SlideShare a Scribd company logo
1 of 49
1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy dinh dưỡng do thiếu protein -năng lượng và các vi chất dinh dưỡng
là vấn đề sức khỏe cộng đồng, gặp ở nhiều nước trên thế giới với tỷ lệ mắc cao
ở các nước đang và kém phát triển trong đó có Việt Nam [8]. Suy dinh dưỡng
(SDD) gặp nhiều ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện với các mức độ khác nhau
bệnh không những ảnh hưởng đến phát triển thể chất, mà còn ảnh hưởng đến
sự phát triển tinh thần, trí tuệ của trẻ và để lại hậu quả nặng nề cho trẻ và xã
hội, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong [22], [25].
Người ta ước tính có khoảng 178 triệu trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới ở các
nước đang và kém phát triển bị SDD thể thấp còi, 55 triệu trẻ SDD thể gầy còm
[46]. SDD thể thấp còi, gày còm nặng và kém phát triển bào thai là nguyên
nhân của 2,2 triệu trẻ tử vong, 21% số năm tàn tật của cuộc đờiđược điều chỉnh
ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu [46].
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi trong giai đoạn 2010-2015thể nhẹ
cân giảm từ 17,5% đến 14,1%, thể thấp còigiảm từ 29,3% đến 24,6%, thể gày
còm là 6,4% và có sự chênh lệch nhiều giữa các địa phương, các vùng miền
[27]. Mặc dù chiều cao của trẻ em Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể trong
những năm gần đây nhưng nhìn chung vẫn thấp hơn so với chuẩn quốc tế. Nam
thanh niên Việt Nam thấp hơn chuẩn quốc tế 13,1cm và nữ thấp hơn 10,7cm
[27].Nhìn chung tỷ lệ SDD của trẻ emtrong những thập kỷ qua đã có nhiều cải
thiện nhưng tính đến năm 2017, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bịSDD thể thấp còiở nước
ta vẫn ở mức báo động với gần 30%.
Tại Thành phố Hải Phòng năm 2016 tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể
nhẹ cân 7,6%, thể thấp còi 18,8%, thể gầy còm 3,1% [32].
Phòng khám dinh dưỡng bệnh viện Trẻ em Hải Phòng đón nhận hàng
chục trẻ dưới 5 tuổi đến khám, tư vấn dinh dưỡng. Thực trạng dinh dưỡng và
yếu tố liên quan đến SDD thấp còiở trẻ dưới 5 tuổi như thế nào cònchưa được
2
quan tâm nghiên cứu. Do đó nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài “Thực trạng
dinhdưỡng và mộtsố yếu tố liên quan tới suydinhdưỡng thấp còi ở trẻ dưới
5 tuổi tại phòng khám Dinhdưỡng bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2021”
nhằm mục tiêu sau:
1. Xác địnhthực trạng dinhdưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại phòng khám
dinh dưỡng bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2021.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở đối
tượng nghiên cứu trên.
3
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Dinh dưỡng, bệnh tật và sức khoẻ
Dinh dưỡnglà một yếu tố quan trọng trong đời sống hàng ngày của con
người, dinh dưỡng không chỉ giúp con người tồn tại, sinh trưởng và phát triển
mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người [4]. Tuy nhiên trong cả
quá trình sinh trưởng và phát triển cho mãi tới tận thế kỷ XVIII loài người vẫn
chưa hiểu được mình cần gì ở thức ăn. Danh y Hypocrate quan niệm các thức
ăn đều chứa một chất sống giống nhau và chỉ khác nhau về màu sắc, hương vi,
có chứa ít hay nhiều nước. Nhờ các phát hiện của ngành Dinh dưỡng học mà
người ta lần lượt biết trong thức ăn có các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho
cơ thể, đó là protein, lipid, glucid, các vitamin, các khoáng chất và nước, sự
thiếu hụt một trong các chất này đều có thể gây nên nhiều bệnh tật nguy hiểm,
thậm chí dẫn đến tử vong [4], [5], [20].
Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng với sức khoẻ thể hiện trong suốt cuộc
đời con người, từ khi sinh ra đến khi trở về già ai cũng cần một chế độ dinh
dưỡng hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng là cơ sở tạo nên một nền tảng vững
chắc cho sức khoẻ sau này. Tuy nhiên, muốn có được một thể lực và trí tuệ tốt,
kéo dài được hay không lại phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng, lối
sống,…của mỗi chúng ta. Thực tế đã chứng minh những vi phạm về ăn uống,
lối sốngđãrút ngắn tuổi thọ, khi đó nhiều bệnh liên quan đến dinh dưỡng xuất
hiện. Trẻ em là đốitượng được quan tâm trong mọi thời đại, mọi xã hội, sựphát
triển đầy đủvề thể chất và tinh thần của trẻ ngày hôm nay chínhlà sự phát triển
của xã hội sau này[4], [13], [15], [24].
2.2. Khái niệm, dịch tễ học và các hình thái về suy dinh dưỡng ở trẻ em
2.2.1. Khái niệm chung
2.2.1.1. Dinh dưỡng
4
Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đốicác thành
phần dinh dưỡng, đảm bảo có sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng của cơ thể để
đảm bảo chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội [4].
2.2.1.2. Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là tình trạng của cơ thể gây ra bởi thiếu thức ăn, hoặc
thừa thức ăn và còn có nghĩa chính là “Nuôi dưỡng không tốt”. SDD thường
do sử dụng không đủ protein - năng lượng và các vi chất dinh dưỡng nên đã
ảnh hưởng tới khả năng phát triển tối ưu của trẻ về thể chất, cũng như nhận
thức [4], [47]. Trẻ SDD có nguy cơ bị nhiễm trùng thường xuyên dẫn đến tăng
nguy cơ mắc bệnh và tử vong sớm ở trẻ [5], [22], [45]. Ngoài ra SDD còn ảnh
hưởng đến tinh thần, trí tuệ, chiều cao và khả năng lao động sản xuất của trẻ
khi trưởng thành [15], [27], [36].
2.2.1.3. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi):
Phản ánh sự tăng trưởng chậm nói chung, không phân biệt xảy ra đã lâu
hay gần đây, chỉ tiêu này được sửdụng phổ biến nhất và được ứng dụng để theo
dõi tăng trưởng thông qua biểu đồ [18].
2.2.1.4. Suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi):
Phản ánh sự tăng trưởng chậm kéo dài đã lâu biểu hiện tình trạng SDD
trong quá khứ làm cho đứa trẻ chậm phát triển, bị còi [18].
2.2.1.5. Suy dinh dưỡng thể gầy còm (cân nặng theo chiều cao):
Phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ hiện tại, gần đây làm cho
trẻ hoặc ngừng lên cân hoặc giảm cân, so sánh với đứa trẻ bình thường cùng
chiều cao [18].
2.2.2. Dịchtễ học suy dinh dưỡng
Phổ biến ở các nước đang phát triển và kém phát triển do thiếu ăn, đói
nghèo và thiếu kiến thức. Tuổilà một yếu tố đặc thù trong SDD trẻ em, chủ yếu
xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Phân bố SDD không đồng đều có sự khác biệt rõ
5
rệt giữa các vùng miền. Mức độ SDD cân nặng theo tuổi và chiều cao theotuổi
ở thành phố thấp hơn nhiều so với nông thôn, miền núi và hải đảo, giữa trẻ trai
và trẻ gái không có sự khác nhau đáng kể [22].
2.2.3. Các hình thái suy dinh dưỡng ở trẻ em
Suy dinh dưỡng có 4 hình thái chính: SDD protein - năng lượng, thiếu
hụt sắt & thiếu máu, thiếu hụt vitamin A và các bệnh do thiếu hụt iod. Ở trẻ các
hình thái SDD có thể đan xen lẫn nhau, trẻ không chỉ thiếu năng lượng protein
mà còn có thể thiếu hụt ít nhất một hoặc đồng thời nhiều vi chất dinh dưỡng
khác như iode, vitamin A, sắt hoặc kẽm ở mức tiền lâm sàng hoặc lâm sàng [9],
[12], [45], [47]. Cụm từ SDD sử dụng để mô tả tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em
hiện nay, chủ yếu là để chỉ tình trạng SDD protein - năng lượng và được đánh
giá bằng các chỉ số nhân trắc. Dựa vào cách đánh giá các chỉ số nhân trắc này
người ta có cáchphân loại các thể SDD khác nhau như SDD nhẹ cân (cân nặng
của trẻ so với tuổi), SDD thấp còi(chiều cao của trẻ so với tuổi), và SDD gày
còm(cânnặng so với chiều cao)[18]. Biểu hiện lâm sàng nặng củaSDD protein
- năng lượng còn được biết đến là thể Kwashiorkor, Maramus và thể kết hợp
Maramus - Kwashiorkor.
2.3. Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay
2.3.1. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em trên thế giới
Theo Tổ chức Lương thực - Thực phẩm Liên hợp quốc (FAO) năm 2002
trên thế giới có 840 triệu người không đủ ăn [38].
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) năm 2002, do đóinghèo
và thiếu sự tiếp cận với những dịch vụ xã hội cơ bản, hàng năm hơn 10 triệu trẻ
em dưới 5 tuổi trong đó, có một nửa trong giai đoạn chu sinh đã chết vì SDD
và các bệnh có thể phòng chống được, những biến chứng liên quan đến thiếu
máu, SDD bà mẹ và trẻ sơ sinh đã dẫn tới tử vong ở nửa triệu phụ nữ và trẻ vị
6
thành niên, đồng thời số người khác bị di chứng thương tổn, mất năng lực còn
nhiều hơn thế [48].
Trên toàn thế giới SDD thấp còi ảnh hưởng 165 triệu trẻ dưới 5 tuổi
chiếm 26% tổng số trẻ em vào năm 2011, giảm tới 35% khi so sánh với năm
1990 (253 triệu trẻ thấp còi). Năm 2011 tỷ lệ thấp còicao nhất ở Châu Phi 36%,
Địa Trung Hải 35,5% sau đó là Châu Á 27% và vẫn là một vấn đề Y tế công
cộng. Hơn 90% các trường hợp thấp còisốngở Châu Phi và Châu Á. Tại Châu
Á năm 2011 tỷ lệ thấp còi ở Trung Á 36,4%, Đông Nam Á 27,4%, Tây Á 18%
[49]. Nói một cách khác tỷ lệ thấp còi ở các nước đang phát triển là 28,4%,
trong khi đó tại các nước phát triển tỷ lệ này là 7,2% [49].
Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ảnh hưởng tới 101 triệu trẻ em dưới 5 tuổi
chiếm 16% vào năm 2011, giảm 36% so với năm 1990 (ước tính 159 triệu trẻ
em SDD nhẹ cân) [49]. Mặc dù tỷ lệ thấp còivà nhẹ cân giảm trên toàn cầu kể
từ năm 1990 đến nay, nhưng quá trình giảm này vẫn chưa đủ. Hàng triệu trẻ em
khác vẫn có nguy cơ SDD. Năm 2010 tỷ lệ nhẹ cân cao nhất ở khu vực châu Á
20%, sau đó đến châu Phi 17,9%, Địa Trung Hải 14,2% và cuối cùng là châu
Mỹ Latin 3,5%. Tỷ lệ nhẹ cân ở các nước đang phát triển là 17,8%, trong khi
đó tại các nước phát triển tỷ lệ này là 2,3% [49].
Suy dinh dưỡng thể gày còmtrên toàn thế giới ảnh hưởng tới 43 triệu trẻ
em dưới 5 tuổi chiếm 7% năm 2011, 24% khi so sánh với năm 1990 [49].
Mặc dù tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu giảm, nhưng quá trình
giảm không đồng đều. Tại Bangladesh tỷ lệ nhẹ cân năm 1990-2007 giảm từ
64% đến 41,3%, thể thấp còi từ 76,7% đến 43,2%. Tại Indonesia trong giai
đoạn1990-2007 tỷ lệ SDDnhẹ cângiảm từ 31% - 19,6%. Thể thấp còitừ 42,4%
- 28,6% vào năm 2004 và tăng lên đến 40,1% vào năm 2007. Tại Trung Quốc
từ năm 1992-2002 tỷ lệ nhẹ cân là 15,3% giảm đến 6,8%, thấp còi từ 37,6%
đến 21,8% [54].
7
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng tới tất cả các nhóm tuổi, nhưng phổ biến ở
nhóm người nghèo và những người không tiếp cận được đầy đủ với giáo dục,
y tế, nước sạch và vệ sinh môi trường tốt [47].
2.3.2. Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam
Việt Nam là một trong 36 quốc gia có tỷ lệ SDD cao trên phạm vi
toàn cầu. Theo số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia2015 Việt
Nam có trên 9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thì số trẻ SDD thể nhẹ cân có hơn
1,2 triệu trẻ, khoảng 2,4 triệu trẻ SDD thể thấp còi và khoảng 630 ngàn trẻ
SDD thể gày còm, tỷ lệ thừa cân béo phì là 5,3%. Ước tính cứ 8 trẻ dưới 5
tuổi có một em bị thiếu cân, cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi có một em bị thấp còi [27],
[29].
Trong suốt thập kỷ qua tỷ lệ trẻ em bị SDD ở Việt Nam đã giảm một
cách đáng kể SDD thể nhẹ cân từ 21,2% vào năm 2007, đến 13,4% vào năm
2017, SDD thể thấp còitừ 33,9% năm 2007, đến 23,8% vào năm 2017 và SDD
thể gầy còm năm 2017 là 5,8%. Trong 10 năm qua trung bình mỗi năm giảm
khoảng 1 –1,5%, tốc độ được quốc tế công nhận là giảm nhanh, mỗi năm đã
đưa khoảng 200 ngàn trẻ dưới 5 tuổi thoát khỏi SDD [30].
8
Diễn biến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc (2007 - 2017)
Hình 1.1: Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm
(nguồn: Viện Dinh dưỡng năm 2007-2017)
Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam có sự khác biệt rất rõ giữa
các vùng sinh thái khác nhau, tỷ lệ này cao nhất là Tây nguyên cả về 3 thể là
thể nhẹ cân, thể thấp còivà gầy còm sau đó đến đồng bằng Trung Du miền núi
phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, thấp nhất là Nam Bộ
[30],(xem bảng dưới đây).
Bảng 1.1. Phân bố tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới5 tuổi theo các vùng
sinh thái
Vùng sinh thái N
Nhẹ cân
Tỷ lệ (%)
Thấp còi
Tỷ lệ (%)
Gầy còm
Tỷ lệ (%)
Đồng bằng Sông Hồng 18.100 10,8 21,8 5,5
Trung du và miền núi
phía Bắc
21.266 19,5 30,3 8,1
9
Bắc Trung Bộ và
duyên hải miền Trung
21.129 16,1 27,3 6,2
Tây Nguyên 7.597 21,6 34,2 7,3
Đông Nam Bộ 10.625 9,1 19,3 4,2
Đồng bằng Sông
Cửu Long
19.760 12,2 23,5 5,6
(nguồn: Viện Dinh dưỡng năm 2015)
Năm 2015, Việt Nam có 17 trên 63 tỉnh thành có tỷ lệ SDD nhẹ cân trên
20% xếp ở mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có đến
21 tỉnh có tỷ lệ SDD thấp còi trên 30% (ở mức cao), 1 tỉnh tỷ lệ SDD thấp còi
trên 40% (ở mức rất cao) [28], [30]. Trẻ em thiếu vi chất dinh dưỡng vitamin
A, chủ yếu thiếu vitamin A tiền lâm sàng (dưới 0,7 milimol/l) là 14,2% và vào
khoảng 35% ở bà mẹ đang cho con bú, thiếu hụt iod ở trẻ em 22,9% khoảng
60% trẻ dưới2 tuổi 53% phụ nữ có thai và 40% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị
thiếu máu do thiếu sắt; hơn 1/4 trẻ em tuổi học đường bị bướu cổ ở các độ khác
nhau [26], [27].
Các kết quả các nghiên cứu cũng cho thấy nhóm tuổi có tỷ lệ SDD thấp
còi cao nhất là nhóm từ 36 đến 47 tháng tuổi. Tỷ lệ thấp còi ở trẻ 0-11 tháng
tuổi tại Việt Nam 14,2%, nhưng ở nhóm tuổi 12-23 tháng tuổi tỷ lệ này tăng
lên đến23,7%, nhóm 24-36 tháng tuổi là 24,7%; nhóm 36-47 tháng tuổi 26,1%;
nhóm 48-59 tháng tuổi là 22,6% [28], [29].
2.4. Tình trạng thừa cân béo phì, thiếu máu, thiếu vi chất dinh dưỡng
Hiện nay trong khi chúng ta chưa thanh toán được SDD thì lại phải chịu
thảm họa thừa cân béo phì ở trẻ em. Người ta gọi là thảm họa kép.
Nghiên cứu của Akombi BJ và CS [34] đánh giá thảm họa kép ở 596,975
trẻ ở các nước thu nhập thấp và trung bình trong phân tích gộp cho thấy trong
10
khi tỷ lệ SDD thấp còi còncao là 29%, gày mòn 7,5% và nhẹ cân là 15,5% thì
tỷ lệ thừa cân béo phì chiếm 5,3%. Tác giả cho thấy có nhu cầu cấp bách tăng
cường chính sách về sinh dưỡng cho trẻ để giải quyết vấn đề thảm họa kép.
Ở Nepal, Akarki A và CS [33] nghiên cứu tỷ lệ và yếu tố liên quan đến
thừa cân/béo phì của trẻ em tiểu học vùng thành thị cho thấy trong số 575 học
sinh thì có 18,6% thừa cân và 7,1% béo phì. Trẻ trai có 19% thừa cân và 10,6%
béo phì, trẻ gái có 18,2% thừa cân và 2,4% béo phì. Như vậy thừa cân/béo phì
gặp nhiều ở học sinh nam hơn học sinh nữ.
Alanderson AR và CS [35] nghiên cứu dựa trên quần thể ở phía Tây
Amazon, Brazin cho thấy xu thế phát triển dinh dưỡng. Đối với SDD thấp còi
tỷ lệ tăng từ 7,0% năm 2003 lên 12,3% năm 2010 cònthừa cân béo phì tăng từ
1% năm 2003 lên 6,6% năm 2010.
Nghiên cứu của Le Nguyen BK và CS [42] năm 2011 ở Việt Nam trong
nghiên cứu SEANUTS ở trẻ 0.5-11 tuổi cho thấy Việt Nam đang chịu thảm họa
kép về dinh dưỡng, trẻ vừa SDD và vừa thừa cân/béo phì. Trong số 2872 trẻ
nghiên cứu có 29% trẻ ở khu vực thành phố vừa thừa cân/béo phì so với tỷ lệ
này ở nông thôn có 4% trẻ thừa cân và 1,6% trẻ béo phì.
Cũng theo nhóm nghiên cứu, có tỷ lệ cao trẻ thiếu máu ở nhóm tuổi 0.5-
1.9 tuổi sống ở nông thôn so với nhóm trẻ 2.0-5.9 tuổi sống ở thành phố. Trẻ
6-11 tuổi tỷ lệ thiếu máu là 11-14%, thiếu vitamin A chiếm 5-10% nhưng có
48-53% trẻ thiếu vitamin D. Kết quả còncho thấy hầu hết trẻ conViệt Nam ăn
không đủ năng lượng, thiếu Protein, thiếu Fe, Vitamin A, B1, C.
Nghiên cứu thực trạng dinh dưỡng của trẻ 12-36 tháng tại 1 huyện nông
