SlideShare a Scribd company logo
1 of 128
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN LÊ VÂN THANH
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM – NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN LÊ VÂN THANH
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM – NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI VĂN DƯƠNG
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu
trong luận văn là trung thực. Những kết quả của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
TP.HCM, ngày tháng năm
Tác giả
Nguyễn Lê Vân Thanh
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
PHẦN TÓM TẮT - ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................3
6. Ý nghĩa của đề tài.............................................................................................................3
7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC.........................................4
1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài.........................................................................................4
1.2 Các nghiên cứu ở trong nước .......................................................................................18
1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu................................................................................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................................24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...............................................................................25
2.1 Tổng quan về công bố thông tin...................................................................................25
2.1.1 Khái niệm về công bố thông tin................................................................................25
2.1.2 Yêu cầu về công bố thông tin ...................................................................................26
2.1.3 Đo lường mức độ công bố thông tin.........................................................................32
2.2 Các lý thuyết nền liên quan đến công bố thông tin......................................................35
2.2.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory)..........................................................................35
2.2.2 Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory).......................................................................36
2.2.3 Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary cost theory)...................................................37
2.2.4 Lý thuyết hợp pháp (Legitimacy theory) ..................................................................37
2.2.5 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)....................................................38
2.2.6 Lý thuyết tiết kiệm chi phí thông tin (Information cost saving theory)...................38
2.2.7 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) ..................................39
2.2.8 Lý thuyết thông tin hữu ích (Decision usefulness theory)........................................40
2.2.9 Áp dụng các lý thuyết nền cho vấn đề nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin...................................................................................................41
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết
ngành hàng tiêu dùng..........................................................................................................42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................49
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................50
3.1 Quy trình nghiên cứu...................................................................................................50
3.2 Mô hình nghiên cứu.....................................................................................................51
3.3 Các giả thuyết nghiên cứu...........................................................................................54
3.4 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................55
3.4.1 Chọn mẫu nghiên cứu...............................................................................................55
3.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu....................................................................................56
3.4.3 Xây dựng chỉ số công bố thông tin...........................................................................56
3.4.4 Mã hóa và đo lường các biến....................................................................................46
3.4.5 Phương pháp xử lý dữ liệu........................................................................................63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................67
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .........................................68
4.1 Kết quả nghiên cứu......................................................................................................68
4.1.1 Phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu.................................68
4.1.2 Phân tích mối tương quan giữa các biến trong mô hình...........................................60
4.1.3 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam........73
4.1.4 Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt
Nam....................................................................................................................................75
4.1.5 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Tp.HCM .........78
4.1.6 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Hà Nội............79
4.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu........................................................................................81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................86
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................87
5.1 Kết luận.........................................................................................................................87
5.2 Kiến nghị.......................................................................................................................87
5.2.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước.....................................................................88
5.2.2 Đối với các công ty niêm yết ngành hàng hiêu dùng...............................................90
5.2.3 Đối với các nhà đầu tư..............................................................................................93
5.3 Hạn chế và hướng phát triển của đề tài........................................................................93
5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu............................................................................................93
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.....................................................................94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ................................................................................................95
KẾT LUẬN .......................................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
* Chữ viết tắt Tiếng Việt
CBTT: Công bố thông tin
CTĐC: Công ty đại chúng
CTNY: Công ty niêm yết
BCTC: Báo cáo tài chính
BCTN: Báo cáo thường niên
HNX: Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội
HSX: Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
HĐQT: Hội đồng quản trị
NHTM: Ngân hàng thương mại
TLSH: Tỷ lệ sở hữu
TLTV: Tỷ lệ thành viên
TTTC: Thông tin tài chính
TTCK: Thị trường chứng khoán
TSCĐ: Tài sản cố định
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
SGDCK: Sở Giao dịch Chứng khoán
UBCKNN: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
* Chữ viết tắt Tiếng Anh
AIMR (Association for Investment Management and Research): Hiệp hội Nghiên
cứu và Đầu tư
EPS (Earning Per Share): Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu
FAF (Financial Analysts Federation): Liên đoàn phân tích tài chính
GAAP (Generally Accepted Accounting Principles): Các nguyên tắc kế toán chấp
nhận chung.
IFRS (International Financial Reporting Standards): Tiêu chuẩn quốc tế báo cáo tài
chính
ROA (Return on Assets): Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản
ROE (Return on Equity): Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
S&P: công ty Standard & Poor’s
SPSS (Statistical Package for the Social Sciences): Phần mềm phân tích thống kê
VIF (Variance Inflation Factor): Hệ số phóng đại phương sai
VAS (Vietnam Accounting Standars): Chuẩn mực kế toán Việt Nam
VACPA (Vietnam Association of Certified Public Accountants): Hội Kiểm toán
viên hành nghề Việt Nam
VAMC (Vietnam Asset Management Company): Công ty quản lý tài sản Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về vấn đề công bố thông tin..............12
Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về vấn đề công bố thông tin...............21
Bảng 2.1: Tổng hợp các lý thuyết nền liên quan đến đề tài nghiên cứu........................41
Bảng 2.2: Tổng hợp các nhân tố liên quan đến các đề tài nghiên cứu...........................48
Bảng 3.1: Quy trình nghiên cứu......................................................................................51
Bảng 3.2: Các chỉ mục công bố thông tin của công ty niêm yết....................................57
Bảng 3.3: Mã hóa và cách đo lường các biến.................................................................62
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trên SGDCK Việt Nam......................68
Bảng 4.2: So sánh giá trị bình quân của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT
trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng giữa SGDCK TpHCM và
SGDCK Hà Nội...............................................................................................................71
Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình...........................................72
Bảng 4.4: Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến....................................................74
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp mô hình hồi quy tuyến tính đa biến.....75
Bảng 4.6: Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến lần đầu – HSX..........................78
Bảng 4.7: Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến lần cuối – HSX.........................78
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp mô hình hồi quy tuyến tính đa biến –
HSX.................................................................................................................................79
Bảng 4.9: Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến lần đầu – HNX .........................80
Bảng 4.10: Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến lần hai – HNX........................80
Bảng 4.11: Kết quả phân tích mô hình hồi quy đơn biến – HNX..................................81
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến
– HNX .............................................................................................................................81
Bảng 4.13: Tổng hợp tác động của các nhân tố trong mô hình.......................................82
Bảng 4.14: Tổng hợp tác động các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong
BCTN của các CTNY ngàng hàng tiêu dùng trên SGDCK TP.HCM và SGDCK Hà
Nội...................................................................................................................................84
Bảng 4.15: Tổng hợp và so sánh nội dung nghiên cứu của tác giả với nghiên cứu
của Nguyển Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc (2018)....................................................84
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin của
các công ty niêm yết ngành hàng tiêu dùng....................................................................53
Hình 3.2: Các chỉ mục công bố thông tin của công ty niêm yết ....................................57
Hình 4.1: Biểu đồ phân tán của phần dư đã được chuẩn hóa.........................................76
Hình 4.2: Biểu đồ P-P Plot của phần dư - đã được chuẩn hóa.......................................76
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư - đã được chuẩn hóa......................................77
Hình 4.4: Mô hình hồi quy các nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các
CTNY ngành hàng tiêu dùng...........................................................................................77
PHẦN TÓM TẮT
Hiện nay, các công ty niêm yết ngành hàng tiêu dùng ở Việt Nam chưa xem
trọng việc công bố thông tin trên báo cáo thường niên. Nghiên cứu này sẽ xác định và
đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo
thường niên của các công ty niêm yết ngành hàng tiêu dùng trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo thường niên năm 2018 của 140 công
ty niêm yết và được thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy đa biến
qua phần mềm SPSS 20.0. Mười giả thuyết được đưa ra để xem xét mối quan hệ giữa
một số biến giải thích (cụ thể là quy mô công ty, số năm niêm yết, khả năng thanh toán,
tài sản cố định, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ sở hữu vốn cổ đông lớn, tỷ lệ
sở hữu vốn cổ đông nước ngoài, công ty kiểm toán, tỷ lệ thành viên không điều hành
trong hội đồng quản trị) và mức độ công bố thông tin trong các báo cáo thường niên
của công ty niêm yết. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy quy mô công ty, khả năng
thanh toán, tỷ lệ sở hữu vốn cổ đông nước ngoài, công ty kiểm toán, tỷ lệ thành viên
không điều hành trong hội đồng quản trị có ảnh hưởng tích cực đến mức độ công bố
thông tin, các nhân tố còn lại không ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin. Từ đó,
đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin trong báo cáo
thường niên của các công ty niêm yết ngành hàng tiêu dùng trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Các kết luận từ nghiên cứu này có thể được các nhà hoạch định chính
sách và các nhà quản lý tham khảo để cải thiện việc công bố các thông tin bắt buộc và
các thông tin tự nguyện trong các báo cáo thường niên của công ty niêm yết.
Từ khóa: Công bố thông tin - Báo cáo thường niên – Công ty niêm yết – Ngành
hàng tiêu dùng
ABSTRACT
Currently, listed companies in the consumer goods industry in Vietnam do not
attach much importance to the disclosure of information in annual reports. This study
will identify and measure the impact of factors on the level of disclosure in the annual
report of consumer companies listed on Vietnam's stock market. The data was
collected from the 2018 annual report of 140 listed companies and statistically
described, correlated, multivariate regression analysis via SPSS 20.0 software. Ten
hypotheses have been proposed to examine the relationship between a number of
explanatory variables (namely firm size, number of years of listing, solvency, fixed
assets, profitability, leverage major shareholding ratio, foreign equity ownership,
auditing company, percentage of non-executive members in the board of directors) and
the level of information disclosure in the reports. Annual list of listed companies. The
results of this study show that firm size, solvency, foreign equity ownership, auditing
firms, and non-executive members in the board of directors have a positive influence.
To the extent of information disclosure, the remaining factors do not affect the level of
information disclosure. Since then, providing policy implications to improve the level
of information disclosure in the annual report of companies listed consumer goods on
the stock market of Vietnam. The conclusions from this study can be consulted by
policy makers and regulators to improve the disclosure of mandatory and voluntary
information in the company's annual reports. listing.
Keyword: Information disclosure – Annual report – Listed company –
Consumer goods industry
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thông tin TTCK rất đa dạng và phong phú. Thông tin là yếu tố then chốt, nhạy
cảm, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của tất cả các đối tượng tham gia TTCK.
Những nhà đầu tư có thể phân tích, so sánh và đầu tư có hiệu quả thông qua những
nguồn thông tin về tình trạng tài chính, bản chất, bối cảnh của công ty... Vì vậy, để
đảm bảo cho TTCK hoạt động được công khai, minh bạch thì các CTNY cung cấp
thông tin cũng phải thực hiện một cách minh bạch và công khai. Nguyên tắc công khai
được hiểu như là cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời. Thông tin chính
thống và thông tin phi chính thống về CTNY sẽ được huy động từ mọi nguồn: từ các
phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, sách báo, internet đến các thông tin
mang tính truyền miệng qua diễn đàn, sàn giao dịch. Một số chính sách, văn bản hỗ trợ
cho tái cấu trúc nền kinh tế đã được Chính phủ ban hành như nghị định 60/2015/NĐ-
CP với những thay đổi của khung pháp lý và đòi hỏi mới của thị trường, Bộ Tài Chính
cùng với UBCKNN đã ban hành những quy định mới hướng dẫn CBTT, đăng ký giao
dịch và niêm yết trên TTCK tại các thông tư 155/2015/TT-BTC, thông tư180/2015/TT-
BTC và thông tư 29/2017/TT-BTC đáp ứng yêu cầu phù hợp với sự phát triển của thị
trường và hướng tới các chuẩn mực quốc tế về CBTT và niêm yết. Tuy nhiên, hiện nay
việc CBTT của các CTNY đang bị xem nhẹ, nhiều nhà đầu tư chưa thực sự nhận
được những thông tin tương xứng về CTNY mà họ bỏ vốn để đầu tư. Dođó, việc nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT giúp cho các nhà điều hành, các tổ chức
thấy được những tác động để có thể đưa ra những quy định phù hợp, khả thi.
Việc công khai thông tin, đặc biệt là CBTT trên BCTN theo sổ tay CBTT trên
SGDCK Hà Nội thì: “Báo cáo thường niên là ấn phẩm thường niên cung cấp thông tin
toàn diện về tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty trong năm liền
trước”. Thông tin cung cấp trong BCTN sẽ giúp cho các bên có liên quan đánh giá để
đưa ra quyết định kinh tế. CBTT trong BCTN là nghĩa vụ bắt buộc mà các CTNY phải
công bố trung thực, đầy đủ và kịp thời nhằm hướng tới tính minh bạch, công khai
thông tin hữu ích cho nhà đầu tư và cho quản lý Nhà nước. Thực tế, những quy định
CBTT trong BCTN theo các văn bản hướng dẫn chỉ gợi ý các đề mục, chưa hướng dẫn
2
chuyên sâu, chặt chẽ về nội dung công bố. Mức độ CBTT trong BCTN phụ thuộc vào
tính tự nguyện của các CTNY, dẫn đến các CTNY trên SGDCK thực hiện CBTT trên
BCTN sai lệch và chậm trễ, không cập nhật thường xuyên, gây nhiều thiệt hại cho các
nhà đầu tư và những người sử dụng thông tin. Vì vậy, để duy trì hệ thống thị trường
vốn hiệu quả, có tính thanh khoản cao, TTCK Việt Nam ngày càng phát triển như các
nước tiên tiến trên thế giới thì cần thiết phải hoàn thiện việc CBTT trên BCTN của các
CTNY để có được BCTN chất lượng cao, minh bạch, đầy đủ, sẵn có để tất cả đối
tượng tham gia có thể đưa ra quyết định khi phân bổ vốn.
Ngành hàng tiêu dùng là ngành hàng vô cùng phát triển tại Việt Nam, luôn
chiếm tỷ trọng cao so với các nhóm ngành khác cũng như so với tổng thu nhập của đất
nước. Trước đó, “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các doanh
nghiệp thuộc ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam” đã được hai tác
giả Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc nghiên cứu dựa trên BCTN năm 2015.
Nhưng mỗi nghiên cứu có sự khác nhau về địa điểm nghiên cứu, thời gian nghiên cứu
và mẫu nghiên cứu, nên cần thiết nghiên cứu thực nghiệm trong mỗi giai đoạn, nhằm
giải thích hiện tượng và tiến triển CBTT trong mỗi giai đoạn, góp phần bổ sung vào cơ
sở lý thuyết về CBTT. Từ đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
CBTT trên BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam ở giai
đoạn hiện nay là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, đề tài: “Các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các công
ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam – Ngành hàng tiêu dùng” đã
được tác giả lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Thứ nhất, xác định các nhân tố đo lường mức độ CBTT trong BCTN của các
CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam.
-Thứ hai, đo lường tác động của từng nhân tố đến mức độ CBTT trong BCTN
của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
- Thứ nhất, các nhân tố nào đo lường mức độ CBTT trong BCTN của các
CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam?
- Thứ hai, cách đo lường tác động của từng nhân tố đến mức độ CBTT trong
3
BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam.?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên BCTN
của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK.
Phạm vi nghiên cứu: BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK.
Thời gian nghiên cứu: BCTN năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp định tính: Hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích lý thuyết để xác
định các nhân tố đo lường mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu
dùng trên SGDCK Việt Nam.
- Phương pháp định lượng: sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel để thống
kê và phần mềm SPSS 20.0 để xây dựng mô hình hồi quy nhằm đo lường tác động của
từng nhân tố đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng
trên SGDCK Việt Nam.
6. Ý nghĩa của đề tài:
Bổ sung và củng cố cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
CBTT trên BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng.
Là tài liệu tham khảo giúp các đối tượng sử dụng BCTN hiểu rõ hơn về mức độ
CBTT của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam.
Là cơ sở khoa học giúp các CTNY thấy được tầm quan trọng và tính pháp lý
của việc CBTT trong BCTN. Đồng thời là cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao mức độ
CBTT nhằm làm giảm bất cân xứng thông tin giữa nhà đầu tư và các CTNY ngành
hàng tiêu dùng, góp phần phát triển TTCK Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn:
Bài nghiên cứu gồm có 5 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Đã có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các
công ty trong nhiều thời điểm với những phạm vi khác nhau, tại nhiều quốc gia trên
thế giới.
Nghiên cứu của Firth (1979) tại Anh đã tiến hành nghiên cứu đối với 180 công
ty nhằm kiểm tra mối liên hệ giữa mức độ CBTT tự nguyện với quy mô công ty, tình
trạng niêm yết và loại công ty kiểm toán. Kết quả cho thấy mối liên hệ tích cực giữa
quy mô công ty, tình trạng niêm yết và mức độ CBTT, không có mối liên hệ giữa loại
công ty kiểm toán và mức độ CBTT.
Nghiên cứu McNally et al (1982) tại New Zealand đã tiến hành nghiên cứu trên
103 công ty để nghiên cứu mối liên hệ giữa mức độ CBTT tự nguyện với quy mô công
ty, tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ tăng trưởng, quy mô công ty kiểm toán, nhóm ngành công
nghiệp. Kết quả cho thấy quy mô công ty có mối quan hệ tích cực với mức độ CBTT
tự nguyện.
Nghiên cứu của Cooke (1992) tại Nhật Bản để nghiên cứu mối liên hệ giữa mức
độ CBTT tự nguyện và bắt buộc với quy mô công ty, tình trạng niêm yết, nhóm ngành
công nghiệp. Nghiên cứu được tiến hành đối với 35 công ty. Kết quả cho thấy quy mô
công ty, tình trạng niêm yết, nhóm ngành công nghiệp có mối quan hệ tích cực với
mức độ CBTT bắt buộc và tự nguyện. Và Coooke tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về mức độ
CBTT tự nguyện của các công ty tại Nhật được thể hiện trong nghiên cứu của Cooke
(1993). Nghiên cứu thực hiện dựa trên BCTN của 48 công ty tại Nhật Bản nhằm đo
lường ảnh hưởng của các nhân tố quy mô công ty, tình trạng niêm yết, nhóm ngành
công nghiệp đến mức độ CBTT tự nguyện với chỉ số công bố thông tin không trọng
số. Kết quả tìm ra được mức độ CBTT tự nguyện có mối liên hệ với tình trạng niêm
yết của công ty.
Nghiên cứu của Ahmed and Nicholls (1994) về mức độ CBTT bắt buộc được
thực hiện tại Bangladesh được tiến hành đối với 63 công ty, 94 mục công bố nhằm
kiểm tra mối liên hệ giữa công bố thông tin bắt buộc với chỉ số công bố, quy mô công
ty, đòn bẩy, công ty kiểm toán, công ty đa quốc gia, trình độ của kế toán trưởng thông
qua sử dụng phương pháp nghiên cứu mô hình hồi quy. Nghiên cứu cho thấy công ty
5
đa quốc gia, trình độ của kế toán trưởng và quy mô công ty ảnh hưởng đến mức độ
CBTT bắt buộc.
Nghiên cứu của Hossain và các cộng sự (1994) tại Malaysia được tiến hành đối
với 67 công ty, 78 mục công bố, sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi quy đơn biến và
đa biến, nhằm nghiên cứu mối liên hệ giữa mức độ CBTT tự nguyện với chỉ số công
bố, quy mô công ty, cấu trúc sở hữu, đòn bẩy, tài sản, công ty kiểm toán và tình trạng
niêm yết. Kết quả cho thấy quy mô công ty, cấu trúc sở hữu và tình trạng niêm yết có
ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện.
Nghiên cứu của Wallace và các cộng sự (1994) tại Tây Ban Nha được tiến hành
đối với 50 công ty, 79 mục công bố, sử dụng phương pháp nghiên cứu mô hình hồi
quy đa biến, nhằm nghiên cứu mối liên hệ giữa mức độ CBTT với chỉ số công bố, quy
mô công ty, đòn bẩy, lợi nhuận, công ty kiểm toán và khả năng thanh toán. Kết quả
cho thấy quy mô công ty, tình trạng niêm yết có ảnh hưởng tích cực, ngược lại thì khả
năng thanh toán có ảnh hưởng tiêu cực.
Nghiên cứu của Meek & Gray (1995) đã nghiên cứu thực nghiệm ở 116 doanh
nghiệp ở Mỹ, 64 doanh nghiệp ở Anh và 46 doanh nghiệp ở Châu Âu là các tập đoàn
đa quốc gia, nhằm nghiên cứu mối liên hệ giữa các nhân tố quy mô công ty, khu vực
công ty, loại ngành, đòn bẩy, công ty đa quốc gia, lợi nhuận, thời gian niêm yết và
mức độ CBTT tự nguyện trong báo cáo hàng năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy
mô công ty, khu vực mà công ty hoạt động, thời gian niêm yết, ngành nghề kinh doanh
là các nhân tố then chốt có ảnh hưởng đến việc CBTT tự nguyện.
Nghiên cứu của Zarzeski (1996) thực hiện nghiên cứu BCTN từ năm 1991 đến
năm 1993 trên 7 quốc gia (Pháp, Đức, Hồng Kông, Nhật Bản, Na Uy, Anh, Mỹ) với
256 công ty có quy mô nhỏ, vừa và lớn. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ
CBTT phụ thuộc vào văn hóa và sức mạnh của thị trường thông qua các nhân tố doanh
thu xuất khẩu, đòn bẩy tài chính và quy mô công ty.
Nghiên cứu của Owusu - Ansah (1998) nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm
công ty đến mức độ CBTT bắt buộc tại Zimbabwe. Nghiên cứu kết hợp sử dụng báo
cáo tài chính và báo cáo thường niên năm 1994 của 49 CTNY tại Zimbabwe, nhằm
nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tuổi công ty, quy mô công ty, khả năng sinh lời,
cấu trúc chủ sở hữu, chất lượng kiểm toán, loại ngành, khả năng thanh toán và đầu tư
6
tài chính ( công ty có công ty con, công ty là công ty liên kết). Kết quả cho thấy tuổi
công ty, quy mô của công ty, khả năng sinh lời, cấu trúc chủ sở hữu có tác động tích
cực đến mức độ CBTT bắt buộc của công ty.
Nghiên cứu của Ho và Wong (2001) thực hiện kiểm tra các mối quan hệ giữa
cơ chế quản trị chính trong công ty (tỷ lệ giám đốc độc lập so với tổng số giám đốc
trong HĐQT, sự tồn tại của một ủy ban kiểm toán tự nguyện, sự tồn tại của cá nhân
vừa là giám đốc điều hành vừa là chủ tịch HĐQT, tỷ lệ thành viên gia đình trong
HĐQT) và mức độ CBTT tự nguyện ở Hồng Kông. Kết quả cho thấy sự tồn tại của
một ủy ban kiểm toán có liên quan đáng kể, tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện,
trong khi tỷ lệ thành viên gia đình trong HĐQT, có mối liên quan tiêu cực đến mức độ
CBTT tự nguyện. Hạn chế của bài nghiên cứu là chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố
về cơ chế quản trị trong công ty mà không xét đến các nhân tố liên quan đến hiệu quả
hoạt động của công ty như lợi nhuận, tính thanh khoản.
Nghiên cứu của Châu và Gray (2002) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc
sở hữu và mức độ CBTT tự nguyện ở Hồng Kông và Singapore. Kết quả cho thấy rằng
mức độ sở hữu bên ngoài có liên quan tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện và nội bộ
hoặc quyền sở hữu gia đình có liên quan tiêu cực đến mức độ CBTT tự nguyện. Hạn
chế của bài nghiên cứu cũng như nghiên cứu của Ho và Wong (2001), chỉ mới nghiên
cứu các nhân tố quản trị trong công ty.
Nghiên cứu của Ros Haniffa và Terry Cooke (2002) về ảnh hưởng của nhân tố
văn hóa, quản trị công ty đến mức độ CBTT tự nguyện của các công ty tại Malaysia.
Nghiên cứu được tiến hành đối với 167 công ty, 65 mục công bố, kiểm tra mối liên hệ
giữa mức độ CBTT tự nguyện với chỉ số công bố, quản trị công ty, văn hóa và đặc
điểm cụ thể của công ty thông qua việc nghiên cứu mô hình hồi quy đa biến. Kết quả
cho thấy đặc điểm cụ thể của từng công ty và đặc điểm quản trị công ty có mối quan
hệ với mức độ CBTT tự nguyện, cụ thể các thành viên gia đình thuộc HĐQT, chủ tịch
không điều hành có mối quan hệ tiêu cực với mức độ CBTT tự nguyện. Trong đó nhân
tố chủ tịch không điều hành có hệ số hồi quy cao nhất, cho thấy một chủ tịch không
điều hành là điều cần thiết như một cơ chế kiểm tra và cân bằng. Một trong những hạn
chế trong nghiên cứu này là chỉ xem xét mối quan hệ của ba nhóm biến với mức độ
CBTT tự nguyện. Như vậy, một phần mở rộng của nghiên cứu này sẽ là kết hợp các
7
nhóm biến này trong các nghiên cứu tiếp theo xem xét với mức độ CBTT bắt buộc,
đặc biệt ở các nước đang phát triển bởi vì có lập luận rằng các nước đang phát triển
thường không công bố thông tin rộng rãi và có thể không tuân thủ tất cả các yêu cầu.
Nghiên cứu của Jeffrey J. Archambault và Marie E. Archambault (2003),
nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin và mức độ
CBTT. Theo nghiên cứu, các nhân tố: quy mô công ty, quyền sở hữu, tình trạng niêm
yết, chính sách cổ tức, kiểm toán, đòn bẩy tài chính, lĩnh vực kinh doanh, doanh thu
xuất khẩu,… ảnh hưởng đến mức độ CBTT được phân thành nhóm nhân tố: nhóm
nhân tố văn hóa, nhóm nhân tố hệ thống chính trị và kinh tế quốc gia, nhóm nhân tố hệ
thống tài chính và hoạt động của công ty. Bằng nghiên cứu thực nghiệm để kiểm định
các giả thuyết nghiên cứu trên với mẫu khảo sát là 1.000 công ty công nghiệp hàng
đầu ở 41 quốc gia (trong quá trình chạy mô hình thì chỉ còn lại 33 quốc gia), Jeffrey J.
và Marie E. Archambault đã đưa ra được mô hình hồi quy về sự tương quan giữa mức
độ CBTT và minh bạch thông tin tài chính với các nhân tố đã nêu trên. Jeffrey J. và
Marie E. Archambault kết luận rằng CBTT như là một chức năng của hệ thống văn
hóa, hệ thống chính trị và kinh tế quốc gia, hệ thống chính sách tài chính và hoạt động
của công ty. Kết quả thực nghiệm của nhóm tác giả cho thấy, mỗi nhóm nhân tố trên
đều ảnh hưởng đáng kể đến quá trình CBTT, ngay cả đối với những nhân tố mà trong
các nghiên cứu trước khẳng định là không có quan hệ với quá trình CBTT thì ở nghiên
cứu này tác giả cũng đã chứng minh là khá quan trọng. Riêng ở góc độ công ty, kết
quả thực nghiệm của nhóm tác giả cho rằng, hầu hết các nhân tố phản ánh đặc điểm tài
chính và quá trình hoạt động của công ty đều ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Ngoài ra,
nhóm tác giả cũng cho rằng CBTT là một quá trình phức tạp chịu sự ảnh hưởng bởi
một tập hợp các nhân tố.
Nghiên cứu của Ali và các cộng sự (2004) được thực hiện tại Pakistan, Ấn Độ,
Bangladesh nhằm kiểm tra tác động các nhân tố quy mô công ty, đòn bẩy tài chính,
ảnh hưởng của công ty đa quốc gia, quy mô công ty kiểm toán và lợi nhuận đến mức
độ CBTT bắt buộc. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô công ty, ảnh hưởng của các
công ty đa quốc gia và lợi nhuận có ảnh hưởng tích cực đối đến CBTT bắt buộc và quy
mô công ty kiểm toán không có mối liên hệ nào với CBTT bắt buộc
Nghiên cứu của Waresul Karim và Jamal Udin Ahmed (2005) nhằm kiểm tra
8
mức độ CBTT tài chính khi áp dụng các chuẩn mực kế toán Quốc tế (IAS) ở
Bangladesh và ảnh hưởng của nhân tố đặc đểm của công ty (quy mô công ty, lợi
nhuận, mức độ bảo mật của các loại giao dịch chứng khoán, liên kết quốc tế của kiểm
toán viên công ty, chi nhánh đa quốc gia) đến mức độ công khai trên BCTN của công
ty ở Bangladesh. Bài nghiên cứu sử dụng chỉ số công bố không trọng số bao gồm 411
mục và áp dụng cho BCTN năm 2003 của 188 công ty thông qua nghiên cứu nhiều mô
hình hồi quy tuyến tính. Kết quả chỉ ra rằng quy mô công ty, lợi nhuận, mức độ bảo
mật của các loại giao dịch chứng khoán, liên kết quốc tế của kiểm toán viên của công
ty và chi nhánh đa quốc gia đều có ảnh hưởng đến mức độ CBTT.
Nghiên cứu của Oliveira và cộng sự (2006) về ảnh hưởng của các nhân tố quy
mô công ty, kiểm toán viên, sự tập trung quyền sở hữu, tình trạng niêm yết, ngành,
đòn bẩy tài chính, lợi nhuận đến mức độ CBTT tự nguyện. Nhóm tác giả sử dụng
BCTN năm 2003 của 56 CTNY tại Bồ Đào Nha để thực hiện nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu cho thấy quy mô công ty, loại kiểm toán viên, sự tập trung quyền sở hữu,
tình trạng niêm yết, ngành có ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện, trong
khi đó đòn bẩy tài chính, lợi nhuận không có ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện.
Nghiên cứu của Cheung và các cộng sự (2007) đã xem xét các mức độ CBTT
và tính minh bạch thông tin của các CTNY ở thị trường chứng khoán Thái Lan và
Hồng Kông. Nghiên cứu phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT và tính
minh bạch thông tin thành nhóm nhân tố tài chính và nhóm nhân tố quản trị công ty.
Trong nhóm nhân tố tài chính, nhóm tác giả đưa ra các nhân tố gồm: quy mô công ty,
đòn bẩy tài chính, kết quả tài chính, tài sản đảm bảo và hiệu quả sử dụng tài sản. Đối
với nhóm nhân tố quản trị công ty, nhóm tác giả đưa ra các nhân tố gồm: mức độ tập
trung quyền sở hữu, cơ cấu HĐQT và quy mô HĐQT. Nghiên cứu trên của nhóm tác
giả thực hiện khảo sát với số lượng 265 CTNY tại Thái Lan và 148 CTNY tại Hồng
Kông. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ CBTT và minh bạch thông tin của các
công ty Thái Lan thì cao hơn các công ty ở Hồng Kông. Trong đó, nhóm nhân tố tài
chính như: quy mô công ty, hiệu quả sử dụng tài sản, giá trị tài sản đảm bảo và khả
năng sinh lợi dài hạn của công ty ảnh hưởng đến mức độ CBTT và minh bạch thông
tin các công ty ở Hồng Kông, nhưng lại không ảnh hưởng đến các công ty ở Thái Lan.
Nhóm nhân tố quản trị công ty như quy mô HĐQT và cơ cấu HĐQT có ảnh hưởng đến
9
mức độ CBTT và minh bạch thông tin các công ty ở Thái Lan nhưng lại không ảnh
hưởng các công ty ở Hồng Kông. Riêng biến tỷ lệ các giám đốc điều hành không phải
là thành viên của HĐQT (trong biến cơ cấu của HĐQT) càng lớn thì tính minh bạch và
mức độ CBTT của các công ty càng cao ở cả Thái Lan và Hồng Kông. Nghiên cứu
cũng đã thực nghiệm để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT và tính
minh bạch thông tin và kết luận rằng quản trị công ty tốt thì việc CBTT và minh bạch
thông tin sẽ tốt hơn ở Thái Lan. Tuy nhiên, nhóm tác giả chủ yếu chỉ so sánh mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố trên giữa Thái Lan và Hồng Kông, đồng thời chỉ mới thống
kê mô tả về mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố tài chính và quản trị công ty,
nhưng chưa giải thích được nguyên nhân sâu xa của các kết quả từ nghiên cứu thực
nghiệm, chẳng hạn vì sao hầu như các nhân tố tài chính lại không ảnh hưởng đến mức
độ CBTT và minh bạch thông tin của các công ty ở Thái Lan nhưng lại có ảnh hưởng
đối với các công ty ở Hồng Kông.
Nghiên cứu Ageca và Onder (2007) về các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng
đến mức độ CBTT tự nguyện. Nhóm tác giả sử dụng thông tin trên BCTN năm 2003
của 51 CTNY tại Thổ Nhĩ Kỳ để nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: lợi
nhuận, kiểm toán viên có mối liên hệ tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện, ngược lại
quy mô công ty có tác động tiêu cực đến mức độ CBTT tự nguyện, các nhân tố như
cấu trúc sở hữu, đòn bẩy, tính đa quốc gia không có ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự
nguyện.
Nghiên cứu thực nghiệm của Mohamed và các cộng sự (2009) về nhân tố quản
trị công ty ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY tại Malaysia, sử
dụng thông tin công bố trên BCTN năm 2002 của 94 CTNY. Các nhân tố quản trị
được kiểm tra là quy mô HĐQT, tỷ lệ các giám đốc độc lập không điều hành trong
HĐQT, cổ phần sở hữu bên ngoài, kiểm soát gia đình và tỷ lệ phần trăm thành viên
ban kiểm toán trên tổng số thành viên HĐQT. Kết quả của cho thấy mối liên hệ tích
cực giữa quy mô công ty, tỷ lệ các giám đốc độc lập với mức độ CBTT tự nguyện.
Tuy nhiên, mức độ CBTT tự nguyện có mối liên hệ tiêu cực đến kiểm soát gia đình.
Trong khi đó tỷ lệ phần trăm thành viên ban kiểm toán trên tổng số thành viên HĐQT
không có tác động đến mức độ CBTT tự nguyện.
Nghiên cứu của Despina Galani và các cộng sự (2011) về tác động của đặc
10
điểm công ty đến mức độ CBTT bắt buộc. Nhóm tác giả sử dụng BCTN năm 2009 của
43 CTNY tại TTCK Athens, bao gồm 100 khoản mục CBTT bắt buộc để thực hiện
nghiên cứu. Kết quả cho thấy quy mô công ty có ảnh hưởng tích cực đến mức độ
CBTT bắt buộc, trong khi đó tuổi của công ty và khả năng sinh lời không có tác động
đến mức độ CBTT bắt buộc. Hạn chế mà bài nghiên cứu đưa ra là chỉ thực hiện trong
một năm và tại một quốc gia, nghiên cứu cũng đề xuất thực hiện nghiên cứu trong
khoảng thời gian dài hơn, từ năm tới mười năm.
Nghiên cứu của Abdur Rouf (2011) về ảnh hưởng các nhân tố đặc điểm công ty
và các nhân tố quản trị công ty đến mức độ CBTT tự nguyện, sử dụng thông tin công
bố trên BCTN năm 2007 của 120 CTNY tại Bangladesh. Nghiên cứu ảnh hưởng của
các nhân tố: quy mô HĐQT, ủy ban kiểm toán, cơ cấu lãnh đạo HĐQT đến việc tăng
mức độ CBTT tự nguyện. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng thành viên HĐQT và
ủy ban kiểm toán của công ty có ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện.
Nghiên cứu của Sanjay Bhayani (2012) về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
CBTT trên BCTN từ năm 2008 đến năm 2010 của 81 CTNY tại Ấn Độ. Kết quả
nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các công ty công bố thong tin nhiều hơn và thông tin
minh bạch hơn là các công ty có quy mô lớn, đòn bẩy cao, lợi nhuận cao, niêm yết tại
TTCK nước ngoài và được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán lớn. Tuy nhiên, thời
gian hoạt động của một công ty và tình trạng cư trú (công ty đa quốc gia và công ty
trong nước) không ảnh hưởng đáng kể đến mức độ CBTT.
Nghiên cứu của Nandi và Ghosh (2012) về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
CBTT trên BCTN từ năm 2000 đến năm 2009 của 60 CTNY tại Ấn Độ. Kết quả cho
thấy quy mô HĐQT, tỷ lệ thành viên ủy ban kiểm toán trên tổng số thành viên HĐQT,
kiểm soát gia đình, chủ tịch HĐQT tách biệt với giám đốc điều hành, quy mô công ty,
lợi nhuận, tính thanh khoản ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT, tỷ lệ giám đốc
không điều hành trong HĐQT, đòn bẩy tài chính, tuổi công ty ảnh hưởng tiêu cực đến
mức độ CBTT.
Nghiên cứu của các tác giả Ali Uyar, Merve Kilic, Nizamettin Bayyurt (2013)
về đặc điểm công ty và việc CBTT tự nguyện trên BCTN năm 2010 của 138 CTNY tại
Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả cho thấy có mối liên hệ tích cực giữa mức độ CBTT tự nguyện
và các biến như quy mô công ty, quy mô của công ty kiểm toán, mức độ độc lập của
11
các giám đốc trong hội đồng, đòn bẩy tài chính lại có mối liên hệ tiêu cực. Nghiên cứu
này có một số ý nghĩa đối với các công ty, kiểm toán viên, nhà đầu tư và nhà quản lý.
Tất cả các chủ thể này đóng vai trò quan trọng trong cải thiện tính minh bạch và CBTT
của các công ty. Các công ty có thể tăng việc CBTT tự nguyện bằng cách nhận thức
được lợi ích của việc CBTT. Các nhà đầu tư có thể yêu cầu công bố cao hơn từ sự
quản lý. Các nhà chức năng có thể hướng dẫn các công ty bằng việc ban hành các
nguyên tắc hướng dẫn cho việc CBTT tự nguyện phù hợp trong BCTN. Các công ty
kiểm toán cũng có thể đóng góp vào việc cải thiện văn hoá công ty về CBTT.
Nghiên cứu của Mohamed Moustafa Soliman (2013) đã khảo sát về ảnh hưởng
của các nhân tố đặc điểm công ty với mức độ CBTT tự nguyện trong BCTN của 50
