất. Trong lĩnh
vực công nghệ thông tin, tốc độ đổi mới công nghệ diễn ra nhanh chóng. Khi cái
mới được áp dụng vào mục đích thương mại, cần đảm bảo nó vẫn thuộc trong
phạm vi điều chỉnh pháp luật. Vì vậy pháp luật cần đi trước đón đầu, hoàn thiện
nhanh chóng.
Thứ tư, có sự phức tạp hơn rất nhiều so với Pháp luật thương mại truyền thống.
Phải kể đến là dưới sự phong phú, đa dạng của hàng hóa, dịch vụ cần xác định đối
tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Pháp luật về thương mại điện tử được thực
thi chủ yếu trên môi trường mạng. Cần quy định chặt chẽ tránh sơ hở để kẻ xấu lợi
dụng. Bao gồm các quy định trong:
– Hành vi được xác định là hành vi giao kết, giao dịch điện tử.
– Quy định việc trưng bày, giới thiệu, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ trực tuyến
nhằm mục đích quản lý.
– Quy định việc thanh toán, thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
– Thu thập chứng cứ điện tử, tạo thuận lợi trong công tác xử lý vi phạm…
2.3. Vai trò của Pháp luật Thương mại điện tử?
Không thể phủ nhận được vai trò và lợi ích của hoạt động Thương mại điên tử.
Pháp luật ra đời là một tất yếu khách quan. Một số vai trò phải kể đến của Pháp
luật Thương mại điện tử như:
Thứ nhất, nhằm phát triển hình thức thương mại có tiền năng. Nhà nước ban hành
pháp luật tạo cơ sở pháp lý tiền đề.
Hình thức thương mại này đem đến tiện ích về thời gian, chi phí, lựa chọn cho
người sử dụng. Đang được sử dụng phổ biến và rộng rãi những năm gần đây. Tiềm
năng được đánh giá với các triển vọng lớn hơn. Pháp luật thương mại điện tử là cơ
sở pháp lý để thực hiện quản lý nhà nước. Các chủ thể tham gia hoạt động thương
mại điện tử hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ của mình. Đồng thời là căn cứ để xử lý các
hành vi vi phạm. Từ đó đưa ra các chế tài xử lý (bao gồm xử lý hành chính và xử
lý hình sự).
Thứ hai, góp phần thúc đẩy hoàn thiện pháp luật.
Là căn cứ xác định công tác quản lý nhà nước: Quản lý, giám sát; tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử. Các hoạt động của cơ quan nhà
nước hiện nay cũng được ưu tiên thực hiện trên môi trường mạng như: cấp phép
điện tử; tiếp nhận hồ sơ điện tử; khai thuế và nộp thuế điện tử;… và các dịch vụ
công khác. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 85/2021/NĐ-CP bổ sung một số
điều của Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử. Có thể thấy, hệ thống
pháp luật về điều chỉnh hành vi tương tác trên môi trường mạng ngày càng được
hoàn thiện.
Thứ ba, góp phần nâng cao sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, thúc đẩy hội
nhập quốc tế.
Giúp các tổ chức, cá nhân có cơ sở trong đầu tư, kinh doanh. Việc tham gia vào
một hình thức có tiềm năng phát triển, cần cho họ thấy được lợi ích, rủi ro để lập
phương án dự phòng. Chủ động ứng dụng thương mại điện tử để mở rộng thị
trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ; góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia. Thương
mại điện tử nói chung và pháp luật về thương mại điện tử của từng quốc gia sẽ
giúp các quốc gia thêm nhiều cơ hội hợp tác kinh tế, mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Hệ thống pháp luật quốc gia điều
chỉnh các quan hệ nội tại, và chịu ràng buộc bởi các thỏa thuận khu vực hoặc quốc
tế.
2.4 .Quy định của pháp luật hiện hành về rà soát, xử phạt hành vi gian lận
trong giao dịch thương mại điện tử
Mua bán hàng hóa là một nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội. Thông qua hoạt
động mua bán, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội. Nếu như hoạt động mua bán hàng hóa trước đây chỉ
diễn ra thông qua hình thức mua bán và trao đổi trực tiếp thì hiện nay, hoạt động
mua bán hàng hóa đã phát triển sang hình thức đa dạng hơn, tiện lợi hơn nhờ sự
phát triển của Internet - đó là lĩnh vực thương mại điện tử. Tuy đây là hình thức
kinh doanh mới mẻ nhưng đã phát triển một cách ồ ạt nhờ sự tiện lợi của nó, giúp
kết nối giữa người mua và người bán nhanh chóng. Bên cạnh đó, hành vi gian lận,
bán hàng giả, hàng kém chất lượng luôn diễn ra thường xuyên đã gây không ít thiệt
hại cho người tiêu dùng thông qua hình thức mua bán này.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng
giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định có hiệu lực thi hành
kể tự ngày 15/10/2020.
Một trong những điểm nổi bật của Nghị định là một số quy định mới về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử (quy định từ Điều 62 đến
Điều 66). Điển hình một số hành vi vi phạm và mức xử phạt trong lĩnh vực thương
mại điện tử như sau:
1. Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng
thương mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động) có thể bị
phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây (Điều 62):
- Không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng
dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy
định;
- Nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng
dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không làm thủ tục chuyển nhượng hoặc không
tiến hành đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
- Triển khai cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng
ký;
- Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website cung cấp
dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
- Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
- Sử dụng biểu tượng đã đăng ký để gắn lên website cung cấp dịch vụ thương
mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử khi chưa được xác nhận
đăng ký của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
- Tiếp tục hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi chấm dứt
hoặc bị hủy bỏ đăng ký.
Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng
đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 62 trong
trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương
mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các
địa chỉ đã cung cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d, đ, e và g
khoản 4 Điều 62 của Nghị định.
2. Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử
hoặc ứng dụng di động có thể bị phạt tiền đến 50.000.000 đồng, cụ thể: Phạt tiền từ
40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau
đây (Điều 63):
- Lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động;
- Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động
vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để
thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và 6 Điều 63; Đình chỉ hoạt động
thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại
khoản 5 và 6 Điều 63 của Nghị định.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi
phạm quy định tại điểm a khoản 3, điểm a, b và c khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều
này;
- Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ
ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp đối với
hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và 6 Điều 63;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy
định tại khoản 5 và 6 Điều 63.
3. Hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bị áp dụng mức
phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức mạng
lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ thương mại điện tử trong đó mỗi người tham
gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng,
tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng
lưới (Điều 64).
Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để
thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều 64; Đình chỉ hoạt động
thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại
khoản 6 Điều 64 của Nghị định.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương
mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các
địa chỉ đã cung cấp đối với hành vi vi phạm; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có
được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều 64 của Nghị định.
4. Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại
điện tử có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một
trong các hành vi vi phạm như (Điều 65):
+ Thu thập thông tin cá nhân của người tiêu dùng mà không được sự đồng ý
trước của chủ thể thông tin;
+ Thiết lập cơ chế mặc định buộc người tiêu dùng phải đồng ý với việc thông
tin cá nhân của mình bị chia sẻ, tiết lộ hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo và
các mục đích thương mại khác;
+ Sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng không đúng với mục đích và
phạm vi đã thông báo.
Hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng
đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 65 của Nghị
định trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do
thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 65 của Nghị định.
5. Hành vi vi phạm về hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương
mại điện tử bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi vi phạm sau đây (Điều 66):
- Lợi dụng hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện
tử để thu lợi bất chính;
- Tiếp tục hoạt động sau khi đã chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký, chấm dứt
hoặc bị thu hồi Giấy phép hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong
thương mại điện tử.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động đánh giá
và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, Giấy phép chứng thực hợp
đồng điện tử trong thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi
phạm quy định tại điểm b khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 66 của Nghị định; Đình
chỉ hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di
động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và b
khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 66 của Nghị định.
Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do
thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 66 của Nghị định.
Mức tiền phạt quy định tại Nghị định này là áp dụng đối với hành vi vi phạm
hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ
chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân.
Ngoài việc bị phạt tiền, thì tùy nội dung từng hành vi có thể áp dụng tình tiết tăng
nặng hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc nộp lại số lợi bất
hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc thu hồi tên miền ".vn" hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành là khuôn khổ pháp lý
quan trọng để xử lý hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Qua đó, chấn chỉnh để hoạt động kinh doanh thương mại điện tử luôn tuân thủ
đúng quy định của pháp luật, mang lại lợi ích thiết thực trong hoạt động kinh
doanh thương mại, góp phần phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa, dịch vụ của tổ
chức, cá nhân.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
THI PHÁP LUẬT VỀ RÀ SOÁT, XỬ LÝ GIAN LẬN TRONG GIAO DỊCH
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
Việt Nam là một trong những nước có thị trường TMĐT phát triển nhanh nhất toàn
cầu. Theo Sách trắng TMĐT 2021, doanh thu TMĐT giữa doanh nghiệp và người
tiêu dùng (B2C) liên tục tăng mạnh trong 5 năm qua, khi tăng từ 5 tỷ USD (năm
2016) lên hơn 10 tỷ USD (năm 2019) và đạt 11,8 tỷ USD (năm 2020). Báo cáo
Kinh tế internet khu vực Đông Nam Á của Google dự báo, TMĐT Việt Nam sẽ đạt
khoảng 29 tỷ USD vào năm 2025.
Tỷ lệ người dân sử dụng internet, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và
giá trị mua sắm qua TMĐT tăng trưởng mạnh hằng năm. Số lượng người tiêu dùng
mua sắm trực tuyến trong năm 2020 khoảng 49,3 triệu người với giá trị mua sắm
mỗi người trung bình khoảng 240 USD. Tỷ lệ người dùng internet tham gia mua
sắm trực tuyến năm 2020 ở Việt Nam chiếm 88%, trong khi đó năm 2019 là 77%.
Trong năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tỷ lệ mua sắm hàng hoá,
dịch vụ trực tuyến qua website TMĐT và các sàn giao dịch TMĐT tăng trưởng
nhanh, trong khi tỷ lệ người mua trên các kênh diễn đàn, mạng xã hội, ứng dụng di
động có xu hướng tăng trưởng chậm lại.
Những năm qua, lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam có sự tham gia của nhiều doanh
nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới6. Người tiêu dùng nội địa có thể đặt hàng trên
Taobao, Alibaba, Amazon và nhận hàng hóa tại Việt Nam qua các trung gian đặt
hàng. Bên cạnh đó, có nhiều mô hình kinh doanh mới như cung cấp các dịch vụ kết
nối vận tải (Uber, Grab, Be...), đặt phòng trực tuyến khách sạn Agoda, Traveloka,
Booking, hoặc các dịch vụ thuê phòng theo mô hình kinh tế chia sẻ như Airbnb.
Các giao dịch TMĐT hiện nay ở Việt Nam được thực hiện chủ yếu dưới hình thức
công ty với người tiêu dùng (B2C) và giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp
(B2B). Thị trường TMĐT tại Việt Nam tính đến năm 2020 chiếm khoảng 5,2%
tổng doanh số bán lẻ.
Sự chuyển đổi từ hình thức thương mại truyền thống sang TMĐT là xu hướng tất
yếu. Mặc dù thị phần TMĐT ở Việt Nam còn tương đối nhỏ so với các nước trong
khu vực và trên thế giới nhưng tiềm năng rất lớn khi Việt Nam có dân số trẻ, tỷ lệ
người sử dụng internet cao và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Với tiềm năng
phát triển TMĐT tại Việt Nam, nhiều công ty trong và ngoài nước đã đẩy nhanh
đầu tư vào lĩnh vực này để tối đa hóa lợi ích tiếp cận sớm. Do đó, thị trường
TMĐT được đánh giá là năng động, mang tính cạnh tranh cao và chưa có bất cứ
doanh nghiệp nào có thể hoàn toàn chiếm lĩnh được thị trường.
Thực trạng chính sách thuế đối với thương mại điện tử tại Việt Nam
Chính sách thuế đối với TMĐT của Việt Nam hiện nay đã được bao quát lồng ghép
vào các sắc thuế như thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp
(TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Đối với thuế GTGT, theo quy định tại
Điều 3 và Điều 4 Luật thuế GTGT năm 2008 quy định đối tượng chịu thuế GTGT
là các hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng tại Việt
Nam. Đối tượng nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế
(gọi chung là người nhập khẩu). Do đó, theo nguyên tắc về địa điểm tiêu dùng, các
hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam được giao dịch thông qua hình thức
TMĐT cho người tiêu dùng Việt Nam đều thuộc trong đối tượng chịu thuế GTGT.
Điều 2 và Điều 3 Luật Thuế TNDN năm 2008 quy định rõ tổ chức, cá nhân sản
xuất - kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN. Ngoài
ra, tất cả các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường
trú và không có cơ sở thường trú tại Việt Nam đều phải nộp thuế TNDN khi có thu
nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. Tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài
nước kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT điều thuộc đối tượng phải nộp thuế TNDN
tại Việt Nam như các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khác.
Điều 2 và Điều 3 Luật Thuế TNCN năm 2007 quy định đối tượng nộp thuế TNCN
là cá nhân cư trú có thu nhập thuộc diện chịu thuế quy định phát sinh trong và
ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập thuộc diện chịu thuế
phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, thu nhập chịu thuế bao gồm thu
nhập từ hoạt động kinh doanh, tiền công tiền lương, đầu tư vốn dưới các hình thức
khác (trừ thu nhập từ lãi trái phiếu chính phủ), chuyển nhượng bất động sản. Do
đó, cá nhân, công dân Việt Nam, cá nhân nước ngoài phát sinh thu nhập từ các
giao dịch TMĐT tại Việt Nam và tại các trang mạng của Việt Nam, trang mạng
quốc tế đều phải kê khai và nộp thuế TNCN.
Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định người nộp thuế phải thực hiện đăng ký
thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất -
kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với NSNN. Ngoài ra, nhà cung cấp ở nước
ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam khi hoạt động kinh doanh TMĐT có
nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại
Việt Nam. Luật quản lý thuế cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xây
dựng và phát triển hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia, các tiện ích tích hợp thanh
toán điện tử để sử dụng phổ biến cho các mô hình TMĐT; thiết lập cơ chế quản lý,
giám sát các giao dịch thanh toán hỗ trợ công tác quản lý thuế đối với hoạt động
cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong TMĐT. Bên cạnh đó, các ngân hàng
thương mại được yêu cầu khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp theo quy định
pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoạt động kinh doanh TMĐT
có phát sinh thu nhập từ Việt Nam.
Nhằm quản lý chặt chẽ hơn về nguồn thu NSNN từ lĩnh vực TMĐT, ngày
25/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP về TMĐT, dự kiến
có hiệu lực vào ngày 01/01/2022 quy định thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ
sàn giao dịch TMĐT có trách nhiệm chỉ định đầu mối tiếp nhận yêu cầu và cung
cấp thông tin trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về các đối tượng có dấu
hiệu vi phạm pháp luật. Đầu mối này sẽ cung cấp thông tin trong vòng 24 giờ kể từ
thời điểm tiếp nhận yêu cầu để kịp thời phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý
vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tại Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày
01/6/2021 quy định rõ ràng hơn trách nhiệm của người quản lý trên sàn TMĐT.
Theo đó, tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT phải có trách nhiệm cung cấp
các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của cá nhân qua sàn theo yêu cầu
của cơ quan thuế như: họ tên, số định danh cá nhân hoặc chứng minh nhân dân
hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu, mã số thuế, địa chỉ email, số điện thoại liên
lạc, hàng hóa, dịch vụ cung cấp, doanh thu kinh doanh, tài khoản ngân hàng của
người bán, thông tin khác liên quan. Như vậy theo Nghị định số 85/2021/NĐ-
CP và Thông tư số 40/2021/TT-BTC được ban hành trong năm 2021, cơ quan quản
lý thuế sẽ có các thông tin về hoạt động kinh doanh của người bán (thu nhập,
doanh số hàng hóa chịu thuế), cũng như các hành vi vi phạm về nghĩa vụ thuế của
các đối tượng kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT.
Hiện nay, chính sách thuế về TMĐT đã dần được hoàn thiện theo thời gian, phù
hợp với xu hướng tiêu dùng, ứng dụng công nghệ trong kinh doanh TMĐT tại Việt
Nam. Tuy nhiên, hoạt động TMĐT rất đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng, có tốc
độ phát triển nhanh về quy mô và ứng dụng các công nghệ mới trong kinh doanh
đang đặt ra.
Theo các cơ quan quản lý thuế, khoảng 14 tập đoàn, công ty công nghệ lớn trên thế
giới và 8 trang điện tử hoạt động TMĐT xuyên biên giới có thu nhập tại Việt Nam
đã thực hiện nghĩa vụ thuế. Giai đoạn 2018 - 9/2021, số thu thuế từ các tổ chức
Việt Nam ký hợp đồng quảng cáo trực tuyến với tổ chức nước ngoài không thành
lập pháp nhân tại Việt Nam (Google, Youtube, Facebook...) khoảng gần 4.100 tỷ
đồng. Năm 2020 số thu thuế từ hoạt động TMĐT xuyên biên giới đạt trên 1.143 tỷ
đồng và 9 tháng đầu năm 2021 đạt trên 1.017 tỷ đồng.
Số thu thuế trong lĩnh vực TMĐT đối với cá nhân đã đạt trên 454 tỷ đồng, tập
trung chủ yếu ở các cục thuế lớn như Hà Nội đạt trên 167 tỷ đồng, thành phố Hồ
Chí Minh trên 122 tỷ đồng, Đà Nẵng 30 tỷ đồng (trong (6 tháng năm 2021). Các
cục thuế trên toàn quốc đã xử lý tăng thu số tiền hơn 134 tỷ đồng đối với các tổ
chức, cá nhân có hoạt động TMĐT (6 tháng đầu năm 2021). Đối với các cá nhân
có hoạt động kinh doanh TMĐT trên các trang web, facebook, zalo, cung cấp dịch
vụ xuyên biên giới… tại một số địa bàn lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Đà Nẵng cũng thu được số tiền trên 240,8 tỷ đồng (giai đoạn 2018 - 2020) thông
qua thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, vận động người kinh doanh đăng ký, kê khai,
nộp thuế7.
Mặc dù kết quả thu NSNN đối với lĩnh vực TMĐT chưa lớn so với tiềm năng
nhưng đã góp phần tăng thu hàng nghìn tỷ đồng cho NSNN hằng năm. Trong bối
cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát từ năm 2020 đã làm thay đổi nhanh và mạnh
phương thức kinh doanh từ truyền thống sang TMĐT. Thói quen tiêu dùng của
người dân cũng thay đổi với rất nhiều giao dịch, hàng hóa, dịch vụ được thực hiện
thông qua hình thức TMĐT. Do đó, tiềm năng tăng thu NSNN trong lĩnh vực
TMĐT của Việt Nam còn rất lớn. Công tác chống thất thu NSNN từ nguồn thu
thuế đã được đẩy mạnh thông qua việc cơ quan thuế các cấp chủ động phối hợp với
cơ quan chức năng trên địa bàn, bao gồm cả công an xã, phường, thị trấn, các ngân
hàng thương mại, các công ty viễn thông, công ty hoạt động trong lĩnh vực công
nghệ thông tin, truyền dẫn, cung cấp hạ tầng mạng... trên địa bàn để cập nhật đầy
đủ các thông tin của tổ chức, cá nhân hoạt động TMĐT. Đồng thời, các tổ chức, cá
nhân có hành vi kinh doanh trên mạng mà không khai báo với cơ quan thuế hoặc
có dấu hiệu vi phạm pháp luật cũng chịu sự giám sát chặt chẽ và truy thu thuế của
cơ quan thuế.
Một số vấn đề đặt ra
Khả năng thất thu NSNN từ thuế đối với kinh doanh TMĐT là hiện hữu khi các cơ
quan quản lý rất khó giám sát và thu thập thông tin về mua bán kinh doanh trực
tuyến. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực TMĐT có thể dễ trốn thuế hơn so với hình
thức kinh doanh truyền thống nhờ công nghệ số có thể bảo mật thông tin trong
kinh doanh. Thực tế, một số tổ chức, cá nhân sử dụng website để quảng bá sản
phẩm, hàng hóa, bán trực tiếp cho người tiêu dùng là cá nhân không xuất hóa đơn
bán hàng, không kê khai doanh thu tính thuế GTGT, thuế TNCN và thuế TNDN.
Việc thu thuế của các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài kinh doanh TMĐT ở Việt
Nam nhưng không có trụ sở cố định, đại diện kinh doanh tại Việt Nam thì công tác
thu thuế gặp khó khăn về cơ chế ràng buộc yêu cầu các doanh nghiệp, cá nhân này
phải có tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế tại Việt Nam. Việc xây dựng các thỏa thuận với
các nước trong hỗ trợ thu thuế sẽ có vướng mắc8. Đối với các hàng hóa, dịch vụ vô
hình như phần mềm, tranh ảnh, âm nhạc, các dịch vụ tư vấn hay các hàng hóa, dịch
vụ sử dụng công nghệ số khác thì công tác thu thuế gặp khó khi khách hàng có thể
mua, nhận sản phẩm và thanh toán trực tuyến không cần nhà phân phối, phương
tiện vận chuyển hay các trung gian để phân phối hàng hóa đến người mua.
Nghị định số 85/2021/NĐ-CP và Thông tư số 40/2021/TT-BTC yêu cầu tổ chức
là chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên
quan đến hoạt động kinh doanh của cá nhân thông qua sàn theo yêu cầu của cơ
quan thuế và các thông tin trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về các đối
tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, quản lý tất cả các thông tin người
mua và người bán xử lý các dữ liệu rất lớn sẽ làm tăng chi phí hoạt động của doanh
nghiệp và có thể có trường hợp các chủ sàn TMĐT giúp các khách hàng trốn thuế,
né thuế hay không cung cấp đầy đủ các thông tin cho cơ quan quản lý thuế theo
định kỳ.
Nhiều hóa đơn mua bán hàng hóa có giá trị nhỏ giữa cá nhân trong nước và nước
ngoài, dẫn đến việc yêu cầu tuân thủ thuế không dễ dàng khi số tiền nộp thuế phải
đóng rất nhỏ, thậm chí thấp hơn chi phí tuân thủ thuế (đi lại, làm hóa đơn, chi phí
gửi bưu điện, chi phí chuyển tiền đến cơ quan thu thuế…). Tuy nhiên, đây lại là
nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ lớn nếu tính trên quy mô dân số và nền kinh tế. Do đó,
tổng nguồn thu NSNN sẽ tăng lên đáng kể nếu không bị thất thu từ những khoản
thuế này.
Hiện nay, tiền điện tử đã xuất hiện, dần phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Tuy
nhiên, loại tiền tệ này lại không được ghi chép hay nằm trong lưu thông tiền tệ do
NHNN quản lý nên rất khó giám sát và thu thập được thông tin. Do đó, nhiều nước
trên thế giới đã có xu hướng thanh toán các hàng hoá, dịch vụ qua hệ thống tiền
điện tử. Đối với lĩnh vực TMĐT, khi hệ thống thanh toán truyền thống dần chuyển
sang thanh toán bằng tiền điện tử thì tiềm năng thất thu NSNN từ thuế đối với lĩnh
vực TMĐT sẽ lớn hơn.
Thương mại điện tử là lĩnh vực mới trong những năm gần đây tại Việt Nam nhưng
lại tăng trưởng với tốc độ nhanh. Do đó, các cơ quan quản lý thuế cần thêm thời
gian để có thể thích ứng, bắt kịp và tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các chính sách
thuế phù hợp với tình hình thị trường TMĐT tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, hệ thống thông tin qua lĩnh vực TMĐT được bảo mật hoặc các doanh
nghiệp kinh doanh cố tình trốn thuế, một số loại hàng hóa dịch vụ được mua bán
không cần trung gian phân phối sẽ là các khó khăn chính mà cơ quan quản lý thuế
chưa có các giải pháp hữu hiệu hiện nay.
Đối với TMĐT xuyên biên giới, cơ quan quản lý thuế cũng gặp nhiều rào cản trong
việc đạt được các thỏa thuận trao đổi về chính sách thuế trong lĩnh vực TMĐT, khi
phải thực hiện đàm phán nhiều giai đoạn với các đối tác thương mại để có phương
án thu thuế trong lĩnh vực TMĐT hiệu quả giữa các nước
Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật trong việc rà soát, xử lý gian lận thúê
trong thương mại điện tử
Những kiến nghị, đề xuất
1.1.Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc thực thi pháp luậtvề rà soát, xử
lý hành vi gian lận thuế trong thương mại điện tử
Chính sách thuế đối với thương mại điện tử tại các quốc gia trên thế giới
Tại Canada
Thất thu ngân sách nhà nước (NSNN) của Canada từ thuế trong lĩnh vực TMĐT
xuyên biên giới đối với hàng hóa, dịch vụ mang tính chất vô hình được phân phối
trực tuyến (phần mềm, dữ liệu, các dịch vụ tư vấn…), không phải là các hàng hóa
vật chất rất, nên khó thu thuế do không cần phải thông quan qua hải quan (J.Li,
2003). Hiện nay, cũng không có quy tắc nào để thu thuế đối với hàng hóa và dịch
vụ vô hình nhập khẩu vào Canada. Bên cạnh đó, việc xác định nơi cung cấp hàng
hóa, dịch vụ cũng sẽ gặp khó khăn cho cơ quan thuế khi áp dụng các chính sách
thuế, nhất là đối với sắc thuế tiêu dùng. Do đó, việc thu thuế đối với các loại hàng
hóa, dịch vụ thông qua TMĐT, nhất là hàng hóa, dịch vụ vô hình, ở Canada chủ
yếu thông qua việc kê khai tự nguyện của người mua hoặc người bán. Tuy nhiên,
trên thực tế, chỉ có các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế trong
TMĐT do liên quan đến thuế đầu vào nhập khẩu sẽ được khấu trừ với thuế đầu ra
khi bán hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ có các bộ phận đánh giá, trả thuế
tiêu dùng trong lãnh thổ Canada. Đối với người tiêu dùng cá nhân thì thường sẽ
không tuân thủ yêu cầu kê khai và đóng thuế tự nguyện khi mua hàng hóa dịch vụ
qua TMĐT để tiết kiệm tiền. Để giải quyết tình trạng thất thu NSNN từ TMĐT,
Chính phủ Canada yêu cầu nhà cung cấp nước ngoài bán hàng hóa qua TMĐT tại
Canada cần đăng ký thuế nếu giá trị giao dịch hàng hóa vượt một ngưỡng nhất
định5. Bên cạnh đó, để tăng cường quản lý thuế đối với TMĐT, Chính phủ ứng
dụng các công nghệ mới để nắm bắt được các thông tin giao dịch qua TMĐT.
Tại Liên minh châu Âu (EU)
Các cơ quan quản lý thuế của Đức phải đối diện với rủi ro chuyển lợi nhuận của
các doanh nghiệp trong lĩnh vực TMĐT sang các quốc gia có mức thuế thấp hơn,
các thiên đường thuế, đặc biệt là các hàng hóa vô hình hay các hàng hóa dịch vụ số
(S.Bach, M. Hubbert và W. Muller, 2000). Điều này đã làm NSNN của Đức hằng
năm bị thất thu đáng kể. Đối với hệ thống thuế nội địa của Đức, các công nghệ,
trang thiết bị quản lý kỹ thuật rất khó quản lý, giám sát được các giao dịch TMĐT
khi hệ thống máy chủ được đặt tại nước ngoài. Chẳng hạn, khi khách hàng tải các
phần mềm, nhạc, video mất phí từ các nhà cung cấp nước ngoài có khả năng trốn
thuế rất cao khi không có bất kỳ liên kết, hệ thống phân phối, sản xuất sản phẩm
nào trong nội địa để các cơ quan quản lý thuế có thể kiểm soát. Do đó, Đức đã yêu
cầu các quốc gia ký thỏa thuận thương mại song phương với Đức nhằm trao đổi
thông tin một cách tự nguyện, hạn chế tình trạng gian lận nghĩa vụ đóng thuế, tránh
thuế, cũng như tránh đánh thuế hai lần. Tuy nhiên, các quốc gia có mức thuế suất
thấp (thiên đường thuế) thường sẽ không ký kết các thỏa thuận trao đổi thông tin
về thuế với Đức.
Theo Max và R. Schuman (1999), quy mô thu thuế đối với TMĐT tại EU đang
thấp hơn so với tiềm năng. Bên cạnh việc các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực
TMĐT không có trụ sở đại diện tại các thị trường kinh doanh, hệ thống máy tính
mạng trong giao dịch TMĐT đã sử dụng các khóa mã số có thể ngăn chặn các cơ
quan quản lý thuế nắm bắt được các nội dung về tin nhắn và giao dịch trao đổi
thương mại. Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh qua TMĐT có thể thanh toán
bằng tiền điện tử sẽ càng gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong khâu kiểm
tra, giám sát tiền điện tử được giao dịch ngoài hệ thống ngân hàng. Do đó, EU yêu
cầu những nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ qua TMĐT ngoài khu vực EU khi bán
hàng hóa vào trong khối EU cần đăng ký thuế và thu hộ thuế giá trị gia tăng
(GTGT) từ người tiêu dùng hàng hóa trong khu vực EU.
Tại Trung Quốc
Bên cạnh những thách thức về chính sách thu thuế đối với TMĐT tương tự với các
nước khác trên thế giới, Trung Quốc còn gặp khó khăn trong việc thu thuế đối với
TMĐT khi các doanh nghiệp có thể chuyển lợi nhuận hay đặt trụ sở tại Hồng Kông
- có mức thuế thấp hơn để trốn và né thuế. Ngoài ra, Trung Quốc là quốc gia đang
phát triển có thị trường tiêu dùng lớn và có tỷ lệ tuân thủ thuế của người dân ở mức
thấp. Do đó, TMĐT sẽ càng làm gia tăng khả năng trốn thuế. Bên cạnh đó, Trung
Quốc đang là quốc gia mới nổi trong ngành công nghệ nhưng vẫn còn lạc hậu so
với các nước phát triển khác, trong khi quy mô về TMĐT tăng trưởng rất nhanh
trên thế giới. Các cơ quan quản lý thuế nước này cũng gặp khó khăn trong tiếp cận
các thông tin về TMĐT khi các doanh nghiệp kinh doanh ứng dụng các công nghệ
kỹ thuật mã hóa trong máy tính.
Từ năm 2010, cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại đã đưa ra
yêu cầu tất cả những nhà bán lẻ trực tuyến cung cấp tên thực và số ID trên các nền
tảng mua sắm họ mở trực tuyến. Năm 2012, có 8 cơ quan thuộc Chính phủ Trung
Quốc đưa ra chỉ dẫn để khuyến khích TMĐT và hóa đơn điện tử. Trong chỉ dẫn