thôn tỉnh Hưng Yên, Việt Nam cũng cho thấy trẻ em Việt Nam hiện vừa SDD,
vừa thiếu vi chất mà lại thừa cân và béo phì. Quả vậy, Kết quả nghiên cứu của
Chuc DV và CS [37], cho thấy tỷ lệ SDD nhẹ cân của đối tượng nghiên cứu là
7,6%, tỷ lệ thấp còilà 23,5%, tỷ lệ gày mòn là 6,7%. Mặc dù đây là huyện nông
thôn những cũng có 1,2% trẻ ở lứa tuổi này mắc thừa cân béo phì. Ngoài ra các
11
tác giả còn phát hiện tỷ lệ thiếu máu ở đối tượng nghiên cứu còn rất phổ biến
chiếm 33,3% và đặc biệt tỷ lệ thiếu hụt vitamin D chiếm tỷ lệ khá cao 47,7%.
Đây là hồi chuông cảnh báo cần quan tâm hơn nữa về chế độ ăn của trẻ nếu
chúng ta muốn cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho con em chúng ta.
Tại thành phố Hải Phòng, Hoang NTD và CS nghiên cứu tỷ lệ thiếu máu
ở học sinh tiểu học trong nội thành và mối liên quan với 1 số yếu tố nhân khẩu
học cho thấy có 12,9% trẻ thiếu máu. Tác giả không nhận thấy có yếu tố nào
liên quan đến thiếu máu mà đây chỉ là vấn đề của y tế công cộng [40].
Ở Ethiopia Wagnew F và CS [50] tiến hành phân tích gộp kết quả điều
trị bệnh nhân SDD nặng và yếu tố dự đoán tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi cho thấy
tiêu chảy cấp, mất nước và thiếu máu là yếu tố liên quan đến kết quả điều trị
bệnh nhân SDD nặng.
Ở Trung Quốc, Liang JJ và CS [43] thấy BMI cao và việc tăng cânkhông
hợp lý khi có thai liên quan chặt chẽ đến BMI của con cái họ.
2.5. Phân loại tình trạng dinh dưỡng
Để phân loại TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG từng số đo riêng lẻ về chiều
cao hay cân nặng sẽ không nói lên được điều gì, chúng chỉ có ý nghĩa khi kết
hợp với tuổi, giới hoặc kết hợp giữa các số đo của đứa trẻ với nhau và phải
được so sánh với giá trị của quần thể tham chiếu. WHO khuyến cáo có 3 chỉ số
nên dùng là cân nặng theo tuổi (CN/T), chiều cao theo tuổi (CC/T), cân nặng
theo chiều cao (CN/CC) [18], [31], [44], [55].
2.5.1. Đánhgiá tình trạng dinh dưỡng trẻ em theo các chỉ số Z-score
Có nhiều chỉ số nhân trắc để đánh giá tình trạng SDD ở trẻ em. Đó là các
chỉ số chiều cao, cân nặng, chu vi cánh tay, nếp gấp cơ tam đầu và nhị đầu,
vòng đầu. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là các chỉ số chiều cao và cân nặng của
trẻ. Theo đó, các số đo chiều cao cân nặng của trẻ sẽ được sử dụng để tính toán
các chỉ số cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao
12
[18], [51]. Để xác định tỷ lệ SDD của trẻ em trong một quần thể, người ta so
sánh các chỉ số nóitrên vớicác chỉ số tương ứng của quần thể chuẩn. Năm 2006
TCYTTG đã chính thức khuyến cáo sử dụng quần thể chuẩn (WHO Child
Growth Standards)đểđánh giá thực trạng dinh dưỡngcủa trẻ, thay thế cho quần
thể NCHS (National Center for Health Statistics) đã được sử dụng trước đó vì
lý do quần thể NCHS đã không mô tả được sự thay đổi phát triển rất nhanh ở
giai đoạn sớm của trẻ nhỏ [51]. WHO Child Growth Standards là kết quả của
một nghiên cứu được bắt đầu từ năm 1997 đến năm 2003 bởi TCYTTG với
mục tiêu phát triển một chuẩn quốc tế mới để đánh giá sự phát triển thể chất,
tình trạng dinh dưỡng và theo dõisự phát triển của tất cả trẻ em từ 0 đến 5 tuổi.
Nghiên cứu này là một dự án đa quốc gia dựa vào cộng đồng với sự tham gia
của 8440 trẻ từ các quốc gia Brazil, Ghana, Ấn Độ, Na Uy, Oman và Mỹ. Chuẩn
mới mô tả sự phát triển bình thường của trẻ dưới điều kiện môi trường tối ưu
và có thể sử dụng để đánh giá TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG của trẻ em ở bất
kỳ nơi nào, bất kể dân tộc, tình trạng kinh tế xã hội và tập quán nuôi dưỡng
[51]. Tại Việt Nam Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng đã sửdụng quần thể chuẩn
này từ năm 2006 [31].
TCYTTG khuyến cáo sử dụng các chỉ số Z-scores để đánh giá tình trạng
dinh dưỡng, Z-score được tính bằng công thức:
Kích thước đo được -Trị số trung bình của quần thể chuẩn
Z-score =
Độ lệch chuẩn của quần thể
Như vậy ta có các chỉ số Z-score tương ứng với các chỉ số nhân trắc bao
gồm chiều cao theo tuổi Z-score viết tắt (HAZ), cân nặng theo tuổi Z-score
(WAZ), cân nặng theo chiều cao Z-score (WHZ). Ba chỉ số này so sánh chiều
cao cân nặng của một trẻ với giá trị trung bình của quần thể chuẩn được nuôi
dưỡng tốt cùng tuổi và cùng giới. Chỉ số HAZ được sử dụng để đo lường tình
trạng SDD mạn tính ở trẻ. Chỉ số WHZ sử dụng để đo lường SDD cấp tính ở
13
trẻ và chỉ số này có thể thay đổirất nhanh. Chỉ số WAZ bị ảnh hưởng bởi SDD
cấp tínhvàmãntính.Mộttrẻ được coilà SDD nhẹ cân, SDD thấp còivà gày còm
khi các chỉ số Z-score tương ứng WAZ, HAZ, WHZ < -2 SD [18], [31], [51].
2.5.2. Phânloại tình trạng dinh dưỡng cá nhân
Bảng 1.2. Phân loại suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo các chỉ số Z-score
Z-score WAZ HAZ WHZ
Trên 2 Thừa cân, béo phì
Từ -2 đến +2 Không SDD Không SDD Không SDD
Dưới -2 Nhẹ cân Thấp còi Gầy còm
Dưới -3 Nhẹ cân nặng Thấp còi nặng Gầy còm nặng
2.5.3. Đánhgiá tình trạng dinh dưỡng quần thể theo TCYTTG
WHO đã đưa ra bảng phân loại sau đây để nhận định ý nghĩa sức khoẻ
cộng đồng của vấn đề thiếu dinh dưỡng trẻ em [18], [51]
Bảng 1.3. Phân loại mức độ suy dinh dưỡng ở cộng đồng
Chỉ tiêu
Mức độ SDD của cộng đồng theo tỷ lệ phần trăm (%)
Thấp Trung bình Cao Rất cao
Nhẹ cân < 10 10 - 19 20 - 29 ≥ 30
Thấp còi < 20 20 - 29 30 - 39 ≥ 40
Gầy còm < 5 5 - 9 10 - 14 ≥ 15
2.6. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ảnh
hưởng đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em
2.6.1. Mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng và tử vongtrẻ em của
UNICEF
Mô hình nguyên nhân gâysuy dinh dưỡng của UNICEF
Biểu hiện
Suy dinh dưỡng và tử vong
Thiếu ăn Bệnh tật
14
Nguyên nhân
trực tiếp
Nguyên nhân
tiềm tàng
Nguyên nhân
cơ bản
Sơ đồ 1.1. Mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em
UNICEF năm (1997)
Sơ đồ trên cho thấy các nguyên nhân SDD ở trẻ em bao gồm: Nguyên
nhân trực tiếp ở trẻ như thiếu ăn và bệnh tật; nguyên nhân tiềm tàng như an
ninh thực phẩm, chăm sóc bà mẹ và trẻ em chưa tốt, thiếu dịch vụ y tế và vệ
sinh môi trường kém; các nguyên nhân cơ bản như kinh tế xã hội, thượng tầng
chính trị và tư tưởng [28], [55].
2.6.2. Nguyênnhân trực tiếp
Thiếu ăn hay nóicáchkhác là đóinghèo là một trong những nguyên nhân
trực tiếp của SDD 20. Những trẻ sinh ra trong gia đình nghèo thường có nguy
cơ cao đối với bệnh tật vì sống trong môi trường thiếu vệ sinh, nhà cửa chật
chội, đôngđúc, điệu kiện sốngnghèo nàn, phơi nhiễm cao đốivới nguy cơ bệnh
15
tật 27, tình trạng SDD gần như chắc chắn để lại kích thước nhỏ bé, một diện
mạo kém cỏi khi đứa trẻ trưởng thành 28.
Bệnh tật kèm theo và chế độ ăn uống không hợp lý là 2 nguyên nhân có
xu hướng tạo vòng xoắn bệnh lý, bệnh tật thường làm cho trẻ chậm lớn 21.
Khi đứa trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn thì bệnh SDD càng trầm trọng hơn
và ngược lại khi đứa trẻ bị SDD thì sức đề kháng của trẻ đốivới bệnh tật bị suy
giảm và đứa trẻ dễ mắc bệnh. Đây cũng là một phức hợp thường gặp trong vấn
đề sức khoẻ cộng đồng khác hiện nay trên thế giới [5], 21.
Mối quan hệ giữa SDD và nhiễm trùng tạo ra một vòng luẩn quẩn và
được coi như một “phức hợp nhiễm trùng - SDD”, nói một cách chính xác nó
là một phức hợp giữa 2 nguyên nhân trực tiếp và hậu quả sẽ dẫn tới TÌNH
TRẠNG DINH DƯỠNG kém, đây cũng là một phức hợp thường gặp trong các
vấn đề sức khoẻ cộng đồng khác ở trên thế giới hiện nay [4], [19], [22], [41].
2.6.3. Nguyênnhân tiềm tàng
Những nguyên nhân này được xếp chung thành 3 nhóm: Thiếu an ninh
thực phẩm hộ gia đình; Chăm sóc bà mẹ và trẻ em chưa tốt; Thiếu dịch vụ y tế
và vệ sinh môi trường kém góp phần làm tăng mức độ thiếu ăn và bệnh tật,
đồngthời các nguyên nhân này cũng góp phần làm giảm sựsửdụng, điều chỉnh,
khai thác các nguồn lực khác nhau [15], [22].
Trongnhững nguyên nhân này, thực hành nuôi dưỡngkhông đúng là một
nguy cơ rất cao dẫn đến tình trạng SDD ở trẻ nhỏ. Từ lúc 6 tháng tuổi trở đi,
khi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, đứa trẻ bắt đầu ăn bổ
sung và dần từng bước chuyển đổi giai đoạn tiếp cận ăn những thức ăn thông
thường như mọi thành viên trong gia đình [3], [7], [23]. Đây là một giai đoạn
đặc biệt quan trọng với nhiều nguy cơ tác động có hại đến sức khoẻ và TÌNH
TRẠNG DINH DƯỠNG ở trẻ, sự thiếu hụt dinh dưỡng mắc phải trong độ tuổi
này rất khó bù đắp khắc phục ở những năm tiếp theo [10], [11], [13].
16
2.6.4. Nguyênnhân cơ bản
Nguyên nhân cơ bản bao gồm những vấn đề liên quan đến cơ cấu kinh
tế, các yếu tố văn hóa, chính trị - xã hội, có sự phân phối không công bằng các
nguồn lực, thiếu những chính sáchxã hội phù hợp, phong tục, tập quán lạc hậu
ăn uống sai lầm và mất an toàn vệ sinh thực phẩm [4], [25], [26].
Tháng 12/1992 Hội nghị quốc tế cấp cao về Dinh dưỡng tại Roma
(FAO/WHO phốihợp tổ chức), đã chỉ ra rằng, nguyên nhân sâu xa của SDD là
nghèo nàn và thiếu kiến thức trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
2.7. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em
2.7.1. Nuôiconbằng sữa mẹ
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo khi nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM)
là cho trẻ bú sớm trong vòng giờ đầu sau khi sinh càng sớm càng tốt; cho trẻ
bú theo nhu cầu, khi nào trẻ no trẻ tự thôi bú; NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng
đầu. Bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung (ABS) bằng thức ăn an toàn và đầy đủ chất
dinh dưỡng khi được 6 tháng tuổi (tròn 180 ngày tuổi) và tiếp tục cho trẻ bú ít
nhất đến 18 tháng tuổi [52], [53]. NCBSM là một trong những biện pháp quan
trọng nhất để bảo vệ sức khoẻ trẻ em trước hết sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh
nhất, rẻ nhất, thích hợp nhất và là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho trẻ từ
lúc mới sinh đến tròn 6 tháng tuổi, không những thế, sữa mẹ còn giúp trẻ tăng
sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng [2], [3], [7].
Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia về tình trạng dinh dưỡng của
trẻ em và bà mẹ Việt Nam năm 2000 cho thấy vùng núi phía Bắc tỷ lệ trẻ được
bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu đạt 18,5%, bú sữa mẹ cộng với uống
các loại nước khác trong 4 tháng đầu đạt 45,5% [25].
2.7.2. Nuôiconbằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung
Viện Dinh dưỡng khuyến cáo cho trẻ bú sớm ngay trong vòng 1 giờ đầu
sau sinh, NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú mẹ kéo dài từ 18-24 tháng
17
tuổi. Bắt đầu cho trẻ ABS khi trẻ tròn 6 tháng tuổi và tiếp tục bú mẹ. Cho trẻ
ăn thức ăn đa dạng, đủ 4 nhóm thực phẩm, giàu dinh dưỡng, ăn đủ bữa theo lứa
tuổi. Sử dụng thức ăn bổ sung vitamin và khoáng chất nếu có nhu cầu, chế biến
thức ăn lỏng hơn khi trẻ bệnh, cho bú mẹ nhiều hơn, thức ăn mềm, đủchất dinh
dưỡng [24], [25].
Trẻ em là một cơ thể đang lớn, sự tăng cân của trẻ là một biểu hiện của
sự phát triển bình thường, sau 6 tháng cân nặng của trẻ tăng gấp 2 lần và sau 1
năm tăng gấp 3 lần so với cân nặng khi mới sinh, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất của
trẻ dưới 1 tuổi, nhưng không thể NCBSM đơn thuần từ lúc đẻ đến lúc cai sữa
mẹ, vì sữa mẹ không đủ thoả mãn nhu cầu cho cơ thể trẻ ngày càng lớn lên. Do
đó cần cho trẻ ăn thêm thức ABS đầy đủ các chất dinh dưỡng từ tháng thứ 7 trở
đi để trẻ phát triển tốt, phòng ngừa các bệnh SDD, còi xương và thiếu máu [1],
[11], [12], [16].
Ăn sam là quá trình nuôi trẻ, tập cho trẻ thích ứng với sự chuyển đổichế
độ ăn từ khẩu phần hoàn toàn dựa vào sữa mẹ sang một chế độ ăn sử dụng đều
đặn các sản phẩm sẵn có trong bữa ăn gia đình. Nghiên cứ của Hà Huy Khôi
(2001) về ăn sam sớm đã xem lại tiền sử nuôi dưỡng trẻ ở một số vùng của Việt
Nam nhận thấy trẻ thường được ăn sam vào tháng thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi sinh,
thức ăn đầu tiên trẻ thường là bột gạo loại thức ăn có năng lượng thấp và chất
lượng protein kém [13].
Như vậy, NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp trẻ phát triển toàn
diện, tránh được một số bệnh nhiễm trùng, tăng sức đề kháng cho trẻ [3], [7].
Cho trẻ ABS quá sớm, trẻ không hấp thu được, dễ bị rối loạn tiêu hoá, ngược
lại ABS quá muộn, trẻ thường hay bị thiếu vi chất dinh dưỡng và năng lượng.
Bên cạnh đó cho ABS không đúng về số lượng và chất lượng, mất vệ sinh an
toàn thực phẩm cũng dẫn tới SDD và bệnh tật, điều này hoàn toàn phụ thuộc
vào người chăm sóc trẻ, như vậy kiến thức của bà mẹ về dinh dưỡng và sức
khoẻ đóng vai trò rất quan trọng [10].
18
2.7.3. Cânnặng sơ sinh thấp
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5tuổi chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cân
nặng sơ sinh của trẻ. Qua nghiên cứu của Hà Huy Khôi, Lê Bạch Mai, Lê Bảo
Khanh và cộng sự vào năm 1992 trên 2 lô trẻ: 1 lô có tình trạng dinh dưỡng tốt
và một lô suy dinh dưỡng với cùng điều kiện kinh tế xã hội cho thấy trẻ có tình
trạng dinh dưỡng tốt hơn có cân nặng sơ sinh cao hơn, chịu ăn hơn thì ít mắc
bệnh hơn [14].
2.7.4. Kiến thức - thực hành của bà mẹ
Việc các bà mẹ, người chăm sóc trẻ thiếu kiến thức, ít hiểu biết về dinh
dưỡng hợp lý và việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là ở các
bà mẹ trẻ tuổi, các bà mẹ núi cao, nông thôn xa đô thị đã ảnh hưởng tới tình
trạng dinh dưỡng của trẻ em 12, 25, 29. Trong số trẻ SDD vào viện thấy,
có khoảng 60 - 70% là do ăn uống mà chủ yếu là do bà mẹ thiếu kiến thức nuôi
con, nhiều nghiên cứu cho thấy những trẻ em trên 6 tháng đã có tỉ lệ SDD cao
(41%) 23, 39].
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ chuyển tiếp nhưng về cơ bản mô
hình bệnh tật nước ta vẫn là SDD và các bệnh nhiễm khuẩn. Theo điều tra của
Nguyễn Thị Thu Nhạn năm 1993, tại 1 phường, thành phố Hà Nội cho thấy tỷ
lệ SDD của trẻ dưới 3 tuổi là 42% trong đó lứa tuổi có tỷ lệ SDD cao là từ 11 -
23 tháng tuổi. Cuộc điều tra cũng cho thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng dinh
dưỡng này là do nuôi dưỡng chiếm 67% và do bệnh nhiễm khuẩn chiếm 17%
với các yếu tố nguy cơ chủ yếu là ăn sam sớm (86,7%), mẹ mất hoặc thiếu sữa
(65,9%), caisữa trước 12 tháng (30,3%)và cân nặng sơ sinh thấp (20,1%) [17].
19
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đốitượng nghiên cứu
Trẻ dưới 5 tuổi và mẹ hoặc bố đến khám bệnh, tư vấn dinh dưỡng tại
phòng khám Dinh dưỡng bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2021.
*Tiêu chuẩn lựa chọn
Chọn tất cả các trẻ em dưới 5 tuổi đến khám và được tư vấn dinh dưỡng
tại Phòng khám dinh dưỡng năm 2021.
Bố/mẹ hoặc người chăm sóc trẻ đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ
Bố/mẹ hoặc người chăm sóc không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc
không có khả năng trả lời các câu hỏi.
Trẻ bịcác bệnh do ditruyền hoặc dịtật bẩm sinh tiêu hóa, tim mạch, thần
kinh; trẻ bị gù; chấn thương cắt cụt chi; trẻ bị bó bột nhằm mục đích loại trừ
các yếu tố gây nhiễu.
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Tạikhoa Dinh dưỡng bệnhviện Trẻ em Hải Phòng.
Thời gian nghiên cứu: Năm 2020.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thiếtkế nghiên cứu
Theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
3.2.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
3.2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu
Chúng tôi áp dụng công thức tính cỡ mẫu:
20
2
2
1 /2
(1 )
p p
n Z 


