SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
Download to read offline
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LUẬN VĂN
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAMNET.VN (29-05-2008) – VI PHẠM BẢN QUYỀN PHẦN MỀM TẠI VIỆT
NAM GIẢM 3 'ĐIỂM'....................................................................................................................................45
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC, NGÀNH VÀ HIỆP HỘI..................................................94
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ban TCKT Ban Tài Chính Kế toán
Ban TCCB Ban Tổ chức Cán Bộ
CBNS Cán bộ nhân sự
CBPTNS Cán bộ phụ trách nhân sự
CBNV Cán bộ nhân viên
CMC- SI Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC
CNTT Công nghệ thông tin
CP Cổ phần
ERP Giải pháp doanh nghiệp
FPT Công ty Cổ Phần phát triển đầu tư công nghệ FPT
FPT- IS Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT
FIS1, FIS 2,.. Trung tâm Hệ thống Thông tin số 1,2..
GĐ Giám đốc
HTTT Hệ thống Thông tin
LLLĐ Lực lượng lao động
PGĐ Phó Giám đốc
TB Trưởng Ban
TGD Tổng Giám đốc
TT Trung tâm
USD Đô la Mỹ
VNĐ Việt Nam đồng
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Mô hình 5 + một áp lực cạnh tranh theo M. Porter.....................................................................15
BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAMNET.VN (29-05-2008) – VI PHẠM BẢN QUYỀN PHẦN MỀM TẠI VIỆT
NAM GIẢM 3 'ĐIỂM'....................................................................................................................................45
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC, NGÀNH VÀ HIỆP HỘI..................................................94
Sơ đồ 1.1: Mô hình 5 + một áp lực cạnh tranh theo M. Porter.....................................................................15
BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAMNET.VN (29-05-2008) – VI PHẠM BẢN QUYỀN PHẦN MỀM TẠI VIỆT
NAM GIẢM 3 'ĐIỂM'....................................................................................................................................45
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC, NGÀNH VÀ HIỆP HỘI..................................................94
Sơ đồ 1.1: Mô hình 5 + một áp lực cạnh tranh theo M. Porter.....................................................................15
BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAMNET.VN (29-05-2008) – VI PHẠM BẢN QUYỀN PHẦN MỀM TẠI VIỆT
NAM GIẢM 3 'ĐIỂM'....................................................................................................................................45
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC, NGÀNH VÀ HIỆP HỘI..................................................94
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành công nghiệp phần mềm có vị trí ngày càng quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia trong hiện tại và tương lai. Nhận
thức rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp phần mềm đối với công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chính phủ đã đề ra những chính sách
và chương trình nhằm phát triển ngành này thành một ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn là một trong những thị trường
rất năng động và có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Đó là tín hiệu
đáng mừng và là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam nhưng
đồng thời đó cũng là một thách thức lớn. Ngoài ra, khi Việt Nam hội nhập
quốc tế, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam phải đối mặt với các đối
thủ mới, phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới, để từng bước vươn
lên giành thế chủ động trong quá trình hội nhập.
Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT là một trong những công ty về
phần mềm lớn tại Việt Nam, không nằm ngoài thực tế này, Công ty cũng
phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ việc hội nhập kinh tế quốc tế.
Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho công ty là phải nâng cao năng
lực cạnh tranh nhằm tận dụng tối đa cơ hội thị trường để phát triển, khẳng
định vị thế của mình ở thị trường trong nước.
Nâng cao năng lực canh tranh sẽ giúp công ty thực hiện sứ mệnh của
mình: “Là một công ty cung cấp giải pháp và dịch vụ công nghệ thông tin dẫn
đầu Việt Nam, vươn lên sánh vai cùng các tên tuổi lớn trên thế giới”.
Xuất phát từ thực tiễn có tính cấp thiết nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT
trong điều kiện hội nhập quốc tế” cho luận văn thạc sỹ kinh tế của mình.
1
2. Mục đích nghiên cứu
- Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh.
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ
thống thông tin FPT.
- Đề xuất giải pháp - kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cạnh
tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu năng lực cạnh tranh của
Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT từ năm 2004 - 2008.
- Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của
Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT tại thị trường trong nước trong điều
kiện hội nhập quốc tế.
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực
cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT ở các khía cạnh sau:
Nhóm chỉ tiêu về kết quả kinh doanh, nhân lực và qui trình chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó luận văn cũng đề cập tới thị trường, năng lực quản lý, hoạt động
nghiên cứu và phát triển (R&D), hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị
trường mục tiêu, hình ảnh doanh nghiệp và uy tín trên thị trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp luận phân tích định tính và định
lượng, cụ thể đó là phương pháp phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm, thống
kê, phân tích và tổng hợp, phương pháp chuyên gia và phân tích thống kê. Đề
tài dựa trên các số liệu trong báo cáo hàng năm của công ty TNHH hệ thống
2
thông tin FPT, số liệu của Hiệp hội tin học TP Hồ Chí Minh, ... để tổng hợp,
phân tích, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
TNHH hệ thống thông tin FPT.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Phân tích và tổng hợp những vấn đề lý thuyết có liên quan đến năng lực
cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT.
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống
thông tin FPT trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương sau:
CChương 1HƯƠNG 1: SSự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp phần mềm trong điều kiện hội nhập quốc
tếỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM TRONG
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chương 2: TThực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH hệ
thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tếHỰC
TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
TNHH HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT TRONG ĐIỀU
KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chương 3: MMột số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập
quốc tếỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG
3
THÔNG TIN FPT TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
QUỐC TẾ
4
CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM TRONG
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP PHẦN MỀM
1.1.1. Một số vấn đề căn bản về thị trường phần mềm
1.1.1.1.Khái niệm và phân loại phần mềm
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm sản phẩm phần mềm cũng
như cách phân loại sản phẩm phần mềm. Theo cách tiếp cận của Chương trình
phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 của Bộ
Bưu chính viễn thông thì sản phẩm phần mềm được phân thành nhiều loại bao
gồm phần mềm đóng gói, phần mềm sản xuất theo hợp đồng và các dịch vụ
phần mềm.
 Phần mềm đóng gói
Là những sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh, có thể sử dụng được ngay
sau khi được cài đặt vào các thiết bị hay hệ thống, được nhà sản xuất đăng ký
thương hiệu và sản xuất hàng loạt để bán ra thị trường.
Phần mềm đóng gói được chia thành phần mềm ứng dụng, phần mềm hệ
thống và phần mềm phát triển.
 Phần mềm sản xuất theo hợp đồng
Là những sản phẩm phần mềm được sản xuất đơn lẻ hoặc được phát
triển từ những phần mềm sẵn có theo các đơn đặt hàng hay theo hợp đồng
giữa người sử dụng với nhà sản xuất phần mềm.
Phần mềm sản xuất theo hợp đồng có thể là một sản phẩm hoàn chỉnh,
một phần mềm gia công hoặc một phần mềm nhúng.
5
 Dịch vụ phần mềm
Là các dịch vụ liên quan đến phần mềm như dịch vụ bảo hành bảo trì,
dịch vụ đào tạo, dịch vụ chuyên môn, dịch vụ dự án, dịch vụ hỗ trợ triển khai,
cấp phép sử dụng bản quyền phần mềm, v.v.…
Chính dịch vụ phần mềm tạo ra sự đánh giá của người tiêu dùng về một
nhãn hiệu phần mềm cụ thể. Vì vậy, đây cũng được xem là một công cụ cạnh
tranh quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp phần mềm. Thực tế, khách
hàng luôn yêu cầu các dịch vụ đi kèm với sản phẩm phần mềm như: dịch vụ
tư vấn, dịch vụ cài đặt, đào tạo và hướng dẫn sử dụng, nâng cấp.
Sản phẩm phần mềm là một sản phẩm trí tuệ cao, sau khi đóng gói thì
không thể nhìn thấy và chúng chỉ hiện diện khi chạy trên phần cứng, chất
lượng của sản phẩm phần mềm được quyết định bởi khách hàng bằng cảm
nhận của họ và chất lượng của dịch vụ kèm theo. Sản phẩm phần mềm có giá
trị càng cao khi thỏa mãn những nhu cầu riêng biệt của khách hàng, chính vì
vậy các phần mềm chuyên dụng thường có giá trị rất cao.
Các chuyên gia về chuyên môn là người đóng vai trò tư vấn chuyên môn,
là người đóng vai trò rất quan trọng để sản phẩm phần mềm đáp ứng, tối ưu
được nhu cầu quản lý của chính bản thân doanh nghiệp và của Nhà nước. Đối
với các phần mềm chuyên dụng, vai trò của chuyên gia là vô cùng quan trọng,
nó quyết định tính thành bại của một sản phẩm.
Một sản phẩm phần mềm đòi hỏi những yêu cầu chính như: cần tiến
hành nghiên cứu thị trường trước khi quyết định sản xuất; làm các thử nghiệm
trước khi sản xuất hàng loạt; cần đầu tư sản xuất với số lượng lớn, sẵn sàng
trong kho hàng để đáp ứng đơn hàng; cần có nỗ lực thường xuyên về thương
mại và hỗ trợ hậu cần; sau cùng là cần được bảo hành, bảo trì và được phát
triển về công nghệ theo các nhu cầu và mong muốn của người sử dụng.
6
1.1.1.2.Doanh nghiệp phần mềm
Doanh nghiệp phần mền là các doanh nghiệp được thành lập theo luật
doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, có tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm
phần mềm và dịch vụ gia công phầm mềm1
.
1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm
Thuật ngữ “cạnh tranh” và “năng lực cạnh tranh” được sử dụng phổ
biến, thường xuyên được nhắc tới trên các diễn đàn kinh tế cũng như trên các
phương tiện thông tin đại chúng, thu hút được sự quan tâm của giới nghiên
cứu và được phân tích từ nhiều góc độ khác nhau.
1.1.2.1.Cạnh tranh (Competition)
Có rất nhiều định nghĩa và quan điểm khác nhau về cạnh tranh. Ở mỗi
lĩnh vực, mỗi thời kỳ có những quan điểm khác nhàu về cạnh tranh.
Theo Từ điển Kinh doanh (xuất bản ở Anh năm 1992) thì cạnh tranh
trong cơ chế thị trường là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh
nhằm giành giật tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hóa về phía mình”.
Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, cạnh tranh được định nghĩa là hoạt
động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân,
các nhà kinh doanh bị chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành được các
điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.
Theo hai nhà kinh tế Mỹ là PA Samuelson & W. Nordhaus, thì cạnh
tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành
khách hàng hoặc thị trường2
.
Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi
cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực của sự phát
1
Theo định nghĩa của luật doanh nghiệp, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Việt, doanh
nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
2
PA Samuelson & W. Nordhaus (1990), Kinh tế học, Viện quan hệ quốc tế, Bộ ngoại giao, Hà Nội
7
triển kinh tế xã hội. Đất nước ta trong quá trình đổi mới nền kinh tế đã có sự
thay đổi tư duy, quan niệm và cách thức đối xử với cạnh tranh. Trong văn
kiện Đại hội Đảng VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Cơ chế thị trường đòi hỏi phải
hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và văn minh.
Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nước chứ không phải làm phá sản hàng
loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau”.
Như vậy, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu là quan hệ kinh tế mà ở đó
các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật lẫn thủ
đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường,
giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất.
Mục đích cuối cùng của chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa
hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu
dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.
1.1.2.2.Năng lực cạnh tranh
Hiện nay, còn nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên
các cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.
- Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia
Theo Báo cáo về cạnh tranh của một quốc gia được hiểu là khả năng
của quốc gia đó có đạt được những thành quả nha và bền vững về mức
sống của người dân, có nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao
được xác định bằng thay đổi của thu nhập bình quân trên đầu người theo
thời gian.
- Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành
Năng lực kinh doanh của ngành còn thể hiện ở thị phần, cơ cấu và năng
lực cạnh tranh nội bộ ngành, các ngành công nghiệp phụ trợ và sự kết hợp các
yếu tố đó với nhau.
8
- Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp
Được thể hiện ở chiến lược kinh doanh thích hợp và hiệu quả kinh doanh
từ khâu nắm bắt thông tin đến khâu tổ chức sản xuất; từ đổi mới công nghệ
đến phương pháp quản lý, phục vụ; từ đổi mới mặt hàng, các loại hình dịch vụ
đến công việc tiếp thị quảng cáo...
Trong luận văn tác giả sử dụng đánh giá năng lực cạnh tranh của FPT- IS
dưới góc độ năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp.
1.1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
phần mềm
1.1.3.1.Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp có những tác động
qua lại nhất định tới khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của
doanh nghiệp. Vì vậy khi phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần
phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng như thế nào tới năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm:
a. Các nhân tố kinh tế
Tình hình phát triển kinh tế của quốc gia có tác động lớn đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển ổn định tạo lập
nền tài chính quốc gia ổn định, ổn định tiền tệ, lạm phát ở mức kiểm soát
được. Kinh tế phát triển thúc đẩy quá trình đầu tư, hiện đại hóa công nghệ ở
tất cả các ngành trong nền kinh tế.
Sự phát triển kinh tế xã hội sẽ kéo theo khả năng thanh toán và nhu cầu
tiêu dùng tăng lên, đây là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Ngược lại một nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, nền tài chính
quốc gia sẽ không ổn định, đồng tiền mất giá, tỷ lệ lạm phát cao, sức mua
9
giảm sút. Trong điều kiện như vậy doanh nghiệp sẽ phải đối phó với nhiều
khó khăn để đứng vững và vượt qua, cạnh tranh trên thị trường khốc liệt hơn.
Với ngành phần mềm, nhận thức của khách hàng về vai trò của ứng dụng
công nghệ trong kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế chung,
khi điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi thì khách hàng có xu hướng ứng
dụng nhiều, khi điều kiện kinh tế sụt giảm, lạm phát cao thì khách hàng
thường cắt giảm nhu cầu ứng dụng các phần mềm giải pháp quản lý, chỉ ưu
tiên các nhu cầu tối thiểu hoặc trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.
b. Các yếu tố chính trị, luật pháp
Hệ thống pháp luật và chính sách là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp
hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Nó tạo ra khuôn khổ hoạt động
cho doanh nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, vì
vậy tính ổn định và chặt chẽ của nó tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp.
Môi trường pháp lý sẽ tạo ra những thuận lợi cho một số doanh nghiệp
này nhưng tạo ra những bất lợi cho doanh nghiệp khác. Việc nắm bắt kịp thời
những thay đổi của các chính sách để có những điều chỉnh nhằm thích nghi
với điều kiện mới là một yếu tố để doanh nghiệp thành công3
.
Môi trường pháp lý ảnh hưởng rất lớn tới năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp phần mềm.
Có thể nói, vấn đề bản quyền phần mềm là yếu tố rất quan trọng quyết
định sự thành bại của doanh nghiệp phần mềm, mà vấn đề này doanh nghiệp
phần mềm không thể một mình giải quyết được mà rất cần sự hỗ trợ tích cực,
quyết liệt của Nhà nước.
Thực thi cam kết về bản quyền phần mềm là hành lang quan trọng để
doanh nghiệp phần mềm cạnh tranh lành mạnh.
c. Các nhân tố về khoa học công nghệ
3
PGS TS Nguyễn Thành Độ (2002), Chiến lược kinh doanh và phát riển doanh nghiệp, Nhà xuất bản lao
động xã hội, trang 79.
10
Đây là nhóm nhân tố có tác động một cách quyết định đến hai yếu tố cơ
bản nhất tạo nên năng lực cạnh tranh của một sản phẩm trên thị trường, đó là
chất lượng và giá cả. Sự phát triển của khoa học công nghệ có thể tạo ra nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực mới nhưng cũng có thể làm cho nhiều doanh nghiệp
khó khăn, đi đến phá sản. Khoa học công nghệ hiện đại sẽ làm cho chi phí cá
biệt của các doanh nghiệp giảm, chất lượng sản phẩm chứa hàm lượng khoa
học công nghệ cao. Doanh nghiệp phải luôn chủ động trong việc ứng dụng
các thành tựu khoa học tiên tiến vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất
lượng cao mà giá cả hợp lý. Thực tế khách quan cho thấy các doanh nghiệp
Việt Nam vấn đề khoa học công nghệ thực sự nan giải khi Quốc tế hoá nền
kinh đang diễn ra một cách nhanh chóng, trình độ khoa học công nghệ nước
ta có nguy cơ bị tụt hậu so với các nước trong khu vực.
d. Các nhân tố về văn hoá - xã hội
Đây là một yếu tố được coi là khá lợi thế cho các doanh nghiệp Việt
Nam để khai thác thị trường trong nước.
Khi doanh nghiệp Việt Nam có thể hiểu rõ được phong tục, tập quán,
thói quen của khách hàng và việc này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh
nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng, nắm bắt tâm lý, thói quen của người tiêu
dùng để từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm chiếm lĩnh thị trường trong
nước, tránh được các rào cản ra nhập thị trường.
e. Các yếu tố tự nhiên
Trong thực tế, các yếu tố tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi hoặc khó
khăn ban đầu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên của đất nước, vị trí
địa lý, môi trường, thời tiết khí hậu. Nếu tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị
trí địa lý thuận lợi sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí. Ngược lại tạo ra
những khó khăn ban đầu làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
f. Xu thế toàn cầu hóa
11
Xu hướng toàn cầu hoá, tự do hoá thị trường, xu hướng phát triển khoa
học công nghệ trên thế giới, cũng như từng quốc gia có ảnh hưởng rất lớn tới
thị trường phần mềm và doanh nghiệp phần mềm.
Sự phát triển của khoa học công nghệ có thể tạo ra nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực mới nhưng cũng công nghệ hiện đại sẽ làm cho chi phí cá biệt của
các doanh nghiệp giảm, chất lượng sản phẩm chứa hàm lượng khoa học công
nghệ cao. Doanh nghiệp phải luôn chủ động trong việc ứng dụng các thành
tựu khoa học tiên tiến vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao
mà giá cả hợp lý.
Với các doanh nghiệp phần mềm lớn trên thế giới, họ có thể định hướng
thị trường thông qua xu hướng công nghệ của họ, việc định hướng thị trường
đối với doanh nghiệp Việt Nam là điều không tưởng, chính vì vậy, doanh
nghiệp Việt Nam phải biết nắm bắt nhanh thông tin, xử lý kịp thời để đưa ra
chiến lược sản phẩm đi kịp thị trường.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, xu hướng toàn cầu thế
giới, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm cũng ngày càng nâng cao và cụ thể
hơn cho từng ngành. Tiêu chuẩn ISO đối với các doanh nghiệp phần mềm giờ
không còn là cái đích chất lượng của các doanh nghiệp nữa mà đó phải là tiêu
chuẩn CMM - tiêu chuẩn mang tính chuyên biệt riêng cho ngành phần mềm.
1.1.3.2.Các nhân tố thuộc môi trường ngành
Đây là môi trường gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu
tố thuộc môi trường ngành sẽ có tác động quyết định đến mức độ đầu tư,
cường độ cạnh tranh và mức lợi nhuận trong ngành. Theo Giáo sư Michael
Porter bối cảnh của môi trường tác nghiệp chịu ảnh hưởng của 5 + 1 áp lực
cạnh tranh.
a. Khách hàng
12
Trong cơ chế thị trường, khách hàng được xem là ân nhân. Họ có thể
làm tăng hoặc giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng các yêu cầu chất lượng
sản phẩm cao hơn hoặc dịch vụ nhiều hơn với giá rẻ hơn. Các nhà sản xuất
đều mong muốn thoả mãn được tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng - điều
đó gắn liền với tỷ lệ thị phần mà doanh nghiệp giành và duy trì được.
Khách hàng là bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh,
sức ép từ phía khách hàng dựa trên giá cả, chất lượng, kênh phân phối, điều
kiện thanh toán.
b. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Các đối thủ cạnh tranh là áp lực thường xuyên và đe doạ trực tiếp đến
các công ty. Sự cạnh tranh của các công ty hiện có trong ngành càng tăng thì
càng đe dọa đến khả năng thu lợi, sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì
chính sự cạnh tranh này buộc công ty phải tăng cường chi phí đầu tư nhằm
khác biệt hoá sản phẩm, tiếp cận thị trường hoặc giảm giá bán. Mỗi đối thủ
đều mong muốn và tìm đủ mọi cách để đáp ứng đòi hỏi đa dạng của thị
trường. Họ tận dụng triệt để những lợi thế của doanh nghiệp mình, khai thác
những điểm yếu của đối thủ, tận dụng thời cơ chớp nhoáng để giành lợi thế
trên thị trường. Cường độ cạnh tranh trong ngành phụ thuộc vào các yếu tố:
- Số lượng và năng lực của các Công ty trong ngành.
- Nhu cầu thị trường.
- Rào cản rút lui.
- Tính khác biệt hoá sản phẩm trong ngành.
- Chi phí cố định.
- Tốc độ tăng trưởng của ngành.
c. Đối thủ tiềm ẩn
Là những doanh nghiệp hiện tại chưa có mặt ở trong ngành nhưng có
khả năng sẽ tham gia. Khi có càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào ngành,
các doanh nghiệp càng khó nắm thị phần cho mình dẫn đến sự nguy hiểm của
13
các đối thủ gia nhập ngành lớn. Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh sẽ
làm tăng cường độ cạnh tranh, giảm lợi nhuận trong ngành. Khả năng xâm
nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập là:
Sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của công ty, ưu thế chi phí
(do doanh nghiệp thực hiện lâu năm có kinh nghiệm), lợi ích kinh tế theo qui
mô. Nếu doanh nghiệp có giải pháp nâng cao các rào cản xâm nhập ngành thì
sẽ hạn chế được nguy cơ do sự xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn.
d. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp phản ánh mối tương quan giữa nhà cung cấp với Doanh
nghiệp ở khía cạnh sinh lợi, tăng giá hoặc giảm giá, chất lượng hàng hoá khi
tiến hành giao dịch doanh nghiệp. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành và chất
lượng sản phẩm của công ty, do đó sẽ tác động đến phản ứng của khách hàng.
Nhà cung cấp có thể chi phối đến doanh nghiệp là do sự thống trị hoặc
khả năng độc quyền của một số ít nhà cung cấp. Nhà cung cấp có thể đe doạ
đến nhà sản xuất sự thay đổi chi phí của sản phẩm mà người mua phải chấp
nhận và tiến hành, do sự đe doạ tiềm tàng, do liên kết của những người bán
gây ra. Để giảm bớt các tác động của phía nhà cung ứng, doanh nghiệp phải
xây dựng và lựa chọn cho mình một hay nhiều nguồn cung ứng, nghiên cứu
tìm sản phẩm thay thế, có chính sách dự trữ nguyên vật liệu hợp lý. Các yếu
tố tạo nên sức ép từ nhà cung cấp: số lượng các nhà cung cấp, sự khác biệt
hoá của sản phẩm, các sản phẩm thay thế, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp.
e. Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những hàng hoá có thể phục vụ nhu cầu của
khách hàng cũng tương tự như của doanh nghiệp trong ngành. Nếu các
sản phẩm thay thế càng giống với các sản phẩm của doanh nghiệp trong
ngành, thì mối đe doạ sản phẩm thay thế càng lớn, làm hạn chế số lượng
hàng bán và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành. Khả năng thay
14
thế của luôn là mối nguy hiểm làm đảo lộn tương quan giữa giá trị và chất
lượng so với giá trị sản phẩm hiện tại của ngành và sản phẩm thay thế có
thể xuất hiện ngay trong nội bộ doanh nghiệp .
f. Nhà nước
Nhà nước được xét đến ở đây như là một chủ thể kinh doanh đặc biệt,
Nhà nước vừa có vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế tức là tác động một
cách gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
hướng doanh nghiệp đi theo đúng quỹ đạo chung của Nhà nước. Đồng
thời Nhà nước còn tác động trực tiếp tới doanh nghiệp thông qua các hình
thức như: Nhà nước đóng vai trò nhà cung cấp, Nhà nước đóng vai trò
khách hàng, Nhà nước là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành trên các
doanh nghiệp Nhà nước, là đối thủ tiềm ẩn của doanh nghiệp. Mỗi sự điều
chỉnh về hệ thống chính sách luật pháp, sửa đổi bổ sung của Nhà nước
luôn làm cho các doanh nghiệp rất khó khăn.
Error: Reference source not found
Sơ đồ 1.1: Mô hình 5 + một áp lực cạnh tranh theo M. Porter
1.1.4.3.Các nhân tố thuộc môi trường doanh nghiệp
15
Các đối thủ tiềm ẩn Nhà nước
Khách hàngNhà cung cấp
Các đối thủ cạnh
tranh trong ngành
Sản phẩm thay thế
a. Nguồn nhân lực và năng lực của các nhà quản lý
Lao động luôn là yếu tố đầu tiên cũng như là yếu tố cuối cùng tạo nên sự
thành hay bại của một doanh nghiệp, phải có nguồn nhân lực chúng ta mới tạo
ra sản phẩm một cách trực tiếp hay gián tiếp. Đội ngũ cán bộ quản lý doanh
nghiệp sẽ là những người quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh: sản
xuất cái gì, sản xuất như thế nào sản xuất cho ai. Mỗi quyết định của họ có ý
nghĩa hết sức quan trọng liên quan đến sự tồn tại, phát triển hay diệt vong của
doanh nghiệp.
Đội ngũ các nhà lãnh đạo chiếm một vai trò hết sức quan trọng đối với
bất cứ doanh nghiệp nào.
Một chiến lược hiệu quả kèm theo việc thực hiện xuất sắc là sự đảm bảo
tốt nhất cho thành công của doanh nghiệp.