bao gồm: thiết lập hệ thống hóa đơn điện tử, nền tảng thông tin trực tuyến và tiêu
chuẩn thanh toán trực tuyến. Hóa đơn điện tử được cho là sẽ mang lại lợi ích cho
các cơ quan quản lý trong thu thuế qua TMĐT và giám sát nguồn thu thuế tốt hơn.
1.2.Một số kiến nghị
Hệ thống luật pháp liên quan đến quản lý thuế đối với lĩnh vực TMĐT của Việt
Nam đã được quy định khá đầy đủ. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, công tác quản lý
thuế đối với một số hoạt động TMĐT như trường hợp các công ty có trụ sở tại
nước ngoài kinh doanh đặt phòng khách sạn tại Việt Nam theo hình thức trực tuyến
(Agoda, Traveloka, Booking, Expedia...) đã bộc lộ những hạn chế cần sớm có giải
pháp khắc phục. Cụ thể:
1. Phần lớn các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT tại Việt Nam không tiến hành
đăng ký kinh doanh nên cơ quan nhà nước khó theo dõi, quản lý, xác định đối
tượng.
Đặc biệt là đối với loại hình quảng cáo trực tuyến, bán hàng qua mạng xã hội (như
thông qua Google, Facebook, Zalo...). Trong đó, các hành vi mà DN (như Google,
Yahoo…) vi phạm thường không kê khai hoặc kê khai sai doanh thu thuế GTGT;
Không kê khai thuế nhà thầu đối với dịch vụ của một số công ty đa quốc gia có
phát sinh dịch vụ ở Việt Nam.
Ngoài ra, hoạt động bán hàng trực tuyến qua mạng xã hội của các tổ chức, cá nhân
hiện nay đang bùng phát nhanh chóng, trong khi cơ quan quản lý lại thiếu chế tài
để tiến hành thu thuế kinh doanh khi phát sinh giao dịch buôn bán.
2. Nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng tài khoản cá nhân để thanh toán các
khoản phí dịch vụ nước ngoài không kê khai doanh thu tính thuế. Trong đó, một bộ
phận khá lớn các tổ chức, cá nhân sử dụng website để quảng bá sản phẩm, hàng
hóa, bán trực tiếp cho người tiêu dùng là cá nhân không xuất hóa đơn bán hàng,
không kê khai doanh thu tính thuế GTGT và thuế thu nhập DN.
3. Một số hoạt động TMĐT chưa có trong danh mục ngành nghề kinh doanh, hơn
nữa còn có hoạt động TMĐT đang trong tình trạng tranh cãi thuộc vào loại hình
kinh doanh nào, dẫn đến khó khăn trong việc xác định bản chất, loại hình để đánh
thuế hoạt động kinh doanh, trong khi tùy theo loại hình hoạt động mà cơ quan quản
lý thuế áp dụng các mức thuế khác nhau.
Thực tế cho thấy, đã xuất hiện nhiều cá nhân thực hiện các giao dịch mua bán tiền
“ảo”, chuyển nhượng các vật phẩm “ảo” trong game hay cho thuê ứng dụng để đặt
quảng cáo trực tuyến có doanh thu lên đến hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm
tỷ đồng nhưng không kê khai, nộp thuế đầy đủ.
4. Vấn đề xác định doanh thu, thu nhập của các đối tượng kinh doanh TMĐT gặp
khó khăn. Hiện nay, công tác quản lý TMĐT chưa có các công cụ để kiểm soát,
theo dõi lượng hàng hóa cũng như doanh thu phát sinh từ các hoạt động này.
Việc xác định doanh thu chủ yếu dựa trên hóa đơn bán hàng và nội dung giao dịch
thanh toán. Thực tế, nhiều đối tượng kinh doanh TMĐT khi cung cấp hàng hóa,
dịch vụ không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn không đúng thực tế; Thực hiện
phương thức thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu, hoặc nếu thanh toán qua ngân
hàng thì sử dụng các tài khoản ngân hàng không đăng ký với cơ quan Thuế.
Trong khi đó, pháp luật cũng chưa có quy định về trách nhiệm của ngân hàng trong
việc cung cấp thông tin giao dịch thanh toán TMĐT, trách nhiệm của các đơn vị
cho thuê máy chủ về cung cấp thông tin các DN vận hành các trang mạng có hoạt
động kinh doanh TMĐT..., nên cơ quan Thuế còn gặp khó khăn trong quản lý kê
khai, xác định doanh thu của các đối tượng kinh doanh TMĐT.
TMĐT có những tính chất đặc thù như quy mô hoạt động rộng trên môi trường
internet có tính phi biên giới, dễ dàng thay đổi, che dấu hoặc xóa dữ liệu giao dịch.
Vì vậy, vấn đề quản lý thu thuế là khá khó khăn đối với các giao dịch TMĐT
xuyên biên giới ví dụ như trường hợp cung cấp dịch vụ đặt phòng trực tuyến, dịch
vụ du lịch đăng ký trực tuyến.
Trong các trường hợp này, khách hàng sử dụng dịch vụ thường trả tiền trực tiếp
cho DN ở nước ngoài, sau đó DN nước ngoài này lại chuyển tiền phòng cho khách
sạn, cơ sở lưu trú... nên khó xác định giao dịch cũng như doanh thu của DN nước
ngoài để tính, khấu trừ tiền thuế.
Mặc dù, chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng chắc chắn nếu tình trạng này kéo
dài, NSNN thất thu là không nhỏ, khi sự phối hợp giữa ngành Thuế với các bộ,
ngành liên quan để tăng cường hiệu quả quản lý thu NSNN đối với hoạt động
TMĐT vẫn còn hạn chế như hiện nay.
IV. Một số khuyến nghị về quản lý thuế đối với thương mại điện tử
Để giải quyết những tồn tại, hạn chế và nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với
hoạt động TMĐT, cần tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm sau:
1. Cơ quan quản lý thuế cần có nghiên cứu thực tế phát triển của công nghệ và
những ứng dụng về TMĐT đã và đang thay đổi hàng ngày, hàng giờ đời sống xã
hội.
Đồng thời, cần dự báo, xây dựng danh mục cụ thể về những lĩnh vực sẽ tham gia
vào hoạt động TMĐT, đưa ra được những phương án đề xuất những chính sách
quản lý thuế vừa có tính căn cơ đối với loại hình TMĐT, vừa phải có những chính
sách thuế linh hoạt thích ứng kịp thời với xu thế thanh toán qua mạng ngày càng
tăng của xã hội.
2. Tăng cường trách nhiệm phối hợp của các cơ quan quản lý như Bộ Thông tin và
Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước...; các công ty
viễn thông, công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền dẫn, cung
cấp hạ tầng mạng… trong việc trao đổi, thu thập thông tin của các đơn vị có hoạt
động TMĐT, thông tin về việc đăng ký website sàn TMĐT, đăng ký tên miền, thuê
máy chủ, thuê đường truyền dẫn, thanh toán qua ngân hàng...
Đây là những nội dung quan trọng mà Bộ Tài chính đang đề xuất tại Dự án Luật
Quản lý thuế (sửa đổi) để trình Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua trong
năm 2019, qua đó để xác định các hành vi vi phạm pháp luật thuế và kịp thời có
biện pháp xử lý nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế.
3. Xây dựng cơ sở dữ liệu và triển khai rộng rãi các dịch vụ thuế điện tử như khai
thuế điện tử, hoá đơn điện tử, nộp thuế online, đăng ký ngành nghề kinh doanh của
các DN sát với hoạt động kinh doanh thực tế.
Ngoài ra, cần nghiên cứu, phát triển công cụ tìm kiếm internet thông minh trên các
trang web có hoạt động TMĐT để xác định hoạt động TMĐT chưa được kê khai
thuế; Ghi chép các kết quả làm bằng chứng để sử dụng trong quá trình tính thuế và
thanh tra, kiểm tra… phục vụ quản lý thuế theo công nghệ tìm kiếm và thông lệ
quản lý thuế về TMĐT của các nước phát triển.
Đồng thời, tăng cường các giải pháp tạo thuận lợi, giảm thời giảm thời gian tuân
thủ về thuế. Trên thực tế, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ Đề án triển khai sử
dụng hóa đơn điện tử. Khi được thực hiện, đề án này sẽ góp phần tăng hiệu quả
việc quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.
4. Tăng cường công tác rà soát, thanh tra các đối tượng mới phát sinh từ hoạt động
kinh doanh qua mạng không có cơ sở thường trú tại Việt Nam để xây dựng cơ chế
quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế, chống thất thu thuế.
Thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, tổng
hợp các hành vi trốn/tránh thuế phổ biến của người nộp thuế, phân loại người nộp
thuế theo các nhóm điển hình để có các biện pháp quản lý thuế phù hợp.
Đối với người nộp thuế là những DN có rủi ro lớn về thuế, cần tăng cường thanh
tra, kiểm tra; Đối với người nộp thuế là các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ tham gia
vào các giao dịch nhỏ lẻ, số lượng lớn và giá trị giao dịch thấp, sẽ đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, giáo dục để họ chấp hành pháp luật thuế đầy đủ.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc triển khai đồng bộ và rộng rãi các dịch vụ thuế điện tử
như khai thuế, nộp thuế điện tử, hoá đơn điện tử để tạo điều kiện cho TMĐT phát
triển.
1.3.Kết luận và đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật
Trên cơ sở rà soát, nắm bắt tình hình thực tế của ngành Thuế, những năm gần đây,
nhất là từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, loại hình kinh doanh theo hình thức
thương mại điện tử (TMĐT) trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển mạnh. Hầu hết
các hộ, cá nhân kinh doanh theo phương thức truyền thống có cửa hàng, cửa hiệu
cố định, nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định đều tham gia kinh doanh
online. Đặc biệt, không ít hộ, cá nhân kinh doanh chỉ có kho hàng và kinh doanh
chủ yếu theo hình thức online. Các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong
mọi lĩnh vực, nhất là sản xuất, cung ứng nông sản, thực phẩm đều tăng cường xây
dựng, phát triển các trang website để quảng cáo, giới thiệu, bán hàng hóa phục vụ
tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức tham gia gián tiếp đến hoạt động kinh doanh
online dưới hình thức là các đơn vị vận chuyển, chuyển phát hàng hóa có thu hộ
tiền hàng hoặc thu tiền dịch vụ chuyển phát...
Để tránh thất thoát nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, Cục Thuế tỉnh đã quan tâm
triển khai quản lý và thu thuế phát sinh từ các giao dịch TMĐT. Tuy nhiên, tình
trạng thất thu thuế từ hoạt động kinh doanh TMĐT vẫn xảy ra. Nhiều hoạt động
TMĐT trên địa bàn các huyện, thành phố có doanh thu rất lớn nhưng phần thuế thu
được từ các hoạt động này còn rất nhỏ hoặc chưa quản lý thu được thuế so với
doanh thu phát sinh. Nguyên nhân là do TMĐT là hoạt động kinh doanh mới, có
nhiều đặc thù gây thách thức cho công tác quản lý của ngành Thuế. Cụ thể như:
các tổ chức, cá nhân bán hàng online qua sàn TMĐT, mạng xã hội hay thực hiện
các dịch vụ cung cấp phần mềm qua thư điện tử, hoặc các clip giải trí trên mạng xã
hội, không cần trụ sở làm việc, địa điểm sản xuất, kinh doanh cố định khiến cho
ngành thuế gặp khó trong xác định được danh tính rõ ràng của đối tượng nộp thuế.
TMĐT thực hiện giao dịch qua internet bằng thông điệp điện tử, vì vậy việc xác
định những thông tin liên quan đến giao dịch TMĐT là một thách thức rất lớn cho
công tác quản lý thuế khi mỗi giây có hàng trăm triệu người gửi thông điệp điện tử
với hàng ngàn loại thông tin; trường hợp người kinh doanh cố tình xóa lịch sử giao
dịch thì cần có giải pháp công nghệ để có thể khôi phục dữ liệu giao dịch đã bị xóa.
Việc kiểm soát luồng tiền thanh toán TMĐT vô cùng khó khăn bởi sự đa dạng về
phương thức thanh toán, nhất là khi chủ thể kinh doanh TMĐT cố tình gian lận
thuế và sử dụng phương thức thanh toán trả tiền mặt khi giao hàng (COD)...
Theo đại diện Cục Thuế tỉnh, để quản lý thuế TMĐT, tránh thất thu thuế hiện
ngành Thuế đang gia tăng một số giải pháp. Trong đó, chú trọng bám sát, thực thi
hiệu quả hệ thống pháp lý trong quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT
đã được xây dựng, bao gồm: Luật Quản lý thuế; các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Quản lý thuế; cụ thể các nội dung quản lý thuế đối với TMĐT đã được hướng
dẫn rõ ràng và khả thi tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP, các Thông tư số:
105/2020/TT-BTC, 40/2021/TT-BTC, 80/2021/TT-BTC và 100/2021/TT-BTC của
Bộ Tài chính. Đặc biệt, ngành Thuế tỉnh tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp
theo Đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam” của Bộ trưởng
Bộ Tài chính. Theo đó, thực hiện rà soát, phân loại, theo dõi và thường xuyên cập
nhật thông tin các Công ty đang tổ chức hoạt động kinh doanh, phát sinh thu nhập
từ các hình thức kinh doanh thuộc lĩnh vực TMĐT trong phạm vi địa bàn quản lý.
Trong đó, các nhóm đối tượng cụ thể được theo dõi thường xuyên bao gồm: doanh
nghiệp kinh doanh, bán hàng trực tuyến; doanh nghiệp tổ chức, điều hành sàn giao
dịch TMĐT; doanh nghiệp có thu thập từ các tổ chức nước ngoài; doanh nghiệp
kinh doanh hoạt động cho thuê nhà trực tuyến; doanh nghiệp chi trả thanh toán cho
các dịch vụ điện tử của đơn vị nhà thầu nước ngoài, điều hành các ứng dụng trung
gian thanh toán, ứng dụng trung gian vận chuyển… Bên cạnh đó, Cục Thuế tỉnh
tăng cường công tác phối hợp với các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính,
các công ty cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán để thu thập thông tin doanh
nghiệp, thu nhập, dữ liệu dòng tiền giao dịch qua tài khoản của các tổ chức trong
nước với các công ty nước ngoài sở hữu, vận hành các nền tảng trực tuyến như
Facebook, Google... Cục Thuế tỉnh sẽ tăng cường tuyên truyền để các tổ chức tham
gia hoạt động kinh doanh TMĐT, có phát sinh thu nhập từ các đơn vị sở hữu các
nền tảng ứng dụng trực tuyến nắm đầy đủ các nội dung về nghĩa vụ kê khai, nộp
thuế đối thu nhập từ hoạt động TMĐT. Đồng thời, Cục Thuế tỉnh sẽ chủ động xây
dựng kế hoạch, báo cáo UBND các tỉnh, đề xuất các phương án, giải pháp phối
hợp với các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông,
truyền thông thông tin, truyền dẫn, cung cấp hạ tầng mạng để thu thập đầy đủ, kịp
thời thông tin của các tổ chức có hoạt động kinh doanh TMĐT. Thực hiện tổng
hợp, rà soát, đối chiếu thông tin dữ liệu các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh
TMĐT, tham gia sáng tạo nội dung trên các nền tảng trực tuyến có phát sinh thu
nhập từ các tổ chức nước ngoài với thông tin quản lý thuế. Từ đó, kịp thời xác định
các trường hợp có phát sinh nghĩa vụ kê khai, nộp thuế nhưng chưa thực hiện đăng
ký thuế, kê khai nộp thuế theo quy định. Trên cơ sở phân tích rủi ro để tăng cường,
bổ sung các trường hợp thanh tra, kiểm tra các tổ chức tại Việt Nam có tham gia
hoạt động kinh doanh TMĐT, giao dịch, hợp tác và sử dụng các dịch vụ quảng cáo
trên các nền tảng trực tuyến do các đơn vị nước ngoài cung cấp, Cục Thuế tỉnh đẩy
mạnh thanh tra, kiểm tra, thực hiện rà soát tình hình kê khai nộp thuế nhà thầu
nước ngoài và thu thập thông tin về các công ty, tập đoàn nước ngoài đang cung
cấp các hình thức quảng cáo xuyên biên giới hiện nay. Tích cực xử lý nghiêm các
trường hợp cố tình gian lận, trốn thuế không thực hiện kê khai nộp thuế theo quy
định, chuyển cơ quan công an để điều tra, xác minh và xử lý theo quy định của
pháp luật.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO’
1. LuậtGiao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (có hiệu lực ngày 01/3/2006);
2. Nghịđịnh số 57/2006/NĐ-CPtháng6/2006 của Chính phủ về thương mại điện
tử;
3. Nghịđịnh số 27/2007/NĐ-CPngày23/02/2007của Chính phủ về giao dịch điện
tử trong hoạt động tài chính;
4. Nghịđịnh số 26/2007/NĐ-CPngày15/02/2007của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
5. Nghịđịnh số 35/2007/NĐ-CPngày08/03/2007của Chính phủ về giao dịch điện
tử trong hoạt động ngân hàng;
6. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại
điện tử thay thế cho Nghị định số 57/2006/NĐ-CP.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ WEB:
https://dms.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-
linh-vuc-thuong-mai-%C4%91ien-tu-34084-3.html
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=MOFUCM223809
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-52-2013-ND-CP-
thuong-mai-dien-tu-187901.aspx