 

Trong đó:
n: Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được
p: tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam năm
2017 (23,8%)
∆: Sai số mong muốn = 0,05
Z1 - α/2: hệ số tin cậy với α = 0,05 thì Z1 - α/2 =1,96
Áp dụng công thức ta có cỡ mẫu:  
 
2
2
0,238 (1 0,238)
1,96 278
0,05
n
 
  
Thay số vào công thức ta tính được n = 278, như vậy, cỡ mẫu tối thiểu
làm tròn là 280 cặp mẹ con dưới 5 tuổi tham gia vào nghiên cứu.
3.2.2.2. Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện không xác suất.
Hàng ngày lấy đối tượng nghiên cứu từ 7:30 đến 11:30 buổi sáng và
chiều từ 14:00 đến 16:00 cho đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu.
3.2.3. Các biếnsố và chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.1. Các biến số, chỉ số và cách thu thập
Nhóm
biến số
Tên biến số cần thu
thập
Chỉ số/ Định nghĩa
Phương
pháp
thu thập
Công cụ
1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Mục
tiêu 1
Tuổi của trẻ Tuổi tính theo tháng Hỏi Phiếu hỏi
Giới Nam/Nữ Hỏi Phiếu hỏi
Cao/cân trẻ Biến liên tục Cân/đo
Thước,
cân
21
Nhóm
biến số
Tên biến số cần thu
thập
Chỉ số/ Định nghĩa
Phương
pháp
thu thập
Công cụ
1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Tuổi mẹ Biến định lượng Hỏi Phiếu hỏi
Nghề nghiệp Biến định danh Hỏi Phiếu
Học vấn
Biến định danh (tiểu
học, THCS, THPT,
THCN và trên)
Hỏi Phiếu hỏi
Thu nhập
<1,5 triệu đ/người/tháng
≥ 1,5 triệu đ/người/tháng
[6]
Hỏi Phiếu hỏi
2. Thực trạng dinh dưỡng
Tỷ lệ SDD nhẹ cân
Số trẻ SDD nhẹ
cân/tổng số trẻ nghiên
cứu
Tính
toán
Phần mền
thống kê
Tỷ lệ SDD nhẹ cân
theo tuổi
Số trẻ SDD nhẹ cân
theo tuổi/tổng số trẻ
theo tuổi được nghiên
cứu
Tính
toán
Phần mền
thống kê
Tỷ lệ SDD nhẹ cân
theo giới
Số trẻ SDD nhẹ cân
theo giới/tổng số trẻ
theo giới được nghiên
cứu
Tính
toán
Phần mền
thống kê
Mức độ SDD
Số trẻ SDD theo mức
độ/tổng số trẻ theo
Tính
toán
Phần mền
thống kê
22
Nhóm
biến số
Tên biến số cần thu
thập
Chỉ số/ Định nghĩa
Phương
pháp
thu thập
Công cụ
1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
mức độ được nghiên
cứu
Tỷ lệ SDD Thấp
còi
Số trẻ SDD thấp
còi/tổng số trẻ nghiên
cứu
Tính
toán
Phần mền
thống kê
Tỷ lệ SDD thấp còi
Số trẻ SDD thấp còi
theo tuổi/tổng số trẻ
theo tuổi được nghiên
cứu
Tính
toán
Phần mền
thống kê
Tỷ lệ SDD thấp còi
Số trẻ SDD thấp còi
theo giới/tổng số trẻ
theo giới được nghiên
cứu
Tính
toán
Phần mền
thống kê
Mức độ SDD thấp
còi
Số trẻ SDD thấp còi
theo mức độ/tổng số
trẻ theo mức độ được
nghiên cứu
Tính
toán
Phần mền
thống kê
Tỷ lệ SDD gày
mòn
Số trẻ SDD gày
mòn/tổng số trẻ nghiên
cứu
Tính
toán
Phần mền
thống kê
Tỷ lệ SDD gày mòn
Số trẻ SDD gày mòn
theo tuổi/tổng số trẻ
Tính
toán
Phần mền
thống kê
23
Nhóm
biến số
Tên biến số cần thu
thập
Chỉ số/ Định nghĩa
Phương
pháp
thu thập
Công cụ
1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
theo tuổi được nghiên
cứu
Tỷ lệ SDD gày mòn
Số trẻ SDD gày mòn
theo giới/tổng số trẻ
theo giới được nghiên
cứu
Tính
toán
Phần mền
thống kê
Mức độ SDD gày
mòn
Số trẻ SDD gày mòn
theo mức độ/tổng số
trẻ theo mức độ được
nghiên cứu
Tính
toán
Phần mền
thống kê
Tỷ lệ thừa cân béo
phì
Số trẻ thừa cân, béo
phì/tổng số trẻ nghiên
cứu
Tính
toán
Phần mền
thống kê
Tỷ lệ thừa cân, béo
phì theo tuổi
Số trẻ thừa cân, béo
phì theo tuổi/tổng số
trẻ theo tuổi nghiên
cứu
Tính
toán
Phần mền
thống kê
Tỷ lệ thừa cân béo
phì theo giới
Số trẻ thừa cân béo phì
theo giới/tổng số trẻ
theo giới được nghiên
cứu
Tính
toán
Phần mền
thống kê
24
Nhóm
biến số
Tên biến số cần thu
thập
Chỉ số/ Định nghĩa
Phương
pháp
thu thập
Công cụ
1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Mục
tiêu 2
Tỷ lệ thiếu máu
Số trẻ thiếu máu
(Hb<110 g/L)/tổng số
trẻ nghiên cứu
Tính
toán
Phần mền
thống kê
Tỷ lệ thiếu máu theo
giới
Số trẻ thiếu máu theo
giới/tổng số trẻ theo
giới nghiên cứu
Tính
toán
Phần mền
thống kê
Tỷ lệ thiếu máu theo
tuổi
Số trẻ thiếu máu theo
tuổi/tổng số trẻ theo
tuổi nghiên cứu
Tính
toán
Phần mền
thống kê
3. Một số yếu tố liên quan đến SDD thấp còi
Cân nặng lúc sinh
Biến liên tục (cân tính
bằng g)
Hỏi Phiếu hỏi
Giới Trai/gái: biến nhị phân Hỏi Phiếu hỏi
Tuổi (tháng) Khoảng chia Hỏi Phiếu hỏi
Nghề nghiệp của bà
mẹ
Nghề nghiệp chính của
bà mẹ hiện nay?
Hỏi Phiếu hỏi
Kinh tế hộ gia đình
Nghèo/khôngnghèo
(nhị phân)
Hỏi Phiếu hỏi
Học vấn mẹ Biến định danh Hỏi Phiếu hỏi
Tuổi mẹ Biến khoảngchia Hỏi Phiếu hỏi
25
Nhóm
biến số
Tên biến số cần thu
thập
Chỉ số/ Định nghĩa
Phương
pháp
thu thập
Công cụ
1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Cao/cân mẹ khi có
thai
Biến liên tục Hỏi Phiếu hỏi
Bú mẹ hoàn toàn 6
tháng đầu
Biến nhị phân Hỏi Phiếu hỏi
Thời gian cai sữa Biến khoảngchia Hỏi Phiếu hỏi
3.3. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin
3.3.1. Thu thập các số đo nhân trắc
Tính tuổi: tuổi của trẻ dưới 5 tuổi tính bằng tuổi tháng theo quy ước của
WHO năm 1983 dựa vào ngày, tháng, năm sinh của trẻ và ngày điều tra để tính
tháng tuổi. Thí dụ: từ khi mới sinh tới trước ngày tròn tháng (từ 1 - 29 ngày hay
còn gọi là tháng thứ nhất) được coilà 1 tháng tuổi, (từ sơ sinh đến 11 tháng 29
ngày) gọi là dưới 1 tuổi.
Cân nặng: trẻ em được xác định bởi cân bàn điện tử của UNICEF có độ
chính xác đến 100g để xác định trọng lượng của trẻ, kết quả được ghi theo
kilogram với 1 số lẻ. Trước khi cân chúng tôi chỉnhcân về vị trí cân bằng số 0,
kiểm tra cân hai lần bằng quả cân chuẩn để kiểm tra độ chính xác và độ nhạy
cảm của cân, khi cân đặt cân ở vị trí thuận tiện, ổn định, bằng phẳng, đủ ánh
sáng và khô ráo. Trẻ được cân chỉ mặc quần áo mỏng, nếu trẻ không tự đứng
được hoặc quấy khóc thì cân cả mẹ và con, sau đó trừ đi cân của mẹ.
Chiều cao của trẻ:
+ Đối với trẻ dưới 2 tuổi: Sử dụng thước đo nằm
26
Để thước trên mặt phẳng nằm ngang, đặt trẻ nằm ngửa, một người giữ
đầu để mắt trẻ nhìn lên trần nhà, mảnh gỗ chỉ số 0 của thước áp sát đỉnh đầu
trẻ, một người khác giữ thẳng đầu, gối áp sát xuống mặt bàn và đưa mảnh gỗ
thứ hai áp sát gót bàn chân của trẻ, (lưu ý gót chân sát mặt phẳng nằm ngang
và bàn chân thẳng đứng), đọc kết quả ghi số centimet với 1 số lẻ, với độ chính
xác tới 0,5cm.
+ Đo chiều cao đứng: đối với trẻ từ trên 2 tuổi.
Sử dụng thước Mocrotoisevới độ chính xác đến 0,1cm, chỉnh thước cho
đúng chiều dài và gắn thước vào tường vuông góc với mặt đất nằm ngang. Trẻ
được đo bỏ giày dép, đi chân không, đứng áp sát đầu, vai, mông, gót chân vào
tường(đảm bảo 4 điểm trạm), mắt nhìn thẳng, hai tay thẳng theo nếp quần kéo
mảnh gỗ áp sát đỉnh đầu, kéo sát thước lên đỉnh đầu, đọc kết quả và ghi số
centimet với 1 số lẻ, độ chính xác tới 0,1cm.
Tác giả và các điều dưỡng của phòng khám trực tiếp cân, đo đối tượng
nghiên cứu.
3.3.2. Phỏng vấn
Phỏng vấn mẹ hoặc bố hay người trực tiếp chăm sóc trẻ theo bộ câu hỏi
đã được thiết kế từ trước.
3.3.3 Đánhgiá tình trạng dinh dưỡng
3.3.3.1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ
Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trong nghiên cứu này:
Chúng tôiáp dụng theo chuẩn phân loại mới của(WHO-2006). Sử dụng các số
đo nhân trắc với SDD thể nhẹ cân dùng chỉ số cân nặng theo tuổi (CN/T);thể
thấp còi chúng tôi dùng chỉ số chiều cao theo tuổi (CC/T); thể gầy còm dùng
chỉ số cân nặng theo chiều cao (CN/CC). Các chỉ số này sẽ được so sánh với
quần thể tham khảođược Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo áp dụng từ năm
2006.
27
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi dựa vào Z-Score(WHO-
2006) như sau:
+ Từ - 2SD Z-score trở lên: không SDD
+ Dưới - 2SD Z-score: suy dinh dưỡng
+ >2SD Z-score: thừa cân béo phì
Phân loại các thể SDD thành 3 mức độ sau:
+ Độ I: dưới - 2SD đến <- 3SD
+ Độ II: từ dưới - 3SD đến <- 4SD
+ Độ III: dưới - 4SD
3.3.3.2. Thiếu máu
Trẻ coi là thiếu máu khi nồng độ Hb<110 g/L theo tiêu chuẩn của Tổ
chức Y thế Thế giới.
3.3.3.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ
+ Theo chỉ số khối lượng cơ thể BMI
+ Theo công thức BMI = Cân nặng (kg) / (chiều cao)2 (m)
Theo Tiểu ban côngtác béo phì của WHO khu vực Tây TháiBình Dương
và Hội đái tháo đường Châu Á, đề nghị thang phân loại như sau [4].
+ BMI 18,5- 22,9: bình thường
+ BMI < 18,5: thiếu cân (gầy)
+ BMI ≥ 23: thừa cân (béo)
3.3.3.4. Cách đánh giá về mức độ kinh tế hộ gia đình
Áp dụng tiêu chí xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo dựa theo Quyết định
số Thủ tướng chính phủ (2021) Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn
nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025 [6] như sau:
Tiêu chí hộ nghèo:
Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ dưới 1,5
triệu đồng/người/tháng là hộ nghèo.
28
Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bìnhquân từ dưới 2 triệu
đồng/người/tháng là hộ nghèo.
3.3.4. Xử lý số liệu
Các phiếu phỏng vấn được thu lại để kiểm tra tính hợp lệ và chỉnh sửa,
bổ sung những thông tin sai hoặc thiếu ngay tại địa bàn điều tra.
Kiểm tra các số liệu trước và sau khi đã nhập vào máy tính.
Phương pháp xử lý số liệu trên phần mềm máy tính của chương trình
thống kê Y học SPSS 22.0
Dùng test khi bình phương để so sánh tỷ lệ, tính OR, P để xác định yếu
tố nguy cơ trong phân tíchđơn và đa biến. Áp dụng phân tích mô tả tính tần số,
tỷ lệ phần trăm.
3.3.5. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu tuân thủ nội dung nghiên cứu đã được Hội đồng thông qua
đề cương Bác sỹ chuyên khoa cấp II trường đại học Y Dược Hải Phòng phê
duyệt.
Nghiên cứu được sự đồng ý cho phép của Ban giám đốc bệnh viện Trẻ
em Hải Phòng cho phép.
Gia đình bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi đã được giải
thích kỹ về quyền lợi, trách nhiệm khi tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu
không xâm hại đến sức khỏe đốitượng nghiên cứu. Ngược lại đối tượng còn
được tư vấn, điều trị bệnh mắc phải đi kèm với tình trạng dinh dưỡng.
Thông tin của đối tượng được giữ kín, chỉ phục vụ mục tiêu nghiên cứu
khoa học, không vì mục tiêu gì khác.
29
Chương 4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng
4.1.1. Đặc điểm chungcủa đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
STT Thông tin về mẹ Số NC Tỷ lệ(%)
1 Tuổi bà mẹ
< 20 tuổi
20 – 35 tuổi
> 35 tuổi
2 Trình độ học vấn của bà mẹ
Tiểu học
THCS
THPT
THCN - CĐ-ĐH
3 Nghề nghiệp của bà mẹ
Làm ruộng
Công nhân, viên chức
Tiểu thương, nội trợ, khác
4 Kinh tế hộ gia đình
Nghèo
Cận nghèo
Trung bình
Khá, giầu
Nhận xét:
30
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới
Nhóm tuổi
(tháng tuổi)
Nam Nữ Tổng số
Số
NC
Tỷ lệ
(%)
Số NC
Tỷ lệ
(%)
Số NC
Tỷ lệ
(%)
0 – 12
13 – 24
25 – 36
37 – 48
49 – 60
Tổng số
Nhận xét:
4.1.2. Tỷlệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi
Bảng 3.3. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo tuổi
Nhóm tuổi
(tháng tuổi)
Trẻ SDD Trẻ không SDD
p
Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%)
0 – 12
13 – 24
25 – 36
37 – 48
49 – 60
Tổng số
Nhận xét:
31
Bảng 3.4. Suy dinh dưỡng thể thấp còi theo tuổi
Nhóm tuổi
(tháng tuổi)
Trẻ SDD Trẻ không SDD
p
Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%)
0 – 12
13 – 24
25 – 36
37 – 48
49 – 60
Tổng số
Nhận xét:
Bảng 3.5. Suy dinh dưỡng thể gầy còm theo tuổi
Nhóm tuổi
(tháng tuổi)
Trẻ SDD Trẻ không SDD
p
Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%)
0 – 12
13 – 24
25 – 36
37 – 48
49 – 60
Tổng số
Nhận xét:
32
Bảng 3.6. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo giới
Giới
Trẻ SDD Trẻ không SDD
p
Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%)
Nam
Nữ
Tổng
Nhận xét:
3.7. Suy dinh dưỡng thể thấp còi theo giới
Giới
Trẻ SDD Trẻ không SDD
p
Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%)
Nam
Nữ
Tổng
Nhận xét:
3.8. Suy dinh dưỡng thể gầy còm theo giới
Giới
Trẻ SDD Trẻ không SDD
p
Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%)
Nam
Nữ
Tổng
Nhận xét:
33
Bảng 3.9. Mức độ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo giới
Mức độ suy dinh
dưỡng
Số NC
Nam Nữ
Số
NC
Tỷ lệ
(%)
Số
NC
Tỷ lệ
(%)
Trẻ không SDD
Trẻ SDD
Độ I
Độ II
Độ III
Nhận xét:
Bảng 3.10. Mức độ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo giới
Mức độ suy dinh
dưỡng
Số NC
Nam Nữ
Số
NC
Tỷ lệ
(%)
Số
NC
Tỷ lệ
(%)
Trẻ không SDD
Trẻ SDD
Độ I
Độ II
Độ III
Nhận xét:
34
Bảng 3.11. Mức độ suy dinh dưỡng thể gầy còm theo giới
Mức độ suy dinh
dưỡng
Số NC
Nam Nữ
Số
NC
Tỷ lệ
(%)
Số
NC
Tỷ lệ
(%)
Trẻ không SDD
Trẻ SDD
Độ I
Độ II
Độ III
Nhận xét:
Bảng 3.12. Mức độ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo tuổi
Nhóm
tuổi
(tháng
tuổi)
Trẻ không
SDD
Trẻ SDD
Độ I Độ II Độ III
Số
NC
Tỷ lệ
(%)
Số
NC
Tỷ lệ
(%)
Số NC
Tỷ lệ
(%)
Số NC
Tỷ lệ
(%)
0 – 12
13 – 24
25 – 36
37 – 48
49 – 60
Tổng số
Nhận xét:
35
Bảng 3.13. Mức độ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo tuổi
Nhóm
tuổi
(tháng
tuổi)
Trẻ không
SDD
Trẻ SDD
Độ I Độ II Độ III
Số
NC
Tỷ lệ
(%)
Số
NC
Tỷ lệ
(%)
Số NC
Tỷ lệ
(%)
Số NC
Tỷ lệ
(%)
0 – 12
13 – 24
25 – 36
37 – 48
49 – 60
Tổng số
Nhận xét:
Bảng 3.14. Mức độ suy dinh dưỡng thể gầy còm theo tuổi
Nhóm
tuổi
(tháng
tuổi)
Trẻ không
SDD
Trẻ SDD
Độ I Độ II Độ III
Số
NC
Tỷ lệ
(%)
Số
NC
Tỷ lệ
(%)
Số NC
Tỷ lệ
(%)
Số NC
Tỷ lệ
(%)
0 – 12
13 – 24
25 – 36
37 – 48
49 – 60
Tổng số
Nhận xét:
36
4.1.3. Tỷlệ thừa cân béo phì
3.15. Tỷ lệ thừa cân béo phì theo giới
Giới
Thừa cân/béo phì Trẻ không SDD
p
Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%)
Nam
Nữ
Tổng
Nhận xét.
Bảng 3.16. Tỷ lệ thừa cân béo phì theo tuổi
Nhóm tuổi
(tháng tuổi)
Thừa cân béo phì Trẻ không SDD
p
Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%)
0 – 12
13 – 24
25 – 36
37 – 48
49 – 60
Tổng số
Nhận xét.
4.1.4. Tỷ lệ thiếu máu
3.17. Tỷ lệ thiếu máu theo giới
Giới
Thiếu máu Trẻ không SDD
p
Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%)
Nam
Nữ
Tổng
Nhận xét.
37
Bảng 3.18. Tỷ lệ thiếu máu theo tuổi
Nhóm tuổi
(tháng tuổi)
Thừa cân béo phì Trẻ không SDD
p
Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%)
0 – 12
13 – 24
25 – 36
37 – 48
49 – 60
Tổng số
Nhận xét.
4.2. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thể thấp còi
4.2.1. Các yếutố từ phía trẻ
Bảng 3.19. Liên quan giữa cân nặng sơ sinh và tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi
Cân nặng
sơ sinh
(gram)
Trẻ SDD
Trẻ không
SDD
Tổng
OR
(95%CI)
p
Số
NC
(%)
Số
NC
(%)
Số
NC
(%)
< 2500
≥ 2500
Tổng
Nhận xét:
38
4.2.2. Yếu tố nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ
Bảng 3.20. Liên quan giữa thời gian trẻ bú mẹ sau đẻ với tỷ lệ suy dinh dưỡng
thấp còi
Thời gian
bú mẹ sau
đẻ
Trẻ SDD
Trẻ không
SDD
Tổng
OR
(95% CI)
p
Số
NC
(%)
Số
NC
(%)
Số
NC
(%)
> 1 giờ đầu
≤ 1 giờ đầu
Tổng
Nhận xét:
Bảng 3.21. Liên quan giữa thời gian cai sữa mẹ với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp
còi
Thời gian
cai sữa
Trẻ SDD
Trẻ không
SDD
Tổng
OR
(95%CI)
p
Số
NC
(%)
Số
NC
(%)
Số
NC
(%)
< 18 tháng
≥ 18 tháng
Tổng
Nhận xét:
39
Bảng 3.22. Liên quan giữa thời gian bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung với
tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi
Thời gian
bắt đầu
cho trẻ ăn
bổ sung
Trẻ SDD
Trẻ
không
SDD
Tổng
OR
(95%CI)
p
Số
NC
(%)
Số
NC
(%)
Số
NC
(%)
< 4 tháng
4-6 tháng
> 6 tháng
Tổng
Nhận xét:
Bảng 3.23. Liên quan giữa trẻ được bổ sung vitamin A trong vòng 6 tháng qua
với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi
Bổ sung
vitamin A
Trẻ SDD
Trẻ không
SDD
Tổng
OR
(95%CI)
P
Số
NC
(%)
Số
NC
(%)
Số
NC
(%)
Không
Có
Tổng
Nhận xét:
40
4.2.3. Yếu tố từ phía mẹ
Bảng 3.24. Liên quan giữa trình độ học vấn bà mẹ với tỷ lệ suy dinh dưỡng
thấp còi ở trẻ
Trình độ học
vấn của bà mẹ
Trẻ SDD
Trẻ không
SDD
Tổng
OR p
Số
NC
(%)
Số
NC
(%)
Số
NC
(%)
≤ THCS
≥ THPT
Tổng
Nhận xét:
Bảng 3.25. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ với tỷ lệ suy dinh
dưỡng thấp còi ở trẻ em
Tình trạng
dinh dưỡng của
bà mẹ
Trẻ SDD
Trẻ không
SDD
Tổng
OR
(95%CI)
p
Số
NC
(%)
Số
NC
(%)
Số
NC
(%)
Gầy
(BMI<18,5 kg/m2)
Không gầy
(BMI≥18,5 kg/m2)
Tổng
Nhận xét:
41
Bảng 3.26. Liên quan giữa bà mẹ được bổ sung vi chất dinh dưỡng với tỷ lệ
suy dinh dưỡng thấp còiở trẻ em
Loại vi chất bổ
sung
Trẻ SDD
Trẻ không
SDD
Tổng
OR
(95%CI)
p
Số
NC
(%)
Số
NC
(%)
Số
NC
(%)
Uống
vitamin A
sau sinh
Không
Có
Uống
viên sắt
trong thời
gian
mang thai
Không
Có
Ăn muối
iod trong
thời kỳ
mang thai
Không
Có
Tổng
Nhận xét:
42
Chương 5. DỰ KIẾN BÀN LUẬN
5.1. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại Phòng khámdinh dưỡng
bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2020.
5.2. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở đối tượng
nghiên cứu.
43
DỰ KIẾN KẾT LUẬN
5.1. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại Phòng khámdinh dưỡng
bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2020.
5.2. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở đối tượng
nghiên cứu.
44
DỰ KIẾN NGHỊ
Tuỳ theo kết quả nghiên cứu để đưa ra các kiến nghị cụ thể.
45
MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3
2.1. Dinh dưỡng, bệnh tật và sức khoẻ.........................................................................3
2.2. Khái niệm, dịch tễ học và các hình thái về suy dinh dưỡng ở trẻ em...............3
2.2.1. Khái niệm chung..............................................................................................3
2.2.2. Dịch tễ học suy dinh dưỡng ...........................................................................4
2.2.3. Các hình thái suy dinh dưỡng ở trẻ em .........................................................5
2.3. Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay.......................................................5
2.3.1. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em trên thế giới ............................................5
2.3.2. Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam .............................................7
2.4. Tình trạng thừa cân béo phì, thiếu máu, thiếu vi chất dinh dưỡng ...................9
2.5. Phân loại tình trạng dinh dưỡng ......................................................................... 11
2.5.1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em theo các chỉ số Z-score............. 11
2.5.2. Phân loại tình trạng dinh dưỡng cá nhân................................................... 13
2.5.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng quần thể theo TCYTTG ....................... 13
2.6. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến
tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em................................................................................... 13
2.6.1. Mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng và tử vongtrẻ em của UNICEF 13
2.6.2. Nguyên nhân trực tiếp.................................................................................. 14
2.6.3. Nguyên nhân tiềm tàng................................................................................ 15
2.6.4. Nguyên nhân cơ bản..................................................................................... 16
2.7. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em.......................... 16
2.7.1. Nuôi con bằng sữa mẹ.................................................................................. 16
2.7.2. Nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung............................................ 16
2.7.3. Cân nặng sơ sinh thấp .................................................................................. 18
2.7.4. Kiến thức - thực hành của bà mẹ ................................................................ 18
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 19
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................... 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 19
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................. 19
3.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 19
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................... 19
3.2.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu .................................................................... 19
3.2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ............................................................... 20
3.3. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin..................................................... 25
3.3.1. Thu thập các số đo nhân trắc....................................................................... 25
3.3.2. Phỏng vấn ...................................................................................................... 26
46
3.3.3 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ................................................................... 26
3.3.4. Xử lý số liệu .................................................................................................. 28
3.3.5. Đạo đức nghiên cứu ..................................................................................... 28
Chương 4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 29
4.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ........................................................................................... 29
4.1.1. Đặc điểm chungcủa đối tượng nghiên cứu................................................ 29
4.1.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi.......................................................... 30
4.1.3. Tỷ lệ thừa cân béo phì.................................................................................. 36
4.2. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thể thấp còi .............................. 37
4.2.1. Các yếu tố từ phía trẻ ................................................................................... 37
4.2.2. Yếu tố nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ............................................................ 38
4.2.3. Yếu tố từ phía mẹ ......................................................................................... 40
Chương 5. DỰ KIẾN BÀN LUẬN................................................................................ 42
5.1. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại Phòng khám dinh dưỡng bệnh
viện Trẻ em Hải Phòng năm 2020............................................................................. 42
5.2. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở đối tượng nghiên
cứu. 42
DỰ KIẾN KẾT LUẬN .................................................................................................... 43
5.1. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại Phòng khám dinh dưỡng bệnh
viện Trẻ em Hải Phòng năm 2020............................................................................. 43
5.2. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở đối tượng nghiên
cứu. 43
DỰ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 44
47
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân bố tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi theo các vùng
sinh thái.................................................................................................................................8
Bảng 1.2. Phân loại suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo các chỉ số Z-score..... 13
Bảng 1.3. Phân loại mức độ suy dinh dưỡng ở cộng đồng.......................................... 13
Bảng 2.1. Các biến số, chỉ số và cách thu thập............................................................. 20
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.................................................. 29
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới ............................. 30
Bảng 3.3. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo tuổi.......................................................... 30
Bảng 3.4. Suy dinh dưỡng thể thấp còi theo tuổi ......................................................... 31
Bảng 3.5. Suy dinh dưỡng thể gầy còm theo tuổi ........................................................ 31
Bảng 3.6. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo giới.......................................................... 32
3.7. Suy dinh dưỡng thể thấp còi theo giới ................................................................... 32
3.8. Suy dinh dưỡng thể gầy còm theo giới .................................................................. 32
Bảng 3.9. Mức độ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo giới ............................................ 33
Bảng 3.10. Mức độ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo giới ......................................... 33
Bảng 3.11. Mức độ suy dinh dưỡng thể gầy còm theo giới ........................................ 34
Bảng 3.12. Mức độ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo tuổi.......................................... 34
Bảng 3.13. Mức độ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo tuổi ......................................... 35
Bảng 3.14. Mức độ suy dinh dưỡng thể gầy còm theo tuổi ........................................ 35
3.15. Tỷ lệ thừa cân béo phì theo giới............................................................................ 36
Bảng 3.16. Tỷ lệ thừa cân béo phì theo tuổi ................................................................. 36
3.17. Tỷ lệ thiếu máu theo giới ....................................................................................... 36
Bảng 3.18. Tỷ lệ thiếu máu theo tuổi ............................................................................. 37
Bảng 3.19. Liên quan giữa cân nặng sơ sinh và tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi........ 37
Bảng 3.20. Liên quan giữa thời gian trẻ bú mẹ sau đẻ với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp
còi....................................................................................................................................... 38
Bảng 3.21. Liên quan giữa thời gian cai sữa mẹ với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi38
Bảng 3.22. Liên quan giữa thời gian bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung với......................... 39
tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi .......................................................................................... 39
Bảng 3.23. Liên quan giữa trẻ được bổ sung vitamin A trong vòng 6 tháng qua với
tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi .......................................................................................... 39
Bảng 3.24. Liên quan giữa trình độ học vấn bà mẹ với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi
ở trẻ..................................................................................................................................... 40
Bảng 3.25. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ với tỷ lệ suy dinh
dưỡng thấp còi ở trẻ em ................................................................................................... 40
48
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm....... 8
Sơ đồ 1.1. Mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em......... 14
49