Người lãnh đạo là người vạch ra phương hướng, chiến lược, chính sách;
điều khiển và kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp. Năng lực quản trị
chiến lược phản ánh khả năng phân tích thị trường, dự báo các xu hướng
phát triển công nghệ trên thế giới của những nhà lãnh đạo để đưa ra các
giải pháp công nghệ phù hợp với xu hướng chung, đưa ra định hướng phát
triển sản phẩm có tính lâu dài, có khả năng ứng dụng rộng rãi. Bên cạnh
đó, chỉ tiêu này còn thể hiện khả năng hoạch định chiến lược kênh phân
phối, khả năng mở rộng thị trường, năng lực quản trị rủi ro,... của ban lãnh
đạo doanh nghiệp.
b. Tài chính
Khả năng về tình hình tài chính, tình hình tài trợ, khả năng huy động các
nguồn vốn của doanh nghiệp được phân tích thông qua báo cáo tài chính và
chỉ tiêu tài chính. Năng lực tài chính phản ánh năng lực, hiệu quả tài chính
của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có đủ tiềm lực về tài chính, có khả năng
tài trợ vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: vốn
16
đầu tư mua sắm thiết bị kỹ thuật công nghệ mới hay chi phí cho việc tu bổ sửa
chữa máy móc, thiết bị hiện có nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Các chỉ tiêu tài chính thường được quan tâm khi phân tích tài chính
như: nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm các chỉ tiêu về lợi nhuận,
nhóm các chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tài sản.
c. Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)
Đây là tiêu chí phản ánh khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào
phát triển sản phẩm thông qua sự đổi mới bao bì, kiểu dáng và tính năng
của sản phẩm, nâng cao trình độ của người lao động; khả năng ứng dụng
các phương thức quản lý mới; từ đó tạo lực hút khách hàng đến với doanh
nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý của
doanh nghiệp…
Chi phí cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm phần mềm thường rất cao
và cần được bù đắp trong thời gian ngắn, trước khi những thay đổi nhanh
chóng về công nghệ biến những kết quả nghiên cứu và phát triển của doanh
nghiệp phần mềm trở nên lạc hậu.
Công nghệ thông tin phát triển rất mạnh mẽ và nhanh chóng khiến chu
kỳ của sản phẩm phần mềm ngày càng rút ngắn. Để duy trì và mở rộng thị
trường, doanh nghiệp phần mềm buộc phải không ngừng tiến hành nghiên
cứu và phát triển các sản phẩm mới.
Đặc biệt ngành phần mềm chịu sự tác động của toàn cầu hóa rất
nhanh, năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp phần mềm
không chỉ được tiến hành trong nước mà đặc biệt quan trọng là nghiên cứu
thị trường quốc tế, đảm bảo liên tục cập nhật, tiếp cận với công nghệ mới,
các chuyên gia và kỹ sư lập trình có những ý tưởng mới, những phương
pháp tư duy và giải quyết công việc mới cũng như kỹ năng mới như ngoại
17
ngữ, kỹ năng thuyết trình, làm việc theo nhóm để doanh nghiệp tồn tại cả
trên thị trường trong nước và thị trường gia công quốc tế.
Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam với ưu thế nghiên cứu công nghệ
mới nhanh và hiệu quả, tuy nhiên doanh nghiệp lại quan tâm chưa đúng mức
tới việc nghiên cứu quy trình sản xuất, nghiên cứu xây dựng và triển khai các
mô hình quản lý chất lượng sản phẩm, mà đây lại là yếu tố quan trọng để
khách hàng lựa chọn sản phẩm và cũng là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh
giá chất lượng sản phẩm phần mềm, đặc biệt trên thị trường quốc tế.
d.Hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường luôn thay đổi và doanh nghiệp phải luôn theo sát những thay
đổi đó để có những chiến lược, chiến thuật phù hợp và nhanh nhạy. Hoạt
động nghiên cứu thị trường là một trong những lý do đầu tiên và quan trọng
nhất để lập kế hoạch kinh doanh.
Nghiên cứu, phân tích nhằm đánh giá lại thị trường hoạt động của doanh
nghiệp đồng thời xác định, lựa chọn được thị trường thị trường tiềm năng. Thị
trường mục tiêu của doanh nghiệp.
Việc lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp trong tương lai giúp
doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao doanh thu và từ đó
nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình của mình.
e. Hoạt động Marketing
Là khâu đầu tiên trong phân tích môi trường doanh nghiệp. Nó cho biết
năng lực thương mại của doanh nghiệp. Quá trình phân tích marketing thường
tập trung vào phân tích thiết kế sản phẩm, nghiên cứu thị trường, tìm ra thị
trường mục tiêu, lựa chọn thị trường.
f. Hình ảnh doanh nghiệp và uy tín trên thị trường
Đối với thị trường phần mềm, hình ảnh doanh nghiệp và uy tín của
doanh nghiệp trên thị trường là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Sản phẩm phần mềm có đặc điểm không thể nhìn
18
thấy, lợi ích của việc sử dụng chỉ được đánh giá khi sản phẩm đã hình thành
hoặc sử dụng, thời gian để hoàn thiện một sản phẩm phần mềm cũng khá lâu,
hơn nữa sản phẩm phần mềm là sự kết tinh của trí tuệ, vì vậy khách hàng
thường căn cứ vào thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường để lựa
chọn nhà cung cấp, đặc biệt với thị trường phần mềm gia công và phần mềm
theo yêu cầu khách hàng.
Hình ảnh doanh nghiệp và uy tín của doanh nghiệp phần mềm thường
thể hiện thông qua các giải thưởng mà doanh nghiệp đạt được hoặc doanh
nghiệp xây dựng thành công các chứng chỉ chất lượng như ISO, CMM,... và
việc thực hiện đúng các cam kết về tiến độ, đưa ra giải pháp hợp lý cho khách
hàng, dịch vụ hỗ trợ, đào tạo nhanh chóng, kịp thời, sản phẩm đưa vào sử
dụng ít lỗi và khả năng khắc phục lỗi nhanh, sản phẩm có định hướng giải
pháp lâu dài, tức sản phẩm có tính mở để khách hàng dễ dàng tích hợp công
nghệ mới, nâng cấp, phát triển đồng bộ khi khách hàng có nhu cầu.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn gián tiếp thể hiện thông qua
sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Sức cạnh tranh của
sản phẩm, dịch vụ phần mềm được thể hiện thông qua các tiêu chí như chất
lượng sản phẩm; giá cả của sản phẩm dịch vụ; hệ thống kênh phân phối của
sản phẩm (phản ánh khả năng bao quát thị trường mục tiêu và năng lực duy trì
các cam kết với khách hàng cũng như hiệu quả trong tổ chức kinh doanh của
doanh nghiệp đối với sản phẩm); sự nổi tiếng của thương hiệu sản phẩm; độ
chuyên nghiệp của sản phẩm đóng gói, bao bì và dịch vụ cài đặt.
1.1.4. Tiêu chí đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp phần mềm
Hiện tại, có rất nhiều quan điểm trong việc đưa ra các tiêu chí để đánh
giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Qua nghiên cứu của tác giả và
tham khảo thực tế, trong luận văn này tác giả sử dụng về các tiêu chí dđánh
19
giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm của
Hiệp hội tin học Thành phố Hồ Chí Minh và một . Bên cạnh đó tác giá cũng
đưa thêm một số các tiêu chí khác để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp nhằm sát hơn với lĩnh lực phần mềm.
1.1.4.1. Nhóm yếu tố vềề kết quả kinh doanh
Trong đó có các yếu tố như tổng doanh thu; doanh thu xuất khẩu; tổng
lợi nhuận; nộp ngân sách nhà nước; mức tăng trưởng trung bình.
Nhóm yếu tố kết quả kinh doanh là yếu tố rất quan trọng và là căn cứ để
đưa ra các quyết định trong tương lai. Nhóm yếu tố này , nó đánh giá các kết
quả kinh doanh và qua đó đánh giá doanh nghiệp mạnh, yếu như thế nào.
Thông thường nhóm chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả hoạt động kinh
doanh trong kỳ, là căn cứ để đưa ra các quyết định trong tương lai.Nhóm yếu
tố này bao gồm các yếu tố như hiệu quả hoạt động kinh doanh, tổng doanh
thu; doanh thu xuất khẩu; tổng lợi nhuận; nộp ngân sách nhà nước; mức tăng
trưởng trung bình. (Nêu cụ thể các yếu tố này là như thế nào?????????)
-
Hiệu quả kinh doanh là yếu tố rất quan trọng để xem xét kết quả kinh
doanh và qua đó đánh giá doanh nghiệp mạnh, yếu như thế nào. Các chỉ tiêu
cụ thể thường được đưa ra phân tích trong tiêu chí này thường là: hệ số khả
năng thanh toán, chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn, chỉ tiêu về năng suất hoạt động
hay hiệu suất sử dụng vốn, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. - đĐây là nhóm chỉ tiêu
quan trọng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, là căn cứ để đưa
ra các quyết định trong tương lai.
- Tổng doanh thu: là tổng số tiền thu được từ các hoạt động sản xuất
kinh doanh phát sinh trong năm của doanh nghiệp. Tổng doanh thu bao gồm:
doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu
nhập khác: Là các khoản thu nhập từ các hoạt động xảy ra không thường
20
xuyên, như: thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ; thu tiền phạt khách hàng do
vi phạm hợp đồng; thu tiền bảo hiểm được bồi thường; thu các khoản nợ phải
thu đã xoá sổ tính vào chi phí kỳ trước; khoản nợ phải trả nay mất chủ được
ghi tăng thu nhập; thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại; và các khoản
thu khác.
-
Doanh thu xuất khẩu: là phần doanh thu được tính cho doanh nghiệp
từ các hoạt động xuất khẩu như hoạt động bán hàng hoá của thương nhân
Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng
hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển
khẩu hàng hoá.
- Tổng lợi nhuận: lợi nhuận kinh tế định nghĩa như sau:
Lợi nhuận kinh tế = tổng doanh thu - toàn bộ chi phí kinh tế
Lợi nhuận là thước đo, là chỉ tiêu để đánh giá sự làm ăn có hiệu quả
hay không của doanh nghiệp. Lợi nhuận là nguồn tích luỹ quan trọng để
doanh nghiệp bổ xung vốn vào mở rộng sản xuất kinh doanh
-
Nộp ngân sách nhà nước bao gồm:
Các khoản thuế: Là các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp và đã nộp
vào ngân sách Nhà nước trong năm. Gồm Thuế GTGT hàng bán nội địa,
Thuế GTGT hàng nhập khẩu, Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế Xuất khẩu, Thuế
hàng hoá nhập khẩu, Thuế Thu nhập doanh nghiệp…
Các khoản phải nộp khác: Là các khoản phí, lệ phí và các khoản nộp
khác ngoài thuế mà doanh nghiệp phải nộp trong năm theo qui định của Nhà
nước.
21
- Mức tăng trưởng trung bình: là chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển của
doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng trung bình cao chứng tỏ doanh nghiệp đang
hoạt động tốt.…
1.1.4.2.Nhóm về các tiêu chuẩn qui trình chất lượng mà doanh
nghiệp đang áp dụng gồm các chứng chỉ: ISO 9001: 2000; ISO 27000;
CMMI LEVEL 1; CMMI LEVEL 2; CMMI LEVEL 3; CMMI LEVEL 4;
CMMI LEVEL 5; BS7799.
Hệ thống quản lý chất lượng đang là sự quan tâm hàng đầu của nhiều
doanh nghiệp phần mềm cũng như khách hàng cần gia công phần mềm bởi
đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá tên tuổi, uy tín cũng như kinh
nghiệm của một doanh nghiệp phần mềm.
Bên cạnh đó, sản phẩm của doanh nghiệp phần mềm đặc biệt là doanh
nghiệp phần mềm trong nước chịu áp lực lớn về kiến thức chuyên ngành. Các
doanh nghiệp dù có rất nhiều kỹ sư phần mềm, có qui trình chất lượng tốt
nhưng lại thiếu chuyên gia am tường từng lĩnh vực khác nhau như ngân hàng,
bảo hiểm, quản lý bệnh viện... Vì vậy, việc thiết kế phần mềm khó có thể
cạnh tranh được với những giải pháp của nước ngoài.
1.1.4.3. Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam thiếu vắng những giải
pháp có tầm vóc, được đầu tư dài hơi và chuyên sâu cho các ngành
nghề khác nhau đang là một thách thức lớn nhưng doanh nghiệp sẽ
phải chọn hướng đi này.
Nhóm yếu tố về nhân lực của doanh nghiệp:
Nhóm yếu tố về nhân lực của doanh nghiệp bao gồm: tổng số nhân lực; mức
tăng trưởng nhân lực; số lượng kỹ sư - cử nhân CNTT; số lượng kỹ thuật-
trung cấp CNTT.
……(viết thêm vào???) tổng số nhân lực; số lượng kỹ sư/cử nhân CNTT; số
lượng kỹ thuật/ trung cấp CNTT; số lượng kỹ thuật/ trung cấp CNTT; mức
22
tăng trưởng nhân lực
Con người là yếu tố quan trọng đối với tất cả các tổ chức, và đặc biệt
quan trọng đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh lĩnh vực phần mềm.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản phẩm dịch vụ có giá trị gia tăng
rất lớn; đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Nhân lực phần mềm không chỉ đơn
thuần là đội ngũ kỹ thuật, mà quan trọng hơn là đội ngũ chuyên gia tư vấn
giải pháp, tư vấn chuyên môn, các nhà quản lý chất lượng, quản lý dự án.
- Tổng số nhân lực và mức tăng trưởng nhân lực: là những yếu tố phản
ánh qui mô cũng như tiềm lực của doanh nghiệp phần mềm. Theo Hội Tin
học Việt Nam, Viện Công nghệ thông tin - CNTT (Viện KHCN Việt Nam)
cho biết, cả nước hiện nay có hơn 1.000 doanh nghiệp phần mềm, trong đó có
một số đơn vị đạt quy mô từ 500-1.000 người. Tuy nhiên, có tới 90% công ty
làm phần mềm là ở quy mô nhỏ (từ 1-25 nhân viên).
- Số lượng kỹ sư - cử nhân CNTT; số lượng kỹ thuật- trung cấp CNTT:
là số lượng lao động trong doanh nghiệp phần mềm đặt bằng cấp kỹ sư, cử
nhân CNTT hay trung cấp. Chỉ tiêu này phản ảnh trình độ lao động của doanh
nghiệp phần mềm và chất lượng của doanh nghiệp đó.
Đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm.
Con người là yếu tố quan trọng đối với tất cả các tổ chức, và đặc biệt quan
trọng đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh lĩnh vực phần mềm.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản phẩm dịch vụ có giá trị gia tăng
rất lớn; đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Nhân lực phần mềm không chỉ đơn
thuần là đội ngũ kỹ thuật, mà quan trọng hơn là đội ngũ chuyên gia tư vấn
giải pháp.
Trong luận văn này, tác giả xin dùng bảng đánh giá năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp phần mềm của Hiệp hội tin học thành phố Hồ Chí Minh. Để
23
phân tích đánh giá về năng lực cạnh tranh của FPT- IS.
Bảng 1.1: Hệ số đánh giá năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp phần mềm4
Nhóm yếu tố Các yếu tố Hệ số quan trọng
Kết quả kinh doanh
Tổng doanh thu 1,00
Doanh thu xuất khẩu 1,00
Tổng lợi nhuận 0,70
Nộp ngân sách nhà nước 0,.50
Mức tăng trưởng trung bình 0,60
Nhân lực
Tổng số 0,60
Số lượng kỹ sư/ cử nhân CNTT 0,80
Số lượng kỹ thuật/ trung cấp
CNTT
0,80
Mức tăng trưởng nhân lực 0,50
Các tiêu chuẩn qui
trình chất lượng đang
áp dụng
ISO 9001: 2000 0,30
ISO 27000 0,15
CMMI LEVEL 1 0,30
CMMI LEVEL 2 0,40
CMMI LEVEL 3 0,50
CMMI LEVEL 4 0,60
CMMI LEVEL 5 0,70
BS7799 0,20
Dựa trên các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có
thể sử dụng phương pháp ma trận nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của
từng doanh nghiệp. Căn cứ vào mức độ quan trọng của từng chỉ có thể đưa ra
các trọng số gắn với các chỉ tiêu nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp phần mềm. Tiến hành đánh giá thông qua bảng hỏi, phiếu điều
tra từng doanh nghiệp sau đó tổng hợp các phiếu để tính toán đưa ra kết luận
4
Lê Trung Việt (2008), Một thử nghiệm xếp hạng doanh nghiệp Công nghệ Thông tin Việt Nam, Hiệp hội tin
học TP Hồ Chí Minh, trang 11.
24
cuối cùng.
Trong bảng có các trọng số đánh giá theo mức độ quan trọng của các yếu
tố. Việc cho điểm các yếu tố dựa trên phương pháp chuyên gia. Trong nhóm
yếu tố về kinh doanh thì Tổng doanh thu và doanh thu xuất khẩu chiếm trọng
số cao nhất. Đây là hai yếu tố phản ánh khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với nhóm yếu tố về nhân lực thì chất lượng của nguồn nhân lực
trong ngành công nghiệp phần mềm được đánh giá khá cao, thể hiện ở trọng
số lượng kỹ sư CNTT/ cử nhân được hệ số quan trọng là 0,8. Ngoài ra chỉ tiêu
về mức độ tăng trưởng của nguồn nhân lực sẽ phản ánh qui mô của công ty và
năng lực của công ty.
Trong nhóm yếu tố về các tiêu chuẩn qui trình chất lượng đang áp dụng
thì chứng chỉ CMMI LEVEL 0,7 có hệ số quan trọng cao nhất.
1.1.4.3.Các tiêu chí khác
a. Thị trường của doanh nghiệp
Tiêu chí về thị trường của doanh nghiệp chiếm vai trò hết sức quan trọng
trong nhóm yếu tố này. Thị trường của doanh nghiệp sẽ được xem xét trên ba góc
độ là yếu tố địa lý, yếu tố về khách hàng và yếu tố về sản phẩm.
Thị trường càng lớn chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng,
người tiêu dùng ưa chuộng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao. Để phát triển thị
trường, ngoài chất lượng, giá cả, doanh nghiệp còn phải tiến hành công tác xúc tiến
thương mại, tổ chức các dịch vụ đi kèm, cung cấp sản phẩm kịp thời, nâng cao
thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp nữa. Như vậy, chúng ta thấy rằng thị
trường cũng là một tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Khi xem xét tiêu chí thị trường của doanh nghiệp, người ta không chỉ
quan tâm đến thị trường hiện tại, mà còn quan tâm cả thị trường trong tương
lai gần, được xét trên các yếu tố dự báo khả năng duy trì và phát triển lợi thế
25
cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông thường, người ta so sánh doanh số hay
số lượng sản phẩm, dịch vụ được bán trong một thời gian nào đó để thấy khả
năng chiếm lĩnh thị trường.
b. Năng lực quản lý của doanh nghiệp
Con người là yếu tố quan trọng đối với tất cả các tổ chức, và đặc biệt quan
trọng đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh lĩnh vực phần mềm.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản phâm dịch vụ có giá trị gia tăng
rất lớn; đòi hỏi hàm lượng chất xám cao.Nhân lực phần mềm không chỉ đơn
thuần là đội ngũ kỹ thuật, mà quan trọng hơn là đội ngũ chuyên gia tư vấn
giải pháp, tư vấn chuyên môn, các nhà quản lý chất lượng, quản lý dự án.
Đội ngũ các nhà lãnh đạo chiếm một vai trò hết sức quan trọng đối với bất
cứ doanh nghiệp nào.
Một chiến lược hiệu quả kèm theo việc thực hiện xuất sắc là sự đảm bảo
tốt nhất cho thành công của doanh nghiệp.
Người lãnh đạo là người vạch ra phương hướng, chiến lược, chính sách;
điều khiển và kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp. Năng lực quản trị
chiến lược phản ánh khả năng phân tích thị trường, dự báo các xu hướng phát
triển công nghệ trên thế giới của những nhà lãnh đạo để đưa ra các giải pháp
công nghệ phù hợp với xu hướng chung, đưa ra định hướng phát triển sản
phẩm có tính lâu dài, có khả năng ứng dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này
còn thể hiện khả năng hoạch định chiến lược kênh phân phối, khả năng mở
rộng thị trường, năng lực quản trị rủi ro, ... của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
QUỐC TẾ
26
1.2.1. Khai thác lợi thế cạnh tranh của Việt Nam
- Lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào và giá nhân công rẻ trong ngành
công nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin.
Lao động là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm Việt
Nam bởi chi phí lao động rẻ, trình độ dân trí của lao động Việt Nam khá, có
truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi, khéo tay, nhanh trí,..
Đây là một lợi thế cạnh tranh được đánh giá khá cao của Việt Nam nếu
chúng ta biết sử dụng hợp lý nguồn lực này.
Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận rằng chi phí lao động tuy rẻ nhưng
năng suất lao động chỉ ở mức trung bình và thấp (trên 60%), chủ yếu lại là lao
động thủ công, tác phong lao động công nghiệp còn kém. Do đó nếu so sánh
lao động Việt Nam với lao động các nước trong khu vực như Singapore,
Malaisia thì có thể nói đây là điểm yếu của Việt Nam.
Thêm nữa, phần lớn các doanh nghiệp phải tự đào tạo tay nghề cho
người lao động (chiếm 85, 06%), chứ không phải lao động được đào tạo qua
hệ thống trường dạy nghề tập trung, điều này dẫn đến chi phí đào tạo sẽ cao
và sẽ không được chuyên nghiệp ttrong phương thức đào tạo.
Một vấn đề thuộc chiến lược giai đoạn - đào tạo quốc gia được đặt ra là
sớm khắc phục mô hình "hình tháp lộn ngược" này để lao động Việt Nam
được đào tạo lành nghề, có năng suất cao chứ không phải chỉ vì "giá rẻ".
Nhân lực của Việt Nam ngoài lợi thế về giá rẻ sẽ có lợi thế về chất lượng lao
động cao và nguồn nhân lực thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh so với
các nước trong khu vực.
1.2.2. Những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp phần mềm
khi Việt Nam hội nhập quốc tế
Trong bối cảnh của toàn cầu hóa, nhất là khi Việt Nam là thành viên của
27
Tổ chức Thương mại thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đón
nhận các cơ hội mới mà còn phải đối mặt với các đối thủ mới, phải cạnh tranh
quyết liệt trong điều kiện mới.
1.2.2.1.Những cơ hội đối với doanh nghiệp phần mềm
- Các doanh nghiệp Việt Nam được đối xử tối huệ quốc vô điều kiện;
thuế nhập khẩu vào các nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
được giảm đáng kể, được hưởng một cơ chế tranh chấp thương mại bình đẳng
với các nước trong Tổ chức thương mại thế giới khi có tranh chấp xảy ra;
được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) vì Việt Nam là nước
đang phát triển.
- Việt Nam có nhiều điều kiện và cơ hội thuận lợi trong việc tiếp nhận
chuyển giao và phát triển năng lực khoa học công nghệ hiện đại, kinh nghiệm
quản lý tiên tiến của thế giới, tham gia nhiều hơn vào các chương trình hợp
tác khoa học công nghệ đa phương và song phương, tăng thêm các nguồn hỗ
trợ kỹ thuật, tăng năng lực cạnh tranh khi gia nhập các chế định kinh tế quốc
tế với tư cách là nước đang phát triển.
- Làm tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài, bổ sung nguồn vốn
quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử
dụng các nguồn lực trong nước, giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện phát
huy tốt hơn lợi thế nguồn nhân lực có trình độ cao hơn của chính doanh
nghiệp và cho cả Việt nam nói chung, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, tạo ra nhiều hàng hoá xuất khẩu và thúc đẩy thị trường
nông nghiệp, nông thôn phát triển.
- Hàng hoá của các doanh nghiệp có điều kiện thâm nhập và mở rộng thị
trường ra nước ngoài, nhất là những thị trường có sức mua lớn như thị trường
Mỹ, Canađa, Tây Âu..., tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có hiệu quả hơn
28
trong phân công lao động quốc tế, giúp sử dụng hợp lý và có hiệu quả các
nguồn lực (do nguồn lực xã hội chuyển từ những ngành cạnh tranh chủ yểu,
hiệu quả thấp sang các ngành có hiệu quả cao hơn).
- Tạo điều kiện cho các doanh nhân và nhân dân cả nước, nhất là nhân
dân ở các thành phố lớn có cơ hội tiếp cận, lựa chọn những sản phẩm phong
phú với giá cả phù hợp, chất lượng phù hợp v.v…
1.2.2.2. Những thách thức đối với doanh nghiệp phần mềm
- Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam phải hoạt động theo hệ thống
pháp luật của các nước khác trên thế giới. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp
phải nâng cao tính sáng tạo và khả năng thích nghi của mình với những thông
lệ quốc tế, với những hoạt động kinh tế mang tính toàn cầu; đội ngũ cán bộ
của các doanh nghiệp phải thực sự tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ, giỏi
về ngoại ngữ và năng lực quản lý, hiểu rõ phong tục tập quán của đối tác.
- Các chính sách vĩ mô của Chính phủ phải hướng vào mở cửa thị trường
nội địa, mở cửa các lĩnh vực ngân hàngsức chạy đua với các cuộc cạnh tranh
gay gắt trên tất cả các mặt: công nghệ, chất lượng, giá cả, tiếp thị, việc làm...
Trong quá trình này phải chấp nhận cả sự phá sản của những doanh nghiệp
không đủ sức cạnh tranh trên thị trường ngay ở thị trường trong nước.
- Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp tuy dồi dào, nhưng lao động có
trình độ chuyên môn kỹ thuật cao không nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu
của quá trình hội nhập.
Khi hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp phải tự cơ cấu lại mô hình hoạt
động. Quá trình này có thể phải đào thải hàng loạt những lao động không đủ
năng lực chuyên môn, làm gia tăng thêm đội quân thất nghiệp, phân hoá giàu
nghèo v.v…
1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP PHẦN MỀM Ở MỘT SỐ NƯỚC
1.3.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ
29
Phần lớn các doanh nghiệp phần mềm lớn của Ấn Độ trong giai đoạn
đầu phát triển đều cử người đi làm thuê tại các công ty Mỹ, sau một thời gian
làm tại Mỹ, họ quay lại Ấn Độ với khả năng, trình độ và kinh nghiệm chuyên
môn rất cao. Chính lực lượng này lại đào tạo cho những nhân viên không có
điều kiện làm việc ở nước ngoài và doanh nghiệp luôn chú trọng việc đào tạo
và đào tạo lại nhân lực.
Sự nỗ lực tự thân, rất độc lập và tự chủ của bản thân chính các công ty,
họ không trông chờ quá nhiều vào những ưu đãi đầu tư của nhà nước, rất
nhiều công ty đã rất chủ động lựa chọn đầu tư thích hợp và liên tục nâng cao
năng lực đầu tư khai thác thị trường của mình và biến năng lực khai thác thị
trường bên ngoài Ấn Độ trở thành một thế mạnh thực sự.
Bên cạnh những nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, môi trường vĩ mô và
vi mô luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành phần mềm
nói chung và của doanh nghiệp phần mềm nói riêng.
Thứ nhất, Ấn Độ hiện đã xây dựng thành công uy tín của Ấn Độ với thế giới,
không chỉ là uy tín với các dòng sản phẩm làm ra, uy tín với nguồn nhân lực được
đào tạo bàn bản và quy mô, các doanh nghiệp Ấn Độ nói riêng và ngành phần
mềm Ấn Độ nói chung còn tạo ra được một uy tín vô hình trong quan hệ kinh
doanh và trên thị trường, khiến những tập đoàn lớn của nền công nghệ thế giới khi
cần là nghĩ đến doanh nghiệp Ấn Độ và các sản phẩm của Ấn Độ.
Thứ hai, sự thành công của hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực.
Hệ thống giáo dục tuyệt vời với các học viện công nghệ quốc gia được trang
bị các trang thiết bị hiện đại nhất, mạng lưới hơn 1000 trường đại học và cao
đẳng đào tạo chuyên ngành về Công nghệ thông tin nằm rải rác khắp cả
nước, bên cạnh đó là các cơ sở đào tạo tư nhân uy tín, các trung tâm đào tạo
và đào tạo lại của các doanh nghiệp lớn... tất cả đã tạo cho nguồn nhân lực
phần mềm của quốc gia này một căn bản cực tốt. Cộng thêm thuận lợi sẵn
30
có, tiếng Anh là thứ ngôn ngữ chính thống dùng giảng dạy, các kỹ sư Công
nghệ thông tin, kỹ sư phần mềm của Ấn Độ ngay khi ra trường đã có thể làm
việc ngay tại môi trường quốc tế với chất lượng đạt chuẩn toàn cầu. Đó là
chưa kể khả năng thích ứng cực tốt của các kỹ sư này với mọi môi trường
làm việc và những biến đổi nhạy bén của thế giới trong lĩnh vực Công nghệ
thông tin. Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, những kỹ sư này được hút ra các
thị trường ngoài biên giới Ấn Độ như Mỹ, châu Âu và rồi lại trở lại thị
trường Ấn Độ để tạo ra các thế hệ kỹ sư phần mềm mới cho đất nước. Và
nguồn nhân lực được đào tạo bàn bản vẫn luôn là một trong những nguồn
sức mạnh chủ yếu của Ấn Độ.Mỗi năm tại Ấn Độ có khoảng 80.000 kỹ sư
CNTT ra trường, các công ty nước ngoài khi thuê gia công phần mềm tại Ấn
Độ có thể tiết kiệm đuợc từ 20% đến 40% chi phí.
Thứ ba, hệ thống chính sách, Ấn Độ không ngần ngại khi mở cửa thị
trường. Chính sách mở cửa, thông thoáng và những ưu đãi nhất định của
chính phủ Ấn Độ đã tạo nên sức hút khiến phần lớn những tên tuổi lớn nhất
của công nghệ toàn cầu đã có mặt ở đây.