More Related Content

Similar to Đề Tài Pháp Luật Về Xử Phạt Hành Vi Gian Lận Thuế, 9 Điểm

pháp luật trong thương mại điện tử
pháp luật trong thương mại điện tửpháp luật trong thương mại điện tử
pháp luật trong thương mại điện tửmeomavcu
 
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Pháp Lý Thương Mại Điện Tử
Pháp Lý Thương Mại Điện TửPháp Lý Thương Mại Điện Tử
Pháp Lý Thương Mại Điện TửBook Rider
 
Pháp luật về Thương mại điện tử tại Việt Nam
Pháp luật về Thương mại điện tử tại Việt NamPháp luật về Thương mại điện tử tại Việt Nam
Pháp luật về Thương mại điện tử tại Việt NamHung Nguyen
 
Baocao tmdt2010
Baocao tmdt2010Baocao tmdt2010
Baocao tmdt2010UDCNTT
 
Báo cáo thương mại điện tử 2010
Báo cáo thương mại điện tử 2010Báo cáo thương mại điện tử 2010
Báo cáo thương mại điện tử 2010Cat Van Khoi
 
ITLC "Yes, I Can Share - Tổng quan TMĐT Việt Nam 2013"
ITLC "Yes, I Can Share - Tổng quan TMĐT Việt Nam 2013"ITLC "Yes, I Can Share - Tổng quan TMĐT Việt Nam 2013"
ITLC "Yes, I Can Share - Tổng quan TMĐT Việt Nam 2013"Hải Phạm
 

Similar to Đề Tài Pháp Luật Về Xử Phạt Hành Vi Gian Lận Thuế, 9 Điểm (20)

pháp luật trong thương mại điện tử
pháp luật trong thương mại điện tửpháp luật trong thương mại điện tử
pháp luật trong thương mại điện tử
 
Bc tmdt2006 vn
Bc tmdt2006 vnBc tmdt2006 vn
Bc tmdt2006 vn
 
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE Z...
 
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TẢI FREE...
 
Pháp Lý Thương Mại Điện Tử
Pháp Lý Thương Mại Điện TửPháp Lý Thương Mại Điện Tử
Pháp Lý Thương Mại Điện Tử
 
Pháp luật về Thương mại điện tử tại Việt Nam
Pháp luật về Thương mại điện tử tại Việt NamPháp luật về Thương mại điện tử tại Việt Nam
Pháp luật về Thương mại điện tử tại Việt Nam
 
Baocao tmdt2010
Baocao tmdt2010Baocao tmdt2010
Baocao tmdt2010
 
Báo cáo thương mại điện tử 2010
Báo cáo thương mại điện tử 2010Báo cáo thương mại điện tử 2010
Báo cáo thương mại điện tử 2010
 
Luận án: Quản lý thuế đối với thương mại điện tử ở Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý thuế đối với thương mại điện tử ở Việt Nam, HAYLuận án: Quản lý thuế đối với thương mại điện tử ở Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý thuế đối với thương mại điện tử ở Việt Nam, HAY
 
Báo Cáo Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
Báo Cáo Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt NamBáo Cáo Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
Báo Cáo Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
 
ITLC "Yes, I Can Share - Tổng quan TMĐT Việt Nam 2013"
ITLC "Yes, I Can Share - Tổng quan TMĐT Việt Nam 2013"ITLC "Yes, I Can Share - Tổng quan TMĐT Việt Nam 2013"
ITLC "Yes, I Can Share - Tổng quan TMĐT Việt Nam 2013"
 
Đề tài: Quy phạm pháp luật về môi giới bất động sản ở Việt Nam
Đề tài: Quy phạm pháp luật về môi giới bất động sản ở Việt NamĐề tài: Quy phạm pháp luật về môi giới bất động sản ở Việt Nam
Đề tài: Quy phạm pháp luật về môi giới bất động sản ở Việt Nam
 
Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Kinh Tế - LuậtBáo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
 
Luận văn: Hành vi quảng cáo thương mại gây nhầm lẫn theo luật
Luận văn: Hành vi quảng cáo thương mại gây nhầm lẫn theo luậtLuận văn: Hành vi quảng cáo thương mại gây nhầm lẫn theo luật
Luận văn: Hành vi quảng cáo thương mại gây nhầm lẫn theo luật
 
Duc giai phap
Duc giai phapDuc giai phap
Duc giai phap
 
Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu
Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệuXử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu
Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu
 
Đề tài Hợp đồng thương mại điện tử
Đề tài Hợp đồng thương mại điện tửĐề tài Hợp đồng thương mại điện tử
Đề tài Hợp đồng thương mại điện tử
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 
Luận án: Chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nayLuận án: Chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nay
 
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viênẢnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đến quan hệ xã hội của sinh viên
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
 
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 

Recently uploaded

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Đề Tài Pháp Luật Về Xử Phạt Hành Vi Gian Lận Thuế, 9 Điểm

