SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
TRẦN NGUYỄN THỦY TIÊN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIỀN SẢN GIẬT
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG THÁP
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA
HẬU GIANG - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
TRẦN NGUYỄN THỦY TIÊN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIỀN SẢN GIẬT
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG THÁP
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.BS. PHẠM VĂN ĐỞM
THS.BS. HUỲNH THANH PHONG
HẬU GIANG - 2022
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.BS. Phạm Văn Đởm và ThS.BS.
Huỳnh Thanh Phong – những người thầy đã tận tình hướng dẫn, đề xuất những
góp ý và hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy, Quý Cô trường Đại học Võ Trường
Toản và Ban lãnh đạo khoa Y, đặc biệt là Quý Thầy, Quý Cô đã dạy dỗ tôi trong
thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Ngoài ra tôi xin chân thành biết ơn Ban
Giám đốc, Quý Bác sĩ và Nhân viên Y tế làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Đồng
Tháp nói chung và tập thể Bác sĩ, nhân viên tại khoa Phụ Sản, phòng Kế hoạch
Tổng hợp nói riêng đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Từ đáy lòng mình, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình của tôi, cảm ơn những
người bạn thân thiết đã chia sẻ với tôi những khó nhọc, những vấn đề mà tôi gặp
phải trong lúc thực hiện đề tài này.
Dù đã rất cố gắng hết sức để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất nhưng sai
sót là vấn đề không thể tránh khỏi. Rất mong nhận được những góp ý của Quý
Thầy Cô để tôi có thể làm tốt hơn trong những đề tài nghiên cứu tiếp theo. Tôi xin
chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô.
Hậu Giang, ngày…tháng...năm 2022
SINH VIÊN THỰC HIỆN
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong khoá luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Hậu Giang, ngày…tháng…năm 2022
SINH VIÊN THỰC HIỆN
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ACOG American College of
Obstetricians and Gynecologist
Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ
ALT Alanine aminotransferase
AST Aspartate aminotransferase
BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể
HATB Huyết áp trung bình
HATT Huyết áp tâm thu
HATTr Huyết áp tâm trương
HELLP Hemolysis, Elevated Liver
enzymes, Low Platelet Count
Hội chứng tán huyết, tăng men
gan, giảm tiểu cầu
NHS National Health Service Dịch vụ Y tế quốc gia Anh
NICE National Institute for Health and
Care Excellence
Viện chăm sóc sức khỏe Quốc
gia và Chất lượng điều trị
Vương Quốc Anh
NK Natural Killer cell Tế bào giết tự nhiên
THA Tăng huyết áp
TSG Tiền sản giật
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................iii
MỤC LỤC........................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH............................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
1.1. Định nghĩa tiền sản giật.................................................................................. 3
1.2. Cơ chế bệnh sinh............................................................................................ 3
1.3. Các yếu tố nguy cơ......................................................................................... 5
1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tiền sản giật ................................... 8
1.5. Biến chứng của tiền sản giật ........................................................................ 12
1.6. Điều trị tiền sản giật ..................................................................................... 15
1.7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về tiền sản giật:........................ 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 22
2.3. Vấn đề Y đức trong nghiên cứu ................................................................... 32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 33
3.1. Đặc điểm chung của sản phụ tiền sản giật ................................................... 33
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tiền sản giật ................................. 35
3.3. Kết quả điều trị tiền sản giật ........................................................................ 40
3.4. Mối liên quan giữa nhóm tuổi mẹ với mức độ tiền sản giật........................ 47
Chương 4: BÀN LUẬN..................................................................................... 49
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ tiền sản giật........................ 49
4.2 Bàn luận về kết quả điều trị tiền sản giật...................................................... 56
v
4.3. Bàn luận về các yếu tố liên quan đến mức độ nặng tiền sản giật ................ 63
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 66
KIẾN NGHỊ....................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Biến đổi bệnh lý liên quan đến sự xâm nhập và tái cấu trúc bất thường
của tế bào nuôi vào các tiểu động mạch tử cung trong tiền sản giật..................... 4
Hình 2.1. Máy đo huyết áp cơ và điện tử của người lớn.................................... 27
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng hợp các yếu tố nguy cơ của tiền sản giật.................................... 7
Bảng 1.2: Phân loại mức độ tăng huyết áp theo WHO/ISH năm 2014 và Hội tim
mạch Quốc gia Việt Nam năm 2018..................................................................... 8
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật ...................................................... 9
Bảng 2.1. Đặc điểm chung của sản phụ tiền sản giật ......................................... 23
Bảng 2.2. Đặc điểm lâm sàng............................................................................. 25
Bảng 2.3. Đặc điểm cận lâm sàng....................................................................... 28
Bảng 2.4. Kết quả điều trị tiền sản giật .............................................................. 29
Bảng 2.5. Bảng điểm chỉ số APGAR ................................................................. 30
Bảng 2.6. Biến chứng trên mẹ ............................................................................ 30
Bảng 2.7. Biến chứng trên con ........................................................................... 31
Bảng 3.1. Các đặc điểm chung của sản phụ ....................................................... 33
Bảng 3.2. Các yếu tố kinh tế xã hội.................................................................... 34
Bảng 3.3. Tình hình huyết áp trung bình............................................................ 35
Bảng 3.4. Tình hình huyết áp trung bình theo mức độ tiền sản giật .................. 36
Bảng 3.5. Phân bố mức độ các chỉ số huyết áp .................................................. 36
Bảng 3.6. Phân bố theo protein niệu và creatinine niệu trước sanh ................... 39
Bảng 3.7. Phân bố số lượng tiểu cầu .................................................................. 39
Bảng 3.8. Tình hình tăng men gan và creatinine................................................ 40
Bảng 3.9. Mức huyết áp tâm thu sau sanh.......................................................... 40
Bảng 3.10. Mức huyết áp tâm trương sau sanh .................................................. 41
Bảng 3.11. Biến chứng trên mẹ theo mức độ tiền sản giật................................. 41
Bảng 3.12. Các biến chứng trên mẹ.................................................................... 42
Bảng 3.13: Các biến chứng trên con .................................................................. 44
viii
Bảng 3.14. Điểm số Apgar ................................................................................. 45
Bảng 3.15. Thời điểm chấm dứt thai kỳ sau nhập viện...................................... 45
Bảng 3.16. Nguyên nhân mổ lấy thai ................................................................. 46
Bảng 3.17. Số ngày điều trị ................................................................................ 47
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nhóm tuổi mẹ với mức độ tiền sản giật ............ 47
Bảng 4.1. Mức huyết áp trung bình qua các nghiên cứu.................................... 50
Bảng 4.2. Tình hình huyết áp trong tiền sản giật................................................ 51
Bảng 4.3. Tình hình biến chứng ở mẹ trong các nghiên cứu…………………..57
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố mức độ tiền sản giật ......................................................... 35
Biểu đồ 3.2: Triệu chứng phù............................................................................. 37
Biểu đồ 3.3. Các triệu chứng của tiền sản giật có dấu hiệu nặng....................... 38
Biểu đồ 3.4: Phân bố cân nặng sơ sinh............................................................... 43
Biểu đồ 3.5: Phương pháp chấm dứt thai kỳ...................................................... 46
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiền sản giật là một bệnh trong nhóm rối loạn tăng huyết áp thai kỳ. Đây là
bệnh lý phức tạp xảy ra ở nửa sau thời kỳ thai nghén xảy ra sau tuần lễ thứ 20 của
thai kỳ và chấm dứt sau 6 tuần sau sanh. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới,
tỷ lệ tiền sản giật dao động trong khoảng từ 2 - 10% tổng số sản phụ [66]. Tỷ lệ
này thấp hơn ở các nước phát triển như Hoa Kỳ và Châu Âu: 2 - 5% và ở các nước
đang phát triển là từ 1,8 - 16,7 [43], [67]. Tại Việt Nam, tỷ lệ tiền sản giật chiếm
khoảng 2,8 - 5,5% tổng số sản phụ. Theo Cao Ngọc Thành và cộng sự (2015) thì
tỷ lệ tăng huyết áp trong tổng số sản phụ là 3,74%, tỷ lệ tiền sản giật là 2,84% [31],
Huỳnh Minh Hồng công bố năm 2017 là 2,68% [13], của Đặng Thị Thúy Phương
(2015) là 5,1% [26]. Tiền sản giật là mối nguy cơ lớn cho tất cả các sản phụ và có
thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào.
Tiền sản giật gây ra nhiều biến chứng nặng cho mẹ như sản giật, nhau bong
non, hội chứng HELLP (Hemolysis - Elevated Liver enzyme - Low Platelet
Count: tán huyết, tăng các men gan và giảm tiểu cầu), suy thận cấp, băng huyết
sau sanh, xuất huyết não,… thậm chí gây tử vong mẹ. Đối với thai nhi bệnh cũng
gây ra nhiều hậu quả như thai chậm phát triển trong tử cung, thai chết lưu, sanh
non tháng hay tử vong sơ sinh ngay sau sanh. Nghiên cứu của Phạm Thị Mai Anh
(2009) thấy trong số sản phụ bị tiền sản giật, tỷ lệ đẻ non tháng là 82% [1]. Tử
vong chu sinh tăng trong các thai kỳ tiền sản giật – sản giật chủ yếu liên quan đến
sinh non khoảng 15 – 67% và thai chậm phát triển trong tử cung khoảng 10 – 25%
[30]. Ngoài ra tiền sản giật cũng góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh và di chứng về thần
kinh, vận động và trí tuệ cho trẻ sau này [36], [32].
Cho đến nay, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của tiền sản giật chưa rõ ràng.
Bệnh có biểu hiện các rối loạn bệnh lý ở nhiều cơ quan nhưng đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng lại diễn biến khác nhau tùy từng trường hợp. Vì thế, việc phát hiện
và xử trí kịp thời sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh, giảm tỷ lệ biến chứng cho mẹ
và thai, qua đó nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản tại bệnh viện, góp
phần nâng cao sức khỏe sản phụ tỉnh nhà. Câu hỏi đặt ra cho chúng tôi: Đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh tiền sản giật biểu hiện như thế nào? Kết
2
quả điều trị ở sản phụ mắc tiền sản giật ra sao? Xuất phát từ những câu hỏi trên,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp”. Với
mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ tiền sản giật tại Bệnh
viện Đa khoa Đồng Tháp năm 2020 – 2022.
2. Đánh giá kết quả điều trị của sản phụ tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa
Đồng Tháp năm 2020 – 2022.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa tiền sản giật
Tiền sản giật (TSG) là một rối loạn chức năng đa cơ quan liên quan đến thai
nghén với đặc trưng là sự khởi phát mới của tăng huyết áp (THA) hoặc protein
niệu hoặc các triệu chứng lâm sàng liên quan đến tổn thương nhiều cơ quan do
ảnh hưởng của TSG [7]. TSG thường xảy ra ở sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ và
chấm dứt sau 6 tuần sau sanh. Tuy nhiên, với sự hiện diện của bệnh lá nuôi, TSG
nặng có thể xuất hiện trước thời điểm này [29].
Trước năm 2013, sự hiện diện của protein niệu là một yếu tố cần thiết để
chẩn đoán TSG vì đây là dấu ấn chủ yếu phản ánh tình trạng tổn thương nội mô
hệ thống. Sau đó, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng có khoảng 10% THA thai kỳ
xuất hiện cơn co giật nhưng không có protein trong nước tiểu. Đồng thời, những
bằng chứng gần đây cho thấy số lượng protein niệu không có mối liên quan đến
kết cục xấu của thai kỳ. Vì thế, điều này đã được loại bỏ trong báo cáo của Hiệp
hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) năm 2013 về THA ở thai kỳ [41].
1.2. Cơ chế bệnh sinh
TSG đặc trưng bởi các bất thường liên quan đến tổn thương nội mô mạch
máu kèm co mạch, tăng tính thấm thành mạch, thiếu máu cục bộ và huyết khối.
Tuy nhiên cho đến nay cơ chế bệnh sinh của TSG vẫn chưa được biết rõ, nguyên
nhân gây bệnh chưa được ghi nhận rõ ràng nên có nhiều giả thuyết để giải thích
cơ chế này. Các giả thuyết được đồng thuận cao ở hiện tại trong cơ chế bệnh sinh
TSG gồm [54]:
1.2.1. Các rối loạn thích nghi của sản phụ đối với những thay đổi về hệ tim
mạch hay đáp ứng viêm trong thai kỳ.
Mang thai là một phản ứng viêm hệ thống, gây ra bởi sự xuất hiện các sản
phẩm từ hợp bào lá nuôi trong hệ thống tuần hoàn của mẹ [61].
4
1.2.2. Thất bại trong xâm nhập và tái cấu trúc tiểu động mạch xoắn tử cung
Sự tái cấu trúc các động mạch xoắn tử cung của nguyên bào nuôi và xâm
nhập cũng góp phần quan trọng trong TSG. Quá trình diễn ra theo 2 giai đoạn sau
[53]:
- Giai đoạn 1: Tế bào lá nuôi xâm nhập và thay thế lớp nội mạc động mạch
xoắn tử cung ở lớp màng đáy. Giai đoạn này kéo dài từ tuần thứ 8 – 12 thai kỳ.
- Giai đoạn 2: Tế bào nuôi thay thế lớp cơ trơn và lớp nội mạc sau khi xâm
nhập đến lớp cơ của động mạch. Giai đoạn này bắt đầu từ tuần 14 và kết thúc
trước tuần 18 của thai kỳ.
Hình 1.1. Biến đổi bệnh lý liên quan đến sự xâm nhập và tái cấu trúc bất thường
của tế bào nuôi vào các tiểu động mạch tử cung trong tiền sản giật [18].
[Nguồn: theo Trần Mạnh Linh (2020)]
1.2.3. Tổn thương và tăng hoạt hóa tế bào nội mạc mạch máu
Biểu hiện của các rối loạn chức năng nội mô trong bệnh lý TSG gồm các
bằng chứng sau: tăng fibronectin, thrombomodulin, yếu tố kháng nguyên VIII,
giảm sản xuất các yếu tố giãn mạch, tăng các yếu tố co mạch từ nội mô [46], [53].
5
1.2.4. Thuyết miễn dịch
Sự xâm nhập của các tế bào nuôi vào lớp nội mạc và lớp cơ mạch máu có
thể được kiểm soát đầu tiên bởi cơ chế miễn dịch, sự “xung khắc” giữa các gen
thuộc người mẹ và người bố gây ra các bất thường của đơn vị nhau thai có thể
thông qua hoạt động của các tế bào giết tự nhiên (NK) [46], [53].
1.2.5. Yếu tố di truyền
Các bằng chứng chứng minh yếu tố di truyền liên quan đến TSG dựa trên:
nguy cơ TSG tăng 7 lần nếu có tiền sử mang thai TSG, người chồng sinh ra từ
thai kỳ bị TSG hoặc có con bị TSG đều có nguy cơ làm tăng TSG, nếu gia đình
có người bị TSG thì nguy cơ TSG tăng gấp 2 – 5 lần. TSG là sự không tương
xứng giữa các yếu tố gây giảm huyết áp thuộc về mẹ và các yếu tố làm THA thuộc
về thai nhi [53].
1.3. Các yếu tố nguy cơ
1.3.1. Tuổi của sản phụ
Những sản phụ trẻ tuổi sinh con so hoặc lần mang thai này cách lần mang
thai trước lớn hơn 10 năm thì tỷ lệ TSG sẽ tăng lên [51]. Nhóm sản phụ trên 35
tuổi có nguy cơ bị TSG gấp 8,5 lần theo nghiên cứu của Huỳnh Thị Tuyết Mai và
cộng sự (2021) [20].
1.3.2. Số lần mang thai
Người sinh con so tỷ lệ mắc TSG cao hơn người sinh con rạ [51].
1.3.3. Các yếu tố di truyền
Theo hướng dẫn của Viện chăm sóc sức khỏe Quốc gia và Chất lượng điều trị
Vương Quốc Anh (NICE) 2019, TSG có khuynh hướng gia đình, sản phụ sẽ có
nguy cơ cao mắc TSG so với những người khác nếu thành viên trong gia đình có
người có tiền sử TSG [51].
1.3.4. Chủng tộc
Nghiên cứu của tác giả Onah về các yếu tố nguy cơ của TSG đã xác định
được tỷ lệ TSG ở những người da đen cao hơn những người da trắng ở cùng độ
tuổi [60]. Bên cạnh đó, Ming Zhang ghi nhận kết quả nghiên cứu vào năm 2020
trên phụ nữ Mỹ gốc Phi mắc TSG có tỷ lệ thai lưu trong tử cung cao gấp đôi so
6
với chủng tộc khác [57].
1.3.5. Chỉ số khối cơ thể
Người béo phì có nguy cơ mắc TSG cao hơn những người có chỉ số khối cơ
thể (BMI) nằm trong mức bình thường [51]. Theo báo cáo của Ren QW. khảo sát
trên 9.724 sản phụ cũng đưa ra kết quả tương tự khuyến cáo của NICE (2019),
phụ nữ có BMI ≥ 24 kg/m2
trước khi mang thai có nguy cơ bị TSG [62].
1.3.6. Tiền sử bệnh tật
Tiền sử nội khoa: các bệnh đái tháo đường, THA mạn, bệnh thận mạn làm
tăng nguy cơ phát sinh bệnh và là yếu tố thúc đẩy bệnh TSG tiến triển nặng hơn.
Các yếu tố này được chứng minh liên quan đến nguy cơ bị TSG gấp 9 lần theo
nghiên cứu của Trần Mạnh Linh (2020) [18].
Tiền sử sản khoa: tiền sử sản giật và TSG, thai chết lưu, nhau bong non cũng
là yếu tố làm tăng tỷ lệ nguy cơ mắc TSG cũng như làm nặng thêm tình trạng
bệnh. Theo nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Xuyên (2021) cho thấy sản phụ có tiền
sử bị TSG tăng nguy cơ mắc TSG ở lần mang thai tiếp theo lên gần 9 lần [40].
1.3.7. Số lượng thai, thai bất thường
Đa thai: Tỷ lệ bị TSG ở những sản phụ đa thai cao hơn những sản phụ đơn
thai [51].
7
Bảng 1.1. Tổng hợp các yếu tố nguy cơ của tiền sản giật
Khuyến cáo WHO [67]
- Tiền sử mang thai TSG
- Đái tháo đường
- THA mạn tính
- Bệnh thận mạn tính
- Bệnh lý tự miễn
- Đa thai
Khuyến cáo của ACOG [44]
- Mang thai con so
- BMI trước khi có thai ≥ 23 kg/m2
- Tiền sử TSG ở thai kỳ lần trước
- THA mạn tính
- Bệnh ưa chảy máu di truyền
- Bệnh lupus ban đỏ hệ thống
- Có cơn ngưng thở tắc nghẽn
- Đa thai
- Đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ
- Hội chứng kháng Phospholipid
- Mẹ mang thai từ trên 35 tuần
- Bệnh lý thận
- Áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản
Khuyến cáo NICE/NHS [51]
Nhóm nguy cơ trung bình:
- Con so, tuổi mẹ ≥ 35 tuổi, gia đình có mẹ hoặc chị gái mang thai bị TSG,
BMI ≥ 23 kg/m2
, khoảng cách giữa các lần mang thai > 10 năm và đa thai.
8
Nhóm nguy cơ cao:
- Tiền sử mang thai TSG, THA mạn tính, bệnh lý thận, bệnh lý tự miễn
(Lupus ban đỏ hệ thống), đái tháo đường type 1 và type 2.
1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tiền sản giật
1.4.1. Đặc điểm lâm sàng của tiền sản giật
1.4.1.1. Tăng huyết áp
THA là dấu hiệu quan trọng nhất, đến sớm nhất, gặp nhiều nhất có giá trị
tiên lượng cho cả mẹ và con, có liên quan đến việc phân loại bệnh. Theo Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) và ACOG, chỉ số huyết áp nên được so sánh với thời điểm
trước tuần 20 của thai kỳ. Việc chẩn đoán xác định triệu chứng THA trong TSG
khi có huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương
(HATTr) ≥ 90 mmHg.
Khoảng 16% trường hợp TSG không có triệu chứng THA rõ ràng, đó là
những trường hợp biểu hiện lâm sàng không điển hình và rất dễ bị bỏ sót [45].
Bảng 1.2: Phân loại mức độ tăng huyết áp theo WHO/ISH năm 2014 và Hội tim
mạch Quốc gia Việt Nam năm 2018 [21]
Phân loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg)
Huyết áp tối ưu
Huyết áp bình thường
Huyết áp bình thường cao
THA độ I (nhẹ)
THA độ II (trung bình)
THA độ III (nặng)
THA tâm thu đơn độc
< 120
< 130
130 – 139
140 – 159
160 – 179
≥ 180
≥ 140
< 80
< 85
85 – 89
90 – 99
100 – 109
≥ 110
< 90
1.4.1.2. Phù
Theo y văn cổ điển phù được mô tả như là dấu hiệu sớm nhất của TSG đang
tiến triển. Tuy nhiên trong quá trình mang thai sản phụ có thể xuất hiện triệu chứng
phù sinh lý. Có 85% bệnh nhân có thai bị phù trong 3 tháng cuối là phù sinh lý,
chỉ có 15% phù liên quan đến TSG. Trái lại có 40% bệnh nhân sản giật không có
9
triệu chứng phù trước khi lên cơn co giật. Do đó hiện nay phù không được dùng
làm tiêu chuẩn chẩn đoán TSG [11].
1.4.1.3. Các triệu chứng lâm sàng khác:
Các triệu chứng liên quan đến rối loạn chức năng nhiều cơ quan nhiều cơ
quan do ảnh hưởng của TSG gồm rối loạn thị giác và tri giác, đau đầu không đáp
ứng với thuốc giảm đau, đau vùng thượng vị - hạ sườn phải do căng bao Glisson,
tán huyết, phù phổi,… Năm 2013, khuyến cáo ACOG đã thêm các dấu hiệu lâm
sàng, cận lâm sàng liên quan đến TSG trong tiêu chuẩn chẩn đoán nếu protein
niệu âm tính. Ngược lại, dấu hiệu thai chậm phát triển trong tử cung và thiểu niệu
(nước tiểu < 400 ml/24 giờ) không còn thuộc nhóm triệu chứng của TSG nặng
[41].
1.4.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật [41]
Huyết áp HATT ≥ 140 mmHg hoặc HATTr ≥ 90 mmHg đo 2 lần cách
nhau ít nhất 4 giờ xuất hiện sau tuần 20 thai kỳ mà trước đó
bệnh nhân có huyết áp bình thường.
Hoặc HATT ≥ 160 mmHg hoặc HATTr ≥ 110 mmHg, THA có
thể được xác định trong thời gian vài phút để điều trị hạ áp kịp
thời cho bệnh nhân.
Và
Protein
niệu
Protein niệu ≥ 300mg ở mẫu nước tiểu 24 giờ hoặc
Tỷ số protein niệu/creatinin niệu ≥ 0,3 đơn vị tính bằng mg/dl
Dip-stick ≥ 1+ chỉ sử dụng ở những cơ sở không có định lượng
protein trong nước tiểu.
Nếu không có protein niệu, TSG vẫn được chẩn đoán khi có THA xuất
hiện sau tuần 20 của thai kỳ với một số bất kỳ triệu chứng mới khởi phát sau
Tiểu cầu giảm < 100.000/mm3
10
Suy thận tiến triển: nồng độ creatinin huyết thanh > 1,1 mg/dl hoặc tăng
gấp đôi nồng độ creatinine huyết thanh bình thường ở những người không
có bệnh thận trước đó.
Suy tế bào gan: men gan tăng ≥ 2 lần so với bình thường.
Phù phổi
Các triệu chứng não và thị giác.
1.4.2. Đặc điểm cận lâm sàng của tiền sản giật
1.4.2.1. Protein niệu
Ở những người không mang thai, protein niệu được gọi là bất thường khi bài
xuất ra nước tiểu trên 150 mg/24 giờ [32].
Chẩn đoán protein niệu bất thường khi bài xuất > 300 mg/24 giờ, hoặc tỷ số
protein/creatinine nước tiểu ≥ 0,3. Xét nghiệm bán định lượng bằng que thử nước
tiểu nhanh có thể được sử dụng thay thế nếu không thể xét nghiệm định lượng
[41]. Khoảng 29% trường hợp TSG không có protein niệu [47] và ACOG 2013
Dấu hiệu nặng của tiền sản giật [41]
(TSG có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây)
HATT ≥ 160 mmHg hoặc HATTr ≥ 110 mmHg qua 2 lần đo cách nhau ít
nhất 4 giờ khi bệnh nhân đã nghỉ ngơi (trừ trường hợp đã uống thuốc hạ áp
trước đó).
Giảm tiểu cầu: tiểu cầu < 100.000/mm3
.
Suy giảm chức năng gan: men gan tăng gấp đôi so với bình thường, đau
nhiều ở hạ sườn phải hoặc đau thượng vị không đáp ứng với thuốc và không
có nguyên nhân khác.
Suy thận tiến triển (creatinine huyết thanh > 1,1 mg/dl hoặc gấp đôi nồng
độ creatinine huyết thanh bình thường ở những người không có bệnh thận
trước đó).
Phù phổi.
Các triệu chứng não và thị giác.
11
đã loại bỏ triệu chứng protein ≥ 5 g/24 giờ trong nhóm TSG nặng [41]. NHS cũng
không khuyến cáo theo dõi protein niệu nếu đã chẩn đoán TSG [59].
1.4.2.2. Creatinine huyết thanh:
Bình thường creatinine huyết thanh ở mức < 97 µmol/l [16].
Trong TSG, mức lọc cầu thận là thấp hơn 34% so với thai kỳ bình thường.
Creatinine huyết thanh được lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận[19].
Creatinine là thành phần protein trong huyết thanh có nồng độ ổn định nhất,
không phụ thuộc vào chế độ ăn, chế độ vận động hoặc các thay đổi sinh lý khác.
Chính vì vậy, creatinine được dùng để đánh giá khả năng lọc cầu thận chính xác
hơn so với ure. Trong TSG, nồng độ creatinine huyết thanh tăng do giảm lượng
máu qua thận, giảm mức lọc cầu thận [10].
1.4.2.3. Enzym transaminase
Transaminase, là enzym giúp chuyển vận nhóm amin của những acid amin
sang những acid cetonic tạo nên sự chuyển hoá giữa protein và glucid. Có 2 loại
có ý nghĩa nhiều nhất.
- AST (Aspartate transaminase)
- ALT (Alanine transaminase)
Bình thường, AST ≤ 37 U/L - 370
C, ALT ≤ 40 U/L - 370
C.
Trong bệnh lý TSG, nhất là TSG có dấu hiệu nặng hoặc hội chứng HELLP,
hoạt động emzym AST và ALT tăng lên trên 70 U/L. Men gan tăng gấp đôi bình
thường trong chẩn đoán TSG có dấu hiệu nặng. Đau hạ sườn phải hoặc thượng vị
kéo dài không đáp ứng với thuốc và không có chẩn đoán thay thế hoặc cả hai.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị huyết thanh của AST, ALT, ở
phụ nữ bị TSG so với phụ nữ mang thai khỏe mạnh khác. Theo ACOG 2020, AST
là men gan tăng ưu thế hơn ALT trong TSG [42].
1.4.2.4. Số lượng tiểu cầu
Tiểu cầu có nguồn gốc từ tủy xương dẹt. Bình thường trong máu có 150.000
– 300.000 tiểu cầu/mm3
. Giảm tiểu cầu gợi ý TSG tiến triển nặng đe dọa rối loại
đông máu nội mạch và hội chứng HELLP. Khoảng 20% sản phụ mắc TSG có số
lượng tiểu cầu < 150.000/mm3
. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2017 tại
12
Ethiopia ghi nhận sản phụ mắc TSG với những dấu hiệu nặng có số lượng tiểu
cầu thấp hơn so với sản phụ mắc TSG và sản phụ bình thường [10].
1.5. Biến chứng của tiền sản giật
TSG gây ra nhiều biến chứng trên mẹ và thai.
1.5.1. Biến chứng trên mẹ
Tử vong mẹ liên quan đến THA trong thai kỳ đứng hàng thứ 3 sau băng huyết
và nhiễm trùng [55]. Nguyên nhân thường gặp là sản giật, hội chứng HELLP, rối
loạn đông máu, phù phổi cấp, suy thận, hoại tử tế bào gan [10].
1.5.1.1. Hội chứng HELLP
Hội chứng HELLP chiếm 0,5 – 0,9% trong thai kỳ và khoảng 10 – 20% trong
TSG có dấu hiệu nặng. ACOG đưa hội chứng HELLP là một thể của TSG nặng,
tuy nhiên, 10 – 15% trường hợp không có THA hoặc protein niệu. Tiêu chuẩn
chẩn đoán hội chứng HELLP [42]:
(1) Tán huyết: bất thường phiến đồ máu ngoại vi (tế bào burr, những mảnh
vỡ hồng cầu), tăng bilirubin toàn phần ≥ 1,2 mg/dl.
(2) Tăng men gan: ALT tăng gấp 2 lần giới hạn bình thường (≥ 70 U/L),
Lactate dehydrogenase ≥ 600 U/L.
(3) Giảm tiểu cầu: tiểu cầu < 100.000/mm3
Phân loại Mississippi chia hội chứng HELLP thành 3 mức độ dựa vào mức
độ giảm tiểu cầu, phân loại Tennessee gồm hội chứng HELLP điển hình và không
điển hình. Biến chứng hội chứng HELLP gồm [56]: rối loạn đông máu (21%), sản
giật (6 – 10%), nhau bong non ( 10 – 16%), suy thận cấp (5 – 8%), phù phổi cấp
(6 – 10%) và tử vong mẹ khoảng 1% trường hợp. Biến chứng thai chủ yếu là sinh
non, chiếm 70% do nhau bong non và thai chậm phát triển, tử vong chu sinh
khoảng 9% [47].
Các dấu hiệu lâm sàng của hội chứng HELLP gồm đau vùng thượng vị
(90%), buồn nôn – nôn (50%), vàng da và tiểu hemoglobin [19].
1.5.1.2. Suy thận cấp
Co thắt mạch máu ở thận có thể gây tổn thương vi cầu thận. TSG rất nặng có