1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trước đây, hầu hết các doanh nghiệp phần mềm của Trung Quốc đều có
quy mô nhỏ, trung bình khoảng vài trăm người, định hướng cho nhu cầu thị
trường nội địa, do vậy có ít doanh nghiệp phần mềm Trung Quốc đạt chứng
nhận chất lượng cao.
Khi nắm bắt được nhu cầu gia công phần mềm quốc tế, doanh nghiệp
phần mềm Trung Quốc đã tích cực, chủ động xây dựng, cải tiến mạnh mẽ quy
trình sản xuất, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nhằm tự xây dựng, khẳng định
thương hiệu cho sản phẩm của mình. Năm 2001, Trung Quốc chỉ mới có 2
công ty phần mềm được chứng nhận CMM-5, 1 công ty đạt CMM-4, 2 công
ty đạt CMM-3, và 6 công ty đạt CMM-2. Đầu năm 2008, trong số hơn 100
công ty phần mềm hàng đầu của Trung Quốc, có khoảng 24 công ty có chứng
31
nhận CMM cấp 3, 7 công ty đạt chứng nhận CMM cấp 4 và 5.
Qua đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm
Ấn Độ và Trung Quốc, ta thấy rằng, để doanh nghiệp tồn tại, phát triển trên
thị trường trong và ngoài quốc gia thì doanh nghiệp đều phải xây dựng thành
công các tiêu chuẩn chất lượng phần mềm, tích cực, chủ động xây dựng
thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, của đất nước ngay cả thị trường
trong nước và thị trường gia công phần mềm quốc tế. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ
các chính sách của nhà nước, hiệp hội để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với
thị trường thế giới.
1.3.3. Những bài học kinh nghiệm đối với Công ty TNHH hệ thống
thông tin FPT
• Bài học về việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý
Nhân lực chiếm một vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp,
đặc biệt là các doanh nghiệp phần mềm.
Doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ chú trọng đến đội ngũ nhân viên lập
trình, đội ngũ phát triển phần mềm, chưa quan tâm nhiều tới đội ngũ chuyên
gia giải pháp, phát triển sản phẩm chủ yếu qua doanh nghiệp tự tìm hiểu, kết
hợp với thu thập kinh nghiệm của khách hàng chính vì vậy, sản phẩm hoàn
thành thường chỉ phù hợp với một số ít doanh nghiệp. Do vậy, các doanh
nghiệp cần biết cân đối chất lượng và trình độ của nguồn nhân lực.
Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam mới dừng ở hoạt động gia công
phần mềm là chủ yếu, do vậy các doanh nghiệp hiện mới dừng ở nhu cầu sử
dụng lao động cho hoạt động gia công phần mềm.
FPT- IS nói riêng và các doanh nghiệp phần mềm nói chung cần có tầm
nhìn xa hơn, chuẩn bị cho mình một đội ngũ các kỹ sư phần mềm với trình độ
cao để hướng tới ngành công nghiệp sản xuất phần mềm. Ngoài sự hỗ trợ của
nhà nước, các doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc đào tạo nhân lực, kết
hợp với các tổ chức đào tạo, tạo điều kiện cho học viên có môi trường thực tế.
32
• Bài học về xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng phần mềm
Phần lớn các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đều có quy mô nhỏ và
vừa, kể cả về số lượng nhân viên làm phần mềm cũng như doanh thu từ kinh
doanh phần mềm. Hiện, cả nước có 800 doanh nghiệp phần mềm, doanh thu
năm 2008 đạt 600 triệu USD. Tăng trưởng ngành phần mềm Việt Nam năm
2008 đạt 20%. Tuy nhiên, đại bộ phận doanh nghiệp (86%) là các công ty cổ
phần, công ty TNHH hay doanh nghiệp tư nhân. Chỉ có 5.1% trong tổng số
các đơn vị này thuộc quốc doanh, và 8% là các doanh nghiệp liên doanh hay
100% vốn nước ngoài. Trong khi đó, chi phí cho việc xây dựng mô hình quản
lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế rất cao và đòi hỏi đội ngũ nhân lực đủ mạnh.
Đây chính là rào cản rất lớn để doanh nghiệp tham gia thị trường.
Vì vậy đối với FPT- IS cần phải xây dựng cho mình một hệ thống tiêu
chuẩn chất lượng phần mềm đạt với tiêu chuẩn quốc tế. Luôn đổi mới, chủ
động sáng tạo trong việc áp dụng các công nghệ mới cho các sản phẩm và
dịch của mình cung cấp để phù hơp hơn với các doanh nghiệp Việt Nam.
Công ty cần đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ của
mình hơn nữa. FPT- IS có thể học hỏi từ kinh nghiệm của các doanh nghiệp
nước bạn hoặc thuê chuyên gia nước ngoài để tư vấn, xây dựng được một qui
trình tốt.
33
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT
2.1. TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT
2.1.1.Thông tin chung về công ty
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG
THÔNG TIN FPT
Năm 1993, FPT - IS tiền thân là Trung tâm Hệ thống Thông tin FPT
thành lập với lĩnh vực kinh doanh chính là: tư vấn, thiết kế, triển khai công
nghệ thông tin thuộc nhiều lĩnh vực: bảo mật, ngân hàng, giải pháp doanh
nghiệp, tài chính, an ninh, giáo dục... Qua quá trình phát triển và mở rộng
không ngừng Trung tâm HTTT FPT đã nhanh chóng trở thành công ty HTTT
FPT (2003) - là một trong 3 công ty chi nhánh đầu tiên của tập đoàn FPT.
Năm 2007 đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng, hợp nhất 3 công ty
thành viên của tập đoàn FPT, Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT, Công
ty giải pháp phần mềm FPT và Trung tâm dịch vụ ERP thành công ty TNHH
Hệ thống Thông tin FPT.
2.1.2. Các đặc điểm chủ yếu của Công ty trong sản xuất kinh doanh
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Gồm có 12 Trung tâm và 8 ban chức năng
- Các trung tâm có nhiệm vụ chuyên trách từng mảng khách hàng khác nhau
Khối ngân hàng: Trung tâm HTTT số 1, số 4, số 12 ( ở T.p Hồ Chí Minh)
Khối viễn thông- chính phủ: Trung tâm HTTT số 3
Khối doanh nghiệp: Trung tâm HTTT số 5, số 9, số 15
Khối tài chính, an ninh giáo dục: Trung tâm HTTT số 2, số 11 ( ở T.p
Hồ Chí Minh).
34
Khối dịch vụ chăm sóc khách hàng: Trung tâm HTTT số 7, số 13 ( ở T.p
Hồ Chí Minh).
Khối xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng công nghệ cho khách hàng : Trung
tâm HTTT số 8, số 6, số 11 ( ở T.p Hồ Chí Minh).
Ban tổ chức cán bộ: hỗ trợ, tham mưu cho lãnh đạo trong công tác quản
lý nguồn lực, thiết lập cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, kiểm soát công tác
nhân sự các cấp.
Ban truyền thông: Xây dựng, quảng bá, tuyên truyền thông tin và hình ảnh
của công ty. Quản lý hệ thống thông tin nội bộ (báo chí và các ấn phẩm khác).
Ban chất lượng: duy trì và đảm bảo hoạt động chất lượng cho toàn hệ
thống, xây dựng và cải tiến hệ thống chất lượng phù hợp với hoạt động của
công ty.
Ban thông tin: quản trị mạng nội bộ của công ty. Xây dựng và quản lý hệ
thống mạng, đảm bảo cơ sở hạ tầng mạng thông tin cho công ty hệ thống
thông tin nội bộ.
Văn phòng: duy trì, đảm bảo và kiểm soát hoạt động cung cấp văn phòng
phẩm, cung ứng thiết bị vật tư sử dụng cho các đơn vị.
Ban kế hoạch kinh doanh: Phát triển và quản lý các mối quan hệ, hợp tác
với các nhà cung cấp; tìm kiếm và khai thác các cơ hội kinh doanh sản phẩm
mới, dịch vụ mới cho Công ty. Tham mưu cho lãnh đạo trong công tác lập kế
hoạch và kiểm soát kinh doanh, phát triển thị trường, sản phẩm - dịch vụ,
khách hàng và đối tác.
Ban tài chính kế toán: Kế toán, thống kê có hệ thống các hoạt động tài
chính, vật tư, tiền vốn và lao động của công ty. Điều phối các hoạt động tài
chính, vật tư hàng hóa, phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của
các đơn vị trong công ty.
35
Văn phòng Tổng hội: tổ chức các sự kiện của công ty, chăm lo đời sống
tinh thần, thiết lập mối quan hệ trong nội bộ công ty.
Các trung tâm và ban chức năng ngoài thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
bên cạnh đó vẫn thực hiện công tác hỗ trợ cho các đơn vị khác nhằm đảm bảo
tổ chức đi vào hoạt động ổn định và phát triển bền vững. Mọi thông tin về
hoạt động kinh doanh, tài chính, nhân sự, chất lượng,...tại các trung tâm đều
phải báo cáo lên các ban chức năng quản lý, xem xét và mọi thông tin đều
được phản hồi lại các trung tâm.
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Sơ đố: 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty FPT- IS
36
BAN GIÁM ĐỐC
Ban
Tài
chính
Kế toán
Ban Tổ
chức
cán bộ
Ban
Chất
lượng
Ban
Truyền
Thông
Ban
Thông
tin
Ban Kế
hoạch
Kinh
doanh
Văn
phòng
Văn
phòng
Tổng
hội
Các Trung tâm Hệ thống Thông tin
Số
1
Số
2
Số
3
Số
4
Số
5
Số
6
Số
7
Số
8
Số
9
Số
11
Số
12
Số
13
Số
15
2.1.3.2. Nguồn nhân lực
Do kinh doanh trong lĩnh công nghệ thông tin đòi hỏi trình độ công nghệ
kỹ thuật cao tiên tiến và hiện đại nên cán bộ nhân viên công ty phần lớn là
nam, trẻ tuổi và tốt nghiệp đại học, có trình độ chuyên môn. (Theo số liệu
năm 2008: Tỷ lệ cán bộ nam/ nữ là : 612/127 = 4.8 lần, tuổi trung bình toàn
công ty 26.7 tuổi, 80% lao động tốt nghiệp đại học, 4% lao động có trình độ
trên đại học). Qua đó ta thấy yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng nguồn
nhân lực của công ty là khá cao. Chính vì vậy, công tác phát triển nguồn nhân
lực ngày càng giữ vai trò quan trọng và cần phải được coi như một lĩnh vực
đầu tư. Có như vậy mới đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu định hướng
phát triển của công ty.
2.1.34. Đặc điểm về sản phẩm, khách hàng và đối tác
- Sản phẩm
Do lĩnh vực kinh doanh là công nghệ thông tin nên sản phẩm của công ty
chủ yếu là sản phẩm vô hình, mang hàm lượng chất cao. Có thể chia thành 3
nhóm chính như sau : thiết bị công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ thông tin
và dịch vụ. Trong đó, giải pháp và dịch vụ công nghệ thông tin chiếm tới 80%.
FPT- IS cung cấp các thiết bị công nghệ thông tin như: máy tính chủ cỡ
nhỏ, máy tính cá nhân, máy tính xách tay,… Các thiết bị thuộc các lĩnh vực
công nghệ: mạng, lưu trữ, bảo mật,…
Cung cấp các giải pháp: Các giải pháp về công nghệ mạng, máy chủ, lưu
trữ phục hồi dữ liệu, bảo mật hệ thống, thông tin địa lý, giải pháp phần mềm
doanh nghiệp, ngân hàng,…
Các dịch vụ: tư vấn chiến lược công nghệ thông tin, thiết kế, xây dựng
và triển khai hệ thống thông tin, quy hoạch kiến trúc hạ tầng thông tin, xây
dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp, thương mại điện tử, bảo mật,…
37
- Khách hàng
Phần lớn khách hàng của FPT - IS là các tổ chức như chính phủ (Văn
phòng Chính phủ Quốc hội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ kế hoạch và dầu
tư, Bộ Ytế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,…); các doanh nghiệp (Tổng công ty
hàng không Việt Nam, Tổng công ty Điện lực, Tông Công ty Thép, Tổng
công ty Dệt may,…); tài chính- ngân hàng (Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước,
Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư
và phát triển, Ngân hàng Công thương,…) chứng khoán, bảo hiểm, giáo dục,
…là các tổ chức có quy mô lớn, năng lực tài chính cao và đòi hỏi chất lượng
sản phẩm và dịch vụ cao.
- Đối tác
Do sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao. Đòi hỏi công nghệ tiên tiến
hiện đại, khách hàng lại là các tổ chức lớn có yêu cầu cao. Nên FPT- IS luôn
luôn ý thức được việc xây dựng quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp thiết bị
và giải pháp hàng đầu trên thế giới như Cisco, Microsof, Oracle,... nhằm thực
hiện thành công những dự án công nghệ thông tin có chất lượng cao.
2.1.54. Đặc điểm về tình hình tài chính
- Tài sản
Bảng 2.1: Tài sản FPT- IS qua các năm 2003-2008
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm
Tài sản
2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tài sản lưu động 362.6 562.0 837.11 886 979 1096.48
Tài sản cố định 6.8 8.3 7.4 11.37 14.7 16.317
Tổng tài sản 369.4 570.3 845.5 901.49 993.7 1112.8
Nguồn: Ban Tài chính kế toán, năm 2008
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản của FPT- IS qua các năm 2003- 2008
38
0
200
400
600
800
1000
1200
2003 2004 2005 2006 2007 2008
369.4
570.3
845.5
901.49
993.7
1112.8
Tổng tài sản
Tổng tài sản của FPT- IS tăng khá mạnh qua các năm, đặc biệt là từ năm
2003 đến năm 2004, tổng tài sản của công ty tăng từ 369,4 tỷ lên tới 570,3
tăng 35,22%.
- Nguồn vốn
Theo mô hình tập đoàn kinh tế, ngày 09 tháng 04 năm 2005, Công Ty
Cổ Phần Phát Triển Đầu Tư Công Nghệ FPT đã ký quyết định thành lập Công
ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Công
ty FPT) với số vốn điều lệ của Công ty Hệ thống Thông tin FPT là
145.000.000.000 VNĐ.
Năm 2006, Công ty có tổng nguồn vốn là 901.49 tỷ đồng, trong đó có
145 tỷ là vốn chủ sở hữu và 756.49 tỷ đồng huy động vốn tín dụng từ các
ngân hàng và từ nhà cung cấp như HP, IBM, MICROSOFT,…
2.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
39
Được coi là quả đấm thép và lực lượng nòng cốt của tập đoàn, FPT –
IS đã liên tục tăng trưởng với tốc độ trung bình trên 150% liên tục từ năm
2000 tới 2008, góp phần vào sự tăng trưởng nhanh và mạnh của tập đoàn
FPT trong những năm qua.
Về doanh thu
Công ty có tốc độ phát triển về doanh thu nhanh chóng và không ngừng.
Doanh thu trong những năm 2005-2008 tăng trung bình mỗi năm trên 120%.
Nhìn vào bảng cơ cấu doanh thu của FPT- IS ta thấy: Trung tâm HTTT số 1,
Trung tâm HTTT số 4 chuyên phụ trách về mảng ngân hàng là có doanh thu
lớn nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất trên 22%. Bên cạnh đó Khối Tài chính, an ninh
giáo dục do Trung tâm HTTT số 3 phụ trách và khối doanh nghiệp do Trung
tâm HTTT số 5 và 9 và 15 cũng đem lại doanh thu khá cao chiếm trên 17%
tổng doanh thu. Các Trung tâm HTTT số 6 và số 8 do phụ trách xây dựng hạ
tầng cơ sở thông tin hỗ trợ cho các trung tâm khác nên doanh thu của các
trung tâm số 6 và 8 được tính và phân bổ cho doanh thu của các trung tâm.
Riêng khối dịch vụ công nghệ thông tin (Trung tâm HTTT số 7) mới đi
vào hoạt động được vài năm gần đây tuy chưa đem lại doanh thu lớn nhưng
đã có xu hướng phát triển tốt. Các hoạt động dịch vụ ngày càng hoàn thiện và
mang tính chuyên nghiệp hơn. Đem lại sự hài lòng cho khách hàng và đối tác.
Doanh thu tăng nhanh và đều qua các năm thể hiện hoạt động của công
ty phát triển không ngừng. Công ty đã có hướng đi đúng đắn cho mình trên thị
trường phần mềm.
FPT – IS đóng góp vào doanh số của tập đoàn FPT rất lớn chiếm hơn
20% doanh số tập đoàn, sau công ty TNHH phân phối FPT.
40
Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu FPT- IS năm 2003-2006
Đơn vị: triệu đồng
TT Trung tâm
Doanh thu
2004 2005 2006 2007 2008
1 FPT- IS 1
186.043,4
3
317.248,49 352.317,68 445.518,06 623.725,28
2 FPT- IS 2
135.658,3
1
225.317,13 265.040,87 311.862,64 498.980,22
3 FPT- IS 3 82.968,29 155.127,70 180.200,65 222.954,03 370.103,69
4 FPT- IS 4
104.884,4
4
168.053,93 204.398,91 233.896,58 353.183,84
5 FPT- IS 5 5.034,58 6.980,16 10.060,01 14.850,60 21.096,82
6 FPT- IS 6 - - - - -
7 FPT- IS 7 3.933,27 6.592,38 7.789,68 8.425,30 9.267,83
8 FPT- IS 8 - - - - -
9 FPT- IS 15 4.562,59 6.049,48 7.319,72 8.094,99 9.077,54
10 FPT- IS 9 31.883,05 51.730,78 65.008,75 83.532,64 109.578,50
11
FPT- IS 11,
12,13(HCM)
231.685,0
4
355.471,35 429.709,97 527.190,37 678.575,58
Tổng
786.653,0
0
1.292.571,4
0
1.521.846,2
4
1.856.325,2
0
2.673.589,30
Nguồn: Ban TCKT, năm 2008
2.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT
2.2.1. Những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
Nhân tố vĩ mô bao gồm các yếu tố không thuộc phạm vi kiểm soát của
công ty, tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với công ty.
2.2.1.1.Các yếu tố kinh tế
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ phát triển kinh tế cao với 8,48% năm 2007; 8,7% năm 2009 và
tỷ lệ tăng trưởng đầu tư vào Công nghệ thông tin đứng thứ hai châu Á chỉ
41
sau Ấn Độ, thị trường Việt Nam đang ngày càng trở nên hứa hẹn với các
doanh nghiệp phần mềm trong nước cũng như nước ngoài.
Trong những năm 2006, 2007, khách hàng trong nước ứng dụng các giải
pháp quản lý khá mạnh mẽ, thị trường công nghệ thông tin năm 2006 đã vượt
ngưỡng 1 tỉ USD. Với khoảng 7.000 cơ quan hành chính sự nghiệp, 6.000 Cty
nhà nước, gần 260.000 công ty trách nhiệm hữu hạn, thị trường ứng dụng
công nghệ thông tin tại Việt Nam được cho là có tiềm năng lớn. Theo đà phát
triển của kinh tế trong nước và khu vực năm 2006 và 2007 ngành công nghiệp
phần mềm phát triển nhanh nhưng đến năm 2008, do tác động của lạm phát
thì các doanh nghiệp có xu hướng cắt giảm nhu cầu này, do đó số doanh
nghiệp phần mềm kinh doanh chủ yếu trên thị trường trong nước gặp rất
nhiều khó khăn, trong đó có Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT.
• Lạm phát
Việt Nam gia nhập WTO vào đầu năm 2007, như vậy các hàng rào bảo
hộ phi thuế quan dần dần được dỡ bỏ, thuế suất nhập khẩu nhiều mặt hàng
từng bước phải cắt giảm, sẽ góp phần làm giảm chi phí của doanh nghiệp,
đồng thời cũng tăng áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước.
Thêm vào đó, nhà nước chủ động duy trì chính sách tiền tệ thận trọng, linh
hoạt nhằm mục tiêu luôn giữ chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tăng trưởng kinh
tế. Những nhân tố đó sẽ góp phần giảm bớt lạm phát. Kết quả là, nếu tỷ lệ lạm
phát thấp sẽ góp phần làm giá cả của các yếu tố đầu vào sẽ giảm đi, rất thuận
lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, với thực trạng lạm phát nước ta ở mức 2 con số trong năm
2007 (12, 63%), năm 2008 lạm phát được khống chế nhưng vẫn ở mức cao là
8,1% và là con số lạm phát cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, dù
cùng chịu những tác động bên ngoài như nhau, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn
đến đời sống của đại bộ phận dân chúng, cũng như làm tăng chi phí đầu vào
42
của hầu hết doanh nghiệp, dẫn đến kết quả doanh thu của doanh nghiệp sẽ bị
ảnh hưởng lớn.
Do lạm phát cao trong năm 2007 và 2008, số lượng công ty gia nhập mới
thị trường giảm. Đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến nhiều
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và tuyên bố phá sản. Việc mở rộng thị trường
của công ty gặp khó khắn và điều này ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu và hoạt
động của FPT- IS.
2.2.1.2.Các yếu tố chính trị, luật pháp
Việt Nam đã xây dựng được hành lang pháp lý cho ngành phần mềm tuy
nhiên còn chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi của thị trường
phần mềm cả trong nước và thị trường xuất khẩu.
Ngành công nghiệp phần mềm vẫn luôn được Đảng, Nhà nước xem như
một ngành công nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt, có giá trị gia tăng lớn, tạo
ra giá trị xuất khẩu cao và góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Chủ trương trên đã được thể hiện thông qua nhiều
Nghị quyết, Chỉ thị và Quyết định của Đảng và Chính phủ, cụ thể nhất là việc
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày
12/04/2007 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt
Nam đến năm 2010 và Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg ngày 3/5/2007 phê
duyệt Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm
2010. Cả 2 quyết định này đều xác định quan điểm Nhà nước đặc biệt khuyến
khích, ưu đãi đầu tư và phát triển ngành công nghiệp phần mềm và nội dung
số thành ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế quốc dân.
Ngoài ra, về chính sách đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp phần
mềm tính đến năm 2008, Việt Nam có 209 trường đại học và 160 trường cao
đẳng có chuyên ngành CNTT, đào tạo khoảng 15.000 sinh viên đại học và
43
khoảng 10.000 sinh viên cao đẳng chuyên ngành này mỗi năm5
. Số lượng
trường đại học và cao đẳng đào tạo công nghệ thông tin tăng lên hàng năm,
nhưng điều này không có nghĩa là các trường mới được mở ra cho các chuyên
ngành này mà chính các trường đại học, cao đẳng hiện tại mở thêm chuyên
ngành đào tạo. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp sau khi tuyển được kỹ sư, cử
nhân hoặc học viên tốt nghiệp các trường trung cấp, dạy nghề… nhưng số
nhân lực này vẫn phải tổ chức đào tạo lại. Phần lớn doanh nghiệp phần mềm
đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ.
Hầu hết doanh nghiệp phần mềm đều đánh giá chất lượng nguồn nhân
lực còn yếu, các sinh viên mới ra trường hoặc thực tập hầu như không thể đáp
ứng công việc hiện tại mà doanh nghiệp đều phải đào tạo lại. Sự hạn chế hiện
nay nằm ở chỗ là nội dung và chất lượng đào tạo sinh viên chuyên ngành
công nghệ thông tin, đặc biệt sinh viên cao đẳng đang có vấn đề do việc phát
triển một cách ồ ạt và không có sự rõ ràng giữa đào tạo cao đẳng dạy nghề và
không phải dạy nghề. Điều này dẫn đến một thực tế khó khăn trong việc tuyển
dụng những ứng viên đạt tiêu chuẩn mà các lãnh đạo nhiều công ty phần mềm
đã phản ánh.Chính vì vậy, các công ty phần mềm trong nước và cả nước
ngoài thường xuyên than phiền về chất lượng nhân lực lấy thẳng từ các
trường đại học.
Việc này hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp phần mềm nói
chung và FPT- IS nói riêng.
2.2.1.3.Các nhân tố về khoa học công nghệ
Nhân tố khoa học đóng một vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp
phần mềm. Trong đó các vấn đề về sở hữu trí tuệ và vi phạm bản quyền, dịch
vụ viễn thông và Internet là cơ sở vật chất quan trọng cho việc phát triển của
doanh nghiệp phần mềm.
5
Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt nam (2009) – Tổng quan về ngành phần mềm Việt Nam nửa đầu
2009 [trực tuyến]. Địa chỉ: http://vinasa.org.vn/TabId/72/ArticleId/735/PreTabId/138/Default.aspx
44
Vấn đề sở hữu trí tuệ và vi phạm bản quyền
Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam đã giảm dần trong
những năm gần đây. Năm 2006 là 88%, năm 2007 là 85%6
, năm 2008 vẫn ở
mức độ 85%, tuy nhiên, theo Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm, do mức phát
triển của thị trường máy tính nên tổng mức thiệt hại tăng lên gấp đôi, từ 96
triệu USD năm 2006 lên 200 triệu USD năm 2007 và lên tới 257 triệu USD
trong năm 2008. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức dùng phần mềm
bản quyền của các doanh nghiệp. Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao ảnh
hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp phần mềm nói riêng và nền kinh tế
nói chung. Tạo ra lực cầu yếu về phần mềm của các doanh nghiệp Việt Nam.
Vì thế, trong những năm qua các cơ quan chức năng đã vào cuộc với hàng
loạt cuộc thanh tra, xử phạt tại các cửa hàng băng đĩa, Công ty kinh doanh sản
phẩm công nghệ thông tin, phân phối máy tính... Đối tượng thanh tra tiếp theo
sẽ là các doanh nghiệp ứng dụng, dịch vụ viễn thông, ngân hàng và các cơ
quan quản lý Nhà nước.
Biên bản ghi nhớ về Tăng cường Hợp tác và Điều phối trong bảo hộ tác
quyền phần mềm ở Việt Nam được Cục Bản quyền Tác giả Việt Nam, Thanh tra
Bộ Văn hóa - Du lịch - Thể thao, Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA) và
Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA) cùng nhau ký kết tại Hà Nội ngày
26/8/2008 đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa các cơ quan Chính
phủ với Hiệp hội nghề nghiệp tại Việt Nam và quốc tế. Đồng thời tạo cơ sở khởi
xướng các chương trình hành động hiệu quả hơn trong cuộc chiến chống vi
6
Báo điện tử Vietnamnet.vn (29-05-2008) – Vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam giảm 3 'điểm'
[trực tuyến]. Địa chỉ: http://vietnamnet.vn/cntt/2008/05/785603/
45
phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam.
Đây là một bước đi quan trọng đánh giá sự nỗ lực của Việt Nam nhằm
cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp phần mềm, tạo môi
trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phần mềm thu hút được các hợp đồng
gia công phần mềm trên thị trường. Đây là một cơ hội cho FPT- IS phát triển
các dịch vụ phần mềm của mình cũng như có nhiều hợp đồng ký kết với các
đối tác nước ngoài.
Tập đoàn FPT cũng đã tham gia ký kết mua bản quyền phần mềm của
Microsoft cũng như ký kết vào hiệp ước trong việc chống vi phạm bản quyền
phần mềm.
Dịch vụ viễn thông và Internet
Sự phát triển của internet, đường truyền băng thông như một sản phẩm
bổ sung cho sự phát triển của công nghiệp phần mềm.
Các doanh nghiệp phần mềm, đặc biệt là các công ty làm gia công và
sản xuất phần mềm xuất khẩu, có những yêu cầu rất cao về dịch vụ Viễn
thông và Internet.
Đường truyền Internet phải có băng thông và độ tin cậy cao để nhiều
chuyên gia phần mềm từ nhiều quốc gia có thể đồng thời làm việc online trên
cùng một sản phẩm. Việc tải các file dữ liệu lớn từ Internet cũng là một trong
những yêu cầu thường xuyên.
Tình trạng của tốc độ hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu (ngoại trừ
một số công viên phần mềm tập trung). Đặc biệt là việc truyền đi những hình
ảnh, số liệu lớn hay tiến hành các cuộc hội nghị từ xa qua tivi, đây là điều
không thể thiếu được trong những công việc liên quan đến Outsourcing giữa
Nhật Bản với Việt Nam hay các nước liên quan. Thêm nữa là các cơ sở
Outsourcing có thể trải rộng ở nhiều địa phương khác nhau nên vấn đề mở
rộng mạng lưới hạ tầng viễn thông cũng là điều doanh nghiệp mong mỏi.
46
Chi phí thuê đường truyền vẫn rất cao trong khi QoS (Quality of Service
- hệ số đảm bảo chất lượng) của đường truyền thường không được đảm bảo.
Sự phát triển của internet, đường truyền băng thông như một sản phẩm
bổ sung cho sự phát triển của công nghiệp phần mềm.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để tăng băng thông và giảm giá cước dịch
vụ viễn thông và Internet, tuy nhiên chất lượng dịch vụ và tốc độ Internet Việt
Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển phần mềm, đặc biệt là đối với
các dự án gia công cho nước ngoài. Giá thuê kênh dùng riêng nói chung vẫn
cao, đặc biệt quá cao đối với các doanh nghiệp phần mềm nhỏ, vốn chiếm
một tỷ lệ rất lớn trong tổng số doanh nghiệp phần mềm Việt Nam. Đây cũng
là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp giảm thương hiệu trên
thị trường và khó chiếm được các hợp đồng gia công với nước ngoài.
Những yếu kém và hạn chế này sẽ gây ra khó khăn và cản trở đối với
doanh nghiệp phần mềm nói chung và FPT- IS nói riêng, nó phần nào ảnh
hưởng tới chất lượng của các dịch vụ phần mềm mà công ty đang cung cấp.
2.2.1.4.Các nhân tố về văn hoá - xã hội
Tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán là một trong những nhân tố giúp
tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp phần mềm
Việt Nam khi hoạt động, triển khai dịch vụ phần mềm trong nước sẽ là một
yếu tố khá lợi thế so với các doanh nghiệp nước ngoài.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam muốn triển khai hoạt động
sang nước bạn cần tìm hiểu rõ văn hóa phong tục để triển khai tốt các dịch vụ.
FPT- IS hiện nay ngoài thị trường trong nước được phát triển khá tốt,
công ty còn triển khai dịch vụ của mình sang các nước khác như: việc xây
dựng bản đồ địa hình Quốc gia Lào, hệ thống xử lý dữ liệu trung tâm và quản
lý bảo trì thiết bị cho Nhà máy điện Elbistant Site – Thỗ Nhĩ Kỳ và các nước
khác trong khu vực như Malaysia, Thailand…
47
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT
Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT

More Related Content

What's hot

Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại Thư viện Quốc gia Việt Nam Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại Thư viện Quốc gia Việt Nam nataliej4
 
Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000
Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000
Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quang cao qua mang xa hoi Facebook Twitter...
Quang cao qua mang xa hoi Facebook Twitter...Quang cao qua mang xa hoi Facebook Twitter...
Quang cao qua mang xa hoi Facebook Twitter...snoosy
 
Ban thao sach facebook ads final
Ban thao sach facebook ads finalBan thao sach facebook ads final
Ban thao sach facebook ads finalSeo Nguyen
 
đề Xuất sử dụng một số công cụ e marketing trong công tác truyền thông market...
đề Xuất sử dụng một số công cụ e marketing trong công tác truyền thông market...đề Xuất sử dụng một số công cụ e marketing trong công tác truyền thông market...
đề Xuất sử dụng một số công cụ e marketing trong công tác truyền thông market...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hoạt động Marketing online cho dòng sản phẩm USB sách tại công ty T...
Phân tích hoạt động Marketing online cho dòng sản phẩm USB sách tại công ty T...Phân tích hoạt động Marketing online cho dòng sản phẩm USB sách tại công ty T...
Phân tích hoạt động Marketing online cho dòng sản phẩm USB sách tại công ty T...anh hieu
 
Tiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketingTiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketingThanh Hoa
 
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...PinkHandmade
 

What's hot (11)

Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại Thư viện Quốc gia Việt Nam Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
Hoạt động truyền thông marketing trên internet tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
 
Nguyenthetiep
NguyenthetiepNguyenthetiep
Nguyenthetiep
 
Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000
Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000
Xây dựng và phát triển chiến lược e marketing cho công ty tnhh phạm tường 2000
 
Quang cao qua mang xa hoi Facebook Twitter...
Quang cao qua mang xa hoi Facebook Twitter...Quang cao qua mang xa hoi Facebook Twitter...
Quang cao qua mang xa hoi Facebook Twitter...
 
Ban thao sach facebook ads final
Ban thao sach facebook ads finalBan thao sach facebook ads final
Ban thao sach facebook ads final
 
đề Xuất sử dụng một số công cụ e marketing trong công tác truyền thông market...
đề Xuất sử dụng một số công cụ e marketing trong công tác truyền thông market...đề Xuất sử dụng một số công cụ e marketing trong công tác truyền thông market...
đề Xuất sử dụng một số công cụ e marketing trong công tác truyền thông market...
 