công ty ở Ai Cập đang niêm yết trên TTCK Ai Cập trong giai đoạn 2007 – 2010. Tác
giả thực hiện phương pháp nghiên cứu phân tích hồi quy đa biến các nhân tố: quy mô
công ty, chủ thể kiểm toán, lợi nhuận, thời gian niêm yết. Kết quả là quy mô công ty
và lợi nhuận có mối quan hệ đáng kể đến mức độ CBTT trong BCTC của các công ty,
còn chủ thể kiểm toán, thời gian hoạt động của công ty không có mối quan hệ nào với
mức độ CBTT.
Nghiên cứu Khaled Aljifri và các cộng sự (2014) nhằm xem xét ảnh hưởng của
nhân tố đặc điểm công ty đến vấn đề CBTT thông qua nghiên cứu BCTN năm 2005
của 153 công ty ở các nước tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Bài nghiên cứu đã tìm
hiểu tác động của các nhân tố như: loại ngành, quy mô công ty, lợi nhuận, khả năng
thanh toán, tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập đến mức độ
CBTT và đưa ra tám giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng
niêm yết, ngành nghề, quy mô công ty có tác động đến mức độ CBTT. Kết quả nghiên
cứu cho thấy nhân tố loại ngành và quy mô công ty có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ
CBTT. Kết luận rút ra từ nghiên cứu này có thể được quan tâm bởi những nhà hoạch
định chính sách và những nhà quản lý muốn cải thiện CBTT tài chính cho các công ty
ở nước họ.
Nghiên cứu của Alnabsha, Abdou, Ntim, Elamer (2018) về các nhân tố ảnh
hưởng mức độ CBTT trên BCTN của các CTNY tại Libya. Nhóm tác giả thực hiện
nghiên cứu trên 211 BCTN từ năm 2006 đến năm 2010 của 45 công ty tại Libya, nhằm
nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố quy mô HĐQT, tách biệt vai trò giám đốc điều
12
hành, thành phần HĐQT, tần suất họp HĐQT, ủy ban kiểm toán, cấu trúc sở hữu
(nước ngoài, nhà nước, công ty, giám đốc), quy mô công ty, tuổi công ty, lợi nhuận,
thanh khoản, tình trạng niêm yết, loại ngành, kiểm toán viên, tỷ lệ tổng nợ trên vốn
chủ sở hữu đến mức độ CBTT. Kết quả nghiên cứu được các nhân tố: tần suất họp
HĐQT, ủy ban kiểm toán, tuổi công ty, thanh khoản, tình trạng niêm yết, loại ngành,
kiểm toán viên, quy mô công ty ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT, ngược lại các
nhân tố: quy mô HĐQT, thành phần HĐQT ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ CBTT.
Nghiên cứu này có ý nghĩa lý thuyết đối với các công ty, kiểm toán viên, nhà đầu tư và
nhà quản lý của các nước đang phát triển.
Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về vấn đề công bố thông tin
Têntác giả
(Năm)
Tên đề tài
Mục tiêu
nghiêncứu
Phương
pháp
nghiên
cứu
Phạm vi và
thời gian
nghiêncứu
Các nhân tố
Kết quả
nghiêncứu
Firth (1979)
The Impact of Size,
Stock Market
Listing and
Auditors on
Voluntary
Disclosure in
Corporate Annual
Reports
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT tự
nguyện.
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTC năm
1975 của
180 CTNY
tại Anh
Quy mô,tình
trạng niêm
yết, công ty
kiểm toán.
Quy mô,
tình trạng
niêmyết ảnh
hưởng tích
cực đến mức
độ CBTT tự
nguyện.
McNally et al
(1982)
Corporate Financial
Reporting in New
Zeeland: An
analysis of user
preferences,
corporate
characteristics
listed on the
London Stock
Exchange
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT tự
nguyện.
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTC năm
1978 của
103 CTNY
tại New
Zeeland
Quy mô công
ty, tỷ lệ lợi
nhuận, tỷ lệ
tăng trưởng,
quy mô công
ty kiểm toán,
nhómngành
công nghiệp.
Quy mô
công ty ảnh
hưởng tích
cực đến mức
độ CBTT tự
nguyện.
Cooke (1992)
The Impact of Size,
Stock Market
Listing and Industry
Type on Disclosure
in the Annual
Repots ofJapanese
listed Corporations
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT bắt
buộc và tự
nguyện
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTC năm
1989 của 35
CTNY tại
Nhật
Quy mô công
ty, tình trạng
niêm yết,
nhómngành
công nghiệp.
Quy mô
công ty,tình
trạng niêm
yết, nhóm
ngành công
nghiệp ảnh
hưởng tích
cực đến mức
độ CBTT.
Cooke (1993)
Disclosure in
Japanese Corporate
Annual Reports
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT tự
nguyện.
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTN năm
1989 của 48
CTNY tại
Nhật
Quy mô công
ty, tình trạng
niêm yết,
nhómngành
công nghiệp.
Tình trạng
niêmyết ảnh
hưởng tích
cực với mức
độ CBTT tự
nguyện.
Ahmed and
Nicholls
(1994)
The impact ofnon-
financialcompany
characteristics on
mandatory
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT bắt
Phân
tích,tổng
hợp,hồi
quy.
BCTC năm
1991 của 63
CTNY tại
Bangladesh
Chỉ số công
bố,quy mô
công ty,đòn
bẩy,công ty
Trình độ kế
toán trưởng,
quy mô công
ty ảnh hưởng
13
disclosure
compliance in
developing
countries:the case
ofBangladesh
buộc. kiểm toán,
công ty đa
quốc gia,trình
độ kế toán
trưởng.
tích cực đến
mức độ
CBTT bắt
buộc.
Hossain và
các cộng sự
(1994)
Voluntary
disclosure in an
emerging capital
market: Some
empirical evidence
from companies
listed on the Kuala
Lumpur Stock
Exchange
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT tự
nguyện
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTC năm
1991 của 67
CTNY tại
Kuala
Lumpur
Chỉ số công
bố, quy mô
công ty,cấu
trúc sở hữu,
đòn bẩy,tài
sản,công ty
kiểm toán,
tình trạng
niêmyết.
Quy mô
công ty,cấu
trúc sở hữu,
tình trạng
niêm yết có
ảnh hưởng
tích cực đến
mức độ
CBTT tự
nguyện.
Wallace và
các cộng sự
(1994)
The Relationship
between the
comprehensiveness
ofcorporateannual
reports and firm
specific
characteristics in
Spain
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT bắt
buộc và tự
nguyện
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTN năm
1991 của 50
CTNY tại
Tây Ban
Nha
Chỉ số công
bố, quy mô
công ty, đòn
bẩy,lợi nhuận,
công ty kiểm
toán, tình
trạng niêm
yết, khả năng
thanh toán.
Quy mô
công ty,tình
trạng niêm
yết ảnh
hưởng tích
cực đến mức
độ CBTT.
Khả năng
thanh toán
ảnh hưởng
tiêu cực đến
mức độ
CBTT.
Meek&Gray
(1995)
Factors influencing
voluntary annual
report disclosure
U.S., U.K., and
Continental
European
multinational
corporations
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT tự
nguyện
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy, so
sánh.
BCTN
(1989) 116
CTNY Mỹ,
64 CTNY
Anh, 46
CTNY Châu
Âu
Quy mô công
ty, khu vực
công ty, loại
ngành, đòn
bẩy, công ty
đa quốc gia,
lợi nhuận,thời
gian niêmyết.
Quy mô, khu
vực,thờigian
niêm yết,
ngành kinh
doanh ảnh
hưởng tích
cực đến mức
độ CBTT tự
nguyện.
Zarzeski
(1996)
Spontaneous
harmonization
effects of culture
and market forces
on accounting
disclosure practices
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT bắt
buộc và tự
nguyện
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy, so
sánh.
BCTN
(1991-1993)
của 256
CTNY
(Pháp, Đức,
Hồng Kông,
Nhật Bản,
Na Uy,Anh,
Mỹ)
Văn hóa
doanh thu xuất
khẩu,đòn bẩy
tài chính, quy
mô công ty.
Văn hóa
doanh thu
xuất khẩu,
đòn bẩy tài
chính, quy
mô công ty
ảnh hưởng
tích cực đến
mức độ
CBTT.
Owusu -
Ansah(1998)
The Impact of
Corporate
Attributes on the
Extent of
Mandatory
Disclosure and
Reporting by Listed
Companies in
Zimbabwe
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng đến
mức độ
CBTT bắt
buộc
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTC,
BCTN năm
1994 của 49
CTNY tại
Zimbabwe
Tuổi công ty,
quy mô công
ty, khả năng
sinh lời, cấu
trúc chủ sở
hữu, chất
lượng kiểm
toán, loại
ngành, khả
năng thanh
toán,đầu tư tài
chính.
Tuổi công
ty, quy mô
công ty, khả
năng sinh
lời, cấu trúc
chủ sở hữu
có ảnh
hưởng tích
cực đến mức
độ CBTT bắt
buộc.
14
Ho và Wong
(2001)
A stude of the
relationship beteen
corporate
governance
structure and the
extent ofvoluntary
disclosure
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT tự
nguyện
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTN năm
1997 của 98
CTNY tại
Hồng Kông
Tỷ lệ các giám
đốc độc
lập/tổng số
giám đốc
trong HĐQT,
ủy ban kiểm
toán, chủ tịch
HĐQT kiêm
giám đốc điều
hành, tỷ lệ
thành viên gia
đình trong
HĐQT.
Ủy ban kiểm
toán ảnh
hưởng tích
cực đến mức
độ CBTT tự
nguyện. Tỷ
lệ thành viên
gia đình
trong HĐQT
ảnh hưởng
tiêu cực đến
mức độ
CBTT tự
nguyện.
Châu và Gray
(2002)
Onership structure
and
corporatevoluntary
disclosurein Hong
Kong and
Singgapore
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT tự
nguyện
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy, so
sánh.
BCTN năm
1999 của các
CTNY tại
Hồng Kông
and
Singgapore
Tỷ lệ sở hữu
bên ngoài,
công ty nộibộ
hoặc quyềnsở
hữu gia đình.
Tỷ lệ sở hữu
bên ngoài
ảnh hưởng
tích cực đến
mức độ
CBTT tự
nguyện.
Công ty nội
bộ hoặc
quyền sở
hữu gia đình
ảnh hưởng
tiêu cực đến
mức độ
CBTT tự
nguyện.
Ros Haniffa
và Terry
Cooke (2002)
Culture, corporate
governance and
disclosure in
Malaysian
corporations
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT tự
nguyện
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTN năm
1995 của
167 CTNY
tại Malaysia
Văn hóa,quản
trị (tỷ lệ giám
đốc/HĐQT,
vai trò kép
trong công ty,
trình độ giám
đốc…). Tài
chính (cơ cấu
vốn, tài sản,
lợi nhuận,
nợ…).
Tỷ lệ thành
viên gia đình
trong HĐQT,
chủ tịch không
điều hành ảnh
hưởng tiêu
cực đến CBTT
tự nguyện.
Jeffrey J.
Archambault
và Marie E.
Archambault
(2003)
A multinationaltest
of determinants of
corporatedisclosure
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT bắt
buộc và tự
nguyện
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy, so
sánh.
BCTN của
1000 CTNY
tại33 quốc
gia
Nhân tố văn
hóa, nhân tố
hệ thốngchính
trị và kinh tế
quốc gia,nhân
tố hệ thống tài
chính và hoạt
động củacông
ty
Tất cả các
nhân tố
trong nghiên
cứu đều có
ảnh hưởng
tích cực đến
mức độ
CBTT.
Ali và các
cộng sự
(2004)
Disclosure
compliance with
nationalaccounting
standardsby listed
companies in South
Asia
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT bắt
buộc
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy, so
sánh.
BCTN của
CTNY tại
Pakistan,Ấn
Độ,
Bangladesh
Quy mô công
ty,đòn bẩy tài
chính,công ty
đa quốc gia,
quy mô công
ty kiểm toán,
lợi nhuận.
Quy mô
công ty,
công ty đa
quốc gia,lợi
nhuận ảnh
hưởng tích
cực đến
CBTT bắt
buộc.
Waresul
Karim và
Determinantsof
IASDisclosure
Xác định các
nhân tố ảnh
Phân
tích,tổng
BCTN năm
2003 của
Quy mô công
ty,lợi nhuận,
Tất cả các
nhân tố
15
Jamal Udin
Ahmed
(2005)
Compliance in
Emerging
Economies:
Evidence from
Exchangelisted
Companies in
Bangladesh
hưởng mức
độ CBTT bắt
buộc và tự
nguyện
hợp,hồi
quy.
188 CTNY
tại
Bangladesh
mức độ bảo
mật của các
loại giao dịch
chứng khoán,
liên kết quốc
tế của kiểm
toán viên công
ty, chi nhánh
đa quốc gia.
trong nghiên
cứu đều có
ảnh hưởng
tích cực đến
mức độ
CBTT.
Oliveira và
cộng sự
(2006)
Firm specific
determinants of
intangibles
reporting:evidence
fromthe Portuguese
stock market
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT tự
nguyện
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTN năm
2003 của 56
CTNY tại
Bồ Đào Nha
Quy mô công
ty, kiểm toán
viên, sự tập
trung quyềnsở
hữu,tình trạng
niêm yết,
ngành, đòn
bẩy tài chính,
lợi nhuận.
Quy mô
công ty,
kiểm toán
viên, sự tập
trung quyền
sở hữu,tình
trạng niêm
yết, ngành
ảnh hưởng
tích cực đến
mức độ
CBTT tự
nguyện.
Cheung và
các cộng sự
(2007)
Determinants of
Corporate
Disclosure and
Transparency:
Evidence from
Hong Kong and
Thailand
Determinants of
Corporate
Disclosure and
Transparency
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT bắt
buộc và tự
nguyện
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy, so
sánh.
BCTC,
BCTN
(2002) của
265 CTNY
Thái Lan,
148 CTNY
Hồng Kông
Quy mô công
ty,đòn bẩy tài
chính, kết quả
tài chính, tài
sản đảmbảo,
hiệu quả sử
dụng tài sản,
mức độ tập
trung quyềnsở
hữu, cơ cấu
HĐQT, quy
mô HĐQT.
Hồng Kông:
quy mô công
ty, hiệu quả
sử dụng tài
sản, giá trị
tài sản đảm
bảo, lợi
nhuận ảnh
hưởng
CBTT. Thái
Lan: quy
mô/cơ cấu
HĐQT ảnh
hưởng
CBTT. Tỷ lệ
giám đốc
điều hành
không là
thành viên
HĐQT ảnh
hưởng
CBTT 2
nước.
Ageca và
Onder(2007)
Voluntary
Disclosure In
Turkey: A Study
On Firms Listed In
Istanbul Stock
Exchange (ISE)
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT tự
nguyện
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTN năm
2003 của 51
CTNY tại
Thổ Nhĩ Kỳ
Quy mô công
ty,lợi nhuận,
kiểm toán
viên,cấu trúc
sở hữu, đòn
bẩy, tính đa
quốc gia.
Lợi nhuận,
kiểm toán
viên ảnh
hưởng tích
cực đến
CBTT tự
nguyện.Quy
mô công ty
viên ảnh
hưởng tiêu
cực đến
CBTT tự
nguyện.
Mohamedvà
các cộng sự
(2009)
Corporate
Governance and
Voluntary
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
BCTN năm
2002 của 94
CTNY tại
Quy mô
HĐQT, tỷ lệ
giámđốc độc
Quy mô
công ty,tỷ lệ
các giámđốc
16
Disclosure in
Corporate Annual
Reports of
Malaysian Listed
Firms
độ CBTT tự
nguyện
quy. Malaysia lập không điều
hành trong
HĐQT, tổng
số giámđốc
điều hành, cổ
phần sở hữu
bên ngoài,
kiểm soát gia
đình, TLTV
ban kiểm
toán/tổng số
thành viên
HĐQT, lợi
nhuận, đòn
bẩy, tài sản,
công ty kiểm
toán.
độc lập ảnh
hưởng tích
cực đến mức
độ CBTT tự
nguyện.
Kiểm soát
gia đình ảnh
hưởng tiêu
cực đến mức
độ CBTT tự
nguyện.
Despina
Galani và các
cộng sự
(2011)
The Association
between the Firm
Characteristicsand
Corporate
mandatory
Disclosure the Case
of Greece
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT bắt
buộc
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTN năm
2009 của 43
CTNY tại
Hy Lạp
Quy mô công
ty, tuổi của
công ty, khả
năng sinhlời.
Quy mô
công ty ảnh
hưởng tích
cực đến mức
độ CBTT bắt
buộc.
AbdurRouf
(2011)
Corporate
Characteristics,
governance
attributes and the
exten ofvoluntary
disclosure in
Bangladesh
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT tự
nguyện
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTN năm
2007 của
120 CTNY
tại
Bangladesh
Quy mô
HĐQT,ủy ban
kiểm toán, cơ
cấu lãnh đạo
HĐQT.
Quy mô
HĐQT,ủy
ban kiểm
toán ảnh
hưởng tích
cực đến mức
độ CBTT tự
nguyện.
Sanjay
Bhayani
(2012)
Associationbeteen
Firm-Specific
Characteristicsand
Corporate
Disclosure: The
case of India
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT bắt
buộc và tự
nguyện
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTN
(2008-2010)
của 81
CTNY tại
Ấn Độ
Quy mô công
ty, lợi nhuận,
đòn bẩy, tình
trạng niêm
yết,cơ cấu sở
hữu, quy mô
công ty kiểm
toán,khu vực,
tuổi công ty.
Quy mô, lợi
nhuận, đòn
bẩy, tình
trạng niêm
yết, cơ cấu
sở hữu công
ty, quy mô
công ty kiểm
toán ảnh
hưởng tích
cực đến mức
độ CBTT.
Nandivà
Ghosh (2012)
Corporate
governance
attributes, firm
characteristics and
the level of
corporate
disclosure:
Evidence fromthe
Indian listed firms
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT bắt
buộc và tự
nguyện
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTN
(2000-2009)
của 60
CTNY tại
Ấn Độ
HĐQT, TLTV
ủy ban kiểm
toán/tổng số
thành viên
HĐQT, kiểm
soát gia đình,
tách biệt chủ
tịch HĐQT
/giámđốc điều
hành, quy mô
công ty, lợi
nhuận, thanh
khoản, tỷ lệ
giám đốc
không điều
hành trong
HĐQT, đòn
Quy mô
HĐQT,
TLTV ủy
ban kiểm
toán/tổngsố
thành viên
HĐQT, kiểm
soát gia
đình, tách
biệt chủ tịch
HĐQT/giám
đốc điều
hành, quy
mô công ty,
lợi nhuận,
thanh khoản
ảnh hưởng
17
bẩy,tuổicông
ty.
tích cực đến
mức độ
CBTT. Tỷ lệ
giám đốc
không điều
hành trong
HĐQT, đòn
bẩy, tuổi
công ty ảnh
hưởng tiêu
cực đến mức
độ CBTT.
Ali Uyar,
Merve Kilic,
Nizamettin
Bayyurt
(2013)
Associatian
between firm
characteristics and
corporatevoluntary
disclosures:
Evidence from
Turkish listed
companies
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT tự
nguyện
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTN năm
2010 của
138 CTNY
tạiThổ Nhĩ
Kỳ
TLSH vốn cổ
đông lớn,
TLSH vốn tổ
chức, TLSH
vốn giámđốc
độc lập, quy
mô HĐQT, chỉ
số quản trị
công ty, tuổi
công ty, quy
mô công ty,
lợi nhuận,đòn
bẩy, quy mô
công ty kiểm
toán.
Tỷ lệ giám
đốc độc lập,
quy mô công
ty, quy mô
công ty kiểm
toán ảnh
hưởng tích
cực đến mức
độ CBTT tự
nguyện.Đòn
bẩy ảnh
hưởng tiêu
cực đến mức
độ CBTT tự
nguyện.
Mohamed
Moustafa
Soliman
(2013)
Firm characteristics
and the extent of
voluntary
disclosure:the case
of Egypt
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT tự
nguyện
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTN
(2007-2010)
của 50
CTNY tạiAi
Cập
Quy mô công
ty, chủ thể
kiểm toán,lợi
nhuận, tuổi
công ty.
Quy mô
công ty, lợi
nhuận ảnh
hưởng tích
cực đến mức
độ CBTT tự
nguyện.
Khaled Aljifri
và các cộng
sự (2014)
The association
between firm
characteristics and
corporate financial
disclosures:
evidencefromUAE
companies
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT bắt
buộc và tự
nguyện
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy, so
sánh.
BCTN năm
2005 của
153 CTNY ở
các nước
tiểu vương
quốc Ả Rập
thống nhất
Ngành, tình
trạng niêm
yết, quy mô
công ty, lợi
nhuận, khả
năng thanh
toán, tỷ lệ sở
hữu vốn nước
ngoài, tỷ lệ
thành viên
HĐQT độc
lập, ủy ban
kiểm toán.
Tình trạng
niêm yết,
loại ngành,
quy mô công
ty ảnh hưởng
tích cực đến
mức độ
CBTT.
Alnabsha,
Abdou,Ntim
và Elamer
(2018)
Corporate boards,
ownership
structures and
corporate
disclosures:
Evidence froma
developing country
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng mức
độ CBTT bắt
buộc và tự
nguyện
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
211 BCTN
(2006-2010)
của 45công
ty tạiLibya
Quy mô
HĐQT, tách
biệt vai trò
giám đốc điều
hành, thành
phần HĐQT,
tần suất họp
HĐQT,ủy ban
kiểm toán,cấu
trúc sở hữu
(nước ngoài,
nhà nước,
công ty, giám
đốc),quy mô
Tần suất họp
HĐQT, ủy
ban kiểm
toán, tuổi
công ty,
thanh khoản,
tình trạng
niêm yết,
loại ngành,
kiểm toán
viên,quy mô
công ty ảnh
hưởng tích
cực đến mức
18
công ty, tuổi
công ty, lợi
nhuận, thanh
khoản, tình
trạng niêm
yết, loại
ngành, kiểm
toán viên,tỷ lệ
tổng nợ/vốn
chủ sở hữu.
độ CBTT.
Quy mô
HĐQT,
thành phần
HĐQT ảnh
hưởng tiêu
cực đến mức
độ CBTT.
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Các nghiên cứu trong nước cũng thể hiện một sự quan tâm lớn của các nhà
nghiên cứu đối với vấn đề CBTT của các CTNY nói chung và các CTNY từng của
một số ngành trên TTCK Việt Nam.
Nghiên cứu của Đoàn Nguyễn Trang Phương (2010): “Các yếu tố ảnh hưởng
đến mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam” cho rằng hai nhân tố khả năng sinh lời và chủ thể kiểm toán có ảnh hưởng
đến mức độ công bố thông tin. Nghiên cứu này giới thiệu một phương pháp ghi nhận
chỉ số công bố thông tin. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu chỉ có 50 công ty, một con số khá
khiêm tốn so với tổng thể hơn 250 công ty tại thời điểm đó.
Nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân (2013): “Nghiên cứu mức độ công bố thông tin
kế toán của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết tại SGDCK Hà Nội” chỉ
nghiên cứu các tác động của các biến thuộc đặc điểm tài chính đối với việc công bố
thông tin như: quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lợi, đòn bẩy nợ, khả năng thanh
toán hiện hành, chủ thể kiểm toán, tốc độ tăng trưởng doanh thu. Kết quả cho thấy chỉ
có nhân tố quy mô doanh nghiệp tác động tích cực đến mức độ công bố thông tin, các
biến còn lại không có ý nghĩa.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương (2013): “Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết
tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” đã mở rộng mô hình nghiên
cứu của mình khi đưa ra các nhân tố thuộc về quản lý công ty, cấu trúc sở hữu và tính
chất công ty. Mô hình nghiên cứu này gồm các biến độc lập: tỷ lệ thành viên HĐQT
không phải nhà quản trị, sự đồng nhất chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc, số lượng
thành viên HĐQT, ban kiểm soát, sở hữu của cổ đông nước ngoài, sở hữu nhà nước,
quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, mức độ sinh lời, khả năng thanh toán, thời
19
gian niêm yết, lĩnh vực hoạt động, tình trạng niêm yết, kiểm toán độc lập, số công ty
con. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố: quy mô doanh nghiệp, mức độ sinh lời,
thời gian niêm yết, kiểm toán độc lập, tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài có ảnh
hưởng tích cực đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Đông (2013): “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội” đã nghiên cứu ảnh hưởng của các