thể gây co thắt mạch thận và dẫn đến hoại tử ống thận cấp. Các tổn thương cầu
13
thận và ống thận có thể dẫn đến suy thận mạn sau này hoặc trầm trọng hơn là gây
tử vong cho sản phụ [19].
1.5.1.3. Sản giật
Sản giật là một biến chứng cấp tính của TSG, thể hiện tình trạng tổn thương
nội mô ở não. Sản giật là tình trạng có lên cơn co giật mới khởi phát trên phụ nữ
bị TSG mà không giải thích được bởi nguyên nhân nào khác. Chẩn đoán cơn sản
giật điển hình gồm 4 giai đoạn [8]:
(1) Giai đoạn xâm nhiễm: khoảng 30 – 60 giây, bắt đầu bằng những kích
thích ở vùng mặt, miệng, mí mắt, sau đó cơn co giật lan xuống hai tay.
(2) Giai đoạn giật cứng: khoảng 30 giây, những cơn co giật lan tỏa toàn
thân. Toàn thân co cứng, các cơ thanh quản và hô hấp co thắt gây suy hô hấp.
(3) Giai đoạn giật gián cách: khoảng 60 giây, sau cơn co giật các cơ giãn
ra và tiếp tục những cơn co giật toàn thân, mặt tím do ngưng thở kèm tăng tiết.
(4) Giai đoạn hôn mê: các cơn co giật nhẹ, thưa dần và rơi vào hôn mê.
Thời gian hôn mê nhẹ khoảng 5 – 7 phút, nặng có thể hôn mê sâu, kéo dài và gây
tử vong.
Tai biến mạch máu não là nguyên nhân chính gây tử vong cho mẹ trong sản
giật. Sản giật chiếm khoảng 67,2% nguyên nhân sản khoa gây suy thận cấp đòi
hỏi lọc thận [19].
1.5.1.4. Hoại tử tế bào gan
Co thắt mạch máu trong gan, có hệ quả là tắc nghẽn các mạch máu trong gan
(gồm động và tĩnh mạch trong gan) và hoại tử tế bào gan.
Các tổn thương ở gan biểu hiện trên lâm sàng bằng đau vùng thượng vị, buồn
nôn, nôn, vàng da. Tình trạng suy tế bào gan thể hiện trên cận lâm sàng bằng tăng
bilirubin và tăng men gan [19].
1.5.1.5. Nhau bong non
Nhau bong non tăng gấp 0,4 – 4,5 lần ở thai kỳ TSG và tăng gấp 3,0 – 5,5
lần nếu xuất hiện co giật [18].
Nhau bong non là hệ quả của co mạch và xuất huyết của màng đệm, với tiên
lượng rất nặng cho mẹ và con.
14
Khi nhau vẫn bám ở vị trí bình thường nhưng lại bong ra trước khi thai sổ ra
ngoài được gọi là nhau bong non. Đây là một cấp cứu sản khoa. Sản phụ sẽ đột
ngột đau bụng, ra huyết âm đạo, loãng, bầm, máu không đông, tử cung co cứng,
có thể có choáng, thai suy hoặc mất tim thai và rối loạn đông máu khi nặng [19].
1.5.1.6. Băng huyết sau sanh
Là tình trạng mất máu ≥ 500 ml máu sau sanh ngã âm đạo hoặc mất ≥ 1000
ml sau mổ lấy thai hoặc ảnh hưởng tổng trạng hoặc Haematocrit giảm > 10% so
với trước sinh [4].
Ở phụ nữ TSG rối loạn đông máu trong cơ chế bệnh sinh làm chảy máu sanh
sanh càng trở nên nghiêm trọng, lại có thể kèm theo gây đờ tử cung, hệ quả của
tử cung bị kích thích quá độ trước đó. Mất máu do băng huyết sau sanh làm trầm
trọng thêm sự rối loạn đông máu trước đó, tạo vòng xoắn bệnh lý dẫn đến tử vong
mẹ [19].
1.5.1.7. Phù phổi cấp
Phù phổi cấp có thể xuất hiện ở bệnh nhân TSG do sự kết hợp của giảm áp
lực keo và tăng áp tuần hoàn phổi. Nghiên cứu của Manggala Post Wardhana và
cộng sự tại Indonesia ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân TSG có biến chứng phù phổi là
5,6%. Trong số trường hợp đó có 81% sản phụ phải nhập viện chăm sóc tích cực
và 60% cần hỗ trợ thở máy [65].
1.5.1.8. Xuất huyết não
Xuất huyết não có thể xảy ra trong sản giật hoặc sau sản giật. Tình trạng này
thường xảy ra trên cơ địa TSG ghép trên nền THA mạn, hay THA tiềm ẩn [19].
1.5.2. Biến chứng trên thai
1.5.2.1. Thai chậm phát triển trong tử cung
Thai chậm phát triển trong tử cung là một biến chứng thường gặp khoảng
56%. Tỷ lệ tử vong chu sinh trong TSG cao gấp 8 lần dân số bình thường.
Tử vong chu sinh gia tăng trong trường hợp có sanh non, ngạt và thai chậm phát
triển trong tử cung. Thai chậm phát triển trong tử cung khi kết quả siêu âm ghi
nhận chu vi vùng bụng AC và/hoặc ước lượng cân nặng thai < bách phân vị thứ
10 theo tuổi thai [10].
15
1.5.2.2. Thai suy
Tình trạng thiếu oxy trong máu mẹ và tổ chức của thai sẽ dẫn đến các rối
loạn chuyển hóa làm tăng quá trình tích tụ CO2 trong cơ thể thai nhi. Thai suy có
thể xảy ra trong quá trình mang thai hoặc trong lúc chuyển dạ [10].
1.5.2.3. Sanh non
Sanh non là khi trẻ được sinh ra ở tuổi thai từ ≥ 22 tuần đến trước 37 tuần.
Tỷ lệ sanh non ở bệnh nhân TSG cao không chỉ do các nguyên nhân của
sanh non mà còn do các nguyên nhân từ phía mẹ. Cần cân nhắc việc chấm dứt
thai kỳ đối với những thai kỳ có nguy cơ cao [10].
1.5.2.4. Trẻ sơ sinh nhẹ cân
THA và TSG là nguyên nhân chính gây trẻ nhẹ cân và tổn thương các cơ
quan ở trẻ sơ sinh. Theo báo cáo nghiên cứu của Michel Odent vào tháng 5/2015
tại Canada trên 97.270 trẻ sơ sinh cho thấy có mối liên quan mật thiết giữa TSG
và trẻ sơ sinh nhẹ cân [10].
1.5.2.5. Thai chết lưu trong tử cung
Biến chứng nặng nhất của TSG là thai chết lưu. Nguyên nhân hàng đầu dẫn
đến thai chết lưu thường do hội chứng HELLP và nhau bong non. Ở Việt Nam, tỷ
lệ thai chết lưu ở các sản phụ tùy khu vực và thời điểm nghiên cứu. Theo Ngô
Văn Tài (2001), tỷ lệ thai chết lưu là 5,3% [27].
1.5.2.6. Tử vong sơ sinh
Hậu quả nặng nề nhất cho trẻ sơ sinh ở những bà mẹ bị TSG là tử vong sơ
sinh. Tại Việt Nam, theo Phan Trường Duyệt và Ngô Văn Tài (1999) tỷ lệ tử vong
sơ sinh ngay sau sanh ở sản phụ bị TSG là 13,8% [10], nghiên cứu của Lê Thị
Mai (2004) là 6,4% [10].
1.6. Điều trị tiền sản giật
1.6.1. Mục tiêu điều trị tiền sản giật
1.6.1.1. Đối với mẹ
Kiểm soát, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, tránh các biến chứng của TSG
có thể xảy ra, hy vọng cải thiện tình trạng bệnh, giảm thiểu tỷ lệ tử vong mẹ.
16
1.6.1.2. Đối với con
Cố gắng đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi trong tử cung, giảm
thiểu tỷ lệ tử vong con.
1.6.2. Điều trị tiền sản giật chưa có dấu hiệu nặng
Nằm nghỉ: Nhất là khi có thai chậm phát triển trong tử cung vì nằm nghỉ sẽ
làm tăng tưới máu tử cung và giảm thiếu oxy mô.
Nhập viện, chấm dứt thai kỳ khi [5]:
- Nếu thai ≥ 37 tuần, hoặc nghi ngờ nhau bong non.
- Nếu thai ≥ 34 tuần và có bất kỳ triệu chứng sau:
+ Chuyển dạ hoặc vỡ ối.
+ Siêu âm ước lượng trọng lượng thai nhỏ hơn bách phân vị thứ 5.
+ Thiểu ối AFI < 5 cm ở 2 lần siêu âm liên tiếp cách nhau 24 giờ.
- Nếu chưa có chỉ định chấm dứt thai kỳ, có thể theo dõi ngoại trú hoặc nội
trú:
+ Nghỉ ngơi, dặn dò ăn nhiều đạm, nhiều rau xanh và trái cây tươi.
+ Theo dõi huyết áp 2 lần/tuần, protein niệu mỗi lần khám thai.
+ Xét nghiệm: tiểu cầu, chức năng gan – thận mỗi tuần.
+ Theo dõi sức khỏe bà mẹ.
+ Theo dõi tình trạng thai nhi: siêu âm xác định có thai chậm phát triển trong
tử cung 2 lần/tuần, đánh giá lượng ối 1 lần/tuần và thực hiện Non - stress Test 2
lần/ tuần.
+ Dặn dò các dấu hiệu trở nặng. Hướng dẫn theo dõi cử động thai.
1.6.3. Điều trị tiền sản giật có dấu hiệu nặng
Chấm dứt thai kỳ khi TSG có dấu hiệu nặng xuất hiện sớm trước 25 tuần
hoặc bất cứ tuổi thai nào khi có [5]:
- Phù phổi.
- Suy thận.
- Nhau bong non.
- Giảm tiểu cầu nặng.
- Đông máu nội mạch lan tỏa.
- Các triệu chứng não dai dẳng.
17
- Non – stress Test không đáp ứng (2 lần liên tiếp cách 4 – 6 giờ ở tuổi thai 28
– 32 tuần).
- Siêu âm Doppler động mạch rốn: mất hoặc đảo ngược dòng sóng tâm
trương.
- Thai lưu.
Điều trị mong đợi: Thai < 34 tuần với tình trạng mẹ và thai nhi ổn định, tiếp
tục theo dõi thai được tiến hành tại các cơ sở có nguồn lực chăm sóc đặc biệt cho
mẹ và trẻ sơ sinh đầy đủ.
Chích thuốc hỗ trợ phổi thai nhi khi thai ≤ 34 tuần. Tuy nhiên không chờ đợi
đủ thời gian hỗ trợ phổi mà phải chấm dứt thai kỳ ngay khi có bất kỳ dấu hiệu
sau:
- Không kiểm soát được huyết áp
- Sản giật
- Phù phổi
- Nhau bong non
- Đông máu nội mạch lan tỏa
- Non – stress Test không đáp ứng
- Thai lưu.
Nếu tình trạng mẹ và thai ổn định, trong vòng 48 giờ sẽ chấm dứt thai kỳ khi
có bất kỳ dấu hiệu sau [5]:
- Vỡ ối.
- Chuyển dạ.
- Tiểu cầu < 100.000/ mm3
.
- Men gan tăng kéo dài.
- Thai chậm phát triển trong tử cung (ước lượng cân nặng thai nhỏ hơn bách
phân vị thứ 5).
- Thiểu ối (AFI < 5 cm). Siêu âm 2 lần cách nhau 24 giờ.
- Bắt đầu suy thận hoặc nặng thêm tình trạng suy thận.
Theo dõi:
- Mẹ: sinh hiệu mỗi giờ/lần, bilan dịch vào và ra mỗi 8 giờ/ lần, dấu hiệu
18
chuyển dạ, xét nghiệm Bilan TSG mỗi 1 – 2 ngày.
- Thai: đếm cử động thai, Non – stress test mỗi ngày, theo dõi biểu đồ cân
nặng thai và Doppler động mạch rốn mỗi tuần.
+ Phương pháp chấm dứt thai kỳ: tùy tuổi thai, ngôi thai, cổ tử cung, tình
trạng mẹ - thai.
- Dự phòng và kiểm soát cơn co giật bằng Magnesium sulfate.
❖ Sử dụng thuốc hạ áp khi huyết áp:
HATT ≥ 150 – 160 mmHg hoặc HATTr ≥ 100 mmHg.
❖ HA đạt sau điều trị
HATB sau 2 giờ không giảm quá 25% so với huyết áp ban đầu.
- HATT ở mức 130 – 150 mmHg
- HATTr ở mức 80 – 100 mmHg
❖ Chống chỉ định trong thai kỳ: Nitroprusside, thuốc ức chế men chuyển.
❖ Các thuốc hạ áp dung trong thai kỳ: Labetalol, hydralazine, ức chế canxi,
methyldopa, thuốc lợi tiểu chỉ dùng trong trường hợp dọa phù phổi và phù phổi
cấp.
- Hạn chế truyền dịch trừ khi có mất nước nhiều.
1.7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về tiền sản giật:
1.7.1. Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, TSG đã được quan tâm chú ý từ nhiều năm nay, đến nay có
nhiều công trình nghiên cứu về TSG ở một số địa phương trên cả nước.
Nghiên cứu của Nguyễn Viết Tiến năm 2015, được tiến hành nghiên cứu
trên 402 sản phụ mắc TSG có tuổi thai từ 20 tuần trở lên tại Bệnh viện Phụ sản
Trung ương. Kết quả cho thấy: biến chứng xảy ra với mẹ nhiều nhất là chảy máu
chiếm 9%, hội chứng HELLP 6,7%, suy thận 3,7%, nhau bong non 2,7%, phù
phổi cấp 0,2%. Mổ lấy thai chủ động chiếm 90,3% ở sản phụ TSG [35].
Nghiên cứu của Dương Mỹ Linh năm 2019 thu thập được 92 trường hợp
sản phụ TSG đạt tiêu chuẩn nghiên cứu tại Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Cần Thơ, sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Tác giả ghi nhận kết quả
nhóm tuổi thường gặp ở sản phụ TSG nặng từ 20 - 34 tuổi chiếm 60,9%, TSG
19
nặng chiếm 69,6%, biến chứng chiếm 39,1% với sản giật 6,3%, hội chứng HELLP
15,6%, phù phổi cấp 1,6%, nhau bong non, suy thận cấp và băng huyết sau sinh
có tỷ lệ bằng nhau là 4,7%. Về phương pháp chấm dứt thai kỳ thì mổ lấy thai
chiếm tỷ lệ 75%, sanh thường chiếm 25% [17].
Nghiên cứu của Trương Thị Linh Giang năm 2017, nhóm tuổi thường gặp
là 20 -35 tuổi, có 46,4% TSG nặng, con so chiếm 53,6%, con rạ 71%, triệu chứng
đau đầu 23,5%, thai chậm tăng trưởng trong tử cung 21% [9].
Nghiên cứu của Trương Chí Nguyện năm 2019, nhóm tuổi chiếm cao nhất
18 – 34 tuổi với 61,8%, con rạ 57,7%, con so 42,3%. Triệu chứng đau đầu 62,9%,
đau thượng vị 5,2%, thiểu niệu 1,1%. TSG có biến chứng 11,3%, hội chứng
HELLP là 7,2%, suy thận 2,0%, nhau bong non 1,1%, thai chậm tăng trưởng trong
tử cung 14,4%. Về phương pháp chấm dứt thai kỳ thì tỷ lệ mổ lấy thai 78,3%,
sanh ngã âm đạo 9,2% [24].
Nghiên cứu của Phạm Thị Kim Thoa năm 2020, tỷ lệ TSG là 11,99%
trong đó TSG có dấu hiệu nặng chiếm 46,79%. Nhóm tuổi chiếm cao nhất là từ
30 - < 35 tuổi với 45%, con so 26%, con rạ 83%. Triệu chứng đau đầu chiếm
87,5%, đau thượng vị 6,25%, mờ mắt 6,25%. Tỷ lệ sản phụ TSG có biến chứng
17,43%, hội chứng HELLP 12,8%, sản giật 0,92%, băng huyết 1,83%, thiểu niệu,
vô niệu 0,92%. Phương pháp chấm dứt thai kỳ là mổ lấy thai chiếm 94,50%, sanh
ngã âm đạo 5,50% [34].
Nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Xuyên năm 2021, nghiên cứu trên 513 sản
phụ tại Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ, thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Kết
luận: nhóm sản phụ < 35 tuổi là nhóm tuổi chiếm cao nhất với 68,7% sản phụ bị
TSG có phương pháp chấm dứt thai kỳ mổ lấy thai chiếm tỷ lệ 94,1%, sanh thường
chiếm 5,9% [40].
Nghiên cứu của Phạm Văn Tự, Nguyễn Quốc Tuấn, Phùng Thị Lý năm
2019, trên 47 sản phụ được chẩn đoán TSG – sản giật ở Bệnh viện Đa khoa Hà
Đông với thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Kết quả ghi nhận tỷ lệ sản phụ bị TSG là
0,8%, triệu chứng đau đầu chiếm 33,3%, phù toàn thân chiến 57,1%, nhìn mờ
chiếm 4,8%. Biến chứng sản giật chiếm tỷ lệ 4,8%, trẻ sinh non chiếm 38,1%, thai
20
chậm tăng trưởng chiếm 28,6%, tử vong chu sinh chiếm 4,8% [37].
1.7.2. Nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Manoj Kumar Verma (2017) tại Ấn Độ ghi nhận các yếu
tố liên quan là tiền sử có TSG (nguy cơ cao hơn 8,28 lần), tuổi >30 (nguy cơ cao
gấp 2,87 lần so với sản phụ <30 tuổi), thừa cân nguy cơ cao hơn 3,32 lần, béo phì
nguy cơ lên tới 8,28 lần, sống nông thôn nguy cơ TSG cao gấp 1,67 lần ở thành
thị [64].
Nghiên cứu của Yingying Yang (2021) ghi nhận tỷ lệ TSG ở Thụy Điển và
Trung Quốc, tương ứng là 2,9% và 2,3%, TSG có dấu hiệu nặng ở Trung Quốc là
68,1%. Tỷ lệ thai chết lưu trên tổng số trẻ được sinh ra ở Trung Quốc là 1,1% và
nếu có mẹ mắc TSG sẽ cao hơn 10 lần so với Thụy Điển [68].
Nghiên cứu của Vanessa R Kay (2021) tại Pakistan cho thấy Trong số 112
phụ nữ bị TSG, 54,5% được nhập viện với sản giật trước sinh, 12,5% bị TSG có
dấu hiệu nặng, 8,9% bị TSG/ sản giật không điển hình, 8% bị TSG chưa có dấu
hiệu nặng, 8% bị sản giật sau sinh, 3,6% bị hội chứng HELLP, 2,7% với sản giật
trong sinh và 1,8% với TSG sau sinh. Nhìn chung, đa số bệnh nhân mang thai lần
đầu (57%) được chẩn đoán TSG ở tuổi thai > 34 tuần (58,9%) và khám thai < 7
lần trong suốt thai kỳ (88,3%). Nhìn chung, 17,8% sản phụ đã từng có tiền sử sản
khoa xấu, 11,6% có tiền sử TSG [50].
Nghiên cứu của Eugene Belley Priso (2015) tại Cameroon: Suy thận cấp
chiếm tỷ lệ cao nhất với 66,7%, hội chứng HELLP có tỷ lệ 45,5%, phù phổi cấp
chiếm 18,2% [49].
Nghiên cứu của Solwayo Ngwenya (2017) ghi nhận TSG nặng có tỷ lệ
78,5%, mổ lấy thai 78,5%, 100% điều trị Magnesium sulfate, biến chứng mẹ cao
nhất là HELLP với 9,1%, biến chứng ở con cao nhất chiếm tỷ lệ 22% là thai chết
lưu [58].
21
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Sản phụ được chẩn đoán xác định tiền sản giật nhập viện và chấm dứt thai
kỳ tại khoa Phụ sản, bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp từ 30/09/2020 đến 30/09/2022.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Sản phụ được chẩn đoán xác định tiền sản giật.
- Sản phụ đơn thai, có tuổi thai ≥ 28 tuần (tính theo siêu âm 3 tháng đầu hoặc
ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng nếu sản phụ không nhớ dự kiến sinh theo siêu
âm).
- Hồ sơ bệnh án đầy đủ thông tin nghiên cứu.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Các rối loạn THA như: THA thai kỳ; THA mạn.
- Sản phụ THA hoặc tăng protein niệu do các bệnh lý thận như hội chứng
thận hư, viêm cầu thận cấp.
- Các sản phụ bị TSG có kèm các bệnh lý nền như: giảm tiểu cầu miễn dịch,
bệnh tim nặng, lupus ban đỏ, động kinh.
- Hôn mê do các nguyên nhân khác.
- Sản phụ bị rối loạn tâm thần.
- Sản phụ chuyển tuyến lên tuyến trên.
- Hồ sơ bệnh án không được ghi chép rõ ràng, không đầy đủ thông tin về mẹ
và tình trạng sơ sinh sau sanh.
- Hồ sơ bệnh án không đủ xét nghiệm theo yêu cầu lựa chọn.
2.1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian: Từ 30/09/2020 đến 30/09/2022.
- Địa điểm: Khoa Phụ sản, bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.
22
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu, có phân tích.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
𝑛 = 𝑧1−∝/2
2
𝑝(1 − 𝑝)
𝑑2
Trong đó:
N: Cỡ mẫu (số sản phụ tham gia vào nghiên cứu)
∝ =0,05 (độ tin cậy 95%). Nên Z (1-∝/2) =1,96 (trị số từ phân phối chuẩn)
P = 0,1199 (p là tỷ lệ TSG, theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Kim Thoa
(2020), “Nghiên cứu tình hình, một số yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều
trị tiền sản giật tại khoa Sản bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2019
– 2020”) [34].
d = 0,05: là sự khác biệt giữa tỷ lệ sản phụ thu được trên mẫu và tỷ lệ p thật
trong quần thể, chấp nhận sai số 5%.
Thay vào công thức ta tính được 163.
Thực tế chúng tôi thu được 170 mẫu thỏa mãn tiêu chuẩn nghiên cứu.
23
2.2.3. Các biến số nghiên cứu
Bảng 2.1. Đặc điểm chung của sản phụ tiền sản giật
Tên biến số Loại biến số Giá trị
Tuổi Định lượng Tuổi của sản phụ
Nghề nghiệp
Danh mục
Học sinh, sinh viên
Công chức, viên chức
Công nhân
Nông dân
Nội trợ
Nghề khác
Dân tộc
Nhị giá
Kinh
Khác
Nơi ở
Nhị giá
Nông thôn
Thành thị
Số lần mang thai
Định lượng
Con so
Con rạ
Tuổi thai lúc vào viện Định lượng Số tuần thai
Số lần khám thai
Nhị giá
< 3
≥ 3
Tiền sử bệnh mạn tính
Nhị giá
Có
Không
Tiền căn THA thai kỳ
Nhị giá
Có
Không
Trong đó:
- Tuổi: Khảo sát dựa trên phần thông tin ghi trên bệnh án, được xác định
bằng năm chấm dứt thai kỳ trừ năm sinh của sản phụ, đơn vị là năm (tuổi).
- Nghề nghiệp: Khảo sát dựa trên phần thông tin ghi trên bệnh án, được xác
định khi sản phụ làm công việc đó liên tục >12 tháng, được chia thành 6 nhóm:
+ Học sinh, sinh viên
+ Công chức, viên chức
24
+ Công nhân
+ Nông dân: bao gồm những người làm rẫy, làm vườn, nuôi trồng,
đánh bắt thủy, hải sản.
+ Nội trợ
+ Nghề khác
- Nơi cư trú: Khảo sát dựa trên phần thông tin ghi trên bệnh án, được xác
định khi sản phụ sống tại nơi đó liên tục >12 tháng.
+ Thành thị (địa chỉ cư ngụ ở thành phố, thị xã).
+ Nông thôn (địa chỉ cư ngụ không ở thành phố).
- Tuổi thai lúc vào viện: tính bằng tuần, được ghi nhận thông qua hồ sơ bệnh
án.
❖ Tính tuổi thai theo ngày đầu của kỳ kinh cuối (điều kiện chu kỳ kinh 28
ngày, đều, sản phụ phải nhớ ngày đầu của kinh cuối, ngày dương lịch).
Công thức tính (công thức Nagelé): ngày +7, tháng -3, năm +1.
❖ Tính tuổi thai theo siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ
• Qua siêu âm đo đường kính túi thai (GS: gestational sac diameter)
Công thức: Tuổi thai (ngày) = GS (mm) + 30
•Qua siêu âm đo chiều dài đầu mông (CRL: Crown Rump Length)
Công thức: Tuổi thai (ngày) = CRL (mm) + 42
•Qua siêu âm đo đường kính lưỡng đỉnh (BPD: Biparietal Diameter): Số đo
qua siêu âm nơi lớn nhất từ trán đến gáy thai nhi.
- Số lần mang thai:
+ Con so: là những trường hợp từng mang thai và sanh từ 22 tuần trở lên.
+ Con rạ: là những trường hợp đã từng mang thai và sinh con ít nhất 1
lần, bao gồm cả trường hợp sanh non từ 22 tuần trở lên.
- Tiền sử bệnh mạn tính: đái tháo đường, bệnh thận mạn,… được chia làm 2 nhóm:
+ Có
+ Không
25
Bảng 2.2. Đặc điểm lâm sàng
Tên biến số Loại biến số Giá trị
HATT
Định lượng Huyết áp tâm thu của sản
phụ
HATTr Định lượng
Huyết áp tâm trương của
sản phụ
HATB Định lượng
HATT + 2HATTr
3
Triệu chứng lâm sàng
Phù Định tính
Không phù.
Phù nhẹ hai chi dưới.
Phù toàn thân (có tràn
dịch màng phổi và màng
tim,…).
Nhức đầu
Định tính
Có
Không
Hoa mắt
Định tính
Có
Không
Tiểu ít
Định tính
Có
Không
Co giật
Định tính
Có
Không
Đau thượng vị/Hạ sườn
phải
Định tính
Có
Không
Buồn nôn
Định tính
Có
Không
Khó thở
Định tính
Có
Không
Triệu chứng khác
Định tính
Mệt mỏi
Kém ăn
26
• Quy trình đo huyết áp của Bộ Y tế:
- Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp.
- Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ.
- Tư thế đo chuẩn: người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng
trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngoài ra, có thể đo ở các tư thế nằm,
đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm huyết áp
tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp tư thế hay không.
- Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện
tử (loại đo ở cánh tay). Các thiết bị đo cần được kiểm chuẩn định kỳ. Bề dài bao
đo (nằm trong băng quấn) tối thiểu bằng 80% chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu
bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên
nếp lằn khuỷu 2cm. Đặt máy ở vị trí để đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo
ngang mức với tim.
- Nếu không dùng thiết bị đo tự động, trước khi đo phải xác định vị trí động
mạch cánh tay để đặt ống nghe. Bơm hơi thêm 30 mmHg sau khi không còn thấy
mạch đập. Xả hơi với tốc độ 2 – 3 mmHg/nhịp đập. HATT tương ứng với lúc xuất
hiện tiếng đập đầu tiên (pha I của Korotkoff) và HATTr tương ứng với khi mất
hẳn tiếng đập (pha V của Korotkoff).
- Không nói chuyện khi đang đo huyết áp.
- Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có chỉ số huyết
áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau.
- Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1 - 2 phút. Nếu
số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10 mmHg, cần đo lại một vài lần sau
khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối
cùng.
Việc chẩn đoán xác định triệu chứng THA trong TSG dựa vào những tiêu
chuẩn sau đây: HATT ≥ 140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg.
Chú ý: Đo huyết áp 2 lần cách nhau 4 giờ.
Huyết áp trung bình (HATB): Đánh giá cả hai số đo HATT và HATTr cùng
27
lúc theo công thức sau: HATB = (HATT + 2HATTr) / 3
Nếu HATB tăng 20 mmHg so với trước khi có thai là THA.
Chú ý: Đo và ghi nhân số đo huyết áp ở cả hai tay, rồi lấy số đo ở tay có
huyết áp cao hơn để đánh giá và theo dõi. Kết luận THA khi số đo lần sau cao hơn
lần trước. Điều kiện lúc chẩn đoán: hai lần đo huyết áp cách nhau 6 giờ đều tăng
gọi là THA thực sự. Khi chuyển dạ sanh, chỉ cần cách 2 giờ đủ để đánh giá là
THA.
Hình 2.1. Máy đo huyết áp cơ và điện tử của người lớn
[Nguồn: Internet]
28
Bảng 2.3. Đặc điểm cận lâm sàng
Tên biến số Loại biến số Giá trị
Protein niệu Thứ bậc
≤ 15 mg/dl
16 – 299 mg/dl
300 – 999 mg/dl
≥ 1.000 mg/dl
AST Thứ bậc
≤ 37 U/L
37 – 69 U/L
≥ 70 U/L
ALT Thứ bậc
≤ 40 U/L
40 – 69 U/L
≥ 70 U/L
Creatinine niệu Thứ bậc
< 28 mg/dl
28 – 217 mg/dl
> 217 mg/dl
Creatinine huyết thanh Nhị phân <115 µmol/l
≥115 µmol/l
Tiểu cầu
Thứ bậc
< 100.000/mm3
100.000 -
149.000/mm3
≥ 150.000/mm3
29
Bảng 2.4. Kết quả điều trị tiền sản giật
Tên biến số Loại biến số Giá trị
Phương pháp chấm dứt
thai kỳ
Nhị phân
Sanh thường
Mổ lấy thai
Nguyên nhân mổ lấy
thai
Nhị phân
TSG
Không liên quan TSG
Thời gian chấm dứt thai
kỳ sau nhập viện Định lượng
1 ngày
2 ngày
> 2 ngày
Tổng số ngày điều trị
Thứ bậc
≤ 5 ngày
6 – 8 ngày
> 8 ngày
Chẩn đoán
Nhị phân
TSG có dấu hiệu nặng
TSG chưa có dấu hiệu
nặng
Thời điểm ghi nhận
huyết áp Định danh
Lúc vào
Theo dõi
Lúc chấm dứt thai kỳ
Sau sanh
Thời gian ghi nhận
Apgar sau sanh
Nhị phân
1 phút
5 phút
Điểm Apgar
sau sanh Thứ bậc
0 – 3
4 – 6
≥ 7
Cân nặng sơ sinh Nhị phân
< 2.500 gram
≥ 2.500 gram
Đánh giá trẻ sơ sinh sau sanh tại phòng sanh bằng chỉ số APGAR [28]
- Nếu điểm số APGAR < 3: trẻ ngạt nặng, nguy kịch, phải hồi sức tích cực.
- Nếu APGAR 4 – 7: trẻ ngạt, cần được hồi sức tốt.
- Nếu APGAR > 7: tình trạng trẻ tốt, chỉ cần theo dõi, chưa cần hồi sức, chăm
sóc trẻ sơ sinh thường quy.
30
Bảng 2.5. Bảng điểm chỉ số APGAR [28]
Điểm
Dấu hiệu
0 1 2
Hô hấp Không khóc Khóc yếu Khóc to
Nhịp tim Không đập, rời rạc < 100 nhịp/phút > 100 nhịp/phút
Màu sắc da Tái nhợt Tím Hồng hào
Trương lực cơ Nhẽo Giảm nhẹ Bình thường
Phản xạ Không đáp ứng Đáp ứng kém Đáp ứng tốt
Bảng 2.6. Biến chứng trên mẹ
Tên biến số Loại biến số Giá trị
Sản giật
Nhị giá Có
Không
Băng huyết sau sanh
Nhị giá Có
Không
Phù phổi cấp
Nhị giá Có
Không
Nhau bong non
Nhị giá Có
Không
Hội chứng HELLP
Nhị giá Có
Không
Xuất huyết não
Nhị giá Có
Không
Tử vong mẹ
Nhị giá Có
Không
31
Bảng 2.7. Biến chứng trên con
Tên biến số Loại biến số Giá trị
Suy thai cấp Nhị giá Có
Không
Thai chậm phát triển Nhị giá Có
Không
Sanh non Nhị giá Có
Không
Nhẹ cân lúc sanh Nhị giá Có
Không
Thai lưu Nhị giá Có
Không
Tử vong con Nhị giá Có
Không
2.2.4. Kiểm soát sai số
Nghiên cứu có thể mắc phải các sai lệch mất mẫu (mất hồ sơ, hồ sơ thiếu
thông tin), sai số ngẫu nhiên, sai số do ghi chép và sai số trong lúc nhập số liệu.
Để khắc phục:
- Phiếu thu thập thiết kế cụ thể, đặc hiệu dễ đo lường.
- Những hồ sơ nghi ngờ có sai sót, không hợp lý sẽ bị loại bỏ khỏi nghiên
cứu.
- Kiểm tra tính hoàn tất của bộ số liệu sau khi hoàn thành.
- Bộ số liệu được nhập và kiểm tra 2 lần trước khi xử lý và phân tích.
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu về bệnh: Bệnh nhân được khám lâm sàng và phân loại bệnh bởi các
bác sĩ chuyên khoa Phụ sản bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp. Kết quả khám được
ghi vào hồ sơ bệnh án.
32
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu
Trước khi phân tích kiểm tra lại những giá trị bị sai, bị thiếu để bổ sung vào
bộ số liệu. Kiểm tra tính hoàn tất, tính chính xác, tính phù hợp thông tin, tiêu
chuẩn chọn bệnh.
Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 26.0.
Biến định tính: Biến số định tính được trình bày bằng tần suất và tỷ lệ phần
trăm.
Biến định lượng: Biến số định lượng được báo cáo bằng trung bình, độ lệch
chuẩn. Trường hợp biến số định lượng có nhiều giá trị cực kỳ làm phân phối chuẩn
bị lệch nhiều, chúng tôi báo cáo trung vị và giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất. Kiểm
định mối quan hệ giữa các yếu tố bằng Chi-square.
Đánh giá hệ số P:
- P > 0,05: Không có ý nghĩa thống kê.
- P < 0,05: Có ý nghĩa thống kê.
2.3. Vấn đề Y đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu này không vi phạm y đức vì không ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm
lý của những người tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện khi đã có sự chấp thuận của Hội đồng khoa học
trường Đại học Võ Trường Toản và được ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Đồng
Tháp tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành.
Mọi thông tin của đối tượng nghiên cứu đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng
cho mục đích nghiên cứu. Bộ câu hỏi thu thập số liệu không liên quan đến những
vấn đề nhạy cảm như: tôn giáo, chính trị, văn hóa.
33
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ 30/09/2020 đến 30/09/2022, chúng tôi tiến hành nghiên cứu số liệu trên
170 sản phụ bị TSG nhập viện tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.
Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận kết quả như sau
3.1. Đặc điểm chung của sản phụ tiền sản giật
3.1.1. Các đặc điểm chung của sản phụ
Bảng 3.1. Các đặc điểm chung của sản phụ
Đặc điểm Phân nhóm Tần suất (n) Tỷ lệ (%)
Tuổi
≤ 18 3 1,8
19 – 35 120 70,6
> 35 47 27,6
Tuổi trung bình 31,1 ± 6,6 tuổi
Số lần khám thai
≥ 3 156 91,8
< 3 14 8,2
Tiền thai
Con so 93 54,7
Con rạ 77 45,3
Tiền sử bản thân
Có 14 8,2
Không 156 91,8
Tiền căn THA thai kỳ
Có 19 11,2
Không 151 88,8
Nhận xét:
Tuổi trung bình của sản phụ là 31,1 ± 6,6 tuổi (nhỏ nhất là 15 tuổi, lớn nhất
là 45 tuổi). Trong đó sản phụ dưới 18 tuổi có trường hợp chiếm 1,8%, sản phụ từ
19 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 70,6%, sản phụ trên 35 tuổi chiếm 27,6%. Số
lần khám thai ≥ 3 lần chiếm tỷ lệ 91,8% và 8,2% sản phụ khám thai < 3 lần. Ghi
nhận 54,7% sản phụ có con lần đầu, 45,3% có con từ 2 lần trở lên, 8,2% bệnh