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA LUẬT CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ RÀ SOÁT, XỬ PHẠT HÀNH VI GIAN LẬN THUẾ TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 Tháng 05, Năm 2022
  • 2. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô ở Trường Đại Học Huế - Đại Học Kinh Tế Huế và đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Luật đã dành tất cả kinh nghiệm quý báu cùng với tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. ..., là người đã hướng dẫn em hoàn thiện bài chuyên đề tốt nghiệp này, những kinh nghiệm quý báu mà cô đã hướng dẫn cho em, đã được em tiếp thu và chỉnh sửa cho chuyên đề của mình trở nên hoàn chỉnh nhất có thể. Em rất trân trọng và biết ơn cô về điều này. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức, bài chuyên đề này chắc chắn sẽ có rất nhiều sai sót, tôi xin tiếp nhận các ý kiến của thầy, cô để bài chuyên đề của em trở nên chỉnh chu hơn. Một lần nữa, xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến tất cả mọi người.
  • 3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thương mại điện tử về cơ bản là việc ứng dụng các phương tiện điện tử vào hoạt động kinh doanh, thương mại. Hiện nay, mạng lưới Internet phát triển và phổ cập rộng rãi, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh trực tuyến phát triển và mang lại cho chủ thể kinh doanh những giá trị và lợi ích to lớn. Chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bên cạnh việc tuân thủ các quy định trực tiếp về Thương mại điện tử, còn phải thực hiện các quy định pháp luật liên quan khác như đầu tư kinh doanh, thương mại, dân sự.. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thương mại điện tử trở nên cần thiết và cấp bách. Pháp luật về thương mại điện tử được xem là công cụ pháp lý bảo vệ, định hướng chủ thể kinh doanh, tạo ra môi trường kinh doanh thông qua Thương mại điện tử an toàn. Trên cơ sở quy định của pháp luật các chủ thể xác định được các quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của mình khi có tranh chấp xảy ra. Cũng chính vì những lí do đó mà em đã mạnh dạng lựa chọn cho mình đề tài: “Pháp Luật Về Rà Soát, Xử Phạt Hành Vi Gian Lận Thuế Trong Giao Dịch Thương Mại Điện Tử - Thực Trạng Tại Việt Nam” để làm đề tài cho bài chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật về rà soát, xử phạt hành vi gian lận thuế trong giao dịch thương mại điện tử nghiên cứu trên phương diện: • Lý luận về thương mại điện tử • Thực tiễn thực hiện Pháp luật về rà soát, xử phạt hành vi gian lận thuế trong giao dịch thương mại điện tử tại việt Nam - Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
  • 4. Phạm vi nghiên cứu thời gian: Luật thương mại 2005 Phạm vi không gian: Pháp luật về hành vi gian lận thuế trong giao dịch thương mại điện tử. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hành vi phạm gian lận thuế trong giao dịch thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả chuyên đề sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích các sự kiện, hiện tượng pháp lý đơn lẻ và tổng hợp những kinh nghiệm về hành vi phạm gian lận thuế trong giao dịch thương mại điện tử. - Phương pháp phân tích quy phạm: Phân tích các quy phạm pháp luật thực định làm sáng tỏ những điểm hợp lý, hạn chế cũng như mối quan hệ với các quy định khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam có liên quan đến hành vi phạm gian lận thuế trong giao dịch thương mại điện tử. - Phương pháp so sánh pháp luật: So sánh pháp luật Việt Nam với một số nước có đặc điểm tương đồng.
  • 5. CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 2.1 Hệ thống pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam -Theo quy định pháp luật: Pháp luật về thương mại điện tử là tổng thể các quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung. Hệ thống các quy tắc xử sự này có mối liên hệ nội tại mật thiết với nhau. Nội dung quy định và điều chỉnh được thể hiện trong các văn bản qui phạm pháp luật. Điều chỉnh một lĩnh vực cụ thể, hệ thống quy phạm do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Hệ thống quy tắc này hướng đến mục đích điều chỉnh các quan hệ liên quan đến hoạt động thương mại dịch vụ. – Về bản chất: Pháp luật thương mại điện tử được hiểu là hệ thống các quy định pháp luật. Theo đó, có hoạt động thương mại diễn ra, bao gồm các hoạt động thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Với đối tượng là hàng hóa tham gia vào các giao dịch điện tử. Có thể hiểu đây là hoạt động trên các nền tảng mạng, không diễn ra các mua bán và trao đổi hàng hóa trực tiếp. Hoạt động này có sự tham gia của các bên có nhu cầu giao dịch và cả các bên trung gian. Tính chất của hoạt động mua bán này cũng trở nên phức tạp và đặc thù hơn. Để đảm bảo quyền cũng như ràng buộc nghĩa vụ của các bên liên quan mà Pháp luật thương mại điện tử ra đời. Nhờ có hệ thống quy định này mà phát huy được lợi ích trong hoạt động thương mại điện tử nói riêng. Và quản lý môi trường không gian mạng nói chung. Vì lẽ đó, việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử cần đặc biệt quan tâm trong thời gian tới. Các nhóm đối tượng được điều chỉnh bao gồm: – Quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thương mại điện tử
  • 6. – Hoặc các quan hệ xã hội có liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử. Hoạt động thương mại điện tử được hiểu là giao dịch thương mại sử dụng công nghệ web (web-commerce) và công nghệ mobile (mobile-commerce). Bởi đặc tính kỹ thuật của những loại hình công nghệ này phù hợp; có thể hỗ trợ một giao dịch thương mại điện tử hoàn chỉnh. Một giao dịch thương mại điện tử hoàn chỉnh bao gồm: – Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ. – Có hình thức thanh toán trực tuyến. – Hoạt động hậu mãi, chăm sóc khách hàng trực tuyến. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, chúng ta đã xây dựng được một loạt các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử. Năm 2005, Quốc hội thông qua ba luật có tính chất đặt nền tảng pháp lý cho Thương mại điện tử, đó là Luật thương mại, Bộ luật Dân sự và Luật giao dịch điện tử. Ngoài những văn bản trên, hoạt động Thương mại điện tử, các hoạt động liên quan đến Thương mại điện tử nói chung và việc giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực Thương mại điện tử còn chịu sự điều chỉnh của một số luật như; Luật Công nghệ thông tin năm 2006; Luật viễn thông năm 2009; Bộ luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 số 37/2009/QH12; Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010; Luật Quảng cáo 2012; Luật đầu tư 2014; Luật Doanh nghiệp 2014. Ngoài các văn bản luật, Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản dưới luật để hướng dẫn cụ thể và quản lý các hoạt động giao dịch và các hoạt động liên quan trong Thương mại điện tử như: Nghị định 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 của Chính phủ về Thương mại điện tử; Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử
  • 7. về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số; Nghị định 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định 35/2007/NĐ- CP ngày 08/03/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động Ngân hàng; Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 về chống thư rác; Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông; Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2007/NĐ-CP về Chữ ký và Dịch vụ chứng thực chữ ký; Nghị định 77/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 sửa đổi bổ sung Nghị định số 90/2008/NĐ-CP về Chống thư rác; Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về Thanh toán không dùng tiền mặt; Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về Thương mại điện tử; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 154/2013/NĐ-CP ngày 08/11/2013 quy định về khu công nghệ thông tin tập trung; Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007; Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo. Về xử lý vi phạm trong lĩnh vực Thương mại điện tử có các Nghị định sau: Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao du lịch và quảng cáo; Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày
  • 8. 07/4/2014 quy định về Phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao. Về Thông tư hướng dẫn thi hành có các Thông tư sau: Thông tư số 78/2008/TT-BTC ngày 15/9/2008 hướng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT ngày 30/12/2008 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chống thư rác; Thông tư 03/2009/TT-BTC ngày 2/03/2009 quy định về mã số quản lý đối với nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet, hướng dẫn thi hành Nghị định số 90/2008/NĐ-CP; Thông tư số 50/2009/TT-BTC ngày 16/03/2009 về việc hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán; Thông tư 26/2009/TT-BTTTT ngày 31/07/2009 quy định về cung cấp thông tin và bảo đảm khả năng truy cập tuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước[4]; Thông tư số 37/2009/TT-BTTTT ngày 22/7/2010 quy định về hồ sơ và thủ tục liên quan đến cấp phép, đăng ký, công nhận các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;Thông tư số 17/2010/TT- BKH ngày 22/07/2010 quy định chi tiết thí điểm đấu thầu qua mạng; Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ- CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thông tư số 23/2010/TT-NHNN ngày 9/11/2010 quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng[7]; Thông tư số 180/2010/TT-BTC ngày 9/11/2010 hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế[8]; Thông tư số 25/2010/TT-BTTTT ngày 15/11/2010quy định việc thu thập, sử dụng, chia sẻ, đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Thông tư số 209/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 quy định giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước[10]; Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung
  • 9. ứng dịch vụ[11]; Thông tư số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTTTT-VKSNDTC- TANDTC ngày 10/9/2012 hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông[12]; Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 quy định về quản lý website thương mại điện tử[; Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 về dịch vụ trung gian thanh toán. Trong số các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên các nội dung mới được quy định trong Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014, Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử, Thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán thể hiện cụ thể như sau: Điểm mới liên quan đến hoạt động thương mại điện tử theo quy định của pháp luật hiện hành Điểm mới liên quan đến hoạt động thương mại điện tử theo Luật Đầu tư năm và Luật Doanh nghiệp năm 2014 - Luật đầu tư năm 2014 có 07 Chương, 76 Điều với nhiều nội dung mới bảo đảm hành lang pháp lý mở rộng thu hút đầu tư, xây dựng môi trường đầu tư minh bạch, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể trong hoạt động đầu tư, đem lại lợi ích tốt nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Điểm mới nổi bật trong Luật Đầu tư năm 2014 là các vấn đề liên quan đến nguyên tắc về quyền tự do đầu tư kinh doanh của công dân trong các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo pháp luật loại trừ, theo đó các nhà đầu tư chỉ được quyền thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật cho phép sang nguyên tắc được tự do đầu tư, kinh doanh tất cả các ngành, nghề mà Luật không cấm hoặc quy định phải có điều kiện.
  • 10. - Luật Doanh nghiệp năm 2014 có nhiều điểm mới so với Luật Doanh nghiệp năm 2005, thể hiện theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do kinh doanh của công dân, của doanh nghiệp. Theo đó, những gì luật pháp không cấm thì người dân, doanh nghiệp được tự do đầu tư, kinh doanh. Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã tách riêng thủ tục thành lập doanh nghiệp với các thủ tục về đầu tư dự án, chứng nhận đầu tư, tạo cơ hội về khả năng gia nhập thị trường cho doanh nghiệp; bãi bỏ quy định đề nghị doanh nghiệp cung cấp mã nghành khi thực hiện đăng ký kinh doanh. Theo đó, doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và nghành, nghề kinh doanh; theo xu hướng phát triển phương thức giao dịch điện tử thì việc sử dụng con dấu có sự thay đổi. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; đồng thời, có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, không phải tất cả văn bản của doanh nghiệp phải đóng dấu mà chỉ đóng dấu vào văn bản nào pháp luật quy định hoặc đối tác yêu cầu phái có dấu; Trước đây Luật Doanh nghiệp quy định Doanh nghiệp nhà nước là Doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, thì Luật Doanh nghiệp 2014 quy định Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Điểm mới liên quan đến hoạt động thương mại điện tử theo Thông tư số 47/2014/TT-BCT Thông tư 47/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 05/12/2014 quy định về quản lý website thương mại điện tử nhằm hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/5/2013 về Thương mại điện tử. Thông tư số 47/2014/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 20/01/20115, thay thế Thông tư
  • 11. 12/2013/TT-BCT quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website thương mại điện tử. Bên cạnh việc kế thừa Thông tư số 12/2013/TT-BCT về các quy định liên quan đến thủ tục thông báo, đăng ký liên quan website thương mại điện tử thì Thông tư số 47/2014/TT-BCT chi tiết hóa hơn một số các quy định khác của Nghị định số 52/2013/TT-BCT như các vấn đề liên quan đến: quản lý hoạt động kinh doanh trên các website Thương mại điện tử, bao gồm việc phân định trách nhiệm quản lý với các website chuyên ngành; hoạt động kinh doanh hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trên website Thương mại điện tử; quản lý hoạt động kinh doanh Thương mại điện tử trên các mạng xã hội... Thông tư số 47/2014/TT-BCT không áp dụng đối với các website hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, website mua bán, trao đổi tiền, vàng, ngoại hối và các phương tiện thanh toán khác, website cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến, đặt cược hoặc trò chơi có thưởng. Việc quản lý hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội, chủ sở hữu mạng xã hội sẽ cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; chủ sở hữu mạng xã hội cho phép người tham gia mở gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; chủ sở hữu mạng xã hội có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ. Tất cả các hoạt động này đều phải đăng ký qua sàn giao dịch Thương mại điện tử. Thông tư 47/2014/TT-BCT cũng quy định việc quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trên website thương mại điện tử theo đó: Thương nhân, tổ chức, cá nhân không được phép kinh doanh hàng hóa hạn chế kinh doanh trên website Thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ Thương mại điện tử; cá nhân không được