nhân tố: quy mô công ty, khả năng sinh lời, đòn bẩy nợ, khả năng thanh toán, chủ thể
kiểm toán, thời gian hoạt động, tài sản cố định. Kết quả đã chỉ ra rằng nhân tố khả
năng sinh lời, nhân tố tài sản cố định là các nhân tố tác động tích cực đến mức độ công
bố thông tin trong báo cáo tài chính.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy Hưởng (2014): “Các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chế biến
lương thực thực phẩm niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh” đã nghiên cứu các nhân tố: quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, khả năng
sinh lợi, khả năng thanh toán, tài sản cố định, công ty kiểm toán ảnh hưởng đến mức
độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính. Kết quả nghiên cứu được khả năng thanh
toán của các công ty có ảnh hưởng thuận chiều với mức độ công bố thông tin, các biến
còn lại không có ý nghĩa.
Nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh
Phương (2014): “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính của
công ty niêm yết” đã giới thiệu phương pháp khoa học khi xây dựng hệ thống chỉ mục
đo lường mức độ công bố thông tin khá hoàn chỉnh và lập luận một cách chặt chẽ về
các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin. Nghiên cứu đã hệ thống hoá và
đóng góp nhiều giải pháp nhằm cải thiện mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài
chính. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa phân tích ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về đặc
điểm quản trị và sở hữu đến mức độ công bố thông tin.
Nghiên cứu của hai tác giả Phạm Ngọc Toàn và Hoàng Thị Thu Hoài (2015):
“Ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp đến mức độ công bố thông tin trên thị trường
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” đã phân các nhân tố đặc điểm doanh nghiệp
thành 4 nhóm: nhóm nhân tố thị trường (ngành sản xuất, công ty kiểm toán); nhóm
20
hiệu suất hoạt động (khả năng thanh toán, lợi nhuận); nhóm quản trị (tỷ lệ sở hữu của
HĐQT, tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT); nhóm cấu trúc công ty (quy mô công
ty, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ sở hữu nước ngoài) của 100 công ty trên SGDCK thành phố
Hồ Chí Minh. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sở hữu của HĐQT, tỷ lệ thành
viên độc lập trong HĐQT, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng
đến mức độ công bố thông tin nhưng không cao, các nhân tố còn lại không ảnh hưởng.
Nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc (2018):
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các doanh
nghiệp thuộc ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
đã phân tích ảnh hưởng của các nhân tố: quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, tỷ
suất nợ, khả năng thanh toán, tài sản cố định, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập với ban
giám đốc, tính độc lập của chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành, thời gian niêm yết,
chủ thể kiểm toán đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo thường niên năm 2015
của các công ty ngành hàng tiêu dùng trên TTCK Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu
cho thấy quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến mức độ công bố thông tin,
khả năng thanh toán và chủ thể kiểm toán có ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ công bố
thông tin, các nhân tố còn lại không ảnh hưởng.
21
Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về vấn đề công bố thông tin
Tên tác
giả
(Năm)
Tên đề tài
Mục tiêu
nghiêncứu
Phương
pháp
nghiên
cứu
Phạm vi
và thời
gian
nghiên
cứu
Các nhân tố
Kết quả nghiên
cứu
Đoàn
Nguyễn
Trang
Phương
(2010)
Các yếu tố ảnh
hưởng đến
mức độ CBTT
của các CTNY
trên TTCK
Việt Nam
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng đến
mức độ CBTT
của các CTNY
trên TTCK
Việt Nam
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTC
2009 của
50
CTNY
Khả năng sinh lời,chủ thể
kiểm toán.
Khả năng sinh
lời, chủ thể
kiểm toán có
ảnh hưởng tích
cực đến mức độ
CBTT.
Huỳnh
Thị Vân
(2013)
Nghiên cứu
mức độ CBTT
kế toán của
các doanh
nghiệp ngành
xây dựng niêm
yết tại
SGDCK Hà
Nội
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng đến
mức độ CBTT
kế toán của
các doanh
nghiệp ngành
xây dựng niêm
yết tại
SGDCK Hà
Nội
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTC
2011 của
51
CTNY
ngành
xây dựng
tại
SGDCK
Hà Nội
Quy mô doanh nghiệp,
khả năng sinh lợi,đòn bẩy
nợ, khả năng thanh toán,
chủ thể kiểmtoán, tốc độ
tăng trưởng doanh thu.
Quy mô doanh
nghiệp tác động
đến tích cực đến
mức độ CBTT.
Nguyễn
Thị
Thanh
Phương
(2013)
Phân tích các
nhân tố ảnh
hưởng đến
mức độ CBTT
trong BCTC
của các CTNY
tại SGDCK
TP.HCM
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng đến
mức độ CBTT
trong BCTC
của các CTNY
tại SGDCK
TP.HCM
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTC
2011 của
99
CTNY
tại
SGDCK
TP.HCM
TLTV HĐQT không phải
nhà quản trị, chủ tịch
HĐQT kiêm tổng giám
đốc, số lượng thành viên
HĐQT, ban kiểmsoát,
TLSH vốn nước ngoải,
TLSH vốn nhà nước, quy
mô doanh nghiệp,đònbẩy
tài chính,mức độ sinh lời,
khả năng thanh toán, thời
gian niêmyết, lĩnh vực
hoạt động,tìnhtrạngniêm
yết,kiểm toán độc lập, số
công ty con.
Quy mô doanh
nghiệp, mức độ
sinh lời, thời
gian niêmyết,
kiểm toán độc
lập, TLSH vốn
nước ngoài có
ảnh hưởngthuận
chiều với mức
độ CBTT.
Phạm
ThịThu
Đông
(2013)
Nghiên cứu
các nhân tố
ảnh hưởngđến
mức độ CBTT
trong BCTC
của các doanh
nghiệp niêm
yết trên
SGDCK Hà
Nội
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng đến
mức độ CBTT
của các doanh
nghiệp niêm
yết tại
SGDCK Hà
Nội
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTC
2012 của
80
CTNY
tại
SGDCK
Hà Nội
Quy mô, khả năng sinh
lời, đòn bẩy nợ,khả năng
thanh toán, chủ thể kiểm
toán,thờigian hoạt động,
TSCĐ.
Khả năng sinh
lời, tài sản cố
định tác động
tích cực đến
mức độ CBTT.
Nguyễn
Thị
Thủy
Hưởng
(2014)
Các nhân tố
ảnh hưởngđến
mức độ CBTT
trong BCTC
của các doanh
nghiệp chế
biến lương
thực thực
phẩmniêmyết
tại SGDCK
TP.HCM
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng đến
mức độ CBTT
trong BCTC
của các CTNY
chế biến lương
thực thực
phẩmtại
SGDCK
TP.HCM
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTC
2012 của
35
CTNY
chế biến
lương
thực thực
phẩmtại
SGDCK
TP.HCM
Quy mô doanh nghiệp,
đòn bẩy tài chính, khả
năng sinh lợi, khả năng
thanh toán,TSCĐ,côngty
kiểm toán.
Khả năng thanh
toán của các
CTNY có ảnh
hưởng thuận
chiều với mức
độ CBTT.
22
Nguyễn
Công
Phương
và
Nguyễn
Thị
Thanh
Phương
(2014)
Các yếu tố ảnh
hưởng đến
mức độ công
bố thông tin
tài chính của
công ty niêm
yết
Nghiên cứu
thực trạng
công bố thông
tin trong
BCTC của các
CTNY trên
SGDCK
Thành phố Hồ
Chí Minh
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTC
2011 của
99
CTNY
tại
SGDCK
TP.HCM
TLTV HĐQT không điều
hành, chủ tịch HĐQT
kiêm giámđốc, quy mô
HĐQT, ban kiểmsoát,
TLSH vốn nước ngoài,
TLSH vốn nhà nước,quy
mô công ty, thời gian
niêm yết, đòn bẩy tài
chính, khả năng sinh lời,
khả năng thanh toán,lĩnh
vực hoạt động-ngành sản
xuất công nghiệp,côngty
kiểm toán,số công tycon.
Quy mô doanh
nghiệp, thời
gian niêmyết,
TLSH cổ đông
nước ngoài
thuận chiều với
mức độ CBTT
trong BCTC.
Khả năng sinh
lời có ảnh
hưởng ngược
chiều.
Phạm
Ngọc
Toàn và
Hoàng
ThịThu
Hoài
(2015)
Ảnh hưởng
của đặc điểm
doanh nghiệp
đến mức độ
CBTT trên
TTCK
TP.HCM
Phân tích mối
quan hệ giữa
đặc điểm
doanh nghiệp
và mức độ
CBTT
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTN
2013 của
100
CTNY
tại
SGDCK
TP.HCM
Loại ngành,công ty kiểm
toán,lợi nhuận,khả năng
thanh toán, tỷ lệ thành
viên HĐQT độc lập,
TLSH vốn của HĐQT,
doanh thu thuần,tổng tài
sản,tỷ lệ đòn bẩy,tỷ lệ sở
hữu nước ngoài.
Tỷ lệ thành viên
HĐQT độc lập,
tỷ lệ đòn bẩy,tỷ
lệ sở hữu nước
ngoài có ảnh
hưởng thuận
chiều với mức
độ CBTT.TLSH
vốn của HĐQT
có ảnh hưởng
ngược chiều.
Nguyễn
Hữu
Cường
và Lê
ThịBảo
Ngọc
(2018)
Nghiên cứu
các nhân tố
ảnh hưởng đến
mức độ CBTT
của các doanh
nghiệp thuộc
ngành hàng
tiêu dùng niêm
yết trên TTCK
Việt Nam
Xác định các
nhân tố ảnh
hưởng đến
mức độ CBTT
của các CTNY
ngành hàng
tiêu dùng trên
TTCK Việt
Nam
Phân
tích,tổng
hợp, hồi
quy.
BCTC,
BCTN
2015 của
104
CTNY
trên
TTCK
Việt
Nam
Quy mô doanh nghiệp,
khả năng sinh lời, tỷ suất
nợ, khả năng thanh toán,
tài sản cố định,tỷlệ thành
viên HĐQT độc lập với
ban giámđốc,tính độc lập
của chủ tịch HĐQT và
giám đốc điều hành, thời
gian niêmyết, chủ thể
kiểm toán.
Quy mô doanh
nghiệp có ảnh
hưởng tích cực
đến mức độ
CBTT. Khả
năng thanhtoán,
chủ thể kiểm
toán có ảnh
hưởng tiêu cực
đến mức độ
CBTT.
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu
Qua tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, có thể nhận thấy
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin đã được nhiều tác
giả nghiên cứu. Mỗi nghiên cứu đều có những cách tiếp cận khác nhau và góp phần
trình bày hệ thống cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố
thông tin. Các nghiên cứu nước ngoài do thực hiện ở các nước khác nhau trên thế giới,
mà mỗi quốc gia khác nhau lại có sự phân biệt về luật pháp, chính sách, chế độ, cũng
như các yêu cầu liên quan đến việc công bố thông tin cho nên không thể áp dụng kết
quả nghiên cứu một cách rập khuôn, máy móc cho các công ty tại SGDCK Việt Nam.
Còn các nghiên cứu trong nước về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông
tin đã được nhiều tác giả nghiên cứu với nhiều khía cạnh như: ngành nghề (xây dựng,
chế biến, tài chính, hàng tiêu dùng,..), trên nhiều SGDCK (HSX, HNX, UPCoM,
23
OTC), phân loại các nhân tố đặc điểm doanh nghiệp (tài chính, quản trị, cấu trúc vốn,
hiệu suất hoạt động,…), trong các loại báo cáo (báo cáo tài chính, báo cáo quý, báo
cáo thường niên,…). Trong đó, ngành hàng tiêu dùng đang được nhiều nhà đầu tư
quan tâm nên nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc (2018):
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các doanh
nghiệp thuộc ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
đã nghiên cứu ảnh hưởng 9 nhân tố (quy mô công ty, số năm niêm yết, khả năng thanh
toán, tài sản cố định, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ thành viên HĐQT độc
lập với ban giám đốc, tính độc lập của chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành, công ty
kiểm toán) ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTN năm 2015 của các CTNY
ngành tiêu dùng trên TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu, mẫu nghiên
cứu, hoàn cảnh nghiên cứu khác nhau sẽ có kết quả nghiên cứu khác nhau, nên cần
thiết nghiên cứu thực nghiệm lại trong mỗi giai đoạn, nhằm so sánh sự thay đổi và tiến
triển công bố thông tin trong mỗi giai đoạn, góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết về
công bố thông tin. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức
độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sở giao
dịch chứng khoán Việt Nam – Ngành hàng tiêu dùng” để nghiên cứu. Đồng thời, dựa
trên các nghiên cứu trước đây, đặc biệt là nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cường và Lê
Thị Bảo Ngọc (2018), tác giả đã kế thừa và lựa chọn nghiên cứu ảnh hưởng của 10
nhân tố (quy mô công ty, số năm niêm yết, khả năng thanh toán, tài sản cố định, khả
năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ sở hữu vốn cổ đông lớn, tỷ lệ sở hữu nước vốn
cổ đông nước ngoài, tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT, công ty kiểm
toán) đến mức độ CBTT trong BCTN năm 2018 của các CTNY ngành hàng tiêu dùng
trên SGDCK Việt Nam.
24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này tác giả trình bày các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có
liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các công ty
trên thế giới và Việt Nam. Qua tham khảo các nghiên cứu trước đây có thể nhận thấy
rằng, đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin đã
được nhiều tác giả nghiên cứu. Trong đó, nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Hữu
Cường và Lê Thị Bảo Ngọc có cùng hướng nghiên cứu với nghiên cứu của tác giả đều
là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các công ty
thuộc ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả muốn
nghiên cứu thực nghiệm lại vì hiện tượng và tiến triển công bố thông tin trong mỗi giai
đoạn đều có sự khác nhau. Dựa trên các nghiên cứu trước, tác giả kế thừa và lựa chọn
xem xét một số các nhân tố tác động lên mức độ công bố thông tin như: quy mô công
ty, số năm niêm yết, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, tài sản cố định, đòn bẩy
tài chính, tỷ lệ sở hữu vốn cổ đông lớn, tỷ lệ sở hữu nước vốn cổ đông nước ngoài,
công ty kiểm toán, tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT, để nghiên cứu đề
tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên
của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam – Ngành hàng tiêu
dùng”.
25
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về công bố thông tin
2.1.1 Khái niệm về công bố thông tin
Một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của thị trường chứng
khoán là công bố thông tin. Nguyên tắc công khai thông tin được hiểu là các định chế,
tổ chức khi tham gia vào thị trường phải có nghĩa vụ, trách nhiệm cung cấp đầy đủ,
trung thực, kịp thời những thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của công ty cho
nhà đầu tư.
Trong sổ tay công bố thông tin dành cho các công ty niêm yết, công bố thông
tin được hiểu là phương thức để thực hiện quy trình minh bạch của công ty nhằm đảm
bảo các cổ đông và công chúng đầu tư có thể tiếp cận thông tin một cách công bằng và
đồng thời. Với định nghĩa này, có thể hiểu rằng: “Minh bạch thông tin là sự công bố
thông tin kịp thời và đáng tin cậy, cho phép những người sử dụng thông tin đó có thể
đánh giá chính xác về tình hình và hiệu quả của một đơn vị, hoạt động kinh doanh và
rủi ro liên quan đến các hoạt động này” (theo International Finance Corporation,
Public disclosure and transparency, Yerevan, May 2006).
Cụ thể hơn, công bố thông tin kế toán (Accounting Disclosures) là toàn bộ
thông tin được cung cấp thông qua hệ thống các báo cáo thông tin tài chính của một
công ty trong thời kỳ nhất định (bao gồm cả các báo cáo giữa niên độ và báo cáo
thường niên). CBTT bao gồm hai loại là các công bố bắt buộc (Madatory disclosure)
và các công bố tự nguyện/không bắt buộc (Voluntary disclosures):
- Công bố bắt buộc là những công bố kế toán được yêu cầu bởi luật pháp và
những quy định của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ. Những công bố này phải
được trình bày theo những quy định của Luật kế toán, Luật kinh doanh, Ủy ban Chứng
khoán, các cơ quan quản lý về kế toán, các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán của VAS,
GAAP, IFRS. Hiện nay, CBTT bắt buộc mặc dù đã được quy định cụ thể trong các
văn bản pháp quy tuy nhiên mức độ tuân thủ vẫn khác nhau giữa các công ty, ý thức
về công bố thông tin ở các công ty vẫn chưa cao.
- Công bố tự nguyện là sự lựa chọn của công ty, không bắt buộc có nghĩa là một
công ty có thể có hoặc không cần phải công bố các thông tin kế toán mà luật pháp
không yêu cầu. Hiện tại, các công bố tự nguyện đang thu hút mối quan tâm lớn của
26
người sử dụng thông tin vì tính ảnh hưởng của nó và các công ty cũng ngày càng được
khuyến cáo là sẽ thu được nhiều lợi ích hơn khi công bố các thông tin dạng này.
Nội dung được quy định trên báo cáo thường niên bị chi phối bởi chuẩn mực kế
toán và chỉ mang tính hướng dẫn. Như vậy trong phạm vi nghiên cứu này, nội dung
thông tin báo cáo thường niên bao gồm thông tin bắt buộc và thông tin tự nguyện.
Nghiên cứu thông tin được công bố trên báo cáo thường niên chính là nghiên cứu hành
vi công bố thông tin bắt buộc và công bố thông tin tự nguyện.
Công bố thông tin là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc phân bổ hiệu
quả các nguồn lực của xã hội và làm giảm thiểu sự nhiễu loạn thông tin giữa công ty
và các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài công ty (Adina, Iond- 2008). Do đó,
hành vi công bố thông tin của các công ty niêm yết trên SGDCK, có ảnh hưởng rất lớn
trong nền kinh tế. Ảnh hưởng này không chỉ giới hạn ở tầm vi mô trong tình hình tài
chính của từng công ty, từng nhà đầu tư mà còn lan rộng trong cả nền kinh tế. Điều đó
giải thích vì sao các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT và đo lường
mức độ CBTT không ngừng được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trên thế giới. Việc
nghiên cứu này đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu, các nhà
hoạch định chính sách và các nhà quản trị doanh nghiệp.
Có nhiều cách tiếp cận với thông tin được công bố của các công ty, đặc biệt là
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán như: qua website của các công ty,
báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng… Nguồn thông tin mà các nhà đầu tư,
các bên thứ ba, các cơ quan quản lý có thể sử dụng bao gồm một hệ thống đa dạng các
báo cáo thường niên, báo cáo bán niên, báo cáo bất thường của các doanh nghiệp.
2.1.2 Yêu cầu về công bố thông tin
Yêu cầu công bố thông tin trong chuẩn mực kế toán
Theo IFRS Framework - khuôn mẫu lý thuyết theo chuẩn mực quốc tế có 4 tính
chất quan trọng của thông tin kế toán được yêu cầu phải thể hiện là:
Tính có thể hiểu được (Understandability): người lập báo cáo tài chính giả
định rằng người sử dụng có một kiến thức nhất định về kinh doanh, các hoạt động kinh
tế và kế toán. Tuy nhiên không có nghĩa là các thông tin phức tạp nhưng thích hợp với
nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng lại có thể không trình bày trên báo
cáo tài chính với lý do là chúng được cho là quá khó hiểu đối với người sử dụng.
27
Tính thích hợp (Relevance): thông tin thích hợp là khi nó ảnh hưởng đến
quyết định của người dùng, giúp họ đánh giá các sự kiện quá khứ, hiện tại và tương lai
hay điều chỉnh các đánh giá trong quá khứ của họ. Thông tin thích hợp chịu ảnh hưởng
bởi bản chất và tính trọng yếu của nó.
Trong một vài trường hợp, chỉ riêng bản chất cũng đủ để xác định tính thích
hợp của chúng. Ví dụ: báo cáo của một đơn vị thành viên có thể ảnh hưởng đến việc
đánh giá rủi ro và cơ hội mà đơn vị đang đối mặt mà không cần xét đến tính trọng yếu
của kết quả đạt được của đơn vị thành viên đó trong kỳ báo cáo. Trong các trường hợp
khác, cả bản chất và mức trọng yếu của thông tin đều quan trọng. Ví dụ: giá trị của
mỗi loại hàng hoá tồn kho chủ yếu đều quan trọng đối với doanh nghiệp.
Thông tin được xem là trọng yếu, nếu thiếu hay sai lệch thông tin có thể ảnh
hưởng đến người sử dụng khi họ dựa trên báo cáo tài chính để ra quyết định. Tính
trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn của khoản mục hay sai sót được đánh giá trong từng
trường hợp cụ thể.
Tính đáng tin cậy (Reliability): thông tin đáng tin cậy là thông tin không chứa
đựng các sai sót hay chênh lệch trọng yếu và được trình bày trung thực. Để đạt được
điều này, thông tin cần phải được:
- Trình bày trung thực: trình bày các sự kiện, nghiệp vụ theo đúng nội dung xảy
ra hay dự đoán hợp lý. Phần lớn các thông tin tài chính có thể được trình bày thiếu
trung thực không phải vì chênh lệch mà do khó khăn trong việc xác định nghiệp vụ
hay sự kiện cũng như đo lường giá trị của nghiệp vụ.
- Tôn trọng nội dung hơn hình thức: các nghiệp vụ hay sự kiện phải được tính
toán và trình bày theo nội dung và tính chất kinh tế chứ không phải đơn thuần theo
hình thức pháp lý. Nội dung và hình thức pháp lý không phải lúc nào cũng nhất quán.
- Khách quan: thông tin được trình bày phải khách quan, không bị xuyên tạc,
không được trình bày nhằm để đạt được kết quả đã được xác định trước.
- Thận trọng: là việc cân nhắc trong điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc
thận trọng không cho phép khai thiếu tài sản và thu nhập hay khai khống chi phí.
- Đầy đủ: thông tin trình bày trên BCTC phải đầy đủ trong giới hạn của tính
trọng yếu và chi phí. Việc thiếu thông tin có thể dẫn đến thông tin sai lệch hay chệch
hướng và thông tin có thể trở nên không đáng tin cậy hay không thích hợp.
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên

More Related Content

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên

XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠ...
XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG  NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠ...XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG  NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠ...
XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Mỹ Phẩm Trực Tuyến
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Mỹ Phẩm Trực TuyếnLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Mỹ Phẩm Trực Tuyến
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Mỹ Phẩm Trực TuyếnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại Viện...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại Viện...Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại Viện...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại Viện...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây DựngCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây DựngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docx
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docxPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docx
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Sử Dụng Dịch Vụ Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế Tạ...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Sử Dụng Dịch Vụ Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế Tạ...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Sử Dụng Dịch Vụ Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế Tạ...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Sử Dụng Dịch Vụ Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế Tạ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
[123doc] phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...
[123doc]   phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...[123doc]   phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...
[123doc] phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...jackjohn45
 
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công ...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công ...Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công ...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công ...Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
bctntlvn (100).pdf
bctntlvn (100).pdfbctntlvn (100).pdf
bctntlvn (100).pdfLuanvan84
 
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về quyết định lựa chọn tour du lịch, 9đ
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về quyết định lựa chọn tour du lịch, 9đKhóa luận tốt nghiệp du lịch về quyết định lựa chọn tour du lịch, 9đ
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về quyết định lựa chọn tour du lịch, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên (20)

XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠ...
XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG  NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠ...XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG  NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠ...
XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công TyCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Mỹ Phẩm Trực Tuyến
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Mỹ Phẩm Trực TuyếnLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Mỹ Phẩm Trực Tuyến
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Mỹ Phẩm Trực Tuyến
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại Viện...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại Viện...Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại Viện...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tại Viện...
 
Thiết Kế Bộ Điều Khiển Mờ Theo Đại Số Gia Tử Cho Robot 2 Bậc Tự Do.doc
Thiết Kế Bộ Điều Khiển Mờ Theo Đại Số Gia Tử Cho Robot 2 Bậc Tự Do.docThiết Kế Bộ Điều Khiển Mờ Theo Đại Số Gia Tử Cho Robot 2 Bậc Tự Do.doc
Thiết Kế Bộ Điều Khiển Mờ Theo Đại Số Gia Tử Cho Robot 2 Bậc Tự Do.doc
 
Nghiên Cứu Chống Sạt Lở Bờ Sông Đồng Tháp, Dùng Phương Pháp Phân Tích Trực Ti...
Nghiên Cứu Chống Sạt Lở Bờ Sông Đồng Tháp, Dùng Phương Pháp Phân Tích Trực Ti...Nghiên Cứu Chống Sạt Lở Bờ Sông Đồng Tháp, Dùng Phương Pháp Phân Tích Trực Ti...
Nghiên Cứu Chống Sạt Lở Bờ Sông Đồng Tháp, Dùng Phương Pháp Phân Tích Trực Ti...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây DựngCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Xây Dựng
 
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAYĐề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Sản Phẩm Hạt Nhựa...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Sản Phẩm Hạt Nhựa...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Sản Phẩm Hạt Nhựa...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Đối Với Sản Phẩm Hạt Nhựa...
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docx
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docxPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docx
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Kinh Doanh Đồ Gia Dụng.docx
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ ĂnCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Giao Đồ Ăn
 
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Sử Dụng Dịch Vụ Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế Tạ...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Sử Dụng Dịch Vụ Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế Tạ...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Sử Dụng Dịch Vụ Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế Tạ...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Khi Sử Dụng Dịch Vụ Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế Tạ...
 
[123doc] phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...
[123doc]   phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...[123doc]   phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...
[123doc] phan-tich-cac-yeu-to-van-hoa-to-chuc-tac-dong-den-dong-luc-phung-s...
 
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công ...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công ...Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công ...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công ...
 
bctntlvn (100).pdf
bctntlvn (100).pdfbctntlvn (100).pdf
bctntlvn (100).pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về quyết định lựa chọn tour du lịch, 9đ
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về quyết định lựa chọn tour du lịch, 9đKhóa luận tốt nghiệp du lịch về quyết định lựa chọn tour du lịch, 9đ
Khóa luận tốt nghiệp du lịch về quyết định lựa chọn tour du lịch, 9đ
 
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
 
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt TrìLuận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
 
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAYLuận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
 