More Related Content

What's hot

BỆNH SUY DINH DƯỠNG
BỆNH SUY DINH DƯỠNGBỆNH SUY DINH DƯỠNG
BỆNH SUY DINH DƯỠNGSoM
 
Anh huong cua sua bo sung pre probiotic len tinh trang dinh duong, nhiem khua...
Anh huong cua sua bo sung pre probiotic len tinh trang dinh duong, nhiem khua...Anh huong cua sua bo sung pre probiotic len tinh trang dinh duong, nhiem khua...
Anh huong cua sua bo sung pre probiotic len tinh trang dinh duong, nhiem khua...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
ĐIỀU TRỊ SUY DINH DƯỠNG
ĐIỀU TRỊ SUY DINH DƯỠNGĐIỀU TRỊ SUY DINH DƯỠNG
ĐIỀU TRỊ SUY DINH DƯỠNGSoM
 
Thuc trang thieu mau thieu sat o tre em duoi 5 tuoi tai phong kham dinh duong
Thuc trang thieu mau thieu sat o tre em duoi 5 tuoi tai phong kham dinh duongThuc trang thieu mau thieu sat o tre em duoi 5 tuoi tai phong kham dinh duong
Thuc trang thieu mau thieu sat o tre em duoi 5 tuoi tai phong kham dinh duongLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Bv103 cap nhat_chan_doan_va_dieu_tri_dai_thao_duong_tip_2
Bv103 cap nhat_chan_doan_va_dieu_tri_dai_thao_duong_tip_2Bv103 cap nhat_chan_doan_va_dieu_tri_dai_thao_duong_tip_2
Bv103 cap nhat_chan_doan_va_dieu_tri_dai_thao_duong_tip_2XuTimmy
 
Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng
Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡngBai 7 .bệnh suy dinh dưỡng
Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡngLe Khac Thien Luan
 
Lập kế hoạch truyền thông giáo dục dinh dưỡng
Lập kế hoạch truyền thông giáo dục dinh dưỡngLập kế hoạch truyền thông giáo dục dinh dưỡng
Lập kế hoạch truyền thông giáo dục dinh dưỡngnataliej4
 
Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡngSuy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡngMartin Dr
 
HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở TRẺ EM THỪA CÂN, BÉO PHÌ TỪ 10 ĐẾN 15 TUỔI
HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở TRẺ EM THỪA CÂN, BÉO PHÌ TỪ 10 ĐẾN 15 TUỔIHỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở TRẺ EM THỪA CÂN, BÉO PHÌ TỪ 10 ĐẾN 15 TUỔI
HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở TRẺ EM THỪA CÂN, BÉO PHÌ TỪ 10 ĐẾN 15 TUỔILuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

What's hot (9)

BỆNH SUY DINH DƯỠNG
BỆNH SUY DINH DƯỠNGBỆNH SUY DINH DƯỠNG
BỆNH SUY DINH DƯỠNG
 
Anh huong cua sua bo sung pre probiotic len tinh trang dinh duong, nhiem khua...
Anh huong cua sua bo sung pre probiotic len tinh trang dinh duong, nhiem khua...Anh huong cua sua bo sung pre probiotic len tinh trang dinh duong, nhiem khua...
Anh huong cua sua bo sung pre probiotic len tinh trang dinh duong, nhiem khua...
 
ĐIỀU TRỊ SUY DINH DƯỠNG
ĐIỀU TRỊ SUY DINH DƯỠNGĐIỀU TRỊ SUY DINH DƯỠNG
ĐIỀU TRỊ SUY DINH DƯỠNG
 
Thuc trang thieu mau thieu sat o tre em duoi 5 tuoi tai phong kham dinh duong
Thuc trang thieu mau thieu sat o tre em duoi 5 tuoi tai phong kham dinh duongThuc trang thieu mau thieu sat o tre em duoi 5 tuoi tai phong kham dinh duong
Thuc trang thieu mau thieu sat o tre em duoi 5 tuoi tai phong kham dinh duong
 
Bv103 cap nhat_chan_doan_va_dieu_tri_dai_thao_duong_tip_2
Bv103 cap nhat_chan_doan_va_dieu_tri_dai_thao_duong_tip_2Bv103 cap nhat_chan_doan_va_dieu_tri_dai_thao_duong_tip_2
Bv103 cap nhat_chan_doan_va_dieu_tri_dai_thao_duong_tip_2
 
Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng
Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡngBai 7 .bệnh suy dinh dưỡng
Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng
 
Lập kế hoạch truyền thông giáo dục dinh dưỡng
Lập kế hoạch truyền thông giáo dục dinh dưỡngLập kế hoạch truyền thông giáo dục dinh dưỡng
Lập kế hoạch truyền thông giáo dục dinh dưỡng
 
Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡngSuy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng
 
HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở TRẺ EM THỪA CÂN, BÉO PHÌ TỪ 10 ĐẾN 15 TUỔI
HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở TRẺ EM THỪA CÂN, BÉO PHÌ TỪ 10 ĐẾN 15 TUỔIHỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở TRẺ EM THỪA CÂN, BÉO PHÌ TỪ 10 ĐẾN 15 TUỔI
HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở TRẺ EM THỪA CÂN, BÉO PHÌ TỪ 10 ĐẾN 15 TUỔI
 

Similar to De cuong loan1.11 (3)

Luận án nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng...
Luận án nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng...Luận án nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng...
Luận án nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thuc trang suy dinh duong thap coi va hieu qua cai thien khau phan cho tre du...
Thuc trang suy dinh duong thap coi va hieu qua cai thien khau phan cho tre du...Thuc trang suy dinh duong thap coi va hieu qua cai thien khau phan cho tre du...
Thuc trang suy dinh duong thap coi va hieu qua cai thien khau phan cho tre du...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu họ...
Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu họ...Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu họ...
Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu họ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thua can, beo phi cua mo hinh truyen thong giao duc dinh duong o tre em tu 6 ...
Thua can, beo phi cua mo hinh truyen thong giao duc dinh duong o tre em tu 6 ...Thua can, beo phi cua mo hinh truyen thong giao duc dinh duong o tre em tu 6 ...
Thua can, beo phi cua mo hinh truyen thong giao duc dinh duong o tre em tu 6 ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...
Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...
Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng
Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡngBai 7 .bệnh suy dinh dưỡng
Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡngLe Khac Thien Luan
 
Hieu qua can thiep cong dong bang bo sung som da vi chat dinh duong tren phu ...
Hieu qua can thiep cong dong bang bo sung som da vi chat dinh duong tren phu ...Hieu qua can thiep cong dong bang bo sung som da vi chat dinh duong tren phu ...
Hieu qua can thiep cong dong bang bo sung som da vi chat dinh duong tren phu ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
BÀI 4.CÁC VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG CÓ Ý NGHĨA SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG.pptx
BÀI 4.CÁC VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG CÓ Ý NGHĨA SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG.pptxBÀI 4.CÁC VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG CÓ Ý NGHĨA SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG.pptx
BÀI 4.CÁC VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG CÓ Ý NGHĨA SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG.pptxkhanh nhu
 
Tinh trang dinh duong va hieu qua cua mot so bien phap can thiep giam suy din...
Tinh trang dinh duong va hieu qua cua mot so bien phap can thiep giam suy din...Tinh trang dinh duong va hieu qua cua mot so bien phap can thiep giam suy din...
Tinh trang dinh duong va hieu qua cua mot so bien phap can thiep giam suy din...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thua can beo phi o tre mau giao quan 5 thanh pho ho chi minh va hieu qua giao...
Thua can beo phi o tre mau giao quan 5 thanh pho ho chi minh va hieu qua giao...Thua can beo phi o tre mau giao quan 5 thanh pho ho chi minh va hieu qua giao...
Thua can beo phi o tre mau giao quan 5 thanh pho ho chi minh va hieu qua giao...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Một Số Giải Pháp...
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Một Số Giải Pháp...Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Một Số Giải Pháp...
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Một Số Giải Pháp...tcoco3199
 
Hiệu quả của truyền thông tích cực, can thiệp chế độ ăn cải thiện tình trạng ...
Hiệu quả của truyền thông tích cực, can thiệp chế độ ăn cải thiện tình trạng ...Hiệu quả của truyền thông tích cực, can thiệp chế độ ăn cải thiện tình trạng ...
Hiệu quả của truyền thông tích cực, can thiệp chế độ ăn cải thiện tình trạng ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua tre em duoi 5 tuoi huyen...
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua tre em duoi 5 tuoi huyen...Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua tre em duoi 5 tuoi huyen...
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua tre em duoi 5 tuoi huyen...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghiên cứu một số tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường
Nghiên cứu một số tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đườngNghiên cứu một số tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường
Nghiên cứu một số tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đườnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Dịch tễ học các trường hợp tiêm vắc xin phòng dại và kiến thức, thái độ, thực...
Dịch tễ học các trường hợp tiêm vắc xin phòng dại và kiến thức, thái độ, thực...Dịch tễ học các trường hợp tiêm vắc xin phòng dại và kiến thức, thái độ, thực...
Dịch tễ học các trường hợp tiêm vắc xin phòng dại và kiến thức, thái độ, thực...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Hieu qua can thiep tu van che do an, thuc pham bo sung isumalt va luyen tap o...
Hieu qua can thiep tu van che do an, thuc pham bo sung isumalt va luyen tap o...Hieu qua can thiep tu van che do an, thuc pham bo sung isumalt va luyen tap o...
Hieu qua can thiep tu van che do an, thuc pham bo sung isumalt va luyen tap o...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Danh gia nguy co suy dinh duong tren benh nhan viemphoi bang phuong phap sga
Danh gia nguy co suy dinh duong tren benh nhan viemphoi bang phuong phap sgaDanh gia nguy co suy dinh duong tren benh nhan viemphoi bang phuong phap sga
Danh gia nguy co suy dinh duong tren benh nhan viemphoi bang phuong phap sgaLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinhDuy Quang
 
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua sinh vien y2
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua sinh vien y2Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua sinh vien y2
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua sinh vien y2Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to De cuong loan1.11 (3) (20)

Luận án nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng...
Luận án nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng...Luận án nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng...
Luận án nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng...
 