nhân có tiền sử bệnh lý nội khoa. Sản phụ có tiền căn THA thai kỳ chiếm 11,2%,
không có THA thai kỳ chiếm 88,8%.
34
3.1.2. Các yếu tố kinh tế xã hội
Bảng 3.2. Các yếu tố kinh tế xã hội
Yếu tố xã hội Phân nhóm Tần suất (n) Tỷ lệ (%)
Nơi ở
Nông thôn 131 77,1
Thành thị 39 22,9
Nghề nghiệp
HS – SV 3 1,8
Cán bộ 20 11,8
Công nhân 31 18,2
Nông dân 35 20,6
Nội trợ 64 37,6
Nghề khác 17 10
Dân tộc
Kinh 169 99,4
Khác 1 0,6
Nhận xét:
Có 39 trường hợp sản phụ ở thành thị chiếm 22,9%, chủ yếu ở nông thôn
với tỷ lệ 77,1%, trong đó chiếm đến 37,6% là nội trợ, kế đến 20,6% là nông dân
và có 1,8% là học sinh sinh viên, 10% là nghề khác. Sản phụ dân tộc Kinh chiếm
đến 99,4%, có 1 trường hợp sản phụ là người dân tộc Gia Rai chiếm tỷ lệ 0,6%.
35
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tiền sản giật
3.2.1. Phân bố mức độ tiền sản giật
Biểu đồ 3.1. Phân bố mức độ tiền sản giật
Nhận xét: Có 77,6% trường hợp TSG có dấu hiệu nặng và 22,4% trường
hợp TSG chưa có dấu hiệu nặng.
3.2.2. Tình hình huyết áp trung bình
Bảng 3.3. Tình hình huyết áp trung bình
Thời điểm HATT (mmHg) HATTr (mmHg)
Lúc vào viện 155,5 ± 11,5 97,4 ± 8,9
Thời gian theo dõi 150,5 ± 10,0 95,4 ± 7,9
Lúc chấm dứt thai kỳ 144,1 ± 9,8 93,2 ± 6,6
Nhận xét:
HATT lúc vào viện 155,5 ± 11,5 mmHg, HATT lúc theo dõi là 150,5 ± 10,0
mmHg, HATT lúc chấm dứt thai kỳ là 144,1 ± 9,8 mmHg, HATTr lúc vào viện
97,4 ± 8,9 mmHg, HATTr lúc theo dõi là 95,4 ± 7,9 mmHg và HATTr lúc chấm
dứt thai kỳ là 93,2 ± 6,6 mmHg.
38
22.4%
132
77.6%
TSG chưa có dấu hiệu nặng TSG có dấu hiệu nặng
36
3.2.3. Tình hình huyết áp trung bình theo mức độ tiền sản giật
Bảng 3.4. Tình hình huyết áp trung bình theo mức độ tiền sản giật
Chỉ số huyết áp
(mmHg)
TSG chưa có
dấu hiệu nặng
TSG có dấu hiệu
nặng
P
HATT 138,7 ± 4,1 153,3 ± 6,8 P<0,001
HATTr 89,1 ± 6,3 97,2 ± 5,1 P<0,001
Nhận xét:
HATT trung bình của TSG chưa có dấu hiệu nặng là 138,7 ± 4,1 mmHg,
TSG có dấu hiệu nặng là 153,3 ± 6,8 mmHg. HATTr trung bình của TSG chưa có
dấu hiệu nặng là 89,1 ± 6,3 mmHg, TSG có dấu hiệu nặng là 97,2 ± 5,1 mmHg.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
3.2.4. Phân bố mức độ các chỉ số huyết áp
Bảng 3.5. Phân bố mức độ các chỉ số huyết áp
Chỉ số huyết áp Mức huyết áp
Tần suất, tỷ lệ (n,%)
Vào viện Theo dõi Lúc chấm dứt
thai kỳ
HATT
< 140 3 (1,8) 0 (0) 9 (5,3)
140 – 159 59 (34,7) 81 (47,6) 130 (76,5)
≥ 160 108 (63,5) 89 (52,4) 31 (18,2)
HATTr
< 90 10 (5,9) 8 (4,7) 7 (4,1)
90 – 109 122 (71,8) 141 (82,9) 156 (91,8)
≥ 110 38 (22,3) 21 (12,4) 7 (4,1)
Nhận xét:
Khi vào viện có 1,8% không tăng HATT, 34,7% HATT từ 140 – 159 mmHg,
63,5% tăng HATT ≥ 160 mmHg và 5,9% không tăng HATTr, 71,8% HATTr từ
90 – 109 mmHg, 22,3% tăng HATTr ≥ 110 mmHg.
Trong lúc theo dõi, có 89 trường hợp sản phụ tăng HATT ≥ 160 mmHg chiếm
tỷ lệ 52,4% và 12,4% sản phụ tăng HATTr ≥ 110mmHg.
37
Thời điểm chấm dứt thai kỳ, có 5,3% sản phụ HATT < 140 mmHg, 18,2%
sản phụ tăng HATT ≥ 160 mmHg, 4,1% sản phụ HATTr < 90 mmHg và 4,1% sản
phụ tăng HATTr ≥ 110 mmHg.
3.2.5. Triệu chứng phù
Biểu đồ 3.2: Triệu chứng phù
Nhận xét:
Có 91,2% sản phụ bị phù, trong số đó có 74,2% sản phụ bị phù 2 chi dưới và
25,8% sản phụ bị phù toàn thân.
155
91%
15
9%
Phù Không phù
38
3.2.6. Các triệu chứng của tiền sản giật có dấu hiệu nặng
Biểu đồ 3.3. Các triệu chứng của tiền sản giật có dấu hiệu nặng
Nhận xét:
Có 29,5% sản phụ bị nhức đầu, đau thượng vị/hạ sườn phải chiếm 22,7%,
giảm tiểu cầu chiếm 37,9% trong số các trường hợp TSG có dấu hiệu nặng.
Ngoài ra, co giật có 1 trường hợp chiếm 0,76%, nhau bong non có 16 trường
hợp chiếm 4,5%, tăng men gan và tăng creatinine máu chiếm lần lượt là 12,1% và
6,1%, hoa mắt có 30 trường hợp chiếm 22,7% và tiểu ít có 13 trường hợp trong
số TSG có dấu hiệu nặng chiếm 9,8%.
0.76 4.5
6.5
12.1
22.7
9.8
6.1
22.7
1
29.5
0
5
10
15
20
25
30
35
Co giật Nhau bong non
Tăng men gan Tăng creatinin
Hoa mắt Tiểu ít
Giảm tiểu cầu Đau thượng vị/Hạ sườn phải
Nhức đầu
39
3.2.7. Protein niệu và creatinine niệu trước sanh
Bảng 3.6. Phân bố theo protein niệu và creatinine niệu trước sanh
Protein niệu Tần suất (n) Tỷ lệ (%)
≤ 15 mg/dl 22 12,9
16 – 299 mg/dl 18 10,6
300 – 999 mg/dl 75 44,1
≥ 1.000 mg/dl 55 32,4
Tổng 170 100
Creatinine niệu (mg/dl)
Trung bình: 88,9 ± 55,8 mg/dl
Giá trị nhỏ nhất là 14,2; lớn nhất là 226,9
Nhận xét:
Có đến 44,1% sản phụ có mẫu nước tiểu ghi nhận protein niệu từ 300 – 999
mg/dl, 32,4% sản phụ ghi nhận protein niệu từ 1.000mg/dl trở lên và 12,9%
protein niệu âm tính (≤ 15 mg/dl).
Giá trị trung bình creatinine niệu trong nước tiểu là: 88,9 ± 55,8 mg/dl,
trong đó 14,2 mg/dl là giá trị nhỏ nhất và 226,9 mg/dl là giá trị ghi nhận lớn nhất.
3.2.8. Số lượng tiểu cầu
Bảng 3.7. Phân bố số lượng tiểu cầu
Số lượng tiểu cầu (trong 1 mm3
) Tần suất (n) Tỷ lệ (%)
< 100.000 11 6,5
100.000 – 149.000 28 16,5
≥ 150.000 131 77,0
Tổng 170 100
Nhận xét:
Có 23% sản phụ giảm tiểu cầu, trong đó có 11 trường hợp tiểu cầu giảm dưới
100.000/mm3
chiếm 6,5%.
40
3.2.9. Men gan và creatinine
Bảng 3.8. Tình hình tăng men gan và creatinine
Chỉ số Trung bình
Tần suất, tỷ lệ (n,%)
Tổng n(%)
Có Không
Tăng men gan
AST 26,9 ± 17,4 U/L 16 (9,4) 155 (90,6) 170 (100)
ALT 24,9 ± 18,8 U/L 17 (10) 154 (90) 170 (100)
Tăng Creatinine
Creatinine 82,1 ± 22,2 µmol/L 8 (4,7) 162 (95,3) 170 (100)
Nhận xét:
Giá trị AST trung bình là 26,9 ± 17,4 U/L. Trong đó có 9,4% trường hợp
tăng AST với giá trị tăng thấp nhất là 42 U/L, tăng cao nhất là 98 U/L. Giá trị
ALT trung bình là 24,9 ± 18,8 U/L. Trong đó có 10% trường hợp tăng ALT với
giá trị tăng thấp nhất là 48 U/L, tăng cao nhất là 120 U/L.
Giá trị creatinine trung bình là 82,1 ± 22,2 µmol/L. Trong đó có 4,7%
trường hợp tăng creatinine với giá trị tăng thấp nhất là 120 µmol/L, tăng cao nhất
là 201 µmol/L.
3.3. Kết quả điều trị tiền sản giật
3.3.1. Huyết áp sau sanh
Bảng 3.9. Mức huyết áp tâm thu sau sanh
HATT
sau sanh
HATT vào viện Tổng P
< 140 140 - 159 ≥ 160
< 0,05
90 - 139 3 (1,8) 59 (35,5) 104 (62,7) 166 (97,6)
≥ 140 0 (0) 0 (0) 4 (100) 4 (2,4)
Nhận xét:
Qua ghi nhận, có đến 97,6% sản phụ có mức HATT sau sanh dưới 140
mmHg. Sự khác biệt về mức HATT trước và HATT sau sanh có ý nghĩa thống kê
(P < 0,05).
41
Bảng 3.10. Mức huyết áp tâm trương sau sanh
HATTr
sau sanh
HATTr vào viện Tổng P
70 - 89 90 - 109 ≥ 110
> 0,05
70 – 89 10 (6,1) 117 (71,3) 37 (22,6) 164 (96,5)
≥ 90 0 (0) 5 (83,3) 1 (16,7) 6 (3,5)
Nhận xét:
Có 164 trường hợp sản phụ có mức HATTr sau sanh < 90 mmHg chiếm
96,5% và 3,5% sản phụ có mức HATTr sau sanh từ 90 mmHg trở lên. Sự khác
biệt về mức HATTr trước và sau sanh không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05.
3.3.2. Biến chứng trên mẹ theo mức độ tiền sản giật
Bảng 3.11. Biến chứng trên mẹ theo mức độ tiền sản giật
Biến chứng
mẹ
Tần suất, tỷ lệ (n,%)
P
TSG chung
TSG có dấu
hiệu nặng
TSG chưa có
dấu hiệu
nặng
Có 12 (7,1) 11 (91,7) 1 (8,3)
0,395
Không 158 (92,9) 121 (76,6) 37 (23,4)
Tổng 170 (100) 132 (77,6) 38 (23,4)
Nhận xét:
Có 92,9% sản phụ không bị biến chứng và có 7,1% sản phụ bị biến chứng,
trong đó có đến 92,9% sản phụ biến chứng nằm trong nhóm TSG có dấu hiệu
nặng. Sự khác biệt về biến chứng của mẹ giữa sản phụ bị TSG có dấu hiệu nặng
và TSG chưa có dấu hiệu nặng không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
42
3.3.3. Các biến chứng trên mẹ
Bảng 3.12. Các biến chứng trên mẹ
Biến chứng
Đặc
điểm
Tần suất, tỷ lệ (n, %)
P
TSG chung
TSG chưa
có dấu
hiệu nặng
TSG có
dấu hiệu
nặng
Sản giật Có 1 (0,6) 0 (0) 1 (100)
P > 0,05
Không 169 (99,4) 38 (22,5) 131 (77,5)
Băng huyết sau
sanh
Có 6 (3,5) 1 (16,7) 5 (83,3)
P > 0,05
Không 164 (96,5) 37 (22,6) 127 (77,4)
Phù phổi cấp Có 0 (0) 0 (0) 0 (0)
P > 0,05
Không 170 (100) 132 (77,6) 38 (22,4)
Nhau bong non Có 6 (3,5) 6 (100) 0 (0)
P > 0,05
Không 164 (96,5) 126 (76,8) 38 (23,2)
Hội chứng
HELLP
Có 3 (1,8) 3 (100) 0 (0)
P > 0,05
Không 167 (98,2) 129 (77,2) 38 (22,8)
Xuất huyết não Có 0 (0) 0 (0) 0 (0)
P > 0,05
Không 170 (100) 132 (77,6) 38 (22,4)
Tử vong mẹ Có 0 (0) 0 (0) 0 (0)
P > 0,05
Không 170 (100) 132 (77,6) 38 (22,4
Nhận xét:
Tỷ lệ sản giật là 0,6% với 1 trường hợp, băng huyết sau sanh là 3,5% với 6
trường hợp, nhau bong non là 3,5% với 6 trường hợp, hội chứng HELLP là 1,8%
với 3 trường hợp chủ yếu ở nhóm TSG có dấu hiệu nặng. Còn lại xuất huyết não,
phù phổi cấp, tử vong mẹ không ghi nhận trường hợp nào. Tuy nhiên sự khác biệt
về biến chứng mẹ giữa nhóm TSG có dấu hiệu nặng và TSG chưa có dấu hiệu
nặng là không có ý nghĩa thống kê.
43
3.3.4. Cân nặng sơ sinh
Cân nặng sơ sinh trung bình: 2.777 ± 665 gram. Cân nặng sơ sinh trung bình
trong nhóm TSG có dấu hiệu nặng, TSG chưa có dấu hiệu nặng lần lượt là: 2.770
± 660,5 gram, 2.890 ± 734 gram.
Biểu đồ 3.4: Phân bố cân nặng sơ sinh
Nhận xét:
Có 34% trẻ có cân nặng dưới 2.500 gram, phần còn lại chiếm đến 66% từ
2.500 gram trở lên.
58
34%
112
66%
< 2.500 gram ≥ 2.500 gram
44
3.3.5. Các biến chứng trên con
Bảng 3.13: Các biến chứng trên con
Biến chứng Đặc
điểm
Tần suất, tỷ lệ (n, %)
P
TSG
chung
TSG chưa
có dấu hiệu
nặng
TSG có
dấu hiệu
nặng
Suy thai cấp
Có 4 (2,4) 3 (75) 1 (25)
P > 0,05
Không 166 (97,6) 35 (21,1) 131 (78,9)
Thai chậm phát
triển trong tử cung
Có 33 (28,2) 1 (3) 32 (97)
P =0,006
Không 137 (71,8) 37 (27) 100 (73)
Sanh non
Có 38 (22,4) 5 (13,2) 33 (86,8)
P > 0,05
Không 132 (77,6) 33 (25) 99 (75)
Nhẹ cân lúc sanh
Có 58 (34,1) 4 (6,9) 54 (93,1)
P =0,001
Không 112 (65,9) 34 (30,4) 78 (69,6)
Thai lưu
Có 0 (0) 0 (0) 0 (0)
P > 0,05
Không 170 (100) 132 (77,6) 38 (22,4)
Tử vong con
Có 0 (0) 0 (0) 0 (0)
P > 0,05
Không 170 (100) 132 (77,6) 38 (22,4
Nhận xét:
Tỷ lệ suy thai cấp, thai chậm phát triển trong tử cung, sanh non và nhẹ cân
lúc sanh chiếm lần lượt là 2,4%, 28,2%, 22,4% và 34,1% trong mẫu nghiên cứu,
trong đó tỷ lệ biến chứng chủ yếu xảy ra ở nhóm TSG có dấu hiệu nặng, riêng suy
thai cấp tỷ lệ xảy ra ở TSG có dấu hiệu nặng thấp hơn TSG chưa có dấu hiệu nặng
25% với 75%. Không ghi nhận trường hợp thai lưu và tử vong con.
Trong đó, sự khác biệt giữa tỷ lệ thai chậm phát triển trong tử cung và nhẹ
cân lúc sanh có ý nghĩa thống kê giữa nhóm TSG có dấu hiệu nặng và TSG chưa
có dấu hiệu nặng, các biến chứng còn lại thì không ghi nhận ý nghĩa thống kê giữa
hai nhóm TSG.
45
Bảng 3.14. Điểm số Apgar
APGAR
Tần suất, tỷ lệ (n,%)
1 phút 5 phút
TSG
chưa có
dấu hiệu
nặng
TSG có
dấu hiệu
nặng
TSG
chung
TSG
chưa có
dấu hiệu
nặng
TSG có
dấu hiệu
nặng
TSG
chung
0 - 3 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0)
4 – 6 0 (0) 8 (100) 8 (4,7) 0 (0) 2 (100) 2 (1,2)
≥ 7 38 (23,5) 124
(76,5)
162
(95,3)
38 (23,5) 130
(76,5)
168
(98,8)
ꭓ2
= 2,417; p = 0,12 ꭓ2
= 0,583; p = 0,445
Nhận xét:
Tỷ lệ không ngạt ở cả 2 nhóm TSG lúc 1 phút và 5 phút lần lượt là 95,3% và
98,8%. Tuy nhiên ghi nhận sự khác biệt giữa hai nhóm TSG có dấu hiệu nặng,
TSG chưa có dấu hiệu nặng thời điểm Apgar 1 và 5 phút là không có ý nghĩa
thống kê (P > 0,05).
3.3.6. Kết quả chung
Bảng 3.15. Thời điểm chấm dứt thai kỳ sau nhập viện
Thời gian chấm
dứt thai kỳ sau
nhập viện
Tần suất, tỷ lệ (n,%)
TSG chung TSG chưa có
dấu hiệu nặng
TSG có dấu hiệu
nặng
1 ngày 130 (76,5) 17 (13,1) 113 (86,9)
2 ngày 11 (6,5) 1 (9,1) 10 (90,9)
> 2 ngày 29 (17) 20 (69) 9 (31)
Nhận xét:
Thời điểm chấm dứt thai kỳ ghi nhận có đến 130 trường hợp chiếm tỷ lệ
76,5% trong vòng 1 ngày, 11 trường hợp chiếm 6,5% trong vòng 2 ngày còn lại
17% trên 2 ngày. Trong đó có 113 trường hợp TSG có dấu hiệu nặng chấm dứt
46
thai kỳ trong vòng 1 ngày đầu tiên chiếm tỷ lệ 86,9% và có 9 trường hợp chiếm
tỷ lệ 31% trong nhóm TSG có dấu hiệu nặng kết thúc thai kỳ kéo dài trên 2 ngày.
3.3.7. Phương pháp chấm dứt thai kỳ và nguyên nhân mổ lấy thai
Biểu đồ 3.5: Phương pháp chấm dứt thai kỳ
Nhận xét:
Tỷ lệ mổ lấy thai trong nghiên cứu là 84,1%, sanh thường chiếm tỷ lệ 15,9%
trường hợp.
Nguyên nhân mổ lấy thai
Bảng 3.16. Nguyên nhân mổ lấy thai
Nguyên nhân Tần suất (n) Tỷ lệ (%)
TSG 94 65,7
Không liên quan đến TSG 49 34,3
Tổng 143 100
Nhận xét:
Nguyên nhân mổ lấy thai do TSG là 65,7% và 34,3% mổ lấy thai do các
nguyên nhân không liên quan đến TSG.
27
15.9
143
84.1%
Sanh thường Mổ lấy thai
47
3.3.8. Số ngày điều trị
Bảng 3.17. Số ngày điều trị
Số ngày
Tần suất, tỷ lệ (n,%)
TSG chung TSG chưa có
dấu hiệu nặng
TSG có dấu
hiệu nặng
Tổng số ngày
điều trị
≤ 5 ngày 49 (28,8) 17 (34,7) 32 (65,3)
6 – 8 ngày 60 (35,3) 19 (31,7) 41 (68,3)
> 8 ngày 61 (35,9) 2 (3,3) 59 (96,7)
Trung bình
(ngày)
8,01 ± 3,03 ngày (nhỏ nhất là 4 ngày, cao nhất là 21 ngày)
P < 0,05
Nhận xét:
Số ngày nằm viện trung bình của các sản phụ là 8,01 ± 3,03 ngày (nhỏ nhất
là 4 ngày, cao nhất là 21 ngày). Có 28,8% sản phụ nằm viện < 5 ngày, 35,3% sản
phụ nằm viện từ 6 đến 8 ngày, phần còn lại chiếm 35,9% sản phụ nằm viện > 8
ngày. Trong đó chiếm tỷ lệ đến 96,7% là sản phụ bị TSG có dấu hiệu nặng, còn
các sản phụ bị TSG chưa có dấu hiệu nặng chiếm 3,3,%. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (P < 0,05).
3.4. Mối liên quan giữa nhóm tuổi mẹ với mức độ tiền sản giật
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nhóm tuổi mẹ với mức độ tiền sản giật
Yếu tố
Đặc điểm
(tuổi)
Tần suất, tỷ lệ (n,%)
P
TSG
chung
TSG chưa
có dấu
hiệu nặng
TSG có
dấu hiệu
nặng
Nhóm tuổi
của mẹ
≤ 18 3 (1,8) 0 (0) 3 (100)
P > 0,05
19 – 35 120 (70,6) 24 (20) 96 (80)
> 35 47 (27,6) 14 (29,8) 33 (70,2)
Nhận xét:
Qua nghiên cứu được tiến hành trên 170 sản phụ ghi nhận có 33 trường hợp
sản phụ bị TSG có dấu hiệu nặng > 35 tuổi chiếm tỷ lệ 68,9%, 96 trường hợp
48
chiếm tỷ lệ 80% trong nhóm sản phụ tuổi từ 19 – 35 tuổi bị TSG có dấu hiệu nặng
và 100% sản phụ độ tuổi từ 18 trở xuống bị TSG có dấu hiệu nặng, tuy nhiên sự
khác biệt về độ tuổi của sản phụ giữa hai nhóm TSG có dấu hiệu nặng và TSG
chưa có dấu hiệu nặng là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
49
Chương 4
BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 170 trường hợp sản phụ bị TSG được thực hiện từ
30/09/2020 đến 30/09/2022 tại khoa Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp,
chúng tôi có một số bàn luận sau:
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ tiền sản giật
Chúng tôi ghi nhận 38 trường hợp TSG chưa có dấu hiệu nặng chiếm tỷ lệ
22,4%, 132 trường hợp TSG có dấu hiệu nặng chiếm 77,6%. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Bằng Trung Lập (2014) [15] với tỷ
lệ TSG có dấu hiệu nặng là 77,7%, nghiên cứu của Dương Mỹ Linh (2017) [17]
ghi nhận tỷ lệ TSG có dấu hiệu nặng là 69,6%. Sự khác biệt có thể là do nghiên
cứu tập trung trên sản phụ bị TSG, ngoài ra dân cư khác nhau nên tỷ lệ có thể có
sự khác biệt đôi chút, tuy nhiên nhìn chung tỷ lệ TSG có dấu hiệu nặng vẫn chiếm
tỷ lệ cao vào khoảng hơn 50%. Phân loại theo mức độ bệnh, theo nghiên cứu Phan
Lê Nam (2016) tỷ lệ TSG chiếm 50,7%; nhóm sản phụ bị TSG có dấu hiệu nặng
chiếm 44,6% [22]. Theo nghiên cứu của Trương Thị Linh Giang (2017) ghi nhận
tỷ lệ TSG chiếm 53,6%, trong đó TSG có dấu hiệu nặng chiếm 46,4% [10].
Thời điểm nhập viện, chúng tôi ghi nhận có 63,5% trường hợp có HATT ≥
160 mmHg. Đây là một vấn đề đáng lo ngại cho thai kỳ, bởi mức HATT cao sẽ
ảnh hưởng không chỉ đến sản phụ mà còn cả thai nhi. TSG có dấu hiệu nặng có
thể gây ra nhiều biến chứng như sản giật, hội chứng HELLP, phù phổi cấp, rối
loạn đông máu, nhau bong non, suy thai hoặc thai lưu trong tử cung,… Qua nghiên
cứu chúng tôi ghi nhận đến 91,8% sản phụ khám thai ≥ 3 lần/thai kỳ, tuy nhiên tỷ
lệ TSG có dấu hiệu nặng vẫn còn cao, tỷ lệ này cũng tương đồng nghiên cứu của
Phạm Thị Mai Anh (2016) với tỷ lệ TSG có dấu hiệu nặng chiếm 62,6% [3]. Qua
đó chúng tôi nhận thấy rằng việc khám thai đầy đủ là chưa đủ, cần quan tâm hơn
nữa trong việc hướng dẫn chăm sóc thai kỳ an toàn, khám thai định kỳ đúng và
đủ.
Chỉ số huyết áp: Trước đây bệnh TSG thường gọi là nhiễm độc thai nghén,
hội chứng protein niệu, nhưng ngày nay nhận thấy rằng chính huyết áp cao đã gây
50
nên các biến chứng trầm trọng cho mẹ và thai và THA là triệu chứng thường gặp
nhất trong chứng TSG - sản giật. Chỉ số huyết áp là tiêu chuẩn cơ bản để chẩn
đoán TSG, được gọi là THA khi HATT ≥ 140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90
mmHg. Khi HATT ≥ 160 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 110 mmHg được xem là TSG
có dấu hiệu nặng. Điều này là một tiêu chí quan trọng, do đó sản phụ nên khảo sát
huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nhất là ở thai kỳ nguy
cơ cao, hoặc là có tiền sử THA mạn tính, THA thai kỳ. Theo Vũ Mai Hồng [14],
nếu phát hiện sớm và quản lý thai nghén chặt chẽ sẽ chặn đứng sự tiến triển của
THA lên sản phụ và thai nhi. Nhờ đó, có thể tránh được các biến chứng cho mẹ,
thai nhi. Thật vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi mức HATT và HATTr của sản
phụ đều cao hơn so với mức bình thường, ghi nhận mức HATT trung bình lúc vào
viện là 155,5 ± 11,5 mmHg, HATTr trung bình là 97,4 ± 8,9 mmHg, giá trị này
cũng tương đồng với giá trị trong nghiên cứu của Phan Lê Nam (2016) [22],
Trương Thị Linh Giang (2017) [9], Phạm Thị Kim Thoa (2020) [34], Phạm Văn
Tự (2021) [37], Bằng Trung Lập (2014) [15].
Bảng 4.1. Mức huyết áp trung bình qua các nghiên cứu
Tên tác giả Huyết áp Khi vào viện Thời gian
theo dõi
Lúc chấm
dứt thai kỳ
Phạm Thị
Kim Thoa
HATT 154,1 ± 14 145,2 ± 14,2 140,2 ± 10,8
HATTr 102, 6 ± 11,1 98,1 ± 9 90,6 ± 7
Bằng Trung
Lập
HATT 158 ± 17.2 155.2 ± 14.2 145.2 ± 10.8
HATTr 99.8 ± 11.1 98.1 ± 9 92.6 ± 7
Phan Lê Nam HATT 145,0 ± 6
HATTr 93,0 ± 5
Trương Thị
Linh Giang
HATT 144,0 ± 6,96
HATTr 89,6 ± 7,1
Chúng tôi HATT 155.5 ± 11.5 150.5 ± 10.0 144.1 ± 9.8
HATTr 97.4 ± 8.9 95.4 ± 7.9 93.2 ± 6.6
51
Qua đó cho thấy kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng, như vậy,
chứng tỏ chỉ số huyết áp là dấu hiệu tin cậy của bệnh lý TSG. Điều này đồng nghĩa
với việc sản phụ có mức huyết áp cao hơn bình thường nên đi khám và điều trị
hợp lý.
Bảng 4.2. Tình hình huyết áp trong tiền sản giật
Tác giả
HATT (mmHg) HATTr (mmHg)
<140 140-159 ≥160 <90 90-109 ≥110
Ngô Văn Tài (2001) 2,5 35 62,5 4,4 95,6
Lê Thiện Thái (2010) 11 52,4 36,6 16,4 67,2 16,4
Bằng Trung Lập (2014) 0 49,2 50,8 4,6 80,8 14,6
THA là chỉ số theo dõi sản phụ để đánh giá các biến chứng có thể xảy ra.
Đối với TSG, có thể tăng HATT hoặc HATTr hoặc cả hai. Do đó, khi nằm viện
theo dõi, chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp nào không tăng HATT và có 8
trường hợp chiếm 4,7% TSG không tăng HATTr. Theo Ngô Văn Tài (2001) có
2,5% trường hợp không tăng HATT, 4,4% trường hợp không tăng HATTr [27].
Theo Lê Thiện Thái (2010) có 11% không tăng HATT [30].
Tỷ lệ HATT ≥ 160 mmHg khi theo dõi trong nghiên cứu của chúng tôi là
89 trường hợp, chiếm 52,4%, đây là một tỷ lệ cao. Vì vậy, những trường hợp này
cần theo dõi cẩn thận và cần phải đánh giá các yếu tố nguy cơ khác như protein
niệu, các triệu chứng TSG khác để bác sĩ có kế hoạch chăm sóc, hướng dẫn điều
trị thích hợp nhằm giảm tai biến và biến chứng cho mẹ và con. Tỷ lệ này cao hơn
trong nghiên cứu của Lê Thiện Thái là 36,6% [30], nhưng thấp hơn Ngô Văn Tài
[27] là 62,5% và có nguy cơ bị sản giật tăng 5,4 lần, đẻ non gấp 1,9 lần và nguy
cơ nhẹ cân lúc sanh cao gấp 2 lần so với sản phụ TSG có HATT < 160mmHg.
Theo y văn, HATT ≥ 160mmHg được cho là nguy hiểm, gây nhiều biến chứng
cho sản phụ. Trong khi thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy tại khoa
Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp đối với các trường hợp sản phụ bị TSG
có dấu hiệu nặng đều được xử trí tích cực, có chế độ chăm sóc và hướng chấm
dứt thai kỳ phù hợp để giảm thiểu tai biến và biến chứng cho sản phụ và thai nhi
về mức ít nhất có thể. THA trong TSG là do hiện tượng co thắt toàn bộ tiểu động
52
mạch trong cơ thể, với HATTr là biểu hiện cho sức cản ngoại vi nên HATTr có
giá trị đánh giá mức độ nặng của TSG cao hơn HATT. Chúng tôi ghi nhận có
5,9% sản phụ có HATTr < 90 mmHg, 71,8% HATTr từ 90 – 109 mmHg, và
22,3% sản phụ có HATTr ≥ 110 mmHg. Theo Ngô Văn Tài cho rằng HATTr từ
90 mmHg có nguy cơ gây tai biến cho sản phụ nhất là sản giật [27]. Cụ thể là
HATTr ≥ 90 mmHg so với HATTr < 90 mmHg, sẽ làm tăng tỷ lệ biến chứng như
sau: băng huyết sau sanh tăng 6,2 lần, sản giật tăng 4,5 lần, trẻ sanh nhẹ cân tăng
1,7 lần, đẻ non tăng 1,8 lần, nếu HATTr ≥ 90 mmHg phối hợp thêm các yếu tố
khác, tỷ lệ sản giật tăng 12,5%.
Chúng tôi ghi nhận lúc chấm dứt thai kỳ mức HATT ≥ 160 mmHg chiếm
18,2%, HATTr ≥ 110 mmHg chiếm 4,1%. Các trường hợp không kiểm soát được
huyết áp sẽ kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và phải theo dõi cẩn
trọng hơn. Thường huyết áp sẽ trở về bình thường trong vòng 2 – 6 tuần sau sanh
nhưng vẫn có trường hợp kéo dài hơn 12 tuần hậu sản nên sẽ được chẩn đoán là
THA mạn tính và điều trị như THA mạn tính. Vì nghiên cứu của chúng tôi không
theo dõi sản phụ sau xuất viện nên không biết được tình trạng mẹ như thế nào và
có bị THA mạn tính không.
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, mức HATT trước và sau sanh có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05), cụ thể là: lúc vào viện HATT ≥ 160mmHg
với 108 trường hợp, và sau sanh chỉ còn 4 trường hợp HATT cao. Đối với HATTr
trước và sau sanh thì chúng tôi không tìm được ý nghĩa thống kê (P > 0,05), cụ
thể là: HATTr ≥ 110mmHg là 37 trường hợp, sau sanh HATTr ≥ 110mmHg là 1
trường hợp. Sự khác biệt giữa HATT và HATTr có thể là do trong mẫu nghiên
cứu của chúng tôi chủ yếu thu thập sản phụ có mức HATT cao chiếm ưu thế.
Triệu chứng phù: hiện nay phù không còn được xem là tiêu chuẩn để chẩn
đoán TSG, vì phù xuất hiện quá thường xuyên trên thai kỳ bình thường và có 40%
sản phụ bị TSG không có phù. Chúng tôi ghi nhận có 91,2% sản phụ bị phù. Kết
quả của chúng tôi giống với nghiên cứu của Trịnh Thị Hạnh (2020) ghi nhận tỷ lệ
bệnh nhân bị phù là 89,6% [11]. Trong 91,2% sản phụ bị phù có 74,2 % sản phụ
bị phù 2 chi dưới, phần còn lại 25,8% sản phụ bị phù toàn thân, tỷ lệ tương đồng
53
với nghiên cứu của Phạm Văn Tự (2021) là 29,8% [37], Trương Chí Nguyện
(2019) là 22,7% [24], Trương Thị Linh Giang (2017) là 43,8% [9], Bùi Thị Minh
Hòa là 41,7% [12]. Nghiên cứu của Bùi Thị Minh Hòa cho thấy có mối liên quan
giữa phù và huyết áp, khi huyết áp càng cao thì nguy cơ phù nặng càng nhiều, phù
càng nặng liên quan đến protein niệu càng cao, kèm protein toàn phần huyết thanh,
đặc biệt là albumin huyết thanh càng giảm, khi phù nặng có khả năng suy gan cao
gấp 4,15 lần phù không nặng [12]. Khi so với không phù: sản phụ phù nhẹ, trung
bình gia tăng nguy cơ đẻ non, tử vong chu sinh. Như vậy, dù không được xem là
triệu chứng của TSG nhưng chúng tôi cho rằng nên xem đây là yếu tố nguy cơ
của TSG và cần theo dõi suốt diễn tiến của bệnh, đặc biệt là dùng để theo dõi các
biến chứng của TSG.
Đối với các triệu chứng của TSG có dấu hiệu nặng: Trước khi có sự thay
đổi các giá trị cận lâm sàng thì chính các triệu chứng lâm sàng là những dấu hiệu
giúp nhận biết sớm những biến chứng để xử trí kịp thời. Từ đó cho thấy vai trò
quan trọng của triệu chứng lâm sàng trong điều trị TSG có dấu hiệu nặng – sản
giật. Thường khi bệnh có chiều hướng nặng lên đều có các triệu chứng báo hiệu
trước mà nếu không theo dõi chặt chẽ, xử trí kịp thời thì để lại hậu quả nặng nề vì
bệnh lý TSG có dấu hiệu nặng – sản giật có nhiều biến chứng nghiêm trọng và
diễn tiến rất nhanh có thể tử vong nhanh nếu xử trí không kịp thời. Tất cả triệu
chứng của TSG có dấu hiệu nặng có tỷ lệ xuất hiện khác nhau ở từng nghiên cứu
nhưng gặp nhiều nhất là giảm tiểu cầu (37,9%), nhức đầu (29,5%), hoa mắt
(22,7%), tăng men gan (12,1%). Co giật và tăng men gan ít gặp hơn. Phù phổi
cấp, suy thận cấp không gặp ở nghiên cứu này. Triệu chứng nhìn mờ là 10,8% sản
phụ. Các triệu chứng này có thể xuất hiện đồng thời trên cùng sản phụ, số triệu
chứng xuất hiện phản ánh mức độ nặng của bệnh, có thể từ 1 đến 8 triệu chứng
nặng nhưng thường gặp là sản phụ có 1 hoặc 2 triệu chứng, rất ít trường hợp có
đồng thời nhiều triệu chứng xảy ra cùng nhau. Khi so sánh với nghiên cứu của
Trương Chí Nguyện (2019) ghi nhận tỷ lệ nhức đầu khá cao (62,9%), đau thượng
vị (5,2%) [24]. Sự khác biệt này có thể là do nghiên cứu của chúng tôi khảo sát
sản phụ bị TSG có dấu hiệu nặng và chưa có dấu hiệu nặng, so với nghiên cứu
54
của Trương Chí Nguyện (2019) tập trung nghiên cứu sản phụ bị TSG có dấu hiệu
nặng [24].
Protein niệu: được dùng để chẩn đoán và theo dõi quá trình điều trị những
trường hợp có nguy cơ tiến triển bệnh thận. Sự thay đổi số lượng protein được bài
tiết trước khi có sự thay đổi độ lọc cầu thận được chứng minh, ví dụ như sự thanh
thải creatinine. Bình thường trong nước tiểu sẽ không có protein niệu [30]. Khi có
protein niệu kèm theo THA xuất hiện sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ, có thể chẩn
đoán TSG. Trong TSG, protein niệu có thể xuất hiện muộn, một số sản phụ xuất
hiện sau sanh hoặc sau khi xảy ra sản giật, nhưng khi có protein niệu, chứng tỏ
cầu thận bị tổn thương, protein niệu càng nhiều tổn thương càng nặng. Theo
Cunningham: protein niệu là dấu hiệu quan trọng ngay chỉ khi là vết [48]. Theo
Serge, chỉ cần protein niệu từ 1 g/L trở lên đã có những tổn thương mạch máu
thận cao gấp 3 – 5 lần so với thai nghén bình thường [23]. Mức (++) là tương
đương là 1g/L [19], [43], là mức được dùng để phân loại TSG có dấu hiệu nặng
[34]. Tại thời điểm nhập viện, có 12,9% sản phụ có protein niệu ở mức < 15 mg/dl,
10,6% ở mức 16 – 299 mg/dl, 44,1% sản phụ có mức protein niệu 300 - 999 mg/dl,
32,4% mức protein niệu > 1.000 mg/dl. Như vậy có khoảng 12,9% sản phụ chưa
có tổn thương cầu thận nặng và mức độ tiểu đạm nhiều chiếm đến khoảng 1/3 số
trường hợp. Nghiên cứu của Sacha. R ghi nhận tỷ lệ sản phụ bị TSG có mức
protein niệu > 2g/24 giờ cao hơn nghiên cứu của chúng tôi với 47,88% [63]. Theo
nghiên cứu của Bằng Trung Lập (2014) “Trong thời gian nằm viện, tình hình
protein niệu ở sản phụ mắc TSG có những biến đổi[15]. Protein niệu cao nhất
trong quá trình nằm viện là: 46,2% sản phụ ở mức < 0,4 g/L, 36,1% ở mức 0,4 -
1,1 g/L, 13,1% ở mức ≥ 3g/L. Chúng tôi thấy rằng, có 17,7% sản phụ có protein
niệu khi theo dõi >1,1 g/L tương đương với lúc mới vào viện. Haddad và một số
tác giả nước ngoài khác đã theo dõi dọc lượng protein niệu trên sản phụ bị TSG
với hai mức protein niệu là < 2g/L và ≥ 2g/L đã thông báo những sản phụ có
protein niệu nhiều ≥ 2g/l có nhiều tai biến sản khoa hơn, thai già tháng nhiều hơn,
và có tác hại nhiều đến sức khoẻ thai nhi [52]. Nhưng trong thực tế điều này khó
thực hiện nên khi thực hiện nghiên cứu này có không ít khó khăn khi theo dõi
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf

More Related Content

Similar to Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf

Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.ssuser499fca
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Tăng huyết áp ở người m'nông tại xã yang tao, lăk, đăk lăk năm 2009 tỷ lệ hiệ...
Tăng huyết áp ở người m'nông tại xã yang tao, lăk, đăk lăk năm 2009 tỷ lệ hiệ...Tăng huyết áp ở người m'nông tại xã yang tao, lăk, đăk lăk năm 2009 tỷ lệ hiệ...
Tăng huyết áp ở người m'nông tại xã yang tao, lăk, đăk lăk năm 2009 tỷ lệ hiệ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...
Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...
Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9HngXuynHong
 
Xác định độ tuổi phù hợp chỉ định phẫu thuật Nuss điều trị dị dạng lõm ngực b...
Xác định độ tuổi phù hợp chỉ định phẫu thuật Nuss điều trị dị dạng lõm ngực b...Xác định độ tuổi phù hợp chỉ định phẫu thuật Nuss điều trị dị dạng lõm ngực b...
Xác định độ tuổi phù hợp chỉ định phẫu thuật Nuss điều trị dị dạng lõm ngực b...nataliej4
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT VAN HAI LÁ ÍT XÂM LẤN QUA ĐƯỜNG MỞ NGỰC PH...
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT VAN HAI LÁ ÍT XÂM LẤN QUA ĐƯỜNG MỞ NGỰC PH...NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT VAN HAI LÁ ÍT XÂM LẤN QUA ĐƯỜNG MỞ NGỰC PH...
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT VAN HAI LÁ ÍT XÂM LẤN QUA ĐƯỜNG MỞ NGỰC PH...nataliej4
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf (20)

Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
 
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôiLuận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
 
Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.Khóa luận ngành dược học.
Khóa luận ngành dược học.
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Tăng huyết áp ở người m'nông tại xã yang tao, lăk, đăk lăk năm 2009 tỷ lệ hiệ...
Tăng huyết áp ở người m'nông tại xã yang tao, lăk, đăk lăk năm 2009 tỷ lệ hiệ...Tăng huyết áp ở người m'nông tại xã yang tao, lăk, đăk lăk năm 2009 tỷ lệ hiệ...
Tăng huyết áp ở người m'nông tại xã yang tao, lăk, đăk lăk năm 2009 tỷ lệ hiệ...
 
Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...
Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...
Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...
 
Noi 2008
Noi 2008Noi 2008
Noi 2008
 
Đề tài: Nghiên cứu vai trò Doppler xuyên sọ trong xác định áp lực nội sọ và x...
Đề tài: Nghiên cứu vai trò Doppler xuyên sọ trong xác định áp lực nội sọ và x...Đề tài: Nghiên cứu vai trò Doppler xuyên sọ trong xác định áp lực nội sọ và x...
Đề tài: Nghiên cứu vai trò Doppler xuyên sọ trong xác định áp lực nội sọ và x...
 
Xử trí co thắt mạch não ở bệnh nhân chấn thương sọ não, HAY
Xử trí co thắt mạch não ở bệnh nhân chấn thương sọ não, HAYXử trí co thắt mạch não ở bệnh nhân chấn thương sọ não, HAY
Xử trí co thắt mạch não ở bệnh nhân chấn thương sọ não, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinh nguy...
Đề tài: Nghiên cứu xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinh nguy...Đề tài: Nghiên cứu xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinh nguy...
Đề tài: Nghiên cứu xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinh nguy...
 