  • 12. phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện; thương nhân, tổ chức được phép thiết lập website Thương mại điện tử bán hàng để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và phải công bố trên website của mình số, ngày cấp, nơi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ đó trong trường hợp pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh; thương nhân và tổ chức được phép sử dụng website cung cấp dịch vụ Thương mại điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện; phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu website cung cấp dịch vụ Thương mại điện tử trong trường hợp này phải có trách nhiệm: yêu cầu người bán cung cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (trong trường hợp pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh); loại bỏ khỏi website thông tin bán hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh có căn cứ xác thực. Điểm mới liên quan đến hoạt động thương mại điện tử theo Thông tư số 39/2014/TT-NHNN Ngày 11/12/2014, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2015, nhằm hướng dẫn một số quy định về dịch vụ trung gian thanh toán được quy định tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2013 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt[18]. Thông tư số 39/2014/TT-NHNN làm rõ các loại hình dịch vụ trung gian thanh toán, đồng thời đưa ra các quy định cụ thể đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, bao gồm: Quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật; đảm bảo khả năng thanh toán; hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải thực hiện các quy định sau:
  • 13. - Xây dựng và thực hiện các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử - Bảo đảm an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng; an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử; - Tuân thủ các quy định về việc lập, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động Ngân hàng. 2.2. Đặc điểm của pháp luật Thương mại điện tử. Pháp luật Thương mại điện tử mang những đặc điểm chung của một hệ thống pháp luật. Đó một ngành luật là có tính quy phạm cụ thể, có tính quy phạm phổ biến, có tính cưỡng chế và chặt chẽ về nội dung, hình thức. Ngoài ra, còn có những đặc điểm riêng biệt. Đặc điểm này xuất phát từ đặc thù hoạt động thương mại điện tử như sau: Thương mại điện tử có bản chất là hoạt động mua bán, nhưng được thực hiện theo phương thức mới. Như vậy, có sự kết hợp các yếu tố truyền thống và các yếu tố hiện đại. Yếu tố truyền thống thể hiện ở hoạt động thương mại truyền thống. Yếu tố hiện đại trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Do đó nhận thấy đặc điểm thứ nhất. Pháp luật về thương mại điện tử cũng có sự kết hợp các quy phạm truyền thống với quy phạm hiện đại. Các quy định của Pháp luật thương mại điện tử được thiết kế, xây dựng, ban hành hướng đến điều chỉnh những mối quan hệ sau: – Yếu tố thương mại, hành vi thương mại, hoạt động thương mại diễn ra trên môi trường mạng. – Các hành vi ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao.
  • 14. – Hành vi sử dụng các phương tiện điện tử, thiết bị số để thực hiện hoạt động thương mại. Hai là, Pháp luật thương mại điện tử liên quan tới nhiều ngành luật khác. Cần xem xét lựa chọn áp dụng pháp luật phù hợp trong trường hợp cụ thể. Thương mại điện tử là lĩnh vực mới, có sự giao thoa nhiều ngành nghề khác. Do đó, nội dung pháp luật sẽ bao gồm cả những quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực, ngành Luật khác. Kể đến như: thương mại, công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, ngân hàng, quảng cáo, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thuế… Trường hợp này có sự giao thoa của các quy phạm pháp luật. Như vậy trong trường hợp cụ thể, cần xem xét các ngành luật khác có liên quan. Bởi Thương mại điện tử cũng là một quy định đặc thù được ghi nhận trong các ngành luật đó. Ngoài ra cần xem xét áp dụng pháp luật phù hợp khi có nhiều quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh. Thứ ba, Pháp luật cần bao quát, cụ thể để kịp thời điều chỉnh so với tốc độ phát triển của công nghệ. Trên thực tế, không gian mạng là nơi dễ diễn ra những biến đổi nhất. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tốc độ đổi mới công nghệ diễn ra nhanh chóng. Khi cái mới được áp dụng vào mục đích thương mại, cần đảm bảo nó vẫn thuộc trong phạm vi điều chỉnh pháp luật. Vì vậy pháp luật cần đi trước đón đầu, hoàn thiện nhanh chóng. Thứ tư, có sự phức tạp hơn rất nhiều so với Pháp luật thương mại truyền thống. Phải kể đến là dưới sự phong phú, đa dạng của hàng hóa, dịch vụ cần xác định đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Pháp luật về thương mại điện tử được thực thi chủ yếu trên môi trường mạng. Cần quy định chặt chẽ tránh sơ hở để kẻ xấu lợi dụng. Bao gồm các quy định trong:
  • 15. – Hành vi được xác định là hành vi giao kết, giao dịch điện tử. – Quy định việc trưng bày, giới thiệu, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ trực tuyến nhằm mục đích quản lý. – Quy định việc thanh toán, thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước. – Thu thập chứng cứ điện tử, tạo thuận lợi trong công tác xử lý vi phạm… 2.3. Vai trò của Pháp luật Thương mại điện tử? Không thể phủ nhận được vai trò và lợi ích của hoạt động Thương mại điên tử. Pháp luật ra đời là một tất yếu khách quan. Một số vai trò phải kể đến của Pháp luật Thương mại điện tử như: Thứ nhất, nhằm phát triển hình thức thương mại có tiền năng. Nhà nước ban hành pháp luật tạo cơ sở pháp lý tiền đề. Hình thức thương mại này đem đến tiện ích về thời gian, chi phí, lựa chọn cho người sử dụng. Đang được sử dụng phổ biến và rộng rãi những năm gần đây. Tiềm năng được đánh giá với các triển vọng lớn hơn. Pháp luật thương mại điện tử là cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý nhà nước. Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ của mình. Đồng thời là căn cứ để xử lý các hành vi vi phạm. Từ đó đưa ra các chế tài xử lý (bao gồm xử lý hành chính và xử lý hình sự). Thứ hai, góp phần thúc đẩy hoàn thiện pháp luật. Là căn cứ xác định công tác quản lý nhà nước: Quản lý, giám sát; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử. Các hoạt động của cơ quan nhà nước hiện nay cũng được ưu tiên thực hiện trên môi trường mạng như: cấp phép điện tử; tiếp nhận hồ sơ điện tử; khai thuế và nộp thuế điện tử;… và các dịch vụ công khác. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 85/2021/NĐ-CP bổ sung một số
  • 16. điều của Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử. Có thể thấy, hệ thống pháp luật về điều chỉnh hành vi tương tác trên môi trường mạng ngày càng được hoàn thiện. Thứ ba, góp phần nâng cao sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, thúc đẩy hội nhập quốc tế. Giúp các tổ chức, cá nhân có cơ sở trong đầu tư, kinh doanh. Việc tham gia vào một hình thức có tiềm năng phát triển, cần cho họ thấy được lợi ích, rủi ro để lập phương án dự phòng. Chủ động ứng dụng thương mại điện tử để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ; góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia. Thương mại điện tử nói chung và pháp luật về thương mại điện tử của từng quốc gia sẽ giúp các quốc gia thêm nhiều cơ hội hợp tác kinh tế, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Hệ thống pháp luật quốc gia điều chỉnh các quan hệ nội tại, và chịu ràng buộc bởi các thỏa thuận khu vực hoặc quốc tế. 2.4 .Quy định của pháp luật hiện hành về rà soát, xử phạt hành vi gian lận trong giao dịch thương mại điện tử Mua bán hàng hóa là một nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội. Thông qua hoạt động mua bán, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Nếu như hoạt động mua bán hàng hóa trước đây chỉ diễn ra thông qua hình thức mua bán và trao đổi trực tiếp thì hiện nay, hoạt động mua bán hàng hóa đã phát triển sang hình thức đa dạng hơn, tiện lợi hơn nhờ sự phát triển của Internet - đó là lĩnh vực thương mại điện tử. Tuy đây là hình thức kinh doanh mới mẻ nhưng đã phát triển một cách ồ ạt nhờ sự tiện lợi của nó, giúp kết nối giữa người mua và người bán nhanh chóng. Bên cạnh đó, hành vi gian lận, bán hàng giả, hàng kém chất lượng luôn diễn ra thường xuyên đã gây không ít thiệt hại cho người tiêu dùng thông qua hình thức mua bán này.
  • 17. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định có hiệu lực thi hành kể tự ngày 15/10/2020. Một trong những điểm nổi bật của Nghị định là một số quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử (quy định từ Điều 62 đến Điều 66). Điển hình một số hành vi vi phạm và mức xử phạt trong lĩnh vực thương mại điện tử như sau: 1. Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động) có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây (Điều 62): - Không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; - Nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không làm thủ tục chuyển nhượng hoặc không tiến hành đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; - Triển khai cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký; - Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử; - Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử; - Sử dụng biểu tượng đã đăng ký để gắn lên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử khi chưa được xác nhận đăng ký của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
  • 18. - Tiếp tục hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 62 trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d, đ, e và g khoản 4 Điều 62 của Nghị định. 2. Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động có thể bị phạt tiền đến 50.000.000 đồng, cụ thể: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây (Điều 63): - Lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động; - Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và 6 Điều 63; Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và 6 Điều 63 của Nghị định. Biện pháp khắc phục hậu quả: - Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, điểm a, b và c khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này; - Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và 6 Điều 63;
  • 19. - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và 6 Điều 63. 3. Hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bị áp dụng mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ thương mại điện tử trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới (Điều 64). Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều 64; Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều 64 của Nghị định. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp đối với hành vi vi phạm; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều 64 của Nghị định. 4. Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như (Điều 65): + Thu thập thông tin cá nhân của người tiêu dùng mà không được sự đồng ý trước của chủ thể thông tin; + Thiết lập cơ chế mặc định buộc người tiêu dùng phải đồng ý với việc thông tin cá nhân của mình bị chia sẻ, tiết lộ hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo và các mục đích thương mại khác; + Sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng không đúng với mục đích và phạm vi đã thông báo.
  • 20. Hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 65 của Nghị định trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 65 của Nghị định. 5. Hành vi vi phạm về hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây (Điều 66): - Lợi dụng hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử để thu lợi bất chính; - Tiếp tục hoạt động sau khi đã chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký, chấm dứt hoặc bị thu hồi Giấy phép hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, Giấy phép chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 66 của Nghị định; Đình chỉ hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 66 của Nghị định. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 66 của Nghị định. Mức tiền phạt quy định tại Nghị định này là áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân. Ngoài việc bị phạt tiền, thì tùy nội dung từng hành vi có thể áp dụng tình tiết tăng nặng hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc nộp lại số lợi bất
  • 21. hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc thu hồi tên miền ".vn" hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm. Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành là khuôn khổ pháp lý quan trọng để xử lý hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử. Qua đó, chấn chỉnh để hoạt động kinh doanh thương mại điện tử luôn tuân thủ đúng quy định của pháp luật, mang lại lợi ích thiết thực trong hoạt động kinh doanh thương mại, góp phần phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân.
  • 22. CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ RÀ SOÁT, XỬ LÝ GIAN LẬN TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM Việt Nam là một trong những nước có thị trường TMĐT phát triển nhanh nhất toàn cầu. Theo Sách trắng TMĐT 2021, doanh thu TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) liên tục tăng mạnh trong 5 năm qua, khi tăng từ 5 tỷ USD (năm 2016) lên hơn 10 tỷ USD (năm 2019) và đạt 11,8 tỷ USD (năm 2020). Báo cáo Kinh tế internet khu vực Đông Nam Á của Google dự báo, TMĐT Việt Nam sẽ đạt khoảng 29 tỷ USD vào năm 2025. Tỷ lệ người dân sử dụng internet, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm qua TMĐT tăng trưởng mạnh hằng năm. Số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến trong năm 2020 khoảng 49,3 triệu người với giá trị mua sắm mỗi người trung bình khoảng 240 USD. Tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến năm 2020 ở Việt Nam chiếm 88%, trong khi đó năm 2019 là 77%. Trong năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tỷ lệ mua sắm hàng hoá, dịch vụ trực tuyến qua website TMĐT và các sàn giao dịch TMĐT tăng trưởng nhanh, trong khi tỷ lệ người mua trên các kênh diễn đàn, mạng xã hội, ứng dụng di động có xu hướng tăng trưởng chậm lại. Những năm qua, lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới6. Người tiêu dùng nội địa có thể đặt hàng trên Taobao, Alibaba, Amazon và nhận hàng hóa tại Việt Nam qua các trung gian đặt hàng. Bên cạnh đó, có nhiều mô hình kinh doanh mới như cung cấp các dịch vụ kết nối vận tải (Uber, Grab, Be...), đặt phòng trực tuyến khách sạn Agoda, Traveloka, Booking, hoặc các dịch vụ thuê phòng theo mô hình kinh tế chia sẻ như Airbnb. Các giao dịch TMĐT hiện nay ở Việt Nam được thực hiện chủ yếu dưới hình thức
  • 23. công ty với người tiêu dùng (B2C) và giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B). Thị trường TMĐT tại Việt Nam tính đến năm 2020 chiếm khoảng 5,2% tổng doanh số bán lẻ. Sự chuyển đổi từ hình thức thương mại truyền thống sang TMĐT là xu hướng tất yếu. Mặc dù thị phần TMĐT ở Việt Nam còn tương đối nhỏ so với các nước trong khu vực và trên thế giới nhưng tiềm năng rất lớn khi Việt Nam có dân số trẻ, tỷ lệ người sử dụng internet cao và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Với tiềm năng phát triển TMĐT tại Việt Nam, nhiều công ty trong và ngoài nước đã đẩy nhanh đầu tư vào lĩnh vực này để tối đa hóa lợi ích tiếp cận sớm. Do đó, thị trường TMĐT được đánh giá là năng động, mang tính cạnh tranh cao và chưa có bất cứ doanh nghiệp nào có thể hoàn toàn chiếm lĩnh được thị trường. Thực trạng chính sách thuế đối với thương mại điện tử tại Việt Nam Chính sách thuế đối với TMĐT của Việt Nam hiện nay đã được bao quát lồng ghép vào các sắc thuế như thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Đối với thuế GTGT, theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Luật thuế GTGT năm 2008 quy định đối tượng chịu thuế GTGT là các hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam. Đối tượng nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu). Do đó, theo nguyên tắc về địa điểm tiêu dùng, các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam được giao dịch thông qua hình thức TMĐT cho người tiêu dùng Việt Nam đều thuộc trong đối tượng chịu thuế GTGT. Điều 2 và Điều 3 Luật Thuế TNDN năm 2008 quy định rõ tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN. Ngoài