Thuc trang suy dinh duong thap coi va hieu qua cai thien khau phan cho tre du...
Thuc trang suy dinh duong thap coi va hieu qua cai thien khau phan cho tre du...Thuc trang suy dinh duong thap coi va hieu qua cai thien khau phan cho tre du...
Thuc trang suy dinh duong thap coi va hieu qua cai thien khau phan cho tre du...
 
Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu họ...
Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu họ...Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu họ...
Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu họ...
 
Thua can, beo phi cua mo hinh truyen thong giao duc dinh duong o tre em tu 6 ...
Thua can, beo phi cua mo hinh truyen thong giao duc dinh duong o tre em tu 6 ...Thua can, beo phi cua mo hinh truyen thong giao duc dinh duong o tre em tu 6 ...
Thua can, beo phi cua mo hinh truyen thong giao duc dinh duong o tre em tu 6 ...
 
Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...
Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...
Đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại...
 
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
 
Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng
Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡngBai 7 .bệnh suy dinh dưỡng
Bai 7 .bệnh suy dinh dưỡng
 
Hieu qua can thiep cong dong bang bo sung som da vi chat dinh duong tren phu ...
Hieu qua can thiep cong dong bang bo sung som da vi chat dinh duong tren phu ...Hieu qua can thiep cong dong bang bo sung som da vi chat dinh duong tren phu ...
Hieu qua can thiep cong dong bang bo sung som da vi chat dinh duong tren phu ...
 
BÀI 4.CÁC VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG CÓ Ý NGHĨA SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG.pptx
BÀI 4.CÁC VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG CÓ Ý NGHĨA SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG.pptxBÀI 4.CÁC VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG CÓ Ý NGHĨA SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG.pptx
BÀI 4.CÁC VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG CÓ Ý NGHĨA SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG.pptx
 
Tinh trang dinh duong va hieu qua cua mot so bien phap can thiep giam suy din...
Tinh trang dinh duong va hieu qua cua mot so bien phap can thiep giam suy din...Tinh trang dinh duong va hieu qua cua mot so bien phap can thiep giam suy din...
Tinh trang dinh duong va hieu qua cua mot so bien phap can thiep giam suy din...
 
Thua can beo phi o tre mau giao quan 5 thanh pho ho chi minh va hieu qua giao...
Thua can beo phi o tre mau giao quan 5 thanh pho ho chi minh va hieu qua giao...Thua can beo phi o tre mau giao quan 5 thanh pho ho chi minh va hieu qua giao...
Thua can beo phi o tre mau giao quan 5 thanh pho ho chi minh va hieu qua giao...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Một Số Giải Pháp...
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Một Số Giải Pháp...Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Một Số Giải Pháp...
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Một Số Giải Pháp...
 
Hiệu quả của truyền thông tích cực, can thiệp chế độ ăn cải thiện tình trạng ...
Hiệu quả của truyền thông tích cực, can thiệp chế độ ăn cải thiện tình trạng ...Hiệu quả của truyền thông tích cực, can thiệp chế độ ăn cải thiện tình trạng ...
Hiệu quả của truyền thông tích cực, can thiệp chế độ ăn cải thiện tình trạng ...
 
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua tre em duoi 5 tuoi huyen...
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua tre em duoi 5 tuoi huyen...Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua tre em duoi 5 tuoi huyen...
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua tre em duoi 5 tuoi huyen...
 
Nghiên cứu một số tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường
Nghiên cứu một số tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đườngNghiên cứu một số tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường
Nghiên cứu một số tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường
 
Dịch tễ học các trường hợp tiêm vắc xin phòng dại và kiến thức, thái độ, thực...
Dịch tễ học các trường hợp tiêm vắc xin phòng dại và kiến thức, thái độ, thực...Dịch tễ học các trường hợp tiêm vắc xin phòng dại và kiến thức, thái độ, thực...
Dịch tễ học các trường hợp tiêm vắc xin phòng dại và kiến thức, thái độ, thực...
 
Hieu qua can thiep tu van che do an, thuc pham bo sung isumalt va luyen tap o...
Hieu qua can thiep tu van che do an, thuc pham bo sung isumalt va luyen tap o...Hieu qua can thiep tu van che do an, thuc pham bo sung isumalt va luyen tap o...
Hieu qua can thiep tu van che do an, thuc pham bo sung isumalt va luyen tap o...
 
Danh gia nguy co suy dinh duong tren benh nhan viemphoi bang phuong phap sga
Danh gia nguy co suy dinh duong tren benh nhan viemphoi bang phuong phap sgaDanh gia nguy co suy dinh duong tren benh nhan viemphoi bang phuong phap sga
Danh gia nguy co suy dinh duong tren benh nhan viemphoi bang phuong phap sga
 
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
 
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua sinh vien y2
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua sinh vien y2Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua sinh vien y2
Tinh trang dinh duong va mot so yeu to lien quan cua sinh vien y2
 

Recently uploaded

SGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdf
SGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdfSGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdf
SGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
NTH_Thoát vị bẹn TS. Tuấn.pdf rất hay các bạn ạ
NTH_Thoát vị bẹn TS. Tuấn.pdf rất hay các bạn ạNTH_Thoát vị bẹn TS. Tuấn.pdf rất hay các bạn ạ
NTH_Thoát vị bẹn TS. Tuấn.pdf rất hay các bạn ạHongBiThi1
 
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnSGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Phác đồ TD chửa ngoài tử cung.pdf hay cập nhật
Phác đồ TD chửa ngoài tử cung.pdf hay cập nhậtPhác đồ TD chửa ngoài tử cung.pdf hay cập nhật
Phác đồ TD chửa ngoài tử cung.pdf hay cập nhậtHongBiThi1
 
5. Suy tủy- pptx huyết học GV Võ Thị Kim Hoa
5. Suy tủy- pptx huyết học GV Võ Thị Kim Hoa5. Suy tủy- pptx huyết học GV Võ Thị Kim Hoa
5. Suy tủy- pptx huyết học GV Võ Thị Kim Hoalinh miu
 
SGK mới hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết
SGK mới hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiếtSGK mới hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết
SGK mới hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiếtHongBiThi1
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéHongBiThi1
 
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdfSGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết các bác sĩ ạ
SGK cũ hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết các bác sĩ ạSGK cũ hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết các bác sĩ ạ
SGK cũ hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết các bác sĩ ạHongBiThi1
 
SGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nha
SGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nhaSGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nha
SGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bản
Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bảnTiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bản
Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bảnPhngon26
 
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Phngon26
 
SGK mới sinh tổng hợp protein.pdf rất hay các bạn ạ
SGK mới sinh tổng hợp protein.pdf rất hay các bạn ạSGK mới sinh tổng hợp protein.pdf rất hay các bạn ạ
SGK mới sinh tổng hợp protein.pdf rất hay các bạn ạHongBiThi1
 
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hay
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ haySGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hay
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hayHongBiThi1
 
SGK mới sẩy thai.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sẩy thai.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sẩy thai.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sẩy thai.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Slide nhi thận tiết niệu đã ghi chú năm 2023 Hoàng.pdf
Slide nhi thận tiết niệu đã ghi chú năm 2023 Hoàng.pdfSlide nhi thận tiết niệu đã ghi chú năm 2023 Hoàng.pdf
Slide nhi thận tiết niệu đã ghi chú năm 2023 Hoàng.pdfHongBiThi1
 
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩCÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

Nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Liên minh Châu Âu
Nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Liên minh Châu ÂuNguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Liên minh Châu Âu
Nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Liên minh Châu Âu
 
SGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdf
SGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdfSGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdf
SGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdf
 
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng sản thượng thận bẩm sinh ở trẻ em.pdf
 
NTH_Thoát vị bẹn TS. Tuấn.pdf rất hay các bạn ạ
NTH_Thoát vị bẹn TS. Tuấn.pdf rất hay các bạn ạNTH_Thoát vị bẹn TS. Tuấn.pdf rất hay các bạn ạ
NTH_Thoát vị bẹn TS. Tuấn.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnSGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
 
Phác đồ TD chửa ngoài tử cung.pdf hay cập nhật
Phác đồ TD chửa ngoài tử cung.pdf hay cập nhậtPhác đồ TD chửa ngoài tử cung.pdf hay cập nhật
Phác đồ TD chửa ngoài tử cung.pdf hay cập nhật
 
5. Suy tủy- pptx huyết học GV Võ Thị Kim Hoa
5. Suy tủy- pptx huyết học GV Võ Thị Kim Hoa5. Suy tủy- pptx huyết học GV Võ Thị Kim Hoa
5. Suy tủy- pptx huyết học GV Võ Thị Kim Hoa
 
SGK mới hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết
SGK mới hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiếtSGK mới hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết
SGK mới hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
 
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdfSGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
 
SGK cũ hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết các bác sĩ ạ
SGK cũ hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết các bác sĩ ạSGK cũ hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết các bác sĩ ạ
SGK cũ hội chứng thận hư ở trẻ em.pdf cần thiết các bác sĩ ạ
 
SGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nha
SGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nhaSGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nha
SGK Bệnh phình giãn thực quản.pdf rất hay nha
 
Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bản
Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bảnTiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bản
Tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và các nội dung cơ bản
 
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới bướu cổ đơn thuần ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
 
SGK mới sinh tổng hợp protein.pdf rất hay các bạn ạ
SGK mới sinh tổng hợp protein.pdf rất hay các bạn ạSGK mới sinh tổng hợp protein.pdf rất hay các bạn ạ
SGK mới sinh tổng hợp protein.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hay
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ haySGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hay
SGK Thoát vị bẹn đùi.pdf hay các bạn ạ hay
 
SGK mới sẩy thai.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sẩy thai.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sẩy thai.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sẩy thai.pdf rất hay nha các bạn
 
Slide nhi thận tiết niệu đã ghi chú năm 2023 Hoàng.pdf
Slide nhi thận tiết niệu đã ghi chú năm 2023 Hoàng.pdfSlide nhi thận tiết niệu đã ghi chú năm 2023 Hoàng.pdf
Slide nhi thận tiết niệu đã ghi chú năm 2023 Hoàng.pdf
 
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩCÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
CÁC BỆNH THIẾU VTM.pdf hay nha các bạn bác sĩ
 

De cuong loan1.11 (3)