Luận án: Xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinh
Luận án: Xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinhLuận án: Xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinh
Luận án: Xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinh
 
Đề tài: Trồng thử nghiệm giống quýt ngọt không hạt tại Bắc Kạn
Đề tài: Trồng thử nghiệm giống quýt ngọt không hạt tại Bắc KạnĐề tài: Trồng thử nghiệm giống quýt ngọt không hạt tại Bắc Kạn
Đề tài: Trồng thử nghiệm giống quýt ngọt không hạt tại Bắc Kạn
 
Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9
 
Luận văn: Xác định hàm lượng crinamidin trong thuốc và thực phẩm bảo vệ sức k...
Luận văn: Xác định hàm lượng crinamidin trong thuốc và thực phẩm bảo vệ sức k...Luận văn: Xác định hàm lượng crinamidin trong thuốc và thực phẩm bảo vệ sức k...
Luận văn: Xác định hàm lượng crinamidin trong thuốc và thực phẩm bảo vệ sức k...
 
Xác định độ tuổi phù hợp chỉ định phẫu thuật Nuss điều trị dị dạng lõm ngực b...
Xác định độ tuổi phù hợp chỉ định phẫu thuật Nuss điều trị dị dạng lõm ngực b...Xác định độ tuổi phù hợp chỉ định phẫu thuật Nuss điều trị dị dạng lõm ngực b...
Xác định độ tuổi phù hợp chỉ định phẫu thuật Nuss điều trị dị dạng lõm ngực b...
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAYLuận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tễ, bệnh võng mạc đái tháo đường, HAY
 
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
Đề tài: Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả b...
 
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT VAN HAI LÁ ÍT XÂM LẤN QUA ĐƯỜNG MỞ NGỰC PH...
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT VAN HAI LÁ ÍT XÂM LẤN QUA ĐƯỜNG MỞ NGỰC PH...NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT VAN HAI LÁ ÍT XÂM LẤN QUA ĐƯỜNG MỞ NGỰC PH...
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT VAN HAI LÁ ÍT XÂM LẤN QUA ĐƯỜNG MỞ NGỰC PH...
 
Luận văn: Phân tích tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm ph...
Luận văn: Phân tích tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm ph...Luận văn: Phân tích tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm ph...
Luận văn: Phân tích tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm ph...
 

More from hung_vip242

12 HỢP CHẤT AMINES (BÀI GIẢNG MÔN HÓA HỮU CƠ - NGÀNH DƯỢC).pdf
12 HỢP CHẤT AMINES (BÀI GIẢNG MÔN HÓA HỮU CƠ - NGÀNH DƯỢC).pdf12 HỢP CHẤT AMINES (BÀI GIẢNG MÔN HÓA HỮU CƠ - NGÀNH DƯỢC).pdf
12 HỢP CHẤT AMINES (BÀI GIẢNG MÔN HÓA HỮU CƠ - NGÀNH DƯỢC).pdfhung_vip242
 
Những sai lầm về thống kê và các phương pháp ngăn ngừa
Những sai lầm về thống kê và các phương pháp ngăn ngừaNhững sai lầm về thống kê và các phương pháp ngăn ngừa
Những sai lầm về thống kê và các phương pháp ngăn ngừahung_vip242
 
Bài giảng kháng nguyên (môn vi sinh y học)
Bài giảng kháng nguyên (môn vi sinh y học)Bài giảng kháng nguyên (môn vi sinh y học)
Bài giảng kháng nguyên (môn vi sinh y học)hung_vip242
 
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...hung_vip242
 
DT KhangDiUng.pdf
DT KhangDiUng.pdfDT KhangDiUng.pdf
DT KhangDiUng.pdfhung_vip242
 
SDT-ĐT TRẺ EM_DONE.pdf
SDT-ĐT TRẺ EM_DONE.pdfSDT-ĐT TRẺ EM_DONE.pdf
SDT-ĐT TRẺ EM_DONE.pdfhung_vip242
 
tailieuxanh_000000273511_7584.pdf
tailieuxanh_000000273511_7584.pdftailieuxanh_000000273511_7584.pdf
tailieuxanh_000000273511_7584.pdfhung_vip242
 

More from hung_vip242 (7)

12 HỢP CHẤT AMINES (BÀI GIẢNG MÔN HÓA HỮU CƠ - NGÀNH DƯỢC).pdf
12 HỢP CHẤT AMINES (BÀI GIẢNG MÔN HÓA HỮU CƠ - NGÀNH DƯỢC).pdf12 HỢP CHẤT AMINES (BÀI GIẢNG MÔN HÓA HỮU CƠ - NGÀNH DƯỢC).pdf
12 HỢP CHẤT AMINES (BÀI GIẢNG MÔN HÓA HỮU CƠ - NGÀNH DƯỢC).pdf
 
Những sai lầm về thống kê và các phương pháp ngăn ngừa
Những sai lầm về thống kê và các phương pháp ngăn ngừaNhững sai lầm về thống kê và các phương pháp ngăn ngừa
Những sai lầm về thống kê và các phương pháp ngăn ngừa
 
Bài giảng kháng nguyên (môn vi sinh y học)
Bài giảng kháng nguyên (môn vi sinh y học)Bài giảng kháng nguyên (môn vi sinh y học)
Bài giảng kháng nguyên (môn vi sinh y học)
 
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ...
 
DT KhangDiUng.pdf
DT KhangDiUng.pdfDT KhangDiUng.pdf
DT KhangDiUng.pdf
 
SDT-ĐT TRẺ EM_DONE.pdf
SDT-ĐT TRẺ EM_DONE.pdfSDT-ĐT TRẺ EM_DONE.pdf
SDT-ĐT TRẺ EM_DONE.pdf
 
tailieuxanh_000000273511_7584.pdf
tailieuxanh_000000273511_7584.pdftailieuxanh_000000273511_7584.pdf
tailieuxanh_000000273511_7584.pdf
 

Recently uploaded

SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hayHongBiThi1
 
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdfGIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf2151010465
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdfThyMai360365
 
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéHongBiThi1
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩHongBiThi1
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdfNTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéHongBiThi1
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtHongBiThi1
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuHongBiThi1
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
 
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất haySGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
SGK XHTH do loét dạ dày tá tràng Y6.pdf rất hay
 
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdfGIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
 
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
 
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdfNTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
 

Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN TRẦN NGUYỄN THỦY TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIỀN SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG THÁP KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA HẬU GIANG - 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN TRẦN NGUYỄN THỦY TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TIỀN SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG THÁP KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.BS. PHẠM VĂN ĐỞM THS.BS. HUỲNH THANH PHONG HẬU GIANG - 2022
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.BS. Phạm Văn Đởm và ThS.BS. Huỳnh Thanh Phong – những người thầy đã tận tình hướng dẫn, đề xuất những góp ý và hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy, Quý Cô trường Đại học Võ Trường Toản và Ban lãnh đạo khoa Y, đặc biệt là Quý Thầy, Quý Cô đã dạy dỗ tôi trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Ngoài ra tôi xin chân thành biết ơn Ban Giám đốc, Quý Bác sĩ và Nhân viên Y tế làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp nói chung và tập thể Bác sĩ, nhân viên tại khoa Phụ Sản, phòng Kế hoạch Tổng hợp nói riêng đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Từ đáy lòng mình, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình của tôi, cảm ơn những người bạn thân thiết đã chia sẻ với tôi những khó nhọc, những vấn đề mà tôi gặp phải trong lúc thực hiện đề tài này. Dù đã rất cố gắng hết sức để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất nhưng sai sót là vấn đề không thể tránh khỏi. Rất mong nhận được những góp ý của Quý Thầy Cô để tôi có thể làm tốt hơn trong những đề tài nghiên cứu tiếp theo. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô. Hậu Giang, ngày…tháng...năm 2022 SINH VIÊN THỰC HIỆN
  • 4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khoá luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hậu Giang, ngày…tháng…năm 2022 SINH VIÊN THỰC HIỆN
  • 5. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ACOG American College of Obstetricians and Gynecologist Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ ALT Alanine aminotransferase AST Aspartate aminotransferase BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể HATB Huyết áp trung bình HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương HELLP Hemolysis, Elevated Liver enzymes, Low Platelet Count Hội chứng tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu NHS National Health Service Dịch vụ Y tế quốc gia Anh NICE National Institute for Health and Care Excellence Viện chăm sóc sức khỏe Quốc gia và Chất lượng điều trị Vương Quốc Anh NK Natural Killer cell Tế bào giết tự nhiên THA Tăng huyết áp TSG Tiền sản giật WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
  • 6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN....................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................iii MỤC LỤC........................................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH............................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG..........................................................................................vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ...................................................................................... ix ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 1.1. Định nghĩa tiền sản giật.................................................................................. 3 1.2. Cơ chế bệnh sinh............................................................................................ 3 1.3. Các yếu tố nguy cơ......................................................................................... 5 1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tiền sản giật ................................... 8 1.5. Biến chứng của tiền sản giật ........................................................................ 12 1.6. Điều trị tiền sản giật ..................................................................................... 15 1.7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về tiền sản giật:........................ 18 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 21 2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 22 2.3. Vấn đề Y đức trong nghiên cứu ................................................................... 32 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 33 3.1. Đặc điểm chung của sản phụ tiền sản giật ................................................... 33 3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tiền sản giật ................................. 35 3.3. Kết quả điều trị tiền sản giật ........................................................................ 40 3.4. Mối liên quan giữa nhóm tuổi mẹ với mức độ tiền sản giật........................ 47 Chương 4: BÀN LUẬN..................................................................................... 49 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ tiền sản giật........................ 49 4.2 Bàn luận về kết quả điều trị tiền sản giật...................................................... 56
  • 7. v 4.3. Bàn luận về các yếu tố liên quan đến mức độ nặng tiền sản giật ................ 63 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 66 KIẾN NGHỊ....................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1
  • 8. vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Biến đổi bệnh lý liên quan đến sự xâm nhập và tái cấu trúc bất thường của tế bào nuôi vào các tiểu động mạch tử cung trong tiền sản giật..................... 4 Hình 2.1. Máy đo huyết áp cơ và điện tử của người lớn.................................... 27
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tổng hợp các yếu tố nguy cơ của tiền sản giật.................................... 7 Bảng 1.2: Phân loại mức độ tăng huyết áp theo WHO/ISH năm 2014 và Hội tim mạch Quốc gia Việt Nam năm 2018..................................................................... 8 Bảng 1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật ...................................................... 9 Bảng 2.1. Đặc điểm chung của sản phụ tiền sản giật ......................................... 23 Bảng 2.2. Đặc điểm lâm sàng............................................................................. 25 Bảng 2.3. Đặc điểm cận lâm sàng....................................................................... 28 Bảng 2.4. Kết quả điều trị tiền sản giật .............................................................. 29 Bảng 2.5. Bảng điểm chỉ số APGAR ................................................................. 30 Bảng 2.6. Biến chứng trên mẹ ............................................................................ 30 Bảng 2.7. Biến chứng trên con ........................................................................... 31 Bảng 3.1. Các đặc điểm chung của sản phụ ....................................................... 33 Bảng 3.2. Các yếu tố kinh tế xã hội.................................................................... 34 Bảng 3.3. Tình hình huyết áp trung bình............................................................ 35 Bảng 3.4. Tình hình huyết áp trung bình theo mức độ tiền sản giật .................. 36 Bảng 3.5. Phân bố mức độ các chỉ số huyết áp .................................................. 36 Bảng 3.6. Phân bố theo protein niệu và creatinine niệu trước sanh ................... 39 Bảng 3.7. Phân bố số lượng tiểu cầu .................................................................. 39 Bảng 3.8. Tình hình tăng men gan và creatinine................................................ 40 Bảng 3.9. Mức huyết áp tâm thu sau sanh.......................................................... 40 Bảng 3.10. Mức huyết áp tâm trương sau sanh .................................................. 41 Bảng 3.11. Biến chứng trên mẹ theo mức độ tiền sản giật................................. 41 Bảng 3.12. Các biến chứng trên mẹ.................................................................... 42 Bảng 3.13: Các biến chứng trên con .................................................................. 44
  • 10. viii Bảng 3.14. Điểm số Apgar ................................................................................. 45 Bảng 3.15. Thời điểm chấm dứt thai kỳ sau nhập viện...................................... 45 Bảng 3.16. Nguyên nhân mổ lấy thai ................................................................. 46 Bảng 3.17. Số ngày điều trị ................................................................................ 47 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nhóm tuổi mẹ với mức độ tiền sản giật ............ 47 Bảng 4.1. Mức huyết áp trung bình qua các nghiên cứu.................................... 50 Bảng 4.2. Tình hình huyết áp trong tiền sản giật................................................ 51 Bảng 4.3. Tình hình biến chứng ở mẹ trong các nghiên cứu…………………..57
  • 11. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố mức độ tiền sản giật ......................................................... 35 Biểu đồ 3.2: Triệu chứng phù............................................................................. 37 Biểu đồ 3.3. Các triệu chứng của tiền sản giật có dấu hiệu nặng....................... 38 Biểu đồ 3.4: Phân bố cân nặng sơ sinh............................................................... 43 Biểu đồ 3.5: Phương pháp chấm dứt thai kỳ...................................................... 46
  • 12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tiền sản giật là một bệnh trong nhóm rối loạn tăng huyết áp thai kỳ. Đây là bệnh lý phức tạp xảy ra ở nửa sau thời kỳ thai nghén xảy ra sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ và chấm dứt sau 6 tuần sau sanh. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tiền sản giật dao động trong khoảng từ 2 - 10% tổng số sản phụ [66]. Tỷ lệ này thấp hơn ở các nước phát triển như Hoa Kỳ và Châu Âu: 2 - 5% và ở các nước đang phát triển là từ 1,8 - 16,7 [43], [67]. Tại Việt Nam, tỷ lệ tiền sản giật chiếm khoảng 2,8 - 5,5% tổng số sản phụ. Theo Cao Ngọc Thành và cộng sự (2015) thì tỷ lệ tăng huyết áp trong tổng số sản phụ là 3,74%, tỷ lệ tiền sản giật là 2,84% [31], Huỳnh Minh Hồng công bố năm 2017 là 2,68% [13], của Đặng Thị Thúy Phương (2015) là 5,1% [26]. Tiền sản giật là mối nguy cơ lớn cho tất cả các sản phụ và có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào. Tiền sản giật gây ra nhiều biến chứng nặng cho mẹ như sản giật, nhau bong non, hội chứng HELLP (Hemolysis - Elevated Liver enzyme - Low Platelet Count: tán huyết, tăng các men gan và giảm tiểu cầu), suy thận cấp, băng huyết sau sanh, xuất huyết não,… thậm chí gây tử vong mẹ. Đối với thai nhi bệnh cũng gây ra nhiều hậu quả như thai chậm phát triển trong tử cung, thai chết lưu, sanh non tháng hay tử vong sơ sinh ngay sau sanh. Nghiên cứu của Phạm Thị Mai Anh (2009) thấy trong số sản phụ bị tiền sản giật, tỷ lệ đẻ non tháng là 82% [1]. Tử vong chu sinh tăng trong các thai kỳ tiền sản giật – sản giật chủ yếu liên quan đến sinh non khoảng 15 – 67% và thai chậm phát triển trong tử cung khoảng 10 – 25% [30]. Ngoài ra tiền sản giật cũng góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh và di chứng về thần kinh, vận động và trí tuệ cho trẻ sau này [36], [32]. Cho đến nay, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của tiền sản giật chưa rõ ràng. Bệnh có biểu hiện các rối loạn bệnh lý ở nhiều cơ quan nhưng đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lại diễn biến khác nhau tùy từng trường hợp. Vì thế, việc phát hiện và xử trí kịp thời sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh, giảm tỷ lệ biến chứng cho mẹ và thai, qua đó nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản tại bệnh viện, góp phần nâng cao sức khỏe sản phụ tỉnh nhà. Câu hỏi đặt ra cho chúng tôi: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh tiền sản giật biểu hiện như thế nào? Kết
  • 13. 2 quả điều trị ở sản phụ mắc tiền sản giật ra sao? Xuất phát từ những câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp”. Với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp năm 2020 – 2022. 2. Đánh giá kết quả điều trị của sản phụ tiền sản giật tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp năm 2020 – 2022.
  • 14. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Định nghĩa tiền sản giật Tiền sản giật (TSG) là một rối loạn chức năng đa cơ quan liên quan đến thai nghén với đặc trưng là sự khởi phát mới của tăng huyết áp (THA) hoặc protein niệu hoặc các triệu chứng lâm sàng liên quan đến tổn thương nhiều cơ quan do ảnh hưởng của TSG [7]. TSG thường xảy ra ở sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ và chấm dứt sau 6 tuần sau sanh. Tuy nhiên, với sự hiện diện của bệnh lá nuôi, TSG nặng có thể xuất hiện trước thời điểm này [29]. Trước năm 2013, sự hiện diện của protein niệu là một yếu tố cần thiết để chẩn đoán TSG vì đây là dấu ấn chủ yếu phản ánh tình trạng tổn thương nội mô hệ thống. Sau đó, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng có khoảng 10% THA thai kỳ xuất hiện cơn co giật nhưng không có protein trong nước tiểu. Đồng thời, những bằng chứng gần đây cho thấy số lượng protein niệu không có mối liên quan đến kết cục xấu của thai kỳ. Vì thế, điều này đã được loại bỏ trong báo cáo của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) năm 2013 về THA ở thai kỳ [41]. 1.2. Cơ chế bệnh sinh TSG đặc trưng bởi các bất thường liên quan đến tổn thương nội mô mạch máu kèm co mạch, tăng tính thấm thành mạch, thiếu máu cục bộ và huyết khối. Tuy nhiên cho đến nay cơ chế bệnh sinh của TSG vẫn chưa được biết rõ, nguyên nhân gây bệnh chưa được ghi nhận rõ ràng nên có nhiều giả thuyết để giải thích cơ chế này. Các giả thuyết được đồng thuận cao ở hiện tại trong cơ chế bệnh sinh TSG gồm [54]: 1.2.1. Các rối loạn thích nghi của sản phụ đối với những thay đổi về hệ tim mạch hay đáp ứng viêm trong thai kỳ. Mang thai là một phản ứng viêm hệ thống, gây ra bởi sự xuất hiện các sản phẩm từ hợp bào lá nuôi trong hệ thống tuần hoàn của mẹ [61].
  • 15. 4 1.2.2. Thất bại trong xâm nhập và tái cấu trúc tiểu động mạch xoắn tử cung Sự tái cấu trúc các động mạch xoắn tử cung của nguyên bào nuôi và xâm nhập cũng góp phần quan trọng trong TSG. Quá trình diễn ra theo 2 giai đoạn sau [53]: - Giai đoạn 1: Tế bào lá nuôi xâm nhập và thay thế lớp nội mạc động mạch xoắn tử cung ở lớp màng đáy. Giai đoạn này kéo dài từ tuần thứ 8 – 12 thai kỳ. - Giai đoạn 2: Tế bào nuôi thay thế lớp cơ trơn và lớp nội mạc sau khi xâm nhập đến lớp cơ của động mạch. Giai đoạn này bắt đầu từ tuần 14 và kết thúc trước tuần 18 của thai kỳ. Hình 1.1. Biến đổi bệnh lý liên quan đến sự xâm nhập và tái cấu trúc bất thường của tế bào nuôi vào các tiểu động mạch tử cung trong tiền sản giật [18]. [Nguồn: theo Trần Mạnh Linh (2020)] 1.2.3. Tổn thương và tăng hoạt hóa tế bào nội mạc mạch máu Biểu hiện của các rối loạn chức năng nội mô trong bệnh lý TSG gồm các bằng chứng sau: tăng fibronectin, thrombomodulin, yếu tố kháng nguyên VIII, giảm sản xuất các yếu tố giãn mạch, tăng các yếu tố co mạch từ nội mô [46], [53].
  • 16. 5 1.2.4. Thuyết miễn dịch Sự xâm nhập của các tế bào nuôi vào lớp nội mạc và lớp cơ mạch máu có thể được kiểm soát đầu tiên bởi cơ chế miễn dịch, sự “xung khắc” giữa các gen thuộc người mẹ và người bố gây ra các bất thường của đơn vị nhau thai có thể thông qua hoạt động của các tế bào giết tự nhiên (NK) [46], [53]. 1.2.5. Yếu tố di truyền Các bằng chứng chứng minh yếu tố di truyền liên quan đến TSG dựa trên: nguy cơ TSG tăng 7 lần nếu có tiền sử mang thai TSG, người chồng sinh ra từ thai kỳ bị TSG hoặc có con bị TSG đều có nguy cơ làm tăng TSG, nếu gia đình có người bị TSG thì nguy cơ TSG tăng gấp 2 – 5 lần. TSG là sự không tương xứng giữa các yếu tố gây giảm huyết áp thuộc về mẹ và các yếu tố làm THA thuộc về thai nhi [53]. 1.3. Các yếu tố nguy cơ 1.3.1. Tuổi của sản phụ Những sản phụ trẻ tuổi sinh con so hoặc lần mang thai này cách lần mang thai trước lớn hơn 10 năm thì tỷ lệ TSG sẽ tăng lên [51]. Nhóm sản phụ trên 35 tuổi có nguy cơ bị TSG gấp 8,5 lần theo nghiên cứu của Huỳnh Thị Tuyết Mai và cộng sự (2021) [20]. 1.3.2. Số lần mang thai Người sinh con so tỷ lệ mắc TSG cao hơn người sinh con rạ [51]. 1.3.3. Các yếu tố di truyền Theo hướng dẫn của Viện chăm sóc sức khỏe Quốc gia và Chất lượng điều trị Vương Quốc Anh (NICE) 2019, TSG có khuynh hướng gia đình, sản phụ sẽ có nguy cơ cao mắc TSG so với những người khác nếu thành viên trong gia đình có người có tiền sử TSG [51]. 1.3.4. Chủng tộc Nghiên cứu của tác giả Onah về các yếu tố nguy cơ của TSG đã xác định được tỷ lệ TSG ở những người da đen cao hơn những người da trắng ở cùng độ tuổi [60]. Bên cạnh đó, Ming Zhang ghi nhận kết quả nghiên cứu vào năm 2020 trên phụ nữ Mỹ gốc Phi mắc TSG có tỷ lệ thai lưu trong tử cung cao gấp đôi so
  • 17. 6 với chủng tộc khác [57]. 1.3.5. Chỉ số khối cơ thể Người béo phì có nguy cơ mắc TSG cao hơn những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) nằm trong mức bình thường [51]. Theo báo cáo của Ren QW. khảo sát trên 9.724 sản phụ cũng đưa ra kết quả tương tự khuyến cáo của NICE (2019), phụ nữ có BMI ≥ 24 kg/m2 trước khi mang thai có nguy cơ bị TSG [62]. 1.3.6. Tiền sử bệnh tật Tiền sử nội khoa: các bệnh đái tháo đường, THA mạn, bệnh thận mạn làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh và là yếu tố thúc đẩy bệnh TSG tiến triển nặng hơn. Các yếu tố này được chứng minh liên quan đến nguy cơ bị TSG gấp 9 lần theo nghiên cứu của Trần Mạnh Linh (2020) [18]. Tiền sử sản khoa: tiền sử sản giật và TSG, thai chết lưu, nhau bong non cũng là yếu tố làm tăng tỷ lệ nguy cơ mắc TSG cũng như làm nặng thêm tình trạng bệnh. Theo nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Xuyên (2021) cho thấy sản phụ có tiền sử bị TSG tăng nguy cơ mắc TSG ở lần mang thai tiếp theo lên gần 9 lần [40]. 1.3.7. Số lượng thai, thai bất thường Đa thai: Tỷ lệ bị TSG ở những sản phụ đa thai cao hơn những sản phụ đơn thai [51].
  • 18. 7 Bảng 1.1. Tổng hợp các yếu tố nguy cơ của tiền sản giật Khuyến cáo WHO [67] - Tiền sử mang thai TSG - Đái tháo đường - THA mạn tính - Bệnh thận mạn tính - Bệnh lý tự miễn - Đa thai Khuyến cáo của ACOG [44] - Mang thai con so - BMI trước khi có thai ≥ 23 kg/m2 - Tiền sử TSG ở thai kỳ lần trước - THA mạn tính - Bệnh ưa chảy máu di truyền - Bệnh lupus ban đỏ hệ thống - Có cơn ngưng thở tắc nghẽn - Đa thai - Đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ - Hội chứng kháng Phospholipid - Mẹ mang thai từ trên 35 tuần - Bệnh lý thận - Áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản Khuyến cáo NICE/NHS [51] Nhóm nguy cơ trung bình: - Con so, tuổi mẹ ≥ 35 tuổi, gia đình có mẹ hoặc chị gái mang thai bị TSG, BMI ≥ 23 kg/m2 , khoảng cách giữa các lần mang thai > 10 năm và đa thai.
  • 19. 8 Nhóm nguy cơ cao: - Tiền sử mang thai TSG, THA mạn tính, bệnh lý thận, bệnh lý tự miễn (Lupus ban đỏ hệ thống), đái tháo đường type 1 và type 2. 1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tiền sản giật 1.4.1. Đặc điểm lâm sàng của tiền sản giật 1.4.1.1. Tăng huyết áp THA là dấu hiệu quan trọng nhất, đến sớm nhất, gặp nhiều nhất có giá trị tiên lượng cho cả mẹ và con, có liên quan đến việc phân loại bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và ACOG, chỉ số huyết áp nên được so sánh với thời điểm trước tuần 20 của thai kỳ. Việc chẩn đoán xác định triệu chứng THA trong TSG khi có huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg. Khoảng 16% trường hợp TSG không có triệu chứng THA rõ ràng, đó là những trường hợp biểu hiện lâm sàng không điển hình và rất dễ bị bỏ sót [45]. Bảng 1.2: Phân loại mức độ tăng huyết áp theo WHO/ISH năm 2014 và Hội tim mạch Quốc gia Việt Nam năm 2018 [21] Phân loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg) Huyết áp tối ưu Huyết áp bình thường Huyết áp bình thường cao THA độ I (nhẹ) THA độ II (trung bình) THA độ III (nặng) THA tâm thu đơn độc < 120 < 130 130 – 139 140 – 159 160 – 179 ≥ 180 ≥ 140 < 80 < 85 85 – 89 90 – 99 100 – 109 ≥ 110 < 90 1.4.1.2. Phù Theo y văn cổ điển phù được mô tả như là dấu hiệu sớm nhất của TSG đang tiến triển. Tuy nhiên trong quá trình mang thai sản phụ có thể xuất hiện triệu chứng phù sinh lý. Có 85% bệnh nhân có thai bị phù trong 3 tháng cuối là phù sinh lý, chỉ có 15% phù liên quan đến TSG. Trái lại có 40% bệnh nhân sản giật không có
  • 20. 9 triệu chứng phù trước khi lên cơn co giật. Do đó hiện nay phù không được dùng làm tiêu chuẩn chẩn đoán TSG [11]. 1.4.1.3. Các triệu chứng lâm sàng khác: Các triệu chứng liên quan đến rối loạn chức năng nhiều cơ quan nhiều cơ quan do ảnh hưởng của TSG gồm rối loạn thị giác và tri giác, đau đầu không đáp ứng với thuốc giảm đau, đau vùng thượng vị - hạ sườn phải do căng bao Glisson, tán huyết, phù phổi,… Năm 2013, khuyến cáo ACOG đã thêm các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng liên quan đến TSG trong tiêu chuẩn chẩn đoán nếu protein niệu âm tính. Ngược lại, dấu hiệu thai chậm phát triển trong tử cung và thiểu niệu (nước tiểu < 400 ml/24 giờ) không còn thuộc nhóm triệu chứng của TSG nặng [41]. 1.4.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật Bảng 1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật [41] Huyết áp HATT ≥ 140 mmHg hoặc HATTr ≥ 90 mmHg đo 2 lần cách nhau ít nhất 4 giờ xuất hiện sau tuần 20 thai kỳ mà trước đó bệnh nhân có huyết áp bình thường. Hoặc HATT ≥ 160 mmHg hoặc HATTr ≥ 110 mmHg, THA có thể được xác định trong thời gian vài phút để điều trị hạ áp kịp thời cho bệnh nhân. Và Protein niệu Protein niệu ≥ 300mg ở mẫu nước tiểu 24 giờ hoặc Tỷ số protein niệu/creatinin niệu ≥ 0,3 đơn vị tính bằng mg/dl Dip-stick ≥ 1+ chỉ sử dụng ở những cơ sở không có định lượng protein trong nước tiểu. Nếu không có protein niệu, TSG vẫn được chẩn đoán khi có THA xuất hiện sau tuần 20 của thai kỳ với một số bất kỳ triệu chứng mới khởi phát sau Tiểu cầu giảm < 100.000/mm3
  • 21. 10 Suy thận tiến triển: nồng độ creatinin huyết thanh > 1,1 mg/dl hoặc tăng gấp đôi nồng độ creatinine huyết thanh bình thường ở những người không có bệnh thận trước đó. Suy tế bào gan: men gan tăng ≥ 2 lần so với bình thường. Phù phổi Các triệu chứng não và thị giác. 1.4.2. Đặc điểm cận lâm sàng của tiền sản giật 1.4.2.1. Protein niệu Ở những người không mang thai, protein niệu được gọi là bất thường khi bài xuất ra nước tiểu trên 150 mg/24 giờ [32]. Chẩn đoán protein niệu bất thường khi bài xuất > 300 mg/24 giờ, hoặc tỷ số protein/creatinine nước tiểu ≥ 0,3. Xét nghiệm bán định lượng bằng que thử nước tiểu nhanh có thể được sử dụng thay thế nếu không thể xét nghiệm định lượng [41]. Khoảng 29% trường hợp TSG không có protein niệu [47] và ACOG 2013 Dấu hiệu nặng của tiền sản giật [41] (TSG có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây) HATT ≥ 160 mmHg hoặc HATTr ≥ 110 mmHg qua 2 lần đo cách nhau ít nhất 4 giờ khi bệnh nhân đã nghỉ ngơi (trừ trường hợp đã uống thuốc hạ áp trước đó). Giảm tiểu cầu: tiểu cầu < 100.000/mm3 . Suy giảm chức năng gan: men gan tăng gấp đôi so với bình thường, đau nhiều ở hạ sườn phải hoặc đau thượng vị không đáp ứng với thuốc và không có nguyên nhân khác. Suy thận tiến triển (creatinine huyết thanh > 1,1 mg/dl hoặc gấp đôi nồng độ creatinine huyết thanh bình thường ở những người không có bệnh thận trước đó). Phù phổi. Các triệu chứng não và thị giác.
  • 22. 11 đã loại bỏ triệu chứng protein ≥ 5 g/24 giờ trong nhóm TSG nặng [41]. NHS cũng không khuyến cáo theo dõi protein niệu nếu đã chẩn đoán TSG [59]. 1.4.2.2. Creatinine huyết thanh: Bình thường creatinine huyết thanh ở mức < 97 µmol/l [16]. Trong TSG, mức lọc cầu thận là thấp hơn 34% so với thai kỳ bình thường. Creatinine huyết thanh được lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận[19]. Creatinine là thành phần protein trong huyết thanh có nồng độ ổn định nhất, không phụ thuộc vào chế độ ăn, chế độ vận động hoặc các thay đổi sinh lý khác. Chính vì vậy, creatinine được dùng để đánh giá khả năng lọc cầu thận chính xác hơn so với ure. Trong TSG, nồng độ creatinine huyết thanh tăng do giảm lượng máu qua thận, giảm mức lọc cầu thận [10]. 1.4.2.3. Enzym transaminase Transaminase, là enzym giúp chuyển vận nhóm amin của những acid amin sang những acid cetonic tạo nên sự chuyển hoá giữa protein và glucid. Có 2 loại có ý nghĩa nhiều nhất. - AST (Aspartate transaminase) - ALT (Alanine transaminase) Bình thường, AST ≤ 37 U/L - 370 C, ALT ≤ 40 U/L - 370 C. Trong bệnh lý TSG, nhất là TSG có dấu hiệu nặng hoặc hội chứng HELLP, hoạt động emzym AST và ALT tăng lên trên 70 U/L. Men gan tăng gấp đôi bình thường trong chẩn đoán TSG có dấu hiệu nặng. Đau hạ sườn phải hoặc thượng vị kéo dài không đáp ứng với thuốc và không có chẩn đoán thay thế hoặc cả hai. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị huyết thanh của AST, ALT, ở phụ nữ bị TSG so với phụ nữ mang thai khỏe mạnh khác. Theo ACOG 2020, AST là men gan tăng ưu thế hơn ALT trong TSG [42]. 1.4.2.4. Số lượng tiểu cầu Tiểu cầu có nguồn gốc từ tủy xương dẹt. Bình thường trong máu có 150.000 – 300.000 tiểu cầu/mm3 . Giảm tiểu cầu gợi ý TSG tiến triển nặng đe dọa rối loại đông máu nội mạch và hội chứng HELLP. Khoảng 20% sản phụ mắc TSG có số lượng tiểu cầu < 150.000/mm3 . Một nghiên cứu được thực hiện năm 2017 tại
  • 23. 12 Ethiopia ghi nhận sản phụ mắc TSG với những dấu hiệu nặng có số lượng tiểu cầu thấp hơn so với sản phụ mắc TSG và sản phụ bình thường [10]. 1.5. Biến chứng của tiền sản giật TSG gây ra nhiều biến chứng trên mẹ và thai. 1.5.1. Biến chứng trên mẹ Tử vong mẹ liên quan đến THA trong thai kỳ đứng hàng thứ 3 sau băng huyết và nhiễm trùng [55]. Nguyên nhân thường gặp là sản giật, hội chứng HELLP, rối loạn đông máu, phù phổi cấp, suy thận, hoại tử tế bào gan [10]. 1.5.1.1. Hội chứng HELLP Hội chứng HELLP chiếm 0,5 – 0,9% trong thai kỳ và khoảng 10 – 20% trong TSG có dấu hiệu nặng. ACOG đưa hội chứng HELLP là một thể của TSG nặng, tuy nhiên, 10 – 15% trường hợp không có THA hoặc protein niệu. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng HELLP [42]: (1) Tán huyết: bất thường phiến đồ máu ngoại vi (tế bào burr, những mảnh vỡ hồng cầu), tăng bilirubin toàn phần ≥ 1,2 mg/dl. (2) Tăng men gan: ALT tăng gấp 2 lần giới hạn bình thường (≥ 70 U/L), Lactate dehydrogenase ≥ 600 U/L. (3) Giảm tiểu cầu: tiểu cầu < 100.000/mm3 Phân loại Mississippi chia hội chứng HELLP thành 3 mức độ dựa vào mức độ giảm tiểu cầu, phân loại Tennessee gồm hội chứng HELLP điển hình và không điển hình. Biến chứng hội chứng HELLP gồm [56]: rối loạn đông máu (21%), sản giật (6 – 10%), nhau bong non ( 10 – 16%), suy thận cấp (5 – 8%), phù phổi cấp (6 – 10%) và tử vong mẹ khoảng 1% trường hợp. Biến chứng thai chủ yếu là sinh non, chiếm 70% do nhau bong non và thai chậm phát triển, tử vong chu sinh khoảng 9% [47]. Các dấu hiệu lâm sàng của hội chứng HELLP gồm đau vùng thượng vị (90%), buồn nôn – nôn (50%), vàng da và tiểu hemoglobin [19]. 1.5.1.2. Suy thận cấp Co thắt mạch máu ở thận có thể gây tổn thương vi cầu thận. TSG rất nặng có thể gây co thắt mạch thận và dẫn đến hoại tử ống thận cấp. Các tổn thương cầu