  • 24. ra, tất cả các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú và không có cơ sở thường trú tại Việt Nam đều phải nộp thuế TNDN khi có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. Tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT điều thuộc đối tượng phải nộp thuế TNDN tại Việt Nam như các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khác. Điều 2 và Điều 3 Luật Thuế TNCN năm 2007 quy định đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập thuộc diện chịu thuế quy định phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập thuộc diện chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động kinh doanh, tiền công tiền lương, đầu tư vốn dưới các hình thức khác (trừ thu nhập từ lãi trái phiếu chính phủ), chuyển nhượng bất động sản. Do đó, cá nhân, công dân Việt Nam, cá nhân nước ngoài phát sinh thu nhập từ các giao dịch TMĐT tại Việt Nam và tại các trang mạng của Việt Nam, trang mạng quốc tế đều phải kê khai và nộp thuế TNCN. Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất - kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với NSNN. Ngoài ra, nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam khi hoạt động kinh doanh TMĐT có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam. Luật quản lý thuế cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia, các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng phổ biến cho các mô hình TMĐT; thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch thanh toán hỗ trợ công tác quản lý thuế đối với hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong TMĐT. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại được yêu cầu khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp theo quy định
  • 25. pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoạt động kinh doanh TMĐT có phát sinh thu nhập từ Việt Nam. Nhằm quản lý chặt chẽ hơn về nguồn thu NSNN từ lĩnh vực TMĐT, ngày 25/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP về TMĐT, dự kiến có hiệu lực vào ngày 01/01/2022 quy định thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT có trách nhiệm chỉ định đầu mối tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đầu mối này sẽ cung cấp thông tin trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận yêu cầu để kịp thời phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tại Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 quy định rõ ràng hơn trách nhiệm của người quản lý trên sàn TMĐT. Theo đó, tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của cá nhân qua sàn theo yêu cầu của cơ quan thuế như: họ tên, số định danh cá nhân hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu, mã số thuế, địa chỉ email, số điện thoại liên lạc, hàng hóa, dịch vụ cung cấp, doanh thu kinh doanh, tài khoản ngân hàng của người bán, thông tin khác liên quan. Như vậy theo Nghị định số 85/2021/NĐ- CP và Thông tư số 40/2021/TT-BTC được ban hành trong năm 2021, cơ quan quản lý thuế sẽ có các thông tin về hoạt động kinh doanh của người bán (thu nhập, doanh số hàng hóa chịu thuế), cũng như các hành vi vi phạm về nghĩa vụ thuế của các đối tượng kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT. Hiện nay, chính sách thuế về TMĐT đã dần được hoàn thiện theo thời gian, phù hợp với xu hướng tiêu dùng, ứng dụng công nghệ trong kinh doanh TMĐT tại Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động TMĐT rất đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng, có tốc độ phát triển nhanh về quy mô và ứng dụng các công nghệ mới trong kinh doanh đang đặt ra.
  • 26. Theo các cơ quan quản lý thuế, khoảng 14 tập đoàn, công ty công nghệ lớn trên thế giới và 8 trang điện tử hoạt động TMĐT xuyên biên giới có thu nhập tại Việt Nam đã thực hiện nghĩa vụ thuế. Giai đoạn 2018 - 9/2021, số thu thuế từ các tổ chức Việt Nam ký hợp đồng quảng cáo trực tuyến với tổ chức nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam (Google, Youtube, Facebook...) khoảng gần 4.100 tỷ đồng. Năm 2020 số thu thuế từ hoạt động TMĐT xuyên biên giới đạt trên 1.143 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm 2021 đạt trên 1.017 tỷ đồng. Số thu thuế trong lĩnh vực TMĐT đối với cá nhân đã đạt trên 454 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở các cục thuế lớn như Hà Nội đạt trên 167 tỷ đồng, thành phố Hồ Chí Minh trên 122 tỷ đồng, Đà Nẵng 30 tỷ đồng (trong (6 tháng năm 2021). Các cục thuế trên toàn quốc đã xử lý tăng thu số tiền hơn 134 tỷ đồng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động TMĐT (6 tháng đầu năm 2021). Đối với các cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT trên các trang web, facebook, zalo, cung cấp dịch vụ xuyên biên giới… tại một số địa bàn lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng cũng thu được số tiền trên 240,8 tỷ đồng (giai đoạn 2018 - 2020) thông qua thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, vận động người kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế7. Mặc dù kết quả thu NSNN đối với lĩnh vực TMĐT chưa lớn so với tiềm năng nhưng đã góp phần tăng thu hàng nghìn tỷ đồng cho NSNN hằng năm. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát từ năm 2020 đã làm thay đổi nhanh và mạnh phương thức kinh doanh từ truyền thống sang TMĐT. Thói quen tiêu dùng của người dân cũng thay đổi với rất nhiều giao dịch, hàng hóa, dịch vụ được thực hiện thông qua hình thức TMĐT. Do đó, tiềm năng tăng thu NSNN trong lĩnh vực TMĐT của Việt Nam còn rất lớn. Công tác chống thất thu NSNN từ nguồn thu thuế đã được đẩy mạnh thông qua việc cơ quan thuế các cấp chủ động phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn, bao gồm cả công an xã, phường, thị trấn, các ngân
  • 27. hàng thương mại, các công ty viễn thông, công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền dẫn, cung cấp hạ tầng mạng... trên địa bàn để cập nhật đầy đủ các thông tin của tổ chức, cá nhân hoạt động TMĐT. Đồng thời, các tổ chức, cá nhân có hành vi kinh doanh trên mạng mà không khai báo với cơ quan thuế hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật cũng chịu sự giám sát chặt chẽ và truy thu thuế của cơ quan thuế. Một số vấn đề đặt ra Khả năng thất thu NSNN từ thuế đối với kinh doanh TMĐT là hiện hữu khi các cơ quan quản lý rất khó giám sát và thu thập thông tin về mua bán kinh doanh trực tuyến. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực TMĐT có thể dễ trốn thuế hơn so với hình thức kinh doanh truyền thống nhờ công nghệ số có thể bảo mật thông tin trong kinh doanh. Thực tế, một số tổ chức, cá nhân sử dụng website để quảng bá sản phẩm, hàng hóa, bán trực tiếp cho người tiêu dùng là cá nhân không xuất hóa đơn bán hàng, không kê khai doanh thu tính thuế GTGT, thuế TNCN và thuế TNDN. Việc thu thuế của các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài kinh doanh TMĐT ở Việt Nam nhưng không có trụ sở cố định, đại diện kinh doanh tại Việt Nam thì công tác thu thuế gặp khó khăn về cơ chế ràng buộc yêu cầu các doanh nghiệp, cá nhân này phải có tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế tại Việt Nam. Việc xây dựng các thỏa thuận với các nước trong hỗ trợ thu thuế sẽ có vướng mắc8. Đối với các hàng hóa, dịch vụ vô hình như phần mềm, tranh ảnh, âm nhạc, các dịch vụ tư vấn hay các hàng hóa, dịch vụ sử dụng công nghệ số khác thì công tác thu thuế gặp khó khi khách hàng có thể mua, nhận sản phẩm và thanh toán trực tuyến không cần nhà phân phối, phương tiện vận chuyển hay các trung gian để phân phối hàng hóa đến người mua.
  • 28. Nghị định số 85/2021/NĐ-CP và Thông tư số 40/2021/TT-BTC yêu cầu tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của cá nhân thông qua sàn theo yêu cầu của cơ quan thuế và các thông tin trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, quản lý tất cả các thông tin người mua và người bán xử lý các dữ liệu rất lớn sẽ làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp và có thể có trường hợp các chủ sàn TMĐT giúp các khách hàng trốn thuế, né thuế hay không cung cấp đầy đủ các thông tin cho cơ quan quản lý thuế theo định kỳ. Nhiều hóa đơn mua bán hàng hóa có giá trị nhỏ giữa cá nhân trong nước và nước ngoài, dẫn đến việc yêu cầu tuân thủ thuế không dễ dàng khi số tiền nộp thuế phải đóng rất nhỏ, thậm chí thấp hơn chi phí tuân thủ thuế (đi lại, làm hóa đơn, chi phí gửi bưu điện, chi phí chuyển tiền đến cơ quan thu thuế…). Tuy nhiên, đây lại là nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ lớn nếu tính trên quy mô dân số và nền kinh tế. Do đó, tổng nguồn thu NSNN sẽ tăng lên đáng kể nếu không bị thất thu từ những khoản thuế này. Hiện nay, tiền điện tử đã xuất hiện, dần phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, loại tiền tệ này lại không được ghi chép hay nằm trong lưu thông tiền tệ do NHNN quản lý nên rất khó giám sát và thu thập được thông tin. Do đó, nhiều nước trên thế giới đã có xu hướng thanh toán các hàng hoá, dịch vụ qua hệ thống tiền điện tử. Đối với lĩnh vực TMĐT, khi hệ thống thanh toán truyền thống dần chuyển sang thanh toán bằng tiền điện tử thì tiềm năng thất thu NSNN từ thuế đối với lĩnh vực TMĐT sẽ lớn hơn. Thương mại điện tử là lĩnh vực mới trong những năm gần đây tại Việt Nam nhưng lại tăng trưởng với tốc độ nhanh. Do đó, các cơ quan quản lý thuế cần thêm thời
  • 29. gian để có thể thích ứng, bắt kịp và tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các chính sách thuế phù hợp với tình hình thị trường TMĐT tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin qua lĩnh vực TMĐT được bảo mật hoặc các doanh nghiệp kinh doanh cố tình trốn thuế, một số loại hàng hóa dịch vụ được mua bán không cần trung gian phân phối sẽ là các khó khăn chính mà cơ quan quản lý thuế chưa có các giải pháp hữu hiệu hiện nay. Đối với TMĐT xuyên biên giới, cơ quan quản lý thuế cũng gặp nhiều rào cản trong việc đạt được các thỏa thuận trao đổi về chính sách thuế trong lĩnh vực TMĐT, khi phải thực hiện đàm phán nhiều giai đoạn với các đối tác thương mại để có phương án thu thuế trong lĩnh vực TMĐT hiệu quả giữa các nước Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật trong việc rà soát, xử lý gian lận thúê trong thương mại điện tử Những kiến nghị, đề xuất 1.1.Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc thực thi pháp luậtvề rà soát, xử lý hành vi gian lận thuế trong thương mại điện tử Chính sách thuế đối với thương mại điện tử tại các quốc gia trên thế giới Tại Canada Thất thu ngân sách nhà nước (NSNN) của Canada từ thuế trong lĩnh vực TMĐT xuyên biên giới đối với hàng hóa, dịch vụ mang tính chất vô hình được phân phối trực tuyến (phần mềm, dữ liệu, các dịch vụ tư vấn…), không phải là các hàng hóa vật chất rất, nên khó thu thuế do không cần phải thông quan qua hải quan (J.Li, 2003). Hiện nay, cũng không có quy tắc nào để thu thuế đối với hàng hóa và dịch vụ vô hình nhập khẩu vào Canada. Bên cạnh đó, việc xác định nơi cung cấp hàng
  • 30. hóa, dịch vụ cũng sẽ gặp khó khăn cho cơ quan thuế khi áp dụng các chính sách thuế, nhất là đối với sắc thuế tiêu dùng. Do đó, việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ thông qua TMĐT, nhất là hàng hóa, dịch vụ vô hình, ở Canada chủ yếu thông qua việc kê khai tự nguyện của người mua hoặc người bán. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế trong TMĐT do liên quan đến thuế đầu vào nhập khẩu sẽ được khấu trừ với thuế đầu ra khi bán hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ có các bộ phận đánh giá, trả thuế tiêu dùng trong lãnh thổ Canada. Đối với người tiêu dùng cá nhân thì thường sẽ không tuân thủ yêu cầu kê khai và đóng thuế tự nguyện khi mua hàng hóa dịch vụ qua TMĐT để tiết kiệm tiền. Để giải quyết tình trạng thất thu NSNN từ TMĐT, Chính phủ Canada yêu cầu nhà cung cấp nước ngoài bán hàng hóa qua TMĐT tại Canada cần đăng ký thuế nếu giá trị giao dịch hàng hóa vượt một ngưỡng nhất định5. Bên cạnh đó, để tăng cường quản lý thuế đối với TMĐT, Chính phủ ứng dụng các công nghệ mới để nắm bắt được các thông tin giao dịch qua TMĐT. Tại Liên minh châu Âu (EU) Các cơ quan quản lý thuế của Đức phải đối diện với rủi ro chuyển lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực TMĐT sang các quốc gia có mức thuế thấp hơn, các thiên đường thuế, đặc biệt là các hàng hóa vô hình hay các hàng hóa dịch vụ số (S.Bach, M. Hubbert và W. Muller, 2000). Điều này đã làm NSNN của Đức hằng năm bị thất thu đáng kể. Đối với hệ thống thuế nội địa của Đức, các công nghệ, trang thiết bị quản lý kỹ thuật rất khó quản lý, giám sát được các giao dịch TMĐT khi hệ thống máy chủ được đặt tại nước ngoài. Chẳng hạn, khi khách hàng tải các phần mềm, nhạc, video mất phí từ các nhà cung cấp nước ngoài có khả năng trốn thuế rất cao khi không có bất kỳ liên kết, hệ thống phân phối, sản xuất sản phẩm nào trong nội địa để các cơ quan quản lý thuế có thể kiểm soát. Do đó, Đức đã yêu cầu các quốc gia ký thỏa thuận thương mại song phương với Đức nhằm trao đổi
  • 31. thông tin một cách tự nguyện, hạn chế tình trạng gian lận nghĩa vụ đóng thuế, tránh thuế, cũng như tránh đánh thuế hai lần. Tuy nhiên, các quốc gia có mức thuế suất thấp (thiên đường thuế) thường sẽ không ký kết các thỏa thuận trao đổi thông tin về thuế với Đức. Theo Max và R. Schuman (1999), quy mô thu thuế đối với TMĐT tại EU đang thấp hơn so với tiềm năng. Bên cạnh việc các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực TMĐT không có trụ sở đại diện tại các thị trường kinh doanh, hệ thống máy tính mạng trong giao dịch TMĐT đã sử dụng các khóa mã số có thể ngăn chặn các cơ quan quản lý thuế nắm bắt được các nội dung về tin nhắn và giao dịch trao đổi thương mại. Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh qua TMĐT có thể thanh toán bằng tiền điện tử sẽ càng gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong khâu kiểm tra, giám sát tiền điện tử được giao dịch ngoài hệ thống ngân hàng. Do đó, EU yêu cầu những nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ qua TMĐT ngoài khu vực EU khi bán hàng hóa vào trong khối EU cần đăng ký thuế và thu hộ thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ người tiêu dùng hàng hóa trong khu vực EU. Tại Trung Quốc Bên cạnh những thách thức về chính sách thu thuế đối với TMĐT tương tự với các nước khác trên thế giới, Trung Quốc còn gặp khó khăn trong việc thu thuế đối với TMĐT khi các doanh nghiệp có thể chuyển lợi nhuận hay đặt trụ sở tại Hồng Kông - có mức thuế thấp hơn để trốn và né thuế. Ngoài ra, Trung Quốc là quốc gia đang phát triển có thị trường tiêu dùng lớn và có tỷ lệ tuân thủ thuế của người dân ở mức thấp. Do đó, TMĐT sẽ càng làm gia tăng khả năng trốn thuế. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang là quốc gia mới nổi trong ngành công nghệ nhưng vẫn còn lạc hậu so với các nước phát triển khác, trong khi quy mô về TMĐT tăng trưởng rất nhanh trên thế giới. Các cơ quan quản lý thuế nước này cũng gặp khó khăn trong tiếp cận