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 

Recently uploaded

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trên Báo Cáo Thường Niên

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LÊ VÂN THANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM – NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LÊ VÂN THANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM – NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI VĂN DƯƠNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3.
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết quả của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP.HCM, ngày tháng năm Tác giả Nguyễn Lê Vân Thanh
  • 5. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ PHẦN TÓM TẮT - ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................3 6. Ý nghĩa của đề tài.............................................................................................................3 7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC.........................................4 1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài.........................................................................................4 1.2 Các nghiên cứu ở trong nước .......................................................................................18 1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu................................................................................22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................................24 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...............................................................................25 2.1 Tổng quan về công bố thông tin...................................................................................25 2.1.1 Khái niệm về công bố thông tin................................................................................25 2.1.2 Yêu cầu về công bố thông tin ...................................................................................26 2.1.3 Đo lường mức độ công bố thông tin.........................................................................32 2.2 Các lý thuyết nền liên quan đến công bố thông tin......................................................35 2.2.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory)..........................................................................35 2.2.2 Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory).......................................................................36 2.2.3 Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary cost theory)...................................................37 2.2.4 Lý thuyết hợp pháp (Legitimacy theory) ..................................................................37
  • 6. 2.2.5 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)....................................................38 2.2.6 Lý thuyết tiết kiệm chi phí thông tin (Information cost saving theory)...................38 2.2.7 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) ..................................39 2.2.8 Lý thuyết thông tin hữu ích (Decision usefulness theory)........................................40 2.2.9 Áp dụng các lý thuyết nền cho vấn đề nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin...................................................................................................41 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết ngành hàng tiêu dùng..........................................................................................................42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................49 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................50 3.1 Quy trình nghiên cứu...................................................................................................50 3.2 Mô hình nghiên cứu.....................................................................................................51 3.3 Các giả thuyết nghiên cứu...........................................................................................54 3.4 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................55 3.4.1 Chọn mẫu nghiên cứu...............................................................................................55 3.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu....................................................................................56 3.4.3 Xây dựng chỉ số công bố thông tin...........................................................................56 3.4.4 Mã hóa và đo lường các biến....................................................................................46 3.4.5 Phương pháp xử lý dữ liệu........................................................................................63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................67 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .........................................68 4.1 Kết quả nghiên cứu......................................................................................................68 4.1.1 Phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu.................................68 4.1.2 Phân tích mối tương quan giữa các biến trong mô hình...........................................60 4.1.3 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam........73 4.1.4 Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam....................................................................................................................................75 4.1.5 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Tp.HCM .........78
  • 7. 4.1.6 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Hà Nội............79 4.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu........................................................................................81 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................86 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................87 5.1 Kết luận.........................................................................................................................87 5.2 Kiến nghị.......................................................................................................................87 5.2.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước.....................................................................88 5.2.2 Đối với các công ty niêm yết ngành hàng hiêu dùng...............................................90 5.2.3 Đối với các nhà đầu tư..............................................................................................93 5.3 Hạn chế và hướng phát triển của đề tài........................................................................93 5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu............................................................................................93 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.....................................................................94 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ................................................................................................95 KẾT LUẬN .......................................................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT * Chữ viết tắt Tiếng Việt CBTT: Công bố thông tin CTĐC: Công ty đại chúng CTNY: Công ty niêm yết BCTC: Báo cáo tài chính BCTN: Báo cáo thường niên HNX: Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội HSX: Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HĐQT: Hội đồng quản trị NHTM: Ngân hàng thương mại TLSH: Tỷ lệ sở hữu TLTV: Tỷ lệ thành viên TTTC: Thông tin tài chính TTCK: Thị trường chứng khoán TSCĐ: Tài sản cố định TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh SGDCK: Sở Giao dịch Chứng khoán UBCKNN: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước * Chữ viết tắt Tiếng Anh AIMR (Association for Investment Management and Research): Hiệp hội Nghiên cứu và Đầu tư EPS (Earning Per Share): Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu FAF (Financial Analysts Federation): Liên đoàn phân tích tài chính GAAP (Generally Accepted Accounting Principles): Các nguyên tắc kế toán chấp nhận chung. IFRS (International Financial Reporting Standards): Tiêu chuẩn quốc tế báo cáo tài chính ROA (Return on Assets): Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản ROE (Return on Equity): Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu S&P: công ty Standard & Poor’s
  • 9. SPSS (Statistical Package for the Social Sciences): Phần mềm phân tích thống kê VIF (Variance Inflation Factor): Hệ số phóng đại phương sai VAS (Vietnam Accounting Standars): Chuẩn mực kế toán Việt Nam VACPA (Vietnam Association of Certified Public Accountants): Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VAMC (Vietnam Asset Management Company): Công ty quản lý tài sản Việt Nam
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về vấn đề công bố thông tin..............12 Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về vấn đề công bố thông tin...............21 Bảng 2.1: Tổng hợp các lý thuyết nền liên quan đến đề tài nghiên cứu........................41 Bảng 2.2: Tổng hợp các nhân tố liên quan đến các đề tài nghiên cứu...........................48 Bảng 3.1: Quy trình nghiên cứu......................................................................................51 Bảng 3.2: Các chỉ mục công bố thông tin của công ty niêm yết....................................57 Bảng 3.3: Mã hóa và cách đo lường các biến.................................................................62 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trên SGDCK Việt Nam......................68 Bảng 4.2: So sánh giá trị bình quân của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng giữa SGDCK TpHCM và SGDCK Hà Nội...............................................................................................................71 Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình...........................................72 Bảng 4.4: Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến....................................................74 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp mô hình hồi quy tuyến tính đa biến.....75 Bảng 4.6: Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến lần đầu – HSX..........................78 Bảng 4.7: Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến lần cuối – HSX.........................78 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp mô hình hồi quy tuyến tính đa biến – HSX.................................................................................................................................79 Bảng 4.9: Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến lần đầu – HNX .........................80 Bảng 4.10: Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến lần hai – HNX........................80 Bảng 4.11: Kết quả phân tích mô hình hồi quy đơn biến – HNX..................................81 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến – HNX .............................................................................................................................81 Bảng 4.13: Tổng hợp tác động của các nhân tố trong mô hình.......................................82 Bảng 4.14: Tổng hợp tác động các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngàng hàng tiêu dùng trên SGDCK TP.HCM và SGDCK Hà Nội...................................................................................................................................84 Bảng 4.15: Tổng hợp và so sánh nội dung nghiên cứu của tác giả với nghiên cứu của Nguyển Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc (2018)....................................................84
  • 11. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết ngành hàng tiêu dùng....................................................................53 Hình 3.2: Các chỉ mục công bố thông tin của công ty niêm yết ....................................57 Hình 4.1: Biểu đồ phân tán của phần dư đã được chuẩn hóa.........................................76 Hình 4.2: Biểu đồ P-P Plot của phần dư - đã được chuẩn hóa.......................................76 Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư - đã được chuẩn hóa......................................77 Hình 4.4: Mô hình hồi quy các nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các CTNY ngành hàng tiêu dùng...........................................................................................77
  • 12. PHẦN TÓM TẮT Hiện nay, các công ty niêm yết ngành hàng tiêu dùng ở Việt Nam chưa xem trọng việc công bố thông tin trên báo cáo thường niên. Nghiên cứu này sẽ xác định và đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết ngành hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo thường niên năm 2018 của 140 công ty niêm yết và được thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy đa biến qua phần mềm SPSS 20.0. Mười giả thuyết được đưa ra để xem xét mối quan hệ giữa một số biến giải thích (cụ thể là quy mô công ty, số năm niêm yết, khả năng thanh toán, tài sản cố định, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ sở hữu vốn cổ đông lớn, tỷ lệ sở hữu vốn cổ đông nước ngoài, công ty kiểm toán, tỷ lệ thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị) và mức độ công bố thông tin trong các báo cáo thường niên của công ty niêm yết. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy quy mô công ty, khả năng thanh toán, tỷ lệ sở hữu vốn cổ đông nước ngoài, công ty kiểm toán, tỷ lệ thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị có ảnh hưởng tích cực đến mức độ công bố thông tin, các nhân tố còn lại không ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin. Từ đó, đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết ngành hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các kết luận từ nghiên cứu này có thể được các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý tham khảo để cải thiện việc công bố các thông tin bắt buộc và các thông tin tự nguyện trong các báo cáo thường niên của công ty niêm yết. Từ khóa: Công bố thông tin - Báo cáo thường niên – Công ty niêm yết – Ngành hàng tiêu dùng
  • 13. ABSTRACT Currently, listed companies in the consumer goods industry in Vietnam do not attach much importance to the disclosure of information in annual reports. This study will identify and measure the impact of factors on the level of disclosure in the annual report of consumer companies listed on Vietnam's stock market. The data was collected from the 2018 annual report of 140 listed companies and statistically described, correlated, multivariate regression analysis via SPSS 20.0 software. Ten hypotheses have been proposed to examine the relationship between a number of explanatory variables (namely firm size, number of years of listing, solvency, fixed assets, profitability, leverage major shareholding ratio, foreign equity ownership, auditing company, percentage of non-executive members in the board of directors) and the level of information disclosure in the reports. Annual list of listed companies. The results of this study show that firm size, solvency, foreign equity ownership, auditing firms, and non-executive members in the board of directors have a positive influence. To the extent of information disclosure, the remaining factors do not affect the level of information disclosure. Since then, providing policy implications to improve the level of information disclosure in the annual report of companies listed consumer goods on the stock market of Vietnam. The conclusions from this study can be consulted by policy makers and regulators to improve the disclosure of mandatory and voluntary information in the company's annual reports. listing. Keyword: Information disclosure – Annual report – Listed company – Consumer goods industry
  • 14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thông tin TTCK rất đa dạng và phong phú. Thông tin là yếu tố then chốt, nhạy cảm, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của tất cả các đối tượng tham gia TTCK. Những nhà đầu tư có thể phân tích, so sánh và đầu tư có hiệu quả thông qua những nguồn thông tin về tình trạng tài chính, bản chất, bối cảnh của công ty... Vì vậy, để đảm bảo cho TTCK hoạt động được công khai, minh bạch thì các CTNY cung cấp thông tin cũng phải thực hiện một cách minh bạch và công khai. Nguyên tắc công khai được hiểu như là cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời. Thông tin chính thống và thông tin phi chính thống về CTNY sẽ được huy động từ mọi nguồn: từ các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, sách báo, internet đến các thông tin mang tính truyền miệng qua diễn đàn, sàn giao dịch. Một số chính sách, văn bản hỗ trợ cho tái cấu trúc nền kinh tế đã được Chính phủ ban hành như nghị định 60/2015/NĐ- CP với những thay đổi của khung pháp lý và đòi hỏi mới của thị trường, Bộ Tài Chính cùng với UBCKNN đã ban hành những quy định mới hướng dẫn CBTT, đăng ký giao dịch và niêm yết trên TTCK tại các thông tư 155/2015/TT-BTC, thông tư180/2015/TT- BTC và thông tư 29/2017/TT-BTC đáp ứng yêu cầu phù hợp với sự phát triển của thị trường và hướng tới các chuẩn mực quốc tế về CBTT và niêm yết. Tuy nhiên, hiện nay việc CBTT của các CTNY đang bị xem nhẹ, nhiều nhà đầu tư chưa thực sự nhận được những thông tin tương xứng về CTNY mà họ bỏ vốn để đầu tư. Dođó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT giúp cho các nhà điều hành, các tổ chức thấy được những tác động để có thể đưa ra những quy định phù hợp, khả thi. Việc công khai thông tin, đặc biệt là CBTT trên BCTN theo sổ tay CBTT trên SGDCK Hà Nội thì: “Báo cáo thường niên là ấn phẩm thường niên cung cấp thông tin toàn diện về tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty trong năm liền trước”. Thông tin cung cấp trong BCTN sẽ giúp cho các bên có liên quan đánh giá để đưa ra quyết định kinh tế. CBTT trong BCTN là nghĩa vụ bắt buộc mà các CTNY phải công bố trung thực, đầy đủ và kịp thời nhằm hướng tới tính minh bạch, công khai thông tin hữu ích cho nhà đầu tư và cho quản lý Nhà nước. Thực tế, những quy định CBTT trong BCTN theo các văn bản hướng dẫn chỉ gợi ý các đề mục, chưa hướng dẫn
  • 15. 2 chuyên sâu, chặt chẽ về nội dung công bố. Mức độ CBTT trong BCTN phụ thuộc vào tính tự nguyện của các CTNY, dẫn đến các CTNY trên SGDCK thực hiện CBTT trên BCTN sai lệch và chậm trễ, không cập nhật thường xuyên, gây nhiều thiệt hại cho các nhà đầu tư và những người sử dụng thông tin. Vì vậy, để duy trì hệ thống thị trường vốn hiệu quả, có tính thanh khoản cao, TTCK Việt Nam ngày càng phát triển như các nước tiên tiến trên thế giới thì cần thiết phải hoàn thiện việc CBTT trên BCTN của các CTNY để có được BCTN chất lượng cao, minh bạch, đầy đủ, sẵn có để tất cả đối tượng tham gia có thể đưa ra quyết định khi phân bổ vốn. Ngành hàng tiêu dùng là ngành hàng vô cùng phát triển tại Việt Nam, luôn chiếm tỷ trọng cao so với các nhóm ngành khác cũng như so với tổng thu nhập của đất nước. Trước đó, “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các doanh nghiệp thuộc ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam” đã được hai tác giả Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc nghiên cứu dựa trên BCTN năm 2015. Nhưng mỗi nghiên cứu có sự khác nhau về địa điểm nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và mẫu nghiên cứu, nên cần thiết nghiên cứu thực nghiệm trong mỗi giai đoạn, nhằm giải thích hiện tượng và tiến triển CBTT trong mỗi giai đoạn, góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết về CBTT. Từ đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam ở giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam – Ngành hàng tiêu dùng” đã được tác giả lựa chọn để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Thứ nhất, xác định các nhân tố đo lường mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam. -Thứ hai, đo lường tác động của từng nhân tố đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu: - Thứ nhất, các nhân tố nào đo lường mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam? - Thứ hai, cách đo lường tác động của từng nhân tố đến mức độ CBTT trong
  • 16. 3 BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam.? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK. Phạm vi nghiên cứu: BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK. Thời gian nghiên cứu: BCTN năm 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp định tính: Hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích lý thuyết để xác định các nhân tố đo lường mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam. - Phương pháp định lượng: sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel để thống kê và phần mềm SPSS 20.0 để xây dựng mô hình hồi quy nhằm đo lường tác động của từng nhân tố đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam. 6. Ý nghĩa của đề tài: Bổ sung và củng cố cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng. Là tài liệu tham khảo giúp các đối tượng sử dụng BCTN hiểu rõ hơn về mức độ CBTT của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam. Là cơ sở khoa học giúp các CTNY thấy được tầm quan trọng và tính pháp lý của việc CBTT trong BCTN. Đồng thời là cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao mức độ CBTT nhằm làm giảm bất cân xứng thông tin giữa nhà đầu tư và các CTNY ngành hàng tiêu dùng, góp phần phát triển TTCK Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn: Bài nghiên cứu gồm có 5 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  • 17. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài Đã có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các công ty trong nhiều thời điểm với những phạm vi khác nhau, tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu của Firth (1979) tại Anh đã tiến hành nghiên cứu đối với 180 công ty nhằm kiểm tra mối liên hệ giữa mức độ CBTT tự nguyện với quy mô công ty, tình trạng niêm yết và loại công ty kiểm toán. Kết quả cho thấy mối liên hệ tích cực giữa quy mô công ty, tình trạng niêm yết và mức độ CBTT, không có mối liên hệ giữa loại công ty kiểm toán và mức độ CBTT. Nghiên cứu McNally et al (1982) tại New Zealand đã tiến hành nghiên cứu trên 103 công ty để nghiên cứu mối liên hệ giữa mức độ CBTT tự nguyện với quy mô công ty, tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ tăng trưởng, quy mô công ty kiểm toán, nhóm ngành công nghiệp. Kết quả cho thấy quy mô công ty có mối quan hệ tích cực với mức độ CBTT tự nguyện. Nghiên cứu của Cooke (1992) tại Nhật Bản để nghiên cứu mối liên hệ giữa mức độ CBTT tự nguyện và bắt buộc với quy mô công ty, tình trạng niêm yết, nhóm ngành công nghiệp. Nghiên cứu được tiến hành đối với 35 công ty. Kết quả cho thấy quy mô công ty, tình trạng niêm yết, nhóm ngành công nghiệp có mối quan hệ tích cực với mức độ CBTT bắt buộc và tự nguyện. Và Coooke tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về mức độ CBTT tự nguyện của các công ty tại Nhật được thể hiện trong nghiên cứu của Cooke (1993). Nghiên cứu thực hiện dựa trên BCTN của 48 công ty tại Nhật Bản nhằm đo lường ảnh hưởng của các nhân tố quy mô công ty, tình trạng niêm yết, nhóm ngành công nghiệp đến mức độ CBTT tự nguyện với chỉ số công bố thông tin không trọng số. Kết quả tìm ra được mức độ CBTT tự nguyện có mối liên hệ với tình trạng niêm yết của công ty. Nghiên cứu của Ahmed and Nicholls (1994) về mức độ CBTT bắt buộc được thực hiện tại Bangladesh được tiến hành đối với 63 công ty, 94 mục công bố nhằm kiểm tra mối liên hệ giữa công bố thông tin bắt buộc với chỉ số công bố, quy mô công ty, đòn bẩy, công ty kiểm toán, công ty đa quốc gia, trình độ của kế toán trưởng thông qua sử dụng phương pháp nghiên cứu mô hình hồi quy. Nghiên cứu cho thấy công ty
  • 18. 5 đa quốc gia, trình độ của kế toán trưởng và quy mô công ty ảnh hưởng đến mức độ CBTT bắt buộc. Nghiên cứu của Hossain và các cộng sự (1994) tại Malaysia được tiến hành đối với 67 công ty, 78 mục công bố, sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi quy đơn biến và đa biến, nhằm nghiên cứu mối liên hệ giữa mức độ CBTT tự nguyện với chỉ số công bố, quy mô công ty, cấu trúc sở hữu, đòn bẩy, tài sản, công ty kiểm toán và tình trạng niêm yết. Kết quả cho thấy quy mô công ty, cấu trúc sở hữu và tình trạng niêm yết có ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện. Nghiên cứu của Wallace và các cộng sự (1994) tại Tây Ban Nha được tiến hành đối với 50 công ty, 79 mục công bố, sử dụng phương pháp nghiên cứu mô hình hồi quy đa biến, nhằm nghiên cứu mối liên hệ giữa mức độ CBTT với chỉ số công bố, quy mô công ty, đòn bẩy, lợi nhuận, công ty kiểm toán và khả năng thanh toán. Kết quả cho thấy quy mô công ty, tình trạng niêm yết có ảnh hưởng tích cực, ngược lại thì khả năng thanh toán có ảnh hưởng tiêu cực. Nghiên cứu của Meek & Gray (1995) đã nghiên cứu thực nghiệm ở 116 doanh nghiệp ở Mỹ, 64 doanh nghiệp ở Anh và 46 doanh nghiệp ở Châu Âu là các tập đoàn đa quốc gia, nhằm nghiên cứu mối liên hệ giữa các nhân tố quy mô công ty, khu vực công ty, loại ngành, đòn bẩy, công ty đa quốc gia, lợi nhuận, thời gian niêm yết và mức độ CBTT tự nguyện trong báo cáo hàng năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô công ty, khu vực mà công ty hoạt động, thời gian niêm yết, ngành nghề kinh doanh là các nhân tố then chốt có ảnh hưởng đến việc CBTT tự nguyện. Nghiên cứu của Zarzeski (1996) thực hiện nghiên cứu BCTN từ năm 1991 đến năm 1993 trên 7 quốc gia (Pháp, Đức, Hồng Kông, Nhật Bản, Na Uy, Anh, Mỹ) với 256 công ty có quy mô nhỏ, vừa và lớn. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ CBTT phụ thuộc vào văn hóa và sức mạnh của thị trường thông qua các nhân tố doanh thu xuất khẩu, đòn bẩy tài chính và quy mô công ty. Nghiên cứu của Owusu - Ansah (1998) nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm công ty đến mức độ CBTT bắt buộc tại Zimbabwe. Nghiên cứu kết hợp sử dụng báo cáo tài chính và báo cáo thường niên năm 1994 của 49 CTNY tại Zimbabwe, nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tuổi công ty, quy mô công ty, khả năng sinh lời, cấu trúc chủ sở hữu, chất lượng kiểm toán, loại ngành, khả năng thanh toán và đầu tư