  • 1. 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Suy dinh dưỡng do thiếu protein -năng lượng và các vi chất dinh dưỡng là vấn đề sức khỏe cộng đồng, gặp ở nhiều nước trên thế giới với tỷ lệ mắc cao ở các nước đang và kém phát triển trong đó có Việt Nam [8]. Suy dinh dưỡng (SDD) gặp nhiều ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện với các mức độ khác nhau bệnh không những ảnh hưởng đến phát triển thể chất, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, trí tuệ của trẻ và để lại hậu quả nặng nề cho trẻ và xã hội, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong [22], [25]. Người ta ước tính có khoảng 178 triệu trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới ở các nước đang và kém phát triển bị SDD thể thấp còi, 55 triệu trẻ SDD thể gầy còm [46]. SDD thể thấp còi, gày còm nặng và kém phát triển bào thai là nguyên nhân của 2,2 triệu trẻ tử vong, 21% số năm tàn tật của cuộc đờiđược điều chỉnh ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu [46]. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi trong giai đoạn 2010-2015thể nhẹ cân giảm từ 17,5% đến 14,1%, thể thấp còigiảm từ 29,3% đến 24,6%, thể gày còm là 6,4% và có sự chênh lệch nhiều giữa các địa phương, các vùng miền [27]. Mặc dù chiều cao của trẻ em Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể trong những năm gần đây nhưng nhìn chung vẫn thấp hơn so với chuẩn quốc tế. Nam thanh niên Việt Nam thấp hơn chuẩn quốc tế 13,1cm và nữ thấp hơn 10,7cm [27].Nhìn chung tỷ lệ SDD của trẻ emtrong những thập kỷ qua đã có nhiều cải thiện nhưng tính đến năm 2017, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bịSDD thể thấp còiở nước ta vẫn ở mức báo động với gần 30%. Tại Thành phố Hải Phòng năm 2016 tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân 7,6%, thể thấp còi 18,8%, thể gầy còm 3,1% [32]. Phòng khám dinh dưỡng bệnh viện Trẻ em Hải Phòng đón nhận hàng chục trẻ dưới 5 tuổi đến khám, tư vấn dinh dưỡng. Thực trạng dinh dưỡng và yếu tố liên quan đến SDD thấp còiở trẻ dưới 5 tuổi như thế nào cònchưa được
  • 2. 2 quan tâm nghiên cứu. Do đó nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài “Thực trạng dinhdưỡng và mộtsố yếu tố liên quan tới suydinhdưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi tại phòng khám Dinhdưỡng bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2021” nhằm mục tiêu sau: 1. Xác địnhthực trạng dinhdưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại phòng khám dinh dưỡng bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2021. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở đối tượng nghiên cứu trên.
  • 3. 3 Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Dinh dưỡng, bệnh tật và sức khoẻ Dinh dưỡnglà một yếu tố quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người, dinh dưỡng không chỉ giúp con người tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người [4]. Tuy nhiên trong cả quá trình sinh trưởng và phát triển cho mãi tới tận thế kỷ XVIII loài người vẫn chưa hiểu được mình cần gì ở thức ăn. Danh y Hypocrate quan niệm các thức ăn đều chứa một chất sống giống nhau và chỉ khác nhau về màu sắc, hương vi, có chứa ít hay nhiều nước. Nhờ các phát hiện của ngành Dinh dưỡng học mà người ta lần lượt biết trong thức ăn có các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đó là protein, lipid, glucid, các vitamin, các khoáng chất và nước, sự thiếu hụt một trong các chất này đều có thể gây nên nhiều bệnh tật nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong [4], [5], [20]. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng với sức khoẻ thể hiện trong suốt cuộc đời con người, từ khi sinh ra đến khi trở về già ai cũng cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng là cơ sở tạo nên một nền tảng vững chắc cho sức khoẻ sau này. Tuy nhiên, muốn có được một thể lực và trí tuệ tốt, kéo dài được hay không lại phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng, lối sống,…của mỗi chúng ta. Thực tế đã chứng minh những vi phạm về ăn uống, lối sốngđãrút ngắn tuổi thọ, khi đó nhiều bệnh liên quan đến dinh dưỡng xuất hiện. Trẻ em là đốitượng được quan tâm trong mọi thời đại, mọi xã hội, sựphát triển đầy đủvề thể chất và tinh thần của trẻ ngày hôm nay chínhlà sự phát triển của xã hội sau này[4], [13], [15], [24]. 2.2. Khái niệm, dịch tễ học và các hình thái về suy dinh dưỡng ở trẻ em 2.2.1. Khái niệm chung 2.2.1.1. Dinh dưỡng
  • 4. 4 Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đốicác thành phần dinh dưỡng, đảm bảo có sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng của cơ thể để đảm bảo chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội [4]. 2.2.1.2. Suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng là tình trạng của cơ thể gây ra bởi thiếu thức ăn, hoặc thừa thức ăn và còn có nghĩa chính là “Nuôi dưỡng không tốt”. SDD thường do sử dụng không đủ protein - năng lượng và các vi chất dinh dưỡng nên đã ảnh hưởng tới khả năng phát triển tối ưu của trẻ về thể chất, cũng như nhận thức [4], [47]. Trẻ SDD có nguy cơ bị nhiễm trùng thường xuyên dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong sớm ở trẻ [5], [22], [45]. Ngoài ra SDD còn ảnh hưởng đến tinh thần, trí tuệ, chiều cao và khả năng lao động sản xuất của trẻ khi trưởng thành [15], [27], [36]. 2.2.1.3. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi): Phản ánh sự tăng trưởng chậm nói chung, không phân biệt xảy ra đã lâu hay gần đây, chỉ tiêu này được sửdụng phổ biến nhất và được ứng dụng để theo dõi tăng trưởng thông qua biểu đồ [18]. 2.2.1.4. Suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi): Phản ánh sự tăng trưởng chậm kéo dài đã lâu biểu hiện tình trạng SDD trong quá khứ làm cho đứa trẻ chậm phát triển, bị còi [18]. 2.2.1.5. Suy dinh dưỡng thể gầy còm (cân nặng theo chiều cao): Phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ hiện tại, gần đây làm cho trẻ hoặc ngừng lên cân hoặc giảm cân, so sánh với đứa trẻ bình thường cùng chiều cao [18]. 2.2.2. Dịchtễ học suy dinh dưỡng Phổ biến ở các nước đang phát triển và kém phát triển do thiếu ăn, đói nghèo và thiếu kiến thức. Tuổilà một yếu tố đặc thù trong SDD trẻ em, chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Phân bố SDD không đồng đều có sự khác biệt rõ
  • 5. 5 rệt giữa các vùng miền. Mức độ SDD cân nặng theo tuổi và chiều cao theotuổi ở thành phố thấp hơn nhiều so với nông thôn, miền núi và hải đảo, giữa trẻ trai và trẻ gái không có sự khác nhau đáng kể [22]. 2.2.3. Các hình thái suy dinh dưỡng ở trẻ em Suy dinh dưỡng có 4 hình thái chính: SDD protein - năng lượng, thiếu hụt sắt & thiếu máu, thiếu hụt vitamin A và các bệnh do thiếu hụt iod. Ở trẻ các hình thái SDD có thể đan xen lẫn nhau, trẻ không chỉ thiếu năng lượng protein mà còn có thể thiếu hụt ít nhất một hoặc đồng thời nhiều vi chất dinh dưỡng khác như iode, vitamin A, sắt hoặc kẽm ở mức tiền lâm sàng hoặc lâm sàng [9], [12], [45], [47]. Cụm từ SDD sử dụng để mô tả tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay, chủ yếu là để chỉ tình trạng SDD protein - năng lượng và được đánh giá bằng các chỉ số nhân trắc. Dựa vào cách đánh giá các chỉ số nhân trắc này người ta có cáchphân loại các thể SDD khác nhau như SDD nhẹ cân (cân nặng của trẻ so với tuổi), SDD thấp còi(chiều cao của trẻ so với tuổi), và SDD gày còm(cânnặng so với chiều cao)[18]. Biểu hiện lâm sàng nặng củaSDD protein - năng lượng còn được biết đến là thể Kwashiorkor, Maramus và thể kết hợp Maramus - Kwashiorkor. 2.3. Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay 2.3.1. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em trên thế giới Theo Tổ chức Lương thực - Thực phẩm Liên hợp quốc (FAO) năm 2002 trên thế giới có 840 triệu người không đủ ăn [38]. Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) năm 2002, do đóinghèo và thiếu sự tiếp cận với những dịch vụ xã hội cơ bản, hàng năm hơn 10 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trong đó, có một nửa trong giai đoạn chu sinh đã chết vì SDD và các bệnh có thể phòng chống được, những biến chứng liên quan đến thiếu máu, SDD bà mẹ và trẻ sơ sinh đã dẫn tới tử vong ở nửa triệu phụ nữ và trẻ vị
  • 6. 6 thành niên, đồng thời số người khác bị di chứng thương tổn, mất năng lực còn nhiều hơn thế [48]. Trên toàn thế giới SDD thấp còi ảnh hưởng 165 triệu trẻ dưới 5 tuổi chiếm 26% tổng số trẻ em vào năm 2011, giảm tới 35% khi so sánh với năm 1990 (253 triệu trẻ thấp còi). Năm 2011 tỷ lệ thấp còicao nhất ở Châu Phi 36%, Địa Trung Hải 35,5% sau đó là Châu Á 27% và vẫn là một vấn đề Y tế công cộng. Hơn 90% các trường hợp thấp còisốngở Châu Phi và Châu Á. Tại Châu Á năm 2011 tỷ lệ thấp còi ở Trung Á 36,4%, Đông Nam Á 27,4%, Tây Á 18% [49]. Nói một cách khác tỷ lệ thấp còi ở các nước đang phát triển là 28,4%, trong khi đó tại các nước phát triển tỷ lệ này là 7,2% [49]. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ảnh hưởng tới 101 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 16% vào năm 2011, giảm 36% so với năm 1990 (ước tính 159 triệu trẻ em SDD nhẹ cân) [49]. Mặc dù tỷ lệ thấp còivà nhẹ cân giảm trên toàn cầu kể từ năm 1990 đến nay, nhưng quá trình giảm này vẫn chưa đủ. Hàng triệu trẻ em khác vẫn có nguy cơ SDD. Năm 2010 tỷ lệ nhẹ cân cao nhất ở khu vực châu Á 20%, sau đó đến châu Phi 17,9%, Địa Trung Hải 14,2% và cuối cùng là châu Mỹ Latin 3,5%. Tỷ lệ nhẹ cân ở các nước đang phát triển là 17,8%, trong khi đó tại các nước phát triển tỷ lệ này là 2,3% [49]. Suy dinh dưỡng thể gày còmtrên toàn thế giới ảnh hưởng tới 43 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 7% năm 2011, 24% khi so sánh với năm 1990 [49]. Mặc dù tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu giảm, nhưng quá trình giảm không đồng đều. Tại Bangladesh tỷ lệ nhẹ cân năm 1990-2007 giảm từ 64% đến 41,3%, thể thấp còi từ 76,7% đến 43,2%. Tại Indonesia trong giai đoạn1990-2007 tỷ lệ SDDnhẹ cângiảm từ 31% - 19,6%. Thể thấp còitừ 42,4% - 28,6% vào năm 2004 và tăng lên đến 40,1% vào năm 2007. Tại Trung Quốc từ năm 1992-2002 tỷ lệ nhẹ cân là 15,3% giảm đến 6,8%, thấp còi từ 37,6% đến 21,8% [54].
  • 7. 7 Suy dinh dưỡng ảnh hưởng tới tất cả các nhóm tuổi, nhưng phổ biến ở nhóm người nghèo và những người không tiếp cận được đầy đủ với giáo dục, y tế, nước sạch và vệ sinh môi trường tốt [47]. 2.3.2. Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam Việt Nam là một trong 36 quốc gia có tỷ lệ SDD cao trên phạm vi toàn cầu. Theo số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia2015 Việt Nam có trên 9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thì số trẻ SDD thể nhẹ cân có hơn 1,2 triệu trẻ, khoảng 2,4 triệu trẻ SDD thể thấp còi và khoảng 630 ngàn trẻ SDD thể gày còm, tỷ lệ thừa cân béo phì là 5,3%. Ước tính cứ 8 trẻ dưới 5 tuổi có một em bị thiếu cân, cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi có một em bị thấp còi [27], [29]. Trong suốt thập kỷ qua tỷ lệ trẻ em bị SDD ở Việt Nam đã giảm một cách đáng kể SDD thể nhẹ cân từ 21,2% vào năm 2007, đến 13,4% vào năm 2017, SDD thể thấp còitừ 33,9% năm 2007, đến 23,8% vào năm 2017 và SDD thể gầy còm năm 2017 là 5,8%. Trong 10 năm qua trung bình mỗi năm giảm khoảng 1 –1,5%, tốc độ được quốc tế công nhận là giảm nhanh, mỗi năm đã đưa khoảng 200 ngàn trẻ dưới 5 tuổi thoát khỏi SDD [30].
  • 8. 8 Diễn biến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc (2007 - 2017) Hình 1.1: Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm (nguồn: Viện Dinh dưỡng năm 2007-2017) Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam có sự khác biệt rất rõ giữa các vùng sinh thái khác nhau, tỷ lệ này cao nhất là Tây nguyên cả về 3 thể là thể nhẹ cân, thể thấp còivà gầy còm sau đó đến đồng bằng Trung Du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, thấp nhất là Nam Bộ [30],(xem bảng dưới đây). Bảng 1.1. Phân bố tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới5 tuổi theo các vùng sinh thái Vùng sinh thái N Nhẹ cân Tỷ lệ (%) Thấp còi Tỷ lệ (%) Gầy còm Tỷ lệ (%) Đồng bằng Sông Hồng 18.100 10,8 21,8 5,5 Trung du và miền núi phía Bắc 21.266 19,5 30,3 8,1
  • 9. 9 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 21.129 16,1 27,3 6,2 Tây Nguyên 7.597 21,6 34,2 7,3 Đông Nam Bộ 10.625 9,1 19,3 4,2 Đồng bằng Sông Cửu Long 19.760 12,2 23,5 5,6 (nguồn: Viện Dinh dưỡng năm 2015) Năm 2015, Việt Nam có 17 trên 63 tỉnh thành có tỷ lệ SDD nhẹ cân trên 20% xếp ở mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có đến 21 tỉnh có tỷ lệ SDD thấp còi trên 30% (ở mức cao), 1 tỉnh tỷ lệ SDD thấp còi trên 40% (ở mức rất cao) [28], [30]. Trẻ em thiếu vi chất dinh dưỡng vitamin A, chủ yếu thiếu vitamin A tiền lâm sàng (dưới 0,7 milimol/l) là 14,2% và vào khoảng 35% ở bà mẹ đang cho con bú, thiếu hụt iod ở trẻ em 22,9% khoảng 60% trẻ dưới2 tuổi 53% phụ nữ có thai và 40% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị thiếu máu do thiếu sắt; hơn 1/4 trẻ em tuổi học đường bị bướu cổ ở các độ khác nhau [26], [27]. Các kết quả các nghiên cứu cũng cho thấy nhóm tuổi có tỷ lệ SDD thấp còi cao nhất là nhóm từ 36 đến 47 tháng tuổi. Tỷ lệ thấp còi ở trẻ 0-11 tháng tuổi tại Việt Nam 14,2%, nhưng ở nhóm tuổi 12-23 tháng tuổi tỷ lệ này tăng lên đến23,7%, nhóm 24-36 tháng tuổi là 24,7%; nhóm 36-47 tháng tuổi 26,1%; nhóm 48-59 tháng tuổi là 22,6% [28], [29]. 2.4. Tình trạng thừa cân béo phì, thiếu máu, thiếu vi chất dinh dưỡng Hiện nay trong khi chúng ta chưa thanh toán được SDD thì lại phải chịu thảm họa thừa cân béo phì ở trẻ em. Người ta gọi là thảm họa kép. Nghiên cứu của Akombi BJ và CS [34] đánh giá thảm họa kép ở 596,975 trẻ ở các nước thu nhập thấp và trung bình trong phân tích gộp cho thấy trong
  • 10. 10 khi tỷ lệ SDD thấp còi còncao là 29%, gày mòn 7,5% và nhẹ cân là 15,5% thì tỷ lệ thừa cân béo phì chiếm 5,3%. Tác giả cho thấy có nhu cầu cấp bách tăng cường chính sách về sinh dưỡng cho trẻ để giải quyết vấn đề thảm họa kép. Ở Nepal, Akarki A và CS [33] nghiên cứu tỷ lệ và yếu tố liên quan đến thừa cân/béo phì của trẻ em tiểu học vùng thành thị cho thấy trong số 575 học sinh thì có 18,6% thừa cân và 7,1% béo phì. Trẻ trai có 19% thừa cân và 10,6% béo phì, trẻ gái có 18,2% thừa cân và 2,4% béo phì. Như vậy thừa cân/béo phì gặp nhiều ở học sinh nam hơn học sinh nữ. Alanderson AR và CS [35] nghiên cứu dựa trên quần thể ở phía Tây Amazon, Brazin cho thấy xu thế phát triển dinh dưỡng. Đối với SDD thấp còi tỷ lệ tăng từ 7,0% năm 2003 lên 12,3% năm 2010 cònthừa cân béo phì tăng từ 1% năm 2003 lên 6,6% năm 2010. Nghiên cứu của Le Nguyen BK và CS [42] năm 2011 ở Việt Nam trong nghiên cứu SEANUTS ở trẻ 0.5-11 tuổi cho thấy Việt Nam đang chịu thảm họa kép về dinh dưỡng, trẻ vừa SDD và vừa thừa cân/béo phì. Trong số 2872 trẻ nghiên cứu có 29% trẻ ở khu vực thành phố vừa thừa cân/béo phì so với tỷ lệ này ở nông thôn có 4% trẻ thừa cân và 1,6% trẻ béo phì. Cũng theo nhóm nghiên cứu, có tỷ lệ cao trẻ thiếu máu ở nhóm tuổi 0.5- 1.9 tuổi sống ở nông thôn so với nhóm trẻ 2.0-5.9 tuổi sống ở thành phố. Trẻ 6-11 tuổi tỷ lệ thiếu máu là 11-14%, thiếu vitamin A chiếm 5-10% nhưng có 48-53% trẻ thiếu vitamin D. Kết quả còncho thấy hầu hết trẻ conViệt Nam ăn không đủ năng lượng, thiếu Protein, thiếu Fe, Vitamin A, B1, C. Nghiên cứu thực trạng dinh dưỡng của trẻ 12-36 tháng tại 1 huyện nông thôn tỉnh Hưng Yên, Việt Nam cũng cho thấy trẻ em Việt Nam hiện vừa SDD, vừa thiếu vi chất mà lại thừa cân và béo phì. Quả vậy, Kết quả nghiên cứu của Chuc DV và CS [37], cho thấy tỷ lệ SDD nhẹ cân của đối tượng nghiên cứu là 7,6%, tỷ lệ thấp còilà 23,5%, tỷ lệ gày mòn là 6,7%. Mặc dù đây là huyện nông thôn những cũng có 1,2% trẻ ở lứa tuổi này mắc thừa cân béo phì. Ngoài ra các
  • 11. 11 tác giả còn phát hiện tỷ lệ thiếu máu ở đối tượng nghiên cứu còn rất phổ biến chiếm 33,3% và đặc biệt tỷ lệ thiếu hụt vitamin D chiếm tỷ lệ khá cao 47,7%. Đây là hồi chuông cảnh báo cần quan tâm hơn nữa về chế độ ăn của trẻ nếu chúng ta muốn cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho con em chúng ta. Tại thành phố Hải Phòng, Hoang NTD và CS nghiên cứu tỷ lệ thiếu máu ở học sinh tiểu học trong nội thành và mối liên quan với 1 số yếu tố nhân khẩu học cho thấy có 12,9% trẻ thiếu máu. Tác giả không nhận thấy có yếu tố nào liên quan đến thiếu máu mà đây chỉ là vấn đề của y tế công cộng [40]. Ở Ethiopia Wagnew F và CS [50] tiến hành phân tích gộp kết quả điều trị bệnh nhân SDD nặng và yếu tố dự đoán tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi cho thấy tiêu chảy cấp, mất nước và thiếu máu là yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân SDD nặng. Ở Trung Quốc, Liang JJ và CS [43] thấy BMI cao và việc tăng cânkhông hợp lý khi có thai liên quan chặt chẽ đến BMI của con cái họ. 2.5. Phân loại tình trạng dinh dưỡng Để phân loại TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG từng số đo riêng lẻ về chiều cao hay cân nặng sẽ không nói lên được điều gì, chúng chỉ có ý nghĩa khi kết hợp với tuổi, giới hoặc kết hợp giữa các số đo của đứa trẻ với nhau và phải được so sánh với giá trị của quần thể tham chiếu. WHO khuyến cáo có 3 chỉ số nên dùng là cân nặng theo tuổi (CN/T), chiều cao theo tuổi (CC/T), cân nặng theo chiều cao (CN/CC) [18], [31], [44], [55]. 2.5.1. Đánhgiá tình trạng dinh dưỡng trẻ em theo các chỉ số Z-score Có nhiều chỉ số nhân trắc để đánh giá tình trạng SDD ở trẻ em. Đó là các chỉ số chiều cao, cân nặng, chu vi cánh tay, nếp gấp cơ tam đầu và nhị đầu, vòng đầu. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là các chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ. Theo đó, các số đo chiều cao cân nặng của trẻ sẽ được sử dụng để tính toán các chỉ số cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao
  • 12. 12 [18], [51]. Để xác định tỷ lệ SDD của trẻ em trong một quần thể, người ta so sánh các chỉ số nóitrên vớicác chỉ số tương ứng của quần thể chuẩn. Năm 2006 TCYTTG đã chính thức khuyến cáo sử dụng quần thể chuẩn (WHO Child Growth Standards)đểđánh giá thực trạng dinh dưỡngcủa trẻ, thay thế cho quần thể NCHS (National Center for Health Statistics) đã được sử dụng trước đó vì lý do quần thể NCHS đã không mô tả được sự thay đổi phát triển rất nhanh ở giai đoạn sớm của trẻ nhỏ [51]. WHO Child Growth Standards là kết quả của một nghiên cứu được bắt đầu từ năm 1997 đến năm 2003 bởi TCYTTG với mục tiêu phát triển một chuẩn quốc tế mới để đánh giá sự phát triển thể chất, tình trạng dinh dưỡng và theo dõisự phát triển của tất cả trẻ em từ 0 đến 5 tuổi. Nghiên cứu này là một dự án đa quốc gia dựa vào cộng đồng với sự tham gia của 8440 trẻ từ các quốc gia Brazil, Ghana, Ấn Độ, Na Uy, Oman và Mỹ. Chuẩn mới mô tả sự phát triển bình thường của trẻ dưới điều kiện môi trường tối ưu và có thể sử dụng để đánh giá TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG của trẻ em ở bất kỳ nơi nào, bất kể dân tộc, tình trạng kinh tế xã hội và tập quán nuôi dưỡng [51]. Tại Việt Nam Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng đã sửdụng quần thể chuẩn này từ năm 2006 [31]. TCYTTG khuyến cáo sử dụng các chỉ số Z-scores để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, Z-score được tính bằng công thức: Kích thước đo được -Trị số trung bình của quần thể chuẩn Z-score = Độ lệch chuẩn của quần thể Như vậy ta có các chỉ số Z-score tương ứng với các chỉ số nhân trắc bao gồm chiều cao theo tuổi Z-score viết tắt (HAZ), cân nặng theo tuổi Z-score (WAZ), cân nặng theo chiều cao Z-score (WHZ). Ba chỉ số này so sánh chiều cao cân nặng của một trẻ với giá trị trung bình của quần thể chuẩn được nuôi dưỡng tốt cùng tuổi và cùng giới. Chỉ số HAZ được sử dụng để đo lường tình trạng SDD mạn tính ở trẻ. Chỉ số WHZ sử dụng để đo lường SDD cấp tính ở