  • 32. các thông tin về TMĐT khi các doanh nghiệp kinh doanh ứng dụng các công nghệ kỹ thuật mã hóa trong máy tính. Từ năm 2010, cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại đã đưa ra yêu cầu tất cả những nhà bán lẻ trực tuyến cung cấp tên thực và số ID trên các nền tảng mua sắm họ mở trực tuyến. Năm 2012, có 8 cơ quan thuộc Chính phủ Trung Quốc đưa ra chỉ dẫn để khuyến khích TMĐT và hóa đơn điện tử. Trong chỉ dẫn bao gồm: thiết lập hệ thống hóa đơn điện tử, nền tảng thông tin trực tuyến và tiêu chuẩn thanh toán trực tuyến. Hóa đơn điện tử được cho là sẽ mang lại lợi ích cho các cơ quan quản lý trong thu thuế qua TMĐT và giám sát nguồn thu thuế tốt hơn. 1.2.Một số kiến nghị Hệ thống luật pháp liên quan đến quản lý thuế đối với lĩnh vực TMĐT của Việt Nam đã được quy định khá đầy đủ. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, công tác quản lý thuế đối với một số hoạt động TMĐT như trường hợp các công ty có trụ sở tại nước ngoài kinh doanh đặt phòng khách sạn tại Việt Nam theo hình thức trực tuyến (Agoda, Traveloka, Booking, Expedia...) đã bộc lộ những hạn chế cần sớm có giải pháp khắc phục. Cụ thể: 1. Phần lớn các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT tại Việt Nam không tiến hành đăng ký kinh doanh nên cơ quan nhà nước khó theo dõi, quản lý, xác định đối tượng. Đặc biệt là đối với loại hình quảng cáo trực tuyến, bán hàng qua mạng xã hội (như thông qua Google, Facebook, Zalo...). Trong đó, các hành vi mà DN (như Google, Yahoo…) vi phạm thường không kê khai hoặc kê khai sai doanh thu thuế GTGT; Không kê khai thuế nhà thầu đối với dịch vụ của một số công ty đa quốc gia có phát sinh dịch vụ ở Việt Nam.
  • 33. Ngoài ra, hoạt động bán hàng trực tuyến qua mạng xã hội của các tổ chức, cá nhân hiện nay đang bùng phát nhanh chóng, trong khi cơ quan quản lý lại thiếu chế tài để tiến hành thu thuế kinh doanh khi phát sinh giao dịch buôn bán. 2. Nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng tài khoản cá nhân để thanh toán các khoản phí dịch vụ nước ngoài không kê khai doanh thu tính thuế. Trong đó, một bộ phận khá lớn các tổ chức, cá nhân sử dụng website để quảng bá sản phẩm, hàng hóa, bán trực tiếp cho người tiêu dùng là cá nhân không xuất hóa đơn bán hàng, không kê khai doanh thu tính thuế GTGT và thuế thu nhập DN. 3. Một số hoạt động TMĐT chưa có trong danh mục ngành nghề kinh doanh, hơn nữa còn có hoạt động TMĐT đang trong tình trạng tranh cãi thuộc vào loại hình kinh doanh nào, dẫn đến khó khăn trong việc xác định bản chất, loại hình để đánh thuế hoạt động kinh doanh, trong khi tùy theo loại hình hoạt động mà cơ quan quản lý thuế áp dụng các mức thuế khác nhau. Thực tế cho thấy, đã xuất hiện nhiều cá nhân thực hiện các giao dịch mua bán tiền “ảo”, chuyển nhượng các vật phẩm “ảo” trong game hay cho thuê ứng dụng để đặt quảng cáo trực tuyến có doanh thu lên đến hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng nhưng không kê khai, nộp thuế đầy đủ. 4. Vấn đề xác định doanh thu, thu nhập của các đối tượng kinh doanh TMĐT gặp khó khăn. Hiện nay, công tác quản lý TMĐT chưa có các công cụ để kiểm soát, theo dõi lượng hàng hóa cũng như doanh thu phát sinh từ các hoạt động này. Việc xác định doanh thu chủ yếu dựa trên hóa đơn bán hàng và nội dung giao dịch thanh toán. Thực tế, nhiều đối tượng kinh doanh TMĐT khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn không đúng thực tế; Thực hiện
  • 34. phương thức thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu, hoặc nếu thanh toán qua ngân hàng thì sử dụng các tài khoản ngân hàng không đăng ký với cơ quan Thuế. Trong khi đó, pháp luật cũng chưa có quy định về trách nhiệm của ngân hàng trong việc cung cấp thông tin giao dịch thanh toán TMĐT, trách nhiệm của các đơn vị cho thuê máy chủ về cung cấp thông tin các DN vận hành các trang mạng có hoạt động kinh doanh TMĐT..., nên cơ quan Thuế còn gặp khó khăn trong quản lý kê khai, xác định doanh thu của các đối tượng kinh doanh TMĐT. TMĐT có những tính chất đặc thù như quy mô hoạt động rộng trên môi trường internet có tính phi biên giới, dễ dàng thay đổi, che dấu hoặc xóa dữ liệu giao dịch. Vì vậy, vấn đề quản lý thu thuế là khá khó khăn đối với các giao dịch TMĐT xuyên biên giới ví dụ như trường hợp cung cấp dịch vụ đặt phòng trực tuyến, dịch vụ du lịch đăng ký trực tuyến. Trong các trường hợp này, khách hàng sử dụng dịch vụ thường trả tiền trực tiếp cho DN ở nước ngoài, sau đó DN nước ngoài này lại chuyển tiền phòng cho khách sạn, cơ sở lưu trú... nên khó xác định giao dịch cũng như doanh thu của DN nước ngoài để tính, khấu trừ tiền thuế. Mặc dù, chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng chắc chắn nếu tình trạng này kéo dài, NSNN thất thu là không nhỏ, khi sự phối hợp giữa ngành Thuế với các bộ, ngành liên quan để tăng cường hiệu quả quản lý thu NSNN đối với hoạt động TMĐT vẫn còn hạn chế như hiện nay. IV. Một số khuyến nghị về quản lý thuế đối với thương mại điện tử Để giải quyết những tồn tại, hạn chế và nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, cần tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm sau:
  • 35. 1. Cơ quan quản lý thuế cần có nghiên cứu thực tế phát triển của công nghệ và những ứng dụng về TMĐT đã và đang thay đổi hàng ngày, hàng giờ đời sống xã hội. Đồng thời, cần dự báo, xây dựng danh mục cụ thể về những lĩnh vực sẽ tham gia vào hoạt động TMĐT, đưa ra được những phương án đề xuất những chính sách quản lý thuế vừa có tính căn cơ đối với loại hình TMĐT, vừa phải có những chính sách thuế linh hoạt thích ứng kịp thời với xu thế thanh toán qua mạng ngày càng tăng của xã hội. 2. Tăng cường trách nhiệm phối hợp của các cơ quan quản lý như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước...; các công ty viễn thông, công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền dẫn, cung cấp hạ tầng mạng… trong việc trao đổi, thu thập thông tin của các đơn vị có hoạt động TMĐT, thông tin về việc đăng ký website sàn TMĐT, đăng ký tên miền, thuê máy chủ, thuê đường truyền dẫn, thanh toán qua ngân hàng... Đây là những nội dung quan trọng mà Bộ Tài chính đang đề xuất tại Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) để trình Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua trong năm 2019, qua đó để xác định các hành vi vi phạm pháp luật thuế và kịp thời có biện pháp xử lý nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế. 3. Xây dựng cơ sở dữ liệu và triển khai rộng rãi các dịch vụ thuế điện tử như khai thuế điện tử, hoá đơn điện tử, nộp thuế online, đăng ký ngành nghề kinh doanh của các DN sát với hoạt động kinh doanh thực tế. Ngoài ra, cần nghiên cứu, phát triển công cụ tìm kiếm internet thông minh trên các trang web có hoạt động TMĐT để xác định hoạt động TMĐT chưa được kê khai thuế; Ghi chép các kết quả làm bằng chứng để sử dụng trong quá trình tính thuế và
  • 36. thanh tra, kiểm tra… phục vụ quản lý thuế theo công nghệ tìm kiếm và thông lệ quản lý thuế về TMĐT của các nước phát triển. Đồng thời, tăng cường các giải pháp tạo thuận lợi, giảm thời giảm thời gian tuân thủ về thuế. Trên thực tế, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ Đề án triển khai sử dụng hóa đơn điện tử. Khi được thực hiện, đề án này sẽ góp phần tăng hiệu quả việc quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. 4. Tăng cường công tác rà soát, thanh tra các đối tượng mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh qua mạng không có cơ sở thường trú tại Việt Nam để xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế, chống thất thu thuế. Thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, tổng hợp các hành vi trốn/tránh thuế phổ biến của người nộp thuế, phân loại người nộp thuế theo các nhóm điển hình để có các biện pháp quản lý thuế phù hợp. Đối với người nộp thuế là những DN có rủi ro lớn về thuế, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra; Đối với người nộp thuế là các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ tham gia vào các giao dịch nhỏ lẻ, số lượng lớn và giá trị giao dịch thấp, sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để họ chấp hành pháp luật thuế đầy đủ. Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc triển khai đồng bộ và rộng rãi các dịch vụ thuế điện tử như khai thuế, nộp thuế điện tử, hoá đơn điện tử để tạo điều kiện cho TMĐT phát triển. 1.3.Kết luận và đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật Trên cơ sở rà soát, nắm bắt tình hình thực tế của ngành Thuế, những năm gần đây, nhất là từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, loại hình kinh doanh theo hình thức thương mại điện tử (TMĐT) trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển mạnh. Hầu hết
  • 37. các hộ, cá nhân kinh doanh theo phương thức truyền thống có cửa hàng, cửa hiệu cố định, nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định đều tham gia kinh doanh online. Đặc biệt, không ít hộ, cá nhân kinh doanh chỉ có kho hàng và kinh doanh chủ yếu theo hình thức online. Các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong mọi lĩnh vực, nhất là sản xuất, cung ứng nông sản, thực phẩm đều tăng cường xây dựng, phát triển các trang website để quảng cáo, giới thiệu, bán hàng hóa phục vụ tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức tham gia gián tiếp đến hoạt động kinh doanh online dưới hình thức là các đơn vị vận chuyển, chuyển phát hàng hóa có thu hộ tiền hàng hoặc thu tiền dịch vụ chuyển phát... Để tránh thất thoát nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, Cục Thuế tỉnh đã quan tâm triển khai quản lý và thu thuế phát sinh từ các giao dịch TMĐT. Tuy nhiên, tình trạng thất thu thuế từ hoạt động kinh doanh TMĐT vẫn xảy ra. Nhiều hoạt động TMĐT trên địa bàn các huyện, thành phố có doanh thu rất lớn nhưng phần thuế thu được từ các hoạt động này còn rất nhỏ hoặc chưa quản lý thu được thuế so với doanh thu phát sinh. Nguyên nhân là do TMĐT là hoạt động kinh doanh mới, có nhiều đặc thù gây thách thức cho công tác quản lý của ngành Thuế. Cụ thể như: các tổ chức, cá nhân bán hàng online qua sàn TMĐT, mạng xã hội hay thực hiện các dịch vụ cung cấp phần mềm qua thư điện tử, hoặc các clip giải trí trên mạng xã hội, không cần trụ sở làm việc, địa điểm sản xuất, kinh doanh cố định khiến cho ngành thuế gặp khó trong xác định được danh tính rõ ràng của đối tượng nộp thuế. TMĐT thực hiện giao dịch qua internet bằng thông điệp điện tử, vì vậy việc xác định những thông tin liên quan đến giao dịch TMĐT là một thách thức rất lớn cho công tác quản lý thuế khi mỗi giây có hàng trăm triệu người gửi thông điệp điện tử với hàng ngàn loại thông tin; trường hợp người kinh doanh cố tình xóa lịch sử giao dịch thì cần có giải pháp công nghệ để có thể khôi phục dữ liệu giao dịch đã bị xóa. Việc kiểm soát luồng tiền thanh toán TMĐT vô cùng khó khăn bởi sự đa dạng về
  • 38. phương thức thanh toán, nhất là khi chủ thể kinh doanh TMĐT cố tình gian lận thuế và sử dụng phương thức thanh toán trả tiền mặt khi giao hàng (COD)... Theo đại diện Cục Thuế tỉnh, để quản lý thuế TMĐT, tránh thất thu thuế hiện ngành Thuế đang gia tăng một số giải pháp. Trong đó, chú trọng bám sát, thực thi hiệu quả hệ thống pháp lý trong quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT đã được xây dựng, bao gồm: Luật Quản lý thuế; các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế; cụ thể các nội dung quản lý thuế đối với TMĐT đã được hướng dẫn rõ ràng và khả thi tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP, các Thông tư số: 105/2020/TT-BTC, 40/2021/TT-BTC, 80/2021/TT-BTC và 100/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính. Đặc biệt, ngành Thuế tỉnh tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp theo Đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam” của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo đó, thực hiện rà soát, phân loại, theo dõi và thường xuyên cập nhật thông tin các Công ty đang tổ chức hoạt động kinh doanh, phát sinh thu nhập từ các hình thức kinh doanh thuộc lĩnh vực TMĐT trong phạm vi địa bàn quản lý. Trong đó, các nhóm đối tượng cụ thể được theo dõi thường xuyên bao gồm: doanh nghiệp kinh doanh, bán hàng trực tuyến; doanh nghiệp tổ chức, điều hành sàn giao dịch TMĐT; doanh nghiệp có thu thập từ các tổ chức nước ngoài; doanh nghiệp kinh doanh hoạt động cho thuê nhà trực tuyến; doanh nghiệp chi trả thanh toán cho các dịch vụ điện tử của đơn vị nhà thầu nước ngoài, điều hành các ứng dụng trung gian thanh toán, ứng dụng trung gian vận chuyển… Bên cạnh đó, Cục Thuế tỉnh tăng cường công tác phối hợp với các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, các công ty cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán để thu thập thông tin doanh nghiệp, thu nhập, dữ liệu dòng tiền giao dịch qua tài khoản của các tổ chức trong nước với các công ty nước ngoài sở hữu, vận hành các nền tảng trực tuyến như Facebook, Google... Cục Thuế tỉnh sẽ tăng cường tuyên truyền để các tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh TMĐT, có phát sinh thu nhập từ các đơn vị sở hữu các
  • 39. nền tảng ứng dụng trực tuyến nắm đầy đủ các nội dung về nghĩa vụ kê khai, nộp thuế đối thu nhập từ hoạt động TMĐT. Đồng thời, Cục Thuế tỉnh sẽ chủ động xây dựng kế hoạch, báo cáo UBND các tỉnh, đề xuất các phương án, giải pháp phối hợp với các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, truyền thông thông tin, truyền dẫn, cung cấp hạ tầng mạng để thu thập đầy đủ, kịp thời thông tin của các tổ chức có hoạt động kinh doanh TMĐT. Thực hiện tổng hợp, rà soát, đối chiếu thông tin dữ liệu các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh TMĐT, tham gia sáng tạo nội dung trên các nền tảng trực tuyến có phát sinh thu nhập từ các tổ chức nước ngoài với thông tin quản lý thuế. Từ đó, kịp thời xác định các trường hợp có phát sinh nghĩa vụ kê khai, nộp thuế nhưng chưa thực hiện đăng ký thuế, kê khai nộp thuế theo quy định. Trên cơ sở phân tích rủi ro để tăng cường, bổ sung các trường hợp thanh tra, kiểm tra các tổ chức tại Việt Nam có tham gia hoạt động kinh doanh TMĐT, giao dịch, hợp tác và sử dụng các dịch vụ quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến do các đơn vị nước ngoài cung cấp, Cục Thuế tỉnh đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, thực hiện rà soát tình hình kê khai nộp thuế nhà thầu nước ngoài và thu thập thông tin về các công ty, tập đoàn nước ngoài đang cung cấp các hình thức quảng cáo xuyên biên giới hiện nay. Tích cực xử lý nghiêm các trường hợp cố tình gian lận, trốn thuế không thực hiện kê khai nộp thuế theo quy định, chuyển cơ quan công an để điều tra, xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật.
  • 40. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO’ 1. LuậtGiao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (có hiệu lực ngày 01/3/2006); 2. Nghịđịnh số 57/2006/NĐ-CPtháng6/2006 của Chính phủ về thương mại điện tử; 3. Nghịđịnh số 27/2007/NĐ-CPngày23/02/2007của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; 4. Nghịđịnh số 26/2007/NĐ-CPngày15/02/2007của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; 5. Nghịđịnh số 35/2007/NĐ-CPngày08/03/2007của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; 6. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử thay thế cho Nghị định số 57/2006/NĐ-CP. TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ WEB: https://dms.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong- linh-vuc-thuong-mai-%C4%91ien-tu-34084-3.html https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet- tin?dDocName=MOFUCM223809 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-52-2013-ND-CP- thuong-mai-dien-tu-187901.aspx