  • 24. 13 thận và ống thận có thể dẫn đến suy thận mạn sau này hoặc trầm trọng hơn là gây tử vong cho sản phụ [19]. 1.5.1.3. Sản giật Sản giật là một biến chứng cấp tính của TSG, thể hiện tình trạng tổn thương nội mô ở não. Sản giật là tình trạng có lên cơn co giật mới khởi phát trên phụ nữ bị TSG mà không giải thích được bởi nguyên nhân nào khác. Chẩn đoán cơn sản giật điển hình gồm 4 giai đoạn [8]: (1) Giai đoạn xâm nhiễm: khoảng 30 – 60 giây, bắt đầu bằng những kích thích ở vùng mặt, miệng, mí mắt, sau đó cơn co giật lan xuống hai tay. (2) Giai đoạn giật cứng: khoảng 30 giây, những cơn co giật lan tỏa toàn thân. Toàn thân co cứng, các cơ thanh quản và hô hấp co thắt gây suy hô hấp. (3) Giai đoạn giật gián cách: khoảng 60 giây, sau cơn co giật các cơ giãn ra và tiếp tục những cơn co giật toàn thân, mặt tím do ngưng thở kèm tăng tiết. (4) Giai đoạn hôn mê: các cơn co giật nhẹ, thưa dần và rơi vào hôn mê. Thời gian hôn mê nhẹ khoảng 5 – 7 phút, nặng có thể hôn mê sâu, kéo dài và gây tử vong. Tai biến mạch máu não là nguyên nhân chính gây tử vong cho mẹ trong sản giật. Sản giật chiếm khoảng 67,2% nguyên nhân sản khoa gây suy thận cấp đòi hỏi lọc thận [19]. 1.5.1.4. Hoại tử tế bào gan Co thắt mạch máu trong gan, có hệ quả là tắc nghẽn các mạch máu trong gan (gồm động và tĩnh mạch trong gan) và hoại tử tế bào gan. Các tổn thương ở gan biểu hiện trên lâm sàng bằng đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, vàng da. Tình trạng suy tế bào gan thể hiện trên cận lâm sàng bằng tăng bilirubin và tăng men gan [19]. 1.5.1.5. Nhau bong non Nhau bong non tăng gấp 0,4 – 4,5 lần ở thai kỳ TSG và tăng gấp 3,0 – 5,5 lần nếu xuất hiện co giật [18]. Nhau bong non là hệ quả của co mạch và xuất huyết của màng đệm, với tiên lượng rất nặng cho mẹ và con.
  • 25. 14 Khi nhau vẫn bám ở vị trí bình thường nhưng lại bong ra trước khi thai sổ ra ngoài được gọi là nhau bong non. Đây là một cấp cứu sản khoa. Sản phụ sẽ đột ngột đau bụng, ra huyết âm đạo, loãng, bầm, máu không đông, tử cung co cứng, có thể có choáng, thai suy hoặc mất tim thai và rối loạn đông máu khi nặng [19]. 1.5.1.6. Băng huyết sau sanh Là tình trạng mất máu ≥ 500 ml máu sau sanh ngã âm đạo hoặc mất ≥ 1000 ml sau mổ lấy thai hoặc ảnh hưởng tổng trạng hoặc Haematocrit giảm > 10% so với trước sinh [4]. Ở phụ nữ TSG rối loạn đông máu trong cơ chế bệnh sinh làm chảy máu sanh sanh càng trở nên nghiêm trọng, lại có thể kèm theo gây đờ tử cung, hệ quả của tử cung bị kích thích quá độ trước đó. Mất máu do băng huyết sau sanh làm trầm trọng thêm sự rối loạn đông máu trước đó, tạo vòng xoắn bệnh lý dẫn đến tử vong mẹ [19]. 1.5.1.7. Phù phổi cấp Phù phổi cấp có thể xuất hiện ở bệnh nhân TSG do sự kết hợp của giảm áp lực keo và tăng áp tuần hoàn phổi. Nghiên cứu của Manggala Post Wardhana và cộng sự tại Indonesia ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân TSG có biến chứng phù phổi là 5,6%. Trong số trường hợp đó có 81% sản phụ phải nhập viện chăm sóc tích cực và 60% cần hỗ trợ thở máy [65]. 1.5.1.8. Xuất huyết não Xuất huyết não có thể xảy ra trong sản giật hoặc sau sản giật. Tình trạng này thường xảy ra trên cơ địa TSG ghép trên nền THA mạn, hay THA tiềm ẩn [19]. 1.5.2. Biến chứng trên thai 1.5.2.1. Thai chậm phát triển trong tử cung Thai chậm phát triển trong tử cung là một biến chứng thường gặp khoảng 56%. Tỷ lệ tử vong chu sinh trong TSG cao gấp 8 lần dân số bình thường. Tử vong chu sinh gia tăng trong trường hợp có sanh non, ngạt và thai chậm phát triển trong tử cung. Thai chậm phát triển trong tử cung khi kết quả siêu âm ghi nhận chu vi vùng bụng AC và/hoặc ước lượng cân nặng thai < bách phân vị thứ 10 theo tuổi thai [10].
  • 26. 15 1.5.2.2. Thai suy Tình trạng thiếu oxy trong máu mẹ và tổ chức của thai sẽ dẫn đến các rối loạn chuyển hóa làm tăng quá trình tích tụ CO2 trong cơ thể thai nhi. Thai suy có thể xảy ra trong quá trình mang thai hoặc trong lúc chuyển dạ [10]. 1.5.2.3. Sanh non Sanh non là khi trẻ được sinh ra ở tuổi thai từ ≥ 22 tuần đến trước 37 tuần. Tỷ lệ sanh non ở bệnh nhân TSG cao không chỉ do các nguyên nhân của sanh non mà còn do các nguyên nhân từ phía mẹ. Cần cân nhắc việc chấm dứt thai kỳ đối với những thai kỳ có nguy cơ cao [10]. 1.5.2.4. Trẻ sơ sinh nhẹ cân THA và TSG là nguyên nhân chính gây trẻ nhẹ cân và tổn thương các cơ quan ở trẻ sơ sinh. Theo báo cáo nghiên cứu của Michel Odent vào tháng 5/2015 tại Canada trên 97.270 trẻ sơ sinh cho thấy có mối liên quan mật thiết giữa TSG và trẻ sơ sinh nhẹ cân [10]. 1.5.2.5. Thai chết lưu trong tử cung Biến chứng nặng nhất của TSG là thai chết lưu. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thai chết lưu thường do hội chứng HELLP và nhau bong non. Ở Việt Nam, tỷ lệ thai chết lưu ở các sản phụ tùy khu vực và thời điểm nghiên cứu. Theo Ngô Văn Tài (2001), tỷ lệ thai chết lưu là 5,3% [27]. 1.5.2.6. Tử vong sơ sinh Hậu quả nặng nề nhất cho trẻ sơ sinh ở những bà mẹ bị TSG là tử vong sơ sinh. Tại Việt Nam, theo Phan Trường Duyệt và Ngô Văn Tài (1999) tỷ lệ tử vong sơ sinh ngay sau sanh ở sản phụ bị TSG là 13,8% [10], nghiên cứu của Lê Thị Mai (2004) là 6,4% [10]. 1.6. Điều trị tiền sản giật 1.6.1. Mục tiêu điều trị tiền sản giật 1.6.1.1. Đối với mẹ Kiểm soát, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, tránh các biến chứng của TSG có thể xảy ra, hy vọng cải thiện tình trạng bệnh, giảm thiểu tỷ lệ tử vong mẹ.
  • 27. 16 1.6.1.2. Đối với con Cố gắng đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi trong tử cung, giảm thiểu tỷ lệ tử vong con. 1.6.2. Điều trị tiền sản giật chưa có dấu hiệu nặng Nằm nghỉ: Nhất là khi có thai chậm phát triển trong tử cung vì nằm nghỉ sẽ làm tăng tưới máu tử cung và giảm thiếu oxy mô. Nhập viện, chấm dứt thai kỳ khi [5]: - Nếu thai ≥ 37 tuần, hoặc nghi ngờ nhau bong non. - Nếu thai ≥ 34 tuần và có bất kỳ triệu chứng sau: + Chuyển dạ hoặc vỡ ối. + Siêu âm ước lượng trọng lượng thai nhỏ hơn bách phân vị thứ 5. + Thiểu ối AFI < 5 cm ở 2 lần siêu âm liên tiếp cách nhau 24 giờ. - Nếu chưa có chỉ định chấm dứt thai kỳ, có thể theo dõi ngoại trú hoặc nội trú: + Nghỉ ngơi, dặn dò ăn nhiều đạm, nhiều rau xanh và trái cây tươi. + Theo dõi huyết áp 2 lần/tuần, protein niệu mỗi lần khám thai. + Xét nghiệm: tiểu cầu, chức năng gan – thận mỗi tuần. + Theo dõi sức khỏe bà mẹ. + Theo dõi tình trạng thai nhi: siêu âm xác định có thai chậm phát triển trong tử cung 2 lần/tuần, đánh giá lượng ối 1 lần/tuần và thực hiện Non - stress Test 2 lần/ tuần. + Dặn dò các dấu hiệu trở nặng. Hướng dẫn theo dõi cử động thai. 1.6.3. Điều trị tiền sản giật có dấu hiệu nặng Chấm dứt thai kỳ khi TSG có dấu hiệu nặng xuất hiện sớm trước 25 tuần hoặc bất cứ tuổi thai nào khi có [5]: - Phù phổi. - Suy thận. - Nhau bong non. - Giảm tiểu cầu nặng. - Đông máu nội mạch lan tỏa. - Các triệu chứng não dai dẳng.
  • 28. 17 - Non – stress Test không đáp ứng (2 lần liên tiếp cách 4 – 6 giờ ở tuổi thai 28 – 32 tuần). - Siêu âm Doppler động mạch rốn: mất hoặc đảo ngược dòng sóng tâm trương. - Thai lưu. Điều trị mong đợi: Thai < 34 tuần với tình trạng mẹ và thai nhi ổn định, tiếp tục theo dõi thai được tiến hành tại các cơ sở có nguồn lực chăm sóc đặc biệt cho mẹ và trẻ sơ sinh đầy đủ. Chích thuốc hỗ trợ phổi thai nhi khi thai ≤ 34 tuần. Tuy nhiên không chờ đợi đủ thời gian hỗ trợ phổi mà phải chấm dứt thai kỳ ngay khi có bất kỳ dấu hiệu sau: - Không kiểm soát được huyết áp - Sản giật - Phù phổi - Nhau bong non - Đông máu nội mạch lan tỏa - Non – stress Test không đáp ứng - Thai lưu. Nếu tình trạng mẹ và thai ổn định, trong vòng 48 giờ sẽ chấm dứt thai kỳ khi có bất kỳ dấu hiệu sau [5]: - Vỡ ối. - Chuyển dạ. - Tiểu cầu < 100.000/ mm3 . - Men gan tăng kéo dài. - Thai chậm phát triển trong tử cung (ước lượng cân nặng thai nhỏ hơn bách phân vị thứ 5). - Thiểu ối (AFI < 5 cm). Siêu âm 2 lần cách nhau 24 giờ. - Bắt đầu suy thận hoặc nặng thêm tình trạng suy thận. Theo dõi: - Mẹ: sinh hiệu mỗi giờ/lần, bilan dịch vào và ra mỗi 8 giờ/ lần, dấu hiệu
  • 29. 18 chuyển dạ, xét nghiệm Bilan TSG mỗi 1 – 2 ngày. - Thai: đếm cử động thai, Non – stress test mỗi ngày, theo dõi biểu đồ cân nặng thai và Doppler động mạch rốn mỗi tuần. + Phương pháp chấm dứt thai kỳ: tùy tuổi thai, ngôi thai, cổ tử cung, tình trạng mẹ - thai. - Dự phòng và kiểm soát cơn co giật bằng Magnesium sulfate. ❖ Sử dụng thuốc hạ áp khi huyết áp: HATT ≥ 150 – 160 mmHg hoặc HATTr ≥ 100 mmHg. ❖ HA đạt sau điều trị HATB sau 2 giờ không giảm quá 25% so với huyết áp ban đầu. - HATT ở mức 130 – 150 mmHg - HATTr ở mức 80 – 100 mmHg ❖ Chống chỉ định trong thai kỳ: Nitroprusside, thuốc ức chế men chuyển. ❖ Các thuốc hạ áp dung trong thai kỳ: Labetalol, hydralazine, ức chế canxi, methyldopa, thuốc lợi tiểu chỉ dùng trong trường hợp dọa phù phổi và phù phổi cấp. - Hạn chế truyền dịch trừ khi có mất nước nhiều. 1.7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về tiền sản giật: 1.7.1. Nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, TSG đã được quan tâm chú ý từ nhiều năm nay, đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về TSG ở một số địa phương trên cả nước. Nghiên cứu của Nguyễn Viết Tiến năm 2015, được tiến hành nghiên cứu trên 402 sản phụ mắc TSG có tuổi thai từ 20 tuần trở lên tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Kết quả cho thấy: biến chứng xảy ra với mẹ nhiều nhất là chảy máu chiếm 9%, hội chứng HELLP 6,7%, suy thận 3,7%, nhau bong non 2,7%, phù phổi cấp 0,2%. Mổ lấy thai chủ động chiếm 90,3% ở sản phụ TSG [35]. Nghiên cứu của Dương Mỹ Linh năm 2019 thu thập được 92 trường hợp sản phụ TSG đạt tiêu chuẩn nghiên cứu tại Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Tác giả ghi nhận kết quả nhóm tuổi thường gặp ở sản phụ TSG nặng từ 20 - 34 tuổi chiếm 60,9%, TSG
  • 30. 19 nặng chiếm 69,6%, biến chứng chiếm 39,1% với sản giật 6,3%, hội chứng HELLP 15,6%, phù phổi cấp 1,6%, nhau bong non, suy thận cấp và băng huyết sau sinh có tỷ lệ bằng nhau là 4,7%. Về phương pháp chấm dứt thai kỳ thì mổ lấy thai chiếm tỷ lệ 75%, sanh thường chiếm 25% [17]. Nghiên cứu của Trương Thị Linh Giang năm 2017, nhóm tuổi thường gặp là 20 -35 tuổi, có 46,4% TSG nặng, con so chiếm 53,6%, con rạ 71%, triệu chứng đau đầu 23,5%, thai chậm tăng trưởng trong tử cung 21% [9]. Nghiên cứu của Trương Chí Nguyện năm 2019, nhóm tuổi chiếm cao nhất 18 – 34 tuổi với 61,8%, con rạ 57,7%, con so 42,3%. Triệu chứng đau đầu 62,9%, đau thượng vị 5,2%, thiểu niệu 1,1%. TSG có biến chứng 11,3%, hội chứng HELLP là 7,2%, suy thận 2,0%, nhau bong non 1,1%, thai chậm tăng trưởng trong tử cung 14,4%. Về phương pháp chấm dứt thai kỳ thì tỷ lệ mổ lấy thai 78,3%, sanh ngã âm đạo 9,2% [24]. Nghiên cứu của Phạm Thị Kim Thoa năm 2020, tỷ lệ TSG là 11,99% trong đó TSG có dấu hiệu nặng chiếm 46,79%. Nhóm tuổi chiếm cao nhất là từ 30 - < 35 tuổi với 45%, con so 26%, con rạ 83%. Triệu chứng đau đầu chiếm 87,5%, đau thượng vị 6,25%, mờ mắt 6,25%. Tỷ lệ sản phụ TSG có biến chứng 17,43%, hội chứng HELLP 12,8%, sản giật 0,92%, băng huyết 1,83%, thiểu niệu, vô niệu 0,92%. Phương pháp chấm dứt thai kỳ là mổ lấy thai chiếm 94,50%, sanh ngã âm đạo 5,50% [34]. Nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Xuyên năm 2021, nghiên cứu trên 513 sản phụ tại Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ, thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Kết luận: nhóm sản phụ < 35 tuổi là nhóm tuổi chiếm cao nhất với 68,7% sản phụ bị TSG có phương pháp chấm dứt thai kỳ mổ lấy thai chiếm tỷ lệ 94,1%, sanh thường chiếm 5,9% [40]. Nghiên cứu của Phạm Văn Tự, Nguyễn Quốc Tuấn, Phùng Thị Lý năm 2019, trên 47 sản phụ được chẩn đoán TSG – sản giật ở Bệnh viện Đa khoa Hà Đông với thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Kết quả ghi nhận tỷ lệ sản phụ bị TSG là 0,8%, triệu chứng đau đầu chiếm 33,3%, phù toàn thân chiến 57,1%, nhìn mờ chiếm 4,8%. Biến chứng sản giật chiếm tỷ lệ 4,8%, trẻ sinh non chiếm 38,1%, thai
  • 31. 20 chậm tăng trưởng chiếm 28,6%, tử vong chu sinh chiếm 4,8% [37]. 1.7.2. Nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu của Manoj Kumar Verma (2017) tại Ấn Độ ghi nhận các yếu tố liên quan là tiền sử có TSG (nguy cơ cao hơn 8,28 lần), tuổi >30 (nguy cơ cao gấp 2,87 lần so với sản phụ <30 tuổi), thừa cân nguy cơ cao hơn 3,32 lần, béo phì nguy cơ lên tới 8,28 lần, sống nông thôn nguy cơ TSG cao gấp 1,67 lần ở thành thị [64]. Nghiên cứu của Yingying Yang (2021) ghi nhận tỷ lệ TSG ở Thụy Điển và Trung Quốc, tương ứng là 2,9% và 2,3%, TSG có dấu hiệu nặng ở Trung Quốc là 68,1%. Tỷ lệ thai chết lưu trên tổng số trẻ được sinh ra ở Trung Quốc là 1,1% và nếu có mẹ mắc TSG sẽ cao hơn 10 lần so với Thụy Điển [68]. Nghiên cứu của Vanessa R Kay (2021) tại Pakistan cho thấy Trong số 112 phụ nữ bị TSG, 54,5% được nhập viện với sản giật trước sinh, 12,5% bị TSG có dấu hiệu nặng, 8,9% bị TSG/ sản giật không điển hình, 8% bị TSG chưa có dấu hiệu nặng, 8% bị sản giật sau sinh, 3,6% bị hội chứng HELLP, 2,7% với sản giật trong sinh và 1,8% với TSG sau sinh. Nhìn chung, đa số bệnh nhân mang thai lần đầu (57%) được chẩn đoán TSG ở tuổi thai > 34 tuần (58,9%) và khám thai < 7 lần trong suốt thai kỳ (88,3%). Nhìn chung, 17,8% sản phụ đã từng có tiền sử sản khoa xấu, 11,6% có tiền sử TSG [50]. Nghiên cứu của Eugene Belley Priso (2015) tại Cameroon: Suy thận cấp chiếm tỷ lệ cao nhất với 66,7%, hội chứng HELLP có tỷ lệ 45,5%, phù phổi cấp chiếm 18,2% [49]. Nghiên cứu của Solwayo Ngwenya (2017) ghi nhận TSG nặng có tỷ lệ 78,5%, mổ lấy thai 78,5%, 100% điều trị Magnesium sulfate, biến chứng mẹ cao nhất là HELLP với 9,1%, biến chứng ở con cao nhất chiếm tỷ lệ 22% là thai chết lưu [58].
  • 32. 21 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Sản phụ được chẩn đoán xác định tiền sản giật nhập viện và chấm dứt thai kỳ tại khoa Phụ sản, bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp từ 30/09/2020 đến 30/09/2022. 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu - Sản phụ được chẩn đoán xác định tiền sản giật. - Sản phụ đơn thai, có tuổi thai ≥ 28 tuần (tính theo siêu âm 3 tháng đầu hoặc ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng nếu sản phụ không nhớ dự kiến sinh theo siêu âm). - Hồ sơ bệnh án đầy đủ thông tin nghiên cứu. 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ - Các rối loạn THA như: THA thai kỳ; THA mạn. - Sản phụ THA hoặc tăng protein niệu do các bệnh lý thận như hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp. - Các sản phụ bị TSG có kèm các bệnh lý nền như: giảm tiểu cầu miễn dịch, bệnh tim nặng, lupus ban đỏ, động kinh. - Hôn mê do các nguyên nhân khác. - Sản phụ bị rối loạn tâm thần. - Sản phụ chuyển tuyến lên tuyến trên. - Hồ sơ bệnh án không được ghi chép rõ ràng, không đầy đủ thông tin về mẹ và tình trạng sơ sinh sau sanh. - Hồ sơ bệnh án không đủ xét nghiệm theo yêu cầu lựa chọn. 2.1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: - Thời gian: Từ 30/09/2020 đến 30/09/2022. - Địa điểm: Khoa Phụ sản, bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.
  • 33. 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu, có phân tích. 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu Cỡ mẫu được tính theo công thức: 𝑛 = 𝑧1−∝/2 2 𝑝(1 − 𝑝) 𝑑2 Trong đó: N: Cỡ mẫu (số sản phụ tham gia vào nghiên cứu) ∝ =0,05 (độ tin cậy 95%). Nên Z (1-∝/2) =1,96 (trị số từ phân phối chuẩn) P = 0,1199 (p là tỷ lệ TSG, theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Kim Thoa (2020), “Nghiên cứu tình hình, một số yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị tiền sản giật tại khoa Sản bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2019 – 2020”) [34]. d = 0,05: là sự khác biệt giữa tỷ lệ sản phụ thu được trên mẫu và tỷ lệ p thật trong quần thể, chấp nhận sai số 5%. Thay vào công thức ta tính được 163. Thực tế chúng tôi thu được 170 mẫu thỏa mãn tiêu chuẩn nghiên cứu.
  • 34. 23 2.2.3. Các biến số nghiên cứu Bảng 2.1. Đặc điểm chung của sản phụ tiền sản giật Tên biến số Loại biến số Giá trị Tuổi Định lượng Tuổi của sản phụ Nghề nghiệp Danh mục Học sinh, sinh viên Công chức, viên chức Công nhân Nông dân Nội trợ Nghề khác Dân tộc Nhị giá Kinh Khác Nơi ở Nhị giá Nông thôn Thành thị Số lần mang thai Định lượng Con so Con rạ Tuổi thai lúc vào viện Định lượng Số tuần thai Số lần khám thai Nhị giá < 3 ≥ 3 Tiền sử bệnh mạn tính Nhị giá Có Không Tiền căn THA thai kỳ Nhị giá Có Không Trong đó: - Tuổi: Khảo sát dựa trên phần thông tin ghi trên bệnh án, được xác định bằng năm chấm dứt thai kỳ trừ năm sinh của sản phụ, đơn vị là năm (tuổi). - Nghề nghiệp: Khảo sát dựa trên phần thông tin ghi trên bệnh án, được xác định khi sản phụ làm công việc đó liên tục >12 tháng, được chia thành 6 nhóm: + Học sinh, sinh viên + Công chức, viên chức
  • 35. 24 + Công nhân + Nông dân: bao gồm những người làm rẫy, làm vườn, nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản. + Nội trợ + Nghề khác - Nơi cư trú: Khảo sát dựa trên phần thông tin ghi trên bệnh án, được xác định khi sản phụ sống tại nơi đó liên tục >12 tháng. + Thành thị (địa chỉ cư ngụ ở thành phố, thị xã). + Nông thôn (địa chỉ cư ngụ không ở thành phố). - Tuổi thai lúc vào viện: tính bằng tuần, được ghi nhận thông qua hồ sơ bệnh án. ❖ Tính tuổi thai theo ngày đầu của kỳ kinh cuối (điều kiện chu kỳ kinh 28 ngày, đều, sản phụ phải nhớ ngày đầu của kinh cuối, ngày dương lịch). Công thức tính (công thức Nagelé): ngày +7, tháng -3, năm +1. ❖ Tính tuổi thai theo siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ • Qua siêu âm đo đường kính túi thai (GS: gestational sac diameter) Công thức: Tuổi thai (ngày) = GS (mm) + 30 •Qua siêu âm đo chiều dài đầu mông (CRL: Crown Rump Length) Công thức: Tuổi thai (ngày) = CRL (mm) + 42 •Qua siêu âm đo đường kính lưỡng đỉnh (BPD: Biparietal Diameter): Số đo qua siêu âm nơi lớn nhất từ trán đến gáy thai nhi. - Số lần mang thai: + Con so: là những trường hợp từng mang thai và sanh từ 22 tuần trở lên. + Con rạ: là những trường hợp đã từng mang thai và sinh con ít nhất 1 lần, bao gồm cả trường hợp sanh non từ 22 tuần trở lên. - Tiền sử bệnh mạn tính: đái tháo đường, bệnh thận mạn,… được chia làm 2 nhóm: + Có + Không
  • 36. 25 Bảng 2.2. Đặc điểm lâm sàng Tên biến số Loại biến số Giá trị HATT Định lượng Huyết áp tâm thu của sản phụ HATTr Định lượng Huyết áp tâm trương của sản phụ HATB Định lượng HATT + 2HATTr 3 Triệu chứng lâm sàng Phù Định tính Không phù. Phù nhẹ hai chi dưới. Phù toàn thân (có tràn dịch màng phổi và màng tim,…). Nhức đầu Định tính Có Không Hoa mắt Định tính Có Không Tiểu ít Định tính Có Không Co giật Định tính Có Không Đau thượng vị/Hạ sườn phải Định tính Có Không Buồn nôn Định tính Có Không Khó thở Định tính Có Không Triệu chứng khác Định tính Mệt mỏi Kém ăn
  • 37. 26 • Quy trình đo huyết áp của Bộ Y tế: - Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp. - Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ. - Tư thế đo chuẩn: người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngoài ra, có thể đo ở các tư thế nằm, đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm huyết áp tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp tư thế hay không. - Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện tử (loại đo ở cánh tay). Các thiết bị đo cần được kiểm chuẩn định kỳ. Bề dài bao đo (nằm trong băng quấn) tối thiểu bằng 80% chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm. Đặt máy ở vị trí để đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim. - Nếu không dùng thiết bị đo tự động, trước khi đo phải xác định vị trí động mạch cánh tay để đặt ống nghe. Bơm hơi thêm 30 mmHg sau khi không còn thấy mạch đập. Xả hơi với tốc độ 2 – 3 mmHg/nhịp đập. HATT tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên (pha I của Korotkoff) và HATTr tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập (pha V của Korotkoff). - Không nói chuyện khi đang đo huyết áp. - Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có chỉ số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau. - Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1 - 2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10 mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng. Việc chẩn đoán xác định triệu chứng THA trong TSG dựa vào những tiêu chuẩn sau đây: HATT ≥ 140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg. Chú ý: Đo huyết áp 2 lần cách nhau 4 giờ. Huyết áp trung bình (HATB): Đánh giá cả hai số đo HATT và HATTr cùng
  • 38. 27 lúc theo công thức sau: HATB = (HATT + 2HATTr) / 3 Nếu HATB tăng 20 mmHg so với trước khi có thai là THA. Chú ý: Đo và ghi nhân số đo huyết áp ở cả hai tay, rồi lấy số đo ở tay có huyết áp cao hơn để đánh giá và theo dõi. Kết luận THA khi số đo lần sau cao hơn lần trước. Điều kiện lúc chẩn đoán: hai lần đo huyết áp cách nhau 6 giờ đều tăng gọi là THA thực sự. Khi chuyển dạ sanh, chỉ cần cách 2 giờ đủ để đánh giá là THA. Hình 2.1. Máy đo huyết áp cơ và điện tử của người lớn [Nguồn: Internet]
  • 39. 28 Bảng 2.3. Đặc điểm cận lâm sàng Tên biến số Loại biến số Giá trị Protein niệu Thứ bậc ≤ 15 mg/dl 16 – 299 mg/dl 300 – 999 mg/dl ≥ 1.000 mg/dl AST Thứ bậc ≤ 37 U/L 37 – 69 U/L ≥ 70 U/L ALT Thứ bậc ≤ 40 U/L 40 – 69 U/L ≥ 70 U/L Creatinine niệu Thứ bậc < 28 mg/dl 28 – 217 mg/dl > 217 mg/dl Creatinine huyết thanh Nhị phân <115 µmol/l ≥115 µmol/l Tiểu cầu Thứ bậc < 100.000/mm3 100.000 - 149.000/mm3 ≥ 150.000/mm3
  • 40. 29 Bảng 2.4. Kết quả điều trị tiền sản giật Tên biến số Loại biến số Giá trị Phương pháp chấm dứt thai kỳ Nhị phân Sanh thường Mổ lấy thai Nguyên nhân mổ lấy thai Nhị phân TSG Không liên quan TSG Thời gian chấm dứt thai kỳ sau nhập viện Định lượng 1 ngày 2 ngày > 2 ngày Tổng số ngày điều trị Thứ bậc ≤ 5 ngày 6 – 8 ngày > 8 ngày Chẩn đoán Nhị phân TSG có dấu hiệu nặng TSG chưa có dấu hiệu nặng Thời điểm ghi nhận huyết áp Định danh Lúc vào Theo dõi Lúc chấm dứt thai kỳ Sau sanh Thời gian ghi nhận Apgar sau sanh Nhị phân 1 phút 5 phút Điểm Apgar sau sanh Thứ bậc 0 – 3 4 – 6 ≥ 7 Cân nặng sơ sinh Nhị phân < 2.500 gram ≥ 2.500 gram Đánh giá trẻ sơ sinh sau sanh tại phòng sanh bằng chỉ số APGAR [28] - Nếu điểm số APGAR < 3: trẻ ngạt nặng, nguy kịch, phải hồi sức tích cực. - Nếu APGAR 4 – 7: trẻ ngạt, cần được hồi sức tốt. - Nếu APGAR > 7: tình trạng trẻ tốt, chỉ cần theo dõi, chưa cần hồi sức, chăm sóc trẻ sơ sinh thường quy.
  • 41. 30 Bảng 2.5. Bảng điểm chỉ số APGAR [28] Điểm Dấu hiệu 0 1 2 Hô hấp Không khóc Khóc yếu Khóc to Nhịp tim Không đập, rời rạc < 100 nhịp/phút > 100 nhịp/phút Màu sắc da Tái nhợt Tím Hồng hào Trương lực cơ Nhẽo Giảm nhẹ Bình thường Phản xạ Không đáp ứng Đáp ứng kém Đáp ứng tốt Bảng 2.6. Biến chứng trên mẹ Tên biến số Loại biến số Giá trị Sản giật Nhị giá Có Không Băng huyết sau sanh Nhị giá Có Không Phù phổi cấp Nhị giá Có Không Nhau bong non Nhị giá Có Không Hội chứng HELLP Nhị giá Có Không Xuất huyết não Nhị giá Có Không Tử vong mẹ Nhị giá Có Không
  • 42. 31 Bảng 2.7. Biến chứng trên con Tên biến số Loại biến số Giá trị Suy thai cấp Nhị giá Có Không Thai chậm phát triển Nhị giá Có Không Sanh non Nhị giá Có Không Nhẹ cân lúc sanh Nhị giá Có Không Thai lưu Nhị giá Có Không Tử vong con Nhị giá Có Không 2.2.4. Kiểm soát sai số Nghiên cứu có thể mắc phải các sai lệch mất mẫu (mất hồ sơ, hồ sơ thiếu thông tin), sai số ngẫu nhiên, sai số do ghi chép và sai số trong lúc nhập số liệu. Để khắc phục: - Phiếu thu thập thiết kế cụ thể, đặc hiệu dễ đo lường. - Những hồ sơ nghi ngờ có sai sót, không hợp lý sẽ bị loại bỏ khỏi nghiên cứu. - Kiểm tra tính hoàn tất của bộ số liệu sau khi hoàn thành. - Bộ số liệu được nhập và kiểm tra 2 lần trước khi xử lý và phân tích. 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu về bệnh: Bệnh nhân được khám lâm sàng và phân loại bệnh bởi các bác sĩ chuyên khoa Phụ sản bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp. Kết quả khám được ghi vào hồ sơ bệnh án.
  • 43. 32 2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu Trước khi phân tích kiểm tra lại những giá trị bị sai, bị thiếu để bổ sung vào bộ số liệu. Kiểm tra tính hoàn tất, tính chính xác, tính phù hợp thông tin, tiêu chuẩn chọn bệnh. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 26.0. Biến định tính: Biến số định tính được trình bày bằng tần suất và tỷ lệ phần trăm. Biến định lượng: Biến số định lượng được báo cáo bằng trung bình, độ lệch chuẩn. Trường hợp biến số định lượng có nhiều giá trị cực kỳ làm phân phối chuẩn bị lệch nhiều, chúng tôi báo cáo trung vị và giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất. Kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố bằng Chi-square. Đánh giá hệ số P: - P > 0,05: Không có ý nghĩa thống kê. - P < 0,05: Có ý nghĩa thống kê. 2.3. Vấn đề Y đức trong nghiên cứu Nghiên cứu này không vi phạm y đức vì không ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của những người tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện khi đã có sự chấp thuận của Hội đồng khoa học trường Đại học Võ Trường Toản và được ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành. Mọi thông tin của đối tượng nghiên cứu đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Bộ câu hỏi thu thập số liệu không liên quan đến những vấn đề nhạy cảm như: tôn giáo, chính trị, văn hóa.
  • 44. 33 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ 30/09/2020 đến 30/09/2022, chúng tôi tiến hành nghiên cứu số liệu trên 170 sản phụ bị TSG nhập viện tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp. Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận kết quả như sau 3.1. Đặc điểm chung của sản phụ tiền sản giật 3.1.1. Các đặc điểm chung của sản phụ Bảng 3.1. Các đặc điểm chung của sản phụ Đặc điểm Phân nhóm Tần suất (n) Tỷ lệ (%) Tuổi ≤ 18 3 1,8 19 – 35 120 70,6 > 35 47 27,6 Tuổi trung bình 31,1 ± 6,6 tuổi Số lần khám thai ≥ 3 156 91,8 < 3 14 8,2 Tiền thai Con so 93 54,7 Con rạ 77 45,3 Tiền sử bản thân Có 14 8,2 Không 156 91,8 Tiền căn THA thai kỳ Có 19 11,2 Không 151 88,8 Nhận xét: Tuổi trung bình của sản phụ là 31,1 ± 6,6 tuổi (nhỏ nhất là 15 tuổi, lớn nhất là 45 tuổi). Trong đó sản phụ dưới 18 tuổi có trường hợp chiếm 1,8%, sản phụ từ 19 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 70,6%, sản phụ trên 35 tuổi chiếm 27,6%. Số lần khám thai ≥ 3 lần chiếm tỷ lệ 91,8% và 8,2% sản phụ khám thai < 3 lần. Ghi nhận 54,7% sản phụ có con lần đầu, 45,3% có con từ 2 lần trở lên, 8,2% bệnh nhân có tiền sử bệnh lý nội khoa. Sản phụ có tiền căn THA thai kỳ chiếm 11,2%, không có THA thai kỳ chiếm 88,8%.