  • 13. 13 trẻ và chỉ số này có thể thay đổirất nhanh. Chỉ số WAZ bị ảnh hưởng bởi SDD cấp tínhvàmãntính.Mộttrẻ được coilà SDD nhẹ cân, SDD thấp còivà gày còm khi các chỉ số Z-score tương ứng WAZ, HAZ, WHZ < -2 SD [18], [31], [51]. 2.5.2. Phânloại tình trạng dinh dưỡng cá nhân Bảng 1.2. Phân loại suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo các chỉ số Z-score Z-score WAZ HAZ WHZ Trên 2 Thừa cân, béo phì Từ -2 đến +2 Không SDD Không SDD Không SDD Dưới -2 Nhẹ cân Thấp còi Gầy còm Dưới -3 Nhẹ cân nặng Thấp còi nặng Gầy còm nặng 2.5.3. Đánhgiá tình trạng dinh dưỡng quần thể theo TCYTTG WHO đã đưa ra bảng phân loại sau đây để nhận định ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng của vấn đề thiếu dinh dưỡng trẻ em [18], [51] Bảng 1.3. Phân loại mức độ suy dinh dưỡng ở cộng đồng Chỉ tiêu Mức độ SDD của cộng đồng theo tỷ lệ phần trăm (%) Thấp Trung bình Cao Rất cao Nhẹ cân < 10 10 - 19 20 - 29 ≥ 30 Thấp còi < 20 20 - 29 30 - 39 ≥ 40 Gầy còm < 5 5 - 9 10 - 14 ≥ 15 2.6. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em 2.6.1. Mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng và tử vongtrẻ em của UNICEF Mô hình nguyên nhân gâysuy dinh dưỡng của UNICEF Biểu hiện Suy dinh dưỡng và tử vong Thiếu ăn Bệnh tật
  • 14. 14 Nguyên nhân trực tiếp Nguyên nhân tiềm tàng Nguyên nhân cơ bản Sơ đồ 1.1. Mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em UNICEF năm (1997) Sơ đồ trên cho thấy các nguyên nhân SDD ở trẻ em bao gồm: Nguyên nhân trực tiếp ở trẻ như thiếu ăn và bệnh tật; nguyên nhân tiềm tàng như an ninh thực phẩm, chăm sóc bà mẹ và trẻ em chưa tốt, thiếu dịch vụ y tế và vệ sinh môi trường kém; các nguyên nhân cơ bản như kinh tế xã hội, thượng tầng chính trị và tư tưởng [28], [55]. 2.6.2. Nguyênnhân trực tiếp Thiếu ăn hay nóicáchkhác là đóinghèo là một trong những nguyên nhân trực tiếp của SDD 20. Những trẻ sinh ra trong gia đình nghèo thường có nguy cơ cao đối với bệnh tật vì sống trong môi trường thiếu vệ sinh, nhà cửa chật chội, đôngđúc, điệu kiện sốngnghèo nàn, phơi nhiễm cao đốivới nguy cơ bệnh
  • 15. 15 tật 27, tình trạng SDD gần như chắc chắn để lại kích thước nhỏ bé, một diện mạo kém cỏi khi đứa trẻ trưởng thành 28. Bệnh tật kèm theo và chế độ ăn uống không hợp lý là 2 nguyên nhân có xu hướng tạo vòng xoắn bệnh lý, bệnh tật thường làm cho trẻ chậm lớn 21. Khi đứa trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn thì bệnh SDD càng trầm trọng hơn và ngược lại khi đứa trẻ bị SDD thì sức đề kháng của trẻ đốivới bệnh tật bị suy giảm và đứa trẻ dễ mắc bệnh. Đây cũng là một phức hợp thường gặp trong vấn đề sức khoẻ cộng đồng khác hiện nay trên thế giới [5], 21. Mối quan hệ giữa SDD và nhiễm trùng tạo ra một vòng luẩn quẩn và được coi như một “phức hợp nhiễm trùng - SDD”, nói một cách chính xác nó là một phức hợp giữa 2 nguyên nhân trực tiếp và hậu quả sẽ dẫn tới TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG kém, đây cũng là một phức hợp thường gặp trong các vấn đề sức khoẻ cộng đồng khác ở trên thế giới hiện nay [4], [19], [22], [41]. 2.6.3. Nguyênnhân tiềm tàng Những nguyên nhân này được xếp chung thành 3 nhóm: Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình; Chăm sóc bà mẹ và trẻ em chưa tốt; Thiếu dịch vụ y tế và vệ sinh môi trường kém góp phần làm tăng mức độ thiếu ăn và bệnh tật, đồngthời các nguyên nhân này cũng góp phần làm giảm sựsửdụng, điều chỉnh, khai thác các nguồn lực khác nhau [15], [22]. Trongnhững nguyên nhân này, thực hành nuôi dưỡngkhông đúng là một nguy cơ rất cao dẫn đến tình trạng SDD ở trẻ nhỏ. Từ lúc 6 tháng tuổi trở đi, khi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, đứa trẻ bắt đầu ăn bổ sung và dần từng bước chuyển đổi giai đoạn tiếp cận ăn những thức ăn thông thường như mọi thành viên trong gia đình [3], [7], [23]. Đây là một giai đoạn đặc biệt quan trọng với nhiều nguy cơ tác động có hại đến sức khoẻ và TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG ở trẻ, sự thiếu hụt dinh dưỡng mắc phải trong độ tuổi này rất khó bù đắp khắc phục ở những năm tiếp theo [10], [11], [13].
  • 16. 16 2.6.4. Nguyênnhân cơ bản Nguyên nhân cơ bản bao gồm những vấn đề liên quan đến cơ cấu kinh tế, các yếu tố văn hóa, chính trị - xã hội, có sự phân phối không công bằng các nguồn lực, thiếu những chính sáchxã hội phù hợp, phong tục, tập quán lạc hậu ăn uống sai lầm và mất an toàn vệ sinh thực phẩm [4], [25], [26]. Tháng 12/1992 Hội nghị quốc tế cấp cao về Dinh dưỡng tại Roma (FAO/WHO phốihợp tổ chức), đã chỉ ra rằng, nguyên nhân sâu xa của SDD là nghèo nàn và thiếu kiến thức trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. 2.7. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em 2.7.1. Nuôiconbằng sữa mẹ Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo khi nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) là cho trẻ bú sớm trong vòng giờ đầu sau khi sinh càng sớm càng tốt; cho trẻ bú theo nhu cầu, khi nào trẻ no trẻ tự thôi bú; NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung (ABS) bằng thức ăn an toàn và đầy đủ chất dinh dưỡng khi được 6 tháng tuổi (tròn 180 ngày tuổi) và tiếp tục cho trẻ bú ít nhất đến 18 tháng tuổi [52], [53]. NCBSM là một trong những biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sức khoẻ trẻ em trước hết sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, rẻ nhất, thích hợp nhất và là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho trẻ từ lúc mới sinh đến tròn 6 tháng tuổi, không những thế, sữa mẹ còn giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng [2], [3], [7]. Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em và bà mẹ Việt Nam năm 2000 cho thấy vùng núi phía Bắc tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu đạt 18,5%, bú sữa mẹ cộng với uống các loại nước khác trong 4 tháng đầu đạt 45,5% [25]. 2.7.2. Nuôiconbằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung Viện Dinh dưỡng khuyến cáo cho trẻ bú sớm ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú mẹ kéo dài từ 18-24 tháng
  • 17. 17 tuổi. Bắt đầu cho trẻ ABS khi trẻ tròn 6 tháng tuổi và tiếp tục bú mẹ. Cho trẻ ăn thức ăn đa dạng, đủ 4 nhóm thực phẩm, giàu dinh dưỡng, ăn đủ bữa theo lứa tuổi. Sử dụng thức ăn bổ sung vitamin và khoáng chất nếu có nhu cầu, chế biến thức ăn lỏng hơn khi trẻ bệnh, cho bú mẹ nhiều hơn, thức ăn mềm, đủchất dinh dưỡng [24], [25]. Trẻ em là một cơ thể đang lớn, sự tăng cân của trẻ là một biểu hiện của sự phát triển bình thường, sau 6 tháng cân nặng của trẻ tăng gấp 2 lần và sau 1 năm tăng gấp 3 lần so với cân nặng khi mới sinh, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất của trẻ dưới 1 tuổi, nhưng không thể NCBSM đơn thuần từ lúc đẻ đến lúc cai sữa mẹ, vì sữa mẹ không đủ thoả mãn nhu cầu cho cơ thể trẻ ngày càng lớn lên. Do đó cần cho trẻ ăn thêm thức ABS đầy đủ các chất dinh dưỡng từ tháng thứ 7 trở đi để trẻ phát triển tốt, phòng ngừa các bệnh SDD, còi xương và thiếu máu [1], [11], [12], [16]. Ăn sam là quá trình nuôi trẻ, tập cho trẻ thích ứng với sự chuyển đổichế độ ăn từ khẩu phần hoàn toàn dựa vào sữa mẹ sang một chế độ ăn sử dụng đều đặn các sản phẩm sẵn có trong bữa ăn gia đình. Nghiên cứ của Hà Huy Khôi (2001) về ăn sam sớm đã xem lại tiền sử nuôi dưỡng trẻ ở một số vùng của Việt Nam nhận thấy trẻ thường được ăn sam vào tháng thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi sinh, thức ăn đầu tiên trẻ thường là bột gạo loại thức ăn có năng lượng thấp và chất lượng protein kém [13]. Như vậy, NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp trẻ phát triển toàn diện, tránh được một số bệnh nhiễm trùng, tăng sức đề kháng cho trẻ [3], [7]. Cho trẻ ABS quá sớm, trẻ không hấp thu được, dễ bị rối loạn tiêu hoá, ngược lại ABS quá muộn, trẻ thường hay bị thiếu vi chất dinh dưỡng và năng lượng. Bên cạnh đó cho ABS không đúng về số lượng và chất lượng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm cũng dẫn tới SDD và bệnh tật, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào người chăm sóc trẻ, như vậy kiến thức của bà mẹ về dinh dưỡng và sức khoẻ đóng vai trò rất quan trọng [10].
  • 18. 18 2.7.3. Cânnặng sơ sinh thấp Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5tuổi chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cân nặng sơ sinh của trẻ. Qua nghiên cứu của Hà Huy Khôi, Lê Bạch Mai, Lê Bảo Khanh và cộng sự vào năm 1992 trên 2 lô trẻ: 1 lô có tình trạng dinh dưỡng tốt và một lô suy dinh dưỡng với cùng điều kiện kinh tế xã hội cho thấy trẻ có tình trạng dinh dưỡng tốt hơn có cân nặng sơ sinh cao hơn, chịu ăn hơn thì ít mắc bệnh hơn [14]. 2.7.4. Kiến thức - thực hành của bà mẹ Việc các bà mẹ, người chăm sóc trẻ thiếu kiến thức, ít hiểu biết về dinh dưỡng hợp lý và việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là ở các bà mẹ trẻ tuổi, các bà mẹ núi cao, nông thôn xa đô thị đã ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 12, 25, 29. Trong số trẻ SDD vào viện thấy, có khoảng 60 - 70% là do ăn uống mà chủ yếu là do bà mẹ thiếu kiến thức nuôi con, nhiều nghiên cứu cho thấy những trẻ em trên 6 tháng đã có tỉ lệ SDD cao (41%) 23, 39]. Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ chuyển tiếp nhưng về cơ bản mô hình bệnh tật nước ta vẫn là SDD và các bệnh nhiễm khuẩn. Theo điều tra của Nguyễn Thị Thu Nhạn năm 1993, tại 1 phường, thành phố Hà Nội cho thấy tỷ lệ SDD của trẻ dưới 3 tuổi là 42% trong đó lứa tuổi có tỷ lệ SDD cao là từ 11 - 23 tháng tuổi. Cuộc điều tra cũng cho thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng dinh dưỡng này là do nuôi dưỡng chiếm 67% và do bệnh nhiễm khuẩn chiếm 17% với các yếu tố nguy cơ chủ yếu là ăn sam sớm (86,7%), mẹ mất hoặc thiếu sữa (65,9%), caisữa trước 12 tháng (30,3%)và cân nặng sơ sinh thấp (20,1%) [17].
  • 19. 19 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1. Đốitượng nghiên cứu Trẻ dưới 5 tuổi và mẹ hoặc bố đến khám bệnh, tư vấn dinh dưỡng tại phòng khám Dinh dưỡng bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2021. *Tiêu chuẩn lựa chọn Chọn tất cả các trẻ em dưới 5 tuổi đến khám và được tư vấn dinh dưỡng tại Phòng khám dinh dưỡng năm 2021. Bố/mẹ hoặc người chăm sóc trẻ đồng ý tham gia nghiên cứu. * Tiêu chuẩn loại trừ Bố/mẹ hoặc người chăm sóc không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc không có khả năng trả lời các câu hỏi. Trẻ bịcác bệnh do ditruyền hoặc dịtật bẩm sinh tiêu hóa, tim mạch, thần kinh; trẻ bị gù; chấn thương cắt cụt chi; trẻ bị bó bột nhằm mục đích loại trừ các yếu tố gây nhiễu. 3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Tạikhoa Dinh dưỡng bệnhviện Trẻ em Hải Phòng. Thời gian nghiên cứu: Năm 2020. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Thiếtkế nghiên cứu Theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. 3.2.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu 3.2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu Chúng tôi áp dụng công thức tính cỡ mẫu:
  • 20. 20 2 2 1 /2 (1 ) p p n Z       Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được p: tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam năm 2017 (23,8%) ∆: Sai số mong muốn = 0,05 Z1 - α/2: hệ số tin cậy với α = 0,05 thì Z1 - α/2 =1,96 Áp dụng công thức ta có cỡ mẫu:     2 2 0,238 (1 0,238) 1,96 278 0,05 n      Thay số vào công thức ta tính được n = 278, như vậy, cỡ mẫu tối thiểu làm tròn là 280 cặp mẹ con dưới 5 tuổi tham gia vào nghiên cứu. 3.2.2.2. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện không xác suất. Hàng ngày lấy đối tượng nghiên cứu từ 7:30 đến 11:30 buổi sáng và chiều từ 14:00 đến 16:00 cho đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu. 3.2.3. Các biếnsố và chỉ số nghiên cứu Bảng 2.1. Các biến số, chỉ số và cách thu thập Nhóm biến số Tên biến số cần thu thập Chỉ số/ Định nghĩa Phương pháp thu thập Công cụ 1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Mục tiêu 1 Tuổi của trẻ Tuổi tính theo tháng Hỏi Phiếu hỏi Giới Nam/Nữ Hỏi Phiếu hỏi Cao/cân trẻ Biến liên tục Cân/đo Thước, cân
  • 21. 21 Nhóm biến số Tên biến số cần thu thập Chỉ số/ Định nghĩa Phương pháp thu thập Công cụ 1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Tuổi mẹ Biến định lượng Hỏi Phiếu hỏi Nghề nghiệp Biến định danh Hỏi Phiếu Học vấn Biến định danh (tiểu học, THCS, THPT, THCN và trên) Hỏi Phiếu hỏi Thu nhập <1,5 triệu đ/người/tháng ≥ 1,5 triệu đ/người/tháng [6] Hỏi Phiếu hỏi 2. Thực trạng dinh dưỡng Tỷ lệ SDD nhẹ cân Số trẻ SDD nhẹ cân/tổng số trẻ nghiên cứu Tính toán Phần mền thống kê Tỷ lệ SDD nhẹ cân theo tuổi Số trẻ SDD nhẹ cân theo tuổi/tổng số trẻ theo tuổi được nghiên cứu Tính toán Phần mền thống kê Tỷ lệ SDD nhẹ cân theo giới Số trẻ SDD nhẹ cân theo giới/tổng số trẻ theo giới được nghiên cứu Tính toán Phần mền thống kê Mức độ SDD Số trẻ SDD theo mức độ/tổng số trẻ theo Tính toán Phần mền thống kê
  • 22. 22 Nhóm biến số Tên biến số cần thu thập Chỉ số/ Định nghĩa Phương pháp thu thập Công cụ 1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu mức độ được nghiên cứu Tỷ lệ SDD Thấp còi Số trẻ SDD thấp còi/tổng số trẻ nghiên cứu Tính toán Phần mền thống kê Tỷ lệ SDD thấp còi Số trẻ SDD thấp còi theo tuổi/tổng số trẻ theo tuổi được nghiên cứu Tính toán Phần mền thống kê Tỷ lệ SDD thấp còi Số trẻ SDD thấp còi theo giới/tổng số trẻ theo giới được nghiên cứu Tính toán Phần mền thống kê Mức độ SDD thấp còi Số trẻ SDD thấp còi theo mức độ/tổng số trẻ theo mức độ được nghiên cứu Tính toán Phần mền thống kê Tỷ lệ SDD gày mòn Số trẻ SDD gày mòn/tổng số trẻ nghiên cứu Tính toán Phần mền thống kê Tỷ lệ SDD gày mòn Số trẻ SDD gày mòn theo tuổi/tổng số trẻ Tính toán Phần mền thống kê
  • 23. 23 Nhóm biến số Tên biến số cần thu thập Chỉ số/ Định nghĩa Phương pháp thu thập Công cụ 1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu theo tuổi được nghiên cứu Tỷ lệ SDD gày mòn Số trẻ SDD gày mòn theo giới/tổng số trẻ theo giới được nghiên cứu Tính toán Phần mền thống kê Mức độ SDD gày mòn Số trẻ SDD gày mòn theo mức độ/tổng số trẻ theo mức độ được nghiên cứu Tính toán Phần mền thống kê Tỷ lệ thừa cân béo phì Số trẻ thừa cân, béo phì/tổng số trẻ nghiên cứu Tính toán Phần mền thống kê Tỷ lệ thừa cân, béo phì theo tuổi Số trẻ thừa cân, béo phì theo tuổi/tổng số trẻ theo tuổi nghiên cứu Tính toán Phần mền thống kê Tỷ lệ thừa cân béo phì theo giới Số trẻ thừa cân béo phì theo giới/tổng số trẻ theo giới được nghiên cứu Tính toán Phần mền thống kê
  • 24. 24 Nhóm biến số Tên biến số cần thu thập Chỉ số/ Định nghĩa Phương pháp thu thập Công cụ 1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Mục tiêu 2 Tỷ lệ thiếu máu Số trẻ thiếu máu (Hb<110 g/L)/tổng số trẻ nghiên cứu Tính toán Phần mền thống kê Tỷ lệ thiếu máu theo giới Số trẻ thiếu máu theo giới/tổng số trẻ theo giới nghiên cứu Tính toán Phần mền thống kê Tỷ lệ thiếu máu theo tuổi Số trẻ thiếu máu theo tuổi/tổng số trẻ theo tuổi nghiên cứu Tính toán Phần mền thống kê 3. Một số yếu tố liên quan đến SDD thấp còi Cân nặng lúc sinh Biến liên tục (cân tính bằng g) Hỏi Phiếu hỏi Giới Trai/gái: biến nhị phân Hỏi Phiếu hỏi Tuổi (tháng) Khoảng chia Hỏi Phiếu hỏi Nghề nghiệp của bà mẹ Nghề nghiệp chính của bà mẹ hiện nay? Hỏi Phiếu hỏi Kinh tế hộ gia đình Nghèo/khôngnghèo (nhị phân) Hỏi Phiếu hỏi Học vấn mẹ Biến định danh Hỏi Phiếu hỏi Tuổi mẹ Biến khoảngchia Hỏi Phiếu hỏi
  • 25. 25 Nhóm biến số Tên biến số cần thu thập Chỉ số/ Định nghĩa Phương pháp thu thập Công cụ 1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Cao/cân mẹ khi có thai Biến liên tục Hỏi Phiếu hỏi Bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu Biến nhị phân Hỏi Phiếu hỏi Thời gian cai sữa Biến khoảngchia Hỏi Phiếu hỏi 3.3. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin 3.3.1. Thu thập các số đo nhân trắc Tính tuổi: tuổi của trẻ dưới 5 tuổi tính bằng tuổi tháng theo quy ước của WHO năm 1983 dựa vào ngày, tháng, năm sinh của trẻ và ngày điều tra để tính tháng tuổi. Thí dụ: từ khi mới sinh tới trước ngày tròn tháng (từ 1 - 29 ngày hay còn gọi là tháng thứ nhất) được coilà 1 tháng tuổi, (từ sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày) gọi là dưới 1 tuổi. Cân nặng: trẻ em được xác định bởi cân bàn điện tử của UNICEF có độ chính xác đến 100g để xác định trọng lượng của trẻ, kết quả được ghi theo kilogram với 1 số lẻ. Trước khi cân chúng tôi chỉnhcân về vị trí cân bằng số 0, kiểm tra cân hai lần bằng quả cân chuẩn để kiểm tra độ chính xác và độ nhạy cảm của cân, khi cân đặt cân ở vị trí thuận tiện, ổn định, bằng phẳng, đủ ánh sáng và khô ráo. Trẻ được cân chỉ mặc quần áo mỏng, nếu trẻ không tự đứng được hoặc quấy khóc thì cân cả mẹ và con, sau đó trừ đi cân của mẹ. Chiều cao của trẻ: + Đối với trẻ dưới 2 tuổi: Sử dụng thước đo nằm
  • 26. 26 Để thước trên mặt phẳng nằm ngang, đặt trẻ nằm ngửa, một người giữ đầu để mắt trẻ nhìn lên trần nhà, mảnh gỗ chỉ số 0 của thước áp sát đỉnh đầu trẻ, một người khác giữ thẳng đầu, gối áp sát xuống mặt bàn và đưa mảnh gỗ thứ hai áp sát gót bàn chân của trẻ, (lưu ý gót chân sát mặt phẳng nằm ngang và bàn chân thẳng đứng), đọc kết quả ghi số centimet với 1 số lẻ, với độ chính xác tới 0,5cm. + Đo chiều cao đứng: đối với trẻ từ trên 2 tuổi. Sử dụng thước Mocrotoisevới độ chính xác đến 0,1cm, chỉnh thước cho đúng chiều dài và gắn thước vào tường vuông góc với mặt đất nằm ngang. Trẻ được đo bỏ giày dép, đi chân không, đứng áp sát đầu, vai, mông, gót chân vào tường(đảm bảo 4 điểm trạm), mắt nhìn thẳng, hai tay thẳng theo nếp quần kéo mảnh gỗ áp sát đỉnh đầu, kéo sát thước lên đỉnh đầu, đọc kết quả và ghi số centimet với 1 số lẻ, độ chính xác tới 0,1cm. Tác giả và các điều dưỡng của phòng khám trực tiếp cân, đo đối tượng nghiên cứu. 3.3.2. Phỏng vấn Phỏng vấn mẹ hoặc bố hay người trực tiếp chăm sóc trẻ theo bộ câu hỏi đã được thiết kế từ trước. 3.3.3 Đánhgiá tình trạng dinh dưỡng 3.3.3.1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trong nghiên cứu này: Chúng tôiáp dụng theo chuẩn phân loại mới của(WHO-2006). Sử dụng các số đo nhân trắc với SDD thể nhẹ cân dùng chỉ số cân nặng theo tuổi (CN/T);thể thấp còi chúng tôi dùng chỉ số chiều cao theo tuổi (CC/T); thể gầy còm dùng chỉ số cân nặng theo chiều cao (CN/CC). Các chỉ số này sẽ được so sánh với quần thể tham khảođược Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo áp dụng từ năm 2006.