  • 19. 6 tài chính ( công ty có công ty con, công ty là công ty liên kết). Kết quả cho thấy tuổi công ty, quy mô của công ty, khả năng sinh lời, cấu trúc chủ sở hữu có tác động tích cực đến mức độ CBTT bắt buộc của công ty. Nghiên cứu của Ho và Wong (2001) thực hiện kiểm tra các mối quan hệ giữa cơ chế quản trị chính trong công ty (tỷ lệ giám đốc độc lập so với tổng số giám đốc trong HĐQT, sự tồn tại của một ủy ban kiểm toán tự nguyện, sự tồn tại của cá nhân vừa là giám đốc điều hành vừa là chủ tịch HĐQT, tỷ lệ thành viên gia đình trong HĐQT) và mức độ CBTT tự nguyện ở Hồng Kông. Kết quả cho thấy sự tồn tại của một ủy ban kiểm toán có liên quan đáng kể, tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện, trong khi tỷ lệ thành viên gia đình trong HĐQT, có mối liên quan tiêu cực đến mức độ CBTT tự nguyện. Hạn chế của bài nghiên cứu là chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố về cơ chế quản trị trong công ty mà không xét đến các nhân tố liên quan đến hiệu quả hoạt động của công ty như lợi nhuận, tính thanh khoản. Nghiên cứu của Châu và Gray (2002) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và mức độ CBTT tự nguyện ở Hồng Kông và Singapore. Kết quả cho thấy rằng mức độ sở hữu bên ngoài có liên quan tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện và nội bộ hoặc quyền sở hữu gia đình có liên quan tiêu cực đến mức độ CBTT tự nguyện. Hạn chế của bài nghiên cứu cũng như nghiên cứu của Ho và Wong (2001), chỉ mới nghiên cứu các nhân tố quản trị trong công ty. Nghiên cứu của Ros Haniffa và Terry Cooke (2002) về ảnh hưởng của nhân tố văn hóa, quản trị công ty đến mức độ CBTT tự nguyện của các công ty tại Malaysia. Nghiên cứu được tiến hành đối với 167 công ty, 65 mục công bố, kiểm tra mối liên hệ giữa mức độ CBTT tự nguyện với chỉ số công bố, quản trị công ty, văn hóa và đặc điểm cụ thể của công ty thông qua việc nghiên cứu mô hình hồi quy đa biến. Kết quả cho thấy đặc điểm cụ thể của từng công ty và đặc điểm quản trị công ty có mối quan hệ với mức độ CBTT tự nguyện, cụ thể các thành viên gia đình thuộc HĐQT, chủ tịch không điều hành có mối quan hệ tiêu cực với mức độ CBTT tự nguyện. Trong đó nhân tố chủ tịch không điều hành có hệ số hồi quy cao nhất, cho thấy một chủ tịch không điều hành là điều cần thiết như một cơ chế kiểm tra và cân bằng. Một trong những hạn chế trong nghiên cứu này là chỉ xem xét mối quan hệ của ba nhóm biến với mức độ CBTT tự nguyện. Như vậy, một phần mở rộng của nghiên cứu này sẽ là kết hợp các
  • 20. 7 nhóm biến này trong các nghiên cứu tiếp theo xem xét với mức độ CBTT bắt buộc, đặc biệt ở các nước đang phát triển bởi vì có lập luận rằng các nước đang phát triển thường không công bố thông tin rộng rãi và có thể không tuân thủ tất cả các yêu cầu. Nghiên cứu của Jeffrey J. Archambault và Marie E. Archambault (2003), nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin và mức độ CBTT. Theo nghiên cứu, các nhân tố: quy mô công ty, quyền sở hữu, tình trạng niêm yết, chính sách cổ tức, kiểm toán, đòn bẩy tài chính, lĩnh vực kinh doanh, doanh thu xuất khẩu,… ảnh hưởng đến mức độ CBTT được phân thành nhóm nhân tố: nhóm nhân tố văn hóa, nhóm nhân tố hệ thống chính trị và kinh tế quốc gia, nhóm nhân tố hệ thống tài chính và hoạt động của công ty. Bằng nghiên cứu thực nghiệm để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trên với mẫu khảo sát là 1.000 công ty công nghiệp hàng đầu ở 41 quốc gia (trong quá trình chạy mô hình thì chỉ còn lại 33 quốc gia), Jeffrey J. và Marie E. Archambault đã đưa ra được mô hình hồi quy về sự tương quan giữa mức độ CBTT và minh bạch thông tin tài chính với các nhân tố đã nêu trên. Jeffrey J. và Marie E. Archambault kết luận rằng CBTT như là một chức năng của hệ thống văn hóa, hệ thống chính trị và kinh tế quốc gia, hệ thống chính sách tài chính và hoạt động của công ty. Kết quả thực nghiệm của nhóm tác giả cho thấy, mỗi nhóm nhân tố trên đều ảnh hưởng đáng kể đến quá trình CBTT, ngay cả đối với những nhân tố mà trong các nghiên cứu trước khẳng định là không có quan hệ với quá trình CBTT thì ở nghiên cứu này tác giả cũng đã chứng minh là khá quan trọng. Riêng ở góc độ công ty, kết quả thực nghiệm của nhóm tác giả cho rằng, hầu hết các nhân tố phản ánh đặc điểm tài chính và quá trình hoạt động của công ty đều ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng cho rằng CBTT là một quá trình phức tạp chịu sự ảnh hưởng bởi một tập hợp các nhân tố. Nghiên cứu của Ali và các cộng sự (2004) được thực hiện tại Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh nhằm kiểm tra tác động các nhân tố quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, ảnh hưởng của công ty đa quốc gia, quy mô công ty kiểm toán và lợi nhuận đến mức độ CBTT bắt buộc. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô công ty, ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia và lợi nhuận có ảnh hưởng tích cực đối đến CBTT bắt buộc và quy mô công ty kiểm toán không có mối liên hệ nào với CBTT bắt buộc Nghiên cứu của Waresul Karim và Jamal Udin Ahmed (2005) nhằm kiểm tra
  • 21. 8 mức độ CBTT tài chính khi áp dụng các chuẩn mực kế toán Quốc tế (IAS) ở Bangladesh và ảnh hưởng của nhân tố đặc đểm của công ty (quy mô công ty, lợi nhuận, mức độ bảo mật của các loại giao dịch chứng khoán, liên kết quốc tế của kiểm toán viên công ty, chi nhánh đa quốc gia) đến mức độ công khai trên BCTN của công ty ở Bangladesh. Bài nghiên cứu sử dụng chỉ số công bố không trọng số bao gồm 411 mục và áp dụng cho BCTN năm 2003 của 188 công ty thông qua nghiên cứu nhiều mô hình hồi quy tuyến tính. Kết quả chỉ ra rằng quy mô công ty, lợi nhuận, mức độ bảo mật của các loại giao dịch chứng khoán, liên kết quốc tế của kiểm toán viên của công ty và chi nhánh đa quốc gia đều có ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Nghiên cứu của Oliveira và cộng sự (2006) về ảnh hưởng của các nhân tố quy mô công ty, kiểm toán viên, sự tập trung quyền sở hữu, tình trạng niêm yết, ngành, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận đến mức độ CBTT tự nguyện. Nhóm tác giả sử dụng BCTN năm 2003 của 56 CTNY tại Bồ Đào Nha để thực hiện nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô công ty, loại kiểm toán viên, sự tập trung quyền sở hữu, tình trạng niêm yết, ngành có ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện, trong khi đó đòn bẩy tài chính, lợi nhuận không có ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện. Nghiên cứu của Cheung và các cộng sự (2007) đã xem xét các mức độ CBTT và tính minh bạch thông tin của các CTNY ở thị trường chứng khoán Thái Lan và Hồng Kông. Nghiên cứu phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT và tính minh bạch thông tin thành nhóm nhân tố tài chính và nhóm nhân tố quản trị công ty. Trong nhóm nhân tố tài chính, nhóm tác giả đưa ra các nhân tố gồm: quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, kết quả tài chính, tài sản đảm bảo và hiệu quả sử dụng tài sản. Đối với nhóm nhân tố quản trị công ty, nhóm tác giả đưa ra các nhân tố gồm: mức độ tập trung quyền sở hữu, cơ cấu HĐQT và quy mô HĐQT. Nghiên cứu trên của nhóm tác giả thực hiện khảo sát với số lượng 265 CTNY tại Thái Lan và 148 CTNY tại Hồng Kông. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ CBTT và minh bạch thông tin của các công ty Thái Lan thì cao hơn các công ty ở Hồng Kông. Trong đó, nhóm nhân tố tài chính như: quy mô công ty, hiệu quả sử dụng tài sản, giá trị tài sản đảm bảo và khả năng sinh lợi dài hạn của công ty ảnh hưởng đến mức độ CBTT và minh bạch thông tin các công ty ở Hồng Kông, nhưng lại không ảnh hưởng đến các công ty ở Thái Lan. Nhóm nhân tố quản trị công ty như quy mô HĐQT và cơ cấu HĐQT có ảnh hưởng đến
  • 22. 9 mức độ CBTT và minh bạch thông tin các công ty ở Thái Lan nhưng lại không ảnh hưởng các công ty ở Hồng Kông. Riêng biến tỷ lệ các giám đốc điều hành không phải là thành viên của HĐQT (trong biến cơ cấu của HĐQT) càng lớn thì tính minh bạch và mức độ CBTT của các công ty càng cao ở cả Thái Lan và Hồng Kông. Nghiên cứu cũng đã thực nghiệm để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT và tính minh bạch thông tin và kết luận rằng quản trị công ty tốt thì việc CBTT và minh bạch thông tin sẽ tốt hơn ở Thái Lan. Tuy nhiên, nhóm tác giả chủ yếu chỉ so sánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên giữa Thái Lan và Hồng Kông, đồng thời chỉ mới thống kê mô tả về mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố tài chính và quản trị công ty, nhưng chưa giải thích được nguyên nhân sâu xa của các kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm, chẳng hạn vì sao hầu như các nhân tố tài chính lại không ảnh hưởng đến mức độ CBTT và minh bạch thông tin của các công ty ở Thái Lan nhưng lại có ảnh hưởng đối với các công ty ở Hồng Kông. Nghiên cứu Ageca và Onder (2007) về các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện. Nhóm tác giả sử dụng thông tin trên BCTN năm 2003 của 51 CTNY tại Thổ Nhĩ Kỳ để nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: lợi nhuận, kiểm toán viên có mối liên hệ tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện, ngược lại quy mô công ty có tác động tiêu cực đến mức độ CBTT tự nguyện, các nhân tố như cấu trúc sở hữu, đòn bẩy, tính đa quốc gia không có ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện. Nghiên cứu thực nghiệm của Mohamed và các cộng sự (2009) về nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY tại Malaysia, sử dụng thông tin công bố trên BCTN năm 2002 của 94 CTNY. Các nhân tố quản trị được kiểm tra là quy mô HĐQT, tỷ lệ các giám đốc độc lập không điều hành trong HĐQT, cổ phần sở hữu bên ngoài, kiểm soát gia đình và tỷ lệ phần trăm thành viên ban kiểm toán trên tổng số thành viên HĐQT. Kết quả của cho thấy mối liên hệ tích cực giữa quy mô công ty, tỷ lệ các giám đốc độc lập với mức độ CBTT tự nguyện. Tuy nhiên, mức độ CBTT tự nguyện có mối liên hệ tiêu cực đến kiểm soát gia đình. Trong khi đó tỷ lệ phần trăm thành viên ban kiểm toán trên tổng số thành viên HĐQT không có tác động đến mức độ CBTT tự nguyện. Nghiên cứu của Despina Galani và các cộng sự (2011) về tác động của đặc
  • 23. 10 điểm công ty đến mức độ CBTT bắt buộc. Nhóm tác giả sử dụng BCTN năm 2009 của 43 CTNY tại TTCK Athens, bao gồm 100 khoản mục CBTT bắt buộc để thực hiện nghiên cứu. Kết quả cho thấy quy mô công ty có ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT bắt buộc, trong khi đó tuổi của công ty và khả năng sinh lời không có tác động đến mức độ CBTT bắt buộc. Hạn chế mà bài nghiên cứu đưa ra là chỉ thực hiện trong một năm và tại một quốc gia, nghiên cứu cũng đề xuất thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian dài hơn, từ năm tới mười năm. Nghiên cứu của Abdur Rouf (2011) về ảnh hưởng các nhân tố đặc điểm công ty và các nhân tố quản trị công ty đến mức độ CBTT tự nguyện, sử dụng thông tin công bố trên BCTN năm 2007 của 120 CTNY tại Bangladesh. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố: quy mô HĐQT, ủy ban kiểm toán, cơ cấu lãnh đạo HĐQT đến việc tăng mức độ CBTT tự nguyện. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng thành viên HĐQT và ủy ban kiểm toán của công ty có ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện. Nghiên cứu của Sanjay Bhayani (2012) về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên BCTN từ năm 2008 đến năm 2010 của 81 CTNY tại Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các công ty công bố thong tin nhiều hơn và thông tin minh bạch hơn là các công ty có quy mô lớn, đòn bẩy cao, lợi nhuận cao, niêm yết tại TTCK nước ngoài và được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán lớn. Tuy nhiên, thời gian hoạt động của một công ty và tình trạng cư trú (công ty đa quốc gia và công ty trong nước) không ảnh hưởng đáng kể đến mức độ CBTT. Nghiên cứu của Nandi và Ghosh (2012) về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên BCTN từ năm 2000 đến năm 2009 của 60 CTNY tại Ấn Độ. Kết quả cho thấy quy mô HĐQT, tỷ lệ thành viên ủy ban kiểm toán trên tổng số thành viên HĐQT, kiểm soát gia đình, chủ tịch HĐQT tách biệt với giám đốc điều hành, quy mô công ty, lợi nhuận, tính thanh khoản ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT, tỷ lệ giám đốc không điều hành trong HĐQT, đòn bẩy tài chính, tuổi công ty ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ CBTT. Nghiên cứu của các tác giả Ali Uyar, Merve Kilic, Nizamettin Bayyurt (2013) về đặc điểm công ty và việc CBTT tự nguyện trên BCTN năm 2010 của 138 CTNY tại Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả cho thấy có mối liên hệ tích cực giữa mức độ CBTT tự nguyện và các biến như quy mô công ty, quy mô của công ty kiểm toán, mức độ độc lập của
  • 24. 11 các giám đốc trong hội đồng, đòn bẩy tài chính lại có mối liên hệ tiêu cực. Nghiên cứu này có một số ý nghĩa đối với các công ty, kiểm toán viên, nhà đầu tư và nhà quản lý. Tất cả các chủ thể này đóng vai trò quan trọng trong cải thiện tính minh bạch và CBTT của các công ty. Các công ty có thể tăng việc CBTT tự nguyện bằng cách nhận thức được lợi ích của việc CBTT. Các nhà đầu tư có thể yêu cầu công bố cao hơn từ sự quản lý. Các nhà chức năng có thể hướng dẫn các công ty bằng việc ban hành các nguyên tắc hướng dẫn cho việc CBTT tự nguyện phù hợp trong BCTN. Các công ty kiểm toán cũng có thể đóng góp vào việc cải thiện văn hoá công ty về CBTT. Nghiên cứu của Mohamed Moustafa Soliman (2013) đã khảo sát về ảnh hưởng của các nhân tố đặc điểm công ty với mức độ CBTT tự nguyện trong BCTN của 50 công ty ở Ai Cập đang niêm yết trên TTCK Ai Cập trong giai đoạn 2007 – 2010. Tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu phân tích hồi quy đa biến các nhân tố: quy mô công ty, chủ thể kiểm toán, lợi nhuận, thời gian niêm yết. Kết quả là quy mô công ty và lợi nhuận có mối quan hệ đáng kể đến mức độ CBTT trong BCTC của các công ty, còn chủ thể kiểm toán, thời gian hoạt động của công ty không có mối quan hệ nào với mức độ CBTT. Nghiên cứu Khaled Aljifri và các cộng sự (2014) nhằm xem xét ảnh hưởng của nhân tố đặc điểm công ty đến vấn đề CBTT thông qua nghiên cứu BCTN năm 2005 của 153 công ty ở các nước tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Bài nghiên cứu đã tìm hiểu tác động của các nhân tố như: loại ngành, quy mô công ty, lợi nhuận, khả năng thanh toán, tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập đến mức độ CBTT và đưa ra tám giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng niêm yết, ngành nghề, quy mô công ty có tác động đến mức độ CBTT. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố loại ngành và quy mô công ty có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ CBTT. Kết luận rút ra từ nghiên cứu này có thể được quan tâm bởi những nhà hoạch định chính sách và những nhà quản lý muốn cải thiện CBTT tài chính cho các công ty ở nước họ. Nghiên cứu của Alnabsha, Abdou, Ntim, Elamer (2018) về các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT trên BCTN của các CTNY tại Libya. Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu trên 211 BCTN từ năm 2006 đến năm 2010 của 45 công ty tại Libya, nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố quy mô HĐQT, tách biệt vai trò giám đốc điều
  • 25. 12 hành, thành phần HĐQT, tần suất họp HĐQT, ủy ban kiểm toán, cấu trúc sở hữu (nước ngoài, nhà nước, công ty, giám đốc), quy mô công ty, tuổi công ty, lợi nhuận, thanh khoản, tình trạng niêm yết, loại ngành, kiểm toán viên, tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu đến mức độ CBTT. Kết quả nghiên cứu được các nhân tố: tần suất họp HĐQT, ủy ban kiểm toán, tuổi công ty, thanh khoản, tình trạng niêm yết, loại ngành, kiểm toán viên, quy mô công ty ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT, ngược lại các nhân tố: quy mô HĐQT, thành phần HĐQT ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ CBTT. Nghiên cứu này có ý nghĩa lý thuyết đối với các công ty, kiểm toán viên, nhà đầu tư và nhà quản lý của các nước đang phát triển. Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về vấn đề công bố thông tin Têntác giả (Năm) Tên đề tài Mục tiêu nghiêncứu Phương pháp nghiên cứu Phạm vi và thời gian nghiêncứu Các nhân tố Kết quả nghiêncứu Firth (1979) The Impact of Size, Stock Market Listing and Auditors on Voluntary Disclosure in Corporate Annual Reports Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT tự nguyện. Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTC năm 1975 của 180 CTNY tại Anh Quy mô,tình trạng niêm yết, công ty kiểm toán. Quy mô, tình trạng niêmyết ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện. McNally et al (1982) Corporate Financial Reporting in New Zeeland: An analysis of user preferences, corporate characteristics listed on the London Stock Exchange Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT tự nguyện. Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTC năm 1978 của 103 CTNY tại New Zeeland Quy mô công ty, tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ tăng trưởng, quy mô công ty kiểm toán, nhómngành công nghiệp. Quy mô công ty ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện. Cooke (1992) The Impact of Size, Stock Market Listing and Industry Type on Disclosure in the Annual Repots ofJapanese listed Corporations Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT bắt buộc và tự nguyện Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTC năm 1989 của 35 CTNY tại Nhật Quy mô công ty, tình trạng niêm yết, nhómngành công nghiệp. Quy mô công ty,tình trạng niêm yết, nhóm ngành công nghiệp ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT. Cooke (1993) Disclosure in Japanese Corporate Annual Reports Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT tự nguyện. Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTN năm 1989 của 48 CTNY tại Nhật Quy mô công ty, tình trạng niêm yết, nhómngành công nghiệp. Tình trạng niêmyết ảnh hưởng tích cực với mức độ CBTT tự nguyện. Ahmed and Nicholls (1994) The impact ofnon- financialcompany characteristics on mandatory Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT bắt Phân tích,tổng hợp,hồi quy. BCTC năm 1991 của 63 CTNY tại Bangladesh Chỉ số công bố,quy mô công ty,đòn bẩy,công ty Trình độ kế toán trưởng, quy mô công ty ảnh hưởng
  • 26. 13 disclosure compliance in developing countries:the case ofBangladesh buộc. kiểm toán, công ty đa quốc gia,trình độ kế toán trưởng. tích cực đến mức độ CBTT bắt buộc. Hossain và các cộng sự (1994) Voluntary disclosure in an emerging capital market: Some empirical evidence from companies listed on the Kuala Lumpur Stock Exchange Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT tự nguyện Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTC năm 1991 của 67 CTNY tại Kuala Lumpur Chỉ số công bố, quy mô công ty,cấu trúc sở hữu, đòn bẩy,tài sản,công ty kiểm toán, tình trạng niêmyết. Quy mô công ty,cấu trúc sở hữu, tình trạng niêm yết có ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện. Wallace và các cộng sự (1994) The Relationship between the comprehensiveness ofcorporateannual reports and firm specific characteristics in Spain Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT bắt buộc và tự nguyện Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTN năm 1991 của 50 CTNY tại Tây Ban Nha Chỉ số công bố, quy mô công ty, đòn bẩy,lợi nhuận, công ty kiểm toán, tình trạng niêm yết, khả năng thanh toán. Quy mô công ty,tình trạng niêm yết ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT. Khả năng thanh toán ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ CBTT. Meek&Gray (1995) Factors influencing voluntary annual report disclosure U.S., U.K., and Continental European multinational corporations Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT tự nguyện Phân tích,tổng hợp, hồi quy, so sánh. BCTN (1989) 116 CTNY Mỹ, 64 CTNY Anh, 46 CTNY Châu Âu Quy mô công ty, khu vực công ty, loại ngành, đòn bẩy, công ty đa quốc gia, lợi nhuận,thời gian niêmyết. Quy mô, khu vực,thờigian niêm yết, ngành kinh doanh ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện. Zarzeski (1996) Spontaneous harmonization effects of culture and market forces on accounting disclosure practices Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT bắt buộc và tự nguyện Phân tích,tổng hợp, hồi quy, so sánh. BCTN (1991-1993) của 256 CTNY (Pháp, Đức, Hồng Kông, Nhật Bản, Na Uy,Anh, Mỹ) Văn hóa doanh thu xuất khẩu,đòn bẩy tài chính, quy mô công ty. Văn hóa doanh thu xuất khẩu, đòn bẩy tài chính, quy mô công ty ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT. Owusu - Ansah(1998) The Impact of Corporate Attributes on the Extent of Mandatory Disclosure and Reporting by Listed Companies in Zimbabwe Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT bắt buộc Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTC, BCTN năm 1994 của 49 CTNY tại Zimbabwe Tuổi công ty, quy mô công ty, khả năng sinh lời, cấu trúc chủ sở hữu, chất lượng kiểm toán, loại ngành, khả năng thanh toán,đầu tư tài chính. Tuổi công ty, quy mô công ty, khả năng sinh lời, cấu trúc chủ sở hữu có ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT bắt buộc.
  • 27. 14 Ho và Wong (2001) A stude of the relationship beteen corporate governance structure and the extent ofvoluntary disclosure Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT tự nguyện Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTN năm 1997 của 98 CTNY tại Hồng Kông Tỷ lệ các giám đốc độc lập/tổng số giám đốc trong HĐQT, ủy ban kiểm toán, chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc điều hành, tỷ lệ thành viên gia đình trong HĐQT. Ủy ban kiểm toán ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện. Tỷ lệ thành viên gia đình trong HĐQT ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ CBTT tự nguyện. Châu và Gray (2002) Onership structure and corporatevoluntary disclosurein Hong Kong and Singgapore Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT tự nguyện Phân tích,tổng hợp, hồi quy, so sánh. BCTN năm 1999 của các CTNY tại Hồng Kông and Singgapore Tỷ lệ sở hữu bên ngoài, công ty nộibộ hoặc quyềnsở hữu gia đình. Tỷ lệ sở hữu bên ngoài ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện. Công ty nội bộ hoặc quyền sở hữu gia đình ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ CBTT tự nguyện. Ros Haniffa và Terry Cooke (2002) Culture, corporate governance and disclosure in Malaysian corporations Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT tự nguyện Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTN năm 1995 của 167 CTNY tại Malaysia Văn hóa,quản trị (tỷ lệ giám đốc/HĐQT, vai trò kép trong công ty, trình độ giám đốc…). Tài chính (cơ cấu vốn, tài sản, lợi nhuận, nợ…). Tỷ lệ thành viên gia đình trong HĐQT, chủ tịch không điều hành ảnh hưởng tiêu cực đến CBTT tự nguyện. Jeffrey J. Archambault và Marie E. Archambault (2003) A multinationaltest of determinants of corporatedisclosure Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT bắt buộc và tự nguyện Phân tích,tổng hợp, hồi quy, so sánh. BCTN của 1000 CTNY tại33 quốc gia Nhân tố văn hóa, nhân tố hệ thốngchính trị và kinh tế quốc gia,nhân tố hệ thống tài chính và hoạt động củacông ty Tất cả các nhân tố trong nghiên cứu đều có ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT. Ali và các cộng sự (2004) Disclosure compliance with nationalaccounting standardsby listed companies in South Asia Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT bắt buộc Phân tích,tổng hợp, hồi quy, so sánh. BCTN của CTNY tại Pakistan,Ấn Độ, Bangladesh Quy mô công ty,đòn bẩy tài chính,công ty đa quốc gia, quy mô công ty kiểm toán, lợi nhuận. Quy mô công ty, công ty đa quốc gia,lợi nhuận ảnh hưởng tích cực đến CBTT bắt buộc. Waresul Karim và Determinantsof IASDisclosure Xác định các nhân tố ảnh Phân tích,tổng BCTN năm 2003 của Quy mô công ty,lợi nhuận, Tất cả các nhân tố
  • 28. 15 Jamal Udin Ahmed (2005) Compliance in Emerging Economies: Evidence from Exchangelisted Companies in Bangladesh hưởng mức độ CBTT bắt buộc và tự nguyện hợp,hồi quy. 188 CTNY tại Bangladesh mức độ bảo mật của các loại giao dịch chứng khoán, liên kết quốc tế của kiểm toán viên công ty, chi nhánh đa quốc gia. trong nghiên cứu đều có ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT. Oliveira và cộng sự (2006) Firm specific determinants of intangibles reporting:evidence fromthe Portuguese stock market Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT tự nguyện Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTN năm 2003 của 56 CTNY tại Bồ Đào Nha Quy mô công ty, kiểm toán viên, sự tập trung quyềnsở hữu,tình trạng niêm yết, ngành, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận. Quy mô công ty, kiểm toán viên, sự tập trung quyền sở hữu,tình trạng niêm yết, ngành ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện. Cheung và các cộng sự (2007) Determinants of Corporate Disclosure and Transparency: Evidence from Hong Kong and Thailand Determinants of Corporate Disclosure and Transparency Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT bắt buộc và tự nguyện Phân tích,tổng hợp, hồi quy, so sánh. BCTC, BCTN (2002) của 265 CTNY Thái Lan, 148 CTNY Hồng Kông Quy mô công ty,đòn bẩy tài chính, kết quả tài chính, tài sản đảmbảo, hiệu quả sử dụng tài sản, mức độ tập trung quyềnsở hữu, cơ cấu HĐQT, quy mô HĐQT. Hồng Kông: quy mô công ty, hiệu quả sử dụng tài sản, giá trị tài sản đảm bảo, lợi nhuận ảnh hưởng CBTT. Thái Lan: quy mô/cơ cấu HĐQT ảnh hưởng CBTT. Tỷ lệ giám đốc điều hành không là thành viên HĐQT ảnh hưởng CBTT 2 nước. Ageca và Onder(2007) Voluntary Disclosure In Turkey: A Study On Firms Listed In Istanbul Stock Exchange (ISE) Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT tự nguyện Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTN năm 2003 của 51 CTNY tại Thổ Nhĩ Kỳ Quy mô công ty,lợi nhuận, kiểm toán viên,cấu trúc sở hữu, đòn bẩy, tính đa quốc gia. Lợi nhuận, kiểm toán viên ảnh hưởng tích cực đến CBTT tự nguyện.Quy mô công ty viên ảnh hưởng tiêu cực đến CBTT tự nguyện. Mohamedvà các cộng sự (2009) Corporate Governance and Voluntary Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức Phân tích,tổng hợp, hồi BCTN năm 2002 của 94 CTNY tại Quy mô HĐQT, tỷ lệ giámđốc độc Quy mô công ty,tỷ lệ các giámđốc