Phân tích hoạt động Marketing online cho dòng sản phẩm USB sách tại công ty T...
Phân tích hoạt động Marketing online cho dòng sản phẩm USB sách tại công ty T...Phân tích hoạt động Marketing online cho dòng sản phẩm USB sách tại công ty T...
Phân tích hoạt động Marketing online cho dòng sản phẩm USB sách tại công ty T...
 
Chuyên đề Xây dựng hệ thống thông tin lập đơn đặt hàng rất hay
Chuyên đề Xây dựng hệ thống thông tin lập đơn đặt hàng  rất hayChuyên đề Xây dựng hệ thống thông tin lập đơn đặt hàng  rất hay
Chuyên đề Xây dựng hệ thống thông tin lập đơn đặt hàng rất hay
 
Tiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketingTiểu luận e marketing
Tiểu luận e marketing
 
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CẤP TRUNG ƢƠNG TẠI...
 
Luận văn: Xây dựng ứng dụng Android nghe nhạc offline, HOT
Luận văn: Xây dựng ứng dụng Android nghe nhạc offline, HOTLuận văn: Xây dựng ứng dụng Android nghe nhạc offline, HOT
Luận văn: Xây dựng ứng dụng Android nghe nhạc offline, HOT
 

Similar to Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT

Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Giải Pháp Phần Mề...
Luận Văn  Hoàn Thiện Hệ Thống Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Giải Pháp Phần Mề...Luận Văn  Hoàn Thiện Hệ Thống Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Giải Pháp Phần Mề...
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Giải Pháp Phần Mề...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
đTkh.ứng dụng tin học trong hoạt động kiểm toán nguyễn đình hựu[bookbooming...
đTkh.ứng dụng tin học trong hoạt động kiểm toán   nguyễn đình hựu[bookbooming...đTkh.ứng dụng tin học trong hoạt động kiểm toán   nguyễn đình hựu[bookbooming...
đTkh.ứng dụng tin học trong hoạt động kiểm toán nguyễn đình hựu[bookbooming...bookbooming1
 
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Bao cao thuc_tap
Bao cao thuc_tapBao cao thuc_tap
Bao cao thuc_tapTan Do
 
Phát Triển Ứng Dụng Tự Động Lấy Mã Hàng Và Thông Tin Người Mua Hàng Từ Comment
Phát Triển Ứng Dụng Tự Động Lấy Mã Hàng Và Thông Tin Người Mua Hàng Từ CommentPhát Triển Ứng Dụng Tự Động Lấy Mã Hàng Và Thông Tin Người Mua Hàng Từ Comment
Phát Triển Ứng Dụng Tự Động Lấy Mã Hàng Và Thông Tin Người Mua Hàng Từ CommentDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
[Quản trị sản phẩm] Dự án bãi giữ xe thông minh
[Quản trị sản phẩm] Dự án bãi giữ xe thông minh[Quản trị sản phẩm] Dự án bãi giữ xe thông minh
[Quản trị sản phẩm] Dự án bãi giữ xe thông minhVu Huy
 
Nang_cao_nang_lc_cnh_tranh_cong_ty_c (1).docx
Nang_cao_nang_lc_cnh_tranh_cong_ty_c (1).docxNang_cao_nang_lc_cnh_tranh_cong_ty_c (1).docx
Nang_cao_nang_lc_cnh_tranh_cong_ty_c (1).docxUyên Ngọc
 
Tap hop so lieu tap huan bao cao tro ly
Tap hop so lieu tap huan   bao cao tro lyTap hop so lieu tap huan   bao cao tro ly
Tap hop so lieu tap huan bao cao tro lyMinh Vu
 
Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm chỉ đạo t...
Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm chỉ đạo t...Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm chỉ đạo t...
Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm chỉ đạo t...sunflower_micro
 
Giải pháp số hóa và lưu trữ điện tử V-Archive
Giải pháp số hóa và lưu trữ điện tử V-ArchiveGiải pháp số hóa và lưu trữ điện tử V-Archive
Giải pháp số hóa và lưu trữ điện tử V-ArchiveLe Ngoc Quang
 

Similar to Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT (20)

Quản lý nhân sự-lương trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu MICROSOFT ACCESS
Quản lý nhân sự-lương trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu MICROSOFT ACCESSQuản lý nhân sự-lương trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu MICROSOFT ACCESS
Quản lý nhân sự-lương trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu MICROSOFT ACCESS
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Giải Pháp Phần Mề...
Luận Văn  Hoàn Thiện Hệ Thống Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Giải Pháp Phần Mề...Luận Văn  Hoàn Thiện Hệ Thống Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Giải Pháp Phần Mề...
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Giải Pháp Phần Mề...
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống thông tin phân hệ kế toán tiền lương, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống thông tin phân hệ kế toán tiền lương, 9đĐề tài: Thiết kế hệ thống thông tin phân hệ kế toán tiền lương, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống thông tin phân hệ kế toán tiền lương, 9đ
 
đTkh.ứng dụng tin học trong hoạt động kiểm toán nguyễn đình hựu[bookbooming...
đTkh.ứng dụng tin học trong hoạt động kiểm toán   nguyễn đình hựu[bookbooming...đTkh.ứng dụng tin học trong hoạt động kiểm toán   nguyễn đình hựu[bookbooming...
đTkh.ứng dụng tin học trong hoạt động kiểm toán nguyễn đình hựu[bookbooming...
 
Longphat gioi thieu suite_crm
Longphat gioi thieu suite_crmLongphat gioi thieu suite_crm
Longphat gioi thieu suite_crm
 
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Marketing Mix Của Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Marketing Mix Của Công TyBáo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Marketing Mix Của Công Ty
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Công Tác Marketing Mix Của Công Ty
 
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Đồ án xây dựng hệ thống mạng LAN cho doanh nghiệp.doc
Đồ án xây dựng hệ thống mạng LAN cho doanh nghiệp.docĐồ án xây dựng hệ thống mạng LAN cho doanh nghiệp.doc
Đồ án xây dựng hệ thống mạng LAN cho doanh nghiệp.doc
 
Bao cao thuc_tap
Bao cao thuc_tapBao cao thuc_tap
Bao cao thuc_tap
 
Giới thiệu
Giới thiệuGiới thiệu
Giới thiệu
 
Phát Triển Ứng Dụng Tự Động Lấy Mã Hàng Và Thông Tin Người Mua Hàng Từ Comment
Phát Triển Ứng Dụng Tự Động Lấy Mã Hàng Và Thông Tin Người Mua Hàng Từ CommentPhát Triển Ứng Dụng Tự Động Lấy Mã Hàng Và Thông Tin Người Mua Hàng Từ Comment
Phát Triển Ứng Dụng Tự Động Lấy Mã Hàng Và Thông Tin Người Mua Hàng Từ Comment
 
[Quản trị sản phẩm] Dự án bãi giữ xe thông minh
[Quản trị sản phẩm] Dự án bãi giữ xe thông minh[Quản trị sản phẩm] Dự án bãi giữ xe thông minh
[Quản trị sản phẩm] Dự án bãi giữ xe thông minh
 
So Sánh phần mềm SugarCRM với MisaCRM, genCRM, vTiger (V.2016)
So Sánh phần mềm SugarCRM với MisaCRM, genCRM,  vTiger (V.2016)So Sánh phần mềm SugarCRM với MisaCRM, genCRM,  vTiger (V.2016)
So Sánh phần mềm SugarCRM với MisaCRM, genCRM, vTiger (V.2016)
 
Nang_cao_nang_lc_cnh_tranh_cong_ty_c (1).docx
Nang_cao_nang_lc_cnh_tranh_cong_ty_c (1).docxNang_cao_nang_lc_cnh_tranh_cong_ty_c (1).docx
Nang_cao_nang_lc_cnh_tranh_cong_ty_c (1).docx
 
Tap hop so lieu tap huan bao cao tro ly
Tap hop so lieu tap huan   bao cao tro lyTap hop so lieu tap huan   bao cao tro ly
Tap hop so lieu tap huan bao cao tro ly
 
Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm chỉ đạo t...
Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm chỉ đạo t...Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm chỉ đạo t...
Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm chỉ đạo t...
 
Một số giải pháp EMAIL MARKETING cho công ty, 9 ĐIỂM, HAY!
Một số giải pháp EMAIL MARKETING cho công ty, 9 ĐIỂM, HAY!Một số giải pháp EMAIL MARKETING cho công ty, 9 ĐIỂM, HAY!
Một số giải pháp EMAIL MARKETING cho công ty, 9 ĐIỂM, HAY!
 
Giải pháp số hóa và lưu trữ điện tử V-Archive
Giải pháp số hóa và lưu trữ điện tử V-ArchiveGiải pháp số hóa và lưu trữ điện tử V-Archive
Giải pháp số hóa và lưu trữ điện tử V-Archive
 
Đồ án xây dựng hệ thống mạng LAN cho doanh nghiệp.doc
Đồ án xây dựng hệ thống mạng LAN cho doanh nghiệp.docĐồ án xây dựng hệ thống mạng LAN cho doanh nghiệp.doc
Đồ án xây dựng hệ thống mạng LAN cho doanh nghiệp.doc
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Nâng cao năng lực cạnh tranh của FPT