  • 27. 27 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi dựa vào Z-Score(WHO- 2006) như sau: + Từ - 2SD Z-score trở lên: không SDD + Dưới - 2SD Z-score: suy dinh dưỡng + >2SD Z-score: thừa cân béo phì Phân loại các thể SDD thành 3 mức độ sau: + Độ I: dưới - 2SD đến <- 3SD + Độ II: từ dưới - 3SD đến <- 4SD + Độ III: dưới - 4SD 3.3.3.2. Thiếu máu Trẻ coi là thiếu máu khi nồng độ Hb<110 g/L theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y thế Thế giới. 3.3.3.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ + Theo chỉ số khối lượng cơ thể BMI + Theo công thức BMI = Cân nặng (kg) / (chiều cao)2 (m) Theo Tiểu ban côngtác béo phì của WHO khu vực Tây TháiBình Dương và Hội đái tháo đường Châu Á, đề nghị thang phân loại như sau [4]. + BMI 18,5- 22,9: bình thường + BMI < 18,5: thiếu cân (gầy) + BMI ≥ 23: thừa cân (béo) 3.3.3.4. Cách đánh giá về mức độ kinh tế hộ gia đình Áp dụng tiêu chí xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo dựa theo Quyết định số Thủ tướng chính phủ (2021) Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025 [6] như sau: Tiêu chí hộ nghèo: Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ dưới 1,5 triệu đồng/người/tháng là hộ nghèo.
  • 28. 28 Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bìnhquân từ dưới 2 triệu đồng/người/tháng là hộ nghèo. 3.3.4. Xử lý số liệu Các phiếu phỏng vấn được thu lại để kiểm tra tính hợp lệ và chỉnh sửa, bổ sung những thông tin sai hoặc thiếu ngay tại địa bàn điều tra. Kiểm tra các số liệu trước và sau khi đã nhập vào máy tính. Phương pháp xử lý số liệu trên phần mềm máy tính của chương trình thống kê Y học SPSS 22.0 Dùng test khi bình phương để so sánh tỷ lệ, tính OR, P để xác định yếu tố nguy cơ trong phân tíchđơn và đa biến. Áp dụng phân tích mô tả tính tần số, tỷ lệ phần trăm. 3.3.5. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu tuân thủ nội dung nghiên cứu đã được Hội đồng thông qua đề cương Bác sỹ chuyên khoa cấp II trường đại học Y Dược Hải Phòng phê duyệt. Nghiên cứu được sự đồng ý cho phép của Ban giám đốc bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cho phép. Gia đình bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi đã được giải thích kỹ về quyền lợi, trách nhiệm khi tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu không xâm hại đến sức khỏe đốitượng nghiên cứu. Ngược lại đối tượng còn được tư vấn, điều trị bệnh mắc phải đi kèm với tình trạng dinh dưỡng. Thông tin của đối tượng được giữ kín, chỉ phục vụ mục tiêu nghiên cứu khoa học, không vì mục tiêu gì khác.
  • 29. 29 Chương 4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng 4.1.1. Đặc điểm chungcủa đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu STT Thông tin về mẹ Số NC Tỷ lệ(%) 1 Tuổi bà mẹ < 20 tuổi 20 – 35 tuổi > 35 tuổi 2 Trình độ học vấn của bà mẹ Tiểu học THCS THPT THCN - CĐ-ĐH 3 Nghề nghiệp của bà mẹ Làm ruộng Công nhân, viên chức Tiểu thương, nội trợ, khác 4 Kinh tế hộ gia đình Nghèo Cận nghèo Trung bình Khá, giầu Nhận xét:
  • 30. 30 Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới Nhóm tuổi (tháng tuổi) Nam Nữ Tổng số Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) 0 – 12 13 – 24 25 – 36 37 – 48 49 – 60 Tổng số Nhận xét: 4.1.2. Tỷlệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi Bảng 3.3. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo tuổi Nhóm tuổi (tháng tuổi) Trẻ SDD Trẻ không SDD p Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) 0 – 12 13 – 24 25 – 36 37 – 48 49 – 60 Tổng số Nhận xét:
  • 31. 31 Bảng 3.4. Suy dinh dưỡng thể thấp còi theo tuổi Nhóm tuổi (tháng tuổi) Trẻ SDD Trẻ không SDD p Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) 0 – 12 13 – 24 25 – 36 37 – 48 49 – 60 Tổng số Nhận xét: Bảng 3.5. Suy dinh dưỡng thể gầy còm theo tuổi Nhóm tuổi (tháng tuổi) Trẻ SDD Trẻ không SDD p Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) 0 – 12 13 – 24 25 – 36 37 – 48 49 – 60 Tổng số Nhận xét:
  • 32. 32 Bảng 3.6. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo giới Giới Trẻ SDD Trẻ không SDD p Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) Nam Nữ Tổng Nhận xét: 3.7. Suy dinh dưỡng thể thấp còi theo giới Giới Trẻ SDD Trẻ không SDD p Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) Nam Nữ Tổng Nhận xét: 3.8. Suy dinh dưỡng thể gầy còm theo giới Giới Trẻ SDD Trẻ không SDD p Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) Nam Nữ Tổng Nhận xét:
  • 33. 33 Bảng 3.9. Mức độ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo giới Mức độ suy dinh dưỡng Số NC Nam Nữ Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) Trẻ không SDD Trẻ SDD Độ I Độ II Độ III Nhận xét: Bảng 3.10. Mức độ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo giới Mức độ suy dinh dưỡng Số NC Nam Nữ Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) Trẻ không SDD Trẻ SDD Độ I Độ II Độ III Nhận xét:
  • 34. 34 Bảng 3.11. Mức độ suy dinh dưỡng thể gầy còm theo giới Mức độ suy dinh dưỡng Số NC Nam Nữ Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) Trẻ không SDD Trẻ SDD Độ I Độ II Độ III Nhận xét: Bảng 3.12. Mức độ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo tuổi Nhóm tuổi (tháng tuổi) Trẻ không SDD Trẻ SDD Độ I Độ II Độ III Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) 0 – 12 13 – 24 25 – 36 37 – 48 49 – 60 Tổng số Nhận xét:
  • 35. 35 Bảng 3.13. Mức độ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo tuổi Nhóm tuổi (tháng tuổi) Trẻ không SDD Trẻ SDD Độ I Độ II Độ III Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) 0 – 12 13 – 24 25 – 36 37 – 48 49 – 60 Tổng số Nhận xét: Bảng 3.14. Mức độ suy dinh dưỡng thể gầy còm theo tuổi Nhóm tuổi (tháng tuổi) Trẻ không SDD Trẻ SDD Độ I Độ II Độ III Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) 0 – 12 13 – 24 25 – 36 37 – 48 49 – 60 Tổng số Nhận xét:
  • 36. 36 4.1.3. Tỷlệ thừa cân béo phì 3.15. Tỷ lệ thừa cân béo phì theo giới Giới Thừa cân/béo phì Trẻ không SDD p Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) Nam Nữ Tổng Nhận xét. Bảng 3.16. Tỷ lệ thừa cân béo phì theo tuổi Nhóm tuổi (tháng tuổi) Thừa cân béo phì Trẻ không SDD p Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) 0 – 12 13 – 24 25 – 36 37 – 48 49 – 60 Tổng số Nhận xét. 4.1.4. Tỷ lệ thiếu máu 3.17. Tỷ lệ thiếu máu theo giới Giới Thiếu máu Trẻ không SDD p Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) Nam Nữ Tổng Nhận xét.
  • 37. 37 Bảng 3.18. Tỷ lệ thiếu máu theo tuổi Nhóm tuổi (tháng tuổi) Thừa cân béo phì Trẻ không SDD p Số NC Tỷ lệ (%) Số NC Tỷ lệ (%) 0 – 12 13 – 24 25 – 36 37 – 48 49 – 60 Tổng số Nhận xét. 4.2. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thể thấp còi 4.2.1. Các yếutố từ phía trẻ Bảng 3.19. Liên quan giữa cân nặng sơ sinh và tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi Cân nặng sơ sinh (gram) Trẻ SDD Trẻ không SDD Tổng OR (95%CI) p Số NC (%) Số NC (%) Số NC (%) < 2500 ≥ 2500 Tổng Nhận xét:
  • 38. 38 4.2.2. Yếu tố nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ Bảng 3.20. Liên quan giữa thời gian trẻ bú mẹ sau đẻ với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi Thời gian bú mẹ sau đẻ Trẻ SDD Trẻ không SDD Tổng OR (95% CI) p Số NC (%) Số NC (%) Số NC (%) > 1 giờ đầu ≤ 1 giờ đầu Tổng Nhận xét: Bảng 3.21. Liên quan giữa thời gian cai sữa mẹ với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi Thời gian cai sữa Trẻ SDD Trẻ không SDD Tổng OR (95%CI) p Số NC (%) Số NC (%) Số NC (%) < 18 tháng ≥ 18 tháng Tổng Nhận xét:
  • 39. 39 Bảng 3.22. Liên quan giữa thời gian bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi Thời gian bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung Trẻ SDD Trẻ không SDD Tổng OR (95%CI) p Số NC (%) Số NC (%) Số NC (%) < 4 tháng 4-6 tháng > 6 tháng Tổng Nhận xét: Bảng 3.23. Liên quan giữa trẻ được bổ sung vitamin A trong vòng 6 tháng qua với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi Bổ sung vitamin A Trẻ SDD Trẻ không SDD Tổng OR (95%CI) P Số NC (%) Số NC (%) Số NC (%) Không Có Tổng Nhận xét:
  • 40. 40 4.2.3. Yếu tố từ phía mẹ Bảng 3.24. Liên quan giữa trình độ học vấn bà mẹ với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ Trình độ học vấn của bà mẹ Trẻ SDD Trẻ không SDD Tổng OR p Số NC (%) Số NC (%) Số NC (%) ≤ THCS ≥ THPT Tổng Nhận xét: Bảng 3.25. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ Trẻ SDD Trẻ không SDD Tổng OR (95%CI) p Số NC (%) Số NC (%) Số NC (%) Gầy (BMI<18,5 kg/m2) Không gầy (BMI≥18,5 kg/m2) Tổng Nhận xét:
  • 41. 41 Bảng 3.26. Liên quan giữa bà mẹ được bổ sung vi chất dinh dưỡng với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còiở trẻ em Loại vi chất bổ sung Trẻ SDD Trẻ không SDD Tổng OR (95%CI) p Số NC (%) Số NC (%) Số NC (%) Uống vitamin A sau sinh Không Có Uống viên sắt trong thời gian mang thai Không Có Ăn muối iod trong thời kỳ mang thai Không Có Tổng Nhận xét:
  • 42. 42 Chương 5. DỰ KIẾN BÀN LUẬN 5.1. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại Phòng khámdinh dưỡng bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2020. 5.2. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở đối tượng nghiên cứu.
  • 43. 43 DỰ KIẾN KẾT LUẬN 5.1. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại Phòng khámdinh dưỡng bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2020. 5.2. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở đối tượng nghiên cứu.
  • 44. 44 DỰ KIẾN NGHỊ Tuỳ theo kết quả nghiên cứu để đưa ra các kiến nghị cụ thể.
  • 45. 45 MỤC LỤC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1 Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3 2.1. Dinh dưỡng, bệnh tật và sức khoẻ.........................................................................3 2.2. Khái niệm, dịch tễ học và các hình thái về suy dinh dưỡng ở trẻ em...............3 2.2.1. Khái niệm chung..............................................................................................3 2.2.2. Dịch tễ học suy dinh dưỡng ...........................................................................4 2.2.3. Các hình thái suy dinh dưỡng ở trẻ em .........................................................5 2.3. Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay.......................................................5 2.3.1. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em trên thế giới ............................................5 2.3.2. Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam .............................................7 2.4. Tình trạng thừa cân béo phì, thiếu máu, thiếu vi chất dinh dưỡng ...................9 2.5. Phân loại tình trạng dinh dưỡng ......................................................................... 11 2.5.1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em theo các chỉ số Z-score............. 11 2.5.2. Phân loại tình trạng dinh dưỡng cá nhân................................................... 13 2.5.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng quần thể theo TCYTTG ....................... 13 2.6. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em................................................................................... 13 2.6.1. Mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng và tử vongtrẻ em của UNICEF 13 2.6.2. Nguyên nhân trực tiếp.................................................................................. 14 2.6.3. Nguyên nhân tiềm tàng................................................................................ 15 2.6.4. Nguyên nhân cơ bản..................................................................................... 16 2.7. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em.......................... 16 2.7.1. Nuôi con bằng sữa mẹ.................................................................................. 16 2.7.2. Nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung............................................ 16 2.7.3. Cân nặng sơ sinh thấp .................................................................................. 18 2.7.4. Kiến thức - thực hành của bà mẹ ................................................................ 18 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 19 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................... 19 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 19 3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................. 19 3.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 19 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................... 19 3.2.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu .................................................................... 19 3.2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ............................................................... 20 3.3. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin..................................................... 25 3.3.1. Thu thập các số đo nhân trắc....................................................................... 25 3.3.2. Phỏng vấn ...................................................................................................... 26
  • 46. 46 3.3.3 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ................................................................... 26 3.3.4. Xử lý số liệu .................................................................................................. 28 3.3.5. Đạo đức nghiên cứu ..................................................................................... 28 Chương 4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 29 4.1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ........................................................................................... 29 4.1.1. Đặc điểm chungcủa đối tượng nghiên cứu................................................ 29 4.1.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi.......................................................... 30 4.1.3. Tỷ lệ thừa cân béo phì.................................................................................. 36 4.2. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thể thấp còi .............................. 37 4.2.1. Các yếu tố từ phía trẻ ................................................................................... 37 4.2.2. Yếu tố nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ............................................................ 38 4.2.3. Yếu tố từ phía mẹ ......................................................................................... 40 Chương 5. DỰ KIẾN BÀN LUẬN................................................................................ 42 5.1. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại Phòng khám dinh dưỡng bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2020............................................................................. 42 5.2. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở đối tượng nghiên cứu. 42 DỰ KIẾN KẾT LUẬN .................................................................................................... 43 5.1. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại Phòng khám dinh dưỡng bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2020............................................................................. 43 5.2. Một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi ở đối tượng nghiên cứu. 43 DỰ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 44
  • 47. 47 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân bố tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi theo các vùng sinh thái.................................................................................................................................8 Bảng 1.2. Phân loại suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo các chỉ số Z-score..... 13 Bảng 1.3. Phân loại mức độ suy dinh dưỡng ở cộng đồng.......................................... 13 Bảng 2.1. Các biến số, chỉ số và cách thu thập............................................................. 20 Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.................................................. 29 Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới ............................. 30 Bảng 3.3. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo tuổi.......................................................... 30 Bảng 3.4. Suy dinh dưỡng thể thấp còi theo tuổi ......................................................... 31 Bảng 3.5. Suy dinh dưỡng thể gầy còm theo tuổi ........................................................ 31 Bảng 3.6. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo giới.......................................................... 32 3.7. Suy dinh dưỡng thể thấp còi theo giới ................................................................... 32 3.8. Suy dinh dưỡng thể gầy còm theo giới .................................................................. 32 Bảng 3.9. Mức độ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo giới ............................................ 33 Bảng 3.10. Mức độ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo giới ......................................... 33 Bảng 3.11. Mức độ suy dinh dưỡng thể gầy còm theo giới ........................................ 34 Bảng 3.12. Mức độ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo tuổi.......................................... 34 Bảng 3.13. Mức độ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo tuổi ......................................... 35 Bảng 3.14. Mức độ suy dinh dưỡng thể gầy còm theo tuổi ........................................ 35 3.15. Tỷ lệ thừa cân béo phì theo giới............................................................................ 36 Bảng 3.16. Tỷ lệ thừa cân béo phì theo tuổi ................................................................. 36 3.17. Tỷ lệ thiếu máu theo giới ....................................................................................... 36 Bảng 3.18. Tỷ lệ thiếu máu theo tuổi ............................................................................. 37 Bảng 3.19. Liên quan giữa cân nặng sơ sinh và tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi........ 37 Bảng 3.20. Liên quan giữa thời gian trẻ bú mẹ sau đẻ với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi....................................................................................................................................... 38 Bảng 3.21. Liên quan giữa thời gian cai sữa mẹ với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi38 Bảng 3.22. Liên quan giữa thời gian bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung với......................... 39 tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi .......................................................................................... 39 Bảng 3.23. Liên quan giữa trẻ được bổ sung vitamin A trong vòng 6 tháng qua với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi .......................................................................................... 39 Bảng 3.24. Liên quan giữa trình độ học vấn bà mẹ với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ..................................................................................................................................... 40 Bảng 3.25. Liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ với tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em ................................................................................................... 40
  • 48. 48 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm....... 8 Sơ đồ 1.1. Mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em......... 14
  • 49. 49