  • 29. 16 Disclosure in Corporate Annual Reports of Malaysian Listed Firms độ CBTT tự nguyện quy. Malaysia lập không điều hành trong HĐQT, tổng số giámđốc điều hành, cổ phần sở hữu bên ngoài, kiểm soát gia đình, TLTV ban kiểm toán/tổng số thành viên HĐQT, lợi nhuận, đòn bẩy, tài sản, công ty kiểm toán. độc lập ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện. Kiểm soát gia đình ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ CBTT tự nguyện. Despina Galani và các cộng sự (2011) The Association between the Firm Characteristicsand Corporate mandatory Disclosure the Case of Greece Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT bắt buộc Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTN năm 2009 của 43 CTNY tại Hy Lạp Quy mô công ty, tuổi của công ty, khả năng sinhlời. Quy mô công ty ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT bắt buộc. AbdurRouf (2011) Corporate Characteristics, governance attributes and the exten ofvoluntary disclosure in Bangladesh Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT tự nguyện Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTN năm 2007 của 120 CTNY tại Bangladesh Quy mô HĐQT,ủy ban kiểm toán, cơ cấu lãnh đạo HĐQT. Quy mô HĐQT,ủy ban kiểm toán ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện. Sanjay Bhayani (2012) Associationbeteen Firm-Specific Characteristicsand Corporate Disclosure: The case of India Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT bắt buộc và tự nguyện Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTN (2008-2010) của 81 CTNY tại Ấn Độ Quy mô công ty, lợi nhuận, đòn bẩy, tình trạng niêm yết,cơ cấu sở hữu, quy mô công ty kiểm toán,khu vực, tuổi công ty. Quy mô, lợi nhuận, đòn bẩy, tình trạng niêm yết, cơ cấu sở hữu công ty, quy mô công ty kiểm toán ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT. Nandivà Ghosh (2012) Corporate governance attributes, firm characteristics and the level of corporate disclosure: Evidence fromthe Indian listed firms Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT bắt buộc và tự nguyện Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTN (2000-2009) của 60 CTNY tại Ấn Độ HĐQT, TLTV ủy ban kiểm toán/tổng số thành viên HĐQT, kiểm soát gia đình, tách biệt chủ tịch HĐQT /giámđốc điều hành, quy mô công ty, lợi nhuận, thanh khoản, tỷ lệ giám đốc không điều hành trong HĐQT, đòn Quy mô HĐQT, TLTV ủy ban kiểm toán/tổngsố thành viên HĐQT, kiểm soát gia đình, tách biệt chủ tịch HĐQT/giám đốc điều hành, quy mô công ty, lợi nhuận, thanh khoản ảnh hưởng
  • 30. 17 bẩy,tuổicông ty. tích cực đến mức độ CBTT. Tỷ lệ giám đốc không điều hành trong HĐQT, đòn bẩy, tuổi công ty ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ CBTT. Ali Uyar, Merve Kilic, Nizamettin Bayyurt (2013) Associatian between firm characteristics and corporatevoluntary disclosures: Evidence from Turkish listed companies Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT tự nguyện Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTN năm 2010 của 138 CTNY tạiThổ Nhĩ Kỳ TLSH vốn cổ đông lớn, TLSH vốn tổ chức, TLSH vốn giámđốc độc lập, quy mô HĐQT, chỉ số quản trị công ty, tuổi công ty, quy mô công ty, lợi nhuận,đòn bẩy, quy mô công ty kiểm toán. Tỷ lệ giám đốc độc lập, quy mô công ty, quy mô công ty kiểm toán ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện.Đòn bẩy ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ CBTT tự nguyện. Mohamed Moustafa Soliman (2013) Firm characteristics and the extent of voluntary disclosure:the case of Egypt Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT tự nguyện Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTN (2007-2010) của 50 CTNY tạiAi Cập Quy mô công ty, chủ thể kiểm toán,lợi nhuận, tuổi công ty. Quy mô công ty, lợi nhuận ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện. Khaled Aljifri và các cộng sự (2014) The association between firm characteristics and corporate financial disclosures: evidencefromUAE companies Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT bắt buộc và tự nguyện Phân tích,tổng hợp, hồi quy, so sánh. BCTN năm 2005 của 153 CTNY ở các nước tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất Ngành, tình trạng niêm yết, quy mô công ty, lợi nhuận, khả năng thanh toán, tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, ủy ban kiểm toán. Tình trạng niêm yết, loại ngành, quy mô công ty ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT. Alnabsha, Abdou,Ntim và Elamer (2018) Corporate boards, ownership structures and corporate disclosures: Evidence froma developing country Xác định các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT bắt buộc và tự nguyện Phân tích,tổng hợp, hồi quy. 211 BCTN (2006-2010) của 45công ty tạiLibya Quy mô HĐQT, tách biệt vai trò giám đốc điều hành, thành phần HĐQT, tần suất họp HĐQT,ủy ban kiểm toán,cấu trúc sở hữu (nước ngoài, nhà nước, công ty, giám đốc),quy mô Tần suất họp HĐQT, ủy ban kiểm toán, tuổi công ty, thanh khoản, tình trạng niêm yết, loại ngành, kiểm toán viên,quy mô công ty ảnh hưởng tích cực đến mức
  • 31. 18 công ty, tuổi công ty, lợi nhuận, thanh khoản, tình trạng niêm yết, loại ngành, kiểm toán viên,tỷ lệ tổng nợ/vốn chủ sở hữu. độ CBTT. Quy mô HĐQT, thành phần HĐQT ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ CBTT. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 1.2 Các nghiên cứu ở trong nước Các nghiên cứu trong nước cũng thể hiện một sự quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu đối với vấn đề CBTT của các CTNY nói chung và các CTNY từng của một số ngành trên TTCK Việt Nam. Nghiên cứu của Đoàn Nguyễn Trang Phương (2010): “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” cho rằng hai nhân tố khả năng sinh lời và chủ thể kiểm toán có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin. Nghiên cứu này giới thiệu một phương pháp ghi nhận chỉ số công bố thông tin. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu chỉ có 50 công ty, một con số khá khiêm tốn so với tổng thể hơn 250 công ty tại thời điểm đó. Nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân (2013): “Nghiên cứu mức độ công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết tại SGDCK Hà Nội” chỉ nghiên cứu các tác động của các biến thuộc đặc điểm tài chính đối với việc công bố thông tin như: quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lợi, đòn bẩy nợ, khả năng thanh toán hiện hành, chủ thể kiểm toán, tốc độ tăng trưởng doanh thu. Kết quả cho thấy chỉ có nhân tố quy mô doanh nghiệp tác động tích cực đến mức độ công bố thông tin, các biến còn lại không có ý nghĩa. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phương (2013): “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” đã mở rộng mô hình nghiên cứu của mình khi đưa ra các nhân tố thuộc về quản lý công ty, cấu trúc sở hữu và tính chất công ty. Mô hình nghiên cứu này gồm các biến độc lập: tỷ lệ thành viên HĐQT không phải nhà quản trị, sự đồng nhất chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc, số lượng thành viên HĐQT, ban kiểm soát, sở hữu của cổ đông nước ngoài, sở hữu nhà nước, quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, mức độ sinh lời, khả năng thanh toán, thời
  • 32. 19 gian niêm yết, lĩnh vực hoạt động, tình trạng niêm yết, kiểm toán độc lập, số công ty con. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố: quy mô doanh nghiệp, mức độ sinh lời, thời gian niêm yết, kiểm toán độc lập, tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài có ảnh hưởng tích cực đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Đông (2013): “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội” đã nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố: quy mô công ty, khả năng sinh lời, đòn bẩy nợ, khả năng thanh toán, chủ thể kiểm toán, thời gian hoạt động, tài sản cố định. Kết quả đã chỉ ra rằng nhân tố khả năng sinh lời, nhân tố tài sản cố định là các nhân tố tác động tích cực đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy Hưởng (2014): “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chế biến lương thực thực phẩm niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” đã nghiên cứu các nhân tố: quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán, tài sản cố định, công ty kiểm toán ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính. Kết quả nghiên cứu được khả năng thanh toán của các công ty có ảnh hưởng thuận chiều với mức độ công bố thông tin, các biến còn lại không có ý nghĩa. Nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương (2014): “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính của công ty niêm yết” đã giới thiệu phương pháp khoa học khi xây dựng hệ thống chỉ mục đo lường mức độ công bố thông tin khá hoàn chỉnh và lập luận một cách chặt chẽ về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin. Nghiên cứu đã hệ thống hoá và đóng góp nhiều giải pháp nhằm cải thiện mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa phân tích ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về đặc điểm quản trị và sở hữu đến mức độ công bố thông tin. Nghiên cứu của hai tác giả Phạm Ngọc Toàn và Hoàng Thị Thu Hoài (2015): “Ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp đến mức độ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” đã phân các nhân tố đặc điểm doanh nghiệp thành 4 nhóm: nhóm nhân tố thị trường (ngành sản xuất, công ty kiểm toán); nhóm
  • 33. 20 hiệu suất hoạt động (khả năng thanh toán, lợi nhuận); nhóm quản trị (tỷ lệ sở hữu của HĐQT, tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT); nhóm cấu trúc công ty (quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ sở hữu nước ngoài) của 100 công ty trên SGDCK thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sở hữu của HĐQT, tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin nhưng không cao, các nhân tố còn lại không ảnh hưởng. Nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc (2018): “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp thuộc ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đã phân tích ảnh hưởng của các nhân tố: quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, tỷ suất nợ, khả năng thanh toán, tài sản cố định, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập với ban giám đốc, tính độc lập của chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành, thời gian niêm yết, chủ thể kiểm toán đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo thường niên năm 2015 của các công ty ngành hàng tiêu dùng trên TTCK Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến mức độ công bố thông tin, khả năng thanh toán và chủ thể kiểm toán có ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ công bố thông tin, các nhân tố còn lại không ảnh hưởng.
  • 34. 21 Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về vấn đề công bố thông tin Tên tác giả (Năm) Tên đề tài Mục tiêu nghiêncứu Phương pháp nghiên cứu Phạm vi và thời gian nghiên cứu Các nhân tố Kết quả nghiên cứu Đoàn Nguyễn Trang Phương (2010) Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các CTNY trên TTCK Việt Nam Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các CTNY trên TTCK Việt Nam Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTC 2009 của 50 CTNY Khả năng sinh lời,chủ thể kiểm toán. Khả năng sinh lời, chủ thể kiểm toán có ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT. Huỳnh Thị Vân (2013) Nghiên cứu mức độ CBTT kế toán của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết tại SGDCK Hà Nội Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT kế toán của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết tại SGDCK Hà Nội Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTC 2011 của 51 CTNY ngành xây dựng tại SGDCK Hà Nội Quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lợi,đòn bẩy nợ, khả năng thanh toán, chủ thể kiểmtoán, tốc độ tăng trưởng doanh thu. Quy mô doanh nghiệp tác động đến tích cực đến mức độ CBTT. Nguyễn Thị Thanh Phương (2013) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC của các CTNY tại SGDCK TP.HCM Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC của các CTNY tại SGDCK TP.HCM Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTC 2011 của 99 CTNY tại SGDCK TP.HCM TLTV HĐQT không phải nhà quản trị, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc, số lượng thành viên HĐQT, ban kiểmsoát, TLSH vốn nước ngoải, TLSH vốn nhà nước, quy mô doanh nghiệp,đònbẩy tài chính,mức độ sinh lời, khả năng thanh toán, thời gian niêmyết, lĩnh vực hoạt động,tìnhtrạngniêm yết,kiểm toán độc lập, số công ty con. Quy mô doanh nghiệp, mức độ sinh lời, thời gian niêmyết, kiểm toán độc lập, TLSH vốn nước ngoài có ảnh hưởngthuận chiều với mức độ CBTT. Phạm ThịThu Đông (2013) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởngđến mức độ CBTT trong BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK Hà Nội Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các doanh nghiệp niêm yết tại SGDCK Hà Nội Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTC 2012 của 80 CTNY tại SGDCK Hà Nội Quy mô, khả năng sinh lời, đòn bẩy nợ,khả năng thanh toán, chủ thể kiểm toán,thờigian hoạt động, TSCĐ. Khả năng sinh lời, tài sản cố định tác động tích cực đến mức độ CBTT. Nguyễn Thị Thủy Hưởng (2014) Các nhân tố ảnh hưởngđến mức độ CBTT trong BCTC của các doanh nghiệp chế biến lương thực thực phẩmniêmyết tại SGDCK TP.HCM Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC của các CTNY chế biến lương thực thực phẩmtại SGDCK TP.HCM Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTC 2012 của 35 CTNY chế biến lương thực thực phẩmtại SGDCK TP.HCM Quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán,TSCĐ,côngty kiểm toán. Khả năng thanh toán của các CTNY có ảnh hưởng thuận chiều với mức độ CBTT.
  • 35. 22 Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương (2014) Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính của công ty niêm yết Nghiên cứu thực trạng công bố thông tin trong BCTC của các CTNY trên SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTC 2011 của 99 CTNY tại SGDCK TP.HCM TLTV HĐQT không điều hành, chủ tịch HĐQT kiêm giámđốc, quy mô HĐQT, ban kiểmsoát, TLSH vốn nước ngoài, TLSH vốn nhà nước,quy mô công ty, thời gian niêm yết, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán,lĩnh vực hoạt động-ngành sản xuất công nghiệp,côngty kiểm toán,số công tycon. Quy mô doanh nghiệp, thời gian niêmyết, TLSH cổ đông nước ngoài thuận chiều với mức độ CBTT trong BCTC. Khả năng sinh lời có ảnh hưởng ngược chiều. Phạm Ngọc Toàn và Hoàng ThịThu Hoài (2015) Ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp đến mức độ CBTT trên TTCK TP.HCM Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm doanh nghiệp và mức độ CBTT Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTN 2013 của 100 CTNY tại SGDCK TP.HCM Loại ngành,công ty kiểm toán,lợi nhuận,khả năng thanh toán, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, TLSH vốn của HĐQT, doanh thu thuần,tổng tài sản,tỷ lệ đòn bẩy,tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, tỷ lệ đòn bẩy,tỷ lệ sở hữu nước ngoài có ảnh hưởng thuận chiều với mức độ CBTT.TLSH vốn của HĐQT có ảnh hưởng ngược chiều. Nguyễn Hữu Cường và Lê ThịBảo Ngọc (2018) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các doanh nghiệp thuộc ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên TTCK Việt Nam Phân tích,tổng hợp, hồi quy. BCTC, BCTN 2015 của 104 CTNY trên TTCK Việt Nam Quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, tỷ suất nợ, khả năng thanh toán, tài sản cố định,tỷlệ thành viên HĐQT độc lập với ban giámđốc,tính độc lập của chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành, thời gian niêmyết, chủ thể kiểm toán. Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT. Khả năng thanhtoán, chủ thể kiểm toán có ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ CBTT. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu Qua tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, có thể nhận thấy nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Mỗi nghiên cứu đều có những cách tiếp cận khác nhau và góp phần trình bày hệ thống cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin. Các nghiên cứu nước ngoài do thực hiện ở các nước khác nhau trên thế giới, mà mỗi quốc gia khác nhau lại có sự phân biệt về luật pháp, chính sách, chế độ, cũng như các yêu cầu liên quan đến việc công bố thông tin cho nên không thể áp dụng kết quả nghiên cứu một cách rập khuôn, máy móc cho các công ty tại SGDCK Việt Nam. Còn các nghiên cứu trong nước về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin đã được nhiều tác giả nghiên cứu với nhiều khía cạnh như: ngành nghề (xây dựng, chế biến, tài chính, hàng tiêu dùng,..), trên nhiều SGDCK (HSX, HNX, UPCoM,
  • 36. 23 OTC), phân loại các nhân tố đặc điểm doanh nghiệp (tài chính, quản trị, cấu trúc vốn, hiệu suất hoạt động,…), trong các loại báo cáo (báo cáo tài chính, báo cáo quý, báo cáo thường niên,…). Trong đó, ngành hàng tiêu dùng đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm nên nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc (2018): “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp thuộc ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đã nghiên cứu ảnh hưởng 9 nhân tố (quy mô công ty, số năm niêm yết, khả năng thanh toán, tài sản cố định, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập với ban giám đốc, tính độc lập của chủ tịch HĐQT và giám đốc điều hành, công ty kiểm toán) ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTN năm 2015 của các CTNY ngành tiêu dùng trên TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu, mẫu nghiên cứu, hoàn cảnh nghiên cứu khác nhau sẽ có kết quả nghiên cứu khác nhau, nên cần thiết nghiên cứu thực nghiệm lại trong mỗi giai đoạn, nhằm so sánh sự thay đổi và tiến triển công bố thông tin trong mỗi giai đoạn, góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết về công bố thông tin. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam – Ngành hàng tiêu dùng” để nghiên cứu. Đồng thời, dựa trên các nghiên cứu trước đây, đặc biệt là nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc (2018), tác giả đã kế thừa và lựa chọn nghiên cứu ảnh hưởng của 10 nhân tố (quy mô công ty, số năm niêm yết, khả năng thanh toán, tài sản cố định, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ sở hữu vốn cổ đông lớn, tỷ lệ sở hữu nước vốn cổ đông nước ngoài, tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT, công ty kiểm toán) đến mức độ CBTT trong BCTN năm 2018 của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam.
  • 37. 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương này tác giả trình bày các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các công ty trên thế giới và Việt Nam. Qua tham khảo các nghiên cứu trước đây có thể nhận thấy rằng, đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Trong đó, nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc có cùng hướng nghiên cứu với nghiên cứu của tác giả đều là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các công ty thuộc ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả muốn nghiên cứu thực nghiệm lại vì hiện tượng và tiến triển công bố thông tin trong mỗi giai đoạn đều có sự khác nhau. Dựa trên các nghiên cứu trước, tác giả kế thừa và lựa chọn xem xét một số các nhân tố tác động lên mức độ công bố thông tin như: quy mô công ty, số năm niêm yết, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, tài sản cố định, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ sở hữu vốn cổ đông lớn, tỷ lệ sở hữu nước vốn cổ đông nước ngoài, công ty kiểm toán, tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT, để nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam – Ngành hàng tiêu dùng”.
  • 38. 25 CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Tổng quan về công bố thông tin 2.1.1 Khái niệm về công bố thông tin Một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của thị trường chứng khoán là công bố thông tin. Nguyên tắc công khai thông tin được hiểu là các định chế, tổ chức khi tham gia vào thị trường phải có nghĩa vụ, trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời những thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của công ty cho nhà đầu tư. Trong sổ tay công bố thông tin dành cho các công ty niêm yết, công bố thông tin được hiểu là phương thức để thực hiện quy trình minh bạch của công ty nhằm đảm bảo các cổ đông và công chúng đầu tư có thể tiếp cận thông tin một cách công bằng và đồng thời. Với định nghĩa này, có thể hiểu rằng: “Minh bạch thông tin là sự công bố thông tin kịp thời và đáng tin cậy, cho phép những người sử dụng thông tin đó có thể đánh giá chính xác về tình hình và hiệu quả của một đơn vị, hoạt động kinh doanh và rủi ro liên quan đến các hoạt động này” (theo International Finance Corporation, Public disclosure and transparency, Yerevan, May 2006). Cụ thể hơn, công bố thông tin kế toán (Accounting Disclosures) là toàn bộ thông tin được cung cấp thông qua hệ thống các báo cáo thông tin tài chính của một công ty trong thời kỳ nhất định (bao gồm cả các báo cáo giữa niên độ và báo cáo thường niên). CBTT bao gồm hai loại là các công bố bắt buộc (Madatory disclosure) và các công bố tự nguyện/không bắt buộc (Voluntary disclosures): - Công bố bắt buộc là những công bố kế toán được yêu cầu bởi luật pháp và những quy định của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ. Những công bố này phải được trình bày theo những quy định của Luật kế toán, Luật kinh doanh, Ủy ban Chứng khoán, các cơ quan quản lý về kế toán, các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán của VAS, GAAP, IFRS. Hiện nay, CBTT bắt buộc mặc dù đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp quy tuy nhiên mức độ tuân thủ vẫn khác nhau giữa các công ty, ý thức về công bố thông tin ở các công ty vẫn chưa cao. - Công bố tự nguyện là sự lựa chọn của công ty, không bắt buộc có nghĩa là một công ty có thể có hoặc không cần phải công bố các thông tin kế toán mà luật pháp không yêu cầu. Hiện tại, các công bố tự nguyện đang thu hút mối quan tâm lớn của
  • 39. 26 người sử dụng thông tin vì tính ảnh hưởng của nó và các công ty cũng ngày càng được khuyến cáo là sẽ thu được nhiều lợi ích hơn khi công bố các thông tin dạng này. Nội dung được quy định trên báo cáo thường niên bị chi phối bởi chuẩn mực kế toán và chỉ mang tính hướng dẫn. Như vậy trong phạm vi nghiên cứu này, nội dung thông tin báo cáo thường niên bao gồm thông tin bắt buộc và thông tin tự nguyện. Nghiên cứu thông tin được công bố trên báo cáo thường niên chính là nghiên cứu hành vi công bố thông tin bắt buộc và công bố thông tin tự nguyện. Công bố thông tin là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực của xã hội và làm giảm thiểu sự nhiễu loạn thông tin giữa công ty và các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài công ty (Adina, Iond- 2008). Do đó, hành vi công bố thông tin của các công ty niêm yết trên SGDCK, có ảnh hưởng rất lớn trong nền kinh tế. Ảnh hưởng này không chỉ giới hạn ở tầm vi mô trong tình hình tài chính của từng công ty, từng nhà đầu tư mà còn lan rộng trong cả nền kinh tế. Điều đó giải thích vì sao các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng mức độ CBTT và đo lường mức độ CBTT không ngừng được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trên thế giới. Việc nghiên cứu này đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản trị doanh nghiệp. Có nhiều cách tiếp cận với thông tin được công bố của các công ty, đặc biệt là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán như: qua website của các công ty, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng… Nguồn thông tin mà các nhà đầu tư, các bên thứ ba, các cơ quan quản lý có thể sử dụng bao gồm một hệ thống đa dạng các báo cáo thường niên, báo cáo bán niên, báo cáo bất thường của các doanh nghiệp. 2.1.2 Yêu cầu về công bố thông tin Yêu cầu công bố thông tin trong chuẩn mực kế toán Theo IFRS Framework - khuôn mẫu lý thuyết theo chuẩn mực quốc tế có 4 tính chất quan trọng của thông tin kế toán được yêu cầu phải thể hiện là: Tính có thể hiểu được (Understandability): người lập báo cáo tài chính giả định rằng người sử dụng có một kiến thức nhất định về kinh doanh, các hoạt động kinh tế và kế toán. Tuy nhiên không có nghĩa là các thông tin phức tạp nhưng thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng lại có thể không trình bày trên báo cáo tài chính với lý do là chúng được cho là quá khó hiểu đối với người sử dụng.
  • 40. 27 Tính thích hợp (Relevance): thông tin thích hợp là khi nó ảnh hưởng đến quyết định của người dùng, giúp họ đánh giá các sự kiện quá khứ, hiện tại và tương lai hay điều chỉnh các đánh giá trong quá khứ của họ. Thông tin thích hợp chịu ảnh hưởng bởi bản chất và tính trọng yếu của nó. Trong một vài trường hợp, chỉ riêng bản chất cũng đủ để xác định tính thích hợp của chúng. Ví dụ: báo cáo của một đơn vị thành viên có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá rủi ro và cơ hội mà đơn vị đang đối mặt mà không cần xét đến tính trọng yếu của kết quả đạt được của đơn vị thành viên đó trong kỳ báo cáo. Trong các trường hợp khác, cả bản chất và mức trọng yếu của thông tin đều quan trọng. Ví dụ: giá trị của mỗi loại hàng hoá tồn kho chủ yếu đều quan trọng đối với doanh nghiệp. Thông tin được xem là trọng yếu, nếu thiếu hay sai lệch thông tin có thể ảnh hưởng đến người sử dụng khi họ dựa trên báo cáo tài chính để ra quyết định. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn của khoản mục hay sai sót được đánh giá trong từng trường hợp cụ thể. Tính đáng tin cậy (Reliability): thông tin đáng tin cậy là thông tin không chứa đựng các sai sót hay chênh lệch trọng yếu và được trình bày trung thực. Để đạt được điều này, thông tin cần phải được: - Trình bày trung thực: trình bày các sự kiện, nghiệp vụ theo đúng nội dung xảy ra hay dự đoán hợp lý. Phần lớn các thông tin tài chính có thể được trình bày thiếu trung thực không phải vì chênh lệch mà do khó khăn trong việc xác định nghiệp vụ hay sự kiện cũng như đo lường giá trị của nghiệp vụ. - Tôn trọng nội dung hơn hình thức: các nghiệp vụ hay sự kiện phải được tính toán và trình bày theo nội dung và tính chất kinh tế chứ không phải đơn thuần theo hình thức pháp lý. Nội dung và hình thức pháp lý không phải lúc nào cũng nhất quán. - Khách quan: thông tin được trình bày phải khách quan, không bị xuyên tạc, không được trình bày nhằm để đạt được kết quả đã được xác định trước. - Thận trọng: là việc cân nhắc trong điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng không cho phép khai thiếu tài sản và thu nhập hay khai khống chi phí. - Đầy đủ: thông tin trình bày trên BCTC phải đầy đủ trong giới hạn của tính trọng yếu và chi phí. Việc thiếu thông tin có thể dẫn đến thông tin sai lệch hay chệch hướng và thông tin có thể trở nên không đáng tin cậy hay không thích hợp.