  • 45. 34 3.1.2. Các yếu tố kinh tế xã hội Bảng 3.2. Các yếu tố kinh tế xã hội Yếu tố xã hội Phân nhóm Tần suất (n) Tỷ lệ (%) Nơi ở Nông thôn 131 77,1 Thành thị 39 22,9 Nghề nghiệp HS – SV 3 1,8 Cán bộ 20 11,8 Công nhân 31 18,2 Nông dân 35 20,6 Nội trợ 64 37,6 Nghề khác 17 10 Dân tộc Kinh 169 99,4 Khác 1 0,6 Nhận xét: Có 39 trường hợp sản phụ ở thành thị chiếm 22,9%, chủ yếu ở nông thôn với tỷ lệ 77,1%, trong đó chiếm đến 37,6% là nội trợ, kế đến 20,6% là nông dân và có 1,8% là học sinh sinh viên, 10% là nghề khác. Sản phụ dân tộc Kinh chiếm đến 99,4%, có 1 trường hợp sản phụ là người dân tộc Gia Rai chiếm tỷ lệ 0,6%.
  • 46. 35 3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tiền sản giật 3.2.1. Phân bố mức độ tiền sản giật Biểu đồ 3.1. Phân bố mức độ tiền sản giật Nhận xét: Có 77,6% trường hợp TSG có dấu hiệu nặng và 22,4% trường hợp TSG chưa có dấu hiệu nặng. 3.2.2. Tình hình huyết áp trung bình Bảng 3.3. Tình hình huyết áp trung bình Thời điểm HATT (mmHg) HATTr (mmHg) Lúc vào viện 155,5 ± 11,5 97,4 ± 8,9 Thời gian theo dõi 150,5 ± 10,0 95,4 ± 7,9 Lúc chấm dứt thai kỳ 144,1 ± 9,8 93,2 ± 6,6 Nhận xét: HATT lúc vào viện 155,5 ± 11,5 mmHg, HATT lúc theo dõi là 150,5 ± 10,0 mmHg, HATT lúc chấm dứt thai kỳ là 144,1 ± 9,8 mmHg, HATTr lúc vào viện 97,4 ± 8,9 mmHg, HATTr lúc theo dõi là 95,4 ± 7,9 mmHg và HATTr lúc chấm dứt thai kỳ là 93,2 ± 6,6 mmHg. 38 22.4% 132 77.6% TSG chưa có dấu hiệu nặng TSG có dấu hiệu nặng
  • 47. 36 3.2.3. Tình hình huyết áp trung bình theo mức độ tiền sản giật Bảng 3.4. Tình hình huyết áp trung bình theo mức độ tiền sản giật Chỉ số huyết áp (mmHg) TSG chưa có dấu hiệu nặng TSG có dấu hiệu nặng P HATT 138,7 ± 4,1 153,3 ± 6,8 P<0,001 HATTr 89,1 ± 6,3 97,2 ± 5,1 P<0,001 Nhận xét: HATT trung bình của TSG chưa có dấu hiệu nặng là 138,7 ± 4,1 mmHg, TSG có dấu hiệu nặng là 153,3 ± 6,8 mmHg. HATTr trung bình của TSG chưa có dấu hiệu nặng là 89,1 ± 6,3 mmHg, TSG có dấu hiệu nặng là 97,2 ± 5,1 mmHg. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. 3.2.4. Phân bố mức độ các chỉ số huyết áp Bảng 3.5. Phân bố mức độ các chỉ số huyết áp Chỉ số huyết áp Mức huyết áp Tần suất, tỷ lệ (n,%) Vào viện Theo dõi Lúc chấm dứt thai kỳ HATT < 140 3 (1,8) 0 (0) 9 (5,3) 140 – 159 59 (34,7) 81 (47,6) 130 (76,5) ≥ 160 108 (63,5) 89 (52,4) 31 (18,2) HATTr < 90 10 (5,9) 8 (4,7) 7 (4,1) 90 – 109 122 (71,8) 141 (82,9) 156 (91,8) ≥ 110 38 (22,3) 21 (12,4) 7 (4,1) Nhận xét: Khi vào viện có 1,8% không tăng HATT, 34,7% HATT từ 140 – 159 mmHg, 63,5% tăng HATT ≥ 160 mmHg và 5,9% không tăng HATTr, 71,8% HATTr từ 90 – 109 mmHg, 22,3% tăng HATTr ≥ 110 mmHg. Trong lúc theo dõi, có 89 trường hợp sản phụ tăng HATT ≥ 160 mmHg chiếm tỷ lệ 52,4% và 12,4% sản phụ tăng HATTr ≥ 110mmHg.
  • 48. 37 Thời điểm chấm dứt thai kỳ, có 5,3% sản phụ HATT < 140 mmHg, 18,2% sản phụ tăng HATT ≥ 160 mmHg, 4,1% sản phụ HATTr < 90 mmHg và 4,1% sản phụ tăng HATTr ≥ 110 mmHg. 3.2.5. Triệu chứng phù Biểu đồ 3.2: Triệu chứng phù Nhận xét: Có 91,2% sản phụ bị phù, trong số đó có 74,2% sản phụ bị phù 2 chi dưới và 25,8% sản phụ bị phù toàn thân. 155 91% 15 9% Phù Không phù
  • 49. 38 3.2.6. Các triệu chứng của tiền sản giật có dấu hiệu nặng Biểu đồ 3.3. Các triệu chứng của tiền sản giật có dấu hiệu nặng Nhận xét: Có 29,5% sản phụ bị nhức đầu, đau thượng vị/hạ sườn phải chiếm 22,7%, giảm tiểu cầu chiếm 37,9% trong số các trường hợp TSG có dấu hiệu nặng. Ngoài ra, co giật có 1 trường hợp chiếm 0,76%, nhau bong non có 16 trường hợp chiếm 4,5%, tăng men gan và tăng creatinine máu chiếm lần lượt là 12,1% và 6,1%, hoa mắt có 30 trường hợp chiếm 22,7% và tiểu ít có 13 trường hợp trong số TSG có dấu hiệu nặng chiếm 9,8%. 0.76 4.5 6.5 12.1 22.7 9.8 6.1 22.7 1 29.5 0 5 10 15 20 25 30 35 Co giật Nhau bong non Tăng men gan Tăng creatinin Hoa mắt Tiểu ít Giảm tiểu cầu Đau thượng vị/Hạ sườn phải Nhức đầu
  • 50. 39 3.2.7. Protein niệu và creatinine niệu trước sanh Bảng 3.6. Phân bố theo protein niệu và creatinine niệu trước sanh Protein niệu Tần suất (n) Tỷ lệ (%) ≤ 15 mg/dl 22 12,9 16 – 299 mg/dl 18 10,6 300 – 999 mg/dl 75 44,1 ≥ 1.000 mg/dl 55 32,4 Tổng 170 100 Creatinine niệu (mg/dl) Trung bình: 88,9 ± 55,8 mg/dl Giá trị nhỏ nhất là 14,2; lớn nhất là 226,9 Nhận xét: Có đến 44,1% sản phụ có mẫu nước tiểu ghi nhận protein niệu từ 300 – 999 mg/dl, 32,4% sản phụ ghi nhận protein niệu từ 1.000mg/dl trở lên và 12,9% protein niệu âm tính (≤ 15 mg/dl). Giá trị trung bình creatinine niệu trong nước tiểu là: 88,9 ± 55,8 mg/dl, trong đó 14,2 mg/dl là giá trị nhỏ nhất và 226,9 mg/dl là giá trị ghi nhận lớn nhất. 3.2.8. Số lượng tiểu cầu Bảng 3.7. Phân bố số lượng tiểu cầu Số lượng tiểu cầu (trong 1 mm3 ) Tần suất (n) Tỷ lệ (%) < 100.000 11 6,5 100.000 – 149.000 28 16,5 ≥ 150.000 131 77,0 Tổng 170 100 Nhận xét: Có 23% sản phụ giảm tiểu cầu, trong đó có 11 trường hợp tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3 chiếm 6,5%.
  • 51. 40 3.2.9. Men gan và creatinine Bảng 3.8. Tình hình tăng men gan và creatinine Chỉ số Trung bình Tần suất, tỷ lệ (n,%) Tổng n(%) Có Không Tăng men gan AST 26,9 ± 17,4 U/L 16 (9,4) 155 (90,6) 170 (100) ALT 24,9 ± 18,8 U/L 17 (10) 154 (90) 170 (100) Tăng Creatinine Creatinine 82,1 ± 22,2 µmol/L 8 (4,7) 162 (95,3) 170 (100) Nhận xét: Giá trị AST trung bình là 26,9 ± 17,4 U/L. Trong đó có 9,4% trường hợp tăng AST với giá trị tăng thấp nhất là 42 U/L, tăng cao nhất là 98 U/L. Giá trị ALT trung bình là 24,9 ± 18,8 U/L. Trong đó có 10% trường hợp tăng ALT với giá trị tăng thấp nhất là 48 U/L, tăng cao nhất là 120 U/L. Giá trị creatinine trung bình là 82,1 ± 22,2 µmol/L. Trong đó có 4,7% trường hợp tăng creatinine với giá trị tăng thấp nhất là 120 µmol/L, tăng cao nhất là 201 µmol/L. 3.3. Kết quả điều trị tiền sản giật 3.3.1. Huyết áp sau sanh Bảng 3.9. Mức huyết áp tâm thu sau sanh HATT sau sanh HATT vào viện Tổng P < 140 140 - 159 ≥ 160 < 0,05 90 - 139 3 (1,8) 59 (35,5) 104 (62,7) 166 (97,6) ≥ 140 0 (0) 0 (0) 4 (100) 4 (2,4) Nhận xét: Qua ghi nhận, có đến 97,6% sản phụ có mức HATT sau sanh dưới 140 mmHg. Sự khác biệt về mức HATT trước và HATT sau sanh có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
  • 52. 41 Bảng 3.10. Mức huyết áp tâm trương sau sanh HATTr sau sanh HATTr vào viện Tổng P 70 - 89 90 - 109 ≥ 110 > 0,05 70 – 89 10 (6,1) 117 (71,3) 37 (22,6) 164 (96,5) ≥ 90 0 (0) 5 (83,3) 1 (16,7) 6 (3,5) Nhận xét: Có 164 trường hợp sản phụ có mức HATTr sau sanh < 90 mmHg chiếm 96,5% và 3,5% sản phụ có mức HATTr sau sanh từ 90 mmHg trở lên. Sự khác biệt về mức HATTr trước và sau sanh không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05. 3.3.2. Biến chứng trên mẹ theo mức độ tiền sản giật Bảng 3.11. Biến chứng trên mẹ theo mức độ tiền sản giật Biến chứng mẹ Tần suất, tỷ lệ (n,%) P TSG chung TSG có dấu hiệu nặng TSG chưa có dấu hiệu nặng Có 12 (7,1) 11 (91,7) 1 (8,3) 0,395 Không 158 (92,9) 121 (76,6) 37 (23,4) Tổng 170 (100) 132 (77,6) 38 (23,4) Nhận xét: Có 92,9% sản phụ không bị biến chứng và có 7,1% sản phụ bị biến chứng, trong đó có đến 92,9% sản phụ biến chứng nằm trong nhóm TSG có dấu hiệu nặng. Sự khác biệt về biến chứng của mẹ giữa sản phụ bị TSG có dấu hiệu nặng và TSG chưa có dấu hiệu nặng không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
  • 53. 42 3.3.3. Các biến chứng trên mẹ Bảng 3.12. Các biến chứng trên mẹ Biến chứng Đặc điểm Tần suất, tỷ lệ (n, %) P TSG chung TSG chưa có dấu hiệu nặng TSG có dấu hiệu nặng Sản giật Có 1 (0,6) 0 (0) 1 (100) P > 0,05 Không 169 (99,4) 38 (22,5) 131 (77,5) Băng huyết sau sanh Có 6 (3,5) 1 (16,7) 5 (83,3) P > 0,05 Không 164 (96,5) 37 (22,6) 127 (77,4) Phù phổi cấp Có 0 (0) 0 (0) 0 (0) P > 0,05 Không 170 (100) 132 (77,6) 38 (22,4) Nhau bong non Có 6 (3,5) 6 (100) 0 (0) P > 0,05 Không 164 (96,5) 126 (76,8) 38 (23,2) Hội chứng HELLP Có 3 (1,8) 3 (100) 0 (0) P > 0,05 Không 167 (98,2) 129 (77,2) 38 (22,8) Xuất huyết não Có 0 (0) 0 (0) 0 (0) P > 0,05 Không 170 (100) 132 (77,6) 38 (22,4) Tử vong mẹ Có 0 (0) 0 (0) 0 (0) P > 0,05 Không 170 (100) 132 (77,6) 38 (22,4 Nhận xét: Tỷ lệ sản giật là 0,6% với 1 trường hợp, băng huyết sau sanh là 3,5% với 6 trường hợp, nhau bong non là 3,5% với 6 trường hợp, hội chứng HELLP là 1,8% với 3 trường hợp chủ yếu ở nhóm TSG có dấu hiệu nặng. Còn lại xuất huyết não, phù phổi cấp, tử vong mẹ không ghi nhận trường hợp nào. Tuy nhiên sự khác biệt về biến chứng mẹ giữa nhóm TSG có dấu hiệu nặng và TSG chưa có dấu hiệu nặng là không có ý nghĩa thống kê.
  • 54. 43 3.3.4. Cân nặng sơ sinh Cân nặng sơ sinh trung bình: 2.777 ± 665 gram. Cân nặng sơ sinh trung bình trong nhóm TSG có dấu hiệu nặng, TSG chưa có dấu hiệu nặng lần lượt là: 2.770 ± 660,5 gram, 2.890 ± 734 gram. Biểu đồ 3.4: Phân bố cân nặng sơ sinh Nhận xét: Có 34% trẻ có cân nặng dưới 2.500 gram, phần còn lại chiếm đến 66% từ 2.500 gram trở lên. 58 34% 112 66% < 2.500 gram ≥ 2.500 gram
  • 55. 44 3.3.5. Các biến chứng trên con Bảng 3.13: Các biến chứng trên con Biến chứng Đặc điểm Tần suất, tỷ lệ (n, %) P TSG chung TSG chưa có dấu hiệu nặng TSG có dấu hiệu nặng Suy thai cấp Có 4 (2,4) 3 (75) 1 (25) P > 0,05 Không 166 (97,6) 35 (21,1) 131 (78,9) Thai chậm phát triển trong tử cung Có 33 (28,2) 1 (3) 32 (97) P =0,006 Không 137 (71,8) 37 (27) 100 (73) Sanh non Có 38 (22,4) 5 (13,2) 33 (86,8) P > 0,05 Không 132 (77,6) 33 (25) 99 (75) Nhẹ cân lúc sanh Có 58 (34,1) 4 (6,9) 54 (93,1) P =0,001 Không 112 (65,9) 34 (30,4) 78 (69,6) Thai lưu Có 0 (0) 0 (0) 0 (0) P > 0,05 Không 170 (100) 132 (77,6) 38 (22,4) Tử vong con Có 0 (0) 0 (0) 0 (0) P > 0,05 Không 170 (100) 132 (77,6) 38 (22,4 Nhận xét: Tỷ lệ suy thai cấp, thai chậm phát triển trong tử cung, sanh non và nhẹ cân lúc sanh chiếm lần lượt là 2,4%, 28,2%, 22,4% và 34,1% trong mẫu nghiên cứu, trong đó tỷ lệ biến chứng chủ yếu xảy ra ở nhóm TSG có dấu hiệu nặng, riêng suy thai cấp tỷ lệ xảy ra ở TSG có dấu hiệu nặng thấp hơn TSG chưa có dấu hiệu nặng 25% với 75%. Không ghi nhận trường hợp thai lưu và tử vong con. Trong đó, sự khác biệt giữa tỷ lệ thai chậm phát triển trong tử cung và nhẹ cân lúc sanh có ý nghĩa thống kê giữa nhóm TSG có dấu hiệu nặng và TSG chưa có dấu hiệu nặng, các biến chứng còn lại thì không ghi nhận ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm TSG.
  • 56. 45 Bảng 3.14. Điểm số Apgar APGAR Tần suất, tỷ lệ (n,%) 1 phút 5 phút TSG chưa có dấu hiệu nặng TSG có dấu hiệu nặng TSG chung TSG chưa có dấu hiệu nặng TSG có dấu hiệu nặng TSG chung 0 - 3 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 4 – 6 0 (0) 8 (100) 8 (4,7) 0 (0) 2 (100) 2 (1,2) ≥ 7 38 (23,5) 124 (76,5) 162 (95,3) 38 (23,5) 130 (76,5) 168 (98,8) ꭓ2 = 2,417; p = 0,12 ꭓ2 = 0,583; p = 0,445 Nhận xét: Tỷ lệ không ngạt ở cả 2 nhóm TSG lúc 1 phút và 5 phút lần lượt là 95,3% và 98,8%. Tuy nhiên ghi nhận sự khác biệt giữa hai nhóm TSG có dấu hiệu nặng, TSG chưa có dấu hiệu nặng thời điểm Apgar 1 và 5 phút là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). 3.3.6. Kết quả chung Bảng 3.15. Thời điểm chấm dứt thai kỳ sau nhập viện Thời gian chấm dứt thai kỳ sau nhập viện Tần suất, tỷ lệ (n,%) TSG chung TSG chưa có dấu hiệu nặng TSG có dấu hiệu nặng 1 ngày 130 (76,5) 17 (13,1) 113 (86,9) 2 ngày 11 (6,5) 1 (9,1) 10 (90,9) > 2 ngày 29 (17) 20 (69) 9 (31) Nhận xét: Thời điểm chấm dứt thai kỳ ghi nhận có đến 130 trường hợp chiếm tỷ lệ 76,5% trong vòng 1 ngày, 11 trường hợp chiếm 6,5% trong vòng 2 ngày còn lại 17% trên 2 ngày. Trong đó có 113 trường hợp TSG có dấu hiệu nặng chấm dứt
  • 57. 46 thai kỳ trong vòng 1 ngày đầu tiên chiếm tỷ lệ 86,9% và có 9 trường hợp chiếm tỷ lệ 31% trong nhóm TSG có dấu hiệu nặng kết thúc thai kỳ kéo dài trên 2 ngày. 3.3.7. Phương pháp chấm dứt thai kỳ và nguyên nhân mổ lấy thai Biểu đồ 3.5: Phương pháp chấm dứt thai kỳ Nhận xét: Tỷ lệ mổ lấy thai trong nghiên cứu là 84,1%, sanh thường chiếm tỷ lệ 15,9% trường hợp. Nguyên nhân mổ lấy thai Bảng 3.16. Nguyên nhân mổ lấy thai Nguyên nhân Tần suất (n) Tỷ lệ (%) TSG 94 65,7 Không liên quan đến TSG 49 34,3 Tổng 143 100 Nhận xét: Nguyên nhân mổ lấy thai do TSG là 65,7% và 34,3% mổ lấy thai do các nguyên nhân không liên quan đến TSG. 27 15.9 143 84.1% Sanh thường Mổ lấy thai
  • 58. 47 3.3.8. Số ngày điều trị Bảng 3.17. Số ngày điều trị Số ngày Tần suất, tỷ lệ (n,%) TSG chung TSG chưa có dấu hiệu nặng TSG có dấu hiệu nặng Tổng số ngày điều trị ≤ 5 ngày 49 (28,8) 17 (34,7) 32 (65,3) 6 – 8 ngày 60 (35,3) 19 (31,7) 41 (68,3) > 8 ngày 61 (35,9) 2 (3,3) 59 (96,7) Trung bình (ngày) 8,01 ± 3,03 ngày (nhỏ nhất là 4 ngày, cao nhất là 21 ngày) P < 0,05 Nhận xét: Số ngày nằm viện trung bình của các sản phụ là 8,01 ± 3,03 ngày (nhỏ nhất là 4 ngày, cao nhất là 21 ngày). Có 28,8% sản phụ nằm viện < 5 ngày, 35,3% sản phụ nằm viện từ 6 đến 8 ngày, phần còn lại chiếm 35,9% sản phụ nằm viện > 8 ngày. Trong đó chiếm tỷ lệ đến 96,7% là sản phụ bị TSG có dấu hiệu nặng, còn các sản phụ bị TSG chưa có dấu hiệu nặng chiếm 3,3,%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). 3.4. Mối liên quan giữa nhóm tuổi mẹ với mức độ tiền sản giật Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nhóm tuổi mẹ với mức độ tiền sản giật Yếu tố Đặc điểm (tuổi) Tần suất, tỷ lệ (n,%) P TSG chung TSG chưa có dấu hiệu nặng TSG có dấu hiệu nặng Nhóm tuổi của mẹ ≤ 18 3 (1,8) 0 (0) 3 (100) P > 0,05 19 – 35 120 (70,6) 24 (20) 96 (80) > 35 47 (27,6) 14 (29,8) 33 (70,2) Nhận xét: Qua nghiên cứu được tiến hành trên 170 sản phụ ghi nhận có 33 trường hợp sản phụ bị TSG có dấu hiệu nặng > 35 tuổi chiếm tỷ lệ 68,9%, 96 trường hợp
  • 59. 48 chiếm tỷ lệ 80% trong nhóm sản phụ tuổi từ 19 – 35 tuổi bị TSG có dấu hiệu nặng và 100% sản phụ độ tuổi từ 18 trở xuống bị TSG có dấu hiệu nặng, tuy nhiên sự khác biệt về độ tuổi của sản phụ giữa hai nhóm TSG có dấu hiệu nặng và TSG chưa có dấu hiệu nặng là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
  • 60. 49 Chương 4 BÀN LUẬN Qua nghiên cứu 170 trường hợp sản phụ bị TSG được thực hiện từ 30/09/2020 đến 30/09/2022 tại khoa Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp, chúng tôi có một số bàn luận sau: 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ tiền sản giật Chúng tôi ghi nhận 38 trường hợp TSG chưa có dấu hiệu nặng chiếm tỷ lệ 22,4%, 132 trường hợp TSG có dấu hiệu nặng chiếm 77,6%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Bằng Trung Lập (2014) [15] với tỷ lệ TSG có dấu hiệu nặng là 77,7%, nghiên cứu của Dương Mỹ Linh (2017) [17] ghi nhận tỷ lệ TSG có dấu hiệu nặng là 69,6%. Sự khác biệt có thể là do nghiên cứu tập trung trên sản phụ bị TSG, ngoài ra dân cư khác nhau nên tỷ lệ có thể có sự khác biệt đôi chút, tuy nhiên nhìn chung tỷ lệ TSG có dấu hiệu nặng vẫn chiếm tỷ lệ cao vào khoảng hơn 50%. Phân loại theo mức độ bệnh, theo nghiên cứu Phan Lê Nam (2016) tỷ lệ TSG chiếm 50,7%; nhóm sản phụ bị TSG có dấu hiệu nặng chiếm 44,6% [22]. Theo nghiên cứu của Trương Thị Linh Giang (2017) ghi nhận tỷ lệ TSG chiếm 53,6%, trong đó TSG có dấu hiệu nặng chiếm 46,4% [10]. Thời điểm nhập viện, chúng tôi ghi nhận có 63,5% trường hợp có HATT ≥ 160 mmHg. Đây là một vấn đề đáng lo ngại cho thai kỳ, bởi mức HATT cao sẽ ảnh hưởng không chỉ đến sản phụ mà còn cả thai nhi. TSG có dấu hiệu nặng có thể gây ra nhiều biến chứng như sản giật, hội chứng HELLP, phù phổi cấp, rối loạn đông máu, nhau bong non, suy thai hoặc thai lưu trong tử cung,… Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận đến 91,8% sản phụ khám thai ≥ 3 lần/thai kỳ, tuy nhiên tỷ lệ TSG có dấu hiệu nặng vẫn còn cao, tỷ lệ này cũng tương đồng nghiên cứu của Phạm Thị Mai Anh (2016) với tỷ lệ TSG có dấu hiệu nặng chiếm 62,6% [3]. Qua đó chúng tôi nhận thấy rằng việc khám thai đầy đủ là chưa đủ, cần quan tâm hơn nữa trong việc hướng dẫn chăm sóc thai kỳ an toàn, khám thai định kỳ đúng và đủ. Chỉ số huyết áp: Trước đây bệnh TSG thường gọi là nhiễm độc thai nghén, hội chứng protein niệu, nhưng ngày nay nhận thấy rằng chính huyết áp cao đã gây
  • 61. 50 nên các biến chứng trầm trọng cho mẹ và thai và THA là triệu chứng thường gặp nhất trong chứng TSG - sản giật. Chỉ số huyết áp là tiêu chuẩn cơ bản để chẩn đoán TSG, được gọi là THA khi HATT ≥ 140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg. Khi HATT ≥ 160 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 110 mmHg được xem là TSG có dấu hiệu nặng. Điều này là một tiêu chí quan trọng, do đó sản phụ nên khảo sát huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nhất là ở thai kỳ nguy cơ cao, hoặc là có tiền sử THA mạn tính, THA thai kỳ. Theo Vũ Mai Hồng [14], nếu phát hiện sớm và quản lý thai nghén chặt chẽ sẽ chặn đứng sự tiến triển của THA lên sản phụ và thai nhi. Nhờ đó, có thể tránh được các biến chứng cho mẹ, thai nhi. Thật vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi mức HATT và HATTr của sản phụ đều cao hơn so với mức bình thường, ghi nhận mức HATT trung bình lúc vào viện là 155,5 ± 11,5 mmHg, HATTr trung bình là 97,4 ± 8,9 mmHg, giá trị này cũng tương đồng với giá trị trong nghiên cứu của Phan Lê Nam (2016) [22], Trương Thị Linh Giang (2017) [9], Phạm Thị Kim Thoa (2020) [34], Phạm Văn Tự (2021) [37], Bằng Trung Lập (2014) [15]. Bảng 4.1. Mức huyết áp trung bình qua các nghiên cứu Tên tác giả Huyết áp Khi vào viện Thời gian theo dõi Lúc chấm dứt thai kỳ Phạm Thị Kim Thoa HATT 154,1 ± 14 145,2 ± 14,2 140,2 ± 10,8 HATTr 102, 6 ± 11,1 98,1 ± 9 90,6 ± 7 Bằng Trung Lập HATT 158 ± 17.2 155.2 ± 14.2 145.2 ± 10.8 HATTr 99.8 ± 11.1 98.1 ± 9 92.6 ± 7 Phan Lê Nam HATT 145,0 ± 6 HATTr 93,0 ± 5 Trương Thị Linh Giang HATT 144,0 ± 6,96 HATTr 89,6 ± 7,1 Chúng tôi HATT 155.5 ± 11.5 150.5 ± 10.0 144.1 ± 9.8 HATTr 97.4 ± 8.9 95.4 ± 7.9 93.2 ± 6.6
  • 62. 51 Qua đó cho thấy kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng, như vậy, chứng tỏ chỉ số huyết áp là dấu hiệu tin cậy của bệnh lý TSG. Điều này đồng nghĩa với việc sản phụ có mức huyết áp cao hơn bình thường nên đi khám và điều trị hợp lý. Bảng 4.2. Tình hình huyết áp trong tiền sản giật Tác giả HATT (mmHg) HATTr (mmHg) <140 140-159 ≥160 <90 90-109 ≥110 Ngô Văn Tài (2001) 2,5 35 62,5 4,4 95,6 Lê Thiện Thái (2010) 11 52,4 36,6 16,4 67,2 16,4 Bằng Trung Lập (2014) 0 49,2 50,8 4,6 80,8 14,6 THA là chỉ số theo dõi sản phụ để đánh giá các biến chứng có thể xảy ra. Đối với TSG, có thể tăng HATT hoặc HATTr hoặc cả hai. Do đó, khi nằm viện theo dõi, chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp nào không tăng HATT và có 8 trường hợp chiếm 4,7% TSG không tăng HATTr. Theo Ngô Văn Tài (2001) có 2,5% trường hợp không tăng HATT, 4,4% trường hợp không tăng HATTr [27]. Theo Lê Thiện Thái (2010) có 11% không tăng HATT [30]. Tỷ lệ HATT ≥ 160 mmHg khi theo dõi trong nghiên cứu của chúng tôi là 89 trường hợp, chiếm 52,4%, đây là một tỷ lệ cao. Vì vậy, những trường hợp này cần theo dõi cẩn thận và cần phải đánh giá các yếu tố nguy cơ khác như protein niệu, các triệu chứng TSG khác để bác sĩ có kế hoạch chăm sóc, hướng dẫn điều trị thích hợp nhằm giảm tai biến và biến chứng cho mẹ và con. Tỷ lệ này cao hơn trong nghiên cứu của Lê Thiện Thái là 36,6% [30], nhưng thấp hơn Ngô Văn Tài [27] là 62,5% và có nguy cơ bị sản giật tăng 5,4 lần, đẻ non gấp 1,9 lần và nguy cơ nhẹ cân lúc sanh cao gấp 2 lần so với sản phụ TSG có HATT < 160mmHg. Theo y văn, HATT ≥ 160mmHg được cho là nguy hiểm, gây nhiều biến chứng cho sản phụ. Trong khi thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy tại khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp đối với các trường hợp sản phụ bị TSG có dấu hiệu nặng đều được xử trí tích cực, có chế độ chăm sóc và hướng chấm dứt thai kỳ phù hợp để giảm thiểu tai biến và biến chứng cho sản phụ và thai nhi về mức ít nhất có thể. THA trong TSG là do hiện tượng co thắt toàn bộ tiểu động
  • 63. 52 mạch trong cơ thể, với HATTr là biểu hiện cho sức cản ngoại vi nên HATTr có giá trị đánh giá mức độ nặng của TSG cao hơn HATT. Chúng tôi ghi nhận có 5,9% sản phụ có HATTr < 90 mmHg, 71,8% HATTr từ 90 – 109 mmHg, và 22,3% sản phụ có HATTr ≥ 110 mmHg. Theo Ngô Văn Tài cho rằng HATTr từ 90 mmHg có nguy cơ gây tai biến cho sản phụ nhất là sản giật [27]. Cụ thể là HATTr ≥ 90 mmHg so với HATTr < 90 mmHg, sẽ làm tăng tỷ lệ biến chứng như sau: băng huyết sau sanh tăng 6,2 lần, sản giật tăng 4,5 lần, trẻ sanh nhẹ cân tăng 1,7 lần, đẻ non tăng 1,8 lần, nếu HATTr ≥ 90 mmHg phối hợp thêm các yếu tố khác, tỷ lệ sản giật tăng 12,5%. Chúng tôi ghi nhận lúc chấm dứt thai kỳ mức HATT ≥ 160 mmHg chiếm 18,2%, HATTr ≥ 110 mmHg chiếm 4,1%. Các trường hợp không kiểm soát được huyết áp sẽ kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và phải theo dõi cẩn trọng hơn. Thường huyết áp sẽ trở về bình thường trong vòng 2 – 6 tuần sau sanh nhưng vẫn có trường hợp kéo dài hơn 12 tuần hậu sản nên sẽ được chẩn đoán là THA mạn tính và điều trị như THA mạn tính. Vì nghiên cứu của chúng tôi không theo dõi sản phụ sau xuất viện nên không biết được tình trạng mẹ như thế nào và có bị THA mạn tính không. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, mức HATT trước và sau sanh có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05), cụ thể là: lúc vào viện HATT ≥ 160mmHg với 108 trường hợp, và sau sanh chỉ còn 4 trường hợp HATT cao. Đối với HATTr trước và sau sanh thì chúng tôi không tìm được ý nghĩa thống kê (P > 0,05), cụ thể là: HATTr ≥ 110mmHg là 37 trường hợp, sau sanh HATTr ≥ 110mmHg là 1 trường hợp. Sự khác biệt giữa HATT và HATTr có thể là do trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu thu thập sản phụ có mức HATT cao chiếm ưu thế. Triệu chứng phù: hiện nay phù không còn được xem là tiêu chuẩn để chẩn đoán TSG, vì phù xuất hiện quá thường xuyên trên thai kỳ bình thường và có 40% sản phụ bị TSG không có phù. Chúng tôi ghi nhận có 91,2% sản phụ bị phù. Kết quả của chúng tôi giống với nghiên cứu của Trịnh Thị Hạnh (2020) ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân bị phù là 89,6% [11]. Trong 91,2% sản phụ bị phù có 74,2 % sản phụ bị phù 2 chi dưới, phần còn lại 25,8% sản phụ bị phù toàn thân, tỷ lệ tương đồng
  • 64. 53 với nghiên cứu của Phạm Văn Tự (2021) là 29,8% [37], Trương Chí Nguyện (2019) là 22,7% [24], Trương Thị Linh Giang (2017) là 43,8% [9], Bùi Thị Minh Hòa là 41,7% [12]. Nghiên cứu của Bùi Thị Minh Hòa cho thấy có mối liên quan giữa phù và huyết áp, khi huyết áp càng cao thì nguy cơ phù nặng càng nhiều, phù càng nặng liên quan đến protein niệu càng cao, kèm protein toàn phần huyết thanh, đặc biệt là albumin huyết thanh càng giảm, khi phù nặng có khả năng suy gan cao gấp 4,15 lần phù không nặng [12]. Khi so với không phù: sản phụ phù nhẹ, trung bình gia tăng nguy cơ đẻ non, tử vong chu sinh. Như vậy, dù không được xem là triệu chứng của TSG nhưng chúng tôi cho rằng nên xem đây là yếu tố nguy cơ của TSG và cần theo dõi suốt diễn tiến của bệnh, đặc biệt là dùng để theo dõi các biến chứng của TSG. Đối với các triệu chứng của TSG có dấu hiệu nặng: Trước khi có sự thay đổi các giá trị cận lâm sàng thì chính các triệu chứng lâm sàng là những dấu hiệu giúp nhận biết sớm những biến chứng để xử trí kịp thời. Từ đó cho thấy vai trò quan trọng của triệu chứng lâm sàng trong điều trị TSG có dấu hiệu nặng – sản giật. Thường khi bệnh có chiều hướng nặng lên đều có các triệu chứng báo hiệu trước mà nếu không theo dõi chặt chẽ, xử trí kịp thời thì để lại hậu quả nặng nề vì bệnh lý TSG có dấu hiệu nặng – sản giật có nhiều biến chứng nghiêm trọng và diễn tiến rất nhanh có thể tử vong nhanh nếu xử trí không kịp thời. Tất cả triệu chứng của TSG có dấu hiệu nặng có tỷ lệ xuất hiện khác nhau ở từng nghiên cứu nhưng gặp nhiều nhất là giảm tiểu cầu (37,9%), nhức đầu (29,5%), hoa mắt (22,7%), tăng men gan (12,1%). Co giật và tăng men gan ít gặp hơn. Phù phổi cấp, suy thận cấp không gặp ở nghiên cứu này. Triệu chứng nhìn mờ là 10,8% sản phụ. Các triệu chứng này có thể xuất hiện đồng thời trên cùng sản phụ, số triệu chứng xuất hiện phản ánh mức độ nặng của bệnh, có thể từ 1 đến 8 triệu chứng nặng nhưng thường gặp là sản phụ có 1 hoặc 2 triệu chứng, rất ít trường hợp có đồng thời nhiều triệu chứng xảy ra cùng nhau. Khi so sánh với nghiên cứu của Trương Chí Nguyện (2019) ghi nhận tỷ lệ nhức đầu khá cao (62,9%), đau thượng vị (5,2%) [24]. Sự khác biệt này có thể là do nghiên cứu của chúng tôi khảo sát sản phụ bị TSG có dấu hiệu nặng và chưa có dấu hiệu nặng, so với nghiên cứu
  • 65. 54 của Trương Chí Nguyện (2019) tập trung nghiên cứu sản phụ bị TSG có dấu hiệu nặng [24]. Protein niệu: được dùng để chẩn đoán và theo dõi quá trình điều trị những trường hợp có nguy cơ tiến triển bệnh thận. Sự thay đổi số lượng protein được bài tiết trước khi có sự thay đổi độ lọc cầu thận được chứng minh, ví dụ như sự thanh thải creatinine. Bình thường trong nước tiểu sẽ không có protein niệu [30]. Khi có protein niệu kèm theo THA xuất hiện sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ, có thể chẩn đoán TSG. Trong TSG, protein niệu có thể xuất hiện muộn, một số sản phụ xuất hiện sau sanh hoặc sau khi xảy ra sản giật, nhưng khi có protein niệu, chứng tỏ cầu thận bị tổn thương, protein niệu càng nhiều tổn thương càng nặng. Theo Cunningham: protein niệu là dấu hiệu quan trọng ngay chỉ khi là vết [48]. Theo Serge, chỉ cần protein niệu từ 1 g/L trở lên đã có những tổn thương mạch máu thận cao gấp 3 – 5 lần so với thai nghén bình thường [23]. Mức (++) là tương đương là 1g/L [19], [43], là mức được dùng để phân loại TSG có dấu hiệu nặng [34]. Tại thời điểm nhập viện, có 12,9% sản phụ có protein niệu ở mức < 15 mg/dl, 10,6% ở mức 16 – 299 mg/dl, 44,1% sản phụ có mức protein niệu 300 - 999 mg/dl, 32,4% mức protein niệu > 1.000 mg/dl. Như vậy có khoảng 12,9% sản phụ chưa có tổn thương cầu thận nặng và mức độ tiểu đạm nhiều chiếm đến khoảng 1/3 số trường hợp. Nghiên cứu của Sacha. R ghi nhận tỷ lệ sản phụ bị TSG có mức protein niệu > 2g/24 giờ cao hơn nghiên cứu của chúng tôi với 47,88% [63]. Theo nghiên cứu của Bằng Trung Lập (2014) “Trong thời gian nằm viện, tình hình protein niệu ở sản phụ mắc TSG có những biến đổi[15]. Protein niệu cao nhất trong quá trình nằm viện là: 46,2% sản phụ ở mức < 0,4 g/L, 36,1% ở mức 0,4 - 1,1 g/L, 13,1% ở mức ≥ 3g/L. Chúng tôi thấy rằng, có 17,7% sản phụ có protein niệu khi theo dõi >1,1 g/L tương đương với lúc mới vào viện. Haddad và một số tác giả nước ngoài khác đã theo dõi dọc lượng protein niệu trên sản phụ bị TSG với hai mức protein niệu là < 2g/L và ≥ 2g/L đã thông báo những sản phụ có protein niệu nhiều ≥ 2g/l có nhiều tai biến sản khoa hơn, thai già tháng nhiều hơn, và có tác hại nhiều đến sức khoẻ thai nhi [52]. Nhưng trong thực tế điều này khó thực hiện nên khi thực hiện nghiên cứu này có không ít khó khăn khi theo dõi