  • 1. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU TÓM TẮT LUẬN VĂN LUẬN VĂN TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAMNET.VN (29-05-2008) – VI PHẠM BẢN QUYỀN PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM GIẢM 3 'ĐIỂM'....................................................................................................................................45 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC, NGÀNH VÀ HIỆP HỘI..................................................94
  • 2. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ban TCKT Ban Tài Chính Kế toán Ban TCCB Ban Tổ chức Cán Bộ CBNS Cán bộ nhân sự CBPTNS Cán bộ phụ trách nhân sự CBNV Cán bộ nhân viên CMC- SI Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC CNTT Công nghệ thông tin CP Cổ phần ERP Giải pháp doanh nghiệp FPT Công ty Cổ Phần phát triển đầu tư công nghệ FPT FPT- IS Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT FIS1, FIS 2,.. Trung tâm Hệ thống Thông tin số 1,2.. GĐ Giám đốc HTTT Hệ thống Thông tin LLLĐ Lực lượng lao động PGĐ Phó Giám đốc TB Trưởng Ban TGD Tổng Giám đốc TT Trung tâm USD Đô la Mỹ VNĐ Việt Nam đồng
  • 3. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1: Mô hình 5 + một áp lực cạnh tranh theo M. Porter.....................................................................15 BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAMNET.VN (29-05-2008) – VI PHẠM BẢN QUYỀN PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM GIẢM 3 'ĐIỂM'....................................................................................................................................45 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC, NGÀNH VÀ HIỆP HỘI..................................................94 Sơ đồ 1.1: Mô hình 5 + một áp lực cạnh tranh theo M. Porter.....................................................................15 BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAMNET.VN (29-05-2008) – VI PHẠM BẢN QUYỀN PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM GIẢM 3 'ĐIỂM'....................................................................................................................................45 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC, NGÀNH VÀ HIỆP HỘI..................................................94 Sơ đồ 1.1: Mô hình 5 + một áp lực cạnh tranh theo M. Porter.....................................................................15 BÁO ĐIỆN TỬ VIETNAMNET.VN (29-05-2008) – VI PHẠM BẢN QUYỀN PHẦN MỀM TẠI VIỆT NAM GIẢM 3 'ĐIỂM'....................................................................................................................................45 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC, NGÀNH VÀ HIỆP HỘI..................................................94
  • 4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành công nghiệp phần mềm có vị trí ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia trong hiện tại và tương lai. Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp phần mềm đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chính phủ đã đề ra những chính sách và chương trình nhằm phát triển ngành này thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn là một trong những thị trường rất năng động và có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Đó là tín hiệu đáng mừng và là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam nhưng đồng thời đó cũng là một thách thức lớn. Ngoài ra, khi Việt Nam hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam phải đối mặt với các đối thủ mới, phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới, để từng bước vươn lên giành thế chủ động trong quá trình hội nhập. Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT là một trong những công ty về phần mềm lớn tại Việt Nam, không nằm ngoài thực tế này, Công ty cũng phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ việc hội nhập kinh tế quốc tế. Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho công ty là phải nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm tận dụng tối đa cơ hội thị trường để phát triển, khẳng định vị thế của mình ở thị trường trong nước. Nâng cao năng lực canh tranh sẽ giúp công ty thực hiện sứ mệnh của mình: “Là một công ty cung cấp giải pháp và dịch vụ công nghệ thông tin dẫn đầu Việt Nam, vươn lên sánh vai cùng các tên tuổi lớn trên thế giới”. Xuất phát từ thực tiễn có tính cấp thiết nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế” cho luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 1
  • 5. 2. Mục đích nghiên cứu - Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh. - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT. - Đề xuất giải pháp - kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT từ năm 2004 - 2008. - Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT tại thị trường trong nước trong điều kiện hội nhập quốc tế. - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT ở các khía cạnh sau: Nhóm chỉ tiêu về kết quả kinh doanh, nhân lực và qui trình chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó luận văn cũng đề cập tới thị trường, năng lực quản lý, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, hình ảnh doanh nghiệp và uy tín trên thị trường. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp luận phân tích định tính và định lượng, cụ thể đó là phương pháp phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm, thống kê, phân tích và tổng hợp, phương pháp chuyên gia và phân tích thống kê. Đề tài dựa trên các số liệu trong báo cáo hàng năm của công ty TNHH hệ thống 2
  • 6. thông tin FPT, số liệu của Hiệp hội tin học TP Hồ Chí Minh, ... để tổng hợp, phân tích, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - Phân tích và tổng hợp những vấn đề lý thuyết có liên quan đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT. - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương sau: CChương 1HƯƠNG 1: SSự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm trong điều kiện hội nhập quốc tếỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chương 2: TThực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tếHỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chương 3: MMột số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tếỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG 3
  • 7. THÔNG TIN FPT TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 4
  • 8. CHƯƠNG 1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM 1.1.1. Một số vấn đề căn bản về thị trường phần mềm 1.1.1.1.Khái niệm và phân loại phần mềm Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm sản phẩm phần mềm cũng như cách phân loại sản phẩm phần mềm. Theo cách tiếp cận của Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 của Bộ Bưu chính viễn thông thì sản phẩm phần mềm được phân thành nhiều loại bao gồm phần mềm đóng gói, phần mềm sản xuất theo hợp đồng và các dịch vụ phần mềm.  Phần mềm đóng gói Là những sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh, có thể sử dụng được ngay sau khi được cài đặt vào các thiết bị hay hệ thống, được nhà sản xuất đăng ký thương hiệu và sản xuất hàng loạt để bán ra thị trường. Phần mềm đóng gói được chia thành phần mềm ứng dụng, phần mềm hệ thống và phần mềm phát triển.  Phần mềm sản xuất theo hợp đồng Là những sản phẩm phần mềm được sản xuất đơn lẻ hoặc được phát triển từ những phần mềm sẵn có theo các đơn đặt hàng hay theo hợp đồng giữa người sử dụng với nhà sản xuất phần mềm. Phần mềm sản xuất theo hợp đồng có thể là một sản phẩm hoàn chỉnh, một phần mềm gia công hoặc một phần mềm nhúng. 5
  • 9.  Dịch vụ phần mềm Là các dịch vụ liên quan đến phần mềm như dịch vụ bảo hành bảo trì, dịch vụ đào tạo, dịch vụ chuyên môn, dịch vụ dự án, dịch vụ hỗ trợ triển khai, cấp phép sử dụng bản quyền phần mềm, v.v.… Chính dịch vụ phần mềm tạo ra sự đánh giá của người tiêu dùng về một nhãn hiệu phần mềm cụ thể. Vì vậy, đây cũng được xem là một công cụ cạnh tranh quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp phần mềm. Thực tế, khách hàng luôn yêu cầu các dịch vụ đi kèm với sản phẩm phần mềm như: dịch vụ tư vấn, dịch vụ cài đặt, đào tạo và hướng dẫn sử dụng, nâng cấp. Sản phẩm phần mềm là một sản phẩm trí tuệ cao, sau khi đóng gói thì không thể nhìn thấy và chúng chỉ hiện diện khi chạy trên phần cứng, chất lượng của sản phẩm phần mềm được quyết định bởi khách hàng bằng cảm nhận của họ và chất lượng của dịch vụ kèm theo. Sản phẩm phần mềm có giá trị càng cao khi thỏa mãn những nhu cầu riêng biệt của khách hàng, chính vì vậy các phần mềm chuyên dụng thường có giá trị rất cao. Các chuyên gia về chuyên môn là người đóng vai trò tư vấn chuyên môn, là người đóng vai trò rất quan trọng để sản phẩm phần mềm đáp ứng, tối ưu được nhu cầu quản lý của chính bản thân doanh nghiệp và của Nhà nước. Đối với các phần mềm chuyên dụng, vai trò của chuyên gia là vô cùng quan trọng, nó quyết định tính thành bại của một sản phẩm. Một sản phẩm phần mềm đòi hỏi những yêu cầu chính như: cần tiến hành nghiên cứu thị trường trước khi quyết định sản xuất; làm các thử nghiệm trước khi sản xuất hàng loạt; cần đầu tư sản xuất với số lượng lớn, sẵn sàng trong kho hàng để đáp ứng đơn hàng; cần có nỗ lực thường xuyên về thương mại và hỗ trợ hậu cần; sau cùng là cần được bảo hành, bảo trì và được phát triển về công nghệ theo các nhu cầu và mong muốn của người sử dụng. 6
  • 10. 1.1.1.2.Doanh nghiệp phần mềm Doanh nghiệp phần mền là các doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, có tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm phần mềm và dịch vụ gia công phầm mềm1 . 1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm Thuật ngữ “cạnh tranh” và “năng lực cạnh tranh” được sử dụng phổ biến, thường xuyên được nhắc tới trên các diễn đàn kinh tế cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu và được phân tích từ nhiều góc độ khác nhau. 1.1.2.1.Cạnh tranh (Competition) Có rất nhiều định nghĩa và quan điểm khác nhau về cạnh tranh. Ở mỗi lĩnh vực, mỗi thời kỳ có những quan điểm khác nhàu về cạnh tranh. Theo Từ điển Kinh doanh (xuất bản ở Anh năm 1992) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành giật tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hóa về phía mình”. Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, cạnh tranh được định nghĩa là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh bị chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. Theo hai nhà kinh tế Mỹ là PA Samuelson & W. Nordhaus, thì cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường2 . Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực của sự phát 1 Theo định nghĩa của luật doanh nghiệp, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Việt, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. 2 PA Samuelson & W. Nordhaus (1990), Kinh tế học, Viện quan hệ quốc tế, Bộ ngoại giao, Hà Nội 7
  • 11. triển kinh tế xã hội. Đất nước ta trong quá trình đổi mới nền kinh tế đã có sự thay đổi tư duy, quan niệm và cách thức đối xử với cạnh tranh. Trong văn kiện Đại hội Đảng VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nước chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau”. Như vậy, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. 1.1.2.2.Năng lực cạnh tranh Hiện nay, còn nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. - Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia Theo Báo cáo về cạnh tranh của một quốc gia được hiểu là khả năng của quốc gia đó có đạt được những thành quả nha và bền vững về mức sống của người dân, có nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng thay đổi của thu nhập bình quân trên đầu người theo thời gian. - Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành Năng lực kinh doanh của ngành còn thể hiện ở thị phần, cơ cấu và năng lực cạnh tranh nội bộ ngành, các ngành công nghiệp phụ trợ và sự kết hợp các yếu tố đó với nhau. 8
  • 12. - Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp Được thể hiện ở chiến lược kinh doanh thích hợp và hiệu quả kinh doanh từ khâu nắm bắt thông tin đến khâu tổ chức sản xuất; từ đổi mới công nghệ đến phương pháp quản lý, phục vụ; từ đổi mới mặt hàng, các loại hình dịch vụ đến công việc tiếp thị quảng cáo... Trong luận văn tác giả sử dụng đánh giá năng lực cạnh tranh của FPT- IS dưới góc độ năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp. 1.1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm 1.1.3.1.Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp có những tác động qua lại nhất định tới khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy khi phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng như thế nào tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm: a. Các nhân tố kinh tế Tình hình phát triển kinh tế của quốc gia có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển ổn định tạo lập nền tài chính quốc gia ổn định, ổn định tiền tệ, lạm phát ở mức kiểm soát được. Kinh tế phát triển thúc đẩy quá trình đầu tư, hiện đại hóa công nghệ ở tất cả các ngành trong nền kinh tế. Sự phát triển kinh tế xã hội sẽ kéo theo khả năng thanh toán và nhu cầu tiêu dùng tăng lên, đây là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Ngược lại một nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, nền tài chính quốc gia sẽ không ổn định, đồng tiền mất giá, tỷ lệ lạm phát cao, sức mua 9
  • 13. giảm sút. Trong điều kiện như vậy doanh nghiệp sẽ phải đối phó với nhiều khó khăn để đứng vững và vượt qua, cạnh tranh trên thị trường khốc liệt hơn. Với ngành phần mềm, nhận thức của khách hàng về vai trò của ứng dụng công nghệ trong kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế chung, khi điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi thì khách hàng có xu hướng ứng dụng nhiều, khi điều kiện kinh tế sụt giảm, lạm phát cao thì khách hàng thường cắt giảm nhu cầu ứng dụng các phần mềm giải pháp quản lý, chỉ ưu tiên các nhu cầu tối thiểu hoặc trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. b. Các yếu tố chính trị, luật pháp Hệ thống pháp luật và chính sách là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Nó tạo ra khuôn khổ hoạt động cho doanh nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, vì vậy tính ổn định và chặt chẽ của nó tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý sẽ tạo ra những thuận lợi cho một số doanh nghiệp này nhưng tạo ra những bất lợi cho doanh nghiệp khác. Việc nắm bắt kịp thời những thay đổi của các chính sách để có những điều chỉnh nhằm thích nghi với điều kiện mới là một yếu tố để doanh nghiệp thành công3 . Môi trường pháp lý ảnh hưởng rất lớn tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm. Có thể nói, vấn đề bản quyền phần mềm là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp phần mềm, mà vấn đề này doanh nghiệp phần mềm không thể một mình giải quyết được mà rất cần sự hỗ trợ tích cực, quyết liệt của Nhà nước. Thực thi cam kết về bản quyền phần mềm là hành lang quan trọng để doanh nghiệp phần mềm cạnh tranh lành mạnh. c. Các nhân tố về khoa học công nghệ 3 PGS TS Nguyễn Thành Độ (2002), Chiến lược kinh doanh và phát riển doanh nghiệp, Nhà xuất bản lao động xã hội, trang 79. 10
  • 14. Đây là nhóm nhân tố có tác động một cách quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên năng lực cạnh tranh của một sản phẩm trên thị trường, đó là chất lượng và giá cả. Sự phát triển của khoa học công nghệ có thể tạo ra nhiều ngành, nhiều lĩnh vực mới nhưng cũng có thể làm cho nhiều doanh nghiệp khó khăn, đi đến phá sản. Khoa học công nghệ hiện đại sẽ làm cho chi phí cá biệt của các doanh nghiệp giảm, chất lượng sản phẩm chứa hàm lượng khoa học công nghệ cao. Doanh nghiệp phải luôn chủ động trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao mà giá cả hợp lý. Thực tế khách quan cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam vấn đề khoa học công nghệ thực sự nan giải khi Quốc tế hoá nền kinh đang diễn ra một cách nhanh chóng, trình độ khoa học công nghệ nước ta có nguy cơ bị tụt hậu so với các nước trong khu vực. d. Các nhân tố về văn hoá - xã hội Đây là một yếu tố được coi là khá lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam để khai thác thị trường trong nước. Khi doanh nghiệp Việt Nam có thể hiểu rõ được phong tục, tập quán, thói quen của khách hàng và việc này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng, nắm bắt tâm lý, thói quen của người tiêu dùng để từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước, tránh được các rào cản ra nhập thị trường. e. Các yếu tố tự nhiên Trong thực tế, các yếu tố tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi hoặc khó khăn ban đầu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên của đất nước, vị trí địa lý, môi trường, thời tiết khí hậu. Nếu tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí. Ngược lại tạo ra những khó khăn ban đầu làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. f. Xu thế toàn cầu hóa 11
  • 15. Xu hướng toàn cầu hoá, tự do hoá thị trường, xu hướng phát triển khoa học công nghệ trên thế giới, cũng như từng quốc gia có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường phần mềm và doanh nghiệp phần mềm. Sự phát triển của khoa học công nghệ có thể tạo ra nhiều ngành, nhiều lĩnh vực mới nhưng cũng công nghệ hiện đại sẽ làm cho chi phí cá biệt của các doanh nghiệp giảm, chất lượng sản phẩm chứa hàm lượng khoa học công nghệ cao. Doanh nghiệp phải luôn chủ động trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao mà giá cả hợp lý. Với các doanh nghiệp phần mềm lớn trên thế giới, họ có thể định hướng thị trường thông qua xu hướng công nghệ của họ, việc định hướng thị trường đối với doanh nghiệp Việt Nam là điều không tưởng, chính vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam phải biết nắm bắt nhanh thông tin, xử lý kịp thời để đưa ra chiến lược sản phẩm đi kịp thị trường. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, xu hướng toàn cầu thế giới, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm cũng ngày càng nâng cao và cụ thể hơn cho từng ngành. Tiêu chuẩn ISO đối với các doanh nghiệp phần mềm giờ không còn là cái đích chất lượng của các doanh nghiệp nữa mà đó phải là tiêu chuẩn CMM - tiêu chuẩn mang tính chuyên biệt riêng cho ngành phần mềm. 1.1.3.2.Các nhân tố thuộc môi trường ngành Đây là môi trường gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố thuộc môi trường ngành sẽ có tác động quyết định đến mức độ đầu tư, cường độ cạnh tranh và mức lợi nhuận trong ngành. Theo Giáo sư Michael Porter bối cảnh của môi trường tác nghiệp chịu ảnh hưởng của 5 + 1 áp lực cạnh tranh. a. Khách hàng 12
  • 16. Trong cơ chế thị trường, khách hàng được xem là ân nhân. Họ có thể làm tăng hoặc giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng các yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn hoặc dịch vụ nhiều hơn với giá rẻ hơn. Các nhà sản xuất đều mong muốn thoả mãn được tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng - điều đó gắn liền với tỷ lệ thị phần mà doanh nghiệp giành và duy trì được. Khách hàng là bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh, sức ép từ phía khách hàng dựa trên giá cả, chất lượng, kênh phân phối, điều kiện thanh toán. b. Đối thủ cạnh tranh hiện tại Các đối thủ cạnh tranh là áp lực thường xuyên và đe doạ trực tiếp đến các công ty. Sự cạnh tranh của các công ty hiện có trong ngành càng tăng thì càng đe dọa đến khả năng thu lợi, sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì chính sự cạnh tranh này buộc công ty phải tăng cường chi phí đầu tư nhằm khác biệt hoá sản phẩm, tiếp cận thị trường hoặc giảm giá bán. Mỗi đối thủ đều mong muốn và tìm đủ mọi cách để đáp ứng đòi hỏi đa dạng của thị trường. Họ tận dụng triệt để những lợi thế của doanh nghiệp mình, khai thác những điểm yếu của đối thủ, tận dụng thời cơ chớp nhoáng để giành lợi thế trên thị trường. Cường độ cạnh tranh trong ngành phụ thuộc vào các yếu tố: - Số lượng và năng lực của các Công ty trong ngành. - Nhu cầu thị trường. - Rào cản rút lui. - Tính khác biệt hoá sản phẩm trong ngành. - Chi phí cố định. - Tốc độ tăng trưởng của ngành. c. Đối thủ tiềm ẩn Là những doanh nghiệp hiện tại chưa có mặt ở trong ngành nhưng có khả năng sẽ tham gia. Khi có càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào ngành, các doanh nghiệp càng khó nắm thị phần cho mình dẫn đến sự nguy hiểm của 13
  • 17. các đối thủ gia nhập ngành lớn. Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh sẽ làm tăng cường độ cạnh tranh, giảm lợi nhuận trong ngành. Khả năng xâm nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập là: Sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của công ty, ưu thế chi phí (do doanh nghiệp thực hiện lâu năm có kinh nghiệm), lợi ích kinh tế theo qui mô. Nếu doanh nghiệp có giải pháp nâng cao các rào cản xâm nhập ngành thì sẽ hạn chế được nguy cơ do sự xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn. d. Nhà cung cấp Nhà cung cấp phản ánh mối tương quan giữa nhà cung cấp với Doanh nghiệp ở khía cạnh sinh lợi, tăng giá hoặc giảm giá, chất lượng hàng hoá khi tiến hành giao dịch doanh nghiệp. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành và chất lượng sản phẩm của công ty, do đó sẽ tác động đến phản ứng của khách hàng. Nhà cung cấp có thể chi phối đến doanh nghiệp là do sự thống trị hoặc khả năng độc quyền của một số ít nhà cung cấp. Nhà cung cấp có thể đe doạ đến nhà sản xuất sự thay đổi chi phí của sản phẩm mà người mua phải chấp nhận và tiến hành, do sự đe doạ tiềm tàng, do liên kết của những người bán gây ra. Để giảm bớt các tác động của phía nhà cung ứng, doanh nghiệp phải xây dựng và lựa chọn cho mình một hay nhiều nguồn cung ứng, nghiên cứu tìm sản phẩm thay thế, có chính sách dự trữ nguyên vật liệu hợp lý. Các yếu tố tạo nên sức ép từ nhà cung cấp: số lượng các nhà cung cấp, sự khác biệt hoá của sản phẩm, các sản phẩm thay thế, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp. e. Sản phẩm thay thế Sản phẩm thay thế là những hàng hoá có thể phục vụ nhu cầu của khách hàng cũng tương tự như của doanh nghiệp trong ngành. Nếu các sản phẩm thay thế càng giống với các sản phẩm của doanh nghiệp trong ngành, thì mối đe doạ sản phẩm thay thế càng lớn, làm hạn chế số lượng hàng bán và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành. Khả năng thay 14
  • 18. thế của luôn là mối nguy hiểm làm đảo lộn tương quan giữa giá trị và chất lượng so với giá trị sản phẩm hiện tại của ngành và sản phẩm thay thế có thể xuất hiện ngay trong nội bộ doanh nghiệp . f. Nhà nước Nhà nước được xét đến ở đây như là một chủ thể kinh doanh đặc biệt, Nhà nước vừa có vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế tức là tác động một cách gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hướng doanh nghiệp đi theo đúng quỹ đạo chung của Nhà nước. Đồng thời Nhà nước còn tác động trực tiếp tới doanh nghiệp thông qua các hình thức như: Nhà nước đóng vai trò nhà cung cấp, Nhà nước đóng vai trò khách hàng, Nhà nước là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành trên các doanh nghiệp Nhà nước, là đối thủ tiềm ẩn của doanh nghiệp. Mỗi sự điều chỉnh về hệ thống chính sách luật pháp, sửa đổi bổ sung của Nhà nước luôn làm cho các doanh nghiệp rất khó khăn. Error: Reference source not found Sơ đồ 1.1: Mô hình 5 + một áp lực cạnh tranh theo M. Porter 1.1.4.3.Các nhân tố thuộc môi trường doanh nghiệp 15 Các đối thủ tiềm ẩn Nhà nước Khách hàngNhà cung cấp Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Sản phẩm thay thế
  • 19. a. Nguồn nhân lực và năng lực của các nhà quản lý Lao động luôn là yếu tố đầu tiên cũng như là yếu tố cuối cùng tạo nên sự thành hay bại của một doanh nghiệp, phải có nguồn nhân lực chúng ta mới tạo ra sản phẩm một cách trực tiếp hay gián tiếp. Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp sẽ là những người quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào sản xuất cho ai. Mỗi quyết định của họ có ý nghĩa hết sức quan trọng liên quan đến sự tồn tại, phát triển hay diệt vong của doanh nghiệp. Đội ngũ các nhà lãnh đạo chiếm một vai trò hết sức quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Một chiến lược hiệu quả kèm theo việc thực hiện xuất sắc là sự đảm bảo tốt nhất cho thành công của doanh nghiệp. Người lãnh đạo là người vạch ra phương hướng, chiến lược, chính sách; điều khiển và kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp. Năng lực quản trị chiến lược phản ánh khả năng phân tích thị trường, dự báo các xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới của những nhà lãnh đạo để đưa ra các giải pháp công nghệ phù hợp với xu hướng chung, đưa ra định hướng phát triển sản phẩm có tính lâu dài, có khả năng ứng dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này còn thể hiện khả năng hoạch định chiến lược kênh phân phối, khả năng mở rộng thị trường, năng lực quản trị rủi ro,... của ban lãnh đạo doanh nghiệp. b. Tài chính Khả năng về tình hình tài chính, tình hình tài trợ, khả năng huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp được phân tích thông qua báo cáo tài chính và chỉ tiêu tài chính. Năng lực tài chính phản ánh năng lực, hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có đủ tiềm lực về tài chính, có khả năng tài trợ vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: vốn 16
  • 20. đầu tư mua sắm thiết bị kỹ thuật công nghệ mới hay chi phí cho việc tu bổ sửa chữa máy móc, thiết bị hiện có nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu tài chính thường được quan tâm khi phân tích tài chính như: nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm các chỉ tiêu về lợi nhuận, nhóm các chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tài sản. c. Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) Đây là tiêu chí phản ánh khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển sản phẩm thông qua sự đổi mới bao bì, kiểu dáng và tính năng của sản phẩm, nâng cao trình độ của người lao động; khả năng ứng dụng các phương thức quản lý mới; từ đó tạo lực hút khách hàng đến với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp… Chi phí cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm phần mềm thường rất cao và cần được bù đắp trong thời gian ngắn, trước khi những thay đổi nhanh chóng về công nghệ biến những kết quả nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp phần mềm trở nên lạc hậu. Công nghệ thông tin phát triển rất mạnh mẽ và nhanh chóng khiến chu kỳ của sản phẩm phần mềm ngày càng rút ngắn. Để duy trì và mở rộng thị trường, doanh nghiệp phần mềm buộc phải không ngừng tiến hành nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới. Đặc biệt ngành phần mềm chịu sự tác động của toàn cầu hóa rất nhanh, năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp phần mềm không chỉ được tiến hành trong nước mà đặc biệt quan trọng là nghiên cứu thị trường quốc tế, đảm bảo liên tục cập nhật, tiếp cận với công nghệ mới, các chuyên gia và kỹ sư lập trình có những ý tưởng mới, những phương pháp tư duy và giải quyết công việc mới cũng như kỹ năng mới như ngoại 17
  • 21. ngữ, kỹ năng thuyết trình, làm việc theo nhóm để doanh nghiệp tồn tại cả trên thị trường trong nước và thị trường gia công quốc tế. Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam với ưu thế nghiên cứu công nghệ mới nhanh và hiệu quả, tuy nhiên doanh nghiệp lại quan tâm chưa đúng mức tới việc nghiên cứu quy trình sản xuất, nghiên cứu xây dựng và triển khai các mô hình quản lý chất lượng sản phẩm, mà đây lại là yếu tố quan trọng để khách hàng lựa chọn sản phẩm và cũng là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm, đặc biệt trên thị trường quốc tế. d.Hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu Thị trường luôn thay đổi và doanh nghiệp phải luôn theo sát những thay đổi đó để có những chiến lược, chiến thuật phù hợp và nhanh nhạy. Hoạt động nghiên cứu thị trường là một trong những lý do đầu tiên và quan trọng nhất để lập kế hoạch kinh doanh. Nghiên cứu, phân tích nhằm đánh giá lại thị trường hoạt động của doanh nghiệp đồng thời xác định, lựa chọn được thị trường thị trường tiềm năng. Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp trong tương lai giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao doanh thu và từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình của mình. e. Hoạt động Marketing Là khâu đầu tiên trong phân tích môi trường doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực thương mại của doanh nghiệp. Quá trình phân tích marketing thường tập trung vào phân tích thiết kế sản phẩm, nghiên cứu thị trường, tìm ra thị trường mục tiêu, lựa chọn thị trường. f. Hình ảnh doanh nghiệp và uy tín trên thị trường Đối với thị trường phần mềm, hình ảnh doanh nghiệp và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sản phẩm phần mềm có đặc điểm không thể nhìn 18
  • 22. thấy, lợi ích của việc sử dụng chỉ được đánh giá khi sản phẩm đã hình thành hoặc sử dụng, thời gian để hoàn thiện một sản phẩm phần mềm cũng khá lâu, hơn nữa sản phẩm phần mềm là sự kết tinh của trí tuệ, vì vậy khách hàng thường căn cứ vào thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường để lựa chọn nhà cung cấp, đặc biệt với thị trường phần mềm gia công và phần mềm theo yêu cầu khách hàng. Hình ảnh doanh nghiệp và uy tín của doanh nghiệp phần mềm thường thể hiện thông qua các giải thưởng mà doanh nghiệp đạt được hoặc doanh nghiệp xây dựng thành công các chứng chỉ chất lượng như ISO, CMM,... và việc thực hiện đúng các cam kết về tiến độ, đưa ra giải pháp hợp lý cho khách hàng, dịch vụ hỗ trợ, đào tạo nhanh chóng, kịp thời, sản phẩm đưa vào sử dụng ít lỗi và khả năng khắc phục lỗi nhanh, sản phẩm có định hướng giải pháp lâu dài, tức sản phẩm có tính mở để khách hàng dễ dàng tích hợp công nghệ mới, nâng cấp, phát triển đồng bộ khi khách hàng có nhu cầu. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn gián tiếp thể hiện thông qua sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ phần mềm được thể hiện thông qua các tiêu chí như chất lượng sản phẩm; giá cả của sản phẩm dịch vụ; hệ thống kênh phân phối của sản phẩm (phản ánh khả năng bao quát thị trường mục tiêu và năng lực duy trì các cam kết với khách hàng cũng như hiệu quả trong tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp đối với sản phẩm); sự nổi tiếng của thương hiệu sản phẩm; độ chuyên nghiệp của sản phẩm đóng gói, bao bì và dịch vụ cài đặt. 1.1.4. Tiêu chí đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm Hiện tại, có rất nhiều quan điểm trong việc đưa ra các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Qua nghiên cứu của tác giả và tham khảo thực tế, trong luận văn này tác giả sử dụng về các tiêu chí dđánh 19
  • 23. giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm của Hiệp hội tin học Thành phố Hồ Chí Minh và một . Bên cạnh đó tác giá cũng đưa thêm một số các tiêu chí khác để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm sát hơn với lĩnh lực phần mềm. 1.1.4.1. Nhóm yếu tố vềề kết quả kinh doanh Trong đó có các yếu tố như tổng doanh thu; doanh thu xuất khẩu; tổng lợi nhuận; nộp ngân sách nhà nước; mức tăng trưởng trung bình. Nhóm yếu tố kết quả kinh doanh là yếu tố rất quan trọng và là căn cứ để đưa ra các quyết định trong tương lai. Nhóm yếu tố này , nó đánh giá các kết quả kinh doanh và qua đó đánh giá doanh nghiệp mạnh, yếu như thế nào. Thông thường nhóm chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, là căn cứ để đưa ra các quyết định trong tương lai.Nhóm yếu tố này bao gồm các yếu tố như hiệu quả hoạt động kinh doanh, tổng doanh thu; doanh thu xuất khẩu; tổng lợi nhuận; nộp ngân sách nhà nước; mức tăng trưởng trung bình. (Nêu cụ thể các yếu tố này là như thế nào?????????) - Hiệu quả kinh doanh là yếu tố rất quan trọng để xem xét kết quả kinh doanh và qua đó đánh giá doanh nghiệp mạnh, yếu như thế nào. Các chỉ tiêu cụ thể thường được đưa ra phân tích trong tiêu chí này thường là: hệ số khả năng thanh toán, chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn, chỉ tiêu về năng suất hoạt động hay hiệu suất sử dụng vốn, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. - đĐây là nhóm chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, là căn cứ để đưa ra các quyết định trong tương lai. - Tổng doanh thu: là tổng số tiền thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh trong năm của doanh nghiệp. Tổng doanh thu bao gồm: doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác: Là các khoản thu nhập từ các hoạt động xảy ra không thường 20
  • 24. xuyên, như: thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ; thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; thu tiền bảo hiểm được bồi thường; thu các khoản nợ phải thu đã xoá sổ tính vào chi phí kỳ trước; khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập; thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại; và các khoản thu khác. - Doanh thu xuất khẩu: là phần doanh thu được tính cho doanh nghiệp từ các hoạt động xuất khẩu như hoạt động bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá. - Tổng lợi nhuận: lợi nhuận kinh tế định nghĩa như sau: Lợi nhuận kinh tế = tổng doanh thu - toàn bộ chi phí kinh tế Lợi nhuận là thước đo, là chỉ tiêu để đánh giá sự làm ăn có hiệu quả hay không của doanh nghiệp. Lợi nhuận là nguồn tích luỹ quan trọng để doanh nghiệp bổ xung vốn vào mở rộng sản xuất kinh doanh - Nộp ngân sách nhà nước bao gồm: Các khoản thuế: Là các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp và đã nộp vào ngân sách Nhà nước trong năm. Gồm Thuế GTGT hàng bán nội địa, Thuế GTGT hàng nhập khẩu, Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế Xuất khẩu, Thuế hàng hoá nhập khẩu, Thuế Thu nhập doanh nghiệp… Các khoản phải nộp khác: Là các khoản phí, lệ phí và các khoản nộp khác ngoài thuế mà doanh nghiệp phải nộp trong năm theo qui định của Nhà nước. 21
  • 25. - Mức tăng trưởng trung bình: là chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng trung bình cao chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động tốt.… 1.1.4.2.Nhóm về các tiêu chuẩn qui trình chất lượng mà doanh nghiệp đang áp dụng gồm các chứng chỉ: ISO 9001: 2000; ISO 27000; CMMI LEVEL 1; CMMI LEVEL 2; CMMI LEVEL 3; CMMI LEVEL 4; CMMI LEVEL 5; BS7799. Hệ thống quản lý chất lượng đang là sự quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp phần mềm cũng như khách hàng cần gia công phần mềm bởi đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá tên tuổi, uy tín cũng như kinh nghiệm của một doanh nghiệp phần mềm. Bên cạnh đó, sản phẩm của doanh nghiệp phần mềm đặc biệt là doanh nghiệp phần mềm trong nước chịu áp lực lớn về kiến thức chuyên ngành. Các doanh nghiệp dù có rất nhiều kỹ sư phần mềm, có qui trình chất lượng tốt nhưng lại thiếu chuyên gia am tường từng lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, bảo hiểm, quản lý bệnh viện... Vì vậy, việc thiết kế phần mềm khó có thể cạnh tranh được với những giải pháp của nước ngoài. 1.1.4.3. Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam thiếu vắng những giải pháp có tầm vóc, được đầu tư dài hơi và chuyên sâu cho các ngành nghề khác nhau đang là một thách thức lớn nhưng doanh nghiệp sẽ phải chọn hướng đi này. Nhóm yếu tố về nhân lực của doanh nghiệp: Nhóm yếu tố về nhân lực của doanh nghiệp bao gồm: tổng số nhân lực; mức tăng trưởng nhân lực; số lượng kỹ sư - cử nhân CNTT; số lượng kỹ thuật- trung cấp CNTT. ……(viết thêm vào???) tổng số nhân lực; số lượng kỹ sư/cử nhân CNTT; số lượng kỹ thuật/ trung cấp CNTT; số lượng kỹ thuật/ trung cấp CNTT; mức 22
  • 26. tăng trưởng nhân lực Con người là yếu tố quan trọng đối với tất cả các tổ chức, và đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh lĩnh vực phần mềm. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản phẩm dịch vụ có giá trị gia tăng rất lớn; đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Nhân lực phần mềm không chỉ đơn thuần là đội ngũ kỹ thuật, mà quan trọng hơn là đội ngũ chuyên gia tư vấn giải pháp, tư vấn chuyên môn, các nhà quản lý chất lượng, quản lý dự án. - Tổng số nhân lực và mức tăng trưởng nhân lực: là những yếu tố phản ánh qui mô cũng như tiềm lực của doanh nghiệp phần mềm. Theo Hội Tin học Việt Nam, Viện Công nghệ thông tin - CNTT (Viện KHCN Việt Nam) cho biết, cả nước hiện nay có hơn 1.000 doanh nghiệp phần mềm, trong đó có một số đơn vị đạt quy mô từ 500-1.000 người. Tuy nhiên, có tới 90% công ty làm phần mềm là ở quy mô nhỏ (từ 1-25 nhân viên). - Số lượng kỹ sư - cử nhân CNTT; số lượng kỹ thuật- trung cấp CNTT: là số lượng lao động trong doanh nghiệp phần mềm đặt bằng cấp kỹ sư, cử nhân CNTT hay trung cấp. Chỉ tiêu này phản ảnh trình độ lao động của doanh nghiệp phần mềm và chất lượng của doanh nghiệp đó. Đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm. Con người là yếu tố quan trọng đối với tất cả các tổ chức, và đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh lĩnh vực phần mềm. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản phẩm dịch vụ có giá trị gia tăng rất lớn; đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Nhân lực phần mềm không chỉ đơn thuần là đội ngũ kỹ thuật, mà quan trọng hơn là đội ngũ chuyên gia tư vấn giải pháp. Trong luận văn này, tác giả xin dùng bảng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm của Hiệp hội tin học thành phố Hồ Chí Minh. Để 23
  • 27. phân tích đánh giá về năng lực cạnh tranh của FPT- IS. Bảng 1.1: Hệ số đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm4 Nhóm yếu tố Các yếu tố Hệ số quan trọng Kết quả kinh doanh Tổng doanh thu 1,00 Doanh thu xuất khẩu 1,00 Tổng lợi nhuận 0,70 Nộp ngân sách nhà nước 0,.50 Mức tăng trưởng trung bình 0,60 Nhân lực Tổng số 0,60 Số lượng kỹ sư/ cử nhân CNTT 0,80 Số lượng kỹ thuật/ trung cấp CNTT 0,80 Mức tăng trưởng nhân lực 0,50 Các tiêu chuẩn qui trình chất lượng đang áp dụng ISO 9001: 2000 0,30 ISO 27000 0,15 CMMI LEVEL 1 0,30 CMMI LEVEL 2 0,40 CMMI LEVEL 3 0,50 CMMI LEVEL 4 0,60 CMMI LEVEL 5 0,70 BS7799 0,20 Dựa trên các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp ma trận nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Căn cứ vào mức độ quan trọng của từng chỉ có thể đưa ra các trọng số gắn với các chỉ tiêu nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm. Tiến hành đánh giá thông qua bảng hỏi, phiếu điều tra từng doanh nghiệp sau đó tổng hợp các phiếu để tính toán đưa ra kết luận 4 Lê Trung Việt (2008), Một thử nghiệm xếp hạng doanh nghiệp Công nghệ Thông tin Việt Nam, Hiệp hội tin học TP Hồ Chí Minh, trang 11. 24
  • 28. cuối cùng. Trong bảng có các trọng số đánh giá theo mức độ quan trọng của các yếu tố. Việc cho điểm các yếu tố dựa trên phương pháp chuyên gia. Trong nhóm yếu tố về kinh doanh thì Tổng doanh thu và doanh thu xuất khẩu chiếm trọng số cao nhất. Đây là hai yếu tố phản ánh khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với nhóm yếu tố về nhân lực thì chất lượng của nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp phần mềm được đánh giá khá cao, thể hiện ở trọng số lượng kỹ sư CNTT/ cử nhân được hệ số quan trọng là 0,8. Ngoài ra chỉ tiêu về mức độ tăng trưởng của nguồn nhân lực sẽ phản ánh qui mô của công ty và năng lực của công ty. Trong nhóm yếu tố về các tiêu chuẩn qui trình chất lượng đang áp dụng thì chứng chỉ CMMI LEVEL 0,7 có hệ số quan trọng cao nhất. 1.1.4.3.Các tiêu chí khác a. Thị trường của doanh nghiệp Tiêu chí về thị trường của doanh nghiệp chiếm vai trò hết sức quan trọng trong nhóm yếu tố này. Thị trường của doanh nghiệp sẽ được xem xét trên ba góc độ là yếu tố địa lý, yếu tố về khách hàng và yếu tố về sản phẩm. Thị trường càng lớn chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng, người tiêu dùng ưa chuộng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao. Để phát triển thị trường, ngoài chất lượng, giá cả, doanh nghiệp còn phải tiến hành công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các dịch vụ đi kèm, cung cấp sản phẩm kịp thời, nâng cao thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp nữa. Như vậy, chúng ta thấy rằng thị trường cũng là một tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi xem xét tiêu chí thị trường của doanh nghiệp, người ta không chỉ quan tâm đến thị trường hiện tại, mà còn quan tâm cả thị trường trong tương lai gần, được xét trên các yếu tố dự báo khả năng duy trì và phát triển lợi thế 25
  • 29. cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông thường, người ta so sánh doanh số hay số lượng sản phẩm, dịch vụ được bán trong một thời gian nào đó để thấy khả năng chiếm lĩnh thị trường. b. Năng lực quản lý của doanh nghiệp Con người là yếu tố quan trọng đối với tất cả các tổ chức, và đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh lĩnh vực phần mềm. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản phâm dịch vụ có giá trị gia tăng rất lớn; đòi hỏi hàm lượng chất xám cao.Nhân lực phần mềm không chỉ đơn thuần là đội ngũ kỹ thuật, mà quan trọng hơn là đội ngũ chuyên gia tư vấn giải pháp, tư vấn chuyên môn, các nhà quản lý chất lượng, quản lý dự án. Đội ngũ các nhà lãnh đạo chiếm một vai trò hết sức quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Một chiến lược hiệu quả kèm theo việc thực hiện xuất sắc là sự đảm bảo tốt nhất cho thành công của doanh nghiệp. Người lãnh đạo là người vạch ra phương hướng, chiến lược, chính sách; điều khiển và kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp. Năng lực quản trị chiến lược phản ánh khả năng phân tích thị trường, dự báo các xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới của những nhà lãnh đạo để đưa ra các giải pháp công nghệ phù hợp với xu hướng chung, đưa ra định hướng phát triển sản phẩm có tính lâu dài, có khả năng ứng dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này còn thể hiện khả năng hoạch định chiến lược kênh phân phối, khả năng mở rộng thị trường, năng lực quản trị rủi ro, ... của ban lãnh đạo doanh nghiệp. 1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 26
  • 30. 1.2.1. Khai thác lợi thế cạnh tranh của Việt Nam - Lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào và giá nhân công rẻ trong ngành công nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin. Lao động là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam bởi chi phí lao động rẻ, trình độ dân trí của lao động Việt Nam khá, có truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi, khéo tay, nhanh trí,.. Đây là một lợi thế cạnh tranh được đánh giá khá cao của Việt Nam nếu chúng ta biết sử dụng hợp lý nguồn lực này. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận rằng chi phí lao động tuy rẻ nhưng năng suất lao động chỉ ở mức trung bình và thấp (trên 60%), chủ yếu lại là lao động thủ công, tác phong lao động công nghiệp còn kém. Do đó nếu so sánh lao động Việt Nam với lao động các nước trong khu vực như Singapore, Malaisia thì có thể nói đây là điểm yếu của Việt Nam. Thêm nữa, phần lớn các doanh nghiệp phải tự đào tạo tay nghề cho người lao động (chiếm 85, 06%), chứ không phải lao động được đào tạo qua hệ thống trường dạy nghề tập trung, điều này dẫn đến chi phí đào tạo sẽ cao và sẽ không được chuyên nghiệp ttrong phương thức đào tạo. Một vấn đề thuộc chiến lược giai đoạn - đào tạo quốc gia được đặt ra là sớm khắc phục mô hình "hình tháp lộn ngược" này để lao động Việt Nam được đào tạo lành nghề, có năng suất cao chứ không phải chỉ vì "giá rẻ". Nhân lực của Việt Nam ngoài lợi thế về giá rẻ sẽ có lợi thế về chất lượng lao động cao và nguồn nhân lực thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực. 1.2.2. Những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp phần mềm khi Việt Nam hội nhập quốc tế Trong bối cảnh của toàn cầu hóa, nhất là khi Việt Nam là thành viên của 27
  • 31. Tổ chức Thương mại thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đón nhận các cơ hội mới mà còn phải đối mặt với các đối thủ mới, phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới. 1.2.2.1.Những cơ hội đối với doanh nghiệp phần mềm - Các doanh nghiệp Việt Nam được đối xử tối huệ quốc vô điều kiện; thuế nhập khẩu vào các nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới được giảm đáng kể, được hưởng một cơ chế tranh chấp thương mại bình đẳng với các nước trong Tổ chức thương mại thế giới khi có tranh chấp xảy ra; được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) vì Việt Nam là nước đang phát triển. - Việt Nam có nhiều điều kiện và cơ hội thuận lợi trong việc tiếp nhận chuyển giao và phát triển năng lực khoa học công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới, tham gia nhiều hơn vào các chương trình hợp tác khoa học công nghệ đa phương và song phương, tăng thêm các nguồn hỗ trợ kỹ thuật, tăng năng lực cạnh tranh khi gia nhập các chế định kinh tế quốc tế với tư cách là nước đang phát triển. - Làm tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài, bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện phát huy tốt hơn lợi thế nguồn nhân lực có trình độ cao hơn của chính doanh nghiệp và cho cả Việt nam nói chung, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo ra nhiều hàng hoá xuất khẩu và thúc đẩy thị trường nông nghiệp, nông thôn phát triển. - Hàng hoá của các doanh nghiệp có điều kiện thâm nhập và mở rộng thị trường ra nước ngoài, nhất là những thị trường có sức mua lớn như thị trường Mỹ, Canađa, Tây Âu..., tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có hiệu quả hơn 28
  • 32. trong phân công lao động quốc tế, giúp sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực (do nguồn lực xã hội chuyển từ những ngành cạnh tranh chủ yểu, hiệu quả thấp sang các ngành có hiệu quả cao hơn). - Tạo điều kiện cho các doanh nhân và nhân dân cả nước, nhất là nhân dân ở các thành phố lớn có cơ hội tiếp cận, lựa chọn những sản phẩm phong phú với giá cả phù hợp, chất lượng phù hợp v.v… 1.2.2.2. Những thách thức đối với doanh nghiệp phần mềm - Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam phải hoạt động theo hệ thống pháp luật của các nước khác trên thế giới. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao tính sáng tạo và khả năng thích nghi của mình với những thông lệ quốc tế, với những hoạt động kinh tế mang tính toàn cầu; đội ngũ cán bộ của các doanh nghiệp phải thực sự tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ, giỏi về ngoại ngữ và năng lực quản lý, hiểu rõ phong tục tập quán của đối tác. - Các chính sách vĩ mô của Chính phủ phải hướng vào mở cửa thị trường nội địa, mở cửa các lĩnh vực ngân hàngsức chạy đua với các cuộc cạnh tranh gay gắt trên tất cả các mặt: công nghệ, chất lượng, giá cả, tiếp thị, việc làm... Trong quá trình này phải chấp nhận cả sự phá sản của những doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường ngay ở thị trường trong nước. - Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp tuy dồi dào, nhưng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao không nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập. Khi hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp phải tự cơ cấu lại mô hình hoạt động. Quá trình này có thể phải đào thải hàng loạt những lao động không đủ năng lực chuyên môn, làm gia tăng thêm đội quân thất nghiệp, phân hoá giàu nghèo v.v… 1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM Ở MỘT SỐ NƯỚC 1.3.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ 29
  • 33. Phần lớn các doanh nghiệp phần mềm lớn của Ấn Độ trong giai đoạn đầu phát triển đều cử người đi làm thuê tại các công ty Mỹ, sau một thời gian làm tại Mỹ, họ quay lại Ấn Độ với khả năng, trình độ và kinh nghiệm chuyên môn rất cao. Chính lực lượng này lại đào tạo cho những nhân viên không có điều kiện làm việc ở nước ngoài và doanh nghiệp luôn chú trọng việc đào tạo và đào tạo lại nhân lực. Sự nỗ lực tự thân, rất độc lập và tự chủ của bản thân chính các công ty, họ không trông chờ quá nhiều vào những ưu đãi đầu tư của nhà nước, rất nhiều công ty đã rất chủ động lựa chọn đầu tư thích hợp và liên tục nâng cao năng lực đầu tư khai thác thị trường của mình và biến năng lực khai thác thị trường bên ngoài Ấn Độ trở thành một thế mạnh thực sự. Bên cạnh những nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, môi trường vĩ mô và vi mô luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành phần mềm nói chung và của doanh nghiệp phần mềm nói riêng. Thứ nhất, Ấn Độ hiện đã xây dựng thành công uy tín của Ấn Độ với thế giới, không chỉ là uy tín với các dòng sản phẩm làm ra, uy tín với nguồn nhân lực được đào tạo bàn bản và quy mô, các doanh nghiệp Ấn Độ nói riêng và ngành phần mềm Ấn Độ nói chung còn tạo ra được một uy tín vô hình trong quan hệ kinh doanh và trên thị trường, khiến những tập đoàn lớn của nền công nghệ thế giới khi cần là nghĩ đến doanh nghiệp Ấn Độ và các sản phẩm của Ấn Độ. Thứ hai, sự thành công của hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. Hệ thống giáo dục tuyệt vời với các học viện công nghệ quốc gia được trang bị các trang thiết bị hiện đại nhất, mạng lưới hơn 1000 trường đại học và cao đẳng đào tạo chuyên ngành về Công nghệ thông tin nằm rải rác khắp cả nước, bên cạnh đó là các cơ sở đào tạo tư nhân uy tín, các trung tâm đào tạo và đào tạo lại của các doanh nghiệp lớn... tất cả đã tạo cho nguồn nhân lực phần mềm của quốc gia này một căn bản cực tốt. Cộng thêm thuận lợi sẵn 30
  • 34. có, tiếng Anh là thứ ngôn ngữ chính thống dùng giảng dạy, các kỹ sư Công nghệ thông tin, kỹ sư phần mềm của Ấn Độ ngay khi ra trường đã có thể làm việc ngay tại môi trường quốc tế với chất lượng đạt chuẩn toàn cầu. Đó là chưa kể khả năng thích ứng cực tốt của các kỹ sư này với mọi môi trường làm việc và những biến đổi nhạy bén của thế giới trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, những kỹ sư này được hút ra các thị trường ngoài biên giới Ấn Độ như Mỹ, châu Âu và rồi lại trở lại thị trường Ấn Độ để tạo ra các thế hệ kỹ sư phần mềm mới cho đất nước. Và nguồn nhân lực được đào tạo bàn bản vẫn luôn là một trong những nguồn sức mạnh chủ yếu của Ấn Độ.Mỗi năm tại Ấn Độ có khoảng 80.000 kỹ sư CNTT ra trường, các công ty nước ngoài khi thuê gia công phần mềm tại Ấn Độ có thể tiết kiệm đuợc từ 20% đến 40% chi phí. Thứ ba, hệ thống chính sách, Ấn Độ không ngần ngại khi mở cửa thị trường. Chính sách mở cửa, thông thoáng và những ưu đãi nhất định của chính phủ Ấn Độ đã tạo nên sức hút khiến phần lớn những tên tuổi lớn nhất của công nghệ toàn cầu đã có mặt ở đây. 1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc Trước đây, hầu hết các doanh nghiệp phần mềm của Trung Quốc đều có quy mô nhỏ, trung bình khoảng vài trăm người, định hướng cho nhu cầu thị trường nội địa, do vậy có ít doanh nghiệp phần mềm Trung Quốc đạt chứng nhận chất lượng cao. Khi nắm bắt được nhu cầu gia công phần mềm quốc tế, doanh nghiệp phần mềm Trung Quốc đã tích cực, chủ động xây dựng, cải tiến mạnh mẽ quy trình sản xuất, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nhằm tự xây dựng, khẳng định thương hiệu cho sản phẩm của mình. Năm 2001, Trung Quốc chỉ mới có 2 công ty phần mềm được chứng nhận CMM-5, 1 công ty đạt CMM-4, 2 công ty đạt CMM-3, và 6 công ty đạt CMM-2. Đầu năm 2008, trong số hơn 100 công ty phần mềm hàng đầu của Trung Quốc, có khoảng 24 công ty có chứng 31
  • 35. nhận CMM cấp 3, 7 công ty đạt chứng nhận CMM cấp 4 và 5. Qua đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm Ấn Độ và Trung Quốc, ta thấy rằng, để doanh nghiệp tồn tại, phát triển trên thị trường trong và ngoài quốc gia thì doanh nghiệp đều phải xây dựng thành công các tiêu chuẩn chất lượng phần mềm, tích cực, chủ động xây dựng thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, của đất nước ngay cả thị trường trong nước và thị trường gia công phần mềm quốc tế. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ các chính sách của nhà nước, hiệp hội để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với thị trường thế giới. 1.3.3. Những bài học kinh nghiệm đối với Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT • Bài học về việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý Nhân lực chiếm một vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp phần mềm. Doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ chú trọng đến đội ngũ nhân viên lập trình, đội ngũ phát triển phần mềm, chưa quan tâm nhiều tới đội ngũ chuyên gia giải pháp, phát triển sản phẩm chủ yếu qua doanh nghiệp tự tìm hiểu, kết hợp với thu thập kinh nghiệm của khách hàng chính vì vậy, sản phẩm hoàn thành thường chỉ phù hợp với một số ít doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp cần biết cân đối chất lượng và trình độ của nguồn nhân lực. Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam mới dừng ở hoạt động gia công phần mềm là chủ yếu, do vậy các doanh nghiệp hiện mới dừng ở nhu cầu sử dụng lao động cho hoạt động gia công phần mềm. FPT- IS nói riêng và các doanh nghiệp phần mềm nói chung cần có tầm nhìn xa hơn, chuẩn bị cho mình một đội ngũ các kỹ sư phần mềm với trình độ cao để hướng tới ngành công nghiệp sản xuất phần mềm. Ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc đào tạo nhân lực, kết hợp với các tổ chức đào tạo, tạo điều kiện cho học viên có môi trường thực tế. 32
  • 36. • Bài học về xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng phần mềm Phần lớn các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đều có quy mô nhỏ và vừa, kể cả về số lượng nhân viên làm phần mềm cũng như doanh thu từ kinh doanh phần mềm. Hiện, cả nước có 800 doanh nghiệp phần mềm, doanh thu năm 2008 đạt 600 triệu USD. Tăng trưởng ngành phần mềm Việt Nam năm 2008 đạt 20%. Tuy nhiên, đại bộ phận doanh nghiệp (86%) là các công ty cổ phần, công ty TNHH hay doanh nghiệp tư nhân. Chỉ có 5.1% trong tổng số các đơn vị này thuộc quốc doanh, và 8% là các doanh nghiệp liên doanh hay 100% vốn nước ngoài. Trong khi đó, chi phí cho việc xây dựng mô hình quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế rất cao và đòi hỏi đội ngũ nhân lực đủ mạnh. Đây chính là rào cản rất lớn để doanh nghiệp tham gia thị trường. Vì vậy đối với FPT- IS cần phải xây dựng cho mình một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng phần mềm đạt với tiêu chuẩn quốc tế. Luôn đổi mới, chủ động sáng tạo trong việc áp dụng các công nghệ mới cho các sản phẩm và dịch của mình cung cấp để phù hơp hơn với các doanh nghiệp Việt Nam. Công ty cần đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ của mình hơn nữa. FPT- IS có thể học hỏi từ kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước bạn hoặc thuê chuyên gia nước ngoài để tư vấn, xây dựng được một qui trình tốt. 33
  • 37. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT 2.1. TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT 2.1.1.Thông tin chung về công ty Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT Năm 1993, FPT - IS tiền thân là Trung tâm Hệ thống Thông tin FPT thành lập với lĩnh vực kinh doanh chính là: tư vấn, thiết kế, triển khai công nghệ thông tin thuộc nhiều lĩnh vực: bảo mật, ngân hàng, giải pháp doanh nghiệp, tài chính, an ninh, giáo dục... Qua quá trình phát triển và mở rộng không ngừng Trung tâm HTTT FPT đã nhanh chóng trở thành công ty HTTT FPT (2003) - là một trong 3 công ty chi nhánh đầu tiên của tập đoàn FPT. Năm 2007 đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng, hợp nhất 3 công ty thành viên của tập đoàn FPT, Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT, Công ty giải pháp phần mềm FPT và Trung tâm dịch vụ ERP thành công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT. 2.1.2. Các đặc điểm chủ yếu của Công ty trong sản xuất kinh doanh 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức Gồm có 12 Trung tâm và 8 ban chức năng - Các trung tâm có nhiệm vụ chuyên trách từng mảng khách hàng khác nhau Khối ngân hàng: Trung tâm HTTT số 1, số 4, số 12 ( ở T.p Hồ Chí Minh) Khối viễn thông- chính phủ: Trung tâm HTTT số 3 Khối doanh nghiệp: Trung tâm HTTT số 5, số 9, số 15 Khối tài chính, an ninh giáo dục: Trung tâm HTTT số 2, số 11 ( ở T.p Hồ Chí Minh). 34
  • 38. Khối dịch vụ chăm sóc khách hàng: Trung tâm HTTT số 7, số 13 ( ở T.p Hồ Chí Minh). Khối xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng công nghệ cho khách hàng : Trung tâm HTTT số 8, số 6, số 11 ( ở T.p Hồ Chí Minh). Ban tổ chức cán bộ: hỗ trợ, tham mưu cho lãnh đạo trong công tác quản lý nguồn lực, thiết lập cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, kiểm soát công tác nhân sự các cấp. Ban truyền thông: Xây dựng, quảng bá, tuyên truyền thông tin và hình ảnh của công ty. Quản lý hệ thống thông tin nội bộ (báo chí và các ấn phẩm khác). Ban chất lượng: duy trì và đảm bảo hoạt động chất lượng cho toàn hệ thống, xây dựng và cải tiến hệ thống chất lượng phù hợp với hoạt động của công ty. Ban thông tin: quản trị mạng nội bộ của công ty. Xây dựng và quản lý hệ thống mạng, đảm bảo cơ sở hạ tầng mạng thông tin cho công ty hệ thống thông tin nội bộ. Văn phòng: duy trì, đảm bảo và kiểm soát hoạt động cung cấp văn phòng phẩm, cung ứng thiết bị vật tư sử dụng cho các đơn vị. Ban kế hoạch kinh doanh: Phát triển và quản lý các mối quan hệ, hợp tác với các nhà cung cấp; tìm kiếm và khai thác các cơ hội kinh doanh sản phẩm mới, dịch vụ mới cho Công ty. Tham mưu cho lãnh đạo trong công tác lập kế hoạch và kiểm soát kinh doanh, phát triển thị trường, sản phẩm - dịch vụ, khách hàng và đối tác. Ban tài chính kế toán: Kế toán, thống kê có hệ thống các hoạt động tài chính, vật tư, tiền vốn và lao động của công ty. Điều phối các hoạt động tài chính, vật tư hàng hóa, phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong công ty. 35
  • 39. Văn phòng Tổng hội: tổ chức các sự kiện của công ty, chăm lo đời sống tinh thần, thiết lập mối quan hệ trong nội bộ công ty. Các trung tâm và ban chức năng ngoài thực hiện nhiệm vụ chuyên môn bên cạnh đó vẫn thực hiện công tác hỗ trợ cho các đơn vị khác nhằm đảm bảo tổ chức đi vào hoạt động ổn định và phát triển bền vững. Mọi thông tin về hoạt động kinh doanh, tài chính, nhân sự, chất lượng,...tại các trung tâm đều phải báo cáo lên các ban chức năng quản lý, xem xét và mọi thông tin đều được phản hồi lại các trung tâm. Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đố: 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty FPT- IS 36 BAN GIÁM ĐỐC Ban Tài chính Kế toán Ban Tổ chức cán bộ Ban Chất lượng Ban Truyền Thông Ban Thông tin Ban Kế hoạch Kinh doanh Văn phòng Văn phòng Tổng hội Các Trung tâm Hệ thống Thông tin Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 Số 7 Số 8 Số 9 Số 11 Số 12 Số 13 Số 15
  • 40. 2.1.3.2. Nguồn nhân lực Do kinh doanh trong lĩnh công nghệ thông tin đòi hỏi trình độ công nghệ kỹ thuật cao tiên tiến và hiện đại nên cán bộ nhân viên công ty phần lớn là nam, trẻ tuổi và tốt nghiệp đại học, có trình độ chuyên môn. (Theo số liệu năm 2008: Tỷ lệ cán bộ nam/ nữ là : 612/127 = 4.8 lần, tuổi trung bình toàn công ty 26.7 tuổi, 80% lao động tốt nghiệp đại học, 4% lao động có trình độ trên đại học). Qua đó ta thấy yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực của công ty là khá cao. Chính vì vậy, công tác phát triển nguồn nhân lực ngày càng giữ vai trò quan trọng và cần phải được coi như một lĩnh vực đầu tư. Có như vậy mới đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu định hướng phát triển của công ty. 2.1.34. Đặc điểm về sản phẩm, khách hàng và đối tác - Sản phẩm Do lĩnh vực kinh doanh là công nghệ thông tin nên sản phẩm của công ty chủ yếu là sản phẩm vô hình, mang hàm lượng chất cao. Có thể chia thành 3 nhóm chính như sau : thiết bị công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ thông tin và dịch vụ. Trong đó, giải pháp và dịch vụ công nghệ thông tin chiếm tới 80%. FPT- IS cung cấp các thiết bị công nghệ thông tin như: máy tính chủ cỡ nhỏ, máy tính cá nhân, máy tính xách tay,… Các thiết bị thuộc các lĩnh vực công nghệ: mạng, lưu trữ, bảo mật,… Cung cấp các giải pháp: Các giải pháp về công nghệ mạng, máy chủ, lưu trữ phục hồi dữ liệu, bảo mật hệ thống, thông tin địa lý, giải pháp phần mềm doanh nghiệp, ngân hàng,… Các dịch vụ: tư vấn chiến lược công nghệ thông tin, thiết kế, xây dựng và triển khai hệ thống thông tin, quy hoạch kiến trúc hạ tầng thông tin, xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp, thương mại điện tử, bảo mật,… 37
  • 41. - Khách hàng Phần lớn khách hàng của FPT - IS là các tổ chức như chính phủ (Văn phòng Chính phủ Quốc hội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ kế hoạch và dầu tư, Bộ Ytế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,…); các doanh nghiệp (Tổng công ty hàng không Việt Nam, Tổng công ty Điện lực, Tông Công ty Thép, Tổng công ty Dệt may,…); tài chính- ngân hàng (Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Công thương,…) chứng khoán, bảo hiểm, giáo dục, …là các tổ chức có quy mô lớn, năng lực tài chính cao và đòi hỏi chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao. - Đối tác Do sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao. Đòi hỏi công nghệ tiên tiến hiện đại, khách hàng lại là các tổ chức lớn có yêu cầu cao. Nên FPT- IS luôn luôn ý thức được việc xây dựng quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp thiết bị và giải pháp hàng đầu trên thế giới như Cisco, Microsof, Oracle,... nhằm thực hiện thành công những dự án công nghệ thông tin có chất lượng cao. 2.1.54. Đặc điểm về tình hình tài chính - Tài sản Bảng 2.1: Tài sản FPT- IS qua các năm 2003-2008 (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Tài sản 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tài sản lưu động 362.6 562.0 837.11 886 979 1096.48 Tài sản cố định 6.8 8.3 7.4 11.37 14.7 16.317 Tổng tài sản 369.4 570.3 845.5 901.49 993.7 1112.8 Nguồn: Ban Tài chính kế toán, năm 2008 Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản của FPT- IS qua các năm 2003- 2008 38
  • 42. 0 200 400 600 800 1000 1200 2003 2004 2005 2006 2007 2008 369.4 570.3 845.5 901.49 993.7 1112.8 Tổng tài sản Tổng tài sản của FPT- IS tăng khá mạnh qua các năm, đặc biệt là từ năm 2003 đến năm 2004, tổng tài sản của công ty tăng từ 369,4 tỷ lên tới 570,3 tăng 35,22%. - Nguồn vốn Theo mô hình tập đoàn kinh tế, ngày 09 tháng 04 năm 2005, Công Ty Cổ Phần Phát Triển Đầu Tư Công Nghệ FPT đã ký quyết định thành lập Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Công ty FPT) với số vốn điều lệ của Công ty Hệ thống Thông tin FPT là 145.000.000.000 VNĐ. Năm 2006, Công ty có tổng nguồn vốn là 901.49 tỷ đồng, trong đó có 145 tỷ là vốn chủ sở hữu và 756.49 tỷ đồng huy động vốn tín dụng từ các ngân hàng và từ nhà cung cấp như HP, IBM, MICROSOFT,… 2.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 39
  • 43. Được coi là quả đấm thép và lực lượng nòng cốt của tập đoàn, FPT – IS đã liên tục tăng trưởng với tốc độ trung bình trên 150% liên tục từ năm 2000 tới 2008, góp phần vào sự tăng trưởng nhanh và mạnh của tập đoàn FPT trong những năm qua. Về doanh thu Công ty có tốc độ phát triển về doanh thu nhanh chóng và không ngừng. Doanh thu trong những năm 2005-2008 tăng trung bình mỗi năm trên 120%. Nhìn vào bảng cơ cấu doanh thu của FPT- IS ta thấy: Trung tâm HTTT số 1, Trung tâm HTTT số 4 chuyên phụ trách về mảng ngân hàng là có doanh thu lớn nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất trên 22%. Bên cạnh đó Khối Tài chính, an ninh giáo dục do Trung tâm HTTT số 3 phụ trách và khối doanh nghiệp do Trung tâm HTTT số 5 và 9 và 15 cũng đem lại doanh thu khá cao chiếm trên 17% tổng doanh thu. Các Trung tâm HTTT số 6 và số 8 do phụ trách xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin hỗ trợ cho các trung tâm khác nên doanh thu của các trung tâm số 6 và 8 được tính và phân bổ cho doanh thu của các trung tâm. Riêng khối dịch vụ công nghệ thông tin (Trung tâm HTTT số 7) mới đi vào hoạt động được vài năm gần đây tuy chưa đem lại doanh thu lớn nhưng đã có xu hướng phát triển tốt. Các hoạt động dịch vụ ngày càng hoàn thiện và mang tính chuyên nghiệp hơn. Đem lại sự hài lòng cho khách hàng và đối tác. Doanh thu tăng nhanh và đều qua các năm thể hiện hoạt động của công ty phát triển không ngừng. Công ty đã có hướng đi đúng đắn cho mình trên thị trường phần mềm. FPT – IS đóng góp vào doanh số của tập đoàn FPT rất lớn chiếm hơn 20% doanh số tập đoàn, sau công ty TNHH phân phối FPT. 40
  • 44. Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu FPT- IS năm 2003-2006 Đơn vị: triệu đồng TT Trung tâm Doanh thu 2004 2005 2006 2007 2008 1 FPT- IS 1 186.043,4 3 317.248,49 352.317,68 445.518,06 623.725,28 2 FPT- IS 2 135.658,3 1 225.317,13 265.040,87 311.862,64 498.980,22 3 FPT- IS 3 82.968,29 155.127,70 180.200,65 222.954,03 370.103,69 4 FPT- IS 4 104.884,4 4 168.053,93 204.398,91 233.896,58 353.183,84 5 FPT- IS 5 5.034,58 6.980,16 10.060,01 14.850,60 21.096,82 6 FPT- IS 6 - - - - - 7 FPT- IS 7 3.933,27 6.592,38 7.789,68 8.425,30 9.267,83 8 FPT- IS 8 - - - - - 9 FPT- IS 15 4.562,59 6.049,48 7.319,72 8.094,99 9.077,54 10 FPT- IS 9 31.883,05 51.730,78 65.008,75 83.532,64 109.578,50 11 FPT- IS 11, 12,13(HCM) 231.685,0 4 355.471,35 429.709,97 527.190,37 678.575,58 Tổng 786.653,0 0 1.292.571,4 0 1.521.846,2 4 1.856.325,2 0 2.673.589,30 Nguồn: Ban TCKT, năm 2008 2.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT 2.2.1. Những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô Nhân tố vĩ mô bao gồm các yếu tố không thuộc phạm vi kiểm soát của công ty, tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với công ty. 2.2.1.1.Các yếu tố kinh tế • Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tốc độ phát triển kinh tế cao với 8,48% năm 2007; 8,7% năm 2009 và tỷ lệ tăng trưởng đầu tư vào Công nghệ thông tin đứng thứ hai châu Á chỉ 41
  • 45. sau Ấn Độ, thị trường Việt Nam đang ngày càng trở nên hứa hẹn với các doanh nghiệp phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Trong những năm 2006, 2007, khách hàng trong nước ứng dụng các giải pháp quản lý khá mạnh mẽ, thị trường công nghệ thông tin năm 2006 đã vượt ngưỡng 1 tỉ USD. Với khoảng 7.000 cơ quan hành chính sự nghiệp, 6.000 Cty nhà nước, gần 260.000 công ty trách nhiệm hữu hạn, thị trường ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam được cho là có tiềm năng lớn. Theo đà phát triển của kinh tế trong nước và khu vực năm 2006 và 2007 ngành công nghiệp phần mềm phát triển nhanh nhưng đến năm 2008, do tác động của lạm phát thì các doanh nghiệp có xu hướng cắt giảm nhu cầu này, do đó số doanh nghiệp phần mềm kinh doanh chủ yếu trên thị trường trong nước gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT. • Lạm phát Việt Nam gia nhập WTO vào đầu năm 2007, như vậy các hàng rào bảo hộ phi thuế quan dần dần được dỡ bỏ, thuế suất nhập khẩu nhiều mặt hàng từng bước phải cắt giảm, sẽ góp phần làm giảm chi phí của doanh nghiệp, đồng thời cũng tăng áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước. Thêm vào đó, nhà nước chủ động duy trì chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm mục tiêu luôn giữ chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tăng trưởng kinh tế. Những nhân tố đó sẽ góp phần giảm bớt lạm phát. Kết quả là, nếu tỷ lệ lạm phát thấp sẽ góp phần làm giá cả của các yếu tố đầu vào sẽ giảm đi, rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, với thực trạng lạm phát nước ta ở mức 2 con số trong năm 2007 (12, 63%), năm 2008 lạm phát được khống chế nhưng vẫn ở mức cao là 8,1% và là con số lạm phát cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, dù cùng chịu những tác động bên ngoài như nhau, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của đại bộ phận dân chúng, cũng như làm tăng chi phí đầu vào 42
  • 46. của hầu hết doanh nghiệp, dẫn đến kết quả doanh thu của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng lớn. Do lạm phát cao trong năm 2007 và 2008, số lượng công ty gia nhập mới thị trường giảm. Đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và tuyên bố phá sản. Việc mở rộng thị trường của công ty gặp khó khắn và điều này ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu và hoạt động của FPT- IS. 2.2.1.2.Các yếu tố chính trị, luật pháp Việt Nam đã xây dựng được hành lang pháp lý cho ngành phần mềm tuy nhiên còn chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi của thị trường phần mềm cả trong nước và thị trường xuất khẩu. Ngành công nghiệp phần mềm vẫn luôn được Đảng, Nhà nước xem như một ngành công nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt, có giá trị gia tăng lớn, tạo ra giá trị xuất khẩu cao và góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chủ trương trên đã được thể hiện thông qua nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và Quyết định của Đảng và Chính phủ, cụ thể nhất là việc Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/04/2007 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010 và Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg ngày 3/5/2007 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010. Cả 2 quyết định này đều xác định quan điểm Nhà nước đặc biệt khuyến khích, ưu đãi đầu tư và phát triển ngành công nghiệp phần mềm và nội dung số thành ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, về chính sách đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp phần mềm tính đến năm 2008, Việt Nam có 209 trường đại học và 160 trường cao đẳng có chuyên ngành CNTT, đào tạo khoảng 15.000 sinh viên đại học và 43
  • 47. khoảng 10.000 sinh viên cao đẳng chuyên ngành này mỗi năm5 . Số lượng trường đại học và cao đẳng đào tạo công nghệ thông tin tăng lên hàng năm, nhưng điều này không có nghĩa là các trường mới được mở ra cho các chuyên ngành này mà chính các trường đại học, cao đẳng hiện tại mở thêm chuyên ngành đào tạo. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp sau khi tuyển được kỹ sư, cử nhân hoặc học viên tốt nghiệp các trường trung cấp, dạy nghề… nhưng số nhân lực này vẫn phải tổ chức đào tạo lại. Phần lớn doanh nghiệp phần mềm đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ. Hầu hết doanh nghiệp phần mềm đều đánh giá chất lượng nguồn nhân lực còn yếu, các sinh viên mới ra trường hoặc thực tập hầu như không thể đáp ứng công việc hiện tại mà doanh nghiệp đều phải đào tạo lại. Sự hạn chế hiện nay nằm ở chỗ là nội dung và chất lượng đào tạo sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin, đặc biệt sinh viên cao đẳng đang có vấn đề do việc phát triển một cách ồ ạt và không có sự rõ ràng giữa đào tạo cao đẳng dạy nghề và không phải dạy nghề. Điều này dẫn đến một thực tế khó khăn trong việc tuyển dụng những ứng viên đạt tiêu chuẩn mà các lãnh đạo nhiều công ty phần mềm đã phản ánh.Chính vì vậy, các công ty phần mềm trong nước và cả nước ngoài thường xuyên than phiền về chất lượng nhân lực lấy thẳng từ các trường đại học. Việc này hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp phần mềm nói chung và FPT- IS nói riêng. 2.2.1.3.Các nhân tố về khoa học công nghệ Nhân tố khoa học đóng một vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp phần mềm. Trong đó các vấn đề về sở hữu trí tuệ và vi phạm bản quyền, dịch vụ viễn thông và Internet là cơ sở vật chất quan trọng cho việc phát triển của doanh nghiệp phần mềm. 5 Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt nam (2009) – Tổng quan về ngành phần mềm Việt Nam nửa đầu 2009 [trực tuyến]. Địa chỉ: http://vinasa.org.vn/TabId/72/ArticleId/735/PreTabId/138/Default.aspx 44
  • 48. Vấn đề sở hữu trí tuệ và vi phạm bản quyền Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam đã giảm dần trong những năm gần đây. Năm 2006 là 88%, năm 2007 là 85%6 , năm 2008 vẫn ở mức độ 85%, tuy nhiên, theo Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm, do mức phát triển của thị trường máy tính nên tổng mức thiệt hại tăng lên gấp đôi, từ 96 triệu USD năm 2006 lên 200 triệu USD năm 2007 và lên tới 257 triệu USD trong năm 2008. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức dùng phần mềm bản quyền của các doanh nghiệp. Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp phần mềm nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tạo ra lực cầu yếu về phần mềm của các doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, trong những năm qua các cơ quan chức năng đã vào cuộc với hàng loạt cuộc thanh tra, xử phạt tại các cửa hàng băng đĩa, Công ty kinh doanh sản phẩm công nghệ thông tin, phân phối máy tính... Đối tượng thanh tra tiếp theo sẽ là các doanh nghiệp ứng dụng, dịch vụ viễn thông, ngân hàng và các cơ quan quản lý Nhà nước. Biên bản ghi nhớ về Tăng cường Hợp tác và Điều phối trong bảo hộ tác quyền phần mềm ở Việt Nam được Cục Bản quyền Tác giả Việt Nam, Thanh tra Bộ Văn hóa - Du lịch - Thể thao, Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA) và Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA) cùng nhau ký kết tại Hà Nội ngày 26/8/2008 đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa các cơ quan Chính phủ với Hiệp hội nghề nghiệp tại Việt Nam và quốc tế. Đồng thời tạo cơ sở khởi xướng các chương trình hành động hiệu quả hơn trong cuộc chiến chống vi 6 Báo điện tử Vietnamnet.vn (29-05-2008) – Vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam giảm 3 'điểm' [trực tuyến]. Địa chỉ: http://vietnamnet.vn/cntt/2008/05/785603/ 45
  • 49. phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam. Đây là một bước đi quan trọng đánh giá sự nỗ lực của Việt Nam nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp phần mềm, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phần mềm thu hút được các hợp đồng gia công phần mềm trên thị trường. Đây là một cơ hội cho FPT- IS phát triển các dịch vụ phần mềm của mình cũng như có nhiều hợp đồng ký kết với các đối tác nước ngoài. Tập đoàn FPT cũng đã tham gia ký kết mua bản quyền phần mềm của Microsoft cũng như ký kết vào hiệp ước trong việc chống vi phạm bản quyền phần mềm. Dịch vụ viễn thông và Internet Sự phát triển của internet, đường truyền băng thông như một sản phẩm bổ sung cho sự phát triển của công nghiệp phần mềm. Các doanh nghiệp phần mềm, đặc biệt là các công ty làm gia công và sản xuất phần mềm xuất khẩu, có những yêu cầu rất cao về dịch vụ Viễn thông và Internet. Đường truyền Internet phải có băng thông và độ tin cậy cao để nhiều chuyên gia phần mềm từ nhiều quốc gia có thể đồng thời làm việc online trên cùng một sản phẩm. Việc tải các file dữ liệu lớn từ Internet cũng là một trong những yêu cầu thường xuyên. Tình trạng của tốc độ hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu (ngoại trừ một số công viên phần mềm tập trung). Đặc biệt là việc truyền đi những hình ảnh, số liệu lớn hay tiến hành các cuộc hội nghị từ xa qua tivi, đây là điều không thể thiếu được trong những công việc liên quan đến Outsourcing giữa Nhật Bản với Việt Nam hay các nước liên quan. Thêm nữa là các cơ sở Outsourcing có thể trải rộng ở nhiều địa phương khác nhau nên vấn đề mở rộng mạng lưới hạ tầng viễn thông cũng là điều doanh nghiệp mong mỏi. 46
  • 50. Chi phí thuê đường truyền vẫn rất cao trong khi QoS (Quality of Service - hệ số đảm bảo chất lượng) của đường truyền thường không được đảm bảo. Sự phát triển của internet, đường truyền băng thông như một sản phẩm bổ sung cho sự phát triển của công nghiệp phần mềm. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để tăng băng thông và giảm giá cước dịch vụ viễn thông và Internet, tuy nhiên chất lượng dịch vụ và tốc độ Internet Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển phần mềm, đặc biệt là đối với các dự án gia công cho nước ngoài. Giá thuê kênh dùng riêng nói chung vẫn cao, đặc biệt quá cao đối với các doanh nghiệp phần mềm nhỏ, vốn chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng số doanh nghiệp phần mềm Việt Nam. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp giảm thương hiệu trên thị trường và khó chiếm được các hợp đồng gia công với nước ngoài. Những yếu kém và hạn chế này sẽ gây ra khó khăn và cản trở đối với doanh nghiệp phần mềm nói chung và FPT- IS nói riêng, nó phần nào ảnh hưởng tới chất lượng của các dịch vụ phần mềm mà công ty đang cung cấp. 2.2.1.4.Các nhân tố về văn hoá - xã hội Tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán là một trong những nhân tố giúp tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp phần mềm Việt Nam khi hoạt động, triển khai dịch vụ phần mềm trong nước sẽ là một yếu tố khá lợi thế so với các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam muốn triển khai hoạt động sang nước bạn cần tìm hiểu rõ văn hóa phong tục để triển khai tốt các dịch vụ. FPT- IS hiện nay ngoài thị trường trong nước được phát triển khá tốt, công ty còn triển khai dịch vụ của mình sang các nước khác như: việc xây dựng bản đồ địa hình Quốc gia Lào, hệ thống xử lý dữ liệu trung tâm và quản lý bảo trì thiết bị cho Nhà máy điện Elbistant Site – Thỗ Nhĩ Kỳ và các nước khác trong khu vực như Malaysia, Thailand… 47